SlideShare a Scribd company logo
1 of 146
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Họ tên và chữ ký)
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài Luận văn thạc sĩ này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành tới các quý thầy cô giảng dạy tại Trường Đại học công nghệ TP.
HCM đã giúp cho tôi trang bị kiến thức, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời biết ơn tới
TS. Trần Văn Tùng đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian
làm Luận văn .
Tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, Doanh nghiệp đã hợp tác
chia sẽ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ
cho đề tài nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị
giảng viên đồng nghiệp Khoa Kế toán kiểm toán trường Đại học Công nghiệp
TP. HCM đã giúp đỡ, tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt thời
gian học tập và thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn
đã động viên, hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và
hoàn thành luận văn.
iii
TÓM TẮT
Ở Việt Nam, Doanh nghiệp thương mại là một loại hình doanh nghiệp khá
phổ biến và kết quả hoạt động của nó góp phần quan trọng vào sự phát triển của
nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cũng như các loại hình doanh ngiệp khác, công
tác quản trị nói chung cũng như KTTN nói riêng chưa được quan tâm đúng mức
nên kết quả hoạt động chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế
toán trách nhiệm là một yêu cầu không những cấp thiết mà còn mang tính quyết
định đối với sự sống còn của một doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp
thương mại.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan như vậy, nên tác giả vận dụng những lý
luận của kế toán trách nhiệm để thực hiện đề tài " Tổ chức hệ thống kế toán
trách trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam" nhằm giúp phần nào
cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công tác quản trị, đánh giá trách nhiệm của
người đứng đầu Doanh nghiệp để đánh giá kết quả công việc của họ, để đề ra
mục tiêu, phương hướng hoạt động đem lại kết quả cao cho loại hình doanh
nghiệp này.
Để xây dựng mô hình tổ chức KTTN trong DNTM, ngoài việc vận dụng
cơ sở lý luận trong và ngoài nước tác giả đã khảo sát tại 78 Doanh nghiệp thương
mại hoạt động theo mô hình Tổng công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí minh và
các DN đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM, sau đó sử dụng
kết quả thu thập được để thống kế, phân tích tìm ra những mặt đạt được, tồn tại
và hạn chế làm cơ sở để xây dựng mô hình tổ chức hệ thống KTTN chuẩn cho
các DNTM. Tác giả còn đưa ra dẫn chứng về kinh nghiệm tổ chức hệ thống kế
toán trách nhiệm của một số Doanh nghiệp trên thế giới: Tập đoàn Abbott Hoa
kỳ, Tập đoàn Dupont
Việc xây dựng mô hình thực hiện qua 3 bước:
- Bước 1: Xác định các loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm Chi phí, trung
tâm Doanh thu, trung tâm Lợi nhuận và trung tâm Đầu tư
iv
- Bước 2:Xác định loại thông tin cần cung cấp đối với từng trung tâm trách
nhiệm.
- Bước 3: Lập các báo cáo cho từng trung tâm trách nhiệm.
Sau khi xây dựng mô hình hệ thống kế toán trách nhiệm trong Doanh
nghiệp thương mại, để công tác tổ chức hệ thống báo cáo kế toán đánh giá trách
nhiệm ở các DNTM mang tính khả thi cao tác giả đã đề xuất một số giải pháp kỹ
thuật nhằm hỗ trợ việc thực hiện mô hình như: Lập dự toán cho từng trung tâm
trách nhiệm, Tổ chức công tác kế toán phù hợp với việc thu thập thông tin để lập
hệ thống KTTN, Xây dựng hệ thống định mức – tiêu chuẩn liên quan đến các chỉ
tiêu của Báo cáo trách nhiệm và Các giải pháp hỗ trợ khác (Tổ chức ứng dụng
công nghệ thông tin để phân tích, xử lý kịp thời các thông tin, Đào tạo, bồi
dưỡng nhân viên KTQT).
Kết quả của Luận văn là tài liệu tham khảo cho các Nhà quản lý của các
DNTM nói riêng và các DN có quy mô lớn ở VN nói chung khi xây dựng hệ
thống KTTN cho DN của mình nhằm giúp phần nào cho doanh nghiệp nâng cao
hiệu quả công tác quản trị, đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu Doanh
nghiệp để đánh giá kết quả công việc của họ, để đề ra mục tiêu, phương hướng
hoạt động đem lại kết quả cao cho Doanh nghiệp.
v
ABSTRACT
Commercial enterprise is a very popular type of business in Vietnam and
their results in business operations contribute significantly to the development of
the country. However, the management activities and responsibility accounting in
commercial enterprises as well as other type of business have not been paid
adequate attention. As a result, the efficiency of both management activities and
responsibility accounting is not as good as it must be. Therefore, the needs of
having research for applying responsibility accounting is urgent and crucial for
the survival of all types of business, including commercial enterprises.
Based on the objective requirements, the author applied both theoretical
and practical knowledge for carrying out the project "Implementing
responsibility accounting system in commercial enterprises in Vietnam". The
project will help commercial enterprises improves the efficiency of management
activities and assess the responsibility of managers. It also helps evaluate
managers’ efficiency in their work to achieve better results for commercial
enterprises.
The author used theoretical knowledge and results of the survey for 78
commercial enterprises located in Ho Chi Minh City and other enterprises listed
on the Stock Exchange to build organizational model accounting responsibilities
in commercial enterprises. The author, then, used the results obtained to find out
the reasons and limitations existed in applying responsibility accounting in
commercial enterprises. Based on the information found out, the author created
standard of responsibility accounting system for commercial enterprises. The
author also used the experience of using responsibility accounting in a various
enterprises in the world such as Abbott Corporation and Dupont Corporation
The construction of models made in three steps :
- Step 1: Identify the types of responsibility centers: Cost Centers,
Revenue Centers, Profit Centers and Investment Center
vi
- Step 2: Determine the type of information should be provided for
each responsibility center.
- Step 3: Preparation of reports for each responsibility center.
After building the model of responsibility accounting system in
commercial enterprises, the author has proposed some technical solutions to
support the implementation of the model such as the budget for each
responsibility center, the implementation of accounting system to collect
information for responsibility accounting, the system of standard and norm items
relating to elements in responsibility accounting and other supporting solutions
(Applying information technology for analyze and process information in times
and training employees for management accounting).
The result of thesis is a reference material for managers in both small and
large commercial enterprises when building responsibility accounting system to
improve the efficiency of management activities in business. It also helps
managers evaluate the results of their work, set goals and propose effective plans
in order to achieve good results for business.
vii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Tóm tắt...........................................................................................................................iii
Abstract ...........................................................................................................................v
Mục lục..........................................................................................................................vii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................xii
Danh mục các Bảng...................................................................................................xiii
Danh mục các Sơ đồ.................................................................................................. xiv
Danh mục các Phụ lục ................................................................................................xv
viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................2
1.3 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................3
1.3.1 Mục tiêu tổng quát...........................................................................................3
1.3.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................3
1.3.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................4
1.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài .........................................................................4
1.5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài .............................5
1.5.1 Phương pháp luận ...........................................................................................5
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................6
1.7 Kêt cấu của đề tài nghiên cứu ........................................................................8
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP.........................................................................10
2.1 Một số khái niệm về kế toán trách nhiệm.......................................................10
2.2 Vai trò – Chức năng của kế toán trách nhiệm................................................13
2.2.1 Vai trò của KTTN...........................................................................................13
2.2.2 Chức năng của KTTN....................................................................................14
2.3 Nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm...........................................................14
2.3.1 Phân cấp trong quản lý(Decentralizing)....................................................14
2.3.1.1 Ưu điểm của sự phân cấp trong quản lý......................................................15
2.3.1.2 Nhược điểm của sự phân cấp trong quản lý:...............................................16
2.3.2 Xác định các trung tâm trách nhiệm. .........................................................16
2.3.2.1 Trung tâm chi phí (Cost Centers)..................................................................16
2.3.2.2 Trung tâm doanh thu (Revenue Centers)......................................................17
2.3.2.3 Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers)..........................................................18
2.3.2.4 Trung tâm đầu tư (Investment Centers)......................................................19
2.3.3 Lập Báo cáo trách nhiệm cho các trung tâm trách nhiệm.........................22
2.3.3.1 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí..........................................23
ix
2.3.3.2 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm doanh thu ....................................23
2.3.3.3 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận.....................................24
2.3.3.4 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm đầu tư...........................................25
2.4 Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp .........................26
2.4.1 Cơ cấu tổ chức của DN theo mô hình Tổng công ty.......................................26
2.4.2 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại DN .....................................................27
2.4.2.1 Các trung tâm chi phí. ....................................................................................27
2.4.2.2 Các trung tâm doanh thu................................................................................27
2.4.2.3 Các trung tâm lợi nhuận...........................................................................27
2.4.2.4 Các trung tâm đầu tư. .....................................................................................27
2.5 Kinh nghiệm về việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm của một số DN
trên thế giới. ..................................................................................................................28
2.5.1 Phân quyền, chuyển giá và quản trị theo mục tiêu trong hệ thống kế
toán trách nhiệm của Tập đoàn Abbott, Hoa Kỳ......................................................28
2.5.2 Sáng kiến ROI và vấn đề phân quyền của Tập đoàn Dupont..................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................32
CHƯƠNG 3:KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ
THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI Ở VN .................................................................................................33
3.1 Giới thiệu khái quát về đặc điểm hoạt động và phân cấp quản lý của DNTM ở
Việt Nam........................................................................................................................33
3.1.1 Đặc điểm hoạt động của DNTM ở Việt Nam .............................................33
3.1.2 Sự phân cấp quản lý trong DNTM ở Việt Nam..........................................35
3.1.2.1 Hoạt động theo mô hình Công ty ............................................................35
3.1.2.2 Hoạt động theo mô hình Tổng công ty..........................................................36
3.2 Khảo sát tình hình thực hiện KTTN trong DNTM ở Việt Nam .................36
3.2.1 Đối tượng phỏng vấn....................................................................................36
3.2.2 Nội dung khảo sát .........................................................................................37
3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát....................................................................37
x
3.2.4 Phạm vi, số lượng công ty và thời gian khảo sát.......................................38
3.2.5 Thu thập và xử lý kết quả khảo sát..............................................................38
3.2.5.1 Tình hình chung về đặc điểm hoạt động của DNTM ở Việt nam ..............38
3.2.5.2 Tình hình thực hiện KTTN trong DNTM ở Việt Nam hiện nay ..............40
3.2.5.3 Mức độ quan tâm của nhà Quản trị đến hệ thống kế toán trách nhiệm......45
3.3 ... Đánh giá tình hình thực hiện hệ thống báo cáo trách nhiệm tại các DNTM46
3.3.1. Đánh giá tình hình quản trị chung..................................................................46
3.3.1.1 Những kết quả đạt được..................................................................................47
3.3.1.2 Những tồn tại và hạn chế................................................................................47
3.3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế.................................................48
3.3.2 Đánh giá tình hình thực hiện KTTN trong các DNTM ở Việt Nam ...........48
3.3.2.1 Những kết quả đạt được ...............................................................................48
3.3.2.2 Những tồn tại và hạn chế .............................................................................49
3.3.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế ...................................................51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................52
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN
TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM .53
4.1. Định hướng và mục tiêu tổ chức hệ thống Kế toán trách nhiệm trong DNTM
.........................................................................................................................................53
4.1.1 Định hướng.........................................................................................................53
4.1.2 Mục tiêu ..............................................................................................................54
4.2 Tổ chức hệ thống KTTN trong DNTM ở Việt Nam ........................................54
4.2.1 Quy trình tổ chức hệ thống Kế toán trách nhiệm trong DNTM ....................54
Sơ đồ 4.1: Quy trình xây dựng hệ thống KTTN......................................................55
4.2.1.1 Bước 1- Xác định các loại trung tâm trách nhiệm ......................................55
4.2.1.3 Bước 3 - Tổ chức báo cáo trách nhiệm cho từng loại trung tâm trách
nhiệm..............................................................................................................................68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................73
xi
CHƯƠNG 5: NHỮNG GIẢI PHÁP KỸ THUẬT HỖ TRỢ TỔ CHỨC HỆ
THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DNTM Ở VN ...................74
5.1 Lập dự toán cho từng trung tâm trách nhiệm:...............................................74
Bảng 5.1: Các dự toán của từng trung tâm trách nhiệm ..........................................74
5.2 Tổ chức công tác kế toán phù hợp với việc thu thập thông tin để lập hệ
thống KTTN ..................................................................................................................75
5.2.1 Xây dựng các loại sổ sách kế toán phù hợp...............................................75
5.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán theo mã trách nhiệm quản trị..............75
5.3 Xây dựng hệ thống định mức – tiêu chuẩn liên quan đến các chỉ tiêu của
Báo cáo trách nhiệm.....................................................................................................77
5.3.1 Đối với chỉ tiêu chi phí........................................................................................78
5.3.2 Đối với chỉ tiêu doanh thu...............................................................................79
5.3.3 Đối với chỉ tiêu lợi nhuận..................................................................................80
5.4 Các giải pháp hỗ trợ khác ....................................................................................80
5.4.1 Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích, xử lý kịp thời các
thông tin.........................................................................................................................80
5.4.2 Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên KTQT..............................................................81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................82
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI ....................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................85
Phụ lục
xii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
------------0O0-----------
CPChi phí
DN Doanh nghiệp
KD Kinh doanh
KH Kế hoạch
VN Việt Nam
GĐ Giám đốc
TGĐ Tổng giám đốc
PTGĐ Phó tổng giám đốc
HĐQT Hội đồng quản trị
CPH Cổ phần hóa
KTQT Kế toán quản trị
KTTN Kế toán trách nhiệm
KTTC Kế toán tài chính
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí .............................................23
Bảng 2.2: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm Doanh thu.......................................24
Bảng 2.3: Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận................................................24
Bảng 2.4: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư ..............................................25
Bảng 3.1: Loại hình hoạt động của DNTM...............................................................38
Bảng 3.2: Mức độ phân cấp, ủy quyền trong quản lý của DNTM .........................39
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế
toán tại các DNTM.......................................................................................................39
Bảng 3.4: Tình hình tổ chức kế toán trách nhiệm tại DNTM .................................40
Bảng 3.5: Tình hình thực hiện các nội dung của bộ phận chi phí trong DNTM ..40
Bảng 3.6: Tình hình thực hiện các nội dung của bộ phận Doanh thu trong DNTM
.........................................................................................................................................42
Bảng 3.7: Tình hình thực hiện các nội dung của bộ phận Lợi nhuận trong DNTM
.........................................................................................................................................43
Bảng 3.8: Tình hình thực hiện các nội dung của bộ phận Đầu tư trong DNTM ..44
Bảng 3.9: Các trung tâm trách nhiệm cần lập tại DNTM........................................45
Bảng 3.10: Nhu cầu cần các điều kiện để lập hệ thống KTTN ................................45
Bảng 3.11: Nhu cầu sử dụng các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá kết quả và trách
nhiệm của các trung tâm trách nhiệm..........................................................................46
Bảng 4.1: Xác định các trung tâm chi phí của khối kinh doanh .............................58
Bảng 4.2: xác định các trung tâm chi phí của khối QLDN .....................................60
Bảng 4.3: Xác định các trung tâm Doanh thu...........................................................62
Bảng 4.4: Xác định các trung tâm lợi nhuận.............................................................64
Bảng 4.5: Xác định các trung tâm đầu tư ..................................................................65
Bảng 4.6: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí .............................................69
Bảng 5.1: Các dự toán của từng trung tâm trách nhiệm ..........................................74
xiv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình hoạt động của kế toán trách nhiệm [8]..................................13
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của DN theo mô hình Tổng công ty............................26
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hoạt động thương mại. ...................................................................34
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy quản lý DNTM theo mô hình Công ty.......................35
Sơ đồ 3.3: Tổ chức bộ máy quản lý DNTM theo mô hình Tổng Công ty.............36
Sơ đồ 4.1: Quy trình xây dựng hệ thống KTTN......................................................55
Sơ đồ 4.2: Cơ cấu tổ chức của DNTM theo mô hình Tổng công ty ......................56
Sơ đồ 4.3: Các trung tâm chi phí thuộc khối kinh doanh ........................................57
Sơ đồ 4.4: Các trung tâm chi phí thuộc khối quản lý DN .......................................59
Sơ đồ 4.5: Các trung tâm Doanh thu..........................................................................61
Sơ đồ 4.6: Các trung tâm Lợi nhuận ..........................................................................63
Sơ đồ 4.7: Các trung tâm đầu tư .................................................................................64
xv
DANH MỤC PHỤ LỤC
▬ ♥ ▬
1. Phụ lục 1: Danh sách các DNTM được khảo sát.
2. Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát.
3. Phụ lục 3: Tổng hợp kết quả khảo sát.
4. Phụ lục 4: Mối liên hệ giữa các báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí
dự toán (Khối KD).
5. Phụ lục 5: Báo cáo phân tích biến động chi phí bán hàng
6. Phụ lục 6: Mối liên hệ giữa các báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí
dự toán (Khối QLDN).
7. Phụ lục 7: Báo cáo phân tích biến động chi phí quản lý doanh nghiệp.
8. Phụ lục 8: Mối liên hệ giữa các báo cáo trách nhiệm của các trung tâm doanh
thu.
9. Phụ lục 9: Một số báo cáo phân tích của trung tâm doanh thu.
10. Phụ lục 10: Mối liên hệ giữa các báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi
nhuận.
11. Phụ lục 11: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận.
12. Phụ lục 12: Một số báo cáo phân tích của trung tâm lợi nhuận.
13. Phụ lục 13: Mối liên hệ giữa các báo cáo trách nhiệm của các trung tâm đầu
tư.
14. Phụ lục 14: Một số báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư.
15. Phụ lục 15: Phương pháp lập các dự toán cho các trung tâm trách nhiệm.
16. Phụ lục 16: Các sổ kế toán chi tiết.
17. Phụ lục 17: Danh mục mã số trách nhiệm quản trị trong DNTM.
18. Phụ lục 18: Danh mục hệ thống tài khoản KTTN trong DNTM hoạt động
theo mô hình Tcty.
19. Phụ lục 19: Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động.
-1-
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, hơn lúc nào hết, để tối
đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp buộc phải áp dụng nhiều biện pháp khác
nhau để điều hành, tổ chức quản lý sản xuất một cách hiệu quả nhất bằng các
quyết định chính xác, kịp thời và hiệu quả. Để hỗ trợ các cấp quản lý đưa ra các
quyết định như thế, kế toán quản trị sẽ giúp các nhà quản trị thu thập, phân tích,
đánh giá các thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Những năm gần đây, các nhà quản lý doanh nghiệp ngày càng quan tâm
nhiều hơn đến kế toán quản trị (KTQT) để nâng cao chất lượng quản lý, tăng
cường năng lực thích ứng và cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa, tối ưu
hóa hiệu quả sử dụng vốn hay cụ thể và gần gũi hơn là: ra những quyết định đúng
đắn, kịp thời cả về mặt chiến lược và chiến thuật trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Trên thế giới, kế toán quản trị đã tồn tại rất lâu trong hệ thống kế toán
doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó chỉ mới được hệ thống hoá và phát triển một cách
hệ thống về lý luận và thực tiễn ở những thập niên gần đây, đặc biệt là ở các
doanh nghiệp có quy mô lớn, có trình độ nhất định về khoa học kỹ thuật cũng
như trình độ quản lý, điều kiện xử lý thông tin.
Ở Việt Nam, KTQT cũng đã xuất hiện, phát triển gắn liền chính sách, chế
độ kế toán áp dụng ở các doanh nghiệp.Tuy nhiên, kế toán quản trị chỉ mới được
đề cập một cách hệ thống vào đầu những năm 1990 trở về đây và trở thành yêu
cầu cấp bách trong xây dựng hệ thống thông tin kế toán vào đầu những năm 2000
khi các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý để tăng năng lực cạnh
tranh trên thị trường Việt Nam và mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới. Về
mặt luật pháp, thuật ngữ “kế toán quản trị” chỉ được ghi nhận chính thức trong
Luật Kế toán Việt Nam ban hành ngày 17/05/2003 và được hướng dẫn áp dụng
trong doanh nghiệp qua Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài
chính.
-2-
Nói đến kế toán quản trị, không thể không đề cập đến kế toán trách nhiệm,
một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Hiện nay, kế toán trách
nhiệm ngày càng đóng vai trò và vị trí quan trọng trong hoạt động điều hành,
quản lý doanh nghiệp. Trên thế giới, kế toán trách nhiệm đã được áp dụng một
cách bài bản từ giữa thế kỷ trước. Ở Việt Nam, kế toán quản trị nói chung và kế
toán trách nhiệm nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ.
Vì sao kế toán trách nhiệm lại có tầm quan trọng đến thế đối với các
doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của một quốc gia nói chung? Đó là bởi
nhiều lý do, mà một trong số đó là kế toán trách nhiệm thừa nhận mỗi phòng ban,
bộ phận, mỗi cá nhân trong một tổ chức có quyền lãnh đạo và chịu trách nhiệm
về những hoạt động thuộc phạm vi quản lý của mình theo nguyên tắc cấp dưới
báo cáo lên cấp trên. Và, cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh
giá kết quả hoạt động của các bộ phận trực thuộc. Như vậy, kế toán trách nhiệm
bao gồm ba mặt: thông tin, trách nhiệm và con người. Trong đó, mặt thông tin là
sự thu thập, báo cáo, thẩm định các thông tin, chủ yếu mang tính nội bộ, về hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt trách nhiệm nghĩa là hệ thống
các nguyên tắc, qui trình xác định trách nhiệm phòng ban, cá nhân đối với những
sự kiện tài chính phát sinh. Con người là chủ thể thực hiện kế toán trách nhiệm
bên trong tổ chức, được quyết định bởi năng lực chuyên môn, đạo đức nghề
nghiệp và trình độ, kinh nghiệm quản lý của từng cá nhân. Ba mặt này có mối
quan hệ khăng khít nhau và là các yếu tố chính quyết định chất lượng của công
tác tổ chức vấn đề kế toán trách nhiệm trong đơn vị.
Thông thường, căn cứ vào cơ cấu tổ chức và mức độ phân cấp quản lý mà
doanh nghiệp xây dựng trung tâm trách nhiệm tương ứng. Các trung tâm trách
nhiệm tạo thành một hệ thống thang bậc trách nhiệm từ cấp quản trị thấp nhất
đến cấp quản trị cao nhất. Hệ thống này bao gồm việc xây dựng mô hình, xác
định nhân sự, mục tiêu, nhiệm vụ của từng trung tâm và từng cá nhân trong trung
tâm đó.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam doanh nghiệp thương mại là một loại hình doanh nghiệp khá
phổ biến và kết quả hoạt động của nó góp phần quan trọng vào sự phát triển của
-3-
nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cũng như các loại hình doanh ngiệp khác, công
tác quản trị nói chung cũng như KTTN nói riêng chưa được quan tâm đúng mức
nên kết quả hoạt động chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế
toán trách nhiệm là một yêu cầu không những cấp thiết mà còn mang tính quyết
định đối với sự sống còn của một doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp
thương mại.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan như vậy, nên tôi vận dụng những lý luận
của kế toán trách nhiệm để thực hiện đề tài " Tổ chức hệ thống kế toán trách
trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam" nhằm giúp phần nào cho
doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công tác quản trị, đánh giá trách nhiệm của
người đứng đầu Doanh nghiệp để đánh giá kết quả công việc của họ, để đề ra
mục tiêu, phương hướng hoạt động đem lại kết quả cao cho loại hình doanh
nghiệp này.
1.3 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu đánh giá thực trạng thực hiện tổ chức hệ thống kế toán trách
nhiệm trong các DNTM ở VN từ đó xây dựng mô hình hệ thống kế toán trách
nhiệm chuẩn và đề ra các biện pháp nhằm triển khai mô hình này vào các
DNTM.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Khái quát cơ sở lý luận về KTTN.
- Khảo sát vá đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống KTTN trong các DNTM
- Xác lập định hướng và mục tiêu xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm
trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam.
- Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm với từng trung tâm trách nhiệm cụ
thể.
- Đề ra một số giải pháp hỗ trợ nhằm triển khai việc tổ chức hệ thống kế
toán trách nhiệm đã đề xuất tại các DNTM ở VN
-4-
1.3.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống kế toán trách nhiệm trong các DNTM.
- Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện chủ quan cũng như khách quan, đồng
thời để đảm bảo vấn đề nghiên cứu được sâu, đề tài giới hạn chỉ tiến hành khảo
sát nhằm tìm hiểu thực trạng và tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
thương mại hoạt động theo mô hình Tổng công ty trên địa bàn thành phố Hồ
Chí minh và các DN đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM
1.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài
Để đạt được các mục tiêu nêu ở trên thì cần giải quyết một số vấn đề sau:
* Tìm hiểu cơ sở lý luận về KTTN trong các doanh nghiệp
* Thực trạng tổ chức kế toán trách nhiệm tại các DNTM
(1) Các Doanh nghiệp có tổ KTTN chưa? Nếu có thì tổ chức KTTN ở mức
độ nào?
(2) Các Doanh nghiệp đã phân cấp bộ máy quản lý như thế nào?
(3) Các Doanh nghiệp đã tổ chức các trung tâm trách nhiệm nào? Việc tổ
chức các trung tâm trách nhiệm đó ra sao? Cơ sở nào để tổ chức các trung tâm
trách nhiệm đó?
(4) Các Doanh nghiệp đã xây dựng các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá trách
nhiệm từng trung tâm chưa?
(5) Các Doanh nghiệp đã lập các Báo cáo để phục vụ đánh giá trách nhiệm
chưa? Nếu có thì ở mức độ nào?
(6) Các Doanh nghiệp đã có những biện pháp kỹ thuật để hỗ trợ việc tổ
chức hệ thống KTTN chưa?
* Sự cần thiết phải tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm? Và các Giải
pháp nào khả thi nhằm triển khai việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm
tại các DNTM?
Để trả lời các câu hỏi trên, các nội dung nghiên cứu mà đề tài cần thực hiện
gồm có:
-5-
Nội dung 1: Tìm hiểu cơ sở lý luận về KTTN trong các doanh nghiệp
- Thu thập các tài liệu về KTTN trong Doang nghiệp
Nội dung 2: Khảo sát , đánh giá việc tổ chức hệ thống KTTN trong các
DNTM ở VN
- Thu thập tài liệu về tổ chức KTTN trong các DNTM hoạt động theo mô
hình Tổng công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí minh.
- So sánh tổ chức hệ thống KTTN của một số doanh nghiệp trên thế giới để
đánh giá việc tổ chức hệ thống KTTN của các DN có hiệu quả trong việc quản lý
thông tin và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNTM
Nội dung 3: Đánh giá việc tổ chức hệ thống KTTN trong các DNTM xem
có phù hợp và đem lại hiệu quả hoạt động.
- Khảo sát tình hình thực hiện KTTN trong các DNTM (Thông qua Bảng
câu hỏi khảo sát).
- Đánh giá tình hình thực hiện tổ chức hệ thống KTTN trong các DNTM
Nội dung 4: Mô hình tổ chức hệ thống KTTN chuẩn cho các DNTM
- Căn cứ vào những vấn đề mà các công ty đã, đang và sẽ quan tâm đến hệ
thống KTTN, tiến hành xây dựng mô hình tổ chức hệ thống KTTN cho các
DNTM.
Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ tổ chức hệ thống KTTN
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ tổ chức hệ thống KTTN để việc quản
lý nâng cao hiệu quả hoạt động cho các DN tốt hơn.
1.5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
1.5.1 Phương pháp luận
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động
khoa học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của chứng minh khoa
học. Điều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những
nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải
quyết.
-6-
Giải pháp vận dụng việc tổ chức hệ thống KTTN nhằm mục đích giúp cho
các doanh nghiệp ở VN nói chung và các DNTM ở VN nói riêng có một công cụ
quản lý khoa học, kiểm soát chặt chẽ các vấn đề của DN như Doanh thu, chi phí,
lợi nhuận và đầu tư hiệu quả , từ đó tận dụng các nguồn lực để phát triển.
Tổ chức hệ thống KTTN trong DNTM có thể thực hiện qua 3 giai đoạn
sau:
 Bước 1: Xác định các loại trung tâm trách nhiệm
 Bước 2: Xác định loại thông tin cần cung cấp đối với từng trung tâm
trách nhiệm
 Bước 3: Lập báo cáo cho từng trung tâm trách nhiệm
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu sẽ thực hiện để đạt được những mục tiêu và
nội dung trên:
Nội dung 1: Tìm hiểu cơ sở lý luận về KTTN trong các doanh nghiệp
* Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các tài liệu liên quan đến cơ
sở lý luận về KTTN trong Doanh nghiệp
Nội dung 2: Khảo sát, đánh giá việc tổ chức hệ thống KTTN trong các
DNTM ở VN
* Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập các tài liệu tổng quan về tổ chức hệ thống KTTN, hiện trang thực
hiện tổ chức hệ thống KTTN tại các doanh nghiệp.
- Thu thập các thông tin mà các doanh nghiệp đã thực hiện, phương pháp
thực hiện, kết quả thực hiện tại các doanh nghiệp.
- Thu thập tài liệu của các công ty trong và ngoài nước về việc thực hiện tổ
chức hệ thống KTTN.
- Thu thập thông tin về kinh nghiệm tổ chức hệ thống KTTN của các DN
trên thế giới.
* Phương pháp điều tra thực địa
- Tham quan tại các doanh nghiệp để thu thập thông tin, số liệu tài liệu và
tìm hiểu cách lập các bảng biểu trong các doanh nghiệp.
-7-
- Phỏng vấn, phát phiếu điều tra cho các đối tượng như: Ban giám đốc,
HĐQT, Kế toán... Tại các công ty khảo sát.
Nội dung 3 và 4: Đánh giá việc tổ chức hệ thống KTTN trong các doanh
nghiệp để xuất xây dựng tổ chức Hệ thống KTTN chuẩn cho các DNTM
* Phương pháp xây dựng mô hình và phân tích
- Phân tích điểm mạnh, yếu của các DNTM nhằm định hướng xây dựng
mô hình tổ chức hệ thống KTTN chuẩn.
- Thực hiện tổ chức hệ thống KTTN chuẩn
Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ tổ chức hệ thống KTTN
* Phương pháp chuyên gia
- Tham vấn các chuyên gia về lĩnh vực KTQT và KTTN nhằm đưa ra giải
pháp kỹ thuật hỗ trợ tổ chức hệ thống KTTN.
1.6 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Với mục đích là tìm ra một công cụ khoa học nhằm giúp các doanh nghiệp
thực hiện và quản lý tốt các mục tiêu đề ra bằng tất cả các nguồn lực bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp. Từ đó kiềm chế chi phí ở mức thấp nhất, tăng doanh thu
tạo ra giá trị kinh tế, nâng cao giá trị doanh nghiệp. Từ lâu trên thế giới đãvận
dụng KTQT và KTTN vào để quản lý doanh nghiệp và được xem là một công cụ
hiệu quả để quản lý và lập kế hoạch kinh doanh. Có thể nói tổ chức hệ thống
KTTN là một công cụ quản lý cực kỳ quan trọng tại các doanh nghiệp bởi hiệu
quả mà nó mang lại cho các doanh nghiệp ngày nay.
Tại Việt Nam, tổ chức hệ thống KTTN chưa được các doanh nghiệp Việt
Nam chú trọng, tuy có một vài doanh nghiệp thực hiện nhưng hệ thống còn sơ sài
chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý. Tuy vậy, cũng có một vài nghiên cứu nhưng
chỉ hạn chế nghiên cứu việc tổ chức hệ thống KTTN trong một mô hình Công ty
cụ thể chứ chưa khái quát được cho một ngành hay một loại hình doanh nghiệp,
Hay khi nghiên cứu các tác giả chỉ đưa ra các giải pháp cho tổ chức hệ thống kế
toán trách nhiệm chứ chưa đưa ra đựợc mô hình tổ chức hệ thống KTTN chính
thống.
Cụ thể có một số công trình nghiên cứu trong nước như sau:
-8-
- Đỗ Thị Khánh Ly (2011). "Tổ chức & hoàn thiện hệ thống kế toán trách
nhiệm tại Tổng công ty Đầu Tư Phát Triển Đô Thi Khu Công Nghiệp Việt nam -
IDICO”. Luận văn thạc sĩ: Tác giả chú trọng nghiên cứu sâu các giải pháp hoàn
thiện hệ thống KTTN cho Tổng công ty Đầu Tư Phát Triển Đô Thi Khu Công
Nghiệp Việt nam - IDICO. Mô hình KTTN mà tác giả đưa ra chỉ có thể vận dụng
tại DN cụ thể hay cũng chỉ có thể vận dụng trong phạm vi là DN hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng. Chứ không thể là mô hình chuẩn cho tất cả các loại hình DN
- TS Trần Văn Tùng (2010), “Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách
nhiệm quản trị trong công ty niêm yết ở Việt Nam" Luận án tiến sỹ: Tác giả
nghiên cứu sâu các giải pháp lập hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm cho các
công ty niêm yhết, không đi sâu vào giải pháp kỷ thuật hỗ trợ tổ chức hệ thống
KTTN trong các DNTM.
- TS. Huỳnh Lợi (2008), “Xây dựng kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp Việt Nam" Luận án tiến sỹ: Trong đề tài tác giả đi sâu nghiên cứu và đề
xuất giải pháp xây dựng mô hình kế toán quản trị cho các doanh nghiệp, tuy
nhiên ở mức độ khái quát chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp chứ chưa
đi sâu vào một loại hình DN cụ thể như DNTM
1.7 Kêt cấu của đề tài nghiên cứu
Luận văn gồm có 5 chương như sau:
- Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
- Chương 2: Tổng quan về cơ sở lý luận của kế toán trách nhiệm trong
doanh nghiệp
- Chương 3: Khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống kế toán
trách nhiệm trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam
- Chương 4: Xây dựng mô hình tổ chức hệ thống kế toán toán trách
nhiệm trong Doanh nghiệp thương mại.
- Chương 5: Những giải pháp kỹ thuật hỗ trợ tổ chức hệ thống kế toán
trách nhiệm trong các DNTM ở Việt nam.
-9-
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm là một yêu cầu
không những cấp thiết mà còn mang tính quyết định đối với sự sống còn của một
doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp thương mại. nên đề tài " Tổ chức
hệ thống kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt
Nam" nhằm giúp phần nào cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công tác quản
trị, đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu Doanh nghiệp để đánh giá kết quả
công việc của họ, để đề ra mục tiêu, phương hướng hoạt động đem lại kết quả
cao cho loại hình doanh nghiệp này.
Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu đánh giá thực trạng thực hiện tổ chức hệ
thống kế toán trách nhiệm trong các DNTM ở VN từ đó xây dựng mô hình hệ
thống kế toán trách nhiệm chuẩn và đề ra các biện pháp nhằm triển khai mô hình
này vào các DNTM.
Phạm vi nghiên cứu: các Doanh nghiệp Thương mại hoạt động theo mô
hình Tổng công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các DN đang niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM
Thực hiện nghiên cứu định tính.
Kết cấu luận văn gồm 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
- Chương 2: Tổng quan về cơ sở lý luận kế toán trách nhiệm trong
doanh nghiệp
- Chương 3: Khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống kế toán
trách nhiệm trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam
- Chương 4: Xây dựng mô hình tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm
trong DNTM ở Việt Nam
- Chương 5: Những giải pháp kỹ thuật hỗ trợ chức hệ thống kế toán
trách nhiệm trong các DNTM ở Việt nam
-10-
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Một số khái niệm về kế toán trách nhiệm
KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT, do vậy quá trình hình thành và
phát triển của KTTN gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của KTQT.
Theo đó, có thể thấy KTTN được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào năm 1950 trong tác
phẩm “Basic organizational planning to tie in with responsibility accounting” của
Ailman, H. B. 1950. Từ đó đến nay, vấn đề KTTN được quan tâm nhiều với
những quan điểm khác nhau bởi những tác giả khác nhau ở nhiều quốc gia trên
thế giới như Atkinson; R. D. Banker; R. S. Kaplan; S. M. Young; James
R.Martin, …. Sau đây, tôi xin trình bày một số quan điểm nổi bật:
Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Robert S.Kaplan thì KTTN là:
- Một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ
liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong
một tổ chức thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu
hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức.
- Một hệ thống cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành
quả mỗi nhà quản lý chủ yếu ở khía cạnh thu nhập và những khoản chi phí mà họ
có quyền kiểm soát đầu tiên (quyền gây ảnh hưởng).
- Một hệ thống kế toán tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể
kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý. Theo đó, những đối
tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát cần được phân tách rõ ràng và sự
nhận diện những đối tượng có thể kiểm soát được là một nhiệm vụ cơ bản trong
kế toán trách nhiệm và báo cáo trách nhiệm [9].
Theo nhóm tác giả Clive Emmanuel, David Otley and Kenneth Mar-
chant đã trình bày quan điểm của họ về KTTN như sau: KTTN là sự thu thập
tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác nhau
trong một tổ chức (những trung tâm trách nhiệm), cũng còn được gọi là kế toán
hoạt động hay kế toán khả năng sinh lợi. Nó lần theo các chi phí, thu nhập, hay
lợi nhuận đến những nhà quản lý riêng biệt, những người mà chịu trách nhiệm
-11-
cho việc đưa ra các quyết định về chi phí, thu nhập, hay lợi nhuận đang được nói
đến, và thực thi những hành động về chúng. KTTN tỏ ra phù hợp ở những tổ
chức mà ở đó nhà quản lý cấp cao thực hiện chuyển giao quyền ra quyết định cho
các cấp thuộc quyền. Theo đó, ý tưởng đằng sau KTTN là kết quả hoạt động của
mỗi nhà quản lý nên được đánh giá bởi việc họ đã quản lý những công việc được
giao nằm trong sự ảnh hưởng của họ tốt hoặc xấu như thế nào [10]
Theo James R. Martin, “Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán cung
cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong
một DN. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên
quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận có quyền kiểm
soát và chịu trách nhiệm tương ứng”
Ý tưởng chính làm cơ sở cho tư tưởng về hệ thống KTTN của James R.
Martin là ở chỗ việc phân chia cơ cấu tổ chức quản lý của một công ty thành
những trung tâm trách nhiệm sẽ cho ta cách quản lý tốt hơn, và điều này thật sự
có ý nghĩa và cần thiết đối với những tổ chức lớn có sự đa dạng về ngành nghề
hoạt động. Trong quá trình quản lý, các cá nhân, các bộ phận được giao quyền ra
quyết định và trách nhiệm để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nào đó.
Việc phân quyền trong tổ chức tạo nên cơ cấu nhiều cấp bậc và đòi hỏi cấp trên
phải theo dõi và đánh giá được kết quả thực hiện của cấp dưới. Vì vậy, KTTN
được xây dựng để theo dõi kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn lực ở từng bộ
phận trong một DN.
Một khía cạnh trong khái niệm KTTN của James R. Martin là đề cập đến
tính có thể kiểm soát. Theo đó, một nhà quản lý chỉ nên chịu trách nhiệm cho
những lĩnh vực mà họ có thể kiểm soát. Tuy nhiên, theo tác giả khái niệm này
hiếm khi có thể được áp dụng một cách thành công trong thực tiễn được bởi vì tất
cả mọi hệ thống đều luôn thay đổi. Những nỗ lực để ứng dụng khái niệm tính có
thể kiểm soát để tạo ra những báo cáo trách nhiệm nơi mà mỗi cấp quản lý được
giao chịu trách nhiệm về những cấp quản lý thấp hơn [11]
Tóm lại, hiện có nhiều quan điểm khác nhau về KTTN, tuy nhiên theo tôi
có thể thấy rằng sự khác nhau của các quan điểm trên được thể hiện ở cách thức
nhìn nhận của mỗi tác giả về đặc điểm, ý nghĩa và cơ chế tổ chức KTTN ở DN.
-12-
Đặc biệt, sự khác nhau đó không mang tính đối nghịch mà chúng cùng bổ sung
cho nhau nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về KTTN. Từ những
quan điểm trên, có thể rút ra những vấn đề chung về KTTN như sau:
Thứ nhất, KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT và là một quá trình
tập hợp và báo cáo các thông tin được dùng để kiểm tra các quá trình hoạt động
và đánh giá thực hiện nhiệm vụ ở từng bộ phận trong một tổ chức.
Thứ hai, KTTN chỉ có thể được thực hiện trong đơn vị có cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý phải có sự phân quyền rõ ràng.
Trên thực tế, hệ thống KTTN ở các tổ chức khác nhau là rất đa dạng, có
những hệ thống KTTN bao gồm các thủ tục được thể chế hóa cao với các hoạt
động theo lịch trình đều đặn, và có những hệ thống không được thể chế hóa và
hoạt động tùy tiện. Các khác biệt này phát sinh do các đặc điểm của hệ thống
trách nhiệm và lượng quyền hạn mà nhà quản lý cấp cao trao cho các nhà quản lý
cấp dưới. Sự phân quyền trong một tổ chức một phần tùy thuộc vào môi trường
của tổ chức và một phần tùy thuộc vào quan điểm của quản trị cấp cao và phong
cách quản lý. Vì vậy, không dễ dàng xác định chính xác các đặc điểm của một hệ
thống KTTN trong một tổ chức.
Thứ ba, một hệ thống KTTN hữu ích phải thỏa mãn lý thuyết phù hợp. Lý
thuyết này cho rằng không có một kiểu mẫu cấu trúc tổ chức đúng và thỏa mãn
cho mọi tổ chức mà chỉ có một cấu trúc tổ chức thích hợp nhất là cấu trúc cung
cấp một sự phù hợp với: môi trường tổ chức hoạt động, chiến lược tổng hợp của
tổ chức, các giá trị và sự khích lệ của quản trị cấp cao.
Tóm lại, trong một DN, muốn điều hành quá trình hoạt động SXKD được
hiệu quả, nhà quản trị cần xác lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch và triển khai việc
thực hiện mục tiêu của mình. Trong quá trình hoạt động, nhà quản trị phải không
ngừng kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện mục tiêu chung của các cấp
thừa hành thông qua việc phân tích, tính toán hiệu quả của từng hoạt động, từng
khâu, từng sản phẩm…
Với yêu cầu đó, hệ thống KTTN được thiết lập để ghi nhận, đo lường kết
quả hoạt động của từng bộ phận trong một tổ chức, nhằm giúp các nhà quản lý
kiểm soát được hoạt động và chi phí của họ, đồng thời qua đó đánh giá được
-13-
trách nhiệm của nhà quản trị ở từng cấp quản lý khác nhau. Do vậy, KTTN được
thực hiện trên nguyên tắc là nó tập hợp và báo cáo những thông tin kế toán thực
tế và được dự toán về các đầu vào, đầu ra của các trung tâm trách nhiệm.
Sơ đồ 2.1: Quy trình hoạt động của kế toán trách nhiệm [8]
2.2 Vai trò – Chức năng của kế toán trách nhiệm
2.2.1 Vai trò của KTTN
- Cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành
doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm xác định các trung tâm trách nhiệm giúp nhà
quản trị xây dựng và hệ thống hóa các chỉ tiêu, công việc và qui trình nghiệp vụ
của từng phòng ban. Kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị theo dõi, đánh giá và
điều chỉnh các hoạt động, qui trình để phát huy hiệu quả cao nhất.
- Cung cấp thông tin hỗ trợ việc thực hiện chức năng kiểm soát tài chính
và chức năng kiểm soát quản lý. Nhờ kế toán trách nhiệm, nhà quản trị nắm được
thông tin về tình hình sử dụng vốn, tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận để ra
các quyết định quản lý phù hợp, kịp thời.
- Giúp các nhà quản trị hướng đến việc hoàn thành mục tiêu chung của
doanh nghiệp thông qua việc hoàn thành mục tiêu bộ phận, phòng ban của họ.
Kế toán trách nhiệm phân chia cấu trúc của doanh nghiệp thành những
trung tâm trách nhiệm khác nhau để đo lường kết quả hoạt động của một bộ
Lập kế hoạch hoạt động
(dự toán ngân sách)
Tiếp tục đối chiếu số
liệu, ra quyết định vào
thời điểm thích hợp
Thu thập các thông
tin liên quan đến kế
hoạch
Kiểm soát
Phân tích định kỳ
chênh lệch giữa kế
hoạch và thực tế
Ra quyết định quản trị điều
tiết các chệnh lệch lớn
-14-
phận, một khu vực với mục đích giúp nhà quản trị kiểm tra, đánh giá trách nhiệm
quản lý ở từng cấp quản trị.
2.2.2 Chức năng của KTTN
- Một là, kế toán trách nhiệm tạo cơ sở cho hoạt động đánh giá kết quả
của từng nhà quản trị ở các cấp quản trị trong một doanh nghiệp.
- Hai là, kế toán trách nhiệm giúp các nhà quản lý điều hành bộ phận của
mình theo những cách thức thích hợp và nhất quán với mục tiêu chung của cả
doanh nghiệp.
- Ba là, kế toán trách nhiệm giúp các nhà quản lý đo lường sự đóng góp
của từng cá nhân, từng bộ phận vào kết quả chung của doanh nghiệp.
2.3 Nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm
KTTN là công viêc được thực hiện không thể tách rời các trung tâm trách
nhiệm. Các trung tâm này được hình thành thông qua việc phân cấp quản lý
2.3.1 Phân cấp trong quản lý(Decentralizing)
Phân cấp quản lý là việc người quản lý giao quyền ra quyết định cho cấp
quản lý thấp hơn trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp và cấp dưới đó chỉ
ra quyết định trong phạm vi của mình. Tùy theo từng Doanh nghiệp, mức độ
phân chia có thể khác nhau gồm nhiều cấp độ hay chỉ một cấp và việc giao quyền
quyết định có thể nhiều hay ít.
Mỗi cấp độ sẽ có người quản lý riêng và có thể thuộc về một trong các
trung tâm từ thấp đến cao như: trung tâm chiphis, trung tâm doanh thu, trung tâm
lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Người quản lý sẽ điều phối các nguồn lực và hoạt
động của trung tâm mình để thực hiện các chỉ tiêu do cấp trên đã giao.
Có nhiều cách phân loại quản lý mà chủ yếu là phân chia theo chức năng
kinh doanh, theo sản phẩm sản xuất kinh doanh và theo khu vực địa lý. Đối với
các doanh nghiệp phân chia theo chức năng kinh doanh ta có các phòng ban như
tiếp thị, nghiên cứu phát triển và tài vụ,…Đối với cách phân chia theo sản phẩm
và khu vực địa lý, thường mỗi sản phẩm kinh doanh đó gắn với các đầu vào và
đầu ra riêng để xác định hiệu quả kinh doanh của nó.
Khi tiến hành phân cấp quản lý nếu doanh nghiệp chia ra quá nhiều cấp sẽ
có thể dẫn đến bộ máy tổ chức cồng kềnh, hoặc nếu tập trung quá nhiều quyền
-15-
quyết định váo một nơi sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, Vì thế nhà quản lý cần
cân nhắc giữa ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện phân cấp đó.
2.3.1.1 Ưu điểm của sự phân cấp trong quản lý
- Thứ nhất, người quản lý có thể giảm bớt khối lượng công việc do san sẽ
cho người khác, từ đó có thể tiết kiệm thời gian làm việc của mình để tập trung
vào thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu lớn hơn cho Doanh nghiệp như đầu tư thời
gian đêt đề ra những công việc mang tính chất chiến lược lâu dài.
- Thứ hai, nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn. Chính
sự phân quyền trong quản lý mà các bộ phận có thể chủ động tiếp cận các thông
tin và phản hồi nhanh chóng. Các nhà quản lý có thể hiểu rõ hơn về khách hàng,
nhân viên, nhà cung cấp hay đối thủ cạnh tranh…Điều này giúp các nhà quản trị
thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, vốn là một thuộc
tính tất yếu của nền kinh tế thị trường.
- Thứ ba, phát triển những nhà quản lý cấp thấp hơn. Nhà quản lý có thể
đánh giá nhân viên tốt và đào tạo lớp quản lý mới để kế thừa. Cấp dưới có thể tập
trung học tập, rèn luyện, nâng cao nghiêp vụ tích lũy kinh nghiệm khi thực hiện
các công việc, quyết định của mình.
- Thứ tư, cơ cấu tổ chức được thiết lập phù hợp với môi trường hoạt động.
Bởi nếu các lĩnh vực kinh doanh đa dạng, quy mô kinh doanh lớn, thị trường và
thị phần rộng mở thì nhất thiết có nhiều nhân sự quan trọng cùng gánh vác trách
nhiệm và ngược lại. Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức có thể điều chỉnh để thích
nghivowis môi trường kinh doanh một phần là nhờ vào việc phân cấp đó.
- Thứ năm, phân quyền phục vụ tốt hơn cho việc ra quyết định. Qua các
lợi ích được nêu trên cho thấy sự phân quyền trong quản lý có thể giúp cho việc
ra quyết định được nhanh chóng, kịp thời và hữu hiệu hơn. Các cấp dưới có điều
kiện tiếp cận thông tin, phát huy được tính chủ động và tự rèn luyện kỷ năng của
mình trong quá trình ra quyết định. Cấp trên có thể tập trung vào quyết định cho
các mục tiêu mang tầm chiến lược chung của công ty.
- Thứ sáu, khuyến khích nhân viên nổ lực với trách nhiệm được giao hơn,
từ đó góp phần hoàn thành mục tiêu chung của toàn DN. Khi kết quả thực hiện
của mỗi bộ phận, mỗi con người trong tổ chức được xác định và thừa nhận một
-16-
cách rõ rang sẽ khuyến khích họ làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó tạo môi trường thi
đua tích cực và lành mạnh giữa các cá nhân, các đơn vị và khuyến khích họ đạt
được các chỉ tiêu của từng bộ phận cũng như mục tiêu chung của toàn đơn vị.
2.3.1.2 Nhược điểm của sự phân cấp trong quản lý:
- Thứ nhất, khi phân quyền càng rộng thì khả năng kiểm soát sẽ khó khăn
hơn. Bởi lẻ việc phân quyền sẽ đi chung với việc ít kiểm soát hơn đối với các
quyết định của các bộ phạn, thậm chí dẫn đến thái độ giao phó cho cấp dưới. mặt
hác quyết định của các bộ phận có thể mâu thuẫn lẫn nhau. Chính điều này làm
cho nhà quản lý khó có thể điều hành và phối hợp giữa các bộ phận.
- Thứ hai, khi các thủ tục kiểm soát không tốt, phân quyền có thể dẫn đến
tuân thủ sai lệch các mục tiêu chung của tòan DN. Do các giám đốc các bộ phận
chỉ tập chung vào lợi ích cục bộ của đơn vị, không xem xét quyết định của mình
có ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào và làm lệch đi mục tiêu chung của
doanh nghiệp.
- Ngoài ra, phân quyền có thể dẫn đến sự trùng lắp trong giải quyết công
việc không cần thiết đối với các bộ phận. nếu bộ máy tổ chức quá cồng kềnh
trong khi công việc thư.
2.3.2 Xác định các trung tâm trách nhiệm.
Trong KTTN, các trung tâm trách nhiệm chủ yếu được phân chia theo
chức năng tài chính. Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận
trong tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị hoặc một cấp quản lý
chịu trách nhiệm trực tiếp với kết quả của chức năng hay bộ phận đó. Trong một
tổ chức có thể được xác lập bởi 4 loại trung tâm trách nhiệm cơ bản sau:
2.3.2.1 Trung tâm chi phí (Cost Centers)
Trung tâm chi phí là một loại trung tâm trách nhiệm thể hiện phạm vi cơ
bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất phát của các hoạt động như: Lập
dự toán chi phí; Phân loại chi phí thực tế phát sinh; So sánh chi phí thực tế với
định mức chi phí tiêu chuẩn. Trung tâm chi phí gắn liền với cấp quản lý mang
tính chất tác nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ
kinh doanh (như phân xưởng sản xuất, các phòng ban chức năng). Theo đó,
người quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí
-17-
phát sinh ở bộ phận mình, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư
vốn.
Thông tin chủ yếu sử dụng để đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở
trung tâm chi phí là chi phí có thể kiểm soát bởi từng nhà quản trị đối với bộ
phận do mình phụ trách. Bằng phương pháp so sánh chi phí thực tế với chi phí dự
toán (hay định mức), nhà quản trị có thể biết được chênh lệch nào là thuận lợi,
chênh lệch nào là bất lợi. Chênh lệch nào do biến động của khối lượng hoạt động,
chênh lệch nào do thành quả kiểm soát chi phí mang lại.
Nhà quản trị trung tâm chi phí có trách nhiệm điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh ở trung tâm sao cho đạt được kế hoạch được giao, đồng thời
đảm bảo chi phí thực tế phát sinh không vượt quá chi phí tiêu chuẩn (hoặc dự
toán). Do vậy, khi đánh giá trách nhiệm quản trị cũng như đo lường kết quả hoạt
động của loại trung tâm này, chúng ta cần đánh giá hai chỉ tiêu cơ bản sau:
- Có hoàn thành nhiệm vụ được giao về sản lượng SXKD hay không?
- Chi phí thực tế phát sinh có vượt quá định mức tiêu chuẩn (hoặc dự toán)
không?
Trường hợp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh nhưng chi phí thực
tế vượt quá định mức (dự toán) thì sẽ tiến hành phân tích xác định nguyên nhân
để làm cơ sở đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp một cách chính xác hơn.
2.3.2.2 Trung tâm doanh thu (Revenue Centers)
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có
trách nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận và
vốn đầu tư. Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng trong
khung giá cả cho phép để tạo ra doanh thu cho DN. Trung tâm này thường được
gắn với bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở, đó là các bộ phận kinh doanh trong
đơn vị như các chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ, nhóm sản
phẩm, .…
Trên thực tế khi xác định chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu cần xem
xét giá thành sản phẩm để khuyến khích trung tâm này tạo ra lợi nhuận chứ
không chỉ đơn thuần là tạo ra doanh thu. Các quản lý bán hàng thường chiết khấu
giảm giá hàng bán khi bán hàng số lượng lớn, hay thực hiện các chiến dịch quảng
-18-
cáo, khuyến mại. Các hoạt động này sẽ làm tăng doanh thu nhưng đều làm giảm
lợi nhuận mà DN chỉ chấp nhận trong một thời gian kinh doanh có hạn. Như vậy,
trung tâm này phải có chính sách bán hàng, không chỉ dựa trên tình hình thị
trường mà còn dựa trên giá thành, chi phí và các mục tiêu lâu dài của công ty.
Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm doanh thu là tổ chức hoạt động
tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sao cho đạt được doanh thu trong kỳ nhiều nhất của
bộ phận do mình kiểm soát. Theo đó, chúng ta sẽ đối chiếu doanh thu thực tế đạt
được so với doanh thu dự toán của bộ phận, xem xét tình hình thực hiện dự toán
tiêu thụ, trên cơ sở đó phân tích sai biệt doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố
có liên quan như đơn giá bán, khối lượng tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ.
Do đầu ra của trung tâm doanh thu được lượng hóa bằng tiền, nhưng đầu
vào thì trung tâm này không chịu trách nhiệm về giá thành sản phẩm hay giá vốn
hàng bán. Trong khi đó chi phí phát sinh tại trung tâm doanh thu thì không thể
nào so sánh được với doanh thu của trung tâm, vì vậy để đo lường hiệu năng hoạt
động của trung tâm này, chúng ta sẽ so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự
toán của trung tâm.
2.3.2.3 Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers)
Trung tâm lợi nhuận là loại trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải
chịu trách nhiệm với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm. Trong trường
hợp này nhà quản lý có thể ra quyết định loại sản phẩm nào cần sản xuất, sản
xuất như thế nào, mức độ chất lượng, giá cả, hệ thống phân phối và bán hàng.
Nhà quản lý phải quyết định các nguồn lực sản xuất được phân bổ như thế nào
giữa các sản phẩm, điều đó cũng có nghĩa là họ phải đạt được sự cân bằng trong
việc phối hợp giữa các yếu tố giá cả, sản lượng, chất lượng và chi phí.
Loại trung tâm trách nhiệm này thường được gắn ở bậc quản lý cấp trung,
đó là giám đốc điều hành trong công ty, các đơn vị kinh doanh trong tổng công ty
như các công ty phụ thuộc, các chi nhánh,…. Nếu nhà quản lý không có quyền
quyết định mức độ đầu tư tại trung tâm của họ thì tiêu chí lợi nhuận được xem là
tiêu chí thích hợp nhất để đánh giá kết quả thực hiện của trung tâm này.
Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận là tổ chức hoạt động
kinh doanh sao cho lợi nhuận đạt được là cao nhất. Nhà quản trị trung tâm lợi
-19-
nhuận được giao vốn và quyền quyết định trong việc sử dụng số vốn đó để tạo ra
lợi nhuận. Do vậy, bên cạnh trách nhiệm phải tạo ra lợi nhuận cao, trung tâm lợi
nhuận còn có trách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh. Chính vì lẽ đó, để đánh giá
kết quả của trung tâm lợi nhuận, chúng ta cần đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu
lợi nhuận, giá bán và lượng bán.
- Đối với chỉ tiêu lợi nhuận: cần xác định chênh lệch giữa lợi nhuận thực
hiện so với lợi nhuận kế hoạch được giao cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối.
- Do lợi nhuận tạo ra trong kỳ của DN là phần còn lại của doanh thu sau
khi trừ chi phí phát sinh tương ứng tạo ra doanh thu đó, nên doanh thu và chi phí
là hai nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Để đánh giá chính xác kết
quả của trung tâm lợi nhuận, chung ta cần xác định phạm vi chi phí mà nhà quản
trị trung tâm có thể kiểm soát được rồi áp dụng phương pháp phân tích biến động
chi phí như phương pháp áp dụng ở các trung tâm chi phí. Riêng chỉ tiêu doanh
thu, cần đánh giá ở các khía cạnh sau:
+ Trung tâm có đạt được mức tiêu thụ dự toán hay không?
+ Trung tâm có thực hiện giá bán đúng như dự toán hay không?
+ Trung tâm có thực hiện cơ cấu hàng bán đúng như dự toán hay không?
(trường hợp kinh doanh nhiều loại sản phẩm).
Khi đánh giá chênh lệch giữa doanh thu thực hiện so với doanh thu dự
toán, ta cần tiến hành phân tích xác định các nhân tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó
xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan làm biến động doanh thu.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng các chỉ tiêu như số dư bộ phận; tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu; tỷ suất doanh thu trên chi phí; … để đánh giá thành quả
hoạt động của các trung tâm lợi nhuận.
2.3.2.4 Trung tâm đầu tư (Investment Centers)
Đây là loại trung tâm trách nhiệm gắn với bậc quản lý cấp cao như Hội
đồng quản trị công ty, các công ty con độc lập, …. Đó là sự tổng quát hóa của
các trung tâm lợi nhuận trong đó khả năng sinh lời được gắn với các tài sản được
sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó. Một trung tâm trách nhiệm được xem là một
trung tâm đầu tư khi nhà quản trị của trung tâm đó không những quản lý chi phí
và doanh thu mà còn quyết định lượng vốn sử dụng để tiến hành quá trình đó.
-20-
Về bản chất có thể xem trung tâm đầu tư là một dạng mở rộng của trung
tâm lợi nhuận, trong đó nhà quản trị có nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn, vì
ngoài việc đưa ra các quyết định ngắn hạn như xác định cơ cấu sản phẩm, giá
bán, chi phí sản phẩm, … họ còn có quyền kiểm soát và đưa ra các quyết định về
vốn đầu tư của DN. Vì vậy về mặt hiệu quả hoạt động của trung tâm đầu tư có
thể được đo lường giống như trung tâm lợi nhuận, nhưng về hiệu năng hoạt động
thì cần có sự so sánh lợi nhuận đạt được với tài sản hay giá trị đã đầu tư vào
trung tâm. Các chỉ tiêu cơ bản có thể sử dụng để đánh giá hiệu năng hoạt động
của trung tâm đầu tư như: Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI); Lãi thặng dư (RI);
Giá trị thị trường của tài sản của DN
* Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (Return on Investment - ROI)
- Khái niệm về tỷ lệ hoàn vốn đầu tư: Là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên
vốn đầu tư đã bỏ ra, hay theo Du Pont thì ROI còn được phân tích là tỷ lệ lợi
nhuận trên doanh thu nhân với vòng quay của vốn đầu tư.
- Mục tiêu sử dụng chỉ số tỷ lệ hoàn vốn đầu tư:
+ Mục tiêu đầu tiên của việc sử dụng ROI là việc đánh giá hiệu quả đầu tư
của các trung tâm đầu tư và các DN có các quy mô vốn khác nhau, để phân tích
xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, từ đó làm cơ sở đánh giá thành quả quản lý.
+ Mục tiêu thứ hai khi sử dụng ROI để tìm ra các nhân tố tác động đến
hiệu quả quản lý nhằm tìm ra các giải pháp để làm cho kết quả hoạt động được
tốt hơn. Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơ
cấu vốn đầu tư.
Lợi nhuận Lợi nhuận Doanh thu
ROI = = x (2.1)
Vốn đầu tư Doanh thu Vốn đầu tư
Hay: ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay của vốn
đầu tư
Lợi nhuận được sử dụng trong công thức là lợi nhuận thuần trước thuế thu
nhập. Lý do sử dụng lợi nhuận thuần là để phù hợp với doanh thu và vốn hoạt
động đã tạo ra nó và để xác định vòng quay vốn. Vốn hoạt động được sử dụng
trong ROI ở điều kiện bình thường là vốn bình quân giữa đầu năm và cuối năm.
-21-
Nếu vốn trong năm biến động liên tục thì phải tính bình quân từng tháng hoặc
bình quân gia quyền.
* Lãi thặng dư (Residual Income – RI)
- Khái niệm về lãi thặng dư:
Lãi thặng dư (hay lợi tức còn lại) là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn
DN được trừ đi chi phí sử dụng vốn mong đợi đã đầu tư vào bộ phận đó. Chỉ số
này nhấn mạnh thêm khả năng sinh lời vượt trên chi phí vốn đã đầu tư vào một
bộ phận hay toàn DN.
- Mục đích sử dụng của chỉ số lãi thặng dư - RI:
Thứ nhất của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết lợi nhuận thực tế đã mang
về là bao nhiêu sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn để có được lợi
nhuận trên. Thứ hai của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết có nên đầu tư gia tăng
hay không mà khi sử dụng chỉ số ROI không đủ cơ sở để quyết định.
Công thức tính của RI: RI = P – R (2.2)
Với: RI: Lãi thặng dư (Residual Income);
P: Lợi tức của trung tâm đầu tư (Profits)
R = ∑ri * Ci
(trong đó R: chi phí sử dụng vốn bình quân; Ci Vốn đầu tư
(Capital) huy động từ nguồn i; ri: tỷ suất sinh lời mong muốn tối thiểu
của nguồn i).
Hay: Lãi thặng dư (RI) = Lợi tức của trung tâm đầu tư – (Vốn đầu tư x
Tỷ suất chi phí vốn)
Sử dụng chỉ tiêu lãi thặng dư làm thước đo kết quả bộ phận có ưu điểm là
đánh giá đúng kết quả của các trung tâm đầu tư vì chỉ tiêu này đã đặt các trung
tâm đầu tư lên cùng một mặt bằng so sánh. Ngoài ra, lãi thặng dư còn khuyến
khích các nhà quản trị bộ phận chấp nhận bất kỳ cơ hội kinh doanh nào được dự
kiến sẽ mang lại ROI cao hơn ROI bình quân.
Tuy nhiên, RI cũng có nhược điểm là do RI là một chỉ tiêu được thể hiện
bằng số tuyệt đối nên không thể sử dụng RI để so sánh thành quả quản lý của các
nhà quản trị ở các trung tâm đầu tư có tài sản được đầu tư khác nhau. Vì trong
-22-
thực tế, nếu dùng RI đánh giá thì RI thường có khuynh hướng lạc quan nghiêng
về những nơi có quy mô vốn lớn [4, tr.340-351].
Như vậy, để đánh giá kết quả của trung tâm đầu tư, nhà quản trị cần sử
dụng kết hợp các chỉ tiêu cơ bản như ROI, RI với việc xem xét mức chênh lệch
trong việc thực hiện các chỉ tiêu giữa thực tế so với kế hoạch.
2.3.3 Lập Báo cáo trách nhiệm cho các trung tâm trách nhiệm
Thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm được tổng hợp định kỳ trên một
báo cáo kế toán trách nhiệm bộ phận (gọi tắc là báo cáo trách nhiệm). Báo cáo
trách nhiệm của từng trung tâm sẽ phản ánh kết quả tài chính chủ yếu theo thực
tế và theo dự toán, đồng thời chỉ ra các chênh lệch giữa kết quả thực tế so với dự
toán theo từng chỉ tiêu được chuyển tải trong báo cáo phù hợp với từng loại trung
tâm trách nhiệm [3].
Một hệ thống báo cáo trách nhiệm thường có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, mức độ chi tiết của thông tin trên các báo cáo sẽ khác nhau đối
với những cấp độ quản lý khác nhau. Theo đó, cấp quản lý càng thấp thì các mức
độ chi tiết của các chỉ tiêu báo cáo càng nhiều; những kết quả tổng cộng từ báo
cáo của một cấp quản lý sẽ được báo cáo lên cho cấp quản lý cao hơn kế tiếp. Dữ
liệu được tổng hợp, chắt lọc và cô đọng khi thông tin được báo cáo lên cho
những cấp độ quản lý cao hơn, hay nói một cách khác, mức độ chi tiết của các
chỉ tiêu sẽ giảm dần ở cấp quản lý càng cao.
Thứ hai, mặc dù lượng thông tin của các báo cáo có sự biến đổi, nhưng
những bảng báo cáo mà được phát hành dưới một hệ thống báo cáo trách nhiệm
có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thông tin trong báo cáo ở cấp thấp sẽ mang
tính giải thích, chứng minh cho các chỉ tiêu trong báo cáo ở cấp cao hơn.
Thứ ba, báo cáo phải bao gồm tất cả những chỉ tiêu doanh thu, chi phí và
lợi nhuận mà có thể xác định một cách trực tiếp hay phân bổ một cách gián tiếp
đến một cấp quản lý cụ thể, điều này phải căn cứu vào tính có thể kiểm soát được
hay không đối với từng chỉ tiêu cụ thể. Theo đó khi áp dụng phương pháp này,
cần phải có sự thận trọng khi phân tách giữa những hạng mục có thể kiểm soát
được và không thể kiểm soát được để xác định rõ những hạng mục mà một nhà
quản lý có thể và phải chịu trách nhiệm đối với nó [9].
-23-
Báo cáo trách nhiệm là một bộ phận của báo cáo KTQT, do vậy trước hết
báo cáo kế toán trách nhiệm phải đáp ứng được các yêu cầu chung của báo cáo
KTQT. Ngoài ra, do tính đặc thù riêng có cũng như để phát huy được tác dụng
thì báo cáo trách nhiệm phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau:
- Thứ nhất, báo cáo phải được lập và truyền đạt một cách kịp thời.
- Thứ hai, báo cáo phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục.
- Thứ ba, hình thức phải tương đối đơn giản, dễ hiểu và có sự so sánh.
Căn cứ vào trách nhiệm báo cáo thì hệ thống báo cáo trách nhiệm được
chia thành 4 nhóm báo cáo ứng với 4 loại trung tâm trách nhiệm sau:
2.3.3.1 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí là bảng so sánh chi phí thực
hiện và dự toán và xác định mức chênh lệch giữa chi phí thực hiện so với dự
toán. Ngoài ra, các chênh lệch còn có thể được phân tích chi tiết tùy theo yêu cầu
quản lý thành các biến động theo các nhân tố cấu thành chi phí đó.
Bảng 2.1: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí
Tháng, quý, năm …
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm
chi phí
Dự toán Thực tế Chênh lệch
Báo cáo cho Giám đốc bộ phận I
1.Chi phí kinh doanh của đơn vị 1
2.Chi phí kinh doanh của đơn vị 2
3.Chi phí kinh doanh của đơn vị 3
Cộng
2.3.3.2 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm doanh thu
Tùy theo cơ cấu tổ chức quản lý trong mỗi DN mà người chịu trách nhiệm
cao nhất của trung tâm doanh thu có thể là PTGĐ kinh doanh của Tổng công ty,
GĐ kinh doanh của công ty hoặc trưởng phòng kinh doanh của công ty. Và cũng
tương tự như trung tâm chi phí, mức độ chi tiết theo các cấp độ quản lý sẽ thùy
thuộc vào cơ cấu tổ chức của công ty.
-24-
Bảng 2.2: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm Doanh thu
Tháng, quý, năm …
Báo cáo trách nhiệm
trung tâm doanh thu
Doanh thu
thực tế
Doanh thu
dự toán
Chênh
lệch
Ảnh hưởng biến động của các
nhân tố
Đơn giá
bán
Số lượng
tiêu thụ
Cơ cấu mặt
hàng tiêu
thụ
Báo cáo cho giám đốc kinh doanh
1.Chi nhánh 1
2.Chi nhánh 2
3.Chi nhánh 3
Cộng toàn công ty
2.3.3.3 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận
Nguyên tắc có thể kiểm soát được được áp dụng cho quá trình báo cáo
trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi
nhuận là các báo cáo nhằm đánh giá trách nhiệm của trung tâm này dựa trên Báo
cáo kết quả kinh doanh và thường được trình bày theo dạng số dư đảm phí nhằm
xác định số dư của từng bộ phận trong phạm vi được phân cấp và kiểm soát về
chi phí, doanh thu của họ, đồng thời qua đó cũng đánh giá được phần đóng góp
của từng bộ phận vào lợi nhuận chung của công ty. Để đánh giá trách nhiệm của
từng trung tâm lợi nhuận, người ta có thể hoặc so sánh kết quả thực hiện với dự
toán hoặc so sánh tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu với tỷ lệ chung của toàn đơn vị
hoặc của Ngành.
Bảng 2.3: Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận Dự toán Thực tế Biến động
1.Doanh số
2.Biến phí:
- Sản xuất (hoặc giá vốn hàng bán)
- Lưu thông và quản lý
3. Số dư đảm phí (= 2 – 1)
4. Định phí trực tiếp (kiểm soát được)
5. Số dư bộ phận kiểm soát được (= 3 – 4)
6. Định phí không kiểm soát được
7. Số dư bộ phận (= 5 – 6)
8. Chi phí chung của công ty phân bổ
9. Lợi nhuận trước thuế (= 7 – 8)
-25-
2.3.3.4 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm đầu tư
Để đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư, nhà quản trị thường sử
dụng báo cáo thông qua các chỉ tiêu cơ bản như tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI);
Lãi thặng dư (RI). Sau đây là mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư.
Bảng 2.4: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư
Nội dung
Kế hoạch Thực hiện Chênh
lệch
1. Doanh thu thuần
2. Biến phí
3. Số dư đảm phí
4. Định phí bộ phận
5. Số dư bộ phận
6. Chi phí chung phân bổ
7. Lợi nhuận trước thuế
8. Chi phí thuế TNDN
9. Lợi nhuận sau thuế TNDN
10. Vốn đầu tư
11. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)
12. Thu nhập thặng dư (RI)
Như vậy, báo cáo trách nhiệm là sản phẩm cuối cùng và cao cấp nhất của
hệ thống KTTN; là một bộ phận quan trọng trong hệ thống báo cáo KTQT của
DN. Mỗi trung tâm trách nhiệm, mỗi bộ phận sẽ có các báo cáo riêng mang tính
chất đặc thù, trong đó nội dung báo cáo gắn liền với các chỉ tiêu nhằm đánh giá
kết quả hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm hay bộ phận đó. Trong thực tế
không có mẫu biểu chính xác và chi tiết của một bảng báo cáo kết quả hoạt động
của từng bộ phận trong các DN, mà vấn đề này phụ thuộc vào đặc thù của từng tổ
chức kinh tế, từng DN cụ thể và bản chất của trung tâm trách nhiệm [11].
Qua nội dung trình bày trên, có thể thấy rằng, hệ thống báo cáo kế toán
trách nhiệm (gọi tắt là báo cáo trách nhiệm) là hệ thống báo cáo đánh giá trách
nhiệm quản trị chứa đựng nội dung các chỉ tiêu kế toán, tài chính nhằm đánh giá
trách nhiệm quản trị của các cá nhân, bộ phận trong đơn vị. Hay nói khác hơn hệ
thống báo cáo trách nhiệm là một bộ phận cơ bản và chủ yếu của hệ thống báo
-26-
cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong đơn vị. Đây cũng chính là phạm vi
nghiên cứu mà đề tài hướng tới.
2.4 Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
2.4.1 Cơ cấu tổ chức của DN theo mô hình Tổng công ty
Hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý của các DNTM được tổ chức chủ yếu
theo mô hình Tổng công ty. Vì vậy, chúng ta để có thể xác định cơ chế quản lý
và sự phân cấp quản lý mang tính phổ biến cho các DN như sau:
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của DN theo mô hình Tổng công ty
Căn cứ vào tính phổ biến về tình hình tổ chức KTTN ở một số quốc gia
trên thế giới, khảo sát tình hình tổ chức báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị tại
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PTGĐ KINH
DOANH
PTGĐ
TÀI CHÍNH
PHÒNG NHÂN
SỰ
PTGĐ NHÂN SỰ -
HÀNH CHÍNH
PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG KẾ
TOÁN
PHÒNG QUẢN
TRỊ KẾ
HOẠCH TÀI
CHÍNH
PHÒNG HỆ
THỐNG
THÔNG TIN
PTGĐ ĐIỀU HÀNH
PHÒNG DỰ
ÁN
PHÒNG QUẢN
TRỊ HÀNH
CHÍNH
-27-
các DNTM ở Việt Nam, hệ thống KTTN sẽ được xác lập 4 loại trung tâm trách
nhiệm mang tính phổ biến: Trung tâm Chi phí, Trung tâm Doanh thu, Trung tâm
Lợi nhuận, Trung tâm đầu tư.
2.4.2 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại DN
2.4.2.1 Các trung tâm chi phí.
Người chịu trách nhiệm cao nhất đối với các trung tâm chi phí của Tổng
công ty là PTGĐ điều hành.
Theo đặc điểm hoạt động KD các Tổng công ty thương mại, chia trung
tâm chi phí của toàn bộ Tổng công ty thành 2 nhóm sau:
- Nhóm các trung tâm chi phí thuộc khối kinh doanh.
- Nhóm các trung tâm chi phí thuộc khối Quản lý doanh nghiệp.
2.4.2.2 Các trung tâm doanh thu
Người chịu trách nhiệm cao nhất của các trung tâm doanh thu là Giám đốc
kinh doanh của Tổng công ty. Doanh thu thực tế phát sinh ở bộ phận bán hàng
của toàn Tổng công ty có thể được tổng kết từ các kênh bán hàng theo các Khu
vực bán hàng, theo Chi nhánh bán hàng và chi tiết đến từng cửa hàng ở mỗi Chi
nhánh.
2.4.2.3 Các trung tâm lợi nhuận
Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước HĐQT về lợi
nhuận tạo ra, đồng thời được giao thẩm quyền duyệt các chi phí liên quan đến
việc tạo ra lợi nhuận đó. Như vậy, các trung tâm lợi nhuận gắn với từng cấp độ
quản lý và người chịu trách nhiệm ở từng cấp độ .
2.4.2.4 Các trung tâm đầu tư.
Tùy theo sự phân cấp về quyền và trách nhiệm không chỉ đối với doanh
thu, chi phí, lợi nhuận mà còn về quyền và trách nhiệm trong quyết định về vốn
hoạt động và tài sản kinh doanh mà các trung tâm đầu tư ở mỗi công ty sẽ tổ
chức thành những cấp độ khác nhau.
-28-
2.5 Kinh nghiệm về việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm của một số
DN trên thế giới.
2.5.1 Phân quyền, chuyển giá và quản trị theo mục tiêu trong hệ thống kế
toán trách nhiệm của Tập đoàn Abbott, Hoa Kỳ
Tập đoàn Abbott của Mỹ được thành lập từ năm 1888. Sau hơn 120 năm
họat động, Abbott hiện có giá trị vốn hóa trên 80 tỉ USD, phục vụ khách hàng
trên 130 quốc gia với hơn 68.000 nhân viên. Tập đoàn đang hoạt động trên năm
lĩnh vực chính: sản phẩm dinh dưỡng, dược phẩm, sản phẩm chuyên dùng trong
y tế, hóa chất và sản phẩm nông nghiệp. Điều này đòi hỏi Abbott phải sử dụng
mô hình quản lý kế toán trách nhiệm phù hợp và hiệu quả, trong đó phân quyền
mạnh mẽ đồng thời tận dụng kỹ thuật chuyển giá cho các giao dịch mua bán nội
bộ và quản trị theo mục tiêu của Tập đoàn.
Cấu trúc của một tổ chức phát triển khi các mục tiêu, trình độ công nghệ,
đội ngũ nhân viên thay đổi. Quá trình này thường diễn ra theo hướng từ quản lý
tập trung sang quản lý phân quyền. Abbott đã nhận ra nhu cầu của việc phân
quyền; tầm hoạt động đa quốc gia của họ cho thấy các cấp quản lý ở các khu vực
khác nhau trên thế giới có khả năng phát huy tối đa nguồn lực của doanh nghiệp.
Một hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết kế tốt phải thiết lập được các trung
tâm trách nhiệm trong một tổ chức. Vì thế, Abbott đã xây dựng mô hình kế toán
trách nhiệm bằng cách thiết lập các trung tâm trách nhiệm, bao gồm:
- Trung tâm chi phí
- Trung tâm doanh thu
- Trung tâm lợi nhuận
- Trung tâm đầu tư
Mô hình quản lý kế toán trách nhiệm tỏ ra rất phù hợp với Abbott, một tập
đoàn có quy mô lớn, hoạt động lâu đời, tốc độ tăng trưởng nhanh, lãnh đạo cấp
cao tin tưởng vào việc phân quyền cho lãnh đạo cấp thấp hơn, hệ thống kiểm soát
và quản lý hoạt động hiệu quả, đảm bảo toàn bộ guồng máy vận động thông suốt.
Việc sử dụng kế toán trách nhiệm mang lại cho Abbott những lợi ích sau:
-29-
- Phân quyền quản lý theo nhóm trách nhiệm: Việc phân chia các trung
tâm trách nhiệm sẽ tạo ý tưởng cho lãnh đạo công ty trong việc thiết lập một mô
hình cơ cấu tốt nhất cho tổ chức, phân chia trách nhiệm quản lý lập kế hoạch,
phân tích, báo cáo, tách bạch theo nhóm hoạt động nhằm phát huy tối đa nguồn
lực và thuận tiện cho quản lý.
- Tận dụng các kỹ thuật về chuyển giá: Chuyển giá là quá trình chuyển
giao lợi nhuận được thiết lập trên cơ sở giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ trong
nội bộ các trung tâm trách nhiệm của tập đoàn. Trong báo cáo tài chính hợp nhất,
các giao dịch nội bộ sẽ được loại trừ kể cả các khoản doanh thu, chi phí và lợi
nhuận nội bộ. Tuy nhiên, căn cứ vào những khác biệt trong chính sách thuế,
chính sách ưu đãi đầu tư, phí hải quan, chi phí bảo hiểm, vận chuyển, thuế xuất
nhập khẩu, chính sách kiểm soát tỉ giá hối đoái… mà các chính sách chuyển giá
linh hoạt giữa các trung tâm trách nhiệm sẽ được vận dụng để tối ưu hóa lợi
nhuận cho tập đoàn.
- Tận dụng kỹ thuật quản trị theo mục tiêu: Kế toán trách nhiệm dựa
trên quản trị mục tiêu, các kỹ thuật tài chính về lập dự toán ngân sách cần được
sử dụng, ngân sách cần được giám sát và theo dõi liên tục giữa kế hoạch với thực
tế. Do đó, kế toán trách nhiệm cũng đòi hỏi kỹ thuật phân tích các khoản biến
động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính, phân tích biến động
doanh thu…
Tất cả các trung tâm trách nhiệm của Abbott cùng lập kế hoạch ngân sách,
cân đối với kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn lực. Việc lập kế hoạch
cũng cần phải được thiết kế chi tiết cho các khoản giao dịch nội bộ để tiến hành
loại trừ, thuận tiện cho việc tổng hợp thành một kế hoạch hợp nhất của Tập đoàn.
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại

More Related Content

What's hot

luan van tot nghiep ke toan (66).pdf
luan van tot nghiep ke toan (66).pdfluan van tot nghiep ke toan (66).pdf
luan van tot nghiep ke toan (66).pdfNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&TLLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&TLuan van Viet
 
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnHaiyen Nguyen
 
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chính
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chínhMẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chính
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chínhPerfect Man
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016tuan nguyen
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mạiBáo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mạiNguyen Minh Chung Neu
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...Dương Hà
 

What's hot (20)

luan van tot nghiep ke toan (66).pdf
luan van tot nghiep ke toan (66).pdfluan van tot nghiep ke toan (66).pdf
luan van tot nghiep ke toan (66).pdf
 
Sách chân dung kế toán trưởng thực thụ TACA
Sách chân dung kế toán trưởng thực thụ TACASách chân dung kế toán trưởng thực thụ TACA
Sách chân dung kế toán trưởng thực thụ TACA
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhânĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân
 
Đề tài: Tiền lương và khoản trích theo lương tại Công ty Quảng cáo
Đề tài: Tiền lương và khoản trích theo lương tại Công ty Quảng cáoĐề tài: Tiền lương và khoản trích theo lương tại Công ty Quảng cáo
Đề tài: Tiền lương và khoản trích theo lương tại Công ty Quảng cáo
 
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&TLLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
 
Kết quả thực tập bán hàng tại phòng kinh doanh công ty, HAY nhất
Kết quả thực tập bán hàng tại phòng kinh doanh công ty, HAY nhấtKết quả thực tập bán hàng tại phòng kinh doanh công ty, HAY nhất
Kết quả thực tập bán hàng tại phòng kinh doanh công ty, HAY nhất
 
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty hóa chất
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty hóa chấtĐề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty hóa chất
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty hóa chất
 
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chính
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chínhMẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chính
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chính
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty dịch vụ Toàn Thắng
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty dịch vụ Toàn ThắngĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty dịch vụ Toàn Thắng
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty dịch vụ Toàn Thắng
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Viettel Cần Thơ, HAY, 9đ
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Viettel Cần Thơ, HAY, 9đĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Viettel Cần Thơ, HAY, 9đ
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Viettel Cần Thơ, HAY, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty, HOT
Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty, HOTLuận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty, HOT
Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty, HOT
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
Báo cáo thực tập khoa kế toán - tài chính HUTECH 9 điểm, 2017
Báo cáo thực tập khoa kế toán - tài chính HUTECH 9 điểm, 2017Báo cáo thực tập khoa kế toán - tài chính HUTECH 9 điểm, 2017
Báo cáo thực tập khoa kế toán - tài chính HUTECH 9 điểm, 2017
 
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mạiBáo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
 

Similar to Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I...
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I...Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I...
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I...Viết thuê luận văn https://lamluanvan.net/
 
Luận văn: Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các...
Luận văn: Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các...Luận văn: Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các...
Luận văn: Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chuong 1.1 (repaired) (repaired)
Chuong 1.1 (repaired) (repaired)Chuong 1.1 (repaired) (repaired)
Chuong 1.1 (repaired) (repaired)Lê Bảo Trung
 
Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị
Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị
Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị nataliej4
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại (20)

Luận Văn Tổ Chức Hệ Thống Kế Toán Trách Trong Các Doanh Nghiệp.
Luận Văn Tổ Chức  Hệ Thống Kế Toán Trách Trong Các Doanh Nghiệp.Luận Văn Tổ Chức  Hệ Thống Kế Toán Trách Trong Các Doanh Nghiệp.
Luận Văn Tổ Chức Hệ Thống Kế Toán Trách Trong Các Doanh Nghiệp.
 
Luận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất
Luận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuấtLuận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất
Luận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất
 
QT123.doc
QT123.docQT123.doc
QT123.doc
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị tại trường Cao đẳng Kinh tế
Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị tại trường Cao đẳng Kinh tếLuận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị tại trường Cao đẳng Kinh tế
Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị tại trường Cao đẳng Kinh tế
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải Lạc Việt, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải Lạc Việt, HAYĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải Lạc Việt, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải Lạc Việt, HAY
 
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I...
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I...Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I...
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I...
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAY
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Quy Trình Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty Nội Thất
Khóa Luận Hoàn Thiện Quy Trình Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty Nội ThấtKhóa Luận Hoàn Thiện Quy Trình Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty Nội Thất
Khóa Luận Hoàn Thiện Quy Trình Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty Nội Thất
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị cho doanh nghiệp
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị cho doanh nghiệpLuận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị cho doanh nghiệp
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị cho doanh nghiệp
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các do...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các do...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các do...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các do...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Cho Các Doanh Nghiệp...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Cho Các Doanh Nghiệp...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Cho Các Doanh Nghiệp...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Cho Các Doanh Nghiệp...
 
Luận văn: Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các...
Luận văn: Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các...Luận văn: Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các...
Luận văn: Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các...
 
Báo cáo thực tập khoa tài chính thương mại Trường Đại học Công nghệ.docx
Báo cáo thực tập khoa tài chính thương mại Trường Đại học Công nghệ.docxBáo cáo thực tập khoa tài chính thương mại Trường Đại học Công nghệ.docx
Báo cáo thực tập khoa tài chính thương mại Trường Đại học Công nghệ.docx
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Minh Châu
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Minh ChâuĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Minh Châu
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Minh Châu
 
Đề tài: Doanh thu, chi phí tại Công ty bán nhiên liệu động cơ, 9đ
Đề tài: Doanh thu, chi phí tại Công ty bán nhiên liệu động cơ, 9đĐề tài: Doanh thu, chi phí tại Công ty bán nhiên liệu động cơ, 9đ
Đề tài: Doanh thu, chi phí tại Công ty bán nhiên liệu động cơ, 9đ
 
Chuong 1.1 (repaired) (repaired)
Chuong 1.1 (repaired) (repaired)Chuong 1.1 (repaired) (repaired)
Chuong 1.1 (repaired) (repaired)
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Quản Trị Tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Côn...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Quản Trị Tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Côn...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Quản Trị Tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Côn...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Quản Trị Tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Côn...
 
Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị
Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị
Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị
 
Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩuQuản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại

  • 1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Họ tên và chữ ký)
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài Luận văn thạc sĩ này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các quý thầy cô giảng dạy tại Trường Đại học công nghệ TP. HCM đã giúp cho tôi trang bị kiến thức, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời biết ơn tới TS. Trần Văn Tùng đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian làm Luận văn . Tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, Doanh nghiệp đã hợp tác chia sẽ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị giảng viên đồng nghiệp Khoa Kế toán kiểm toán trường Đại học Công nghiệp TP. HCM đã giúp đỡ, tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.
  • 3. iii TÓM TẮT Ở Việt Nam, Doanh nghiệp thương mại là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến và kết quả hoạt động của nó góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cũng như các loại hình doanh ngiệp khác, công tác quản trị nói chung cũng như KTTN nói riêng chưa được quan tâm đúng mức nên kết quả hoạt động chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm là một yêu cầu không những cấp thiết mà còn mang tính quyết định đối với sự sống còn của một doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp thương mại. Xuất phát từ yêu cầu khách quan như vậy, nên tác giả vận dụng những lý luận của kế toán trách nhiệm để thực hiện đề tài " Tổ chức hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam" nhằm giúp phần nào cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công tác quản trị, đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu Doanh nghiệp để đánh giá kết quả công việc của họ, để đề ra mục tiêu, phương hướng hoạt động đem lại kết quả cao cho loại hình doanh nghiệp này. Để xây dựng mô hình tổ chức KTTN trong DNTM, ngoài việc vận dụng cơ sở lý luận trong và ngoài nước tác giả đã khảo sát tại 78 Doanh nghiệp thương mại hoạt động theo mô hình Tổng công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí minh và các DN đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM, sau đó sử dụng kết quả thu thập được để thống kế, phân tích tìm ra những mặt đạt được, tồn tại và hạn chế làm cơ sở để xây dựng mô hình tổ chức hệ thống KTTN chuẩn cho các DNTM. Tác giả còn đưa ra dẫn chứng về kinh nghiệm tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm của một số Doanh nghiệp trên thế giới: Tập đoàn Abbott Hoa kỳ, Tập đoàn Dupont Việc xây dựng mô hình thực hiện qua 3 bước: - Bước 1: Xác định các loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm Chi phí, trung tâm Doanh thu, trung tâm Lợi nhuận và trung tâm Đầu tư
  • 4. iv - Bước 2:Xác định loại thông tin cần cung cấp đối với từng trung tâm trách nhiệm. - Bước 3: Lập các báo cáo cho từng trung tâm trách nhiệm. Sau khi xây dựng mô hình hệ thống kế toán trách nhiệm trong Doanh nghiệp thương mại, để công tác tổ chức hệ thống báo cáo kế toán đánh giá trách nhiệm ở các DNTM mang tính khả thi cao tác giả đã đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm hỗ trợ việc thực hiện mô hình như: Lập dự toán cho từng trung tâm trách nhiệm, Tổ chức công tác kế toán phù hợp với việc thu thập thông tin để lập hệ thống KTTN, Xây dựng hệ thống định mức – tiêu chuẩn liên quan đến các chỉ tiêu của Báo cáo trách nhiệm và Các giải pháp hỗ trợ khác (Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích, xử lý kịp thời các thông tin, Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên KTQT). Kết quả của Luận văn là tài liệu tham khảo cho các Nhà quản lý của các DNTM nói riêng và các DN có quy mô lớn ở VN nói chung khi xây dựng hệ thống KTTN cho DN của mình nhằm giúp phần nào cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công tác quản trị, đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu Doanh nghiệp để đánh giá kết quả công việc của họ, để đề ra mục tiêu, phương hướng hoạt động đem lại kết quả cao cho Doanh nghiệp.
  • 5. v ABSTRACT Commercial enterprise is a very popular type of business in Vietnam and their results in business operations contribute significantly to the development of the country. However, the management activities and responsibility accounting in commercial enterprises as well as other type of business have not been paid adequate attention. As a result, the efficiency of both management activities and responsibility accounting is not as good as it must be. Therefore, the needs of having research for applying responsibility accounting is urgent and crucial for the survival of all types of business, including commercial enterprises. Based on the objective requirements, the author applied both theoretical and practical knowledge for carrying out the project "Implementing responsibility accounting system in commercial enterprises in Vietnam". The project will help commercial enterprises improves the efficiency of management activities and assess the responsibility of managers. It also helps evaluate managers’ efficiency in their work to achieve better results for commercial enterprises. The author used theoretical knowledge and results of the survey for 78 commercial enterprises located in Ho Chi Minh City and other enterprises listed on the Stock Exchange to build organizational model accounting responsibilities in commercial enterprises. The author, then, used the results obtained to find out the reasons and limitations existed in applying responsibility accounting in commercial enterprises. Based on the information found out, the author created standard of responsibility accounting system for commercial enterprises. The author also used the experience of using responsibility accounting in a various enterprises in the world such as Abbott Corporation and Dupont Corporation The construction of models made in three steps : - Step 1: Identify the types of responsibility centers: Cost Centers, Revenue Centers, Profit Centers and Investment Center
  • 6. vi - Step 2: Determine the type of information should be provided for each responsibility center. - Step 3: Preparation of reports for each responsibility center. After building the model of responsibility accounting system in commercial enterprises, the author has proposed some technical solutions to support the implementation of the model such as the budget for each responsibility center, the implementation of accounting system to collect information for responsibility accounting, the system of standard and norm items relating to elements in responsibility accounting and other supporting solutions (Applying information technology for analyze and process information in times and training employees for management accounting). The result of thesis is a reference material for managers in both small and large commercial enterprises when building responsibility accounting system to improve the efficiency of management activities in business. It also helps managers evaluate the results of their work, set goals and propose effective plans in order to achieve good results for business.
  • 7. vii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Tóm tắt...........................................................................................................................iii Abstract ...........................................................................................................................v Mục lục..........................................................................................................................vii Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................xii Danh mục các Bảng...................................................................................................xiii Danh mục các Sơ đồ.................................................................................................. xiv Danh mục các Phụ lục ................................................................................................xv
  • 8. viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...........................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................2 1.3 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................3 1.3.1 Mục tiêu tổng quát...........................................................................................3 1.3.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................3 1.3.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................4 1.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài .........................................................................4 1.5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài .............................5 1.5.1 Phương pháp luận ...........................................................................................5 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................6 1.7 Kêt cấu của đề tài nghiên cứu ........................................................................8 CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP.........................................................................10 2.1 Một số khái niệm về kế toán trách nhiệm.......................................................10 2.2 Vai trò – Chức năng của kế toán trách nhiệm................................................13 2.2.1 Vai trò của KTTN...........................................................................................13 2.2.2 Chức năng của KTTN....................................................................................14 2.3 Nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm...........................................................14 2.3.1 Phân cấp trong quản lý(Decentralizing)....................................................14 2.3.1.1 Ưu điểm của sự phân cấp trong quản lý......................................................15 2.3.1.2 Nhược điểm của sự phân cấp trong quản lý:...............................................16 2.3.2 Xác định các trung tâm trách nhiệm. .........................................................16 2.3.2.1 Trung tâm chi phí (Cost Centers)..................................................................16 2.3.2.2 Trung tâm doanh thu (Revenue Centers)......................................................17 2.3.2.3 Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers)..........................................................18 2.3.2.4 Trung tâm đầu tư (Investment Centers)......................................................19 2.3.3 Lập Báo cáo trách nhiệm cho các trung tâm trách nhiệm.........................22 2.3.3.1 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí..........................................23
  • 9. ix 2.3.3.2 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm doanh thu ....................................23 2.3.3.3 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận.....................................24 2.3.3.4 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm đầu tư...........................................25 2.4 Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp .........................26 2.4.1 Cơ cấu tổ chức của DN theo mô hình Tổng công ty.......................................26 2.4.2 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại DN .....................................................27 2.4.2.1 Các trung tâm chi phí. ....................................................................................27 2.4.2.2 Các trung tâm doanh thu................................................................................27 2.4.2.3 Các trung tâm lợi nhuận...........................................................................27 2.4.2.4 Các trung tâm đầu tư. .....................................................................................27 2.5 Kinh nghiệm về việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm của một số DN trên thế giới. ..................................................................................................................28 2.5.1 Phân quyền, chuyển giá và quản trị theo mục tiêu trong hệ thống kế toán trách nhiệm của Tập đoàn Abbott, Hoa Kỳ......................................................28 2.5.2 Sáng kiến ROI và vấn đề phân quyền của Tập đoàn Dupont..................30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................32 CHƯƠNG 3:KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Ở VN .................................................................................................33 3.1 Giới thiệu khái quát về đặc điểm hoạt động và phân cấp quản lý của DNTM ở Việt Nam........................................................................................................................33 3.1.1 Đặc điểm hoạt động của DNTM ở Việt Nam .............................................33 3.1.2 Sự phân cấp quản lý trong DNTM ở Việt Nam..........................................35 3.1.2.1 Hoạt động theo mô hình Công ty ............................................................35 3.1.2.2 Hoạt động theo mô hình Tổng công ty..........................................................36 3.2 Khảo sát tình hình thực hiện KTTN trong DNTM ở Việt Nam .................36 3.2.1 Đối tượng phỏng vấn....................................................................................36 3.2.2 Nội dung khảo sát .........................................................................................37 3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát....................................................................37
  • 10. x 3.2.4 Phạm vi, số lượng công ty và thời gian khảo sát.......................................38 3.2.5 Thu thập và xử lý kết quả khảo sát..............................................................38 3.2.5.1 Tình hình chung về đặc điểm hoạt động của DNTM ở Việt nam ..............38 3.2.5.2 Tình hình thực hiện KTTN trong DNTM ở Việt Nam hiện nay ..............40 3.2.5.3 Mức độ quan tâm của nhà Quản trị đến hệ thống kế toán trách nhiệm......45 3.3 ... Đánh giá tình hình thực hiện hệ thống báo cáo trách nhiệm tại các DNTM46 3.3.1. Đánh giá tình hình quản trị chung..................................................................46 3.3.1.1 Những kết quả đạt được..................................................................................47 3.3.1.2 Những tồn tại và hạn chế................................................................................47 3.3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế.................................................48 3.3.2 Đánh giá tình hình thực hiện KTTN trong các DNTM ở Việt Nam ...........48 3.3.2.1 Những kết quả đạt được ...............................................................................48 3.3.2.2 Những tồn tại và hạn chế .............................................................................49 3.3.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế ...................................................51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................52 CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM .53 4.1. Định hướng và mục tiêu tổ chức hệ thống Kế toán trách nhiệm trong DNTM .........................................................................................................................................53 4.1.1 Định hướng.........................................................................................................53 4.1.2 Mục tiêu ..............................................................................................................54 4.2 Tổ chức hệ thống KTTN trong DNTM ở Việt Nam ........................................54 4.2.1 Quy trình tổ chức hệ thống Kế toán trách nhiệm trong DNTM ....................54 Sơ đồ 4.1: Quy trình xây dựng hệ thống KTTN......................................................55 4.2.1.1 Bước 1- Xác định các loại trung tâm trách nhiệm ......................................55 4.2.1.3 Bước 3 - Tổ chức báo cáo trách nhiệm cho từng loại trung tâm trách nhiệm..............................................................................................................................68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................73
  • 11. xi CHƯƠNG 5: NHỮNG GIẢI PHÁP KỸ THUẬT HỖ TRỢ TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DNTM Ở VN ...................74 5.1 Lập dự toán cho từng trung tâm trách nhiệm:...............................................74 Bảng 5.1: Các dự toán của từng trung tâm trách nhiệm ..........................................74 5.2 Tổ chức công tác kế toán phù hợp với việc thu thập thông tin để lập hệ thống KTTN ..................................................................................................................75 5.2.1 Xây dựng các loại sổ sách kế toán phù hợp...............................................75 5.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán theo mã trách nhiệm quản trị..............75 5.3 Xây dựng hệ thống định mức – tiêu chuẩn liên quan đến các chỉ tiêu của Báo cáo trách nhiệm.....................................................................................................77 5.3.1 Đối với chỉ tiêu chi phí........................................................................................78 5.3.2 Đối với chỉ tiêu doanh thu...............................................................................79 5.3.3 Đối với chỉ tiêu lợi nhuận..................................................................................80 5.4 Các giải pháp hỗ trợ khác ....................................................................................80 5.4.1 Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích, xử lý kịp thời các thông tin.........................................................................................................................80 5.4.2 Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên KTQT..............................................................81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................82 KẾT LUẬN ĐỀ TÀI ....................................................................................................83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................85 Phụ lục
  • 12. xii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ------------0O0----------- CPChi phí DN Doanh nghiệp KD Kinh doanh KH Kế hoạch VN Việt Nam GĐ Giám đốc TGĐ Tổng giám đốc PTGĐ Phó tổng giám đốc HĐQT Hội đồng quản trị CPH Cổ phần hóa KTQT Kế toán quản trị KTTN Kế toán trách nhiệm KTTC Kế toán tài chính TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  • 13. xiii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí .............................................23 Bảng 2.2: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm Doanh thu.......................................24 Bảng 2.3: Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận................................................24 Bảng 2.4: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư ..............................................25 Bảng 3.1: Loại hình hoạt động của DNTM...............................................................38 Bảng 3.2: Mức độ phân cấp, ủy quyền trong quản lý của DNTM .........................39 Bảng 3.3: Kết quả đánh giá bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại các DNTM.......................................................................................................39 Bảng 3.4: Tình hình tổ chức kế toán trách nhiệm tại DNTM .................................40 Bảng 3.5: Tình hình thực hiện các nội dung của bộ phận chi phí trong DNTM ..40 Bảng 3.6: Tình hình thực hiện các nội dung của bộ phận Doanh thu trong DNTM .........................................................................................................................................42 Bảng 3.7: Tình hình thực hiện các nội dung của bộ phận Lợi nhuận trong DNTM .........................................................................................................................................43 Bảng 3.8: Tình hình thực hiện các nội dung của bộ phận Đầu tư trong DNTM ..44 Bảng 3.9: Các trung tâm trách nhiệm cần lập tại DNTM........................................45 Bảng 3.10: Nhu cầu cần các điều kiện để lập hệ thống KTTN ................................45 Bảng 3.11: Nhu cầu sử dụng các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá kết quả và trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm..........................................................................46 Bảng 4.1: Xác định các trung tâm chi phí của khối kinh doanh .............................58 Bảng 4.2: xác định các trung tâm chi phí của khối QLDN .....................................60 Bảng 4.3: Xác định các trung tâm Doanh thu...........................................................62 Bảng 4.4: Xác định các trung tâm lợi nhuận.............................................................64 Bảng 4.5: Xác định các trung tâm đầu tư ..................................................................65 Bảng 4.6: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí .............................................69 Bảng 5.1: Các dự toán của từng trung tâm trách nhiệm ..........................................74
  • 14. xiv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình hoạt động của kế toán trách nhiệm [8]..................................13 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của DN theo mô hình Tổng công ty............................26 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hoạt động thương mại. ...................................................................34 Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy quản lý DNTM theo mô hình Công ty.......................35 Sơ đồ 3.3: Tổ chức bộ máy quản lý DNTM theo mô hình Tổng Công ty.............36 Sơ đồ 4.1: Quy trình xây dựng hệ thống KTTN......................................................55 Sơ đồ 4.2: Cơ cấu tổ chức của DNTM theo mô hình Tổng công ty ......................56 Sơ đồ 4.3: Các trung tâm chi phí thuộc khối kinh doanh ........................................57 Sơ đồ 4.4: Các trung tâm chi phí thuộc khối quản lý DN .......................................59 Sơ đồ 4.5: Các trung tâm Doanh thu..........................................................................61 Sơ đồ 4.6: Các trung tâm Lợi nhuận ..........................................................................63 Sơ đồ 4.7: Các trung tâm đầu tư .................................................................................64
  • 15. xv DANH MỤC PHỤ LỤC ▬ ♥ ▬ 1. Phụ lục 1: Danh sách các DNTM được khảo sát. 2. Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát. 3. Phụ lục 3: Tổng hợp kết quả khảo sát. 4. Phụ lục 4: Mối liên hệ giữa các báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí dự toán (Khối KD). 5. Phụ lục 5: Báo cáo phân tích biến động chi phí bán hàng 6. Phụ lục 6: Mối liên hệ giữa các báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí dự toán (Khối QLDN). 7. Phụ lục 7: Báo cáo phân tích biến động chi phí quản lý doanh nghiệp. 8. Phụ lục 8: Mối liên hệ giữa các báo cáo trách nhiệm của các trung tâm doanh thu. 9. Phụ lục 9: Một số báo cáo phân tích của trung tâm doanh thu. 10. Phụ lục 10: Mối liên hệ giữa các báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận. 11. Phụ lục 11: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận. 12. Phụ lục 12: Một số báo cáo phân tích của trung tâm lợi nhuận. 13. Phụ lục 13: Mối liên hệ giữa các báo cáo trách nhiệm của các trung tâm đầu tư. 14. Phụ lục 14: Một số báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư. 15. Phụ lục 15: Phương pháp lập các dự toán cho các trung tâm trách nhiệm. 16. Phụ lục 16: Các sổ kế toán chi tiết. 17. Phụ lục 17: Danh mục mã số trách nhiệm quản trị trong DNTM. 18. Phụ lục 18: Danh mục hệ thống tài khoản KTTN trong DNTM hoạt động theo mô hình Tcty. 19. Phụ lục 19: Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động.
  • 16. -1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, hơn lúc nào hết, để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp buộc phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để điều hành, tổ chức quản lý sản xuất một cách hiệu quả nhất bằng các quyết định chính xác, kịp thời và hiệu quả. Để hỗ trợ các cấp quản lý đưa ra các quyết định như thế, kế toán quản trị sẽ giúp các nhà quản trị thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những năm gần đây, các nhà quản lý doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến kế toán quản trị (KTQT) để nâng cao chất lượng quản lý, tăng cường năng lực thích ứng và cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn hay cụ thể và gần gũi hơn là: ra những quyết định đúng đắn, kịp thời cả về mặt chiến lược và chiến thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thế giới, kế toán quản trị đã tồn tại rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó chỉ mới được hệ thống hoá và phát triển một cách hệ thống về lý luận và thực tiễn ở những thập niên gần đây, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, có trình độ nhất định về khoa học kỹ thuật cũng như trình độ quản lý, điều kiện xử lý thông tin. Ở Việt Nam, KTQT cũng đã xuất hiện, phát triển gắn liền chính sách, chế độ kế toán áp dụng ở các doanh nghiệp.Tuy nhiên, kế toán quản trị chỉ mới được đề cập một cách hệ thống vào đầu những năm 1990 trở về đây và trở thành yêu cầu cấp bách trong xây dựng hệ thống thông tin kế toán vào đầu những năm 2000 khi các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường Việt Nam và mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới. Về mặt luật pháp, thuật ngữ “kế toán quản trị” chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật Kế toán Việt Nam ban hành ngày 17/05/2003 và được hướng dẫn áp dụng trong doanh nghiệp qua Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính.
  • 17. -2- Nói đến kế toán quản trị, không thể không đề cập đến kế toán trách nhiệm, một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Hiện nay, kế toán trách nhiệm ngày càng đóng vai trò và vị trí quan trọng trong hoạt động điều hành, quản lý doanh nghiệp. Trên thế giới, kế toán trách nhiệm đã được áp dụng một cách bài bản từ giữa thế kỷ trước. Ở Việt Nam, kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ. Vì sao kế toán trách nhiệm lại có tầm quan trọng đến thế đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của một quốc gia nói chung? Đó là bởi nhiều lý do, mà một trong số đó là kế toán trách nhiệm thừa nhận mỗi phòng ban, bộ phận, mỗi cá nhân trong một tổ chức có quyền lãnh đạo và chịu trách nhiệm về những hoạt động thuộc phạm vi quản lý của mình theo nguyên tắc cấp dưới báo cáo lên cấp trên. Và, cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận trực thuộc. Như vậy, kế toán trách nhiệm bao gồm ba mặt: thông tin, trách nhiệm và con người. Trong đó, mặt thông tin là sự thu thập, báo cáo, thẩm định các thông tin, chủ yếu mang tính nội bộ, về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt trách nhiệm nghĩa là hệ thống các nguyên tắc, qui trình xác định trách nhiệm phòng ban, cá nhân đối với những sự kiện tài chính phát sinh. Con người là chủ thể thực hiện kế toán trách nhiệm bên trong tổ chức, được quyết định bởi năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và trình độ, kinh nghiệm quản lý của từng cá nhân. Ba mặt này có mối quan hệ khăng khít nhau và là các yếu tố chính quyết định chất lượng của công tác tổ chức vấn đề kế toán trách nhiệm trong đơn vị. Thông thường, căn cứ vào cơ cấu tổ chức và mức độ phân cấp quản lý mà doanh nghiệp xây dựng trung tâm trách nhiệm tương ứng. Các trung tâm trách nhiệm tạo thành một hệ thống thang bậc trách nhiệm từ cấp quản trị thấp nhất đến cấp quản trị cao nhất. Hệ thống này bao gồm việc xây dựng mô hình, xác định nhân sự, mục tiêu, nhiệm vụ của từng trung tâm và từng cá nhân trong trung tâm đó. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam doanh nghiệp thương mại là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến và kết quả hoạt động của nó góp phần quan trọng vào sự phát triển của
  • 18. -3- nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cũng như các loại hình doanh ngiệp khác, công tác quản trị nói chung cũng như KTTN nói riêng chưa được quan tâm đúng mức nên kết quả hoạt động chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm là một yêu cầu không những cấp thiết mà còn mang tính quyết định đối với sự sống còn của một doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp thương mại. Xuất phát từ yêu cầu khách quan như vậy, nên tôi vận dụng những lý luận của kế toán trách nhiệm để thực hiện đề tài " Tổ chức hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam" nhằm giúp phần nào cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công tác quản trị, đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu Doanh nghiệp để đánh giá kết quả công việc của họ, để đề ra mục tiêu, phương hướng hoạt động đem lại kết quả cao cho loại hình doanh nghiệp này. 1.3 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu đánh giá thực trạng thực hiện tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các DNTM ở VN từ đó xây dựng mô hình hệ thống kế toán trách nhiệm chuẩn và đề ra các biện pháp nhằm triển khai mô hình này vào các DNTM. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể - Khái quát cơ sở lý luận về KTTN. - Khảo sát vá đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống KTTN trong các DNTM - Xác lập định hướng và mục tiêu xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam. - Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm với từng trung tâm trách nhiệm cụ thể. - Đề ra một số giải pháp hỗ trợ nhằm triển khai việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm đã đề xuất tại các DNTM ở VN
  • 19. -4- 1.3.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống kế toán trách nhiệm trong các DNTM. - Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện chủ quan cũng như khách quan, đồng thời để đảm bảo vấn đề nghiên cứu được sâu, đề tài giới hạn chỉ tiến hành khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng và tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp thương mại hoạt động theo mô hình Tổng công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí minh và các DN đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM 1.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài Để đạt được các mục tiêu nêu ở trên thì cần giải quyết một số vấn đề sau: * Tìm hiểu cơ sở lý luận về KTTN trong các doanh nghiệp * Thực trạng tổ chức kế toán trách nhiệm tại các DNTM (1) Các Doanh nghiệp có tổ KTTN chưa? Nếu có thì tổ chức KTTN ở mức độ nào? (2) Các Doanh nghiệp đã phân cấp bộ máy quản lý như thế nào? (3) Các Doanh nghiệp đã tổ chức các trung tâm trách nhiệm nào? Việc tổ chức các trung tâm trách nhiệm đó ra sao? Cơ sở nào để tổ chức các trung tâm trách nhiệm đó? (4) Các Doanh nghiệp đã xây dựng các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá trách nhiệm từng trung tâm chưa? (5) Các Doanh nghiệp đã lập các Báo cáo để phục vụ đánh giá trách nhiệm chưa? Nếu có thì ở mức độ nào? (6) Các Doanh nghiệp đã có những biện pháp kỹ thuật để hỗ trợ việc tổ chức hệ thống KTTN chưa? * Sự cần thiết phải tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm? Và các Giải pháp nào khả thi nhằm triển khai việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các DNTM? Để trả lời các câu hỏi trên, các nội dung nghiên cứu mà đề tài cần thực hiện gồm có:
  • 20. -5- Nội dung 1: Tìm hiểu cơ sở lý luận về KTTN trong các doanh nghiệp - Thu thập các tài liệu về KTTN trong Doang nghiệp Nội dung 2: Khảo sát , đánh giá việc tổ chức hệ thống KTTN trong các DNTM ở VN - Thu thập tài liệu về tổ chức KTTN trong các DNTM hoạt động theo mô hình Tổng công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí minh. - So sánh tổ chức hệ thống KTTN của một số doanh nghiệp trên thế giới để đánh giá việc tổ chức hệ thống KTTN của các DN có hiệu quả trong việc quản lý thông tin và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNTM Nội dung 3: Đánh giá việc tổ chức hệ thống KTTN trong các DNTM xem có phù hợp và đem lại hiệu quả hoạt động. - Khảo sát tình hình thực hiện KTTN trong các DNTM (Thông qua Bảng câu hỏi khảo sát). - Đánh giá tình hình thực hiện tổ chức hệ thống KTTN trong các DNTM Nội dung 4: Mô hình tổ chức hệ thống KTTN chuẩn cho các DNTM - Căn cứ vào những vấn đề mà các công ty đã, đang và sẽ quan tâm đến hệ thống KTTN, tiến hành xây dựng mô hình tổ chức hệ thống KTTN cho các DNTM. Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ tổ chức hệ thống KTTN - Đề xuất các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ tổ chức hệ thống KTTN để việc quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động cho các DN tốt hơn. 1.5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 1.5.1 Phương pháp luận Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của chứng minh khoa học. Điều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết.
  • 21. -6- Giải pháp vận dụng việc tổ chức hệ thống KTTN nhằm mục đích giúp cho các doanh nghiệp ở VN nói chung và các DNTM ở VN nói riêng có một công cụ quản lý khoa học, kiểm soát chặt chẽ các vấn đề của DN như Doanh thu, chi phí, lợi nhuận và đầu tư hiệu quả , từ đó tận dụng các nguồn lực để phát triển. Tổ chức hệ thống KTTN trong DNTM có thể thực hiện qua 3 giai đoạn sau:  Bước 1: Xác định các loại trung tâm trách nhiệm  Bước 2: Xác định loại thông tin cần cung cấp đối với từng trung tâm trách nhiệm  Bước 3: Lập báo cáo cho từng trung tâm trách nhiệm 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu sẽ thực hiện để đạt được những mục tiêu và nội dung trên: Nội dung 1: Tìm hiểu cơ sở lý luận về KTTN trong các doanh nghiệp * Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận về KTTN trong Doanh nghiệp Nội dung 2: Khảo sát, đánh giá việc tổ chức hệ thống KTTN trong các DNTM ở VN * Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập các tài liệu tổng quan về tổ chức hệ thống KTTN, hiện trang thực hiện tổ chức hệ thống KTTN tại các doanh nghiệp. - Thu thập các thông tin mà các doanh nghiệp đã thực hiện, phương pháp thực hiện, kết quả thực hiện tại các doanh nghiệp. - Thu thập tài liệu của các công ty trong và ngoài nước về việc thực hiện tổ chức hệ thống KTTN. - Thu thập thông tin về kinh nghiệm tổ chức hệ thống KTTN của các DN trên thế giới. * Phương pháp điều tra thực địa - Tham quan tại các doanh nghiệp để thu thập thông tin, số liệu tài liệu và tìm hiểu cách lập các bảng biểu trong các doanh nghiệp.
  • 22. -7- - Phỏng vấn, phát phiếu điều tra cho các đối tượng như: Ban giám đốc, HĐQT, Kế toán... Tại các công ty khảo sát. Nội dung 3 và 4: Đánh giá việc tổ chức hệ thống KTTN trong các doanh nghiệp để xuất xây dựng tổ chức Hệ thống KTTN chuẩn cho các DNTM * Phương pháp xây dựng mô hình và phân tích - Phân tích điểm mạnh, yếu của các DNTM nhằm định hướng xây dựng mô hình tổ chức hệ thống KTTN chuẩn. - Thực hiện tổ chức hệ thống KTTN chuẩn Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ tổ chức hệ thống KTTN * Phương pháp chuyên gia - Tham vấn các chuyên gia về lĩnh vực KTQT và KTTN nhằm đưa ra giải pháp kỹ thuật hỗ trợ tổ chức hệ thống KTTN. 1.6 Tổng quan tình hình nghiên cứu Với mục đích là tìm ra một công cụ khoa học nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện và quản lý tốt các mục tiêu đề ra bằng tất cả các nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Từ đó kiềm chế chi phí ở mức thấp nhất, tăng doanh thu tạo ra giá trị kinh tế, nâng cao giá trị doanh nghiệp. Từ lâu trên thế giới đãvận dụng KTQT và KTTN vào để quản lý doanh nghiệp và được xem là một công cụ hiệu quả để quản lý và lập kế hoạch kinh doanh. Có thể nói tổ chức hệ thống KTTN là một công cụ quản lý cực kỳ quan trọng tại các doanh nghiệp bởi hiệu quả mà nó mang lại cho các doanh nghiệp ngày nay. Tại Việt Nam, tổ chức hệ thống KTTN chưa được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng, tuy có một vài doanh nghiệp thực hiện nhưng hệ thống còn sơ sài chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý. Tuy vậy, cũng có một vài nghiên cứu nhưng chỉ hạn chế nghiên cứu việc tổ chức hệ thống KTTN trong một mô hình Công ty cụ thể chứ chưa khái quát được cho một ngành hay một loại hình doanh nghiệp, Hay khi nghiên cứu các tác giả chỉ đưa ra các giải pháp cho tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm chứ chưa đưa ra đựợc mô hình tổ chức hệ thống KTTN chính thống. Cụ thể có một số công trình nghiên cứu trong nước như sau:
  • 23. -8- - Đỗ Thị Khánh Ly (2011). "Tổ chức & hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Đầu Tư Phát Triển Đô Thi Khu Công Nghiệp Việt nam - IDICO”. Luận văn thạc sĩ: Tác giả chú trọng nghiên cứu sâu các giải pháp hoàn thiện hệ thống KTTN cho Tổng công ty Đầu Tư Phát Triển Đô Thi Khu Công Nghiệp Việt nam - IDICO. Mô hình KTTN mà tác giả đưa ra chỉ có thể vận dụng tại DN cụ thể hay cũng chỉ có thể vận dụng trong phạm vi là DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Chứ không thể là mô hình chuẩn cho tất cả các loại hình DN - TS Trần Văn Tùng (2010), “Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết ở Việt Nam" Luận án tiến sỹ: Tác giả nghiên cứu sâu các giải pháp lập hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm cho các công ty niêm yhết, không đi sâu vào giải pháp kỷ thuật hỗ trợ tổ chức hệ thống KTTN trong các DNTM. - TS. Huỳnh Lợi (2008), “Xây dựng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam" Luận án tiến sỹ: Trong đề tài tác giả đi sâu nghiên cứu và đề xuất giải pháp xây dựng mô hình kế toán quản trị cho các doanh nghiệp, tuy nhiên ở mức độ khái quát chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp chứ chưa đi sâu vào một loại hình DN cụ thể như DNTM 1.7 Kêt cấu của đề tài nghiên cứu Luận văn gồm có 5 chương như sau: - Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu - Chương 2: Tổng quan về cơ sở lý luận của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp - Chương 3: Khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam - Chương 4: Xây dựng mô hình tổ chức hệ thống kế toán toán trách nhiệm trong Doanh nghiệp thương mại. - Chương 5: Những giải pháp kỹ thuật hỗ trợ tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các DNTM ở Việt nam.
  • 24. -9- KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm là một yêu cầu không những cấp thiết mà còn mang tính quyết định đối với sự sống còn của một doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp thương mại. nên đề tài " Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam" nhằm giúp phần nào cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công tác quản trị, đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu Doanh nghiệp để đánh giá kết quả công việc của họ, để đề ra mục tiêu, phương hướng hoạt động đem lại kết quả cao cho loại hình doanh nghiệp này. Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu đánh giá thực trạng thực hiện tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các DNTM ở VN từ đó xây dựng mô hình hệ thống kế toán trách nhiệm chuẩn và đề ra các biện pháp nhằm triển khai mô hình này vào các DNTM. Phạm vi nghiên cứu: các Doanh nghiệp Thương mại hoạt động theo mô hình Tổng công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các DN đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM Thực hiện nghiên cứu định tính. Kết cấu luận văn gồm 5 chương: - Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu - Chương 2: Tổng quan về cơ sở lý luận kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp - Chương 3: Khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam - Chương 4: Xây dựng mô hình tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong DNTM ở Việt Nam - Chương 5: Những giải pháp kỹ thuật hỗ trợ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các DNTM ở Việt nam
  • 25. -10- CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Một số khái niệm về kế toán trách nhiệm KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT, do vậy quá trình hình thành và phát triển của KTTN gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của KTQT. Theo đó, có thể thấy KTTN được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào năm 1950 trong tác phẩm “Basic organizational planning to tie in with responsibility accounting” của Ailman, H. B. 1950. Từ đó đến nay, vấn đề KTTN được quan tâm nhiều với những quan điểm khác nhau bởi những tác giả khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới như Atkinson; R. D. Banker; R. S. Kaplan; S. M. Young; James R.Martin, …. Sau đây, tôi xin trình bày một số quan điểm nổi bật: Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Robert S.Kaplan thì KTTN là: - Một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức. - Một hệ thống cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý chủ yếu ở khía cạnh thu nhập và những khoản chi phí mà họ có quyền kiểm soát đầu tiên (quyền gây ảnh hưởng). - Một hệ thống kế toán tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý. Theo đó, những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát cần được phân tách rõ ràng và sự nhận diện những đối tượng có thể kiểm soát được là một nhiệm vụ cơ bản trong kế toán trách nhiệm và báo cáo trách nhiệm [9]. Theo nhóm tác giả Clive Emmanuel, David Otley and Kenneth Mar- chant đã trình bày quan điểm của họ về KTTN như sau: KTTN là sự thu thập tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác nhau trong một tổ chức (những trung tâm trách nhiệm), cũng còn được gọi là kế toán hoạt động hay kế toán khả năng sinh lợi. Nó lần theo các chi phí, thu nhập, hay lợi nhuận đến những nhà quản lý riêng biệt, những người mà chịu trách nhiệm
  • 26. -11- cho việc đưa ra các quyết định về chi phí, thu nhập, hay lợi nhuận đang được nói đến, và thực thi những hành động về chúng. KTTN tỏ ra phù hợp ở những tổ chức mà ở đó nhà quản lý cấp cao thực hiện chuyển giao quyền ra quyết định cho các cấp thuộc quyền. Theo đó, ý tưởng đằng sau KTTN là kết quả hoạt động của mỗi nhà quản lý nên được đánh giá bởi việc họ đã quản lý những công việc được giao nằm trong sự ảnh hưởng của họ tốt hoặc xấu như thế nào [10] Theo James R. Martin, “Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một DN. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm tương ứng” Ý tưởng chính làm cơ sở cho tư tưởng về hệ thống KTTN của James R. Martin là ở chỗ việc phân chia cơ cấu tổ chức quản lý của một công ty thành những trung tâm trách nhiệm sẽ cho ta cách quản lý tốt hơn, và điều này thật sự có ý nghĩa và cần thiết đối với những tổ chức lớn có sự đa dạng về ngành nghề hoạt động. Trong quá trình quản lý, các cá nhân, các bộ phận được giao quyền ra quyết định và trách nhiệm để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nào đó. Việc phân quyền trong tổ chức tạo nên cơ cấu nhiều cấp bậc và đòi hỏi cấp trên phải theo dõi và đánh giá được kết quả thực hiện của cấp dưới. Vì vậy, KTTN được xây dựng để theo dõi kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn lực ở từng bộ phận trong một DN. Một khía cạnh trong khái niệm KTTN của James R. Martin là đề cập đến tính có thể kiểm soát. Theo đó, một nhà quản lý chỉ nên chịu trách nhiệm cho những lĩnh vực mà họ có thể kiểm soát. Tuy nhiên, theo tác giả khái niệm này hiếm khi có thể được áp dụng một cách thành công trong thực tiễn được bởi vì tất cả mọi hệ thống đều luôn thay đổi. Những nỗ lực để ứng dụng khái niệm tính có thể kiểm soát để tạo ra những báo cáo trách nhiệm nơi mà mỗi cấp quản lý được giao chịu trách nhiệm về những cấp quản lý thấp hơn [11] Tóm lại, hiện có nhiều quan điểm khác nhau về KTTN, tuy nhiên theo tôi có thể thấy rằng sự khác nhau của các quan điểm trên được thể hiện ở cách thức nhìn nhận của mỗi tác giả về đặc điểm, ý nghĩa và cơ chế tổ chức KTTN ở DN.
  • 27. -12- Đặc biệt, sự khác nhau đó không mang tính đối nghịch mà chúng cùng bổ sung cho nhau nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về KTTN. Từ những quan điểm trên, có thể rút ra những vấn đề chung về KTTN như sau: Thứ nhất, KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT và là một quá trình tập hợp và báo cáo các thông tin được dùng để kiểm tra các quá trình hoạt động và đánh giá thực hiện nhiệm vụ ở từng bộ phận trong một tổ chức. Thứ hai, KTTN chỉ có thể được thực hiện trong đơn vị có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải có sự phân quyền rõ ràng. Trên thực tế, hệ thống KTTN ở các tổ chức khác nhau là rất đa dạng, có những hệ thống KTTN bao gồm các thủ tục được thể chế hóa cao với các hoạt động theo lịch trình đều đặn, và có những hệ thống không được thể chế hóa và hoạt động tùy tiện. Các khác biệt này phát sinh do các đặc điểm của hệ thống trách nhiệm và lượng quyền hạn mà nhà quản lý cấp cao trao cho các nhà quản lý cấp dưới. Sự phân quyền trong một tổ chức một phần tùy thuộc vào môi trường của tổ chức và một phần tùy thuộc vào quan điểm của quản trị cấp cao và phong cách quản lý. Vì vậy, không dễ dàng xác định chính xác các đặc điểm của một hệ thống KTTN trong một tổ chức. Thứ ba, một hệ thống KTTN hữu ích phải thỏa mãn lý thuyết phù hợp. Lý thuyết này cho rằng không có một kiểu mẫu cấu trúc tổ chức đúng và thỏa mãn cho mọi tổ chức mà chỉ có một cấu trúc tổ chức thích hợp nhất là cấu trúc cung cấp một sự phù hợp với: môi trường tổ chức hoạt động, chiến lược tổng hợp của tổ chức, các giá trị và sự khích lệ của quản trị cấp cao. Tóm lại, trong một DN, muốn điều hành quá trình hoạt động SXKD được hiệu quả, nhà quản trị cần xác lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch và triển khai việc thực hiện mục tiêu của mình. Trong quá trình hoạt động, nhà quản trị phải không ngừng kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện mục tiêu chung của các cấp thừa hành thông qua việc phân tích, tính toán hiệu quả của từng hoạt động, từng khâu, từng sản phẩm… Với yêu cầu đó, hệ thống KTTN được thiết lập để ghi nhận, đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận trong một tổ chức, nhằm giúp các nhà quản lý kiểm soát được hoạt động và chi phí của họ, đồng thời qua đó đánh giá được
  • 28. -13- trách nhiệm của nhà quản trị ở từng cấp quản lý khác nhau. Do vậy, KTTN được thực hiện trên nguyên tắc là nó tập hợp và báo cáo những thông tin kế toán thực tế và được dự toán về các đầu vào, đầu ra của các trung tâm trách nhiệm. Sơ đồ 2.1: Quy trình hoạt động của kế toán trách nhiệm [8] 2.2 Vai trò – Chức năng của kế toán trách nhiệm 2.2.1 Vai trò của KTTN - Cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm xác định các trung tâm trách nhiệm giúp nhà quản trị xây dựng và hệ thống hóa các chỉ tiêu, công việc và qui trình nghiệp vụ của từng phòng ban. Kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động, qui trình để phát huy hiệu quả cao nhất. - Cung cấp thông tin hỗ trợ việc thực hiện chức năng kiểm soát tài chính và chức năng kiểm soát quản lý. Nhờ kế toán trách nhiệm, nhà quản trị nắm được thông tin về tình hình sử dụng vốn, tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận để ra các quyết định quản lý phù hợp, kịp thời. - Giúp các nhà quản trị hướng đến việc hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp thông qua việc hoàn thành mục tiêu bộ phận, phòng ban của họ. Kế toán trách nhiệm phân chia cấu trúc của doanh nghiệp thành những trung tâm trách nhiệm khác nhau để đo lường kết quả hoạt động của một bộ Lập kế hoạch hoạt động (dự toán ngân sách) Tiếp tục đối chiếu số liệu, ra quyết định vào thời điểm thích hợp Thu thập các thông tin liên quan đến kế hoạch Kiểm soát Phân tích định kỳ chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế Ra quyết định quản trị điều tiết các chệnh lệch lớn
  • 29. -14- phận, một khu vực với mục đích giúp nhà quản trị kiểm tra, đánh giá trách nhiệm quản lý ở từng cấp quản trị. 2.2.2 Chức năng của KTTN - Một là, kế toán trách nhiệm tạo cơ sở cho hoạt động đánh giá kết quả của từng nhà quản trị ở các cấp quản trị trong một doanh nghiệp. - Hai là, kế toán trách nhiệm giúp các nhà quản lý điều hành bộ phận của mình theo những cách thức thích hợp và nhất quán với mục tiêu chung của cả doanh nghiệp. - Ba là, kế toán trách nhiệm giúp các nhà quản lý đo lường sự đóng góp của từng cá nhân, từng bộ phận vào kết quả chung của doanh nghiệp. 2.3 Nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm KTTN là công viêc được thực hiện không thể tách rời các trung tâm trách nhiệm. Các trung tâm này được hình thành thông qua việc phân cấp quản lý 2.3.1 Phân cấp trong quản lý(Decentralizing) Phân cấp quản lý là việc người quản lý giao quyền ra quyết định cho cấp quản lý thấp hơn trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp và cấp dưới đó chỉ ra quyết định trong phạm vi của mình. Tùy theo từng Doanh nghiệp, mức độ phân chia có thể khác nhau gồm nhiều cấp độ hay chỉ một cấp và việc giao quyền quyết định có thể nhiều hay ít. Mỗi cấp độ sẽ có người quản lý riêng và có thể thuộc về một trong các trung tâm từ thấp đến cao như: trung tâm chiphis, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Người quản lý sẽ điều phối các nguồn lực và hoạt động của trung tâm mình để thực hiện các chỉ tiêu do cấp trên đã giao. Có nhiều cách phân loại quản lý mà chủ yếu là phân chia theo chức năng kinh doanh, theo sản phẩm sản xuất kinh doanh và theo khu vực địa lý. Đối với các doanh nghiệp phân chia theo chức năng kinh doanh ta có các phòng ban như tiếp thị, nghiên cứu phát triển và tài vụ,…Đối với cách phân chia theo sản phẩm và khu vực địa lý, thường mỗi sản phẩm kinh doanh đó gắn với các đầu vào và đầu ra riêng để xác định hiệu quả kinh doanh của nó. Khi tiến hành phân cấp quản lý nếu doanh nghiệp chia ra quá nhiều cấp sẽ có thể dẫn đến bộ máy tổ chức cồng kềnh, hoặc nếu tập trung quá nhiều quyền
  • 30. -15- quyết định váo một nơi sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, Vì thế nhà quản lý cần cân nhắc giữa ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện phân cấp đó. 2.3.1.1 Ưu điểm của sự phân cấp trong quản lý - Thứ nhất, người quản lý có thể giảm bớt khối lượng công việc do san sẽ cho người khác, từ đó có thể tiết kiệm thời gian làm việc của mình để tập trung vào thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu lớn hơn cho Doanh nghiệp như đầu tư thời gian đêt đề ra những công việc mang tính chất chiến lược lâu dài. - Thứ hai, nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn. Chính sự phân quyền trong quản lý mà các bộ phận có thể chủ động tiếp cận các thông tin và phản hồi nhanh chóng. Các nhà quản lý có thể hiểu rõ hơn về khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp hay đối thủ cạnh tranh…Điều này giúp các nhà quản trị thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, vốn là một thuộc tính tất yếu của nền kinh tế thị trường. - Thứ ba, phát triển những nhà quản lý cấp thấp hơn. Nhà quản lý có thể đánh giá nhân viên tốt và đào tạo lớp quản lý mới để kế thừa. Cấp dưới có thể tập trung học tập, rèn luyện, nâng cao nghiêp vụ tích lũy kinh nghiệm khi thực hiện các công việc, quyết định của mình. - Thứ tư, cơ cấu tổ chức được thiết lập phù hợp với môi trường hoạt động. Bởi nếu các lĩnh vực kinh doanh đa dạng, quy mô kinh doanh lớn, thị trường và thị phần rộng mở thì nhất thiết có nhiều nhân sự quan trọng cùng gánh vác trách nhiệm và ngược lại. Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức có thể điều chỉnh để thích nghivowis môi trường kinh doanh một phần là nhờ vào việc phân cấp đó. - Thứ năm, phân quyền phục vụ tốt hơn cho việc ra quyết định. Qua các lợi ích được nêu trên cho thấy sự phân quyền trong quản lý có thể giúp cho việc ra quyết định được nhanh chóng, kịp thời và hữu hiệu hơn. Các cấp dưới có điều kiện tiếp cận thông tin, phát huy được tính chủ động và tự rèn luyện kỷ năng của mình trong quá trình ra quyết định. Cấp trên có thể tập trung vào quyết định cho các mục tiêu mang tầm chiến lược chung của công ty. - Thứ sáu, khuyến khích nhân viên nổ lực với trách nhiệm được giao hơn, từ đó góp phần hoàn thành mục tiêu chung của toàn DN. Khi kết quả thực hiện của mỗi bộ phận, mỗi con người trong tổ chức được xác định và thừa nhận một
  • 31. -16- cách rõ rang sẽ khuyến khích họ làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó tạo môi trường thi đua tích cực và lành mạnh giữa các cá nhân, các đơn vị và khuyến khích họ đạt được các chỉ tiêu của từng bộ phận cũng như mục tiêu chung của toàn đơn vị. 2.3.1.2 Nhược điểm của sự phân cấp trong quản lý: - Thứ nhất, khi phân quyền càng rộng thì khả năng kiểm soát sẽ khó khăn hơn. Bởi lẻ việc phân quyền sẽ đi chung với việc ít kiểm soát hơn đối với các quyết định của các bộ phạn, thậm chí dẫn đến thái độ giao phó cho cấp dưới. mặt hác quyết định của các bộ phận có thể mâu thuẫn lẫn nhau. Chính điều này làm cho nhà quản lý khó có thể điều hành và phối hợp giữa các bộ phận. - Thứ hai, khi các thủ tục kiểm soát không tốt, phân quyền có thể dẫn đến tuân thủ sai lệch các mục tiêu chung của tòan DN. Do các giám đốc các bộ phận chỉ tập chung vào lợi ích cục bộ của đơn vị, không xem xét quyết định của mình có ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào và làm lệch đi mục tiêu chung của doanh nghiệp. - Ngoài ra, phân quyền có thể dẫn đến sự trùng lắp trong giải quyết công việc không cần thiết đối với các bộ phận. nếu bộ máy tổ chức quá cồng kềnh trong khi công việc thư. 2.3.2 Xác định các trung tâm trách nhiệm. Trong KTTN, các trung tâm trách nhiệm chủ yếu được phân chia theo chức năng tài chính. Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận trong tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị hoặc một cấp quản lý chịu trách nhiệm trực tiếp với kết quả của chức năng hay bộ phận đó. Trong một tổ chức có thể được xác lập bởi 4 loại trung tâm trách nhiệm cơ bản sau: 2.3.2.1 Trung tâm chi phí (Cost Centers) Trung tâm chi phí là một loại trung tâm trách nhiệm thể hiện phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất phát của các hoạt động như: Lập dự toán chi phí; Phân loại chi phí thực tế phát sinh; So sánh chi phí thực tế với định mức chi phí tiêu chuẩn. Trung tâm chi phí gắn liền với cấp quản lý mang tính chất tác nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh (như phân xưởng sản xuất, các phòng ban chức năng). Theo đó, người quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí
  • 32. -17- phát sinh ở bộ phận mình, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn. Thông tin chủ yếu sử dụng để đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí là chi phí có thể kiểm soát bởi từng nhà quản trị đối với bộ phận do mình phụ trách. Bằng phương pháp so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán (hay định mức), nhà quản trị có thể biết được chênh lệch nào là thuận lợi, chênh lệch nào là bất lợi. Chênh lệch nào do biến động của khối lượng hoạt động, chênh lệch nào do thành quả kiểm soát chi phí mang lại. Nhà quản trị trung tâm chi phí có trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở trung tâm sao cho đạt được kế hoạch được giao, đồng thời đảm bảo chi phí thực tế phát sinh không vượt quá chi phí tiêu chuẩn (hoặc dự toán). Do vậy, khi đánh giá trách nhiệm quản trị cũng như đo lường kết quả hoạt động của loại trung tâm này, chúng ta cần đánh giá hai chỉ tiêu cơ bản sau: - Có hoàn thành nhiệm vụ được giao về sản lượng SXKD hay không? - Chi phí thực tế phát sinh có vượt quá định mức tiêu chuẩn (hoặc dự toán) không? Trường hợp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh nhưng chi phí thực tế vượt quá định mức (dự toán) thì sẽ tiến hành phân tích xác định nguyên nhân để làm cơ sở đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp một cách chính xác hơn. 2.3.2.2 Trung tâm doanh thu (Revenue Centers) Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận và vốn đầu tư. Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng trong khung giá cả cho phép để tạo ra doanh thu cho DN. Trung tâm này thường được gắn với bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở, đó là các bộ phận kinh doanh trong đơn vị như các chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ, nhóm sản phẩm, .… Trên thực tế khi xác định chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu cần xem xét giá thành sản phẩm để khuyến khích trung tâm này tạo ra lợi nhuận chứ không chỉ đơn thuần là tạo ra doanh thu. Các quản lý bán hàng thường chiết khấu giảm giá hàng bán khi bán hàng số lượng lớn, hay thực hiện các chiến dịch quảng
  • 33. -18- cáo, khuyến mại. Các hoạt động này sẽ làm tăng doanh thu nhưng đều làm giảm lợi nhuận mà DN chỉ chấp nhận trong một thời gian kinh doanh có hạn. Như vậy, trung tâm này phải có chính sách bán hàng, không chỉ dựa trên tình hình thị trường mà còn dựa trên giá thành, chi phí và các mục tiêu lâu dài của công ty. Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm doanh thu là tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sao cho đạt được doanh thu trong kỳ nhiều nhất của bộ phận do mình kiểm soát. Theo đó, chúng ta sẽ đối chiếu doanh thu thực tế đạt được so với doanh thu dự toán của bộ phận, xem xét tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, trên cơ sở đó phân tích sai biệt doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan như đơn giá bán, khối lượng tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ. Do đầu ra của trung tâm doanh thu được lượng hóa bằng tiền, nhưng đầu vào thì trung tâm này không chịu trách nhiệm về giá thành sản phẩm hay giá vốn hàng bán. Trong khi đó chi phí phát sinh tại trung tâm doanh thu thì không thể nào so sánh được với doanh thu của trung tâm, vì vậy để đo lường hiệu năng hoạt động của trung tâm này, chúng ta sẽ so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán của trung tâm. 2.3.2.3 Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers) Trung tâm lợi nhuận là loại trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm. Trong trường hợp này nhà quản lý có thể ra quyết định loại sản phẩm nào cần sản xuất, sản xuất như thế nào, mức độ chất lượng, giá cả, hệ thống phân phối và bán hàng. Nhà quản lý phải quyết định các nguồn lực sản xuất được phân bổ như thế nào giữa các sản phẩm, điều đó cũng có nghĩa là họ phải đạt được sự cân bằng trong việc phối hợp giữa các yếu tố giá cả, sản lượng, chất lượng và chi phí. Loại trung tâm trách nhiệm này thường được gắn ở bậc quản lý cấp trung, đó là giám đốc điều hành trong công ty, các đơn vị kinh doanh trong tổng công ty như các công ty phụ thuộc, các chi nhánh,…. Nếu nhà quản lý không có quyền quyết định mức độ đầu tư tại trung tâm của họ thì tiêu chí lợi nhuận được xem là tiêu chí thích hợp nhất để đánh giá kết quả thực hiện của trung tâm này. Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận là tổ chức hoạt động kinh doanh sao cho lợi nhuận đạt được là cao nhất. Nhà quản trị trung tâm lợi
  • 34. -19- nhuận được giao vốn và quyền quyết định trong việc sử dụng số vốn đó để tạo ra lợi nhuận. Do vậy, bên cạnh trách nhiệm phải tạo ra lợi nhuận cao, trung tâm lợi nhuận còn có trách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh. Chính vì lẽ đó, để đánh giá kết quả của trung tâm lợi nhuận, chúng ta cần đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận, giá bán và lượng bán. - Đối với chỉ tiêu lợi nhuận: cần xác định chênh lệch giữa lợi nhuận thực hiện so với lợi nhuận kế hoạch được giao cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. - Do lợi nhuận tạo ra trong kỳ của DN là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ chi phí phát sinh tương ứng tạo ra doanh thu đó, nên doanh thu và chi phí là hai nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Để đánh giá chính xác kết quả của trung tâm lợi nhuận, chung ta cần xác định phạm vi chi phí mà nhà quản trị trung tâm có thể kiểm soát được rồi áp dụng phương pháp phân tích biến động chi phí như phương pháp áp dụng ở các trung tâm chi phí. Riêng chỉ tiêu doanh thu, cần đánh giá ở các khía cạnh sau: + Trung tâm có đạt được mức tiêu thụ dự toán hay không? + Trung tâm có thực hiện giá bán đúng như dự toán hay không? + Trung tâm có thực hiện cơ cấu hàng bán đúng như dự toán hay không? (trường hợp kinh doanh nhiều loại sản phẩm). Khi đánh giá chênh lệch giữa doanh thu thực hiện so với doanh thu dự toán, ta cần tiến hành phân tích xác định các nhân tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan làm biến động doanh thu. Ngoài ra, còn có thể sử dụng các chỉ tiêu như số dư bộ phận; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; tỷ suất doanh thu trên chi phí; … để đánh giá thành quả hoạt động của các trung tâm lợi nhuận. 2.3.2.4 Trung tâm đầu tư (Investment Centers) Đây là loại trung tâm trách nhiệm gắn với bậc quản lý cấp cao như Hội đồng quản trị công ty, các công ty con độc lập, …. Đó là sự tổng quát hóa của các trung tâm lợi nhuận trong đó khả năng sinh lời được gắn với các tài sản được sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó. Một trung tâm trách nhiệm được xem là một trung tâm đầu tư khi nhà quản trị của trung tâm đó không những quản lý chi phí và doanh thu mà còn quyết định lượng vốn sử dụng để tiến hành quá trình đó.
  • 35. -20- Về bản chất có thể xem trung tâm đầu tư là một dạng mở rộng của trung tâm lợi nhuận, trong đó nhà quản trị có nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn, vì ngoài việc đưa ra các quyết định ngắn hạn như xác định cơ cấu sản phẩm, giá bán, chi phí sản phẩm, … họ còn có quyền kiểm soát và đưa ra các quyết định về vốn đầu tư của DN. Vì vậy về mặt hiệu quả hoạt động của trung tâm đầu tư có thể được đo lường giống như trung tâm lợi nhuận, nhưng về hiệu năng hoạt động thì cần có sự so sánh lợi nhuận đạt được với tài sản hay giá trị đã đầu tư vào trung tâm. Các chỉ tiêu cơ bản có thể sử dụng để đánh giá hiệu năng hoạt động của trung tâm đầu tư như: Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI); Lãi thặng dư (RI); Giá trị thị trường của tài sản của DN * Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (Return on Investment - ROI) - Khái niệm về tỷ lệ hoàn vốn đầu tư: Là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên vốn đầu tư đã bỏ ra, hay theo Du Pont thì ROI còn được phân tích là tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu nhân với vòng quay của vốn đầu tư. - Mục tiêu sử dụng chỉ số tỷ lệ hoàn vốn đầu tư: + Mục tiêu đầu tiên của việc sử dụng ROI là việc đánh giá hiệu quả đầu tư của các trung tâm đầu tư và các DN có các quy mô vốn khác nhau, để phân tích xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, từ đó làm cơ sở đánh giá thành quả quản lý. + Mục tiêu thứ hai khi sử dụng ROI để tìm ra các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý nhằm tìm ra các giải pháp để làm cho kết quả hoạt động được tốt hơn. Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơ cấu vốn đầu tư. Lợi nhuận Lợi nhuận Doanh thu ROI = = x (2.1) Vốn đầu tư Doanh thu Vốn đầu tư Hay: ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay của vốn đầu tư Lợi nhuận được sử dụng trong công thức là lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập. Lý do sử dụng lợi nhuận thuần là để phù hợp với doanh thu và vốn hoạt động đã tạo ra nó và để xác định vòng quay vốn. Vốn hoạt động được sử dụng trong ROI ở điều kiện bình thường là vốn bình quân giữa đầu năm và cuối năm.
  • 36. -21- Nếu vốn trong năm biến động liên tục thì phải tính bình quân từng tháng hoặc bình quân gia quyền. * Lãi thặng dư (Residual Income – RI) - Khái niệm về lãi thặng dư: Lãi thặng dư (hay lợi tức còn lại) là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn DN được trừ đi chi phí sử dụng vốn mong đợi đã đầu tư vào bộ phận đó. Chỉ số này nhấn mạnh thêm khả năng sinh lời vượt trên chi phí vốn đã đầu tư vào một bộ phận hay toàn DN. - Mục đích sử dụng của chỉ số lãi thặng dư - RI: Thứ nhất của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết lợi nhuận thực tế đã mang về là bao nhiêu sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn để có được lợi nhuận trên. Thứ hai của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết có nên đầu tư gia tăng hay không mà khi sử dụng chỉ số ROI không đủ cơ sở để quyết định. Công thức tính của RI: RI = P – R (2.2) Với: RI: Lãi thặng dư (Residual Income); P: Lợi tức của trung tâm đầu tư (Profits) R = ∑ri * Ci (trong đó R: chi phí sử dụng vốn bình quân; Ci Vốn đầu tư (Capital) huy động từ nguồn i; ri: tỷ suất sinh lời mong muốn tối thiểu của nguồn i). Hay: Lãi thặng dư (RI) = Lợi tức của trung tâm đầu tư – (Vốn đầu tư x Tỷ suất chi phí vốn) Sử dụng chỉ tiêu lãi thặng dư làm thước đo kết quả bộ phận có ưu điểm là đánh giá đúng kết quả của các trung tâm đầu tư vì chỉ tiêu này đã đặt các trung tâm đầu tư lên cùng một mặt bằng so sánh. Ngoài ra, lãi thặng dư còn khuyến khích các nhà quản trị bộ phận chấp nhận bất kỳ cơ hội kinh doanh nào được dự kiến sẽ mang lại ROI cao hơn ROI bình quân. Tuy nhiên, RI cũng có nhược điểm là do RI là một chỉ tiêu được thể hiện bằng số tuyệt đối nên không thể sử dụng RI để so sánh thành quả quản lý của các nhà quản trị ở các trung tâm đầu tư có tài sản được đầu tư khác nhau. Vì trong
  • 37. -22- thực tế, nếu dùng RI đánh giá thì RI thường có khuynh hướng lạc quan nghiêng về những nơi có quy mô vốn lớn [4, tr.340-351]. Như vậy, để đánh giá kết quả của trung tâm đầu tư, nhà quản trị cần sử dụng kết hợp các chỉ tiêu cơ bản như ROI, RI với việc xem xét mức chênh lệch trong việc thực hiện các chỉ tiêu giữa thực tế so với kế hoạch. 2.3.3 Lập Báo cáo trách nhiệm cho các trung tâm trách nhiệm Thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm được tổng hợp định kỳ trên một báo cáo kế toán trách nhiệm bộ phận (gọi tắc là báo cáo trách nhiệm). Báo cáo trách nhiệm của từng trung tâm sẽ phản ánh kết quả tài chính chủ yếu theo thực tế và theo dự toán, đồng thời chỉ ra các chênh lệch giữa kết quả thực tế so với dự toán theo từng chỉ tiêu được chuyển tải trong báo cáo phù hợp với từng loại trung tâm trách nhiệm [3]. Một hệ thống báo cáo trách nhiệm thường có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, mức độ chi tiết của thông tin trên các báo cáo sẽ khác nhau đối với những cấp độ quản lý khác nhau. Theo đó, cấp quản lý càng thấp thì các mức độ chi tiết của các chỉ tiêu báo cáo càng nhiều; những kết quả tổng cộng từ báo cáo của một cấp quản lý sẽ được báo cáo lên cho cấp quản lý cao hơn kế tiếp. Dữ liệu được tổng hợp, chắt lọc và cô đọng khi thông tin được báo cáo lên cho những cấp độ quản lý cao hơn, hay nói một cách khác, mức độ chi tiết của các chỉ tiêu sẽ giảm dần ở cấp quản lý càng cao. Thứ hai, mặc dù lượng thông tin của các báo cáo có sự biến đổi, nhưng những bảng báo cáo mà được phát hành dưới một hệ thống báo cáo trách nhiệm có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thông tin trong báo cáo ở cấp thấp sẽ mang tính giải thích, chứng minh cho các chỉ tiêu trong báo cáo ở cấp cao hơn. Thứ ba, báo cáo phải bao gồm tất cả những chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận mà có thể xác định một cách trực tiếp hay phân bổ một cách gián tiếp đến một cấp quản lý cụ thể, điều này phải căn cứu vào tính có thể kiểm soát được hay không đối với từng chỉ tiêu cụ thể. Theo đó khi áp dụng phương pháp này, cần phải có sự thận trọng khi phân tách giữa những hạng mục có thể kiểm soát được và không thể kiểm soát được để xác định rõ những hạng mục mà một nhà quản lý có thể và phải chịu trách nhiệm đối với nó [9].
  • 38. -23- Báo cáo trách nhiệm là một bộ phận của báo cáo KTQT, do vậy trước hết báo cáo kế toán trách nhiệm phải đáp ứng được các yêu cầu chung của báo cáo KTQT. Ngoài ra, do tính đặc thù riêng có cũng như để phát huy được tác dụng thì báo cáo trách nhiệm phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau: - Thứ nhất, báo cáo phải được lập và truyền đạt một cách kịp thời. - Thứ hai, báo cáo phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. - Thứ ba, hình thức phải tương đối đơn giản, dễ hiểu và có sự so sánh. Căn cứ vào trách nhiệm báo cáo thì hệ thống báo cáo trách nhiệm được chia thành 4 nhóm báo cáo ứng với 4 loại trung tâm trách nhiệm sau: 2.3.3.1 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí là bảng so sánh chi phí thực hiện và dự toán và xác định mức chênh lệch giữa chi phí thực hiện so với dự toán. Ngoài ra, các chênh lệch còn có thể được phân tích chi tiết tùy theo yêu cầu quản lý thành các biến động theo các nhân tố cấu thành chi phí đó. Bảng 2.1: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí Tháng, quý, năm … Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí Dự toán Thực tế Chênh lệch Báo cáo cho Giám đốc bộ phận I 1.Chi phí kinh doanh của đơn vị 1 2.Chi phí kinh doanh của đơn vị 2 3.Chi phí kinh doanh của đơn vị 3 Cộng 2.3.3.2 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm doanh thu Tùy theo cơ cấu tổ chức quản lý trong mỗi DN mà người chịu trách nhiệm cao nhất của trung tâm doanh thu có thể là PTGĐ kinh doanh của Tổng công ty, GĐ kinh doanh của công ty hoặc trưởng phòng kinh doanh của công ty. Và cũng tương tự như trung tâm chi phí, mức độ chi tiết theo các cấp độ quản lý sẽ thùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của công ty.
  • 39. -24- Bảng 2.2: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm Doanh thu Tháng, quý, năm … Báo cáo trách nhiệm trung tâm doanh thu Doanh thu thực tế Doanh thu dự toán Chênh lệch Ảnh hưởng biến động của các nhân tố Đơn giá bán Số lượng tiêu thụ Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ Báo cáo cho giám đốc kinh doanh 1.Chi nhánh 1 2.Chi nhánh 2 3.Chi nhánh 3 Cộng toàn công ty 2.3.3.3 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận Nguyên tắc có thể kiểm soát được được áp dụng cho quá trình báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận là các báo cáo nhằm đánh giá trách nhiệm của trung tâm này dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh và thường được trình bày theo dạng số dư đảm phí nhằm xác định số dư của từng bộ phận trong phạm vi được phân cấp và kiểm soát về chi phí, doanh thu của họ, đồng thời qua đó cũng đánh giá được phần đóng góp của từng bộ phận vào lợi nhuận chung của công ty. Để đánh giá trách nhiệm của từng trung tâm lợi nhuận, người ta có thể hoặc so sánh kết quả thực hiện với dự toán hoặc so sánh tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu với tỷ lệ chung của toàn đơn vị hoặc của Ngành. Bảng 2.3: Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận Dự toán Thực tế Biến động 1.Doanh số 2.Biến phí: - Sản xuất (hoặc giá vốn hàng bán) - Lưu thông và quản lý 3. Số dư đảm phí (= 2 – 1) 4. Định phí trực tiếp (kiểm soát được) 5. Số dư bộ phận kiểm soát được (= 3 – 4) 6. Định phí không kiểm soát được 7. Số dư bộ phận (= 5 – 6) 8. Chi phí chung của công ty phân bổ 9. Lợi nhuận trước thuế (= 7 – 8)
  • 40. -25- 2.3.3.4 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm đầu tư Để đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư, nhà quản trị thường sử dụng báo cáo thông qua các chỉ tiêu cơ bản như tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI); Lãi thặng dư (RI). Sau đây là mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư. Bảng 2.4: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư Nội dung Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch 1. Doanh thu thuần 2. Biến phí 3. Số dư đảm phí 4. Định phí bộ phận 5. Số dư bộ phận 6. Chi phí chung phân bổ 7. Lợi nhuận trước thuế 8. Chi phí thuế TNDN 9. Lợi nhuận sau thuế TNDN 10. Vốn đầu tư 11. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) 12. Thu nhập thặng dư (RI) Như vậy, báo cáo trách nhiệm là sản phẩm cuối cùng và cao cấp nhất của hệ thống KTTN; là một bộ phận quan trọng trong hệ thống báo cáo KTQT của DN. Mỗi trung tâm trách nhiệm, mỗi bộ phận sẽ có các báo cáo riêng mang tính chất đặc thù, trong đó nội dung báo cáo gắn liền với các chỉ tiêu nhằm đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm hay bộ phận đó. Trong thực tế không có mẫu biểu chính xác và chi tiết của một bảng báo cáo kết quả hoạt động của từng bộ phận trong các DN, mà vấn đề này phụ thuộc vào đặc thù của từng tổ chức kinh tế, từng DN cụ thể và bản chất của trung tâm trách nhiệm [11]. Qua nội dung trình bày trên, có thể thấy rằng, hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm (gọi tắt là báo cáo trách nhiệm) là hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị chứa đựng nội dung các chỉ tiêu kế toán, tài chính nhằm đánh giá trách nhiệm quản trị của các cá nhân, bộ phận trong đơn vị. Hay nói khác hơn hệ thống báo cáo trách nhiệm là một bộ phận cơ bản và chủ yếu của hệ thống báo
  • 41. -26- cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong đơn vị. Đây cũng chính là phạm vi nghiên cứu mà đề tài hướng tới. 2.4 Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 2.4.1 Cơ cấu tổ chức của DN theo mô hình Tổng công ty Hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý của các DNTM được tổ chức chủ yếu theo mô hình Tổng công ty. Vì vậy, chúng ta để có thể xác định cơ chế quản lý và sự phân cấp quản lý mang tính phổ biến cho các DN như sau: Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của DN theo mô hình Tổng công ty Căn cứ vào tính phổ biến về tình hình tổ chức KTTN ở một số quốc gia trên thế giới, khảo sát tình hình tổ chức báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị tại ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC PTGĐ KINH DOANH PTGĐ TÀI CHÍNH PHÒNG NHÂN SỰ PTGĐ NHÂN SỰ - HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG QUẢN TRỊ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH PHÒNG HỆ THỐNG THÔNG TIN PTGĐ ĐIỀU HÀNH PHÒNG DỰ ÁN PHÒNG QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH
  • 42. -27- các DNTM ở Việt Nam, hệ thống KTTN sẽ được xác lập 4 loại trung tâm trách nhiệm mang tính phổ biến: Trung tâm Chi phí, Trung tâm Doanh thu, Trung tâm Lợi nhuận, Trung tâm đầu tư. 2.4.2 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại DN 2.4.2.1 Các trung tâm chi phí. Người chịu trách nhiệm cao nhất đối với các trung tâm chi phí của Tổng công ty là PTGĐ điều hành. Theo đặc điểm hoạt động KD các Tổng công ty thương mại, chia trung tâm chi phí của toàn bộ Tổng công ty thành 2 nhóm sau: - Nhóm các trung tâm chi phí thuộc khối kinh doanh. - Nhóm các trung tâm chi phí thuộc khối Quản lý doanh nghiệp. 2.4.2.2 Các trung tâm doanh thu Người chịu trách nhiệm cao nhất của các trung tâm doanh thu là Giám đốc kinh doanh của Tổng công ty. Doanh thu thực tế phát sinh ở bộ phận bán hàng của toàn Tổng công ty có thể được tổng kết từ các kênh bán hàng theo các Khu vực bán hàng, theo Chi nhánh bán hàng và chi tiết đến từng cửa hàng ở mỗi Chi nhánh. 2.4.2.3 Các trung tâm lợi nhuận Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước HĐQT về lợi nhuận tạo ra, đồng thời được giao thẩm quyền duyệt các chi phí liên quan đến việc tạo ra lợi nhuận đó. Như vậy, các trung tâm lợi nhuận gắn với từng cấp độ quản lý và người chịu trách nhiệm ở từng cấp độ . 2.4.2.4 Các trung tâm đầu tư. Tùy theo sự phân cấp về quyền và trách nhiệm không chỉ đối với doanh thu, chi phí, lợi nhuận mà còn về quyền và trách nhiệm trong quyết định về vốn hoạt động và tài sản kinh doanh mà các trung tâm đầu tư ở mỗi công ty sẽ tổ chức thành những cấp độ khác nhau.
  • 43. -28- 2.5 Kinh nghiệm về việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm của một số DN trên thế giới. 2.5.1 Phân quyền, chuyển giá và quản trị theo mục tiêu trong hệ thống kế toán trách nhiệm của Tập đoàn Abbott, Hoa Kỳ Tập đoàn Abbott của Mỹ được thành lập từ năm 1888. Sau hơn 120 năm họat động, Abbott hiện có giá trị vốn hóa trên 80 tỉ USD, phục vụ khách hàng trên 130 quốc gia với hơn 68.000 nhân viên. Tập đoàn đang hoạt động trên năm lĩnh vực chính: sản phẩm dinh dưỡng, dược phẩm, sản phẩm chuyên dùng trong y tế, hóa chất và sản phẩm nông nghiệp. Điều này đòi hỏi Abbott phải sử dụng mô hình quản lý kế toán trách nhiệm phù hợp và hiệu quả, trong đó phân quyền mạnh mẽ đồng thời tận dụng kỹ thuật chuyển giá cho các giao dịch mua bán nội bộ và quản trị theo mục tiêu của Tập đoàn. Cấu trúc của một tổ chức phát triển khi các mục tiêu, trình độ công nghệ, đội ngũ nhân viên thay đổi. Quá trình này thường diễn ra theo hướng từ quản lý tập trung sang quản lý phân quyền. Abbott đã nhận ra nhu cầu của việc phân quyền; tầm hoạt động đa quốc gia của họ cho thấy các cấp quản lý ở các khu vực khác nhau trên thế giới có khả năng phát huy tối đa nguồn lực của doanh nghiệp. Một hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết kế tốt phải thiết lập được các trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức. Vì thế, Abbott đã xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm bằng cách thiết lập các trung tâm trách nhiệm, bao gồm: - Trung tâm chi phí - Trung tâm doanh thu - Trung tâm lợi nhuận - Trung tâm đầu tư Mô hình quản lý kế toán trách nhiệm tỏ ra rất phù hợp với Abbott, một tập đoàn có quy mô lớn, hoạt động lâu đời, tốc độ tăng trưởng nhanh, lãnh đạo cấp cao tin tưởng vào việc phân quyền cho lãnh đạo cấp thấp hơn, hệ thống kiểm soát và quản lý hoạt động hiệu quả, đảm bảo toàn bộ guồng máy vận động thông suốt. Việc sử dụng kế toán trách nhiệm mang lại cho Abbott những lợi ích sau:
  • 44. -29- - Phân quyền quản lý theo nhóm trách nhiệm: Việc phân chia các trung tâm trách nhiệm sẽ tạo ý tưởng cho lãnh đạo công ty trong việc thiết lập một mô hình cơ cấu tốt nhất cho tổ chức, phân chia trách nhiệm quản lý lập kế hoạch, phân tích, báo cáo, tách bạch theo nhóm hoạt động nhằm phát huy tối đa nguồn lực và thuận tiện cho quản lý. - Tận dụng các kỹ thuật về chuyển giá: Chuyển giá là quá trình chuyển giao lợi nhuận được thiết lập trên cơ sở giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ trong nội bộ các trung tâm trách nhiệm của tập đoàn. Trong báo cáo tài chính hợp nhất, các giao dịch nội bộ sẽ được loại trừ kể cả các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận nội bộ. Tuy nhiên, căn cứ vào những khác biệt trong chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư, phí hải quan, chi phí bảo hiểm, vận chuyển, thuế xuất nhập khẩu, chính sách kiểm soát tỉ giá hối đoái… mà các chính sách chuyển giá linh hoạt giữa các trung tâm trách nhiệm sẽ được vận dụng để tối ưu hóa lợi nhuận cho tập đoàn. - Tận dụng kỹ thuật quản trị theo mục tiêu: Kế toán trách nhiệm dựa trên quản trị mục tiêu, các kỹ thuật tài chính về lập dự toán ngân sách cần được sử dụng, ngân sách cần được giám sát và theo dõi liên tục giữa kế hoạch với thực tế. Do đó, kế toán trách nhiệm cũng đòi hỏi kỹ thuật phân tích các khoản biến động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính, phân tích biến động doanh thu… Tất cả các trung tâm trách nhiệm của Abbott cùng lập kế hoạch ngân sách, cân đối với kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn lực. Việc lập kế hoạch cũng cần phải được thiết kế chi tiết cho các khoản giao dịch nội bộ để tiến hành loại trừ, thuận tiện cho việc tổng hợp thành một kế hoạch hợp nhất của Tập đoàn.