SlideShare a Scribd company logo
1 of 61
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 1
MỞ ĐẦU
Xây dựng cơ bản là ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng cho
nền kinh tế quốc dân, cũng là ngành mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và
phát triển đất nước. Thành công của ngành xây dựng cơ bản trong những năm
qua là điều kiện thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Để đầu tư xây dựng cơ bản đạt được hiệu quả cao doanh nghiệp phải có
biện pháp thích hợp quản lý nguồn vốn, khắc phục tình trạng lãng phí, thất
thoát trong sản xuất. Quá trình xây dựng cơ bản bao gồm nhiều khâu (thiết kế,
lập dự án, thi công, nghiệm thu...), địa bàn thi công luôn thay đổi, thời gian thi
công kéo dài nên công tác quản lý tài chính thường phức tạp, có nhiều điểm
khác biệt so với các ngành kinh doanh khác.
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nhất là khi
Luật Doanh nghiệp được sửa đổi, trong khi các doanh nghiệp nhà nước phải
thực sự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là phải tự
hạch toán lỗ lãi thì các doanh nghiệp tư nhân cũng trở nên năng động hơn, tự
chủ hơn trong sản xuất kinh doanh. Phân tích tài chính nhằm mục đích cung
cấp thông tin về thực trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng
thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn trở thành công cụ hết sức quan trọng trong
quản lý kinh tế. Phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng
quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính
trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả
hoạt động, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu
hiệu.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói
riêng là nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế mở, muốn khẳng định được vị trí của
mình trên thị trường, muốn chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh phần lớn
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 2
phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả đó sẽ được đánh giá
qua phân tích tài chính. Các chỉ tiêu phân tích sẽ cho biết bức tranh về hoạt
động của doanh nghiệp giúp tìm ra hướng đi đúng đắn, có các chiến lược và
quyết định kịp thời nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Trong báo cáo nghiệp vụ với đề tài “Phân tích tình hình tài chính Công
ty cổ phần đầu tư và xâydựng Hoàng Liên Sơn” tôi muốn đề cập tới một số
vấn đề mang tính lý thuyết, từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình
hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Hoàng Liên Sơn.
Khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phân tích tài chính doanh
nghiệp.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư &
xây dựng Hoàng Liên Sơn.
Chương 3: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính ở Công ty cổ
phần đầu tư & xây dựng Hoàng Liên Sơn.
Do thiếu kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về đề tài còn mang nặng tính
lý thuyết nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận
được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện
hơn.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng
Hoàng Liên Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại
Công ty. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô Khoa Kinh tế Viện Đại học Mở
hn đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập nghiệp vụ này.
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 3
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
I. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ để thực
hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Nói cách khác,
hoạt động tài chính là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức,
huy động phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.
Hoạt động tài chính ở doanh nghiệp phải hướng tới các mục tiêu sau:
- Hoạt động tài chính phải giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế thể
hiện qua việc thanh toán với các đơn vị có liên quan như ngân hàng, các đơn
vị kinh tế khác. Mối quan hệ này được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu đánh giá
về mặt lượng, mặt chất và thời gian.
- Hoạt động tài chính phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả. Nguyên tắc
này đòi hỏi phải tối đa hoá việc sử dụng các nguốn vốn, nhưng vẫn đảm bả
quá trình sản xuất kinh doanh được hoạt động bình thường và mang lại hiệu
quả.
- Hoạt động tài chính được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật,
chấp hành và tuân thủ các chế độ về tài chính tín dụng, nghĩa vụ với Nhà
nước, kỷ luật với các đơn vị, tổ chức kinh tế có liên quan.
II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay cụ thể hoá là quá trình
phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu, so
sánh các số liệu, tài liệu và tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 4
nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro
trong tương lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất là về tình
hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh
trong kỳ của doanh nghiệp. Do đó, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình
hình tài chính sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng từ các góc độ khác
nhau, vừa đánh giá toàn diện, vừa tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một
cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp để nhận biết phán đoán và
đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư và quyết định tài trợ phù hợp.
Phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của doanh
nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người. Nhà quản lý, các nhà đầu tư,
các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ
quan chính phủ và người lao động ...Mỗi một nhóm người này có nhu cầu
thông tin khác nhau.
+ Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mối
quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một
doanh nghiệp bị lỗ liên tục, sẽ bị cạn kiệt nguồn lực và buộc phải đóng cửa.
Mặt khác nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cũng buộc phải
đóng cửa.
+ Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng mối quan
tâm hàng đầu của họ chủ yếu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ
đặc biệt quan tâm đến lượng tiền và các tài khoản có thể chuyển nhanh thành
tiền, từ đó so sánh với nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà vay tín dụng
cũng rất quan tâm tới số lượng vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản
bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro.
+ Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh
nghiệp họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 5
chịu hàng hay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh
nghiệp hiện tại, và trong thời gian sắp tới.
+ Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ là thời gian hoàn vốn,
mức sinh lãi, và sự rủi ro. Vì vậy họ cần các thông tin về điều kiện tài chính,
tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các
doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan tài chính, thống kê, thuế, cơ quan chủ
quản, các nhà phân tích tài chính hoạch định chính sách những người lao
động ... cũng quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói mục tiêu tối cao và quan trọng nhất của phân tích
tình hình tài chính là giúp ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối
cao và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp.
2. Tàiliệu dùng làm căn cứ để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng
làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính trong đó chủ yếu thong tin từ các báo
cáo tài chính.
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01-DN
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát
toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định, theo 2 cách phân loại là kết cấu vốn kinh
doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh.
Số liệu trên bảng Cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện
có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản, và nguồn hình
thành tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá
khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán thường có kết cấu hai phần:
+ Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 6
trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài sản được chia thành hai
phần: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
+ Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của
doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách
nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại
doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở
hữu.
Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo ba cột:
Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm)
Nội dung trong Bảng cân đối kế toán phải thoả mãn phương trình cơ
bản:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Ngoài hai phần tài sản và nguồn vốn, cấu tạo Bảng cân đối kế toán
còn có phần tài sản ngoài bảng.
+ Phần tài sản ngoài bảng: Phản ánh những tài sản không thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử dụng và
một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối kế toán.
Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán là các số kế toán tổng hợp
và chi tiết các tài khoản loại: 0,1 , 2, 3, 4 và Bảng cân đối kế toán kỳ trước.
1. 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng
hợp, phản ánh tổng quát tình hình và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kế
toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt
động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản
phải nộp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:
+ Phần I: Lãi – lỗ: phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Tất
cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước, tổng số phát
sinh trong kỳ báo cáo.
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 7
+ Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh tình
hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và thuế và các khoản phải nộp khác.
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: số còn phải nộp kỳ
trước chuyển sang, số còn phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp
trong kỳ báo cáo, số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo.
+ Phần III: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ, được miễn
giảm, được hoàn lại: phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ; đã khấu trừ và
còn được khấu trừ cuối kỳ; số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn
hoàn lại cuối kỳ, số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được
miễn giảm cuối kỳ.
Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là số kế
toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9, tài khoản 333 và báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản
thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt
động đầu tư và hoạt động tài chính: Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có
thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng
thanh toán, và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng
tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp như thu tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường
bằng tiền mặt khác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi
trả lương nộp thuế, chi trả lãi tiền vay...
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền
thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Các khoản thu tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 8
Công ty khác, thu lại về phần đầu tư. Các khoản chi tiền mặt như mua tài sản
mua chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp khác...
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng
tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao
gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ
doanh nghiệp góp vốn, vay vốn dài hạn, ngắn hạn, nhận vốn liên doanh, phát
hành trái phiếu...
+ Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp
trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khác
nhau thì tuân theo nguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau.
Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DN
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo
cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích bổ sung thông tin về
tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài
chính không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.
Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát địa điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa
chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng sản xuất
và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài sản chủ yếu và các kiến
nghị của doanh nghiệp. Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là các
số kế toán kỳ báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo thuyết minh báo cáo
tài chính kỳ trước, năm trước.
3. Phương pháp phân tích tình hình tài chính.
Các công cụ chủ yếu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
+ Trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản, tổng nguồn vốn để đánh
giá từng khoản mục so với quy mô chung.
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 9
+ Phân tích theo chiều ngang: Phản ánh sự biến động khác của từng
chỉ tiêu làm nổi bật các xu thế và tạo nên mối quan hệ của các chỉ tiêu phản
ánh trên cùng một dòng của báo cáo. So sánh.
+ Phương pháp so sánh:
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích
để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu
phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản
như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục
tiêu so sánh.
+ Điều kiện so sánh.
-Chỉ tiêu kinh tế được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như
nhau:
-Chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về mặt nội dung và phương pháp tính
toán.
-Chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
-Cùng quy mô hoạt động với điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
+ Tiêu chuẩnso sánh: là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (kỳ
gốc)
+ Các phương pháp so sánh thường sử dụng
-So sánh tương đối: phản ánh kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và
mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế
-So sánh tuyệt đối: Cho biết khối lượng, quy mô doanh nghiệp đạt
được từ các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
- So sánh bình quân: Cho biết khả năng biến động của một bộ phận, chỉ
tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu.
- Phương pháp chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích:
Để phân tích một cách sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, không thể
chỉ dựa vào các chỉ tiêu tổng hợp, mà cần phải đánh giá theo các chỉ tiêu cấu
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 10
thành của chỉ tiêu phân tích. Thông thường trong phân tích việc chi tiết chỉ
tiêu phân tích được tiến hành theo các hướng sau.
Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu.
Một kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu theo các bộ phận
cùng với sự biểu hiện về lượng của bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc
đánh giá chính xác kết quả.
- Chi tiết theo thời gian chi tiế theo thời gian giúp cho việc đánh
giá kết quả sản xuất kinh doanh được chính xác, tìm được các giải pháp có
hiệu quả cho công việc sản xuất kinh doanh, tuỳ theo đặc tính của quá trình
kinh doanh, tuỳ theo nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích, tuỳ mục đích
phân tích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cân chi tiết khác nhau
và chỉ tiêu chi tiết khác nhau.
- Chi tiết theo địa điểm:
Chi tiết chỉ tiêu phân tích theo địa điểm là xác định các chỉ tiêu phân
tích theo các địa điểm thực hiện các chỉ tiêu đó .
4. Nội dung phân tích tình hình tài chính
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tuỳ thuộc vào dữ kiện mà
ban giám đốc đòi hỏi và thông tin ngưòi phân tích muốn có. Tuy nhiên, phân
tích tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:
4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính.
 Đánh giá khái khái quát tình hình tài chính sẽ cung cấp một cách
tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là
khả quan hay không. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất
của quá trình phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Qua đó
có những giải pháp hữu hiệu để quản lý.
 Đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết căn cứ vào số
liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán rồi so sánh tổng tài sản và tổng
nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 11
dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng tài sản
hay nguồn vốn thì chưa đủ thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được,
vì vậy cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối
kế toán.
4.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mụctrong bảng cân đối kế toán.
Để hiểu được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình
sử dụng tài chính của doanh nghiệp và tình hình biến động của các khoản
mục, trong bảng cân đối kế toán theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của
doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định, chúng được hình
thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu; tức là:
B Nguồn vốn = A Tài sản (I + II +IV + V (2,3) +VII)
+ B Tài sản (I + II + III ) (1)
Cân đối (1) chỉ mang tính lý thuyết nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu,
doanh nghiệp tự trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà
không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế, thường xảy ra một trong
hai trường hợp.
Vế trái > vế phải: T rường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn
không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng từ bên ngoài.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu
không đáp ứng được nhu cầu thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung
vốn kinh doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn t hì các khoản vay ngắn hạn,
dài hạn chưa đến hạn đều được coi là nguôn vốn hợp pháp. Do vậy, về mặt lý
thuyết lại có quan hệ cân đối.
B Nguồn vốn + A Nguồn vốn (I (1) + II) + A Tài sản (I + II + IV +
V(2,3) + VI) + B Tài sản (I + II + III) (2)
Cân đối (2) hầu như không xảy ra trên thực tế thường xảy ra một trong
hai trường hợp
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 12
Vế trái > Vế phải: Số thừa sẽ bị chiếm dụng
Vế trái < Vế phải: do thiếu nguồn bù đắp nên doanh nghiệp buộc phải
đi chiếm dụng vốn.
Mặt khác, do tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán
Tổng tài sản = tổng nguồn vốn nên cân đối (2 ) có thể được viết thành
[ A .I (1), II + B] nguồn vốn [A. I. II. IV. V(2,3) VI + B. I. II III]
tài sản = [A . III. V (1,4,5)] Tài sản [A . I (2, 3...8) III] nghiệp vụ cân
đối này cho thấy số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc bị chiếm
dụng) bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả.
Việc phân tích , đánh gía tình hình tài chính thông qua phân tích mối
quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán sẽ là không đầy đủ.
Do đó chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tượng quan tâm đến tình
hình doanh nghiệp phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn đối chiếu với yêu
cầu kinh doanh.
4.3 Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn
Trong nền kinh tế thị trường, thế mạnh trong cạnh tranh sẽ phụ thuộc
vào tiềm lực về vốn và quy mô tài sản. Song việc phân bổ tài sản như thế nào
(tỷ trọng của loại tài sản so với tổng số tài sản ra sao, cơ cấu hợp lý không
mới là điều kiện tiên quyết có nghĩa là chỉ với số vốn nhiều không thôi sẽ
không đủ mà phải đảm bảo sử dụng nó như thế nào để nâng cao hiệu quả.
Muốn vậy, chúng ta phải xem xét kết cầu tài sản (vốn) của doanh nghiệp có
hợp lý hay không.
a) Phân tích cơ cấu tài sản.
Để tiến hành phân tích cơ cấu tài sản ta lập bảng cơ cấu tài sản (bảng
số 01)
Ngoài việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm vẫn còn phải
xem xét tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản và xu hướng biến
động của việc phân bổ tài sản. Điều này được đánh giá trên tính chất kinh
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 13
doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Tuỳ theo loại hình kinh
doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số là cao hay
thấp.
Khi đánh giá sự phân bổ TSCĐ và ĐTDH trong tổng tài sản cần kết
hợp với tỷ suất đầu tư để phân tích chính xác và rõ nét hơn.
Tỷ suất đầu tư =
Tài sản cố định và đang đầu tư
x 100
Tổng số tài sản
Tỷ suất này phản ánh tình trạng bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và
máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất
và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trị số chỉ tiêu này phụ thuộc
vào từng ngành kinh doanh cụ thể.
Khi phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét sự biến động của từng khoản
mục cụ thể, xem xét tỷ trọng của mỗi loại là cao hay thấp trong tổng số tài
sản. Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sự biến đổi để từ đó có giải pháp cụ thể.
Có thể lập bảng tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. Bảng 02
Ngoài việc xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn cần phân tích cơ
cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức
độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp
phải đương đầu.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Để tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn ta lập bảng: Phân tích cơ cấu
nguồn vốn: (Bảng số 03).
Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại
chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến độnh của chúng. Nếu nguồn vốn
chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thì doanh nghiệp có đủ khả năng
tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ
nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số thì
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 14
khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này dễ
thầy rằng thông qua chỉ tiêu tỷ suất tài trợ.
Tỷ suất tài trợ =
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
x 100
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài
chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản
mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình.
Tỷ suất nợ =
Nợ phải trả
x 100
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanh
nghiệp hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tỷ suất này càng
nhỏ càng tốt. Nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp.
Sau khi đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các phần phải
phân tích, chúng ta cần đưa ra một vài nhận xét chung về tình hình tài chính
của doanh nghiệp để có cơ sở cho những phân tích tiếp theo
4.4 Phân tích hình hình công nợ và khả năng thanh toán.
Tình hình công nợ và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng
công tác tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt thì sẽ ít công
nợ, khả năng thanh toán cao, ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động
tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản
công nợ phải thu sẽ dây dưa, kéo dài, đơn vị mất tính chủ động trong kinh
doanh và không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn dẫn đến phá sản.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán lập bảng phân tích tình hình thanh
toán, khi phân tích cần phải đưa ta tính hợp lý của những khoản chiếm dụng
và những khoản đi chiếm dụng để có kế hoạch thu hồi nợ và thanh toán đúng
lúc, kịp thời, để xem xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, cần tính ra và so sánh các chỉ
tiêu sau:
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 15
Tỷ lệ khoán phải thu
so với phải trả
=
Tổng số nợ phải
thu
x 100
Tổng số nợ phải
trả
Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% thì số vốn đơn vị đi chiếm dụng đơn vị
khác nhiều hơn số chiếm dụng.
Số vòng quay các
khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và
hiệu quả của việc đi thu hồi công nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi
nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và doanh nghiệp ít
bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu
quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu dùng do
phương thức thanh toán quá chặt chẽ.
Kỳ thu tiền bình quân =
Thời gian kỳ phân tích (360 ngày)
Số vòng quay của các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải thu cần một thời gian
là bao nhiêu. Nếu số ngày càng lớn hơn thời gian quy định cho khách thì việc
thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại. Số ngày quy định bán chịu
cho khách lớn hơn thời gian này thì sẽ có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi công
nợ đạt trước kế hoạch và thời gian để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp trước mắt và triển vọng thanh toán của doanh nghiệp . Để phân
tích ta lập bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán
(HK) =
Khả năng thanh toán
Nhu cầu thanh toán
Hệ số này có thể tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn. Nó là cơ
sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp là
ổn định hoặc khả quan. Nếu HK <1 thì chứng tỏ doanh nghiệp không có khả
năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh
nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. HK dần đến 0 thì doanh nghiệp có
nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh toán.
4.5 Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 16
a) Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của những tài sản cố định tham giá
các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định tham gia
các chu kỳ kinh doanh giá trị bị hao mòn và chuyển dịch dần vào từng phần
giá trị sản phẩm, chuyển hoá thành vốn lưu động. Nguồn vốn cố định của
doanh nghiệp có thể do ngân sách Nhà nước cấp do vốn góp hoặc do doanh
nghiệp tự bổ sung.
Bên cạnhviệc xem xét tìnhhình huy độngvà sựbiến đổi của vốn cố định
trongkỳ, cần phân tíchhiệu quả sửdụng vốn cố định vì nó gắn liền với sự tồn tại
và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Thông qua đó chúng ta có thể đánh giá
được tình hình trang bị cơ sở vật chất, trình độ sử dụng nhân tài, vật lực trong
quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời sẽ phản ánh được chất lượng tổ chức
kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của
doanh nghiệp người ta thường sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm
Số dư bình quân vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ.
Hệ số đảm nhiệm =
Vốn cố định bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần cần có mấy đồng
vốn cố định .
Sức sinh lợi của vốn cố định =
Lợi nhuận thuần
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đem lại mấy đồng lợi
nhuận thuần.
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 17
Suất hao phí tài sản cố định =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Doanh thu thuần (hay lợi nhuận thuần)
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận
thuần cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.
Bên cạnh vốn cố định, vốn lưu động cũng là một yếu tố không thể thiếu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nào vì nó giúp cho
hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp được tiến hành bình thường.
Do đó, việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng là
quan trọng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
b) Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vốn lưu đồng là hình thái giá trị của tài sản thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp mà thời gian sử dụng , thu hồi, luân chuyển (ngắn) thường dưới
một năm hay một chu kỳ kinh doanh như vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các
khoản phải thu hàng tồn kho.
Khi phân tích tình hình huy động vốn lưu động cần xem xét sự biến
động và đánh giá hợp lý về tỷ trọng của nó chiếm trong tổng nguồn vốn kinh
doanh để có được phương pháp kinh doanh hợp lý, nhằm tiết kiệm, không gây
lãng phí.
Để đánh giá tình hình sử dụng vốn người ta sử dụng hệ thống các chỉ
tiêu sau:
- Phân tích chung
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh
thu thuần.
Sức sinh lời của vốn lưu động =
Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 18
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi
nhuận.
Khi phân tích, cần tính ra các chỉ tiêu rồi so sánh giữa kỳ phân tích với
kỳ trước, nếu các chỉ tiêu này tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng tăng lên
và ngược lại
- Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không
ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Đẩy nhanh
tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử
dụng các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay của vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động được mấy vòng trong kỳ. Nếu số
vòng quay tăng chứng tỏ hiệu sử dụng vốn tăng và ngược lại
Thời gian của một vòng
luân chuyển vốn lưu động
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được
một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ chứng tỏ tốc độ
luân chuyển càng lớn.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết có một đồng vốn luân chuyển thì cần mấy đồng
vốn lưu động (bảng số 06)
- Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số
vốn tiết kiệm được càng nhiều.
Ngoài ra để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sử dụng lưu động , ta
dựa vào chỉ tiêu:
Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 19
Hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khi
được bán ra. Nó thể hiện số lần hàng tồn kho bình quân được bán ra trong kỳ,
hế số này càng cao thể hiện tình hình bán ra càng tốt và ngược lại. Ngoài ra,
hệ số này còn thể hiện tốc độ luân chuyến vốn hàng hoá của doanh nghiệp.
Nếu tốc độ nhanh thì cùng một mức doanh thu như vậy, doanh nghiệp đầu tư
cho hàng tồn kho thấp hơn hoặc cùng số vốn như vậy doanh thu của doanh
nghiệp sẽ đạt mức cao hơn.
4.6 Phân tích tình hình lợi nhuận
 Để đánh giá chung tình hình lợi nhuận để biết được lợi nhuận từ
hoạt động sản xuất kinh doanh ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc, biến động sản xuất
kinh doanh và mức đáng kể vào kết quả chung của từng hoạt động (hoạt động
sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường) cần đánh giá
chung tình hình lợi nhuận của Công ty, ta thực hiện việc đánh gía bằng
phương pháp so sánh, so sánh tổng lợi nhuận cũng như lợi nhuận cùng từng
hoạt động ở kỳ phân tích với kỳ gốc.
- Tổng lợi nhuận bao gồm:
Lãi (lỗ) từ hoạt động sản xuất kinh doanh: chính là lãi (lỗ) về tiêu thụ
sản phẩm, hàng hoá , lao vụ, dịch vụ, trong kỳ. Bộ phận lãi (lỗ) này mang tính
chất quyết định tổng lợi nhuận của Công ty.
Lãi (lỗ) từ hoạt động tài chính: hoạt động tài chính của là những hoạt
động liên quan đến việc đầu tư tài chính và các hoạt động có liên quan đến
vốn.
Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính giữ vai
trò khá quan trọng, có chức năng huy động quản lý phân phối, sử dụng và
điều tiết vốn.
- Lãi (lỗ) từ hoạt động bất thường, hoạt động bất thường là hoạt
động nằm ngoài dự kiến của doanh nghiệp và là kết quả chung của những
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 20
hoạt động này tuy có ảnh hưởng đến kết quả chung nhưng thông thường
không đáng kể.
- Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mỏ rộng
doanh nghiệp, tạo lập các quỹ, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Do
đó phân tích tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, phân
tích nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của nó đến tình hình biến
động của doanh nghiệp không ngừng nâng cao lợi nhuận.
- Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta lập bảng
phân tích tình hình lợi nhuận.
4.7 Phân tích tình hình bảo toàn và phát triển vốn
Ngoài các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp như
trên, khi phân tích cần lưu ý đến tình hình bảo toàn và phát triển vốn của
doanh nghiệp, Bởi vì nó là vấn đề cốt lõi của bất kỳ một doanh nghiệp nào khi
tiến hành sản xuất kinh doanh. Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần
phải c ó vốn, nhưng muốn quá trình sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả thì
cần phải bảo toàn và phát triển vốn. Mục đích của việc bảo toàn vốn và phát
triển nhằm đảm bảo vốn của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển, đồng
thời doanh nghiệp có quyền tự chủ với số vốn của mình.
Bảo toàn vốn là quy được giá trị sức mua của vốn, giữ được khả năng
chuyển đổi so với các loại tiền khác tại thời điểm nhất định.
- Phát triển vốn của doanh nghiệp được bổ sung thêm cùng với
việc tăng nhịp độ sản xuất và hiệu quả kinh doanh.
Việc phân tích khả năng bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp,
được tiến hành bằng cách so sánh vốn phải bảo toàn và số vốn phải bảo toàn
và số vốn đã thực hiện tại từng thời điểm. Nếu số vốn đã bảo toàn cao hơn sẽ
tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn để dùng vào sản xuất trình độ, năng
lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu kém.
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 21
Trên đây là toàn bộ cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp được áp dụng cho toàn bộ các doanh nghiệp nói chung khi tiến hành
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào
đặc điểm và yêu cầu sản xuất kinh doanh cũng như thông tin mà người sử
dụng muốn có dựa vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp mỗi doanh nghiệp
mà người phân tích có thể có những chỉ tiêu phân tích khác nhau.
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 22
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG HOÀNG LIÊN SƠN
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Quá trình ra đời và phát triển
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn có trụ sở tại tổ 36
phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái và một số văn phòng chi
nhánh, đại diện một số tỉnh trên cả nước. Công ty được thành lập từ năm 2000
trên cơ sở hợp nhất một số tổ xây dựng dân dụng do tư nhân làm chủ. Ban
đầu, Công ty đăng ký hoạt động theo hình thức Công ty TNHH nhiều thành
viên, sau đó chuyển thành Công ty Cổ phần. Số đăng ký kinh doanh:
1603000093, ngày 26/3/2005. Giám đốc Công ty là ông Phạm Thanh Tú.
Mục tiêu của sự hợp nhất và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp này là
nhằm huy động được một số vốn tự có tương đối lớn (bao gồm nhà xưởng,
máy móc, thiết bị và tiền vốn) để đầu tư cho các hoạt động xây lắp dân dụng
và công nghiệp ở quy mô lớn hơn, đồng thời chuẩn bị cho việc gia nhập thị
trường chứng khoán nếu có thể.
Trải qua một giai đoạn nhiều thăng trầm do tác động của ngoại cảnh mà
điển hình là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á và thế
giới bắt nguồn từ Thái Lan năm 1997 cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới năm 2001 sau sự kiện 11/9 tại Mỹ, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng
Hoàng Liên Sơn đã không ngừng vươn lên, từ chỗ chỉ là những đơn vị làm ăn
nhỏ lẻ trở thành một Công ty làm ăn có uy tín với khách hàng, có đà tăng
trưởng bình quân xấp xỉ 20%/năm (trừ năm 2006 tăng trưởng 8%), tạo và duy
trì việc làm cũng như thu nhập ổn định cho đội ngũ gần 100 cán bộ Công ty
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 23
và hàng ngàn công nhân xây dựng của Công ty khắp cả nước, hoàn thành
nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước.
Như đã nói ở trên, sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu
tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn có thể tóm tắt trong 2 giai đoạn phát triển
sau:
Giai đoạn 1: Sự hình thành và phát triển của các tổ hợp sản xuất nhỏ lẻ,
làm ăn manh mún, tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là các hộ gia
đình, làm thuê cho các Công ty có khả năng tài chính mạnh cũng như uy tín
trên thị trường xây dựng. Địa bàn hoạt động trong thời kỳ này chỉ gói gọn
trong một vài tỉnh tại khu vực phía Bắc.
Giai đoạn 2: Sự hợp nhất để hình thành Công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng Hoàng Liên Sơn duy trì khách hàng truyền thống và dần tiếp cận được
với khách hàng mới là các Sở, Ban, ngành, các Công ty, xí nghiệp tại các địa
phương; xây dựng các công trình có quy mô ngày càng lớn. Địa bàn hoạt
động của Công ty trong thời kỳ này đã phát triển ra nhiều vùng, đặc biệt đã
vươn vào tận miền Trung, miền Nam, và ra một số tỉnh trong cả nước.
2. Một số đặc điểm về Công ty
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn là một doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, do vậy về cơ bản, điều kiện tổ
chức hoạt động sản xuất cũng như sản phẩm của công ty có sự khác biệt rất
lớn so với các ngành sản xuất vật chất khác. Sự khác biệt này qui định đặc
điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1. Tổ chức mặt bằng thi công, các yếu tố sản xuất
Mặt bằng thi công của công ty thường được bên chủ đầu tư giao cho.
Tuy nhiên để quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi công ty phải giải phóng mặt
bằng và xác định mức độ thuận lợi, khó khăn trong quá trình tập kết và vận
chuyển vật liệu để có biện pháp tổ chức cho phù hợp.
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 24
- Tổ chức các yếu tố sản xuất:
+ Về nguồn nhân lực: Sau khi ký kết hợp đồng giao nhận thầu, công ty
giao nhiệm vụ thi công công trình cho các xí nghiệp, các đội trực thuộc. Giám
đốc xí nghiệp hoặc đội trưởng các đội trực thuộc chịu trách nhiệm điều động
nhân công để tiến hành sản xuất. Lực lượng lao động của công ty bao gồm cả
công nhân trong biên chế và lao động thuê ngoài.
+ Về nguồn nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của quá
trình xây lắp, tạo nên thực thể công trình. Trong các doanh nghiệp xây dựng
nói chung và Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn nói riêng,
yếu tố nguyên vật liệu bao gồm nhiều chủng loại phức tạp với khối lượng lớn.
Do vậy tổ chức cung ứng kịp thời và quản lý chặt chẽ các yếu tố này có ý
nghĩa kinh tế quan trọng đối với hiệu quả sản xuất. Nhu cầu về vật liệu là cấp
bách, do vậy, một yêu cầu đặt ra là phải dự trữ đầy đủ và phải cung ứng kịp
thời nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh thiệt hại do ngừng sản xuất gây ra.
+ Về việc huy động máy thi công: Trên cơ sở biện pháp thi công đã được
nêu ra trong luận chứng kinh tế kỹ thuật, chủ nhiệm công trình xác định
chủng loại và số lượng máy thi công cần thiết. Khi nhu cầu sử dụng máy thi
công phát sinh, chủ nhiệm công trình có thể thuê ngoài hoặc điều động máy
thi công tại đội máy thi công công ty.
2.2. Đặc điểm bộ máy quản lý
* Sơ đ ồ tổ chức bộ máy quản lý:
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 25
*Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Giám đốc công ty: Là người tổ chức điều hành bộ máy quản lý và
chịu trách nhiệm chính trước Hội đồng quản trị về toàn bộ những nhiệm vụ,
quyền hạn đối với hoạt động sản xuất- kinh doanh trong công ty. Vì vậy,
Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
 Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của
công ty
 Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
 Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ
công ty.
 Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty
trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách
chức.
Giám đốc công ty
(Chủ tịch HĐQT)
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng kế hoạch,
kỹ tuật
Phòng kế toán,
tài vụ
Phòng tổ chức,
hành chính
Các đơn vị thi công, xây dựng
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 26
 Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công
ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
Các Phó giám đốc: Là những người giúp giám đốc điều hành công ty
theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám
đốc về nhiệm vụ được giao.
Phòng kế hoạch-kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc xây
dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty. Bộ
phận lập kế hoạch sẽ tiến hành thu thập các thông tin cần thiết để tổ chức và
lập kế hoạch về tiến độ thi công, về việc điều động vật tư, thiết bị cho các
công trình xây dựng để đảm bảo tiến độ thi công đó…
Bên cạnh đó, bộ phận phụ trách kỹ thuật có nhiệm vụ xác định hiệu
năng kỹ thuật của các phương tiện máy móc thiết bị và xây dựng phương án
ưu việt nhất để tận dụng tối đa công suất của các máy móc, thiết bị đó. Đồng
thời các chuyên viên kỹ thuật còn đảm nhiệm công việc tìm tòi các giải pháp
kỹ thuật mới nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và xác định các loại công
nghệ nào hiện nay là có thể khai thác trên thị trường.
Phòng kế toán-tài vụ: Giúp Giám đốc công ty chỉ đạo và tổ chức thực
hiện công tác kế toán để từ đó xác định hiệu quả của một thời kỳ kinh doanh
và tình hình tài chính của công ty. Nhìn chung thì nhiệm vụ của phòng kế
toán- tài vụ có thể quy về 3 nội dung lớn:
 Kế toán thống kê: Ghi chép lại toàn bộ các hoạt động có liên quan đến
quá trình sản xuất kinh doanh dưới dạng giá trị.
 Hạch toán chi phí sản xuất, chi trả tiền lương, tiền thưởng, phụ
cấp…cho người lao động.
 Quản lý kế toán và đánh giá tài chính để qua đó xác định được hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không?
Phòng tổ chức-hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng và
tổ chức các quy chế, các điều lệ và các hành vi ứng xử trong công ty. Thực
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 27
hiện công tác quản lý, chỉ dẫn, đôn đốc, kiểm tra đối với tập thể người lao
động theo đúng chế độ, chính sách đã đề ra đồng thời thực hiện việc thanh tra,
bảo vệ, tối ưu hoá nguồn nhân lực và tạo môi trường làm việc văn minh, ổn
định trong công ty.
2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời điểm hiện tại
Trong thời điểm hiện nay, Công ty đang hợp tác cùng một số đơn vị khác
trong việc thi công một số công trình quan trọng ở một số địa phương trong cả
nước, trong đó có công trình văn phòng Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Sơn La, Văn
phòng UBND huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc... Công ty cũng vừa hoàn
thành thủ tục mở thêm Chi nhánh Miền trung đặt tại tỉnh Quảng Ngãi, và Văn
phòng Đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Về tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty:
Do đặc thù của ngành xây dựng là thường phải ứng trước một lượng vốn
tương đối lớn để phục vụ cho thi công công trình nên yêu cầu huy động được
vốn một cách hợp lý, đồng thời tận dụng và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng
vốn luôn được đặt lên hàng đầu trong Công ty. Hiện nay, Công ty đang huy
động vốn từ các nguồn sau đây:
- Vốn chủ sở hữu: do các cổ đông đóng góp bao gồm nhà xưởng, máy
móc, thiết bị, tiền vốn...
- Vốn được bổ sung từ nguồn lợi nhuận để lại
- Vốn vay, chủ yếu là vay ngân hàng
Với mỗi loại vốn, Công ty có cách quản lý và sử dụng khác nhau cho
phù hợp và đúng với mục đích sử dụng.
Nguồn vốn chủ sở hữu được quản lý chặt chẽ để đầu tư mở rộng sản xuất
theo chiến lược phát triển chung, nguồn vốn này luôn được bảo toàn và phát
triển.
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 28
Nguồn vốn tự bổ sung được dùng để đầu tư tài sản cố định đổi mới công
nghệ, phát triển sản xuất.
Nguồn vốn vay ngân hàng được quản lý chặt chẽ và giám sát để đầu tư
tài sản có hiệu quả kinh tế cao, hoặc bổ sung cho vốn lưu động đáp ứng nhu
cầu kinh doanh và đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Thực hiện nghĩa vụ ngân sách và phân phối lợi nhuận: trong những năm
qua, Công ty đã thực hiện đủ các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước
như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, ... Đối với lợi nhuận, Công ty
cũng đã tiến hành chia một phần lợi nhuận thu được cho các cổ đông, phần
còn lại bổ sung vào làm vốn sản xuất kinh doanh.
Hoạt động khác:
Công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ công nhân viên của Công ty được
thực hiện tốt, tuân thủ Luật lao động thể hiện qua các nội quy và thoả ước lao
động tập thể của Công ty đã được người lao động nhất trí thông qua. Quan hệ
giữa người sử dụng lao động và người lao động là quan hệ bình đẳng được thể
hiện thông qua hợp đồng lao động.
Việc phân phối thu nhập trong Công ty được thực hiện theo nguyên tắc
phân phối theo lao động. Công ty xây dựng quy chế trả lương và định mức lao
động chi tiết tới từng công đoạn sản xuất để đảm bảo việc trả lương công
bằng và hợp lý, phù hợp với đóng góp của từng cá nhân người lao động, đảm
bảo cho người lao động có thể tái tạo sức lao động.
Hàng năm, Công ty cũng tổ chức trao học bổng cho trẻ em nghèo vượt
khó học giỏi, trao quà cho con thương binh, và gia đình liệt sỹ, tham gia các
hoạt động văn hoá thể thao do chính quyền địa phương tại nơi Công ty đóng
trụ sở tổ chức...
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp cung
cấp những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 29
kỳ là khả quan hay không khả quan cho phép ta có cái nhìn khái quát về thực
trạng tài chính của công ty.
Dựa chủ yếu vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp làm tài liệu để
phân tích, xem xét các mối quan hệ biến động của các chỉ tiêu. Để đơn giản ta
quy ước đơn vị trong phân tích là nghìn đồng (1000 đồng).
1. Phân tích các tỷ số tài chính
1.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán
Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng của công
tác tài chính
- Nếu hoạt động tài chính tốt thì doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng
thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn, cũng như ít bị chiếm dụng vốn.
- Nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn
lẫn nhau, các khoản phải thu, phải trả dây dưa kéo dài làm mất tính chủ động
trong sản xuất kinh doanh và có thể dẫn tới phá sản.
Để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính trong thời gian hiện tại và
khoảng thời gian tới ta cần xem xét nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
Ta tiến hành theo hai bước:
Bước 1: Lập bảng cân đối nhu cầu và khả năng thanh toán. Bảng gồm
hai phần:
Phần I: Nhu cầu thanh toán trong đó liệt kê các khoản doanh nghiệp mắc
nợ theo thứ tự ưu tiên trả trước, trả sau (theo mức độ khẩn trương của từng
khoản nợ)
Phần II: Phản ánh khả năng thanh toán trong đó liệt kê các khoản tài sản
mà doanh nghiệp sử dụng để trả nợ theo thứ tự biến đổi thành tiền nhanh hay
chậm, tức là theo khả năng huy động.
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 30
Bảng 1: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Nhu cầu thanh toán Số tiền Khả năng thanh toán Số tiền
A.Thanh toán ngay 23.161.932 A.Thanh toán ngay 10.884.007
I. Quá hạn 10.014.654 1.Tiền mặt 833.174
1.Nợ ngân sách 342.363 2.Tiền gửi 9.959.780
2.Nợ ngân hàng 533.320 3.Tiền đang chuyển 91.052
3.Nợ người bán 7.474.122
4.Phải trả nội bộ 1.387.847 B. Trong thời gian tới 25.818.031
5.Phải trả khác 277.002 1.Phải thu của khách
hàng
18.797.019
II. Đến hạn 13.147.278 2.Phải thu nội bộ 2.251.736
1.Nợ ngân sách 1.123.184 3.Phải thu khác 4.769.276
2.Nợ ngân hàng 1.060.700
3.Nợ người bán 8.975.658
4.Phải trả nội bộ 1.787.847
5.Phải trả khác 199.889
B. Trong thời gian tới 8.028.543
1.Nợ người bán 5.972.585
2.Phải trả nội bộ 1.587.846
3. Phải trả khác 468.112
Tổng cộng 31.190.475 Tổng cộng 36.702.037
Phần II: Phản ánh khả năng thanh toán trong đó liệt kê các khoản tài sản
mà doanh nghiệp sử dụng để trả nợ theo thứ tự biến đổi thành tiền nhanh hay
chậm, tức là theo khả năng huy động.
Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán của Công ty luôn thừa, tức
khả năng thanh toán luôn lớn hơn nhu cầu thanh toán.
Bước 2: Tính một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty.
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 31
Để đánh giá chính xác cụ thể hơn cần tiến hành xem xét một số chỉ tiêu:
- Tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành:
Hệ số thanh toán hiện hành = 63% > 50% thể hiện khả năng thanh toán
dồi dào của doanh nghiệp nhưng do lượng tiền mặt đang giữ không đủ trang
trải hết cho nợ ngắn hạn nên doanh nghiệp vẫn nợ.
1.2 Các tỷ số về khả năng cân đối vốn
Muốn xem xét khả năng cân đối vốn ta tập trung phân tích ba mối quan
hệ trên bảng cân đối kế toán:
Mối quan hệ đầu tiên cần phải phân tích là mối quan hệ giữa tài sản và
nguồn hình thành tài sản. Theo quan điểm luôn chuyển vốn, tài sản của doanh
nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định, mối quan hệ này được thể
hiện ở cân đối 1.
- Cân đối 1:
[I(A)+IV(A)+I(B)] TÀI SẢN=[B] NGUỒN VỐN
(Hay: Tiền + Hàng tồn kho + TSCĐ = Nguồn vốn chủ sở hữu)
Nghĩa là: Nguồn vốn chủ sở hữu phải đủ để bù đắp cho các loại tài sản
chủ yếu của doanh nghiệp để doanh nghiệp không phải đi vay hay chiếm dụng
vốn của đơn vị khác, cá nhân khác.
Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán năm 2006 của Công ty ta
thấy:
Đầu năm:
VT = [I(A) +IV(A) + I(B)] Tài sản
= 6.323.501 + 18.546.667 + 10.648.465
Vốn bằng tiền
Nợ ngắn hạn
x100 = 63%Hệ số thanh toán hiện hành =
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 32
= 35.518.633
VP = [B] Nguồn vốn = 9.689.922
Chênh lệch = VT- VP = 35.518.633 - 9.689.922 = 25.828.711
Cuối kỳ:
VT = [I(A) + IV(A) + I(B)] Tài sản
= 10.884.007 + 31.211.033 + 10.545.766
= 52.640.291
VP = [B] Nguồn vốn = 12.500.515
Chênh lệch = VT-VP = 40.139.776
Qua thực tế tài chính của Công ty cho thấy cả đầu năm và cuối kỳ doanh
nghiệp đều ở tình trạng thiếu vốn.
Số vốn đầu kỳ thiếu: 25.828.711
Số vốn cuối kỳ thiếu: 40.139.776
Chênh lệch giữa số thiếu đầu năm và cuối kỳ là: 40.139.276 -
25.282.711=14.857.065
Như vậy, Công ty không thể tài trợ cho tất cả tài sản của mình bằng
nguồn vốn chủ sở hữu mà phải đi vay hoặc đi chiếm dụng vốn để tài trợ. Ở
cuối năm so với đầu năm tăng lên 14.857,065 triệu đồng cho thấy mức chiếm
dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng tăng.
- Cân đối 2:
[I(A) + II(A) + IV(A) + (B)] TÀI SẢN = [B + VAY] NGUỒN VỐN
(Hay: Tiền + Hàng tồn kho + Đầu tư ngắn hạn và dài hạn = Nguồn vốn
chủ sở hữu + Các khoản vay)
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 33
Nghĩa là: Nguồn vốn chủ sở hữu cộng với các khoản vay phải bù đắp
đầy đủ cho các loại tài sản và các khoản đầu tư của doanh nghiệp (cả ngắn
hạn và dài hạn)
Khi kinh doanh đã phát triển lên thì ngoài nhu cầu đầu tư vốn cho các
loại tài sản chủ yếu doanh nghiệp còn có nhu cầu đầu tư cho các hoạt động
khác để thu thêm lợi nhuận. Lúc này, nếu vốn chủ sở hữu không đủ để bù đắp
cho kinh doanh mở rộng thì doanh nghiệp phải huy động linh hoạt một cách
hợp lý và hợp pháp.
Cân đối này hầu như không xảy ra trên thực tế, nó mang tính chất giả
định. Thực tế thường xảy ra 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1:
[I(A) + II(A) + IV(A) + (B)]Tài sản > [B + Vay] Nguồn vốn
Trong trường hợp này doanh nghiệp đang bị thiếu vốn để trang trải cho
các loại tài sản và các khoản đầu tư cuả doanh nghiệp. Để đảm bảo hoạt động
của mình doanh nghiệp phải đi chiếm dụng vốn dưới nhiều hình thức: Nhận
tiền trước của người mua, nợ tiền nhà cung cấp, nợ lương...
+ Trường hợp 2:
[I(A) + II(A) + IV(A) + (B)}Tài sản < [B + Vay] Nguồn vốn
Phương trình này thể hiện đang dư thừa vốn. Nguồn vốn của doanh
nghiệp sẽ bị các doanh nghiệp và các đối tượng khác chiếm dụng dưới dạng:
Khách hàng nợ, tài sản sử dụng để thế chấp, ký quỹ...
Đầu năm:
VT = [I(A) + II(A) + IV(A) + (B)}Tài sản = 35.528.633
VP = [B + Vay] Nguồn vốn = 30.805.168
Chênh lệch = VT - VP = 35.528.633 - 30.805.168 = 4.723.465
Cuối kỳ:
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 34
VT = [I(A) + II(A) + IV(A) + (B)}Tài sản = 52.677.779
VP = [B + Vay] Nguồn vốn = 31.176.702
Chênh lệch = VT - VP = 52.677.779 - 31.176.702 = 21.501.077
Cân đối này thể hiện Công ty đang làm ăn phát đạt, hoạt động sản xuất
kinh doanh được phát triển mở rộng nhưng doanh nghiệp thiếu vốn để kinh
doanh mở rộng phải đi vay thêm vì nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đã
không đủ bù đắp cho tài sản cố định và tài sản lưu động hiện có của mình như
phân tích ở cân đối 1 cả đầu năm và cuối kỳ. Nhưng do lượng vốn đi vay cũng
không đáp ứng nổi mức vốn thiếu nên cả hai thời điểm doanh nghiệp đều đi
chiếm dụng vốn. Số vốn đi chiếm dụng ở đầu năm là: 4.723.465 nghìn đồng
và ở cuối kỳ là: 21.501.077 nghìn đồng, số ở cuối kỳ đã tăng lên so với đầu
kỳ là 16.777.612 nghìn đồng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các khoản
phải trả của Công ty trong thời gian tới.
- Cân đối 3: [III(A) + V(A)] TÀI SẢN = [A - VAY] NGUỒN VỐN
Cân đối này thực chất được rút ra từ cân đối 2 và phương trình cơ bản
của kế toán:
Phương trình cơ bản của kế toán:
TÀI SẢN = NGUỒN VỐN (1)
Cân đối 2:
[I(A) + II(A) + IV(A) + (B)] TÀI SẢN = [B + VAY] NGUỒN VỐN (2)
Trừ vế cho vế của phương trình (1) cho (2) ta sẽ có cân đối 3
[III(A) + V(A)] TÀI SẢN = [A - VAY] NGUỒN VỐN
Trong thực tế cân đối này ra cũng xảy ra 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: [III(A) + V(A)] TÀI SẢN > [A - VAY] NGUỒN VỐN
Trường hợp này tức nợ phải thu lớn hơn nợ phải trả: doanh nghiệp đi vay
vốn nhưng sử dụng không hết nên bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng.
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 35
+ Trường hợp 2: [III(A) + V(A)] Tài sản < [A - Vay] Nguồn vốn
Tức nợ phải thu nhỏ hơn nợ phải trả, doanh nghiệp đi vay vốn nhưng
không đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh nên đi chiếm dụng vốn của các đối
tượng khác.
Mức vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng hay bị chiếm dụng đúng bằng
chênh lệch giữa vế trái và vế phải của cân đối 3
Tình hình thực tế của Công ty:
- Đầu năm: VT = [III(A) + V(A)] Tài sản = 60.181.276
VP = [ A - Vay ] Nguồn vốn = 64.905.103
Chênh lệch : VP - VT = 4.723.827
- Cuối năm: VT = [III(A) + V(A)] Tài sản =65.613.615
VP = [ A - Vay ] Nguồn vốn = 87.114.695
Chênh lệch: VP - VT = 21.501.080
Như ở cân đối 2 cho thấy Công ty ngoài việc đi vay vốn đã đi chiếm
dụng vốn của đối tượng khác, số vốn đi chiếm dụng ở cuối kỳ gấp 4,5 lần số
vốn đi chiếm dụng ở đầu kỳ. Điều này ảnh hưởng không có lợi tới mối quan
hệ giữa Công ty với các đơn vị bị chiếm dụng vốn nếu các khoản vay là là quá
hạn, không hợp pháp... Chính vì vậy Công ty nên xem xét lại những khoản
chiếm dụng này để thực hiện thanh toán đúng thời hạn, đảm bảo chấp hành kỷ
luật tài chính, kỷ luật thanh toán, lấy lại uy tín cho Công ty và cân đối lại hoạt
động kinh doanh của mình. Công ty đi chiếm dụng nhiều một phần do đặc thù
của ngành nghề kinh doanh, các công trình có giá trị lớn, thời gian hoàn thành
lâu, vốn đầu tư cho thi công một công trình nhiều, để nghiệm thu một công
trình và hạch toán có thể kéo dài 2 đến 3 năm. Vì vậy khi kết thúc mỗi kỳ kế
toán con số doanh nghiệp còn nợ của nhà cung ứng nhiều, phải vay ngắn hạn
lớn...
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 36
Như vậy, tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng
Hoàng Liên Sơn đã chuyển biến nhưng không khả quan lắm vì số nợ vay và
số đi chiếm dụng ngày càng nhiều. Để cụ thể hơn tình hình này, bên cạnh việc
so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn đầu năm với cuối kỳ cần tiến
hành phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình
biến động của các chỉ tiêu trong Bảng cân đối tài sản. Tổng tài sản thể hiện
quy mô kinh doanh, cơ sở vật chất của doanh nghiệp, đặc biệt là cơ cấu tài sản
thể hiện trình độ quản lý và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả kinh doanh.
Để đáp ứng đủ yêu cầu kinh doanh, phù hợp khả năng huy động vốn và
đầu tư gấp đôi đòi hỏi phải xem xét kết cấu và nguồn vốn căn cứ vào bảng
cân đối kế toán.
Quá trình phân tích kết cấu vốn không chỉ so sánh lượng vốn đầu kỳ và
cuối kỳ mà còn phải xem xét từng khoản vốn chiếm tỷ lệ cao hay thấp trong
tổng số để thấy được mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Việc đánh giá tỷ trọng đó cao hay thấp tuỳ thuộc vào loại hình
doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: việc dự trữ nguyên vật
liệu phải đầy đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nếu là doanh nghiệp
thương mại: phải có lượng hàng hoá dự trữ cung cấp đủ cho nhu cầu mua của
khách hàng trong kỳ kinh doanh tới.
Xem xét cơ cấu tài sản sẽ thấy sự hợp lý trong việc phân bổ vốn. Đây là
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn - là doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, Công ty phải chủ động tính toán và dự báo nhu
cầu của doanh nghiệp về vốn, các loại nguyên vật liệu cho kỳ kinh doanh tiếp
theo, các khoản phải thu, mua sắm thiết bị mới phục vụ cho quá trình thi công
công trình nhằm giữ vị trí chủ động, đảm bảo thực hiện tốt tiến độ và chất
lượng công trình được giao.
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 37
Bảng 2: Bảng phân tích tình hình phân bổ vốn năm 2006
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
1. Tiền
2. Các khoản phải thu
3. Hàng tồn kho
4. TSLĐ khác
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn
1. Tài sản cố định
2. Các khoản đầu tư tài chính
3.Chi phí XDCB dở dang
85051806
6323501
28100789
18546667
32080847
10658465
10648465
10000
-
88,86
6,61
29,36
19,38
24,12
11,14
11,13
0,01
-
107708657
10884007
25818031
31211033
39795584
10582739
10545766
10000
26973
91,05
9,2
21,83
26,38
33,64
8,95
8,92
0,008
0,023
22656851
4560506
-2282758
12664366
7714737
-75727
-102699
0
26973
2,19
2,59
-7,53
7
9,52
-2,19
-2,21
-0,002
0,023
Tổng cộng 95710271 100 118291397 100 22581126 -
Tổng số vốn cuối năm so với đầu kỳ đã tăng lên:
+ Tăng về số tuyệt đối: 118.291.397 - 95.710.826 = 22.656.851
+ Tăng về tương đối:
Tổng số vốn cuối năm tăng 23,67%, chứng tỏ quy mô về vốn tăng tương
đối, kéo theo cơ cấu tài sản có sự thay đổi: Tài sản cố định giảm 2,19%, tài
sản lưu động tăng 2,19%. Tài sản lưu động tăng gần 22.656 triệu tương ứng
với tỷ lệ tăng là 2,19% so với đầu năm:
+ Mức tăng tuyệt đối là: 107.708.657 - 85.051.806 = 22.656.851
+ Mức tăng tương đối:
22.656.
851
95.710.
271
x 100 = 23,67
%
22.656.85
1
85.051.80
6
x 100 =
26,67%
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 38
Trong tài sản lưu động thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng thấp nhất,
đã giảm 2.282.758 nghìn với tỷ lệ tương ứng là 7,53% chứng tỏ đồng vốn của
doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả hơn và hoạt động thu hồi nợ của Công ty
đang tích cực. Bên cạnh đó, tỷ lệ tài sản lưu động trong tổng số đã tăng 2,19%
trong đó:
+Tiền tăng: 2,59%
+ Hàng tồn kho tăng: 7%
+ Tài sản lưu động khác tăng: 9,52%
Doanh nghiệp hầu như không đầu tư trang bị tài sản cố định bởi trong
phân tích tình hình phân bổ vốn, tài sản cố định cuối năm giảm so với đầu
năm nên tổng tài sản cố định trong tổng vốn giảm 2,19%. Tỷ trọng đầu tư tài
sản cố định giảm đồng nghĩa với tỷ suất đầu tư giảm. Tỷ suất đầu tư phản ánh
tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất kinh
doanh trong doanh nghiệp.
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 39
Đầu năm 2006:
Cuối năm 2006:
Ta thấy tỷ suất đầu tư giảm 2,19% thể hiện hướng đầu tư đúng đắn của
doanh nghiệp. Công ty đã sắp xếp hợp lý được việc gì đầu tư trước, việc gì
nên đầu tư sau. Những năm đầu mới thành lập, Công ty luôn trong tình trạng
thiếu việc làm, máy móc hoạt động công suất thấp, không hiệu quả nên không
trích đủ khấu hao cho máy. Những năm sau, tuy có tăng về quy mô sản xuất
kinh doanh nhưng chưa đạt đến mức cần thiết để đầu tư quá nhiều vào tài sản
cố định mà trước mắt hãy tìm mọi cách tận dụng hết cách sản xuất, quản lý và
tổ chức một cách hiệu quả nhất trang thiết bị hiện có. Do đó, Công ty đã tập
trung đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng cường huy động vốn để nhằm
mục đích thu hút khách hàng, tạo ra nhiều công ăn việc làm trước mắt. Việc
tăng tài sản lưu động được cụ thể bằng:
- Vốn bằng tiền tăng 4.560.506 nghìn đồng trong đó tiền mặt tăng
704.612, tiền gửi ngân hàng tăng 4.164.921 và tiền đang chuyển giảm
309.028 nghìn đồng. Tiền có tính lỏng cao nhất, khi tiền tăng nghĩa là tăng
khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Góp phần tạo uy tín và niềm
tin cho các nhà đầu tư và khách hàng.
- Hàng tồn kho tăng mạnh: 12.664.366 trong đó:
+Nguyên liệu, vật lệu tồn kho tăng: 72.860
+Công cụ, dụng cụ trong kho: 1.273.712
+Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: 9.317.795
10.657.4
65
95.710.2
71
= 11,14%x
100
Tỷ suất đầu tư =
10.581.73
9
118.291.3
97
x 100 = 8,95%Tỷ suất đầu tư =
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 40
Công cụ, dụng cụ trong kho và chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tăng
đáng kể, tức Công ty chưa có kế hoạch phân bổ hợp lý công cụ, dụng cụ cho
các tổ đội trực tiếp quản lý và sử dụng, chưa chú ý tới công tác kế toán, chi
phí sản xuất, kinh doanh dở dang chiếm tỷ lệ cao gây ứ đọng vốn. Với đặc thù
sản phẩm của Công ty là các công trình chưa hoàn thành để kịp đưa vào hạch
toán trong kỳ kế toán nên lượng chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tài
chính còn nhiều là hợp lý. Cũng hình thức kinh doanh này vấn đề hàng tồn
kho không thể hiện hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh vì Công ty
không có thành phẩm tồn kho.
-Tài sản lưu động khác tăng 7.714.737 nghìn đồng chủ yếu tăng từ khoản
tạm ứng: 9.581.614 còn các khoản khác hầu như giảm nhẹ. Tăng tài sản lưu
động khác đã góp phần tăng thêm khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn cần phải phân tích cơ cấu
nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức
độ tự chủ, chủ động trong sản xuất kinh doanh hay những vướng mắc phát
sinh mà doanh nghiệp gặp phải.
Dựa vào phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của Công ty ta lập
được bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 41
Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A.Nợ phải trả 86020349 89,9 105790882 89,43 19770533 -0,47
I.Nợ ngắn hạn 84420349 88,2 105269482 88,99 20849133 0,79
1.Vay ngắn hạn 19515246 20,39 18676187 15,79 - 839059 -4,6
2.Phải trả người bán 15566379 16,26 22422365 18,96 6855986 2,7
3.Người mua trả trước 39087626 40,84 58892895 49,79 19505269 8,95
4.Thuế và các khoản nộp
ngân sách
873298 0,91 (130510) -0,11 -1003801 -1,02
5.Phải trả nội bộ 7530961 7,87 4763540 4,03 -2767421 -3,84
6.Phải trả phải nộp khác 1846836 1,93 945003 0,8 -901833 -1,13
II.Nợ dài hạn 1600000 1,67 - - -1600000 -1,67
1.Vay dài hạn 1600000 1,67 - - -1600000 -1,67
III.Nợ khác - - 521400 0,44 521400 0,44
B.Nguồn vốn chủ sở hữu 9689922 10,1 12500515 10,57 2810593 0,47
I.Nguồn vốn - quỹ 9689922 10,1 12500515 10,57 2810593 0,47
1.Nguồn vốn kinh doanh 9278922 9,69 11832767 10 2554659 0,31
2.Chênh lệch tỷ giá - - 2010 0,002 2010 0,002
3.Quỹ đầu tư phát triển 198957 0,21 351136 0,3 152179 0,07
4.Quỹ dự phòng tài chính 168854 0,18 236684 0,2 67830 0,02
5.Quỹ hỗ trợ mất việc làm 44001 0,046 77915 0,067 33914 0,021
Tổng nguồn vốn 95710271 100 118291397 100 22581126 -
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2006)
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 42
Từ bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu cuối
năm tăng so với đầu năm là 2810593 chứng tỏ doanh nghiệp đã nâng cao tính
chủ động trong sản xuất kinh doanh. Xét về tổng thể thì khả năng tự tài trợ về
mặt tài chính của doanh nghiệp tăng, điều đó thể hiện qua tỷ suất tài trợ:
Đầu năm:
Cuối kỳ: Tỷ suất tài trợ = 10,57%
Khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp đã tăng 0,47%. Chỉ tiêu này chứng
tỏ doanh nghiệp đã có sự độc lập về mặt tài chính bởi một phần tài sản của
doanh nghiệp hiện có được đầu tư bằng vốn của mình. Các khoản nợ, vay,
nộp ngân sách đã giảm thể hiện tính chủ động, linh hoạt trong công tác quản
lý và sử dụng vốn. Quy mô của vốn tăng tỷ lệ thuận với sự giảm xuống của
các khoản vay, nộp. Tuy nhiên nợ ngắn hạn vẫn tăng 20.849.133 chủ yếu do
phải trả người bán tăng 6.855.986 và người mua trả tiền trước tăng
19.505.269. Điều này thể hiên tình hình tài chính của doanh nghiệp đã có
phần khả quan và đang từng bước ổn định. Xuất phát từ nguồn vốn dần hợp lý
hình thức phân bổ, sử dụng.
Qua việc phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể
đưa ra nhận xét:
- Tình hình tài chính của Công ty không mấy khả quan: cơ cấu vốn phân
bổ chưa hợp lý mặc dù các khoản nợ phải thu giảm.
- Nguồn vốn chủ sở hữu tăng, các khoản phải trả trước người bán và
người mua trả tiền trước tăng dẫn tới làm tăng tỷ suất tự tài trợ. Đây là khởi
đầu của sự thuận lợi trong công tác hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
(B) Nguồn vốn
(A + B) Nguồn vốn
x 100Tỷ suất tài trợ =
9689922
9571027
1
x 100 = 10,1%=
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 43
1.3 Các tỷ số về khả năng hoạt động
Chu chuyển của vốn lưu động là việc luân chuyển vốn lưu động một
cách liên tục qua các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh
lặp đi lặp lại. Thời gian để vốn lưu động chu chuyển được một vòng hay số
vòng chu chuyển vốn lưu động trong một năm gọi là tốc độ chu chuyển vốn
lưu động. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả vốn lưu động nói
riêng và vốn nói chung. Việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn có ý nghĩa rất
lớn: giúp doanh nghiệp tiết kiệm được vốn lưu động, giảm bớt hao phí nhưng
vẫn đạt được kết quả kinh doanh như kỳ gốc và giúp doanh nghiệp tăng sức
sinh lời của vốn lưu động.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận
động và không ngừng luân chuyển trong một chu kỳ sản xuất. Để xác định
được tốc độ luân chuyển của đồng vốn lưu động thường sử dụng các chỉ tiêu
sau:
Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động:
(1) TSV: Hệ số chu chuyển vốn lưu động (tính theo số vòng chu chuyển
của vốn lưu động trong một năm) hay gọi là hệ số vòng.
Trong đó: C - Doanh thu kỳ phân tích
D - Số dư bình quân vốn lưu động.
(2) TSN: Hệ số chu chuyển vốn lưu động (tính theo số ngày của một
vòng chu chuyển) hay gọi là hệ số ngày.
C
D
= 1,68TSV =
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 44
Trong đó: T- Số ngày của kỳ phân tích
(3) Hệ số đảm nhận vốn lưu động:
Để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,6 đồng vốn lưu động.
Nếu sản lượng sản xuất không đổi (doanh thu không đổi là C): Khi tốc
độ chu chuyển vốn lưu động tăng lên, lượng vốn cần đưa vào sản xuất sẽ
giảm đi.
- Nếu vẫn đưa vào lượng vốn lưu động như cũ, sản lượng kỳ phân tích
sẽ tăng lên, doanh thu đạt được là C0. Khi tốc độ chu chuyển vốn như cũ để
được C0 phải đưa vào lượng vốn lưu động nhiều hơn. Do đó, tăng tốc độ chu
chuyển sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp một lượng vốn.
1.4 Các tỷ số về khả năng sinh lãi
T
TSV
= T.D
C
= 214,3TSN =
D
C
= 0,6Hệ số đảm nhận vốn lưu động =
C
T
Mức tiết kiệm = (TSN1 - TSN0)
x
360
1,0
6
-
360
1,6
8
( ) x
63.65.8
93
360
=
22.279.56
3
=
C0
T
Mức vốn tiết kiệm = (TSN1 - TSN0) x
( 360
1,0
6
- 360
1,6
8
) x 80.425.5
53
360
=
28.148944
=
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 45
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh tình hình sử dụng
các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghệp, là sự so sánh giữa kết quả đạt
được với chi phí bỏ ra (so sánh dưới dạng thương số). Vì chi phí đạt được và
chi phí bỏ ra đều có thể phản ánh bằng nhiều loại chỉ tiêu khác nhau do đó
phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh là một vấn đề phức tạp.
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp. Các chỉ tiêu đó
phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu
tố, từng loại vốn.
Công thức tổng quát để xác định hiệu quả kinh doanh:
+ Chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất, sức sinh lời:
+ Chỉ tiêu phản ánh suất hao phí (hao phí chi phí cho một đơn vị kết quả)
Để đánh giá về hiệu quả ta xem xét 3 chỉ tiêu cơ bản:
- Tỷ suất lợi tức thuần trên doanh thu
Ý nghĩa của tỷ suất này: Cứ thu được 1000 đồng doanh thu thì sẽ có
12,64 đồng lãi. Tỷ suất càng cao phản ánh lợi nhuận sinh ra từ hoạt động kinh
doanh càng lớn, tỷ lệ lãi trong doanh thu có tỷ trọng lớn làm tiêu chuẩn để
đánh giá hoạt động có hiệu quả.
-Tỷ suất lãi trên vốn:
Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào
Hiệu quả kinh doanh =
Chi phí đầu vào
Kết quả đầu raHiệu quả kinh doanh =
Lợi tức thuần
Doanh thu
x 1000 = 12,64TS1
=
Lãi
Vốn bình quân
x 1000 =146TS2 =
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 46
Ý nghĩa: Từ tỷ suất này ta thấy cứ bỏ ra 1000 đồng vốn vào sản xuất
kinh doanh sẽ thu được 146 đồng tiền lãi.
-Tỷ suất chu chuyển tổng tài sản:
Số vòng chu chuyển của tổng tài sản là 0,76 cho thấy cứ bỏ 1000 đồng
vốn vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 760 đồng doanh thu trong kỳ hay một
kỳ kế toán tổng vốn quay được 0,76 vòng.
Vốn cố định là loại vốn nằm trong giá trị còn lại của tài sản cố định, hiệu
quả sử dụng vốn cố định có thể đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau:
-Chỉ tiêu tính chung cho tài sản cố định:
+ Tính theo tổng sản lượng:
Tại Công ty năm 2006:
Điều này cho thấy cứ sử dụng một 1000 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra
được 5340 đồng giá trị tổng sản lượng.
+ Tính hiệu quả theo doanh thu:
+Tính theo lãi:
Doanh thu
Vốn bình quân
= 0,76TS3
=
76.542.45
2
14.332.54
5,5
x 1000 = 5340Hiệu quả sử dụng TSCĐ =
Doanh thu
Nguyên giá bìnhquân
của TSCĐ
x 1000Hiệu quả sử dụng TSCĐ =
80.863.441
14.332.545
,5
x 1000 = 5642=
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 47
fBảng 4 : So sánh các chỉ tiêu này với năm 2004 và năm 2005:
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Theo tổng sản lượng 5014 5115 5340
Theo doanh thu 5190 4794 5642
Theo lãi 39,4 14,9 60,12
So với năm 2004 và năm 2005 hiệu quả sử dụng năm 2006 đã tăng lên rõ
rệt tính theo cả 3 chỉ tiêu: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu và lãi. Điều này
cho thấy tài sản cố định mấy năm trước vẫn sử dụng chưa hợp lý, chưa hết
công suất tối đa cho các tài sản để lãng phí nguồn lực của Công ty .
-Ngoài việc tính chung còn có thể tính riêng các chỉ tiêu hiệu quả cho
từng loại ở từng bộ phận:
+ Tài sản cố định dùng trong sản xuất:
+ Tài sản cố định dùng trong quản lý:
Vốn cố định là loại vốn nằm trong giá trị còn lại của tài sản cố định, hiệu
quả sử dụng vốn cố định có thể đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau:
Lãi
Nguyên giá bình quân
của TSCĐ
x 1000Hiệu quả sử dụng TSCĐ =
861.693
14.332.545
,5
x 1000 = 60,12=
Doanh thu ( hoặc lãi)
Nguyên giá BQTSCĐ
Trong sản xuất
x 1000Hiệu quả sử dụng TSCĐ trong sản xuất
=
Doanh thu ( hoặc lãi)
Nguyên giá BQTSCĐ
Trong sản xuất
x 1000Hiệu quả sử dụng TSCĐ trong quản lý =
Giá trị sản xuất (doanh thu)
Nguyên giá bình quân
của TSCĐ
= 5,64- Sức sản xuất của tài sản cố định =
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 48
Cuối năm 2006 tỷ số này là 5,64 cho thấy: với mỗi đồng tài sản cố định
tạo ra 5.64 đồng doanh thu. So với năm 2005 tỷ số này là 3,6 thì năm 2006 tài
sản cố định của Công ty đã có sức sản xuất phát triển vượt bậc.
Với mỗi đồng tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được
0,06 đồng lãi (hay 6%).
Để tạo ra một đồng giá trị tổng sản lượng cần đến 0,19 đồng tài sản cố
định. So với nhiều doanh nghiệp trong ngành suất hao phí là thấp chứng tỏ
sản xuất có hiệu quả hơn.
Với mỗi đồng giá trị còn lại của tài sản cố định sẽ tạo ra được 0,082
đồng doanh thu.
2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
* Phân tích chung: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được tính bằng các
chỉ tiêu sau:
Lãi
Nguyên giá bình quân
= 0,06Sức sinh lời của tài sản cố định =
Nguyên giá bình quân
Giá trị tổng sản lượng
= 0,19Suất hao phí của tài sản cố định =
Lãi
Gía trị còn lại
= 0,082Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Vốn lưu động bình quân
Giá trị tổng sản lượng
x 1000Suất hao phí của vốn lưu động
=
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 49
Tạo ra 1000 đồng giá trị tổng sản lượng cần hao phí 38,26 đồng vốn lưu
động. So với năm 2005 thì suất hao phí của vốn cố định giảm.
Chỉ tiêu này phản ánh 1000 đồng vốn lưu động bình quân làm ra 294
đồng lợi nhuận trong kỳ.
Để tạo ra 1000 đồng doanh thu, giá trị tổng sản lượng, lợi nhuận thì phải
có 28,26 đồng vốn lưu động bình quân.
2.2.2.2. Phân tích nguồn vốn kinh doanh
Nguồn vốn kinh doanh là nguồn hình thành nên vốn kinh doanh của
doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là giá trị của những tài sản mà doanh nghiệp
dùng vào kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh được tính theo công thức:
-Nguồn vốn kinh doanh = Nguồn vốn cố định + Nguồn vốn lưu động
- Nguồn vốn kinh doanh thực tế = Nguồn vốn kinh doanh + Vay
+ Nguồn vốn cố định thực tế = Nguồn vốn cố định + Vay dài hạn
+ Nguồn vốn lưu động thực tế = Nguồn vốn lưu động + Vay ngắn
hạn
Dựa trên bảng cân đối kế toán và các báo cáo thuyêt minh của Công
ty ta lập được bảng phân tích nguồn vốn kinh doanh.
2.928.624
76.542.46
2
x 1000 =
38,26
=
Lợi nhuận ròng
Vốn lưu động bình quân
x 1000 = 294Sức sinh lợi của vốn lưu động
=
Vốn lưu động bình quân
Giá trị tổng sản lượng
x 1000 =
28,26
Suất hao của vốn lưu động =
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 50
Bảng 5: Bảng phân tích nguồn vốn kinh doanh
Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch
Đầu năm Cuối kỳ Số tiền %
I. NVLĐ thực tế 22.193.870 22.854.811 660.941 2,98
1. NVLĐ 2.678.624 4.178.624 1.500.000 56
2. Vay ngắn hạn 19.515.246 18.676.187 -839.059 -4,3
II. NVCĐ thực tế 8.199.484 7.654.143 -545341 -6,65
1. NVCĐ 6.599.484 7.654.143 1.054.659 15,98
2. Vay dài hạn 1.600.000 - -1.600.000 -100
NVKD thực tế 30.393.354 30.508.954 115.600 0,38
So với đầu năm nguồn vốn kinh doanh thực tế của doanh nghiệp tăng
115.600 nghìn đồng chiếm 0,38%: Nguồn vốn cố định giảm 545.341, nguồn
vốn lưu động tăng 660.941. Nhìn vào bảng trên ta thấy quy mô về vốn tăng
đáng kể trong đó khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn đều giảm thể hiện khả
năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp có tăng trong năm vừa qua. Đây
là một bước phát triển của Công ty về nguồn vốn kinh doanh, nó đang và sẽ
giúp doanh nghiệp làm ăn tốt hơn nếu tình hình sử dụng nguồn vốn hợp lý và
hiệu quả.
2.3. Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh
Trong thực tế thường xảy ra hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau chủ
yếu giữa doanh nghiệp với các đối tượng.
+ Khách hàng: Doanh nghiệp bị chiếm dụng do bán chịu (các khoản phải
thu) về các loại hàng hoá, dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ là người đi chiếm dụng
khi khách hàng trả trước mà chưa nhận được hàng.
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ
Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 51
+ Nhà cung ứng: Doanh nghiệp là người chiếm dụng vốn khi mua chịu
và bị chiếm dụng vốn khi trả trước cho người bán.
+Với cán bộ công nhân viên: Về nguyên tắc, người lao động được hưởng
lương theo ngày nhưng hầu hết các doanh nghiệp chỉ trả lương sau một thời
gian nhất định. Vì thế, lương và các khoản trích vào lương: bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế… chậm trả là một khoản chiếm dụng của doanh nghiệp.
+ Với ngân sách nhà nước: Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp
phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thông qua: thuế doanh thu,thuế thu nhập
doanh nghiệp, các loại phí và lệ phí… Nếu số thực nộp lớn hơn số phải nộp
thì doanh nghiệp bị chiếm dụng (trường hợp này hiếm khi xảy ra). Thông
thường các doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn bằng cách nộp ít hơn số phải
nộp.
+ Với các đơn vị phụ thuộc: Trong quan hệ thanh toán, các doanh nghiệp
trong cùng một tổng thể thường phát sinh các khoản phải thu (bị chiếm dụng)
và các khoản phải trả (đi chiếm dụng). Ngoài ra, một số khoản tài sản thừa, tài
sản thiếu, tạm ứng, chi phí phải trả… cũng được coi là các khoản đi chiếm
dụng hay là bị chiếm dụng.
Thực tế doanh nghiệp thể hiện qua bảng:
Bảng 6: So sánh nguồn vốn lưu động thực tế và tài sản dự trữ thực tế
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ
Chênh
lệch
Tăng(%)
I. NVLĐ thực tế (1+2) 22.193.870 22.854.811 660.941 2,98
1.NVLĐ 2.678.624 4.178.624 1.500.000 56
2.Vay ngắn hạn 19.515.246 18.676.187 -839.059 -4,3
II. Tài sản dự trữ thực tế 18.546.667 31.211.033 12.664.366 68,28
Mức đảm bảo (I - II) -880.915 -9.273.122 -8.392.207
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_20130622023237_11208
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_20130622023237_11208
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_20130622023237_11208
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_20130622023237_11208
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_20130622023237_11208
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_20130622023237_11208
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_20130622023237_11208
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_20130622023237_11208
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_20130622023237_11208
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_20130622023237_11208

More Related Content

What's hot

ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM nataliej4
 
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngbáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngNhân Bống
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...nataliej4
 
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYLuận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Dương Hà
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần x...
Đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần x...Đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần x...
Đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần x...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâmLuận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâmThanh Hoa
 
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013Han Nguyen
 
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chính
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chínhMẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chính
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chínhPerfect Man
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanhNgọc Hà
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupSương Tuyết
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaBáo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaHọc kế toán thực tế
 
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩmKế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩmHọc kế toán thực tế
 
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Dương Hà
 

What's hot (20)

ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
 
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngbáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
 
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYLuận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần x...
Đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần x...Đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần x...
Đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần x...
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần x...
Đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần x...Đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần x...
Đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần x...
 
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
 
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâmLuận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
 
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
 
1 282
1 2821 282
1 282
 
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chính
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chínhMẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chính
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chính
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng ...
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng ...Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng ...
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng ...
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaBáo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
 
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩmKế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
 
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
 

Viewers also liked

Baocaothuctap tốt nghiệp
Baocaothuctap tốt nghiệpBaocaothuctap tốt nghiệp
Baocaothuctap tốt nghiệpnguyễn hương
 
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Dương Hà
 
Bao cao thuc tap
Bao cao thuc tapBao cao thuc tap
Bao cao thuc tapphuong ha
 
Como elaborar entrevistas
Como elaborar entrevistasComo elaborar entrevistas
Como elaborar entrevistasEduardo Gualpa
 
TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...
TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...
TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...Mỹ Hoàng
 
Huongdanvietbaocaothuctap
HuongdanvietbaocaothuctapHuongdanvietbaocaothuctap
Huongdanvietbaocaothuctaptienkhongdien
 
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần dệt may gia định phong phú - ...
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần dệt may gia định   phong phú - ...Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần dệt may gia định   phong phú - ...
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần dệt may gia định phong phú - ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNHBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNHChiến Thắng Bản Thân
 
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Nhất Duy - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Nhất Duy - 2016Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Nhất Duy - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Nhất Duy - 2016nhonmy luu
 
Phan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinhPhan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinhDo Huyen
 
Lap va phan tich bao cao tai chinh
Lap va phan tich bao cao tai chinhLap va phan tich bao cao tai chinh
Lap va phan tich bao cao tai chinhDo Huyen
 
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luuNgoc Minh
 
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiepPhan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiepVu Long (Mr)
 
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tảiBáo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tảiDương Hà
 
Bao cao thuc tap tai cong ty TNHH romal viet nam
Bao cao thuc tap tai cong ty TNHH romal viet namBao cao thuc tap tai cong ty TNHH romal viet nam
Bao cao thuc tap tai cong ty TNHH romal viet namHạp Nguyễn Ngọc
 
Báo cáo thực tập bc
Báo cáo thực tập bcBáo cáo thực tập bc
Báo cáo thực tập bcTrangNguyenDac
 
Bao cao-thuc-tap-ms tram-nhonmy-2016
Bao cao-thuc-tap-ms tram-nhonmy-2016Bao cao-thuc-tap-ms tram-nhonmy-2016
Bao cao-thuc-tap-ms tram-nhonmy-2016nhonmy luu
 
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Kỳ Thanh Thảo - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Kỳ Thanh Thảo - 2016Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Kỳ Thanh Thảo - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Kỳ Thanh Thảo - 2016nhonmy luu
 

Viewers also liked (18)

Baocaothuctap tốt nghiệp
Baocaothuctap tốt nghiệpBaocaothuctap tốt nghiệp
Baocaothuctap tốt nghiệp
 
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
 
Bao cao thuc tap
Bao cao thuc tapBao cao thuc tap
Bao cao thuc tap
 
Como elaborar entrevistas
Como elaborar entrevistasComo elaborar entrevistas
Como elaborar entrevistas
 
TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...
TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...
TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...
 
Huongdanvietbaocaothuctap
HuongdanvietbaocaothuctapHuongdanvietbaocaothuctap
Huongdanvietbaocaothuctap
 
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần dệt may gia định phong phú - ...
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần dệt may gia định   phong phú - ...Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần dệt may gia định   phong phú - ...
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần dệt may gia định phong phú - ...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNHBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
 
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Nhất Duy - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Nhất Duy - 2016Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Nhất Duy - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Nhất Duy - 2016
 
Phan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinhPhan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinh
 
Lap va phan tich bao cao tai chinh
Lap va phan tich bao cao tai chinhLap va phan tich bao cao tai chinh
Lap va phan tich bao cao tai chinh
 
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
 
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiepPhan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
 
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tảiBáo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
 
Bao cao thuc tap tai cong ty TNHH romal viet nam
Bao cao thuc tap tai cong ty TNHH romal viet namBao cao thuc tap tai cong ty TNHH romal viet nam
Bao cao thuc tap tai cong ty TNHH romal viet nam
 
Báo cáo thực tập bc
Báo cáo thực tập bcBáo cáo thực tập bc
Báo cáo thực tập bc
 
Bao cao-thuc-tap-ms tram-nhonmy-2016
Bao cao-thuc-tap-ms tram-nhonmy-2016Bao cao-thuc-tap-ms tram-nhonmy-2016
Bao cao-thuc-tap-ms tram-nhonmy-2016
 
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Kỳ Thanh Thảo - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Kỳ Thanh Thảo - 2016Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Kỳ Thanh Thảo - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Kỳ Thanh Thảo - 2016
 

Similar to Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_20130622023237_11208

Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...chauloan
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionAn Tố
 

Similar to Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_20130622023237_11208 (20)

Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
 
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
 
QT111.doc
QT111.docQT111.doc
QT111.doc
 
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_6567124212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
 
Cơ sở lý luận và phân tích tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận và phân tích tài chính doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận và phân tích tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận và phân tích tài chính doanh nghiệp.docx
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công TyCơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công TyCơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
 
Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docxCơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docx
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty sản xuất thương mại
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty sản xuất thương mạiĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty sản xuất thương mại
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty sản xuất thương mại
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn

Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankNguyễn Ngọc Phan Văn
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
De thi MBBanh
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 

Recently uploaded

Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 

Recently uploaded (15)

Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 

Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_20130622023237_11208

  • 1. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 1 MỞ ĐẦU Xây dựng cơ bản là ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, cũng là ngành mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước. Thành công của ngành xây dựng cơ bản trong những năm qua là điều kiện thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để đầu tư xây dựng cơ bản đạt được hiệu quả cao doanh nghiệp phải có biện pháp thích hợp quản lý nguồn vốn, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát trong sản xuất. Quá trình xây dựng cơ bản bao gồm nhiều khâu (thiết kế, lập dự án, thi công, nghiệm thu...), địa bàn thi công luôn thay đổi, thời gian thi công kéo dài nên công tác quản lý tài chính thường phức tạp, có nhiều điểm khác biệt so với các ngành kinh doanh khác. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nhất là khi Luật Doanh nghiệp được sửa đổi, trong khi các doanh nghiệp nhà nước phải thực sự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là phải tự hạch toán lỗ lãi thì các doanh nghiệp tư nhân cũng trở nên năng động hơn, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh. Phân tích tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về thực trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn trở thành công cụ hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế. Phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu. Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng là nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế mở, muốn khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, muốn chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh phần lớn
  • 2. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 2 phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả đó sẽ được đánh giá qua phân tích tài chính. Các chỉ tiêu phân tích sẽ cho biết bức tranh về hoạt động của doanh nghiệp giúp tìm ra hướng đi đúng đắn, có các chiến lược và quyết định kịp thời nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Trong báo cáo nghiệp vụ với đề tài “Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần đầu tư và xâydựng Hoàng Liên Sơn” tôi muốn đề cập tới một số vấn đề mang tính lý thuyết, từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Hoàng Liên Sơn. Khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Hoàng Liên Sơn. Chương 3: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính ở Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Hoàng Liên Sơn. Do thiếu kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về đề tài còn mang nặng tính lý thuyết nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại Công ty. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô Khoa Kinh tế Viện Đại học Mở hn đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập nghiệp vụ này.
  • 3. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 3 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Nói cách khác, hoạt động tài chính là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Hoạt động tài chính ở doanh nghiệp phải hướng tới các mục tiêu sau: - Hoạt động tài chính phải giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế thể hiện qua việc thanh toán với các đơn vị có liên quan như ngân hàng, các đơn vị kinh tế khác. Mối quan hệ này được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng, mặt chất và thời gian. - Hoạt động tài chính phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả. Nguyên tắc này đòi hỏi phải tối đa hoá việc sử dụng các nguốn vốn, nhưng vẫn đảm bả quá trình sản xuất kinh doanh được hoạt động bình thường và mang lại hiệu quả. - Hoạt động tài chính được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật, chấp hành và tuân thủ các chế độ về tài chính tín dụng, nghĩa vụ với Nhà nước, kỷ luật với các đơn vị, tổ chức kinh tế có liên quan. II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay cụ thể hoá là quá trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu và tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ
  • 4. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 4 nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất là về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Do đó, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, vừa tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp để nhận biết phán đoán và đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư và quyết định tài trợ phù hợp. Phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người. Nhà quản lý, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ và người lao động ...Mỗi một nhóm người này có nhu cầu thông tin khác nhau. + Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục, sẽ bị cạn kiệt nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cũng buộc phải đóng cửa. + Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng mối quan tâm hàng đầu của họ chủ yếu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt quan tâm đến lượng tiền và các tài khoản có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số lượng vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. + Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua
  • 5. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 5 chịu hàng hay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại, và trong thời gian sắp tới. + Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, và sự rủi ro. Vì vậy họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan tài chính, thống kê, thuế, cơ quan chủ quản, các nhà phân tích tài chính hoạch định chính sách những người lao động ... cũng quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói mục tiêu tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối cao và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp. 2. Tàiliệu dùng làm căn cứ để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính trong đó chủ yếu thong tin từ các báo cáo tài chính. - Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01-DN Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, theo 2 cách phân loại là kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh. Số liệu trên bảng Cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản, và nguồn hình thành tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán thường có kết cấu hai phần: + Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá
  • 6. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 6 trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài sản được chia thành hai phần: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. + Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo ba cột: Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm) Nội dung trong Bảng cân đối kế toán phải thoả mãn phương trình cơ bản: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Ngoài hai phần tài sản và nguồn vốn, cấu tạo Bảng cân đối kế toán còn có phần tài sản ngoài bảng. + Phần tài sản ngoài bảng: Phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối kế toán. Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán là các số kế toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản loại: 0,1 , 2, 3, 4 và Bảng cân đối kế toán kỳ trước. 1. 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần: + Phần I: Lãi – lỗ: phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước, tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • 7. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 7 + Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và thuế và các khoản phải nộp khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang, số còn phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo cáo, số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo. + Phần III: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ, được miễn giảm, được hoàn lại: phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ; đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ; số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn hoàn lại cuối kỳ, số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm cuối kỳ. Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là số kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9, tài khoản 333 và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính: Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán, và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: + Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thu tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường bằng tiền mặt khác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi trả lương nộp thuế, chi trả lãi tiền vay... + Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Các khoản thu tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các
  • 8. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 8 Công ty khác, thu lại về phần đầu tư. Các khoản chi tiền mặt như mua tài sản mua chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp khác... + Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn dài hạn, ngắn hạn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu... + Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khác nhau thì tuân theo nguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau. Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DN Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích bổ sung thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng sản xuất và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài sản chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là các số kế toán kỳ báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước. 3. Phương pháp phân tích tình hình tài chính. Các công cụ chủ yếu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. + Trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản, tổng nguồn vốn để đánh giá từng khoản mục so với quy mô chung.
  • 9. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 9 + Phân tích theo chiều ngang: Phản ánh sự biến động khác của từng chỉ tiêu làm nổi bật các xu thế và tạo nên mối quan hệ của các chỉ tiêu phản ánh trên cùng một dòng của báo cáo. So sánh. + Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh. + Điều kiện so sánh. -Chỉ tiêu kinh tế được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau: -Chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về mặt nội dung và phương pháp tính toán. -Chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường. -Cùng quy mô hoạt động với điều kiện kinh doanh tương tự nhau. + Tiêu chuẩnso sánh: là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (kỳ gốc) + Các phương pháp so sánh thường sử dụng -So sánh tương đối: phản ánh kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế -So sánh tuyệt đối: Cho biết khối lượng, quy mô doanh nghiệp đạt được từ các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. - So sánh bình quân: Cho biết khả năng biến động của một bộ phận, chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu. - Phương pháp chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích: Để phân tích một cách sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, không thể chỉ dựa vào các chỉ tiêu tổng hợp, mà cần phải đánh giá theo các chỉ tiêu cấu
  • 10. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 10 thành của chỉ tiêu phân tích. Thông thường trong phân tích việc chi tiết chỉ tiêu phân tích được tiến hành theo các hướng sau. Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu. Một kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả. - Chi tiết theo thời gian chi tiế theo thời gian giúp cho việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh được chính xác, tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc sản xuất kinh doanh, tuỳ theo đặc tính của quá trình kinh doanh, tuỳ theo nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích, tuỳ mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cân chi tiết khác nhau và chỉ tiêu chi tiết khác nhau. - Chi tiết theo địa điểm: Chi tiết chỉ tiêu phân tích theo địa điểm là xác định các chỉ tiêu phân tích theo các địa điểm thực hiện các chỉ tiêu đó . 4. Nội dung phân tích tình hình tài chính Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tuỳ thuộc vào dữ kiện mà ban giám đốc đòi hỏi và thông tin ngưòi phân tích muốn có. Tuy nhiên, phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau: 4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính.  Đánh giá khái khái quát tình hình tài chính sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khả quan hay không. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Qua đó có những giải pháp hữu hiệu để quản lý.  Đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán rồi so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử
  • 11. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 11 dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng tài sản hay nguồn vốn thì chưa đủ thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được, vì vậy cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. 4.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mụctrong bảng cân đối kế toán. Để hiểu được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài chính của doanh nghiệp và tình hình biến động của các khoản mục, trong bảng cân đối kế toán theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định, chúng được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu; tức là: B Nguồn vốn = A Tài sản (I + II +IV + V (2,3) +VII) + B Tài sản (I + II + III ) (1) Cân đối (1) chỉ mang tính lý thuyết nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp tự trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế, thường xảy ra một trong hai trường hợp. Vế trái > vế phải: T rường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng từ bên ngoài. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được nhu cầu thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn t hì các khoản vay ngắn hạn, dài hạn chưa đến hạn đều được coi là nguôn vốn hợp pháp. Do vậy, về mặt lý thuyết lại có quan hệ cân đối. B Nguồn vốn + A Nguồn vốn (I (1) + II) + A Tài sản (I + II + IV + V(2,3) + VI) + B Tài sản (I + II + III) (2) Cân đối (2) hầu như không xảy ra trên thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp
  • 12. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 12 Vế trái > Vế phải: Số thừa sẽ bị chiếm dụng Vế trái < Vế phải: do thiếu nguồn bù đắp nên doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng vốn. Mặt khác, do tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán Tổng tài sản = tổng nguồn vốn nên cân đối (2 ) có thể được viết thành [ A .I (1), II + B] nguồn vốn [A. I. II. IV. V(2,3) VI + B. I. II III] tài sản = [A . III. V (1,4,5)] Tài sản [A . I (2, 3...8) III] nghiệp vụ cân đối này cho thấy số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc bị chiếm dụng) bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả. Việc phân tích , đánh gía tình hình tài chính thông qua phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán sẽ là không đầy đủ. Do đó chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tượng quan tâm đến tình hình doanh nghiệp phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn đối chiếu với yêu cầu kinh doanh. 4.3 Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn Trong nền kinh tế thị trường, thế mạnh trong cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào tiềm lực về vốn và quy mô tài sản. Song việc phân bổ tài sản như thế nào (tỷ trọng của loại tài sản so với tổng số tài sản ra sao, cơ cấu hợp lý không mới là điều kiện tiên quyết có nghĩa là chỉ với số vốn nhiều không thôi sẽ không đủ mà phải đảm bảo sử dụng nó như thế nào để nâng cao hiệu quả. Muốn vậy, chúng ta phải xem xét kết cầu tài sản (vốn) của doanh nghiệp có hợp lý hay không. a) Phân tích cơ cấu tài sản. Để tiến hành phân tích cơ cấu tài sản ta lập bảng cơ cấu tài sản (bảng số 01) Ngoài việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm vẫn còn phải xem xét tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản và xu hướng biến động của việc phân bổ tài sản. Điều này được đánh giá trên tính chất kinh
  • 13. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 13 doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Tuỳ theo loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Khi đánh giá sự phân bổ TSCĐ và ĐTDH trong tổng tài sản cần kết hợp với tỷ suất đầu tư để phân tích chính xác và rõ nét hơn. Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định và đang đầu tư x 100 Tổng số tài sản Tỷ suất này phản ánh tình trạng bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trị số chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể. Khi phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét sự biến động của từng khoản mục cụ thể, xem xét tỷ trọng của mỗi loại là cao hay thấp trong tổng số tài sản. Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sự biến đổi để từ đó có giải pháp cụ thể. Có thể lập bảng tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. Bảng 02 Ngoài việc xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn cần phân tích cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Để tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn ta lập bảng: Phân tích cơ cấu nguồn vốn: (Bảng số 03). Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến độnh của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số thì
  • 14. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 14 khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này dễ thầy rằng thông qua chỉ tiêu tỷ suất tài trợ. Tỷ suất tài trợ = Tổng nguồn vốn chủ sở hữu x 100 Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình. Tỷ suất nợ = Nợ phải trả x 100 Tổng nguồn vốn Tỷ suất này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tỷ suất này càng nhỏ càng tốt. Nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp. Sau khi đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các phần phải phân tích, chúng ta cần đưa ra một vài nhận xét chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở cho những phân tích tiếp theo 4.4 Phân tích hình hình công nợ và khả năng thanh toán. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt thì sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán cao, ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu sẽ dây dưa, kéo dài, đơn vị mất tính chủ động trong kinh doanh và không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn dẫn đến phá sản. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán lập bảng phân tích tình hình thanh toán, khi phân tích cần phải đưa ta tính hợp lý của những khoản chiếm dụng và những khoản đi chiếm dụng để có kế hoạch thu hồi nợ và thanh toán đúng lúc, kịp thời, để xem xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
  • 15. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 15 Tỷ lệ khoán phải thu so với phải trả = Tổng số nợ phải thu x 100 Tổng số nợ phải trả Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% thì số vốn đơn vị đi chiếm dụng đơn vị khác nhiều hơn số chiếm dụng. Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi công nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu dùng do phương thức thanh toán quá chặt chẽ. Kỳ thu tiền bình quân = Thời gian kỳ phân tích (360 ngày) Số vòng quay của các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải thu cần một thời gian là bao nhiêu. Nếu số ngày càng lớn hơn thời gian quy định cho khách thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại. Số ngày quy định bán chịu cho khách lớn hơn thời gian này thì sẽ có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi công nợ đạt trước kế hoạch và thời gian để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước mắt và triển vọng thanh toán của doanh nghiệp . Để phân tích ta lập bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán (HK) = Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Hệ số này có thể tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn. Nó là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp là ổn định hoặc khả quan. Nếu HK <1 thì chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. HK dần đến 0 thì doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh toán. 4.5 Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn
  • 16. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 16 a) Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của những tài sản cố định tham giá các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định tham gia các chu kỳ kinh doanh giá trị bị hao mòn và chuyển dịch dần vào từng phần giá trị sản phẩm, chuyển hoá thành vốn lưu động. Nguồn vốn cố định của doanh nghiệp có thể do ngân sách Nhà nước cấp do vốn góp hoặc do doanh nghiệp tự bổ sung. Bên cạnhviệc xem xét tìnhhình huy độngvà sựbiến đổi của vốn cố định trongkỳ, cần phân tíchhiệu quả sửdụng vốn cố định vì nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Thông qua đó chúng ta có thể đánh giá được tình hình trang bị cơ sở vật chất, trình độ sử dụng nhân tài, vật lực trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời sẽ phản ánh được chất lượng tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp người ta thường sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau: Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm Số dư bình quân vốn cố định Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ. Hệ số đảm nhiệm = Vốn cố định bình quân Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần cần có mấy đồng vốn cố định . Sức sinh lợi của vốn cố định = Lợi nhuận thuần Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần.
  • 17. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 17 Suất hao phí tài sản cố định = Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu thuần (hay lợi nhuận thuần) Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận thuần cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. Bên cạnh vốn cố định, vốn lưu động cũng là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nào vì nó giúp cho hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Do đó, việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng là quan trọng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. b) Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu đồng là hình thái giá trị của tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng , thu hồi, luân chuyển (ngắn) thường dưới một năm hay một chu kỳ kinh doanh như vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu hàng tồn kho. Khi phân tích tình hình huy động vốn lưu động cần xem xét sự biến động và đánh giá hợp lý về tỷ trọng của nó chiếm trong tổng nguồn vốn kinh doanh để có được phương pháp kinh doanh hợp lý, nhằm tiết kiệm, không gây lãng phí. Để đánh giá tình hình sử dụng vốn người ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau: - Phân tích chung Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Sức sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân
  • 18. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 18 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận. Khi phân tích, cần tính ra các chỉ tiêu rồi so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ trước, nếu các chỉ tiêu này tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng tăng lên và ngược lại - Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Số vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu sử dụng vốn tăng và ngược lại Thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luân chuyển càng lớn. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết có một đồng vốn luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động (bảng số 06) - Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Ngoài ra để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sử dụng lưu động , ta dựa vào chỉ tiêu: Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
  • 19. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 19 Hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này phản ánh thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khi được bán ra. Nó thể hiện số lần hàng tồn kho bình quân được bán ra trong kỳ, hế số này càng cao thể hiện tình hình bán ra càng tốt và ngược lại. Ngoài ra, hệ số này còn thể hiện tốc độ luân chuyến vốn hàng hoá của doanh nghiệp. Nếu tốc độ nhanh thì cùng một mức doanh thu như vậy, doanh nghiệp đầu tư cho hàng tồn kho thấp hơn hoặc cùng số vốn như vậy doanh thu của doanh nghiệp sẽ đạt mức cao hơn. 4.6 Phân tích tình hình lợi nhuận  Để đánh giá chung tình hình lợi nhuận để biết được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc, biến động sản xuất kinh doanh và mức đáng kể vào kết quả chung của từng hoạt động (hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường) cần đánh giá chung tình hình lợi nhuận của Công ty, ta thực hiện việc đánh gía bằng phương pháp so sánh, so sánh tổng lợi nhuận cũng như lợi nhuận cùng từng hoạt động ở kỳ phân tích với kỳ gốc. - Tổng lợi nhuận bao gồm: Lãi (lỗ) từ hoạt động sản xuất kinh doanh: chính là lãi (lỗ) về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá , lao vụ, dịch vụ, trong kỳ. Bộ phận lãi (lỗ) này mang tính chất quyết định tổng lợi nhuận của Công ty. Lãi (lỗ) từ hoạt động tài chính: hoạt động tài chính của là những hoạt động liên quan đến việc đầu tư tài chính và các hoạt động có liên quan đến vốn. Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính giữ vai trò khá quan trọng, có chức năng huy động quản lý phân phối, sử dụng và điều tiết vốn. - Lãi (lỗ) từ hoạt động bất thường, hoạt động bất thường là hoạt động nằm ngoài dự kiến của doanh nghiệp và là kết quả chung của những
  • 20. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 20 hoạt động này tuy có ảnh hưởng đến kết quả chung nhưng thông thường không đáng kể. - Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mỏ rộng doanh nghiệp, tạo lập các quỹ, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Do đó phân tích tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, phân tích nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của nó đến tình hình biến động của doanh nghiệp không ngừng nâng cao lợi nhuận. - Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta lập bảng phân tích tình hình lợi nhuận. 4.7 Phân tích tình hình bảo toàn và phát triển vốn Ngoài các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp như trên, khi phân tích cần lưu ý đến tình hình bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp, Bởi vì nó là vấn đề cốt lõi của bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần phải c ó vốn, nhưng muốn quá trình sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả thì cần phải bảo toàn và phát triển vốn. Mục đích của việc bảo toàn vốn và phát triển nhằm đảm bảo vốn của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển, đồng thời doanh nghiệp có quyền tự chủ với số vốn của mình. Bảo toàn vốn là quy được giá trị sức mua của vốn, giữ được khả năng chuyển đổi so với các loại tiền khác tại thời điểm nhất định. - Phát triển vốn của doanh nghiệp được bổ sung thêm cùng với việc tăng nhịp độ sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Việc phân tích khả năng bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp, được tiến hành bằng cách so sánh vốn phải bảo toàn và số vốn phải bảo toàn và số vốn đã thực hiện tại từng thời điểm. Nếu số vốn đã bảo toàn cao hơn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn để dùng vào sản xuất trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu kém.
  • 21. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 21 Trên đây là toàn bộ cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp được áp dụng cho toàn bộ các doanh nghiệp nói chung khi tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu sản xuất kinh doanh cũng như thông tin mà người sử dụng muốn có dựa vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp mỗi doanh nghiệp mà người phân tích có thể có những chỉ tiêu phân tích khác nhau.
  • 22. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 22 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG HOÀNG LIÊN SƠN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1. Quá trình ra đời và phát triển Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn có trụ sở tại tổ 36 phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái và một số văn phòng chi nhánh, đại diện một số tỉnh trên cả nước. Công ty được thành lập từ năm 2000 trên cơ sở hợp nhất một số tổ xây dựng dân dụng do tư nhân làm chủ. Ban đầu, Công ty đăng ký hoạt động theo hình thức Công ty TNHH nhiều thành viên, sau đó chuyển thành Công ty Cổ phần. Số đăng ký kinh doanh: 1603000093, ngày 26/3/2005. Giám đốc Công ty là ông Phạm Thanh Tú. Mục tiêu của sự hợp nhất và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp này là nhằm huy động được một số vốn tự có tương đối lớn (bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị và tiền vốn) để đầu tư cho các hoạt động xây lắp dân dụng và công nghiệp ở quy mô lớn hơn, đồng thời chuẩn bị cho việc gia nhập thị trường chứng khoán nếu có thể. Trải qua một giai đoạn nhiều thăng trầm do tác động của ngoại cảnh mà điển hình là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á và thế giới bắt nguồn từ Thái Lan năm 1997 cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2001 sau sự kiện 11/9 tại Mỹ, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn đã không ngừng vươn lên, từ chỗ chỉ là những đơn vị làm ăn nhỏ lẻ trở thành một Công ty làm ăn có uy tín với khách hàng, có đà tăng trưởng bình quân xấp xỉ 20%/năm (trừ năm 2006 tăng trưởng 8%), tạo và duy trì việc làm cũng như thu nhập ổn định cho đội ngũ gần 100 cán bộ Công ty
  • 23. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 23 và hàng ngàn công nhân xây dựng của Công ty khắp cả nước, hoàn thành nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước. Như đã nói ở trên, sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn có thể tóm tắt trong 2 giai đoạn phát triển sau: Giai đoạn 1: Sự hình thành và phát triển của các tổ hợp sản xuất nhỏ lẻ, làm ăn manh mún, tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là các hộ gia đình, làm thuê cho các Công ty có khả năng tài chính mạnh cũng như uy tín trên thị trường xây dựng. Địa bàn hoạt động trong thời kỳ này chỉ gói gọn trong một vài tỉnh tại khu vực phía Bắc. Giai đoạn 2: Sự hợp nhất để hình thành Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn duy trì khách hàng truyền thống và dần tiếp cận được với khách hàng mới là các Sở, Ban, ngành, các Công ty, xí nghiệp tại các địa phương; xây dựng các công trình có quy mô ngày càng lớn. Địa bàn hoạt động của Công ty trong thời kỳ này đã phát triển ra nhiều vùng, đặc biệt đã vươn vào tận miền Trung, miền Nam, và ra một số tỉnh trong cả nước. 2. Một số đặc điểm về Công ty Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, do vậy về cơ bản, điều kiện tổ chức hoạt động sản xuất cũng như sản phẩm của công ty có sự khác biệt rất lớn so với các ngành sản xuất vật chất khác. Sự khác biệt này qui định đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1. Tổ chức mặt bằng thi công, các yếu tố sản xuất Mặt bằng thi công của công ty thường được bên chủ đầu tư giao cho. Tuy nhiên để quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi công ty phải giải phóng mặt bằng và xác định mức độ thuận lợi, khó khăn trong quá trình tập kết và vận chuyển vật liệu để có biện pháp tổ chức cho phù hợp.
  • 24. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 24 - Tổ chức các yếu tố sản xuất: + Về nguồn nhân lực: Sau khi ký kết hợp đồng giao nhận thầu, công ty giao nhiệm vụ thi công công trình cho các xí nghiệp, các đội trực thuộc. Giám đốc xí nghiệp hoặc đội trưởng các đội trực thuộc chịu trách nhiệm điều động nhân công để tiến hành sản xuất. Lực lượng lao động của công ty bao gồm cả công nhân trong biên chế và lao động thuê ngoài. + Về nguồn nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của quá trình xây lắp, tạo nên thực thể công trình. Trong các doanh nghiệp xây dựng nói chung và Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn nói riêng, yếu tố nguyên vật liệu bao gồm nhiều chủng loại phức tạp với khối lượng lớn. Do vậy tổ chức cung ứng kịp thời và quản lý chặt chẽ các yếu tố này có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với hiệu quả sản xuất. Nhu cầu về vật liệu là cấp bách, do vậy, một yêu cầu đặt ra là phải dự trữ đầy đủ và phải cung ứng kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh thiệt hại do ngừng sản xuất gây ra. + Về việc huy động máy thi công: Trên cơ sở biện pháp thi công đã được nêu ra trong luận chứng kinh tế kỹ thuật, chủ nhiệm công trình xác định chủng loại và số lượng máy thi công cần thiết. Khi nhu cầu sử dụng máy thi công phát sinh, chủ nhiệm công trình có thể thuê ngoài hoặc điều động máy thi công tại đội máy thi công công ty. 2.2. Đặc điểm bộ máy quản lý * Sơ đ ồ tổ chức bộ máy quản lý:
  • 25. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 25 *Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Giám đốc công ty: Là người tổ chức điều hành bộ máy quản lý và chịu trách nhiệm chính trước Hội đồng quản trị về toàn bộ những nhiệm vụ, quyền hạn đối với hoạt động sản xuất- kinh doanh trong công ty. Vì vậy, Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:  Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty  Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.  Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty.  Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức. Giám đốc công ty (Chủ tịch HĐQT) Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kế hoạch, kỹ tuật Phòng kế toán, tài vụ Phòng tổ chức, hành chính Các đơn vị thi công, xây dựng
  • 26. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 26  Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Các Phó giám đốc: Là những người giúp giám đốc điều hành công ty theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao. Phòng kế hoạch-kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty. Bộ phận lập kế hoạch sẽ tiến hành thu thập các thông tin cần thiết để tổ chức và lập kế hoạch về tiến độ thi công, về việc điều động vật tư, thiết bị cho các công trình xây dựng để đảm bảo tiến độ thi công đó… Bên cạnh đó, bộ phận phụ trách kỹ thuật có nhiệm vụ xác định hiệu năng kỹ thuật của các phương tiện máy móc thiết bị và xây dựng phương án ưu việt nhất để tận dụng tối đa công suất của các máy móc, thiết bị đó. Đồng thời các chuyên viên kỹ thuật còn đảm nhiệm công việc tìm tòi các giải pháp kỹ thuật mới nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và xác định các loại công nghệ nào hiện nay là có thể khai thác trên thị trường. Phòng kế toán-tài vụ: Giúp Giám đốc công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán để từ đó xác định hiệu quả của một thời kỳ kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. Nhìn chung thì nhiệm vụ của phòng kế toán- tài vụ có thể quy về 3 nội dung lớn:  Kế toán thống kê: Ghi chép lại toàn bộ các hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh dưới dạng giá trị.  Hạch toán chi phí sản xuất, chi trả tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp…cho người lao động.  Quản lý kế toán và đánh giá tài chính để qua đó xác định được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không? Phòng tổ chức-hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng và tổ chức các quy chế, các điều lệ và các hành vi ứng xử trong công ty. Thực
  • 27. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 27 hiện công tác quản lý, chỉ dẫn, đôn đốc, kiểm tra đối với tập thể người lao động theo đúng chế độ, chính sách đã đề ra đồng thời thực hiện việc thanh tra, bảo vệ, tối ưu hoá nguồn nhân lực và tạo môi trường làm việc văn minh, ổn định trong công ty. 2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời điểm hiện tại Trong thời điểm hiện nay, Công ty đang hợp tác cùng một số đơn vị khác trong việc thi công một số công trình quan trọng ở một số địa phương trong cả nước, trong đó có công trình văn phòng Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Sơn La, Văn phòng UBND huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc... Công ty cũng vừa hoàn thành thủ tục mở thêm Chi nhánh Miền trung đặt tại tỉnh Quảng Ngãi, và Văn phòng Đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Về tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty: Do đặc thù của ngành xây dựng là thường phải ứng trước một lượng vốn tương đối lớn để phục vụ cho thi công công trình nên yêu cầu huy động được vốn một cách hợp lý, đồng thời tận dụng và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn luôn được đặt lên hàng đầu trong Công ty. Hiện nay, Công ty đang huy động vốn từ các nguồn sau đây: - Vốn chủ sở hữu: do các cổ đông đóng góp bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tiền vốn... - Vốn được bổ sung từ nguồn lợi nhuận để lại - Vốn vay, chủ yếu là vay ngân hàng Với mỗi loại vốn, Công ty có cách quản lý và sử dụng khác nhau cho phù hợp và đúng với mục đích sử dụng. Nguồn vốn chủ sở hữu được quản lý chặt chẽ để đầu tư mở rộng sản xuất theo chiến lược phát triển chung, nguồn vốn này luôn được bảo toàn và phát triển.
  • 28. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 28 Nguồn vốn tự bổ sung được dùng để đầu tư tài sản cố định đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất. Nguồn vốn vay ngân hàng được quản lý chặt chẽ và giám sát để đầu tư tài sản có hiệu quả kinh tế cao, hoặc bổ sung cho vốn lưu động đáp ứng nhu cầu kinh doanh và đảm bảo hiệu quả kinh tế. Thực hiện nghĩa vụ ngân sách và phân phối lợi nhuận: trong những năm qua, Công ty đã thực hiện đủ các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, ... Đối với lợi nhuận, Công ty cũng đã tiến hành chia một phần lợi nhuận thu được cho các cổ đông, phần còn lại bổ sung vào làm vốn sản xuất kinh doanh. Hoạt động khác: Công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ công nhân viên của Công ty được thực hiện tốt, tuân thủ Luật lao động thể hiện qua các nội quy và thoả ước lao động tập thể của Công ty đã được người lao động nhất trí thông qua. Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là quan hệ bình đẳng được thể hiện thông qua hợp đồng lao động. Việc phân phối thu nhập trong Công ty được thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Công ty xây dựng quy chế trả lương và định mức lao động chi tiết tới từng công đoạn sản xuất để đảm bảo việc trả lương công bằng và hợp lý, phù hợp với đóng góp của từng cá nhân người lao động, đảm bảo cho người lao động có thể tái tạo sức lao động. Hàng năm, Công ty cũng tổ chức trao học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó học giỏi, trao quà cho con thương binh, và gia đình liệt sỹ, tham gia các hoạt động văn hoá thể thao do chính quyền địa phương tại nơi Công ty đóng trụ sở tổ chức... II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong
  • 29. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 29 kỳ là khả quan hay không khả quan cho phép ta có cái nhìn khái quát về thực trạng tài chính của công ty. Dựa chủ yếu vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp làm tài liệu để phân tích, xem xét các mối quan hệ biến động của các chỉ tiêu. Để đơn giản ta quy ước đơn vị trong phân tích là nghìn đồng (1000 đồng). 1. Phân tích các tỷ số tài chính 1.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng của công tác tài chính - Nếu hoạt động tài chính tốt thì doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn, cũng như ít bị chiếm dụng vốn. - Nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản phải thu, phải trả dây dưa kéo dài làm mất tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và có thể dẫn tới phá sản. Để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính trong thời gian hiện tại và khoảng thời gian tới ta cần xem xét nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ta tiến hành theo hai bước: Bước 1: Lập bảng cân đối nhu cầu và khả năng thanh toán. Bảng gồm hai phần: Phần I: Nhu cầu thanh toán trong đó liệt kê các khoản doanh nghiệp mắc nợ theo thứ tự ưu tiên trả trước, trả sau (theo mức độ khẩn trương của từng khoản nợ) Phần II: Phản ánh khả năng thanh toán trong đó liệt kê các khoản tài sản mà doanh nghiệp sử dụng để trả nợ theo thứ tự biến đổi thành tiền nhanh hay chậm, tức là theo khả năng huy động.
  • 30. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 30 Bảng 1: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Số tiền Khả năng thanh toán Số tiền A.Thanh toán ngay 23.161.932 A.Thanh toán ngay 10.884.007 I. Quá hạn 10.014.654 1.Tiền mặt 833.174 1.Nợ ngân sách 342.363 2.Tiền gửi 9.959.780 2.Nợ ngân hàng 533.320 3.Tiền đang chuyển 91.052 3.Nợ người bán 7.474.122 4.Phải trả nội bộ 1.387.847 B. Trong thời gian tới 25.818.031 5.Phải trả khác 277.002 1.Phải thu của khách hàng 18.797.019 II. Đến hạn 13.147.278 2.Phải thu nội bộ 2.251.736 1.Nợ ngân sách 1.123.184 3.Phải thu khác 4.769.276 2.Nợ ngân hàng 1.060.700 3.Nợ người bán 8.975.658 4.Phải trả nội bộ 1.787.847 5.Phải trả khác 199.889 B. Trong thời gian tới 8.028.543 1.Nợ người bán 5.972.585 2.Phải trả nội bộ 1.587.846 3. Phải trả khác 468.112 Tổng cộng 31.190.475 Tổng cộng 36.702.037 Phần II: Phản ánh khả năng thanh toán trong đó liệt kê các khoản tài sản mà doanh nghiệp sử dụng để trả nợ theo thứ tự biến đổi thành tiền nhanh hay chậm, tức là theo khả năng huy động. Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán của Công ty luôn thừa, tức khả năng thanh toán luôn lớn hơn nhu cầu thanh toán. Bước 2: Tính một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty.
  • 31. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 31 Để đánh giá chính xác cụ thể hơn cần tiến hành xem xét một số chỉ tiêu: - Tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành: Hệ số thanh toán hiện hành = 63% > 50% thể hiện khả năng thanh toán dồi dào của doanh nghiệp nhưng do lượng tiền mặt đang giữ không đủ trang trải hết cho nợ ngắn hạn nên doanh nghiệp vẫn nợ. 1.2 Các tỷ số về khả năng cân đối vốn Muốn xem xét khả năng cân đối vốn ta tập trung phân tích ba mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán: Mối quan hệ đầu tiên cần phải phân tích là mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản. Theo quan điểm luôn chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định, mối quan hệ này được thể hiện ở cân đối 1. - Cân đối 1: [I(A)+IV(A)+I(B)] TÀI SẢN=[B] NGUỒN VỐN (Hay: Tiền + Hàng tồn kho + TSCĐ = Nguồn vốn chủ sở hữu) Nghĩa là: Nguồn vốn chủ sở hữu phải đủ để bù đắp cho các loại tài sản chủ yếu của doanh nghiệp để doanh nghiệp không phải đi vay hay chiếm dụng vốn của đơn vị khác, cá nhân khác. Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán năm 2006 của Công ty ta thấy: Đầu năm: VT = [I(A) +IV(A) + I(B)] Tài sản = 6.323.501 + 18.546.667 + 10.648.465 Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn x100 = 63%Hệ số thanh toán hiện hành =
  • 32. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 32 = 35.518.633 VP = [B] Nguồn vốn = 9.689.922 Chênh lệch = VT- VP = 35.518.633 - 9.689.922 = 25.828.711 Cuối kỳ: VT = [I(A) + IV(A) + I(B)] Tài sản = 10.884.007 + 31.211.033 + 10.545.766 = 52.640.291 VP = [B] Nguồn vốn = 12.500.515 Chênh lệch = VT-VP = 40.139.776 Qua thực tế tài chính của Công ty cho thấy cả đầu năm và cuối kỳ doanh nghiệp đều ở tình trạng thiếu vốn. Số vốn đầu kỳ thiếu: 25.828.711 Số vốn cuối kỳ thiếu: 40.139.776 Chênh lệch giữa số thiếu đầu năm và cuối kỳ là: 40.139.276 - 25.282.711=14.857.065 Như vậy, Công ty không thể tài trợ cho tất cả tài sản của mình bằng nguồn vốn chủ sở hữu mà phải đi vay hoặc đi chiếm dụng vốn để tài trợ. Ở cuối năm so với đầu năm tăng lên 14.857,065 triệu đồng cho thấy mức chiếm dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng tăng. - Cân đối 2: [I(A) + II(A) + IV(A) + (B)] TÀI SẢN = [B + VAY] NGUỒN VỐN (Hay: Tiền + Hàng tồn kho + Đầu tư ngắn hạn và dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Các khoản vay)
  • 33. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 33 Nghĩa là: Nguồn vốn chủ sở hữu cộng với các khoản vay phải bù đắp đầy đủ cho các loại tài sản và các khoản đầu tư của doanh nghiệp (cả ngắn hạn và dài hạn) Khi kinh doanh đã phát triển lên thì ngoài nhu cầu đầu tư vốn cho các loại tài sản chủ yếu doanh nghiệp còn có nhu cầu đầu tư cho các hoạt động khác để thu thêm lợi nhuận. Lúc này, nếu vốn chủ sở hữu không đủ để bù đắp cho kinh doanh mở rộng thì doanh nghiệp phải huy động linh hoạt một cách hợp lý và hợp pháp. Cân đối này hầu như không xảy ra trên thực tế, nó mang tính chất giả định. Thực tế thường xảy ra 2 trường hợp: + Trường hợp 1: [I(A) + II(A) + IV(A) + (B)]Tài sản > [B + Vay] Nguồn vốn Trong trường hợp này doanh nghiệp đang bị thiếu vốn để trang trải cho các loại tài sản và các khoản đầu tư cuả doanh nghiệp. Để đảm bảo hoạt động của mình doanh nghiệp phải đi chiếm dụng vốn dưới nhiều hình thức: Nhận tiền trước của người mua, nợ tiền nhà cung cấp, nợ lương... + Trường hợp 2: [I(A) + II(A) + IV(A) + (B)}Tài sản < [B + Vay] Nguồn vốn Phương trình này thể hiện đang dư thừa vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ bị các doanh nghiệp và các đối tượng khác chiếm dụng dưới dạng: Khách hàng nợ, tài sản sử dụng để thế chấp, ký quỹ... Đầu năm: VT = [I(A) + II(A) + IV(A) + (B)}Tài sản = 35.528.633 VP = [B + Vay] Nguồn vốn = 30.805.168 Chênh lệch = VT - VP = 35.528.633 - 30.805.168 = 4.723.465 Cuối kỳ:
  • 34. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 34 VT = [I(A) + II(A) + IV(A) + (B)}Tài sản = 52.677.779 VP = [B + Vay] Nguồn vốn = 31.176.702 Chênh lệch = VT - VP = 52.677.779 - 31.176.702 = 21.501.077 Cân đối này thể hiện Công ty đang làm ăn phát đạt, hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển mở rộng nhưng doanh nghiệp thiếu vốn để kinh doanh mở rộng phải đi vay thêm vì nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đã không đủ bù đắp cho tài sản cố định và tài sản lưu động hiện có của mình như phân tích ở cân đối 1 cả đầu năm và cuối kỳ. Nhưng do lượng vốn đi vay cũng không đáp ứng nổi mức vốn thiếu nên cả hai thời điểm doanh nghiệp đều đi chiếm dụng vốn. Số vốn đi chiếm dụng ở đầu năm là: 4.723.465 nghìn đồng và ở cuối kỳ là: 21.501.077 nghìn đồng, số ở cuối kỳ đã tăng lên so với đầu kỳ là 16.777.612 nghìn đồng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các khoản phải trả của Công ty trong thời gian tới. - Cân đối 3: [III(A) + V(A)] TÀI SẢN = [A - VAY] NGUỒN VỐN Cân đối này thực chất được rút ra từ cân đối 2 và phương trình cơ bản của kế toán: Phương trình cơ bản của kế toán: TÀI SẢN = NGUỒN VỐN (1) Cân đối 2: [I(A) + II(A) + IV(A) + (B)] TÀI SẢN = [B + VAY] NGUỒN VỐN (2) Trừ vế cho vế của phương trình (1) cho (2) ta sẽ có cân đối 3 [III(A) + V(A)] TÀI SẢN = [A - VAY] NGUỒN VỐN Trong thực tế cân đối này ra cũng xảy ra 2 trường hợp: + Trường hợp 1: [III(A) + V(A)] TÀI SẢN > [A - VAY] NGUỒN VỐN Trường hợp này tức nợ phải thu lớn hơn nợ phải trả: doanh nghiệp đi vay vốn nhưng sử dụng không hết nên bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng.
  • 35. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 35 + Trường hợp 2: [III(A) + V(A)] Tài sản < [A - Vay] Nguồn vốn Tức nợ phải thu nhỏ hơn nợ phải trả, doanh nghiệp đi vay vốn nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh nên đi chiếm dụng vốn của các đối tượng khác. Mức vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng hay bị chiếm dụng đúng bằng chênh lệch giữa vế trái và vế phải của cân đối 3 Tình hình thực tế của Công ty: - Đầu năm: VT = [III(A) + V(A)] Tài sản = 60.181.276 VP = [ A - Vay ] Nguồn vốn = 64.905.103 Chênh lệch : VP - VT = 4.723.827 - Cuối năm: VT = [III(A) + V(A)] Tài sản =65.613.615 VP = [ A - Vay ] Nguồn vốn = 87.114.695 Chênh lệch: VP - VT = 21.501.080 Như ở cân đối 2 cho thấy Công ty ngoài việc đi vay vốn đã đi chiếm dụng vốn của đối tượng khác, số vốn đi chiếm dụng ở cuối kỳ gấp 4,5 lần số vốn đi chiếm dụng ở đầu kỳ. Điều này ảnh hưởng không có lợi tới mối quan hệ giữa Công ty với các đơn vị bị chiếm dụng vốn nếu các khoản vay là là quá hạn, không hợp pháp... Chính vì vậy Công ty nên xem xét lại những khoản chiếm dụng này để thực hiện thanh toán đúng thời hạn, đảm bảo chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán, lấy lại uy tín cho Công ty và cân đối lại hoạt động kinh doanh của mình. Công ty đi chiếm dụng nhiều một phần do đặc thù của ngành nghề kinh doanh, các công trình có giá trị lớn, thời gian hoàn thành lâu, vốn đầu tư cho thi công một công trình nhiều, để nghiệm thu một công trình và hạch toán có thể kéo dài 2 đến 3 năm. Vì vậy khi kết thúc mỗi kỳ kế toán con số doanh nghiệp còn nợ của nhà cung ứng nhiều, phải vay ngắn hạn lớn...
  • 36. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 36 Như vậy, tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn đã chuyển biến nhưng không khả quan lắm vì số nợ vay và số đi chiếm dụng ngày càng nhiều. Để cụ thể hơn tình hình này, bên cạnh việc so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn đầu năm với cuối kỳ cần tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình biến động của các chỉ tiêu trong Bảng cân đối tài sản. Tổng tài sản thể hiện quy mô kinh doanh, cơ sở vật chất của doanh nghiệp, đặc biệt là cơ cấu tài sản thể hiện trình độ quản lý và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả kinh doanh. Để đáp ứng đủ yêu cầu kinh doanh, phù hợp khả năng huy động vốn và đầu tư gấp đôi đòi hỏi phải xem xét kết cấu và nguồn vốn căn cứ vào bảng cân đối kế toán. Quá trình phân tích kết cấu vốn không chỉ so sánh lượng vốn đầu kỳ và cuối kỳ mà còn phải xem xét từng khoản vốn chiếm tỷ lệ cao hay thấp trong tổng số để thấy được mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá tỷ trọng đó cao hay thấp tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: việc dự trữ nguyên vật liệu phải đầy đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nếu là doanh nghiệp thương mại: phải có lượng hàng hoá dự trữ cung cấp đủ cho nhu cầu mua của khách hàng trong kỳ kinh doanh tới. Xem xét cơ cấu tài sản sẽ thấy sự hợp lý trong việc phân bổ vốn. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn - là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Công ty phải chủ động tính toán và dự báo nhu cầu của doanh nghiệp về vốn, các loại nguyên vật liệu cho kỳ kinh doanh tiếp theo, các khoản phải thu, mua sắm thiết bị mới phục vụ cho quá trình thi công công trình nhằm giữ vị trí chủ động, đảm bảo thực hiện tốt tiến độ và chất lượng công trình được giao.
  • 37. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 37 Bảng 2: Bảng phân tích tình hình phân bổ vốn năm 2006 Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1. Tiền 2. Các khoản phải thu 3. Hàng tồn kho 4. TSLĐ khác B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 1. Tài sản cố định 2. Các khoản đầu tư tài chính 3.Chi phí XDCB dở dang 85051806 6323501 28100789 18546667 32080847 10658465 10648465 10000 - 88,86 6,61 29,36 19,38 24,12 11,14 11,13 0,01 - 107708657 10884007 25818031 31211033 39795584 10582739 10545766 10000 26973 91,05 9,2 21,83 26,38 33,64 8,95 8,92 0,008 0,023 22656851 4560506 -2282758 12664366 7714737 -75727 -102699 0 26973 2,19 2,59 -7,53 7 9,52 -2,19 -2,21 -0,002 0,023 Tổng cộng 95710271 100 118291397 100 22581126 - Tổng số vốn cuối năm so với đầu kỳ đã tăng lên: + Tăng về số tuyệt đối: 118.291.397 - 95.710.826 = 22.656.851 + Tăng về tương đối: Tổng số vốn cuối năm tăng 23,67%, chứng tỏ quy mô về vốn tăng tương đối, kéo theo cơ cấu tài sản có sự thay đổi: Tài sản cố định giảm 2,19%, tài sản lưu động tăng 2,19%. Tài sản lưu động tăng gần 22.656 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,19% so với đầu năm: + Mức tăng tuyệt đối là: 107.708.657 - 85.051.806 = 22.656.851 + Mức tăng tương đối: 22.656. 851 95.710. 271 x 100 = 23,67 % 22.656.85 1 85.051.80 6 x 100 = 26,67%
  • 38. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 38 Trong tài sản lưu động thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng thấp nhất, đã giảm 2.282.758 nghìn với tỷ lệ tương ứng là 7,53% chứng tỏ đồng vốn của doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả hơn và hoạt động thu hồi nợ của Công ty đang tích cực. Bên cạnh đó, tỷ lệ tài sản lưu động trong tổng số đã tăng 2,19% trong đó: +Tiền tăng: 2,59% + Hàng tồn kho tăng: 7% + Tài sản lưu động khác tăng: 9,52% Doanh nghiệp hầu như không đầu tư trang bị tài sản cố định bởi trong phân tích tình hình phân bổ vốn, tài sản cố định cuối năm giảm so với đầu năm nên tổng tài sản cố định trong tổng vốn giảm 2,19%. Tỷ trọng đầu tư tài sản cố định giảm đồng nghĩa với tỷ suất đầu tư giảm. Tỷ suất đầu tư phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • 39. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 39 Đầu năm 2006: Cuối năm 2006: Ta thấy tỷ suất đầu tư giảm 2,19% thể hiện hướng đầu tư đúng đắn của doanh nghiệp. Công ty đã sắp xếp hợp lý được việc gì đầu tư trước, việc gì nên đầu tư sau. Những năm đầu mới thành lập, Công ty luôn trong tình trạng thiếu việc làm, máy móc hoạt động công suất thấp, không hiệu quả nên không trích đủ khấu hao cho máy. Những năm sau, tuy có tăng về quy mô sản xuất kinh doanh nhưng chưa đạt đến mức cần thiết để đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định mà trước mắt hãy tìm mọi cách tận dụng hết cách sản xuất, quản lý và tổ chức một cách hiệu quả nhất trang thiết bị hiện có. Do đó, Công ty đã tập trung đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng cường huy động vốn để nhằm mục đích thu hút khách hàng, tạo ra nhiều công ăn việc làm trước mắt. Việc tăng tài sản lưu động được cụ thể bằng: - Vốn bằng tiền tăng 4.560.506 nghìn đồng trong đó tiền mặt tăng 704.612, tiền gửi ngân hàng tăng 4.164.921 và tiền đang chuyển giảm 309.028 nghìn đồng. Tiền có tính lỏng cao nhất, khi tiền tăng nghĩa là tăng khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Góp phần tạo uy tín và niềm tin cho các nhà đầu tư và khách hàng. - Hàng tồn kho tăng mạnh: 12.664.366 trong đó: +Nguyên liệu, vật lệu tồn kho tăng: 72.860 +Công cụ, dụng cụ trong kho: 1.273.712 +Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: 9.317.795 10.657.4 65 95.710.2 71 = 11,14%x 100 Tỷ suất đầu tư = 10.581.73 9 118.291.3 97 x 100 = 8,95%Tỷ suất đầu tư =
  • 40. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 40 Công cụ, dụng cụ trong kho và chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tăng đáng kể, tức Công ty chưa có kế hoạch phân bổ hợp lý công cụ, dụng cụ cho các tổ đội trực tiếp quản lý và sử dụng, chưa chú ý tới công tác kế toán, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang chiếm tỷ lệ cao gây ứ đọng vốn. Với đặc thù sản phẩm của Công ty là các công trình chưa hoàn thành để kịp đưa vào hạch toán trong kỳ kế toán nên lượng chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tài chính còn nhiều là hợp lý. Cũng hình thức kinh doanh này vấn đề hàng tồn kho không thể hiện hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh vì Công ty không có thành phẩm tồn kho. -Tài sản lưu động khác tăng 7.714.737 nghìn đồng chủ yếu tăng từ khoản tạm ứng: 9.581.614 còn các khoản khác hầu như giảm nhẹ. Tăng tài sản lưu động khác đã góp phần tăng thêm khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn cần phải phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong sản xuất kinh doanh hay những vướng mắc phát sinh mà doanh nghiệp gặp phải. Dựa vào phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của Công ty ta lập được bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn.
  • 41. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 41 Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % A.Nợ phải trả 86020349 89,9 105790882 89,43 19770533 -0,47 I.Nợ ngắn hạn 84420349 88,2 105269482 88,99 20849133 0,79 1.Vay ngắn hạn 19515246 20,39 18676187 15,79 - 839059 -4,6 2.Phải trả người bán 15566379 16,26 22422365 18,96 6855986 2,7 3.Người mua trả trước 39087626 40,84 58892895 49,79 19505269 8,95 4.Thuế và các khoản nộp ngân sách 873298 0,91 (130510) -0,11 -1003801 -1,02 5.Phải trả nội bộ 7530961 7,87 4763540 4,03 -2767421 -3,84 6.Phải trả phải nộp khác 1846836 1,93 945003 0,8 -901833 -1,13 II.Nợ dài hạn 1600000 1,67 - - -1600000 -1,67 1.Vay dài hạn 1600000 1,67 - - -1600000 -1,67 III.Nợ khác - - 521400 0,44 521400 0,44 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 9689922 10,1 12500515 10,57 2810593 0,47 I.Nguồn vốn - quỹ 9689922 10,1 12500515 10,57 2810593 0,47 1.Nguồn vốn kinh doanh 9278922 9,69 11832767 10 2554659 0,31 2.Chênh lệch tỷ giá - - 2010 0,002 2010 0,002 3.Quỹ đầu tư phát triển 198957 0,21 351136 0,3 152179 0,07 4.Quỹ dự phòng tài chính 168854 0,18 236684 0,2 67830 0,02 5.Quỹ hỗ trợ mất việc làm 44001 0,046 77915 0,067 33914 0,021 Tổng nguồn vốn 95710271 100 118291397 100 22581126 - (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2006)
  • 42. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 42 Từ bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm tăng so với đầu năm là 2810593 chứng tỏ doanh nghiệp đã nâng cao tính chủ động trong sản xuất kinh doanh. Xét về tổng thể thì khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp tăng, điều đó thể hiện qua tỷ suất tài trợ: Đầu năm: Cuối kỳ: Tỷ suất tài trợ = 10,57% Khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp đã tăng 0,47%. Chỉ tiêu này chứng tỏ doanh nghiệp đã có sự độc lập về mặt tài chính bởi một phần tài sản của doanh nghiệp hiện có được đầu tư bằng vốn của mình. Các khoản nợ, vay, nộp ngân sách đã giảm thể hiện tính chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Quy mô của vốn tăng tỷ lệ thuận với sự giảm xuống của các khoản vay, nộp. Tuy nhiên nợ ngắn hạn vẫn tăng 20.849.133 chủ yếu do phải trả người bán tăng 6.855.986 và người mua trả tiền trước tăng 19.505.269. Điều này thể hiên tình hình tài chính của doanh nghiệp đã có phần khả quan và đang từng bước ổn định. Xuất phát từ nguồn vốn dần hợp lý hình thức phân bổ, sử dụng. Qua việc phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể đưa ra nhận xét: - Tình hình tài chính của Công ty không mấy khả quan: cơ cấu vốn phân bổ chưa hợp lý mặc dù các khoản nợ phải thu giảm. - Nguồn vốn chủ sở hữu tăng, các khoản phải trả trước người bán và người mua trả tiền trước tăng dẫn tới làm tăng tỷ suất tự tài trợ. Đây là khởi đầu của sự thuận lợi trong công tác hoạt động tài chính của doanh nghiệp. (B) Nguồn vốn (A + B) Nguồn vốn x 100Tỷ suất tài trợ = 9689922 9571027 1 x 100 = 10,1%=
  • 43. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 43 1.3 Các tỷ số về khả năng hoạt động Chu chuyển của vốn lưu động là việc luân chuyển vốn lưu động một cách liên tục qua các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh lặp đi lặp lại. Thời gian để vốn lưu động chu chuyển được một vòng hay số vòng chu chuyển vốn lưu động trong một năm gọi là tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả vốn lưu động nói riêng và vốn nói chung. Việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn có ý nghĩa rất lớn: giúp doanh nghiệp tiết kiệm được vốn lưu động, giảm bớt hao phí nhưng vẫn đạt được kết quả kinh doanh như kỳ gốc và giúp doanh nghiệp tăng sức sinh lời của vốn lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động và không ngừng luân chuyển trong một chu kỳ sản xuất. Để xác định được tốc độ luân chuyển của đồng vốn lưu động thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động: (1) TSV: Hệ số chu chuyển vốn lưu động (tính theo số vòng chu chuyển của vốn lưu động trong một năm) hay gọi là hệ số vòng. Trong đó: C - Doanh thu kỳ phân tích D - Số dư bình quân vốn lưu động. (2) TSN: Hệ số chu chuyển vốn lưu động (tính theo số ngày của một vòng chu chuyển) hay gọi là hệ số ngày. C D = 1,68TSV =
  • 44. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 44 Trong đó: T- Số ngày của kỳ phân tích (3) Hệ số đảm nhận vốn lưu động: Để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,6 đồng vốn lưu động. Nếu sản lượng sản xuất không đổi (doanh thu không đổi là C): Khi tốc độ chu chuyển vốn lưu động tăng lên, lượng vốn cần đưa vào sản xuất sẽ giảm đi. - Nếu vẫn đưa vào lượng vốn lưu động như cũ, sản lượng kỳ phân tích sẽ tăng lên, doanh thu đạt được là C0. Khi tốc độ chu chuyển vốn như cũ để được C0 phải đưa vào lượng vốn lưu động nhiều hơn. Do đó, tăng tốc độ chu chuyển sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp một lượng vốn. 1.4 Các tỷ số về khả năng sinh lãi T TSV = T.D C = 214,3TSN = D C = 0,6Hệ số đảm nhận vốn lưu động = C T Mức tiết kiệm = (TSN1 - TSN0) x 360 1,0 6 - 360 1,6 8 ( ) x 63.65.8 93 360 = 22.279.56 3 = C0 T Mức vốn tiết kiệm = (TSN1 - TSN0) x ( 360 1,0 6 - 360 1,6 8 ) x 80.425.5 53 360 = 28.148944 =
  • 45. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 45 Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh tình hình sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghệp, là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra (so sánh dưới dạng thương số). Vì chi phí đạt được và chi phí bỏ ra đều có thể phản ánh bằng nhiều loại chỉ tiêu khác nhau do đó phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh là một vấn đề phức tạp. Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp. Các chỉ tiêu đó phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn. Công thức tổng quát để xác định hiệu quả kinh doanh: + Chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất, sức sinh lời: + Chỉ tiêu phản ánh suất hao phí (hao phí chi phí cho một đơn vị kết quả) Để đánh giá về hiệu quả ta xem xét 3 chỉ tiêu cơ bản: - Tỷ suất lợi tức thuần trên doanh thu Ý nghĩa của tỷ suất này: Cứ thu được 1000 đồng doanh thu thì sẽ có 12,64 đồng lãi. Tỷ suất càng cao phản ánh lợi nhuận sinh ra từ hoạt động kinh doanh càng lớn, tỷ lệ lãi trong doanh thu có tỷ trọng lớn làm tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động có hiệu quả. -Tỷ suất lãi trên vốn: Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào Hiệu quả kinh doanh = Chi phí đầu vào Kết quả đầu raHiệu quả kinh doanh = Lợi tức thuần Doanh thu x 1000 = 12,64TS1 = Lãi Vốn bình quân x 1000 =146TS2 =
  • 46. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 46 Ý nghĩa: Từ tỷ suất này ta thấy cứ bỏ ra 1000 đồng vốn vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được 146 đồng tiền lãi. -Tỷ suất chu chuyển tổng tài sản: Số vòng chu chuyển của tổng tài sản là 0,76 cho thấy cứ bỏ 1000 đồng vốn vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 760 đồng doanh thu trong kỳ hay một kỳ kế toán tổng vốn quay được 0,76 vòng. Vốn cố định là loại vốn nằm trong giá trị còn lại của tài sản cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau: -Chỉ tiêu tính chung cho tài sản cố định: + Tính theo tổng sản lượng: Tại Công ty năm 2006: Điều này cho thấy cứ sử dụng một 1000 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra được 5340 đồng giá trị tổng sản lượng. + Tính hiệu quả theo doanh thu: +Tính theo lãi: Doanh thu Vốn bình quân = 0,76TS3 = 76.542.45 2 14.332.54 5,5 x 1000 = 5340Hiệu quả sử dụng TSCĐ = Doanh thu Nguyên giá bìnhquân của TSCĐ x 1000Hiệu quả sử dụng TSCĐ = 80.863.441 14.332.545 ,5 x 1000 = 5642=
  • 47. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 47 fBảng 4 : So sánh các chỉ tiêu này với năm 2004 và năm 2005: Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Theo tổng sản lượng 5014 5115 5340 Theo doanh thu 5190 4794 5642 Theo lãi 39,4 14,9 60,12 So với năm 2004 và năm 2005 hiệu quả sử dụng năm 2006 đã tăng lên rõ rệt tính theo cả 3 chỉ tiêu: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu và lãi. Điều này cho thấy tài sản cố định mấy năm trước vẫn sử dụng chưa hợp lý, chưa hết công suất tối đa cho các tài sản để lãng phí nguồn lực của Công ty . -Ngoài việc tính chung còn có thể tính riêng các chỉ tiêu hiệu quả cho từng loại ở từng bộ phận: + Tài sản cố định dùng trong sản xuất: + Tài sản cố định dùng trong quản lý: Vốn cố định là loại vốn nằm trong giá trị còn lại của tài sản cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau: Lãi Nguyên giá bình quân của TSCĐ x 1000Hiệu quả sử dụng TSCĐ = 861.693 14.332.545 ,5 x 1000 = 60,12= Doanh thu ( hoặc lãi) Nguyên giá BQTSCĐ Trong sản xuất x 1000Hiệu quả sử dụng TSCĐ trong sản xuất = Doanh thu ( hoặc lãi) Nguyên giá BQTSCĐ Trong sản xuất x 1000Hiệu quả sử dụng TSCĐ trong quản lý = Giá trị sản xuất (doanh thu) Nguyên giá bình quân của TSCĐ = 5,64- Sức sản xuất của tài sản cố định =
  • 48. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 48 Cuối năm 2006 tỷ số này là 5,64 cho thấy: với mỗi đồng tài sản cố định tạo ra 5.64 đồng doanh thu. So với năm 2005 tỷ số này là 3,6 thì năm 2006 tài sản cố định của Công ty đã có sức sản xuất phát triển vượt bậc. Với mỗi đồng tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được 0,06 đồng lãi (hay 6%). Để tạo ra một đồng giá trị tổng sản lượng cần đến 0,19 đồng tài sản cố định. So với nhiều doanh nghiệp trong ngành suất hao phí là thấp chứng tỏ sản xuất có hiệu quả hơn. Với mỗi đồng giá trị còn lại của tài sản cố định sẽ tạo ra được 0,082 đồng doanh thu. 2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động * Phân tích chung: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được tính bằng các chỉ tiêu sau: Lãi Nguyên giá bình quân = 0,06Sức sinh lời của tài sản cố định = Nguyên giá bình quân Giá trị tổng sản lượng = 0,19Suất hao phí của tài sản cố định = Lãi Gía trị còn lại = 0,082Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Vốn lưu động bình quân Giá trị tổng sản lượng x 1000Suất hao phí của vốn lưu động =
  • 49. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 49 Tạo ra 1000 đồng giá trị tổng sản lượng cần hao phí 38,26 đồng vốn lưu động. So với năm 2005 thì suất hao phí của vốn cố định giảm. Chỉ tiêu này phản ánh 1000 đồng vốn lưu động bình quân làm ra 294 đồng lợi nhuận trong kỳ. Để tạo ra 1000 đồng doanh thu, giá trị tổng sản lượng, lợi nhuận thì phải có 28,26 đồng vốn lưu động bình quân. 2.2.2.2. Phân tích nguồn vốn kinh doanh Nguồn vốn kinh doanh là nguồn hình thành nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là giá trị của những tài sản mà doanh nghiệp dùng vào kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh được tính theo công thức: -Nguồn vốn kinh doanh = Nguồn vốn cố định + Nguồn vốn lưu động - Nguồn vốn kinh doanh thực tế = Nguồn vốn kinh doanh + Vay + Nguồn vốn cố định thực tế = Nguồn vốn cố định + Vay dài hạn + Nguồn vốn lưu động thực tế = Nguồn vốn lưu động + Vay ngắn hạn Dựa trên bảng cân đối kế toán và các báo cáo thuyêt minh của Công ty ta lập được bảng phân tích nguồn vốn kinh doanh. 2.928.624 76.542.46 2 x 1000 = 38,26 = Lợi nhuận ròng Vốn lưu động bình quân x 1000 = 294Sức sinh lợi của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Giá trị tổng sản lượng x 1000 = 28,26 Suất hao của vốn lưu động =
  • 50. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 50 Bảng 5: Bảng phân tích nguồn vốn kinh doanh Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch Đầu năm Cuối kỳ Số tiền % I. NVLĐ thực tế 22.193.870 22.854.811 660.941 2,98 1. NVLĐ 2.678.624 4.178.624 1.500.000 56 2. Vay ngắn hạn 19.515.246 18.676.187 -839.059 -4,3 II. NVCĐ thực tế 8.199.484 7.654.143 -545341 -6,65 1. NVCĐ 6.599.484 7.654.143 1.054.659 15,98 2. Vay dài hạn 1.600.000 - -1.600.000 -100 NVKD thực tế 30.393.354 30.508.954 115.600 0,38 So với đầu năm nguồn vốn kinh doanh thực tế của doanh nghiệp tăng 115.600 nghìn đồng chiếm 0,38%: Nguồn vốn cố định giảm 545.341, nguồn vốn lưu động tăng 660.941. Nhìn vào bảng trên ta thấy quy mô về vốn tăng đáng kể trong đó khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn đều giảm thể hiện khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp có tăng trong năm vừa qua. Đây là một bước phát triển của Công ty về nguồn vốn kinh doanh, nó đang và sẽ giúp doanh nghiệp làm ăn tốt hơn nếu tình hình sử dụng nguồn vốn hợp lý và hiệu quả. 2.3. Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh Trong thực tế thường xảy ra hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau chủ yếu giữa doanh nghiệp với các đối tượng. + Khách hàng: Doanh nghiệp bị chiếm dụng do bán chịu (các khoản phải thu) về các loại hàng hoá, dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ là người đi chiếm dụng khi khách hàng trả trước mà chưa nhận được hàng.
  • 51. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 51 + Nhà cung ứng: Doanh nghiệp là người chiếm dụng vốn khi mua chịu và bị chiếm dụng vốn khi trả trước cho người bán. +Với cán bộ công nhân viên: Về nguyên tắc, người lao động được hưởng lương theo ngày nhưng hầu hết các doanh nghiệp chỉ trả lương sau một thời gian nhất định. Vì thế, lương và các khoản trích vào lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… chậm trả là một khoản chiếm dụng của doanh nghiệp. + Với ngân sách nhà nước: Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thông qua: thuế doanh thu,thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại phí và lệ phí… Nếu số thực nộp lớn hơn số phải nộp thì doanh nghiệp bị chiếm dụng (trường hợp này hiếm khi xảy ra). Thông thường các doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn bằng cách nộp ít hơn số phải nộp. + Với các đơn vị phụ thuộc: Trong quan hệ thanh toán, các doanh nghiệp trong cùng một tổng thể thường phát sinh các khoản phải thu (bị chiếm dụng) và các khoản phải trả (đi chiếm dụng). Ngoài ra, một số khoản tài sản thừa, tài sản thiếu, tạm ứng, chi phí phải trả… cũng được coi là các khoản đi chiếm dụng hay là bị chiếm dụng. Thực tế doanh nghiệp thể hiện qua bảng: Bảng 6: So sánh nguồn vốn lưu động thực tế và tài sản dự trữ thực tế Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch Tăng(%) I. NVLĐ thực tế (1+2) 22.193.870 22.854.811 660.941 2,98 1.NVLĐ 2.678.624 4.178.624 1.500.000 56 2.Vay ngắn hạn 19.515.246 18.676.187 -839.059 -4,3 II. Tài sản dự trữ thực tế 18.546.667 31.211.033 12.664.366 68,28 Mức đảm bảo (I - II) -880.915 -9.273.122 -8.392.207