SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
TIỂU LUẬN
KINH TẾ VI MÔ
VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT
NAM
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................... 3
I. Vài nét về độc quyền. ..................... 3
II.Nội dung........................................ 4
III. Quan điểm cá nhân .................... 15
IV.Thực tiễn ở Việt Nam ................. 16
PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam được nghiên cứu rất nhiều dựa vào
hành vi, mối quan hệ của các doanh nghiệp, của các nhà kinh tế, người
tiêu dùng, chính phủ.
Kinh tế học là môn nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lí
các nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra các hàng hòa cần thiết và phân
phối chúng cho các thành viên trong xã hội. Theo phạm vi nghiên cứu,
kinh tế học chia thành 2 loại là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.
Kinh tế vi mô là môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích,
lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào trong nền kinh tế.
Để phát triển kinh tế thì các nhà kinh tế học phải nắm bắt được cấu
trúc của thị trường mới có thể đưa ra các quyết định, dự đoán trong tương
lai cho các ngành nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung.
Trong nền kinh tế, có một loại thị trường đặc biệt, màng những tính chất riêng – Thị
trường độc quyền hoàn toàn .
độc quyền ta sẽ tìm hiểu thực hư của Vấn đề độc quyền ở Việt Nam hiện nay
như thế nào và liệu xem chúng ta có biện pháp tích cực nào
I. Vài nét về độc quyền.
Độc quyền trong kinh doanh đa phần đều gây ra những hậu quả
không tốt cho thị trường. Độc quyền trong kinh doanh dẫn đến việc giá
cả bị đẩy lên cao, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng lớn đến lợi ích
của người tiêu dùng. Hầu hết các nước đều tồn tại các loại độc quyền tự
nhiên và độc quyền nhà nước. Ở nước ta với xuất phát điểm thấp và một
số đặc điểm đặc trưng của nền kinh tế - xã hội nên vẫn còntồn tại khá
nhiều ngành độc quyền, Tuy nhiên nhà nước cũng đang cố gắng hoàn
thiện bộ máy pháp luật nhằm kiểm soát, hạn chế những tác hại của độc
quyền gây ra. Đồng thời cũng đưa ra các biện pháp nhằm thay đổi, khắc
phục các vấn đề trên.
Ở nước ta, nhà nước đang cố gắng thay đổi cơ chế thị trường theo
hướng tích cực hơn bằng cách thừa nhận các thành phần kinh tế, đồng
thời khẳng định quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trước pháp
luật. Tuy nhiên trong quá tránh thực hiện thì lại không tuân thủ thủ điều
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về
đó. Nhà nước và các chủ thể khác tạo ra nhiều ưu thế, đặc quyền, đặc lợi
cho một bộ phận doanh nghiệp nhà nước trong một số lĩnh vực, ngoài ra
còn sử dụng quyền lực của mình để ngăn cản các doanh nghiệp khác
tham gia kinh doanh các lĩnh vực này, đông thời can thiệp khá sâu vào
các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó nảy sinh ra vấn đề
độc quyền hiện nay.
II.Nội dung.
1. Khái niệm độc quyền
Một thị trường được xem như là độc quyền khi chỉ có một nhà cung ứng
trên thị trường đó. Đường cung của nhà sản xuất cũng chính là ngành;
đường cầu của thị trường chính là đường cầu đốivới nhà độc quyền.
Vì đường cầu có xu hướng dốc xuống về phía phải, nên để bán được
nhiều hàng hoá hơn nhà độc quyền phải giảm giá bán.
Không giống như trên thị trường cạnh tranh hoàn toàn, mọi quyết định
của nhà cung ứng về mặt số lượng có ảnh hưởng đến giá cả trên thị
trường. Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường là rất khó khăn vì rào cản
của thị trường như luật pháp, vốn, công nghệ rất lớn
Một ngành được xem là độc quyền hoàn toàn khi nó thoả mãn hai
điều kiện sau:
a) Những đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập ngành.
b) Không có những sản phẩm thaythế tương tự.
2. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền.
Nguyên nhân chủ yếu xuất hiện độc quyền ở một ngành nào đó là do các
doanh nghiệp khác không thể tồn tại hay không thể gia nhập vào ngành đó.
Do vậy, những hàng rào ngăn cản sự gia nhập ngành là nguồn gốc của sự
độc quyền. Chúng ta có thể phân loại ra những loại rào cản sau.
+Chi phí sản xuất: Thông thường độc quyền xuất hiện trong những
ngành có tính kinh tế nhờ quy mô. Trong những ngành này đường chi phí
trung bình (AC) giảm dần khi sản lượng cao hơn (hình 6.1). Những doanh
nghiệp có quy mô lớn thường là những doanh nghiệp sản xuất với chi phí
thấp hơn những doanh nghiệp khác nhờ vào kinh nghiệm, tính kinh tế của
quy mô, v.v. Do đó, những doanh nghiệp lớn có khả năng loại trừ những
doanh nghiệp khác ra khỏi ngành bằng cách cắt giảm giá (mà vẫn có thể
thu được lợi nhuận), từ đó tạo ra thế độc quyền cho mình.
Một khi vị thế độc quyền được thiết lập, sự gia nhập ngành của các
doanh nghiệp khác sẽ rất khó khăn, bởi vì những doanh nghiệp mới
thường sản xuất ở mức sản lượng thấp và như vậy phải chịu chi phí
(trung bình) cao. Những doanh nghiệp này sẽ dễ dàng bị nhà độc quyền
loại khỏi thị trường bằng cách giảm giá. Sự độc quyền hình thành từ con
đường cạnh tranh bằng chi phí như vậy được gọi là độc quyền tự nhiên.
- Pháp lý : Nhiều nhà độc quyền được tạo ra từ nguyên nhân pháp lý
chứ không phải từ nguyên nhân kinh tế như trên. Chúng ta có thể thấy
pháp luật tạo ra sự độc quyền dưới dạng hai hình thức sau:
+ Pháp luật bảo hộ bằng phát minh, sáng chế: Bằng phát minh,
sáng chế được pháp luật bảo vệ là một trong những nguyên nhân tạo ra độc
quyền vì luật bảo hộ bằng sáng chế chỉ cho phép một nhà sản xuất sản xuất
mặt hàng vừa được phát minh và do vậy họ trở thành nhà độc quyền.
+ Pháp luật bảo hộ những ngành có ảnh hưởng đến an ninh
quốc gia: Các ngành công nghiệp công ích như điện, nước, thông tin liên
lạc, một số kênh phát thanh, truyền hình, v.v. sẽ được bảo hộ hay độc
quyền bởi nhà nước vì chúng có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc
gia. Những ngành này thường là các ngành có chi phí sản xuất trung bình
giảm dần khi quy mô tăng. Do vậy, chính phủ cho rằng chi phí trung bình
sẽ càng thấp khi sản lượng gia tăng và nó sẽ đạt mức thấp nhất chỉ khi tổ
chức ngành này như là một nhà độc quyền
- Xu thế sáp nhập của các công ty lớn: Trên thế giới hiện nay đang
diễn ra xu thế sáp nhập của các công ty lớn. Xu thế này diễn ra do những
nguyên nhân sau:
+ Áp lực của việc tìm kiếm khách hàng. Việc sáp nhập của các công
ty sẽ giúp mở rộng thị trường cho từng công ty. Các công ty, sau khi sáp
nhập, sẽ tận dụng được mạng lưới phân phối có sẵn của mình và của cả
những công ty trong liên minh để nâng cao thị phần của mình và chiếm
lĩnh thị trường. Do vậy, việc sáp nhập có thể tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp thu tóm thị trường và hình thành vị thế độc quyền.
+ Giảm chi phí sản xuất - kinh doanh. Việc sáp nhập sẽ làm mở
rộng thị trường của các doanh nghiệp nên có thể làm tăng quy mô sản
xuất cho từng doanh nghiệp. Điều này có thể tạo ra tính kinh tế nhờ quy
mô của quá trình sản xuất. Do vậy, sự sáp nhập có thể giúp doanh nghiệp
sử dụng tài nguyền về nhân lực, tiền của, v.v. có hiệu quả hơn.
- Tình trạng kém phát triển của thị trường: Sự kém phát triển của
thị trường sẽ dẫn đến hàng hoá không được lưu thông một cách thông
suốt. Do hàng hoá không lưu thông tốt trên thị trường cho nên nhà cung
ứng nào có điều kiện cung ứng hàng hoá cho một thị trường nào đó mà
các nhà cung ứng khác không thể với tới thì sẽ trở thành độc quyền trên
thị trường đó. Đây là hình thức độc quyền có tính cục bộ và xảy ra ở quy
mô nhỏ. Sự độc quyền như vậy thường xuất hiện ở những vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới hay hải đảo, v.v. .
3. Đường cầu và đường doanh thu biên:
Là do người cung ứng duy nhất một
hàng hoá nào đó, nhà độc quyền đối
diện với đường cầu của thị trường,
và đường cầu thị trường có xu hướng
dốc xuống từ trái sang phải. Khác
với một doanh nghiệp cạnh tranh
phải chấp nhận giá thị trường,
nhà độc quyền là người định giá. Nhà độc quyền có thể chọn sản xuất tại bất
kỳ một mức sản lượng nào trên đường cầu thị trường nhưng phải đánh đổi
giữa sản lượng và giá bán sản phẩm. Nhà độc quyền cung ứng càng nhiều
thì giá cả sẽ càng giảm. Ta có thể mô tả sự đánh đổi giữa giá và sản
lượng của một doanh nghiệp độc quyền ở hình 6.2.
Để tối đa hoá lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ chọn sản xuất mức sản
lượng mà tại đó . Sau đó, nhà độc quyền kiểm tra xem ở mức sản
lượng này giá cả (hay doanh thu bình quân) có trang trải được các chi phí
hay không. Hình 6.4 biểu diễn nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của nhà độc
quyền.
Nhà độc quyền sẽ chọn mức sản lượng tối ưu q1, tại đó đường MR
cắt đường MC. Với đường cầu D, nhà độc quyền sẽ định mức giá là P1,
tương ứng với điểm B, để bán hết sản lượng q1 được sản xuất ra.
4.Không có đường cung trong độc quyền:
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cung của doanh nghiệp
chính là đường chi phí biên. Tổng hợp đường cung của từng doanh
nghiệp ta có đường cung của ngành. Trong độc quyền, cách xây dựng
đường cung như trên không thể thực hiện được. Mức cung của doanh
nghiệp còn phụ thuộc vào đường cầu và doanh thu biên. Với một đường
cầu cố định, "đường cung" độc quyền chỉ là một điểm, điểm kết hợp giữa
giá và sản lượng tại đó MR = MC (điểm B trong các hình 6.4 và 6.5).
Nếu đường cầu dịch chuyển, đường MR sẽ dịch chuyển theo và một mức
sản lượng tối đa hoá lợi nhuận mới sẽ được chọn. Tuy nhiên, nối các
điểm cân bằng này lại để hình thành một "đường cung" sẽ không có ý
nghĩa. Hình dạng đường này sẽ rất kỳ lạ, phụ thuộc vào độ co giãn của
đường cầu thị trường khi nó dịch chuyển. Như vậy, doanh nghiệp độc
quyền không có một "đường cung" xác định (hình 6.6).
5.Chỉ số Lerner: Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhà độc quyền
là người ấn định giá. Sau khi đã quyết định sản xuất q1, nhà độc quyền niêm
yết giá P1 vì biết rằng người tiêu dùng sẽ tiêu thụ đúng q1. Chúng ta cũng
nên lưu ý rằng trong khi doanh nghiệp cạnh tranh định giá bằng với chi phí
biên thì nhà độc quyền định giá cao hơn chi phí biên do giá cả của nhà độc
quyền lớn hơn doanh thu biên. Do vậy, để đo lường sức mạnh độc quyền
các nhà kinh tế xem xét mức độ chênh lệch giữa giá độc quyền và chi phí
biên ở tại mức sản lượng mà nhà độc quyền có lợi nhuận là tối đa. Cụ thể,
sức mạnh độc quyền được biểu hiện bằng chỉ số Lerner (tại điểm tương ứng
với lợi nhuận tối đa của nhà độc quyền) như sau:
.
trong đó: L là chỉ số Lerner. Chỉ số Lerner luôn có giá trị nằm giữa 0 và
1. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo,
ở mức sản lượng tương ứng với lợi nhuận tối đa thì
nên . Đối với nhà độc quyền, L luôn
dương vì . Nếu L càng lớn, sức mạnh độc
quyền càng lớn vì khi đó giá bán càng lớn hơn MC
6.Lợi nhuận độc quyền: Lợi nhuận độc quyền có
thể được xem như là phần trả công cho các nhân
tố hình thành nên sự độc quyền như: phát minh,
sáng chế, vị trí thuận lợi hay sự năng động của nhà
độc quyền. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp khác sẽ sẵn sàng trả một số
tiền để sang nhượng bản quyền các phát minh, sáng chế, v.v. nhằm kiếm
được lợi nhuận tiềm năng của vị thế độc quyền. Một khi quyền độc quyền
được sang nhượng thấp hơn giá trị thị trường thực tế, người được sang
nhượng sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, vị thế độc quyền không bảo đảm
cho doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi nhuận. Điều này cònphụ thuộc
vào mối quan hệ giữa chi phí trung bình và đường cầu đốivới sản phẩm
của nhà độc quyền. Hình 6.4 cho thấy nhà độc quyền có thể thu được lợi
nhuận độc quyền khi chọn mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận. Tại mức
sản lượng này, đường AC của nhà độc quyền nằm dưới đường cầu. Bây
giờ, chúng ta sẽ xem xét trường hợp nhà độc quyền không thể thu được
lợi nhuận độc quyền do đường AC nằm trên đường cầu (hình 6.5).
7. Tổn thất phúc lợi do độc quyền gây ra.
Do sức mạnh độc quyền tạo ra giá cao hơn và sản lượng sản xuất ra thấp
hơn so với cạnh tranh hoàn hảo nên người tiêu dùng thì bị thiệt hại còn
người sản xuất thì được lợi. Nếu coiphúc lợi của người tiêu dùng và của
người sản xuất như nhau thì cả người tiêu dùng và người sản xuất tính
thành một tổng thể (NBS = CS+PS )sẽ không được lợi bằng trong thị
trường cạnh tranh hảo. Tức là thị trường độc quyền tạo ra phúc lợi ít hơn
một phần thặng dư tiêu dùng và phần thặng dư sản xuất bị mất. Phần
phúc lợi bị mất gọi là phần thặng dư sản xuất bị mất. Phần phúc lợi bị
mất gọi là phần mất không. Xét đồ thị mình họa
Để có thể so sánh, chúng ta giả định rằng một thị trường độc quyền
có thể vận hành như một ngành cạnh tranh. Giả sử thị trường cạnh tranh và
nhà độc quyền có cùng một đường chi phí biên (MC). Trong thị trong cạnh
tranh, giá bằng với chi phí biên, tương ứng với giá cạnh tranh PC và sản
lượng QC, tại đó đường MC cắt đường cầu (P = MC) (hình 6.7). Khi xuất
hiện độc quyền, nhà độc quyền chọn mức sản lượng qM mà tại đó MR =
MC, nên giá độc quyền PM sẽ cao hơn chi phí biên hay giá cạnh tranh.
Sức mạnh độc quyền dẫn đến giá cao hơn và sản lượng bị giảm còn QM.
Do giá cao hơn nên người tiêu dùng giảm lượng mua từ QC xuống còn
QM và như vậy, thặng dư tiêu dùng bị mất đi một khoảng tương đương
với diện tích (A+B) trên hình 6.7.
Ngoài ra, xã hội còn có thể phải chịu chi phí khác ngoài phần thiệt hại xã
hội B và C. Đó là, doanh nghiệp còn có thể phải chi thêm một khoản chi
phí lớn không hiệu quả về mặt xã hội để dành duy trì hoặc để thể hiện sức
mạnh độc quyền của mình. Chi phí này có thể bao gồm chi phí quảng
cáo, vận động hành lang và những tranh thủ pháp lý để tránh sự điều tiết
của chính phủ hay chống "Luật chống độc quyền". Nhà độc quyền cũng
có thể lắp đặt thêm những nhà máy thừa công suất để tận dụng tính kinh
tế nhờ quy mô, v.v.
8. Độc quyền và vấn đề phân biệt giá cả:
Khác với thị trường cạnh tranh, một nhà độc quyền có khả năng ấn
định các mức giá khác nhau đối với nhiều người tiêu dùng khác nhau. Ta
gọi trường hợp này là phân biệt giá. Sự phân biệt giá có thể làm tăng lợi
nhuận của nhà độc quyền so với việc định một mức giá duy nhất cho tất
cả sản phẩm của mình.
Chính sách phân biệt giá hoàn toàn: là chính sách mà trong đó nhà
độc quyền ấn định cho mỗi (nhóm) khách hàng một mức giá tối đa mà
người đó có thể trả. Mức giá đó gọi là giá sẵn sàng trả hay giá đặt trước
của người tiêu dùng.
Nếu nhà độc quyền có thể xác định rõ nhu cầu của từng khách hàng
hay từng nhóm khách hàng của mình, họ có thể định giá cao nhất mà
(nhóm) khách hàng của mình có thể trả. Với cáchđịnh giá này, nhà độc
quyền sẽ “bònrút” hết thặng dư tiêu dùng của người tiêu dùng bởi vì nhà
độc quyền định cho mỗi khách hàng mức giá tối đa mà họ có thể trả.
9. Biện pháp quản lý và điều tiết thị trường độc quyền
Ta thấy tình trạng độc quyền gây tổn thất rất nhiều cho xã hội, do đó
chính phủ cần can thiệp vào thị trường để làm giảm bớt thiệt hại cho
người tiêu dùng và xã hội. Biện pháp sử dụng phổ biến của các chính
phủ để điều tiết độc quyền là quy định giá trần và đánh thuế. Ngoài ra ta
còn có biện pháp khác là luật chống độc quyền và điều tiết thực tế
Quy định giá trần
Để hạn chế độc quyền nhà nước thường quy định giá trần cho công ty
độc quyền. Nhưng việc quy định giá trần có thể gây ra tác dụng ngược
lại vì công ty có thể lỗ nếu mức giá quy định quá thấp, do đó công ty
ngưng sản xuất sẽ gây ra khan hiếm hàng hóa trên thị trường. Phải xem
xét mức giá quy định cho hợp lý mà doanh nghiệp vẫn có lợi.
B
Để tối đa hóa lợi nhuận trong thị trưởng độc quyền hoàn toàn , công ty
sẽ sản xuất sản lượng Q1 mà tại đó MC = MR với giá bán do công ty ấn
định là P1. Tổng doanh thu của công ty là diện tíchP1AQ1O, chi phí lúc
này là diện tíchC1BQ1O, do đó tổng lợi nhuận là diện tíchP1C1BA.
Đây là mức giá mà côngty ấn định không có sự can thiệp của nhà nước.
Khi nhà nước ấn định giá trần là Pmax. Nếu giá trần Pmax thấp hơn
chi phí trung bình AC thì công ty sẽ bị lỗ, công ty có thễ ngưng sản xuất
và thị trường sẽ khan hiếm hàng hóa nên biện pháp này không khả thi. Vì
vậy chính phủ phải quy định mức giá trần Pmax cao hơn chi phí trung
bình. Để tối đa hóa lợi nhuận công ty sẽ sản xuất một mức sản lượng sao
cho MC = MR , lúc đó đường MC cắt đường MR tại Q2 tổng lợi nhuận
đạt được là diện tíchPmaxCEC2.
Khi chính phủ quy định giá trần , người tiêu dùng sẽ được lợi vì mua
sản phẩm với giá thấp hơn giá do công ty được quyền ấn định và số lượng
sản phẩm nhiều hơn, tuy nhiên công ty vẫn thu được lợi nhuận nhưng lợi
nhuận giảm hơn so với trước.
Chính sáchthuế
Nếu đánh thuế mạnh vào doanh nghiệp độc quyền thì lợi nhuận của họ sẽ
giảm. Tuy nhiên nếu đánh thuế quá nặng đốivới doanh nghiệp độc quyền
có thể gây ra tác hại cho xã hội vì doanh nghiệp độc quyền hoặc là
chuyễn phần thuế cho người tiều dùng chịu bằng cách tăng giá bán, hoặc
ngưng sản xuất gây áp lực thị trường.
Đánhthuế theo sản lượng
Thuế theo sản lượng là 1 loại chi phí biến đổi. Trước khi đánh thuế điều
kiện sản xuất của công ty thể hiện bằng các đường AC1 và MC1. Để tối
đa hóa lợi nhuận, công ty quyết định sản xuất 1 lượng Q1 và ấn định giá
bán là P1. Tổng lợi nhuận là diện tích P1C1BA
Nếu thuế đánh trên sản phẩm là t đồng thì chi phí trung binh và chi
phí biên ở tất cả các mức sản lượng tăng thêm t. Trên đồ thị đường AC
và MC dịch chuyển lên trên một đoạn t thành các đường AC2 và MC2.
Ta có:
AC2 = AC1 + t
MC2 = MC1 + t
Như vậy sau khi đánh thuế theo sản lượng người tiêu dùng bị thiệt vì
giá tăng lên, sản lượng giảm xuống so với giá trước kia chưa có thuế.
Để tối đa hóa lợi nhuận sau khi đánh thuế doanh nghiệp sẽ sản xuất 1
lượng Q2 mà tại đó MC2 = MR, ấn định giá bán là P2 , tổng lợi nhuận
là diện tích hình P2C2FE
Đánhthuế không theo sản lượng
Thuế không theo sản lượng còn được gọi là thuế khoán hay thuế cố định
và được xem như chi phí cố định. Trước khi đánh thuế, chi phí sản xuất
của công ty thể hiện qua đường AC1 và MC1 công ty sẽ sản xuất ở một
lượng là Q1 với mức giá ấn định là P1 thì đạt được lợi nhuận tối đa với
tổng lợi nhuận là hình P1C1BA
Sau khi chính phủ khoán một thuế là T trong một đơn vị thời gian thì chi
phí biên không đổivẫn là MC1, còn chi phí trung bình tăng lên thành
AC2 ( với AC2 = AC1 + T/Q ).Công ty vẫn sản xuất ở mức sản lượng là
Q1, giá bán vẫn là P1, tổng lợi nhuận là hình P1C2CA.
Như vậy sau khi đánh thuế khoán thì người tiêu dùng không bị ảnh hưởng
so với giá cả và sản lượng không thay đổi, nhưng lợi nhuận của doanh
nghiệp bị giảm
Luật chống độc quyền:Một biện pháp đơn giản và hữu hiệu để chống
độc quyền là ban hành các quy định, luật lệ nhằm ngăn cản ngay từ đầu các
doanh nghiệp trong việc giành được sức mạnh thị trường quá mức. Một số
nước trên thế giới có nền kinh tế thị trường phát triển đã ban hành “Luật
chống độc quyền” như Mỹ, các nước EU, v.v. một cách hoàn chỉnh.
Điều tiết trong thực tế:Những quy định về độc quyền thường dựa trên
tỷ lệ lãi thu được từ vốn. Cơ quan điều tiết cho phép nhà độc quyền định
một mức giá nhất định để đạt được một mức lãi sao cho mức lãi này, theo
nghĩa nào đó, là “cạnh tranh” hay “công bằng”. Phươngpháp này gọi là điều
tiết theo lợi tức. Mức giá cao nhất được phép dựa trên mức lãi đầu tư kỳ
vọng mà doanh nghiệp sẽ thu được. Chẳng hạn, chính phủ cho phép nhà độc
quyền định giá sản phẩm của mình để đạt một mức lợi nhuận bằng 10% số
vốn đầu tư của doanh nghiệp vì chính phủ cho đó là mức lãi trung
bình của các ngành trong nền kinh tế.
III. Quan điểm cá nhân
Dù tồn tại ở bất cứ hình thức nào trên thị trường thì độc quyền cũng
đều gây ra tổn thất một phần phúc lợi cho xã hội. Tuy nhiên lại đem lại
lợi nhuận cho các nhà độc quyền, điều đó khơi dậy mong muốn lớn mạnh
của các nhà độc quyền, từ đó họ sẽ đầu tư, phát triển, mở rộng hơn, có
khả năng tạo phát minh sáng tạo hơn để giữ thế độc quyền của mình. Vậy
có nên xóa bỏ toàn thị trường độc quyền hay không ? Chúng ta hãy
cùng phân tích về điểm tiêu cực và tích1 cực của thị trường
1. Những điểm tích cực của độc quyền .
- Thu hút các nhà đầu tư : Dựa trên những lợi nhuận mà thị trường này
mang lại thì đây là lựa chọn hiệu quả cho các nhà đầu tư, từ đó trở thành
điểm thu hút vốn đầu từ.
- Có nguồn vốn lớn cũng như có sự ủng hộ hỗ trợ của nhà nước đối với
độc quyền nhà nước.
- Bảo vệ dược tính cá nhân cao, thúc đẩy các phát minh, nghiên cứu phát
triển về mọi mặt trong đời sống để tạo ra các sản phẩm mới.
- Có thể phát triển một cách tập trung, tập trung sử dụng nguồn lực hiệu
quả hơn thị trường cạch tranh do có sự thống nhất cao.
2. Những điểm tiêu cực của thị trường độc quyền .
Trên thị trường độc quyền do nguồn cung cấp khan hiếm, không đa
dạng như thị trường cạnh tranh hoàn hảo nên dẫn đến việc thiếu tính
cạch tranh.
Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là đường nằm
ngang và co dãn hoàn toàn, do đó doanh nghiệp phải chấp nhận giá thị
trường và không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm. Ngược lại đối với thị
trường độc quyền thì không tồn tại đường cầu của doanh nghiệp do chỉ
có một nguồn cung cấp hàng hóa duy nhất, có sự kiểm soát đốivới lượng
sản phẩm đưa ra bán và áp đặt giá phù hợp để có thể thu về lợi nhuận là
tối đa. Chính vì không có sự cạnh tranh công bằng trên thị trường nên
người tiêu dùng phải chấp nhận trả cho các mặt hàng đó với giá cao.
Tuy thiếu sự cạnh tranh nhưng không vì thế mà chất lượng sản phẩm
của các hãng độc quyền kém chất lượng vì họ luôn mong muốn tối đa hóa
lợi nhuận đồng thời có sự tham gia quản lí của nhà nước. Nhưng trong
những năm gần đây, người tiêu dùng đang phải chấp nhận một số mặt
hàng, dịch vụ có giá đắt đỏ nhưng chất lượng thì lại tỷ lệ nghịch với
những gì mà họ phải bỏ ra.
Điển hình trong số đó là độc quyền về điện EVN, giá điện mỗi năm
một tăng cao, nhưng cùng với điều đó là chất lượng ngay càng đi xuống,
lợi íchmà người tiêu dùng nhận được từ việc chấp nhận trả mức giá cao
không được đảm bảo.
Hay như về xăng dầu, trước đây chỉ có tổng công ty Xăng dầu Việt
Nam Petrolimex 100% là vốn đầu tư nhà nước. Lúc này, các mặt hàng
xăng dầu bị áp đặt giá cao, đồng thời các mức giá thay đổi liên tục theo
chiều hướng tăng.Đây là nguồn năng lượng thiết yếu đốivới xã hội, Vì
vậy người tiêu dùng phải chấp nhận mức giá cao là lẽ đương nhiên.
Hiện nay thì nghành này đã được mở rộng hơn thành độc quyền tập
đoàn nhưng chiếm 60% vẫn là của Petrolimex, khi được mở rộng thị
trường hơn thì người tiêu dùng có nhận được gia ưu đãi hơn, tuy nhiên
mức độ giảm giá của mặt hàng
Ngoài chính sách áp đặt giá trong thị trường độc quyền thì chính sách
phân biệt giá là một chính sách nhằm tối ưu hóa lợi nhuận khá an toàn và
khôn ngoan mà những nhà độc quyền
Từ những điều phân tích trên, nhóm em nghĩ việc xóa bỏ độc quyền
là cần thiết nhưng không nên xóa bỏ hoàn toàn. Vì ngoài những điểm tiêu
cực mà nó gây ra thì vẫn có những mặt tích cực mà độc quyền có thể
mang lại cho một số ngành. Hơn nữa, một số ngành vẫn cần đến sự can
thiệp của nhà nước vì nó liên quan đến an ninh quốc gia: In ấn tiền, vũ
khí, chất nổ,….. Tuy nhiên chưa chắc xóa bỏ độc quyền thì người tiêu
dùng có thể được hưởng mức giá là tốt nhất, vì trên thị trường có thể xuất
hiện hình thức các doanh nghiệp câu kết thỏa thuận với nhau và cùng đứ
ra một mức giá. Vì vậy nhà nước cần phải có chính sách kích thích cạnh
tranh và đảm bảo lợi íchcho người tiêu dùng, đồng thời xóa bỏ độc
quyền 1 cách từ từ bằng các hình thức, quy định nhằm kiểm soát, hạn chế
sức mạnh độc quyền trên thị trường.
IV.Thực tiễn ở Việt Nam
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ
nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Một số yếu tố
bất hợp lý của mô hình kinh tế trước đây vẫn còn tồn tại và đòi hỏi cần
phải có những giải pháp cụ thể để giải quyết trong thời gian tới. Một
trong những vấn đề cần giải quyết là tình trạng độc quyền của các doanh
nghiệp nhà nước. Sự tồn tại quá nhiều doanh nghiệp nhà nước (rất nhiều
trong số đó kinh doanh không hiệu quả) và việc độc quyền của doanh
nghiệp nhà nước trong nhiều lĩnh vực là một trong những lý do được các
luật sư Mỹ sử dụng để khẳng định Việt Nam không có nền kinh tế thị
trường trong vụ kiện cá da trơn của Việt Nam . Để 4 hội nhập kinh tế thế
giới cũng như đảm bảo các điều kiện gia nhập WTO trong thời gian tới và
tránh thua thiệt trong thương mại quốc tế, vấn đề này cần phải được hoàn
thiện để quy định một mức độ hợp lý cho sự độc quyền của các doanh
nghiệp nhà nước, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo thúc
đẩy sản xuất trong nước phát triển.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay có hai loại hình độc quyền sau:
+ Loại thứ nhất là kết quả cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Tuy
thế, , nền kinh tế thị trường Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát
triển, vì vậy, cho đến nay chỉ có một vài trường hợp liên quan đến độc quyền
là kết quả của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Chắc chắn trong
tương lai, loại hình độc quyền này sẽ phổ biến hơn. Tuy nhiên, đây là hiện
tượng bình thường của bất kỳ nền kinh tế cạnh tranh nào. Theo kinh nghiệm
của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, vấn đề này sẽ
được giải quyết bằng những quy định về chống độc quyền trong luật cạnh
tranh như các quy định về cấm đoán tự thân (per se prohibition), quy định
về thoả thuận giá cả giữa các đối thủ cạnh tranh, tẩy chay hàng hoá, lạm
dụng sức mạnh thị trường, tập trung kinh tế v.v... Luật cạnh tranh của
Việt Nam 5 cũng đã bao gồm các quy định này. Đó là những quy định tại
chương 2 về các vấn đề thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền, tập trung kinh tế. Nếu so với các
nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì những quy định trong Luật
cạnh tranh của Việt Nam về kiểm soát độc quyền chưa thể nói là đầy đủ.
Tuy thế, trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc quy định như
vậy là tương đối rõ ràng và thống nhất. Trong tương lai, khi tính cạnh tranh
của thị trường đạt ở mức độ cao hơn với nhiều hành vi cạnh tranh khác phát
sinh, sự bổ sung các quy định mới về kiểm soát độc quyền sẽ là cần thiết.
+ Loại thứ hai là loại hình độc quyền được coi là phổ biến nhất ở Việt
Nam hiện nay là độc quyền là kết quả của cơ chế hành chính trước đây và
một số quy định của pháp luật cũng như các chính sách kinh tế hiện hành.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ trước đây, chúng ta chỉ
thừa nhận hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân
không tồn tại trong thời gian đó. Chế độ công hữu này đã tạo ra sự độc
quyền nhà nước trong tất cả các ngành kinh tế. Nhà nước thành lập các xí
nghiệp quốc doanh để sản xuất và cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng.
Cơ chế quản lý kinh tế bằng các mệnh lệnh hành chính đã hình thành nên
các doanh nghiệp nhà nước độc quyền mà một số vẫn còn tồn tại cho đến
ngày nay. Hơn nữa, hiện nay còn có xu hướng độc quyền nhà nước biến
thành độc quyền doanh nghiệp. Ví dụ như:
Việc nắm giữ đường trục viễn thông quốc gia sẽ tạo lợi thế cho Tập
đoàn Bưu chính Viễn Thông (VNPT) ngăn cản các công ty khác tham gia
vào thị trường viễn thông, bởi lẽ nếu các công ty khác muốn cung cấp
dịch vụ viễn thông họ buộc phải sử dụng đường trục viễn thông quốc gia
do VNPT quản lý. Với lợi thế về thị phần sẵn có từ trước cùng với các
quy định của pháp luật, VNPT đã tính giá dịch vụ viễn thông cung cấp
cho người sử dụng cao hơn 30% so với các nước ASEAN .
Tình trạng này cũng tương tự như ở Tổng công ty điện lực Việt Nam
hay ngày nay là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). ở nước ta đã có một
số doanh nghiệp sản xuất điện nhưng chỉ EVN được nắm giữ hệ thống
truyền tải điện. Trong thị trường điện lực, việc sản xuất điện có liên quan
mật thiết đến việc truyền tải điện. Điều này làm cho các doanh nghiệp sản
xuất điện phải phụ thuộc vào EVN - một đối thủ cạnh tranh trên cùng thị
trường. Chính vì vậy, độc quyền của EVN đối với việc kinh doanh điện là
điều không thể tránh khỏi.
Nói tóm lại, viêc pháp luật quy định nhà nước nắm độc quyền đối với
các “ phương tiện thiết yếu” như đường trục viễn thông quốc gia, hệ thống
dây tải điện hay các nhà ga sân bay, hệ thống đường sắt, … nhưng không
có sự tách biệt rõ ràng các yếu tố thuộc về cạnh tranh tiềm năng và các yếu tố
thuộc về độc quyền tự nhiên đã làm cho độc quyền nhà nước biến thành độc
quyền doanh nghiệp. Qua đó cho thấy rằng: những quy định này là không
phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường và cần phải được thay
đổi trong thời gian tới. Không những thế, một số chính sách kinh tế thời gian
qua cũng là nguyên nhân tạo ra độc quyền trong nền kinh tế nước ta. Điển
hình là chính sách thành lập các tổng công ty đã tạo ra sự độc quyền của một
vài doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực như xây dựng,
xi măng, lắp máy... Để thành lập các tổng công ty này, một loạt các công ty
nhỏ có cùng tính chất ngành nghề được sáp nhập theo quyết định của Chính
phủ. Hơn nữa, nhà nước cũng đầu tư một lượng vốn lớn vào các tổng công
ty. Kết quả là các công ty có một sức mạnh thị trường đáng kể trong ngành
nghề mà nó kinh doanh và nhanh chóng có vị trí thống lĩnh thị trường trong
lĩnh vực đó, không một doanh nghiệp nào có thể cạnh tranh với các tổng
công ty nhà nước. Hiện nay, Chính phủ chủ trương thành lập một số tập
đoàn kinh tế nhất định. Việc xây dựng các tập đoàn kinh tế là quan trọng bởi
vì xét về mức độ tập trung vốn và công nghệ, hầu hết các doanh nghiệp của
Việt Nam đều rất nhỏ bé so với các công ty nước ngoài, đặc biệt là các tập
đoàn đa quốc gia. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác đi cùng
với cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Để có thể tham gia và cạnh
tranh trên thị trường toàn cầu, Việt Nam rất cần thiết phải thành lập các tập
đoàn kinh tế đủ mạnh trong những lĩnh vực nhất định. Theo Viện nghiên
cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), trước hết, sẽ có 4 tập đoàn kinh tế
được thành lập trong các lĩnh vực điện, ga và khí đốt, viễn thông và xây
dựng. Theo chính sách này, các tập đoàn kinh tế được thành lập dựa trên
việc sáp nhập các công ty nhỏ thành công ty lớn hơn. Về mặt lý thuyết cũng
như thực tế của luật cạnh tranh, việc sáp nhập chỉ bị cấm trong trường hợp
làm giảm đáng kể cạnh tranh hoặc đi ngược lại với lợi ích công cộng, liên
quan đến các vấn đề như lợi ích khách hàng, giải quyết việc làm và tăng
trưởng xuất khẩu. Ngược lại, nếu việc sáp nhập mà có nhiều khả năng mang
lại hiệu quả kinh tế vượt qua sự hạn chế cạnh tranh, nó sẽ không bị cấm.
Trong trường hợp các tập đoàn kinh tế của Việt Nam, việc tránh xung đột
giữa độc quyền là kết quả của sáp nhập và lợi ích công cộng là rất cần
thiết. Khi các tập đoàn kinh tế được thành lập bởi Chính phủ thì sẽ rất dễ
dàng cho các doanh nghiệp này có được vị trí thống lĩnh thị trường và sức
mạnh thị trường đáng kể so với các doanh nghiệp khác. Chính vì thế, nếu
không có những quy định cụ thể chính sách này có thể tạo ra vị trí độc
quyền cho các tập đoàn kinh tế. Thêm vào đó, do hình thức sở hữu mà
một số chính sách của nhà nước cũng có ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp
nhà nước. Vì vậy, doanh nghiệp nhà nước được hưởng một số lợi thế khi
tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường so với các thành phần kinh
tế khác. Cụ thể là, trong một số trường hợp nhất định, nhà nước trực tiếp
hoặc gián tiếp bảo đảm cho các khoản nợ của doanh nghiệp, ưu đãi về
quyền sử dụng đất, miễn thuế trong một số trường hợp, được chỉ định
ngân hàng cho vay vốn hoặc được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Vì thế, có
thể nói rằng: ở một chừng mực nhất định, chính sách kinh tế đã trở thành
rào cản tạo ra độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
V-Kết luận và phương hướng cảitiến
Qua quá trình nghiên cứu về vấn đề này, chúng em rút ra được: thị
trường độc quyền hoàn toàn là một mặt trái của quy luật thị trường. Nó
sẽ sử dụng không hết năng suất sản xuất và làm giảm thặng dư tiêu dùng.
Mặc dù không chuyên nghiên cứu về vấn đề độc quyền, nhưng qua
tìm hiểu cơ bản về độc quyền và bằng cảm nhận thực tế về vấn đề độc
quyền ở Việt Nam thông qua các hoạt động đời sống kinh tế-xã hội đang
diễn ra hằng ngày cùng với tham khảo các bài báo viết vấn đề độc quyền
ở Việt Nam; ta nhận thấy một thực tế là do nhà nước bảo hộ những ngành
có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia: điện, vận tải, viễn thông, xăng
dầu,hàng không … và thực tế hiện nay ở nước ta chưa có một doanh
nghiệp nào giành được thế độc quyền bằng tự do cạnh tranh mà tất cả đều
nhờ vào những quyết định mang tính hành chính và do đó chỉ là độc
quyền nhà nước.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây không diễn ra cạnh
tranh, nhưng trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường hiện nay thì
cạnh tranh lại là yếu tố quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế. Nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới chuyển đổi nền kinh tế sang vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường đã xuất
hiện cạnh tranh, trong đó không loại trừ việc cạnh tranh không lành mạnh,
gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Do quá trình hội nhập, tự do hoá
thương mại cho nên hiện nay đã xuất hiện các công ty tham gia vào các lĩnh
vực độc quyền nhà nước như các hãng hàng không quốc tế mà gần đây nhất
là các hãng hàng không giá rẽ của Singapore và Thuỵ Điển, các công ty viễn
thông trong nước và quốc tế cũng đua nhau cạnh tranh....như vậy liệu
chúng ta có còn giữ được mãi thế độc quyền mang tính ban phát hay
không!
Để cải thiện vấn đề độc quyền hiện nay ở Việt Nam, thì trước hết nhà
nước phải thể hiện một bước đột phá từ tầm nhìn vĩ mô, như :
-Tạo cơ hội bình đẳng, không phân biệt đối xử, các doanh nghiệp được
tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật;
-Nhà nước bảo vệ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh,
khuyến khích cạnh tranh lành mạnh;
-Ngăn chặn hành vi phi cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh
không lành mạnh.
Thuận theo qui luật muốn phátphát triển thì phải đổi mới, chúng ta tin
tưởng những khuất tắt trong vấn đề độc quyền hiện nay ở Việt Nam sẽ
được cải thiện, và vấn đề cần phải cải thiện trước mắt là:
- Nên kiểm soát chặt chẽ việc định giá đối với một số sản phẩm dịch vụ
hiện nay còn độc quyền như điện, vận tải, viễn thông, hàng không, để giá
giảm xuống ngang mức trung bình cùng loại của các nước khu vực.
-Để tăng tính cạnh tranh, hạn chế và từng bước xoá bỏ độc quyền kinh
doanh: nên tạo điều kiện thành lập các doanh nghiệp mới tham gia kinh
doanh trong các lĩnh vực điện, vận tải, viễn thông, hàng không và nên tiến
hành kiểm toán định kỳ đối với doanh nghiệp nhà nước còn độc quyền .
-Giảm dần những đơn vị hoạt động không hiệu quả, không có khả
năng phát triển nhất là doanh nghiệp nhà nước, mà trước nay được bao
cấp dưới nhiều hình thức như khoanh, xoá nợ, cho vay ưu đãi... thì nên
thực hiện bán, khoán, cho thuê, giải thể, phá sản.
- Hết -
VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)

More Related Content

Similar to VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)

Kinh tế vi mô_Chuong 6 2_pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 6 2_pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 6 2_pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 6 2_pdf.pptCan Tho University
 
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porterMô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porterTuan Phan Hong
 
Chuong 2 Thi truong san pham va cau truc nganh.pdf
Chuong 2 Thi truong san pham va cau truc nganh.pdfChuong 2 Thi truong san pham va cau truc nganh.pdf
Chuong 2 Thi truong san pham va cau truc nganh.pdfTrnNgcNhi9
 
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfGiaTrnNguynQunh
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teNguyên Tùy
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Thu Vien Luan Van
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Kiên Trần
 
Chuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptChuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptBinThuPhng
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Namluanvantrust
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Namluanvantrust
 

Similar to VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149) (20)

Kinh tế vi mô_Chuong 6 2_pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 6 2_pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 6 2_pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 6 2_pdf.ppt
 
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porterMô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porter
 
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docxĐộc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩmĐề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
 
Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty Quà Tặng Quà.doc
Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty Quà Tặng Quà.docGiải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty Quà Tặng Quà.doc
Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty Quà Tặng Quà.doc
 
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
 
Chuong 2 Thi truong san pham va cau truc nganh.pdf
Chuong 2 Thi truong san pham va cau truc nganh.pdfChuong 2 Thi truong san pham va cau truc nganh.pdf
Chuong 2 Thi truong san pham va cau truc nganh.pdf
 
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
 
KTCT.pptx
KTCT.pptxKTCT.pptx
KTCT.pptx
 
Qtcl
QtclQtcl
Qtcl
 
Qtcl_tham khao
Qtcl_tham khaoQtcl_tham khao
Qtcl_tham khao
 
QT100.doc
QT100.docQT100.doc
QT100.doc
 
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
 
Chuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptChuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.ppt
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)

  • 1. TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM
  • 2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................... 3 I. Vài nét về độc quyền. ..................... 3 II.Nội dung........................................ 4 III. Quan điểm cá nhân .................... 15 IV.Thực tiễn ở Việt Nam ................. 16
  • 3. PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam được nghiên cứu rất nhiều dựa vào hành vi, mối quan hệ của các doanh nghiệp, của các nhà kinh tế, người tiêu dùng, chính phủ. Kinh tế học là môn nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lí các nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra các hàng hòa cần thiết và phân phối chúng cho các thành viên trong xã hội. Theo phạm vi nghiên cứu, kinh tế học chia thành 2 loại là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Kinh tế vi mô là môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào trong nền kinh tế. Để phát triển kinh tế thì các nhà kinh tế học phải nắm bắt được cấu trúc của thị trường mới có thể đưa ra các quyết định, dự đoán trong tương lai cho các ngành nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung. Trong nền kinh tế, có một loại thị trường đặc biệt, màng những tính chất riêng – Thị trường độc quyền hoàn toàn . độc quyền ta sẽ tìm hiểu thực hư của Vấn đề độc quyền ở Việt Nam hiện nay như thế nào và liệu xem chúng ta có biện pháp tích cực nào I. Vài nét về độc quyền. Độc quyền trong kinh doanh đa phần đều gây ra những hậu quả không tốt cho thị trường. Độc quyền trong kinh doanh dẫn đến việc giá cả bị đẩy lên cao, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người tiêu dùng. Hầu hết các nước đều tồn tại các loại độc quyền tự nhiên và độc quyền nhà nước. Ở nước ta với xuất phát điểm thấp và một số đặc điểm đặc trưng của nền kinh tế - xã hội nên vẫn còntồn tại khá nhiều ngành độc quyền, Tuy nhiên nhà nước cũng đang cố gắng hoàn thiện bộ máy pháp luật nhằm kiểm soát, hạn chế những tác hại của độc quyền gây ra. Đồng thời cũng đưa ra các biện pháp nhằm thay đổi, khắc phục các vấn đề trên. Ở nước ta, nhà nước đang cố gắng thay đổi cơ chế thị trường theo hướng tích cực hơn bằng cách thừa nhận các thành phần kinh tế, đồng thời khẳng định quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật. Tuy nhiên trong quá tránh thực hiện thì lại không tuân thủ thủ điều Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về
  • 4. đó. Nhà nước và các chủ thể khác tạo ra nhiều ưu thế, đặc quyền, đặc lợi cho một bộ phận doanh nghiệp nhà nước trong một số lĩnh vực, ngoài ra còn sử dụng quyền lực của mình để ngăn cản các doanh nghiệp khác tham gia kinh doanh các lĩnh vực này, đông thời can thiệp khá sâu vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó nảy sinh ra vấn đề độc quyền hiện nay. II.Nội dung. 1. Khái niệm độc quyền Một thị trường được xem như là độc quyền khi chỉ có một nhà cung ứng trên thị trường đó. Đường cung của nhà sản xuất cũng chính là ngành; đường cầu của thị trường chính là đường cầu đốivới nhà độc quyền. Vì đường cầu có xu hướng dốc xuống về phía phải, nên để bán được nhiều hàng hoá hơn nhà độc quyền phải giảm giá bán. Không giống như trên thị trường cạnh tranh hoàn toàn, mọi quyết định của nhà cung ứng về mặt số lượng có ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường. Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường là rất khó khăn vì rào cản của thị trường như luật pháp, vốn, công nghệ rất lớn Một ngành được xem là độc quyền hoàn toàn khi nó thoả mãn hai điều kiện sau: a) Những đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập ngành. b) Không có những sản phẩm thaythế tương tự. 2. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền. Nguyên nhân chủ yếu xuất hiện độc quyền ở một ngành nào đó là do các doanh nghiệp khác không thể tồn tại hay không thể gia nhập vào ngành đó. Do vậy, những hàng rào ngăn cản sự gia nhập ngành là nguồn gốc của sự độc quyền. Chúng ta có thể phân loại ra những loại rào cản sau.
  • 5. +Chi phí sản xuất: Thông thường độc quyền xuất hiện trong những ngành có tính kinh tế nhờ quy mô. Trong những ngành này đường chi phí trung bình (AC) giảm dần khi sản lượng cao hơn (hình 6.1). Những doanh nghiệp có quy mô lớn thường là những doanh nghiệp sản xuất với chi phí thấp hơn những doanh nghiệp khác nhờ vào kinh nghiệm, tính kinh tế của quy mô, v.v. Do đó, những doanh nghiệp lớn có khả năng loại trừ những doanh nghiệp khác ra khỏi ngành bằng cách cắt giảm giá (mà vẫn có thể thu được lợi nhuận), từ đó tạo ra thế độc quyền cho mình. Một khi vị thế độc quyền được thiết lập, sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp khác sẽ rất khó khăn, bởi vì những doanh nghiệp mới thường sản xuất ở mức sản lượng thấp và như vậy phải chịu chi phí (trung bình) cao. Những doanh nghiệp này sẽ dễ dàng bị nhà độc quyền loại khỏi thị trường bằng cách giảm giá. Sự độc quyền hình thành từ con đường cạnh tranh bằng chi phí như vậy được gọi là độc quyền tự nhiên. - Pháp lý : Nhiều nhà độc quyền được tạo ra từ nguyên nhân pháp lý chứ không phải từ nguyên nhân kinh tế như trên. Chúng ta có thể thấy pháp luật tạo ra sự độc quyền dưới dạng hai hình thức sau: + Pháp luật bảo hộ bằng phát minh, sáng chế: Bằng phát minh, sáng chế được pháp luật bảo vệ là một trong những nguyên nhân tạo ra độc quyền vì luật bảo hộ bằng sáng chế chỉ cho phép một nhà sản xuất sản xuất mặt hàng vừa được phát minh và do vậy họ trở thành nhà độc quyền. + Pháp luật bảo hộ những ngành có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia: Các ngành công nghiệp công ích như điện, nước, thông tin liên lạc, một số kênh phát thanh, truyền hình, v.v. sẽ được bảo hộ hay độc quyền bởi nhà nước vì chúng có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia. Những ngành này thường là các ngành có chi phí sản xuất trung bình giảm dần khi quy mô tăng. Do vậy, chính phủ cho rằng chi phí trung bình sẽ càng thấp khi sản lượng gia tăng và nó sẽ đạt mức thấp nhất chỉ khi tổ chức ngành này như là một nhà độc quyền - Xu thế sáp nhập của các công ty lớn: Trên thế giới hiện nay đang diễn ra xu thế sáp nhập của các công ty lớn. Xu thế này diễn ra do những
  • 6. nguyên nhân sau: + Áp lực của việc tìm kiếm khách hàng. Việc sáp nhập của các công ty sẽ giúp mở rộng thị trường cho từng công ty. Các công ty, sau khi sáp nhập, sẽ tận dụng được mạng lưới phân phối có sẵn của mình và của cả những công ty trong liên minh để nâng cao thị phần của mình và chiếm lĩnh thị trường. Do vậy, việc sáp nhập có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thu tóm thị trường và hình thành vị thế độc quyền. + Giảm chi phí sản xuất - kinh doanh. Việc sáp nhập sẽ làm mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nên có thể làm tăng quy mô sản xuất cho từng doanh nghiệp. Điều này có thể tạo ra tính kinh tế nhờ quy mô của quá trình sản xuất. Do vậy, sự sáp nhập có thể giúp doanh nghiệp sử dụng tài nguyền về nhân lực, tiền của, v.v. có hiệu quả hơn. - Tình trạng kém phát triển của thị trường: Sự kém phát triển của thị trường sẽ dẫn đến hàng hoá không được lưu thông một cách thông suốt. Do hàng hoá không lưu thông tốt trên thị trường cho nên nhà cung ứng nào có điều kiện cung ứng hàng hoá cho một thị trường nào đó mà các nhà cung ứng khác không thể với tới thì sẽ trở thành độc quyền trên thị trường đó. Đây là hình thức độc quyền có tính cục bộ và xảy ra ở quy mô nhỏ. Sự độc quyền như vậy thường xuất hiện ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hay hải đảo, v.v. . 3. Đường cầu và đường doanh thu biên: Là do người cung ứng duy nhất một hàng hoá nào đó, nhà độc quyền đối diện với đường cầu của thị trường, và đường cầu thị trường có xu hướng dốc xuống từ trái sang phải. Khác với một doanh nghiệp cạnh tranh phải chấp nhận giá thị trường, nhà độc quyền là người định giá. Nhà độc quyền có thể chọn sản xuất tại bất kỳ một mức sản lượng nào trên đường cầu thị trường nhưng phải đánh đổi giữa sản lượng và giá bán sản phẩm. Nhà độc quyền cung ứng càng nhiều thì giá cả sẽ càng giảm. Ta có thể mô tả sự đánh đổi giữa giá và sản
  • 7. lượng của một doanh nghiệp độc quyền ở hình 6.2. Để tối đa hoá lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ chọn sản xuất mức sản lượng mà tại đó . Sau đó, nhà độc quyền kiểm tra xem ở mức sản lượng này giá cả (hay doanh thu bình quân) có trang trải được các chi phí hay không. Hình 6.4 biểu diễn nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của nhà độc quyền. Nhà độc quyền sẽ chọn mức sản lượng tối ưu q1, tại đó đường MR cắt đường MC. Với đường cầu D, nhà độc quyền sẽ định mức giá là P1, tương ứng với điểm B, để bán hết sản lượng q1 được sản xuất ra. 4.Không có đường cung trong độc quyền: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cung của doanh nghiệp chính là đường chi phí biên. Tổng hợp đường cung của từng doanh nghiệp ta có đường cung của ngành. Trong độc quyền, cách xây dựng đường cung như trên không thể thực hiện được. Mức cung của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào đường cầu và doanh thu biên. Với một đường cầu cố định, "đường cung" độc quyền chỉ là một điểm, điểm kết hợp giữa giá và sản lượng tại đó MR = MC (điểm B trong các hình 6.4 và 6.5). Nếu đường cầu dịch chuyển, đường MR sẽ dịch chuyển theo và một mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận mới sẽ được chọn. Tuy nhiên, nối các điểm cân bằng này lại để hình thành một "đường cung" sẽ không có ý nghĩa. Hình dạng đường này sẽ rất kỳ lạ, phụ thuộc vào độ co giãn của đường cầu thị trường khi nó dịch chuyển. Như vậy, doanh nghiệp độc quyền không có một "đường cung" xác định (hình 6.6).
  • 8. 5.Chỉ số Lerner: Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhà độc quyền là người ấn định giá. Sau khi đã quyết định sản xuất q1, nhà độc quyền niêm yết giá P1 vì biết rằng người tiêu dùng sẽ tiêu thụ đúng q1. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng trong khi doanh nghiệp cạnh tranh định giá bằng với chi phí biên thì nhà độc quyền định giá cao hơn chi phí biên do giá cả của nhà độc quyền lớn hơn doanh thu biên. Do vậy, để đo lường sức mạnh độc quyền các nhà kinh tế xem xét mức độ chênh lệch giữa giá độc quyền và chi phí biên ở tại mức sản lượng mà nhà độc quyền có lợi nhuận là tối đa. Cụ thể, sức mạnh độc quyền được biểu hiện bằng chỉ số Lerner (tại điểm tương ứng với lợi nhuận tối đa của nhà độc quyền) như sau: . trong đó: L là chỉ số Lerner. Chỉ số Lerner luôn có giá trị nằm giữa 0 và 1. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ở mức sản lượng tương ứng với lợi nhuận tối đa thì nên . Đối với nhà độc quyền, L luôn dương vì . Nếu L càng lớn, sức mạnh độc quyền càng lớn vì khi đó giá bán càng lớn hơn MC 6.Lợi nhuận độc quyền: Lợi nhuận độc quyền có thể được xem như là phần trả công cho các nhân tố hình thành nên sự độc quyền như: phát minh, sáng chế, vị trí thuận lợi hay sự năng động của nhà độc quyền. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp khác sẽ sẵn sàng trả một số tiền để sang nhượng bản quyền các phát minh, sáng chế, v.v. nhằm kiếm được lợi nhuận tiềm năng của vị thế độc quyền. Một khi quyền độc quyền
  • 9. được sang nhượng thấp hơn giá trị thị trường thực tế, người được sang nhượng sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, vị thế độc quyền không bảo đảm cho doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi nhuận. Điều này cònphụ thuộc vào mối quan hệ giữa chi phí trung bình và đường cầu đốivới sản phẩm của nhà độc quyền. Hình 6.4 cho thấy nhà độc quyền có thể thu được lợi nhuận độc quyền khi chọn mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận. Tại mức sản lượng này, đường AC của nhà độc quyền nằm dưới đường cầu. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét trường hợp nhà độc quyền không thể thu được lợi nhuận độc quyền do đường AC nằm trên đường cầu (hình 6.5). 7. Tổn thất phúc lợi do độc quyền gây ra. Do sức mạnh độc quyền tạo ra giá cao hơn và sản lượng sản xuất ra thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo nên người tiêu dùng thì bị thiệt hại còn người sản xuất thì được lợi. Nếu coiphúc lợi của người tiêu dùng và của người sản xuất như nhau thì cả người tiêu dùng và người sản xuất tính thành một tổng thể (NBS = CS+PS )sẽ không được lợi bằng trong thị trường cạnh tranh hảo. Tức là thị trường độc quyền tạo ra phúc lợi ít hơn một phần thặng dư tiêu dùng và phần thặng dư sản xuất bị mất. Phần phúc lợi bị mất gọi là phần thặng dư sản xuất bị mất. Phần phúc lợi bị mất gọi là phần mất không. Xét đồ thị mình họa Để có thể so sánh, chúng ta giả định rằng một thị trường độc quyền có thể vận hành như một ngành cạnh tranh. Giả sử thị trường cạnh tranh và nhà độc quyền có cùng một đường chi phí biên (MC). Trong thị trong cạnh
  • 10. tranh, giá bằng với chi phí biên, tương ứng với giá cạnh tranh PC và sản lượng QC, tại đó đường MC cắt đường cầu (P = MC) (hình 6.7). Khi xuất hiện độc quyền, nhà độc quyền chọn mức sản lượng qM mà tại đó MR = MC, nên giá độc quyền PM sẽ cao hơn chi phí biên hay giá cạnh tranh. Sức mạnh độc quyền dẫn đến giá cao hơn và sản lượng bị giảm còn QM. Do giá cao hơn nên người tiêu dùng giảm lượng mua từ QC xuống còn QM và như vậy, thặng dư tiêu dùng bị mất đi một khoảng tương đương với diện tích (A+B) trên hình 6.7. Ngoài ra, xã hội còn có thể phải chịu chi phí khác ngoài phần thiệt hại xã hội B và C. Đó là, doanh nghiệp còn có thể phải chi thêm một khoản chi phí lớn không hiệu quả về mặt xã hội để dành duy trì hoặc để thể hiện sức mạnh độc quyền của mình. Chi phí này có thể bao gồm chi phí quảng cáo, vận động hành lang và những tranh thủ pháp lý để tránh sự điều tiết của chính phủ hay chống "Luật chống độc quyền". Nhà độc quyền cũng có thể lắp đặt thêm những nhà máy thừa công suất để tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô, v.v. 8. Độc quyền và vấn đề phân biệt giá cả: Khác với thị trường cạnh tranh, một nhà độc quyền có khả năng ấn định các mức giá khác nhau đối với nhiều người tiêu dùng khác nhau. Ta gọi trường hợp này là phân biệt giá. Sự phân biệt giá có thể làm tăng lợi nhuận của nhà độc quyền so với việc định một mức giá duy nhất cho tất cả sản phẩm của mình. Chính sách phân biệt giá hoàn toàn: là chính sách mà trong đó nhà độc quyền ấn định cho mỗi (nhóm) khách hàng một mức giá tối đa mà người đó có thể trả. Mức giá đó gọi là giá sẵn sàng trả hay giá đặt trước của người tiêu dùng. Nếu nhà độc quyền có thể xác định rõ nhu cầu của từng khách hàng hay từng nhóm khách hàng của mình, họ có thể định giá cao nhất mà (nhóm) khách hàng của mình có thể trả. Với cáchđịnh giá này, nhà độc quyền sẽ “bònrút” hết thặng dư tiêu dùng của người tiêu dùng bởi vì nhà độc quyền định cho mỗi khách hàng mức giá tối đa mà họ có thể trả. 9. Biện pháp quản lý và điều tiết thị trường độc quyền
  • 11. Ta thấy tình trạng độc quyền gây tổn thất rất nhiều cho xã hội, do đó chính phủ cần can thiệp vào thị trường để làm giảm bớt thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội. Biện pháp sử dụng phổ biến của các chính phủ để điều tiết độc quyền là quy định giá trần và đánh thuế. Ngoài ra ta còn có biện pháp khác là luật chống độc quyền và điều tiết thực tế Quy định giá trần Để hạn chế độc quyền nhà nước thường quy định giá trần cho công ty độc quyền. Nhưng việc quy định giá trần có thể gây ra tác dụng ngược lại vì công ty có thể lỗ nếu mức giá quy định quá thấp, do đó công ty ngưng sản xuất sẽ gây ra khan hiếm hàng hóa trên thị trường. Phải xem xét mức giá quy định cho hợp lý mà doanh nghiệp vẫn có lợi. B Để tối đa hóa lợi nhuận trong thị trưởng độc quyền hoàn toàn , công ty sẽ sản xuất sản lượng Q1 mà tại đó MC = MR với giá bán do công ty ấn định là P1. Tổng doanh thu của công ty là diện tíchP1AQ1O, chi phí lúc
  • 12. này là diện tíchC1BQ1O, do đó tổng lợi nhuận là diện tíchP1C1BA. Đây là mức giá mà côngty ấn định không có sự can thiệp của nhà nước. Khi nhà nước ấn định giá trần là Pmax. Nếu giá trần Pmax thấp hơn chi phí trung bình AC thì công ty sẽ bị lỗ, công ty có thễ ngưng sản xuất và thị trường sẽ khan hiếm hàng hóa nên biện pháp này không khả thi. Vì vậy chính phủ phải quy định mức giá trần Pmax cao hơn chi phí trung bình. Để tối đa hóa lợi nhuận công ty sẽ sản xuất một mức sản lượng sao cho MC = MR , lúc đó đường MC cắt đường MR tại Q2 tổng lợi nhuận đạt được là diện tíchPmaxCEC2. Khi chính phủ quy định giá trần , người tiêu dùng sẽ được lợi vì mua sản phẩm với giá thấp hơn giá do công ty được quyền ấn định và số lượng sản phẩm nhiều hơn, tuy nhiên công ty vẫn thu được lợi nhuận nhưng lợi nhuận giảm hơn so với trước. Chính sáchthuế Nếu đánh thuế mạnh vào doanh nghiệp độc quyền thì lợi nhuận của họ sẽ giảm. Tuy nhiên nếu đánh thuế quá nặng đốivới doanh nghiệp độc quyền có thể gây ra tác hại cho xã hội vì doanh nghiệp độc quyền hoặc là chuyễn phần thuế cho người tiều dùng chịu bằng cách tăng giá bán, hoặc ngưng sản xuất gây áp lực thị trường. Đánhthuế theo sản lượng Thuế theo sản lượng là 1 loại chi phí biến đổi. Trước khi đánh thuế điều kiện sản xuất của công ty thể hiện bằng các đường AC1 và MC1. Để tối đa hóa lợi nhuận, công ty quyết định sản xuất 1 lượng Q1 và ấn định giá bán là P1. Tổng lợi nhuận là diện tích P1C1BA
  • 13. Nếu thuế đánh trên sản phẩm là t đồng thì chi phí trung binh và chi phí biên ở tất cả các mức sản lượng tăng thêm t. Trên đồ thị đường AC và MC dịch chuyển lên trên một đoạn t thành các đường AC2 và MC2. Ta có: AC2 = AC1 + t MC2 = MC1 + t Như vậy sau khi đánh thuế theo sản lượng người tiêu dùng bị thiệt vì giá tăng lên, sản lượng giảm xuống so với giá trước kia chưa có thuế. Để tối đa hóa lợi nhuận sau khi đánh thuế doanh nghiệp sẽ sản xuất 1 lượng Q2 mà tại đó MC2 = MR, ấn định giá bán là P2 , tổng lợi nhuận là diện tích hình P2C2FE Đánhthuế không theo sản lượng Thuế không theo sản lượng còn được gọi là thuế khoán hay thuế cố định và được xem như chi phí cố định. Trước khi đánh thuế, chi phí sản xuất của công ty thể hiện qua đường AC1 và MC1 công ty sẽ sản xuất ở một lượng là Q1 với mức giá ấn định là P1 thì đạt được lợi nhuận tối đa với tổng lợi nhuận là hình P1C1BA
  • 14. Sau khi chính phủ khoán một thuế là T trong một đơn vị thời gian thì chi phí biên không đổivẫn là MC1, còn chi phí trung bình tăng lên thành AC2 ( với AC2 = AC1 + T/Q ).Công ty vẫn sản xuất ở mức sản lượng là Q1, giá bán vẫn là P1, tổng lợi nhuận là hình P1C2CA. Như vậy sau khi đánh thuế khoán thì người tiêu dùng không bị ảnh hưởng so với giá cả và sản lượng không thay đổi, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm Luật chống độc quyền:Một biện pháp đơn giản và hữu hiệu để chống độc quyền là ban hành các quy định, luật lệ nhằm ngăn cản ngay từ đầu các doanh nghiệp trong việc giành được sức mạnh thị trường quá mức. Một số nước trên thế giới có nền kinh tế thị trường phát triển đã ban hành “Luật chống độc quyền” như Mỹ, các nước EU, v.v. một cách hoàn chỉnh. Điều tiết trong thực tế:Những quy định về độc quyền thường dựa trên tỷ lệ lãi thu được từ vốn. Cơ quan điều tiết cho phép nhà độc quyền định một mức giá nhất định để đạt được một mức lãi sao cho mức lãi này, theo nghĩa nào đó, là “cạnh tranh” hay “công bằng”. Phươngpháp này gọi là điều tiết theo lợi tức. Mức giá cao nhất được phép dựa trên mức lãi đầu tư kỳ vọng mà doanh nghiệp sẽ thu được. Chẳng hạn, chính phủ cho phép nhà độc quyền định giá sản phẩm của mình để đạt một mức lợi nhuận bằng 10% số vốn đầu tư của doanh nghiệp vì chính phủ cho đó là mức lãi trung
  • 15. bình của các ngành trong nền kinh tế. III. Quan điểm cá nhân Dù tồn tại ở bất cứ hình thức nào trên thị trường thì độc quyền cũng đều gây ra tổn thất một phần phúc lợi cho xã hội. Tuy nhiên lại đem lại lợi nhuận cho các nhà độc quyền, điều đó khơi dậy mong muốn lớn mạnh của các nhà độc quyền, từ đó họ sẽ đầu tư, phát triển, mở rộng hơn, có khả năng tạo phát minh sáng tạo hơn để giữ thế độc quyền của mình. Vậy có nên xóa bỏ toàn thị trường độc quyền hay không ? Chúng ta hãy cùng phân tích về điểm tiêu cực và tích1 cực của thị trường 1. Những điểm tích cực của độc quyền . - Thu hút các nhà đầu tư : Dựa trên những lợi nhuận mà thị trường này mang lại thì đây là lựa chọn hiệu quả cho các nhà đầu tư, từ đó trở thành điểm thu hút vốn đầu từ. - Có nguồn vốn lớn cũng như có sự ủng hộ hỗ trợ của nhà nước đối với độc quyền nhà nước. - Bảo vệ dược tính cá nhân cao, thúc đẩy các phát minh, nghiên cứu phát triển về mọi mặt trong đời sống để tạo ra các sản phẩm mới. - Có thể phát triển một cách tập trung, tập trung sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn thị trường cạch tranh do có sự thống nhất cao. 2. Những điểm tiêu cực của thị trường độc quyền . Trên thị trường độc quyền do nguồn cung cấp khan hiếm, không đa dạng như thị trường cạnh tranh hoàn hảo nên dẫn đến việc thiếu tính cạch tranh. Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là đường nằm ngang và co dãn hoàn toàn, do đó doanh nghiệp phải chấp nhận giá thị trường và không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm. Ngược lại đối với thị trường độc quyền thì không tồn tại đường cầu của doanh nghiệp do chỉ có một nguồn cung cấp hàng hóa duy nhất, có sự kiểm soát đốivới lượng sản phẩm đưa ra bán và áp đặt giá phù hợp để có thể thu về lợi nhuận là tối đa. Chính vì không có sự cạnh tranh công bằng trên thị trường nên người tiêu dùng phải chấp nhận trả cho các mặt hàng đó với giá cao. Tuy thiếu sự cạnh tranh nhưng không vì thế mà chất lượng sản phẩm của các hãng độc quyền kém chất lượng vì họ luôn mong muốn tối đa hóa
  • 16. lợi nhuận đồng thời có sự tham gia quản lí của nhà nước. Nhưng trong những năm gần đây, người tiêu dùng đang phải chấp nhận một số mặt hàng, dịch vụ có giá đắt đỏ nhưng chất lượng thì lại tỷ lệ nghịch với những gì mà họ phải bỏ ra. Điển hình trong số đó là độc quyền về điện EVN, giá điện mỗi năm một tăng cao, nhưng cùng với điều đó là chất lượng ngay càng đi xuống, lợi íchmà người tiêu dùng nhận được từ việc chấp nhận trả mức giá cao không được đảm bảo. Hay như về xăng dầu, trước đây chỉ có tổng công ty Xăng dầu Việt Nam Petrolimex 100% là vốn đầu tư nhà nước. Lúc này, các mặt hàng xăng dầu bị áp đặt giá cao, đồng thời các mức giá thay đổi liên tục theo chiều hướng tăng.Đây là nguồn năng lượng thiết yếu đốivới xã hội, Vì vậy người tiêu dùng phải chấp nhận mức giá cao là lẽ đương nhiên. Hiện nay thì nghành này đã được mở rộng hơn thành độc quyền tập đoàn nhưng chiếm 60% vẫn là của Petrolimex, khi được mở rộng thị trường hơn thì người tiêu dùng có nhận được gia ưu đãi hơn, tuy nhiên mức độ giảm giá của mặt hàng Ngoài chính sách áp đặt giá trong thị trường độc quyền thì chính sách phân biệt giá là một chính sách nhằm tối ưu hóa lợi nhuận khá an toàn và khôn ngoan mà những nhà độc quyền Từ những điều phân tích trên, nhóm em nghĩ việc xóa bỏ độc quyền là cần thiết nhưng không nên xóa bỏ hoàn toàn. Vì ngoài những điểm tiêu cực mà nó gây ra thì vẫn có những mặt tích cực mà độc quyền có thể mang lại cho một số ngành. Hơn nữa, một số ngành vẫn cần đến sự can thiệp của nhà nước vì nó liên quan đến an ninh quốc gia: In ấn tiền, vũ khí, chất nổ,….. Tuy nhiên chưa chắc xóa bỏ độc quyền thì người tiêu dùng có thể được hưởng mức giá là tốt nhất, vì trên thị trường có thể xuất hiện hình thức các doanh nghiệp câu kết thỏa thuận với nhau và cùng đứ ra một mức giá. Vì vậy nhà nước cần phải có chính sách kích thích cạnh tranh và đảm bảo lợi íchcho người tiêu dùng, đồng thời xóa bỏ độc quyền 1 cách từ từ bằng các hình thức, quy định nhằm kiểm soát, hạn chế sức mạnh độc quyền trên thị trường. IV.Thực tiễn ở Việt Nam
  • 17. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Một số yếu tố bất hợp lý của mô hình kinh tế trước đây vẫn còn tồn tại và đòi hỏi cần phải có những giải pháp cụ thể để giải quyết trong thời gian tới. Một trong những vấn đề cần giải quyết là tình trạng độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước. Sự tồn tại quá nhiều doanh nghiệp nhà nước (rất nhiều trong số đó kinh doanh không hiệu quả) và việc độc quyền của doanh nghiệp nhà nước trong nhiều lĩnh vực là một trong những lý do được các luật sư Mỹ sử dụng để khẳng định Việt Nam không có nền kinh tế thị trường trong vụ kiện cá da trơn của Việt Nam . Để 4 hội nhập kinh tế thế giới cũng như đảm bảo các điều kiện gia nhập WTO trong thời gian tới và tránh thua thiệt trong thương mại quốc tế, vấn đề này cần phải được hoàn thiện để quy định một mức độ hợp lý cho sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Thực tế ở Việt Nam hiện nay có hai loại hình độc quyền sau: + Loại thứ nhất là kết quả cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Tuy thế, , nền kinh tế thị trường Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, vì vậy, cho đến nay chỉ có một vài trường hợp liên quan đến độc quyền là kết quả của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Chắc chắn trong tương lai, loại hình độc quyền này sẽ phổ biến hơn. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường của bất kỳ nền kinh tế cạnh tranh nào. Theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, vấn đề này sẽ được giải quyết bằng những quy định về chống độc quyền trong luật cạnh tranh như các quy định về cấm đoán tự thân (per se prohibition), quy định về thoả thuận giá cả giữa các đối thủ cạnh tranh, tẩy chay hàng hoá, lạm dụng sức mạnh thị trường, tập trung kinh tế v.v... Luật cạnh tranh của Việt Nam 5 cũng đã bao gồm các quy định này. Đó là những quy định tại chương 2 về các vấn đề thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền, tập trung kinh tế. Nếu so với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì những quy định trong Luật cạnh tranh của Việt Nam về kiểm soát độc quyền chưa thể nói là đầy đủ. Tuy thế, trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc quy định như
  • 18. vậy là tương đối rõ ràng và thống nhất. Trong tương lai, khi tính cạnh tranh của thị trường đạt ở mức độ cao hơn với nhiều hành vi cạnh tranh khác phát sinh, sự bổ sung các quy định mới về kiểm soát độc quyền sẽ là cần thiết. + Loại thứ hai là loại hình độc quyền được coi là phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là độc quyền là kết quả của cơ chế hành chính trước đây và một số quy định của pháp luật cũng như các chính sách kinh tế hiện hành. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ trước đây, chúng ta chỉ thừa nhận hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân không tồn tại trong thời gian đó. Chế độ công hữu này đã tạo ra sự độc quyền nhà nước trong tất cả các ngành kinh tế. Nhà nước thành lập các xí nghiệp quốc doanh để sản xuất và cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng. Cơ chế quản lý kinh tế bằng các mệnh lệnh hành chính đã hình thành nên các doanh nghiệp nhà nước độc quyền mà một số vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Hơn nữa, hiện nay còn có xu hướng độc quyền nhà nước biến thành độc quyền doanh nghiệp. Ví dụ như: Việc nắm giữ đường trục viễn thông quốc gia sẽ tạo lợi thế cho Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông (VNPT) ngăn cản các công ty khác tham gia vào thị trường viễn thông, bởi lẽ nếu các công ty khác muốn cung cấp dịch vụ viễn thông họ buộc phải sử dụng đường trục viễn thông quốc gia do VNPT quản lý. Với lợi thế về thị phần sẵn có từ trước cùng với các quy định của pháp luật, VNPT đã tính giá dịch vụ viễn thông cung cấp cho người sử dụng cao hơn 30% so với các nước ASEAN . Tình trạng này cũng tương tự như ở Tổng công ty điện lực Việt Nam hay ngày nay là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). ở nước ta đã có một số doanh nghiệp sản xuất điện nhưng chỉ EVN được nắm giữ hệ thống truyền tải điện. Trong thị trường điện lực, việc sản xuất điện có liên quan mật thiết đến việc truyền tải điện. Điều này làm cho các doanh nghiệp sản xuất điện phải phụ thuộc vào EVN - một đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường. Chính vì vậy, độc quyền của EVN đối với việc kinh doanh điện là điều không thể tránh khỏi. Nói tóm lại, viêc pháp luật quy định nhà nước nắm độc quyền đối với các “ phương tiện thiết yếu” như đường trục viễn thông quốc gia, hệ thống dây tải điện hay các nhà ga sân bay, hệ thống đường sắt, … nhưng không
  • 19. có sự tách biệt rõ ràng các yếu tố thuộc về cạnh tranh tiềm năng và các yếu tố thuộc về độc quyền tự nhiên đã làm cho độc quyền nhà nước biến thành độc quyền doanh nghiệp. Qua đó cho thấy rằng: những quy định này là không phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường và cần phải được thay đổi trong thời gian tới. Không những thế, một số chính sách kinh tế thời gian qua cũng là nguyên nhân tạo ra độc quyền trong nền kinh tế nước ta. Điển hình là chính sách thành lập các tổng công ty đã tạo ra sự độc quyền của một vài doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực như xây dựng, xi măng, lắp máy... Để thành lập các tổng công ty này, một loạt các công ty nhỏ có cùng tính chất ngành nghề được sáp nhập theo quyết định của Chính phủ. Hơn nữa, nhà nước cũng đầu tư một lượng vốn lớn vào các tổng công ty. Kết quả là các công ty có một sức mạnh thị trường đáng kể trong ngành nghề mà nó kinh doanh và nhanh chóng có vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực đó, không một doanh nghiệp nào có thể cạnh tranh với các tổng công ty nhà nước. Hiện nay, Chính phủ chủ trương thành lập một số tập đoàn kinh tế nhất định. Việc xây dựng các tập đoàn kinh tế là quan trọng bởi vì xét về mức độ tập trung vốn và công nghệ, hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam đều rất nhỏ bé so với các công ty nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác đi cùng với cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Để có thể tham gia và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, Việt Nam rất cần thiết phải thành lập các tập đoàn kinh tế đủ mạnh trong những lĩnh vực nhất định. Theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), trước hết, sẽ có 4 tập đoàn kinh tế được thành lập trong các lĩnh vực điện, ga và khí đốt, viễn thông và xây dựng. Theo chính sách này, các tập đoàn kinh tế được thành lập dựa trên việc sáp nhập các công ty nhỏ thành công ty lớn hơn. Về mặt lý thuyết cũng như thực tế của luật cạnh tranh, việc sáp nhập chỉ bị cấm trong trường hợp làm giảm đáng kể cạnh tranh hoặc đi ngược lại với lợi ích công cộng, liên quan đến các vấn đề như lợi ích khách hàng, giải quyết việc làm và tăng trưởng xuất khẩu. Ngược lại, nếu việc sáp nhập mà có nhiều khả năng mang lại hiệu quả kinh tế vượt qua sự hạn chế cạnh tranh, nó sẽ không bị cấm. Trong trường hợp các tập đoàn kinh tế của Việt Nam, việc tránh xung đột giữa độc quyền là kết quả của sáp nhập và lợi ích công cộng là rất cần
  • 20. thiết. Khi các tập đoàn kinh tế được thành lập bởi Chính phủ thì sẽ rất dễ dàng cho các doanh nghiệp này có được vị trí thống lĩnh thị trường và sức mạnh thị trường đáng kể so với các doanh nghiệp khác. Chính vì thế, nếu không có những quy định cụ thể chính sách này có thể tạo ra vị trí độc quyền cho các tập đoàn kinh tế. Thêm vào đó, do hình thức sở hữu mà một số chính sách của nhà nước cũng có ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, doanh nghiệp nhà nước được hưởng một số lợi thế khi tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường so với các thành phần kinh tế khác. Cụ thể là, trong một số trường hợp nhất định, nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp bảo đảm cho các khoản nợ của doanh nghiệp, ưu đãi về quyền sử dụng đất, miễn thuế trong một số trường hợp, được chỉ định ngân hàng cho vay vốn hoặc được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Vì thế, có thể nói rằng: ở một chừng mực nhất định, chính sách kinh tế đã trở thành rào cản tạo ra độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. V-Kết luận và phương hướng cảitiến Qua quá trình nghiên cứu về vấn đề này, chúng em rút ra được: thị trường độc quyền hoàn toàn là một mặt trái của quy luật thị trường. Nó sẽ sử dụng không hết năng suất sản xuất và làm giảm thặng dư tiêu dùng. Mặc dù không chuyên nghiên cứu về vấn đề độc quyền, nhưng qua tìm hiểu cơ bản về độc quyền và bằng cảm nhận thực tế về vấn đề độc quyền ở Việt Nam thông qua các hoạt động đời sống kinh tế-xã hội đang diễn ra hằng ngày cùng với tham khảo các bài báo viết vấn đề độc quyền ở Việt Nam; ta nhận thấy một thực tế là do nhà nước bảo hộ những ngành có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia: điện, vận tải, viễn thông, xăng dầu,hàng không … và thực tế hiện nay ở nước ta chưa có một doanh nghiệp nào giành được thế độc quyền bằng tự do cạnh tranh mà tất cả đều nhờ vào những quyết định mang tính hành chính và do đó chỉ là độc quyền nhà nước. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây không diễn ra cạnh tranh, nhưng trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường hiện nay thì cạnh tranh lại là yếu tố quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
  • 21. hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường đã xuất hiện cạnh tranh, trong đó không loại trừ việc cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Do quá trình hội nhập, tự do hoá thương mại cho nên hiện nay đã xuất hiện các công ty tham gia vào các lĩnh vực độc quyền nhà nước như các hãng hàng không quốc tế mà gần đây nhất là các hãng hàng không giá rẽ của Singapore và Thuỵ Điển, các công ty viễn thông trong nước và quốc tế cũng đua nhau cạnh tranh....như vậy liệu chúng ta có còn giữ được mãi thế độc quyền mang tính ban phát hay không! Để cải thiện vấn đề độc quyền hiện nay ở Việt Nam, thì trước hết nhà nước phải thể hiện một bước đột phá từ tầm nhìn vĩ mô, như : -Tạo cơ hội bình đẳng, không phân biệt đối xử, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật; -Nhà nước bảo vệ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh; -Ngăn chặn hành vi phi cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh. Thuận theo qui luật muốn phátphát triển thì phải đổi mới, chúng ta tin tưởng những khuất tắt trong vấn đề độc quyền hiện nay ở Việt Nam sẽ được cải thiện, và vấn đề cần phải cải thiện trước mắt là: - Nên kiểm soát chặt chẽ việc định giá đối với một số sản phẩm dịch vụ hiện nay còn độc quyền như điện, vận tải, viễn thông, hàng không, để giá giảm xuống ngang mức trung bình cùng loại của các nước khu vực. -Để tăng tính cạnh tranh, hạn chế và từng bước xoá bỏ độc quyền kinh doanh: nên tạo điều kiện thành lập các doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực điện, vận tải, viễn thông, hàng không và nên tiến hành kiểm toán định kỳ đối với doanh nghiệp nhà nước còn độc quyền . -Giảm dần những đơn vị hoạt động không hiệu quả, không có khả năng phát triển nhất là doanh nghiệp nhà nước, mà trước nay được bao cấp dưới nhiều hình thức như khoanh, xoá nợ, cho vay ưu đãi... thì nên thực hiện bán, khoán, cho thuê, giải thể, phá sản. - Hết -