SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ TRƯƠNG QUÂN
ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU
SỐ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK
Tải tài liệu nhanh hotline 0936885877
Zalo/viber/tele
Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ
Luanvantrithuc.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐẮK LẮK, NĂM 2020
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ TRƯƠNG QUÂN
ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU
SỐ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Mạnh Hùng
ĐẮK LẮK, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Trương Quân
LỜI CẢM ƠN
Cho phép tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới lãnh
đạo Nhà trường và quý thầy, cô giáo của Học viện Khoa học Xã hội đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và quá trình thực hiện Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo - TS.Nguyễn Mạnh
Hùng người hướng dẫn khoa học đã luôn luôn tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình hoàn thiện Luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy,
Sở Nội vụ tỉnh, Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk tạo điều kiện, cung cấp cho tôi
các văn bản, số liệu liên quan đến các nội dung của Luận văn.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi không thể tránh khỏi
thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý thầy, cô
giáo.
Tôixin trân trọng cảm ơn!.
Tác giả luận văn
Lê Trương Quân
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1............................................................................................... 7
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN -PHÁP LÝ VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ, ........... 7
CÔNG CHỨC LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ...................................... 7
1.1. Khái niệm và vai trò của cán bộ, côngchức là người dân tộc thiểu số ... 7
1.2. Khái niệm và sự cần thiết của đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc
thiểu số ..................................................................................................15
1.3. Nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, nội dung, hình thức đào tạo cán bộ, công
chức là người dân tộc thiểu số....................................................................................23
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu
số 26
Tiểu kết Chương 1.....................................................................................30
CHƯƠNG 2..............................................................................................31
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ................................31
LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK..........................31
2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk có liên quan
đến việc đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số...............................31
2.2. Thực trạng cán bộ, công chức tỉnh Đắk Lắk là người dân tộc thiểu số ........34
2.3. Thực trạng đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiếu số trên địa bàn
tỉnhĐắk Lắk...........................................................................................40
Tiểu kết Chương 2.....................................................................................48
Chương 3..................................................................................................49
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ...............49
ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ
THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK..................................................................49
3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ, công
chức là người dân tộc thiểu số....................................................................................49
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ, công chức là người dân
tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk .......................................................................54
3.3. Một số kiến nghị....................................................................................................57
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................................61
KẾT LUẬN...............................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................67
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk 35
Bảng 2.2: Chất lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk
Lắk .......................................................................................................... 35
Bảng 2. 3: Cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy, BTV, Bí thư,
Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch
UBND cấp xã, phường, thị trấn (nhiệm kỳ 2015-2020).................. 33
Bảng 2. 4: Cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy, BTV, Bí thư,
Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch,Phó Chủ tịch
UBND cấp huyện (nhiệm kỳ 2015-2020)...................................... 36
Bảng 2. 5: Công chức lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, cấp huyện là người DTTS
(nhiệm kỳ 2015-2020).................................................................. 37
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
BTV : Ban thường vụ
BCH : Ban chấp hành
DTTS : Dân tộc thiểu số
CMNV : Chuyên môn nghiệp vụ
LLCT : Lý luận chính trị
THPT : Trung học phổ thông
THCS : Trung học cơ sở
TH : Tiểu học
NXB : Nhà xuất bản
TĐQL : Trình độ quản lý
QLNN : Quản lý nhà nước
QLKT : Quản lý kinh tế
TĐ : Tương đương
SL : Số lượng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan điểm về cán bộ, đào tạo cán bộ đã được các nhà kinh điển chủ
nghĩa Mác-Lênin đề cập. Kế thừa quan điểm đó, trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đặc
biệt quan tâm đến công tác cán bộ, nhất là cán bộ dân tộc thiểu số. Ngày 12-3-
2003, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ban hành Nghị quyết về
công tác dân tộc đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại
chỗ có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của địa phương. Đồng thời có
kế hoạch đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ cơ sở và cấp huyện là người dân tộc
thiểu số; đổi mới chương trình, nội dung, hình thức đào tạo..”[1]. Vì vậy,
công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực là
nhiệm vụ thường xuyên, là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng cả
trước mắt cũng như lâu dài trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tam giác phát triển
Campuchia - Lào - Việt Nam; dân cư của Tỉnh ngoài các dân tộc thiểu số tại
chỗ còn có dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến làm ăn, sinh
sống. Tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, trình độ
dân trí có nơi còn thấp, chưa đồng đều nên đội ngũ cán bộ, công chức của hệ
thống chính trị của Tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Một bộ phận không nhỏ cán
bộ, công chức có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ chưa đạt chuẩn
theo quy định của Tỉnh, của Trung ương. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến
chất lượng, hiệu quả trong công tác của hệ thống chính trị chưa cao, chưa đáp
ứng được yêu cầu công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, của địa
phương.
Để xây dựng độingũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung, đáp
ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, cần phải tăng cường công tác
2
đào tạo cán bộ, công chức. Trong đó, đào tạo cán bộ, công chức là người
DTTS đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao trình độ, năng lực thực thi công
vụ của cán bộ, công chức đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của công tác lãnh
đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ lẽ đó, việc chọn đề tài “Đào tạo cán bộ, công chức là
người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” để làm Luận văn Thạc sĩ
Luật học, là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Công tác đào tạo cán bộ, công chức là một vấn đề quan trọng, luôn
được Đảng, Nhà nước quan tâm. Trên thực tế cũng như trên phương diện
khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến công tác này và
mỗi đề tài có mục đích và phạm vi nghiên cứu khác nhau và có những đóng
góp nhất định như:
- Nguyễn Hải Đông (năm 2015), “Nănglực cán bộ, công chức người đồng
bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay” Luận văn Thạc sĩ, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
- Đỗ Quang Trà (năm 2015), “Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người
dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ” Luận văn Thạc sĩ , Đại học Đà
Nẵng.
- Trương Thị Như Yến (năm 2015), “Quản lý đào tạo Cao cấp lý luận
chính trị cho cán bộ dân tộc thiểu số tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh trong bối cảnh hiện nay”, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội.
- Lương Hữu Nam (2017), “Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa”, Luận án Tiến sĩ, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Tĩnh (2018), “Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội
3
ngũ cán bộ dân tộc thiểu số”, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu trên, trực tiếp hoặc gián tiếp phân tích về
cán bộ, công chức là người DTTS, trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán
bộ, công chức là người DTTS và đề xuất công tác đào tạo, xây dựng, sử
dụng…đội ngũ cán bộ, công chức ở các địa phương có DTTS nói chung và
tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Các tác giả đã tổng kết lại một số vấn đề gắn liền với
việc thực hiện các chính sách liên quan đến xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ,
công chức DTTS ở tỉnh Đắk Lắk, Tây Nguyên và cả nước. Những kết quả đã
đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc đặt ra đối với đội ngũ cán bộ,
công chức DTTS ở địa phương nói chung và cả nước nói riêng.
Để góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức DTTS, tác giả đưa ra các kiến nghị, đề xuất, nhất là những kiến nghị gắn
liền với công tác đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS. Điều này phù hợp
với tinh thần mà Luận văn đề cập đến. Tuy vậy, đây là những đề xuất chung
cho tất cả các cán bộ, công chức nói chung chứ không riêng gì cho cán bộ,
công chức người DTTS.
Những nội dung liên quan đến cán bộ, công chức, nhất là công tác xây
dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương nói trên đã được một
số nhà nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Kết quả của các công trình
nghiên cứu trên là cơ sở khoa học để đi sâu, làm rõ và đưa ra những luận cứ
khoa học nhằm củng cố, tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức là người DTTS trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Việc nghiên cứu về đào tạo cán bộ, công
chức là người DTTS của hệ thống chính trị tỉnh Đắk Lắk dưới góc độ Luật
học vẫn chưa có tác giả nào thực hiện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công
tác đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS, luận văn đề xuất các giải pháp
cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo cán bộ, công
4
chức là người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và có thể vận dụng một cách
có chọn lọc đối với những địa phương, đơn vị có cán bộ, công chức là người
DTTS ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ những vấn đề về lý luận liên quan đến công tác đào
tạo cán bộ, công chức là người DTTS và đánh giá thực tế công tác này tại tỉnh
Đắk Lắk.
Từ những hạn chế, bất cập xuất phát từ thực tiễn đào tạo cán bộ, công
chức là người DTTS của tỉnh Đắk Lắk, đưa ra những phương hướng và giải
pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ, công chức của Tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải được các cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận về đào tạo cán bộ,
công chức là người DTTS.
- Đánh giá được thực trạng đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS
tại tỉnh Đắk Lắk.
- Đưa ra những quan điểm và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đốitượng nghiên cứu
- Quan điểm lý luận về đào tạo cán bộ, côngchức là người DTTS.
- Pháp luật thực định ở Việt Nam về đào tạo cán bộ, côngchức là người
DTTS.
- Thực tiễn đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Trên phạm vi địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2015 - 2019.
5
- Nội dung nghiên cứu: Về công tác đào tạo cán bộ, công chức là người
DTTS từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước về cán bộ, công chức và đào tạo cán bộ, công chức.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Lịch sử, logic,
phân tích, so sánh, tổng hợp và phương pháp thống kê để phân tích, đánh giá
các nội dung có liên quan, phương pháp thu thập nguồn số liệu: Số liệu từ
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1.Ýnghĩa về mặt lý luận
- Phân tích đánh giá thực trạng về đào tạo cán bộ, công chức là người
DTTS từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
- Góp phần hệ thống các văn bản pháp luật về đào tạo cán bộ, công
chức là người DTTS; bổ sung thêm cơ sở lý luận về đào tạo cán bộ, công
chức là người DTTS từ thực tiễn của tỉnh Đắk Lắk.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Nhận diện được những hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo cán bộ,
công chức là người DTTS của tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ, công chức
là người DTTS của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và của cả nước nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của Luận văn gồm 03 Chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về đào tạo cán bộ, công
chức là người dân tộc thiểu số.
6
Chương 2. Thực trạng đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu
số tại tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ,
công chức là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN -PHÁP LÝ VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Khái niệm và vai trò của cán bộ, công chức là người dân tộc
thiểu số.
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số
Để đưa ra khái niệm và vai trò của cán bộ, công chức là người DTTS,
cần làm rõ một số khái niệm cơ bản về cán bộ, công chức; cán bộ, công chức
là người DTTS.
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt: “Cán bộ là người làm việc trong cơ quan
nhà nước; người giữ chức vụ phân biệt với người bình thường, không giữ
chức vụ, trong cơ quan, tổ chức nhà nước; cán bộ tổ chức, cán bộ đại đội”
[19, tr.249].
Ở Việt Nam từ cán bộ được sử dụng một cách quen thuộc, phổ biến.
Hiểu theo nghĩa thông thường thì “cán bộ” được hiểu là người làm việc trong
các cơ quan của Đảng, của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội từ
Trung ương đến cơ sở.
Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ
sung một số điều năm 2019 (sau đây viết tắt là Luật Cán bộ, công chức), định
nghĩa về cán bộ: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[24].
Từ định nghĩa trên cho thấy, cán bộ có các dấu hiệu như sau: Là công
dân Việt Nam; được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh
theo nhiệm kỳ; làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị từ Trung
ương đến cấp huyện; trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
8
Tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức định nghĩa về cán bộ cấp
xã: “Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức
vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí
thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội”. Theo
quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức thì cán bộ cấp xã gồm
các chức vụ: “Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên
hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh” [24].
Như vậy, cán bộ cấp xã có dấu hiệu như sau: Là công dân Việt Nam,
được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ, không có dấu hiệu trong biên chế
nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước như cán bộ quy định tại
khoản 1, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức.
Về công chức, đây là một thuật ngữ được sử dụng từ rất sớm trong các
văn bản pháp luật từ những năm 1950 của thế kỷ XX cho đến nay. Quy chế
Công chức Việt Nam được quy định tại Sắc lệnh số 76/SL ngày 20-5-1950
của Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nêu khái niệm về công
chức: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ
một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài
nước, đều là công chức theo Quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do
Chính phủ định”[20].
Ngày 26-02-1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh
Cán bộ, công chức. Đây là văn bản pháp lý quy định về cán bộ, công chức của
Nhà nước Việt Nam. Qúa trình triển khai thực hiện, Pháp lệnh đã bộc lộ
những hạn chế, bất cập và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000 và năm 2003.
Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003 đã phân định được các đối tượng làm
việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước là viên chức, đồng thời quy
định về công chức cấp xã. Pháp lệnh chỉ nêu thuật ngữ chung về cán bộ, công
9
chức mà chưa đưa ra được khái niệm cán bộ, khái niệm công chức cụ thể.
Để khắc phục những hạn chế trên khoản 2, Điều 4 Luật Cán bộ, công
chức quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ
quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở
Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an,
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[ 25].
Theo định nghĩa trên, công chức có các dấu hiệu sau: Là công dân Việt
Nam; được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, chức vụ tương ứng
với vị trí việc làm; công việc có tính chuyên nghiệp và thường xuyên; làm
việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp huyện,
trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo
chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước. Ngoài ra, được phân loại theo trình độ chuyên môn, trình
độ được đào tạo. Tuy định nghĩa không thể hiện rõ nhưng việc bổ nhiệm vào
ngạch, vị trí việc làm cũng phần nào đã thể hiện nội dung này.
Tại khoản 3, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức định nghĩa về công chức
cấp xã: “Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[24].
Theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức thì công
chức cấp xã có các chức danh: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự;
Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường hoặc địa
10
chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; Tài chính - kế toán; Tư pháp -
hộ tịch; Văn hóa - xã hội. Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý [24].
Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện nay, để xác định một người là
công chức cần xem xét các yếu tố: Có quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách
nhà nước; có nơi làm việc là cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội, cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Hiện nay, DTTS là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên
phạm vị toàn cầu. Đây là thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học và được các
nhà nghiên cứu thường sử dụng để chỉ những dân tộc có ít dân số. Trên thực
tế, khái niệm DTTS chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số trong một
quốc gia đa dân tộc.
Theo nguyên tắc về bình đẳng giữa các dân tộc và theo quan điểm của
Chủ nghĩa Mác-Lênin, thì khái niệm DTTS không mang ý nghĩa phân biệt về
địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc mà nó được chi phối bởi những điều
kiện lịch sử, kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi dân tộc.
Về khái niệm “Dân tộc” có thể hiểu theo hai bình diện. Theo nghĩa
thông thường khái niệm dân tộc để chỉ một cộng đồng tộc người có chung
ngôn ngữ, lịch sử - nguồn gốc, đời sống văn hóa và ý thức tự giác dân tộc.
Theo nghĩa rộng dân tộc chỉ cộng đồng người cùng sinh sống trong một quốc
gia, một nước.
Dân tộc Việt Nam là một khái niệm được hiểu theo nghĩa rộng: Là dân
tộc, quốc gia, là một cộng đồng chính trị - xã hội, bao gồm 54 thành phần dân
tộc, từ ít người đến nhiều người, từ thiểu số đến đa số, cùng sinh sống trong
phạm vi một lãnh thổ, một quốc gia Việt Nam.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, DTTS được định nghĩa là: “dân tộc có số
dân ít, cư trú trong cộng đồng quốc gia nhiều dân tộc (có một dân tộc đa số)
11
sống ở vùng hẻo lánh, ngoại vi, vùng ít phát triển về kinh tế - xã hội”[19, tr.
520].
Theo Điều 4 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14-01-2011 của
Chính phủ về công tác dân tộc, quy định: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc
có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam” [11].
Như vậy, khái niệm DTTS dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít,
chiếm tỷ lệ thấp trong tương quan về lượng dân số trong một quốc gia đa dân
tộc. Khái niệm DTTS cũng không có ý nghĩa biểu thị tương quan so sánh về
dân số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực và thế giới. Một dân
tộc có thể được xem là đa số ở quốc gia này, nhưng có thể được coi là thiểu số
ở quốc gia khác. Như người Kinh được xem là dân tộc đa số ở Việt Nam,
nhưng lại được coi là dân tộc thiểu số ở Campuchia (người Kinh chỉ là 1/33
dân tộc thiểu số của Campuchia); ngược lại người Khmer được coi là dân tộc
đa số ở Campuchia, nhưng là DTTS ở Việt Nam (người Khmer chỉ là 1/54
dân tộc thiểu số của Việt Nam). Quan niệm về DTTS và dân tộc đa số, cũng
như nội hàm của khái niệm này hiện nay còn nhiều vấn đề chưa thống nhất và
nó cũng được vận dụng xem xét trong từng trường hợp, điều kiện cụ thể. Mặt
khác, nó còn phụ thuộc vào quan niệm và mối quan hệ so sánh về dân số của
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Những nội dung được phân tích trên, về cơ bản là
tương đối thống nhất đối với giới nghiên cứu về dân tộc học trên thế giới.
Hiện nay, khái niệm cán bộ, công chức DTTS được sử dụng tương đối
phổ biến ở Việt Nam. Từ khái niệm cán bộ, công chức, DTTS cho thấy: Cán
bộ, công chức, DTTS là tập hợp của các khái niệm cán bộ, công chức và
DTTS. Cán bộ, công chức DTTS là chỉ những người cán bộ, công chức đang
công tác trong hệ thống chính trị, gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội
12
Nông dân, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức chính trị - xã hội khác, có xuất
thân là DTTS. Đặc điểm để phân biệt cán bộ, công chức DTTS trong đội ngũ
cán bộ, công chức của hệ thống chính trị là thành phần dân tộc của người cán
bộ đó thuộc dân tộc đa số hay DTTS. Đặc điểm này không có ý nghĩa phân
biệt về năng lực, trình độ học vấn hay địa vị xã hội của người cán bộ, công
chức. Khi trở thành cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị của Việt Nam
thì có xuất thân từ thành phần dân tộc đa số hay DTTS số đều phải đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định của Đảng, Nhà nước về cần thiết
đối với mỗi chức danh và vị trí công tác và phải hoàn thành tốt công việc
được giao.
Đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS là tập hợp những cá nhân thuộc
dân tộc ít người được bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn, tuyển dụng vào các chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong các cơ quan của hệ thống chính trị, hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước và được điều chỉnh bởi các quy định của pháp
luật về cán bộ, công chức.
Từ những phân tích như trên, có thể đi đến một quan niệm chung về
cán bộ, công chức DTTS, như sau: “Cán bộ, công chức dân tộc thiểu số” là
những cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức,
đang công tác, làm việc trong một tổ chức xác định của hệ thống chính trị, có
thành phần xuất thân từ DTTS [37].
1.1.2. Vai trò của cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “cán bộ là những
người đem chính sách của Đảng, của Chính Phủ giải thích cho dân chúng hiểu
rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng,
cho Chính Phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”[21, tr.54]. Điều này càng
có ý nghĩa hơn khi gắn với vai trò của cán bộ, công chức là người DTTS đối
với sự nghiệp xây dựng và phát triển các vùng DTTS.
13
Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh miền núi đa phần đều có sự góp mặt của cán
bộ, công chức người DTTS là những cá nhân đại diện cho dân tộc mình tham
gia công tác ở những vị trí khác nhau trong các cơ quan chính quyền các cấp.
Đối với cán bộ, công chức DTTS khu vực miền Trung - Tây Nguyên, ngoài
những đặc điểm mang tính tích cực, có tác động to lớn đến đồng bào các dân
tộc, vẫn còn những hạn chế về cơ cấu, năng lực công tác nhưng vị trí, vai trò
của họ lại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội, ổn định
an ninh quốc phòng vùng dân tộc miền núi. Đặc biệt, đối với đội ngũ cán bộ,
công chức lãnh đạo, quản lý là người DTTS công tác ở các cơ quan cấp tỉnh,
cấp huyện thuộc đối tượng đào tạo LLCT, chuyên môn nghiệp vụ tại các Học
viện Chính trị, Học viện Hành chính lại có vị trí, vai trò hết sức quan trọng.
Cán bộ, công chức DTTS là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo
trong quá trình xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả. Đối với vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc
sinh sống thì vai trò của họ không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực công tác
nào. Họ là những trụ cột, là những người tham gia điều hành tổ chức bộ máy
ở cơ sở và góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị do Đảng và nhân dân
giao phó. Bộ máy chính quyền địa phương đang dần được cải cách và hoàn
thiện, đội ngũ cán bộ, công chức đoàn kết, nhất trí xây dựng phong trào cách
mạng quần chúng ngày càng sâu rộng. Là lực lượng lãnh đạo, quản lý tại chỗ,
cán bộ, công chức DTTS sống và làm việc, có quan hệ gần gũi với nhân dân,
điều này càng khẳng định hơn vị trí, vai trò của họ.
Để phát huy vị thế đối với công tác lãnh đạo, quản lý tại địa phương
vùng đồng bào dân tộc, cần đặc biệt quan tâm đối với đội ngũ cán bộ, công
chức DTTS để họ thực sự là lực lượng đi đầu trong phát triển kinh tế, xã hội,
ổn định an ninh quốc phòng ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Cán bộ, công chức DTTS đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức,
thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối Đảng, chính sách, pháp luật của
14
Nhà nước ở địa phương vùng dân tộc miền núi. Vai trò này thể hiện rõ qua
thực tiễn đạt được trên các mặt của đời sống xã hội ở địa phương vùng dân
tộc miền núi trong nhiều năm qua. Với trách nhiệm và vai trò của mình, họ đã
góp phần xây dựng kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ, đôn đốc, kiểm tra,
giám sát quá trình thực hiện và làm cho chủ trương, đường lối chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước trở thành hiện thực. Tuy nhiên, để thực hiện
tốt vai trò của mình, cán bộ, công chức DTTS phải thực sự là những người có
năng lực, tâm huyết với nhiệm vụ chính trị được giao; hiểu và lĩnh hội sâu sắc
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có khả
năng cụ thể hóa vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng công việc, từng lĩnh
vực, từng vùng miền khác nhau. Những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn của
cán bộ, công chức DTTS sẽ giúp Đảng và Nhà nước bổ sung, hoàn chỉnh chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ngày càng
hoàn thiện.
Cán bộ, công chức DTTS quyết định lớn đến phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảoan ninh chính trị và xây dựng tình đoàn kết các dân tộc. Với vai trò là
đội ngũ trụ cột ở địa phương, lãnh đạo chỉ đạo việc thực hiện chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, cán bộ, công chức DTTS góp phần cải
thiện tình hình kinh tế, xã hội vùng miền núi, nâng cao đời sống của nhân dân
các dân tộc; giữ vững quốc phòng, an ninh nhất là an ninh nông thôn và biên
giới. Bên cạnh những thành quả đạt được, hầu hết các vùng miền núi còn gặp
nhiều khó khăn, thách thức do tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân vẫn còn thấp, trình độ dân trí của đồng
bào dân tộc chưa cao, một số phong tục tập quán lạc hậu vẫn tồn tại, hiểu biết
về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn
hạn chế. Điều đáng quan tâm, có những vùng đông đồng bào dân tộc sinh
sống, các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ,
nhân quyền nhằm kích động, chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc và xuyên tạc
15
chống phá lại chế độ ta. Để thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế,
xã hội, giữ vững an ninh, chính trị làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”
của các thế lực thù địch, cán bộ, công chức DTTS phải là lực lượng nòng cốt,
vững vàng về lập trường tư tưởng, có quan điểm cách mạng, nhận thức chính
trị và phẩm chất đạo đức tốt để lãnh đạo,chỉ đạo xây dựng tình đoàn kết các
dân tộc ở địa phương.
Cán bộ, công chức DTTS là những người có khả năng tuyên truyền, vận
động, thuyết phục đồng bào dân tộc thực hiện chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây là thế mạnh của đội ngũ cán
bộ, công chức DTTS hiện nay, đa số cán bộ, công chức DTTS tham gia công
tác trong các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở là những người có uy tín,
tiếng nói của họ có ảnh hưởng to lớn đến tình cảm và nhận thức của người
dân. Do thấu hiểu phong tục tập quán, ngôn ngữ đồng bào địa phương nên cán
bộ, công chức DTTS có thể đi sâu, đi sát nắm bắt đời sống, tâm tư, nguyện
vọng của người dân và có phương pháp vậnđộng, thuyết phục đồng bào thực
hiện quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ vững trật tự an ninh xã hội,
ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giúp đồng bào tin tưởng vào chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tham gia,
cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương [43].
1.2. Khái niệm và sự cần thiết của đàotạo cán bộ, công chức là người
dân tộc thiểu số
1.2.1. Khái niệm đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số
Đào tạo, bồi dưỡng là hai thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong
các lĩnh vực cuộc sống của xã hội hiện đại, nhất là trong lĩnh vực quản lý
hành chính nhà nước.
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt: “Đào tạo là dạy dỗ, rèn luyện để trở nên
người có hiểu biết, có nghề nghiệp; đào tạo thành người có tri thức; đào tạo
chuyên môn, nghiệp vụ”[19, tr.593].
16
Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, ngày 05-3-2010 của
Chính phủ quy định: “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống
những tri thức, kỷ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học”[10].
Đào tạo được hiểu là quá trình tác động đến con người, làm cho người
đó nắm vững tri thức, kỹ năng, thái độ một cách hệ thống, có khả năng thực
hiện có hiệu quả những hoạt động nghề nghiệp nhất định. Khái niệm đào tạo
có những điểm khác biệt so với bồi dưỡng, giáo dục mang một ý nghĩa chung,
phản ánh quá trình truyền thụ, lĩnh hội tri thức của loài người, qua đó làm
biến đổi nhân cách. Còn đào tạo là hoạt động được quy định về phạm vi, cấp
độ, cấu trúc, quy trình một cách chặt chẽ với những hạn định cụ thể về mục
tiêu, chương trình, nội dung đào tạo và có hệ thống cho mỗi khoá học với
những thời gian, trình độ và tính chất cụ thể. Quá trình này được tiến hành ở
các cơ sở giáo dục đào tạo khác nhau, tuỳ từng cấp học, thời gian học và nội
dung đào tạo của mỗi khoá học, người học sẽ được cấp bằng tốt nghiệp tương
ứng với trình độ, chương trình đã đào tạo nếu đạt được những yêu cầu của
khóa học, về tính chất, đào tạo là một thuộc tính cơ bản của quá trình giáo
dục. Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, đào tạo không còn là
quá trình chuyển giao một chiều mà bằng những phương tiện dạy - học hiện
đại. Các cơ sở đào tạo tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy giúp người
học chủ động tích cực, tự chiếm lĩnh và trang bị tri thức cho bản thân, đó là
quá trình đào tạo được chuyển biến thành quá trình tự đào tạo của người học.
Chất lượng đào tạo sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất nếu quá trình đào tạo chuyển
biến theo phương thức này, người học sẽ được truyền đạt những kinh nghiệm,
được mở rộng tầm hiểu biết và được bù đắp những thiếu hụt về kiến thức, kỹ
năng, thái độ để không chỉ làm tốt công việc được giao mà còn đương đầu với
những thay đổi, thách thức của môi trường xung quang có ảnh hưởng đến cá
nhân, tổ chức.
17
Từ phân tích trên, có thể hiểu đào tạo là quá trình làm biến đổi hành vi
con người thông qua quá trình truyền đạt và tiếp nhận tri thức một cách có hệ
thống với sự hỗ trợ của các phương tiện cần thiết, hay có thể hiểu đào tạo là
quá trình hoạt động thống nhất hữu cơ của việc dạy và học. Thông qua đào
tạo, mỗi người sẽ được trang bị những kiến thức nhất định về chuyên môn,
nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết để họ có thể đảm nhận được công việc và hoàn
thành một cách tốt nhất theo yêu cầu của tổ chức hoặc nhu cầu của cá nhân.
Bồi dưỡng là giai đoạn tiếp theo sau đào tạo, là hoạt động hướng vào
mục tiêu liên tục bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật
nghề nghiệp, nâng cao năng lực nói chung cho người đã được đào tạo sau một
thời gian công tác nhất định.
Điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, ngày 05-3-2010 của Chính phủ
quy định: “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ
năng làm việc…”[10].
Như vậy, khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên thực tế
đã trở thành hoạt động nhằm không ngừng nâng cao trình độ kiến thức, kỹ
năng cho cán bộ, công chức. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức có sự
khác nhau đó là: Đào tạo thường dùng trong trường hợp cán bộ, công chức
chưa được trang bị kiến thức, những kinh nghiệm để thực hiện công việc nào
đó. Còn bồi dưỡng dùng để diễn tả hoạt động cung cấp thêm kiến thức, thông
tin, kinh nghiệm cần thiết cho cán bộ, công chức. Đào tạo, bồi dưỡng là hai
hoạt động có sự gắn kết tương đối và không thể thiếu trong quá trình vận hành
quản lý bộ máy nhà nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện nhằm
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm về trình độ, năng lực, phẩm chất
để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Từ những phân tích, nhận định trên, có thể hiểu: Đào tạo cán bộ, công
chức DTTS là quá trình truyền đạt và tiếp nhận tri thức một cách có hệ thống
18
đối với người DTTS nhằm đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ
năng cần thiết của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Vai trò của đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số
Trong bối cảnh hiện nay đang vận động và phát triển dưới những hình
thái quá độ, nghịch lý biểu hiện sự xung đột giữa cái cũ và cái mới làm thay
đổi căn bản phương thức sản xuất và kinh tế dẫn đến những biến đổi về văn
hoá, chính trị, xã hội đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Đặc điểm nổi bật của bối
cảnh hiện nay đó là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Cách mạng khoa học và
công nghệ, kinh tế tri thức diễn ra mạnh mẽ đã tác động sâu sắc đến sự phát
triển của nhiều nước; các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những
hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển; hòa bình độc lập dân
tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu
tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn
giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố tranh chấp lãnh
thổ, biển đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục
diễn ra phức tạp.
Các nước đang phát triển và kém phát triển đang phải đối đầu với cuộc
đấu tranh gay go, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp,
áp đặt và xâm lược của các nước lớn để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những
vấn đề toàn cầu mang tính cấp bách đang thách thức cả nhân loại, đó là vấn đề
gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, đẩy lùi sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng
thất nghiệp, ô nhiễm môi trường sinh thái, thiên tai, dịch bệnh.
Để giải quyết vấn đề trên đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường sự hợp
tác quan hệ song phương, đa phương trên tất cả các lĩnh vực. Nằm trong xu
thế biến đổi chung của thế giới, bên cạnh những thành tựu to lớn về kinh tế,
văn hóa, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hội nhập quốc tế,
đất nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém ảnh hưởng đến tiến trình phát
triển chung của đất nước. Đặc biệt, đối với các tỉnh miền núi tiềm lực kinh tế
19
cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn ở mức thấp; kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực thấp; còn nhiều mâu
thuẫn, khó khăn bộc lộ trong quá trình quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ
môi trường, thu hút đầu tư phát triển; việc tổ chức lại sản xuất, bảo đảm
không gian sinh sống cho các buôn, làng, nhất là giải quyết các vấn đề về đất
đai và nâng cao dân trí còn nhiều vấn đề bất cập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã
hội và ảnh hưởng đến khối đoàn kết dân tộc; thế trận quốc phòng toàn dân và
an ninh nhân dân chưa thực sự vững chắc; các lực lượng và hệ thống chính trị
nắm tình hình, nắm dân cư chưa chắc nên vẫn còn bị động phải đối phó với
nhiều tình huống về an ninh chính trị. Các thế lực thù địch lợi dụng chiêu bài
“nhân quyền”, “tự do dân tộc”, “tự do tôn giáo” đang ra sức kích động chống
phá cách mạng làm mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn; vấn đề an ninh
nông thôn, an ninh lương thực, an ninh biên giới đang bị đe dọa, nhiều kẻ xấu
đã lợi dụng lòng tin, sự nhẹ dạ của đồng bào các dân tộc phá hoại đời sống
của đồng bào, phá hoại chính sách phát triển kinh tế- xã hội của Đảng, Nhà
nước.
Trước tình hình trên, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối,
chiến lược nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội của đất nước, trong đó đặc biệt quan
tâm đến vấn đề đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ
LLCT đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp được xem là
nhiệm vụ then chốt trong công tác cán bộ của Đảng.
Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục
đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ
lãnh đạo, quản lý tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng: “Đào tạo lý luận
chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhiệm vụ quan trọng của Ðảng. Mỗi
cán bộ, công chức phải thấm nhuần tư tưởng của Bác về học tập suốt đời, học
đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, gắn học tập với rèn luyện phẩm
chất đạo đức, tư cách người cách mạng”. Đồng thời Nghị quyết đề ra nhiệm
20
vụ, giải pháp: “Điều chỉnh, bổ sung chế độ đối với người dạy và người học,
ưu tiên đối với cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số...”[3].
Xuất phát từ vị trí, vai trò và đặc điểm của cán bộ, công chức DTTS,
Đảng ta luôn khẳng định sự cần thiết của công tác đào tạo cán bộ, công chức
người DTTS. Hoạt động thực tiễn đòi hỏi cần phải có tư duy lý luận, hiểu và
nhận thức đúng đắn các quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước để thực hiện một cách đúng đắn, sáng tạo vào điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức
cách mạng, tư cách của người cán bộ, công chức trong bối cảnh hiện nay. Yêu
cầu đối với công tác đào tạo LLCT không chỉ nâng cao tư duy lý luận mà
thông qua đó tăng cường năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, công chức
DTTS.
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc thiểu số cùng chung sống, trong đó
có 53 dân tộc thiểu số chiếm 14,3% dân số cả nước. Đồng bào DTTS chủ yếu
sinh sống ở 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thực hiện chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ, trong những năm qua đội
ngũ cán bộ, công chức người DTTS đã được quan tâm đào tạo nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn, LLCT góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế-
xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội vùng DTTS của cả nước. Các
chính sách của Đảng, Nhà nước về cán bộ, công chức DTTS từng bước được
hoàn thiện. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, điều chỉnh,
bổ sung kịp thời, bước đầu đáp ứng được yêu cầu trong thực tiễn đào tạo,
quản lý, sử dụng cán bộ, công chức là người DTTS. Các cấp ủy đảng, chính
quyền các địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm tạo điều kiện cử cán bộ,
công chức là người DTTS tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, LLCT.
21
Theo Đề án xây dựng cơ chế đặc thù trong tuyển dụng công chức, viên
chức người dân tộc thiểu số công tác tại vùng dân tộc thiểu số và miềm núi
của Ủy ban Dân tộc của Chính phủ (Dự thảo lần 3), số liệu về số lượng cán
bộ, công chức, viên chức: Năm 2017, số cán bộ, công chức, viên chức cả
nước là 2,72 triệu người. Tỷ lệ nữ và người DTTS ở nhiều địa phương, bộ,
ngành Trung ương chưa đạt theo mục tiêu, yêu cầu đề ra:
Đối với bộ, ngành Trung ương: Tổng số cán bộ, công chức, viên chức
là 365.990 người, trong đó DTTS 18.120 người, chiếm 4,95%. Một số bộ,
ngành có tỷ lệ cán bộ, công chức người DTTS cao như: Ủy ban Dân tộc, Viện
Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài
chính.
Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tổng số cán bộ,
công chức,viên chức là 1.528.430 người, trong đó người DTTS 162.120
người, chiếm 10,6%. Một số địa phương có tỷ lệ cán bộ, công chức người
DTTS cao, gần tương ứng với tỷ lệ dân số là người DTTS, như: Bắc Cạn, Hà
Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lai Châu và Thanh Hóa. Hầu hết các tỉnh
còn lại tỷ lệ cán bộ, công chức là người DTTS còn thấp so với tỷ lệ dân số là
người DTTS chỉ chiếm 30% so với cán bộ, công chức của tỉnh, trong khi tỷ lệ
DTTS của tỉnh là 80,1%; các tỉnh khác như: Đắk Lắk 13% so với 31%, Đắk
Nông 09% so với 32,4%.
Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:
Đối với các bộ, ngành Trung ương, tổng số cán bộ, công chức 151.900
người, cơ cấu về chất lượng cụ thể: Về trình độ chuyên môn đào tạo: Tiến sĩ,
chiếm 0,4%; thạc sĩ, chiếm 02%; đại học, chiếm 75%; cao đẳng, chiếm 10%;
trung cấp, chiếm 11,4%; sơ cấp, chiếm 01%; chưa qua đào tạo, chiếm 0,2%.
Về lý luận chính trị: Cử nhân, chiếm 04%; cao cấp, chiếm 7,5%; trung cấp,
chiếm 37%; sơ cấp, chiếm 14%; chưa đào tạo, chiếm 37,5%.
22
Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổng số cán bộ,
công chức là 634.330 người, cơ cấu về chất lượng cụ thể như sau:Về trình độ
chuyên môn đào tạo: Tiến sĩ, chiếm 0,03%; thạc sĩ, chiếm 0,8%; đại học,
chiếm 45,5%; cao đẳng, chiếm 8,67%; trung cấp, chiếm 35,8%; sơ cấp, chiếm
07%; chưa qua đào tạo, chiếm 2,2%. Về lý luận chính trị: Cử nhân, chiếm
0,6%; cao cấp, chiếm 4,3%; trung cấp, chiếm 29,3%; sơ cấp, chiếm 12%;
chưa đào tạo, chiếm 53,8%.
Với sự tăng lên về số lượng, chất lượng có chuyển biến tiến bộ của đội
ngũ cán bộ, công chức là người DTTS. Tiêu biểu cho chất lượng đội ngũ này
là những đại biểu đại diện cho việc tham gia hoạt động trong hệ thống chính
trị ngày càng đông, nhiều người đã trở thành cán bộ, công chức cao cấp của
Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Trong nhiệm kỳ gần đây, số đại biểu Quốc hội là
người DTTS chiếm tỷ lệ cao so với tỷ lệ dân số của người DTTS: Nhiệm kỳ
Quốc hội khóa XI có 86 đại biểu; nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII có 86 đại biểu;
nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII có 78 đại biểu; nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV có
86 đại biểu. Hầu hết cán bộ, công chức người DTTS có chẩm chất chính trị,
nhiệt tình công tác, gắn bó với nhân dân, tích cực học tập nâng cao nhận thức,
chuyên môn, năng lực công tác. Vì vậy, họ đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo,
quản lý tại cơ quan, đơn vị, là hạt nhân tập hợp sức mạnh khối đoàn kết các
dân tộc trong việc tổ chức thực hiện đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của đất nước và vùng DTTS và
miền núi đặt đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS cũng như công tác cán
bộ của nền hành chính trong hệ thống chính trị phải nâng cao chất lượng như
Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28-5-2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI
của Đảng về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị
từ Trung ương đến cơ sở” đã đề cập: “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ,
công chức để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, trình độ, năng
23
lực, kỹ năng công tác; kết hợp việc đào tạo với thực hiện luân chuyển để rèn
luyện trong thực tiễn”[2].
1.3. Nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, nội dung, hình thức đào tạo
cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số
Đào tạo cán bộ, công chức quyết định sự phát triển của mỗi địa
phương, đơn vị nói riêng và đất nước nói chung, công tác đào tạo là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu, cần tiến hành thường xuyên, trận trọng, khoa học và
hiệu quả, là yêu cầu khách quan trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
1.3.1. Nguyên tắc đào tạo cán bộ, công chức
Theo quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01-9-2017 của
Chính phủ về đào tạo cán bộ, công chức gồm: Đào tạo phải căn cứ vào tiêu
chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp, chức vụ lãnh đạo, quản lý và
vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, phù hợp
với kế hoạch đào tạo và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ
quan, đơn vị. Thực hiện phân công, phân cấp trong đào tạo theo tiêu chuẩn
ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và
cạnh tranh trong tổ chức đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm. Đề cao ý
thức tự học và việc lựa chọn chương trình đào tạo theo yêu cầu vị trí việc làm
của cán bộ, công chức. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả [12].
Như vậy, nguyên tắc đào tạo cán bộ, công chức người DTTS là phải
căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh và phù hợp với
kế hoạch đào tạo của địa phương, đơn vị và đảm bảo công khai, minh bạch
trong công tác đào tạo.
1.3.2. Đối tượng cán bộ, công chức đào tạo
Theo quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP gồm: Cán bộ trong
các cơ quan nhà nước; công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố
24
trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
là cấp huyện); công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) [12].
Theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương về đối tượng được đào tạo
cao cấp lý luận chính trị - hành chính tại Học viên Trung tâm và Học viện các
khu vực đối với cấp Tỉnh: Tỉnh ủy viên, thành ủy viên, trưởng, phó các sở,
ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố trở lên; cán bộ chủ chốt cấp huyện (Bí
thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân) và
tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh này; trưởng phòng
và tương đương của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố; cấp ủy viên
cấp huyện, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện và tương đương; trưởng phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và
tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh nêu trên.
Đối tượng được đào tạo Trung cấp LLCT: Cán bộ lãnh đạo, quản lý của
Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các
đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và
tương đương; trưởng, phó phòng của sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và
tương đương; cán bộ dự nguồn các chức danh trên; cán bộ, công chức cấp cơ
sở và một số đối tượng khác.
Như vậy, theo quy định trên đối tượng được đào tạo về chuyên môn
nghiệp vụ là cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cấp
xã; đối tượng đào tạo LLCT là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp và
dự nguồn các chức danh trong quy hoạch.
1.3.3. Điều kiện đào tạo cán bộ, công chức
Theo quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP gồm: Về điều kiện
đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học: “Là cán bộ, công chức cấp xã là
người DTTS hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu,
vùng xa, vùng DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và
25
phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn
thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào
tạo… Điều kiện đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức: Có thời gian
công tác từ đủ 03 năm trở lên và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được
cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ; không quá 40 tuổi tính từ thời điểm
được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công
vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian
ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí
việc làm” [12].
Theo Nghị quyết số 143/2014/NQ-HĐND tỉnh, ngày 13-12-2014 của
HĐND Tỉnh quy định về chính sáchhỗ trợ đào tạo sau đại học: “Cán bộ, công
chức được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo tại các cơ sở trong nước để nâng
cao trình độ chuyên môn phục vụ cho vị trí đang đảm nhiệm hoặc đã quy
hoạch; khi đi học phải là đại học chính quy và chuyên ngành học sau đại học
phải cùng chuyên ngành đã học đại học trước đó và có tuổi đời không quá 40
tuổi; riêng đối với thạc sĩ phải có kết quả bảo vệ đạt loại giỏi, xuất sắc”[ 22].
Như vậy, về điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học
phải là cán bộ, công chức cấp xã người DTTS hoặc cán bộ, công chức công
tác tại các vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ và phải cam kết thực
hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình
đào tạo. Đối với đối tượng đào tạo sau đại học quy định về độ tuổi và chuyên
ngành học sau đại học phải cùng chuyên ngành đã học đại học trước đó.
1.3.4. Hình thức, nội dung đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc
thiểu số
Về hình thức đào tạo nóichung và đào tạo LLCT nóiriêng được quy định
tại Quy chế đào tạo Cao cấp LLCT ban hành kèm theo Quyết định số 3842/QĐ-
HVQG, ngày 17-9-2015 của Giám đốc Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, theo đó hình thức đào tạo học tập trung liên tục 8 tháng, học không liên
26
tục 18 tháng, hoàn chỉnh kiến thức: Học không liên tục tối đa 05 tháng (hình
thức này không áp dụng đốivới các Học viện trực thuộc).
Theo quy định của Quyết định số 163/QĐ-TTg, ngày 25-01-2016 của
Thủ tướng Chính phủ về đề án đào tạo cán bộ, công chức giai đoạn 2016-
2025: “Đào đạo trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ,
công chức lãnh đạo, quản lý các cấp, các chức danh công chức và cán bộ,
công chức cấp xã; đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học cho cán bộ,
công chức cấp xã phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển của các vùng
miền; đào tạo sau đại học cho cán bộ, công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện trong trường hợp cơ quan, đơn vị được tổ chức, sắp xếp lại mà không
thể bố trí được công việc phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo trước đó;
đào tạo trình độ sau đại học phù hợp với vị trí việc làm cho cán bộ, công chức
ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đảm bảo theo quy hoạch và yêu cầu phát
triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị” [27].
Như vậy, theo quy định trên cho thấy đào đạo trình độ trung cấp, cao
cấp LLCT cho cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp và cán bộ, công
chức cấp xã với hình thức đào tạo tập trung và không tập trung; đào tạo trình
độ trung cấp, cao đẳng, đại học cho cán bộ, công chức cấp xã; đào tạo trình độ
chuyên môn nghiệp vụ sau đại học cho cán bộ, công chức ở Trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo cán bộ, công chức là người
dân tộc thiểu số
1.4.1. Chính sách đào tạo
Chính sách đào tạo đối với cán bộ, công chức DTTS là định hướng, là
yếu tố quan trọng đối với công tác xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện
công tác đào tạo. Mặt khác, chính sách là phương tiện để cụ thể hóa chủ
trương, chính sách của Đảng và của Nhà nước về công tác đào tạo cán bộ,
công chức DTTS. Dựa vào các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
27
của Nhà nước quy định về công tác đào tạo để xác định rõ chức năng, nhiệm
vụ, thẩm quyền của từng cấp, từng cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch đào
tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của từng đơn vị về số lượng và
cơ cấu. Đồng thời, giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, chất lượng
và nội dung chương trình cũng như kết quả của đào tạo đối với cán bộ, công
chức.
1.4.2. Nguồn tuyển dụng đầu vào của cán bộ, công chức
Nguồn tuyển dụng đầu vào là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng của đội ngũ cán bộ, công chức DTTS. Cơ quan, đơn vị tuyển dụng
được những người học đúng chuyên môn đã được đào tạo, giúp cho việc bố
trí, sử dụng cán bộ, công chức DTTS được dễ dàng và hiệu quả hơn; việc
đánh giá năng lực của cán bộ, công chức cũng đúng, sát với thực tế hơn.
Đội ngũ cán bộ, công chức DTTS được tuyển dụng hoặc được luân
chuyển có chuyên môn không phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm sẽ là một
khó khăn, bất lợi cho tổ chức, vì phải tiến hành đào tạo lại gây lãng phí nguồn
lực Nhà nước. Đồng thời, nguồn tuyển dụng đầu vào còn phụ thuộc quy định
của Đảng, Nhà nước như theo Hướng dẫn số 37-HD/BTCTW, ngày 04-8-
2015 của Ban Tổ chức Trung ương quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển:
Đối với vị trí việc làm là công chức làm nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu
trong các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng từ Trung ương đến cấp
huyện, người đăng ký dự tuyển phải là đảng viên và không vi phạm các tiêu
chuẩn chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ. Trên thực tế, với điều kiện trên thì
rất khó tuyển dụng được công chức vào làm việc tại các cơ quan của Đảng từ
Trung ương đến cấp huyện.
Như vậy, nguồn và chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ, công chức
DTTS sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công
chức. Làm ảnh hưởng lớn đến nội dung chương trình đào tạo, thời gian đào
tạo, số lượng cần phải đào tạo và nguồn kinh phí đào tạo.
28
1.4.3. Các cơ sở đào tạo
Các cơ sở đào tạo cán bộ, công chức là nơi tổ chức thực hiện các khóa
đào tạo trang bị, bổ sung kiến thức, kỹ năng hoạt động công vụ cho cán bộ,
công chức DTTS. Các cơ sở đào tạo phải bảo đảm các tiêu chuẩn của một
trường đào tạo cán bộ, công chức hiện đại, có khuôn viên rộng rãi, hội trường,
các phòng học, ký túc xá, khu thể thao; trang thiết bị giảng dạy hiện đại; kết
cấu hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý, phần mềm đào tạo hiện
đại và đảm bảo chất lượng; đội ngũ giảng viên đảm bảo về tiêu chuẩn, số
lượng và có năng lực giảng dạy; đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo chuyên
nghiệp.
1.4.4. Nội dung và chương trình đào tạo
Nội dung đào tạo cán bộ, công chức DTTS được xác định dựa trên cơ
sở của mục tiêu đào tạo cán bộ, công chức DTTS là yếu tố quan trọng của
công tác đào tạo. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản định hướng
nội dung đào tạo cán bộ, công chức bao gồm: Khung chương trình đào tạo cao
cấp, trung cấp LLCT; các văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết của Ban Chấp
hành Trung ương, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nước... Những văn bản của Đảng, Nhà nước quy
định về hệ thống chính trị, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, những nội dung kiến
thức cán bộ, công chức phải biết. Hệ thống văn bản quy định tiêu chuẩn ngạch
công chức, quy định về văn bằng, chứng chỉ mà mỗi ngạch công chức phải có
và mỗi công chức phải được đào tạo. Hiện nay, nội dung đào tạo đối với cán
bộ, công chức bao gồm: Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo về
LLCT; đào tạo về ngoại ngữ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có lập
trường tư tưởng vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất và năng lực
công tác để làm việc trong môn trường quốc tế.
29
1.4.5. Hội nhập và toàn cầu hóa
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và
ngày càng sâu rộng, điều đó đặt ra cho độingũ cán bộ, côngchức nói chung và
cán bộ, công chức người DTTS phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn, trình độ ngoại ngữ và kiến thức về hội nhập quốc tế để đáp ứng yêu cầu
của cơ quan, đơn vị và yêu cầu của từng vị trí việc làm. Do đó côngtác đào tạo
cán bộ, công chức đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với hệ thống chính trị nói
chung và cán bộ, công chức DTTS nóiriêng phảithường xuyên cập nhật và tiếp
cận kế hoạch đào tạo phát triển cán bộ, côngchức của các nước phát triển, tiếp
thu tinh hoa tri thức nhân loại, nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức là
rất cần thiết. Đội ngũ cán bộ, công chức DTTS trưởng thành, nhanh chóng hội
nhập với khu vực và thế giới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu hoạch
định và xây dựng chính sách phù hợp vớiquan điểm, chủ trương, đường lốicủa
Đảng, Nhà nước về định hướng phát triển nền kinh tế thị trường và xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân
[44].
30
Tiểu kết Chương 1
Các nội dung nêu tại Chương 1 đã luận giải một số khái niệm cơ bản về
cán bộ, công chức; cán bộ, công chức là người DTTS; khái niệm, đặc điểm,
vai trò của cán bộ, công chức là người DTTS; khái niệm và sự cần thiết của
đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS; nguyên tắc, đối tượng, điều kiện,
nội dung, hình thức đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS; các yếu tố ảnh
hưởng đến đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS.
Công tác đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS với nhiều nội dung,
đặc điểm cần tập trung phân tích, đặc biệt trong điều kiện xây dựng nền hành
chính hiện đại và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay công tác đào tạo
cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức là người DTTS nói riêng
luôn được thường xuyên quan tâm. Mặt khác, kịp thời hoàn chính, bổ sung
những nội dung còn hạn chế giúp công tác đào tạo đạt hiệu quả. Để làm rõ
hơn các vấn đề lý luận, pháp lý này cần phải xuất phát từ thực trạng công tác
đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS tại tỉnh Đắk Lắk.
31
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk có
liên quan đến việc đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Đắk Lắk là tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí
đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh, kinh tế - chính trị. Phía Bắc giáp
tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk
Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh
Mondulkiri, Vương quốc Campuchia. Đắk Lắk có nhiều tuyến đường giao
thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải
miền Trung, gồm: Quốc lộ 14, quốc lộ 14C, quốc lộ 19C, quốc lộ 26, quốc lộ
27, quốc lộ 29, đường Hồ Chí Minh và đường Đông Trường Sơn. Mạng lưới
giao thông nói trên là điều kiện thuận lợi để Đắk Lắk mở rộng giao thương
với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và cả nước nhằm
tăng cường khả năng liên kết, hợp tác giữa Đắk Lắk với các tỉnh để mở rộng
thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125 km2, chiếm 3,9% diện tích
tự nhiên của cả nước và chiếm 24% diện tích vùng Tây Nguyên. Toàn tỉnh có
15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã
Buôn Hồ và các huyện: Ea H’Leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Bông, Krông
Búk, Krông Pắc, Krông Ana, Buôn Đôn, Cư M’Gar, M’Đrắk, Ea Kar và Lắk.
Với 184 xã, phường, thị trấn, gồm: 152 xã, 20 phường, 12 thị trấn; có 2.481
thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 613 buôn đồng bào DTTS tại chỗ.
Dân số trung bình của Tỉnh năm 2019 là 1.872.574 người; dân tộc thiểu
số chiếm 33% dân số toàn tỉnh, trong đó DTTS tại chỗ chiếm 19,5%. Cộng
đồng dân cư của Tỉnh gồm 47 dân tộc đang chung sống; có 4 tôn giáo chính,
32
gồm: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài; các tín đồ theo tôn giáo
chiếm 24,4% dân số toàn tỉnh.
Hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư; diện mạo nông thôn, đô
thị thay đổi nhanh chóng, tương đối hiện đại. Xây dựng nông thôn mới có
nhiều chuyển biến tích cực, năm 2020 hoàn thành chỉ tiêu số xã được công
nhận là nông thôn mới (61/152 xã); 01 đơn vị cấp huyện đã được công nhận
hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.
Công tác quản lý và phát triển đô thị đạt được kết quả tích cực. Công
tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường được
tăng cường. Văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ có
chuyển biến tích cực; chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân được cải thiện;
các chính sách an sinh xã hội đạt được nhiều kết quả thiết thực. Tỷ lệ hộ
nghèo đến năm 2020 giảm còn 4,99%, đạt kế hoạch đề ra.
Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng được tăng cường, hệ
thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được củng cố. Phương thức hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục được đổi
mới hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Công tác xây dựng chính
quyền và cải cách hành chính đạt được nhiều kết quả quan trọng, bộ máy
chính quyền địa phương các cấp được củng cố, kiện toàn. Quy chế dân chủ cơ
sở được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế đó là: Đời sống của một bộ phận
Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn
còn nhiều khó khăn. An ninh chính trị, trật tự xã hội còn tiềm ẩn những yếu tố
gây mất ổn định. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức đảng
và công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền còn bất cập;có lúc, có
nơi chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới...
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk
33
- Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015-2020
Tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng, song mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa cao.
Tăng trưởng kinh tế theo (GRDP theo giá so sánh 2010) bình quân đạt 8,75%/
năm, trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 5,64%; công nghiệp - xây dựng
9,1%; dịch vụ thương mại 11,96%. Quy mô nền kinh tế tăng cao, năm 2020
ước đạt 62,500 tỷ đồng, gấp 1,52 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế (theo
giá hiện hành) chuyển dịch mạnh mẽ ở 02 khu vực nông -lâm - thủy sản
(giảm từ 45,4% xuống còn 36%) và dịch vụ (tăng từ 35,3% lên 45,2%); ngành
công nghiệp xât dựng tăng đều qua các năm,từ 15,6% lên 16,5%. GRDP bình
quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 54,55 triệu đồng (tương đương
2.363 USD), gấp 1,67 lần so với năm 2015 [18].
- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số trung bình năm 2019 của Tỉnh 1.872.574 người, tăng 11.059
người, tương đương tăng 0,59% so với năm 2018, bao gồm dân số thành thị
463.270 người, chiếm 24,74%; dân số nông thôn 1.409.320 người, chiếm
75,26%; dân số nam 944.189 người, chiếm 50,42%; dân số nữ 928.385 người,
chiếm 49,58%.
Dân cư trung bình toàn tỉnh là 143 người/km2, dân số phân bổ không
đều ở các huyện. Thành phố Buôn Ma Thuột có mật độ dân số cao nhất 998
người/km2, huyện Ea H’Leo 102 người/km2; huyện Ea Súp 40 người/km2;
huyện Krông Năng 205 người/km2; huyện Krông Búk 181 người/km2; huyện
Buôn Đôn 45 người/km2; huyện Cư M’gar 215 người/km2; huyện Ea Kar 139
người/km2; huyện M’Đrắk 58 người/km2; huyện Krông Pắc 311 người/km2;
huyện Krông Bông 73 người/km2; huyện Krông Ana 224 người/km2; huyện
Lắk 55 người/km2; huyện Cư Kuin 351 người/km2 và thị xã Buôn Hồ 349
người/km2.
34
Năm 2019, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính 1.117.631
người, tăng 20.769 người so với năm 2018, tương đương tăng 1,89%. Lao
động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 1.095.012
người, tăng 18.405 người so với năm 2018, trong đó khu vực kinh tế Nhà
nước 87.601 người, chiếm 8%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước 1.006.856
người, chiếm 91,94%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 555 người,
chiếm 0,05%.
Lao động trong độ tuổi qua đào tạo đạt tỷ lệ 14,41% trong tổng số lao
động từ 15 tuổi trở lên, cao hơn mức 14,37 của năm 2018. Trong đó, nam
15,08%; nữ 13,65%; khu vực thành thị 38,19%; khu vực nông thôn 7,51%.
Thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2019, chiếm tỷ lệ là
2,12%, trong đó khu vực thành thị 3,43%; khu vực nông thôn 1,72%. Tỷ lệ
thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi là 1,97%, trong đó khu
vực thành thị 1,18%; khu vực nông thôn 2,21%. Năng suất lao động xã hội
của toàn nền kinh tế năm 2019 theo giá hiện hành đạt 58,46 triệu đồng/lao
động [15].
2.2. Thực trạng cán bộ, công chức tỉnh Đắk Lắk là người dân tộc
thiểu số
Trong thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy,
HĐND Tỉnh, UBND Tỉnh, hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt là cấp xã,
phường, thị trấn được quan tâm củng cố, kiện toàn; công tác đào tạo cán bộ,
công chức được tiến hành thường xuyên; chất lượng và số lượng cán bộ, công
chức DTTS không ngừng được tăng cường và nâng cao; các chế độ chính
sách đối với cán bộ, công chức, nhất là người DTTS ngày càng được quan
tâm và thực hiện đầy đủ góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu
của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh,
nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra.
2.2.1. Tỷ lệ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số
35
Qua bảng 2.1 cho thấy (Tính đến thời điểm tháng 30-6-2019) toàn Tỉnh
có 7.258 cán bộ, công chức, trong đó: Cán bộ, công chức cấp tỉnh 1.443
người; cán bộ, công chức cấp huyện 1.596 người; cán bộ, công chức cấp xã
4.219 người. Trong tổng số cán bộ, công chức của Tỉnh, cán bộ, công chức
người DTTS là 1.091 người, chiếm 15,03%, trong đó: Cán bộ, công chức
DTTS cấp tỉnh 139 người, chiếm 12,74%; cán bộ, công chức DTTS cấp
huyện 177 người, chiếm 16,22%; cán bộ, công chức DTTS cấp xã 775 người,
chiếm 71%; cán bộ, công chức DTTS là nữ 287 người, chiếm 26,3%.
Bảng 2. 1: Số lượng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
STT
Số lượng cán bộ,
công chức hiện có
Người dân tộc
thiểu số
Người dân tộc
thiểu số là nữ
Ghi
chú
Cấp
tỉnh
Cấp
huyện
Cấp
xã
Cấp
tỉnh
Cấp
huyện
Cấp
xã
Cấp
tỉnh
Cấp
huyện
Cấp
xã
Cán
bộ
16 148 2.074 5 41 448 2 11 101
Công
chức
1.427 1.548 2.145 134 136 327 40 38 95
Tổng
cộng
1.443 1.596 4.219 139 177 775 42 49 196
Nguồn:Báocáosố 228/BC-UBND,ngày14/8/2019của UBND tỉnh ĐắkLắk
Bảng 2. 2: Chất lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tỉnh
Đắk Lắk
STT
Tổngsố
cán bộ,
công
chức
người
Trình độ chuyên môn
Trình độ lý luận
chính trị
Tiế
n
sĩ
Thạc
sĩ
Đại
học
Cao
đẳn
g
Tru
ng
cấp
Sơ
cấp
Cử
nhân,
cao
Trun
g cấp
Sơ
cấp
36
DTTS cấp
Cán
bộ
494 4 47 51 157 235 74 363 57
Công
chức
597 1 18 358 42 186 88 198 311
Tổng
cộng
1.091 1 22 405 93 343 235 162 461 368
Nguồn: Báo cáo số 228/BC-UBND, ngày14-8-2019của UBND tỉnh ĐắkLắk
Qua bảng 2.2 cho thấy, chất lượng độingũ cán bộ, công chức DTTS, cụ
thể:
Về trình độ chuyênmôn:Tiến sĩ 01 người, chiếm 0,09%; thạc sĩ 22người,
chiếm 2,10%;đại học 405 người, chiếm 37,12% ; cao đẳng có 93 người, chiếm
8,52%; trung cấp 343 người, chiếm 31,43; sơ cấp 235 người, chiếm 21,54%.
Về trìnhđộ LLCT:Cử nhân, cao cấp 162 người, chiếm 14,85%; trung cấp
561 người, chiếm 51,42%; sơ cấp 368 người, chiếm 33,73%.
Tỷ lệ cán bộ, công chức DTTS là đảng viên 948 người, chiếm 86,89%.
Tỷ lệ cán bộ, công chức DTTS làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh chiếm 57,
14% (12/21 người); phòng dân tộc các huyện, thị xã, thành phố chiếm 60%
tổng số biên chế được giao.
2.2.2. Cơ cấu cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số
Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh
đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương,giải pháp về công tác quy
hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức DTTS nên đã tạo được sự
chuyển biến quan trọng đối với công tác cán bộ của Tỉnh. Chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức DTTS có sự chuyển biến theo hướng tích cực, nhất là về
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ LLCT.
33
Bảng 2. 3: Cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy, BTV, Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch
HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn (nhiệm kỳ 2015-2020)
Chỉ tiêu
Ủy viên
BCH
Ủy viên
BTV
Bí thư Phó Bí thư
Chủ tịch
HĐND
Phó Chủ tịch
HĐND
Chủ tịch
UBND
Phó Chủ
tịch UBND
SL
DTT
S
SL
DTT
S
SL
DTT
S
SL
DTT
S
SL
DTT
S
SL
DTT
S
SL
DTT
S
SL
DTT
S
Tổng số 2750 701 922 223 189 36 387 73 182 41 182 30 181 52 293 69
Phụ nữ 607 196 85 22 6 35 10 15 4 7 5 40 14 21 10
Tôn giáo 17 17 1 4 1 1 3
Cán bộ
tăng
cường
92 14 66 11 42 7 41 9 5 2 35 7 5
Trình độ
học vấn
2750 701 922 223 189 36 387 73 182 41 182 30 181 52 293 69
Tiểu học 28 19 6 3 1 1 1 1 1
THCS 338 124 86 41 11 6 86 13 25 8 10 3 23 12 21 10
THPT 2384 558 830 179 178 30 300 59 157 33 171 26 158 40 271 59
TĐCM 2198 539 827 175 180 30 323 64 143 30 174 27 162 43 266 64
34
CNKT 163 57 64 16 9 2 25 7 11 4 7 1 12 4 15 4
THCN 646 231 221 63 31 11 61 19 31 8 20 3 39 12 38 18
ĐH,CĐ 1367 245 527 95 133 16 234 38 98 18 144 23 111 27 213 42
Thạc sĩ 22 6 15 1 7 1 3 3 3
Trình độ
LLCT
2.31
1
563 869 191 179 33 315 69 143 31 155 34 159 47 268 60
Sơ cấp 385 89 45 8 2 3 1 1 3 3 13 4
Trung cấp 1775 407 701 140 116 17 267 51 118 22 108 21 153 42 248 54
Cử nhân,
Cao cấp
151 67 123 43 63 16 46 18 22 8 46 13 3 2 7 2
TĐQL 843 99 319 49 89 8 162 15 75 12 96 9 78 15 145 24
QLNN 449 55 131 24 53 6 72 7 42 6 52 5 30 7 58 9
QLKT 221 33 120 23 19 1 39 5 23 4 31 4 29 7 55 9
Khác 173 11 68 2 17 1 51 3 10 2 13 19 1 32 6
Nguồn:Báocáo số 484-BC/TU, ngày15-7-2019của Ban Thường vụ Tỉnh ủyĐăk Lăk.
Qua Bảng 2.3 cho thấy, nhiệm kỳ 2015-2020, Ủy viên Ban Chấp hành
Đảng bộ xã, phường, thị trấn bầu được 2.750 người, trong đó cán bộ DTTS
tham gia cấp ủy là 701 người, chiếm 25,49%; cán bộ DTTS tham gia BTV
cấp ủy 223 người, chiếm 24,19%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức bí thư cấp
ủy 36 người, chiếm 19,4%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức phó bí thư cấp
ủy 73 người, chiếm 18,86%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức chủ tịch HĐND
41 người, chiếm 22,53%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức Phó chủ tịch
HĐND 52 người, chiếm 28,73%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức chủ tịch
UBND 30 người, chiếm 16,48%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức phó chủ
tịch UBND 69 người, chiếm 23,55%.
Trong số cán bộ DTTS tham gia cấp ủy cơ sở xã, phường, thị trấn nhiệm
kỳ 2015-2020 thì trình độ học vấn: Tiểu học chiếm 0,95%; trung học cơ sở
chiếm 11,75%; trung học phổ thông chiếm 83,35%. Về trình độ chuyên môn:
Cao đẳng, đại học chiếm 50,51%; trung cấp chiếm 23,49% và sơ cấp chiếm
5,93%. Về trình độ LLCT: Cử nhân, cao cấp chiếm 5,49%; trung cấp chiếm
64,55% và sơ cấp chiếm 14%.
Như vậy, còn một số cán bộ DTTS cấp xã, phường, thị trấn trình độ học
vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, LLCT vẫn còn thấp so với mặt bằng chung và
chưa đảm bảo tiêu chuẩn về chức danh cán bộ ban hành kèm theo Quyết định
số 452-QĐ/TU, ngày 09-02-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, quy định tiêu
chuẩn chức danh bí thư, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND,
phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn: “tốt nghiệp
trung học phổ thông; chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị: Trung cấp trở
lên”[32].
35
36
Bảng 2. 4: Cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy, BTV, Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND,
Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện (nhiệm kỳ 2015-2020)
Chỉ tiêu
Ủy viên
BCH
Ủy viên
BTV
Bí thư
Phó Bí
thư
Chủ tịch
HĐND
Phó Chủ
tịch
HĐND
Chủ tịch
UBND
Phó Chủ
tịch UBND
SL
DT
TS
SL
DTT
S
SL
DTT
S
SL
DT
TS
SL
DTT
S
SL
DT
TS
SL
DT
TS
SL
DTT
S
Tổng số 697 125 202 38 18 4 45 11 15 6 29 8 15 3 35 7
Phụ nữ 101 32 16 11 2 1 2 2 2 2 6 1 3
Trình độ CM 695 118 182 42 16 4 42 11 14 6 15 2 27 8 33 7
CNKT 2 2 1 1
THCN 21 10 3 2 1 1 1 1 1 1 1
ĐH,CĐ 606 95 151 30 9 1 33 9 11 5 10 2 24 7 24 5
Thạc sĩ 65 11 26 9 6 3 8 1 1 1 5 2 8 1
Tiến sĩ 1 1 1 1
Trình độ LLCT 697 125 202 37 18 5 4 11 15 6 15 2 29 7 35 7
Sơ cấp 14 2 1
Trung cấp 89 17 2 2
37
Cử nhân,
Cao cấp
594 106 199 35 18 5 44 11 15 6 15 2 29 7 35 7
Trình độ QL 397 61 108 18 12 3 26 5 9 3 10 2 17 3 23 3
QLNN 195 35 69 11 9 2 19 4 5 1 8 1 12 2 14 1
QLKT 86 14 26 5 1 4 1 4 2 2 1 2 1 6 1
Khác 116 12 13 2 2 1 3 3 3 1
Nguồn:Báocáo số 484-BC/TU, ngày15-7-2019của Ban Thường vụ Tỉnh ủyĐăk Lăk.
37
Qua Bảng 2.4 cho thấy, nhiệm kỳ 2015-2020, Ủy viên Ban Chấp hành
Đảng bộ cấp huyện, thị, thành bầu được 697 người, trong đó cán bộ DTTS
tham gia cấp ủy là 125 người, chiếm 17,93%; cán bộ DTTS tham gia BTV
cấp ủy 38 người, chiếm 18,81%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức bí thư cấp
ủy 04 người, chiếm 22,22%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức phó bí thư cấp
ủy 11 người, chiếm 24,44%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức chủ tịch HĐND
06 người, chiếm 40%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐND
08 người, chiếm 27,59%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức chủ tịch UBND
03 người, chiếm 20%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức phó chủ tịch UBND
07 người, chiếm 20%.
Trong số cán bộ DTTS tham gia cấp ủy, nhiệm kỳ 2015-2020, về trình
độ chuyên môn: Sau đại học chiếm 8,8%; đại học, cao đẳng chiếm 76%; trung
cấp chiếm 8% và sơ cấp chiếm 1,6%; về trình độ LLCT: Cử nhân, cao cấp
chiếm 84,8%; trung cấp chiếm 13,6% và sơ cấp chiếm 1,6%.
Bảng 2.5:Côngchức lãnhđạo, quản lýcấp tỉnh, cấp huyện là người DTTS
(nhiệm kỳ 2015-2020)
Cấp Chức danh
Tổng
số
Cán bộ người DTTS
Số
lượn
g
Độ tuổi Chuyên môn LLCT
31
-
35
3
6-
4
0
4
1-
4
5
46
-
50
Trê
n 50
Tr
un
g
cấ
p
Ca
o
đẳ
ng
Đạ
i
họ
c
Sau
đại
học
Tru
ng
cấp
C
N,
C
C
Cấp
tỉnh
Giám đốc
Sở, ngành và
TĐ
27 6 1 5 4 2 6
Phó Giám 81 14 1 6 4 3 8 6 12
38
đốc Sở,
ngành và TĐ
Trưởng
phòng và TĐ
325 24 1 4 3 5 11 1 10 13 1 17
Phó Trưởng
phòng và TĐ
533 34 2 5 6 10 11 21 13 10 12
Cấp
huyện
Trưởng
phòng và TĐ
242 30 3 4 3 7 13 1 1 27 1 6 24
Phó Trưởng
phòng và TĐ
420 64 14
1
9
1
0
9 12 3 2 52 7 15 36
Nguồn: Báo cáo số 484-BC/TU, ngày 15-7-2019 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Đăk Lăk.
Qua bảng 2.5 cho thấy công chức lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, cấp huyện
là người DTTS (nhiệm kỳ 2015-2020), chiếm tỷ lệ tương đối:
Giám đốc và tương đương là người DTTS chiếm 22,22%; Phó giám đốc
và tương đương là người DTTS chiếm 16,66%. Về trình độ chuyên môn: Sau
đại học chiếm 40%; cao đẳng, đại học chiếm 60%; về trình độ LLCT: Cử
nhân, cao cấp chiếm 90%.
Trưởng phòng cấp tỉnh và tương đương là người DTTS chiếm 7,4%; phó
trưởng phòng cấp tỉnh và tương đương là người DTTS chiếm 6,4%. Về trình
độ chuyên môn: Sau đại học chiếm 44,8%; đại học chiếm 53,4%; cao đẳng
chiếm 1,7%; về trình độ LLCT: Cử nhân, cao cấp chiếm 50%; trung cấp
chiếm 18,96%.
Trưởng phòng cấp huyện và tương đương là người DTTS chiếm
12,4%; phó trưởng phòng cấp huyện và tương đương là người DTTS chiếm
15,2%. Về trình độ chuyên môn: Sau đại học chiếm 8,5%; đại học chiếm
84%; cao đẳng chiếm 3,19%; trung cấp chiếm 4,25%;về trình độ LLCT: Cử
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số

Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng.pdf
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng.pdfThể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng.pdf
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng.pdfqldnsctst
 
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...luanvantrust
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...jackjohn45
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...KhoTi1
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số (20)

Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk NôngLuận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
 
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOTLuận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
 
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Chuyên Môn Cấp Xã
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Chuyên Môn Cấp XãNâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Chuyên Môn Cấp Xã
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Chuyên Môn Cấp Xã
 
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng.pdf
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng.pdfThể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng.pdf
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng.pdf
 
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk NôngTuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk LắkĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
 
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóalv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAY
 
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
 
Chất lượng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Kiên GiangChất lượng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk NôngLuận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
 
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đ
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đChính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đ
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...
 
Hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan
Hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Nho QuanHiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan
Hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
 
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện BànLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà NẵngLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
 
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đ
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đQuản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đ
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đ
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Luận Văn Thạc Sĩ Đào Tạo Cán Bộ Công Chức Dân Tộc Thiểu Số

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ TRƯƠNG QUÂN ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK Tải tài liệu nhanh hotline 0936885877 Zalo/viber/tele Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ Luanvantrithuc.com LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK, NĂM 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
  • 2. HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ TRƯƠNG QUÂN ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Mạnh Hùng ĐẮK LẮK, NĂM 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Trương Quân
  • 4. LỜI CẢM ƠN Cho phép tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới lãnh đạo Nhà trường và quý thầy, cô giáo của Học viện Khoa học Xã hội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và quá trình thực hiện Luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo - TS.Nguyễn Mạnh Hùng người hướng dẫn khoa học đã luôn luôn tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện Luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tỉnh, Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk tạo điều kiện, cung cấp cho tôi các văn bản, số liệu liên quan đến các nội dung của Luận văn. Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo. Tôixin trân trọng cảm ơn!. Tác giả luận văn Lê Trương Quân
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1............................................................................................... 7 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN -PHÁP LÝ VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ, ........... 7 CÔNG CHỨC LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ...................................... 7 1.1. Khái niệm và vai trò của cán bộ, côngchức là người dân tộc thiểu số ... 7 1.2. Khái niệm và sự cần thiết của đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số ..................................................................................................15 1.3. Nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, nội dung, hình thức đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số....................................................................................23 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số 26 Tiểu kết Chương 1.....................................................................................30 CHƯƠNG 2..............................................................................................31 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ................................31 LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK..........................31 2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk có liên quan đến việc đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số...............................31 2.2. Thực trạng cán bộ, công chức tỉnh Đắk Lắk là người dân tộc thiểu số ........34 2.3. Thực trạng đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiếu số trên địa bàn tỉnhĐắk Lắk...........................................................................................40 Tiểu kết Chương 2.....................................................................................48
  • 6. Chương 3..................................................................................................49 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ...............49 ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK..................................................................49 3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số....................................................................................49 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk .......................................................................54 3.3. Một số kiến nghị....................................................................................................57 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................................61 KẾT LUẬN...............................................................................................62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................67
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk 35 Bảng 2.2: Chất lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk .......................................................................................................... 35 Bảng 2. 3: Cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy, BTV, Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn (nhiệm kỳ 2015-2020).................. 33 Bảng 2. 4: Cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy, BTV, Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch,Phó Chủ tịch UBND cấp huyện (nhiệm kỳ 2015-2020)...................................... 36 Bảng 2. 5: Công chức lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, cấp huyện là người DTTS (nhiệm kỳ 2015-2020).................................................................. 37
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân BTV : Ban thường vụ BCH : Ban chấp hành DTTS : Dân tộc thiểu số CMNV : Chuyên môn nghiệp vụ LLCT : Lý luận chính trị THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở TH : Tiểu học NXB : Nhà xuất bản TĐQL : Trình độ quản lý QLNN : Quản lý nhà nước QLKT : Quản lý kinh tế TĐ : Tương đương SL : Số lượng
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan điểm về cán bộ, đào tạo cán bộ đã được các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin đề cập. Kế thừa quan điểm đó, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, nhất là cán bộ dân tộc thiểu số. Ngày 12-3- 2003, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ban hành Nghị quyết về công tác dân tộc đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của địa phương. Đồng thời có kế hoạch đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ cơ sở và cấp huyện là người dân tộc thiểu số; đổi mới chương trình, nội dung, hình thức đào tạo..”[1]. Vì vậy, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam; dân cư của Tỉnh ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến làm ăn, sinh sống. Tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí có nơi còn thấp, chưa đồng đều nên đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị của Tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ chưa đạt chuẩn theo quy định của Tỉnh, của Trung ương. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến chất lượng, hiệu quả trong công tác của hệ thống chính trị chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, của địa phương. Để xây dựng độingũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, cần phải tăng cường công tác
  • 10. 2 đào tạo cán bộ, công chức. Trong đó, đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao trình độ, năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Xuất phát từ lẽ đó, việc chọn đề tài “Đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” để làm Luận văn Thạc sĩ Luật học, là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Công tác đào tạo cán bộ, công chức là một vấn đề quan trọng, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Trên thực tế cũng như trên phương diện khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến công tác này và mỗi đề tài có mục đích và phạm vi nghiên cứu khác nhau và có những đóng góp nhất định như: - Nguyễn Hải Đông (năm 2015), “Nănglực cán bộ, công chức người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay” Luận văn Thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. - Đỗ Quang Trà (năm 2015), “Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ” Luận văn Thạc sĩ , Đại học Đà Nẵng. - Trương Thị Như Yến (năm 2015), “Quản lý đào tạo Cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ dân tộc thiểu số tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay”, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. - Lương Hữu Nam (2017), “Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa”, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Nguyễn Thị Tĩnh (2018), “Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội
  • 11. 3 ngũ cán bộ dân tộc thiểu số”, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Các công trình nghiên cứu trên, trực tiếp hoặc gián tiếp phân tích về cán bộ, công chức là người DTTS, trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức là người DTTS và đề xuất công tác đào tạo, xây dựng, sử dụng…đội ngũ cán bộ, công chức ở các địa phương có DTTS nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Các tác giả đã tổng kết lại một số vấn đề gắn liền với việc thực hiện các chính sách liên quan đến xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức DTTS ở tỉnh Đắk Lắk, Tây Nguyên và cả nước. Những kết quả đã đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc đặt ra đối với đội ngũ cán bộ, công chức DTTS ở địa phương nói chung và cả nước nói riêng. Để góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức DTTS, tác giả đưa ra các kiến nghị, đề xuất, nhất là những kiến nghị gắn liền với công tác đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS. Điều này phù hợp với tinh thần mà Luận văn đề cập đến. Tuy vậy, đây là những đề xuất chung cho tất cả các cán bộ, công chức nói chung chứ không riêng gì cho cán bộ, công chức người DTTS. Những nội dung liên quan đến cán bộ, công chức, nhất là công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương nói trên đã được một số nhà nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Kết quả của các công trình nghiên cứu trên là cơ sở khoa học để đi sâu, làm rõ và đưa ra những luận cứ khoa học nhằm củng cố, tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là người DTTS trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Việc nghiên cứu về đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS của hệ thống chính trị tỉnh Đắk Lắk dưới góc độ Luật học vẫn chưa có tác giả nào thực hiện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS, luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo cán bộ, công
  • 12. 4 chức là người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và có thể vận dụng một cách có chọn lọc đối với những địa phương, đơn vị có cán bộ, công chức là người DTTS ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn làm rõ những vấn đề về lý luận liên quan đến công tác đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS và đánh giá thực tế công tác này tại tỉnh Đắk Lắk. Từ những hạn chế, bất cập xuất phát từ thực tiễn đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS của tỉnh Đắk Lắk, đưa ra những phương hướng và giải pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ, công chức của Tỉnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải được các cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận về đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS. - Đánh giá được thực trạng đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS tại tỉnh Đắk Lắk. - Đưa ra những quan điểm và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đốitượng nghiên cứu - Quan điểm lý luận về đào tạo cán bộ, côngchức là người DTTS. - Pháp luật thực định ở Việt Nam về đào tạo cán bộ, côngchức là người DTTS. - Thực tiễn đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Trên phạm vi địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2015 - 2019.
  • 13. 5 - Nội dung nghiên cứu: Về công tác đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cán bộ, công chức và đào tạo cán bộ, công chức. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn này sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Lịch sử, logic, phân tích, so sánh, tổng hợp và phương pháp thống kê để phân tích, đánh giá các nội dung có liên quan, phương pháp thu thập nguồn số liệu: Số liệu từ Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1.Ýnghĩa về mặt lý luận - Phân tích đánh giá thực trạng về đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk. - Góp phần hệ thống các văn bản pháp luật về đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS; bổ sung thêm cơ sở lý luận về đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS từ thực tiễn của tỉnh Đắk Lắk. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Nhận diện được những hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS của tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và của cả nước nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Nội dung chính của Luận văn gồm 03 Chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số.
  • 14. 6 Chương 2. Thực trạng đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk. Chương 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
  • 15. 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN -PHÁP LÝ VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Khái niệm và vai trò của cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số. 1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số Để đưa ra khái niệm và vai trò của cán bộ, công chức là người DTTS, cần làm rõ một số khái niệm cơ bản về cán bộ, công chức; cán bộ, công chức là người DTTS. Theo Đại Từ điển Tiếng Việt: “Cán bộ là người làm việc trong cơ quan nhà nước; người giữ chức vụ phân biệt với người bình thường, không giữ chức vụ, trong cơ quan, tổ chức nhà nước; cán bộ tổ chức, cán bộ đại đội” [19, tr.249]. Ở Việt Nam từ cán bộ được sử dụng một cách quen thuộc, phổ biến. Hiểu theo nghĩa thông thường thì “cán bộ” được hiểu là người làm việc trong các cơ quan của Đảng, của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở. Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2019 (sau đây viết tắt là Luật Cán bộ, công chức), định nghĩa về cán bộ: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[24]. Từ định nghĩa trên cho thấy, cán bộ có các dấu hiệu như sau: Là công dân Việt Nam; được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ; làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp huyện; trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  • 16. 8 Tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức định nghĩa về cán bộ cấp xã: “Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức thì cán bộ cấp xã gồm các chức vụ: “Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh” [24]. Như vậy, cán bộ cấp xã có dấu hiệu như sau: Là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ, không có dấu hiệu trong biên chế nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước như cán bộ quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức. Về công chức, đây là một thuật ngữ được sử dụng từ rất sớm trong các văn bản pháp luật từ những năm 1950 của thế kỷ XX cho đến nay. Quy chế Công chức Việt Nam được quy định tại Sắc lệnh số 76/SL ngày 20-5-1950 của Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nêu khái niệm về công chức: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo Quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ định”[20]. Ngày 26-02-1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Đây là văn bản pháp lý quy định về cán bộ, công chức của Nhà nước Việt Nam. Qúa trình triển khai thực hiện, Pháp lệnh đã bộc lộ những hạn chế, bất cập và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000 và năm 2003. Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003 đã phân định được các đối tượng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước là viên chức, đồng thời quy định về công chức cấp xã. Pháp lệnh chỉ nêu thuật ngữ chung về cán bộ, công
  • 17. 9 chức mà chưa đưa ra được khái niệm cán bộ, khái niệm công chức cụ thể. Để khắc phục những hạn chế trên khoản 2, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[ 25]. Theo định nghĩa trên, công chức có các dấu hiệu sau: Là công dân Việt Nam; được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, chức vụ tương ứng với vị trí việc làm; công việc có tính chuyên nghiệp và thường xuyên; làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp huyện, trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra, được phân loại theo trình độ chuyên môn, trình độ được đào tạo. Tuy định nghĩa không thể hiện rõ nhưng việc bổ nhiệm vào ngạch, vị trí việc làm cũng phần nào đã thể hiện nội dung này. Tại khoản 3, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức định nghĩa về công chức cấp xã: “Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[24]. Theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức thì công chức cấp xã có các chức danh: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường hoặc địa
  • 18. 10 chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội. Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý [24]. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện nay, để xác định một người là công chức cần xem xét các yếu tố: Có quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; có nơi làm việc là cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Hiện nay, DTTS là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên phạm vị toàn cầu. Đây là thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học và được các nhà nghiên cứu thường sử dụng để chỉ những dân tộc có ít dân số. Trên thực tế, khái niệm DTTS chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Theo nguyên tắc về bình đẳng giữa các dân tộc và theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, thì khái niệm DTTS không mang ý nghĩa phân biệt về địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc mà nó được chi phối bởi những điều kiện lịch sử, kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi dân tộc. Về khái niệm “Dân tộc” có thể hiểu theo hai bình diện. Theo nghĩa thông thường khái niệm dân tộc để chỉ một cộng đồng tộc người có chung ngôn ngữ, lịch sử - nguồn gốc, đời sống văn hóa và ý thức tự giác dân tộc. Theo nghĩa rộng dân tộc chỉ cộng đồng người cùng sinh sống trong một quốc gia, một nước. Dân tộc Việt Nam là một khái niệm được hiểu theo nghĩa rộng: Là dân tộc, quốc gia, là một cộng đồng chính trị - xã hội, bao gồm 54 thành phần dân tộc, từ ít người đến nhiều người, từ thiểu số đến đa số, cùng sinh sống trong phạm vi một lãnh thổ, một quốc gia Việt Nam. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, DTTS được định nghĩa là: “dân tộc có số dân ít, cư trú trong cộng đồng quốc gia nhiều dân tộc (có một dân tộc đa số)
  • 19. 11 sống ở vùng hẻo lánh, ngoại vi, vùng ít phát triển về kinh tế - xã hội”[19, tr. 520]. Theo Điều 4 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14-01-2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, quy định: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [11]. Như vậy, khái niệm DTTS dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tương quan về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Khái niệm DTTS cũng không có ý nghĩa biểu thị tương quan so sánh về dân số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực và thế giới. Một dân tộc có thể được xem là đa số ở quốc gia này, nhưng có thể được coi là thiểu số ở quốc gia khác. Như người Kinh được xem là dân tộc đa số ở Việt Nam, nhưng lại được coi là dân tộc thiểu số ở Campuchia (người Kinh chỉ là 1/33 dân tộc thiểu số của Campuchia); ngược lại người Khmer được coi là dân tộc đa số ở Campuchia, nhưng là DTTS ở Việt Nam (người Khmer chỉ là 1/54 dân tộc thiểu số của Việt Nam). Quan niệm về DTTS và dân tộc đa số, cũng như nội hàm của khái niệm này hiện nay còn nhiều vấn đề chưa thống nhất và nó cũng được vận dụng xem xét trong từng trường hợp, điều kiện cụ thể. Mặt khác, nó còn phụ thuộc vào quan niệm và mối quan hệ so sánh về dân số của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Những nội dung được phân tích trên, về cơ bản là tương đối thống nhất đối với giới nghiên cứu về dân tộc học trên thế giới. Hiện nay, khái niệm cán bộ, công chức DTTS được sử dụng tương đối phổ biến ở Việt Nam. Từ khái niệm cán bộ, công chức, DTTS cho thấy: Cán bộ, công chức, DTTS là tập hợp của các khái niệm cán bộ, công chức và DTTS. Cán bộ, công chức DTTS là chỉ những người cán bộ, công chức đang công tác trong hệ thống chính trị, gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội
  • 20. 12 Nông dân, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức chính trị - xã hội khác, có xuất thân là DTTS. Đặc điểm để phân biệt cán bộ, công chức DTTS trong đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị là thành phần dân tộc của người cán bộ đó thuộc dân tộc đa số hay DTTS. Đặc điểm này không có ý nghĩa phân biệt về năng lực, trình độ học vấn hay địa vị xã hội của người cán bộ, công chức. Khi trở thành cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị của Việt Nam thì có xuất thân từ thành phần dân tộc đa số hay DTTS số đều phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định của Đảng, Nhà nước về cần thiết đối với mỗi chức danh và vị trí công tác và phải hoàn thành tốt công việc được giao. Đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS là tập hợp những cá nhân thuộc dân tộc ít người được bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn, tuyển dụng vào các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong các cơ quan của hệ thống chính trị, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Từ những phân tích như trên, có thể đi đến một quan niệm chung về cán bộ, công chức DTTS, như sau: “Cán bộ, công chức dân tộc thiểu số” là những cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, đang công tác, làm việc trong một tổ chức xác định của hệ thống chính trị, có thành phần xuất thân từ DTTS [37]. 1.1.2. Vai trò của cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính Phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính Phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”[21, tr.54]. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi gắn với vai trò của cán bộ, công chức là người DTTS đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển các vùng DTTS.
  • 21. 13 Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh miền núi đa phần đều có sự góp mặt của cán bộ, công chức người DTTS là những cá nhân đại diện cho dân tộc mình tham gia công tác ở những vị trí khác nhau trong các cơ quan chính quyền các cấp. Đối với cán bộ, công chức DTTS khu vực miền Trung - Tây Nguyên, ngoài những đặc điểm mang tính tích cực, có tác động to lớn đến đồng bào các dân tộc, vẫn còn những hạn chế về cơ cấu, năng lực công tác nhưng vị trí, vai trò của họ lại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh quốc phòng vùng dân tộc miền núi. Đặc biệt, đối với đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý là người DTTS công tác ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện thuộc đối tượng đào tạo LLCT, chuyên môn nghiệp vụ tại các Học viện Chính trị, Học viện Hành chính lại có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Cán bộ, công chức DTTS là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đối với vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc sinh sống thì vai trò của họ không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực công tác nào. Họ là những trụ cột, là những người tham gia điều hành tổ chức bộ máy ở cơ sở và góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị do Đảng và nhân dân giao phó. Bộ máy chính quyền địa phương đang dần được cải cách và hoàn thiện, đội ngũ cán bộ, công chức đoàn kết, nhất trí xây dựng phong trào cách mạng quần chúng ngày càng sâu rộng. Là lực lượng lãnh đạo, quản lý tại chỗ, cán bộ, công chức DTTS sống và làm việc, có quan hệ gần gũi với nhân dân, điều này càng khẳng định hơn vị trí, vai trò của họ. Để phát huy vị thế đối với công tác lãnh đạo, quản lý tại địa phương vùng đồng bào dân tộc, cần đặc biệt quan tâm đối với đội ngũ cán bộ, công chức DTTS để họ thực sự là lực lượng đi đầu trong phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh quốc phòng ở địa phương trong giai đoạn hiện nay. Cán bộ, công chức DTTS đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối Đảng, chính sách, pháp luật của
  • 22. 14 Nhà nước ở địa phương vùng dân tộc miền núi. Vai trò này thể hiện rõ qua thực tiễn đạt được trên các mặt của đời sống xã hội ở địa phương vùng dân tộc miền núi trong nhiều năm qua. Với trách nhiệm và vai trò của mình, họ đã góp phần xây dựng kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và làm cho chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trở thành hiện thực. Tuy nhiên, để thực hiện tốt vai trò của mình, cán bộ, công chức DTTS phải thực sự là những người có năng lực, tâm huyết với nhiệm vụ chính trị được giao; hiểu và lĩnh hội sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có khả năng cụ thể hóa vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng công việc, từng lĩnh vực, từng vùng miền khác nhau. Những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn của cán bộ, công chức DTTS sẽ giúp Đảng và Nhà nước bổ sung, hoàn chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ngày càng hoàn thiện. Cán bộ, công chức DTTS quyết định lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảoan ninh chính trị và xây dựng tình đoàn kết các dân tộc. Với vai trò là đội ngũ trụ cột ở địa phương, lãnh đạo chỉ đạo việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cán bộ, công chức DTTS góp phần cải thiện tình hình kinh tế, xã hội vùng miền núi, nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc; giữ vững quốc phòng, an ninh nhất là an ninh nông thôn và biên giới. Bên cạnh những thành quả đạt được, hầu hết các vùng miền núi còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vẫn còn thấp, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc chưa cao, một số phong tục tập quán lạc hậu vẫn tồn tại, hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế. Điều đáng quan tâm, có những vùng đông đồng bào dân tộc sinh sống, các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền nhằm kích động, chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc và xuyên tạc
  • 23. 15 chống phá lại chế độ ta. Để thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh, chính trị làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, cán bộ, công chức DTTS phải là lực lượng nòng cốt, vững vàng về lập trường tư tưởng, có quan điểm cách mạng, nhận thức chính trị và phẩm chất đạo đức tốt để lãnh đạo,chỉ đạo xây dựng tình đoàn kết các dân tộc ở địa phương. Cán bộ, công chức DTTS là những người có khả năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục đồng bào dân tộc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây là thế mạnh của đội ngũ cán bộ, công chức DTTS hiện nay, đa số cán bộ, công chức DTTS tham gia công tác trong các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở là những người có uy tín, tiếng nói của họ có ảnh hưởng to lớn đến tình cảm và nhận thức của người dân. Do thấu hiểu phong tục tập quán, ngôn ngữ đồng bào địa phương nên cán bộ, công chức DTTS có thể đi sâu, đi sát nắm bắt đời sống, tâm tư, nguyện vọng của người dân và có phương pháp vậnđộng, thuyết phục đồng bào thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ vững trật tự an ninh xã hội, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giúp đồng bào tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tham gia, cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương [43]. 1.2. Khái niệm và sự cần thiết của đàotạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số 1.2.1. Khái niệm đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số Đào tạo, bồi dưỡng là hai thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực cuộc sống của xã hội hiện đại, nhất là trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Theo Đại Từ điển Tiếng Việt: “Đào tạo là dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp; đào tạo thành người có tri thức; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ”[19, tr.593].
  • 24. 16 Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, ngày 05-3-2010 của Chính phủ quy định: “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỷ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học”[10]. Đào tạo được hiểu là quá trình tác động đến con người, làm cho người đó nắm vững tri thức, kỹ năng, thái độ một cách hệ thống, có khả năng thực hiện có hiệu quả những hoạt động nghề nghiệp nhất định. Khái niệm đào tạo có những điểm khác biệt so với bồi dưỡng, giáo dục mang một ý nghĩa chung, phản ánh quá trình truyền thụ, lĩnh hội tri thức của loài người, qua đó làm biến đổi nhân cách. Còn đào tạo là hoạt động được quy định về phạm vi, cấp độ, cấu trúc, quy trình một cách chặt chẽ với những hạn định cụ thể về mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo và có hệ thống cho mỗi khoá học với những thời gian, trình độ và tính chất cụ thể. Quá trình này được tiến hành ở các cơ sở giáo dục đào tạo khác nhau, tuỳ từng cấp học, thời gian học và nội dung đào tạo của mỗi khoá học, người học sẽ được cấp bằng tốt nghiệp tương ứng với trình độ, chương trình đã đào tạo nếu đạt được những yêu cầu của khóa học, về tính chất, đào tạo là một thuộc tính cơ bản của quá trình giáo dục. Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, đào tạo không còn là quá trình chuyển giao một chiều mà bằng những phương tiện dạy - học hiện đại. Các cơ sở đào tạo tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy giúp người học chủ động tích cực, tự chiếm lĩnh và trang bị tri thức cho bản thân, đó là quá trình đào tạo được chuyển biến thành quá trình tự đào tạo của người học. Chất lượng đào tạo sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất nếu quá trình đào tạo chuyển biến theo phương thức này, người học sẽ được truyền đạt những kinh nghiệm, được mở rộng tầm hiểu biết và được bù đắp những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng, thái độ để không chỉ làm tốt công việc được giao mà còn đương đầu với những thay đổi, thách thức của môi trường xung quang có ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức.
  • 25. 17 Từ phân tích trên, có thể hiểu đào tạo là quá trình làm biến đổi hành vi con người thông qua quá trình truyền đạt và tiếp nhận tri thức một cách có hệ thống với sự hỗ trợ của các phương tiện cần thiết, hay có thể hiểu đào tạo là quá trình hoạt động thống nhất hữu cơ của việc dạy và học. Thông qua đào tạo, mỗi người sẽ được trang bị những kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết để họ có thể đảm nhận được công việc và hoàn thành một cách tốt nhất theo yêu cầu của tổ chức hoặc nhu cầu của cá nhân. Bồi dưỡng là giai đoạn tiếp theo sau đào tạo, là hoạt động hướng vào mục tiêu liên tục bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghề nghiệp, nâng cao năng lực nói chung cho người đã được đào tạo sau một thời gian công tác nhất định. Điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, ngày 05-3-2010 của Chính phủ quy định: “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc…”[10]. Như vậy, khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên thực tế đã trở thành hoạt động nhằm không ngừng nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức có sự khác nhau đó là: Đào tạo thường dùng trong trường hợp cán bộ, công chức chưa được trang bị kiến thức, những kinh nghiệm để thực hiện công việc nào đó. Còn bồi dưỡng dùng để diễn tả hoạt động cung cấp thêm kiến thức, thông tin, kinh nghiệm cần thiết cho cán bộ, công chức. Đào tạo, bồi dưỡng là hai hoạt động có sự gắn kết tương đối và không thể thiếu trong quá trình vận hành quản lý bộ máy nhà nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm về trình độ, năng lực, phẩm chất để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Từ những phân tích, nhận định trên, có thể hiểu: Đào tạo cán bộ, công chức DTTS là quá trình truyền đạt và tiếp nhận tri thức một cách có hệ thống
  • 26. 18 đối với người DTTS nhằm đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Vai trò của đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số Trong bối cảnh hiện nay đang vận động và phát triển dưới những hình thái quá độ, nghịch lý biểu hiện sự xung đột giữa cái cũ và cái mới làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất và kinh tế dẫn đến những biến đổi về văn hoá, chính trị, xã hội đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Đặc điểm nổi bật của bối cảnh hiện nay đó là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức diễn ra mạnh mẽ đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước; các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển; hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp. Các nước đang phát triển và kém phát triển đang phải đối đầu với cuộc đấu tranh gay go, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược của các nước lớn để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những vấn đề toàn cầu mang tính cấp bách đang thách thức cả nhân loại, đó là vấn đề gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, đẩy lùi sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp, ô nhiễm môi trường sinh thái, thiên tai, dịch bệnh. Để giải quyết vấn đề trên đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường sự hợp tác quan hệ song phương, đa phương trên tất cả các lĩnh vực. Nằm trong xu thế biến đổi chung của thế giới, bên cạnh những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hội nhập quốc tế, đất nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém ảnh hưởng đến tiến trình phát triển chung của đất nước. Đặc biệt, đối với các tỉnh miền núi tiềm lực kinh tế
  • 27. 19 cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn ở mức thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực thấp; còn nhiều mâu thuẫn, khó khăn bộc lộ trong quá trình quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, thu hút đầu tư phát triển; việc tổ chức lại sản xuất, bảo đảm không gian sinh sống cho các buôn, làng, nhất là giải quyết các vấn đề về đất đai và nâng cao dân trí còn nhiều vấn đề bất cập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội và ảnh hưởng đến khối đoàn kết dân tộc; thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân chưa thực sự vững chắc; các lực lượng và hệ thống chính trị nắm tình hình, nắm dân cư chưa chắc nên vẫn còn bị động phải đối phó với nhiều tình huống về an ninh chính trị. Các thế lực thù địch lợi dụng chiêu bài “nhân quyền”, “tự do dân tộc”, “tự do tôn giáo” đang ra sức kích động chống phá cách mạng làm mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn; vấn đề an ninh nông thôn, an ninh lương thực, an ninh biên giới đang bị đe dọa, nhiều kẻ xấu đã lợi dụng lòng tin, sự nhẹ dạ của đồng bào các dân tộc phá hoại đời sống của đồng bào, phá hoại chính sách phát triển kinh tế- xã hội của Đảng, Nhà nước. Trước tình hình trên, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối, chiến lược nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội của đất nước, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ LLCT đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp được xem là nhiệm vụ then chốt trong công tác cán bộ của Đảng. Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng: “Đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhiệm vụ quan trọng của Ðảng. Mỗi cán bộ, công chức phải thấm nhuần tư tưởng của Bác về học tập suốt đời, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, gắn học tập với rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư cách người cách mạng”. Đồng thời Nghị quyết đề ra nhiệm
  • 28. 20 vụ, giải pháp: “Điều chỉnh, bổ sung chế độ đối với người dạy và người học, ưu tiên đối với cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số...”[3]. Xuất phát từ vị trí, vai trò và đặc điểm của cán bộ, công chức DTTS, Đảng ta luôn khẳng định sự cần thiết của công tác đào tạo cán bộ, công chức người DTTS. Hoạt động thực tiễn đòi hỏi cần phải có tư duy lý luận, hiểu và nhận thức đúng đắn các quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để thực hiện một cách đúng đắn, sáng tạo vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, tư cách của người cán bộ, công chức trong bối cảnh hiện nay. Yêu cầu đối với công tác đào tạo LLCT không chỉ nâng cao tư duy lý luận mà thông qua đó tăng cường năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, công chức DTTS. Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc thiểu số cùng chung sống, trong đó có 53 dân tộc thiểu số chiếm 14,3% dân số cả nước. Đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống ở 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ, trong những năm qua đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS đã được quan tâm đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, LLCT góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội vùng DTTS của cả nước. Các chính sách của Đảng, Nhà nước về cán bộ, công chức DTTS từng bước được hoàn thiện. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, điều chỉnh, bổ sung kịp thời, bước đầu đáp ứng được yêu cầu trong thực tiễn đào tạo, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức là người DTTS. Các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm tạo điều kiện cử cán bộ, công chức là người DTTS tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, LLCT.
  • 29. 21 Theo Đề án xây dựng cơ chế đặc thù trong tuyển dụng công chức, viên chức người dân tộc thiểu số công tác tại vùng dân tộc thiểu số và miềm núi của Ủy ban Dân tộc của Chính phủ (Dự thảo lần 3), số liệu về số lượng cán bộ, công chức, viên chức: Năm 2017, số cán bộ, công chức, viên chức cả nước là 2,72 triệu người. Tỷ lệ nữ và người DTTS ở nhiều địa phương, bộ, ngành Trung ương chưa đạt theo mục tiêu, yêu cầu đề ra: Đối với bộ, ngành Trung ương: Tổng số cán bộ, công chức, viên chức là 365.990 người, trong đó DTTS 18.120 người, chiếm 4,95%. Một số bộ, ngành có tỷ lệ cán bộ, công chức người DTTS cao như: Ủy ban Dân tộc, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tổng số cán bộ, công chức,viên chức là 1.528.430 người, trong đó người DTTS 162.120 người, chiếm 10,6%. Một số địa phương có tỷ lệ cán bộ, công chức người DTTS cao, gần tương ứng với tỷ lệ dân số là người DTTS, như: Bắc Cạn, Hà Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lai Châu và Thanh Hóa. Hầu hết các tỉnh còn lại tỷ lệ cán bộ, công chức là người DTTS còn thấp so với tỷ lệ dân số là người DTTS chỉ chiếm 30% so với cán bộ, công chức của tỉnh, trong khi tỷ lệ DTTS của tỉnh là 80,1%; các tỉnh khác như: Đắk Lắk 13% so với 31%, Đắk Nông 09% so với 32,4%. Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: Đối với các bộ, ngành Trung ương, tổng số cán bộ, công chức 151.900 người, cơ cấu về chất lượng cụ thể: Về trình độ chuyên môn đào tạo: Tiến sĩ, chiếm 0,4%; thạc sĩ, chiếm 02%; đại học, chiếm 75%; cao đẳng, chiếm 10%; trung cấp, chiếm 11,4%; sơ cấp, chiếm 01%; chưa qua đào tạo, chiếm 0,2%. Về lý luận chính trị: Cử nhân, chiếm 04%; cao cấp, chiếm 7,5%; trung cấp, chiếm 37%; sơ cấp, chiếm 14%; chưa đào tạo, chiếm 37,5%.
  • 30. 22 Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổng số cán bộ, công chức là 634.330 người, cơ cấu về chất lượng cụ thể như sau:Về trình độ chuyên môn đào tạo: Tiến sĩ, chiếm 0,03%; thạc sĩ, chiếm 0,8%; đại học, chiếm 45,5%; cao đẳng, chiếm 8,67%; trung cấp, chiếm 35,8%; sơ cấp, chiếm 07%; chưa qua đào tạo, chiếm 2,2%. Về lý luận chính trị: Cử nhân, chiếm 0,6%; cao cấp, chiếm 4,3%; trung cấp, chiếm 29,3%; sơ cấp, chiếm 12%; chưa đào tạo, chiếm 53,8%. Với sự tăng lên về số lượng, chất lượng có chuyển biến tiến bộ của đội ngũ cán bộ, công chức là người DTTS. Tiêu biểu cho chất lượng đội ngũ này là những đại biểu đại diện cho việc tham gia hoạt động trong hệ thống chính trị ngày càng đông, nhiều người đã trở thành cán bộ, công chức cao cấp của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Trong nhiệm kỳ gần đây, số đại biểu Quốc hội là người DTTS chiếm tỷ lệ cao so với tỷ lệ dân số của người DTTS: Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI có 86 đại biểu; nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII có 86 đại biểu; nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII có 78 đại biểu; nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV có 86 đại biểu. Hầu hết cán bộ, công chức người DTTS có chẩm chất chính trị, nhiệt tình công tác, gắn bó với nhân dân, tích cực học tập nâng cao nhận thức, chuyên môn, năng lực công tác. Vì vậy, họ đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị, là hạt nhân tập hợp sức mạnh khối đoàn kết các dân tộc trong việc tổ chức thực hiện đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của đất nước và vùng DTTS và miền núi đặt đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS cũng như công tác cán bộ của nền hành chính trong hệ thống chính trị phải nâng cao chất lượng như Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28-5-2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI của Đảng về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” đã đề cập: “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, trình độ, năng
  • 31. 23 lực, kỹ năng công tác; kết hợp việc đào tạo với thực hiện luân chuyển để rèn luyện trong thực tiễn”[2]. 1.3. Nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, nội dung, hình thức đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số Đào tạo cán bộ, công chức quyết định sự phát triển của mỗi địa phương, đơn vị nói riêng và đất nước nói chung, công tác đào tạo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, cần tiến hành thường xuyên, trận trọng, khoa học và hiệu quả, là yêu cầu khách quan trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn cách mạng hiện nay. 1.3.1. Nguyên tắc đào tạo cán bộ, công chức Theo quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01-9-2017 của Chính phủ về đào tạo cán bộ, công chức gồm: Đào tạo phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp, chức vụ lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Thực hiện phân công, phân cấp trong đào tạo theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm. Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình đào tạo theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả [12]. Như vậy, nguyên tắc đào tạo cán bộ, công chức người DTTS là phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh và phù hợp với kế hoạch đào tạo của địa phương, đơn vị và đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác đào tạo. 1.3.2. Đối tượng cán bộ, công chức đào tạo Theo quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP gồm: Cán bộ trong các cơ quan nhà nước; công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố
  • 32. 24 trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp huyện); công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) [12]. Theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương về đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị - hành chính tại Học viên Trung tâm và Học viện các khu vực đối với cấp Tỉnh: Tỉnh ủy viên, thành ủy viên, trưởng, phó các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố trở lên; cán bộ chủ chốt cấp huyện (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân) và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh này; trưởng phòng và tương đương của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố; cấp ủy viên cấp huyện, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương; trưởng phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh nêu trên. Đối tượng được đào tạo Trung cấp LLCT: Cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; trưởng, phó phòng của sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương; cán bộ dự nguồn các chức danh trên; cán bộ, công chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác. Như vậy, theo quy định trên đối tượng được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ là cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cấp xã; đối tượng đào tạo LLCT là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp và dự nguồn các chức danh trong quy hoạch. 1.3.3. Điều kiện đào tạo cán bộ, công chức Theo quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP gồm: Về điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học: “Là cán bộ, công chức cấp xã là người DTTS hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và
  • 33. 25 phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo… Điều kiện đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức: Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ; không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm” [12]. Theo Nghị quyết số 143/2014/NQ-HĐND tỉnh, ngày 13-12-2014 của HĐND Tỉnh quy định về chính sáchhỗ trợ đào tạo sau đại học: “Cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo tại các cơ sở trong nước để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho vị trí đang đảm nhiệm hoặc đã quy hoạch; khi đi học phải là đại học chính quy và chuyên ngành học sau đại học phải cùng chuyên ngành đã học đại học trước đó và có tuổi đời không quá 40 tuổi; riêng đối với thạc sĩ phải có kết quả bảo vệ đạt loại giỏi, xuất sắc”[ 22]. Như vậy, về điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học phải là cán bộ, công chức cấp xã người DTTS hoặc cán bộ, công chức công tác tại các vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ và phải cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Đối với đối tượng đào tạo sau đại học quy định về độ tuổi và chuyên ngành học sau đại học phải cùng chuyên ngành đã học đại học trước đó. 1.3.4. Hình thức, nội dung đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số Về hình thức đào tạo nóichung và đào tạo LLCT nóiriêng được quy định tại Quy chế đào tạo Cao cấp LLCT ban hành kèm theo Quyết định số 3842/QĐ- HVQG, ngày 17-9-2015 của Giám đốc Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, theo đó hình thức đào tạo học tập trung liên tục 8 tháng, học không liên
  • 34. 26 tục 18 tháng, hoàn chỉnh kiến thức: Học không liên tục tối đa 05 tháng (hình thức này không áp dụng đốivới các Học viện trực thuộc). Theo quy định của Quyết định số 163/QĐ-TTg, ngày 25-01-2016 của Thủ tướng Chính phủ về đề án đào tạo cán bộ, công chức giai đoạn 2016- 2025: “Đào đạo trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp, các chức danh công chức và cán bộ, công chức cấp xã; đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học cho cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển của các vùng miền; đào tạo sau đại học cho cán bộ, công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong trường hợp cơ quan, đơn vị được tổ chức, sắp xếp lại mà không thể bố trí được công việc phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo trước đó; đào tạo trình độ sau đại học phù hợp với vị trí việc làm cho cán bộ, công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đảm bảo theo quy hoạch và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị” [27]. Như vậy, theo quy định trên cho thấy đào đạo trình độ trung cấp, cao cấp LLCT cho cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp và cán bộ, công chức cấp xã với hình thức đào tạo tập trung và không tập trung; đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học cho cán bộ, công chức cấp xã; đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ sau đại học cho cán bộ, công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số 1.4.1. Chính sách đào tạo Chính sách đào tạo đối với cán bộ, công chức DTTS là định hướng, là yếu tố quan trọng đối với công tác xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác đào tạo. Mặt khác, chính sách là phương tiện để cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và của Nhà nước về công tác đào tạo cán bộ, công chức DTTS. Dựa vào các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
  • 35. 27 của Nhà nước quy định về công tác đào tạo để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cấp, từng cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của từng đơn vị về số lượng và cơ cấu. Đồng thời, giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, chất lượng và nội dung chương trình cũng như kết quả của đào tạo đối với cán bộ, công chức. 1.4.2. Nguồn tuyển dụng đầu vào của cán bộ, công chức Nguồn tuyển dụng đầu vào là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức DTTS. Cơ quan, đơn vị tuyển dụng được những người học đúng chuyên môn đã được đào tạo, giúp cho việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức DTTS được dễ dàng và hiệu quả hơn; việc đánh giá năng lực của cán bộ, công chức cũng đúng, sát với thực tế hơn. Đội ngũ cán bộ, công chức DTTS được tuyển dụng hoặc được luân chuyển có chuyên môn không phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm sẽ là một khó khăn, bất lợi cho tổ chức, vì phải tiến hành đào tạo lại gây lãng phí nguồn lực Nhà nước. Đồng thời, nguồn tuyển dụng đầu vào còn phụ thuộc quy định của Đảng, Nhà nước như theo Hướng dẫn số 37-HD/BTCTW, ngày 04-8- 2015 của Ban Tổ chức Trung ương quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển: Đối với vị trí việc làm là công chức làm nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu trong các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng từ Trung ương đến cấp huyện, người đăng ký dự tuyển phải là đảng viên và không vi phạm các tiêu chuẩn chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ. Trên thực tế, với điều kiện trên thì rất khó tuyển dụng được công chức vào làm việc tại các cơ quan của Đảng từ Trung ương đến cấp huyện. Như vậy, nguồn và chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ, công chức DTTS sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Làm ảnh hưởng lớn đến nội dung chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, số lượng cần phải đào tạo và nguồn kinh phí đào tạo.
  • 36. 28 1.4.3. Các cơ sở đào tạo Các cơ sở đào tạo cán bộ, công chức là nơi tổ chức thực hiện các khóa đào tạo trang bị, bổ sung kiến thức, kỹ năng hoạt động công vụ cho cán bộ, công chức DTTS. Các cơ sở đào tạo phải bảo đảm các tiêu chuẩn của một trường đào tạo cán bộ, công chức hiện đại, có khuôn viên rộng rãi, hội trường, các phòng học, ký túc xá, khu thể thao; trang thiết bị giảng dạy hiện đại; kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý, phần mềm đào tạo hiện đại và đảm bảo chất lượng; đội ngũ giảng viên đảm bảo về tiêu chuẩn, số lượng và có năng lực giảng dạy; đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo chuyên nghiệp. 1.4.4. Nội dung và chương trình đào tạo Nội dung đào tạo cán bộ, công chức DTTS được xác định dựa trên cơ sở của mục tiêu đào tạo cán bộ, công chức DTTS là yếu tố quan trọng của công tác đào tạo. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản định hướng nội dung đào tạo cán bộ, công chức bao gồm: Khung chương trình đào tạo cao cấp, trung cấp LLCT; các văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước... Những văn bản của Đảng, Nhà nước quy định về hệ thống chính trị, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, những nội dung kiến thức cán bộ, công chức phải biết. Hệ thống văn bản quy định tiêu chuẩn ngạch công chức, quy định về văn bằng, chứng chỉ mà mỗi ngạch công chức phải có và mỗi công chức phải được đào tạo. Hiện nay, nội dung đào tạo đối với cán bộ, công chức bao gồm: Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo về LLCT; đào tạo về ngoại ngữ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có lập trường tư tưởng vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất và năng lực công tác để làm việc trong môn trường quốc tế.
  • 37. 29 1.4.5. Hội nhập và toàn cầu hóa Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và ngày càng sâu rộng, điều đó đặt ra cho độingũ cán bộ, côngchức nói chung và cán bộ, công chức người DTTS phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và kiến thức về hội nhập quốc tế để đáp ứng yêu cầu của cơ quan, đơn vị và yêu cầu của từng vị trí việc làm. Do đó côngtác đào tạo cán bộ, công chức đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với hệ thống chính trị nói chung và cán bộ, công chức DTTS nóiriêng phảithường xuyên cập nhật và tiếp cận kế hoạch đào tạo phát triển cán bộ, côngchức của các nước phát triển, tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại, nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức là rất cần thiết. Đội ngũ cán bộ, công chức DTTS trưởng thành, nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu hoạch định và xây dựng chính sách phù hợp vớiquan điểm, chủ trương, đường lốicủa Đảng, Nhà nước về định hướng phát triển nền kinh tế thị trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân [44].
  • 38. 30 Tiểu kết Chương 1 Các nội dung nêu tại Chương 1 đã luận giải một số khái niệm cơ bản về cán bộ, công chức; cán bộ, công chức là người DTTS; khái niệm, đặc điểm, vai trò của cán bộ, công chức là người DTTS; khái niệm và sự cần thiết của đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS; nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, nội dung, hình thức đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS; các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS. Công tác đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS với nhiều nội dung, đặc điểm cần tập trung phân tích, đặc biệt trong điều kiện xây dựng nền hành chính hiện đại và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay công tác đào tạo cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức là người DTTS nói riêng luôn được thường xuyên quan tâm. Mặt khác, kịp thời hoàn chính, bổ sung những nội dung còn hạn chế giúp công tác đào tạo đạt hiệu quả. Để làm rõ hơn các vấn đề lý luận, pháp lý này cần phải xuất phát từ thực trạng công tác đào tạo cán bộ, công chức là người DTTS tại tỉnh Đắk Lắk.
  • 39. 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk có liên quan đến việc đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Đắk Lắk là tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh, kinh tế - chính trị. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia. Đắk Lắk có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, gồm: Quốc lộ 14, quốc lộ 14C, quốc lộ 19C, quốc lộ 26, quốc lộ 27, quốc lộ 29, đường Hồ Chí Minh và đường Đông Trường Sơn. Mạng lưới giao thông nói trên là điều kiện thuận lợi để Đắk Lắk mở rộng giao thương với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và cả nước nhằm tăng cường khả năng liên kết, hợp tác giữa Đắk Lắk với các tỉnh để mở rộng thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125 km2, chiếm 3,9% diện tích tự nhiên của cả nước và chiếm 24% diện tích vùng Tây Nguyên. Toàn tỉnh có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện: Ea H’Leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Bông, Krông Búk, Krông Pắc, Krông Ana, Buôn Đôn, Cư M’Gar, M’Đrắk, Ea Kar và Lắk. Với 184 xã, phường, thị trấn, gồm: 152 xã, 20 phường, 12 thị trấn; có 2.481 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 613 buôn đồng bào DTTS tại chỗ. Dân số trung bình của Tỉnh năm 2019 là 1.872.574 người; dân tộc thiểu số chiếm 33% dân số toàn tỉnh, trong đó DTTS tại chỗ chiếm 19,5%. Cộng đồng dân cư của Tỉnh gồm 47 dân tộc đang chung sống; có 4 tôn giáo chính,
  • 40. 32 gồm: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài; các tín đồ theo tôn giáo chiếm 24,4% dân số toàn tỉnh. Hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư; diện mạo nông thôn, đô thị thay đổi nhanh chóng, tương đối hiện đại. Xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến tích cực, năm 2020 hoàn thành chỉ tiêu số xã được công nhận là nông thôn mới (61/152 xã); 01 đơn vị cấp huyện đã được công nhận hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Công tác quản lý và phát triển đô thị đạt được kết quả tích cực. Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường được tăng cường. Văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ có chuyển biến tích cực; chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân được cải thiện; các chính sách an sinh xã hội đạt được nhiều kết quả thiết thực. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 giảm còn 4,99%, đạt kế hoạch đề ra. Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng được tăng cường, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được củng cố. Phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục được đổi mới hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Công tác xây dựng chính quyền và cải cách hành chính đạt được nhiều kết quả quan trọng, bộ máy chính quyền địa phương các cấp được củng cố, kiện toàn. Quy chế dân chủ cơ sở được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế đó là: Đời sống của một bộ phận Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn. An ninh chính trị, trật tự xã hội còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức đảng và công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền còn bất cập;có lúc, có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới... 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk
  • 41. 33 - Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015-2020 Tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, song mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa cao. Tăng trưởng kinh tế theo (GRDP theo giá so sánh 2010) bình quân đạt 8,75%/ năm, trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 5,64%; công nghiệp - xây dựng 9,1%; dịch vụ thương mại 11,96%. Quy mô nền kinh tế tăng cao, năm 2020 ước đạt 62,500 tỷ đồng, gấp 1,52 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành) chuyển dịch mạnh mẽ ở 02 khu vực nông -lâm - thủy sản (giảm từ 45,4% xuống còn 36%) và dịch vụ (tăng từ 35,3% lên 45,2%); ngành công nghiệp xât dựng tăng đều qua các năm,từ 15,6% lên 16,5%. GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 54,55 triệu đồng (tương đương 2.363 USD), gấp 1,67 lần so với năm 2015 [18]. - Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Dân số trung bình năm 2019 của Tỉnh 1.872.574 người, tăng 11.059 người, tương đương tăng 0,59% so với năm 2018, bao gồm dân số thành thị 463.270 người, chiếm 24,74%; dân số nông thôn 1.409.320 người, chiếm 75,26%; dân số nam 944.189 người, chiếm 50,42%; dân số nữ 928.385 người, chiếm 49,58%. Dân cư trung bình toàn tỉnh là 143 người/km2, dân số phân bổ không đều ở các huyện. Thành phố Buôn Ma Thuột có mật độ dân số cao nhất 998 người/km2, huyện Ea H’Leo 102 người/km2; huyện Ea Súp 40 người/km2; huyện Krông Năng 205 người/km2; huyện Krông Búk 181 người/km2; huyện Buôn Đôn 45 người/km2; huyện Cư M’gar 215 người/km2; huyện Ea Kar 139 người/km2; huyện M’Đrắk 58 người/km2; huyện Krông Pắc 311 người/km2; huyện Krông Bông 73 người/km2; huyện Krông Ana 224 người/km2; huyện Lắk 55 người/km2; huyện Cư Kuin 351 người/km2 và thị xã Buôn Hồ 349 người/km2.
  • 42. 34 Năm 2019, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính 1.117.631 người, tăng 20.769 người so với năm 2018, tương đương tăng 1,89%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 1.095.012 người, tăng 18.405 người so với năm 2018, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước 87.601 người, chiếm 8%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước 1.006.856 người, chiếm 91,94%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 555 người, chiếm 0,05%. Lao động trong độ tuổi qua đào tạo đạt tỷ lệ 14,41% trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên, cao hơn mức 14,37 của năm 2018. Trong đó, nam 15,08%; nữ 13,65%; khu vực thành thị 38,19%; khu vực nông thôn 7,51%. Thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2019, chiếm tỷ lệ là 2,12%, trong đó khu vực thành thị 3,43%; khu vực nông thôn 1,72%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi là 1,97%, trong đó khu vực thành thị 1,18%; khu vực nông thôn 2,21%. Năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế năm 2019 theo giá hiện hành đạt 58,46 triệu đồng/lao động [15]. 2.2. Thực trạng cán bộ, công chức tỉnh Đắk Lắk là người dân tộc thiểu số Trong thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND Tỉnh, UBND Tỉnh, hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn được quan tâm củng cố, kiện toàn; công tác đào tạo cán bộ, công chức được tiến hành thường xuyên; chất lượng và số lượng cán bộ, công chức DTTS không ngừng được tăng cường và nâng cao; các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, nhất là người DTTS ngày càng được quan tâm và thực hiện đầy đủ góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra. 2.2.1. Tỷ lệ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số
  • 43. 35 Qua bảng 2.1 cho thấy (Tính đến thời điểm tháng 30-6-2019) toàn Tỉnh có 7.258 cán bộ, công chức, trong đó: Cán bộ, công chức cấp tỉnh 1.443 người; cán bộ, công chức cấp huyện 1.596 người; cán bộ, công chức cấp xã 4.219 người. Trong tổng số cán bộ, công chức của Tỉnh, cán bộ, công chức người DTTS là 1.091 người, chiếm 15,03%, trong đó: Cán bộ, công chức DTTS cấp tỉnh 139 người, chiếm 12,74%; cán bộ, công chức DTTS cấp huyện 177 người, chiếm 16,22%; cán bộ, công chức DTTS cấp xã 775 người, chiếm 71%; cán bộ, công chức DTTS là nữ 287 người, chiếm 26,3%. Bảng 2. 1: Số lượng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk STT Số lượng cán bộ, công chức hiện có Người dân tộc thiểu số Người dân tộc thiểu số là nữ Ghi chú Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Cán bộ 16 148 2.074 5 41 448 2 11 101 Công chức 1.427 1.548 2.145 134 136 327 40 38 95 Tổng cộng 1.443 1.596 4.219 139 177 775 42 49 196 Nguồn:Báocáosố 228/BC-UBND,ngày14/8/2019của UBND tỉnh ĐắkLắk Bảng 2. 2: Chất lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk STT Tổngsố cán bộ, công chức người Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận chính trị Tiế n sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳn g Tru ng cấp Sơ cấp Cử nhân, cao Trun g cấp Sơ cấp
  • 44. 36 DTTS cấp Cán bộ 494 4 47 51 157 235 74 363 57 Công chức 597 1 18 358 42 186 88 198 311 Tổng cộng 1.091 1 22 405 93 343 235 162 461 368 Nguồn: Báo cáo số 228/BC-UBND, ngày14-8-2019của UBND tỉnh ĐắkLắk Qua bảng 2.2 cho thấy, chất lượng độingũ cán bộ, công chức DTTS, cụ thể: Về trình độ chuyênmôn:Tiến sĩ 01 người, chiếm 0,09%; thạc sĩ 22người, chiếm 2,10%;đại học 405 người, chiếm 37,12% ; cao đẳng có 93 người, chiếm 8,52%; trung cấp 343 người, chiếm 31,43; sơ cấp 235 người, chiếm 21,54%. Về trìnhđộ LLCT:Cử nhân, cao cấp 162 người, chiếm 14,85%; trung cấp 561 người, chiếm 51,42%; sơ cấp 368 người, chiếm 33,73%. Tỷ lệ cán bộ, công chức DTTS là đảng viên 948 người, chiếm 86,89%. Tỷ lệ cán bộ, công chức DTTS làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh chiếm 57, 14% (12/21 người); phòng dân tộc các huyện, thị xã, thành phố chiếm 60% tổng số biên chế được giao. 2.2.2. Cơ cấu cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương,giải pháp về công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức DTTS nên đã tạo được sự chuyển biến quan trọng đối với công tác cán bộ của Tỉnh. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức DTTS có sự chuyển biến theo hướng tích cực, nhất là về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ LLCT.
  • 45. 33 Bảng 2. 3: Cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy, BTV, Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn (nhiệm kỳ 2015-2020) Chỉ tiêu Ủy viên BCH Ủy viên BTV Bí thư Phó Bí thư Chủ tịch HĐND Phó Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND Phó Chủ tịch UBND SL DTT S SL DTT S SL DTT S SL DTT S SL DTT S SL DTT S SL DTT S SL DTT S Tổng số 2750 701 922 223 189 36 387 73 182 41 182 30 181 52 293 69 Phụ nữ 607 196 85 22 6 35 10 15 4 7 5 40 14 21 10 Tôn giáo 17 17 1 4 1 1 3 Cán bộ tăng cường 92 14 66 11 42 7 41 9 5 2 35 7 5 Trình độ học vấn 2750 701 922 223 189 36 387 73 182 41 182 30 181 52 293 69 Tiểu học 28 19 6 3 1 1 1 1 1 THCS 338 124 86 41 11 6 86 13 25 8 10 3 23 12 21 10 THPT 2384 558 830 179 178 30 300 59 157 33 171 26 158 40 271 59 TĐCM 2198 539 827 175 180 30 323 64 143 30 174 27 162 43 266 64
  • 46. 34 CNKT 163 57 64 16 9 2 25 7 11 4 7 1 12 4 15 4 THCN 646 231 221 63 31 11 61 19 31 8 20 3 39 12 38 18 ĐH,CĐ 1367 245 527 95 133 16 234 38 98 18 144 23 111 27 213 42 Thạc sĩ 22 6 15 1 7 1 3 3 3 Trình độ LLCT 2.31 1 563 869 191 179 33 315 69 143 31 155 34 159 47 268 60 Sơ cấp 385 89 45 8 2 3 1 1 3 3 13 4 Trung cấp 1775 407 701 140 116 17 267 51 118 22 108 21 153 42 248 54 Cử nhân, Cao cấp 151 67 123 43 63 16 46 18 22 8 46 13 3 2 7 2 TĐQL 843 99 319 49 89 8 162 15 75 12 96 9 78 15 145 24 QLNN 449 55 131 24 53 6 72 7 42 6 52 5 30 7 58 9 QLKT 221 33 120 23 19 1 39 5 23 4 31 4 29 7 55 9 Khác 173 11 68 2 17 1 51 3 10 2 13 19 1 32 6 Nguồn:Báocáo số 484-BC/TU, ngày15-7-2019của Ban Thường vụ Tỉnh ủyĐăk Lăk.
  • 47. Qua Bảng 2.3 cho thấy, nhiệm kỳ 2015-2020, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã, phường, thị trấn bầu được 2.750 người, trong đó cán bộ DTTS tham gia cấp ủy là 701 người, chiếm 25,49%; cán bộ DTTS tham gia BTV cấp ủy 223 người, chiếm 24,19%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức bí thư cấp ủy 36 người, chiếm 19,4%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức phó bí thư cấp ủy 73 người, chiếm 18,86%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức chủ tịch HĐND 41 người, chiếm 22,53%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐND 52 người, chiếm 28,73%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức chủ tịch UBND 30 người, chiếm 16,48%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức phó chủ tịch UBND 69 người, chiếm 23,55%. Trong số cán bộ DTTS tham gia cấp ủy cơ sở xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2015-2020 thì trình độ học vấn: Tiểu học chiếm 0,95%; trung học cơ sở chiếm 11,75%; trung học phổ thông chiếm 83,35%. Về trình độ chuyên môn: Cao đẳng, đại học chiếm 50,51%; trung cấp chiếm 23,49% và sơ cấp chiếm 5,93%. Về trình độ LLCT: Cử nhân, cao cấp chiếm 5,49%; trung cấp chiếm 64,55% và sơ cấp chiếm 14%. Như vậy, còn một số cán bộ DTTS cấp xã, phường, thị trấn trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, LLCT vẫn còn thấp so với mặt bằng chung và chưa đảm bảo tiêu chuẩn về chức danh cán bộ ban hành kèm theo Quyết định số 452-QĐ/TU, ngày 09-02-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, quy định tiêu chuẩn chức danh bí thư, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn: “tốt nghiệp trung học phổ thông; chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị: Trung cấp trở lên”[32]. 35
  • 48. 36 Bảng 2. 4: Cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy, BTV, Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện (nhiệm kỳ 2015-2020) Chỉ tiêu Ủy viên BCH Ủy viên BTV Bí thư Phó Bí thư Chủ tịch HĐND Phó Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND Phó Chủ tịch UBND SL DT TS SL DTT S SL DTT S SL DT TS SL DTT S SL DT TS SL DT TS SL DTT S Tổng số 697 125 202 38 18 4 45 11 15 6 29 8 15 3 35 7 Phụ nữ 101 32 16 11 2 1 2 2 2 2 6 1 3 Trình độ CM 695 118 182 42 16 4 42 11 14 6 15 2 27 8 33 7 CNKT 2 2 1 1 THCN 21 10 3 2 1 1 1 1 1 1 1 ĐH,CĐ 606 95 151 30 9 1 33 9 11 5 10 2 24 7 24 5 Thạc sĩ 65 11 26 9 6 3 8 1 1 1 5 2 8 1 Tiến sĩ 1 1 1 1 Trình độ LLCT 697 125 202 37 18 5 4 11 15 6 15 2 29 7 35 7 Sơ cấp 14 2 1 Trung cấp 89 17 2 2
  • 49. 37 Cử nhân, Cao cấp 594 106 199 35 18 5 44 11 15 6 15 2 29 7 35 7 Trình độ QL 397 61 108 18 12 3 26 5 9 3 10 2 17 3 23 3 QLNN 195 35 69 11 9 2 19 4 5 1 8 1 12 2 14 1 QLKT 86 14 26 5 1 4 1 4 2 2 1 2 1 6 1 Khác 116 12 13 2 2 1 3 3 3 1 Nguồn:Báocáo số 484-BC/TU, ngày15-7-2019của Ban Thường vụ Tỉnh ủyĐăk Lăk.
  • 50. 37 Qua Bảng 2.4 cho thấy, nhiệm kỳ 2015-2020, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cấp huyện, thị, thành bầu được 697 người, trong đó cán bộ DTTS tham gia cấp ủy là 125 người, chiếm 17,93%; cán bộ DTTS tham gia BTV cấp ủy 38 người, chiếm 18,81%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức bí thư cấp ủy 04 người, chiếm 22,22%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức phó bí thư cấp ủy 11 người, chiếm 24,44%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức chủ tịch HĐND 06 người, chiếm 40%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐND 08 người, chiếm 27,59%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức chủ tịch UBND 03 người, chiếm 20%; cán bộ DTTS được bầu giữ chức phó chủ tịch UBND 07 người, chiếm 20%. Trong số cán bộ DTTS tham gia cấp ủy, nhiệm kỳ 2015-2020, về trình độ chuyên môn: Sau đại học chiếm 8,8%; đại học, cao đẳng chiếm 76%; trung cấp chiếm 8% và sơ cấp chiếm 1,6%; về trình độ LLCT: Cử nhân, cao cấp chiếm 84,8%; trung cấp chiếm 13,6% và sơ cấp chiếm 1,6%. Bảng 2.5:Côngchức lãnhđạo, quản lýcấp tỉnh, cấp huyện là người DTTS (nhiệm kỳ 2015-2020) Cấp Chức danh Tổng số Cán bộ người DTTS Số lượn g Độ tuổi Chuyên môn LLCT 31 - 35 3 6- 4 0 4 1- 4 5 46 - 50 Trê n 50 Tr un g cấ p Ca o đẳ ng Đạ i họ c Sau đại học Tru ng cấp C N, C C Cấp tỉnh Giám đốc Sở, ngành và TĐ 27 6 1 5 4 2 6 Phó Giám 81 14 1 6 4 3 8 6 12
  • 51. 38 đốc Sở, ngành và TĐ Trưởng phòng và TĐ 325 24 1 4 3 5 11 1 10 13 1 17 Phó Trưởng phòng và TĐ 533 34 2 5 6 10 11 21 13 10 12 Cấp huyện Trưởng phòng và TĐ 242 30 3 4 3 7 13 1 1 27 1 6 24 Phó Trưởng phòng và TĐ 420 64 14 1 9 1 0 9 12 3 2 52 7 15 36 Nguồn: Báo cáo số 484-BC/TU, ngày 15-7-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đăk Lăk. Qua bảng 2.5 cho thấy công chức lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, cấp huyện là người DTTS (nhiệm kỳ 2015-2020), chiếm tỷ lệ tương đối: Giám đốc và tương đương là người DTTS chiếm 22,22%; Phó giám đốc và tương đương là người DTTS chiếm 16,66%. Về trình độ chuyên môn: Sau đại học chiếm 40%; cao đẳng, đại học chiếm 60%; về trình độ LLCT: Cử nhân, cao cấp chiếm 90%. Trưởng phòng cấp tỉnh và tương đương là người DTTS chiếm 7,4%; phó trưởng phòng cấp tỉnh và tương đương là người DTTS chiếm 6,4%. Về trình độ chuyên môn: Sau đại học chiếm 44,8%; đại học chiếm 53,4%; cao đẳng chiếm 1,7%; về trình độ LLCT: Cử nhân, cao cấp chiếm 50%; trung cấp chiếm 18,96%. Trưởng phòng cấp huyện và tương đương là người DTTS chiếm 12,4%; phó trưởng phòng cấp huyện và tương đương là người DTTS chiếm 15,2%. Về trình độ chuyên môn: Sau đại học chiếm 8,5%; đại học chiếm 84%; cao đẳng chiếm 3,19%; trung cấp chiếm 4,25%;về trình độ LLCT: Cử