SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG

Môn: KINH DOANH QUỐC TẾ
Tên đề tài:
PHÂN TÍCH SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH
PHỦ VÀO THƯƠNG MẠI QUA CÁC HỌC
THUYẾT KINH TẾ
Nhóm thực hành: Nhóm 10
Lớp: KI142-IE1802
GVHD: Nguyễn Thị Bích Phượng
Thành phố Hồ Chí Minh, 11/2021.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU:......................................................................................... 3
1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
..................................................................................................................... 4
1.1. Giới thiệu chung về các học thuyết kinh tế......................................... 4
1.1.1. Chủ nghĩa trọng thương ............................................................... 4
1.1.2. Bàn tay vô hình của Adam Smith ................................................. 5
1.1.3. Bàn tay hữu hình Keynes.............................................................. 6
1.2 Vai trò của chính phủ đối với hoạt động thương mại của một quốc.... 6
1.3 Các biện pháp can thiệp của chính phủ trong lĩnh vực thương........... 7
2. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO
THƯƠNG MẠI QUA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ............................... 8
2.1. Chủ nghĩa trọng thương..................................................................... 8
2.1.1. Vai trò của nhà nước trong học thuyết chủ nghĩa trọng thương .. 8
2.1.2. Chính phủ tác động đến thương mại thông qua việc vận dụng học
thuyết chủ nghĩa trọng thương............................................................... 8
2.2. Bàn tay vô hình adam smith............................................................... 8
2.2.1. Vaitrò của nhà nước trong học thuyết bàn tay vô hình Adam Smith
................................................................................................................ 9
2.2.2 Chính phủ tác động đến thương mại thông qua việc vận dụng học
thuyết bàn tay vô.................................................................................... 9
2.3. Bàn tay hữu hình của keynes............................................................ 10
2.3.1. Vai trò của nhà nước qua học thuyết.......................................... 10
2.3.2 Chính phủ tác động đến thương mại thông qua việc vận dụng học
thuyết bàn tay hữu ............................................................................... 10
3. KẾT LUẬN ............................................................................................ 11
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 12
PHẦN MỞ ĐẦU:
Lời mở đầu
Hội nhập kinh tế thế giới là một điều tất yếu do sự tăng trưởng của lực lượng sản xuất mà vượt
trội khả năng thu hút của thị trường trong nước và vì vậy mà đưa các nước có sự cố gắng cùng
nhau để làm cho các dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có thể dễ dàng hơn. Sự đấu tranh
và thỏa hiệp được thể hiện để mở rộng hơn nữa thị trường vì lợi ích của sự phát triểnkinh tế. Theo
nhu cầu phát triển của nền kinh tế và phù hợp các quan niệm cũ “ thương mại đòi hỏi phường hội
và đối tác” thì Việt Nam cũng không thể nằm ngoài sự vận động này.
Đối với Việt Nam thì hội nhập bao gồm cả cơ hội và thách thức. Để có thêm các thị trường mới
thì quốc gia phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và sự cạnh tranh sẽ còn càng tăng thêm hơn
nữa bởi những điểm yếu vốn có của nền kinh tế: sức cạnh tranh yếu, kém sự năng động, cơ cấu
đầu tư và nền kinh tế không hợp lý, các nguồn lực phát triển dồi dào nhưng không được sử dụng
hợp lý do cơ chế khai thác kém, suy nghĩ kinh doanh và quản lý còn bị động … Bởi vì các lý do
đó nên việc thực hiện các chính sách bao gồm cả chính sách thương mại gặp nhiều khó khăn lớn.
Sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động thương mại quốc tế đã được các nhà kinh tế đề cập
đến trong các lý thuyết của mình trong các giai đoạn khác nhau như Adam Smith, David Ricardo
…. và trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới hiện nay Chính phủ Việt Nam đã có các cơ
chế, chính sách kinh tế nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam nói chung và thương mại quốc tế nói riêng
có thể hoà nhập mà không hoà tan với nền kinh tế thế giới và đặc biệt là thông qua các biện pháp
tài chính – một trong các biện pháp, chính sách kinh tế quan trọng.
Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích vai trò của chính phủ đối với hoạt động thương mại của một quốc gia.
Phân tích sự can thiệp của chính phủ vào thương mại qua các học thuyết kinh tế
Đối tượng nghiên cứu:
Sự can thiệp của chính phủ vào thương mại qua các học thuyết kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu:
Lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Phương pháp thu thập thông tin
Phạm vi nghiên cứu: hoạt động thương mại tại Việt Nam
1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
1.1. Giới thiệu chung về các học thuyết kinh tế
1.1.1. Chủ nghĩa trọng thương
Thời gian xuất hiện
Chủ nghĩa trọng thương là hình thái đầu tiêncủa hệ tư tưởng tư sản trong lĩnh vực kinh tế chính
trị, xuất hiện từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, trong giai đoạn tan rã của chế độ phong
kiến và thời kỳ tích luỹ nguyên thủy tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa trọng thương là thời kỳ chủ
nghĩa duy vật đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm. Kinh tế hàng hoá và khoa học tự nhiên phát
triển mạnh (cơ học, thiên văn học, địa lý…). Đặc biệt là những phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV
đầu thế kỷ XVI tìm ra châu Mỹ, đường biển qua châu Phi, từ châu Âu sang Ấn Độ… đã tạo điều
kiện cho ngoại thương phát triển.
Mục đích
Chủ nghĩa trọng thương là một ứng dụng thực hành giả thuyết kinh tế, được sử dụng rộng rãi
ở châu Âu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, thúc đẩy việc chính quyền điều phối nền kinh tế quốc
gia với mục đích làm tăng quyền lực nhà nước đó bằng việc làm suy giảm sức mạnh của các nước
đối địch
Quan điểm của học thuyết chủ nghĩa trọng thương
Một quan điểm chủ đạo của chủ nghĩa trọng thương, cũng là sự thừa nhận truyền thống quân
chủ từ thời kỳ tiền trung cổ, xem người cầm quyền là tối cao, là phụ mẫu của dân tộc, người có
quyền điều hành các chính sách kinh tế với mục đích tạo nên sự hùng mạnh của quốc gia. Chủ
nghĩa trọng thương là hệ tư tưởng đầu tiên xác định các chức năng lãnh đạo cho người đứng đầu
nhà nước, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cổ xúy tinh thần dân tộc trong dân chúng.
Chủ nghĩa trọng thương chủ trương chính sách bảo hộ mậu dịch (chế độ thuế quan bảo hộ)
nhằm bảo hộ cho giới doanh thương quốc nội trên thị trường nước ngoài và tạo ra những hạn chế
đối với giới giao thương ngoại quốc trên thị trường trong nước. Chính sách bảo hộ mậu dịch làm
tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia, ưu tiên mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Kết quả
khả quan của giao thương được đánh giá bằng sự vượt trội lượng hàng xuất đối với lượng hàng
nhập, bằng lượng vàng ròng thu được, dẫn đến sự hình thành khái niệm cân đối thương mại chủ
động.
Những người theo phái trọng thương bị cuốn hút vào việc tích lũy các kim loại sản xuất tiền là
vàng và bạc. Vì nguồn cung cấp vàng, bạc có giới hạn nên những người trọng thương tin rằng
một quốc gia có thể cải thiện dự trữ vàng của mình từ sự thua thiệt của quốc gia khác, tạo nên của
cải và quyền lực cho quốc gia đó.
Chỉ chú ý đến xuất khẩu, họ cho rằng cần tập trung hoàn toàn vào xuất khẩu, vì xuất khẩu là
nguồn mang lại kim loại quý. Còn nhập khẩu thì rất hạn chế, đặc biệt là các sản phẩm đã hoàn
chế và hàng hóa xa xỉ phẩm. Họ bảo vệ chính sách bảo hộ: khuyến khích xuất khẩu (thông qua
trợ giá) và cản trở nhập khẩu (dựa vào thuế quan). Các quốc gia theo chủ nghĩa trọng thương định
hướng nền kinh tế nội địa để tạo ra thặng dư thương mại. Nói cách khác, mục tiêu của họ là tăng
cường xuất khẩu trong khi hạn chế nhập khẩu. Điều này dẫn tới các chính sách mang tính chất
bảo hộ nền kinh tế trong nước chủ yếu thông qua hàng rào thuế quan. Khoản thặng dư thương mại
thu được có thể giúp các quốc gia này nâng cao sức mạnh bằng cách xây dựng quân đội, mua sắm
vũ khí…, qua đó củng cố an ninh quốc gia và nâng cao vị thế quốc tế.
Ngoài ra, theo quan điểm của trường phái trọng thương thì muốn gia tăng xuất khẩu để có nhiều
kim quý thì phải có nhiều nhân công "Dân số là của cải và sức mạnh của quốc gia" (theo Nichobas
Barbon) "Quốc gia giàu có nhất phải chăng là quốc gia có nhiều nhân công nhất" (theo Josiah
Tucken).
1.1.2. Bàn tay vô hình của Adam Smith
1.1.2.1 Thời gian xuất hiện
Bàn tay vô hình là một phép ẩn dụ, một tư tưởng kinh tế do nhà kinh tế học Adam Smith đưa
ra vào năm 1776.
1.1.2.2 Mục đích
Thuyết bàn tay vô hình được áp dụng giải thích các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp liên
quan đến sản xuất & kinh doanh.
Khái niệm “Bàn tay vô hình” được đề cập trong Quyển 4, Chương II; qua nghiên cứu các mô
hình kinh tế, khái niệm này được Adam Smith phân tích gắn liền với hoạt động sản xuất, huy
động và sử dụng vốn tài chính nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế nội địa của mỗi quốc gia. Cụ
thể, Smith đã tuyên bố rằng, trong nền kinh tế thị trường tự do, mỗi cá nhân theo đuổi một mối
quan tâm và xu hướng lợi ích riêng cho cá nhân mình, và chính các hành động của những cá nhân
này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn cộng đồng thông qua một
“bàn tay vô hình”.
1.1.2.3 Quan diểm học thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith
Adam Smith cho rằng bàn tay vô hình có nghĩa là: Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân
tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên vô hình trung đã thúc
đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng.
Trong nền kinh tế thị trường tự do, động lực cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội của mỗi cá
nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của của xã hội. Tuy nhiên, Smith (1976) cho rằng,
việc theo đuổi tư lợi trên quy mô rộng lớn của các doanh nhân có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi
ích chung, đến sự phát triển của cả quốc gia. Cụ thể, thuyết bàn tay vô hình giải thích các chiến
lược và quy luật áp dụng trong kinh doanh, như trong đầu tư vốn để thu lại lợi nhuận tối đa từ “sự
áp bức” trên cơ sở độc quyền trong hàng hóa, sự kiểm soát giá cả thi trường và khả năng ràng
buộc các tổ chức lao động. Theo Smith (1976), tất cả các vận động tư lợi với chính quyền của các
thương gia và nhà sản xuất đều là những nỗ lực nhằm lừa gạt và áp bức xã hội. Ví dụ, nếu các
thương gia theo đuổi tư lợi thao túng chính trị, họ sẽ chỉ tìm cách lật đổ thị trường tự do vì tư lợi
của mình và những người liên quan.
1.1.3. Bàn tay hữu hình Keynes
1.1.3.1 Thời gian xuất hiện
Năm 1929, cái gọi là bàn tay vô hình bị “tan hoang”. Và rồi cuộc khủng hoảng lớn nhất đầu tiên
trong lịch sử kinh tế đã bắt đầu. Lúc ấy, lợi ích của cá nhân không làm gia tăng lợi ích của tập thể
được nữa, mà chính nó đã nhấn chìm lợi ích của tập thể và đưa tất cả vào giai đoạn thoái hoá sau
những vinh quang không có thực do lợi ích các nhân tạo ra. Học thuyết kinh tế của Keynes ra
trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đãlàm phá sản học thuyết tự điều chỉnh
kinh tế của trường phái cổ điển và tân cổ điển.
1.1.3.2 Mục đích
Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ và Tây Âu những năm 1929 – 1933 đã chỉ ra cơ chế tự quản
của thị trường tự do đã bị phản tác dụng và đã dẫn tới đầu cơ trục lợi, bong bóng tài chính và
khủng hoảng kinh tế xảy ra theo chu kỳ. Khi ấy, sự phát triển nhanh về kĩ thuật, sự ra đời của máy
móc đã làm thay đổi tất cả. Nhu cầu gia tăng và sự giãn nở của kinh tế đã vượt quá tầm kiểm soát
của “Bàn tay vô hình”. Học thuyết “Bàn tay hữu hình” đã ra đời để bổ sung những khuyết điểm
vốn có của học thuyết “Bàn tay vô hình”.
1.1.3.3 Quan điểm của học thuyết Bàn tay hữu hình Keynes
Keynes phê phán lý luận của các phái cổ điển và tân cổ điển về khả năng tự điều chỉnh của thị
trường, đồng thời nêu lên quan điểm về vấn đề khủng hoảng thất nghiệp và vai trò điều tiết của
nhà nước. Ông đề cao vai trò của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế. Theo ông, cần phải có
sự tác động điều tiết của nhà nước; tăng nhu cầu đầu tư nhà nước để tạo công ăn việc làm cho khu
vực công cộng nhằm cải thiện phúc lợi xã hội; in thêm tiền cho lưu thông để hạ lãi suất nhầm
khuyến khích đầu tư tư nhân; tạo ra lạm phát có mức độ để kích thích tiêu dùng
1.2 Vai trò của chính phủ đối với hoạt động thương mại của một quốc gia
Vai trò quản lý kinh tế của Chính phủ đã được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn. Trong
lĩnh vực thương mại nước ta, vai trò quản lý của Chính phủ được thể hiện trong các mặt sau đây:
Một là, Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát triển. Nhà nước bảo đảm
sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho thương mại phát triển. Nhà nước thực thi cơ chế,
chính sách để hạn chế tình trạng thiểu cầu, giảm lạm phát, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng.
Nhà nước tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, bao gồm kết cấu hạ tầng vật chất, tài chính, giáo
dục, luật pháp... cho thương mại. Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, môi trường vĩ mô phù
hợp với xu hướng phát triển của thương mại trong cơ chế thị trường.
Hai là, Nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại. Sự định hướng này được thực
hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh tế xã hội, các chương trình
mục tiêu, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Định hướng dẫn dắt sự phát triểncủa thương mại còn
được bảo đảm bằng hệ thống chính sách, sự tác động của hệ thống tổ chức quản lý thương mại từ
trung ương đến địa phương.
Ba là, Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương mại của nền kinh tế quốc
dân. Nhà nước có vai trò củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội cho mọi người, mọi thành
phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường. Xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ rộng
rãi, khuyến khích và đề cao trách nhiệm cá nhân là điều kiện cho sự phát triển toàn diện kinh tế
xã hội. Trong kinh tế thị trường sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội là rất lớn. Nhà
nước cần có sự can thiệp và điều tiết hợp lý nhằm bảo đảm cuộc sống ổn định, nhân cách của con
người được tôn trọng, đồng thời bảo đảm tính tự chủ, sáng tạo và ham làm giàu của mọi công dân.
Bốn là, quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước. Nhà nước quy định rõ những bộ phận,
những ngành then chốt, những nguồn lực và tài sản mà Nhà nước trực tiếp quản lý. Đất đai, các
nguồn tài nguyên, các sản phẩm và ngành có ý nghĩa sống còn với quốc gia thuộc sở hữu Nhà
nước. Ở đây Nhà nước phải quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia nhằm bảo tồn và
phát triển các tài sản đó. Nhà nước trực tiếp quản lý các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế
Nhà nước. Thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát
triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước là
nội dung quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa. Duy trì vai trò chủ đạo của thành phần kinh
tế Nhà nước là công việc quan trọng để vượt qua nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Thông
qua các doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước có thể hướng dẫn, chỉ đạo sự phát triển của các doanh
nghiệp thuộc các thành phần khác, tập trung mọi nguồn lực cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.Thông qua thành phần kinh tế Nhà nước, Nhà nước nắm và điều tiết một bộ phận lớn
các hàng hóa – dịch vụ chủ yếu có ý nghĩa quan trọng và then chốt của nền kinh tế quốc dân, bảo
đảm cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng và phát triển cân đối với
1.3 Các biện pháp can thiệp của chính phủ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Có bốn công cụ chủ yếu chính phủ dùng để can thiệp vào hoạt động thương mại tự do:
Thuế quan bảo hộ: là thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng hoá nhập khẩu. Thuế quan
bảo hộ được dùng để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của nước
ngoài. Chúng ngăn cản thương mại tự do bằng cách làm tăng giá hàng nhập khẩu, làm dịch
chuyển cầu về phía hàng sản xuất trong nước. Ví dụ, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào giày
nhập khẩu sẽ làm cho đôi giày sản xuất trong nước hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng.
Hạn ngạch nhập khẩu: là các giới hạn về số lượng hoặc tổng giá trị của các mặt hàng
nhập khẩu cụ thể nào đó. Một khi hạn ngạch được cấp "hết", việc nhập khẩu hàng hóa đó
cũng kết thúc. Hạn ngạch nhập khẩu có hiệu quả hơn thuế quan khi chúng ta muốn làm hoạt
động thương mại quốc tế chậm lại. Với thuế quan, sản phẩm có thể được nhập khẩu với số
lượng lớn, nhưng với hạn ngạch nhập khẩu thì tất cả các hàng nhập khẩu đều bị cấm một
khi hết hạn ngạch.
Các rào cản phi thuế quan(và cả rào cản phi hạn ngạch) bao gồm các yêu cầu cấp
phép phiền hà, những tiêu chuẩn phi lý liên quan đến chất lượng sản phẩm, hoặc chỉ đơn
giản là các rào cản quan liêu và sự chậm trễ khi làm thủ tục hải quan. Một số quốc gia yêu
cầu các nhà nhập khẩu hàng hóa nước ngoài phải có giấy phép và hạn chế số lượng cấp
phép. Dù cho nhiều quốc gia kiểm tra các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu rất cẩn thận để
ngăn chặn sự lan tràn của côn trùng có khả năng gây hại thì một số nước vẫn sử dụng cách
kiểm tra này trong thời gian dài để cản trở nhập khẩu.
Trợ cấp xuất khẩu: bao gồm các khoản thanh toán của chính phủ cho các nhà sản xuất
trong nước sản xuất hàng xuất khẩu. Bằng cách giảm chi phí sản xuất, các khoản trợ cấp
này cho phép nhà sản xuất tính giá thấp hơn nên sẽ bán được nhiều hàng xuất khẩu ra các
thị trường thế giới. Hai ví dụ: một số chính phủ châu Âu đã trợ cấp rất mạnh cho hãng
Airbus Industries, một hãng sản xuất máy bay thương mại ở châu Âu để giúp hãng Airbus
cạnh tranh với hãng Boeing của Mỹ. Mỹ và các quốc gia khác đã trợ cấp cho nông dân của
mình để đẩy mạnh nguồn cung lương thực trong nước. Trợ cấp đã làm giảm giá thị trường
của thực phẩm và đã hạ thấp giá xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp một cách có chủ đích.
2. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO
THƯƠNG MẠI QUA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƯƠNG MẠI QUA CÁC HỌC THUYẾT
KINH TẾ
2.1. Chủ nghĩa trọng thương
2.1.1. Vai trò của nhà nước trong học thuyết chủ nghĩa trọng thương
Trong quan điểm ngoại thương, tính dân tộc thể hiện rất rõ. Các đại biểu của Chủ nghĩa trọng
thương đều đòi hỏi nhà nước phải có các biện pháp nhằm bảo vệ thị trường nội địa tránh sự xâm
nhập, cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài, chủ trương tìm mọi cách để bảo vệ vàng bạc nước mình
không chảy ra nước ngoài. Xuất phát từ chỗ coi nguồn gốc của của cải được sinh ra trong lưu thông
và luận điểm về ngoại thương phải thực hiện xuất siêu của mình, Chủ nghĩa trọng thương chủ
trương xuất siêu với các mức độ khác nhau giữa các khuynh hướng của quốc gia trong những thời
kỳ khác nhau. Để thực hiện xuất siêu thì phải phát triển công nghiệp.Ví dụ như:
- Nhập khẩu có thể giảm nếu từ bỏ việc tiêu dùng quá mức hàng nước ngoài.
- Chỉ nên nhập khẩu những hàng hóa mà trong nước không sản xuất được hay sản xuất được
nhưng có chi phí quá lớn so với hàng ngoại cùng kiểu cách, chất lượng.
- Xuất khẩu phải chú ý đến những mặt hàng dư thừa trong nước và nhu cầu của nước quan hệ
trong hoạt động ngoại thương.
2.1.2. Chính phủ tác động đến thương mại thông qua việc vận dụng học thuyết chủ
nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương ủng hộ chính sách thuế quan, chính sách bảo hộ mậu dịch có lợi cho
những hoạt động ngoại thương của Nhà nước, cụ thể như:
- Thực hành chế độ thuế quan, bảo hộ nhằm kiểm soát nhập khẩu, khuyến khích sản xuất và
bảo vệ hàng sản xuất trong nước, bảo hộ sự phát triển của các xí nghiệp công trường thủ công
- Sử dụng công cụ luật pháp để ngăn cấm dòng tiền vàng chảy ra nước ngoài, quy định khi tàu
buôn đi bán hàng ở nước ngoài thì chỉ được mang tiền về, không được mang hàng về, tàu của
nước ngoài tới bán hàng thì không được mang tiền về mà phải mua hàng về…
- Đưa ra những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tư bản thương nghiệp hoạt động.
Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển tốt đẹp nếu như có sự điều chỉnh và quản lý của nhà nước,
khuyến khích sự độc quyền trong ngoại thương. Vai trò của nhà nước thông qua các chính sách
kinh tế được Chủ nghĩa trọng thương đề cao và cho rằng: Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển có
hiệu quả nếu chịu sự chi phối, quản lý của nhà nước. Thương nhân cần dựa vào nhà nước và nhà
nước phối hợp bảo vệ thương nhân.
2.2.Bàn tay vô hình Adam Smith
2.2.1. Vai trò của nhà nước trong học thuyết bàn tay vô hình Adam Smith
Về vai trò của Nhà nước, Adam Smith coi trọng “Bàn tay vô hình”, tức: Nhà nước không nên
can thiệp vào nền kinh tế nói chung, hoạt động thương mại nói riêng, mà để chúng tự vận động
theo các quy luật kinh tế khách quan. Adam Smith quan niệm hệ thống các quy luật kinh tế khách
quan đó là một “trật tự tự nhiên”. Nền kinh tế cần phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế (tự
do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu dịch). Hoạt động sản xuất và lưu thông hàng
hóa được phát triển theo sự điều tiết của bàn tay vô hình. Vì vậy, Nhà nước nên hạn chế can thiệp
vào nền kinh tế càng nhiều càng tốt. Vai trò của Nhà nước chỉ nên là tối thiểu với ba chức năng
chính: đảm bảo hòa bình để phát triển kinh tế, vai trò của một người bảo hộ tạo môi trường tự do
cạnh tranh cho các quy luật kinh tế khách quan hoạt động, cung ứng hàng hỏa công cộng: an ninh,
quốc phòng, giao thông...
2.2.2 Chính phủ tác động đến thương mại thông qua việc vận dụng học thuyết bàn tay vô
hình Adam Smith
Thuyết bàn tay vô hình áp dụng giải thích động lực đầu tư vốn nhằm thu lợi nhuận tối đa (lợi
ích cá nhân) thông qua một “xã hội áp bức” Theo đó, lợi ích mà các thương gia thu được đều từ
“áp bức” dựa trên sự độc quyền về hàng hóa, khả năng kiểm soát giá và khả năng ràng buộc các
tổ chức lao động của họ.
Smith (1976) đề cập đến những hạn chế trong thương mại quốc tế, cụ thể về thuế nhập khẩu
cùng các lệnh cấm, tiền thưởng, tiền hoàn thuế và những giới hạn của thương mại thuộc địa. Các
thương gia được hưởng lợi từ những hạn chế này phản đối tự do thương mại, vì ảnh hưởng đến
quyền lợi của họ, mặc dù chính sách này sẽ mang lại lợi ích cho xã hội nói chung: “Không chỉ
gây ra những hậu quả không tốt cho cộng đồng mà còn hơn thế, hành động tư lợi của các cá nhân
chống lại tự do thương mại”
Thực tế, thuyết bàn tay vô hình chỉ thể hiện hết giá trị của nó trong một thị trường tự do. Các
thương gia và nhà sản xuất làm lợi cho xã hội khi họ đầu tư vốn để thu lại lợi nhuận tối đa, và họ
cũng có thể gây tổn hại cho xã hội khi họ hợp tác hay thông đồng tạo ra các hình thức độc quyền,
hoặc lừa dối các nhà lập pháp để cấp độc quyền cho họ.
Trong bối cảnh hiện nay, thuyết bàn tay vô hình bộc lộ một số hạn chế, vì vậy, các cá nhân, tổ
chức nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cần nghiên cứu chi tiết, đồng thời áp dụng thuyết
bàn tay vô hình phù hợp tới tình hình kinh doanh và thực trạng nền kinh tế.
2.3. Bàn tay hữu hình của Keynes
2.3.1. Vai trò của nhà nước qua học thuyết
Nhà nước đóng vai trò cực kì quan trọng trong học thuyết “bàn tay hữu hình” của Keynes.
Kinh tế học Keynes ủng hộ sự tham gia tích cực của chính phủ trong việc quản lý nền kinh tế,
đặc biệt là thời kỳ kinh tế suy thoái. Cách thức điều tiết là thông qua những chương trình công
cộng và dùng những chương trình này để can thiệp tích cực với hướng kích thích và duy trì tốc
độ gia tăng ổn định của tổng cầu. Khi tổng cầu tăng sẽ kích thích sức sản xuất, các doanh nghiệp
hoạt động mở rộng sẽ thu nhận thêm nhân công, thất nghiệp được giải quyết và sản lượng quốc
gia tăng lên. Để minh hoạ cho điểm này, Keynes đưa ra cách lập luận mới về đầu tư. Theo
Keynes, ở thời điểm suy thoái, ngay cả những nhà đầu tư mạo hiểm nhất cũng không dám đầu
tư kể cả khi lãi suất thấp vì họ cho rằng bỏ vốn vào kinh doanh trong bối cảnh như vậy chắc
chắn sẽ thua lỗ. Như vậy không có một cơ chế tự hành nào có thể thúc đẩy nền kinh tế đến khả
năng sử dụng hết nguồn nhân lực và làm cho hoạt động đầu tư tăng lên một cách đều đặn. Do
vậy, để ổn định nền kinh tế và thích ứng với biến động suy thoái thì giải pháp tất yếu và cần thiết
là sự can thiệp của chính phủ.
2.3.2 Chính phủ tác động đến thương mại thông qua việc vận dụng học thuyết bàn tay hữu
hình
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ,.. giữa hai hay nhiều đối
tác và có thể nhận lại một giá trị nào đó( bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hoá, dịch vụ
khác như hình thức thương mại đổi bằng hàng. Việc tạo ra một môi trường kinh tế phát triển và
ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thuận lợi.
Chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế thông qua công cụ chính sách tài khoá, bao gồm
thuế và chi tiêu ngân sách. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do tình hình dịch bệnh
COVID-19 hiện nay, chính phủ nên ban hành văn bản pháp lý, các nghị quyết về một số giải
pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của COVID-19. Từ đó có thể phục hồi nền
kinh tế, tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi cho việc phát triển thương mại
Chính phủ nên cung ứng những kích thích ban đầu bằng những chương trình kinh tế công cộng.
Những chương trình kinh tế công cộng đó, một mặt tạo ra việc làm, mặt khác dẫn đến tăng cầu
về tư liệu sản xuất. Nó còn có thể dẫn đến sự xuất hiện của những hình thức hoạt động dịch vụ
thu hút khối lượng lao động lớn, làm tăng hơn nữa số việc làm.
Để có thể tác động mạnh hơn nữa về thương mại, nhà nước nên tác động đến tiêu dùng của
dân cư. Keynes cho rằng sự điều tiết của chính phủ cũng rất quan trọng. Muốn kích thích nhu
cầu tiêu dùng trước hết phải điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm thuế thu nhập, kết hợp
các biện pháp kích thích đầu tư. Khi thuế giảm, thu nhập sẽ tăng lên nên tiêu dùng và tiết kiệm
cũng tăng. Nếu đầu tư cùng tăng tới tiết kiệm, kết quả tổng hợp lại là gia tăng mức tổng cầu, làm
thu nhập quốc dân tăng. Theo Keynes:
Đối với cầu đầu tư
Nhà nước cần tăng thêm các đơn đặt hàng đối với công ty, đặc biệt là công ty xây dựng kết
cấu hạ tầng nhằm tăng tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và cầu lao động để tăng việc làm.
Đối với các doanh nghiệp lớn, nhà nước cần giảm lãi suất, thực hiện ưu đãi tín dụng, giảm thuế
nhằm khuyến khích đầu tư.
Thực hiện “lạm phát có mức độ nhằm” kích thích thị trường nhưng không nguy hiểm: Giảm
lãi suất và tăng thêm lượng tiền vào lưu thông. Khi nền kinh tế đạt tới trạng thái cân bằng với
mức sản lượng và việc làm cao hơn thì lạm phát sẽ tự động dùng lại.
Tăng thuế điều tiết một phần thu nhập trong dân cư đưa vào ngân sách tạo điều kiện tăng chi
cho mục đích đầu tư, mở rộng, khuyến khích các hình thức đầu tư.
Đối với cầu tiêu dùng
Ông cho rằng nên thực hiện các biện pháp khuyến khích tiêu dùng cá nhân, đặc biệt là tiêu
dùng của tầng lớp giàu có.
3. KẾT LUẬN
Theo mỗi học thuyết kinh tế, chính phủ mỗi đất nước sẽ có rất nhiều cách can thiệp vào ngoại
thương thông qua nhiều cách khác nhau – trừ học thuyết “Bàn tay vô hình” khuyến khích chính
phủ không nên can thiệp.
Kinh tế thị trường đã có quá trình hình thành và phát triểnlâu dài. Ngày nay, kinh tế thị trường
là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến không chỉ ở các nước phát triển, mà còn ở cả các nước
đang phát triển, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của thế giới nói chung, của từng
quốc gia nói riêng. Có thể hiểu nền kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó các quan hệ thị
trường quyết định sự phân bổ nguồn lực thông qua hệ thống giá cả. Trong nền kinh tế thị trường,
các cá nhân được tự do ra quyết định kinh tế. Các doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành, nghề
kinh doanh, lựa chọn quy mô, công nghệ sản xuất và thuê các yếu tố sản xuất; tự do lựa chọn địa
điểm và phương thức phân phối sản phẩm tạo ra... Hầu hết các quyết định đó không xuất phát từ
động cơ đóng góp cho phúc lợi chung của toàn xã hội mà xuất phát từ lợi ích riêng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thị trường đã không hoàn hảo như mong đợi, trước hết là trong
việc phân bổ nguồn lực hiệu quả. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bản thân thị trường không
thể mang lại những kết quả mong muốn cho toàn xã hội. Khi điều này xảy ra, các nhà kinh tế nói
rằng thị trường đã thất bại. Chính bởi những lý do này mà nhà nước cần can thiệp vào các hoạt
động kinh tế. Các nhà kinh tế đã khẳng định, mặc dù không thể thay thế thị trường, nhưng nhà
nước có thể hoàn thiện các hoạt động thị trường.
Nếu chỉ sử dụng bàn tay hữu hình thì nhà nước sẽ “ôm” nhưng lại “ôm” không xuể, không đủ
nguồn lực để có thể giải cứu tất cả, không đủ sức chống đỡ trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Du có
tung ra hết biện pháp hành chính này đến biện pháp hành chính khác, thì “vá” được chỗ này, sẽ
“bục” ra chỗ khác. Nhưng nếu chỉ trông chờ vào “bàn tay vô hình”, thì sẽ lại xuất hiện “thị trường
thất bại”. Vì vậy, chúng ta nên vận dụng một cách linh hoạt giữa “bàn tay vô hình” và “bàn tay
hữu hình”. Nếu có sự bất ổn khách quan từ bên ngoài và một số yếu kém ở bên trong, thì việc kết
hợp giữa “hai bàn tay” sẽ rất cần thiết.
Ngoài vận dụng linh hoạt “hai bàn tay” chúng ta cần phải kết hợp chặt chẽ những quan điểm
từ học thuyết trọng thương. Vận dụng những quan điểm này để có thể có những tác động mạnh
mẽ vào thương mại nhằm mục đíchcó được một nền thương mại phát triển. Tuy nhiên không lạm
dụng những quan điểm từ học thuyết này bởi những vấn đề kinh tế mà học thuyết này đưa ra chỉ
được lý giải một cách giản đơn, chỉ là sự mô tả các hiện tượng chưa đi sâu tìm hiểu bản chất trong
đó.
Tổng quan lại, mỗi một học thuyết kinh tế đều có mặt ưu điểm cũng như khuyết điểm. Để có thể
có được một nền kinh tế phát triển ổn định, vững mạnh nói chung và một nền thương mạnh mạnh
mẽ nói riêng, chính phủ mỗi nước cần phải vận dụng tốt những ưu điểm của mỗi học thuyết kinh
tế và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực mà học thuyết kinh tế đó mang lại.
4.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Việt Dũng (2013). Kinh tế học (P11: Bàn tay vô hình), 31/12/2013 từ
<https://chienluocsong.com/kinh-te-hoc-p11-ban-tay-vo-hinh/>
Trương Khắc Trà (2018). Nhận diện “bàn tay hữu hình”, 09/11/2018 từ <
https://diendandoanhnghiep.vn/nhan-dien-ban-tay-huu-hinh-139466.html>
Wikipedia - https://en.wikipedia.org/wiki/The_Visible_Hand
Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2010.
Những vấn đề cơ bản của các lý thuyết kinh tế, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2010.

More Related Content

Similar to KDQT-NHÓM-10 (1).docx

quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiiiquan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
2113819
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
Hyo Neul Shin
 
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Trương Ý
 
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdfBài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
pthnhung23
 
đề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lốiđề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lối
huyentrangnh3
 
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
NguynHong218306
 

Similar to KDQT-NHÓM-10 (1).docx (20)

Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩaTiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
[123doc] tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
[123doc]   tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia[123doc]   tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
[123doc] tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
 
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiiiquan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
 
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
 
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
 
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
 
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
 
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdfBài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
 
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ...
 
đề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lốiđề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lối
 
Ban tay vo_hinh_438
Ban tay vo_hinh_438Ban tay vo_hinh_438
Ban tay vo_hinh_438
 
Bantayvh ltss 5914
Bantayvh ltss 5914Bantayvh ltss 5914
Bantayvh ltss 5914
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
 
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
 
Phân tích những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng nông.
Phân tích những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng nông.Phân tích những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng nông.
Phân tích những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng nông.
 
Tai lieuonthi qlnn
Tai lieuonthi qlnnTai lieuonthi qlnn
Tai lieuonthi qlnn
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...
 
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAYTIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
 
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tảiNâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
 
Sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hàng không Vietn...
Sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hàng không Vietn...Sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hàng không Vietn...
Sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hàng không Vietn...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
 
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
 
Đào tạo và bồi dưỡng viên chức tại Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo và bồi dưỡng viên chức  tại Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo và bồi dưỡng viên chức  tại Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo và bồi dưỡng viên chức tại Đài Truyền hình Việt Nam
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Hướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệp
Hướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệpHướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệp
Hướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệp
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
 
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
 
Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...
Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...
Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...
 
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘITÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
 
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
 
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
 
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
 
Statistics for Business and Economics.docx
Statistics for Business and Economics.docxStatistics for Business and Economics.docx
Statistics for Business and Economics.docx
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh XuânQuản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
 
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
 

KDQT-NHÓM-10 (1).docx

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG  Môn: KINH DOANH QUỐC TẾ Tên đề tài: PHÂN TÍCH SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƯƠNG MẠI QUA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Nhóm thực hành: Nhóm 10 Lớp: KI142-IE1802 GVHD: Nguyễn Thị Bích Phượng Thành phố Hồ Chí Minh, 11/2021.
  • 2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU:......................................................................................... 3 1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ..................................................................................................................... 4 1.1. Giới thiệu chung về các học thuyết kinh tế......................................... 4 1.1.1. Chủ nghĩa trọng thương ............................................................... 4 1.1.2. Bàn tay vô hình của Adam Smith ................................................. 5 1.1.3. Bàn tay hữu hình Keynes.............................................................. 6 1.2 Vai trò của chính phủ đối với hoạt động thương mại của một quốc.... 6 1.3 Các biện pháp can thiệp của chính phủ trong lĩnh vực thương........... 7 2. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƯƠNG MẠI QUA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ............................... 8 2.1. Chủ nghĩa trọng thương..................................................................... 8 2.1.1. Vai trò của nhà nước trong học thuyết chủ nghĩa trọng thương .. 8 2.1.2. Chính phủ tác động đến thương mại thông qua việc vận dụng học thuyết chủ nghĩa trọng thương............................................................... 8 2.2. Bàn tay vô hình adam smith............................................................... 8 2.2.1. Vaitrò của nhà nước trong học thuyết bàn tay vô hình Adam Smith ................................................................................................................ 9 2.2.2 Chính phủ tác động đến thương mại thông qua việc vận dụng học thuyết bàn tay vô.................................................................................... 9 2.3. Bàn tay hữu hình của keynes............................................................ 10 2.3.1. Vai trò của nhà nước qua học thuyết.......................................... 10 2.3.2 Chính phủ tác động đến thương mại thông qua việc vận dụng học thuyết bàn tay hữu ............................................................................... 10 3. KẾT LUẬN ............................................................................................ 11 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 12
  • 3. PHẦN MỞ ĐẦU: Lời mở đầu Hội nhập kinh tế thế giới là một điều tất yếu do sự tăng trưởng của lực lượng sản xuất mà vượt trội khả năng thu hút của thị trường trong nước và vì vậy mà đưa các nước có sự cố gắng cùng nhau để làm cho các dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có thể dễ dàng hơn. Sự đấu tranh và thỏa hiệp được thể hiện để mở rộng hơn nữa thị trường vì lợi ích của sự phát triểnkinh tế. Theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế và phù hợp các quan niệm cũ “ thương mại đòi hỏi phường hội và đối tác” thì Việt Nam cũng không thể nằm ngoài sự vận động này. Đối với Việt Nam thì hội nhập bao gồm cả cơ hội và thách thức. Để có thêm các thị trường mới thì quốc gia phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và sự cạnh tranh sẽ còn càng tăng thêm hơn nữa bởi những điểm yếu vốn có của nền kinh tế: sức cạnh tranh yếu, kém sự năng động, cơ cấu đầu tư và nền kinh tế không hợp lý, các nguồn lực phát triển dồi dào nhưng không được sử dụng hợp lý do cơ chế khai thác kém, suy nghĩ kinh doanh và quản lý còn bị động … Bởi vì các lý do đó nên việc thực hiện các chính sách bao gồm cả chính sách thương mại gặp nhiều khó khăn lớn. Sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động thương mại quốc tế đã được các nhà kinh tế đề cập đến trong các lý thuyết của mình trong các giai đoạn khác nhau như Adam Smith, David Ricardo …. và trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới hiện nay Chính phủ Việt Nam đã có các cơ chế, chính sách kinh tế nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam nói chung và thương mại quốc tế nói riêng có thể hoà nhập mà không hoà tan với nền kinh tế thế giới và đặc biệt là thông qua các biện pháp tài chính – một trong các biện pháp, chính sách kinh tế quan trọng. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích vai trò của chính phủ đối với hoạt động thương mại của một quốc gia. Phân tích sự can thiệp của chính phủ vào thương mại qua các học thuyết kinh tế Đối tượng nghiên cứu: Sự can thiệp của chính phủ vào thương mại qua các học thuyết kinh tế. Phương pháp nghiên cứu: Lấy ý kiến chuyên gia Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Phương pháp thu thập thông tin Phạm vi nghiên cứu: hoạt động thương mại tại Việt Nam
  • 4. 1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 1.1. Giới thiệu chung về các học thuyết kinh tế 1.1.1. Chủ nghĩa trọng thương Thời gian xuất hiện Chủ nghĩa trọng thương là hình thái đầu tiêncủa hệ tư tưởng tư sản trong lĩnh vực kinh tế chính trị, xuất hiện từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, trong giai đoạn tan rã của chế độ phong kiến và thời kỳ tích luỹ nguyên thủy tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa trọng thương là thời kỳ chủ nghĩa duy vật đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm. Kinh tế hàng hoá và khoa học tự nhiên phát triển mạnh (cơ học, thiên văn học, địa lý…). Đặc biệt là những phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI tìm ra châu Mỹ, đường biển qua châu Phi, từ châu Âu sang Ấn Độ… đã tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển. Mục đích Chủ nghĩa trọng thương là một ứng dụng thực hành giả thuyết kinh tế, được sử dụng rộng rãi ở châu Âu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, thúc đẩy việc chính quyền điều phối nền kinh tế quốc gia với mục đích làm tăng quyền lực nhà nước đó bằng việc làm suy giảm sức mạnh của các nước đối địch Quan điểm của học thuyết chủ nghĩa trọng thương Một quan điểm chủ đạo của chủ nghĩa trọng thương, cũng là sự thừa nhận truyền thống quân chủ từ thời kỳ tiền trung cổ, xem người cầm quyền là tối cao, là phụ mẫu của dân tộc, người có quyền điều hành các chính sách kinh tế với mục đích tạo nên sự hùng mạnh của quốc gia. Chủ nghĩa trọng thương là hệ tư tưởng đầu tiên xác định các chức năng lãnh đạo cho người đứng đầu nhà nước, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cổ xúy tinh thần dân tộc trong dân chúng. Chủ nghĩa trọng thương chủ trương chính sách bảo hộ mậu dịch (chế độ thuế quan bảo hộ) nhằm bảo hộ cho giới doanh thương quốc nội trên thị trường nước ngoài và tạo ra những hạn chế đối với giới giao thương ngoại quốc trên thị trường trong nước. Chính sách bảo hộ mậu dịch làm tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia, ưu tiên mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Kết quả khả quan của giao thương được đánh giá bằng sự vượt trội lượng hàng xuất đối với lượng hàng nhập, bằng lượng vàng ròng thu được, dẫn đến sự hình thành khái niệm cân đối thương mại chủ động. Những người theo phái trọng thương bị cuốn hút vào việc tích lũy các kim loại sản xuất tiền là vàng và bạc. Vì nguồn cung cấp vàng, bạc có giới hạn nên những người trọng thương tin rằng một quốc gia có thể cải thiện dự trữ vàng của mình từ sự thua thiệt của quốc gia khác, tạo nên của cải và quyền lực cho quốc gia đó. Chỉ chú ý đến xuất khẩu, họ cho rằng cần tập trung hoàn toàn vào xuất khẩu, vì xuất khẩu là nguồn mang lại kim loại quý. Còn nhập khẩu thì rất hạn chế, đặc biệt là các sản phẩm đã hoàn chế và hàng hóa xa xỉ phẩm. Họ bảo vệ chính sách bảo hộ: khuyến khích xuất khẩu (thông qua trợ giá) và cản trở nhập khẩu (dựa vào thuế quan). Các quốc gia theo chủ nghĩa trọng thương định hướng nền kinh tế nội địa để tạo ra thặng dư thương mại. Nói cách khác, mục tiêu của họ là tăng
  • 5. cường xuất khẩu trong khi hạn chế nhập khẩu. Điều này dẫn tới các chính sách mang tính chất bảo hộ nền kinh tế trong nước chủ yếu thông qua hàng rào thuế quan. Khoản thặng dư thương mại thu được có thể giúp các quốc gia này nâng cao sức mạnh bằng cách xây dựng quân đội, mua sắm vũ khí…, qua đó củng cố an ninh quốc gia và nâng cao vị thế quốc tế. Ngoài ra, theo quan điểm của trường phái trọng thương thì muốn gia tăng xuất khẩu để có nhiều kim quý thì phải có nhiều nhân công "Dân số là của cải và sức mạnh của quốc gia" (theo Nichobas Barbon) "Quốc gia giàu có nhất phải chăng là quốc gia có nhiều nhân công nhất" (theo Josiah Tucken). 1.1.2. Bàn tay vô hình của Adam Smith 1.1.2.1 Thời gian xuất hiện Bàn tay vô hình là một phép ẩn dụ, một tư tưởng kinh tế do nhà kinh tế học Adam Smith đưa ra vào năm 1776. 1.1.2.2 Mục đích Thuyết bàn tay vô hình được áp dụng giải thích các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp liên quan đến sản xuất & kinh doanh. Khái niệm “Bàn tay vô hình” được đề cập trong Quyển 4, Chương II; qua nghiên cứu các mô hình kinh tế, khái niệm này được Adam Smith phân tích gắn liền với hoạt động sản xuất, huy động và sử dụng vốn tài chính nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế nội địa của mỗi quốc gia. Cụ thể, Smith đã tuyên bố rằng, trong nền kinh tế thị trường tự do, mỗi cá nhân theo đuổi một mối quan tâm và xu hướng lợi ích riêng cho cá nhân mình, và chính các hành động của những cá nhân này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn cộng đồng thông qua một “bàn tay vô hình”. 1.1.2.3 Quan diểm học thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith Adam Smith cho rằng bàn tay vô hình có nghĩa là: Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên vô hình trung đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng. Trong nền kinh tế thị trường tự do, động lực cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội của mỗi cá nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của của xã hội. Tuy nhiên, Smith (1976) cho rằng, việc theo đuổi tư lợi trên quy mô rộng lớn của các doanh nhân có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích chung, đến sự phát triển của cả quốc gia. Cụ thể, thuyết bàn tay vô hình giải thích các chiến lược và quy luật áp dụng trong kinh doanh, như trong đầu tư vốn để thu lại lợi nhuận tối đa từ “sự áp bức” trên cơ sở độc quyền trong hàng hóa, sự kiểm soát giá cả thi trường và khả năng ràng buộc các tổ chức lao động. Theo Smith (1976), tất cả các vận động tư lợi với chính quyền của các
  • 6. thương gia và nhà sản xuất đều là những nỗ lực nhằm lừa gạt và áp bức xã hội. Ví dụ, nếu các thương gia theo đuổi tư lợi thao túng chính trị, họ sẽ chỉ tìm cách lật đổ thị trường tự do vì tư lợi của mình và những người liên quan. 1.1.3. Bàn tay hữu hình Keynes 1.1.3.1 Thời gian xuất hiện Năm 1929, cái gọi là bàn tay vô hình bị “tan hoang”. Và rồi cuộc khủng hoảng lớn nhất đầu tiên trong lịch sử kinh tế đã bắt đầu. Lúc ấy, lợi ích của cá nhân không làm gia tăng lợi ích của tập thể được nữa, mà chính nó đã nhấn chìm lợi ích của tập thể và đưa tất cả vào giai đoạn thoái hoá sau những vinh quang không có thực do lợi ích các nhân tạo ra. Học thuyết kinh tế của Keynes ra trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đãlàm phá sản học thuyết tự điều chỉnh kinh tế của trường phái cổ điển và tân cổ điển. 1.1.3.2 Mục đích Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ và Tây Âu những năm 1929 – 1933 đã chỉ ra cơ chế tự quản của thị trường tự do đã bị phản tác dụng và đã dẫn tới đầu cơ trục lợi, bong bóng tài chính và khủng hoảng kinh tế xảy ra theo chu kỳ. Khi ấy, sự phát triển nhanh về kĩ thuật, sự ra đời của máy móc đã làm thay đổi tất cả. Nhu cầu gia tăng và sự giãn nở của kinh tế đã vượt quá tầm kiểm soát của “Bàn tay vô hình”. Học thuyết “Bàn tay hữu hình” đã ra đời để bổ sung những khuyết điểm vốn có của học thuyết “Bàn tay vô hình”. 1.1.3.3 Quan điểm của học thuyết Bàn tay hữu hình Keynes Keynes phê phán lý luận của các phái cổ điển và tân cổ điển về khả năng tự điều chỉnh của thị trường, đồng thời nêu lên quan điểm về vấn đề khủng hoảng thất nghiệp và vai trò điều tiết của nhà nước. Ông đề cao vai trò của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế. Theo ông, cần phải có sự tác động điều tiết của nhà nước; tăng nhu cầu đầu tư nhà nước để tạo công ăn việc làm cho khu vực công cộng nhằm cải thiện phúc lợi xã hội; in thêm tiền cho lưu thông để hạ lãi suất nhầm khuyến khích đầu tư tư nhân; tạo ra lạm phát có mức độ để kích thích tiêu dùng 1.2 Vai trò của chính phủ đối với hoạt động thương mại của một quốc gia Vai trò quản lý kinh tế của Chính phủ đã được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn. Trong lĩnh vực thương mại nước ta, vai trò quản lý của Chính phủ được thể hiện trong các mặt sau đây: Một là, Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát triển. Nhà nước bảo đảm sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho thương mại phát triển. Nhà nước thực thi cơ chế, chính sách để hạn chế tình trạng thiểu cầu, giảm lạm phát, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng. Nhà nước tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, bao gồm kết cấu hạ tầng vật chất, tài chính, giáo dục, luật pháp... cho thương mại. Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, môi trường vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển của thương mại trong cơ chế thị trường. Hai là, Nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại. Sự định hướng này được thực hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh tế xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Định hướng dẫn dắt sự phát triểncủa thương mại còn
  • 7. được bảo đảm bằng hệ thống chính sách, sự tác động của hệ thống tổ chức quản lý thương mại từ trung ương đến địa phương. Ba là, Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương mại của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước có vai trò củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội cho mọi người, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường. Xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ rộng rãi, khuyến khích và đề cao trách nhiệm cá nhân là điều kiện cho sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội. Trong kinh tế thị trường sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội là rất lớn. Nhà nước cần có sự can thiệp và điều tiết hợp lý nhằm bảo đảm cuộc sống ổn định, nhân cách của con người được tôn trọng, đồng thời bảo đảm tính tự chủ, sáng tạo và ham làm giàu của mọi công dân. Bốn là, quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước. Nhà nước quy định rõ những bộ phận, những ngành then chốt, những nguồn lực và tài sản mà Nhà nước trực tiếp quản lý. Đất đai, các nguồn tài nguyên, các sản phẩm và ngành có ý nghĩa sống còn với quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước. Ở đây Nhà nước phải quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển các tài sản đó. Nhà nước trực tiếp quản lý các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. Thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước là nội dung quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa. Duy trì vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước là công việc quan trọng để vượt qua nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua các doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước có thể hướng dẫn, chỉ đạo sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác, tập trung mọi nguồn lực cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Thông qua thành phần kinh tế Nhà nước, Nhà nước nắm và điều tiết một bộ phận lớn các hàng hóa – dịch vụ chủ yếu có ý nghĩa quan trọng và then chốt của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng và phát triển cân đối với 1.3 Các biện pháp can thiệp của chính phủ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Có bốn công cụ chủ yếu chính phủ dùng để can thiệp vào hoạt động thương mại tự do: Thuế quan bảo hộ: là thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng hoá nhập khẩu. Thuế quan bảo hộ được dùng để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của nước ngoài. Chúng ngăn cản thương mại tự do bằng cách làm tăng giá hàng nhập khẩu, làm dịch chuyển cầu về phía hàng sản xuất trong nước. Ví dụ, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào giày nhập khẩu sẽ làm cho đôi giày sản xuất trong nước hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng. Hạn ngạch nhập khẩu: là các giới hạn về số lượng hoặc tổng giá trị của các mặt hàng nhập khẩu cụ thể nào đó. Một khi hạn ngạch được cấp "hết", việc nhập khẩu hàng hóa đó cũng kết thúc. Hạn ngạch nhập khẩu có hiệu quả hơn thuế quan khi chúng ta muốn làm hoạt động thương mại quốc tế chậm lại. Với thuế quan, sản phẩm có thể được nhập khẩu với số lượng lớn, nhưng với hạn ngạch nhập khẩu thì tất cả các hàng nhập khẩu đều bị cấm một khi hết hạn ngạch. Các rào cản phi thuế quan(và cả rào cản phi hạn ngạch) bao gồm các yêu cầu cấp phép phiền hà, những tiêu chuẩn phi lý liên quan đến chất lượng sản phẩm, hoặc chỉ đơn giản là các rào cản quan liêu và sự chậm trễ khi làm thủ tục hải quan. Một số quốc gia yêu cầu các nhà nhập khẩu hàng hóa nước ngoài phải có giấy phép và hạn chế số lượng cấp phép. Dù cho nhiều quốc gia kiểm tra các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu rất cẩn thận để
  • 8. ngăn chặn sự lan tràn của côn trùng có khả năng gây hại thì một số nước vẫn sử dụng cách kiểm tra này trong thời gian dài để cản trở nhập khẩu. Trợ cấp xuất khẩu: bao gồm các khoản thanh toán của chính phủ cho các nhà sản xuất trong nước sản xuất hàng xuất khẩu. Bằng cách giảm chi phí sản xuất, các khoản trợ cấp này cho phép nhà sản xuất tính giá thấp hơn nên sẽ bán được nhiều hàng xuất khẩu ra các thị trường thế giới. Hai ví dụ: một số chính phủ châu Âu đã trợ cấp rất mạnh cho hãng Airbus Industries, một hãng sản xuất máy bay thương mại ở châu Âu để giúp hãng Airbus cạnh tranh với hãng Boeing của Mỹ. Mỹ và các quốc gia khác đã trợ cấp cho nông dân của mình để đẩy mạnh nguồn cung lương thực trong nước. Trợ cấp đã làm giảm giá thị trường của thực phẩm và đã hạ thấp giá xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp một cách có chủ đích. 2. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƯƠNG MẠI QUA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƯƠNG MẠI QUA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ 2.1. Chủ nghĩa trọng thương 2.1.1. Vai trò của nhà nước trong học thuyết chủ nghĩa trọng thương Trong quan điểm ngoại thương, tính dân tộc thể hiện rất rõ. Các đại biểu của Chủ nghĩa trọng thương đều đòi hỏi nhà nước phải có các biện pháp nhằm bảo vệ thị trường nội địa tránh sự xâm nhập, cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài, chủ trương tìm mọi cách để bảo vệ vàng bạc nước mình không chảy ra nước ngoài. Xuất phát từ chỗ coi nguồn gốc của của cải được sinh ra trong lưu thông và luận điểm về ngoại thương phải thực hiện xuất siêu của mình, Chủ nghĩa trọng thương chủ trương xuất siêu với các mức độ khác nhau giữa các khuynh hướng của quốc gia trong những thời kỳ khác nhau. Để thực hiện xuất siêu thì phải phát triển công nghiệp.Ví dụ như: - Nhập khẩu có thể giảm nếu từ bỏ việc tiêu dùng quá mức hàng nước ngoài. - Chỉ nên nhập khẩu những hàng hóa mà trong nước không sản xuất được hay sản xuất được nhưng có chi phí quá lớn so với hàng ngoại cùng kiểu cách, chất lượng. - Xuất khẩu phải chú ý đến những mặt hàng dư thừa trong nước và nhu cầu của nước quan hệ trong hoạt động ngoại thương. 2.1.2. Chính phủ tác động đến thương mại thông qua việc vận dụng học thuyết chủ nghĩa trọng thương Chủ nghĩa trọng thương ủng hộ chính sách thuế quan, chính sách bảo hộ mậu dịch có lợi cho những hoạt động ngoại thương của Nhà nước, cụ thể như: - Thực hành chế độ thuế quan, bảo hộ nhằm kiểm soát nhập khẩu, khuyến khích sản xuất và bảo vệ hàng sản xuất trong nước, bảo hộ sự phát triển của các xí nghiệp công trường thủ công - Sử dụng công cụ luật pháp để ngăn cấm dòng tiền vàng chảy ra nước ngoài, quy định khi tàu buôn đi bán hàng ở nước ngoài thì chỉ được mang tiền về, không được mang hàng về, tàu của nước ngoài tới bán hàng thì không được mang tiền về mà phải mua hàng về… - Đưa ra những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tư bản thương nghiệp hoạt động.
  • 9. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển tốt đẹp nếu như có sự điều chỉnh và quản lý của nhà nước, khuyến khích sự độc quyền trong ngoại thương. Vai trò của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế được Chủ nghĩa trọng thương đề cao và cho rằng: Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển có hiệu quả nếu chịu sự chi phối, quản lý của nhà nước. Thương nhân cần dựa vào nhà nước và nhà nước phối hợp bảo vệ thương nhân. 2.2.Bàn tay vô hình Adam Smith 2.2.1. Vai trò của nhà nước trong học thuyết bàn tay vô hình Adam Smith Về vai trò của Nhà nước, Adam Smith coi trọng “Bàn tay vô hình”, tức: Nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế nói chung, hoạt động thương mại nói riêng, mà để chúng tự vận động theo các quy luật kinh tế khách quan. Adam Smith quan niệm hệ thống các quy luật kinh tế khách quan đó là một “trật tự tự nhiên”. Nền kinh tế cần phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế (tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu dịch). Hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa được phát triển theo sự điều tiết của bàn tay vô hình. Vì vậy, Nhà nước nên hạn chế can thiệp vào nền kinh tế càng nhiều càng tốt. Vai trò của Nhà nước chỉ nên là tối thiểu với ba chức năng chính: đảm bảo hòa bình để phát triển kinh tế, vai trò của một người bảo hộ tạo môi trường tự do cạnh tranh cho các quy luật kinh tế khách quan hoạt động, cung ứng hàng hỏa công cộng: an ninh, quốc phòng, giao thông... 2.2.2 Chính phủ tác động đến thương mại thông qua việc vận dụng học thuyết bàn tay vô hình Adam Smith Thuyết bàn tay vô hình áp dụng giải thích động lực đầu tư vốn nhằm thu lợi nhuận tối đa (lợi ích cá nhân) thông qua một “xã hội áp bức” Theo đó, lợi ích mà các thương gia thu được đều từ “áp bức” dựa trên sự độc quyền về hàng hóa, khả năng kiểm soát giá và khả năng ràng buộc các tổ chức lao động của họ. Smith (1976) đề cập đến những hạn chế trong thương mại quốc tế, cụ thể về thuế nhập khẩu cùng các lệnh cấm, tiền thưởng, tiền hoàn thuế và những giới hạn của thương mại thuộc địa. Các thương gia được hưởng lợi từ những hạn chế này phản đối tự do thương mại, vì ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, mặc dù chính sách này sẽ mang lại lợi ích cho xã hội nói chung: “Không chỉ gây ra những hậu quả không tốt cho cộng đồng mà còn hơn thế, hành động tư lợi của các cá nhân chống lại tự do thương mại” Thực tế, thuyết bàn tay vô hình chỉ thể hiện hết giá trị của nó trong một thị trường tự do. Các thương gia và nhà sản xuất làm lợi cho xã hội khi họ đầu tư vốn để thu lại lợi nhuận tối đa, và họ cũng có thể gây tổn hại cho xã hội khi họ hợp tác hay thông đồng tạo ra các hình thức độc quyền, hoặc lừa dối các nhà lập pháp để cấp độc quyền cho họ. Trong bối cảnh hiện nay, thuyết bàn tay vô hình bộc lộ một số hạn chế, vì vậy, các cá nhân, tổ chức nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cần nghiên cứu chi tiết, đồng thời áp dụng thuyết bàn tay vô hình phù hợp tới tình hình kinh doanh và thực trạng nền kinh tế.
  • 10. 2.3. Bàn tay hữu hình của Keynes 2.3.1. Vai trò của nhà nước qua học thuyết Nhà nước đóng vai trò cực kì quan trọng trong học thuyết “bàn tay hữu hình” của Keynes. Kinh tế học Keynes ủng hộ sự tham gia tích cực của chính phủ trong việc quản lý nền kinh tế, đặc biệt là thời kỳ kinh tế suy thoái. Cách thức điều tiết là thông qua những chương trình công cộng và dùng những chương trình này để can thiệp tích cực với hướng kích thích và duy trì tốc độ gia tăng ổn định của tổng cầu. Khi tổng cầu tăng sẽ kích thích sức sản xuất, các doanh nghiệp hoạt động mở rộng sẽ thu nhận thêm nhân công, thất nghiệp được giải quyết và sản lượng quốc gia tăng lên. Để minh hoạ cho điểm này, Keynes đưa ra cách lập luận mới về đầu tư. Theo Keynes, ở thời điểm suy thoái, ngay cả những nhà đầu tư mạo hiểm nhất cũng không dám đầu tư kể cả khi lãi suất thấp vì họ cho rằng bỏ vốn vào kinh doanh trong bối cảnh như vậy chắc chắn sẽ thua lỗ. Như vậy không có một cơ chế tự hành nào có thể thúc đẩy nền kinh tế đến khả năng sử dụng hết nguồn nhân lực và làm cho hoạt động đầu tư tăng lên một cách đều đặn. Do vậy, để ổn định nền kinh tế và thích ứng với biến động suy thoái thì giải pháp tất yếu và cần thiết là sự can thiệp của chính phủ. 2.3.2 Chính phủ tác động đến thương mại thông qua việc vận dụng học thuyết bàn tay hữu hình Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ,.. giữa hai hay nhiều đối tác và có thể nhận lại một giá trị nào đó( bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hoá, dịch vụ khác như hình thức thương mại đổi bằng hàng. Việc tạo ra một môi trường kinh tế phát triển và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thuận lợi. Chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế thông qua công cụ chính sách tài khoá, bao gồm thuế và chi tiêu ngân sách. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, chính phủ nên ban hành văn bản pháp lý, các nghị quyết về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của COVID-19. Từ đó có thể phục hồi nền kinh tế, tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi cho việc phát triển thương mại Chính phủ nên cung ứng những kích thích ban đầu bằng những chương trình kinh tế công cộng. Những chương trình kinh tế công cộng đó, một mặt tạo ra việc làm, mặt khác dẫn đến tăng cầu về tư liệu sản xuất. Nó còn có thể dẫn đến sự xuất hiện của những hình thức hoạt động dịch vụ thu hút khối lượng lao động lớn, làm tăng hơn nữa số việc làm. Để có thể tác động mạnh hơn nữa về thương mại, nhà nước nên tác động đến tiêu dùng của dân cư. Keynes cho rằng sự điều tiết của chính phủ cũng rất quan trọng. Muốn kích thích nhu cầu tiêu dùng trước hết phải điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm thuế thu nhập, kết hợp các biện pháp kích thích đầu tư. Khi thuế giảm, thu nhập sẽ tăng lên nên tiêu dùng và tiết kiệm cũng tăng. Nếu đầu tư cùng tăng tới tiết kiệm, kết quả tổng hợp lại là gia tăng mức tổng cầu, làm thu nhập quốc dân tăng. Theo Keynes: Đối với cầu đầu tư Nhà nước cần tăng thêm các đơn đặt hàng đối với công ty, đặc biệt là công ty xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tăng tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và cầu lao động để tăng việc làm. Đối với các doanh nghiệp lớn, nhà nước cần giảm lãi suất, thực hiện ưu đãi tín dụng, giảm thuế nhằm khuyến khích đầu tư.
  • 11. Thực hiện “lạm phát có mức độ nhằm” kích thích thị trường nhưng không nguy hiểm: Giảm lãi suất và tăng thêm lượng tiền vào lưu thông. Khi nền kinh tế đạt tới trạng thái cân bằng với mức sản lượng và việc làm cao hơn thì lạm phát sẽ tự động dùng lại. Tăng thuế điều tiết một phần thu nhập trong dân cư đưa vào ngân sách tạo điều kiện tăng chi cho mục đích đầu tư, mở rộng, khuyến khích các hình thức đầu tư. Đối với cầu tiêu dùng Ông cho rằng nên thực hiện các biện pháp khuyến khích tiêu dùng cá nhân, đặc biệt là tiêu dùng của tầng lớp giàu có. 3. KẾT LUẬN Theo mỗi học thuyết kinh tế, chính phủ mỗi đất nước sẽ có rất nhiều cách can thiệp vào ngoại thương thông qua nhiều cách khác nhau – trừ học thuyết “Bàn tay vô hình” khuyến khích chính phủ không nên can thiệp. Kinh tế thị trường đã có quá trình hình thành và phát triểnlâu dài. Ngày nay, kinh tế thị trường là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến không chỉ ở các nước phát triển, mà còn ở cả các nước đang phát triển, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của thế giới nói chung, của từng quốc gia nói riêng. Có thể hiểu nền kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó các quan hệ thị trường quyết định sự phân bổ nguồn lực thông qua hệ thống giá cả. Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân được tự do ra quyết định kinh tế. Các doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh, lựa chọn quy mô, công nghệ sản xuất và thuê các yếu tố sản xuất; tự do lựa chọn địa điểm và phương thức phân phối sản phẩm tạo ra... Hầu hết các quyết định đó không xuất phát từ động cơ đóng góp cho phúc lợi chung của toàn xã hội mà xuất phát từ lợi ích riêng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thị trường đã không hoàn hảo như mong đợi, trước hết là trong việc phân bổ nguồn lực hiệu quả. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bản thân thị trường không thể mang lại những kết quả mong muốn cho toàn xã hội. Khi điều này xảy ra, các nhà kinh tế nói rằng thị trường đã thất bại. Chính bởi những lý do này mà nhà nước cần can thiệp vào các hoạt động kinh tế. Các nhà kinh tế đã khẳng định, mặc dù không thể thay thế thị trường, nhưng nhà nước có thể hoàn thiện các hoạt động thị trường. Nếu chỉ sử dụng bàn tay hữu hình thì nhà nước sẽ “ôm” nhưng lại “ôm” không xuể, không đủ nguồn lực để có thể giải cứu tất cả, không đủ sức chống đỡ trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Du có tung ra hết biện pháp hành chính này đến biện pháp hành chính khác, thì “vá” được chỗ này, sẽ “bục” ra chỗ khác. Nhưng nếu chỉ trông chờ vào “bàn tay vô hình”, thì sẽ lại xuất hiện “thị trường thất bại”. Vì vậy, chúng ta nên vận dụng một cách linh hoạt giữa “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình”. Nếu có sự bất ổn khách quan từ bên ngoài và một số yếu kém ở bên trong, thì việc kết hợp giữa “hai bàn tay” sẽ rất cần thiết. Ngoài vận dụng linh hoạt “hai bàn tay” chúng ta cần phải kết hợp chặt chẽ những quan điểm từ học thuyết trọng thương. Vận dụng những quan điểm này để có thể có những tác động mạnh mẽ vào thương mại nhằm mục đíchcó được một nền thương mại phát triển. Tuy nhiên không lạm dụng những quan điểm từ học thuyết này bởi những vấn đề kinh tế mà học thuyết này đưa ra chỉ được lý giải một cách giản đơn, chỉ là sự mô tả các hiện tượng chưa đi sâu tìm hiểu bản chất trong đó.
  • 12. Tổng quan lại, mỗi một học thuyết kinh tế đều có mặt ưu điểm cũng như khuyết điểm. Để có thể có được một nền kinh tế phát triển ổn định, vững mạnh nói chung và một nền thương mạnh mạnh mẽ nói riêng, chính phủ mỗi nước cần phải vận dụng tốt những ưu điểm của mỗi học thuyết kinh tế và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực mà học thuyết kinh tế đó mang lại. 4.TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Việt Dũng (2013). Kinh tế học (P11: Bàn tay vô hình), 31/12/2013 từ <https://chienluocsong.com/kinh-te-hoc-p11-ban-tay-vo-hinh/> Trương Khắc Trà (2018). Nhận diện “bàn tay hữu hình”, 09/11/2018 từ < https://diendandoanhnghiep.vn/nhan-dien-ban-tay-huu-hinh-139466.html> Wikipedia - https://en.wikipedia.org/wiki/The_Visible_Hand Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2010. Những vấn đề cơ bản của các lý thuyết kinh tế, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2010.