SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM TRUNG HIẾU
ĐỒNG PHẠM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM:
KHÍA CẠNH SO SÁNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM TRUNG HIẾU
ĐỒNG PHẠM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM:
KHÍA CẠNH SO SÁNH
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã: 8 38 01 04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề
tài do cá nhân tôi nghiên cứu; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và có nguồn trích dẫn; bố cục, phông chữ của luận văn đúng
với quy định và đề tài chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
HỌC VIÊN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỒNG PHẠM VÀ SO
SÁNH CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM.......................................................................................................6
1.1. Nhận thức về đồng phạm – đối tượng so sánh ..............................6
1.2. Những vấn đề lý luận về so sánh chế định đồng phạm trong pháp
luật hình sự Việt Nam .......................................................................28
Chương 2. LỊCH SỬ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN
NAY .....................................................................................................32
2.1. Giai đoạn từnăm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự
năm 1985...........................................................................................32
2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ Luật Hình sự năm 1985 trước khi
ban hành Bộ luật hình sự 2015 ..........................................................36
2.3. Chế định đồng phạm trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) .................................................................................41
Chương 3. SO SÁNH CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM QUA CÁC GIAI
ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ................................................................50
3.1. Những điểm khác biệt, tương đồng trong các quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam qua các giai đoạn phát triển, hoàn thiện .........50
3.2. Giải pháp hoàn thiện chế định đồng phạm trong luật hình sự Việt
Nam...................................................................................................54
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ
luật hình sự về đồng phạm.................................................................63
KẾT LUẬN..........................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................69
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự
CSPL Chính sách pháp luật
CTTP Cấu thành tội phạm
HĐTP Hội đồng thẩm phán
PLHS Pháp luật hình sự
TANDTC Tòaán nhân dân tối cao
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNHS Trách nhiệm hình sự
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng phạm là một chế định quan trọng trong pháp hình sự Việt
Nam cũng như của các nước khác trên thế giới
Ở Việt Nam, chế định đồng phạm đã được quy định từ rất sớm
trong lịch sử lập pháp hình sự. Tuy nhiên, ở mỗi thời thời kỳ phát triển
của luật hình sự Việt Nam, chế định đồng phạm được quy định có sự
khác nhau nhất định. Mặt khác, so với tội phạm do một người thực hiện,
tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm thường nguy hiển
hơn, đặc biệt khi có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng tham gia
thực hiện tội phạm (phạm tội có tổ chức).
Thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta trong những
năm qua cho thấy tình hình tội phạm thực hiện dưới hình thức đồng
phạm có xu hướng gia tăng.
Mặc dù, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tập trung đấu tranh quyết
liệt với tội phạm thực hiện bằng đồng phạm và thu được những kết quả
nhất định. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót này có cả nguyên
nhân khách quan, có cả nguyên nhân chủ quan nhất là do quy định của
pháp luật hình sự về đồng phạm, cũng như nhận thức và áp dụng các quy
định này trong thực tiễn giải quyết vụ án đồng phạm.
Do đó, để tạo những chuyển biến căn bản trong nhận thức cũng
như những quy định chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự nhằm
tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho việc giải quyết các vụ ám đồng phạm ở
khía cạnh so sánh. Việc so sánh chế định đồng phạm trong pháp luật
hình sự Việt Nam qua các thời kỳ lập pháp hình sự, cũng như trong pháp
luật hình sự nước ngoài không chỉ giúp chúng ta hiểu được sự tương
đồng và khác biệt trong việc quy định chế định này mà còn góp phần
2
nâng cao hiểu biết về chế định đồng phạm, tìm ra các giải pháp hoàn
thiện pháp luật hình sự thực định và hỗ trợ việc thực hiện và áp dụng
đúng các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm.
Với lý do đó, học viên lựa chọn đề tài: “Đồng phạm trong pháp
luật hình sự Việt Nam: khía cạnh so sánh” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ý tưởng chọn đề tài làm luận văn của tác giả xuất phát từ thực
tiễn, qua thực tế được tiếp xúc và so sánh các Bộ luật Hình sự, nhất là
việc so sánh chế định đồng phạm qua từng Bộ luật hình sự, từng thời ký
lịch sự phát triển của pháp luật về hình sự.
Trong khoa học luật Hình sự Việt Nam, vấn đề đồng phạm nói
chung được đông đảo các nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, đó với
chỉ là một công trình nghiên cứu về chế định đồng phạm nói chung như:
Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Quang Tiệp về “Đồng phạm trong luật
hình sự Việt Nam” Trường Đại học Luật Hà Nội, 2000.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài viết, bài nghiên cứu có tính chất
riêng lẻ, đề cập đến một số vấn đề hoặc một số khía cạnh thuộc chế định
đồng phạm như:
- Lê Cảm, Về chế động đồng phạm trọng Luật Hình sự Việt Nam –
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập san Tòa án nhân dân, số 02/1998;
- Trần Quang Tiệp, Khái niệm tội phạm có tổ chức, Tạp chí Tòa án
nhân dân, số 1/1999;
- Trần Quang Tiệp, Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tổ
chức tội phạm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/1999
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chưa có một công trình
nghiên cứu chuyên khảo, đồng bộ nào nghiên cứu, so sánh chế định đồng
phạm một cách chuyên sâu qua lịch sự phát triển pháp luật hình sự Việt
3
Nam. Nên đây là một trong những lý do là động lực khiến tác giả chọn
đề tài này làm luận văn của mình
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận về đồng phạm, đánh giá các quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam qua các thời kì về đồng phạm ở khía cạnh so sánh, luận văn
tìm ra sự tương đồng cũng như sự khác biệt trong các quy định đó, rút
ra những kinh nghiệm và đề ra các giải pháp hoàn thiện quy định về
đồng phạm trong bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành và áp dụng chính
xác quy định này trên thực tiễn.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về đồng phạm với tính
chất là đối tượng so sánh.
+ Nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận vấn đề so sánh chế định đồng
phạm như: Khái niệm, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng phạm vi so sánh.
+ Nghiên cứu so sánh quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
đồng phạm qua các thời kỳ lập pháp hình sự từ năm 1945 đến nay.
+ Rút ra kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các
quy định của BLHS hiện hành về đồng phạm trong bối cảnh hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, quy
định của pháp luật thực định về đồng phạm dưới khía cạnh so sánh qua
các thời kỳ lập pháp hình sự ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
4
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận về đồng phạm với
tính chất là đối tượng so sánh đồng thời nghiên cứu so sánh chế định
đồng phạm trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam. Do khuôn khổ của
một luận văn thạc sĩ, luận văn không đặt vấn đề so sánh thực tiễn áp
dụng quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm.
5. Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu
Đề tài đựợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống
tội phạm. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương
pháp so sánh, phân tích,tổng hợp, lịch sử và chuyên gia...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận:
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu
về chế định đồng phạm ở khía cạnh so sánh nên đã góp phần vào việc
hoàn thiện lý luận về luật học so sánh.
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn cung cấp những thông tin, những luận giải khoa học có
giá trị tham khảo hữu ích đối với các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan xây
dựng pháp luật và thi hành pháp luật, các học viện, trường đại học về
vấn đề đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ khác
nhau. Từ đó kế thừ những yếu tố hợp lý để tiếp tục hoàn thiện quy định
của BLHS hiện hành về đồng phạm và áp dụng đúng đắn quy định đó
trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm được thực hiện bằng
đồng phạm.
7. Kết cấu luận văn
5
Chương 1: Nhận thức về đồng phạm – đối tượng so sánh.
Chương 2: Lịch sử quy định chế định đồng phạm trong pháp luật
hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
Chương 3: So sánh chế định đồng phạm qua các giai đoạn phát
triển của pháp luật hình sự Việt Nam.
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỒNG PHẠM VÀ SO SÁNH
CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Nhận thức về đồng phạm – đối tượng so sánh
1.1.1. Khái niệm, những dấu hiệu pháp lý của đồng phạm
Trải qua lịch sự hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt
Nam đã khẳng định rằng đồng phạm trong hình sự được quy định từ rất
sớm, tuy nhiên việc quy định này mới chỉ dừng lại ở một số mặt nhất
định của đồng phạm mà không đưa ra được những định nghĩa hoặc khái
niệm thể hiện rõ ràng và đầy đủ của đồng phạm. Hiểu rõ được vấn đề
này vì vậy BLHS năm 1985 được ban hành đã đưa ra khái niệm pháp lý
về đồng phạm mới chính thức được quy định tại khoản 1 Điều 17 là:
“Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng
phạm”, BLHS năm 1999 tiếp tục quy định khái niệm pháp lý về đồng
phạm tại khoản 1 Điều 20 như sau: “Đồng phạm là trường hợp có hai
người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”,hiện nay BLHS 2015 kế
thừa hoàn toàn quy định của điều 20 BLHS năm 1999 và tiếp tục quy
định tại điều 17 với nội dung tương tự.
Từ việc đưa ra được khái niệm về đồng phạm và thực tiễn trong
quá trình điều tra các vụ án cho thấy đồng phạm có một số đặc trưng như
sau:
Về mặt khách quan của đồng phạm có những đặc trưng cơ bản sau
đây:
+ Thứ nhất, đồng phạm bắt buộc phải có từ hai người trở lên có đủ
năng lực pháp luật hình sự để tham gia thực hiệnhành vi phạm tội theo
quy định của Bộ luật hình sự.
7
Qua đây đã thể hiện về mặt chủ thể tham gia thực hiện tội phạm là
yếu tố tiên quyết để xác định tính chất của tội phạm. Trong quá trình
điều tra, đối với một tội danh theo quy định của BLHS không nhất thiết
do một người thực hiện mà nó là kết quả của nhiều hành vi, sự móc nối,
phối hợp giữa nhiều chủ thể khác nhau. Việc tham gia thực hiện hành vi
phạm tội của nhiều người đã làm thay đổi về tính nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm, làm tăng thêm tính nguy hiểm của việc phạm tội. Khi một
tội danh được thực hiện bởi nhiều người thì mọi người cùng phối
hợpthực hiện và mong muốn đạt được kết quả hoặc hoàn thành vai trò
của mình để giúp cho tội phạm được thực hiện.
+ Thứ hai, những người được gọi là đồng phạm khi họ cùng thực
hiện một tội danh được quy định trong BLHS.
Để đưa ra được kết luận điều tra việc phạm tội có là đồng phạm
hay không thì cần lưu ý đến việc những người thực hiện phạm tội có
phải thực hiện một tội danh theo quy định của BLHS hay không?
Yếu tố xác định mọi người cùng thực hiện một tội phạm được hiểu
là những người khi tham gia thực hiện bằng hành vi của mình đã có sự
đóng góp cho việc phạm tội hoặc giúp cho kết quả của việc phạm tội
được như mong muốn. Việc với lỗi cố ý của những người phạm tội đặt ra
yêu cầu mỗi người hoặc một số người thực hiện phạm tội có những vai
trò hoặc hành vi sau: Vai trò người thực hành tội phạm, vai trò tổ chức
thực hiện tội phạm, hoặc có hành vi xúi giục thực hiện tội phạm, hành vi
giúp sức thực hiện tội phạm.
Bằng những hành vi cụ thể, những người tham gia vào vụ án đồng
phạm đều gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi của mỗi người
là điều kiện cần thiết cho hoạt động phạm tội chung. Hoạt động của mỗi
8
người đều có mối quan hệ nhân quả với hậu quả chung hoặc với việc
thực hiện hành vi phạm tội chung.
Theo lý luận về hình sự Việt Nam thì tội phạm bao gồm hai loại
sau: Loại có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất và loại có CTTP hình
thức. Đối với loại tội phạm có cấu thành vật chất, hành vi phạm tội phải
gây ra hậu quả thì mới được coi là hoàn thành.
Đối với các tội danh có cấu thành hình thức, việc xác định hậu quả
mặc dù không phải là yếu tố quyết của mặt khách quan tuy nhiên việc
xác định hậu quả lại có ảnh hưởng đến việc ra các mức hình phát khác
nhau đối với từng hạu quả khác nhau.
Việc xác định mối liên hệ giữa các hành vi trong đồng phạmnhằm
xác định dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp (quan hệ nhân quả trong
đó có nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân).
Đối với một tội danh được sự cùng tham gia của nhiều người thì mỗi
hành vi trái pháp luật của từng người đồng phạm sẽ đều có tính chất
nguy hiểm và có sự liên kết với hậu quả phát sinh của từng hành vi.
Tuy nhiên đối với vụ việc mà hành vi của những người đồng phạm
chưa có khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả thì quan hệ nhân quả chỉ
hình thành khi có sự kết hợp các hành vi đó với nhau thành một thể
thống nhất.
Đối với việc nghiên cứu về chế định đồng phạm ngoài xác định về
mặt khách quan, thì một khía cạnh nữa cần tìm hiểu đó là mặt chủ quan
của hành vi phạm tội.
Về mặt chủ quan:
Tội phạm được thể hiện qua các hành vi, các hành vi này có tính
logic và quan hệ mật thiết với nhau, mỗi một tội phạm đều được thể hiện
qua những biểu hiện bên ngoài (hành vi được thực hiện) và biểu hiện ở
9
bên trong đó là tâm lý của người phạm tội.Và việc tìm hiểu biểu hiện của
yếu tố tâm lý người phạm tội là việc xác định mặt chủ quan của những
người phạm tội nói chung và những người đồng phạm nói riêng đang
được nghiên cứu.
a. Dấu hiệu lỗi
Trong đồng phạm ngay từ khái niệm được quy định tại Điều 17
BLHS năm 2015thì đồng phạm chỉ được thực hiện với lỗi cố ý, mỗi
người đóng các vai trò trong đồng phạm đều biết được hành vi của mình
và mỗi liên hệ hành vi của mình với hậu quả xảy ra của việc phạm tội.
Về lí trí:
Mỗi người đồng phạm đều hiểu được và biết rõ hoặc buộc phải
biết rõ hành vi của mình sẽ thực hiện có tính nguy hiểm cho xã hội.
Thực tế qua quá trình điều tra cho thấy trong những vụ án có đồng phạm
một hoặc một số người tuy chỉ biết việc mình thực hiện nhưng họ hiểu rõ
rằng cùng thực hiện với họ còn có những người khác. Họ hiểu người
khác sẽ thực hiện các bước tiếp theo để đạt được kết quả mong muốn và
chính điều này đã tạo lên sự liên kết các mối quan hệ và các hành vi với
nhau làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi đồng phạm.
Do đó, mỗi người đồng phạm có đủ hiểu biết và hiểu rõ hành vi
của mình có tính nguy hiểm cho xã hội như thế nào cũng như hậu quả
hành vi đó, tuy nhiên để đạt được mục đích đã đặt ra mà họ bất chấp tất
cả để thực hiện hoàn thành vai trò cũng như các bước đã được lên từ
trước.
Về ý chí:
Theo định nghĩa được quy định tại Khoản 1 Điều 17 BLHS năm
2015:
10
Ở đây luật hình sự chỉ đưa ra giới hạn “cùng cố ý”, tức lỗi của họ
đều phải là lỗi cố ý chứ điều luật không yêu cầu họ cùng có lỗi cố ý trực
tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp[18, tr.23]. Do đó, điều mà chúng ta quan tâm
khi tìm hiểu dấu hiệu ý chí trong đồng phạm là những người đồng phạm
có cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh
hay không?
Đối với việc xác định dấu hiệu lỗi của đồng phạm thì: Đồng phạm
là những vụ án mà người tham gia phạm tội hiểu rõ hành vi của mình
thực hiện có tính nguy hiểm cho xã hội và mỗi quan hệ nhân quả của
hành vi đối với hậu quả xảy ra. Và những người này luôn mong muốn
đạt được mục đích hoặc hoàn thành kế hoạch đã vạch sẵn trước đó.
Ngoài việc xác định lỗi của những người đồng phạm là lỗi cố ý thì
việc xác định những người đồng phạm này có động cơ và mục đích như
thế nào cũng là một điều cần xác định trong hoạt động điều tra nhằm xác
định có tính chất đồng phạm hay không.
b. Dấu hiệu động cơ, mục đích
Ví dụ: Đối với nhóm các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.
Việc xác định mục đích cảu các hành vi nhằm chống phá nhà nước,
chống phá chính quyền Việt Nam hoặc nhằm mục đích làm hoạt động
của chính quyền yếu đi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tất
cả các tội phạm. Đây là dấu hiệu đặc trưng của nhóm các tội phạm xâm
phạm an nình quốc gia đề phân biệt với những tội khác có dấu hiệu của
mặt khách quan tương tự.
1.1.2. Ý nghĩa của khái niệm đồng phạm
“Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong
việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng
lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật
11
định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể chủ thể của tội phạm còn
có dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng
quy định)”.
1.1.3. Các loại người đồng phạm
1.1.3.1. Khái niệm người đồng phạm
Đồng phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi
bổ sung năm 2017) sau đây gọi tắt là “BLHS 2015” về cơ bản không có
sự thay đổi về mặt nội dung so với Bộ luật Hình sự năm 1999.
“Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong
việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng
lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật
định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể chủ thể của tội phạm còn
có dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng
quy định)”.
Do vậy luật hình sự thế giới nói chung và luật hình sự Việt Nam
nói riêng đều có những căn cứ khác nhau để phân loại người đồng phạm.
Nhìn chung, pháp luật hình sự của các nước đều chú ý phân biệt vai trò
của người thực hành với các loại người đồng phạm khác. BLHS của
Cộng hoà Liên bang Đức dành riêng Điều 47, Điều 48, Điều 49 để quy
định về người thực hành, người xúi giục, người tòng phạm. Mỗi điều
luật đều đưa ra khái niệm chung nhất, đồng thời đưa ra đường lối xử lý
riêng đối với từng loại người đồng phạm.
BLHS Nhật Bản dành cả chương XI để quy định về đồng phạm,
trong đó sự phân loại các loại người đồng chính phạm, người xúi giục,
người giúp sức được quy định tại Điều 60, Điều 61, Điều 62.
Điều 60 quy định: “Hai hoặc nhiều người cùng thực hiện một tội
phạm đều là chính phạm”.
12
Quy định trên cũng được áp dụng đối với người đã xui người khác
xúi giục. Về khái niệm người giúp sức Điều 62 quy định: “ Người giúp
sức là người đã giúp đỡ chính phạm, người đã xui người người giúp sức
bị xử như người giúp sức”.
Về người chính phạm Điều 23 quy định: “Người tổ chức, chỉ huy
các loại hoạt động phạm tội hoặc giữ vai trò chính phạm trong đồng
phạm là chính phạm”.
Điều 24 quy định về người tòng phạm: “Người giữ vai trò thứ yếu
hoặc giúp sức trong đồng phạm là tòng phạm”.
Điểm tương đồng giữa BLHS Liên Bang Nga so với BLHS 2015
chính là sự phân chia các chủ thể trong đồng phạm thành bốn loại người
đồng phạm: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp
sức.
1.1.3.2. Người thực hành
Trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta, người thực hành đã được
đề cập đến với những tên gọi khác nhau, Quốc triều hình luật gọi là thủ
phạm, Hoàng việt luật lệ gọi là thủ; Hoàng Việt hình luật gọi là chánh
yếu phạm. Trong văn bản pháp luật hình sự do Nhà nước ta ban hành
trước khi có BLHS cũng đã có cánh gọi khác nhau: Các Sắc lệnh ban
hành ngay sau Cách mạng tháng Tám gọi là chính phạm, đồng phạm đến
Pháp lệnh ngày 30/12/1967 trừng trị các tội phản cách mạng thì gọi là
bọn tham gia. Đặc điểm chung duy nhất là tất cả các văn bản pháp luật
hình sự kể trên đều không có quy phạm định nghĩa người thực hành mà
mới chỉ dừng ở mức quy định tên của loại người đồng phạm này.
Bởi đó là hành vi trực tiếp thực hiện của họ có thể là hành vi
chính được mô tả trong CTTP.
13
Để hiểu thế nào là việc “trực tiếp thực hiện tội phạm”? Vấn đề
này Luật hình sự Việt Nam có quy định như sau:
Người trực tiếp thực hiện tội phạm được hiểu là bằng chính hành
vi của mình, người này đã thực hiện các hành vi được quy định tại tội
danh trong BLHS. Tự mình thực hiện được hiểu là việc dùng các hành
vi, công cụ, phương tiện hỗ trợ hoặc cũng có thể là không hành động để
thực hiện hành vi phạm tội. Trong các vụ án hình sự có lỗi cố ý thì lỗi
này có thể được nhiều người tham gia cùng thực hiện một hoặc một số
hành vi được mô tả trong kết luận điều tra. Thực tế điều tra và xét xử thì
không có yêu cầu mỗi người khi tham gia phải thực hiện hành vi được
mô tả mà nhiều trường hợpchỉ thực hiện một phần nhỏ của hành vi, tuy
nhiên yếu tố quyết định là hành vi tổng hợp của những người tham gia
này phải là hành vi có đủ dấu hiệu của CTTP.
Ví dụ: Anh A, B, C dạo chơi quanh bờ hồ trước trụ sở huyện uỷ
huyện V. Cả ba cùng thống nhất, bàn bạc cắt trộm dây điện thoại lấy lõi
đồng để bán.
Đến khoảng nửa đêm, cả ba đã tiến hành thực hiện hành vi. A và B
dùng dao để cắt cáp còn C đứng gác. Hậu quả phạm tội của chúng đã gây
thiệt hại tổng cộng cho Công ty viễn thông huyên V là 6.534.000 đồng.
Trong vụ án này, hành vi của mỗi người chưa thoả mãn hết các dấu
hiệu được quy định trong CTTP tội trộm cắp tài sản. A và B đã có hành
vi trực tiếp cắt dây cáp điện thoại còn C chỉ thực hiện hành vi cảnh giới
và dịch chuyển dây cáp cắt được tới nơi an toàn. Thế nhưng tổng hợp
hành vi của ba đối tượng thì tội trộm cắp tài sản được coi là hoàn thành.
Ở đây, A và B bằng chính hành vi của mình đã trực tiếp thực hiện hành
vi được mô tả trong CTTP tội trộm cắp tài sản với vai trò là người thực
hành.
14
Trong BLHS Việt Nam có những tội danh đòi hỏi chủ thể phạm tội
có tính chất đặc thù thì những người đồng phạm thực hiện chỉ có thể là
những người có đủ dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Nếu không thỏa mãn
yếu tố về mặt chủ thể thì trong nhiều trường hợp không có đủ cơ sở kết
luận mà chỉ đưa ra được nhận định họ có thể là người giúp hoặc hoặc
hành vi của họ cấu thành tội danh khác. [9, tr.135].
Ví dụ: Đối với tội danh hiếp dâm theo quy định của BLHS Việt
Nam có nhiều ý kiến quan điểm chủ thể thực hiện tội danh này phải là
nam giới, tuy nhiên trong nhiều trường hợp có sự tham gia của nữ giới
đóng vai trò đe dọa, dùng thủ đoạn vũ lực để ép buộc một người phụ nữ
khác giao cấu với nam giới thì trong trường hợp này người phụ nữ ép
buộc có thể chỉ đóng vai trò là người giúp sức.
Cũng là hành vi trên, nhưng giả sử người dùng vũ lực ép buộc là
nam giới thì hành vi của người nam kia không còn là hành vi giúp sức
thông thường mà có đủ cơ sở kết luận người nam này là đồng phạm cùng
thực hành trong tội hiếp dâm.
Họ không có năng lực TNHS hoặc chưa đạt độ tuổi chịu TNHS
theo luật định [9, tr.136]. Như đã phân tích ở phần trên, nếu người thực
hiện tội phạm chưa đạt độ tuổi luật định thì người đó không phải chịu
TNHS về việc làm của mình. Đối với trường hợp không có NLTNHS
cũng tương tự như vậy.
Tại Khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 đã quy định: “Đồng phạm là
trường hợp hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm”. Việc
quy định bắt buộc phải có nội dung“cùng cố ý thực hiện một tội
phạm”được coi là yếu tố quyết định của đồng phạm. Trong ví dụ này
người bị tác động đã không có lỗi đối hoặc chỉ là lỗi vô ý để dẫn đến hậu
quả của việc phạm tội mà họ không có nhận thực hoặc mong muốn cùng
15
thực hiện tội phạm. Do vậy không có đồng phạm và TNHS trong trường
hợp này cũng chỉ áp dụng đối với người đã có hành vi thông qua sự tác
động tới người khác để phạm tội.
Chúng ta có thể dựa vào hành vi trực tiếp gây ra tội phạm của họ
để định tội và lượng hình chính xác. Từ đó giải quyết đúng đắn TNHS
của từng người đồng phạm cụ thể.
1.1.3.3. Người tổ chức
Người tổ chức trong Quốc triều hình luật với các tên gọi người
khởi xướng, người đứng đầu, kẻ chủ mưu, trong nguyên tắc trừng trị
người tổ chức được đặt ra là: “kẻ chủ mưu nặng tội nhất, còn kẻ khác
đều xử giảm một bậc”. Hoàng Việt luật lệ cũng có những quy định tương
tự, chỉ khác ở một điểm gọi là người tổ chức, người tạo ý đầu tiên.
Hoàng Việt hình luật mặc du quy định người tổ chức thuộc phạm trù
người chánh yếu phạm, những cũng đã chỉ ra được một số dấu hiệu của
người tổ chức như: Người gây việc hoặc tạo ý trong một tội đại hình
hoặc trừng trị; người đề xướng hoặc người xúc sử trong một tội đại hình
hoặc trừng trị.
Người tổ chức giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và là mấu chốt
trong vụ án có yếu tố đồng phạm, người này cũng có thể được coi là
xương sống của đồng phạm.
Người chủ mưu là người đưa ra những âm mưu, kế hoạch, phương
án hoạt động của nhóm người thực hiện tội phạm[9, 137]. Những người
đồng phạm khác hoặc người thực hành dựa dựa vào âm mưu của người
tố chức để thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Tuy nhiên, thực tế điều tra cho thấy người chủ mưu luôn mong
muốn những người tham gia cùng thực hiện việc phạm tội làm theo
16
những kế hoạch, phương án đã lên từ trước đề đạt được kết quả như
mong muốn của mình.
Ví dụ: Trong một nhóm tội phạm được tổ chức khá chặt chẽ do
Nguyễn Văn A cầm đầu.
Bên cạnh A luôn có Phạm Quốc B (B là cố vấn cho A). B cũng là
người đưa ra mọi sáng kiến thành lập nhóm, vạch kế hoạch chiến lược
cho hoạt động của cả nhóm trong thời gian đầu.
Người cầm đầu được xem như là người đã đứng lên thành lập ra
nhóm tội phạm hoặc là người đừng ra chỉ huy, chỉ đạo những người
tham gia thực hiện tội [9, 137].
Nếu “chủ mưu ” là người đề xướng, có sáng kiến trong việc thành
lập tổ chức tội phạm, làm tham mưu cho tổ chức tội phạm, thì người cầm
đầu đứng ra thành lập tổ chức tội phạm, lôi kéo người khác vào tổ chức
đó, trực tiếp bắt tay vào việc soạn thảo kế hoạch phạm tội, phân công,
giao nhiệm vụ cho những người đồng phạm.
Trong tổng thể mối quan hệ giữa những người đồng phạm trong
một vụ án thì người tổ chức là người giữ vai trò thành lập nhóm đồng
phạm hoặc chỉ đạo hoạt động của nhóm đó. Tuy nhiên có một điều đặc
biệt là hành vi của người tổ chức không được mô ta trong CTTP mà
người tổ chức phải thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra
những hậu quả tội phạm.
1.1.3.4. Người giúp sức
Trong lịch sự lập pháp hình sự Việt Nam, các Bộ luật Quốc triều
hình luât, Hoàng Việt luật lệ chưa có quy định về khái niệm người giúp
sức nhưng trong những điều luật cụ thể đã có sự phân biệt trường hợp
thiếu trách nhiệm với trường hợp giúp sức tạo điều kiện cho người khác
phạm tội ở dạng không hành động.
17
Như vậy bằng hành vi của mình người giúp sức đã tạo ra những
thuận lợi người những người khác tham gia thực hiện phạm tội có thể
thuận lời thực hiện các hành vi của mình. Những thuận lợi ở đây có thể
là tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi hoặc cung cấp các phương tiện vật
chất cần thiết cho việc phạm tội. Hay nói cách khác là người giúp sức có
thể giúp về mặt vật chất hoặc tinh thần
Giúp sức về vật chất là các trường hợp cung cấp tiền bạc, công cụ,
phương tiện, khắc phục những trở ngại… để tạo điều kiện cho người
thực hành thực hiện tội phạm dễ dàng, thuận lợi hơn. Giúp sức về tinh
thần là các trường hợp chỉ dẫn, cung cấp tình hình, góp ý kiến về kế
hoạch, cách thức thực hiện tội phạm, hoặc hứa hẹn che giấu, ban phát
cho người phạm tội một lợi ích tinh thần nào đó…
Một dạng giúp sức đặc biệt nữa đó là việc đưa ra những lời hứa
hẹn, cam kết như hứa sẽ che giấu hành vi phạm tội, hứa sẽ tiêu thu tang
vật hoặc tiêu thu tài sản có được từ việc phạm tội.
1.1.3.5. Người xúi giục
Các bộ luật của cha ông ta trước đây như Quốc triều hình luật,
Hoàng Việt luật lệ mặc dù chưa có quy phạm định nghĩa về người xúi
giục nhưng đều đã đề cập đền người xúi giục. Điều 21 Hoàng Việt luật lệ
đã quy định về việc người 90 tuổi trở lên hoặc 7 tuổi trở xuống khi phạm
tội cho dù có thuộc tội danh nào thì cũng không phải chịu hình phạt, tuy
nhiên nếu có ai xúi giục thì sẽ quy trách nhiệm đối với người xúi dục.
Sau Cách mạng tháng Tám, Sắc lệnh của Nhà nước chỉ đề cập đến
chính phạm, tòng phạm mà không đề cập gì đến người xúi giục. Pháp
lệnh ngày 30/10/1967 trừng trị tội phản cách mạng có đề cập đến người
xúi giục ở Điều 4: Tội âm mưu lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân
nhưng cũng chưa có khái niệm về người xúi giục. Tại Hội nghị tổng kết
18
công tác ngành năm 1968, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra khái niệm
người xúi giục như sau: kẻ xúi giục là kẻ biết có tổ chức phản cách mạng
hưởng ứng mục đích cảu tổ chức phản cách mạng, không biết hoặc
không biết đầy đủ về toàn bộ hoạt động của tổ chức phản cách mạng. Kẻ
xúi giục thường bằng cách hành động như dùng văn thơ phản động
xuyên tạc các sự kiện lịch sử, dùng các luận điệu của các đài tâm lý
chiến đế quốc, dùng thần quyền giáo lý, dùng sấm ký mê tín, dị đoan kết
hợp với khai thác thắc mắc khó khăn trong tâm lý, tình cảm, đời sống
của người chúng có quan hệ để kích động ý thức phản cách mạng của
người đó và thúc đẩy họ đi vào con đường phản cách mạng.
Người xúi giục không trực tiếp gây ra tội phạm nhưng đã thực hiện
ý định phạm tội của mình bằng cách tác động đến tư tưởng và ý chí của
người khác, khiến người này phạm tội.
Nếu hành vi giúp sức không có tính chất quyết định trong việc
kích động người khác phạm tội thì hành vi xúi giục lại thúc đẩy người
khác từ chỗ chưa có ý định phạm tội, không yêu cầu phải thúc đẩy theo
một hình thức nào: có thể bằng lời nói hoặc thư viết. Người thúc đẩy
người khác phạm tội phải chịu TNHS. Trong mọi trường hợp hậu quả
mà người thực hành gây ra phải là kết quả của hành vi xúi giục. Người
xúi giục luôn được coi là tác giả tinh thần của tội phạm.
. Hành vi của họ đều ít nhiều góp phần đảm bảo cho tội phạm được
thực hiện. Tìm hiểu rõ bốn loại người đồng phạm cùng với hành vi tuơng
ứng mà họ đã thực hiện sẽ là cơ sở cho việc cá thể hóa TNHS cho từng
người đồng phạm, đảm bảo nguyên tắc xử lí đúng người, đúng tội, giữ
vững tính nghiêm minh, nhân đạo của pháp luật hình sự nước ta.
1.1.4. Các hình thức đồng phạm
19
Pháp luật các nước trên thế giới có nhiều quan điểm và nhiều cách
phân chia khác nhau về các hình thức của đồng phạm. Khoa học luật
hình sự Việt Nam căn cứ vào những đặc điểm của mối quan hệ giữa
những người đồng phạm về mặt chủ quan và khách quan để phân loại các
hình thức đồng phạm.
- Đồng phạm không có mưu trước;
- Và Đồng phạm có thông mưu trước.
Căn cứ vào những đặc điểm về mặt khách quan, chia các hình thức
đồng phạm thành hai loại:
- Đồng phạm giản đơn (Đồng phạm không có thực hành);
- Đồng phạm phức tạp (Đồng phạm có sự thực hiện các vai trò
khác nhau).
Căn cứ vào những đặc điểm về mặt khách quan và mặt chủ quan
chia đồng phạm thành hai loại:
- Đồng phạm có tổ chức;
Đối với trường hợp này những người đồng phạm không có sự bàn
bạc, thống nhất hay lên kế hoạch trước cho việc thực hiện các hành vi
phạm tội, không phân định vai trò và trách nhiệm của những người tham
gia. Như vậy, đánh giá về mức độ nguy hiểm của các hình thức đồng
phạm khác thì đồng phạm không có thông mưu trước nói chung ít nguy
hiểm hơn.
Đối với hình thức đồng phạm này những người đồng phạm đã có
sự thống nhất hoặc có những thỏa thuận nhất định.
Có nghĩa là, mỗi người đồng phạm đều thực hiện hành vi khách
quan được mô tả trong cấu thành tội phạm (CTTP) của điều luật được
quy định trong Phần các tội phạm.
20
Đồng phạm phức tạp: là hình thức đồng phạm có sự phân công vai
trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, trong đó ngoài
một hoặc một số người có vai trò là người thực hành, còn có sự tham gia
của những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục
hoặc người giúp sức. Ở hình thức đồng phạm phức tạp chỉ có một hoặc
một số người đồng phạm (người đồng thực hành) thực hiện hành vi
khách quan được mô tả trong CTTP.
Căn cứ vào những đặc điểm khách quan và chủ quan của quan
hệ giữa những người đồng phạm, đồng phạm được phân đồng phạm
có tổ chức (phạm tội có tổ chức).
Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 thì trong đồng
phạm có tổ chức, giữa những người cùng thực hiện tội phạm phải có sự
câu kết chặt chẽ với nhau, có sự phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể, có
sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo trong việc cùng tham gia thực
hiện tội phạm.
Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
(TANDTC) tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 hướng dẫn bổ
sung Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 khi giải thích khoản 3
Điều 20 BLHS năm 1999 về "Phạm tội có tổ chức" thì phạm tội có tổ
chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội
phạm, sự câu kết này, theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán
TANDTC, có thể thể hiện dưới các dạng sau:
Như vậy, với những đặc điểm của phạm tội có tổ chức nêu trên,
chúng ta thấy rằng hình thức đồng phạm có tổ chức có thể thực hiện tội
phạm nhiều lần, liên tục, gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm cho
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gặp nhiều khó khăn, tốn kém.
Do vậy, BLHS 2015 một lần nữa đã khẳng định lại so với BLHS 1999
21
quy định phạm tội có tổ chức là một tình tiết tăng nặng TNHS tại Điều
52, và trong hàng loạt các CTTP trong Phần các tội phạm, tình tiết phạm
tội có tổ chức được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình
phạt.
1.1.5. Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
1.1.5.1. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm hoàn
thành
Điều 58 BLHS 2015 đã nếu lên việc đưa ra quyết định hình phạt
đối với vụ án có sự tham gia của những người đồng phạm theo đó sẽ tính
đến mức độ tham gia của những người đồng phạm, tính nguy hiểm cho
xã hội của đồng phạm với từng tội danh. Cùng với đó là luôn lưu ý đến
các chi tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách niệm hình sự khi áp
dụng đối với từng người đồng phạm.
Trải qua thời gian dài hình hành và phát triển thì đối với việc xác
định trách nhiệm hình sự cảu những người tham gia trong đồng phạm sẽ
căn cứ trên một số nguyên tắc cơ bản và đặc trưng của luật hình sự, bao
gồm:
Tất cả những người trong vụ án đồng phạm đều phải chịu trách
nhiệm chung về tất cả nội dung tội phạm và căn cứ trên từng hành vi của
mỗi người tham gia sẽ xác định trách nhiệm của mỗi người
Tất cả những người đồng phạm không kể tham gia thực hiện tội
phạm với vai trò gì đều phải bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh theo
cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy quy định.
Tất cả họ phải chịu trách nhiệm chung về những tình tiết của vụ án
mà họ ý thức được trong đó có thể là những tình tiết định khung tăng
nặng, giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS liên quan đến hành
22
vi phạm tội chung (Điều 51, 52 BLHS 2015) trừ những tình tiết thuộc về
cá nhân người đồng phạm.
Các quy định chung về TNHS, về quyết định hình phạt như nguyên
tắc về xử lý, về các giai đoạn thực hiện tội phạm, các quy định về miễn
TNHS, miễn hình phạt, về thời hiệu điều luật quy định đối với tội phạm
tương ứng do những người đồng phạm thực hiện được áp dụng chung
cho tất cả những người tham gia đồng phạm.
Nguyên tắc phân hóa TNHS của từng người trong đồng phạm:
Những người đồng phạm phải chịu TNHS về hành vi nằm trong
khuôn khổ ý thức mà những đồng phạm khác có thể ý thức được.
Việc miễn TNHS, miễn hình phạt cho người đồng phạm này thì
không ảnh hưởng đến TNHS của những người đồng phạm khác.
1.1.5.6. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm chưa
hoàn thành
Đồng phạm chưa hoàn thành được hiểu là hậu quả hoặc những
hành vi của những người tham gia phạm tội chưa đạt được như mong,
thực tế thì đây là một vẫn đề khá đặc biệt trong đồng phạm nói riêng và
các tội phạm quy định trong BLHS nói riêng (gồm có chuẩn bị phạm tội
và phạm tội chưa đạt).
Việc xác định TNHS trong các giai đoạn thực hiện tội phạm của
những người đồng phạm chưa được PLHS hiện hành quy định. Thực tế
điều tra xét xử thì cũng đang căn cứ trên những tội phạm riêng lẻ để xác
định các giai đoạn phạm tội để đưa ra những kết luận điều tra. Và vấn đề
này đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000 ngày 04/8/2000 của
Hội đồng thẩm phán TANDTC.
Giai đoạn chuẩn bị phạm tội của người thực hành:
23
Thực tế điều tra nhiều vụ án có duy nhất một người thực hành thực
hiện việc phạm tội thì quá trình chuẩn bị phạm tội của người này được
căn cứ trên quá trình người này chuẩn bị các công cụ phương tiện cho
việc phạm tội của mình hoặc tạo ra những điều kiện hoàn cảnh thuận lợi
cho việc phạm tội. Hay như việc thực hành được thực hiện bởi nhiều
người thì có thể xác định việc chuẩn bị phạm tội bằng hành vi thỏa
thuận, lên kế hoạch, phân chia nhiệm vụ của từng người trong việc thực
hành phạm tội.
Việc xác định TNHS của người thực hành trong giai đoạn này căn
cứ Điều 14 BLHS 2015.
Giai đoạn phạm tội chưa đạt của người thực hành:
Ở giai đoạn này, người thực hành (những người đồng thực hành)
đã thực hiện hành vi được mô tả trong mặt khách quan của CTTP nhưng
đã không thực hiện được đến cùng do nguyên nhân ngoài ý muốn của họ,
có thể xảy ra ở các trường hợp sau: Người thực hành mới thực hiện được
hành vi đi liền trước hành vi khách quan; người thực hành mới chỉ thực
hiện được một phần hành vi khách quan được mô tả trong CTTP; người
thực hành đã thực hiện đầy đủ nội dung hành vi khách quan nhưng chưa
gây ra hậu quả của tội phạm; v.v..
Việc xác định TNHS của người thực hành ở giai đoạn này căn cứ
vào Điều 15 BLHS 2015 về phạm tội chưa đạt.
Xác định trách nhiệm hình sự của người tổ chức trong đồng phạm:
Đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội:
Đây là giai đoạn mà người tổ chức có vai trò tìm kiếm, tập hợp
những người tham gia hoặc lên kế hoạch điều khiển phân công từng
người tham gia. Hoạt động chuẩn bị này có thể được thể hiện bằng hoạt
động như: Lôi kéo, dụ dỗ, kích động hoặc lên các kế hoạch, phương án
24
thực hiện tội phạm. Tuy nhiên việc xác định trách nhiệm hình sự của
người tổ chức trong giai đoạn này chưa được quy định chi tiết trong
BLHS 2015.
Đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt:
Đây là giai đoạn người tổ chức đã có các hành vi nhằm thực hiện
tội phạm cụ thể nhưng chưa đạt được kết quả như CTTP yêu cầu. Giai
đoạn này có thể xảy ra trường hợp những người được dụ dỗ, lôi kéo đã
tham gia vào nhóm để thực hiện tội phạm tuy nhiên lại không nghe theo
sự chỉ đạo của người tổ chức hoặc nhóm đã được thành lập nhưng chưa
kịp thực hiện việc phạm tội.
Trong giai đoạn này TNHS của người tổ chức sẽ được căn cứ theo
điều luật cụ thể về tội danh định thực hiện và điều luật về phạm tội chưa
đạt để áp dụng.
Trách nhiệm hình sự của người xúi giục trong các giai đoạn thực
hiện tội phạm:
Giai đoạn chuẩn bị phạm tội:
Thực tiễn điều tra cho thấy, trong giai đoạn này người xúi giục sẽ
thực hiện những hành vi nhằm tìm kiếm thêm đối tượng để tác động, tìm
hiểu, nắm bắt tâm lý của đối tượng tác động để đưa ra những phương án
giải pháp phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho việc xúi giục
người khác phạm tội. Hoặc cũng có thể bằng những lời hứa hẹn để đạt
được mục đích. Tuy nhiên qua quá trình điều tra, xét xử thì trách nhiệm
hình sự của người xúi giục tại giai đoạn này chưa được xem xét.
Giai đoạn xúi giục chưa đạt:
Trong giai đoạn này người xúi giục đã thực hiện tất cả các hành vi,
đưa ra những lời lẽ kích động hoặc dụ dỗ, hoặc hứa hẹn về mặt vật chất,
25
tinh thần những không đạt được kết quả như mong muốn – người bị xúi
giục không làm theo, không thực hiện việc xúi giục
Để xác định TNHS của người xúi giục ở giai đoạn này, chúng ta
căn cứ vào điều luật cụ thể quy định tội phạm mà người đó xúi giục, điều
luật quy định về xúi giục thực hiện tội phạm và điều luật quy định về
phạm tội chưa đạt.
Trách nhiệm hình sự của người giúp sức trong các giai đoạn thực
hiện tội phạm:
Giai đoạn chuẩn bị giúp sức thực hiện tội phạm:
Trong giai đoạn này người giúp sức sẽ thực hiện những hành vi
nhằm cung cấp hoặc tạo điều kiện thuận lợi về mặt vật chất và tinh thần
cho việc thực hiện phạm tội như việc giúp sức chuẩn bị các công cụ,
phương tiên tốt nhất, phù hợp nhất cho việc phạm tội hay việc giúp sức
những lợi ích vật chất về tiền bạc để tạo ra những thuận lợi cho việc thực
hiện phạm tội.
Tương tự, vấn đề TNHS của người giúp sức trong giai đoạn chuẩn
bị thực hiện tội phạm chưa được đề cập trong chính sách hình sự của
nước ta từ trước đến nay.
Giai đoạn giúp sức chưa đạt:
Đối với giai đoạn này, người giúp sức đã thực hiện tất cả những
hành vi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phạm tội nhưng
do hoàn cảnh khách quan tác động mà người được giúp sức không thực
hiện được tội phạm hoặc người được giúp sức không thực hiện hành vi
phạm tội.
Việc xác định TNHS của người giúp sức trong trường hợp này
phải căn cứ vào điều luật quy định tội phạm mà người giúp sức thực
26
hiện, điều luật về giúp sức thực hiện tội phạm và điều luật quy định về
phạm tội chưa đạt.
Như vậy, việc phân biệt các giai đoạn thực hiện tội phạm trong
đồng phạm và vấn đề TNHS đối với người tổ chức, người xúi giục,
người giúp sức ở giai đoạn tội phạm chưa hoàn thành (chuẩn bị phạm tội
và phạm tội chưa đạt) cần phải được quy định trong BLHS. Việc quy
định này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho việc truy
cứu TNHS trong những trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành nói trên
và giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn xét xử.
1.1.5.7. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp tự ý nửa chứng
chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là người phạm tội (những
người phạm tội) đã không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì
ngăn cản (Điều 19 BLHS năm 1999 nay là Điều 16 BLHS 2015).
Việc xác định TNHS của những loại người đồng phạm căn cứ vào
quy định của Điều 19 BLHS năm 1999, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày
05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn về việc tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành và Nghị quyết số
01/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn
về điều kiện của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức để được
miễn TNHS trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
theo Điều 16 BLHS năm 1985.
Ví dụ: A vì có thù tức với B nên đã rủ C và Đ đành B. A cùng C
và Đ lập kế hoạch để dạy cho B một bài học. A theo dõi hoạt động đi lại
của B, còn C và Đ tìm dao, côn để thực hiện hành vi theo kế hoạch. Sau
một thời gian theo dõi B, A thấy B là người con duy nhất trong gia đình
chỉ có hai mẹ con người mẹ già ốm, nếu B bị tàn phế thì mẹ B sẽ không
27
có người chăm sóc. A từ bỏ ý định đánh B, đồng thời bàn bạc với C và Đ
từ bỏ ý định đánh B. Cả bọn nghe theo A.
Trong trường hợp này hành vi của A được coi là tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội. Hoạt động lập kế hoạch, theo dõi hoạt động đi
lại, chuẩn bị công cụ đã làm xong, chưa có ai biết được ý định phạm tội
của A, C, Đ và cũng không có gì cản trở A, C, Đ thực hiện hành vi gây
thương tích cho B. Song A và đồng bọn đã không đánh B nữa do đó A và
đồng bọn được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm là tội cố ý
gây thương tích cho người khác.
Đối với người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức thì vấn đề
tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có nhiều điểm khác so với người
thực hành, quá trình thực hiện tội phạm họ không tự mình mà phải thông
qua người thực hành để thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Hoạt
động của họ luôn là tiền đề, là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động phạm tội
của người thực hành. Những người này có thể từ bỏ ý định phạm tội
trong khi người thực hành vẫn thực hiện tội phạm đến cùng theo kế
hoạch đã vạch ra. Chính vì thế người tổ chức, người xúi giục và người
giúp sức chỉ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thoả
mãn hai điều kiện: Thứ nhất, họ phải chấm dứt việc phạm tội trước khi
người thực hành thực hiện tội phạm.
Như vậy có thể nói việc phân hóa trách nhiệm hình sự đã góp phần
tạo ra đường lối xử lý đối với các trường hợp phạm tội khác nhau, đối
với các nhóm chủ thể thực hiện tội phạm khác nhau và là cơ sở để tiến
hành cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong áp dụng pháp luật hình sự.
Tóm lại, có thể nói vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
của những loại người đồng phạm đã được thực tiễn xét xử thừa nhận và
28
giải quyết. Tuy nhiên, về mặt lập pháp hình sự vấn đề này chưa được
chính thức quy định trong BLHS hiện hành.
1.2. Những vấn đề lý luận về so sánh chế định đồng phạm trong
pháp luật hình sự Việt Nam
1.2.1. Khái niệm so sánh chế định đồng phạm
Mặc dù chưa được soạn thảo về mặt lý luận trong khoa học luật
hình sự, nhưng thông qua việc nghiên cứu những vấn đề về luật học so
sánh có thể như: “So sánh chế định đồng phạm là việc đối chiếu các quy
định của pháp luật hính sự Việt Nam về đồng phạm ở thời kỳ này với
thời kỳ khác để thấy được những điểm tương đồng cũng như sự khác biệt
trong những quy định đó. Trên cơ sở đó, giải thích nguyên nhân của sự
tương đồng và khác biệt ấy, góp phần đem lại những hiểu biết sâu hơn
về đồng phạm, rút ra những kinh nghiệm cải cách, hoàn thiện các quy
định của pháp luật hình sự đồng phạm”.
1.2.2. Mục đích, nhiệm vụ so sánh chế định đồng phạm.
- Mục đích:
Nghiên cứu chế định đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam,
giúp hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về đồng phạm trên nhiều khía cạnh khác
nhau như: bản chất, đặc trưng của đồng phạm, các hình thức đồng phạm,
các loại người đồng phạm, vấn đề trách nhiện hình sự trong đồng phạm,
trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm để hoàn thiện chế định đồng
phạm. Vì vậy, mục tiêu xuyên suốt của việc so sánh chế định đồng phạm
là tìm ra những yếu tố hợp lý trong các quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam qua các thời kỳ lập pháp hình sự để kế thừa, cũng như chỉ ra
những hạn chế, bất cập để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chế định đồng
phạm trong bối cảnh mới.
- Nhiệm vụ:
29
Để đạt được mục đích trên, khi so sánh chế định đồng phạm trong
pháp luật hình sự Việt Nam cần phải giải quyết được những nhiệm vụ
sau:
+Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong các quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ lập pháp hình sự;
+Giải thích nguyên nhân (lý do) của sự tương đồng và khách biệt
ấy;
+Rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như kiến nghị những giải
pháp nhằm hoàn thiện chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt
Nam.
1.2.3. Đối tượng, phạm vi so sánh chế định đồng phạm.
- Đối tượng so sánh chế định đồng phạm:
Đồng phạm là một hiện tượng xã hội – pháp lý hết sức phức tạp,
chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố trong đời sống xã hội. Do vậy, đối
tượng so sánh chế định luật phạt gồm nhiều vấn đề khách nhau như: các
học thuyết pháp lý về đồng phạm; các quy định của pháp luật hình sự
thực định về đồng phạm; thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật
hình sự về đồng phạm.
Có thể thấy, chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam
được xây dựng và phát triển trên nền tâm lý luận về vấn đề đồng phạm.
Vì vậy, việc so sánh chế định đồng phạm chỉ toàn diện và đạt được kết
quả khi chúng ta nghiên cứu các lý thuyết (học thuyết) pháp lý về đồng
phạm.
Việc nghiên cứu, so sánh các lý thuyết về đồng phạm không tách
rời việc so sánh các quy định của pháp luật hình sự thực định về đồng
phạm và thực tiễn áp dụng. Đây là đối tượng nghiên cứu cơ bản, vì thế
khi so sánh các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về đồng phạm
30
cần luận giải, làm rõ nội dung các quy định đó, việc giải thích rõ những
yếu tố chi phối, tác động đến việc xây dựng và phát triển nội dung của
các quy định về đồng phạm qua các thời kỳ lập pháp hình sự. Ngoài ra,
thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm
cũng cần được nghiên cứu nhằm luận giải những vấn đề lý luận và quy
định của pháp luật hình sự về đồng phạm được vận dụng và áp dụng
trong thực tiễn như thế nào, hiệu quả áp dụng ra sao và ngyên nhân của
những hạn chế, thiếu sót. Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng, giải pháp
hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm, và bảo đảm
áp dụng đúng các quy định đó trên thực tế nhằm đấu tranh phòng, chống
có hiệu quả đối với tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm, nhất là
đồng phạm có tổ chức.
- Phạm vi nghiên cứu so sánh chế định đồng phạm:
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, luận văn
không có điều kiện để so sánh tất cả những vấn đề thuộc đối tượng so
sánh. Do vậy, luận văn đặt ra trọng tâm so sánh các quy định của pháp
luật hình sự thực định về đồng phạm giữa các thời kỳ lập pháp hình sự
chủ yếu từ năm 1945 đến nay.
Từ đó, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong các quy
định của pháp luật hình sự Việt Nam về đồng phạm, luận giải những
nguyên nhân chi phối, tác động đến sự tương đồng và khác biệt đó, rút ra
những yếu tố hợp lý cần kế thừa cũng như những hạn chế bất cập cần
phải sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng,
chống tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm trong tình hình mới.
31
Tiểu kết chương
Đồng phạm được nghiên cứu trên nhiều phương diện, khía cạnh
khác nhau. Một rong những phương diện nghiên cứu là nghiên cứu so
sánh luật học mà trọng tâm là so sánh quy định phấp luật hình sự về
đồng phạm qua các thời kỳ lập pháp hình sự để tìm ra những sự tương
đồng, sự khác biệt cũng như nguyên nhân của sự tương đồng và khác
biệt ấy. Trên cơ sở đó, kế thừa những yếu tố hợ lý, khắc phục những
điểm hạn chế, bấp cập trong các quy định của pháp luật hình sự về đồng
phạm, bảo đảm quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm ngày càng
hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm được
thực hiện bằng đồng phạm.
Để có cơ sở lý luận cho việc so sánh chế định đồng phạm trong
pháp luật hình sự Việt Nam, chương 1 của luận văn tập trung phân tích
làm rõ những vấn đề ly luận về đồng phạm với tính chất là đối tượng so
sánh, rút ra khái niệm, mục đích và nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi so
sánh các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm. Kết quả nghiên
cứu tại chương 1 của luận văn vào là cơ sở lý luận để tiến hành so sánh
các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về đồng phạm từ năm 1945
đến nay. Từ đó rút ra những kinh nghiệm lập pháp hình sự quy định về
chế định đồng phạm trong tình hình mới.
32
Chương 2
LỊCH SỬ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật
Hình sự năm 1985
Pháp luật hình sự Việt Nam quy định vấn đề đồng phạm, cũng như
các chế định khác, chế định đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam có
quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện.
Qua nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự ở nước ta từ năm 1945
đến nay cho thấy, pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam quy định vấn đề
đồng phạm từ rất sớm. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật hình sự
Việt Nam được ban hành trước năm 1945 mới chỉ đề cập đến vấn đề
đồng phạm ở một số khía cạnh nhất định mà chưa có quy định về khái
niệm về đồng phạm. Để chỉ trường hợp một tội phạm do nhiều người
cùng thực hiện, các văn bản pháp luật hình sự được ban hành sau ngày
Cách mạng tháng 8 thành công đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau
như: “đồng tội”, “cùng mưu”, “cộng phạm”,“cùng phạm”,“đồng lõa”,
và gọi người trực tiếp tội phạm là “chính phạm”, còn người tham gia
thực hiện tội phạm là “tong phạm”, hay “kẻ a tong”. Việc dùng các
thuật ngữ này để chỉ đồng phạm và người đồng phạm là do ảnh hưởng
của tư duy pháp lý Châu âu lục địa. . Các đồng phạm và tòng phạm cũng
bị phạt như trên”.Thuật ngữ “đồng phạm” ở đây được hiểu tương ứng
với thuật ngữ coauteur của luật hình sự Pháp với nghĩa là đồng thực
hành chứ không phải là đồng phạm theo nghĩa hiện nay, còn thuật ngữ
“tòng phạm” được dùng để chỉ những người cùng tham gia thực hiện tội
phạm cùng với người thực hành.
33
Về việc xử lý các trường hợp cộng phạm (đồng phạm), mổ số Sắc
lệnh của Nhà nước ta ban hành ở thời kỳ này có quy định: “Những người
tòng phạm hoặc oa trữ những tang vật của tội phạm cũng bị xử lý như
chính phạm”. (Sắc lệnh số 27/SL ngày 28/02/1946 tuy tố các tội bắt cốc,
tống tiền, ám sát).
Theo nguyên tắc xử lý này thì hành vi “oa trữ” tức là hành vi chứa
chấp, tiêu thụ những tang vật của tội phạm cũng bị coi là cộng phạm.
Tuy nhiên, trong những văn bản pháp luật hình sự được ban hành sau
này như: Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/02/1953 trừng trị những tội phạm
xâm phạm đến an toàn nhà nước, đối nội và đối ngoại; Sắc lệnh số
267/SL ngày 15/6/1956 trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại
tài sản của nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân làm cản trở việc thực
hiện chính sách, kế hoạch nhà nước. Thì nguyên tắc xử lý trong đồng
phạm có sự thay đổi theo hướng có sự phân biệt giữa hành vi “oa trữ” là
cộng phạm (nếu có sự hứa hẹn trước) với hành vi “oa trữ” không là cộng
phạm mà là một hành vi riêng biệt (nếu không có sự hứa hẹn trước) và
có sự phan biệt các vai trò khác nhau trong công phạm như:“Nghiêm trị
bọn chủ mưu, cầm đầu, bọn ngoan cố; khoan hồng đối với những người
bị lừa phỉnh, bị ép buộc, lầm đường”,(Sắc lệnh số 133/SL ngày
20/2/1953 trừng trị những tội phạm xâm phạm đến an toàn nhà nước, đối
nội và đối ngoại).
Khi nhận định một người là cộng phạm, cần có đầy đủ căn cứ
khách quan và chủ quan, phải chứng minh rằng người đó đã cùng chung
hành động với bị can hoặc tổ chức việc thực hiện tội phạm.
“Chủ mưu là kẻ chủ động về mặt tinh thần gây ra tội phạm, gợi ra
những âm mưu, phương hướng hoạt động chủ yếu, kích động thúc đẩy
đồng bọn hoạt động. Chủ mưu có thể trực tiếp đứng ra cầm đầu điều
34
khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thể không tham gia tổ chức
hoạt động theo lối ném đá giấu tay.
Cầm đầu tổ chức là những kẻ đứng ra thành lập tổ chức phản cách
mạng, khởi thảo hoặc vạy ra những chính cương, điều lệ hoặc các âm
mưu, phương hướng chính cho tổ chức phát triển và hoạt động, hoặc các
kế hoạch hoạt động để thực hiện tội phạm. Bọn cầm đầu phân công giao
trách nhiệm cho đồng bọn và đôn đốc, điều khiển mọi hoạt động của tổ
chức và đại thể nắm được toàn bộ hoạt động của tố chức.
Kẻ xúi giục là kẻ biết có tổ chức phản cách mạng, đồng tình hưởng
ứng mục đích của tổ chức phả cách mạng nhưng không trực tiếp tham
gia tổ chức phản cách mạng, không hoạt động trực tiếp trong tổ chức,
không biết hoặc không biết đầy đủ về toàn bộ hoạt động của tổ chức
phản cách mạng …
Từ sau chiến thắng thực dân Pháp xâm lược, trong các văn bản quy
phạm pháp luật ban hành vào những năm 60-70 như: Pháp lệnh ngày
30/10/1967 trừng trị các tội phản cách mạng; Pháp lệnh ngày 21/10/1970
trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa; Pháp lệnh ngày
21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản công dân vẫn chưa đưa ra
khái niệm về đồng phạm, nhưng nhận thức và quy định về đồng phạm và
những loại người đồng phạm đã có bước tiến bộ đáng kể. Đáng chú ý là
trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự nói trên đã phân biệt được
các hành vi che giấu phần tử cách mạng, chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
xã hội chủ nghĩa, tài sản riêng của công dân mà đặc điểm là kẻ chứa
chấp, che giấu, tiêu thụ không thỏa thuận trước, bàn bạc trước với phần
tử cách mạng hoặc với kẻ chiếm đoạt là các tội riêng biệt (tội che giấu
phần tử phản cách mạng, tội chứa chấp hoặc
35
Tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt, tội chứa chấp hoặc
tiêu thụ tài sản riêng của công dân bị chiếm đoạt) với các trường hợp
cộng phạm của các tội phản cách mạng, các tội xâm phạm tài sản xã hội
chủ nghĩa, các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, trong đó kẻ
chứa chấp, che giấu, tiêu thụ đã hứa hẹn trước, thỏa thuận trước với phần
tử phản cách mạng
Giải thích rõ như sau:
“Bọn phạm tội có tổ chức - phải xuất phát từ đặc điểm tình hình
phạm tội ở nước ta mà hiểu thế nào là phạm tội có tổ chức. Đây là một
hình thức cộng phạm của hai hay nhiều người: Trong đó có một số tên
cầm đầu, hoặc một số tên đóng vai trò chủ chốt, cùng nhau bàn bạc
trước về việc thực hiện một hoặc nhiều tội phạm nào đó, thủ đoạn phạm
tội thường là tinh vi, xảo quyệt, vai trò của từng tên, phân công giữa bọn
chúng trong nhiều trường hợp có thể không dứt khoát, rõ ràng; Hoặc lợi
dụng, hay nấp dưới danh nghĩa một tổ chức công khai để bàn bạc nhau
về việc thực hiện tội phạm; hoặc có khi chúng không bàn bạc trước,
nhưng do quan hệ công tác hàng ngày nên hiểu ý đồ nhau, rồi cùng hành
động phạm tội, mặc nhiên cấu kết nhau chặt chẽ.
Cần chú ý phân biệt hình thức phạm tội có tổ chức với hình thức
cộng phạm thông thường trong đó không có sự bàn bạc, phân công chặt
chẽ trước, không có vai trò cầm đầu hoặc chủ chốt, thủ đoạn phạm tội
đơn giản” [14, tr. 239].
Như vậy, có thể nói hệ thống PLHS của nước ta từ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi ban hành BLHS năm 1985, đã
có những quy định về chế định đồng phạm, về phạm tội có tổ chức, về
hành vi và tên gọi của những loại người đồng phạm. Tuy nhiên, PLHS
của nước ta thời kỳ này chưa có quy phạm định nghĩa về người đồng
36
phạm nói chung cũng như từng loại người đồng phạm cụ thể nói riêng.
Mặc dù vậy, những quy định này đã tạo tiền đề quan trọng cho các nhà
làm luật nghiên cứu để xây dựng, hoàn chỉnh hơn các quy phạm pháp
luật về đồng phạm cũng như về những loại người đồng phạm trong các
thời kỳ sau này.
2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ Luật Hình sự năm 1985
trước khi ban hành Bộ luật hình sự 2015
Trong BLHS năm 1985 chế định về đồng phạm được quy định tại
điều 17 như sau:
“Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng
phạm.
Thuật ngữ "đồng phạm" đã được sử dụng thay thế cho thuật ngữ
"cộng phạm", “tòng phạm” đã từng được sử dụng trong các văn bản
pháp luật hình sự trước đây, mặc dù bản chất pháp lý của thuật ngữ đó
không thay đổi nhưng sử dụng thuật ngữ "đồng phạm" là chính xác hơn.
Đồng phạm ở đây chỉ sự kiện đồng phạm, quan hệ đồng phạm, người
đồng phạm bao gồm cả người thực hành, người tổ chức, người xúi giục,
người giúp sức, khác hẳn với nghĩa cộng phạm chỉ người đồng thực hành
trong Sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 về truy tố các tội hối lộ, phù
lạm, biển thủ công quỹ hoặc trong luật hình sự các nước tư bản.
- Như vậy muốn xác định có sự kiện đồng phạm hay không thì sự
kiện đó phải thỏa mãn một số điều kiện khách quan và chủ quan sau đây:
“Phải có hai hoặc nhiều người cùng tham gia thực hiện một tội
phạm.
Phải có sự cố ý trong việc thực hiện tội phạm ấy.
- Như vậy, về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu
hiệu:
37
Về mặt chủ quan, những người đồng phạm phải có sự cùng cố ý
tham gia thực hiện một tội phạm”.
2.Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác
thực hiện tội phạm.
3.Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt
chẽ giữa nhưng người cùng thực hiện tội phạm.
4.Khi quyết định hình phạt, phải xét đến tính chất đồng phạm, tính
chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo
một kế hoạch thống nhất trước…
Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng
đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng,
chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi chuẩn bị cả kế
hoạch che giấu tội phạm…”
Thêm vào đó, tại Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội
đồng thẩm phán TANDTC về hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số
quy định BLHS còn hướng dẫn cụ thể điều kiện để được miễn TNHS
đối với người tổ chức, xúi giục, giúp sức theo Điều 16 BLHS năm 1985
về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội như sau:
“ Nếu người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội,
nghĩa là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, mặc dù không có gì
ngăn cản, thì tội phạm không thể hoàn thành, hậu quả mà kẻ phạm tội
mong muốn không xảy ra. Trong các vụ án có đồng phạm, nếu người xúi
giục hoặc người tổ chức hay người giúp sức tuy tự ý nửa chừng từ bỏ ý
định phạm tội, nhưng không áp dụng những biện pháp cần thiết để ngăn
38
chặn kẻ thực hành thực hiện tội phạm, thì tội phạm vẫn có thể được thực
hiện, hậu quả của tội phạm vẫn có thể xảy ra.
Người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức được miễn trách
nhiệm hình sự theo điều 16 Bộ luật hình sự trong trường hợp họ ngăn
chặn được việc thực hiện tội phạm, hậu quả của tội phạm không xảy ra.
Nhưng nếu việc họ đã làm không ngăn chặn được việc thực hiện tội
phạm, hậu quả của tội phạm vẫn xảy ra, thì họ có thể vẫn phải chịu
trách nhiệm hình sự. …”
Trong 15 năm áp dụng, BLHS năm 1985 đã có 4 lần sửa đổi, bổ
sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997. Trong các lần sửa đổi bổ
sung này, chế định đồng phạm vẫn tiếp tục được quy định tại điều 17 với
nội dung như lúc mới hoàn thành.
Ngoài ra, BLHS năm 1985 cũng như các lần sửa đổi, bổ sung sau
đó còn quy định phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự tại điểm a khoản 1 điều 39; là tình tiết định khung hình phạt tăng
nặng trong nhiều điều luật quy định tôi phạm cụ thể.
Thực tiễn xét xử cho thấy, sau khi định nghĩa pháp lý của khái
niệm đồng phạm và những loại người đồng phạm được quy định trong
BLHS năm 1985 của nước ta thì bản chất pháp lý của khái niệm đồng
phạm và từng loại người đồng phạm đã được nhận thức thống nhất hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc trong nhận thức và áp dụng các
quy định này. Một số Tòa án nhận thức chưa đúng đắn bản chất pháp lý
của khái niệm đồng phạm dẫn đến việc nhận định chưa chính xác đối với
các vụ án đồng phạm, thực tế xét xử đã xảy ra các trường hợp như: “có
vụ án có đồng phạm lại nhận định là không có đồng phạm dẫn đến việc
bỏ lọt tội phạm; hoặc ngược lại, có vụ án không có đồng phạm lại nhận
định là có đồng phạm, gây thắc mắc trong dư luận, hoặc xác định chưa
39
chính xác vai trò của từng người đồng phạm dẫn đến việc xác định
TNHS đối với từng người chưa chính xác”.
Từ thực tế trên và qua phân tích khái niệm đồng phạm tại Điều 17
BLHS năm 1985 chúng tôi thấy rằng chế định đồng phạm mặc dù đã
được nhà làm luật điều chỉnh trong BLHS năm 1985, xong vẫn còn
những hạn chế, bất cập như:
a.Định nghĩa pháp lý của khái niệm đồng phạm chưa thật sự chính
xác về mặt khoa học vì trong khái niệm vẫn sử dụng cụm từ “hai hoặc
nhiều người” là có sự trùng lặp, vì hai người trở lên đã bao hàm “nhiều
người”.
b.Định nghĩa pháp lý của khái niệm “người thực hành”, “người tổ
chức”, “người xúi giục” vẫn chưa đầy đủ.
c.Định nghĩa pháp lý của “người giúp sức” vẫn còn trung trung và
trừu tượng.
d.Một số vấn đề khác liên quan đến chế định này vẫn chưa được
giải quyết ở mức độ chế định lập pháp như không có định nghĩa pháp lý
về các hình thức đồng phạm khác (ngoài hình thức đồng phạm có tổ
chức), còn thiếu các quy phạm về sự thái quá của người thực hành và
vấn đề trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác trong
trường hộ này…
Khắc phục những nhược điểm trên, Nhà nước ta tiến hành pháp
điển hóa lần thứ hai luật hình sự với việc thông qua BLHS mới BLHS
năm 1999 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những yếu tố hợp lý của
BLHS năm 1985 về đồng phạm và tiếp tục quy định chế định này, tại
Điều 20 theo đó:
“1.Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực
hiện một tội phạm".
40
2.Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức
đều là những người đồng phạm.
3.Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt
chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. [06].
Trong khi đó BLHS năm 1985 quy định vấn đề này chung trong
điều 17. Theo quy định tại điều 53 BLHS năm 1999 thì:
Tuy nhiên, đây chỉ là sửa đổi về kỹ thuật lập phấp còn nội dung
quy định tại Điều 53 thì không thay đổi so với khoản 4 Điều 17 BLHS
năm 1985.
Ngoài những vấn đề cơ bản nêu trên về đồng phạm, BLHS năm
1999 trên cư sở kế thừa những yếu tố hợp lý của bộ luật 1985 còn quy
định một số vấn đề khác liên quan đến chế định đồng phạm, thể hiện
những yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong đồng
phạm, đó là:
Quy định về nguyên tắc xử lý tội phạm tại điều 3 BLHS năm 1999,
theo đó đối với cá nhân phạm tội trong vụ án có đồng phạm thì :
“nghiêm trị đối với người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy…”
Quy định về tình tiết phạm tội, định khung hình phạt. Trong BLHS
năm 1999 tình tiết “phạm tội có tổ chức” được quy định là tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự (điểm a khoản 1 điều 48); là tình tiết định
khung hình phạt tăng nặng trong 78 điều luật quy định về các tội phạm
cụ thể.
Quy định khung hình phạt đối với một số loại người đồng phạm.
Bên cạnh đó,để phân hóa trách nhiệm hình sự của người tổ chức,
xúi giục, người giúp sức, BLHS quy định hành vi tổ chức, hành vi xúi
giục, hành vi giúp sức là những tội danh như:
41
2.3. Chế định đồng phạm trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017)
Mặt khác, nhiều tội phạm mới phát sinh trong quá trình vận hành
nền kinh tế chưa được kịp thời bổ sung hoặc tuy đã được bổ sung, nhưng
chưa đầy đủ, toàn diện, nhất là các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, thương mại, tài chính, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, chứng khoán,
tội phạm trong lĩnh vực môi trường,… Những hạn chế này đã ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như hiệu quả của công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm và đòi hỏi cần phải tiếp tục hoàn
thiện BLHS để góp phần bảo vệ và thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Do đó, việc xây dựng , ban hành BLHS mới nhằm thay thế BLHS
năm 1999 là hoàn toàn đúng đắn và hết sức cần thiết.
So với quy định của BLHS năm 1999, thì về cơ bản BLHS năm
2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 sau đây gọi chung là BLHS năm 2015
giữ nguyên các nội dung quy định về đồng phạm của BLHS năm 1999 và
có một số điểm mới như sau:
Thứ nhất,về mặt kỹ thuật lập pháp thì Điều 17 BLHS năm 2015,
được quy định thành 4 khoản (so với BLHS năm 1999 chỉ gồm 3 khoản),
cụ thể là:
Khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định: “2. Người tổ chức,
người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người
đồng phạm” thì được sửa đổi thành khoản 3 của Điều 17 BLHS năm
2015 và có sự thay đổi về kết cấu khi quy định như sau:
Khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định về phạm tội có tổ chức
được chuyển thành khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung
năm 2017.
42
Như vậy, Điều 17 BLHS năm 2015, thay đổi trật tự các khoản của
Điều 20 của BLHS năm 1999 là phù hợp và đảm bảo được tính logic cả
về mặt nội dung và hình thức của chế định về đồng phạm. Theo quy định
của Điều 20 BLHS năm 1999 thì phạm tội có tổ chức được đặt ở vị trí
sau nội dung quy định về các loại người đồng phạm. Theo chúng tôi,
cách thức đặt vị trí của Điều 20 BLHS năm 1999 là chưa phù hợp. Khác
với các vụ án đồng phạm trong trường hợp bình thường là chỉ cần có hai
người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì phạm tội có tổ chức
bên cạnh phải thỏa mãn các dấu hiệu bắt buộc của một vụ án đồng phạm
mà còn phải thỏa mãn dấu hiệu “câu kết chặt chẽ” giữa những người
đồng phạm.
- Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng
đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng,
chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế
hoạch che giấu tội phạm.
Do đó, phạm tội có tổ chức là một hình thức đặc biệt của đồng
phạm. Chính vì vậy, về mặt kỹ thuật lập pháp để đảm bảo tính hợp lý về
kết cấu các nội dung trong cùng một điều luật thì phạm tội có tổ chức
cần được sửa đổi đặt ngay sau khái niệm về đồng phạm như quy định của
Điều 17 BLHS năm 2015.
Thứ hai, về mặt nội dung, thì Điều 17 BLHS năm 2015, đã bổ sung
quy định mới là:“Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự
về hành vi vượt quá của người thực hành” vào khoản 4 Điều 17 BLHS.
Như vậy, điều 17 BLHS năm 2015,quy định về đồng phạm chỉ có một
điểm mới so với Điều 20 BLHS năm 1999 là ghi nhận việc loại trừ trách
nhiệm hình sự của những đồng phạm khác đối với hành vi vượt quá của
người thực hành. Chúng tôi cho rằng đây là một điểm mới và tích cực
43
của BLHS năm 2015, vì khi đã khắc phục được hạn chế của BLHS năm
1999 về vấn đề này. Thực tiễn cho thấy, không phải mọi trường hợp
những người thực hành đều thực hiện đúng và đầy đủ các hành vi đã
được thỏa thuận trước khi thực hiện tội phạm mà trên thực tế những
người thực hành có thể thực hiện hành vi vượt quá yêu cầu của những
người đồng phạm khác. Khoa học luật hình sự gọi là hành vi vượt quá
của người thực hành. Xuất từ nguyên tắc “chịu trách nhiệm độc lập về
việc cùng thực hiện tội phạm”, thì những người đồng phạm, bên cạnh
việc chịu trách nhiệm chung về việc cùng thực hiện một tội phạm thì còn
phải chịu trách nhiệm hình sự riêng đối với hành vi mà cá nhân người
đồng phạm đó thực hiện và không có sự “Cố ý cùng tham gia” của
những người đồng phạm khác. Chính vì vậy, đối với hành vi vượt quá
của người thực hành thì những người đồng phạm còn lại không phải chịu
trách nhiệm về hành vi vượt quá của người thực hành và người thực
hành có hành vi vượt quá mới phải chịu trách nhiệm hình sự riêng về
hành vi vượt quá này. Đây là một điểm mới tích cực và nổi bật về quy
định đồng phạm của BLHS năm 2015,so với BLHS năm 1999. Nội dung
này đã khắc phục được hạn chế lớn của BLHS năm 1999 trong việc xác
định trách nhiệm hình sự đối với hành vi vượt quá của người thực hành
góp phần đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, góp phần
đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Thứ ba, BLHS năm 2015 đã có sửa đổi, bổ sung quan trọng liên
quan đến người giúp sức trong đồng phạm tại khoản 2 điều 54.
Theo đó, “tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải
trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm
tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm có những vai trò
44
không đáng kể”. Quy định này đáp ứng được đòi hỏi của nguyên tắc ca
thể hóa hình phạt và phù hợp với tính chất ít nguy hiểm của người giúp
sức so với những người đồng phạm khác.
Thứ tư, BLHS năm 2015 đã sửa đổi quy định “hành vi thành lập,
tham gia hóm tội phạm”– một dạng của hành vi đồng phạm là hành vi
chuẩn bị phạm tội tại khoản 1 điều 14 Bộ luật này. Đồng thời, theo quy
định tại khoản 2 của điều 14 thì những người có hành vi thành lập, tham
gia nhóm tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị
phạm tội quy định tại một trong 25 điều đã được liệt kê tại khoản 2 của
điều 14. Quy định này đã tội phạm hóa một trường hợp phạm tội ở giai
đoạn chuẩn bị phạm tội. Đây cũng là sự phản ảnh tất yếu của thực tiễn
đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay.
Với những sửa đổi, bỏ sung nêu trên cho thấy, chế định đồng phạm
được quy định trong BLHS năm 2015, về cơ bản có sự hoàn thiện và đầy
đủ hơn so với BLHS năm 1999. Do vây, đã phần nào đáp ứng được yêu
cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm được thực hiện bằng hình thức
đồng phạm, nhất là đồng phạm có tổ chức đang có chiều hướng ga tăng
trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, những quy định của BLHS năm 2015 về đồng phạm nói
chung và các vấn khác quan trọng đến đồng phạm nói riêng so với yêu
cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay vẫn còn
một số hạn chế, bất cập cần ngjieen cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cụ
thể là:
+Một là:
Định nghĩa pháp lý về khái niệm đồng phạm tại khoản 1 điều 17
BLHS hiện hành chưa thật sự chính xác về mặt khoa học khi quy định:
“đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một
45
tội phạm”. Quy định như vậy về đồng phạm mới chỉ bao quát được hành
vi của người thực hành (đồng thực hành) mà chưa phản ánh được những
hành vi phạm tội của những người đồng phạm khác (người tham gia vào
việc thực hiện tội phạm cùng với người thực hành). Trong khi đó, những
người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giụ, người giúp sức)
không cùng trực tiếp thực hiện hành vi khách quan của tội phạm như
người thực hành mà họ chỉ tham gia vào việc thực hiện tội phạm (một tội
hoặc nhiều tội) cùng với người thực hành bằng hành vi tôt chức việc
thực hiện tội phạm, xúi giục việc thực hiện tội phạm hoặc giúp sức việc
thực hiện tội phạm.
+Hai là:
Nội dung quy định tại khoản 3 điều 17 BLHS về các loại người
đồng phạm còn chung chung, đơn giản, chưa đầy đủ, cụ thể như:
Khái niệm người thực hành chưa bao quát được trường hợp người
thực hành không phải là người trực tiếp thực hiện hành vi khách quan
của tội phạm mà lại sử dụng (hoặc lợi dụng) người khác chưa đủ các
điều kiện về chủ thế của tội phạm thực hiện hành vi khách quan của tội
phạm (thực hiện tội phạm thông qua người khác). Trong khí đó, cả về lý
luận và thực tiễn đều quan niệm đó là người thực hành. Tham khảo
BLHS của Cộng hòa Liên bang Đức, dạng người này được gọi là người
thực hành (thực hiện) giá tiếp. Mặt khác, BLHS năm 2015 cũng chưa ghi
nhận “người đồng thực hành”trong nội hàm khái niệm người thực hành,
trong khi đây là loại người đồng phạm phổ biến trong thực tiễn. Nhue
vậy, về mặt lập pháp hình sự cần có sự ghi nhận vấn đề này để đảm bảo
việc xử lý trách nhiệm hình sự của người thực hành được chính xác.
Định nghĩa người tổ chức mới chỉ liệt kê được các dạng người tổ
chức như: chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, trong khí đó không có định nghĩa
46
chính thức về các loại người tổ chức này trong BLHS. Do vậy, định
nghĩa người tổ chức còn hết sức triu tượng.
Định nghĩa người xúi giục cũng chỉ liệt kê một số thử đoạn xúi
giục người khác thực hiện tội phạm như: “kích động, dụ dỗ, thúc đẩy”.
Việc liệt kê như vậy không khái quát được bản chất của hành vi xúi giục
trong đồng phạm mà chỉ phản ánh được một số biểu hiện cụ thể của hành
vi này.
+Ba là:
Quy định tại Điều 17 BLHS năm 2015 chưa thực sự tạo cơ sở pháp
lý để xử lý triệt để các hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không cấu
thành đồng phạm hoặc không xác định được quan hệ đồng phạm, đó là
hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện tội phạm nhưng
người này lại không thực hiện tội phạm (tổ chức, xúi giục, giúp sức
không thành) hoặc thực hiện một tội phạm khác (không xác định được
quan hệ đồng phạm).
Mặt khác, trong BLHS năm 2015 (trước đó là BLHS năm 1999)
không có điều luật nào quy định về “tổ chức tội phạm” và “tội phạm có
tổ chức” mặc dù có một số loại hành vi phạm tội được gắn với từ “tổ
chức” (có tính tổ chức) như: Tội thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109); tội tổ chức đua xe trái phép
(Điều 265); tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255); …
Còn trong thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy có sự
xuất hiện “kiểu”, “hình thái” tội phạm mới, tội phạm kiểu “xã hội đen”
(tội phạm có tổ chức) xảy ra ngày càng nhiều. Vấn đề “tội phạm có tổ
chưc” cũng được đề cập trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước trong
những năm gần đây, chẳng hạn trong Chỉ thị số 48/CTTW ngày
22/10/2010 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOTLuận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
 
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOTLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đPhòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
 
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sựĐề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo LuậtLuận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOTLuận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
 
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOTLuận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
 
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOT
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOTTội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOT
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOT
 

Similar to Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY

Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...
Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...
Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...
Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...
Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY (20)

Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đLuận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
 
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luậtLuận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt NamLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục, HAY
Luận văn: Chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục, HAYLuận văn: Chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục, HAY
Luận văn: Chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục, HAY
 
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đLuận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOTLuận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tại tỉnh Bình Định
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tại tỉnh Bình ĐịnhLuận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tại tỉnh Bình Định
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tại tỉnh Bình Định
 
Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạmLuận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
 
Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...
Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...
Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...
 
Đề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOTĐề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt nam
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt namLuận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt nam
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt nam
 
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sựLuận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo luật tại Đà Nẵng
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo luật tại Đà NẵngLuận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo luật tại Đà Nẵng
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo luật tại Đà Nẵng
 
Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...
Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...
Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM TRUNG HIẾU ĐỒNG PHẠM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM: KHÍA CẠNH SO SÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM TRUNG HIẾU ĐỒNG PHẠM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM: KHÍA CẠNH SO SÁNH Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã: 8 38 01 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH HÀ NỘI, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài do cá nhân tôi nghiên cứu; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn trích dẫn; bố cục, phông chữ của luận văn đúng với quy định và đề tài chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 HỌC VIÊN
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỒNG PHẠM VÀ SO SÁNH CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.......................................................................................................6 1.1. Nhận thức về đồng phạm – đối tượng so sánh ..............................6 1.2. Những vấn đề lý luận về so sánh chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam .......................................................................28 Chương 2. LỊCH SỬ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY .....................................................................................................32 2.1. Giai đoạn từnăm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985...........................................................................................32 2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ Luật Hình sự năm 1985 trước khi ban hành Bộ luật hình sự 2015 ..........................................................36 2.3. Chế định đồng phạm trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) .................................................................................41 Chương 3. SO SÁNH CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM QUA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ................................................................50 3.1. Những điểm khác biệt, tương đồng trong các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam qua các giai đoạn phát triển, hoàn thiện .........50 3.2. Giải pháp hoàn thiện chế định đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam...................................................................................................54 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về đồng phạm.................................................................63 KẾT LUẬN..........................................................................................68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................69
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự CSPL Chính sách pháp luật CTTP Cấu thành tội phạm HĐTP Hội đồng thẩm phán PLHS Pháp luật hình sự TANDTC Tòaán nhân dân tối cao TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNHS Trách nhiệm hình sự VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng phạm là một chế định quan trọng trong pháp hình sự Việt Nam cũng như của các nước khác trên thế giới Ở Việt Nam, chế định đồng phạm đã được quy định từ rất sớm trong lịch sử lập pháp hình sự. Tuy nhiên, ở mỗi thời thời kỳ phát triển của luật hình sự Việt Nam, chế định đồng phạm được quy định có sự khác nhau nhất định. Mặt khác, so với tội phạm do một người thực hiện, tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm thường nguy hiển hơn, đặc biệt khi có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng tham gia thực hiện tội phạm (phạm tội có tổ chức). Thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta trong những năm qua cho thấy tình hình tội phạm thực hiện dưới hình thức đồng phạm có xu hướng gia tăng. Mặc dù, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tập trung đấu tranh quyết liệt với tội phạm thực hiện bằng đồng phạm và thu được những kết quả nhất định. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót này có cả nguyên nhân khách quan, có cả nguyên nhân chủ quan nhất là do quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm, cũng như nhận thức và áp dụng các quy định này trong thực tiễn giải quyết vụ án đồng phạm. Do đó, để tạo những chuyển biến căn bản trong nhận thức cũng như những quy định chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự nhằm tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho việc giải quyết các vụ ám đồng phạm ở khía cạnh so sánh. Việc so sánh chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ lập pháp hình sự, cũng như trong pháp luật hình sự nước ngoài không chỉ giúp chúng ta hiểu được sự tương đồng và khác biệt trong việc quy định chế định này mà còn góp phần
  • 7. 2 nâng cao hiểu biết về chế định đồng phạm, tìm ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự thực định và hỗ trợ việc thực hiện và áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm. Với lý do đó, học viên lựa chọn đề tài: “Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam: khía cạnh so sánh” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ý tưởng chọn đề tài làm luận văn của tác giả xuất phát từ thực tiễn, qua thực tế được tiếp xúc và so sánh các Bộ luật Hình sự, nhất là việc so sánh chế định đồng phạm qua từng Bộ luật hình sự, từng thời ký lịch sự phát triển của pháp luật về hình sự. Trong khoa học luật Hình sự Việt Nam, vấn đề đồng phạm nói chung được đông đảo các nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, đó với chỉ là một công trình nghiên cứu về chế định đồng phạm nói chung như: Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Quang Tiệp về “Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” Trường Đại học Luật Hà Nội, 2000. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài viết, bài nghiên cứu có tính chất riêng lẻ, đề cập đến một số vấn đề hoặc một số khía cạnh thuộc chế định đồng phạm như: - Lê Cảm, Về chế động đồng phạm trọng Luật Hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập san Tòa án nhân dân, số 02/1998; - Trần Quang Tiệp, Khái niệm tội phạm có tổ chức, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/1999; - Trần Quang Tiệp, Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tổ chức tội phạm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/1999 Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo, đồng bộ nào nghiên cứu, so sánh chế định đồng phạm một cách chuyên sâu qua lịch sự phát triển pháp luật hình sự Việt
  • 8. 3 Nam. Nên đây là một trong những lý do là động lực khiến tác giả chọn đề tài này làm luận văn của mình 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đồng phạm, đánh giá các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kì về đồng phạm ở khía cạnh so sánh, luận văn tìm ra sự tương đồng cũng như sự khác biệt trong các quy định đó, rút ra những kinh nghiệm và đề ra các giải pháp hoàn thiện quy định về đồng phạm trong bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành và áp dụng chính xác quy định này trên thực tiễn. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về đồng phạm với tính chất là đối tượng so sánh. + Nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận vấn đề so sánh chế định đồng phạm như: Khái niệm, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng phạm vi so sánh. + Nghiên cứu so sánh quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về đồng phạm qua các thời kỳ lập pháp hình sự từ năm 1945 đến nay. + Rút ra kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành về đồng phạm trong bối cảnh hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật thực định về đồng phạm dưới khía cạnh so sánh qua các thời kỳ lập pháp hình sự ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu:
  • 9. 4 Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận về đồng phạm với tính chất là đối tượng so sánh đồng thời nghiên cứu so sánh chế định đồng phạm trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam. Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, luận văn không đặt vấn đề so sánh thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm. 5. Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu Đề tài đựợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp so sánh, phân tích,tổng hợp, lịch sử và chuyên gia... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: Luận văn là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về chế định đồng phạm ở khía cạnh so sánh nên đã góp phần vào việc hoàn thiện lý luận về luật học so sánh. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp những thông tin, những luận giải khoa học có giá trị tham khảo hữu ích đối với các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, các học viện, trường đại học về vấn đề đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau. Từ đó kế thừ những yếu tố hợp lý để tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS hiện hành về đồng phạm và áp dụng đúng đắn quy định đó trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm. 7. Kết cấu luận văn
  • 10. 5 Chương 1: Nhận thức về đồng phạm – đối tượng so sánh. Chương 2: Lịch sử quy định chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Chương 3: So sánh chế định đồng phạm qua các giai đoạn phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam.
  • 11. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỒNG PHẠM VÀ SO SÁNH CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Nhận thức về đồng phạm – đối tượng so sánh 1.1.1. Khái niệm, những dấu hiệu pháp lý của đồng phạm Trải qua lịch sự hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam đã khẳng định rằng đồng phạm trong hình sự được quy định từ rất sớm, tuy nhiên việc quy định này mới chỉ dừng lại ở một số mặt nhất định của đồng phạm mà không đưa ra được những định nghĩa hoặc khái niệm thể hiện rõ ràng và đầy đủ của đồng phạm. Hiểu rõ được vấn đề này vì vậy BLHS năm 1985 được ban hành đã đưa ra khái niệm pháp lý về đồng phạm mới chính thức được quy định tại khoản 1 Điều 17 là: “Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm”, BLHS năm 1999 tiếp tục quy định khái niệm pháp lý về đồng phạm tại khoản 1 Điều 20 như sau: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”,hiện nay BLHS 2015 kế thừa hoàn toàn quy định của điều 20 BLHS năm 1999 và tiếp tục quy định tại điều 17 với nội dung tương tự. Từ việc đưa ra được khái niệm về đồng phạm và thực tiễn trong quá trình điều tra các vụ án cho thấy đồng phạm có một số đặc trưng như sau: Về mặt khách quan của đồng phạm có những đặc trưng cơ bản sau đây: + Thứ nhất, đồng phạm bắt buộc phải có từ hai người trở lên có đủ năng lực pháp luật hình sự để tham gia thực hiệnhành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự.
  • 12. 7 Qua đây đã thể hiện về mặt chủ thể tham gia thực hiện tội phạm là yếu tố tiên quyết để xác định tính chất của tội phạm. Trong quá trình điều tra, đối với một tội danh theo quy định của BLHS không nhất thiết do một người thực hiện mà nó là kết quả của nhiều hành vi, sự móc nối, phối hợp giữa nhiều chủ thể khác nhau. Việc tham gia thực hiện hành vi phạm tội của nhiều người đã làm thay đổi về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, làm tăng thêm tính nguy hiểm của việc phạm tội. Khi một tội danh được thực hiện bởi nhiều người thì mọi người cùng phối hợpthực hiện và mong muốn đạt được kết quả hoặc hoàn thành vai trò của mình để giúp cho tội phạm được thực hiện. + Thứ hai, những người được gọi là đồng phạm khi họ cùng thực hiện một tội danh được quy định trong BLHS. Để đưa ra được kết luận điều tra việc phạm tội có là đồng phạm hay không thì cần lưu ý đến việc những người thực hiện phạm tội có phải thực hiện một tội danh theo quy định của BLHS hay không? Yếu tố xác định mọi người cùng thực hiện một tội phạm được hiểu là những người khi tham gia thực hiện bằng hành vi của mình đã có sự đóng góp cho việc phạm tội hoặc giúp cho kết quả của việc phạm tội được như mong muốn. Việc với lỗi cố ý của những người phạm tội đặt ra yêu cầu mỗi người hoặc một số người thực hiện phạm tội có những vai trò hoặc hành vi sau: Vai trò người thực hành tội phạm, vai trò tổ chức thực hiện tội phạm, hoặc có hành vi xúi giục thực hiện tội phạm, hành vi giúp sức thực hiện tội phạm. Bằng những hành vi cụ thể, những người tham gia vào vụ án đồng phạm đều gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi của mỗi người là điều kiện cần thiết cho hoạt động phạm tội chung. Hoạt động của mỗi
  • 13. 8 người đều có mối quan hệ nhân quả với hậu quả chung hoặc với việc thực hiện hành vi phạm tội chung. Theo lý luận về hình sự Việt Nam thì tội phạm bao gồm hai loại sau: Loại có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất và loại có CTTP hình thức. Đối với loại tội phạm có cấu thành vật chất, hành vi phạm tội phải gây ra hậu quả thì mới được coi là hoàn thành. Đối với các tội danh có cấu thành hình thức, việc xác định hậu quả mặc dù không phải là yếu tố quyết của mặt khách quan tuy nhiên việc xác định hậu quả lại có ảnh hưởng đến việc ra các mức hình phát khác nhau đối với từng hạu quả khác nhau. Việc xác định mối liên hệ giữa các hành vi trong đồng phạmnhằm xác định dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp (quan hệ nhân quả trong đó có nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân). Đối với một tội danh được sự cùng tham gia của nhiều người thì mỗi hành vi trái pháp luật của từng người đồng phạm sẽ đều có tính chất nguy hiểm và có sự liên kết với hậu quả phát sinh của từng hành vi. Tuy nhiên đối với vụ việc mà hành vi của những người đồng phạm chưa có khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả thì quan hệ nhân quả chỉ hình thành khi có sự kết hợp các hành vi đó với nhau thành một thể thống nhất. Đối với việc nghiên cứu về chế định đồng phạm ngoài xác định về mặt khách quan, thì một khía cạnh nữa cần tìm hiểu đó là mặt chủ quan của hành vi phạm tội. Về mặt chủ quan: Tội phạm được thể hiện qua các hành vi, các hành vi này có tính logic và quan hệ mật thiết với nhau, mỗi một tội phạm đều được thể hiện qua những biểu hiện bên ngoài (hành vi được thực hiện) và biểu hiện ở
  • 14. 9 bên trong đó là tâm lý của người phạm tội.Và việc tìm hiểu biểu hiện của yếu tố tâm lý người phạm tội là việc xác định mặt chủ quan của những người phạm tội nói chung và những người đồng phạm nói riêng đang được nghiên cứu. a. Dấu hiệu lỗi Trong đồng phạm ngay từ khái niệm được quy định tại Điều 17 BLHS năm 2015thì đồng phạm chỉ được thực hiện với lỗi cố ý, mỗi người đóng các vai trò trong đồng phạm đều biết được hành vi của mình và mỗi liên hệ hành vi của mình với hậu quả xảy ra của việc phạm tội. Về lí trí: Mỗi người đồng phạm đều hiểu được và biết rõ hoặc buộc phải biết rõ hành vi của mình sẽ thực hiện có tính nguy hiểm cho xã hội. Thực tế qua quá trình điều tra cho thấy trong những vụ án có đồng phạm một hoặc một số người tuy chỉ biết việc mình thực hiện nhưng họ hiểu rõ rằng cùng thực hiện với họ còn có những người khác. Họ hiểu người khác sẽ thực hiện các bước tiếp theo để đạt được kết quả mong muốn và chính điều này đã tạo lên sự liên kết các mối quan hệ và các hành vi với nhau làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi đồng phạm. Do đó, mỗi người đồng phạm có đủ hiểu biết và hiểu rõ hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội như thế nào cũng như hậu quả hành vi đó, tuy nhiên để đạt được mục đích đã đặt ra mà họ bất chấp tất cả để thực hiện hoàn thành vai trò cũng như các bước đã được lên từ trước. Về ý chí: Theo định nghĩa được quy định tại Khoản 1 Điều 17 BLHS năm 2015:
  • 15. 10 Ở đây luật hình sự chỉ đưa ra giới hạn “cùng cố ý”, tức lỗi của họ đều phải là lỗi cố ý chứ điều luật không yêu cầu họ cùng có lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp[18, tr.23]. Do đó, điều mà chúng ta quan tâm khi tìm hiểu dấu hiệu ý chí trong đồng phạm là những người đồng phạm có cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh hay không? Đối với việc xác định dấu hiệu lỗi của đồng phạm thì: Đồng phạm là những vụ án mà người tham gia phạm tội hiểu rõ hành vi của mình thực hiện có tính nguy hiểm cho xã hội và mỗi quan hệ nhân quả của hành vi đối với hậu quả xảy ra. Và những người này luôn mong muốn đạt được mục đích hoặc hoàn thành kế hoạch đã vạch sẵn trước đó. Ngoài việc xác định lỗi của những người đồng phạm là lỗi cố ý thì việc xác định những người đồng phạm này có động cơ và mục đích như thế nào cũng là một điều cần xác định trong hoạt động điều tra nhằm xác định có tính chất đồng phạm hay không. b. Dấu hiệu động cơ, mục đích Ví dụ: Đối với nhóm các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. Việc xác định mục đích cảu các hành vi nhằm chống phá nhà nước, chống phá chính quyền Việt Nam hoặc nhằm mục đích làm hoạt động của chính quyền yếu đi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tất cả các tội phạm. Đây là dấu hiệu đặc trưng của nhóm các tội phạm xâm phạm an nình quốc gia đề phân biệt với những tội khác có dấu hiệu của mặt khách quan tương tự. 1.1.2. Ý nghĩa của khái niệm đồng phạm “Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật
  • 16. 11 định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể chủ thể của tội phạm còn có dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng quy định)”. 1.1.3. Các loại người đồng phạm 1.1.3.1. Khái niệm người đồng phạm Đồng phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) sau đây gọi tắt là “BLHS 2015” về cơ bản không có sự thay đổi về mặt nội dung so với Bộ luật Hình sự năm 1999. “Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể chủ thể của tội phạm còn có dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng quy định)”. Do vậy luật hình sự thế giới nói chung và luật hình sự Việt Nam nói riêng đều có những căn cứ khác nhau để phân loại người đồng phạm. Nhìn chung, pháp luật hình sự của các nước đều chú ý phân biệt vai trò của người thực hành với các loại người đồng phạm khác. BLHS của Cộng hoà Liên bang Đức dành riêng Điều 47, Điều 48, Điều 49 để quy định về người thực hành, người xúi giục, người tòng phạm. Mỗi điều luật đều đưa ra khái niệm chung nhất, đồng thời đưa ra đường lối xử lý riêng đối với từng loại người đồng phạm. BLHS Nhật Bản dành cả chương XI để quy định về đồng phạm, trong đó sự phân loại các loại người đồng chính phạm, người xúi giục, người giúp sức được quy định tại Điều 60, Điều 61, Điều 62. Điều 60 quy định: “Hai hoặc nhiều người cùng thực hiện một tội phạm đều là chính phạm”.
  • 17. 12 Quy định trên cũng được áp dụng đối với người đã xui người khác xúi giục. Về khái niệm người giúp sức Điều 62 quy định: “ Người giúp sức là người đã giúp đỡ chính phạm, người đã xui người người giúp sức bị xử như người giúp sức”. Về người chính phạm Điều 23 quy định: “Người tổ chức, chỉ huy các loại hoạt động phạm tội hoặc giữ vai trò chính phạm trong đồng phạm là chính phạm”. Điều 24 quy định về người tòng phạm: “Người giữ vai trò thứ yếu hoặc giúp sức trong đồng phạm là tòng phạm”. Điểm tương đồng giữa BLHS Liên Bang Nga so với BLHS 2015 chính là sự phân chia các chủ thể trong đồng phạm thành bốn loại người đồng phạm: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức. 1.1.3.2. Người thực hành Trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta, người thực hành đã được đề cập đến với những tên gọi khác nhau, Quốc triều hình luật gọi là thủ phạm, Hoàng việt luật lệ gọi là thủ; Hoàng Việt hình luật gọi là chánh yếu phạm. Trong văn bản pháp luật hình sự do Nhà nước ta ban hành trước khi có BLHS cũng đã có cánh gọi khác nhau: Các Sắc lệnh ban hành ngay sau Cách mạng tháng Tám gọi là chính phạm, đồng phạm đến Pháp lệnh ngày 30/12/1967 trừng trị các tội phản cách mạng thì gọi là bọn tham gia. Đặc điểm chung duy nhất là tất cả các văn bản pháp luật hình sự kể trên đều không có quy phạm định nghĩa người thực hành mà mới chỉ dừng ở mức quy định tên của loại người đồng phạm này. Bởi đó là hành vi trực tiếp thực hiện của họ có thể là hành vi chính được mô tả trong CTTP.
  • 18. 13 Để hiểu thế nào là việc “trực tiếp thực hiện tội phạm”? Vấn đề này Luật hình sự Việt Nam có quy định như sau: Người trực tiếp thực hiện tội phạm được hiểu là bằng chính hành vi của mình, người này đã thực hiện các hành vi được quy định tại tội danh trong BLHS. Tự mình thực hiện được hiểu là việc dùng các hành vi, công cụ, phương tiện hỗ trợ hoặc cũng có thể là không hành động để thực hiện hành vi phạm tội. Trong các vụ án hình sự có lỗi cố ý thì lỗi này có thể được nhiều người tham gia cùng thực hiện một hoặc một số hành vi được mô tả trong kết luận điều tra. Thực tế điều tra và xét xử thì không có yêu cầu mỗi người khi tham gia phải thực hiện hành vi được mô tả mà nhiều trường hợpchỉ thực hiện một phần nhỏ của hành vi, tuy nhiên yếu tố quyết định là hành vi tổng hợp của những người tham gia này phải là hành vi có đủ dấu hiệu của CTTP. Ví dụ: Anh A, B, C dạo chơi quanh bờ hồ trước trụ sở huyện uỷ huyện V. Cả ba cùng thống nhất, bàn bạc cắt trộm dây điện thoại lấy lõi đồng để bán. Đến khoảng nửa đêm, cả ba đã tiến hành thực hiện hành vi. A và B dùng dao để cắt cáp còn C đứng gác. Hậu quả phạm tội của chúng đã gây thiệt hại tổng cộng cho Công ty viễn thông huyên V là 6.534.000 đồng. Trong vụ án này, hành vi của mỗi người chưa thoả mãn hết các dấu hiệu được quy định trong CTTP tội trộm cắp tài sản. A và B đã có hành vi trực tiếp cắt dây cáp điện thoại còn C chỉ thực hiện hành vi cảnh giới và dịch chuyển dây cáp cắt được tới nơi an toàn. Thế nhưng tổng hợp hành vi của ba đối tượng thì tội trộm cắp tài sản được coi là hoàn thành. Ở đây, A và B bằng chính hành vi của mình đã trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP tội trộm cắp tài sản với vai trò là người thực hành.
  • 19. 14 Trong BLHS Việt Nam có những tội danh đòi hỏi chủ thể phạm tội có tính chất đặc thù thì những người đồng phạm thực hiện chỉ có thể là những người có đủ dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Nếu không thỏa mãn yếu tố về mặt chủ thể thì trong nhiều trường hợp không có đủ cơ sở kết luận mà chỉ đưa ra được nhận định họ có thể là người giúp hoặc hoặc hành vi của họ cấu thành tội danh khác. [9, tr.135]. Ví dụ: Đối với tội danh hiếp dâm theo quy định của BLHS Việt Nam có nhiều ý kiến quan điểm chủ thể thực hiện tội danh này phải là nam giới, tuy nhiên trong nhiều trường hợp có sự tham gia của nữ giới đóng vai trò đe dọa, dùng thủ đoạn vũ lực để ép buộc một người phụ nữ khác giao cấu với nam giới thì trong trường hợp này người phụ nữ ép buộc có thể chỉ đóng vai trò là người giúp sức. Cũng là hành vi trên, nhưng giả sử người dùng vũ lực ép buộc là nam giới thì hành vi của người nam kia không còn là hành vi giúp sức thông thường mà có đủ cơ sở kết luận người nam này là đồng phạm cùng thực hành trong tội hiếp dâm. Họ không có năng lực TNHS hoặc chưa đạt độ tuổi chịu TNHS theo luật định [9, tr.136]. Như đã phân tích ở phần trên, nếu người thực hiện tội phạm chưa đạt độ tuổi luật định thì người đó không phải chịu TNHS về việc làm của mình. Đối với trường hợp không có NLTNHS cũng tương tự như vậy. Tại Khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 đã quy định: “Đồng phạm là trường hợp hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm”. Việc quy định bắt buộc phải có nội dung“cùng cố ý thực hiện một tội phạm”được coi là yếu tố quyết định của đồng phạm. Trong ví dụ này người bị tác động đã không có lỗi đối hoặc chỉ là lỗi vô ý để dẫn đến hậu quả của việc phạm tội mà họ không có nhận thực hoặc mong muốn cùng
  • 20. 15 thực hiện tội phạm. Do vậy không có đồng phạm và TNHS trong trường hợp này cũng chỉ áp dụng đối với người đã có hành vi thông qua sự tác động tới người khác để phạm tội. Chúng ta có thể dựa vào hành vi trực tiếp gây ra tội phạm của họ để định tội và lượng hình chính xác. Từ đó giải quyết đúng đắn TNHS của từng người đồng phạm cụ thể. 1.1.3.3. Người tổ chức Người tổ chức trong Quốc triều hình luật với các tên gọi người khởi xướng, người đứng đầu, kẻ chủ mưu, trong nguyên tắc trừng trị người tổ chức được đặt ra là: “kẻ chủ mưu nặng tội nhất, còn kẻ khác đều xử giảm một bậc”. Hoàng Việt luật lệ cũng có những quy định tương tự, chỉ khác ở một điểm gọi là người tổ chức, người tạo ý đầu tiên. Hoàng Việt hình luật mặc du quy định người tổ chức thuộc phạm trù người chánh yếu phạm, những cũng đã chỉ ra được một số dấu hiệu của người tổ chức như: Người gây việc hoặc tạo ý trong một tội đại hình hoặc trừng trị; người đề xướng hoặc người xúc sử trong một tội đại hình hoặc trừng trị. Người tổ chức giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và là mấu chốt trong vụ án có yếu tố đồng phạm, người này cũng có thể được coi là xương sống của đồng phạm. Người chủ mưu là người đưa ra những âm mưu, kế hoạch, phương án hoạt động của nhóm người thực hiện tội phạm[9, 137]. Những người đồng phạm khác hoặc người thực hành dựa dựa vào âm mưu của người tố chức để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, thực tế điều tra cho thấy người chủ mưu luôn mong muốn những người tham gia cùng thực hiện việc phạm tội làm theo
  • 21. 16 những kế hoạch, phương án đã lên từ trước đề đạt được kết quả như mong muốn của mình. Ví dụ: Trong một nhóm tội phạm được tổ chức khá chặt chẽ do Nguyễn Văn A cầm đầu. Bên cạnh A luôn có Phạm Quốc B (B là cố vấn cho A). B cũng là người đưa ra mọi sáng kiến thành lập nhóm, vạch kế hoạch chiến lược cho hoạt động của cả nhóm trong thời gian đầu. Người cầm đầu được xem như là người đã đứng lên thành lập ra nhóm tội phạm hoặc là người đừng ra chỉ huy, chỉ đạo những người tham gia thực hiện tội [9, 137]. Nếu “chủ mưu ” là người đề xướng, có sáng kiến trong việc thành lập tổ chức tội phạm, làm tham mưu cho tổ chức tội phạm, thì người cầm đầu đứng ra thành lập tổ chức tội phạm, lôi kéo người khác vào tổ chức đó, trực tiếp bắt tay vào việc soạn thảo kế hoạch phạm tội, phân công, giao nhiệm vụ cho những người đồng phạm. Trong tổng thể mối quan hệ giữa những người đồng phạm trong một vụ án thì người tổ chức là người giữ vai trò thành lập nhóm đồng phạm hoặc chỉ đạo hoạt động của nhóm đó. Tuy nhiên có một điều đặc biệt là hành vi của người tổ chức không được mô ta trong CTTP mà người tổ chức phải thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra những hậu quả tội phạm. 1.1.3.4. Người giúp sức Trong lịch sự lập pháp hình sự Việt Nam, các Bộ luật Quốc triều hình luât, Hoàng Việt luật lệ chưa có quy định về khái niệm người giúp sức nhưng trong những điều luật cụ thể đã có sự phân biệt trường hợp thiếu trách nhiệm với trường hợp giúp sức tạo điều kiện cho người khác phạm tội ở dạng không hành động.
  • 22. 17 Như vậy bằng hành vi của mình người giúp sức đã tạo ra những thuận lợi người những người khác tham gia thực hiện phạm tội có thể thuận lời thực hiện các hành vi của mình. Những thuận lợi ở đây có thể là tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi hoặc cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết cho việc phạm tội. Hay nói cách khác là người giúp sức có thể giúp về mặt vật chất hoặc tinh thần Giúp sức về vật chất là các trường hợp cung cấp tiền bạc, công cụ, phương tiện, khắc phục những trở ngại… để tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm dễ dàng, thuận lợi hơn. Giúp sức về tinh thần là các trường hợp chỉ dẫn, cung cấp tình hình, góp ý kiến về kế hoạch, cách thức thực hiện tội phạm, hoặc hứa hẹn che giấu, ban phát cho người phạm tội một lợi ích tinh thần nào đó… Một dạng giúp sức đặc biệt nữa đó là việc đưa ra những lời hứa hẹn, cam kết như hứa sẽ che giấu hành vi phạm tội, hứa sẽ tiêu thu tang vật hoặc tiêu thu tài sản có được từ việc phạm tội. 1.1.3.5. Người xúi giục Các bộ luật của cha ông ta trước đây như Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ mặc dù chưa có quy phạm định nghĩa về người xúi giục nhưng đều đã đề cập đền người xúi giục. Điều 21 Hoàng Việt luật lệ đã quy định về việc người 90 tuổi trở lên hoặc 7 tuổi trở xuống khi phạm tội cho dù có thuộc tội danh nào thì cũng không phải chịu hình phạt, tuy nhiên nếu có ai xúi giục thì sẽ quy trách nhiệm đối với người xúi dục. Sau Cách mạng tháng Tám, Sắc lệnh của Nhà nước chỉ đề cập đến chính phạm, tòng phạm mà không đề cập gì đến người xúi giục. Pháp lệnh ngày 30/10/1967 trừng trị tội phản cách mạng có đề cập đến người xúi giục ở Điều 4: Tội âm mưu lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân nhưng cũng chưa có khái niệm về người xúi giục. Tại Hội nghị tổng kết
  • 23. 18 công tác ngành năm 1968, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra khái niệm người xúi giục như sau: kẻ xúi giục là kẻ biết có tổ chức phản cách mạng hưởng ứng mục đích cảu tổ chức phản cách mạng, không biết hoặc không biết đầy đủ về toàn bộ hoạt động của tổ chức phản cách mạng. Kẻ xúi giục thường bằng cách hành động như dùng văn thơ phản động xuyên tạc các sự kiện lịch sử, dùng các luận điệu của các đài tâm lý chiến đế quốc, dùng thần quyền giáo lý, dùng sấm ký mê tín, dị đoan kết hợp với khai thác thắc mắc khó khăn trong tâm lý, tình cảm, đời sống của người chúng có quan hệ để kích động ý thức phản cách mạng của người đó và thúc đẩy họ đi vào con đường phản cách mạng. Người xúi giục không trực tiếp gây ra tội phạm nhưng đã thực hiện ý định phạm tội của mình bằng cách tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác, khiến người này phạm tội. Nếu hành vi giúp sức không có tính chất quyết định trong việc kích động người khác phạm tội thì hành vi xúi giục lại thúc đẩy người khác từ chỗ chưa có ý định phạm tội, không yêu cầu phải thúc đẩy theo một hình thức nào: có thể bằng lời nói hoặc thư viết. Người thúc đẩy người khác phạm tội phải chịu TNHS. Trong mọi trường hợp hậu quả mà người thực hành gây ra phải là kết quả của hành vi xúi giục. Người xúi giục luôn được coi là tác giả tinh thần của tội phạm. . Hành vi của họ đều ít nhiều góp phần đảm bảo cho tội phạm được thực hiện. Tìm hiểu rõ bốn loại người đồng phạm cùng với hành vi tuơng ứng mà họ đã thực hiện sẽ là cơ sở cho việc cá thể hóa TNHS cho từng người đồng phạm, đảm bảo nguyên tắc xử lí đúng người, đúng tội, giữ vững tính nghiêm minh, nhân đạo của pháp luật hình sự nước ta. 1.1.4. Các hình thức đồng phạm
  • 24. 19 Pháp luật các nước trên thế giới có nhiều quan điểm và nhiều cách phân chia khác nhau về các hình thức của đồng phạm. Khoa học luật hình sự Việt Nam căn cứ vào những đặc điểm của mối quan hệ giữa những người đồng phạm về mặt chủ quan và khách quan để phân loại các hình thức đồng phạm. - Đồng phạm không có mưu trước; - Và Đồng phạm có thông mưu trước. Căn cứ vào những đặc điểm về mặt khách quan, chia các hình thức đồng phạm thành hai loại: - Đồng phạm giản đơn (Đồng phạm không có thực hành); - Đồng phạm phức tạp (Đồng phạm có sự thực hiện các vai trò khác nhau). Căn cứ vào những đặc điểm về mặt khách quan và mặt chủ quan chia đồng phạm thành hai loại: - Đồng phạm có tổ chức; Đối với trường hợp này những người đồng phạm không có sự bàn bạc, thống nhất hay lên kế hoạch trước cho việc thực hiện các hành vi phạm tội, không phân định vai trò và trách nhiệm của những người tham gia. Như vậy, đánh giá về mức độ nguy hiểm của các hình thức đồng phạm khác thì đồng phạm không có thông mưu trước nói chung ít nguy hiểm hơn. Đối với hình thức đồng phạm này những người đồng phạm đã có sự thống nhất hoặc có những thỏa thuận nhất định. Có nghĩa là, mỗi người đồng phạm đều thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm (CTTP) của điều luật được quy định trong Phần các tội phạm.
  • 25. 20 Đồng phạm phức tạp: là hình thức đồng phạm có sự phân công vai trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, trong đó ngoài một hoặc một số người có vai trò là người thực hành, còn có sự tham gia của những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức. Ở hình thức đồng phạm phức tạp chỉ có một hoặc một số người đồng phạm (người đồng thực hành) thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP. Căn cứ vào những đặc điểm khách quan và chủ quan của quan hệ giữa những người đồng phạm, đồng phạm được phân đồng phạm có tổ chức (phạm tội có tổ chức). Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 thì trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người cùng thực hiện tội phạm phải có sự câu kết chặt chẽ với nhau, có sự phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể, có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo trong việc cùng tham gia thực hiện tội phạm. Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 hướng dẫn bổ sung Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 khi giải thích khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 về "Phạm tội có tổ chức" thì phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, sự câu kết này, theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TANDTC, có thể thể hiện dưới các dạng sau: Như vậy, với những đặc điểm của phạm tội có tổ chức nêu trên, chúng ta thấy rằng hình thức đồng phạm có tổ chức có thể thực hiện tội phạm nhiều lần, liên tục, gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Do vậy, BLHS 2015 một lần nữa đã khẳng định lại so với BLHS 1999
  • 26. 21 quy định phạm tội có tổ chức là một tình tiết tăng nặng TNHS tại Điều 52, và trong hàng loạt các CTTP trong Phần các tội phạm, tình tiết phạm tội có tổ chức được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. 1.1.5. Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm 1.1.5.1. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm hoàn thành Điều 58 BLHS 2015 đã nếu lên việc đưa ra quyết định hình phạt đối với vụ án có sự tham gia của những người đồng phạm theo đó sẽ tính đến mức độ tham gia của những người đồng phạm, tính nguy hiểm cho xã hội của đồng phạm với từng tội danh. Cùng với đó là luôn lưu ý đến các chi tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách niệm hình sự khi áp dụng đối với từng người đồng phạm. Trải qua thời gian dài hình hành và phát triển thì đối với việc xác định trách nhiệm hình sự cảu những người tham gia trong đồng phạm sẽ căn cứ trên một số nguyên tắc cơ bản và đặc trưng của luật hình sự, bao gồm: Tất cả những người trong vụ án đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm chung về tất cả nội dung tội phạm và căn cứ trên từng hành vi của mỗi người tham gia sẽ xác định trách nhiệm của mỗi người Tất cả những người đồng phạm không kể tham gia thực hiện tội phạm với vai trò gì đều phải bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh theo cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy quy định. Tất cả họ phải chịu trách nhiệm chung về những tình tiết của vụ án mà họ ý thức được trong đó có thể là những tình tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS liên quan đến hành
  • 27. 22 vi phạm tội chung (Điều 51, 52 BLHS 2015) trừ những tình tiết thuộc về cá nhân người đồng phạm. Các quy định chung về TNHS, về quyết định hình phạt như nguyên tắc về xử lý, về các giai đoạn thực hiện tội phạm, các quy định về miễn TNHS, miễn hình phạt, về thời hiệu điều luật quy định đối với tội phạm tương ứng do những người đồng phạm thực hiện được áp dụng chung cho tất cả những người tham gia đồng phạm. Nguyên tắc phân hóa TNHS của từng người trong đồng phạm: Những người đồng phạm phải chịu TNHS về hành vi nằm trong khuôn khổ ý thức mà những đồng phạm khác có thể ý thức được. Việc miễn TNHS, miễn hình phạt cho người đồng phạm này thì không ảnh hưởng đến TNHS của những người đồng phạm khác. 1.1.5.6. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành Đồng phạm chưa hoàn thành được hiểu là hậu quả hoặc những hành vi của những người tham gia phạm tội chưa đạt được như mong, thực tế thì đây là một vẫn đề khá đặc biệt trong đồng phạm nói riêng và các tội phạm quy định trong BLHS nói riêng (gồm có chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt). Việc xác định TNHS trong các giai đoạn thực hiện tội phạm của những người đồng phạm chưa được PLHS hiện hành quy định. Thực tế điều tra xét xử thì cũng đang căn cứ trên những tội phạm riêng lẻ để xác định các giai đoạn phạm tội để đưa ra những kết luận điều tra. Và vấn đề này đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000 ngày 04/8/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Giai đoạn chuẩn bị phạm tội của người thực hành:
  • 28. 23 Thực tế điều tra nhiều vụ án có duy nhất một người thực hành thực hiện việc phạm tội thì quá trình chuẩn bị phạm tội của người này được căn cứ trên quá trình người này chuẩn bị các công cụ phương tiện cho việc phạm tội của mình hoặc tạo ra những điều kiện hoàn cảnh thuận lợi cho việc phạm tội. Hay như việc thực hành được thực hiện bởi nhiều người thì có thể xác định việc chuẩn bị phạm tội bằng hành vi thỏa thuận, lên kế hoạch, phân chia nhiệm vụ của từng người trong việc thực hành phạm tội. Việc xác định TNHS của người thực hành trong giai đoạn này căn cứ Điều 14 BLHS 2015. Giai đoạn phạm tội chưa đạt của người thực hành: Ở giai đoạn này, người thực hành (những người đồng thực hành) đã thực hiện hành vi được mô tả trong mặt khách quan của CTTP nhưng đã không thực hiện được đến cùng do nguyên nhân ngoài ý muốn của họ, có thể xảy ra ở các trường hợp sau: Người thực hành mới thực hiện được hành vi đi liền trước hành vi khách quan; người thực hành mới chỉ thực hiện được một phần hành vi khách quan được mô tả trong CTTP; người thực hành đã thực hiện đầy đủ nội dung hành vi khách quan nhưng chưa gây ra hậu quả của tội phạm; v.v.. Việc xác định TNHS của người thực hành ở giai đoạn này căn cứ vào Điều 15 BLHS 2015 về phạm tội chưa đạt. Xác định trách nhiệm hình sự của người tổ chức trong đồng phạm: Đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội: Đây là giai đoạn mà người tổ chức có vai trò tìm kiếm, tập hợp những người tham gia hoặc lên kế hoạch điều khiển phân công từng người tham gia. Hoạt động chuẩn bị này có thể được thể hiện bằng hoạt động như: Lôi kéo, dụ dỗ, kích động hoặc lên các kế hoạch, phương án
  • 29. 24 thực hiện tội phạm. Tuy nhiên việc xác định trách nhiệm hình sự của người tổ chức trong giai đoạn này chưa được quy định chi tiết trong BLHS 2015. Đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt: Đây là giai đoạn người tổ chức đã có các hành vi nhằm thực hiện tội phạm cụ thể nhưng chưa đạt được kết quả như CTTP yêu cầu. Giai đoạn này có thể xảy ra trường hợp những người được dụ dỗ, lôi kéo đã tham gia vào nhóm để thực hiện tội phạm tuy nhiên lại không nghe theo sự chỉ đạo của người tổ chức hoặc nhóm đã được thành lập nhưng chưa kịp thực hiện việc phạm tội. Trong giai đoạn này TNHS của người tổ chức sẽ được căn cứ theo điều luật cụ thể về tội danh định thực hiện và điều luật về phạm tội chưa đạt để áp dụng. Trách nhiệm hình sự của người xúi giục trong các giai đoạn thực hiện tội phạm: Giai đoạn chuẩn bị phạm tội: Thực tiễn điều tra cho thấy, trong giai đoạn này người xúi giục sẽ thực hiện những hành vi nhằm tìm kiếm thêm đối tượng để tác động, tìm hiểu, nắm bắt tâm lý của đối tượng tác động để đưa ra những phương án giải pháp phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho việc xúi giục người khác phạm tội. Hoặc cũng có thể bằng những lời hứa hẹn để đạt được mục đích. Tuy nhiên qua quá trình điều tra, xét xử thì trách nhiệm hình sự của người xúi giục tại giai đoạn này chưa được xem xét. Giai đoạn xúi giục chưa đạt: Trong giai đoạn này người xúi giục đã thực hiện tất cả các hành vi, đưa ra những lời lẽ kích động hoặc dụ dỗ, hoặc hứa hẹn về mặt vật chất,
  • 30. 25 tinh thần những không đạt được kết quả như mong muốn – người bị xúi giục không làm theo, không thực hiện việc xúi giục Để xác định TNHS của người xúi giục ở giai đoạn này, chúng ta căn cứ vào điều luật cụ thể quy định tội phạm mà người đó xúi giục, điều luật quy định về xúi giục thực hiện tội phạm và điều luật quy định về phạm tội chưa đạt. Trách nhiệm hình sự của người giúp sức trong các giai đoạn thực hiện tội phạm: Giai đoạn chuẩn bị giúp sức thực hiện tội phạm: Trong giai đoạn này người giúp sức sẽ thực hiện những hành vi nhằm cung cấp hoặc tạo điều kiện thuận lợi về mặt vật chất và tinh thần cho việc thực hiện phạm tội như việc giúp sức chuẩn bị các công cụ, phương tiên tốt nhất, phù hợp nhất cho việc phạm tội hay việc giúp sức những lợi ích vật chất về tiền bạc để tạo ra những thuận lợi cho việc thực hiện phạm tội. Tương tự, vấn đề TNHS của người giúp sức trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện tội phạm chưa được đề cập trong chính sách hình sự của nước ta từ trước đến nay. Giai đoạn giúp sức chưa đạt: Đối với giai đoạn này, người giúp sức đã thực hiện tất cả những hành vi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phạm tội nhưng do hoàn cảnh khách quan tác động mà người được giúp sức không thực hiện được tội phạm hoặc người được giúp sức không thực hiện hành vi phạm tội. Việc xác định TNHS của người giúp sức trong trường hợp này phải căn cứ vào điều luật quy định tội phạm mà người giúp sức thực
  • 31. 26 hiện, điều luật về giúp sức thực hiện tội phạm và điều luật quy định về phạm tội chưa đạt. Như vậy, việc phân biệt các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm và vấn đề TNHS đối với người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức ở giai đoạn tội phạm chưa hoàn thành (chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt) cần phải được quy định trong BLHS. Việc quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho việc truy cứu TNHS trong những trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành nói trên và giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn xét xử. 1.1.5.7. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp tự ý nửa chứng chấm dứt việc phạm tội Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là người phạm tội (những người phạm tội) đã không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản (Điều 19 BLHS năm 1999 nay là Điều 16 BLHS 2015). Việc xác định TNHS của những loại người đồng phạm căn cứ vào quy định của Điều 19 BLHS năm 1999, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành và Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn về điều kiện của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức để được miễn TNHS trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo Điều 16 BLHS năm 1985. Ví dụ: A vì có thù tức với B nên đã rủ C và Đ đành B. A cùng C và Đ lập kế hoạch để dạy cho B một bài học. A theo dõi hoạt động đi lại của B, còn C và Đ tìm dao, côn để thực hiện hành vi theo kế hoạch. Sau một thời gian theo dõi B, A thấy B là người con duy nhất trong gia đình chỉ có hai mẹ con người mẹ già ốm, nếu B bị tàn phế thì mẹ B sẽ không
  • 32. 27 có người chăm sóc. A từ bỏ ý định đánh B, đồng thời bàn bạc với C và Đ từ bỏ ý định đánh B. Cả bọn nghe theo A. Trong trường hợp này hành vi của A được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Hoạt động lập kế hoạch, theo dõi hoạt động đi lại, chuẩn bị công cụ đã làm xong, chưa có ai biết được ý định phạm tội của A, C, Đ và cũng không có gì cản trở A, C, Đ thực hiện hành vi gây thương tích cho B. Song A và đồng bọn đã không đánh B nữa do đó A và đồng bọn được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm là tội cố ý gây thương tích cho người khác. Đối với người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức thì vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có nhiều điểm khác so với người thực hành, quá trình thực hiện tội phạm họ không tự mình mà phải thông qua người thực hành để thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Hoạt động của họ luôn là tiền đề, là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động phạm tội của người thực hành. Những người này có thể từ bỏ ý định phạm tội trong khi người thực hành vẫn thực hiện tội phạm đến cùng theo kế hoạch đã vạch ra. Chính vì thế người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức chỉ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thoả mãn hai điều kiện: Thứ nhất, họ phải chấm dứt việc phạm tội trước khi người thực hành thực hiện tội phạm. Như vậy có thể nói việc phân hóa trách nhiệm hình sự đã góp phần tạo ra đường lối xử lý đối với các trường hợp phạm tội khác nhau, đối với các nhóm chủ thể thực hiện tội phạm khác nhau và là cơ sở để tiến hành cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong áp dụng pháp luật hình sự. Tóm lại, có thể nói vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của những loại người đồng phạm đã được thực tiễn xét xử thừa nhận và
  • 33. 28 giải quyết. Tuy nhiên, về mặt lập pháp hình sự vấn đề này chưa được chính thức quy định trong BLHS hiện hành. 1.2. Những vấn đề lý luận về so sánh chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam 1.2.1. Khái niệm so sánh chế định đồng phạm Mặc dù chưa được soạn thảo về mặt lý luận trong khoa học luật hình sự, nhưng thông qua việc nghiên cứu những vấn đề về luật học so sánh có thể như: “So sánh chế định đồng phạm là việc đối chiếu các quy định của pháp luật hính sự Việt Nam về đồng phạm ở thời kỳ này với thời kỳ khác để thấy được những điểm tương đồng cũng như sự khác biệt trong những quy định đó. Trên cơ sở đó, giải thích nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt ấy, góp phần đem lại những hiểu biết sâu hơn về đồng phạm, rút ra những kinh nghiệm cải cách, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự đồng phạm”. 1.2.2. Mục đích, nhiệm vụ so sánh chế định đồng phạm. - Mục đích: Nghiên cứu chế định đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam, giúp hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về đồng phạm trên nhiều khía cạnh khác nhau như: bản chất, đặc trưng của đồng phạm, các hình thức đồng phạm, các loại người đồng phạm, vấn đề trách nhiện hình sự trong đồng phạm, trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm để hoàn thiện chế định đồng phạm. Vì vậy, mục tiêu xuyên suốt của việc so sánh chế định đồng phạm là tìm ra những yếu tố hợp lý trong các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ lập pháp hình sự để kế thừa, cũng như chỉ ra những hạn chế, bất cập để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chế định đồng phạm trong bối cảnh mới. - Nhiệm vụ:
  • 34. 29 Để đạt được mục đích trên, khi so sánh chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam cần phải giải quyết được những nhiệm vụ sau: +Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ lập pháp hình sự; +Giải thích nguyên nhân (lý do) của sự tương đồng và khách biệt ấy; +Rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam. 1.2.3. Đối tượng, phạm vi so sánh chế định đồng phạm. - Đối tượng so sánh chế định đồng phạm: Đồng phạm là một hiện tượng xã hội – pháp lý hết sức phức tạp, chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố trong đời sống xã hội. Do vậy, đối tượng so sánh chế định luật phạt gồm nhiều vấn đề khách nhau như: các học thuyết pháp lý về đồng phạm; các quy định của pháp luật hình sự thực định về đồng phạm; thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm. Có thể thấy, chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam được xây dựng và phát triển trên nền tâm lý luận về vấn đề đồng phạm. Vì vậy, việc so sánh chế định đồng phạm chỉ toàn diện và đạt được kết quả khi chúng ta nghiên cứu các lý thuyết (học thuyết) pháp lý về đồng phạm. Việc nghiên cứu, so sánh các lý thuyết về đồng phạm không tách rời việc so sánh các quy định của pháp luật hình sự thực định về đồng phạm và thực tiễn áp dụng. Đây là đối tượng nghiên cứu cơ bản, vì thế khi so sánh các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về đồng phạm
  • 35. 30 cần luận giải, làm rõ nội dung các quy định đó, việc giải thích rõ những yếu tố chi phối, tác động đến việc xây dựng và phát triển nội dung của các quy định về đồng phạm qua các thời kỳ lập pháp hình sự. Ngoài ra, thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm cũng cần được nghiên cứu nhằm luận giải những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm được vận dụng và áp dụng trong thực tiễn như thế nào, hiệu quả áp dụng ra sao và ngyên nhân của những hạn chế, thiếu sót. Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm, và bảo đảm áp dụng đúng các quy định đó trên thực tế nhằm đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm, nhất là đồng phạm có tổ chức. - Phạm vi nghiên cứu so sánh chế định đồng phạm: Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, luận văn không có điều kiện để so sánh tất cả những vấn đề thuộc đối tượng so sánh. Do vậy, luận văn đặt ra trọng tâm so sánh các quy định của pháp luật hình sự thực định về đồng phạm giữa các thời kỳ lập pháp hình sự chủ yếu từ năm 1945 đến nay. Từ đó, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về đồng phạm, luận giải những nguyên nhân chi phối, tác động đến sự tương đồng và khác biệt đó, rút ra những yếu tố hợp lý cần kế thừa cũng như những hạn chế bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm trong tình hình mới.
  • 36. 31 Tiểu kết chương Đồng phạm được nghiên cứu trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau. Một rong những phương diện nghiên cứu là nghiên cứu so sánh luật học mà trọng tâm là so sánh quy định phấp luật hình sự về đồng phạm qua các thời kỳ lập pháp hình sự để tìm ra những sự tương đồng, sự khác biệt cũng như nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt ấy. Trên cơ sở đó, kế thừa những yếu tố hợ lý, khắc phục những điểm hạn chế, bấp cập trong các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm, bảo đảm quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm. Để có cơ sở lý luận cho việc so sánh chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, chương 1 của luận văn tập trung phân tích làm rõ những vấn đề ly luận về đồng phạm với tính chất là đối tượng so sánh, rút ra khái niệm, mục đích và nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi so sánh các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm. Kết quả nghiên cứu tại chương 1 của luận văn vào là cơ sở lý luận để tiến hành so sánh các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về đồng phạm từ năm 1945 đến nay. Từ đó rút ra những kinh nghiệm lập pháp hình sự quy định về chế định đồng phạm trong tình hình mới.
  • 37. 32 Chương 2 LỊCH SỬ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 Pháp luật hình sự Việt Nam quy định vấn đề đồng phạm, cũng như các chế định khác, chế định đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam có quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện. Qua nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự ở nước ta từ năm 1945 đến nay cho thấy, pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam quy định vấn đề đồng phạm từ rất sớm. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật hình sự Việt Nam được ban hành trước năm 1945 mới chỉ đề cập đến vấn đề đồng phạm ở một số khía cạnh nhất định mà chưa có quy định về khái niệm về đồng phạm. Để chỉ trường hợp một tội phạm do nhiều người cùng thực hiện, các văn bản pháp luật hình sự được ban hành sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau như: “đồng tội”, “cùng mưu”, “cộng phạm”,“cùng phạm”,“đồng lõa”, và gọi người trực tiếp tội phạm là “chính phạm”, còn người tham gia thực hiện tội phạm là “tong phạm”, hay “kẻ a tong”. Việc dùng các thuật ngữ này để chỉ đồng phạm và người đồng phạm là do ảnh hưởng của tư duy pháp lý Châu âu lục địa. . Các đồng phạm và tòng phạm cũng bị phạt như trên”.Thuật ngữ “đồng phạm” ở đây được hiểu tương ứng với thuật ngữ coauteur của luật hình sự Pháp với nghĩa là đồng thực hành chứ không phải là đồng phạm theo nghĩa hiện nay, còn thuật ngữ “tòng phạm” được dùng để chỉ những người cùng tham gia thực hiện tội phạm cùng với người thực hành.
  • 38. 33 Về việc xử lý các trường hợp cộng phạm (đồng phạm), mổ số Sắc lệnh của Nhà nước ta ban hành ở thời kỳ này có quy định: “Những người tòng phạm hoặc oa trữ những tang vật của tội phạm cũng bị xử lý như chính phạm”. (Sắc lệnh số 27/SL ngày 28/02/1946 tuy tố các tội bắt cốc, tống tiền, ám sát). Theo nguyên tắc xử lý này thì hành vi “oa trữ” tức là hành vi chứa chấp, tiêu thụ những tang vật của tội phạm cũng bị coi là cộng phạm. Tuy nhiên, trong những văn bản pháp luật hình sự được ban hành sau này như: Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/02/1953 trừng trị những tội phạm xâm phạm đến an toàn nhà nước, đối nội và đối ngoại; Sắc lệnh số 267/SL ngày 15/6/1956 trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch nhà nước. Thì nguyên tắc xử lý trong đồng phạm có sự thay đổi theo hướng có sự phân biệt giữa hành vi “oa trữ” là cộng phạm (nếu có sự hứa hẹn trước) với hành vi “oa trữ” không là cộng phạm mà là một hành vi riêng biệt (nếu không có sự hứa hẹn trước) và có sự phan biệt các vai trò khác nhau trong công phạm như:“Nghiêm trị bọn chủ mưu, cầm đầu, bọn ngoan cố; khoan hồng đối với những người bị lừa phỉnh, bị ép buộc, lầm đường”,(Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/2/1953 trừng trị những tội phạm xâm phạm đến an toàn nhà nước, đối nội và đối ngoại). Khi nhận định một người là cộng phạm, cần có đầy đủ căn cứ khách quan và chủ quan, phải chứng minh rằng người đó đã cùng chung hành động với bị can hoặc tổ chức việc thực hiện tội phạm. “Chủ mưu là kẻ chủ động về mặt tinh thần gây ra tội phạm, gợi ra những âm mưu, phương hướng hoạt động chủ yếu, kích động thúc đẩy đồng bọn hoạt động. Chủ mưu có thể trực tiếp đứng ra cầm đầu điều
  • 39. 34 khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thể không tham gia tổ chức hoạt động theo lối ném đá giấu tay. Cầm đầu tổ chức là những kẻ đứng ra thành lập tổ chức phản cách mạng, khởi thảo hoặc vạy ra những chính cương, điều lệ hoặc các âm mưu, phương hướng chính cho tổ chức phát triển và hoạt động, hoặc các kế hoạch hoạt động để thực hiện tội phạm. Bọn cầm đầu phân công giao trách nhiệm cho đồng bọn và đôn đốc, điều khiển mọi hoạt động của tổ chức và đại thể nắm được toàn bộ hoạt động của tố chức. Kẻ xúi giục là kẻ biết có tổ chức phản cách mạng, đồng tình hưởng ứng mục đích của tổ chức phả cách mạng nhưng không trực tiếp tham gia tổ chức phản cách mạng, không hoạt động trực tiếp trong tổ chức, không biết hoặc không biết đầy đủ về toàn bộ hoạt động của tổ chức phản cách mạng … Từ sau chiến thắng thực dân Pháp xâm lược, trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành vào những năm 60-70 như: Pháp lệnh ngày 30/10/1967 trừng trị các tội phản cách mạng; Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa; Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản công dân vẫn chưa đưa ra khái niệm về đồng phạm, nhưng nhận thức và quy định về đồng phạm và những loại người đồng phạm đã có bước tiến bộ đáng kể. Đáng chú ý là trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự nói trên đã phân biệt được các hành vi che giấu phần tử cách mạng, chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản riêng của công dân mà đặc điểm là kẻ chứa chấp, che giấu, tiêu thụ không thỏa thuận trước, bàn bạc trước với phần tử cách mạng hoặc với kẻ chiếm đoạt là các tội riêng biệt (tội che giấu phần tử phản cách mạng, tội chứa chấp hoặc
  • 40. 35 Tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản riêng của công dân bị chiếm đoạt) với các trường hợp cộng phạm của các tội phản cách mạng, các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, trong đó kẻ chứa chấp, che giấu, tiêu thụ đã hứa hẹn trước, thỏa thuận trước với phần tử phản cách mạng Giải thích rõ như sau: “Bọn phạm tội có tổ chức - phải xuất phát từ đặc điểm tình hình phạm tội ở nước ta mà hiểu thế nào là phạm tội có tổ chức. Đây là một hình thức cộng phạm của hai hay nhiều người: Trong đó có một số tên cầm đầu, hoặc một số tên đóng vai trò chủ chốt, cùng nhau bàn bạc trước về việc thực hiện một hoặc nhiều tội phạm nào đó, thủ đoạn phạm tội thường là tinh vi, xảo quyệt, vai trò của từng tên, phân công giữa bọn chúng trong nhiều trường hợp có thể không dứt khoát, rõ ràng; Hoặc lợi dụng, hay nấp dưới danh nghĩa một tổ chức công khai để bàn bạc nhau về việc thực hiện tội phạm; hoặc có khi chúng không bàn bạc trước, nhưng do quan hệ công tác hàng ngày nên hiểu ý đồ nhau, rồi cùng hành động phạm tội, mặc nhiên cấu kết nhau chặt chẽ. Cần chú ý phân biệt hình thức phạm tội có tổ chức với hình thức cộng phạm thông thường trong đó không có sự bàn bạc, phân công chặt chẽ trước, không có vai trò cầm đầu hoặc chủ chốt, thủ đoạn phạm tội đơn giản” [14, tr. 239]. Như vậy, có thể nói hệ thống PLHS của nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi ban hành BLHS năm 1985, đã có những quy định về chế định đồng phạm, về phạm tội có tổ chức, về hành vi và tên gọi của những loại người đồng phạm. Tuy nhiên, PLHS của nước ta thời kỳ này chưa có quy phạm định nghĩa về người đồng
  • 41. 36 phạm nói chung cũng như từng loại người đồng phạm cụ thể nói riêng. Mặc dù vậy, những quy định này đã tạo tiền đề quan trọng cho các nhà làm luật nghiên cứu để xây dựng, hoàn chỉnh hơn các quy phạm pháp luật về đồng phạm cũng như về những loại người đồng phạm trong các thời kỳ sau này. 2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ Luật Hình sự năm 1985 trước khi ban hành Bộ luật hình sự 2015 Trong BLHS năm 1985 chế định về đồng phạm được quy định tại điều 17 như sau: “Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm. Thuật ngữ "đồng phạm" đã được sử dụng thay thế cho thuật ngữ "cộng phạm", “tòng phạm” đã từng được sử dụng trong các văn bản pháp luật hình sự trước đây, mặc dù bản chất pháp lý của thuật ngữ đó không thay đổi nhưng sử dụng thuật ngữ "đồng phạm" là chính xác hơn. Đồng phạm ở đây chỉ sự kiện đồng phạm, quan hệ đồng phạm, người đồng phạm bao gồm cả người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, khác hẳn với nghĩa cộng phạm chỉ người đồng thực hành trong Sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 về truy tố các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ hoặc trong luật hình sự các nước tư bản. - Như vậy muốn xác định có sự kiện đồng phạm hay không thì sự kiện đó phải thỏa mãn một số điều kiện khách quan và chủ quan sau đây: “Phải có hai hoặc nhiều người cùng tham gia thực hiện một tội phạm. Phải có sự cố ý trong việc thực hiện tội phạm ấy. - Như vậy, về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu:
  • 42. 37 Về mặt chủ quan, những người đồng phạm phải có sự cùng cố ý tham gia thực hiện một tội phạm”. 2.Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. 3.Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa nhưng người cùng thực hiện tội phạm. 4.Khi quyết định hình phạt, phải xét đến tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch thống nhất trước… Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm…” Thêm vào đó, tại Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định BLHS còn hướng dẫn cụ thể điều kiện để được miễn TNHS đối với người tổ chức, xúi giục, giúp sức theo Điều 16 BLHS năm 1985 về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội như sau: “ Nếu người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, nghĩa là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, mặc dù không có gì ngăn cản, thì tội phạm không thể hoàn thành, hậu quả mà kẻ phạm tội mong muốn không xảy ra. Trong các vụ án có đồng phạm, nếu người xúi giục hoặc người tổ chức hay người giúp sức tuy tự ý nửa chừng từ bỏ ý định phạm tội, nhưng không áp dụng những biện pháp cần thiết để ngăn
  • 43. 38 chặn kẻ thực hành thực hiện tội phạm, thì tội phạm vẫn có thể được thực hiện, hậu quả của tội phạm vẫn có thể xảy ra. Người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức được miễn trách nhiệm hình sự theo điều 16 Bộ luật hình sự trong trường hợp họ ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm, hậu quả của tội phạm không xảy ra. Nhưng nếu việc họ đã làm không ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm, hậu quả của tội phạm vẫn xảy ra, thì họ có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. …” Trong 15 năm áp dụng, BLHS năm 1985 đã có 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997. Trong các lần sửa đổi bổ sung này, chế định đồng phạm vẫn tiếp tục được quy định tại điều 17 với nội dung như lúc mới hoàn thành. Ngoài ra, BLHS năm 1985 cũng như các lần sửa đổi, bổ sung sau đó còn quy định phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại điểm a khoản 1 điều 39; là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng trong nhiều điều luật quy định tôi phạm cụ thể. Thực tiễn xét xử cho thấy, sau khi định nghĩa pháp lý của khái niệm đồng phạm và những loại người đồng phạm được quy định trong BLHS năm 1985 của nước ta thì bản chất pháp lý của khái niệm đồng phạm và từng loại người đồng phạm đã được nhận thức thống nhất hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc trong nhận thức và áp dụng các quy định này. Một số Tòa án nhận thức chưa đúng đắn bản chất pháp lý của khái niệm đồng phạm dẫn đến việc nhận định chưa chính xác đối với các vụ án đồng phạm, thực tế xét xử đã xảy ra các trường hợp như: “có vụ án có đồng phạm lại nhận định là không có đồng phạm dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm; hoặc ngược lại, có vụ án không có đồng phạm lại nhận định là có đồng phạm, gây thắc mắc trong dư luận, hoặc xác định chưa
  • 44. 39 chính xác vai trò của từng người đồng phạm dẫn đến việc xác định TNHS đối với từng người chưa chính xác”. Từ thực tế trên và qua phân tích khái niệm đồng phạm tại Điều 17 BLHS năm 1985 chúng tôi thấy rằng chế định đồng phạm mặc dù đã được nhà làm luật điều chỉnh trong BLHS năm 1985, xong vẫn còn những hạn chế, bất cập như: a.Định nghĩa pháp lý của khái niệm đồng phạm chưa thật sự chính xác về mặt khoa học vì trong khái niệm vẫn sử dụng cụm từ “hai hoặc nhiều người” là có sự trùng lặp, vì hai người trở lên đã bao hàm “nhiều người”. b.Định nghĩa pháp lý của khái niệm “người thực hành”, “người tổ chức”, “người xúi giục” vẫn chưa đầy đủ. c.Định nghĩa pháp lý của “người giúp sức” vẫn còn trung trung và trừu tượng. d.Một số vấn đề khác liên quan đến chế định này vẫn chưa được giải quyết ở mức độ chế định lập pháp như không có định nghĩa pháp lý về các hình thức đồng phạm khác (ngoài hình thức đồng phạm có tổ chức), còn thiếu các quy phạm về sự thái quá của người thực hành và vấn đề trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác trong trường hộ này… Khắc phục những nhược điểm trên, Nhà nước ta tiến hành pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự với việc thông qua BLHS mới BLHS năm 1999 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những yếu tố hợp lý của BLHS năm 1985 về đồng phạm và tiếp tục quy định chế định này, tại Điều 20 theo đó: “1.Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm".
  • 45. 40 2.Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. 3.Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. [06]. Trong khi đó BLHS năm 1985 quy định vấn đề này chung trong điều 17. Theo quy định tại điều 53 BLHS năm 1999 thì: Tuy nhiên, đây chỉ là sửa đổi về kỹ thuật lập phấp còn nội dung quy định tại Điều 53 thì không thay đổi so với khoản 4 Điều 17 BLHS năm 1985. Ngoài những vấn đề cơ bản nêu trên về đồng phạm, BLHS năm 1999 trên cư sở kế thừa những yếu tố hợp lý của bộ luật 1985 còn quy định một số vấn đề khác liên quan đến chế định đồng phạm, thể hiện những yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm, đó là: Quy định về nguyên tắc xử lý tội phạm tại điều 3 BLHS năm 1999, theo đó đối với cá nhân phạm tội trong vụ án có đồng phạm thì : “nghiêm trị đối với người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy…” Quy định về tình tiết phạm tội, định khung hình phạt. Trong BLHS năm 1999 tình tiết “phạm tội có tổ chức” được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm a khoản 1 điều 48); là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng trong 78 điều luật quy định về các tội phạm cụ thể. Quy định khung hình phạt đối với một số loại người đồng phạm. Bên cạnh đó,để phân hóa trách nhiệm hình sự của người tổ chức, xúi giục, người giúp sức, BLHS quy định hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức là những tội danh như:
  • 46. 41 2.3. Chế định đồng phạm trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Mặt khác, nhiều tội phạm mới phát sinh trong quá trình vận hành nền kinh tế chưa được kịp thời bổ sung hoặc tuy đã được bổ sung, nhưng chưa đầy đủ, toàn diện, nhất là các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại, tài chính, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, chứng khoán, tội phạm trong lĩnh vực môi trường,… Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và đòi hỏi cần phải tiếp tục hoàn thiện BLHS để góp phần bảo vệ và thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do đó, việc xây dựng , ban hành BLHS mới nhằm thay thế BLHS năm 1999 là hoàn toàn đúng đắn và hết sức cần thiết. So với quy định của BLHS năm 1999, thì về cơ bản BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 sau đây gọi chung là BLHS năm 2015 giữ nguyên các nội dung quy định về đồng phạm của BLHS năm 1999 và có một số điểm mới như sau: Thứ nhất,về mặt kỹ thuật lập pháp thì Điều 17 BLHS năm 2015, được quy định thành 4 khoản (so với BLHS năm 1999 chỉ gồm 3 khoản), cụ thể là: Khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định: “2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm” thì được sửa đổi thành khoản 3 của Điều 17 BLHS năm 2015 và có sự thay đổi về kết cấu khi quy định như sau: Khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định về phạm tội có tổ chức được chuyển thành khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
  • 47. 42 Như vậy, Điều 17 BLHS năm 2015, thay đổi trật tự các khoản của Điều 20 của BLHS năm 1999 là phù hợp và đảm bảo được tính logic cả về mặt nội dung và hình thức của chế định về đồng phạm. Theo quy định của Điều 20 BLHS năm 1999 thì phạm tội có tổ chức được đặt ở vị trí sau nội dung quy định về các loại người đồng phạm. Theo chúng tôi, cách thức đặt vị trí của Điều 20 BLHS năm 1999 là chưa phù hợp. Khác với các vụ án đồng phạm trong trường hợp bình thường là chỉ cần có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì phạm tội có tổ chức bên cạnh phải thỏa mãn các dấu hiệu bắt buộc của một vụ án đồng phạm mà còn phải thỏa mãn dấu hiệu “câu kết chặt chẽ” giữa những người đồng phạm. - Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm. Do đó, phạm tội có tổ chức là một hình thức đặc biệt của đồng phạm. Chính vì vậy, về mặt kỹ thuật lập pháp để đảm bảo tính hợp lý về kết cấu các nội dung trong cùng một điều luật thì phạm tội có tổ chức cần được sửa đổi đặt ngay sau khái niệm về đồng phạm như quy định của Điều 17 BLHS năm 2015. Thứ hai, về mặt nội dung, thì Điều 17 BLHS năm 2015, đã bổ sung quy định mới là:“Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành” vào khoản 4 Điều 17 BLHS. Như vậy, điều 17 BLHS năm 2015,quy định về đồng phạm chỉ có một điểm mới so với Điều 20 BLHS năm 1999 là ghi nhận việc loại trừ trách nhiệm hình sự của những đồng phạm khác đối với hành vi vượt quá của người thực hành. Chúng tôi cho rằng đây là một điểm mới và tích cực
  • 48. 43 của BLHS năm 2015, vì khi đã khắc phục được hạn chế của BLHS năm 1999 về vấn đề này. Thực tiễn cho thấy, không phải mọi trường hợp những người thực hành đều thực hiện đúng và đầy đủ các hành vi đã được thỏa thuận trước khi thực hiện tội phạm mà trên thực tế những người thực hành có thể thực hiện hành vi vượt quá yêu cầu của những người đồng phạm khác. Khoa học luật hình sự gọi là hành vi vượt quá của người thực hành. Xuất từ nguyên tắc “chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm”, thì những người đồng phạm, bên cạnh việc chịu trách nhiệm chung về việc cùng thực hiện một tội phạm thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự riêng đối với hành vi mà cá nhân người đồng phạm đó thực hiện và không có sự “Cố ý cùng tham gia” của những người đồng phạm khác. Chính vì vậy, đối với hành vi vượt quá của người thực hành thì những người đồng phạm còn lại không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người thực hành và người thực hành có hành vi vượt quá mới phải chịu trách nhiệm hình sự riêng về hành vi vượt quá này. Đây là một điểm mới tích cực và nổi bật về quy định đồng phạm của BLHS năm 2015,so với BLHS năm 1999. Nội dung này đã khắc phục được hạn chế lớn của BLHS năm 1999 trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi vượt quá của người thực hành góp phần đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thứ ba, BLHS năm 2015 đã có sửa đổi, bổ sung quan trọng liên quan đến người giúp sức trong đồng phạm tại khoản 2 điều 54. Theo đó, “tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm có những vai trò
  • 49. 44 không đáng kể”. Quy định này đáp ứng được đòi hỏi của nguyên tắc ca thể hóa hình phạt và phù hợp với tính chất ít nguy hiểm của người giúp sức so với những người đồng phạm khác. Thứ tư, BLHS năm 2015 đã sửa đổi quy định “hành vi thành lập, tham gia hóm tội phạm”– một dạng của hành vi đồng phạm là hành vi chuẩn bị phạm tội tại khoản 1 điều 14 Bộ luật này. Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 của điều 14 thì những người có hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong 25 điều đã được liệt kê tại khoản 2 của điều 14. Quy định này đã tội phạm hóa một trường hợp phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Đây cũng là sự phản ảnh tất yếu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay. Với những sửa đổi, bỏ sung nêu trên cho thấy, chế định đồng phạm được quy định trong BLHS năm 2015, về cơ bản có sự hoàn thiện và đầy đủ hơn so với BLHS năm 1999. Do vây, đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm được thực hiện bằng hình thức đồng phạm, nhất là đồng phạm có tổ chức đang có chiều hướng ga tăng trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, những quy định của BLHS năm 2015 về đồng phạm nói chung và các vấn khác quan trọng đến đồng phạm nói riêng so với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần ngjieen cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cụ thể là: +Một là: Định nghĩa pháp lý về khái niệm đồng phạm tại khoản 1 điều 17 BLHS hiện hành chưa thật sự chính xác về mặt khoa học khi quy định: “đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một
  • 50. 45 tội phạm”. Quy định như vậy về đồng phạm mới chỉ bao quát được hành vi của người thực hành (đồng thực hành) mà chưa phản ánh được những hành vi phạm tội của những người đồng phạm khác (người tham gia vào việc thực hiện tội phạm cùng với người thực hành). Trong khi đó, những người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giụ, người giúp sức) không cùng trực tiếp thực hiện hành vi khách quan của tội phạm như người thực hành mà họ chỉ tham gia vào việc thực hiện tội phạm (một tội hoặc nhiều tội) cùng với người thực hành bằng hành vi tôt chức việc thực hiện tội phạm, xúi giục việc thực hiện tội phạm hoặc giúp sức việc thực hiện tội phạm. +Hai là: Nội dung quy định tại khoản 3 điều 17 BLHS về các loại người đồng phạm còn chung chung, đơn giản, chưa đầy đủ, cụ thể như: Khái niệm người thực hành chưa bao quát được trường hợp người thực hành không phải là người trực tiếp thực hiện hành vi khách quan của tội phạm mà lại sử dụng (hoặc lợi dụng) người khác chưa đủ các điều kiện về chủ thế của tội phạm thực hiện hành vi khách quan của tội phạm (thực hiện tội phạm thông qua người khác). Trong khí đó, cả về lý luận và thực tiễn đều quan niệm đó là người thực hành. Tham khảo BLHS của Cộng hòa Liên bang Đức, dạng người này được gọi là người thực hành (thực hiện) giá tiếp. Mặt khác, BLHS năm 2015 cũng chưa ghi nhận “người đồng thực hành”trong nội hàm khái niệm người thực hành, trong khi đây là loại người đồng phạm phổ biến trong thực tiễn. Nhue vậy, về mặt lập pháp hình sự cần có sự ghi nhận vấn đề này để đảm bảo việc xử lý trách nhiệm hình sự của người thực hành được chính xác. Định nghĩa người tổ chức mới chỉ liệt kê được các dạng người tổ chức như: chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, trong khí đó không có định nghĩa
  • 51. 46 chính thức về các loại người tổ chức này trong BLHS. Do vậy, định nghĩa người tổ chức còn hết sức triu tượng. Định nghĩa người xúi giục cũng chỉ liệt kê một số thử đoạn xúi giục người khác thực hiện tội phạm như: “kích động, dụ dỗ, thúc đẩy”. Việc liệt kê như vậy không khái quát được bản chất của hành vi xúi giục trong đồng phạm mà chỉ phản ánh được một số biểu hiện cụ thể của hành vi này. +Ba là: Quy định tại Điều 17 BLHS năm 2015 chưa thực sự tạo cơ sở pháp lý để xử lý triệt để các hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không cấu thành đồng phạm hoặc không xác định được quan hệ đồng phạm, đó là hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện tội phạm nhưng người này lại không thực hiện tội phạm (tổ chức, xúi giục, giúp sức không thành) hoặc thực hiện một tội phạm khác (không xác định được quan hệ đồng phạm). Mặt khác, trong BLHS năm 2015 (trước đó là BLHS năm 1999) không có điều luật nào quy định về “tổ chức tội phạm” và “tội phạm có tổ chức” mặc dù có một số loại hành vi phạm tội được gắn với từ “tổ chức” (có tính tổ chức) như: Tội thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109); tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265); tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255); … Còn trong thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy có sự xuất hiện “kiểu”, “hình thái” tội phạm mới, tội phạm kiểu “xã hội đen” (tội phạm có tổ chức) xảy ra ngày càng nhiều. Vấn đề “tội phạm có tổ chưc” cũng được đề cập trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây, chẳng hạn trong Chỉ thị số 48/CTTW ngày 22/10/2010 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về