SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
----------
NGUYỄN PHÚC MẪN
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP.HCM, tháng 04 năm 2015
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
---------------------------
NGUYỄN PHÚC MẪN
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60.340.201
LUẬN VĂN THẠC SĨ
GVHD: TS. NGUYỄN NGỌC ẢNH
TP.HCM, tháng 04 năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vũng
Tàu” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng qui định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc các cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2015
Người cam đoan
Nguyễn Phúc Mẫn
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy, cô, các đồng nghiệp. Với lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu và phòng đào tạo trường đại học Tài chính Marketing đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ảnh, người thấy kính mến đã tận tâm giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi và nhiệt tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cám ơn tới Ban giám đốc, phòng khách hàng thể nhân, phòng quản lý
nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu nghiện cứu, cung cấp cho tôi tài
liệu, số liệu và những thông tin cần thiết khác để hoàn thành luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn ở bên cạnh động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2015
Người thực hiện đề tài
Nguyễn Phúc Mẫn
TÓM TẮT
Luận văn này được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu “Các yếu tố ảnh hưởng tới
khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi
nhánh Vũng Tàu”. Trong đó, khả năng trả nợ được biểu hiện bởi hai biểu số là quy mô
trả nợ và thời hạn trả nợ (trả nợ đúng hạn/trễ hạn). Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng
trả nợ được nhóm thành năm nhân tố lớn là (i) Đặc điểm nhân khẩu học, (ii)Năng lực
người cho vay, (iii) Đặc điểm của khoản vay, (iv) Rủi ro đạo đức, và (v) Rủi ro tác
nghiệp.
Để thực hiện nghiên cứu này, luận văn đã sử dụng các nghiên cứu về lý thuyết
và nghiên cứu thực nghiệm trước đây về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân,
trong đó đặc biệt chú trọng tới các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ.
Nghiên cứu đã sử dụng các thông tin dữ liệu nợ cá nhân của 503 khách hàng cá
nhân trong khoảng thời gian từ 01/2011 tới 12/2014 tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương chi nhánh Vũng Tàu. Nghiên cứu đã sử dụng hai mô hình để ước lượng, mô
hình hồi quy tuyến tính bội dùng để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả
nợ của khách hàng cá nhân xét ở khía cạnh quy mô trả nợ và mô hình Probit dùng để
tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân xét ở khía
cạnh thời hạn trả nợ. Kết hợp với hai mô hình hồi quy và phân tích sâu Anova một yếu
tố.
Kết quả cho thấy xét về mặt quy mô trả nợ, biến số này phụ thuộc cùng chiều
với các biến số như “Đại học”, “Sau đại học”, “Lãnh đạo/Quản lý”, “Kích cỡ khoản
vay”, “Thời hạn vay”, và “Hình thức vay”. Quy mô trả nợ cũng phụ thuộc vào một số
biến số khác nhưng với ảnh hưởng ngược chiều như “Giới tính”, “Công nhân viên”,
“Lãi suất khoản vay”, “Vay tiêu dùng”, “Vay mua bất động sản”. Xét về thời hạn trả
nợ, biến số này chịu ảnh hưởng thuận chiều bởi các biến số như “Sau đại học”, “Lãnh
đạo/Quản lý”, “Chuyên viên”, “Kích cỡ khoản vay”, “Hình thức vay”. Trong khi đó
các biến số khác như “Giới tính”, “Lãi suất vay”, hay “Vay mua bất động sản” tác
động âm tới khả năng trả nợ đúng hạn.
Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị liên quan tới
hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu nhằm nâng cao
khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................1
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU..............................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................................4
3. Phạm vi, đối tượng .....................................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................................5
6. Bố cục của nghiên cứu................................................................................................5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................8
2.1. Tổng quan về tín dụng cá nhân...............................................................................8
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng cá nhân.......................................................8
2.1.2. Các loại rủi ro xuất phát từ hình thức tín dụng cá nhân .....................................10
2.1.2.1. Rủi ro tín dụng.................................................................................................10
2.1.2.2. Rủi ro về chi phí giao dịch ..............................................................................11
2.1.2.3. Rủi ro thông tin bất cân xứng..........................................................................11
2.2. Khả năng trả nợ vay..............................................................................................11
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân ............11
2.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học ....................................................................................13
2.3.2. Đặc điểm nghề nghiệp........................................................................................14
2.3.3. Đặc điểm trình độ học vấn..................................................................................14
2.3.4. Đặc điểm thu nhập..............................................................................................14
2.3.5. Đặc điểm khoản cho vay ....................................................................................15
2.3.6. Rủi ro đạo đức của người vay.............................................................................16
2.3.7. Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng...................................................................17
2.3.8. Một số hành vi chi tiêu bất thường.....................................................................17
2.4 Các nghiên cứu trước đây.......................................................................................17
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...............................................................................................21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................22
3.1. Quy trình nghiên cứu.............................................................................................22
3.2. Mô tả dữ liệu..........................................................................................................24
3.2.1. Các biến số phụ thuộc.........................................................................................24
3.2.2. Các biến số độc lập.............................................................................................24
3.3. Mô hình nghiên cứu ( định lượng) ........................................................................31
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...............................................................................................33
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................34
4.1. Phân tích thống kê mô tả đặc điểm cá nhân, đặc điểm nợ vay và khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân................................................................................................34
4.1.1 Thực trạng nợ cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Vũng tàu
......................................................................................................................................34
4.1.2. Đặc điểm cá nhân ...............................................................................................34
4.1.3. Đặc điểm khoản nợ vay......................................................................................37
4.1.4. Khả năng trả nợ khoản vay.................................................................................38
4.2. Phân tích tương quan.............................................................................................41
4.3. Phân tích kết quả hồi quy. .....................................................................................43
4.3.1. Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................................43
4.3.2. Phân tích kết quả hồi quy ...................................................................................44
4.3.2.1. Các biến số có ý nghĩa thống kê:.....................................................................47
4.3.2.2. Các biến số không có ý nghĩa thống kê...........................................................52
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ...............................................................................................58
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................59
5.1. Kết luận..................................................................................................................59
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................60
5.3. Hạn chế của đề tài..................................................................................................61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.............................................................................................63
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Danh mục Bảng biểu Trang
1 Bảng 4.1. Tình hình nợ xấu thể nhân 34
2 Bảng 4.2: Đặc điểm giới tính 35
3 Bảng 4.3: Trình độ học vấn 35
4 Bảng 4.4: Đặc điểm hôn nhân 36
5 Bảng 4.5: Đặc điểm nghề nghiệp 36
6 Bảng 4.6: Mục đích vay vốn 37
7 Bảng 4.7: Hình thức vay vốn 38
8 Bảng 4.8: Kiểm tra mục đích sử dụng vốn 38
9 Bảng 4.9: Tỷ lệ trả nợ đúng hạn 39
10 Bảng 4.10: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình 40
11 Bảng 4.11: Bảng phân tích tương quan các biến độc lập 42
12 Bảng 4.12: Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến 44
13 Bảng 4.13. Kết quả hồi quy 44
14 Bảng 4.14. Tác động biên của các biến số có ý nghĩa thống kê 46
15 Bảng 4.15. Phân tích mục đích vay theo yếu tố giới tính 47
16 Bảng 4.16. Phân tích lãi suất theo mục đích vay và hình thức vay 50
17
Bảng 4.17. Phân tích hoạt động kiểm tra mục đích sử dụng vốn theo
khả năng trả nợ theo thời gian
55
2
DANH MỤC PHỤ LỤC
STT Danh mục Phụ lục Trang
1 Phụ lục 1: Chấm điểm tín dụng khách hàng 68
2 Phụ lục 2: Kết quả hồi quy 72
3
Phụ lục 3: Kiểm định vi phạm giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến
tính
74
4 Phụ lục 4: Tác động biến của các biến số độc lập tại mô hình Probit 75
5 Phụ lục 5: Kiểm định Anova sâu lãi suất vay theo mục đích vay 76
6 Phụ lục 6: Kiểm định Anova sâu lãi suất vay theo hình thức vay 77
3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống ngân hàng Việt Nam mới thực sự bắt đầu phát triển từ năm 1990. Từ
hệ thống ngân hàng một cấp, đến nay Việt Nam đã có số lượng đông đảo các ngân
hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ trong vòng 25 năm. Khi Việt Nam đang
trên con đường chuyển sang nền kinh tế thị trường, tính chất cạnh tranh quyết liệt giữa
các ngân hàng là một xu thế tất yếu. Chính vì thế tình hình cạnh tranh về tín dụng giữa
các chi nhánh ngân hàng hiện nay diễn ra gay gắt và quyết liệt. Sự cạnh tranh về dịch
vụ tín dụng dẫn đến chất lượng tín dụng có nhiều vấn đề. Trong môi trường cạnh tranh
giữa các ngân hàng thương mại hiện nay, chất lượng tín dụng là nhân tố quyết định sự
tồn tại của các ngân hàng, có thể nói ngân hàng nào kiểm soát được nợ xấu tốt thì ổn
định và ngày càng phát triển.
Tín dụng cá nhân là một trong những sản phẩm thiết yếu cấu thành nên hệ thống
sản phẩm tín dụng của một ngân hàng thương mại. Tại Việt Nam, trong một vài năm
trở lại đây, trước bối cảnh tình hình kinh tế rất khó khăn, khả năng hấp thụ của các
doanh nghiệp trở nên rất thấp đã khiến cho hoạt động cho vay khách hàng doanh
nghiệp của các ngân hàng chững lại. Điều này đã khiến cho các ngân hàng bắt đầu đẩy
mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân để tiêu vốn dư thừa và cải thiện hiệu quả
hoạt động.
Lĩnh vực tín dụng cá nhân tuy có nhiều tiềm năng và tạo cho các ngân hàng có
nguồn thu bền vững trong dài hạn nhưng hoạt động này hàm chứa nhiều rủi ro mà các
ngân hàng càng quan tâm, đặc biệt trong số đó là rủi do không thể trả nợ, đứng ở hai
khía cạnh là số nợ gốc và thời hạn trả nợ. Sẽ rất nguy hiểm nếu trong thời kỳ hiện nay
ngân hàng tiếp tục bổ sung vào khối lượng nợ xấu của mình từ rủi ro tín dụng cá nhân
khi lượng nợ xấu từ khách hàng doanh nghiệp vẫn chưa thể xử lý được.
Do vậy việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ( xét ở hai khía
cạnh quy mô trả nợ và thời gian trả nợ) sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại nhận
diện các yếu tố có khả năng tạo ra rủi do tín dụng. Đó là các nhân tố chính giúp tác giả
chọn nghiên cứu đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
cá nhân vay vốn tại NH TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vũng tàu. ”
4
Đề tài này sẽ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu thông qua mô
hình hồi quy OLS xét ở khía cạnh quy mô trả nợ và mô hình Probit xét ở khía cạnh
thời hạn trả nợ, từ đó khuyến nghị các giải pháp để ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn
trong lĩnh vực tín dụng cá nhân.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
i. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu
ii. Định lượng sự tác động của các yếu tố trên đến khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu
iii. Khuyến nghị một số giải pháp về quản trị rủi ro trong lĩnh vực tín dụng cá
nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu
5
3. Phạm vi, đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
(hiệu quả trả nợ) của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi
nhánh Vũng Tàu. Mẫu nghiên cứu bao gồm 503 hồ sơ vay vốn của khách hàng cá
nhân tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu được chọn lọc trong
khoảng thời gian từ tháng 01/2011 đến tháng hết 12/2014
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hỗn hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng, trong đó phương pháp định lượng là phương pháp chủ đạo.
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong việc tổng hợp các nghiên
cứu trước để làm nền tảng đưa ra mô hình lý thuyết và các giả thuyết kèm theo,
phương pháp này cũng được sử dụng khi đưa ra các đề xuất sau quá trình phân tích
định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong quá trình xây
dựng mô hình ước lượng mối quan hệ giữa các biến số (mà cụ thể ở đây có mối quan
hệ nguyên nhân và kết quả ), thu thập dữ liệu căn cứ vào mô hình đã xây dựng dựa
trên phần mển SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu, qua
đó đánh giá phân tích các ý kiến, xác định được khả năng, nhu cầu, của khách hàng.
Tìm ra các yếu tố ảnh đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân
hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu, từ đó giúp Ban Giám Đốc đưa ra các
giải pháp và chính sách phù hợp với yêu cầu thực tế tình hình phát triển tại địa phương
trong việc nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại
ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu.
6. Bố cục của nghiên cứu
Ngoài phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia
thành năm chương, bao gồm:
- Chương 1: Mở đầu. Chương này nêu ra lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng, phạm vi nghiên cứu, và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
6
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của
khách hàng cá nhân. Nội dung chương nêu lên tổng quan về cơ sở lý thuyết và
các nghiên cứu trước về sự tác động của các nhân tố khác nhau tới khả năng trả
nợ của khách hàng cá nhân.
- Chương 3: Phương Pháp nghiên cứu. Mục đích của chương mô tả mô hình
nghiên cứu, giải thích các biến số trong mô hình và dữ liệu nghiên cứu.
- Chương 4: Phân tích kết quả thống kê và hồi quy. Chương này đưa ra một số
phân tích tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng
Tàu, các kết quả phân tích thống kê mô tả , phân tích tương quan và phân tích
hồi quy đồng thời đưa ra các nhận xét trong quá trình phân tích.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này nêu lên các kết luận rút ra từ quá
trình phân tích đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các đối tượng liên quan
dựa trên các kết luận đã nêu. Chương 5 cũng nêu lên những hạn chế của đề tài
trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
7
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày những nét sơ bộ về đề tài nghiên cứu
như tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu của đề tài, ý nghĩa của đề tài về
mặt thực tiễn cũng như lý thuyết và các vấn đề có liên quan như phương pháp
nghiên cứu, bố cục sơ bộ của luận văn, từ đó giúp người đọc hình dung tổng quan
về đề tài này. Do tầm quan trọng trong quản lý rủi ro của ngân hàng mà những yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân sẽ giúp cho các ngân
hàng thương mại nhận diện các yếu tố có khả năng tạo ra rủi ro tín dụng, giúp giảm
thiểu nợ xấu. Chính vì vậy, mục đích của tác giả khi chọn đề tài này cũng không
nằm ngoài dự định trên. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ đạo, luận
văn nhằm vào việc thiết kế các biến ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
cá nhân vay vốn tại Vietcombank Vũng Tàu thông qua việc khái quát hoá mẫu
nghiên cứu, từ đó suy diễn cho toàn bộ tổng thể nghiên cứu.
8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về tín dụng cá nhân
Tín dụng vốn là quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc
hiện vật trên nguyên tắc người đi vay hoặc tổ chức đi vay phải hoàn trả cho người
hoặc tổ chức cho vay cả nợ gốc lẫn lãi sau một khoản thời gian nhất định theo thỏa
thuận. Hoạt động tín dụng có thể chia làm nhiều hình thức khác nhau căn cứ vào các
tiêu chuẩn khác nhau, trong đó nếu căn cứ đối tượng đi vay thì có thể phân chia thành
tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp (Nguyễn Minh Kiều, 2009).
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng cá nhân
Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định
với một khoản chi phí nhất định“. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì “Cấp
tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết
sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên
tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán,
bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.Các khoản vay cá nhân
thường có độ rủi ro cao do chất lượng thông tin tài chính khách hàng cung cấp thường
không cao.
Giá (lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức
lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại của khoản vay.
Tín dụng ngân hàng được thực hiện trên 3 nguyên tắc sau:
- Tiền cho vay phải được hoàn trả sau một thời gian nhất định cả vốn lẫn lãi:
Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận vốn kinh doanh của ngân
hàng là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Nếu trong quá trình hoạt động kinh
doanh, các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp không được hoàn trả
đúng hạn sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và thu nhập của ngân hàng. Do
đó, khách hàng khi vay vốn phải cam kết trả cả gốc và lãi trong một thời hạn
nhất định.
9
- Vốn vay phải có tài sản với giá trị tương đương làm đảm bảo: Trong nền kinh
tế thị trường, các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp, vì thế mọi
dự đoán về rủi ro của ngân hàng chỉ mang tính tương đối, do đó, bảo đảm tín
dụng là một tiêu chuẩn xét duyệt cho vay để bổ sung những mặt hạn chế của
nhà quản trị cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi
trường kinh doanh.
- Cho vay theo kế hoạch thoả thuận trước (vốn vay phải được sử dụng đúng mục
đích): Tín dụng đúng mục đích không những là nguyên tắc mà còn là phương
châm hoạt động của tín dụng. Việc thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín
dụng là cơ sở để doanh nghiệp tính toán các yếu tố hiệu quả của quá trình sản
xuất kinh doanh, đồng thời cũng là một trong những yếu tố đảm bảo khả năng
thu nợ của ngân hàng. Để thực hiện nguyên tắc này, ngân hàng yêu cầu khách
hàng vay vốn phải sử dụng tiền vay đúng mục đích như đã cam kết trong hợp
đồng. Nếu phát hiện khách hàng vi phạm, ngân hàng được quyền thu hồi nợ
trước hạn.
Trong quan hệ tín dụng lãi suất là biểu hiện giá cả khoản tiền mà người cho vay
đòi hỏi khi tạm thời trao quyền sử dụng một khoản vốn của mình cho người khác
trong một thời gian nhất định. Người đi vay coi lãi suất như một khoản chi phí phải
trả cho nhu cầu sử dụng tạm thời vốn của người khác, nói cách khác lãi suất tín
dụng là giá cả của quyền sử dụng vốn vay. Đối với hoạt động ngân hàng, lãi suất là
một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ, không chỉ là công cụ điều tiết vĩ
mô mà còn là phương tiện để các ngân hàng cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Dịch vụ tín dụng thể nhân thường được hiểu là hoạt động cho vay nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình như chi tiêu thường xuyên, chi
sửa chữa nhà cửa, chi mua sắm tài sản…. Cụ thể, tại Vietcombank Vũng Tàu, các
sản phẩm tín dụng thể nhân bao gồm:
- Cho vay bất động sản (mua nhà ở, đất ở, bù đắp tiền mua nhà đất, xây sửa
nhà).
- Cho vay nhà dự án.
10
- Cho vay tín chấp (dành cho cán bộ công nhân viên và cán bộ quản lý điều
hành).
- Cho vay mua ô tô.
- Kinh doanh tài lộc.
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá.
- Cho vay khác.
Với các sản phẩm vay như trên, có thể thấy dịch vụ tín dụng thể nhân có vai trò
ngày càng quan trọng trong xã hội, cụ thể:
- Góp phần gia tăng nguồn vốn để bổ sung cho hoạt động kinh doanh của cá
nhân, hộ gia đình, bảo đảm quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình
thường, liên tục, mở rộng hoạt động kinh doanh;
- Hỗ trợ cải thiện đời sống của các cá nhân, gián tiếp góp phần tháo gỡ khó khăn
trên thị trường bất động sản và các hoạt động thương mại khác, cũng như tạo cơ
hội để các ngân hàng phát triển lĩnh vực bán lẻ….
2.1.2. Các loại rủi ro xuất phát từ hình thức tín dụng cá nhân
Theo Miller (2012), Thông thường hình thức tín dụng cá nhân có thể gây ra một
số rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro về chi phí giao dịch, rủi ro về thông tin bất cân
xứng, rủi ro về tác nghiệp, và rủi ro không trả được nợ vay.
2.1.2.1. Rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Minh Kiều(2007), “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do
khách hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó”
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân
hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện
một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Khi khách hàng được tài trợ tín dụng của ngân hàng, khách hàng nói chung và
khách hàng cá nhân được theo dõi và phân loại nợ (Phân loại rủi ro tín dụng) theo hai
phương pháp phân loại là định tính và định lượng (Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN).
Theo phương pháp định lượng được trình bày trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN,
nợ được phân loại thành 5 nhóm như sau:
11
 Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (Đủ khả năng thu hồi nợ đúng hạn)
 Nhóm 2: Nợ cần chú ý (Nợ quá hạn < 90 ngày, nợ cơ cấu)
 Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ quá hạn từ 90-180 ngày; nợ cơ cấu)
 Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (Nợ quá hạn từ 181-360 ngày; nợ cơ cấu)
 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Nợ quá hạn > 360 ngày)
2.1.2.2. Rủi ro về chi phí giao dịch
Rủi ro về chi phí giao dịch là rủi ro xảy ra khi chi phí cấu thành giao dịch tăng
với tốc độ tăng lớn hơn lợi nhuận. Theo Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011) thì tín dụng cá
nhân thường có quy mô giao dịch nhỏ nhưng số lượng giao dịch lớn và phân tán rộng
khắp khiến cho việc giao dịch không được thuận tiện (Nguyễn Minh Kiều, 2007) và
như vậy ngân hàng phải mở thêm nhiều chi nhánh hoặc các dịch vụ trực tuyến khác để
phục vụ cho đặc điểm này của khách hàng cá nhân.
2.1.2.3. Rủi ro thông tin bất cân xứng
Khi tiến hành giao dịch với khách hàng cá nhân, thông thường tổ chức tín dụng
gặp rủi ro về thông tin bất cân xứng (Heffernan, 2005) hơn so với khách hàng tổ chức
do việc thu thập chính xác thông tin về loại khách hàng này là rất khó khăn đồng thời
nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là từ thu nhập ổn định ở thời điểm hiện
tại. Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khỏe, mất việc làm hay gặp các biến cố
bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ không trả được nợ vay cho ngân hàng.
2.2. Khả năng trả nợ vay
Theo các quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là quyết định 493/2005/QĐ-
NHNN, quy định về phân loại khoản nợ theo phương pháp định lượng định tính, nợ
đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi
đầy đủ các nợ gốc và lãi đúng hạn, như vậy một khoản vay được đánh giá là có hiệu
quả khi khoản vay đó được khách hàng trả lãi và trả nợ gốc đúng thời hạn.
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới khi xét về khả năng trả nợ vay, ở góc
độ đối lập là rủi ro trả nợ vay của khách hàng cá nhân được biểu hiện ở hai góc độ
chính là quy mô trả nợ gốc ( Số tiền gốc trả nợ được) và thời hạn trả nợ. Một số gốc
nghiên cứu thực nghiệm gốc như Maharjan và ctg (1983) đúng hạn hay trễ hạn và
Shileshi và ctg ( 2012) tập trung vào yếu tố quy mô trả nợ gốc.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân
12
Có ít nhất 4 loại rủi ro là rủi ro về chi phí giao dịch, rủi ro về thông tin bất cân
xứng, rủi ro về tác nghiệp, và rủi ro không trả được nợ vay. Trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài, rủi ro không trả được nợ vay mà biểu hiện lớn nhất là rủi ro không trả nợ
tính theo quy mô khoản nợ và rủi ro không trả nợ đúng hạn là vấn đề nghiên cứu chính
cho nên khi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro thì điều đó cũng có nghĩa là rủi
ro không trả nợ tính theo quy mô và tính theo thời hạn trả nợ.
Khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng cá nhân, một số tác giả như Chapman (1990)
đã phân loại những nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng cá nhân bao gồm: đặc điểm
nhân khẩu học, đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm thu nhập, đặc điểm học vấn và đặc
điểm khoản cho vay. Kohansal và Mansoori (2009) thêm về vấn đề rủi ro đạo đức và
người cho vay, Macana (2006) bổ sung yếu tố rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng, và
Rodriguies và ctg (2008) đã tìm hiểu một số yếu tố chỉ tiêu bất thường mà người đi
vay không dự đoán trước được ảnh hưởng tới rủi ro trả nợ đúng hạn.
13
2.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học
Đặc điểm nhân khẩu học thường được sử dụng phân tích trong lĩnh vực này bao
gồm các khía cạnh như giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, và kích cỡ hộ gia đình.
Xem xét ở góc độ giới tính, về mặt lý thuyết thì nữ giới có khả năng ít tạo ra các
rủi ro tín dụng hơn là nam giới do họ ít tội phạm, cá tính thận trọng, và ít gây ra các rủi
ro đạo đức Miller (2012). Một số nghiên cứu thực nghiệm như Chapman (1990),
Weber và Musshoff (2012) đã chứng minh lý thuyết này khi khám phá ra rằng nữ giới
ít tạo ra các khoản nợ xấu hơn nam giới. Tương tự như vậy, Kinyondo (2009) đã thấy
rằng những nhóm tín dụng vi mô có nhóm trưởng là nữ giới thì khả năng trả nợ của
nhóm càng cao. Trong khi đó một số nghiên cứu như của Antwi(2012) đã không tìm
thấy mối liên hệ này.
Độ tuổi là một yếu tố có mặt trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm chứng tỏ
tầm quan trọng của biến số này trong vấn đề nghiên cứu. Phần lớn các nghiên cứu có
liên quan đã đưa ra giả thiết rằng độ tuổi người vay càng lớn thì rủi ro của khoản nợ
càng thấp do tính thận trọng, kinh nghiệm và trải nghiệm tăng lên theo độ tuổi.
Chapman(1990) và Kohansal và Mansoori(2009) tìm thấy mối tương quan thuận giữa
biến số này và khả năng trả nợ đúng hạn.
Tình trạng hôn nhân là một biến số ít được ưa dùng trong các nghiên cứu thực
nghiệm về vấn đề tín dụng cá nhân. Về mặt lý thuyết, thông thường những người đã
lập gia đình sẽ ít ưa mạo hiểm và có hành động chín chắn hơn so với những người
chưa lập gia đình, vì vậy khả năng trả nợ đúng hạn của họ là cao hơn. Tuy nhiên khi
nghiên cứu trên thực nghiệm thì Chapman (1990), Duygan-Bump và Grant (2008) hay
Antwi và ctg (2012) và một số tác giả khác không tìm thấy mối liên hệ này.
Biến số kích cỡ hộ gia đình được cho là tương quan nghịch với khả năng trả nợ
do sự lý giải rằng những người chủ nợ phải tốn nhiều thu nhập của mình vào việc nuôi
sống các thành viên trong gia đình thay vì dùng nó để trả nợ (Zeller, 1996). Nghiên
cứu trên thực nghiệm của Chapman(1990) đã ủng hộ giả thuyết này. Ở một khía cạnh
khác, nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình(2011) khi tìm hiểu
các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh Hậu Giang –
Việt Nam đã đưa ra kết luận rằng nếu trong một nông hộ, càng có nhiều thành viên tạo
ra thu nhập thì xác suất trả nợ đúng hạn càng lớn.
14
2.3.2. Đặc điểm nghề nghiệp
Đặc điểm của nghề nghiệp có thể là một nhân tố ảnh hưởng nhất định tới khả
năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân. Đối với những cá nhân có nghề
nghiệp ổn định, có vị trí xã hội, có kinh nghiệm lâu năm hoặc ở những lĩnh vực đòi hỏi
chất xám cao hay có tay nghề vững vàng thì khả năng trả nợ đúng hạn là cao hơn. Điều
này là do những cá nhân này có khả năng tạo ra thu nhập ổn định và cao hơn những cá
nhân ở lĩnh vực nghề nghiệp khác. Nghiên cứu trên thực tế về vấn đề này không nhiều
do phần lớn các nghiên cứu thường tập trung ở một khía cạnh nghề nghiệp. Nghiên
cứu của Chapman(1990) đã cho thấy những nghề nghiệp đòi hỏi chất xám cao như
giáo sư, nghệ sĩ hay những nghề nghiệp có tính ổn định cao như kế toán viên, nhân
viên văn phòng có khả năng trả nợ đúng hạn cao hơn. Trong khi đó cũng trong nghiên
cứu này thì những người công nhân không lành nghề thường lâm vào tình trạng trả nợ
trễ hạn. Kohansal và Mansoori (2009) đã tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới khả
năng trả nợ vay của nông dân tại tỉnh Khorasan-Razavi của Iran và tìm thấy bằng
chứng rằng những nông dân có kinh nghiệm lâu năm hơn thì khả năng trả nợ ngân
hàng là cao hơn. Một nghiên cứu của Accquah và Addo(2011) về khả năng trả nợ vay
đúng hạn của những ngư dân tại Ghana đã đưa biến số kinh nghiệm vào trong mô hình
nghiên cứu nhưng đã không tìm thấy ý nghĩa thống kê của biến số này.
2.3.3. Đặc điểm trình độ học vấn
Trình độ học vấn thông thường rất được chú trọng trong quá trình thẩm định cho
vay của ngân hàng.Người có trình độ học vấn cao dễ được chấm điểm tín dụng cao
hơn khi được tin rằng họ có khả năng tạo ra thu nhập cao hoặc ổn định trong thời gian
dài đồng thời khả năng sử dụng khoản vay của họ cũng hiệu quả hơn cũng như là ít ưa
thích rủi ro với khoản nợ của mình. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011)
hay một số nghiên cứu gần đây của Sileshi và ctg (2012) đã tìm thấy bằng chứng ủng
hộ giả thuyết này. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu như của Antwi và ctg (2012)
đã không ủng hộ giả thuyết này . Như vậy tùy từng lĩnh vực hoặc phạm vi nghiên cứu
mà yếu tố này có thể có hoặc không có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của cá nhân.
2.3.4. Đặc điểm thu nhập
Thu nhập của người đi vay được coi là một trong những yếu tố quan trọng khi
muốn tiếp cận khoản vay, đặc biệt là đối với những khoản vay tín chấp. Đây được coi
15
là một yếu tố cấu thành nên nền tảng trả nợ thành công trong tương lai của người vay.
Chapman (1990) khi phân loại thu nhập của người đi vay và tìm hiểu ảnh hưởng của
biến số này tới khả năng trả nợ đã thấy rằng khả năng trả nợ thành công được sắp xếp
theo thứ tự sau: thu nhập cao,thu nhập thấp, và thu nhập trung bình. Đối với những
người thu nhập thấp nhưng xác suất trả nợ vẫn lớn hơn người có thu nhập trung bình
được lý giải là do tính thận trọng trong việc sử dụng khoản vay của họ vì họ biết khả
năng chi trả của họ là rất thấp nên nếu lãng phí khoản vay thì rủi ro không trả được nợ
là rất cao. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) tìm hiểu khía cạnh thu
nhập của tất cả các thành viên trong gia đình và thấy rằng nếu gia đình nào càng có
nhiều thành viên có thu nhập cao thì khả năng trả nợ thành công càng lớn. Một số tác
giả khác như Kohansal và Mansoori(2009) hay Sileshi và ctg (2012) cũng tìm thấy
những bằng chứng ủng hộ giả thuyết trên.
2.3.5. Đặc điểm khoản cho vay
Đặc điểm của khoản cho vay thông thường được thể hiện ở ba yếu tố chính là
kích cỡ khoản vay, lãi suất, và thời hạn vay. Trong đó về mặt lý thuyết nêu như kích
cỡ khoản vay càng lớn thì rủi ro trả nợ không đúng hạn càng cao, điều này tương tự
với lãi suất của khoản cho vay. Trong khi đó nếu thời hạn của khoản vay càng kéo dài
thì khả năng trả được nợ càng cao.
Chapman (1990) đã cung cấp một số thống kê khá thú vị khi cho thấy những
khoản vay được phân loại ở kích cỡ nhỏ lại thường hay có rủi ro không trả nợ cao
nhất, kế đến mới tới khoản vay lớn nhất và sau cùng là những khoản vay có kích cỡ
trung bình. Kohansal và Mansoori (2009) cũng bác bỏ giả thuyết được nêu ở phần trên
khi tìm thấy bằng chứng rằng những khoản vay lớn lại có mối tương quan thuận với
khả năng trả nợ đúng hạn. Sharma và Zeller (1997) đã đưa ra kết luận rằng các khoản
vay càng lớn, khả năng vỡ nợ (không trả được khoản nợ) càng thấp. Các tác giả giải
thích rằng những khoản vay lớn sẽ giúp cho người vay dễ dàng tạo ra giá trị hơn so với
những khoản vay nhỏ, những khoản vay mà thường là thuần về chi tiêu hoặc dùng để
xử lý những tình huống khẩn cấp.
Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm khi đưa yếu tố lãi suất khoản vay vào mô
hình đã cho kết quả đúng như giả thuyết là lãi suất khoản vay càng cao thì khả năng trả
16
nợ không đúng hạn càng cao. Deininge và Liu (2009), Ugbomeh và ctg (2008) và
Onyeagocha và ctg (2012) đã cho thấy kết quả như thế.
Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng thời gian đáo hạn của khoản
nợ tới khả năng trả nợ. Chapman(1990), đã đưa ra một kết quả thống kê ngược lại với
quan điểm cho rằng thời gian đáo hạn của khoản nợ càng dài thì khả năng trả nợ càng
cao, tác giả cho rằng những khoản nợ ngắn hạn từ một năm trở xuống có xác suất trả
nợ đúng hạn cao hơn trong khi đó những khoản nợ từ một năm trở lên có xác suất
ngược lại. Onyeagocha và ctg(2012) lại không tìm thấy ảnh hưởng của yếu tố này
trong nghiên cứu của mình.
2.3.6. Rủi ro đạo đức của người vay
Rủi ro đạo đức là một hình thức biểu hiện của thất bại thị trường do thông tin bất
cân xứng. Trong lĩnh vực tín dụng, điều này xảy ra khi người vay đã sử dụng không
đúng mục đích vay ban đầu và người vay đã không kiểm soát được hành vi sử dụng sai
mục đích đó. Điều này dẫn tới là rủi ro không trả được nợ vay sẽ tăng lên. Kohansal và
Mansoori (2009), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình(2011) đưa vấn đề này vào
trong khảo sát của mình và các tác giả đã tìm ra bằng chứng về việc những người đi
vay khi cố tình sử dụng sai mục đích sử dụng ban đầu đã dẫn tới xác suất trả nợ không
đúng hạn tăng lên. Một trong những nghiên cứu của Kohansal và Mansoori (2009) lại
không tìm thấy mối liên hệ trên khi tìm hiểu về hành vi trả nợ của nông dân và các tác
giả cũng không đưa ra thêm các lý giải cụ thể về vấn đề này.
17
2.3.7. Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng
Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng chủ yếu nảy sinh tại khâu thẩm định tín
dụng. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro này, thứ nhất là do cán bộ tín dụng. Cán
bộ tín dụng có năng lực yếu, làm việc bất cẩn hoặc do tư lợi móc ngoặc với người đi
vay dẫn đến đánh giá tín dụng không đúng đối với người đi vay. Thứ hai là do hệ
thống chấm điểm tín dụng không chính xác hoặc không hiệu quả cũng có thể dẫn đến
rủi ro đánh giá không đúng khả năng của người đi vay. Trên thực tế vấn đề này chỉ
được nêu lên như một giả định (Macana,2006) mà không thấy xuất hiện trên nghiên
cứu thực nghiệm.
2.3.8. Một số hành vi chi tiêu bất thường
Những hành vi chi tiêu bất thường không nằm trong dự kiến của người vay sẽ
khiến cho người đi vay phải tiêu tốn nguồn lực tích lũy vào những khoản này thay vì
dùng nó để trả nợ vì vậy khiến cho rủi ro không trả được nợ vay lên Rodrigues và ctg
(2008) liệt kê một số khoản chi tiêu bất thường như chi tiêu cho ốm đau, tai nạn, hay
mất việc đã khiến cho khả năng trả nợ giảm xuống.
2.4 Các nghiên cứu trước đây
Maharjan và ctg (1983) nghiên cứu về khả năng trả nợ của những người nông
dân tại Nepal trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp trong một mẫu khảo sát điều tra
gồm 150 nông dân trong năm 1982. Các tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu hồi quy
bội như sau:
Y= f(X1, X2, X3,X4,D1,D2,D3,D4)
Trong đó:
Y: Khoản tiền vay đã trả được trên tổng số tiền vay
X1: Kích cỡ trang trại mà người nông dân sở hữu
X2: Thu nhập của người nông dân
X3: Tỷ lệ sản phẩm của người nông dân so với tổng sản lượng của thị trường;
X4: Tỷ lệ chi phí của cả hộ gia đình trên tổng thu nhập
D1: Biến giả, đạt giá trị 1 nếu khoản vay được thẩm định trước khi cho vay, bằng
0 nếu ngược lại.
D2: Biến giả đạt giá trị bằng 1 nếu khoản vay được kiểm soát để sử dụng đúng
mục đích, bằng 0 nếu ngược lại.
18
D3: Biến giả đạt giá trị 1 nếu người vay nhận được thư nhắc nhở về khoản vay
từ phía ngân hàng, bằng 0 nếu ngược lại; D4: Biến giả đạt giá trị bằng 1 nếu như
ngân hàng cho vay tiến hành các cuộc thăm viếng thông thường đối với người
vay, bằng 0 nếu ngược lại.
Kết quả hồi quy cho thấy nếu như kích cỡ trang trại càng lớn hoặc tỷ lệ chi tiêu
của hộ gia đình càng lớn tính theo tỷ lệ thu nhập thì tỷ lệ trả nợ càng thấp, trong khi đó
các biến số còn lại đều tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đối với khả năng
trả nợ của người nông dân. Các tác giả khi đưa ra các khuyến nghị đã tập trung vào
khả năng kiểm soát khoản cho vay từ quá trình thẩm định đầu vào tới khi người cho
vay tiến hành trả nợ để năng cao hơn nữa khả năng trả nợ của người nông dân.
Kohansal và Mansoori (2009) sử dụng mô hình hồi quy logic khi tìm hiểu khả
năng khi trả nợ của nông dân tại tỉnh Kohansal và Razavi của Iran. Hai tác giả đã tiến
hành nghiên cứu trên mẫu dữ liệu gồm 175 nông dân vào năm 2008. Mô hình nghiên
cứu như sau:
Y = f ( X1, X2, X3,X4,X5,X6,X7,X8,X9,X10,X11,D1,D2)
Trong đó: Biến phụ thuộc Y đạt giá trị bằng 1 nếu người nông dân không bao giờ
trả nợ trễ hạn cho khoản vay trả dần theo từng phần, bằng 0 nếu một lần trả nợ đúng
hạn.
Biến độc lập:
X1: Thể hiện độ tuổi của người vay chính
X2: Thể hiện diện tích của một trang trại
X3: Biểu hiện số năm kinh nghiệm trong công việc của người nông dân
X4: Là tổng thu nhập
X5: Là lãi suất của khoản vay
X6: Đại diện cho thời gian của khoản cho vay
X7: Tổng chi phí hành chính mà người nông dân phải trả để đạt được sự chấp
thuận cho vay
X8: Kích cỡ của khoản vay
X9: Là số thành viên phụ thuộc
X10: Tổng số kỳ thanh toán cho khoản vay
19
D1: Là biến giả đạt giá trị 1 nếu người nông dân sử dụng khoản vay vào việc
đầu tư trang trại, bằng 0 nếu ngược lại
D2: Là biến giả đạt giá trị 1 nếu người nông dân có máy móc canh tác, bằng 0
nếu ngược lại
Ngoại trừ biến X1,X2 và D2 và các biến số còn lại đều có ý nghĩa thống kê trong
mô hình. Các tác giả đã đưa ra kết luận rằng lãi suất của khoản vay là nhân tố quan
trọng nhất ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của người nông dân kế tiếp là biến số
kinh nghiệm của người nông dân.
Antwi và ctg (2012) tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro không trả được nợ
tại Gahana cho những khoản vay của ngân hàng Akuapem thông qua mô hình hồi quy
logistic. Cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu gồm 800 quan sát từ năm 2006 tới năm 2010 .
Mô hình nghiên cứu của các tác giả như sau:
Y = f (LOAN TYPE, INTEREST RATE, SECURYTY, MARITAL
STATUS, TOWN DUMMY, SEX )
Trong đó:
Y là biến giá trị 1 nếu khoản nợ được hoàn trả đúng hạn và nhận giá trị 0 và
ngược lại.
LOAN TYPE là biến số phân loại hình vay mượn, bao gồm 4 loại vay, vay kinh
doanh, vay cho mục đích sản suất nông nghiệp, vay tiêu dùng các nhân, vay mua
phương tiện đi lại.
INTEREST RATE lãi suất khoản vay, SECURYTY biến giả nhận giá trị 1nêu
khoản vay có đảm bảo và 0 nếu ngược lại.
MARITAL STATUS : tình trạng hôn nhân, đạt giá trị 1 nếu đã lập gia đình, và 0
nếu ngược lại. TOWN DUMMY cũng là biến giả đạt giá trị 1nếu người vay sinh sống
tại thành phố Akuapem, bằng 0 nếu ngược lại.
SEX : giới tính bằng 1 nếu là nam, bằng 0 là nữ.
Các tác giả đã đi tới kết luận rằng loại hình vay mượn và khoản vay được đảm
bảo là hai biến số thực sự có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của người vay, các ngân
hàng nên chú trọng tới khả năng đảm bảo khoản nợ vay bằng tài sản của người vay nợ
để cải thiện rủi ro không trả được nợ của người vay.
20
Một nghiên cứu gần đây tại Việt Nam của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh
Bình ( 2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ
tỉnh hậu Giang với 436 hộ nông dân đã được khảo sát trong năm 2011 . Các tác giả đã
sử dụng hình hồi quy Probit với các biến số như sau:
Y = f ( mục đích sử dụng vốn, thu nhập sau khi vay, lãi suất vay, tuổi của người
đi vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập của chủ hộ, số thành viên trong gia đình tạo
ra thu nhập, trình độ học vấn của chủ hộ).
Trong đó : Y là khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ, Y nhận giá trị 1 nếu
nông hộ trả nợ vay đúng hạn, nhận giá trị 0 nếu trả nợ không đúng hạn. “Mục đích sử
dụng vốn” là biến giả, bằng 1 nếu nông hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, bằng 0
nếu sử dụng sai đúng mục đích. “thu nhập sau khi vay” là thu nhập của nông hộ sau
khi vay ( đồng). “ lãi suất vay”là lãi suất phải trả của nông hộ khi đi vay từ các hộ tín
dụng (%). “ tuổi của người đi vay” là số tuổi của người đi vay vốn. “ Ngành nghề
chính tạo ra thu nhập của chủ hộ “ là biến giả, bằng 1 nếu ngành nghề chính tạo ra thu
nhập trả nợ từ nông nghiệp, bằng 0 nếu là nghề khác. “ Số thành viên trong gia đình
tạo ra thu nhập” là số người có thu nhập trong gia đình.“ Trình độ học vấn của chủ hộ
“ là biến giả, bằng 1 nếu chủ hộ học từ lớp 9 trở lên, bằng 0 nếu ngược lại.
Các tác giả đã kết luận rằng khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ có tương
quan thuận với thu nhập sau khi vay, trình độ học vấn của chủ hộ và số thành viên
trong gia đình có thu nhập. Trong khi đó biến số lãi suất đi vay có tương quan nghịch
với khả năng trả nợ đúng hạn. Nghiên cứu cũng chỉ rằng những khoản vay được sử
dụng đúng mục đích cũng sẽ cho xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn.
21
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý luận khoa học liên quan đến đề tài
như khái niệm về tín dụng, về tín dụng thể nhân, về các loại rủi ro, các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay, các nghiên cứu trước đây,…. Từ
đó, tác giả đã hình thành những ý niệm ban đầu về hướng nghiên cứu của luận văn
dựa trên các lập luận vững chắc từ các nhà kinh tế học khác. Trong hoàn cảnh cạnh
tranh gay gắt không chỉ với các ngân hàng trong nước mà còn với các ngân hàng
nước ngoài vốn là các tổ chức tài chính hùng mạnh trên thế giới không những về
tiềm lực tài chính, công nghệ mà còn về năng lực quản lý lãnh đạo, kinh nghiệm,…
thì Vietcombank phải không ngừng nỗ lực phấn đấu nhằm đưa ngân hàng phát triển
ổn định và vững chắc, xứng đáng với vị thế hàng đầu Việt Nam. Để đạt được điều
này, Vietcombank phải không ngừng nâng năng lực đánh giá, năng lực cho vay với
từng sản phẩm dịch vụ cá nhân của Vietcombank, đây chính là vấn đề hết sức quan
trọng và cũng là nguyên nhân dẫn đến nghiên cứu này của tác giả.
22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Các nghiên cứu trước về rủi ro tín dụng cá nhân cho thấy, rủi ro tín dụng cá nhân
chịu sự tác động bởi rất nhiều yếu tố, các yếu tố này có thể nhóm lại thành 5 nhóm
nhân tố chính như sau: (i) Đặc điểm nhân khẩu học, (ii) Năng lực của người vay, (iii)
Đặc điểm của khoản vay, (iv) Rủi ro đạo đức của người vay, và (v) Rủi ro tác nghiệp
từ ngân hàng.
Các yếu tố thuộc về “ Đặc điểm nhân khẩu học “ thường được các nghiên cứu sử
dụng bao gồm: giới tính (Miller, 2012), độ tuổi (Kohansal và Mansoori, 2009),tình
trạng hôn nhân (Duygan-Bump và Grant, 2008),và kích cỡ hộ gia đình(Zeller,1996).
Trong điều kiện thực tế cho vay tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng
Tàu, ngoại trừ yếu tố kích cỡ hộ gia đình là không được đề cập đến trong hợp đồng và
trong hồ sơ vay vốn của khách hàng, các yếu tố còn lại đều được coi là thông tin bắt
buộc mà khách hàng cá nhân phải cung cấp.
Yếu tố “Năng lực của người vay “thể hiện trình độ học vấn (Antwi và ctg,2012),
đặc điểm nghề nghiệp (Accquah và Addo, 2011), và đặc điểm thu nhập (Kohansal và
Mansoori, 2009). Ba nhân tố này đều được ngân hàng thu thập và sử dụng trong việc
thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng.
“Rủi ro đạo đức của người vay” là một nhân tố quan trọng được nhiều nghiên
cứu quan tâm, nó thể hiện tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích
hay không. Tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu, một trong các
nghiệp vụ của nhân viên tín dụng khách hàng cá nhân là kiểm tra mục đích sử dụng
vốn của khách hàng trong quá trình thẩm định cho vay, yếu tố này được thể hiện trong
biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng định kỳ.
Nhóm yếu tố thuộc về “Đặc điểm khoản cho vay ” thường được xuất hiện trong
hầu hết các nghiên cứu, bao gồm kích cỡ khoản vay (Chapman, 1990), lãi suất
(Onyeagocha và ctg, 2012), thời hạn cho vay(Chapman,1990). Hai nhân tố còn lại
hiếm khi xuất hiện trong các nghiên cứu là hình thức vay ( tín chấp hoặc thế chấp) và
mục đích vay ( vay tiêu dùng, vay mua bất động sản,…). Toàn bộ 5 yếu tố này đều
23
xuất hiện trong hợp đồng tín dụng cá nhân và được nhập liệu để theo dõi tiến trình trả
nợ của khách hàng.
Cuối cùng là yếu tố “ Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng”, yếu tố này thể hiện tại
khâu thẩm định tín dụng. Trong thực tế hoạt động tại ngân hàng, rủi ro tác nghiệp về
tín dụng cá nhân có thể nảy sinh ở nhiều khâu như thẩm định tài sản thế chấp hoặc
chấm điểm tín dụng để đánh giá khả năng tín dụng. Trong đó chỉ có bằng chứng về
chấm điểm tín dụng cá nhân được lưu trữ và có thể thu thập được.
Trong đề tài, yếu tố khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân là biến số phụ thuộc
trong mô hình nghiên cứu. Biến số này thể hiện hai khía cạnh của khả năng trả nợ là số
tiền đã trả được – đã được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm của
Maharjan và ctg (1983) và khả năng trả nợ đúng hạn – đã được sử dụng trong
nghiên cứu thực nghiệm của Kohansal và Mansoori (2009), Antwi và ctg (2012) hay
Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình(2011). Hai khía cạnh này cũng được ngân
hàng thu thập để phục vụ quá trình quản lý tình trạng tín dụng cá nhân
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu tổng quát như sau :
Khả năng trả nợ = f( Đặc điểm nhân khẩu học, Năng lực của người vay, Đặc
điểm của khoản vay, Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng)
Đặc điểm
nhân khẩu học
Năng lực của
người vay
Đặc điểm
khoản vay
Rủi ro đạo
đức
Rủi ro tác
nghiệp
Giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn
nhân
Trình độ học vấn, đặc điểm nghề
nghiệp, đặc điểm thu nhập
Kích cở khoản vay, lãi suất, thời hạn
cho vay, hình thức vay, mục đích vay
Sử dụng tín dụng đúng mục đích
Chấm dứt tín dụng
Khả năng
trả nợ
24
Hai mô hình cụ thể được suy ra từ mô hình tổng quát như sau:
Mô hình 1: Tìm hiểu tác động của các nhân tố tới khả năng trả nợ được biểu hiện
bởi khía cạnh khả năng trả nợ số tiền vay:
Khả năng trả nợ số tiền vay = f(Đặc điểm nhân khẩu học, Năng lực của người
vay, Đặc điểm khoản vay. Rủi ro đạo đức của người vay, Rủi ro tác nghiệp từ ngân
hàng).
Mô hình 2: Tìm hiểu tác động của các nhân tố tới khả năng trả nợ được biểu
hiện bởi khía cạnh khả năng trả nợ đúng hạn:
Khả năng trả nợ đúng hạn = f (Đặc điểm nhân khẩu học, Năng lực của người vay,
Đặc điểm của khoản vay, Rủi ro đạo đức của người vay, Rủi ro tác nghiệp từ ngân
hàng).
Từ hai trường hợp trên đề tài sẽ tiến hành xác định từng biến số trong mô hình và
các giả thuyết nghiên cứu kèm theo.
3.2. Mô tả dữ liệu
3.2.1. Các biến số phụ thuộc
Các biến số phụ thuộc được sử dụng trong mô hình nghiên cứu là “ Khả năng trả
nợ số tiền vay” (y_payrate) và “Khả năng trả nợ đúng hạn” (y_ time). “Khả năng trả
nợ số tiền vay” được tính bằng tỷ lệ số tiền vay trả được trên tổng số tiền vay tính đến
thời điểm kết thúc hạn vay.” Khả năng trả nợ đúng hạn” được tính như sau: Đối với
khoản vay phải trả tiền gốc từng phần, nếu tại thời điểm kết thúc hạn vay, khách hàng
trả hết nợ thì coi như về mặt tổng thể khách hàng đó trả nợ đúng hạn và không tính đến
những lần trả nợ trễ hạn trước đó trong kỳ trả nợ (nếu có). Khi đó quan sát này nhận
giá trị 1, ngược lại nhận giá trị 0. Đối với khoản vay phải trả tiền gốc một lần vào ngày
đáo hạn, nếu khách hàng trả hết nợ thì khách hàng trả nợ đúng hạn, khi đó quan sát
này nhận giá trị 1, ngược lại nhận giá trị 0.
3.2.2. Các biến số độc lập
Nhóm biến số thuộc về đặc điểm nhân khẩu học, có ba biến số chính như sau:
 Giới tính (gender): Đây là biến giả và được xác định là 1 nếu khách hàng vay
là nam, là 0 nếu ngược lại. Theo truyền thống này, người phụ nữ thường cẩn trọng
trong các hoạt động hơn nam giới do nhận định khắt khe của xã hội. Giả thuyết nghiên
cứu như sau:
25
H1: Nếu khách hàng vay tín dụng là nam, ảnh hưởng từ tính thích rủi ro sẽ tác
động âm tới khả năng trả nợ tín dụng, điều này là ngược lại nếu là nữ.
 Độ tuổi (age) : Được xác định từ thời điểm vay trừ đi năm sinh. Các nghiên
cứu trước đã đưa ra giả thiết rằng độ tuổi người vay càng lớn thì rủi ro của khoản nợ
càng thấp do tính thận trọng, kinh nghiệm và trải nghiệm tăng lên theo độ tuổi. Điều
này phù hợp với đặc điểm xã hội của Việt Nam khi những người càng lớn tuổi càng có
xu hướng an phận thủ thường, động cơ kiếm tiền giảm, sự năng động giảm, và cơ hội
tạo ra thu nhập sẽ thấp hơn so với người trẻ. Giả thuyết nghiên cứu như sau:
H2: Khi khách hàng có độ tuổi càng cao, rủi ro trả nợ sẽ tăng lên.
 Tình trạng hôn nhân (married): Đây là biến giả. Khi người vay đã kết hôn,
quan sát nhận giá trị 1, bằng 0 nếu ngược lại. Xét về khía cạnh lý thuyết những người
đã lập gia đình sẽ ít ưa mạo hiểm và có hành động chín chắn hơn so với những người
chưa lập gia đình, do vậy rủi ro trả nợ sẽ thấp đi. Đặc điểm văn hóa của Việt Nam
cũng cho thấy yếu tố gia đình được coi trọng khi một người bắt đầu cuộc sống hôn
nhân, lúc này họ sống có trách nhiệm hơn và cẩn trọng hơn trong mỗi hoạt động của
mình.
Nghiên cứu đưa ra giả thuyết sau:
H3: Rủi ro tín dụng sẽ giảm đi nếu người vay đã trong tình trạng đã kết hôn.
Nhóm yếu tố thuộc về năng lực của người vay gồm các biến số sau:
 Trình độ học vấn (edu): Gồm bốn biến giả. Biến thứ nhất thể hiện trình độ
học vấn từ trung học trở xuống của người vay (edu1), biến số này nhân giá trị 1 nếu
người vay có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống, là 0 nếu ngược lai.
Biến thứ hai thể hiện trình độ học vấn của người vay là trung cấp hoặc cao đẳng
(edu2), biến này nhận giá trị 1 nếu người vay có trình độ học vấn là trung cấp hoặc cao
đẳng, ngược lại là 0.Biến thứ ba thể hiện trình độ học vấn của là đại học (edu3), biến
số nhận giá trị 1 nếu người vay ở trình độ học vấn này, ngược lại là 0. Biến số thứ tư
thể hiện trình độ học vấn của người vay ở trình độ học vấn sau đại học trở lên (edu4),
biến số này nhận giá trị 1 nếu người vay ở trình độ học vấn sau đại học trở lên, là 0
nếu ngược lại. Biến số tham chiếu của mô hình là biến số thể hiện trình độ học vấn từ
trung học phổ thông trở xuống. Trình độ học vấn càng cao, khả năng trả nợ càng cao vì
trình độ học vấn cao người đi vay có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin, dễ dàng tiếp cận
26
với khoa học kỹ thuật, có tính toán đến hiệu quả khi vay vốn nên khả năng trả nợ của
họ cũng cao hơn. Do đó, giả thuyết nghiên cứu đối với biến số này như sau:
H4: Trình độ học vấn càng cao, khả năng trả nợ vay càng lớn.
 Đặc điểm nghề nghiệp (career): Bao gồm bốn biến giả, nếu người vay có vị
trí nghề nghiệp là lãnh đạo hoặc quản lý (career4) quan sát nhận giá trị 1, ngược lại
quan sát nhận giá trị 0. Nếu người vay có vị trí nghề nghiệp là chuyên viên (career3)
quan sát nhận giá trị 1, ngược lại là 0. Nếu người vay có vị trí nghề nghiệp là công
nhân viên (career 2) quan sát nhận giá trị là 1, ngược lại là 0. Nếu người vay có vị trí
nghề nghiệp khác (career1) quan sát nhận giá trị 1, ngược lại là 0. Biến tham chiếu
trong mô hình là biến số thể hiện quan sát có nghề nghiệp khác. Một số nghiên cứu
trước đã cho thấy người vay có vị trí công việc cao hơn thì rủi ro trả nợ sẽ giảm đi
(Chapman ,1990) điều này là do họ có vị trí xã hội cao, kinh nghiệm làm việc lâu năm
nên khả năng tạo ra thu nhập cao và ổn định. Giả thuyết nghiên cứu như sau:
H5:Vị trí công việc của người đi vay càng cao sẽ làm tăng khả năng trả nợ.
 Thu nhập (earning, đơn vị tính: triệu đồng): Được tính theo khoản thu nhập
ổn định tính theo tháng ngay tại thời điểm vay do nhân viên tín dụng thẩm định. Tuy
vẫn còn một số ý kiến trái chiều về việc thu nhập sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng
trả nợ, phần lớn nghiên cứu như của Sileshi và ctg(2012) đều khẳng định rằng rủi ro
trả nợ sẽ giảm nếu thu nhập của khách hàng tốt hơn, do thu nhập cao người vay có đủ
khả năng bù đắp các khoản chi phí sinh hoạt và chi phí lãi vay tốt hơn. Như vậy giả
thuyết nghiên cứu như sau:
H6: Thu nhập của khách hàng càng cao thì khả năng trả nợ càng tốt.
 Kích cỡ khoản vay (loan, đơn vị tính: triệu đồng): Biến số thể hiện tổng giá
trị khoản vay của khách hàng. Có nhiều kết luận khác nhau về ảnh hưởng của kích cỡ
khoản vay tới khả năng trả nợ của khách hàng. Quy mô của khoản cho vay được kỳ
vọng là ảnh hưởng dương đối với khả năng trả nợ do khoản vay lớn sẽ giúp cho người
vay dễ dàng tạo ra giá trị hơn so với những khoản vay nhỏ do những người vay các
khoản nhỏ lẻ thường dùng cho các mục đích tiêu dùng hoặc các mục đích mang tính
rủi ro cao(Kohansal và Mansoori, 2009). Do vậy, giả thuyết nghiên cứu như sau:
H7: Khoản vay càng lớn càng giúp cho khách hàng có khả năng trả nợ càng cao.
27
 Lãi suất của khoản vay(interest, đơn vị tính % năm): Đây chính là lãi suất
thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng được tính theo lãi suất trung bình trong kỳ
vay
H8: Khả năng trả nợ của khách hàng tăng khi khách hàng được vay với lãi suất
thấp hơn.
 Thời hạn vay (period, đơn vị tính: tháng): Thời gian tính từ lúc khách hàng
nhận tiền vay lần đầu tiên đến khi kết thúc hợp đồng vay. Các khoản nợ càng ngắn hạn
sẽ khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng càng giảm do áp lực về thời gian trả nợ
sẽ khiến cho khách hàng không đỉ khả năng xoay sở tìm kiếm nguồn trả nợ. Giả thuyết
nghiên cứu như sau:
H9: Thời gian vay càng ngắn dẫn tới khả năng trả nợ của khách hàng càng thấp.
 Hình thức vay (type): Đây là biến giả thể hiện giá trị 1 nếu khoản vay có tài
sản thế chấp và giá trị 0 nếu khoản vay không có tài sản thế chấp(tín chấp).Nói chung,
hình thức vay tín chấp thường đem lại rủi ro trong việc trả nợ.
Giả thuyết nghiên cứu như sau:
H10: Hình thức vay thế chấp sẽ ảnh hưởng tích cực tới khả năng trả nợ của
khách hàng.
 Mục đích vay (purpose): Bao gồm ba biến giả . Nếu mục đích vay phục vụ
sản xuất kinh doanh (purpose1) biến số nhận giá trị 1, ngược lại bằng 0. Nếu mục đích
vay là tiêu dùng (purpose2) biến số nhận giá trị 1, ngược lại bằng 0. Nếu mục đích vay
để mua bất động sản (purpose3) biến số nhận giá trị 1, ngược lại bằng 0. Biến số tham
chiếu được dùng trong mô hình là biến số thể hiện mục đích vay dùng trong sản xuất
kinh doanh. Do vay cho tiêu dùng thường không tạo ra thu nhập đối ứng, trong khi đó
vay mua bất động sản trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng là rất rủi ro nên khả năng trả
nợ sẽ kém đi. Như vậy giả thuyết nghiên cứu như sau:
H11: Nếu mục đích vay của khách hàng là vay sản xuất thì khả năng trả nợ sẽ
cao hơn.
Yếu tố rủi ro đạo đức của người vay chỉ bao gồm một biến số được mô tả như sau:
 Kiểm tra mục đích sử dụng vốn (control): Đây là một biến giả đạt hai giá trị
1 và 0, nếu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích trong quá trình vay thì biến số này
28
đạt giá trị 1, bằng 0 nếu ngược lại. Khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ban đầu
sẽ dẫn tới rủi ro không trả được nợ tăng lên. Giả thuyết nghiên cứu như sau:
H12: Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì khả năng trả nợ sẽ giảm.
Cuối cùng là yếu tố rủi ro tác nghiệp, yếu tố này cũng chỉ bao gồm một biến số
như sau:
 Chấm điểm tín dụng (score, đơn vị tính: điểm): Biến này được đo lường bằng
số điểm tín dụng được chấm. Tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng
Tàu áp dụng chương trình chấm điểm tín dụng với tổng điểm là 100 điểm với 3 mức
độ phán quyết như sau: Dưới 75 điểm- từ chối cho vay, từ 75 điểm – 80 điểm- xem xét
từ chối cho vay, trên 80 điểm xem xét cho vay. Chương trình đánh giá tín dụng giúp
phân loại khách hàng và làm tăng khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng. Rủi
ro tác nghiệp xảy ra khi khả năng trả nợ sẽ tỷ lệ nghịch với số điểm được chấm. Giả
thuyết nghiên cứu như sau:
H13: Nếu khách hàng được chấm điểm tín dụng càng cao thì khả năng trả nợ
càng lớn. Nếu điều này là ngược lại thì rủi ro tác nghiệp sẽ xảy ra.
29
Bảng mô tả tóm tắt các biến số trong mô hình như sau:
Các biến số được sử dụng trong mô hình quy hồi
STT Tên biến Ký hiệu Nguồn dữ liệu Phương pháp tính Tác giả nghiên
cứu trước
1 Khả năng trả
nợ số tiền vay
Y_ payrate Hợp đồng tín
dụng, báo cáo tình
hình thu nợ khách
hàng cá nhân
Tổng số tiền được
trả/ Tổng số tiền vay
Maharjan và ctg
(1983)
2 Khả năng trả
nợ đúng hạn
Y _ time Trả nợ đúng hạn
nhận giá trị 1, ngược
lại nhận giá trị 0
Kohansansal và
Mansoori (2009),
Trương Đông Lộc
, Nguyễn Thanh
Bình (2009)
3 Giới tính Gender Hồ sơ vay vốn,
Hợp đồng tín
dụng, tờ trình thẩm
định khách hàng.
Bằng 1 nếu quan sát
là nam, bằng 0 nếu là
nữ
Weber và
Musshoff (2012)
4 Độ tuổi Age Thời điểm vay trừ đi
năm sinh
Kohansansal và
Mansoori (2009)
5 Tình trạng hôn
nhân
Married Bằng 1 nếu quan sát
đã kết hôn, Bằng 0
nếu ngược lại
Duygan – Bump
và Grant ( 2008)
6 Trung học phổ
thông
Edu1 Bằng 1 nếu quan sát
có trình độ trung học
phổ thông trở xuống,
bằng 0 nếu ngược lại
Sileshi và ctg
(2012)
7 Trung cấp/
Cao đẳng
Edu2 Bằng 1 nếu quan sát
có trình độ trung cấp
hoặc cao đẳng, bằng
0 nếu ngược lại
8 Đại Học Edu3 Bằng 1 nếu quan sát
có trình độ ĐH , bằng
0 nếu ngược lại
9 Sau Đại Học Edu4 Bằng 1 nếu quan sát
có trình độ sau ĐH ,
Bằng 0 nếu ngược lại
30
10 Nghề nghiệp
khác
Career1 Hồ sơ vay vốn, tờ
trình thẩm định
khách hàng.
Bằng 1 nếu quan sát
có nghề nghiệp khác,
bằng 0 nếu ngược lại
11 Công nhân
viên
Career2 Bằng 1 nếu quan sát
là công nhân viên,
bằng 0 nếu ngược lại Chamman (1990)
12 Chuyên viên Career3 Bằng 1 nếu quan sát
là chuyên viên, , bằng
0 nếu ngược lại
13 Lãnh
đạo/Quản lý
Career4 Bằng 1 nếu quan sát
là lãnh đạo hoặc quản
lý, bằng 0 nếu ngược
lại
14 Thu nhập Earning Khoản thu nhập ổn
định tính theo tháng
ngày tại thời điểm
vay của khách hàng
tính theo đơn vị triệu
đồng
Trương Đông
Lộc , Nguyễn
Thanh Bình
(2009)
15 Kích cỡ khoản
vay
Loan Hợp đồng tín
dụng, hợp đồng
thế chấp tài sản, tờ
trình thẩm định
khách hàng cá
nhân
Tổng giá trị khoản
vay của khách hàng
tính theo đơn vị triệu
đồng
Kohansansal và
Mansoori (2009)
16 Lãi suất khoản
vay
Interest Lãi suất được tính
theo năm
Onyeagocha và
ctg (2012)
17 Thời hạn vay Period Thời gian tính từ khi
nhận tiền vay lần đầu
tiên đến khi kết thúc
hợp đồng vay.
Chapman (1990)
18 Hình thức vay Type Thể hiện giá trị 1 nếu
người vay có tài sản
thế chấp và giá trị 0
nếu người vay theo
31
hình thức tín chấp
19 Vay sản xuất
kinh doanh
Purpose l Bằng 1 nếu quan sát
có mục đích vay sản
xuất kinh doanh ,
bằng 0 nếu ngược lại Kohansansal và
Mansoori (2009)20 Vay tiêu dùng Purpose 3 Bằng 1 nếu quan sát
có mục đích vay tiêu
dùng , bằng 0 nếu
ngược lại
21 Vay mua bất
động sản
Purpose 3 Bằng 1 nếu quan sát
có mục đích vay mua
bất động sản, bằng 0
nếu ngược lại
22 Kiển tra mục
đích sử dụng
vốn
Control Báo cáo tình hình
k iểm tra mục đích
sử dụng vốn
Nếu khách hàng sử
dụng vốn đúng mục
đích trong quá trình
vay thì biến số đạt
giá trị 1, bằng 0 nếu
ngược lại
23 Chấm điểm tín
dụng
Score Bảng chấm điểm
tín dụng khách
hàng cá nhân, tờ
trình thẩm định
khách hàng cá
nhân
Bằng tổng số điểm
tín dụng được chấm
Trương Đông
Lộc, Nguyễn
Thanh Bình
(2009)
3.3. Mô hình nghiên cứu ( định lượng)
Có hai mô hình được sử dụng trong nghiên cứu:
Ở mô hình thứ nhất, biến số phụ thuộc (tỷ lệ số tiền gốc trả được/ tổng số tiền
vay) được biểu diễn bởi các giá trị định lượng trong khoảng từ 0 đến 1 nên có thể sử
dụng mô hình hồi quy đa biến thông thường để ước lượng. Mô hình ước lượng được
cho như sau:
Y=β0 + β1X1 + β2X2….. +βnXn +ε
32
Trong đó : Y là biến số phụ thuộc, β0 là hệ số chặn,β1 tới βn là các hệ số ước
lượng, X1 tới Xn là các biến số độc lập, ε là sai số ngẫu nhiên.
Ở mô hình thứ hai, do đặc thù của biến số độc lập được sử dụng trong mô hình
mang giá trị nhị nguyên là 0 và 1, cụ thể hơn nếu Y đạt giá trị 0 thì quan sát đó không
trả nợ vay đúng hạn, nếu Y đạt giá trị 1 thì ngược lại. Với cách trình bày dữ liệu theo
dạng nhị nguyên như đã mô tả, đề tài có thể lựa chọn một trong ba mô hình hồi quy
như sau: mô hình xác suất tuyến tính LPM, mô hình Binary logistics, và mô hình
Probit. Do mô hình xác suất tuyến tính có nhược điểm là các yếu tố ngẫu nhiên không
thuần nhất và phương sai của chúng thay đổi, ngoài ra yếu tố ngẫu nhiên không có
phân bố chuẩn nên ta không thể ước lượng được khoảng tin cậy cho các hệ số hồi quy.
Do vậy đề tài có thể sử dụng một trong hai loại mô hình logit này là mô hình Binary
Logistics hoặc mô hình Probit. Về bản chất hai loại mô hình này giống nhau, điều khác
nhau ở đây là mô hình Probit có hàm mật độ phân phối xác suất được chuyển về phân
phối chuyển hóa, trong khi hàm mật độ phân phối xác suất của Bynary Logistics có
phân phối chuẩn. Đề tài này sẽ sử dụng mô hình Probit để ước lượng. Mô hình Probit
được cho như sau:
Pi = E(Y=1/X) =
)exp(1
)exp(
10
10
X
X




Trong công thức này Pi = E(Y = 1/X) gọi là xác suất để sự kiện xảy ra ( Y = 1) khi
biến độc lập X có gía trị cụ thể là Xi Đặt Z = βo + β1X. Lúc này :
Pi = z
z
e
e
1
Tuyến tính hóa mô hình :
z
e
P
P

 1
1
1
i = Ln XZ
P
P
oi 1
1
1
)
1
(  

.
Khi đó P ( Y = 1/X) → 1 khi Z → + ∞ ; P( Y = 1/X ) → 0 khi Z → - ∞
Hàm mật độ tích lũy F ( Z) = dze x )2/(
2
1 





là hàm phân phối chuẩn hóa.
33
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương này, tác giả trình bày sơ bộ về các bước nghiên cứu để thực hiện
luận văn từ khâu hình thành ý tưởng, nghiên cứu lý luận đưa ra các giả thiết, lựa
chọn mô hình, tiến hành khảo sát đến khâu xử lý dữ liệu, đọc và hiểu kết quả. Tóm
lại, chương 3 sẽ giúp người đọc nắm được những kiến thức thực tế tổng quát hơn
về nghiên cứu của tác giả, giúp người đọc dễ dàng hiểu được nội dung của các
chương sắp tới.
34
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ba phần chính được thực hiện trong Chương 4 bao gồm (i) phân tích thống kê
mô tả, (ii) phân tích tương quan và (iii) phân tích hai mô hình hồi quy kinh tế lượng
theo phương pháp nghiên cứu đã đề ra. Đồng thời các nhận xét cũng được đưa ra trong
quá trình phân tích nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu về ảnh hưởng của các
nhân tố tới khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân.
4.1. Phân tích thống kê mô tả đặc điểm cá nhân, đặc điểm nợ vay và khả năng trả
nợ của khách hàng cá nhân
4.1.1 Thực trạng nợ cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Vũng tàu
Bảng 4.1. Tình hình nợ xấu thể nhân
Năm 2011 2012 2013 2014
Dư nợ thể nhân (Tỷ Đồng) 215 335 390 450
Nợ xấu thể nhân (Tỷ Đồng) 0.54 7.04 13.65 21.15
Tỷ lệ nợ xấu thể nhân (%) 0.25 2.1 3.5 4.7
(nguồn: Phòng Quản lý nợ Vietcombank Vũng tàu)
Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân tại chi nhánh Vũng Tàu
lien tục tăng cao qua các năm từ 0.25% năm 2011 đến năm 2014 đã là 4.7% mặc dù
tang trưởng dư nợ cũng đã tăng lên gấp đôi. Điều này cho ta thấy khả năng trả nợ của
nhóm khách hàng thể nhân tại chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Vũng tàu có
nhiều vấn đề cần nghiên cứu.
4.1.2. Đặc điểm cá nhân
Dữ liệu nợ của khách hàng cá nhân được bao gồm 503 quan sát và được thu thập
trong khoảng thời gian 4 năm từ 2011 tới 2014. Xét về khía cạnh đặc điểm cá nhân,
các khách hàng nữ trong dữ liệu nghiên cứu chiếm 38.2%, nam giới chiếm tỷ lệ trội
hơn ở mức 61.8% còn lại (Bảng 4.2).
35
Bảng 4.2. Đặc điểm giới tính
Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ
(%)
Tỷ lệ cộng
dồn (%)
Giới
tính
Nam 311 61.8 61.8 61.8
Nữ 192 38.2 38.2 100.0
Tổng cộng 503 100.0 100.0
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Trình độ học vấn cũng được ngân hàng thu thập và thể hiện mức độ vượt trội của
khách hàng có trình độ đại học và cao đẳng/trung cấp khi tỷ lệ tương ứng lần lượt là
31.8% và 42.1% (Bảng 4.3). Đạt tỷ lệ thấp nhất là khách hàng có trình độ sau đại học
(8%). Như vậy, khách hàng của ngân hàng phần lớn là những người có trình độ học
thức.
Bảng 4.3. Trình độ học vấn
Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ
(%)
Tỷ lệ cộng
dồn (%)
Trình
độ học
vấn
Trung học phổ thông 91 18.1 18.1 18.1
Trung cấp/Cao đẳng 212 42.1 42.1 60.2
Đại học 160 31.8 31.8 92.0
Sau đại học 40 8.0 8.0 100.0
Tổng cộng 503 100.0 100.0
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Tỷ lệ khách hàng đã lập gia đình chiếm 65.4% trong tổng số mẫu, trong khi đó
các khách hàng độc thân ở mức thấp hơn, đạt 34.6% (Bảng 4.4).
36
Bảng 4.4. Đặc điểm hôn nhân
Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ
(%)
Tỷ lệ cộng
dồn (%)
Hôn
nhân
Có gia đình 329 65.4 65.4 65.4
Chưa có gia đình 174 34.6 34.6 100.0
Tổng cộng 503 100.0 100.0
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Tính chất công việc của khách hàng được thống kê trong bảng 4.5, trong đó thể
hiện rõ phần lớn những khách hàng của ngân hàng (bao gồm vị trí lãnh đạo/quản lý và
chuyên viên chiếm 61.9%) có thể có thu nhập ở mức ổn định dựa trên tính chất công
việc. Trong khi đó những khách hàng thuộc diện không được thống kê cụ thể (tiểu
thương, hộ kinh doanh cá thể, người làm nghề tự do) chỉ chiếm tỷ lệ 11.9%, còn lại là
công nhân viên chiếm 26.2%.
Bảng 4.5. Đặc điểm nghề nghiệp
Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ
(%)
Tỷ lệ cộng
dồn (%)
Nghề
nghiệp
Lãnh đạo/Quản lý 110 21.9 21.9 21.9
Chuyên viên 201 40.0 40.0 61.8
Công nhân viên 132 26.2 26.2 88.1
Nghề nghiệp khác 60 11.9 11.9 100.0
Tổng cộng 503 100.0 100.0
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Độ tuổi trung bình của các khách hàng vào khoảng 37 tuổi, đây là một độ tuổi
hợp lý vì ở độ tuổi này tính ổn định và tính không ưa rủi ro cao dẫn tới khả năng trả nợ
có thể tốt hơn. Ngoài ra thu nhập trung bình hàng tháng tính từ thời điểm trước khi vay
37
của một khách hàng vào khoảng 33.5 triệu, đây là mức thu nhập trung bình khá cao.
Thống kê chi tiết về độ tuổi và thu nhập của khách hàng được thể hiện tại Bảng 4.10.
4.1.3. Đặc điểm khoản nợ vay
Đặc điểm khoản nợ vay của khách hàng thể hiện ở các yếu tố kích cỡ khoản vay
(số tiền vay), kỳ hạn vay, lãi suất vay, hình thức vay và mục đích vay vốn.
Các yếu tố số tiền vay, kỳ hạn vay, và lãi suất vay được thống kê tại Bảng 4.10.
Số tiền một khách hàng vay trung bình là 588.5 triệu đồng, thời hạn vay trung bình kéo
dài 15.41 tháng, và lãi suất vay bình quân ở mức 16.87%/năm.
Mục đích vay vốn được thống kê dưới ba hình thức: vay dành cho sản xuất kinh
doanh, vay dành cho tiêu dùng và vay dành cho mua bất động sản. Quan sát cơ cấu các
khoản vay theo mục đích vay tại Bảng 4.6, vay dành cho sản xuất chỉ chiếm 38.3%,
trong khi các khoản vay được đánh giá tiềm ẩn rủi ro nhiều hơn là vay tiêu dùng và
vay mua bất động sản chiếm tới 61.7%.
Bảng 4.6: Mục đích vay vốn
Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ
(%)
Tỷ lệ cộng
dồn (%)
Mục
đích
vay
Vay sản xuất 193 38.3 38.3 38.3
Vay tiêu dùng 190 37.8 37.8 76.1
Vay bất động sản 120 23.9 23.9 100.0
Tổng cộng 503 100.0 100.0
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Như thường lệ, hình thức vay vốn thế chấp vẫn là hình thức được ngân hàng ưu
tiên nhất khi tỷ lệ này chiếm 74.2% trong tổng số quan sát tại bảng 4.7 dưới đây, số
lượng khách hàng được giải quyết vay dưới hình thức tín chấp chiếm tỷ lệ 25.8%.
38
Bảng 4.7. Hình thức vay vốn
Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ(%) Tỷ lệ cộng dồn(%)
Hình
thức
vay
Thế chấp 373 74.2 74.2 74.2
Tín chấp 130 25.8 25.8 100.0
Tổng cộng 503 100.0 100.0
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
4.1.4. Khả năng trả nợ khoản vay
Khả năng này thể hiện ở những đặc điểm như điểm đánh giá tín dụng, kiểm tra
mục đích sử dụng vốn, số nợ gốc trả được, tỷ lệ trả nợ và trả đúng hạn.
Các yếu tố như điểm đánh giá tín dụng, số nợ gốc trả được và tỷ lệ trả nợ gốc
được thống kê tại Bảng 4.10. Điểm đánh giá tín dụng trước khi quyết định cho vay
trung bình của một khách hàng đạt 90.278/100, đây là số điểm trung bình khá cao. Qua
quá trình vay mượn, số tiền gốc trung bình của một khách hàng trả được là 479.609
triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ trả nợ gốc trung bình đạt 92.23%. Như vậy tỷ lệ nợ quá
hạn từ khách hàng cá nhân trong thời kỳ quan sát đạt 7.77%.
Số liệu về kiểm tra mục đích sử dụng vốn được các nhân viên ngân hàng phụ
trách theo dõi khách hàng báo cáo theo định kỳ, số liệu tại Bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ
khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích là 15.1% đây cũng chính là nguyên
nhân dẫn đến nợ quá hạn tại ngân hàng tăng cao trong thời gian qua.
Bảng 4.8. Kiểm tra mục đích sử dụng vốn
Tần số Tỷ lệ
(%)
Tỷ lệ hợp
lệ (%)
Tỷ lệ cộng
dồn (%)
Kiểm tra
mục đích sử
dụng vốn
Không đúng mục đích 76 15.1 15.1 15.1
Đúng mục đích 427 84.9 84.9 100.0
Tổng cộng 503 100.0 100.0
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
39
Tỷ lệ trả nợ đúng hạn được thống kê tại Bảng 4.8 với kết quả là 72% số quan sát
trả nợ đúng hạn, trong khi đó tỷ lệ trễ hạn đạt 28%.
Bảng 4.9. Tỷ lệ trả nợ đúng hạn
Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ
(%)
Tỷ lệ cộng
dồn (%)
Tỷ lệ trả nợ
đúng hạn
Trễ hạn 141 28.0 28.0 28.0
Đúng hạn 362 72.0 72.0 100.0
Tổng cộng 503 100.0 100.0
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
40
Bảng 4.10. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình
STT Biến số N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Skewness Kurtosis
1 Giới tính 503 0 1 0.618 0.486 0.488 -1.768
2 Hôn nhân 503 0 1 0.651 0.476 0.650 -1.584
3 Trung học phổ thông 503 0 1 0.173 0.378 1.738 1.024
4 Trung cấp/Cao đẳng 503 0 1 0.431 0.496 0.281 -1.929
5 Đại học 503 0 1 0.323 0.468 0.757 -1.432
6 Sau đại học 503 0 1 0.080 0.271 3.118 7.750
7 Lãnh đạo/Quản lý 503 0 1 0.208 0.407 1.441 0.076
8 Chuyên viên 503 0 1 0.417 0.493 0.339 -1.893
9 Công nhân viên 503 0 1 0.262 0.440 1.086 -0.823
10 Nghề nghiệp khác 503 0 1 0.113 0.317 2.483 4.021
11 Vay sản xuất kinh doanh 503 0 1 0.383 0.487 0.483 -1.774
12 Vay tiêu dùng 503 0 1 0.379 0.486 0.500 -1.757
13 Vay mua Bất động sản 503 0 1 0.238 0.426 1.234 -0.480
14 Hình thức vay 503 0 1 0.742 0.438 1.107 -0.778
15 Thu nhập (triệu đồng) 503 4 86 33.536 20.896 0 (1)
16 Độ tuổi 503 22 60 37.093 10.412 0.535 -0.779
17 Số tiền vay (triệu đồng) 503 15 4,000 588.499 630.709 2.059 5.522
18 Kỳ hạn vay (tháng) 503 6 36 15.412 7.380 1.312 1.374
19 Lãi suất vay (%/năm) 503 11 23 16.872 4.040 0.217 -1.449
20 Số nợ gốc trả được (triệu đồng) 503 0 4,000 479.609 585.665 2.333 7.095
21 Chấm điểm tín dụng 503 80 95 90.278 5.132 -0.427 -1.378
22 Kiểm tra mục đích sử dụng vốn 503 0 1 0.849 0.358 -1.954 1.826
23 Tỷ lệ trả nợ 503 0 1 0.9223 0.289 -1.581 1.192
24 Đúng hạn/trễ hạn 503 0 1 0.720 0.450 -0.981 -1.042
(Nguồn: Tính toán của tác giả)hách hàng cá nhân tại Ngân cá nhân tại Ngân Hàng
TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu
41
4.2. Phân tích tương quan
Bảng 4.11 mô tả mối tương quan giữa các biến giải thích trong mô hình phân
tích. Nghiên cứu chủ yếu quan tâm tới mối liên hệ giữa các biến có hệ số tương quan
từ 0.6 trở lên (tương quan tương đối chặt chẽ) và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% vì mối
liên hệ này có thể khiến cho mô hình hồi quy bị thiên lệch do hiện tượng đa cộng
tuyến giữa các biến giải thích.
Không có cặp biến nào có mối tương quan từ 0.6 trở lên. Tuy nhiên có một cặp
biến số có mối tương quan ở mức 0.58 và có ý nghĩa thống kê, bao gồm: Biến số
“Thời hạn vay vốn” và “Kiểm tra mục đích sử dụng vốn”, như vậy ở một mức độ nhất
định khi thời hạn vay càng dài thì việc sử dụng vốn càng đúng mục đích và ngược lại.
Cặp biến số “Kích cỡ khoản vay” và “Công nhân viên” có mối tương quan cặp ở
mức -0.57 và có ý nghĩa thống kê. Như vậy có mối liên hệ nghịch chiều nào đó giữa
hai yếu tố. Nghĩa là những khách hàng có vị trí nghề nghiệp là công nhân viên sẽ có xu
hướng vay ít hơn, và ngược lại.
Tương quan ở mức 0.52 và có ý nghĩa thống kê có hai cặp biến số: “Giới tính” và
“Vay mua bất động sản”, “Vay mua bất động sản” và “ Hình thức vay ”. Như vậy ở
mức tương quan yếu, những khách hàng là nam có xu hướng vay mua bất động sản
nhiều hơn khách hàng nữ và vay mua bất động sản dưới hình thức thế chấp.
Như vậy một số cặp biến số trên có mối tương quan với nhau nhưng ở một mức
độ tương quan thấp và không ảnh hưởng nhiều tới độ thiên lệch của mô hình khi tiến
hành ước lượng hồi quy.
42
Bảng 4.11. Bảng phân tích tương quan các biến độc lập
Biến số
Kiểmtramụcđích
Điểmtíndụng
VaymuaBĐS
Vaytiêudùng
VaySXKD
Hìnhthứcvay
Lãisuất
Thờihạnvay
Sốtiềnvay
Thunhập
Nghềnghiệpkhác
Côngnhânviên
Chuyênviên
Lãnhđạo
Sauđạihọc
Đạihọc
Caođẳng
Trunghọc
Độtuổi
Hônnhân
Giớitính
Giới tính
Hôn nhân
Độ tuổi
Trung học
Cao đẳng
Đại học
Sau đại học
Lãnh đạo
Chuyên viên
Công nhân viên
Nghề nghiệp khác
Thu nhập
Số tiền vay
Thời hạn vay
Lãi suất
Hình thức vay
Vay SXKD
Vay tiêu dùng
Vay mua BĐS
Điểm tín dụng
Kiểm tra mục đích
1.00
0.00 1.00
0.00 0.03 1.00
0.02 0.04 -0.01 1.00
- 0.12 0.01 0.04 -0.11 1.00
0.06 -0.03 0.11 -0.14 -0.28 1.00
0.07 0.00 -0.07 -0.06 -0.18 0.00 1.00
-0.31 0.10 0.27* 0.03 -0.04 0.10 -0.15 1.00
0.37 0.02 -0.22 0.04 0.02 -0.03 -0.01 -0.32 1.00
-0.13* -0.03 0.00 -0.03 0.02 -0.05 0.06 -0.43* -0.48** 1.00
0.01 -0.14 -0.01 -0.17 0.02 0.00 0.04 0.00 -0.07 -0.03 1.00
0.11 0.06 -0.02 0.05 -0.03 -0.03 -0.03 0.01 0.03 -0.01 0.03 1.00
0.07 0.04 -0.17 0.13 -0.05 -0.13 -0.06 -0.20 0.33 -0,57* -0.11 0.02 1.00
-0.18 0.11 -0.01 -0.04 0.10 0.05 -0.22 0.06 -0.10 0.20 -0.01 -0.01 -0.25 1.00
0.49* 0.07 -0.04 -0.01 -0.06 -0.01 0.34 -0.21* 0.43* -0.13 -0.02 0.08 0.00 0.00 1.00
0.47* 0.10 0.27* 0.01 -0.07 0.04 0.16 -0.09 0.26 -0.02 -0.01 0.10 -0.11 0.09 0.46* 1.00
-0.02 -0.10 0.08 0.00 0.00 0.09 -0.08 0.17 0.01 -0.13 -0.01 0.01 0.22 -0.04 -0.15 -0.19 1.00
-0.27 0.03 -0.14 -0.03 0.14 -0.19 -0.08 -0.02 0.01 -0.05 0.00 -0.11 -0.17 -0.07 -0.18 -0.09 -0.51* 1.00
0.52* 0.12 0.27 0.03 -0.04 0.13 0.18 -0.07 0.19 0.02 -0.01 0.12 -0.12 0.02 0.50 0.52* -0.25 -0.34 1.00
0.06 -0.15 -0.07 -0.22 0.11 0.04 0.11 0.08 -0.01 -0.06 0.16 -0.02 -0.32 0.05 0.04 -0.15 0.05 0.08 -0.01 1.00
0.07 0.12 0.05 0.11 0.14 -0.11 -0.10 0.06 -0.02 0.06 -0.14 0.01 -0.07 0.58* 0.14 0.12 -0.05 0.05 0.03 -0.02 1.00
* Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
** Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
(Nguồn: Tính toán của tác giả)á nhân tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu
43
4.3. Phân tích kết quả hồi quy.
Tại phần phân tích này nghiên cứu sẽ thực hiện thủ tục kiểm định đa cộng tuyến
sau đó tiến hành phân tích mô hình hồi quy dựa trên kết quả kiểm định đa cộng tuyến
trước đó. Hai mô hình kinh tế lượng được phân tích là mô hình OLS và mô hình
Probit.
4.3.1. Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến
Thủ tục kiểm định đa cộng tuyến được thực hiện trên Stata, kết quả chi tiết được
cho tại Phụ lục 2, kết quả tóm tắt được trình bày ở Bảng 4.12 như sau:
Bảng 4.12. Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến
STT Biến số VIF Tolerance
1. Giới tính 1.48 0.6737
2. Tình trạng hôn nhân 1.21 0.1702
3. Độ tuổi 1.06 0.9419
4. Cao học 1.17 0.8528
5. Trung cấp/Cao đẳng 1.21 0.8233
6. Đại học 1.29 0.7762
7. Lãnh đạo 2.25 0.4435
8. Chuyên viên 2.27 0.3623
9. Công nhân viên 2.44 0.4095
10. Thu nhập 1.02 0.9812
11. Số tiền vay 1.33 0.7520
12. Thời hạn vay 1.25 0.7982
13. Lãi suất vay 1.53 0.6531
14. Hình thức vay 1.36 0.7342
15. Vay tiêu dùng 1.33 0.7495
16. Vay mua bất động sản 1.11 0.9003
17. Điểm đánh giá tín dụng 1.14 0.8788
18. Kiểm tra mục đích sử dụng vốn 1.22 0.8202
Mean VIF 1.45
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Do hệ số VIF của từng biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên bỏ hiện tượng đa cộng
tuyến trong mô hình hồi quy.
44
4.3.2. Phân tích kết quả hồi quy
Bảng 4.13:Tóm tắt kết quả hồi quy của hai mô hình, kết quả chi tiết được cho tại Phụ lục 3
Bảng 4.13. Kết quả hồi quy
Mô hình 1 (hồi quy bội)
Biến phụ thuộc là khả năng
trả nợ số tiền vay
Mô hình 2 (Probit)
Biến phụ thuộc là khả
năng trả nợ đúng hạn
Số quan sát 503 503
R2 0.790 0.675
Sig(F) 0.000 0.000
Biến số B P-value B P(z)
Giới tính -0.248*** 0.000 -1.567*** 0.000
Hôn nhân -0.014 0.276 0.067 0.833
Độ tuổi -0.001 0.320 0.001 0.314
Cao đẳng và trung cấp -0.027 0.241 -0.234 0.339
Đại học 0.028** 0.040 0.137 0.559
Sau đại học 0.122*** 0.000 2.059*** 0.001
Lãnh đạo/Quản lý 0.092* 0.060 2.252*** 0.000
Chuyên viên 0.077 0.301 0.967*** 0.001
Công nhân viên -0.086*** 0.000 0.107 0.672
Thu nhập -0.002 0.459 -0.004 0.416
Số tiền vay 0.039*** 0.001 0.723*** 0.002
Thời hạn vay 0.005*** 0.000 0.016 0.544
Lãi suất -0.166*** 0.000 -0.997** 0.030
Hình thức vay vốn 0.190*** 0.001 2.536*** 0.000
Vay tiêu dùng -0.040* 0.077 -2.225 0.423
Vay mua bất động sản -0.200*** 0.002 -0.596** 0.011
Điểm tín dụng 0.004 0.151 -0.009 0.654
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn -0.025 0.159 -0.029 0.248
Const. 0.829*** 0.009 -11.074* 0.069
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Ghi chú: ***: Mức ý nghĩa 1%, **: Mức ý nghĩa 5%, *: Mức ý nghĩa 10%
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!

More Related Content

What's hot

đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, HAY
Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, HAYĐề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, HAY
Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, HAY
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.docLuận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAYĐề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbank
Báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbankBáo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbank
Báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbank
 
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAYĐề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
 
Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông Á
Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông ÁMô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông Á
Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông Á
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngân hàng Agribank, HAY, 9đ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngân hàng Agribank, HAY, 9đBáo cáo thực tập tốt nghiệp Ngân hàng Agribank, HAY, 9đ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngân hàng Agribank, HAY, 9đ
 
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đPhân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
 
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
 
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàngĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
Khóa Luận Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng techcombank.doc
Khóa Luận Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng techcombank.docKhóa Luận Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng techcombank.doc
Khóa Luận Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng techcombank.doc
 

Similar to Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!

Similar to Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn! (20)

Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ c...
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ c...Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ c...
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ c...
 
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
 
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đChất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9đ
Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9đNhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9đ
Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9đ
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
 
Giải pháp cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Nam á, SEABANK
Giải pháp cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Nam á, SEABANKGiải pháp cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Nam á, SEABANK
Giải pháp cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Nam á, SEABANK
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vayLuận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
 
BÀI MẪU luận văn: Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng, HAY
BÀI MẪU luận văn: Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng, HAYBÀI MẪU luận văn: Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng, HAY
BÀI MẪU luận văn: Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng, HAY
 
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
 
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
 
Lvtn
LvtnLvtn
Lvtn
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Khóa luận tài chính ngân hàng.
Khóa luận tài chính ngân hàng.Khóa luận tài chính ngân hàng.
Khóa luận tài chính ngân hàng.
 
Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank
Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng AgribankKhóa luận Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank
Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile banking
Đề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile bankingĐề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile banking
Đề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile banking
 
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
 
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn!

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING ---------- NGUYỄN PHÚC MẪN NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ TP.HCM, tháng 04 năm 2015
  • 2. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING --------------------------- NGUYỄN PHÚC MẪN NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.340.201 LUẬN VĂN THẠC SĨ GVHD: TS. NGUYỄN NGỌC ẢNH TP.HCM, tháng 04 năm 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng qui định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc các cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2015 Người cam đoan Nguyễn Phúc Mẫn
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy, cô, các đồng nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu và phòng đào tạo trường đại học Tài chính Marketing đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ảnh, người thấy kính mến đã tận tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cám ơn tới Ban giám đốc, phòng khách hàng thể nhân, phòng quản lý nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu nghiện cứu, cung cấp cho tôi tài liệu, số liệu và những thông tin cần thiết khác để hoàn thành luận văn. Tôi chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2015 Người thực hiện đề tài Nguyễn Phúc Mẫn
  • 5. TÓM TẮT Luận văn này được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu “Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu”. Trong đó, khả năng trả nợ được biểu hiện bởi hai biểu số là quy mô trả nợ và thời hạn trả nợ (trả nợ đúng hạn/trễ hạn). Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ được nhóm thành năm nhân tố lớn là (i) Đặc điểm nhân khẩu học, (ii)Năng lực người cho vay, (iii) Đặc điểm của khoản vay, (iv) Rủi ro đạo đức, và (v) Rủi ro tác nghiệp. Để thực hiện nghiên cứu này, luận văn đã sử dụng các nghiên cứu về lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, trong đó đặc biệt chú trọng tới các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ. Nghiên cứu đã sử dụng các thông tin dữ liệu nợ cá nhân của 503 khách hàng cá nhân trong khoảng thời gian từ 01/2011 tới 12/2014 tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu. Nghiên cứu đã sử dụng hai mô hình để ước lượng, mô hình hồi quy tuyến tính bội dùng để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân xét ở khía cạnh quy mô trả nợ và mô hình Probit dùng để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân xét ở khía cạnh thời hạn trả nợ. Kết hợp với hai mô hình hồi quy và phân tích sâu Anova một yếu tố. Kết quả cho thấy xét về mặt quy mô trả nợ, biến số này phụ thuộc cùng chiều với các biến số như “Đại học”, “Sau đại học”, “Lãnh đạo/Quản lý”, “Kích cỡ khoản vay”, “Thời hạn vay”, và “Hình thức vay”. Quy mô trả nợ cũng phụ thuộc vào một số biến số khác nhưng với ảnh hưởng ngược chiều như “Giới tính”, “Công nhân viên”, “Lãi suất khoản vay”, “Vay tiêu dùng”, “Vay mua bất động sản”. Xét về thời hạn trả nợ, biến số này chịu ảnh hưởng thuận chiều bởi các biến số như “Sau đại học”, “Lãnh đạo/Quản lý”, “Chuyên viên”, “Kích cỡ khoản vay”, “Hình thức vay”. Trong khi đó các biến số khác như “Giới tính”, “Lãi suất vay”, hay “Vay mua bất động sản” tác động âm tới khả năng trả nợ đúng hạn.
  • 6. Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị liên quan tới hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu nhằm nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân.
  • 7. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................1 DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU..............................................................3 1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................3 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................................4 3. Phạm vi, đối tượng .....................................................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................5 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................................5 6. Bố cục của nghiên cứu................................................................................................5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................................7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................8 2.1. Tổng quan về tín dụng cá nhân...............................................................................8 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng cá nhân.......................................................8 2.1.2. Các loại rủi ro xuất phát từ hình thức tín dụng cá nhân .....................................10 2.1.2.1. Rủi ro tín dụng.................................................................................................10 2.1.2.2. Rủi ro về chi phí giao dịch ..............................................................................11 2.1.2.3. Rủi ro thông tin bất cân xứng..........................................................................11 2.2. Khả năng trả nợ vay..............................................................................................11 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân ............11 2.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học ....................................................................................13 2.3.2. Đặc điểm nghề nghiệp........................................................................................14 2.3.3. Đặc điểm trình độ học vấn..................................................................................14 2.3.4. Đặc điểm thu nhập..............................................................................................14 2.3.5. Đặc điểm khoản cho vay ....................................................................................15 2.3.6. Rủi ro đạo đức của người vay.............................................................................16 2.3.7. Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng...................................................................17 2.3.8. Một số hành vi chi tiêu bất thường.....................................................................17 2.4 Các nghiên cứu trước đây.......................................................................................17 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...............................................................................................21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................22
  • 8. 3.1. Quy trình nghiên cứu.............................................................................................22 3.2. Mô tả dữ liệu..........................................................................................................24 3.2.1. Các biến số phụ thuộc.........................................................................................24 3.2.2. Các biến số độc lập.............................................................................................24 3.3. Mô hình nghiên cứu ( định lượng) ........................................................................31 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...............................................................................................33 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................34 4.1. Phân tích thống kê mô tả đặc điểm cá nhân, đặc điểm nợ vay và khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân................................................................................................34 4.1.1 Thực trạng nợ cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Vũng tàu ......................................................................................................................................34 4.1.2. Đặc điểm cá nhân ...............................................................................................34 4.1.3. Đặc điểm khoản nợ vay......................................................................................37 4.1.4. Khả năng trả nợ khoản vay.................................................................................38 4.2. Phân tích tương quan.............................................................................................41 4.3. Phân tích kết quả hồi quy. .....................................................................................43 4.3.1. Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................................43 4.3.2. Phân tích kết quả hồi quy ...................................................................................44 4.3.2.1. Các biến số có ý nghĩa thống kê:.....................................................................47 4.3.2.2. Các biến số không có ý nghĩa thống kê...........................................................52 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ...............................................................................................58 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................59 5.1. Kết luận..................................................................................................................59 5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................60 5.3. Hạn chế của đề tài..................................................................................................61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.............................................................................................63
  • 9. 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Danh mục Bảng biểu Trang 1 Bảng 4.1. Tình hình nợ xấu thể nhân 34 2 Bảng 4.2: Đặc điểm giới tính 35 3 Bảng 4.3: Trình độ học vấn 35 4 Bảng 4.4: Đặc điểm hôn nhân 36 5 Bảng 4.5: Đặc điểm nghề nghiệp 36 6 Bảng 4.6: Mục đích vay vốn 37 7 Bảng 4.7: Hình thức vay vốn 38 8 Bảng 4.8: Kiểm tra mục đích sử dụng vốn 38 9 Bảng 4.9: Tỷ lệ trả nợ đúng hạn 39 10 Bảng 4.10: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình 40 11 Bảng 4.11: Bảng phân tích tương quan các biến độc lập 42 12 Bảng 4.12: Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến 44 13 Bảng 4.13. Kết quả hồi quy 44 14 Bảng 4.14. Tác động biên của các biến số có ý nghĩa thống kê 46 15 Bảng 4.15. Phân tích mục đích vay theo yếu tố giới tính 47 16 Bảng 4.16. Phân tích lãi suất theo mục đích vay và hình thức vay 50 17 Bảng 4.17. Phân tích hoạt động kiểm tra mục đích sử dụng vốn theo khả năng trả nợ theo thời gian 55
  • 10. 2 DANH MỤC PHỤ LỤC STT Danh mục Phụ lục Trang 1 Phụ lục 1: Chấm điểm tín dụng khách hàng 68 2 Phụ lục 2: Kết quả hồi quy 72 3 Phụ lục 3: Kiểm định vi phạm giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến tính 74 4 Phụ lục 4: Tác động biến của các biến số độc lập tại mô hình Probit 75 5 Phụ lục 5: Kiểm định Anova sâu lãi suất vay theo mục đích vay 76 6 Phụ lục 6: Kiểm định Anova sâu lãi suất vay theo hình thức vay 77
  • 11. 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống ngân hàng Việt Nam mới thực sự bắt đầu phát triển từ năm 1990. Từ hệ thống ngân hàng một cấp, đến nay Việt Nam đã có số lượng đông đảo các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ trong vòng 25 năm. Khi Việt Nam đang trên con đường chuyển sang nền kinh tế thị trường, tính chất cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng là một xu thế tất yếu. Chính vì thế tình hình cạnh tranh về tín dụng giữa các chi nhánh ngân hàng hiện nay diễn ra gay gắt và quyết liệt. Sự cạnh tranh về dịch vụ tín dụng dẫn đến chất lượng tín dụng có nhiều vấn đề. Trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại hiện nay, chất lượng tín dụng là nhân tố quyết định sự tồn tại của các ngân hàng, có thể nói ngân hàng nào kiểm soát được nợ xấu tốt thì ổn định và ngày càng phát triển. Tín dụng cá nhân là một trong những sản phẩm thiết yếu cấu thành nên hệ thống sản phẩm tín dụng của một ngân hàng thương mại. Tại Việt Nam, trong một vài năm trở lại đây, trước bối cảnh tình hình kinh tế rất khó khăn, khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp trở nên rất thấp đã khiến cho hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của các ngân hàng chững lại. Điều này đã khiến cho các ngân hàng bắt đầu đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân để tiêu vốn dư thừa và cải thiện hiệu quả hoạt động. Lĩnh vực tín dụng cá nhân tuy có nhiều tiềm năng và tạo cho các ngân hàng có nguồn thu bền vững trong dài hạn nhưng hoạt động này hàm chứa nhiều rủi ro mà các ngân hàng càng quan tâm, đặc biệt trong số đó là rủi do không thể trả nợ, đứng ở hai khía cạnh là số nợ gốc và thời hạn trả nợ. Sẽ rất nguy hiểm nếu trong thời kỳ hiện nay ngân hàng tiếp tục bổ sung vào khối lượng nợ xấu của mình từ rủi ro tín dụng cá nhân khi lượng nợ xấu từ khách hàng doanh nghiệp vẫn chưa thể xử lý được. Do vậy việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ( xét ở hai khía cạnh quy mô trả nợ và thời gian trả nợ) sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại nhận diện các yếu tố có khả năng tạo ra rủi do tín dụng. Đó là các nhân tố chính giúp tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn tại NH TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vũng tàu. ”
  • 12. 4 Đề tài này sẽ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu thông qua mô hình hồi quy OLS xét ở khía cạnh quy mô trả nợ và mô hình Probit xét ở khía cạnh thời hạn trả nợ, từ đó khuyến nghị các giải pháp để ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn trong lĩnh vực tín dụng cá nhân. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài i. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu ii. Định lượng sự tác động của các yếu tố trên đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu iii. Khuyến nghị một số giải pháp về quản trị rủi ro trong lĩnh vực tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu
  • 13. 5 3. Phạm vi, đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ (hiệu quả trả nợ) của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu. Mẫu nghiên cứu bao gồm 503 hồ sơ vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu được chọn lọc trong khoảng thời gian từ tháng 01/2011 đến tháng hết 12/2014 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng hỗn hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó phương pháp định lượng là phương pháp chủ đạo. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong việc tổng hợp các nghiên cứu trước để làm nền tảng đưa ra mô hình lý thuyết và các giả thuyết kèm theo, phương pháp này cũng được sử dụng khi đưa ra các đề xuất sau quá trình phân tích định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong quá trình xây dựng mô hình ước lượng mối quan hệ giữa các biến số (mà cụ thể ở đây có mối quan hệ nguyên nhân và kết quả ), thu thập dữ liệu căn cứ vào mô hình đã xây dựng dựa trên phần mển SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu, qua đó đánh giá phân tích các ý kiến, xác định được khả năng, nhu cầu, của khách hàng. Tìm ra các yếu tố ảnh đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu, từ đó giúp Ban Giám Đốc đưa ra các giải pháp và chính sách phù hợp với yêu cầu thực tế tình hình phát triển tại địa phương trong việc nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu. 6. Bố cục của nghiên cứu Ngoài phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành năm chương, bao gồm: - Chương 1: Mở đầu. Chương này nêu ra lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
  • 14. 6 - Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. Nội dung chương nêu lên tổng quan về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về sự tác động của các nhân tố khác nhau tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. - Chương 3: Phương Pháp nghiên cứu. Mục đích của chương mô tả mô hình nghiên cứu, giải thích các biến số trong mô hình và dữ liệu nghiên cứu. - Chương 4: Phân tích kết quả thống kê và hồi quy. Chương này đưa ra một số phân tích tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu, các kết quả phân tích thống kê mô tả , phân tích tương quan và phân tích hồi quy đồng thời đưa ra các nhận xét trong quá trình phân tích. - Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này nêu lên các kết luận rút ra từ quá trình phân tích đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các đối tượng liên quan dựa trên các kết luận đã nêu. Chương 5 cũng nêu lên những hạn chế của đề tài trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  • 15. 7 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, tác giả đã trình bày những nét sơ bộ về đề tài nghiên cứu như tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu của đề tài, ý nghĩa của đề tài về mặt thực tiễn cũng như lý thuyết và các vấn đề có liên quan như phương pháp nghiên cứu, bố cục sơ bộ của luận văn, từ đó giúp người đọc hình dung tổng quan về đề tài này. Do tầm quan trọng trong quản lý rủi ro của ngân hàng mà những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại nhận diện các yếu tố có khả năng tạo ra rủi ro tín dụng, giúp giảm thiểu nợ xấu. Chính vì vậy, mục đích của tác giả khi chọn đề tài này cũng không nằm ngoài dự định trên. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ đạo, luận văn nhằm vào việc thiết kế các biến ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn tại Vietcombank Vũng Tàu thông qua việc khái quát hoá mẫu nghiên cứu, từ đó suy diễn cho toàn bộ tổng thể nghiên cứu.
  • 16. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về tín dụng cá nhân Tín dụng vốn là quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật trên nguyên tắc người đi vay hoặc tổ chức đi vay phải hoàn trả cho người hoặc tổ chức cho vay cả nợ gốc lẫn lãi sau một khoản thời gian nhất định theo thỏa thuận. Hoạt động tín dụng có thể chia làm nhiều hình thức khác nhau căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau, trong đó nếu căn cứ đối tượng đi vay thì có thể phân chia thành tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp (Nguyễn Minh Kiều, 2009). 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng cá nhân Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định“. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.Các khoản vay cá nhân thường có độ rủi ro cao do chất lượng thông tin tài chính khách hàng cung cấp thường không cao. Giá (lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại của khoản vay. Tín dụng ngân hàng được thực hiện trên 3 nguyên tắc sau: - Tiền cho vay phải được hoàn trả sau một thời gian nhất định cả vốn lẫn lãi: Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận vốn kinh doanh của ngân hàng là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp không được hoàn trả đúng hạn sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và thu nhập của ngân hàng. Do đó, khách hàng khi vay vốn phải cam kết trả cả gốc và lãi trong một thời hạn nhất định.
  • 17. 9 - Vốn vay phải có tài sản với giá trị tương đương làm đảm bảo: Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp, vì thế mọi dự đoán về rủi ro của ngân hàng chỉ mang tính tương đối, do đó, bảo đảm tín dụng là một tiêu chuẩn xét duyệt cho vay để bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trường kinh doanh. - Cho vay theo kế hoạch thoả thuận trước (vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích): Tín dụng đúng mục đích không những là nguyên tắc mà còn là phương châm hoạt động của tín dụng. Việc thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng là cơ sở để doanh nghiệp tính toán các yếu tố hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng là một trong những yếu tố đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng. Để thực hiện nguyên tắc này, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải sử dụng tiền vay đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng. Nếu phát hiện khách hàng vi phạm, ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn. Trong quan hệ tín dụng lãi suất là biểu hiện giá cả khoản tiền mà người cho vay đòi hỏi khi tạm thời trao quyền sử dụng một khoản vốn của mình cho người khác trong một thời gian nhất định. Người đi vay coi lãi suất như một khoản chi phí phải trả cho nhu cầu sử dụng tạm thời vốn của người khác, nói cách khác lãi suất tín dụng là giá cả của quyền sử dụng vốn vay. Đối với hoạt động ngân hàng, lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ, không chỉ là công cụ điều tiết vĩ mô mà còn là phương tiện để các ngân hàng cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Dịch vụ tín dụng thể nhân thường được hiểu là hoạt động cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình như chi tiêu thường xuyên, chi sửa chữa nhà cửa, chi mua sắm tài sản…. Cụ thể, tại Vietcombank Vũng Tàu, các sản phẩm tín dụng thể nhân bao gồm: - Cho vay bất động sản (mua nhà ở, đất ở, bù đắp tiền mua nhà đất, xây sửa nhà). - Cho vay nhà dự án.
  • 18. 10 - Cho vay tín chấp (dành cho cán bộ công nhân viên và cán bộ quản lý điều hành). - Cho vay mua ô tô. - Kinh doanh tài lộc. - Cho vay cầm cố giấy tờ có giá. - Cho vay khác. Với các sản phẩm vay như trên, có thể thấy dịch vụ tín dụng thể nhân có vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội, cụ thể: - Góp phần gia tăng nguồn vốn để bổ sung cho hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình, bảo đảm quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, liên tục, mở rộng hoạt động kinh doanh; - Hỗ trợ cải thiện đời sống của các cá nhân, gián tiếp góp phần tháo gỡ khó khăn trên thị trường bất động sản và các hoạt động thương mại khác, cũng như tạo cơ hội để các ngân hàng phát triển lĩnh vực bán lẻ…. 2.1.2. Các loại rủi ro xuất phát từ hình thức tín dụng cá nhân Theo Miller (2012), Thông thường hình thức tín dụng cá nhân có thể gây ra một số rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro về chi phí giao dịch, rủi ro về thông tin bất cân xứng, rủi ro về tác nghiệp, và rủi ro không trả được nợ vay. 2.1.2.1. Rủi ro tín dụng Theo Nguyễn Minh Kiều(2007), “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó” Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Khi khách hàng được tài trợ tín dụng của ngân hàng, khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân được theo dõi và phân loại nợ (Phân loại rủi ro tín dụng) theo hai phương pháp phân loại là định tính và định lượng (Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN). Theo phương pháp định lượng được trình bày trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ được phân loại thành 5 nhóm như sau:
  • 19. 11  Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (Đủ khả năng thu hồi nợ đúng hạn)  Nhóm 2: Nợ cần chú ý (Nợ quá hạn < 90 ngày, nợ cơ cấu)  Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ quá hạn từ 90-180 ngày; nợ cơ cấu)  Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (Nợ quá hạn từ 181-360 ngày; nợ cơ cấu)  Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Nợ quá hạn > 360 ngày) 2.1.2.2. Rủi ro về chi phí giao dịch Rủi ro về chi phí giao dịch là rủi ro xảy ra khi chi phí cấu thành giao dịch tăng với tốc độ tăng lớn hơn lợi nhuận. Theo Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011) thì tín dụng cá nhân thường có quy mô giao dịch nhỏ nhưng số lượng giao dịch lớn và phân tán rộng khắp khiến cho việc giao dịch không được thuận tiện (Nguyễn Minh Kiều, 2007) và như vậy ngân hàng phải mở thêm nhiều chi nhánh hoặc các dịch vụ trực tuyến khác để phục vụ cho đặc điểm này của khách hàng cá nhân. 2.1.2.3. Rủi ro thông tin bất cân xứng Khi tiến hành giao dịch với khách hàng cá nhân, thông thường tổ chức tín dụng gặp rủi ro về thông tin bất cân xứng (Heffernan, 2005) hơn so với khách hàng tổ chức do việc thu thập chính xác thông tin về loại khách hàng này là rất khó khăn đồng thời nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là từ thu nhập ổn định ở thời điểm hiện tại. Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khỏe, mất việc làm hay gặp các biến cố bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ không trả được nợ vay cho ngân hàng. 2.2. Khả năng trả nợ vay Theo các quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là quyết định 493/2005/QĐ- NHNN, quy định về phân loại khoản nợ theo phương pháp định lượng định tính, nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ các nợ gốc và lãi đúng hạn, như vậy một khoản vay được đánh giá là có hiệu quả khi khoản vay đó được khách hàng trả lãi và trả nợ gốc đúng thời hạn. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới khi xét về khả năng trả nợ vay, ở góc độ đối lập là rủi ro trả nợ vay của khách hàng cá nhân được biểu hiện ở hai góc độ chính là quy mô trả nợ gốc ( Số tiền gốc trả nợ được) và thời hạn trả nợ. Một số gốc nghiên cứu thực nghiệm gốc như Maharjan và ctg (1983) đúng hạn hay trễ hạn và Shileshi và ctg ( 2012) tập trung vào yếu tố quy mô trả nợ gốc. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân
  • 20. 12 Có ít nhất 4 loại rủi ro là rủi ro về chi phí giao dịch, rủi ro về thông tin bất cân xứng, rủi ro về tác nghiệp, và rủi ro không trả được nợ vay. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, rủi ro không trả được nợ vay mà biểu hiện lớn nhất là rủi ro không trả nợ tính theo quy mô khoản nợ và rủi ro không trả nợ đúng hạn là vấn đề nghiên cứu chính cho nên khi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro thì điều đó cũng có nghĩa là rủi ro không trả nợ tính theo quy mô và tính theo thời hạn trả nợ. Khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng cá nhân, một số tác giả như Chapman (1990) đã phân loại những nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng cá nhân bao gồm: đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm thu nhập, đặc điểm học vấn và đặc điểm khoản cho vay. Kohansal và Mansoori (2009) thêm về vấn đề rủi ro đạo đức và người cho vay, Macana (2006) bổ sung yếu tố rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng, và Rodriguies và ctg (2008) đã tìm hiểu một số yếu tố chỉ tiêu bất thường mà người đi vay không dự đoán trước được ảnh hưởng tới rủi ro trả nợ đúng hạn.
  • 21. 13 2.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học Đặc điểm nhân khẩu học thường được sử dụng phân tích trong lĩnh vực này bao gồm các khía cạnh như giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, và kích cỡ hộ gia đình. Xem xét ở góc độ giới tính, về mặt lý thuyết thì nữ giới có khả năng ít tạo ra các rủi ro tín dụng hơn là nam giới do họ ít tội phạm, cá tính thận trọng, và ít gây ra các rủi ro đạo đức Miller (2012). Một số nghiên cứu thực nghiệm như Chapman (1990), Weber và Musshoff (2012) đã chứng minh lý thuyết này khi khám phá ra rằng nữ giới ít tạo ra các khoản nợ xấu hơn nam giới. Tương tự như vậy, Kinyondo (2009) đã thấy rằng những nhóm tín dụng vi mô có nhóm trưởng là nữ giới thì khả năng trả nợ của nhóm càng cao. Trong khi đó một số nghiên cứu như của Antwi(2012) đã không tìm thấy mối liên hệ này. Độ tuổi là một yếu tố có mặt trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm chứng tỏ tầm quan trọng của biến số này trong vấn đề nghiên cứu. Phần lớn các nghiên cứu có liên quan đã đưa ra giả thiết rằng độ tuổi người vay càng lớn thì rủi ro của khoản nợ càng thấp do tính thận trọng, kinh nghiệm và trải nghiệm tăng lên theo độ tuổi. Chapman(1990) và Kohansal và Mansoori(2009) tìm thấy mối tương quan thuận giữa biến số này và khả năng trả nợ đúng hạn. Tình trạng hôn nhân là một biến số ít được ưa dùng trong các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề tín dụng cá nhân. Về mặt lý thuyết, thông thường những người đã lập gia đình sẽ ít ưa mạo hiểm và có hành động chín chắn hơn so với những người chưa lập gia đình, vì vậy khả năng trả nợ đúng hạn của họ là cao hơn. Tuy nhiên khi nghiên cứu trên thực nghiệm thì Chapman (1990), Duygan-Bump và Grant (2008) hay Antwi và ctg (2012) và một số tác giả khác không tìm thấy mối liên hệ này. Biến số kích cỡ hộ gia đình được cho là tương quan nghịch với khả năng trả nợ do sự lý giải rằng những người chủ nợ phải tốn nhiều thu nhập của mình vào việc nuôi sống các thành viên trong gia đình thay vì dùng nó để trả nợ (Zeller, 1996). Nghiên cứu trên thực nghiệm của Chapman(1990) đã ủng hộ giả thuyết này. Ở một khía cạnh khác, nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình(2011) khi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh Hậu Giang – Việt Nam đã đưa ra kết luận rằng nếu trong một nông hộ, càng có nhiều thành viên tạo ra thu nhập thì xác suất trả nợ đúng hạn càng lớn.
  • 22. 14 2.3.2. Đặc điểm nghề nghiệp Đặc điểm của nghề nghiệp có thể là một nhân tố ảnh hưởng nhất định tới khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân. Đối với những cá nhân có nghề nghiệp ổn định, có vị trí xã hội, có kinh nghiệm lâu năm hoặc ở những lĩnh vực đòi hỏi chất xám cao hay có tay nghề vững vàng thì khả năng trả nợ đúng hạn là cao hơn. Điều này là do những cá nhân này có khả năng tạo ra thu nhập ổn định và cao hơn những cá nhân ở lĩnh vực nghề nghiệp khác. Nghiên cứu trên thực tế về vấn đề này không nhiều do phần lớn các nghiên cứu thường tập trung ở một khía cạnh nghề nghiệp. Nghiên cứu của Chapman(1990) đã cho thấy những nghề nghiệp đòi hỏi chất xám cao như giáo sư, nghệ sĩ hay những nghề nghiệp có tính ổn định cao như kế toán viên, nhân viên văn phòng có khả năng trả nợ đúng hạn cao hơn. Trong khi đó cũng trong nghiên cứu này thì những người công nhân không lành nghề thường lâm vào tình trạng trả nợ trễ hạn. Kohansal và Mansoori (2009) đã tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của nông dân tại tỉnh Khorasan-Razavi của Iran và tìm thấy bằng chứng rằng những nông dân có kinh nghiệm lâu năm hơn thì khả năng trả nợ ngân hàng là cao hơn. Một nghiên cứu của Accquah và Addo(2011) về khả năng trả nợ vay đúng hạn của những ngư dân tại Ghana đã đưa biến số kinh nghiệm vào trong mô hình nghiên cứu nhưng đã không tìm thấy ý nghĩa thống kê của biến số này. 2.3.3. Đặc điểm trình độ học vấn Trình độ học vấn thông thường rất được chú trọng trong quá trình thẩm định cho vay của ngân hàng.Người có trình độ học vấn cao dễ được chấm điểm tín dụng cao hơn khi được tin rằng họ có khả năng tạo ra thu nhập cao hoặc ổn định trong thời gian dài đồng thời khả năng sử dụng khoản vay của họ cũng hiệu quả hơn cũng như là ít ưa thích rủi ro với khoản nợ của mình. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) hay một số nghiên cứu gần đây của Sileshi và ctg (2012) đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ giả thuyết này. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu như của Antwi và ctg (2012) đã không ủng hộ giả thuyết này . Như vậy tùy từng lĩnh vực hoặc phạm vi nghiên cứu mà yếu tố này có thể có hoặc không có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của cá nhân. 2.3.4. Đặc điểm thu nhập Thu nhập của người đi vay được coi là một trong những yếu tố quan trọng khi muốn tiếp cận khoản vay, đặc biệt là đối với những khoản vay tín chấp. Đây được coi
  • 23. 15 là một yếu tố cấu thành nên nền tảng trả nợ thành công trong tương lai của người vay. Chapman (1990) khi phân loại thu nhập của người đi vay và tìm hiểu ảnh hưởng của biến số này tới khả năng trả nợ đã thấy rằng khả năng trả nợ thành công được sắp xếp theo thứ tự sau: thu nhập cao,thu nhập thấp, và thu nhập trung bình. Đối với những người thu nhập thấp nhưng xác suất trả nợ vẫn lớn hơn người có thu nhập trung bình được lý giải là do tính thận trọng trong việc sử dụng khoản vay của họ vì họ biết khả năng chi trả của họ là rất thấp nên nếu lãng phí khoản vay thì rủi ro không trả được nợ là rất cao. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) tìm hiểu khía cạnh thu nhập của tất cả các thành viên trong gia đình và thấy rằng nếu gia đình nào càng có nhiều thành viên có thu nhập cao thì khả năng trả nợ thành công càng lớn. Một số tác giả khác như Kohansal và Mansoori(2009) hay Sileshi và ctg (2012) cũng tìm thấy những bằng chứng ủng hộ giả thuyết trên. 2.3.5. Đặc điểm khoản cho vay Đặc điểm của khoản cho vay thông thường được thể hiện ở ba yếu tố chính là kích cỡ khoản vay, lãi suất, và thời hạn vay. Trong đó về mặt lý thuyết nêu như kích cỡ khoản vay càng lớn thì rủi ro trả nợ không đúng hạn càng cao, điều này tương tự với lãi suất của khoản cho vay. Trong khi đó nếu thời hạn của khoản vay càng kéo dài thì khả năng trả được nợ càng cao. Chapman (1990) đã cung cấp một số thống kê khá thú vị khi cho thấy những khoản vay được phân loại ở kích cỡ nhỏ lại thường hay có rủi ro không trả nợ cao nhất, kế đến mới tới khoản vay lớn nhất và sau cùng là những khoản vay có kích cỡ trung bình. Kohansal và Mansoori (2009) cũng bác bỏ giả thuyết được nêu ở phần trên khi tìm thấy bằng chứng rằng những khoản vay lớn lại có mối tương quan thuận với khả năng trả nợ đúng hạn. Sharma và Zeller (1997) đã đưa ra kết luận rằng các khoản vay càng lớn, khả năng vỡ nợ (không trả được khoản nợ) càng thấp. Các tác giả giải thích rằng những khoản vay lớn sẽ giúp cho người vay dễ dàng tạo ra giá trị hơn so với những khoản vay nhỏ, những khoản vay mà thường là thuần về chi tiêu hoặc dùng để xử lý những tình huống khẩn cấp. Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm khi đưa yếu tố lãi suất khoản vay vào mô hình đã cho kết quả đúng như giả thuyết là lãi suất khoản vay càng cao thì khả năng trả
  • 24. 16 nợ không đúng hạn càng cao. Deininge và Liu (2009), Ugbomeh và ctg (2008) và Onyeagocha và ctg (2012) đã cho thấy kết quả như thế. Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng thời gian đáo hạn của khoản nợ tới khả năng trả nợ. Chapman(1990), đã đưa ra một kết quả thống kê ngược lại với quan điểm cho rằng thời gian đáo hạn của khoản nợ càng dài thì khả năng trả nợ càng cao, tác giả cho rằng những khoản nợ ngắn hạn từ một năm trở xuống có xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn trong khi đó những khoản nợ từ một năm trở lên có xác suất ngược lại. Onyeagocha và ctg(2012) lại không tìm thấy ảnh hưởng của yếu tố này trong nghiên cứu của mình. 2.3.6. Rủi ro đạo đức của người vay Rủi ro đạo đức là một hình thức biểu hiện của thất bại thị trường do thông tin bất cân xứng. Trong lĩnh vực tín dụng, điều này xảy ra khi người vay đã sử dụng không đúng mục đích vay ban đầu và người vay đã không kiểm soát được hành vi sử dụng sai mục đích đó. Điều này dẫn tới là rủi ro không trả được nợ vay sẽ tăng lên. Kohansal và Mansoori (2009), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình(2011) đưa vấn đề này vào trong khảo sát của mình và các tác giả đã tìm ra bằng chứng về việc những người đi vay khi cố tình sử dụng sai mục đích sử dụng ban đầu đã dẫn tới xác suất trả nợ không đúng hạn tăng lên. Một trong những nghiên cứu của Kohansal và Mansoori (2009) lại không tìm thấy mối liên hệ trên khi tìm hiểu về hành vi trả nợ của nông dân và các tác giả cũng không đưa ra thêm các lý giải cụ thể về vấn đề này.
  • 25. 17 2.3.7. Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng chủ yếu nảy sinh tại khâu thẩm định tín dụng. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro này, thứ nhất là do cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng có năng lực yếu, làm việc bất cẩn hoặc do tư lợi móc ngoặc với người đi vay dẫn đến đánh giá tín dụng không đúng đối với người đi vay. Thứ hai là do hệ thống chấm điểm tín dụng không chính xác hoặc không hiệu quả cũng có thể dẫn đến rủi ro đánh giá không đúng khả năng của người đi vay. Trên thực tế vấn đề này chỉ được nêu lên như một giả định (Macana,2006) mà không thấy xuất hiện trên nghiên cứu thực nghiệm. 2.3.8. Một số hành vi chi tiêu bất thường Những hành vi chi tiêu bất thường không nằm trong dự kiến của người vay sẽ khiến cho người đi vay phải tiêu tốn nguồn lực tích lũy vào những khoản này thay vì dùng nó để trả nợ vì vậy khiến cho rủi ro không trả được nợ vay lên Rodrigues và ctg (2008) liệt kê một số khoản chi tiêu bất thường như chi tiêu cho ốm đau, tai nạn, hay mất việc đã khiến cho khả năng trả nợ giảm xuống. 2.4 Các nghiên cứu trước đây Maharjan và ctg (1983) nghiên cứu về khả năng trả nợ của những người nông dân tại Nepal trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp trong một mẫu khảo sát điều tra gồm 150 nông dân trong năm 1982. Các tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu hồi quy bội như sau: Y= f(X1, X2, X3,X4,D1,D2,D3,D4) Trong đó: Y: Khoản tiền vay đã trả được trên tổng số tiền vay X1: Kích cỡ trang trại mà người nông dân sở hữu X2: Thu nhập của người nông dân X3: Tỷ lệ sản phẩm của người nông dân so với tổng sản lượng của thị trường; X4: Tỷ lệ chi phí của cả hộ gia đình trên tổng thu nhập D1: Biến giả, đạt giá trị 1 nếu khoản vay được thẩm định trước khi cho vay, bằng 0 nếu ngược lại. D2: Biến giả đạt giá trị bằng 1 nếu khoản vay được kiểm soát để sử dụng đúng mục đích, bằng 0 nếu ngược lại.
  • 26. 18 D3: Biến giả đạt giá trị 1 nếu người vay nhận được thư nhắc nhở về khoản vay từ phía ngân hàng, bằng 0 nếu ngược lại; D4: Biến giả đạt giá trị bằng 1 nếu như ngân hàng cho vay tiến hành các cuộc thăm viếng thông thường đối với người vay, bằng 0 nếu ngược lại. Kết quả hồi quy cho thấy nếu như kích cỡ trang trại càng lớn hoặc tỷ lệ chi tiêu của hộ gia đình càng lớn tính theo tỷ lệ thu nhập thì tỷ lệ trả nợ càng thấp, trong khi đó các biến số còn lại đều tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đối với khả năng trả nợ của người nông dân. Các tác giả khi đưa ra các khuyến nghị đã tập trung vào khả năng kiểm soát khoản cho vay từ quá trình thẩm định đầu vào tới khi người cho vay tiến hành trả nợ để năng cao hơn nữa khả năng trả nợ của người nông dân. Kohansal và Mansoori (2009) sử dụng mô hình hồi quy logic khi tìm hiểu khả năng khi trả nợ của nông dân tại tỉnh Kohansal và Razavi của Iran. Hai tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên mẫu dữ liệu gồm 175 nông dân vào năm 2008. Mô hình nghiên cứu như sau: Y = f ( X1, X2, X3,X4,X5,X6,X7,X8,X9,X10,X11,D1,D2) Trong đó: Biến phụ thuộc Y đạt giá trị bằng 1 nếu người nông dân không bao giờ trả nợ trễ hạn cho khoản vay trả dần theo từng phần, bằng 0 nếu một lần trả nợ đúng hạn. Biến độc lập: X1: Thể hiện độ tuổi của người vay chính X2: Thể hiện diện tích của một trang trại X3: Biểu hiện số năm kinh nghiệm trong công việc của người nông dân X4: Là tổng thu nhập X5: Là lãi suất của khoản vay X6: Đại diện cho thời gian của khoản cho vay X7: Tổng chi phí hành chính mà người nông dân phải trả để đạt được sự chấp thuận cho vay X8: Kích cỡ của khoản vay X9: Là số thành viên phụ thuộc X10: Tổng số kỳ thanh toán cho khoản vay
  • 27. 19 D1: Là biến giả đạt giá trị 1 nếu người nông dân sử dụng khoản vay vào việc đầu tư trang trại, bằng 0 nếu ngược lại D2: Là biến giả đạt giá trị 1 nếu người nông dân có máy móc canh tác, bằng 0 nếu ngược lại Ngoại trừ biến X1,X2 và D2 và các biến số còn lại đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Các tác giả đã đưa ra kết luận rằng lãi suất của khoản vay là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của người nông dân kế tiếp là biến số kinh nghiệm của người nông dân. Antwi và ctg (2012) tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro không trả được nợ tại Gahana cho những khoản vay của ngân hàng Akuapem thông qua mô hình hồi quy logistic. Cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu gồm 800 quan sát từ năm 2006 tới năm 2010 . Mô hình nghiên cứu của các tác giả như sau: Y = f (LOAN TYPE, INTEREST RATE, SECURYTY, MARITAL STATUS, TOWN DUMMY, SEX ) Trong đó: Y là biến giá trị 1 nếu khoản nợ được hoàn trả đúng hạn và nhận giá trị 0 và ngược lại. LOAN TYPE là biến số phân loại hình vay mượn, bao gồm 4 loại vay, vay kinh doanh, vay cho mục đích sản suất nông nghiệp, vay tiêu dùng các nhân, vay mua phương tiện đi lại. INTEREST RATE lãi suất khoản vay, SECURYTY biến giả nhận giá trị 1nêu khoản vay có đảm bảo và 0 nếu ngược lại. MARITAL STATUS : tình trạng hôn nhân, đạt giá trị 1 nếu đã lập gia đình, và 0 nếu ngược lại. TOWN DUMMY cũng là biến giả đạt giá trị 1nếu người vay sinh sống tại thành phố Akuapem, bằng 0 nếu ngược lại. SEX : giới tính bằng 1 nếu là nam, bằng 0 là nữ. Các tác giả đã đi tới kết luận rằng loại hình vay mượn và khoản vay được đảm bảo là hai biến số thực sự có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của người vay, các ngân hàng nên chú trọng tới khả năng đảm bảo khoản nợ vay bằng tài sản của người vay nợ để cải thiện rủi ro không trả được nợ của người vay.
  • 28. 20 Một nghiên cứu gần đây tại Việt Nam của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình ( 2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh hậu Giang với 436 hộ nông dân đã được khảo sát trong năm 2011 . Các tác giả đã sử dụng hình hồi quy Probit với các biến số như sau: Y = f ( mục đích sử dụng vốn, thu nhập sau khi vay, lãi suất vay, tuổi của người đi vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập của chủ hộ, số thành viên trong gia đình tạo ra thu nhập, trình độ học vấn của chủ hộ). Trong đó : Y là khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ, Y nhận giá trị 1 nếu nông hộ trả nợ vay đúng hạn, nhận giá trị 0 nếu trả nợ không đúng hạn. “Mục đích sử dụng vốn” là biến giả, bằng 1 nếu nông hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, bằng 0 nếu sử dụng sai đúng mục đích. “thu nhập sau khi vay” là thu nhập của nông hộ sau khi vay ( đồng). “ lãi suất vay”là lãi suất phải trả của nông hộ khi đi vay từ các hộ tín dụng (%). “ tuổi của người đi vay” là số tuổi của người đi vay vốn. “ Ngành nghề chính tạo ra thu nhập của chủ hộ “ là biến giả, bằng 1 nếu ngành nghề chính tạo ra thu nhập trả nợ từ nông nghiệp, bằng 0 nếu là nghề khác. “ Số thành viên trong gia đình tạo ra thu nhập” là số người có thu nhập trong gia đình.“ Trình độ học vấn của chủ hộ “ là biến giả, bằng 1 nếu chủ hộ học từ lớp 9 trở lên, bằng 0 nếu ngược lại. Các tác giả đã kết luận rằng khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ có tương quan thuận với thu nhập sau khi vay, trình độ học vấn của chủ hộ và số thành viên trong gia đình có thu nhập. Trong khi đó biến số lãi suất đi vay có tương quan nghịch với khả năng trả nợ đúng hạn. Nghiên cứu cũng chỉ rằng những khoản vay được sử dụng đúng mục đích cũng sẽ cho xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn.
  • 29. 21 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý luận khoa học liên quan đến đề tài như khái niệm về tín dụng, về tín dụng thể nhân, về các loại rủi ro, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay, các nghiên cứu trước đây,…. Từ đó, tác giả đã hình thành những ý niệm ban đầu về hướng nghiên cứu của luận văn dựa trên các lập luận vững chắc từ các nhà kinh tế học khác. Trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt không chỉ với các ngân hàng trong nước mà còn với các ngân hàng nước ngoài vốn là các tổ chức tài chính hùng mạnh trên thế giới không những về tiềm lực tài chính, công nghệ mà còn về năng lực quản lý lãnh đạo, kinh nghiệm,… thì Vietcombank phải không ngừng nỗ lực phấn đấu nhằm đưa ngân hàng phát triển ổn định và vững chắc, xứng đáng với vị thế hàng đầu Việt Nam. Để đạt được điều này, Vietcombank phải không ngừng nâng năng lực đánh giá, năng lực cho vay với từng sản phẩm dịch vụ cá nhân của Vietcombank, đây chính là vấn đề hết sức quan trọng và cũng là nguyên nhân dẫn đến nghiên cứu này của tác giả.
  • 30. 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Các nghiên cứu trước về rủi ro tín dụng cá nhân cho thấy, rủi ro tín dụng cá nhân chịu sự tác động bởi rất nhiều yếu tố, các yếu tố này có thể nhóm lại thành 5 nhóm nhân tố chính như sau: (i) Đặc điểm nhân khẩu học, (ii) Năng lực của người vay, (iii) Đặc điểm của khoản vay, (iv) Rủi ro đạo đức của người vay, và (v) Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng. Các yếu tố thuộc về “ Đặc điểm nhân khẩu học “ thường được các nghiên cứu sử dụng bao gồm: giới tính (Miller, 2012), độ tuổi (Kohansal và Mansoori, 2009),tình trạng hôn nhân (Duygan-Bump và Grant, 2008),và kích cỡ hộ gia đình(Zeller,1996). Trong điều kiện thực tế cho vay tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu, ngoại trừ yếu tố kích cỡ hộ gia đình là không được đề cập đến trong hợp đồng và trong hồ sơ vay vốn của khách hàng, các yếu tố còn lại đều được coi là thông tin bắt buộc mà khách hàng cá nhân phải cung cấp. Yếu tố “Năng lực của người vay “thể hiện trình độ học vấn (Antwi và ctg,2012), đặc điểm nghề nghiệp (Accquah và Addo, 2011), và đặc điểm thu nhập (Kohansal và Mansoori, 2009). Ba nhân tố này đều được ngân hàng thu thập và sử dụng trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. “Rủi ro đạo đức của người vay” là một nhân tố quan trọng được nhiều nghiên cứu quan tâm, nó thể hiện tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không. Tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu, một trong các nghiệp vụ của nhân viên tín dụng khách hàng cá nhân là kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng trong quá trình thẩm định cho vay, yếu tố này được thể hiện trong biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng định kỳ. Nhóm yếu tố thuộc về “Đặc điểm khoản cho vay ” thường được xuất hiện trong hầu hết các nghiên cứu, bao gồm kích cỡ khoản vay (Chapman, 1990), lãi suất (Onyeagocha và ctg, 2012), thời hạn cho vay(Chapman,1990). Hai nhân tố còn lại hiếm khi xuất hiện trong các nghiên cứu là hình thức vay ( tín chấp hoặc thế chấp) và mục đích vay ( vay tiêu dùng, vay mua bất động sản,…). Toàn bộ 5 yếu tố này đều
  • 31. 23 xuất hiện trong hợp đồng tín dụng cá nhân và được nhập liệu để theo dõi tiến trình trả nợ của khách hàng. Cuối cùng là yếu tố “ Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng”, yếu tố này thể hiện tại khâu thẩm định tín dụng. Trong thực tế hoạt động tại ngân hàng, rủi ro tác nghiệp về tín dụng cá nhân có thể nảy sinh ở nhiều khâu như thẩm định tài sản thế chấp hoặc chấm điểm tín dụng để đánh giá khả năng tín dụng. Trong đó chỉ có bằng chứng về chấm điểm tín dụng cá nhân được lưu trữ và có thể thu thập được. Trong đề tài, yếu tố khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân là biến số phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu. Biến số này thể hiện hai khía cạnh của khả năng trả nợ là số tiền đã trả được – đã được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm của Maharjan và ctg (1983) và khả năng trả nợ đúng hạn – đã được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm của Kohansal và Mansoori (2009), Antwi và ctg (2012) hay Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình(2011). Hai khía cạnh này cũng được ngân hàng thu thập để phục vụ quá trình quản lý tình trạng tín dụng cá nhân Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu tổng quát như sau : Khả năng trả nợ = f( Đặc điểm nhân khẩu học, Năng lực của người vay, Đặc điểm của khoản vay, Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng) Đặc điểm nhân khẩu học Năng lực của người vay Đặc điểm khoản vay Rủi ro đạo đức Rủi ro tác nghiệp Giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân Trình độ học vấn, đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm thu nhập Kích cở khoản vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức vay, mục đích vay Sử dụng tín dụng đúng mục đích Chấm dứt tín dụng Khả năng trả nợ
  • 32. 24 Hai mô hình cụ thể được suy ra từ mô hình tổng quát như sau: Mô hình 1: Tìm hiểu tác động của các nhân tố tới khả năng trả nợ được biểu hiện bởi khía cạnh khả năng trả nợ số tiền vay: Khả năng trả nợ số tiền vay = f(Đặc điểm nhân khẩu học, Năng lực của người vay, Đặc điểm khoản vay. Rủi ro đạo đức của người vay, Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng). Mô hình 2: Tìm hiểu tác động của các nhân tố tới khả năng trả nợ được biểu hiện bởi khía cạnh khả năng trả nợ đúng hạn: Khả năng trả nợ đúng hạn = f (Đặc điểm nhân khẩu học, Năng lực của người vay, Đặc điểm của khoản vay, Rủi ro đạo đức của người vay, Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng). Từ hai trường hợp trên đề tài sẽ tiến hành xác định từng biến số trong mô hình và các giả thuyết nghiên cứu kèm theo. 3.2. Mô tả dữ liệu 3.2.1. Các biến số phụ thuộc Các biến số phụ thuộc được sử dụng trong mô hình nghiên cứu là “ Khả năng trả nợ số tiền vay” (y_payrate) và “Khả năng trả nợ đúng hạn” (y_ time). “Khả năng trả nợ số tiền vay” được tính bằng tỷ lệ số tiền vay trả được trên tổng số tiền vay tính đến thời điểm kết thúc hạn vay.” Khả năng trả nợ đúng hạn” được tính như sau: Đối với khoản vay phải trả tiền gốc từng phần, nếu tại thời điểm kết thúc hạn vay, khách hàng trả hết nợ thì coi như về mặt tổng thể khách hàng đó trả nợ đúng hạn và không tính đến những lần trả nợ trễ hạn trước đó trong kỳ trả nợ (nếu có). Khi đó quan sát này nhận giá trị 1, ngược lại nhận giá trị 0. Đối với khoản vay phải trả tiền gốc một lần vào ngày đáo hạn, nếu khách hàng trả hết nợ thì khách hàng trả nợ đúng hạn, khi đó quan sát này nhận giá trị 1, ngược lại nhận giá trị 0. 3.2.2. Các biến số độc lập Nhóm biến số thuộc về đặc điểm nhân khẩu học, có ba biến số chính như sau:  Giới tính (gender): Đây là biến giả và được xác định là 1 nếu khách hàng vay là nam, là 0 nếu ngược lại. Theo truyền thống này, người phụ nữ thường cẩn trọng trong các hoạt động hơn nam giới do nhận định khắt khe của xã hội. Giả thuyết nghiên cứu như sau:
  • 33. 25 H1: Nếu khách hàng vay tín dụng là nam, ảnh hưởng từ tính thích rủi ro sẽ tác động âm tới khả năng trả nợ tín dụng, điều này là ngược lại nếu là nữ.  Độ tuổi (age) : Được xác định từ thời điểm vay trừ đi năm sinh. Các nghiên cứu trước đã đưa ra giả thiết rằng độ tuổi người vay càng lớn thì rủi ro của khoản nợ càng thấp do tính thận trọng, kinh nghiệm và trải nghiệm tăng lên theo độ tuổi. Điều này phù hợp với đặc điểm xã hội của Việt Nam khi những người càng lớn tuổi càng có xu hướng an phận thủ thường, động cơ kiếm tiền giảm, sự năng động giảm, và cơ hội tạo ra thu nhập sẽ thấp hơn so với người trẻ. Giả thuyết nghiên cứu như sau: H2: Khi khách hàng có độ tuổi càng cao, rủi ro trả nợ sẽ tăng lên.  Tình trạng hôn nhân (married): Đây là biến giả. Khi người vay đã kết hôn, quan sát nhận giá trị 1, bằng 0 nếu ngược lại. Xét về khía cạnh lý thuyết những người đã lập gia đình sẽ ít ưa mạo hiểm và có hành động chín chắn hơn so với những người chưa lập gia đình, do vậy rủi ro trả nợ sẽ thấp đi. Đặc điểm văn hóa của Việt Nam cũng cho thấy yếu tố gia đình được coi trọng khi một người bắt đầu cuộc sống hôn nhân, lúc này họ sống có trách nhiệm hơn và cẩn trọng hơn trong mỗi hoạt động của mình. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết sau: H3: Rủi ro tín dụng sẽ giảm đi nếu người vay đã trong tình trạng đã kết hôn. Nhóm yếu tố thuộc về năng lực của người vay gồm các biến số sau:  Trình độ học vấn (edu): Gồm bốn biến giả. Biến thứ nhất thể hiện trình độ học vấn từ trung học trở xuống của người vay (edu1), biến số này nhân giá trị 1 nếu người vay có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống, là 0 nếu ngược lai. Biến thứ hai thể hiện trình độ học vấn của người vay là trung cấp hoặc cao đẳng (edu2), biến này nhận giá trị 1 nếu người vay có trình độ học vấn là trung cấp hoặc cao đẳng, ngược lại là 0.Biến thứ ba thể hiện trình độ học vấn của là đại học (edu3), biến số nhận giá trị 1 nếu người vay ở trình độ học vấn này, ngược lại là 0. Biến số thứ tư thể hiện trình độ học vấn của người vay ở trình độ học vấn sau đại học trở lên (edu4), biến số này nhận giá trị 1 nếu người vay ở trình độ học vấn sau đại học trở lên, là 0 nếu ngược lại. Biến số tham chiếu của mô hình là biến số thể hiện trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống. Trình độ học vấn càng cao, khả năng trả nợ càng cao vì trình độ học vấn cao người đi vay có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin, dễ dàng tiếp cận
  • 34. 26 với khoa học kỹ thuật, có tính toán đến hiệu quả khi vay vốn nên khả năng trả nợ của họ cũng cao hơn. Do đó, giả thuyết nghiên cứu đối với biến số này như sau: H4: Trình độ học vấn càng cao, khả năng trả nợ vay càng lớn.  Đặc điểm nghề nghiệp (career): Bao gồm bốn biến giả, nếu người vay có vị trí nghề nghiệp là lãnh đạo hoặc quản lý (career4) quan sát nhận giá trị 1, ngược lại quan sát nhận giá trị 0. Nếu người vay có vị trí nghề nghiệp là chuyên viên (career3) quan sát nhận giá trị 1, ngược lại là 0. Nếu người vay có vị trí nghề nghiệp là công nhân viên (career 2) quan sát nhận giá trị là 1, ngược lại là 0. Nếu người vay có vị trí nghề nghiệp khác (career1) quan sát nhận giá trị 1, ngược lại là 0. Biến tham chiếu trong mô hình là biến số thể hiện quan sát có nghề nghiệp khác. Một số nghiên cứu trước đã cho thấy người vay có vị trí công việc cao hơn thì rủi ro trả nợ sẽ giảm đi (Chapman ,1990) điều này là do họ có vị trí xã hội cao, kinh nghiệm làm việc lâu năm nên khả năng tạo ra thu nhập cao và ổn định. Giả thuyết nghiên cứu như sau: H5:Vị trí công việc của người đi vay càng cao sẽ làm tăng khả năng trả nợ.  Thu nhập (earning, đơn vị tính: triệu đồng): Được tính theo khoản thu nhập ổn định tính theo tháng ngay tại thời điểm vay do nhân viên tín dụng thẩm định. Tuy vẫn còn một số ý kiến trái chiều về việc thu nhập sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng trả nợ, phần lớn nghiên cứu như của Sileshi và ctg(2012) đều khẳng định rằng rủi ro trả nợ sẽ giảm nếu thu nhập của khách hàng tốt hơn, do thu nhập cao người vay có đủ khả năng bù đắp các khoản chi phí sinh hoạt và chi phí lãi vay tốt hơn. Như vậy giả thuyết nghiên cứu như sau: H6: Thu nhập của khách hàng càng cao thì khả năng trả nợ càng tốt.  Kích cỡ khoản vay (loan, đơn vị tính: triệu đồng): Biến số thể hiện tổng giá trị khoản vay của khách hàng. Có nhiều kết luận khác nhau về ảnh hưởng của kích cỡ khoản vay tới khả năng trả nợ của khách hàng. Quy mô của khoản cho vay được kỳ vọng là ảnh hưởng dương đối với khả năng trả nợ do khoản vay lớn sẽ giúp cho người vay dễ dàng tạo ra giá trị hơn so với những khoản vay nhỏ do những người vay các khoản nhỏ lẻ thường dùng cho các mục đích tiêu dùng hoặc các mục đích mang tính rủi ro cao(Kohansal và Mansoori, 2009). Do vậy, giả thuyết nghiên cứu như sau: H7: Khoản vay càng lớn càng giúp cho khách hàng có khả năng trả nợ càng cao.
  • 35. 27  Lãi suất của khoản vay(interest, đơn vị tính % năm): Đây chính là lãi suất thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng được tính theo lãi suất trung bình trong kỳ vay H8: Khả năng trả nợ của khách hàng tăng khi khách hàng được vay với lãi suất thấp hơn.  Thời hạn vay (period, đơn vị tính: tháng): Thời gian tính từ lúc khách hàng nhận tiền vay lần đầu tiên đến khi kết thúc hợp đồng vay. Các khoản nợ càng ngắn hạn sẽ khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng càng giảm do áp lực về thời gian trả nợ sẽ khiến cho khách hàng không đỉ khả năng xoay sở tìm kiếm nguồn trả nợ. Giả thuyết nghiên cứu như sau: H9: Thời gian vay càng ngắn dẫn tới khả năng trả nợ của khách hàng càng thấp.  Hình thức vay (type): Đây là biến giả thể hiện giá trị 1 nếu khoản vay có tài sản thế chấp và giá trị 0 nếu khoản vay không có tài sản thế chấp(tín chấp).Nói chung, hình thức vay tín chấp thường đem lại rủi ro trong việc trả nợ. Giả thuyết nghiên cứu như sau: H10: Hình thức vay thế chấp sẽ ảnh hưởng tích cực tới khả năng trả nợ của khách hàng.  Mục đích vay (purpose): Bao gồm ba biến giả . Nếu mục đích vay phục vụ sản xuất kinh doanh (purpose1) biến số nhận giá trị 1, ngược lại bằng 0. Nếu mục đích vay là tiêu dùng (purpose2) biến số nhận giá trị 1, ngược lại bằng 0. Nếu mục đích vay để mua bất động sản (purpose3) biến số nhận giá trị 1, ngược lại bằng 0. Biến số tham chiếu được dùng trong mô hình là biến số thể hiện mục đích vay dùng trong sản xuất kinh doanh. Do vay cho tiêu dùng thường không tạo ra thu nhập đối ứng, trong khi đó vay mua bất động sản trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng là rất rủi ro nên khả năng trả nợ sẽ kém đi. Như vậy giả thuyết nghiên cứu như sau: H11: Nếu mục đích vay của khách hàng là vay sản xuất thì khả năng trả nợ sẽ cao hơn. Yếu tố rủi ro đạo đức của người vay chỉ bao gồm một biến số được mô tả như sau:  Kiểm tra mục đích sử dụng vốn (control): Đây là một biến giả đạt hai giá trị 1 và 0, nếu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích trong quá trình vay thì biến số này
  • 36. 28 đạt giá trị 1, bằng 0 nếu ngược lại. Khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ban đầu sẽ dẫn tới rủi ro không trả được nợ tăng lên. Giả thuyết nghiên cứu như sau: H12: Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì khả năng trả nợ sẽ giảm. Cuối cùng là yếu tố rủi ro tác nghiệp, yếu tố này cũng chỉ bao gồm một biến số như sau:  Chấm điểm tín dụng (score, đơn vị tính: điểm): Biến này được đo lường bằng số điểm tín dụng được chấm. Tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu áp dụng chương trình chấm điểm tín dụng với tổng điểm là 100 điểm với 3 mức độ phán quyết như sau: Dưới 75 điểm- từ chối cho vay, từ 75 điểm – 80 điểm- xem xét từ chối cho vay, trên 80 điểm xem xét cho vay. Chương trình đánh giá tín dụng giúp phân loại khách hàng và làm tăng khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng. Rủi ro tác nghiệp xảy ra khi khả năng trả nợ sẽ tỷ lệ nghịch với số điểm được chấm. Giả thuyết nghiên cứu như sau: H13: Nếu khách hàng được chấm điểm tín dụng càng cao thì khả năng trả nợ càng lớn. Nếu điều này là ngược lại thì rủi ro tác nghiệp sẽ xảy ra.
  • 37. 29 Bảng mô tả tóm tắt các biến số trong mô hình như sau: Các biến số được sử dụng trong mô hình quy hồi STT Tên biến Ký hiệu Nguồn dữ liệu Phương pháp tính Tác giả nghiên cứu trước 1 Khả năng trả nợ số tiền vay Y_ payrate Hợp đồng tín dụng, báo cáo tình hình thu nợ khách hàng cá nhân Tổng số tiền được trả/ Tổng số tiền vay Maharjan và ctg (1983) 2 Khả năng trả nợ đúng hạn Y _ time Trả nợ đúng hạn nhận giá trị 1, ngược lại nhận giá trị 0 Kohansansal và Mansoori (2009), Trương Đông Lộc , Nguyễn Thanh Bình (2009) 3 Giới tính Gender Hồ sơ vay vốn, Hợp đồng tín dụng, tờ trình thẩm định khách hàng. Bằng 1 nếu quan sát là nam, bằng 0 nếu là nữ Weber và Musshoff (2012) 4 Độ tuổi Age Thời điểm vay trừ đi năm sinh Kohansansal và Mansoori (2009) 5 Tình trạng hôn nhân Married Bằng 1 nếu quan sát đã kết hôn, Bằng 0 nếu ngược lại Duygan – Bump và Grant ( 2008) 6 Trung học phổ thông Edu1 Bằng 1 nếu quan sát có trình độ trung học phổ thông trở xuống, bằng 0 nếu ngược lại Sileshi và ctg (2012) 7 Trung cấp/ Cao đẳng Edu2 Bằng 1 nếu quan sát có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng, bằng 0 nếu ngược lại 8 Đại Học Edu3 Bằng 1 nếu quan sát có trình độ ĐH , bằng 0 nếu ngược lại 9 Sau Đại Học Edu4 Bằng 1 nếu quan sát có trình độ sau ĐH , Bằng 0 nếu ngược lại
  • 38. 30 10 Nghề nghiệp khác Career1 Hồ sơ vay vốn, tờ trình thẩm định khách hàng. Bằng 1 nếu quan sát có nghề nghiệp khác, bằng 0 nếu ngược lại 11 Công nhân viên Career2 Bằng 1 nếu quan sát là công nhân viên, bằng 0 nếu ngược lại Chamman (1990) 12 Chuyên viên Career3 Bằng 1 nếu quan sát là chuyên viên, , bằng 0 nếu ngược lại 13 Lãnh đạo/Quản lý Career4 Bằng 1 nếu quan sát là lãnh đạo hoặc quản lý, bằng 0 nếu ngược lại 14 Thu nhập Earning Khoản thu nhập ổn định tính theo tháng ngày tại thời điểm vay của khách hàng tính theo đơn vị triệu đồng Trương Đông Lộc , Nguyễn Thanh Bình (2009) 15 Kích cỡ khoản vay Loan Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản, tờ trình thẩm định khách hàng cá nhân Tổng giá trị khoản vay của khách hàng tính theo đơn vị triệu đồng Kohansansal và Mansoori (2009) 16 Lãi suất khoản vay Interest Lãi suất được tính theo năm Onyeagocha và ctg (2012) 17 Thời hạn vay Period Thời gian tính từ khi nhận tiền vay lần đầu tiên đến khi kết thúc hợp đồng vay. Chapman (1990) 18 Hình thức vay Type Thể hiện giá trị 1 nếu người vay có tài sản thế chấp và giá trị 0 nếu người vay theo
  • 39. 31 hình thức tín chấp 19 Vay sản xuất kinh doanh Purpose l Bằng 1 nếu quan sát có mục đích vay sản xuất kinh doanh , bằng 0 nếu ngược lại Kohansansal và Mansoori (2009)20 Vay tiêu dùng Purpose 3 Bằng 1 nếu quan sát có mục đích vay tiêu dùng , bằng 0 nếu ngược lại 21 Vay mua bất động sản Purpose 3 Bằng 1 nếu quan sát có mục đích vay mua bất động sản, bằng 0 nếu ngược lại 22 Kiển tra mục đích sử dụng vốn Control Báo cáo tình hình k iểm tra mục đích sử dụng vốn Nếu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích trong quá trình vay thì biến số đạt giá trị 1, bằng 0 nếu ngược lại 23 Chấm điểm tín dụng Score Bảng chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân, tờ trình thẩm định khách hàng cá nhân Bằng tổng số điểm tín dụng được chấm Trương Đông Lộc, Nguyễn Thanh Bình (2009) 3.3. Mô hình nghiên cứu ( định lượng) Có hai mô hình được sử dụng trong nghiên cứu: Ở mô hình thứ nhất, biến số phụ thuộc (tỷ lệ số tiền gốc trả được/ tổng số tiền vay) được biểu diễn bởi các giá trị định lượng trong khoảng từ 0 đến 1 nên có thể sử dụng mô hình hồi quy đa biến thông thường để ước lượng. Mô hình ước lượng được cho như sau: Y=β0 + β1X1 + β2X2….. +βnXn +ε
  • 40. 32 Trong đó : Y là biến số phụ thuộc, β0 là hệ số chặn,β1 tới βn là các hệ số ước lượng, X1 tới Xn là các biến số độc lập, ε là sai số ngẫu nhiên. Ở mô hình thứ hai, do đặc thù của biến số độc lập được sử dụng trong mô hình mang giá trị nhị nguyên là 0 và 1, cụ thể hơn nếu Y đạt giá trị 0 thì quan sát đó không trả nợ vay đúng hạn, nếu Y đạt giá trị 1 thì ngược lại. Với cách trình bày dữ liệu theo dạng nhị nguyên như đã mô tả, đề tài có thể lựa chọn một trong ba mô hình hồi quy như sau: mô hình xác suất tuyến tính LPM, mô hình Binary logistics, và mô hình Probit. Do mô hình xác suất tuyến tính có nhược điểm là các yếu tố ngẫu nhiên không thuần nhất và phương sai của chúng thay đổi, ngoài ra yếu tố ngẫu nhiên không có phân bố chuẩn nên ta không thể ước lượng được khoảng tin cậy cho các hệ số hồi quy. Do vậy đề tài có thể sử dụng một trong hai loại mô hình logit này là mô hình Binary Logistics hoặc mô hình Probit. Về bản chất hai loại mô hình này giống nhau, điều khác nhau ở đây là mô hình Probit có hàm mật độ phân phối xác suất được chuyển về phân phối chuyển hóa, trong khi hàm mật độ phân phối xác suất của Bynary Logistics có phân phối chuẩn. Đề tài này sẽ sử dụng mô hình Probit để ước lượng. Mô hình Probit được cho như sau: Pi = E(Y=1/X) = )exp(1 )exp( 10 10 X X     Trong công thức này Pi = E(Y = 1/X) gọi là xác suất để sự kiện xảy ra ( Y = 1) khi biến độc lập X có gía trị cụ thể là Xi Đặt Z = βo + β1X. Lúc này : Pi = z z e e 1 Tuyến tính hóa mô hình : z e P P   1 1 1 i = Ln XZ P P oi 1 1 1 ) 1 (    . Khi đó P ( Y = 1/X) → 1 khi Z → + ∞ ; P( Y = 1/X ) → 0 khi Z → - ∞ Hàm mật độ tích lũy F ( Z) = dze x )2/( 2 1       là hàm phân phối chuẩn hóa.
  • 41. 33 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trong chương này, tác giả trình bày sơ bộ về các bước nghiên cứu để thực hiện luận văn từ khâu hình thành ý tưởng, nghiên cứu lý luận đưa ra các giả thiết, lựa chọn mô hình, tiến hành khảo sát đến khâu xử lý dữ liệu, đọc và hiểu kết quả. Tóm lại, chương 3 sẽ giúp người đọc nắm được những kiến thức thực tế tổng quát hơn về nghiên cứu của tác giả, giúp người đọc dễ dàng hiểu được nội dung của các chương sắp tới.
  • 42. 34 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ba phần chính được thực hiện trong Chương 4 bao gồm (i) phân tích thống kê mô tả, (ii) phân tích tương quan và (iii) phân tích hai mô hình hồi quy kinh tế lượng theo phương pháp nghiên cứu đã đề ra. Đồng thời các nhận xét cũng được đưa ra trong quá trình phân tích nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân. 4.1. Phân tích thống kê mô tả đặc điểm cá nhân, đặc điểm nợ vay và khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân 4.1.1 Thực trạng nợ cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Vũng tàu Bảng 4.1. Tình hình nợ xấu thể nhân Năm 2011 2012 2013 2014 Dư nợ thể nhân (Tỷ Đồng) 215 335 390 450 Nợ xấu thể nhân (Tỷ Đồng) 0.54 7.04 13.65 21.15 Tỷ lệ nợ xấu thể nhân (%) 0.25 2.1 3.5 4.7 (nguồn: Phòng Quản lý nợ Vietcombank Vũng tàu) Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân tại chi nhánh Vũng Tàu lien tục tăng cao qua các năm từ 0.25% năm 2011 đến năm 2014 đã là 4.7% mặc dù tang trưởng dư nợ cũng đã tăng lên gấp đôi. Điều này cho ta thấy khả năng trả nợ của nhóm khách hàng thể nhân tại chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Vũng tàu có nhiều vấn đề cần nghiên cứu. 4.1.2. Đặc điểm cá nhân Dữ liệu nợ của khách hàng cá nhân được bao gồm 503 quan sát và được thu thập trong khoảng thời gian 4 năm từ 2011 tới 2014. Xét về khía cạnh đặc điểm cá nhân, các khách hàng nữ trong dữ liệu nghiên cứu chiếm 38.2%, nam giới chiếm tỷ lệ trội hơn ở mức 61.8% còn lại (Bảng 4.2).
  • 43. 35 Bảng 4.2. Đặc điểm giới tính Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Giới tính Nam 311 61.8 61.8 61.8 Nữ 192 38.2 38.2 100.0 Tổng cộng 503 100.0 100.0 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Trình độ học vấn cũng được ngân hàng thu thập và thể hiện mức độ vượt trội của khách hàng có trình độ đại học và cao đẳng/trung cấp khi tỷ lệ tương ứng lần lượt là 31.8% và 42.1% (Bảng 4.3). Đạt tỷ lệ thấp nhất là khách hàng có trình độ sau đại học (8%). Như vậy, khách hàng của ngân hàng phần lớn là những người có trình độ học thức. Bảng 4.3. Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Trình độ học vấn Trung học phổ thông 91 18.1 18.1 18.1 Trung cấp/Cao đẳng 212 42.1 42.1 60.2 Đại học 160 31.8 31.8 92.0 Sau đại học 40 8.0 8.0 100.0 Tổng cộng 503 100.0 100.0 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Tỷ lệ khách hàng đã lập gia đình chiếm 65.4% trong tổng số mẫu, trong khi đó các khách hàng độc thân ở mức thấp hơn, đạt 34.6% (Bảng 4.4).
  • 44. 36 Bảng 4.4. Đặc điểm hôn nhân Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Hôn nhân Có gia đình 329 65.4 65.4 65.4 Chưa có gia đình 174 34.6 34.6 100.0 Tổng cộng 503 100.0 100.0 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Tính chất công việc của khách hàng được thống kê trong bảng 4.5, trong đó thể hiện rõ phần lớn những khách hàng của ngân hàng (bao gồm vị trí lãnh đạo/quản lý và chuyên viên chiếm 61.9%) có thể có thu nhập ở mức ổn định dựa trên tính chất công việc. Trong khi đó những khách hàng thuộc diện không được thống kê cụ thể (tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể, người làm nghề tự do) chỉ chiếm tỷ lệ 11.9%, còn lại là công nhân viên chiếm 26.2%. Bảng 4.5. Đặc điểm nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Nghề nghiệp Lãnh đạo/Quản lý 110 21.9 21.9 21.9 Chuyên viên 201 40.0 40.0 61.8 Công nhân viên 132 26.2 26.2 88.1 Nghề nghiệp khác 60 11.9 11.9 100.0 Tổng cộng 503 100.0 100.0 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Độ tuổi trung bình của các khách hàng vào khoảng 37 tuổi, đây là một độ tuổi hợp lý vì ở độ tuổi này tính ổn định và tính không ưa rủi ro cao dẫn tới khả năng trả nợ có thể tốt hơn. Ngoài ra thu nhập trung bình hàng tháng tính từ thời điểm trước khi vay
  • 45. 37 của một khách hàng vào khoảng 33.5 triệu, đây là mức thu nhập trung bình khá cao. Thống kê chi tiết về độ tuổi và thu nhập của khách hàng được thể hiện tại Bảng 4.10. 4.1.3. Đặc điểm khoản nợ vay Đặc điểm khoản nợ vay của khách hàng thể hiện ở các yếu tố kích cỡ khoản vay (số tiền vay), kỳ hạn vay, lãi suất vay, hình thức vay và mục đích vay vốn. Các yếu tố số tiền vay, kỳ hạn vay, và lãi suất vay được thống kê tại Bảng 4.10. Số tiền một khách hàng vay trung bình là 588.5 triệu đồng, thời hạn vay trung bình kéo dài 15.41 tháng, và lãi suất vay bình quân ở mức 16.87%/năm. Mục đích vay vốn được thống kê dưới ba hình thức: vay dành cho sản xuất kinh doanh, vay dành cho tiêu dùng và vay dành cho mua bất động sản. Quan sát cơ cấu các khoản vay theo mục đích vay tại Bảng 4.6, vay dành cho sản xuất chỉ chiếm 38.3%, trong khi các khoản vay được đánh giá tiềm ẩn rủi ro nhiều hơn là vay tiêu dùng và vay mua bất động sản chiếm tới 61.7%. Bảng 4.6: Mục đích vay vốn Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Mục đích vay Vay sản xuất 193 38.3 38.3 38.3 Vay tiêu dùng 190 37.8 37.8 76.1 Vay bất động sản 120 23.9 23.9 100.0 Tổng cộng 503 100.0 100.0 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Như thường lệ, hình thức vay vốn thế chấp vẫn là hình thức được ngân hàng ưu tiên nhất khi tỷ lệ này chiếm 74.2% trong tổng số quan sát tại bảng 4.7 dưới đây, số lượng khách hàng được giải quyết vay dưới hình thức tín chấp chiếm tỷ lệ 25.8%.
  • 46. 38 Bảng 4.7. Hình thức vay vốn Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ(%) Tỷ lệ cộng dồn(%) Hình thức vay Thế chấp 373 74.2 74.2 74.2 Tín chấp 130 25.8 25.8 100.0 Tổng cộng 503 100.0 100.0 (Nguồn: Tính toán của tác giả) 4.1.4. Khả năng trả nợ khoản vay Khả năng này thể hiện ở những đặc điểm như điểm đánh giá tín dụng, kiểm tra mục đích sử dụng vốn, số nợ gốc trả được, tỷ lệ trả nợ và trả đúng hạn. Các yếu tố như điểm đánh giá tín dụng, số nợ gốc trả được và tỷ lệ trả nợ gốc được thống kê tại Bảng 4.10. Điểm đánh giá tín dụng trước khi quyết định cho vay trung bình của một khách hàng đạt 90.278/100, đây là số điểm trung bình khá cao. Qua quá trình vay mượn, số tiền gốc trung bình của một khách hàng trả được là 479.609 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ trả nợ gốc trung bình đạt 92.23%. Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn từ khách hàng cá nhân trong thời kỳ quan sát đạt 7.77%. Số liệu về kiểm tra mục đích sử dụng vốn được các nhân viên ngân hàng phụ trách theo dõi khách hàng báo cáo theo định kỳ, số liệu tại Bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích là 15.1% đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tại ngân hàng tăng cao trong thời gian qua. Bảng 4.8. Kiểm tra mục đích sử dụng vốn Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Kiểm tra mục đích sử dụng vốn Không đúng mục đích 76 15.1 15.1 15.1 Đúng mục đích 427 84.9 84.9 100.0 Tổng cộng 503 100.0 100.0 (Nguồn: Tính toán của tác giả)
  • 47. 39 Tỷ lệ trả nợ đúng hạn được thống kê tại Bảng 4.8 với kết quả là 72% số quan sát trả nợ đúng hạn, trong khi đó tỷ lệ trễ hạn đạt 28%. Bảng 4.9. Tỷ lệ trả nợ đúng hạn Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Tỷ lệ trả nợ đúng hạn Trễ hạn 141 28.0 28.0 28.0 Đúng hạn 362 72.0 72.0 100.0 Tổng cộng 503 100.0 100.0 (Nguồn: Tính toán của tác giả)
  • 48. 40 Bảng 4.10. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình STT Biến số N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Skewness Kurtosis 1 Giới tính 503 0 1 0.618 0.486 0.488 -1.768 2 Hôn nhân 503 0 1 0.651 0.476 0.650 -1.584 3 Trung học phổ thông 503 0 1 0.173 0.378 1.738 1.024 4 Trung cấp/Cao đẳng 503 0 1 0.431 0.496 0.281 -1.929 5 Đại học 503 0 1 0.323 0.468 0.757 -1.432 6 Sau đại học 503 0 1 0.080 0.271 3.118 7.750 7 Lãnh đạo/Quản lý 503 0 1 0.208 0.407 1.441 0.076 8 Chuyên viên 503 0 1 0.417 0.493 0.339 -1.893 9 Công nhân viên 503 0 1 0.262 0.440 1.086 -0.823 10 Nghề nghiệp khác 503 0 1 0.113 0.317 2.483 4.021 11 Vay sản xuất kinh doanh 503 0 1 0.383 0.487 0.483 -1.774 12 Vay tiêu dùng 503 0 1 0.379 0.486 0.500 -1.757 13 Vay mua Bất động sản 503 0 1 0.238 0.426 1.234 -0.480 14 Hình thức vay 503 0 1 0.742 0.438 1.107 -0.778 15 Thu nhập (triệu đồng) 503 4 86 33.536 20.896 0 (1) 16 Độ tuổi 503 22 60 37.093 10.412 0.535 -0.779 17 Số tiền vay (triệu đồng) 503 15 4,000 588.499 630.709 2.059 5.522 18 Kỳ hạn vay (tháng) 503 6 36 15.412 7.380 1.312 1.374 19 Lãi suất vay (%/năm) 503 11 23 16.872 4.040 0.217 -1.449 20 Số nợ gốc trả được (triệu đồng) 503 0 4,000 479.609 585.665 2.333 7.095 21 Chấm điểm tín dụng 503 80 95 90.278 5.132 -0.427 -1.378 22 Kiểm tra mục đích sử dụng vốn 503 0 1 0.849 0.358 -1.954 1.826 23 Tỷ lệ trả nợ 503 0 1 0.9223 0.289 -1.581 1.192 24 Đúng hạn/trễ hạn 503 0 1 0.720 0.450 -0.981 -1.042 (Nguồn: Tính toán của tác giả)hách hàng cá nhân tại Ngân cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu
  • 49. 41 4.2. Phân tích tương quan Bảng 4.11 mô tả mối tương quan giữa các biến giải thích trong mô hình phân tích. Nghiên cứu chủ yếu quan tâm tới mối liên hệ giữa các biến có hệ số tương quan từ 0.6 trở lên (tương quan tương đối chặt chẽ) và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% vì mối liên hệ này có thể khiến cho mô hình hồi quy bị thiên lệch do hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến giải thích. Không có cặp biến nào có mối tương quan từ 0.6 trở lên. Tuy nhiên có một cặp biến số có mối tương quan ở mức 0.58 và có ý nghĩa thống kê, bao gồm: Biến số “Thời hạn vay vốn” và “Kiểm tra mục đích sử dụng vốn”, như vậy ở một mức độ nhất định khi thời hạn vay càng dài thì việc sử dụng vốn càng đúng mục đích và ngược lại. Cặp biến số “Kích cỡ khoản vay” và “Công nhân viên” có mối tương quan cặp ở mức -0.57 và có ý nghĩa thống kê. Như vậy có mối liên hệ nghịch chiều nào đó giữa hai yếu tố. Nghĩa là những khách hàng có vị trí nghề nghiệp là công nhân viên sẽ có xu hướng vay ít hơn, và ngược lại. Tương quan ở mức 0.52 và có ý nghĩa thống kê có hai cặp biến số: “Giới tính” và “Vay mua bất động sản”, “Vay mua bất động sản” và “ Hình thức vay ”. Như vậy ở mức tương quan yếu, những khách hàng là nam có xu hướng vay mua bất động sản nhiều hơn khách hàng nữ và vay mua bất động sản dưới hình thức thế chấp. Như vậy một số cặp biến số trên có mối tương quan với nhau nhưng ở một mức độ tương quan thấp và không ảnh hưởng nhiều tới độ thiên lệch của mô hình khi tiến hành ước lượng hồi quy.
  • 50. 42 Bảng 4.11. Bảng phân tích tương quan các biến độc lập Biến số Kiểmtramụcđích Điểmtíndụng VaymuaBĐS Vaytiêudùng VaySXKD Hìnhthứcvay Lãisuất Thờihạnvay Sốtiềnvay Thunhập Nghềnghiệpkhác Côngnhânviên Chuyênviên Lãnhđạo Sauđạihọc Đạihọc Caođẳng Trunghọc Độtuổi Hônnhân Giớitính Giới tính Hôn nhân Độ tuổi Trung học Cao đẳng Đại học Sau đại học Lãnh đạo Chuyên viên Công nhân viên Nghề nghiệp khác Thu nhập Số tiền vay Thời hạn vay Lãi suất Hình thức vay Vay SXKD Vay tiêu dùng Vay mua BĐS Điểm tín dụng Kiểm tra mục đích 1.00 0.00 1.00 0.00 0.03 1.00 0.02 0.04 -0.01 1.00 - 0.12 0.01 0.04 -0.11 1.00 0.06 -0.03 0.11 -0.14 -0.28 1.00 0.07 0.00 -0.07 -0.06 -0.18 0.00 1.00 -0.31 0.10 0.27* 0.03 -0.04 0.10 -0.15 1.00 0.37 0.02 -0.22 0.04 0.02 -0.03 -0.01 -0.32 1.00 -0.13* -0.03 0.00 -0.03 0.02 -0.05 0.06 -0.43* -0.48** 1.00 0.01 -0.14 -0.01 -0.17 0.02 0.00 0.04 0.00 -0.07 -0.03 1.00 0.11 0.06 -0.02 0.05 -0.03 -0.03 -0.03 0.01 0.03 -0.01 0.03 1.00 0.07 0.04 -0.17 0.13 -0.05 -0.13 -0.06 -0.20 0.33 -0,57* -0.11 0.02 1.00 -0.18 0.11 -0.01 -0.04 0.10 0.05 -0.22 0.06 -0.10 0.20 -0.01 -0.01 -0.25 1.00 0.49* 0.07 -0.04 -0.01 -0.06 -0.01 0.34 -0.21* 0.43* -0.13 -0.02 0.08 0.00 0.00 1.00 0.47* 0.10 0.27* 0.01 -0.07 0.04 0.16 -0.09 0.26 -0.02 -0.01 0.10 -0.11 0.09 0.46* 1.00 -0.02 -0.10 0.08 0.00 0.00 0.09 -0.08 0.17 0.01 -0.13 -0.01 0.01 0.22 -0.04 -0.15 -0.19 1.00 -0.27 0.03 -0.14 -0.03 0.14 -0.19 -0.08 -0.02 0.01 -0.05 0.00 -0.11 -0.17 -0.07 -0.18 -0.09 -0.51* 1.00 0.52* 0.12 0.27 0.03 -0.04 0.13 0.18 -0.07 0.19 0.02 -0.01 0.12 -0.12 0.02 0.50 0.52* -0.25 -0.34 1.00 0.06 -0.15 -0.07 -0.22 0.11 0.04 0.11 0.08 -0.01 -0.06 0.16 -0.02 -0.32 0.05 0.04 -0.15 0.05 0.08 -0.01 1.00 0.07 0.12 0.05 0.11 0.14 -0.11 -0.10 0.06 -0.02 0.06 -0.14 0.01 -0.07 0.58* 0.14 0.12 -0.05 0.05 0.03 -0.02 1.00 * Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 5% ** Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Nguồn: Tính toán của tác giả)á nhân tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu
  • 51. 43 4.3. Phân tích kết quả hồi quy. Tại phần phân tích này nghiên cứu sẽ thực hiện thủ tục kiểm định đa cộng tuyến sau đó tiến hành phân tích mô hình hồi quy dựa trên kết quả kiểm định đa cộng tuyến trước đó. Hai mô hình kinh tế lượng được phân tích là mô hình OLS và mô hình Probit. 4.3.1. Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến Thủ tục kiểm định đa cộng tuyến được thực hiện trên Stata, kết quả chi tiết được cho tại Phụ lục 2, kết quả tóm tắt được trình bày ở Bảng 4.12 như sau: Bảng 4.12. Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến STT Biến số VIF Tolerance 1. Giới tính 1.48 0.6737 2. Tình trạng hôn nhân 1.21 0.1702 3. Độ tuổi 1.06 0.9419 4. Cao học 1.17 0.8528 5. Trung cấp/Cao đẳng 1.21 0.8233 6. Đại học 1.29 0.7762 7. Lãnh đạo 2.25 0.4435 8. Chuyên viên 2.27 0.3623 9. Công nhân viên 2.44 0.4095 10. Thu nhập 1.02 0.9812 11. Số tiền vay 1.33 0.7520 12. Thời hạn vay 1.25 0.7982 13. Lãi suất vay 1.53 0.6531 14. Hình thức vay 1.36 0.7342 15. Vay tiêu dùng 1.33 0.7495 16. Vay mua bất động sản 1.11 0.9003 17. Điểm đánh giá tín dụng 1.14 0.8788 18. Kiểm tra mục đích sử dụng vốn 1.22 0.8202 Mean VIF 1.45 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Do hệ số VIF của từng biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên bỏ hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy.
  • 52. 44 4.3.2. Phân tích kết quả hồi quy Bảng 4.13:Tóm tắt kết quả hồi quy của hai mô hình, kết quả chi tiết được cho tại Phụ lục 3 Bảng 4.13. Kết quả hồi quy Mô hình 1 (hồi quy bội) Biến phụ thuộc là khả năng trả nợ số tiền vay Mô hình 2 (Probit) Biến phụ thuộc là khả năng trả nợ đúng hạn Số quan sát 503 503 R2 0.790 0.675 Sig(F) 0.000 0.000 Biến số B P-value B P(z) Giới tính -0.248*** 0.000 -1.567*** 0.000 Hôn nhân -0.014 0.276 0.067 0.833 Độ tuổi -0.001 0.320 0.001 0.314 Cao đẳng và trung cấp -0.027 0.241 -0.234 0.339 Đại học 0.028** 0.040 0.137 0.559 Sau đại học 0.122*** 0.000 2.059*** 0.001 Lãnh đạo/Quản lý 0.092* 0.060 2.252*** 0.000 Chuyên viên 0.077 0.301 0.967*** 0.001 Công nhân viên -0.086*** 0.000 0.107 0.672 Thu nhập -0.002 0.459 -0.004 0.416 Số tiền vay 0.039*** 0.001 0.723*** 0.002 Thời hạn vay 0.005*** 0.000 0.016 0.544 Lãi suất -0.166*** 0.000 -0.997** 0.030 Hình thức vay vốn 0.190*** 0.001 2.536*** 0.000 Vay tiêu dùng -0.040* 0.077 -2.225 0.423 Vay mua bất động sản -0.200*** 0.002 -0.596** 0.011 Điểm tín dụng 0.004 0.151 -0.009 0.654 Kiểm tra mục đích sử dụng vốn -0.025 0.159 -0.029 0.248 Const. 0.829*** 0.009 -11.074* 0.069 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Ghi chú: ***: Mức ý nghĩa 1%, **: Mức ý nghĩa 5%, *: Mức ý nghĩa 10%