SlideShare a Scribd company logo
1 of 180
Download to read offline
Ba Chiều Kích Của Sự Ngợi Khen
Tác giả: A. W. Tozer
Nguồn: tinlanhhyvong.com
Ðấng Christ đối với dân sự Ngài là rất tuyệt vời và Ngài mang đến cho
họ những lợi ích phong phú mà tâm trí không thể hiểu nổi, cả đến tấm
lòng cũng không biết phải dùng từ gì để diễn tả.
Những kho báu này vừa có ở hiện tại, và cũng sẽ có ở tương lai. Thần
Lẽ Thật, qua Phao-lô, bảo đảm với chúng ta rằng Ðức Chúa Trời đã
chúc phước cho chúng ta với mọi thứ phước thiêng liêng trong Ðấng
Christ. Những phước hạnh đó là của chúng ta, là con của sự sáng tạo
mới và luôn sẵn có cho chúng ta ngay bây giờ bởi sự vâng phục của
đức tin.
Phi-e-rơ, cũng được cảm động bởi chính Thần Lẽ Thật đó, nói với
chúng ta về sự thừa kế được bảo đảm cho chúng ta bởi sự sống lại
của Ðấng Christ, một sự thừa kế không thể mất đi, không có một chút ô
uế, không hề phai tàn, đã được sắm sẵn cho chúng ta trên thiên đàng.
Không có gì mâu thuẫn ở đây cả, vì một sứ đồ nói về những ích lợi hiện
tại và người kia thì nói về những món quà sẽ được ban tặng khi Ðấng
Christ tái lâm. Và cả hai đều vượt quá mọi lời lẽ của con người, để ca
ngợi về quá nhiều những phước lành mà chúng ta đã nhận lãnh rồi.
Có lẽ chúng ta sẽ dễ hiểu hơn nếu chúng ta tưởng tượng chính mình
như một con cá trong một dòng sông rộng lớn, lập tức được hưởng trọn
dòng chảy của con sông, nhớ lại với lòng biết ơn dòng nước đã chảy qua và
chờ đợi trong sự biết trước về sự đầy trọn đang tuôn chảy trên chúng
ta từ nơi thượng nguồn. Ðây là một hình ảnh thi vị bất toàn; nhưng điều
này là thật, chúng ta, những người tin cậy nơi Ðấng Christ, được sinh ra
trong ân điển hiện tại, và khi chúng ta nhớ lại, với lòng tạ ơn Chúa về
sự nhân từ mà chúng ta đã tận hưởng trong những ngày đã qua và với
niềm hy vọng phước hạnh, chúng ta trông đợi ân điển và sự nhân từ
đang chờ chúng ta ở phía trước.
Bernard ở Clairvaux từng nói về một loại "hương thơm được hình thành
từ những phước hạnh của Ðức Chúa Trời được (con cái Chúa) ghi nhớ."
Thức hương đó rất hiếm. Mỗi người theo Chúa phải toát ra mùi hương
đó; không phải những gì chúng ta đã nhận lãnh từ lòng tốt của Ðức Chúa
Trời nhiều hơn điều mà chúng ta có thể tưởng tượng, trước khi chúng
ta biết Ngài và tự chúng ta đã khám phá ra Ngài giàu có và rộng rãi như
thế nào, hay sao?
Chúng ta đã nhận lãnh sự đầy trọn của ân điển Ngài vì ân điển là điều
mà không ai chối từ; nhưng hương thơm không đến từ sự nhận ơn; nó
đến từ sự biết ơn, một điều hoàn toàn khác biệt. Mười người phung
được chữa lành; đó là ơn phước. Một người trở lại tạ ơn Ðấng ban
phước cho mình; đó là thức hương. Những ơn phước bị lãng quên,
giống như những con ruồi chết, có thể khiến cho thứ dầu xức bốc mùi
khủng khiếp.
Những ơn phước được ghi nhớ, sự tạ ơn vì những đặc ân hiện tại và sự
ngợi khen vì ân điển đã được ứng hứa hòa trộn vào nhau như nhũ hương,
một dược để tạo nên một hương thơm quý hiếm cho những bộ trang
phục của các thánh nhân. Với thức hương này, Ða-vít cũng đã thoa lên cây
đàn của mình và những bài thánh ca của thời đại đó đã trở nên ngọt ngào
với nó.
Có lẽ cần phải có một đức tin thuần khiết hơn để ngợi khen Ðức Chúa
Trời vì những ơn phước chúng ta nhận lãnh được mà chúng ta không
nhận biết hơn là những cái mà chúng ta đã hưởng hay hiện đang được
vui hưởng. Vậy mà nhiều người đã lên đến đỉnh cao chan hòa ánh sáng
đó, như Anna Waring đã viết,
Vinh hiển thuộc về Ngài vì tất cả mọi ân điển
mà con chưa từng nếm trải...
Khi chúng ta bước vào sự hiểu biết cá nhân sâu nhiệm hơn với Ðức
Chúa Trời Ba Ngôi, tôi nghĩ trọng tâm của đời sống chúng ta sẽ chuyển
từ cái quá khứ và hiện tại sang cái tương lai. Lần hồi chúng ta sẽ trở
thành những người con của một hy vọng sống và là con của một
tương lai chắc chắn. Lòng chúng ta sẽ trân trọng những kỷ niệm của quá
khứ và đời sống chúng ta sẽ ngọt ngào với lòng biết ơn Ðức Chúa Trời
vì con đường vững chắc mà chúng ta đi tới; nhưng đôi mắt chúng ta sẽ
ngày càng hướng về hy vọng phước hạnh của ngày mai.
Phần lớn Kinh Thánh chứa đựng những lời tiên tri. Không có điều gì
mà Ðức Chúa Trời đã làm cho chúng ta lại có thể so sánh với tất cả những gì
được viết trong lời tiên tri chắc chắn đó. Và không có gì Ngài đã làm hay
có thể còn làm cho chúng ta có thể so sánh với việc Ngài là gì và sẽ là gì đối
với chúng ta. Có lẽ một soạn giả thánh ca đã nghĩ đến điều này trong tâm
trí mình khi cô hát:
Con có một di sản của niềm vui
Là cái mà con không cần phải thấy;
Bàn tay đã tuôn huyết để biến nó thành của con
Ðang gìn giữ nó cho con.
Có thể nào "di sản của niềm vui" đó lại kém hơn Khải Tượng Hạnh
Phúc sao?
Bài Báo Cáo Của Người Quan Sát
Nếu có một người quan sát hay một thánh nhân nào đó từ thế giới
chói sáng bên trên đến giữa vòng chúng ta trong một khoảng thời gian
nào đó với khả năng chẩn đoán những bệnh tật thuộc linh của các
thành viên trong Hội Thánh, có một ghi nhận mà tôi chắc chắn là sẽ
xuất hiện trên phần lớn những bản báo cáo của ông: Dấu hiệu rõ ràng
của chứng mệt mỏi thuộc linh kinh niên; mức độ nhiệt thành đạo đức cực
kỳ thấp.
Ðiều khiến cho tình trạng này đặc biệt có ý nghĩa là những người Mỹ cố
nhiên không phải là những người không nhiệt tình. Thực ra họ nổi tiếng
khắp thế giới vì họ là những người sống trái ngược với điều đó. Các du
khách đến những bờ biển của chúng ta từ nhiều quốc gia khác nhau
mà chẳng bao giờ ngạc nhiên trước sức mạnh và nghị lực chúng ta
dùng để tấn công những vấn đề của mình. Cuộc sống chúng ta giống
như cơn sốt, và dù chúng ta đang xây dựng nhà cao tầng, mở đường
cao tốc, tổ chức các cuộc thi điền kinh, kỷ niệm những ngày đặc biệt
hay chào mừng những người anh hùng trở về, chúng ta luôn luôn làm
nó với vẻ hoa mỹ vốn đã được phóng đại lên. Các tòa nhà của chúng ta
sẽ cao hơn, đường cao tốc của chúng ta sẽ rộng hơn, các cuộc thi
điền kinh sẽ nhiều màu sắc hơn, những buổi lễ kỷ niệm sẽ được trau
chuốt hơn, tốn kém hơn bất cứ nơi nào khác trên trái đất. Chúng ta đi
bộ nhanh hơn, lái xe nhanh hơn, kiếm và tiêu xài tiền nhiều hơn, rồi
huyết áp cũng cao hơn bất kỳ dân tộc nào khác trên thế giới.
Duy chỉ trong một lĩnh vực ích lợi cho con người là chúng ta chậm
chạp và thờ ơ: Ðó là lĩnh vực tôn giáo của mỗi cá nhân. Ở đó, vì một vài lý
do lạ lùng, lòng nhiệt tình của chúng ta lùi lại đằng sau. Các thành viên
trong Hội Thánh thường xuyên đối diện với vấn đề mối tương giao cá
nhân giữa họ với Ðức Chúa Trời trong sự thờ ơ, không thật tâm, chẳng
chút nhiệt tình; một phương cách hoàn toàn khác hẳn với tính khí
chung của họ và hoàn toàn mâu thuẫn với tầm quan trọng của vấn
đề.
Quả thật là có khá nhiều hoạt động tôn giáo giữa vòng chúng ta. Các
cuộc thi đấu bóng rổ liên Hội Thánh, những buổi tiệc tôn giáo hấp dẫn
tiếp sau buổi cầu nguyện, những chuyến dã ngoại cuối tuần có phần đố
Kinh Thánh quanh đống lửa, những cuộc picnic do ban Trường Chúa
Nhật tổ chức, gây quỹ để làm một công việc nào đó và những bữa
điểm tâm mục vụ... đang vây quanh chúng ta với một con số không
thể tin được, và chúng được thực hiện với sự thích thú đặc trưng kiểu
Mỹ. Chính ngay khi chúng ta bước vào vùng Thánh địa của tôn giáo
cá nhân trong lòng, thình lình chúng ta mất hết mọi nhiệt huyết.
Thế là chúng ta đã hiểu tình trạng lạ kỳ và trái ngược này rồi: Một thế
giới ồn ào, hoạt động tôn giáo hấp dẫn được tiến hành mà không có
chút năng lực đạo đức hay sự hăng hái thuộc linh nào. Trong một năm
đi chu du khắp các Hội Thánh, một người hiếm khi tìm được tín hữu
nào có huyết áp bình thường và thân nhiệt đúng tiêu chuẩn. Sự tươi trẻ
và phấn khích của linh hồn trong tình yêu thay vì phải được tìm kiếm
trong Thánh Kinh Tân Ước hay trong tiểu sử của các thánh nhân; thì
chúng ta lại tìm kiếm chúng trong sự tự phụ giữa vòng những người tự nhận
mình đi theo Ðấng Christ trong thời đại của chúng ta.
Bây giờ nếu có bất cứ thực tại nào trong toàn bộ kinh nghiệm của con
người mà bởi bản chất tự nhiên của nó xứng đáng để thách thức tâm
trí, mê hoặc tấm lòng và đưa cả đời sống đến điểm nóng cháy, thì đó
là thực tại xoay quanh Thân Vị của Ðấng Christ. Nếu Ngài thật là Ðấng
và là Ðiều mà sứ điệp Cơ Ðốc tuyên bố, thì tư tưởng về Ngài chắc chắn
là tư tưởng thú vị nhất, hào hứng nhất, để thâm nhập vào tâm trí con
người. Thật không khó để hiểu vì sao Phao-lô lại có thể liên kết rượu nho
với Thánh Linh trong một câu Kinh Thánh: "Ðừng say rượu, vì rượu xui
cho luông tuồng; nhưng phải đầy dẫy Ðức Thánh Linh" (Ê-phê-sô 5:18).
Khi Thánh Linh bày tỏ Ðấng Christ cho tầm nhìn bên trong của chúng ta,
điều đó tạo nên một tác dụng làm cho linh hồn chúng ta phấn chấn,
cũng như tác dụng của rượu trên thân thể. Người đầy dẫy Thánh Linh
có thể sống trong một trạng thái hăng hái thuộc linh đến mức độ của
một cơn say nhẹ, thuần khiết.
Ðức Chúa Trời ngự trị trong một trạng thái mà lòng nhiệt thành không bao
giờ dứt. Ngài vui mừng với tất cả những điều tốt và lo lắng về mọi điều
xấu. Ngài luôn theo đuổi những công việc của mình với cả tấm lòng sốt
sắng thánh khiết. Không có gì lạ khi Thánh Linh đến trong Lễ Ngũ Tuần
như tiếng gió thổi ào ào và đặt lưỡi bằng lửa lên đầu mỗi người. Làm
như vậy, Ngài hành động giống như một trong Ba Ngôi của Ðức Chúa
Trời Hạnh Phước.
Trong những điều khác đã xảy ra vào Lễ Ngũ Tuần, có một điều mà người
quan sát vô tình nhất cũng Trong những điều khác đã xảy ra vào Lễ Ngũ
Tuần, có một điều mà người quan sát vô tình nhất cũng bên trong không
tàn lụi. Họ hăng hái đến độ hoàn toàn từ bỏ mọi sự.
Thi hào Dante, trong chuyến hành trình tưởng tượng của mình xuống địa
ngục, tình cờ gặp một nhóm linh hồn hư mất đang liên tục thở dài và rên
rỉ khi họ di chuyển vu vơ trong bầu không khí đầy bụi bặm. Virgil,
người dẫn đường của ông, giải thích rằng họ là "những người độc ác",
những người "gần như không có linh hồn", những người mà khi họ còn
sống trên đất đã không có đủ năng lực đạo đức để hoặc làm người tốt
hoặc làm người xấu. Họ chẳng kiếm được một lời khen cũng như một
lời khiển trách nào. Cùng chia sẻ một hình phạt với họ là những thiên
thần cũng đã không lựa chọn đứng bên nào, hoặc Ðức Chúa Trời hoặc Sa-
tan. Sự trừng phạt của tất cả những người yếu đuối và hay lưỡng lự sẽ
treo lơ lửng mãi như thế giữa một địa ngục coi rẻ họ và một thiên đàng
vốn sẽ không bao giờ chấp nhận sự hiện diện dơ bẩn của họ. Ngay cả
tên họ cũng chẳng một lần được nhắc đến trên thiên đàng, ở trần
gian, hoặc dưới địa ngục. "Hãy xem kìa," người dẫn đường nói, "và đi
qua."
Có phải Dante đang nói theo cách của mình điều mà Chúa chúng ta đã
phán từ lâu với Hội Thánh Lao-đi-xê: "Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì
hay! Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ
nhả ngươi ra khỏi miệng ta"?
Mức độ lòng nhiệt thành đạo đức thấp kém giữa vòng chúng ta có thể có
một ý nghĩa còn sâu xa hơn những gì mà chúng ta đang muốn tin.
Bám Lấy Đức Chúa Trời
“Linh hồn tôi đeo theo Chúa; tay hữu Chúa nâng đỡ tôi”
Thi thiên 63:8
Thần học Cơ Đốc dạy tín lý về sự nhân từ có trước, có nghĩa là trước khi
con người có thể tìm thấy Đức Chúa Trời, chính mình Ngài đã tìm kiếm
họ. Trước khi một con người tội lỗi có được một suy nghĩ đúng đắn về
Đức Chúa Trời, công việc của sự khai sáng phải được thực hiện trong
lòng người đó. Dẫu nó chưa hoàn tất, thì nó cũng là một công việc thật
sự, và là nguyên nhân sâu xa của sự khao khát, tìm kiếm và cầu xin đến sau.
Chúng ta tìm kiếm Đức Chúa Trời vì, và chỉ vì, trước đó Ngài đã đặt trong
lòng chúng ta một sự thúc giục mạnh mẽ đưa chúng ta đến chỗ phải tìm
kiếm Ngài. Chúa phán, “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì
chẳng có ai được đến cùng ta” (Giăng 6:44), và cũng chính bởi sự lôi
kéo từ trước này, Đức Chúa Trời đã cất đi khỏi chúng ta mọi dấu tích về
món nợ chúng ta đang mang để Ngài có thể đến với chính chúng ta. Sự
thôi thúc tìm cầu Đức Chúa Trời có nguồn gốc từ chính Đức Chúa Trời,
nhưng phần việc còn lại của sự thúc giục đó chính là: Chúng ta phải
đeo theo Ngài. Trọn thời gian chúng ta tìm kiếm Ngài, chúng ta đã ở
trong tay Ngài rồi: “Tay hữu Chúa nâng đỡ tôi.”
Giữa sự “nâng đỡ” thánh và sự “đeo đuổi” của con người không có gì
mâu thuẫn nhau cả. Tất cả đều thuộc về Đức Chúa Trời, cũng như Von
Hugel đã dạy, Đức Chúa Trời luôn luôn ở phía trước. Tuy nhiên trong
thực tế (tức là khi công việc Đức Chúa Trời đã làm trong quá khứ gặp sự
đáp ứng của con người trong hiện tại), con người phải tìm cầu Đức
Chúa Trời. Về phần chúng ta, chúng ta phải có một sự hồi đáp tích
cực nếu muốn sự lôi kéo bí mật này của Đức Chúa Trời đưa chúng ta
đến những kinh nghiệm cá nhân với Ngài. Những lời lẽ ấm áp của
cảm nhận riêng tư được thể hiện trong Thi thiên 42:1, 2: “Đức Chúa
Trời ôi! Linh hồn tôi mơ ước Chúa, như con nai cái thèm khát khe
nước, linh hồn tôi khát khao Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời hằng
sống; tôi sẽ đến ra mắt Đức Chúa Trời chừng nào?” Đây là lời kêu gọi
sâu thẳm trong đáy lòng, và một tấm lòng khao khát, khao khát thật sự sẽ
thấu hiểu nó.
Giáo điều cứu rỗi bởi đức tin, một chân lý Thánh Kinh, một sự giải thoát
khỏi luật pháp và sự tự nỗ lực vô bổ, trong thời đại của chúng ta đã bị nhiều
người diễn dịch theo cách chia cắt con người khỏi sự nhận biết Đức
Chúa Trời. Tiến trình cải đạo đã được thực hiện cách máy móc và
không có chút sinh khí nào cả. Ngày nay đức tin có thể bị thử thách
mà không có một tác động nào đến đời sống đạo đức, không một chút
tác động nào đến cái tôi A-đam. Đấng Christ có thể được “tiếp nhận”
mà không có bất cứ một tình yêu đặc biệt nào dành riêng cho Ngài
trong tâm hồn của người tiếp nhận. Người đó được “cứu”, nhưng họ
không có một chút khao khát nào nơi Đức Chúa Trời cả. Trên thực tế,
người đó được dạy phải thỏa lòng và thỏa lòng với những hiểu biết ít ỏi về
Đức Chúa Trời.
Các khoa học gia đương đại đã đánh mất Đức Chúa Trời ngay trong
chính những kỳ quan mà Ngài tạo dựng nên; Cơ Đốc nhân chúng ta
đang thực sự gặp nguy hiểm khi đánh mất Đức Chúa Trời ngay trong
chính những điều kỳ diệu của Lời Ngài. Hầu như chúng ta đã quên rằng
Đức Chúa Trời là Thần (Đấng tạo dựng nên con người theo hình Ngài),
và vì thế, Ngài có thể được đam mê, theo đuổi, tìm kiếm như bất kỳ một
con người nào có thể được như vậy. Bằng nhân cách chúng ta mới có
thể tìm hiểu nhân cách của người khác được, nhưng hiểu biết hoàn toàn
cá tính, nhân cách một con người chỉ sau một lần gặp mặt là điều phi
thực tế. Chỉ sau một quá trình tìm hiểu lâu dài trong tình yêu và mối quan hệ
thân thiết thì những khả năng hiểu biết nhau mới có được.
Tất cả các mối quan hệ xã hội giữa con loài người với nhau là một lời hồi
đáp giữa cá tính người này với cá tính người khác, từ những cái xa lạ
nhất đến sự thông công thân mật nhất mà linh hồn con người có thể
đạt được. Cho đến tận bây giờ, cũng như chính bản chất thật của nó,
Cơ Đốc giáo về cốt lõi là sự hồi đáp của những cá tính thọ tạo với Cá Tính
Sáng Tạo, Đức Chúa Trời. “Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là
Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai
đến” (Giăng 17:3).
Đức Chúa Trời là một Thân Vị, và sâu thẳm trong bản chất phi thường
của Ngài, Ngài suy nghĩ, mong muốn, thích thú, cảm nhận, yêu
thương, ao ước, và đau khổ giống như bất cứ một con người nào. Để
cho chúng ta được biết Ngài, Ngài phải chịu lụy dưới một cá tính của
chúng ta (Đức Chúa Jêsus đã đến trần gian trong thân xác và cá tính
của một con người). Ngài tương giao với chúng ta qua tâm trí, ý chí và
cảm xúc của chúng ta. Sự trao đổi hỗ tương của một tình yêu bất diệt,
không hề dời đổi cùng những tư tưởng giữa Đức Chúa Trời và linh hồn
những con người đã được cứu chính là trái tim đang đập cách sung
mãn của tín ngưỡng Tân Ước.
Sự tương giao giữa Đức Chúa Trời và linh hồn con người được chúng
ta cảm nhận một cách riêng tư có ý thức. Nó mang tính cá nhân. Vì thế
nó không đến từ thể xác của những người tin nhưng được biết bởi các
cá thể, rồi đến thân thể của các cá thể tạo ra nó. Nó hoàn toàn có sự
tham gia của ý thức con người: Nó không nằm dưới ngưỡng ý thức mà
không có sự nhận biết của linh hồn (giống như lễ rửa tội cho trẻ sơ sinh);
nhưng nó đến trong ý thức cho nên con người có thể nhận biết nó cũng
giống như nhận thức mọi việc khác.
Bạn và tôi rất nhỏ bé (tội lỗi chúng ta đã giới hạn chúng ta) nhưng Đức
Chúa Trời là vĩ đại vô cùng. Được tạo dựng theo hình Ngài, do đó ngay
bên trong chúng ta đã có khả năng nhìn biết Ngài. Trong tội lỗi, chúng ta
thiếu đi sức mạnh đó. Giây phút Thánh Linh làm chúng ta sống lại qua
sự tái sanh, trọn vẹn bản thể chúng ta cảm nhận được mối quan hệ
gần gũi với Đức Chúa Trời và đưa chúng ta đến sự nhận thức trong
niềm vui và phước hạnh. Đó chính là sự tái sanh thiên thượng, mà
không có nó, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy nước Đức Chúa Trời. Nó
không phải là điểm kết thúc, mà chỉ là điểm khởi đầu, vì bấy giờ sẽ bắt
đầu thời điểm cho sự khao khát vinh hiển, sự khám phá hạnh phúc của tấm
lòng trong sự giàu có vô song của Thượng Đế. Đó chính là nơi chúng ta
bắt đầu, và tôi cũng nói rằng, đó chính là nơi chúng ta đã dừng lại,
chưa một ai khám phá ra hết, vì sự sâu nhiệm và huyền diệu của Đức
Chúa Trời Ba Ngôi không hề có một giới hạn, hay một điểm kết thúc
nào cả.
Ngài là đại dương không bờ bến, ai có thể đo lường?
Sự vĩnh cửu thuộc về Ngài, Thượng Đế của chúng con.
Đã được gặp Chúa và tiếp tục tìm cầu Ngài là một nghịch lý của linh hồn
trong tình yêu, sự thật đó bị khinh rẻ bởi những người cuồng tín quá dễ
thỏa mãn, nhưng lại được chứng thực bởi kinh nghiệm trong hạnh
phước mà những đứa con với tấm lòng khao khát nóng cháy đã trải qua.
Thánh Bernard đã mô tả nghịch lý này trong một bài thơ tứ tuyệt mà chắc
chắn bất kỳ linh hồn nào khao khát cũng sẽ thấu hiểu ngay:
Chúng con nếm trải Ngài! Ôi! Ngài là Bánh Hằng Sống,
Và khao khát được dự tiệc với Ngài dẫu rằng:
Chúng con uống nước từ nơi Ngài, Nguồn Nước Sống
Song linh hồn chúng con vẫn khao khát, khao khát, khao khát Ngài
đổ đầy luôn luôn.
Tìm hiểu cặn kẽ những thánh nhân trong quá khứ, bạn sẽ sớm cảm nhận
sức nóng của sự khao khát Đức Chúa Trời nơi họ. Họ than khóc với
Ngài, họ cầu nguyện, tranh đấu gay gắt và tìm kiếm Ngài ngày và đêm,
tháng này sang năm nọ; và khi họ đã gặp Ngài, đó là những giây phút
ngọt ngào nhất của cả một quá trình tìm kiếm lâu dài, trung kiên và
khổ hạnh. Môi-se đã dùng một sự kiện, đó là ông biết Đức Chúa Trời
qua “sự tranh luận” để biết Ngài nhiều hơn. “Vậy bây giờ, nếu tôi được
ơn trước mặt Chúa, xin cho tôi biết đường của Chúa, để cho tôi biết
Chúa và được ơn trước mặt Ngài”; và từ chỗ đó, ông tiến đến một đề
nghị táo bạo, “Tôi xin Ngài cho tôi xem sự vinh hiển của Ngài!” Đức
Chúa Trời rất hài lòng trước sự nóng cháy, khao khát này; ngày hôm
sau Ngài đã gọi Môi-se lên núi, và ở đó, Đức Chúa Trời đã đáp lại lời cầu
xin của ông, khi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đi qua trước mắt ông.
Đời sống của Đa-vít là một cơn lũ của sự khao khát thuộc linh; những
bài thánh thi của ông chứa đựng tiếng khóc nức nở của một người tìm
kiếm và tiếng thét vui mừng của một người đã tìm gặp điều mình mong
muốn, khao khát. Phao-lô đã thừa nhận động cơ chính cho đời sống của
ông là một sự khao khát Đấng Christ đến độ nóng cháy, hực lên như
lửa thiêng. “Cho đến nỗi tôi được biết Ngài” chính là mục đích của lòng
ông, và cũng vì điều này ông đã tận hiến tất cả mọi thứ. “Tôi cũng coi
hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là
quý hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó.
Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ”
(Phi-líp 3:8).
Sự ngợi khen rất ngọt ngào, đi đôi với sự tìm kiếm Đức Chúa Trời,
Đấng mà khi con người tìm kiếm trong sự ngợi khen, họ biết rằng họ đã
gặp Ngài. “Tôi đã thấy dấu Ngài, và tôi sẽ tìm cầu Ngài”, những lời đó đã
được bậc cha ông chúng ta thốt lên cách đây một thế hệ, nhưng bài
hát đó không còn được hát trong các Hội thánh lớn nữa. Thật là một bi
kịch khi chúng ta, trong thời điểm tăm tối này, đã để cho các giáo viên
của chúng ta thực hiện sự tìm kiếm thay cho mình. Mọi thứ được thực
hiện xoay quanh một hành động ban đầu, “tiếp nhận” Đấng Christ
(tình cờ là một khái niệm không tồn tại trong Kinh Thánh) và sau đó chúng
ta không nài xin thêm bất cứ khải tượng nào từ nơi Đức Chúa Trời cho
chính linh hồn mình. Chúng ta đã mắc bẫy trong cái vòng luẩn quẩn của
lôgic giả mạo rằng chúng ta đã gặp Chúa và không cần phải tìm kiếm Ngài
nữa. Điều này bày ra trước mắt chúng ta như một lời cuối cùng cho
tính chính thống, và người ta đã cho là đúng khi nói rằng không một Cơ
Đốc nhân nào được sự dạy dỗ của Kinh Thánh lại tin nơi những điều
khác hơn. Vì thế, mọi chứng cớ về sự thờ phượng, tìm kiếm, ca hát trong
Hội thánh về chủ đề này đã bị gạt sang một bên. Thần học tấm lòng dựa
trên kinh nghiệm của một đạo binh lớn những vị thánh nổi tiếng là sự
không chấp nhận cách giải thích Kinh Thánh thiển cận và tự mãn vốn đã
có vẻ rất lạ lùng đối với Augustine, Rutherford hay Brainerd.
Ngay trong cơn giá lạnh này vẫn có một số người, tôi rất vui khi được
nói đến, không thỏa lòng với cái lôgic nông cạn đó. Họ chấp nhận sức
mạnh của sự tranh luận, và rồi quay đi tìm kiếm một nơi yên tĩnh, riêng
tư mà cầu nguyện trong nước mắt, “Chúa ôi! Xin bày tỏ sự vinh hiển
của Ngài cho con.” Họ muốn được nếm, muốn được rờ chạm đến
bằng tấm lòng, muốn được thấy bằng con mắt thuộc linh điều diệu kỳ
nơi Đức Chúa Trời.
Tôi cố ý thúc đẩy sự khao khát Đức Chúa Trời phi thường này. Chính vì
thiếu nó mà chúng ta bị đưa đến tình trạng thuộc linh thấp kém trong hiện
tại. Tính cứng nhắc, vụng về trong đời sống thuộc linh của chúng ta là
hậu quả của sự thiếu sự khao khát thánh. Tính tự mãn là một kẻ thù đáng
sợ của mọi sự tăng trưởng thuộc linh. Cần phải có một khao khát
mãnh liệt, nếu không thì sẽ chẳng có sự hiện diện của Đấng Christ trong
dân sự Ngài. Ngài đang chờ đợi chúng ta khao khát, khao khát Ngài
ngày và đêm, khao khát trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Điều
đáng buồn là đối với quá nhiều người trong số chúng ta, Chúa đã chờ
đợi, chờ đợi từ lâu lắm rồi, thật lâu lắm rồi, song không có kết quả gì.
Mỗi thời đại đều có những đặc điểm riêng của nó. Ngay hiện tại,
chúng ta đang sống trong thời đại của sự phức tạp tôn giáo. Tính đơn
giản trong Đấng Christ lại hiếm khi được tìm thấy trong vòng chúng ta.
Thay vào đó là các chương trình, các phương thức, các tổ chức, và cả
một thế giới các hoạt động đầy căng thẳng chiếm hết mọi thời gian và sự
tập trung, song không bao giờ có thể thỏa mãn được sự khao khát của
lòng. Sự nông cạn của kinh nghiệm thuộc linh, sự rỗng tuếch trong sự thờ
phượng của chúng ta và sự bắt chước thế giới chung quanh cách mù
quáng đã đánh dấu các phương cách “bóng lộn” mà chúng ta sử dụng,
tất cả đều cho thấy rằng: chúng ta, trong thời đại này, chỉ biết Đức
Chúa Trời một cách “nửa vời”, và hiếm khi thấu triệt sự bình an thật của
Ngài.
Nếu chúng ta muốn tìm thấy Đức Chúa Trời giữa vòng vây của những tôn
giáo khác, trước hết, chúng ta phải quyết định, phải khao khát tìm thấy
Ngài, rồi sau đó thực hiện theo một phương cách đơn giản. Lúc nào
cũng vậy, Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài cho những “người thơ
ngây” và che giấu chính mình Ngài trước những con người thông thái.
Chúng ta cần phải đơn giản hóa bước tiến đến gần Đức Chúa Trời.
Chúng ta phải lược bỏ hết những yếu tố chúng ta cho là cần thiết (và
rồi sẽ thấy rằng chỉ có một số ít các yếu tố là thật sự cần thiết). Chúng
ta phải loại bỏ mọi nỗ lực để được cảm động, và hãy đến với sự vô tư
của con trẻ. Nếu chúng ta làm như vậy, chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ
sớm đáp lời.
Khi tôn giáo đã chấm dứt lời cuối cùng của mình, chúng ta không cần gì
khác hơn là chính Đức Chúa Trời. Thói quen xấu trong việc tìm kiếm
Đức Chúa Trời và tìm kiếm Ngài cách hiệu quả đã ngăn chúng ta tìm thấy
Ngài. Từ “và” đó chứa đựng nỗi thống khổ của chúng ta. Nếu chúng ta
bỏ chữ và đi, chúng ta sẽ sớm gặp mặt Đức Chúa Trời, và trong Ngài,
chúng ta sẽ thấy cái mà chúng ta đã mất cả một đời để khao khát và
tìm kiếm.
Chúng ta không phải lo sợ rằng khi tìm kiếm Đức Chúa Trời, chúng ta phải
thu hẹp đời sống mình và giới hạn những cảm xúc của tấm lòng đang rộng
mở của chúng ta. Trái lại, chúng ta có thể tiếp nhận Chúa làm tất cả
cho đời sống mình, để tập trung thờ phượng, hiến dâng nhiều điều cho
một Đấng mà thôi.
Tác giả của một tác phẩm kinh điển, Áng mây vô tri (The Cloud of
Unknowing), đã dạy chúng ta cách làm việc này. “Hãy dâng lòng bạn lên
cho Đức Chúa Trời với một tình yêu sôi nổi, khiêm cung; và hướng về
Ngài, không phải lợi ích từ Ngài. Và đừng miễn cưỡng suy nghĩ, hãy
hướng lòng về nơi Đức Chúa Trời. Đừng làm theo trí khôn, hay lý trí của
bạn, hãy để chính Ngài vận hành. Đây là công việc của linh hồn, một
việc làm Đức Chúa Trời hài lòng nhất.”
Một lần nữa, ông đề nghị rằng khi cầu nguyện, chúng ta phải bỏ qua mọi
thứ, ngay cả thần học của mình. “Vì như vậy đã đủ rồi, một mục đích
hướng về Đức Chúa Trời, không vì bất kỳ lý do nào khác, chỉ vì Ngài mà
thôi.” Bên dưới tất cả những suy tưởng của tác giả này là nền tảng
rộng lớn của chân lý Tân Ước, vì ông nói “chính Ngài” tức là “Đức Chúa
Trời đã tạo dựng chúng ta, mua chuộc chúng ta, và cũng là Đấng đã kêu gọi
chúng ta.” Tựu trung lại, những điều ông viết hướng về sự đơn giản: Nếu
chúng ta có một tôn giáo “nằm trọn và gói gọn trong một từ, phù hợp
với công việc của Đức Thánh Linh và chúng ta nên nắm bắt, từ đó
chính là ‘ĐỨC CHÚA TRỜI’ hoặc là ‘TÌNH YÊU THƯƠNG.’”
Khi Chúa phân chia xứ Ca-na-an cho các chi phái Y-sơ-ra-ên, chi phái
Lê-vi không được nhận phần đất nào cả. Đức Chúa Trời chỉ phán với
họ một điều đơn giản: “Ta là phần của ngươi, và là cơ nghiệp của
ngươi”, và chính bởi những lời này, chi phái Lê-vi trở nên giàu có hơn
mọi chi phái anh em, giàu có hơn mọi ông vua và các tiểu vương đã
từng sống trên đất. Và có một nguyên tắc thuộc linh ở đây, một nguyên
tắc đúng với mọi cá nhân là con cái cũng như là tôi tớ Đức Chúa Trời
Chí Cao.
Một người coi Đức Chúa Trời là kho báu của mình, người đó sẽ có tất
cả trong Ngài. Nhiều kho báu thông thường khác sẽ bị người đó từ
chối, hay nếu người đó được có chúng (các kho báu - nghĩa đen),
niềm vui đem đến từ những kho báu đó cũng chẳng là gì cả; chúng
không cần thiết, không tồn tại trong niềm hạnh phúc của người ấy. Hay nếu
người đó phải mất chúng đi, từng cái một (giống ông Gióp), người đó
sẽ không cảm thấy mất mát gì cả, vì đã có Cội Nguồn của mọi sự trên
đời, một Đấng của mọi sự thỏa lòng, mọi niềm vui, mọi phước hạnh. Cho
dù có mất mát điều gì đi nữa, đối với người đó, cũng như là chẳng mất
gì cả, vì bấy giờ người ấy đã có tất cả trong một Đấng, Đấng đó là Nguồn
Sống tràn tuôn cho đến muôn đời, hôm qua, hôm nay, và mãi mãi.
Lạy Chúa, con đã nếm trải sự ngọt ngào nơi Ngài, nó vừa làm con thỏa
lòng, vừa làm con khao khát hơn nữa. Con biết mình cần nhiều ân điển
Ngài hơn nữa. Con thật xấu hổ vì cớ thiếu sự khao khát. Ôi Chúa, Đức
Chúa Trời Ba Ngôi, con muốn có Ngài; con muốn được ngập tràn sự
khao khát; con khao khát được Ngài khiến cho lòng con khao khát hơn
nữa. Hãy bày tỏ sự vinh hiển của Ngài cho con, con xin Ngài, để con
được thật sự biết Ngài. Bởi sự nhân từ, hãy bắt đầu công việc của tình
yêu ngay trong lòng con. Hãy phán với hồn con, “Hãy đứng dậy, con yêu
của ta, và đến đây.” Rồi hãy ban cho con ân điển để con đứng lên và
bước theo Ngài mà ra khỏi nơi đất thấp đầy mù sương này, nơi mà
con đã từng lang thang vô hướng từ lâu. Nhân danh Đức Chúa Giê-xu
Christ, A-men.
Cái Nhục Dục Và Cái Thuộc Linh
Thời kỳ chúng ta đang sống đây có thể được ghi vào lịch sử như là Kỷ
Nguyên (của) Nhục Dục (Erotic Age). Tình yêu nhục dục đã được đề cao
thành một thần tượng. Ngày nay, thần Ái Tình được nhiều người văn
minh tôn thờ hơn là bất cứ vị thần nào khác. Đối với hàng triệu con
người, cái nhục dục đã hoàn toàn thay thế cái thuộc linh.
Việc làm thế nào thế giới lâm vào tình trạng này là một điều không mấy
khó để phát hiện. Các yếu tố góp phần chính là máy hát và ra-đi-ô,
vốn có thể phát một bản tình ca khắp từ nơi này đến nơi khác trong
vòng một khoảng thời gian có vài ngày; điện ảnh và truyền hình, vốn có
thể khiến toàn bộ số dân (ở một nơi nào đó) dán mắt vào những phụ nữ
hấp dẫn và những người đàn ông đa tình đang siết chặt vòng tay (điều
này cũng diễn ra ngay trong phòng khách của những gia đình “Cơ Đốc”,
ngay trước mắt những trẻ em ngây thơ!); giờ làm việc ngắn hơn và vô
số vật dụng máy móc tạo nên thời gian rảnh rỗi nhiều hơn cho mọi
người. Thêm vào những điều này là các chiến dịch quảng cáo rầm rộ
mà trong đó tình dục là miếng mồi lấp ló thu hút khách hàng trên hầu hết
các sản phẩm có thể tưởng tượng ra được; các nhà bình luận thoái hóa,
những con người đã đổ dồn cuộc đời mình vào nhiệm vụ quảng bá những
con người bất tài, ẻo lả, yếu đuối dưới bộ mặt của các thiên thần và cái
luân lý của những người đàn bà nanh ác; những nhà văn viết tiểu
thuyết vô lương tâm, những con người đã đạt được sự nổi tiếng và giàu
lên từ một việc làm không chút vinh dự: nạo vét những thứ độc hại từ
các cống rãnh trong lòng họ để làm nên một trò giải trí cho công chúng.
Những điều này cho chúng ta thấy đôi điều về việc làm thế nào thần Ái
Tình đã đạt được thắng lợi của mình trên thế giới văn minh.
Bây giờ, nếu vị thần này không động đến các Cơ Đốc nhân, tôi cũng
sẽ để yên cho ông ta. Một ngày nào đó cái mớ hỗn độn, hôi hám, lỗ rỗ
này sẽ chìm xuống bởi chính sức nặng của mình và trở thành nhiên liệu
tuyệt vời cho địa ngục, một sự đền bù công bằng rất thích hợp, và
chúng ta sẽ cảm thấy thương hại những con người bị mắc kẹt trong
đó. Nước mắt và sự yên lặng có lẽ tốt hơn lời nói nếu mọi thứ khác
hơn chính chúng một chút. Nhưng sự sùng bái thần Ái Tình đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến Hội Thánh. Tôn giáo thuần túy của Đấng
Christ, vốn tuôn chảy giống như dòng sông pha lê từ trái tim của Đức
Chúa Trời, đang bị ô nhiễm bởi những thứ nước ô uế chảy nhỏ giọt từ
phía sau những bàn thờ của sự bội đạo xuất hiện trên từng đỉnh đồi và
bên dưới những gốc cây xanh khắp từ New York đến Los Angeles.
Sự ảnh hưởng của tinh thần nhục dục được cảm thấy hầu như là ở
khắp mọi nơi trong các quỹ đạo Tin Lành. Phần nhiều trong số những
lời hát ở một số loại hội họp nào đó chứa đựng sự lãng mạn hơn là nói
về Thánh Linh. Cả nhạc và lời đều được viết để kích thích tính dâm
đãng. Đấng Christ được thu hút bởi sự gần gũi vốn cho thấy sự không
biết Ngài là ai. Đó không phải là sự gần gũi có tính kính sợ của một vị
thánh có lòng tấm tha thiết, nhưng là sự gần gũi trơ trẽn của tình yêu thể
xác.
Các tiểu thuyết tôn giáo cũng lạm dụng tình dục để thu hút giới độc giả, lời
bào chữa mong manh chính là: Nếu sự lãng mạn và tôn giáo được hòa
quyện vào trong một câu chuyện, và một con người bình thường vốn
không thích đọc các sách tôn giáo thuần túy sẽ đọc câu chuyện và vì
thế Phúc Âm sẽ được phơi bày cho người đó. Bỏ sang một bên sự thật
là hầu hết các nhà văn viết tiểu thuyết tôn giáo ngày nay đều là
những tay nghiệp dư, hiếm khi có một người có thể viết một hàng đơn
giản với lối văn thật đẹp, cả quan niệm đằng sau tiểu thuyết lãng mạn
tôn giáo có khuyết điểm lớn. Sự thúc đẩy tính dâm đãng và sự cảm động
ngọt ngào, sâu xa của Đức Thánh Linh hoàn toàn đối nghịch với nhau.
Quan niệm cho rằng thần Ái Tình có thể trở thành một “trợ thủ” cho Đức
Chúa Trời vinh hiển là một quan niệm sỉ nhục Ngài. Phim ảnh “Cơ
Đốc” lôi kéo người xem bằng cách quay những cảnh yêu đương say
đắm trong quảng cáo là một điều hoàn toàn sai trái đối với Tin Lành
của Đấng Christ. Chỉ có những kẻ mù lòa thuộc linh mới chấp nhận nó.
Cái mốt hiện tại của vẻ đẹp thể xác và những nhân cách sinh động
trong sự thăng tiến (trong) tôn giáo là một biểu hiện khác nữa của sự
ảnh hưởng của tinh thần lãng mạn trên Hội Thánh. Sự lãnh đạo nhịp
nhàng, nụ cười giả tạo, và giọng nói quá vui vẻ tố cáo cái tôn giáo
trần tục. Anh đã học hỏi kỹ xảo của mình qua màn ảnh truyền hình, nhưng
chưa học đủ để thành công trong lĩnh vực chuyên nghiệp, vì thế anh
mang cái sản phẩm vớ vẩn của mình vào nơi thánh và bán cho những Cơ
Đốc nhân ốm đau và nhỏ bé, những người đang tìm kiếm một cái gì đó
để hấp dẫn họ đang khi ở trong ranh giới của tôn giáo hiện tại.
Nếu lời tôi nói có vẻ nghiêm trọng quá, thì xin nhớ rằng nó không được viết
để hướng về bất cứ cá nhân nào. Hướng về thế giới hư mất của con
người, tôi cảm nhận một sự thương cảm sâu xa và một ao ước rằng
mọi người sẽ trở lại ăn năn. Vì những Cơ Đốc nhân có sự lãnh đạo
mạnh mẽ nhưng sai lầm đã đẩy Hội Thánh hiện tại từ chỗ bàn thờ của
Giê-hô-va Đức Chúa Trời sang những bàn thờ của sai lầm; tôi cảm
nhận một tình yêu thật và sự thông cảm. Tôi muốn là người cuối cùng làm
tổn thương họ, nhưng cũng là người đầu tiên tha thứ họ, nhớ lại những
tội lỗi của tôi trong quá khứ và nhu cầu cần sự nhơn từ, cũng như sự
yếu đuối của riêng tôi cùng với khuynh hướng tội lỗi và sai lầm tự
nhiên. Con lừa của Ba-la-am đã được Đức Chúa Trời dùng để quở
trách nhà tiên tri. Điều này cho thấy rằng Đức Chúa Trời chẳng cần sự
hoàn hảo trong phương tiện Ngài dùng để cảnh cáo và khích lệ dân
sự Ngài.
Khi bầy chiên của Đức Chúa Trời lâm vào mối hiểm họa, người chăn
không được nhìn vào các ngôi sao và suy nghĩ về những đề tài “gây cảm
hứng”. Anh ta, về phương diện đạo đức, bị buộc phải chộp lấy vũ khí
của mình và chạy ra bảo vệ bầy chiên. Khi hoàn cảnh đòi hỏi, tình yêu
thương có thể dùng lưỡi gươm, dầu vậy, bởi bản chất của mình, nó sẽ
hàn gắn những tấm lòng tan vỡ và chăm sóc những người bị thương. Đã
đến lúc nhà tiên tri và những người thấy được sự việc phải lên tiếng để
người ta nghe và cảm với họ. Trong ba thập kỷ vừa qua, tính rụt rè cải
trang dưới sự khiêm tốn đã chui rúc trong góc đang khi mà chất lượng
thuộc linh của Phúc Âm Cơ Đốc ngày càng trở nên tệ hơn hết từ năm
này sang năm khác. Bao lâu, ôi Chúa ôi, bao lâu?
Lòng Can Đảm Với Sự Tiết Độ
Tội lỗi đã thực hiện một công việc tàn phá chúng ta khá thành công, và quá
trình phục hồi vừa lâu dài lại vừa chậm chạp. Các công việc của ân điển
trong đời sống mỗi cá nhân có thể chưa một lần nào được thể hiện
cách sáng sủa và rõ ràng (trong kinh nghiệm của cá nhân đó, và của người
khác - ND), nhưng chúng thực sự là công việc của Đức Chúa Trời:
Đem tấm lòng đã một lần sa ngã trở lại sự giống với những điều thiêng
liêng. Điều này thể hiện rõ trong khó khăn lớn mà chúng ta phải trải
qua để đạt được sự cân đối thuộc linh trong đời sống mình. Sự bất lực,
ngay cả của những linh hồn có mức độ tận hiến nhiều nhất, để thể hiện
những đức tính Cơ Đốc trong tỉ lệ cân bằng và không có sự trộn lẫn
(admixture) với những đức tính không giống Đấng Christ đã trở thành
nguyên nhân nỗi đau buồn cho nhiều người là dân sự Đức Chúa Trời.
Các đức tính trước mắt chúng ta, lòng can đảm và sự tiết độ, khi được
giữ ở đúng tỉ lệ, dẫn đến một đời sống cân bằng và là một trong những
điều hữu ích lớn nhất cho vương quốc của Đức Chúa Trời. Bất cứ nơi
nào một trong hai điều đó bị mất đi hay còn đó nhưng chỉ ở một mức
độ thấp kém, hậu quả sẽ là một đời sống mất cân bằng và sức mạnh
bị lãng phí. Nếu xem xét kỹ lưỡng, thì ta sẽ tìm thấy được tính chất tự
truyện trong Hầu như bất cứ tác phẩm chân thật nào. Chúng ta biết rõ
nhất những gì chúng ta đã kinh nghiệm. Bài báo này cũng không là một
ngoại lệ. Tôi cũng có thể thừa nhận cách thẳng thắn là nó cũng mang tính tự
truyện, vì một độc giả sáng suốt sẽ khám phá được sự thật cho dù tôi có
cố gắng che đậy nó đến đâu đi nữa.
Nói một cách ngắn gọn, tôi hiếm khi bị gọi là một kẻ hèn nhát, ngay
cả bởi những kẻ thù căm hờn tôi nhất, nhưng sự đòi hỏi sự tiết độ của
tôi đôi lúc khiến cho những người bạn thân nhất của tôi buồn. Một đức
tính hàng đầu không phải dễ mà có được, dù trải qua luyện tập nhiều,
và sự cám dỗ đưa đến những phương pháp khắt khe, thái quá làm trợ
cụ cho Đức Chúa Trời là một điều không dễ dàng gì kháng cự lại. Sự
cám dỗ đó càng được làm cho mạnh thêm bởi tri thức đến độ nó ở sát
bên những điều bất khả đại loại như là bắt buộc một diễn giả ngồi
xuống và khiến ông rút lui ý kiến, rồi tự nhận là mình sai. Có một sự miễn
thứ chức vụ (ministerial immunity) được chấp nhận bởi người của Đức
Chúa Trời vốn có thể đưa Boanergers vào trong một ngôn ngữ ngông
cuồng và vô trách nhiệm trừ phi anh ta dùng những phương cách quả
cảm để đưa bản chất của mình vào trong sự cai trị yêu thương của Đức
Thánh Linh. Điều này tôi cũng đã đôi lần thất bại, và luôn luôn đưa
đến nỗi đau buồn thực sự của riêng tôi.
Tại đây, một lần nữa sự tương phản giữa đường lối Đức Chúa Trời và
đường lối con người lại được thấy rõ. Ngoài sự hiểu biết đó ra, như kinh
nghiệm đau đớn có thể đem lại, chúng ta có khuynh hướng cố gắng
bảo vệ các mục đích của mình bằng sự tấn công trực tiếp, xông lên và chiến
thắng bằng vũ lực. Đó là phương cách của Sam-sôn, và nó có hiệu quả
ngoại trừ một việc nhỏ bị lãng quên: Nó kéo kẻ chiến thắng chết chung với
kẻ chiến bại! Tấn công từ phía bên hông thật là khôn ngoan, nhưng sự
khôn ngoan đó là cái mà một tâm linh thiếu suy nghĩ (hay hấp tấp) có
khuynh hướng chối từ.
Đấng Christ được nói đến như sau: “Người sẽ chẳng cãi lẫy, chẳng kêu
la, và chẳng ai nghe được tiếng người ngoài đường cái. Người sẽ chẳng
bẻ cây sậy đã gãy, chẳng tắt ngọn đèn gần tàn, cho đến chừng nào người
khiến sự công bình được thắng” (Ma-thi-ơ 12:19-20). Ngài đạt được
những mục đích lớn lao của mình mà không cần sức mạnh vật lý quá
đáng và nhìn chung không có bạo lực. Cả cuộc đời của Ngài được đánh
dấu bằng sự tiết độ; nhưng trước hết Ngài là một trong số những con
người can đảm nhất. Ngài đã nhắn gởi những lời này với Hê-rốt, kẻ đe
dọa Ngài, “Hãy đi nói với con chồn cáo ấy rằng: Ngày nay, ngày mai,
ta đuổi quỷ chữa bệnh, đến ngày thứ ba, thì đời ta sẽ xong rồi” (Lu-ca
13:32). Có một sự can đảm tột bực ở đây, nhưng không phải là sự
thách thức, không có dấu hiệu gì của sự khinh rẻ, không có sự thái quá
của lời nói và hành động. Ngài có lòng can đảm và sự tiết độ.
Thất bại để đạt được sự cân bằng giữa hai đức tính này đã tạo nên
nhiều điều xấu trong Hội Thánh trải qua nhiều năm, và vết thương còn
lớn hơn khi những nhà lãnh đạo Hội Thánh có dính dáng vào. Thiếu sự
can đảm là một thiếu sót trầm trọng và có thể là một tội thật sự khi nó
dẫn đến sự thỏa hiệp trong giáo lý hay thực hành. Ngồi lại vì cớ lợi ích của
sự hòa bình và cho phép kẻ thù chiếm đoạt những cái bình thánh khỏi đền
thờ không bao giờ có thể là một phần của một con người thật sự thuộc
về Đức Chúa Trời. Sự tiết độ đến mức đầu hàng nơi mà những điều
thiêng liêng có liên quan đến chắc chắn không phải là một đức tính
tốt; song thói hiếu chiến lại chẳng bao giờ chiến thắng khi mà trận
chiến thuộc về cõi thiên thượng. Sự giận dữ của con người chẳng bao
giờ có thể tôn cao sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Có một cách đúng
đắn để làm những việc đó, và nó không bao giờ là phương cách có
tính chất bạo lực. Người Hy Lạp có một câu nói nổi tiếng: “Tiết độ là
tốt nhất”; và câu cách ngôn trong gia đình của những người nông dân
Mỹ là, “Cái nào dễ, làm nó đi,” cũng chứa đựng bên trong một triết lý
sâu sắc.
Đức Chúa Trời đã dùng, và hoàn toàn không có gì nghi ngờ việc Ngài sẽ
dùng con người bất luận sự thất bại trong việc giữ những đức tính này ở
trạng thái cân bằng hoàn hảo của họ. Ê-li là một con người dũng cảm;
không ai có thể nghi ngờ điều đó, nhưng cũng không ai là quá vội
vàng khi tuyên bố rằng ông cũng là một người kiên nhẫn hay tiết độ.
Ông thắng lợi bằng sự tấn công, bằng hiệu lệnh, chứ không phải bằng
sự mỉa mai, và lạm dụng khi ông nghĩ nó sẽ giúp nhiều; song khi kẻ thù
thất bại, ông bị cuốn vào vòng xoáy và chìm sâu vào tuyệt vọng. Đó là
phương cách của bản chất cực đoan, của con người có lòng can đảm
mà không có sự tiết độ.
Hê-li, về mặt khác, là một con người tiết độ. Ông không thể nói
“không” ngay cả với gia đình mình. Ông yêu mến một sự hòa bình mong
manh, và một bi kịch ảm đạm là cái giá ông phải trả cho sự hèn nhát
của mình. Cả hai người đều là những người tốt, nhưng họ đã không thể
tìm được một phương cách tốt hơn. Về cả hai, Ê-li nóng cháy chắc
chắn là người vĩ đại hơn. Thật là đau đớn khi nghĩ đến những gì Hê-li
có lẽ sẽ làm trong những hoàn cảnh của Ê-li. Và tôi có thể thương xót ngay
cả với Hốp-ni và Phi-lê-a nếu như Ê-li đã là cha của họ!
Một cách logic, điều này đưa chúng ta đến chỗ suy nghĩ về sứ đồ
Phao-lô. Đây là một người mà chúng ta không được xem thường. Ông
có một lòng can đảm gần như hoàn hảo cùng với tính kiên nhẫn và tính
chịu đựng thực sự giống Chúa. Ngoài ân điển ra, việc ông đã từng là
người như thế nào được tìm thấy trong một lời mô tả ngắn gọn về ông
trước sự cải đạo. Sau khi ông giúp ném đá Ê-tiên đến chết, ông đi ra
và săn đuổi Cơ Đốc nhân, “hằng ngăm đe và chém giết” (Công vụ
9:1). Ngay cả sau khi cải đạo rồi, ông vẫn còn có thể đưa ra lời nhận
xét khi ông cảm nhận mạnh mẽ một vấn đề nào đó. Sự từ chối cụt
ngủn của ông đối với Mác sau khi Mác bỏ dở công việc là một thí dụ
cho phương cách ngắn gọn ông dùng để cư xử với những người mà
ông không tin tưởng. Nhưng thời gian, sự chịu đựng gian khổ và sự
giống Cứu Chúa nhẫn nại của ông càng gia tăng dường như đã chữa
ông khỏi sai lầm này, sai lầm bên trong một con người của Đức Chúa Trời.
Những ngày sau đó của ông rất ngọt ngào với tình yêu thương và thơm
ngát bởi sự nhịn nhục cũng như lòng nhân đức. Điều này cũng nên như
vậy đối với tất cả chúng ta.
Việc Kinh Thánh không ghi lại cho chúng ta một ví dụ nào cho thấy
một người hèn nhát được chữa khỏi thói hư của mình là một điều rất có
ý nghĩa. Không có “linh hồn nhút nhát” nào đã từng lớn lên thành một con
người can đảm. Phi-e-rơ đôi lúc bị nêu ra như là một ngoại lệ, nhưng
không có sự gì trong cuộc đời ông chứng tỏ ông là một con người hèn
nhát, trước cũng như sau Lễ Ngũ Tuần. Ông đã chạm đến lằn ranh một
hay hai lần, điều này là thật, nhưng hầu hết phần còn lại, ông là một
con người can đảm hết mực đến độ ông cứ mãi gặp vấn đề với sự can
đảm của mình.
Việc Hội Thánh ngày nay thực sự cần những con người can đảm như
thế nào là một điều mà mọi người đều biết, không cần phải lập lại. Sự
sợ hãi ấp ủ trên Hội Thánh giống như một lời nguyền cổ xưa. Sợ cho sự
sống còn của chúng ta, sợ cho công việc của chúng ta, sợ đánh mất danh
tiếng, sợ lẫn nhau: đây là những bóng ma lảnglảng vảng quanh những
con người ngày nay đứng trong những vị trí của sự lãnh đạo Hội
Thánh. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ đã có được danh tiếng vì sự
can đảm lập lại những gì an toàn và được mong đợi với một sự táo bạo
đến tức cười.
Nhưng sự can đảm tự có không phải là phương thuốc. Vun xới thói
quen “nói toạc móng heo” có thể chỉ kết quả trong việc chúng ta tự làm
cho mình trở thành điều phiền toái cho người khác và đem đến rất
nhiều nguy hại cho cả tiến trình. Điều lý tưởng dường như là một sự
can đảm thầm lặng đến độ không nhận biết được sự tồn tại của nó.
Nó lôi kéo sức mạnh của mình từ Thánh Linh và hiếm khi cái tôi biết
được sự tồn tại của nó. Sự can đảm đó sẽ là kiên nhẫn và cân bằng
cũng như an toàn khỏi hai thái cực. Xin Chúa ban cho chúng ta một
phép Báp-tem của lòng can đảm đó.
Cẩn Thận Với Hình Thức Máy Móc
Yếu tính của tôn giáo thật là tính tự giác, sự cảm động tối cao, không
giới hạn của Chúa Thánh Linh bên trên và trong một tâm linh tự do
của những người đã được cứu. Ðiều này, trải qua nhiều năm của lịch sử
loài người, đã là dấu xác nhận tiêu chuẩn của tính ưu tú thuộc linh, bằng
chứng của sự thực hữu trong một thế giới ảo.
Khi tôn giáo đánh mất đặc tính thiêng liêng của nó và chỉ còn cái hình
thức (bên ngoài), tính tự giác này cũng bị mất luôn, và từ chỗ của nó xuất
hiện các tiền lệ, khuôn phép, hệ thống - và hình thức máy móc.
Ðằng sau cái thói quen máy móc đó là niềm tin cho rằng cái thuộc linh
có thể được tổ chức, sắp xếp. Rồi hình thức máy móc đó được đưa vào
tôn giáo với những ý tưởng khác hẳn ba điều: Những con số, các bảng
thống kê, các quy luật của thói quen, và những cái khác thuộc về tự
nhiên, thuộc về con người. Và sự chết dần chết mòn luôn luôn theo sau
nó.
Hiện nay, các bản lập trình (danh sách v.v... - file-card) là một công cụ nhỏ
bé vô hại và là một thứ rất hữu dụng cho vài mục đích. Nó thật tuyệt cho
việc ghi nhận sự hiện diện của các học viên lớp Trường Chúa Nhật, và
một danh sách ghi địa chỉ có thể khó mà xoay xở được nếu không có
nó. Nó tốt khi ở đúng vị trí của mình và nếu ra khỏi đó, nó trở nên một
vật làm chết người. Mối hiểm họa của nó đến từ một xu thế phổ biến
của con người là tin tưởng chắc chắn vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để
giải quyết những điều bên trong.
Khi những hình thức máy móc bắt đầu chi phối đời sống Cơ Ðốc nhân,
ngay tập tức nó trở thành một điều phiền toái và một tai họa. Khi nó
thoát ra khỏi tủ đựng hồ sơ và đi vào lòng con người, điều bất hạnh sẽ
đổ ập lên chúng ta; ngoại trừ một cuộc cách mạng thuộc linh bên
trong, không có thứ gì có thể giải phóng nạn nhân khỏi định mệnh của
mình.
Ðây là cách mà những hình thức máy móc hành động khi nó xâm nhập vào
đời sống Cơ Ðốc nhân và bắt đầu tạo nên những thói quen tinh thần:
Nó chia Kinh Thánh ra thành nhiều phần tương thích với những ngày
trong năm, và buộc Cơ Ðốc nhân phải đọc theo quy tắc (nhất định). Bất
luận việc Thánh Linh cố phán với người đó như thế nào, anh ta cứ tiếp
tục đọc chỗ tấm card đó bảo, anh ta nghiêm túc hoàn tất nó mỗi ngày.
Mỗi thánh nhân được Thánh Linh dẫn dắt biết rằng có những lúc ông
được sự thôi thúc từ bên trong để đọc một đoạn nào đó, hay ngay cả
chỉ có một câu thôi, và trong nhiều ngày ông vật lộn với Chúa cho đến
khi một lẽ thật nào đó thực thi công việc của nó trong ông. Bỏ phân
đoạn Thánh Linh thôi thúc đọc mà lại đi theo một lịch đọc được sắp
đặt trước đối với ông là điều hoàn toàn không thể thực hiện được. Ông
ở trong tay tự do của Thánh Linh, và thực tại đang hiện ra trước mắt
ông là tan vỡ, hạ mình xuống, hướng lên cao, đến sự tự do và vui
mừng. Nhưng chỉ có linh hồn tự do mới có thể biết sự vinh hiển của
điều này. Một tấm lòng bị trói buộc bởi hệ thống sẽ mãi mãi là một người
lạ đối với điều này.
Người nô lệ của hình thức máy móc sẽ sớm nhận ra rằng những lời cầu
nguyện của mình mất đi sự tự do và trở nên ít có tính tự giác hơn, ít hiệu
quả hơn. Anh ta sẽ thấy chính mình quan tâm đến những vấn đề mà lẽ
ra anh ta không cần quan tâm đến - anh ta đã giành bao nhiêu thời gian cầu
nguyện ngày hôm qua, liệu anh đã, hay chưa trình dâng hết mọi chi tiết
trong danh sách cầu nguyện của mình trong ngày, liệu anh ta sẽ thức sớm
như anh đã thường làm hay sẽ thức khuya trong sự cầu nguyện. Thật rõ
ràng là cái lịch đó xua đuổi Thánh Linh và mặt đồng hồ đã che giấu mặt
của Ðức Chúa Trời. Lời cầu nguyện kết thúc là hơi thở tự do của linh hồn
đã được giải thoát, và trở thành một nhiệm vụ đã được hoàn tất. Và
ngay cả trong những hoàn cảnh như thế, anh ta cũng thành công
trong việc biến lời cầu nguyện của mình thành một cái gì đó, anh vẫn còn
phải gánh chịu những mất mát bi thảm và đang mang vác trên linh hồn
mình một cái ách, là cái mà Ðấng Christ đã chết để giải phóng anh.
Mục sư/truyền đạo cũng vậy, phải cảnh giác, kẻo ông ta cũng trở thành nạn
nhân của hình thức máy móc. Nhìn từ bên ngoài vào, lập nên một hệ thống
những bài giảng, đánh dấu những giáo lý của Thánh Kinh như một nông
dân phân chia cánh đồng của mình, dành một số thời gian nào đó trong
năm cho những bài giảng về các lẽ thật Kinh Thánh khác nhau để rồi
đến cuối khoảng thời gian đó có thể gợi nhớ, tóm tắt lại từng cái một
trông có vẻ là một ý tưởng tốt. Về mặt lý thuyết mà nói, điều này có vẻ
tốt, nhưng nó sẽ giết chết bất cứ ai đi theo nó, và cũng giết hại cả Hội
Thánh luôn; và một đặc trưng của loại chết chóc này là cái mà cả mục
sư/truyền đạo cũng như dân sự đều không hề biết rằng nó đã đến.
Những ai có trách nhiệm trong các hoạt động của Hội Thánh và
những nhân sự Tin Lành phải cảnh giác với cái bẫy của hình thức máy
móc này. Nó là một thứ giết người và nó hành động để dập tắt sự vận
hành tự nhiên của Thánh Linh. Không ai cần phải chết, không ai cần
phải nói dối trong lời cầu nguyện kiên nhẫn và đau khổ trong sự hiện
diện của Ðức Chúa Trời trong khi Thánh Linh truyền đạt ý muốn tể trị của
Ngài cho tấm lòng tin cậy của người đó. Với tinh thần máy móc sẽ không
có sự khải thị của Ðức Chúa Trời, cao sâu và kỳ diệu; không có sự phơi
bày gây căm phẫn về sự không thánh sạch bên trong; không có sự
đau đớn của than lửa đỏ nơi đầu môi.
Sự vinh hiển của Phúc Âm chính là sự tự do của nó. Những người
Pha-ri-si, là những nô lệ, căm ghét Ðấng Christ vì Ngài tự do. Trận chiến
giành sự tự do thuộc linh đã không chấm dứt khi Chúa chúng ta sống lại từ
cõi chết. Nó vẫn tiếp diễn, và trong một tình trạng bi đát, những đứa con
của sự tự do đang đánh mất nó. Những người hiểu biết nhiều hơn
đang từ bỏ những tự do của họ với chỉ một cuộc tranh chiến chiếu lệ.
Họ thấy việc làm theo một tấm card xem ra dễ hơn là cứ tiếp tục cầu
nguyện cho đến khi đạt được sự khai sáng thuộc linh và sự tin chắc
mang tính tiên tri bên trong.
Ðó sẽ thực sự là nguyên nhân để than khóc tại Si-ôn khi mà chủng tộc
của những con người tự do chết dần trong Hội Thánh và công việc của
Ðức Chúa Trời lại được trao phó hoàn toàn cho những tay làm chương
trình.
Cần Thiết Và Nguy Hiểm Của Tổ Chức
Về cơ bản mà nói, tổ chức là sự sắp đặt nhiều phần của một tổng thể
vào trong một mối quan hệ với nhau để có thể đạt được mục đích tối
hậu. Điều này có thể đạt được, bởi sự nhất trí hay sự cưỡng bách, tùy
thuộc vào các hoàn cảnh. Một mức độ tổ chức nào đó là cần thiết ở
khắp nơi xuyên suốt cõi vũ trụ được tạo dựng và trong mọi xã hội loài
người. Không có nó sẽ không có khoa học, không có chính phủ,
không có các đơn vị gia đình, không có nghệ thuật, âm nhạc, văn
chương, cũng như không có bất kỳ hoạt động sáng tạo nào.
Cuộc sống đòi hỏi sự tổ chức. Không có điều gì giống như sự sống ngoại
trừ những môi trường mà trong đó có thể hiện ra được chính mình. Nó
không thể tồn tại như là một chi thể độc lập khỏi một thân thể có tổ
chức. Sự sống chỉ được tìm thấy nơi nào có thân thể, trong một hình hài
nào đó mà nó có thể trú ngụ. Và nơi nào có thân thể và các hình thể,
nơi đó có sự tổ chức. Chẳng hạn như một con người là tổng thể các bộ
phận được tổ chức và liên kết lại, và qua những bộ phận này, huyền
nhiệm của sự sống hội đủ điều kiện để hiện hữu. Khi các bộ phận, vì
bất cứ lý do gì đó, trở nên hỗn độn, không còn tổ chức nữa, sự sống lìa
khỏi và con người sẽ chết đi.
Xã hội đòi hỏi sự tổ chức. Nếu con người phải sống với nhau trên thế giới
này, thì họ phải được tổ chức trong một hình thức nào đó. Điều này đã
được ghi nhận qua mọi thời đại cũng như mọi nơi chốn và được nhận
thấy trên mọi cấp bậc của xã hội loài người từ những bộ lạc sống trong
rừng rậm cho đến những thể chết trên toàn cầu. Một cách lý tưởng mà
nói, mục đích của chính phủ là để đạt được trật tự với sự ràng buộc tối
thiểu trong khi đảm bảo sự tự do tối đa cho từng cá nhân.
Việc có một số giới hạn sự tự do của cá nhân là tốt và cần thiết đã được
thừa nhận bởi tất cả những con người thông minh; việc có quá nhiều
hạn chế là xấu cũng được mọi người thừa nhận. Sự bất đồng nổi lên
khi chúng ta cố gắng định nghĩa những từ ngữ tương đối như “một số”,
“quá nhiều”, hay "quá ít". Thế thì quá nhiều là nhiều bao nhiêu? Và một số
là ít bao nhiêu? Nếu điều này có thể giải quyết được, hòa bình sẽ bất ngờ
viếng thăm quốc hội và nghị viện, đảng Dân chủ và những người tự do
sẽ nằm xuống với đảng Cộng hòa và những người bảo thủ, rồi một đứa
bé cũng có thể lãnh đạo toàn quốc.
Sự khác biệt giữa tình trạng nô lệ và sự tự do chỉ có một chút xíu mà thôi.
Ngay cả những nước chuyên chế còn có một chút tự do, và các công dân
của những nước tự do phải cam chịu một số hạn chế nào đó. Chính sự
cân nhắc giữa hai điều này quyết định một nước nào đó là nô lệ hay
tự do. Không một công dân sáng suốt nào tin rằng mình tuyệt đối tự
do. Người đó biết rằng sự tự do của mình phải bị cắt giảm như thế nào
đó vì lợi ích của tất cả mọi người. Điều tốt nhất có thể hy vọng được là
sự giới hạn đó sẽ được giữ ở mức tối thiểu. Sự giới hạn tối thiểu này
loài người gọi là “Tự Do”, và thật quý giá làm sao khi con người sẵn
sàng mạo hiểm sự sống mình vì nó. Thế giới phương Tây đã có hai cuộc
chiến lớn trong vòng 25 năm để gìn giữ cán cân của sự tự do và thoát khỏi
những ràng buộc mà chủ nghĩa đế quốc xã và chủ nghĩa quân phiệt toan áp
đặt lên nó.
Có Chúa làm trung tâm và hướng về Hội Thánh trong tư tưởng của
mình, tôi đã và đang trải qua nhiều năm lo lắng vì khuynh hướng tổ chức
cộng đồng Cơ Đốc cách thái quá, và vì lý do này tôi đã khiến nó quay
sang chống lại tôi. Người ta cho rằng tôi không tin nơi sự tổ chức. Sự
thật hoàn toàn khác.
Người nào muốn chống lại mọi sự tổ chức trong Hội Thánh thì cần
phải là người ngu dốt về những thực tế của sự sống. Nghệ thuật là cái
đẹp được tổ chức; Âm nhạc là âm thanh được tổ chức; Triết học là tư
tưởng có tổ chức; Khoa học là tri thức được tổ chức; Chính phủ cũng
chỉ là một xã hội được tổ chức. Và Hội Thánh thật của Đấng Christ là
gì nếu không phải là một huyền nhiệm được tổ chức?
Trái tim đang đập của Hội Thánh là sự sống - trong một câu nói của
Henry Scougal, “Sự sống của Đức Chúa Trời trong linh hồn của con
người.” Sự sống này, cùng với sự hiện diện thật của Đấng Christ trong
Hội Thánh, cấu thành Hội Thánh như một điều rất thiêng liêng, một
huyền nhiệm, một phép lạ. Nhưng nếu không có thực thể, hình hài và
trật tự, sự sống thiêng liêng này sẽ không có nơi trú ngụ, và nó không có
cách gì để thể hiện chính mình cho cộng đồng.
Vì lý do đó, Thánh Kinh Tân Ước nói nhiều đến sự tổ chức. Các thư tín
có tính chất mục vụ của Phao-lô và những lá thư ông viết cho tín hữu
Cô-rinh-tô cho thấy vị sứ đồ vĩ đại là một nhà tổ chức. Ông nhắc nhở
Tít rằng ông đã để Tít ở Cơ-rết để thiết lập trật tự cho mọi việc đang
xáo trộn và sắp xếp các trưởng lão trong mỗi thành phố. Điều này rõ
ràng chỉ có nghĩa là Tít đã được vị sứ đồ của chúng ta ủy nhiệm để sắp
đặt trật tự trên những nhóm tín hữu khác nhau sống trên đảo, và chỉ
có thể qua tổ chức mới có được trật tự.
Cơ Đốc nhân có khuynh hướng đi lang thang theo một số hướng vì họ
không hiểu mục đích của sự tổ chức hay những mối nguy hiểm theo
sau nó nếu như nó tuột khỏi tầm tay. Một số không có sự tổ chức gì
cả, và tất nhiên, hậu quả là sự lẫn độn và vô trật tự; những điều này
hoàn toàn không thể giúp loài người đem vinh hiển đến cho Chúa.
Những người khác thì thay thế sự tổ chức cho sự sống, và trong khi cái tên
còn sống thì họ đã chết rồi. Còn những người khác trở nên say sưa với
các luật lệ và quy tắc đến độ họ tăng chúng lên mà không có một lý
do nào cả, rồi chẳng bao lâu sau tính tự phát sẽ bùng lên trong Hội Thánh, và
sự sống bị tống khứ ra khỏi đó.
Chính sai lầm này là điều mà tôi lo lắng nhất. Nhiều nhóm Hội Thánh
đã tàn lụi do sự tổ chức nhiều quá mức, cũng như những hội khác do
sự tổ chức quá ít ỏi. Những nhà lãnh đạo Hội Thánh thông minh sẽ phòng
ngừa cả hai thái cực đó. Một người có thể chết do hậu quả của việc áp
huyết quá thấp, cũng như khi áp huyết quá cao. Vấn đề quan trọng
trong tổ chức Hội Thánh là khám phá được sự quân bình của Thánh
Kinh giữa hai thái cực đó (quá chú trọng tổ chức và vô tổ chức) và tránh
xa chúng. Thật là đau lòng khi thấy một nhóm Cơ Đốc nhân phước
hạnh, hình thành rất giản dị và được cột chặt bởi dây đai của tình yêu
thiên thượng, từ từ mất dần đặc tính giản dị của họ, bắt đầu cố gắng
bình thường hóa từng sự thúc đẩy ngọt ngào của Thánh Linh và chết
dần từ bên trong. Nhưng đó lại là cái hướng mà hầu như tất cả các hệ
phái Cơ Đốc đã đi trong suốt lịch sử, và bất chấp những lời cảnh tỉnh
bởi Đức Thánh Linh cũng như lẽ thật Kinh Thánh, đây vẫn là cái
hướng mà hầu hết các nhóm Hội Thánh ngày nay đang đi.
Theo thông thường thì khi Hội thánh gặp phải mối nguy hiểm nào đó đang
xảy ra trong tình trạng tổ chức bị xáo trộn và muốn kềm chế nó thì điều đầu
tiên là làm ngược lại sự tổ chức hiện đang có, và chạy ùa vào sự phức
tạp để thay đổi giống như bầy vịt chạy ào xuống ao. Điều nầy xuất
phát từ một ước muốn, tự nhiên nhưng xác thịt, của một nhóm thiểu số
những người được ơn. Họ mong muốn đưa số đông còn lại của những
người ít được ơn hơn trong Hội Thánh vào một chỗ, để rồi đẩy những
người thiếu ơn nầy đến nơi nào đó để những người này sẽ không chặn
đứng đường tiến của những khát vọng cao xa mà họ có.
Một nguyên nhân khác cho sự tổ chức thái quá và nặng nề của chúng ta là sự
sợ hãi. Các Hội Thánh và các cộng đồng được những người biệt riêng ra
để thiết lập với lòng can đảm, đức tin và một trí tưởng tượng được thánh
hóa có vẻ đã không thể tự phát triển với cùng một mức độ thuộc linh
trước đó chỉ một hay hai thế hệ. Những tổ phụ thuộc linh đã không thể
sản sinh trong hậu duệ mình lòng can đảm và đức tin ngang bằng với của
họ. Những tổ phụ đó có Đức Chúa Trời và có rất ít những điều khác,
nhưng hậu duệ của họ đã đánh mất khải tượng mình và đang tìm kiếm
những phương pháp cũng như những cơ cấu tổ chức vì quyền lực mà
lòng họ bảo rằng họ đang thiếu. Rồi thì những quy luật và quyền ưu tiên
đông cứng lại thành một cái vỏ bọc, nơi mà họ có thể trốn chạy khỏi
vấn đề. Lúc nào việc rúc đầu chạy trốn cũng dễ hơn và an toàn hơn
việc đứng ra tranh đấu trên chiến trường.
Trong toàn bộ đời sống sa ngã của chúng ta có một hấp lực mạnh mẽ
hướng về sự phức tạp và đẩy xa những điều giản dị, thực tế. Dường
như có một điều gì đó thật đáng buồn và không thể chối cãi được đang
ở đằng sau sự ham muốn bệnh hoạn của chúng ta hướng về sự tự sát
thuộc linh. Chỉ bởi cái nhìn tiên tri sáng suốt, sự thức canh và cầu nguyện
cùng với công việc chăm chỉ mới có thể giúp chúng ta đảo ngược xu
hướng đó và khôi phục lại vinh quang đã mất. Trong một nghĩa trang cổ
gần Plymouth Rock, nơi những tín đồ Thánh Giáo Anh yên nghỉ, có một
hòn đá được khắc mấy chữ trang trọng như sau (tôi nhớ sao thì ghi lại
vậy): “Những gì cha ông chúng ta đã trả giá rất đắt để giữ gìn, thì chúng ta
không được nông nổi vứt bỏ đi.” Vào giai đoạn cuối thế kỷ này, những
người Tin Lành chúng ta cần phải thông minh mà áp dụng những lời
này cho tình trạng tôn giáo của mình. Chúng ta vẫn là những người theo
đạo Tin Lành. Chúng ta phải chống lại sự lìa bỏ tự do tôn giáo của chúng
ta. Sự tự do giản dị của Cơ Đốc giáo đầu tiên là điều chúng ta đã đánh
mất. Từng cái một, chúng ta đang bỏ rơi những quyền đã được chính
Chúa mua bởi huyết của giao ước đời đời cho chúng ta, đó là quyền
được sống thật, quyền được vâng theo Thánh Linh, quyền được suy
nghĩ những tư tưởng riêng tư của chúng ta, quyền được làm những gì
chúng ta muốn với cuộc đời mình, quyền quyết định dưới ý muốn của Đức
Chúa Trời việc chúng ta sẽ phải làm gì với tiền của mình.
Và xin nhớ rằng, những mối hiểm họa trong hiện tại của chúng ta
không đến từ bên ngoài, bèn là từ bên trong chúng ta.
Chúa Phán Với Người Quan Tâm
Kinh Thánh được viết trong nước mắt và đào sâu vào đó sẽ tìm được
những kho báu tuyệt diệu nhất. Đức Chúa Trời không có gì để nói với
con người phù phiếm.
Chính Môi-se, một người đang run rẩy, được nghe Đức Chúa Trời
phán trên núi, và cũng chính ông là người sau này đã giải cứu cả đất
nước khi ông sấp mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời với một của lễ
để xin Ngài xóa tên ông khỏi sách của Ngài vì lợi ích của dân Y-sơ-ra-ên.
Lần kiêng ăn cầu nguyện dài ngày của Đa-ni-ên đã đưa Gáp-ri-ên từ
thiên đàng đến để nói với ông về bí mật của các thế kỷ. Khi Giăng,
một người rất được yêu mến, khóc dầm dề vì không có ai xứng đáng để
mở cuốn sách có bảy ấn, thì một trong số những trưởng lão đã an ủi ông
bằng một tin vui rằng Sư Tử của chi phái Giu-đa đã chiến thắng.
Những người viết thánh thi thường viết trong nước mắt, các nhà tiên tri
khó có thể che đậy lòng phiền muộn của mình, và sứ đồ Phao-lô trong
một lá thư đầy sự vui mừng gởi cho người Phi-líp đã đổ nước mắt khi
ông nghĩ đến những người là kẻ thù của thập giá Đấng Christ và kết
cuộc của họ là sự hủy diệt. Những nhà lãnh đạo Cơ Đốc đã làm rung
chuyển thế giới là những người có lòng sầu não, những người mà lời chứng
của họ cho cả nhân loại xuất phát từ cõi lòng phiền muộn, nặng gánh lo
âu: Không hề có chút sức mạnh nào trong bản thân những giọt nước mắt,
nhưng những giọt nước mắt và sức mạnh nằm sát cạnh nhau trong
Hội Thánh đầu tiên.
Thật không phải là một ý tưởng đáng để yên lòng khi nhận ra rằng các tác
phẩm của những nhà tiên tri mòn mỏi vì buồn phiền thường được nghiền
ngẫm bởi những người thích thú chỉ vì tò mò và những người chẳng bao
giờ đổ một giọt nước mắt nào vì những tai ương của thế giới này. Họ có
sự tò mò về thời gian biểu của những sự kiện trong tương lai, mà quên
rằng mục đích lớn của lời tiên tri trong Kinh Thánh là để chuẩn bị
chúng ta về phương diện đạo đức cũng như thuộc linh cho thì giờ sắp
đến.
Ngày nay, giáo lý về sự trở lại của Đấng Christ đã bị xao lãng, ít nhất là trên
lục địa Bắc Mỹ, và như những gì tôi nhận thấy, khiến cho trong hàng ngũ
các Cơ Đốc nhân tin vào Kinh Thánh không còn một chút sức mạnh nào.
Về vấn đề này, theo như điều tôi tin, có thể có vài yếu tố góp phần,
nhưng cái chủ yếu là lẽ thật của những lời tiên tri đã phải chịu đựng sự
rủi ro giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, khi mà những con người
không có nước mắt đảm trách việc hướng dẫn chúng ta vào các tác
phẩm của những nhà tiên tri thánh chứa chan nước mắt. Những đám
đông khổng lồ và những của dâng to lớn bởi đó mà ra cho đến khi
thực tế chứng minh rằng các giáo viên đã sai lầm ở quá nhiều điểm; rồi
thì phản ứng nổ ra và lời tiên tri mất đi thiện ý nơi mọi người. Đây là một
cú lừa tinh xảo của ma quỷ: nó thực hiện quá hiệu quả. Chúng ta nên
và phải học biết rằng chúng ta không thể luận giải những điều thánh
khiết một cách bất cẩn mà không vướng phải những hậu quả nghiêm
trọng.
Những con người không có nước mắt cũng đã gây nên mối nguy hại
khôn tả cho chúng ta trong một lĩnh vực khác: cầu nguyện cho người
bệnh. Luôn luôn có những con người kính sợ, nghiêm túc khi cảm biết
nhiệm vụ thánh khiết của họ là cầu nguyện cho người bệnh để họ
được chữa lành theo ý muốn Đức Chúa Trời. Người ta nói về Spurgeon
rằng những lời cầu nguyện của ông đã vực dậy nhiều người bệnh hơn bất
cứ sự chữa trị nào của các bác sĩ ở Luân Đôn. Khi những người lãnh
đạo không có nước mắt tóm lấy giáo lý, nó đã bị biến thành một cái vợt
sinh lợi. Những con người dịu dàng, đầy sức thuyết phục đã dùng các
phương pháp tối ưu của nghệ thuật bán hàng để tạo nên những của
cải ấn tượng từ các chiến dịch của họ. Những nông trại lớn và những
món đầu tư tài chính khổng lồ của họ chứng minh họ đã thành công như
thế nào trong việc tách rời người bệnh và tiền bạc của mình. Và điều
này được làm trong danh của Đấng từng trải sự buồn bực, Đấng
không có chỗ gối đầu!
Cái gì được thực hiện mà không có tấm lòng là cái được thực hiện trong
bóng tối bất luận việc nó có vẻ phù hợp với Kinh Thánh như thế nào đi
nữa. Bởi luật đền bù công bình, tấm lòng của những người hay đùa giỡn
với tôn giáo sẽ bị hủy diệt trong sự sáng chói lọi của lẽ thật mà anh ta
chạm vào. Những con mắt không giọt lệ cuối cùng sẽ bị mù vì chính
ánh sáng mà chúng nhìn vào. Chúng ta, những người thuộc về các Hội
Thánh không mang tính nghi lễ, có khuynh hướng nhìn vào những Hội
Thánh tiến hành một hình thức thờ phượng đã được cẩn thận lên chương
trình với một thái độ khinh khỉnh, và chắc chắn phải có một cái gì đó
tốt bên trong những buổi thờ phượng như thế, mà điều này có ít hoặc
không có chút ý nghĩa nào đối với một người tham dự bình thường -
điều này không phải là do nó được lên chương trình cẩn thận mà là vì
chính bản chất của những người tham dự bình thường. Nhưng tôi đã quan
sát và thấy rằng những bài giảng ứng khẩu quen thuộc của chúng ta, được
nhà lãnh đạo làm dàn ý 20 phút trước đó, thường có khuynh hướng đi
theo một trật tự rời rạc và mệt mỏi, gần như được tiêu chuẩn hóa rất
thành công. Ít nhất những bài giảng mang tính lễ nghi cũng đẹp vậy; còn
của chúng ta thì thường là xấu xí. Những bài giảng của họ đã được cẩn
thận vạch ra từ hàng thế kỷ để nắm bắt cái vẻ đẹp càng nhiều càng
tốt, và để duy trì một tinh thần kính sợ giữa vòng những người thờ
phượng. Còn của chúng ta thường là những bài giảng tạm bợ, ứng
khẩu, không có gì đáng lưu tâm. Cái gọi là quyền tự do thường không
tự do chút nào, mà thay vào đó là tính lười biếng cẩu thả.
Lý thuyết là ở chỗ cho rằng nếu buổi nhóm không có chương trình thì
Thánh Linh sẽ tự do hành động, và điều này là thật nếu tất cả những
người thờ phượng đều là những người kính sợ Chúa và đầy dẫy Thánh
Linh. Nhưng hầu hết đều không có trật tự, cũng chẳng có Thánh Linh,
buổi nhóm chỉ là một buổi cầu nguyện thường lệ, ngoại trừ một số
thay đổi nhỏ, chúng giống như nhau từ tuần này sang tuần khác, với
một số ít bài hát mở đầu cũng không có gì nhiều, vả lại, từ lâu lắm rồi,
nó đã mất đi tất cả mọi ý nghĩa bởi sự lập lại vô nghĩa.Trong phần lớn những
buổi nhóm của chúng ta, hiếm khi có dấu hiệu của một ý tưởng tôn kính,
không có biểu hiện của sự hiệp nhất trong Thân Thể, chỉ có chút ít
cảm giác về Sự Hiện Diện Thánh, không có giây phút nào yên tĩnh,
không có tính trang nghiêm, không có điều kỳ diệu, cũng không có sự
kính sợ thánh. Nhưng thường lại có hoặc một người uể oải hay một
người hoạt bát với những câu bông đùa bất khiết lên hướng dẫn hát,
cũng như một trưởng ban nào đó lên thông báo từng “con số” cùng với
những tiếng sột soạt phát ra từ cái máy tăng âm cũ kỹ trong một nỗ
lực để gắn liền mọi thứ lại với nhau.
Cả gia đình Cơ Đốc đang cố gắng một cách tuyệt vọng trong nhu cầu
khôi phục lại lòng ăn năn, khiêm nhường và nước mắt. Xin Chúa sớm
gởi chúng đến
Cơ Đốc Giáo Ăn Liền
Thật chẳng có gì ngạc nhiên khi những quốc gia trên thế giới bào chế
những sản phẩm như trà uống liền, cà phê uống liền, và mì ăn liền.
Và rồi thì thế giới cũng cho ra đời một tôn phẩm cao siêu "Cơ Ðốc giáo
ăn liền". Nếu những sản phẩm ăn liền đó đã không xuất xứ từ Hoa Kỳ, thì có
một điều không thể phủ nhận được, là chính trào lưu Chính thống Mỹ
đã đem Cơ Ðốc giáo ăn liền đến cho các Hội Thánh Tin Lành.
Chúng ta bỏ qua một bên Công Giáo La Mã và chủ nghĩa tự do trong những
bộ dạng trá hình khác nhau của nó, và hướng sự chú ý lên hình thể của
những người Tin Lành, ngay lập tức chúng ta sẽ thấy con dân của Ðấng
Christ phải chịu đựng như thế nào ngay chính trong căn nhà của người
bạn thân là Hội Thánh. Thiên tài trên Nước Mỹ chú ý đến việc làm cho
mọi kết quả đạt được nhanh chóng và dễ dàng và không cần quan
tâm nhiều đến chất lượng hay tính lâu dài. Ðiều nầy đã sản sinh ra một
loại vi khuẩn đầu độc toàn bộ cơ cấu trong Hội Thánh tại Hoa Kỳ từ
điều hành, hành chánh, giảng dạy, tổ chức, quy chế, chăm sóc, và
những hệ thống khác nữa, và đã gây ảnh hưởng rộng khắp trên thế giới
qua những công cuộc truyền giáo.
"Cơ Ðốc giáo ăn liền" xuất hiện cùng với thời đại máy móc. Con người
phát minh ra máy móc với hai mục đích là những công việc quan
trọng được thực hiện nhanh hơn và dễ dàng hơn làm bằng tay. Họ
muốn công việc được kết thúc nhanh chóng để họ có thêm thời gian
tìm kiếm những cái khác mà họ thích, chẳng hạn như rong chơi hay
thưởng thức những lạc thú của trần gian này. "Cơ Ðốc giáo ăn liền"
ngày nay cũng phục vụ những mục đích đó trong tôn giáo.
Nói đến "Cơ Ðốc giáo ăn liền", tôi muốn ám chỉ cái được tìm thấy ở khắp
nơi trong những quỹ đạo Tin Lành là cái được sinh ra từ tư tưởng cho
rằng "chúng ta có thể làm hết những bổn phận đối với linh hồn mình
chỉ bằng một vài hành động của đức tin, và khi được giải phóng khỏi
mọi lo lắng về tình trạng thuộc linh, thì cho là đã làm xong bổn phận thuộc
linh của chính mình và đưa đến kết luận là đức tin nơi Thiên Chúa một
lần đủ cả". Cái đức tin đó không phù hợp với Ðức Tin mà Chính Phao-lô
đã nói trong Rô-ma 1:17 rằng "...Ðức Tin lại dẫn đến đức tin nữa".
Nhưng vấn đề rắc rối là chúng ta có khuynh hướng đặt để sự tin cậy
của mình trên những kinh nghiệm và đưa đến hiểu sai toàn bộ Thánh
Kinh Tân Ước. Chúng ta liên tục được thúc đẩy phải quyết định, phải
giải quyết vấn đề ngay bây giờ vì muốn toàn bộ sự việc được quan
tâm đến ngay lập tức. Ðương nhiên là tôi không phủ nhận là có những
quyết định của chúng ta nên quyết định một lần đủ cả, và cũng có
những vấn đề riêng tư có thể giải quyết được ngay tức thì bằng một
hành động kiên quyết trong sự đáp ứng của đức tin có nền tảng là Kinh
Thánh.
"Cơ Ðốc giáo ăn liền" có khuynh hướng biến hành động đức tin thành
một kết cuộc vì thế mà đã bóp chết sự khao khát tiến bộ thuộc linh. Nó hiểu
sai bản chất thật của đời sống Cơ Ðốc, vốn là một đời sống đức tin năng
động và phát triển. Nó bỏ qua sự thật là tân Cơ Ðốc nhân được lớn lên
giống như một em bé mới ra đời, và cần phải có thực phẩm và hoạt
động thì cơ thể mới phát triển bình thường. Nó không đếm xỉa đến sự
thật là hành động đức tin trong Ðấng Christ thiết lập một mối quan hệ
cá nhân giữa hai bản thể đạo đức và thông sáng. Ðức Chúa Trời và con
người đã được giải hòa, và chỉ với một lần tiếp xúc với Ðức Chúa Trời thì
không đủ để thiết lập một tình bạn thắm thiết giữa Ngài và tạo vật được
dựng nên theo hình ảnh của Ngài.
Vì muốn phong tỏa sự cứu rỗi vào trong một hoặc hai kinh nghiệm, những
người biện hộ cho "Cơ Ðốc giáo ăn liền" phô trương ra định luật của sự
phát triển, và nói rằng sự phát triển là cái đã chi phối toàn cõi thiên
nhiên này. Họ bỏ qua những ảnh hưởng thiêng liêng của sự thương khó,
việc vác thập tự giá mình theo Chúa và sự vâng lời thiết thực. Họ bỏ qua
nhu cầu cần huấn luyện thuộc linh, sự cần thiết của việc hình thành những
thói quen tôn giáo đúng đắn và nhu cầu đấu tranh chống chọi lại thế
gian.
Mối thỏa mãn quá đáng với hành động ban đầu của đức tin đã tạo nên
một tâm lý thỏa lòng nào đó, hay ít nhất là không có sự mong chờ nào
cả.
Ðối với nhiều người, nó đã tạo ra một tâm trạng chán nản với niềm tin Cơ
Ðốc. Ðức Chúa Trời dường như ở đâu quá xa xôi, còn thế gian thì lại quá
gần, xác thịt thì lại quá mạnh để giữ lòng bền đỗ. Hãy coi chừng sự thỏa
mãn với những hành động đức tin ban đầu sẽ giải phóng chúng ta ra
khỏi nhu cầu thức canh, tranh chiến, cầu nguyện, và đưa đến sự tự do
thụ hưởng thế giới này.
Có phải "Cơ Ðốc giáo ăn liền" là niềm tin chính thống của thế kỷ 21
nầy? Hãy đọc Kinh Thánh Phi-líp 3:7-16 để thấy được tâm tình của
Phao-lô là "...quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước,
tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Ðức
Chúa Trời trong Ðức Chúa Giê-xu Christ."
Cơ Đốc Nhân Lạ Thường
Tôi tin rằng nỗ lực hiện tại của rất nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo để hòa hợp
Cơ Ðốc giáo với khoa học, triết học và những thứ tự nhiên, hợp lý khác là
hậu quả của sự thất bại trong việc thấu hiểu Cơ Ðốc giáo và cũng là, rút
ra từ những gì tôi đã nghe và đọc được, một thất bại trong việc hiểu khoa
học cũng như triết học.
Tâm điểm của hệ thống Cơ Ðốc là thập giá của Ðấng Christ với cái
nghịch biện thiêng liêng của nó. Sức mạnh của Cơ Ðốc giáo xuất hiện
trong cái ác cảm của mình hướng về những đường lối của con người sa
ngã, và không bao giờ là sự đồng tình với những đường lối đó. Lẽ thật về
thập tự giá được bày tỏ trong chính những điều nó phủ nhận. Lời
chứng của Hội Thánh có hiệu quả nhất khi Hội Thánh tuyên bố hơn là
giải thích, vì Phúc Âm được đáp ứng không phải bằng lý lẽ bèn là đức
tin. Những cái gì có thể được chứng minh thì không cần đến đức tin để tiếp
nhận. Ðức tin dựa vào thuộc tính của Ðức Chúa Trời, chứ không phải những
chứng minh của phòng thí nghiệm hay logic.
Thập tự giá đứng trong vị trí đối lập đầy sức sống với con người tự
nhiên. Triết lý của thập tự giá trái ngược với những cách thức suy nghĩ
của tâm trí chưa được tái sanh, vì thế Phao-lô có thể nói một cách
thẳng thắn rằng sự rao giảng về thập giá là dành cho những người
ngu dại, đáng diệt vong. Cố gắng tìm kiếm một mảnh đất chung giữa
sứ điệp của thập tự giá và lý lẽ của con người sa ngã là cố gắng làm một
điều bất khả thi, và nếu cứ tiếp tục cố gắng làm việc đó sẽ tạo nên
một hậu quả tai hại vô cùng, một thập giá vô nghĩa và một Cơ Ðốc
giáo không có chút quyền năng.
Nhưng chúng ta hãy đưa toàn bộ vấn đề từ đỉnh cao của lý thuyết
xuống thấp, và chỉ đơn giản quan sát Cơ Ðốc nhân thật khi anh ta áp
dụng vào thực tiễn những điều dạy dỗ của Ðấng Christ và các sứ đồ
Ngài. Hãy lưu ý những sự tương phản sau đây:
Cơ Ðốc nhân tin rằng trong Ðấng Christ, anh ta đã chết, nhưng anh còn
sống nhiều hơn trước đây và anh hoàn toàn mong muốn được sống mãi
mãi. Anh bước đi trên trần gian này trong khi đã được đặt để ở thiên
đàng và dầu rằng được sinh ra trên trần gian, nhưng sau khi cải đạo,
anh khám phá ra rằng nhà của anh không phải là ở đây. Giống như
con chim cú, trong không khí là cả một sự uyển chuyển và đẹp đẽ,
nhưng ở trên đất thì lại vụng về và xấu xí, Cơ Ðốc nhân xuất hiện với điều
đẹp đẽ nhất của mình trong những nơi thuộc về thiên thượng nhưng
không thích hợp lắm với những đường lối của chính cái xã hội mà anh ta
được sinh ra.
Cơ Ðốc nhân sớm học biết rằng nếu anh phải chiến thắng như là con
của thiên đàng giữa vòng những con người trên đất, thì anh không được
phép đi theo những đường lối thông thường của loài người, mà phải đi
theo hướng ngược lại. Ðể mình có thể được an toàn, anh đặt mình vào
cảnh hiểm nghèo; anh mất mạng sống mình để cứu nó và sẽ gặp nguy cơ
đánh mất nó nếu anh cố gắng gìn giữ nó. Anh đi xuống thấp để được
lên cao. Nếu anh ta từ chối đi xuống, thì anh đã ở dưới sẵn rồi, nhưng
khi anh ta bắt đầu đi xuống, anh ta đang ở trên con đường đi lên của
mình.
Anh mạnh mẽ nhất khi mình yếu đuối nhất và yếu đuối nhất khi mình
mạnh mẽ. Dầu nghèo khổ, nhưng anh có sức mạnh để khiến người khác
trở nên giàu có, nhưng khi anh trở nên giàu có rồi, khả năng làm cho
người khác được trở nên giàu có của anh biến mất. Anh có nhiều nhất sau
khi anh đã ban cho nhiều nhất và có ít nhất khi mà anh sở hữu nhiều nhất.
Anh có thể và thường ở chỗ cao nhất khi anh cảm thấy mình thấp hèn
nhất và hầu như không có tội khi anh ý thức về tội lỗi nhiều nhất. Anh
khôn ngoan nhất khi anh biết rằng mình không biết và biết ít nhất khi anh đã
thu nạp được một lượng kiến thức vĩ đại nhất. Ðôi lúc anh làm tốt nhất
bằng cách không làm gì cả và đi xa nhất khi vẫn còn đứng yên. Trong cơn
phiền muộn, anh đạt được sự vui mừng và giữ lòng anh hớn hở ngay cả
trong sự buồn đau.
Ðặc tính nghịch lý của Cơ Ðốc nhân được thể hiện cách liên tục. Chẳng
hạn như anh tin rằng bây giờ anh đã được cứu, tuy nhiên anh vẫn
mong muốn sau này sẽ được cứu và lòng anh hướng về sự cứu rỗi
phước hạnh tương lai. Anh kính sợ Ðức Chúa Trời nhưng không kinh
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop
Tong hop

More Related Content

What's hot

Thông điệp Lumen Fidei
Thông điệp Lumen FideiThông điệp Lumen Fidei
Thông điệp Lumen Fideigxduchoa
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Tien Nguyen
 
Tuần cửu nhật
Tuần cửu nhậtTuần cửu nhật
Tuần cửu nhậtthuyn15
 
Tông huấn niem vui tin mung
Tông huấn niem vui tin mungTông huấn niem vui tin mung
Tông huấn niem vui tin mungphanthitrucgiang82
 
7 ân huệ của thánh thần vhn
7 ân huệ của thánh thần vhn7 ân huệ của thánh thần vhn
7 ân huệ của thánh thần vhnVo Hieu Nghia
 
Kinh Hoa Binh
Kinh Hoa BinhKinh Hoa Binh
Kinh Hoa BinhLevitan
 
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10   the chin nguoi kia dauGmd.152.10   the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dauan hoa thanh nien
 
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauChua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauco_doc_nhan
 
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đìnhSách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đìnhgxduchoa
 
Kinh Hòa Bình
Kinh Hòa BìnhKinh Hòa Bình
Kinh Hòa BìnhHoang
 
Chua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenChua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenkhicon038
 
ôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiCngTrn675453
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaco_doc_nhan
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayco_doc_nhan
 

What's hot (18)

Thông điệp Lumen Fidei
Thông điệp Lumen FideiThông điệp Lumen Fidei
Thông điệp Lumen Fidei
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
 
Tuần cửu nhật
Tuần cửu nhậtTuần cửu nhật
Tuần cửu nhật
 
Tông huấn niem vui tin mung
Tông huấn niem vui tin mungTông huấn niem vui tin mung
Tông huấn niem vui tin mung
 
Tin lanh
Tin lanhTin lanh
Tin lanh
 
7 ân huệ của thánh thần vhn
7 ân huệ của thánh thần vhn7 ân huệ của thánh thần vhn
7 ân huệ của thánh thần vhn
 
Kinh Hoa Binh
Kinh Hoa BinhKinh Hoa Binh
Kinh Hoa Binh
 
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10   the chin nguoi kia dauGmd.152.10   the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
 
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauChua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
 
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đìnhSách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
 
Kinh Hòa Bình
Kinh Hòa BìnhKinh Hòa Bình
Kinh Hòa Bình
 
Chua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenChua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyen
 
ôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tội
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
So 160
So 160So 160
So 160
 
So 161
So 161So 161
So 161
 
So 173
So 173So 173
So 173
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 

Viewers also liked

Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandco_doc_nhan
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanco_doc_nhan
 
Trai tim bang gia
Trai tim bang giaTrai tim bang gia
Trai tim bang giaco_doc_nhan
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chuaco_doc_nhan
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aico_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanco_doc_nhan
 
Social Cities 16 januari 2013 - Boloboost, Lex de Jong
Social Cities 16 januari 2013 - Boloboost, Lex de JongSocial Cities 16 januari 2013 - Boloboost, Lex de Jong
Social Cities 16 januari 2013 - Boloboost, Lex de JongSocial Media Club Amsterdam
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenco_doc_nhan
 
Converters
ConvertersConverters
ConvertersQanper
 
Curiosity killed the cat but created a category
Curiosity killed the cat but created a category Curiosity killed the cat but created a category
Curiosity killed the cat but created a category Anil Kulkarni
 
Janelle Ferro resume
Janelle Ferro resumeJanelle Ferro resume
Janelle Ferro resumeJanelle Ferro
 
Research & planning music magazine
Research & planning   music magazineResearch & planning   music magazine
Research & planning music magazinebarrettlasharn
 
XII edição do Jornal Itapiúna News
XII edição do Jornal Itapiúna NewsXII edição do Jornal Itapiúna News
XII edição do Jornal Itapiúna NewsA voz do Bem
 

Viewers also liked (19)

Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
tutorial
tutorialtutorial
tutorial
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhan
 
Trai tim bang gia
Trai tim bang giaTrai tim bang gia
Trai tim bang gia
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chua
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve ai
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Darba aizsardzība - kā ietekmēt apakšuzņēmējus? CEMEX pieredze.
Darba aizsardzība - kā ietekmēt apakšuzņēmējus? CEMEX pieredze.Darba aizsardzība - kā ietekmēt apakšuzņēmējus? CEMEX pieredze.
Darba aizsardzība - kā ietekmēt apakšuzņēmējus? CEMEX pieredze.
 
Spindle credentials 2013
Spindle credentials 2013Spindle credentials 2013
Spindle credentials 2013
 
Bharath Detailed Resume
Bharath Detailed ResumeBharath Detailed Resume
Bharath Detailed Resume
 
Social Cities 16 januari 2013 - Boloboost, Lex de Jong
Social Cities 16 januari 2013 - Boloboost, Lex de JongSocial Cities 16 januari 2013 - Boloboost, Lex de Jong
Social Cities 16 januari 2013 - Boloboost, Lex de Jong
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyen
 
Converters
ConvertersConverters
Converters
 
Curiosity killed the cat but created a category
Curiosity killed the cat but created a category Curiosity killed the cat but created a category
Curiosity killed the cat but created a category
 
Janelle Ferro resume
Janelle Ferro resumeJanelle Ferro resume
Janelle Ferro resume
 
Research & planning music magazine
Research & planning   music magazineResearch & planning   music magazine
Research & planning music magazine
 
XII edição do Jornal Itapiúna News
XII edição do Jornal Itapiúna NewsXII edição do Jornal Itapiúna News
XII edição do Jornal Itapiúna News
 

Similar to Tong hop

Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doico_doc_nhan
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dongco_doc_nhan
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhco_doc_nhan
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaLong Do Hoang
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandLong Do Hoang
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucDem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucco_doc_nhan
 
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucDem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucLong Do Hoang
 
Hoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhHoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhco_doc_nhan
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayLong Do Hoang
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung11201991
 
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
Gkpv   cn 34 tn (tv 2)Gkpv   cn 34 tn (tv 2)
Gkpv cn 34 tn (tv 2)gremy2013
 

Similar to Tong hop (20)

Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dong
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dong
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
So 145
So 145So 145
So 145
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucDem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
 
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucDem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
 
Hoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhHoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinh
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
 
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
Gkpv   cn 34 tn (tv 2)Gkpv   cn 34 tn (tv 2)
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 

Tong hop

  • 1. Ba Chiều Kích Của Sự Ngợi Khen Tác giả: A. W. Tozer Nguồn: tinlanhhyvong.com Ðấng Christ đối với dân sự Ngài là rất tuyệt vời và Ngài mang đến cho họ những lợi ích phong phú mà tâm trí không thể hiểu nổi, cả đến tấm lòng cũng không biết phải dùng từ gì để diễn tả. Những kho báu này vừa có ở hiện tại, và cũng sẽ có ở tương lai. Thần Lẽ Thật, qua Phao-lô, bảo đảm với chúng ta rằng Ðức Chúa Trời đã chúc phước cho chúng ta với mọi thứ phước thiêng liêng trong Ðấng Christ. Những phước hạnh đó là của chúng ta, là con của sự sáng tạo mới và luôn sẵn có cho chúng ta ngay bây giờ bởi sự vâng phục của đức tin. Phi-e-rơ, cũng được cảm động bởi chính Thần Lẽ Thật đó, nói với chúng ta về sự thừa kế được bảo đảm cho chúng ta bởi sự sống lại của Ðấng Christ, một sự thừa kế không thể mất đi, không có một chút ô uế, không hề phai tàn, đã được sắm sẵn cho chúng ta trên thiên đàng. Không có gì mâu thuẫn ở đây cả, vì một sứ đồ nói về những ích lợi hiện tại và người kia thì nói về những món quà sẽ được ban tặng khi Ðấng Christ tái lâm. Và cả hai đều vượt quá mọi lời lẽ của con người, để ca ngợi về quá nhiều những phước lành mà chúng ta đã nhận lãnh rồi. Có lẽ chúng ta sẽ dễ hiểu hơn nếu chúng ta tưởng tượng chính mình như một con cá trong một dòng sông rộng lớn, lập tức được hưởng trọn dòng chảy của con sông, nhớ lại với lòng biết ơn dòng nước đã chảy qua và chờ đợi trong sự biết trước về sự đầy trọn đang tuôn chảy trên chúng ta từ nơi thượng nguồn. Ðây là một hình ảnh thi vị bất toàn; nhưng điều này là thật, chúng ta, những người tin cậy nơi Ðấng Christ, được sinh ra trong ân điển hiện tại, và khi chúng ta nhớ lại, với lòng tạ ơn Chúa về sự nhân từ mà chúng ta đã tận hưởng trong những ngày đã qua và với niềm hy vọng phước hạnh, chúng ta trông đợi ân điển và sự nhân từ đang chờ chúng ta ở phía trước. Bernard ở Clairvaux từng nói về một loại "hương thơm được hình thành từ những phước hạnh của Ðức Chúa Trời được (con cái Chúa) ghi nhớ."
  • 2. Thức hương đó rất hiếm. Mỗi người theo Chúa phải toát ra mùi hương đó; không phải những gì chúng ta đã nhận lãnh từ lòng tốt của Ðức Chúa Trời nhiều hơn điều mà chúng ta có thể tưởng tượng, trước khi chúng ta biết Ngài và tự chúng ta đã khám phá ra Ngài giàu có và rộng rãi như thế nào, hay sao? Chúng ta đã nhận lãnh sự đầy trọn của ân điển Ngài vì ân điển là điều mà không ai chối từ; nhưng hương thơm không đến từ sự nhận ơn; nó đến từ sự biết ơn, một điều hoàn toàn khác biệt. Mười người phung được chữa lành; đó là ơn phước. Một người trở lại tạ ơn Ðấng ban phước cho mình; đó là thức hương. Những ơn phước bị lãng quên, giống như những con ruồi chết, có thể khiến cho thứ dầu xức bốc mùi khủng khiếp. Những ơn phước được ghi nhớ, sự tạ ơn vì những đặc ân hiện tại và sự ngợi khen vì ân điển đã được ứng hứa hòa trộn vào nhau như nhũ hương, một dược để tạo nên một hương thơm quý hiếm cho những bộ trang phục của các thánh nhân. Với thức hương này, Ða-vít cũng đã thoa lên cây đàn của mình và những bài thánh ca của thời đại đó đã trở nên ngọt ngào với nó. Có lẽ cần phải có một đức tin thuần khiết hơn để ngợi khen Ðức Chúa Trời vì những ơn phước chúng ta nhận lãnh được mà chúng ta không nhận biết hơn là những cái mà chúng ta đã hưởng hay hiện đang được vui hưởng. Vậy mà nhiều người đã lên đến đỉnh cao chan hòa ánh sáng đó, như Anna Waring đã viết, Vinh hiển thuộc về Ngài vì tất cả mọi ân điển mà con chưa từng nếm trải... Khi chúng ta bước vào sự hiểu biết cá nhân sâu nhiệm hơn với Ðức Chúa Trời Ba Ngôi, tôi nghĩ trọng tâm của đời sống chúng ta sẽ chuyển từ cái quá khứ và hiện tại sang cái tương lai. Lần hồi chúng ta sẽ trở thành những người con của một hy vọng sống và là con của một tương lai chắc chắn. Lòng chúng ta sẽ trân trọng những kỷ niệm của quá khứ và đời sống chúng ta sẽ ngọt ngào với lòng biết ơn Ðức Chúa Trời vì con đường vững chắc mà chúng ta đi tới; nhưng đôi mắt chúng ta sẽ ngày càng hướng về hy vọng phước hạnh của ngày mai. Phần lớn Kinh Thánh chứa đựng những lời tiên tri. Không có điều gì mà Ðức Chúa Trời đã làm cho chúng ta lại có thể so sánh với tất cả những gì được viết trong lời tiên tri chắc chắn đó. Và không có gì Ngài đã làm hay
  • 3. có thể còn làm cho chúng ta có thể so sánh với việc Ngài là gì và sẽ là gì đối với chúng ta. Có lẽ một soạn giả thánh ca đã nghĩ đến điều này trong tâm trí mình khi cô hát: Con có một di sản của niềm vui Là cái mà con không cần phải thấy; Bàn tay đã tuôn huyết để biến nó thành của con Ðang gìn giữ nó cho con. Có thể nào "di sản của niềm vui" đó lại kém hơn Khải Tượng Hạnh Phúc sao? Bài Báo Cáo Của Người Quan Sát Nếu có một người quan sát hay một thánh nhân nào đó từ thế giới chói sáng bên trên đến giữa vòng chúng ta trong một khoảng thời gian nào đó với khả năng chẩn đoán những bệnh tật thuộc linh của các thành viên trong Hội Thánh, có một ghi nhận mà tôi chắc chắn là sẽ xuất hiện trên phần lớn những bản báo cáo của ông: Dấu hiệu rõ ràng của chứng mệt mỏi thuộc linh kinh niên; mức độ nhiệt thành đạo đức cực kỳ thấp. Ðiều khiến cho tình trạng này đặc biệt có ý nghĩa là những người Mỹ cố nhiên không phải là những người không nhiệt tình. Thực ra họ nổi tiếng khắp thế giới vì họ là những người sống trái ngược với điều đó. Các du khách đến những bờ biển của chúng ta từ nhiều quốc gia khác nhau mà chẳng bao giờ ngạc nhiên trước sức mạnh và nghị lực chúng ta dùng để tấn công những vấn đề của mình. Cuộc sống chúng ta giống như cơn sốt, và dù chúng ta đang xây dựng nhà cao tầng, mở đường cao tốc, tổ chức các cuộc thi điền kinh, kỷ niệm những ngày đặc biệt hay chào mừng những người anh hùng trở về, chúng ta luôn luôn làm nó với vẻ hoa mỹ vốn đã được phóng đại lên. Các tòa nhà của chúng ta sẽ cao hơn, đường cao tốc của chúng ta sẽ rộng hơn, các cuộc thi điền kinh sẽ nhiều màu sắc hơn, những buổi lễ kỷ niệm sẽ được trau chuốt hơn, tốn kém hơn bất cứ nơi nào khác trên trái đất. Chúng ta đi bộ nhanh hơn, lái xe nhanh hơn, kiếm và tiêu xài tiền nhiều hơn, rồi huyết áp cũng cao hơn bất kỳ dân tộc nào khác trên thế giới. Duy chỉ trong một lĩnh vực ích lợi cho con người là chúng ta chậm chạp và thờ ơ: Ðó là lĩnh vực tôn giáo của mỗi cá nhân. Ở đó, vì một vài lý
  • 4. do lạ lùng, lòng nhiệt tình của chúng ta lùi lại đằng sau. Các thành viên trong Hội Thánh thường xuyên đối diện với vấn đề mối tương giao cá nhân giữa họ với Ðức Chúa Trời trong sự thờ ơ, không thật tâm, chẳng chút nhiệt tình; một phương cách hoàn toàn khác hẳn với tính khí chung của họ và hoàn toàn mâu thuẫn với tầm quan trọng của vấn đề. Quả thật là có khá nhiều hoạt động tôn giáo giữa vòng chúng ta. Các cuộc thi đấu bóng rổ liên Hội Thánh, những buổi tiệc tôn giáo hấp dẫn tiếp sau buổi cầu nguyện, những chuyến dã ngoại cuối tuần có phần đố Kinh Thánh quanh đống lửa, những cuộc picnic do ban Trường Chúa Nhật tổ chức, gây quỹ để làm một công việc nào đó và những bữa điểm tâm mục vụ... đang vây quanh chúng ta với một con số không thể tin được, và chúng được thực hiện với sự thích thú đặc trưng kiểu Mỹ. Chính ngay khi chúng ta bước vào vùng Thánh địa của tôn giáo cá nhân trong lòng, thình lình chúng ta mất hết mọi nhiệt huyết. Thế là chúng ta đã hiểu tình trạng lạ kỳ và trái ngược này rồi: Một thế giới ồn ào, hoạt động tôn giáo hấp dẫn được tiến hành mà không có chút năng lực đạo đức hay sự hăng hái thuộc linh nào. Trong một năm đi chu du khắp các Hội Thánh, một người hiếm khi tìm được tín hữu nào có huyết áp bình thường và thân nhiệt đúng tiêu chuẩn. Sự tươi trẻ và phấn khích của linh hồn trong tình yêu thay vì phải được tìm kiếm trong Thánh Kinh Tân Ước hay trong tiểu sử của các thánh nhân; thì chúng ta lại tìm kiếm chúng trong sự tự phụ giữa vòng những người tự nhận mình đi theo Ðấng Christ trong thời đại của chúng ta. Bây giờ nếu có bất cứ thực tại nào trong toàn bộ kinh nghiệm của con người mà bởi bản chất tự nhiên của nó xứng đáng để thách thức tâm trí, mê hoặc tấm lòng và đưa cả đời sống đến điểm nóng cháy, thì đó là thực tại xoay quanh Thân Vị của Ðấng Christ. Nếu Ngài thật là Ðấng và là Ðiều mà sứ điệp Cơ Ðốc tuyên bố, thì tư tưởng về Ngài chắc chắn là tư tưởng thú vị nhất, hào hứng nhất, để thâm nhập vào tâm trí con người. Thật không khó để hiểu vì sao Phao-lô lại có thể liên kết rượu nho với Thánh Linh trong một câu Kinh Thánh: "Ðừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng; nhưng phải đầy dẫy Ðức Thánh Linh" (Ê-phê-sô 5:18). Khi Thánh Linh bày tỏ Ðấng Christ cho tầm nhìn bên trong của chúng ta, điều đó tạo nên một tác dụng làm cho linh hồn chúng ta phấn chấn, cũng như tác dụng của rượu trên thân thể. Người đầy dẫy Thánh Linh có thể sống trong một trạng thái hăng hái thuộc linh đến mức độ của một cơn say nhẹ, thuần khiết.
  • 5. Ðức Chúa Trời ngự trị trong một trạng thái mà lòng nhiệt thành không bao giờ dứt. Ngài vui mừng với tất cả những điều tốt và lo lắng về mọi điều xấu. Ngài luôn theo đuổi những công việc của mình với cả tấm lòng sốt sắng thánh khiết. Không có gì lạ khi Thánh Linh đến trong Lễ Ngũ Tuần như tiếng gió thổi ào ào và đặt lưỡi bằng lửa lên đầu mỗi người. Làm như vậy, Ngài hành động giống như một trong Ba Ngôi của Ðức Chúa Trời Hạnh Phước. Trong những điều khác đã xảy ra vào Lễ Ngũ Tuần, có một điều mà người quan sát vô tình nhất cũng Trong những điều khác đã xảy ra vào Lễ Ngũ Tuần, có một điều mà người quan sát vô tình nhất cũng bên trong không tàn lụi. Họ hăng hái đến độ hoàn toàn từ bỏ mọi sự. Thi hào Dante, trong chuyến hành trình tưởng tượng của mình xuống địa ngục, tình cờ gặp một nhóm linh hồn hư mất đang liên tục thở dài và rên rỉ khi họ di chuyển vu vơ trong bầu không khí đầy bụi bặm. Virgil, người dẫn đường của ông, giải thích rằng họ là "những người độc ác", những người "gần như không có linh hồn", những người mà khi họ còn sống trên đất đã không có đủ năng lực đạo đức để hoặc làm người tốt hoặc làm người xấu. Họ chẳng kiếm được một lời khen cũng như một lời khiển trách nào. Cùng chia sẻ một hình phạt với họ là những thiên thần cũng đã không lựa chọn đứng bên nào, hoặc Ðức Chúa Trời hoặc Sa- tan. Sự trừng phạt của tất cả những người yếu đuối và hay lưỡng lự sẽ treo lơ lửng mãi như thế giữa một địa ngục coi rẻ họ và một thiên đàng vốn sẽ không bao giờ chấp nhận sự hiện diện dơ bẩn của họ. Ngay cả tên họ cũng chẳng một lần được nhắc đến trên thiên đàng, ở trần gian, hoặc dưới địa ngục. "Hãy xem kìa," người dẫn đường nói, "và đi qua." Có phải Dante đang nói theo cách của mình điều mà Chúa chúng ta đã phán từ lâu với Hội Thánh Lao-đi-xê: "Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta"? Mức độ lòng nhiệt thành đạo đức thấp kém giữa vòng chúng ta có thể có một ý nghĩa còn sâu xa hơn những gì mà chúng ta đang muốn tin. Bám Lấy Đức Chúa Trời “Linh hồn tôi đeo theo Chúa; tay hữu Chúa nâng đỡ tôi” Thi thiên 63:8
  • 6. Thần học Cơ Đốc dạy tín lý về sự nhân từ có trước, có nghĩa là trước khi con người có thể tìm thấy Đức Chúa Trời, chính mình Ngài đã tìm kiếm họ. Trước khi một con người tội lỗi có được một suy nghĩ đúng đắn về Đức Chúa Trời, công việc của sự khai sáng phải được thực hiện trong lòng người đó. Dẫu nó chưa hoàn tất, thì nó cũng là một công việc thật sự, và là nguyên nhân sâu xa của sự khao khát, tìm kiếm và cầu xin đến sau. Chúng ta tìm kiếm Đức Chúa Trời vì, và chỉ vì, trước đó Ngài đã đặt trong lòng chúng ta một sự thúc giục mạnh mẽ đưa chúng ta đến chỗ phải tìm kiếm Ngài. Chúa phán, “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta” (Giăng 6:44), và cũng chính bởi sự lôi kéo từ trước này, Đức Chúa Trời đã cất đi khỏi chúng ta mọi dấu tích về món nợ chúng ta đang mang để Ngài có thể đến với chính chúng ta. Sự thôi thúc tìm cầu Đức Chúa Trời có nguồn gốc từ chính Đức Chúa Trời, nhưng phần việc còn lại của sự thúc giục đó chính là: Chúng ta phải đeo theo Ngài. Trọn thời gian chúng ta tìm kiếm Ngài, chúng ta đã ở trong tay Ngài rồi: “Tay hữu Chúa nâng đỡ tôi.” Giữa sự “nâng đỡ” thánh và sự “đeo đuổi” của con người không có gì mâu thuẫn nhau cả. Tất cả đều thuộc về Đức Chúa Trời, cũng như Von Hugel đã dạy, Đức Chúa Trời luôn luôn ở phía trước. Tuy nhiên trong thực tế (tức là khi công việc Đức Chúa Trời đã làm trong quá khứ gặp sự đáp ứng của con người trong hiện tại), con người phải tìm cầu Đức Chúa Trời. Về phần chúng ta, chúng ta phải có một sự hồi đáp tích cực nếu muốn sự lôi kéo bí mật này của Đức Chúa Trời đưa chúng ta đến những kinh nghiệm cá nhân với Ngài. Những lời lẽ ấm áp của cảm nhận riêng tư được thể hiện trong Thi thiên 42:1, 2: “Đức Chúa Trời ôi! Linh hồn tôi mơ ước Chúa, như con nai cái thèm khát khe nước, linh hồn tôi khát khao Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời hằng sống; tôi sẽ đến ra mắt Đức Chúa Trời chừng nào?” Đây là lời kêu gọi sâu thẳm trong đáy lòng, và một tấm lòng khao khát, khao khát thật sự sẽ thấu hiểu nó. Giáo điều cứu rỗi bởi đức tin, một chân lý Thánh Kinh, một sự giải thoát khỏi luật pháp và sự tự nỗ lực vô bổ, trong thời đại của chúng ta đã bị nhiều người diễn dịch theo cách chia cắt con người khỏi sự nhận biết Đức Chúa Trời. Tiến trình cải đạo đã được thực hiện cách máy móc và không có chút sinh khí nào cả. Ngày nay đức tin có thể bị thử thách mà không có một tác động nào đến đời sống đạo đức, không một chút
  • 7. tác động nào đến cái tôi A-đam. Đấng Christ có thể được “tiếp nhận” mà không có bất cứ một tình yêu đặc biệt nào dành riêng cho Ngài trong tâm hồn của người tiếp nhận. Người đó được “cứu”, nhưng họ không có một chút khao khát nào nơi Đức Chúa Trời cả. Trên thực tế, người đó được dạy phải thỏa lòng và thỏa lòng với những hiểu biết ít ỏi về Đức Chúa Trời. Các khoa học gia đương đại đã đánh mất Đức Chúa Trời ngay trong chính những kỳ quan mà Ngài tạo dựng nên; Cơ Đốc nhân chúng ta đang thực sự gặp nguy hiểm khi đánh mất Đức Chúa Trời ngay trong chính những điều kỳ diệu của Lời Ngài. Hầu như chúng ta đã quên rằng Đức Chúa Trời là Thần (Đấng tạo dựng nên con người theo hình Ngài), và vì thế, Ngài có thể được đam mê, theo đuổi, tìm kiếm như bất kỳ một con người nào có thể được như vậy. Bằng nhân cách chúng ta mới có thể tìm hiểu nhân cách của người khác được, nhưng hiểu biết hoàn toàn cá tính, nhân cách một con người chỉ sau một lần gặp mặt là điều phi thực tế. Chỉ sau một quá trình tìm hiểu lâu dài trong tình yêu và mối quan hệ thân thiết thì những khả năng hiểu biết nhau mới có được. Tất cả các mối quan hệ xã hội giữa con loài người với nhau là một lời hồi đáp giữa cá tính người này với cá tính người khác, từ những cái xa lạ nhất đến sự thông công thân mật nhất mà linh hồn con người có thể đạt được. Cho đến tận bây giờ, cũng như chính bản chất thật của nó, Cơ Đốc giáo về cốt lõi là sự hồi đáp của những cá tính thọ tạo với Cá Tính Sáng Tạo, Đức Chúa Trời. “Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến” (Giăng 17:3). Đức Chúa Trời là một Thân Vị, và sâu thẳm trong bản chất phi thường của Ngài, Ngài suy nghĩ, mong muốn, thích thú, cảm nhận, yêu thương, ao ước, và đau khổ giống như bất cứ một con người nào. Để cho chúng ta được biết Ngài, Ngài phải chịu lụy dưới một cá tính của chúng ta (Đức Chúa Jêsus đã đến trần gian trong thân xác và cá tính của một con người). Ngài tương giao với chúng ta qua tâm trí, ý chí và cảm xúc của chúng ta. Sự trao đổi hỗ tương của một tình yêu bất diệt, không hề dời đổi cùng những tư tưởng giữa Đức Chúa Trời và linh hồn những con người đã được cứu chính là trái tim đang đập cách sung mãn của tín ngưỡng Tân Ước. Sự tương giao giữa Đức Chúa Trời và linh hồn con người được chúng ta cảm nhận một cách riêng tư có ý thức. Nó mang tính cá nhân. Vì thế
  • 8. nó không đến từ thể xác của những người tin nhưng được biết bởi các cá thể, rồi đến thân thể của các cá thể tạo ra nó. Nó hoàn toàn có sự tham gia của ý thức con người: Nó không nằm dưới ngưỡng ý thức mà không có sự nhận biết của linh hồn (giống như lễ rửa tội cho trẻ sơ sinh); nhưng nó đến trong ý thức cho nên con người có thể nhận biết nó cũng giống như nhận thức mọi việc khác. Bạn và tôi rất nhỏ bé (tội lỗi chúng ta đã giới hạn chúng ta) nhưng Đức Chúa Trời là vĩ đại vô cùng. Được tạo dựng theo hình Ngài, do đó ngay bên trong chúng ta đã có khả năng nhìn biết Ngài. Trong tội lỗi, chúng ta thiếu đi sức mạnh đó. Giây phút Thánh Linh làm chúng ta sống lại qua sự tái sanh, trọn vẹn bản thể chúng ta cảm nhận được mối quan hệ gần gũi với Đức Chúa Trời và đưa chúng ta đến sự nhận thức trong niềm vui và phước hạnh. Đó chính là sự tái sanh thiên thượng, mà không có nó, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy nước Đức Chúa Trời. Nó không phải là điểm kết thúc, mà chỉ là điểm khởi đầu, vì bấy giờ sẽ bắt đầu thời điểm cho sự khao khát vinh hiển, sự khám phá hạnh phúc của tấm lòng trong sự giàu có vô song của Thượng Đế. Đó chính là nơi chúng ta bắt đầu, và tôi cũng nói rằng, đó chính là nơi chúng ta đã dừng lại, chưa một ai khám phá ra hết, vì sự sâu nhiệm và huyền diệu của Đức Chúa Trời Ba Ngôi không hề có một giới hạn, hay một điểm kết thúc nào cả. Ngài là đại dương không bờ bến, ai có thể đo lường? Sự vĩnh cửu thuộc về Ngài, Thượng Đế của chúng con. Đã được gặp Chúa và tiếp tục tìm cầu Ngài là một nghịch lý của linh hồn trong tình yêu, sự thật đó bị khinh rẻ bởi những người cuồng tín quá dễ thỏa mãn, nhưng lại được chứng thực bởi kinh nghiệm trong hạnh phước mà những đứa con với tấm lòng khao khát nóng cháy đã trải qua. Thánh Bernard đã mô tả nghịch lý này trong một bài thơ tứ tuyệt mà chắc chắn bất kỳ linh hồn nào khao khát cũng sẽ thấu hiểu ngay: Chúng con nếm trải Ngài! Ôi! Ngài là Bánh Hằng Sống, Và khao khát được dự tiệc với Ngài dẫu rằng: Chúng con uống nước từ nơi Ngài, Nguồn Nước Sống Song linh hồn chúng con vẫn khao khát, khao khát, khao khát Ngài
  • 9. đổ đầy luôn luôn. Tìm hiểu cặn kẽ những thánh nhân trong quá khứ, bạn sẽ sớm cảm nhận sức nóng của sự khao khát Đức Chúa Trời nơi họ. Họ than khóc với Ngài, họ cầu nguyện, tranh đấu gay gắt và tìm kiếm Ngài ngày và đêm, tháng này sang năm nọ; và khi họ đã gặp Ngài, đó là những giây phút ngọt ngào nhất của cả một quá trình tìm kiếm lâu dài, trung kiên và khổ hạnh. Môi-se đã dùng một sự kiện, đó là ông biết Đức Chúa Trời qua “sự tranh luận” để biết Ngài nhiều hơn. “Vậy bây giờ, nếu tôi được ơn trước mặt Chúa, xin cho tôi biết đường của Chúa, để cho tôi biết Chúa và được ơn trước mặt Ngài”; và từ chỗ đó, ông tiến đến một đề nghị táo bạo, “Tôi xin Ngài cho tôi xem sự vinh hiển của Ngài!” Đức Chúa Trời rất hài lòng trước sự nóng cháy, khao khát này; ngày hôm sau Ngài đã gọi Môi-se lên núi, và ở đó, Đức Chúa Trời đã đáp lại lời cầu xin của ông, khi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đi qua trước mắt ông. Đời sống của Đa-vít là một cơn lũ của sự khao khát thuộc linh; những bài thánh thi của ông chứa đựng tiếng khóc nức nở của một người tìm kiếm và tiếng thét vui mừng của một người đã tìm gặp điều mình mong muốn, khao khát. Phao-lô đã thừa nhận động cơ chính cho đời sống của ông là một sự khao khát Đấng Christ đến độ nóng cháy, hực lên như lửa thiêng. “Cho đến nỗi tôi được biết Ngài” chính là mục đích của lòng ông, và cũng vì điều này ông đã tận hiến tất cả mọi thứ. “Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quý hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ” (Phi-líp 3:8). Sự ngợi khen rất ngọt ngào, đi đôi với sự tìm kiếm Đức Chúa Trời, Đấng mà khi con người tìm kiếm trong sự ngợi khen, họ biết rằng họ đã gặp Ngài. “Tôi đã thấy dấu Ngài, và tôi sẽ tìm cầu Ngài”, những lời đó đã được bậc cha ông chúng ta thốt lên cách đây một thế hệ, nhưng bài hát đó không còn được hát trong các Hội thánh lớn nữa. Thật là một bi kịch khi chúng ta, trong thời điểm tăm tối này, đã để cho các giáo viên của chúng ta thực hiện sự tìm kiếm thay cho mình. Mọi thứ được thực hiện xoay quanh một hành động ban đầu, “tiếp nhận” Đấng Christ (tình cờ là một khái niệm không tồn tại trong Kinh Thánh) và sau đó chúng ta không nài xin thêm bất cứ khải tượng nào từ nơi Đức Chúa Trời cho chính linh hồn mình. Chúng ta đã mắc bẫy trong cái vòng luẩn quẩn của lôgic giả mạo rằng chúng ta đã gặp Chúa và không cần phải tìm kiếm Ngài nữa. Điều này bày ra trước mắt chúng ta như một lời cuối cùng cho
  • 10. tính chính thống, và người ta đã cho là đúng khi nói rằng không một Cơ Đốc nhân nào được sự dạy dỗ của Kinh Thánh lại tin nơi những điều khác hơn. Vì thế, mọi chứng cớ về sự thờ phượng, tìm kiếm, ca hát trong Hội thánh về chủ đề này đã bị gạt sang một bên. Thần học tấm lòng dựa trên kinh nghiệm của một đạo binh lớn những vị thánh nổi tiếng là sự không chấp nhận cách giải thích Kinh Thánh thiển cận và tự mãn vốn đã có vẻ rất lạ lùng đối với Augustine, Rutherford hay Brainerd. Ngay trong cơn giá lạnh này vẫn có một số người, tôi rất vui khi được nói đến, không thỏa lòng với cái lôgic nông cạn đó. Họ chấp nhận sức mạnh của sự tranh luận, và rồi quay đi tìm kiếm một nơi yên tĩnh, riêng tư mà cầu nguyện trong nước mắt, “Chúa ôi! Xin bày tỏ sự vinh hiển của Ngài cho con.” Họ muốn được nếm, muốn được rờ chạm đến bằng tấm lòng, muốn được thấy bằng con mắt thuộc linh điều diệu kỳ nơi Đức Chúa Trời. Tôi cố ý thúc đẩy sự khao khát Đức Chúa Trời phi thường này. Chính vì thiếu nó mà chúng ta bị đưa đến tình trạng thuộc linh thấp kém trong hiện tại. Tính cứng nhắc, vụng về trong đời sống thuộc linh của chúng ta là hậu quả của sự thiếu sự khao khát thánh. Tính tự mãn là một kẻ thù đáng sợ của mọi sự tăng trưởng thuộc linh. Cần phải có một khao khát mãnh liệt, nếu không thì sẽ chẳng có sự hiện diện của Đấng Christ trong dân sự Ngài. Ngài đang chờ đợi chúng ta khao khát, khao khát Ngài ngày và đêm, khao khát trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Điều đáng buồn là đối với quá nhiều người trong số chúng ta, Chúa đã chờ đợi, chờ đợi từ lâu lắm rồi, thật lâu lắm rồi, song không có kết quả gì. Mỗi thời đại đều có những đặc điểm riêng của nó. Ngay hiện tại, chúng ta đang sống trong thời đại của sự phức tạp tôn giáo. Tính đơn giản trong Đấng Christ lại hiếm khi được tìm thấy trong vòng chúng ta. Thay vào đó là các chương trình, các phương thức, các tổ chức, và cả một thế giới các hoạt động đầy căng thẳng chiếm hết mọi thời gian và sự tập trung, song không bao giờ có thể thỏa mãn được sự khao khát của lòng. Sự nông cạn của kinh nghiệm thuộc linh, sự rỗng tuếch trong sự thờ phượng của chúng ta và sự bắt chước thế giới chung quanh cách mù quáng đã đánh dấu các phương cách “bóng lộn” mà chúng ta sử dụng, tất cả đều cho thấy rằng: chúng ta, trong thời đại này, chỉ biết Đức Chúa Trời một cách “nửa vời”, và hiếm khi thấu triệt sự bình an thật của Ngài.
  • 11. Nếu chúng ta muốn tìm thấy Đức Chúa Trời giữa vòng vây của những tôn giáo khác, trước hết, chúng ta phải quyết định, phải khao khát tìm thấy Ngài, rồi sau đó thực hiện theo một phương cách đơn giản. Lúc nào cũng vậy, Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài cho những “người thơ ngây” và che giấu chính mình Ngài trước những con người thông thái. Chúng ta cần phải đơn giản hóa bước tiến đến gần Đức Chúa Trời. Chúng ta phải lược bỏ hết những yếu tố chúng ta cho là cần thiết (và rồi sẽ thấy rằng chỉ có một số ít các yếu tố là thật sự cần thiết). Chúng ta phải loại bỏ mọi nỗ lực để được cảm động, và hãy đến với sự vô tư của con trẻ. Nếu chúng ta làm như vậy, chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ sớm đáp lời. Khi tôn giáo đã chấm dứt lời cuối cùng của mình, chúng ta không cần gì khác hơn là chính Đức Chúa Trời. Thói quen xấu trong việc tìm kiếm Đức Chúa Trời và tìm kiếm Ngài cách hiệu quả đã ngăn chúng ta tìm thấy Ngài. Từ “và” đó chứa đựng nỗi thống khổ của chúng ta. Nếu chúng ta bỏ chữ và đi, chúng ta sẽ sớm gặp mặt Đức Chúa Trời, và trong Ngài, chúng ta sẽ thấy cái mà chúng ta đã mất cả một đời để khao khát và tìm kiếm. Chúng ta không phải lo sợ rằng khi tìm kiếm Đức Chúa Trời, chúng ta phải thu hẹp đời sống mình và giới hạn những cảm xúc của tấm lòng đang rộng mở của chúng ta. Trái lại, chúng ta có thể tiếp nhận Chúa làm tất cả cho đời sống mình, để tập trung thờ phượng, hiến dâng nhiều điều cho một Đấng mà thôi. Tác giả của một tác phẩm kinh điển, Áng mây vô tri (The Cloud of Unknowing), đã dạy chúng ta cách làm việc này. “Hãy dâng lòng bạn lên cho Đức Chúa Trời với một tình yêu sôi nổi, khiêm cung; và hướng về Ngài, không phải lợi ích từ Ngài. Và đừng miễn cưỡng suy nghĩ, hãy hướng lòng về nơi Đức Chúa Trời. Đừng làm theo trí khôn, hay lý trí của bạn, hãy để chính Ngài vận hành. Đây là công việc của linh hồn, một việc làm Đức Chúa Trời hài lòng nhất.” Một lần nữa, ông đề nghị rằng khi cầu nguyện, chúng ta phải bỏ qua mọi thứ, ngay cả thần học của mình. “Vì như vậy đã đủ rồi, một mục đích hướng về Đức Chúa Trời, không vì bất kỳ lý do nào khác, chỉ vì Ngài mà thôi.” Bên dưới tất cả những suy tưởng của tác giả này là nền tảng rộng lớn của chân lý Tân Ước, vì ông nói “chính Ngài” tức là “Đức Chúa Trời đã tạo dựng chúng ta, mua chuộc chúng ta, và cũng là Đấng đã kêu gọi
  • 12. chúng ta.” Tựu trung lại, những điều ông viết hướng về sự đơn giản: Nếu chúng ta có một tôn giáo “nằm trọn và gói gọn trong một từ, phù hợp với công việc của Đức Thánh Linh và chúng ta nên nắm bắt, từ đó chính là ‘ĐỨC CHÚA TRỜI’ hoặc là ‘TÌNH YÊU THƯƠNG.’” Khi Chúa phân chia xứ Ca-na-an cho các chi phái Y-sơ-ra-ên, chi phái Lê-vi không được nhận phần đất nào cả. Đức Chúa Trời chỉ phán với họ một điều đơn giản: “Ta là phần của ngươi, và là cơ nghiệp của ngươi”, và chính bởi những lời này, chi phái Lê-vi trở nên giàu có hơn mọi chi phái anh em, giàu có hơn mọi ông vua và các tiểu vương đã từng sống trên đất. Và có một nguyên tắc thuộc linh ở đây, một nguyên tắc đúng với mọi cá nhân là con cái cũng như là tôi tớ Đức Chúa Trời Chí Cao. Một người coi Đức Chúa Trời là kho báu của mình, người đó sẽ có tất cả trong Ngài. Nhiều kho báu thông thường khác sẽ bị người đó từ chối, hay nếu người đó được có chúng (các kho báu - nghĩa đen), niềm vui đem đến từ những kho báu đó cũng chẳng là gì cả; chúng không cần thiết, không tồn tại trong niềm hạnh phúc của người ấy. Hay nếu người đó phải mất chúng đi, từng cái một (giống ông Gióp), người đó sẽ không cảm thấy mất mát gì cả, vì đã có Cội Nguồn của mọi sự trên đời, một Đấng của mọi sự thỏa lòng, mọi niềm vui, mọi phước hạnh. Cho dù có mất mát điều gì đi nữa, đối với người đó, cũng như là chẳng mất gì cả, vì bấy giờ người ấy đã có tất cả trong một Đấng, Đấng đó là Nguồn Sống tràn tuôn cho đến muôn đời, hôm qua, hôm nay, và mãi mãi. Lạy Chúa, con đã nếm trải sự ngọt ngào nơi Ngài, nó vừa làm con thỏa lòng, vừa làm con khao khát hơn nữa. Con biết mình cần nhiều ân điển Ngài hơn nữa. Con thật xấu hổ vì cớ thiếu sự khao khát. Ôi Chúa, Đức Chúa Trời Ba Ngôi, con muốn có Ngài; con muốn được ngập tràn sự khao khát; con khao khát được Ngài khiến cho lòng con khao khát hơn nữa. Hãy bày tỏ sự vinh hiển của Ngài cho con, con xin Ngài, để con được thật sự biết Ngài. Bởi sự nhân từ, hãy bắt đầu công việc của tình yêu ngay trong lòng con. Hãy phán với hồn con, “Hãy đứng dậy, con yêu của ta, và đến đây.” Rồi hãy ban cho con ân điển để con đứng lên và bước theo Ngài mà ra khỏi nơi đất thấp đầy mù sương này, nơi mà con đã từng lang thang vô hướng từ lâu. Nhân danh Đức Chúa Giê-xu Christ, A-men. Cái Nhục Dục Và Cái Thuộc Linh
  • 13. Thời kỳ chúng ta đang sống đây có thể được ghi vào lịch sử như là Kỷ Nguyên (của) Nhục Dục (Erotic Age). Tình yêu nhục dục đã được đề cao thành một thần tượng. Ngày nay, thần Ái Tình được nhiều người văn minh tôn thờ hơn là bất cứ vị thần nào khác. Đối với hàng triệu con người, cái nhục dục đã hoàn toàn thay thế cái thuộc linh. Việc làm thế nào thế giới lâm vào tình trạng này là một điều không mấy khó để phát hiện. Các yếu tố góp phần chính là máy hát và ra-đi-ô, vốn có thể phát một bản tình ca khắp từ nơi này đến nơi khác trong vòng một khoảng thời gian có vài ngày; điện ảnh và truyền hình, vốn có thể khiến toàn bộ số dân (ở một nơi nào đó) dán mắt vào những phụ nữ hấp dẫn và những người đàn ông đa tình đang siết chặt vòng tay (điều này cũng diễn ra ngay trong phòng khách của những gia đình “Cơ Đốc”, ngay trước mắt những trẻ em ngây thơ!); giờ làm việc ngắn hơn và vô số vật dụng máy móc tạo nên thời gian rảnh rỗi nhiều hơn cho mọi người. Thêm vào những điều này là các chiến dịch quảng cáo rầm rộ mà trong đó tình dục là miếng mồi lấp ló thu hút khách hàng trên hầu hết các sản phẩm có thể tưởng tượng ra được; các nhà bình luận thoái hóa, những con người đã đổ dồn cuộc đời mình vào nhiệm vụ quảng bá những con người bất tài, ẻo lả, yếu đuối dưới bộ mặt của các thiên thần và cái luân lý của những người đàn bà nanh ác; những nhà văn viết tiểu thuyết vô lương tâm, những con người đã đạt được sự nổi tiếng và giàu lên từ một việc làm không chút vinh dự: nạo vét những thứ độc hại từ các cống rãnh trong lòng họ để làm nên một trò giải trí cho công chúng. Những điều này cho chúng ta thấy đôi điều về việc làm thế nào thần Ái Tình đã đạt được thắng lợi của mình trên thế giới văn minh. Bây giờ, nếu vị thần này không động đến các Cơ Đốc nhân, tôi cũng sẽ để yên cho ông ta. Một ngày nào đó cái mớ hỗn độn, hôi hám, lỗ rỗ này sẽ chìm xuống bởi chính sức nặng của mình và trở thành nhiên liệu tuyệt vời cho địa ngục, một sự đền bù công bằng rất thích hợp, và chúng ta sẽ cảm thấy thương hại những con người bị mắc kẹt trong đó. Nước mắt và sự yên lặng có lẽ tốt hơn lời nói nếu mọi thứ khác hơn chính chúng một chút. Nhưng sự sùng bái thần Ái Tình đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Hội Thánh. Tôn giáo thuần túy của Đấng Christ, vốn tuôn chảy giống như dòng sông pha lê từ trái tim của Đức Chúa Trời, đang bị ô nhiễm bởi những thứ nước ô uế chảy nhỏ giọt từ phía sau những bàn thờ của sự bội đạo xuất hiện trên từng đỉnh đồi và
  • 14. bên dưới những gốc cây xanh khắp từ New York đến Los Angeles. Sự ảnh hưởng của tinh thần nhục dục được cảm thấy hầu như là ở khắp mọi nơi trong các quỹ đạo Tin Lành. Phần nhiều trong số những lời hát ở một số loại hội họp nào đó chứa đựng sự lãng mạn hơn là nói về Thánh Linh. Cả nhạc và lời đều được viết để kích thích tính dâm đãng. Đấng Christ được thu hút bởi sự gần gũi vốn cho thấy sự không biết Ngài là ai. Đó không phải là sự gần gũi có tính kính sợ của một vị thánh có lòng tấm tha thiết, nhưng là sự gần gũi trơ trẽn của tình yêu thể xác. Các tiểu thuyết tôn giáo cũng lạm dụng tình dục để thu hút giới độc giả, lời bào chữa mong manh chính là: Nếu sự lãng mạn và tôn giáo được hòa quyện vào trong một câu chuyện, và một con người bình thường vốn không thích đọc các sách tôn giáo thuần túy sẽ đọc câu chuyện và vì thế Phúc Âm sẽ được phơi bày cho người đó. Bỏ sang một bên sự thật là hầu hết các nhà văn viết tiểu thuyết tôn giáo ngày nay đều là những tay nghiệp dư, hiếm khi có một người có thể viết một hàng đơn giản với lối văn thật đẹp, cả quan niệm đằng sau tiểu thuyết lãng mạn tôn giáo có khuyết điểm lớn. Sự thúc đẩy tính dâm đãng và sự cảm động ngọt ngào, sâu xa của Đức Thánh Linh hoàn toàn đối nghịch với nhau. Quan niệm cho rằng thần Ái Tình có thể trở thành một “trợ thủ” cho Đức Chúa Trời vinh hiển là một quan niệm sỉ nhục Ngài. Phim ảnh “Cơ Đốc” lôi kéo người xem bằng cách quay những cảnh yêu đương say đắm trong quảng cáo là một điều hoàn toàn sai trái đối với Tin Lành của Đấng Christ. Chỉ có những kẻ mù lòa thuộc linh mới chấp nhận nó. Cái mốt hiện tại của vẻ đẹp thể xác và những nhân cách sinh động trong sự thăng tiến (trong) tôn giáo là một biểu hiện khác nữa của sự ảnh hưởng của tinh thần lãng mạn trên Hội Thánh. Sự lãnh đạo nhịp nhàng, nụ cười giả tạo, và giọng nói quá vui vẻ tố cáo cái tôn giáo trần tục. Anh đã học hỏi kỹ xảo của mình qua màn ảnh truyền hình, nhưng chưa học đủ để thành công trong lĩnh vực chuyên nghiệp, vì thế anh mang cái sản phẩm vớ vẩn của mình vào nơi thánh và bán cho những Cơ Đốc nhân ốm đau và nhỏ bé, những người đang tìm kiếm một cái gì đó để hấp dẫn họ đang khi ở trong ranh giới của tôn giáo hiện tại. Nếu lời tôi nói có vẻ nghiêm trọng quá, thì xin nhớ rằng nó không được viết để hướng về bất cứ cá nhân nào. Hướng về thế giới hư mất của con người, tôi cảm nhận một sự thương cảm sâu xa và một ao ước rằng mọi người sẽ trở lại ăn năn. Vì những Cơ Đốc nhân có sự lãnh đạo
  • 15. mạnh mẽ nhưng sai lầm đã đẩy Hội Thánh hiện tại từ chỗ bàn thờ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời sang những bàn thờ của sai lầm; tôi cảm nhận một tình yêu thật và sự thông cảm. Tôi muốn là người cuối cùng làm tổn thương họ, nhưng cũng là người đầu tiên tha thứ họ, nhớ lại những tội lỗi của tôi trong quá khứ và nhu cầu cần sự nhơn từ, cũng như sự yếu đuối của riêng tôi cùng với khuynh hướng tội lỗi và sai lầm tự nhiên. Con lừa của Ba-la-am đã được Đức Chúa Trời dùng để quở trách nhà tiên tri. Điều này cho thấy rằng Đức Chúa Trời chẳng cần sự hoàn hảo trong phương tiện Ngài dùng để cảnh cáo và khích lệ dân sự Ngài. Khi bầy chiên của Đức Chúa Trời lâm vào mối hiểm họa, người chăn không được nhìn vào các ngôi sao và suy nghĩ về những đề tài “gây cảm hứng”. Anh ta, về phương diện đạo đức, bị buộc phải chộp lấy vũ khí của mình và chạy ra bảo vệ bầy chiên. Khi hoàn cảnh đòi hỏi, tình yêu thương có thể dùng lưỡi gươm, dầu vậy, bởi bản chất của mình, nó sẽ hàn gắn những tấm lòng tan vỡ và chăm sóc những người bị thương. Đã đến lúc nhà tiên tri và những người thấy được sự việc phải lên tiếng để người ta nghe và cảm với họ. Trong ba thập kỷ vừa qua, tính rụt rè cải trang dưới sự khiêm tốn đã chui rúc trong góc đang khi mà chất lượng thuộc linh của Phúc Âm Cơ Đốc ngày càng trở nên tệ hơn hết từ năm này sang năm khác. Bao lâu, ôi Chúa ôi, bao lâu? Lòng Can Đảm Với Sự Tiết Độ Tội lỗi đã thực hiện một công việc tàn phá chúng ta khá thành công, và quá trình phục hồi vừa lâu dài lại vừa chậm chạp. Các công việc của ân điển trong đời sống mỗi cá nhân có thể chưa một lần nào được thể hiện cách sáng sủa và rõ ràng (trong kinh nghiệm của cá nhân đó, và của người khác - ND), nhưng chúng thực sự là công việc của Đức Chúa Trời: Đem tấm lòng đã một lần sa ngã trở lại sự giống với những điều thiêng liêng. Điều này thể hiện rõ trong khó khăn lớn mà chúng ta phải trải qua để đạt được sự cân đối thuộc linh trong đời sống mình. Sự bất lực, ngay cả của những linh hồn có mức độ tận hiến nhiều nhất, để thể hiện những đức tính Cơ Đốc trong tỉ lệ cân bằng và không có sự trộn lẫn (admixture) với những đức tính không giống Đấng Christ đã trở thành nguyên nhân nỗi đau buồn cho nhiều người là dân sự Đức Chúa Trời.
  • 16. Các đức tính trước mắt chúng ta, lòng can đảm và sự tiết độ, khi được giữ ở đúng tỉ lệ, dẫn đến một đời sống cân bằng và là một trong những điều hữu ích lớn nhất cho vương quốc của Đức Chúa Trời. Bất cứ nơi nào một trong hai điều đó bị mất đi hay còn đó nhưng chỉ ở một mức độ thấp kém, hậu quả sẽ là một đời sống mất cân bằng và sức mạnh bị lãng phí. Nếu xem xét kỹ lưỡng, thì ta sẽ tìm thấy được tính chất tự truyện trong Hầu như bất cứ tác phẩm chân thật nào. Chúng ta biết rõ nhất những gì chúng ta đã kinh nghiệm. Bài báo này cũng không là một ngoại lệ. Tôi cũng có thể thừa nhận cách thẳng thắn là nó cũng mang tính tự truyện, vì một độc giả sáng suốt sẽ khám phá được sự thật cho dù tôi có cố gắng che đậy nó đến đâu đi nữa. Nói một cách ngắn gọn, tôi hiếm khi bị gọi là một kẻ hèn nhát, ngay cả bởi những kẻ thù căm hờn tôi nhất, nhưng sự đòi hỏi sự tiết độ của tôi đôi lúc khiến cho những người bạn thân nhất của tôi buồn. Một đức tính hàng đầu không phải dễ mà có được, dù trải qua luyện tập nhiều, và sự cám dỗ đưa đến những phương pháp khắt khe, thái quá làm trợ cụ cho Đức Chúa Trời là một điều không dễ dàng gì kháng cự lại. Sự cám dỗ đó càng được làm cho mạnh thêm bởi tri thức đến độ nó ở sát bên những điều bất khả đại loại như là bắt buộc một diễn giả ngồi xuống và khiến ông rút lui ý kiến, rồi tự nhận là mình sai. Có một sự miễn thứ chức vụ (ministerial immunity) được chấp nhận bởi người của Đức Chúa Trời vốn có thể đưa Boanergers vào trong một ngôn ngữ ngông cuồng và vô trách nhiệm trừ phi anh ta dùng những phương cách quả cảm để đưa bản chất của mình vào trong sự cai trị yêu thương của Đức Thánh Linh. Điều này tôi cũng đã đôi lần thất bại, và luôn luôn đưa đến nỗi đau buồn thực sự của riêng tôi. Tại đây, một lần nữa sự tương phản giữa đường lối Đức Chúa Trời và đường lối con người lại được thấy rõ. Ngoài sự hiểu biết đó ra, như kinh nghiệm đau đớn có thể đem lại, chúng ta có khuynh hướng cố gắng bảo vệ các mục đích của mình bằng sự tấn công trực tiếp, xông lên và chiến thắng bằng vũ lực. Đó là phương cách của Sam-sôn, và nó có hiệu quả ngoại trừ một việc nhỏ bị lãng quên: Nó kéo kẻ chiến thắng chết chung với kẻ chiến bại! Tấn công từ phía bên hông thật là khôn ngoan, nhưng sự khôn ngoan đó là cái mà một tâm linh thiếu suy nghĩ (hay hấp tấp) có khuynh hướng chối từ. Đấng Christ được nói đến như sau: “Người sẽ chẳng cãi lẫy, chẳng kêu la, và chẳng ai nghe được tiếng người ngoài đường cái. Người sẽ chẳng bẻ cây sậy đã gãy, chẳng tắt ngọn đèn gần tàn, cho đến chừng nào người
  • 17. khiến sự công bình được thắng” (Ma-thi-ơ 12:19-20). Ngài đạt được những mục đích lớn lao của mình mà không cần sức mạnh vật lý quá đáng và nhìn chung không có bạo lực. Cả cuộc đời của Ngài được đánh dấu bằng sự tiết độ; nhưng trước hết Ngài là một trong số những con người can đảm nhất. Ngài đã nhắn gởi những lời này với Hê-rốt, kẻ đe dọa Ngài, “Hãy đi nói với con chồn cáo ấy rằng: Ngày nay, ngày mai, ta đuổi quỷ chữa bệnh, đến ngày thứ ba, thì đời ta sẽ xong rồi” (Lu-ca 13:32). Có một sự can đảm tột bực ở đây, nhưng không phải là sự thách thức, không có dấu hiệu gì của sự khinh rẻ, không có sự thái quá của lời nói và hành động. Ngài có lòng can đảm và sự tiết độ. Thất bại để đạt được sự cân bằng giữa hai đức tính này đã tạo nên nhiều điều xấu trong Hội Thánh trải qua nhiều năm, và vết thương còn lớn hơn khi những nhà lãnh đạo Hội Thánh có dính dáng vào. Thiếu sự can đảm là một thiếu sót trầm trọng và có thể là một tội thật sự khi nó dẫn đến sự thỏa hiệp trong giáo lý hay thực hành. Ngồi lại vì cớ lợi ích của sự hòa bình và cho phép kẻ thù chiếm đoạt những cái bình thánh khỏi đền thờ không bao giờ có thể là một phần của một con người thật sự thuộc về Đức Chúa Trời. Sự tiết độ đến mức đầu hàng nơi mà những điều thiêng liêng có liên quan đến chắc chắn không phải là một đức tính tốt; song thói hiếu chiến lại chẳng bao giờ chiến thắng khi mà trận chiến thuộc về cõi thiên thượng. Sự giận dữ của con người chẳng bao giờ có thể tôn cao sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Có một cách đúng đắn để làm những việc đó, và nó không bao giờ là phương cách có tính chất bạo lực. Người Hy Lạp có một câu nói nổi tiếng: “Tiết độ là tốt nhất”; và câu cách ngôn trong gia đình của những người nông dân Mỹ là, “Cái nào dễ, làm nó đi,” cũng chứa đựng bên trong một triết lý sâu sắc. Đức Chúa Trời đã dùng, và hoàn toàn không có gì nghi ngờ việc Ngài sẽ dùng con người bất luận sự thất bại trong việc giữ những đức tính này ở trạng thái cân bằng hoàn hảo của họ. Ê-li là một con người dũng cảm; không ai có thể nghi ngờ điều đó, nhưng cũng không ai là quá vội vàng khi tuyên bố rằng ông cũng là một người kiên nhẫn hay tiết độ. Ông thắng lợi bằng sự tấn công, bằng hiệu lệnh, chứ không phải bằng sự mỉa mai, và lạm dụng khi ông nghĩ nó sẽ giúp nhiều; song khi kẻ thù thất bại, ông bị cuốn vào vòng xoáy và chìm sâu vào tuyệt vọng. Đó là phương cách của bản chất cực đoan, của con người có lòng can đảm mà không có sự tiết độ.
  • 18. Hê-li, về mặt khác, là một con người tiết độ. Ông không thể nói “không” ngay cả với gia đình mình. Ông yêu mến một sự hòa bình mong manh, và một bi kịch ảm đạm là cái giá ông phải trả cho sự hèn nhát của mình. Cả hai người đều là những người tốt, nhưng họ đã không thể tìm được một phương cách tốt hơn. Về cả hai, Ê-li nóng cháy chắc chắn là người vĩ đại hơn. Thật là đau đớn khi nghĩ đến những gì Hê-li có lẽ sẽ làm trong những hoàn cảnh của Ê-li. Và tôi có thể thương xót ngay cả với Hốp-ni và Phi-lê-a nếu như Ê-li đã là cha của họ! Một cách logic, điều này đưa chúng ta đến chỗ suy nghĩ về sứ đồ Phao-lô. Đây là một người mà chúng ta không được xem thường. Ông có một lòng can đảm gần như hoàn hảo cùng với tính kiên nhẫn và tính chịu đựng thực sự giống Chúa. Ngoài ân điển ra, việc ông đã từng là người như thế nào được tìm thấy trong một lời mô tả ngắn gọn về ông trước sự cải đạo. Sau khi ông giúp ném đá Ê-tiên đến chết, ông đi ra và săn đuổi Cơ Đốc nhân, “hằng ngăm đe và chém giết” (Công vụ 9:1). Ngay cả sau khi cải đạo rồi, ông vẫn còn có thể đưa ra lời nhận xét khi ông cảm nhận mạnh mẽ một vấn đề nào đó. Sự từ chối cụt ngủn của ông đối với Mác sau khi Mác bỏ dở công việc là một thí dụ cho phương cách ngắn gọn ông dùng để cư xử với những người mà ông không tin tưởng. Nhưng thời gian, sự chịu đựng gian khổ và sự giống Cứu Chúa nhẫn nại của ông càng gia tăng dường như đã chữa ông khỏi sai lầm này, sai lầm bên trong một con người của Đức Chúa Trời. Những ngày sau đó của ông rất ngọt ngào với tình yêu thương và thơm ngát bởi sự nhịn nhục cũng như lòng nhân đức. Điều này cũng nên như vậy đối với tất cả chúng ta. Việc Kinh Thánh không ghi lại cho chúng ta một ví dụ nào cho thấy một người hèn nhát được chữa khỏi thói hư của mình là một điều rất có ý nghĩa. Không có “linh hồn nhút nhát” nào đã từng lớn lên thành một con người can đảm. Phi-e-rơ đôi lúc bị nêu ra như là một ngoại lệ, nhưng không có sự gì trong cuộc đời ông chứng tỏ ông là một con người hèn nhát, trước cũng như sau Lễ Ngũ Tuần. Ông đã chạm đến lằn ranh một hay hai lần, điều này là thật, nhưng hầu hết phần còn lại, ông là một con người can đảm hết mực đến độ ông cứ mãi gặp vấn đề với sự can đảm của mình. Việc Hội Thánh ngày nay thực sự cần những con người can đảm như thế nào là một điều mà mọi người đều biết, không cần phải lập lại. Sự sợ hãi ấp ủ trên Hội Thánh giống như một lời nguyền cổ xưa. Sợ cho sự
  • 19. sống còn của chúng ta, sợ cho công việc của chúng ta, sợ đánh mất danh tiếng, sợ lẫn nhau: đây là những bóng ma lảnglảng vảng quanh những con người ngày nay đứng trong những vị trí của sự lãnh đạo Hội Thánh. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ đã có được danh tiếng vì sự can đảm lập lại những gì an toàn và được mong đợi với một sự táo bạo đến tức cười. Nhưng sự can đảm tự có không phải là phương thuốc. Vun xới thói quen “nói toạc móng heo” có thể chỉ kết quả trong việc chúng ta tự làm cho mình trở thành điều phiền toái cho người khác và đem đến rất nhiều nguy hại cho cả tiến trình. Điều lý tưởng dường như là một sự can đảm thầm lặng đến độ không nhận biết được sự tồn tại của nó. Nó lôi kéo sức mạnh của mình từ Thánh Linh và hiếm khi cái tôi biết được sự tồn tại của nó. Sự can đảm đó sẽ là kiên nhẫn và cân bằng cũng như an toàn khỏi hai thái cực. Xin Chúa ban cho chúng ta một phép Báp-tem của lòng can đảm đó. Cẩn Thận Với Hình Thức Máy Móc Yếu tính của tôn giáo thật là tính tự giác, sự cảm động tối cao, không giới hạn của Chúa Thánh Linh bên trên và trong một tâm linh tự do của những người đã được cứu. Ðiều này, trải qua nhiều năm của lịch sử loài người, đã là dấu xác nhận tiêu chuẩn của tính ưu tú thuộc linh, bằng chứng của sự thực hữu trong một thế giới ảo. Khi tôn giáo đánh mất đặc tính thiêng liêng của nó và chỉ còn cái hình thức (bên ngoài), tính tự giác này cũng bị mất luôn, và từ chỗ của nó xuất hiện các tiền lệ, khuôn phép, hệ thống - và hình thức máy móc. Ðằng sau cái thói quen máy móc đó là niềm tin cho rằng cái thuộc linh có thể được tổ chức, sắp xếp. Rồi hình thức máy móc đó được đưa vào tôn giáo với những ý tưởng khác hẳn ba điều: Những con số, các bảng thống kê, các quy luật của thói quen, và những cái khác thuộc về tự nhiên, thuộc về con người. Và sự chết dần chết mòn luôn luôn theo sau nó. Hiện nay, các bản lập trình (danh sách v.v... - file-card) là một công cụ nhỏ bé vô hại và là một thứ rất hữu dụng cho vài mục đích. Nó thật tuyệt cho việc ghi nhận sự hiện diện của các học viên lớp Trường Chúa Nhật, và một danh sách ghi địa chỉ có thể khó mà xoay xở được nếu không có
  • 20. nó. Nó tốt khi ở đúng vị trí của mình và nếu ra khỏi đó, nó trở nên một vật làm chết người. Mối hiểm họa của nó đến từ một xu thế phổ biến của con người là tin tưởng chắc chắn vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giải quyết những điều bên trong. Khi những hình thức máy móc bắt đầu chi phối đời sống Cơ Ðốc nhân, ngay tập tức nó trở thành một điều phiền toái và một tai họa. Khi nó thoát ra khỏi tủ đựng hồ sơ và đi vào lòng con người, điều bất hạnh sẽ đổ ập lên chúng ta; ngoại trừ một cuộc cách mạng thuộc linh bên trong, không có thứ gì có thể giải phóng nạn nhân khỏi định mệnh của mình. Ðây là cách mà những hình thức máy móc hành động khi nó xâm nhập vào đời sống Cơ Ðốc nhân và bắt đầu tạo nên những thói quen tinh thần: Nó chia Kinh Thánh ra thành nhiều phần tương thích với những ngày trong năm, và buộc Cơ Ðốc nhân phải đọc theo quy tắc (nhất định). Bất luận việc Thánh Linh cố phán với người đó như thế nào, anh ta cứ tiếp tục đọc chỗ tấm card đó bảo, anh ta nghiêm túc hoàn tất nó mỗi ngày. Mỗi thánh nhân được Thánh Linh dẫn dắt biết rằng có những lúc ông được sự thôi thúc từ bên trong để đọc một đoạn nào đó, hay ngay cả chỉ có một câu thôi, và trong nhiều ngày ông vật lộn với Chúa cho đến khi một lẽ thật nào đó thực thi công việc của nó trong ông. Bỏ phân đoạn Thánh Linh thôi thúc đọc mà lại đi theo một lịch đọc được sắp đặt trước đối với ông là điều hoàn toàn không thể thực hiện được. Ông ở trong tay tự do của Thánh Linh, và thực tại đang hiện ra trước mắt ông là tan vỡ, hạ mình xuống, hướng lên cao, đến sự tự do và vui mừng. Nhưng chỉ có linh hồn tự do mới có thể biết sự vinh hiển của điều này. Một tấm lòng bị trói buộc bởi hệ thống sẽ mãi mãi là một người lạ đối với điều này. Người nô lệ của hình thức máy móc sẽ sớm nhận ra rằng những lời cầu nguyện của mình mất đi sự tự do và trở nên ít có tính tự giác hơn, ít hiệu quả hơn. Anh ta sẽ thấy chính mình quan tâm đến những vấn đề mà lẽ ra anh ta không cần quan tâm đến - anh ta đã giành bao nhiêu thời gian cầu nguyện ngày hôm qua, liệu anh đã, hay chưa trình dâng hết mọi chi tiết trong danh sách cầu nguyện của mình trong ngày, liệu anh ta sẽ thức sớm như anh đã thường làm hay sẽ thức khuya trong sự cầu nguyện. Thật rõ ràng là cái lịch đó xua đuổi Thánh Linh và mặt đồng hồ đã che giấu mặt của Ðức Chúa Trời. Lời cầu nguyện kết thúc là hơi thở tự do của linh hồn đã được giải thoát, và trở thành một nhiệm vụ đã được hoàn tất. Và
  • 21. ngay cả trong những hoàn cảnh như thế, anh ta cũng thành công trong việc biến lời cầu nguyện của mình thành một cái gì đó, anh vẫn còn phải gánh chịu những mất mát bi thảm và đang mang vác trên linh hồn mình một cái ách, là cái mà Ðấng Christ đã chết để giải phóng anh. Mục sư/truyền đạo cũng vậy, phải cảnh giác, kẻo ông ta cũng trở thành nạn nhân của hình thức máy móc. Nhìn từ bên ngoài vào, lập nên một hệ thống những bài giảng, đánh dấu những giáo lý của Thánh Kinh như một nông dân phân chia cánh đồng của mình, dành một số thời gian nào đó trong năm cho những bài giảng về các lẽ thật Kinh Thánh khác nhau để rồi đến cuối khoảng thời gian đó có thể gợi nhớ, tóm tắt lại từng cái một trông có vẻ là một ý tưởng tốt. Về mặt lý thuyết mà nói, điều này có vẻ tốt, nhưng nó sẽ giết chết bất cứ ai đi theo nó, và cũng giết hại cả Hội Thánh luôn; và một đặc trưng của loại chết chóc này là cái mà cả mục sư/truyền đạo cũng như dân sự đều không hề biết rằng nó đã đến. Những ai có trách nhiệm trong các hoạt động của Hội Thánh và những nhân sự Tin Lành phải cảnh giác với cái bẫy của hình thức máy móc này. Nó là một thứ giết người và nó hành động để dập tắt sự vận hành tự nhiên của Thánh Linh. Không ai cần phải chết, không ai cần phải nói dối trong lời cầu nguyện kiên nhẫn và đau khổ trong sự hiện diện của Ðức Chúa Trời trong khi Thánh Linh truyền đạt ý muốn tể trị của Ngài cho tấm lòng tin cậy của người đó. Với tinh thần máy móc sẽ không có sự khải thị của Ðức Chúa Trời, cao sâu và kỳ diệu; không có sự phơi bày gây căm phẫn về sự không thánh sạch bên trong; không có sự đau đớn của than lửa đỏ nơi đầu môi. Sự vinh hiển của Phúc Âm chính là sự tự do của nó. Những người Pha-ri-si, là những nô lệ, căm ghét Ðấng Christ vì Ngài tự do. Trận chiến giành sự tự do thuộc linh đã không chấm dứt khi Chúa chúng ta sống lại từ cõi chết. Nó vẫn tiếp diễn, và trong một tình trạng bi đát, những đứa con của sự tự do đang đánh mất nó. Những người hiểu biết nhiều hơn đang từ bỏ những tự do của họ với chỉ một cuộc tranh chiến chiếu lệ. Họ thấy việc làm theo một tấm card xem ra dễ hơn là cứ tiếp tục cầu nguyện cho đến khi đạt được sự khai sáng thuộc linh và sự tin chắc mang tính tiên tri bên trong. Ðó sẽ thực sự là nguyên nhân để than khóc tại Si-ôn khi mà chủng tộc của những con người tự do chết dần trong Hội Thánh và công việc của Ðức Chúa Trời lại được trao phó hoàn toàn cho những tay làm chương
  • 22. trình. Cần Thiết Và Nguy Hiểm Của Tổ Chức Về cơ bản mà nói, tổ chức là sự sắp đặt nhiều phần của một tổng thể vào trong một mối quan hệ với nhau để có thể đạt được mục đích tối hậu. Điều này có thể đạt được, bởi sự nhất trí hay sự cưỡng bách, tùy thuộc vào các hoàn cảnh. Một mức độ tổ chức nào đó là cần thiết ở khắp nơi xuyên suốt cõi vũ trụ được tạo dựng và trong mọi xã hội loài người. Không có nó sẽ không có khoa học, không có chính phủ, không có các đơn vị gia đình, không có nghệ thuật, âm nhạc, văn chương, cũng như không có bất kỳ hoạt động sáng tạo nào. Cuộc sống đòi hỏi sự tổ chức. Không có điều gì giống như sự sống ngoại trừ những môi trường mà trong đó có thể hiện ra được chính mình. Nó không thể tồn tại như là một chi thể độc lập khỏi một thân thể có tổ chức. Sự sống chỉ được tìm thấy nơi nào có thân thể, trong một hình hài nào đó mà nó có thể trú ngụ. Và nơi nào có thân thể và các hình thể, nơi đó có sự tổ chức. Chẳng hạn như một con người là tổng thể các bộ phận được tổ chức và liên kết lại, và qua những bộ phận này, huyền nhiệm của sự sống hội đủ điều kiện để hiện hữu. Khi các bộ phận, vì bất cứ lý do gì đó, trở nên hỗn độn, không còn tổ chức nữa, sự sống lìa khỏi và con người sẽ chết đi. Xã hội đòi hỏi sự tổ chức. Nếu con người phải sống với nhau trên thế giới này, thì họ phải được tổ chức trong một hình thức nào đó. Điều này đã được ghi nhận qua mọi thời đại cũng như mọi nơi chốn và được nhận thấy trên mọi cấp bậc của xã hội loài người từ những bộ lạc sống trong rừng rậm cho đến những thể chết trên toàn cầu. Một cách lý tưởng mà nói, mục đích của chính phủ là để đạt được trật tự với sự ràng buộc tối thiểu trong khi đảm bảo sự tự do tối đa cho từng cá nhân. Việc có một số giới hạn sự tự do của cá nhân là tốt và cần thiết đã được thừa nhận bởi tất cả những con người thông minh; việc có quá nhiều hạn chế là xấu cũng được mọi người thừa nhận. Sự bất đồng nổi lên khi chúng ta cố gắng định nghĩa những từ ngữ tương đối như “một số”, “quá nhiều”, hay "quá ít". Thế thì quá nhiều là nhiều bao nhiêu? Và một số là ít bao nhiêu? Nếu điều này có thể giải quyết được, hòa bình sẽ bất ngờ viếng thăm quốc hội và nghị viện, đảng Dân chủ và những người tự do
  • 23. sẽ nằm xuống với đảng Cộng hòa và những người bảo thủ, rồi một đứa bé cũng có thể lãnh đạo toàn quốc. Sự khác biệt giữa tình trạng nô lệ và sự tự do chỉ có một chút xíu mà thôi. Ngay cả những nước chuyên chế còn có một chút tự do, và các công dân của những nước tự do phải cam chịu một số hạn chế nào đó. Chính sự cân nhắc giữa hai điều này quyết định một nước nào đó là nô lệ hay tự do. Không một công dân sáng suốt nào tin rằng mình tuyệt đối tự do. Người đó biết rằng sự tự do của mình phải bị cắt giảm như thế nào đó vì lợi ích của tất cả mọi người. Điều tốt nhất có thể hy vọng được là sự giới hạn đó sẽ được giữ ở mức tối thiểu. Sự giới hạn tối thiểu này loài người gọi là “Tự Do”, và thật quý giá làm sao khi con người sẵn sàng mạo hiểm sự sống mình vì nó. Thế giới phương Tây đã có hai cuộc chiến lớn trong vòng 25 năm để gìn giữ cán cân của sự tự do và thoát khỏi những ràng buộc mà chủ nghĩa đế quốc xã và chủ nghĩa quân phiệt toan áp đặt lên nó. Có Chúa làm trung tâm và hướng về Hội Thánh trong tư tưởng của mình, tôi đã và đang trải qua nhiều năm lo lắng vì khuynh hướng tổ chức cộng đồng Cơ Đốc cách thái quá, và vì lý do này tôi đã khiến nó quay sang chống lại tôi. Người ta cho rằng tôi không tin nơi sự tổ chức. Sự thật hoàn toàn khác. Người nào muốn chống lại mọi sự tổ chức trong Hội Thánh thì cần phải là người ngu dốt về những thực tế của sự sống. Nghệ thuật là cái đẹp được tổ chức; Âm nhạc là âm thanh được tổ chức; Triết học là tư tưởng có tổ chức; Khoa học là tri thức được tổ chức; Chính phủ cũng chỉ là một xã hội được tổ chức. Và Hội Thánh thật của Đấng Christ là gì nếu không phải là một huyền nhiệm được tổ chức? Trái tim đang đập của Hội Thánh là sự sống - trong một câu nói của Henry Scougal, “Sự sống của Đức Chúa Trời trong linh hồn của con người.” Sự sống này, cùng với sự hiện diện thật của Đấng Christ trong Hội Thánh, cấu thành Hội Thánh như một điều rất thiêng liêng, một huyền nhiệm, một phép lạ. Nhưng nếu không có thực thể, hình hài và trật tự, sự sống thiêng liêng này sẽ không có nơi trú ngụ, và nó không có cách gì để thể hiện chính mình cho cộng đồng. Vì lý do đó, Thánh Kinh Tân Ước nói nhiều đến sự tổ chức. Các thư tín có tính chất mục vụ của Phao-lô và những lá thư ông viết cho tín hữu
  • 24. Cô-rinh-tô cho thấy vị sứ đồ vĩ đại là một nhà tổ chức. Ông nhắc nhở Tít rằng ông đã để Tít ở Cơ-rết để thiết lập trật tự cho mọi việc đang xáo trộn và sắp xếp các trưởng lão trong mỗi thành phố. Điều này rõ ràng chỉ có nghĩa là Tít đã được vị sứ đồ của chúng ta ủy nhiệm để sắp đặt trật tự trên những nhóm tín hữu khác nhau sống trên đảo, và chỉ có thể qua tổ chức mới có được trật tự. Cơ Đốc nhân có khuynh hướng đi lang thang theo một số hướng vì họ không hiểu mục đích của sự tổ chức hay những mối nguy hiểm theo sau nó nếu như nó tuột khỏi tầm tay. Một số không có sự tổ chức gì cả, và tất nhiên, hậu quả là sự lẫn độn và vô trật tự; những điều này hoàn toàn không thể giúp loài người đem vinh hiển đến cho Chúa. Những người khác thì thay thế sự tổ chức cho sự sống, và trong khi cái tên còn sống thì họ đã chết rồi. Còn những người khác trở nên say sưa với các luật lệ và quy tắc đến độ họ tăng chúng lên mà không có một lý do nào cả, rồi chẳng bao lâu sau tính tự phát sẽ bùng lên trong Hội Thánh, và sự sống bị tống khứ ra khỏi đó. Chính sai lầm này là điều mà tôi lo lắng nhất. Nhiều nhóm Hội Thánh đã tàn lụi do sự tổ chức nhiều quá mức, cũng như những hội khác do sự tổ chức quá ít ỏi. Những nhà lãnh đạo Hội Thánh thông minh sẽ phòng ngừa cả hai thái cực đó. Một người có thể chết do hậu quả của việc áp huyết quá thấp, cũng như khi áp huyết quá cao. Vấn đề quan trọng trong tổ chức Hội Thánh là khám phá được sự quân bình của Thánh Kinh giữa hai thái cực đó (quá chú trọng tổ chức và vô tổ chức) và tránh xa chúng. Thật là đau lòng khi thấy một nhóm Cơ Đốc nhân phước hạnh, hình thành rất giản dị và được cột chặt bởi dây đai của tình yêu thiên thượng, từ từ mất dần đặc tính giản dị của họ, bắt đầu cố gắng bình thường hóa từng sự thúc đẩy ngọt ngào của Thánh Linh và chết dần từ bên trong. Nhưng đó lại là cái hướng mà hầu như tất cả các hệ phái Cơ Đốc đã đi trong suốt lịch sử, và bất chấp những lời cảnh tỉnh bởi Đức Thánh Linh cũng như lẽ thật Kinh Thánh, đây vẫn là cái hướng mà hầu hết các nhóm Hội Thánh ngày nay đang đi. Theo thông thường thì khi Hội thánh gặp phải mối nguy hiểm nào đó đang xảy ra trong tình trạng tổ chức bị xáo trộn và muốn kềm chế nó thì điều đầu tiên là làm ngược lại sự tổ chức hiện đang có, và chạy ùa vào sự phức tạp để thay đổi giống như bầy vịt chạy ào xuống ao. Điều nầy xuất phát từ một ước muốn, tự nhiên nhưng xác thịt, của một nhóm thiểu số những người được ơn. Họ mong muốn đưa số đông còn lại của những
  • 25. người ít được ơn hơn trong Hội Thánh vào một chỗ, để rồi đẩy những người thiếu ơn nầy đến nơi nào đó để những người này sẽ không chặn đứng đường tiến của những khát vọng cao xa mà họ có. Một nguyên nhân khác cho sự tổ chức thái quá và nặng nề của chúng ta là sự sợ hãi. Các Hội Thánh và các cộng đồng được những người biệt riêng ra để thiết lập với lòng can đảm, đức tin và một trí tưởng tượng được thánh hóa có vẻ đã không thể tự phát triển với cùng một mức độ thuộc linh trước đó chỉ một hay hai thế hệ. Những tổ phụ thuộc linh đã không thể sản sinh trong hậu duệ mình lòng can đảm và đức tin ngang bằng với của họ. Những tổ phụ đó có Đức Chúa Trời và có rất ít những điều khác, nhưng hậu duệ của họ đã đánh mất khải tượng mình và đang tìm kiếm những phương pháp cũng như những cơ cấu tổ chức vì quyền lực mà lòng họ bảo rằng họ đang thiếu. Rồi thì những quy luật và quyền ưu tiên đông cứng lại thành một cái vỏ bọc, nơi mà họ có thể trốn chạy khỏi vấn đề. Lúc nào việc rúc đầu chạy trốn cũng dễ hơn và an toàn hơn việc đứng ra tranh đấu trên chiến trường. Trong toàn bộ đời sống sa ngã của chúng ta có một hấp lực mạnh mẽ hướng về sự phức tạp và đẩy xa những điều giản dị, thực tế. Dường như có một điều gì đó thật đáng buồn và không thể chối cãi được đang ở đằng sau sự ham muốn bệnh hoạn của chúng ta hướng về sự tự sát thuộc linh. Chỉ bởi cái nhìn tiên tri sáng suốt, sự thức canh và cầu nguyện cùng với công việc chăm chỉ mới có thể giúp chúng ta đảo ngược xu hướng đó và khôi phục lại vinh quang đã mất. Trong một nghĩa trang cổ gần Plymouth Rock, nơi những tín đồ Thánh Giáo Anh yên nghỉ, có một hòn đá được khắc mấy chữ trang trọng như sau (tôi nhớ sao thì ghi lại vậy): “Những gì cha ông chúng ta đã trả giá rất đắt để giữ gìn, thì chúng ta không được nông nổi vứt bỏ đi.” Vào giai đoạn cuối thế kỷ này, những người Tin Lành chúng ta cần phải thông minh mà áp dụng những lời này cho tình trạng tôn giáo của mình. Chúng ta vẫn là những người theo đạo Tin Lành. Chúng ta phải chống lại sự lìa bỏ tự do tôn giáo của chúng ta. Sự tự do giản dị của Cơ Đốc giáo đầu tiên là điều chúng ta đã đánh mất. Từng cái một, chúng ta đang bỏ rơi những quyền đã được chính Chúa mua bởi huyết của giao ước đời đời cho chúng ta, đó là quyền được sống thật, quyền được vâng theo Thánh Linh, quyền được suy nghĩ những tư tưởng riêng tư của chúng ta, quyền được làm những gì chúng ta muốn với cuộc đời mình, quyền quyết định dưới ý muốn của Đức Chúa Trời việc chúng ta sẽ phải làm gì với tiền của mình.
  • 26. Và xin nhớ rằng, những mối hiểm họa trong hiện tại của chúng ta không đến từ bên ngoài, bèn là từ bên trong chúng ta. Chúa Phán Với Người Quan Tâm Kinh Thánh được viết trong nước mắt và đào sâu vào đó sẽ tìm được những kho báu tuyệt diệu nhất. Đức Chúa Trời không có gì để nói với con người phù phiếm. Chính Môi-se, một người đang run rẩy, được nghe Đức Chúa Trời phán trên núi, và cũng chính ông là người sau này đã giải cứu cả đất nước khi ông sấp mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời với một của lễ để xin Ngài xóa tên ông khỏi sách của Ngài vì lợi ích của dân Y-sơ-ra-ên. Lần kiêng ăn cầu nguyện dài ngày của Đa-ni-ên đã đưa Gáp-ri-ên từ thiên đàng đến để nói với ông về bí mật của các thế kỷ. Khi Giăng, một người rất được yêu mến, khóc dầm dề vì không có ai xứng đáng để mở cuốn sách có bảy ấn, thì một trong số những trưởng lão đã an ủi ông bằng một tin vui rằng Sư Tử của chi phái Giu-đa đã chiến thắng. Những người viết thánh thi thường viết trong nước mắt, các nhà tiên tri khó có thể che đậy lòng phiền muộn của mình, và sứ đồ Phao-lô trong một lá thư đầy sự vui mừng gởi cho người Phi-líp đã đổ nước mắt khi ông nghĩ đến những người là kẻ thù của thập giá Đấng Christ và kết cuộc của họ là sự hủy diệt. Những nhà lãnh đạo Cơ Đốc đã làm rung chuyển thế giới là những người có lòng sầu não, những người mà lời chứng của họ cho cả nhân loại xuất phát từ cõi lòng phiền muộn, nặng gánh lo âu: Không hề có chút sức mạnh nào trong bản thân những giọt nước mắt, nhưng những giọt nước mắt và sức mạnh nằm sát cạnh nhau trong Hội Thánh đầu tiên. Thật không phải là một ý tưởng đáng để yên lòng khi nhận ra rằng các tác phẩm của những nhà tiên tri mòn mỏi vì buồn phiền thường được nghiền ngẫm bởi những người thích thú chỉ vì tò mò và những người chẳng bao giờ đổ một giọt nước mắt nào vì những tai ương của thế giới này. Họ có sự tò mò về thời gian biểu của những sự kiện trong tương lai, mà quên rằng mục đích lớn của lời tiên tri trong Kinh Thánh là để chuẩn bị chúng ta về phương diện đạo đức cũng như thuộc linh cho thì giờ sắp đến.
  • 27. Ngày nay, giáo lý về sự trở lại của Đấng Christ đã bị xao lãng, ít nhất là trên lục địa Bắc Mỹ, và như những gì tôi nhận thấy, khiến cho trong hàng ngũ các Cơ Đốc nhân tin vào Kinh Thánh không còn một chút sức mạnh nào. Về vấn đề này, theo như điều tôi tin, có thể có vài yếu tố góp phần, nhưng cái chủ yếu là lẽ thật của những lời tiên tri đã phải chịu đựng sự rủi ro giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, khi mà những con người không có nước mắt đảm trách việc hướng dẫn chúng ta vào các tác phẩm của những nhà tiên tri thánh chứa chan nước mắt. Những đám đông khổng lồ và những của dâng to lớn bởi đó mà ra cho đến khi thực tế chứng minh rằng các giáo viên đã sai lầm ở quá nhiều điểm; rồi thì phản ứng nổ ra và lời tiên tri mất đi thiện ý nơi mọi người. Đây là một cú lừa tinh xảo của ma quỷ: nó thực hiện quá hiệu quả. Chúng ta nên và phải học biết rằng chúng ta không thể luận giải những điều thánh khiết một cách bất cẩn mà không vướng phải những hậu quả nghiêm trọng. Những con người không có nước mắt cũng đã gây nên mối nguy hại khôn tả cho chúng ta trong một lĩnh vực khác: cầu nguyện cho người bệnh. Luôn luôn có những con người kính sợ, nghiêm túc khi cảm biết nhiệm vụ thánh khiết của họ là cầu nguyện cho người bệnh để họ được chữa lành theo ý muốn Đức Chúa Trời. Người ta nói về Spurgeon rằng những lời cầu nguyện của ông đã vực dậy nhiều người bệnh hơn bất cứ sự chữa trị nào của các bác sĩ ở Luân Đôn. Khi những người lãnh đạo không có nước mắt tóm lấy giáo lý, nó đã bị biến thành một cái vợt sinh lợi. Những con người dịu dàng, đầy sức thuyết phục đã dùng các phương pháp tối ưu của nghệ thuật bán hàng để tạo nên những của cải ấn tượng từ các chiến dịch của họ. Những nông trại lớn và những món đầu tư tài chính khổng lồ của họ chứng minh họ đã thành công như thế nào trong việc tách rời người bệnh và tiền bạc của mình. Và điều này được làm trong danh của Đấng từng trải sự buồn bực, Đấng không có chỗ gối đầu! Cái gì được thực hiện mà không có tấm lòng là cái được thực hiện trong bóng tối bất luận việc nó có vẻ phù hợp với Kinh Thánh như thế nào đi nữa. Bởi luật đền bù công bình, tấm lòng của những người hay đùa giỡn với tôn giáo sẽ bị hủy diệt trong sự sáng chói lọi của lẽ thật mà anh ta chạm vào. Những con mắt không giọt lệ cuối cùng sẽ bị mù vì chính ánh sáng mà chúng nhìn vào. Chúng ta, những người thuộc về các Hội Thánh không mang tính nghi lễ, có khuynh hướng nhìn vào những Hội Thánh tiến hành một hình thức thờ phượng đã được cẩn thận lên chương
  • 28. trình với một thái độ khinh khỉnh, và chắc chắn phải có một cái gì đó tốt bên trong những buổi thờ phượng như thế, mà điều này có ít hoặc không có chút ý nghĩa nào đối với một người tham dự bình thường - điều này không phải là do nó được lên chương trình cẩn thận mà là vì chính bản chất của những người tham dự bình thường. Nhưng tôi đã quan sát và thấy rằng những bài giảng ứng khẩu quen thuộc của chúng ta, được nhà lãnh đạo làm dàn ý 20 phút trước đó, thường có khuynh hướng đi theo một trật tự rời rạc và mệt mỏi, gần như được tiêu chuẩn hóa rất thành công. Ít nhất những bài giảng mang tính lễ nghi cũng đẹp vậy; còn của chúng ta thì thường là xấu xí. Những bài giảng của họ đã được cẩn thận vạch ra từ hàng thế kỷ để nắm bắt cái vẻ đẹp càng nhiều càng tốt, và để duy trì một tinh thần kính sợ giữa vòng những người thờ phượng. Còn của chúng ta thường là những bài giảng tạm bợ, ứng khẩu, không có gì đáng lưu tâm. Cái gọi là quyền tự do thường không tự do chút nào, mà thay vào đó là tính lười biếng cẩu thả. Lý thuyết là ở chỗ cho rằng nếu buổi nhóm không có chương trình thì Thánh Linh sẽ tự do hành động, và điều này là thật nếu tất cả những người thờ phượng đều là những người kính sợ Chúa và đầy dẫy Thánh Linh. Nhưng hầu hết đều không có trật tự, cũng chẳng có Thánh Linh, buổi nhóm chỉ là một buổi cầu nguyện thường lệ, ngoại trừ một số thay đổi nhỏ, chúng giống như nhau từ tuần này sang tuần khác, với một số ít bài hát mở đầu cũng không có gì nhiều, vả lại, từ lâu lắm rồi, nó đã mất đi tất cả mọi ý nghĩa bởi sự lập lại vô nghĩa.Trong phần lớn những buổi nhóm của chúng ta, hiếm khi có dấu hiệu của một ý tưởng tôn kính, không có biểu hiện của sự hiệp nhất trong Thân Thể, chỉ có chút ít cảm giác về Sự Hiện Diện Thánh, không có giây phút nào yên tĩnh, không có tính trang nghiêm, không có điều kỳ diệu, cũng không có sự kính sợ thánh. Nhưng thường lại có hoặc một người uể oải hay một người hoạt bát với những câu bông đùa bất khiết lên hướng dẫn hát, cũng như một trưởng ban nào đó lên thông báo từng “con số” cùng với những tiếng sột soạt phát ra từ cái máy tăng âm cũ kỹ trong một nỗ lực để gắn liền mọi thứ lại với nhau. Cả gia đình Cơ Đốc đang cố gắng một cách tuyệt vọng trong nhu cầu khôi phục lại lòng ăn năn, khiêm nhường và nước mắt. Xin Chúa sớm gởi chúng đến Cơ Đốc Giáo Ăn Liền
  • 29. Thật chẳng có gì ngạc nhiên khi những quốc gia trên thế giới bào chế những sản phẩm như trà uống liền, cà phê uống liền, và mì ăn liền. Và rồi thì thế giới cũng cho ra đời một tôn phẩm cao siêu "Cơ Ðốc giáo ăn liền". Nếu những sản phẩm ăn liền đó đã không xuất xứ từ Hoa Kỳ, thì có một điều không thể phủ nhận được, là chính trào lưu Chính thống Mỹ đã đem Cơ Ðốc giáo ăn liền đến cho các Hội Thánh Tin Lành. Chúng ta bỏ qua một bên Công Giáo La Mã và chủ nghĩa tự do trong những bộ dạng trá hình khác nhau của nó, và hướng sự chú ý lên hình thể của những người Tin Lành, ngay lập tức chúng ta sẽ thấy con dân của Ðấng Christ phải chịu đựng như thế nào ngay chính trong căn nhà của người bạn thân là Hội Thánh. Thiên tài trên Nước Mỹ chú ý đến việc làm cho mọi kết quả đạt được nhanh chóng và dễ dàng và không cần quan tâm nhiều đến chất lượng hay tính lâu dài. Ðiều nầy đã sản sinh ra một loại vi khuẩn đầu độc toàn bộ cơ cấu trong Hội Thánh tại Hoa Kỳ từ điều hành, hành chánh, giảng dạy, tổ chức, quy chế, chăm sóc, và những hệ thống khác nữa, và đã gây ảnh hưởng rộng khắp trên thế giới qua những công cuộc truyền giáo. "Cơ Ðốc giáo ăn liền" xuất hiện cùng với thời đại máy móc. Con người phát minh ra máy móc với hai mục đích là những công việc quan trọng được thực hiện nhanh hơn và dễ dàng hơn làm bằng tay. Họ muốn công việc được kết thúc nhanh chóng để họ có thêm thời gian tìm kiếm những cái khác mà họ thích, chẳng hạn như rong chơi hay thưởng thức những lạc thú của trần gian này. "Cơ Ðốc giáo ăn liền" ngày nay cũng phục vụ những mục đích đó trong tôn giáo. Nói đến "Cơ Ðốc giáo ăn liền", tôi muốn ám chỉ cái được tìm thấy ở khắp nơi trong những quỹ đạo Tin Lành là cái được sinh ra từ tư tưởng cho rằng "chúng ta có thể làm hết những bổn phận đối với linh hồn mình chỉ bằng một vài hành động của đức tin, và khi được giải phóng khỏi mọi lo lắng về tình trạng thuộc linh, thì cho là đã làm xong bổn phận thuộc linh của chính mình và đưa đến kết luận là đức tin nơi Thiên Chúa một lần đủ cả". Cái đức tin đó không phù hợp với Ðức Tin mà Chính Phao-lô đã nói trong Rô-ma 1:17 rằng "...Ðức Tin lại dẫn đến đức tin nữa". Nhưng vấn đề rắc rối là chúng ta có khuynh hướng đặt để sự tin cậy của mình trên những kinh nghiệm và đưa đến hiểu sai toàn bộ Thánh Kinh Tân Ước. Chúng ta liên tục được thúc đẩy phải quyết định, phải
  • 30. giải quyết vấn đề ngay bây giờ vì muốn toàn bộ sự việc được quan tâm đến ngay lập tức. Ðương nhiên là tôi không phủ nhận là có những quyết định của chúng ta nên quyết định một lần đủ cả, và cũng có những vấn đề riêng tư có thể giải quyết được ngay tức thì bằng một hành động kiên quyết trong sự đáp ứng của đức tin có nền tảng là Kinh Thánh. "Cơ Ðốc giáo ăn liền" có khuynh hướng biến hành động đức tin thành một kết cuộc vì thế mà đã bóp chết sự khao khát tiến bộ thuộc linh. Nó hiểu sai bản chất thật của đời sống Cơ Ðốc, vốn là một đời sống đức tin năng động và phát triển. Nó bỏ qua sự thật là tân Cơ Ðốc nhân được lớn lên giống như một em bé mới ra đời, và cần phải có thực phẩm và hoạt động thì cơ thể mới phát triển bình thường. Nó không đếm xỉa đến sự thật là hành động đức tin trong Ðấng Christ thiết lập một mối quan hệ cá nhân giữa hai bản thể đạo đức và thông sáng. Ðức Chúa Trời và con người đã được giải hòa, và chỉ với một lần tiếp xúc với Ðức Chúa Trời thì không đủ để thiết lập một tình bạn thắm thiết giữa Ngài và tạo vật được dựng nên theo hình ảnh của Ngài. Vì muốn phong tỏa sự cứu rỗi vào trong một hoặc hai kinh nghiệm, những người biện hộ cho "Cơ Ðốc giáo ăn liền" phô trương ra định luật của sự phát triển, và nói rằng sự phát triển là cái đã chi phối toàn cõi thiên nhiên này. Họ bỏ qua những ảnh hưởng thiêng liêng của sự thương khó, việc vác thập tự giá mình theo Chúa và sự vâng lời thiết thực. Họ bỏ qua nhu cầu cần huấn luyện thuộc linh, sự cần thiết của việc hình thành những thói quen tôn giáo đúng đắn và nhu cầu đấu tranh chống chọi lại thế gian. Mối thỏa mãn quá đáng với hành động ban đầu của đức tin đã tạo nên một tâm lý thỏa lòng nào đó, hay ít nhất là không có sự mong chờ nào cả. Ðối với nhiều người, nó đã tạo ra một tâm trạng chán nản với niềm tin Cơ Ðốc. Ðức Chúa Trời dường như ở đâu quá xa xôi, còn thế gian thì lại quá gần, xác thịt thì lại quá mạnh để giữ lòng bền đỗ. Hãy coi chừng sự thỏa mãn với những hành động đức tin ban đầu sẽ giải phóng chúng ta ra khỏi nhu cầu thức canh, tranh chiến, cầu nguyện, và đưa đến sự tự do thụ hưởng thế giới này. Có phải "Cơ Ðốc giáo ăn liền" là niềm tin chính thống của thế kỷ 21
  • 31. nầy? Hãy đọc Kinh Thánh Phi-líp 3:7-16 để thấy được tâm tình của Phao-lô là "...quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Ðức Chúa Trời trong Ðức Chúa Giê-xu Christ." Cơ Đốc Nhân Lạ Thường Tôi tin rằng nỗ lực hiện tại của rất nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo để hòa hợp Cơ Ðốc giáo với khoa học, triết học và những thứ tự nhiên, hợp lý khác là hậu quả của sự thất bại trong việc thấu hiểu Cơ Ðốc giáo và cũng là, rút ra từ những gì tôi đã nghe và đọc được, một thất bại trong việc hiểu khoa học cũng như triết học. Tâm điểm của hệ thống Cơ Ðốc là thập giá của Ðấng Christ với cái nghịch biện thiêng liêng của nó. Sức mạnh của Cơ Ðốc giáo xuất hiện trong cái ác cảm của mình hướng về những đường lối của con người sa ngã, và không bao giờ là sự đồng tình với những đường lối đó. Lẽ thật về thập tự giá được bày tỏ trong chính những điều nó phủ nhận. Lời chứng của Hội Thánh có hiệu quả nhất khi Hội Thánh tuyên bố hơn là giải thích, vì Phúc Âm được đáp ứng không phải bằng lý lẽ bèn là đức tin. Những cái gì có thể được chứng minh thì không cần đến đức tin để tiếp nhận. Ðức tin dựa vào thuộc tính của Ðức Chúa Trời, chứ không phải những chứng minh của phòng thí nghiệm hay logic. Thập tự giá đứng trong vị trí đối lập đầy sức sống với con người tự nhiên. Triết lý của thập tự giá trái ngược với những cách thức suy nghĩ của tâm trí chưa được tái sanh, vì thế Phao-lô có thể nói một cách thẳng thắn rằng sự rao giảng về thập giá là dành cho những người ngu dại, đáng diệt vong. Cố gắng tìm kiếm một mảnh đất chung giữa sứ điệp của thập tự giá và lý lẽ của con người sa ngã là cố gắng làm một điều bất khả thi, và nếu cứ tiếp tục cố gắng làm việc đó sẽ tạo nên một hậu quả tai hại vô cùng, một thập giá vô nghĩa và một Cơ Ðốc giáo không có chút quyền năng. Nhưng chúng ta hãy đưa toàn bộ vấn đề từ đỉnh cao của lý thuyết xuống thấp, và chỉ đơn giản quan sát Cơ Ðốc nhân thật khi anh ta áp dụng vào thực tiễn những điều dạy dỗ của Ðấng Christ và các sứ đồ Ngài. Hãy lưu ý những sự tương phản sau đây:
  • 32. Cơ Ðốc nhân tin rằng trong Ðấng Christ, anh ta đã chết, nhưng anh còn sống nhiều hơn trước đây và anh hoàn toàn mong muốn được sống mãi mãi. Anh bước đi trên trần gian này trong khi đã được đặt để ở thiên đàng và dầu rằng được sinh ra trên trần gian, nhưng sau khi cải đạo, anh khám phá ra rằng nhà của anh không phải là ở đây. Giống như con chim cú, trong không khí là cả một sự uyển chuyển và đẹp đẽ, nhưng ở trên đất thì lại vụng về và xấu xí, Cơ Ðốc nhân xuất hiện với điều đẹp đẽ nhất của mình trong những nơi thuộc về thiên thượng nhưng không thích hợp lắm với những đường lối của chính cái xã hội mà anh ta được sinh ra. Cơ Ðốc nhân sớm học biết rằng nếu anh phải chiến thắng như là con của thiên đàng giữa vòng những con người trên đất, thì anh không được phép đi theo những đường lối thông thường của loài người, mà phải đi theo hướng ngược lại. Ðể mình có thể được an toàn, anh đặt mình vào cảnh hiểm nghèo; anh mất mạng sống mình để cứu nó và sẽ gặp nguy cơ đánh mất nó nếu anh cố gắng gìn giữ nó. Anh đi xuống thấp để được lên cao. Nếu anh ta từ chối đi xuống, thì anh đã ở dưới sẵn rồi, nhưng khi anh ta bắt đầu đi xuống, anh ta đang ở trên con đường đi lên của mình. Anh mạnh mẽ nhất khi mình yếu đuối nhất và yếu đuối nhất khi mình mạnh mẽ. Dầu nghèo khổ, nhưng anh có sức mạnh để khiến người khác trở nên giàu có, nhưng khi anh trở nên giàu có rồi, khả năng làm cho người khác được trở nên giàu có của anh biến mất. Anh có nhiều nhất sau khi anh đã ban cho nhiều nhất và có ít nhất khi mà anh sở hữu nhiều nhất. Anh có thể và thường ở chỗ cao nhất khi anh cảm thấy mình thấp hèn nhất và hầu như không có tội khi anh ý thức về tội lỗi nhiều nhất. Anh khôn ngoan nhất khi anh biết rằng mình không biết và biết ít nhất khi anh đã thu nạp được một lượng kiến thức vĩ đại nhất. Ðôi lúc anh làm tốt nhất bằng cách không làm gì cả và đi xa nhất khi vẫn còn đứng yên. Trong cơn phiền muộn, anh đạt được sự vui mừng và giữ lòng anh hớn hở ngay cả trong sự buồn đau. Ðặc tính nghịch lý của Cơ Ðốc nhân được thể hiện cách liên tục. Chẳng hạn như anh tin rằng bây giờ anh đã được cứu, tuy nhiên anh vẫn mong muốn sau này sẽ được cứu và lòng anh hướng về sự cứu rỗi phước hạnh tương lai. Anh kính sợ Ðức Chúa Trời nhưng không kinh