SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ TUẤN NGỌC
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Xuân Hoàng
THÁI NGUYÊN - 2023
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho
bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào, cũng như một chương trình
đào tạo cấp bằng nào.
Tôi cũng xin cam kết thêm rằng bản luận văn này là nỗ lực của cá nhân
tôi. Các kết quả, phân tích, kết luận trong bản luận văn này (ngoài các phần
được trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Tác giả
Hà Tuấn Ngọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và trách nhiệm của
giảng viên - TS. Ngô Xuân Hoàng - Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, đã
hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn
thành bản luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cung cấp tài liệu, thông tin trong quá
trình khảo sát, nghiên cứu đề tài.
Chân thành cảm ơn lớp Cao học Quản lý Kinh tế về sự đoàn kết, hỗ trợ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể giảng viên, cán bộ nhân viên
tham gia công tác giảng dạy, phục vụ khoá đào tạo lớp Cao học Quản lý Kinh
tế đã giúp tôi hoàn thành tốt khoá học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2022
Tác giả
Hà Tuấn Ngọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về NHTM và ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn
1.1.1. Tổng quan về NHTM
1.1.1.1. Khái niệm về NHTM
Hệ thống ngân hàng phức tạp đã làm cho khái niệm về ngân hàng cũng
có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên hiện tại, cách thức tiếp cận khái
niệm ngân hàng được chấp nhận rộng rãi nhất là tiếp cận thông qua những
dịch vụ mà nó cung cấp:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các
dịch vụ tài chính đa dạng nhất-đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh
toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức
kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Tại Việt Nam, khái niệm ngân hàng được nêu trong Luật các tổ chức tín
dụng (NHNN, 1997): “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực
hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên
quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm
ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng
chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”.
Theo Nghị định 49/2000/NĐ-CP ban hành ngày 12/9/2000, NHTM
được định nghĩa như sau: "NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu
lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
1.1.1.2. Các chức năng của một ngân hàng hiện đại
- Chức năng huy động vốn của cá nhân và doanh nghiệp.
- Chức năng tín dụng.
- Chức năng lập kế hoạch đầu tư.
- Chức năng thanh toán.
- Chức năng đầu tư và bảo lãnh.
- Chức năng quản lý tiền mặt.
- Chức năng uỷ thác.
- Chức năng môi giới.
- Chức năng bảo hiểm.
1.1.1.3. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế
- Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Chức năng trung gian tín dụng là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của
NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung các
nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình
thành các nguồn vốn cho vay; mặt khác, trên cơ sở số vốn huy động được,
thông qua nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng cung cấp vốn cho mọi hoạt động
kinh tế, đáp ứng các nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng... của các
chủ thể, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế xã
hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
NHTM với tư cách là nơi tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi, là trung
tâm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Như vậy, tín dụng ngân hàng
vừa giúp các doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích luỹ vốn nhanh chóng
cho đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích
luỹ vốn cho nền kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
- Ngân hàng là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại và phát triển, đòi hỏi
các doanh nghiệp phải không ngừng huy động và sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh về mọi mặt.
Hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải có một khối lượng lớn vốn đầu
tư, các dịch vụ tài chính, thông tin và tư vấn chất lượng cao.
Thông qua nghiệp vụ tín dụng, tài trợ ngoại thương và các dịch vụ tiến
tiến, hiện đại của mình, NHTM đã trở thành chiếc cầu nối không thể thiếu của
doanh nghiệp với thị trường, trợ giúp doanh nghiệp đứng vững trong môi
trường cạnh tranh.
- NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, việc điều tiết tiền tệ (bao gồm các chính
sách tiền tệ và các công cụ của nó) có thể điều tiết gián tiếp và vô cùng hiệu
quả đến những hoạt động vĩ mô của nền kinh tế quốc gia. Một nội dung quan
trọng của điều tiết tiền tệ là điều hoà khối tiền tệ.
Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán trong hệ thống của mình,
các NHTM đã góp phần quan trọng trong việc điều hoà khối lượng tiền cung
ứng trong lưu thông dưới sự tác động của ngân hàng Trung ương.
Các NHTM có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng hay thu
hẹp khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, từ đó ổn định giá trị đồng tiền
và kiểm soát lạm phát. Bằng việc cấp các khoản tín dụng cho nền kinh tế,
NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn thị
trường một cách có hiệu quả. Do đó, NHTM là một công cụ quan trọng để
Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế
Trong nền kinh tế hiện đại, việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn
gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành
nên sự phát triển đó. Trong bối cảnh đó, việc giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
giữa các khu vực, các quốc gia trở thanh nhu cầu cần thiết và cấp bách. Vì vậy
nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hoà nhập vào nền tài chính quốc tế. Hệ
thống NHTM cùng với các hoạt động của mình đã đóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong sự hoà nhập này, với các nghiệp vụ kinh doanh hối đoái, tài trợ
thương mại, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng khác, NHTM đã tạo
điều kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng mở rộng và phát triển.
Hoạt động của các NHTM không chỉ gắn liền với nền kinh tế trong nước
mà còn gắn liền với những diễn biến và thay đổi trong nền kinh tế thế giới, từ
đó hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính quốc gia phù
hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.
1.1.1.4. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM
Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM bao gồm: Nghiệp vụ về nguồn vốn và
nghiệp vụ về sử dụng vốn.
- Các nghiệp vụ về nguồn vốn
+ Tiền gửi: Là hoạt động đặc trưng của NHTM, nhằm huy động vốn
nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân và của các tổ chức tín dụng khác dưới hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
+ Vay ngân hàng Trung ương: NHTM có thể vay vốn ngân hàng Trung
ương dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn nhằm bù đắp dự
trữ thiếu hụt, tạo sự cân đối trong điều hành vốn của các NHTM khi huy động
không đủ để sử dụng vốn hoặc trong một số tình huống cấp thiết khác.
+ Vay từ các tổ chức tín dụng khác: Trong hoạt động ngân hàng, để
đảm bảo khả năng thanh toán, khi có nhu cầu cấp bách về vốn NHTM sẽ vay
từ các tổ chức tài chính khác thông qua thị trường liên ngân hàng theo hình
thức vay thương mại ngắn hạn.
+ Vay công chúng: Thông qua các nghiệp vụ phát hành các loại giấy tờ có
giá, ngân hàng cơ thể huy động được nguồn vốn có tính chất ổn định, xác định rõ
quy mô và thời hạn. Các loại giấy tờ có giá thường là: kỳ phiếu, trái phiếu...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
- Các nghiệp vụ về sử dụng vốn
+ Hoạt động tín dụng: Ngân hàng huy động vốn để cho vay thương mại,
cho vay tiêu dùng, ngoài ra còn thực hiện các chương trình uỷ thác đầu tư... Đây
là hoạt động lớn nhất và tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Hoạt động
này tuy mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro.
+ Hoạt động đầu tư tài chính: NHTM sử dụng vốn của mình tham gia
vào các hoạt động đầu tư tài chính như: góp vốn liên doanh, tham gia đầu tư-
kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối...
+ Hoạt động ngân quỹ: Hoạt động này phản ánh các khoản vốn của
ngân hàng được dùng vào mục đích đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán
và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do ngân hàng Nhà nước đề ra. Hoạt
động ngân quỹ có tính thanh khoản cao nhưng lợi nhuận thấp.
+ Hoạt động dịch vụ: Ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho khách hàng
và nhận được các khoản thu phí dịch vụ. Hoạt động này rất đa dạng bao gồm:
thanh toán L/C, chuyển tiền trong nước và quốc tế, môi giới, tư vấn tài chính,
bán các dịch vụ bảo hiểm, bảo quản vật có giá, dịch vụ thuê mua thiết bị...
1.1.2. Tổngquanvề ngân hàngNông nghiệpvà PháttriểnNôngthônViệt Nam
1.1.2.1 Phân loại chi nhánh và phòng Giao dịch
Theo Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của Hội
đồng Quản trị ngân hàng Nông nghiệp Việt nam “V/v: Ban hành Quy chế về
Tổ chức và Hoạt động của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam” thì chi nhánh và phòng Giao dịch của Agribank được
phân loại như sau:
Chi nhánh loại 1: Là đơn vị trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp bao gồm
các chi nhánh được nhà nước xếp hạng doanh nghiệp hạng 1, có các chi
nhánh hoạt động hạn chế phụ thuộc và các phòng giao dịch trực thuộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
Chi nhánh loại 2: Là đơn vị trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp bao gồm
các chi nhánh được nhà nước xếp hạng doanh nghiệp hạng 2 và các chi nhánh
chưa được xếp hạng, có các chi nhánh hoạt động hạn chế phụ thuộc và các
phòng giao dịch trực thuộc.
Chi nhánh loại 3: Là chi nhánh hoạt động hạn chế được nhà nước xếp
hạng doanh nghiệp hạng 3 và các chi nhánh chưa/hoặc không được xếp hạng
phụ thuộc các chi nhánh loại 1, loại 2 có các phòng giao dịch trực thuộc.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không có chi
nhánh loại 3.
Phòng giao dịch: Là bộ phận trực thuộc chi nhánh ngân hàng Nông
nghiệp, hạch toán báo sổ và có con dấu riêng.
1.1.2.2. Chức năng của chi nhánh
- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của
ngân hàng Nông nghiệp.
- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo uỷ
quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám
đốc giao.
1.1.2.3. Nhiệm vụ của chi nhánh loại 1 và loại 2
- Huy động vốn
+ Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng
khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền
gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá
khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo
quy định của ngân hàng Nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính
quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước
theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp.
+ Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và
tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản.
+ CáchìnhthứchuyđộngvốnkháctheoquyđịnhcủangânhàngNôngnghiệp.
+ Việc huy động vốn có thể bằng vàng và các công cụ khác theo quy
định của ngân hàng Nông nghiệp.
- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác
theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp.
- Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ,
thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng
từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của
Chính phủ, ngân hàng Nhà nước và của ngân hàng Nông nghiệp.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ.
+ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng
Nhà nước và của ngân hàng Nông nghiệp.
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: Kinh doanh các dịch vụ
ngân hàng bao gồm: thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ; máy rút
tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương
phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay
của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại
lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm… và các dịch vụ ngân hàng
khác được Nhà nước và ngân hàng Nông nghiệp cho phép.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
- Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp.
- Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của ngân
hàng Nông nghiệp.
- Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy
định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của
ngân hàng Nông nghiệp.
- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh
toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ
chức, cá nhân trong nước theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp.
- Kinh doanh vàng bạc theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp.
- Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng.
- Tư vấn khách hàng xây dựng dự án.
- Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3 phụ
thuộc (nếu có).
- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định
của ngân hàng Nông nghiệp.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế
độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp.
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy
chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngân hàng Nhà nước và
ngân hàng Nông nghiệp liên quan đến hoạt động của các chi nhánh.
- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng
và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân
hàng Nông nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ
các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh
cũng như việc quảng bá thương hiệu của ngân hàng Nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
- Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và cơ sở đào tạo trên địa bàn do ngân
hàng Nông nghiệp giao.
- Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thi
đua, khen thưởng theo phân cấp, uỷ quyền của ngân hàng Nông nghiệp.
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo
yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giámđốc giao.
1.1.2.4. Nhiệm vụ của chi nhánh loại 3
- Huy động vốn
+ Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng
khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức thức tiền gửi không kỳ hạn,
tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá
khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo
quy định của ngân hàng Nông nghiệp.
+ CáchìnhthứchuyđộngvốnkháctheoquyđịnhcủangânhàngNôngnghiệp.
+ Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và
các công cụ khác theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp.
- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại cho vay
khác theo qui định của ngân hàng Nông nghiệp.
- Làm đại lý kinh doanh vàng bạc trên thị trường trong nước và quốc tế
theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp.
- Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc cho
phép bằng văn bản.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được ngân hàng Nông nghiệp và
Giám đốc Chi nhánh cấp trên giao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
1.2. Một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh ngân hàng
1.2.1. Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh
1.1.2.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, chỉ xuất
hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa
những nhà sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với
người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người
tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích,
đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản
phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức
khoa học, công nghệ cao hơn... để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
Cạnh tranh làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt
hơn nhu cầu của khách hàng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những
tiến bộ, những nghiên cứu mới nhất vào sản xuất; hoàn thiện cách thức tổ
chức sản xuất, quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh là
môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng
suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành mạnh
hóa các quan hệ xã hội. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định sự tồn
tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Vì vậy, các tổ chức đều cố gắng tìm
cho mình một chiến lược phù hợp để chiến thắng trong cạnh tranh.
Trong Thế kỷ XX, nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lý
thuyết của Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman… Trong đó, phải kể đến
lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của Micheal Porter, ông giải thích hiện
tượng khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có
“lợi thế cạnh tranh” và “lợi thế so sánh”. Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh là
điều kiện tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, môi trường tạo cho doanh
nghiệp, quốc gia thuận lợi trong sản xuất cũng nhưng trong thương mại. Ông
cho rằng lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ
trợ nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế so sánh
phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh.
Qua những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy, cạnh
tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà cạnh
tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh góp phần
cho sự tiến bộ của khoa học, cạnh tranh giúp cho các chủ thể tham gia biết
quý trọng hơn những cơ hội và lợi thế mà mình có được, cạnh tranh mang
lại sự phồn thịnh cho đất nước. Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia
xác định cho mình những điểm mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hội và
thách thức trước mắt và trong tương lai, để từ đó có những hướng đi có lợi
nhất cho mình khi tham gia vào quá trình cạnh tranh.
Vậy cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế
có chức năng như nhau thông qua các hành động, nổ lực và các biện pháp để
giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục
tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng…
Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi cạnh tranh là lành mạnh, hoàn
hảo và nó giúp cho các chủ thể tham gia đạt được tất cả những gì mình mong
muốn. Trong thực tế, để có lợi thế trong kinh doanh các chủ thể tham gia đã
sử dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để làm tổn hại đến đối
thủ tham gia cạnh tranh với mình. Cạnh tranh không mang ý nghĩa triệt tiêu
lẫn nhau, nhưng kết quả của cạnh tranh mang lại là hoàn toàn trái ngược.
1.2.1.2. Các loại hình cạnh tranh
Có nhiều hình thức được dùng để phân loại hình cạnh tranh bao gồm: Căn
cứ vào chủ thể tham gia, phạm vi ngành kinh tế và tính chất của cạnh tranh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
- Căn cứ chủ thể tham gia
Cạnh tranh giữa người mua và người bán: do sự đối lập nhau của hai
chủ thể tham gia giao dịch để xác định giá cả của hàng hóa cần giao dịch, sự
cạnh tranh này diễn ra theo qui luật “mua rẻ, bán đắt” và giá cả của hàng hóa
được hình thành.
Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: sự cạnh tranh này hình thành
trên quan hệ cung - cầu. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này chỉ xảy ra trong điều kiện
cung của một hàng hóa dịch vụ có chất lượng ít hơn nhu cầu của thị trường.
Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Đây có lẽ là hình thức tồn tại nhiều
nhất trên thị trường với tính chất gây go và khốc liệt. Cạnh tranh này có ý nghĩa
sống còn đối với doanh nghiệp nhằm chiếm thị phần và thu hút khách hàng.
- Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Đây là hình thức cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất, tiêu thụ một loại hàng
hóa hoặc dịch vụ nào đó, trong đó các đối thủ tìm cách thôn tính lẫn nhau,
giành dật khách hàng về phía mình, chiếm lĩnh thị trường. Biện pháp cạnh
tranh chủ yếu của hình thức này là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao
động, giảm chi phí. Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành làm cho kỹ thuật
phát triển, điều kiện sản xuất trong một ngành thay đổi, giá trị hàng hóa được
xác định lại, tỷ suất sinh lời giảm xuống và sẽ làm cho một số doanh
nghiệp thành công và một số khác phá sản, hoặc sát nhập.
Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
khác nhau trong nền kinh tế nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao nhất, sự cạnh
tranh này hình thành nên tỷ suất sinh lời bình quân cho tất cả mọi ngành
thông qua sự dịch chuyển của các ngành với nhau.
- Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh trên thị trường thì cạnh tranh
gồm có cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo
+ Cạnh tranh hoàn hảo: là loại hình cạnh tranh mà ở đó không có
người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo được mô tả: Tất cả
các hàng hóa trao đổi được coi là giống nhau; tất cả những người bán và
người mua đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc mua
bán, trao đổi; không có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của
người mua hay người bán. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh
nghiệp phải tự tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc tạo nên sự khác
biệt về sản phẩm của mình so với các đối thủ khác.
+ Cạnh tranh không hoàn hảo: là một dạng cạnh tranh trong thị
trường khi các điều kiện cần thiết cho việc cạnh tranh hoàn hảo không được
thỏa mãn. Các loại cạnh tranh không hoàn hảo gồm: Độc quyền; Độc quyền
nhóm; Cạnh tranh độc quyền; Độc quyền mua; Độc quyền nhóm mua.
Trong thị trường cũng có thể xảy ra cạnh tranh không hoàn hảo do những
người bán hoặc người mua thiếu các thông tin về giá cả các loại hàng hóa
được trao đổi.
1.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM
1.2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh có thể chia làm 3 cấp:
- Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của một nền kinh tế đạt
được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã
hội, nâng cao đời sống của nhân dân.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộng
thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và
ngoài nước. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận và thị phần mà doanh nghiệp đó có được.
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: được đo bằng thị phần
của sản phẩm dịch vụ thể hiện trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của sản
phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của nó. Nó dựa vào chất
lượng, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, yếu tố công nghệ chứa trong sản
phẩm dịch vụ đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
1.2.2.2. Khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và những đặc điểm
cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Cũng giống như mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp
và là một doanh nghiệp đặc biệt, vì thế NHTM cũng tồn tại vì mục đích cuối
cùng là lợi nhuận. Vì thế, các NHTM cũng tìm đủ mọi biện pháp để cung
cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao với nhiều lợi ích cho khách hàng,
với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, bên cạnh sự đảm bảo về tính chính
xác, độ tin cậy và sự tiện lợi nhất nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị
phần để đạt được lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Do vậy, cạnh tranh
trong NHTM cũng là sự tranh đua, giành dựt khách hàng dựa trên tất cả
những khả năng mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
về việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có sự đặc trưng
riêng của mình so với các NHTM khác trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh
tranh, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị
thế trên thương trường.
Với những đặc điểm chuyên biệt của mình, sự cạnh tranh trong lĩnh vực
ngân hàng cũng có những đặc thù nhất định:
- Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng có liên quan trực tiếp
đến tất cả các ngành, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó:
NHTM cần có hệ thống sản phẩm đa dạng, mạng lưới chi nhánh rộng và liên
thông với nhau để phục vụ mọi đối tượng khách hàng và ở bất kỳvị trí địa lý nào.
NHTM phải xây dựng được uy tín, tạo được sự tin tưởng đối với khách
hàng vì bất kỳ một sự khó khăn nào của NHTM cũng có thể dẫn đến sự
suy sụp của nhiều chủ thể có liên quan.
- Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là dịch vụ, đặc biệt là
dịch vụ có liên quan đến tiền tệ. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm nên:
Năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất thể
hiện chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Yêu cầu đối với đội ngũ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
nhân viên ngân hàng là phải tạo được sự tin tưởng với khách hàng bằng kiến
thức, phong cách chuyên nghiệp, sự am hiểu nghiệp vụ, khả năng tư vấn và
đôi khi cả yếu tố hình thể.
Dịch vụ của ngân hàng phải nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảo
mật và đặc biệt quan trọng là có tính an toàn cao đòi hỏi ngân hàng phải có
cơ sở hạ tầng vững chắc, hệ thống công nghệ hiện đại. Hơn nữa, số lượng
thông tin, dữ liệu của khách hàng là cực kỳ lớn nên yêu cầu NHTM phải
có hệ thống lưu trữ, quản lý toàn bộ các thông tin này một cách đầy đủ mà
vẫn có khả năng truy xuất một cách dễ dàng.
Ngoài ra, do dịch vụ tiền tệ ngân hàng có tính nhạy cảm nên để tạo
được sự tin tưởng của khách hàng chọn lựa sử dụng dịch vụ của mình, ngân
hàng phải xây dựng được uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu theo thời gian.
- Thứ ba, để thực hiện kinh doanh tiền tệ, NHTM phải đóng vai trò
tổ chức trung gian huy động vốn trong xã hội. Nguồn vốn để kinh doanh
của ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động được và chỉ một phần nhỏ từ vốn tự
có của ngân hàng. Do đó yêu cầu ngân hàng phải có trình độ quản lý chuyên
nghiệp, năng lực tài chính vững mạnh cũng như có khả năng kiểm soát và
phòng ngừa rủi ro hữu hiệu để đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả.
- Thứ tư, chất liệu kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, mà tiền tệ là
một công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế. Do đó,
chất liệu này được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Hoạt động kinh doanh của
NHTM ngoài tuân thủ các quy định chung của pháp luật còn chịu sự chi phối
bởi hệ thống luật pháp riêng cho NHTM và chính sách tiền tệ của ngân hàng
Trung ương.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM
Các đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của một NHTM thể hiện
năng lực cạnh tranh của NHTM đó, nhưng để phát huy năng lực cạnh tranh
này, NHTM còn chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố từ bên ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
1.2.3.1. Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh của NHTM thể hiện ở các đặc điểm sau
- Tình hình kinh tế trong và ngoài nước
Nội lực của nền kinh tế của một quốc gia được thể hiện qua quy mô và
mức độ tăng trưởng của GPD, dự trữ ngoại hối…
Độ ổn định của nền kinh tế vĩ mô thông qua các chỉ tiêu như chỉ số lạm
phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế…
Độ mở cửa của nền kinh tế thể hiện qua các rào cản, sự gia tăng nguồn
vốn đầu tư trực tiếp, sự gia tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Tiềm năng tài chính, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt
động trên địa bàn trong nước cũng như xu thế chuyển hướng hoạt động của
các doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước.
Các yếu tố này tác động đến khả năng tích lũy và đầu tư của người dân,
khả năng thu hút tiền gửi, cấp tín dụng và phát triển các sản phẩm của NHTM,
khả năng mở rộng hoặc thu hẹp mạng lưới hoạt động của các ngân hàng…Từ đó
làm giảm hay tăng nhu cầu mở rộng tín dụng, triển khai các dịch vụ, mở rộng thị
phần của NHTM. Để đạt được các mục tiêu trên, các NHTM sẽ áp dụng các
chiến lược khác nhau để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ tác động đến lưu lượng vốn của
nước ngoài vào Việt Nam thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp và gián
tiếp. Ngoài ra, chúng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của các
NHTM, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tham gia quan hệ thanh toán, mua
bán với các doanh nghiệp trong nước cũng như các NHTM trong nước. Điều
này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM trong nước và ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước.
- Hệ thống pháp luật, môi trường văn hóa, xã hội, chính trị
Với đặc điểm đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của NHTM chịu chi
phối và ảnh hưởng của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, luật dân sự,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
luật xây dựng, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật các tổ chức tín dụng… Bên
cạnh đó, NHTM còn chịu sự quản lý chặt chẽ từ NHNN và được xem là
một trung gian để NHNN thực hiện các CSTT của mình. Do vậy, sức mạnh
cạnh tranh của các NHTM phụ thuộc rất nhiều vào CSTT, tài chính của
chính phủ và NHNN.
Ngoài những hệ thống và văn bản pháp luật trong nước, các NHTM còn
phải chịu những qui định, chuẩn mực chung của tổ chức thương mại thế
giới (WTO) trong việc quản trị hoạt động kinh doanh của mình.
Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống pháp luật, chuẩn mực
quốc tế, cũng như CSTT của NHNN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực
cạnh tranh của các NHTM.
1.2.3.2. Sự gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế
Với quá trình mở cửa nền kinh tế, tự do hóa và hội nhập thị trường tài
chính tiền tệ, sự cạnh tranh đối với ngành ngân hàng tất yếu sẽ ngày càng trở
nên gây gắt và quyết liệt. Hiện nay, cạnh tranh giữa các NHTM không chỉ
dừng ở các loại hình dịch vụ truyền thống (huy động và cho vay) mà còn
cạnh tranh ở thị trường sản phẩm dịch vụ mới. Phân tích những yếu tố dưới
đây có thể thấy được nhu cầu dịch vụ ngân hàng trong tương lai gần sẽ ngày
càng tăng cao.
Sự biến đổi về cơ cấu dân cư, sự tăng dân số (đặc biệt là khu vực đô
thị), sự tăng lên của các khu công nghiệp, khu đô thị mới dẫn đến số doanh
nghiệp và cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tăng lên rõ rệt.
Thu nhập bình quân đầu người ở hầu hết các quốc gia đều được nâng lên,
qua đó các dịch vụ ngân hàng cũng sẽ có những bước phát triển tương ứng.
Các hoạt động giao thương quốc tế ngày càng phát triển làm gia tăng nhu
cầu thanh toán quốc tế qua ngân hàng. Số lao động di cư giữa các quốc gia
tăng lên nên nhu cầu chuyển tiền cũng như thanh toán qua ngân hàng có chiều
hướng tăng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
Ngoài ra, thị trường tài chính càng phát triển thì khách hàng càng có nhiều
sự lựa chọn. Các yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng sẽ ngày
càng cao hơn cả về chất lượng, giá cả, các tiện ích lẫn phong cách phục vụ. Đây
chính là áp lực buộc các NHTM phải đổi mới và hoàn thiện mình hơn nhằm đáp
ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
1.2.3.3. Sự phát triển của thị trường tài chính và các ngành phụ trợ liên quan
với ngành ngân hàng
Thị trường tài chính trong nước phát triển mạnh là điều kiện để các ngân
hàng phát triển và gia tăng cung vào một ngành có lợi nhuận, từ đó dẫn đến
mức độ cạnh tranh cũng gia tăng.
Mặt khác, đặc điểm hoạt động của các loại hình định chế tài chính có
mối liên hệ rất chặt chẽ và có sự bổ trợ lẫn nhau, như ngành bảo hiểm và thị
trường chứng khoán với ngành ngân hàng. Sự phát triển của thị trường bảo
hiểm và thị trường chứng khoán, một mặt chia sẻ thị phần với ngân hàng,
nhưng mặt khác cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ngành ngân hàng thông
qua việc cắt giảm chi phí và tạo điều kiện cho các NHTM đa dạng hóa các
dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh nhờ tận dụng lợi thế theo phạm vi.
Ngoài ra, sự phát triển của ngành ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều
vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự phát triển của các
ngành, lĩnh vực khác như tin học viễn thông, giáo dục đào tạo, kiểm toán.
Đây là những ngành phụ trợ mà sự phát triển của nó sẽ giúp ngân hàng nhanh
chóng đa dạng hóa các dịch vụ, tạo lập thương hiệu và uy tín, thu hút nguồn
nhân lực cũng như có những kế hoạch đầu tư hiệu quả trong một thị trường tài
chính vững mạnh.
1.2.4. Các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM
1.2.4.1. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của NHTM được thể hiện qua các yếu tố sau:
- Vốn tự có: Về mặt lý thuyết, vốn điều lệ và vốn tự có đang đóng vai
trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Vốn điều lệ cao sẽ giúp ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
hàng tạo được uy tín trên thị trường và tạo lòng tin nơi công chúng. Vốn tự có
thấp đồng nghĩa với sức mạnh tài chính yếu và khả năng chống đỡ rủi ro của
ngân hàng thấp.
- Qui mô và khả năng huy động vốn: Khả năng huy động vốn là một
trong những tiêu chí đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng. Khả năng huy động vốn còn thể hiện tính hiệu qủa, năng lực và uy tín
của ngân hàng đó trên thị trường. Khả năng huy động vốn tốt cũng có nghĩa
là ngân hàng đó sử dụng các sản phẩm dịch vụ, hay công cụ huy động vốn có
hiệu quả, thu hút được khách hàng.
- Khả năng thanh khoản: Theo chuẩn mực quốc tế, khả năng thanh
toán của ngân hàng thể hiện qua tỷ lệ giữa tài sản “có” có thể thanh toán ngay
và tài sản “nợ” phải thanh toán ngay. Chỉ tiêu này đo lường khả năng ngân hàng
có thể đáp ứng được nhu cầu tiền mặt của người tiêu dùng. Khi nhu cầu về tiền
mặt của người gửi tiền bị giới hạn, thì uy tín của ngân hàng đó bị giảm một cách
đáng kể, kết quả là NHTM đó sẽ bị phá sản nếu để điều này xảy ra.
1.2.4.2. .2. Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ
Với đặc tính riêng của ngành ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ
hầu như không có sự khác biệt thì các NHTM phát huy khả năng cạnh tranh
của mình không chỉ bằng những sản phẩm cơ bản mà còn thể hiện ở tính độc
đáo, sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ của mình.
Một ngân hàng mà có thể tạo ra sự khác biệt riêng cho từng loại sản
phẩm của mình trên cơ sở những sản phẩm truyền thống sẽ làm cho danh
mục sản phẩm của mình trở nên đa dạng hơn, điều này sẽ đáp ứng được hầu
hết các nhu cầu cầu khác nhau của khách hàng khác nhau, từ đó dễ dàng
chiếm lĩnh thị phần và làm tăng sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng.
Ngoài ra, các NHTM còn sử dụng các sản phẩm dịch vụ bổ trợ khác để
thu hút khách hàng, tạo thu nhập cho ngân hàng như cung cấp sao kê định kỳ,
tư vấn tài chính…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
1.2.4.3. Nguồn nhân lực
Trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như NHTM thì yếu tố con
người có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chất lượng của dịch vụ. Đội
ngũ nhân viên của ngân hàng chính là người trực tiếp đem lại cho khách hàng
những cảm nhận về ngân hàng và sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đồng thời
tạo niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Đó chính là những đòi hỏi
quan trọng đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng chiếm
giữ thị phần cũng như tăng hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình. Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các NHTM
phải được xem xét trên cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng lao động.
- Về số lượng lao động: Để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị
phần và phục vụ tốt khách hàng, các NHTM nhất định phải có lực lượng lao
động đủ về số lượng. Tuy nhiên cũng cần so sánh chỉ tiêu này trong mối
tương quan với hệ thống mạng lưới và hiệu quả kinh doanh để nhìn nhận
năng suất lao động của người lao động trong ngân hàng.
- Về chất lượng lao động: Chất lượng nguồn nhân lực trong ngân hàng
thể hiện qua các tiêu chí
+ Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động: bao gồm trình độ học vấn
và các kỹ năng hỗ trợ như ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, thuyết trình,
ra quyết định, giải quyết vấn đề,... Tiêu chí này khá quan trọng vì nó là nền
tảng thể hiện khả năng của người lao động trong ngân hàng có thể học hỏi,
nắm bắt công việc để thực hiện tốt kỹ năng nghiệp vụ.
+ Kỹ năng quản trị đối với nhà điều hành; trình độ chuyên môn nghiệp
vụ và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ đối với nhân viên: đây là tiêu chí quan
trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách
hàng. NHTM cần một đội ngũ những nhà điều hành giỏi để giúp bộ máy vận
hành hiệu quả và một đội ngũ nhân viên với kỹ năng nghiệp vụ cao, có khả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
năng tư vấn cho khách hàng để tạo được lòng tin với khách hàng và ấn tượng
tốt về ngân hàng. Đây là những yếu tố then chốt giúp ngân hàng cạnh tranh
giành khách hàng. Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng
và quyết định đối với năng lực cạnh tranh của một NHTM. Chất lượng nguồn
nhân lực là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ đồng thời lại chính là
năng năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong tương lai. Có một đội ngũ cán
bộ thừa hành và nhân viên giỏi, có khả năng sáng tạo và thực thi chiến lược sẽ
giúp ngân hàng hoạt động ổn định và bền vững. Có thể khẳng định nguồn
nhân lực đủ về số lượng và đầy về chất lượng là một biểu hiện năng lực cạnh
tranh cao của NHTM.
1.2.4.4. Năng lực công nghệ
Trong lĩnh vực ngân hàng thì việc áp dụng công nghệ là một trong
những yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các NHTM. Để năng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng thì
nhu cầu công nghệ là vô cùng quan trọng. Công nghệ sẽ góp phần tạo nên
những chuyển biến mang tính độc đáo và tiện ích hơn, nó giúp các NHTM
ngày nay, các NHTM đang triển khai phát triển những sản phẩm ứng dụng
công nghệ cao, và sử dụng các sản phẩm dịch mang tính chất công nghệ làm
thước đo cho sự cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán và các sản
phẩm dịch vụ điện tử khác.
1.2.4.5. Năng lực quản trị điều hành ngân hàng
Một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh
doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào là vai trò của những người lãnh đạo
doanh nghiệp, những quyết định của họ có tầm ảnh hưởng đến toàn bộ
hoạt động của doanh nghiệp.
Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong
ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
trong hoạt động ngân hàng. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo là yếu tố then chốt
để ngân hàng có một chiến lược kinh doanh đúng đắn trong dài hạn.
Thông thường đánh giá năng lực quản trị, kiểm soát, điều hành của một
ngân hàng người ta xem xét đánh giá các chuẩn mực và các chiến lược mà
ngân hàng xây dựng cho hoạt động của mình. Hiệu quả hoạt động cao, có sự
tăng trưởng theo thời gian và khả năng vượt qua những bất trắc là bằng
chứng cho năng lực quản trị cao của ngân hàng.
Một số tiêu chí thể hiện năng lực quản trị của ngân hàng là:
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng bao gồm chiến lược
marketing (xây dựng uy tín, thương hiệu), phân khúc thị trường, phát triển
sản phẩm dịch vụ...
- Cơ cấu tổ chức và khả năng áp dụng phương thức quản trị ngân hàng
hiệu quả.
- Sự tăng trưởng trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.2.4.6. Danh tiếng, uy tín và khả năng hợp tác
Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng luôn gắn liền với yếu tố uy tín của
NHTM đó, tâm lý của người tiêu dùng luôn là yếu tố quyết định đến sự sống
còn đến hoạt động của NHTM với hiệu ứng dây chuyền do tâm lý của người
tiêu dùng mang lại. Vì thế, danh tiếng và uy tín của NHTM là yếu tố nội lực
vô cùng to lớn, nó quyết định sự thành công hay thất bại cho ngân hàng đó
trên thương trường. Việc gia tăng thị phần, mở rộng mạng lưới hoạt động,
tăng thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của NHTM.
Tuy nhiên, uy tín của NHTM chỉ được tạo lập sau một khoảng thời
gian khá dài thông qua hình thức sở hữu, đội ngũ nhân viên, việc ứng dụng
các sản phẩm mang tính công nghệ cao, việc đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng
các nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, để tạo được uy tín và danh tiếng
trên thương trường, các NHTM phải nổ lực và luôn luôn cải biến sản phẩm
dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
Ngày nay, ngoài danh tiếng và uy tín của mình, các NHTM còn phải thể
hiện được sự liên kết lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh của mình, sự kiện
một NHTM hợp tác với một TCTD có uy tín và danh tiếng khác trên
thương trường, hoặc sự hợp tác chiến lượt giữa các ngân hàng hay tổ chức
tài chính, tập đoàn kinh tế lớn nào cũng góp phần năng cao sự mạnh cạnh
tranh của NHTM đó trên thương trường
1.2.5. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực NHTM
Một khi mà vấn đề cạnh tranh của các NHTM được xem là một trong
những vấn đề sống còn của các NHTM thì các NHTM sẽ tìm đủ mọi cách để
gia tăng năng lực cạnh tranh của mình, điều này tất yếu sẽ có không ít các
NHTM sử dụng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của mình. Dưới
đây là một số các định nghĩa mà theo điều 16 Luật các Tổ chức tín dụng
định nghĩa là cạnh tranh không lành mạnh là:
- Khuyến mãi bất hợp pháp.
- Cung cấp thông tin dễ gây hiểu nhầm (dưới bất kỳ hình thức nào)
có hại cho các TCTD và khách hàng khác.
- Đầu cơ dẫn đến lũng đoạn tỷ giá ngoại tệ, vàng và thị trường tiền tệ.
- Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
1.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu đã công bố trong và ngoài
nước. Nguồn tài liệu chủ yếu từ các thư viện, trường đại học Kinh tế Quốc
dân, Cục thống kê, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái
Nguyên, và một số thông tin của sở, ban, ngành liên quan của tỉnh cung cấp;
trong các Website Thời báo kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
1.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Được điều tra qua việc sử dụng để lấy ý kiến của Lãnh đạo các Phòng
ban, các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực quản lý và tư vấn đánh giá năng lực
cạnh tranh.
1.3.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu
1.3.2.1. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
- Hệ thống chỉ tiêu nguồn vốn
+ Tổng nguồn vốn huy động: Nội tệ và ngoại tệ quy đổi.
+ Nguồn vốn phân theo thời gian: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có
kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gửi có kỳ hạn 12 đến < 24 tháng, tiền gửi từ 24
tháng trở lên.
+ Nguồn vốn theo các nguồn tiền gửi: Tiền gửi thanh toán khác, tiền
gửi BHXH, tiền gửi kho bạc, tiền gửi dân cư, trái phiếu Agribank, tiền gửi
NHCSXH và ký quỹ.
- Hệ thống chỉ tiêu tổng dư nợ và các khoản đầu tư
+ Tổng dư nợ.
+ Phân theo loại tiền: Dư nợ ngoại tệ quy đổi VND và dư nợ nội tệ.
+ Phân theo kỳ hạn: Dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
+ Phân theo thành phần kinh tế: Dư nợ doanh nghiệp (doanh nghiệp
Nhà nước và ngoài Nhà nước), dư nợ hộ, cá thể và dư nợ cho vay nông
nghiệp nông thôn.
- Hệ thống chỉ tiêu chất lượng tín dụng
+ Tổng dư nợ xấu.
+ Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ.
1.3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này dùng để phân tích
các số liệu cụ thể và thường kết hợp với so sánh để làm rõ các vấn đề như tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
hình biến động của các hiện tượng qua các giai đoạn thời gian; Mức độ hiện
tượng; Mối quan hệ giữa các hiện tượng.
- Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý
nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng chỉ tiêu này trong các quan hệ tỷ lệ
với các đại lượng của chỉ tiêu khác trong doanh nghiệp. Về nguyên tắc,
phương pháp phân tích tỷ lệ yêu cầu cần phải xác định các ngưỡng, các định
mức chuẩn để so sánh. Trên cơ sở so sánh về tỷ lệ các chỉ tiêu kinh tế với giá
trị của các tỷ lệ định mức chuẩn, có thể rút ra những kết luận
- Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng
phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu
phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản
sau: Xác định số gốc để so sánh; Xác định điều kiện so sánh; Xác định mục
tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh tế là xác định mức biến
động tuyệt đối và mức biến động tương đối theo xu hướng biến động của chỉ
tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu về số
tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... từ đó đưa ra các kết
luận có căn cứ khoa học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
Chƣơng2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA AGRIBANK THÁI NGUYÊN
2.1. Đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên
2.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Trung du miền núi phía
Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 3.534,4 km2
, chiếm 1,07% diện tích cả
nước. Về mặt hành chính, sau khi chia tách tỉnh kể từ ngày 01/01/1997 (theo
Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoa IX, tỉnh Bắc Thái
cũ được chia thành 2 tỉnh: Thái Nguyên và Bắc Kạn) Thái Nguyên có 7
huyện, một thành phố và một thị xã, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn,
trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và
đồng bằng. Thành phố Thái Nguyên với diện tích 177,08 km2
là trung tâm
kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh Thái Nguyên.
Thái Nguyên giáp các tỉnh Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên
Quang ở phía Tây, Lạng Sơn và Bắc Giang ở phía Đông và thủ đô Hà Nội ở
phía Nam. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung
tâm kinh tế, văn hóa của vùng Trung du miền núi phía Bắc và là cửa ngõ giao
lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với vùng Đồng
bằng Sông Hồng. Sự giao lưu này được thực hiện thông qua hệ thống đường
bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu
mối. Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ
tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối
Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác
trong cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao
Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống
tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép -
Đông Triều với các KCN Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái
Nguyên. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn có cảng sông Đa Phúc và đường
sông đến Bắc Giang, Hải Phòng; từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đến
Sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km với hệ thống giao thông đường bộ đi
lại thuận tiện. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành
trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TBMN phía Bắc, nhất là sau khi
tuyến đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội được xây dựng trong tương lai.
Đánh giá chung, Thái Nguyên có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển
kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng do gần hệ thống giao
thông chính như đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng sông, cửa khẩu quốc
tế lớn... Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn nằm tiếp giáp Hà Nội - trung tâm kinh
tế, văn hóa, chính trị lớn, trung tâm khoa học, công nghệ cao của cả nước; gần
các địa phương phát triển nhanh, năng động thuộc vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh. Hải Phòng...), hành
lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng.
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của vùng Hà Nội,
hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Bắc Ninh - Vĩnh Phúc) là các
khu vực có tốc độ công nghiệp hóa cao, tăng trương nhanh, năng động, đã và
đang tạo ra sự lan tỏa, cơ hội và động lực thúc đẩy sự phát triển công nghiệp
của Thái Nguyên, nhưng đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh và sức ép không
nhỏ đối với sự phát triển của tỉnh.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị
xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa,
Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và
miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
Dân số Thái Nguyên khoảng gần 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ
yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao.
Thành phố Thái nguyên là đô thị loại I, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái nguyên và
vùng trung du miền núi Bắc bộ; Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến
là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh với 6 trường Đại học, 14 trường Cao đẳng, 9 trung tâm dạy nghề,
mỗi năm đào tạo các loại được khoảng gần 100.000 lao động. Là một trung tâm
y tế của vùng Đông Bắc với 01 bệnh viên Đa khoa TW, 9 bệnh viện cấp tỉnh và
14 Trung tâm y tế và bệnh viện cấp huyện; Là một nơi có những địa danh du
lịch lịnh sử, sinh thái, có nhiều danh thắng tầm cỡ chưa được đầu tư khai thác
như: Hồ Núi Cốc, hang Thần Sa - Thác Mưa. Là đầu mối giao thông quan
trọng nối các tỉnh miền núi phía bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ; Thành phố
có 28 đơn vị hành chính gồm 19 phường và 9 xã, tổng diện tích 18.970,48 ha,
dân số trên 330 ngàn người, trong đó dân số thường trú là 280 ngàn người sinh
sống tai 623 tổ, xóm. Thành phố có trên 500 cơ quan, đơn vị, gần 30 trường
Đại học, Cao đẳng, trung cấp nghề.
Việc thu hút các nhà đầu tư vào thành phố luôn được quan tâm chỉ đạo,
tính đến cuối năm 2011 có 19.522 hộ kinh doanh cá thể với số vốn dăng ký là
2.542 tỷ đồng, số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn 1.763 DN với
số vốn đăng ký 8.478 tỷ đồng, hiện có trên 1.000 doanh nghiệp đang hoạt động
có hiệu quả.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm đạt 14,6 %.
GDP bình quân đầu người đến năm 2011 đạt 31 triệu đồng/người/năm. GDP
của thành phố đạt 8.719,5 tỷ đồng, trong đó cơ cấu kinh tế: Ngành công
nghiệp - xây dựng đạt 4.186,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,01%; ngành dịch vụ
đạt 4.129,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,37%; ngành nông nghiệp đạt 403,5 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 4,62%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
- Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 56 triệu
đồng, và đạt 72 triệu đồng trên 1 ha đất trồng chè, cây ăn quả.
- Thu ngân sách bình quân hàng năm tăng bình quân 31%.
- Có 98% diện tích đất nội thị được quy hoạch chi tiết; Giải quyết việc
làm bình quân hàng năm cho 6.020 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 9,2%
xuống còn 2,6%.
Tuy nhiên thành phố Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ
tầng còn yếu kém, máy móc thiết bị của nhiều nhà máy, xí nghiệp có trình độ
công nghệ lạc hậu, năng suất thấp dẫn đến giá thành sản phẩm cao, không có
sức cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác do thuộc khu vực trung du miền núi
nên địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt thường có rét đậm, rét hại kéo dài
ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Sau hơn hai mươi năm đổi mới đất nước, Đảng bộ và nhân dân các dân
tộc tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng, tạo
tiền đề phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh
Thái Nguyên bình quân hàng năm đạt trên 10%. Cơ cấu kinh tế xã hội chuyển
dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong công nghiệp và xây dựng trong GDP
của tỉnh, sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ, giá trị tăng bình
quân 19,4%/năm.
2.2. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Thái Nguyên
2.2.1. Lịch sử ra đời của Agribank Thái Nguyên
Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Ban hành Nghị
định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam- tiền thân của Agribank ngày nay.
Qua quá trình phát triển, Agribank đã trở thành ngân hàng thương mại
lớn nhất Việt Nam, về mô hình hoạt động, ngoài 2.000 chi nhánh và phòng
giao dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực thuộc kinh doanh trên các lĩnh vực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
khác nhau như: Chứng khoán,vàng bạc, cho thuê tài chính, bảo hiểm, in
thương mại, du lịch... Trải qua quá trình phấn đấu bền bỉ, năng động, sáng
tạo, Agribank đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng trao
tặng nhiều phần thưởng cao quý, đặc biệt là danh hiệu Anh hùng lao động
thời kỳ đổi mới.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên
(Agribank Thái Nguyên) là một Chi nhánh trực thuộc Agribank Việt Nam,
trải qua quá trình hình thành và phát triển. Mới đầu là ngân hàng Phát triển
Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái được thành lập theo quyết định số 54/NHQĐ
ngày 30 tháng 6 năm 1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(nay là Thống đốc NHNN) và chính thức khai trương hoạt động từ 1/9/1988.
Ngày 22/12/1990 Thống đốc NHNN Việt Nam có Quyết định số 603/NHQĐ
đổi tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái thành ngân hàng
Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái. Đến ngày 16/12/1996 Tổng Giám đốc ngân hàng
Nông nghiệp Việt nam ra Quyết định số 515/NHNo-02 giải thể ngân hàng
Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái, thành lập ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Thái Nguyên và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh Bắc Kạn.
Những ngày đầu thành lập, ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Bắc
Thái có 622 người, trong đó có 10% cán bộ tốt nghiệp đại học và tương
đương. Tổng tài sản có 3,3 tỷ đồng, trong đó vốn tự có 97 triệu đồng, vốn huy
động 2,4 tỷ đồng, vốn vay NHNN 679 triệu đồng. Tổng dư nợ 2,96 tỷ đồng,
trong đó nợ quá hạn 146 triệu đồng chiếm 4,4% tổng dư nợ.
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Agribank Thái Nguyên
2.2.2.1. Về cơ cấu tổ chức của Agribank Thái Nguyên
Về cơ cấu tổ chức của Agribank Thái Nguyên, dưới Ban Giám đốc là
các phòng: Hành chính và nhân sự, Điện toán, Tín dụng, Kế toán, Kế hoạch,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
Dịch vụ, Kiểm tra kiểm toán và các ngân hàng Huyện, Thành phố và Thị xã.
Cụ thể như sau:
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của Agribank Thái Nguyên
Nguồn: Tài liệu nội bộ của Agribank Thái Nguyên
2.2.2.2. .2. Tình hình nhân sự
Năm 2008, tổng số lao động của Agribank Thái Nguyên là 384 cán bộ
công nhân viên (CBCNV), và đến cuối năm 2009 là 400 CBCNV tăng 16
người tỷ lệ tăng 4% so với năm 2008; Năm 2010 có tổng số 408 CBCNV tăng
8 người, tỷ lệ tăng 2%. Năm 2011 có 407 CBCNV giảm 1 người. Tình hình
nhân sự qua những năm được thể hiện trong bảng đồ thị sau:
Đơn vị: Người
Biểu đồ 2.1: Nguồn nhân lực
Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh Agribank năm 2008-201
Ban Giám
đốc
Phòng
HC&
NS
Phòng
Điện
toán
Phòng
Tín
dụng
Phòng
Kế
toán
Phòng
Kế
hoạch
Phòng
Dịch
vụ
Phòng
KTK
Toán
NH
Huyện
NH Thành
Phố
NH Thị xã
Phòng
Giao
dịch
Phòng
Giao
dịch
Phòng
Giao
dịch
Phòng
Giao
dịch
Phòng
Giao
dịch
Phòng
Giao
dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
Chính sách đãi ngộ nhân viên cũng được Ban Lãnh đạo quan tâm cải
thiện. Agribank Thái Nguyên đã tiến hành chuyển đổi lương cơ bản, tăng hệ
số kinh doanh, nâng bậc lương, góp phần tạo khí thế làm việc, gắn kết trong
nội bộ ngân hàng và thu hút nhân tài từ bên ngoài.
Về cơ cấu, nguồn nhân lực không chỉ tăng về số lượng, chất lượng nhân
sự cũng tăng lên đáng kể với trình độ đại học và trên đại học chiếm 67% trên
tổng số cán bộ nhân viên toàn chi nhánh, nhờ đó công tác nhân sự đã cơ bản
đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới và tăng qui mô hoạt động của Agribank
Thái Nguyên.
Đvt: %
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nhân sự
Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Thái nguyên năm 2008-2011
Bên cạnh việc triển khai đào tạo nghiệp vụ kế toán và ngân quỹ, tín dụng
giao dịch một cửa, nghiệp vụ chăm sóc và phục vụ khách hàng… Agribank
Thái Nguyên còn cử các cán bộ nhân viên tham gia các khoá đào tạo tại các
đơn vị, trường, trung tâm Đào tạo của Agribank.
2.2.2.3. Mạng lưới hoạt động
Mạng lưới Agribank Thái Nguyên được trải khắp trong toàn tỉnh. Đến
cuối năm 2011, hệ thống mạng lưới của Agribank Thái Nguyên có 1 chi
nhánh tỉnh, 10 chi nhánh Huyện, Thành phố, Thị xã:
- Hội sở ngân hàng Nông nghiệp tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
- 10 chi nhánh trực thuộc: Agribank chi nhánh Thành phố; Agribank
chi nhánh Huyện Đồng hỷ; Agribank chi nhánh Huyện Định hóa; Agribank
chi nhánh Huyện Phú lương; Agribank chi nhánh Huyện Võ nhai; Agribank
chi nhánh Huyện Đại từ; Agribank chi nhánh Huyện Phú bình; Agribank chi
nhánh Huyện Phổ yên; Agribank chi nhánh Thị xã Sông Công; Agribank chi
nhánh Sông Cầu.
- 19 phòng Giao dịch trực thuộc các chi nhánh Huyện.
2.2.2.4. Chức năng của Agribank Thái Nguyên
- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của
Agribank Việt Nam.
- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy
quyền của Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc.
- ThựchiệncácnhiệmvụkháccủaHộiđồngquảntrị,hoặcTổnggiámđốcgiao.
2.2.2.5. Nhiệm vụ chủ yếu của Agribank Thái Nguyên
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng
khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền
gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có
giá khác để huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước
theo quy định của Agribank Việt Nam.
- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, Chính
quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước
theo quy định của Agribank Việt Nam.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và các loại cho vay khác theo
quy định của Agribank Việt Nam.
- Kinh doanh ngoại hối.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
2.2.2.6. Đặc điểm hoạt động của Agribank Thái Nguyên
- Thái Nguyên là một tỉnh miền núi với 10 đơn vị hành chính là thành
phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 8 huyện, trong đó có 01 huyện vùng
cao, 04 huyện miền núi; có tổng diện tích 3.531 km2
, dân số 1.131.278 người,
mật độ dân số 320/km2
.
- GDP năm 2010 toàn tỉnh tăng 11% so với năm 2009, trong đó khu
vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,77%; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 14,69%, khu vực dịch vụ tăng 10,35%. GDP bình quân đầu người
đạt 17,5 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng/ người so với năm 2009. Tỷ lệ hộ nghèo
năm 2010 ( theo chuẩn mới) là 20,6%.
- Tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh năm 2010 đạt: 94.128 ngàn USD.
- Số doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh: đến 01/1/2010 toàn tỉnh
có 1.771 doanh nghiệp đang hoạt động.
- Hoạt động kinh doanh ngân hàng: đến 31/12/2010 có 18 ngân hàng
thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần hoạt động (bao gồm cả
NHCS-XH và NH Phát triển), tình hình cạnh tranh trong kinh doanh ngày
càng gay gắt.
- Đối tượng đầu tư chủ yếu của Agribank Thái Nguyên là nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, rủi ro trong hoạt động tín dụng cao.
2.3. Tình hình hoạt động của Agribank Thái Nguyên
2.3.1. Các sản phẩm chủ yếu của Agribank Thái nguyên
- Sản phẩm tín dụng: Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay thì
hiện tại sản phẩm tín dụng của Agribank gồm có: Cho vay tiêu dùng (mua xe,
mua nhà trả bằng lương, bằng thu nhập, mua sắm vật dụng gia đình..); Cho
vay kinh doanh bất động sản; Cho vay kinh doanh chứng khoán; Cho vay du
học; Cho vay đi lao động nước ngoài; Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất
kinh doanh; Cho vay lưu vụ; Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; Cho vay mua
sắm tài sản cố định, đầu tư dự án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
- Sản phẩm huy động vốn gồm: Tiền gửi không kỳ hạn; Tiền gửi
thanh toán; Tiền gửi tiết kiệm (tiền gửi tiết kiệm đảm bảo bằng vàng, tiền
gửi tiết kiệm bậc thang); Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn; Tài khoản tiền gửi có
kỳ hạn; Tiền gửi của ngân hàng khác.
- Sản phẩm bảo lãnh trong nước bao gồm: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh
thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh hoàn thanh toán; Bảo lãnh
bảo hành công trình, thiết bị; Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh khác.
- Sản phẩm thanh toán quốc tế: Mở L/C; Ủy nhiệm chi; Ủy nhiệm thu;
Nhờ thu; Chuyển tiền; Chiết khấu bộ chứng từ.
- Sản phẩm dịch vụ: Dịch vụ kiều hối; Dịch vụ chi trả Western Union;
Dịch vụ thẻ; Dịch vụ thu, chi hộ; Dịch vụ trả lương qua thẻ; Dịch vụ chuyển
tiền trong nước; Dịch vụ séc; Dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ tài khoản; Dịch vụ
thanh toán đa biên; Dịch vụ mua bán ngoại tệ.
- Sảnphẩmngânhàngđiệntửbaogồm:SMSbanking; Atransfer;Vntopup.
2.3.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Nguyên 2009-2011
2.3.2.1. Kết quả tài chính
Năm 2011 với những giải pháp có tính đột phá như chỉ đạo, điều hành tập
trung lãi suất; triệt để thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, tiết giảm chi phí nhất là chi phí
thường xuyên, Agribank Thái nguyên đã tạo ra được tài chính mạnh. Tình hình
tài chính của Agribank Thái nguyên được thể hiện cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 2.1 Kết quả tài chính của Agribank Thái Nguyên 2009-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011
Lợi nhuận 33 52 89
Vốn và các quỹ 34 53 93
Tổng tài sản 2.568 3.353 3.827
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Nguyên trong 3
năm qua đều đạt kết quả khá, kết quả tài chính hoàn thành kế hoạch ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
hàng cấp trên giao, đảm bảo có quỹ thu nhập đủ chi lương cho cán bộ công
nhân viên theo cơ chế khoán tài chính của ngân hàng cấp trên.
2.3.2.2. Hoạt động huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh công tác huy động nguồn vốn là rất quan
trọng, nó quyết định quy mô hoạt động kinh doanh và đảm bảo tính thanh khoản
của toàn hệ thống, vì vậy Agribank Thái Nguyên coi công tác huy động nguồn
vốn là nhiệm vụ trọng tâm trong mọi thời kỳ. Kết quả huy động nguồn vốn của
Agribank Thái Nguyên đều tăng trưởng qua các năm, cụ thể như bảng sau:
Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động của Agribank Thái Nguyên
giai đoạn năm 2009 - 2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh %
2010/2009
So sánh %
011/2010
Số
tuyệt
đối
Tốc
độ
tăng
Số
tuyệ
tđối
Tốc
độ
tăng
1. Theo thành 2.290 3.212 3.618 922 40 406 13
phần kinh tế: 2.077 2.925 3.280 848 41 355 12
- Tiền gửi dân cư 43 42 19 -1 -1 -23 -54
- Tiền gửi KBNN 23 25 63 2 1 38 152
- Tiền gửi BHXH 147 220 256 73 50 36 16
- Nguồn khác
2. Theo kỳ hạn 2.290 3.212 3.618 922 40 406 13
- Không kỳ hạn 309 395 439 86 27 44 11
- Có Kỳ hạn < 12t 1.642 2.445 2.907 803 48 462 18
- Có Kỳ hạn > 12t 314 354 256 40 12 -98 -27
- Có kỳ hạn 24 T 25 18 16 -7 -28 -2 -11
trở lên
3. Theo loại tiền 2.290 3.212 3.618 922 40 406 13
- Nội tệ 2.190 3.076 3.460 886 40 384 12
- Ngoại tệ qui đổi 100 136 158 36 36 22 16
Nguồn: Báo cáo kế hoạch kinh doanh 2009 - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
Theo bảng tổng hợp về cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank
Thái Nguyên cho thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động theo dân cư chiếm tỷ
trọng cao. Trong khi đó tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng
cũng luôn tăng qua các năm.
Năm 2010 nguồn vốn đạt 3.212 tỷ đồng, tăng so với năm trước 922 tỷ
đồng, tỷ lệ tăng 40%.
Năm 2011 nguồn vốn đạt 3.618 tỷ đồng, tăng so với năm trước 406 tỷ
đồng, tỷ lệ tăng 13%.
Trong tổng nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn nội tệ:
Năm 2009 nguồn vốn nội tệ đạt 2.190 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 95,6%.
trong tổng nguồn vốn.
Năm 2010 nguồn vốn nội tệ đạt 3.076 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 95,8 %.
trong tổng nguồn vốn.
Năm 2011 nguồn vốn nội tệ đạt 3.460 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96%.
trong tổng nguồn vốn.
Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động trong gia đoạn 2009 - 2011
được thể hiện qua biểu đồ.
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn của Agribank Thái Nguyên
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 - 2011 Agribank Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
Hoạt động kinh doanh ngân hàng năm qua còn nhiều bất ổn trong đó lãi
suất huy động vốn của các ngân hàng Thương mại có thời kỳ lên đến
20%/năm. Diễn biến phức tạp trên gây rối loạn thị trường vốn. Từ tháng 9
năm 2011 đến nay trật tự đã được thiết lập, hoạt động ngân hàng cơ bản đã đi
vào ổn định.
Cùng với sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định cho thấy tình hình tăng
trưởng nguồn vốn Agribank Thái Nguyên trong những năm qua là tốt, đảm
bảo cho sự phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng.
Bảng 2.3: Nguồn vốn của Agribank Thái Nguyên phân theo thời hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh
%
2010/2009
So sánh
%
2011/2010
Số
tuyệt
đối
Tốcđộ
tăng
Số
tuyệt
đối
Tốcđộ
tăng
Phân theo thời gian 2.290 3.212 3.618 922 40 406 13
- Không kỳ hạn 309 395 439 86 27 44 11
- Có Kỳ hạn < 12t 1.642 2.445 2.907 803 48 462 18
- Có Kỳ hạn > 12t 314 354 256 40 12 -98 -27
- Có kỳ hạn 24 T 25 18 16 -7 -28 -2 -11
trở lên
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên
Năm 2010 nguồn vốn không kỳ hạn đạt 395 tỷ đồng, tăng 86 tỷ so với
năm trước, tỷ lệ tăng 27%; nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng đạt 2.445 tỷ đồng
tăng so với năm trước 803 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 48%; nguồn vốn có kỳ hạn ≥ 12
tháng đạt 354 tỷ đồng tăng so với năm trước 40 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 12%;
nguồn vốn có kỳ hạn >24 tháng đạt 18 tỷ đồng giảm so với năm trước 7 tỷ
đồng, tỷ lệ giảm -28%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
Đến năm 2011 nguồn vốn không kỳ hạn đạt 439 tỷ đồng, tăng 44 tỷ so
với năm trước, tỷ lệ tăng 12%; nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng đạt 2.907 tỷ
đồng tăng so với năm trước 462 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 18%; nguồn vốn có kỳ hạn
≥ 12 tháng đạt 256 tỷ đồng giảm so với năm trước 98 tỷ đồng, tỷ lệ giảm
-27%; nguồn vốn có kỳ hạn >24 tháng đạt 16 tỷ đồng giảm so với năm trước
2 tỷ đồng, tỷ lệ giảm -1%.
Đơn vị: %
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng nguồn vốn phân theo thời hạn của Agribank
Thái Nguyên
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
Nhìn vào biểu đồ thống kê nguồn vốn phân theo thời gian chúng ta thấy
chủ yếu tăng và ổn định của chỉ tiêu có kỳ hạn < 12 tháng; Năm 2009, đạt 1.642
tỷ đồng, năm 2010 nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng đạt 2.445 tỷ đồng tăng so
với năm trước 803 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 49%; Năm 2011, nguồn vốn có kỳ hạn <12
tháng đạt 2.930 tỷ đồng tăng so với năm trước 485 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 20%.
Đơn vị: %
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng nguồn vốn phân theo tính chất
của Agribank Thái Nguyên
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên
Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng
nhiều nhất, năm 2009 nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 85%; năm 2010
chiếm: 91%; Năm chiếm 2011: 91%.
2.3.2.3 Hoạt động tín dụng
Năm 2009 tổng dư nợ đạt 2.458 tỷ đồng, tăng 486 tỷ, tỷ lệ tăng 24%;
năm 2010 đạt 3.126 tỷ đồng, tăng so với năm trước 668 tỷ đồng, tỷ lệ tăng
27%; năm 2011 dư nợ đạt 3.515 tỷ đồng, tăng 389 tỷ, tỷ lệ tăng 12%.
- Doanh số cho vay (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi): 5.621 tỷ đồng; so
năm 2010 tăng 404 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 7,7%.
- Doanh số thu nợ (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi): 5.216 tỷ đồng; so năm
2010 tăng 756 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16,9%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
44
Bảng 2.4: Dƣ nợ của Agribank Thái Nguyên 2009-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh %
2010/2009
So sánh %
2011/2010
Số
tăng
Tỷlệtăng
(%)
Số
tăng
Tỷlệtăng
(%)
Dư nợ nội tệ 2.380 3.032 3.507 652 27 475 16
Dư nợ ngoại tệ (đã
quy đổi ra VND)
78 94 8 16 20 -86 -91
Tổng cộng 2.458 3.126 3.515 668 27 389 12
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên
- Tổng dư nợ và đầu tư đến 31/12/2011: 3.515,3 tỷ đồng; so với đầu
năm tăng 388,7 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 12,4%. Dư nợ bình quân/1 cán bộ đạt
8.723 triệu đồng, tăng so với năm 2010: 872 triệu đồng, tỷ lệ tăng 11%.
Đến 31/12/2011, tổng dư nợ phân theo thành phần kinh tế được thể hiện
dưới bảng sau:
Bảng 2.5: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn 2009 - 2011
Năm
Thành phần kinh tế
2009 2010 2011
Dư nợ Doanh nghiệp 912 1.136 1.275
Trong đó: - Doanh nghiệp nhà nước 133 184 243
- DN ngoài nhà nước 778 952 1.032
Dư nợ hộ, cá thể 1.546 1.990 2.240
Tổng 2.458 3.126 3.515
Nguồn: Báo cáo kế hoạch tổng hợp kinh doanh 2009 - 2011
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, Agribank Thái Nguyên luôn khẳng định
nông nghiệp nông thôn là thị trường truyền thống, với tỷ trọng dư nợ từng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
45
năm cho hộ chiếm 62 % trên tổng dư nợ. Dư nợ cho vay doanh nghiệp cũng
dần tăng qua từng năm như; Năm 2011 đạt 1.275 tỷ đồng tăng 139 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 36 %, điều này thể hiện đúng chủ trương và định hướng phát
triển của Agribank Thái Nguyên trong những năm qua.
Dưới đây là biểu đồ tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế trong năm
2011 của Agribank Thái Nguyên.
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế năm 2011
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.7: Tăng trƣởng nguồn vốn và dƣ nợ
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
46
Tuy tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư tương đối cao, nhưng nguồn
vốn này chủ yếu được gửi ở các kỳ hạn ngắn, chủ yếu các kỳ hạn từ 1-3 tháng
nên mức độ ổn định của nguồn vốn không cao, nhất là trong những thời điểm
NHNN khống chế trần lãi suất huy động, các NHTM khác có các hình thức
khuyến mại ngầm.
Hoạt động tín dụng, đánh giá theo loại tiền tệ, thì tín dụng nội tệ vẫn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cho đến cuối năm 2011, dư nợ nội tệ
chiếm tới 92,2% trong tổng dư nợ. Cho đến thời điểm này hoạt động tín dụng
ngoại tệ vẫn chỉ được thực hiện tại Hội sở Agribank tỉnh. Việc không triển
khai cấp tín dụng ngoại tệ tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn thành phố
kết hợp với nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ rõ ràng đã
giảm sức cạnh tranh của Agribank và hạn chế khả năng đầu tư khép kín, phát
triển sản phẩm và tăng sức mạnh tài chính.
Chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể, thể hiện trong năm 2009 nợ
xấu là 35 tỷ đồng chiếm 0.01% trên tổng dư nợ. Năm 2010 nợ xấu 30 tỷ đồng,
giảm 5 tỷ đồng. Năm 2011 nợ xấu còn 19 tỷ đồng, giảm 11 tỷ đồng.
2.3.2.4. Hoạt động mua bán ngoại tệ
Hoạt động mua bán ngoại tệ của Agribank Thái Nguyên trong những
năm qua gặp nhiều khó khăn do biến động tỷ giá và cơ chế quản lý ngoại hối
có nhiều thay đổi, thể hiện qua doanh số mua, bán ngoại tệ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
47
Bảng 2.6: Tình hình mua bán ngoại tệ của Agribank Thái Nguyên 2009-2011
Đơn vị: Ngàn USD
Năm 2009
So với
Năm 2010
So với
Năm 2011
So với
Chỉ tiêu
Giá trị năm 2008
Giá
trị
năm 2009
Giá
trị
năm 2010
±Δ ±% ±Δ ±% ±Δ ±%
Doanh số mua 21.336 - 16.525 - 43,6 18.928 - 2.408 - 11,2 10.094 -8.834 46%
Doanh số bán 21.364 - 16.309 - 43,3 18.729 - 2.631 - 12,3 10.033 -8.696 46%
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên
Năm 2009 doanh số mua ngoại tệ là 21.336 ngàn USD, đến năm 2010
doanh số mua chỉ đạt 18.928 ngàn USD, giảm 11,2% so với năm trước và đến
năm 2011 doanh số mua còn 10.094 ngàn USD giảm 46%. Mặc dù doanh số
mua ngoại tệ giảm nhưng kết quả mua bán ngoại tệ cũng làm tăng thêm nguồn
thu nhập cho Agribank Thái Nguyên.
2.3.2.5. Sản phẩm dịch vụ
Nhằm tăng dần tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập của
Agribank Thái Nguyên, trong năm 2011 Agribank Thái Nguyên đã ưu tiên
mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng.
Ngoài các khoản thu từ tín dụng, Agribank Thái Nguyên cũng quan tâm
phát triển các sản phẩm dịch vụ để tăng thu ngoài tín dụng.
Đến 31/12/2011 Agribank Thái Nguyên đã lắp đặt 14 máy ATM và phát
hành thẻ trong đó có 3.766 thẻ đăng ký sử dụng dịch vụ SMS, chiếm tỷ lệ
53,5%, tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ SMS: 13.967 khách hàng, chiếm
43,2%/tổng số thẻ đang lưu hành.
- Bảo an tín dụng: 4.307 món, số phí thu được 1.115 triệu đồng.
- Phát hành thẻ liên kết sinh viên đối với sinh viên trường Đại học Khoa
học được 1.000 thẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
48
- Nhiều chi nhánh đã triển khai tương đối tốt việc cho vay hộ gia đình
cá nhân gắn với sử dụng dịch vụ ngân hàng, nên nhiều chi nhánh đã giảm
lượng khách hàng đến giao dịch trực tiếp với NH.
- Đã tiến hành ký thỏa thuận dịch vụ thu hộ tiền điện với Công ty Điện
lực Thái Nguyên, thu NHNN với KBNN, Cục Thuế… và các dịch vụ khác Tỷ
lệ thu ngoài tín dụng so với tổng thu nhập ròng năm 2009 là 8,17%; năm 2010
là 6,09%; năm 2011 là 5,9%.
2.4. Năng lực cạnh tranh của Agribank Thái Nguyên
2.4.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank Thái Nguyên bằng mô
hình SWOT
Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên về mạng lưới hoạt động hiện có
khoảng 52 địa điểm hoạt động của các ngân hàng thương mại bao gồm trụ sở
chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch. Với số dư nguồn vốn huy động
khoảng 7.800 tỷ đồng, dư nợ cho vay khoảng 10.600 tỷ đồng. Đặc biệt từ năm
2004 đến nay đã có 10 ngân hàng thương mại cổ phần mở chi nhánh và phòng
giao dịch tại địa bàn thành phố, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
cho thành phố, song nó cũng tạo nên sự cạnh tranh hết sức khốc liệt trong lĩnh
vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, gây không ít khó khăn thách
thức cho hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
Với phân bố về mạng lưới và kết quả 2 chỉ tiêu cơ bản, các đánh giá
khác cho thấy những điểm mạnh, yếu của đối thủ và của Agribank như sau:
Ngân hàng Nông nghiệp Các NHTM khác
- Là NHTM hàng đầu Việt Nam đã
được thành lập từ đầu khi thành lập
NHTM, tuy nhiên các chi nhánh trên
địa bàn đô thị (không bao gồm Văn
phòng ngân hàng tỉnh), đều thành lập
sau NH Công thương và NH Đầu tư
- NH Công thương và Đầu tư được
thành lập ngay khi ra đời các NHTM,
các NH Cổ phần đều thành lập sau cả
2 NH trên và NHNo
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Agribank.
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Agribank.
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Agribank.
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Agribank.
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Agribank.
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Agribank.
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Agribank.
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Agribank.
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Agribank.
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Agribank.

More Related Content

Similar to Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Agribank.

Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Hạnh Ngọc
 
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docxCơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
Thư Anh
 

Similar to Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Agribank. (20)

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng VietcombankMột Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
 
Cơ sở lý luận về cho vay mua bđs của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về cho vay mua bđs của ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về cho vay mua bđs của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về cho vay mua bđs của ngân hàng thương mại.docx
 
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
 
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docxCơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG Đ...
 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  TMCP  PHƯƠNG  Đ... THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  TMCP  PHƯƠNG  Đ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG Đ...
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG OCB >>TẢI MIỄN P...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  OCB >>TẢI MIỄN P...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  OCB >>TẢI MIỄN P...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG OCB >>TẢI MIỄN P...
 
Luận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốn
Luận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốnLuận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốn
Luận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốn
 
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docxCƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
 
Cơ sở khoa học về hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docx
 
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
 
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Agribank.

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ TUẤN NGỌC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Xuân Hoàng THÁI NGUYÊN - 2023
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào, cũng như một chương trình đào tạo cấp bằng nào. Tôi cũng xin cam kết thêm rằng bản luận văn này là nỗ lực của cá nhân tôi. Các kết quả, phân tích, kết luận trong bản luận văn này (ngoài các phần được trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi. Tác giả Hà Tuấn Ngọc
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và trách nhiệm của giảng viên - TS. Ngô Xuân Hoàng - Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, đã hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cung cấp tài liệu, thông tin trong quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài. Chân thành cảm ơn lớp Cao học Quản lý Kinh tế về sự đoàn kết, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể giảng viên, cán bộ nhân viên tham gia công tác giảng dạy, phục vụ khoá đào tạo lớp Cao học Quản lý Kinh tế đã giúp tôi hoàn thành tốt khoá học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2022 Tác giả Hà Tuấn Ngọc
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về NHTM và ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn 1.1.1. Tổng quan về NHTM 1.1.1.1. Khái niệm về NHTM Hệ thống ngân hàng phức tạp đã làm cho khái niệm về ngân hàng cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên hiện tại, cách thức tiếp cận khái niệm ngân hàng được chấp nhận rộng rãi nhất là tiếp cận thông qua những dịch vụ mà nó cung cấp: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất-đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Tại Việt Nam, khái niệm ngân hàng được nêu trong Luật các tổ chức tín dụng (NHNN, 1997): “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”. Theo Nghị định 49/2000/NĐ-CP ban hành ngày 12/9/2000, NHTM được định nghĩa như sau: "NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước".
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 1.1.1.2. Các chức năng của một ngân hàng hiện đại - Chức năng huy động vốn của cá nhân và doanh nghiệp. - Chức năng tín dụng. - Chức năng lập kế hoạch đầu tư. - Chức năng thanh toán. - Chức năng đầu tư và bảo lãnh. - Chức năng quản lý tiền mặt. - Chức năng uỷ thác. - Chức năng môi giới. - Chức năng bảo hiểm. 1.1.1.3. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế - Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế Chức năng trung gian tín dụng là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành các nguồn vốn cho vay; mặt khác, trên cơ sở số vốn huy động được, thông qua nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng các nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng... của các chủ thể, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. NHTM với tư cách là nơi tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi, là trung tâm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Như vậy, tín dụng ngân hàng vừa giúp các doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích luỹ vốn nhanh chóng cho đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích luỹ vốn cho nền kinh tế.
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 - Ngân hàng là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng huy động và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh về mọi mặt. Hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải có một khối lượng lớn vốn đầu tư, các dịch vụ tài chính, thông tin và tư vấn chất lượng cao. Thông qua nghiệp vụ tín dụng, tài trợ ngoại thương và các dịch vụ tiến tiến, hiện đại của mình, NHTM đã trở thành chiếc cầu nối không thể thiếu của doanh nghiệp với thị trường, trợ giúp doanh nghiệp đứng vững trong môi trường cạnh tranh. - NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, việc điều tiết tiền tệ (bao gồm các chính sách tiền tệ và các công cụ của nó) có thể điều tiết gián tiếp và vô cùng hiệu quả đến những hoạt động vĩ mô của nền kinh tế quốc gia. Một nội dung quan trọng của điều tiết tiền tệ là điều hoà khối tiền tệ. Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán trong hệ thống của mình, các NHTM đã góp phần quan trọng trong việc điều hoà khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông dưới sự tác động của ngân hàng Trung ương. Các NHTM có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, từ đó ổn định giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát. Bằng việc cấp các khoản tín dụng cho nền kinh tế, NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn thị trường một cách có hiệu quả. Do đó, NHTM là một công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. - NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế Trong nền kinh tế hiện đại, việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. Trong bối cảnh đó, việc giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 giữa các khu vực, các quốc gia trở thanh nhu cầu cần thiết và cấp bách. Vì vậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hoà nhập vào nền tài chính quốc tế. Hệ thống NHTM cùng với các hoạt động của mình đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này, với các nghiệp vụ kinh doanh hối đoái, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng khác, NHTM đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng mở rộng và phát triển. Hoạt động của các NHTM không chỉ gắn liền với nền kinh tế trong nước mà còn gắn liền với những diễn biến và thay đổi trong nền kinh tế thế giới, từ đó hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính quốc gia phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế. 1.1.1.4. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM bao gồm: Nghiệp vụ về nguồn vốn và nghiệp vụ về sử dụng vốn. - Các nghiệp vụ về nguồn vốn + Tiền gửi: Là hoạt động đặc trưng của NHTM, nhằm huy động vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân và của các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. + Vay ngân hàng Trung ương: NHTM có thể vay vốn ngân hàng Trung ương dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn nhằm bù đắp dự trữ thiếu hụt, tạo sự cân đối trong điều hành vốn của các NHTM khi huy động không đủ để sử dụng vốn hoặc trong một số tình huống cấp thiết khác. + Vay từ các tổ chức tín dụng khác: Trong hoạt động ngân hàng, để đảm bảo khả năng thanh toán, khi có nhu cầu cấp bách về vốn NHTM sẽ vay từ các tổ chức tài chính khác thông qua thị trường liên ngân hàng theo hình thức vay thương mại ngắn hạn. + Vay công chúng: Thông qua các nghiệp vụ phát hành các loại giấy tờ có giá, ngân hàng cơ thể huy động được nguồn vốn có tính chất ổn định, xác định rõ quy mô và thời hạn. Các loại giấy tờ có giá thường là: kỳ phiếu, trái phiếu...
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 - Các nghiệp vụ về sử dụng vốn + Hoạt động tín dụng: Ngân hàng huy động vốn để cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, ngoài ra còn thực hiện các chương trình uỷ thác đầu tư... Đây là hoạt động lớn nhất và tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Hoạt động này tuy mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. + Hoạt động đầu tư tài chính: NHTM sử dụng vốn của mình tham gia vào các hoạt động đầu tư tài chính như: góp vốn liên doanh, tham gia đầu tư- kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối... + Hoạt động ngân quỹ: Hoạt động này phản ánh các khoản vốn của ngân hàng được dùng vào mục đích đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do ngân hàng Nhà nước đề ra. Hoạt động ngân quỹ có tính thanh khoản cao nhưng lợi nhuận thấp. + Hoạt động dịch vụ: Ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho khách hàng và nhận được các khoản thu phí dịch vụ. Hoạt động này rất đa dạng bao gồm: thanh toán L/C, chuyển tiền trong nước và quốc tế, môi giới, tư vấn tài chính, bán các dịch vụ bảo hiểm, bảo quản vật có giá, dịch vụ thuê mua thiết bị... 1.1.2. Tổngquanvề ngân hàngNông nghiệpvà PháttriểnNôngthônViệt Nam 1.1.2.1 Phân loại chi nhánh và phòng Giao dịch Theo Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của Hội đồng Quản trị ngân hàng Nông nghiệp Việt nam “V/v: Ban hành Quy chế về Tổ chức và Hoạt động của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” thì chi nhánh và phòng Giao dịch của Agribank được phân loại như sau: Chi nhánh loại 1: Là đơn vị trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp bao gồm các chi nhánh được nhà nước xếp hạng doanh nghiệp hạng 1, có các chi nhánh hoạt động hạn chế phụ thuộc và các phòng giao dịch trực thuộc.
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Chi nhánh loại 2: Là đơn vị trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp bao gồm các chi nhánh được nhà nước xếp hạng doanh nghiệp hạng 2 và các chi nhánh chưa được xếp hạng, có các chi nhánh hoạt động hạn chế phụ thuộc và các phòng giao dịch trực thuộc. Chi nhánh loại 3: Là chi nhánh hoạt động hạn chế được nhà nước xếp hạng doanh nghiệp hạng 3 và các chi nhánh chưa/hoặc không được xếp hạng phụ thuộc các chi nhánh loại 1, loại 2 có các phòng giao dịch trực thuộc. Trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không có chi nhánh loại 3. Phòng giao dịch: Là bộ phận trực thuộc chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp, hạch toán báo sổ và có con dấu riêng. 1.1.2.2. Chức năng của chi nhánh - Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của ngân hàng Nông nghiệp. - Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. - Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc giao. 1.1.2.3. Nhiệm vụ của chi nhánh loại 1 và loại 2 - Huy động vốn + Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp.
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 + Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp. + Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản. + CáchìnhthứchuyđộngvốnkháctheoquyđịnhcủangânhàngNôngnghiệp. + Việc huy động vốn có thể bằng vàng và các công cụ khác theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp. - Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp. - Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước và của ngân hàng Nông nghiệp. - Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm + Cung ứng các phương tiện thanh toán. + Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. + Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ. + Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. + Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước và của ngân hàng Nông nghiệp. - Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm… và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước và ngân hàng Nông nghiệp cho phép.
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 - Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp. - Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của ngân hàng Nông nghiệp. - Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp. - Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp. - Kinh doanh vàng bạc theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp. - Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng. - Tư vấn khách hàng xây dựng dự án. - Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3 phụ thuộc (nếu có). - Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp. - Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp. - Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Nông nghiệp liên quan đến hoạt động của các chi nhánh. - Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương. - Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của ngân hàng Nông nghiệp.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 - Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và cơ sở đào tạo trên địa bàn do ngân hàng Nông nghiệp giao. - Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng theo phân cấp, uỷ quyền của ngân hàng Nông nghiệp. - Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giámđốc giao. 1.1.2.4. Nhiệm vụ của chi nhánh loại 3 - Huy động vốn + Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp. + CáchìnhthứchuyđộngvốnkháctheoquyđịnhcủangânhàngNôngnghiệp. + Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp. - Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại cho vay khác theo qui định của ngân hàng Nông nghiệp. - Làm đại lý kinh doanh vàng bạc trên thị trường trong nước và quốc tế theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp. - Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được ngân hàng Nông nghiệp và Giám đốc Chi nhánh cấp trên giao.
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 1.2. Một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh ngân hàng 1.2.1. Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh 1.1.2.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ cao hơn... để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Cạnh tranh làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của khách hàng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, những nghiên cứu mới nhất vào sản xuất; hoàn thiện cách thức tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Vì vậy, các tổ chức đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược phù hợp để chiến thắng trong cạnh tranh. Trong Thế kỷ XX, nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lý thuyết của Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman… Trong đó, phải kể đến lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của Micheal Porter, ông giải thích hiện tượng khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có “lợi thế cạnh tranh” và “lợi thế so sánh”. Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh là điều kiện tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, môi trường tạo cho doanh nghiệp, quốc gia thuận lợi trong sản xuất cũng nhưng trong thương mại. Ông cho rằng lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế so sánh phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh. Qua những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy, cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh góp phần cho sự tiến bộ của khoa học, cạnh tranh giúp cho các chủ thể tham gia biết quý trọng hơn những cơ hội và lợi thế mà mình có được, cạnh tranh mang lại sự phồn thịnh cho đất nước. Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác định cho mình những điểm mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hội và thách thức trước mắt và trong tương lai, để từ đó có những hướng đi có lợi nhất cho mình khi tham gia vào quá trình cạnh tranh. Vậy cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nổ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng… Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi cạnh tranh là lành mạnh, hoàn hảo và nó giúp cho các chủ thể tham gia đạt được tất cả những gì mình mong muốn. Trong thực tế, để có lợi thế trong kinh doanh các chủ thể tham gia đã sử dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để làm tổn hại đến đối thủ tham gia cạnh tranh với mình. Cạnh tranh không mang ý nghĩa triệt tiêu lẫn nhau, nhưng kết quả của cạnh tranh mang lại là hoàn toàn trái ngược. 1.2.1.2. Các loại hình cạnh tranh Có nhiều hình thức được dùng để phân loại hình cạnh tranh bao gồm: Căn cứ vào chủ thể tham gia, phạm vi ngành kinh tế và tính chất của cạnh tranh.
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 - Căn cứ chủ thể tham gia Cạnh tranh giữa người mua và người bán: do sự đối lập nhau của hai chủ thể tham gia giao dịch để xác định giá cả của hàng hóa cần giao dịch, sự cạnh tranh này diễn ra theo qui luật “mua rẻ, bán đắt” và giá cả của hàng hóa được hình thành. Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: sự cạnh tranh này hình thành trên quan hệ cung - cầu. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này chỉ xảy ra trong điều kiện cung của một hàng hóa dịch vụ có chất lượng ít hơn nhu cầu của thị trường. Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Đây có lẽ là hình thức tồn tại nhiều nhất trên thị trường với tính chất gây go và khốc liệt. Cạnh tranh này có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp nhằm chiếm thị phần và thu hút khách hàng. - Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Đây là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất, tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, trong đó các đối thủ tìm cách thôn tính lẫn nhau, giành dật khách hàng về phía mình, chiếm lĩnh thị trường. Biện pháp cạnh tranh chủ yếu của hình thức này là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí. Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành làm cho kỹ thuật phát triển, điều kiện sản xuất trong một ngành thay đổi, giá trị hàng hóa được xác định lại, tỷ suất sinh lời giảm xuống và sẽ làm cho một số doanh nghiệp thành công và một số khác phá sản, hoặc sát nhập. Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao nhất, sự cạnh tranh này hình thành nên tỷ suất sinh lời bình quân cho tất cả mọi ngành thông qua sự dịch chuyển của các ngành với nhau. - Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh trên thị trường thì cạnh tranh gồm có cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo + Cạnh tranh hoàn hảo: là loại hình cạnh tranh mà ở đó không có người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế thị
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo được mô tả: Tất cả các hàng hóa trao đổi được coi là giống nhau; tất cả những người bán và người mua đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc mua bán, trao đổi; không có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của người mua hay người bán. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp phải tự tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc tạo nên sự khác biệt về sản phẩm của mình so với các đối thủ khác. + Cạnh tranh không hoàn hảo: là một dạng cạnh tranh trong thị trường khi các điều kiện cần thiết cho việc cạnh tranh hoàn hảo không được thỏa mãn. Các loại cạnh tranh không hoàn hảo gồm: Độc quyền; Độc quyền nhóm; Cạnh tranh độc quyền; Độc quyền mua; Độc quyền nhóm mua. Trong thị trường cũng có thể xảy ra cạnh tranh không hoàn hảo do những người bán hoặc người mua thiếu các thông tin về giá cả các loại hàng hóa được trao đổi. 1.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM 1.2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh có thể chia làm 3 cấp: - Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận và thị phần mà doanh nghiệp đó có được. - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: được đo bằng thị phần của sản phẩm dịch vụ thể hiện trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của nó. Nó dựa vào chất lượng, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, yếu tố công nghệ chứa trong sản phẩm dịch vụ đó.
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 1.2.2.2. Khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và những đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng Cũng giống như mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp và là một doanh nghiệp đặc biệt, vì thế NHTM cũng tồn tại vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Vì thế, các NHTM cũng tìm đủ mọi biện pháp để cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao với nhiều lợi ích cho khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, bên cạnh sự đảm bảo về tính chính xác, độ tin cậy và sự tiện lợi nhất nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị phần để đạt được lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Do vậy, cạnh tranh trong NHTM cũng là sự tranh đua, giành dựt khách hàng dựa trên tất cả những khả năng mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có sự đặc trưng riêng của mình so với các NHTM khác trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế trên thương trường. Với những đặc điểm chuyên biệt của mình, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cũng có những đặc thù nhất định: - Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng có liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó: NHTM cần có hệ thống sản phẩm đa dạng, mạng lưới chi nhánh rộng và liên thông với nhau để phục vụ mọi đối tượng khách hàng và ở bất kỳvị trí địa lý nào. NHTM phải xây dựng được uy tín, tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng vì bất kỳ một sự khó khăn nào của NHTM cũng có thể dẫn đến sự suy sụp của nhiều chủ thể có liên quan. - Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có liên quan đến tiền tệ. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm nên: Năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất thể hiện chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Yêu cầu đối với đội ngũ
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 nhân viên ngân hàng là phải tạo được sự tin tưởng với khách hàng bằng kiến thức, phong cách chuyên nghiệp, sự am hiểu nghiệp vụ, khả năng tư vấn và đôi khi cả yếu tố hình thể. Dịch vụ của ngân hàng phải nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảo mật và đặc biệt quan trọng là có tính an toàn cao đòi hỏi ngân hàng phải có cơ sở hạ tầng vững chắc, hệ thống công nghệ hiện đại. Hơn nữa, số lượng thông tin, dữ liệu của khách hàng là cực kỳ lớn nên yêu cầu NHTM phải có hệ thống lưu trữ, quản lý toàn bộ các thông tin này một cách đầy đủ mà vẫn có khả năng truy xuất một cách dễ dàng. Ngoài ra, do dịch vụ tiền tệ ngân hàng có tính nhạy cảm nên để tạo được sự tin tưởng của khách hàng chọn lựa sử dụng dịch vụ của mình, ngân hàng phải xây dựng được uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu theo thời gian. - Thứ ba, để thực hiện kinh doanh tiền tệ, NHTM phải đóng vai trò tổ chức trung gian huy động vốn trong xã hội. Nguồn vốn để kinh doanh của ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động được và chỉ một phần nhỏ từ vốn tự có của ngân hàng. Do đó yêu cầu ngân hàng phải có trình độ quản lý chuyên nghiệp, năng lực tài chính vững mạnh cũng như có khả năng kiểm soát và phòng ngừa rủi ro hữu hiệu để đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả. - Thứ tư, chất liệu kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, mà tiền tệ là một công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế. Do đó, chất liệu này được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Hoạt động kinh doanh của NHTM ngoài tuân thủ các quy định chung của pháp luật còn chịu sự chi phối bởi hệ thống luật pháp riêng cho NHTM và chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM Các đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của một NHTM thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM đó, nhưng để phát huy năng lực cạnh tranh này, NHTM còn chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố từ bên ngoài.
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 1.2.3.1. Môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh của NHTM thể hiện ở các đặc điểm sau - Tình hình kinh tế trong và ngoài nước Nội lực của nền kinh tế của một quốc gia được thể hiện qua quy mô và mức độ tăng trưởng của GPD, dự trữ ngoại hối… Độ ổn định của nền kinh tế vĩ mô thông qua các chỉ tiêu như chỉ số lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế… Độ mở cửa của nền kinh tế thể hiện qua các rào cản, sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp, sự gia tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tiềm năng tài chính, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn trong nước cũng như xu thế chuyển hướng hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước. Các yếu tố này tác động đến khả năng tích lũy và đầu tư của người dân, khả năng thu hút tiền gửi, cấp tín dụng và phát triển các sản phẩm của NHTM, khả năng mở rộng hoặc thu hẹp mạng lưới hoạt động của các ngân hàng…Từ đó làm giảm hay tăng nhu cầu mở rộng tín dụng, triển khai các dịch vụ, mở rộng thị phần của NHTM. Để đạt được các mục tiêu trên, các NHTM sẽ áp dụng các chiến lược khác nhau để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ tác động đến lưu lượng vốn của nước ngoài vào Việt Nam thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra, chúng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của các NHTM, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tham gia quan hệ thanh toán, mua bán với các doanh nghiệp trong nước cũng như các NHTM trong nước. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM trong nước và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước. - Hệ thống pháp luật, môi trường văn hóa, xã hội, chính trị Với đặc điểm đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của NHTM chịu chi phối và ảnh hưởng của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, luật dân sự,
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 luật xây dựng, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật các tổ chức tín dụng… Bên cạnh đó, NHTM còn chịu sự quản lý chặt chẽ từ NHNN và được xem là một trung gian để NHNN thực hiện các CSTT của mình. Do vậy, sức mạnh cạnh tranh của các NHTM phụ thuộc rất nhiều vào CSTT, tài chính của chính phủ và NHNN. Ngoài những hệ thống và văn bản pháp luật trong nước, các NHTM còn phải chịu những qui định, chuẩn mực chung của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong việc quản trị hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống pháp luật, chuẩn mực quốc tế, cũng như CSTT của NHNN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các NHTM. 1.2.3.2. Sự gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế Với quá trình mở cửa nền kinh tế, tự do hóa và hội nhập thị trường tài chính tiền tệ, sự cạnh tranh đối với ngành ngân hàng tất yếu sẽ ngày càng trở nên gây gắt và quyết liệt. Hiện nay, cạnh tranh giữa các NHTM không chỉ dừng ở các loại hình dịch vụ truyền thống (huy động và cho vay) mà còn cạnh tranh ở thị trường sản phẩm dịch vụ mới. Phân tích những yếu tố dưới đây có thể thấy được nhu cầu dịch vụ ngân hàng trong tương lai gần sẽ ngày càng tăng cao. Sự biến đổi về cơ cấu dân cư, sự tăng dân số (đặc biệt là khu vực đô thị), sự tăng lên của các khu công nghiệp, khu đô thị mới dẫn đến số doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tăng lên rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người ở hầu hết các quốc gia đều được nâng lên, qua đó các dịch vụ ngân hàng cũng sẽ có những bước phát triển tương ứng. Các hoạt động giao thương quốc tế ngày càng phát triển làm gia tăng nhu cầu thanh toán quốc tế qua ngân hàng. Số lao động di cư giữa các quốc gia tăng lên nên nhu cầu chuyển tiền cũng như thanh toán qua ngân hàng có chiều hướng tăng cao.
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 Ngoài ra, thị trường tài chính càng phát triển thì khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn. Các yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng cao hơn cả về chất lượng, giá cả, các tiện ích lẫn phong cách phục vụ. Đây chính là áp lực buộc các NHTM phải đổi mới và hoàn thiện mình hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. 1.2.3.3. Sự phát triển của thị trường tài chính và các ngành phụ trợ liên quan với ngành ngân hàng Thị trường tài chính trong nước phát triển mạnh là điều kiện để các ngân hàng phát triển và gia tăng cung vào một ngành có lợi nhuận, từ đó dẫn đến mức độ cạnh tranh cũng gia tăng. Mặt khác, đặc điểm hoạt động của các loại hình định chế tài chính có mối liên hệ rất chặt chẽ và có sự bổ trợ lẫn nhau, như ngành bảo hiểm và thị trường chứng khoán với ngành ngân hàng. Sự phát triển của thị trường bảo hiểm và thị trường chứng khoán, một mặt chia sẻ thị phần với ngân hàng, nhưng mặt khác cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ngành ngân hàng thông qua việc cắt giảm chi phí và tạo điều kiện cho các NHTM đa dạng hóa các dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh nhờ tận dụng lợi thế theo phạm vi. Ngoài ra, sự phát triển của ngành ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác như tin học viễn thông, giáo dục đào tạo, kiểm toán. Đây là những ngành phụ trợ mà sự phát triển của nó sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng đa dạng hóa các dịch vụ, tạo lập thương hiệu và uy tín, thu hút nguồn nhân lực cũng như có những kế hoạch đầu tư hiệu quả trong một thị trường tài chính vững mạnh. 1.2.4. Các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM 1.2.4.1. Năng lực tài chính Năng lực tài chính của NHTM được thể hiện qua các yếu tố sau: - Vốn tự có: Về mặt lý thuyết, vốn điều lệ và vốn tự có đang đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Vốn điều lệ cao sẽ giúp ngân
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 hàng tạo được uy tín trên thị trường và tạo lòng tin nơi công chúng. Vốn tự có thấp đồng nghĩa với sức mạnh tài chính yếu và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng thấp. - Qui mô và khả năng huy động vốn: Khả năng huy động vốn là một trong những tiêu chí đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Khả năng huy động vốn còn thể hiện tính hiệu qủa, năng lực và uy tín của ngân hàng đó trên thị trường. Khả năng huy động vốn tốt cũng có nghĩa là ngân hàng đó sử dụng các sản phẩm dịch vụ, hay công cụ huy động vốn có hiệu quả, thu hút được khách hàng. - Khả năng thanh khoản: Theo chuẩn mực quốc tế, khả năng thanh toán của ngân hàng thể hiện qua tỷ lệ giữa tài sản “có” có thể thanh toán ngay và tài sản “nợ” phải thanh toán ngay. Chỉ tiêu này đo lường khả năng ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu tiền mặt của người tiêu dùng. Khi nhu cầu về tiền mặt của người gửi tiền bị giới hạn, thì uy tín của ngân hàng đó bị giảm một cách đáng kể, kết quả là NHTM đó sẽ bị phá sản nếu để điều này xảy ra. 1.2.4.2. .2. Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ Với đặc tính riêng của ngành ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ hầu như không có sự khác biệt thì các NHTM phát huy khả năng cạnh tranh của mình không chỉ bằng những sản phẩm cơ bản mà còn thể hiện ở tính độc đáo, sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ của mình. Một ngân hàng mà có thể tạo ra sự khác biệt riêng cho từng loại sản phẩm của mình trên cơ sở những sản phẩm truyền thống sẽ làm cho danh mục sản phẩm của mình trở nên đa dạng hơn, điều này sẽ đáp ứng được hầu hết các nhu cầu cầu khác nhau của khách hàng khác nhau, từ đó dễ dàng chiếm lĩnh thị phần và làm tăng sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng. Ngoài ra, các NHTM còn sử dụng các sản phẩm dịch vụ bổ trợ khác để thu hút khách hàng, tạo thu nhập cho ngân hàng như cung cấp sao kê định kỳ, tư vấn tài chính…
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 1.2.4.3. Nguồn nhân lực Trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như NHTM thì yếu tố con người có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chất lượng của dịch vụ. Đội ngũ nhân viên của ngân hàng chính là người trực tiếp đem lại cho khách hàng những cảm nhận về ngân hàng và sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đồng thời tạo niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Đó chính là những đòi hỏi quan trọng đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng chiếm giữ thị phần cũng như tăng hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các NHTM phải được xem xét trên cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng lao động. - Về số lượng lao động: Để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt khách hàng, các NHTM nhất định phải có lực lượng lao động đủ về số lượng. Tuy nhiên cũng cần so sánh chỉ tiêu này trong mối tương quan với hệ thống mạng lưới và hiệu quả kinh doanh để nhìn nhận năng suất lao động của người lao động trong ngân hàng. - Về chất lượng lao động: Chất lượng nguồn nhân lực trong ngân hàng thể hiện qua các tiêu chí + Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động: bao gồm trình độ học vấn và các kỹ năng hỗ trợ như ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, thuyết trình, ra quyết định, giải quyết vấn đề,... Tiêu chí này khá quan trọng vì nó là nền tảng thể hiện khả năng của người lao động trong ngân hàng có thể học hỏi, nắm bắt công việc để thực hiện tốt kỹ năng nghiệp vụ. + Kỹ năng quản trị đối với nhà điều hành; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ đối với nhân viên: đây là tiêu chí quan trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. NHTM cần một đội ngũ những nhà điều hành giỏi để giúp bộ máy vận hành hiệu quả và một đội ngũ nhân viên với kỹ năng nghiệp vụ cao, có khả
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 năng tư vấn cho khách hàng để tạo được lòng tin với khách hàng và ấn tượng tốt về ngân hàng. Đây là những yếu tố then chốt giúp ngân hàng cạnh tranh giành khách hàng. Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đối với năng lực cạnh tranh của một NHTM. Chất lượng nguồn nhân lực là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ đồng thời lại chính là năng năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong tương lai. Có một đội ngũ cán bộ thừa hành và nhân viên giỏi, có khả năng sáng tạo và thực thi chiến lược sẽ giúp ngân hàng hoạt động ổn định và bền vững. Có thể khẳng định nguồn nhân lực đủ về số lượng và đầy về chất lượng là một biểu hiện năng lực cạnh tranh cao của NHTM. 1.2.4.4. Năng lực công nghệ Trong lĩnh vực ngân hàng thì việc áp dụng công nghệ là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các NHTM. Để năng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng thì nhu cầu công nghệ là vô cùng quan trọng. Công nghệ sẽ góp phần tạo nên những chuyển biến mang tính độc đáo và tiện ích hơn, nó giúp các NHTM ngày nay, các NHTM đang triển khai phát triển những sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, và sử dụng các sản phẩm dịch mang tính chất công nghệ làm thước đo cho sự cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán và các sản phẩm dịch vụ điện tử khác. 1.2.4.5. Năng lực quản trị điều hành ngân hàng Một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào là vai trò của những người lãnh đạo doanh nghiệp, những quyết định của họ có tầm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 trong hoạt động ngân hàng. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo là yếu tố then chốt để ngân hàng có một chiến lược kinh doanh đúng đắn trong dài hạn. Thông thường đánh giá năng lực quản trị, kiểm soát, điều hành của một ngân hàng người ta xem xét đánh giá các chuẩn mực và các chiến lược mà ngân hàng xây dựng cho hoạt động của mình. Hiệu quả hoạt động cao, có sự tăng trưởng theo thời gian và khả năng vượt qua những bất trắc là bằng chứng cho năng lực quản trị cao của ngân hàng. Một số tiêu chí thể hiện năng lực quản trị của ngân hàng là: - Chiến lược kinh doanh của ngân hàng bao gồm chiến lược marketing (xây dựng uy tín, thương hiệu), phân khúc thị trường, phát triển sản phẩm dịch vụ... - Cơ cấu tổ chức và khả năng áp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiệu quả. - Sự tăng trưởng trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.2.4.6. Danh tiếng, uy tín và khả năng hợp tác Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng luôn gắn liền với yếu tố uy tín của NHTM đó, tâm lý của người tiêu dùng luôn là yếu tố quyết định đến sự sống còn đến hoạt động của NHTM với hiệu ứng dây chuyền do tâm lý của người tiêu dùng mang lại. Vì thế, danh tiếng và uy tín của NHTM là yếu tố nội lực vô cùng to lớn, nó quyết định sự thành công hay thất bại cho ngân hàng đó trên thương trường. Việc gia tăng thị phần, mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của NHTM. Tuy nhiên, uy tín của NHTM chỉ được tạo lập sau một khoảng thời gian khá dài thông qua hình thức sở hữu, đội ngũ nhân viên, việc ứng dụng các sản phẩm mang tính công nghệ cao, việc đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng các nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, để tạo được uy tín và danh tiếng trên thương trường, các NHTM phải nổ lực và luôn luôn cải biến sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Ngày nay, ngoài danh tiếng và uy tín của mình, các NHTM còn phải thể hiện được sự liên kết lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh của mình, sự kiện một NHTM hợp tác với một TCTD có uy tín và danh tiếng khác trên thương trường, hoặc sự hợp tác chiến lượt giữa các ngân hàng hay tổ chức tài chính, tập đoàn kinh tế lớn nào cũng góp phần năng cao sự mạnh cạnh tranh của NHTM đó trên thương trường 1.2.5. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực NHTM Một khi mà vấn đề cạnh tranh của các NHTM được xem là một trong những vấn đề sống còn của các NHTM thì các NHTM sẽ tìm đủ mọi cách để gia tăng năng lực cạnh tranh của mình, điều này tất yếu sẽ có không ít các NHTM sử dụng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của mình. Dưới đây là một số các định nghĩa mà theo điều 16 Luật các Tổ chức tín dụng định nghĩa là cạnh tranh không lành mạnh là: - Khuyến mãi bất hợp pháp. - Cung cấp thông tin dễ gây hiểu nhầm (dưới bất kỳ hình thức nào) có hại cho các TCTD và khách hàng khác. - Đầu cơ dẫn đến lũng đoạn tỷ giá ngoại tệ, vàng và thị trường tiền tệ. - Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác. 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 1.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Thu thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước. Nguồn tài liệu chủ yếu từ các thư viện, trường đại học Kinh tế Quốc dân, Cục thống kê, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên, và một số thông tin của sở, ban, ngành liên quan của tỉnh cung cấp; trong các Website Thời báo kinh tế.
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 1.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Được điều tra qua việc sử dụng để lấy ý kiến của Lãnh đạo các Phòng ban, các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực quản lý và tư vấn đánh giá năng lực cạnh tranh. 1.3.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu 1.3.2.1. Hệ thống chỉ tiêu phân tích - Hệ thống chỉ tiêu nguồn vốn + Tổng nguồn vốn huy động: Nội tệ và ngoại tệ quy đổi. + Nguồn vốn phân theo thời gian: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gửi có kỳ hạn 12 đến < 24 tháng, tiền gửi từ 24 tháng trở lên. + Nguồn vốn theo các nguồn tiền gửi: Tiền gửi thanh toán khác, tiền gửi BHXH, tiền gửi kho bạc, tiền gửi dân cư, trái phiếu Agribank, tiền gửi NHCSXH và ký quỹ. - Hệ thống chỉ tiêu tổng dư nợ và các khoản đầu tư + Tổng dư nợ. + Phân theo loại tiền: Dư nợ ngoại tệ quy đổi VND và dư nợ nội tệ. + Phân theo kỳ hạn: Dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. + Phân theo thành phần kinh tế: Dư nợ doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước và ngoài Nhà nước), dư nợ hộ, cá thể và dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn. - Hệ thống chỉ tiêu chất lượng tín dụng + Tổng dư nợ xấu. + Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ. 1.3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này dùng để phân tích các số liệu cụ thể và thường kết hợp với so sánh để làm rõ các vấn đề như tình
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 hình biến động của các hiện tượng qua các giai đoạn thời gian; Mức độ hiện tượng; Mối quan hệ giữa các hiện tượng. - Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng chỉ tiêu này trong các quan hệ tỷ lệ với các đại lượng của chỉ tiêu khác trong doanh nghiệp. Về nguyên tắc, phương pháp phân tích tỷ lệ yêu cầu cần phải xác định các ngưỡng, các định mức chuẩn để so sánh. Trên cơ sở so sánh về tỷ lệ các chỉ tiêu kinh tế với giá trị của các tỷ lệ định mức chuẩn, có thể rút ra những kết luận - Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Xác định số gốc để so sánh; Xác định điều kiện so sánh; Xác định mục tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh tế là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối theo xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học.
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Chƣơng2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA AGRIBANK THÁI NGUYÊN 2.1. Đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên 2.1.1. Vị trí địa lý Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 3.534,4 km2 , chiếm 1,07% diện tích cả nước. Về mặt hành chính, sau khi chia tách tỉnh kể từ ngày 01/01/1997 (theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoa IX, tỉnh Bắc Thái cũ được chia thành 2 tỉnh: Thái Nguyên và Bắc Kạn) Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng. Thành phố Thái Nguyên với diện tích 177,08 km2 là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên giáp các tỉnh Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn và Bắc Giang ở phía Đông và thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Trung du miền núi phía Bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với vùng Đồng bằng Sông Hồng. Sự giao lưu này được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối. Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều với các KCN Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn có cảng sông Đa Phúc và đường sông đến Bắc Giang, Hải Phòng; từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đến Sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km với hệ thống giao thông đường bộ đi lại thuận tiện. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TBMN phía Bắc, nhất là sau khi tuyến đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội được xây dựng trong tương lai. Đánh giá chung, Thái Nguyên có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng do gần hệ thống giao thông chính như đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng sông, cửa khẩu quốc tế lớn... Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn nằm tiếp giáp Hà Nội - trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn, trung tâm khoa học, công nghệ cao của cả nước; gần các địa phương phát triển nhanh, năng động thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh. Hải Phòng...), hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của vùng Hà Nội, hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Bắc Ninh - Vĩnh Phúc) là các khu vực có tốc độ công nghiệp hóa cao, tăng trương nhanh, năng động, đã và đang tạo ra sự lan tỏa, cơ hội và động lực thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của Thái Nguyên, nhưng đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh và sức ép không nhỏ đối với sự phát triển của tỉnh. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Dân số Thái Nguyên khoảng gần 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Thành phố Thái nguyên là đô thị loại I, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái nguyên và vùng trung du miền núi Bắc bộ; Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 trường Đại học, 14 trường Cao đẳng, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo các loại được khoảng gần 100.000 lao động. Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 bệnh viên Đa khoa TW, 9 bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế và bệnh viện cấp huyện; Là một nơi có những địa danh du lịch lịnh sử, sinh thái, có nhiều danh thắng tầm cỡ chưa được đầu tư khai thác như: Hồ Núi Cốc, hang Thần Sa - Thác Mưa. Là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ; Thành phố có 28 đơn vị hành chính gồm 19 phường và 9 xã, tổng diện tích 18.970,48 ha, dân số trên 330 ngàn người, trong đó dân số thường trú là 280 ngàn người sinh sống tai 623 tổ, xóm. Thành phố có trên 500 cơ quan, đơn vị, gần 30 trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp nghề. Việc thu hút các nhà đầu tư vào thành phố luôn được quan tâm chỉ đạo, tính đến cuối năm 2011 có 19.522 hộ kinh doanh cá thể với số vốn dăng ký là 2.542 tỷ đồng, số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn 1.763 DN với số vốn đăng ký 8.478 tỷ đồng, hiện có trên 1.000 doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm đạt 14,6 %. GDP bình quân đầu người đến năm 2011 đạt 31 triệu đồng/người/năm. GDP của thành phố đạt 8.719,5 tỷ đồng, trong đó cơ cấu kinh tế: Ngành công nghiệp - xây dựng đạt 4.186,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,01%; ngành dịch vụ đạt 4.129,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,37%; ngành nông nghiệp đạt 403,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,62%.
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 - Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 56 triệu đồng, và đạt 72 triệu đồng trên 1 ha đất trồng chè, cây ăn quả. - Thu ngân sách bình quân hàng năm tăng bình quân 31%. - Có 98% diện tích đất nội thị được quy hoạch chi tiết; Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho 6.020 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 9,2% xuống còn 2,6%. Tuy nhiên thành phố Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, máy móc thiết bị của nhiều nhà máy, xí nghiệp có trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất thấp dẫn đến giá thành sản phẩm cao, không có sức cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác do thuộc khu vực trung du miền núi nên địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt thường có rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Sau hơn hai mươi năm đổi mới đất nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên bình quân hàng năm đạt trên 10%. Cơ cấu kinh tế xã hội chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong công nghiệp và xây dựng trong GDP của tỉnh, sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ, giá trị tăng bình quân 19,4%/năm. 2.2. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Thái Nguyên 2.2.1. Lịch sử ra đời của Agribank Thái Nguyên Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam- tiền thân của Agribank ngày nay. Qua quá trình phát triển, Agribank đã trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, về mô hình hoạt động, ngoài 2.000 chi nhánh và phòng giao dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực thuộc kinh doanh trên các lĩnh vực
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 khác nhau như: Chứng khoán,vàng bạc, cho thuê tài chính, bảo hiểm, in thương mại, du lịch... Trải qua quá trình phấn đấu bền bỉ, năng động, sáng tạo, Agribank đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, đặc biệt là danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Agribank Thái Nguyên) là một Chi nhánh trực thuộc Agribank Việt Nam, trải qua quá trình hình thành và phát triển. Mới đầu là ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái được thành lập theo quyết định số 54/NHQĐ ngày 30 tháng 6 năm 1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN) và chính thức khai trương hoạt động từ 1/9/1988. Ngày 22/12/1990 Thống đốc NHNN Việt Nam có Quyết định số 603/NHQĐ đổi tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái thành ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái. Đến ngày 16/12/1996 Tổng Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp Việt nam ra Quyết định số 515/NHNo-02 giải thể ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái, thành lập ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn. Những ngày đầu thành lập, ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái có 622 người, trong đó có 10% cán bộ tốt nghiệp đại học và tương đương. Tổng tài sản có 3,3 tỷ đồng, trong đó vốn tự có 97 triệu đồng, vốn huy động 2,4 tỷ đồng, vốn vay NHNN 679 triệu đồng. Tổng dư nợ 2,96 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn 146 triệu đồng chiếm 4,4% tổng dư nợ. 2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Agribank Thái Nguyên 2.2.2.1. Về cơ cấu tổ chức của Agribank Thái Nguyên Về cơ cấu tổ chức của Agribank Thái Nguyên, dưới Ban Giám đốc là các phòng: Hành chính và nhân sự, Điện toán, Tín dụng, Kế toán, Kế hoạch,
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 Dịch vụ, Kiểm tra kiểm toán và các ngân hàng Huyện, Thành phố và Thị xã. Cụ thể như sau: Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của Agribank Thái Nguyên Nguồn: Tài liệu nội bộ của Agribank Thái Nguyên 2.2.2.2. .2. Tình hình nhân sự Năm 2008, tổng số lao động của Agribank Thái Nguyên là 384 cán bộ công nhân viên (CBCNV), và đến cuối năm 2009 là 400 CBCNV tăng 16 người tỷ lệ tăng 4% so với năm 2008; Năm 2010 có tổng số 408 CBCNV tăng 8 người, tỷ lệ tăng 2%. Năm 2011 có 407 CBCNV giảm 1 người. Tình hình nhân sự qua những năm được thể hiện trong bảng đồ thị sau: Đơn vị: Người Biểu đồ 2.1: Nguồn nhân lực Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh Agribank năm 2008-201 Ban Giám đốc Phòng HC& NS Phòng Điện toán Phòng Tín dụng Phòng Kế toán Phòng Kế hoạch Phòng Dịch vụ Phòng KTK Toán NH Huyện NH Thành Phố NH Thị xã Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 Chính sách đãi ngộ nhân viên cũng được Ban Lãnh đạo quan tâm cải thiện. Agribank Thái Nguyên đã tiến hành chuyển đổi lương cơ bản, tăng hệ số kinh doanh, nâng bậc lương, góp phần tạo khí thế làm việc, gắn kết trong nội bộ ngân hàng và thu hút nhân tài từ bên ngoài. Về cơ cấu, nguồn nhân lực không chỉ tăng về số lượng, chất lượng nhân sự cũng tăng lên đáng kể với trình độ đại học và trên đại học chiếm 67% trên tổng số cán bộ nhân viên toàn chi nhánh, nhờ đó công tác nhân sự đã cơ bản đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới và tăng qui mô hoạt động của Agribank Thái Nguyên. Đvt: % Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nhân sự Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Thái nguyên năm 2008-2011 Bên cạnh việc triển khai đào tạo nghiệp vụ kế toán và ngân quỹ, tín dụng giao dịch một cửa, nghiệp vụ chăm sóc và phục vụ khách hàng… Agribank Thái Nguyên còn cử các cán bộ nhân viên tham gia các khoá đào tạo tại các đơn vị, trường, trung tâm Đào tạo của Agribank. 2.2.2.3. Mạng lưới hoạt động Mạng lưới Agribank Thái Nguyên được trải khắp trong toàn tỉnh. Đến cuối năm 2011, hệ thống mạng lưới của Agribank Thái Nguyên có 1 chi nhánh tỉnh, 10 chi nhánh Huyện, Thành phố, Thị xã: - Hội sở ngân hàng Nông nghiệp tỉnh.
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 - 10 chi nhánh trực thuộc: Agribank chi nhánh Thành phố; Agribank chi nhánh Huyện Đồng hỷ; Agribank chi nhánh Huyện Định hóa; Agribank chi nhánh Huyện Phú lương; Agribank chi nhánh Huyện Võ nhai; Agribank chi nhánh Huyện Đại từ; Agribank chi nhánh Huyện Phú bình; Agribank chi nhánh Huyện Phổ yên; Agribank chi nhánh Thị xã Sông Công; Agribank chi nhánh Sông Cầu. - 19 phòng Giao dịch trực thuộc các chi nhánh Huyện. 2.2.2.4. Chức năng của Agribank Thái Nguyên - Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank Việt Nam. - Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc. - ThựchiệncácnhiệmvụkháccủaHộiđồngquảntrị,hoặcTổnggiámđốcgiao. 2.2.2.5. Nhiệm vụ chủ yếu của Agribank Thái Nguyên - Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Agribank Việt Nam. - Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, Chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Agribank Việt Nam. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Agribank Việt Nam. - Kinh doanh ngoại hối. - Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. - Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác…
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 2.2.2.6. Đặc điểm hoạt động của Agribank Thái Nguyên - Thái Nguyên là một tỉnh miền núi với 10 đơn vị hành chính là thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 8 huyện, trong đó có 01 huyện vùng cao, 04 huyện miền núi; có tổng diện tích 3.531 km2 , dân số 1.131.278 người, mật độ dân số 320/km2 . - GDP năm 2010 toàn tỉnh tăng 11% so với năm 2009, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,77%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,69%, khu vực dịch vụ tăng 10,35%. GDP bình quân đầu người đạt 17,5 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng/ người so với năm 2009. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 ( theo chuẩn mới) là 20,6%. - Tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh năm 2010 đạt: 94.128 ngàn USD. - Số doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh: đến 01/1/2010 toàn tỉnh có 1.771 doanh nghiệp đang hoạt động. - Hoạt động kinh doanh ngân hàng: đến 31/12/2010 có 18 ngân hàng thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần hoạt động (bao gồm cả NHCS-XH và NH Phát triển), tình hình cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng gay gắt. - Đối tượng đầu tư chủ yếu của Agribank Thái Nguyên là nông nghiệp, nông dân, nông thôn, rủi ro trong hoạt động tín dụng cao. 2.3. Tình hình hoạt động của Agribank Thái Nguyên 2.3.1. Các sản phẩm chủ yếu của Agribank Thái nguyên - Sản phẩm tín dụng: Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay thì hiện tại sản phẩm tín dụng của Agribank gồm có: Cho vay tiêu dùng (mua xe, mua nhà trả bằng lương, bằng thu nhập, mua sắm vật dụng gia đình..); Cho vay kinh doanh bất động sản; Cho vay kinh doanh chứng khoán; Cho vay du học; Cho vay đi lao động nước ngoài; Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh; Cho vay lưu vụ; Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; Cho vay mua sắm tài sản cố định, đầu tư dự án.
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 - Sản phẩm huy động vốn gồm: Tiền gửi không kỳ hạn; Tiền gửi thanh toán; Tiền gửi tiết kiệm (tiền gửi tiết kiệm đảm bảo bằng vàng, tiền gửi tiết kiệm bậc thang); Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn; Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn; Tiền gửi của ngân hàng khác. - Sản phẩm bảo lãnh trong nước bao gồm: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh hoàn thanh toán; Bảo lãnh bảo hành công trình, thiết bị; Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh khác. - Sản phẩm thanh toán quốc tế: Mở L/C; Ủy nhiệm chi; Ủy nhiệm thu; Nhờ thu; Chuyển tiền; Chiết khấu bộ chứng từ. - Sản phẩm dịch vụ: Dịch vụ kiều hối; Dịch vụ chi trả Western Union; Dịch vụ thẻ; Dịch vụ thu, chi hộ; Dịch vụ trả lương qua thẻ; Dịch vụ chuyển tiền trong nước; Dịch vụ séc; Dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ tài khoản; Dịch vụ thanh toán đa biên; Dịch vụ mua bán ngoại tệ. - Sảnphẩmngânhàngđiệntửbaogồm:SMSbanking; Atransfer;Vntopup. 2.3.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Nguyên 2009-2011 2.3.2.1. Kết quả tài chính Năm 2011 với những giải pháp có tính đột phá như chỉ đạo, điều hành tập trung lãi suất; triệt để thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, tiết giảm chi phí nhất là chi phí thường xuyên, Agribank Thái nguyên đã tạo ra được tài chính mạnh. Tình hình tài chính của Agribank Thái nguyên được thể hiện cụ thể dưới bảng sau: Bảng 2.1 Kết quả tài chính của Agribank Thái Nguyên 2009-2011 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 Lợi nhuận 33 52 89 Vốn và các quỹ 34 53 93 Tổng tài sản 2.568 3.353 3.827 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Nguyên trong 3 năm qua đều đạt kết quả khá, kết quả tài chính hoàn thành kế hoạch ngân
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 hàng cấp trên giao, đảm bảo có quỹ thu nhập đủ chi lương cho cán bộ công nhân viên theo cơ chế khoán tài chính của ngân hàng cấp trên. 2.3.2.2. Hoạt động huy động vốn Trong hoạt động kinh doanh công tác huy động nguồn vốn là rất quan trọng, nó quyết định quy mô hoạt động kinh doanh và đảm bảo tính thanh khoản của toàn hệ thống, vì vậy Agribank Thái Nguyên coi công tác huy động nguồn vốn là nhiệm vụ trọng tâm trong mọi thời kỳ. Kết quả huy động nguồn vốn của Agribank Thái Nguyên đều tăng trưởng qua các năm, cụ thể như bảng sau: Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động của Agribank Thái Nguyên giai đoạn năm 2009 - 2011 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh % 2010/2009 So sánh % 011/2010 Số tuyệt đối Tốc độ tăng Số tuyệ tđối Tốc độ tăng 1. Theo thành 2.290 3.212 3.618 922 40 406 13 phần kinh tế: 2.077 2.925 3.280 848 41 355 12 - Tiền gửi dân cư 43 42 19 -1 -1 -23 -54 - Tiền gửi KBNN 23 25 63 2 1 38 152 - Tiền gửi BHXH 147 220 256 73 50 36 16 - Nguồn khác 2. Theo kỳ hạn 2.290 3.212 3.618 922 40 406 13 - Không kỳ hạn 309 395 439 86 27 44 11 - Có Kỳ hạn < 12t 1.642 2.445 2.907 803 48 462 18 - Có Kỳ hạn > 12t 314 354 256 40 12 -98 -27 - Có kỳ hạn 24 T 25 18 16 -7 -28 -2 -11 trở lên 3. Theo loại tiền 2.290 3.212 3.618 922 40 406 13 - Nội tệ 2.190 3.076 3.460 886 40 384 12 - Ngoại tệ qui đổi 100 136 158 36 36 22 16 Nguồn: Báo cáo kế hoạch kinh doanh 2009 - 2011
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 Theo bảng tổng hợp về cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank Thái Nguyên cho thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động theo dân cư chiếm tỷ trọng cao. Trong khi đó tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng cũng luôn tăng qua các năm. Năm 2010 nguồn vốn đạt 3.212 tỷ đồng, tăng so với năm trước 922 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 40%. Năm 2011 nguồn vốn đạt 3.618 tỷ đồng, tăng so với năm trước 406 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 13%. Trong tổng nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn nội tệ: Năm 2009 nguồn vốn nội tệ đạt 2.190 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 95,6%. trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 nguồn vốn nội tệ đạt 3.076 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 95,8 %. trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 nguồn vốn nội tệ đạt 3.460 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96%. trong tổng nguồn vốn. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động trong gia đoạn 2009 - 2011 được thể hiện qua biểu đồ. Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn của Agribank Thái Nguyên Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 - 2011 Agribank Thái Nguyên
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 Hoạt động kinh doanh ngân hàng năm qua còn nhiều bất ổn trong đó lãi suất huy động vốn của các ngân hàng Thương mại có thời kỳ lên đến 20%/năm. Diễn biến phức tạp trên gây rối loạn thị trường vốn. Từ tháng 9 năm 2011 đến nay trật tự đã được thiết lập, hoạt động ngân hàng cơ bản đã đi vào ổn định. Cùng với sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định cho thấy tình hình tăng trưởng nguồn vốn Agribank Thái Nguyên trong những năm qua là tốt, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Bảng 2.3: Nguồn vốn của Agribank Thái Nguyên phân theo thời hạn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh % 2010/2009 So sánh % 2011/2010 Số tuyệt đối Tốcđộ tăng Số tuyệt đối Tốcđộ tăng Phân theo thời gian 2.290 3.212 3.618 922 40 406 13 - Không kỳ hạn 309 395 439 86 27 44 11 - Có Kỳ hạn < 12t 1.642 2.445 2.907 803 48 462 18 - Có Kỳ hạn > 12t 314 354 256 40 12 -98 -27 - Có kỳ hạn 24 T 25 18 16 -7 -28 -2 -11 trở lên Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên Năm 2010 nguồn vốn không kỳ hạn đạt 395 tỷ đồng, tăng 86 tỷ so với năm trước, tỷ lệ tăng 27%; nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng đạt 2.445 tỷ đồng tăng so với năm trước 803 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 48%; nguồn vốn có kỳ hạn ≥ 12 tháng đạt 354 tỷ đồng tăng so với năm trước 40 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 12%; nguồn vốn có kỳ hạn >24 tháng đạt 18 tỷ đồng giảm so với năm trước 7 tỷ đồng, tỷ lệ giảm -28%.
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 Đến năm 2011 nguồn vốn không kỳ hạn đạt 439 tỷ đồng, tăng 44 tỷ so với năm trước, tỷ lệ tăng 12%; nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng đạt 2.907 tỷ đồng tăng so với năm trước 462 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 18%; nguồn vốn có kỳ hạn ≥ 12 tháng đạt 256 tỷ đồng giảm so với năm trước 98 tỷ đồng, tỷ lệ giảm -27%; nguồn vốn có kỳ hạn >24 tháng đạt 16 tỷ đồng giảm so với năm trước 2 tỷ đồng, tỷ lệ giảm -1%. Đơn vị: % Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng nguồn vốn phân theo thời hạn của Agribank Thái Nguyên Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 Nhìn vào biểu đồ thống kê nguồn vốn phân theo thời gian chúng ta thấy chủ yếu tăng và ổn định của chỉ tiêu có kỳ hạn < 12 tháng; Năm 2009, đạt 1.642 tỷ đồng, năm 2010 nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng đạt 2.445 tỷ đồng tăng so với năm trước 803 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 49%; Năm 2011, nguồn vốn có kỳ hạn <12 tháng đạt 2.930 tỷ đồng tăng so với năm trước 485 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 20%. Đơn vị: % Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng nguồn vốn phân theo tính chất của Agribank Thái Nguyên Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng nhiều nhất, năm 2009 nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 85%; năm 2010 chiếm: 91%; Năm chiếm 2011: 91%. 2.3.2.3 Hoạt động tín dụng Năm 2009 tổng dư nợ đạt 2.458 tỷ đồng, tăng 486 tỷ, tỷ lệ tăng 24%; năm 2010 đạt 3.126 tỷ đồng, tăng so với năm trước 668 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 27%; năm 2011 dư nợ đạt 3.515 tỷ đồng, tăng 389 tỷ, tỷ lệ tăng 12%. - Doanh số cho vay (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi): 5.621 tỷ đồng; so năm 2010 tăng 404 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 7,7%. - Doanh số thu nợ (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi): 5.216 tỷ đồng; so năm 2010 tăng 756 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16,9%.
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 Bảng 2.4: Dƣ nợ của Agribank Thái Nguyên 2009-2011 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh % 2010/2009 So sánh % 2011/2010 Số tăng Tỷlệtăng (%) Số tăng Tỷlệtăng (%) Dư nợ nội tệ 2.380 3.032 3.507 652 27 475 16 Dư nợ ngoại tệ (đã quy đổi ra VND) 78 94 8 16 20 -86 -91 Tổng cộng 2.458 3.126 3.515 668 27 389 12 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên - Tổng dư nợ và đầu tư đến 31/12/2011: 3.515,3 tỷ đồng; so với đầu năm tăng 388,7 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 12,4%. Dư nợ bình quân/1 cán bộ đạt 8.723 triệu đồng, tăng so với năm 2010: 872 triệu đồng, tỷ lệ tăng 11%. Đến 31/12/2011, tổng dư nợ phân theo thành phần kinh tế được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.5: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn 2009 - 2011 Năm Thành phần kinh tế 2009 2010 2011 Dư nợ Doanh nghiệp 912 1.136 1.275 Trong đó: - Doanh nghiệp nhà nước 133 184 243 - DN ngoài nhà nước 778 952 1.032 Dư nợ hộ, cá thể 1.546 1.990 2.240 Tổng 2.458 3.126 3.515 Nguồn: Báo cáo kế hoạch tổng hợp kinh doanh 2009 - 2011 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, Agribank Thái Nguyên luôn khẳng định nông nghiệp nông thôn là thị trường truyền thống, với tỷ trọng dư nợ từng
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 năm cho hộ chiếm 62 % trên tổng dư nợ. Dư nợ cho vay doanh nghiệp cũng dần tăng qua từng năm như; Năm 2011 đạt 1.275 tỷ đồng tăng 139 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 36 %, điều này thể hiện đúng chủ trương và định hướng phát triển của Agribank Thái Nguyên trong những năm qua. Dưới đây là biểu đồ tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế trong năm 2011 của Agribank Thái Nguyên. Đơn vị: Tỷ đồng Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế năm 2011 Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên Đơn vị: Tỷ đồng Biểu đồ 2.7: Tăng trƣởng nguồn vốn và dƣ nợ Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 Tuy tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư tương đối cao, nhưng nguồn vốn này chủ yếu được gửi ở các kỳ hạn ngắn, chủ yếu các kỳ hạn từ 1-3 tháng nên mức độ ổn định của nguồn vốn không cao, nhất là trong những thời điểm NHNN khống chế trần lãi suất huy động, các NHTM khác có các hình thức khuyến mại ngầm. Hoạt động tín dụng, đánh giá theo loại tiền tệ, thì tín dụng nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cho đến cuối năm 2011, dư nợ nội tệ chiếm tới 92,2% trong tổng dư nợ. Cho đến thời điểm này hoạt động tín dụng ngoại tệ vẫn chỉ được thực hiện tại Hội sở Agribank tỉnh. Việc không triển khai cấp tín dụng ngoại tệ tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn thành phố kết hợp với nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ rõ ràng đã giảm sức cạnh tranh của Agribank và hạn chế khả năng đầu tư khép kín, phát triển sản phẩm và tăng sức mạnh tài chính. Chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể, thể hiện trong năm 2009 nợ xấu là 35 tỷ đồng chiếm 0.01% trên tổng dư nợ. Năm 2010 nợ xấu 30 tỷ đồng, giảm 5 tỷ đồng. Năm 2011 nợ xấu còn 19 tỷ đồng, giảm 11 tỷ đồng. 2.3.2.4. Hoạt động mua bán ngoại tệ Hoạt động mua bán ngoại tệ của Agribank Thái Nguyên trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do biến động tỷ giá và cơ chế quản lý ngoại hối có nhiều thay đổi, thể hiện qua doanh số mua, bán ngoại tệ.
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47 Bảng 2.6: Tình hình mua bán ngoại tệ của Agribank Thái Nguyên 2009-2011 Đơn vị: Ngàn USD Năm 2009 So với Năm 2010 So với Năm 2011 So với Chỉ tiêu Giá trị năm 2008 Giá trị năm 2009 Giá trị năm 2010 ±Δ ±% ±Δ ±% ±Δ ±% Doanh số mua 21.336 - 16.525 - 43,6 18.928 - 2.408 - 11,2 10.094 -8.834 46% Doanh số bán 21.364 - 16.309 - 43,3 18.729 - 2.631 - 12,3 10.033 -8.696 46% Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2011 của Agribank Thái Nguyên Năm 2009 doanh số mua ngoại tệ là 21.336 ngàn USD, đến năm 2010 doanh số mua chỉ đạt 18.928 ngàn USD, giảm 11,2% so với năm trước và đến năm 2011 doanh số mua còn 10.094 ngàn USD giảm 46%. Mặc dù doanh số mua ngoại tệ giảm nhưng kết quả mua bán ngoại tệ cũng làm tăng thêm nguồn thu nhập cho Agribank Thái Nguyên. 2.3.2.5. Sản phẩm dịch vụ Nhằm tăng dần tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập của Agribank Thái Nguyên, trong năm 2011 Agribank Thái Nguyên đã ưu tiên mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng. Ngoài các khoản thu từ tín dụng, Agribank Thái Nguyên cũng quan tâm phát triển các sản phẩm dịch vụ để tăng thu ngoài tín dụng. Đến 31/12/2011 Agribank Thái Nguyên đã lắp đặt 14 máy ATM và phát hành thẻ trong đó có 3.766 thẻ đăng ký sử dụng dịch vụ SMS, chiếm tỷ lệ 53,5%, tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ SMS: 13.967 khách hàng, chiếm 43,2%/tổng số thẻ đang lưu hành. - Bảo an tín dụng: 4.307 món, số phí thu được 1.115 triệu đồng. - Phát hành thẻ liên kết sinh viên đối với sinh viên trường Đại học Khoa học được 1.000 thẻ.
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48 - Nhiều chi nhánh đã triển khai tương đối tốt việc cho vay hộ gia đình cá nhân gắn với sử dụng dịch vụ ngân hàng, nên nhiều chi nhánh đã giảm lượng khách hàng đến giao dịch trực tiếp với NH. - Đã tiến hành ký thỏa thuận dịch vụ thu hộ tiền điện với Công ty Điện lực Thái Nguyên, thu NHNN với KBNN, Cục Thuế… và các dịch vụ khác Tỷ lệ thu ngoài tín dụng so với tổng thu nhập ròng năm 2009 là 8,17%; năm 2010 là 6,09%; năm 2011 là 5,9%. 2.4. Năng lực cạnh tranh của Agribank Thái Nguyên 2.4.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank Thái Nguyên bằng mô hình SWOT Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên về mạng lưới hoạt động hiện có khoảng 52 địa điểm hoạt động của các ngân hàng thương mại bao gồm trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch. Với số dư nguồn vốn huy động khoảng 7.800 tỷ đồng, dư nợ cho vay khoảng 10.600 tỷ đồng. Đặc biệt từ năm 2004 đến nay đã có 10 ngân hàng thương mại cổ phần mở chi nhánh và phòng giao dịch tại địa bàn thành phố, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho thành phố, song nó cũng tạo nên sự cạnh tranh hết sức khốc liệt trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, gây không ít khó khăn thách thức cho hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Với phân bố về mạng lưới và kết quả 2 chỉ tiêu cơ bản, các đánh giá khác cho thấy những điểm mạnh, yếu của đối thủ và của Agribank như sau: Ngân hàng Nông nghiệp Các NHTM khác - Là NHTM hàng đầu Việt Nam đã được thành lập từ đầu khi thành lập NHTM, tuy nhiên các chi nhánh trên địa bàn đô thị (không bao gồm Văn phòng ngân hàng tỉnh), đều thành lập sau NH Công thương và NH Đầu tư - NH Công thương và Đầu tư được thành lập ngay khi ra đời các NHTM, các NH Cổ phần đều thành lập sau cả 2 NH trên và NHNo