SlideShare a Scribd company logo
1 of 122
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM THU HUYỀN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tải tài liệu nhanh hotline 0936885877
Zalo/viber/tele
Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ
Luanvantrithuc.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ MINH ĐỨC
HÀ NỘI - NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và rõ ràng. Đề tài nghiên cứu một
cách độc lập, không có sự sao chép kết quả của bất cứ đề tài nào đã có trong
lĩnh vực này. Lời cam đoan này của tôi là đúng sự thật và tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Ngày 19 tháng 03 năm 2018
Học viên
Phạm Thu Huyền
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý công tại Học viện
Hành chính, bên cạnh sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự động viên,
hướng dẫn, giảng dạy và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy giáo,
Cô giáo, gia đình, bạn bè trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới Ban
lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Sau
đại học, Khoa Quản lý nhà nước về xã hội, Quí Thầy,Cô cơ sở Học viện hành
chính Quốc gia
Tôi cảm ơn sự giúp đỡ của cơ quan tôi đang công tác, gia đình, bạn
bè,tập thể lớp Cao học HC1B2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
khóa học và luận văn
Đặc biệt tôi trân trọng biết ơn TS. Lê Minh Đức, giáo viên hướng dẫn
đã dành nhiều thời gian và trí lực trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn tất luận văn này.
Xin trân trọng cám ơn!
Tác giả luận văn
Phạm Thu Huyền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ............................................... 8
1.1 Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 8
1.1.1 Làng nghề truyền thống...................................................................... 8
1.1.2 Quản lý nhà nước đốivới làng nghề truyền thống............................... 16
1.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đốivới làng nghề truyền thống......... 21
1.3 Nội dung quản lý nhà nước đốivới làng nghề truyền thống.................... 22
1.3.1 Xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
trong hoạt động của làng nghề truyền thống............................................... 22
1.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về làng
nghề truyền thống..................................................................................... 26
1.3.3 Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và phát triển làng nghề truyền
thống ....................................................................................................... 26
1.3.4 Công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề
truyền thống ............................................................................................. 27
1.3.5 Kiểm tra, giám sát hoạt động của làng nghề truyền thống................... 28
1.3.6 Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phát
triển làng nghề truyền thống...................................................................... 29
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống.......... 29
1.4.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô .......................................................... 29
1.4.2. Các nhân tố môi trường ngành.......................................................... 30
1.5 Mô hình quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống ......................... 33
1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề một số nước và các địa
phương..................................................................................................... 34
1.6.1 Làng nghề truyền thống Bắc Ninh ..................................................... 34
1.6.2 Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống
trên địa bàn huyện Hoài Đức..................................................................... 36
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI ................................................................................................... 38
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức 38
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 38
2.1.2. Các nguồn tài nguyên....................................................................... 41
2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội................................................ 44
-
Đức ................................................................................................................ 51
2.1.4.1. Lợi thế ......................................................................................... 51
2.2. Khái quát về thực trạng hoạt động của các làng nghề truyền thống trên
địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội.............................................. 53
2.2.1. Giới thiệu làng nghề truyền thống trên địa bàn.................................. 53
2.2.2. Kết quả hoạt động của làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện...... 54
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đốivới các làng nghề truyền thống trên địa
bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội.................................................... 65
2.3.1. Xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
trong hoạt động của làng nghề truyền thống............................................... 65
2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về làng
nghề truyền thống..................................................................................... 67
2.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và phát triển làng nghề truyền
thống 69
2.3.4. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển
làng nghề truyền thống.............................................................................. 75
2.3.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động các làng nghề truyền thống .................. 76
2.3.6. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phát
triển làng nghề truyền thống...................................................................... 77
2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống
trên địa bàn huyện Hoài Đức..................................................................... 79
2.4.1. Những kết quả đạt được................................................................... 79
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân........................................................ 81
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HOÀI ĐỨC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030......................................................................................................... 85
3.1. Quan điểm, phương hướng và kế hoạch tổ chức thực hiện phát triển làng
nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức......................................... 85
3.1.1. Quan điểm, phương hướng ............................................................... 85
3.1.2. Kế hoạch tổ chức thực hiện.............................................................. 86
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với các
làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức.................................. 87
3.2.1 Hoàn thiện côngtác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy
phạmpháp luật tronghoạt độngpháttriển làng nghề truyền thống ................. 87
3.2.2 Hoàn thiện công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch, chính sách phát
triển làng nghề truyền thống...................................................................... 88
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà
nước về phát triển làng nghề truyền thống .................................................. 89
3.2.4 Hoàn thiện một số chính sách, nâng cao năng lực quản lý trong việc
phát triển nghề, làng nghề.......................................................................... 91
3.2.5 Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề
truyền thống ............................................................................................. 94
3.2.6 Giải pháp về xây dựng độingũ nghệ nhân và thợ lành nghề................ 95
3.2.7 Giải pháp về bảo vệ môi trường......................................................... 96
3.2.8 Giải pháp về chính sách khôi phục, phát triển các làng nghề truyền
thống gắn với du lịch................................................................................103
3.3. Một số kiến nghị................................................................................103
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ.................................................................103
3.3.2. Kiến nghị với UBND Thành phố Hà Nội.........................................104
KẾT LUẬN.............................................................................................106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................108
PHỤ LỤC ...............................................................................................112
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu kinh tế huyện Hoài Đức giai đoạn 2004- 2016.................... 44
Bảng 2: Cơ cấuvàgiá trị sảnxuấtngành Nôngnghiệp giai đoạn2004-2014....45
Bảng 3: Bảng tổng hợp số lượng nghề và làng nghề.................................... 58
Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của làng nghề.................................... 60
Bảng 5: Nhu cầusửdụngnguyên-nhiên -vật liệu tại mộtsố làng nghề............ 61
Bảng 6 Bảng lượng chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất ........................ 63
Bảng 7 Kết quả trả lời của các chủ xưởng về giải pháp môi trường............... 97
Bảng 8. Tính điểm cho các giải pháp ......................................................... 98
DANH MỤC CÁC HÌNH VẰ SƠ ĐỒ
Hình 1: Mô hình quản lý nhà nước về làng nghề ở Hà Nội........................ 33
Sơ đồ 2: Hệ thống quản lý nhà nước đốivới làng nghề................................ 67
1
1. Tính cấpthiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Làng nghề là nơi thu hút nhiều lao động, trong đó có giai đoạn lên đến
gần 13 triệu lao động, gồm 35% là lao động thường xuyên còn lại là lao động
thời vụ và nông nhàn, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho đông đảo cư dân
nông thôn. Thu nhập bình quân của lao động làng nghề thường cao hơn lao
động nông nghiệp, làng nghề góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng
nông thôn mới.
Có thể khẳng định, các làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn, tận dụng được lao động nông
nhàn. Khi làng nghề phát triển cũng thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển,
các cơ sở sản xuất chế biến quy mô lớn hơn hộ gia đình được hình thành và
được đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản
phẩm. Sự xuất hiện của những cơ sở sản xuất được đầu tư toàn diện giúp
người dân từ bỏ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và sự thụ động trong
sản xuất hàng hóa. Thách thức lớn nhất mà các làng nghề phải đối mặt là tìm
ra một hướng đi đúng đắn để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nước
cũng cần phải có những chính sách ưu đãi để tháo gỡ những khó khăn nhằm
tiếp sức thêm cho các làng nghề vượt qua những khó khăn trước mắt từ đó tạo
đà phát triển đi lên góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn.
Hoài Đức với vị trí địa lý hết sức thuận lợi là nằm cạnh khu tam giác
kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh),
được Chính phủ công nhận huyện Nông thôn mới, đang được Thành phố cho
xây dựng đề án thành lập quận; hệ thống đường giao thông thuận tiện nối liền
Hoài Đức với thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước bằng quốc lộ 6,
quốc lộ 32 và đại lộ Thăng Long, các tỉnh lộ 70, 72, 79; sắp tới, tuyến đường
2
vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội sẽ đi qua một số xã, sẽ biến Hoài Đức thành
địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Trên địa bàn huyện hiện có 53 làng có nghề tập trung các ngành nghề:
Thủ công mỹ nghệ, đồ thờ, tượng Phật, chế biến nông sản, dệt may, với hơn
8.000 doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh; nguồn nhân lực năng động,
sáng tạo. Huyện có một số làng nghề và sản phẩm rất đặc biệt như: điêu khắc
tạc tượng, đồ thờ Sơn Đồng; các sản phẩm dệt may, may mặc, nông sản thực
phẩm, miến… Tuy nhiên, các làng nghề phát triển còn thiếu tính bền vững,
quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, công nghệ, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, chất
lượng sản phẩm chưa cao, nhiều sản phẩm chưa có thương hiệu, một số nghề
truyền thống bị mai một, sản xuất còn chạy theo thị hiếu thị trường và chạy
theo lợi nhuận ít chú ý đến thương hiệu sản phẩm. Đội ngũ nghệ nhân thợ giỏi
truyền thống đang dần mai một, môi trường ở các làng nghề bị ô nhiễm, cơ sở
hạ tầng và dịch vụ phục vụ sản xuất và các làng nghề chưa đồng bộ. Mặt
khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ
ngày càng nhanh, hiện tượng người lao động từ các làng quê dịch chuyển ra
các thành phố là rất lớn. Vì vậy việc phát triển các nghề và làng nghề nông
thôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định
chính trị xã hội và là đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Xuất phát từ nhận thức
đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về làng nghề truyền
thống trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về phát triển làng nghề
truyền thống trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập dưới
nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau đều có giá trị thiết thực và được vận
dụng vào thực tiễn. Có thể kể đến như:
3
- Có một số công trình như : “Làng nghề thủ công truyền thống Việt
Nam” (Bùi Văn Vượng, 1998). Tác giả đã tập trung trình bày các loại hình
làng nghề truyền thống như: đúc đồng, kim hoàn, rèn, gốm, trạm khắc đá, dệt,
thêu ren, giấy dó, tranh dân gian, mây tre đan. Ở đây chủ yếu giới thiệu lịch
sử, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng ; kỹ thuật, các bí quyết nghề thủ
pháp nghệ thuật, kỹ thuật của các nghệ nhân và các làng nghề thủ công truyền
thống Việt Nam. Trong tác phẩm: “Khôiphụcvà phát triển làng nghề ở nông
thôn vùng đồng bằng sông Hồng – thực trạng và giải pháp” của Thạc sĩ Vũ
Thị Hà năm 2002. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng làng nghề truyền thống ở
nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và đưa ra giải pháp về quy hoạch, kế
hoạch khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, đưa ra giải pháp về đào
tạo lao động, cán bộ, thị trường, tiêu thụ, đổi mới công nghệ, chính sách của
nhà nước để phát triển làng nghề truyền thống. Cùng với hướng này còn có
cuốn : “Pháttriển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH- HĐH” (Mai
Thế Hớn, 2003)…
- Luận văn Thạc sĩ “Quản lýnhà nước với pháttriển làng nghề và làng
nghề Hà Tây giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Thị Minh Nguyệt, Đại học
Thương Mại năm 2008. Tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về
nghề truyền thống, làng nghề, vai trò của làng nghề đối với kinh tế, văn hóa,
xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Thông qua đó chỉ ra những thành tựu
và hạn chế trong việc phát triển làng nghề giai đoạn hiện nay.
- Ngoài ra còn có một số luận văn về “ Phát triển làng nghề truyền
thống trong nền kinh tế thị trường hiện nay trên địa bàn huyện Đức Thọ - Hà
Tĩnh” của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hải năm 2006 và “Nghề truyền thống trên
địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Trọng
Tuấn cũng đều đề cập đến thực trạng làng nghề truyền thống của các đại
phương khác nhau, đồng thời cũng đưa ra những giải pháp về quy hoạch kế
4
hoạch phát triển nghề truyền thống và đặt vấn đề thị trường tiêu thụ, đổi mới
công nghệ, chính sách, đào tạo nguồn lao động để làng nghề được phát triển
trong điều kiện Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn.
Cũng có nhiều bài báo và bài viết cho các hội thảo đề cập tới các khía
cạnh, các góc độ khác nhau của làng nghề như vấn đề về vốn, lao động, giải
quyết việc làm, làng nghề và xóa đói giảm nghèo, xây dựng thương hiệu cho
làng nghề, vấn đề môi trường làng nghề, xây dựng nguồn nguyên liệu cho
làng nghề, quy hoạch làng nghề truyền thống, xây dựng thị trường cho các
sản phẩm của làng nghề.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên đã đi nghiên cứu những
khía cạnh khác nhau của làng nghề và đưa ra những giải pháp phát triển làng
nghề.. cho đến nay chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu chuyên sâu về
quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức,
Thành phố Hà Nội
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích
Luận văn hướng tới mục tiêu đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
hoàn thiện công các Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống
trên địa bàn huyện Hoài Đức nhằm góp phần thúc đẩy làng nghề truyền thống
phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài cần thực hiện 3
nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về Quản lý nhà nước về
phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện
5
Phân tích, đánh giá đúng thực trạng QLNN về phát triển làng nghề
truyền thống những năm qua, từ đó nhận định những thành tựu hạn chế trong
công tác này.
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị thiết thực, có tính khả thi nhằm
hoàn thiện Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quản lý nhà nước về làng nghề
truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống
trên địa bàn huyện Hoài Đức.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu trên
địa bàn huyện Hoài Đức
Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu đánh giá từ giai đoạn 2011
– 2016. Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện Quản lý nhà nước về phát
triển làng nghề truyền thống đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống; kế thừa có hệ
thống và chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ và các tài liệu khoa học, kinh tế, chính trị có nội dung liên quan
hoặc đề cập đến vấn đề nghiên cứu luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu:
6
Nhóm phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập, tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài ở
các sách, giáo trình, luận án, luận văn, bài báo khoa học,… DLTC này sẽ
được dùng để làm cơ sở lý luận về QLNN về phát triển làng nghề truyền
thống của địa phương như là khái niệm về nghề và làng nghề; phát triển của
làng nghề; nội dung, vai trò và sự cần thiết của QLNN về phát triển làng nghề
truyền thống…
- Thu thập, nghiên cứu văn bản pháp luật về làng nghề, báo cáo tổng
kết, các số liệu thống kê có liên quan… để làm cơ sở đánh giá thực trạng vấn
đề nghiên cứu. Các văn bản pháp luật nhằm nghiên cứu thực trạng, ban hành
và tổ chức thực hiện pháp luật liên quan.
Tổng hợp số liệu thu thập được và xử lý chúng thành các số liệu cần
thiết như kết quả thực hiện các chỉ tiêu để đánh giá đúng thực trạng QLNN về
phát triển làng nghề truyền thống huyện những năm qua.
Đề tài cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan
đồng thời dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà
nước về phát triển làng nghề truyền thống.
Nhóm phương pháp phân tích dữ liệu:
Phương pháp thống kê: được sử dụng để thống kê số liệu thu thập được
nhằm đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với sự phát triển làng nghề
truyền thống trên địa bàn huyện.
Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các số liệu về số lượng làng nghề, số
lượng lao động trong làng nghề truyền thống, kết quả các hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các làng nghề truyền thống.
Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh kết quả của các hoạt động sản
xuất, kinh doanh của làng nghề qua các năm, tỷ trọng sản xuất công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế.
7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
làng nghề, quản lý nhà nước đối với làng nghề. Trên cơ sở tổng quan có chọn
lọc một số quan điểm cơ bản của một số công trình nghiên cứu kết hợp đúc
rút từ thực tiễn để đưa ra bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng
nghề trên địa bàn huyện.
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật có chọn lọc, luận
văn đã trình bày tổng quan thực trạng hoạt động của các làng nghề và hoạt
động quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn Huyện giai đoạn
2011 – 2016 đồng thời tìm ra những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế. Đồng
thời luận văn cũng đề xuất những định hướng, quan điểm cơ bản, các giải
pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với các làng nghề đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế
của địa phương.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu,
luận văn được cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với làng
nghề truyền thống
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền
thống trên địa bàn huyện Hoài Đức
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao công tác quản lý Nhà
nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn
2016-2020, định hướng đến năm 2030.
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Làng nghề truyền thống
1.1.1.1. Khái niệm làng nghề
Trong lịch sử phát triển nền văn hóa cũng như lịch sử phát triển nền
kinh tế luôn gắn liền với sự phát triển của các làng nghề, sự tồn tại và phát
triển của các làng nghề là một quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu đời của
những người thợ, trong số này không ít làng nghề đã có lịch sử hàng trăm
năm và được truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều làng nghề là một bộ phận kinh tế
- văn hóa quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông thôn, thậm chí có nghề
còn được nâng lên thành “ di sản vật thể”. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ
đọc đáo làm bằng các vật liệu đơn giản mang đậm đặc trưng văn Hóa Việt
Nam đã được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, trở thành
một tiềm năng kinh tế - văn hóa - xã hội có sức sống bền vững.
Do vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề. Có quan niệm cho
rằng : Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều làm nghề và lấy
nó làm nghề sinh sống chủ yếu. Quan niệm này hiện không phổ biển. Song
cũng có quan niệm cho rằng : Làng nghề là làng có làm nghề thủ công những
không nhất thiết tất cả dân làng đều làm nghề. Với quan niệm này thì rất khó
xác định thế nào là làng nghề. Với quan niệm này thì rất khó xác định thế nào
là làng nghề, bởi vì hầu hết các làng, xã ở Việt Nam đều có nghề thủ công
như thợ rèn, nghề đan lát, nghề mộc, nghề chạm khảm,…
“Làng nghề là một cộng đồng dân cư, một cộng đồng sản xuất nghề
TTCN và nông nghiệp ở nông thôn” là quan niệm của đề tài Khảo sát một số
làng nghề truyền thống – chính sách và giải pháp (1996) của Viện chủ nghĩa
9
xã hội Khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Theo quan niệm
này thì khái niệm làng nghề mới được khái quát chung chung định tính mà
chưa được định hướng.
Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng thì quan niệm rằng : Làng nghề là làng
ấy tuy vẫn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề
phụ khác, song đã nổi trội một số nghề cổ truyền tinh xảo với một tầng lớp
thợ thủ công chuyên nghiệp, có phường, cố ông trùm, có phó cả,… cùng một
số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư
nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng
nghề đó và sản xuất ra các mặt hàng thủ công… Những làng nghề ấy ít nhiều
đã nổi danh từ lâu (có quá khứ hàng trăm ngàn năm) “dân biết mặt, nước biết
tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ… trở thành di sản văn hóa
dân gian” [2, 38-39]. Quan niệm này tuy đã nêu lên được các yếu tố cần thiết
nhưng vẫn chưa phù hợp với những làng nghề mới.
Một số nhà nghiên cứu khác lại đưa ra quan niệm làng nghề gắn với
tiêu chí cụ thể về lao động, thu nhập. Chẳng hạn “ Làng nghề là những làng
đã có từ 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay lao động của địa phương trở lên làm
nghề chiếm phần chủ yếu trong tổng thu nhập của họ trong năm” [13,15] của
tác giả Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận.
Tiến sỹ Dương Bá Phượng quan niệm “Làng nghề là làng ở nông thôn
có một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh
độc lập” [30m 13-14]. Quan niệm này đã nêu lên hai yếu tố cơ bản cấu thành
làng nghề đó là làng và nghề.
Tác giả Mai Thế Hiển cho rằng “Làng nghề là một cụm dân cư sinh
sông trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông
nghiệp để sản xuất độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong
tổng giá trị sản phẩm của làng” [34, 17].
10
Tác giả Đỗ Quang Dũng quan niệm “Làng nghề là làng ở nông thôn có
một (hay một số) nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp,
kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động và thu nhập của
làng” [10, 25].
Tại thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông Nghiệp và PTNT hướng
dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 66/NĐ-CP của Chính phủ về
“phát triển ngành nghề nông thôn” quy định “Làng nghề là một hoặc nhiều
cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư
tương tự trển địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông
thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” .
Có thể nói, các quan niệm nêu trên đã quan tâm đến tỷ lệ người làm
nghề và thu nhập từ ngành nghề, nhưng lại cố định tiêu chí xác định làm
nghề, điều này đã làm cho các nhà hoạc định chính sách khó xử lý khi các chế
độ ưu đãi đối với làng nghề thay đổi…
Xuất phát từ các quan niệm nêu trên cho thấy, khái niệm về làng nghề
được cấu thành bởi 2 yếu tố làng và nghề
Làng là một tổ chức ở nông thôn nước ta, là sản phẩm tự nhiên phát
sinh từ quá trình định cư và cộng cư của con người, ở đó họ sống, làm việc,
quan hệ, vui chơi, thể hiện lối ứng xử văn hóa với thiên nhiên và bản thân họ.
Làng giữa các miền cũng có một số nét khác nhau. Làng Bắc Bộ hình
thành từ lâu đời, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định, khép kín, bền vững trên
cơ sở liên kết nhiều hình thức tổ chức. Mỗi hình thức tổ chức có ảnh hưởng
đến từng thành viên, đặc biệt là lệ tộc, lệ làng. Người dân sống gắn bó chặt
chẽ với xóm giềng, họ tộc, gia đình, làng nước. Càng về phía nam làng càng
năng động, bới những lệ làng. Tên gọi làng cũng khác nhau, tùy từng vùng,
cho đến nay việc phân biệt cũng chưa được rõ ràng, cơ nơi gọi là làng, có nơi
gọi là thôn, có nơi gọi là ấp, bản, buôn, sóc, phum,…
11
Nghề trước hết được hiểu là nghề thủ công cụ thể nghề dệt vải, nghề
đúc đồng, nghề khảm trai… lúc đầu nghề chỉ làm phụ trong các gia đình ở
nông thôn, chủ yếu lúc nông nhàn. Nhưng dần dần số người làm nghề thủ
công càng nhiều, tách rời nông nghiệp và họ sinh sống bằng thu nhập từ nghề
đó ngay tại làng quê. Ngày nay, các hoạt động cung ứng dịch vụ ở nông thôn
cũng được xếp vào làng nghề và người ta gọi chung là ngành phi nông nghiệp
và ngành phi nông nghiệp còn được gọi là ngành nghề nông thôn. Như vậy,
ngành nghề nông thôn là những hoạt động kinh tế phi nông thôn, bao gồm
nông nghiệp, thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất
đời sống.
Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu các điểm hợp lý của các quan niệm nêu trên
tối đưa ra khái niệm về làng nghề như sau :
Làng nghề là một cụm dân cư có tên gọi là làng, thôn, ấp, bản, buôn,
sóc, phum… (gọi chung là làng) có sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông
thôn mà một số hộ làm nghề và thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao.
1.1.1.2.Khái niệm làng nghề truyền thống
Khái niệm làng nghề truyền thống (LNTT) được khái quát dựa trên hai
khái niệm nghề truyền thống và làng nghề nêu trên. Theo Thông tư
116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề
truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời”.
Như vậy có thể hiểu về LNTT, trước hết nó được tồn tại và phát triển
lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền
thống, là nơi hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều
hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ
trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt
các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ức chế xã hội và gia tộc. Làng nghề
truyền thống được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời gian vẫn
12
duy trì và phát triển, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong các làng
nghề truyền thống thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền hoặc một
vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy
nghề được thực hiện bằng phương pháp truyền nghề.
Tiêu chí đánh giá làng nghề truyền thống
Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 11 tháng 12 năm 2006 của Bộ
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, các tiêu chí công nhận làng nghề truyền
thống bao gồm:
Thứ nhất: Nghề được công nhận là “Nghề truyền thống” phải đạt 3
tiêu chí sau:
+ Nghề đã xuất hiện từ địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận.
+ Nghề tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
Thứ hai: Làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống phải đạt
tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định của
thông tư này, tức:
+ Số hộ và số lao động trong làng nghề truyền thống đạt từ 50% trở lên
so với tổng số lao động của làng.
+ Giá trị sản xuất và thu nhập từ làng nghề truyền thống đạt từ 50%
tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm.
+ Sản phẩm làm ra có tính thẩm mỹ mang đậm nét yếu tố và bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam.
+ Sản xuất có quy trình công nghệ nhất định được truyền từ đời này
sang đời khác.
13
+ Thu nhập bình quân trên một người và tổng nguồn vốn để giành được
cao hơn so với hộ chỉ làm nghề nông nghiệp
- Đối với những làng nghề chưa đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường theo
quy định thì vẫn được xét công nhận làng nghề truyền thống khi đã có đề án,
dự án nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đề ra các biện pháp xử lý
khắc phục ô nhiễm môi trường.
1.1.1.3. Đặc điểm làng nghề truyền thống
Thứ nhất, việc sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống gắn
liền với hộ gia đình và nông nghiệp nông thôn.
Như chúng ta đã biết, các làng nghề truyền thống làm nghề thủ công,
các nguyên liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất đều bắt đầu từ nông
nghiệp, nông thôn. Lao động trong các làng nghề truyền thống là các nông
dân, nguyên liệu họ làm ra sản phẩm chính là các sản phẩm từ nông nghiệp.
Họ tiến hành sản xuất theo các hộ gia đình, mỗi người trong gia đình là một
lao động làm một công đoạn nhất định để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Việc
quản lý sản xuất, phân công lao động, sắp xếp thời gian do họ tự thực hiện sao
cho phù hợp với sản xuất nông nghiệp và tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi
của mùa vụ. Do sản xuất nông nghiệp có tính vụ mùa nên khoảng thời gian
còn lại các hộ gia đình tiếp tục sản xuất các sản phẩm thủ công, trước tiên là
để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân gia đình họ. Sau này, các sản
phẩm làm ra cũng như trao đổi sản phẩm giữa các làng nghề tăng lên, các sản
phẩm làm ra được các hộ giao bán tạo thêm thu nhập cho gia đình. Thị trường
tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống chính là khu vực nông thôn,
ngày nay các sản phẩm làng nghề truyền thống với sự đa dạng và phong phú
chủng loại cùng với nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, các sản phẩm
của làng nghề truyền thống được xuất khẩu, tiêu dùng rộng khắp trên thị
trường trong và ngoài nước.
14
Thứ hai, sản phẩm của làng nghề truyền thống mang đậm yếu tố văn
hóa truyền thống của dân tộc
Các sản phẩm của làng nghề truyền thống được tạo ra nhờ bàn tay, trí
óc của các nghệ nhân, người lao động làm nghề truyền thống. Trước đây sản
phẩm hoàn toàn làm bằng phương pháp thủ công truyền thống và mục đích là
nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày. Sản phẩm làng nghề truyền
thống thể hiện nét văn hóa, độ tinh xảo của nghệ nhân làm ra nó, nhìn vào nó
có thể biết xuất xứ của sản phẩm thậm chí qua đó có thể biết được hộ gia đình
nào làm ra nó.
Các sản phẩm làng nghề truyền thống gắn liền với văn hóa vùng miền,
tập quán, phong tục của địa phương. Bởi sản phẩm làm ra từ nguyên liệu
ngành nông nghiệp, do có lao động, gia đình làng nghề tự tay làm nên sản
phẩm. Cũng chính vì thế mà các sản phẩm làng nghề truyền thống mang tính
chủ quan sáng tạo, hoàn toàn phụ thuộc vào bàn tay người thợ, chất lượng, độ
tinh xảo của sản phẩm phụ thuộc trình độ của người thợ, phụ thuộc thị hiếu
người sử dụng. Do đặc điểm điều kiện sản xuất kinh doanh, sản phẩm làng
nghề truyền thống in đậm dấu ấn người thợ nên khó sản xuất đại trà, mà chỉ
sản xuất đơn chiếc. Đây là một trong những nhược điểm khiến sản phẩm làng
nghề truyền thống khó đáp ứng được nhu cầu đơn hàng lớn và chất lượng sản
phẩm không đồng đều.
Khi nền kinh tế phát triển, quan hệ giao lưu thương mại ngày càng mở
rộng thỉ sản phẩm làng nghề truyền thống có sự hỗ trợ của yếu tố công nghệ.
Sản phẩm làm ra đồng đều hơn, số lượng lớn hơn đáp ứng nhu cầu đa dạng,
phong phú của người mua. Tuy nhiên tùy theo từng loại sản phẩm để đổi mới
công nghệ, có những loại sản phẩm vẫn cần phải đảm bảo quy trình sản xuất
theo công nghệ truyền thống. Nhờ đó giữ được yếu tố truyền thống, bản sắc
15
văn hóa dân tộc, vùng miền không hề mất đi, nó vẫn mang đậm nét văn hóa,
tinh thần dân tộc và sự sáng tạo không ngừng của nghệ nhân làng nghề.
Thứ ba, việc tổ chức sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống
nhỏ lẻ, manh mún.
Ngay từ khi hình thanh, quy mô sản xuất trong các làng nghề truyền
thống chủ yếu là hộ gia đình huyết thống gắn với các phường nghề, hội nghề.
Trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quy mô sản xuất làng nghề
truyền thống được thể hiện thành các Đội ngành nghề dưới sự quản lý của
Hợp tác xã (đội chuyên làm gốm, làm mộc, làm sơn mài, khảm trai…), đối
với những đội có đông thợ thủ công thì thành lập HTX thủ công nghiệp. Tuy
vậy HTX hay Đội ngành nghề thì quy mô hoạt động vẫn chưa lớn, chất lượng
hiệu quả còn thấp và cho tới nay các mô hình này không còn tồn tại.
Trong thời kỳ hiện nay, dưới tác động của cơ chế thị trường hoạt động
sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống trở về với mô hình truyền
thống là hộ gia đình, đồng thời xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân, các công
ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm làng nghề truyền thống. Các
công ty, doanh nghiệp này tìm kiếm khách hàng nước ngoài có nhu cầu sản
phẩm làng nghề, thông qua các cơ sở đặt hàng trong khu vực dân cư, các cơ
sở này giao đơn hàng nhỏ lẻ tới các hộ dân. Sau khi sản phẩm thô được thu
gom về, tiếp đó chuyển đến các xưởng để tiếp tục gia công, hoàn thiện sản
phẩm và tiến hành đóng gói, tem, mác. Mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế
cao hơn so với trước xong do trong quá trình vận động để phát triển, các hộ
gia đình vân còn gặp nhiều khó khăn bất cập như: quy mô sản xuất không
được mở rộng, không có đủ vốn để đầu tư sản xuất lớn, các doanh nghiệp
kinh doanh sản phẩm làng nghề thì vẫn bế tắc trong khâu tìm kiếm đầu ra cho
sản phẩm. Chính vì vậy so với các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác thì sản
16
xuất kinh doanh tại các làng nghề nói chung, và làng nghề truyền thống nói
riêng còn manh mún, nhỏ lẻ.
Thứ tư, đặc điểm về kỹ thuật sản xuất.
Kỹ thuật sản xuất đặc trung trong sản xuất kinh doanh làng nghề truyền
thống là công cụ thủ công (dao, kéo, tiện, kim thêu…), phương pháp, công
nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính người lao động trong
làng nghề tạo ra. Kỹ thuật đặc biệt nhất của làng nghề truyền thống là đôi bàn
tay của nghệ nhân, của người thợ được tích lũy qua nhiều thế hệ, giữ được
tính chất bí truyền của nghề. Chính được điểm kỹ thuật này quyết định chất
lượng sản phẩm. Đôi bàn tay của người thợ thủ công tạo ra tính khác biệt của
sản phẩm mà không có máy móc nào có thể thay thế. Nó tạo ra tính độc đáo,
đặc sắc cho sản phẩm làng nghề truyền thống. Điều này thể hiện rõ nét ở các
sản phẩm thêu, chạm khắc, nghề đan lát từ mây tre đan…Ngoài ra, một số
nghề thủ công có những công đoạn sản xuất đặc biệt, phụ thuộc vào thời tiết
như nghề sơn mài, nghề mây tre đan (thời tiết ẩm ướt khiến sản phẩm bị mốc,
mối mọt không thể đóng gói được), nghề dệt…
Như vậy, công nghệ sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống không
giống với các sản phẩm công nghiệp khác, nó được sản xuất đơn chiếc dưới
bàn tay con người, phụ thuộc lớn vào thời tiết. Nó không được sản xuất đồng
loạt theo dây chuyền công nghệ, mỗi sản phẩm của làng nghề truyền thống
được coi là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng phong cách riêng, nét sáng
tạo riêng của con người.
1.1.2 Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống
1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống
Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội Nhà nước là chủ thể duy nhất
quản lý xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật. Cụ thể như sau:
17
Nhà nước quản lý toàn dân là nhà nước quản lý toàn bộ những người
sông và làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những người
không phải là công dân.
Nhà nước quản lý toàn diện là nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực của
đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo
lãnh thổ. NN quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa là các cơ
quan quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở pháp
luật quy định.
Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công cụ
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh.
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và thành
vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật
tự pháp luật, nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
Quản lý xã hội là thực hiện các chức năng tổ chức nhằm tạo những điều
kiện cần thiết để đạt những mục đích đề ra trong quá trình hoạt động chung
của con người trong xã hội. Vì vậy, từ khi xuất hiện nhà nước, quản lý xã hội
được nhà nước đảm nhận. Nhưng, quản lý xã hội không chỉ do nhà nước với
tư cách là một tổ chức chính trị đặc biệt thực hiện, mà còn do tất cả các bộ
phận khác nhau cấu thành hệ thống chính trị thực hiện: các chính đảng, tổ
chức xã hội,... Ở góc độ hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội, chủ thể quản lý
xã hội còn là gia đình, các tổ chức tư nhân.
Quản lý nhà nước là công việc của nhà nước, được thực hiện bởi tất cả
các cơ quan nhà nước, cũng có khi do nhân dân trực tiếp thực hiện bằng hình
thức bỏ phiếu hoặc do các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội thực hiện nếu
được nhà nước giao quyền thực hiện chức năng nhà nước. Quản lý nhà nước
thực chất là sự quản lý có tính chất nhà nước, do nhà nước thực hiện thông
18
qua bộ máy nhà nước trên cơ sở quyền lực nhà nước nhằm thực hiện các
nhiệm vụ, chức năng của Chính phủ là hệ thống cơ quan được thành lập để
chuyên hoạt động quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước đối với làng nghề là sự tác động có tổ chức và bằng
pháp quyền của Nhà nước và thông qua một hệ thống các chính sách với các
công cụ lên các hoạt động của làng nghề nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các
nguồn lực phát triển, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển
hoạt động của làng nghề đã đặt ra.
Chúng ta có thể hình dung trong quản lý nhà nước về làng nghề ở địa
phương có các thành tố như sau :
- Chủ thể quản lý: Là các cơ quan đại diện của Nhà nước hoặc được Nhà
nước trao quyền, ủy quyền tại địa phương
+ Chính quyền Trung Ương : Các Bộ, ngành : Bộ Công thương, Bộ tài
nguyên môi trường, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch…
+ Chính quyền địa phương : Hội đồn nhân dân, Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội. Các Sở, ban ngành : Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Sở tài nguyên và môi trường.
- Khách thể quản lý : là các hoạt động, quan hệ xã hội phát sinh trong
lĩnh vực làng nghề tại địa phương.
1.1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống
Quảnlýnhànướcđốivớilàngnghềtruyềnthốngcóvaitròsau:
Thứ nhất, QLNN đối với làng nghề truyền thống sẽ định hướng cho
các hoạt động sản xuất sản phẩm làng nghề của địa phương phát triển theo
đúng mục tiêu của địa phương đã đề ra trên cơ sở tạo lập môi trường thuận
lợi cho các làng nghề tại địa phương tiếp cận với các yếu tố tài nguyên,
nguồn nhân lực.
19
Thứ hai, QLNN đối với làng nghề truyền thống có vai trò điều tiết các
nguồn lực, phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên phù hợp với đặc điểm từng
ngành nghề của địa phương. Bằng công cụ quản lý, cơ quan QLNN sẽ giám
sát các hoạt động kinh doanh của các làng nghề và có những biện pháp thích
hợp để xử lý nếu có vi phạm xảy ra.
Thứ ba, QLNN đối với làng nghề truyền thống có vai trò giám sát, đảm
bảo phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của các làng nghề nhằm đảm bảo tính công bằng, đảm bảo quyền và
nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh, từ đó bảo tồn giá trị văn hóa
truyền thống của làng nghề.
1.1.2.3. Cơ chế và công cụ tác động của Nhà nước đến làng nghề
a. Hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật điều chỉnh khá đa dạng, bao phủ mọi mặt hoạt động
của làng nghề với tư cách một thực thể sống, một bộ phận của nền kinh tế,
của xã hội. Có thể nêu ra một số luật và văn bản dưới luật sau: Luật Đầu tư,
Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Bảo vệ môi
trường, Luật chuyên ngành (Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm...)
Thông qua hệ thống pháp luật, một mặt, Nhà nước tuyên bố các quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể hoạt động trong làng nghề, đặc biệt là quyền và
nghĩa vụ, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước đối với làng nghề.
Nếu hệ thống luật pháp tiến bộ và phù hợp, sẽ khuyến khích làng nghề phát
triển. Ngược lại, hệ thống luật pháp lạc hậu, bảo thủ sẽ cản trở sự phát triển
của làng nghề.
b. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch là một yếu tố quan trọng trong việc
xây dựng làng nghề theo hướng phát triển bền vững. Qui hoạch, kế hoạch là
qui định, là hoạch định một cách có kế hoạch, có cơ sở khoa học trong tổng
20
thể nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài. Trên cơ sở qui hoạch đó
mà có kế hoạch thực hiện từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng cơ sở nhằm đảm
bảo những chuẩn mực đã đặt ra.
Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề
của Đảng và nhà nước, địa phương có tác dụng tạo điều kiện xây dựng được
môi trường, áp dụng được công nghệ hiện đại vào sản xuất với qui mô lớn,
nâng cao năng lực cạnh tranh cho các làng nghề, doanh nghiệp. Mặt khác có
qui hoạch nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được sự phát triển cũng như việc
tạo ra phát triển của làng nghề, từ đó có chính sách điều chỉnh phù hợp. Quy
hoạch, kế hoạch cũng nhằm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ, tự phát của
các làng nghề để tiến tới sản xuất lớn, đủ sức cạnh tranh.
c. Chính sách kinh tế
*Chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước.
Nhà nước có thể sử dụng các chính sách ưu đãi, hoặc tài trợ để khuyến
khích đầu tư vào khu vực kinh tế làng nghề như: tài trợ toàn bộ, tài trợ một
phần, tài trợ bằng cấp vốn ngân sách, tài trợ bằng vay tín dụng ưu đãi...
* Chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng đối với làng nghề
Nhà nước có thể sử dụng ngân sách cấp vốn hoặc sử dụng quỹ tín dụng
nhà nước cấp vốn tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng
và doanh nghiệp kinh doanh trong khu vực làng nghề. Thông qua sự hỗ trợ
trực tiếp này các làng nghề có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển...
*Chính sách đất đai
Nhà nước sử dụng chính sách đất đai để điều chỉnh quỹ đất, giá thuê đất
trong các cụm làng nghề. Trước hết, nhà nước quy định việc xây dựng cụm
làng nghề phải tuân thủ quy hoạch vùng, phải quy hoạch tổng thể, dài hạn đất
xây dựng các làng nghề. Thứ hai, nhà nước can thiệp vào quá trình thu hồi đất
và chuyển giao cho các làng nghề. Bởi vì, đất để xây dựng làng nghề thường là
21
đất đã và đang được dân cư sửdụng. Vì thế, để có thể chuyển đổi mục đích sử
dụng , thường phải tiến hành công tác thu hồi, tập trung và đền bù, giải phóng
mặt bằng. Nhà nước tác động đến quá trình này bằng các quy định về thu hồi
đất, chính sách đền bù, chính sách táiđịnh cư... Đốivớinhững nước mà đất đai
thuộc sở hữu toàn dân như nước ta thì nhà nước còn tác động vào khâu giao
đất,chuyển mục đíchsử dụng đất. Một mặt, quản lý nhà nước đảm bảo việc sử
dụng đất đai xây dựng làng nghề nằm trong quy hoạch chung về sử dụng đất,
nhất là cân đối giữa quỹ đất của công nghiệp và đất nông nghiệp. Mặt khác,
những quy định phức tạp của nhà nước sẽ làm cho thị trường đất đai kém linh
hoạt, do đó quá trình hình thành các CCN làng nghề phụ thuộc rất lớn vào
những quy định và tính tích cực của cơ quan nhà nước.
*Chính sách lao động việc làm
Nhà nước quản lý lĩnh vực lao động việc làm của các làng nghề thông
qua nhiều công cụ như quy định về tiền lương tối thiểu, khuyến khích các
doanh nghiệp, hộ gia đình trong làng nghề đào tạo người lao động, tạo điều
kiện để công nhân trong làng nghề có nhà ở, có dịch vụ về y tế, học tập, chế
định quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong làng nghề
về các phương diện bảo hiểm, quyền tham gia các tổ chức chính trị, xã hội,...
1.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống
Thứ nhất, QLNN đối với phát triển làng nghề truyền thống sẽ định
hướng cho các hoạt động sản xuất sản phẩm làng nghề của địa phương phát
triển theo đúng mục tiêu của địa phương đã đề ra trên cơ sở tạo lập môi
trường thuận lợi cho các làng nghề tại địa phương tiếp cận với các yếu tố tài
nguyên, nguồn nhân lực.
Thứ hai, QLNN đối với phát triển làng nghề truyền thống có vai trò
điều tiết các nguồn lực, phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên phù hợp với đặc
điểm từng ngành nghề của địa phương. Bằng công cụ quản lý, cơ quan QLNN
22
sẽ giám sát các hoạt động kinh doanh của các làng nghề và có những biện
pháp thích hợp để xử lý nếu có vi phạm xảy ra.
Thứ ba, QLNN đối với phát triển làng nghề truyền thống có vai trò giám
sát, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của các làng nghề nhằm đảm bảo tính công bằng, đảm bảo
quyền và nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh, từ đó bảo tồn giá trị văn
hóa truyền thống của làng nghề.
1.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống
1.3.1 Xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
trong hoạt động của làng nghề truyền thống
Để quản lý các làng nghề truyền thống Nhà nước địa phương cần chỉ
đạo thực hiện các luật lệ, chính sách của trung ương ban hành có hiệu quả ở
địa phương mình. (ra các văn bản hướng dẫn thực, tổ chức thực thi, kiểm tra,
đánh giá). Việc ban hành các văn bản hướng dẫn ở địa phương xuất phát từ
yêu cầu thực tế của địa phương và yêu cầu quản lý ngành nhưng không trái
với pháp luật của Nhà nước. Mục đích của ban hành các văn bản pháp luật
nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống phát triển một cách thuận
lợi, đưa các sản phẩm làng nghề truyền thống ra thị trường thế giới.
Trong QLNN về phát triển làng nghề truyền thống quy định về điều kiện
nghề, làng nghề truyền thống, điều kiện thành lập doanh nghiệp, các hình thức
kinh doanh của doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh.Bên cạnh việc ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước cũng thực hiện việc chỉ đạo,
hướng dẫn tổ chức thực hiện tới các đối tượng chịu ảnh hưởng.
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn có sự tham gia phối
hợp của các ngành, các đơn vị có liên quan. Với chức trách và nhiệm vụ được
giao, các cơ quan có liên quan phải có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông
tin đầy đủ, kịp thời.
23
Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo
điều kiện thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống như:
- Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn thời kì 2001-2010 chỉ rõ “Thủ đô Hà Nội phải đi đầu trong công
nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng sản
phẩm nông nghiệp, phát triển nghề và làng nghề truyền thống...”;
- Quyết định số 132/2000/QT-TTg ngày 24/11/2000 về một số chínhsách
khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn với những chính sách cụ thể về
đấtđai, mặt bằng sản xuất, nguyên liệu, đầutư, tín dụng, thuế và lệ phí, khoa học
công nghệ và môitrường, chất lượng sản phẩm, lao động và đào tạo;
- Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 về việc khuyến khích
phát triển công nghiệp nông thôn với những nội dung chủ yếu là hướng dẫn,
hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp, tìm kiếm mặt bằng sản xuất,
huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư, nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm, đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở
rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ,
quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, đào tạo nghề, truyền nghề,
cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, tham gia triển lãm, hội chợ, giới thiệu
sản phẩm, tham gia các hiệp hội ngành nghề và xây dựng mô hình trình diễn
kỹ thuật;
- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 về phát triển ngành
nghề nông thôn tập trung vào một số nội dung cụ thể như bảo tồn và phát
triển làng nghề, tạo mặt bằng sản xuất, ưu đãi về đầu tư tín dụng, xúc tiến
thương mại, hỗ trợ về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, cùng với các
bộ, ngành, các tỉnh thành phố trên toàn quốc, Thành phố Hà Nội cũ và tỉnh Hà
24
Tây trước đây đã xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể để phát
triển ngành nghề nông thôn, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ phát
triển sản xuất, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, các làng
nghề truyền thống, thúc đẩy thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước như:
- Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về
phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân
giai đoạn 2016-2020.
- Đề án số 34-ĐA/TU ngày 25/01/2005 của Thành ủy Hà Nội khôi
phục, phát triển nghề, làng nghề Hà Nội đến năm 2010 với nội dung là bổ
sung các cơ chế chính sách của thành phố khuyến khích phát triển nghề
truyền tống, phát triển nghề mới và hình thành cách phố nghề, làng nghề gắn
với du lịch văn hóa sinh thái, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho
người lao động ở các làng nghề, tiếp tục xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ
thuật trong làng nghề theo hướng vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ nhu cầu
sinh hoạt, xây dựng mô hình cụm sản xuất làng nghề tập trung.
- Đề án số 19-ĐA/TU ngày 05/3/2007 của Thành ủy Hà Nội về phát
triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007-2015 trong đó xác định nhiệm vụ xây
dựng điểm, tuyến du lịch làng nghề truyền thống;
- Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 29/6/2007 của Tỉnh ủy Hà Tây về phát
triển kinh tế làng nghề đến năm 2015 và những năm tiếp theo chủ yếu là tạo
dựng môi trường thuận lợi để phát triển làng nghề ngành nghề nông thôn, tạo
bước phát triển toàn diện và mạnh hơn kinh tế nghề, phát triển lực lượng sản
xuất, và bảo vệ môi trường góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn và xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung vào việc ban hành
các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển làng nghề, xây dựng và
đưa vào khai thác các điểm công nghiệp làng nghề, phát triển các nhóm nghề
truyền thống, khôi phục và duy trì một số nghề truyền thống độc đáo, đẩy
25
mạnh xã hội hóa hoạt động khuyến công và tiến hành đầu tư các dự án vùng
nguyên liệu;
- Chương trình 05/CTr-TU ngày 10/05/2006 của Thành ủy Hà Nộivà Kế
hoạch số 70/KH-UB ngày 18/12/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về phát
triển kinh tế ngoại thành với yêu cầu phải xác định các nhiệm vụ trọng tâm, để
án, dự án trọng điểm, các cơ chế chính sách và lộ trình thực hiện để phát triển
kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông thôn, trong đó nộidung chủ
yếu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn và xây dựng hạ
tầng nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại mà cụ thể với công nghiệp-tiểu
thủ công nghiệp là hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy các dự án
cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề tập trung, xây dựng các trung tâm
đào tạo nhân lực kết hợp giải quyết việc làm tạicác huyện ngoạithành, triển khai
thực hiện đề án dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn;
- Quyết định số 9849/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND Thành phố Hà
Nội và quyết định số 2595/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây
phê duyệt Quy hoạch phát triển và làng nghề trên địa bàn đến năm 2015;
- Quyết định số 155/2004/QĐ-UB ngày 13/10/2004 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nộiban hành Quy chế công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội”;
- Quyết định số 1492/1999/QĐ-UB ngày 23/12/1999 của UBND tỉnh
Hà Tây ban hành Quy định tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp-tiểu
thủ công nghiệp tỉnh Hà Tây;
- Quyết định số 120/2003/QĐ-UB ngày 02/10/2003 của UBND thành
phố Hà Nội ban hành Qui chế phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội” và
một số chế độ đối với nghệ nhân;
- Quyết định số 454/QĐ-UB ngày 23/03/2006 của UBND tỉnh Hà Tây
ban hành Qui định tiêu chuẩn công nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Tây” ngành
nghề thủ công mỹ thuật truyền thống;
26
- Quyết định số 14/QĐ – UBND ngày 02/01/2013 của UBND thành
phố Hà Nội Ban hành về việc phê duyệt quy hoạch phát triển làng nghề thành
phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
1.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về
làng nghề truyền thống
Trong các quy định của Nhà nước có quy định rất cụ thể về bộ máy tổ
chức QLNN tại địa phương về các lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực
kinh tế. Bộ máy này được quản lý từ sở NN & PTNT tới phòng kinh tế huyện
và chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ UBND huyện.
Tại cấp huyện, các cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND huyện
thực hiện chức năng QLNN thuộc lĩnh vực kinh tế. Cơ quan chuyên môn chịu
sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế, công tác của UBND huyện, đồng thời
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của sở NN&PTNT Thành
phố. Bên cạnh đó còn có một số cơ quan có liên quan như Ban bồi thường
giải phóng mặt bằng huyện, trung tâm dạy nghề huyện, môi trường, tài chính,
trung tâm phát triển cụm công nghiệp…UBND huyện ban hành các quy chế
phối hợp các cơ quan chức năng trong việc phát triển và QLNN về phát triển
làng nghề truyền thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh
doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường.
1.3.3 Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và phát triển làng nghề
truyền thống
Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ về vốn, mặt bằng,
nguồn nhân lực, thông tin….để các làng nghề tiếp tục phát triển
Có vốn, các cơ sở sản xuất mới có thể đầu tư máy móc mới, áp dụng
công nghệ hiện đại cũng như mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy, Nhà nước
cần có chính sách thông thoáng để các cơ sở sản xuất có tiềm năng phát
27
triển nhưng thiếu vốn dễ tiếp cận nguồn vốn như có cơ chế cho vay ưu đãi, ưu
đãi thuế…
Cùng với vốn, mặt bằng sản xuất cũng đang là một khó khăn mà các
làng nghề truyền thống muốn mở rộng quy mô sản xuất đang gặp phải. Vì
vậy, nhà nước cũng cần có cơ chế, chính sách thông thoáng, ưu tiên việc giao
đất, ký hợp đồng cho thuê đất cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề.
Bên cạnh việc hỗ trợ về vốn, mặt bằng sản xuất thì việc tạo điều kiện
cho các làng nghề tiếp cận được các thông tin về công nghệ, khoa học – kỹ
thuật, thị trường để xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa hiệu quả đáp ứng
yêu cầu của thị trường là hết sức ý nghĩa. Nhà nước có thể khuyến khích và
huy động các tổ chức xã hội cùng tham gia cung cấp thông tin cần thiết cho
nghệ nhân, chủ sản xuất… trong các làng nghề, hỗ trợ khả năng, kỹ năng khai
thác và xử lý thông tin cho các làng nghề, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các làng
nghề tham gia hội trợ, triển lãm, hội thảo… để họ tiếp cận thông tin.
1.3.4 Công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng
nghề truyền thống
Vấn đề xây dựng nguồn nhân lực cho các làng nghề cũng cần được
quan tâm.
Thứ nhất về đội ngũ nguồn nhân lực quản lý đối với làng nghề : ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình quản lý, hiệu quả quản lý. Hiệu quả, chất lượng
và uy tín của bộ máy QLNN phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ thực hiện
chức năng quản lý. Đây là đội ngũ hoạch định chính sách, chiến lược, chương
trình, dự án, định hướng phát triển nghề, làng nghề dựa trên cơ sở chủ trương,
đường lối kinh tế của Đảng. Chính sách đãi ngộ trong quản lý là điều kiện để
nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý. Địa phương có đội ngũ nguồn nhân
lực QLNN có chất lượng sẽ là một lợi thế để có thể quản lý và phát triển
ngành tại địa phương một cách hiệu quả. Để làm được điều này thì cần có
28
những chính sách thu hút và đào tạo nhân tài phục vụ QLNN về kinh tế nhằm
hoàn thiện tốt nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, là nguồn nhân lực trong các làng nghề. Chất lượng nguồn
nhân lực trong các làng nghề ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản
phẩm làng nghề, việc tạo ra những sản phẩm có tính đặc trưng, độc đáo với
những mẫu mã mới, đa dạng đủ sức cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc rất
lớn vào chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên thực tế hiện nay các làng nghề
đang thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là thợ lành nghề, thợ tạo mẫu. Lao động
làng nghề nhìn chung vừa thiếu, vừa yếu, trong khi các nghệ nhân đang già
yếu và ngày càng mỏng dần thì lực lượng trẻ lại không tha thiết với làng
nghề, chính vì lẽ đó tạo ra sự thiếu hụt nguồn nhân lực kế cận về số lượng
cũng như chất lượng ở các làng nghề truyền thống. Số lượng lao động qua đào
tạo còn thấp, việc dạy nghề tại các làng nghề đa số là theo lối truyền nghề,
cầm tay chỉ việc hoặc tổ chức lớp học ngắn ngày. Cùng với đó việc truyền
nghề chủ yếu là truyền miệng, do vậy giải quyết những khó khăn trong các
làng nghề hiện nay để sản phẩm của làng nghề tìm kiếm được thị trường tiêu
thụ, từ đó nâng cao mức thu nhập của người lao động trong các làng nghề là
hướng lâu dài để thu hút nhiều lao động trẻ có tài năng gắn bó với nghề.
1.3.5 Kiểm tra, giám sát hoạt động của làng nghề truyền thống
Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của các làng nghề cần được thực
hiện thường xuyên và liên tục nhằm phát hiện những sai sót và kịp thời xử lý
những vi phạm tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Hoạt động kiểm tra, giám sát có thể diễn ra định kỳ hoặc đột xuất tùy
thuộc vào đối tượng và nội dung kiểm tra.
Trong hoạt động kiểm tra, giám sát cần có sự phốihợp của các cơ quan,
ban ngành có liên quan cùng phối hợp thực hiện.
29
1.3.6 Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực
phát triển làng nghề truyền thống
Đây chính là một trong những yếu tố góp phần vào thành công của việc
phát triển làng nghề truyền thống. Việc áp dụng khoa học, công nghệ có được
tổ chức thực hiện mới hy vọng sản phẩm làng nghề làm ra đủ về số lượng và
chất lượng kết tinh trong từng sản phẩm.
Sự đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới trong việc làm ra sản phẩm
truyền thống chính là một yếu tố mang đến kết quả và hiệu quả kinh tế cao,
vừa giảm tải ô nhiễm môi trường.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống
1.4.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô
Quá trình phát triển làng nghề truyền thống chịu sự tác động của nhiều
nhân tố khác nhau. ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi làng nghề do có những
đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nên sự tác
động của các nhân tố không giống nhau.
1.3.1.1 Nhân tố khoa học công nghệ
Trong cơ chế thị trường, sự phát triển của các làng nghề truyền thống
đã thể hiện cuộc cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng và giá cả. Đặc
biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, giao lưu thương
mại mang tính toàn cầu thì việc ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng có
tác động to lớn đến khả năng cạnh tranh, tăng năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm.
Ngày nay khoa học công nghệ đang trở thành lực lượng trục tiếp được
xác định là động lực của CNH – HĐH, khoa học công nghệ là yếu tố quyết
định về chất để tăng năng suất lao động, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc
độ phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của mỗi quốc gia.
Công nghệ tiên tiến phù hợp với tiềm năng nguồn lực, trình độ vận dụng, khả
năng quản lý sẽ là tác động mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế, bền vững.
30
Khoa học công nghệ là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Đẩy
mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho sản xuất được
coi là khâu đột phá quan trọng để thúc đẩy làng nghề phát triển. Vì vậy cần
khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề truyền thống đầu tư chiều
sâu đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa công nghệ truyền thống theo
phương trâm kết hợp hài hòa giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền
thống. Lựa chọn công nghệ phù hợp ở một số khâu có điều kiện nâng cao
năng suất chất lượng sản phẩm và ít ảnh hưởng đến môi trường.
1.3.1.2 Môi trường an ninh, chính trị và pháp luật
Một trong những nhân tố quan trọng tác động đến QLNN về phát triển
làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay là môi trường chính trị, pháp
luật phải đảm bảo tính kỷ luật. Chế đô chính trị - xã hội và thể chế Nhà nước
quyết định tới bộ máy QLNN đối với các ngành, nghề. Nhà nước đặt ra bộ
máy QLNN với những chiến lược phát triển chung nhằm quản lý phát triển
làng nghề truyền thống nhằm phát triển làng nghề và quản lý nền kinh tế của
địa phương.
Ổn định chính trị, an ninh tạo điều kiện cho việc QLNN về phát triển
làng nghề truyền thống được thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả, đảm
bảo cho môi trường làng nghề an toàn.
1.4.2. Các nhân tố môi trường ngành
1.4.2.1 Thị trường sản phẩm của làng nghề
Thị trường có sự tác động mạnh mẽ đến phương hướng phát triển, cách
thức tổ chức, cơ cấu sản phẩm và là động lực thúc đẩy làng nghề truyền thống
phát triển. Sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống phụ thuộc rất
lớn vào thị trường. Sản xuất càng phát triển càng thể hiện rõ sự chi phối quan
hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường. Những làng nghề có sản phẩm độc
đáo, kỹ thuật tinh xảo và luôn đổi mới để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của
31
người tiêu dùng sẽ có khả năng thích ứng và có đủ sức cạnh tranh trên thị
trường. Ngược lại có những làng nghề không phát triển, mai một, thậm chí có
nguy cơ mất đi là do sản phẩm không đủ sức cạnh tranh hoặc nhu cầu thị
trường không cần đến so đó nữa.
1.4.2.2 Vốn kinh doanh
Đây là nguồn lực vật chất quan trọng đối với bất kỳ hoạt động kinh
doanh nao. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát triển sản
xuất, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, công nghệ…Do vậy sự phát triển thịnh
vượng của làng nghề cũng phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn được huy
động. Trước đây trong nền kinh tế tự cấp tự túc, vốn phục vụ cho sản xuất
thường nhỏ bé, vốn chủ yếu là tự có hoặc huy động từ người thân trong gia
đình. Ngày nay để đáp ững nhu cầu của nền kinh tế thị trường thì lượng vốn
cần lớn hơn để đầu tư đổi mới công nghệ, đưa thiết bị, máy móc vào sản xuất,
góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
1.4.2.2 Cơ sở hạ tầng
Bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp nước, thoát nước, thông tin
liên lạc, các công trình dịch vụ thương mại, công cộng ... Đây là yếu tố tạo
điều kiện cho quá trình sản xuất, khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của
mỗi làng nghề. Đảm bảo cho quá trình cung cấp nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm cũng như mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học,
công nghệ vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Do
vậy ở những nơi có cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ thì các làng nghề truyền
thống có điều kiện phát triển mạnh. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các làng
nghề truyền thống còn đang gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện cơ sở hạ tầng
còn yếu kém và chưa đồng bộ.
32
1.4.2.4 Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
Trong thời kỳ phương tiện giao thông và phương tiện kỹ thuật chưa
phát triển, thì gần các vùng nguyên liệu được coi là một trong những điều
kiện tạo nên sự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay,
các nguyên liệu khai thác phục vụ cho các làng nghề chủ yếu từ môi trường tự
nhiên nên vùng nguyên liệu ngày càng suy giảm (như gỗ ...), gây khó khăn
cho sản xuất vì nguyên liệu đang bị cạn kiệt. Do vậy khối lượng, chất lượng,
chủng loại, khoảng cách của các nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng tới chất
lượng và giá thành sản phẩm.
1.4.2.5 Sự phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan quản lý
Công tác QLNN sẽ hiệu quả hơn nếu như phân cấp phân quyền giữa các
bộ phận quản lý rõ rang và rành mạch. Lúc đó, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý
được xác định, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm trước lĩnh vực quản lý của mình,
không vi phạm quản lý của bộ phận khác và cùng hợp tác khicó liên quan. Nhà
nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về kinh tế, sử
dụng bộ máy để thực hiện những vấn đề về QLNN, nhằm đưa ra những chính
sách phù hợp, áp dụng vào thực tiễn, biến quy hoạch thành hiện thực, tạo điều
kiện cho các ngành nghề truyền thống phát triển bền vững.
Tổ chức bộ máy quản lý có sự phân cấp, phần quyền, phối hợp giữa các
đươn vị sẽ tác động trực tiếp đến công tác QLNN về kinh tế tại địa phương
đó. Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà quyết định xây dựng cho địa phương
một bộ máy thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị - xã hội tại địa phương và
hình thành các cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thực hiện.
1.4.2.6 Đội ngũ nguồn nhân lực QLNN
Trong QLNN, đội ngũ nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình quản lý, hiệu quả quản lý. Hiệu quả, chất lượng và uy tín của bộ máy
QLNN phụ thuộc nhiều và đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng quản lý. Đây
33
UBND THÀNH PHỐ
BCĐ PT NGHỀ VÀ LÀNG
NGHỀ
UBND QUẬN, HUYỆN
UBND XÃ, PHƢỜNG, TT
LÀNG NGHỀ, HỘI LÀNG
NGHỀ
là đội ngũ hoạch định chính sách, chiến lược, chương trình, dự án, định hướng
phát triển nghề, làng nghề dựa trên cơ sở chủ trương, đường lối kinh tế của
đảng. Chính sách đãi ngộ trong quản lý là điều kiện để nâng cao chất lượng và
hiệu quả quản lý.
Đại phương có đội ngũ nguồn nhân lực QLNN có chất lượng sẽ là
một lợi thế để có thế quản lý và phát triển ngành tại địa phương một cách
hiệu quả. Để làm được điều này thì cần có những chính sách thu hút và đào
tạo nhân tài phục vụ việc QLNN về kinh tế nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
1.5 Mô hình quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống
Hình 1: Mô hình quản lý nhà nước về làng nghề ở Hà Nội
34
UBND TP -
Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề Hà Nội.
Quy chế này quy định các hoạt động của BCĐ phát triển nghề và làng
nghề thành phố Hà Nội, nhằm tham mưu cho UBND Thành phố những vấnđề
cơ chế, chính sách hỗ trợ, triển khai các hoạt động để phát triển nghề và làng
nghề Hà Nội, phát triển kinh tế ngoại thành, thực hiện công nghiệp hoá - hiện
đại hoá nông thôn.
Ban Chỉ đạo hoạt động theo Quy chế do Trưởng ban quyết định.
Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Thành uỷ, HĐND, UBND TP Hà Nội về
hoạt động của Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng chương trình,
kế hoạch, tiến độ và chỉ đạo tổ chức thực hiện hỗ trợ nghề và làng nghề phát
triển; hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
thực hiện chương trình, kế hoạch và các biện pháp triển khai thực hiện.
UBND Thành phố sẽ tổ chức thực hiện quản lý nhà nước ở cấp địa
phương thông qua ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề (đã được thành
lập). Ban chỉ đạo có một tiểu Ban phụ trách phát triển làng nghề truyền
thống, cùng với các sở ban ngành là cơ quan phối hợp thực hiện.
1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề một số nước và các
địa phương
1.6.1 Làng nghề truyền thống Bắc Ninh
Làng nghề ở Bắc Ninh tồn tại hàng trăm năm nay, phân bố rộng khắp
trên toàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Một số làng
nghề quy mô phát triển thành xã, cụm xã nghề hay liên kết với nhau tạo nên
những phố nghề sầm uất. Hoạt động kinh doanh được mở rộng và phát triển
trong nước và quốc tế.
35
Nên học:
- Đầu tư : các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư chiều sâu, mở rộng sản
xuất, thu hút ngày càng nhiều lao động tại chỗ (80% số lao động địa phương
với thu nhập 1-1,4 triệu đồng/người/tháng).
- Đổi mới công nghệ : Nhiều làng nghề đổi mới công nghệ bằng những
dây chuyền sản xuất công nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao. Làng
giấy Đống Cao (Phong Khê – Yên Phong) có tới 90 dây chuyền sản xuất giấy
tái sinh công suất từ 300-2.000 tấn/dây chuyền/năm. Hàng năm sản xuất trên
26.500 tấn giấy tái sinh các loại từ các giấy vệ sinh đến mặt hàng giấy cao cấp
như giấy khăn ăn trắng, giấy poluya và giấy xuất khẩu.
- Phát triển cụm công nghiệp : khuyến khích phát triển các cụm công
nghiệp làng nghề và đa nghề, tạo điều kiện cho bản thân các doanh nghiệp mở
mang sản xuất, chính trang nhà xưởng và có một vị thế mới trong kinh doanh.
Các doanh nghiệp vào cụm công nghiệp được hưởng ưu đãi cao nhất, miễn
tiền thuê đất trong 10 năm liên tục và giảm 50% cho những năm tiếp theo
hoặc được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được xét hỗ trợ thêm 10-
30% giá trị để đền bù thiệt hại về đất nếu có.
Bắc Ninh đã quy hoạc xây dựng 14 cụm công nghiệp, trong đó 8 cụm
đa nghề và 6 cụm làng nghề với tổng diện tích 144,6 ha. Hiện 2 cụm công
nghiệp (Thép Đa Hội và mỹ nghệ Đồng Quang) đã khởi công xây dựng cơ sở
hạ tầng, mặt bằng trong cụm đã được các doanh nghiệp lấp kín hoàn toàn. Ba
cụm công nghiệp (giấy Phong Khê, đa nghề Đình Bảng và Đại Bái) đã được
phê duyệt. Các cụm công nghiệp còn lại đang gấp rút lập quy hoạch.
DN ở Bắc Ninh rất phát triển, điển hình như Công ty cổ phần XNK thủ
công mỹ nghệ VN Artxport : Quy mô sản xuất không ngừng mở rộng với 1
công ty, 3 Chi nhánh, 3 xưởng sản xuất, 2 liên doanh… Doanh thu năm 2006
đã đạt 650 tỷ, kim nghạch xuất khẩu là 36 triệu USD, các sản phẩm thủ công
36
mỹ nghệ mang thương hiệu Artxport đã có mặt tại thị trường như Hoa Kỳ,
EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó, trọng điểm là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản với
những mặt hàng XK chủ lực như hàng thêu ren, đá mỹ nghệ, đồ gỗ. Với logo
bắt mắt và ý nghĩa “Hội tụ tinh hoa Việt”.
Nên tránh:
Ở những làng nghề hoạt động cầm chứng cho thụ nhập không cao (36
làng), thậm chí mai một lần, dịch vụ phục vụ sản xuất không đồng bộ. Tiến độ
triển khai sản xuất kinh doanh của khu công nghiệp làng nghề còn chậm. Điện
cho khu công nghiệp làng nghề còn thiếu, chưa ổn định. Môi trường sản xuất
kinh doanh còn bị ô nhiễm, Làng Đa Hội với 1200 hộ gia đình, 7000 nhân
khẩu, có tới 200 hộ sản xuastast chuyên nghiệp với quy mô là những xí
nghiệp, đó là chưa kể đến hàng ngàn hộ với quy mô nhỏ có tổng sản lượng
500-700 tấn sắt thương phẩm mỗi ngày. Những đơn vị sản xuất này, đã thải ra
môi trường 2,5 đến 3,5 tấn gỉ sắt mỗi ngày, cùng với 3.500 – 4.000 m3 nước
thải, Đặc biệt, có ít hất 20 cơ sở sản xuất dây thép bằng công nghệ mạ kẽm
được thực hiện ngay trong khu vực dân cư mà chất thải thường là các loại
sutsm các kim loại nặng không hề được xử lý qua bất cứ khâu nào, cứ thế đổ
thẳng ra sông Ngũ Huyện Khê. Cong sống còn gánh thêm lượng chất thải
khổng lồ của làng nghề ô nhiễm trầm trọng bậc nhất Bắc Ninh – Làng giấy
Phong Khê. Đã có kết quả phân tích ở lưu vực sông Ngũ Huyện Khê đó thấy
hàm lượng BOD và COD lớn đến 7-8 lần mức cho phép, tức là rất nguy hiểm
cho tính mạng con người.
1.6.2 Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền
thống trên địa bàn huyện Hoài Đức
Từ những kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với làng nghề ở một số
địa phương trong nước và trên thế giới, có thể rút ra một số bài học về quản lý
nhà nước đốivớilàng nghề truyền thống trên địa bàn huyện HoàiĐức như sau:
37
- Thứ nhất trong quá trình phát triển kinh tế của mỗinước đều quan tâm,
chú trọng phát triển làng nghề, coingành nghề nông thôn và làng nghề là một nội
dung trọng tâm quan trọng nhằm phát triển kinh tế xã hộitạiđịa phương.
- Thứ hai, muốn phát triển làng nghề, cần phải có sự hỗ trợ tích cực từ
phía Nhà nước bằng việc ban hành chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận
lợi cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ về tài chính và tiếp cận nguồn vốn.
- Thứ ba, sản xuất làng nghề phải xuất phát từ nhu cầu thị trường,
không sản xuất tràn lan, làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
- Thứ tư, tổ chức hộichợ, triểnlãm, kết hợp làng nghề vớicác tour du lịch.
- Thứ năm, đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn
nhân lực cho lao động thông qua các trung tâm đào tạo nghề.
- Thứ sáu, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho sản
xuất phát triển, triển khai giải pháp phát triển bền vững môi trường.
38
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Hoài Đức nằm ở vị trí trung tâm ''Hà Nội mới" và nằm về phía
Tây trung tâm Thành phố Hà Nội. Huyện mới sát nhập vào thành phố Hà Nội
năm 2008 (theo Nghị quyết số 15/2018/QH12 ngày 29/5/2012 của Quốc hội
về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có
liên quan), có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, huyện PhúcThọ;
Phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ;
Phía Tây giáp huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ;
Phía Đông giáp huyện Từ Liêm, quận Hà Đông.
Về mặt kinh tế, Hoài Đức có vị trí rất thuận lợi do ở gần các trung tâm
kinh tế và thị trường tiêu thụ lớn như nội thành Hà Nội. Với trục Đại lộ Thăng
Long đi qua, đây là điểm thay đổi bộ mặt của huyện. Trên địa bàn huyện còn
có các tuyến giao thông lớn chạy qua như Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 423, 422, 70 là
một điều kiện thuận lợi cho huyện. Có thể đánh giá vị trí địa lý kinh tế của
Hoài Đức như một yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển chung của Thành
phố Hà Nội.
Trong những năm tới, sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Hà Nội nói
chung và của huyện Hoài Đức nói riêng, cùng với hệ thống giao thông thuận
tiện sẽ làm cho nền kinh tế của huyện có những bước phát triển vượt bậc.
39
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, địa hình
nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được phân làm 2 vùng tự nhiên
rõ rệt là vùng bãi ven sông Đáy và vùng nội đồng bởiđê Tả sông Đáy.
- Vùng bãi: Bao gồm diện tích chủ yếu của 10 xã: Minh Khai, Dương
Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, Đông
La, Vân Côn. Địa hình vùng này do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Đáy
nên có những vùng trũng xen lẫn vùng cao do đó thường gây úng, hạn cục bộ.
Độ cao mặt ruộng trung bình từ 6,5 – 9,0m và có xu hướng dốc từ đê ra sông.
- Vùng đồng: Bao gồm một phần diện tích các xã ven sông Đáy và toàn
bộ diện tích của 10 xã, thị trấn: Thị trấn Trạm Trôi, Đức Thượng, Đức Giang,
Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Sơn Đồng, Lại Yên, Yên Khánh, La Phù.
Vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng. Độ cao mặt ruộng trung bình từ
4 – 8m, vùng trũng xen lẫn vùng cao.
Đặc điểm địa hình này cho phép Hoài Đức có thể xây dựng cơ cấu kinh
tế đa dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp và
thương mại dịch vụ.
2.1.1.3. Khí hậu
Hoài Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 1 năm chia thành
4 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1- 23,5 0C, chia làm
hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,7- 21,4 0C. Tháng 1
có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,7 0C.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.600 – 1.800 mm, phân bố
trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 80 – 86%
tổng lượng mưa cả năm (chủ yếu các tháng 7,8,9, lượng mưa ngày lớn nhất có
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên GiangLuận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên GiangViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ (20)

Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Đề tài: Tổ chức lao động khoa học cho công chức tỉnh Bắc Ninh
Đề tài: Tổ chức lao động khoa học cho công chức tỉnh Bắc NinhĐề tài: Tổ chức lao động khoa học cho công chức tỉnh Bắc Ninh
Đề tài: Tổ chức lao động khoa học cho công chức tỉnh Bắc Ninh
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thôngLuận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAYCải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOTLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
 
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAYLuận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên GiangLuận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên GiangLuận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 

Recently uploaded (20)

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề Truyển Thống, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THU HUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Tải tài liệu nhanh hotline 0936885877 Zalo/viber/tele Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ Luanvantrithuc.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành : Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ MINH ĐỨC HÀ NỘI - NĂM 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và rõ ràng. Đề tài nghiên cứu một cách độc lập, không có sự sao chép kết quả của bất cứ đề tài nào đã có trong lĩnh vực này. Lời cam đoan này của tôi là đúng sự thật và tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngày 19 tháng 03 năm 2018 Học viên Phạm Thu Huyền
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý công tại Học viện Hành chính, bên cạnh sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự động viên, hướng dẫn, giảng dạy và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy giáo, Cô giáo, gia đình, bạn bè trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới Ban lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Sau đại học, Khoa Quản lý nhà nước về xã hội, Quí Thầy,Cô cơ sở Học viện hành chính Quốc gia Tôi cảm ơn sự giúp đỡ của cơ quan tôi đang công tác, gia đình, bạn bè,tập thể lớp Cao học HC1B2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học và luận văn Đặc biệt tôi trân trọng biết ơn TS. Lê Minh Đức, giáo viên hướng dẫn đã dành nhiều thời gian và trí lực trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn tất luận văn này. Xin trân trọng cám ơn! Tác giả luận văn Phạm Thu Huyền
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ............................................... 8 1.1 Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 8 1.1.1 Làng nghề truyền thống...................................................................... 8 1.1.2 Quản lý nhà nước đốivới làng nghề truyền thống............................... 16 1.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đốivới làng nghề truyền thống......... 21 1.3 Nội dung quản lý nhà nước đốivới làng nghề truyền thống.................... 22 1.3.1 Xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động của làng nghề truyền thống............................................... 22 1.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về làng nghề truyền thống..................................................................................... 26 1.3.3 Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và phát triển làng nghề truyền thống ....................................................................................................... 26 1.3.4 Công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề truyền thống ............................................................................................. 27 1.3.5 Kiểm tra, giám sát hoạt động của làng nghề truyền thống................... 28 1.3.6 Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phát triển làng nghề truyền thống...................................................................... 29 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống.......... 29 1.4.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô .......................................................... 29 1.4.2. Các nhân tố môi trường ngành.......................................................... 30 1.5 Mô hình quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống ......................... 33 1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề một số nước và các địa phương..................................................................................................... 34 1.6.1 Làng nghề truyền thống Bắc Ninh ..................................................... 34
  • 5. 1.6.2 Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức..................................................................... 36 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................... 38 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức 38 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 38 2.1.2. Các nguồn tài nguyên....................................................................... 41 2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội................................................ 44 - Đức ................................................................................................................ 51 2.1.4.1. Lợi thế ......................................................................................... 51 2.2. Khái quát về thực trạng hoạt động của các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội.............................................. 53 2.2.1. Giới thiệu làng nghề truyền thống trên địa bàn.................................. 53 2.2.2. Kết quả hoạt động của làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện...... 54 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đốivới các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội.................................................... 65 2.3.1. Xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động của làng nghề truyền thống............................................... 65 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về làng nghề truyền thống..................................................................................... 67 2.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và phát triển làng nghề truyền thống 69 2.3.4. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề truyền thống.............................................................................. 75 2.3.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động các làng nghề truyền thống .................. 76
  • 6. 2.3.6. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phát triển làng nghề truyền thống...................................................................... 77 2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức..................................................................... 79 2.4.1. Những kết quả đạt được................................................................... 79 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân........................................................ 81 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030......................................................................................................... 85 3.1. Quan điểm, phương hướng và kế hoạch tổ chức thực hiện phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức......................................... 85 3.1.1. Quan điểm, phương hướng ............................................................... 85 3.1.2. Kế hoạch tổ chức thực hiện.............................................................. 86 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức.................................. 87 3.2.1 Hoàn thiện côngtác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạmpháp luật tronghoạt độngpháttriển làng nghề truyền thống ................. 87 3.2.2 Hoàn thiện công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch, chính sách phát triển làng nghề truyền thống...................................................................... 88 3.2.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống .................................................. 89 3.2.4 Hoàn thiện một số chính sách, nâng cao năng lực quản lý trong việc phát triển nghề, làng nghề.......................................................................... 91 3.2.5 Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề truyền thống ............................................................................................. 94 3.2.6 Giải pháp về xây dựng độingũ nghệ nhân và thợ lành nghề................ 95
  • 7. 3.2.7 Giải pháp về bảo vệ môi trường......................................................... 96 3.2.8 Giải pháp về chính sách khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch................................................................................103 3.3. Một số kiến nghị................................................................................103 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ.................................................................103 3.3.2. Kiến nghị với UBND Thành phố Hà Nội.........................................104 KẾT LUẬN.............................................................................................106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................108 PHỤ LỤC ...............................................................................................112
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu kinh tế huyện Hoài Đức giai đoạn 2004- 2016.................... 44 Bảng 2: Cơ cấuvàgiá trị sảnxuấtngành Nôngnghiệp giai đoạn2004-2014....45 Bảng 3: Bảng tổng hợp số lượng nghề và làng nghề.................................... 58 Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của làng nghề.................................... 60 Bảng 5: Nhu cầusửdụngnguyên-nhiên -vật liệu tại mộtsố làng nghề............ 61 Bảng 6 Bảng lượng chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất ........................ 63 Bảng 7 Kết quả trả lời của các chủ xưởng về giải pháp môi trường............... 97 Bảng 8. Tính điểm cho các giải pháp ......................................................... 98 DANH MỤC CÁC HÌNH VẰ SƠ ĐỒ Hình 1: Mô hình quản lý nhà nước về làng nghề ở Hà Nội........................ 33 Sơ đồ 2: Hệ thống quản lý nhà nước đốivới làng nghề................................ 67
  • 9. 1 1. Tính cấpthiết của đề tài MỞ ĐẦU Làng nghề là nơi thu hút nhiều lao động, trong đó có giai đoạn lên đến gần 13 triệu lao động, gồm 35% là lao động thường xuyên còn lại là lao động thời vụ và nông nhàn, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho đông đảo cư dân nông thôn. Thu nhập bình quân của lao động làng nghề thường cao hơn lao động nông nghiệp, làng nghề góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Có thể khẳng định, các làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn, tận dụng được lao động nông nhàn. Khi làng nghề phát triển cũng thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển, các cơ sở sản xuất chế biến quy mô lớn hơn hộ gia đình được hình thành và được đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự xuất hiện của những cơ sở sản xuất được đầu tư toàn diện giúp người dân từ bỏ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và sự thụ động trong sản xuất hàng hóa. Thách thức lớn nhất mà các làng nghề phải đối mặt là tìm ra một hướng đi đúng đắn để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần phải có những chính sách ưu đãi để tháo gỡ những khó khăn nhằm tiếp sức thêm cho các làng nghề vượt qua những khó khăn trước mắt từ đó tạo đà phát triển đi lên góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Hoài Đức với vị trí địa lý hết sức thuận lợi là nằm cạnh khu tam giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), được Chính phủ công nhận huyện Nông thôn mới, đang được Thành phố cho xây dựng đề án thành lập quận; hệ thống đường giao thông thuận tiện nối liền Hoài Đức với thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước bằng quốc lộ 6, quốc lộ 32 và đại lộ Thăng Long, các tỉnh lộ 70, 72, 79; sắp tới, tuyến đường
  • 10. 2 vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội sẽ đi qua một số xã, sẽ biến Hoài Đức thành địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Trên địa bàn huyện hiện có 53 làng có nghề tập trung các ngành nghề: Thủ công mỹ nghệ, đồ thờ, tượng Phật, chế biến nông sản, dệt may, với hơn 8.000 doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh; nguồn nhân lực năng động, sáng tạo. Huyện có một số làng nghề và sản phẩm rất đặc biệt như: điêu khắc tạc tượng, đồ thờ Sơn Đồng; các sản phẩm dệt may, may mặc, nông sản thực phẩm, miến… Tuy nhiên, các làng nghề phát triển còn thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, công nghệ, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, nhiều sản phẩm chưa có thương hiệu, một số nghề truyền thống bị mai một, sản xuất còn chạy theo thị hiếu thị trường và chạy theo lợi nhuận ít chú ý đến thương hiệu sản phẩm. Đội ngũ nghệ nhân thợ giỏi truyền thống đang dần mai một, môi trường ở các làng nghề bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ sản xuất và các làng nghề chưa đồng bộ. Mặt khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, hiện tượng người lao động từ các làng quê dịch chuyển ra các thành phố là rất lớn. Vì vậy việc phát triển các nghề và làng nghề nông thôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội và là đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Xuất phát từ nhận thức đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau đều có giá trị thiết thực và được vận dụng vào thực tiễn. Có thể kể đến như:
  • 11. 3 - Có một số công trình như : “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” (Bùi Văn Vượng, 1998). Tác giả đã tập trung trình bày các loại hình làng nghề truyền thống như: đúc đồng, kim hoàn, rèn, gốm, trạm khắc đá, dệt, thêu ren, giấy dó, tranh dân gian, mây tre đan. Ở đây chủ yếu giới thiệu lịch sử, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng ; kỹ thuật, các bí quyết nghề thủ pháp nghệ thuật, kỹ thuật của các nghệ nhân và các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Trong tác phẩm: “Khôiphụcvà phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng – thực trạng và giải pháp” của Thạc sĩ Vũ Thị Hà năm 2002. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng làng nghề truyền thống ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và đưa ra giải pháp về quy hoạch, kế hoạch khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, đưa ra giải pháp về đào tạo lao động, cán bộ, thị trường, tiêu thụ, đổi mới công nghệ, chính sách của nhà nước để phát triển làng nghề truyền thống. Cùng với hướng này còn có cuốn : “Pháttriển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH- HĐH” (Mai Thế Hớn, 2003)… - Luận văn Thạc sĩ “Quản lýnhà nước với pháttriển làng nghề và làng nghề Hà Tây giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Thị Minh Nguyệt, Đại học Thương Mại năm 2008. Tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về nghề truyền thống, làng nghề, vai trò của làng nghề đối với kinh tế, văn hóa, xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Thông qua đó chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong việc phát triển làng nghề giai đoạn hiện nay. - Ngoài ra còn có một số luận văn về “ Phát triển làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trường hiện nay trên địa bàn huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh” của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hải năm 2006 và “Nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Trọng Tuấn cũng đều đề cập đến thực trạng làng nghề truyền thống của các đại phương khác nhau, đồng thời cũng đưa ra những giải pháp về quy hoạch kế
  • 12. 4 hoạch phát triển nghề truyền thống và đặt vấn đề thị trường tiêu thụ, đổi mới công nghệ, chính sách, đào tạo nguồn lao động để làng nghề được phát triển trong điều kiện Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Cũng có nhiều bài báo và bài viết cho các hội thảo đề cập tới các khía cạnh, các góc độ khác nhau của làng nghề như vấn đề về vốn, lao động, giải quyết việc làm, làng nghề và xóa đói giảm nghèo, xây dựng thương hiệu cho làng nghề, vấn đề môi trường làng nghề, xây dựng nguồn nguyên liệu cho làng nghề, quy hoạch làng nghề truyền thống, xây dựng thị trường cho các sản phẩm của làng nghề. Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên đã đi nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của làng nghề và đưa ra những giải pháp phát triển làng nghề.. cho đến nay chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích Luận văn hướng tới mục tiêu đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công các Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức nhằm góp phần thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay 3.2 Nhiệm vụ Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài cần thực hiện 3 nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện
  • 13. 5 Phân tích, đánh giá đúng thực trạng QLNN về phát triển làng nghề truyền thống những năm qua, từ đó nhận định những thành tựu hạn chế trong công tác này. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị thiết thực, có tính khả thi nhằm hoàn thiện Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoài Đức Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu đánh giá từ giai đoạn 2011 – 2016. Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống; kế thừa có hệ thống và chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các tài liệu khoa học, kinh tế, chính trị có nội dung liên quan hoặc đề cập đến vấn đề nghiên cứu luận văn. - Phương pháp nghiên cứu:
  • 14. 6 Nhóm phương pháp thu thập dữ liệu - Thu thập, tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài ở các sách, giáo trình, luận án, luận văn, bài báo khoa học,… DLTC này sẽ được dùng để làm cơ sở lý luận về QLNN về phát triển làng nghề truyền thống của địa phương như là khái niệm về nghề và làng nghề; phát triển của làng nghề; nội dung, vai trò và sự cần thiết của QLNN về phát triển làng nghề truyền thống… - Thu thập, nghiên cứu văn bản pháp luật về làng nghề, báo cáo tổng kết, các số liệu thống kê có liên quan… để làm cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Các văn bản pháp luật nhằm nghiên cứu thực trạng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật liên quan. Tổng hợp số liệu thu thập được và xử lý chúng thành các số liệu cần thiết như kết quả thực hiện các chỉ tiêu để đánh giá đúng thực trạng QLNN về phát triển làng nghề truyền thống huyện những năm qua. Đề tài cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đồng thời dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống. Nhóm phương pháp phân tích dữ liệu: Phương pháp thống kê: được sử dụng để thống kê số liệu thu thập được nhằm đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với sự phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện. Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các số liệu về số lượng làng nghề, số lượng lao động trong làng nghề truyền thống, kết quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề truyền thống. Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh kết quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề qua các năm, tỷ trọng sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế.
  • 15. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề, quản lý nhà nước đối với làng nghề. Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của một số công trình nghiên cứu kết hợp đúc rút từ thực tiễn để đưa ra bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn huyện. - Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật có chọn lọc, luận văn đã trình bày tổng quan thực trạng hoạt động của các làng nghề và hoạt động quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn Huyện giai đoạn 2011 – 2016 đồng thời tìm ra những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế. Đồng thời luận văn cũng đề xuất những định hướng, quan điểm cơ bản, các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với các làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu, luận văn được cấu thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.
  • 16. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Làng nghề truyền thống 1.1.1.1. Khái niệm làng nghề Trong lịch sử phát triển nền văn hóa cũng như lịch sử phát triển nền kinh tế luôn gắn liền với sự phát triển của các làng nghề, sự tồn tại và phát triển của các làng nghề là một quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu đời của những người thợ, trong số này không ít làng nghề đã có lịch sử hàng trăm năm và được truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều làng nghề là một bộ phận kinh tế - văn hóa quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông thôn, thậm chí có nghề còn được nâng lên thành “ di sản vật thể”. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đọc đáo làm bằng các vật liệu đơn giản mang đậm đặc trưng văn Hóa Việt Nam đã được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, trở thành một tiềm năng kinh tế - văn hóa - xã hội có sức sống bền vững. Do vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề. Có quan niệm cho rằng : Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều làm nghề và lấy nó làm nghề sinh sống chủ yếu. Quan niệm này hiện không phổ biển. Song cũng có quan niệm cho rằng : Làng nghề là làng có làm nghề thủ công những không nhất thiết tất cả dân làng đều làm nghề. Với quan niệm này thì rất khó xác định thế nào là làng nghề. Với quan niệm này thì rất khó xác định thế nào là làng nghề, bởi vì hầu hết các làng, xã ở Việt Nam đều có nghề thủ công như thợ rèn, nghề đan lát, nghề mộc, nghề chạm khảm,… “Làng nghề là một cộng đồng dân cư, một cộng đồng sản xuất nghề TTCN và nông nghiệp ở nông thôn” là quan niệm của đề tài Khảo sát một số làng nghề truyền thống – chính sách và giải pháp (1996) của Viện chủ nghĩa
  • 17. 9 xã hội Khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Theo quan niệm này thì khái niệm làng nghề mới được khái quát chung chung định tính mà chưa được định hướng. Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng thì quan niệm rằng : Làng nghề là làng ấy tuy vẫn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã nổi trội một số nghề cổ truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp, có phường, cố ông trùm, có phó cả,… cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra các mặt hàng thủ công… Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu (có quá khứ hàng trăm ngàn năm) “dân biết mặt, nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ… trở thành di sản văn hóa dân gian” [2, 38-39]. Quan niệm này tuy đã nêu lên được các yếu tố cần thiết nhưng vẫn chưa phù hợp với những làng nghề mới. Một số nhà nghiên cứu khác lại đưa ra quan niệm làng nghề gắn với tiêu chí cụ thể về lao động, thu nhập. Chẳng hạn “ Làng nghề là những làng đã có từ 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay lao động của địa phương trở lên làm nghề chiếm phần chủ yếu trong tổng thu nhập của họ trong năm” [13,15] của tác giả Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận. Tiến sỹ Dương Bá Phượng quan niệm “Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập” [30m 13-14]. Quan niệm này đã nêu lên hai yếu tố cơ bản cấu thành làng nghề đó là làng và nghề. Tác giả Mai Thế Hiển cho rằng “Làng nghề là một cụm dân cư sinh sông trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của làng” [34, 17].
  • 18. 10 Tác giả Đỗ Quang Dũng quan niệm “Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động và thu nhập của làng” [10, 25]. Tại thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông Nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 66/NĐ-CP của Chính phủ về “phát triển ngành nghề nông thôn” quy định “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trển địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” . Có thể nói, các quan niệm nêu trên đã quan tâm đến tỷ lệ người làm nghề và thu nhập từ ngành nghề, nhưng lại cố định tiêu chí xác định làm nghề, điều này đã làm cho các nhà hoạc định chính sách khó xử lý khi các chế độ ưu đãi đối với làng nghề thay đổi… Xuất phát từ các quan niệm nêu trên cho thấy, khái niệm về làng nghề được cấu thành bởi 2 yếu tố làng và nghề Làng là một tổ chức ở nông thôn nước ta, là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ quá trình định cư và cộng cư của con người, ở đó họ sống, làm việc, quan hệ, vui chơi, thể hiện lối ứng xử văn hóa với thiên nhiên và bản thân họ. Làng giữa các miền cũng có một số nét khác nhau. Làng Bắc Bộ hình thành từ lâu đời, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định, khép kín, bền vững trên cơ sở liên kết nhiều hình thức tổ chức. Mỗi hình thức tổ chức có ảnh hưởng đến từng thành viên, đặc biệt là lệ tộc, lệ làng. Người dân sống gắn bó chặt chẽ với xóm giềng, họ tộc, gia đình, làng nước. Càng về phía nam làng càng năng động, bới những lệ làng. Tên gọi làng cũng khác nhau, tùy từng vùng, cho đến nay việc phân biệt cũng chưa được rõ ràng, cơ nơi gọi là làng, có nơi gọi là thôn, có nơi gọi là ấp, bản, buôn, sóc, phum,…
  • 19. 11 Nghề trước hết được hiểu là nghề thủ công cụ thể nghề dệt vải, nghề đúc đồng, nghề khảm trai… lúc đầu nghề chỉ làm phụ trong các gia đình ở nông thôn, chủ yếu lúc nông nhàn. Nhưng dần dần số người làm nghề thủ công càng nhiều, tách rời nông nghiệp và họ sinh sống bằng thu nhập từ nghề đó ngay tại làng quê. Ngày nay, các hoạt động cung ứng dịch vụ ở nông thôn cũng được xếp vào làng nghề và người ta gọi chung là ngành phi nông nghiệp và ngành phi nông nghiệp còn được gọi là ngành nghề nông thôn. Như vậy, ngành nghề nông thôn là những hoạt động kinh tế phi nông thôn, bao gồm nông nghiệp, thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất đời sống. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu các điểm hợp lý của các quan niệm nêu trên tối đưa ra khái niệm về làng nghề như sau : Làng nghề là một cụm dân cư có tên gọi là làng, thôn, ấp, bản, buôn, sóc, phum… (gọi chung là làng) có sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn mà một số hộ làm nghề và thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao. 1.1.1.2.Khái niệm làng nghề truyền thống Khái niệm làng nghề truyền thống (LNTT) được khái quát dựa trên hai khái niệm nghề truyền thống và làng nghề nêu trên. Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời”. Như vậy có thể hiểu về LNTT, trước hết nó được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ức chế xã hội và gia tộc. Làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời gian vẫn
  • 20. 12 duy trì và phát triển, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong các làng nghề truyền thống thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề được thực hiện bằng phương pháp truyền nghề. Tiêu chí đánh giá làng nghề truyền thống Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 11 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, các tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống bao gồm: Thứ nhất: Nghề được công nhận là “Nghề truyền thống” phải đạt 3 tiêu chí sau: + Nghề đã xuất hiện từ địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. + Nghề tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc. + Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. Thứ hai: Làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định của thông tư này, tức: + Số hộ và số lao động trong làng nghề truyền thống đạt từ 50% trở lên so với tổng số lao động của làng. + Giá trị sản xuất và thu nhập từ làng nghề truyền thống đạt từ 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm. + Sản phẩm làm ra có tính thẩm mỹ mang đậm nét yếu tố và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. + Sản xuất có quy trình công nghệ nhất định được truyền từ đời này sang đời khác.
  • 21. 13 + Thu nhập bình quân trên một người và tổng nguồn vốn để giành được cao hơn so với hộ chỉ làm nghề nông nghiệp - Đối với những làng nghề chưa đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường theo quy định thì vẫn được xét công nhận làng nghề truyền thống khi đã có đề án, dự án nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đề ra các biện pháp xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường. 1.1.1.3. Đặc điểm làng nghề truyền thống Thứ nhất, việc sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống gắn liền với hộ gia đình và nông nghiệp nông thôn. Như chúng ta đã biết, các làng nghề truyền thống làm nghề thủ công, các nguyên liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất đều bắt đầu từ nông nghiệp, nông thôn. Lao động trong các làng nghề truyền thống là các nông dân, nguyên liệu họ làm ra sản phẩm chính là các sản phẩm từ nông nghiệp. Họ tiến hành sản xuất theo các hộ gia đình, mỗi người trong gia đình là một lao động làm một công đoạn nhất định để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Việc quản lý sản xuất, phân công lao động, sắp xếp thời gian do họ tự thực hiện sao cho phù hợp với sản xuất nông nghiệp và tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi của mùa vụ. Do sản xuất nông nghiệp có tính vụ mùa nên khoảng thời gian còn lại các hộ gia đình tiếp tục sản xuất các sản phẩm thủ công, trước tiên là để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân gia đình họ. Sau này, các sản phẩm làm ra cũng như trao đổi sản phẩm giữa các làng nghề tăng lên, các sản phẩm làm ra được các hộ giao bán tạo thêm thu nhập cho gia đình. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống chính là khu vực nông thôn, ngày nay các sản phẩm làng nghề truyền thống với sự đa dạng và phong phú chủng loại cùng với nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, các sản phẩm của làng nghề truyền thống được xuất khẩu, tiêu dùng rộng khắp trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 22. 14 Thứ hai, sản phẩm của làng nghề truyền thống mang đậm yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc Các sản phẩm của làng nghề truyền thống được tạo ra nhờ bàn tay, trí óc của các nghệ nhân, người lao động làm nghề truyền thống. Trước đây sản phẩm hoàn toàn làm bằng phương pháp thủ công truyền thống và mục đích là nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày. Sản phẩm làng nghề truyền thống thể hiện nét văn hóa, độ tinh xảo của nghệ nhân làm ra nó, nhìn vào nó có thể biết xuất xứ của sản phẩm thậm chí qua đó có thể biết được hộ gia đình nào làm ra nó. Các sản phẩm làng nghề truyền thống gắn liền với văn hóa vùng miền, tập quán, phong tục của địa phương. Bởi sản phẩm làm ra từ nguyên liệu ngành nông nghiệp, do có lao động, gia đình làng nghề tự tay làm nên sản phẩm. Cũng chính vì thế mà các sản phẩm làng nghề truyền thống mang tính chủ quan sáng tạo, hoàn toàn phụ thuộc vào bàn tay người thợ, chất lượng, độ tinh xảo của sản phẩm phụ thuộc trình độ của người thợ, phụ thuộc thị hiếu người sử dụng. Do đặc điểm điều kiện sản xuất kinh doanh, sản phẩm làng nghề truyền thống in đậm dấu ấn người thợ nên khó sản xuất đại trà, mà chỉ sản xuất đơn chiếc. Đây là một trong những nhược điểm khiến sản phẩm làng nghề truyền thống khó đáp ứng được nhu cầu đơn hàng lớn và chất lượng sản phẩm không đồng đều. Khi nền kinh tế phát triển, quan hệ giao lưu thương mại ngày càng mở rộng thỉ sản phẩm làng nghề truyền thống có sự hỗ trợ của yếu tố công nghệ. Sản phẩm làm ra đồng đều hơn, số lượng lớn hơn đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của người mua. Tuy nhiên tùy theo từng loại sản phẩm để đổi mới công nghệ, có những loại sản phẩm vẫn cần phải đảm bảo quy trình sản xuất theo công nghệ truyền thống. Nhờ đó giữ được yếu tố truyền thống, bản sắc
  • 23. 15 văn hóa dân tộc, vùng miền không hề mất đi, nó vẫn mang đậm nét văn hóa, tinh thần dân tộc và sự sáng tạo không ngừng của nghệ nhân làng nghề. Thứ ba, việc tổ chức sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống nhỏ lẻ, manh mún. Ngay từ khi hình thanh, quy mô sản xuất trong các làng nghề truyền thống chủ yếu là hộ gia đình huyết thống gắn với các phường nghề, hội nghề. Trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quy mô sản xuất làng nghề truyền thống được thể hiện thành các Đội ngành nghề dưới sự quản lý của Hợp tác xã (đội chuyên làm gốm, làm mộc, làm sơn mài, khảm trai…), đối với những đội có đông thợ thủ công thì thành lập HTX thủ công nghiệp. Tuy vậy HTX hay Đội ngành nghề thì quy mô hoạt động vẫn chưa lớn, chất lượng hiệu quả còn thấp và cho tới nay các mô hình này không còn tồn tại. Trong thời kỳ hiện nay, dưới tác động của cơ chế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống trở về với mô hình truyền thống là hộ gia đình, đồng thời xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm làng nghề truyền thống. Các công ty, doanh nghiệp này tìm kiếm khách hàng nước ngoài có nhu cầu sản phẩm làng nghề, thông qua các cơ sở đặt hàng trong khu vực dân cư, các cơ sở này giao đơn hàng nhỏ lẻ tới các hộ dân. Sau khi sản phẩm thô được thu gom về, tiếp đó chuyển đến các xưởng để tiếp tục gia công, hoàn thiện sản phẩm và tiến hành đóng gói, tem, mác. Mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước xong do trong quá trình vận động để phát triển, các hộ gia đình vân còn gặp nhiều khó khăn bất cập như: quy mô sản xuất không được mở rộng, không có đủ vốn để đầu tư sản xuất lớn, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm làng nghề thì vẫn bế tắc trong khâu tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Chính vì vậy so với các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác thì sản
  • 24. 16 xuất kinh doanh tại các làng nghề nói chung, và làng nghề truyền thống nói riêng còn manh mún, nhỏ lẻ. Thứ tư, đặc điểm về kỹ thuật sản xuất. Kỹ thuật sản xuất đặc trung trong sản xuất kinh doanh làng nghề truyền thống là công cụ thủ công (dao, kéo, tiện, kim thêu…), phương pháp, công nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính người lao động trong làng nghề tạo ra. Kỹ thuật đặc biệt nhất của làng nghề truyền thống là đôi bàn tay của nghệ nhân, của người thợ được tích lũy qua nhiều thế hệ, giữ được tính chất bí truyền của nghề. Chính được điểm kỹ thuật này quyết định chất lượng sản phẩm. Đôi bàn tay của người thợ thủ công tạo ra tính khác biệt của sản phẩm mà không có máy móc nào có thể thay thế. Nó tạo ra tính độc đáo, đặc sắc cho sản phẩm làng nghề truyền thống. Điều này thể hiện rõ nét ở các sản phẩm thêu, chạm khắc, nghề đan lát từ mây tre đan…Ngoài ra, một số nghề thủ công có những công đoạn sản xuất đặc biệt, phụ thuộc vào thời tiết như nghề sơn mài, nghề mây tre đan (thời tiết ẩm ướt khiến sản phẩm bị mốc, mối mọt không thể đóng gói được), nghề dệt… Như vậy, công nghệ sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống không giống với các sản phẩm công nghiệp khác, nó được sản xuất đơn chiếc dưới bàn tay con người, phụ thuộc lớn vào thời tiết. Nó không được sản xuất đồng loạt theo dây chuyền công nghệ, mỗi sản phẩm của làng nghề truyền thống được coi là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng phong cách riêng, nét sáng tạo riêng của con người. 1.1.2 Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống 1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội Nhà nước là chủ thể duy nhất quản lý xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật. Cụ thể như sau:
  • 25. 17 Nhà nước quản lý toàn dân là nhà nước quản lý toàn bộ những người sông và làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những người không phải là công dân. Nhà nước quản lý toàn diện là nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. NN quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa là các cơ quan quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở pháp luật quy định. Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công cụ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh. Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và thành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật, nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Quản lý xã hội là thực hiện các chức năng tổ chức nhằm tạo những điều kiện cần thiết để đạt những mục đích đề ra trong quá trình hoạt động chung của con người trong xã hội. Vì vậy, từ khi xuất hiện nhà nước, quản lý xã hội được nhà nước đảm nhận. Nhưng, quản lý xã hội không chỉ do nhà nước với tư cách là một tổ chức chính trị đặc biệt thực hiện, mà còn do tất cả các bộ phận khác nhau cấu thành hệ thống chính trị thực hiện: các chính đảng, tổ chức xã hội,... Ở góc độ hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội, chủ thể quản lý xã hội còn là gia đình, các tổ chức tư nhân. Quản lý nhà nước là công việc của nhà nước, được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, cũng có khi do nhân dân trực tiếp thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu hoặc do các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội thực hiện nếu được nhà nước giao quyền thực hiện chức năng nhà nước. Quản lý nhà nước thực chất là sự quản lý có tính chất nhà nước, do nhà nước thực hiện thông
  • 26. 18 qua bộ máy nhà nước trên cơ sở quyền lực nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Chính phủ là hệ thống cơ quan được thành lập để chuyên hoạt động quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước đối với làng nghề là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước và thông qua một hệ thống các chính sách với các công cụ lên các hoạt động của làng nghề nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển hoạt động của làng nghề đã đặt ra. Chúng ta có thể hình dung trong quản lý nhà nước về làng nghề ở địa phương có các thành tố như sau : - Chủ thể quản lý: Là các cơ quan đại diện của Nhà nước hoặc được Nhà nước trao quyền, ủy quyền tại địa phương + Chính quyền Trung Ương : Các Bộ, ngành : Bộ Công thương, Bộ tài nguyên môi trường, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch… + Chính quyền địa phương : Hội đồn nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Các Sở, ban ngành : Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở tài nguyên và môi trường. - Khách thể quản lý : là các hoạt động, quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực làng nghề tại địa phương. 1.1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống Quảnlýnhànướcđốivớilàngnghềtruyềnthốngcóvaitròsau: Thứ nhất, QLNN đối với làng nghề truyền thống sẽ định hướng cho các hoạt động sản xuất sản phẩm làng nghề của địa phương phát triển theo đúng mục tiêu của địa phương đã đề ra trên cơ sở tạo lập môi trường thuận lợi cho các làng nghề tại địa phương tiếp cận với các yếu tố tài nguyên, nguồn nhân lực.
  • 27. 19 Thứ hai, QLNN đối với làng nghề truyền thống có vai trò điều tiết các nguồn lực, phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề của địa phương. Bằng công cụ quản lý, cơ quan QLNN sẽ giám sát các hoạt động kinh doanh của các làng nghề và có những biện pháp thích hợp để xử lý nếu có vi phạm xảy ra. Thứ ba, QLNN đối với làng nghề truyền thống có vai trò giám sát, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề nhằm đảm bảo tính công bằng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh, từ đó bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề. 1.1.2.3. Cơ chế và công cụ tác động của Nhà nước đến làng nghề a. Hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật điều chỉnh khá đa dạng, bao phủ mọi mặt hoạt động của làng nghề với tư cách một thực thể sống, một bộ phận của nền kinh tế, của xã hội. Có thể nêu ra một số luật và văn bản dưới luật sau: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Bảo vệ môi trường, Luật chuyên ngành (Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm...) Thông qua hệ thống pháp luật, một mặt, Nhà nước tuyên bố các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể hoạt động trong làng nghề, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước đối với làng nghề. Nếu hệ thống luật pháp tiến bộ và phù hợp, sẽ khuyến khích làng nghề phát triển. Ngược lại, hệ thống luật pháp lạc hậu, bảo thủ sẽ cản trở sự phát triển của làng nghề. b. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng làng nghề theo hướng phát triển bền vững. Qui hoạch, kế hoạch là qui định, là hoạch định một cách có kế hoạch, có cơ sở khoa học trong tổng
  • 28. 20 thể nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài. Trên cơ sở qui hoạch đó mà có kế hoạch thực hiện từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng cơ sở nhằm đảm bảo những chuẩn mực đã đặt ra. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề của Đảng và nhà nước, địa phương có tác dụng tạo điều kiện xây dựng được môi trường, áp dụng được công nghệ hiện đại vào sản xuất với qui mô lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các làng nghề, doanh nghiệp. Mặt khác có qui hoạch nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được sự phát triển cũng như việc tạo ra phát triển của làng nghề, từ đó có chính sách điều chỉnh phù hợp. Quy hoạch, kế hoạch cũng nhằm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ, tự phát của các làng nghề để tiến tới sản xuất lớn, đủ sức cạnh tranh. c. Chính sách kinh tế *Chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước. Nhà nước có thể sử dụng các chính sách ưu đãi, hoặc tài trợ để khuyến khích đầu tư vào khu vực kinh tế làng nghề như: tài trợ toàn bộ, tài trợ một phần, tài trợ bằng cấp vốn ngân sách, tài trợ bằng vay tín dụng ưu đãi... * Chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng đối với làng nghề Nhà nước có thể sử dụng ngân sách cấp vốn hoặc sử dụng quỹ tín dụng nhà nước cấp vốn tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp kinh doanh trong khu vực làng nghề. Thông qua sự hỗ trợ trực tiếp này các làng nghề có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển... *Chính sách đất đai Nhà nước sử dụng chính sách đất đai để điều chỉnh quỹ đất, giá thuê đất trong các cụm làng nghề. Trước hết, nhà nước quy định việc xây dựng cụm làng nghề phải tuân thủ quy hoạch vùng, phải quy hoạch tổng thể, dài hạn đất xây dựng các làng nghề. Thứ hai, nhà nước can thiệp vào quá trình thu hồi đất và chuyển giao cho các làng nghề. Bởi vì, đất để xây dựng làng nghề thường là
  • 29. 21 đất đã và đang được dân cư sửdụng. Vì thế, để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng , thường phải tiến hành công tác thu hồi, tập trung và đền bù, giải phóng mặt bằng. Nhà nước tác động đến quá trình này bằng các quy định về thu hồi đất, chính sách đền bù, chính sách táiđịnh cư... Đốivớinhững nước mà đất đai thuộc sở hữu toàn dân như nước ta thì nhà nước còn tác động vào khâu giao đất,chuyển mục đíchsử dụng đất. Một mặt, quản lý nhà nước đảm bảo việc sử dụng đất đai xây dựng làng nghề nằm trong quy hoạch chung về sử dụng đất, nhất là cân đối giữa quỹ đất của công nghiệp và đất nông nghiệp. Mặt khác, những quy định phức tạp của nhà nước sẽ làm cho thị trường đất đai kém linh hoạt, do đó quá trình hình thành các CCN làng nghề phụ thuộc rất lớn vào những quy định và tính tích cực của cơ quan nhà nước. *Chính sách lao động việc làm Nhà nước quản lý lĩnh vực lao động việc làm của các làng nghề thông qua nhiều công cụ như quy định về tiền lương tối thiểu, khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình trong làng nghề đào tạo người lao động, tạo điều kiện để công nhân trong làng nghề có nhà ở, có dịch vụ về y tế, học tập, chế định quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong làng nghề về các phương diện bảo hiểm, quyền tham gia các tổ chức chính trị, xã hội,... 1.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống Thứ nhất, QLNN đối với phát triển làng nghề truyền thống sẽ định hướng cho các hoạt động sản xuất sản phẩm làng nghề của địa phương phát triển theo đúng mục tiêu của địa phương đã đề ra trên cơ sở tạo lập môi trường thuận lợi cho các làng nghề tại địa phương tiếp cận với các yếu tố tài nguyên, nguồn nhân lực. Thứ hai, QLNN đối với phát triển làng nghề truyền thống có vai trò điều tiết các nguồn lực, phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề của địa phương. Bằng công cụ quản lý, cơ quan QLNN
  • 30. 22 sẽ giám sát các hoạt động kinh doanh của các làng nghề và có những biện pháp thích hợp để xử lý nếu có vi phạm xảy ra. Thứ ba, QLNN đối với phát triển làng nghề truyền thống có vai trò giám sát, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề nhằm đảm bảo tính công bằng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh, từ đó bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề. 1.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống 1.3.1 Xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động của làng nghề truyền thống Để quản lý các làng nghề truyền thống Nhà nước địa phương cần chỉ đạo thực hiện các luật lệ, chính sách của trung ương ban hành có hiệu quả ở địa phương mình. (ra các văn bản hướng dẫn thực, tổ chức thực thi, kiểm tra, đánh giá). Việc ban hành các văn bản hướng dẫn ở địa phương xuất phát từ yêu cầu thực tế của địa phương và yêu cầu quản lý ngành nhưng không trái với pháp luật của Nhà nước. Mục đích của ban hành các văn bản pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống phát triển một cách thuận lợi, đưa các sản phẩm làng nghề truyền thống ra thị trường thế giới. Trong QLNN về phát triển làng nghề truyền thống quy định về điều kiện nghề, làng nghề truyền thống, điều kiện thành lập doanh nghiệp, các hình thức kinh doanh của doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh.Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước cũng thực hiện việc chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện tới các đối tượng chịu ảnh hưởng. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn có sự tham gia phối hợp của các ngành, các đơn vị có liên quan. Với chức trách và nhiệm vụ được giao, các cơ quan có liên quan phải có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời.
  • 31. 23 Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống như: - Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kì 2001-2010 chỉ rõ “Thủ đô Hà Nội phải đi đầu trong công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, phát triển nghề và làng nghề truyền thống...”; - Quyết định số 132/2000/QT-TTg ngày 24/11/2000 về một số chínhsách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn với những chính sách cụ thể về đấtđai, mặt bằng sản xuất, nguyên liệu, đầutư, tín dụng, thuế và lệ phí, khoa học công nghệ và môitrường, chất lượng sản phẩm, lao động và đào tạo; - Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 về việc khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn với những nội dung chủ yếu là hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư, nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, đào tạo nghề, truyền nghề, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, tham gia triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm, tham gia các hiệp hội ngành nghề và xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; - Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn tập trung vào một số nội dung cụ thể như bảo tồn và phát triển làng nghề, tạo mặt bằng sản xuất, ưu đãi về đầu tư tín dụng, xúc tiến thương mại, hỗ trợ về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, cùng với các bộ, ngành, các tỉnh thành phố trên toàn quốc, Thành phố Hà Nội cũ và tỉnh Hà
  • 32. 24 Tây trước đây đã xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể để phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, các làng nghề truyền thống, thúc đẩy thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước như: - Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020. - Đề án số 34-ĐA/TU ngày 25/01/2005 của Thành ủy Hà Nội khôi phục, phát triển nghề, làng nghề Hà Nội đến năm 2010 với nội dung là bổ sung các cơ chế chính sách của thành phố khuyến khích phát triển nghề truyền tống, phát triển nghề mới và hình thành cách phố nghề, làng nghề gắn với du lịch văn hóa sinh thái, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động ở các làng nghề, tiếp tục xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật trong làng nghề theo hướng vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, xây dựng mô hình cụm sản xuất làng nghề tập trung. - Đề án số 19-ĐA/TU ngày 05/3/2007 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007-2015 trong đó xác định nhiệm vụ xây dựng điểm, tuyến du lịch làng nghề truyền thống; - Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 29/6/2007 của Tỉnh ủy Hà Tây về phát triển kinh tế làng nghề đến năm 2015 và những năm tiếp theo chủ yếu là tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển làng nghề ngành nghề nông thôn, tạo bước phát triển toàn diện và mạnh hơn kinh tế nghề, phát triển lực lượng sản xuất, và bảo vệ môi trường góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung vào việc ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển làng nghề, xây dựng và đưa vào khai thác các điểm công nghiệp làng nghề, phát triển các nhóm nghề truyền thống, khôi phục và duy trì một số nghề truyền thống độc đáo, đẩy
  • 33. 25 mạnh xã hội hóa hoạt động khuyến công và tiến hành đầu tư các dự án vùng nguyên liệu; - Chương trình 05/CTr-TU ngày 10/05/2006 của Thành ủy Hà Nộivà Kế hoạch số 70/KH-UB ngày 18/12/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế ngoại thành với yêu cầu phải xác định các nhiệm vụ trọng tâm, để án, dự án trọng điểm, các cơ chế chính sách và lộ trình thực hiện để phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông thôn, trong đó nộidung chủ yếu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn và xây dựng hạ tầng nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại mà cụ thể với công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy các dự án cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề tập trung, xây dựng các trung tâm đào tạo nhân lực kết hợp giải quyết việc làm tạicác huyện ngoạithành, triển khai thực hiện đề án dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; - Quyết định số 9849/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND Thành phố Hà Nội và quyết định số 2595/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt Quy hoạch phát triển và làng nghề trên địa bàn đến năm 2015; - Quyết định số 155/2004/QĐ-UB ngày 13/10/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nộiban hành Quy chế công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội”; - Quyết định số 1492/1999/QĐ-UB ngày 23/12/1999 của UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quy định tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tây; - Quyết định số 120/2003/QĐ-UB ngày 02/10/2003 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Qui chế phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội” và một số chế độ đối với nghệ nhân; - Quyết định số 454/QĐ-UB ngày 23/03/2006 của UBND tỉnh Hà Tây ban hành Qui định tiêu chuẩn công nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Tây” ngành nghề thủ công mỹ thuật truyền thống;
  • 34. 26 - Quyết định số 14/QĐ – UBND ngày 02/01/2013 của UBND thành phố Hà Nội Ban hành về việc phê duyệt quy hoạch phát triển làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 1.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về làng nghề truyền thống Trong các quy định của Nhà nước có quy định rất cụ thể về bộ máy tổ chức QLNN tại địa phương về các lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực kinh tế. Bộ máy này được quản lý từ sở NN & PTNT tới phòng kinh tế huyện và chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ UBND huyện. Tại cấp huyện, các cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN thuộc lĩnh vực kinh tế. Cơ quan chuyên môn chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế, công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của sở NN&PTNT Thành phố. Bên cạnh đó còn có một số cơ quan có liên quan như Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện, trung tâm dạy nghề huyện, môi trường, tài chính, trung tâm phát triển cụm công nghiệp…UBND huyện ban hành các quy chế phối hợp các cơ quan chức năng trong việc phát triển và QLNN về phát triển làng nghề truyền thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường. 1.3.3 Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và phát triển làng nghề truyền thống Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ về vốn, mặt bằng, nguồn nhân lực, thông tin….để các làng nghề tiếp tục phát triển Có vốn, các cơ sở sản xuất mới có thể đầu tư máy móc mới, áp dụng công nghệ hiện đại cũng như mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách thông thoáng để các cơ sở sản xuất có tiềm năng phát
  • 35. 27 triển nhưng thiếu vốn dễ tiếp cận nguồn vốn như có cơ chế cho vay ưu đãi, ưu đãi thuế… Cùng với vốn, mặt bằng sản xuất cũng đang là một khó khăn mà các làng nghề truyền thống muốn mở rộng quy mô sản xuất đang gặp phải. Vì vậy, nhà nước cũng cần có cơ chế, chính sách thông thoáng, ưu tiên việc giao đất, ký hợp đồng cho thuê đất cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề. Bên cạnh việc hỗ trợ về vốn, mặt bằng sản xuất thì việc tạo điều kiện cho các làng nghề tiếp cận được các thông tin về công nghệ, khoa học – kỹ thuật, thị trường để xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa hiệu quả đáp ứng yêu cầu của thị trường là hết sức ý nghĩa. Nhà nước có thể khuyến khích và huy động các tổ chức xã hội cùng tham gia cung cấp thông tin cần thiết cho nghệ nhân, chủ sản xuất… trong các làng nghề, hỗ trợ khả năng, kỹ năng khai thác và xử lý thông tin cho các làng nghề, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các làng nghề tham gia hội trợ, triển lãm, hội thảo… để họ tiếp cận thông tin. 1.3.4 Công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề truyền thống Vấn đề xây dựng nguồn nhân lực cho các làng nghề cũng cần được quan tâm. Thứ nhất về đội ngũ nguồn nhân lực quản lý đối với làng nghề : ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản lý, hiệu quả quản lý. Hiệu quả, chất lượng và uy tín của bộ máy QLNN phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng quản lý. Đây là đội ngũ hoạch định chính sách, chiến lược, chương trình, dự án, định hướng phát triển nghề, làng nghề dựa trên cơ sở chủ trương, đường lối kinh tế của Đảng. Chính sách đãi ngộ trong quản lý là điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý. Địa phương có đội ngũ nguồn nhân lực QLNN có chất lượng sẽ là một lợi thế để có thể quản lý và phát triển ngành tại địa phương một cách hiệu quả. Để làm được điều này thì cần có
  • 36. 28 những chính sách thu hút và đào tạo nhân tài phục vụ QLNN về kinh tế nhằm hoàn thiện tốt nhiệm vụ được giao. Thứ hai, là nguồn nhân lực trong các làng nghề. Chất lượng nguồn nhân lực trong các làng nghề ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề, việc tạo ra những sản phẩm có tính đặc trưng, độc đáo với những mẫu mã mới, đa dạng đủ sức cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên thực tế hiện nay các làng nghề đang thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là thợ lành nghề, thợ tạo mẫu. Lao động làng nghề nhìn chung vừa thiếu, vừa yếu, trong khi các nghệ nhân đang già yếu và ngày càng mỏng dần thì lực lượng trẻ lại không tha thiết với làng nghề, chính vì lẽ đó tạo ra sự thiếu hụt nguồn nhân lực kế cận về số lượng cũng như chất lượng ở các làng nghề truyền thống. Số lượng lao động qua đào tạo còn thấp, việc dạy nghề tại các làng nghề đa số là theo lối truyền nghề, cầm tay chỉ việc hoặc tổ chức lớp học ngắn ngày. Cùng với đó việc truyền nghề chủ yếu là truyền miệng, do vậy giải quyết những khó khăn trong các làng nghề hiện nay để sản phẩm của làng nghề tìm kiếm được thị trường tiêu thụ, từ đó nâng cao mức thu nhập của người lao động trong các làng nghề là hướng lâu dài để thu hút nhiều lao động trẻ có tài năng gắn bó với nghề. 1.3.5 Kiểm tra, giám sát hoạt động của làng nghề truyền thống Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của các làng nghề cần được thực hiện thường xuyên và liên tục nhằm phát hiện những sai sót và kịp thời xử lý những vi phạm tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Hoạt động kiểm tra, giám sát có thể diễn ra định kỳ hoặc đột xuất tùy thuộc vào đối tượng và nội dung kiểm tra. Trong hoạt động kiểm tra, giám sát cần có sự phốihợp của các cơ quan, ban ngành có liên quan cùng phối hợp thực hiện.
  • 37. 29 1.3.6 Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phát triển làng nghề truyền thống Đây chính là một trong những yếu tố góp phần vào thành công của việc phát triển làng nghề truyền thống. Việc áp dụng khoa học, công nghệ có được tổ chức thực hiện mới hy vọng sản phẩm làng nghề làm ra đủ về số lượng và chất lượng kết tinh trong từng sản phẩm. Sự đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới trong việc làm ra sản phẩm truyền thống chính là một yếu tố mang đến kết quả và hiệu quả kinh tế cao, vừa giảm tải ô nhiễm môi trường. 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống 1.4.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô Quá trình phát triển làng nghề truyền thống chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi làng nghề do có những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nên sự tác động của các nhân tố không giống nhau. 1.3.1.1 Nhân tố khoa học công nghệ Trong cơ chế thị trường, sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã thể hiện cuộc cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng và giá cả. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, giao lưu thương mại mang tính toàn cầu thì việc ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng có tác động to lớn đến khả năng cạnh tranh, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Ngày nay khoa học công nghệ đang trở thành lực lượng trục tiếp được xác định là động lực của CNH – HĐH, khoa học công nghệ là yếu tố quyết định về chất để tăng năng suất lao động, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của mỗi quốc gia. Công nghệ tiên tiến phù hợp với tiềm năng nguồn lực, trình độ vận dụng, khả năng quản lý sẽ là tác động mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế, bền vững.
  • 38. 30 Khoa học công nghệ là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho sản xuất được coi là khâu đột phá quan trọng để thúc đẩy làng nghề phát triển. Vì vậy cần khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề truyền thống đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa công nghệ truyền thống theo phương trâm kết hợp hài hòa giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống. Lựa chọn công nghệ phù hợp ở một số khâu có điều kiện nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và ít ảnh hưởng đến môi trường. 1.3.1.2 Môi trường an ninh, chính trị và pháp luật Một trong những nhân tố quan trọng tác động đến QLNN về phát triển làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay là môi trường chính trị, pháp luật phải đảm bảo tính kỷ luật. Chế đô chính trị - xã hội và thể chế Nhà nước quyết định tới bộ máy QLNN đối với các ngành, nghề. Nhà nước đặt ra bộ máy QLNN với những chiến lược phát triển chung nhằm quản lý phát triển làng nghề truyền thống nhằm phát triển làng nghề và quản lý nền kinh tế của địa phương. Ổn định chính trị, an ninh tạo điều kiện cho việc QLNN về phát triển làng nghề truyền thống được thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả, đảm bảo cho môi trường làng nghề an toàn. 1.4.2. Các nhân tố môi trường ngành 1.4.2.1 Thị trường sản phẩm của làng nghề Thị trường có sự tác động mạnh mẽ đến phương hướng phát triển, cách thức tổ chức, cơ cấu sản phẩm và là động lực thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển. Sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống phụ thuộc rất lớn vào thị trường. Sản xuất càng phát triển càng thể hiện rõ sự chi phối quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường. Những làng nghề có sản phẩm độc đáo, kỹ thuật tinh xảo và luôn đổi mới để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của
  • 39. 31 người tiêu dùng sẽ có khả năng thích ứng và có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ngược lại có những làng nghề không phát triển, mai một, thậm chí có nguy cơ mất đi là do sản phẩm không đủ sức cạnh tranh hoặc nhu cầu thị trường không cần đến so đó nữa. 1.4.2.2 Vốn kinh doanh Đây là nguồn lực vật chất quan trọng đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nao. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát triển sản xuất, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, công nghệ…Do vậy sự phát triển thịnh vượng của làng nghề cũng phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn được huy động. Trước đây trong nền kinh tế tự cấp tự túc, vốn phục vụ cho sản xuất thường nhỏ bé, vốn chủ yếu là tự có hoặc huy động từ người thân trong gia đình. Ngày nay để đáp ững nhu cầu của nền kinh tế thị trường thì lượng vốn cần lớn hơn để đầu tư đổi mới công nghệ, đưa thiết bị, máy móc vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. 1.4.2.2 Cơ sở hạ tầng Bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, các công trình dịch vụ thương mại, công cộng ... Đây là yếu tố tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của mỗi làng nghề. Đảm bảo cho quá trình cung cấp nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Do vậy ở những nơi có cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ thì các làng nghề truyền thống có điều kiện phát triển mạnh. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các làng nghề truyền thống còn đang gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ.
  • 40. 32 1.4.2.4 Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất Trong thời kỳ phương tiện giao thông và phương tiện kỹ thuật chưa phát triển, thì gần các vùng nguyên liệu được coi là một trong những điều kiện tạo nên sự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay, các nguyên liệu khai thác phục vụ cho các làng nghề chủ yếu từ môi trường tự nhiên nên vùng nguyên liệu ngày càng suy giảm (như gỗ ...), gây khó khăn cho sản xuất vì nguyên liệu đang bị cạn kiệt. Do vậy khối lượng, chất lượng, chủng loại, khoảng cách của các nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm. 1.4.2.5 Sự phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan quản lý Công tác QLNN sẽ hiệu quả hơn nếu như phân cấp phân quyền giữa các bộ phận quản lý rõ rang và rành mạch. Lúc đó, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý được xác định, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm trước lĩnh vực quản lý của mình, không vi phạm quản lý của bộ phận khác và cùng hợp tác khicó liên quan. Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về kinh tế, sử dụng bộ máy để thực hiện những vấn đề về QLNN, nhằm đưa ra những chính sách phù hợp, áp dụng vào thực tiễn, biến quy hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống phát triển bền vững. Tổ chức bộ máy quản lý có sự phân cấp, phần quyền, phối hợp giữa các đươn vị sẽ tác động trực tiếp đến công tác QLNN về kinh tế tại địa phương đó. Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà quyết định xây dựng cho địa phương một bộ máy thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị - xã hội tại địa phương và hình thành các cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thực hiện. 1.4.2.6 Đội ngũ nguồn nhân lực QLNN Trong QLNN, đội ngũ nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản lý, hiệu quả quản lý. Hiệu quả, chất lượng và uy tín của bộ máy QLNN phụ thuộc nhiều và đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng quản lý. Đây
  • 41. 33 UBND THÀNH PHỐ BCĐ PT NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ UBND QUẬN, HUYỆN UBND XÃ, PHƢỜNG, TT LÀNG NGHỀ, HỘI LÀNG NGHỀ là đội ngũ hoạch định chính sách, chiến lược, chương trình, dự án, định hướng phát triển nghề, làng nghề dựa trên cơ sở chủ trương, đường lối kinh tế của đảng. Chính sách đãi ngộ trong quản lý là điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý. Đại phương có đội ngũ nguồn nhân lực QLNN có chất lượng sẽ là một lợi thế để có thế quản lý và phát triển ngành tại địa phương một cách hiệu quả. Để làm được điều này thì cần có những chính sách thu hút và đào tạo nhân tài phục vụ việc QLNN về kinh tế nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 1.5 Mô hình quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống Hình 1: Mô hình quản lý nhà nước về làng nghề ở Hà Nội
  • 42. 34 UBND TP - Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề Hà Nội. Quy chế này quy định các hoạt động của BCĐ phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội, nhằm tham mưu cho UBND Thành phố những vấnđề cơ chế, chính sách hỗ trợ, triển khai các hoạt động để phát triển nghề và làng nghề Hà Nội, phát triển kinh tế ngoại thành, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn. Ban Chỉ đạo hoạt động theo Quy chế do Trưởng ban quyết định. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Thành uỷ, HĐND, UBND TP Hà Nội về hoạt động của Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch, tiến độ và chỉ đạo tổ chức thực hiện hỗ trợ nghề và làng nghề phát triển; hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện chương trình, kế hoạch và các biện pháp triển khai thực hiện. UBND Thành phố sẽ tổ chức thực hiện quản lý nhà nước ở cấp địa phương thông qua ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề (đã được thành lập). Ban chỉ đạo có một tiểu Ban phụ trách phát triển làng nghề truyền thống, cùng với các sở ban ngành là cơ quan phối hợp thực hiện. 1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề một số nước và các địa phương 1.6.1 Làng nghề truyền thống Bắc Ninh Làng nghề ở Bắc Ninh tồn tại hàng trăm năm nay, phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Một số làng nghề quy mô phát triển thành xã, cụm xã nghề hay liên kết với nhau tạo nên những phố nghề sầm uất. Hoạt động kinh doanh được mở rộng và phát triển trong nước và quốc tế.
  • 43. 35 Nên học: - Đầu tư : các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, thu hút ngày càng nhiều lao động tại chỗ (80% số lao động địa phương với thu nhập 1-1,4 triệu đồng/người/tháng). - Đổi mới công nghệ : Nhiều làng nghề đổi mới công nghệ bằng những dây chuyền sản xuất công nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao. Làng giấy Đống Cao (Phong Khê – Yên Phong) có tới 90 dây chuyền sản xuất giấy tái sinh công suất từ 300-2.000 tấn/dây chuyền/năm. Hàng năm sản xuất trên 26.500 tấn giấy tái sinh các loại từ các giấy vệ sinh đến mặt hàng giấy cao cấp như giấy khăn ăn trắng, giấy poluya và giấy xuất khẩu. - Phát triển cụm công nghiệp : khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, tạo điều kiện cho bản thân các doanh nghiệp mở mang sản xuất, chính trang nhà xưởng và có một vị thế mới trong kinh doanh. Các doanh nghiệp vào cụm công nghiệp được hưởng ưu đãi cao nhất, miễn tiền thuê đất trong 10 năm liên tục và giảm 50% cho những năm tiếp theo hoặc được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được xét hỗ trợ thêm 10- 30% giá trị để đền bù thiệt hại về đất nếu có. Bắc Ninh đã quy hoạc xây dựng 14 cụm công nghiệp, trong đó 8 cụm đa nghề và 6 cụm làng nghề với tổng diện tích 144,6 ha. Hiện 2 cụm công nghiệp (Thép Đa Hội và mỹ nghệ Đồng Quang) đã khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng, mặt bằng trong cụm đã được các doanh nghiệp lấp kín hoàn toàn. Ba cụm công nghiệp (giấy Phong Khê, đa nghề Đình Bảng và Đại Bái) đã được phê duyệt. Các cụm công nghiệp còn lại đang gấp rút lập quy hoạch. DN ở Bắc Ninh rất phát triển, điển hình như Công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ VN Artxport : Quy mô sản xuất không ngừng mở rộng với 1 công ty, 3 Chi nhánh, 3 xưởng sản xuất, 2 liên doanh… Doanh thu năm 2006 đã đạt 650 tỷ, kim nghạch xuất khẩu là 36 triệu USD, các sản phẩm thủ công
  • 44. 36 mỹ nghệ mang thương hiệu Artxport đã có mặt tại thị trường như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó, trọng điểm là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản với những mặt hàng XK chủ lực như hàng thêu ren, đá mỹ nghệ, đồ gỗ. Với logo bắt mắt và ý nghĩa “Hội tụ tinh hoa Việt”. Nên tránh: Ở những làng nghề hoạt động cầm chứng cho thụ nhập không cao (36 làng), thậm chí mai một lần, dịch vụ phục vụ sản xuất không đồng bộ. Tiến độ triển khai sản xuất kinh doanh của khu công nghiệp làng nghề còn chậm. Điện cho khu công nghiệp làng nghề còn thiếu, chưa ổn định. Môi trường sản xuất kinh doanh còn bị ô nhiễm, Làng Đa Hội với 1200 hộ gia đình, 7000 nhân khẩu, có tới 200 hộ sản xuastast chuyên nghiệp với quy mô là những xí nghiệp, đó là chưa kể đến hàng ngàn hộ với quy mô nhỏ có tổng sản lượng 500-700 tấn sắt thương phẩm mỗi ngày. Những đơn vị sản xuất này, đã thải ra môi trường 2,5 đến 3,5 tấn gỉ sắt mỗi ngày, cùng với 3.500 – 4.000 m3 nước thải, Đặc biệt, có ít hất 20 cơ sở sản xuất dây thép bằng công nghệ mạ kẽm được thực hiện ngay trong khu vực dân cư mà chất thải thường là các loại sutsm các kim loại nặng không hề được xử lý qua bất cứ khâu nào, cứ thế đổ thẳng ra sông Ngũ Huyện Khê. Cong sống còn gánh thêm lượng chất thải khổng lồ của làng nghề ô nhiễm trầm trọng bậc nhất Bắc Ninh – Làng giấy Phong Khê. Đã có kết quả phân tích ở lưu vực sông Ngũ Huyện Khê đó thấy hàm lượng BOD và COD lớn đến 7-8 lần mức cho phép, tức là rất nguy hiểm cho tính mạng con người. 1.6.2 Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức Từ những kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với làng nghề ở một số địa phương trong nước và trên thế giới, có thể rút ra một số bài học về quản lý nhà nước đốivớilàng nghề truyền thống trên địa bàn huyện HoàiĐức như sau:
  • 45. 37 - Thứ nhất trong quá trình phát triển kinh tế của mỗinước đều quan tâm, chú trọng phát triển làng nghề, coingành nghề nông thôn và làng nghề là một nội dung trọng tâm quan trọng nhằm phát triển kinh tế xã hộitạiđịa phương. - Thứ hai, muốn phát triển làng nghề, cần phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước bằng việc ban hành chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ về tài chính và tiếp cận nguồn vốn. - Thứ ba, sản xuất làng nghề phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, không sản xuất tràn lan, làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. - Thứ tư, tổ chức hộichợ, triểnlãm, kết hợp làng nghề vớicác tour du lịch. - Thứ năm, đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho lao động thông qua các trung tâm đào tạo nghề. - Thứ sáu, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, triển khai giải pháp phát triển bền vững môi trường.
  • 46. 38 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Hoài Đức nằm ở vị trí trung tâm ''Hà Nội mới" và nằm về phía Tây trung tâm Thành phố Hà Nội. Huyện mới sát nhập vào thành phố Hà Nội năm 2008 (theo Nghị quyết số 15/2018/QH12 ngày 29/5/2012 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan), có vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, huyện PhúcThọ; Phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ; Phía Tây giáp huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ; Phía Đông giáp huyện Từ Liêm, quận Hà Đông. Về mặt kinh tế, Hoài Đức có vị trí rất thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường tiêu thụ lớn như nội thành Hà Nội. Với trục Đại lộ Thăng Long đi qua, đây là điểm thay đổi bộ mặt của huyện. Trên địa bàn huyện còn có các tuyến giao thông lớn chạy qua như Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 423, 422, 70 là một điều kiện thuận lợi cho huyện. Có thể đánh giá vị trí địa lý kinh tế của Hoài Đức như một yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển chung của Thành phố Hà Nội. Trong những năm tới, sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Hà Nội nói chung và của huyện Hoài Đức nói riêng, cùng với hệ thống giao thông thuận tiện sẽ làm cho nền kinh tế của huyện có những bước phát triển vượt bậc.
  • 47. 39 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, địa hình nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được phân làm 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng bãi ven sông Đáy và vùng nội đồng bởiđê Tả sông Đáy. - Vùng bãi: Bao gồm diện tích chủ yếu của 10 xã: Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, Đông La, Vân Côn. Địa hình vùng này do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên có những vùng trũng xen lẫn vùng cao do đó thường gây úng, hạn cục bộ. Độ cao mặt ruộng trung bình từ 6,5 – 9,0m và có xu hướng dốc từ đê ra sông. - Vùng đồng: Bao gồm một phần diện tích các xã ven sông Đáy và toàn bộ diện tích của 10 xã, thị trấn: Thị trấn Trạm Trôi, Đức Thượng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Sơn Đồng, Lại Yên, Yên Khánh, La Phù. Vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng. Độ cao mặt ruộng trung bình từ 4 – 8m, vùng trũng xen lẫn vùng cao. Đặc điểm địa hình này cho phép Hoài Đức có thể xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ. 2.1.1.3. Khí hậu Hoài Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 1 năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau: Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1- 23,5 0C, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,7- 21,4 0C. Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,7 0C. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.600 – 1.800 mm, phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 80 – 86% tổng lượng mưa cả năm (chủ yếu các tháng 7,8,9, lượng mưa ngày lớn nhất có