SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
PPS..PVU 2010.7.3 tài liệu từ anh ST anh BMH và internet
Tiếng hát : Nữ Ca Sĩ  THANH THUÝ
Thơ : THANH TRÍ CAO
Nhạc Sĩ phổ thơ và hoà âm : NGUYỄN HỮU TÂN
MẦU NHIỆM
PHẬT ĐẢN SANH
CHIÊM BÁI TÔN
TƯỢNG PHẬT NGỌC
Chiêm bái Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giớí
Hàng tỷ người đều ngưỡng vọng ân sâu
Tất cả chúng con kính cẩn nguyện cầu
Công đức Phật hơn hai ngàn năm trước ! (1)

Phật Thích Ca giáng trần - bao nguyện ước...
Cứu chúng sinh trong biển khổ trầm luân .
Nguyện tu hành theo giáo lý uyên thâm
Hầu thoát khỏi cảnh luân hồi sinh tử!

Nhân loại vẫn phạm rất nhiều nghiệp dữ
Còn gian tham , thù hận…tội quá nhiều
Gây chiến tranh tàn sát biết bao nhiêu...
Thời mạt pháp nhiều ma vương phá đạo !

Tội ác quá nhiều gây bao nghiệp báo
Nhân lọai điêu linh - Di Lặc (2) giáng trần
Cứu độ muôn loài thoát khỏi trầm luân
Phật giáng thế vì hòa bình thế giới!

Hãy vững niềm tin tiến tu mong đợi
Hàng triệu người từ bỏ : tham, sân , si...
Sống an vui trong ánh đạo từ bi
Thế giới hòa bình - tỷ người hạnh phúc...!

Minh Lương Trương Minh Sung
Cali. ngày 26 / 06 / 2010
(1) Phật lịch 2554 năm .
(2) Đức Phật Di Lặc
GIỮ TÂM THANH
TỊNH
Xin đừnh chấp - tỏ lượng khoan dung
Tranh luận làm chi đến tận cùng
Vui vẻ giải bày tâm hỉ xả
Chuyện đời việc đạo rối lung tung!

Tự ái càng nhiều càng khổ tâm
Thay vì buông xả chẳng hờn căm
Có gì quan trọng mà sân nhỉ!
Cõi tạm phù du nhớ nhủ thầm!

Cố chấp làm chi chuyện thế gian
An tâm tu tập chẳng phàn nàn
Ai sai ai đúng - xem kinh Phật
Nói lời từ ái - giữ tâm an .

Địa vị giàu sang cũng tạm thời
Không gì tồn tại ở trên đời
Hơn thua - danh lợi không bền vững
Luôn giữ tâm thành , sống thảnh thơi !

Tấm thân giả tạm ở trần gian
Sớm còn tối mất lắm hờn oan
Xin đừng bám víu vào thân xác
Thành , trụ , họai , không - cũng chóng tàn!

Khôn dại , hơn thua ở cõi đời
Phát ngôn cẩn thận vừa lòng người
Sân si lắng đọng - trong hồ nước
Giỏi dở mất rồi cũng thế thôi!

Minh Lương Trương Minh Sung
Cali ,ngày 11 tháng 06 năm 2010

 From: Trinh Dao
 To: Sung Truong
 Sent: Wednesday, June 30, 2010 8:43 AM
 Subject: Re: NGUYỆN TU TÂM

 Anh ST thân ái
 Bai tho NGUYỆN TU TÂM cua anh hay có ý nghĩa. Xin tặng
anh bài phóng họa, đã đăng trên hai Mạng như thường lệ.
Nhận được xin anh tin tôi vui nhé! Thân ái. TD+TN

NGUYỆN TU TÂM
 ( Phỏng họa bài cùng tên của
 Thi Sĩ-Lão-Thành Sung Trương)

 Tu là thoát khỏi khổ đau
 Tu Tâm con nguyện Đạo Mầu Vô Vi.
 Pháp trần biến chuyển đi về
 Thân người bất tịnh, tràn trề khổ đau.
 Ưu phiền nước chảy qua cầu
 Bao dung nhẫn nhục, lo âu gió lùa.

 Từ bi hỷ xả người tu
 Tâm hồn an lạc, oán thù tiêu tan.
 Giận hờn ghen ghét, lang thang
 Vô minh ngã chấp cũng loang nắng trởi.

 Hiền hòa, cởi mở, vui tươi
 An nhiên tự tại, cuộc đời thong dong.
 Tu Tâm con nguyện trong lòng
 Tập dần sẽ thấy sen hồng ngát hương.

 THANH ĐÀO

From: Sung Truong <sungtruong@comcast.net>
To: Undisclosed-Recipient@yahoo.com
Sent: Mon, June 28, 2010 11:58:52 PM
Subject: Fw: NGUYỆN TU TÂM
Mời quý vị đọc thơ giải trí cho vui!

 ST

 NGUYỆN TU TÂM
  Xin nguyện tu tâm mãi suốt đời
 Ta còn đau khổ mang thân người .
 Ưu phiền - thân xác trông tiều tụy
 Hỷ xả - tâm hồn thấy thảnh thơi !
 Giúp kẻ nghèo nàn - cần nhớ nghĩ
 Giữ tâm thanh tịnh - hãy vui cười .
 Quên bao thống khổ trong đời sống
 Hiện tại bình yên mãn nguyện rồi .

 Minh Lương Trương Minh Sung
 Cali , ngày 13 tháng 02 năm 2010

From: Huyen Hong <nhuybaochau@yahoo.com>
Date: 2010/6/6
Subject: Xin phổ biến bài viết
To: Kim Anh Truong <phatgiao.kimanh2@gmail.com>
                   ADiDa Phật.
Kính chào cô Kim Anh,
Lúc này cô lấy lại tinh thần và sức khoẻ chưa ? Đời
người với cảnh sanh ly tử biệt không ai tránh khỏi. Hai Cụ ra đi
đã yên phận rồi, còn mình phải đối diện với thực tại của cuộc
sống . Nhưng nghĩ lại Vô Thường thì không thể lường được. Bản
thân mình không làm chủ được, như mình không muốn già nó cứ
già, không muốn đau nó cứ đau, không muốn chết nhưng nó sẽ
chết. Nhưng có điều chết không phải là hết:
 Chết là đổi thay của mầm sự sống
Để đời ta tươi trẻ lại an vui
Thương tiếc thân già yếu lắm bùi ngùi
Thôi hãy để dòng đời thay sự sống.

            Bây giờ xin cô hãy Mail dùm bài này để củng cố 
lại niềm tin cho những Phật tử đang hoang mang về 
hiện tượng Hào Quang và Hoa Mạn Đà La bởi những E 
mail vô tình phá hoại niềm tin quý giá của mọi người.
             Kính chúc cô luôn an lạc.
                                                                  Trân trọng
                                          Hòa Thượng Thích-Tuệ-Chiếu
                      
 From: Thich-Chan-Tue
 To: Sung Truong
 Cc: Thich Hue Chieu Huyen Hong ; phatgiao.kimanh2@gmail.com
 Sent: Tuesday, June 08, 2010 5:56 PM
 Subject: KÍNH MỜI XEM SỰ THẬT VỀ MẠN ĐÀ LA ĐỂ MỞ MẮT VÀ
KHAI TRÍ

KÍNH MỜI XEM SỰ THẬT VỀ MẠN ĐÀ
LA ĐỂ MỞ MẮT VÀ KHAI TRÍ
 chụp hình nơi Phật Ngọc có đèn sáng rực, mới có phản chiếu.
 chụp nơi trời tối thui thì thấy tối thui, có gì mà la lớn thế!
 Nội dung Tập san PHTQ 13 thỉnh cầu quí TU SĨ và CƯ SĨ PHẬT
GIÁO ngưng việc truyền bá mê tín hoa mạn đà la (mandala
flowers and/or mandala lights) trên các websites, và các hiện
tượng mê tín hào quang chiếu trên nóc chùa, tượng BT QTA,
chỉ làm trò cười cho sự kém hiểu biết sơ đẳng về ánh sáng 
của nhiếp ảnh. 

 Ngày xưa, cổ nhân nói: buôn thần bán thánh.
 Ngày nay, người ta nói: kinh doanh tôn giáo!

 Kính mong quí Thầy nhín chút thời gian quí báu,
 nghiên cứu thêm về cách chụp ảnh với máy digital
 trong các trang nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp,
 và vào xem ý kiến của nhiều giới theo các link sau:
 http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/buoc-dau-hoc-phat/duc-
tin/4421-Hoa-Man-Da-La-Chi-La-Hien-Tuong-Me-Tin.html
 http://chuaphuclam.blogspot.com/2010/05/hoa-man-la-chi-la-hien-tuong-me-
tin.html
 TÂY PHƯƠNG CŨNG CHỤP ĐƯỢC
 CÓ GÌ LINH THIÊNG ĐÂU ?
 http://www.psychicinvestigators.net/html/orbs.html < -click để xem giải thích
 http://blogs.forteana.org/node/116
http://www.prairieghosts.com/trouble.html
 MỜI XEM HOA MẠN ĐÀ LA LOẠN XẠ
 http://www.quangduc.com/photo/usa-hoangphap/2010/california/12-
5/slides/DSC_7583.html
 http://www.daophatngaynay.com/vn/tin-tuc/trong-nuoc/4471-Hoi-thao-
Hoang-phap-toan-quoc-2010-da-khep-lai-sau-5-ngay-lam-viec.html

 Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...
 Một số hình ảnh Lễ An Vị Phật Ngọc Hòa Bình tại Tu
Viện Tường Vân, Haymarket, VA 6/26/2010
Bộ sưu tập hình do Ông Trần Định và NAMPNG cung
cấp.
 Xin mời theo dỏi... BMH
Pháp Môn Lạy Phật
Thích Trí Hoàng
Trong truyền thống tu tập Việt Nam, pháp môn Lạy Phật là một pháp môn rất phổ biến
được thực tập trong hàng xuất gia cũng như tại gia. Trong các chùa cứ vào những ngày
mười bốn và ba mươi âm lịch đều có các buổi lạy Hồng Danh Sám Hối. Bây giờ tại hải ngoại
chúng ta cũng vẫn tiếp tục tu tập theo truyền thống đó. Như thế đủ chứng minh tính mầu
nhiệm của pháp môn này. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta thực tập thấy có an lạc và lợi ích
thiết thực cho thân và tâm, nhưng không hiểu rõ nguyên nhân tại sao. Trong bài này chúng
ta sẽ cố gắng tìm hiểu những lý do nào khiến pháp môn này mang đến cho chúng ta những
lợi lạc mầu nhiệm đó.

 Sau thời gian dài sống tại Bắc Âu cũng như Đông Bắc Hoa Kỳ là những vùng rất lạnh của
thế giới, chúng tôi nghiệm ra tại đây có rất nhiều người mắc phải những chứng bệnh thuộc
về phong thấp như đau nhức khớp xương. Nhất là những người lớn tuổi đến từ các nước
thuộc khu vực nhiệt đới. Bác sĩ khuyên mọi người nên tập thể dục. Ai cũng thấy lời khuyên
đó đúng. Vì sang đây chúng ta ít khi có cơ hội để vận động thân thể cho máu huyết lưu
thông. Chúng ta ngồi quá nhiều, vừa bước ra khỏi nhà đã leo lên xe, đến sở làm phải ngồi
suốt buổi. Ngày này sang ngày nọ cứ như thế. Thêm vào đó, qua sự ăn uống cơ thể chúng
ta tiêu thụ quá nhiều độc tố. Từ đó đủ các chứng bệnh về tim cũng như ung thư phát sinh.
Tuy thế việc tập thể dục vẫn là vấn đề nan giải. Với những người trẻ tuổi ít gặp khó khăn
hơn. Còn đối với những người lớn tuổi, đây quả thật là một khó khăn lớn. Vì văn hoá khác
biệt, các cụ ta thấy ngại ngùng trong việc đi bơi đi lội, đi đến nhà tập thể dục để luyện tập
thân thể. Đó là chưa kể vấn đề di chuyển cũng như ngôn ngữ, vì phần lớn các cụ không biết
lái xe và tiếng tăm không thông. Còn việc đi bộ cũng không dễ dàng thực hiện được, vì vào
mùa ấm còn đi lại chút đỉnh, chứ những ngày lạnh chẳng dám hé cửa, đừng nói chuyện ra
ngoài đường. Nếu đi không khéo, trợt tuyết té thì khổ thân. Nói tóm lại là đành chịu chết.
Các vị than phiền và không biết phải giải quyết vấn đề như thế nào. Chúng tôi chỉ khuyên
các cụ hãy cố gắng thực tập pháp môn Lạy Phật mỗi ngày, sáng cũng như tối.

 Các cụ theo đó thực tập. Vài tuần lễ sau đã có người đến chùa cám ơn, nhờ thực tập
pháp môn Lạy Phật đã khỏi bệnh. Có vị cho chúng tôi hay sau mấy tuần lạy Phật, bây
giờ đã hết luôn chứng đau lưng. Chứng bệnh mà vị đó đã bị từ nhiều năm nay, uống
thuốc gì cũng không khỏi. Các vị khác cho hay bây giờ ngủ ngon giấc không mộng mị,
các chứng tê nhức cũng đã hết. Còn những người trung niên cũng cho biết họ đã bán
các dụng cụ tập thể dục, vì cứ mỗi sáng sau khi lạy hai mươi phút mồ hôi toát ra như
tắm, như thế thì hơn thể dục nhiều.

 Trong Các Truyền Thống Phật Giáo
 Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực
hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
 Với Phật Giáo Tây Tạng vấn đề lạy Phật là một phương pháp tu căn bản. Trong truyền
thống này, khi bắt đầu những kỳ nhập thất dài hạn, thông thường kéo dài ba năm ba
tháng ba ngày, các vị lạt-ma lạy một trăm ngàn lạy. Mỗi ngày từ sáng đến tối chỉ thực
hành lạy Phật. Trung bình mỗi ngày lạy được ba ngàn lạy, và cứ lạy liên tục như thế
trong ba tháng mười ngày thì đủ một trăm ngàn.
 Có người thắc mắc không hiểu lạy như thế có lợi ích gì? Vấn đề này chúng ta sẽ tìm
hiểu cặn kẽ trong phần sau. Đại khái chúng ta có thể hiểu đây là giai đoạn chuẩn bị
cho thời gian "hạ thủ công phu" để nỗ lực tinh tấn trên con đường khai triển tuệ giác.
Sự chuẩn bị này được chú trọng trên cả hai phương diện thân và tâm.

 Sau giai đoạn lễ lạy đó, tâm hồn hành giả thơ thới, thân thể
tráng kiện. Khi đó vị hành giả cảm thấy như mình được tái sinh
từ thể xác đến tinh thần. Cần hội đủ những điều kiện cần thiết đó
thì công cuộc khổ tu của những tháng năm đến mới thành tựu
viên mãn. Chúng ta cũng nên biết rằng, Tây Tạng là một nước ở
trên núi Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi cao nhất thế giới, tuyết phủ
quanh năm. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như thế, nếu
không có một thân thể cường tráng một ý chí mãnh liệt thì khó
có thể tiếp tục công việc tiến tu.
 Do đó sự hành trì lễ lạy là một phương pháp tốt để đạt những
mục tiêu ban đầu. ngoài ra các Phật tử Tây Tạng cũng thực hành
phương pháp "nhất bộ nhất bái" (nghĩa là: đi một bước lạy một
lạy) trong các cuộc hành hương chiêm bái các thánh tích như:
Cung Potala nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma ngự, các tu viện nổi tiếng nơi
có bảo tháp các vị tổ sư...

 Quang cảnh rất cảm động chung quanh Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật Thành
Đạo, là hàng trăm vị Lạt-ma cùng các Phật tử Âu Mỹ thực hành pháp môn lễ
lạy. Họ cứ lạy từ sáng đến chiều và từ ngày này sang ngày nọ. Cách lạy của
người Tây Tạng cũng khác hơn chúng ta là họ lạy nằm dài hết cả người xuống
đất. Tấm ván dùng để lạy trở nên bóng loáng và chỗ hai bàn tay chống xuống
để đẩy dài người ra bị lõm sâu xuống. Điều đó chứng tỏ họ đã lạy không biết
bao nhiêu ngàn vạn lạy rồi.

 Qua những khảo sát đó, chúng ta hiểu được: Tại sao dân Tây Tạng có thể sống
khoẻ mạnh trên đỉnh núi tuyết, nơi lạnh lẽo và thiếu dưỡng khí? Làm thế nào
để có được tín tâm vững chải nơi Tam Bảo? Làm sao để thành đạt kết quả tu
tập? Những thành tựu đó có thể nói phần lớn nhờ bởi công phu lễ bái. Chính
việc Lạy Phật đã giúp cho dân Tây Tạng sống khoẻ mạnh từ thể chất đến tinh
thần, có tín tâm kiên cố nơi Tam Bảo, và thành tựu sự nghiệp tu chứng. Ngày
nay dân tộc nhỏ bé yếu kém đó đã mang Phật Pháp truyền bá khắp nơi.

 Tại Trung Quốc, các Tông Phái Phật Giáo từ Tịnh Độ, Thiền, Thiên Thai, đến
Luật Tông, Mật Tông v.v.. đều chú trọng vào việc Lạy Phật như một hành trì
căn bản. Trung Quốc có những cuốn kinh dành riêng cho việc lễ lạy như:

 Kinh Hồng Danh: 108 lạy, kinh sám hối căn bản. 
Kinh Ngũ Bách Danh: 500 lạy, gồm tên của 500 vị Phật hay 500 danh
hiệu của một vị Phật hay Bồ Tát. 
Kinh Thiên Phật: 1.000 lạy, danh hiệu của một ngàn vị Phật. 
Kinh Ngũ Thiên Phật: 5.000 lạy, danh hiệu của năm ngàn vị Phật. 
Kinh Vạn Phật: 10.000 lạy, danh hiệu của mười ngàn vị Phật. 
Thủy Sám: sách sám hối, vừa tụng vừa lạy, do ngài Ngộ Đạt soạn. 
Lương Hoàng Sám: bộ sách sám hối, do hoà thượng Chí Công đời vua
Lương Võ Đế soạn để sám hối cho hoàng hậu Hy Thị.

 Qua các kinh đó chúng ta thấy Phật Giáo Trung Quốc đã hành trì pháp
môn Lạy Phật nghiêm túc như thế nào.

 Ngày xưa các chùa đều được xây dựng nơi núi cao rừng sâu,
tránh cảnh thị thành náo nhiệt để các hành giả chuyên chú quán
chiếu nội tâm. Các ngôi chùa như Thiếu Lâm Tự được xây dựng
trên núi Thiếu Thất. Để có đủ sức khoẻ chống lại sơn lam chướng
khí thú dữ, các thiền sinh phải luyện tập võ thuật và khí công
kèm với sự tu tập phát huy tuệ giác. Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma là người
đã khai sáng Thiền Tông tại Trung Quốc, cũng là tổ sư sáng lập
võ thuật tại đây. Các tổ sư đã ý thức rõ ràng sự quan hệ giữa
thân và tâm. Sự thành tựu tuệ giác phải song hành với sự tráng
kiện của thân thể. Khí công và nội lực là những yếu tố quan trọng
trong việc phát triển tâm linh. Không thể nào có được ý chí dũng
mãnh trong một thân thể bệnh hoạn. Từ đó các tổ đã kết hợp hai
truyền thống tu luyện của Ấn Độ và Trung Quốc, truyền thống
yoga cũng như các phương pháp luyện công luyện khí của võ
thuật được kết hợp nhuần nhuyễn để chế tác pháp môn Lạy Phật.
 Như thế chúng ta thấy Lạy Phật là kết quả tiêu biểu cho
những kinh nghiệm tu tập thoát thai từ sự dung hợp sâu sắc
tinh hoa của các nền đạo học Đông phương. Một vị thánh
tăng trong thời đại chúng ta là ngài Hư Vân (1840 -1959),
ngài đã hành trì "tam bộ nhất bái" (ba bước một lạy) từ Phổ
Đà Sơn về Ngũ Đài Sơn, khoảng đường dài bằng từ New York
về Seatle. Trong cuốn Tự Truyện ngài đã kể lại những kinh
nghiệm tu chứng của ngài trong thời gian lễ bái đó. Ngài có
được những khả năng phi thường như nhìn xuyên qua vách,
nghe được tiếng từ xa, biết việc vị lai ... Lúc bị chính quyền
cộng sản tra khảo dã man, người cai ngục tưởng ngài chết
rồi. Nhưng sáng hôm sau thấy ngài ngồi dậy như trước đó
chẳng có chuyện gì xảy ra. Ngài thọ 120 tuổi.

 Ngày nay tại Tổ Đình Vân Môn tại Quảng Đông Trung Quốc,
mỗi sáng chư tăng sau thời công phu bắt đầu lạy ba trăm lạy.

 Phật Giáo Việt Nam cũng như Nhật Bản và Đại Hàn chịu ảnh
hưởng sâu đậm Phật Giáo Trung Quốc. Do đó trong phương
pháp hành trì rất chú trọng về lễ lạy. Phật tử Việt Nam đến
ngày nay vẫn duy trì mạnh mẽ phương pháp tu tập đó. Vào
những ngày mười bốn và ba mươi âm lịch, chúng ta có những
thời Hồng Danh Sám Hối. Chúng ta cũng lạy Ngũ Bách Danh,
Thiên Phật, Vạn Phật... Ngoài ra, có người cũng phát nguyện
lạy từng chữ trong các bộ kinh lớn như Pháp Hoa, Bát Nhã,
Niết Bàn, Hoa Nghiêm...

 Trước năm 1975, lúc chúng tôi tu tập tại Chùa Già Lam, Gia Định, mỗi
sáng sau thời công phu, hòa thượng Trí Thủ xướng hồng danh chư
Phật chư Tổ để mọi người lễ lạy. Giọng ôn sang sảng vang dội khắp
chùa. Thỉnh thoảng ôn nhập thất. Trong suốt thời gian đó ôn trì niệm
và lễ bái hồng danh Đức Phật A Di Đà. Những năm cuối đời ôn vẫn
kiên trì tu tập pháp môn đó. Qua cuộn băng cassette thu tại Chùa Già
Lam vào khoảng năm 1982, chúng tôi vẫn còn nghe giọng xướng
trầm hùng của ôn và Đại Chúng. Tại Hoa Kỳ, chúng tôi được biết Tu
Viện Kim Sơn tại Bắc Ca-li thực hành chuyên cần công phu bái sám.
Đại Chúng lạy mỗi ngày hai thời và mỗi thời khoảng hai trăm lạy.
Cũng như rất nhiều các Chùa Việt Nam khác tu tập pháp môn lễ bái
này.
 Tác phẩm nổi tiếng về sự hành trì pháp môn Lạy Phật này là cuốn
Khóa Hư Lục của vua Trần Thái Tôn soạn. Nhà vua soạn bộ sách sám
hối này cũng trong tâm trạng thành khẩn như ngài Ngộ Đạt sám hối
nghiệp chướng nhiều đời, như vua Lương Võ Đế sám hối quả báo của
hoàng hậu.
 Như chúng ta biết vua Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của triều
Trần. Dưới áp lực của thái sư Trần Thủ Độ, cũng là chú của vua, bắt
vua phải làm những việc loạn luân, thất nhân tâm như ruồng bỏ vợ,
lấy chị dâu đang mang thai, cùng chứng kiến những cảnh tàn sát tôn
thất nhà Lý. Không chịu nổinhững cảnh tàn ác đó, nhà vua bỏ kinh
thành vào núi để xin xuất gia.
 Phù Vân quốc sư đã khuyên nhà vua hãy trở về gánh lấy
trọng trách để tìm cách chuyển đổi chính sách bạo tàn thành
chính sách khoan hòa nhân đạo, cũng như theo đuổi con
đường tu tại gia. Nhà vua đã trở về. Sách Khóa Hư Lục đã
được soạn ra trong hoàn cảnh đó. Trong đó nhà vua đã soạn
những bài văn thống thiết để ngày đêm sáu thời lễ bái sám
hối cho nghiệp chướng tiêu trừ, cho quốc thái dân an. Với ảnh
hưởng đạo đức của vua Thái Tông, triều Trần đã trở thành
một triều đại quân chủ Phật Giáo hùng mạnh trong lịch sử với
những chiến thắng Mông Cổ oanh liệt. Mông Cổ là đoàn quân
bách chiến bách thắng, xây dựng một đế quốc trải dài từ Âu
sang á, chưa bao giờ bị thua trận.

 Sự Lợi ích
 Phương pháp Lạy Phật là kết tinh của những kinh nghiệm tu tập
sâu sắc từ những truyền thống đạo học Đông phương. Do đó
những lợi ích mang lại từ sự hành trì pháp môn này vô cùng lớn
lao. Sự lợi ích đó đạt được cả trên hai phương diện thân xác cũng
như tinh thần.

 Về Thân: phương pháp Lạy Phật mang lại những hiệu quả
sau:
 1. Trước hết, động tác lạy Phật là một phương pháp thể dục tốt.
Với những cử động nhẹ nhàng, nhưng tất cả các bắp thịt trên
toàn thân đều được vận động tối đa. Khác với lúc tập thể dục, vì
thông thường khi thể dục chúng ta không vận động tất cả các
bắp thịt đồng đều cùng một lúc. Ví dụ: khi đi bộ, chúng ta vận
động nhiều bắp thịt ở chân. Chỉ có bơi lội chúng ta mới cử động
toàn thân. Trong lúc lạy Phật, tất cả các bắp thịt trên cơ thể đều
hoạt động làm khí huyết toàn thân lưu chuyển giúp chúng ta
chữa trị các chứng thấp khớp, cũng như phòng ngừa các chứng
bệnh hiểm nghèo khác..

 2. Các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể được tác động. Từ huyệt bách hội trên
đỉnh đầu xuống đến huyệt đan điền dọc theo xương sống và các huyệt ở tay
chân. Chúng ta cảm thấy có một luồng khí nóng chạy đều khắp cơ thể và mồ
hôi theo các lỗ chân lông tuôn ra. Theo y học Đông phương, một khi các huyệt
đạo trên cơ thể được tác động, khí huyết sẽ lưu chuyển và bệnh tật sẽ tiêu trừ.

 3. Sau khi Lạy Phật xong, hãy ngồi xuống chừng mười lăm phút, chúng ta sẽ
có cảm giác an lạc thư thái ngay vì các huyệt đạo đưọc tác động. Sự an lạc này
rất sâu sắc, một kinh nghiệm rất đặc biệt mà chúng ta chỉ đạt được trong lúc
thiền định. Sự an lạc này mang lại cho chúng ta niềm hoan lạc suốt ngày. Từ
đó những phiền não, những ưu tư, những đau buồn... cũng nhanh chóng tan
biến.

 4. Các trọng huyệt này tương ứng với các luân xa trong truyền thống yoga Ấn
Độ. Các luân xa này nằm dọc theo xương sống từ đỉnh đầu xuống đến bàn tọa
gồm bảy luân xa. Một khi được tác động, các luân xa này giúp chúng ta khai
triển được những năng lực mầu nhiệm tiềm tàng trong mỗi người, tạo điều kiện
thuận tiện cho việc phát triển tâm linh.

 Về Tâm: phương pháp Lạy Phật là phương
pháp điều tâm để thanh tịnh ba nghiệp:
thân, khẩu và ý (tư tưởng, ngôn ngữ và
hành động). Phương pháp này giúp ta:

1. Tiêu trừ nghiệp
chướng
Trong sự sám hối, thành tâm đảnh lễ mười phương chư Phật
bằng cả thân tâm của mình. Quán chiếu sâu xa nguồn gốc tội
lỗi, cùng bản tánh của tội lỗi. Quán tưởng hào quang chư
Phật mười phương hiển hiện trước mắt, cũng như Phật tánh
trong tự tâm tỏa rạng. Nhờ Phật lực hộ trì cùng nỗ lực tự tâm
để thanh tịnh ba nghiệp. Với sự sám hối đó các ác nghiệp và
chướng duyên đều được chuyển hóa.

2. Thiện căn tăng
trưởng: Trong khi lễ lạy, hồi hướng cho kẻ thân người thù đều được
lợi lạc, đều được thành tựu sự nghiệp giác ngộ giải thoát. Như
thế Bồ Đề Tâm (thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh)
được nuôi dưỡng, lòng từ bi được phát triển. Sự lễ bái hàng
ngày đem lại cho chúng ta nguồn an lạc vô biên. Sự an lạc
này giúp cho phiền não tiêu tan, sự trầm tĩnh trở lại trong
tâm hồn và lòng thương cũng phát sinh đối với người ghét.

3. Đức khiêm cung phát
sinh
 Trong khi hạ mình xuống sát đất để lạy Phật, để thấy những
thành đạt của mình chỉ là những giọt nước trong đại dương
bao la. Bác Hoài phát biểu trong buổi thảo luận Phật Pháp, để
chuyển hóa tâm kiêu mạn của mình, mỗi ngày bác Lạy Phật
để hồi hướng công đức về thiên, về địa, về sư trưởng, về ông
bà cha mẹ... để cảm nhận trùng trùng ân nghĩa. Để thấy sự
thành tựu của mình hôm nay là công ơn tác thành của nhiều
người. Để từ đó tâm khiêm nhường phát sinh. Trong Kinh Đức
Phật thường dạy, tâm khiêm nhường là cửa ngõ của trí tuệ và
là con đường đưa đến giải thoát.

Sự Hành Trì
 Trong truyền thống Việt Nam, chúng ta có lạy Hồng Danh, Ngũ Bách Danh,
Thiên Phật, Vạn Phật ... Tùy theo hoàn cảnh và khả năng để áp dụng cách
lễ lạy cho thích hợp. Điều quan trọng là sự hành trì đều đặn. Nếu chưa quen
chúng ta có thể bắt đầu bằng ba mươi lạy, rồi sau đó tăng dần cho đến một
trăm lẻ tám lạy (để trừ một trăm lẻ tám phiền não). Nếu có băng Hồng Danh
thì mở băng và theo lời xướng danh hiệu Phật trong băng để lạy. Chúng ta
có thể lạy mỗi ngày một hay hai lần.

 Cách đơn giản nhất, chúng ta lạy theo hơi thở. Cứ hít vào chúng ta đứng lên
và thở ra chúng ta lạy xuống. Cứ lạy chậm rãi. Mỗi lạy chúng ta niệm một
danh hiệu Phật và đếm một, cứ như thế cho đến đủ số. Hoặc chúng ta có
thể theo dõi đồng hồ và lạy đủ thời gian ấn định thì ngưng. Hoặc mười lăm
phút, hai mươi phút hay nửa giờ. Đó là những phương cách đề nghị để
chúng ta tùy nghi thực hành.

 Sự lễ lạy có thể thực hiện bất kỳ chỗ nào. Miễn là chúng ta có được khoảng
không gian bằng chừng chiếc chiếu là đủ để lạy rồi. Tốt nhất là trước bàn
Phật, nếu không thì ở chỗ nào cũng được, miễn tâm thành là được. Ngay cả
trong phòng ngủ, mỗi sáng lúc thức dậy hay mỗi tối khi đi ngủ chúng ta có
thể thực tập.
 Khi lạy hai tay chắp ngang trán, đưa xuống ngực rồi lạy xuống sát đất.
Điều này biểu tượng cho "thân tâm cung kính lễ" (đem thân đoan
nghiêm và tâm thành kính để lễ lạy). Lúc lạy xuống hai tay, hai chân và
trán phải chấm đất (ngũ thể đầu địa: năm phần của thân thể đều chạm
đất). Chúng ta nên đứng thẳng người rồi lạy xuống, sau đó đứng thẳng
lên. Như thế các bắp thịt khắp châu thân được vận động tốt hơn (trừ khi
yếu chân, có thể quỳ lạy).

 Trong khi lạy cố gắng kết hợp cả ba phương diện: thân đứng nghiêm
chỉnh cử động nhịp nhàng hoà hợp, hơi thở đều đặn miệng niệm danh
hiệu Phật hay Bồ Tát,  tâm quán tưởng đến Phật, Bồ Tát hay cảnh giới
của chư Phật và Bồ Tát. Ví dụ: có thể quán tưởng đến Đức Phật A Di
Đà đang ở trước mắt, hay cảnh Tịnh Độ chung quanh ta.

 Kết Luận
 Tóm lại, phương pháp lạy Phật là một phương pháp rất đơn giản,
nhưng mang lại những lợi ích rất lớn. Ai tập cũng được, bất kỳ
nơi đâu và không cần phải sắm dụng cụ gì cả. Đây là kết tinh của
những kinh nghiệm tu luyện quý báu của chư tổ, đã kết hợp các
phương pháp tu tập của Thiền gia và vũ thuật gia để chế tác
thành. Sự thực hành pháp môn này mang lại lợi ích rõ rệt cho cả
thân lẫn tâm. Thân thể cường tráng chữa trị và phòng ngừa các
chứng bệnh hiểm nghèo như bệnh tim, áp huyết cao, ung thư..
Tinh thần an lạc thư thái. Sống an vui hạnh phúc trong hiện tại.
Tạo điều kiện thuận tiện khai triển khả năng tâm linh vô biên để
tiến tới giải thoát hoàn toàn. Đây là một pháp môn mầu nhiệm,
những niềm hoan lạc sâu sắc chúng ta kinh nghiệm được trong
lúc hành trì là những bước tiến vững chắc trên bước đường tu
tập. Qua những thành tựu đó giúp chúng ta tăng trưởng tín tâm
đối với những pháp môn chư tổ truyền lại.
http://www.thuvienhoasen.org/phapmonlayphat.htm

More Related Content

What's hot

Giang giai kinh_niem_phat_ba_la_mat
Giang giai kinh_niem_phat_ba_la_matGiang giai kinh_niem_phat_ba_la_mat
Giang giai kinh_niem_phat_ba_la_mat
Hoàng Hương
 
Tu thien dot 2 hoi nguoi phung su luong thanh tuan
Tu thien dot 2 hoi nguoi phung su luong thanh tuanTu thien dot 2 hoi nguoi phung su luong thanh tuan
Tu thien dot 2 hoi nguoi phung su luong thanh tuan
Hoi Nguoi Phung Su
 
Batnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthongBatnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthong
Đỗ Bình
 

What's hot (17)

[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
 
80 Năm Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
80 Năm Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật80 Năm Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
80 Năm Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
 
Giao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Nằm Ngủ Nghe Kinh, Niệm Phật Có Tội Không?
Nằm Ngủ Nghe Kinh, Niệm Phật Có Tội Không?Nằm Ngủ Nghe Kinh, Niệm Phật Có Tội Không?
Nằm Ngủ Nghe Kinh, Niệm Phật Có Tội Không?
 
Giang giai kinh_niem_phat_ba_la_mat
Giang giai kinh_niem_phat_ba_la_matGiang giai kinh_niem_phat_ba_la_mat
Giang giai kinh_niem_phat_ba_la_mat
 
Giao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25
 
Tu thien dot 2 hoi nguoi phung su luong thanh tuan
Tu thien dot 2 hoi nguoi phung su luong thanh tuanTu thien dot 2 hoi nguoi phung su luong thanh tuan
Tu thien dot 2 hoi nguoi phung su luong thanh tuan
 
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ VươngCá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
 
Dinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyềnDinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyền
 
Dinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyềnDinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyền
 
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien HoaNhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
 
Batnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthongBatnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthong
 
La tho-tinh-do
La tho-tinh-doLa tho-tinh-do
La tho-tinh-do
 
Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)
 
Thọ khang bảo giám
Thọ khang bảo giámThọ khang bảo giám
Thọ khang bảo giám
 

Similar to Phat ngoc-updated4

Hoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien ttsHoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien tts
Hoa Bien
 
đạO phật với con người ở thiền viện
đạO phật với con người ở thiền việnđạO phật với con người ở thiền viện
đạO phật với con người ở thiền viện
Hoàng Hương
 
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Nhân Quả Luân Hồi
 

Similar to Phat ngoc-updated4 (20)

Giao ancn cusi-3
Giao ancn cusi-3Giao ancn cusi-3
Giao ancn cusi-3
 
Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...
Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...
Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...
 
Nhung buc tam thu tap3- 08-01-2014 -tvcn- ban thao - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Nhung buc tam thu  tap3- 08-01-2014 -tvcn- ban thao - THẦY THÍCH THÔNG LẠCNhung buc tam thu  tap3- 08-01-2014 -tvcn- ban thao - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Nhung buc tam thu tap3- 08-01-2014 -tvcn- ban thao - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...
Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều  sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều  sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...
Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...
 
Hoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien ttsHoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien tts
 
Tao duyengiaohoa 10428_updt
Tao duyengiaohoa 10428_updtTao duyengiaohoa 10428_updt
Tao duyengiaohoa 10428_updt
 
Từ nụ đến hoa (Thiền Sư Soko Morinaga) Thuần Bạch dịch Việt
Từ nụ đến hoa (Thiền Sư Soko Morinaga) Thuần Bạch dịch ViệtTừ nụ đến hoa (Thiền Sư Soko Morinaga) Thuần Bạch dịch Việt
Từ nụ đến hoa (Thiền Sư Soko Morinaga) Thuần Bạch dịch Việt
 
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
 
Phat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCPhat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
đạO phật với con người ở thiền viện
đạO phật với con người ở thiền việnđạO phật với con người ở thiền viện
đạO phật với con người ở thiền viện
 
Hoa Vô Ưu Tập 7 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 7 (Thích Thanh Từ)Hoa Vô Ưu Tập 7 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 7 (Thích Thanh Từ)
 
Giao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Giao ancn cusi-1
Giao ancn cusi-1Giao ancn cusi-1
Giao ancn cusi-1
 
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
 
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
 
Giao ancn cusi-5
Giao ancn cusi-5Giao ancn cusi-5
Giao ancn cusi-5
 
Giao ancn cusi-5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Thoát khỏi luân hồi , đạt giải thoát , chứng ngộ , niết bàn nhờ diệt được ngu...
Thoát khỏi luân hồi , đạt giải thoát , chứng ngộ , niết bàn nhờ diệt được ngu...Thoát khỏi luân hồi , đạt giải thoát , chứng ngộ , niết bàn nhờ diệt được ngu...
Thoát khỏi luân hồi , đạt giải thoát , chứng ngộ , niết bàn nhờ diệt được ngu...
 
Oai nghichanhhanh hoidap
Oai nghichanhhanh hoidapOai nghichanhhanh hoidap
Oai nghichanhhanh hoidap
 
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
 

More from Venerable Thich Nguyen Tang (6)

Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1
Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1
Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1
 
Philip kapleau
Philip kapleauPhilip kapleau
Philip kapleau
 
Đại Sư Tinh Vân, nhà lãnh đạo Phật Giáo Phật Quang Sơn
Đại Sư Tinh Vân, nhà lãnh đạo Phật Giáo Phật Quang SơnĐại Sư Tinh Vân, nhà lãnh đạo Phật Giáo Phật Quang Sơn
Đại Sư Tinh Vân, nhà lãnh đạo Phật Giáo Phật Quang Sơn
 
Phat dai dhammakya-2
Phat dai dhammakya-2Phat dai dhammakya-2
Phat dai dhammakya-2
 
Phat dai dhammakya-1
Phat dai dhammakya-1Phat dai dhammakya-1
Phat dai dhammakya-1
 
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
 

Recently uploaded

Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
HuyBo25
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 

Phat ngoc-updated4

  • 1. PPS..PVU 2010.7.3 tài liệu từ anh ST anh BMH và internet Tiếng hát : Nữ Ca Sĩ  THANH THUÝ Thơ : THANH TRÍ CAO Nhạc Sĩ phổ thơ và hoà âm : NGUYỄN HỮU TÂN
  • 2.
  • 3.
  • 4.
  • 6.
  • 7.
  • 8.
  • 9.
  • 10.
  • 11.
  • 12.
  • 13.
  • 14. CHIÊM BÁI TÔN TƯỢNG PHẬT NGỌC Chiêm bái Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giớí Hàng tỷ người đều ngưỡng vọng ân sâu Tất cả chúng con kính cẩn nguyện cầu Công đức Phật hơn hai ngàn năm trước ! (1)  Phật Thích Ca giáng trần - bao nguyện ước... Cứu chúng sinh trong biển khổ trầm luân . Nguyện tu hành theo giáo lý uyên thâm Hầu thoát khỏi cảnh luân hồi sinh tử! 
  • 15. Nhân loại vẫn phạm rất nhiều nghiệp dữ Còn gian tham , thù hận…tội quá nhiều Gây chiến tranh tàn sát biết bao nhiêu... Thời mạt pháp nhiều ma vương phá đạo !  Tội ác quá nhiều gây bao nghiệp báo Nhân lọai điêu linh - Di Lặc (2) giáng trần Cứu độ muôn loài thoát khỏi trầm luân Phật giáng thế vì hòa bình thế giới! 
  • 16. Hãy vững niềm tin tiến tu mong đợi Hàng triệu người từ bỏ : tham, sân , si... Sống an vui trong ánh đạo từ bi Thế giới hòa bình - tỷ người hạnh phúc...!  Minh Lương Trương Minh Sung Cali. ngày 26 / 06 / 2010 (1) Phật lịch 2554 năm . (2) Đức Phật Di Lặc
  • 17. GIỮ TÂM THANH TỊNH Xin đừnh chấp - tỏ lượng khoan dung Tranh luận làm chi đến tận cùng Vui vẻ giải bày tâm hỉ xả Chuyện đời việc đạo rối lung tung!  Tự ái càng nhiều càng khổ tâm Thay vì buông xả chẳng hờn căm Có gì quan trọng mà sân nhỉ! Cõi tạm phù du nhớ nhủ thầm! 
  • 18. Cố chấp làm chi chuyện thế gian An tâm tu tập chẳng phàn nàn Ai sai ai đúng - xem kinh Phật Nói lời từ ái - giữ tâm an .  Địa vị giàu sang cũng tạm thời Không gì tồn tại ở trên đời Hơn thua - danh lợi không bền vững Luôn giữ tâm thành , sống thảnh thơi ! 
  • 19. Tấm thân giả tạm ở trần gian Sớm còn tối mất lắm hờn oan Xin đừng bám víu vào thân xác Thành , trụ , họai , không - cũng chóng tàn!  Khôn dại , hơn thua ở cõi đời Phát ngôn cẩn thận vừa lòng người Sân si lắng đọng - trong hồ nước Giỏi dở mất rồi cũng thế thôi!  Minh Lương Trương Minh Sung Cali ,ngày 11 tháng 06 năm 2010 
  • 20.  From: Trinh Dao  To: Sung Truong  Sent: Wednesday, June 30, 2010 8:43 AM  Subject: Re: NGUYỆN TU TÂM   Anh ST thân ái  Bai tho NGUYỆN TU TÂM cua anh hay có ý nghĩa. Xin tặng anh bài phóng họa, đã đăng trên hai Mạng như thường lệ. Nhận được xin anh tin tôi vui nhé! Thân ái. TD+TN 
  • 21. NGUYỆN TU TÂM  ( Phỏng họa bài cùng tên của  Thi Sĩ-Lão-Thành Sung Trương)   Tu là thoát khỏi khổ đau  Tu Tâm con nguyện Đạo Mầu Vô Vi.  Pháp trần biến chuyển đi về  Thân người bất tịnh, tràn trề khổ đau.  Ưu phiền nước chảy qua cầu  Bao dung nhẫn nhục, lo âu gió lùa. 
  • 22.  Từ bi hỷ xả người tu  Tâm hồn an lạc, oán thù tiêu tan.  Giận hờn ghen ghét, lang thang  Vô minh ngã chấp cũng loang nắng trởi.   Hiền hòa, cởi mở, vui tươi  An nhiên tự tại, cuộc đời thong dong.  Tu Tâm con nguyện trong lòng  Tập dần sẽ thấy sen hồng ngát hương.   THANH ĐÀO
  • 23.  From: Sung Truong <sungtruong@comcast.net> To: Undisclosed-Recipient@yahoo.com Sent: Mon, June 28, 2010 11:58:52 PM Subject: Fw: NGUYỆN TU TÂM Mời quý vị đọc thơ giải trí cho vui!   ST 
  • 24.  NGUYỆN TU TÂM   Xin nguyện tu tâm mãi suốt đời  Ta còn đau khổ mang thân người .  Ưu phiền - thân xác trông tiều tụy  Hỷ xả - tâm hồn thấy thảnh thơi !  Giúp kẻ nghèo nàn - cần nhớ nghĩ  Giữ tâm thanh tịnh - hãy vui cười .  Quên bao thống khổ trong đời sống  Hiện tại bình yên mãn nguyện rồi .   Minh Lương Trương Minh Sung  Cali , ngày 13 tháng 02 năm 2010 
  • 25. From: Huyen Hong <nhuybaochau@yahoo.com> Date: 2010/6/6 Subject: Xin phổ biến bài viết To: Kim Anh Truong <phatgiao.kimanh2@gmail.com>                    ADiDa Phật. Kính chào cô Kim Anh, Lúc này cô lấy lại tinh thần và sức khoẻ chưa ? Đời người với cảnh sanh ly tử biệt không ai tránh khỏi. Hai Cụ ra đi đã yên phận rồi, còn mình phải đối diện với thực tại của cuộc sống . Nhưng nghĩ lại Vô Thường thì không thể lường được. Bản thân mình không làm chủ được, như mình không muốn già nó cứ già, không muốn đau nó cứ đau, không muốn chết nhưng nó sẽ chết. Nhưng có điều chết không phải là hết:
  • 28.  From: Thich-Chan-Tue  To: Sung Truong  Cc: Thich Hue Chieu Huyen Hong ; phatgiao.kimanh2@gmail.com  Sent: Tuesday, June 08, 2010 5:56 PM  Subject: KÍNH MỜI XEM SỰ THẬT VỀ MẠN ĐÀ LA ĐỂ MỞ MẮT VÀ KHAI TRÍ 
  • 29. KÍNH MỜI XEM SỰ THẬT VỀ MẠN ĐÀ LA ĐỂ MỞ MẮT VÀ KHAI TRÍ  chụp hình nơi Phật Ngọc có đèn sáng rực, mới có phản chiếu.  chụp nơi trời tối thui thì thấy tối thui, có gì mà la lớn thế!  Nội dung Tập san PHTQ 13 thỉnh cầu quí TU SĨ và CƯ SĨ PHẬT GIÁO ngưng việc truyền bá mê tín hoa mạn đà la (mandala flowers and/or mandala lights) trên các websites, và các hiện tượng mê tín hào quang chiếu trên nóc chùa, tượng BT QTA, chỉ làm trò cười cho sự kém hiểu biết sơ đẳng về ánh sáng  của nhiếp ảnh.  
  • 30.  Ngày xưa, cổ nhân nói: buôn thần bán thánh.  Ngày nay, người ta nói: kinh doanh tôn giáo!   Kính mong quí Thầy nhín chút thời gian quí báu,  nghiên cứu thêm về cách chụp ảnh với máy digital  trong các trang nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp,
  • 31.  và vào xem ý kiến của nhiều giới theo các link sau:  http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/buoc-dau-hoc-phat/duc- tin/4421-Hoa-Man-Da-La-Chi-La-Hien-Tuong-Me-Tin.html  http://chuaphuclam.blogspot.com/2010/05/hoa-man-la-chi-la-hien-tuong-me- tin.html  TÂY PHƯƠNG CŨNG CHỤP ĐƯỢC  CÓ GÌ LINH THIÊNG ĐÂU ?  http://www.psychicinvestigators.net/html/orbs.html < -click để xem giải thích  http://blogs.forteana.org/node/116 http://www.prairieghosts.com/trouble.html  MỜI XEM HOA MẠN ĐÀ LA LOẠN XẠ  http://www.quangduc.com/photo/usa-hoangphap/2010/california/12- 5/slides/DSC_7583.html  http://www.daophatngaynay.com/vn/tin-tuc/trong-nuoc/4471-Hoi-thao- Hoang-phap-toan-quoc-2010-da-khep-lai-sau-5-ngay-lam-viec.html 
  • 32.  Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...  Một số hình ảnh Lễ An Vị Phật Ngọc Hòa Bình tại Tu Viện Tường Vân, Haymarket, VA 6/26/2010 Bộ sưu tập hình do Ông Trần Định và NAMPNG cung cấp.  Xin mời theo dỏi... BMH
  • 33.
  • 34.
  • 35.
  • 36.
  • 37.
  • 38.
  • 39.
  • 40.
  • 41.
  • 42.
  • 43.
  • 44.
  • 45.
  • 46.
  • 47.
  • 48.
  • 49.
  • 50.
  • 51.
  • 52.
  • 53.
  • 54.
  • 55.
  • 56.
  • 57.
  • 58.
  • 59.
  • 60.
  • 61.
  • 62.
  • 63.
  • 64.
  • 65.
  • 66.
  • 67.
  • 68.
  • 69.
  • 70.
  • 71.
  • 72.
  • 73.
  • 74. Pháp Môn Lạy Phật Thích Trí Hoàng Trong truyền thống tu tập Việt Nam, pháp môn Lạy Phật là một pháp môn rất phổ biến được thực tập trong hàng xuất gia cũng như tại gia. Trong các chùa cứ vào những ngày mười bốn và ba mươi âm lịch đều có các buổi lạy Hồng Danh Sám Hối. Bây giờ tại hải ngoại chúng ta cũng vẫn tiếp tục tu tập theo truyền thống đó. Như thế đủ chứng minh tính mầu nhiệm của pháp môn này. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta thực tập thấy có an lạc và lợi ích thiết thực cho thân và tâm, nhưng không hiểu rõ nguyên nhân tại sao. Trong bài này chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu những lý do nào khiến pháp môn này mang đến cho chúng ta những lợi lạc mầu nhiệm đó.   Sau thời gian dài sống tại Bắc Âu cũng như Đông Bắc Hoa Kỳ là những vùng rất lạnh của thế giới, chúng tôi nghiệm ra tại đây có rất nhiều người mắc phải những chứng bệnh thuộc về phong thấp như đau nhức khớp xương. Nhất là những người lớn tuổi đến từ các nước thuộc khu vực nhiệt đới. Bác sĩ khuyên mọi người nên tập thể dục. Ai cũng thấy lời khuyên đó đúng. Vì sang đây chúng ta ít khi có cơ hội để vận động thân thể cho máu huyết lưu thông. Chúng ta ngồi quá nhiều, vừa bước ra khỏi nhà đã leo lên xe, đến sở làm phải ngồi suốt buổi. Ngày này sang ngày nọ cứ như thế. Thêm vào đó, qua sự ăn uống cơ thể chúng ta tiêu thụ quá nhiều độc tố. Từ đó đủ các chứng bệnh về tim cũng như ung thư phát sinh. Tuy thế việc tập thể dục vẫn là vấn đề nan giải. Với những người trẻ tuổi ít gặp khó khăn hơn. Còn đối với những người lớn tuổi, đây quả thật là một khó khăn lớn. Vì văn hoá khác biệt, các cụ ta thấy ngại ngùng trong việc đi bơi đi lội, đi đến nhà tập thể dục để luyện tập thân thể. Đó là chưa kể vấn đề di chuyển cũng như ngôn ngữ, vì phần lớn các cụ không biết lái xe và tiếng tăm không thông. Còn việc đi bộ cũng không dễ dàng thực hiện được, vì vào mùa ấm còn đi lại chút đỉnh, chứ những ngày lạnh chẳng dám hé cửa, đừng nói chuyện ra ngoài đường. Nếu đi không khéo, trợt tuyết té thì khổ thân. Nói tóm lại là đành chịu chết. Các vị than phiền và không biết phải giải quyết vấn đề như thế nào. Chúng tôi chỉ khuyên các cụ hãy cố gắng thực tập pháp môn Lạy Phật mỗi ngày, sáng cũng như tối. 
  • 75.  Các cụ theo đó thực tập. Vài tuần lễ sau đã có người đến chùa cám ơn, nhờ thực tập pháp môn Lạy Phật đã khỏi bệnh. Có vị cho chúng tôi hay sau mấy tuần lạy Phật, bây giờ đã hết luôn chứng đau lưng. Chứng bệnh mà vị đó đã bị từ nhiều năm nay, uống thuốc gì cũng không khỏi. Các vị khác cho hay bây giờ ngủ ngon giấc không mộng mị, các chứng tê nhức cũng đã hết. Còn những người trung niên cũng cho biết họ đã bán các dụng cụ tập thể dục, vì cứ mỗi sáng sau khi lạy hai mươi phút mồ hôi toát ra như tắm, như thế thì hơn thể dục nhiều.   Trong Các Truyền Thống Phật Giáo  Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.  Với Phật Giáo Tây Tạng vấn đề lạy Phật là một phương pháp tu căn bản. Trong truyền thống này, khi bắt đầu những kỳ nhập thất dài hạn, thông thường kéo dài ba năm ba tháng ba ngày, các vị lạt-ma lạy một trăm ngàn lạy. Mỗi ngày từ sáng đến tối chỉ thực hành lạy Phật. Trung bình mỗi ngày lạy được ba ngàn lạy, và cứ lạy liên tục như thế trong ba tháng mười ngày thì đủ một trăm ngàn.  Có người thắc mắc không hiểu lạy như thế có lợi ích gì? Vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu cặn kẽ trong phần sau. Đại khái chúng ta có thể hiểu đây là giai đoạn chuẩn bị cho thời gian "hạ thủ công phu" để nỗ lực tinh tấn trên con đường khai triển tuệ giác. Sự chuẩn bị này được chú trọng trên cả hai phương diện thân và tâm. 
  • 76.  Sau giai đoạn lễ lạy đó, tâm hồn hành giả thơ thới, thân thể tráng kiện. Khi đó vị hành giả cảm thấy như mình được tái sinh từ thể xác đến tinh thần. Cần hội đủ những điều kiện cần thiết đó thì công cuộc khổ tu của những tháng năm đến mới thành tựu viên mãn. Chúng ta cũng nên biết rằng, Tây Tạng là một nước ở trên núi Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi cao nhất thế giới, tuyết phủ quanh năm. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như thế, nếu không có một thân thể cường tráng một ý chí mãnh liệt thì khó có thể tiếp tục công việc tiến tu.  Do đó sự hành trì lễ lạy là một phương pháp tốt để đạt những mục tiêu ban đầu. ngoài ra các Phật tử Tây Tạng cũng thực hành phương pháp "nhất bộ nhất bái" (nghĩa là: đi một bước lạy một lạy) trong các cuộc hành hương chiêm bái các thánh tích như: Cung Potala nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma ngự, các tu viện nổi tiếng nơi có bảo tháp các vị tổ sư... 
  • 77.  Quang cảnh rất cảm động chung quanh Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật Thành Đạo, là hàng trăm vị Lạt-ma cùng các Phật tử Âu Mỹ thực hành pháp môn lễ lạy. Họ cứ lạy từ sáng đến chiều và từ ngày này sang ngày nọ. Cách lạy của người Tây Tạng cũng khác hơn chúng ta là họ lạy nằm dài hết cả người xuống đất. Tấm ván dùng để lạy trở nên bóng loáng và chỗ hai bàn tay chống xuống để đẩy dài người ra bị lõm sâu xuống. Điều đó chứng tỏ họ đã lạy không biết bao nhiêu ngàn vạn lạy rồi.   Qua những khảo sát đó, chúng ta hiểu được: Tại sao dân Tây Tạng có thể sống khoẻ mạnh trên đỉnh núi tuyết, nơi lạnh lẽo và thiếu dưỡng khí? Làm thế nào để có được tín tâm vững chải nơi Tam Bảo? Làm sao để thành đạt kết quả tu tập? Những thành tựu đó có thể nói phần lớn nhờ bởi công phu lễ bái. Chính việc Lạy Phật đã giúp cho dân Tây Tạng sống khoẻ mạnh từ thể chất đến tinh thần, có tín tâm kiên cố nơi Tam Bảo, và thành tựu sự nghiệp tu chứng. Ngày nay dân tộc nhỏ bé yếu kém đó đã mang Phật Pháp truyền bá khắp nơi.   Tại Trung Quốc, các Tông Phái Phật Giáo từ Tịnh Độ, Thiền, Thiên Thai, đến Luật Tông, Mật Tông v.v.. đều chú trọng vào việc Lạy Phật như một hành trì căn bản. Trung Quốc có những cuốn kinh dành riêng cho việc lễ lạy như: 
  • 78.  Kinh Hồng Danh: 108 lạy, kinh sám hối căn bản.  Kinh Ngũ Bách Danh: 500 lạy, gồm tên của 500 vị Phật hay 500 danh hiệu của một vị Phật hay Bồ Tát.  Kinh Thiên Phật: 1.000 lạy, danh hiệu của một ngàn vị Phật.  Kinh Ngũ Thiên Phật: 5.000 lạy, danh hiệu của năm ngàn vị Phật.  Kinh Vạn Phật: 10.000 lạy, danh hiệu của mười ngàn vị Phật.  Thủy Sám: sách sám hối, vừa tụng vừa lạy, do ngài Ngộ Đạt soạn.  Lương Hoàng Sám: bộ sách sám hối, do hoà thượng Chí Công đời vua Lương Võ Đế soạn để sám hối cho hoàng hậu Hy Thị.   Qua các kinh đó chúng ta thấy Phật Giáo Trung Quốc đã hành trì pháp môn Lạy Phật nghiêm túc như thế nào. 
  • 79.  Ngày xưa các chùa đều được xây dựng nơi núi cao rừng sâu, tránh cảnh thị thành náo nhiệt để các hành giả chuyên chú quán chiếu nội tâm. Các ngôi chùa như Thiếu Lâm Tự được xây dựng trên núi Thiếu Thất. Để có đủ sức khoẻ chống lại sơn lam chướng khí thú dữ, các thiền sinh phải luyện tập võ thuật và khí công kèm với sự tu tập phát huy tuệ giác. Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma là người đã khai sáng Thiền Tông tại Trung Quốc, cũng là tổ sư sáng lập võ thuật tại đây. Các tổ sư đã ý thức rõ ràng sự quan hệ giữa thân và tâm. Sự thành tựu tuệ giác phải song hành với sự tráng kiện của thân thể. Khí công và nội lực là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển tâm linh. Không thể nào có được ý chí dũng mãnh trong một thân thể bệnh hoạn. Từ đó các tổ đã kết hợp hai truyền thống tu luyện của Ấn Độ và Trung Quốc, truyền thống yoga cũng như các phương pháp luyện công luyện khí của võ thuật được kết hợp nhuần nhuyễn để chế tác pháp môn Lạy Phật.
  • 80.  Như thế chúng ta thấy Lạy Phật là kết quả tiêu biểu cho những kinh nghiệm tu tập thoát thai từ sự dung hợp sâu sắc tinh hoa của các nền đạo học Đông phương. Một vị thánh tăng trong thời đại chúng ta là ngài Hư Vân (1840 -1959), ngài đã hành trì "tam bộ nhất bái" (ba bước một lạy) từ Phổ Đà Sơn về Ngũ Đài Sơn, khoảng đường dài bằng từ New York về Seatle. Trong cuốn Tự Truyện ngài đã kể lại những kinh nghiệm tu chứng của ngài trong thời gian lễ bái đó. Ngài có được những khả năng phi thường như nhìn xuyên qua vách, nghe được tiếng từ xa, biết việc vị lai ... Lúc bị chính quyền cộng sản tra khảo dã man, người cai ngục tưởng ngài chết rồi. Nhưng sáng hôm sau thấy ngài ngồi dậy như trước đó chẳng có chuyện gì xảy ra. Ngài thọ 120 tuổi. 
  • 81.  Ngày nay tại Tổ Đình Vân Môn tại Quảng Đông Trung Quốc, mỗi sáng chư tăng sau thời công phu bắt đầu lạy ba trăm lạy.   Phật Giáo Việt Nam cũng như Nhật Bản và Đại Hàn chịu ảnh hưởng sâu đậm Phật Giáo Trung Quốc. Do đó trong phương pháp hành trì rất chú trọng về lễ lạy. Phật tử Việt Nam đến ngày nay vẫn duy trì mạnh mẽ phương pháp tu tập đó. Vào những ngày mười bốn và ba mươi âm lịch, chúng ta có những thời Hồng Danh Sám Hối. Chúng ta cũng lạy Ngũ Bách Danh, Thiên Phật, Vạn Phật... Ngoài ra, có người cũng phát nguyện lạy từng chữ trong các bộ kinh lớn như Pháp Hoa, Bát Nhã, Niết Bàn, Hoa Nghiêm... 
  • 82.  Trước năm 1975, lúc chúng tôi tu tập tại Chùa Già Lam, Gia Định, mỗi sáng sau thời công phu, hòa thượng Trí Thủ xướng hồng danh chư Phật chư Tổ để mọi người lễ lạy. Giọng ôn sang sảng vang dội khắp chùa. Thỉnh thoảng ôn nhập thất. Trong suốt thời gian đó ôn trì niệm và lễ bái hồng danh Đức Phật A Di Đà. Những năm cuối đời ôn vẫn kiên trì tu tập pháp môn đó. Qua cuộn băng cassette thu tại Chùa Già Lam vào khoảng năm 1982, chúng tôi vẫn còn nghe giọng xướng trầm hùng của ôn và Đại Chúng. Tại Hoa Kỳ, chúng tôi được biết Tu Viện Kim Sơn tại Bắc Ca-li thực hành chuyên cần công phu bái sám. Đại Chúng lạy mỗi ngày hai thời và mỗi thời khoảng hai trăm lạy. Cũng như rất nhiều các Chùa Việt Nam khác tu tập pháp môn lễ bái này.  Tác phẩm nổi tiếng về sự hành trì pháp môn Lạy Phật này là cuốn Khóa Hư Lục của vua Trần Thái Tôn soạn. Nhà vua soạn bộ sách sám hối này cũng trong tâm trạng thành khẩn như ngài Ngộ Đạt sám hối nghiệp chướng nhiều đời, như vua Lương Võ Đế sám hối quả báo của hoàng hậu.  Như chúng ta biết vua Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của triều Trần. Dưới áp lực của thái sư Trần Thủ Độ, cũng là chú của vua, bắt vua phải làm những việc loạn luân, thất nhân tâm như ruồng bỏ vợ, lấy chị dâu đang mang thai, cùng chứng kiến những cảnh tàn sát tôn thất nhà Lý. Không chịu nổinhững cảnh tàn ác đó, nhà vua bỏ kinh thành vào núi để xin xuất gia.
  • 83.  Phù Vân quốc sư đã khuyên nhà vua hãy trở về gánh lấy trọng trách để tìm cách chuyển đổi chính sách bạo tàn thành chính sách khoan hòa nhân đạo, cũng như theo đuổi con đường tu tại gia. Nhà vua đã trở về. Sách Khóa Hư Lục đã được soạn ra trong hoàn cảnh đó. Trong đó nhà vua đã soạn những bài văn thống thiết để ngày đêm sáu thời lễ bái sám hối cho nghiệp chướng tiêu trừ, cho quốc thái dân an. Với ảnh hưởng đạo đức của vua Thái Tông, triều Trần đã trở thành một triều đại quân chủ Phật Giáo hùng mạnh trong lịch sử với những chiến thắng Mông Cổ oanh liệt. Mông Cổ là đoàn quân bách chiến bách thắng, xây dựng một đế quốc trải dài từ Âu sang á, chưa bao giờ bị thua trận. 
  • 84.  Sự Lợi ích  Phương pháp Lạy Phật là kết tinh của những kinh nghiệm tu tập sâu sắc từ những truyền thống đạo học Đông phương. Do đó những lợi ích mang lại từ sự hành trì pháp môn này vô cùng lớn lao. Sự lợi ích đó đạt được cả trên hai phương diện thân xác cũng như tinh thần.   Về Thân: phương pháp Lạy Phật mang lại những hiệu quả sau:  1. Trước hết, động tác lạy Phật là một phương pháp thể dục tốt. Với những cử động nhẹ nhàng, nhưng tất cả các bắp thịt trên toàn thân đều được vận động tối đa. Khác với lúc tập thể dục, vì thông thường khi thể dục chúng ta không vận động tất cả các bắp thịt đồng đều cùng một lúc. Ví dụ: khi đi bộ, chúng ta vận động nhiều bắp thịt ở chân. Chỉ có bơi lội chúng ta mới cử động toàn thân. Trong lúc lạy Phật, tất cả các bắp thịt trên cơ thể đều hoạt động làm khí huyết toàn thân lưu chuyển giúp chúng ta chữa trị các chứng thấp khớp, cũng như phòng ngừa các chứng bệnh hiểm nghèo khác.. 
  • 85.  2. Các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể được tác động. Từ huyệt bách hội trên đỉnh đầu xuống đến huyệt đan điền dọc theo xương sống và các huyệt ở tay chân. Chúng ta cảm thấy có một luồng khí nóng chạy đều khắp cơ thể và mồ hôi theo các lỗ chân lông tuôn ra. Theo y học Đông phương, một khi các huyệt đạo trên cơ thể được tác động, khí huyết sẽ lưu chuyển và bệnh tật sẽ tiêu trừ.   3. Sau khi Lạy Phật xong, hãy ngồi xuống chừng mười lăm phút, chúng ta sẽ có cảm giác an lạc thư thái ngay vì các huyệt đạo đưọc tác động. Sự an lạc này rất sâu sắc, một kinh nghiệm rất đặc biệt mà chúng ta chỉ đạt được trong lúc thiền định. Sự an lạc này mang lại cho chúng ta niềm hoan lạc suốt ngày. Từ đó những phiền não, những ưu tư, những đau buồn... cũng nhanh chóng tan biến.   4. Các trọng huyệt này tương ứng với các luân xa trong truyền thống yoga Ấn Độ. Các luân xa này nằm dọc theo xương sống từ đỉnh đầu xuống đến bàn tọa gồm bảy luân xa. Một khi được tác động, các luân xa này giúp chúng ta khai triển được những năng lực mầu nhiệm tiềm tàng trong mỗi người, tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển tâm linh. 
  • 86.  Về Tâm: phương pháp Lạy Phật là phương pháp điều tâm để thanh tịnh ba nghiệp: thân, khẩu và ý (tư tưởng, ngôn ngữ và hành động). Phương pháp này giúp ta: 
  • 87. 1. Tiêu trừ nghiệp chướng Trong sự sám hối, thành tâm đảnh lễ mười phương chư Phật bằng cả thân tâm của mình. Quán chiếu sâu xa nguồn gốc tội lỗi, cùng bản tánh của tội lỗi. Quán tưởng hào quang chư Phật mười phương hiển hiện trước mắt, cũng như Phật tánh trong tự tâm tỏa rạng. Nhờ Phật lực hộ trì cùng nỗ lực tự tâm để thanh tịnh ba nghiệp. Với sự sám hối đó các ác nghiệp và chướng duyên đều được chuyển hóa. 
  • 88. 2. Thiện căn tăng trưởng: Trong khi lễ lạy, hồi hướng cho kẻ thân người thù đều được lợi lạc, đều được thành tựu sự nghiệp giác ngộ giải thoát. Như thế Bồ Đề Tâm (thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh) được nuôi dưỡng, lòng từ bi được phát triển. Sự lễ bái hàng ngày đem lại cho chúng ta nguồn an lạc vô biên. Sự an lạc này giúp cho phiền não tiêu tan, sự trầm tĩnh trở lại trong tâm hồn và lòng thương cũng phát sinh đối với người ghét. 
  • 89. 3. Đức khiêm cung phát sinh  Trong khi hạ mình xuống sát đất để lạy Phật, để thấy những thành đạt của mình chỉ là những giọt nước trong đại dương bao la. Bác Hoài phát biểu trong buổi thảo luận Phật Pháp, để chuyển hóa tâm kiêu mạn của mình, mỗi ngày bác Lạy Phật để hồi hướng công đức về thiên, về địa, về sư trưởng, về ông bà cha mẹ... để cảm nhận trùng trùng ân nghĩa. Để thấy sự thành tựu của mình hôm nay là công ơn tác thành của nhiều người. Để từ đó tâm khiêm nhường phát sinh. Trong Kinh Đức Phật thường dạy, tâm khiêm nhường là cửa ngõ của trí tuệ và là con đường đưa đến giải thoát. 
  • 90. Sự Hành Trì  Trong truyền thống Việt Nam, chúng ta có lạy Hồng Danh, Ngũ Bách Danh, Thiên Phật, Vạn Phật ... Tùy theo hoàn cảnh và khả năng để áp dụng cách lễ lạy cho thích hợp. Điều quan trọng là sự hành trì đều đặn. Nếu chưa quen chúng ta có thể bắt đầu bằng ba mươi lạy, rồi sau đó tăng dần cho đến một trăm lẻ tám lạy (để trừ một trăm lẻ tám phiền não). Nếu có băng Hồng Danh thì mở băng và theo lời xướng danh hiệu Phật trong băng để lạy. Chúng ta có thể lạy mỗi ngày một hay hai lần.   Cách đơn giản nhất, chúng ta lạy theo hơi thở. Cứ hít vào chúng ta đứng lên và thở ra chúng ta lạy xuống. Cứ lạy chậm rãi. Mỗi lạy chúng ta niệm một danh hiệu Phật và đếm một, cứ như thế cho đến đủ số. Hoặc chúng ta có thể theo dõi đồng hồ và lạy đủ thời gian ấn định thì ngưng. Hoặc mười lăm phút, hai mươi phút hay nửa giờ. Đó là những phương cách đề nghị để chúng ta tùy nghi thực hành.   Sự lễ lạy có thể thực hiện bất kỳ chỗ nào. Miễn là chúng ta có được khoảng không gian bằng chừng chiếc chiếu là đủ để lạy rồi. Tốt nhất là trước bàn Phật, nếu không thì ở chỗ nào cũng được, miễn tâm thành là được. Ngay cả trong phòng ngủ, mỗi sáng lúc thức dậy hay mỗi tối khi đi ngủ chúng ta có thể thực tập.
  • 91.  Khi lạy hai tay chắp ngang trán, đưa xuống ngực rồi lạy xuống sát đất. Điều này biểu tượng cho "thân tâm cung kính lễ" (đem thân đoan nghiêm và tâm thành kính để lễ lạy). Lúc lạy xuống hai tay, hai chân và trán phải chấm đất (ngũ thể đầu địa: năm phần của thân thể đều chạm đất). Chúng ta nên đứng thẳng người rồi lạy xuống, sau đó đứng thẳng lên. Như thế các bắp thịt khắp châu thân được vận động tốt hơn (trừ khi yếu chân, có thể quỳ lạy).   Trong khi lạy cố gắng kết hợp cả ba phương diện: thân đứng nghiêm chỉnh cử động nhịp nhàng hoà hợp, hơi thở đều đặn miệng niệm danh hiệu Phật hay Bồ Tát,  tâm quán tưởng đến Phật, Bồ Tát hay cảnh giới của chư Phật và Bồ Tát. Ví dụ: có thể quán tưởng đến Đức Phật A Di Đà đang ở trước mắt, hay cảnh Tịnh Độ chung quanh ta. 
  • 92.  Kết Luận  Tóm lại, phương pháp lạy Phật là một phương pháp rất đơn giản, nhưng mang lại những lợi ích rất lớn. Ai tập cũng được, bất kỳ nơi đâu và không cần phải sắm dụng cụ gì cả. Đây là kết tinh của những kinh nghiệm tu luyện quý báu của chư tổ, đã kết hợp các phương pháp tu tập của Thiền gia và vũ thuật gia để chế tác thành. Sự thực hành pháp môn này mang lại lợi ích rõ rệt cho cả thân lẫn tâm. Thân thể cường tráng chữa trị và phòng ngừa các chứng bệnh hiểm nghèo như bệnh tim, áp huyết cao, ung thư.. Tinh thần an lạc thư thái. Sống an vui hạnh phúc trong hiện tại. Tạo điều kiện thuận tiện khai triển khả năng tâm linh vô biên để tiến tới giải thoát hoàn toàn. Đây là một pháp môn mầu nhiệm, những niềm hoan lạc sâu sắc chúng ta kinh nghiệm được trong lúc hành trì là những bước tiến vững chắc trên bước đường tu tập. Qua những thành tựu đó giúp chúng ta tăng trưởng tín tâm đối với những pháp môn chư tổ truyền lại. http://www.thuvienhoasen.org/phapmonlayphat.htm