SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN DUY BÁ
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM
HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN DUY BÁ
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRÍ TUỆ
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi,đảm bảo độ tin cậy và chính xác, chưa từng được công bố tại các công
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN DUY BÁ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI VÀ THỰC TIỄN CÔNG
TÁC PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI .......................................................................................... 6
1.1. Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian gần
đây ..................................................................................................................... 6
1.2. Thực tiễn công tác phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
trong thời gian qua…………………………………………………………...16
Chương 2. NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT
NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN
QUA................................................................................................................24
2.1. Lý luận chung về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết
người…............................................................................................................24
2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai trong thời gian qua..........................................................................25
Chương 3.DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI VÀ CÁC GIẢI
PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN TỚI ....................................................45
3.1. Dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian
tới.....................................................................................................................45
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội giết người trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.......................................................53
KẾT LUẬN....................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CSVN : Cộng sản Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Cơ cấu tình hình tội giết người theo giới tính trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 1.2. Cơ cấu tình hình tội giết người theo độ tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 1.3. Cơ cấu tình hình tội giết người theo quốc tịch trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 1.4. Cơ cấu tình hình tội giết người theo nơi đăng ký thường trú trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 1.5. Cơ cấu tình hình tội giết người theo tái phạm trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 1.6. Cơ cấu tình hình tội giết người theo trình độ học vấn trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ tước
đi mạng sống của con người một cách trái pháp luật mà còn gây ra những hậu
quả nghiêm trọng khác cho gia đình, người thân của người bị hại, gây mất trật
tự an toàn xã hội, gây bất bình trong dư luận quần chúng nhân dân. Hậu quả
của loại tội phạm này là vô cùng to lớn, vì thế trong những năm qua các cơ
quan bảo vệ pháp luật nói chung và lực lượng Công an nói riêng đã tập trung
phòng ngừa và đấu tranh để kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm này, giữ
gìn bình yên cuộc sống của nhân dân.
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.903.940 km²,
chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên
của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm:
Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã
Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất;
Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam,
Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía
Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía
Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu. Có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông
huyết mạch chạy qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường
sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả
nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Tỉnh
Đồng Nai có vị trí chiến lược về chính trị, an ninh – quốc phòng, có số lượng
chức sắc, tín đồ tôn giáo lớn, chiếm khoảng 46,62% dân số toàn tỉnh, có 33
2
dân tộc. Trong hơn 10 năm qua, tỉnh Đồng Nai đã tập trung đẩy mạnh tốc độ
phát triển kinh tế, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài và trong nước, chú
trọng xây dựng củng cố hệ thống chính trị các cấp, triển khai thực hiện các
nghị quyết, chủ trương, chính sách về văn hóa- xã hội, an ninh, quốc phòng,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Chính bởi những điều kiện tự nhiên cũng như xã hội thuận lợi như trên,
mà Đồng Nai tập trung rất nhiều dân cư đến định cư sinh sống. Tại địa bàn
tỉnh Đồng Nai có 27 Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, với hơn 900 dự án
nước ngoài có tổng vốn đầu tư là 11,6 tỷ USD của 32 quốc gia, vùng lãnh thổ,
thu hút khoảng 350.000 lao động, trong đó có khoảng 130.000 là người ngoài
tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân hàng năm 12,2%. Từ đó gắn
với viêc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Nhiều loại tội phạm xảy ra và gia tăng
nhanh chóng, trong đó có tội giết người. Chính vì vậy, việc đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được các cấp chính quyền ở tỉnh Đồng
Nai quan tâm và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp
ứng được thực tiễn đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội giết
người nói riêng.
Theo số liệu báo cáo của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai thì
trong 03 năm từ 2013 đến 2015 tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai có xu hướng tăng giảm bất thường. Cụ thể năm 2013 có 112 vụ; năm
2014 có 199 vụ; năm 2015 có 181 vụ. Đến 03 năm từ năm 2015 đến năm
2017 thì xu hướng tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai lại chuyển
thành tăng đều năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2015 có 119 vụ; năm
2016 có 156 vụ và năm 2017 có 171 vụ. Trước tình hình ấy, việc có hoạt động
nghiên cứu một cách khoa học, đầy đủ và nghiêm túc về tình hình tội giết
người trên địa bàn này là rất cần thiết. Do đó, đề tài “ Phòng ngừa tình hình
3
tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” đã được tác giả chọn làm đề tài
luận văn của mình để không chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học
mà còn nhằm cung cấp thêm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động
chuyên môn của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan tư pháp trong
công tác đấu tranh phòng, chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua nghiên cứu tác giả thấy trong nước có một số công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài như sau:
Lưu Hoài Bảo (2017) Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Tình
hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận án Tiến sỹ, Học viện Khoa
học xã hội.
Hoàng Khánh Chi (2013) Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh
Lào Cai, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nguyễn Lộc (2002) Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn
tỉnh Đắc Lắc, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra còn một số bài viết của các tác giả khác nhau được đăng trên
tạp chí khoa học lien quan đến đề tài.
Các công trình khoa học nói trên nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh
khác nhau của tội giết người như đặc điểm, hình thức, nguyên nhân, điều
kiện, những yếu tố tác động, ảnh hưởng…Như vậy, đã có những đề tài của
các tác giả khác nhau nghiên cứu về vấn đề phòng ngừa tội giết người dưới
góc độ Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, trên nhiều không gian khác
nhau, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về phòng ngừa tội giết người
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tình hình,
nguyên nhân tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Làm rõ thực trạng hoạt
4
động phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian
tới.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận
văn phải làm rõ các vấn đề sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá thực trạng hoạt động của tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
- Dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời
gian tới
- Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội
giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quy
luật của sự phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 –
2017. Quy luật này được làm rõ thông qua việc nghiên cứu nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm giết người về phòng ngừa tội phạm, dự báo
tình hình tội phạm tội giết người, thực tiễn phòng ngừa tội giết người trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
4.2.Phạm vi nghiên cứu: Về mặt nội dung, đề tài được giới hạn nghiên
cứu trong tội danh là tội giết người trong phạm vi tội phạm học thuộc chuyên
ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.
Về mặt thời gian, các chất liệu nghiên cứu được sử dụng từ năm 2013
đến năm 2017.
Về mặt không gian, đề tài được nghiên cứu trong phạm vi trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận : Để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, tác giả đã
nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh. Sử dụng các quan điểm của Đảng CSVN và qui định
của Nhà nước.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
tài liệu; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp phương pháp thống kê;
phương pháp trao đổi ý kiến chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu tình hình tội giết người trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 dưới góc
độ tội phạm học; luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đấu
tranh phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu nghiên cứu giảng dạy trong Nhà
trường giảng dạy Luật và dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận
văn gồm có 03 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Tình hình tội giết người và thực tiễn công tác phòng
ngừa tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua.
Chương 3: Các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội giết người trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
6
Chương 1
TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI
1.1. Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời
gian gần đây
1.1.1. Mức độ của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
trong thời gian qua
Mức độ của tình hình tội phạm là một chỉ tiêu phản ánh đặc điểm định
lượng của tình hình tội phạm, bao hàm tổng thể những hành vi phạm tội đã
xảy ra trong thực tế và các chủ thể thực hiện hành vi đó trong một đơn vị thời
gian (tháng, quý, năm…) và không gian nhất định (huyện, tỉnh, toàn quốc…)
1.1.1.1 Mức độ tổng quan
Ở Việt Nam tội phạm liên quan đến hành vi giết người nói chung ngày
một gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, tội phạm liên quan đến
hành vi giết người có sự chuẩn bị trước, nhiều tổ chức phạm tội giết người
diễn ra đã gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm liên quan đến
hành vi giết người diễn ra với tính chất côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem
thường tính mạng của con người không những gây nên đau thương tang tóc
cho gia đình nạn nhân mà còn gây mất trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý
hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân. Nhiều vụ án, kẻ phạm tội đã
sử dụng công cụ, phương tiện cực kỳ nguy hiểm như súng, lựu đạn... gây ra
cái chết của nhiều người một cách thương tâm . Dựa vào căn cứ này có thể
phân loại các loại tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người thành hai
nhóm: Nhóm các đối tượng tác động của hành vi giết người là những đối
tượng không có dấu hiệu đặc biệt và Nhóm các đối tượng tác động của hành
vi giết người là đối tượng đặc biệt.
7
Cơ số tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua
như sau biến động và không thống nhất.
1.1.1.2 Mức độ nhóm
Để xác định mức độ và khuynh hướng phạm tội của từng nhóm tội phạm
tác giả dựa vào mức độ nhóm của tình hình tội phạm. Tỉ phần của nhóm tội
này (chương XII BLHS) trong tổng số các trường hợp Tòa án nhân dân tỉnh
Đồng Nai phải xét xử trong 05 năm từ 2013 đến 2017 như sau:
1.1.1.3 Mức độ hành vi
Chỉ tiêu được phản ánh thông qua cơ số hành vi phạm tội và mức độ
phạm tội ở từng tội danh chính là mức độ của tình hình tội phạm tính theo
đơn vị tội danh .Đặc điểm định lượng được tổng hợp từ các tội danh có cùng
mức độ phạm tội lại với nhau ở mỗi giai đoạn có giá trị đối với nhiều mặt
hoạt động của nhà nước, đặc biệt là những tội danh có mức độ phạm tội nhỏ
nhất hoặc bằng 0 và những tội danh có mức độ phạm tội lớn nhất. Tác giả chỉ
tập trung nghiên cứu và phân tích mức độ phạm tội ở tội giết người. Ở trên
địa bà tỉnh Đồng Nai trong 05 năm từ 2013 đến 2017 thì mức độ tội phạm giết
người luôn giữ vị trí khá ổn định trong nhóm 10 tội danh có số lần được Tòa
án áp dụng để tuyên phạt trong các phiên tòa hình sự sơ thẩm nhiều nhất. [15,
biểu 4A].
- Công tác điều tra cơ bản:
Tổng số đối tượng cần xác định điều tra cơ bản trong 3 năm qua (2012 –
2015) là 164, trong đó địa bàn 107, tuyến 35, hệ loại đối tượng 28. Tổng số hồ
sơ điều tra cơ bản đã lập 100 trong đó địa bàn 44, tuyến 6, hệ loại 4. Riêng
Phòng PC45 điều tra cơ bản tuyến Quốc Lộ từ ngã tư Vũng Tàu đến huyện
Xuân Lộc phục vụ công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trên
tuyến giao thông . Công tác điều tra cơ bản đã xác định được tuyến, địa bàn
trọng điểm để tổ chức điều tra cơ bản, không tiến hành điều tra tràn lan từ đó
8
khai thác được thông tin tài liệu phục vụ tốt cho công tác sưu tra cũng như
tổ chức công tác truy quét góp phần ngăn chặn tội phạm.
- Công tác sưu tra:
Tổng số đối tượng sưu tra của phòng nghiệp vụ về Công an các huyện,
thị xã Long Khánh, Tp Biên Hòa từ năm 2012 đến 2014 là 3576, quá trình
thực hiện địa phương đã lập mới 1619 đối tượng, thanh loại 1282 đối tượng,
hiện còn quản lý 3913 đối tượng sưu tra đã đăng ký 1326, chưa đăng ký 28
- Công tác sưu tra tuyến địa bàn trọng điểm:
Phòng PC45 đã tiến hành sưu tra 20 tuyến địa bàn trọng điểm
- Công tác xác minh hiềm nghi:
Trong thời gian qua các địa phương đã tiến hành xác lập 199 hiềm nghi,
đã kết luận 186 hiềm nghi đẩy lên chuyên án 16, để lại sưu tra 30, khởi tố
điều tra 33, còn 13 đang tiếp tục xác minh làm rõ.
- Công tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa đấu tranh xử lý tội phạm từ
năm 2012 đến năm 2014 Phòng PC45 đã tiến hành rà soát đánh giá lại toàn bộ
mạng lưới bí mật hiện có, đến cuối năm 2012 lực lượng mạng lưới bí mật của
Phòng PC45 cũng sử dụng 67 mạng lưới bí mật gồm Đặc tình: 57, mạng lưới
bí mật: 10, trên cơ sở đó tiến hành thanh loại 19 lực lượng hết tác dụng (18
Đặc tình, 1 Cơ sở bí mật), không có điều kiện khả năng hoạt động. Đồng thời
đôn đốc chỉ đạo lực lượng trinh sát tăng cường thêm nguồn, phát hiện những
người có khả năng, điều kiện cộng tác với Công an để tiến hành các bước xây
dựng phát triển vào mạng lưới bí mật, đầu năm đến nay đã phát triển được: 14
lực lượng gồm 12 Đặc tình ( Đặc tình 1: 8, Đặc tình 2: 2, Đặc tình 3: 2), 1 hộp
thư, 1 mạng lưới bí mật. Tổng số mạng lưới bí mật hiện có là: 62 gồm 50 Đặc
tình (trong đó có: 40 Đặc tình loại 1, 7 Đặc tình loại 2, 3 Đặc tình loại 3, ),
11 mạng lưới bí mật, 1 hộp thư.
9
Qua quá trình sử dụng mạng lưới bí mật cung cấp 2260 nguồn tin, trong
đó có 1601 nguồn tin có giá trị phục vụ cho công tác phòng ngừa đấu tranh
chống tội phạm.
Công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật của các phòng nghiệp
vụ và Công an các đơn vị địa phương thuộc hệ lực lượng Cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội đã có sự chuyển biến tích cực. Một số địa phương đã
xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật có chất lượng, có khả năng nắm bắt
tình hình địa bàn tiếp cận được các băng nhóm đối tượng, từ đó góp phần
thành công trong công tác điều tra chuyên án. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu
địa bàn và đối tượng để tập trung xây dựng bố trí thế trận mạng lưới bí mật
đạt hiệu quả cao hơn.
- Công tác xác lập đấu tranh chuyên án :
Từ năm 2012 đến năm 2014, lực lượng trinh sát điều tra chống Tội phạm
hình sự đã xác lập điều tra 69 chuyên án gồm : chuyên án trinh sát : 30,
chuyên án truy xét : 39.
Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã tập trung lực
lượng xác lập nhiều chuyên án để tổ chức đấu tranh triệt phá các băng nhóm
tội phạm có tính chất chuyên nghiệp, điển hình như chuyên án 409T đấu tranh
chống tội phạm làm giả con dấu, tiêu thụ tài sản ; Chuyên án 309K đấu tranh
chống tội phạm trộm két sắt ; chuyên án 709G đấu tranh chống tội phạm làm
giả con dấu, tài liệu cơ quan nhà nước, đặc biệt là tổ chức lực lượng điều tra
chuyên án 182LH đấu tranh chống tội phạm gây rối trật tự công cộng, chống
người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản, chiếm đoạt vũ khí quân dụng, xúc
phạm quốc kỳ. Từ đó góp phần làm hạn chế sự gia tăng của các loại tội phạm.
Từ năm 2012 đến năm 2014 đã lập 752 hồ sơ trong đó có 373 hồ sơ đưa
Cơ sở giáo dục; 340 hồ sơ đưa Trường giáo dưỡng , đã xét duyệt trình Chủ
tịch UBND tỉnh, huyện ra quyết định 238 đối tượng đưa vào Cơ sở giáo dục ;
10
195 đối tượng vào Trường giáo dưỡng . Công tác lập hồ sơ đưa người vào Cơ
sở giáo dục - Trường giáo dưỡng đã đạt được hiệu quả. Tuy nhiên chưa đáp
ứng với yêu cầu thực tế của từng địa phương. Nguyên nhân là do Công an địa
phương quan tâm chỉ đạo chưa kịp thời, việc lập hồ sơ của Công an cơ sở
chưa đầy đủ do đó còn nhiều đối tượng trong diện đưa đi mà hồ sơ không đủ
cơ sở để xét duyệt.
Qua công tác sưu tra đối tượng, sưu tra địa bàn và xác minh hiềm nghi
cũng như xác lập chuyên án cho thấy các đơn vị địa phương đã được chú
trọng và quan tâm đến công tác sưu tra, đưa công tác sưu tra đi vào trọng tâm
trọng điểm không tiến hành sưu tra tràn lan mà đi vào hệ loại đối tượng cụ thể
từ đó đã phát huy hiệu quả của nó.
1.1.2. Cơ cấu của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
trong thời gian qua
Cơ cấu của tình hình tội phạm nói chung và trên địa bà Đồng Nai nói
riêng là một đặc điểm mang tính định tính của tình hình tội phạm.Tình hình
tội phạm có rất nhiều cơ cấu. Theo báo cáo thống kê của Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017, thì ở Đồng Nai có 1.103 bị
cáo đã bị xét xử hình sự sơ thẩm về tội giết người. Cụ thể như sau:
- Cơ cấu tình hình tội giết người theo giới tính : Theo như bảng cơ cấu
tình hình tội giết người về giới tính của Đồng nai như trên, chúng ta thấy rõ tỷ
lệ phạm tội là nam giới luôn cao hơn nữ giới rất nhiều lần, và tỷ lệ này cũng
có những biến động nhỏ theo từng năm. Cụ thể năm 2013 tỷ lệ nam giới phạm
tội là 96,68 %, trong khi nữ phạm tội chiếm 4,32%; Năm 2014 tỷ lệ nam giới
phạm tội là 98,80 % , nữ giới phạm tội là 1,18%; Năm 2015 tỷ lệ nam giới
phạm tội là 96,31 % , nữ giới phạm tội là 3,1%; Năm 2016 tỷ lệ nam giới
phạm tội là 93,78 % , nữ giới phạm tội là 6,20%; Tuy tỷ lệ nữ giới phạm tội
11
giết người ít hơn tỷ lệ nam giới phạm tội, nhưng tỷ lệ nữ giới phạm tội lại có
chiều hướng tăng lên rõ rệt qua các năm. [Xem bảng 1.1 - Phụ lục ]
- Cơ cấu tình hình tội giết người theo độ tuổi: Độ tuổi phạm tội giết
người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không đồng đều, nhưng chiếm đa số trong
độ tuổi từ 18 đến 30. Tỷ lệ giết người là người dưới 16 tuổi chiếm tỷ lệ ít
nhưng lại tăng lên theo các năm. Tỷ lệ giết người ở độ tuổi trên 60 tuổi chiếm
tỷ lệ ít nhất. [Xem bảng 1.2- Phụ lục ]
- Cơ cấu tình hình tội giết người theo quốc tịch: Về có cấu tình hình tội
giết người theo quốc tịch, thì dựa trên bảng biểu trên ta thấy rõ, người đồng
bào dân tộc thiểu số và người nước ngoài phạm tội giết người ít hơn rất
nhiều lần so với người dân tộc kinh và người mang quốc tịch Việt Nam. Tuy
nhiên tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số và người nước ngoài phạm tội giết
người lại tăng lên theo các năm.[ Xem bảng 1.3 – Phụ lục ]
- Cơ cấu tình hình tội giết người theo đăng kí nhân khẩu thường trú:
Dựa vào cơ cấu tình hình tội giết người theo nơi đăng ký thường trú, thì trên
địa bàn tỉnh Đồng nai trong các năm qua, tỷ lệ phạm tội giết người có đăng kí
nhân khẩu thường trú tại Đồng Nai luôn chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ không đăng
kí nhân khẩu thường trú. Cụ thể năm 2013 tỷ lệ này là 61,78%/38,22%; năm
2014 là 60,08%/39,92%; năm 2015 là 55,56%/44,44%; năm 2016 là
51,55%/48,45% và năm 2017 là 54,85%/45,15%. Tuy nhiên những năm trở
lại đây thì tỷ lệ giết người theo cơ cấu có đăng kí nhân khẩu và không có đăng
kí nhân khẩu lại gần chiếm tỷ lệ tương đương nhau[ Xem bảng 1.4 – Phụ lục ]
- Cơ cấu tình hình tội giết người theo tái phạm: Tỷ lệ tái phạm tội giết
người chiếm đến ¼ số người đã được xét xử và chấp hành án xong. Trong đó
tái phạm lần đầu luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, hầu như trong 5 năm nghiên cứu
từ 2013 đến 2017 thì tỷ lệ tái phạm lầm đầu đều từ 80% trở lên. [ Xem bảng
1.5 –Phụ lục ]
12
- Cơ cấu tình hình tội giết người theo theo trình độ học vấn : Tỷ lệ tội
giết người cũng phản ánh trình độ học vấn . Trình độ học vấn càng thấp thì tỷ
lệ phạm tội giết người càng cao.[ Xem bảng 1.6 – Phụ lục ]
Qua thống kê cho thấy, tình hình tội phạm giết người nói chung chiếm tỉ
lệ cao, trung bình hằng năm xảy ra hơn 500 vụ; tính chất, mức độ các vụ giết
người ngày càng đặc biệt nghiêm trọng; phương thức, thủ đoạn thực hiện tội
phạm và che giấu tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt; xuất hiện các hành
vi sử dụng hung khí để thanh toán lẫn nhau, giết người do nguyên nhân xã hội
có xu hướng gia tăng, xảy ra một số trường hợp con giết cha, vợ giết chồng....
1.1.3.Tính chất của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
trong thời gian qua
Tội phạm giết người không chỉ thực hiện riêng lẻ mà chúng luôn có đồng
phạm.Trong tổng số 781 vụ án giết người đã được xét xử trong 5 năm từ 2013
đến 2017, có 315 vụ là có nhiều hơn 01 bị cáo – tức là có đồng phạm cùng
thực hiện hành vi phạm tội, chiếm tỉ lệ 40,33%. Từ năm 2014 đến 2017 Tòa
án Đồng Nai đã thụ lý 484 vụ án giết người, tổng số nạn nhân đã chết là 433
người, số nạn nhân bị thương tích là 145 người.
Đặc điểm của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như
sau:
- Đặc điểm về động cơ, mục đích phạm tội:
Tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thường nhằm giải quyết
những mâu thuẫn, xích mích cá nhân, tranh chấp về quyền lợi, lợi ích với
những cá nhân với nhau; phạm tội để thỏa mãn dục vọng thấp kém cá nhân.
Trong nhiều trường hợp là do mê tín dị đoan, vì phong tục tập quán lạc hậu
Trong nhiều trường hợp phạm tội xuất phát từ động cơ ghen tuông, thù tức
hoặc có mâu thuẫn từ trước và sau khi dùng rượu, chất kích thích khác dẫn
đến hành vi phạm tội.
13
Trong thủ đoạn gây án của loại tội phạm này thì có hệ thống những hành
vi của người phạm tội ở các giai đoạn: chuẩn bị gây án, gây án và những hành
vi che giấu tội phạm được thực hiện đầy đủ hay từng phần, bị chi phối bởi yếu
tố khách quan hay chủ quan, kết hợp với việc sử dụng vũ khí và phương tiện
thích hợp nhằm đạt được mục đích đã xác định trước mà người phạm tội
mong muốn. Đối với những vụ giết người có chủ mưu thì hành vi phạm tội
thông thường đều có các giai đoạn thực hiện hành vi phạm tội của mình cụ thể
là :
+ Giai đoạn chuẩn bị gây án: Trước hết người phạm tội thường tìm hiểu
về đối tượng mà chúng muốn xâm phạm tính mạng và chuẩn bị kế hoạch gây
án như: tìm hiểu quy luật sinh hoạt, đi lại của nạn nhân như đi làm rẫy, nương
ở đâu, cùng với ai, thời gian đi làm? và chuẩn bị thời gian, địa điểm gây án,
chuẩn bị công cụ, phương tiện như dao rựa, cây gậy... sau đó phục sẵn hoặc
điều nạn nhân tới địa điểm dự định.
+ Giai đoạn gây án: Có thể thực hiện nhiều cách khác nhau như: Giết
người một cách công khai nơi đông người, ngay tại nơi lễ hội, đám cưới, ma
chay... hoặc tìm đến nơi ở của nạn nhân để thực hiện hành vi. Điều nạn nhân
tới nơi thuận lợi hoặc phục sẵn ở nơi vắng người, hẻo lánh như ở những vùng
rừng núi, ven rừng, rẫy nương để giết hại nạn nhân.
+ Giai đoạn sau khi gây án: Tiêu hủy vật chứng của vụ án, dấu xác nạn
nhân, làm biến dạng khuôn mặt nạn nhân, tiêu hủy xác hoặc đem chôn ngay
sau khi nạn nhân chết. Thủ phạm có thể giả tạo hiện trường tai nạn, tự sát để
che dấu hành vi hoặc bỏ mặc nạn nhân. Có biểu hiện khác thường về tâm lý
như: hoang mang, dao động về tâm lý, tư tưởng, thăm dò việc điều tra vụ án
của cơ quan Công an. Có hành vi đe dọa, khống chế người biết việc. Khi bị
phát hiện, chúng thường lẩn trốn trong các lán trại do nhân dân dựng trên
nương rẫy gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra làm rõ và xử lý tội phạm.
14
- Đặc điểm về địa điểm và thời gian gây án:
Sự hoạt động phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thường biến
động theo thời gian, thời điểm, theo địa bàn và theo tuyến. Địa điểm gây án
thường rất đa dạng xảy ra ở các khu vực rừng núi hoang vu, đi lại khó khăn,
những nơi hẻo lánh, vắng vẻ như trong rừng…
Thời gian gây án là vào những giờ nghỉ ngơi sau những ngày làm việc,
sau khi lao động mệt nhọc, chủ yếu vào khoảng thời gian từ 18 giờ đến sáng
ngày hôm sau.
- Đặc điểm về phương tiện gây án:
Đặc điểm của tội phạm giết người là dùng sức mạnh vật chất tác động
lên thân thể người khác do đó trong quá trình gây án đối tượng luôn có nhu
cầu tìm kiếm phương tiện, hung khí, vũ khí để đạt được mục đích đó là các
loại súng săn, dao, mã tấu, gậy, vật tày. Đối với các chủ thể phạm tội là người
DTTS họ thường sử dụng súng tự chế, dao rựa, dao bầu, gậy… những vật
thường gắn liền với họ trong sinh hoạt, sản xuất.
- Đặc điểm của người bị hại
Trong nhiều vụ án giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, sau khi
xảy ra vụ phạm tội người bị hại thường bị đe dọa về tinh thần, về thiệt hại vật
chất hoặc do không nhận thức được hành vi của người khác gây ra cho mình
là vi phạm pháp luật. Cũng có thể do người bị hại và đối tượng phạm tội có
quan hệ họ hàng, bạn bè, cùng chung sống trong một cộng đồng nhỏ (buôn
làng, xã, huyện), hoặc bị khống chế, hoặc do được hòa giải theo luật tục và do
nhiều nguyên nhân khác nhau mà họ không báo cho công an phường, xã và có
thái độ không muốn hợp tác với cơ quan điều tra.
1.1.4. Độ ẩn của tình hình tội giết người
Về định nghĩa của khái niệm tội phạm ẩn: Có nhiều định nghĩa khác
nhau, nhưng định nghĩa phản ánh được bản chất của khái niệm đặt trong mối
15
quan hệ với phần hiện, với tình hình tội phạm, đó là định nghĩa của PGS.TS.
Phạm Văn Tỉnh: “Là một trong hai phần của tình hình tội phạm, tội phạm ẩn
(hay phần ẩn của tình hình tội phạm) được tạo nên bởi tổng thể các hành vi
phạm tội đã xảy ra trong thực tế, song không được phát hiện, không bị xử lý
theo quy định của pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê tội phạm”
Trên cở sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tội phạm ẩn được chia thành
ba loại: Tội phạm ẩn khách quan; tội phạm ẩn chủ quan ;và tội phạm ẩn thống
kê . Độ ẩn của tình hình tội giêt người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm cả
3 loại tội phạm ẩn này.
Thứ nhất, tội phạm ẩn khách quan: Tội phạm ẩn khách quan là những tội
phạm đã xảy ra trong thực tế, song các cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lí
tội phạm không có thông tin về chúng.
Thứ hai, tội phạm ẩn chủ quan: Tội phạm ẩn chủ quan là những tội phạm
đã xảy ra trong thực tế mà thông tin về chúng đã được cơ quan có thẩm quyền
phát hiện, xử lí tội phạm nắm được, song vì nhiều lý do khác nhau, các tội
phạm đó trong một thời gian nhất định hoặc vĩnh viễn không bị xử lí hoặc
không thể xử lí hoặc xử lí không đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, tội phạm ẩn thống kê: Là toàn bộ các tội danh mà bị cáo bị tòa
án xét xử trong một bản án hình sự nhưng do quy định của pháp luật về thống
kê tội phạm đã không thống kê đủ số tội danh đó nên bị loại ra ngoài con số
thống kê.
Về mặt thực tiễn: Tội phạm ẩn của tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai biểu hiện thông qua ba thông số là : Độ ẩn, thời gian ẩn ,tỉ lệ ẩn . Có
nhiều bị cáo phạm tội không bị phát hiện (tính theo số lần phạm tội đến khi
xét xử trong bản án hình sự sơ thẩm) . Các bị cáo bỏ trốn, truy nã, bị can chưa
xác định được lai lịch. Và nhiều vụ án mạng xảy ra nhưng không được trình
báo cơ quan chức năng.
16
1.2. Thực tiễn công tác phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai trong thời gian qua
1.2.1. Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Công an tỉnh, toàn tỉnh
đã thực hiện đồng bộ các biện pháp công tác nhằm phòng ngừa, đấu tranh có
hiệu quả với các loại tội phạm. Do vậy, tình hình tội phạm nói chung và tội
phạm giết người nói riêng trên địa bàn cơ bản đã được kiềm chế, không để tội
phạm hoạt động một cách công khai, lộng hành, không để hình thành các
băng, nhóm, tổ chức tội phạm hoạt động theo kiểu “Xã hội đen” làm mất
ANTT, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì tình
hình tội phạm giết người trên địa bàn vẫn còn xảy ra nhiều, gây bức xúc trong
quần chúng nhân dân.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai luôn khẳng định được vai trò
trung tâm kiểm sát, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của
mình. Kiểm sát và điều phối toàn bộ quá trình đấu tranh phòng, chống tội giết
người nói riêng và các loại tội khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Mặc dù Nghị
quyết 49/BCT chỉ rõ công tác cải cách tư pháp hiện nay lấy hoạt động xét xử
của Tòa án là trọng tâm nhưng không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng
của ngành Kiểm sát đối với toàn bộ quá trình đấu tranh phòng, chống tội
phạm nói chung và tội giết người nói riêng. Trong tất cả mọi giai đoạn của
quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm đều có sự tham gia của Viện kiểm
sát nhân dân chứ không chỉ giới hạn trong một vài giai đoạn cụ thể. Viện
kiểm sát là chủ thể có quyền ban hành các kiến nghị khắc phục vi phạm và
phòng ngừa tội phạm đến các chủ thể là các cơ quan, tổ chức; thực hiện đồng
thời chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong hoạt động của các cơ quan tư pháp ngay từ giai đoạn thụ lý
giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, khởi tố, cho đến các giai đoạn cuối cùng
17
của quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm như giai đoạn điều tra, xét xử,
thi hành án hình sự và lại tiếp tục trở lại với giai đoạn đấu tranh phòng ngừa
tội phạm xảy ra hay tái phạm. Đó chính là một trong những căn cứ để Quốc
hội quyết định giao cho ngành kiểm sát nhiệm vụ thống kê các số liệu có liên
quan đến hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo tính pháp lý cũng như thống nhất
một nguồn số liệu chính thống duy nhất của nước ta, khắc phục được sự sai
lệch giữa các nguồn số liệu thống kê của các ngành khác nhau như trước đây.
Phòng ngừa tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã
hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân,
điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng
bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Là phương hướng
chính là tư tưởng chỉ đạo trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm,
phòng ngừa không để tội phạm xảy ra; thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ
xã hội mới, không để người dân bị xử lý trước pháp luật, không bị tước quyền
công dân. Nó mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt công tác phòng
ngừa giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của
xã hội, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi người dân. Làm tốt
công tác phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc, tiết kiện ngân
sách Nhà nước, sức lao động của các nhân viên Nhà nước, của công dân trong
các hoạt động điều tra tuy tố xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội, cũng
như trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tội phạm.
Phòng ngừa tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau:
+ Hướng thứ nhất: Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu các
hiện tượng xã hội tiêu cực là những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng
phạm tội và phạm tội cụ thể. Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược và
lâu dài.
18
+ Hướng thứ hai: Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội
phạm xẩy ra. Đây cũng là một hướng quan trọng không thể xem nhẹ, bởi trong
thực tế những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm vẫn
tồn tại, hoạt động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nên tội
phạm vẫn xẩy ra. Hướng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời
phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, cải tạo người phạm tội trở thành
người công dân lương thiện.
- Phòng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối kết
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các công dân.
Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm là khắc phục, thủ tiêu các
nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm
giảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội
Để đánh giá kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội giết người trong
thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – với nguồn số liệu thống kê của
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai – bằng cách so sánh động thái của tội
giết người với động thái dân số và mật độ dân số của tỉnh Đồng Nai trong 05
năm 2013 – 2017. Về lý thuyết cũng như thực tiễn đều có thể xác định mức
độ tội giết người có mối quan hệ tỷ lệ thuận với dân số và mật độ dân số trong
cùng kỳ trên cùng một địa bàn. Kết quả so sánh thực tế cho thấy, trong khi cả
dân số lẫn mật độ dân của tỉnh Đồng Nai trong 05 năm qua luôn tăng đều
hàng năm thì tội giết người lại có động thái giảm khá nhanh trong giai đoạn
đầu từ 2008 đến 2010 rồi sau đó mới tăng chậm trong giai đoạn sau từ 2010
đến 2012. Nếu mở rộng phạm vi so sánh ra đến thời kỳ 10 năm từ 2003 đến
2012 thì càng dễ dàng nhận thấy những thành công của Công an tỉnh Đồng
Nai trong công tác đấu tranh phòng, chống tội giết người bởi sau một chu kỳ
biến động 10 năm với động thái tăng dần đều của dân số và mật độ dân số thì
số tội phạm giết người dù có biến đổi không theo qui luật rõ ràng nhưng số
19
lượng những trường hợp phải xử lý về tội giết người trong năm cuối của chu
kỳ lại giảm chút ít so với thời điểm bắt đầu chu kỳ 10 năm trước đó về số vụ
(năm 2003: 211 vụ, năm 2012: 202 vụ) và giảm khá nhiều về số bị cáo (năm
2003: 619 bị cáo, năm 2017: 283 bị cáo).
Kết quả công tác đấu tranh phòng ngừa tội giết người còn được thể hiện
kết quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan mà chủ yếu
là ba ngành Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an nhân dân), Viện kiểm sát
nhân dân và Tòa án nhân dân. Trong 05 năm qua, tại tỉnh Đồng Nai chưa
xảy ra trường hợp nào Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm phải tuyên bị cáo hoàn
toàn không phạm tội giết người như Cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát. Cả
04 trường hợp Viện kiểm sát đình chỉ giải quyết và 01 trường hợp Tòa án phải
đình chỉ xét xử đều do bị can chết vì bệnh lý trong quá trình giải quyết vụ án.
Số lượng các trường hợp Cơ quan điều tra phải đình chỉ điều tra do không
phạm tội vẫn còn nhưng đã giảm đáng kể so với cùng kỳ.
Có được những kết quả kể trên là do Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể
và quần chúng nhân dân tỉnh Đồng Nai đã cùng nỗ lực phấn đấu thực hiện
đồng bộ hệ thống các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung –
tội giết người nói riêng. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đồng Nai cũng phát
huy truyền thống năng động để đi đầu trong cả nước về việc vận dụng linh
hoạt, sáng tạo các biện pháp đặc thù riêng trong công tác đấu tranh phòng,
chống tội giết người phù hợp với đặc điểm của tỉnh Đồng Nai. Trong lĩnh
vực tư pháp hình sự, tỉnh Đồng Nai là đơn vị đầu tiên trong cả nước đề xuất
thí điểm thực hiện mô hình cai nghiện tập trung đối với những người nghiện
ma túy để giảm bớt tác hại và các hệ quả phái sinh từ tệ nạn ma túy đối với xã
hội cũng như với tình hình tội phạm; tiên phong trong xây dựng mục tiêu 3
giảm của cả nước…
1.2.2. Những hạn chế trong công tác phòng ngừa tội giết người trên địa
20
bàn tỉnh Đồng Nai
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì vẫn gặp nhiều khó khăn trong
công tác phòng ngừa tội giết người trên địa bản tỉnh Đồng Nai . Cụ thể như
sau:
Các quyết định khởi tố bị hủy bỏ nhiều do chưa đủ căn cứ điều tra.
Nhiều vụ án phải tạm đình chỉ khi hết thời hạn điều tra do các nguyên
nhân khác nhau. Cơ quan điều tra đã phải tạm đình chỉ điều tra 131 vụ án và
62 bị can đã khởi tố về tội giết người, trong đó đa số là do hết thời hạn điều
tra không phát hiện được người thực hiện hành vi (99 vụ) và do bị can bỏ trốn
chưa bắt được (47 bị can) hoặc phải bắt buộc chữa bệnh (15 bị can). Ngoài ra,
các cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định đình chỉ điều tra 16 vụ án và
14 bị can đã khởi tố về tội giết người do các nguyên nhân như bị can bị bệnh
tâm thần khi thực hiện hành vi, bị can chết vì bệnh lý trong quá trình giải
quyết vụ án.
Nhiều vụ án bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành
tố tụng vẫn còn cao. Trong tổng số 781 vụ án đã được xét xử sơ thẩm trong
05 năm qua, số vụ án Tòa án đã ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để
điều tra bổ sung là 159 vụ; số vụ Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Cơ quan
điều tra để điều tra bổ sung là là 125 vụ (trong đó, trả điều tra bổ sung theo
yêu cầu của Tòa án là 77 vụ).
Hội đồng xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tuyên
xử 38 bị cáo một tội danh khác với tội giết người mà Viện kiểm sát đã truy tố
trong thời gian 05 năm qua. Phổ biến là các tội danh giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh (04 bc), tội giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng (01 bc) tội cố ý gây thương tích (28 bc), tội gây rối trật
tự công cộng (04 bc), tội không tố giác tội phạm (01 bc). Trong những trường
hợp này, Viện kiểm sát đã kháng nghị và được cấp phúc phẩm chấp nhận
21
kháng nghị, tuyên áp dụng tội danh giết người như truy tố là 08 trường hợp.
Ngoài những trường hợp đó ra, trong 05 năm từ 2008 đến năm 2012, Hội
đồng xét xử cấp phúc thẩm còn tuyên hủy 06 bản án hình sự sơ thẩm của Tòa
án nhân dân tỉnh Đồng Nai về tội giết người để điều tra, xét xử lại do có vi
phạm các qui định về tố tụng hình sự. Các trường hợp này đều đã được xét xử
lại và kết quả xét xử vẫn đúng như truy tố ban đầu của Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Đồng Nai .
Ngoài ra, số người tái phạm chiếm tỷ lệ khá nhiều. Sở dĩ để xảy ra những
tồn tại hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân. Chưa thống nhất quan điểm giữa
các chủ thể tiến hành tố tụng về các vấn đề có liên quan đến vụ án; ví dụ có sự
không thồng nhất giữa các giai đoạn như truy tố và điều tra. Ví dụ: Một mặt,
truy tố là chức năng quan trọng của Viện kiểm sát nhằm áp dụng các biện
pháp cần thiết do luật định để kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn
bộ các hành vi tố tụng mà Cơ quan điều tra có thẩm quyền đã áp dụng; để loại
trừ những hậu quả tiêu cực của các sai lầm hoặc sự lạm dụng đã bị bỏ lọt
trong hai giai đoạn tố tụng hình sự trước đó; mặt khác, quyết định truy tố của
Viện kiểm sát thông qua bản cáo trạng thể hiện hoạt động chứng minh trên cơ
sở các tài liệu của hồ sơ của vụ án (nhất là kết luận điều tra) tính chất lỗi của
hành vi phạm tội, lỗi của bị cáo trong việc thực hiện tội phạm để góp phần có
hiệu quả trong việc chuẩn bị cho giai đoạn xét xử của Tòa án, loại trừ những
thiếu sót hoặc hậu quả tiêu cực tiếp theo có thể xảy ra do việc xét xử thiếu
công minh, vô căn cứ và không đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm và làm
oan những người vô tội;Và cuối cùng, chính vì vậy, truy tố là một giai đoạn tố
tụng hình sự quan trọng để cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của
công dân trong các giai đoạn trước khi xét xử tại Tòa án. Nếu không có sự kết
hợp nhuần nhuyễn các giai đoạn thì dễ dẫn đến xử lý sai.
22
Do sự yếu kém về năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm chưa cao
của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội
phạm; do đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ tư pháp hình sự còn thiếu về số
lượng và chưa được đào tạo đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ; do cơ sở vật
chất kỹ thuật chưa đảm bảo phục vụ tốt cho công tác; do giới hạn của thời hạn
điều tra theo luật định so với tính chất phức tạp của vụ án có nhiều bị can hay
bị can có nhiều nơi cư trú khác nhau – kể cả ở những tỉnh/thành khác… nên
Cơ quan điều tra thường phải kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát và đề
nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung để có thêm thời gian tiếp tục điều tra… Những
nguyên nhân này đều đã được các cơ quan tiến hành tố tụng tại tỉnh Đồng Nai
xác định và có phương hướng phối hợp với Đảng bộ, chính quyền thành phố
cũng như Chính phủ và liên ngành trung ương sớm khắc phục trong thời gian
tới.
Tiểu kết chương 1
Tội giết người là loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng, xâm hại trực tiếp đến tính mạng, quyền sống của con người. Vì vậy,
việc nghiên cứu loại tội phạm này ở nhiều ngành khoa học luôn được quan
tâm. Ở gốc độ tội phạm học các công trình khoa học nghiên cứu vè tình hình
tội giết người trong xu thế ngày càng gia tăng về số lượng và hậu quả nghiêm
trọng, nguyên nhân và điều kiện phạm tội ngày càng phức tạp, khó lường với
hệ thống phòng ngừa chưa thật hiệu quả thì việc nghiên cứu để tìm ra những
cơ sở khoa học và thực tiễn để phòng ngừa càng trở nên có ý nghĩa và cấp
thiết.
Chương 1 cũng đã tập trung phân tích những thành tựu và những hạn chế
của công tác đấu tranh phòng, chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
trong thời gian qua bằng phương pháp phân tích quá trình có kết hợp với số
liệu cụ thể. Qua đó khẳng định những kết quả đạt được đáng ghi nhận của
23
Đảng bộ, chính quyền và các cơ quan tiến hành tố tụng tại tỉnh Đồng Nai –
trong đó có vai trò trung tâm của ngành kiểm sát – trong hoạt động phòng
ngừa tội giết người. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế chưa được khắc
phục để tiếp tục có hướng hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Để tiếp tục phát huy những thành tựu, khắc phục hạn chế đã nêu nhằm
chặn đứng động thái gia tăng của tình hình tội giết người trong giai đoạn 2014
đến 2017 như hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì cần tiếp tục có những
nghiên cứu sâu hơn dưới góc độ tội phạm học về nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội giết người. Đó sẽ là nội dung được trình bày trong chương 2
của luận văn.
24
Chương 2
NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Lý luận chung về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
giết người
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người được lý giải trên
cơ sở tiếp cận phương pháp luận về mối quan hệ biện chứng giữa nguyên
nhân và kết quả của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong triết học
Mác-Lênin.
Về mặt lý luận, mối quan hệ giữa tình hình tội phạm và các tội phạm cụ
thể là mối quan hệ tuân theo quy luật giữa toàn thể và bộ phận, cái chung và
cái đơn nhất, giữa hệ thống và bộ phận6
. Theo trình tự vận động của nhận
thức bắt nguồn từ nhận thức sự vật cá biệt và riêng biệt rồi mới tiến gần đến
nhận thức sự vật nói chung. GS.TSKH. Đào Trí Úc cho rằng mối quan hệ
giữa tình hình tội phạm và các tội phạm cụ thể là mối quan hệ tuân theo quy
luật giữa toàn thể và bộ phận, cái chung và cái đơn nhất, giữa hệ thống và bộ
phận. Các quan niệm khác nhau về tội phạm và kẻ phạm tội cũng như nguyên
nhân của tội phạm, của việc hình thành con người phạm tội được hiểu một
cách khác nhau và do đó ta có thể nói tới những mô hình nhận thức lịch sử
khác nhau.
Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là tình hình tội phạm
cụ thể nằm trong bức tranh tổng thể của tình hình tội phạm nói chung nên
chúng được vận động theo quy luật của tình hình tội phạm nói chung ở Đồng
Nai trong giai đoạn 2013 đến 2017 được nhận thức qua phần ẩn, phần hiện và
được phản ánh qua 04 chỉ số: Thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất. Những
nội dung này thể hiện rất chân thực phản ánh từ thực tiễn điều kiện tự nhiên,
kinh – xã hội và đời sống văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
25
2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua
2.2.1. Các yếu tố thuộc về đặc điểm địa lý, dân cư
- Đặc điểm địa lý: Đồng Nai có vị trí, địa hình thuận lợi ở nhiều mặt,giao
thoa giữa cao nguyên Trung bộ và đồng bằng Bắc bộ; phía Đông giáp tỉnh
Bình Thuận, Bắc giáp Lâm Đồng, Tây Bắc giáp Bình Dương, Bình Phước;
Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; có
quốc lộ trực tiếp đến các đô thị trong khu vực, đường sắt xuyên Việt qua địa
bàn Đồng Nai dài 85 km, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và sân bay quân sự
Biên Hòa là cầu hàng không thường trực; bến cảng Thị Vải, đủ để giao
thương với tàu vạn tấn đến từ khắp nơi. Với vị trí này, Đồng Nai như là nút
giao thông, giao lưu kinh tế - văn hóa trong vùng kinh tế trọng điểm ở phía
Nam.Những tuyến giao thông này đã tạo điều kiện rất lớn cho việc lưu thông
hàng hóa giữa Đồng Nai và các tỉnh trong nước cũng như trên thế giới, qua đó
góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Do đó, hệ thống đường
giao thông đã không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện trong thời gian qua.
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn còn nhiều hệ thống giao
thông chưa được nâng cấp, sửa chữa kịp thời, nhiều vùng sâu, vùng xa chưa
được cải thiện về giao thông và thông tin liên lạc. Tình hình trên gây khó
khăn rất lớn trong công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, tuần tra kiểm
soát, tổ chức các biện pháp phòng ngừa, công tác nắm tình hình, nhất là trong
công tác tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm…
- Đặc điểm dân cư:Dân số tỉnh Đồng Nai gần 3000 người, đông hàng
thứ 5 của Việt Nam, đứng hàng thứ hai trong số các tỉnh thành miền Đông
Nam bộ. Mật độ dân số theo tỉ lệ 421 người/ km2 . Có trên 30 thành phần
dân tộc sinh sống như Chơro, Mạ, Kơho, Xtiêng, người Hoa…Trên địa bàn
tỉnh có sáu tôn giáo chính đó là Thiên Chúa giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Tin
26
Lành, Đạo Hồi, Hoà Hảo, trong đó chủ yếu là Thiên Chúa giáo và Đạo Phật.
Trong những năm qua, tình trạng di dân tự do đến Đồng Nai diễn biến hết
sức phức tạp với đủ các thành phần.Trước thực trạng dân số đông, không
thuần nhất, tốc độ dân số tăng nhanh, nhất là tăng “cơ học” đã kéo theo
nhiều vấn đề phức tạp về trật tự an toàn xã hội, trở thành gánh nặng đối với
tỉnh Đồng Nai, nhất là trong công tác quản lý con người, nắm tình hình,
quản lý đối tượng, không ít đối tượng hình sự đã lợi dụng tình hình này để
hoạt động phạm tội và lẩn trốn.
2.2.2. Các yếu tố thuộc về đặc điểm môi trường xã hội
Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đốì với con người. Nhất là tuổi trẻ thì
sự tác động của môi trường càng to lớn hớn nhiều. Bởi lẽ, tuổi nhỏ thường
hay bắt chước, chúng chưa đủ nhận thức để phân biệt đúng - sai, chỉ thấy
người chung quanh làm gì thì chúng lại làm theo ngay, nhất là những tật xấu
thói hư. Ngay từ trong gia đình, ông bà, cha mẹ, anh em không làm gương,
không giữ được hòa khí, nói năng không lịch sự là mầm móng gây nên ảnh
hưởng không tốt cho tuổi thơ. Đến lớp học, thường xuyên tiếp tục quan hệ với
bạn xấu, lười học hay phá phách thì thói hư tật xấu ấy càng thâm nhập vào
tâm tính của đứa trẻ. Để rồi lớn lên những tệ nạn xã hội, những thói ăn chơi
bên ngoài dần dần lôi cuốn, quyến rũ để dẫn đến những hành vi không tốt và
cuối cùng trở thành những phần tử xấu của xã hội. Đây là điều tất yếu và khó
tránh khỏi, bởi “những vết mực đen” lan rất nhanh và khi dính vào thì cũng
khó “tẩy” ra.
Môi trường sống là một hệ thống lớn, có thể được chia nhỏ để nghiên
cứu. Có hệ thống vĩ mô và vi mô hay hệ thống tự nhiên và xã hội. Tất cả đều
là những hệ thống đồng bộ, song khó xác định về chủ thể. Ở một cách tiếp
cận tương đối, tức là chấp nhận có đúng sai, có hạn chế nhất định, nhưng có
tính khả thi cao, bao quát và đặc biệt là có chủ thể để bàn luận là hệ thống mà
27
trong đó, môi trường sống được chia thành nhiều tiểu hệ thống khác nhau để
nghiên cứu. Để phù hợp với đề tài luận văn, tác giả cho rằng môi trường sống
ở đây được nghiên cứu là môi trường kinh tế - xã hội; môi trường văn hóa,
giáo dục; môi trường chính sách, pháp luật; môi trường về hoạt động quản lý
nhà nước; môi trường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng
chống tội phạm, đặc biệt là tội giết người; môi trường hoạt động đấu tranh ,
phòng chống tội phạm. Những môi trường trên có tính đặc trưng là cơ sở để
xem xét các yếu tố tiêu cực, những sai lệch với chức năng của các thiết chế
đó và và khi chúng tương tác với các yếu tố tiêu cực khác đã làm phát sinh
những hành vi phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian
qua.
2.2.2.1. Các yếu tố thuộc phạm vi gia đình
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng đầu tiên, là môi trường xã hội gần gũi,
quan trọng nhất, nơi các tương tác xã hội hằng ngày của thanh niên diễn ra
thường xuyên nhất. Với tư cách là “tế bào”, là thiết chế cơ bản của xã hội, gia
đình là nơi nuôi dưỡng con người về thể chất và tinh thần. Gia đình có vai trò
quan trọng trong việc duy trì, gìn giữ và trao truyền các giá trị đạo đức, truyền
thống văn hóa dân tộc và động viên các thành viên của mình phấn đấu theo
đúng chuẩn mực của xã hội. Đồng thời, gia đình vừa là màng lọc mà thông
qua đó thanh niên tiếp nhận một cách có chọn lọc những tác động văn hóa từ
bên ngoài, vừa như tấm lá chắn bảo vệ họ khỏi những tác động tiêu cực của
xã hội. Gia đình chính là một trong những “yếu tố bảo vệ” quan trọng nhất
đối với thanh niên Việt Nam. Vai trò to lớn của gia đình đối với sự phát triển
nhân cách và lối sống của thanh niên càng được khẳng định khi gia đình là
nơi tin cậy để họ tham vấn các vấn đề quan yếu trong cuộc sống như sức
khỏe, công việc, hôn nhân, tình yêu, tín ngưỡng tôn giáo…
Trong quan niệm của Ph.Ăngghen, gia đình không chỉ dựa trên nền tảng
28
cơ bản nhất là nền sản xuất vật chất, mà còn dựa trên cơ sở tình yêu. Trong xã
hội thông tin, gia đình hạt nhân – kiểu gia đình phổ biến của xã hội tư bản –
vẫn tồn tại nhưng không còn là kiểu gia đình thống trị. Ngoài nó, còn có
những hình thức tổ chức gia đình mới. Sự phát triển của công nghệ thông tin
đang tác động mạnh mẽ, cả tích cực lẫn tiêu cực, đến đời sống gia đình. Để
bảo vệ sự bền vững của gia đình trong xã hội hiện đại, nhân loại, một mặt,
phải phấn đấu xây dựng một nền tảng kinh tế ngày càng tốt hơn, mặt khác,
phải bảo tồn và phát huy giá trị tích cực của những nhân tố phi vật chất, đặc
biệt là truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc trên lĩnh vực này
Một số gia đình thiếu quan tâm đến việc quản lý, chăm sóc, giáo dục con
cái; Những gia đình có cấu trúc không cơ bản bền vững, như mồ côi bố hoặc
mẹ hay bố mẹ li dị, ly thân không có người chăm sóc dạy dỗ con cái, thiếu
tình cảm, thiếu thốn về kinh tế nên dễ bị ảnh hưởng của những hiện tượng tiêu
cực và phạm pháp.
Một trong những nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng đó là sự
buông lỏng quản lý, chưa phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các
tổ chức xã hội trong việc quản lý giáo dục các em hoặc phương pháp giáo dục
chưa sâu sát… Một số gia đình còn nuông chiều con cái để chúng ăn chơi đua
đòi, giao lưu với kẻ xấu, sống buông thả, sa ngã vào con đường phạm tội.
Thực tiễn tại tỉnh Đồng Nai thời gian qua cho thấy các vụ án giết người
xảy ra trong phạm vi gia đình chiếm tỉ lệ không cao mà tội giết người chủ yếu
xảy ra là ở những nơi công cộng. Đối với các vụ án giết người trong phạm vi
gia đình thì đa số đều là các gia đình có mối quan hệ lỏng lẻo (ly thân, ly hôn,
sống chung không đăng ký kết hôn, thiếu vắng sự quản lý của ông bà, cha
mẹ…) hoặc có mâu thuẫn gay gắt giữa các thành viên trong gia đình như vụ
Huỳnh Tiến Dũng (SN 1976) dùng xăng đốt chết chị Phan Ngọc Chanh (SN
1978) tại nhà trọ ở phường Tân Hiệp, Tp Biên Hòa vào ngày 09/6/2011 do
29
trong thời gian chung sống với Dũng (có làm đám cưới, không đăng ký kết
hôn) chị Chanh có quan hệ với người đàn ông khác và có lời nói thách thức
Dũng; Vụ Đỗ Văn Rong (SN 1963) đâm chết anh ruột là Lê Văn Mon (SN
1961) xảy ra ngày 27/10/2010 ở phường Hố Nai, Tp Biên Hòa xuất phát từ
việc Mon cự cãi nhau, cho rằng Rong làm hàng rào lấn qua đất nhà mình; Vụ
Nguyễn Vũ Kim Sa đâm chết anh là Nguyễn Ngọc Phương cũng xuất phát từ
mâu thuẫn trong sinh hoạt hàng ngày do sống sát nhà nhau trên diện tích đất
chung của cha, mẹ để lại; Vụ Trần Ngọc Hoài Oanh đâm chết chú ruột là Trần
Văn Xinh vào khoảng 18 giờ ngày 10/11/2014 tại nhà ở khu phố 3, phường
Trảng Dài thấy cha và chú đi uống rượu về gây gổ, cự cãi, đánh nhau bằng tay
không…
Đối với các khu vực nhà trọ dành cho người lao động nhập cư, người lao
động có thu nhập thấp thì sự thiếu vắng những sinh hoạt gia đình đã đẩy hầu
như toàn bộ dân cư khu vực này vào những hoạt động dễ phát sinh mâu thuẫn
dẫn đến giết người như nhậu nhẹt say sưa, đánh bài, tụ tập đua xe, chọc phá
người khác v.v..
2.2.2.2. Các yếu tố thuộc phạm vi nhà trường
Nếu gia đình là cái nôi thứ nhất, thì nhà trường là cái nôi thứ hai góp
phần quan trọng vào việc giáo dục và rèn luyện con người. Nhà trường ngoài
việc truyền thụ kiến thức, còn làm nhiệm vụ giáo dục những phẩm chất nhân
cách của học sinh và hoàn thiện những nhân cách ấy. Bên cạnh những thành
tích tốt đẹp mà nhà trường dành được, còn có những hạn chế trong công tác
giáo dục. Những thiếu sót đó tạo ra nhiều nguyên nhân và điều kiện thuận lợi
tác động đến đối tượng tiềm ẩn nguy cơ phạm tội
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới năm 2012 về sự
phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục đạo đức, lối sống cho
học sinh, gần 80% các bậc cha mẹ cho rằng việc học tập và rèn luyện đạo đức
30
của con cái là mối quan tâm hàng đầu của gia đình và gần 75% cha mẹ luôn
dành thời gian tâm sự với con. Có nghiên cứu cho thấy các bậc cha mẹ ngày
nay không chỉ quan tâm tới vấn đề giáo dục đạo đức mà còn quan tâm tới
những cách thức để giáo dục hiệu quả, như tạo sự thoải mái trong trò chuyện,
qua đó tạo ra sự kết nối tình cảm, tìm hiểu tâm tư của con cái để có hướng
điều chỉnh phù hợp, cung cấp kiến thức, giáo dục kỹ năng sống...
Bên cạnh đó, một bộ phận cha mẹ chưa quan tâm, hoặc không có thời
gian quan tâm tới việc giáo dục con cái. Số liệu từ điều tra của Viện Nghiên
cứu Gia đình và Giới năm 2012 cho biết chỉ có 46% cha mẹ trong mẫu điều
tra thường xuyên nói chuyện trao đổi với con, có tới 10,1% cha mẹ hoàn toàn
không nói chuyện với con. 32,1% số cha mẹ gặp khó khăn trong việc bố trí
thời gian dành cho con cái.
Lý do thiếu thời gian ở cha mẹ có thể bắt nguồn từ gánh nặng kinh tế và
công việc khiến cha mẹ có thể nắm được kết quả học tập của con, chứ không
thể cùng con chia sẻ tâm tư hay định hướng nhận thức. Khó khăn về thời gian
của cha mẹ có quan hệ mật thiết với trình độ học vấn và nghề nghiệp của họ.
Nhóm cha mẹ có trình độ từ đại học trở lên thì việc bố trí thời gian cho con
cái gặp nhiều khó khăn nhất, sau đó đến nhóm cán bộ công nhân, viên chức
nhà nước, tiếp đó là nhóm kinh doanh dịch vụ, và cuối cùng là nhóm cha mẹ
làm nông nghiệp. Nhóm cha mẹ ở nông thôn thường dành ít thời gian chăm
sóc giáo dục con cái hơn so với cha mẹ ở thành phố. Có thể thấy rằng, môi
trường thành thị nhiều nguy cơ, nhận thức của cha mẹ ở thành thị về vấn đề
giáo dục con rõ rệt hơn khiến cho việc nuôi dạy con cái được coi trọng hơn,
và dù khó khăn, các gia đình thành thị vẫn phải bố trí thời gian dành cho con
cái nhiều hơn so với các gia đình nông thôn.
Hậu quả của việc ít thời gian dành cho con cái, đặc biệt là con tuổi vị
thành niên, là mức độ gắn kết lỏng lẻo trong gia đình, cha mẹ chưa kiểm soát
31
được hành vi con cái kịp thời và không phòng, ngừa được những hành vi lệch
chuẩn của con cái
Ví dụ: Bị cáo Dương Văn Đỉnh (SN 2002) là học sinh trường nội trú Bùi
Thị Xuân đâm chết Hoàng Thanh Quang (SN 2002) ngay tại sân trường vào
chiều ngày 08/5/2016 do Đỉnh bị Quang cùng một nhóm học sinh trong
trường khác ức hiếp và gây sự đánh nhau; vụ Trương Mạnh Tiền (SN 2001) là
học sinh trường THCS xã Phước Tân, Tp Biên Hòa đâm chết Lê Thanh Tùng
vào ngày 06/11/2017 do thường xuyên bị Tùng bắt nạp và hăm dọa kêu
“chiến hữu” bên ngoài vào đánh Tiền; vụ Nguyễn Quốc Tính (tức Long, SN
2000) do bị Lê Văn Ngọc Tân (tức Vui, SN 1999) là học sinh cá biệt đã nghỉ
học nhưng vẫn thường xuyên gây sự, trấn lột tiền và đánh Tính nên Tính nên
đã dùng dao dao xếp đâm chết Tân vào ngày 16/01/2013; vụ Phan Quốc
Nghĩa (SN 2000) là học sinh lớp 8 Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện
Long Thành do bênh vực bạn gái nên đã đâm chết Nguyễn Văn Thành vào
ngày 25/11/2011 trong vụ ẩu đả giữa hai nhóm nữ sinh…
2.2.2.3. Các yếu tố thuộc phạm vi xã hội
Không ít ý kiến cho rằng, sự gia tăng tội phạm giết người do nguyên
nhân xã hội là mặt trái của nền kinh tế thị trường. Cách nhìn nhận này dễ nảy
sinh tâm lý chấp nhận ở một mức độ nào đó những hiện tượng tiêu cực trong
xã hội hiện nay và khó tìm được giải pháp khả thi để khắc phục. Thật ra nền
kinh tế thị trường không trực tiếp tạo ra tội phạm, mà chính những người sống
trong môi trường đó, khi không được rèn luyện để có kỹ năng ứng phó hiệu
quả với những tình huống phức tạp, dễ gây căng thẳng và nảy sinh hành vi
phạm tội.
Theo thống kê của ngành công an, 60 - 70% số vụ án giết người do các
nguyên nhân xã hội trong năm 2010 là có tính bột phát, nhất thời; khoảng
20% số vụ do người thân, ruột thịt, họ hàng gây ra. Nguyên nhân chủ yếu bắt
32
nguồn từ mâu thuẫn trong sinh hoạt, đôi khi rất nhỏ nhặt (vụ em rể đặt thuốc
nổ vào xe máy khiến chị dâu thiệt mạng ở Bắc Ninh gần đây là một dẫn
chứng đau lòng). Con số này cũng chỉ ra những bất cập trong một số kỹ năng
sống của người phạm tội, như thiếu tự tin, khả năng kiềm chế, tự chủ kém,
trong khi về xúc cảm thường có cường độ mạnh, nhưng dễ thay đổi; tính hay
phô trương, bốc đồng nổi trội trong khi nhu cầu nhận thức nghèo nàn...
Tâm lý con người luôn diễn biến tùy vào những tình huống cụ thể mà
mỗi cá nhân gặp phải trong cuộc sống. Ðiều quan trọng là mỗi người biết
kiềm chế những biểu hiện không lành mạnh để hành động tích cực thắng thế.
Nhưng, dường như định hướng giáo dục còn thiếu chú trọng bồi đắp những
kỹ năng tự suy xét và đánh giá, cũng như khả năng tự kiềm chế những biểu
hiện không mong muốn trong tính cách mỗi người. Trong khi đó, một số nét
tính cách được xem là mang tính "truyền thống" như sĩ diện, nhiều khi chỉ là
"sĩ diện hão" vẫn còn phổ biến và làm sai lệch đi giá trị đích thực của lòng tự
trọng. Sự thiếu hụt những kỹ năng nêu trên và những phẩm chất cần thiết dễ
làm cho con người có hành vi bột phát không kiểm soát được khi ở vào tình
huống căng thẳng.
Ngoài ra, thiếu hụt ý thức trách nhiệm cũng là tác nhân. Một khiếm
khuyết trong giáo dục là không đồng hướng nuôi dưỡng và củng cố phẩm
chất quan trọng nói trên. Gia đình và xã hội có vai trò rất lớn trong giáo dục
thế hệ trẻ. Vậy mà ở không ít gia đình, cha mẹ thường có tâm lý chăm lo, bao
bọc cho con đến mức không ít trẻ không có thói quen suy nghĩ về bản thân
như chủ thể cuộc sống chính mình, chịu trách nhiệm về những hành vi của
mình. Trong khi đó, không ít bản tin hay bài báo bình luận về một vụ việc
nghiêm trọng do thanh thiếu niên gây ra, các tác giả thường có xu hướng
phiến diện, nhấn mạnh trách nhiệm của xã hội, gia đình, mà ít đề cập đến
trách nhiệm của các em với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội.
33
Cách tiếp cận này nhiều khi đã vô tình ảnh hưởng không mong muốn đến việc
hình thành ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ. Nếu trước khi thực hiện hành vi,
các em có kỹ năng tự kiềm chế, có khả năng tự suy xét tình huống cùng sự
gắn kết với trách nhiệm của bản thân trong các mối quan hệ xã hội thì chưa
chắc những vụ việc đau lòng đã xảy ra.
Bất kỳ hành vi nào của cá nhân cũng chịu tác động của môi trường bên
ngoài và diễn biến tâm lý bên trong. Những tác nhân thuộc môi trường bên
ngoài rất đa dạng. Từ toàn bộ bối cảnh xã hội với những hiện tượng xã hội
khác nhau, đặc biệt những hiện tượng tiêu cực trong xã hội đó đến những
hoàn cảnh cụ thể như một khung cảnh thuận lợi, vắng vẻ, một sự va chạm
giao thông không mong muốn, một câu nói không muốn nghe từ người
khác...Trong những tình huống cụ thể, hành vi của cá nhân được thực hiện
theo cách nào phụ thuộc rất nhiều vào định hướng giá trị sống của họ. Trong
những thời kỳ mà xã hội có nhiều thay đổi thì định hướng giá trị sống của con
người cũng có những đổi thay. Từ chỗ thiên về coi trọng giá trị tinh thần, nay
chuyển sang giá trị vật chất; từ chỗ những giá trị xã hội được đề cao, nay
chuyển sang giá trị cá nhân được coi trọng... Với một xã hội còn tồn tại nhiều
hiện tượng tiêu cực như nạn tham nhũng, tham ô khi mà ý thức trách nhiệm
của mỗi cá nhân chưa được đề cao cũng như chưa cảm nhận được những triển
vọng tích cực trong các phong trào xã hội đấu tranh với các hiện tượng tiêu
cực... thì những giá trị vật chất, vì lợi ích cá nhân rất dễ thắng thế những giá
trị vì lợi ích xã hội, lợi ích của những người chung quanh và những giá trị tinh
thần như tình người, tình ruột thịt, lòng hiếu thảo...
Ðáng báo động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhiều trường hợp phạm tội
chưa hề có tiền án, tiền sự, được nhìn nhận là sống tốt nhưng đã trở thành
hung thủ gây án "nhất thời" phạm tội, hành vi diễn ra trong thời gian ngắn,
giữa thủ phạm và nạn nhân nhiều khi không quen biết nhau từ trước. Tuy
34
nhiên, tính "nhất thời" đó chỉ là biểu hiện bên ngoài, mà thực chất hành vi
phạm tội là hậu quả của những tâm trạng không mong muốn, suy tư không lối
thoát được tích tụ trong cả một thời gian dài, nay được bộc lộ ra trong những
tình huống có tính chất kích động. Bản thân người phạm tội thiếu các kỹ năng
tự kiềm chế, giải tỏa các bức xúc tích tụ trong người; trong khi những người
chung quanh thiếu kỹ năng "biết dừng đúng lúc", khiến sự cãi vã, tranh luận
đã tạo ra tình huống kích hoạt. Và hành vi phạm tội dễ xảy ra khi có "sự bắt
nhịp" của cả hai nhóm nhân tố chủ quan và khách quan.
Nhằm giảm đến mức thấp nhất những hành vi phạm tội do nguyên nhân
xã hội, bên cạnh việc xây dựng lối sống với tư duy tích cực, luôn tin tưởng
trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào cũng sẽ tìm ra lối thoát, thì việc hình
thành kỹ năng sống, đặc biệt kỹ năng tự kiểm soát và giải tỏa những bức xúc,
kỹ năng suy xét và giải quyết vấn đề cũng như ý thức trách nhiệm cho thế hệ
trẻ là rất quan trọng. Cần đưa lối sống với tư duy tích cực và những kỹ năng
này trở thành một nét văn hóa sống. Ðể làm được điều này, trách nhiệm
không chỉ trên vai nhà trường, mà phải của toàn xã hội.
Thực tiễn cho thấy, có những vụ án giết người xảy ra xuất phát từ những
vấn đề như vấn đề như thói quen gia trưởng, độc đoán, trọng nam khinh nữ,
“năm thê bảy thiếp” v.v.. là những tồn dư của xã hội phong kiến không được
pháp luật hiện nay bảo hộ. Điển hình như vụ án: Ví dụ: Huỳnh Minh Lai, SN
- 1987 và chị Thạch Thanh Tiền, SN - 1992, cùng ngụ tại: ấp Tắc Hố, xã
Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Kết hôn với nhau năm 2010 và đã
có 02 người con chung là Huỳnh Thị Minh Thư, SN - 2012 và Huỳnh Minh
Tiến, SN - 2014. Nhưng vì mâu thuẫn gia đình mà Lai đã giết vợ.
2.2.3.Ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường:
Sự phát triển về kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân hóa
giàu nghèo giữa các vùng dân cư ở tỉnh Đồng Nai nhanh chóng và ngày càng
35
sâu sắc.Trong thực tế có thể thấy sự tác động của nền kinh tế thị trường vào đời
sống người dân làm ảnh hưởng theo lối sống thực dụng, đạo đức của một bộ
phận người trong cư dân bị xuống cấp, họ coi trọng quá mức các giá trị vật
chất, sống vị kỷ... Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật, kể cả
giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.2.4 Những phong tục, hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại trong các mặt đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội và ăn sâu vào ý thức của một bộ phận người dân
Với nhiều nguyên nhân lịch sử để lại, ở các vùng người dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn còn tồn tại các phong tục tập quán, các hủ tục
lạc hậu, phản khoa học mà cho đến nay vẫn còn duy trì như cúng bái khi bị
đau ốm, nghi ngờ một người bình thường là ma lai, thư, yểm bùa cho dân
làng, mang đến tai họa cho dân làng… các phong tục, hủ tục này dẫn đến các
hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác một cách trái pháp luật.
Đối với các hành vi trên, trong nhiều trường hợp chỉ xử lý bằng luật tục, mà
có những luật tục trái với pháp luật hiện hành. Do đó, không có tác dụng răn
đe, giáo dục đối với những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe người
khác trong các cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2.2.5 Nguyên nhân thuộc về bản thân đối tượng phạm tội:
Các đối tượng phạm tội đa số thường có sự kém hiểu biết về xã hội, về
pháp luật, về chuẩn mực đạo đức, lối sống. Với sự nhận thức xã hội kém,
không biết hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện hành vi theo
bản năng chứ không suy nghĩ, tính toán. Đa số người phạm tội xuất thân từ
gia đình nghèo, không đủ ăn, đủ mặc; trình độ học vấn thường là không biết
chữ; nghề nghiệp chính là làm nông hoặc làm thuê theo mùa vụ. Từ đó ta có
thể thấy ở những đối tượng trên không có những nhận thức đúng về chuẩn
mực xã hội, về chính trị, pháp luật, đạo đức…Bên cạnh đó, tình trạng uống
36
rượu, bia say trong các ngày lễ hội, lễ tết, ma chay, cưới hỏi cũng là một
nguyên nhân dẫn đến các hành vi giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điển hình như vụ: Phạm Nguyễn Long Dân (Cục), SN - 1997, Nơi cư
trú: 31/2 Khu phố 6, phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa, Đồng Nai từ nhà chạy
đến địa chỉ: Số J1,Võ Thị Sáu, Khu phố 7, Phường Thống Nhất, TP. Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai gặp chị Nguyễn Thị Thu Nga, SN - 1992 là chủ quán
Karaoke “Kim Hoàng Kim” để lấy nước yến đi giao hàng cho khách. Khi đến
lầu 1 của quán thì gặp anh Lê Văn Tuấn, SN - 1991, Nơi cư trú: ấp 4, xã Vĩnh
Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang (là nhân viên cũ của quán và trước đó
anh Tuấn đã cùng với bạn là Nguyễn Thanh Liêm, SN - 1982 cùng đi nhậu
với nhau đến khoảng 19 giờ thì cả hai ghé quán Karaoke “Kim Hoàng Kim”
để hát). Do thời gian trước đó giữa Dân và anh Tuấn có mâu thuẫn với nhau
nên khi gặp nhau thì anh Tuấn có nói với Dân “Mày tin cái mạng của mày tao
muốn cho chết là chết không” Dân trả lời: “Em có làm gì đâu mà anh nói như
vậy. Em không tin, anh cứ làm thử đi” nói xong Dân bỏ đi xuống lầu lấy nước
yến đi giao hàng. Sau khi giao hàng xong đến khoảng 21 giờ 30 phút thì Dân
quay lại quán và ngồi nói chuyện với bạn gái là Nguyễn Huỳnh Bình Thuận
(Ân), SN - 1996 làm nhân viên thu ngân của quán. Lúc này anh Tuấn cùng
Liêm hát xong vừa từ trên lầu đi xuống thì gặp Dân đang nói chuyện với
Thuận tại quầy thu ngân dưới lầu trệt, anh Tuấn dùng tay ngoắc và nói với
Dân: “Nãy mày nói gì ra đây”, Dân trả lời “Nếu mày thích thì cứ đi ra ngoài”
nói xong cả hai cùng đi ra bãi đất trống đối diện quán karaoke rồi cả hai xông
vào đánh nhau bằng tay chân, anh Tuấn dùng tay đấm trúng vào tay trái của
Dân (Trước đó tay trái của Dân bị gẫy nhưng chưa lành lại hẳn) làm cho Dân
bị đau nên Dân bỏ chạy vào trong quán Karaoke “Kim Hoàng Kim” anh Tuấn
chạy đuổi theo, Dân chạy đến quầy thu ngân chụp lấy con dao thái lan, có sẵn
để trên mặt bàn của quầy thu thu ngân, Dân cầm con dao trên tay rồi quay lại
37
dùng dao đâm vào ngực của anh Tuấn, bị đâm nhưng anh Tuấn vẫn tiếp tục
xông vào đánh nhau với Dân, cả hai giằng co, xô đẩy nhau ra đến ngoài
đường chỗ để chậu cây cảnh phía trước cửa quán thì Dân đẩy được anh Tuấn
ra, đồng thời tiếp tục dùng dao đâm liên tiếp nhiều nhát trúng vào ngực, bụng,
tay và lưng của anh Tuấn. Sau khi đâm anh Tuấn xong Dân bỏ con dao gây án
vào trong túi xách đeo trên người và lấy xe máy bỏ trốn khỏi hiện trường, trên
đường đi đến cầu Hóa An bắc qua sông Đồng Nai thuộc địa phận xã Hóa An,
Tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai thì Dân dừng lại vứt con dao gây án xuống sông
Đồng Nai rồi đi về nhà. Ngay sau khi sự việc xảy ra anh Tuấn được mọi
người đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện ITO Sài Gòn - Đồng Nai, sau đó tiếp tục
chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai để cấp cứu, nhưng do vết
thương quá nặng nên anh Tuấn đã tử vong tại Bện viện. Sau khi gây án, khi
biết tin anh Tuấn tử vong. Ngày 10/12/2018 Phạm Nguyễn Long Dân đã đến
Công an phường Thống Nhất, Tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đầu thú.Quá trình
điều tra: Phạm Nguyễn Long Dân đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như
đã nêu trên.
2.2.6 Các yếu tố thuộc về nhân thân người phạm tội
Các đặc điểm nhân chủng học như độ tuổi, hoàn cảnh gia đình, giới tính,
dân tộc, trình độ học vấn, hoàn cảnh kinh tế, địa vị xã hội, chính trị, đạo đức,
nghề nghiệp v.v.. Về cơ bản thì tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai trong thời gian qua không có điểm nào quá khác biệt hay đặc thù so với
các địa phương khác hay các giai đoạn trước đó về nhóm các yếu tố này. Ảnh
hưởng của các yếu tố trong nhóm này vẫn mang tính quy luật như độ tuổi từ
18 đến 30 là độ tuổi phạm tội giết người nhiều nhất, nam giới phạm tội giết
người nhiều hơn nữ giới, người có hoàn cảnh gia đình hạnh phúc ít phạm tội
giết người hơn người có không có gia đình hoặc có gia đình không hạnh phúc,
người có trình độ học vấn thấp dễ dàng phạm tội hơn so với người có trình độ
38
học vấn cao, người có hoàn cảnh kinh tế ổn định ít phạm tội hơn người có thu
nhập thấp hay gặp khó khăn về kinh tế, người có nghề nghiệp ổn định và có
địa vị xã hội cao rất hiếm khi phạm tội giết người v.v..
Nhu cầu, sở thích, thói quen, truyền thống, khuynh hướng giá trị, tín
ngưỡng, tôn giáo v.v.. hay nói cách khác là các yếu tố mang đặc điểm sinh lý.
Đây là các yếu tố luôn có khả năng thay đổi nhanh chóng hơn so với nhóm
các yếu tố nhân chủng học, đặc biệt là trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông
tin và quá trình hội nhập quốc tế cũng như quá trình toàn cầu hóa như hiện
nay. Trong điều kiện dễ dàng giao lưu đến mức được gọi là “thế giới phẳng”
thì ngay cả những yếu tố dường như có tính ổn định cao như truyền thống văn
hóa, hệ giá trị… của cá nhân, của cộng đồng, của dân tộc cũng có những thay
đổi nhanh chóng. Các nghiên cứu xã hội học và thực tiễn đấu tranh phòng,
chống tội giết người thời gian qua cho thấy thứ tự ưu tiên các giá trị trong hệ
giá trị của cá nhân và cả cộng đồng đã có sự thay đổi đáng kể so với trước khi
mà giá trị cá nhân đã được đẩy lên cao hơn các giá trị chung khác như quốc
gia, dân tộc, tập thể, cộng đồng. Mặc dù điều này là đi ngược với thời kỳ
trước đây nhưng hoàn toàn có thể hiểu được khi các giá trị chung được ưu
tiên dường như ít bị đe dọa hơn so với giai đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước hay bảo vệ Tổ quốc. Chính từ sự lên ngôi của giá
trị cá nhân trong hệ giá trị đã dẫn đến những hành vi ích kỷ và thậm chí là vi
phạm nghiêm trọng pháp luật như giết người nhằm thỏa mãn “cái tôi” trong
bản thân người phạm tội vì mục tiêu vật chất và/hoặc tinh thần. Có thể khẳng
định giá trị cá nhân chính là căn nguyên cơ bản nhất của các yếu tố tâm sinh
lý khác. Hay nói cách khác thì các yếu tố như nhu cầu, sở thích, tín ngưỡng,
tôn giáo v.v.. chỉ là phái sinh từ yếu tố giá trị cá nhân của con người trong
tình hình tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng.
39
Những tác động lệch chuẩn xuất phát từ sự bùng nổ công nghệ thông tin
hiện nay đã và đang có tác động mạnh mẽ đến giới trẻ. Những hình ảnh bạo
lực, phim xã hội đen; lối sống nặng về tranh đoạt vật chất, ăn chơi sa đọa, lười
biếng, thích hưởng thụ, chạy theo đồng tiền bằng mọi giá... lan tràn trên sách
báo, phim ảnh, internet, game online, mạng xã hội đang hàng ngày hàng giờ
tác động vào nhận thức, lối sống, hành vi của không ít người, đặc biệt là tầng
lớp thanh thiếu niên. Ở độ tuổi chưa ổn định về nhân cách, lối sống, thích
khám phá, thể hiện, dễ bắt chước, thích thể hiện mình, các em dễ dàng bị
cuốn hút, chạy theo những giá trị ảo, dễ dẫn đến những hành động bồng bột,
gây hậu quả đau lòng. Những thông tin gây chấn động dư luận như cháu giết
bà, con giết mẹ để lấy tiền đi chơi game đã nhiều lần xuất hiện trên các
phương tiên truyền thông khiến dư luận bàng hoàng và bức xúc.Bên cạnh đó,
mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động rất lớn đến văn hóa, giáo dục
và tạo ra lối sống thực dụng, ích kỷ, thờ ơ trong một bộ phận người trẻ hiện
nay. Cùng với đó là sự tha hóa trong đạo đức con người, sự mai một của
những giá trị truyền thống trong xã hội như nền tảng gia đình, sự tôn trọng
giữa người với người dẫn đến tình trạng những mâu thuẫn rất nhỏ có thể gây
ra hậu quả rất thảm khốc. Nhìn vào những vụ thảm sát vừa qua có thể thấy
cách thức, hành vi gây án của tội phạm ngày càng manh động và hết sức man
rợ. Nó không chỉ là nỗi lo chung của toàn xã hội mà còn là một vấn đề nhức
nhối, tiềm ẩn nguy cơ lớn về sự suy đồi nghiêm trọng của các giá trị đạo
đức.Sự thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu tu dưỡng, rèn luyện nhân cách đạo
đức, không có sự định hướng, giáo dục đúng đắn từ gia đình cũng là nguyên
nhân khiến các đối tượng có hành vi giết người bằng thủ đoạn tàn khốc như
vậy.
Hoàn toàn không thể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng của
nhóm yếu tố này trong quá trình hình thành động lực hành vi phạm tội giết
40
người – nhất là đối với những hành vi giết người có dự mưu, có sự chuẩn bị
từ trước. Kiểm soát được các yếu tố sai lệch này chính là biện pháp hữu hiệu
nhất để đạt được mục đích cao nhất của tội phạm học là phòng ngừa tội phạm
xảy ra. Tuy nhiên, đây cũng chính là nhóm yếu tố khó phát hiện nhất đối với
những cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào công tác đấu tranh phòng,
chống tội giết người nếu không có sự huy động tham gia của toàn xã hội
thông qua phương pháp thụ lý giải quyết tin báo, tố giác tội phạm. Trong thực
tiễn xét xử 1.103 bị cáo về tội giết người tại tỉnh Đồng Nai trong năm năm
qua, các Hội đồng xét xử đã phải áp dụng điểm n khoản 1 điều 93 BLHS để
tuyên phạt đến 808 bị cáo về tội giết người với tình tiết định khung là “động
cơ đê hèn”, chiếm tỉ lệ 73,25%. Tỉ lệ này cho thấy động cơ chủ đạo của tội
giết người tại tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua là khá phức tạp và không dễ
nhận diện một cách đầy đủ, rõ ràng để có thể kiểm soát bởi khái niệm “đê
hèn” có nội hàm rất rộng, đa dạng và phong phú. Ngoài động cơ này ra thì
những động cơ khác như để thực hiện hành vi phạm tội khác (như cướp tài
sản) có phần dễ nhận diện và phát hiện hơn.
Đối tượng phạm tội giết người do bộc phát tức thời thì quá trình hình
thành động lực của hành vi giết người hình thành rất nhanh trong bản thân
người thực hiện hành vi mà những người khác khó nhận biết hoặc nếu có
nhận biết cũng không thể và không kịp kiểm soát. Những mâu thuẫn trong và
sau khi nhậu nhẹt say sưa bao gồm cả những mâu thuẫn gay gắt lẫn những
mâu thuẫn hết sức vô cớ và nhỏ nhặt như một cái nhìn; mâu thuẫn trong giải
quyết những tai nạn va quẹt xe khi lưu thông trên đường hoặc có hành vi chọc
tức, khiêu khích lẫn nhau (nẹt pô, bấm còi, lạng lách v.v..); mâu thuẫn do
hành vi thiếu tôn trọng cộng đồng và người khác như gây ồn ào sau 23h, chửi
thề, văng tục, hỗn láo với người lớn, chọc ghẹo phụ nữ v.v..; mâu thuẫn trong
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Nguyên nhân điều kiện của tội giết người tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện của tội giết người tỉnh Tiền GiangLuận văn: Nguyên nhân điều kiện của tội giết người tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện của tội giết người tỉnh Tiền Giang
 
Luận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đ
Luận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đLuận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đ
Luận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đ
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu GiangLuận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
 
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng NaiLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
 
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCMLuận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại quận Thủ Đức, TPHCM
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại quận Thủ Đức, TPHCMLuận văn: Nhân thân người phạm tội tại quận Thủ Đức, TPHCM
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại quận Thủ Đức, TPHCM
 
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đPhòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
 
Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản tỉnh Bình Dương, 9đ
Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản tỉnh Bình Dương, 9đNhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản tỉnh Bình Dương, 9đ
Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản tỉnh Bình Dương, 9đ
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
 
Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền Giang
Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền GiangNguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền Giang
Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền Giang
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, 9đ
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, 9đLuận văn: Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, 9đ
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, 9đ
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm ở huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm ở huyện Củ Chi, HAYLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm ở huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm ở huyện Củ Chi, HAY
 
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 
Luận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAYLuận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
 
Luận văn: Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang, HAY
Luận văn: Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang, HAYLuận văn: Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang, HAY
Luận văn: Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang, HAY
 

Similar to Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY

Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồ...
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồ...Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồ...
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Luận Văn 1800
 
Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sảnLuận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sảnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY (20)

Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồ...
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồ...Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồ...
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồ...
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Trảng Bom
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Trảng BomLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Trảng Bom
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Trảng Bom
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂMLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, HOTLuận văn: Tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, HOT
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà NẵngLuận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
 
Điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu tỉnh Đồng Nai, 9đ
Điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu tỉnh Đồng Nai, 9đĐiều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu tỉnh Đồng Nai, 9đ
Điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu tỉnh Đồng Nai, 9đ
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
 
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
 
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội xâm phạm tình dục, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội xâm phạm tình dục, HOTLuận văn: Nhân thân người phạm các tội xâm phạm tình dục, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội xâm phạm tình dục, HOT
 
Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu tỉnh Kiên Giang, 9đ
Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu tỉnh Kiên Giang, 9đNhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu tỉnh Kiên Giang, 9đ
Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu tỉnh Kiên Giang, 9đ
 
ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 
Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạcLuận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc
 
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long An
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long AnLuận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long An
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long An
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình PhướcLuận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
 
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người, 9đ
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người, 9đLuận văn: Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người, 9đ
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người, 9đ
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sảnLuận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCM
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCMLuận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCM
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCM
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đ
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đLuận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đ
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đ
 
Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAY
Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAYNhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAY
Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 

Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội giết người tỉnh Đồng Nai, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN DUY BÁ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HÀ NỘI, 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN DUY BÁ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 8.38.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRÍ TUỆ HÀ NỘI, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,đảm bảo độ tin cậy và chính xác, chưa từng được công bố tại các công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN DUY BÁ
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI .......................................................................................... 6 1.1. Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian gần đây ..................................................................................................................... 6 1.2. Thực tiễn công tác phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua…………………………………………………………...16 Chương 2. NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN QUA................................................................................................................24 2.1. Lý luận chung về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người…............................................................................................................24 2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua..........................................................................25 Chương 3.DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN TỚI ....................................................45 3.1. Dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.....................................................................................................................45 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.......................................................53 KẾT LUẬN....................................................................................................66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5.
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CSVN : Cộng sản Việt Nam
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Cơ cấu tình hình tội giết người theo giới tính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017 Bảng 1.2. Cơ cấu tình hình tội giết người theo độ tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017 Bảng 1.3. Cơ cấu tình hình tội giết người theo quốc tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017 Bảng 1.4. Cơ cấu tình hình tội giết người theo nơi đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017 Bảng 1.5. Cơ cấu tình hình tội giết người theo tái phạm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017 Bảng 1.6. Cơ cấu tình hình tội giết người theo trình độ học vấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Tội phạm giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ tước đi mạng sống của con người một cách trái pháp luật mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho gia đình, người thân của người bị hại, gây mất trật tự an toàn xã hội, gây bất bình trong dư luận quần chúng nhân dân. Hậu quả của loại tội phạm này là vô cùng to lớn, vì thế trong những năm qua các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và lực lượng Công an nói riêng đã tập trung phòng ngừa và đấu tranh để kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm này, giữ gìn bình yên cuộc sống của nhân dân. Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.903.940 km², chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú. Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Tỉnh Đồng Nai có vị trí chiến lược về chính trị, an ninh – quốc phòng, có số lượng chức sắc, tín đồ tôn giáo lớn, chiếm khoảng 46,62% dân số toàn tỉnh, có 33
  • 9. 2 dân tộc. Trong hơn 10 năm qua, tỉnh Đồng Nai đã tập trung đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài và trong nước, chú trọng xây dựng củng cố hệ thống chính trị các cấp, triển khai thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách về văn hóa- xã hội, an ninh, quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Chính bởi những điều kiện tự nhiên cũng như xã hội thuận lợi như trên, mà Đồng Nai tập trung rất nhiều dân cư đến định cư sinh sống. Tại địa bàn tỉnh Đồng Nai có 27 Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, với hơn 900 dự án nước ngoài có tổng vốn đầu tư là 11,6 tỷ USD của 32 quốc gia, vùng lãnh thổ, thu hút khoảng 350.000 lao động, trong đó có khoảng 130.000 là người ngoài tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân hàng năm 12,2%. Từ đó gắn với viêc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Nhiều loại tội phạm xảy ra và gia tăng nhanh chóng, trong đó có tội giết người. Chính vì vậy, việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được các cấp chính quyền ở tỉnh Đồng Nai quan tâm và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được thực tiễn đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng. Theo số liệu báo cáo của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai thì trong 03 năm từ 2013 đến 2015 tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có xu hướng tăng giảm bất thường. Cụ thể năm 2013 có 112 vụ; năm 2014 có 199 vụ; năm 2015 có 181 vụ. Đến 03 năm từ năm 2015 đến năm 2017 thì xu hướng tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai lại chuyển thành tăng đều năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2015 có 119 vụ; năm 2016 có 156 vụ và năm 2017 có 171 vụ. Trước tình hình ấy, việc có hoạt động nghiên cứu một cách khoa học, đầy đủ và nghiêm túc về tình hình tội giết người trên địa bàn này là rất cần thiết. Do đó, đề tài “ Phòng ngừa tình hình
  • 10. 3 tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” đã được tác giả chọn làm đề tài luận văn của mình để không chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học mà còn nhằm cung cấp thêm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan tư pháp trong công tác đấu tranh phòng, chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua nghiên cứu tác giả thấy trong nước có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau: Lưu Hoài Bảo (2017) Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận án Tiến sỹ, Học viện Khoa học xã hội. Hoàng Khánh Chi (2013) Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội. Nguyễn Lộc (2002) Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra còn một số bài viết của các tác giả khác nhau được đăng trên tạp chí khoa học lien quan đến đề tài. Các công trình khoa học nói trên nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh khác nhau của tội giết người như đặc điểm, hình thức, nguyên nhân, điều kiện, những yếu tố tác động, ảnh hưởng…Như vậy, đã có những đề tài của các tác giả khác nhau nghiên cứu về vấn đề phòng ngừa tội giết người dưới góc độ Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, trên nhiều không gian khác nhau, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tình hình, nguyên nhân tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Làm rõ thực trạng hoạt
  • 11. 4 động phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn phải làm rõ các vấn đề sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận về tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Đánh giá thực trạng hoạt động của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới - Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quy luật của sự phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017. Quy luật này được làm rõ thông qua việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm giết người về phòng ngừa tội phạm, dự báo tình hình tội phạm tội giết người, thực tiễn phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 4.2.Phạm vi nghiên cứu: Về mặt nội dung, đề tài được giới hạn nghiên cứu trong tội danh là tội giết người trong phạm vi tội phạm học thuộc chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Về mặt thời gian, các chất liệu nghiên cứu được sử dụng từ năm 2013 đến năm 2017. Về mặt không gian, đề tài được nghiên cứu trong phạm vi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
  • 12. 5 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận : Để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, tác giả đã nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Sử dụng các quan điểm của Đảng CSVN và qui định của Nhà nước. - Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp phương pháp thống kê; phương pháp trao đổi ý kiến chuyên gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 dưới góc độ tội phạm học; luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Luận văn có thể được dùng làm tài liệu nghiên cứu giảng dạy trong Nhà trường giảng dạy Luật và dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn gồm có 03 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Tình hình tội giết người và thực tiễn công tác phòng ngừa tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua. Chương 3: Các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
  • 13. 6 Chương 1 TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 1.1. Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian gần đây 1.1.1. Mức độ của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua Mức độ của tình hình tội phạm là một chỉ tiêu phản ánh đặc điểm định lượng của tình hình tội phạm, bao hàm tổng thể những hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế và các chủ thể thực hiện hành vi đó trong một đơn vị thời gian (tháng, quý, năm…) và không gian nhất định (huyện, tỉnh, toàn quốc…) 1.1.1.1 Mức độ tổng quan Ở Việt Nam tội phạm liên quan đến hành vi giết người nói chung ngày một gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, tội phạm liên quan đến hành vi giết người có sự chuẩn bị trước, nhiều tổ chức phạm tội giết người diễn ra đã gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm liên quan đến hành vi giết người diễn ra với tính chất côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính mạng của con người không những gây nên đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân mà còn gây mất trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân. Nhiều vụ án, kẻ phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện cực kỳ nguy hiểm như súng, lựu đạn... gây ra cái chết của nhiều người một cách thương tâm . Dựa vào căn cứ này có thể phân loại các loại tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người thành hai nhóm: Nhóm các đối tượng tác động của hành vi giết người là những đối tượng không có dấu hiệu đặc biệt và Nhóm các đối tượng tác động của hành vi giết người là đối tượng đặc biệt.
  • 14. 7 Cơ số tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua như sau biến động và không thống nhất. 1.1.1.2 Mức độ nhóm Để xác định mức độ và khuynh hướng phạm tội của từng nhóm tội phạm tác giả dựa vào mức độ nhóm của tình hình tội phạm. Tỉ phần của nhóm tội này (chương XII BLHS) trong tổng số các trường hợp Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai phải xét xử trong 05 năm từ 2013 đến 2017 như sau: 1.1.1.3 Mức độ hành vi Chỉ tiêu được phản ánh thông qua cơ số hành vi phạm tội và mức độ phạm tội ở từng tội danh chính là mức độ của tình hình tội phạm tính theo đơn vị tội danh .Đặc điểm định lượng được tổng hợp từ các tội danh có cùng mức độ phạm tội lại với nhau ở mỗi giai đoạn có giá trị đối với nhiều mặt hoạt động của nhà nước, đặc biệt là những tội danh có mức độ phạm tội nhỏ nhất hoặc bằng 0 và những tội danh có mức độ phạm tội lớn nhất. Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích mức độ phạm tội ở tội giết người. Ở trên địa bà tỉnh Đồng Nai trong 05 năm từ 2013 đến 2017 thì mức độ tội phạm giết người luôn giữ vị trí khá ổn định trong nhóm 10 tội danh có số lần được Tòa án áp dụng để tuyên phạt trong các phiên tòa hình sự sơ thẩm nhiều nhất. [15, biểu 4A]. - Công tác điều tra cơ bản: Tổng số đối tượng cần xác định điều tra cơ bản trong 3 năm qua (2012 – 2015) là 164, trong đó địa bàn 107, tuyến 35, hệ loại đối tượng 28. Tổng số hồ sơ điều tra cơ bản đã lập 100 trong đó địa bàn 44, tuyến 6, hệ loại 4. Riêng Phòng PC45 điều tra cơ bản tuyến Quốc Lộ từ ngã tư Vũng Tàu đến huyện Xuân Lộc phục vụ công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trên tuyến giao thông . Công tác điều tra cơ bản đã xác định được tuyến, địa bàn trọng điểm để tổ chức điều tra cơ bản, không tiến hành điều tra tràn lan từ đó
  • 15. 8 khai thác được thông tin tài liệu phục vụ tốt cho công tác sưu tra cũng như tổ chức công tác truy quét góp phần ngăn chặn tội phạm. - Công tác sưu tra: Tổng số đối tượng sưu tra của phòng nghiệp vụ về Công an các huyện, thị xã Long Khánh, Tp Biên Hòa từ năm 2012 đến 2014 là 3576, quá trình thực hiện địa phương đã lập mới 1619 đối tượng, thanh loại 1282 đối tượng, hiện còn quản lý 3913 đối tượng sưu tra đã đăng ký 1326, chưa đăng ký 28 - Công tác sưu tra tuyến địa bàn trọng điểm: Phòng PC45 đã tiến hành sưu tra 20 tuyến địa bàn trọng điểm - Công tác xác minh hiềm nghi: Trong thời gian qua các địa phương đã tiến hành xác lập 199 hiềm nghi, đã kết luận 186 hiềm nghi đẩy lên chuyên án 16, để lại sưu tra 30, khởi tố điều tra 33, còn 13 đang tiếp tục xác minh làm rõ. - Công tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa đấu tranh xử lý tội phạm từ năm 2012 đến năm 2014 Phòng PC45 đã tiến hành rà soát đánh giá lại toàn bộ mạng lưới bí mật hiện có, đến cuối năm 2012 lực lượng mạng lưới bí mật của Phòng PC45 cũng sử dụng 67 mạng lưới bí mật gồm Đặc tình: 57, mạng lưới bí mật: 10, trên cơ sở đó tiến hành thanh loại 19 lực lượng hết tác dụng (18 Đặc tình, 1 Cơ sở bí mật), không có điều kiện khả năng hoạt động. Đồng thời đôn đốc chỉ đạo lực lượng trinh sát tăng cường thêm nguồn, phát hiện những người có khả năng, điều kiện cộng tác với Công an để tiến hành các bước xây dựng phát triển vào mạng lưới bí mật, đầu năm đến nay đã phát triển được: 14 lực lượng gồm 12 Đặc tình ( Đặc tình 1: 8, Đặc tình 2: 2, Đặc tình 3: 2), 1 hộp thư, 1 mạng lưới bí mật. Tổng số mạng lưới bí mật hiện có là: 62 gồm 50 Đặc tình (trong đó có: 40 Đặc tình loại 1, 7 Đặc tình loại 2, 3 Đặc tình loại 3, ), 11 mạng lưới bí mật, 1 hộp thư.
  • 16. 9 Qua quá trình sử dụng mạng lưới bí mật cung cấp 2260 nguồn tin, trong đó có 1601 nguồn tin có giá trị phục vụ cho công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm. Công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật của các phòng nghiệp vụ và Công an các đơn vị địa phương thuộc hệ lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã có sự chuyển biến tích cực. Một số địa phương đã xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật có chất lượng, có khả năng nắm bắt tình hình địa bàn tiếp cận được các băng nhóm đối tượng, từ đó góp phần thành công trong công tác điều tra chuyên án. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu địa bàn và đối tượng để tập trung xây dựng bố trí thế trận mạng lưới bí mật đạt hiệu quả cao hơn. - Công tác xác lập đấu tranh chuyên án : Từ năm 2012 đến năm 2014, lực lượng trinh sát điều tra chống Tội phạm hình sự đã xác lập điều tra 69 chuyên án gồm : chuyên án trinh sát : 30, chuyên án truy xét : 39. Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã tập trung lực lượng xác lập nhiều chuyên án để tổ chức đấu tranh triệt phá các băng nhóm tội phạm có tính chất chuyên nghiệp, điển hình như chuyên án 409T đấu tranh chống tội phạm làm giả con dấu, tiêu thụ tài sản ; Chuyên án 309K đấu tranh chống tội phạm trộm két sắt ; chuyên án 709G đấu tranh chống tội phạm làm giả con dấu, tài liệu cơ quan nhà nước, đặc biệt là tổ chức lực lượng điều tra chuyên án 182LH đấu tranh chống tội phạm gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản, chiếm đoạt vũ khí quân dụng, xúc phạm quốc kỳ. Từ đó góp phần làm hạn chế sự gia tăng của các loại tội phạm. Từ năm 2012 đến năm 2014 đã lập 752 hồ sơ trong đó có 373 hồ sơ đưa Cơ sở giáo dục; 340 hồ sơ đưa Trường giáo dưỡng , đã xét duyệt trình Chủ tịch UBND tỉnh, huyện ra quyết định 238 đối tượng đưa vào Cơ sở giáo dục ;
  • 17. 10 195 đối tượng vào Trường giáo dưỡng . Công tác lập hồ sơ đưa người vào Cơ sở giáo dục - Trường giáo dưỡng đã đạt được hiệu quả. Tuy nhiên chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế của từng địa phương. Nguyên nhân là do Công an địa phương quan tâm chỉ đạo chưa kịp thời, việc lập hồ sơ của Công an cơ sở chưa đầy đủ do đó còn nhiều đối tượng trong diện đưa đi mà hồ sơ không đủ cơ sở để xét duyệt. Qua công tác sưu tra đối tượng, sưu tra địa bàn và xác minh hiềm nghi cũng như xác lập chuyên án cho thấy các đơn vị địa phương đã được chú trọng và quan tâm đến công tác sưu tra, đưa công tác sưu tra đi vào trọng tâm trọng điểm không tiến hành sưu tra tràn lan mà đi vào hệ loại đối tượng cụ thể từ đó đã phát huy hiệu quả của nó. 1.1.2. Cơ cấu của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua Cơ cấu của tình hình tội phạm nói chung và trên địa bà Đồng Nai nói riêng là một đặc điểm mang tính định tính của tình hình tội phạm.Tình hình tội phạm có rất nhiều cơ cấu. Theo báo cáo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017, thì ở Đồng Nai có 1.103 bị cáo đã bị xét xử hình sự sơ thẩm về tội giết người. Cụ thể như sau: - Cơ cấu tình hình tội giết người theo giới tính : Theo như bảng cơ cấu tình hình tội giết người về giới tính của Đồng nai như trên, chúng ta thấy rõ tỷ lệ phạm tội là nam giới luôn cao hơn nữ giới rất nhiều lần, và tỷ lệ này cũng có những biến động nhỏ theo từng năm. Cụ thể năm 2013 tỷ lệ nam giới phạm tội là 96,68 %, trong khi nữ phạm tội chiếm 4,32%; Năm 2014 tỷ lệ nam giới phạm tội là 98,80 % , nữ giới phạm tội là 1,18%; Năm 2015 tỷ lệ nam giới phạm tội là 96,31 % , nữ giới phạm tội là 3,1%; Năm 2016 tỷ lệ nam giới phạm tội là 93,78 % , nữ giới phạm tội là 6,20%; Tuy tỷ lệ nữ giới phạm tội
  • 18. 11 giết người ít hơn tỷ lệ nam giới phạm tội, nhưng tỷ lệ nữ giới phạm tội lại có chiều hướng tăng lên rõ rệt qua các năm. [Xem bảng 1.1 - Phụ lục ] - Cơ cấu tình hình tội giết người theo độ tuổi: Độ tuổi phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không đồng đều, nhưng chiếm đa số trong độ tuổi từ 18 đến 30. Tỷ lệ giết người là người dưới 16 tuổi chiếm tỷ lệ ít nhưng lại tăng lên theo các năm. Tỷ lệ giết người ở độ tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ ít nhất. [Xem bảng 1.2- Phụ lục ] - Cơ cấu tình hình tội giết người theo quốc tịch: Về có cấu tình hình tội giết người theo quốc tịch, thì dựa trên bảng biểu trên ta thấy rõ, người đồng bào dân tộc thiểu số và người nước ngoài phạm tội giết người ít hơn rất nhiều lần so với người dân tộc kinh và người mang quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số và người nước ngoài phạm tội giết người lại tăng lên theo các năm.[ Xem bảng 1.3 – Phụ lục ] - Cơ cấu tình hình tội giết người theo đăng kí nhân khẩu thường trú: Dựa vào cơ cấu tình hình tội giết người theo nơi đăng ký thường trú, thì trên địa bàn tỉnh Đồng nai trong các năm qua, tỷ lệ phạm tội giết người có đăng kí nhân khẩu thường trú tại Đồng Nai luôn chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ không đăng kí nhân khẩu thường trú. Cụ thể năm 2013 tỷ lệ này là 61,78%/38,22%; năm 2014 là 60,08%/39,92%; năm 2015 là 55,56%/44,44%; năm 2016 là 51,55%/48,45% và năm 2017 là 54,85%/45,15%. Tuy nhiên những năm trở lại đây thì tỷ lệ giết người theo cơ cấu có đăng kí nhân khẩu và không có đăng kí nhân khẩu lại gần chiếm tỷ lệ tương đương nhau[ Xem bảng 1.4 – Phụ lục ] - Cơ cấu tình hình tội giết người theo tái phạm: Tỷ lệ tái phạm tội giết người chiếm đến ¼ số người đã được xét xử và chấp hành án xong. Trong đó tái phạm lần đầu luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, hầu như trong 5 năm nghiên cứu từ 2013 đến 2017 thì tỷ lệ tái phạm lầm đầu đều từ 80% trở lên. [ Xem bảng 1.5 –Phụ lục ]
  • 19. 12 - Cơ cấu tình hình tội giết người theo theo trình độ học vấn : Tỷ lệ tội giết người cũng phản ánh trình độ học vấn . Trình độ học vấn càng thấp thì tỷ lệ phạm tội giết người càng cao.[ Xem bảng 1.6 – Phụ lục ] Qua thống kê cho thấy, tình hình tội phạm giết người nói chung chiếm tỉ lệ cao, trung bình hằng năm xảy ra hơn 500 vụ; tính chất, mức độ các vụ giết người ngày càng đặc biệt nghiêm trọng; phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm và che giấu tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt; xuất hiện các hành vi sử dụng hung khí để thanh toán lẫn nhau, giết người do nguyên nhân xã hội có xu hướng gia tăng, xảy ra một số trường hợp con giết cha, vợ giết chồng.... 1.1.3.Tính chất của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua Tội phạm giết người không chỉ thực hiện riêng lẻ mà chúng luôn có đồng phạm.Trong tổng số 781 vụ án giết người đã được xét xử trong 5 năm từ 2013 đến 2017, có 315 vụ là có nhiều hơn 01 bị cáo – tức là có đồng phạm cùng thực hiện hành vi phạm tội, chiếm tỉ lệ 40,33%. Từ năm 2014 đến 2017 Tòa án Đồng Nai đã thụ lý 484 vụ án giết người, tổng số nạn nhân đã chết là 433 người, số nạn nhân bị thương tích là 145 người. Đặc điểm của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau: - Đặc điểm về động cơ, mục đích phạm tội: Tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thường nhằm giải quyết những mâu thuẫn, xích mích cá nhân, tranh chấp về quyền lợi, lợi ích với những cá nhân với nhau; phạm tội để thỏa mãn dục vọng thấp kém cá nhân. Trong nhiều trường hợp là do mê tín dị đoan, vì phong tục tập quán lạc hậu Trong nhiều trường hợp phạm tội xuất phát từ động cơ ghen tuông, thù tức hoặc có mâu thuẫn từ trước và sau khi dùng rượu, chất kích thích khác dẫn đến hành vi phạm tội.
  • 20. 13 Trong thủ đoạn gây án của loại tội phạm này thì có hệ thống những hành vi của người phạm tội ở các giai đoạn: chuẩn bị gây án, gây án và những hành vi che giấu tội phạm được thực hiện đầy đủ hay từng phần, bị chi phối bởi yếu tố khách quan hay chủ quan, kết hợp với việc sử dụng vũ khí và phương tiện thích hợp nhằm đạt được mục đích đã xác định trước mà người phạm tội mong muốn. Đối với những vụ giết người có chủ mưu thì hành vi phạm tội thông thường đều có các giai đoạn thực hiện hành vi phạm tội của mình cụ thể là : + Giai đoạn chuẩn bị gây án: Trước hết người phạm tội thường tìm hiểu về đối tượng mà chúng muốn xâm phạm tính mạng và chuẩn bị kế hoạch gây án như: tìm hiểu quy luật sinh hoạt, đi lại của nạn nhân như đi làm rẫy, nương ở đâu, cùng với ai, thời gian đi làm? và chuẩn bị thời gian, địa điểm gây án, chuẩn bị công cụ, phương tiện như dao rựa, cây gậy... sau đó phục sẵn hoặc điều nạn nhân tới địa điểm dự định. + Giai đoạn gây án: Có thể thực hiện nhiều cách khác nhau như: Giết người một cách công khai nơi đông người, ngay tại nơi lễ hội, đám cưới, ma chay... hoặc tìm đến nơi ở của nạn nhân để thực hiện hành vi. Điều nạn nhân tới nơi thuận lợi hoặc phục sẵn ở nơi vắng người, hẻo lánh như ở những vùng rừng núi, ven rừng, rẫy nương để giết hại nạn nhân. + Giai đoạn sau khi gây án: Tiêu hủy vật chứng của vụ án, dấu xác nạn nhân, làm biến dạng khuôn mặt nạn nhân, tiêu hủy xác hoặc đem chôn ngay sau khi nạn nhân chết. Thủ phạm có thể giả tạo hiện trường tai nạn, tự sát để che dấu hành vi hoặc bỏ mặc nạn nhân. Có biểu hiện khác thường về tâm lý như: hoang mang, dao động về tâm lý, tư tưởng, thăm dò việc điều tra vụ án của cơ quan Công an. Có hành vi đe dọa, khống chế người biết việc. Khi bị phát hiện, chúng thường lẩn trốn trong các lán trại do nhân dân dựng trên nương rẫy gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra làm rõ và xử lý tội phạm.
  • 21. 14 - Đặc điểm về địa điểm và thời gian gây án: Sự hoạt động phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thường biến động theo thời gian, thời điểm, theo địa bàn và theo tuyến. Địa điểm gây án thường rất đa dạng xảy ra ở các khu vực rừng núi hoang vu, đi lại khó khăn, những nơi hẻo lánh, vắng vẻ như trong rừng… Thời gian gây án là vào những giờ nghỉ ngơi sau những ngày làm việc, sau khi lao động mệt nhọc, chủ yếu vào khoảng thời gian từ 18 giờ đến sáng ngày hôm sau. - Đặc điểm về phương tiện gây án: Đặc điểm của tội phạm giết người là dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể người khác do đó trong quá trình gây án đối tượng luôn có nhu cầu tìm kiếm phương tiện, hung khí, vũ khí để đạt được mục đích đó là các loại súng săn, dao, mã tấu, gậy, vật tày. Đối với các chủ thể phạm tội là người DTTS họ thường sử dụng súng tự chế, dao rựa, dao bầu, gậy… những vật thường gắn liền với họ trong sinh hoạt, sản xuất. - Đặc điểm của người bị hại Trong nhiều vụ án giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, sau khi xảy ra vụ phạm tội người bị hại thường bị đe dọa về tinh thần, về thiệt hại vật chất hoặc do không nhận thức được hành vi của người khác gây ra cho mình là vi phạm pháp luật. Cũng có thể do người bị hại và đối tượng phạm tội có quan hệ họ hàng, bạn bè, cùng chung sống trong một cộng đồng nhỏ (buôn làng, xã, huyện), hoặc bị khống chế, hoặc do được hòa giải theo luật tục và do nhiều nguyên nhân khác nhau mà họ không báo cho công an phường, xã và có thái độ không muốn hợp tác với cơ quan điều tra. 1.1.4. Độ ẩn của tình hình tội giết người Về định nghĩa của khái niệm tội phạm ẩn: Có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng định nghĩa phản ánh được bản chất của khái niệm đặt trong mối
  • 22. 15 quan hệ với phần hiện, với tình hình tội phạm, đó là định nghĩa của PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh: “Là một trong hai phần của tình hình tội phạm, tội phạm ẩn (hay phần ẩn của tình hình tội phạm) được tạo nên bởi tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế, song không được phát hiện, không bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê tội phạm” Trên cở sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tội phạm ẩn được chia thành ba loại: Tội phạm ẩn khách quan; tội phạm ẩn chủ quan ;và tội phạm ẩn thống kê . Độ ẩn của tình hình tội giêt người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm cả 3 loại tội phạm ẩn này. Thứ nhất, tội phạm ẩn khách quan: Tội phạm ẩn khách quan là những tội phạm đã xảy ra trong thực tế, song các cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lí tội phạm không có thông tin về chúng. Thứ hai, tội phạm ẩn chủ quan: Tội phạm ẩn chủ quan là những tội phạm đã xảy ra trong thực tế mà thông tin về chúng đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lí tội phạm nắm được, song vì nhiều lý do khác nhau, các tội phạm đó trong một thời gian nhất định hoặc vĩnh viễn không bị xử lí hoặc không thể xử lí hoặc xử lí không đúng quy định của pháp luật. Thứ ba, tội phạm ẩn thống kê: Là toàn bộ các tội danh mà bị cáo bị tòa án xét xử trong một bản án hình sự nhưng do quy định của pháp luật về thống kê tội phạm đã không thống kê đủ số tội danh đó nên bị loại ra ngoài con số thống kê. Về mặt thực tiễn: Tội phạm ẩn của tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai biểu hiện thông qua ba thông số là : Độ ẩn, thời gian ẩn ,tỉ lệ ẩn . Có nhiều bị cáo phạm tội không bị phát hiện (tính theo số lần phạm tội đến khi xét xử trong bản án hình sự sơ thẩm) . Các bị cáo bỏ trốn, truy nã, bị can chưa xác định được lai lịch. Và nhiều vụ án mạng xảy ra nhưng không được trình báo cơ quan chức năng.
  • 23. 16 1.2. Thực tiễn công tác phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua 1.2.1. Những kết quả đạt được Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Công an tỉnh, toàn tỉnh đã thực hiện đồng bộ các biện pháp công tác nhằm phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Do vậy, tình hình tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng trên địa bàn cơ bản đã được kiềm chế, không để tội phạm hoạt động một cách công khai, lộng hành, không để hình thành các băng, nhóm, tổ chức tội phạm hoạt động theo kiểu “Xã hội đen” làm mất ANTT, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì tình hình tội phạm giết người trên địa bàn vẫn còn xảy ra nhiều, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai luôn khẳng định được vai trò trung tâm kiểm sát, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của mình. Kiểm sát và điều phối toàn bộ quá trình đấu tranh phòng, chống tội giết người nói riêng và các loại tội khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Mặc dù Nghị quyết 49/BCT chỉ rõ công tác cải cách tư pháp hiện nay lấy hoạt động xét xử của Tòa án là trọng tâm nhưng không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của ngành Kiểm sát đối với toàn bộ quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng. Trong tất cả mọi giai đoạn của quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm đều có sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân chứ không chỉ giới hạn trong một vài giai đoạn cụ thể. Viện kiểm sát là chủ thể có quyền ban hành các kiến nghị khắc phục vi phạm và phòng ngừa tội phạm đến các chủ thể là các cơ quan, tổ chức; thực hiện đồng thời chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động của các cơ quan tư pháp ngay từ giai đoạn thụ lý giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, khởi tố, cho đến các giai đoạn cuối cùng
  • 24. 17 của quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm như giai đoạn điều tra, xét xử, thi hành án hình sự và lại tiếp tục trở lại với giai đoạn đấu tranh phòng ngừa tội phạm xảy ra hay tái phạm. Đó chính là một trong những căn cứ để Quốc hội quyết định giao cho ngành kiểm sát nhiệm vụ thống kê các số liệu có liên quan đến hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo tính pháp lý cũng như thống nhất một nguồn số liệu chính thống duy nhất của nước ta, khắc phục được sự sai lệch giữa các nguồn số liệu thống kê của các ngành khác nhau như trước đây. Phòng ngừa tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Là phương hướng chính là tư tưởng chỉ đạo trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa không để tội phạm xảy ra; thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ xã hội mới, không để người dân bị xử lý trước pháp luật, không bị tước quyền công dân. Nó mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của xã hội, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi người dân. Làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc, tiết kiện ngân sách Nhà nước, sức lao động của các nhân viên Nhà nước, của công dân trong các hoạt động điều tra tuy tố xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội, cũng như trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tội phạm. Phòng ngừa tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau: + Hướng thứ nhất: Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực là những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội và phạm tội cụ thể. Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược và lâu dài.
  • 25. 18 + Hướng thứ hai: Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội phạm xẩy ra. Đây cũng là một hướng quan trọng không thể xem nhẹ, bởi trong thực tế những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm vẫn tồn tại, hoạt động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nên tội phạm vẫn xẩy ra. Hướng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, cải tạo người phạm tội trở thành người công dân lương thiện. - Phòng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các công dân. Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm là khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội Để đánh giá kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội giết người trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – với nguồn số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai – bằng cách so sánh động thái của tội giết người với động thái dân số và mật độ dân số của tỉnh Đồng Nai trong 05 năm 2013 – 2017. Về lý thuyết cũng như thực tiễn đều có thể xác định mức độ tội giết người có mối quan hệ tỷ lệ thuận với dân số và mật độ dân số trong cùng kỳ trên cùng một địa bàn. Kết quả so sánh thực tế cho thấy, trong khi cả dân số lẫn mật độ dân của tỉnh Đồng Nai trong 05 năm qua luôn tăng đều hàng năm thì tội giết người lại có động thái giảm khá nhanh trong giai đoạn đầu từ 2008 đến 2010 rồi sau đó mới tăng chậm trong giai đoạn sau từ 2010 đến 2012. Nếu mở rộng phạm vi so sánh ra đến thời kỳ 10 năm từ 2003 đến 2012 thì càng dễ dàng nhận thấy những thành công của Công an tỉnh Đồng Nai trong công tác đấu tranh phòng, chống tội giết người bởi sau một chu kỳ biến động 10 năm với động thái tăng dần đều của dân số và mật độ dân số thì số tội phạm giết người dù có biến đổi không theo qui luật rõ ràng nhưng số
  • 26. 19 lượng những trường hợp phải xử lý về tội giết người trong năm cuối của chu kỳ lại giảm chút ít so với thời điểm bắt đầu chu kỳ 10 năm trước đó về số vụ (năm 2003: 211 vụ, năm 2012: 202 vụ) và giảm khá nhiều về số bị cáo (năm 2003: 619 bị cáo, năm 2017: 283 bị cáo). Kết quả công tác đấu tranh phòng ngừa tội giết người còn được thể hiện kết quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan mà chủ yếu là ba ngành Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an nhân dân), Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân. Trong 05 năm qua, tại tỉnh Đồng Nai chưa xảy ra trường hợp nào Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm phải tuyên bị cáo hoàn toàn không phạm tội giết người như Cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát. Cả 04 trường hợp Viện kiểm sát đình chỉ giải quyết và 01 trường hợp Tòa án phải đình chỉ xét xử đều do bị can chết vì bệnh lý trong quá trình giải quyết vụ án. Số lượng các trường hợp Cơ quan điều tra phải đình chỉ điều tra do không phạm tội vẫn còn nhưng đã giảm đáng kể so với cùng kỳ. Có được những kết quả kể trên là do Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và quần chúng nhân dân tỉnh Đồng Nai đã cùng nỗ lực phấn đấu thực hiện đồng bộ hệ thống các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung – tội giết người nói riêng. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đồng Nai cũng phát huy truyền thống năng động để đi đầu trong cả nước về việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp đặc thù riêng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội giết người phù hợp với đặc điểm của tỉnh Đồng Nai. Trong lĩnh vực tư pháp hình sự, tỉnh Đồng Nai là đơn vị đầu tiên trong cả nước đề xuất thí điểm thực hiện mô hình cai nghiện tập trung đối với những người nghiện ma túy để giảm bớt tác hại và các hệ quả phái sinh từ tệ nạn ma túy đối với xã hội cũng như với tình hình tội phạm; tiên phong trong xây dựng mục tiêu 3 giảm của cả nước… 1.2.2. Những hạn chế trong công tác phòng ngừa tội giết người trên địa
  • 27. 20 bàn tỉnh Đồng Nai Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng ngừa tội giết người trên địa bản tỉnh Đồng Nai . Cụ thể như sau: Các quyết định khởi tố bị hủy bỏ nhiều do chưa đủ căn cứ điều tra. Nhiều vụ án phải tạm đình chỉ khi hết thời hạn điều tra do các nguyên nhân khác nhau. Cơ quan điều tra đã phải tạm đình chỉ điều tra 131 vụ án và 62 bị can đã khởi tố về tội giết người, trong đó đa số là do hết thời hạn điều tra không phát hiện được người thực hiện hành vi (99 vụ) và do bị can bỏ trốn chưa bắt được (47 bị can) hoặc phải bắt buộc chữa bệnh (15 bị can). Ngoài ra, các cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định đình chỉ điều tra 16 vụ án và 14 bị can đã khởi tố về tội giết người do các nguyên nhân như bị can bị bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi, bị can chết vì bệnh lý trong quá trình giải quyết vụ án. Nhiều vụ án bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn cao. Trong tổng số 781 vụ án đã được xét xử sơ thẩm trong 05 năm qua, số vụ án Tòa án đã ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung là 159 vụ; số vụ Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung là là 125 vụ (trong đó, trả điều tra bổ sung theo yêu cầu của Tòa án là 77 vụ). Hội đồng xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tuyên xử 38 bị cáo một tội danh khác với tội giết người mà Viện kiểm sát đã truy tố trong thời gian 05 năm qua. Phổ biến là các tội danh giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (04 bc), tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (01 bc) tội cố ý gây thương tích (28 bc), tội gây rối trật tự công cộng (04 bc), tội không tố giác tội phạm (01 bc). Trong những trường hợp này, Viện kiểm sát đã kháng nghị và được cấp phúc phẩm chấp nhận
  • 28. 21 kháng nghị, tuyên áp dụng tội danh giết người như truy tố là 08 trường hợp. Ngoài những trường hợp đó ra, trong 05 năm từ 2008 đến năm 2012, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm còn tuyên hủy 06 bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai về tội giết người để điều tra, xét xử lại do có vi phạm các qui định về tố tụng hình sự. Các trường hợp này đều đã được xét xử lại và kết quả xét xử vẫn đúng như truy tố ban đầu của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai . Ngoài ra, số người tái phạm chiếm tỷ lệ khá nhiều. Sở dĩ để xảy ra những tồn tại hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân. Chưa thống nhất quan điểm giữa các chủ thể tiến hành tố tụng về các vấn đề có liên quan đến vụ án; ví dụ có sự không thồng nhất giữa các giai đoạn như truy tố và điều tra. Ví dụ: Một mặt, truy tố là chức năng quan trọng của Viện kiểm sát nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà Cơ quan điều tra có thẩm quyền đã áp dụng; để loại trừ những hậu quả tiêu cực của các sai lầm hoặc sự lạm dụng đã bị bỏ lọt trong hai giai đoạn tố tụng hình sự trước đó; mặt khác, quyết định truy tố của Viện kiểm sát thông qua bản cáo trạng thể hiện hoạt động chứng minh trên cơ sở các tài liệu của hồ sơ của vụ án (nhất là kết luận điều tra) tính chất lỗi của hành vi phạm tội, lỗi của bị cáo trong việc thực hiện tội phạm để góp phần có hiệu quả trong việc chuẩn bị cho giai đoạn xét xử của Tòa án, loại trừ những thiếu sót hoặc hậu quả tiêu cực tiếp theo có thể xảy ra do việc xét xử thiếu công minh, vô căn cứ và không đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan những người vô tội;Và cuối cùng, chính vì vậy, truy tố là một giai đoạn tố tụng hình sự quan trọng để cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi xét xử tại Tòa án. Nếu không có sự kết hợp nhuần nhuyễn các giai đoạn thì dễ dẫn đến xử lý sai.
  • 29. 22 Do sự yếu kém về năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm chưa cao của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm; do đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ tư pháp hình sự còn thiếu về số lượng và chưa được đào tạo đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ; do cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đảm bảo phục vụ tốt cho công tác; do giới hạn của thời hạn điều tra theo luật định so với tính chất phức tạp của vụ án có nhiều bị can hay bị can có nhiều nơi cư trú khác nhau – kể cả ở những tỉnh/thành khác… nên Cơ quan điều tra thường phải kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát và đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung để có thêm thời gian tiếp tục điều tra… Những nguyên nhân này đều đã được các cơ quan tiến hành tố tụng tại tỉnh Đồng Nai xác định và có phương hướng phối hợp với Đảng bộ, chính quyền thành phố cũng như Chính phủ và liên ngành trung ương sớm khắc phục trong thời gian tới. Tiểu kết chương 1 Tội giết người là loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại trực tiếp đến tính mạng, quyền sống của con người. Vì vậy, việc nghiên cứu loại tội phạm này ở nhiều ngành khoa học luôn được quan tâm. Ở gốc độ tội phạm học các công trình khoa học nghiên cứu vè tình hình tội giết người trong xu thế ngày càng gia tăng về số lượng và hậu quả nghiêm trọng, nguyên nhân và điều kiện phạm tội ngày càng phức tạp, khó lường với hệ thống phòng ngừa chưa thật hiệu quả thì việc nghiên cứu để tìm ra những cơ sở khoa học và thực tiễn để phòng ngừa càng trở nên có ý nghĩa và cấp thiết. Chương 1 cũng đã tập trung phân tích những thành tựu và những hạn chế của công tác đấu tranh phòng, chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua bằng phương pháp phân tích quá trình có kết hợp với số liệu cụ thể. Qua đó khẳng định những kết quả đạt được đáng ghi nhận của
  • 30. 23 Đảng bộ, chính quyền và các cơ quan tiến hành tố tụng tại tỉnh Đồng Nai – trong đó có vai trò trung tâm của ngành kiểm sát – trong hoạt động phòng ngừa tội giết người. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế chưa được khắc phục để tiếp tục có hướng hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Để tiếp tục phát huy những thành tựu, khắc phục hạn chế đã nêu nhằm chặn đứng động thái gia tăng của tình hình tội giết người trong giai đoạn 2014 đến 2017 như hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn dưới góc độ tội phạm học về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người. Đó sẽ là nội dung được trình bày trong chương 2 của luận văn.
  • 31. 24 Chương 2 NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Lý luận chung về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người được lý giải trên cơ sở tiếp cận phương pháp luận về mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong triết học Mác-Lênin. Về mặt lý luận, mối quan hệ giữa tình hình tội phạm và các tội phạm cụ thể là mối quan hệ tuân theo quy luật giữa toàn thể và bộ phận, cái chung và cái đơn nhất, giữa hệ thống và bộ phận6 . Theo trình tự vận động của nhận thức bắt nguồn từ nhận thức sự vật cá biệt và riêng biệt rồi mới tiến gần đến nhận thức sự vật nói chung. GS.TSKH. Đào Trí Úc cho rằng mối quan hệ giữa tình hình tội phạm và các tội phạm cụ thể là mối quan hệ tuân theo quy luật giữa toàn thể và bộ phận, cái chung và cái đơn nhất, giữa hệ thống và bộ phận. Các quan niệm khác nhau về tội phạm và kẻ phạm tội cũng như nguyên nhân của tội phạm, của việc hình thành con người phạm tội được hiểu một cách khác nhau và do đó ta có thể nói tới những mô hình nhận thức lịch sử khác nhau. Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là tình hình tội phạm cụ thể nằm trong bức tranh tổng thể của tình hình tội phạm nói chung nên chúng được vận động theo quy luật của tình hình tội phạm nói chung ở Đồng Nai trong giai đoạn 2013 đến 2017 được nhận thức qua phần ẩn, phần hiện và được phản ánh qua 04 chỉ số: Thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất. Những nội dung này thể hiện rất chân thực phản ánh từ thực tiễn điều kiện tự nhiên, kinh – xã hội và đời sống văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
  • 32. 25 2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua 2.2.1. Các yếu tố thuộc về đặc điểm địa lý, dân cư - Đặc điểm địa lý: Đồng Nai có vị trí, địa hình thuận lợi ở nhiều mặt,giao thoa giữa cao nguyên Trung bộ và đồng bằng Bắc bộ; phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Bắc giáp Lâm Đồng, Tây Bắc giáp Bình Dương, Bình Phước; Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; có quốc lộ trực tiếp đến các đô thị trong khu vực, đường sắt xuyên Việt qua địa bàn Đồng Nai dài 85 km, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và sân bay quân sự Biên Hòa là cầu hàng không thường trực; bến cảng Thị Vải, đủ để giao thương với tàu vạn tấn đến từ khắp nơi. Với vị trí này, Đồng Nai như là nút giao thông, giao lưu kinh tế - văn hóa trong vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam.Những tuyến giao thông này đã tạo điều kiện rất lớn cho việc lưu thông hàng hóa giữa Đồng Nai và các tỉnh trong nước cũng như trên thế giới, qua đó góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Do đó, hệ thống đường giao thông đã không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn còn nhiều hệ thống giao thông chưa được nâng cấp, sửa chữa kịp thời, nhiều vùng sâu, vùng xa chưa được cải thiện về giao thông và thông tin liên lạc. Tình hình trên gây khó khăn rất lớn trong công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, tuần tra kiểm soát, tổ chức các biện pháp phòng ngừa, công tác nắm tình hình, nhất là trong công tác tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm… - Đặc điểm dân cư:Dân số tỉnh Đồng Nai gần 3000 người, đông hàng thứ 5 của Việt Nam, đứng hàng thứ hai trong số các tỉnh thành miền Đông Nam bộ. Mật độ dân số theo tỉ lệ 421 người/ km2 . Có trên 30 thành phần dân tộc sinh sống như Chơro, Mạ, Kơho, Xtiêng, người Hoa…Trên địa bàn tỉnh có sáu tôn giáo chính đó là Thiên Chúa giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Tin
  • 33. 26 Lành, Đạo Hồi, Hoà Hảo, trong đó chủ yếu là Thiên Chúa giáo và Đạo Phật. Trong những năm qua, tình trạng di dân tự do đến Đồng Nai diễn biến hết sức phức tạp với đủ các thành phần.Trước thực trạng dân số đông, không thuần nhất, tốc độ dân số tăng nhanh, nhất là tăng “cơ học” đã kéo theo nhiều vấn đề phức tạp về trật tự an toàn xã hội, trở thành gánh nặng đối với tỉnh Đồng Nai, nhất là trong công tác quản lý con người, nắm tình hình, quản lý đối tượng, không ít đối tượng hình sự đã lợi dụng tình hình này để hoạt động phạm tội và lẩn trốn. 2.2.2. Các yếu tố thuộc về đặc điểm môi trường xã hội Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đốì với con người. Nhất là tuổi trẻ thì sự tác động của môi trường càng to lớn hớn nhiều. Bởi lẽ, tuổi nhỏ thường hay bắt chước, chúng chưa đủ nhận thức để phân biệt đúng - sai, chỉ thấy người chung quanh làm gì thì chúng lại làm theo ngay, nhất là những tật xấu thói hư. Ngay từ trong gia đình, ông bà, cha mẹ, anh em không làm gương, không giữ được hòa khí, nói năng không lịch sự là mầm móng gây nên ảnh hưởng không tốt cho tuổi thơ. Đến lớp học, thường xuyên tiếp tục quan hệ với bạn xấu, lười học hay phá phách thì thói hư tật xấu ấy càng thâm nhập vào tâm tính của đứa trẻ. Để rồi lớn lên những tệ nạn xã hội, những thói ăn chơi bên ngoài dần dần lôi cuốn, quyến rũ để dẫn đến những hành vi không tốt và cuối cùng trở thành những phần tử xấu của xã hội. Đây là điều tất yếu và khó tránh khỏi, bởi “những vết mực đen” lan rất nhanh và khi dính vào thì cũng khó “tẩy” ra. Môi trường sống là một hệ thống lớn, có thể được chia nhỏ để nghiên cứu. Có hệ thống vĩ mô và vi mô hay hệ thống tự nhiên và xã hội. Tất cả đều là những hệ thống đồng bộ, song khó xác định về chủ thể. Ở một cách tiếp cận tương đối, tức là chấp nhận có đúng sai, có hạn chế nhất định, nhưng có tính khả thi cao, bao quát và đặc biệt là có chủ thể để bàn luận là hệ thống mà
  • 34. 27 trong đó, môi trường sống được chia thành nhiều tiểu hệ thống khác nhau để nghiên cứu. Để phù hợp với đề tài luận văn, tác giả cho rằng môi trường sống ở đây được nghiên cứu là môi trường kinh tế - xã hội; môi trường văn hóa, giáo dục; môi trường chính sách, pháp luật; môi trường về hoạt động quản lý nhà nước; môi trường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội giết người; môi trường hoạt động đấu tranh , phòng chống tội phạm. Những môi trường trên có tính đặc trưng là cơ sở để xem xét các yếu tố tiêu cực, những sai lệch với chức năng của các thiết chế đó và và khi chúng tương tác với các yếu tố tiêu cực khác đã làm phát sinh những hành vi phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua. 2.2.2.1. Các yếu tố thuộc phạm vi gia đình Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng đầu tiên, là môi trường xã hội gần gũi, quan trọng nhất, nơi các tương tác xã hội hằng ngày của thanh niên diễn ra thường xuyên nhất. Với tư cách là “tế bào”, là thiết chế cơ bản của xã hội, gia đình là nơi nuôi dưỡng con người về thể chất và tinh thần. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc duy trì, gìn giữ và trao truyền các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc và động viên các thành viên của mình phấn đấu theo đúng chuẩn mực của xã hội. Đồng thời, gia đình vừa là màng lọc mà thông qua đó thanh niên tiếp nhận một cách có chọn lọc những tác động văn hóa từ bên ngoài, vừa như tấm lá chắn bảo vệ họ khỏi những tác động tiêu cực của xã hội. Gia đình chính là một trong những “yếu tố bảo vệ” quan trọng nhất đối với thanh niên Việt Nam. Vai trò to lớn của gia đình đối với sự phát triển nhân cách và lối sống của thanh niên càng được khẳng định khi gia đình là nơi tin cậy để họ tham vấn các vấn đề quan yếu trong cuộc sống như sức khỏe, công việc, hôn nhân, tình yêu, tín ngưỡng tôn giáo… Trong quan niệm của Ph.Ăngghen, gia đình không chỉ dựa trên nền tảng
  • 35. 28 cơ bản nhất là nền sản xuất vật chất, mà còn dựa trên cơ sở tình yêu. Trong xã hội thông tin, gia đình hạt nhân – kiểu gia đình phổ biến của xã hội tư bản – vẫn tồn tại nhưng không còn là kiểu gia đình thống trị. Ngoài nó, còn có những hình thức tổ chức gia đình mới. Sự phát triển của công nghệ thông tin đang tác động mạnh mẽ, cả tích cực lẫn tiêu cực, đến đời sống gia đình. Để bảo vệ sự bền vững của gia đình trong xã hội hiện đại, nhân loại, một mặt, phải phấn đấu xây dựng một nền tảng kinh tế ngày càng tốt hơn, mặt khác, phải bảo tồn và phát huy giá trị tích cực của những nhân tố phi vật chất, đặc biệt là truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc trên lĩnh vực này Một số gia đình thiếu quan tâm đến việc quản lý, chăm sóc, giáo dục con cái; Những gia đình có cấu trúc không cơ bản bền vững, như mồ côi bố hoặc mẹ hay bố mẹ li dị, ly thân không có người chăm sóc dạy dỗ con cái, thiếu tình cảm, thiếu thốn về kinh tế nên dễ bị ảnh hưởng của những hiện tượng tiêu cực và phạm pháp. Một trong những nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng đó là sự buông lỏng quản lý, chưa phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc quản lý giáo dục các em hoặc phương pháp giáo dục chưa sâu sát… Một số gia đình còn nuông chiều con cái để chúng ăn chơi đua đòi, giao lưu với kẻ xấu, sống buông thả, sa ngã vào con đường phạm tội. Thực tiễn tại tỉnh Đồng Nai thời gian qua cho thấy các vụ án giết người xảy ra trong phạm vi gia đình chiếm tỉ lệ không cao mà tội giết người chủ yếu xảy ra là ở những nơi công cộng. Đối với các vụ án giết người trong phạm vi gia đình thì đa số đều là các gia đình có mối quan hệ lỏng lẻo (ly thân, ly hôn, sống chung không đăng ký kết hôn, thiếu vắng sự quản lý của ông bà, cha mẹ…) hoặc có mâu thuẫn gay gắt giữa các thành viên trong gia đình như vụ Huỳnh Tiến Dũng (SN 1976) dùng xăng đốt chết chị Phan Ngọc Chanh (SN 1978) tại nhà trọ ở phường Tân Hiệp, Tp Biên Hòa vào ngày 09/6/2011 do
  • 36. 29 trong thời gian chung sống với Dũng (có làm đám cưới, không đăng ký kết hôn) chị Chanh có quan hệ với người đàn ông khác và có lời nói thách thức Dũng; Vụ Đỗ Văn Rong (SN 1963) đâm chết anh ruột là Lê Văn Mon (SN 1961) xảy ra ngày 27/10/2010 ở phường Hố Nai, Tp Biên Hòa xuất phát từ việc Mon cự cãi nhau, cho rằng Rong làm hàng rào lấn qua đất nhà mình; Vụ Nguyễn Vũ Kim Sa đâm chết anh là Nguyễn Ngọc Phương cũng xuất phát từ mâu thuẫn trong sinh hoạt hàng ngày do sống sát nhà nhau trên diện tích đất chung của cha, mẹ để lại; Vụ Trần Ngọc Hoài Oanh đâm chết chú ruột là Trần Văn Xinh vào khoảng 18 giờ ngày 10/11/2014 tại nhà ở khu phố 3, phường Trảng Dài thấy cha và chú đi uống rượu về gây gổ, cự cãi, đánh nhau bằng tay không… Đối với các khu vực nhà trọ dành cho người lao động nhập cư, người lao động có thu nhập thấp thì sự thiếu vắng những sinh hoạt gia đình đã đẩy hầu như toàn bộ dân cư khu vực này vào những hoạt động dễ phát sinh mâu thuẫn dẫn đến giết người như nhậu nhẹt say sưa, đánh bài, tụ tập đua xe, chọc phá người khác v.v.. 2.2.2.2. Các yếu tố thuộc phạm vi nhà trường Nếu gia đình là cái nôi thứ nhất, thì nhà trường là cái nôi thứ hai góp phần quan trọng vào việc giáo dục và rèn luyện con người. Nhà trường ngoài việc truyền thụ kiến thức, còn làm nhiệm vụ giáo dục những phẩm chất nhân cách của học sinh và hoàn thiện những nhân cách ấy. Bên cạnh những thành tích tốt đẹp mà nhà trường dành được, còn có những hạn chế trong công tác giáo dục. Những thiếu sót đó tạo ra nhiều nguyên nhân và điều kiện thuận lợi tác động đến đối tượng tiềm ẩn nguy cơ phạm tội Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới năm 2012 về sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, gần 80% các bậc cha mẹ cho rằng việc học tập và rèn luyện đạo đức
  • 37. 30 của con cái là mối quan tâm hàng đầu của gia đình và gần 75% cha mẹ luôn dành thời gian tâm sự với con. Có nghiên cứu cho thấy các bậc cha mẹ ngày nay không chỉ quan tâm tới vấn đề giáo dục đạo đức mà còn quan tâm tới những cách thức để giáo dục hiệu quả, như tạo sự thoải mái trong trò chuyện, qua đó tạo ra sự kết nối tình cảm, tìm hiểu tâm tư của con cái để có hướng điều chỉnh phù hợp, cung cấp kiến thức, giáo dục kỹ năng sống... Bên cạnh đó, một bộ phận cha mẹ chưa quan tâm, hoặc không có thời gian quan tâm tới việc giáo dục con cái. Số liệu từ điều tra của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới năm 2012 cho biết chỉ có 46% cha mẹ trong mẫu điều tra thường xuyên nói chuyện trao đổi với con, có tới 10,1% cha mẹ hoàn toàn không nói chuyện với con. 32,1% số cha mẹ gặp khó khăn trong việc bố trí thời gian dành cho con cái. Lý do thiếu thời gian ở cha mẹ có thể bắt nguồn từ gánh nặng kinh tế và công việc khiến cha mẹ có thể nắm được kết quả học tập của con, chứ không thể cùng con chia sẻ tâm tư hay định hướng nhận thức. Khó khăn về thời gian của cha mẹ có quan hệ mật thiết với trình độ học vấn và nghề nghiệp của họ. Nhóm cha mẹ có trình độ từ đại học trở lên thì việc bố trí thời gian cho con cái gặp nhiều khó khăn nhất, sau đó đến nhóm cán bộ công nhân, viên chức nhà nước, tiếp đó là nhóm kinh doanh dịch vụ, và cuối cùng là nhóm cha mẹ làm nông nghiệp. Nhóm cha mẹ ở nông thôn thường dành ít thời gian chăm sóc giáo dục con cái hơn so với cha mẹ ở thành phố. Có thể thấy rằng, môi trường thành thị nhiều nguy cơ, nhận thức của cha mẹ ở thành thị về vấn đề giáo dục con rõ rệt hơn khiến cho việc nuôi dạy con cái được coi trọng hơn, và dù khó khăn, các gia đình thành thị vẫn phải bố trí thời gian dành cho con cái nhiều hơn so với các gia đình nông thôn. Hậu quả của việc ít thời gian dành cho con cái, đặc biệt là con tuổi vị thành niên, là mức độ gắn kết lỏng lẻo trong gia đình, cha mẹ chưa kiểm soát
  • 38. 31 được hành vi con cái kịp thời và không phòng, ngừa được những hành vi lệch chuẩn của con cái Ví dụ: Bị cáo Dương Văn Đỉnh (SN 2002) là học sinh trường nội trú Bùi Thị Xuân đâm chết Hoàng Thanh Quang (SN 2002) ngay tại sân trường vào chiều ngày 08/5/2016 do Đỉnh bị Quang cùng một nhóm học sinh trong trường khác ức hiếp và gây sự đánh nhau; vụ Trương Mạnh Tiền (SN 2001) là học sinh trường THCS xã Phước Tân, Tp Biên Hòa đâm chết Lê Thanh Tùng vào ngày 06/11/2017 do thường xuyên bị Tùng bắt nạp và hăm dọa kêu “chiến hữu” bên ngoài vào đánh Tiền; vụ Nguyễn Quốc Tính (tức Long, SN 2000) do bị Lê Văn Ngọc Tân (tức Vui, SN 1999) là học sinh cá biệt đã nghỉ học nhưng vẫn thường xuyên gây sự, trấn lột tiền và đánh Tính nên Tính nên đã dùng dao dao xếp đâm chết Tân vào ngày 16/01/2013; vụ Phan Quốc Nghĩa (SN 2000) là học sinh lớp 8 Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Long Thành do bênh vực bạn gái nên đã đâm chết Nguyễn Văn Thành vào ngày 25/11/2011 trong vụ ẩu đả giữa hai nhóm nữ sinh… 2.2.2.3. Các yếu tố thuộc phạm vi xã hội Không ít ý kiến cho rằng, sự gia tăng tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội là mặt trái của nền kinh tế thị trường. Cách nhìn nhận này dễ nảy sinh tâm lý chấp nhận ở một mức độ nào đó những hiện tượng tiêu cực trong xã hội hiện nay và khó tìm được giải pháp khả thi để khắc phục. Thật ra nền kinh tế thị trường không trực tiếp tạo ra tội phạm, mà chính những người sống trong môi trường đó, khi không được rèn luyện để có kỹ năng ứng phó hiệu quả với những tình huống phức tạp, dễ gây căng thẳng và nảy sinh hành vi phạm tội. Theo thống kê của ngành công an, 60 - 70% số vụ án giết người do các nguyên nhân xã hội trong năm 2010 là có tính bột phát, nhất thời; khoảng 20% số vụ do người thân, ruột thịt, họ hàng gây ra. Nguyên nhân chủ yếu bắt
  • 39. 32 nguồn từ mâu thuẫn trong sinh hoạt, đôi khi rất nhỏ nhặt (vụ em rể đặt thuốc nổ vào xe máy khiến chị dâu thiệt mạng ở Bắc Ninh gần đây là một dẫn chứng đau lòng). Con số này cũng chỉ ra những bất cập trong một số kỹ năng sống của người phạm tội, như thiếu tự tin, khả năng kiềm chế, tự chủ kém, trong khi về xúc cảm thường có cường độ mạnh, nhưng dễ thay đổi; tính hay phô trương, bốc đồng nổi trội trong khi nhu cầu nhận thức nghèo nàn... Tâm lý con người luôn diễn biến tùy vào những tình huống cụ thể mà mỗi cá nhân gặp phải trong cuộc sống. Ðiều quan trọng là mỗi người biết kiềm chế những biểu hiện không lành mạnh để hành động tích cực thắng thế. Nhưng, dường như định hướng giáo dục còn thiếu chú trọng bồi đắp những kỹ năng tự suy xét và đánh giá, cũng như khả năng tự kiềm chế những biểu hiện không mong muốn trong tính cách mỗi người. Trong khi đó, một số nét tính cách được xem là mang tính "truyền thống" như sĩ diện, nhiều khi chỉ là "sĩ diện hão" vẫn còn phổ biến và làm sai lệch đi giá trị đích thực của lòng tự trọng. Sự thiếu hụt những kỹ năng nêu trên và những phẩm chất cần thiết dễ làm cho con người có hành vi bột phát không kiểm soát được khi ở vào tình huống căng thẳng. Ngoài ra, thiếu hụt ý thức trách nhiệm cũng là tác nhân. Một khiếm khuyết trong giáo dục là không đồng hướng nuôi dưỡng và củng cố phẩm chất quan trọng nói trên. Gia đình và xã hội có vai trò rất lớn trong giáo dục thế hệ trẻ. Vậy mà ở không ít gia đình, cha mẹ thường có tâm lý chăm lo, bao bọc cho con đến mức không ít trẻ không có thói quen suy nghĩ về bản thân như chủ thể cuộc sống chính mình, chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. Trong khi đó, không ít bản tin hay bài báo bình luận về một vụ việc nghiêm trọng do thanh thiếu niên gây ra, các tác giả thường có xu hướng phiến diện, nhấn mạnh trách nhiệm của xã hội, gia đình, mà ít đề cập đến trách nhiệm của các em với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội.
  • 40. 33 Cách tiếp cận này nhiều khi đã vô tình ảnh hưởng không mong muốn đến việc hình thành ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ. Nếu trước khi thực hiện hành vi, các em có kỹ năng tự kiềm chế, có khả năng tự suy xét tình huống cùng sự gắn kết với trách nhiệm của bản thân trong các mối quan hệ xã hội thì chưa chắc những vụ việc đau lòng đã xảy ra. Bất kỳ hành vi nào của cá nhân cũng chịu tác động của môi trường bên ngoài và diễn biến tâm lý bên trong. Những tác nhân thuộc môi trường bên ngoài rất đa dạng. Từ toàn bộ bối cảnh xã hội với những hiện tượng xã hội khác nhau, đặc biệt những hiện tượng tiêu cực trong xã hội đó đến những hoàn cảnh cụ thể như một khung cảnh thuận lợi, vắng vẻ, một sự va chạm giao thông không mong muốn, một câu nói không muốn nghe từ người khác...Trong những tình huống cụ thể, hành vi của cá nhân được thực hiện theo cách nào phụ thuộc rất nhiều vào định hướng giá trị sống của họ. Trong những thời kỳ mà xã hội có nhiều thay đổi thì định hướng giá trị sống của con người cũng có những đổi thay. Từ chỗ thiên về coi trọng giá trị tinh thần, nay chuyển sang giá trị vật chất; từ chỗ những giá trị xã hội được đề cao, nay chuyển sang giá trị cá nhân được coi trọng... Với một xã hội còn tồn tại nhiều hiện tượng tiêu cực như nạn tham nhũng, tham ô khi mà ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân chưa được đề cao cũng như chưa cảm nhận được những triển vọng tích cực trong các phong trào xã hội đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực... thì những giá trị vật chất, vì lợi ích cá nhân rất dễ thắng thế những giá trị vì lợi ích xã hội, lợi ích của những người chung quanh và những giá trị tinh thần như tình người, tình ruột thịt, lòng hiếu thảo... Ðáng báo động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhiều trường hợp phạm tội chưa hề có tiền án, tiền sự, được nhìn nhận là sống tốt nhưng đã trở thành hung thủ gây án "nhất thời" phạm tội, hành vi diễn ra trong thời gian ngắn, giữa thủ phạm và nạn nhân nhiều khi không quen biết nhau từ trước. Tuy
  • 41. 34 nhiên, tính "nhất thời" đó chỉ là biểu hiện bên ngoài, mà thực chất hành vi phạm tội là hậu quả của những tâm trạng không mong muốn, suy tư không lối thoát được tích tụ trong cả một thời gian dài, nay được bộc lộ ra trong những tình huống có tính chất kích động. Bản thân người phạm tội thiếu các kỹ năng tự kiềm chế, giải tỏa các bức xúc tích tụ trong người; trong khi những người chung quanh thiếu kỹ năng "biết dừng đúng lúc", khiến sự cãi vã, tranh luận đã tạo ra tình huống kích hoạt. Và hành vi phạm tội dễ xảy ra khi có "sự bắt nhịp" của cả hai nhóm nhân tố chủ quan và khách quan. Nhằm giảm đến mức thấp nhất những hành vi phạm tội do nguyên nhân xã hội, bên cạnh việc xây dựng lối sống với tư duy tích cực, luôn tin tưởng trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào cũng sẽ tìm ra lối thoát, thì việc hình thành kỹ năng sống, đặc biệt kỹ năng tự kiểm soát và giải tỏa những bức xúc, kỹ năng suy xét và giải quyết vấn đề cũng như ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ là rất quan trọng. Cần đưa lối sống với tư duy tích cực và những kỹ năng này trở thành một nét văn hóa sống. Ðể làm được điều này, trách nhiệm không chỉ trên vai nhà trường, mà phải của toàn xã hội. Thực tiễn cho thấy, có những vụ án giết người xảy ra xuất phát từ những vấn đề như vấn đề như thói quen gia trưởng, độc đoán, trọng nam khinh nữ, “năm thê bảy thiếp” v.v.. là những tồn dư của xã hội phong kiến không được pháp luật hiện nay bảo hộ. Điển hình như vụ án: Ví dụ: Huỳnh Minh Lai, SN - 1987 và chị Thạch Thanh Tiền, SN - 1992, cùng ngụ tại: ấp Tắc Hố, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Kết hôn với nhau năm 2010 và đã có 02 người con chung là Huỳnh Thị Minh Thư, SN - 2012 và Huỳnh Minh Tiến, SN - 2014. Nhưng vì mâu thuẫn gia đình mà Lai đã giết vợ. 2.2.3.Ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường: Sự phát triển về kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng dân cư ở tỉnh Đồng Nai nhanh chóng và ngày càng
  • 42. 35 sâu sắc.Trong thực tế có thể thấy sự tác động của nền kinh tế thị trường vào đời sống người dân làm ảnh hưởng theo lối sống thực dụng, đạo đức của một bộ phận người trong cư dân bị xuống cấp, họ coi trọng quá mức các giá trị vật chất, sống vị kỷ... Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật, kể cả giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 2.2.4 Những phong tục, hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại trong các mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và ăn sâu vào ý thức của một bộ phận người dân Với nhiều nguyên nhân lịch sử để lại, ở các vùng người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn còn tồn tại các phong tục tập quán, các hủ tục lạc hậu, phản khoa học mà cho đến nay vẫn còn duy trì như cúng bái khi bị đau ốm, nghi ngờ một người bình thường là ma lai, thư, yểm bùa cho dân làng, mang đến tai họa cho dân làng… các phong tục, hủ tục này dẫn đến các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác một cách trái pháp luật. Đối với các hành vi trên, trong nhiều trường hợp chỉ xử lý bằng luật tục, mà có những luật tục trái với pháp luật hiện hành. Do đó, không có tác dụng răn đe, giáo dục đối với những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác trong các cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 2.2.5 Nguyên nhân thuộc về bản thân đối tượng phạm tội: Các đối tượng phạm tội đa số thường có sự kém hiểu biết về xã hội, về pháp luật, về chuẩn mực đạo đức, lối sống. Với sự nhận thức xã hội kém, không biết hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện hành vi theo bản năng chứ không suy nghĩ, tính toán. Đa số người phạm tội xuất thân từ gia đình nghèo, không đủ ăn, đủ mặc; trình độ học vấn thường là không biết chữ; nghề nghiệp chính là làm nông hoặc làm thuê theo mùa vụ. Từ đó ta có thể thấy ở những đối tượng trên không có những nhận thức đúng về chuẩn mực xã hội, về chính trị, pháp luật, đạo đức…Bên cạnh đó, tình trạng uống
  • 43. 36 rượu, bia say trong các ngày lễ hội, lễ tết, ma chay, cưới hỏi cũng là một nguyên nhân dẫn đến các hành vi giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Điển hình như vụ: Phạm Nguyễn Long Dân (Cục), SN - 1997, Nơi cư trú: 31/2 Khu phố 6, phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa, Đồng Nai từ nhà chạy đến địa chỉ: Số J1,Võ Thị Sáu, Khu phố 7, Phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai gặp chị Nguyễn Thị Thu Nga, SN - 1992 là chủ quán Karaoke “Kim Hoàng Kim” để lấy nước yến đi giao hàng cho khách. Khi đến lầu 1 của quán thì gặp anh Lê Văn Tuấn, SN - 1991, Nơi cư trú: ấp 4, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang (là nhân viên cũ của quán và trước đó anh Tuấn đã cùng với bạn là Nguyễn Thanh Liêm, SN - 1982 cùng đi nhậu với nhau đến khoảng 19 giờ thì cả hai ghé quán Karaoke “Kim Hoàng Kim” để hát). Do thời gian trước đó giữa Dân và anh Tuấn có mâu thuẫn với nhau nên khi gặp nhau thì anh Tuấn có nói với Dân “Mày tin cái mạng của mày tao muốn cho chết là chết không” Dân trả lời: “Em có làm gì đâu mà anh nói như vậy. Em không tin, anh cứ làm thử đi” nói xong Dân bỏ đi xuống lầu lấy nước yến đi giao hàng. Sau khi giao hàng xong đến khoảng 21 giờ 30 phút thì Dân quay lại quán và ngồi nói chuyện với bạn gái là Nguyễn Huỳnh Bình Thuận (Ân), SN - 1996 làm nhân viên thu ngân của quán. Lúc này anh Tuấn cùng Liêm hát xong vừa từ trên lầu đi xuống thì gặp Dân đang nói chuyện với Thuận tại quầy thu ngân dưới lầu trệt, anh Tuấn dùng tay ngoắc và nói với Dân: “Nãy mày nói gì ra đây”, Dân trả lời “Nếu mày thích thì cứ đi ra ngoài” nói xong cả hai cùng đi ra bãi đất trống đối diện quán karaoke rồi cả hai xông vào đánh nhau bằng tay chân, anh Tuấn dùng tay đấm trúng vào tay trái của Dân (Trước đó tay trái của Dân bị gẫy nhưng chưa lành lại hẳn) làm cho Dân bị đau nên Dân bỏ chạy vào trong quán Karaoke “Kim Hoàng Kim” anh Tuấn chạy đuổi theo, Dân chạy đến quầy thu ngân chụp lấy con dao thái lan, có sẵn để trên mặt bàn của quầy thu thu ngân, Dân cầm con dao trên tay rồi quay lại
  • 44. 37 dùng dao đâm vào ngực của anh Tuấn, bị đâm nhưng anh Tuấn vẫn tiếp tục xông vào đánh nhau với Dân, cả hai giằng co, xô đẩy nhau ra đến ngoài đường chỗ để chậu cây cảnh phía trước cửa quán thì Dân đẩy được anh Tuấn ra, đồng thời tiếp tục dùng dao đâm liên tiếp nhiều nhát trúng vào ngực, bụng, tay và lưng của anh Tuấn. Sau khi đâm anh Tuấn xong Dân bỏ con dao gây án vào trong túi xách đeo trên người và lấy xe máy bỏ trốn khỏi hiện trường, trên đường đi đến cầu Hóa An bắc qua sông Đồng Nai thuộc địa phận xã Hóa An, Tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai thì Dân dừng lại vứt con dao gây án xuống sông Đồng Nai rồi đi về nhà. Ngay sau khi sự việc xảy ra anh Tuấn được mọi người đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện ITO Sài Gòn - Đồng Nai, sau đó tiếp tục chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai để cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng nên anh Tuấn đã tử vong tại Bện viện. Sau khi gây án, khi biết tin anh Tuấn tử vong. Ngày 10/12/2018 Phạm Nguyễn Long Dân đã đến Công an phường Thống Nhất, Tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đầu thú.Quá trình điều tra: Phạm Nguyễn Long Dân đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như đã nêu trên. 2.2.6 Các yếu tố thuộc về nhân thân người phạm tội Các đặc điểm nhân chủng học như độ tuổi, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, hoàn cảnh kinh tế, địa vị xã hội, chính trị, đạo đức, nghề nghiệp v.v.. Về cơ bản thì tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua không có điểm nào quá khác biệt hay đặc thù so với các địa phương khác hay các giai đoạn trước đó về nhóm các yếu tố này. Ảnh hưởng của các yếu tố trong nhóm này vẫn mang tính quy luật như độ tuổi từ 18 đến 30 là độ tuổi phạm tội giết người nhiều nhất, nam giới phạm tội giết người nhiều hơn nữ giới, người có hoàn cảnh gia đình hạnh phúc ít phạm tội giết người hơn người có không có gia đình hoặc có gia đình không hạnh phúc, người có trình độ học vấn thấp dễ dàng phạm tội hơn so với người có trình độ
  • 45. 38 học vấn cao, người có hoàn cảnh kinh tế ổn định ít phạm tội hơn người có thu nhập thấp hay gặp khó khăn về kinh tế, người có nghề nghiệp ổn định và có địa vị xã hội cao rất hiếm khi phạm tội giết người v.v.. Nhu cầu, sở thích, thói quen, truyền thống, khuynh hướng giá trị, tín ngưỡng, tôn giáo v.v.. hay nói cách khác là các yếu tố mang đặc điểm sinh lý. Đây là các yếu tố luôn có khả năng thay đổi nhanh chóng hơn so với nhóm các yếu tố nhân chủng học, đặc biệt là trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin và quá trình hội nhập quốc tế cũng như quá trình toàn cầu hóa như hiện nay. Trong điều kiện dễ dàng giao lưu đến mức được gọi là “thế giới phẳng” thì ngay cả những yếu tố dường như có tính ổn định cao như truyền thống văn hóa, hệ giá trị… của cá nhân, của cộng đồng, của dân tộc cũng có những thay đổi nhanh chóng. Các nghiên cứu xã hội học và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội giết người thời gian qua cho thấy thứ tự ưu tiên các giá trị trong hệ giá trị của cá nhân và cả cộng đồng đã có sự thay đổi đáng kể so với trước khi mà giá trị cá nhân đã được đẩy lên cao hơn các giá trị chung khác như quốc gia, dân tộc, tập thể, cộng đồng. Mặc dù điều này là đi ngược với thời kỳ trước đây nhưng hoàn toàn có thể hiểu được khi các giá trị chung được ưu tiên dường như ít bị đe dọa hơn so với giai đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước hay bảo vệ Tổ quốc. Chính từ sự lên ngôi của giá trị cá nhân trong hệ giá trị đã dẫn đến những hành vi ích kỷ và thậm chí là vi phạm nghiêm trọng pháp luật như giết người nhằm thỏa mãn “cái tôi” trong bản thân người phạm tội vì mục tiêu vật chất và/hoặc tinh thần. Có thể khẳng định giá trị cá nhân chính là căn nguyên cơ bản nhất của các yếu tố tâm sinh lý khác. Hay nói cách khác thì các yếu tố như nhu cầu, sở thích, tín ngưỡng, tôn giáo v.v.. chỉ là phái sinh từ yếu tố giá trị cá nhân của con người trong tình hình tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng.
  • 46. 39 Những tác động lệch chuẩn xuất phát từ sự bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay đã và đang có tác động mạnh mẽ đến giới trẻ. Những hình ảnh bạo lực, phim xã hội đen; lối sống nặng về tranh đoạt vật chất, ăn chơi sa đọa, lười biếng, thích hưởng thụ, chạy theo đồng tiền bằng mọi giá... lan tràn trên sách báo, phim ảnh, internet, game online, mạng xã hội đang hàng ngày hàng giờ tác động vào nhận thức, lối sống, hành vi của không ít người, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Ở độ tuổi chưa ổn định về nhân cách, lối sống, thích khám phá, thể hiện, dễ bắt chước, thích thể hiện mình, các em dễ dàng bị cuốn hút, chạy theo những giá trị ảo, dễ dẫn đến những hành động bồng bột, gây hậu quả đau lòng. Những thông tin gây chấn động dư luận như cháu giết bà, con giết mẹ để lấy tiền đi chơi game đã nhiều lần xuất hiện trên các phương tiên truyền thông khiến dư luận bàng hoàng và bức xúc.Bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động rất lớn đến văn hóa, giáo dục và tạo ra lối sống thực dụng, ích kỷ, thờ ơ trong một bộ phận người trẻ hiện nay. Cùng với đó là sự tha hóa trong đạo đức con người, sự mai một của những giá trị truyền thống trong xã hội như nền tảng gia đình, sự tôn trọng giữa người với người dẫn đến tình trạng những mâu thuẫn rất nhỏ có thể gây ra hậu quả rất thảm khốc. Nhìn vào những vụ thảm sát vừa qua có thể thấy cách thức, hành vi gây án của tội phạm ngày càng manh động và hết sức man rợ. Nó không chỉ là nỗi lo chung của toàn xã hội mà còn là một vấn đề nhức nhối, tiềm ẩn nguy cơ lớn về sự suy đồi nghiêm trọng của các giá trị đạo đức.Sự thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu tu dưỡng, rèn luyện nhân cách đạo đức, không có sự định hướng, giáo dục đúng đắn từ gia đình cũng là nguyên nhân khiến các đối tượng có hành vi giết người bằng thủ đoạn tàn khốc như vậy. Hoàn toàn không thể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng của nhóm yếu tố này trong quá trình hình thành động lực hành vi phạm tội giết
  • 47. 40 người – nhất là đối với những hành vi giết người có dự mưu, có sự chuẩn bị từ trước. Kiểm soát được các yếu tố sai lệch này chính là biện pháp hữu hiệu nhất để đạt được mục đích cao nhất của tội phạm học là phòng ngừa tội phạm xảy ra. Tuy nhiên, đây cũng chính là nhóm yếu tố khó phát hiện nhất đối với những cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống tội giết người nếu không có sự huy động tham gia của toàn xã hội thông qua phương pháp thụ lý giải quyết tin báo, tố giác tội phạm. Trong thực tiễn xét xử 1.103 bị cáo về tội giết người tại tỉnh Đồng Nai trong năm năm qua, các Hội đồng xét xử đã phải áp dụng điểm n khoản 1 điều 93 BLHS để tuyên phạt đến 808 bị cáo về tội giết người với tình tiết định khung là “động cơ đê hèn”, chiếm tỉ lệ 73,25%. Tỉ lệ này cho thấy động cơ chủ đạo của tội giết người tại tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua là khá phức tạp và không dễ nhận diện một cách đầy đủ, rõ ràng để có thể kiểm soát bởi khái niệm “đê hèn” có nội hàm rất rộng, đa dạng và phong phú. Ngoài động cơ này ra thì những động cơ khác như để thực hiện hành vi phạm tội khác (như cướp tài sản) có phần dễ nhận diện và phát hiện hơn. Đối tượng phạm tội giết người do bộc phát tức thời thì quá trình hình thành động lực của hành vi giết người hình thành rất nhanh trong bản thân người thực hiện hành vi mà những người khác khó nhận biết hoặc nếu có nhận biết cũng không thể và không kịp kiểm soát. Những mâu thuẫn trong và sau khi nhậu nhẹt say sưa bao gồm cả những mâu thuẫn gay gắt lẫn những mâu thuẫn hết sức vô cớ và nhỏ nhặt như một cái nhìn; mâu thuẫn trong giải quyết những tai nạn va quẹt xe khi lưu thông trên đường hoặc có hành vi chọc tức, khiêu khích lẫn nhau (nẹt pô, bấm còi, lạng lách v.v..); mâu thuẫn do hành vi thiếu tôn trọng cộng đồng và người khác như gây ồn ào sau 23h, chửi thề, văng tục, hỗn láo với người lớn, chọc ghẹo phụ nữ v.v..; mâu thuẫn trong