SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGÔ XUÂN TRÍ
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NANO BẠC
TỪ DỊCH CHIẾT LÁ CHÈ TRUỒI
VÀ BẠC NITRAT
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Thừa Thiên Huế, năm 2016
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGÔ XUÂN TRÍ
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NANO BẠC
TỪ DỊCH CHIẾT LÁ CHÈ TRUỒI
VÀ BẠC NITRAT
Chuyên ngành: Hóa vô cơ
Mã số: 60.44.01.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Võ Văn Tân
Thừa Thiên Huế, năm 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung
thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
Ngô Xuân Trí
iii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắcđến
Thầy giáo PGS.TS. Võ Văn Tân, đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp em hoàn thành luận
văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến qúy Thầy, Cô giáo tổ
Hóa Vô Cơ, Khoa Hóa- Trường ĐHSP Huế đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phạm Việt Tý đã
giúp đỡ em trong quá trình thực nghiệm để hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng, em xin tỏ lòng cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã
luôn ủng hộ và động viên em trong suốt thời gian qua.
Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2016
Học viên
Ngô Xuân Trí
iii
1
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... iii
MỤC LỤC....................................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ...............................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................8
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................9
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................................9
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................9
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................................9
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ...................................................................................10
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT..........................................................11
1.1. Giới thiệu về công nghệ nano..........................................................................11
1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc của công nghệ nano.............................................11
1.1.2. Cơ sở khoa học của công nghệ nano ...........................................................11
1.2. Vật liệu nano.....................................................................................................12
1.2.1. Tính chất vật liệu nano ................................................................................13
1.2.2. Phân loại vật liệu nano.................................................................................13
1.3. Ứng dụng của vật liệu nano.............................................................................14
1.3.1. Y học............................................................................................................14
1.3.2. Trong sinh học .............................................................................................15
1.3.3. Trong điện tử ...............................................................................................15
1.3.4. Trong may mặc............................................................................................15
1.3.5. Trong nông nghiệp.......................................................................................16
1.4. Các phƣơng pháp tổng hợp nano bạc ............................................................16
1.4.1. Phương pháp từ trên xuống..........................................................................16
2
1.4.2. Phương pháp từ dưới lên .............................................................................16
1.5. Tổng quan về cây chè.......................................................................................17
1.5.1. Cây chè ........................................................................................................17
1.5.2. Cây chè Truồi ..............................................................................................18
1.6. Tổng quan về nano bạc....................................................................................19
1.6.1. Giới thiệu về bạc kim loại............................................................................19
1.6.2. Đặc tính kháng khuẩn của ion bạc...............................................................20
1.6.3. Giới thiệu về hạt nano bạc ...........................................................................21
1.6.4. Các phương pháp điều chế nano bạc ...........................................................21
1.6.5. Cơ chế kháng khuẩn của nano bạc...............................................................24
1.6.6. Ứng dụng của nano bạc ...............................................................................26
1.6.7. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................28
1.6.8. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..............................................................29
CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM .............................................................................27
2.1. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất .......................................................................31
2.1.1. Nguyên liệu..................................................................................................31
2.1.2. Xử lí nguyên liệu .........................................................................................31
2.1.3. Dụng cụ, hóa chất, thiết bị thí nghiệm.........................................................31
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu hạt nano bạc..........................................................32
2.2.1. Phương pháp quang phổ UV-Vis.................................................................32
2.2.2. Phương pháp đo TEM..................................................................................33
2.2.3. Phương pháp đo phổ hồng ngoại....................................................................33
2.3. Quy trình thực nghiệm ......................................................................................35
2.3.1. Quy trình chung để tổng hợp dịch chiết lá cây chè Truồi ................................36
2.3.2. Tổng hợp dung dịch nano bạc......................................................................36
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................37
3.1. Khảo sát các yếu tố tìm dịch chiết tối ƣu trong việc chế tạo nano bạc .......37
3.1.1. Xác định thành phần các nhóm chất trong dịch chết lá chè Truồi khô và tươi...37
3.1.2. Ảnh hưởng dịch chiết chè khô chè tươi trong việc tạo nano Ag................38
3.1.3. Ảnh hưởng thời gian, nhiệt độ nấu lá chè Truồi.........................................40
3
3.1.4. Ảnh hưởng tỷ lệ dịch chiết lá chè truồi và dung dịch AgNO3.....................41
3.1.5. Ảnh hưởng của thời gian tồn tại dịch chiết lá chè Truồi đến quá trình hình
thành nano bạc .......................................................................................................42
3.2 Khảo sát yếu tố ảnh hƣởng của dung dịch bạc nitrat tới việc hình thành nano
bạc.............................................................................................................................43
3.2.1. Xác định nồng độ tối ưu trong việc hình thành nano bạc............................43
3.2.2. Ảnh hưởng thời gian khuấy dung dịch bạc nitrat và dịch chiết...................44
3.3. Ảnh TEM mẫu nano bạc thu đƣợc.................................................................46
3.4. Thử nghiệm dùng nano bạc bảo quản trên hoa hồng...................................46
3.5. Kết quả thử hoạt tính sinh học dung dịch nano bạc....................................48
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................50
PHỤ LỤC................................................................................................................ P1
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tiếng Anh Diễn giải
Abs Absorbance Khả năng hấp thụ
B.Subtilis Bacillus Subtilis
C. Albicans Candida Albicans
E.Coli Escherichia Coli
L.Fermentum Lactobacillus Fermentum
S. Aureus Staphylococcus Aureus
S.Enterica Salmonella Enteric
P.Aeruginosa Pseudomonas Aeruginosa
TEM Transmission Electron Microscopy Kính hiển vi điện tử qua
UV-Vis Ultraviolet-visible spectroscopy Phổ hấp thụ phân tử
IC50 Inhibitory concentration at Nồng độ ức chế 50%
đối tượng thử nghiệm
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Giá trị mật độ quang thu đƣợc khi điều chế nano bạc bằng chè Truồi
khô và tƣơi ...............................................................................................................39
Bảng 3.2. So sánh mật độ quang của dịch chiết nấu ở 60o
C và 80o
C .................41
Bảng 3.3. So sánh tỷ lệ dịch chiết lá chè truồi và dung dịch AgNO3 ..................42
Bảng 3.4. Thời gian tồn tại dịch chiết lá chè Truồi đến quá trình hình thành nano
bạc.............................................................................................................................43
Bảng 3.5. Nồng độ tối ƣu trong việc hình thành nano bạc..................................44
Bảng 3.6. Thời gian khuấy dung dịch bạc nitrat và dịch chiết ...........................45
Bảng 3.7. Đánh giá khả năng kháng các chủng vi sinh vật của dung dịch nano
bạc.............................................................................................................................48
6
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cổng chợ Truồi.......................................................................................18
Hình 1.2. Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn..................20
Hình 1.3. Ion bạc liên kết với các base của DNA..................................................21
Hình 1.4. Phƣơng pháp hóa lý................................................................................23
Hình 1.5. Cơ chế kháng khuẩn...............................................................................25
Hình 2.1. Lá chè Truồi............................................................................................31
Hình 2.2. Sơ đồ đo UV-Vis......................................................................................32
Hình 2.3. Kính hiển vi điện tử truyền qua...........................................................33
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình tổng hợp nano bạc..........................................................35
Hình 2.5. Dịch chiết lá chè Truồi khô và tƣơi.......................................................36
Hình 2.6. Dung dịch nano bạc................................................................................36
Hình 3.1. Lá chè Truồi khô (a), tƣơi (b)...............................................................37
Hình 3.2. Phổ hồng ngoại chè Truồi khô và Tƣơi ................................................37
Hình 3.3. Phổ UV-Vis so sánh dung dịch có nano và dịch chiết ........................38
Hình 3.4. Phổ UV-Vis so sánh mật độ quang tạo nano bằng chè khô và chè tƣơi
39
Hình 3.5. Phổ UV-Vis dịch chiết tạo nano nấu ở 60o
C (a) và 80o
C (b)...............40
Hình 3.6. Phổ UV-Vis khảo sát tỷ lệ dịch chiết lá chè Truồi và dung dịch
AgNO3.......................................................................................................................41
Hình 3.7. Phổ UV-Vis khảo sự tồn tại của dịch chiết tới quá trình tạo nano
bạc.............................................................................................................................43
Hình 3.8. Phổ UV-Vis khảo sát nồng độ tối ƣu.....................................................44
Hình 3.9. Phổ UV-Vis khảo sát thời gian khuấy hỗn hợp dung dịch bạc nitrat
và dịch chiết lá chè ..................................................................................................45
Hình 3.10. Kết quả TEM mẫu nano bạc thu đƣợc...............................................46
Hình 3.11. Mẫu thử hoa hồng vàng với dung dịch bạc nitrat (a) và dung dịch
nano bạc (b) ở các ngày khác nhau .......................................................................47
7
8
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nano bạc hiện nay được sử rộng rộng rãi trong các loại dược phẩm, mỹ
phẩm, đồ chứa thức ăn, dụng cụ y khoa, quần áo xử lý nước [17].Trong đó đặc biệt
là công nghệ kháng khuẩn, sở dĩ nano bạc được nghiên cứu ứng dụng vào việc
kháng khuẩn vì bạc có tính kháng khuẩn mạnh và không gây tác dụng phụ, không
gây độc cho người và vật nuôi khi nhiễm lượng nano bạc bằng nồng độ diệt khuẩn
(khoảng nồng độ nhỏ hơn 100 ppm), không gây ô nhiễm môi trường, các đặc tính
kháng khuẩn của bạc bắt nguồn từ tính chất hóa học của các ion Ag+
, ion này có khả
năng liên kết mạnh với peptidoglican, thành phần cấu tạo nên màng tế bào của vi
khuẩn và ức chế khả năng vận chuyển oxy vào bên trong tế bào dẫn đến làm tê liệt
vi khuẩn [15], các hạt bạc tương tác với vi khuẩn khi chúng ở kích thước nano, kích
thước đó hầu như phụ thuộc vào hợp chất của hạt, khả năng phản ứng, thâm nhập
màng tế bào, được biết các hạt kim loại nhỏ khoảng 5nm xuất hiện những hiệu ứng
điện tử, chúng được xác định như sự thay đổi ở trong vùng cấu trúc điện tử của bề
mặt, đó là những hiệu ứng làm tăng khả năng phản ứng của các hạt nano bề mặt,
qua nghiên cứu cho thấy, do sự tăng lên của nguyên tử bề mặt nên so với bạc khối,
tác dụng sát khuẩn của các hạt bạc siêu nhỏ có kích thước nano được nhân lên gấp
bội, 1 gam nano bạc có thể sát khuẩn cho hàng trăm mét vuông chất nền, chính vì
vậy mà việc tổng hợp phục vụ nhu cầu con người ngày càng cấp thiết, điều đó đặt ra
cho ta phải có những nghiên cứu để tìm ra quy trình tổng hợp hoàn thiện và ít tốn
kém nhất.
Đề điều chế nano bạc có rất nhiều phương pháp như khử hóa học, khử có sử
dụng công nghệ vi sóng, nhiệt, ánh sáng, công nghệ hồ quang, chiếu xạ, phương
pháp nhũ tương [20]. Các phương pháp này có thể cho kết quả sai khác về kích
thước, hình thái, hiệu suất tạo hạt nano nhưng thường có chung một khuyết điểm là
hóa chất tổng hợp độc hại, không thân thiện với thực thể sinh học, cơ thể sống,
chính vì vậy hạt nano bạc tạo thành dù dễ dàng được áp dụng vào lĩnh vực điện tử ,
xúc tác nhưng khi ứng dụng vào y sinh, ứng dụng trên cơ thể sống thì cần phải có
một quy trình phụ kèm theo để loại bỏ các hóa chất độc hại. Để giải quyết vấn đề
9
hóa chất không thân thiện khi tổng hợp hạt nano bạc, các nhà khoa học thời gian
gần đây tìm đến những phương pháp tổng hợp xanh [19], thân thiện môi trường,
thân thiện với cá thể sống, trong đó có việc tổng hợp hạt nano từ chiết xuất lá cây.
Cây chè Truồi dễ trồng, phát triển tốt gắn liền với dòng sông Hưng Bình
thuộc xã Lộc An, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế, cây chè Truồi được đánh
giá cao về chất lượng và thành phần , đồng thời quá trình mua cũng dễ dàng. Lá
chè Truồi (Camellia sinenssis O.Ktze) có chứa nhiều catechin, flavanoid và
polyphenol. Chúng có những thành phần khử hiệu quả cũng như chất tạo ổn định
nano bạc tạo thành, với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu với nội
dung "Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat"
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xây dựng quy trình tổng hợp hạt nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi
- Nghiên cứu những ứng dụng thiết thực của nano bạc vào đời sống
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Lá chè Truồi (Camellia sinenssis O.Ktze) mua tại Làng Truồi, xã Lộc An,
Huyện Phú Lộc, TT Huế
- Hạt nano Ag
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Thu thập, xử lý tài liệu từ các nguồn tham khảo như luận văn, sách báo,…
+Kế thừa và phát triển những công trình dã công bố có liên quan đến đề tài
-Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
+ Phương pháp phân tích phổ IR
+Phương pháp phân tích phổ UV-Vis
+Phương pháp kính hiển vi điện tử truyển qua TEM
+Phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật trên hoa và kiểm định
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Sử dụng dịch chiết của lá chè Truồi để khử dung dịch bạc nitrat thành bạc
nano có khả năng kháng khuẩn từ đó đưa vào thử các ứng dụng trên hoa quả.
10
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn được chia thành các chương sau:
Chương 1: Tổng quan lí thuyết
Chương 2: Thực nghiệm
Chương 3: Kết quả và thảo luận
11
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. Giới thiệu về công nghệ nano
1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc của công nghệ nano
Công nghệ nano là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế
tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng,
kích thước trên quy mô nanômét (nm, 1 nm = 10-9
m). Ở kích thước nano, vật liệu
sẽ có những tính năng đặc biệt mà vật liệu truyền thống không có được đó là do sự
thu nhỏ kích thước và việc tăng diện tích mặt ngoài [22].
Ý tưởng cơ bản về công nghệ nano được đưa ra bởi nhà vật lý học người Mỹ
Richard Feynman vào năm 1959, ông cho rằng khoa học đã đi vào chiều sâu của
cấu trúc vật chất đến từng phân tử, nguyên tử vào sâu hơn nữa. Nhưng thuật ngữ
“công nghệ nano” mới bắt đầu được sử dụng vào năm 1974 do Nario Taniguchi một
nhà nghiên cứu tại trường đại học Tokyo sử dụng để đề cập khả năng chế tạo cấu
trúc vi hinh của mạch vi điện tử, mặc dù nó vẫn chưa biết rộng rãi. Dựa trên tiền đề
đó tiến sĩ K. Eric Drexler khai thác sâu hơn trong cuốn sách “Engines of Creation”
và cuốn “Nanosystems”.Từ đây, thuật ngữ công nghệ nano bắt đầu trở nên phổ biến,
hàng loạt phát minh đã ra đời, phục vụ đắc lực cho cuộc sống.
1.1.2. Cơ sở khoa học của công nghệ nano
Công nghệ nano chủ yếu dựa dựa trên ba cơ sở khoa học sau:
 Chuyển tiếp từ tính chất cổ điển đến tính chất lƣợng tử
Đối với vật liệu vĩ mô gồm rất nhiều nguyên tử, các hiệu ứng lượng tử được
trung bình hóa với rất nhiều nguyên tử (1 µm3
có khoảng 1012
nguyên tử) và có thể
bỏ qua các thăng giáng ngẫu nhiên. Nhưng các cấu trúc nano có ít nguyên tử hơn thì
các tính chất lượng tử thể hiện rõ ràng hơn. Ví dụ một chấm lượng tử có thể được
coi như một đại nguyên tử, nó có các mức năng lượng giống như một nguyên tử
 Hiệu ứng bề mặt
Khi vật liệu có kích thước nhỏ thì tỷ số nguyên tử trên bề mặt và tổng số
nguyên tử của vật liệu gia tăng, Ví dụ xét vật liệu tạo thành từ các hạt nano hình
cầu. Nếu gọi ns là số nguyên tử nằm trên bề mặt, n là tổng số nguyên tử thì mối liên
hệ giữa hai con số trên sẽ là ns = 4n2/3
. Tỷ số giữa số nguyên tử trên bề mặt và tổng
12
số nguyên tử sẽ là f= ns/n = 4/n1/3
= 4ro
/r, trong đó ro
là bán kính của nguyên tử và r
là bán kính của hạt nano. Như vậy, nếu kích thước của vật liệu giảm (r giảm) thì tỷ
số f tăng lên. Do nguyên tử trên bề mặt có nhiều tính chất khác biệt so với tính chất
của các nguyên tử ở bên trong lòng vật liệu nên khi kích thước vật liệu giảm đi thì
hiệu ứng có liên quan đến các nguyên tử bề mặt, hay còn gọi là hiệu ứng bề mặt
tăng lên do tỷ số f tăng. Khi kích thước của vật liệu giảm đến nm thì giá trị f này
tăng lên đáng kể. Sự thay đổi về tính chất có liên quan đến hiệu ứng bề mặt không
có tính đột biến theo sự thay đổi về kích thước vì f tỷ lệ nghịch với r theo một hàm
liên tục [1].
 Kích thƣớc tới hạn
Các tính chất vật lý, hóa học của các vật liệu đều có một giới hạn về kích
thước. Nếu vật liệu mà nhỏ hơn kích thước này thì tính chất của nó hoàn toàn bị
thay đổi, người ta gọi đó là kích thước tới hạn. Vật liệu nano có tính chất đặc biệt là
do kích thước của nó có thể so sánh được với kích thước tới hạn của các tính chất
của vật liệu [23]. Ví dụ điện trở của một kim loại tuân theo định luật ohm ở kích
thước vĩ mô mà ta thấy hàng ngày. Nếu ta giảm kích thước của vật liệu xuống nhỏ
hơn quãng đường tự do trung bình của điện tử trong kim loại, mà thường có giá trị
từ vài đến vài trăm nm, thì định luật Ohm không còn đúng nữa. Lúc đó điện trở của
vật có kích thước nano sẽ tuân theo các quy tắc lượng tử, không phải bất cứ vật liệu
nào có kích thước nano đều có tính chất khác biệt mà nó phụ thuộc vào tính chất mà
nó được nghiên cứu.
Các tính chất khác như tính chất điện, tính chất từ, tính chất quang và các tính
chất hóa học khác đều có độ dài tới hạn trong khoảng nm. Chính vì thế mà người ta
gọi ngành khoa học và công nghệ liên quan là khoa học nano và công nghệ nano
1.2. Vật liệu nano
Vật liệu nano là đối tượng của hai lĩnh vực là khoa học nano và công nghệ
nano, nó liên kết hai lĩnh vực trên với nhau. Kích thước của vật liệu nano trải một
khoảng khá rộng, từ vài nm đến vài trăm nm, để có một con số dễ hình dung, nếu ta
có một quả cầu có bán kính bằng quả bóng bàn thì thể tích đó đủ để làm ra rất nhiều
13
hạt nano có kích thước 10 nm, nếu ta xếp các hạt đó thành một hàng dài kế tiếp
nhau thì độ dài của chúng bằng một ngàn lần chu vi của trái đất.
1.2.1. Tính chất vật liệu nano
Tính chất đặc biệt, thú vị của vật liệu nano bắt nguồn từ kích thước của chúng
rất nhỏ bé có thể so sánh với các kích thước tới hạn của nhiều tính chất hóa lý của
vật liệu. Chỉ là vấn đề kích thước thôi thì không có gì đáng nói, điều đáng nói là
kích thước của vật liệu nano đủ nhỏ để có thể so sánh với các kích thước tới hạn của
một số tính chất. Vật liệu nano nằm giữa tính chất lượng tử của nguyên tử và tính
chất khối của vật liệu, đối với vật liệu khối, độ dài tới hạn của các tính chất rất nhỏ
so với độ lớn của vật liệu, nhưng đối với vật liệu nano thì điều đó không đúng nên
các tính chất khác lạ bắt đầu từ nguyên nhân này. Ở kích thước nano, các hạt kim
loại thể hiện tính chất đặc biệt so với trạng thái vật liệu khối như: tính kháng khuẩn,
cảm biến sinh học, tính dẫn nhiệt, dẫn điện… Chính vì vậy, việc tổng hợp được hạt
nano kim loại đem lại nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như: y sinh, phân tích,
điện tử, hóa học, môi trường và công nghệ sinh học.
1.2.2. Phân loại vật liệu nano
Có rất nhiều cách phân loại vật liệu nano, mỗi cách phân loại cho ra rất nhiều
loại nhỏ nên thường hay làm lẫn lộn các khác niệm. Sau đây là một vài cách phân
loại thường dùng.
1.2.2.1. Phân loại theo hình dáng của vật liệu
Người ta đặt tên số chiều không gian bị giới hạn ở kích thước nano
- Vật liệu nano không chiều (cả ba chiều đều có kích thước nano). Ví dụ: đám
nano, hạt nano
- Vật liệu nano một chiều là vật liệu trong đó một chiều có kích thước nano. Ví
dụ: dây nano, ống nano
-Vật liệu nano hai chiều là vật liệu trong đó hai chiều có kích thước nano. Ví
dụ: màng mỏng
- Ngoài ra còn có vật liệu có cấu trúc nano hay nanocomposite trong đó chỉ
một phần của vật liệu có kích thước nm, hoặc cấu trúc của nó có nano không chiều,
một chiều, hai chiều đan xen lẫn nhau.
14
Cũng theo cách phân loại theo hình dáng của vật liệu, một số người đặt tên số
chiều bị giới hạn ở kích thước nano. Nếu như thế thì hạt nano là vật liệu nano ba
chiều, dây nano là vật liệu nano hai chiều và màng mỏng là vật liệu nano một chiều,
cách này ít phổ biến hơn cách ban đầu.
1.2.2.2. Phân loại theo tính chất vật liệu
Thể hiện sự khác biệt ở kích thước nano
- Vật liệu nano kim loại
- Vật liệu nano bán dẫn
- Vật liệu nano từ tính
- Vật liệu nano sinh học
Nhiều khi người ta phối hợp hai cách phân loại với nhau, hoặc phối hợp hai
khái niệm nhỏ để tạo ra các khái niệm mới.
1.3. Ứng dụng của vật liệu nano
Công nghệ Nano ra đời đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt cho ngành công
nghiệp, nông nghiệp, y tế, hàng tiêu dùng, thực phẩm… Hơn nữa, khoa học nano là
một trong những biên giới của khoa học chưa được thám hiểm tường tận và nó hứa
hẹn nhiều phát minh kỹ thuật lý thú nhất
1.3.1. Y học
Y học - Y tế là một trong những ứng dụng lớn nhất của công nghệ nano
- Trong việc điều trị bệnh ung thư: Nhiều phương pháp điều trị khác nhau đã
được thử nghiệm để có thể hạn chế các khối u phát triển và tiêu diệt chúng ở cấp độ
tế bào. Nghiên cứu sử dụng các hạt nano vàng để chống lại nhiều loại ung thư đã
cho kết quả rất khả quan. Các hạt nano này sẽ được đưa đến các khối u bên trong cơ
thể và được tăng nhiệt độ bằng tia laser hồng ngoại chiếu từ bên ngoài để có thể tiêu
diệt các khối u [24].
- Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà khoa học còn nghiên cứu một dự án
nanorobot vô cùng đặc biệt. Với những chú robot có kích thước siêu nhỏ có thể đi
vào bên trong cơ thể con người để đưa thuốc điều trị đến những bộ phận cần thiết.
Việc cung cấp thuốc một cách trực tiếp như vậy sẽ làm tăng khả năng cũng như
hiệu quả điều trị.
15
Trong tương lai không xa, công nghệ Nano sẽ giúp con người chống lại căn
bênh ung thư quái ác, bao gồm cả căn bênh ung thư khó chữa nhất như ung thư não,
các bác sĩ sẽ có thể dễ dàng điều trị mà không cần mở hộp sọ của bệnh nhân hay bất
kỳ phương pháp hóa trị độc hại nào.
1.3.2. Trong sinh học
Vật liệu nano có khả năng ứng dụng trong sinh học vì kích thước nano so sánh
được với kích thước của tế bào (10-400 nm), virus (20-450 nm), protein (5-50nm), gen
(2 nm rộng và 10-100 nm chiều dài) [22]. Với kích thước nhỏ bé, cộng với việc ngụy
trang giống như các thực thể sinh học khác và có thể xâm nhập vào các tế bào virus.
1.3.3. Trong điện tử
Công nghệ nano cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành điện tử, những bộ
vi xử lý được làm từ vật liệu nano khá phổ biến trên thị trường, một số sản phẩm
như bàn phím, chuột cũng được phủ một lớp nano kháng khuẩn.
Pin nano trong tương lai sẽ có cấu tạo theo kiểu ống nanowhiskers, khiến các
cực của pin có diện tích bề mặt lớn hơn rất nhiều lần, từ đó giúp nó lưu trữ được
nhiều điện năng hơn trong khi kích thước của pin sẽ ngày càng được thu nhỏ lại.
1.3.4. Trong may mặc
Việc áp dụng các hạt nano bạc vào ý tưởng vô cùng đặc biệt với loại quần áo
có khả năng diệt vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu trong quần áo đã trở thành hiện
thực. Các hạt nano bạc này có thể thu hút các vi khuẩn và tiêu diệt các tế bào của
chúng. Và ứng dụng hữu ích này đã được áp dụng trên một số mẫu quần áo thể
thao, quần lót khử mùi, bít tất…
Không chỉ dừng lại ở công dụng diệt khuẩn, khử mùi, công nghệ nano có thể
biến chiếc áo bạn đang mặc thành một trạm phát điện di động. Sử dụng các nguồn
năng lượng như năng lượng mặt trời, gió và với công nghệ nano bạn sẽ có thể sạc
điện cho smartphone của mình mọi lúc mọi nơi, ứng dụng này còn được sử dụng
rộng rãi hơn với ý tưởng chế tạo những chiếc buồm bằng vật liệu nano, với khả
năng chuyển hóa năng lượng tự nhiên thành điện năng. Tuy nhiên ứng dụng này vẫn
đang trong quá trình thử nghiệm.
16
1.3.5. Trong nông nghiệp
Ý tưởng ứng dụng vật liệu nano bạc với khả năng siêu diệt khuẩn vào việc
phòng và trị các nguồn bệnh do vi khuẩn, vi rút và nấm gây ra trên cây trồng, vật
nuôi, bảo quản nông sản đã được các nhà sáng chế nghiên cứu và sản xuất thành
công. Những sản phẩm dung dịch – gel nano bạc đã mang đến giải pháp mới cho
ngành nông nghiệp sạch.
Ngoài ra, công nghệ nano còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các mặt
hàng chăm sóc sức khỏe, gia dụng, mỹ phẩm…
1.4. Các phƣơng pháp tổng hợp nano bạc
1.4.1. Phƣơng pháp từ trên xuống
Nguyên lý: dùng kỹ thuật nghiền và biến dạng để biến vật liệu thể khối với tổ
chức hạt thô thành cỡ hạt kích thước nano. Đây là các phương pháp đơn giản, rẻ
tiền nhưng rất hiệu quả, có thể tiến hành cho nhiều loại vật liệu với kích thước khá
lớn, trong phương pháp nghiền, vật liệu ở dạng bột được trộn lẫn với những viên bi
được làm từ các vật liệu rất cứng và đặt trong một cái cối. Máy nghiền có thể là
nghiền lắc, nghiền rung hoặc nghiền quay [13], các viên bi cứng va chạm vào nhau
và phá vỡ bột đến kích thước nano. Nhiệt độ có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào
từng trường hợp cụ thể, nếu nhiệt độ gia công lớn hơn nhiệt độ kết tinh lại thì được
gọi là biến dạng nóng, còn ngược lại thì được gọi là biến dạng nguội. Kết quả thu
được là các vật liệu nano một chiều (dây nano) hoặc hai chiều (lớp có chiều dày
nm), ngoài ra, hiện nay người ta thường dùng các phương pháp quang khắc để tạo
ra các cấu trúc nano.
Ưu điểm: Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng rất hiệu quả, chế tạo
được lượng vật liệu lớn.
Nhược điểm: Các hạt kết tụ với nhau, phân bố hạt không đồng nhất, dễ bị
nhiễm bẩn từ các dụng cụ chế tạo, thường khó có thể đạt được kích thước nhỏ,
phương pháp này thường được dùng chế tạo vật liệu kim loại.
1.4.2. Phƣơng pháp từ dƣới lên
Nguyên lý: Hình thành vật liệu nano từ các nguyên tử hoặc ion, phương pháp
từ dưới lên được phát triển rất mạnh mẽ vì tính linh động và chất lượng của sản
17
phẩm cuối cùng, phần lớn các vật liệu nano mà chúng ta dùng hiện nay được chế
tạo từ phương pháp này, phương pháp từ dưới lên có thể là phương pháp vật lý [8],
phương pháp hóa học hoặc kết hợp cả hai.
- Phương pháp vật lý: Là phương pháp tạo vật liệu nano từ nguyên tử
hoặc chuyển pha. Nguyên tử để hình thành vật liệu nano được tạo ra từ phương
pháp vật lý: bốc bay nhiệt (đốt, phún xạ, phóng điện hồ quang). Phương pháp
chuyển pha: vật liệu được nung nóng rồi cho nguội với tốc độ nhanh để thu được
trạng thái vô định hình, xử lý nhiệtđể xảy ra chuyển pha vô định hình - tinh thể (kết
tinh) (phương pháp nguội nhanh). Phương pháp vật lý thường được dùng để tạo các
hạt nano, màng nano, ví dụ: ổ cứng máy tính.
- Phương pháp hóa học: Là phương pháp tạo vật liệu nano từ các ion, phương
pháp hóa học có đặc điểm là rất đa dạng vì tùy thuộc vào vật liệu cụ thể mà người ta
phải thay đổi kỹ thuật chế tạo cho phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phân
loại các phương pháp hóa học thành hai loại: hình thành vật liệu nano từ pha
lỏng (phương pháp kết tủa, sol-gel...) và từ pha khí (nhiệt phân...). Phương pháp này
có thể tạo các hạt nano, dây nano, ống nano, màng nano, bột nano...
- Phương pháp kết hợp: là phương pháp tạo vật liệu nano dựa trên các nguyên
tắc vật lý và hóa học như: điện phân, ngưng tụ từ pha khí... Phương pháp này có thể
tạo các hạt nano, dây nano, ống nano, màng nano, bột nano..
Ưu điểm: Các vật chế tạo được rất đa dạng, chúng có thể là vật liệu vô cơ, hữu
cơ, kim loại, đặc điểm phương pháp này là rẻ tiền và chế tạo được một lượng lớn
khối lượng vật liệu.
Nhược điểm: Các hợp chất có liên kết với phân tử nước có thể là một khó
khăn, phương pháp sol-gel thì không có hiệu suất cao.
1.5. Tổng quan về cây chè
1.5.1. Cây chè
Cây chè có tên khoa học là Cmaellia sinesis là loài cây mà lá và chồi của
chúng được sử dụng để sản xuất chè, nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi
họăc các cây nhỏ [8], thông thường được xén tỷa để thấp hơn 2 mét (6fit) khi được
trồng để lấy lá. Nó có rễ cái dài, hoa của nó màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5
18
– 4cm, với 7 – 8 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu, chè xanh, chè ô long và
chè đen tất cả đều được chế biến từ loài cây này, nhưng được chế biến ở các mức độ
oxi hóa khác nhau, lá của chúng dài từ 4 – 15cm. Lá tươi chứa khoảng 4% cafein, lá
non và còn các lá có xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất chè khi mặt bên dưới
của chúng còn các sợi lông tơ ngắn màu trắng .Các lá già có màu lục sẫm…Các độ
tuổi khác nhau của lá chè tạo ra các sản phẩm chè khác nhau về chất lượng, do
thành phần hóa học trong các lá này là khác nhau. Thông thường, chỉ có lá chồi và 2
đến 3 lá mới mọc gần thời gian đó được thu hoạch để chế 42 biến. Việc thu hoạch
thủ công bằng tay diễn ra đều đặn sau khoảng 1 đến 2 tuần. Các nguyên tố hoạt
động trong nước chè là cafein và các đa phenol. Tỷ lệ cafein trong chè vào khoảng
từ 2 tới 4% (trong cà phê khoảng từ 5 tới 10%). Còn đa phenol là những hóa chất có
chức năng như rượu, chiếm tỷ lệ 25%. Vitamin C chỉ có trong trà xanh (tươi: 0,6
%), tương tác giữa cafein với đa phenol làm cho cafein trong trà ít nguy hiểm hơn
trong cà phê (cafein là một alcoloid độc). Tuy nhiên khi tỷ lệ nhỏ, cafein làm cho
chè trở thành một chất kích thích thần kinh, thuận lợi cho hoạt động trí não và hoạt
động cơ bắp, chè cũng là một chất lợi tiểu, kích thích hệ thống tuần hoàn máu và hô
hấp. Chè xanh và chè đen chiếm một chương trong sách Dược học ở Pháp (xuất bản
lần thứ X năm 1994). Hình như chè làm sáng mắt ra, trí óc sảng khoái, nhuận tràng,
vô hiệu hóa nhiều chất độc trong cơ thể. Nó có tác động vào tim, phổi và bao tử [9].
Người cho rằng, nhai lá chè thay cho kẹo chewinggum chống được hôi miệng, bã
chè làm phân bón rất tốt.
1.5.2. Cây chè Truồi
Hình 1.1. Cổng chợ Truồi
19
Làng Truồi thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc tỷnh Thừa Thiên Huế, người
dân Huế xưa nay thích uống chè xanh, tuy nhiên lá chè người Huế thích nhất là lá
chè làng Truồi [5]. Cách phân biệt lá chè làng Truồi so với những nơi khác không
hề khó, nếu chè ở các vùng khác thường được để nguyên cành, lá và bó lại thành
những bó dài thì chè Truồi được ngắt riêng thành từng lá và bó thành bó bởi những
sợi lạt tre tự nhiên. Lá chè của các nơi khác thường to, màu xanh lá cây rất đậm, bao
gồm cả lá già và lá non, còn lá chè Truồi là sự chắt lọc những ngọn lá ngon nhất
trên cây chè, không phải là những lá non nằm ngoài đọt của cành chè, mà là những
lá già và nằm gần với thân cây. Lá chè Truồi nhỏ nhắn, chỉ bằng một nửa hay hai
phần ba lá chè của các nơi, có màu xanh mạ non, lá hơi ngả vàng, dày và nhỏ ngọn.
Điều đặc biệt, cũng là chè Truồi, vẫn cách ngắt lá và bó lại thành bó y hệt nhau,
nhưng tìm được bó chè ngon, nấu ra bát nước trong xanh một màu xanh trong veo,
vừa đắng chát, vừa nồng nàn cũng không phải là điều dễ dàng, cây chè được trồng ở
mạch đất khác nhau sẽ mang một dáng dấp và hương vị khác nhau. Chè Truồi trồng
ở vùng đồng bằng, đất ven sông, ven đầm phá, nơi thiếu ánh sáng mặt trời thì cây
chè sẽ tốt tươi, lá có màu xanh đậm hơn và to. Ngược lại, những cây chè trồng ở
vùng núi, đồi cao, hay những gò đống, nơi ánh nắng mặt trời thoáng đãng, cây chè
sẽ còi cọc hơn, lá có màu vàng nhạt, hay màu của mạ non, ngọn nhỏ, lá thường dày
và rất giòn [11].
1.6. Tổng quan về nano bạc
1.6.1. Giới thiệu về bạc kim loại
Bạc là một trong những kim loại được con người phát hiện ra từ rất sớm
(khoảng 5500 đến 6000 năm về trước) chỉ sau vàng và đồng. Tuy nhiên lúc bấy giờ
bạc được xem là một kim loại rất hiếm do khai thác rất ít. Qua những pháp lệnh của
vua Ai Cập Menet (khoảng 3600 năm trước công nguyên), người ta biết giá cả vàng
bạc lúc bấy giờ là 1: 2,5. Ký hiệu của bạc là Ag có nguồn gốc từ chữ Argentum
trong tiếng la tinh, bạc được biết đến từ thời tiền sử, nó được nhắc tới trong cuốn
Chúa sáng tạo ra thế giới,các đống xỉ bạc đã được tìm thấy ở Tiểu Á và trên các đảo
thuộc biển Aegean chứng minh rằng bạc đã được tách khỏi chì từ thiên niên kỷ thứ
4 trước công nguyên.
20
Bạc kí hiệu là Ag, nằm ở ô thứ 47 trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên
tố hoá học, thuộc phân nhóm IB (kim loại chuyển tiếp), chu kỳ 5, có cấu hình
electron lớp ngoài cùng là 4d10
5s1
. Bạc là kim loại nặng, mềm, có ánh kim, màu
trắng (màu nguyên thuỷ của bạc là màu xám), có hai đồng vị bền là 107
Ag (51,9%)
và 109
Ag (48,1%), dẻo, dễ uốn (cứng hơn vàng một chút), để đúc tiền, có màu trắng
bóng ánh kim nếu bề mặt có độ đánh bóng cao. Bạc nguyên chất có độ dẫn nhiệt
cao nhất trong tất cả các kim loại, màu trắng nhất, độ phản quang cao nhất (mặc dù
nó là chất phản xạtia cực tím rất kém), và điện trở thấp nhất trong các kim loại.
1.6.2. Đặc tính kháng khuẩn của ion bạc
Các đặc tính kháng khuẩn của bạc bắt nguồn từ tính chất hóa học của các ion
Ag+
, ion này có khả năng liên kết mạnh với peptidoglican, thành phần cấu tạo nên
thành tế bào của vi khuẩn và ức chế khả năng vận chuyển oxy vào bên trong tế bào
dẫn đến làm tê liệt vi khuẩn. Nếu các ion bạc được lấy ra khỏi tế bào ngay sau đó,
khả năng hoặt động của vi khuẩn lại có thể được phục hồi. Do động vật không có
thành tế bào, vì vậy chúng ta không bị tổn thương khi tiếp xúc với các ion này.
Có một cơ chế tác động của các ion bạc lên vi khuẩn đáng chú ý được mô tả
như sau: Sau khi Ag+
tác động lên lớp màng bảo vệ của tế bào vi khuẩn gây bệnh nó
sẽ đi vào bên trong tế bào và phản ứng với nhóm sunfuahydrin – SH của phân tử
enzym chuyển hóa oxy và vô hiệu hóa men này dẫn đến ức chế quá trình hô hấp của
tế bào vi khuẩn.
Hình 1.2. Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn
Ngoài ra các ion bạc còn có khả năng liên kết với các base của DNA và trung
hòa điện tích của gốc phosphate do đó ngăn chặn quá trình sao chép DNA.
21
Hình 1.3. Ion bạc liên kết với các base của DNA
1.6.3. Giới thiệu về hạt nano bạc
Hạt nano bạc là các hạt bạc có kích thước từ 1 nm đến 100 nm [25].
Bạc nano là vật liệu có diện tích bề mặt riêng rất lớn, có những đặc tính độc
đáo sau:
- Tính khử khuẩn, chống nấm, khử mùi, có khả năng phát xạ tia hồng ngoại đi
xa, chống tĩnh.
- Không có hại cho sức khỏe con người với liều lượng tương đối cao, không
có phụ gia hóa chất.
- Có khả năng phân tán ổn định trong các loại dung môi khác nhau (trong các
dung môi phân cực như nước và trong các dung môi không phân cực như benzene,
toluene).
- Độ bền hóa học cao, không bị biến đổi dưới tác dụng của ánh sáng và các tác
nhân oxy hóa khử thông thường.
- Chi phí cho quá trình sản xuất thấp.
- Ổn định ở nhiệt độ cao
Ngoài ra ta còn có các hạt nano bạc có cộng hưởng Plasmon bề mặt, hiện
tượng này tạo nên màu sắc từ vàng nhạc đến đen cho các dung dịch chứa hạt nano
bạc với các màu sắc phụ thuộc vào nồng độ và kích thước hạt nano.
1.6.4. Các phƣơng pháp điều chế nano bạc
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều chế nano bạc trong đó có một số
phương pháp phổ biến sau:
22
1.6.4.1. Phƣơng pháp sinh học
Dùng vi khuẩn là tác nhân khử ion kim loại. Cấy vi khuẩn vào dung dịch có
chứa ion bạc để thu được hạt bạc nano [12]. Phương pháp này đơn giản, thân thiện
với môi trường và có thể tạo hạt với số lượng lớn
Ag+ logbio ical
 Ag0
1.6.4.2. Phƣơng pháp ăn mòn laser
Đây là phương pháp từ trên xuống, vật liệu ban đầu là một tấm bạc, được đặt
trong một dung dịch có chứa một hoạt chất bề mặt. Một chùm laserxung có bước
sóng 532 nm, độ rộng xung là 10 ns, tần số 10 Hz, năng lượng mỗi xung là 90 mJ,
đường kính vùng kim loại bị tác dụng từ 1 – 3 mm. Dưới tác dụng của chùm laze xung,
các hạt nano có kích thước khoảng 10 nm được hình thành và được bao phủ bởi chất
hoạt hoá bề mặt CnH2n+1SO4Na với n = 8, 10, 12, 14 với nồng độ từ 0,001 – 0,1M.
1.6.4.3. Phƣơng pháp vật lý
Phương pháp khử vật lý dùng các tác nhân vật lý như điện tử, sóng điện từ
năng lượng cao như tia gamma, tia tử ngoại, tia laser khử ion kim loại thành kim
loại. Dưới tác dụng của tác nhân vật lý, có nhiều quá trình biến đổi của dung môi và
các phụ gia trong dung môi để sinh ra các gốc hoá học có tác dụng khử ion thành
kim loại. Ví dụ: người ta dùng chùm laser xung có bước sóng 500nm, độ dài xung
6ns, tần số 10 Hz, công suất 12 – 14 mJ chiếu vào dung dịch có chứa AgNO3 như là
nguồn ion kim loại và Sodium Dodecyl sulfate (SDS) như là chất hoạt hoá bề mặt
để thu được hạt nano bạc.
1.6.4.4. Phƣơng pháp hóa lý
Đây là phương pháp trung gian giữa hoá học và vật lý, nguyên lý là dùng
phương pháp điện phân kết hợp với siêu âm để tạo hạt nano. Phương pháp điện
phân thông thường chỉ tạo được màng mỏng kim loại, trước khi xảy ra sự hình
thành màng, các nguyên tử kim loại sau khi được điện hoá sẽ tạo ra hạt nano bám
lên điện cực âm. Sau đó người ta tác dụng một xung điện siêu âm đồng bộ với xung
điện phân thì hạt nano kim loại sẽ rời khỏi điện cực và sẽ đi vào dung dịch [6].
23
Hình 1.4. Phƣơng pháp hóa lý
1.6.4.5. Phƣơng pháp Micell đảo
Phương pháp này cho hạt kim loại có kích thước khoảng 1 – 20nm, với kích
thước nano thì đặc tính của nó được biểu hiện trong biên độ khá rộng.
Dung dịch micell đảo khá sạch, trạng thái nhiệt ổn định, là hỗn hợp của bộ ba:
Pha nước, pha dầu và chất hoạt động bề mặt được gọi chung là vi nhũ, trong vi nhũ
hạt nano nằm trong các giọt nước và được bao phủ bởi phần ưa nước của chất hoạt
động bề mặt, còn phần đuôi kỵ nước lại bị solvat hoá trong dầu.
1.6.4.6. Phƣơng pháp khử nhiệt
Là phương pháp tạo ra hạt bạc có độ tinh khiết cao không yêu cầu phải có mặt
chất hoạt động bề mặt (hoặc chỉ cần một lượng rất nhỏ) cũng như tác nhân khử, các
phát minh hiện nay là tạo ra hạt bạc bằng cách phân huỷ oxalat bạc ở nhiệt độ cao
trên 1000
C để tạo ra hạt nano bạc.
24
1.6.4.7. Phƣơng pháp khử hóa học
Đây là phương pháp từ dưới lên, phương pháp khử hoá học là dùng các tác
nhân hoá học để khử ion kim loại thành kim loại, thông thường các tác nhân hoá
học ở dạng dung dịch lỏng nên còn gọi là phương pháp hoá ướt. Dung dịch ban đầu
có chứa các muối của các kim loại như: HAuCl4, H2PtCl6, AgNO3. Tác nhân khử
ion kim loại Ag+
, Au+
thành Ag, Au là các chất như: acid citric, vitamin C, Sodium
Borohydride (NaBH4), Ethanol (cồn)…Để các hạt phân tán tốt trong dung môi mà
không bị kết tụ thành đám, người ta sử dụng phương pháp tĩnh điện để làm cho bề
mặtcác hạt nano có cùng điện tích đẩy nhau hoặc dùng phương pháp bao bọc bằng
chất hoạt động bề mặt hoặc các polymer
Phương pháp tĩnh điện đơn giản nhưng bị giới hạn bởi một số chất khử.
Phương pháp bao phủ thì phức tạp nhưng vạn năng hơn, hơn nữa phương pháp
này có thể làm cho bề mặt nano có các tính chất cần thiết cho các ứng dụng. Các hạt
nano như: Ag, Au, Pt, Pd, Rh với kích thước từ 10 – 100 nm có thể được chế tạo từ
phương pháp này [2].
1.6.5. Cơ chế kháng khuẩn của nano bạc
Nano bạc kháng khuẩn theo hai cơ chế chính:
Làm biến chất vi khuẩn bằng cách phá vỡ các nối disulfit: các nối disulfit (–S–
S–) trong vi khuẩn rất quan trọng vì nó đóng vai trò như một công tắc đóng, mở
thuận nghịch để tạo ra protein khi tế bào vi khuẩn gặp các phản ứng oxy hóa. Đây là
cấu trúc quan trọng của các enzyme trong vi khuẩn với tính chất xúc tác, nano bạc
vô hiệu hóa enzyme mà vi khuẩn, virus và nấm cần cho quá trình chuyển hóa
oxygen
Phá vỡ màng tế bào vi khuẩn bằng các phản ứng oxy hóa: nano bạc giúp tạo ra
oxy hoạt tính trong không khí hoặc từ nước. Những oxy hoạt tính này có khả năng
phá vỡ màng tế bào hoặc thành tế bào của vi khuẩn
25
Hình 1.5. Cơ chế kháng khuẩn
Ưu điểm của nano bạc so với thuốc kháng sinh:
Nano bạc giết chết vi khuẩn ngay lập tức bằng 2 cơ chế làm biến chất và oxi
hóa, vì vậy vi khuẩn không có khả năng kháng lại bạc. Các tế bào của con người ở
dạng mô nên không bị ảnh hưởng bởi quá trình này.
Không như các thuốc kháng sinh bị hấp thụ trong quá trình diệt khuẩn, nano
bạc hoạt động như chất xúc tác mà không bị hấp thụ.
Một tính chất khác giúp nano bạc tăng cường hiệu quả trong cơ thể người là
do nó ở dạng những hạt nhỏ kim loại khác với ion bạc thường bị chuyển thành
clorua bạc trong bao tử hay trong mạch máu. Clorua bạc tan rất ít và kém hiệu quả
hơn nhiều so với bạc kim loại hay ion bạc. Chỉ có bạc kim loại mới có thể sống
được với HCl trong bao tử mà vẫn giữ được các hoạt tính trong các mạch máu và
mô cơ thể. Điều này rất có ý nghĩa vì theo EPA (Environmental Protection Agency
– Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ), một người chỉ có thể dùng 350μcg/ liều
dùng mỗi ngày, nếu nhiều hơn sẽ bị trúng độc bạc. Nếu dùng 1 – 2 muỗng cà (phê/
ngày 20ppm) tương đương với 100 – 200 μcg/ ngày (thấp hơn so với khuyến cáo
của EPA về lượng bạc cung cấp trong nguồn nước ở Mỹ), sẽ có hiệu quả phòng
bệnh rất tốt. Điều này có thể đảm bảo cho người dùng sử dụng nano bạc như một
chất bổ sung trong bữa ăn cũng như trong nước uống mà không bị ngộ độc.
26
1.6.6. Ứng dụng của nano bạc
1.6.6.1. Trong y học, mỹ phẩm
Bạc đã được sử dụng khá thành công trong chiến tranh thế giới thứ nhất để
ngăn ngừa sự truyền nhiễm trước khi có kháng sinh, dung dịch bạc nitrat được dùng
như dung dịch chuẩn để bôi những vết bỏng nặng và sau này được thay thế bằng
kem silver sulfadiazine (SSD Cream) mãi đến những năm cuối thập kỷ 90. Hiện
nay, gạc phủ bạc hoạt hóa, được dùng kèm với kem SSD và tác dụng giảm đau và
thuận lợi trong việc điều trị tại gia.Việc phổ biến sử dụng bạc trong điều trị đã giảm
hẳn vì sự phát triển của nhiều loại thuốc kháng sinh hiện đại. Tuy nhiên gần đây,
bạc lại được tái quan tâm vì có phổ sát khuẩn rộng. Đặc biệt, khi nó được sử dụng
chung với alginate, một loại polymer sinh học tự nhiên chiết xuất từ rong biển [26].
Một số sản phẩm bạc alginate được điều chế nhằm ngăn ngừa việc nhiễm khuẩn
trong quá trình điều trị vết thương, đặc biệt là đốivới bệnh nhân phỏng.
Ngày này nano bạc còn được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm y tế ví dụ
như: Găng tay kháng khuẩn, khẩu trang kháng khuẩn, các loại vải kháng khuẩn
trong bệnh viện...
1.6.6.2. Trong thiết bị gia dụng
Ứng dụng các phân tử bạc (công nghệ Nano Silver) để khử khuẩn trong đồ
dùng gia đình đang được nhiều hãng sản xuất lựa chọn do đảm bảo được sự an toàn
về sức khoẻ.
Đối với các thiết bị gia dụng lớn như máy giặt và máy khử độc thực phẩm
thường sử dụng những thanh bạc lớn nguyên chất, có khu vực để riêng biệt và được
điện phân dung dịch thành hàng tỷ các ion bạc mỗi lần giặt, xả.
Chúng sẽ theo dòng nước bám vào các bề mặt thực phẩm hay vải vóc để "tiêu
diệt" vi khuẩn hoặc nấm mốc, ngăn ngừa sự xâm nhập trở lại sau nhiều ngày, những
thanh bạc này có tuổi thọ lên đến 10 năm sử dụng liên tục.
Với tủ lạnh và điều hòa, máy lọc không khí, nguyên lý hoạt động của công
nghệ phân tử bạc là như nhau vì các ion bạc không được điện phân ra ngoài như
trong máy giặt mà chúng được khử trực tiếp khi không khí bị hút vào hệ thống
lọc này.
27
Hệ thống lọc sẽ không cho phép các ion bạc được thoát ra ngoài môi trường,
chúng làm nhiệm vụ cô lập những phân tử bụi và vi khuẩn đi theo không khí vào
trong, trả lại môi trường (tủ lạnh hay căn phòng) một làn không khí trong lành, có
lợi cho sức khỏe hoặc giúp thực phẩm tươi ngon hơn.
Ngoài ra thì một số dòng tủ lạnh không sử dụng hệ thống lọc khí khử khuẩn,
mà dùng những lớp tráng ion bạc trực tiếp lên bề mặt bên trong tủ, cũng có tác dụng
diệt khuẩn khi vi khuẩn "va chạm" với các bề mặt đó.
1.6.6.3. Trong sản xuất hàng tiêu dùng
Nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh, tự nhiên và an toàn của Nano Bạc, diệt hầu
hết các loại vi rút, vi khuẩn và nấm gây bệnh nên nhiều nhà sản xuất các hàng tiêu
dùng đã ứng dụng công nghệ này trong sản xuất các loại sản phẩm như hộp đựng
thực phẩm, quần áo, đồ chơi, băng vết thương, chất tẩy quần áo, sợi nhân tạo dùng
dệt vải, khăn quần áo, khẩu trang…
1.6.6.4. Trong nông nghiệp
Ngày nay nano bạc cũng được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, nhằm
tiêu diệt những con vi khuẩn, nấm bệnh thường có ở trên cây trồng, đặc biệt hơn
nữa là ứng dụng nano bạc vào thuốc bảo vệ thực vật và dung dịch nước rửa kháng
khuẩn không gây hại cho người sử dụng.
1.6.6.5. Trong xử lý môi trƣờng
Để xử lý những ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt và các khu công
nghiệp gây ra, hiện nay trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều công trình
nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ nano bạc cho việc xử lý nước thải. Ngoài ra
hiện nay còn có rất nhiều công ty sản xuất về hạt nano dùng cho sơn, kính che nắng
và các ống cacbon dùng trong ngành điện tử.
Bạc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, giảm mùi hôi và giảm
thiểu rủi ro nhiễm khuẩn và nấm. Áo quần, nhất là tất vớ có sử dụng bạc giúp chúng
có thể sử dụng nhiều ngày hơn mà ít bị bốc mùi, bạc được đưa vào áo quần dưới hai
dạng: ion bạc được tích hợp vào polymer dùng để tạo sợi vải, phủ bạc kim lọai lên
sợi vải. Cả hai dạng đều cho khả năng sát khuẩn và nấm mốc rộng, điều đáng lưu ý
là tính sát khuẩn của bạc rất thân thiện đối với da người và diệt khuẩn mạnh không
28
như thuốc kháng sinh đôi khi có sự sốc thuốc và bị lờn thuốc sau một thời gian sử
dụng.
1.6.7. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Việc nghiên cứu nano bạc của nước ta mới chỉ bắt đầu những thập niên gần
đây, nên nó có nhiều điều khá mới mẻ, tuy nhiên tính ứng dụng của nó được đánh
giá rất cao:
+ Nhóm nghiên cứu về công nghệ nano bạc ở Đại học Quốc gia Hà Nội và
công ty KHCN thuộc tập đoàn Bắc Sơn (Hà Nội) do TS. Nguyễn Hoàng Nam đã đi
sâu nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm nano bạc trong lĩnh vực chăm sóc và bảo
vệ cây trồng, vệ sinh khử trùng, làm sạch môi trường và chuồng trại chăn nuôi, ao
hồ, nuôi trồng thủy sản; làm sạch môi trường các lớp mẫu giáo, nhóm trẻ, sàn nhà,
đồ chơi…. Một số chế phẩm đãđược thị trường và nhà sản xuất rất ưa thích như
NaSil 200 (sát khuẩn gia dụng); N200 ( xử lý môi trường nuôi thủy sản) và một số
sản phẩm nano bạc đang được ứng dụng bảo vệ cây trồng, đặc biệt là với sản xuất
rau, thực phẩm an toàn và trên một số vườn thuốc ở một số nơi như cây Ba Kích,
cây Cỏ ngọt, và Long nhãn, Long vải, hạt Sen, giúp cho những sản phẩm dùng
trong ngành đông y an toàn rất cao.
+ Nhóm nhà khoa học trẻ Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh dưới sự chủ trì
của TS. Đặng Mậu Chiến đã nghiên cứu thành công công nghệ nano bạc để phòng
trừ bệnh hạo tôm và bảo quản rau quả, kết quả cho thấy khả năng diệt tảo và diệt
khuẩn của nano bạc là rất cao: Vibrio Haveyi, Echerichia Coli, Vibrio Anguillarum,
V.Fluvialis, V.Parahaemolyticus (là những loài gây bệnh trên tôm). Kết quả thử
nghiệm trên tôm thẻ chân trắng tại trại nuôi tôm trường Đại học Nông lâm TP.Hồ
Chí Minh cho thấy tôm nuôi trong bể có xử lý nano bạc thì số tôm sống và phát
triển tốt là 85%; ngược lại, tôm nuôi trong bể không xử lý nano bạc, tôm chết gần
100%; và hoàn toàn không gây hại cho tôm và môi trường. Nano bạc đang được các
trại nuôi tôm công nghệ sạch Thái Tuấn và trại nuôi tôm Hoàng Vũ (huyện Bình
Đại, Bến Tre)… sử dụng, những nhà nuôi tôm gọi nano bạc là “thuốc cứu tôm”.
+ Đề tài nghiên cứu về vàng và platin nano để xúc tác chuyển hóa CO thành
CO2 được tác giả Nguyễn Thiết Dũng Viện khoa học Vật liệu ứng dụng – Viện
29
khoa học và công nghệ Việt Nam thực hiện (2009 – 2010). Về bạc, nhóm tác giả
Nguyễn Đức Nghĩa, Hoàng Mai Hà công bố trên Tạp chí hóa học (2001) đã chế tạo
được hạt nano bạc bằng phương pháp khử các ion bạc sử dụng tác nhân oleate trong
polyme ổn định, thu được các hạt bạc có kích thước từ 4 – 7nm.
Các nhà khoa học Việt Nam cũng bắt đầu triển khai ứng dụng công nghệ nano
trong chế tạo thuốc hướng đích và kết hoạch nghiên cứu ứng dụng của các hạt nano
trong y - sinh học để chẩn đoán và chữa bệnh . Bài báo “chế tạo và ứng dụng hạt
nano từ tính trong y sinh học” của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hoài
Hà, Trần Mậu Danh Bộ môn Vật liệu và Linh kiện từ tính nano, khoa Vật lý kỹ
thuật và Công nghệ nano, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội và
Trung tâm Khoa học Vật liệu, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội báo cáo tại hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ VI (2005). Tuy nhiên, công
nghệ nano vẫn là một điều gì đó mới lạ ở Việt Nam. Nói chung, công nghệ nano tại
Việt Nam hiện chỉ mới đang đặt những viên gạch móng đầu tiên.
1.6.8. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Phương pháp chế tạo hạt kim loại nano nói chung và chế tạo nano bạc nói
riêng đã được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu. Phương pháp thường
được sử dụng chủ yếu là: Điện hóa, khử hóa học, khử nhiệt, sinh học, khử do bức xạ
ion hóa… Nguyên tắc chung của các phương pháp này là khử ion kim loại trong
dung dịch thành nguyên tử kim loại, sau đó các nguyên tử liên kết với nhau thành
tập hợp rồi phát triển kích thước thành các hạt nano và sử dụng polyme để ổn định
hạt. Hướng nghiên cứu ứng dụng chính của nano bạc tập trung vào khả năng kháng
lại các loại vi khuẩn, virut, các ứng dụng trong các thiết bị y tế và trong các thiết bị
diệt khuẩn, lọc nước [16].
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, công nghệ nano sẽ tạo nên một cuộc
cách mạng đột phá trong nhiều ngành khoa học và đời sống, tạo tiền đề cho một
“thế giới nhỏ hơn và thông minh hơn”.
- Ershov và Abkhalimov dùng phương pháp chiếu xạ (sử dụng tia chiếu xạ
gamma Co-60) để tổng hợp nano bạc, tạo môi trường khử từ Ag+
về Ago
. Nguyên
liệu ban đầu là AgClO4, tác nhân khử là HCOONa, chất ổn định là polyphosphat
30
trong môi trường alcohol. Hệ dung dịch được đuổi khí bằng hệ thống chân không và
sau đóđược đem vào chiếu xạ. Dùng AFM để xác định kích thước hạt, sử dụng
phương pháp chiếu xạ có lợi thế là có thể điều khiển được tốc độ khử như mong
muốn bằng cách thay đổi cường độ chiếu xạ [16].
- Phương pháp nhiệt phân được Navaladian và các cộng sự sử dụng để tạo
nano bạc từ nguồn nguyên liệu ban đầu là Ag2C2O4, với sự có mặt của chất ổn định
PVA. Ag2C2O4 bị phân hủy trong môi trường nước hay môi trường ethylen glycol ở
nhiệt độ 140o
C. Khi hỗn hợp phản ứng được gia nhiệt sau một khoảng thời gian, sự
khử hóa học cũng được diễn ra song song. Tuy nhiên, lượng keo nano Ag được tạo
thành bởi sự phân hủy nhiệt cao hơn lượng tạo thành bởi sự khử hóa học, PVA đóng
vai trò chính trong phương pháp phân hủy bằng nhiệt này và nồng độ của nó là một
thông số quan trọng để xác định kích thước hạt. Sự phân hủy nhiệt của Ag2C2O4
trong môi trường ethylen glycol nhanh hơn trong môi trường nước [14].
- Theo các tác giả Tsuji và các cộng sự cũng đi từ AgNO3 với dung môi
ethylene glycol, với sự có mặt của các hạt Pt và chất ổn định PVP bằng phương
pháp vi sóng trong thời gian vài phút. Tùy theo nồng độ của Pt, PVP, AgNO3 hay
thời gian chiếu vi sóng mà sản phẩm nano Ag thu được có hình dạng và kích thước
khác nhau: từ các sản phẩm nano một chiều (thanh nano và dây nano), hay các sản
phẩm nano hai chiều (tấm nano và đĩa nano) cho đến các sản phẩm nano ba chiều
(các hạt nano hình cầu hay tinh thể nano lập phương) [18].
31
CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất
2.1.1. Nguyên liệu
Lá chè Truồi thu hái và mua tại Làng Truồi, Xã Lộc An, Huyện Phú Lộc, TT Huế
Hình 2.1. Lá chè Truồi
2.1.2. Xử lí nguyên liệu
Nguyên liệu được chọn là những mẫu lá tươi, loại bỏ phần sâu, dập nát. Sau
khi chọn được mẫu nguyên liệu, dùng nước cất rửa sạch rồi đem sấy khô.
2.1.3. Dụng cụ, hóa chất, thiết bị thí nghiệm
2.1.3.1. Hóa chất
- Dung dịch bạc nitrat (20,0 mM)
- Nước cất
- Ancol etylic
2.1.3.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm
- Dụng cụ: Giấy lọc, pipet, bình đinh mức, phễu, đùa thủy tinh, bình tam giác,
cốc 100mL, 50mL…
- Thiết bị thí nghiệm:
+ Máy khuấy từ
+ Bếp điện
+Tủ lạnh
+ Máy đo quang phổ UV-Vis (Phòng thí nghiệm Đại học Sư phạm Huế)
+ Máy đo phổ IR (Phòng thí nghiệm hóa Đại học Sư phạm Huế)
+ Máy đo TEM (Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam)
32
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu hạt nano bạc
2.2.1. Phƣơng pháp quang phổ UV-Vis
- Nguyên tắc
Cơ sở lý thuyết của phương pháp này là định luật Lamber - Beer: Độ hấp thụ
mật độ quang A của dung dịch tỷ lệ thuận với nồng độ C của dung dịch.
D = .l.C
Trong đó:
C: nồng độ dung dịch (mol/l)
L: Bề dày của cuvet đựng dung dịch (cm)
: Hệ số tắt phân tử hay hệ số hấp thụ phân tử
Nguyên tắc phương pháp: Để xác định một chất X nào đó [1],[10], ta chuyển
nó thành một chất có khả năng hấp thụ ánh sáng rồi đo sự hấp thụ ánh sáng của nó và
suy ra hàm lượng chất cần xác định. Khi sử dụng phương pháp đo quang phổ để phân
tích định lượng một chất, người ta phải dùng tia đơn sắc nào mà khi chiếu vào dung
dịch giá trị mật độ quang đo được là lớn nhất, gọi là mật độ quang cực đại Amax, khi
này cho kết quả phân tích có độ nhạy và độ chính xác tốt nhất, bước sóng tương ứng
với mật độ quang cực đại Amax gọi là bước sóng tối đa max.
- Thiết bị:
Muốn thực hiện phép đo phổ hấp thụ phân tử hệ thống máy đo phải bao gồm các
phần cơ bản: Nguồn sáng (1), bộ phận đơn sắc (2), bán gương (3), gương (4), cuvet
mẫu (5), dung dịch so sánh (6), tế bào quang điện (7, 8), bộ phận xử lý tín hiệu (9).
Hình 2.2. Sơ đồ đo UV-Vis
-Ứng dụng:
Dùng phương pháp quang phổ hấp thụ UV-Vis đo mật độ quang và xác định
bước sóng hấp thụ cực đại của các mẫu dịch chiết cần khảo sát. Các mẫu dịch chiết
khảo sát ở các điều kiện khác nhau sẽ cho kết quả hác nhau. Theo định luật
Lamber-Bia (hàm lượng chất tỷ lệ với mật độ quang), tại bước sóng có cường độ
33
hấp thụ lớn nhất nếu đường cong (A, ) cao nhất sẽ tương ứng với mẫu có hàm
lượng chất hòa tan lớn nhất. Nhờ vậy bằng phương pháp đo quang, ta có thể lựa
chọn được dung môi chiết và xác định được các điều kiện chiết tách tối ưu.
2.2.2. Phƣơng pháp đo TEM
Phương pháp hiển vi điện tử truyền qua (TEM) là phương pháp cho phép sử
dụng chùm tia electron năng lượng cao để quan sát các vật thể rất nhỏ. Độ phóng
đại của TEM là 400000 lần đối với nhiều vật liệu và thậm chí lên đến 15 triệu lần
đối với các nguyên tử. Với ưu thế về độ phóng đại rất lớn, TEM là công cụ đặc biệt
quan trọng trong việc nghiên cứu các vật liệu nano, hình 2.3 cho ta sơ đồ nguyên lý
hoạt động của kính hiển vi điện tử truyền qua TEM.
Hình 2.3. Kính hiển vi điện tử truyền qua
Nguyên lý làm việc của máy TEM được mô tả như sau: Chùm electron được tạo
ra từ nguồn sau khi đi qua các thấu kính hội tụ sẽ tập trung lại tạo thành một dòng
electron hẹp, dòng electron này tương tác với mẫu và một phần xuyên qua mẫu. Phần
truyền qua đó được hội tụ bằng một thấu kính và tạo ảnh [10]. Ảnh sau đó sẽ được
truyền đến bộ phận phóng đại, cuối cùng tín hiệu tương tác với màn huỳnh quang và
sinh ra ánh sáng cho phép người dùng quan sát được ảnh, phần tối của ảnh đại diện cho
vùng mẫu đã cản trở, chỉ cho một số ít electron xuyên qua (vùng mẫu dày hoặc có mật
độ cao). Phần sáng của ảnh đại diện cho những vùng mẫu không cản trở, cho nhiều
electron truyền qua (vùng này mỏng hoặc có mật độ thấp). Ảnh TEM thu được sẽ là
hình ảnh mặt cắt ngang của vật thể, ảnh TEM có thể cung cấp thông tin về hình dạng,
cấu trúc kích thước của vật liệu nano.
2.2.3. Phƣơng pháp đo phổ hồng ngoại
Phương pháp phân tích theo phổ hồng ngoại là một trong những kỹ thuật phân
tích rấthiệu quả. Một trong những ưu điểm quan trọng nhất của phương pháp phổ
hồng ngoạivượt hơn những phương pháp phân tích cấu trúc khác (nhiễu xạ tia X,
34
cộng hưởng từ điện tử vv…) là phương pháp này cung cấp thông tin về cấu trúc
phân tử nhanh, không đòi hỏicác phương pháp tính toán phức tạp. Kỹ thuật này dựa
trên hiệu ứng đơn giản là: các hợp chấp hoá học có khả năng hấp thụchọn lọc bức
xạ hồng ngoại. Sau khi hấp thụ các bức xạ hồng ngoại, các phân tử của cáchơp chất
hoá học dao động với nhều vận tốc dao động và xuất hiện dải phổ hấp thụ gọi là phổ
hấp thụ bức xạ hồng ngoại.Các đám phổ khác nhau có mặt trong phổ hồng ngoại
tương ứng với các nhóm chức đặctrưng và các liên kết có trong phân tử hợp chất
hoá học. Bởi vậy phổ thông ngoại của mộthợp chất hoá học coi như "dấu vân tay",
có thể căn cứ vào đó để nhận dạng chúng.Vùng bức xạ hồng ngại là một vùng phổ
bức xạ điện từ rộng nằm giữa vùng trông thấy vàvùng vi ba; vùng này có thể chia
thành 4 vùng nhỏ.Vùng tác dụng với phim ảnh: từ cuối vùng trông thấy đến
1,2Micro. Vùng hồng ngoại cực gần 1,2 - 2,5 Micro (1200 – 2500 Micromet).-
Vùng hồng ngoại gần cũng gọi là vùng phổ dao động.- Vùng hồng ngoại xa cũng
gọi là vùng quay, ….. 25 đến 300- 400 Micro [2], [4]. Phổ ứng với vùng năng lượng
quay nằm trong vùng hồng ngoại xa, đo đạc khó khăn nênít dùng trong mục đích
phân tích, như vậy phương pháp phân tích phổ hồng ngoại nói ở đây là vùng phổ
nằm trong khoảng 2,5 – 25 Micro hoặc vùng có số sóng 4000 - 400 cm-1
. Vùng này
cung cấp cho ta nhữngthông tin quan trọng về các dao động của các phân tử do đó
là các thông tin về cấu trúc của các phân tử.
35
2.3. Quy trình thực nghiệm
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình tổng hợp nano bạc
Khuấy đều
Trộn với AgNO3 theo các tỷ lệ
Sấy
Nấu với nước cất và
ancol
Phân tích
Uv-vis
Phân tích TEM
Khảo sát khả năng kháng
khuẩn của dung dịch nano bạc
Nghiên cứu sản phẩm nano bạc
Dịch chiết chứa hạt nano bạc
Lá chè Truồi tươi
Đo phổ IR
Dịch chiết lá chè Truồi
tươi
Dịch chiết sau khi trộn
Dịch chiết lá chè Truồi khô
Lá chè Truồi khô
Cân m (gam), v (ml) nước cất, ancol
ancolanncol
Đo phổ
IR
36
2.3.1. Quy trình chung để tổng hợp dịch chiết lá cây chè Truồi
Lấy 1,2500 gam lá chè Truồi đã phơi khô cho vào bình tam giác và sau đó cho
25,0000 gam hỗn hợp dung dịch ancol etylic và nước (tỷ lệ 7:3, mL/mL) [21], đun trong
vòng 15 phút ở 80o
C, sau đó lọc bằng giấy lọc, dịch chiết sau khi lọc xong được bảo
quản trong tủ lạnh để tránh hiện tượng lên men làm hỏng dung dịch.
Hình 2.5. Dịch chiết lá chè Truồi khô và tươi
2.3.2. Tổng hợp dung dịch nano bạc
Lấy 1,0 mL dịch chiết nhỏ vào bình tam giác sau đó cho 2,0 mL dung dịch bạc
nitrat (AgNO3), khuấy đều hỗn hợp trên máy khuấy từ gia nhiệt ở nhiệt độ phòng,
sau đó đem khảo sát.
Hình 2.6. Dung dịch nano bạc
37
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khảo sát các yếu tố tìm dịch chiết tối ƣu trong việc chế tạo nano bạc
3.1.1. Xác định thành phần các nhóm chất trong dịch chết lá chè Truồi khô và tƣơi
(a) (b)
Hình 3.1. Lá chè Truồi khô (a), tươi (b)
Thí nghiệm được tiến hành
Đầu tiên rửa sạch lá chè Truồi đã được thu mua, sau đó đem sấy ở tủ sấy
trong vòng một tiếng ở nhiệt độ 80o
C, tiếp đến đem mẫu lá chè Truồi khô và mẫu lá
chè Truồi tươi nấu trong dung dịch ancol nước (7:3, ml/ml) ở nhiệt độ 80o
Cvà 15
phút, dịch chiết thu được đem bỏ vào 2 bình vắc-xin rồi tiến hành đem đo phổ hồng
ngoại, kết quả thu được ở hình 3.2 :
0 1000 2000 3000 4000 5000
0
20
40
60
80
100
120
%T
1/cm
[K]-che kho
[T]-Che tuoi
Hình 3.2. Phổ hồng ngoại chè Truồi khô và Tươi
38
Từ phổ hồng ngoại dịch chiết lá chè Truồi khô và tươi trên hình 3.2, có thể
thấy các pic (λmax, cm-1
) là: 1280-1284 (eter), 1651-1654 benzene(C=C), 2137-2140
(anino axit/nhóm alkin), 3402-3410 (NH/O-H của rượu hoặc phenol). Các nhóm
chức này là của các hợp chất polyphenol, flavonoid, alkaloid và là đặc trưng của
dịch chiết lá chè Truồi có thể tham gia phản ứng tạo nano Ag, số liệu trên hoàn toàn
tương ứng với tài liệu [3].
3.1.2. Ảnh hƣởng dịch chiết chè khô chè tƣơi trong việc tạo nano Ag
Để khảo sát ảnh hưởng dịch chiết chè khô và chè tươi trong việc tạo nano bạc,
được tiến hành với các thông số như sau:
- Tỷ lệ rắn/lỏng (gam/mL): 1,2500 gam lá cây chè Truồi/ 25,0 mL (ancol
etylic và nước)
- Thời gian tạo nano: 24 giờ
- Nhiệt độ tạo nano bạc: Nhiệt độ phòng
- Nồng độ dung dịch AgNO3: 5,0 mM
- Tỷ lệ thể tích dich chiết/ dung dịch bạc nitrat:1:2 (mL/mL)
350 400 450 500 550 600 650 700 750 800 850
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
3.5
4.0
Absorbance(A.U.)
Wavelenght(nm)
dich chiet
dd nano
Hình 3.3. Phổ UV-Vis so sánh dung dịch có nano và dịch chiết
39
Qua kết hình 3.3 thấy pic đặc trưng của nano bạc nằm trong khoảng từ 400-500 nm
- Tiếp đến khi đo UV-Vis mẫu tạo nano bạc bằng dịch chiết là chè khô và là
chè tươi thu được phổ ở hình 3.4:
300 400 500 600 700 800
0.0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1.0
Absorbance(A.U.)
Wavelenght(nm)
che kho
che tuoi
Hình 3.4. Phổ UV-Vis so sánh mật độ quang tạo nano bằng chè khô và chè tươi
Từ hình 3.4 cho thấy chè khô cho mật độ quang tốt hơn điều này đúng bởi
cùng một đơn vị khối lượng chè khô đã làm mất bớt nước nên hàm lượng polipenol
trong chè khô sẽ cao hơn đảm bảo hiệu suất tạo nano cao hơn, cụ thể khi sử dụng
dịch chiết lá chè khô tôi thu được kết quả bảng 3.1:
Bảng 3.1. Giá trị mật độ quang thu được khi điều chế nano bạc bằng chè Truồi khô
và tươi
Bước sóng ( max , nm) Mật độ quang (Abs)
Chè khô 476,50 0,8476
Chè tươi 441,00 0,3478
Qua đó lựa chọn lá chè Truồi khô để tiến hành đun lấy dịch chiết, bởi cùng
một tỷ lệ kết quả thu được mật độ quang của chè khô là 0,8476 còn chè tươi là
0,3478.
40
3.1.3. Ảnh hƣởng thời gian, nhiệt độ nấu lá chè Truồi
Để khảo sát ảnh hưởng dịch chiết chè khô và chè tươi trong việc tạo nano bạc,
được tiến hành với các thông số như sau:
- Tỷ lệ rắn/lỏng (gam/mL): 1,2500 gam lá cây chè Truồi/25,0 mL (ancol etylic
và nước)
- Thời gian tạo nano: 24 giờ
-Nhiệt độ tạo nano bạc: Nhiệt độ phòng
-Nồng độ dung dịch AgNO3: 5,0 mM
-Tỷ lệ thể tích dich chiết/ dung dịch bạc nitrat: 1:2 (mL/mL)
Các thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian đến dịch chiết lá
chè được thực hiện ở điều kiện nhiệt độ 60o
C và 80o
C, trong khoảng thời gian từ 5
đến 25 phút. Tiến hành đo phổ UV-Vis kết quả thu được ở hình 3.5:
400 500 600 700 800
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
3.5
4.0
Absorbance(A.U.)
Wavelenght(nm)
15P-60
5P-60
25P-60
400 500 600 700 800
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
3.5
4.0
Absorbance(A.U.)
Wavelenght(nm)
15p-80
5p-80
25p-80
(a) (b)
Hình 3.5. Phổ UV-Vis dịch chiết tạo nano nấu ở 60o
C (a) và 80o
C (b)
41
Từ đó đưa ra số liệu ở bảng 3.2
Bảng 3.2. So sánh mật độ quang của dịch chiết nấu ở 60o
C và 80o
C
Nhiệt độ
Thời gian
60o
C 80o
C
,( )nm mật độ quang
(Abs)
,( )nm mật độ quang
(Abs)
5 phút 452,00 1,9500 462,00 2,9900
15 phút 457,50 2,4300 468,50 3,5000
25 phút 454,00 2,2500 0,00 0,0000
Từ bảng 3.2 dịch chiết nấu trong 15 phút cho giá trị mật độ quang tốt nhất ở
80o
C, riêng nếu đun ở (80o
C, 25phút) khả năng tạo nano không có nguyên nhân
xuất hiện tạo phức lớn dẫn tới chưa tham gia tạo nano. Do vậy quyết định nấu dịch
chiết ở 80o
C và 15 phút với giá trị bước sóng ( , )nm là 468,50 nm và mật độ quang
(Amax=3,5000).
3.1.4. Ảnh hƣởng tỷ lệ dịch chiết lá chè truồi và dung dịch AgNO3
Tiến hành với các thông số sau:
- Tỷ lệ rắn/lỏng (gam/mL): 1,2500 gam lá cây chè Truồi/25,0 mL (ancol etylic
và nước)
- Thời gian tạo nano: 24 giờ
- Nhiệt độ tạo nano bạc: Nhiệt độ phòng
- Nồng độ dung dịch AgNO3: 5,0 mM
Kết quả thu được ở hình 3.6:
400 500 600 700 800
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
3.5
4.0
Absorbance(A.U.)
Wavelenght(nm)
1:2
1:6
1:4
Hình 3.6. Phổ UV-Vis khảo sát tỷ lệ dịch chiết lá chè Truồi và dung dịch AgNO3
42
Từ hình 3.6 trên đưa ra số liệu ở bảng 3.3:
Bảng 3.3. So sánh tỷ lệ dịch chiết lá chè truồi và dung dịch AgNO3
Tỷ lệ dịch chiết và
AgNO3(mL/mL)
1:2 1:4 1:6
Bước sóng ,( )nm 475,50 475,00 476,00
Mật độ quang (Abs) 2,2300 2,1280 2,1270
Từ bảng số liệu bảng 3.3 cho thấy mật độ quang ở tỷ lệ 1:2 (mL/mL) là tối ưu
nhất, với giá trị Amax=2,2300, tại bước sóng hấp thụ ax ,( )m nm =475,50, nghĩa là
lượng nano bạc tạo thành là tốt nhất. Tuy nhiên nếu tiếp tục tăng thể tích của dung
dịch AgNO3 thì mật độ quang lại giảm, đều này có nghĩa là với cùng một đơn vị thể
tích dịch chiết thì tỷ lệ 1:2 (mL/mL) cho kết quả tốt nhất được giải thích do lượng
poliphenol tạo ra ở tỷ lệ 1:2 (mL/mL) phù hợp cho việc tạo nano bạc.
Như vậy tỷ lệ tạo nano bạc tối ưu là 1:2 (mL/mL), thời gian nấu dịch chiết là
80o
C và 15 phút.
3.1.5. Ảnh hƣởng của thời gian tồn tại dịch chiết lá chè Truồi đến quá trình
hình thành nano bạc
Tiến hành với các thông số sau:
- Tỷ lệ rắn/lỏng(gam/mL): 1,2500 gam lá cây chè Truồi/25,0 mL (ancol etylic
và nước)
- Thời gian tạo nano: 24 giờ
- Nhiệt độ tạo nano bạc: Nhiệt độ phòng
- Nồng độ dung dịch AgNO3: 5,0 mM
- Tỷ lệ dịch chiết và dung dịch AgNO3: 1:2 (mL/mL)
Dịch chiết lá chè Truồi thu được, lưu trữ trong tủ lạnh ở 7o
C từ 1 đến 7 ngày
rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO3 ở các điều kiện như trên kết quả ở hình 3.7:
43
400 500 600 700 800
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
1.8
2.0
2.2
2.4
2.6
2.8
3.0
3.2
3.4
3.6
3.8
Absorbance(A.U.)
Wavelenght(nm)
dich chiet 17.4
dich chiet 19.4
dich chiet 23.4
dich chiet 21.4
Hình 3.7. Phổ UV-Vis khảo sự tồn tại của dịch chiết tới quá trình tạo nano bạc
Từ hình 3.7 thu được kết quả bảng 3.4
Bảng 3.4. Thời gian tồn tại dịch chiết lá chè Truồi đến quá trình hình thành nano bạc
Dịch chiết(ngày) 1 3 5 7
Bước sóng ,( )nm 475,50 441,50 451,50 419,00
Mật độ quang
(Abs)
1,5871 1,6688 2,8021 1,9502
Từ số liệu bảng 3.4 cho thấy dịch chiết lá chè Truồi bảo quản từ 1 đến 7 ngày
đều phản ứng với dung dịch AgNO3 hình thành nano bạc, có xu hường tăng từ ngày
1 đến ngày 5, để quá 5 ngày thì lượng nano bạc tạo thành giảm trở lại. Do khi để
quá lâu hàm lượng polyphenol có thể bị biến đổi dẫn tới khả năng khử dịch chiết
giảm. Tốt nhất là sử dụng dịch chiết ngay trong ngày.
3.2 Khảo sát yếu tố ảnh hƣởng của dung dịch bạc nitrat tới việc hình thành
nano bạc
3.2.1. Xác định nồng độ tối ƣu trong việc hình thành nano bạc
Tiến hành với các thông số sau:
- Tỷ lệ rắn/lỏng (gam/mL): 1,2500 gam lá cây chè Truồi/25,0 mL (ancol etylic
và nước)
- Thời gian tạo nano: 24 giờ
- Nhiệt độ tạo nano bạc: Nhiệt độ phòng
44
- Tỷ lệ dịch chiết và dung dịch AgNO3: 1:2 (mL/mL)
Kết quả thu được ở hình 3.8:
400 500 600 700 800
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
1.8
2.0
2.2
2.4
2.6
2.8
Absorbance(A.U.)
Wavelenght(nm)
2,5mM
5,0mM
7,5mM
15,0mM
Hình 3.8. Phổ UV-Vis khảo sát nồng độ tối ưu
Từ hình 3.8 thu được kết quả bảng 3.5
Bảng 3.5. Nồng độ tối ưu trong việc hình thành nano bạc
Nồng độ(mM) 2,5 mM 5,0 mM 7,5 mM 15,0 mM
Bước sóng
,( )nm 416,00 419,00 477,50 419,50
Mật độ quang
(Abs)
1,3839 1,6022 2,4892 1,7030
Từ số liệu bảng 3.5 cho thấy kết quả ở nồng độ 7.5mM cho kết quả mật độ
quang tốt nhất giá trị Amax=2.482 và giá trị ax ( )m nm =477.50 điều này được giải
thích nguyên nhân là do ở các nồng độ thấp tỷ lệ lượng ion Ag+
bé dẫn tới quá trình
tạo nano thấp, tuy nhiên tới hạn của nó là 15mM ở nồng độ này mật độ quang lại có
xu hưởng giản trở lại sau khi đạt max ở 7.5mM.
3.2.2. Ảnh hƣởng thời gian khuấy dung dịch bạc nitrat và dịch chiết
Tiến hành với các thông số sau:
- Tỷ lệ rắn/lỏng (gam/mL): 1.2500 gam lá cây chè Truồi/25,0 mL (ancol etylic
và nước)
- Thời gian tạo nano: 24 giờ
- Nhiệt độ tạo nano bạc: Nhiệt độ phòng
- Nồng độ dung dịch AgNO3: 7.5 mM
45
- Tỷ lệ dịch chiết và dung dịch AgNO3: 1:2 (mL/mL)
Dịch chiết lá chè Truồi và dung dịch AgNO3 nồng độ 7,5 mM được thực hiện
trong điều kiện như trên trong khoảng thời gian khuấy từ 10 đến 25phút. Phổ UV-
Vis thu được trình bày hình 3.9:
400 500 600 700 800
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
3.5
4.0
Absorbance(A.U.)
Wavelenght(nm)
khuay 10p
khuay 15p
khuay 20p
khuay 25p
Hình 3.9. Phổ UV-Vis khảo sát thời gian khuấy hỗn hợp dung dịch bạc nitrat và
dịch chiết lá chè
Từ hình 3.9 cho bảng số liệu 3.6
Bảng 3.6. Thời gian khuấy dung dịch bạc nitrat và dịch chiết
Thời gian
khuấy(phút)
10 15 20 25
Bước sóng
,( )nm 456,50 448,50 446,50 416,00
Mật độ quang
(Abs)
3,4230 1,6524 1,4093 1,0990
Kết quả bảng 3.6 cho thấy ở thời gian 10 phút cho mật độ quang tốt nhất với
giá trị Amax=3,4230, và khi khuấy lâu hơn thì có xu hướng giảm về mật độ quang,
điều này được giải thích là do thời gian khuấy 10 phút là thời gian hệ nano bắt đầu
ổn đinh, nên quá trình tạo ra nano bền nếu khuấy lâu hơn khi đó môi trường bền
vững đó sẽ bị phá vỡ dẫn tới các hạt nano bị kết tụ.
46
3.3. Ảnh TEM mẫu nano bạc thu đƣợc
Trong luận văn này sử dụng phương pháp hiển vi điện tử truyền qua, để khảo
sát kích thước và hình dạng hạt nano Ag. Keo nano bạc được khảo sát tổng hợp từ
dung dịch AgNO3 với tác nhân là dịch chiết lá cây chè Truồi ở các điều kiện tối ưu
là nấu dịch chiết ở 800
C, trong 15 phút, pha với dung dịch AgNO3 tỷ lệ 1:2
(mL/mL) nồng độ 7,5 mM, khuấy ở điều kiện phòng trong vòng 10 phút thu được
kết quả ở hình 3.10:
Hình 3.10. Kết quả TEM mẫu nano bạc thu được
Với việc dùng tác nhân chiết là lá chè Truồi thì các hạt chủ yếu có dạng hình
tròn, kích thước từ 9-33nm, việc phân bố chỉ tương đối đồng đều.Qua đó thấy dịch
chiết lá chè Truồi có khả năng khử khá tốt để tạo nano bạc.
3.4. Thử nghiệm dùng nano bạc bảo quản trên hoa hồng
Tiến hành thử nghiệm bảo quản của dung dịch nano bạc đối chiếu với dung
dịch bạc nitrat trên hoa hồng vàng từ 1-13 ngày kết quả thu được như hình 3.11
47
1-(a) (b) 4-(a) (b) 7-(a) (b)
10-(a) (b) 13-(a) (b)
Hình 3.11. Mẫu thử hoa hồng vàng với dung dịch bạc nitrat (a) và dung dịch nano
bạc (b) ở các ngày khác nhau
Tiến hành khảo sát thời gian bảo quản ở cùng điều kiện, theo dõi sự biến đổi
theo tưng ngày thu được các kết quả ở hình 3.11. Hoa hồng không sử dụng dung
dịch nano tàn nhanh và các cánh hoa có độ giảm màu rõ rệt, trong khi đó mẫu hoa
hồng dùng dung dịch nano bạc bảo quản có màu sắc tươi lâu như ở các các cánh
hoa. Đây là một thí nghiệm chỉ dừng lại mức quan sát chưa đi sâu vào nghiên cứu
tác động nhưng lại có các kêt quả rất tích cực cho việc phát triển bảo quản nông sản
nói chung và hoa nói riêng, đặc biệt khi việc dùng hoa là món quà tặng vào các
ngày lễ ngày càng phổ biến thì việc giúp bảo quản các món quà ấy lâu hơn càng có
ý nghĩa.
48
3.5. Kết quả thử hoạt tính sinh học dung dịch nano bạc
Bảng 3.7. Đánh giá khả năng kháng các chủng vi sinh vật của dung dịch nano bạc
TT Giá trị IC50 đối với các chủng (µg/ml)
1
Tên
mẫu
Gram(+) Gram(-) Nấm
S.Aureus B.Subtilis L.Fermentm S.Enterica E.Coli P.Aeruginosa C. Albicans
Nano
bạc
31,30 >128 >128 >128 20,08 8,25 >128
IC50 ≤ 128 μg/mL: có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
IC50 > 128 μg/mL: không có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
Mẫu có khả năng kháng 3 chủng vi sinh vật staphylococcus aureus,
escherichia coli, pseudomonas aeruginosa, trong đó mẫu kháng khuẩn đối với
pseudomonas aeruginosa đạt giá trị IC50 thấp nhất nghĩa là khả năng kháng khuẩn
cao nhất.
- Staphylococcus aureus (gram +) gây ra bệnh tụ cầu vàng có đường kính 0,7-
1 µm.
- Escherichia coli (gram -) gây ra bệnh tiêu chảy có đường kính 0,25-1 µm .
- Pseudomonas aeruginosa (gram -) gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện và phòng
mạch. Đây cũng là nguyên nhân gây ra viêm chân lông có đường kính 0,5-1 µm.
Màng vi khuẩn gram âm có lớp peptidoglycan mỏng hơn (khoảng 7nm ÷
8nm) so với vi khuẩn gram dương (lớp màng khoảng 20nm ÷ 80 nm), nên các
phân tử nano bạc dễ dàng tấn công và xâm nhập qua màng tế bào, dẫn đến hiệu
quả tiêu diệt vi khuẩn gram âm cao hơn gram dương điều này phù hợp với công
trình nghiên cứu [18].
49
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Đã nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ nitrat bạc bằng dịch chiết lá chè Truồi
khô và tươi trong điều kiện dịch chiết ở 80O
C, 15 phút, khuấy 10 phút… Kết quả
cho thấy dịch chiết lá chè Truồi khô tạo nano bạc tốt hơn và phổ UV-Vis cho bước
sóng đặc trưng nano bạc từ 400-500nm, ảnh TEM cho thấy nano Ag có dạng hình
cầu, kích thước từ 9-33nm.
2. Đã thử nghiệm tính kháng khuẩn của dung dịch nano bạc tổng hợp được. Kết
quả diệt được ba chủng vi sinh vật là Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn),
Escherichia coli (tiêu chảy), Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn tụ xanh) loại vi
sinh vật thường gây nhiễm khuẩn ở nhiều bệnh viện.
3. Đã thử nghiệm khả năng bảo quản hoa hồng vàng kết quả cho thấy hoa
được giữ tươi lâu hơn .
KHUYẾN NGHỊ
- Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy dung dịch nano bạc để lâu xuất
hiện keo tụ sau một khoảng thời gian lâu hơn sự keo tụ diễn ra mạnh do đó cần
nghiên cứu khả năng chống keo tụ của nano bạc.
- Nghiên cứu sâu vào các quá trình để tạo nano có kích thước tối ưu hơn
nhưng không gây độc hại.
- Nghiên cứu kết hợp nano bạc với một số vật liệu sử dụng trong đời sống để
phát huy tính ứng dụng kháng khuẩn của nano bạc.
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Lê Thị Loan Chi (2008), Nghiên cứu quá trình điều chế nano bạc bằng phương
pháp hóa học, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bách khoa-ĐHQG TP.HCM.
[2]. Nguyễn Văn Dán (2004), Công nghệ vật liệu mới, NXB Đại học Quốc gia TP
Hồ Chí Minh.
[3].Nguyễn Hữu Đĩnh, Đỗ Đình Rãng (2009), Hóa hữu cơ tập 1, Nhà xuấ bản giáo
dục Việt Nam.
[4].Nguyễn Khắc Kiệm (2011), Phương pháp phổ hồng ngoại và ứng dụng trong
thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp TP-Hồ Chí Minh.
[5]. Nguyễn Khắc Mai (2009), “Tìm Nghĩa vài tên làng xứ Huế”, Tạp chí sông
Hương số 191.
[6]. Nguyễn Quang Minh (2005), Hóa học chất rắn, NXB Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh.
[7]. Trịnh Xuân Ngọ (2009), Cây chè và kĩ thuật chế biến, NXB TP Hồ Chí Minh.
[8]. Lương Tiểu Phụng (2015), Tổng hợp nano bạc sử dụng dịch chiết cây rau muống
biển và đánh giá khả năng kháng khuẩn, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học khoa
học- Đại học Huế.
[9] .Phạm Thiệp, Lê văn Thuần, Bùi Xuân Chương (2000), Cây thuốc – bài thuốc
và biệt dược, NXB Y học.
[10].Bùi Xuân Vững (2007), Giáo trình phân tích công cụ, Khoa Hóa, Trường Đại
học Sư phạm Đà nẵng.
[11]. Ngô Duy Ý (2015), Nghiên cứu thành phần hóa học của dịch chiết lá cây chè
xanh ở Truồi, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, báo cáo khoa học Đại Học Sư Phạm Huế.
Tiếng Anh
[12]. A.Ahamd, P.Mukherjee, S.Senapati, D.Mandal, M.Ikhan, R.Kummar and
M.Sastry (2003), Extracellular biosynthesis of Silver nanoparticles using the
fungus Fusarium oxysporrum, Colloids and Surfaces, Biointerfaces.
51
[13]. Dhermendra K. Tiwaril, J. Behari, P. Sen (2008), "Time and dosedependent
antimicrobial potential of Ag nanoparticles synthesized by top down approach",
Current science 95, No. 5, pp.647-655.
[14]. Gan PP, Yau Li SF (2012), Potential of plant as a biological factory to
synthesize gold and silver nanoparticles and their applications. Rev Environ
Sci Biotechnol.
[15]. Lu A, Salabas EL, Schüth F (2007), Magnetic nanoparticles synthesis,
protection, functionalization, and application, Angew Chem Int Ed.
[16]. Navaladian S, Viswanathan B, Viswanath R. P, Varadarajan T. K. (2007),
“Thermal decomposition as route for silver nanoparticles”, Nanoscale Research
Letters, 42(5), pp. 44-48.
[17]. Nelson JK (2007), Overview of nanodielectrics: insulating materials of the
future. In Proceedings of Electrical Insulation Conference and Electrical
Manufacturing Expo, October 2007, Nashville EEIC.
[18]. S. Shrivastava, T. Bera, A. Roy,G. Singh, P Ramachandrarao and D. Dash,
(2007), "Characterization of enhanced antibacterial effects of novel silver
nanoparticles", Nanotechnology, pp. 103 – 205.
[19].Singh S, Saikia JP, Buragohain AK (2007), A novel ‘green’ synthesis of
colloidal silver nanoparticles (SNP) using Dillenia indica fruit extract, Colloids
Surf BBiointerfaces.
[20]. Ray PC (2010), Size and shape dependent second order nonlinear optical
properties of nanomaterials and their application in biological and chemical
sensing, Chem Rev 2010.
[21]. Ronaldo Herrera-Urbina, Rosa Elena Navarro (2013), “Synthesis of sliver
nanoparticles using reducing agents obtained from natural sources”, nanoscale
research letters,pp. 1-3.
[22]. Tsuji M, Matsumoto K, Jang P, Matsuo R, Tang X.L, Kamarudin K.S.N
(2007), “Roles of Pt seeds and Chloride anions in the preparation of silver
nanorods and nanowires by microwave-polyol method”, Colloids and Surfaces
A: Physicochem.Eng. Aspects, 124 (8), pp. 76-80
52
Website
[23]. Công nghệ nano. Vi.wikipedia.org
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_nano, truy cập ngày
20/6/2016
[24]. List of nanotechnology applications. en.wikipedia.org
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_nanotechnology_applications, truy cập ngày
24/9/2016
[25]. https://en.wikipedia.org/wiki/Nanotechnology , truy cập ngày 20/9/2016
[26].https://en.wikipedia.org/wiki/Impact_of_nanotechnology#Health_impact , truy
cập ngày 15/8/2016
53
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phổ IR dịch chiết chè -Truồi khô (a) - Truồi tƣơi (b)
(a)
(b)
P1
54
Phụ lục 2: Phiếu kết quả thử hoạt tính sinh học nano bạc
P2

More Related Content

What's hot

3.1. chuong 3. pp hoa lý trong xlnt keo tu tao bong
3.1. chuong 3. pp hoa lý trong xlnt    keo tu tao bong3.1. chuong 3. pp hoa lý trong xlnt    keo tu tao bong
3.1. chuong 3. pp hoa lý trong xlnt keo tu tao bonghunglamvinh
 
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...jackjohn45
 
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu biến tính tinh bột bằng các phương pháp oxy hóa, axit ứng dụng tro...
Nghiên cứu biến tính tinh bột bằng các phương pháp oxy hóa, axit ứng dụng tro...Nghiên cứu biến tính tinh bột bằng các phương pháp oxy hóa, axit ứng dụng tro...
Nghiên cứu biến tính tinh bột bằng các phương pháp oxy hóa, axit ứng dụng tro...Man_Ebook
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủaNghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNGĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNGMan_Ebook
 
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngNghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừngNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...jackjohn45
 
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lacticứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lacticTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Đề tài: Chế tạo than hoạt tính từ vỏ trấu bằng phương pháp oxi hóa
Đề tài: Chế tạo than hoạt tính từ vỏ trấu bằng phương pháp oxi hóaĐề tài: Chế tạo than hoạt tính từ vỏ trấu bằng phương pháp oxi hóa
Đề tài: Chế tạo than hoạt tính từ vỏ trấu bằng phương pháp oxi hóa
 
Đề tài: Hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vật liệu nano titan
Đề tài: Hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vật liệu nano titanĐề tài: Hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vật liệu nano titan
Đề tài: Hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vật liệu nano titan
 
3.1. chuong 3. pp hoa lý trong xlnt keo tu tao bong
3.1. chuong 3. pp hoa lý trong xlnt    keo tu tao bong3.1. chuong 3. pp hoa lý trong xlnt    keo tu tao bong
3.1. chuong 3. pp hoa lý trong xlnt keo tu tao bong
 
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
 
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
 
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nanoLuận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
 
Chế tạo và nghiên cứu tính quang của nano vàng định hướng ứng dụng.doc
Chế tạo và nghiên cứu tính quang của nano vàng định hướng ứng dụng.docChế tạo và nghiên cứu tính quang của nano vàng định hướng ứng dụng.doc
Chế tạo và nghiên cứu tính quang của nano vàng định hướng ứng dụng.doc
 
Nghiên cứu biến tính tinh bột bằng các phương pháp oxy hóa, axit ứng dụng tro...
Nghiên cứu biến tính tinh bột bằng các phương pháp oxy hóa, axit ứng dụng tro...Nghiên cứu biến tính tinh bột bằng các phương pháp oxy hóa, axit ứng dụng tro...
Nghiên cứu biến tính tinh bột bằng các phương pháp oxy hóa, axit ứng dụng tro...
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủaNghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
 
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNGĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
 
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngNghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
 
Luận văn: Tổng hợp vật liệu YFeO3 bằng phương pháp sol-gel, HAY
Luận văn: Tổng hợp vật liệu YFeO3 bằng phương pháp sol-gel, HAYLuận văn: Tổng hợp vật liệu YFeO3 bằng phương pháp sol-gel, HAY
Luận văn: Tổng hợp vật liệu YFeO3 bằng phương pháp sol-gel, HAY
 
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
 
Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu quy trình sản xuất tương ớt.doc
Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu quy trình sản xuất tương ớt.docLuận văn tốt nghiệp nghiên cứu quy trình sản xuất tương ớt.doc
Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu quy trình sản xuất tương ớt.doc
 
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừngNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
 
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
 
Đồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docx
Đồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docxĐồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docx
Đồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docx
 
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lacticứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
 
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
 
Đề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đ
Đề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đĐề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đ
Đề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đ
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat

Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfMan_Ebook
 
tai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinhtai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinhParadise Kiss
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luan an tien si nguyen thanh anh vien hoa- sinquen
Luan an tien si nguyen thanh anh   vien hoa- sinquenLuan an tien si nguyen thanh anh   vien hoa- sinquen
Luan an tien si nguyen thanh anh vien hoa- sinquenHao Duong Van
 
Luận văn: Khảo sát tín hiệu von-ampe hoà tan của đồng, chì, kẽm trên điện cực...
Luận văn: Khảo sát tín hiệu von-ampe hoà tan của đồng, chì, kẽm trên điện cực...Luận văn: Khảo sát tín hiệu von-ampe hoà tan của đồng, chì, kẽm trên điện cực...
Luận văn: Khảo sát tín hiệu von-ampe hoà tan của đồng, chì, kẽm trên điện cực...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệpSản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiết
Khảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiếtKhảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiết
Khảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiếthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiết
Khảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiếtKhảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiết
Khảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiếthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa nataliej4
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...hanhha12
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat (20)

Đề tài: Chế tạo vật liệu gốm lọc nước và xử lý nước nhiễm phèn
Đề tài: Chế tạo vật liệu gốm lọc nước và xử lý nước nhiễm phènĐề tài: Chế tạo vật liệu gốm lọc nước và xử lý nước nhiễm phèn
Đề tài: Chế tạo vật liệu gốm lọc nước và xử lý nước nhiễm phèn
 
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
 
tai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinhtai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinh
 
Luận văn: Nghiên cứu quy trình sản xuất sản phẩm đồ hộp măng tây
Luận văn: Nghiên cứu quy trình sản xuất sản phẩm đồ hộp măng tâyLuận văn: Nghiên cứu quy trình sản xuất sản phẩm đồ hộp măng tây
Luận văn: Nghiên cứu quy trình sản xuất sản phẩm đồ hộp măng tây
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...
Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...
Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...
 
Luan an tien si nguyen thanh anh vien hoa- sinquen
Luan an tien si nguyen thanh anh   vien hoa- sinquenLuan an tien si nguyen thanh anh   vien hoa- sinquen
Luan an tien si nguyen thanh anh vien hoa- sinquen
 
Luận văn: Khảo sát tín hiệu von-ampe hoà tan của đồng, chì, kẽm trên điện cực...
Luận văn: Khảo sát tín hiệu von-ampe hoà tan của đồng, chì, kẽm trên điện cực...Luận văn: Khảo sát tín hiệu von-ampe hoà tan của đồng, chì, kẽm trên điện cực...
Luận văn: Khảo sát tín hiệu von-ampe hoà tan của đồng, chì, kẽm trên điện cực...
 
Luận văn: Khảo sát tín hiệu von-ampe hoà tan của đồng, chì, kẽm
Luận văn: Khảo sát tín hiệu von-ampe hoà tan của đồng, chì, kẽmLuận văn: Khảo sát tín hiệu von-ampe hoà tan của đồng, chì, kẽm
Luận văn: Khảo sát tín hiệu von-ampe hoà tan của đồng, chì, kẽm
 
Đề tài: Nghiên cứu sản xuất đồ hộp măng tây muối chua, HAY
Đề tài: Nghiên cứu sản xuất đồ hộp măng tây muối chua, HAYĐề tài: Nghiên cứu sản xuất đồ hộp măng tây muối chua, HAY
Đề tài: Nghiên cứu sản xuất đồ hộp măng tây muối chua, HAY
 
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệpSản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
 
Khảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiết
Khảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiếtKhảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiết
Khảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiết
 
Khảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiết
Khảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiếtKhảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiết
Khảo sát quá trình tách thori oxit từ quặng monazite phan thiết
 
Đề tài: Quá trình tách thori oxit từ quặng monazite Phan Thiết, 9đ
Đề tài: Quá trình tách thori oxit từ quặng monazite Phan Thiết, 9đĐề tài: Quá trình tách thori oxit từ quặng monazite Phan Thiết, 9đ
Đề tài: Quá trình tách thori oxit từ quặng monazite Phan Thiết, 9đ
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....
 
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tácNghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
 
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAYLàm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
 
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGÔ XUÂN TRÍ NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NANO BẠC TỪ DỊCH CHIẾT LÁ CHÈ TRUỒI VÀ BẠC NITRAT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGÔ XUÂN TRÍ NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NANO BẠC TỪ DỊCH CHIẾT LÁ CHÈ TRUỒI VÀ BẠC NITRAT Chuyên ngành: Hóa vô cơ Mã số: 60.44.01.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Võ Văn Tân Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Ngô Xuân Trí
  • 4. iii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắcđến Thầy giáo PGS.TS. Võ Văn Tân, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến qúy Thầy, Cô giáo tổ Hóa Vô Cơ, Khoa Hóa- Trường ĐHSP Huế đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phạm Việt Tý đã giúp đỡ em trong quá trình thực nghiệm để hoàn thành đề tài này. Cuối cùng, em xin tỏ lòng cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và động viên em trong suốt thời gian qua. Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2016 Học viên Ngô Xuân Trí iii
  • 5. 1 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA..................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... iii MỤC LỤC....................................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................4 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................5 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ...............................................................................6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................8 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................9 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................................9 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................9 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................................9 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ...................................................................................10 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT..........................................................11 1.1. Giới thiệu về công nghệ nano..........................................................................11 1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc của công nghệ nano.............................................11 1.1.2. Cơ sở khoa học của công nghệ nano ...........................................................11 1.2. Vật liệu nano.....................................................................................................12 1.2.1. Tính chất vật liệu nano ................................................................................13 1.2.2. Phân loại vật liệu nano.................................................................................13 1.3. Ứng dụng của vật liệu nano.............................................................................14 1.3.1. Y học............................................................................................................14 1.3.2. Trong sinh học .............................................................................................15 1.3.3. Trong điện tử ...............................................................................................15 1.3.4. Trong may mặc............................................................................................15 1.3.5. Trong nông nghiệp.......................................................................................16 1.4. Các phƣơng pháp tổng hợp nano bạc ............................................................16 1.4.1. Phương pháp từ trên xuống..........................................................................16
  • 6. 2 1.4.2. Phương pháp từ dưới lên .............................................................................16 1.5. Tổng quan về cây chè.......................................................................................17 1.5.1. Cây chè ........................................................................................................17 1.5.2. Cây chè Truồi ..............................................................................................18 1.6. Tổng quan về nano bạc....................................................................................19 1.6.1. Giới thiệu về bạc kim loại............................................................................19 1.6.2. Đặc tính kháng khuẩn của ion bạc...............................................................20 1.6.3. Giới thiệu về hạt nano bạc ...........................................................................21 1.6.4. Các phương pháp điều chế nano bạc ...........................................................21 1.6.5. Cơ chế kháng khuẩn của nano bạc...............................................................24 1.6.6. Ứng dụng của nano bạc ...............................................................................26 1.6.7. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................28 1.6.8. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..............................................................29 CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM .............................................................................27 2.1. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất .......................................................................31 2.1.1. Nguyên liệu..................................................................................................31 2.1.2. Xử lí nguyên liệu .........................................................................................31 2.1.3. Dụng cụ, hóa chất, thiết bị thí nghiệm.........................................................31 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu hạt nano bạc..........................................................32 2.2.1. Phương pháp quang phổ UV-Vis.................................................................32 2.2.2. Phương pháp đo TEM..................................................................................33 2.2.3. Phương pháp đo phổ hồng ngoại....................................................................33 2.3. Quy trình thực nghiệm ......................................................................................35 2.3.1. Quy trình chung để tổng hợp dịch chiết lá cây chè Truồi ................................36 2.3.2. Tổng hợp dung dịch nano bạc......................................................................36 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................37 3.1. Khảo sát các yếu tố tìm dịch chiết tối ƣu trong việc chế tạo nano bạc .......37 3.1.1. Xác định thành phần các nhóm chất trong dịch chết lá chè Truồi khô và tươi...37 3.1.2. Ảnh hưởng dịch chiết chè khô chè tươi trong việc tạo nano Ag................38 3.1.3. Ảnh hưởng thời gian, nhiệt độ nấu lá chè Truồi.........................................40
  • 7. 3 3.1.4. Ảnh hưởng tỷ lệ dịch chiết lá chè truồi và dung dịch AgNO3.....................41 3.1.5. Ảnh hưởng của thời gian tồn tại dịch chiết lá chè Truồi đến quá trình hình thành nano bạc .......................................................................................................42 3.2 Khảo sát yếu tố ảnh hƣởng của dung dịch bạc nitrat tới việc hình thành nano bạc.............................................................................................................................43 3.2.1. Xác định nồng độ tối ưu trong việc hình thành nano bạc............................43 3.2.2. Ảnh hưởng thời gian khuấy dung dịch bạc nitrat và dịch chiết...................44 3.3. Ảnh TEM mẫu nano bạc thu đƣợc.................................................................46 3.4. Thử nghiệm dùng nano bạc bảo quản trên hoa hồng...................................46 3.5. Kết quả thử hoạt tính sinh học dung dịch nano bạc....................................48 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................50 PHỤ LỤC................................................................................................................ P1
  • 8. 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Anh Diễn giải Abs Absorbance Khả năng hấp thụ B.Subtilis Bacillus Subtilis C. Albicans Candida Albicans E.Coli Escherichia Coli L.Fermentum Lactobacillus Fermentum S. Aureus Staphylococcus Aureus S.Enterica Salmonella Enteric P.Aeruginosa Pseudomonas Aeruginosa TEM Transmission Electron Microscopy Kính hiển vi điện tử qua UV-Vis Ultraviolet-visible spectroscopy Phổ hấp thụ phân tử IC50 Inhibitory concentration at Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử nghiệm
  • 9. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Giá trị mật độ quang thu đƣợc khi điều chế nano bạc bằng chè Truồi khô và tƣơi ...............................................................................................................39 Bảng 3.2. So sánh mật độ quang của dịch chiết nấu ở 60o C và 80o C .................41 Bảng 3.3. So sánh tỷ lệ dịch chiết lá chè truồi và dung dịch AgNO3 ..................42 Bảng 3.4. Thời gian tồn tại dịch chiết lá chè Truồi đến quá trình hình thành nano bạc.............................................................................................................................43 Bảng 3.5. Nồng độ tối ƣu trong việc hình thành nano bạc..................................44 Bảng 3.6. Thời gian khuấy dung dịch bạc nitrat và dịch chiết ...........................45 Bảng 3.7. Đánh giá khả năng kháng các chủng vi sinh vật của dung dịch nano bạc.............................................................................................................................48
  • 10. 6 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Cổng chợ Truồi.......................................................................................18 Hình 1.2. Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn..................20 Hình 1.3. Ion bạc liên kết với các base của DNA..................................................21 Hình 1.4. Phƣơng pháp hóa lý................................................................................23 Hình 1.5. Cơ chế kháng khuẩn...............................................................................25 Hình 2.1. Lá chè Truồi............................................................................................31 Hình 2.2. Sơ đồ đo UV-Vis......................................................................................32 Hình 2.3. Kính hiển vi điện tử truyền qua...........................................................33 Hình 2.4. Sơ đồ quy trình tổng hợp nano bạc..........................................................35 Hình 2.5. Dịch chiết lá chè Truồi khô và tƣơi.......................................................36 Hình 2.6. Dung dịch nano bạc................................................................................36 Hình 3.1. Lá chè Truồi khô (a), tƣơi (b)...............................................................37 Hình 3.2. Phổ hồng ngoại chè Truồi khô và Tƣơi ................................................37 Hình 3.3. Phổ UV-Vis so sánh dung dịch có nano và dịch chiết ........................38 Hình 3.4. Phổ UV-Vis so sánh mật độ quang tạo nano bằng chè khô và chè tƣơi 39 Hình 3.5. Phổ UV-Vis dịch chiết tạo nano nấu ở 60o C (a) và 80o C (b)...............40 Hình 3.6. Phổ UV-Vis khảo sát tỷ lệ dịch chiết lá chè Truồi và dung dịch AgNO3.......................................................................................................................41 Hình 3.7. Phổ UV-Vis khảo sự tồn tại của dịch chiết tới quá trình tạo nano bạc.............................................................................................................................43 Hình 3.8. Phổ UV-Vis khảo sát nồng độ tối ƣu.....................................................44 Hình 3.9. Phổ UV-Vis khảo sát thời gian khuấy hỗn hợp dung dịch bạc nitrat và dịch chiết lá chè ..................................................................................................45 Hình 3.10. Kết quả TEM mẫu nano bạc thu đƣợc...............................................46 Hình 3.11. Mẫu thử hoa hồng vàng với dung dịch bạc nitrat (a) và dung dịch nano bạc (b) ở các ngày khác nhau .......................................................................47
  • 11. 7
  • 12. 8 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nano bạc hiện nay được sử rộng rộng rãi trong các loại dược phẩm, mỹ phẩm, đồ chứa thức ăn, dụng cụ y khoa, quần áo xử lý nước [17].Trong đó đặc biệt là công nghệ kháng khuẩn, sở dĩ nano bạc được nghiên cứu ứng dụng vào việc kháng khuẩn vì bạc có tính kháng khuẩn mạnh và không gây tác dụng phụ, không gây độc cho người và vật nuôi khi nhiễm lượng nano bạc bằng nồng độ diệt khuẩn (khoảng nồng độ nhỏ hơn 100 ppm), không gây ô nhiễm môi trường, các đặc tính kháng khuẩn của bạc bắt nguồn từ tính chất hóa học của các ion Ag+ , ion này có khả năng liên kết mạnh với peptidoglican, thành phần cấu tạo nên màng tế bào của vi khuẩn và ức chế khả năng vận chuyển oxy vào bên trong tế bào dẫn đến làm tê liệt vi khuẩn [15], các hạt bạc tương tác với vi khuẩn khi chúng ở kích thước nano, kích thước đó hầu như phụ thuộc vào hợp chất của hạt, khả năng phản ứng, thâm nhập màng tế bào, được biết các hạt kim loại nhỏ khoảng 5nm xuất hiện những hiệu ứng điện tử, chúng được xác định như sự thay đổi ở trong vùng cấu trúc điện tử của bề mặt, đó là những hiệu ứng làm tăng khả năng phản ứng của các hạt nano bề mặt, qua nghiên cứu cho thấy, do sự tăng lên của nguyên tử bề mặt nên so với bạc khối, tác dụng sát khuẩn của các hạt bạc siêu nhỏ có kích thước nano được nhân lên gấp bội, 1 gam nano bạc có thể sát khuẩn cho hàng trăm mét vuông chất nền, chính vì vậy mà việc tổng hợp phục vụ nhu cầu con người ngày càng cấp thiết, điều đó đặt ra cho ta phải có những nghiên cứu để tìm ra quy trình tổng hợp hoàn thiện và ít tốn kém nhất. Đề điều chế nano bạc có rất nhiều phương pháp như khử hóa học, khử có sử dụng công nghệ vi sóng, nhiệt, ánh sáng, công nghệ hồ quang, chiếu xạ, phương pháp nhũ tương [20]. Các phương pháp này có thể cho kết quả sai khác về kích thước, hình thái, hiệu suất tạo hạt nano nhưng thường có chung một khuyết điểm là hóa chất tổng hợp độc hại, không thân thiện với thực thể sinh học, cơ thể sống, chính vì vậy hạt nano bạc tạo thành dù dễ dàng được áp dụng vào lĩnh vực điện tử , xúc tác nhưng khi ứng dụng vào y sinh, ứng dụng trên cơ thể sống thì cần phải có một quy trình phụ kèm theo để loại bỏ các hóa chất độc hại. Để giải quyết vấn đề
  • 13. 9 hóa chất không thân thiện khi tổng hợp hạt nano bạc, các nhà khoa học thời gian gần đây tìm đến những phương pháp tổng hợp xanh [19], thân thiện môi trường, thân thiện với cá thể sống, trong đó có việc tổng hợp hạt nano từ chiết xuất lá cây. Cây chè Truồi dễ trồng, phát triển tốt gắn liền với dòng sông Hưng Bình thuộc xã Lộc An, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế, cây chè Truồi được đánh giá cao về chất lượng và thành phần , đồng thời quá trình mua cũng dễ dàng. Lá chè Truồi (Camellia sinenssis O.Ktze) có chứa nhiều catechin, flavanoid và polyphenol. Chúng có những thành phần khử hiệu quả cũng như chất tạo ổn định nano bạc tạo thành, với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu với nội dung "Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat" 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Xây dựng quy trình tổng hợp hạt nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi - Nghiên cứu những ứng dụng thiết thực của nano bạc vào đời sống 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - Lá chè Truồi (Camellia sinenssis O.Ktze) mua tại Làng Truồi, xã Lộc An, Huyện Phú Lộc, TT Huế - Hạt nano Ag 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: + Thu thập, xử lý tài liệu từ các nguồn tham khảo như luận văn, sách báo,… +Kế thừa và phát triển những công trình dã công bố có liên quan đến đề tài -Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: + Phương pháp phân tích phổ IR +Phương pháp phân tích phổ UV-Vis +Phương pháp kính hiển vi điện tử truyển qua TEM +Phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật trên hoa và kiểm định 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Sử dụng dịch chiết của lá chè Truồi để khử dung dịch bạc nitrat thành bạc nano có khả năng kháng khuẩn từ đó đưa vào thử các ứng dụng trên hoa quả.
  • 14. 10 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn được chia thành các chương sau: Chương 1: Tổng quan lí thuyết Chương 2: Thực nghiệm Chương 3: Kết quả và thảo luận
  • 15. 11 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1. Giới thiệu về công nghệ nano 1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc của công nghệ nano Công nghệ nano là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanômét (nm, 1 nm = 10-9 m). Ở kích thước nano, vật liệu sẽ có những tính năng đặc biệt mà vật liệu truyền thống không có được đó là do sự thu nhỏ kích thước và việc tăng diện tích mặt ngoài [22]. Ý tưởng cơ bản về công nghệ nano được đưa ra bởi nhà vật lý học người Mỹ Richard Feynman vào năm 1959, ông cho rằng khoa học đã đi vào chiều sâu của cấu trúc vật chất đến từng phân tử, nguyên tử vào sâu hơn nữa. Nhưng thuật ngữ “công nghệ nano” mới bắt đầu được sử dụng vào năm 1974 do Nario Taniguchi một nhà nghiên cứu tại trường đại học Tokyo sử dụng để đề cập khả năng chế tạo cấu trúc vi hinh của mạch vi điện tử, mặc dù nó vẫn chưa biết rộng rãi. Dựa trên tiền đề đó tiến sĩ K. Eric Drexler khai thác sâu hơn trong cuốn sách “Engines of Creation” và cuốn “Nanosystems”.Từ đây, thuật ngữ công nghệ nano bắt đầu trở nên phổ biến, hàng loạt phát minh đã ra đời, phục vụ đắc lực cho cuộc sống. 1.1.2. Cơ sở khoa học của công nghệ nano Công nghệ nano chủ yếu dựa dựa trên ba cơ sở khoa học sau:  Chuyển tiếp từ tính chất cổ điển đến tính chất lƣợng tử Đối với vật liệu vĩ mô gồm rất nhiều nguyên tử, các hiệu ứng lượng tử được trung bình hóa với rất nhiều nguyên tử (1 µm3 có khoảng 1012 nguyên tử) và có thể bỏ qua các thăng giáng ngẫu nhiên. Nhưng các cấu trúc nano có ít nguyên tử hơn thì các tính chất lượng tử thể hiện rõ ràng hơn. Ví dụ một chấm lượng tử có thể được coi như một đại nguyên tử, nó có các mức năng lượng giống như một nguyên tử  Hiệu ứng bề mặt Khi vật liệu có kích thước nhỏ thì tỷ số nguyên tử trên bề mặt và tổng số nguyên tử của vật liệu gia tăng, Ví dụ xét vật liệu tạo thành từ các hạt nano hình cầu. Nếu gọi ns là số nguyên tử nằm trên bề mặt, n là tổng số nguyên tử thì mối liên hệ giữa hai con số trên sẽ là ns = 4n2/3 . Tỷ số giữa số nguyên tử trên bề mặt và tổng
  • 16. 12 số nguyên tử sẽ là f= ns/n = 4/n1/3 = 4ro /r, trong đó ro là bán kính của nguyên tử và r là bán kính của hạt nano. Như vậy, nếu kích thước của vật liệu giảm (r giảm) thì tỷ số f tăng lên. Do nguyên tử trên bề mặt có nhiều tính chất khác biệt so với tính chất của các nguyên tử ở bên trong lòng vật liệu nên khi kích thước vật liệu giảm đi thì hiệu ứng có liên quan đến các nguyên tử bề mặt, hay còn gọi là hiệu ứng bề mặt tăng lên do tỷ số f tăng. Khi kích thước của vật liệu giảm đến nm thì giá trị f này tăng lên đáng kể. Sự thay đổi về tính chất có liên quan đến hiệu ứng bề mặt không có tính đột biến theo sự thay đổi về kích thước vì f tỷ lệ nghịch với r theo một hàm liên tục [1].  Kích thƣớc tới hạn Các tính chất vật lý, hóa học của các vật liệu đều có một giới hạn về kích thước. Nếu vật liệu mà nhỏ hơn kích thước này thì tính chất của nó hoàn toàn bị thay đổi, người ta gọi đó là kích thước tới hạn. Vật liệu nano có tính chất đặc biệt là do kích thước của nó có thể so sánh được với kích thước tới hạn của các tính chất của vật liệu [23]. Ví dụ điện trở của một kim loại tuân theo định luật ohm ở kích thước vĩ mô mà ta thấy hàng ngày. Nếu ta giảm kích thước của vật liệu xuống nhỏ hơn quãng đường tự do trung bình của điện tử trong kim loại, mà thường có giá trị từ vài đến vài trăm nm, thì định luật Ohm không còn đúng nữa. Lúc đó điện trở của vật có kích thước nano sẽ tuân theo các quy tắc lượng tử, không phải bất cứ vật liệu nào có kích thước nano đều có tính chất khác biệt mà nó phụ thuộc vào tính chất mà nó được nghiên cứu. Các tính chất khác như tính chất điện, tính chất từ, tính chất quang và các tính chất hóa học khác đều có độ dài tới hạn trong khoảng nm. Chính vì thế mà người ta gọi ngành khoa học và công nghệ liên quan là khoa học nano và công nghệ nano 1.2. Vật liệu nano Vật liệu nano là đối tượng của hai lĩnh vực là khoa học nano và công nghệ nano, nó liên kết hai lĩnh vực trên với nhau. Kích thước của vật liệu nano trải một khoảng khá rộng, từ vài nm đến vài trăm nm, để có một con số dễ hình dung, nếu ta có một quả cầu có bán kính bằng quả bóng bàn thì thể tích đó đủ để làm ra rất nhiều
  • 17. 13 hạt nano có kích thước 10 nm, nếu ta xếp các hạt đó thành một hàng dài kế tiếp nhau thì độ dài của chúng bằng một ngàn lần chu vi của trái đất. 1.2.1. Tính chất vật liệu nano Tính chất đặc biệt, thú vị của vật liệu nano bắt nguồn từ kích thước của chúng rất nhỏ bé có thể so sánh với các kích thước tới hạn của nhiều tính chất hóa lý của vật liệu. Chỉ là vấn đề kích thước thôi thì không có gì đáng nói, điều đáng nói là kích thước của vật liệu nano đủ nhỏ để có thể so sánh với các kích thước tới hạn của một số tính chất. Vật liệu nano nằm giữa tính chất lượng tử của nguyên tử và tính chất khối của vật liệu, đối với vật liệu khối, độ dài tới hạn của các tính chất rất nhỏ so với độ lớn của vật liệu, nhưng đối với vật liệu nano thì điều đó không đúng nên các tính chất khác lạ bắt đầu từ nguyên nhân này. Ở kích thước nano, các hạt kim loại thể hiện tính chất đặc biệt so với trạng thái vật liệu khối như: tính kháng khuẩn, cảm biến sinh học, tính dẫn nhiệt, dẫn điện… Chính vì vậy, việc tổng hợp được hạt nano kim loại đem lại nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như: y sinh, phân tích, điện tử, hóa học, môi trường và công nghệ sinh học. 1.2.2. Phân loại vật liệu nano Có rất nhiều cách phân loại vật liệu nano, mỗi cách phân loại cho ra rất nhiều loại nhỏ nên thường hay làm lẫn lộn các khác niệm. Sau đây là một vài cách phân loại thường dùng. 1.2.2.1. Phân loại theo hình dáng của vật liệu Người ta đặt tên số chiều không gian bị giới hạn ở kích thước nano - Vật liệu nano không chiều (cả ba chiều đều có kích thước nano). Ví dụ: đám nano, hạt nano - Vật liệu nano một chiều là vật liệu trong đó một chiều có kích thước nano. Ví dụ: dây nano, ống nano -Vật liệu nano hai chiều là vật liệu trong đó hai chiều có kích thước nano. Ví dụ: màng mỏng - Ngoài ra còn có vật liệu có cấu trúc nano hay nanocomposite trong đó chỉ một phần của vật liệu có kích thước nm, hoặc cấu trúc của nó có nano không chiều, một chiều, hai chiều đan xen lẫn nhau.
  • 18. 14 Cũng theo cách phân loại theo hình dáng của vật liệu, một số người đặt tên số chiều bị giới hạn ở kích thước nano. Nếu như thế thì hạt nano là vật liệu nano ba chiều, dây nano là vật liệu nano hai chiều và màng mỏng là vật liệu nano một chiều, cách này ít phổ biến hơn cách ban đầu. 1.2.2.2. Phân loại theo tính chất vật liệu Thể hiện sự khác biệt ở kích thước nano - Vật liệu nano kim loại - Vật liệu nano bán dẫn - Vật liệu nano từ tính - Vật liệu nano sinh học Nhiều khi người ta phối hợp hai cách phân loại với nhau, hoặc phối hợp hai khái niệm nhỏ để tạo ra các khái niệm mới. 1.3. Ứng dụng của vật liệu nano Công nghệ Nano ra đời đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hàng tiêu dùng, thực phẩm… Hơn nữa, khoa học nano là một trong những biên giới của khoa học chưa được thám hiểm tường tận và nó hứa hẹn nhiều phát minh kỹ thuật lý thú nhất 1.3.1. Y học Y học - Y tế là một trong những ứng dụng lớn nhất của công nghệ nano - Trong việc điều trị bệnh ung thư: Nhiều phương pháp điều trị khác nhau đã được thử nghiệm để có thể hạn chế các khối u phát triển và tiêu diệt chúng ở cấp độ tế bào. Nghiên cứu sử dụng các hạt nano vàng để chống lại nhiều loại ung thư đã cho kết quả rất khả quan. Các hạt nano này sẽ được đưa đến các khối u bên trong cơ thể và được tăng nhiệt độ bằng tia laser hồng ngoại chiếu từ bên ngoài để có thể tiêu diệt các khối u [24]. - Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà khoa học còn nghiên cứu một dự án nanorobot vô cùng đặc biệt. Với những chú robot có kích thước siêu nhỏ có thể đi vào bên trong cơ thể con người để đưa thuốc điều trị đến những bộ phận cần thiết. Việc cung cấp thuốc một cách trực tiếp như vậy sẽ làm tăng khả năng cũng như hiệu quả điều trị.
  • 19. 15 Trong tương lai không xa, công nghệ Nano sẽ giúp con người chống lại căn bênh ung thư quái ác, bao gồm cả căn bênh ung thư khó chữa nhất như ung thư não, các bác sĩ sẽ có thể dễ dàng điều trị mà không cần mở hộp sọ của bệnh nhân hay bất kỳ phương pháp hóa trị độc hại nào. 1.3.2. Trong sinh học Vật liệu nano có khả năng ứng dụng trong sinh học vì kích thước nano so sánh được với kích thước của tế bào (10-400 nm), virus (20-450 nm), protein (5-50nm), gen (2 nm rộng và 10-100 nm chiều dài) [22]. Với kích thước nhỏ bé, cộng với việc ngụy trang giống như các thực thể sinh học khác và có thể xâm nhập vào các tế bào virus. 1.3.3. Trong điện tử Công nghệ nano cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành điện tử, những bộ vi xử lý được làm từ vật liệu nano khá phổ biến trên thị trường, một số sản phẩm như bàn phím, chuột cũng được phủ một lớp nano kháng khuẩn. Pin nano trong tương lai sẽ có cấu tạo theo kiểu ống nanowhiskers, khiến các cực của pin có diện tích bề mặt lớn hơn rất nhiều lần, từ đó giúp nó lưu trữ được nhiều điện năng hơn trong khi kích thước của pin sẽ ngày càng được thu nhỏ lại. 1.3.4. Trong may mặc Việc áp dụng các hạt nano bạc vào ý tưởng vô cùng đặc biệt với loại quần áo có khả năng diệt vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu trong quần áo đã trở thành hiện thực. Các hạt nano bạc này có thể thu hút các vi khuẩn và tiêu diệt các tế bào của chúng. Và ứng dụng hữu ích này đã được áp dụng trên một số mẫu quần áo thể thao, quần lót khử mùi, bít tất… Không chỉ dừng lại ở công dụng diệt khuẩn, khử mùi, công nghệ nano có thể biến chiếc áo bạn đang mặc thành một trạm phát điện di động. Sử dụng các nguồn năng lượng như năng lượng mặt trời, gió và với công nghệ nano bạn sẽ có thể sạc điện cho smartphone của mình mọi lúc mọi nơi, ứng dụng này còn được sử dụng rộng rãi hơn với ý tưởng chế tạo những chiếc buồm bằng vật liệu nano, với khả năng chuyển hóa năng lượng tự nhiên thành điện năng. Tuy nhiên ứng dụng này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.
  • 20. 16 1.3.5. Trong nông nghiệp Ý tưởng ứng dụng vật liệu nano bạc với khả năng siêu diệt khuẩn vào việc phòng và trị các nguồn bệnh do vi khuẩn, vi rút và nấm gây ra trên cây trồng, vật nuôi, bảo quản nông sản đã được các nhà sáng chế nghiên cứu và sản xuất thành công. Những sản phẩm dung dịch – gel nano bạc đã mang đến giải pháp mới cho ngành nông nghiệp sạch. Ngoài ra, công nghệ nano còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các mặt hàng chăm sóc sức khỏe, gia dụng, mỹ phẩm… 1.4. Các phƣơng pháp tổng hợp nano bạc 1.4.1. Phƣơng pháp từ trên xuống Nguyên lý: dùng kỹ thuật nghiền và biến dạng để biến vật liệu thể khối với tổ chức hạt thô thành cỡ hạt kích thước nano. Đây là các phương pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng rất hiệu quả, có thể tiến hành cho nhiều loại vật liệu với kích thước khá lớn, trong phương pháp nghiền, vật liệu ở dạng bột được trộn lẫn với những viên bi được làm từ các vật liệu rất cứng và đặt trong một cái cối. Máy nghiền có thể là nghiền lắc, nghiền rung hoặc nghiền quay [13], các viên bi cứng va chạm vào nhau và phá vỡ bột đến kích thước nano. Nhiệt độ có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nếu nhiệt độ gia công lớn hơn nhiệt độ kết tinh lại thì được gọi là biến dạng nóng, còn ngược lại thì được gọi là biến dạng nguội. Kết quả thu được là các vật liệu nano một chiều (dây nano) hoặc hai chiều (lớp có chiều dày nm), ngoài ra, hiện nay người ta thường dùng các phương pháp quang khắc để tạo ra các cấu trúc nano. Ưu điểm: Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng rất hiệu quả, chế tạo được lượng vật liệu lớn. Nhược điểm: Các hạt kết tụ với nhau, phân bố hạt không đồng nhất, dễ bị nhiễm bẩn từ các dụng cụ chế tạo, thường khó có thể đạt được kích thước nhỏ, phương pháp này thường được dùng chế tạo vật liệu kim loại. 1.4.2. Phƣơng pháp từ dƣới lên Nguyên lý: Hình thành vật liệu nano từ các nguyên tử hoặc ion, phương pháp từ dưới lên được phát triển rất mạnh mẽ vì tính linh động và chất lượng của sản
  • 21. 17 phẩm cuối cùng, phần lớn các vật liệu nano mà chúng ta dùng hiện nay được chế tạo từ phương pháp này, phương pháp từ dưới lên có thể là phương pháp vật lý [8], phương pháp hóa học hoặc kết hợp cả hai. - Phương pháp vật lý: Là phương pháp tạo vật liệu nano từ nguyên tử hoặc chuyển pha. Nguyên tử để hình thành vật liệu nano được tạo ra từ phương pháp vật lý: bốc bay nhiệt (đốt, phún xạ, phóng điện hồ quang). Phương pháp chuyển pha: vật liệu được nung nóng rồi cho nguội với tốc độ nhanh để thu được trạng thái vô định hình, xử lý nhiệtđể xảy ra chuyển pha vô định hình - tinh thể (kết tinh) (phương pháp nguội nhanh). Phương pháp vật lý thường được dùng để tạo các hạt nano, màng nano, ví dụ: ổ cứng máy tính. - Phương pháp hóa học: Là phương pháp tạo vật liệu nano từ các ion, phương pháp hóa học có đặc điểm là rất đa dạng vì tùy thuộc vào vật liệu cụ thể mà người ta phải thay đổi kỹ thuật chế tạo cho phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phân loại các phương pháp hóa học thành hai loại: hình thành vật liệu nano từ pha lỏng (phương pháp kết tủa, sol-gel...) và từ pha khí (nhiệt phân...). Phương pháp này có thể tạo các hạt nano, dây nano, ống nano, màng nano, bột nano... - Phương pháp kết hợp: là phương pháp tạo vật liệu nano dựa trên các nguyên tắc vật lý và hóa học như: điện phân, ngưng tụ từ pha khí... Phương pháp này có thể tạo các hạt nano, dây nano, ống nano, màng nano, bột nano.. Ưu điểm: Các vật chế tạo được rất đa dạng, chúng có thể là vật liệu vô cơ, hữu cơ, kim loại, đặc điểm phương pháp này là rẻ tiền và chế tạo được một lượng lớn khối lượng vật liệu. Nhược điểm: Các hợp chất có liên kết với phân tử nước có thể là một khó khăn, phương pháp sol-gel thì không có hiệu suất cao. 1.5. Tổng quan về cây chè 1.5.1. Cây chè Cây chè có tên khoa học là Cmaellia sinesis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè, nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi họăc các cây nhỏ [8], thông thường được xén tỷa để thấp hơn 2 mét (6fit) khi được trồng để lấy lá. Nó có rễ cái dài, hoa của nó màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5
  • 22. 18 – 4cm, với 7 – 8 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu, chè xanh, chè ô long và chè đen tất cả đều được chế biến từ loài cây này, nhưng được chế biến ở các mức độ oxi hóa khác nhau, lá của chúng dài từ 4 – 15cm. Lá tươi chứa khoảng 4% cafein, lá non và còn các lá có xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất chè khi mặt bên dưới của chúng còn các sợi lông tơ ngắn màu trắng .Các lá già có màu lục sẫm…Các độ tuổi khác nhau của lá chè tạo ra các sản phẩm chè khác nhau về chất lượng, do thành phần hóa học trong các lá này là khác nhau. Thông thường, chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mới mọc gần thời gian đó được thu hoạch để chế 42 biến. Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn sau khoảng 1 đến 2 tuần. Các nguyên tố hoạt động trong nước chè là cafein và các đa phenol. Tỷ lệ cafein trong chè vào khoảng từ 2 tới 4% (trong cà phê khoảng từ 5 tới 10%). Còn đa phenol là những hóa chất có chức năng như rượu, chiếm tỷ lệ 25%. Vitamin C chỉ có trong trà xanh (tươi: 0,6 %), tương tác giữa cafein với đa phenol làm cho cafein trong trà ít nguy hiểm hơn trong cà phê (cafein là một alcoloid độc). Tuy nhiên khi tỷ lệ nhỏ, cafein làm cho chè trở thành một chất kích thích thần kinh, thuận lợi cho hoạt động trí não và hoạt động cơ bắp, chè cũng là một chất lợi tiểu, kích thích hệ thống tuần hoàn máu và hô hấp. Chè xanh và chè đen chiếm một chương trong sách Dược học ở Pháp (xuất bản lần thứ X năm 1994). Hình như chè làm sáng mắt ra, trí óc sảng khoái, nhuận tràng, vô hiệu hóa nhiều chất độc trong cơ thể. Nó có tác động vào tim, phổi và bao tử [9]. Người cho rằng, nhai lá chè thay cho kẹo chewinggum chống được hôi miệng, bã chè làm phân bón rất tốt. 1.5.2. Cây chè Truồi Hình 1.1. Cổng chợ Truồi
  • 23. 19 Làng Truồi thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc tỷnh Thừa Thiên Huế, người dân Huế xưa nay thích uống chè xanh, tuy nhiên lá chè người Huế thích nhất là lá chè làng Truồi [5]. Cách phân biệt lá chè làng Truồi so với những nơi khác không hề khó, nếu chè ở các vùng khác thường được để nguyên cành, lá và bó lại thành những bó dài thì chè Truồi được ngắt riêng thành từng lá và bó thành bó bởi những sợi lạt tre tự nhiên. Lá chè của các nơi khác thường to, màu xanh lá cây rất đậm, bao gồm cả lá già và lá non, còn lá chè Truồi là sự chắt lọc những ngọn lá ngon nhất trên cây chè, không phải là những lá non nằm ngoài đọt của cành chè, mà là những lá già và nằm gần với thân cây. Lá chè Truồi nhỏ nhắn, chỉ bằng một nửa hay hai phần ba lá chè của các nơi, có màu xanh mạ non, lá hơi ngả vàng, dày và nhỏ ngọn. Điều đặc biệt, cũng là chè Truồi, vẫn cách ngắt lá và bó lại thành bó y hệt nhau, nhưng tìm được bó chè ngon, nấu ra bát nước trong xanh một màu xanh trong veo, vừa đắng chát, vừa nồng nàn cũng không phải là điều dễ dàng, cây chè được trồng ở mạch đất khác nhau sẽ mang một dáng dấp và hương vị khác nhau. Chè Truồi trồng ở vùng đồng bằng, đất ven sông, ven đầm phá, nơi thiếu ánh sáng mặt trời thì cây chè sẽ tốt tươi, lá có màu xanh đậm hơn và to. Ngược lại, những cây chè trồng ở vùng núi, đồi cao, hay những gò đống, nơi ánh nắng mặt trời thoáng đãng, cây chè sẽ còi cọc hơn, lá có màu vàng nhạt, hay màu của mạ non, ngọn nhỏ, lá thường dày và rất giòn [11]. 1.6. Tổng quan về nano bạc 1.6.1. Giới thiệu về bạc kim loại Bạc là một trong những kim loại được con người phát hiện ra từ rất sớm (khoảng 5500 đến 6000 năm về trước) chỉ sau vàng và đồng. Tuy nhiên lúc bấy giờ bạc được xem là một kim loại rất hiếm do khai thác rất ít. Qua những pháp lệnh của vua Ai Cập Menet (khoảng 3600 năm trước công nguyên), người ta biết giá cả vàng bạc lúc bấy giờ là 1: 2,5. Ký hiệu của bạc là Ag có nguồn gốc từ chữ Argentum trong tiếng la tinh, bạc được biết đến từ thời tiền sử, nó được nhắc tới trong cuốn Chúa sáng tạo ra thế giới,các đống xỉ bạc đã được tìm thấy ở Tiểu Á và trên các đảo thuộc biển Aegean chứng minh rằng bạc đã được tách khỏi chì từ thiên niên kỷ thứ 4 trước công nguyên.
  • 24. 20 Bạc kí hiệu là Ag, nằm ở ô thứ 47 trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học, thuộc phân nhóm IB (kim loại chuyển tiếp), chu kỳ 5, có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4d10 5s1 . Bạc là kim loại nặng, mềm, có ánh kim, màu trắng (màu nguyên thuỷ của bạc là màu xám), có hai đồng vị bền là 107 Ag (51,9%) và 109 Ag (48,1%), dẻo, dễ uốn (cứng hơn vàng một chút), để đúc tiền, có màu trắng bóng ánh kim nếu bề mặt có độ đánh bóng cao. Bạc nguyên chất có độ dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả các kim loại, màu trắng nhất, độ phản quang cao nhất (mặc dù nó là chất phản xạtia cực tím rất kém), và điện trở thấp nhất trong các kim loại. 1.6.2. Đặc tính kháng khuẩn của ion bạc Các đặc tính kháng khuẩn của bạc bắt nguồn từ tính chất hóa học của các ion Ag+ , ion này có khả năng liên kết mạnh với peptidoglican, thành phần cấu tạo nên thành tế bào của vi khuẩn và ức chế khả năng vận chuyển oxy vào bên trong tế bào dẫn đến làm tê liệt vi khuẩn. Nếu các ion bạc được lấy ra khỏi tế bào ngay sau đó, khả năng hoặt động của vi khuẩn lại có thể được phục hồi. Do động vật không có thành tế bào, vì vậy chúng ta không bị tổn thương khi tiếp xúc với các ion này. Có một cơ chế tác động của các ion bạc lên vi khuẩn đáng chú ý được mô tả như sau: Sau khi Ag+ tác động lên lớp màng bảo vệ của tế bào vi khuẩn gây bệnh nó sẽ đi vào bên trong tế bào và phản ứng với nhóm sunfuahydrin – SH của phân tử enzym chuyển hóa oxy và vô hiệu hóa men này dẫn đến ức chế quá trình hô hấp của tế bào vi khuẩn. Hình 1.2. Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn Ngoài ra các ion bạc còn có khả năng liên kết với các base của DNA và trung hòa điện tích của gốc phosphate do đó ngăn chặn quá trình sao chép DNA.
  • 25. 21 Hình 1.3. Ion bạc liên kết với các base của DNA 1.6.3. Giới thiệu về hạt nano bạc Hạt nano bạc là các hạt bạc có kích thước từ 1 nm đến 100 nm [25]. Bạc nano là vật liệu có diện tích bề mặt riêng rất lớn, có những đặc tính độc đáo sau: - Tính khử khuẩn, chống nấm, khử mùi, có khả năng phát xạ tia hồng ngoại đi xa, chống tĩnh. - Không có hại cho sức khỏe con người với liều lượng tương đối cao, không có phụ gia hóa chất. - Có khả năng phân tán ổn định trong các loại dung môi khác nhau (trong các dung môi phân cực như nước và trong các dung môi không phân cực như benzene, toluene). - Độ bền hóa học cao, không bị biến đổi dưới tác dụng của ánh sáng và các tác nhân oxy hóa khử thông thường. - Chi phí cho quá trình sản xuất thấp. - Ổn định ở nhiệt độ cao Ngoài ra ta còn có các hạt nano bạc có cộng hưởng Plasmon bề mặt, hiện tượng này tạo nên màu sắc từ vàng nhạc đến đen cho các dung dịch chứa hạt nano bạc với các màu sắc phụ thuộc vào nồng độ và kích thước hạt nano. 1.6.4. Các phƣơng pháp điều chế nano bạc Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều chế nano bạc trong đó có một số phương pháp phổ biến sau:
  • 26. 22 1.6.4.1. Phƣơng pháp sinh học Dùng vi khuẩn là tác nhân khử ion kim loại. Cấy vi khuẩn vào dung dịch có chứa ion bạc để thu được hạt bạc nano [12]. Phương pháp này đơn giản, thân thiện với môi trường và có thể tạo hạt với số lượng lớn Ag+ logbio ical  Ag0 1.6.4.2. Phƣơng pháp ăn mòn laser Đây là phương pháp từ trên xuống, vật liệu ban đầu là một tấm bạc, được đặt trong một dung dịch có chứa một hoạt chất bề mặt. Một chùm laserxung có bước sóng 532 nm, độ rộng xung là 10 ns, tần số 10 Hz, năng lượng mỗi xung là 90 mJ, đường kính vùng kim loại bị tác dụng từ 1 – 3 mm. Dưới tác dụng của chùm laze xung, các hạt nano có kích thước khoảng 10 nm được hình thành và được bao phủ bởi chất hoạt hoá bề mặt CnH2n+1SO4Na với n = 8, 10, 12, 14 với nồng độ từ 0,001 – 0,1M. 1.6.4.3. Phƣơng pháp vật lý Phương pháp khử vật lý dùng các tác nhân vật lý như điện tử, sóng điện từ năng lượng cao như tia gamma, tia tử ngoại, tia laser khử ion kim loại thành kim loại. Dưới tác dụng của tác nhân vật lý, có nhiều quá trình biến đổi của dung môi và các phụ gia trong dung môi để sinh ra các gốc hoá học có tác dụng khử ion thành kim loại. Ví dụ: người ta dùng chùm laser xung có bước sóng 500nm, độ dài xung 6ns, tần số 10 Hz, công suất 12 – 14 mJ chiếu vào dung dịch có chứa AgNO3 như là nguồn ion kim loại và Sodium Dodecyl sulfate (SDS) như là chất hoạt hoá bề mặt để thu được hạt nano bạc. 1.6.4.4. Phƣơng pháp hóa lý Đây là phương pháp trung gian giữa hoá học và vật lý, nguyên lý là dùng phương pháp điện phân kết hợp với siêu âm để tạo hạt nano. Phương pháp điện phân thông thường chỉ tạo được màng mỏng kim loại, trước khi xảy ra sự hình thành màng, các nguyên tử kim loại sau khi được điện hoá sẽ tạo ra hạt nano bám lên điện cực âm. Sau đó người ta tác dụng một xung điện siêu âm đồng bộ với xung điện phân thì hạt nano kim loại sẽ rời khỏi điện cực và sẽ đi vào dung dịch [6].
  • 27. 23 Hình 1.4. Phƣơng pháp hóa lý 1.6.4.5. Phƣơng pháp Micell đảo Phương pháp này cho hạt kim loại có kích thước khoảng 1 – 20nm, với kích thước nano thì đặc tính của nó được biểu hiện trong biên độ khá rộng. Dung dịch micell đảo khá sạch, trạng thái nhiệt ổn định, là hỗn hợp của bộ ba: Pha nước, pha dầu và chất hoạt động bề mặt được gọi chung là vi nhũ, trong vi nhũ hạt nano nằm trong các giọt nước và được bao phủ bởi phần ưa nước của chất hoạt động bề mặt, còn phần đuôi kỵ nước lại bị solvat hoá trong dầu. 1.6.4.6. Phƣơng pháp khử nhiệt Là phương pháp tạo ra hạt bạc có độ tinh khiết cao không yêu cầu phải có mặt chất hoạt động bề mặt (hoặc chỉ cần một lượng rất nhỏ) cũng như tác nhân khử, các phát minh hiện nay là tạo ra hạt bạc bằng cách phân huỷ oxalat bạc ở nhiệt độ cao trên 1000 C để tạo ra hạt nano bạc.
  • 28. 24 1.6.4.7. Phƣơng pháp khử hóa học Đây là phương pháp từ dưới lên, phương pháp khử hoá học là dùng các tác nhân hoá học để khử ion kim loại thành kim loại, thông thường các tác nhân hoá học ở dạng dung dịch lỏng nên còn gọi là phương pháp hoá ướt. Dung dịch ban đầu có chứa các muối của các kim loại như: HAuCl4, H2PtCl6, AgNO3. Tác nhân khử ion kim loại Ag+ , Au+ thành Ag, Au là các chất như: acid citric, vitamin C, Sodium Borohydride (NaBH4), Ethanol (cồn)…Để các hạt phân tán tốt trong dung môi mà không bị kết tụ thành đám, người ta sử dụng phương pháp tĩnh điện để làm cho bề mặtcác hạt nano có cùng điện tích đẩy nhau hoặc dùng phương pháp bao bọc bằng chất hoạt động bề mặt hoặc các polymer Phương pháp tĩnh điện đơn giản nhưng bị giới hạn bởi một số chất khử. Phương pháp bao phủ thì phức tạp nhưng vạn năng hơn, hơn nữa phương pháp này có thể làm cho bề mặt nano có các tính chất cần thiết cho các ứng dụng. Các hạt nano như: Ag, Au, Pt, Pd, Rh với kích thước từ 10 – 100 nm có thể được chế tạo từ phương pháp này [2]. 1.6.5. Cơ chế kháng khuẩn của nano bạc Nano bạc kháng khuẩn theo hai cơ chế chính: Làm biến chất vi khuẩn bằng cách phá vỡ các nối disulfit: các nối disulfit (–S– S–) trong vi khuẩn rất quan trọng vì nó đóng vai trò như một công tắc đóng, mở thuận nghịch để tạo ra protein khi tế bào vi khuẩn gặp các phản ứng oxy hóa. Đây là cấu trúc quan trọng của các enzyme trong vi khuẩn với tính chất xúc tác, nano bạc vô hiệu hóa enzyme mà vi khuẩn, virus và nấm cần cho quá trình chuyển hóa oxygen Phá vỡ màng tế bào vi khuẩn bằng các phản ứng oxy hóa: nano bạc giúp tạo ra oxy hoạt tính trong không khí hoặc từ nước. Những oxy hoạt tính này có khả năng phá vỡ màng tế bào hoặc thành tế bào của vi khuẩn
  • 29. 25 Hình 1.5. Cơ chế kháng khuẩn Ưu điểm của nano bạc so với thuốc kháng sinh: Nano bạc giết chết vi khuẩn ngay lập tức bằng 2 cơ chế làm biến chất và oxi hóa, vì vậy vi khuẩn không có khả năng kháng lại bạc. Các tế bào của con người ở dạng mô nên không bị ảnh hưởng bởi quá trình này. Không như các thuốc kháng sinh bị hấp thụ trong quá trình diệt khuẩn, nano bạc hoạt động như chất xúc tác mà không bị hấp thụ. Một tính chất khác giúp nano bạc tăng cường hiệu quả trong cơ thể người là do nó ở dạng những hạt nhỏ kim loại khác với ion bạc thường bị chuyển thành clorua bạc trong bao tử hay trong mạch máu. Clorua bạc tan rất ít và kém hiệu quả hơn nhiều so với bạc kim loại hay ion bạc. Chỉ có bạc kim loại mới có thể sống được với HCl trong bao tử mà vẫn giữ được các hoạt tính trong các mạch máu và mô cơ thể. Điều này rất có ý nghĩa vì theo EPA (Environmental Protection Agency – Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ), một người chỉ có thể dùng 350μcg/ liều dùng mỗi ngày, nếu nhiều hơn sẽ bị trúng độc bạc. Nếu dùng 1 – 2 muỗng cà (phê/ ngày 20ppm) tương đương với 100 – 200 μcg/ ngày (thấp hơn so với khuyến cáo của EPA về lượng bạc cung cấp trong nguồn nước ở Mỹ), sẽ có hiệu quả phòng bệnh rất tốt. Điều này có thể đảm bảo cho người dùng sử dụng nano bạc như một chất bổ sung trong bữa ăn cũng như trong nước uống mà không bị ngộ độc.
  • 30. 26 1.6.6. Ứng dụng của nano bạc 1.6.6.1. Trong y học, mỹ phẩm Bạc đã được sử dụng khá thành công trong chiến tranh thế giới thứ nhất để ngăn ngừa sự truyền nhiễm trước khi có kháng sinh, dung dịch bạc nitrat được dùng như dung dịch chuẩn để bôi những vết bỏng nặng và sau này được thay thế bằng kem silver sulfadiazine (SSD Cream) mãi đến những năm cuối thập kỷ 90. Hiện nay, gạc phủ bạc hoạt hóa, được dùng kèm với kem SSD và tác dụng giảm đau và thuận lợi trong việc điều trị tại gia.Việc phổ biến sử dụng bạc trong điều trị đã giảm hẳn vì sự phát triển của nhiều loại thuốc kháng sinh hiện đại. Tuy nhiên gần đây, bạc lại được tái quan tâm vì có phổ sát khuẩn rộng. Đặc biệt, khi nó được sử dụng chung với alginate, một loại polymer sinh học tự nhiên chiết xuất từ rong biển [26]. Một số sản phẩm bạc alginate được điều chế nhằm ngăn ngừa việc nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị vết thương, đặc biệt là đốivới bệnh nhân phỏng. Ngày này nano bạc còn được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm y tế ví dụ như: Găng tay kháng khuẩn, khẩu trang kháng khuẩn, các loại vải kháng khuẩn trong bệnh viện... 1.6.6.2. Trong thiết bị gia dụng Ứng dụng các phân tử bạc (công nghệ Nano Silver) để khử khuẩn trong đồ dùng gia đình đang được nhiều hãng sản xuất lựa chọn do đảm bảo được sự an toàn về sức khoẻ. Đối với các thiết bị gia dụng lớn như máy giặt và máy khử độc thực phẩm thường sử dụng những thanh bạc lớn nguyên chất, có khu vực để riêng biệt và được điện phân dung dịch thành hàng tỷ các ion bạc mỗi lần giặt, xả. Chúng sẽ theo dòng nước bám vào các bề mặt thực phẩm hay vải vóc để "tiêu diệt" vi khuẩn hoặc nấm mốc, ngăn ngừa sự xâm nhập trở lại sau nhiều ngày, những thanh bạc này có tuổi thọ lên đến 10 năm sử dụng liên tục. Với tủ lạnh và điều hòa, máy lọc không khí, nguyên lý hoạt động của công nghệ phân tử bạc là như nhau vì các ion bạc không được điện phân ra ngoài như trong máy giặt mà chúng được khử trực tiếp khi không khí bị hút vào hệ thống lọc này.
  • 31. 27 Hệ thống lọc sẽ không cho phép các ion bạc được thoát ra ngoài môi trường, chúng làm nhiệm vụ cô lập những phân tử bụi và vi khuẩn đi theo không khí vào trong, trả lại môi trường (tủ lạnh hay căn phòng) một làn không khí trong lành, có lợi cho sức khỏe hoặc giúp thực phẩm tươi ngon hơn. Ngoài ra thì một số dòng tủ lạnh không sử dụng hệ thống lọc khí khử khuẩn, mà dùng những lớp tráng ion bạc trực tiếp lên bề mặt bên trong tủ, cũng có tác dụng diệt khuẩn khi vi khuẩn "va chạm" với các bề mặt đó. 1.6.6.3. Trong sản xuất hàng tiêu dùng Nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh, tự nhiên và an toàn của Nano Bạc, diệt hầu hết các loại vi rút, vi khuẩn và nấm gây bệnh nên nhiều nhà sản xuất các hàng tiêu dùng đã ứng dụng công nghệ này trong sản xuất các loại sản phẩm như hộp đựng thực phẩm, quần áo, đồ chơi, băng vết thương, chất tẩy quần áo, sợi nhân tạo dùng dệt vải, khăn quần áo, khẩu trang… 1.6.6.4. Trong nông nghiệp Ngày nay nano bạc cũng được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, nhằm tiêu diệt những con vi khuẩn, nấm bệnh thường có ở trên cây trồng, đặc biệt hơn nữa là ứng dụng nano bạc vào thuốc bảo vệ thực vật và dung dịch nước rửa kháng khuẩn không gây hại cho người sử dụng. 1.6.6.5. Trong xử lý môi trƣờng Để xử lý những ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt và các khu công nghiệp gây ra, hiện nay trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ nano bạc cho việc xử lý nước thải. Ngoài ra hiện nay còn có rất nhiều công ty sản xuất về hạt nano dùng cho sơn, kính che nắng và các ống cacbon dùng trong ngành điện tử. Bạc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, giảm mùi hôi và giảm thiểu rủi ro nhiễm khuẩn và nấm. Áo quần, nhất là tất vớ có sử dụng bạc giúp chúng có thể sử dụng nhiều ngày hơn mà ít bị bốc mùi, bạc được đưa vào áo quần dưới hai dạng: ion bạc được tích hợp vào polymer dùng để tạo sợi vải, phủ bạc kim lọai lên sợi vải. Cả hai dạng đều cho khả năng sát khuẩn và nấm mốc rộng, điều đáng lưu ý là tính sát khuẩn của bạc rất thân thiện đối với da người và diệt khuẩn mạnh không
  • 32. 28 như thuốc kháng sinh đôi khi có sự sốc thuốc và bị lờn thuốc sau một thời gian sử dụng. 1.6.7. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Việc nghiên cứu nano bạc của nước ta mới chỉ bắt đầu những thập niên gần đây, nên nó có nhiều điều khá mới mẻ, tuy nhiên tính ứng dụng của nó được đánh giá rất cao: + Nhóm nghiên cứu về công nghệ nano bạc ở Đại học Quốc gia Hà Nội và công ty KHCN thuộc tập đoàn Bắc Sơn (Hà Nội) do TS. Nguyễn Hoàng Nam đã đi sâu nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm nano bạc trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vệ sinh khử trùng, làm sạch môi trường và chuồng trại chăn nuôi, ao hồ, nuôi trồng thủy sản; làm sạch môi trường các lớp mẫu giáo, nhóm trẻ, sàn nhà, đồ chơi…. Một số chế phẩm đãđược thị trường và nhà sản xuất rất ưa thích như NaSil 200 (sát khuẩn gia dụng); N200 ( xử lý môi trường nuôi thủy sản) và một số sản phẩm nano bạc đang được ứng dụng bảo vệ cây trồng, đặc biệt là với sản xuất rau, thực phẩm an toàn và trên một số vườn thuốc ở một số nơi như cây Ba Kích, cây Cỏ ngọt, và Long nhãn, Long vải, hạt Sen, giúp cho những sản phẩm dùng trong ngành đông y an toàn rất cao. + Nhóm nhà khoa học trẻ Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh dưới sự chủ trì của TS. Đặng Mậu Chiến đã nghiên cứu thành công công nghệ nano bạc để phòng trừ bệnh hạo tôm và bảo quản rau quả, kết quả cho thấy khả năng diệt tảo và diệt khuẩn của nano bạc là rất cao: Vibrio Haveyi, Echerichia Coli, Vibrio Anguillarum, V.Fluvialis, V.Parahaemolyticus (là những loài gây bệnh trên tôm). Kết quả thử nghiệm trên tôm thẻ chân trắng tại trại nuôi tôm trường Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh cho thấy tôm nuôi trong bể có xử lý nano bạc thì số tôm sống và phát triển tốt là 85%; ngược lại, tôm nuôi trong bể không xử lý nano bạc, tôm chết gần 100%; và hoàn toàn không gây hại cho tôm và môi trường. Nano bạc đang được các trại nuôi tôm công nghệ sạch Thái Tuấn và trại nuôi tôm Hoàng Vũ (huyện Bình Đại, Bến Tre)… sử dụng, những nhà nuôi tôm gọi nano bạc là “thuốc cứu tôm”. + Đề tài nghiên cứu về vàng và platin nano để xúc tác chuyển hóa CO thành CO2 được tác giả Nguyễn Thiết Dũng Viện khoa học Vật liệu ứng dụng – Viện
  • 33. 29 khoa học và công nghệ Việt Nam thực hiện (2009 – 2010). Về bạc, nhóm tác giả Nguyễn Đức Nghĩa, Hoàng Mai Hà công bố trên Tạp chí hóa học (2001) đã chế tạo được hạt nano bạc bằng phương pháp khử các ion bạc sử dụng tác nhân oleate trong polyme ổn định, thu được các hạt bạc có kích thước từ 4 – 7nm. Các nhà khoa học Việt Nam cũng bắt đầu triển khai ứng dụng công nghệ nano trong chế tạo thuốc hướng đích và kết hoạch nghiên cứu ứng dụng của các hạt nano trong y - sinh học để chẩn đoán và chữa bệnh . Bài báo “chế tạo và ứng dụng hạt nano từ tính trong y sinh học” của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hoài Hà, Trần Mậu Danh Bộ môn Vật liệu và Linh kiện từ tính nano, khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội và Trung tâm Khoa học Vật liệu, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội báo cáo tại hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ VI (2005). Tuy nhiên, công nghệ nano vẫn là một điều gì đó mới lạ ở Việt Nam. Nói chung, công nghệ nano tại Việt Nam hiện chỉ mới đang đặt những viên gạch móng đầu tiên. 1.6.8. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Phương pháp chế tạo hạt kim loại nano nói chung và chế tạo nano bạc nói riêng đã được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu. Phương pháp thường được sử dụng chủ yếu là: Điện hóa, khử hóa học, khử nhiệt, sinh học, khử do bức xạ ion hóa… Nguyên tắc chung của các phương pháp này là khử ion kim loại trong dung dịch thành nguyên tử kim loại, sau đó các nguyên tử liên kết với nhau thành tập hợp rồi phát triển kích thước thành các hạt nano và sử dụng polyme để ổn định hạt. Hướng nghiên cứu ứng dụng chính của nano bạc tập trung vào khả năng kháng lại các loại vi khuẩn, virut, các ứng dụng trong các thiết bị y tế và trong các thiết bị diệt khuẩn, lọc nước [16]. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, công nghệ nano sẽ tạo nên một cuộc cách mạng đột phá trong nhiều ngành khoa học và đời sống, tạo tiền đề cho một “thế giới nhỏ hơn và thông minh hơn”. - Ershov và Abkhalimov dùng phương pháp chiếu xạ (sử dụng tia chiếu xạ gamma Co-60) để tổng hợp nano bạc, tạo môi trường khử từ Ag+ về Ago . Nguyên liệu ban đầu là AgClO4, tác nhân khử là HCOONa, chất ổn định là polyphosphat
  • 34. 30 trong môi trường alcohol. Hệ dung dịch được đuổi khí bằng hệ thống chân không và sau đóđược đem vào chiếu xạ. Dùng AFM để xác định kích thước hạt, sử dụng phương pháp chiếu xạ có lợi thế là có thể điều khiển được tốc độ khử như mong muốn bằng cách thay đổi cường độ chiếu xạ [16]. - Phương pháp nhiệt phân được Navaladian và các cộng sự sử dụng để tạo nano bạc từ nguồn nguyên liệu ban đầu là Ag2C2O4, với sự có mặt của chất ổn định PVA. Ag2C2O4 bị phân hủy trong môi trường nước hay môi trường ethylen glycol ở nhiệt độ 140o C. Khi hỗn hợp phản ứng được gia nhiệt sau một khoảng thời gian, sự khử hóa học cũng được diễn ra song song. Tuy nhiên, lượng keo nano Ag được tạo thành bởi sự phân hủy nhiệt cao hơn lượng tạo thành bởi sự khử hóa học, PVA đóng vai trò chính trong phương pháp phân hủy bằng nhiệt này và nồng độ của nó là một thông số quan trọng để xác định kích thước hạt. Sự phân hủy nhiệt của Ag2C2O4 trong môi trường ethylen glycol nhanh hơn trong môi trường nước [14]. - Theo các tác giả Tsuji và các cộng sự cũng đi từ AgNO3 với dung môi ethylene glycol, với sự có mặt của các hạt Pt và chất ổn định PVP bằng phương pháp vi sóng trong thời gian vài phút. Tùy theo nồng độ của Pt, PVP, AgNO3 hay thời gian chiếu vi sóng mà sản phẩm nano Ag thu được có hình dạng và kích thước khác nhau: từ các sản phẩm nano một chiều (thanh nano và dây nano), hay các sản phẩm nano hai chiều (tấm nano và đĩa nano) cho đến các sản phẩm nano ba chiều (các hạt nano hình cầu hay tinh thể nano lập phương) [18].
  • 35. 31 CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM 2.1. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất 2.1.1. Nguyên liệu Lá chè Truồi thu hái và mua tại Làng Truồi, Xã Lộc An, Huyện Phú Lộc, TT Huế Hình 2.1. Lá chè Truồi 2.1.2. Xử lí nguyên liệu Nguyên liệu được chọn là những mẫu lá tươi, loại bỏ phần sâu, dập nát. Sau khi chọn được mẫu nguyên liệu, dùng nước cất rửa sạch rồi đem sấy khô. 2.1.3. Dụng cụ, hóa chất, thiết bị thí nghiệm 2.1.3.1. Hóa chất - Dung dịch bạc nitrat (20,0 mM) - Nước cất - Ancol etylic 2.1.3.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm - Dụng cụ: Giấy lọc, pipet, bình đinh mức, phễu, đùa thủy tinh, bình tam giác, cốc 100mL, 50mL… - Thiết bị thí nghiệm: + Máy khuấy từ + Bếp điện +Tủ lạnh + Máy đo quang phổ UV-Vis (Phòng thí nghiệm Đại học Sư phạm Huế) + Máy đo phổ IR (Phòng thí nghiệm hóa Đại học Sư phạm Huế) + Máy đo TEM (Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam)
  • 36. 32 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu hạt nano bạc 2.2.1. Phƣơng pháp quang phổ UV-Vis - Nguyên tắc Cơ sở lý thuyết của phương pháp này là định luật Lamber - Beer: Độ hấp thụ mật độ quang A của dung dịch tỷ lệ thuận với nồng độ C của dung dịch. D = .l.C Trong đó: C: nồng độ dung dịch (mol/l) L: Bề dày của cuvet đựng dung dịch (cm) : Hệ số tắt phân tử hay hệ số hấp thụ phân tử Nguyên tắc phương pháp: Để xác định một chất X nào đó [1],[10], ta chuyển nó thành một chất có khả năng hấp thụ ánh sáng rồi đo sự hấp thụ ánh sáng của nó và suy ra hàm lượng chất cần xác định. Khi sử dụng phương pháp đo quang phổ để phân tích định lượng một chất, người ta phải dùng tia đơn sắc nào mà khi chiếu vào dung dịch giá trị mật độ quang đo được là lớn nhất, gọi là mật độ quang cực đại Amax, khi này cho kết quả phân tích có độ nhạy và độ chính xác tốt nhất, bước sóng tương ứng với mật độ quang cực đại Amax gọi là bước sóng tối đa max. - Thiết bị: Muốn thực hiện phép đo phổ hấp thụ phân tử hệ thống máy đo phải bao gồm các phần cơ bản: Nguồn sáng (1), bộ phận đơn sắc (2), bán gương (3), gương (4), cuvet mẫu (5), dung dịch so sánh (6), tế bào quang điện (7, 8), bộ phận xử lý tín hiệu (9). Hình 2.2. Sơ đồ đo UV-Vis -Ứng dụng: Dùng phương pháp quang phổ hấp thụ UV-Vis đo mật độ quang và xác định bước sóng hấp thụ cực đại của các mẫu dịch chiết cần khảo sát. Các mẫu dịch chiết khảo sát ở các điều kiện khác nhau sẽ cho kết quả hác nhau. Theo định luật Lamber-Bia (hàm lượng chất tỷ lệ với mật độ quang), tại bước sóng có cường độ
  • 37. 33 hấp thụ lớn nhất nếu đường cong (A, ) cao nhất sẽ tương ứng với mẫu có hàm lượng chất hòa tan lớn nhất. Nhờ vậy bằng phương pháp đo quang, ta có thể lựa chọn được dung môi chiết và xác định được các điều kiện chiết tách tối ưu. 2.2.2. Phƣơng pháp đo TEM Phương pháp hiển vi điện tử truyền qua (TEM) là phương pháp cho phép sử dụng chùm tia electron năng lượng cao để quan sát các vật thể rất nhỏ. Độ phóng đại của TEM là 400000 lần đối với nhiều vật liệu và thậm chí lên đến 15 triệu lần đối với các nguyên tử. Với ưu thế về độ phóng đại rất lớn, TEM là công cụ đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu các vật liệu nano, hình 2.3 cho ta sơ đồ nguyên lý hoạt động của kính hiển vi điện tử truyền qua TEM. Hình 2.3. Kính hiển vi điện tử truyền qua Nguyên lý làm việc của máy TEM được mô tả như sau: Chùm electron được tạo ra từ nguồn sau khi đi qua các thấu kính hội tụ sẽ tập trung lại tạo thành một dòng electron hẹp, dòng electron này tương tác với mẫu và một phần xuyên qua mẫu. Phần truyền qua đó được hội tụ bằng một thấu kính và tạo ảnh [10]. Ảnh sau đó sẽ được truyền đến bộ phận phóng đại, cuối cùng tín hiệu tương tác với màn huỳnh quang và sinh ra ánh sáng cho phép người dùng quan sát được ảnh, phần tối của ảnh đại diện cho vùng mẫu đã cản trở, chỉ cho một số ít electron xuyên qua (vùng mẫu dày hoặc có mật độ cao). Phần sáng của ảnh đại diện cho những vùng mẫu không cản trở, cho nhiều electron truyền qua (vùng này mỏng hoặc có mật độ thấp). Ảnh TEM thu được sẽ là hình ảnh mặt cắt ngang của vật thể, ảnh TEM có thể cung cấp thông tin về hình dạng, cấu trúc kích thước của vật liệu nano. 2.2.3. Phƣơng pháp đo phổ hồng ngoại Phương pháp phân tích theo phổ hồng ngoại là một trong những kỹ thuật phân tích rấthiệu quả. Một trong những ưu điểm quan trọng nhất của phương pháp phổ hồng ngoạivượt hơn những phương pháp phân tích cấu trúc khác (nhiễu xạ tia X,
  • 38. 34 cộng hưởng từ điện tử vv…) là phương pháp này cung cấp thông tin về cấu trúc phân tử nhanh, không đòi hỏicác phương pháp tính toán phức tạp. Kỹ thuật này dựa trên hiệu ứng đơn giản là: các hợp chấp hoá học có khả năng hấp thụchọn lọc bức xạ hồng ngoại. Sau khi hấp thụ các bức xạ hồng ngoại, các phân tử của cáchơp chất hoá học dao động với nhều vận tốc dao động và xuất hiện dải phổ hấp thụ gọi là phổ hấp thụ bức xạ hồng ngoại.Các đám phổ khác nhau có mặt trong phổ hồng ngoại tương ứng với các nhóm chức đặctrưng và các liên kết có trong phân tử hợp chất hoá học. Bởi vậy phổ thông ngoại của mộthợp chất hoá học coi như "dấu vân tay", có thể căn cứ vào đó để nhận dạng chúng.Vùng bức xạ hồng ngại là một vùng phổ bức xạ điện từ rộng nằm giữa vùng trông thấy vàvùng vi ba; vùng này có thể chia thành 4 vùng nhỏ.Vùng tác dụng với phim ảnh: từ cuối vùng trông thấy đến 1,2Micro. Vùng hồng ngoại cực gần 1,2 - 2,5 Micro (1200 – 2500 Micromet).- Vùng hồng ngoại gần cũng gọi là vùng phổ dao động.- Vùng hồng ngoại xa cũng gọi là vùng quay, ….. 25 đến 300- 400 Micro [2], [4]. Phổ ứng với vùng năng lượng quay nằm trong vùng hồng ngoại xa, đo đạc khó khăn nênít dùng trong mục đích phân tích, như vậy phương pháp phân tích phổ hồng ngoại nói ở đây là vùng phổ nằm trong khoảng 2,5 – 25 Micro hoặc vùng có số sóng 4000 - 400 cm-1 . Vùng này cung cấp cho ta nhữngthông tin quan trọng về các dao động của các phân tử do đó là các thông tin về cấu trúc của các phân tử.
  • 39. 35 2.3. Quy trình thực nghiệm Hình 2.4. Sơ đồ quy trình tổng hợp nano bạc Khuấy đều Trộn với AgNO3 theo các tỷ lệ Sấy Nấu với nước cất và ancol Phân tích Uv-vis Phân tích TEM Khảo sát khả năng kháng khuẩn của dung dịch nano bạc Nghiên cứu sản phẩm nano bạc Dịch chiết chứa hạt nano bạc Lá chè Truồi tươi Đo phổ IR Dịch chiết lá chè Truồi tươi Dịch chiết sau khi trộn Dịch chiết lá chè Truồi khô Lá chè Truồi khô Cân m (gam), v (ml) nước cất, ancol ancolanncol Đo phổ IR
  • 40. 36 2.3.1. Quy trình chung để tổng hợp dịch chiết lá cây chè Truồi Lấy 1,2500 gam lá chè Truồi đã phơi khô cho vào bình tam giác và sau đó cho 25,0000 gam hỗn hợp dung dịch ancol etylic và nước (tỷ lệ 7:3, mL/mL) [21], đun trong vòng 15 phút ở 80o C, sau đó lọc bằng giấy lọc, dịch chiết sau khi lọc xong được bảo quản trong tủ lạnh để tránh hiện tượng lên men làm hỏng dung dịch. Hình 2.5. Dịch chiết lá chè Truồi khô và tươi 2.3.2. Tổng hợp dung dịch nano bạc Lấy 1,0 mL dịch chiết nhỏ vào bình tam giác sau đó cho 2,0 mL dung dịch bạc nitrat (AgNO3), khuấy đều hỗn hợp trên máy khuấy từ gia nhiệt ở nhiệt độ phòng, sau đó đem khảo sát. Hình 2.6. Dung dịch nano bạc
  • 41. 37 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khảo sát các yếu tố tìm dịch chiết tối ƣu trong việc chế tạo nano bạc 3.1.1. Xác định thành phần các nhóm chất trong dịch chết lá chè Truồi khô và tƣơi (a) (b) Hình 3.1. Lá chè Truồi khô (a), tươi (b) Thí nghiệm được tiến hành Đầu tiên rửa sạch lá chè Truồi đã được thu mua, sau đó đem sấy ở tủ sấy trong vòng một tiếng ở nhiệt độ 80o C, tiếp đến đem mẫu lá chè Truồi khô và mẫu lá chè Truồi tươi nấu trong dung dịch ancol nước (7:3, ml/ml) ở nhiệt độ 80o Cvà 15 phút, dịch chiết thu được đem bỏ vào 2 bình vắc-xin rồi tiến hành đem đo phổ hồng ngoại, kết quả thu được ở hình 3.2 : 0 1000 2000 3000 4000 5000 0 20 40 60 80 100 120 %T 1/cm [K]-che kho [T]-Che tuoi Hình 3.2. Phổ hồng ngoại chè Truồi khô và Tươi
  • 42. 38 Từ phổ hồng ngoại dịch chiết lá chè Truồi khô và tươi trên hình 3.2, có thể thấy các pic (λmax, cm-1 ) là: 1280-1284 (eter), 1651-1654 benzene(C=C), 2137-2140 (anino axit/nhóm alkin), 3402-3410 (NH/O-H của rượu hoặc phenol). Các nhóm chức này là của các hợp chất polyphenol, flavonoid, alkaloid và là đặc trưng của dịch chiết lá chè Truồi có thể tham gia phản ứng tạo nano Ag, số liệu trên hoàn toàn tương ứng với tài liệu [3]. 3.1.2. Ảnh hƣởng dịch chiết chè khô chè tƣơi trong việc tạo nano Ag Để khảo sát ảnh hưởng dịch chiết chè khô và chè tươi trong việc tạo nano bạc, được tiến hành với các thông số như sau: - Tỷ lệ rắn/lỏng (gam/mL): 1,2500 gam lá cây chè Truồi/ 25,0 mL (ancol etylic và nước) - Thời gian tạo nano: 24 giờ - Nhiệt độ tạo nano bạc: Nhiệt độ phòng - Nồng độ dung dịch AgNO3: 5,0 mM - Tỷ lệ thể tích dich chiết/ dung dịch bạc nitrat:1:2 (mL/mL) 350 400 450 500 550 600 650 700 750 800 850 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 Absorbance(A.U.) Wavelenght(nm) dich chiet dd nano Hình 3.3. Phổ UV-Vis so sánh dung dịch có nano và dịch chiết
  • 43. 39 Qua kết hình 3.3 thấy pic đặc trưng của nano bạc nằm trong khoảng từ 400-500 nm - Tiếp đến khi đo UV-Vis mẫu tạo nano bạc bằng dịch chiết là chè khô và là chè tươi thu được phổ ở hình 3.4: 300 400 500 600 700 800 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0 Absorbance(A.U.) Wavelenght(nm) che kho che tuoi Hình 3.4. Phổ UV-Vis so sánh mật độ quang tạo nano bằng chè khô và chè tươi Từ hình 3.4 cho thấy chè khô cho mật độ quang tốt hơn điều này đúng bởi cùng một đơn vị khối lượng chè khô đã làm mất bớt nước nên hàm lượng polipenol trong chè khô sẽ cao hơn đảm bảo hiệu suất tạo nano cao hơn, cụ thể khi sử dụng dịch chiết lá chè khô tôi thu được kết quả bảng 3.1: Bảng 3.1. Giá trị mật độ quang thu được khi điều chế nano bạc bằng chè Truồi khô và tươi Bước sóng ( max , nm) Mật độ quang (Abs) Chè khô 476,50 0,8476 Chè tươi 441,00 0,3478 Qua đó lựa chọn lá chè Truồi khô để tiến hành đun lấy dịch chiết, bởi cùng một tỷ lệ kết quả thu được mật độ quang của chè khô là 0,8476 còn chè tươi là 0,3478.
  • 44. 40 3.1.3. Ảnh hƣởng thời gian, nhiệt độ nấu lá chè Truồi Để khảo sát ảnh hưởng dịch chiết chè khô và chè tươi trong việc tạo nano bạc, được tiến hành với các thông số như sau: - Tỷ lệ rắn/lỏng (gam/mL): 1,2500 gam lá cây chè Truồi/25,0 mL (ancol etylic và nước) - Thời gian tạo nano: 24 giờ -Nhiệt độ tạo nano bạc: Nhiệt độ phòng -Nồng độ dung dịch AgNO3: 5,0 mM -Tỷ lệ thể tích dich chiết/ dung dịch bạc nitrat: 1:2 (mL/mL) Các thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian đến dịch chiết lá chè được thực hiện ở điều kiện nhiệt độ 60o C và 80o C, trong khoảng thời gian từ 5 đến 25 phút. Tiến hành đo phổ UV-Vis kết quả thu được ở hình 3.5: 400 500 600 700 800 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 Absorbance(A.U.) Wavelenght(nm) 15P-60 5P-60 25P-60 400 500 600 700 800 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 Absorbance(A.U.) Wavelenght(nm) 15p-80 5p-80 25p-80 (a) (b) Hình 3.5. Phổ UV-Vis dịch chiết tạo nano nấu ở 60o C (a) và 80o C (b)
  • 45. 41 Từ đó đưa ra số liệu ở bảng 3.2 Bảng 3.2. So sánh mật độ quang của dịch chiết nấu ở 60o C và 80o C Nhiệt độ Thời gian 60o C 80o C ,( )nm mật độ quang (Abs) ,( )nm mật độ quang (Abs) 5 phút 452,00 1,9500 462,00 2,9900 15 phút 457,50 2,4300 468,50 3,5000 25 phút 454,00 2,2500 0,00 0,0000 Từ bảng 3.2 dịch chiết nấu trong 15 phút cho giá trị mật độ quang tốt nhất ở 80o C, riêng nếu đun ở (80o C, 25phút) khả năng tạo nano không có nguyên nhân xuất hiện tạo phức lớn dẫn tới chưa tham gia tạo nano. Do vậy quyết định nấu dịch chiết ở 80o C và 15 phút với giá trị bước sóng ( , )nm là 468,50 nm và mật độ quang (Amax=3,5000). 3.1.4. Ảnh hƣởng tỷ lệ dịch chiết lá chè truồi và dung dịch AgNO3 Tiến hành với các thông số sau: - Tỷ lệ rắn/lỏng (gam/mL): 1,2500 gam lá cây chè Truồi/25,0 mL (ancol etylic và nước) - Thời gian tạo nano: 24 giờ - Nhiệt độ tạo nano bạc: Nhiệt độ phòng - Nồng độ dung dịch AgNO3: 5,0 mM Kết quả thu được ở hình 3.6: 400 500 600 700 800 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 Absorbance(A.U.) Wavelenght(nm) 1:2 1:6 1:4 Hình 3.6. Phổ UV-Vis khảo sát tỷ lệ dịch chiết lá chè Truồi và dung dịch AgNO3
  • 46. 42 Từ hình 3.6 trên đưa ra số liệu ở bảng 3.3: Bảng 3.3. So sánh tỷ lệ dịch chiết lá chè truồi và dung dịch AgNO3 Tỷ lệ dịch chiết và AgNO3(mL/mL) 1:2 1:4 1:6 Bước sóng ,( )nm 475,50 475,00 476,00 Mật độ quang (Abs) 2,2300 2,1280 2,1270 Từ bảng số liệu bảng 3.3 cho thấy mật độ quang ở tỷ lệ 1:2 (mL/mL) là tối ưu nhất, với giá trị Amax=2,2300, tại bước sóng hấp thụ ax ,( )m nm =475,50, nghĩa là lượng nano bạc tạo thành là tốt nhất. Tuy nhiên nếu tiếp tục tăng thể tích của dung dịch AgNO3 thì mật độ quang lại giảm, đều này có nghĩa là với cùng một đơn vị thể tích dịch chiết thì tỷ lệ 1:2 (mL/mL) cho kết quả tốt nhất được giải thích do lượng poliphenol tạo ra ở tỷ lệ 1:2 (mL/mL) phù hợp cho việc tạo nano bạc. Như vậy tỷ lệ tạo nano bạc tối ưu là 1:2 (mL/mL), thời gian nấu dịch chiết là 80o C và 15 phút. 3.1.5. Ảnh hƣởng của thời gian tồn tại dịch chiết lá chè Truồi đến quá trình hình thành nano bạc Tiến hành với các thông số sau: - Tỷ lệ rắn/lỏng(gam/mL): 1,2500 gam lá cây chè Truồi/25,0 mL (ancol etylic và nước) - Thời gian tạo nano: 24 giờ - Nhiệt độ tạo nano bạc: Nhiệt độ phòng - Nồng độ dung dịch AgNO3: 5,0 mM - Tỷ lệ dịch chiết và dung dịch AgNO3: 1:2 (mL/mL) Dịch chiết lá chè Truồi thu được, lưu trữ trong tủ lạnh ở 7o C từ 1 đến 7 ngày rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO3 ở các điều kiện như trên kết quả ở hình 3.7:
  • 47. 43 400 500 600 700 800 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 2.2 2.4 2.6 2.8 3.0 3.2 3.4 3.6 3.8 Absorbance(A.U.) Wavelenght(nm) dich chiet 17.4 dich chiet 19.4 dich chiet 23.4 dich chiet 21.4 Hình 3.7. Phổ UV-Vis khảo sự tồn tại của dịch chiết tới quá trình tạo nano bạc Từ hình 3.7 thu được kết quả bảng 3.4 Bảng 3.4. Thời gian tồn tại dịch chiết lá chè Truồi đến quá trình hình thành nano bạc Dịch chiết(ngày) 1 3 5 7 Bước sóng ,( )nm 475,50 441,50 451,50 419,00 Mật độ quang (Abs) 1,5871 1,6688 2,8021 1,9502 Từ số liệu bảng 3.4 cho thấy dịch chiết lá chè Truồi bảo quản từ 1 đến 7 ngày đều phản ứng với dung dịch AgNO3 hình thành nano bạc, có xu hường tăng từ ngày 1 đến ngày 5, để quá 5 ngày thì lượng nano bạc tạo thành giảm trở lại. Do khi để quá lâu hàm lượng polyphenol có thể bị biến đổi dẫn tới khả năng khử dịch chiết giảm. Tốt nhất là sử dụng dịch chiết ngay trong ngày. 3.2 Khảo sát yếu tố ảnh hƣởng của dung dịch bạc nitrat tới việc hình thành nano bạc 3.2.1. Xác định nồng độ tối ƣu trong việc hình thành nano bạc Tiến hành với các thông số sau: - Tỷ lệ rắn/lỏng (gam/mL): 1,2500 gam lá cây chè Truồi/25,0 mL (ancol etylic và nước) - Thời gian tạo nano: 24 giờ - Nhiệt độ tạo nano bạc: Nhiệt độ phòng
  • 48. 44 - Tỷ lệ dịch chiết và dung dịch AgNO3: 1:2 (mL/mL) Kết quả thu được ở hình 3.8: 400 500 600 700 800 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 2.2 2.4 2.6 2.8 Absorbance(A.U.) Wavelenght(nm) 2,5mM 5,0mM 7,5mM 15,0mM Hình 3.8. Phổ UV-Vis khảo sát nồng độ tối ưu Từ hình 3.8 thu được kết quả bảng 3.5 Bảng 3.5. Nồng độ tối ưu trong việc hình thành nano bạc Nồng độ(mM) 2,5 mM 5,0 mM 7,5 mM 15,0 mM Bước sóng ,( )nm 416,00 419,00 477,50 419,50 Mật độ quang (Abs) 1,3839 1,6022 2,4892 1,7030 Từ số liệu bảng 3.5 cho thấy kết quả ở nồng độ 7.5mM cho kết quả mật độ quang tốt nhất giá trị Amax=2.482 và giá trị ax ( )m nm =477.50 điều này được giải thích nguyên nhân là do ở các nồng độ thấp tỷ lệ lượng ion Ag+ bé dẫn tới quá trình tạo nano thấp, tuy nhiên tới hạn của nó là 15mM ở nồng độ này mật độ quang lại có xu hưởng giản trở lại sau khi đạt max ở 7.5mM. 3.2.2. Ảnh hƣởng thời gian khuấy dung dịch bạc nitrat và dịch chiết Tiến hành với các thông số sau: - Tỷ lệ rắn/lỏng (gam/mL): 1.2500 gam lá cây chè Truồi/25,0 mL (ancol etylic và nước) - Thời gian tạo nano: 24 giờ - Nhiệt độ tạo nano bạc: Nhiệt độ phòng - Nồng độ dung dịch AgNO3: 7.5 mM
  • 49. 45 - Tỷ lệ dịch chiết và dung dịch AgNO3: 1:2 (mL/mL) Dịch chiết lá chè Truồi và dung dịch AgNO3 nồng độ 7,5 mM được thực hiện trong điều kiện như trên trong khoảng thời gian khuấy từ 10 đến 25phút. Phổ UV- Vis thu được trình bày hình 3.9: 400 500 600 700 800 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 Absorbance(A.U.) Wavelenght(nm) khuay 10p khuay 15p khuay 20p khuay 25p Hình 3.9. Phổ UV-Vis khảo sát thời gian khuấy hỗn hợp dung dịch bạc nitrat và dịch chiết lá chè Từ hình 3.9 cho bảng số liệu 3.6 Bảng 3.6. Thời gian khuấy dung dịch bạc nitrat và dịch chiết Thời gian khuấy(phút) 10 15 20 25 Bước sóng ,( )nm 456,50 448,50 446,50 416,00 Mật độ quang (Abs) 3,4230 1,6524 1,4093 1,0990 Kết quả bảng 3.6 cho thấy ở thời gian 10 phút cho mật độ quang tốt nhất với giá trị Amax=3,4230, và khi khuấy lâu hơn thì có xu hướng giảm về mật độ quang, điều này được giải thích là do thời gian khuấy 10 phút là thời gian hệ nano bắt đầu ổn đinh, nên quá trình tạo ra nano bền nếu khuấy lâu hơn khi đó môi trường bền vững đó sẽ bị phá vỡ dẫn tới các hạt nano bị kết tụ.
  • 50. 46 3.3. Ảnh TEM mẫu nano bạc thu đƣợc Trong luận văn này sử dụng phương pháp hiển vi điện tử truyền qua, để khảo sát kích thước và hình dạng hạt nano Ag. Keo nano bạc được khảo sát tổng hợp từ dung dịch AgNO3 với tác nhân là dịch chiết lá cây chè Truồi ở các điều kiện tối ưu là nấu dịch chiết ở 800 C, trong 15 phút, pha với dung dịch AgNO3 tỷ lệ 1:2 (mL/mL) nồng độ 7,5 mM, khuấy ở điều kiện phòng trong vòng 10 phút thu được kết quả ở hình 3.10: Hình 3.10. Kết quả TEM mẫu nano bạc thu được Với việc dùng tác nhân chiết là lá chè Truồi thì các hạt chủ yếu có dạng hình tròn, kích thước từ 9-33nm, việc phân bố chỉ tương đối đồng đều.Qua đó thấy dịch chiết lá chè Truồi có khả năng khử khá tốt để tạo nano bạc. 3.4. Thử nghiệm dùng nano bạc bảo quản trên hoa hồng Tiến hành thử nghiệm bảo quản của dung dịch nano bạc đối chiếu với dung dịch bạc nitrat trên hoa hồng vàng từ 1-13 ngày kết quả thu được như hình 3.11
  • 51. 47 1-(a) (b) 4-(a) (b) 7-(a) (b) 10-(a) (b) 13-(a) (b) Hình 3.11. Mẫu thử hoa hồng vàng với dung dịch bạc nitrat (a) và dung dịch nano bạc (b) ở các ngày khác nhau Tiến hành khảo sát thời gian bảo quản ở cùng điều kiện, theo dõi sự biến đổi theo tưng ngày thu được các kết quả ở hình 3.11. Hoa hồng không sử dụng dung dịch nano tàn nhanh và các cánh hoa có độ giảm màu rõ rệt, trong khi đó mẫu hoa hồng dùng dung dịch nano bạc bảo quản có màu sắc tươi lâu như ở các các cánh hoa. Đây là một thí nghiệm chỉ dừng lại mức quan sát chưa đi sâu vào nghiên cứu tác động nhưng lại có các kêt quả rất tích cực cho việc phát triển bảo quản nông sản nói chung và hoa nói riêng, đặc biệt khi việc dùng hoa là món quà tặng vào các ngày lễ ngày càng phổ biến thì việc giúp bảo quản các món quà ấy lâu hơn càng có ý nghĩa.
  • 52. 48 3.5. Kết quả thử hoạt tính sinh học dung dịch nano bạc Bảng 3.7. Đánh giá khả năng kháng các chủng vi sinh vật của dung dịch nano bạc TT Giá trị IC50 đối với các chủng (µg/ml) 1 Tên mẫu Gram(+) Gram(-) Nấm S.Aureus B.Subtilis L.Fermentm S.Enterica E.Coli P.Aeruginosa C. Albicans Nano bạc 31,30 >128 >128 >128 20,08 8,25 >128 IC50 ≤ 128 μg/mL: có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định IC50 > 128 μg/mL: không có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định Mẫu có khả năng kháng 3 chủng vi sinh vật staphylococcus aureus, escherichia coli, pseudomonas aeruginosa, trong đó mẫu kháng khuẩn đối với pseudomonas aeruginosa đạt giá trị IC50 thấp nhất nghĩa là khả năng kháng khuẩn cao nhất. - Staphylococcus aureus (gram +) gây ra bệnh tụ cầu vàng có đường kính 0,7- 1 µm. - Escherichia coli (gram -) gây ra bệnh tiêu chảy có đường kính 0,25-1 µm . - Pseudomonas aeruginosa (gram -) gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện và phòng mạch. Đây cũng là nguyên nhân gây ra viêm chân lông có đường kính 0,5-1 µm. Màng vi khuẩn gram âm có lớp peptidoglycan mỏng hơn (khoảng 7nm ÷ 8nm) so với vi khuẩn gram dương (lớp màng khoảng 20nm ÷ 80 nm), nên các phân tử nano bạc dễ dàng tấn công và xâm nhập qua màng tế bào, dẫn đến hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn gram âm cao hơn gram dương điều này phù hợp với công trình nghiên cứu [18].
  • 53. 49 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Đã nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ nitrat bạc bằng dịch chiết lá chè Truồi khô và tươi trong điều kiện dịch chiết ở 80O C, 15 phút, khuấy 10 phút… Kết quả cho thấy dịch chiết lá chè Truồi khô tạo nano bạc tốt hơn và phổ UV-Vis cho bước sóng đặc trưng nano bạc từ 400-500nm, ảnh TEM cho thấy nano Ag có dạng hình cầu, kích thước từ 9-33nm. 2. Đã thử nghiệm tính kháng khuẩn của dung dịch nano bạc tổng hợp được. Kết quả diệt được ba chủng vi sinh vật là Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn), Escherichia coli (tiêu chảy), Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn tụ xanh) loại vi sinh vật thường gây nhiễm khuẩn ở nhiều bệnh viện. 3. Đã thử nghiệm khả năng bảo quản hoa hồng vàng kết quả cho thấy hoa được giữ tươi lâu hơn . KHUYẾN NGHỊ - Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy dung dịch nano bạc để lâu xuất hiện keo tụ sau một khoảng thời gian lâu hơn sự keo tụ diễn ra mạnh do đó cần nghiên cứu khả năng chống keo tụ của nano bạc. - Nghiên cứu sâu vào các quá trình để tạo nano có kích thước tối ưu hơn nhưng không gây độc hại. - Nghiên cứu kết hợp nano bạc với một số vật liệu sử dụng trong đời sống để phát huy tính ứng dụng kháng khuẩn của nano bạc.
  • 54. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1]. Lê Thị Loan Chi (2008), Nghiên cứu quá trình điều chế nano bạc bằng phương pháp hóa học, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bách khoa-ĐHQG TP.HCM. [2]. Nguyễn Văn Dán (2004), Công nghệ vật liệu mới, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. [3].Nguyễn Hữu Đĩnh, Đỗ Đình Rãng (2009), Hóa hữu cơ tập 1, Nhà xuấ bản giáo dục Việt Nam. [4].Nguyễn Khắc Kiệm (2011), Phương pháp phổ hồng ngoại và ứng dụng trong thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp TP-Hồ Chí Minh. [5]. Nguyễn Khắc Mai (2009), “Tìm Nghĩa vài tên làng xứ Huế”, Tạp chí sông Hương số 191. [6]. Nguyễn Quang Minh (2005), Hóa học chất rắn, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. [7]. Trịnh Xuân Ngọ (2009), Cây chè và kĩ thuật chế biến, NXB TP Hồ Chí Minh. [8]. Lương Tiểu Phụng (2015), Tổng hợp nano bạc sử dụng dịch chiết cây rau muống biển và đánh giá khả năng kháng khuẩn, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học khoa học- Đại học Huế. [9] .Phạm Thiệp, Lê văn Thuần, Bùi Xuân Chương (2000), Cây thuốc – bài thuốc và biệt dược, NXB Y học. [10].Bùi Xuân Vững (2007), Giáo trình phân tích công cụ, Khoa Hóa, Trường Đại học Sư phạm Đà nẵng. [11]. Ngô Duy Ý (2015), Nghiên cứu thành phần hóa học của dịch chiết lá cây chè xanh ở Truồi, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, báo cáo khoa học Đại Học Sư Phạm Huế. Tiếng Anh [12]. A.Ahamd, P.Mukherjee, S.Senapati, D.Mandal, M.Ikhan, R.Kummar and M.Sastry (2003), Extracellular biosynthesis of Silver nanoparticles using the fungus Fusarium oxysporrum, Colloids and Surfaces, Biointerfaces.
  • 55. 51 [13]. Dhermendra K. Tiwaril, J. Behari, P. Sen (2008), "Time and dosedependent antimicrobial potential of Ag nanoparticles synthesized by top down approach", Current science 95, No. 5, pp.647-655. [14]. Gan PP, Yau Li SF (2012), Potential of plant as a biological factory to synthesize gold and silver nanoparticles and their applications. Rev Environ Sci Biotechnol. [15]. Lu A, Salabas EL, Schüth F (2007), Magnetic nanoparticles synthesis, protection, functionalization, and application, Angew Chem Int Ed. [16]. Navaladian S, Viswanathan B, Viswanath R. P, Varadarajan T. K. (2007), “Thermal decomposition as route for silver nanoparticles”, Nanoscale Research Letters, 42(5), pp. 44-48. [17]. Nelson JK (2007), Overview of nanodielectrics: insulating materials of the future. In Proceedings of Electrical Insulation Conference and Electrical Manufacturing Expo, October 2007, Nashville EEIC. [18]. S. Shrivastava, T. Bera, A. Roy,G. Singh, P Ramachandrarao and D. Dash, (2007), "Characterization of enhanced antibacterial effects of novel silver nanoparticles", Nanotechnology, pp. 103 – 205. [19].Singh S, Saikia JP, Buragohain AK (2007), A novel ‘green’ synthesis of colloidal silver nanoparticles (SNP) using Dillenia indica fruit extract, Colloids Surf BBiointerfaces. [20]. Ray PC (2010), Size and shape dependent second order nonlinear optical properties of nanomaterials and their application in biological and chemical sensing, Chem Rev 2010. [21]. Ronaldo Herrera-Urbina, Rosa Elena Navarro (2013), “Synthesis of sliver nanoparticles using reducing agents obtained from natural sources”, nanoscale research letters,pp. 1-3. [22]. Tsuji M, Matsumoto K, Jang P, Matsuo R, Tang X.L, Kamarudin K.S.N (2007), “Roles of Pt seeds and Chloride anions in the preparation of silver nanorods and nanowires by microwave-polyol method”, Colloids and Surfaces A: Physicochem.Eng. Aspects, 124 (8), pp. 76-80
  • 56. 52 Website [23]. Công nghệ nano. Vi.wikipedia.org http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_nano, truy cập ngày 20/6/2016 [24]. List of nanotechnology applications. en.wikipedia.org http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_nanotechnology_applications, truy cập ngày 24/9/2016 [25]. https://en.wikipedia.org/wiki/Nanotechnology , truy cập ngày 20/9/2016 [26].https://en.wikipedia.org/wiki/Impact_of_nanotechnology#Health_impact , truy cập ngày 15/8/2016
  • 57. 53 PHỤ LỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phổ IR dịch chiết chè -Truồi khô (a) - Truồi tƣơi (b) (a) (b) P1
  • 58. 54 Phụ lục 2: Phiếu kết quả thử hoạt tính sinh học nano bạc P2