SlideShare a Scribd company logo
1 of 184
Download to read offline
Chức Vụ Chữa Lành
Tác giả: C. Peter Wagner
Lời Tác Giả
1. Làn Sóng Thứ Ba
Khám phá lý do vì sao hàng ngàn Cơ Đốc nhân đang kêu lên rằng: Đây là
một thời kỳ mới dành cho Hội thánh!
2. Tôi đã Bước Vào Làn Sóng Thứ Ba Như Thế Nào
Làm thế nào mà một người đi từ chỗ đứng ngoài quan sát trở thành một
người dự phần trong việc cầu nguyện cho người bệnh.
3. Truyền Giáo Bằng Quyền Phép Ngày Nay
Nhiều người trên khắp thế giới đang chứng kiến quyền năng lạ lùng của
Chúa Giê-xu qua rất nhiều dấu kỳ và phép lạ khác nhau.
4. Sống Nếp Sống Của Nước Trời
Bởi quyền phép của Đức Thánh Linh, bạn cũng có thể làm chứng cho những
người hư mất và cầu nguyện cho kẻ đau.
5. Chuyển Giao Quyền Năng
Quyền năng mà Chúa Giê-xu đã dùng để chữa lành kẻ bệnh và đuổi các quỷ
được sắm sẵn cho mọi người tin Chúa
6. Quen Thuộc Với Quyền Phép
Bạn có được nhìn thấy các phép lạ hay không là tùy thuộc vào thế giới quan
của bạn. Tin là thấy!
7. Hãy Tin Các Công Việc của Chúa Giê-xu
Chúng ta hãy tin rằng Chúa Giê-xu giữ đúng lời hứa của Ngài: “ kẻ nào tin
Ta, cũng sẽ làm việc Ta làm”
8. Các Quỷ Trong Nước và Ngoài Nước
Nếu muốn cầu nguyện cho người đau bạn cần biết rõ kẻ thù.
9. Thực Hiện Chức Vụ Này trong Hội Thánh Của Bạn
Việc cầu nguyện cho người đau có thể được xem bình thường như là Trường
Chúa Nhật và các chức vụ công khai rõ ràng khác trong Hội Thánh của bạn.
10. Những Câu Hỏi Quan Trọng Chung Quanh Chức Vụ Chữa Lành
Bạn cần được biết những giải đáp dành cho sáu câu hỏi phổ thông nhất xoay
quanh chức vụ chữa lành trong Hội Thánh của bạn.
Phần Phụ lục
Những Câu Hỏi Thông thường Liên quan đến Chức vụ Chữa lành trong Hội
Thánh 120 Fellowship of Lake Avenue, Pasadena, California
Lời Tác Giả
Nhiều người lần đầu khi trông thấy hoặc nghe đến tựa đề của quyển sách
này, thường đáp ứng với một cái gật gù đồng thời với cái cười khẽ. Cái gật
đầu là sự khẳng định rằng việc có một chức vụ chữa lành trong Hội Thánh
không phải là một ý tưởng tồi. Cái cười khẽ thật sự là một cái cười ái ngại,
ái ngại bởi vì họ không chắc liệu điều này có thể xảy ra mà không làm cho
Hội Thánh phát ốm hay không.
Lý do của thái độ đó không có gì khó hiểu. Suốt thế kỷ hai mươi, yếu tố mới
nổi bật nhất xuất hiện trong bức tranh Cơ Đốc khắp thế giới là phong trào
Ngũ tuần hay ân tứ, và các phản ứng về phía các tổ chức Cơ Đốc giáo chính
hệ có phần nghiêng về truyền thống hơn đối với phong trào này là rất khác
nhau. Một vài tổ chức, đặc biệt là vào đầu thế kỷ này đã coi Ngũ tuần là tà
giáo. Về sau những người Ngũ tuần đã dành được sự tôn trọng ở mức độ nào
đó nhưng nhiều người vẫn tránh không muốn làm thân với các Hội Thánh
Ngũ tuần bởi vì một thái độ nhất định vẫn còn sót lại của sự khinh khi đối
với “những người nói tiếng lạ” hoặc “những người thiêng liêng quá mấu”
hoặc “cái tôn giáo của những người ở vùng xa xôi hẻo lánh tận miền Nam.”
Gần đây hơn, khi phong trào ân tứ xuất hiện, các giáo phái và các Hội Thánh
địa phương cảm thấy sự ảnh hưởng của những căng thẳng mới, nhiều lúc đã
dẫn đến những sự bất đồng, chia rẽ đau đớn.
Tuy nhiên, trong những năm kết thúc của thế kỷ này, chúng ta nhận thấy một
bức tranh khác. Dầu vậy, có nhiều Cơ Đốc nhân Tin Lành thuộc mọi tầng
lớp đã quyết định rằng, mặc dầu họ công nhận công việc đáng kể của Đức
Chúa Trời trong Hội Thánh Ngũ tuần và các phong trào ân tứ, họ vẫn thích
đứng bên ngoài những phong trào này hơn. Và bất cứ nỗ lực nào nhằm buộc
họ phải trở thành người thuộc phong trào ân tứ thậm chí chỉ là một người
thầm lặng, cũng đều bị chống đối.
Đồng thời, không thể nào mà một người quan sát tích cực công việc Chúa
trong thế giới ngày nay lại không công nhận rằng hiện đang có một sức sống
mãnh liệt rõ rệt và một sự vui mừng hoan hỉ liên quan đến Đức Chúa Trời,
một năng lực thuộc linh giữa vòng những người Ngũ tuần và những người
thuộc phong trào ân tứ mà chúng ta ước ao có thể nhìn thấy nhiều hơn những
điều đó trong chính Hội Thánh của mình. Mặc dầu chúng ta không muốn gia
nhập với họ, nhưng chúng ta cảm thấy có chút ganh tị chánh đáng và thưa
rằng: “Lạy Chúa, chúng con không thể kinh nghiệm được điều gì đó quyền
năng giống như vậy sao?” Nhiều người trong chúng ta chẳng hạn, rất muốn
được thấy các Hội Thánh nghiêng về truyền thống của mình có được một
chức vụ chữa lành công khai, đầy quyền năng và hiệu quả. Có rất nhiều
người đang bị đau khổ về mặt thuộc thể, về mặt tình cảm, và về mặt thuộc
linh, chúng ta muốn giúp đỡ họ một cách cụ thể, hơn những gì mà chúng ta
có thể làm được cho đến nay. Vì đang chứng kiến quyền năng này hoạt động
rất giống với quyền năng của thời Tân Ước, rất giống với quyền năng của
Chúa Giê-xu.
Nếu bạn cảm thấy mình cũng đồng cảm với những ưu tư trên, thì quyển sách
này sẽ là tin mừng cho bạn, bởi vì tôi tin rằng điều đó có thể được thực hiện.
Tôi gọi phong trào Ngũ tuần là làn sóng thứ nhất của sự vận hành quyền
năng của Thánh Linh Đức Chúa Trời trong thế kỷ thứ hai mươi, phong trào
ân tứ là làn sóng thứ hai, và sau đó tôi thấy một làn sóng thứ ba trong đó
Đức Thánh Linh đang bày tỏ cùng một loại quyền năng trong các Hội Thánh
Tin Lành truyền thống của chúng ta mà chúng ta đã thấy qua hai làn sóng
đầu, là điều không đòi hỏi chúng ta phải bỏ đi những đặc điểm hoặc truyền
thống nhất định của mình. Nói cách khác, không làm cho các Hội Thánh
hoặc các giáo phái của chúng ta chán ngán.
Một số người có thể tự hỏi không biết liệu một quyển sách như thế này có
phải là một miếng mồi hấp dẫn nào đó được dùng để câu nhử họ vào trong
các phong trào Ngũ tuần hoặc ân tứ hay không. Tôi hi vọng bạn không nghĩ
như thế. Nếu cuốn sách này làm cho bạn hiểu rõ hơn điều mà Đức Chúa Trời
đang làm qua hai làn sóng đầu tiên trong các thập kỷ vừa qua, thì tôi sẽ vui
mừng. Nếu nó mở rộng tâm trí bạn để học biết những điều Chúa đã phải dạy
dỗ chúng ta qua các phong trào Ngũ tuần và ân tứ thì chúng ta hết thảy sẽ
được phong phú bội phần.
Phần lớn những gì tôi chia sẻ như là sự dạy dỗ của làn sóng thứ ba trước hết
đã được học biết qua làn sóng thứ nhất và thứ nhì.
Nhưng tôi chưa bao giờ và cũng không hề có ý định trở thành một người
Ngũ tuần hay một người của phong trào ân tứ. Suốt 16 năm, tôi vẫn là thành
viên của Hội Thánh Lake Avenue Congregational ở tại Pasadena, California
và tôi hi vọng mình vẫn là một thành viên của Hội Thánh này ít nhất 16 năm
nữa.
Mặc dầu tôi muốn gửi gắm quyển sách này chủ yếu đến những người trong
các Hội Thánh Tin Lành truyền thống như là những anh em có mối thông
công trong Hội Thánh của tôi, tôi cũng mong rằng Đức Chúa Trời sẽ dùng
nó để khích lệ những người thuộc hai làn sóng ban đầu. Tôi không nghĩ
mình đang nói đến những bí mật của gia đình khi bảo rằng có một số các
Hội Thánh đã từng kinh nghiệm quyền năng lớn lao trong việc chữa lành
hiện bây giờ lại không thấy nó ở một mức độ nào đó trong một thời gian. Về
mặt thần học, khung sườn cho việc chữa lành đã được đặt để, nó vẫn được
rao giảng từ tòa giảng, nhưng kinh nghiệm thì thật ít ỏi.
Lời cầu nguyện của tôi là xin Đức Chúa Trời dùng quyển sách này để dấy
lên những ngọn lửa Ngũ tuần và ân tứ, là điều đã bị tàn tắt, trở thành một sự
báp tem mới bằng lửa của Đức Thánh Linh. Nếu điều này xảy ra, tôi thấy cả
ba làn sóng cùng nhau ở dưới quyền của Vua của các vua và Chúa của các
chúa đang hành động trong thời điểm lớn lao nhất và phấn khích nhất của sự
mở rộng vương quốc Đức Chúa Trời mà lịch sử từng biết đến.
C. Peter Wagner
Pasadena , California 1988
LÀN SÓNG THỨ BA
Hàng ngàn Cơ Đốc nhân đang kêu lên rằng: Đây là một thời đại mới dành
cho Hội thánh!
Tôi bắt đầu tin rằng họ đúng. Phải thú nhận rằng, suốt 2000 năm của lịch sử
Cơ Đốc, đây không phải là lần đầu tiên những thời kỳ mới mẻ đã ló dạng.
Các Cơ Đốc nhân dưới thời Lamã hẳn đã bảo thời kỳ của họ là một thời kỳ
mới khi Constantine lên ngôi. Những Cơ Đốc nhân thuộc bán đảo Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha hẳn đã tuyên bố điều đó khi Columbus trở về với các
câu chuyện về một thế giới mới. Những Cơ Đốc nhân người Đức hẳn cũng
đã nói điều đó khi Luther xuất hiện trước Nghị Viện Giáo Hoàng Lamã ở
thành Worms. Nhưng không người nào trong số họ có thể vui mừng hơn
những người lãnh đạo Cơ Đốc ngày nay, những người có khả năng nhận
định được cánh tay Đức Chúa Trời đang hành động khắp thế giới ngày nay
của chúng ta.
Vì cớ một điều, mùa gặt chưa bao giờ chín mùi hơn hiện nay. Theo ước tính
của những người dè dặt, hiện nay mỗi ngày có 78.000 tân tín hữu. Mặc dù
nhiều người trong số này được sinh ra trong những gia đình được xếp vào
loại Cơ Đốc nhân hữu danh vô thực, dầu vậy một ước tính dè dặt gồm
14.000 người đã trở thành những người lớn nhận biết Chúa.1 Dè dặt là vì,
con số chính xác có thể lên gấp đôi.
Sự tăng trưởng bùng nổ của Hội Thánh đang xảy ra ở rất nhiều quốc gia trên
thế giới, chẳng hạn Trung Quốc, nơi mà có 50 triệu người hiện được báo cáo
đang theo đạo Cơ Đốc, hoặc Triều Tiên là nơi có rất nhiều Hội Thánh địa
phương có số thành viên lên đến hàng chục ngàn người, hoặc Argentina là
nơi mỗi ngày người ta thống kê có 8.000 người quyết định tin Chúa (mặc
dầu chỉ một phần nhỏ trong số họ là tham gia vào các Hội Thánh đang kết
quả sung mãn).
Đáng kể hơn nữa, trong thế kỷ thứ hai mươi tỉ lệ phần trăm các Cơ Đốc nhân
khi so sánh với toàn bộ dân số thế giới là đang tăng lên.
Ở tại Hoa Kỳ, thái độ tiếp nhận đối với phúc âm rất cao. Mặc dầu có nhiều
các giáo phái chính thống truyền thống đang mất dần các thành viên, sự mất
mát này dược bù đắp nhiều hơn bởi sự tăng trưởng sống động của các Hội
Thánh Tin Lành và các giáo phái Tin Lành bao gồm Ngũ tuần và ân tứ. Có ít
nhất sáu nhà thờ 10.000 chỗ ngồi hoặc hơn đã được xây dựng trong tám năm
qua với hơn số lượng ấy được thêm vào trong tám năm tiếp theo. Một số các
Hội Thánh mới đã bắt đầu lan tràn khắp nơi lên đến mấy ngàn thành viên
trong chưa đầy năm năm qua, có nhiều thành viên trong số các Hội Thánh
đó được các mục sư trẻ tuổi trên dưới 30 tuổi chủ tọa. Một Hội Thánh Hoa
kỳ đã tuyên bố mục tiêu của họ là 100.000 thành viên.
Không những mùa gặt đã chín vàng hơn bao giờ hết, nhưng con gặt còn
được trang bị tốt hơn bao giờ hết ngày nay. Khảo sát quan trọng đang làm rõ
nhiệm vụ toàn cầu mà trước đây chưa từng có. Các tổ chức chuyên gia cố
vấn như là Trung Tâm Truyền Giáo Thế Giới của Hoa Kỳ, World Vision’s
MARC (Mission Advance Research and Communication Center), Tổ chức
truyền giáo Nước Ngoài của Hội thánh Báp tít Miền Nam, Ủy ban Truyền
Giáo Thế giới Lausanne, các trường học về truyền giáo thế giới đang tổ chức
các chủng viện truyền giáo, và nhiều tổ chức khác đang sản sinh ra loại
thông tin huấn luyện về nhiệm vụ làm tăng tốc việc hoàn thành Đại Mạng
lệnh.
Các lãnh vực về hội truyền giáo học, truyền giáo, truyền thông xuyên văn
hóa và tăng trưởng Hội Thánh đang mở rộng nhanh chóng. Những người tốt
nghiệp trường Kinh Thánh và các chủng viện đang được trang bị với những
kỹ năng hầu như không được nghe đến cách đây một thế hệ. Trong khi từ
trước đến nay, hầu hết các nhà truyền giáo truyền thống được phái đi bởi các
Hội Thánh Tây phương, thì hiện nay, 20.000 nhà truyền giáo từ các Hội
Thánh thuộc Thế Giới Thứ Ba đã gia nhập với họ trong chức vụ khắp thế
giới. Thời kỳ trì trệ của những năm 60, khi Hội Thánh bị coi rẻ và công tác
truyền giáo bị xem thường, còn Đức Chúa Trời bị tuyên bố là đã chết, nay đã
nhường bước cho một tia nắng mới trong những năm chuyển tiếp từ thế kỷ
hai mươi sang thế kỷ hai mốt.
Phải, đây chính là một thời kỳ mới cho Hội thánh.
QUYỀN NĂNG THUỘC LINH MỚI
Một lý do chủ yếu của buổi bình minh thời đại mới là một sự lưu xuất chưa
từng có về năng quyền thuộc linh qua các phong trào Ngũ tuần và ân tứ, nổi
bật và tuôn tràn trong thế kỷ thứ hai mươi này.
Lãnh vực khảo sát, viết lách, và dạy dỗ của tôi là về sự tăng trưởng của Hội
Thánh. Bởi vì tôi đã được đào luyện bởi Donald McGavran ở tại Chủng
Viện Fuller vào cuối thập niên 60, tôi vẫn hết sức quan tâm đến việc biết nơi
nào các Hội Thánh đang kinh nghiệm ơn phước của Đức Chúa Trời trong sự
tăng trưởng, và lý do vì sao. Khi tôi bắt đầu công việc của mình với ông
McGavran, tôi vẫn còn là một người chống Ngũ tuần. Mặc dầu có thể tôi
vẫn miễn cưỡng thừa nhận những người Ngũ tuần là Cơ Đốc nhân, tôi nghi
ngờ họ không phải là loại Cơ Đốc nhân làm đẹp lòng Chúa lắm. Nhưng
McGavran dạy tôi rằng Thân Thể của Đấng Christ rộng lớn hơn là tôi tưởng
và rằng Đức Chúa Trời yêu thương toàn Thân Thể. Hơn nữa, ông đã giúp tôi
mở rộng “cặp mắt về sự tăng trưởng của Hội Thánh” nhờ đó tôi bắt đầu nhìn
thấy và hiểu được công việc của Đức Thánh Linh trong việc đưa những
người nam những người nữ đến với Cha Trên Trời bất kể nhãn hiệu giáo
phái nào họ có thể mang.
Vào lúc ấy tôi là một nhà truyền giáo cho Bolivia. Khi trở lại vùng này, điều
đầu tiên mà đôi mắt nhìn sự tăng trưởng Hội Thánh mới mẻ của tôi thấy
được đó là sự kiện đáng kinh ngạc nhưng không thể chối cãi là khắp châu
Mỹ Latinh, sự tăng trưởng của các Hội Thánh Ngũ tuần đã vượt xa sự tăng
trưởng của tất cả các Hội Thánh truyền thống Cơ Đốc gộp lại, kể cả Hội
Thánh của tôi. Tôi lập tức bắt đầu nghiên cứu về sự tăng trưởng của Hội
Thánh Ngũ tuần, tôi thấy lòng nhiệt thành của mình gia tăng và tôi đã xuất
bản một quyển sách vào đầu thập niên 70 có tựa là Look Out! The
Pentecostals are Coming. Gần đây tôi đã cho viết lại và cập nhật hóa nó dưới
tựa đề Spiritual Power and Church Growth ( Quyền Năng Thánh Linh và Sự
Tăng Trưởng Hội Thánh ).2
Điều đúng với sự tăng trưởng của các Hội Thánh Ngũ tuần tại châu Mỹ
Latinh cũng đúng với điều mà chúng ta ngày nay gọi là phong trào Ngũ tuần
hay ân tứ trong hầu hết các nơi trên thế giới ngày nay. Khi chúng tôi xem xét
toàn bộ bức tranh, những khảo sát cho thấy có sự tăng trưởng vững vàng của
Hội Thánh ở một số nơi mà không có những dấu kỳ và phép lạ siêu nhiên.
Cũng có rất nhiều trường hợp những sự chữa lành đáng kinh ngạc hơn cùng
các phép lạ và những sự giải cứu mà có ít hoặc không có sự tăng trưởng Hội
Thánh theo sau. Nhưng ở mọi nơi, trên một bình diện rộng lớn, sự tăng
trưởng mạnh mẽ nhất của các Hội Thánh Cơ Đốc được kèm theo bởi các dấu
kỳ và phép lạ đặc trưng của phong trào Ngũ tuần hay ân tứ. Tôi sẽ cung cấp
một số thống kê và minh họa về sau trong quyển sách này.
Cấu trúc của năng quyền thuộc linh mới này là gì? Nó có phải là một tài sản
dành riêng cho những người Ngũ tuần và phong trào ân tứ không, hay là nó
cũng được dành sẵn cho các Cơ Đốc nhân khác? Những câu hỏi như vậy, và
những câu hỏi tương tự, đang được những Cơ Đốc nhân có lòng quan tâm
nêu lên trong thời đại mới này của Hội thánh.
CÓ MỘT LÀN SÓNG THỨ BA CHĂNG?
Bạn tôi là Michael Cassidy thuộc Công Ty Thương Mại Phi Châu nghĩ mình
là một trong những người “sống trong ánh sáng thần học chạng vạng giữa
phong trào Tin Lành khá khắt khe và một phong trào Ngũ tuần đang nở rộ.”
Trong tác phẩm Bursting the Wineskins , ông nói đến những người nhận biết
sức mạnh tâm linh mới mẻ mà tôi đã mô tả, là những người ao ước được
thấy nó hoạt động trong các chức vụ của họ, nhưng vì những lý do rất khác
nhau, họ không cảm thấy tự do để đồng cảm với phong trào phục hưng ân tứ
hiện thời.3
Trong suốt thập kỷ 80, số lượng những người Tin Lành truyền thống ... đang
tìm kiếm và đã tìm được quyền năng thuộc linh mới mẻ gia tăng đáng kể .
Tôi biết chính xác Michael đã đến từ đâu. Bởi vì tôi thấy chính mình cũng ở
trong cùng một chỗ đứng đó. Và chúng tôi không cô độc. Nhất là trong suốt
thập kỷ 80, một sự gia tăng đáng kể số lượng những người Tin Lành truyền
thống, cũng như một số người có lẽ thích đặt chính họ hơi lệch về phía trái
của phong trào Tin Lành, đang tìm kiếm và tìm được một sức mạnh tâm linh
mới. Giáo sĩ Anh giáo James Wong ở Singapore nhìn thấy khuynh hướng
mới này rõ ràng. Ông nói: “Tôi gọi nó là làn sóng mới của Đức Thánh Linh.
Thậm chí tôi không thấy nó như là một sức mạnh của phong trào ân tứ”, ông
nói thêm: “Tôi xem nó như là một cuộc phục hưng lớn và sự chỗi dậy của
niềm khao khát thuộc linh trong lòng con người khi họ nhìn thấy Đức Thánh
Linh đang làm công việc tối thượng với các dấu kỳ và phép lạ.”4
Hình ảnh về một vùng đất không hề có giữa một hệ thống Tin Lành có
khuynh hướng định kỳ và phong trào Ngũ tuần nầy đã bắt đầu trở nên rõ
ràng vào đầu thập niên 80. Khi tôi đang vật lộn với chính hình ảnh của mình
và điều mà Đức Thánh Linh dường như đang thực hiện, tôi được Kevin
Perrotta thuộc tạp chí Pastoral Renewal phỏng vấn năm 1983. Đến cuối buổi
thảo luận khá là hoàn hảo, ông hỏi tôi một câu hỏi thuộc về nhận thức. Ông
hỏi có phải điều tôi đang mô tả thật sự là điều gì đó mới mẻ hay đó thật ra
chỉ là một phần của điều chúng tôi đã nhìn thấy trong các phong trào Ngũ
tuần và ân tứ. Lần đầu tiên tôi có thể nhớ mình đã dùng thành ngữ làn sóng
thứ ba, khi trả lời câu hỏi của ông.5
Tôi tiếp tục giải thích rằng tôi thật sự coi đó là điều mới mẻ. Tôi tin rằng
trong thế kỷ thứ hai mươi này, chúng ta đang chứng kiến sự tuôn đổ Thánh
Linh mạnh mẽ nhất trên Hội Thánh thế giới, là điều mà lịch sử chưa hề biết
đến. Ít nhất là về tầm cỡ, nếu không nói về chất lượng nữa, nó vượt quá,
thậm chí thế kỷ thứ nhất. Đợt sóng thứ nhất của sự tuôn đổ này là sự bắt đầu
và sự phát triển của phong trào Ngũ tuần trong buổi ban đầu của thế kỷ. Làn
sóng thứ hai là phong trào ân tứ, đã bắt đầu vào khoảng năm 1960. Cả hai
làn sóng này đều đã chứng kiến, và tôi tin rằng sẽ tiếp tục phải thấy, sự tăng
trưởng bùng nổ của Hội Thánh. Bàn tay của Đức Chúa Trời ở trên chúng
một cách phi thường.
Làn sóng thứ ba, đã bắt đầu mang đặc trưng riêng của nó ở tại Hoa Kỳ vào
khoảng 1980, gồm những người Michael Cassidy và James Wong đã nhận
biết. Khi tôi tình cờ sử dụng chữ làn sóng thứ ba vào năm 1983, tôi không hề
nghĩ rằng liệu từ ngữ này sẽ được sử dụng luôn hay không. Chúng ta trong
phong trào Hội Thánh tăng trưởng, đã học biết bằng kinh nghiệm rằng, có lẽ
một trong năm từ mới được chứng minh là hữu hiệu đối với mọi người trừ ra
người đã chế ra từ ấy. Nhưng bởi vì Kevin Perrotta đã chọn sử dụng từ ấy
cho tựa đề của bài báo, là bài đã được trích dẫn và tái bản ở nhiều nơi khác,
nên tôi đã quyết định tiếp tục công khai xưng nhận mình như là một thành
viên của làn sóng thứ ba này.
Chỉ có lịch sử mới cho biết là thuật ngữ ấy có được chấp nhận hay không.
Để xác định ngày tháng, hai nhà khảo cứu được công nhận, một xuất thân từ
làn sóng thứ nhất và người kia là từ làn sóng thứ hai, đã bắt đầu sử dụng từ
ngữ này. Vinson Synan, một người thuộc giáo phái Ngũ tuần kinh điển đã
giành được danh tiếng xứng đáng với tư cách một sử gia chính của phong
trào, đã đưa một phần nói về làn sóng thứ ba vào trong tác phẩm mới đây
của ông In the Latter Days. Ông nhận định: “Đến giữa thập niên 1980 đã có
bằng chứng rõ ràng rằng ‘làn sóng thứ ba’ thật sự đã xâm nhập và các Hội
Thánh chính thống mà không có sự lẫn lộn các nhãn hiệu đã từng gây ra
những rắc rối lớn trong quá khứ.”6
Và David Barrett, một người Anh giáo thuộc phong trào ân tứ, nổi tiếng là
nhà biên soạn cuốn Từ Điển Bách Khoa Thế Giới Cơ Đốc , mới đây đã tập
trung sức lực của mình vào việc khảo sát các phong trào Ngũ tuần hoặc ân
tứ. Trong các bảng thống kê mới nhất của ông, ông đã thêm vào một phần có
tên làn sóng thứ ba. Trong một cuộc trao đổi riêng tư, ông đã thú nhận rằng
lần đầu tiên khi nghe đến cụm từ này cách đây nhiều năm, ông đã không
thích nó, nhưng sau khi suy nghĩ nhiều hơn hiện nay ông cảm thấy nó là một
tên gọi chính xác cho một nhóm riêng biệt. Ông đã tính được 27 triệu người
thuộc làn sóng thứ ba trên khắp thế giới vào năm 1987, và liệt kê đúng
50.000 người vào cuối năm 1970.7
Thời gian sẽ cho biết điều đó, nhưng trong lúc ấy tôi tiếp tục lập luận rằng,
phải, hiện có cái được gọi là làn sóng thứ ba.
NHỮNG NGƯỜI NGŨ TUẦN
Nếu như có một làn sóng thứ ba, thì đều quan trọng cần phải biết khá chi tiết
không những làn sóng thứ ba là gì, mà nó còn không là gì. Như chúng ta đã
thấy, những người tự nhận mình thuộc làn sóng thứ ba thì đã chọn không coi
mình là những người Ngũ tuần hoặc những người thuộc các phong trào ân
tứ. Sự lựa chọn này không hàm ý họ là những người chỉ trích cả hai làn sóng
kia. Tôi không tin bất cứ ai thuộc cả ba làn sóng này là đúng trong khi hai
làn sóng kia là sai. Cả ba đều được cam kết với một thân thể, một Thánh
Linh, một sự trông cậy, một Chúa Cứu, một đức tin, một phép báp tem và
một Đức Chúa Trời là Cha của mọi người (xem Eph Ep 4:4-6). Hết thảy đều
coi trọng thẩm quyền của Kinh Thánh và đều tin vào tính cấp bách của công
tác truyền giáo cho thế giới. Tất cả đều xác quyết rằng quyền năng của Đức
Chúa Trời đã được mô tả trong các sách Phúc Âm và Công vụ các sứ đồ
đang hiệu lực khi Nước Đức Chúa Trời được bày tỏ khắp nơi trên thế giới
ngày nay. Những điểm tương đồng lớn hơn rất nhiều những điểm khác biệt,
nhưng có những sự khác biệt quan trọng, bởi vì mỗi nhóm đều cảm biết rằng
Đức Chúa Trời đã chọn để gây dựng qua họ một cách đặc biệt.
Những người Ngũ tuần đến trước nhất. Các sử gia đã tìm ra nguồn gốc của
phong trào này hoặc là vào ngày 1.1.1901 khi các sinh viên trong trường
Kinh Thánh Bethel của Charles Parham tạiTopeka, Kansas bắt đầu nói các
thứ tiếng lạ, hoặc ở tại Phố Azusa nổi tiếng của Los Angeles được dẫn dắt
bởi William J. Seymour từ năm 1906 đến năm 1909, hoặc là cả hai. Qua
năm tháng, giáo lý quan trọng đã phân biệt những người Ngũ tuần với những
người thuộc giáo phái Tin Lành đặt lòng tin nơi Kinh Thánh và được sanh
lại khác đó là giáo lý của họ về “sự báp tem trong Đức Thánh Linh.” Như là
một công việc của ân điển khác với “sự tái sanh” được kèm theo bởi việc nói
các thứ tiếng lạ như là bằng chứng thuộc thể đầu tiên. Những người Tin
Lành khác, đặc biệt là những người thuộc Wesleyan holiness persuasion
đồng ý rằng có một công việc của ân điển thứ nhì, nhưng xem sự nên thánh
cá nhân chứ không phải tiếng lạ là dấu hiệu xác nhận chính yếu của kinh
nghiệm này. Ví dụ, sứ điệp rõ ràng chính yếu của người nổi tiếng là Ông
Ngũ tuần, David du Plessis, có liên quan với “Jesus người làm báp tem.”
Tôi đã có được đặc ân làm việc chung với David du Plessis trong những năm
cuối cùng của đời ông, khi ông về với Chủng Viện Fuller (nơi tôi dạy) để
thành lập một Trung Tâm Sinh Hoạt Thuộc Linh Cơ Đốc của David du
Plessis. Ông thường xuyên kể về chức vụ rộng lớn suốt 50 năm của ông để
bắt những chiếc cầu giữa những người Ngũ tuần và các Hội Thánh Cơ Đốc
khác, cả Công giáo lẫn Tin lành. Ông đã mô tả một cách hầu như không thay
đổi về trọng tâm chức vụ của ông khi chia sẻ tin mừng Chúa Giê-xu Christ,
là Đầu của Hội thánh, là người làm báp tem và rằng phép báp tem của Ngài
là ở trong Thánh Linh. Ông đã mô tả việc nói các thứ tiếng như là kết quả
của việc báp tem trong Thánh Linh. Tiếp theo điều đó là bông trái của Đức
Thánh Linh trong đời sống người tin Chúa và chức vụ với các ân tứ của
Thánh Linh.
Lần đầu tiên, khi tôi bắt đầu tiếp xúc với Du Plessis tôi đang ở trong các giai
đoạn đầu của việc chứng kiến các dấu kỳ và các phép lạ trong chính chức vụ
của mình và trong chức vụ của những người thân cận với tôi. Tôi còn nhớ rõ
rằng khi tôi chia sẻ với lòng nhiệt thành điều tôi được chứng kiến, phản ứng
của ông ta hầu như là buồn chán. Thật vậy, ông đã đưa ra một số những lời
cảnh báo với tính cách của một người bề trên trong việc quá phấn khích về
điều đó. Tôi đã khám phá rằng trong chức vụ cá nhân của chính ông, việc
cầu nguyện cho người đau, việc đuổi quỷ và trông đợi các phép lạ đều đã có,
nhưng chúng được coi như là một dấu hiệu tương đối thấp, nếu đem so với
việc báp tem trong Đức Thánh Linh.
Vì là nói chuyện với Ông Ngũ tuần, tôi đoán định rằng quan điểm của ông
có lẽ hơn cả một quan điểm cá nhân, nhưng tượng trưng cho một phong trào.
Nó được củng cố vững vàng hơn bởi một tuyên bố của Thomas F.
Zimmerman, là Chủ Tịch của Hội Nghị Ngũ tuần Thế Giới trong suốt nhiều
năm, kình chống Du Plessis như là người lãnh đạo Ngũ tuần hàng đầu. Cách
đây vài năm, Zimmerman được tạp chí Christianity Today mời để bắt đầu
phần giải thích của ông về “điều gì đúng trong giáo phái Ngũ tuần.” Ông đã
tóm tắt các ý tưởng của mình dưới sáu đầu đề chính. Một trong số các chủ đề
đó giải thích sứ điệp riêng biệt của những người Ngũ tuần như là “việc báp
tem trong Đức Thánh Linh với việc nói các thứ tiếng.” Nhưng tôi thật ngạc
nhiên khi phát hiện rằng không điều nào trong sáu điểm được nhấn mạnh là
chức vụ công khai của việc chữa lành người đau và đuổi quỷ (mặc dầu
những lời cầu nguyện cho người đau cũng được nhắc đến một cách tình cờ ở
trong phần nói về sự thờ phượng).8
Cùng với giáo lý của việc báp tem trong Thánh Linh được chứng tỏ qua việc
nói các thứ tiếng, phong trào Ngũ tuần kinh điển đã triển khai một quy ước
về phẩm hạnh của người Cơ Đốc hầu như giống hệt với quy ước của những
người Tin Lành chính thống, đặc biệt thịnh hành khắp Vành đai Thánh kinh
của người Hoa kỳ (American Bible Belt). Đối với họ, việc chứng tỏ sự biệt
mình khỏi thế gian là điều quan trọng qua việc kiêng tránh những điều như
uống rượu, hút thuốc, khiêu vũ, đánh bài, xinê, chửi thề, và một số những
trường hợp như trang điểm, đeo nữ trang, luôn có các kiểu tóc cầu kỳ.
NHỮNG NGƯỜI THEO PHONG TRÀO ÂN TỨ
Làn sóng thứ nhì, là phong trào ân tứ đã bắt đầu từ tháng tư năm 1960 khi
Cha Dennis Bennett, giám mục của một nhà thờ Giám Mục Thánh Mác ở tại
Van Nuys, California đã công khai làm chứng với hội chúng của mình rằng
năm tháng trước đây ông đã nói các thứ tiếng đang khi cầu nguyện trong nhà
của một số những người bạn. Những người đi đầu phong trào này ở tại châu
Âu đã bắt đầu từ năm 1950, và thậm chí sớm hơn, tận năm 1910.
Khi phong trào ân tứ đã lan rộng nhanh chóng khắp nước Mỹ vào thập niên
60 và 70, nó mang hình thức của các nhóm ân tứ phục hưng bên trong những
giáo phái đã được thiết lập kể cả Giám Mục, Giáo Lý, Lutheran, Công giáo,
Báp tít, Hội Thánh Đấng Christ, Mennonite, Chính thống, Trưởng lão, Hội
Thánh Hiệp Nhất của Đấng Christ và các giáo phái khác. Sau đó, vào thập
niên 1970, một hiện tượng mới mẻ và cực kỳ quan trọng bắt đầu hình thành,
ấy là sự xuất hiện của các hội chúng ân tứ độc lập đứng riêng lẻ, và các
nhóm hoặc các hội của các hội chúng, hoạt động như là những giáo phái
nhỏ. Thật vậy, đến thập niên 1980 thì phong trào Hội Thánh ân tứ độc lập
này đã trở thành một trong các bộ phận tôn giáo Hoa Kỳ tăng trưởng nhanh
chóng nhất.
Đặc điểm giáo lý quan trọng của phong trào ân tứ giống với đặc điểm của
phong trào Ngũ tuần. Một trong những người lãnh đạo được công nhận rộng
rãi của phong trào ân tứ là Larry Christenson, Người Đứng Đầu của Trung
Tâm Renewal Lutheran International, đã nói như vầy: “Một điểm nổi bật của
phong trào phục hưng ân tứ đó là một kinh nghiệm rộng khắp và nổi bật mà
khởi đầu nhắm vào thân vị và các ân tứ của Đức Thánh Linh. Cụm từ được
sử dụng phổ biến nhất để nói đến kinh nghiệm này là “Báp tem bằng Đức
Thánh Linh.”9
Cũng như với những người Ngũ tuần, kinh nghiệm báp tem trong Thánh
Linh là điều rõ ràng trong sự quy đạo và sự dạy dỗ mấu chốt của những
người thuộc phong trào ân tứ. Tuy nhiên, cái nhìn của họ về tiếng lạ như là
bằng chứng thuộc thể đầu tiên của việc báp tem thì không chặt chẽ như vậy.
Vẫn theo lời của Christenson, ông khẳng định rằng tiếng lạ giữ một vai trò
quan trọng trong việc phát triển phong trào. Ông nói: “Không có sự nhấn
mạnh về tiếng lạ, thì chưa chắc đã có một phong trào Ngũ tuần hay phong
trào ân tứ.”10
Dầu vậy, khi được hỏi tiếp, một số lượng ngày càng tăng những người lãnh
đạo của phong trào phục hưng ân tứ thường thú nhận rằng một số những Cơ
Đốc nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh, mà họ gọi là đã nhận được “phép báp
tem,” có thể chưa bao giờ nói các thứ tiếng lạ. Tuy nhiên, trong sâu xa hầu
hết mọi người trong số họ đều lập luận rằng mặc dầu tiếng lạ có thể không
phải là điều không thể thiếu được, nhưng sự việc thường diễn tiến tốt đẹp
hơn với tiếng lạ.
Trong khi những khác biệt về giáo lý giữa những người Ngũ tuần và những
người ân tứ đối với một người quan sát đứng bên ngoài dường như là rất ít,
thì những khác biệt trong nếp sống Cơ Đốc thường rõ ràng hơn, và thật thế
đã trở thành nguyên nhân của một sự xa lánh có chủ ý về phía những người
Ngũ tuần đối với một số các anh chị em thuộc phong trào ân tứ. Đối với
nhiều người thuộc phong trào ân tứ Lutheran, Trưởng Lão, Giám Mục, Công
giáo và những người ân tứ thuộc Hội Thánh Hiệp Nhất, việc kiêng kỵ rượu
bia, thuốc lá, xinê, khiêu vũ và những điều khác ít liên quan đến sự nên
thánh của người Cơ Đốc. Điều này đã gây ra vấn đề không nhỏ đối với
những mục sư Ngũ tuần là những người nhiều năm đã giảng dạy nghịch lại
việc uống bia, rượu với cùng mức độ sốt sắng được sử dụng để kêu gọi từ bỏ
tà dâm, đồng tính luyến ái, ăn cắp hoặc dối trá. Đi uống bia sau một buổi
nhóm phục hưng nói tiếng lạ dường như là chuyện không thể có đối với
những người Ngũ tuần. Đi xem biểu diễn thời trang là điều còn có thể chấp
nhận được hơn.
Công bình mà nói, các quy ước hành xử trong phong trào Hội Thánh ân tứ
độc lập mới mẻ gần gũi với những người Ngũ tuần hơn các quy ước hành xử
trong các phong trào phục hưng giáo phái. Nhưng một điểm căng thẳng khác
biệt đã nổi lên ở đây. Không giống các nhóm phục hưng, nhiều người thuộc
phong trào ân tứ độc lập đang năng nổ nhân bội các Hội Thánh và trong một
số các trường hợp có các giáo phái mang chức năng mới. Đối với người
ngoài, họ trông rất giống các Hội Thánh Ngũ tuần, mặc dầu những khác biệt
tinh tế trong lối thờ phượng và chức vụ đã được lưu ý bởi những người bên
trong. Một số những người Ngũ tuần giải thích điều này như là sự xâm lấn
đất đáng ngại. May lắm thì họ sẽ bị những người lãnh đạo Ngũ tuần nhìn
xem với một thái độ chúng ta - họ. Còn tệ nhất thì họ bị cáo tội “ăn cắp
chiên.”
LÀN SÓNG THỨ BA
Làn sóng thứ ba khác với phong trào Ngũ tuần và phong trào ân tứ như thế
nào?
Để nhấn mạnh, tôi xin lặp lại điều tôi đã nói ở phần trước: Những điểm
tương đồng lớn hơn rất nhiều so với những điểm dị biệt. Tuy nhiên, những
điểm khác nhau không phải là không quan trọng, và tôi muốn nói đến những
điểm khác nhau đó.
Tôi xin được nói ngay từ ban đầu rằng tôi chỉ nói với tư cách của một cá
nhân. Tôi không phải là Chủ tịch của Hội Nghị Làn Sóng Thứ Ba của Thế
Giới - không có một thực thể như vậy tồn tại. Tôi chỉ là một trong số nhiều
người lãnh đạo mà Chúa dường như đang dấy lên khắp nơi trên thế giới để
gây dựng theo một phong cách của làn sóng thứ ba. Chính xác là có bao
nhiêu người tôi cũng chưa biết, nhưng nếu ước tính của David Barrett về 27
triệu tín hữu đã làm việc chung với làn sóng thứ ba ở đâu đó gần chính xác,
thì hẳn phải có một con số lớn về những người này. Phong trào này đang
trong thời kỳ phôi thai của nó và những lời định nghĩa rõ ràng hơn sẽ rõ nét
hơn khi thời gian trôi đi. Với tuyên bố từ chối đó, tôi có thể đi tiếp để nhấn
mạnh cách mà tôi thấy làn sóng thứ ba vào thời điểm này.
Khi tôi phân tích những đặc điểm của làn sóng thứ ba, có ba lãnh vực nổi
bật: về giáo lý, về hàng giáo phẩm và sự thực nghiệm.
1. Những Điểm Nổi Bật về Giáo Lý
Giữa vòng những người Tin Lành đặt lòng tin nơi Kinh Thánh, những khác
biệt về giáo lý là có thể chấp nhận được trên cơ sở, bởi sự nhất trí đó là
những vấn đề thứ yếu. Báp tem là một trường hợp điển hình. Những người
thuộc Hội Giám Lý thì rảy nước, những người Báp tít thì dìm vào trong
nước, và những người thuộc giáo phái Quaker thì “lau khô”.
Mỗi giáo phái đều xác quyết vững chắc điều họ đang làm là đúng, nhưng
thường thì họ khoan dung đối với những giáo phái khác. Hầu hết mọi người
trong những ngày này không coi đó là điều đáng phải đánh nhau.
Chính bản chất của thần học tự nó cho phép những khác biệt như vậy. Thần
học không là gì hơn hoặc kém nỗ lực của loài người để giải thích Lời Đức
Chúa Trời và những công việc của Đức Chúa Trời một cách hợp lý và có hệ
thống. Hai nguồn phương tiện chính yếu về dữ kiện chính là Kinh Thánh và
kinh nghiệm của người Cơ Đốc. Điều này không hàm ý rằng những con
người khác nhau nhìn thấy Kinh Thánh theo những cách khác nhau và họ
giải thích kinh nghiệm bằng những cách khác nhau. Và bởi vì có những sự
bất đồng, điều đó không hàm ý rằng một quan điểm này nhất thiết phải là
sai. Chúng vẫn có thể đều đúng cả, mỗi quan điểm nhấn mạnh các khía cạnh
quan trọng của lẽ thật Đức Chúa Trời.
Các vấn đề quan trọng về giáo lý phân rẽ làn sóng thứ ba với hai làn sóng kể
trên bao gồm một số những giáo lý thứ yếu này, đặc biệt là báp tem trong
Thánh Linh, tiếng lạ và các ân tứ thuộc linh. Cả hai quan điểm đều chấp
nhận Kinh Thánh là nguồn thẩm quyền tối hậu của họ. Và cả hai đều tuân
giữ những kinh nghiệm Cơ Đốc giống nhau. Ví dụ, (a) một số Cơ Đốc nhân,
tiếp theo sự tái sanh, kinh nghiệm một sự ban năng lực sâu xa của Đức
Thánh Linh trong đời sống họ, và đối với một số người điều đó xảy ra trên
một lần; (b) một số Cơ Đốc nhân nói các tiếng lạ còn một số thì không; (c)
đôi khi (a) và (b) là các phần của cùng một kinh nghiệm, nhưng đôi khi thì
không. Như vậy, làm thế nào để chúng ta giải thích điều Kinh Thánh dạy và
điều chúng ta học từ kinh nghiệm Cơ Đốc?
Như chúng ta đã thấy, hầu hết những người Ngũ tuần và những người thuộc
phong trào ân tứ gọi kinh nghiệm ấy là báp tem trong Thánh Linh và dạy
rằng bạn có thể biết điều đó thật sự xảy ra hay chưa đối với bạn là bởi việc
bạn có nói tiếng lạ hay không. Họ hậu thuẫn cho điều đó bằng cách liên hệ
trong Lời của Chúa Giê-xu: “Nhưng trong ít ngày, các ngươi sẽ chịu phép
báp tem bằng Đức Thánh Linh” (Cong Cv 1:5) với lễ Ngũ tuần nơi mà 120
người ở tại phòng cao “đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các
thứ tiếng khác” (2:4). Đây là một sự giải thích hợp lý và có hệ thống về dữ
kiện nầy.
Tôi tin rằng việc được đầy dẫy Đức Thánh Linh là ... điều mà Cơ Đốc nhân
mong đợi phải được lặp đi lặp lại từ lúc này sang lúc khác suốt trong đời
sống Cơ Đốc.
Mặc dù thừa nhận điều đó, tôi tự nhiên tin rằng cách hiểu của tôi về dữ kiện
này thậm chí còn hợp lý và có hệ thống hơn của họ. Sau đây là những quan
điểm của tôi trong một hình thức được rút gọn:
Nhận định đầu tiên của tôi là hiện tượng những Cơ Đốc nhân được ban năng
lực bởi Đức Thánh Linh như vậy được coi như là việc đổ đầy chứ không
phải là việc báp tem trong Tân ước. Thật vậy, ký thuật của Kinh Thánh về
kinh nghiệm Lễ Ngũ tuần tự nó không nói rằng người tin Chúa được “báp
tem trong Thánh Linh” mà nói rằng họ được “đổ đầy Thánh Linh” (2:4). Tôi
hiểu phần giới thiệu Tin Lành cho người Do Thái (xem 2:1-47), cho người
Samari (xem 8:1-40) và cho dân ngoại (xem 10:1-48) như là ba giai đoạn
của “sự kiện Ngũ tuần” hoàn toàn, là điều đã xảy ra mang tính cách lịch sử
một lần cho mọi người. Tiếp sau điều đó, người tin Chúa vẫn cần phải được
đổ đầy Đức Thánh Linh. Có lẽ một số, nếu không phải tất cả, trong nhóm
những người được mô tả trong 4:30 đã có mặt ở tại lễ Ngũ tuần. Chắc chắn
Phierơ và Giăng đã có mặt. Nhưng “họ đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh”
một lần nữa vào dịp này. Những ví dụ khác trong Kinh Thánh có thể được
cho.
Tôi tin rằng việc được đầy dẫy Đức Thánh Linh là điều gì đó không bị giới
hạn đối với kinh nghiệm một lần đủ cả (như kinh nghiệm tái sanh ), mà đó là
điều Cơ Đốc nhân cần phải mong đợi được tái diễn từ lúc này sang lúc khác
suốt đời sống Cơ Đốc của mình .
Nhận xét thứ nhì của tôi là phép báp tem của Đức Thánh Linh là một kinh
nghiệm một lần đủ cả thật sự đầy đủ và rằng điều đó xảy ra khi chúng ta
được sanh lại. ICo1Cr 12:13 chép rằng: “Chúng ta ... đã chịu phép báp tem
chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân.” Tôi nhận ra rằng David du
Plessis thường nói ở đây Đức Thánh Linh là Đấng làm báp tem, nhưng
chúng ta cũng hãy tìm kiếm một kinh nghiệm thứ hai đối với Chúa Giê-xu là
Đấng làm báp tem. Đó là sự khác biệt của chúng ta.
Nhận xét thứ ba của tôi là việc nói tiếng lạ là một ân tứ thuộc linh. Đây cũng
chỉ là một trong 27 ân tứ thuộc linh khác nhau mà tôi tin là Đức Chúa Trời
đã phân phát khắp thân thể Đấng Christ “theo ý Ngài muốn, phân phát sự
ban cho riêng cho mỗi người” (12:11). Một số người có ân tứ nói tiếng lạ và
một số người không có, cũng như một số người có ân tứ truyền giáo, tiếp
khách hoặc dạy dỗ và một số người không có.
Nhận xét thứ tư của tôi là một người có thể được đầy dẫy Đức Thánh Linh,
bộc lộ bông trái Đức Thánh Linh, hầu việc Chúa bằng các ân tứ thuộc linh
trong quyền năng, và là một ống dẫn cho việc chữa lành người đau và đuổi
quỷ, tất cả, mà không nói tiếng lạ. Rốt lại, sứ đồ Phaolô đã nêu lên câu hỏi:
“Có phải cả thảy đều nói tiếng lạ sao?” (12:30). Câu trả lời rõ ràng là không.
Vì vậy, trong làn sóng thứ ba bạn sẽ không thấy những người khuyến khích
những Cơ Đốc nhân khác tìm kiếm phép báp tem trong Thánh Linh và bạn
sẽ không thấy tiếng lạ được nhấn mạnh hơn bất cứ ân tứ nào khác.
Liên quan đến điều này là giáo lý về các ân tứ thuộc linh. Nhiều người Ngũ
tuần và ân tứ có khuynh hướng nhấn mạnh đến chín ân tứ trong 12:8-10, coi
chúng như là điều gì đó chỉ tỏ về chức vụ đầy dẫy Thánh Linh nhiều hơn là
18 ân tứ kia. Thêm vào đó là quan niệm cho rằng người tin Chúa, khi được
báp tem trong Thánh Linh (như những người Ngũ tuần hoặc ân tứ hiểu) có
được tiềm năng sử dụng tất cả chín ân tứ suốt trong đời sống Cơ Đốc của họ.
Làn sóng thứ ba, như tôi sẽ giải thích vào đúng tiến trình, có một cái nhìn
khác hơn về những vấn đề này, là điều mà một lần nữa tôi xin nhấn mạnh, là
các giáo lý thứ yếu.
2. Những đặc điểm về Hội Thánh
Một đặc điểm chính yếu của làn sóng thứ ba là tránh sự chia rẽ hầu như ở
bất cứ giá nào. Thành phần nòng cốt của làn sóng thứ ba bao gồm những tín
hữu Tin Lành là những người thỏa lòng với sự sáp nhập giáo hội hiện tại của
họ và mong muốn nó được giữ nguyên như vậy.
Một trong những lý do khiến một số những người Tin Lành quyết định
không muốn giống với phong trào Ngũ tuần hoặc ân tứ là vì hai phong trào
này đều đã mang tai tiếng về sự chia rẽ. Đối với một số người, đây là một
hình phạt tồi tệ, nhưng trong nhiều trường hợp nó lại xứng đáng. Ví dụ,
những người Ngũ tuần đầu tiên, phần lớn nổi lên từ phong trào thánh khiết.
Mặc dầu đó không phải là ý định hoặc mong muốn ban đầu của họ, nhưng
họ đã ly khai và hình thành các giáo phái riêng của mình sau khi ở trong con
đường của Luther và Wesley. Hội thánh của Nazarene, đó là dẫn chứng một
trường hợp, ban đầu được gọi là Hội Thánh Ngũ tuần của Nazarene. Nhưng
họ đã phản ứng quá mạnh mẽ chống lại điều mà họ coi là một sự nhấn mạnh
không đúng Kinh Thánh về tiếng lạ giữa vòng những người Ngũ tuần mà họ
bị ép phải từ bỏ phần đó trong tên gọi của họ, và ba thế hệ sau đó họ vẫn
đang day dứt. Phong trào phục hưng ân tứ đã để lại một vết hằn nổi bật về sự
phân rẽ của các Hội Thánh suốt các thập niên 60 và 70.
Vào thập kỷ 80, nan đề của sự phân rẽ đã giảm đi nhiều, hết thảy chúng ta
đầy lòng cảm tạ vì điều đó. Nhưng những ký ức tôn giáo thì dài, và nỗi lo sợ
rằng lịch sử có thể lặp lại sự vương vấn của bản thân nó nhiều nơi.
Những người lãnh đạo của làn sóng thứ ba đang sẵn sàng để thỏa hiệp ở bất
cứ những điểm nào ngõ hầu không làm xáo trộn chủ trương, chức vụ của
một hội chúng Tin Lành truyền thống. Tôi thấy chính mình đang liên tục
thỏa hiệp khi tôi tìm cách gây dựng ở tại Hội Thánh của Giáo Hội Lake
Avenue, ở tại Chủng Viện Thần Học Fuller và trong nhiều khóa hội thảo
được tài trợ bởi hiệp hội Charles E. Fuller dành cho việc Truyền Giáo và
Tăng Trưởng Hội Thánh. Và tôi vui mừng làm điều đó bởi vì tôi cảm thấy
điều đó là sự kêu gọi hiện nay của Đức Chúa Trời dành cho đời sống tôi.
Nhưng nhiều người trong số những người đồng thời với tôi thấy rằng họ
không thể làm như vậy bởi vì họ cảm biết Đức Chúa Trời đang kêu gọi họ
qua một cách khác. Một số trong vòng họ hiện nay là mục sư của các Hội
Thánh độc lập là nơi họ có thể làm hầu như mọi điều họ muốn làm theo cách
họ muốn. Theo quan điểm của tôi, họ đang ở nơi Chúa muốn họ ở và tôi
đang ở nơi Chúa muốn mình ở. Họ ở trong làn sóng thứ hai; còn tôi ở trong
làn sóng thứ ba.
Một trong những lãnh vực thỏa hiệp mà tôi coi là quan trọng trong bối cảnh
đặc biệt của mình có liên quan đến tiếng lạ công khai. Một lãnh vực chính
của chức vụ tôi, như tôi sẽ mô tả chi tiết hơn về sau, là lớp học Trường Chúa
Nhật của tôi ở tại Hội Thánh Hội Chúng Lake Avenue được gọi là Hiệp Hội
Thông Công 120 người. Đó là một nhóm làn sóng thứ ba khoảng 100 người
lớn. Vào lúc đầu, khi nhiều ân tứ thuộc linh đã trở nên rõ ràng trong lớp học,
tôi giải quyết tiếng lạ công khai bằng cách tuyệt đối cấm việc sử dụng
chúng. Tôi làm điều này vì hai lý do. Lý do thứ nhất là vì tôi biết đủ về lịch
sử phân rẽ của ân tứ để nhận ra rằng tiếng lạ công khai là một trong những
yếu tố phân rẽ hơn hết. (Các nan đề với tiếng lạ thật sự đã có từ Hội Thánh
Côrinhtô). Ao ước của tôi đối với sự hiệp nhất thân thể Chúa lớn hơn ao ước
muốn được nhìn thấy mọi ân tứ được tỏ ra.
Tôi muốn đồng tình với vị mục sư quản nhiệm của tôi là Paul Cedar. Trong
một cuộc tư vấn riêng tư, ông đã khích lệ tôi đừng cho phép mọi người sử
dụng tiếng lạ trong lớp học. Ông nói rằng một số các người bạn trong phong
trào ân tứ của ông đã giữ cùng một lập trường đó. Tuy nhiên, ông khích lệ
tôi hãy để Thánh Linh dẫn dắt. Nguyên tắc của ông đối với các chức năng
của Hội Thánh là không có tiếng lạ công khai. Tôi cảm thấy hẳn là không
khôn ngoan khi tôi để cho lớp học chọn một phương hướng khác đối với một
vấn đề có tiềm năng bùng nổ như vậy.
Khi tôi cho lớp học biết nguyên tắc của chúng tôi, một số đã đến gặp tôi và
nói: Ông không sợ dập tắt Thánh Linh sao? Câu trả lời của tôi là: Vâng; tôi
thật sự đã dè dặt trong lãnh vực đó bởi vì Kinh Thánh chép rằng: “đừng
ngăn trở chi về điều nói tiếng lạ” (14:39). Nhưng đây là một sự liều mình mà
tôi sẵn sàng làm bởi vì câu Kinh Thánh kế tiếp chép rằng: “Nhưng mọi sự
đều nên làm cho phải phép và theo thứ tự” (câu 40). Hơn nữa, nếu Thánh
Linh bị dập tắt, tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đức Chúa Trời sẽ không
quở trách cá nhân bạn nếu bạn kiềm hãm việc sử dụng tiếng lạ công khai vì
vâng lời những người nắm quyền trên bạn trong Chúa. Một sự liều lĩnh
thuộc linh lớn hơn đối với bạn là không vâng lời. Không biết chúng tôi có
mất các thành viên nào trong lớp vì một mình lý do đó không, tôi không
biết. Tôi ngờ rằng có lẽ chúng tôi đã mất một hoặc hai người là nhiều nhất.
Một điểm cuối liên quan đến các vấn đề giáo hội là ngữ nghĩa. Một trong
những nguyên nhân chính gây nên chia rẽ là sự sáng tạo vô tình các loại Cơ
Đốc nhân hạng một và Cơ Đốc nhân hạng hai trong cùng một hội chúng.
Mặc dầu, những người tốt nhất trong phong trào ân tứ đã mạnh mẽ ra sức
phủ nhận điều này, song khó có bất cứ cách nào để tránh được những thành
ngữ cho thấy những người đã nhận được “kinh nghiệm” này đã bước một
bước quan trọng lên một mức thuộc linh cao hơn là họ đã từng có trước kia.
Và trong tình yêu Cơ Đốc chân thật, họ không thể làm gì khác hơn là lui lại
và ra sức giúp các anh chị em mình trong Chúa bước lên cùng một bước ấy.
Cụm từ phổ biến nhất được dùng để mô tả tình trạng thuộc linh mới mẻ này
là một tính từ đầy dẫy Thánh Linh. Cụm từ này phổ biến đến nỗi có nhiều
người không nhận biết làm thế nào mà nó lại chia rẽ như vậy. Tất nhiên là
nó không phân rẽ, trong một Hội Thánh Ngũ tuần hoặc ân tứ, nơi mà việc
tìm kiếm sự báp tem trong Thánh Linh là một phần không thể thiếu được của
chủ trương chức vụ. Nhưng nó dễ dàng có trong một Hội Thánh Tin Lành,
nơi mà số lượng đông đảo những Cơ Đốc nhân trưởng thành đang bước đi
gần gũi với Chúa có thể bị làm cho họ có cảm giác mình là Cơ Đốc nhân
thuộc hạng hai bởi vì họ không hề nói tiếng lạ cũng không thích ở xung
quanh những người nói tiếng lạ. Để hiểu sự lan tràn của cụm từ này, bạn hãy
kiểm tra xem nó được sử dụng trung bình một giờ bao nhiêu lần trong một
buổi nói chuyện trên ti vi qua chương trình Cơ Đốc. Chúng tôi thường nghe
nói về các Hội Thánh đầy dẫy Thánh Linh và các khóa hội thảo đầy dẫy
Thánh Linh cũng như cách nhóm học Kinh Thánh đầy dẫy Thánh Linh. Tôi
đã thấy một bức thư mới đây gửi cho các nhà biên tập của tờ Charisma ám
chỉ đến tờ báo ấy như là một tạp chí đầy dẫy Thánh Linh.
Vì những lý do đó, những Cơ Đốc nhân thuộc làn sóng thứ ba không thích
được coi như là người đầy dẫy Thánh Linh. Và vì những lý do tương tự,
phần lớn là vì những phiền toái mang tính lịch sử mà nó mang theo, họ thích
không bị gọi là những người thuộc phong trào ân tứ hơn.
3. Những đặc điểm về kinh nghiệm
Như chúng ta đã thấy, cánh cửa để được nhận vào trong hầu hết giới những
người Ngũ tuần và ân tứ là phép báp tem trong Đức Thánh Linh. Bởi vì đây
là một sự kiện một lần đủ cả, nó được nhớ lại, được ăn mừng và được chứng
minh đối với hầu hết mọi người một cách thường xuyên và chính xác như là
sự tái sanh. Điều này đặc biệt đúng đối với những người được nuôi dưỡng
trong các gia đình Cơ Đốc, là những người không thể nhớ thời điểm chính
xác của sự quy đạo.
Ví dụ, tôi đã rất say mê khi đọc lịch sử tuyệt vời của Vinson Synan về Sự
Bùng Nổ Ngũ tuần của Thế Kỷ Hai Mươi (The Twentieth-Century
Pentecostal Explosion). Trong đó ông tìm được nguồn gốc và sự phát triển
của 16 trong số các phong trào ân tứ hay Ngũ tuần đương thời. Tác phẩm tiết
lộ để lưu ý thế nào “kinh nghiệm” này hay là “báp tem”này đã trang bị sợi
dây ban đầu để ràng buộc họ với nhau dầu họ là thuộc giáo phái Lutheran,
Công Giáo, Foursquare, Giám Lý hoặc bất cứ giáo phái nào khác. Chỉ trên
một trang mô tả những người Báp tít như là một trường hợp điển hình trong
đó chúng ta đọc thấy: “Clark ước tính ít nhất một phần ba tất cả những nhà
truyền giáo thuộc giáo phái này (những người Báp tít Hoa Kỳ) đã từng có
một ‘kinh nghiệm ân tứ.’” Và “Chẳng ai biết có bao nhiêu mục sư và nhà
truyền giáo Báp tít phía Nam đã nhận được kinh nghiệm Ngũ tuần.” Và
“người ta cũng đồn rằng một tỉ lệ cao tất cả những nhà truyền giáo Báp tít
phía Nam trong lãnh vực truyền giáo đều đã nói tiếng lạ.”11
Làn sóng thứ ba không nhấn mạnh kinh nghiệm một lần đủ cả ấy để xác
định biên giới giữa việc có thuộc về ân tứ hay không. Nét đặc thù về mặt
thực nghiệm chủ yếu dành cho làn sóng thứ ba là chức vụ hầu việc Chúa,
đặc biệt việc chữa lành người bệnh và đuổi các quỷ. Và điều này hóa ra lại là
một sự nhấn mạnh của một tập thể, là thân thể Đấng Christ hơn là sự nhấn
mạnh của một cá nhân, mặc dầu chức vụ cá nhân là quan trọng. Điều này
vận hành như thế nào mới là trọng tâm chính của cuốn sách này.
LÀN SÓNG THỨ BA VÀ NHỮNG NGƯỜI TIN LÀNH
Bối cảnh của làn sóng thứ ba là cộng đồng Tin Lành. Từ khi có hàng chục
ngàn từ đã được viết ra nhằm nỗ lực định nghĩa từ Tin Lành (evangelical)
nhằm thỏa mãn mọi người mà vẫn không thành công mấy, tôi đặc biệt không
có ý định thêm vào sự lẫn lộn ấy. Điều tôi hàm ý khi dùng chữ Tin Lành
trong cuốn sách này không có gì phức tạp. Tôi đang sử dụng từ này theo
cách mà hầu hết những Cơ Đốc nhân ngồi trong các dãy ghế nhà thờ đều
hiểu ở đây và hiện bây giờ tại Hoa Kỳ. Tôi chỉ hàm ý điều được ra đời ở
Wheaton, Cơ Đốc giáo ngày nay, Trường Kinh Thánh Moody, Hội Nghị
Lausanne, InterVarsity, Gospel Light, Billy Graham, Báp tít phía Nam, loại
Tin Lành của Zondervan. Bao gồm một phần sự trùng lặp bên tay phải với
những người thuộc chính thống và bên tay trái với những người Tin Lành
hòa giải. Tôi nhận biết rằng theo ý nghĩa rộng lớn nhất thì tất cả những
người Ngũ tuần và ân tứ đều nằm thích hợp bên dưới chiếc dù Tin Lành,
nhưng hiện bây giờ tôi đang dùng từ này với một ý nghĩa hẹp hơn, là ý nghĩa
không bao gồm những người Ngũ tuần hoặc ân tứ.
Nếu làn sóng thứ ba muốn tuôn chảy tràn trề, nó phải tuôn tràn chủ yếu giữa
vòng những người Tin Lành như tôi đã mô tả họ. Nhưng điều này không tự
động mà có. Nó không tuôn tràn qua đặc tính Tin Lành một cách dễ dàng và
tự nhiên như là một quyển sách của Chuck Swindoll hay là một bộ phim của
James Dobson. Các thập kỷ về thuật hùng biện chống Ngũ tuần đã dấy lên
một số những hàng rào khó vượt qua. Seduction of Christianity ( Sức Lôi
Cuốn của Cơ Đốc Giáo) của Dave Hunt vẫn đứng trên đầu cuốn Power
Evangelism (Tin lành quyền năng) của John Wimber trong danh sách các tác
phẩm Tin Lành bán chạy nhất hiện nay.
Đối với nhiều người Tin Lành, cách giải thích của tôi về làn sóng thứ ba
trong chương này nghe có vẻ không có ý nghĩa. Họ sẽ nhìn vào đó đơn giản
như một hình thức che đậy sơ sài của giáo phái Ngũ tuần. Rốt lại, há không
phải làn sóng thứ ba cũng nắm giữ việc những chữa lành và việc giải phóng
khỏi các tà linh hay sao? Há không phải một số người cũng nói tiếng lạ
thường xuyên hay sao? Không có những lời xưng nhận đối với các phép lạ
và những lời tiên tri cùng những khải tượng và những lời về sự thông biết
sao? Há không phải thân vị và công việc của Đức Thánh Linh được nhấn
mạnh hay sao?
Tất cả điều này nghe có vẻ đáng ngờ đối với những người Tin Lành là
những kẻ mà hai thế hệ qua, trong phản ứng (một vài phản ứng đã được
chứng minh là đúng) với những sự thái quá trong phong trào Ngũ tuần, đã
được dạy điều mà Richard Lovelace thuộc Chủng Viện Gordon-Conwell nói
bông đùa gọi là giáo lý về sự khiêm nhường của Đức Thánh Linh. Một sự
hiểu lầm về GiGa 16:13 đã đưa nhiều người đến chỗ tin rằng Đức Thánh
Linh không bao giờ nói về chính mình Ngài. Lovelace nhận định: “Chính ân
tứ này không những đã loại trừ phong trào Tin Lành mà thậm chí còn là
nguy hiểm khi nói quá nhiều về Đức Thánh Linh.”12
Thần học Tin Lành Cải Chánh, vốn bắt nguồn từ Benjamin Warfield thuộc
Princeton và John Calvin, đã dạy rằng các ân tứ dấu kỳ như là tiếng lạ, thông
giải các thứ tiếng, chữa lành và các phép lạ đã chấm dứt với thời các sứ đồ.
Mặc dầu từ đó ông đã giải thích quan điểm của mình, John R. W. Stott đã
phản ánh quan điểm chung của Tin Lành vào thời đó khi ông tuyên bố ở tại
Hội Nghị Thế Giới về Truyền Giáo tại Berlin năm 1966: “Sứ mạng của Hội
Thánh không phải là chữa lành kẻ đau mà là giảng Tin Lành ... Hội thánh
ngày nay không có thẩm quyền để thi hành một chức vụ thường xuyên về
việc chữa bệnh bằng phép lạ.”13
Gần đây hơn, J. I. Packer, là người cảm thấy rằng ban bồi thẩm vẫn còn
đang họp bàn xem xét về vấn đề không biết các ân tứ dấu kỳ có còn tiếp tục
sau thời các sứ đồ hay không, nói rằng: “Lý thuyết về các ân tứ dấu kỳ của
những người chủ trương phục hưng, là điều mà phong trào ân tứ cũng đã kế
thừa từ phong trào Ngũ tuần trước nữa, hiện nay không áp dụng được; không
ai có thể quả quyết, và cũng không có vẻ như là các ân tứ về tiếng lạ, thông
giải, chữa lành và các phép lạ của thời Tân ước đã được khôi phục lại.”14
Tôi có thể hiểu được điều này bởi vì nó giống với điều mà tôi đã được dạy
khi theo học ở tại Trường Thần Học Fuller vào những năm 1950.
Thần học theo thuyết định kỳ, vốn đã được mô tả trong nhiều trường thần
học Tin Lành nổi tiếng cũng như các trường Kinh Thánh trong nước, đã
củng cố khuynh hướng Tin Lành này. John F. MacArthur, Jr. nói rằng: “Đây
là một tuyên bố rõ ràng và đúng Kinh Thánh cho thấy các phép lạ, dấu kỳ và
ân tứ dấu lạ đã được ban cho trong đời các sứ đồ đầu tiên nhằm làm cho
vững rằng họ là các sứ giả của một sự mặc khải mới.”15
Dave Breese lập luận rằng: “Chức năng của các phép lạ theo thánh kinh đã
chấm dứt, trong đó lời được viết ra của Đức Chúa Trời đã được chứng thực
bằng các dấu kỳ, các phép lạ, các dấu dị và các ân tứ của Đức Thánh Linh
rồi.”16
Quan điểm của Ray Stedman về các dấu kỳ và phép lạ cùng các sự kiện
quyền năng mà chúng ta tìm thấy trong Tân Ước là “chúng là các dấu kỳ để
nhận biết các sứ đồ, chứ không bao giờ có ý định dành cho Hội Thánh nói
chung.”17
Điều quan trọng cần phải hiểu đó là không người nào trong số các tác giả
Tin Lành này theo như tôi được biết, từ chối rằng ngày nay Đức Chúa Trời
có chữa lành. Vấn đề là hoặc Ngài có sử dụng các ân tứ dấu kỳ như là
phương tiện để hoàn thành chức vụ này hay không. Đối với một bộ phận lớn
của hệ thống Tin Lành, là số góp phần trong Giáo Hội Cải Chánh hoặc định
kỳ thuyết, cho rằng các ân tứ dấu kỳ đã chấm dứt, thì làn sóng thứ ba xuất
hiện được ngầm hiểu như là một sự đe dọa. Tuy nhiên, theo quan niệm của
tôi thì những thái độ này đã và đang thay đổi trong khoảng 10 năm qua.
Khi các Hội Thánh Cơ Đốc hiện thời phát triển các chủ trương của họ về
chức vụ, họ thường làm tốt để cho công chúng biết họ nhận định chính mình
ở đâu trên toàn bộ phạm vi: từ ân tứ đến không ân tứ - cởi mở; đến không ân
tứ - khép kín; đến chống ân tứ. Khi năm tháng trôi đi, dường như khuynh
hướng giữa vòng những người Tin Lành là đã dịch chuyển khỏi vị trí chống
ân tứ và hướng đến vị trí không ân tứ. Một số cởi mở và bảo rằng: “Chúng
tôi hoan nghênh những người thực hành ân tứ như là một phần của Hội
Thánh chúng tôi với việc hiểu rằng họ đang gia nhập vào một Hội Thánh
không ân tứ. Họ có thể thực thi các ân tứ của mình, nhưng không tham gia
vào chương trình chính thức của Hội Thánh chúng tôi.” Một số thì khép kín
hơn và bảo rằng: “Chúng tôi xác nhận Ngũ tuần và Cơ Đốc giáo ân tứ là một
phần của công việc Đức Chúa Trời trong thế giới ngày nay, nhưng chúng tôi
cảm thấy nó không dành cho chúng tôi hoặc về lý thuyết hoặc về thực hành.
Nếu bạn là người của phong trào ân tứ có lẽ bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn ở
một Hội Thánh khác.”
Tôi thích cách các Mục Sư George Mallone, John Opmeer, Jeff Kirby và
Paul Stevens cô đọng thiên lộ lịch trình của họ. Không một ai trong số họ tự
coi mình là một mục sư ân tứ thuộc Hội Thánh ân tứ. Họ thú nhận rằng:
“Nền tảng của chúng tôi đều thuộc định kỳ thuyết hoặc cải chánh, đã dạy
chúng tôi tin rằng những ân tứ công khai của Đức Thánh Linh đã chấm dứt
từ thời các sứ đồ. Để đỗ trong các bài thi thần học tất cả chúng tôi đều phải
chấp nhận đường lối của tổ chức.” Tuy nhiên, một khi đã rời chủng viện và
bắt đầu tham gia vào chức vụ trong những giai đoạn thời kỳ khác nhau, họ
thấy chính mình dự phần vào khuynh hướng mà tôi đang mô tả. Hiện nay,
họ đã đi đến ba kết luận:
(1) sự đình chỉ các ân tứ nhất định đã không được dạy trong Kinh Thánh ;
(2) Hội Thánh đã vô cùng yếu ớt và thiếu sức sống vì cớ thiếu các ân tứ này
; và (3) điều chúng ta đang chứng kiến trong kinh nghiệm của chính mình đã
gợi ý rằng các ân tứ này có sẵn dành cho Hội Thánh ngày nay .18
Điều này nghe như làn sóng thứ ba đối với tôi vậy. Hãy lưu ý, một yếu tố
quan trọng trong việc thay đổi tâm trí của những mục sư Tin Lành này là
kinh nghiệm cá nhân của họ về sức mạnh siêu nhiên của Đức Chúa Trời
trong chức vụ của họ. Điều này phù hợp với nhận định của tôi rằng một sự
phơi bày trực tiếp trước một việc chữa lành, một phép lạ, một lời tri thức
hoặc một sự giải cứu khỏi các quỷ là yếu tố duy nhất thường xuyên hơn hết
cảm động những người Tin Lành đi từ chỗ hoài nghi các dấu kỳ và các phép
lạ đến chỗ đặt lòng tin và cởi mở rồi sau đó là đích thân dự phần vào loại
chức vụ thuộc làn sóng thứ ba.
Làm thế nào mà điều này xảy ra với tôi, tôi sẽ mô tả trong chương tiếp theo.
Ghi chú
1. C. Peter Wagner, On the Crest of the Wave (Ventura, CA: Regal Books,
Div. Of Gospel Light Publications, 1983), pp. 19-21.
2. C. Peter Wagner, Spiritual Power and Church Growth (Wheaton, IL:
Creation House, 1987).
3. Michael Cassidy, Bursting the Wineskins (Wheaton, IL: Harold Shaw,
1983), p. 11.
4. James Wong, “Reaching the Unreached,” The Courier, Mar.-Apr., 1984,
p. 6.
5. C. Peter Wagner, “A Third Wave?” Pastoral Renewal, July.-Aug., 1983,
pp. 1-5.
6. Vinson Synan, In the Latter Days: The Outpouring of the Holy Spirit in
the Twentieth Century (Ann Arbor, MI: Servant Books, 1984), p. 137.
7. David Barrett, World Christian Encyclopedia (New York: Oxford
University Press, Inc., 1982).
8. Thomas F. Zimmerman, “Priorities and Beliefs of Pentcostals,”
Christianity Today, Sept. 4, 1981, pp. 36,37.
9. Larry Christenson, “Baptism with the Holy Spirit,” Focus Newsletter,
Fellowship of Charismatic Christians in the United Church of Christ, June
1985, pp. 1-3.
10. Ibid., p. 3.
11. Vinson Synan, The Twentieth-Century Pentecostal Explosion
(Altamonte Springs, Fuller: Creation House, 1987), pp. 33-34.
12. Richard Lovelace, “We Need Other Christians,” Charisma, May 1984, p.
10.
13. John R. W. Stott, “The Great Commission,” One Race, One Gospel, One
Task, Carl F. H. Henry and W. Stanley Mooneyham, eds. (Minneapolis:
World Wide Publications, 1967), Vol. 1, p. 51.
14. J. I. Packer, Keep in Step with the Spirit (Old Tappan, NJ: Fleming H.
Revell Co., 1984), p. 229.
15. John F. MacArthur, Jr., The Charismatics (Grand Rapids, MI: Zondervan
Academie Books), 1978, p. 78.
16. Dave Breese, Satan’s Ten Most Believable Lies (Chicago: Moody Press,
1974), p. 86.
17. Ray Stedman, Acts 1-12: Birth of the Body (Ventura, CA: Regal Books,
Div. Of Gospel Light Publications, 1974), p. 105.
18. George Mallone, Those Controversial Gifts (Downers Grove, IL:
InterVarsity Press, 1983), p. 11.
TÔI ĐÃ BƯỚC VÀO LÀN SÓNG THỨ BA NHƯ THẾ NÀO
Nhiều người hỏi tôi: Ông thuộc giáo phái nào?
Tôi không thuộc giáo phái nào cả. Tôi tin Chúa từ bối cảnh là một người
ngoại. Tôi được nuôi dưỡng trong một bầu không khí gia đình hạnh phúc,
bình tịnh, nơi mà chúng tôi rất yêu thương nhau, nhưng Hội Thánh hay Đức
Chúa Trời, hoặc Chúa Giê-xu hay Kinh Thánh không phải là một phần trong
lối sống của chúng tôi.
Sau khi rời gia đình để theo học đại học, tôi đã gặp một thiếu nữ trẻ tên là
Doris, là người mà tôi quyết định muốn lấy làm vợ. Khi cầu hôn nàng, nàng
bảo với tôi rằng nàng không thể lấy tôi bởi vì nàng đã hứa với Chúa sẽ chỉ
kết hôn với một Cơ Đốc nhân. Tôi trả lời rằng tôi sẽ vui mừng được trở
thành một Cơ Đốc nhân. Nàng nói còn một điều nữa: Nàng cũng đã hứa với
Chúa sẽ trở thành một người truyền giáo. Bấy giờ, tôi chưa có một ý tưởng
rõ rệt về truyền giáo là người thế nào, nhưng khi nàng đã giải thích, tôi cũng
đã đồng ý với điều đó.
Vì vậy, vào năm 1950 chúng tôi đã cùng quỳ gối ở trước trang trại của bố
mẹ nàng ở tại phía Bắc New York, là nơi tôi đã tiếp nhận Chúa Giê-xu làm
Cứu Chúa và là Chủ đời sống mình, đồng thời tôi đã dâng mình làm nhà
truyền giáo hầu việc Chúa. Nàng đã trả lời vâng với tôi vào lúc ấy, và hiện
nay chúng tôi đang hướng đến lễ kỷ mừng sinh nhật đám cưới chúng tôi lần
thứ 38.
TRỞ THÀNH NHỮNG NGƯỜI TIN LÀNH
Mặc dù Doris đã được nuôi dưỡng trong một gia đình Cơ Đốc, song đó là
một nhà thờ nằm gần đường xe lửa chính, khá xa trụ sở Cơ Đốc giáo Tin
Lành. Thật ra, đúng một tuần trước khi chúng tôi gặp nhau thì nàng mới kinh
nghiệm sự tái sanh. Vì vậy, khi chúng tôi kết hôn, chúng tôi đã gia nhập Hội
Thánh gần nhà mình nhất. Đó là một Hội Thánh thuộc chi nhánh của một
giáo phái tiêu chuẩn, thường là vô danh vào thời điểm ấy.
Chúng tôi gìn giữ tư cách thành viên của Hội Thánh mình một cách nghiêm
túc, chúng tôi cũng đã được chọn vào các vị trí lãnh đạo dành cho tín đồ, và
thậm chí chúng tôi cũng đã đến thành phố Nữu Ước để bắt đầu quá trình
thực tập cho công việc truyền giáo hải ngoại. Nhưng sau đó chúng tôi bắt
đầu để ý rằng những điều mà vị mục sư ấy giảng dạy không phù hợp với
điều mà chúng tôi đã đọc trong Kinh Thánh. Chẳng hạn, ông ta bảo rằng
không có địa ngục, và tình yêu của Đức Chúa Trời sẽ bảo đảm cho mọi
người được lên thiên đàng dầu cho họ có làm điều gì. Một lần nọ, khi đến
phần minh họa cho bài giảng, ông ta lôi ra một bản sao của quyển Vốn Tư
Bản của Karl Marx, đặt nó trên tòa giảng bên cạnh quyển Kinh Thánh và
bảo rằng hai quyển sách này đều được thần cảm như nhau. Mặc dầu tôi chưa
biết nhiều về Cơ Đốc giáo vào lúc ấy, tôi đã biết rằng điều ông ta đang dạy
dỗ không phải là cách mà tôi đã hiểu về Cơ Đốc giáo.
Vào khoảng thời gian đó, tôi bắt đầu biết đến Hội Thông Công Cơ Đốc
InterVarsity; tôi đã gia nhập, và không bao lâu sau đã được giới thiệu với Cơ
Đốc giáo Tin Lành. Doris và tôi chuyển tư cách thành viên sang một Hội
Thánh chính hệ, là nơi mà sau đó tôi đã được phong chức. Để chuẩn bị cho
sự phục vụ truyền giáo của chúng tôi, chúng tôi dời đến California, là nơi tôi
đã tham dự Chủng Viện Fuller và Doris ghi tên vào trường mà nay là đại học
Biola. Sau đó chúng tôi hầu việc Chúa với tư cách là những nhà truyền giáo
ở tại Bolivia dưới quyền của Hội Truyền Giáo Nam Mỹ và Hội Truyền Giáo
Quốc Tế SIM (lúc ấy có tên là Hội Truyền Giáo Tin Lành Andes).
Với nền tảng đó, số phận đã được định. Tôi đã bước vào Tin Lành chính hệ
và vẫn là con người như vậy kể từ đó. Trong quá khứ tôi chưa bao giờ có
khuynh hướng trở thành bất cứ điều gì ngoài là một Cơ Đốc nhân Tin Lành,
tôi cũng chẳng băn khoăn suy gẫm về điều đó trong tương lai.
QUYỀN NĂNG ĐÃ Ở ĐÂU?
Một trong những đặc trưng của hệ phái Tin Lành là rất coi trọng thẩm quyền
của Kinh Thánh. Những gì Kinh Thánh dạy được coi là luật bất tranh cãi về
đức tin và sự thực hành. Tôi đã dâng mình hoàn toàn cho việc làm thành Đại
mạng lệnh của Chúa Giê-xu: “Hãy đi và khiến muôn dân trở nên môn đồ ta”
(Mat Mt 28:19). Không biết bao nhiêu lần tôi đã đọc những từ nằm trước
chữ “vậy” trong câu Kinh Thánh ấy: “Hết thảy quyền phép trên trời và dưới
đất đã giao cho ta” (câu 18). Tôi đã biết đủ tiếng Hy Lạp để hiểu từ quyền
phép trong tiếng Hy Lạp là exousia. Tôi cũng đã đọc rằng Chúa Giê-xu
trước đó đã ban cho môn đồ Ngài exousia để “trừ tà ma, và chữa các thứ tật
bệnh” (10:1). Nhưng vì lý do nào đó tôi chưa bao giờ có một sự liên kết ý
nghĩa nào giữa các khúc Kinh Thánh ấy.
Doris và tôi đã trải qua 16 năm ở tại Bolivia với tư cách là những nhà truyền
giáo. Trong suốt nhiệm kỳ đầu của chúng tôi, trong các khu rừng ở gần biên
giới Brazil, tôi điều hành một trường Kinh Thánh nhỏ, truyền giáo, mở một
Hội Thánh, giảng thuyết ở tại các kỳ hội đồng và huấn luyện cho các mục sư
Bolivia. Chúng tôi đã dời đến thành phố Andean thuộc Cochabamba cho
nhiệm kỳ thứ hai và thứ ba của mình, là nơi tôi dành phần lớn thời gian để
dạy dỗ trong chủng viện và trong việc quản lý hội truyền giáo, điều hành hội
truyền giáo. Theo những đánh giá của hầu hết những người nhận xét thì
chúng tôi là những nhà truyền giáo khá kiện toàn, có thể là hơi trên trung
bình.
Nhưng bây giờ, khi chúng tôi nhìn lại 16 năm qua, chúng tôi tự hỏi mình, có
bao nhiêu lần năng quyền mà Chúa Giê-xu đã nói đến trong việc làm ứng
nghiệm Đại sứ mạng, quyền năng để đuổi các quỷ và chữa lành các bệnh
được lưu dẫn đến qua chúng tôi chưa. Câu trả lời, theo như chúng tôi có thể
nhớ là không, dầu chỉ một lần.
Câu trả lời vì vậy trở nên vì sao? Quyền năng nằm ở đâu? Bởi vì tôi không
coi mình là một người khổng lồ thuộc linh, tôi nhận ra rằng câu trả lời có thể
rõ ràng là nằm ở chỗ sự thiếu tận hiến cho Chúa của chính tôi, sự yếu đuối
trong các thói quen cầu nguyện của tôi, đức tin èo uộc của tôi hoặc tội lỗi
trong đời sống tôi. Những điều này chắc chắn đã góp phần vào, nhưng hoàn
toàn thành thật thì tôi không tin bất cứ điều nào trong những điều đó là yếu
tố chính. Dường như điều này lạ lùng, tôi tin rằng yếu tố chính đó là tôi đang
hành xử giống tất cả những người Tin Lành được mong đợi phải hành xử
trong những ngày ấy. Sự thật là hầu hết những bạn hữu và các đồng nghiệp
Tin Lành đều ở trong cùng một chiếc thuyền thường củng cố niềm tin cho
kết luận của tôi. Khi phân tích điều này, tôi thấy có ít nhất là bốn hàng rào
chính ngăn trở tôi không nhận được quyền năng mà Chúa Giê-xu đã nói đến:
1. Tôi là một người theo thuyết định kỳ . Tôi đã được dạy dỗ theo hệ thống
Tin Lành trong tổ chức, là điều tôi đã mô tả trong chương cuối cùng. Tôi đã
tiếp nhận sự dạy dỗ của những người lãnh đạo như John Stott, J. I. Packer,
John MacArthur, Jr. và Ray Stedman. Tôi sử dụng quyển Kinh Thánh của
Scofield bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Tây Ban Nha, nơi mà chú thích chân
của nhà biên tập cho ICo1Cr 13:8 đã khẳng định rằng các ân tứ “dấu kỳ”
như là tiếng lạ, chữa lành và các phép lạ đã lỗi thời sau giai đoạn các sứ đồ.
Tôi tin rằng các phép lạ chỉ ích lợi trong việc loan truyền Tin Lành khi Tân
Ước được viết ra, nhưng một khi Kinh Thánh hợp lệ đã có rồi, thì lời Chúa
làm cho các phép lạ ra lỗi thời.
Một phương diện nữa của việc dạy dỗ theo thuyết định kỳ đó là nước của
Đức Chúa Trời được xem là thuộc về tương lai. Thời kỳ Hội Thánh mà
chúng ta hiện sống đây là một khoảng xen vào, nằm giữa những sự tỏ ra của
nước Trời trên đất, là điều đã xảy ra vào giai đoạn Chúa Giê xu đến lần thứ
nhất với điều sẽ xảy ra một lần nữa khi Ngài trở lại lần thứ nhì. Trước kia,
đối với tôi, Nước Chúa chưa hiện diện ở tại đây ngay bây giờ, mà là điều gì
đó chúng ta trông đợi trong tương lai.
2. Tôi là một người chống Ngũ tuần . Trong giới những người Tin Lành của
tôi, trước đây đều đồng ý rằng phần lớn điều chúng tôi nhìn thấy nơi giáo
phái Ngũ tuần may lắm thì là một ảo tưởng và tệ nhất là một sự lừa dối. Khi
được hỏi, chúng tôi có thể thừa nhận rằng hầu hết những người Ngũ tuần
đều có thể lên thiên đàng với chúng tôi, nhưng chúng tôi coi đó là một hành
động phán xét do tính hào phóng Cơ Đốc, bởi vì thần học của họ dường như
quá nông cạn đối với chúng tôi. Tôi đã có ác cảm, chứ không phải là lòng
cảm kích, đối với kiểu hầu việc Chúa của những người Ngũ tuần. Khi những
người chữa lành Ngũ tuần đến tại Bolivia và bắt đầu dựng lều của họ, tôi
cảnh báo tín hữu trong Hội Thánh là chớ đi đến các buổi nhóm của họ.
3. Tôi có một cái nhìn hạn hẹp về quyền năng . Khi tôi nghe những bài giảng
về quyền năng của Đức Chúa Trời, thừa nhận chung chung của tôi đó là
quyền năng ấy là dành cho sự cứu rỗi, để làm chứng và để sống một đời
sống tin kính. Còn vượt quá điều đó và bao gồm cả quyền năng để chữa
bệnh và làm phép lạ là điều đáng ngờ, nếu nói theo cách giảm nhẹ trong giới
đồng nghiệp của tôi. Đó chính là điều có thể trông đợi từ nơi những người
Ngũ tuần “chưa được khai sáng.” Nó được coi như là điều gì đó mê tín.
4. Tôi có một thế giới quan của chủ nghĩa nhân văn . Bởi vì tôi đã nhận được
sự huấn luyện về thần học Tin Lành vững chắc nên thật không đúng khi mô
tả chính mình là một người theo chủ nghĩa nhân văn. Nhưng bây giờ khi tôi
nhìn lại, tôi thật sửng sốt vì chủ nghĩa nhân văn thế tục của nền văn hóa Hoa
Kỳ hiện nay của chúng ta đã ảnh hưởng nhiều thế nào đến sự hiểu biết của
chúng ta về thần học Cơ Đốc. Một khuynh hướng nhân văn đã thâm nhập
vào các trường học Cơ Đốc, các chủng viện, các nhà thờ và văn chương Cơ
Đốc nhiều hơn là chúng ta sẵn sàng thú nhận.
Như vị đồng nghiệp của tôi, Paul G. Hiebert, cho thấy, chúng tôi, những nhà
truyền giáo thường vô tình phục vụ như những người đại diện của chủ nghĩa
thế tục hóa trong Thế Giới Thứ Ba. Tôi có thể dễ dàng gắn bó với điều đó.
Ví dụ, tôi có thể nhớ cảm giác rằng một phần trách nhiệm chức vụ của tôi là
giúp cho người dân ở tại Bolivia thấy rằng bệnh tật bị gây ra bởi vi trùng,
chứ không phải bởi các tà linh. Họ có thể được điều trị bằng cách tiêm thuốc
và giải phẫu có sự liên hệ công khai với Đức Chúa Trời hoặc là không. Bệnh
tật và sức khỏe phụ thuộc vào lãnh vực của khoa học. Chỉ có sự ngu dốt mới
đặt họ trong lãnh vực siêu nhiên, và một trong những vai trò của Cơ Đốc
giáo là phải xua đuổi sự ngu dốt.
MỘT SỰ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH
Bây giờ sự việc rõ ràng đã khác hẳn. Trên một cơ sở thường xuyên tôi nhìn
thấy quyền năng Đức Chúa Trời đang được sử dụng trong việc chữa lành
người bệnh và đuổi các quỷ. Tôi không còn là một người theo thần học định
kỳ thuyết hoặc chống Ngũ tuần nữa. Có thể tôi chưa hoàn toàn rũ bỏ ảnh
hưởng của chủ nghĩa nhân văn thế tục, nhưng hiện nay tôi đã nhận biết nan
đề và đang làm việc theo sự hiểu biết đó. Tôi vẫn là một người Tin Lành,
nhưng bây giờ tôi đã khám phá ra làn sóng thứ ba, và đang tham gia trong
làn sóng ấy.
Điều gì đã đem lại sự thay đổi? Đó là một tiến trình mà nhà nhân chủng học
Charles H. Kraft gọi là một sự chuyển đổi mô hình. Hơn cả điều mà một sự
chuyển đổi mô hình đòi hỏi về sau, nhưng chỉ cần đề cập ở đây là cái nhìn
của tôi về sự vận hành của quyền năng Đức Chúa Trời tại đây và bây giờ đã
thay đổi hoàn toàn. Đối với một số người, sự thay đổi mô hình này đã xảy ra
khá là nhanh chóng như là một phần của sự đổ đầy Thánh Linh đột ngột, hết
sức mạnh mẽ, hoặc do kết quả của một sự chữa lành lạ lùng. Sự thay đổi của
tôi phải mất đến 15 năm mới hoàn tất, trong thời gian đó, tôi đã trải qua bốn
giai đoạn từ khi bắt đầu khám phá làn sóng thứ ba.
E. Stanley Jones
Giai đoạn thứ nhất là cuộc diện kiến của tôi với vị cố giáo sĩ E. Stanley
Jones, vị giáo sĩ Giám Lý nổi tiếng đến Ấn Độ. Vào giữa thập niên 60, ông
Jones đã được những người giám lý địa phương mời đến Bolivia để tổ chức
các buổi nhóm. Vào lúc đó, không những tôi là một người theo thần học
định kỳ thuyết, mà còn là một người Tin Lành chính thống có khuynh hướng
độc lập. Tôi đã được dạy trong chủng viện rằng E. Stanley Jones là một
người theo khuynh hướng tự do, và vì vậy, tôi không muốn liên hệ với ông.
Hội truyền giáo của chúng tôi, cùng với một số các hội truyền giáo khác, đã
biểu quyết trong hiệp hội các mục sư khắp thành phố không nghênh tiếp ông
đến Cochabamba. Những người Giám Lý bị bỏ mặc tự họ lo liệu.
Nhưng thật ngạc nhiên hết sức đối với tôi, một trong những nhà truyền giáo
bề trên của chúng tôi, là một người điều hành hội truyền giáo trước kia và là
một người được rất nhiều người coi là một thánh đồ, đã âm thầm đến dự
buổi nhóm đầu tiên của Jones. Ngày hôm sau, ông ta thuật lại cho tôi rằng
Jones không thể nào là một người thuộc khuynh hướng tự do bởi vì ông đã
rao giảng một sứ điệp phúc âm đúng với Tin Lành, đưa ra một lời mời gọi và
cầu nguyện cho dân chúng để họ được cứu. Bởi vì người bạn của tôi là một
người thuộc Tin Lành chính thống cũng giống như tôi, nên ông đã dấy lên
lòng tò mò. Ngày hôm sau, Doris và tôi quyết định phải đích thân đến đó để
xem.
Tôi là một trong số những người đã bỏ phiếu công khai chống lại E. Stanley
Jones, vì vậy, tôi đã hoạch định để càng ít bị để ý càng tốt. Tôi đi dưới bóng
che của trời tối, đến thật muộn và yên lặng lẻn vào trong hàng ghế sau cùng
là nơi tôi có thể là người trước nhất ra về. Tôi thật ngạc nhiên. Buổi nhóm
tối hôm đó hóa ra là một buổi nhóm chữa lành theo kiểu cũ với một lời mời
gọi mọi người cần được chữa lành hãy tiến lên phía trước.
Tình cờ làm sao, tôi là người hết sức cần được chữa lành. Tôi đã có một u
nang trên cổ cần phải được giải phẫu để cắt bỏ. Bây giờ tôi không phải là
một bệnh nhân lý tưởng nhất của y khoa, và lúc ấy tôi hầu như đã chết khi bị
sốc một thời gian ngắn sau cuộc giải phẫu. Bác sĩ giải phẫu cho tôi biết đây
là một trường hợp hết sức nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng để làm cho tình
trạng tồi tệ hơn, vết thương đã không lành. Trong suốt nhiều tuần, nó là một
vết viêm loét mưng mủ. Và chỉ hai ngày trước khi buổi nhóm cầu nguyện
bắt đầu, bác sĩ đã báo cho tôi ông sắp sửa lên lịch một kỳ giải phẫu khác. Đó
là điều cuối cùng mà tôi cần.
Vì vậy mà tôi ở đó, lắng nghe lời mời gọi của E. Stanley Jones về sự chữa
lành của Đức Chúa Trời. Bài giảng của ông đã cho phép tôi vượt qua một số
những nỗi sợ hãi chống Ngũ tuần của mình và đã xây dựng đức tin trong
quyền năng chữa lành của Chúa ngày nay. Nhưng tôi là giám đốc của hội
truyền giáo, và tôi thậm chí không có ý định có mặt trong buổi nhóm nữa, vì
vậy tôi không chuyển động. Thế rồi, sau khi một số người đã tiến lên để
được giúp đỡ. Jones đã làm một điều kỳ diệu. Ông ta nói: “Tôi biết có những
người khác cần được chữa lành, nhưng vì một lý do này hoặc lý do khác bạn
đã không tiến lên phía trước. Hãy yên tâm, bởi vì tôi cũng sẽ cầu nguyện cho
bạn nữa.” Tôi đích thân nhận lấy lời đó, và trong lúc ông ta cầu nguyện, tôi
đã đặt đức tin để tin cậy Chúa chữa lành vết thương của mình.
Khi về nhà, tôi tháo miếng băng ra. Chỗ viêm vẫn hở miệng và chảy mủ,
nhưng tôi lên giường tối hôm đó mà không băng nữa. Sáng hôm sau vết
thương hoàn toàn được chữa lành, và từ đó đến nay vết thương lành lặn. Mô
hình đã bắt đầu chuyển đổi - nhưng chỉ rất ít.
Những Người Ngũ tuần Cũng Tốt
Giai đoạn thứ hai của việc chuyển đổi mô hình của tôi có liên quan đến khảo
sát tăng trưởng của Hội Thánh. Trong chương vừa qua, tôi có nói rằng vào
cuối thập niên 60 Donald Mc Garvan giúp tôi có được một cái nhìn về sự
tăng trưởng của Hội Thánh khi tôi học tập dưới quyền ông ở tại Trường
Fuller thuộc Hội Truyền Giáo Thế Giới. Ông đã chỉ dẫn các sinh viên nghiên
cứu các Hội Thánh tăng trưởng bất cứ nơi nào được tìm thấy, để khám phá
những nguyên tắc mà sau này có thể được áp dụng cho các Hội Thánh khác.
Khi tôi trở lại Bolivia để ứng dụng điều đã được học, tôi phát hiện, trước sự
sửng sốt vô cùng của tôi, đó là các Hội Thánh phát triển nhanh nhất ở tại
châu Mỹ Latinh là các Hội Thánh Ngũ tuần, những người mà tôi hết sức
khinh miệt. Tôi phát hiện ra rằng trong khi khoảng 20 phần trăm những
người Tin Lành châu Mỹ Latinh là người Ngũ tuần vào năm 1950, thì đến
năm 1970, con số đã lên khoảng 70 phần trăm và đang gia tăng. Đây là một
hiện tượng mà người lãnh đạo về sự tăng trưởng của Hội Thánh không thể
bỏ qua, nhưng tôi nhận thấy rằng với danh tiếng mà mình đã có được thì
không thích hợp để bày tỏ bất cứ sự quan tâm nào nơi các Hội Thánh Ngũ
tuần ở tại Bolivia. Ví dụ, Bruno Frigoli, nhà truyền giáo của Hội thánh Ngũ
tuần, đã trở thành một trong những kẻ thù tồi tệ nhất của tôi, tuy nhiên, ngay
bên kia rặng núi Andes ở tại Chilê là một nhóm đông đảo những người Ngũ
tuần đang chứng tỏ sự tăng trưởng bùng nổ.
Ở Chilê không ai biết tôi cả. Vì vậy, với lượng lo lắng nào đó, tôi đã bay qua
rặng núi ấy và tham dự một vài buổi nhóm Ngũ tuần tại đó. Trước sự kinh
ngạc của tôi, những người này đã cư xử y như những Cơ Đốc nhân thật sự
đã được sanh lại. Tôi đã quan sát bông trái của Thánh Linh trong đời sống
họ. Tôi đã nói chuyện với những người lãnh đạo của họ và khám phá ra
những người nam những người nữ của Đức Chúa Trời. Tôi dã hỏi những câu
hỏi về thần học và đã nhận được những câu trả lời thật khôn ngoan.
Một khác biệt lớn đó là các buổi nhóm thờ phượng của họ. Không giống như
sự dự đoán theo chương trình trong nhiều Hội Thánh Tin Lành của chúng tôi
ở tại Bolivia, những người Ngũ tuần này thật sự đã vui đùa trong Hội Thánh.
Họ ca hát và nhảy múa trong Thánh Linh, vỗ tay và đưa tay lên cao. Trước
khi tôi biết điều này, tôi quyết định làm thử, và tôi thấy chính mình cũng rất
vui thích. Tôi đã nghe một số các thứ tiếng và những lời tiên tri, và tôi bắt
đầu nghĩ rằng các ân tứ này có lẽ đã không biến mất cùng với các sứ đồ.
Điều đầu tiên tôi đã làm khi trở về Bolivia là kết bạn với Bruno Frigoli.
Không bao lâu sau khi Doris và tôi trở về Hoa Kỳ, tôi bắt đầu dạy dỗ ở tại
Trường Thần Học Fuller. Đó là lúc tôi viết quyển sách hiện nay có tựa là
Spiritual Power and Church Growth (Quyền Năng Thánh Linh và Sự Tăng
Trưởng Hội Thánh) chia sẻ lại điều tôi đã học được từ những người Ngũ
tuần châu Mỹ Latinh. Việc viết quyển sách này đã giúp tôi bước một bước
lớn nữa hướng đến sự chuyển đổi mô hình. Và hiện nay tôi hài lòng để
tường thuật rằng quyển sách ấy đã giúp cho nhiều người khác cùng làm
giống như vậy.
Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Giai đoạn thứ ba trong sự chuyển đổi mô hình của tôi đến qua một giai đoạn
chức vụ vào khoảng giữa thập niên 70 với Hội Thánh của Đức Chúa Trời
(Cleveland, TN). Những người lãnh đạo của họ đã mời tôi giúp họ hiểu biết
và áp dụng các nguyên tắc tăng trưởng Hội Thánh; đây là giáo phái Ngũ
tuần kinh điển đầu tiên mà tôi đã tiếp xúc với qua một khoảng thời gian kéo
dài. Mặc dầu họ chi trả cho tôi để dạy dỗ họ, nhưng họ chắc không biết rằng
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh

More Related Content

What's hot

B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenco_doc_nhan
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanco_doc_nhan
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôphanthitrucgiang82
 
GMD 131 10 VÂNG LỜI QUÍ HƠN CỦA LỄ
GMD 131 10   VÂNG LỜI QUÍ HƠN CỦA LỄGMD 131 10   VÂNG LỜI QUÍ HƠN CỦA LỄ
GMD 131 10 VÂNG LỜI QUÍ HƠN CỦA LỄGIUSEMARIADINH
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docTung Thanh
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayco_doc_nhan
 
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangC4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangco_doc_nhan
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amco_doc_nhan
 
Sacg ga la-ti ( gian luot)
Sacg ga la-ti ( gian luot)Sacg ga la-ti ( gian luot)
Sacg ga la-ti ( gian luot)co_doc_nhan
 
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạSự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạAndy Truong
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 

What's hot (15)

Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyen
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 
Be banh va chia se okok
Be banh va chia se okokBe banh va chia se okok
Be banh va chia se okok
 
GMD 131 10 VÂNG LỜI QUÍ HƠN CỦA LỄ
GMD 131 10   VÂNG LỜI QUÍ HƠN CỦA LỄGMD 131 10   VÂNG LỜI QUÍ HƠN CỦA LỄ
GMD 131 10 VÂNG LỜI QUÍ HƠN CỦA LỄ
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
 
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangC4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc am
 
Sacg ga la-ti ( gian luot)
Sacg ga la-ti ( gian luot)Sacg ga la-ti ( gian luot)
Sacg ga la-ti ( gian luot)
 
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạSự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 

Viewers also liked

Eras norman ... codigo linux
Eras norman ... codigo linux Eras norman ... codigo linux
Eras norman ... codigo linux Norman Lucero
 
canaanpitchworkbook-v2
canaanpitchworkbook-v2canaanpitchworkbook-v2
canaanpitchworkbook-v2Harish Gandhi
 
Качественная экспертиза документов - аннотированный шаблон информации о препа...
Качественная экспертиза документов - аннотированный шаблон информации о препа...Качественная экспертиза документов - аннотированный шаблон информации о препа...
Качественная экспертиза документов - аннотированный шаблон информации о препа...PHARMADVISOR
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucco_doc_nhan
 
Notre participation au salon batibouw 2016
Notre participation au salon batibouw 2016Notre participation au salon batibouw 2016
Notre participation au salon batibouw 2016Fabrice Lebrun
 
Make the most of a polarizing brand
Make the most of a polarizing brandMake the most of a polarizing brand
Make the most of a polarizing brandSameer Mathur
 
Premarital 2015-different yet one
Premarital 2015-different yet onePremarital 2015-different yet one
Premarital 2015-different yet oneJoe Saad
 
Entrevista inicial
Entrevista inicialEntrevista inicial
Entrevista inicialCassiafe
 
gypsy soul clothing line- by Hailey Pearson
gypsy soul clothing line- by Hailey Pearsongypsy soul clothing line- by Hailey Pearson
gypsy soul clothing line- by Hailey PearsonHailey Pearson
 
sipNW_su2015_twocents
sipNW_su2015_twocentssipNW_su2015_twocents
sipNW_su2015_twocentsJulia Wayne
 

Viewers also liked (18)

Eras norman ... codigo linux
Eras norman ... codigo linux Eras norman ... codigo linux
Eras norman ... codigo linux
 
Resume
ResumeResume
Resume
 
canaanpitchworkbook-v2
canaanpitchworkbook-v2canaanpitchworkbook-v2
canaanpitchworkbook-v2
 
Качественная экспертиза документов - аннотированный шаблон информации о препа...
Качественная экспертиза документов - аннотированный шаблон информации о препа...Качественная экспертиза документов - аннотированный шаблон информации о препа...
Качественная экспертиза документов - аннотированный шаблон информации о препа...
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
Guia de matricula
Guia de matriculaGuia de matricula
Guia de matricula
 
Notre participation au salon batibouw 2016
Notre participation au salon batibouw 2016Notre participation au salon batibouw 2016
Notre participation au salon batibouw 2016
 
Make the most of a polarizing brand
Make the most of a polarizing brandMake the most of a polarizing brand
Make the most of a polarizing brand
 
SECOND FLOOR (1)
SECOND FLOOR (1)SECOND FLOOR (1)
SECOND FLOOR (1)
 
Intro
IntroIntro
Intro
 
Christopher French's PPP Presentation
Christopher French's PPP PresentationChristopher French's PPP Presentation
Christopher French's PPP Presentation
 
SOUTH ELEVATION
SOUTH ELEVATIONSOUTH ELEVATION
SOUTH ELEVATION
 
Premarital 2015-different yet one
Premarital 2015-different yet onePremarital 2015-different yet one
Premarital 2015-different yet one
 
RozhovorTvar21-2012
RozhovorTvar21-2012RozhovorTvar21-2012
RozhovorTvar21-2012
 
new resume
new resumenew resume
new resume
 
Entrevista inicial
Entrevista inicialEntrevista inicial
Entrevista inicial
 
gypsy soul clothing line- by Hailey Pearson
gypsy soul clothing line- by Hailey Pearsongypsy soul clothing line- by Hailey Pearson
gypsy soul clothing line- by Hailey Pearson
 
sipNW_su2015_twocents
sipNW_su2015_twocentssipNW_su2015_twocents
sipNW_su2015_twocents
 

Similar to Chuc vu chua lanh

Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taco_doc_nhan
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)co_doc_nhan
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuSilicon Straits Saigon
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoCam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songco_doc_nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honLong Do Hoang
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)co_doc_nhan
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayLong Do Hoang
 
Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009La Ga
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctLong Do Hoang
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctco_doc_nhan
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.nethtpsccbb159
 
Huong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nuHuong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nuco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hungco_doc_nhan
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 

Similar to Chuc vu chua lanh (20)

Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoCam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
Huong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nuHuong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nu
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hung
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hung
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 

More from co_doc_nhan

Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayco_doc_nhan
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 

Chuc vu chua lanh

  • 1. Chức Vụ Chữa Lành Tác giả: C. Peter Wagner Lời Tác Giả 1. Làn Sóng Thứ Ba Khám phá lý do vì sao hàng ngàn Cơ Đốc nhân đang kêu lên rằng: Đây là một thời kỳ mới dành cho Hội thánh! 2. Tôi đã Bước Vào Làn Sóng Thứ Ba Như Thế Nào Làm thế nào mà một người đi từ chỗ đứng ngoài quan sát trở thành một người dự phần trong việc cầu nguyện cho người bệnh. 3. Truyền Giáo Bằng Quyền Phép Ngày Nay Nhiều người trên khắp thế giới đang chứng kiến quyền năng lạ lùng của Chúa Giê-xu qua rất nhiều dấu kỳ và phép lạ khác nhau. 4. Sống Nếp Sống Của Nước Trời Bởi quyền phép của Đức Thánh Linh, bạn cũng có thể làm chứng cho những người hư mất và cầu nguyện cho kẻ đau. 5. Chuyển Giao Quyền Năng Quyền năng mà Chúa Giê-xu đã dùng để chữa lành kẻ bệnh và đuổi các quỷ được sắm sẵn cho mọi người tin Chúa 6. Quen Thuộc Với Quyền Phép Bạn có được nhìn thấy các phép lạ hay không là tùy thuộc vào thế giới quan của bạn. Tin là thấy! 7. Hãy Tin Các Công Việc của Chúa Giê-xu Chúng ta hãy tin rằng Chúa Giê-xu giữ đúng lời hứa của Ngài: “ kẻ nào tin Ta, cũng sẽ làm việc Ta làm” 8. Các Quỷ Trong Nước và Ngoài Nước Nếu muốn cầu nguyện cho người đau bạn cần biết rõ kẻ thù. 9. Thực Hiện Chức Vụ Này trong Hội Thánh Của Bạn Việc cầu nguyện cho người đau có thể được xem bình thường như là Trường Chúa Nhật và các chức vụ công khai rõ ràng khác trong Hội Thánh của bạn. 10. Những Câu Hỏi Quan Trọng Chung Quanh Chức Vụ Chữa Lành Bạn cần được biết những giải đáp dành cho sáu câu hỏi phổ thông nhất xoay quanh chức vụ chữa lành trong Hội Thánh của bạn. Phần Phụ lục Những Câu Hỏi Thông thường Liên quan đến Chức vụ Chữa lành trong Hội Thánh 120 Fellowship of Lake Avenue, Pasadena, California Lời Tác Giả
  • 2. Nhiều người lần đầu khi trông thấy hoặc nghe đến tựa đề của quyển sách này, thường đáp ứng với một cái gật gù đồng thời với cái cười khẽ. Cái gật đầu là sự khẳng định rằng việc có một chức vụ chữa lành trong Hội Thánh không phải là một ý tưởng tồi. Cái cười khẽ thật sự là một cái cười ái ngại, ái ngại bởi vì họ không chắc liệu điều này có thể xảy ra mà không làm cho Hội Thánh phát ốm hay không. Lý do của thái độ đó không có gì khó hiểu. Suốt thế kỷ hai mươi, yếu tố mới nổi bật nhất xuất hiện trong bức tranh Cơ Đốc khắp thế giới là phong trào Ngũ tuần hay ân tứ, và các phản ứng về phía các tổ chức Cơ Đốc giáo chính hệ có phần nghiêng về truyền thống hơn đối với phong trào này là rất khác nhau. Một vài tổ chức, đặc biệt là vào đầu thế kỷ này đã coi Ngũ tuần là tà giáo. Về sau những người Ngũ tuần đã dành được sự tôn trọng ở mức độ nào đó nhưng nhiều người vẫn tránh không muốn làm thân với các Hội Thánh Ngũ tuần bởi vì một thái độ nhất định vẫn còn sót lại của sự khinh khi đối với “những người nói tiếng lạ” hoặc “những người thiêng liêng quá mấu” hoặc “cái tôn giáo của những người ở vùng xa xôi hẻo lánh tận miền Nam.” Gần đây hơn, khi phong trào ân tứ xuất hiện, các giáo phái và các Hội Thánh địa phương cảm thấy sự ảnh hưởng của những căng thẳng mới, nhiều lúc đã dẫn đến những sự bất đồng, chia rẽ đau đớn. Tuy nhiên, trong những năm kết thúc của thế kỷ này, chúng ta nhận thấy một bức tranh khác. Dầu vậy, có nhiều Cơ Đốc nhân Tin Lành thuộc mọi tầng lớp đã quyết định rằng, mặc dầu họ công nhận công việc đáng kể của Đức Chúa Trời trong Hội Thánh Ngũ tuần và các phong trào ân tứ, họ vẫn thích đứng bên ngoài những phong trào này hơn. Và bất cứ nỗ lực nào nhằm buộc họ phải trở thành người thuộc phong trào ân tứ thậm chí chỉ là một người thầm lặng, cũng đều bị chống đối. Đồng thời, không thể nào mà một người quan sát tích cực công việc Chúa trong thế giới ngày nay lại không công nhận rằng hiện đang có một sức sống mãnh liệt rõ rệt và một sự vui mừng hoan hỉ liên quan đến Đức Chúa Trời, một năng lực thuộc linh giữa vòng những người Ngũ tuần và những người thuộc phong trào ân tứ mà chúng ta ước ao có thể nhìn thấy nhiều hơn những điều đó trong chính Hội Thánh của mình. Mặc dầu chúng ta không muốn gia nhập với họ, nhưng chúng ta cảm thấy có chút ganh tị chánh đáng và thưa rằng: “Lạy Chúa, chúng con không thể kinh nghiệm được điều gì đó quyền năng giống như vậy sao?” Nhiều người trong chúng ta chẳng hạn, rất muốn được thấy các Hội Thánh nghiêng về truyền thống của mình có được một chức vụ chữa lành công khai, đầy quyền năng và hiệu quả. Có rất nhiều người đang bị đau khổ về mặt thuộc thể, về mặt tình cảm, và về mặt thuộc linh, chúng ta muốn giúp đỡ họ một cách cụ thể, hơn những gì mà chúng ta
  • 3. có thể làm được cho đến nay. Vì đang chứng kiến quyền năng này hoạt động rất giống với quyền năng của thời Tân Ước, rất giống với quyền năng của Chúa Giê-xu. Nếu bạn cảm thấy mình cũng đồng cảm với những ưu tư trên, thì quyển sách này sẽ là tin mừng cho bạn, bởi vì tôi tin rằng điều đó có thể được thực hiện. Tôi gọi phong trào Ngũ tuần là làn sóng thứ nhất của sự vận hành quyền năng của Thánh Linh Đức Chúa Trời trong thế kỷ thứ hai mươi, phong trào ân tứ là làn sóng thứ hai, và sau đó tôi thấy một làn sóng thứ ba trong đó Đức Thánh Linh đang bày tỏ cùng một loại quyền năng trong các Hội Thánh Tin Lành truyền thống của chúng ta mà chúng ta đã thấy qua hai làn sóng đầu, là điều không đòi hỏi chúng ta phải bỏ đi những đặc điểm hoặc truyền thống nhất định của mình. Nói cách khác, không làm cho các Hội Thánh hoặc các giáo phái của chúng ta chán ngán. Một số người có thể tự hỏi không biết liệu một quyển sách như thế này có phải là một miếng mồi hấp dẫn nào đó được dùng để câu nhử họ vào trong các phong trào Ngũ tuần hoặc ân tứ hay không. Tôi hi vọng bạn không nghĩ như thế. Nếu cuốn sách này làm cho bạn hiểu rõ hơn điều mà Đức Chúa Trời đang làm qua hai làn sóng đầu tiên trong các thập kỷ vừa qua, thì tôi sẽ vui mừng. Nếu nó mở rộng tâm trí bạn để học biết những điều Chúa đã phải dạy dỗ chúng ta qua các phong trào Ngũ tuần và ân tứ thì chúng ta hết thảy sẽ được phong phú bội phần. Phần lớn những gì tôi chia sẻ như là sự dạy dỗ của làn sóng thứ ba trước hết đã được học biết qua làn sóng thứ nhất và thứ nhì. Nhưng tôi chưa bao giờ và cũng không hề có ý định trở thành một người Ngũ tuần hay một người của phong trào ân tứ. Suốt 16 năm, tôi vẫn là thành viên của Hội Thánh Lake Avenue Congregational ở tại Pasadena, California và tôi hi vọng mình vẫn là một thành viên của Hội Thánh này ít nhất 16 năm nữa. Mặc dầu tôi muốn gửi gắm quyển sách này chủ yếu đến những người trong các Hội Thánh Tin Lành truyền thống như là những anh em có mối thông công trong Hội Thánh của tôi, tôi cũng mong rằng Đức Chúa Trời sẽ dùng nó để khích lệ những người thuộc hai làn sóng ban đầu. Tôi không nghĩ mình đang nói đến những bí mật của gia đình khi bảo rằng có một số các Hội Thánh đã từng kinh nghiệm quyền năng lớn lao trong việc chữa lành hiện bây giờ lại không thấy nó ở một mức độ nào đó trong một thời gian. Về mặt thần học, khung sườn cho việc chữa lành đã được đặt để, nó vẫn được rao giảng từ tòa giảng, nhưng kinh nghiệm thì thật ít ỏi. Lời cầu nguyện của tôi là xin Đức Chúa Trời dùng quyển sách này để dấy lên những ngọn lửa Ngũ tuần và ân tứ, là điều đã bị tàn tắt, trở thành một sự báp tem mới bằng lửa của Đức Thánh Linh. Nếu điều này xảy ra, tôi thấy cả
  • 4. ba làn sóng cùng nhau ở dưới quyền của Vua của các vua và Chúa của các chúa đang hành động trong thời điểm lớn lao nhất và phấn khích nhất của sự mở rộng vương quốc Đức Chúa Trời mà lịch sử từng biết đến. C. Peter Wagner Pasadena , California 1988 LÀN SÓNG THỨ BA Hàng ngàn Cơ Đốc nhân đang kêu lên rằng: Đây là một thời đại mới dành cho Hội thánh! Tôi bắt đầu tin rằng họ đúng. Phải thú nhận rằng, suốt 2000 năm của lịch sử Cơ Đốc, đây không phải là lần đầu tiên những thời kỳ mới mẻ đã ló dạng. Các Cơ Đốc nhân dưới thời Lamã hẳn đã bảo thời kỳ của họ là một thời kỳ mới khi Constantine lên ngôi. Những Cơ Đốc nhân thuộc bán đảo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha hẳn đã tuyên bố điều đó khi Columbus trở về với các câu chuyện về một thế giới mới. Những Cơ Đốc nhân người Đức hẳn cũng đã nói điều đó khi Luther xuất hiện trước Nghị Viện Giáo Hoàng Lamã ở thành Worms. Nhưng không người nào trong số họ có thể vui mừng hơn những người lãnh đạo Cơ Đốc ngày nay, những người có khả năng nhận định được cánh tay Đức Chúa Trời đang hành động khắp thế giới ngày nay của chúng ta. Vì cớ một điều, mùa gặt chưa bao giờ chín mùi hơn hiện nay. Theo ước tính của những người dè dặt, hiện nay mỗi ngày có 78.000 tân tín hữu. Mặc dù nhiều người trong số này được sinh ra trong những gia đình được xếp vào loại Cơ Đốc nhân hữu danh vô thực, dầu vậy một ước tính dè dặt gồm 14.000 người đã trở thành những người lớn nhận biết Chúa.1 Dè dặt là vì, con số chính xác có thể lên gấp đôi. Sự tăng trưởng bùng nổ của Hội Thánh đang xảy ra ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, chẳng hạn Trung Quốc, nơi mà có 50 triệu người hiện được báo cáo đang theo đạo Cơ Đốc, hoặc Triều Tiên là nơi có rất nhiều Hội Thánh địa phương có số thành viên lên đến hàng chục ngàn người, hoặc Argentina là nơi mỗi ngày người ta thống kê có 8.000 người quyết định tin Chúa (mặc dầu chỉ một phần nhỏ trong số họ là tham gia vào các Hội Thánh đang kết quả sung mãn). Đáng kể hơn nữa, trong thế kỷ thứ hai mươi tỉ lệ phần trăm các Cơ Đốc nhân khi so sánh với toàn bộ dân số thế giới là đang tăng lên. Ở tại Hoa Kỳ, thái độ tiếp nhận đối với phúc âm rất cao. Mặc dầu có nhiều các giáo phái chính thống truyền thống đang mất dần các thành viên, sự mất mát này dược bù đắp nhiều hơn bởi sự tăng trưởng sống động của các Hội Thánh Tin Lành và các giáo phái Tin Lành bao gồm Ngũ tuần và ân tứ. Có ít
  • 5. nhất sáu nhà thờ 10.000 chỗ ngồi hoặc hơn đã được xây dựng trong tám năm qua với hơn số lượng ấy được thêm vào trong tám năm tiếp theo. Một số các Hội Thánh mới đã bắt đầu lan tràn khắp nơi lên đến mấy ngàn thành viên trong chưa đầy năm năm qua, có nhiều thành viên trong số các Hội Thánh đó được các mục sư trẻ tuổi trên dưới 30 tuổi chủ tọa. Một Hội Thánh Hoa kỳ đã tuyên bố mục tiêu của họ là 100.000 thành viên. Không những mùa gặt đã chín vàng hơn bao giờ hết, nhưng con gặt còn được trang bị tốt hơn bao giờ hết ngày nay. Khảo sát quan trọng đang làm rõ nhiệm vụ toàn cầu mà trước đây chưa từng có. Các tổ chức chuyên gia cố vấn như là Trung Tâm Truyền Giáo Thế Giới của Hoa Kỳ, World Vision’s MARC (Mission Advance Research and Communication Center), Tổ chức truyền giáo Nước Ngoài của Hội thánh Báp tít Miền Nam, Ủy ban Truyền Giáo Thế giới Lausanne, các trường học về truyền giáo thế giới đang tổ chức các chủng viện truyền giáo, và nhiều tổ chức khác đang sản sinh ra loại thông tin huấn luyện về nhiệm vụ làm tăng tốc việc hoàn thành Đại Mạng lệnh. Các lãnh vực về hội truyền giáo học, truyền giáo, truyền thông xuyên văn hóa và tăng trưởng Hội Thánh đang mở rộng nhanh chóng. Những người tốt nghiệp trường Kinh Thánh và các chủng viện đang được trang bị với những kỹ năng hầu như không được nghe đến cách đây một thế hệ. Trong khi từ trước đến nay, hầu hết các nhà truyền giáo truyền thống được phái đi bởi các Hội Thánh Tây phương, thì hiện nay, 20.000 nhà truyền giáo từ các Hội Thánh thuộc Thế Giới Thứ Ba đã gia nhập với họ trong chức vụ khắp thế giới. Thời kỳ trì trệ của những năm 60, khi Hội Thánh bị coi rẻ và công tác truyền giáo bị xem thường, còn Đức Chúa Trời bị tuyên bố là đã chết, nay đã nhường bước cho một tia nắng mới trong những năm chuyển tiếp từ thế kỷ hai mươi sang thế kỷ hai mốt. Phải, đây chính là một thời kỳ mới cho Hội thánh. QUYỀN NĂNG THUỘC LINH MỚI Một lý do chủ yếu của buổi bình minh thời đại mới là một sự lưu xuất chưa từng có về năng quyền thuộc linh qua các phong trào Ngũ tuần và ân tứ, nổi bật và tuôn tràn trong thế kỷ thứ hai mươi này. Lãnh vực khảo sát, viết lách, và dạy dỗ của tôi là về sự tăng trưởng của Hội Thánh. Bởi vì tôi đã được đào luyện bởi Donald McGavran ở tại Chủng Viện Fuller vào cuối thập niên 60, tôi vẫn hết sức quan tâm đến việc biết nơi nào các Hội Thánh đang kinh nghiệm ơn phước của Đức Chúa Trời trong sự tăng trưởng, và lý do vì sao. Khi tôi bắt đầu công việc của mình với ông McGavran, tôi vẫn còn là một người chống Ngũ tuần. Mặc dầu có thể tôi vẫn miễn cưỡng thừa nhận những người Ngũ tuần là Cơ Đốc nhân, tôi nghi ngờ họ không phải là loại Cơ Đốc nhân làm đẹp lòng Chúa lắm. Nhưng
  • 6. McGavran dạy tôi rằng Thân Thể của Đấng Christ rộng lớn hơn là tôi tưởng và rằng Đức Chúa Trời yêu thương toàn Thân Thể. Hơn nữa, ông đã giúp tôi mở rộng “cặp mắt về sự tăng trưởng của Hội Thánh” nhờ đó tôi bắt đầu nhìn thấy và hiểu được công việc của Đức Thánh Linh trong việc đưa những người nam những người nữ đến với Cha Trên Trời bất kể nhãn hiệu giáo phái nào họ có thể mang. Vào lúc ấy tôi là một nhà truyền giáo cho Bolivia. Khi trở lại vùng này, điều đầu tiên mà đôi mắt nhìn sự tăng trưởng Hội Thánh mới mẻ của tôi thấy được đó là sự kiện đáng kinh ngạc nhưng không thể chối cãi là khắp châu Mỹ Latinh, sự tăng trưởng của các Hội Thánh Ngũ tuần đã vượt xa sự tăng trưởng của tất cả các Hội Thánh truyền thống Cơ Đốc gộp lại, kể cả Hội Thánh của tôi. Tôi lập tức bắt đầu nghiên cứu về sự tăng trưởng của Hội Thánh Ngũ tuần, tôi thấy lòng nhiệt thành của mình gia tăng và tôi đã xuất bản một quyển sách vào đầu thập niên 70 có tựa là Look Out! The Pentecostals are Coming. Gần đây tôi đã cho viết lại và cập nhật hóa nó dưới tựa đề Spiritual Power and Church Growth ( Quyền Năng Thánh Linh và Sự Tăng Trưởng Hội Thánh ).2 Điều đúng với sự tăng trưởng của các Hội Thánh Ngũ tuần tại châu Mỹ Latinh cũng đúng với điều mà chúng ta ngày nay gọi là phong trào Ngũ tuần hay ân tứ trong hầu hết các nơi trên thế giới ngày nay. Khi chúng tôi xem xét toàn bộ bức tranh, những khảo sát cho thấy có sự tăng trưởng vững vàng của Hội Thánh ở một số nơi mà không có những dấu kỳ và phép lạ siêu nhiên. Cũng có rất nhiều trường hợp những sự chữa lành đáng kinh ngạc hơn cùng các phép lạ và những sự giải cứu mà có ít hoặc không có sự tăng trưởng Hội Thánh theo sau. Nhưng ở mọi nơi, trên một bình diện rộng lớn, sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất của các Hội Thánh Cơ Đốc được kèm theo bởi các dấu kỳ và phép lạ đặc trưng của phong trào Ngũ tuần hay ân tứ. Tôi sẽ cung cấp một số thống kê và minh họa về sau trong quyển sách này. Cấu trúc của năng quyền thuộc linh mới này là gì? Nó có phải là một tài sản dành riêng cho những người Ngũ tuần và phong trào ân tứ không, hay là nó cũng được dành sẵn cho các Cơ Đốc nhân khác? Những câu hỏi như vậy, và những câu hỏi tương tự, đang được những Cơ Đốc nhân có lòng quan tâm nêu lên trong thời đại mới này của Hội thánh. CÓ MỘT LÀN SÓNG THỨ BA CHĂNG? Bạn tôi là Michael Cassidy thuộc Công Ty Thương Mại Phi Châu nghĩ mình là một trong những người “sống trong ánh sáng thần học chạng vạng giữa phong trào Tin Lành khá khắt khe và một phong trào Ngũ tuần đang nở rộ.” Trong tác phẩm Bursting the Wineskins , ông nói đến những người nhận biết sức mạnh tâm linh mới mẻ mà tôi đã mô tả, là những người ao ước được thấy nó hoạt động trong các chức vụ của họ, nhưng vì những lý do rất khác
  • 7. nhau, họ không cảm thấy tự do để đồng cảm với phong trào phục hưng ân tứ hiện thời.3 Trong suốt thập kỷ 80, số lượng những người Tin Lành truyền thống ... đang tìm kiếm và đã tìm được quyền năng thuộc linh mới mẻ gia tăng đáng kể . Tôi biết chính xác Michael đã đến từ đâu. Bởi vì tôi thấy chính mình cũng ở trong cùng một chỗ đứng đó. Và chúng tôi không cô độc. Nhất là trong suốt thập kỷ 80, một sự gia tăng đáng kể số lượng những người Tin Lành truyền thống, cũng như một số người có lẽ thích đặt chính họ hơi lệch về phía trái của phong trào Tin Lành, đang tìm kiếm và tìm được một sức mạnh tâm linh mới. Giáo sĩ Anh giáo James Wong ở Singapore nhìn thấy khuynh hướng mới này rõ ràng. Ông nói: “Tôi gọi nó là làn sóng mới của Đức Thánh Linh. Thậm chí tôi không thấy nó như là một sức mạnh của phong trào ân tứ”, ông nói thêm: “Tôi xem nó như là một cuộc phục hưng lớn và sự chỗi dậy của niềm khao khát thuộc linh trong lòng con người khi họ nhìn thấy Đức Thánh Linh đang làm công việc tối thượng với các dấu kỳ và phép lạ.”4 Hình ảnh về một vùng đất không hề có giữa một hệ thống Tin Lành có khuynh hướng định kỳ và phong trào Ngũ tuần nầy đã bắt đầu trở nên rõ ràng vào đầu thập niên 80. Khi tôi đang vật lộn với chính hình ảnh của mình và điều mà Đức Thánh Linh dường như đang thực hiện, tôi được Kevin Perrotta thuộc tạp chí Pastoral Renewal phỏng vấn năm 1983. Đến cuối buổi thảo luận khá là hoàn hảo, ông hỏi tôi một câu hỏi thuộc về nhận thức. Ông hỏi có phải điều tôi đang mô tả thật sự là điều gì đó mới mẻ hay đó thật ra chỉ là một phần của điều chúng tôi đã nhìn thấy trong các phong trào Ngũ tuần và ân tứ. Lần đầu tiên tôi có thể nhớ mình đã dùng thành ngữ làn sóng thứ ba, khi trả lời câu hỏi của ông.5 Tôi tiếp tục giải thích rằng tôi thật sự coi đó là điều mới mẻ. Tôi tin rằng trong thế kỷ thứ hai mươi này, chúng ta đang chứng kiến sự tuôn đổ Thánh Linh mạnh mẽ nhất trên Hội Thánh thế giới, là điều mà lịch sử chưa hề biết đến. Ít nhất là về tầm cỡ, nếu không nói về chất lượng nữa, nó vượt quá, thậm chí thế kỷ thứ nhất. Đợt sóng thứ nhất của sự tuôn đổ này là sự bắt đầu và sự phát triển của phong trào Ngũ tuần trong buổi ban đầu của thế kỷ. Làn sóng thứ hai là phong trào ân tứ, đã bắt đầu vào khoảng năm 1960. Cả hai làn sóng này đều đã chứng kiến, và tôi tin rằng sẽ tiếp tục phải thấy, sự tăng trưởng bùng nổ của Hội Thánh. Bàn tay của Đức Chúa Trời ở trên chúng một cách phi thường. Làn sóng thứ ba, đã bắt đầu mang đặc trưng riêng của nó ở tại Hoa Kỳ vào khoảng 1980, gồm những người Michael Cassidy và James Wong đã nhận biết. Khi tôi tình cờ sử dụng chữ làn sóng thứ ba vào năm 1983, tôi không hề nghĩ rằng liệu từ ngữ này sẽ được sử dụng luôn hay không. Chúng ta trong phong trào Hội Thánh tăng trưởng, đã học biết bằng kinh nghiệm rằng, có lẽ
  • 8. một trong năm từ mới được chứng minh là hữu hiệu đối với mọi người trừ ra người đã chế ra từ ấy. Nhưng bởi vì Kevin Perrotta đã chọn sử dụng từ ấy cho tựa đề của bài báo, là bài đã được trích dẫn và tái bản ở nhiều nơi khác, nên tôi đã quyết định tiếp tục công khai xưng nhận mình như là một thành viên của làn sóng thứ ba này. Chỉ có lịch sử mới cho biết là thuật ngữ ấy có được chấp nhận hay không. Để xác định ngày tháng, hai nhà khảo cứu được công nhận, một xuất thân từ làn sóng thứ nhất và người kia là từ làn sóng thứ hai, đã bắt đầu sử dụng từ ngữ này. Vinson Synan, một người thuộc giáo phái Ngũ tuần kinh điển đã giành được danh tiếng xứng đáng với tư cách một sử gia chính của phong trào, đã đưa một phần nói về làn sóng thứ ba vào trong tác phẩm mới đây của ông In the Latter Days. Ông nhận định: “Đến giữa thập niên 1980 đã có bằng chứng rõ ràng rằng ‘làn sóng thứ ba’ thật sự đã xâm nhập và các Hội Thánh chính thống mà không có sự lẫn lộn các nhãn hiệu đã từng gây ra những rắc rối lớn trong quá khứ.”6 Và David Barrett, một người Anh giáo thuộc phong trào ân tứ, nổi tiếng là nhà biên soạn cuốn Từ Điển Bách Khoa Thế Giới Cơ Đốc , mới đây đã tập trung sức lực của mình vào việc khảo sát các phong trào Ngũ tuần hoặc ân tứ. Trong các bảng thống kê mới nhất của ông, ông đã thêm vào một phần có tên làn sóng thứ ba. Trong một cuộc trao đổi riêng tư, ông đã thú nhận rằng lần đầu tiên khi nghe đến cụm từ này cách đây nhiều năm, ông đã không thích nó, nhưng sau khi suy nghĩ nhiều hơn hiện nay ông cảm thấy nó là một tên gọi chính xác cho một nhóm riêng biệt. Ông đã tính được 27 triệu người thuộc làn sóng thứ ba trên khắp thế giới vào năm 1987, và liệt kê đúng 50.000 người vào cuối năm 1970.7 Thời gian sẽ cho biết điều đó, nhưng trong lúc ấy tôi tiếp tục lập luận rằng, phải, hiện có cái được gọi là làn sóng thứ ba. NHỮNG NGƯỜI NGŨ TUẦN Nếu như có một làn sóng thứ ba, thì đều quan trọng cần phải biết khá chi tiết không những làn sóng thứ ba là gì, mà nó còn không là gì. Như chúng ta đã thấy, những người tự nhận mình thuộc làn sóng thứ ba thì đã chọn không coi mình là những người Ngũ tuần hoặc những người thuộc các phong trào ân tứ. Sự lựa chọn này không hàm ý họ là những người chỉ trích cả hai làn sóng kia. Tôi không tin bất cứ ai thuộc cả ba làn sóng này là đúng trong khi hai làn sóng kia là sai. Cả ba đều được cam kết với một thân thể, một Thánh Linh, một sự trông cậy, một Chúa Cứu, một đức tin, một phép báp tem và một Đức Chúa Trời là Cha của mọi người (xem Eph Ep 4:4-6). Hết thảy đều coi trọng thẩm quyền của Kinh Thánh và đều tin vào tính cấp bách của công tác truyền giáo cho thế giới. Tất cả đều xác quyết rằng quyền năng của Đức Chúa Trời đã được mô tả trong các sách Phúc Âm và Công vụ các sứ đồ
  • 9. đang hiệu lực khi Nước Đức Chúa Trời được bày tỏ khắp nơi trên thế giới ngày nay. Những điểm tương đồng lớn hơn rất nhiều những điểm khác biệt, nhưng có những sự khác biệt quan trọng, bởi vì mỗi nhóm đều cảm biết rằng Đức Chúa Trời đã chọn để gây dựng qua họ một cách đặc biệt. Những người Ngũ tuần đến trước nhất. Các sử gia đã tìm ra nguồn gốc của phong trào này hoặc là vào ngày 1.1.1901 khi các sinh viên trong trường Kinh Thánh Bethel của Charles Parham tạiTopeka, Kansas bắt đầu nói các thứ tiếng lạ, hoặc ở tại Phố Azusa nổi tiếng của Los Angeles được dẫn dắt bởi William J. Seymour từ năm 1906 đến năm 1909, hoặc là cả hai. Qua năm tháng, giáo lý quan trọng đã phân biệt những người Ngũ tuần với những người thuộc giáo phái Tin Lành đặt lòng tin nơi Kinh Thánh và được sanh lại khác đó là giáo lý của họ về “sự báp tem trong Đức Thánh Linh.” Như là một công việc của ân điển khác với “sự tái sanh” được kèm theo bởi việc nói các thứ tiếng lạ như là bằng chứng thuộc thể đầu tiên. Những người Tin Lành khác, đặc biệt là những người thuộc Wesleyan holiness persuasion đồng ý rằng có một công việc của ân điển thứ nhì, nhưng xem sự nên thánh cá nhân chứ không phải tiếng lạ là dấu hiệu xác nhận chính yếu của kinh nghiệm này. Ví dụ, sứ điệp rõ ràng chính yếu của người nổi tiếng là Ông Ngũ tuần, David du Plessis, có liên quan với “Jesus người làm báp tem.” Tôi đã có được đặc ân làm việc chung với David du Plessis trong những năm cuối cùng của đời ông, khi ông về với Chủng Viện Fuller (nơi tôi dạy) để thành lập một Trung Tâm Sinh Hoạt Thuộc Linh Cơ Đốc của David du Plessis. Ông thường xuyên kể về chức vụ rộng lớn suốt 50 năm của ông để bắt những chiếc cầu giữa những người Ngũ tuần và các Hội Thánh Cơ Đốc khác, cả Công giáo lẫn Tin lành. Ông đã mô tả một cách hầu như không thay đổi về trọng tâm chức vụ của ông khi chia sẻ tin mừng Chúa Giê-xu Christ, là Đầu của Hội thánh, là người làm báp tem và rằng phép báp tem của Ngài là ở trong Thánh Linh. Ông đã mô tả việc nói các thứ tiếng như là kết quả của việc báp tem trong Thánh Linh. Tiếp theo điều đó là bông trái của Đức Thánh Linh trong đời sống người tin Chúa và chức vụ với các ân tứ của Thánh Linh. Lần đầu tiên, khi tôi bắt đầu tiếp xúc với Du Plessis tôi đang ở trong các giai đoạn đầu của việc chứng kiến các dấu kỳ và các phép lạ trong chính chức vụ của mình và trong chức vụ của những người thân cận với tôi. Tôi còn nhớ rõ rằng khi tôi chia sẻ với lòng nhiệt thành điều tôi được chứng kiến, phản ứng của ông ta hầu như là buồn chán. Thật vậy, ông đã đưa ra một số những lời cảnh báo với tính cách của một người bề trên trong việc quá phấn khích về điều đó. Tôi đã khám phá rằng trong chức vụ cá nhân của chính ông, việc cầu nguyện cho người đau, việc đuổi quỷ và trông đợi các phép lạ đều đã có, nhưng chúng được coi như là một dấu hiệu tương đối thấp, nếu đem so với
  • 10. việc báp tem trong Đức Thánh Linh. Vì là nói chuyện với Ông Ngũ tuần, tôi đoán định rằng quan điểm của ông có lẽ hơn cả một quan điểm cá nhân, nhưng tượng trưng cho một phong trào. Nó được củng cố vững vàng hơn bởi một tuyên bố của Thomas F. Zimmerman, là Chủ Tịch của Hội Nghị Ngũ tuần Thế Giới trong suốt nhiều năm, kình chống Du Plessis như là người lãnh đạo Ngũ tuần hàng đầu. Cách đây vài năm, Zimmerman được tạp chí Christianity Today mời để bắt đầu phần giải thích của ông về “điều gì đúng trong giáo phái Ngũ tuần.” Ông đã tóm tắt các ý tưởng của mình dưới sáu đầu đề chính. Một trong số các chủ đề đó giải thích sứ điệp riêng biệt của những người Ngũ tuần như là “việc báp tem trong Đức Thánh Linh với việc nói các thứ tiếng.” Nhưng tôi thật ngạc nhiên khi phát hiện rằng không điều nào trong sáu điểm được nhấn mạnh là chức vụ công khai của việc chữa lành người đau và đuổi quỷ (mặc dầu những lời cầu nguyện cho người đau cũng được nhắc đến một cách tình cờ ở trong phần nói về sự thờ phượng).8 Cùng với giáo lý của việc báp tem trong Thánh Linh được chứng tỏ qua việc nói các thứ tiếng, phong trào Ngũ tuần kinh điển đã triển khai một quy ước về phẩm hạnh của người Cơ Đốc hầu như giống hệt với quy ước của những người Tin Lành chính thống, đặc biệt thịnh hành khắp Vành đai Thánh kinh của người Hoa kỳ (American Bible Belt). Đối với họ, việc chứng tỏ sự biệt mình khỏi thế gian là điều quan trọng qua việc kiêng tránh những điều như uống rượu, hút thuốc, khiêu vũ, đánh bài, xinê, chửi thề, và một số những trường hợp như trang điểm, đeo nữ trang, luôn có các kiểu tóc cầu kỳ. NHỮNG NGƯỜI THEO PHONG TRÀO ÂN TỨ Làn sóng thứ nhì, là phong trào ân tứ đã bắt đầu từ tháng tư năm 1960 khi Cha Dennis Bennett, giám mục của một nhà thờ Giám Mục Thánh Mác ở tại Van Nuys, California đã công khai làm chứng với hội chúng của mình rằng năm tháng trước đây ông đã nói các thứ tiếng đang khi cầu nguyện trong nhà của một số những người bạn. Những người đi đầu phong trào này ở tại châu Âu đã bắt đầu từ năm 1950, và thậm chí sớm hơn, tận năm 1910. Khi phong trào ân tứ đã lan rộng nhanh chóng khắp nước Mỹ vào thập niên 60 và 70, nó mang hình thức của các nhóm ân tứ phục hưng bên trong những giáo phái đã được thiết lập kể cả Giám Mục, Giáo Lý, Lutheran, Công giáo, Báp tít, Hội Thánh Đấng Christ, Mennonite, Chính thống, Trưởng lão, Hội Thánh Hiệp Nhất của Đấng Christ và các giáo phái khác. Sau đó, vào thập niên 1970, một hiện tượng mới mẻ và cực kỳ quan trọng bắt đầu hình thành, ấy là sự xuất hiện của các hội chúng ân tứ độc lập đứng riêng lẻ, và các nhóm hoặc các hội của các hội chúng, hoạt động như là những giáo phái nhỏ. Thật vậy, đến thập niên 1980 thì phong trào Hội Thánh ân tứ độc lập này đã trở thành một trong các bộ phận tôn giáo Hoa Kỳ tăng trưởng nhanh
  • 11. chóng nhất. Đặc điểm giáo lý quan trọng của phong trào ân tứ giống với đặc điểm của phong trào Ngũ tuần. Một trong những người lãnh đạo được công nhận rộng rãi của phong trào ân tứ là Larry Christenson, Người Đứng Đầu của Trung Tâm Renewal Lutheran International, đã nói như vầy: “Một điểm nổi bật của phong trào phục hưng ân tứ đó là một kinh nghiệm rộng khắp và nổi bật mà khởi đầu nhắm vào thân vị và các ân tứ của Đức Thánh Linh. Cụm từ được sử dụng phổ biến nhất để nói đến kinh nghiệm này là “Báp tem bằng Đức Thánh Linh.”9 Cũng như với những người Ngũ tuần, kinh nghiệm báp tem trong Thánh Linh là điều rõ ràng trong sự quy đạo và sự dạy dỗ mấu chốt của những người thuộc phong trào ân tứ. Tuy nhiên, cái nhìn của họ về tiếng lạ như là bằng chứng thuộc thể đầu tiên của việc báp tem thì không chặt chẽ như vậy. Vẫn theo lời của Christenson, ông khẳng định rằng tiếng lạ giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển phong trào. Ông nói: “Không có sự nhấn mạnh về tiếng lạ, thì chưa chắc đã có một phong trào Ngũ tuần hay phong trào ân tứ.”10 Dầu vậy, khi được hỏi tiếp, một số lượng ngày càng tăng những người lãnh đạo của phong trào phục hưng ân tứ thường thú nhận rằng một số những Cơ Đốc nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh, mà họ gọi là đã nhận được “phép báp tem,” có thể chưa bao giờ nói các thứ tiếng lạ. Tuy nhiên, trong sâu xa hầu hết mọi người trong số họ đều lập luận rằng mặc dầu tiếng lạ có thể không phải là điều không thể thiếu được, nhưng sự việc thường diễn tiến tốt đẹp hơn với tiếng lạ. Trong khi những khác biệt về giáo lý giữa những người Ngũ tuần và những người ân tứ đối với một người quan sát đứng bên ngoài dường như là rất ít, thì những khác biệt trong nếp sống Cơ Đốc thường rõ ràng hơn, và thật thế đã trở thành nguyên nhân của một sự xa lánh có chủ ý về phía những người Ngũ tuần đối với một số các anh chị em thuộc phong trào ân tứ. Đối với nhiều người thuộc phong trào ân tứ Lutheran, Trưởng Lão, Giám Mục, Công giáo và những người ân tứ thuộc Hội Thánh Hiệp Nhất, việc kiêng kỵ rượu bia, thuốc lá, xinê, khiêu vũ và những điều khác ít liên quan đến sự nên thánh của người Cơ Đốc. Điều này đã gây ra vấn đề không nhỏ đối với những mục sư Ngũ tuần là những người nhiều năm đã giảng dạy nghịch lại việc uống bia, rượu với cùng mức độ sốt sắng được sử dụng để kêu gọi từ bỏ tà dâm, đồng tính luyến ái, ăn cắp hoặc dối trá. Đi uống bia sau một buổi nhóm phục hưng nói tiếng lạ dường như là chuyện không thể có đối với những người Ngũ tuần. Đi xem biểu diễn thời trang là điều còn có thể chấp nhận được hơn. Công bình mà nói, các quy ước hành xử trong phong trào Hội Thánh ân tứ
  • 12. độc lập mới mẻ gần gũi với những người Ngũ tuần hơn các quy ước hành xử trong các phong trào phục hưng giáo phái. Nhưng một điểm căng thẳng khác biệt đã nổi lên ở đây. Không giống các nhóm phục hưng, nhiều người thuộc phong trào ân tứ độc lập đang năng nổ nhân bội các Hội Thánh và trong một số các trường hợp có các giáo phái mang chức năng mới. Đối với người ngoài, họ trông rất giống các Hội Thánh Ngũ tuần, mặc dầu những khác biệt tinh tế trong lối thờ phượng và chức vụ đã được lưu ý bởi những người bên trong. Một số những người Ngũ tuần giải thích điều này như là sự xâm lấn đất đáng ngại. May lắm thì họ sẽ bị những người lãnh đạo Ngũ tuần nhìn xem với một thái độ chúng ta - họ. Còn tệ nhất thì họ bị cáo tội “ăn cắp chiên.” LÀN SÓNG THỨ BA Làn sóng thứ ba khác với phong trào Ngũ tuần và phong trào ân tứ như thế nào? Để nhấn mạnh, tôi xin lặp lại điều tôi đã nói ở phần trước: Những điểm tương đồng lớn hơn rất nhiều so với những điểm dị biệt. Tuy nhiên, những điểm khác nhau không phải là không quan trọng, và tôi muốn nói đến những điểm khác nhau đó. Tôi xin được nói ngay từ ban đầu rằng tôi chỉ nói với tư cách của một cá nhân. Tôi không phải là Chủ tịch của Hội Nghị Làn Sóng Thứ Ba của Thế Giới - không có một thực thể như vậy tồn tại. Tôi chỉ là một trong số nhiều người lãnh đạo mà Chúa dường như đang dấy lên khắp nơi trên thế giới để gây dựng theo một phong cách của làn sóng thứ ba. Chính xác là có bao nhiêu người tôi cũng chưa biết, nhưng nếu ước tính của David Barrett về 27 triệu tín hữu đã làm việc chung với làn sóng thứ ba ở đâu đó gần chính xác, thì hẳn phải có một con số lớn về những người này. Phong trào này đang trong thời kỳ phôi thai của nó và những lời định nghĩa rõ ràng hơn sẽ rõ nét hơn khi thời gian trôi đi. Với tuyên bố từ chối đó, tôi có thể đi tiếp để nhấn mạnh cách mà tôi thấy làn sóng thứ ba vào thời điểm này. Khi tôi phân tích những đặc điểm của làn sóng thứ ba, có ba lãnh vực nổi bật: về giáo lý, về hàng giáo phẩm và sự thực nghiệm. 1. Những Điểm Nổi Bật về Giáo Lý Giữa vòng những người Tin Lành đặt lòng tin nơi Kinh Thánh, những khác biệt về giáo lý là có thể chấp nhận được trên cơ sở, bởi sự nhất trí đó là những vấn đề thứ yếu. Báp tem là một trường hợp điển hình. Những người thuộc Hội Giám Lý thì rảy nước, những người Báp tít thì dìm vào trong nước, và những người thuộc giáo phái Quaker thì “lau khô”. Mỗi giáo phái đều xác quyết vững chắc điều họ đang làm là đúng, nhưng thường thì họ khoan dung đối với những giáo phái khác. Hầu hết mọi người trong những ngày này không coi đó là điều đáng phải đánh nhau.
  • 13. Chính bản chất của thần học tự nó cho phép những khác biệt như vậy. Thần học không là gì hơn hoặc kém nỗ lực của loài người để giải thích Lời Đức Chúa Trời và những công việc của Đức Chúa Trời một cách hợp lý và có hệ thống. Hai nguồn phương tiện chính yếu về dữ kiện chính là Kinh Thánh và kinh nghiệm của người Cơ Đốc. Điều này không hàm ý rằng những con người khác nhau nhìn thấy Kinh Thánh theo những cách khác nhau và họ giải thích kinh nghiệm bằng những cách khác nhau. Và bởi vì có những sự bất đồng, điều đó không hàm ý rằng một quan điểm này nhất thiết phải là sai. Chúng vẫn có thể đều đúng cả, mỗi quan điểm nhấn mạnh các khía cạnh quan trọng của lẽ thật Đức Chúa Trời. Các vấn đề quan trọng về giáo lý phân rẽ làn sóng thứ ba với hai làn sóng kể trên bao gồm một số những giáo lý thứ yếu này, đặc biệt là báp tem trong Thánh Linh, tiếng lạ và các ân tứ thuộc linh. Cả hai quan điểm đều chấp nhận Kinh Thánh là nguồn thẩm quyền tối hậu của họ. Và cả hai đều tuân giữ những kinh nghiệm Cơ Đốc giống nhau. Ví dụ, (a) một số Cơ Đốc nhân, tiếp theo sự tái sanh, kinh nghiệm một sự ban năng lực sâu xa của Đức Thánh Linh trong đời sống họ, và đối với một số người điều đó xảy ra trên một lần; (b) một số Cơ Đốc nhân nói các tiếng lạ còn một số thì không; (c) đôi khi (a) và (b) là các phần của cùng một kinh nghiệm, nhưng đôi khi thì không. Như vậy, làm thế nào để chúng ta giải thích điều Kinh Thánh dạy và điều chúng ta học từ kinh nghiệm Cơ Đốc? Như chúng ta đã thấy, hầu hết những người Ngũ tuần và những người thuộc phong trào ân tứ gọi kinh nghiệm ấy là báp tem trong Thánh Linh và dạy rằng bạn có thể biết điều đó thật sự xảy ra hay chưa đối với bạn là bởi việc bạn có nói tiếng lạ hay không. Họ hậu thuẫn cho điều đó bằng cách liên hệ trong Lời của Chúa Giê-xu: “Nhưng trong ít ngày, các ngươi sẽ chịu phép báp tem bằng Đức Thánh Linh” (Cong Cv 1:5) với lễ Ngũ tuần nơi mà 120 người ở tại phòng cao “đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác” (2:4). Đây là một sự giải thích hợp lý và có hệ thống về dữ kiện nầy. Tôi tin rằng việc được đầy dẫy Đức Thánh Linh là ... điều mà Cơ Đốc nhân mong đợi phải được lặp đi lặp lại từ lúc này sang lúc khác suốt trong đời sống Cơ Đốc. Mặc dù thừa nhận điều đó, tôi tự nhiên tin rằng cách hiểu của tôi về dữ kiện này thậm chí còn hợp lý và có hệ thống hơn của họ. Sau đây là những quan điểm của tôi trong một hình thức được rút gọn: Nhận định đầu tiên của tôi là hiện tượng những Cơ Đốc nhân được ban năng lực bởi Đức Thánh Linh như vậy được coi như là việc đổ đầy chứ không phải là việc báp tem trong Tân ước. Thật vậy, ký thuật của Kinh Thánh về kinh nghiệm Lễ Ngũ tuần tự nó không nói rằng người tin Chúa được “báp
  • 14. tem trong Thánh Linh” mà nói rằng họ được “đổ đầy Thánh Linh” (2:4). Tôi hiểu phần giới thiệu Tin Lành cho người Do Thái (xem 2:1-47), cho người Samari (xem 8:1-40) và cho dân ngoại (xem 10:1-48) như là ba giai đoạn của “sự kiện Ngũ tuần” hoàn toàn, là điều đã xảy ra mang tính cách lịch sử một lần cho mọi người. Tiếp sau điều đó, người tin Chúa vẫn cần phải được đổ đầy Đức Thánh Linh. Có lẽ một số, nếu không phải tất cả, trong nhóm những người được mô tả trong 4:30 đã có mặt ở tại lễ Ngũ tuần. Chắc chắn Phierơ và Giăng đã có mặt. Nhưng “họ đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh” một lần nữa vào dịp này. Những ví dụ khác trong Kinh Thánh có thể được cho. Tôi tin rằng việc được đầy dẫy Đức Thánh Linh là điều gì đó không bị giới hạn đối với kinh nghiệm một lần đủ cả (như kinh nghiệm tái sanh ), mà đó là điều Cơ Đốc nhân cần phải mong đợi được tái diễn từ lúc này sang lúc khác suốt đời sống Cơ Đốc của mình . Nhận xét thứ nhì của tôi là phép báp tem của Đức Thánh Linh là một kinh nghiệm một lần đủ cả thật sự đầy đủ và rằng điều đó xảy ra khi chúng ta được sanh lại. ICo1Cr 12:13 chép rằng: “Chúng ta ... đã chịu phép báp tem chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân.” Tôi nhận ra rằng David du Plessis thường nói ở đây Đức Thánh Linh là Đấng làm báp tem, nhưng chúng ta cũng hãy tìm kiếm một kinh nghiệm thứ hai đối với Chúa Giê-xu là Đấng làm báp tem. Đó là sự khác biệt của chúng ta. Nhận xét thứ ba của tôi là việc nói tiếng lạ là một ân tứ thuộc linh. Đây cũng chỉ là một trong 27 ân tứ thuộc linh khác nhau mà tôi tin là Đức Chúa Trời đã phân phát khắp thân thể Đấng Christ “theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người” (12:11). Một số người có ân tứ nói tiếng lạ và một số người không có, cũng như một số người có ân tứ truyền giáo, tiếp khách hoặc dạy dỗ và một số người không có. Nhận xét thứ tư của tôi là một người có thể được đầy dẫy Đức Thánh Linh, bộc lộ bông trái Đức Thánh Linh, hầu việc Chúa bằng các ân tứ thuộc linh trong quyền năng, và là một ống dẫn cho việc chữa lành người đau và đuổi quỷ, tất cả, mà không nói tiếng lạ. Rốt lại, sứ đồ Phaolô đã nêu lên câu hỏi: “Có phải cả thảy đều nói tiếng lạ sao?” (12:30). Câu trả lời rõ ràng là không. Vì vậy, trong làn sóng thứ ba bạn sẽ không thấy những người khuyến khích những Cơ Đốc nhân khác tìm kiếm phép báp tem trong Thánh Linh và bạn sẽ không thấy tiếng lạ được nhấn mạnh hơn bất cứ ân tứ nào khác. Liên quan đến điều này là giáo lý về các ân tứ thuộc linh. Nhiều người Ngũ tuần và ân tứ có khuynh hướng nhấn mạnh đến chín ân tứ trong 12:8-10, coi chúng như là điều gì đó chỉ tỏ về chức vụ đầy dẫy Thánh Linh nhiều hơn là 18 ân tứ kia. Thêm vào đó là quan niệm cho rằng người tin Chúa, khi được báp tem trong Thánh Linh (như những người Ngũ tuần hoặc ân tứ hiểu) có
  • 15. được tiềm năng sử dụng tất cả chín ân tứ suốt trong đời sống Cơ Đốc của họ. Làn sóng thứ ba, như tôi sẽ giải thích vào đúng tiến trình, có một cái nhìn khác hơn về những vấn đề này, là điều mà một lần nữa tôi xin nhấn mạnh, là các giáo lý thứ yếu. 2. Những đặc điểm về Hội Thánh Một đặc điểm chính yếu của làn sóng thứ ba là tránh sự chia rẽ hầu như ở bất cứ giá nào. Thành phần nòng cốt của làn sóng thứ ba bao gồm những tín hữu Tin Lành là những người thỏa lòng với sự sáp nhập giáo hội hiện tại của họ và mong muốn nó được giữ nguyên như vậy. Một trong những lý do khiến một số những người Tin Lành quyết định không muốn giống với phong trào Ngũ tuần hoặc ân tứ là vì hai phong trào này đều đã mang tai tiếng về sự chia rẽ. Đối với một số người, đây là một hình phạt tồi tệ, nhưng trong nhiều trường hợp nó lại xứng đáng. Ví dụ, những người Ngũ tuần đầu tiên, phần lớn nổi lên từ phong trào thánh khiết. Mặc dầu đó không phải là ý định hoặc mong muốn ban đầu của họ, nhưng họ đã ly khai và hình thành các giáo phái riêng của mình sau khi ở trong con đường của Luther và Wesley. Hội thánh của Nazarene, đó là dẫn chứng một trường hợp, ban đầu được gọi là Hội Thánh Ngũ tuần của Nazarene. Nhưng họ đã phản ứng quá mạnh mẽ chống lại điều mà họ coi là một sự nhấn mạnh không đúng Kinh Thánh về tiếng lạ giữa vòng những người Ngũ tuần mà họ bị ép phải từ bỏ phần đó trong tên gọi của họ, và ba thế hệ sau đó họ vẫn đang day dứt. Phong trào phục hưng ân tứ đã để lại một vết hằn nổi bật về sự phân rẽ của các Hội Thánh suốt các thập niên 60 và 70. Vào thập kỷ 80, nan đề của sự phân rẽ đã giảm đi nhiều, hết thảy chúng ta đầy lòng cảm tạ vì điều đó. Nhưng những ký ức tôn giáo thì dài, và nỗi lo sợ rằng lịch sử có thể lặp lại sự vương vấn của bản thân nó nhiều nơi. Những người lãnh đạo của làn sóng thứ ba đang sẵn sàng để thỏa hiệp ở bất cứ những điểm nào ngõ hầu không làm xáo trộn chủ trương, chức vụ của một hội chúng Tin Lành truyền thống. Tôi thấy chính mình đang liên tục thỏa hiệp khi tôi tìm cách gây dựng ở tại Hội Thánh của Giáo Hội Lake Avenue, ở tại Chủng Viện Thần Học Fuller và trong nhiều khóa hội thảo được tài trợ bởi hiệp hội Charles E. Fuller dành cho việc Truyền Giáo và Tăng Trưởng Hội Thánh. Và tôi vui mừng làm điều đó bởi vì tôi cảm thấy điều đó là sự kêu gọi hiện nay của Đức Chúa Trời dành cho đời sống tôi. Nhưng nhiều người trong số những người đồng thời với tôi thấy rằng họ không thể làm như vậy bởi vì họ cảm biết Đức Chúa Trời đang kêu gọi họ qua một cách khác. Một số trong vòng họ hiện nay là mục sư của các Hội Thánh độc lập là nơi họ có thể làm hầu như mọi điều họ muốn làm theo cách họ muốn. Theo quan điểm của tôi, họ đang ở nơi Chúa muốn họ ở và tôi đang ở nơi Chúa muốn mình ở. Họ ở trong làn sóng thứ hai; còn tôi ở trong
  • 16. làn sóng thứ ba. Một trong những lãnh vực thỏa hiệp mà tôi coi là quan trọng trong bối cảnh đặc biệt của mình có liên quan đến tiếng lạ công khai. Một lãnh vực chính của chức vụ tôi, như tôi sẽ mô tả chi tiết hơn về sau, là lớp học Trường Chúa Nhật của tôi ở tại Hội Thánh Hội Chúng Lake Avenue được gọi là Hiệp Hội Thông Công 120 người. Đó là một nhóm làn sóng thứ ba khoảng 100 người lớn. Vào lúc đầu, khi nhiều ân tứ thuộc linh đã trở nên rõ ràng trong lớp học, tôi giải quyết tiếng lạ công khai bằng cách tuyệt đối cấm việc sử dụng chúng. Tôi làm điều này vì hai lý do. Lý do thứ nhất là vì tôi biết đủ về lịch sử phân rẽ của ân tứ để nhận ra rằng tiếng lạ công khai là một trong những yếu tố phân rẽ hơn hết. (Các nan đề với tiếng lạ thật sự đã có từ Hội Thánh Côrinhtô). Ao ước của tôi đối với sự hiệp nhất thân thể Chúa lớn hơn ao ước muốn được nhìn thấy mọi ân tứ được tỏ ra. Tôi muốn đồng tình với vị mục sư quản nhiệm của tôi là Paul Cedar. Trong một cuộc tư vấn riêng tư, ông đã khích lệ tôi đừng cho phép mọi người sử dụng tiếng lạ trong lớp học. Ông nói rằng một số các người bạn trong phong trào ân tứ của ông đã giữ cùng một lập trường đó. Tuy nhiên, ông khích lệ tôi hãy để Thánh Linh dẫn dắt. Nguyên tắc của ông đối với các chức năng của Hội Thánh là không có tiếng lạ công khai. Tôi cảm thấy hẳn là không khôn ngoan khi tôi để cho lớp học chọn một phương hướng khác đối với một vấn đề có tiềm năng bùng nổ như vậy. Khi tôi cho lớp học biết nguyên tắc của chúng tôi, một số đã đến gặp tôi và nói: Ông không sợ dập tắt Thánh Linh sao? Câu trả lời của tôi là: Vâng; tôi thật sự đã dè dặt trong lãnh vực đó bởi vì Kinh Thánh chép rằng: “đừng ngăn trở chi về điều nói tiếng lạ” (14:39). Nhưng đây là một sự liều mình mà tôi sẵn sàng làm bởi vì câu Kinh Thánh kế tiếp chép rằng: “Nhưng mọi sự đều nên làm cho phải phép và theo thứ tự” (câu 40). Hơn nữa, nếu Thánh Linh bị dập tắt, tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đức Chúa Trời sẽ không quở trách cá nhân bạn nếu bạn kiềm hãm việc sử dụng tiếng lạ công khai vì vâng lời những người nắm quyền trên bạn trong Chúa. Một sự liều lĩnh thuộc linh lớn hơn đối với bạn là không vâng lời. Không biết chúng tôi có mất các thành viên nào trong lớp vì một mình lý do đó không, tôi không biết. Tôi ngờ rằng có lẽ chúng tôi đã mất một hoặc hai người là nhiều nhất. Một điểm cuối liên quan đến các vấn đề giáo hội là ngữ nghĩa. Một trong những nguyên nhân chính gây nên chia rẽ là sự sáng tạo vô tình các loại Cơ Đốc nhân hạng một và Cơ Đốc nhân hạng hai trong cùng một hội chúng. Mặc dầu, những người tốt nhất trong phong trào ân tứ đã mạnh mẽ ra sức phủ nhận điều này, song khó có bất cứ cách nào để tránh được những thành ngữ cho thấy những người đã nhận được “kinh nghiệm” này đã bước một bước quan trọng lên một mức thuộc linh cao hơn là họ đã từng có trước kia.
  • 17. Và trong tình yêu Cơ Đốc chân thật, họ không thể làm gì khác hơn là lui lại và ra sức giúp các anh chị em mình trong Chúa bước lên cùng một bước ấy. Cụm từ phổ biến nhất được dùng để mô tả tình trạng thuộc linh mới mẻ này là một tính từ đầy dẫy Thánh Linh. Cụm từ này phổ biến đến nỗi có nhiều người không nhận biết làm thế nào mà nó lại chia rẽ như vậy. Tất nhiên là nó không phân rẽ, trong một Hội Thánh Ngũ tuần hoặc ân tứ, nơi mà việc tìm kiếm sự báp tem trong Thánh Linh là một phần không thể thiếu được của chủ trương chức vụ. Nhưng nó dễ dàng có trong một Hội Thánh Tin Lành, nơi mà số lượng đông đảo những Cơ Đốc nhân trưởng thành đang bước đi gần gũi với Chúa có thể bị làm cho họ có cảm giác mình là Cơ Đốc nhân thuộc hạng hai bởi vì họ không hề nói tiếng lạ cũng không thích ở xung quanh những người nói tiếng lạ. Để hiểu sự lan tràn của cụm từ này, bạn hãy kiểm tra xem nó được sử dụng trung bình một giờ bao nhiêu lần trong một buổi nói chuyện trên ti vi qua chương trình Cơ Đốc. Chúng tôi thường nghe nói về các Hội Thánh đầy dẫy Thánh Linh và các khóa hội thảo đầy dẫy Thánh Linh cũng như cách nhóm học Kinh Thánh đầy dẫy Thánh Linh. Tôi đã thấy một bức thư mới đây gửi cho các nhà biên tập của tờ Charisma ám chỉ đến tờ báo ấy như là một tạp chí đầy dẫy Thánh Linh. Vì những lý do đó, những Cơ Đốc nhân thuộc làn sóng thứ ba không thích được coi như là người đầy dẫy Thánh Linh. Và vì những lý do tương tự, phần lớn là vì những phiền toái mang tính lịch sử mà nó mang theo, họ thích không bị gọi là những người thuộc phong trào ân tứ hơn. 3. Những đặc điểm về kinh nghiệm Như chúng ta đã thấy, cánh cửa để được nhận vào trong hầu hết giới những người Ngũ tuần và ân tứ là phép báp tem trong Đức Thánh Linh. Bởi vì đây là một sự kiện một lần đủ cả, nó được nhớ lại, được ăn mừng và được chứng minh đối với hầu hết mọi người một cách thường xuyên và chính xác như là sự tái sanh. Điều này đặc biệt đúng đối với những người được nuôi dưỡng trong các gia đình Cơ Đốc, là những người không thể nhớ thời điểm chính xác của sự quy đạo. Ví dụ, tôi đã rất say mê khi đọc lịch sử tuyệt vời của Vinson Synan về Sự Bùng Nổ Ngũ tuần của Thế Kỷ Hai Mươi (The Twentieth-Century Pentecostal Explosion). Trong đó ông tìm được nguồn gốc và sự phát triển của 16 trong số các phong trào ân tứ hay Ngũ tuần đương thời. Tác phẩm tiết lộ để lưu ý thế nào “kinh nghiệm” này hay là “báp tem”này đã trang bị sợi dây ban đầu để ràng buộc họ với nhau dầu họ là thuộc giáo phái Lutheran, Công Giáo, Foursquare, Giám Lý hoặc bất cứ giáo phái nào khác. Chỉ trên một trang mô tả những người Báp tít như là một trường hợp điển hình trong đó chúng ta đọc thấy: “Clark ước tính ít nhất một phần ba tất cả những nhà truyền giáo thuộc giáo phái này (những người Báp tít Hoa Kỳ) đã từng có
  • 18. một ‘kinh nghiệm ân tứ.’” Và “Chẳng ai biết có bao nhiêu mục sư và nhà truyền giáo Báp tít phía Nam đã nhận được kinh nghiệm Ngũ tuần.” Và “người ta cũng đồn rằng một tỉ lệ cao tất cả những nhà truyền giáo Báp tít phía Nam trong lãnh vực truyền giáo đều đã nói tiếng lạ.”11 Làn sóng thứ ba không nhấn mạnh kinh nghiệm một lần đủ cả ấy để xác định biên giới giữa việc có thuộc về ân tứ hay không. Nét đặc thù về mặt thực nghiệm chủ yếu dành cho làn sóng thứ ba là chức vụ hầu việc Chúa, đặc biệt việc chữa lành người bệnh và đuổi các quỷ. Và điều này hóa ra lại là một sự nhấn mạnh của một tập thể, là thân thể Đấng Christ hơn là sự nhấn mạnh của một cá nhân, mặc dầu chức vụ cá nhân là quan trọng. Điều này vận hành như thế nào mới là trọng tâm chính của cuốn sách này. LÀN SÓNG THỨ BA VÀ NHỮNG NGƯỜI TIN LÀNH Bối cảnh của làn sóng thứ ba là cộng đồng Tin Lành. Từ khi có hàng chục ngàn từ đã được viết ra nhằm nỗ lực định nghĩa từ Tin Lành (evangelical) nhằm thỏa mãn mọi người mà vẫn không thành công mấy, tôi đặc biệt không có ý định thêm vào sự lẫn lộn ấy. Điều tôi hàm ý khi dùng chữ Tin Lành trong cuốn sách này không có gì phức tạp. Tôi đang sử dụng từ này theo cách mà hầu hết những Cơ Đốc nhân ngồi trong các dãy ghế nhà thờ đều hiểu ở đây và hiện bây giờ tại Hoa Kỳ. Tôi chỉ hàm ý điều được ra đời ở Wheaton, Cơ Đốc giáo ngày nay, Trường Kinh Thánh Moody, Hội Nghị Lausanne, InterVarsity, Gospel Light, Billy Graham, Báp tít phía Nam, loại Tin Lành của Zondervan. Bao gồm một phần sự trùng lặp bên tay phải với những người thuộc chính thống và bên tay trái với những người Tin Lành hòa giải. Tôi nhận biết rằng theo ý nghĩa rộng lớn nhất thì tất cả những người Ngũ tuần và ân tứ đều nằm thích hợp bên dưới chiếc dù Tin Lành, nhưng hiện bây giờ tôi đang dùng từ này với một ý nghĩa hẹp hơn, là ý nghĩa không bao gồm những người Ngũ tuần hoặc ân tứ. Nếu làn sóng thứ ba muốn tuôn chảy tràn trề, nó phải tuôn tràn chủ yếu giữa vòng những người Tin Lành như tôi đã mô tả họ. Nhưng điều này không tự động mà có. Nó không tuôn tràn qua đặc tính Tin Lành một cách dễ dàng và tự nhiên như là một quyển sách của Chuck Swindoll hay là một bộ phim của James Dobson. Các thập kỷ về thuật hùng biện chống Ngũ tuần đã dấy lên một số những hàng rào khó vượt qua. Seduction of Christianity ( Sức Lôi Cuốn của Cơ Đốc Giáo) của Dave Hunt vẫn đứng trên đầu cuốn Power Evangelism (Tin lành quyền năng) của John Wimber trong danh sách các tác phẩm Tin Lành bán chạy nhất hiện nay. Đối với nhiều người Tin Lành, cách giải thích của tôi về làn sóng thứ ba trong chương này nghe có vẻ không có ý nghĩa. Họ sẽ nhìn vào đó đơn giản như một hình thức che đậy sơ sài của giáo phái Ngũ tuần. Rốt lại, há không phải làn sóng thứ ba cũng nắm giữ việc những chữa lành và việc giải phóng
  • 19. khỏi các tà linh hay sao? Há không phải một số người cũng nói tiếng lạ thường xuyên hay sao? Không có những lời xưng nhận đối với các phép lạ và những lời tiên tri cùng những khải tượng và những lời về sự thông biết sao? Há không phải thân vị và công việc của Đức Thánh Linh được nhấn mạnh hay sao? Tất cả điều này nghe có vẻ đáng ngờ đối với những người Tin Lành là những kẻ mà hai thế hệ qua, trong phản ứng (một vài phản ứng đã được chứng minh là đúng) với những sự thái quá trong phong trào Ngũ tuần, đã được dạy điều mà Richard Lovelace thuộc Chủng Viện Gordon-Conwell nói bông đùa gọi là giáo lý về sự khiêm nhường của Đức Thánh Linh. Một sự hiểu lầm về GiGa 16:13 đã đưa nhiều người đến chỗ tin rằng Đức Thánh Linh không bao giờ nói về chính mình Ngài. Lovelace nhận định: “Chính ân tứ này không những đã loại trừ phong trào Tin Lành mà thậm chí còn là nguy hiểm khi nói quá nhiều về Đức Thánh Linh.”12 Thần học Tin Lành Cải Chánh, vốn bắt nguồn từ Benjamin Warfield thuộc Princeton và John Calvin, đã dạy rằng các ân tứ dấu kỳ như là tiếng lạ, thông giải các thứ tiếng, chữa lành và các phép lạ đã chấm dứt với thời các sứ đồ. Mặc dầu từ đó ông đã giải thích quan điểm của mình, John R. W. Stott đã phản ánh quan điểm chung của Tin Lành vào thời đó khi ông tuyên bố ở tại Hội Nghị Thế Giới về Truyền Giáo tại Berlin năm 1966: “Sứ mạng của Hội Thánh không phải là chữa lành kẻ đau mà là giảng Tin Lành ... Hội thánh ngày nay không có thẩm quyền để thi hành một chức vụ thường xuyên về việc chữa bệnh bằng phép lạ.”13 Gần đây hơn, J. I. Packer, là người cảm thấy rằng ban bồi thẩm vẫn còn đang họp bàn xem xét về vấn đề không biết các ân tứ dấu kỳ có còn tiếp tục sau thời các sứ đồ hay không, nói rằng: “Lý thuyết về các ân tứ dấu kỳ của những người chủ trương phục hưng, là điều mà phong trào ân tứ cũng đã kế thừa từ phong trào Ngũ tuần trước nữa, hiện nay không áp dụng được; không ai có thể quả quyết, và cũng không có vẻ như là các ân tứ về tiếng lạ, thông giải, chữa lành và các phép lạ của thời Tân ước đã được khôi phục lại.”14 Tôi có thể hiểu được điều này bởi vì nó giống với điều mà tôi đã được dạy khi theo học ở tại Trường Thần Học Fuller vào những năm 1950. Thần học theo thuyết định kỳ, vốn đã được mô tả trong nhiều trường thần học Tin Lành nổi tiếng cũng như các trường Kinh Thánh trong nước, đã củng cố khuynh hướng Tin Lành này. John F. MacArthur, Jr. nói rằng: “Đây là một tuyên bố rõ ràng và đúng Kinh Thánh cho thấy các phép lạ, dấu kỳ và ân tứ dấu lạ đã được ban cho trong đời các sứ đồ đầu tiên nhằm làm cho vững rằng họ là các sứ giả của một sự mặc khải mới.”15 Dave Breese lập luận rằng: “Chức năng của các phép lạ theo thánh kinh đã chấm dứt, trong đó lời được viết ra của Đức Chúa Trời đã được chứng thực
  • 20. bằng các dấu kỳ, các phép lạ, các dấu dị và các ân tứ của Đức Thánh Linh rồi.”16 Quan điểm của Ray Stedman về các dấu kỳ và phép lạ cùng các sự kiện quyền năng mà chúng ta tìm thấy trong Tân Ước là “chúng là các dấu kỳ để nhận biết các sứ đồ, chứ không bao giờ có ý định dành cho Hội Thánh nói chung.”17 Điều quan trọng cần phải hiểu đó là không người nào trong số các tác giả Tin Lành này theo như tôi được biết, từ chối rằng ngày nay Đức Chúa Trời có chữa lành. Vấn đề là hoặc Ngài có sử dụng các ân tứ dấu kỳ như là phương tiện để hoàn thành chức vụ này hay không. Đối với một bộ phận lớn của hệ thống Tin Lành, là số góp phần trong Giáo Hội Cải Chánh hoặc định kỳ thuyết, cho rằng các ân tứ dấu kỳ đã chấm dứt, thì làn sóng thứ ba xuất hiện được ngầm hiểu như là một sự đe dọa. Tuy nhiên, theo quan niệm của tôi thì những thái độ này đã và đang thay đổi trong khoảng 10 năm qua. Khi các Hội Thánh Cơ Đốc hiện thời phát triển các chủ trương của họ về chức vụ, họ thường làm tốt để cho công chúng biết họ nhận định chính mình ở đâu trên toàn bộ phạm vi: từ ân tứ đến không ân tứ - cởi mở; đến không ân tứ - khép kín; đến chống ân tứ. Khi năm tháng trôi đi, dường như khuynh hướng giữa vòng những người Tin Lành là đã dịch chuyển khỏi vị trí chống ân tứ và hướng đến vị trí không ân tứ. Một số cởi mở và bảo rằng: “Chúng tôi hoan nghênh những người thực hành ân tứ như là một phần của Hội Thánh chúng tôi với việc hiểu rằng họ đang gia nhập vào một Hội Thánh không ân tứ. Họ có thể thực thi các ân tứ của mình, nhưng không tham gia vào chương trình chính thức của Hội Thánh chúng tôi.” Một số thì khép kín hơn và bảo rằng: “Chúng tôi xác nhận Ngũ tuần và Cơ Đốc giáo ân tứ là một phần của công việc Đức Chúa Trời trong thế giới ngày nay, nhưng chúng tôi cảm thấy nó không dành cho chúng tôi hoặc về lý thuyết hoặc về thực hành. Nếu bạn là người của phong trào ân tứ có lẽ bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn ở một Hội Thánh khác.” Tôi thích cách các Mục Sư George Mallone, John Opmeer, Jeff Kirby và Paul Stevens cô đọng thiên lộ lịch trình của họ. Không một ai trong số họ tự coi mình là một mục sư ân tứ thuộc Hội Thánh ân tứ. Họ thú nhận rằng: “Nền tảng của chúng tôi đều thuộc định kỳ thuyết hoặc cải chánh, đã dạy chúng tôi tin rằng những ân tứ công khai của Đức Thánh Linh đã chấm dứt từ thời các sứ đồ. Để đỗ trong các bài thi thần học tất cả chúng tôi đều phải chấp nhận đường lối của tổ chức.” Tuy nhiên, một khi đã rời chủng viện và bắt đầu tham gia vào chức vụ trong những giai đoạn thời kỳ khác nhau, họ thấy chính mình dự phần vào khuynh hướng mà tôi đang mô tả. Hiện nay, họ đã đi đến ba kết luận: (1) sự đình chỉ các ân tứ nhất định đã không được dạy trong Kinh Thánh ;
  • 21. (2) Hội Thánh đã vô cùng yếu ớt và thiếu sức sống vì cớ thiếu các ân tứ này ; và (3) điều chúng ta đang chứng kiến trong kinh nghiệm của chính mình đã gợi ý rằng các ân tứ này có sẵn dành cho Hội Thánh ngày nay .18 Điều này nghe như làn sóng thứ ba đối với tôi vậy. Hãy lưu ý, một yếu tố quan trọng trong việc thay đổi tâm trí của những mục sư Tin Lành này là kinh nghiệm cá nhân của họ về sức mạnh siêu nhiên của Đức Chúa Trời trong chức vụ của họ. Điều này phù hợp với nhận định của tôi rằng một sự phơi bày trực tiếp trước một việc chữa lành, một phép lạ, một lời tri thức hoặc một sự giải cứu khỏi các quỷ là yếu tố duy nhất thường xuyên hơn hết cảm động những người Tin Lành đi từ chỗ hoài nghi các dấu kỳ và các phép lạ đến chỗ đặt lòng tin và cởi mở rồi sau đó là đích thân dự phần vào loại chức vụ thuộc làn sóng thứ ba. Làm thế nào mà điều này xảy ra với tôi, tôi sẽ mô tả trong chương tiếp theo. Ghi chú 1. C. Peter Wagner, On the Crest of the Wave (Ventura, CA: Regal Books, Div. Of Gospel Light Publications, 1983), pp. 19-21. 2. C. Peter Wagner, Spiritual Power and Church Growth (Wheaton, IL: Creation House, 1987). 3. Michael Cassidy, Bursting the Wineskins (Wheaton, IL: Harold Shaw, 1983), p. 11. 4. James Wong, “Reaching the Unreached,” The Courier, Mar.-Apr., 1984, p. 6. 5. C. Peter Wagner, “A Third Wave?” Pastoral Renewal, July.-Aug., 1983, pp. 1-5. 6. Vinson Synan, In the Latter Days: The Outpouring of the Holy Spirit in the Twentieth Century (Ann Arbor, MI: Servant Books, 1984), p. 137. 7. David Barrett, World Christian Encyclopedia (New York: Oxford University Press, Inc., 1982). 8. Thomas F. Zimmerman, “Priorities and Beliefs of Pentcostals,” Christianity Today, Sept. 4, 1981, pp. 36,37. 9. Larry Christenson, “Baptism with the Holy Spirit,” Focus Newsletter, Fellowship of Charismatic Christians in the United Church of Christ, June 1985, pp. 1-3. 10. Ibid., p. 3. 11. Vinson Synan, The Twentieth-Century Pentecostal Explosion (Altamonte Springs, Fuller: Creation House, 1987), pp. 33-34. 12. Richard Lovelace, “We Need Other Christians,” Charisma, May 1984, p. 10.
  • 22. 13. John R. W. Stott, “The Great Commission,” One Race, One Gospel, One Task, Carl F. H. Henry and W. Stanley Mooneyham, eds. (Minneapolis: World Wide Publications, 1967), Vol. 1, p. 51. 14. J. I. Packer, Keep in Step with the Spirit (Old Tappan, NJ: Fleming H. Revell Co., 1984), p. 229. 15. John F. MacArthur, Jr., The Charismatics (Grand Rapids, MI: Zondervan Academie Books), 1978, p. 78. 16. Dave Breese, Satan’s Ten Most Believable Lies (Chicago: Moody Press, 1974), p. 86. 17. Ray Stedman, Acts 1-12: Birth of the Body (Ventura, CA: Regal Books, Div. Of Gospel Light Publications, 1974), p. 105. 18. George Mallone, Those Controversial Gifts (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1983), p. 11. TÔI ĐÃ BƯỚC VÀO LÀN SÓNG THỨ BA NHƯ THẾ NÀO Nhiều người hỏi tôi: Ông thuộc giáo phái nào? Tôi không thuộc giáo phái nào cả. Tôi tin Chúa từ bối cảnh là một người ngoại. Tôi được nuôi dưỡng trong một bầu không khí gia đình hạnh phúc, bình tịnh, nơi mà chúng tôi rất yêu thương nhau, nhưng Hội Thánh hay Đức Chúa Trời, hoặc Chúa Giê-xu hay Kinh Thánh không phải là một phần trong lối sống của chúng tôi. Sau khi rời gia đình để theo học đại học, tôi đã gặp một thiếu nữ trẻ tên là Doris, là người mà tôi quyết định muốn lấy làm vợ. Khi cầu hôn nàng, nàng bảo với tôi rằng nàng không thể lấy tôi bởi vì nàng đã hứa với Chúa sẽ chỉ kết hôn với một Cơ Đốc nhân. Tôi trả lời rằng tôi sẽ vui mừng được trở thành một Cơ Đốc nhân. Nàng nói còn một điều nữa: Nàng cũng đã hứa với Chúa sẽ trở thành một người truyền giáo. Bấy giờ, tôi chưa có một ý tưởng rõ rệt về truyền giáo là người thế nào, nhưng khi nàng đã giải thích, tôi cũng đã đồng ý với điều đó. Vì vậy, vào năm 1950 chúng tôi đã cùng quỳ gối ở trước trang trại của bố mẹ nàng ở tại phía Bắc New York, là nơi tôi đã tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa và là Chủ đời sống mình, đồng thời tôi đã dâng mình làm nhà truyền giáo hầu việc Chúa. Nàng đã trả lời vâng với tôi vào lúc ấy, và hiện nay chúng tôi đang hướng đến lễ kỷ mừng sinh nhật đám cưới chúng tôi lần thứ 38. TRỞ THÀNH NHỮNG NGƯỜI TIN LÀNH Mặc dù Doris đã được nuôi dưỡng trong một gia đình Cơ Đốc, song đó là một nhà thờ nằm gần đường xe lửa chính, khá xa trụ sở Cơ Đốc giáo Tin Lành. Thật ra, đúng một tuần trước khi chúng tôi gặp nhau thì nàng mới kinh
  • 23. nghiệm sự tái sanh. Vì vậy, khi chúng tôi kết hôn, chúng tôi đã gia nhập Hội Thánh gần nhà mình nhất. Đó là một Hội Thánh thuộc chi nhánh của một giáo phái tiêu chuẩn, thường là vô danh vào thời điểm ấy. Chúng tôi gìn giữ tư cách thành viên của Hội Thánh mình một cách nghiêm túc, chúng tôi cũng đã được chọn vào các vị trí lãnh đạo dành cho tín đồ, và thậm chí chúng tôi cũng đã đến thành phố Nữu Ước để bắt đầu quá trình thực tập cho công việc truyền giáo hải ngoại. Nhưng sau đó chúng tôi bắt đầu để ý rằng những điều mà vị mục sư ấy giảng dạy không phù hợp với điều mà chúng tôi đã đọc trong Kinh Thánh. Chẳng hạn, ông ta bảo rằng không có địa ngục, và tình yêu của Đức Chúa Trời sẽ bảo đảm cho mọi người được lên thiên đàng dầu cho họ có làm điều gì. Một lần nọ, khi đến phần minh họa cho bài giảng, ông ta lôi ra một bản sao của quyển Vốn Tư Bản của Karl Marx, đặt nó trên tòa giảng bên cạnh quyển Kinh Thánh và bảo rằng hai quyển sách này đều được thần cảm như nhau. Mặc dầu tôi chưa biết nhiều về Cơ Đốc giáo vào lúc ấy, tôi đã biết rằng điều ông ta đang dạy dỗ không phải là cách mà tôi đã hiểu về Cơ Đốc giáo. Vào khoảng thời gian đó, tôi bắt đầu biết đến Hội Thông Công Cơ Đốc InterVarsity; tôi đã gia nhập, và không bao lâu sau đã được giới thiệu với Cơ Đốc giáo Tin Lành. Doris và tôi chuyển tư cách thành viên sang một Hội Thánh chính hệ, là nơi mà sau đó tôi đã được phong chức. Để chuẩn bị cho sự phục vụ truyền giáo của chúng tôi, chúng tôi dời đến California, là nơi tôi đã tham dự Chủng Viện Fuller và Doris ghi tên vào trường mà nay là đại học Biola. Sau đó chúng tôi hầu việc Chúa với tư cách là những nhà truyền giáo ở tại Bolivia dưới quyền của Hội Truyền Giáo Nam Mỹ và Hội Truyền Giáo Quốc Tế SIM (lúc ấy có tên là Hội Truyền Giáo Tin Lành Andes). Với nền tảng đó, số phận đã được định. Tôi đã bước vào Tin Lành chính hệ và vẫn là con người như vậy kể từ đó. Trong quá khứ tôi chưa bao giờ có khuynh hướng trở thành bất cứ điều gì ngoài là một Cơ Đốc nhân Tin Lành, tôi cũng chẳng băn khoăn suy gẫm về điều đó trong tương lai. QUYỀN NĂNG ĐÃ Ở ĐÂU? Một trong những đặc trưng của hệ phái Tin Lành là rất coi trọng thẩm quyền của Kinh Thánh. Những gì Kinh Thánh dạy được coi là luật bất tranh cãi về đức tin và sự thực hành. Tôi đã dâng mình hoàn toàn cho việc làm thành Đại mạng lệnh của Chúa Giê-xu: “Hãy đi và khiến muôn dân trở nên môn đồ ta” (Mat Mt 28:19). Không biết bao nhiêu lần tôi đã đọc những từ nằm trước chữ “vậy” trong câu Kinh Thánh ấy: “Hết thảy quyền phép trên trời và dưới đất đã giao cho ta” (câu 18). Tôi đã biết đủ tiếng Hy Lạp để hiểu từ quyền phép trong tiếng Hy Lạp là exousia. Tôi cũng đã đọc rằng Chúa Giê-xu trước đó đã ban cho môn đồ Ngài exousia để “trừ tà ma, và chữa các thứ tật bệnh” (10:1). Nhưng vì lý do nào đó tôi chưa bao giờ có một sự liên kết ý
  • 24. nghĩa nào giữa các khúc Kinh Thánh ấy. Doris và tôi đã trải qua 16 năm ở tại Bolivia với tư cách là những nhà truyền giáo. Trong suốt nhiệm kỳ đầu của chúng tôi, trong các khu rừng ở gần biên giới Brazil, tôi điều hành một trường Kinh Thánh nhỏ, truyền giáo, mở một Hội Thánh, giảng thuyết ở tại các kỳ hội đồng và huấn luyện cho các mục sư Bolivia. Chúng tôi đã dời đến thành phố Andean thuộc Cochabamba cho nhiệm kỳ thứ hai và thứ ba của mình, là nơi tôi dành phần lớn thời gian để dạy dỗ trong chủng viện và trong việc quản lý hội truyền giáo, điều hành hội truyền giáo. Theo những đánh giá của hầu hết những người nhận xét thì chúng tôi là những nhà truyền giáo khá kiện toàn, có thể là hơi trên trung bình. Nhưng bây giờ, khi chúng tôi nhìn lại 16 năm qua, chúng tôi tự hỏi mình, có bao nhiêu lần năng quyền mà Chúa Giê-xu đã nói đến trong việc làm ứng nghiệm Đại sứ mạng, quyền năng để đuổi các quỷ và chữa lành các bệnh được lưu dẫn đến qua chúng tôi chưa. Câu trả lời, theo như chúng tôi có thể nhớ là không, dầu chỉ một lần. Câu trả lời vì vậy trở nên vì sao? Quyền năng nằm ở đâu? Bởi vì tôi không coi mình là một người khổng lồ thuộc linh, tôi nhận ra rằng câu trả lời có thể rõ ràng là nằm ở chỗ sự thiếu tận hiến cho Chúa của chính tôi, sự yếu đuối trong các thói quen cầu nguyện của tôi, đức tin èo uộc của tôi hoặc tội lỗi trong đời sống tôi. Những điều này chắc chắn đã góp phần vào, nhưng hoàn toàn thành thật thì tôi không tin bất cứ điều nào trong những điều đó là yếu tố chính. Dường như điều này lạ lùng, tôi tin rằng yếu tố chính đó là tôi đang hành xử giống tất cả những người Tin Lành được mong đợi phải hành xử trong những ngày ấy. Sự thật là hầu hết những bạn hữu và các đồng nghiệp Tin Lành đều ở trong cùng một chiếc thuyền thường củng cố niềm tin cho kết luận của tôi. Khi phân tích điều này, tôi thấy có ít nhất là bốn hàng rào chính ngăn trở tôi không nhận được quyền năng mà Chúa Giê-xu đã nói đến: 1. Tôi là một người theo thuyết định kỳ . Tôi đã được dạy dỗ theo hệ thống Tin Lành trong tổ chức, là điều tôi đã mô tả trong chương cuối cùng. Tôi đã tiếp nhận sự dạy dỗ của những người lãnh đạo như John Stott, J. I. Packer, John MacArthur, Jr. và Ray Stedman. Tôi sử dụng quyển Kinh Thánh của Scofield bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Tây Ban Nha, nơi mà chú thích chân của nhà biên tập cho ICo1Cr 13:8 đã khẳng định rằng các ân tứ “dấu kỳ” như là tiếng lạ, chữa lành và các phép lạ đã lỗi thời sau giai đoạn các sứ đồ. Tôi tin rằng các phép lạ chỉ ích lợi trong việc loan truyền Tin Lành khi Tân Ước được viết ra, nhưng một khi Kinh Thánh hợp lệ đã có rồi, thì lời Chúa làm cho các phép lạ ra lỗi thời. Một phương diện nữa của việc dạy dỗ theo thuyết định kỳ đó là nước của Đức Chúa Trời được xem là thuộc về tương lai. Thời kỳ Hội Thánh mà
  • 25. chúng ta hiện sống đây là một khoảng xen vào, nằm giữa những sự tỏ ra của nước Trời trên đất, là điều đã xảy ra vào giai đoạn Chúa Giê xu đến lần thứ nhất với điều sẽ xảy ra một lần nữa khi Ngài trở lại lần thứ nhì. Trước kia, đối với tôi, Nước Chúa chưa hiện diện ở tại đây ngay bây giờ, mà là điều gì đó chúng ta trông đợi trong tương lai. 2. Tôi là một người chống Ngũ tuần . Trong giới những người Tin Lành của tôi, trước đây đều đồng ý rằng phần lớn điều chúng tôi nhìn thấy nơi giáo phái Ngũ tuần may lắm thì là một ảo tưởng và tệ nhất là một sự lừa dối. Khi được hỏi, chúng tôi có thể thừa nhận rằng hầu hết những người Ngũ tuần đều có thể lên thiên đàng với chúng tôi, nhưng chúng tôi coi đó là một hành động phán xét do tính hào phóng Cơ Đốc, bởi vì thần học của họ dường như quá nông cạn đối với chúng tôi. Tôi đã có ác cảm, chứ không phải là lòng cảm kích, đối với kiểu hầu việc Chúa của những người Ngũ tuần. Khi những người chữa lành Ngũ tuần đến tại Bolivia và bắt đầu dựng lều của họ, tôi cảnh báo tín hữu trong Hội Thánh là chớ đi đến các buổi nhóm của họ. 3. Tôi có một cái nhìn hạn hẹp về quyền năng . Khi tôi nghe những bài giảng về quyền năng của Đức Chúa Trời, thừa nhận chung chung của tôi đó là quyền năng ấy là dành cho sự cứu rỗi, để làm chứng và để sống một đời sống tin kính. Còn vượt quá điều đó và bao gồm cả quyền năng để chữa bệnh và làm phép lạ là điều đáng ngờ, nếu nói theo cách giảm nhẹ trong giới đồng nghiệp của tôi. Đó chính là điều có thể trông đợi từ nơi những người Ngũ tuần “chưa được khai sáng.” Nó được coi như là điều gì đó mê tín. 4. Tôi có một thế giới quan của chủ nghĩa nhân văn . Bởi vì tôi đã nhận được sự huấn luyện về thần học Tin Lành vững chắc nên thật không đúng khi mô tả chính mình là một người theo chủ nghĩa nhân văn. Nhưng bây giờ khi tôi nhìn lại, tôi thật sửng sốt vì chủ nghĩa nhân văn thế tục của nền văn hóa Hoa Kỳ hiện nay của chúng ta đã ảnh hưởng nhiều thế nào đến sự hiểu biết của chúng ta về thần học Cơ Đốc. Một khuynh hướng nhân văn đã thâm nhập vào các trường học Cơ Đốc, các chủng viện, các nhà thờ và văn chương Cơ Đốc nhiều hơn là chúng ta sẵn sàng thú nhận. Như vị đồng nghiệp của tôi, Paul G. Hiebert, cho thấy, chúng tôi, những nhà truyền giáo thường vô tình phục vụ như những người đại diện của chủ nghĩa thế tục hóa trong Thế Giới Thứ Ba. Tôi có thể dễ dàng gắn bó với điều đó. Ví dụ, tôi có thể nhớ cảm giác rằng một phần trách nhiệm chức vụ của tôi là giúp cho người dân ở tại Bolivia thấy rằng bệnh tật bị gây ra bởi vi trùng, chứ không phải bởi các tà linh. Họ có thể được điều trị bằng cách tiêm thuốc và giải phẫu có sự liên hệ công khai với Đức Chúa Trời hoặc là không. Bệnh tật và sức khỏe phụ thuộc vào lãnh vực của khoa học. Chỉ có sự ngu dốt mới đặt họ trong lãnh vực siêu nhiên, và một trong những vai trò của Cơ Đốc giáo là phải xua đuổi sự ngu dốt.
  • 26. MỘT SỰ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH Bây giờ sự việc rõ ràng đã khác hẳn. Trên một cơ sở thường xuyên tôi nhìn thấy quyền năng Đức Chúa Trời đang được sử dụng trong việc chữa lành người bệnh và đuổi các quỷ. Tôi không còn là một người theo thần học định kỳ thuyết hoặc chống Ngũ tuần nữa. Có thể tôi chưa hoàn toàn rũ bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn thế tục, nhưng hiện nay tôi đã nhận biết nan đề và đang làm việc theo sự hiểu biết đó. Tôi vẫn là một người Tin Lành, nhưng bây giờ tôi đã khám phá ra làn sóng thứ ba, và đang tham gia trong làn sóng ấy. Điều gì đã đem lại sự thay đổi? Đó là một tiến trình mà nhà nhân chủng học Charles H. Kraft gọi là một sự chuyển đổi mô hình. Hơn cả điều mà một sự chuyển đổi mô hình đòi hỏi về sau, nhưng chỉ cần đề cập ở đây là cái nhìn của tôi về sự vận hành của quyền năng Đức Chúa Trời tại đây và bây giờ đã thay đổi hoàn toàn. Đối với một số người, sự thay đổi mô hình này đã xảy ra khá là nhanh chóng như là một phần của sự đổ đầy Thánh Linh đột ngột, hết sức mạnh mẽ, hoặc do kết quả của một sự chữa lành lạ lùng. Sự thay đổi của tôi phải mất đến 15 năm mới hoàn tất, trong thời gian đó, tôi đã trải qua bốn giai đoạn từ khi bắt đầu khám phá làn sóng thứ ba. E. Stanley Jones Giai đoạn thứ nhất là cuộc diện kiến của tôi với vị cố giáo sĩ E. Stanley Jones, vị giáo sĩ Giám Lý nổi tiếng đến Ấn Độ. Vào giữa thập niên 60, ông Jones đã được những người giám lý địa phương mời đến Bolivia để tổ chức các buổi nhóm. Vào lúc đó, không những tôi là một người theo thần học định kỳ thuyết, mà còn là một người Tin Lành chính thống có khuynh hướng độc lập. Tôi đã được dạy trong chủng viện rằng E. Stanley Jones là một người theo khuynh hướng tự do, và vì vậy, tôi không muốn liên hệ với ông. Hội truyền giáo của chúng tôi, cùng với một số các hội truyền giáo khác, đã biểu quyết trong hiệp hội các mục sư khắp thành phố không nghênh tiếp ông đến Cochabamba. Những người Giám Lý bị bỏ mặc tự họ lo liệu. Nhưng thật ngạc nhiên hết sức đối với tôi, một trong những nhà truyền giáo bề trên của chúng tôi, là một người điều hành hội truyền giáo trước kia và là một người được rất nhiều người coi là một thánh đồ, đã âm thầm đến dự buổi nhóm đầu tiên của Jones. Ngày hôm sau, ông ta thuật lại cho tôi rằng Jones không thể nào là một người thuộc khuynh hướng tự do bởi vì ông đã rao giảng một sứ điệp phúc âm đúng với Tin Lành, đưa ra một lời mời gọi và cầu nguyện cho dân chúng để họ được cứu. Bởi vì người bạn của tôi là một người thuộc Tin Lành chính thống cũng giống như tôi, nên ông đã dấy lên lòng tò mò. Ngày hôm sau, Doris và tôi quyết định phải đích thân đến đó để xem. Tôi là một trong số những người đã bỏ phiếu công khai chống lại E. Stanley
  • 27. Jones, vì vậy, tôi đã hoạch định để càng ít bị để ý càng tốt. Tôi đi dưới bóng che của trời tối, đến thật muộn và yên lặng lẻn vào trong hàng ghế sau cùng là nơi tôi có thể là người trước nhất ra về. Tôi thật ngạc nhiên. Buổi nhóm tối hôm đó hóa ra là một buổi nhóm chữa lành theo kiểu cũ với một lời mời gọi mọi người cần được chữa lành hãy tiến lên phía trước. Tình cờ làm sao, tôi là người hết sức cần được chữa lành. Tôi đã có một u nang trên cổ cần phải được giải phẫu để cắt bỏ. Bây giờ tôi không phải là một bệnh nhân lý tưởng nhất của y khoa, và lúc ấy tôi hầu như đã chết khi bị sốc một thời gian ngắn sau cuộc giải phẫu. Bác sĩ giải phẫu cho tôi biết đây là một trường hợp hết sức nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng để làm cho tình trạng tồi tệ hơn, vết thương đã không lành. Trong suốt nhiều tuần, nó là một vết viêm loét mưng mủ. Và chỉ hai ngày trước khi buổi nhóm cầu nguyện bắt đầu, bác sĩ đã báo cho tôi ông sắp sửa lên lịch một kỳ giải phẫu khác. Đó là điều cuối cùng mà tôi cần. Vì vậy mà tôi ở đó, lắng nghe lời mời gọi của E. Stanley Jones về sự chữa lành của Đức Chúa Trời. Bài giảng của ông đã cho phép tôi vượt qua một số những nỗi sợ hãi chống Ngũ tuần của mình và đã xây dựng đức tin trong quyền năng chữa lành của Chúa ngày nay. Nhưng tôi là giám đốc của hội truyền giáo, và tôi thậm chí không có ý định có mặt trong buổi nhóm nữa, vì vậy tôi không chuyển động. Thế rồi, sau khi một số người đã tiến lên để được giúp đỡ. Jones đã làm một điều kỳ diệu. Ông ta nói: “Tôi biết có những người khác cần được chữa lành, nhưng vì một lý do này hoặc lý do khác bạn đã không tiến lên phía trước. Hãy yên tâm, bởi vì tôi cũng sẽ cầu nguyện cho bạn nữa.” Tôi đích thân nhận lấy lời đó, và trong lúc ông ta cầu nguyện, tôi đã đặt đức tin để tin cậy Chúa chữa lành vết thương của mình. Khi về nhà, tôi tháo miếng băng ra. Chỗ viêm vẫn hở miệng và chảy mủ, nhưng tôi lên giường tối hôm đó mà không băng nữa. Sáng hôm sau vết thương hoàn toàn được chữa lành, và từ đó đến nay vết thương lành lặn. Mô hình đã bắt đầu chuyển đổi - nhưng chỉ rất ít. Những Người Ngũ tuần Cũng Tốt Giai đoạn thứ hai của việc chuyển đổi mô hình của tôi có liên quan đến khảo sát tăng trưởng của Hội Thánh. Trong chương vừa qua, tôi có nói rằng vào cuối thập niên 60 Donald Mc Garvan giúp tôi có được một cái nhìn về sự tăng trưởng của Hội Thánh khi tôi học tập dưới quyền ông ở tại Trường Fuller thuộc Hội Truyền Giáo Thế Giới. Ông đã chỉ dẫn các sinh viên nghiên cứu các Hội Thánh tăng trưởng bất cứ nơi nào được tìm thấy, để khám phá những nguyên tắc mà sau này có thể được áp dụng cho các Hội Thánh khác. Khi tôi trở lại Bolivia để ứng dụng điều đã được học, tôi phát hiện, trước sự sửng sốt vô cùng của tôi, đó là các Hội Thánh phát triển nhanh nhất ở tại châu Mỹ Latinh là các Hội Thánh Ngũ tuần, những người mà tôi hết sức
  • 28. khinh miệt. Tôi phát hiện ra rằng trong khi khoảng 20 phần trăm những người Tin Lành châu Mỹ Latinh là người Ngũ tuần vào năm 1950, thì đến năm 1970, con số đã lên khoảng 70 phần trăm và đang gia tăng. Đây là một hiện tượng mà người lãnh đạo về sự tăng trưởng của Hội Thánh không thể bỏ qua, nhưng tôi nhận thấy rằng với danh tiếng mà mình đã có được thì không thích hợp để bày tỏ bất cứ sự quan tâm nào nơi các Hội Thánh Ngũ tuần ở tại Bolivia. Ví dụ, Bruno Frigoli, nhà truyền giáo của Hội thánh Ngũ tuần, đã trở thành một trong những kẻ thù tồi tệ nhất của tôi, tuy nhiên, ngay bên kia rặng núi Andes ở tại Chilê là một nhóm đông đảo những người Ngũ tuần đang chứng tỏ sự tăng trưởng bùng nổ. Ở Chilê không ai biết tôi cả. Vì vậy, với lượng lo lắng nào đó, tôi đã bay qua rặng núi ấy và tham dự một vài buổi nhóm Ngũ tuần tại đó. Trước sự kinh ngạc của tôi, những người này đã cư xử y như những Cơ Đốc nhân thật sự đã được sanh lại. Tôi đã quan sát bông trái của Thánh Linh trong đời sống họ. Tôi đã nói chuyện với những người lãnh đạo của họ và khám phá ra những người nam những người nữ của Đức Chúa Trời. Tôi dã hỏi những câu hỏi về thần học và đã nhận được những câu trả lời thật khôn ngoan. Một khác biệt lớn đó là các buổi nhóm thờ phượng của họ. Không giống như sự dự đoán theo chương trình trong nhiều Hội Thánh Tin Lành của chúng tôi ở tại Bolivia, những người Ngũ tuần này thật sự đã vui đùa trong Hội Thánh. Họ ca hát và nhảy múa trong Thánh Linh, vỗ tay và đưa tay lên cao. Trước khi tôi biết điều này, tôi quyết định làm thử, và tôi thấy chính mình cũng rất vui thích. Tôi đã nghe một số các thứ tiếng và những lời tiên tri, và tôi bắt đầu nghĩ rằng các ân tứ này có lẽ đã không biến mất cùng với các sứ đồ. Điều đầu tiên tôi đã làm khi trở về Bolivia là kết bạn với Bruno Frigoli. Không bao lâu sau khi Doris và tôi trở về Hoa Kỳ, tôi bắt đầu dạy dỗ ở tại Trường Thần Học Fuller. Đó là lúc tôi viết quyển sách hiện nay có tựa là Spiritual Power and Church Growth (Quyền Năng Thánh Linh và Sự Tăng Trưởng Hội Thánh) chia sẻ lại điều tôi đã học được từ những người Ngũ tuần châu Mỹ Latinh. Việc viết quyển sách này đã giúp tôi bước một bước lớn nữa hướng đến sự chuyển đổi mô hình. Và hiện nay tôi hài lòng để tường thuật rằng quyển sách ấy đã giúp cho nhiều người khác cùng làm giống như vậy. Hội Thánh của Đức Chúa Trời Giai đoạn thứ ba trong sự chuyển đổi mô hình của tôi đến qua một giai đoạn chức vụ vào khoảng giữa thập niên 70 với Hội Thánh của Đức Chúa Trời (Cleveland, TN). Những người lãnh đạo của họ đã mời tôi giúp họ hiểu biết và áp dụng các nguyên tắc tăng trưởng Hội Thánh; đây là giáo phái Ngũ tuần kinh điển đầu tiên mà tôi đã tiếp xúc với qua một khoảng thời gian kéo dài. Mặc dầu họ chi trả cho tôi để dạy dỗ họ, nhưng họ chắc không biết rằng