SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
1
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH II
CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, nông nghiệp đóng vai trò rất
quan trọng. Việt Nam là một nước đang phát triển với xuất phát điểm từ nông
nghiệp nên nông nghiệp lại càng quan trọng hơn. Trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp trong GDP, tuy vậy ngành nông nghiệp vẫn không mất
đi vai trò vốn có của nó. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới khủng hoảng như
hiện nay, Việt Nam có chỗ dựa vững chắc là nông nghiệp. Vì thế, phát triển nông
nghiệp không chỉ đảm bảo phát triển kinh tế mà còn ổn định an sinh xã hội. Tập
trung đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn sẽ có hậu phương vững
vàng và như vậy mới yên tâm chống khủng hoảng. Hơn nữa tăng thu nhập cho dân
cư nông thôn với khoảng 70% dân số sẽ gián tiếp tăng sức mua và tăng cầu trong
nước. Ngay cả trong thời kỳ không bị khủng hoảng kinh tế thì việc đầu tư cho
nông nghiệp vẫn phải được chú trọng bởi vấn đề an ninh lương thực luôn được các
quốc gia đặt lên hàng đầu, an toàn thực phẩm đang trở nên cấp bách.
Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, ngành nông nghiệp nước ta không
chỉ có được những cơ hội lớn để phát triển mà còn phải đối mặt với rất nhiều thách
thức. WTO luôn đặt ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, giá cả, cũng
như an toàn vệ sinh thực phẩm. Để đáp ứng được những yêu cầu đó, vấn đề cung
cấp vật tư nông nghiệp chất lượng cao và an toàn cần được chú trọng.
2
Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam là đơn vị sản xuất
kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cung cấp cho khu vực miền trung
nước ta. Để có thể đứng vững trên thị trường, Chi nhánh phải tiến hành hoạt động
sản xuất kinh doanh đạt chất lượng và hiệu quả cao.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề cốt lõi để bất kỳ một doanh nghiệp
nào tồn tại và phát triển. Vì vậy bản thân mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt được
thực trạng, đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để
từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt
trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay là điều rất quan trọng. Hiệu quả
kinh doanh được xem là thước đo phản ánh năng lực, trình độ cũng như khả năng
phát triển của tổ chức kinh doanh nông nghiệp. Chi nhánh II công ty cổ phần thuốc
sát trùng Việt Nam trong thời gian qua cũng đã có những thành công nhất định
trong kinh doanh, tuy nhiên vẫn còn không ít những hạn chế cần khắc phục.
Xuất phát từ những lý do đó, trong thời gian thực tập tại Chi nhánh II công
ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Đánh giá
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát
trùng Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất kinh doanh;
- Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của Chi nhánh II Công ty cổ
phần thuốc sát trùng Việt Nam trong ba năm qua(2007-2009), xem xét những nhân
tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh, những khó khăn mà Chi nhánh
đang gặp phải;
- Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
3
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập số liệu và thông tin;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn và tổng hợp số liệu điều tra.
- Phương pháp thống kê mô tả;
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Tham khảo ý kiến góp ý của giáo
viên hướng dẫn, thông tin từ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh.
Tất cả các phương pháp trên được dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng làm nền tảng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Là các vấn đề có liên quan tới hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Chi nhánh II công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh II
Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam trong 3 năm 2007-2009.
- Về không gian: Nghiên cứu các vấn đề liên quan trong phạm vi hoạt động
của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam.
- Về nội dung: Nghiên cứu một số vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng
Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Chi nhánh.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.Hiệu quả SXKD
1.1.1.1. Khái niệm
4
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh tương đối việc sử
dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội và là điều kiện thiết thực để thực hiện
mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Thước đo của hiệu quả là sự tiết
kiệm lao động xã hôi, và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hóa kết quả đạt được
hoặc tối thiểu hóa chi phí bỏ ra dựa trên các nguồn lực hiện có.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập
trung của sư phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các
nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt mục tiêu kinh doanh.
Ngoài ra, hiệu quả sản xuất kinh doanh là biểu hiện của việc kết hợp tương quan
về lượng và chất của các yếu tố trong quá trình kinh doanh, nó là một đại lượng so
sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh đã bỏ ra và kết quả
thu được.
Những quan điểm chung để đánh giá hiệu quả là:
- Về mặt thời gian:
Hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ,
từng chu kỳ kinh doanh không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn,
các thời kỳ và các chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
- Về mặt không gian:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ có thể coi là đạt được tốt khi toàn bộ các
hoạt động của các bộ phận, các đơn vị đều mang lại hiệu quả.
- Về mặt định lượng:
Hiệu quả kinh doanh được thể hiện trong mối tương quan giữa thu và chi.
Do vậy, biểu hiện của chỉ tiêu hiệu quả về mặt định lượng có thể sử dụng chỉ
tiêu lợi nhuận và các tỷ suất lợi nhuận.
- Đứng trên góc độ xã hội:
Chi phí phải là chi phí lao động xã hội. Có sự kết hợp giữa các yếu tố lao
động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương quan vế cả lượng
5
và chất trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm. Còn kết quả
thu được là kết quả tốt, kết quả có ích. Hiệu quả chung trong doanh nghiệp chỉ
có thể đạt được dựa trên cơ sở các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh được
sử dung có hiệu quả.
- Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân:
Hiệu quả mà sản xuất kinh doanh mang lại phải gắn chặt với hiệu quả của
toàn xã hội. Hiệu quả chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao
động và chất lượng công tác.
.1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả SXKD
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động
xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Vì vậy, năng suất tối đa với chi phí thấp
nhất chính là điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả SXKD
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò, ý nghĩa rất lớn
không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội.
* Đối với doanh nghiệp:
Là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu mang tính
chiến lược lâu dài, là điều kiện vững chắc để giúp doanh nghiệp tồn tại và phát
triển nhằm tận dụng triệt để và có hiệu quả các nguồn lực sẵn có.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của
khách hàng giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo ngày
càng nhiều việc làm cho người lao động nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho người lao động.
Giúp doanh nghiệp có cơ hội thu lợi nhuận cao nhằm đạt được mục
tiêu của doanh nghiệp.
* Đối với xã hội:
6
Tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần tăng năng suất
lao động xã hội và tăng thu nhập quốc dân.
Nâng cao mức sống cho người dân, tao nguồn tích lũy lớn đáp ứng
nhu cầu tái sản xuất.
1.1.1.4. Kết quả và hiệu quả SXKD
- Kết quả: phản ánh về mặt định lượng mục tiêu đạt được bằng hê thống
các con số chỉ tiêu kế hoạch đặt ra không đề cập đến cách thức đạt được, chi
phí đã bỏ ra để đạt được mục tiêu đó. Bản thân kết quả không thể hiện được uy
tín doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp đối với khách hàng, nhà cung
cấp, tác hại đối với môi trường do hoạt động sản xuất gây nên.
- Hiệu quả: thể hiện một cách toàn diện cả về mặt định lượng và định
tính, là thước đo chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình
độ tổ chức, quản lý sản xuất,trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp
để đạt được kết quả cao trong sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất.
1.1.1.5. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả SXKD
Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp phải không những bù đắp được chi phí bỏ ra mà còn
thu lại lợi nhuận.lợi nhuận chi phối toàn bộ quá trình kinh doanh, là cơ sở để
đề ra các quyết định sản xuất kinh doanh hợp lý của doanh nghiệp. Lợi nhuận
cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần đưa ra các biện
pháp sản xuất kinh doanh đẻ thu được lợi nhuận tối đa với chi phí thấp nhất.
1.1.1.6. Cơ sở để nâng cao hiệu quả SXKD
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét toàn
diện về mọi mặt: đứng trên góc độ xã hội, về mặt thời gian, về mặt không gian, về
mặt định lượng, đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân.
7
Để đánh giá chính xác về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ta có thể
sử dụng một số chỉ tiêu chất lượng, phản ánh hiệu suất sử dụng các yếu tố cơ bản
trong sản xuất kinh doanh:
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả sản xuất – Chi phí sản xuất
- Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả sản xuất
Chi phí yếu tố sản xuất
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ta có thể đánh giá sức sản xuất,
mức độ hao phí, sức sinh lời của các yếu tố sản xuất.
- Sức sản xuất của một lao động =
Giá trị sản xuất ( hoặc doanh thu)
Tổng số lao động bình quân
- Lợi nhuận kinh doanh = Tổng doanh thu – Tổng chi phí kinh doanh
- Lợi nhuận kinh tế = Lợi nhuận kinh doanh – Chi phí thời cơ, chi phí ngầm
1.1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD
Ta có thể phân loại theo từng tiêu thức khác nhau:
* Theo tính tất yếu của nhân tố, bao gồm:
- Nhân tố chủ quan: phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh là do
sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, phụ thuộc vào nỗ lực của chính doanh
nghiệp, ví dụ như nguồn vốn, trình độ tổ chức quản lý, nguồn nhân lực, nghệ
thuật kinh doanh, các giải pháp khoa học công nghệ,…
- Nhân tố khách quan: phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh như
là một nhu cầu tất yếu ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, ví dụ như:
thị trường, thuế, chính sách của nhà nước, ảnh hưởng của nền kinh tế,…
Phân tích hiệu quả kinh doanh theo hướng này giúp doanh nghiệp đánh giá
đúng đắn những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp để từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Theo xu hướng tác động của nhân tố, gồm có:
- Nhân tố tác động tích cực: có tác dụng làm tăng quy mô hiệu quả kinh
doanh.
8
-Nhân tố tác động tiêu cực: làm giảm quy mô hiệu quả kinh doanh.
Phân tích hiệu quả kinh doanh theo hướng này giúp doanh nghiệp chủ động tìm
ra các biện pháp để phát huy những yếu tố tích cực đồng thời hạn chế tối đa sự
tác động của các yếu tố tiêu cực đối với doanh nghiệp.
* Theo nội dung kinh tế của nhân tố, gồm có:
-Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh: loại nhân tố này ảnh
hưởng đến quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như số lượng lao
động, lượng vật tư tiền vốn,…
- Những nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: thường ảnh hưởng dây
chuyền từ khâu cung ứng đến khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ và từ đó ảnh
hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
* Theo tính chất của nhân tố, gồm có:
- Nhân tố số lượng: phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh
như số lượng lao động, số lượng vật tư, doanh thu bán hàng, khối lượng thành
phẩm,…
-Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất kinh doanh như giá thành, đơn
vị sản phẩm, lãi suất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ suất lợi
nhuận,…
Phân tích hiệu quả kinh doanh theo hướng này vừa giúp cho việc đánh
giá phương hướng kinh doanh, chất lượng kinh doanh, vừa có tác dụng trong
việc xác định trình tự sắp xếp và thay thế các nhân tố khi tính toán mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh.
1.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
1.1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả SXKD của doanh nghiệp
- Tổng doanh thu (TR): là biểu hiện bằng tiền của những sản phẩm,
hàng hóa dịch vụ sản xuất ra đã tiêu thụ, đã bán được đã xuất kho, đã thu tiền
về hay giấy báo có tại ngân hàng.
9
Công thức tính: Tổng doanh thu = Sản lượng sản phẩm tiêu thụ * giá bán
=ΣQi*Pi
- Giá trị sản xuất của doanh nghiệp (GO): đây là chỉ tiêu được dùng để
đánh giá quy mô kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và
cũng là căn cứ để tính chỉ tiêu giá tăng thêm của doanh nghiệp. Nó bao gồm
toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mà lao động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp làm ra trong kỳ phân tích.
Công thức tính GO = VA + IC
- Chi phí sản xuất (TC): là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà
doanh nghiệp phải bỏ ra trong một thời kỳ để thực hiện quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận (LN) : là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là
chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được tính bằng hiệu số giữa tổng doanh
thu và tổng chi phí sản xuất.
Công thức tính : LN = TR – TC
1.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ. Nó tham gia vào nhiều
chu kỳ sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm
sau mỗi chu kỳ kinh doanh dưới hình thức khấu hao.
- Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Doanh thu thuần
Vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ bỏ ra trong kỳ phân tích thì
thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
- Mức doanh lợi của VCĐ =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định
10
Chỉ tiêu này phản ánh: Cứ một đồng VCĐ bỏ ra trong kỳ phân tích thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh
nghiệp sử dụng hiệu quả VCĐ.
- Mức đảm nhiệm VCĐ =
Vốn cố định
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu
đồng VCĐ.
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động
VLĐ là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ. Giá trị của nó được chuyển hết
vào sản phẩm trong một chu kỳ SXKD.
- Số vòng quay VLĐ =
Doanh thu tiêu thụ
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VLĐ bỏ vào kinh doanh thì thu
được bao nhiêu đồng doanh thu.
- Mức đảm nhiệm VLĐ =
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu
đồng VLĐ.
- Mức doanh lợi VLĐ =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VLĐ bỏ ra thì thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
- Tốc độ chu chuyển VLĐ:
+ Số lần chu chuyển VLĐ (L) =
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
Số VLĐ bình quân trong kỳ
Hoặc
+ Số lần chu chuyển VLĐ (L) =
Doanh thu
Vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh số lần chu chuyển VLĐ trong kỳ.
11
+ Số ngày/ vòng quay của VLĐ =
Doanh thu tiêu thụ
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này nói lên số ngày cho một lần chu chuyển là bao nhiêu trong
kỳ phân tích.
* Tổng mức lợi nhuận
Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô của kết quả và một phần hiệu
quả SXKD của doanh nghiệp.
- Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần + lợi nhuận tài chính + lợi
nhuận bất thường
- Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – ( Giá vốn hàng bán + chi phí bán
hàng+ chi phí quản lý)
* Tỷ số doanh lợi tiêu thụ
- Tỷ số doanh lợi tiêu thụ =
(Lợi nhuận ròng) * 100
Doanh thu tiêu thụ
Chỉ tiêu này còn được gọi là suất sinh lợi của doanh thu, nó cho biết trong
một đồng doanh thu tiêu thụ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
ròng.
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi phí
- Mức doanh lợi chi phí =
Lợi nhuận ròng
Chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả SXKD tổng hợp của doanh nghiệp, cho ta
biết khả năng sinh lời của một đồng chi phí bỏ ra.
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
NSLĐ =
KL(Q) hoặc giá trị SP sản xuất trong kỳ
Số LĐ bình quân
=
Doanh thu
Số LĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khối lượng, giá trị sản phẩm mà một lao động tạo ra
trong một đơn vị thời gian.
- Mức sinh lời của một lao động =
Lợi nhuận
Số lượng LĐ bình quân
12
Chỉ tiêu này phản ánh số đồng lợi nhuận mà mỗi lao động tạo ra trong một chu
kỳ kinh doanh.
* Chỉ số khả năng thanh toán nhanh
- Khả năng thanh toán ngắn hạn =
Tổng tài sản lưu động
Tổng nợ ngắn hạn
- Khả năng thanh toán tức thời =
Vốn bằng tiền
Nợ đến hạn
- Khả năng thanh toán nhanh =
Vốn bằng tiền + Các khoản phải thu
Tổng nợ ngắn hạn
1.2. Cơ sở thực tiễn
Từ xa xưa, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong nước luôn được các
quốc gia đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như đảm bảo an sinh xã hội.
Ông cha ta có câu : “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, câu nói
khẳng định vai trò không thể thiếu của phân bón đối với sản xuất nông nghiệp.
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh có điều kiện tự nhiên về khí hậu, thời tiết khá
khắc nghiệt và diễn biến phức tạp, điều này dẫn đến xuất hiện nhiều sâu bệnh có
hại cho cây trồng, có nhiều vụ sản xuất nông nghiệp ở một số địa bàn trong tỉnh bị
mất mùa hàng loạt vì sâu bệnh hoành hành. Để sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu
quả cao thì không những phải chú trọng đến công tác bón phân và còn phải thường
xuyên theo dõi để diệt trừ sâu bệnh hại cây trồng. Do đó, phân bón và thuốc bảo
vệ thực vật có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp.
Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam là một công ty chuyên sản xuất
kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có quy mô lớn, với phạm vi có nhiều
đơn vị trực thuộc đóng trên nhiều địa phương trên cả nước. Chi nhánh II của Công
ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam được thành lập tại Huế vào năm 1992. Để
việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh được nhanh chóng và kịp thời, Ban Giám
Đốc Chi nhánh cần nắm được những thông tin, báo cáo của các đơn vị về tất cả
13
các mặt như tình hình sản xuất kinh doanh, thông tin thị trường, tình hình tài chính
của đơn vị, tình hình tồn kho nguyên liệu, sản phẩm cũng như nhiều thông tin
khác một cách nhanh chóng, để ban lãnh đạo chi nhánh có thể nhanh chóng đưa ra
những chỉ đạo kịp thời đến các đơn vị.
Sau 18 năm tồn tại và phát triển, Chi nhánh đã có nhiều bước chuyển biến
quan trọng: Sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, có hiệu quả cao và hiện là
nhà cung cấp có uy tín và quen thuộc đối với người nông dân trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế và một số tỉnh miền trung nước ta. Mặc dù Chi nhánh đã có
những thành công nhất định trong kinh doanh, giá trị sản lượng tăng lên liên tục
hàng năm, tuy nhiên việc sử dụng vốn vẫn chưa đạt hiệu quả tối đa. Chính vì vậy,
để có thể đứng vững trên thị trường, Chi nhánh cần đánh giá được hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Chi nhánh mình để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đạt được mục tiêu mà Chi nhánh đề ra.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CHI NHÁNH II CÔNG TY CỔ
PHẦN THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi Nhánh
2.1.1. Sự thành lập
2.1.1.1. Hoàn cảnh ra đời của Chi Nhánh
Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam có tên giao dịch đối ngoại là VIET
NAM PESTICIDE COMPANY viết tắt là VIPESCO.
Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam có ba chi nhánh:
- Chi Nhánh I tại Hà Nội
- Chi Nhánh II tại Huế
- Chi nhánh III tại Bình Dương
Và ba công ty liên doanh:
-Liên doanh thuốc sát trùng gia dụng MOSFLY (Malaysia)
-Liên doanh sản xuất nguyên liệu KOSVIDA (KOSCO VIPESCO DAIEWO)
14
-Liên doanh thuốc sát trùng tỉnh Cần Thơ
Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam là công ty quốc gia duy nhất ở Việt Nam
chuyên nghiên cứu và cung ứng các loại nông dược phục vụ sản xuất nông
nghiệp.
Năm 1976, Thành lập CÔNG TY THUỐC SÁT TRÙNG MIỀN NAM gồm
những xí nghiệp nhỏ tại miền nam Việt Nam, là công ty sản xuất thuốc bảo vệ
thực vật duy nhất ở Việt Nam, thuộc thành viên của Tổng Cục Hóa chất Việt Nam
Ngay sau khi đất nước được thống nhất Công Ty đã sắp xếp đi vào hoạt động sản
xuất các loại thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm.v.v…bảo vệ mùa màng,
giữ vững năng suất cây trồng. Luôn đồng hành cùng với Bộ nông nghiệp phục vụ
nền nông nghiệp nước nhà.
Năm 1990 , Phát triển thành CÔNG TY THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT
NAM- VIPESCO mở rộng cơ sở hoạt động sản xuất và kinh doanh trên khắp lãnh
thổ Việt Nam.
Vào khoảng thời gian này đất nước đã có nhiều chuyển biến mới, phát triển
nhiều thành phần kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Công ty đã
mạnh dạn mở rộng cơ sở, trung tâm nghiên cứu và nhà máy từ miền Bắc đến miền
Nam, có khả năng đáp ứng nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật khắp nước, phục vụ kịp
thời nhanh chóng cho khách hàng; kiểm tra qui trình sản xuất đảm bảo hàng hóa
đạt chất lượng theo tiêu chuẩn ngành. Liên doanh với nước ngoài để chủ động sản
xuất các hoạt chất như Carbamate, Validamycin.v.v…
Trên cơ sở chấp thuận giữa Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Huế và Công Ty
Thuốc Sát Trùng Việt Nam, chi nhánh II Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam tại
Huế được thành lập theo quyết định số 27/TC-TST ngày 01/07/1992 của Tổng
Giám Đốc Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam.
Văn phòng giao dịch của chi nhánh II tại Huế đặt tại số 36(số cũ là 9A đường Lê
Duẩn, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Xưởng sản xuất thuốc sát trùng đặt
15
tại thị trấn Phú Bài, kho dự trữ sản phẩm tại thôn Thượng 4 – xã Thủy Xuân –
Thành Phố Huế.
Tên giao dịch đối ngoại của chi nhánh II Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt
Nam là The Branch II Hue of Việt Nam Pestiside Company (Viết tắt là Branch
Hue Vipesco).
Chi nhánh II Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam trước đây là Công ty
Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp Huế, đã làm đại lý cho Công Ty Thuốc Sát
Trùng Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình làm đại lý, lãnh đạo
công ty đã hoạt động có uy tín và đạt hiệu quả ngày càng cao, cung cấp thuốc bảo
vệ thực vật cho toàn tỉnh cũng như khu vực miền trung. Do yêu cầu phục vụ sản
xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, địa bàn hoạt động của đại lý Công Ty Dịch
Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp càng được mở rộng sang nhiều tỉnh khác. Do đó, từ
dạng đại lý,Công Ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp đã trở thành chi nhánh II
Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam để mở rộng thị trường tiêu thụ các loại sản
phẩm nông dược do công ty và chi nhánh II sản xuất.
2.1.1.2. Tiến hành cổ phần hóa công ty
Năm 2006, Chuyển đổi thành Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam–
tên giao dịch quốc tế là Viet Nam pesticide joint- stock company ( tên viết tắt là
VIPESCO ),trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam - Bộ Công Thương. Hiện
nay là Công ty đại chúng, đang quản lý doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp. Hòa
vào sự đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, thời gian qua Công Ty đã tiến
hành đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất theo công nghệ mới, đa dạng hóa
sản phẩm theo hướng phục vụ nền nông nghiệp xanh sạch, bền vững.
VIPESCO tự hào là nhà sản xuất nông dược lâu đời gắn bó từng chặng đường phát
triển của nền nông nghiệp nước nhà .
16
VIPESCO nhà cung cấp có uy tín và quen thuộc nhất với nông dân, mọi hoạt động
của công ty đều hướng về nông dân Việt Nam - VIPESCO VÌ LỢI ÍCH NHÀ
NÔNG.
* Mục đích của cổ phần hóa:
Nâng cao hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phát
huy nội lực, sáng tạo của cán bộ công nhân viên, huy động thêm các nguồn vốn từ
bên ngoài để phát triển doanh nghiệp, đồng thời phát huy vai trò làm chủ thực sự
của người lao động và của các cổ đông.
2.1.2. Những thông tin cơ bản về Chi nhánh
2.1.2.1. Cơ quan quản lý
Chi nhánh chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chi nhánh chịu sự lãnh đạo của tổng Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam về
kế hoạch sản xuất kinh doanh, về tài chính thì hạch toán độc lập.
2.1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn mà Chi nhánh gặp phải
* Thuận lợi:
- Là chi nhánh của một công ty có uy tín từ lâu, có chỗ đứng khá vững chắc
trên thị trường.
- Sự phát triển của nền kinh tế nước ta làm cho mức sống của người dân
ngày càng tăng lên, do đó nhu cầu sử dụng những sản phẩm chất lượng cao cũng
tăng lên. Các sản phẩm của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt
Nam đều đảm bảo chất lượng, không gây ô nhiễm môi trường, không gây hại đến
sức khỏe con người.
- Môi trường chính trị trong nước ổn định là điều kiện thuận lợi để Chi
nhánh II nói riêng và Công ty nói chung thu hút đầu tư của nước ngoài về vốn
cũng như khoa học kỹ thuật.
* Khó khăn:
17
- Giá nguyên liệu, dung môi hữu cơ liên tục tăng cao dẫn đến giá thành sản
phẩm cao trong khi giá bán không thể tăng do yếu tố cạnh tranh, vì vậy lợi nhuận
giảm sút. Phần lớn nguyên liệu sản xuất thuốc BVTV phải nhập từ nước ngoài, do
vậy chịu ảnh hưởng nhiều bởi biến động giá ngoại tệ.
- Bị chiếm dụng vốn ở các khoản phải thu,các khoản nợ chậm thanh toán,
do đó việc quay vòng vốn kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp
đến công tác nhập khẩu nguyên liệu và cung cấp vật tư cho sản xuất.
- Công nghệ chưa hoàn chỉnh, hiện đại.
- Tỷ suất lợi nhuận thấp do tỷ trọng chi phí giá vốn / doanh thu cao, dẫn
đến việc tích lũy lợi nhuận để đầu tư mở rộng sản xuất cũng như đầu tư nâng cao
chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
- Áp lực của thị trường đầu ra ngày càng gia tăng trước tình hình cạnh
tranh gay gắt trên thị trường, cung vượt cầu. Với nhiều nông sản xuất khẩu dẫn
đầu thế giới, Việt Nam trở thành tâm điểm của các nhà sản xuất và cung ứng thuốc
BVTV. Các công ty nước ngoài hoạt đông ở nước ta có xu hướng sát nhập thành
những tập đoàn quốc gia với lợi thế công nghệ, khả năng tài chính và trình độ tiếp
thị cao, chiếm thị phần lớn trên thị trường. Hơn nữa, với sự linh hoạt của cơ chế
thị trường các công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân ra đời càng
nhiều, chia sẻ từng miếng nhỏ thị phần, điều này ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ
của công ty.
- Việc quản lý vốn phải được chú trọng hơn khi công ty đã trở thành một
dơn vị hạch toán độc lập, công ty cần phải kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu,
phải trả, hàng tồn kho, tốc độ quay vòng vốn,…để trách dẫn đến tình trạng phát
sinh các khoản nợ khó thu hồi cũng như tình trạng thiếu hụt vốn lưu động.
- Giá nguyên liệu đầu vào không ổn định do khoảng 30% nguyên liệu đầu
vào có nguồn gốc từ công ty dầu mỏ. Trong khi đó, trong những năm vừa qua, giá
18
dầu mỏ thế giới luôn biến động phức tạp, tăng đột biến và có xu hướng tiếp tục
tăng trong thời gian tới.
- Giá dầu mỏ tăng dẫn đến giá thành bao bì sản phẩm tăng vì hiện nay bao
bì thuốc BVTV đựng trong bao PE, PET, PEHD, PEPA được làm từ hạt nhựa. Giá
xăng dầu tăng dẫn đến chi phí vận chuyển giao hàng tới người nông dân cũng
tăng.
2.1.2.3. Những nỗ lực của Chi nhánh sau khi thành lập
Theo xu thế phát triển của thời đại, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật của công nghiệp hóa hữu cơ, chi nhánh đang cố gắng tìm hiểu sản xuất và
cung ứng nông dược mới, vừa có tính hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa sâu bệnh,
vừa đảm bảo cho con người và môi trường.
Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam luôn là nhà cung
ứng kịp thời và đáng tin cậy nhất mỗi khi sản xuất nông nghiệp gặp dịch hại sâu
bệnh gây ra.
Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên luôn đoàn kết, phát
huy hết tài năng để cung ứng các sản phẩm phong phú đa dạng đảm bảo chất
lượng, đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp.
2.1.2.4. Vai trò, chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh
Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam là một đơn vị sản
xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại
ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của nhà nước.
Vai trò, nhiệm vụ của chi nhánh II là: sản xuất cung cấp các mặt hàng thiết
yếu phục vụ nông nghiệp, đáp ứng đủ nhu cầu vật tư, phân bón, thuốc trừ
sâu,…đồng thời phải mang lai hiệu quả kinh tế cao, tích lũy và bảo toàn được vốn,
cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
đối với ngân sách nhà nước, hạch toán và báo cáo thống kê kế toán theo che độ
của bộ tài chính quy định, thực hiện phân phối lao động trên cơ sở SXKD, chăm lo
19
và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện vật chất tinh thần, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho công nhân lao động.
2.1.2.5. Phương châm và cơ chế hoạt động:
Phương châm và cơ chế hoạt động của Chi nhánh xuất phát từ phương
châm và cơ chế hoạt động của Công ty.
* Phương châm hoạt động của Chi nhánh:
Với phương châm uy tín, chất lượng là tiêu chí số một, xem lợi ích của khách hàng
là trên hết, Công ty đã nghiên cứu ứng dụng, sản xuất và đưa ra thị trường các loại
nông dược, thuốc gia dụng đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao, mang lại lợi ích thiết
thực cho người tiêu dùng.
* Cơ chế hoạt động của Chi nhánh:
Công ty hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp
nhân, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của
nhà nước, tự chủ hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.3. Thông tin về sản phẩm của Chi nhánh
2.1.3.1. Sản phẩm chủ yếu của Chi nhánh
Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam là một đơn vị vừa
sản xuất vừa kinh doanh các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Sản phẩm của
công ty đa dạng, phong phú và có chất lượng tốt. Các sản phẩm của công ty được
tiêu thụ rộng rãi trên toàn thị trường Việt Nam .
Hiện nay, sản phẩm của Vipesco có mặt ở khắp các địa phương. Công ty đã
liên doanh với nhiều xí nghiệp, cơ sở trong ngành, đặt biệt liên doanh với các
doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm mới. Vipesco còn có trung tâm nghiên
cứu và phát triển chuyên sâu về các kỹ thuật gia công sản phẩm nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm. Nay, Công ty có hơn 100 mặt hàng bao gồm thuốc trừ sâu,
trừ cỏ, trừ chuột, thuốc gia dụng, thuốc điều hòa sinh trưởng, dẫn dụ côn trùng và
20
phân bón lá... Các sản phẩm đều đảm bảo chất lượng, không gây ô nhiễm môi
trường, không gây hại đến sức khỏe con người.
* Các sản phẩm chủ yếu:
- Thuốc trừ sâu;
- Thuốc trừ bệnh;
- Thuốc trừ cỏ;
- Thuốc điều hòa sinh trưởng;
- Thuốc diệt chuột;
- Phân bón các loại;
- Thuốc sát trùng gia dụng.
2.1.3.2. Các hình thức quảng bá sản phẩm của Chi nhánh
- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo đài,
internet,…để quảng cáo sản phẩm của công ty đến bà con nông dân.
- Tổ chức hội nghị khách hàng hằng năm.
- Sử dụng hình thức khuyến mãi tặng kèm một số sản phẩm như áo, đồng
hồ,…có in hình logo của công ty. Đây cũng là một hình thức nhằm quảng bá sản
phẩm của công ty.
- Đối với các đại lý phân phối, Chi nhánh có hình thức cho hưởng hoa hồng nếu
đại lý mua hàng với số lượng lớn theo quy định cụ thể của Chi nhánh.
2.1.3.3. Các hình thức phân phối sản phẩm của Chi nhánh
Chi nhánh phân phối sản phẩm đến tại các Cửa hàng của Chi nhánh, sau đó
các Cửa hàng này sẽ phân phối lại cho các đại lý, rồi các đại lý sẽ bán lại cho hộ
nông dân, hoặc là các Cửa hàng sẽ phân phối trực tiếp cho hộ nông dân.
2.1.4. Thông tin về hoạt động SXKD
2.1.4.1. Kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh
- Chi nhánh sẽ thực hiện lại cơ cấu sản xuất theo hướng: tiếp tục SXKD các
dòng sản phẩm chủ lực hiện nay đi liền với việc tính toán và bố trí lại tỷ trọng các
21
mặt hàng theo hướng phát huy các sản phẩm có thế mạnh về chất lượng, giá thành,
thị trường tiêu thụ và tính cạnh tranh cao. Liên tục cải tiến các sản phẩm truyền
thống theo hướng có lợi cho người tiêu dùng như cải tiến phụ gia, tập trung vào
các sản phẩm có hiệu quả cao, an toàn cho người sử dụng.
- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các chủng loại sản phẩm nông dược
theo hướng hiện đại hóa tại khu công nghiệp tập trung. Di dời dần các dây chuyền
sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có mùi hôi nặng vào các nhà máy ở khu công
nghiệp, giữ lại nông dược sạch, phân bón lá, gia dụng, bao bì.
- Phát triển chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Tính toán giá bán hợp lý.
- Phát triển hệ thống tiêu thụ.
- Đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm đi đôi với chăm sóc khách hàng.
2.1.4.2. Mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh
Trở thành một cơ sở sản xuất kinh doanh mạnh, kinh doanh đa ngành, sản
phẩm và dịch vụ đáp ứng mục tiêu " chất lượng – kịp thời – thân thiện với môi
trường ".
2.1.4.3. Chiến lược kinh doanh của Chi nhánh
Tiếp tục tập trung cho việc SXKD các sản phẩm nông dược,thuốc gia
dụng, phân bón và kích thích sinh trưởng, kinh doanh hóa chất, bao bì.
2.1.4.4. Phương thức kinh doanh của Chi nhánh
Đối với thị trường trong nước: Như ta đã biết, sản xuất nông nghiệp mang
tính thời vụ cao, vì vậy Chi nhánh luôn cố gắng cung cấp các nông dược và phân
bón kịp thời vụ cho sản xuất nông nghiệp.
VIPESCO có mối quan hệ rộng rãi với nhiều đối tác quốc tế. Những mối quan hệ
của Công ty không chỉ là quan hệ thương mại mà còn là quan hệ công nghệ.
Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới các công nghệ, áp dụng các dây
chuyền sản xuất tiên tiến, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm.
22
Việc thành lập các Công ty liên doanh như Kosvida với Hàn quốc, Viguato với
Trung quốc, Mosfly Việt nam với Malaysia là dẫn chứng về hiệu quả của việc hợp
tác quốc tế.
2.1.4.5. Phương thức cạnh tranh của Chi nhánh
Chi nhánh sử dụng phương thức cạnh tranh về mọi mặt: cạnh tranh theo sản
phẩm, cạnh tranh theo giá, xúc tiến thương mại.
Chi nhánh sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, đảm
bảo an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.
Chi nhánh cũng đang nỗ lực giảm giá thành sản xuất đến mức có thể để
định giá bán phù hợp, có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
Chi nhánh cũng không ngừng đưa ra các hoạt động xúc tiến thương mại
như quảng cáo, giảm giá đối với những khách hàng mua với số lượng lớn, các
hình thức khuyến mãi tặng kèm các sản phẩm khác.
2.1.5.Thông tin về thị trường của Chi nhánh
2.1.5.1. Thị trường
* Thị trường đầu vào: Phần lớn các nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực
vật cũng như các dây chuyền công nghệ sản xuất được nhập khẩu từ nước ngoài.
* Thị trường đầu ra: của chi nhánh là các đại lý, các hộ nông dân sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh ở khu vực miền
trung.
2.1.5.2.Đối thủ cạnh tranh của Chi nhánh
Đối thủ cạnh tranh của Chi nhánh bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và
cung cấp các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế và các tỉnh miền trung. Bao gồm:
- Công ty cổ phần thuốc sát trùng Cần Thơ.
- Công ty cổ phần thuốc sát trùng Sài Gòn
- Công ty cổ phần thuốc sát trùng Miền Nam
23
- Và một số sản phẩm đến từ các doanh nghiệp nước ngoài khác.
2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Chi nhánh
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Chi nhánh II
2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
- Giám đốc : Là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của Chi
nhánh, trực tiếp chịu trách nhiệm với Nhà nước và cấp trên, có quyền quyết
định mọi vấn đề trong Chi nhánh.
- Phó Giám Đốc : Là người giúp việc chính cho Giám đốc trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh của Chi nhánh.
- Phòng Kỹ Thuật Thị Trường: Chuyên đi thực tế để phát hiện tình hình sâu
bệnh, hướng dẫn, giải thích cho bà con nông dân cách phát hiện sâu bệnh
để sử dụng thuốc một cách có hiệu quả và quảng cáo tiếp thị giới thiệu sản
phẩm mới.
Ban Giám Đốc
Phòng Kỹ
Thuật Thị
Trường
Phòng Kế
Hoạch
Phòng Tài
Vụ
Phòng Tổ
Chức hành
Chính
Xưởng Sản Xuất
Hệ Thống Các Cửa
Hàng
24
- Phòng Kế Hoạch: Theo dõi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Chi
nhánh, phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và lập
kế hoạch cho năm tới.
- Phòng Tài Vụ: Giúp cho lãnh đạo Chi nhánh trong công tác quản lý tài
chính và thực hiện tốt kế hoạch về vật tư tiền vốn để đẩy nhanh tốc độ luân
chuyển vốn.
- Phòng Tổ Chức Hành Chính : Giúp cho Giám Đốc điều hành về công tác tổ
chức nhân sự và là nơi giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến lợi
ích người lao động.
- Xưởng Sản Xuất: Là nơi sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật để cung
cấp cho thị trường theo kế hoạch của Chi nhánh.
- Các Cửa Hàng : Có nhiệm vụ bán hàng đồng thời giải thích hướng dẫn cho
khách hàng cách sử dụng thuốc đảm bảo an toàn và có hiệu quả.
2.3. Tình hình sử dụng lao động của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009
Lao động là một yếu tố rất quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh.
Không có lao động thì không thể có các hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh
nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ và hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào thì cũng
không thể thiếu được yếu tố con người. Mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho
mình một đội ngũ lao động có tay nghề, có trình độ cao, đồng thời phải phân bổ
nguồn lao động đó một cách hợp lý, có hiệu quả sao cho phù hợp với hoàn cảnh,
điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp nhằm phát khai thác tối đa năng lực của
con người.
Để thấy được tình hình sử dụng lao động của Chi nhánh II Công ty cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam, ta tiến hành phân tích bảng số liệu số 1:
Nhìn vào bảng số liệu số 1, ta thấy Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng
Việt Nam có tổng số lao động tăng dần qua các năm, cụ thể là: năm 2007 tổng số
lao động là 60, năm 2008 là 65, năm 2009 là 68. Năm 2008 tăng 5 lao động, nghĩa
25
là tăng 8,33% so với năm 2007, năm 2009 tăng 3 lao động (tương ứng với tăng
4,62% so với năm 2008). Sự tăng về lao động qua 3 năm là do Chi Nhánh tiến
hành mở rộng quy mô sản xuất nên cần tăng thêm về lao động để đáp ứng được
yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, để thấy rõ việc phân bố nguồn lao động có hợp lý hay không, ta đi vào
phân tích theo các phương diện sau:
*Phân theo giới tính: Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi
nhánh mang tính độc hại và nặng nhọc, thường xuyên đi thực tế về các hộ nông
dân nên đòi hỏi lao động phải có sức khỏe, do đó tỷ trọng lao động nam trong
công ty chiếm đa số, năm 2007 chiếm 80,00%, năm 2008 chiếm 81,53%, năm
2009 chiếm 80,88%. Hàng năm, số lao động tăng lên chủ yếu là lao động nam, lao
động nữ ít biến động, lao động nữ năm 2008 so với năm 2007 vẫn giữ nguyên,
năm 2009 có tăng 1 người so với 2 năm trước đó(tăng 8,33%) ở vị trí văn phòng,
do tính chất công việc nên hầu hết lao động nữ trong Chi nhánh đều đảm nhận các
công việc ở văn phòng Chi nhánh hoặc văn phòng tại các Cửa hàng trực thuộc Chi
nhánh như kế toán, thủ quỹ, văn thư, bán hàng,…
* Phân theo tính chất sản xuất: Chi nhánh II công ty cổ phần thuốc sát trùng
Việt Nam có tỷ trọng lao động gián tiếp lớn hơn tỷ trong lao động trực tiếp
trong cơ cấu lao động. Cụ thể là: năm 2007, lao động trực tiếp là 28 người(
chiếm 41.70%),lao động gián tiếp là 37 người( chiếm 58,30%); năm 2008: lao
động trực tiếp chiếm 43,07%, lao động gián tiếp chiếm 56,92%; năm 2009: lao
động trực tiếp chiếm 44,12%, lao động gián tiếp chiếm 55,88%.
26
Bảng 1: Tình hình sử dụng lao động của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
% ± % ± %
Tổng số lao động 60 100,00 65 100,00 68 100,00 5 108,33 3 104,62
1. Theo giới tính
Lao động nam 48 80,00 53 81,54 55 80,88 5 110,42 2 103,77
Lao động nữ 12 20,00 12 18,46 13 19,12 0 100,00 1 108,33
2. Theo tính chất sản xuất
Lao động trực tiếp 25 41,70 28 43,08 29 44,12 3 112,00 1 103,57
Lao động gián tiếp 35 58,30 37 56,92 39 55,88 2 105,71 2 105,41
3. Trình độ
Đại học 20 33,33 22 33,85 23 33,82 2 110,00 1 104,54
Trung cấp 20 33,33 20 30,77 21 30,88 0 100,00 1 105,00
Lao động phổ thông 20 33,33 23 35,38 24 35,30 3 115,00 1 104,35
(Nguồn: Phòng kế toán của Chi nhánh)
27
Nguyên nhân của vấn đề này là do Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát
trùng Việt Nam chuyên sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nên
cần một đội ngũ lao động nhiều hơn ở các bộ phận văn phòng, các cửa hàng trực
thuộc chi nhánh để bán hàng và hướng dẫn sử dụng thuốc và phân bón cho bà con
nông dân.
Hơn nữa, Chi nhánh đã sử dụng dây chuyền kỹ thuật vào sản xuất nên đã tận
dụng tối đa sức sản xuất của trang thiết bị, máy móc trong quá trình sản xuất, nên
số lao động trực tiếp không cần quá nhiều, một lao động có thể điều hành nhiều
dây chuyền sản xuất trong cùng một lúc. Điều này giúp chi nhánh tiết kiệm được
lao động, tăng năng suất lao động đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
* Phân theo trình độ: xét trong 3 năm qua 2007-2009, số lao động có trình độ
đại học được tăng lên, cụ thể là năm 2008 tăng hơn năm 2007 là 2 lao động (chiếm
10,00%), năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 1 lao động ( chiếm 4,54%). Điều
này cho thấy ban lãnh đạo Chi nhánh đã có sự quan tâm đến việc tuyển dụng các
lao động có trình độ cao để có thể đảm nhận tốt các công việc ở các vị trí cần thiết.
Lao động ở trình độ trung cấp thì không có biến động nhiều, năm 2008 vẫn giữ
nguyên, năm 2009 tăng lên 1 lao động so với năm 2008, các lao động này phải có
trình độ chuyên môn nhất định để có thể am hiểu được về lĩnh vực thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón. Lao động phổ thông vẫn tăng đều đặn qua 3 năm do Chi nhánh
mở rộng quy mô sản xuất, nhập thêm nhiều dây chuyền công nghệ sản xuất để đáp
ứng nhu cầu của thị trường ngày càng tăng.
Nhìn chung, Chi nhánh II công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam đã có
sự bố trí lao động khá hợp lý. Tuy nhiên, để nâng cao trình độ sản xuất kinh
doanh, Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để phát huy hết khả năng của họ trong
công việc.
28
2.4. Tình hình thu nhập của lao động Chi nhánh trong 3 năm 2007-2009
Đối với người lao động, thu nhập đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi tham
gia lao động, người lao động luôn quan tâm tới vấn đề trước tiên là họ sẽ được trả
bao nhiêu tiền cho công việc mà họ sẽ làm. Thu nhập càng cao sẽ khuyến khích
người lao động làm việc nhiệt tình, hăng hái, phát huy hết khả năng sáng tạo của
người lao động. Mức lương cho mỗi lao động được trả theo năng lực, theo trình độ
hoặc theo vị trí mà họ đảm nhận công việc.
Để biết được tình hình thu nhập của người lao động của Chi Nhánh II Công
ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam, ta xem xét bảng số 2.
Qua bảng số liệu số 2, ta thấy rằng tổng quỹ lương qua ba năm tăng lên rõ
rệt. Cụ thể là : năm 2007 tổng quỹ lương là 816,00 triệu đồng, năm 2008 tổng quỹ
lương tăng lên 152,50 triệu đồng, tức là tăng 18,69% so với năm 2007. Tổng quỹ
lương 2009 lên đến 1.140,50 triệu đồng tức là tăng 17,76%. Quỹ lương tăng là do
doanh thu tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận của chi nhánh tăng lên qua ba năm 2007-
2009, vì chi nhánh kinh doanh theo hình thức cổ phần hóa.
Thu nhập bình quân một lao động của chi nhánh tăng lên qua ba năm. Năm
2007 là 1,36 triệu đồng/tháng/người, năm 2008 là 1,49 triệu đồng /tháng/người
tăng 0,13 triệu đồng tương ứng 9,56% so với năm 2007. Năm 2009, thu nhập bình
quân một lao động tăng lên 12,75% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ tình hình
sản xuất kinh doanh của Chi Nhánh ngày càng phát triển.
29
Bảng 2: Tình hình thu nhập của người lao động Chi nhánh trong 3 năm 2007-2009
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009
2008/2007 2009/2008
± % ± %
1. Tổng quỹ lương Tr.đ 816,00 968,50 1.140,50 152,50 118,69 172,00 117,76
2. Lao động bình quân năm Người 60 65 68 5 108,33 3 104,62
3. Thu nhập bình quân 1 lao
động( tính trên 1 tháng)
Tr.đ/tháng
/người
1,36 1,49 1,68 0,13 109,56 0,19 112,75
(Nguồn: Phòng kế toán của Chi nhánh)
30
2.5. Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn là một yếu tố rất quan trọng và
không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Không có vốn thì các doanh
nghiệp không thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác quản trị
vốn luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Vốn có vai trò
quyết định đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là
một yếu tố quyết định quy mô, sức mạnh của các doanh nghiệp. Để biết rõ quy mô
hoạt động và năng lực sản xuất kinh doanh của Chi nhánh II Công ty cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam, ta tiến hành phân tích số liệu bảng 3.
Qua bảng số liệu số 3, ta thấy tổng nguồn vốn của Chi nhánh II Công ty cổ
phần thuốc sát trùng Việt Nam không ngừng tăng lên qua 3 năm. Cụ thể là: năm
2007, tổng số vốn là 28.172 triệu đồng, tổng số vốn năm 2008 là 30.647 triệu
đồng, tăng
2.475.triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tăng 8,79%. Tổng số vốn năm
2009 là 34.062 triệu đồng, tăng 3.415 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với
tăng 11,14%. Năm 2006, Chi nhánh tiến hành cổ phần hóa, cho đến năm 2007 trở
đi thì dần dần đi vào ổn định. Nguồn vốn của Chi nhánh tăng liên tục chứng tỏ Chi
nhánh đã thực hiện việc huy động vốn một cách có hiệu quả, không ngừng mở
rộng quy mô sản xuất, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển mạnh
mẽ. Ta tiến hành xem xét nguồn vốn qua hai phương diện sau:
31
Bảng 3: Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng nguồn vốn 28.172 100 30.647 100 34.062 100 2.475 108,79 3.415 111,14
I. Phân loại theo tính chất
1. Vốn cố định 10.316 36,62 10.993 35,87 11.398 33,46 677 106,56 405 103,68
2. Vốn lưu động 17.856 63,38 19.654 64,13 22.664 66,54 1.798 110,07 3.010 115,31
II. Phân loại theo nguồn
hình thành
1. Nợ phải trả 21.927 77,83 23.972 78,22 25.087 73,65 2.045 109,33 1.115 104,65
2. Nguồn vốn chủ sở hữu 6.245 22,17 6.675 21,78 8.975 26,35 430 106,89 2.300 125,63
(Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh)
32
* Phân loại theo tính chất : Trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh II Công
ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam, vốn lưu động luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn vốn
cố định, VLĐ năm 2007 chiếm 67,23%, năm 2008 chiếm 63,38%, năm 2009
chiếm 64,13% trong cơ cấu nguồn vốn. Vốn cố định và Vốn lưu động của Chi
nhánh không ngừng tăng lên qua 3 năm 2007-2009. Cụ thể là năm 2007, VCĐ là
10.316 triệu đồng, năm 2008 là 10.993 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 677
triệu đồng, tương ứng với 6,56%; năm 2009 là 11.398 triệu đồng, tăng 405 triệu
đồng, tương ứng với 3,68%. VLĐ năm 2007 là 17.865 triệu đồng, năm 2008 là
19.654 triệu đồng, tăng 1.798 triệu đồng, tương ứng với 10,07% so với năm 2007;
năm 2009 là 22.664 triệu đồng, tăng 3.010 triệu đồng, tương ứng với 15,31%.
VLĐ tăng thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng. Tính
chất của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, Chi nhánh cho phép khách
hàng thanh toán theo phương thức trả chậm, và thông thường thì sau khi thu hoạch
thì người nông dân sẽ trả nợ, do đó Chi nhánh cần phải chú trọng huy động và
quản lý nguồn vốn để tái sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
* Phân loại vốn theo nguồn hình thành: Bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên qua
3 năm, đây là dấu hiệu không tốt trong sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, nguyên
nhân là do giá nguyên liệu không ngừng tăng cao, trong khi đó giá bán không thể
tăng vì yếu tố cạnh tranh. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ phải trả trong cơ cấu nguồn hình
thành vốn ngày càng giảm dần qua 3 năm, năm 2007 chiếm 82,47%,năm 2009
chiếm 73,65%.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm, năm 2007 là 6.245 triệu đồng, năm
2008 là 6.675 triệu đồng, tức là tăng 430 triệu đồng, tương ứng với 6,89% so với
năm 2007; năm 2009 tăng lên đến 8.975 triệu đồng, tức là tăng 2300 triệu đồng,
tương ứng với 25,63% so với năm 2008. Ta thấy Chi nhánh đang dần dần đi vào
33
ổn định, Vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ Chi nhánh đang hoạt động kinh doanh có
lãi.
2.6. Tình hình trang bị tài sản của Chi Nhánh qua 3 năm 2007-2009
Tài sản là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh
nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì cần phải trang bị cho
mình một hệ thống tài sản phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Để biết được
tình hình trang bị tài sản của Chi Nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt
Nam, ta tiến hành xem xét bảng 4.
Nhìn vào bảng 4 ta thấy, tổng giá trị tài sản của Chi Nhánh tăng lên qua ba
năm 2007-2009. Cụ thể là: năm 2007 giá trị tổng tài sản là 28.172 triệu đồng, năm
2008 giá trị tổng tài sản 30.647 triệu đồng, tăng 2.475 triệu đồng tương ứng với
8,79% so với năm 2007.Năm 2009 tăng lên đến 11,14% so với năm 2008. Qua
phân tích ta thấy được Chi Nhánh ba năm vừa qua đã không ngừng chú trọng đến
việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
* TSCĐ và ĐTDH : qua bảng 4, ta thấy rằng TSCĐ và ĐTDH có sự biến
động tăng giảm trong ba năm. Năm 2007 TSCĐ & ĐTDH là 10.316 triệu đồng,
đến năm 2008 TSCĐ tăng lên 677 triệu đồng tương ứng 6,56% so với năm 2008.
Năm 2009 TSCĐ con số này đạt 11.398 triệu đồng tức là tăng lên 405 triệu
đồng tương ứng với 3,68% so với 2008. Nguyên nhân là do Chi Nhánh trang bị
thêm máy móc, trang thiết bị cho sản xuất, và một số TSCĐ phục vụ cho công tác
văn phòng.
*TSLĐ và ĐTNH : vốn bằng tiền liên tục tăng trong ba năm. Cụ thể là: năm
2007 la 8.391 triệu đồng, năm 2008 là 10.432 triệu đồng tăng 2.041 triệu đồng
tương ứng 24,32% so với năm 2007. Năm 2009 vồn bằng tiền là 11.425 triệu
đồng, tăng 993 triệu đồng tương ứng 9,52% so với năm 2008.
34
Bảng 4: Tình hình trang bị tài sản của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± %
Tổng giá trị tài sản 28.172 100 30.647 100 34.062 100 2.475 108,79 3.415 111,14
I. TSCĐ & ĐTDH 10.316 36,62 10.993 35,87 11.398 33,46 677 106,56 405 103,68
II. TSLĐ & ĐTNH 17.856 63,38 19.654 64,13 22.664 66,54 1.798 110,07 3.010 115,31
1. Tiền 8.391 29,78 10.432 34,04 11.425 33,55 2.041 124,32 993 109,52
2. Các khoản phải thu 4.482 15,91 4.503 14,69 63,67 18,69 21 100,47 1.864 141,39
3. Hàng tồn kho 4.983 17,69 4.719 15,40 4.872 14,30 -264 94,70 153 103,24
(Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh)
35
Nguyên nhân là do Chi Nhánh bán hàng thu về nhiều tiền, điều này chứng tỏ
sản phẩm của Chi Nhánh được khách hàng ưa chuộng và tín nhiệm.
Các khoản phải thu tăng lên trong ba năm. Năm 2008 tăng 21 triệu, tương
ứng với 0,47% so với 2007. Năm 2009 tăng lên đến 1.864 triệu tương ứng với
41,39%. Đây là dấu hiệu không tốt. Khoản phải thu tăng nhanh chứng tỏ Chi
nhánh đang bị chiếm dụng vốn, khả năng quay vòng vốn chậm, chưa đạt hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Do vậy Chi nhánh cần áp dụng những chính sách tín dụng
phù hợp để khách hàng thanh toán đúng thời hạn.
Nhìn vào bảng 4 ta thấy hàng tồn kho cũng biến động trong 3 năm 2007-
2009. Năm 2007, giá trị hàng tồn kho là 4.983 triệu đồng, năm 2008 là 4.719 triệu
đồng, giảm 264 triệu đồng tương ứng với 5,3% so với năm 2007. Điều này là do
năm 2008 sản lượng tiêu thụ hàng hóa nhiều nên giảm lượng tồn kho. Nhưng năm
2009, giá trị hàng tồn kho lại tăng lên 153 triệu đồng, tương ứng với 3,24% so với
năm 2008. Nguyên nhân là do giá bán tăng lên nên giá trị hàng hóa tăng, do đó giá
trị hàng tồn kho cũng tăng. Hơn nữa, do chi phí lưu kho tăng nên giá trị hàng tồn
kho cũng tăng.
2.7. Môi trường kinh doanh của Chi nhánh
2.7.1. Môi trường kinh tế
- Thuận lợi:
Nước ta là một nước nông nghiệp là chủ yếu, hơn 70% lao động hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp, do đó nhu cầu về các sản phẩm phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật là rất lớn.
Cơ cấu kinh tế trong nước có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng giá trị nông
nghiệp ngày càng giảm còn tỷ trọng giá trị các ngành công nghiệp dịch vụ không
ngừng tăng lên. Tình hình kinh tế ngày càng phát triển làm cho đời sống của người
dân ngày càng tăng lên, do đó, nhu cầu sử dụng những sản phẩm nông nghiệp chất
lượng cao cũng tăng lên.
36
Với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế, Nước ta đã không ngừng thu
hút sự đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Công ty cổ phần thuốc sát trùng
Việt Nam cũng được sự đầu tư từ bên ngoài về vốn, khoa học kỹ thuật,…để mở
rộng quy mô sản xuất, các hoạt động nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
Hoạt động ngoại thương phát triển cũng giúp Vipesco xuất khẩu sản phẩm
ra 1 số nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhập khẩu các nguyên
liệu từ nước ngoài.
- Khó khăn:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế biến động khá phức tạp, khủng
hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, tổng sản
phẩm trong nước (GDP) có xu hướng giảm dần trong 3 năm 2007, 2008, 2009.
Năm 2007 tăng 8,48 %, năm 2008 tăng 6,23 %, năm 2009 tăng 4,6 %. Chính vì
vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước đều gặp khó
khăn, trong đó Vipesco.
Ngoài ra, trong cơ chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh của các đối thủ ngày
càng gay gắt. Gia nhập WTO cũng có mặt không thuận lợi là các doanh nghiệp
phải cạnh tranh quyết liệt với các mặt hàng nhập khẩu có chất lương cao, mà giá
thành thấp hơn do dược sản xuất theo dây chuyền công nghệ tiên tiến hơn.
2.7.2. Môi trường chính trị và pháp luật
- Môi trường chính trị:
Môi trường chính trị của nước ta khá ổn định, do vậy các nhà đầu tư yên
tâm khi đầu tư vốn vào Việt Nam mà không sợ rủi ro vì nguyên nhân tình hình
chính trị bất ổn. Nước ta mở rộng quan hệ ngoại giao, tham gia vào các tổ chức
kinh tế như WTO, ASEAN,…đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong
nước mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài.
- Môi trường pháp luật:
37
Nhà Nước đã ban hành một hệ thống Hiến pháp và pháp luật tương đối chặt
chẽ. Khi tham gia các tổ chức kinh tế , nước ta đã không ngừng sửa đổi và bổ sung
hệ thống pháp luật trong nước nhằm phù hợp với hệ thống thông lệ quốc tế.
2.7.3. Môi trường văn hóa xã hội
Hiện nay, nước ta vẫn là nước có tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp chiếm tỷ tỷ trọng lớn, trên 70%. Mặc dù hiện nay nước ta đang
có chủ trương chuyển dịch nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công
nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tuy nhiên,
ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước.
Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Việt nam có chỗ dựa vững chắc là nông
nghiệp nên chắc chắn kích thích cho nông nghiệp phát triển sẽ không chỉ đảm bảo
kinh tế phát triển mà còn ổn định an sinh xã hội. Việc phát triển nông nghiệp đặt
ra yêu cầu sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có chất lượng, điều
này có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam nói chung và Chi nhánh II tại Huế nói riêng.
2.7.4. Môi trường công nghệ kỹ thuật
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần thuốc sát
trùng Việt Nam (Vipesco) luôn chiếm được sự tin cậy của khách hàng. Với
phương châm uy tín, chất lượng là tiêu chí số một, Công ty đã nghiên cứu ứng
dụng, sản xuất và đưa ra thị trường các loại nông dược, thuốc gia dụng đạt chất
lượng tốt, hiệu quả cao, mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam không ngừng áp dụng các thành
tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng
như năng suất lao động.
Ngoài các sản phẩm đã có trên thị trường, Công ty còn nghiên cứu, sản
xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng. Với phương châm xem lợi ích khách hàng là trên hết, đội ngũ cán bộ,
38
công nhân viên của Công ty không ngừng học hỏi, nghiên cứu và sản xuất những
dược phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2007-2009
3.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm 2007-
2009
Kết quả sản xuất kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng của 1 doanh
nghiệp. Nó được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp càng thu được lợi
nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao.
Để biết được tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh II Công ty cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam, ta tiến hành xem xét bảng số 5.
Nhìn vào bảng số 5 ta thấy doanh thu của Chi nhánh trong 3 năm tăng lên
đáng kể. Năm 2007, doanh thu đạt 30.597,00 triệu đồng, năm 2008 đạt 39.857,00
triệu đồng, tức là tăng 9.260,00 triệu đồng tương ứng 30,26% so với năm 2007.
Năm 2009 doanh thu tiếp tục tăng lên đến 46.630,00 triệu đồng tương ứng 16,99%
so với năm 2008. Doanh thu cao là do Chi nhánh tiến hành mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh.
Tuy nhiên bên cạnh đó chi phí cũng tăng lên qua các năm, năm 2007 là
29.332,00 triệu đồng, năm 2008 chi phí tăng lên đến 38.398 triệu đồng tức là tăng
9.066,00 triệu đồng tương ứng 30,91%. Năm 2009 chi phí tăng 6.532,00 triệu
đồng tương ứng 17,01% so với năm 2008. Chi phí tăng là do công tác kiểm soát
chi phí của Chi nhánh thực hiện chưa tốt.
Chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Lợi
nhuận của Chi nhánh liên tục tăng trong 3 năm. Năm 2007 lợi nhuận đạt 1.265,00
triệu đồng, năm 2008 lợi nhuận đạt 1.459,00 triệu đồng, tăng 194,00 triệu đồng
tương ứng với 15,34% so với năm 2007. Năm 2009 Lợi nhuận tăng lên đến
39
1.700,00 triệu đồng, tức là tăng 241,00 triệu đồng tức là tăng 16,52% so với năm
2008. Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Muốn tăng lợi
nhuận thì Chi nhánh cần phải tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí sản xuất kinh
doanh.
Chi nhánh luôn chấp hành tốt việc nộp thuế cho Nhà nước hằng năm.
Khoản thuế phải nộp tương ứng với lợi nhuận hằng năm mà Chi nhánh thu được,
theo quy định là 28% thu nhập của doanh nghiệp. Do đó lợi nhuận của Chi nhánh
tăng lên thì khoản thuế phải nộp cho Nhà nước cũng tăng lên trong 3 năm, tỷ lệ
phần trăm tăng các khoản thuế tương ứng với tỷ lệ phần trăm tăng lợi nhuận: năm
2007 là 354,2 triệu đồng; năm 2008 là 408,52 triệu đồng, tăng 54,32 triệu đồng so
với năm 2007; năm 2009 tăng 67,48 triệu đồng so với năm 2008.
Trên đây là một số chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Chi
nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam. Tuy nhiên, Kết quả phải gắn
với hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng
vững trên thị trường thì phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
40
Bảng 5: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả SXKD của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
2008/2007 2009/2008
± % ± %
1. Tổng doanh thu 30.597,00 39.857,00 46.630,00 9.260,00 130,26 6.773,00 116,99
2. Tổng chi phí 29.332,00 38.398,00 44.930,00 9.066,00 130,91 6.532,00 117,01
3. Lợi nhuận trước thuế 1.265,00 1.459,00 1.700,00 194,00 115,34 241,00 116,52
4. Thuế 354,20 408,52 476,00 54,32 115,34 67,48 116,52
5. Lợi nhuận sau thuế 910,80 1.050,48 1.224,00 139,68 115,34 173,52 116,52
( Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh)
41
3.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh qua 3 năm 2007-
2009.
Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình rất quan trọng của không chỉ đối với
mỗi doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào GDP của
cả nước. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh. Bán sản phẩm để đem lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Quá trình
tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam qua
3 năm 2007-2009 có nhiều biến động do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ
quan, ví dụ như: Thị trường, giá cả, chất lượng sản phẩm,…Để thấy rõ tình hình
tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh, ta tiến hành phân tích bảng 6.
Nhìn vào bảng số 6, ta thấy rằng cơ cấu mặt hàng kinh doanh của Chi
nhánh gồm 2 loại thuốc BVTV và phân bón. Trong đó thuốc BVTV là sản phẩm
mà Chi nhánh vừa sản xuất vừa kinh doanh, còn phân bón là sản phẩm mà Chi
nhánh làm đại lý phân phối cho các công ty khác.
* Đối với mặt hàng thuốc BVTV: Tình hình tiêu thụ thuốc BVTV tăng
nhanh qua 3 năm. Cụ thể là: năm 2007, Chi nhánh tiêu thụ được 766 tấn, năm
2008 là 824 tấn, tăng 58 tấn tương ứng với 7,57% so với năm 2007. Đến năm
2009, sản lượng tiêu thụ của Chi nhánh tăng lên đến 983 tấn tương ứng 19,30% so
với năm 2008.
Mặt hàng thuốc BVTV bao gồm 3 loại: Hàng sản xuất tại Huế, Hàng tiếp
nhận và hàng tự doanh.
Trong cơ cấu mặt hàng thuốc BVTV, mặt hàng tiếp nhận chiếm tỷ trong
lớn nhất . Hàng tiếp nhận có sự biến đổi qua 3 năm. Năm 2007, sản lượng hàng
tiếp nhận là 501 tấn chiếm 65,5 trong cơ cấu mặt hàng thuốc BVTV, năm 2008
sản lượng hàng tiếp nhận giảm xuống còn 489 tấn tức là giảm 12 tấn tương ứng
2,4%. Nguyên nhân giảm là do Chi nhánh mở rộng quy mô sản xuất, tăng lượng
hàng sản xuất tại Huế. Đến năm 2009, sản lượng hàng tiếp nhận lại tăng lên 35 tấn
42
tương ứng với 7,16% so với năm 2008. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ của
khách hàng vào thời điểm mùa vụ tăng lên nhiều mà hàng sản xuất tại Huế vẫn
chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng nên đòi hỏi Chi nhánh
phải tăng hàng tiếp nhận.
Đối với mặt hàng sản xuất tại Huế, tình hình tiêu thụ không ngừng gia tăng
trong 3 năm về sản lượng cũng như tỷ trọng trong cơ cấu thuốc BVTV. Năm 2007,
sản lượng tiêu thụ là 234 tấn, năm 2008 đã tăng lên đến 334 tấn, tức là tăng 100
tấn tương ứng 42,74% so với năm 2007. Năm 2009, sản lượng tiêu thụ đạt 453 tấn
tăng 119 tấn tương ứng 35,63% so với năm 2008. Nguyên nhân là do trong thời
gian này, Chi nhánh có nhiều đơn đặt hàng tại Huế, Chi nhánh tiến hành mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh nên lượng hàng tiêu thụ không ngừng tăng lên.
Đối với mặt hàng tự doanh: mặt hàng tự doanh là các loại thuốc BVTV
không mang tên Vipesco, chủ yếu là một số loại thuốc BVTV được nhập từ nước
ngoài. Mặt hàng này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu mặt hàng thuốc BVTV.
Năm 2007 chiếm 4%, năm 2008 chiếm 0,12%, năm 2009 chiếm 0,61%. Giá trị sản
lượng năm 2009 giảm 19,35% so với năm 2007.
Tóm lại, Chi Nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam đang có
xu hướng tăng tỷ trọng của hàng sản xuất tại Huế và giảm dần tỷ trọng của hàng
tiếp nhận và hàng tự doanh trong cơ cấu mặt hàng thuốc BVTV. Càng ngày Chi
nhánh II càng mở rộng quy mô sản xuất, sản xuất các sản phẩm được khách hàng
tín nhiệm, nâng cao được năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên thị trường Thừa
Thiên Huế và khu vực miền trung.
43
Bảng 6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009
ĐVT: Tấn
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
% ± % ± %
1. Thuốc BVTV 766 100,00 824 100,00 983 100,00 58 107,57 159 119,30
Hàng sản xuất tại Huế 234 30,50 334 40,54 453 46,08 100 142,74 119 135,63
Hàng tiếp nhận 501 65,50 489 59,34 524 53,31 -12 97,60 35 107,16
Hàng tự doanh 31 4 1 0,12 6 0,61 -30 3,23 5 600,00
2. Phân bón 3.298 100,00 1.936 100,00 1.983 100,00 -1.362 58,70 47 102,43
Phân lân 1.896 57,49 1.121 57,90 1.128 56,89 -775 59,12 7 100,62
Phân đạm 635 19,25 370 19,11 382 19,26 -265 58,27 12 103,24
Phân Kaly 96 2,91 38 1,96 53 2,67 -58 39,58 15 139,47
Phân NPK 671 20,35 407 21,02 420 21,18 -264 60,66 13 103,19
(Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh)
44
- Đối với mặt hàng phân bón: Nhìn chung, mặt hàng này có sự biến động
đáng kể. Năm 2007, tổng sản lượng đạt mức 3.298 tấn nhưng đến năm 2008, sản
lượng tiêu thụ giảm đáng kể, chỉ còn 1.936 tấn, giảm xuống 1.362 tấn tương ứng
với 41,30% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2007, Chi nhánh đã
tiêu thụ một lượng lớn phân bón nhưng không đem lại lợi nhuận tương ứng so với
mặt hàng thuốc BVTV đem lại nên Chi nhánh quyết định tăng sản lượng sản xuất
thuốc BVTV và giảm lượng nhập phân bón để kinh doanh vào năm 2008. Năm
2009, sản lượng tiêu thụ phân bón lại tăng lên nhưng không đáng kể, tăng 47 tấn
tương ứng với 2,43% so với năm 2008. Nguyên nhân là do vào năm 2009, nhu cầu
về phân bón và thuốc BVTV đều tăng lên nên sản lượng tiêu thụ cả hai mặt hàng
này đều tăng lên, tuy nhiên Chi nhánh vẫn chú trong đến mặt hàng thuốc BVTV
hơn. Ta tiến hành xem xét sự biến động của từng mặt hàng phân bón cụ thể như
sau: Theo xu hướng biến đổi của tổng sản lượng phân bón nói chung, ta thấy từng
loại phân bón đều giảm mạnh vào năm 2008 và tăng lên không đáng kể vào năm
2009.
- Đối với phân lân: Năm 2007 tiêu thụ được 1.896 tấn, năm 2008 đạt 1121
tấn giảm 775 tấn tương ứng với 40,88% so với năm 2007. Năm 2009 chỉ tăng 7
tấn tương ứng với 0,62% so với năm 2008.
- Đối với phân đạm: Năm 2007 tiêu thụ được 635 tấn, năm 2008 giảm
xuống còn 370 tấn tức là giảm 265 tấn tương ứng với 41,73% so với năm 2007.
Năm 2009, sản lượng tiêu thụ tăng lên, đạt 382 tấn tức là tăng 12 tấn tương ứng
3,24% so với năm 200.
- Phân Kaly năm 2007 tiêu thụ được 96 tấn, năm 2008 giảm xuống còn 53
tấn tức là giảm 58 tấn tương ứng với 60,42%. Năm 2009 lại tăng lên 15 tấn tương
ứng với 39,47% so với năm 2008.
- Phân NPK năm 2008 cũng giảm 264 tấn tương ứng 39,34% so với năm
2007. Năm 2009 lại tăng 13 tấn tương ứng 3,19% so với năm 2008.
45
Đây là xu hướng biến động chung về sản lượng tiêu thụ của phân bón nói
chung qua 3 năm 2007-2009.
Nhìn chung, mặt hàng thuốc BVTV vẫn là mặt hàng chủ lực của Chi nhánh,
và trong tương lai Chi nhánh sẽ tập trung đầu tư vào mặt hàng này nhiều hơn nữa.
Để tạo được thị hiếu, thói quen cho người tiêu dùng, Chi nhánh cần phải tăng
cường hơn nữa công tác tiếp thị và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Có
như vậy thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Chi nhánh sẽ không ngừng ổn định
và gia tăng.
3.3. Phân tích tình hình biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Chi
nhánh qua 3 năm 2007-2009
Doanh thu đóng một vai trò rất quan trọng, nó quyết định sự tồn vong và
phát triển của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêu là tối đa
hóa lợi nhuận, muốn vậy thì doanh nghiệp phải tăng doanh thu và giảm chi phí.
Để biết được tinh hình biến động doanh thu của Chi nhánh II Công ty cổ
phần thuốc sát trùng Việt Nam, ta tiến hành phân tích bảng số 7.
Qua số liệu bảng số 7, ta thấy rằng tổng doanh thu của Chi nhánh tăng
nhanh trong 3 năm 2007-2009. Năm 2007, tổng doanh thu đạt 30.597 triệu đồng.
Năm 2008, tổng doanh thu tăng lên đến 39.857 triệu đồng, tăng 9.260 triệu đồng
tương ứng với 30,26% so với năm 2007. Năm 2009 tổng doanh thu tiếp tục tăng,
đạt 46.630 triệu đồng, tức là tăng 6.773 triệu đồng tương ứng với 16,99% so với
năm 2008. Tổng doanh thu tăng là do Chi nhánh không ngừng mở rộng quy mô
sản xuất kinh doanh.
Sau đây ta tiến hành phân tích tình hình biến động doanh thu của từng mặt
hàng cụ thể.
* Doanh thu từ thuốc BVTV trong 3 năm tăng lên đáng kể. Năm 2007,
doanh thu đạt 22.005 triệu đồng, đến năm 2008, con số này tăng lên đến 30.677
triệu đồng. tăng 8.654 triệu đồng tương ứng 39,30%. Năm 2009, doanh thu đạt
46
37.030 triệu đồng, tăng 6.353 triệu đồng tương ứng 20,71% so với năm 2008.
Doanh thu từ thuốc BVTV tăng mạnh trong 3 năm là do sản lượng tiêu thụ và giá
bán thuốc BVTV đều tăng mạnh trong 3 năm.
- Trong cơ cấu các mặt hàng thuốc BVTV, doanh thu từ mặt hàng sản xuất tại
Huế chiếm tỷ trọng lớn nhất, đóng góp một phần rất lớn vào tổng doanh thu của
Chi nhánh. Năm 2007 doanh thu đạt 11.158 triệu đồng, đến năm 2008, con số này
tăng hơn gấp đôi, doanh thu tăng lên đến 22.341 triệu đồng, tăng 11.183 triệu đồng
tương ứng 122% so với năm 2007. Doanh thu năm 2008 tăng gấp bội so với năm
2007 là do khối lượng tiêu thụ và giá bán mặt hàng này đều tăng lên. Năm 2009,
doanh thu mặt hàng sản xuất tại Huế tiếp tục tăng, đạt 28.295 triệu đồng, tăng
5.918 triệu đồng tương ứng 26,49% so với năm 2008. Doanh thu các mặt hàng sản
xuất tại Huế tăng lên liên tục chứng tỏ năng lực sản xuất kinh doanh của Chi
nhánh không ngừng tăng lên trong thời gian qua.
- Doanh thu của hàng tiếp nhận từ công ty cũng tăng lên trong 3 năm. Năm
2007, doanh thu đạt 7.111 triệu đồng, năm 2008 đạt 8.214 triệu đồng, tăng 1.103
triệu đồng tương ứng 15,51%. Năm 2009 doanh thu cũng tăng 310 triệu đồng
tương ứng 3,77% so với năm 2008. Mặc dù năm 2008 sản lượng tiêu thụ có giảm
12 tấn so với năm 2007 nhưng do giá bán năm 2008 tăng lên nên doanh thu cũng
tăng lên.
- Doanh thu từ hàng tự doanh có sự biến động lớn trong 3 năm. Năm 2007,
doanh thu đạt 3.736 triệu đồng nhưng đến năm 2008 con số này giảm xuống chỉ
còn 122 triệu đồng, lượng giảm rất lớn 3.614 triệu đồng tương ứng 96,72%.
Nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ mặt hàng này giảm rất mạnh. Năm 2009
doanh thu có tăng lên 125 triệu đồng, tương ứng 2,46% so với năm 2008.
* Doanh thu từ phân bón: Phân bón là mặt hàng mà Chi nhánh không sản
xuất, chỉ kinh doanh dưới hình thức làm đại lý phân phối cho một số công ty phân
bón.
47
Doanh thu năm 2007 đạt 7.501 triệu đồng, năm 2008 giảm xuống chỉ còn 6.982
triệu đồng giảm 519 triệu đồng tương ứng 6,92% so với năm 2007. Nguyên nhân
là do khối lượng phân bón tiêu thụ năm 2008 giảm 1.362 tấn so với năm 2007.
Năm 2009, doanh thu từ phân bón đạt 7.279 triệu đồng tăng 297 triệu đồng tương
ứng 4,25% so với năm 2008.
* Các sản phẩm và dịch vụ khác như hàng gia công, nguyên vật
liệu,…Doanh thu từ các sản phẩm này có xu hướng tăng . Đặc biệt là năm 2008
tăng lên đến 2.198 triệu đồng tức là tăng 1.125 triệu đồng tương ứng 104,85% so
với năm 2007. Doanh thu tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 chỉ đạt 1.073 triệu
đồng. Năm 2009, doanh thu đạt 2.321 triệu đồng tăng 123 triệu đồng tương ứng
5,60% so với năm 2008.
Như vậy, qua 3 năm 2007-2009, doanh thu của Chi nhánh tăng lên và có xu
hướng tăng nhiều hơn nữa trong tương lai, có được điều này là do Chi nhánh rất
chú trọng đến việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
48
Bảng 7: Tình hình biến động doanh thu của các của các loại sản phẩm của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± %
Tổng doanh thu 30.597 100,00 39.857 100,00 46.630 100,00 9.260 130,26 6.773 116,99
1. Doanh thu từ thuốc
BVTV
22.005 71,92 30.677 76,97 37.030 79,41 8.654 139,30 6.353 120,71
- Hàng sản xuất tại Huế 11.158 36,47 22.341 56,05 28.259 60,60 11.183 200,22 5.918 126,49
- Hàng tiếp nhận từ công ty 7.111 23,24 8.214 20,61 8.524 18,28 1.103 115,51 310 103,77
- Hàng tự doanh 3.736 12,21 122 0,31 247 0,53 -3.614 3,27 125 202,46
2. Phân bón 7.501 24,52 6.982 17,52 7.279 15,61 -519 93,08 297 104,25
3. Các sản phẩm và dịch vụ
khác
1.073 3,50 2.198 5,51 2.321 4,98 1.125 204,85 123 105,60
(Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh)
49
3.4. Phân tích tình hình biến động chi phí của Chi nhánh qua 3 năm 2007-
2009
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất
sản phẩm trong một thời gian nhất định.
Chi phí sản xuất là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêu là tối đa hóa
lợi nhuận, muốn đạt được mục tiêu đó thì doanh nghiệp cần tối đa hóa doanh thu
và tối thiểu hóa chi phí. Để xem xét tình hình chi phí của Chi nhánh, ta tiến hành
phân tích bảng 8.
Xem xét số liệu bảng 8, ta thấy Tổng chi phí của Chi nhánh tăng lên trong
3 năm qua 2007-2009. Cụ thể là: năm 2007, tổng chi phí là 29.332 triệu đồng, năm
2008 tổng chi phí đã tăng lên đến 38.398 triệu đồng, tăng 9.066 triệu đồng tương
ứng 30,91% so với năm 2007. Năm 2009, tổng chi phí tiếp tục tăng lên đến 44.930
triệu đồng, tăng 6.532 triệu đồng tương ứng với 17,01% so với năm 2008. Tổng
chi phí tăng lên chủ yếu là do quy mô sản xuất của Chi nhánh tăng lên làm cho chi
phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, lương nhân viên, khấu hao TSCĐ và một số chi
phí bằng tiền khác tăng lên.
Để biết được tình hình biến động của từng loại chi phí, ta xem xét bảng 8.
* Nhìn vào bảng 8, ta thấy chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng chi phí, hơn 60% và có xu hướng tăng trong 3 năm qua. Năm 2007, chi
phí nguyên vật liệu là 17.853 triệu đồng, năm 2008, con số này tăng lên đến
23.536 triệu đồng, tăng 5.683 triệu đồng tương ứng 31,83% so với năm 2007. Năm
2009, chi phí này tiếp tục tăng lên 14,87% so với năm 2008. Nguyên nhân tăng chi
phí nguyên vật liệu một phần là do Chi nhánh mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh, mặt khác là do giá nguyên vật liệu càng ngày càng tăng cao. Giá nguyên
liệu đầu vào không ổn định do khoảng 30% nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc từ
50
công ty dầu mỏ. Trong khi đó, trong những năm vừa qua, giá dầu mỏ thế giới luôn
biến động phức tạp, tăng đột biến và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới.
* Chi phí nhiên liệu cũng ngày càng tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Năm 2008 tăng 21,40% so với năm 2007 nhưng đến năm 2009 lại tăng lên đến
80,30% so với năm 2008. Phần lớn nhiên liệu của Chi nhánh đều nhập từ nước
ngoài nên giá nguyên liệu bị ảnh hưởng rất lớn từ giá ngoại tệ. Giá ngoại tệ biến
động phức tạp, giá nhiên liệu có xu hướng tăng cao trong thời gian qua và trong
tương lai nên chi phí nhiên liệu cũng tăng lên.
* Chi phí lương nhân viên và chi phí BHYT và phụ cấp tăng theo số lao
động mỗi năm, và tăng theo bậc lương.
- Lương nhân viên: năm 2007, chi phí để trả lương cho nhân viên là 816
triệu đồng, năm 2008 con số này tăng lên 968,5 triệu đồng, tăng lên 152,5 triệu
đồng tương ứng 18,69%. Năm 2009, chi phí trả lương cho nhân viên tăng lên
17,76% so với năm 2008.
- Chi phí BHYT và phụ cấp: chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi phí, chi
phí này cũng tăng lên trong 3 năm qua, năm 2008 tăng 35,93% so với năm 2007,
năm 2009 tăng 48,46% so với năm 2008.
* Chi phí khấu hao TSCĐ: Giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sử
dụng nên người ta phải tính khấu hao hằng năm. Chi phí này tăng lên trong 3 năm
qua, Năm 2007 là 132 triệu đồng, năm 2008 tăng lên 75 triệu đồng tương ứng
56,82%. Năm 2009, chi phí khấu hao TSCĐ tăng lên 38,65% so với năm 2008.
* Các chi phí bằng tiền khác: là các chi phí không thuộc các chi phí trên
nhưng vẫn dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh, loại chi phí này đều tăng
trong 3 năm qua. Năm 2007 là 9.766 triệu đồng, năm 2008 chi phí này tăng lên
đến 12.733,5 triệu đồng tức là tăng 2967,5 triệu đồng tương ứng với 30,39% so
với năm 2007.
51
Bảng 8: Tình hình biến động chi phí SXKD của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± %
Tổng chi phí 29.332,00 100,00 38.398,00 100,00 44.930,00 100,00 9.066,00 130,91 6.532,00 117,01
1. CP nguyên vật liệu 17.853,00 60,87 23.536,00 61,30 27.036,00 60,17 5.683,00 131,83 3.500,00 114,87
2. CP nhiên liệu 598,00 2,04 726,00 1,89 1.309,00 2,91 128,00 121,40 583,00 180,30
3. Lương nhân viên 816,00 2,78 968,50 2,52 1.140,50 2,53 152,50 118,69 172,00 117,76
4. CP BHYT và phụ cấp 167,00 0,57 227,00 0,59 337,00 0,74 60,00 135,93 110,00 148,46
5. Khấu hao TSCĐ 132,00 0,45 207,00 0,54 287,00 0,63 75,00 156,82 80,00 138,65
6. CP bằng tiền khác 9.766,00 33,29 12.733,50 33,16 14.838,50 33,02 2.967,50 130,39 2.105,00 116,53
(Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh)
52
Năm 2009 chi phí này tăng lên 2.105 triệu đồng tương ứng 16,53% so với
năm 2008. Nguyên nhân là do trong 3 năm này Chi nhánh có sử dụng dịch vụ mua
ngoài dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vào thị trường chứng
khoán.
Nhìn chung, Tổng chi phí tăng lên là do từng loại chi phí đều tăng lên. Do
đó Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa đến công tác quản lý chi phí sao cho tối thiểu
hóa các chi phí trong giới hạn có thể được. Chi nhánh cần sử dụng có hiệu quả hơn
nữa nguyên-nhiên vật liệu, TSCĐ sao cho vừa tiết kiệm mà không làm giảm chất
lượng sản phẩm.
3.5. Phân tích tình hình lợi nhuận của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí
bỏ ra. Lợi nhuận là là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn nâng cao lợi nhuận thì phải tăng
doanh thu và giảm chi phí tới mất tối thiểu. Để biết được tình hình thực hiện lợi
nhuận của Chi nhánh, ta tiến hành phân tích bảng 9.
Qua số liệu ở bảng 9, ta thấy rằng tổng doanh thu của Chi nhánh tăng lên
liên tục trong 3 năm, bên cạnh đó tổng chi phí cũng tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ
tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí nên lợi nhuận của Chi nhánh cũng tăng
lên trong 3 năm qua. Sau khi trừ đi các khoản thuế thì lợi nhuận thu được của Chi
nhánh biến động như sau: Năm 2007, lợi nhuận sau thuế đạt 910,8 triệu đồng, năm
2008 con số này tăng lên đến 1.050,48 triệu đồng. Và lợi nhuận không ngừng gia
tăng cho đến năm 2009 đạt 1.700 triệu đồng.
53
Bảng 9: Tình hình thực hiện lợi nhuận của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009
1. Tổng doanh thu Tr.đ 30.597,00 39.857,00 46.630,00
2. Tổng chi phí Tr.đ 29.332,00 38.398,00 44.930,00
3. Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 1.265,00 1.459,00 1.700,00
4. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 910,80 1.050,48 1.224,00
5. Tỷ suất lợi nhuận chi phí(4/2) % 3,11 2,73 2,72
6. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu(4/1) % 2,98 2,64 2,62
(Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh)
54
Để đánh giá chính xác hơn tình hình thực hiện lợi nhuận của Chi nhánh, ta
phân tích một số chỉ tiêu lợi nhuận sau:
- Tỷ suất lợi nhuận/chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra
thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn vào bảng 9 ta thấy, chỉ tiêu này giảm
dần trong 3 năm, cụ thể là năm 2007 tỷ suất lợi nhuận/chi phí là 3,11% có nghĩa là
cứ 1 đồng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh thì thu được 0,0311 đồng lợi nhuận.
Nhưng đến năm 2008, chỉ tiêu này giảm xuống còn 2,73%, năm 2009 là 2,72%.
Mặc dù tỷ suất lợi nhuận/chi phí giảm không nhiều nhưng đây là một dấu hiệu
không tốt, chứng tỏ công tác kiểm soát chi phí của Chi nhánh vẫn chưa đạt hiệu
quả. Chi nhánh cần hạn chế tối đa chi phí bỏ ra để nâng cao chỉ tiêu này trong
tương lai mà vẫn không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu:Chỉ tiêu này phản ánh tương ứng một đồng
doanh thu có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cũng giảm trong 3 năm
qua. Năm 2007 là 2,98% nghĩa là với 1 đồng doanh thu thì lợi nhuận có được là
0,0298 đồng lợi nhuận. Năm 2008 chỉ tiêu này giảm xuống còn 2,64% tức là cứ 1
đồng doanh thu thì lợi nhuận thu được là 0,0264 đồng. năm 2009 tỷ suất lợi
nhuận/doanh thu giảm xuống còn 2,62%. Chỉ tiêu này giảm là do chi phí tăng cao.
3.6. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm
3.6.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động tiền lương của Chi nhánh qua
3 năm 2007-2009.
Lao động là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì vấn đề quản trị nhân
lực phải được đề cao. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động của Chi nhánh
II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam, ta tiến hành phân tích bảng 10.
Nhìn vào bảng số 10 ta thấy tổng doanh thu tăng lên trong 3 năm qua dẫn
đến tổng quỹ lương cũng tăng lên, do đó thu nhập của người lao động cũng được
cải thiện qua từng năm. Thu nhập của người lao động ngày càng tăng lên sẽ tạo
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY

More Related Content

What's hot

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAYLuận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Dương Hà
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phátGiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia pháthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...Viện Quản Trị Ptdn
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng luanvantrust
 

What's hot (20)

Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAYLuận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
 
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docx
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông ÁĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
 
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phátGiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
 
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, freeKhóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đ
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đNâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đ
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đ
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
 

Similar to Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY

Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...
Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...
Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Ở Công Ty Cổ Phần...
Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Ở Công Ty Cổ Phần...Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Ở Công Ty Cổ Phần...
Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Ở Công Ty Cổ Phần...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOCNguyễn Công Huy
 
bctntlvn (117).pdf
bctntlvn (117).pdfbctntlvn (117).pdf
bctntlvn (117).pdfLuanvan84
 
Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)Nguyễn Công Huy
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...luanvantrust
 
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...mokoboo56
 
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sxkd Doanh Tại Công Ty Cp Khoáng ...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sxkd Doanh Tại Công Ty Cp Khoáng ...Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sxkd Doanh Tại Công Ty Cp Khoáng ...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sxkd Doanh Tại Công Ty Cp Khoáng ...tcoco3199
 
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpTiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpcVngTrung1
 
Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)Nguyễn Công Huy
 
Nhóm-7-TH-True-Milk.docx
Nhóm-7-TH-True-Milk.docxNhóm-7-TH-True-Milk.docx
Nhóm-7-TH-True-Milk.docxPayNguyn
 

Similar to Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY (20)

Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...
Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...
Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty CP Alo, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty CP Alo, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty CP Alo, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty CP Alo, HAY
 
Đề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải thủy, HAY
Đề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải thủy, HAYĐề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải thủy, HAY
Đề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải thủy, HAY
 
Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Ở Công Ty Cổ Phần...
Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Ở Công Ty Cổ Phần...Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Ở Công Ty Cổ Phần...
Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Ở Công Ty Cổ Phần...
 
QT104.Doc
QT104.DocQT104.Doc
QT104.Doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (29).DOC
 
QT173.doc
QT173.docQT173.doc
QT173.doc
 
bctntlvn (117).pdf
bctntlvn (117).pdfbctntlvn (117).pdf
bctntlvn (117).pdf
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Tp. Hồ C...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Tp. Hồ C...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Tp. Hồ C...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Tp. Hồ C...
 
Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)
 
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...
 
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...
 
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sxkd Doanh Tại Công Ty Cp Khoáng ...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sxkd Doanh Tại Công Ty Cp Khoáng ...Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sxkd Doanh Tại Công Ty Cp Khoáng ...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sxkd Doanh Tại Công Ty Cp Khoáng ...
 
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpTiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tiểu luận hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.
 
Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty, 9đ
Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty, 9đTiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty, 9đ
Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty, 9đ
 
Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty.Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty.
 
Nhóm-7-TH-True-Milk.docx
Nhóm-7-TH-True-Milk.docxNhóm-7-TH-True-Milk.docx
Nhóm-7-TH-True-Milk.docx
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 

Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trùng, HAY

  • 1. 1 TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH II CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Việt Nam là một nước đang phát triển với xuất phát điểm từ nông nghiệp nên nông nghiệp lại càng quan trọng hơn. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP, tuy vậy ngành nông nghiệp vẫn không mất đi vai trò vốn có của nó. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới khủng hoảng như hiện nay, Việt Nam có chỗ dựa vững chắc là nông nghiệp. Vì thế, phát triển nông nghiệp không chỉ đảm bảo phát triển kinh tế mà còn ổn định an sinh xã hội. Tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn sẽ có hậu phương vững vàng và như vậy mới yên tâm chống khủng hoảng. Hơn nữa tăng thu nhập cho dân cư nông thôn với khoảng 70% dân số sẽ gián tiếp tăng sức mua và tăng cầu trong nước. Ngay cả trong thời kỳ không bị khủng hoảng kinh tế thì việc đầu tư cho nông nghiệp vẫn phải được chú trọng bởi vấn đề an ninh lương thực luôn được các quốc gia đặt lên hàng đầu, an toàn thực phẩm đang trở nên cấp bách. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, ngành nông nghiệp nước ta không chỉ có được những cơ hội lớn để phát triển mà còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. WTO luôn đặt ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, giá cả, cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Để đáp ứng được những yêu cầu đó, vấn đề cung cấp vật tư nông nghiệp chất lượng cao và an toàn cần được chú trọng.
  • 2. 2 Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam là đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cung cấp cho khu vực miền trung nước ta. Để có thể đứng vững trên thị trường, Chi nhánh phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt chất lượng và hiệu quả cao. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề cốt lõi để bất kỳ một doanh nghiệp nào tồn tại và phát triển. Vì vậy bản thân mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt được thực trạng, đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay là điều rất quan trọng. Hiệu quả kinh doanh được xem là thước đo phản ánh năng lực, trình độ cũng như khả năng phát triển của tổ chức kinh doanh nông nghiệp. Chi nhánh II công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam trong thời gian qua cũng đã có những thành công nhất định trong kinh doanh, tuy nhiên vẫn còn không ít những hạn chế cần khắc phục. Xuất phát từ những lý do đó, trong thời gian thực tập tại Chi nhánh II công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu chủ yếu sau: - Hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất kinh doanh; - Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam trong ba năm qua(2007-2009), xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh, những khó khăn mà Chi nhánh đang gặp phải; - Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu
  • 3. 3 Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập số liệu và thông tin; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp điều tra, phỏng vấn và tổng hợp số liệu điều tra. - Phương pháp thống kê mô tả; - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Tham khảo ý kiến góp ý của giáo viên hướng dẫn, thông tin từ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh. Tất cả các phương pháp trên được dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng làm nền tảng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Là các vấn đề có liên quan tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh II công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam trong 3 năm 2007-2009. - Về không gian: Nghiên cứu các vấn đề liên quan trong phạm vi hoạt động của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam. - Về nội dung: Nghiên cứu một số vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.Hiệu quả SXKD 1.1.1.1. Khái niệm
  • 4. 4 Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh tương đối việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội và là điều kiện thiết thực để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Thước đo của hiệu quả là sự tiết kiệm lao động xã hôi, và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hóa kết quả đạt được hoặc tối thiểu hóa chi phí bỏ ra dựa trên các nguồn lực hiện có. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sư phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, hiệu quả sản xuất kinh doanh là biểu hiện của việc kết hợp tương quan về lượng và chất của các yếu tố trong quá trình kinh doanh, nó là một đại lượng so sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh đã bỏ ra và kết quả thu được. Những quan điểm chung để đánh giá hiệu quả là: - Về mặt thời gian: Hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng chu kỳ kinh doanh không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ và các chu kỳ kinh doanh tiếp theo. - Về mặt không gian: Hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ có thể coi là đạt được tốt khi toàn bộ các hoạt động của các bộ phận, các đơn vị đều mang lại hiệu quả. - Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh doanh được thể hiện trong mối tương quan giữa thu và chi. Do vậy, biểu hiện của chỉ tiêu hiệu quả về mặt định lượng có thể sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận và các tỷ suất lợi nhuận. - Đứng trên góc độ xã hội: Chi phí phải là chi phí lao động xã hội. Có sự kết hợp giữa các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương quan vế cả lượng
  • 5. 5 và chất trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm. Còn kết quả thu được là kết quả tốt, kết quả có ích. Hiệu quả chung trong doanh nghiệp chỉ có thể đạt được dựa trên cơ sở các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh được sử dung có hiệu quả. - Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả mà sản xuất kinh doanh mang lại phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội. Hiệu quả chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công tác. .1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả SXKD Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Vì vậy, năng suất tối đa với chi phí thấp nhất chính là điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả SXKD Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò, ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. * Đối với doanh nghiệp: Là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu mang tính chiến lược lâu dài, là điều kiện vững chắc để giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển nhằm tận dụng triệt để và có hiệu quả các nguồn lực sẵn có. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Giúp doanh nghiệp có cơ hội thu lợi nhuận cao nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. * Đối với xã hội:
  • 6. 6 Tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần tăng năng suất lao động xã hội và tăng thu nhập quốc dân. Nâng cao mức sống cho người dân, tao nguồn tích lũy lớn đáp ứng nhu cầu tái sản xuất. 1.1.1.4. Kết quả và hiệu quả SXKD - Kết quả: phản ánh về mặt định lượng mục tiêu đạt được bằng hê thống các con số chỉ tiêu kế hoạch đặt ra không đề cập đến cách thức đạt được, chi phí đã bỏ ra để đạt được mục tiêu đó. Bản thân kết quả không thể hiện được uy tín doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp đối với khách hàng, nhà cung cấp, tác hại đối với môi trường do hoạt động sản xuất gây nên. - Hiệu quả: thể hiện một cách toàn diện cả về mặt định lượng và định tính, là thước đo chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất,trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao trong sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. 1.1.1.5. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả SXKD Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải không những bù đắp được chi phí bỏ ra mà còn thu lại lợi nhuận.lợi nhuận chi phối toàn bộ quá trình kinh doanh, là cơ sở để đề ra các quyết định sản xuất kinh doanh hợp lý của doanh nghiệp. Lợi nhuận cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp sản xuất kinh doanh đẻ thu được lợi nhuận tối đa với chi phí thấp nhất. 1.1.1.6. Cơ sở để nâng cao hiệu quả SXKD Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét toàn diện về mọi mặt: đứng trên góc độ xã hội, về mặt thời gian, về mặt không gian, về mặt định lượng, đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân.
  • 7. 7 Để đánh giá chính xác về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu chất lượng, phản ánh hiệu suất sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất kinh doanh: - Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả sản xuất – Chi phí sản xuất - Hiệu quả kinh doanh = Kết quả sản xuất Chi phí yếu tố sản xuất Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ta có thể đánh giá sức sản xuất, mức độ hao phí, sức sinh lời của các yếu tố sản xuất. - Sức sản xuất của một lao động = Giá trị sản xuất ( hoặc doanh thu) Tổng số lao động bình quân - Lợi nhuận kinh doanh = Tổng doanh thu – Tổng chi phí kinh doanh - Lợi nhuận kinh tế = Lợi nhuận kinh doanh – Chi phí thời cơ, chi phí ngầm 1.1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD Ta có thể phân loại theo từng tiêu thức khác nhau: * Theo tính tất yếu của nhân tố, bao gồm: - Nhân tố chủ quan: phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh là do sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, phụ thuộc vào nỗ lực của chính doanh nghiệp, ví dụ như nguồn vốn, trình độ tổ chức quản lý, nguồn nhân lực, nghệ thuật kinh doanh, các giải pháp khoa học công nghệ,… - Nhân tố khách quan: phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh như là một nhu cầu tất yếu ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, ví dụ như: thị trường, thuế, chính sách của nhà nước, ảnh hưởng của nền kinh tế,… Phân tích hiệu quả kinh doanh theo hướng này giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. * Theo xu hướng tác động của nhân tố, gồm có: - Nhân tố tác động tích cực: có tác dụng làm tăng quy mô hiệu quả kinh doanh.
  • 8. 8 -Nhân tố tác động tiêu cực: làm giảm quy mô hiệu quả kinh doanh. Phân tích hiệu quả kinh doanh theo hướng này giúp doanh nghiệp chủ động tìm ra các biện pháp để phát huy những yếu tố tích cực đồng thời hạn chế tối đa sự tác động của các yếu tố tiêu cực đối với doanh nghiệp. * Theo nội dung kinh tế của nhân tố, gồm có: -Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh: loại nhân tố này ảnh hưởng đến quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như số lượng lao động, lượng vật tư tiền vốn,… - Những nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: thường ảnh hưởng dây chuyền từ khâu cung ứng đến khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. * Theo tính chất của nhân tố, gồm có: - Nhân tố số lượng: phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh như số lượng lao động, số lượng vật tư, doanh thu bán hàng, khối lượng thành phẩm,… -Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất kinh doanh như giá thành, đơn vị sản phẩm, lãi suất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ suất lợi nhuận,… Phân tích hiệu quả kinh doanh theo hướng này vừa giúp cho việc đánh giá phương hướng kinh doanh, chất lượng kinh doanh, vừa có tác dụng trong việc xác định trình tự sắp xếp và thay thế các nhân tố khi tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh. 1.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 1.1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả SXKD của doanh nghiệp - Tổng doanh thu (TR): là biểu hiện bằng tiền của những sản phẩm, hàng hóa dịch vụ sản xuất ra đã tiêu thụ, đã bán được đã xuất kho, đã thu tiền về hay giấy báo có tại ngân hàng.
  • 9. 9 Công thức tính: Tổng doanh thu = Sản lượng sản phẩm tiêu thụ * giá bán =ΣQi*Pi - Giá trị sản xuất của doanh nghiệp (GO): đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá quy mô kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và cũng là căn cứ để tính chỉ tiêu giá tăng thêm của doanh nghiệp. Nó bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mà lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ phân tích. Công thức tính GO = VA + IC - Chi phí sản xuất (TC): là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong một thời kỳ để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Lợi nhuận (LN) : là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được tính bằng hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí sản xuất. Công thức tính : LN = TR – TC 1.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp * Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ. Nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm sau mỗi chu kỳ kinh doanh dưới hình thức khấu hao. - Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần Vốn cố định Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ bỏ ra trong kỳ phân tích thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. - Mức doanh lợi của VCĐ = Lợi nhuận sau thuế Vốn cố định
  • 10. 10 Chỉ tiêu này phản ánh: Cứ một đồng VCĐ bỏ ra trong kỳ phân tích thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả VCĐ. - Mức đảm nhiệm VCĐ = Vốn cố định Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng VCĐ. * Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động VLĐ là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ. Giá trị của nó được chuyển hết vào sản phẩm trong một chu kỳ SXKD. - Số vòng quay VLĐ = Doanh thu tiêu thụ VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VLĐ bỏ vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. - Mức đảm nhiệm VLĐ = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng VLĐ. - Mức doanh lợi VLĐ = Lợi nhuận sau thuế Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VLĐ bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tốc độ chu chuyển VLĐ: + Số lần chu chuyển VLĐ (L) = Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ Số VLĐ bình quân trong kỳ Hoặc + Số lần chu chuyển VLĐ (L) = Doanh thu Vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh số lần chu chuyển VLĐ trong kỳ.
  • 11. 11 + Số ngày/ vòng quay của VLĐ = Doanh thu tiêu thụ VLĐ bình quân Chỉ tiêu này nói lên số ngày cho một lần chu chuyển là bao nhiêu trong kỳ phân tích. * Tổng mức lợi nhuận Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô của kết quả và một phần hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. - Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần + lợi nhuận tài chính + lợi nhuận bất thường - Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – ( Giá vốn hàng bán + chi phí bán hàng+ chi phí quản lý) * Tỷ số doanh lợi tiêu thụ - Tỷ số doanh lợi tiêu thụ = (Lợi nhuận ròng) * 100 Doanh thu tiêu thụ Chỉ tiêu này còn được gọi là suất sinh lợi của doanh thu, nó cho biết trong một đồng doanh thu tiêu thụ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. * Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi phí - Mức doanh lợi chi phí = Lợi nhuận ròng Chi phí Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả SXKD tổng hợp của doanh nghiệp, cho ta biết khả năng sinh lời của một đồng chi phí bỏ ra. * Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động NSLĐ = KL(Q) hoặc giá trị SP sản xuất trong kỳ Số LĐ bình quân = Doanh thu Số LĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh khối lượng, giá trị sản phẩm mà một lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian. - Mức sinh lời của một lao động = Lợi nhuận Số lượng LĐ bình quân
  • 12. 12 Chỉ tiêu này phản ánh số đồng lợi nhuận mà mỗi lao động tạo ra trong một chu kỳ kinh doanh. * Chỉ số khả năng thanh toán nhanh - Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản lưu động Tổng nợ ngắn hạn - Khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền Nợ đến hạn - Khả năng thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền + Các khoản phải thu Tổng nợ ngắn hạn 1.2. Cơ sở thực tiễn Từ xa xưa, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong nước luôn được các quốc gia đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như đảm bảo an sinh xã hội. Ông cha ta có câu : “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, câu nói khẳng định vai trò không thể thiếu của phân bón đối với sản xuất nông nghiệp. Tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh có điều kiện tự nhiên về khí hậu, thời tiết khá khắc nghiệt và diễn biến phức tạp, điều này dẫn đến xuất hiện nhiều sâu bệnh có hại cho cây trồng, có nhiều vụ sản xuất nông nghiệp ở một số địa bàn trong tỉnh bị mất mùa hàng loạt vì sâu bệnh hoành hành. Để sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả cao thì không những phải chú trọng đến công tác bón phân và còn phải thường xuyên theo dõi để diệt trừ sâu bệnh hại cây trồng. Do đó, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có quy mô lớn, với phạm vi có nhiều đơn vị trực thuộc đóng trên nhiều địa phương trên cả nước. Chi nhánh II của Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam được thành lập tại Huế vào năm 1992. Để việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh được nhanh chóng và kịp thời, Ban Giám Đốc Chi nhánh cần nắm được những thông tin, báo cáo của các đơn vị về tất cả
  • 13. 13 các mặt như tình hình sản xuất kinh doanh, thông tin thị trường, tình hình tài chính của đơn vị, tình hình tồn kho nguyên liệu, sản phẩm cũng như nhiều thông tin khác một cách nhanh chóng, để ban lãnh đạo chi nhánh có thể nhanh chóng đưa ra những chỉ đạo kịp thời đến các đơn vị. Sau 18 năm tồn tại và phát triển, Chi nhánh đã có nhiều bước chuyển biến quan trọng: Sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, có hiệu quả cao và hiện là nhà cung cấp có uy tín và quen thuộc đối với người nông dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và một số tỉnh miền trung nước ta. Mặc dù Chi nhánh đã có những thành công nhất định trong kinh doanh, giá trị sản lượng tăng lên liên tục hàng năm, tuy nhiên việc sử dụng vốn vẫn chưa đạt hiệu quả tối đa. Chính vì vậy, để có thể đứng vững trên thị trường, Chi nhánh cần đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh mình để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đạt được mục tiêu mà Chi nhánh đề ra. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CHI NHÁNH II CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi Nhánh 2.1.1. Sự thành lập 2.1.1.1. Hoàn cảnh ra đời của Chi Nhánh Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam có tên giao dịch đối ngoại là VIET NAM PESTICIDE COMPANY viết tắt là VIPESCO. Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam có ba chi nhánh: - Chi Nhánh I tại Hà Nội - Chi Nhánh II tại Huế - Chi nhánh III tại Bình Dương Và ba công ty liên doanh: -Liên doanh thuốc sát trùng gia dụng MOSFLY (Malaysia) -Liên doanh sản xuất nguyên liệu KOSVIDA (KOSCO VIPESCO DAIEWO)
  • 14. 14 -Liên doanh thuốc sát trùng tỉnh Cần Thơ Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam là công ty quốc gia duy nhất ở Việt Nam chuyên nghiên cứu và cung ứng các loại nông dược phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 1976, Thành lập CÔNG TY THUỐC SÁT TRÙNG MIỀN NAM gồm những xí nghiệp nhỏ tại miền nam Việt Nam, là công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật duy nhất ở Việt Nam, thuộc thành viên của Tổng Cục Hóa chất Việt Nam Ngay sau khi đất nước được thống nhất Công Ty đã sắp xếp đi vào hoạt động sản xuất các loại thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm.v.v…bảo vệ mùa màng, giữ vững năng suất cây trồng. Luôn đồng hành cùng với Bộ nông nghiệp phục vụ nền nông nghiệp nước nhà. Năm 1990 , Phát triển thành CÔNG TY THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM- VIPESCO mở rộng cơ sở hoạt động sản xuất và kinh doanh trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Vào khoảng thời gian này đất nước đã có nhiều chuyển biến mới, phát triển nhiều thành phần kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Công ty đã mạnh dạn mở rộng cơ sở, trung tâm nghiên cứu và nhà máy từ miền Bắc đến miền Nam, có khả năng đáp ứng nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật khắp nước, phục vụ kịp thời nhanh chóng cho khách hàng; kiểm tra qui trình sản xuất đảm bảo hàng hóa đạt chất lượng theo tiêu chuẩn ngành. Liên doanh với nước ngoài để chủ động sản xuất các hoạt chất như Carbamate, Validamycin.v.v… Trên cơ sở chấp thuận giữa Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Huế và Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam, chi nhánh II Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam tại Huế được thành lập theo quyết định số 27/TC-TST ngày 01/07/1992 của Tổng Giám Đốc Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam. Văn phòng giao dịch của chi nhánh II tại Huế đặt tại số 36(số cũ là 9A đường Lê Duẩn, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Xưởng sản xuất thuốc sát trùng đặt
  • 15. 15 tại thị trấn Phú Bài, kho dự trữ sản phẩm tại thôn Thượng 4 – xã Thủy Xuân – Thành Phố Huế. Tên giao dịch đối ngoại của chi nhánh II Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam là The Branch II Hue of Việt Nam Pestiside Company (Viết tắt là Branch Hue Vipesco). Chi nhánh II Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam trước đây là Công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp Huế, đã làm đại lý cho Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình làm đại lý, lãnh đạo công ty đã hoạt động có uy tín và đạt hiệu quả ngày càng cao, cung cấp thuốc bảo vệ thực vật cho toàn tỉnh cũng như khu vực miền trung. Do yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, địa bàn hoạt động của đại lý Công Ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp càng được mở rộng sang nhiều tỉnh khác. Do đó, từ dạng đại lý,Công Ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp đã trở thành chi nhánh II Công Ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam để mở rộng thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm nông dược do công ty và chi nhánh II sản xuất. 2.1.1.2. Tiến hành cổ phần hóa công ty Năm 2006, Chuyển đổi thành Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam– tên giao dịch quốc tế là Viet Nam pesticide joint- stock company ( tên viết tắt là VIPESCO ),trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam - Bộ Công Thương. Hiện nay là Công ty đại chúng, đang quản lý doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp. Hòa vào sự đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, thời gian qua Công Ty đã tiến hành đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất theo công nghệ mới, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng phục vụ nền nông nghiệp xanh sạch, bền vững. VIPESCO tự hào là nhà sản xuất nông dược lâu đời gắn bó từng chặng đường phát triển của nền nông nghiệp nước nhà .
  • 16. 16 VIPESCO nhà cung cấp có uy tín và quen thuộc nhất với nông dân, mọi hoạt động của công ty đều hướng về nông dân Việt Nam - VIPESCO VÌ LỢI ÍCH NHÀ NÔNG. * Mục đích của cổ phần hóa: Nâng cao hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phát huy nội lực, sáng tạo của cán bộ công nhân viên, huy động thêm các nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển doanh nghiệp, đồng thời phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động và của các cổ đông. 2.1.2. Những thông tin cơ bản về Chi nhánh 2.1.2.1. Cơ quan quản lý Chi nhánh chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Chi nhánh chịu sự lãnh đạo của tổng Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam về kế hoạch sản xuất kinh doanh, về tài chính thì hạch toán độc lập. 2.1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn mà Chi nhánh gặp phải * Thuận lợi: - Là chi nhánh của một công ty có uy tín từ lâu, có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường. - Sự phát triển của nền kinh tế nước ta làm cho mức sống của người dân ngày càng tăng lên, do đó nhu cầu sử dụng những sản phẩm chất lượng cao cũng tăng lên. Các sản phẩm của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam đều đảm bảo chất lượng, không gây ô nhiễm môi trường, không gây hại đến sức khỏe con người. - Môi trường chính trị trong nước ổn định là điều kiện thuận lợi để Chi nhánh II nói riêng và Công ty nói chung thu hút đầu tư của nước ngoài về vốn cũng như khoa học kỹ thuật. * Khó khăn:
  • 17. 17 - Giá nguyên liệu, dung môi hữu cơ liên tục tăng cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao trong khi giá bán không thể tăng do yếu tố cạnh tranh, vì vậy lợi nhuận giảm sút. Phần lớn nguyên liệu sản xuất thuốc BVTV phải nhập từ nước ngoài, do vậy chịu ảnh hưởng nhiều bởi biến động giá ngoại tệ. - Bị chiếm dụng vốn ở các khoản phải thu,các khoản nợ chậm thanh toán, do đó việc quay vòng vốn kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác nhập khẩu nguyên liệu và cung cấp vật tư cho sản xuất. - Công nghệ chưa hoàn chỉnh, hiện đại. - Tỷ suất lợi nhuận thấp do tỷ trọng chi phí giá vốn / doanh thu cao, dẫn đến việc tích lũy lợi nhuận để đầu tư mở rộng sản xuất cũng như đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn. - Áp lực của thị trường đầu ra ngày càng gia tăng trước tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường, cung vượt cầu. Với nhiều nông sản xuất khẩu dẫn đầu thế giới, Việt Nam trở thành tâm điểm của các nhà sản xuất và cung ứng thuốc BVTV. Các công ty nước ngoài hoạt đông ở nước ta có xu hướng sát nhập thành những tập đoàn quốc gia với lợi thế công nghệ, khả năng tài chính và trình độ tiếp thị cao, chiếm thị phần lớn trên thị trường. Hơn nữa, với sự linh hoạt của cơ chế thị trường các công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân ra đời càng nhiều, chia sẻ từng miếng nhỏ thị phần, điều này ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty. - Việc quản lý vốn phải được chú trọng hơn khi công ty đã trở thành một dơn vị hạch toán độc lập, công ty cần phải kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, tốc độ quay vòng vốn,…để trách dẫn đến tình trạng phát sinh các khoản nợ khó thu hồi cũng như tình trạng thiếu hụt vốn lưu động. - Giá nguyên liệu đầu vào không ổn định do khoảng 30% nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc từ công ty dầu mỏ. Trong khi đó, trong những năm vừa qua, giá
  • 18. 18 dầu mỏ thế giới luôn biến động phức tạp, tăng đột biến và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới. - Giá dầu mỏ tăng dẫn đến giá thành bao bì sản phẩm tăng vì hiện nay bao bì thuốc BVTV đựng trong bao PE, PET, PEHD, PEPA được làm từ hạt nhựa. Giá xăng dầu tăng dẫn đến chi phí vận chuyển giao hàng tới người nông dân cũng tăng. 2.1.2.3. Những nỗ lực của Chi nhánh sau khi thành lập Theo xu thế phát triển của thời đại, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật của công nghiệp hóa hữu cơ, chi nhánh đang cố gắng tìm hiểu sản xuất và cung ứng nông dược mới, vừa có tính hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa sâu bệnh, vừa đảm bảo cho con người và môi trường. Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam luôn là nhà cung ứng kịp thời và đáng tin cậy nhất mỗi khi sản xuất nông nghiệp gặp dịch hại sâu bệnh gây ra. Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên luôn đoàn kết, phát huy hết tài năng để cung ứng các sản phẩm phong phú đa dạng đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp. 2.1.2.4. Vai trò, chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam là một đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của nhà nước. Vai trò, nhiệm vụ của chi nhánh II là: sản xuất cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nông nghiệp, đáp ứng đủ nhu cầu vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu,…đồng thời phải mang lai hiệu quả kinh tế cao, tích lũy và bảo toàn được vốn, cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, hạch toán và báo cáo thống kê kế toán theo che độ của bộ tài chính quy định, thực hiện phân phối lao động trên cơ sở SXKD, chăm lo
  • 19. 19 và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho công nhân lao động. 2.1.2.5. Phương châm và cơ chế hoạt động: Phương châm và cơ chế hoạt động của Chi nhánh xuất phát từ phương châm và cơ chế hoạt động của Công ty. * Phương châm hoạt động của Chi nhánh: Với phương châm uy tín, chất lượng là tiêu chí số một, xem lợi ích của khách hàng là trên hết, Công ty đã nghiên cứu ứng dụng, sản xuất và đưa ra thị trường các loại nông dược, thuốc gia dụng đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao, mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. * Cơ chế hoạt động của Chi nhánh: Công ty hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của nhà nước, tự chủ hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.3. Thông tin về sản phẩm của Chi nhánh 2.1.3.1. Sản phẩm chủ yếu của Chi nhánh Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam là một đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Sản phẩm của công ty đa dạng, phong phú và có chất lượng tốt. Các sản phẩm của công ty được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thị trường Việt Nam . Hiện nay, sản phẩm của Vipesco có mặt ở khắp các địa phương. Công ty đã liên doanh với nhiều xí nghiệp, cơ sở trong ngành, đặt biệt liên doanh với các doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm mới. Vipesco còn có trung tâm nghiên cứu và phát triển chuyên sâu về các kỹ thuật gia công sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Nay, Công ty có hơn 100 mặt hàng bao gồm thuốc trừ sâu, trừ cỏ, trừ chuột, thuốc gia dụng, thuốc điều hòa sinh trưởng, dẫn dụ côn trùng và
  • 20. 20 phân bón lá... Các sản phẩm đều đảm bảo chất lượng, không gây ô nhiễm môi trường, không gây hại đến sức khỏe con người. * Các sản phẩm chủ yếu: - Thuốc trừ sâu; - Thuốc trừ bệnh; - Thuốc trừ cỏ; - Thuốc điều hòa sinh trưởng; - Thuốc diệt chuột; - Phân bón các loại; - Thuốc sát trùng gia dụng. 2.1.3.2. Các hình thức quảng bá sản phẩm của Chi nhánh - Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo đài, internet,…để quảng cáo sản phẩm của công ty đến bà con nông dân. - Tổ chức hội nghị khách hàng hằng năm. - Sử dụng hình thức khuyến mãi tặng kèm một số sản phẩm như áo, đồng hồ,…có in hình logo của công ty. Đây cũng là một hình thức nhằm quảng bá sản phẩm của công ty. - Đối với các đại lý phân phối, Chi nhánh có hình thức cho hưởng hoa hồng nếu đại lý mua hàng với số lượng lớn theo quy định cụ thể của Chi nhánh. 2.1.3.3. Các hình thức phân phối sản phẩm của Chi nhánh Chi nhánh phân phối sản phẩm đến tại các Cửa hàng của Chi nhánh, sau đó các Cửa hàng này sẽ phân phối lại cho các đại lý, rồi các đại lý sẽ bán lại cho hộ nông dân, hoặc là các Cửa hàng sẽ phân phối trực tiếp cho hộ nông dân. 2.1.4. Thông tin về hoạt động SXKD 2.1.4.1. Kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh - Chi nhánh sẽ thực hiện lại cơ cấu sản xuất theo hướng: tiếp tục SXKD các dòng sản phẩm chủ lực hiện nay đi liền với việc tính toán và bố trí lại tỷ trọng các
  • 21. 21 mặt hàng theo hướng phát huy các sản phẩm có thế mạnh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ và tính cạnh tranh cao. Liên tục cải tiến các sản phẩm truyền thống theo hướng có lợi cho người tiêu dùng như cải tiến phụ gia, tập trung vào các sản phẩm có hiệu quả cao, an toàn cho người sử dụng. - Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các chủng loại sản phẩm nông dược theo hướng hiện đại hóa tại khu công nghiệp tập trung. Di dời dần các dây chuyền sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có mùi hôi nặng vào các nhà máy ở khu công nghiệp, giữ lại nông dược sạch, phân bón lá, gia dụng, bao bì. - Phát triển chất lượng sản phẩm, dịch vụ. - Tính toán giá bán hợp lý. - Phát triển hệ thống tiêu thụ. - Đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm đi đôi với chăm sóc khách hàng. 2.1.4.2. Mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh Trở thành một cơ sở sản xuất kinh doanh mạnh, kinh doanh đa ngành, sản phẩm và dịch vụ đáp ứng mục tiêu " chất lượng – kịp thời – thân thiện với môi trường ". 2.1.4.3. Chiến lược kinh doanh của Chi nhánh Tiếp tục tập trung cho việc SXKD các sản phẩm nông dược,thuốc gia dụng, phân bón và kích thích sinh trưởng, kinh doanh hóa chất, bao bì. 2.1.4.4. Phương thức kinh doanh của Chi nhánh Đối với thị trường trong nước: Như ta đã biết, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, vì vậy Chi nhánh luôn cố gắng cung cấp các nông dược và phân bón kịp thời vụ cho sản xuất nông nghiệp. VIPESCO có mối quan hệ rộng rãi với nhiều đối tác quốc tế. Những mối quan hệ của Công ty không chỉ là quan hệ thương mại mà còn là quan hệ công nghệ. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới các công nghệ, áp dụng các dây chuyền sản xuất tiên tiến, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • 22. 22 Việc thành lập các Công ty liên doanh như Kosvida với Hàn quốc, Viguato với Trung quốc, Mosfly Việt nam với Malaysia là dẫn chứng về hiệu quả của việc hợp tác quốc tế. 2.1.4.5. Phương thức cạnh tranh của Chi nhánh Chi nhánh sử dụng phương thức cạnh tranh về mọi mặt: cạnh tranh theo sản phẩm, cạnh tranh theo giá, xúc tiến thương mại. Chi nhánh sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. Chi nhánh cũng đang nỗ lực giảm giá thành sản xuất đến mức có thể để định giá bán phù hợp, có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Chi nhánh cũng không ngừng đưa ra các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo, giảm giá đối với những khách hàng mua với số lượng lớn, các hình thức khuyến mãi tặng kèm các sản phẩm khác. 2.1.5.Thông tin về thị trường của Chi nhánh 2.1.5.1. Thị trường * Thị trường đầu vào: Phần lớn các nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cũng như các dây chuyền công nghệ sản xuất được nhập khẩu từ nước ngoài. * Thị trường đầu ra: của chi nhánh là các đại lý, các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh ở khu vực miền trung. 2.1.5.2.Đối thủ cạnh tranh của Chi nhánh Đối thủ cạnh tranh của Chi nhánh bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền trung. Bao gồm: - Công ty cổ phần thuốc sát trùng Cần Thơ. - Công ty cổ phần thuốc sát trùng Sài Gòn - Công ty cổ phần thuốc sát trùng Miền Nam
  • 23. 23 - Và một số sản phẩm đến từ các doanh nghiệp nước ngoài khác. 2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh 2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Chi nhánh Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Chi nhánh II 2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban - Giám đốc : Là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của Chi nhánh, trực tiếp chịu trách nhiệm với Nhà nước và cấp trên, có quyền quyết định mọi vấn đề trong Chi nhánh. - Phó Giám Đốc : Là người giúp việc chính cho Giám đốc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. - Phòng Kỹ Thuật Thị Trường: Chuyên đi thực tế để phát hiện tình hình sâu bệnh, hướng dẫn, giải thích cho bà con nông dân cách phát hiện sâu bệnh để sử dụng thuốc một cách có hiệu quả và quảng cáo tiếp thị giới thiệu sản phẩm mới. Ban Giám Đốc Phòng Kỹ Thuật Thị Trường Phòng Kế Hoạch Phòng Tài Vụ Phòng Tổ Chức hành Chính Xưởng Sản Xuất Hệ Thống Các Cửa Hàng
  • 24. 24 - Phòng Kế Hoạch: Theo dõi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Chi nhánh, phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và lập kế hoạch cho năm tới. - Phòng Tài Vụ: Giúp cho lãnh đạo Chi nhánh trong công tác quản lý tài chính và thực hiện tốt kế hoạch về vật tư tiền vốn để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. - Phòng Tổ Chức Hành Chính : Giúp cho Giám Đốc điều hành về công tác tổ chức nhân sự và là nơi giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến lợi ích người lao động. - Xưởng Sản Xuất: Là nơi sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật để cung cấp cho thị trường theo kế hoạch của Chi nhánh. - Các Cửa Hàng : Có nhiệm vụ bán hàng đồng thời giải thích hướng dẫn cho khách hàng cách sử dụng thuốc đảm bảo an toàn và có hiệu quả. 2.3. Tình hình sử dụng lao động của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009 Lao động là một yếu tố rất quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Không có lao động thì không thể có các hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ và hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào thì cũng không thể thiếu được yếu tố con người. Mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một đội ngũ lao động có tay nghề, có trình độ cao, đồng thời phải phân bổ nguồn lao động đó một cách hợp lý, có hiệu quả sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp nhằm phát khai thác tối đa năng lực của con người. Để thấy được tình hình sử dụng lao động của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam, ta tiến hành phân tích bảng số liệu số 1: Nhìn vào bảng số liệu số 1, ta thấy Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam có tổng số lao động tăng dần qua các năm, cụ thể là: năm 2007 tổng số lao động là 60, năm 2008 là 65, năm 2009 là 68. Năm 2008 tăng 5 lao động, nghĩa
  • 25. 25 là tăng 8,33% so với năm 2007, năm 2009 tăng 3 lao động (tương ứng với tăng 4,62% so với năm 2008). Sự tăng về lao động qua 3 năm là do Chi Nhánh tiến hành mở rộng quy mô sản xuất nên cần tăng thêm về lao động để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để thấy rõ việc phân bố nguồn lao động có hợp lý hay không, ta đi vào phân tích theo các phương diện sau: *Phân theo giới tính: Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh mang tính độc hại và nặng nhọc, thường xuyên đi thực tế về các hộ nông dân nên đòi hỏi lao động phải có sức khỏe, do đó tỷ trọng lao động nam trong công ty chiếm đa số, năm 2007 chiếm 80,00%, năm 2008 chiếm 81,53%, năm 2009 chiếm 80,88%. Hàng năm, số lao động tăng lên chủ yếu là lao động nam, lao động nữ ít biến động, lao động nữ năm 2008 so với năm 2007 vẫn giữ nguyên, năm 2009 có tăng 1 người so với 2 năm trước đó(tăng 8,33%) ở vị trí văn phòng, do tính chất công việc nên hầu hết lao động nữ trong Chi nhánh đều đảm nhận các công việc ở văn phòng Chi nhánh hoặc văn phòng tại các Cửa hàng trực thuộc Chi nhánh như kế toán, thủ quỹ, văn thư, bán hàng,… * Phân theo tính chất sản xuất: Chi nhánh II công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam có tỷ trọng lao động gián tiếp lớn hơn tỷ trong lao động trực tiếp trong cơ cấu lao động. Cụ thể là: năm 2007, lao động trực tiếp là 28 người( chiếm 41.70%),lao động gián tiếp là 37 người( chiếm 58,30%); năm 2008: lao động trực tiếp chiếm 43,07%, lao động gián tiếp chiếm 56,92%; năm 2009: lao động trực tiếp chiếm 44,12%, lao động gián tiếp chiếm 55,88%.
  • 26. 26 Bảng 1: Tình hình sử dụng lao động của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số lượng % Số lượng % Số lượng % ± % ± % Tổng số lao động 60 100,00 65 100,00 68 100,00 5 108,33 3 104,62 1. Theo giới tính Lao động nam 48 80,00 53 81,54 55 80,88 5 110,42 2 103,77 Lao động nữ 12 20,00 12 18,46 13 19,12 0 100,00 1 108,33 2. Theo tính chất sản xuất Lao động trực tiếp 25 41,70 28 43,08 29 44,12 3 112,00 1 103,57 Lao động gián tiếp 35 58,30 37 56,92 39 55,88 2 105,71 2 105,41 3. Trình độ Đại học 20 33,33 22 33,85 23 33,82 2 110,00 1 104,54 Trung cấp 20 33,33 20 30,77 21 30,88 0 100,00 1 105,00 Lao động phổ thông 20 33,33 23 35,38 24 35,30 3 115,00 1 104,35 (Nguồn: Phòng kế toán của Chi nhánh)
  • 27. 27 Nguyên nhân của vấn đề này là do Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam chuyên sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nên cần một đội ngũ lao động nhiều hơn ở các bộ phận văn phòng, các cửa hàng trực thuộc chi nhánh để bán hàng và hướng dẫn sử dụng thuốc và phân bón cho bà con nông dân. Hơn nữa, Chi nhánh đã sử dụng dây chuyền kỹ thuật vào sản xuất nên đã tận dụng tối đa sức sản xuất của trang thiết bị, máy móc trong quá trình sản xuất, nên số lao động trực tiếp không cần quá nhiều, một lao động có thể điều hành nhiều dây chuyền sản xuất trong cùng một lúc. Điều này giúp chi nhánh tiết kiệm được lao động, tăng năng suất lao động đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. * Phân theo trình độ: xét trong 3 năm qua 2007-2009, số lao động có trình độ đại học được tăng lên, cụ thể là năm 2008 tăng hơn năm 2007 là 2 lao động (chiếm 10,00%), năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 1 lao động ( chiếm 4,54%). Điều này cho thấy ban lãnh đạo Chi nhánh đã có sự quan tâm đến việc tuyển dụng các lao động có trình độ cao để có thể đảm nhận tốt các công việc ở các vị trí cần thiết. Lao động ở trình độ trung cấp thì không có biến động nhiều, năm 2008 vẫn giữ nguyên, năm 2009 tăng lên 1 lao động so với năm 2008, các lao động này phải có trình độ chuyên môn nhất định để có thể am hiểu được về lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Lao động phổ thông vẫn tăng đều đặn qua 3 năm do Chi nhánh mở rộng quy mô sản xuất, nhập thêm nhiều dây chuyền công nghệ sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng tăng. Nhìn chung, Chi nhánh II công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam đã có sự bố trí lao động khá hợp lý. Tuy nhiên, để nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để phát huy hết khả năng của họ trong công việc.
  • 28. 28 2.4. Tình hình thu nhập của lao động Chi nhánh trong 3 năm 2007-2009 Đối với người lao động, thu nhập đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi tham gia lao động, người lao động luôn quan tâm tới vấn đề trước tiên là họ sẽ được trả bao nhiêu tiền cho công việc mà họ sẽ làm. Thu nhập càng cao sẽ khuyến khích người lao động làm việc nhiệt tình, hăng hái, phát huy hết khả năng sáng tạo của người lao động. Mức lương cho mỗi lao động được trả theo năng lực, theo trình độ hoặc theo vị trí mà họ đảm nhận công việc. Để biết được tình hình thu nhập của người lao động của Chi Nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam, ta xem xét bảng số 2. Qua bảng số liệu số 2, ta thấy rằng tổng quỹ lương qua ba năm tăng lên rõ rệt. Cụ thể là : năm 2007 tổng quỹ lương là 816,00 triệu đồng, năm 2008 tổng quỹ lương tăng lên 152,50 triệu đồng, tức là tăng 18,69% so với năm 2007. Tổng quỹ lương 2009 lên đến 1.140,50 triệu đồng tức là tăng 17,76%. Quỹ lương tăng là do doanh thu tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận của chi nhánh tăng lên qua ba năm 2007- 2009, vì chi nhánh kinh doanh theo hình thức cổ phần hóa. Thu nhập bình quân một lao động của chi nhánh tăng lên qua ba năm. Năm 2007 là 1,36 triệu đồng/tháng/người, năm 2008 là 1,49 triệu đồng /tháng/người tăng 0,13 triệu đồng tương ứng 9,56% so với năm 2007. Năm 2009, thu nhập bình quân một lao động tăng lên 12,75% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Chi Nhánh ngày càng phát triển.
  • 29. 29 Bảng 2: Tình hình thu nhập của người lao động Chi nhánh trong 3 năm 2007-2009 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 ± % ± % 1. Tổng quỹ lương Tr.đ 816,00 968,50 1.140,50 152,50 118,69 172,00 117,76 2. Lao động bình quân năm Người 60 65 68 5 108,33 3 104,62 3. Thu nhập bình quân 1 lao động( tính trên 1 tháng) Tr.đ/tháng /người 1,36 1,49 1,68 0,13 109,56 0,19 112,75 (Nguồn: Phòng kế toán của Chi nhánh)
  • 30. 30 2.5. Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009 Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn là một yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Không có vốn thì các doanh nghiệp không thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác quản trị vốn luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Vốn có vai trò quyết định đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là một yếu tố quyết định quy mô, sức mạnh của các doanh nghiệp. Để biết rõ quy mô hoạt động và năng lực sản xuất kinh doanh của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam, ta tiến hành phân tích số liệu bảng 3. Qua bảng số liệu số 3, ta thấy tổng nguồn vốn của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam không ngừng tăng lên qua 3 năm. Cụ thể là: năm 2007, tổng số vốn là 28.172 triệu đồng, tổng số vốn năm 2008 là 30.647 triệu đồng, tăng 2.475.triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tăng 8,79%. Tổng số vốn năm 2009 là 34.062 triệu đồng, tăng 3.415 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tăng 11,14%. Năm 2006, Chi nhánh tiến hành cổ phần hóa, cho đến năm 2007 trở đi thì dần dần đi vào ổn định. Nguồn vốn của Chi nhánh tăng liên tục chứng tỏ Chi nhánh đã thực hiện việc huy động vốn một cách có hiệu quả, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ta tiến hành xem xét nguồn vốn qua hai phương diện sau:
  • 31. 31 Bảng 3: Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng nguồn vốn 28.172 100 30.647 100 34.062 100 2.475 108,79 3.415 111,14 I. Phân loại theo tính chất 1. Vốn cố định 10.316 36,62 10.993 35,87 11.398 33,46 677 106,56 405 103,68 2. Vốn lưu động 17.856 63,38 19.654 64,13 22.664 66,54 1.798 110,07 3.010 115,31 II. Phân loại theo nguồn hình thành 1. Nợ phải trả 21.927 77,83 23.972 78,22 25.087 73,65 2.045 109,33 1.115 104,65 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 6.245 22,17 6.675 21,78 8.975 26,35 430 106,89 2.300 125,63 (Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh)
  • 32. 32 * Phân loại theo tính chất : Trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam, vốn lưu động luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn vốn cố định, VLĐ năm 2007 chiếm 67,23%, năm 2008 chiếm 63,38%, năm 2009 chiếm 64,13% trong cơ cấu nguồn vốn. Vốn cố định và Vốn lưu động của Chi nhánh không ngừng tăng lên qua 3 năm 2007-2009. Cụ thể là năm 2007, VCĐ là 10.316 triệu đồng, năm 2008 là 10.993 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 677 triệu đồng, tương ứng với 6,56%; năm 2009 là 11.398 triệu đồng, tăng 405 triệu đồng, tương ứng với 3,68%. VLĐ năm 2007 là 17.865 triệu đồng, năm 2008 là 19.654 triệu đồng, tăng 1.798 triệu đồng, tương ứng với 10,07% so với năm 2007; năm 2009 là 22.664 triệu đồng, tăng 3.010 triệu đồng, tương ứng với 15,31%. VLĐ tăng thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng. Tính chất của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, Chi nhánh cho phép khách hàng thanh toán theo phương thức trả chậm, và thông thường thì sau khi thu hoạch thì người nông dân sẽ trả nợ, do đó Chi nhánh cần phải chú trọng huy động và quản lý nguồn vốn để tái sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. * Phân loại vốn theo nguồn hình thành: Bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên qua 3 năm, đây là dấu hiệu không tốt trong sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, nguyên nhân là do giá nguyên liệu không ngừng tăng cao, trong khi đó giá bán không thể tăng vì yếu tố cạnh tranh. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ phải trả trong cơ cấu nguồn hình thành vốn ngày càng giảm dần qua 3 năm, năm 2007 chiếm 82,47%,năm 2009 chiếm 73,65%. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm, năm 2007 là 6.245 triệu đồng, năm 2008 là 6.675 triệu đồng, tức là tăng 430 triệu đồng, tương ứng với 6,89% so với năm 2007; năm 2009 tăng lên đến 8.975 triệu đồng, tức là tăng 2300 triệu đồng, tương ứng với 25,63% so với năm 2008. Ta thấy Chi nhánh đang dần dần đi vào
  • 33. 33 ổn định, Vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ Chi nhánh đang hoạt động kinh doanh có lãi. 2.6. Tình hình trang bị tài sản của Chi Nhánh qua 3 năm 2007-2009 Tài sản là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì cần phải trang bị cho mình một hệ thống tài sản phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Để biết được tình hình trang bị tài sản của Chi Nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam, ta tiến hành xem xét bảng 4. Nhìn vào bảng 4 ta thấy, tổng giá trị tài sản của Chi Nhánh tăng lên qua ba năm 2007-2009. Cụ thể là: năm 2007 giá trị tổng tài sản là 28.172 triệu đồng, năm 2008 giá trị tổng tài sản 30.647 triệu đồng, tăng 2.475 triệu đồng tương ứng với 8,79% so với năm 2007.Năm 2009 tăng lên đến 11,14% so với năm 2008. Qua phân tích ta thấy được Chi Nhánh ba năm vừa qua đã không ngừng chú trọng đến việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. * TSCĐ và ĐTDH : qua bảng 4, ta thấy rằng TSCĐ và ĐTDH có sự biến động tăng giảm trong ba năm. Năm 2007 TSCĐ & ĐTDH là 10.316 triệu đồng, đến năm 2008 TSCĐ tăng lên 677 triệu đồng tương ứng 6,56% so với năm 2008. Năm 2009 TSCĐ con số này đạt 11.398 triệu đồng tức là tăng lên 405 triệu đồng tương ứng với 3,68% so với 2008. Nguyên nhân là do Chi Nhánh trang bị thêm máy móc, trang thiết bị cho sản xuất, và một số TSCĐ phục vụ cho công tác văn phòng. *TSLĐ và ĐTNH : vốn bằng tiền liên tục tăng trong ba năm. Cụ thể là: năm 2007 la 8.391 triệu đồng, năm 2008 là 10.432 triệu đồng tăng 2.041 triệu đồng tương ứng 24,32% so với năm 2007. Năm 2009 vồn bằng tiền là 11.425 triệu đồng, tăng 993 triệu đồng tương ứng 9,52% so với năm 2008.
  • 34. 34 Bảng 4: Tình hình trang bị tài sản của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± % Tổng giá trị tài sản 28.172 100 30.647 100 34.062 100 2.475 108,79 3.415 111,14 I. TSCĐ & ĐTDH 10.316 36,62 10.993 35,87 11.398 33,46 677 106,56 405 103,68 II. TSLĐ & ĐTNH 17.856 63,38 19.654 64,13 22.664 66,54 1.798 110,07 3.010 115,31 1. Tiền 8.391 29,78 10.432 34,04 11.425 33,55 2.041 124,32 993 109,52 2. Các khoản phải thu 4.482 15,91 4.503 14,69 63,67 18,69 21 100,47 1.864 141,39 3. Hàng tồn kho 4.983 17,69 4.719 15,40 4.872 14,30 -264 94,70 153 103,24 (Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh)
  • 35. 35 Nguyên nhân là do Chi Nhánh bán hàng thu về nhiều tiền, điều này chứng tỏ sản phẩm của Chi Nhánh được khách hàng ưa chuộng và tín nhiệm. Các khoản phải thu tăng lên trong ba năm. Năm 2008 tăng 21 triệu, tương ứng với 0,47% so với 2007. Năm 2009 tăng lên đến 1.864 triệu tương ứng với 41,39%. Đây là dấu hiệu không tốt. Khoản phải thu tăng nhanh chứng tỏ Chi nhánh đang bị chiếm dụng vốn, khả năng quay vòng vốn chậm, chưa đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy Chi nhánh cần áp dụng những chính sách tín dụng phù hợp để khách hàng thanh toán đúng thời hạn. Nhìn vào bảng 4 ta thấy hàng tồn kho cũng biến động trong 3 năm 2007- 2009. Năm 2007, giá trị hàng tồn kho là 4.983 triệu đồng, năm 2008 là 4.719 triệu đồng, giảm 264 triệu đồng tương ứng với 5,3% so với năm 2007. Điều này là do năm 2008 sản lượng tiêu thụ hàng hóa nhiều nên giảm lượng tồn kho. Nhưng năm 2009, giá trị hàng tồn kho lại tăng lên 153 triệu đồng, tương ứng với 3,24% so với năm 2008. Nguyên nhân là do giá bán tăng lên nên giá trị hàng hóa tăng, do đó giá trị hàng tồn kho cũng tăng. Hơn nữa, do chi phí lưu kho tăng nên giá trị hàng tồn kho cũng tăng. 2.7. Môi trường kinh doanh của Chi nhánh 2.7.1. Môi trường kinh tế - Thuận lợi: Nước ta là một nước nông nghiệp là chủ yếu, hơn 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, do đó nhu cầu về các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là rất lớn. Cơ cấu kinh tế trong nước có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng giá trị nông nghiệp ngày càng giảm còn tỷ trọng giá trị các ngành công nghiệp dịch vụ không ngừng tăng lên. Tình hình kinh tế ngày càng phát triển làm cho đời sống của người dân ngày càng tăng lên, do đó, nhu cầu sử dụng những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cũng tăng lên.
  • 36. 36 Với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế, Nước ta đã không ngừng thu hút sự đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam cũng được sự đầu tư từ bên ngoài về vốn, khoa học kỹ thuật,…để mở rộng quy mô sản xuất, các hoạt động nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Hoạt động ngoại thương phát triển cũng giúp Vipesco xuất khẩu sản phẩm ra 1 số nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhập khẩu các nguyên liệu từ nước ngoài. - Khó khăn: Trong những năm gần đây, nền kinh tế biến động khá phức tạp, khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, tổng sản phẩm trong nước (GDP) có xu hướng giảm dần trong 3 năm 2007, 2008, 2009. Năm 2007 tăng 8,48 %, năm 2008 tăng 6,23 %, năm 2009 tăng 4,6 %. Chính vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước đều gặp khó khăn, trong đó Vipesco. Ngoài ra, trong cơ chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh của các đối thủ ngày càng gay gắt. Gia nhập WTO cũng có mặt không thuận lợi là các doanh nghiệp phải cạnh tranh quyết liệt với các mặt hàng nhập khẩu có chất lương cao, mà giá thành thấp hơn do dược sản xuất theo dây chuyền công nghệ tiên tiến hơn. 2.7.2. Môi trường chính trị và pháp luật - Môi trường chính trị: Môi trường chính trị của nước ta khá ổn định, do vậy các nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư vốn vào Việt Nam mà không sợ rủi ro vì nguyên nhân tình hình chính trị bất ổn. Nước ta mở rộng quan hệ ngoại giao, tham gia vào các tổ chức kinh tế như WTO, ASEAN,…đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. - Môi trường pháp luật:
  • 37. 37 Nhà Nước đã ban hành một hệ thống Hiến pháp và pháp luật tương đối chặt chẽ. Khi tham gia các tổ chức kinh tế , nước ta đã không ngừng sửa đổi và bổ sung hệ thống pháp luật trong nước nhằm phù hợp với hệ thống thông lệ quốc tế. 2.7.3. Môi trường văn hóa xã hội Hiện nay, nước ta vẫn là nước có tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ tỷ trọng lớn, trên 70%. Mặc dù hiện nay nước ta đang có chủ trương chuyển dịch nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Việt nam có chỗ dựa vững chắc là nông nghiệp nên chắc chắn kích thích cho nông nghiệp phát triển sẽ không chỉ đảm bảo kinh tế phát triển mà còn ổn định an sinh xã hội. Việc phát triển nông nghiệp đặt ra yêu cầu sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có chất lượng, điều này có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam nói chung và Chi nhánh II tại Huế nói riêng. 2.7.4. Môi trường công nghệ kỹ thuật Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam (Vipesco) luôn chiếm được sự tin cậy của khách hàng. Với phương châm uy tín, chất lượng là tiêu chí số một, Công ty đã nghiên cứu ứng dụng, sản xuất và đưa ra thị trường các loại nông dược, thuốc gia dụng đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao, mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam không ngừng áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động. Ngoài các sản phẩm đã có trên thị trường, Công ty còn nghiên cứu, sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với phương châm xem lợi ích khách hàng là trên hết, đội ngũ cán bộ,
  • 38. 38 công nhân viên của Công ty không ngừng học hỏi, nghiên cứu và sản xuất những dược phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2007-2009 3.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm 2007- 2009 Kết quả sản xuất kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng của 1 doanh nghiệp. Nó được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp càng thu được lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao. Để biết được tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam, ta tiến hành xem xét bảng số 5. Nhìn vào bảng số 5 ta thấy doanh thu của Chi nhánh trong 3 năm tăng lên đáng kể. Năm 2007, doanh thu đạt 30.597,00 triệu đồng, năm 2008 đạt 39.857,00 triệu đồng, tức là tăng 9.260,00 triệu đồng tương ứng 30,26% so với năm 2007. Năm 2009 doanh thu tiếp tục tăng lên đến 46.630,00 triệu đồng tương ứng 16,99% so với năm 2008. Doanh thu cao là do Chi nhánh tiến hành mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh đó chi phí cũng tăng lên qua các năm, năm 2007 là 29.332,00 triệu đồng, năm 2008 chi phí tăng lên đến 38.398 triệu đồng tức là tăng 9.066,00 triệu đồng tương ứng 30,91%. Năm 2009 chi phí tăng 6.532,00 triệu đồng tương ứng 17,01% so với năm 2008. Chi phí tăng là do công tác kiểm soát chi phí của Chi nhánh thực hiện chưa tốt. Chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận của Chi nhánh liên tục tăng trong 3 năm. Năm 2007 lợi nhuận đạt 1.265,00 triệu đồng, năm 2008 lợi nhuận đạt 1.459,00 triệu đồng, tăng 194,00 triệu đồng tương ứng với 15,34% so với năm 2007. Năm 2009 Lợi nhuận tăng lên đến
  • 39. 39 1.700,00 triệu đồng, tức là tăng 241,00 triệu đồng tức là tăng 16,52% so với năm 2008. Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Muốn tăng lợi nhuận thì Chi nhánh cần phải tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Chi nhánh luôn chấp hành tốt việc nộp thuế cho Nhà nước hằng năm. Khoản thuế phải nộp tương ứng với lợi nhuận hằng năm mà Chi nhánh thu được, theo quy định là 28% thu nhập của doanh nghiệp. Do đó lợi nhuận của Chi nhánh tăng lên thì khoản thuế phải nộp cho Nhà nước cũng tăng lên trong 3 năm, tỷ lệ phần trăm tăng các khoản thuế tương ứng với tỷ lệ phần trăm tăng lợi nhuận: năm 2007 là 354,2 triệu đồng; năm 2008 là 408,52 triệu đồng, tăng 54,32 triệu đồng so với năm 2007; năm 2009 tăng 67,48 triệu đồng so với năm 2008. Trên đây là một số chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam. Tuy nhiên, Kết quả phải gắn với hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
  • 40. 40 Bảng 5: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả SXKD của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 ± % ± % 1. Tổng doanh thu 30.597,00 39.857,00 46.630,00 9.260,00 130,26 6.773,00 116,99 2. Tổng chi phí 29.332,00 38.398,00 44.930,00 9.066,00 130,91 6.532,00 117,01 3. Lợi nhuận trước thuế 1.265,00 1.459,00 1.700,00 194,00 115,34 241,00 116,52 4. Thuế 354,20 408,52 476,00 54,32 115,34 67,48 116,52 5. Lợi nhuận sau thuế 910,80 1.050,48 1.224,00 139,68 115,34 173,52 116,52 ( Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh)
  • 41. 41 3.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh qua 3 năm 2007- 2009. Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình rất quan trọng của không chỉ đối với mỗi doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào GDP của cả nước. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Bán sản phẩm để đem lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Quá trình tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam qua 3 năm 2007-2009 có nhiều biến động do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, ví dụ như: Thị trường, giá cả, chất lượng sản phẩm,…Để thấy rõ tình hình tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh, ta tiến hành phân tích bảng 6. Nhìn vào bảng số 6, ta thấy rằng cơ cấu mặt hàng kinh doanh của Chi nhánh gồm 2 loại thuốc BVTV và phân bón. Trong đó thuốc BVTV là sản phẩm mà Chi nhánh vừa sản xuất vừa kinh doanh, còn phân bón là sản phẩm mà Chi nhánh làm đại lý phân phối cho các công ty khác. * Đối với mặt hàng thuốc BVTV: Tình hình tiêu thụ thuốc BVTV tăng nhanh qua 3 năm. Cụ thể là: năm 2007, Chi nhánh tiêu thụ được 766 tấn, năm 2008 là 824 tấn, tăng 58 tấn tương ứng với 7,57% so với năm 2007. Đến năm 2009, sản lượng tiêu thụ của Chi nhánh tăng lên đến 983 tấn tương ứng 19,30% so với năm 2008. Mặt hàng thuốc BVTV bao gồm 3 loại: Hàng sản xuất tại Huế, Hàng tiếp nhận và hàng tự doanh. Trong cơ cấu mặt hàng thuốc BVTV, mặt hàng tiếp nhận chiếm tỷ trong lớn nhất . Hàng tiếp nhận có sự biến đổi qua 3 năm. Năm 2007, sản lượng hàng tiếp nhận là 501 tấn chiếm 65,5 trong cơ cấu mặt hàng thuốc BVTV, năm 2008 sản lượng hàng tiếp nhận giảm xuống còn 489 tấn tức là giảm 12 tấn tương ứng 2,4%. Nguyên nhân giảm là do Chi nhánh mở rộng quy mô sản xuất, tăng lượng hàng sản xuất tại Huế. Đến năm 2009, sản lượng hàng tiếp nhận lại tăng lên 35 tấn
  • 42. 42 tương ứng với 7,16% so với năm 2008. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ của khách hàng vào thời điểm mùa vụ tăng lên nhiều mà hàng sản xuất tại Huế vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng nên đòi hỏi Chi nhánh phải tăng hàng tiếp nhận. Đối với mặt hàng sản xuất tại Huế, tình hình tiêu thụ không ngừng gia tăng trong 3 năm về sản lượng cũng như tỷ trọng trong cơ cấu thuốc BVTV. Năm 2007, sản lượng tiêu thụ là 234 tấn, năm 2008 đã tăng lên đến 334 tấn, tức là tăng 100 tấn tương ứng 42,74% so với năm 2007. Năm 2009, sản lượng tiêu thụ đạt 453 tấn tăng 119 tấn tương ứng 35,63% so với năm 2008. Nguyên nhân là do trong thời gian này, Chi nhánh có nhiều đơn đặt hàng tại Huế, Chi nhánh tiến hành mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên lượng hàng tiêu thụ không ngừng tăng lên. Đối với mặt hàng tự doanh: mặt hàng tự doanh là các loại thuốc BVTV không mang tên Vipesco, chủ yếu là một số loại thuốc BVTV được nhập từ nước ngoài. Mặt hàng này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu mặt hàng thuốc BVTV. Năm 2007 chiếm 4%, năm 2008 chiếm 0,12%, năm 2009 chiếm 0,61%. Giá trị sản lượng năm 2009 giảm 19,35% so với năm 2007. Tóm lại, Chi Nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam đang có xu hướng tăng tỷ trọng của hàng sản xuất tại Huế và giảm dần tỷ trọng của hàng tiếp nhận và hàng tự doanh trong cơ cấu mặt hàng thuốc BVTV. Càng ngày Chi nhánh II càng mở rộng quy mô sản xuất, sản xuất các sản phẩm được khách hàng tín nhiệm, nâng cao được năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên thị trường Thừa Thiên Huế và khu vực miền trung.
  • 43. 43 Bảng 6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: Tấn Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số lượng % Số lượng % Số lượng % ± % ± % 1. Thuốc BVTV 766 100,00 824 100,00 983 100,00 58 107,57 159 119,30 Hàng sản xuất tại Huế 234 30,50 334 40,54 453 46,08 100 142,74 119 135,63 Hàng tiếp nhận 501 65,50 489 59,34 524 53,31 -12 97,60 35 107,16 Hàng tự doanh 31 4 1 0,12 6 0,61 -30 3,23 5 600,00 2. Phân bón 3.298 100,00 1.936 100,00 1.983 100,00 -1.362 58,70 47 102,43 Phân lân 1.896 57,49 1.121 57,90 1.128 56,89 -775 59,12 7 100,62 Phân đạm 635 19,25 370 19,11 382 19,26 -265 58,27 12 103,24 Phân Kaly 96 2,91 38 1,96 53 2,67 -58 39,58 15 139,47 Phân NPK 671 20,35 407 21,02 420 21,18 -264 60,66 13 103,19 (Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh)
  • 44. 44 - Đối với mặt hàng phân bón: Nhìn chung, mặt hàng này có sự biến động đáng kể. Năm 2007, tổng sản lượng đạt mức 3.298 tấn nhưng đến năm 2008, sản lượng tiêu thụ giảm đáng kể, chỉ còn 1.936 tấn, giảm xuống 1.362 tấn tương ứng với 41,30% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2007, Chi nhánh đã tiêu thụ một lượng lớn phân bón nhưng không đem lại lợi nhuận tương ứng so với mặt hàng thuốc BVTV đem lại nên Chi nhánh quyết định tăng sản lượng sản xuất thuốc BVTV và giảm lượng nhập phân bón để kinh doanh vào năm 2008. Năm 2009, sản lượng tiêu thụ phân bón lại tăng lên nhưng không đáng kể, tăng 47 tấn tương ứng với 2,43% so với năm 2008. Nguyên nhân là do vào năm 2009, nhu cầu về phân bón và thuốc BVTV đều tăng lên nên sản lượng tiêu thụ cả hai mặt hàng này đều tăng lên, tuy nhiên Chi nhánh vẫn chú trong đến mặt hàng thuốc BVTV hơn. Ta tiến hành xem xét sự biến động của từng mặt hàng phân bón cụ thể như sau: Theo xu hướng biến đổi của tổng sản lượng phân bón nói chung, ta thấy từng loại phân bón đều giảm mạnh vào năm 2008 và tăng lên không đáng kể vào năm 2009. - Đối với phân lân: Năm 2007 tiêu thụ được 1.896 tấn, năm 2008 đạt 1121 tấn giảm 775 tấn tương ứng với 40,88% so với năm 2007. Năm 2009 chỉ tăng 7 tấn tương ứng với 0,62% so với năm 2008. - Đối với phân đạm: Năm 2007 tiêu thụ được 635 tấn, năm 2008 giảm xuống còn 370 tấn tức là giảm 265 tấn tương ứng với 41,73% so với năm 2007. Năm 2009, sản lượng tiêu thụ tăng lên, đạt 382 tấn tức là tăng 12 tấn tương ứng 3,24% so với năm 200. - Phân Kaly năm 2007 tiêu thụ được 96 tấn, năm 2008 giảm xuống còn 53 tấn tức là giảm 58 tấn tương ứng với 60,42%. Năm 2009 lại tăng lên 15 tấn tương ứng với 39,47% so với năm 2008. - Phân NPK năm 2008 cũng giảm 264 tấn tương ứng 39,34% so với năm 2007. Năm 2009 lại tăng 13 tấn tương ứng 3,19% so với năm 2008.
  • 45. 45 Đây là xu hướng biến động chung về sản lượng tiêu thụ của phân bón nói chung qua 3 năm 2007-2009. Nhìn chung, mặt hàng thuốc BVTV vẫn là mặt hàng chủ lực của Chi nhánh, và trong tương lai Chi nhánh sẽ tập trung đầu tư vào mặt hàng này nhiều hơn nữa. Để tạo được thị hiếu, thói quen cho người tiêu dùng, Chi nhánh cần phải tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Có như vậy thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Chi nhánh sẽ không ngừng ổn định và gia tăng. 3.3. Phân tích tình hình biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009 Doanh thu đóng một vai trò rất quan trọng, nó quyết định sự tồn vong và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận, muốn vậy thì doanh nghiệp phải tăng doanh thu và giảm chi phí. Để biết được tinh hình biến động doanh thu của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam, ta tiến hành phân tích bảng số 7. Qua số liệu bảng số 7, ta thấy rằng tổng doanh thu của Chi nhánh tăng nhanh trong 3 năm 2007-2009. Năm 2007, tổng doanh thu đạt 30.597 triệu đồng. Năm 2008, tổng doanh thu tăng lên đến 39.857 triệu đồng, tăng 9.260 triệu đồng tương ứng với 30,26% so với năm 2007. Năm 2009 tổng doanh thu tiếp tục tăng, đạt 46.630 triệu đồng, tức là tăng 6.773 triệu đồng tương ứng với 16,99% so với năm 2008. Tổng doanh thu tăng là do Chi nhánh không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Sau đây ta tiến hành phân tích tình hình biến động doanh thu của từng mặt hàng cụ thể. * Doanh thu từ thuốc BVTV trong 3 năm tăng lên đáng kể. Năm 2007, doanh thu đạt 22.005 triệu đồng, đến năm 2008, con số này tăng lên đến 30.677 triệu đồng. tăng 8.654 triệu đồng tương ứng 39,30%. Năm 2009, doanh thu đạt
  • 46. 46 37.030 triệu đồng, tăng 6.353 triệu đồng tương ứng 20,71% so với năm 2008. Doanh thu từ thuốc BVTV tăng mạnh trong 3 năm là do sản lượng tiêu thụ và giá bán thuốc BVTV đều tăng mạnh trong 3 năm. - Trong cơ cấu các mặt hàng thuốc BVTV, doanh thu từ mặt hàng sản xuất tại Huế chiếm tỷ trọng lớn nhất, đóng góp một phần rất lớn vào tổng doanh thu của Chi nhánh. Năm 2007 doanh thu đạt 11.158 triệu đồng, đến năm 2008, con số này tăng hơn gấp đôi, doanh thu tăng lên đến 22.341 triệu đồng, tăng 11.183 triệu đồng tương ứng 122% so với năm 2007. Doanh thu năm 2008 tăng gấp bội so với năm 2007 là do khối lượng tiêu thụ và giá bán mặt hàng này đều tăng lên. Năm 2009, doanh thu mặt hàng sản xuất tại Huế tiếp tục tăng, đạt 28.295 triệu đồng, tăng 5.918 triệu đồng tương ứng 26,49% so với năm 2008. Doanh thu các mặt hàng sản xuất tại Huế tăng lên liên tục chứng tỏ năng lực sản xuất kinh doanh của Chi nhánh không ngừng tăng lên trong thời gian qua. - Doanh thu của hàng tiếp nhận từ công ty cũng tăng lên trong 3 năm. Năm 2007, doanh thu đạt 7.111 triệu đồng, năm 2008 đạt 8.214 triệu đồng, tăng 1.103 triệu đồng tương ứng 15,51%. Năm 2009 doanh thu cũng tăng 310 triệu đồng tương ứng 3,77% so với năm 2008. Mặc dù năm 2008 sản lượng tiêu thụ có giảm 12 tấn so với năm 2007 nhưng do giá bán năm 2008 tăng lên nên doanh thu cũng tăng lên. - Doanh thu từ hàng tự doanh có sự biến động lớn trong 3 năm. Năm 2007, doanh thu đạt 3.736 triệu đồng nhưng đến năm 2008 con số này giảm xuống chỉ còn 122 triệu đồng, lượng giảm rất lớn 3.614 triệu đồng tương ứng 96,72%. Nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ mặt hàng này giảm rất mạnh. Năm 2009 doanh thu có tăng lên 125 triệu đồng, tương ứng 2,46% so với năm 2008. * Doanh thu từ phân bón: Phân bón là mặt hàng mà Chi nhánh không sản xuất, chỉ kinh doanh dưới hình thức làm đại lý phân phối cho một số công ty phân bón.
  • 47. 47 Doanh thu năm 2007 đạt 7.501 triệu đồng, năm 2008 giảm xuống chỉ còn 6.982 triệu đồng giảm 519 triệu đồng tương ứng 6,92% so với năm 2007. Nguyên nhân là do khối lượng phân bón tiêu thụ năm 2008 giảm 1.362 tấn so với năm 2007. Năm 2009, doanh thu từ phân bón đạt 7.279 triệu đồng tăng 297 triệu đồng tương ứng 4,25% so với năm 2008. * Các sản phẩm và dịch vụ khác như hàng gia công, nguyên vật liệu,…Doanh thu từ các sản phẩm này có xu hướng tăng . Đặc biệt là năm 2008 tăng lên đến 2.198 triệu đồng tức là tăng 1.125 triệu đồng tương ứng 104,85% so với năm 2007. Doanh thu tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 chỉ đạt 1.073 triệu đồng. Năm 2009, doanh thu đạt 2.321 triệu đồng tăng 123 triệu đồng tương ứng 5,60% so với năm 2008. Như vậy, qua 3 năm 2007-2009, doanh thu của Chi nhánh tăng lên và có xu hướng tăng nhiều hơn nữa trong tương lai, có được điều này là do Chi nhánh rất chú trọng đến việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
  • 48. 48 Bảng 7: Tình hình biến động doanh thu của các của các loại sản phẩm của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± % Tổng doanh thu 30.597 100,00 39.857 100,00 46.630 100,00 9.260 130,26 6.773 116,99 1. Doanh thu từ thuốc BVTV 22.005 71,92 30.677 76,97 37.030 79,41 8.654 139,30 6.353 120,71 - Hàng sản xuất tại Huế 11.158 36,47 22.341 56,05 28.259 60,60 11.183 200,22 5.918 126,49 - Hàng tiếp nhận từ công ty 7.111 23,24 8.214 20,61 8.524 18,28 1.103 115,51 310 103,77 - Hàng tự doanh 3.736 12,21 122 0,31 247 0,53 -3.614 3,27 125 202,46 2. Phân bón 7.501 24,52 6.982 17,52 7.279 15,61 -519 93,08 297 104,25 3. Các sản phẩm và dịch vụ khác 1.073 3,50 2.198 5,51 2.321 4,98 1.125 204,85 123 105,60 (Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh)
  • 49. 49 3.4. Phân tích tình hình biến động chi phí của Chi nhánh qua 3 năm 2007- 2009 Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời gian nhất định. Chi phí sản xuất là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận, muốn đạt được mục tiêu đó thì doanh nghiệp cần tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí. Để xem xét tình hình chi phí của Chi nhánh, ta tiến hành phân tích bảng 8. Xem xét số liệu bảng 8, ta thấy Tổng chi phí của Chi nhánh tăng lên trong 3 năm qua 2007-2009. Cụ thể là: năm 2007, tổng chi phí là 29.332 triệu đồng, năm 2008 tổng chi phí đã tăng lên đến 38.398 triệu đồng, tăng 9.066 triệu đồng tương ứng 30,91% so với năm 2007. Năm 2009, tổng chi phí tiếp tục tăng lên đến 44.930 triệu đồng, tăng 6.532 triệu đồng tương ứng với 17,01% so với năm 2008. Tổng chi phí tăng lên chủ yếu là do quy mô sản xuất của Chi nhánh tăng lên làm cho chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, lương nhân viên, khấu hao TSCĐ và một số chi phí bằng tiền khác tăng lên. Để biết được tình hình biến động của từng loại chi phí, ta xem xét bảng 8. * Nhìn vào bảng 8, ta thấy chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí, hơn 60% và có xu hướng tăng trong 3 năm qua. Năm 2007, chi phí nguyên vật liệu là 17.853 triệu đồng, năm 2008, con số này tăng lên đến 23.536 triệu đồng, tăng 5.683 triệu đồng tương ứng 31,83% so với năm 2007. Năm 2009, chi phí này tiếp tục tăng lên 14,87% so với năm 2008. Nguyên nhân tăng chi phí nguyên vật liệu một phần là do Chi nhánh mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mặt khác là do giá nguyên vật liệu càng ngày càng tăng cao. Giá nguyên liệu đầu vào không ổn định do khoảng 30% nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc từ
  • 50. 50 công ty dầu mỏ. Trong khi đó, trong những năm vừa qua, giá dầu mỏ thế giới luôn biến động phức tạp, tăng đột biến và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới. * Chi phí nhiên liệu cũng ngày càng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Năm 2008 tăng 21,40% so với năm 2007 nhưng đến năm 2009 lại tăng lên đến 80,30% so với năm 2008. Phần lớn nhiên liệu của Chi nhánh đều nhập từ nước ngoài nên giá nguyên liệu bị ảnh hưởng rất lớn từ giá ngoại tệ. Giá ngoại tệ biến động phức tạp, giá nhiên liệu có xu hướng tăng cao trong thời gian qua và trong tương lai nên chi phí nhiên liệu cũng tăng lên. * Chi phí lương nhân viên và chi phí BHYT và phụ cấp tăng theo số lao động mỗi năm, và tăng theo bậc lương. - Lương nhân viên: năm 2007, chi phí để trả lương cho nhân viên là 816 triệu đồng, năm 2008 con số này tăng lên 968,5 triệu đồng, tăng lên 152,5 triệu đồng tương ứng 18,69%. Năm 2009, chi phí trả lương cho nhân viên tăng lên 17,76% so với năm 2008. - Chi phí BHYT và phụ cấp: chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi phí, chi phí này cũng tăng lên trong 3 năm qua, năm 2008 tăng 35,93% so với năm 2007, năm 2009 tăng 48,46% so với năm 2008. * Chi phí khấu hao TSCĐ: Giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sử dụng nên người ta phải tính khấu hao hằng năm. Chi phí này tăng lên trong 3 năm qua, Năm 2007 là 132 triệu đồng, năm 2008 tăng lên 75 triệu đồng tương ứng 56,82%. Năm 2009, chi phí khấu hao TSCĐ tăng lên 38,65% so với năm 2008. * Các chi phí bằng tiền khác: là các chi phí không thuộc các chi phí trên nhưng vẫn dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh, loại chi phí này đều tăng trong 3 năm qua. Năm 2007 là 9.766 triệu đồng, năm 2008 chi phí này tăng lên đến 12.733,5 triệu đồng tức là tăng 2967,5 triệu đồng tương ứng với 30,39% so với năm 2007.
  • 51. 51 Bảng 8: Tình hình biến động chi phí SXKD của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± % Tổng chi phí 29.332,00 100,00 38.398,00 100,00 44.930,00 100,00 9.066,00 130,91 6.532,00 117,01 1. CP nguyên vật liệu 17.853,00 60,87 23.536,00 61,30 27.036,00 60,17 5.683,00 131,83 3.500,00 114,87 2. CP nhiên liệu 598,00 2,04 726,00 1,89 1.309,00 2,91 128,00 121,40 583,00 180,30 3. Lương nhân viên 816,00 2,78 968,50 2,52 1.140,50 2,53 152,50 118,69 172,00 117,76 4. CP BHYT và phụ cấp 167,00 0,57 227,00 0,59 337,00 0,74 60,00 135,93 110,00 148,46 5. Khấu hao TSCĐ 132,00 0,45 207,00 0,54 287,00 0,63 75,00 156,82 80,00 138,65 6. CP bằng tiền khác 9.766,00 33,29 12.733,50 33,16 14.838,50 33,02 2.967,50 130,39 2.105,00 116,53 (Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh)
  • 52. 52 Năm 2009 chi phí này tăng lên 2.105 triệu đồng tương ứng 16,53% so với năm 2008. Nguyên nhân là do trong 3 năm này Chi nhánh có sử dụng dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhìn chung, Tổng chi phí tăng lên là do từng loại chi phí đều tăng lên. Do đó Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa đến công tác quản lý chi phí sao cho tối thiểu hóa các chi phí trong giới hạn có thể được. Chi nhánh cần sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguyên-nhiên vật liệu, TSCĐ sao cho vừa tiết kiệm mà không làm giảm chất lượng sản phẩm. 3.5. Phân tích tình hình lợi nhuận của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009 Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra. Lợi nhuận là là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn nâng cao lợi nhuận thì phải tăng doanh thu và giảm chi phí tới mất tối thiểu. Để biết được tình hình thực hiện lợi nhuận của Chi nhánh, ta tiến hành phân tích bảng 9. Qua số liệu ở bảng 9, ta thấy rằng tổng doanh thu của Chi nhánh tăng lên liên tục trong 3 năm, bên cạnh đó tổng chi phí cũng tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí nên lợi nhuận của Chi nhánh cũng tăng lên trong 3 năm qua. Sau khi trừ đi các khoản thuế thì lợi nhuận thu được của Chi nhánh biến động như sau: Năm 2007, lợi nhuận sau thuế đạt 910,8 triệu đồng, năm 2008 con số này tăng lên đến 1.050,48 triệu đồng. Và lợi nhuận không ngừng gia tăng cho đến năm 2009 đạt 1.700 triệu đồng.
  • 53. 53 Bảng 9: Tình hình thực hiện lợi nhuận của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 1. Tổng doanh thu Tr.đ 30.597,00 39.857,00 46.630,00 2. Tổng chi phí Tr.đ 29.332,00 38.398,00 44.930,00 3. Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 1.265,00 1.459,00 1.700,00 4. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 910,80 1.050,48 1.224,00 5. Tỷ suất lợi nhuận chi phí(4/2) % 3,11 2,73 2,72 6. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu(4/1) % 2,98 2,64 2,62 (Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh)
  • 54. 54 Để đánh giá chính xác hơn tình hình thực hiện lợi nhuận của Chi nhánh, ta phân tích một số chỉ tiêu lợi nhuận sau: - Tỷ suất lợi nhuận/chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn vào bảng 9 ta thấy, chỉ tiêu này giảm dần trong 3 năm, cụ thể là năm 2007 tỷ suất lợi nhuận/chi phí là 3,11% có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh thì thu được 0,0311 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2008, chỉ tiêu này giảm xuống còn 2,73%, năm 2009 là 2,72%. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận/chi phí giảm không nhiều nhưng đây là một dấu hiệu không tốt, chứng tỏ công tác kiểm soát chi phí của Chi nhánh vẫn chưa đạt hiệu quả. Chi nhánh cần hạn chế tối đa chi phí bỏ ra để nâng cao chỉ tiêu này trong tương lai mà vẫn không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. - Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu:Chỉ tiêu này phản ánh tương ứng một đồng doanh thu có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cũng giảm trong 3 năm qua. Năm 2007 là 2,98% nghĩa là với 1 đồng doanh thu thì lợi nhuận có được là 0,0298 đồng lợi nhuận. Năm 2008 chỉ tiêu này giảm xuống còn 2,64% tức là cứ 1 đồng doanh thu thì lợi nhuận thu được là 0,0264 đồng. năm 2009 tỷ suất lợi nhuận/doanh thu giảm xuống còn 2,62%. Chỉ tiêu này giảm là do chi phí tăng cao. 3.6. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm 3.6.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động tiền lương của Chi nhánh qua 3 năm 2007-2009. Lao động là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì vấn đề quản trị nhân lực phải được đề cao. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động của Chi nhánh II Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam, ta tiến hành phân tích bảng 10. Nhìn vào bảng số 10 ta thấy tổng doanh thu tăng lên trong 3 năm qua dẫn đến tổng quỹ lương cũng tăng lên, do đó thu nhập của người lao động cũng được cải thiện qua từng năm. Thu nhập của người lao động ngày càng tăng lên sẽ tạo