SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
Download to read offline
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ERTS: Earth Resource Technology Sattellite
FAO: Food and Agriculture Organization
GIS: Geographic Information System
GPS: Global Position System
MLC: Maximum Likelihood Classifier
PC: Máy tính cá nhân
ROI: Region Of Interest
USGS: United States Geological Survey
UTM: Hệ tọa độ chuyển đổi của Mỹ
1 1
DANH MỤC BẢNG
2 2
DANH MỤC HÌNH
3 3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thảm thực vật là một trong những nền tảng của môi trường và tài
nguyên. Thảm thực vật có tầm quan trọng to lớn trong đời sống của con
người. Một mặt, nó cung cấp cho chúng ta các loại nguyên liệu và sản phẩm
khác nhau như: gỗ, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu làm thuốc, cây công
nghiệp, quả và hạt. Mặt khác, nó có vai trò to lớn trong chu trình vật chất tự
nhiên, trong việc bảo vệ con người tránh được các thiên tai xảy ra như: lũ lụt,
gió bão; bảo vệ đất khỏi bị rửa trôi, điều hoà khí hậu và chế độ nước trên mặt
đất. Tuy nhiên, quá trình gia tăng dân số, đô thị hoá quá nhanh đòi hỏi con
người phải khai thác tự nhiên nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu phát triển đó;
điều này đã làm thay đổi nhanh chóng lớp phủ thực vật, ảnh hưởng mạnh mẽ
đến sự đa dạng sinh học. Do vậy, việc theo dõi, quản lý và bảo vệ tài nguyên
sinh vật nói chung và thảm thực vật nói riêng đã và đang được nhiều nước
trên thế giới quan tâm và đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu biến động thảm
thực vật cũng là một trong những công việc quan trọng đó. Qua đó, các nhà
nghiên cứu và quản lí sẽ xác định được các kiểu và đơn vị thảm thực vật phân
bố trong không gian, phục vụ cho công tác đánh giá hiện trạng, diễn biến cũng
như để cho công tác quản lý và bảo tồn thảm thực vật có hiệu quả.
Công nghệ viễn thám ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực từ khí tượng – thủy văn, địa chất, môi trường cho đến
nông – lâm – ngư nghiệp,… trong đó có theo dõi biến động các loại lớp phủ
mặt đất đất với độ chính xác khá cao, từ đó có thể giúp các nhà quản lý có
thêm nguồn tư liệu để giám sát biến động sử dụng đất. Trước yêu cầu đòi hỏi
phải cập nhật thông tin một cách đầy đủ, nhanh chóng và chính xác nhất về
các loại thảm che phủ thực vật, việc sử dụng tư liệu viễn thám kết hợp với
công nghệ GIS để xử lý ảnh và thành lập bản đồ đã trở thành một phương
pháp có ý nghĩa thực tiễn và mang tính khoa học cao. Hơn nữa; ảnh viễn thám
4 4
Landsat với những ưu điểm như: chi phí rẻ, khả năng cập nhập thông tin dễ
dàng, nhanh chóng, chính xác, diện tích vùng phủ rộng, tính chất đa thời kỳ
của tư liệu, tính chất phong phú của thông tin đa phổ, có thể chụp ảnh những
khu vực mà việc đi lại rất khó khăn như đầm lầy đã giúp việc nghiên cứu biến
động thảm che phủ đạt hiệu quả cao hơn.
Huyện Giao Thủy là một huyện ven biển thuộc tỉnh Nam Định, có đồng
bằng và vùng tiếp giáp biển với bờ biển dài hơn 30km, do đó có tiềm năng
phát triển một nền kinh tế tổng hợp nông nghiệp - lâm nghiệp - du lịch, đặc
biệt có vườn quốc gia Xuân Thủy có vai trò quan trọng trong việc phòng
chống thiên tai, gió bão, thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng và là lá
chắn an toàn để bảo vệ hệ thống đê biển, góp phần ổn định cuộc sống cho
nhân dân. Trong thời gian gần đây, do sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội,
quá trình chuyển đổi sử dụng đất diễn ra rất nhanh trên địa bàn huyện dẫn tới
những thay đổi của thảm thực vật. Vì vậy, để bảo vệ tài nguyên đất đai một
cách có hiệu quả việc giám sát sự biến động của thảm thực vật cũng là một
nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho huyện.
Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Sử dụng ảnh viễn thám Landsat nghiên cứu biến động thảm che phủ thực
vật tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”.
2. Mục đích
Mục tiêu của đề tài là thành lập bản đồ thảm thực vật huyện Giao Thủy
với tỷ lệ 1: 30.000 bằng công cụ viễn thám và GIS, có độ chính xác cao.
Phân tích biến động thảm thực vật, nguyên nhân của sự biến động thảm
thực vật tại địa phương.
3. Yêu cầu
- Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu thực địa có tính đại diện cho các loại thảm
thực vật tại khu vực nghiên cứu.
- Thu thập được bộ ảnh vệ tinh vào thời điểm thích hợp, có chất lượng cao.
5 5
- Ảnh giải đoán ảnh vệ tinh và đánh giá độ chính xác theo phương pháp phổ
dụng.
- Sản phẩm sau giải đoán được chuyển thành cơ sở dữ liệu GIS chuẩn.
6 6
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nghiên cứu thảm thực vật
1.1.1. Khái niệm
Lớp phủ mặt đất (Lớp thực phủ - Land cover):
Lớp phủ mặt đất là lớp phủ vật chất quan sát được khi nhìn từ mặt đất
hoặc thông qua vệ tinh viễn thám, bao gồm thực vật (mọc tự nhiên hoặc tự
trồng cấy) và các cơ sở xây dựng của con người (nhà cửa, đường sá,…) bao
phủ bề mặt đất. Nước, băng, đá lộ hay các dải cát cũng được coi là lớp phủ
mặt đất. (The FAO AFRICOVER Progamme, 1998).
Lớp phủ thực vật che phủ trên bề mặt phản ánh hiện trạng về tài nguyên
thực vật và các nguồn tài nguyên sinh vật khác cùng tồn tại trong đó. Đặc
điểm tự nhiên của một vùng có thể được thể hiện qua chính lớp thảm thực vật
và chính lớp thảm thực vật phản ánh trở lại một phần nào đó tính chất, đặc
điểm tự nhiên của vùng đó do các mối quan hệ và tương tác của các yếu tố tự
nhiên với lớp thảm thực vật.
Thảm thực vật rừng là một trong những nền tảng của môi trường và tài
nguyên rừng. Thảm thực vật rừng còn được coi là lớp thông tin phản ánh tính
đa dạng sinh học cho một vùng, một địa phương. Lớp phủ rừng giữ vai trò
bảo vệ đất (chống sạc lở), bảo vệ nguồn nước. Hiện nay, do nạn chặt phá và
khai thác rừng một cách bừa bãi, diện tích rừng đã giảm một cách nghiêm
trọng. Kéo theo đó là lũ lụt, hạn hán các hiện tượng thời tiết cực đoan. Trong
giai đoạn hiện nay, việc phát triển bền vững phải gắn liền với quản lý, khai
thác, và bảo vệ rừng một cách hợp lý. Vì vậy việc quản lý lớp phủ rừng là một
yêu cầu cấp thiết và quan trọng. Yêu cầu phải có biện pháp và chính sách
quản lý, sử dụng một cách hợp lý.
Thảm thực vật cây trồng nông nghiệp có vai trò cung cấp lương thực cho
con người và bảo vệ môi trường, giảm thiểu sạc lở, xói mòn và rửa trôi đất.
7 7
1.1.2. Phân loại lớp phủ mặt đất
Sokal (1974) đã định nghĩa phân loại là việc sắp xếp các đối tượng theo
các nhóm hoặc các tập hợp khác nhau dựa trên mối quan hệ giữa chúng. Một
hệ thống phân loại miêu tả tên của các lớp và tiêu chuẩn phân biệt chúng.
Các hệ thống phân loại có hai định dạng cơ bản, đó là phân cấp và
không phân cấp. Một hệ thống phân cấp thường linh hoạt hơn và có khả năng
kết hợp nhiều lớp thông tin, bắt đầu từ các lớp ở quy mô lớn rồi phân chia
thành các phụ lớp cấp thấp hơn nhưng thông tin chi tiết hơn. (The FAO
AFRICOVER Progamme, 1998)
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài đã sử dụng hệ thống phân loại
phân cấp, có tham khảo theo hệ thống phân loại của FAO (Gregorio, 2000;
FAO, 2013), được tổng hợp có chọn lọc phù hợp với điều kiệu thực tiễn ở
Việt Nam của Nguyễn Ngọc Thạch (2005).
8 8
Bảng 1.1: Hệ thống phân loại lớp phủ mặt đất để sử dụng
với dữ liệu viễn thám
Cấp 1 Cấp 2
1 Đô thị hoặc
thành phố
11 Khu dân cư
12 Khu thương mại và dịch vụ
13 Nhà máy công nghiệp
14 Giao thông
15 Công trình công cộng
16 Công trình phúc lợi
17 Khu giải trí thể thao
18 Khu hỗn hợp
19 Đất trống và các đất khác
2 Lúa - hoa màu
21 Mùa màng và đồng cỏ
22 Cây ăn quả
23 Chuồng trại gia súc
24 Nông nghiệp khác
3 Đất bỏ hoang
31 Đất đồng cỏ
32 Đất cây bụi
33 Đất hỗn tạp
4 Đất rừng
41 Rừng thường xanh
42 Rừng rụng lá
43 Rừng hỗn giao
44 Rừng chặt trụi cây
45 Vùng rừng bị cháy
5 Mặt nước
51 Suối và kênh
52 Hồ và hố nước
53 Bồn thu nước
54 Vịnh và cửa sông
55 Nước biển
6 Đất ướt
61 Đất ướt có thực vật tạo rừng
62 Đất ướt có thực vật không tạo rừng
63 Đất ướt không có thực vật
7 Đất hoang
71 Hồ bị khô
72 Bãi biển
9 9
(Nguyễn Ngọc Thạch, 2005)
1.2. Công nghệ viễn thám và GIS
1.2.1. Cơ sở viễn thám
Theo Giáo trình Viễn thám (2011), NXB Nông nghiệp, Hà Nội - PGS.TS
Nguyễn Khắc Thời (Chủ biên): “Viễn thám là một khoa học và nghệ thuật để
thu nhận thông tin về một đối tượng, một khu vực hoặc một hiện tượng thông
qua việc phân tích tư liệu thu nhận được bằng các phương tiện mà không cần
tiếp xúc trực tiếp với đối tượng”.
Sóng điện từ được phản xạ hoặc bức xạ từ vật thể là những nguồn tư liệu
chính trong viễn thám.
Các thiết bị dùng để thu nhận sóng điện từ bộ cảm được gọi là vật mang
(platform). Máy bay và vệ tinh là những vật mang thông dụng trong kỹ thuật
viễn.
Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý thu nhận hình ảnh của viễn thám
Tín hiệu điện từ thu nhận từ đối tượng nghiên cứu mang theo các thông
tin về đối tượng. Các thiết bị viễn thám thu nhận, xử lý các thông tin này, từ
các thông tin phổ nhận biết, xác định được các đối tượng.
10 10
Hình 1.2: Các giải sóng chủ yếu sử dụng trong viễn thám
Ở những vùng còn lại trong giải sóng điện từ được sử dụng trong viễn
thám, bức xạ sẽ truyền tới được bộ cảm. Do ảnh hưởng của các vật chất có
trong khí quyển như hơi nước, khí CO2, son khí (aerosol) mà độ truyền dẫn
sóng điện từ của khí quyển bị giảm thiểu ở nhiều bước sóng. Tại những vùng
đó bộ cảm trên vệ tinh sẽ không nhận được bức xạ từ bề mặt Trái Đất đồng
nghĩa với việc bộ cảm trên vệ tinh sẽ không nhận được thông tin.
Các tư liệu viễn thám được ghi nhận bởi vệ tinh trong dải sóng nhìn thấy
và giải cận hồng ngoại hoặc hồng ngoại nhiệt các bức xạ được ghi nhận thông
qua các xung phát ra từ một diện tích nhất định, tuỳ thuộc vào độ phân giải
không gian của bộ cảm. Các xung này được tách thành các bước sóng thiết kế
sẵn cho bộ cảm và tạo ra các dữ liệu đa phổ từ bề mặt này. Tất cả các vật thể
đều phản xạ, hấp thụ, phân tách và bức xạ sóng điện bằng các cách thức khác
nhau và các đặc trưng này thường được gọi là đặc trưng phổ. Đặc trưng này
sẽ được phân tích theo nhiều cách khác nhau để nhận dạng ra đối tượng trên
bề mặt đất. Kể cả đối với giải đoán bằng mắt thì việc hiểu biết về đặc trưng
phổ của các đối tượng sẽ cho phép giải thích được mối quan hệ giữa đặc trưng
phổ và sắc, tông mầu trên ảnh tổ hợp mầu để giải đoán đối tượng.
Đối với các tư liệu viễn thám được ghi nhận bởi vệ tinh trong dải sóng
nhìn thấy và dải cận hồng ngoại hoặc hồng ngoại nhiệt, các bức xạ được ghi
11 11
nhận thông qua các xung phát ra từ một diện tích nhất định, tuỳ thuộc vào độ
phân giải không gian của bộ cảm.
Dải phổ sử dụng trong viễn thám bắt đầu từ vùng cực tím (0,3 - 0,4 μm),
sóng ánh sáng (0,4 - 0,7 μm), dải sóng ngắn và hồng ngoại nhiệt. Các bước
sóng ngắn gần đây được sử dụng trong phân loại thạch học. Sóng hồng ngoại
nhiệt được sử dụng trong đo nhiệt, sóng micro mét được sử dụng trong kỹ
thuật Rada.
1.2.2. Tổng quan về GIS:
1.2.2.1. Định nghĩa
GIS là từ viết tắt của thuật ngữ Geographic Information System.
Cùng với sự hình thành và phát triển của GIS, có nhiều định nghĩa khác
nhau được đưa ra. Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu:
- Theo tập đoàn ESRI nghiên cứu và phát triển các phần mềm GIS nổi
tiếng, GIS là một tập hợp có tổ chức, bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm
máy tính, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt,
lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích và hiển thị tất cả các dạng thông tin
liên quan đến vị trí địa lý.
- Theo GS. Shunji Murai, người đã có hơn 40 năm làm việc trong lĩnh
vực viễn thám và GIS, GIS là một hệ thống thông tin được sử dụng để nhập,
lưu trữ, truy vấn, thao tác, phân tích và xuất ra các dữ liệu có tham chiếu địa
lý hoặc dữ liệu địa không gian; hỗ trợ ra quyết định trong việc quy hoạch và
quản lý về sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông, các
tiện ích đô thị và nhiều lĩnh vực quản lý khác.
- Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Yên Giang (2011), Bài giảng Hệ thống
thông tin địa lý, Đại học Mỏ địa chất: "GIS là một hệ thống thông tin có khả
năng xây dựng, cập nhật, lưu trữ, truy vấn, xử lý, phân tích và xuất ra các dữ
liệu có liên quan tới vị trí địa lý, nhằm hỗ trợ ra quyết định trong các công
tác quy hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường".
12 12
Từ định nghĩa, chúng ta thấy được GIS có 4 chức năng cơ bản:
- Thu thập dữ liệu: dữ liệu sử dụng trong GIS đến từ nhiều nguồn khác
nhau và GIS cung cấp công cụ để tích hợp dữ liệu thành một định dạng chung
để so sánh và phân tích.
- Quản lý dữ liệu: sau khi dữ liệu được thu thập và tích hợp, GIS cung
cấp các chức năng lưu trữ và duy trì dữ liệu.
- Phân tích không gian: là chức năng quan trọng nhất của GIS nó cung
cấp các chức năng như nội suy không gian, tạo vùng đệm, chồng lớp.
- Hiển thị kết quả: GIS có nhiều cách hiển thị thông tin khác nhau.
Phương pháp truyền thống bằng bảng biểu và đồ thị được bổ sung với bản đồ
và ảnh ba chiều. Hiển thị trực quan là một trong những khả năng đáng chú ý
nhất của GIS, cho phép người sử dụng tương tác hữu hiệu với dữ liệu.
(Nguyễn Kim Lợi và CS, 2009).
1.2.2.2. Các thành phần cơ bản của GIS
Hệ thống phần cứng, phần mềm
Hệ thống phần cứng:
Về cơ bản, hệ thống phần cứng được chia ra:
Bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU): có thể coi các máy
tính cá nhân PC (Personal Computer) là bộ phận này. Chúng chịu trách nhiệm
thao tác, xử lý với cơ sở dữ liệu. Tùy thuộc vào quy mô, phạm vi ứng dụng
của hệ GIS cũng như mức độ đầu tư cho hệ thống, các máy tính được sử dụng
có thể là đơn lẻ hay gồm nhiều máy tính được nối với nhau qua mạng (ví dụ,
nối bằng mạng LAN).
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu : các đĩa CD, đĩa DVD, các ổ cứng,
…v.v
Các thiết bị ngoại vi (Peripherals):
13 13
+ Các thiết bị đầu vào (Input): sử dụng để đưa dữ liệu vào cơ sở dữ liệu.
Chúng có thể là: các ổ đọc dữ liệu, bàn số hóa dùng để tạo dữ liệu vector, máy
quét ảnh dùng để tạo dữ liệu raster, các thiết bị thu nhận thông tin điện tử, …
+ Các thiết bị đầu ra (Output): sử dụng để hiển thị, trình bày và đưa ra
các kết quả xử lý dữ liệu. Ngoài các màn hình máy tính luôn đi cùng với các
PC, ở đây chúng tôi muốn nói đến các thiết bị như: các máy in, các máy vẽ,
các ổ ghi CD, các ổ ghi DVD, …v.v.
Dưới đây là sơ đồ tổng quát của hệ thống phần cứng của GIS:
Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống phần cứng của hệ GIS
(Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Yên Giang, 2011)
Hệ thống phần mềm:
Hiện nay có nhiều phần mềm GIS có sẵn trên thị trường. Các phần mềm
GIS thường có khả năng tổ chức cơ sở dữ liệu và làm việc với cả dữ liệu
không gian và dữ liệu thuộc tính. Chúng tôi liệt kê một số phần mềm GIS tiêu
biểu như sau: ENVI, Arc GIS (Arc/Info, ArcView); GeoMedia, MGE;
MapInfo, IDRISI, GRASS GIS, ER Mapper, ILWIS …v.v.
Các phần mềm sử dụng trong lĩnh vực GIS cần có ít nhất một trong các
chức năng sau:
- Có khả năng thu thập và cập nhật dữ liệu (cả dữ liệu không gian và dữ
liệu thuộc tính) từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, có các chức năng cho phép
liên kết dữ liệu không gian với dữ liệu thuộc tính.
14 14
- Phân tích không gian: phân tích dữ liệu vector, xây dựng topology, tạo
vùng đệm, chồng xếp các lớp dữ liệu không gian, phân tích mạng lưới (tìm
đường đi, …).
- Quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ và tích hợp cơ sở dữ liệu cho việc trao
đổi dữ liệu qua mạng.
- Xây dựng các mô hình số địa hình: chồng xếp các lớp, tạo vùng đệm,
chuyển đổi raster - vector, tạo các mô hình số độ cao, phân tích hệ thống thủy
hệ, tạo bóng, …
- Các chức năng xử lý ảnh: nâng cao chất lượng ảnh, xử lý màu, phân
loại ảnh, phân tích / đo đạc ảnh, chuyển đổi ảnh …
- Hỗ trợ các phép toán học bản đồ như: phép chiếu bản đồ, biểu diễn đồ
họa, tạo ra các bản đồ, chuyển đổi raster - vector, …
Cơ sở dữ liệu
Chi phí để xây dựng cơ sở dữ liệu chiếm khoảng 70% (có tác giả cho
rằng tới 80% - GS. Shunji Murai) giá thành toàn hệ GIS.
Cơ sở dữ liệu của hệ GIS là tập hợp tất cả các số liệu có dạng: bản đồ số
(Digital Map), dạng ký tự (Text), dạng ảnh (Raster); được lưu trữ, xử lý và quản
lý bởi các phần mềm GIS. Nó là tập hợp của các dữ liệu đồ họa và phi đồ họa,
thể hiện sự trừu tượng hóa các đối tượng tự nhiên và mối liên hệ giữa chúng,
được tổ chức và lưu trữ theo một khuôn dạng dữ liệu nào đó của hệ thống.
Cơ sở dữ liệu, khi đã được xây dựng, cho phép người sử dụng có thể truy
vấn, phân tích nó. Kết quả được lấy ra dưới dạng các tệp văn bản, các biểu đồ
phân tích, các bản đồ số, các ảnh số, … phục vụ cho các mục đích nghiên cứu
hay quản lý khác nhau.
Cơ sở dữ liệu trong GIS phải luôn được cập nhật theo thời gian: cơ sở dữ
liệu đa thời gian.
Con người
Là những tập thể, cá nhân trực tiếp thiết kế, xây dựng và vận hành hệ
GIS. Chi phí cho việc đào tạo cán bộ, thuê chuyên gia … chiếm khoảng 10%
chi phí xây dựng toàn hệ thống.
15 15
Rõ ràng, một hệ GIS có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu
tố con người.
1.2.3. Giới thiệu vệ tinh Landsat
Vào năm 1967, tổ chức hàng không và vệ tinh quốc gia (NASA) được
sự hỗ trợ của Bộ nội vụ Mỹ đã tiến hành chương trình nghiên cứu thăm dò tài
nguyên trái đất ERTS (ERTS - Earth Resources Technology Satellite: Vệ tinh
kỹ thuật thăm dò tài nguyên trái đất). Vệ tinh ERTS-1 được phóng vào ngày
23/6/1972. Sau đó NASA đổi tên chương trình ERTS thành Landsat, ERTS
-1 được đổi tên thành Landsat 1. Vệ tinh Landsat bay qua xích đạo lúc 9h39
phút sáng. Cho đến nay, NASA đã phóng được 8 vệ tinh trong hệ thống
Landsat.
Trong nội dung đề tài đã sử dụng các ảnh ETM+ của vệ tinh Landsat 7,8
các năm 2001 và 2015 để làm tư liệu chính phục vụ cho việc nghiên cứu và
giải đoán.
Bảng 1.2: Đặc trưng bộ cảm của ảnh vệ tinh Landsat 7 và Landsat 8
Vệ tinh Kênh Bước sóng
(micrometers)
Độ phân giải
(meters)
Landsat 7
Band 1 0.45 - 0.52 30
Band 2 0.52 - 0.60 30
Band 3 0.63 - 0.69 30
Band 4 0.77 - 0.90 30
Band 5 1.55 - 1.75 30
Band 6 10.40 - 12.50 60
Band 7 2.09 - 2.35 30
Band 8 0.52 - 0.90 15
Landsat 8
Band 1 0.433 - 0.453 30
Band 2 0.450 - 0.515 30
Band 3 0.525 - 0.600 30
Band 4 0.630 - 0.680 30
Band 5 0.845 - 0.885 30
Band 6 1.560 - 1.660 30
Band 7 2.100 - 2.300 30
Band 8 0.500 - 0.680 15
Band 9 1.360 - 1.390 30
Band 10 10.3 -11.3 100
16 16
Band 11 11.5 - 12.5 100
(Theo Cơ quan Đo đạc địa chất Mỹ USGS)
Bảng 1.3: Ứng dụng chính của ảnh Landsat
Kênh phổ Bước sóng Ứng dụng
Xanh lam 0,45µm-0,52µm Ứng dụng nghiên cứu đường bờ, phân biệt
thực vật và đất, lập bản đồ về rừng và xác định
các đối tượng khác.
Xanh lục 0,52µm-0,60µm Được dùng để đo phản xạ cực đại phổ lục của
thực vật, xác định trạng thái thực vật, xác định
các đối tượng khác.
Đỏ 0,63µm-0,69µm Dùng xác định vùng hấp phụ chlorophyll giúp
phân loại thực vật, xác định các đối tượng
khác.
Cận hồng
ngoại
0,76µm-0,90µm Dùng xác định các kiểu thực vật, trạng thái và
sinh khối, độ ẩm của đất.
Hồng
ngoại
song ngắn
1,55µm-1,75µm
2,08µm-2,35µm
Được sử dụng để xác định độ ẩm của đất và
đất, nghiên cứu về đá khoáng, tách tuyết và
mây.
Hồng
ngoại
nhiệt
10,4µm-12,5µm Được dùng để xác định thời điểm thực vật bị
sốc, độ ẩm của đất và thành lập bản đồ nhiệt.
Kênh toàn
sắc
0,52µm -0,9µm Với độ phân giải thấp và giải phổ liên tục, ảnh
của kênh này được sử dụng để chồng ghép với
các kênh ảnh khác, từ đó đo vẽ chính xác các
đối tượng.
(Theo Climategis)
1.2.4. Kĩ thuật xử lí ảnh viễn thám
1.2.4.1. Hiệu chỉnh hình học ảnh
17 17
Méo hình hình học là sai lệch vị trí giữa tọa độ ảnh thực tế đo được và
tọa độ ảnh lý tưởng thu được từ bộ cảm có thiết kế hình học lý tưởng và trong
các điều kiện thu nhận lý tưởng. Méo hình hình học gồm méo hình nội sai và
méo hình ngoại sai. Méo hình nội sai sinh ra do tính chất hình học của bộ cảm
và méo hình ngoại sai gây ra do vị trí của vật mang và hình dáng của vật thể.
Để đưa các tọa độ ảnh thực tế về tọa độ ảnh lý tưởng phải hiệu chỉnh hình
học. Bản chất của hiệu chỉnh hình học là xây dựng được mối tương quan giữa
hệ tọa độ ảnh đo và hệ tọa độ qui chiếu chuẩn. Hệ tọa độ qui chiếu chuẩn có
thể là hệ tọa độ mặt đất (hệ tọa độ vuông góc hoặc hệ tọa độ địa lý) hoặc hệ
tọa độ ảnh khác.
Các trình tự cơ bản của hiệu chỉnh hình học bao gồm :
Chọn lựa phương pháp
Phương pháp được chọn lựa phải dựa trên bản chất méo hình của tư
liệu nghiên cứu và số lượng điểm khống chế có thể được.
Xác định các tham số hiệu chỉnh
Việc xác định các tham số hiệu chỉnh thông thường dựa trên việc thiết
lập các mô hình toán học và các hệ số của mô hình này được tính theo phương
pháp bình sai trên cơ sở các điểm đã biết tọa độ ảnh và tọa độ các điểm kiểm
tra.
1.2.4.2. Tăng cường chất lượng ảnh và tổ hợp màu
Những phép tăng cường chất lượng ảnh thường được sử dụng là biến
đổi cấp độ xám, biến đổi histogram, tổ hợp màu.
Biến đổi cấp độ xám
Biến đổi cấp độ xám là một kỹ thuật tăng cường chất lượng ảnh đơn
giản nhằm biến đổi khoảng giá trị cấp độ xám mà thiết bị hiển thị có khả năng
thể hiện được. Bằng cách biến đổi này hình ảnh trông sẽ rõ hơn. Có thể thực
hiện phép biến đổi này dựa theo quan hệ y = f(x). Trong đó y là giá trị cấp độ
xám sau biến đổi và x là giá trị cấp độ xám nguyên thuỷ. Hàm số f có thể là
18 18
tuyến tính hoặc phi tuyến tính. Thường người ta sử dụng phép biến đổi tuyến
tính và phép biến đổi dựa vào giá trị trung bình.
Tổ hợp màu
Một bức ảnh mầu có thể được tổ hợp trên cơ sở gán 3 kênh phổ nào đó
cho 3 mầu cơ bản. Có hai phương pháp trộn mầu đó là cộng mầu và trừ mầu.
Nếu ta chia toàn bộ dải sóng nhìn thấy thành 3 vùng cơ bản là đỏ, lục, chàm
và sau đó lại dùng ánh sáng trắng chiếu qua kính lọc đỏ, lục, chàm tương ứng
ta thấy hầu hết các mầu tự nhiên đều được khôi phục lại. Phương pháp tổ hợp
mầu đó được gọi là phương pháp tổ hợp mầu tự nhiên. Trong viễn thám, các
kênh phổ không được chia đều trong dải sóng nhìn thấy nên không thể tái tạo
lại được các mầu tự nhiên mặc dù cũng sử dụng 3 mầu cơ bản đỏ, lục, chàm.
Tổ hợp mầu như vậy được gọi là tổ hợp mầu giả. Tổ hợp mầu giả thông dụng
nhất trong viễn thám là tổ hợp mầu giả khi gán mầu đỏ cho kênh hồng ngoại,
mầu lục cho kênh đỏ và mầu chàm cho kênh lục. Trên tổ hợp mầu này các đối
tượng được thể hiện theo các gam mầu chuẩn như thực vật có mầu đỏ. Với
các mức độ khác nhau của màu đỏ thể hiện mức độ dày đặc của thảm thực
vật. Tổ hợp mầu chỉ thực hiện được trong trường hợp có 3 kênh phổ trở lên.
Trong trường hợp chỉ có một kênh phổ, để có thể thể hiện được trong không
gian màu người ta sử dụng phương pháp hiện màu giả, trong phương pháp
này ứng với một khoảng cấp độ xám nhất định sẽ được gán một màu nào đó.
Cách gán mầu như vậy không có qui luật nào cả và hoàn toàn phụ thuộc vào
người thiết kế. Thông thường cách này hay được sử dụng cho ảnh sau phân
loại, ảnh chỉ số thực vật, ảnh nhiệt.
1.2.4.3. Giải đoán ảnh viễn thám
Giải đoán ảnh bằng mắt:
19 19
Đoán đọc điều vẽ ảnh bằng mắt có thể áp dụng trong mọi điều kiện
trang thiết bị. Đoán đọc điều vẽ bằng mắt là việc sử dụng mắt người cùng với
các dụng cụ quang học như kính lúp, kính lập thể, máy tổng hợp mầu để xác
định các đối tượng. Cơ sở để đoán đọc điều vẽ bằng mắt là các chuẩn đoán
đọc điều vẽ và mẫu đoán đọc điều vẽ.
a. Các chuẩn đoán đọc điều vẽ ảnh vệ tinh và mẫu đoán đọc điều vẽ
Nhìn chung có thể chia các chuẩn đoán đọc điều vẽ thành 8 nhóm chính sau:
Chuẩn kích thước
Cần phải chọn một tỷ lệ ảnh phù hợp để đoán đọc điều vẽ. Kích thước
của đối tượng có thể xác định nếu lấy kích thước đo được trên ảnh nhân với
mẫu số tỷ lệ ảnh.
Chuẩn hình dạng
Hình dạng có ý nghĩa quan trọng trong đoán đọc ảnh. Hình dạng đặc
trưng cho mỗi đối tượng khi nhìn từ trên cao xuống và được coi là chuẩn đoán
đọc quan trọng.
Chuẩn bóng
Bóng của vật thể dễ dàng nhận thấy khi nguồn sáng không nằm chính
xác ở đỉnh đầu hoặc trường hợp chụp ảnh xiên. Dựa vào bóng của vật thể có
thể xác định được chiều cao của nó.
Chuẩn độ đen
Độ đen trên ảnh đen trắng biến thiên từ trắng đến đen. Mỗi vật thể được
thể hiện bằng một cấp độ sáng nhất định tỷ lệ với cường độ phản xạ ánh sáng
của nó. Ví dụ cát khô phản xạ rất mạnh ánh sáng nên bao giờ cũng có mầu
trắng, trong khi đó cát ướt do độ phản xạ kém hơn nên có mầu tối hơn trên
ảnh đen trắng. Trên ảnh hồng ngoại đen trắng do cây lá nhọn phản xạ mạnh
tia hồng ngoại nên chúng có mầu trắng và nước lại hấp thụ hầu hết bức xạ
trong dải sóng này nên bao giờ cũng có mầu đen.
Chuẩn mầu sắc
20 20
Mầu sắc là một chuẩn rất tốt trong việc xác định các đối tượng. Ví dụ
các kiểu loài thực vật có thể được phát hiện dễ dàng ngay cả cho những người
không có nhiều kinh nghiệm trong đoán đọc điều vẽ ảnh khi sử dụng ảnh
hồng ngoại mầu. Các đối tượng khác nhau cho các tông mầu khác nhau đặc
biệt khi sử dụng ảnh đa phổ tổng hợp mầu.
Chuẩn cấu trúc
Cấu trúc là một tập hợp của nhiều hình mẫu nhỏ. Ví dụ một bãi cỏ
không bị lẫn các loài cây khác cho một cấu trúc mịn trên ảnh, ngược lại rừng
hỗn giao cho một cấu trúc sần sùi.
Đương nhiên điều này còn phụ thuộc vào tỷ lệ ảnh được sử dụng.
Chuẩn phân bố
Chuẩn phân bố là một tập hợp của nhiều hình dạng nhỏ phân bố theo
một quy luật nhất định trên toàn ảnh và trong mối quan hệ với đối tượng cần
nghiên cứu. Ví dụ hình ảnh của các dãy nhà, hình ảnh của ruộng lúa nước, các
đồi trồng chè... tạo ra những hình mẫu đặc trưng riêng cho các đối tượng đó.
Chuẩn mối quan hệ tương hỗ
Một tổng thể các chuẩn đoán đọc điều vẽ, môi trường xung quanh hoặc
mối liên quan của đối tượng nghiên cứu với các đối tượng khác cung cấp một
thông tin đoán đọc điều vẽ quan trọng.
Nhằm trợ giúp cho công tác đoán đọc điều vẽ người ta thành lập các
mẫu đoán đọc điều vẽ cho các đối tượng khác nhau. Mẫu đoán đọc điều vẽ là
tập hợp các chuẩn dùng để đoán đọc điều vẽ một đối tượng nhất định. Kết quả
đoán đọc điều vẽ phụ thuộc vào mẫu đoán đọc điều vẽ. Mục đích của việc sử
dụng mẫu đoán đọc điều vẽ là làm chuẩn hóa kết quả đoán đọc điều vẽ của
nhiều người khác nhau. Thông thường mẫu đoán đọc điều vẽ do những người
có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết thành lập dựa trên những vùng nghiên cứu
thử nghiệm đã được điều tra kỹ lưỡng. Tất cả 8 chuẩn đoán đọc điều vẽ cùng
với các thông tin về thời gian chụp, mùa chụp, tỷ lệ ảnh đều phải đưa vào mẫu
21 21
đoán đọc điều vẽ. Một bộ mẫu đoán đọc điều vẽ bao gồm không chỉ phần ảnh
mà còn mô tả bằng lời nữa.
b. Ảnh tổng hợp mầu
Tư liệu ảnh vệ tinh dùng để giải đoán bằng mắt tốt nhất là các ảnh tổng
hợp mầu.
Đặc điểm cơ bản của ảnh tổng hợp mầu là sự mã hóa bằng mầu sắc các
khác biệt về phổ của các đối tượng. Ở đây chuẩn đoán đọc điều vẽ chính là độ
tương phản mầu được nhấn mạnh nhờ sự lựa chọn một cách có ý thức phương
án tổng hợp mầu. Trong trường hợp tư liệu gốc thoả mãn các điều kiện kỹ
thuật nếu sử dụng phương án tổng hợp mầu chuẩn và điều kiện xử lý hóa ảnh
chặt chẽ thì mầu là một chuẩn đoán đọc điều vẽ tương đối ổn định.
Nhờ khả năng phân biệt cao của mầu sắc mà nó có thể truyền đạt các
khác biệt về phổ của đối tượng, ảnh tổng hợp mầu có tính trực quan sinh động
hơn ảnh phổ trắng đen.
Đối với ảnh phổ chụp ở vùng hồng ngoại, ảnh tổng hợp mầu cho ta bức
tranh mầu giả không có thực trong tự nhiên.
Về mầu sắc, ảnh tổng hợp mầu so với ảnh mầu vệ tinh chụp trên phim
mầu 3 lớp có nhiều mầu sắc hơn với độ tương phản mầu cao hơn. So với ảnh
phổ thì ảnh tổng hợp mầu cũng có nhiều mầu sắc hơn và độ tương phản cao
hơn, nhưng lực phân giải lại kém hơn ảnh phổ mầu. Khả năng đoán đọc điều
vẽ các đối tượng trên ảnh tổng hợp mầu phụ thuộc vào phương án lựa chọn
mầu. Việc lựa chọn các phương án tổng hợp mầu phụ thuộc vào nhiệm vụ
đoán đọc điều vẽ, khả năng ứng dụng của ảnh tổng hợp mầu để đoán đọc điều
vẽ các đối tượng cụ thể.
Lựa chọn kênh phổ để tổng hợp mầu là một công việc quan trọng quyết
định chất lượng thông tin của kết quả tổng hợp mầu. Việc lựa chọn kênh phổ
được xác định trên cơ sở như sau:
- Đặc tính phản xạ phổ của các đối tượng cần đoán đọc điều vẽ.
22 22
- Nhiệm vụ đoán đọc điều vẽ.
- Yêu cầu đối với lực phân giải.
- Đặc điểm của vùng cần tổng hợp mầu...
Giải đoán ảnh theo phương pháp số:
Mục đích tổng quát của phân loại đa phổ là tự động phân loại tất cả các
pixel trong ảnh thành các lớp phủ đối tượng. Thông thường người ta sử dụng
các dữ liệu đa phổ để phân loại và tất nhiên, mẫu phổ trong cơ sở dữ liệu đối
với mỗi pixel sẽ được dùng làm cơ sở để phân loại. Có nghĩa là, các kiểu đặc
trưng khác nhau biểu thị các tổ hợp giá trị số dựa trên sự bức xạ phổ và đặc
trưng bức xạ vốn có của chúng. Vì vậy một "mẫu phổ" không nói đến tính
chất hình học mà đúng hơn, thuật ngữ "phổ" ở đây nói đến một tập hợp giá trị
đo bức xạ thu được trong các kênh phổ khác nhau đối với mỗi pixel. Việc
nhận biết mẫu phổ đề cập đến một số phương pháp phân loại có sử dụng
thông tin phổ trên các pixel làm cơ sở để tự động phân loại các lớp đối tượng.
Nhận biết mẫu phổ theo không gian bao gồm phân loại pixel hình ảnh
dựa trên cơ sở quan hệ không gian của chúng với các pixel bao quanh. Việc
phân loại không gian có thể xem xét những khía cạnh như cấu trúc của hình
ảnh tính chất gần gũi của pixel, kích thước nét, hình ảnh, tính định hướng,
tính lặp lại và bối cảnh cụ thể. Những dạng phân loại này có mục đích là tái
tạo loại hình tổng hợp theo không gian do người giải đoán tiến hành trong quá
trình đoán đọc ảnh bằng mắt. Do đó phương thức nhận biết mẫu theo không
gian có xu hướng phức tạp hơn và đòi hỏi đi sâu vào tính toán hơn.
Nhận biết mẫu theo thời gian sử dụng thời gian như một công cụ trợ
giúp trong việc nhận dạng các đặc trưng. Trong việc khảo sát các cây trồng
nông nghiệp chẳng hạn, những thay đổi khác biệt về phổ và không gian trong
một vụ canh tác có thể cho phép phân biệt trên các hình ảnh đa thời gian
nhưng không thể phân biệt được nếu chỉ cho một dữ liệu mà thôi. Chẳng hạn,
một ruộng lúa nương có thể không thể phân biệt được với đất hoang nếu vừa
23 23
mới gieo xong ở mùa đông và về phương diện phổ nó sẽ tương tự như bãi đất
hoang ở mùa xuân. Tuy nhiên nếu được phân tích từ hai dữ liệu thì ruộng lúa
nương nhận biết được, bởi vì không có lớp phủ nào khác để hoang về cuối
đông và có màu xanh lục ở cuối mùa xuân.
Với việc khôi phục lại hình ảnh và các kỹ thuật tăng cường, việc phân
loại hình ảnh có thể sử dụng kết hợp theo kiểu lai tạo. Do vậy, không có một
cách "đúng đắn" đơn lẻ nào có thể áp dụng cho việc phân loại hình ảnh. Việc
áp dụng phương pháp phân loại này hay phương pháp phân loại khác phụ
thuộc vào tính chất của dữ liệu đang phân tích và vào khả năng tính toán.
Có hai phương pháp phân loại đa phổ, đó là phương pháp phân loại có
kiểm định và phương pháp phân loại không kiểm định.
Trong phương pháp phân loại có kiểm định người giải đoán ảnh sẽ
"kiểm tra" quá trình phân loại pixel bằng việc quy định cụ thể theo thuật toán
máy tính, các chữ số mô tả bằng số các thể loại lớp phủ mặt đất khác nhau có
mặt trên một cảnh. Để làm việc này, các điểm lấy mẫu đại diện của loại lớp
phủ đã biết (gọi là các vùng mẫu) được sử dụng để biên tập thành một "khóa
giải đoán" bằng số mô tả các thuộc tính phổ cho mỗi thể loại điển hình. Sau
đó mỗi pixel trong tập hợp dữ liệu sẽ được so sánh với mỗi chủng loại trong
khóa giải đoán và được gán nhãn bằng tên của chủng loại mà nó "có vẻ giống
nhất". Bản chất của quá trình này là so sánh các pixel chưa biết với mẫu phổ
của các đối tượng được xây dựng ở giai đoạn lấy mẫu, sau đó quy các pixel
này về loại đối tượng mà chúng gần giống nhất.
Việc phân loại đa phổ trong phương pháp phân loại có kiểm định
thường dùng các thuật toán sau:
- Thuật toán phân loại theo xác suất cực đại.
- Thuật toán phân loại theo khoảng cách ngắn nhất.
- Thuật toán phân loại hình hộp.
24 24
Còn phương pháp phân loại không kiểm định không giống như phương
pháp phân loại có kiểm định, quy trình phân loại không kiểm định gồm hai
bước riêng biệt. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai phương pháp này là ở chỗ
phương pháp phân loại có kiểm định bao gồm bước lấy mẫu và bước phân
loại, còn trong phương pháp phân loại không kiểm định, trước tiên dữ liệu
ảnh được phân loại bằng cách nhóm chúng thành các nhóm tự nhiên hoặc
thành các cụm có mặt trên cảnh. Sau đó người giải đoán ảnh sẽ xác định tính
đồng nhất của lớp phủ mặt đất của các nhóm phổ này bằng cách so sánh các
dữ liệu hình ảnh đã phân loại với các dữ liệu tham khảo mặt đất.
Trong phương pháp phân loại có kiểm định chúng ta không xem xét
đến việc lấy mẫu cho loại đối tượng bị phân loại sai. Điều đó cho thấy ưu
điểm của phương pháp phân loại không kiểm định là xác định rõ các loại khác
nhau có mặt trong dữ liệu hình ảnh. Nhiều trong số các loại này có thể đầu
tiên chưa xuất hiện đối với người giải đoán dùng phương pháp phân loại có
kiểm định. Các loại phổ trong một cảnh tượng có thể có quá nhiều làm cho ta
gặp khó khăn khi lấy mẫu cho tất cả các loại của chúng, còn trong phương
pháp phân loại không kiểm định các loại này được tự động tìm thấy.
1.3. Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS thành lập bản đồ thảm thực
vật trên Thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Từ sau năm 1972, ngay khi có được những bức ảnh của vệ tinh Landsat,
nhiều quốc gia đã thử nghiệm và sử dụng chúng cho việc lập bản đồ rừng và
các hoạt động quan trắc. Trong Hội nghị về quan sát rừng thế giới (World
Forest Watch) tại Brazil năm 1992, các nhà khoa học đã tập trung đánh giá về
các tiếp cận trong quan trắc bằng vệ tinh và đưa ra kết luận rằng, viễn thám là
sự tiến bộ về phương pháp và công nghệ có khả năng đáp ứng được hệ thống
giám sát phù hợp cả về mặt khoa học cũng như những yêu cầu về công tác
quản lý lớp phủ rừng ở các quốc gia.
25 25
Tại Châu Âu, dự án TREES (The Tropical Ecosystem Environment
Observations by Satellites) dưới sự đỡ đầu của Uỷ ban Châu Âu và do Viện
ứng dụng không gian thuộc Trung tâm nghiên cứu hội nhập Ý thực hiện năm
1993 được xem như một dẫn chứng cụ thể về tính khả thi trong ứng dụng
công nghệ quan sát không gian trong quan trắc lớp phủ mặt đất và đặc điểm
sinh khối. Dự án sử dụng nhiều sensor khác nhau cho quan trắc lớp phủ.
Ngoài ra dự án còn chú trọng cả sử dụng các kênh nhiệt trong phát hiện cháy
rừng và kết hợp với một số các chỉ tiêu khác để phát hiện việc phá rừng.
Dự án có quy mô lớn nhất gần đây phải kể đến là dự án về biến đổi sử
dụng đất và lớp phủ LUCC (Land-use and Land-cover Change) được triển
khai trong giai đoạn 1993-2005, lấy các khu vực nghiên cứu điểm ở Thái Lan,
Malaysia, Indonesia và Philippin. Mục tiêu của dự án là nghiên cứu về những
phương thức khác nhau của biến đổi sử dụng đất và lớp phủ ở các quy mô
không gian khác nhau, từ quy mô toàn cầu đến quy mô vùng địa phương.
Nhiều nghiên cứu khác về lĩnh vực này cũng đã được triển khai ở các
vùng ôn đới, nhiệt đới và á nhiệt đới (Turner II 1992, Turner II và Meyer
1994, Geist và Lambin 2001, Becker và Bugman 2001), song còn nhiều điểm
hạn chế về sự hiểu biết đối với vấn đề sử dụng đất, đặc biệt là với các nước
đang phát triển ở vùng nhiệt đới.
Trong đề tài “Remote sensing-based quantification of land-cover and
land-use change for planning” (Bjorn Prenzel, 2003), tác giả đã đưa ra những
cơ sở khoa học về lựa chọn phương pháp được sử dụng để đưa ra các kết quả
mang tính định lượng trong việc nghiên cứu biến động lớp phủ thực vật và sử
dụng đất dựa vào cơ sở viễn thám. Theo đó, tùy vào trường hợp mà ta sử dụng
các phương pháp theo thuyết xác định hay dựa vào kinh nghiệm. Một điểm
đáng chú ý mà tác giả có đề cập đến là yêu cầu về dữ liệu khi đánh giá biến
động: dữ liệu thu thập phải có cùng đặc điểm (về không gian, về độ phân giải
phổ,…), dữ liệu phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định về bóng mây hay
26 26
sương mù, dữ liệu thu thập phải cùng khu vực nghiên cứu. Trong nghiên cứu
“Land Use/ Land Cover Changes Detection And Urban Sprawl Analysis” (M.
Harika, et al., 2012) đã đánh giá sự biến động loại hình sử dụng đất/bề mặt
đất tại các thành phố Vijayawada, Hyderabad và Visakhapatnam ở vùng Đông
Nam Ấn Độ. Bên cạnh sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám để giải đoán, đề tài còn
kết hợp sử dụng chuỗi Markov để dự đoán các khu vực có thể bị biến đổi
trong tương lai. Trong nghiên cứu “Monitoring Land Use Change By Multi-
temporal Landsat Remote Sensing Imagery” (Tayyebi, 2008), nhóm tác giả đã
sử dụng ảnh landsat đa thời gian đề đánh giá biến động đất đô thị trong quá
khứ (giai đoạn 1980-2000) để đưa ra những dự đoán cho tương lai (năm
2020). Trong đề tài “Analyzing Land Use/ Land Cover Chang Using Remote
Sensing and GIS in Rize, North-East Turkey” (Selcuk Reis, 2008), tác giả đã
thành lập bản đồ biến động sử dụng đất/ lớp phủ mặt đất ở vùng Rize, Đông
Bắc Thổ Nhĩ Kỳ với 7 loại lớp phủ. Dữ liệu tác giả đã sử dụng trong đề tài
này là ảnh Landsat MSS (1976) và Landsat ETM+ (2000) với độ phân giải lần
lượt là 79m và 30m. Tuy nhiên, ở đề tài này, tác giả không trình bày rõ về
phương pháp thực hiện mà chỉ chú trọng về đánh giá, thống kê biến động với
những thay đổi sâu sắc đối với đất nông nghiệp, đô thị, đồng cỏ và đất lâm
nghiệp, những nơi gần biển và có độ dốc thấp.
1.3.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngày nay công nghệ viễn thám đã được ứng dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
- Nghiên cứu môi trường: Điều tra về sự biến đổi sử dụng đất và lớp
phủ; vẽ bản đồ thực vật; nghiên cứu các quá trình sa mạc hoá và phá rừng;
giám sát thiên tai (hạn hán, cháy rừng, bão, mưa đá...); nghiên cứu ô nhiễm
nước và không khí; nghiên cứu môi trường biển (đo nhiệt độ, màu nước biển,
gió sóng)...
27 27
- Nghiên cứu thực vật rừng: nghiên cứu lớp phủ thực vật theo ngày, mùa
vụ, năm, tháng và theo giai đoạn; điều tra phân loại rừng, diễn biến của rừng;
nghiên cứu về côn trùng và sâu bệnh phá hoại rừng...
- Nghiên cứu thuỷ văn: điều tra và giám sát sự phân bố các đối tượng
thủy văn và các nguồn nước ngầm, khối lượng và chất lượng diễn biến theo
mùa, theo thời gian, các hiện tượng thuỷ văn: lũ lụt, nhiễm mặn, biến động
lòng sông, lòng hồ,…
- Sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập bản đồ HTSDĐ, phát hiện biến
động lớp phủ bề mặt: Các đặc trưng của tư liệu viễn thám như tính đa thời
gian, đa phổ, có khả năng trùm phủ lớn, đặc trưng cấu trúc và các chỉ số như
NDVI,... thỏa mãn các nhu cầu thành lập các loại bản đồ chuyên đề ở tỷ lệ
khác nhau, đảm bảo nhanh chóng, chính xác.
Đặc biệt việc thành lập bản đồ thảm thực vật trong bằng công nghệ này
cũng được quan tâm rất nhiều. Các nghiên cứu trong nước đã ứng dụng công
nghệ RS và GIS để thành lập bản đồ thảm thực vật đã được thực hiện không ít
trong các năm gần đây trên cả nước:
- Đề tài “Ứng dụng GIS và viễn thám trong việc thành lập bản đồ hiện
trạng thảm thực vật năm 2008 tỉ lệ 1/50.000 ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”
do Nguyễn Quang Tuấn, Trần Văn No, Đỗ Thị Việt Hương, Trường Đại học
Khoa học, Đại học Huế.
- Đề tài “Tìm hiểu sự thay đổi lớp thảm thực vật và các vấn đề quản lý
tài nguyên tại xã Mậu Đức, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” do Trần
Nguyên Bằng, Võ Hữu Công, Nông Hữu Dương, Nguyễn Quang Hà, Trần
Trung Kiên, Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp.
- Đề tài “ Ứng dụng công nghệ GIS và Viễn thám trong quy hoạch sử
dụng đất rừng tại thượng nguồn lưu vực sông Cả, tỉnh Nghệ An” do Phạm
Tiến Đạt, Trần Trung Kiên, Nông Hữu Dương, Trần Đức Viên, Nguyễn
28 28
Thanh Lâm và Võ Hữu Công - Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp, Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội.
Các đề tài nghiên cứu về lớp phủ mặt đất và biến động đất đô thị cũng
đã bước đầu mang lại những kết quả. Như trong đề tài “Thành lập bản đồ
thảm thực vật trên cơ sở phân tích, xử lý ảnh viễn thám” tại khu vực Tủa
Chùa – Lai Châu (Hoàng Xuân Thành, 2006), tác giả đã dùng phương pháp
phân loại có kiểm định đối với dữ liệu ảnh Landsat năm 2006 để phân ra 7 lớp
thực phủ khác nhau với chỉ số Kappa ~ 0,7. Trong đề tài “Ứng dụng viễn
thám theo dõi biến động đất đô thị của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”
(Nguyễn Ngọc Phi, 2009) dùng phương pháp phân loại gần đúng nhất để phân
ra 5 lớp đối tượng. Điểm đáng chú ý của đề tài này là sử dụng kết hợp nhiều
loại ảnh viễn thám như Landsat (1992, 2000) và SPOT (2005) để cho ra kết
quả giải đoán, đồng thời có sự so sánh về độ chính xác, chi tiết giữa các loại
ảnh. Với chỉ số Kappa ~ 0,9, dữ liệu ảnh SPOT có độ chính xác sau phân loại
cao hơn hẳn so với Landsat (Kappa ~ 0,7). Trong nghiên cứu “Ứng dụng viễn
thám và GIS thành lập bản đồ lớp phủ mặt đất khu vực Chân Mây, huyện Phú
Lộc, tình Thừa Thiên Huế” (Nguyễn Huy Anh, Đinh Thanh Kiên, 2012), tác
giả đã đã sử dụng phương pháp phân loại gần đúng nhất với dữ liệu ảnh
Landsat TM độ phân giải 10 m, kết hợp với lấy mẫu thực địa để phân ra 13
loại lớp phủ với độ chính xác tương đối cao. Trong đề tài “Sử dụng tư liệu
ảnh vệ tinh MODIS nghiên cứu mùa vụ cây trồng, lập bản đồ hiện trạng và
biến động lớp phủ vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2008 – 2010” (Vũ
Hữu Long, Phạm Khánh Chi, Trần Hùng, 2011), tác giả đã phân loại lớp phủ
dựa trên bộ dữ liệu NDVI tổ hợp tháng theo phương pháp phân loại có kiểm
định sử dụng thuật toán phân loại gần đúng nhất. Đề tài đã phân loại được 9
loại lớp phủ với chỉ số Kappa ~ 0,9. Để đánh giá độ chính xác, tác giả đã sử
dụng kết hợp cả dữ liệu mẫu khảo sát, điều tra thực địa với bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm gần nhất.
29 29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thảm thực vật.
Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ lãnh thổ hành chính huyện Giao Thủy –
tỉnh Nam Định.
2.2. Các nội dung nghiên cứu
2.2.1. Thu thập các tài liệu, số liệu và bản đồ liên quan đến khu vực nghiên
cứu và vấn đề nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu và số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
tại huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định.
- Thu thập bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1:30.000, ranh giới hành chính, thu
thập ảnh vệ tinh Landsat 7 năm 2001 và 8 năm 2015 của huyện Giao Thủy,
Ảnh vệ tinh Landsat 7, 8 hiện nay có thể khai thác miễn phí (Download) từ
Server của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
- Thu thập một số công trình nghiên cứu liên quan đến phân loại và
thành lập bản đồ thảm thực vật trên thế giới và ở Việt Nam.
2.2.2. Xử lý và giải đoán ảnh vệ tinh phục vụ thành lập bản đồ thảm thực
vật huyện Giao Thủy
- Nắn chỉnh hình học và cắt ảnh vệ tinh Landsat 7,8 theo ranh giới hành
chính của huyện Giao Thủy.
- Xử lý ảnh số để tăng cường chất lượng và tổ hợp các kênh tạo ảnh màu.
- Lựa chọn và xây dựng điểm mẫu chìa khóa giải đoán ảnh.
- Tiến hành phân loại, kiểm tra và đánh giá giá độ chính xác của kết quả phân
loại.
2.2.3. Biên tập và thành lập bản đồ thảm thực vật huyện Giao Thủy
- Chuyển đổi định dạng dữ liệu từ phần mềm ENVI 4.7 sang định dạng
của phần mềm ArcGis.
30 30
- Biên tập và thành lập bản đồ thảm thực vật huyện tỷ lệ 1:30.000 năm
2001 và năm 2015, chồng xếp tạo bản đồ biến động thảm thực vật huyện Giao
Thủy qua năm 2001-2015.
- Thống kê số liệu diện tích các thảm thực vật của huyện Giao Thủy,
phân tích biến động và nguyên nhân qua các năm 2001-2015.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập các thông tin, tài liệu và số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên và
kinh tế - xã hội của huyện Giao Thủy. Đồng thời, thu thập các bản đồ sử dụng
đất và bản đồ nền địa hình của huyện Giao Thủy, ảnh vệ tinh Landsat 7 chụp
tháng 11/2001 và ảnh vệ tinh Landsat 8 chụp tháng 7/2015 khu vực nghiên
cứu; các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án, luận văn liên quan đến vấn
đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu.
Thu thập dữ liệu từ thực địa thực hiện lấy mẫu bằng máy GPS và khảo
sát thực địa.
Phỏng vấn trực tiếp có bảng hỏi để tìm hiểu nguyên nhân thay đổi thảm
thực vật: 40 hộ dân có chuyển đổi mục đích sử dụng đất gồm 20 hộ trong làng
và 20 hộ dọc đường đê biển của hai xã Giao Lạc và Giao Phong, huyện Giao
Thủy. Tại mỗi xã, các hộ dân được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
2.3.2. Phương pháp xử lý ảnh số
- Sử dụng phần mềm viễn thám ENVI 4.7 kết hợp kỹ thuật GIS để nắn
chỉnh hình học theo phương thức nắn ảnh theo bản đồ dựa trên các điểm
khống chế là các điểm tương ứng trên ảnh với các điểm trên bản đồ số theo hệ
tọa độ WGS84, hệ quy chiếu UTM Zone 48; cắt ảnh theo ranh giới hành
chính huyện Giao Thủy trên cơ sở bản đồ nền; tăng cường chất lượng ảnh
theo kĩ thuật biến đổi cấp độ xám và loại bỏ các yếu tố gây nhiễu ảnh vệ tinh.
- Giải đoán ảnh sử dụng theo phương pháp số: Phân loại có giám sát
(Supervised Classification), đây là phương pháp phân loại dựa trên một tập
31 31
Tải bản FULL (62 trang): https://bit.ly/3KaFtmk
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
hợp các pixel mẫu (ROI) đã được chọn trước. Dựa vào tập hợp các mẫu này
để xác định các pixel có cùng một số đặc trưng về phổ, từ đó phân loại chúng
trên toàn bộ ảnh vệ tinh. Sử dụng thuật toán phân loại hàm xác suất cực đại
(Maximum Likelihood Classification) để tiến hành phân loại những vùng mẫu
đã chọn.
- Đánh giá độ chính xác kết quả phân loại ảnh: Sử dụng chỉ số Kappa (κ)
để đánh giá độ chính xác của kết quả phân loại. Cách xác định chỉ số Kappa
được thể hiện như công thức sau (Jensen, 1995):
K=
Trong đó:
N: Tổng số điểm lấy mẫu ;
r: Số lớp đối tượng được phân loại;
xii : Số điểm đúng trong lớp thứ i;
xi+: Tổng số điểm lớp thứ i của mẫu;
x+i: Tổng số điểm lớp thứ i sau phân loại;
Khi K = 1, độ chính xác phân loại là tuyệt đối.
Trình tự xử lý ảnh vệ tinh theo phương pháp số được thực hiện như trong Hình 2.1
32 32
Tải bản FULL (62 trang): https://bit.ly/3KaFtmk
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Tư liệu ảnh vệ tinh Landsat năm 2001, 2015
Nắn chỉnh hình học
Cắt ảnh theo ranh giới
Chọn mẫu giải đoán
Phân loại có kiểm định
Kết quả giải đoán
Đánh giá độ chính xác
Bản đồ kết quả giải đoán
Bản đồ thảm thực vật
Bản đồ biến động thảm thực vật
Hệ thống phân loại thảm thực vật
Số liệu quan sát thực địa và các số liệu thứ cấp
Không đạt
Hình 2.1: Trình tự giải đoán ảnh viễn thám bằng công nghệ số
2.3.3. Phương pháp biên tập thành lập bản đồ chuyên đề
- Dữ liệu kết quả sau khi phân loại được chuyển đổi định dạng sang
phần mềm ArcGis để biên tập thành lập bản đồ chuyên đề.
- Biên tập bản đồ thảm thực vật huyện Giao Thủy các năm 2001 và
năm 2015 tỷ lệ 1:30.000 và chồng xếp tạo bản đồ biến động, bổ sung thêm
các chi tiết như hệ thống lưới chiếu, chú giải, thước tỷ lệ, kim chỉ hướng theo
quy định ngành.
33 33
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xă hội của huyện Giao Thủy
3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Giao Thuỷ nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng,
cách thành phố Nam Định 45 km, có tọa độ địa lý: 20o
10’ đến 20o
21’ vĩ độ
Bắc và từ 106o
21’ đến 106o
35’ kinh độ Đông.
- Về ranh giới hành hính:
Phía Bắc – Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình
Phía Bắc – Tây Bắc giáp huyện Xuân Trường
Phía Tây giáp huyện Hải Hậu
Phía Nam và Đông Nam giáp Biển Đông
Huyện Giao Thủy có đường tỉnh lộ 489, 489B và đường 486B chạy qua
cùng với hệ thống sông Hồng chảy qua địa bàn huyện. Huyện có 32 km bờ
biển, phía Đông Nam có Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ tham gia Công ước
Ramsar là địa danh có tiềm năng du lịch sinh thái lớn, phía Tây Nam có khu
du lịch tắm biển Quất Lâm...
Hình 3.1: Bản đồ vị trí của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
34 34
4218594

More Related Content

Similar to Sử Dụng Ảnh Viễn Thám Landsat Nghiên Cứu Biến Động Thảm Che Phủ Thực Vật Tại Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định.pdf

Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thương
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thươngỨng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thương
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thươngnhóc Ngố
 
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuong 1_MT_CN_2022.pdf
Chuong 1_MT_CN_2022.pdfChuong 1_MT_CN_2022.pdf
Chuong 1_MT_CN_2022.pdfgcffdt56
 
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ nataliej4
 
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...HanaTiti
 
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quảĐánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quảDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdfGiáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdfMan_Ebook
 
Báo cáo tổ 3
Báo cáo tổ 3Báo cáo tổ 3
Báo cáo tổ 3sakura_huy
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Sự Phân Bố Hệ Thực Vật Bậc Cao Và Thực Trạng Sạt ...
Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Sự Phân Bố Hệ Thực Vật Bậc Cao Và Thực Trạng Sạt ...Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Sự Phân Bố Hệ Thực Vật Bậc Cao Và Thực Trạng Sạt ...
Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Sự Phân Bố Hệ Thực Vật Bậc Cao Và Thực Trạng Sạt ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Sử Dụng Ảnh Viễn Thám Landsat Nghiên Cứu Biến Động Thảm Che Phủ Thực Vật Tại Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định.pdf (20)

Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thương
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thươngỨng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thương
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thương
 
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAYLuận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
 
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
 
Chuong 1_MT_CN_2022.pdf
Chuong 1_MT_CN_2022.pdfChuong 1_MT_CN_2022.pdf
Chuong 1_MT_CN_2022.pdf
 
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAY
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAYLuận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAY
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAY
 
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
 
Phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn trên đất sau canh tác nương rẫy
 Phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn trên đất sau canh tác nương rẫy Phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn trên đất sau canh tác nương rẫy
Phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn trên đất sau canh tác nương rẫy
 
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...
 
Da dang sinh hoc
Da dang sinh hocDa dang sinh hoc
Da dang sinh hoc
 
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quảĐánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
 
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdfGiáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
 
Ảnh hưởng của độ che sáng đến sự phát triển của cây Đầu lân
Ảnh hưởng của độ che sáng đến sự phát triển của cây Đầu lânẢnh hưởng của độ che sáng đến sự phát triển của cây Đầu lân
Ảnh hưởng của độ che sáng đến sự phát triển của cây Đầu lân
 
Báo cáo tổ 3
Báo cáo tổ 3Báo cáo tổ 3
Báo cáo tổ 3
 
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền Trung
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền TrungLuận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền Trung
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền Trung
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y roccella sin...
 
Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Sự Phân Bố Hệ Thực Vật Bậc Cao Và Thực Trạng Sạt ...
Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Sự Phân Bố Hệ Thực Vật Bậc Cao Và Thực Trạng Sạt ...Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Sự Phân Bố Hệ Thực Vật Bậc Cao Và Thực Trạng Sạt ...
Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Sự Phân Bố Hệ Thực Vật Bậc Cao Và Thực Trạng Sạt ...
 
4901
49014901
4901
 
đề Cương khmt
đề Cương khmtđề Cương khmt
đề Cương khmt
 
cong ty moi truong - dich vu moi truong
cong ty moi truong - dich vu moi truongcong ty moi truong - dich vu moi truong
cong ty moi truong - dich vu moi truong
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 

Sử Dụng Ảnh Viễn Thám Landsat Nghiên Cứu Biến Động Thảm Che Phủ Thực Vật Tại Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định.pdf

  • 1. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ERTS: Earth Resource Technology Sattellite FAO: Food and Agriculture Organization GIS: Geographic Information System GPS: Global Position System MLC: Maximum Likelihood Classifier PC: Máy tính cá nhân ROI: Region Of Interest USGS: United States Geological Survey UTM: Hệ tọa độ chuyển đổi của Mỹ 1 1
  • 4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thảm thực vật là một trong những nền tảng của môi trường và tài nguyên. Thảm thực vật có tầm quan trọng to lớn trong đời sống của con người. Một mặt, nó cung cấp cho chúng ta các loại nguyên liệu và sản phẩm khác nhau như: gỗ, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu làm thuốc, cây công nghiệp, quả và hạt. Mặt khác, nó có vai trò to lớn trong chu trình vật chất tự nhiên, trong việc bảo vệ con người tránh được các thiên tai xảy ra như: lũ lụt, gió bão; bảo vệ đất khỏi bị rửa trôi, điều hoà khí hậu và chế độ nước trên mặt đất. Tuy nhiên, quá trình gia tăng dân số, đô thị hoá quá nhanh đòi hỏi con người phải khai thác tự nhiên nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu phát triển đó; điều này đã làm thay đổi nhanh chóng lớp phủ thực vật, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự đa dạng sinh học. Do vậy, việc theo dõi, quản lý và bảo vệ tài nguyên sinh vật nói chung và thảm thực vật nói riêng đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm và đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu biến động thảm thực vật cũng là một trong những công việc quan trọng đó. Qua đó, các nhà nghiên cứu và quản lí sẽ xác định được các kiểu và đơn vị thảm thực vật phân bố trong không gian, phục vụ cho công tác đánh giá hiện trạng, diễn biến cũng như để cho công tác quản lý và bảo tồn thảm thực vật có hiệu quả. Công nghệ viễn thám ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực từ khí tượng – thủy văn, địa chất, môi trường cho đến nông – lâm – ngư nghiệp,… trong đó có theo dõi biến động các loại lớp phủ mặt đất đất với độ chính xác khá cao, từ đó có thể giúp các nhà quản lý có thêm nguồn tư liệu để giám sát biến động sử dụng đất. Trước yêu cầu đòi hỏi phải cập nhật thông tin một cách đầy đủ, nhanh chóng và chính xác nhất về các loại thảm che phủ thực vật, việc sử dụng tư liệu viễn thám kết hợp với công nghệ GIS để xử lý ảnh và thành lập bản đồ đã trở thành một phương pháp có ý nghĩa thực tiễn và mang tính khoa học cao. Hơn nữa; ảnh viễn thám 4 4
  • 5. Landsat với những ưu điểm như: chi phí rẻ, khả năng cập nhập thông tin dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, diện tích vùng phủ rộng, tính chất đa thời kỳ của tư liệu, tính chất phong phú của thông tin đa phổ, có thể chụp ảnh những khu vực mà việc đi lại rất khó khăn như đầm lầy đã giúp việc nghiên cứu biến động thảm che phủ đạt hiệu quả cao hơn. Huyện Giao Thủy là một huyện ven biển thuộc tỉnh Nam Định, có đồng bằng và vùng tiếp giáp biển với bờ biển dài hơn 30km, do đó có tiềm năng phát triển một nền kinh tế tổng hợp nông nghiệp - lâm nghiệp - du lịch, đặc biệt có vườn quốc gia Xuân Thủy có vai trò quan trọng trong việc phòng chống thiên tai, gió bão, thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng và là lá chắn an toàn để bảo vệ hệ thống đê biển, góp phần ổn định cuộc sống cho nhân dân. Trong thời gian gần đây, do sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội, quá trình chuyển đổi sử dụng đất diễn ra rất nhanh trên địa bàn huyện dẫn tới những thay đổi của thảm thực vật. Vì vậy, để bảo vệ tài nguyên đất đai một cách có hiệu quả việc giám sát sự biến động của thảm thực vật cũng là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho huyện. Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Sử dụng ảnh viễn thám Landsat nghiên cứu biến động thảm che phủ thực vật tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”. 2. Mục đích Mục tiêu của đề tài là thành lập bản đồ thảm thực vật huyện Giao Thủy với tỷ lệ 1: 30.000 bằng công cụ viễn thám và GIS, có độ chính xác cao. Phân tích biến động thảm thực vật, nguyên nhân của sự biến động thảm thực vật tại địa phương. 3. Yêu cầu - Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu thực địa có tính đại diện cho các loại thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu. - Thu thập được bộ ảnh vệ tinh vào thời điểm thích hợp, có chất lượng cao. 5 5
  • 6. - Ảnh giải đoán ảnh vệ tinh và đánh giá độ chính xác theo phương pháp phổ dụng. - Sản phẩm sau giải đoán được chuyển thành cơ sở dữ liệu GIS chuẩn. 6 6
  • 7. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về nghiên cứu thảm thực vật 1.1.1. Khái niệm Lớp phủ mặt đất (Lớp thực phủ - Land cover): Lớp phủ mặt đất là lớp phủ vật chất quan sát được khi nhìn từ mặt đất hoặc thông qua vệ tinh viễn thám, bao gồm thực vật (mọc tự nhiên hoặc tự trồng cấy) và các cơ sở xây dựng của con người (nhà cửa, đường sá,…) bao phủ bề mặt đất. Nước, băng, đá lộ hay các dải cát cũng được coi là lớp phủ mặt đất. (The FAO AFRICOVER Progamme, 1998). Lớp phủ thực vật che phủ trên bề mặt phản ánh hiện trạng về tài nguyên thực vật và các nguồn tài nguyên sinh vật khác cùng tồn tại trong đó. Đặc điểm tự nhiên của một vùng có thể được thể hiện qua chính lớp thảm thực vật và chính lớp thảm thực vật phản ánh trở lại một phần nào đó tính chất, đặc điểm tự nhiên của vùng đó do các mối quan hệ và tương tác của các yếu tố tự nhiên với lớp thảm thực vật. Thảm thực vật rừng là một trong những nền tảng của môi trường và tài nguyên rừng. Thảm thực vật rừng còn được coi là lớp thông tin phản ánh tính đa dạng sinh học cho một vùng, một địa phương. Lớp phủ rừng giữ vai trò bảo vệ đất (chống sạc lở), bảo vệ nguồn nước. Hiện nay, do nạn chặt phá và khai thác rừng một cách bừa bãi, diện tích rừng đã giảm một cách nghiêm trọng. Kéo theo đó là lũ lụt, hạn hán các hiện tượng thời tiết cực đoan. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển bền vững phải gắn liền với quản lý, khai thác, và bảo vệ rừng một cách hợp lý. Vì vậy việc quản lý lớp phủ rừng là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng. Yêu cầu phải có biện pháp và chính sách quản lý, sử dụng một cách hợp lý. Thảm thực vật cây trồng nông nghiệp có vai trò cung cấp lương thực cho con người và bảo vệ môi trường, giảm thiểu sạc lở, xói mòn và rửa trôi đất. 7 7
  • 8. 1.1.2. Phân loại lớp phủ mặt đất Sokal (1974) đã định nghĩa phân loại là việc sắp xếp các đối tượng theo các nhóm hoặc các tập hợp khác nhau dựa trên mối quan hệ giữa chúng. Một hệ thống phân loại miêu tả tên của các lớp và tiêu chuẩn phân biệt chúng. Các hệ thống phân loại có hai định dạng cơ bản, đó là phân cấp và không phân cấp. Một hệ thống phân cấp thường linh hoạt hơn và có khả năng kết hợp nhiều lớp thông tin, bắt đầu từ các lớp ở quy mô lớn rồi phân chia thành các phụ lớp cấp thấp hơn nhưng thông tin chi tiết hơn. (The FAO AFRICOVER Progamme, 1998) Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài đã sử dụng hệ thống phân loại phân cấp, có tham khảo theo hệ thống phân loại của FAO (Gregorio, 2000; FAO, 2013), được tổng hợp có chọn lọc phù hợp với điều kiệu thực tiễn ở Việt Nam của Nguyễn Ngọc Thạch (2005). 8 8
  • 9. Bảng 1.1: Hệ thống phân loại lớp phủ mặt đất để sử dụng với dữ liệu viễn thám Cấp 1 Cấp 2 1 Đô thị hoặc thành phố 11 Khu dân cư 12 Khu thương mại và dịch vụ 13 Nhà máy công nghiệp 14 Giao thông 15 Công trình công cộng 16 Công trình phúc lợi 17 Khu giải trí thể thao 18 Khu hỗn hợp 19 Đất trống và các đất khác 2 Lúa - hoa màu 21 Mùa màng và đồng cỏ 22 Cây ăn quả 23 Chuồng trại gia súc 24 Nông nghiệp khác 3 Đất bỏ hoang 31 Đất đồng cỏ 32 Đất cây bụi 33 Đất hỗn tạp 4 Đất rừng 41 Rừng thường xanh 42 Rừng rụng lá 43 Rừng hỗn giao 44 Rừng chặt trụi cây 45 Vùng rừng bị cháy 5 Mặt nước 51 Suối và kênh 52 Hồ và hố nước 53 Bồn thu nước 54 Vịnh và cửa sông 55 Nước biển 6 Đất ướt 61 Đất ướt có thực vật tạo rừng 62 Đất ướt có thực vật không tạo rừng 63 Đất ướt không có thực vật 7 Đất hoang 71 Hồ bị khô 72 Bãi biển 9 9
  • 10. (Nguyễn Ngọc Thạch, 2005) 1.2. Công nghệ viễn thám và GIS 1.2.1. Cơ sở viễn thám Theo Giáo trình Viễn thám (2011), NXB Nông nghiệp, Hà Nội - PGS.TS Nguyễn Khắc Thời (Chủ biên): “Viễn thám là một khoa học và nghệ thuật để thu nhận thông tin về một đối tượng, một khu vực hoặc một hiện tượng thông qua việc phân tích tư liệu thu nhận được bằng các phương tiện mà không cần tiếp xúc trực tiếp với đối tượng”. Sóng điện từ được phản xạ hoặc bức xạ từ vật thể là những nguồn tư liệu chính trong viễn thám. Các thiết bị dùng để thu nhận sóng điện từ bộ cảm được gọi là vật mang (platform). Máy bay và vệ tinh là những vật mang thông dụng trong kỹ thuật viễn. Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý thu nhận hình ảnh của viễn thám Tín hiệu điện từ thu nhận từ đối tượng nghiên cứu mang theo các thông tin về đối tượng. Các thiết bị viễn thám thu nhận, xử lý các thông tin này, từ các thông tin phổ nhận biết, xác định được các đối tượng. 10 10
  • 11. Hình 1.2: Các giải sóng chủ yếu sử dụng trong viễn thám Ở những vùng còn lại trong giải sóng điện từ được sử dụng trong viễn thám, bức xạ sẽ truyền tới được bộ cảm. Do ảnh hưởng của các vật chất có trong khí quyển như hơi nước, khí CO2, son khí (aerosol) mà độ truyền dẫn sóng điện từ của khí quyển bị giảm thiểu ở nhiều bước sóng. Tại những vùng đó bộ cảm trên vệ tinh sẽ không nhận được bức xạ từ bề mặt Trái Đất đồng nghĩa với việc bộ cảm trên vệ tinh sẽ không nhận được thông tin. Các tư liệu viễn thám được ghi nhận bởi vệ tinh trong dải sóng nhìn thấy và giải cận hồng ngoại hoặc hồng ngoại nhiệt các bức xạ được ghi nhận thông qua các xung phát ra từ một diện tích nhất định, tuỳ thuộc vào độ phân giải không gian của bộ cảm. Các xung này được tách thành các bước sóng thiết kế sẵn cho bộ cảm và tạo ra các dữ liệu đa phổ từ bề mặt này. Tất cả các vật thể đều phản xạ, hấp thụ, phân tách và bức xạ sóng điện bằng các cách thức khác nhau và các đặc trưng này thường được gọi là đặc trưng phổ. Đặc trưng này sẽ được phân tích theo nhiều cách khác nhau để nhận dạng ra đối tượng trên bề mặt đất. Kể cả đối với giải đoán bằng mắt thì việc hiểu biết về đặc trưng phổ của các đối tượng sẽ cho phép giải thích được mối quan hệ giữa đặc trưng phổ và sắc, tông mầu trên ảnh tổ hợp mầu để giải đoán đối tượng. Đối với các tư liệu viễn thám được ghi nhận bởi vệ tinh trong dải sóng nhìn thấy và dải cận hồng ngoại hoặc hồng ngoại nhiệt, các bức xạ được ghi 11 11
  • 12. nhận thông qua các xung phát ra từ một diện tích nhất định, tuỳ thuộc vào độ phân giải không gian của bộ cảm. Dải phổ sử dụng trong viễn thám bắt đầu từ vùng cực tím (0,3 - 0,4 μm), sóng ánh sáng (0,4 - 0,7 μm), dải sóng ngắn và hồng ngoại nhiệt. Các bước sóng ngắn gần đây được sử dụng trong phân loại thạch học. Sóng hồng ngoại nhiệt được sử dụng trong đo nhiệt, sóng micro mét được sử dụng trong kỹ thuật Rada. 1.2.2. Tổng quan về GIS: 1.2.2.1. Định nghĩa GIS là từ viết tắt của thuật ngữ Geographic Information System. Cùng với sự hình thành và phát triển của GIS, có nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra. Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu: - Theo tập đoàn ESRI nghiên cứu và phát triển các phần mềm GIS nổi tiếng, GIS là một tập hợp có tổ chức, bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý. - Theo GS. Shunji Murai, người đã có hơn 40 năm làm việc trong lĩnh vực viễn thám và GIS, GIS là một hệ thống thông tin được sử dụng để nhập, lưu trữ, truy vấn, thao tác, phân tích và xuất ra các dữ liệu có tham chiếu địa lý hoặc dữ liệu địa không gian; hỗ trợ ra quyết định trong việc quy hoạch và quản lý về sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông, các tiện ích đô thị và nhiều lĩnh vực quản lý khác. - Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Yên Giang (2011), Bài giảng Hệ thống thông tin địa lý, Đại học Mỏ địa chất: "GIS là một hệ thống thông tin có khả năng xây dựng, cập nhật, lưu trữ, truy vấn, xử lý, phân tích và xuất ra các dữ liệu có liên quan tới vị trí địa lý, nhằm hỗ trợ ra quyết định trong các công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường". 12 12
  • 13. Từ định nghĩa, chúng ta thấy được GIS có 4 chức năng cơ bản: - Thu thập dữ liệu: dữ liệu sử dụng trong GIS đến từ nhiều nguồn khác nhau và GIS cung cấp công cụ để tích hợp dữ liệu thành một định dạng chung để so sánh và phân tích. - Quản lý dữ liệu: sau khi dữ liệu được thu thập và tích hợp, GIS cung cấp các chức năng lưu trữ và duy trì dữ liệu. - Phân tích không gian: là chức năng quan trọng nhất của GIS nó cung cấp các chức năng như nội suy không gian, tạo vùng đệm, chồng lớp. - Hiển thị kết quả: GIS có nhiều cách hiển thị thông tin khác nhau. Phương pháp truyền thống bằng bảng biểu và đồ thị được bổ sung với bản đồ và ảnh ba chiều. Hiển thị trực quan là một trong những khả năng đáng chú ý nhất của GIS, cho phép người sử dụng tương tác hữu hiệu với dữ liệu. (Nguyễn Kim Lợi và CS, 2009). 1.2.2.2. Các thành phần cơ bản của GIS Hệ thống phần cứng, phần mềm Hệ thống phần cứng: Về cơ bản, hệ thống phần cứng được chia ra: Bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU): có thể coi các máy tính cá nhân PC (Personal Computer) là bộ phận này. Chúng chịu trách nhiệm thao tác, xử lý với cơ sở dữ liệu. Tùy thuộc vào quy mô, phạm vi ứng dụng của hệ GIS cũng như mức độ đầu tư cho hệ thống, các máy tính được sử dụng có thể là đơn lẻ hay gồm nhiều máy tính được nối với nhau qua mạng (ví dụ, nối bằng mạng LAN). Các thiết bị lưu trữ dữ liệu : các đĩa CD, đĩa DVD, các ổ cứng, …v.v Các thiết bị ngoại vi (Peripherals): 13 13
  • 14. + Các thiết bị đầu vào (Input): sử dụng để đưa dữ liệu vào cơ sở dữ liệu. Chúng có thể là: các ổ đọc dữ liệu, bàn số hóa dùng để tạo dữ liệu vector, máy quét ảnh dùng để tạo dữ liệu raster, các thiết bị thu nhận thông tin điện tử, … + Các thiết bị đầu ra (Output): sử dụng để hiển thị, trình bày và đưa ra các kết quả xử lý dữ liệu. Ngoài các màn hình máy tính luôn đi cùng với các PC, ở đây chúng tôi muốn nói đến các thiết bị như: các máy in, các máy vẽ, các ổ ghi CD, các ổ ghi DVD, …v.v. Dưới đây là sơ đồ tổng quát của hệ thống phần cứng của GIS: Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống phần cứng của hệ GIS (Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Yên Giang, 2011) Hệ thống phần mềm: Hiện nay có nhiều phần mềm GIS có sẵn trên thị trường. Các phần mềm GIS thường có khả năng tổ chức cơ sở dữ liệu và làm việc với cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Chúng tôi liệt kê một số phần mềm GIS tiêu biểu như sau: ENVI, Arc GIS (Arc/Info, ArcView); GeoMedia, MGE; MapInfo, IDRISI, GRASS GIS, ER Mapper, ILWIS …v.v. Các phần mềm sử dụng trong lĩnh vực GIS cần có ít nhất một trong các chức năng sau: - Có khả năng thu thập và cập nhật dữ liệu (cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính) từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, có các chức năng cho phép liên kết dữ liệu không gian với dữ liệu thuộc tính. 14 14
  • 15. - Phân tích không gian: phân tích dữ liệu vector, xây dựng topology, tạo vùng đệm, chồng xếp các lớp dữ liệu không gian, phân tích mạng lưới (tìm đường đi, …). - Quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ và tích hợp cơ sở dữ liệu cho việc trao đổi dữ liệu qua mạng. - Xây dựng các mô hình số địa hình: chồng xếp các lớp, tạo vùng đệm, chuyển đổi raster - vector, tạo các mô hình số độ cao, phân tích hệ thống thủy hệ, tạo bóng, … - Các chức năng xử lý ảnh: nâng cao chất lượng ảnh, xử lý màu, phân loại ảnh, phân tích / đo đạc ảnh, chuyển đổi ảnh … - Hỗ trợ các phép toán học bản đồ như: phép chiếu bản đồ, biểu diễn đồ họa, tạo ra các bản đồ, chuyển đổi raster - vector, … Cơ sở dữ liệu Chi phí để xây dựng cơ sở dữ liệu chiếm khoảng 70% (có tác giả cho rằng tới 80% - GS. Shunji Murai) giá thành toàn hệ GIS. Cơ sở dữ liệu của hệ GIS là tập hợp tất cả các số liệu có dạng: bản đồ số (Digital Map), dạng ký tự (Text), dạng ảnh (Raster); được lưu trữ, xử lý và quản lý bởi các phần mềm GIS. Nó là tập hợp của các dữ liệu đồ họa và phi đồ họa, thể hiện sự trừu tượng hóa các đối tượng tự nhiên và mối liên hệ giữa chúng, được tổ chức và lưu trữ theo một khuôn dạng dữ liệu nào đó của hệ thống. Cơ sở dữ liệu, khi đã được xây dựng, cho phép người sử dụng có thể truy vấn, phân tích nó. Kết quả được lấy ra dưới dạng các tệp văn bản, các biểu đồ phân tích, các bản đồ số, các ảnh số, … phục vụ cho các mục đích nghiên cứu hay quản lý khác nhau. Cơ sở dữ liệu trong GIS phải luôn được cập nhật theo thời gian: cơ sở dữ liệu đa thời gian. Con người Là những tập thể, cá nhân trực tiếp thiết kế, xây dựng và vận hành hệ GIS. Chi phí cho việc đào tạo cán bộ, thuê chuyên gia … chiếm khoảng 10% chi phí xây dựng toàn hệ thống. 15 15
  • 16. Rõ ràng, một hệ GIS có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. 1.2.3. Giới thiệu vệ tinh Landsat Vào năm 1967, tổ chức hàng không và vệ tinh quốc gia (NASA) được sự hỗ trợ của Bộ nội vụ Mỹ đã tiến hành chương trình nghiên cứu thăm dò tài nguyên trái đất ERTS (ERTS - Earth Resources Technology Satellite: Vệ tinh kỹ thuật thăm dò tài nguyên trái đất). Vệ tinh ERTS-1 được phóng vào ngày 23/6/1972. Sau đó NASA đổi tên chương trình ERTS thành Landsat, ERTS -1 được đổi tên thành Landsat 1. Vệ tinh Landsat bay qua xích đạo lúc 9h39 phút sáng. Cho đến nay, NASA đã phóng được 8 vệ tinh trong hệ thống Landsat. Trong nội dung đề tài đã sử dụng các ảnh ETM+ của vệ tinh Landsat 7,8 các năm 2001 và 2015 để làm tư liệu chính phục vụ cho việc nghiên cứu và giải đoán. Bảng 1.2: Đặc trưng bộ cảm của ảnh vệ tinh Landsat 7 và Landsat 8 Vệ tinh Kênh Bước sóng (micrometers) Độ phân giải (meters) Landsat 7 Band 1 0.45 - 0.52 30 Band 2 0.52 - 0.60 30 Band 3 0.63 - 0.69 30 Band 4 0.77 - 0.90 30 Band 5 1.55 - 1.75 30 Band 6 10.40 - 12.50 60 Band 7 2.09 - 2.35 30 Band 8 0.52 - 0.90 15 Landsat 8 Band 1 0.433 - 0.453 30 Band 2 0.450 - 0.515 30 Band 3 0.525 - 0.600 30 Band 4 0.630 - 0.680 30 Band 5 0.845 - 0.885 30 Band 6 1.560 - 1.660 30 Band 7 2.100 - 2.300 30 Band 8 0.500 - 0.680 15 Band 9 1.360 - 1.390 30 Band 10 10.3 -11.3 100 16 16
  • 17. Band 11 11.5 - 12.5 100 (Theo Cơ quan Đo đạc địa chất Mỹ USGS) Bảng 1.3: Ứng dụng chính của ảnh Landsat Kênh phổ Bước sóng Ứng dụng Xanh lam 0,45µm-0,52µm Ứng dụng nghiên cứu đường bờ, phân biệt thực vật và đất, lập bản đồ về rừng và xác định các đối tượng khác. Xanh lục 0,52µm-0,60µm Được dùng để đo phản xạ cực đại phổ lục của thực vật, xác định trạng thái thực vật, xác định các đối tượng khác. Đỏ 0,63µm-0,69µm Dùng xác định vùng hấp phụ chlorophyll giúp phân loại thực vật, xác định các đối tượng khác. Cận hồng ngoại 0,76µm-0,90µm Dùng xác định các kiểu thực vật, trạng thái và sinh khối, độ ẩm của đất. Hồng ngoại song ngắn 1,55µm-1,75µm 2,08µm-2,35µm Được sử dụng để xác định độ ẩm của đất và đất, nghiên cứu về đá khoáng, tách tuyết và mây. Hồng ngoại nhiệt 10,4µm-12,5µm Được dùng để xác định thời điểm thực vật bị sốc, độ ẩm của đất và thành lập bản đồ nhiệt. Kênh toàn sắc 0,52µm -0,9µm Với độ phân giải thấp và giải phổ liên tục, ảnh của kênh này được sử dụng để chồng ghép với các kênh ảnh khác, từ đó đo vẽ chính xác các đối tượng. (Theo Climategis) 1.2.4. Kĩ thuật xử lí ảnh viễn thám 1.2.4.1. Hiệu chỉnh hình học ảnh 17 17
  • 18. Méo hình hình học là sai lệch vị trí giữa tọa độ ảnh thực tế đo được và tọa độ ảnh lý tưởng thu được từ bộ cảm có thiết kế hình học lý tưởng và trong các điều kiện thu nhận lý tưởng. Méo hình hình học gồm méo hình nội sai và méo hình ngoại sai. Méo hình nội sai sinh ra do tính chất hình học của bộ cảm và méo hình ngoại sai gây ra do vị trí của vật mang và hình dáng của vật thể. Để đưa các tọa độ ảnh thực tế về tọa độ ảnh lý tưởng phải hiệu chỉnh hình học. Bản chất của hiệu chỉnh hình học là xây dựng được mối tương quan giữa hệ tọa độ ảnh đo và hệ tọa độ qui chiếu chuẩn. Hệ tọa độ qui chiếu chuẩn có thể là hệ tọa độ mặt đất (hệ tọa độ vuông góc hoặc hệ tọa độ địa lý) hoặc hệ tọa độ ảnh khác. Các trình tự cơ bản của hiệu chỉnh hình học bao gồm : Chọn lựa phương pháp Phương pháp được chọn lựa phải dựa trên bản chất méo hình của tư liệu nghiên cứu và số lượng điểm khống chế có thể được. Xác định các tham số hiệu chỉnh Việc xác định các tham số hiệu chỉnh thông thường dựa trên việc thiết lập các mô hình toán học và các hệ số của mô hình này được tính theo phương pháp bình sai trên cơ sở các điểm đã biết tọa độ ảnh và tọa độ các điểm kiểm tra. 1.2.4.2. Tăng cường chất lượng ảnh và tổ hợp màu Những phép tăng cường chất lượng ảnh thường được sử dụng là biến đổi cấp độ xám, biến đổi histogram, tổ hợp màu. Biến đổi cấp độ xám Biến đổi cấp độ xám là một kỹ thuật tăng cường chất lượng ảnh đơn giản nhằm biến đổi khoảng giá trị cấp độ xám mà thiết bị hiển thị có khả năng thể hiện được. Bằng cách biến đổi này hình ảnh trông sẽ rõ hơn. Có thể thực hiện phép biến đổi này dựa theo quan hệ y = f(x). Trong đó y là giá trị cấp độ xám sau biến đổi và x là giá trị cấp độ xám nguyên thuỷ. Hàm số f có thể là 18 18
  • 19. tuyến tính hoặc phi tuyến tính. Thường người ta sử dụng phép biến đổi tuyến tính và phép biến đổi dựa vào giá trị trung bình. Tổ hợp màu Một bức ảnh mầu có thể được tổ hợp trên cơ sở gán 3 kênh phổ nào đó cho 3 mầu cơ bản. Có hai phương pháp trộn mầu đó là cộng mầu và trừ mầu. Nếu ta chia toàn bộ dải sóng nhìn thấy thành 3 vùng cơ bản là đỏ, lục, chàm và sau đó lại dùng ánh sáng trắng chiếu qua kính lọc đỏ, lục, chàm tương ứng ta thấy hầu hết các mầu tự nhiên đều được khôi phục lại. Phương pháp tổ hợp mầu đó được gọi là phương pháp tổ hợp mầu tự nhiên. Trong viễn thám, các kênh phổ không được chia đều trong dải sóng nhìn thấy nên không thể tái tạo lại được các mầu tự nhiên mặc dù cũng sử dụng 3 mầu cơ bản đỏ, lục, chàm. Tổ hợp mầu như vậy được gọi là tổ hợp mầu giả. Tổ hợp mầu giả thông dụng nhất trong viễn thám là tổ hợp mầu giả khi gán mầu đỏ cho kênh hồng ngoại, mầu lục cho kênh đỏ và mầu chàm cho kênh lục. Trên tổ hợp mầu này các đối tượng được thể hiện theo các gam mầu chuẩn như thực vật có mầu đỏ. Với các mức độ khác nhau của màu đỏ thể hiện mức độ dày đặc của thảm thực vật. Tổ hợp mầu chỉ thực hiện được trong trường hợp có 3 kênh phổ trở lên. Trong trường hợp chỉ có một kênh phổ, để có thể thể hiện được trong không gian màu người ta sử dụng phương pháp hiện màu giả, trong phương pháp này ứng với một khoảng cấp độ xám nhất định sẽ được gán một màu nào đó. Cách gán mầu như vậy không có qui luật nào cả và hoàn toàn phụ thuộc vào người thiết kế. Thông thường cách này hay được sử dụng cho ảnh sau phân loại, ảnh chỉ số thực vật, ảnh nhiệt. 1.2.4.3. Giải đoán ảnh viễn thám Giải đoán ảnh bằng mắt: 19 19
  • 20. Đoán đọc điều vẽ ảnh bằng mắt có thể áp dụng trong mọi điều kiện trang thiết bị. Đoán đọc điều vẽ bằng mắt là việc sử dụng mắt người cùng với các dụng cụ quang học như kính lúp, kính lập thể, máy tổng hợp mầu để xác định các đối tượng. Cơ sở để đoán đọc điều vẽ bằng mắt là các chuẩn đoán đọc điều vẽ và mẫu đoán đọc điều vẽ. a. Các chuẩn đoán đọc điều vẽ ảnh vệ tinh và mẫu đoán đọc điều vẽ Nhìn chung có thể chia các chuẩn đoán đọc điều vẽ thành 8 nhóm chính sau: Chuẩn kích thước Cần phải chọn một tỷ lệ ảnh phù hợp để đoán đọc điều vẽ. Kích thước của đối tượng có thể xác định nếu lấy kích thước đo được trên ảnh nhân với mẫu số tỷ lệ ảnh. Chuẩn hình dạng Hình dạng có ý nghĩa quan trọng trong đoán đọc ảnh. Hình dạng đặc trưng cho mỗi đối tượng khi nhìn từ trên cao xuống và được coi là chuẩn đoán đọc quan trọng. Chuẩn bóng Bóng của vật thể dễ dàng nhận thấy khi nguồn sáng không nằm chính xác ở đỉnh đầu hoặc trường hợp chụp ảnh xiên. Dựa vào bóng của vật thể có thể xác định được chiều cao của nó. Chuẩn độ đen Độ đen trên ảnh đen trắng biến thiên từ trắng đến đen. Mỗi vật thể được thể hiện bằng một cấp độ sáng nhất định tỷ lệ với cường độ phản xạ ánh sáng của nó. Ví dụ cát khô phản xạ rất mạnh ánh sáng nên bao giờ cũng có mầu trắng, trong khi đó cát ướt do độ phản xạ kém hơn nên có mầu tối hơn trên ảnh đen trắng. Trên ảnh hồng ngoại đen trắng do cây lá nhọn phản xạ mạnh tia hồng ngoại nên chúng có mầu trắng và nước lại hấp thụ hầu hết bức xạ trong dải sóng này nên bao giờ cũng có mầu đen. Chuẩn mầu sắc 20 20
  • 21. Mầu sắc là một chuẩn rất tốt trong việc xác định các đối tượng. Ví dụ các kiểu loài thực vật có thể được phát hiện dễ dàng ngay cả cho những người không có nhiều kinh nghiệm trong đoán đọc điều vẽ ảnh khi sử dụng ảnh hồng ngoại mầu. Các đối tượng khác nhau cho các tông mầu khác nhau đặc biệt khi sử dụng ảnh đa phổ tổng hợp mầu. Chuẩn cấu trúc Cấu trúc là một tập hợp của nhiều hình mẫu nhỏ. Ví dụ một bãi cỏ không bị lẫn các loài cây khác cho một cấu trúc mịn trên ảnh, ngược lại rừng hỗn giao cho một cấu trúc sần sùi. Đương nhiên điều này còn phụ thuộc vào tỷ lệ ảnh được sử dụng. Chuẩn phân bố Chuẩn phân bố là một tập hợp của nhiều hình dạng nhỏ phân bố theo một quy luật nhất định trên toàn ảnh và trong mối quan hệ với đối tượng cần nghiên cứu. Ví dụ hình ảnh của các dãy nhà, hình ảnh của ruộng lúa nước, các đồi trồng chè... tạo ra những hình mẫu đặc trưng riêng cho các đối tượng đó. Chuẩn mối quan hệ tương hỗ Một tổng thể các chuẩn đoán đọc điều vẽ, môi trường xung quanh hoặc mối liên quan của đối tượng nghiên cứu với các đối tượng khác cung cấp một thông tin đoán đọc điều vẽ quan trọng. Nhằm trợ giúp cho công tác đoán đọc điều vẽ người ta thành lập các mẫu đoán đọc điều vẽ cho các đối tượng khác nhau. Mẫu đoán đọc điều vẽ là tập hợp các chuẩn dùng để đoán đọc điều vẽ một đối tượng nhất định. Kết quả đoán đọc điều vẽ phụ thuộc vào mẫu đoán đọc điều vẽ. Mục đích của việc sử dụng mẫu đoán đọc điều vẽ là làm chuẩn hóa kết quả đoán đọc điều vẽ của nhiều người khác nhau. Thông thường mẫu đoán đọc điều vẽ do những người có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết thành lập dựa trên những vùng nghiên cứu thử nghiệm đã được điều tra kỹ lưỡng. Tất cả 8 chuẩn đoán đọc điều vẽ cùng với các thông tin về thời gian chụp, mùa chụp, tỷ lệ ảnh đều phải đưa vào mẫu 21 21
  • 22. đoán đọc điều vẽ. Một bộ mẫu đoán đọc điều vẽ bao gồm không chỉ phần ảnh mà còn mô tả bằng lời nữa. b. Ảnh tổng hợp mầu Tư liệu ảnh vệ tinh dùng để giải đoán bằng mắt tốt nhất là các ảnh tổng hợp mầu. Đặc điểm cơ bản của ảnh tổng hợp mầu là sự mã hóa bằng mầu sắc các khác biệt về phổ của các đối tượng. Ở đây chuẩn đoán đọc điều vẽ chính là độ tương phản mầu được nhấn mạnh nhờ sự lựa chọn một cách có ý thức phương án tổng hợp mầu. Trong trường hợp tư liệu gốc thoả mãn các điều kiện kỹ thuật nếu sử dụng phương án tổng hợp mầu chuẩn và điều kiện xử lý hóa ảnh chặt chẽ thì mầu là một chuẩn đoán đọc điều vẽ tương đối ổn định. Nhờ khả năng phân biệt cao của mầu sắc mà nó có thể truyền đạt các khác biệt về phổ của đối tượng, ảnh tổng hợp mầu có tính trực quan sinh động hơn ảnh phổ trắng đen. Đối với ảnh phổ chụp ở vùng hồng ngoại, ảnh tổng hợp mầu cho ta bức tranh mầu giả không có thực trong tự nhiên. Về mầu sắc, ảnh tổng hợp mầu so với ảnh mầu vệ tinh chụp trên phim mầu 3 lớp có nhiều mầu sắc hơn với độ tương phản mầu cao hơn. So với ảnh phổ thì ảnh tổng hợp mầu cũng có nhiều mầu sắc hơn và độ tương phản cao hơn, nhưng lực phân giải lại kém hơn ảnh phổ mầu. Khả năng đoán đọc điều vẽ các đối tượng trên ảnh tổng hợp mầu phụ thuộc vào phương án lựa chọn mầu. Việc lựa chọn các phương án tổng hợp mầu phụ thuộc vào nhiệm vụ đoán đọc điều vẽ, khả năng ứng dụng của ảnh tổng hợp mầu để đoán đọc điều vẽ các đối tượng cụ thể. Lựa chọn kênh phổ để tổng hợp mầu là một công việc quan trọng quyết định chất lượng thông tin của kết quả tổng hợp mầu. Việc lựa chọn kênh phổ được xác định trên cơ sở như sau: - Đặc tính phản xạ phổ của các đối tượng cần đoán đọc điều vẽ. 22 22
  • 23. - Nhiệm vụ đoán đọc điều vẽ. - Yêu cầu đối với lực phân giải. - Đặc điểm của vùng cần tổng hợp mầu... Giải đoán ảnh theo phương pháp số: Mục đích tổng quát của phân loại đa phổ là tự động phân loại tất cả các pixel trong ảnh thành các lớp phủ đối tượng. Thông thường người ta sử dụng các dữ liệu đa phổ để phân loại và tất nhiên, mẫu phổ trong cơ sở dữ liệu đối với mỗi pixel sẽ được dùng làm cơ sở để phân loại. Có nghĩa là, các kiểu đặc trưng khác nhau biểu thị các tổ hợp giá trị số dựa trên sự bức xạ phổ và đặc trưng bức xạ vốn có của chúng. Vì vậy một "mẫu phổ" không nói đến tính chất hình học mà đúng hơn, thuật ngữ "phổ" ở đây nói đến một tập hợp giá trị đo bức xạ thu được trong các kênh phổ khác nhau đối với mỗi pixel. Việc nhận biết mẫu phổ đề cập đến một số phương pháp phân loại có sử dụng thông tin phổ trên các pixel làm cơ sở để tự động phân loại các lớp đối tượng. Nhận biết mẫu phổ theo không gian bao gồm phân loại pixel hình ảnh dựa trên cơ sở quan hệ không gian của chúng với các pixel bao quanh. Việc phân loại không gian có thể xem xét những khía cạnh như cấu trúc của hình ảnh tính chất gần gũi của pixel, kích thước nét, hình ảnh, tính định hướng, tính lặp lại và bối cảnh cụ thể. Những dạng phân loại này có mục đích là tái tạo loại hình tổng hợp theo không gian do người giải đoán tiến hành trong quá trình đoán đọc ảnh bằng mắt. Do đó phương thức nhận biết mẫu theo không gian có xu hướng phức tạp hơn và đòi hỏi đi sâu vào tính toán hơn. Nhận biết mẫu theo thời gian sử dụng thời gian như một công cụ trợ giúp trong việc nhận dạng các đặc trưng. Trong việc khảo sát các cây trồng nông nghiệp chẳng hạn, những thay đổi khác biệt về phổ và không gian trong một vụ canh tác có thể cho phép phân biệt trên các hình ảnh đa thời gian nhưng không thể phân biệt được nếu chỉ cho một dữ liệu mà thôi. Chẳng hạn, một ruộng lúa nương có thể không thể phân biệt được với đất hoang nếu vừa 23 23
  • 24. mới gieo xong ở mùa đông và về phương diện phổ nó sẽ tương tự như bãi đất hoang ở mùa xuân. Tuy nhiên nếu được phân tích từ hai dữ liệu thì ruộng lúa nương nhận biết được, bởi vì không có lớp phủ nào khác để hoang về cuối đông và có màu xanh lục ở cuối mùa xuân. Với việc khôi phục lại hình ảnh và các kỹ thuật tăng cường, việc phân loại hình ảnh có thể sử dụng kết hợp theo kiểu lai tạo. Do vậy, không có một cách "đúng đắn" đơn lẻ nào có thể áp dụng cho việc phân loại hình ảnh. Việc áp dụng phương pháp phân loại này hay phương pháp phân loại khác phụ thuộc vào tính chất của dữ liệu đang phân tích và vào khả năng tính toán. Có hai phương pháp phân loại đa phổ, đó là phương pháp phân loại có kiểm định và phương pháp phân loại không kiểm định. Trong phương pháp phân loại có kiểm định người giải đoán ảnh sẽ "kiểm tra" quá trình phân loại pixel bằng việc quy định cụ thể theo thuật toán máy tính, các chữ số mô tả bằng số các thể loại lớp phủ mặt đất khác nhau có mặt trên một cảnh. Để làm việc này, các điểm lấy mẫu đại diện của loại lớp phủ đã biết (gọi là các vùng mẫu) được sử dụng để biên tập thành một "khóa giải đoán" bằng số mô tả các thuộc tính phổ cho mỗi thể loại điển hình. Sau đó mỗi pixel trong tập hợp dữ liệu sẽ được so sánh với mỗi chủng loại trong khóa giải đoán và được gán nhãn bằng tên của chủng loại mà nó "có vẻ giống nhất". Bản chất của quá trình này là so sánh các pixel chưa biết với mẫu phổ của các đối tượng được xây dựng ở giai đoạn lấy mẫu, sau đó quy các pixel này về loại đối tượng mà chúng gần giống nhất. Việc phân loại đa phổ trong phương pháp phân loại có kiểm định thường dùng các thuật toán sau: - Thuật toán phân loại theo xác suất cực đại. - Thuật toán phân loại theo khoảng cách ngắn nhất. - Thuật toán phân loại hình hộp. 24 24
  • 25. Còn phương pháp phân loại không kiểm định không giống như phương pháp phân loại có kiểm định, quy trình phân loại không kiểm định gồm hai bước riêng biệt. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai phương pháp này là ở chỗ phương pháp phân loại có kiểm định bao gồm bước lấy mẫu và bước phân loại, còn trong phương pháp phân loại không kiểm định, trước tiên dữ liệu ảnh được phân loại bằng cách nhóm chúng thành các nhóm tự nhiên hoặc thành các cụm có mặt trên cảnh. Sau đó người giải đoán ảnh sẽ xác định tính đồng nhất của lớp phủ mặt đất của các nhóm phổ này bằng cách so sánh các dữ liệu hình ảnh đã phân loại với các dữ liệu tham khảo mặt đất. Trong phương pháp phân loại có kiểm định chúng ta không xem xét đến việc lấy mẫu cho loại đối tượng bị phân loại sai. Điều đó cho thấy ưu điểm của phương pháp phân loại không kiểm định là xác định rõ các loại khác nhau có mặt trong dữ liệu hình ảnh. Nhiều trong số các loại này có thể đầu tiên chưa xuất hiện đối với người giải đoán dùng phương pháp phân loại có kiểm định. Các loại phổ trong một cảnh tượng có thể có quá nhiều làm cho ta gặp khó khăn khi lấy mẫu cho tất cả các loại của chúng, còn trong phương pháp phân loại không kiểm định các loại này được tự động tìm thấy. 1.3. Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS thành lập bản đồ thảm thực vật trên Thế giới và Việt Nam 1.3.1. Trên thế giới Từ sau năm 1972, ngay khi có được những bức ảnh của vệ tinh Landsat, nhiều quốc gia đã thử nghiệm và sử dụng chúng cho việc lập bản đồ rừng và các hoạt động quan trắc. Trong Hội nghị về quan sát rừng thế giới (World Forest Watch) tại Brazil năm 1992, các nhà khoa học đã tập trung đánh giá về các tiếp cận trong quan trắc bằng vệ tinh và đưa ra kết luận rằng, viễn thám là sự tiến bộ về phương pháp và công nghệ có khả năng đáp ứng được hệ thống giám sát phù hợp cả về mặt khoa học cũng như những yêu cầu về công tác quản lý lớp phủ rừng ở các quốc gia. 25 25
  • 26. Tại Châu Âu, dự án TREES (The Tropical Ecosystem Environment Observations by Satellites) dưới sự đỡ đầu của Uỷ ban Châu Âu và do Viện ứng dụng không gian thuộc Trung tâm nghiên cứu hội nhập Ý thực hiện năm 1993 được xem như một dẫn chứng cụ thể về tính khả thi trong ứng dụng công nghệ quan sát không gian trong quan trắc lớp phủ mặt đất và đặc điểm sinh khối. Dự án sử dụng nhiều sensor khác nhau cho quan trắc lớp phủ. Ngoài ra dự án còn chú trọng cả sử dụng các kênh nhiệt trong phát hiện cháy rừng và kết hợp với một số các chỉ tiêu khác để phát hiện việc phá rừng. Dự án có quy mô lớn nhất gần đây phải kể đến là dự án về biến đổi sử dụng đất và lớp phủ LUCC (Land-use and Land-cover Change) được triển khai trong giai đoạn 1993-2005, lấy các khu vực nghiên cứu điểm ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippin. Mục tiêu của dự án là nghiên cứu về những phương thức khác nhau của biến đổi sử dụng đất và lớp phủ ở các quy mô không gian khác nhau, từ quy mô toàn cầu đến quy mô vùng địa phương. Nhiều nghiên cứu khác về lĩnh vực này cũng đã được triển khai ở các vùng ôn đới, nhiệt đới và á nhiệt đới (Turner II 1992, Turner II và Meyer 1994, Geist và Lambin 2001, Becker và Bugman 2001), song còn nhiều điểm hạn chế về sự hiểu biết đối với vấn đề sử dụng đất, đặc biệt là với các nước đang phát triển ở vùng nhiệt đới. Trong đề tài “Remote sensing-based quantification of land-cover and land-use change for planning” (Bjorn Prenzel, 2003), tác giả đã đưa ra những cơ sở khoa học về lựa chọn phương pháp được sử dụng để đưa ra các kết quả mang tính định lượng trong việc nghiên cứu biến động lớp phủ thực vật và sử dụng đất dựa vào cơ sở viễn thám. Theo đó, tùy vào trường hợp mà ta sử dụng các phương pháp theo thuyết xác định hay dựa vào kinh nghiệm. Một điểm đáng chú ý mà tác giả có đề cập đến là yêu cầu về dữ liệu khi đánh giá biến động: dữ liệu thu thập phải có cùng đặc điểm (về không gian, về độ phân giải phổ,…), dữ liệu phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định về bóng mây hay 26 26
  • 27. sương mù, dữ liệu thu thập phải cùng khu vực nghiên cứu. Trong nghiên cứu “Land Use/ Land Cover Changes Detection And Urban Sprawl Analysis” (M. Harika, et al., 2012) đã đánh giá sự biến động loại hình sử dụng đất/bề mặt đất tại các thành phố Vijayawada, Hyderabad và Visakhapatnam ở vùng Đông Nam Ấn Độ. Bên cạnh sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám để giải đoán, đề tài còn kết hợp sử dụng chuỗi Markov để dự đoán các khu vực có thể bị biến đổi trong tương lai. Trong nghiên cứu “Monitoring Land Use Change By Multi- temporal Landsat Remote Sensing Imagery” (Tayyebi, 2008), nhóm tác giả đã sử dụng ảnh landsat đa thời gian đề đánh giá biến động đất đô thị trong quá khứ (giai đoạn 1980-2000) để đưa ra những dự đoán cho tương lai (năm 2020). Trong đề tài “Analyzing Land Use/ Land Cover Chang Using Remote Sensing and GIS in Rize, North-East Turkey” (Selcuk Reis, 2008), tác giả đã thành lập bản đồ biến động sử dụng đất/ lớp phủ mặt đất ở vùng Rize, Đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ với 7 loại lớp phủ. Dữ liệu tác giả đã sử dụng trong đề tài này là ảnh Landsat MSS (1976) và Landsat ETM+ (2000) với độ phân giải lần lượt là 79m và 30m. Tuy nhiên, ở đề tài này, tác giả không trình bày rõ về phương pháp thực hiện mà chỉ chú trọng về đánh giá, thống kê biến động với những thay đổi sâu sắc đối với đất nông nghiệp, đô thị, đồng cỏ và đất lâm nghiệp, những nơi gần biển và có độ dốc thấp. 1.3.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, ngày nay công nghệ viễn thám đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: - Nghiên cứu môi trường: Điều tra về sự biến đổi sử dụng đất và lớp phủ; vẽ bản đồ thực vật; nghiên cứu các quá trình sa mạc hoá và phá rừng; giám sát thiên tai (hạn hán, cháy rừng, bão, mưa đá...); nghiên cứu ô nhiễm nước và không khí; nghiên cứu môi trường biển (đo nhiệt độ, màu nước biển, gió sóng)... 27 27
  • 28. - Nghiên cứu thực vật rừng: nghiên cứu lớp phủ thực vật theo ngày, mùa vụ, năm, tháng và theo giai đoạn; điều tra phân loại rừng, diễn biến của rừng; nghiên cứu về côn trùng và sâu bệnh phá hoại rừng... - Nghiên cứu thuỷ văn: điều tra và giám sát sự phân bố các đối tượng thủy văn và các nguồn nước ngầm, khối lượng và chất lượng diễn biến theo mùa, theo thời gian, các hiện tượng thuỷ văn: lũ lụt, nhiễm mặn, biến động lòng sông, lòng hồ,… - Sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập bản đồ HTSDĐ, phát hiện biến động lớp phủ bề mặt: Các đặc trưng của tư liệu viễn thám như tính đa thời gian, đa phổ, có khả năng trùm phủ lớn, đặc trưng cấu trúc và các chỉ số như NDVI,... thỏa mãn các nhu cầu thành lập các loại bản đồ chuyên đề ở tỷ lệ khác nhau, đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Đặc biệt việc thành lập bản đồ thảm thực vật trong bằng công nghệ này cũng được quan tâm rất nhiều. Các nghiên cứu trong nước đã ứng dụng công nghệ RS và GIS để thành lập bản đồ thảm thực vật đã được thực hiện không ít trong các năm gần đây trên cả nước: - Đề tài “Ứng dụng GIS và viễn thám trong việc thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật năm 2008 tỉ lệ 1/50.000 ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh” do Nguyễn Quang Tuấn, Trần Văn No, Đỗ Thị Việt Hương, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. - Đề tài “Tìm hiểu sự thay đổi lớp thảm thực vật và các vấn đề quản lý tài nguyên tại xã Mậu Đức, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” do Trần Nguyên Bằng, Võ Hữu Công, Nông Hữu Dương, Nguyễn Quang Hà, Trần Trung Kiên, Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp. - Đề tài “ Ứng dụng công nghệ GIS và Viễn thám trong quy hoạch sử dụng đất rừng tại thượng nguồn lưu vực sông Cả, tỉnh Nghệ An” do Phạm Tiến Đạt, Trần Trung Kiên, Nông Hữu Dương, Trần Đức Viên, Nguyễn 28 28
  • 29. Thanh Lâm và Võ Hữu Công - Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Các đề tài nghiên cứu về lớp phủ mặt đất và biến động đất đô thị cũng đã bước đầu mang lại những kết quả. Như trong đề tài “Thành lập bản đồ thảm thực vật trên cơ sở phân tích, xử lý ảnh viễn thám” tại khu vực Tủa Chùa – Lai Châu (Hoàng Xuân Thành, 2006), tác giả đã dùng phương pháp phân loại có kiểm định đối với dữ liệu ảnh Landsat năm 2006 để phân ra 7 lớp thực phủ khác nhau với chỉ số Kappa ~ 0,7. Trong đề tài “Ứng dụng viễn thám theo dõi biến động đất đô thị của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” (Nguyễn Ngọc Phi, 2009) dùng phương pháp phân loại gần đúng nhất để phân ra 5 lớp đối tượng. Điểm đáng chú ý của đề tài này là sử dụng kết hợp nhiều loại ảnh viễn thám như Landsat (1992, 2000) và SPOT (2005) để cho ra kết quả giải đoán, đồng thời có sự so sánh về độ chính xác, chi tiết giữa các loại ảnh. Với chỉ số Kappa ~ 0,9, dữ liệu ảnh SPOT có độ chính xác sau phân loại cao hơn hẳn so với Landsat (Kappa ~ 0,7). Trong nghiên cứu “Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ lớp phủ mặt đất khu vực Chân Mây, huyện Phú Lộc, tình Thừa Thiên Huế” (Nguyễn Huy Anh, Đinh Thanh Kiên, 2012), tác giả đã đã sử dụng phương pháp phân loại gần đúng nhất với dữ liệu ảnh Landsat TM độ phân giải 10 m, kết hợp với lấy mẫu thực địa để phân ra 13 loại lớp phủ với độ chính xác tương đối cao. Trong đề tài “Sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh MODIS nghiên cứu mùa vụ cây trồng, lập bản đồ hiện trạng và biến động lớp phủ vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2008 – 2010” (Vũ Hữu Long, Phạm Khánh Chi, Trần Hùng, 2011), tác giả đã phân loại lớp phủ dựa trên bộ dữ liệu NDVI tổ hợp tháng theo phương pháp phân loại có kiểm định sử dụng thuật toán phân loại gần đúng nhất. Đề tài đã phân loại được 9 loại lớp phủ với chỉ số Kappa ~ 0,9. Để đánh giá độ chính xác, tác giả đã sử dụng kết hợp cả dữ liệu mẫu khảo sát, điều tra thực địa với bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm gần nhất. 29 29
  • 30. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thảm thực vật. Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ lãnh thổ hành chính huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định. 2.2. Các nội dung nghiên cứu 2.2.1. Thu thập các tài liệu, số liệu và bản đồ liên quan đến khu vực nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu - Thu thập các tài liệu và số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định. - Thu thập bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1:30.000, ranh giới hành chính, thu thập ảnh vệ tinh Landsat 7 năm 2001 và 8 năm 2015 của huyện Giao Thủy, Ảnh vệ tinh Landsat 7, 8 hiện nay có thể khai thác miễn phí (Download) từ Server của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). - Thu thập một số công trình nghiên cứu liên quan đến phân loại và thành lập bản đồ thảm thực vật trên thế giới và ở Việt Nam. 2.2.2. Xử lý và giải đoán ảnh vệ tinh phục vụ thành lập bản đồ thảm thực vật huyện Giao Thủy - Nắn chỉnh hình học và cắt ảnh vệ tinh Landsat 7,8 theo ranh giới hành chính của huyện Giao Thủy. - Xử lý ảnh số để tăng cường chất lượng và tổ hợp các kênh tạo ảnh màu. - Lựa chọn và xây dựng điểm mẫu chìa khóa giải đoán ảnh. - Tiến hành phân loại, kiểm tra và đánh giá giá độ chính xác của kết quả phân loại. 2.2.3. Biên tập và thành lập bản đồ thảm thực vật huyện Giao Thủy - Chuyển đổi định dạng dữ liệu từ phần mềm ENVI 4.7 sang định dạng của phần mềm ArcGis. 30 30
  • 31. - Biên tập và thành lập bản đồ thảm thực vật huyện tỷ lệ 1:30.000 năm 2001 và năm 2015, chồng xếp tạo bản đồ biến động thảm thực vật huyện Giao Thủy qua năm 2001-2015. - Thống kê số liệu diện tích các thảm thực vật của huyện Giao Thủy, phân tích biến động và nguyên nhân qua các năm 2001-2015. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập các thông tin, tài liệu và số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Giao Thủy. Đồng thời, thu thập các bản đồ sử dụng đất và bản đồ nền địa hình của huyện Giao Thủy, ảnh vệ tinh Landsat 7 chụp tháng 11/2001 và ảnh vệ tinh Landsat 8 chụp tháng 7/2015 khu vực nghiên cứu; các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án, luận văn liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu. Thu thập dữ liệu từ thực địa thực hiện lấy mẫu bằng máy GPS và khảo sát thực địa. Phỏng vấn trực tiếp có bảng hỏi để tìm hiểu nguyên nhân thay đổi thảm thực vật: 40 hộ dân có chuyển đổi mục đích sử dụng đất gồm 20 hộ trong làng và 20 hộ dọc đường đê biển của hai xã Giao Lạc và Giao Phong, huyện Giao Thủy. Tại mỗi xã, các hộ dân được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. 2.3.2. Phương pháp xử lý ảnh số - Sử dụng phần mềm viễn thám ENVI 4.7 kết hợp kỹ thuật GIS để nắn chỉnh hình học theo phương thức nắn ảnh theo bản đồ dựa trên các điểm khống chế là các điểm tương ứng trên ảnh với các điểm trên bản đồ số theo hệ tọa độ WGS84, hệ quy chiếu UTM Zone 48; cắt ảnh theo ranh giới hành chính huyện Giao Thủy trên cơ sở bản đồ nền; tăng cường chất lượng ảnh theo kĩ thuật biến đổi cấp độ xám và loại bỏ các yếu tố gây nhiễu ảnh vệ tinh. - Giải đoán ảnh sử dụng theo phương pháp số: Phân loại có giám sát (Supervised Classification), đây là phương pháp phân loại dựa trên một tập 31 31 Tải bản FULL (62 trang): https://bit.ly/3KaFtmk Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 32. hợp các pixel mẫu (ROI) đã được chọn trước. Dựa vào tập hợp các mẫu này để xác định các pixel có cùng một số đặc trưng về phổ, từ đó phân loại chúng trên toàn bộ ảnh vệ tinh. Sử dụng thuật toán phân loại hàm xác suất cực đại (Maximum Likelihood Classification) để tiến hành phân loại những vùng mẫu đã chọn. - Đánh giá độ chính xác kết quả phân loại ảnh: Sử dụng chỉ số Kappa (κ) để đánh giá độ chính xác của kết quả phân loại. Cách xác định chỉ số Kappa được thể hiện như công thức sau (Jensen, 1995): K= Trong đó: N: Tổng số điểm lấy mẫu ; r: Số lớp đối tượng được phân loại; xii : Số điểm đúng trong lớp thứ i; xi+: Tổng số điểm lớp thứ i của mẫu; x+i: Tổng số điểm lớp thứ i sau phân loại; Khi K = 1, độ chính xác phân loại là tuyệt đối. Trình tự xử lý ảnh vệ tinh theo phương pháp số được thực hiện như trong Hình 2.1 32 32 Tải bản FULL (62 trang): https://bit.ly/3KaFtmk Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 33. Tư liệu ảnh vệ tinh Landsat năm 2001, 2015 Nắn chỉnh hình học Cắt ảnh theo ranh giới Chọn mẫu giải đoán Phân loại có kiểm định Kết quả giải đoán Đánh giá độ chính xác Bản đồ kết quả giải đoán Bản đồ thảm thực vật Bản đồ biến động thảm thực vật Hệ thống phân loại thảm thực vật Số liệu quan sát thực địa và các số liệu thứ cấp Không đạt Hình 2.1: Trình tự giải đoán ảnh viễn thám bằng công nghệ số 2.3.3. Phương pháp biên tập thành lập bản đồ chuyên đề - Dữ liệu kết quả sau khi phân loại được chuyển đổi định dạng sang phần mềm ArcGis để biên tập thành lập bản đồ chuyên đề. - Biên tập bản đồ thảm thực vật huyện Giao Thủy các năm 2001 và năm 2015 tỷ lệ 1:30.000 và chồng xếp tạo bản đồ biến động, bổ sung thêm các chi tiết như hệ thống lưới chiếu, chú giải, thước tỷ lệ, kim chỉ hướng theo quy định ngành. 33 33
  • 34. Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xă hội của huyện Giao Thủy 3.1.1. Vị trí địa lý Huyện Giao Thuỷ nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thành phố Nam Định 45 km, có tọa độ địa lý: 20o 10’ đến 20o 21’ vĩ độ Bắc và từ 106o 21’ đến 106o 35’ kinh độ Đông. - Về ranh giới hành hính: Phía Bắc – Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình Phía Bắc – Tây Bắc giáp huyện Xuân Trường Phía Tây giáp huyện Hải Hậu Phía Nam và Đông Nam giáp Biển Đông Huyện Giao Thủy có đường tỉnh lộ 489, 489B và đường 486B chạy qua cùng với hệ thống sông Hồng chảy qua địa bàn huyện. Huyện có 32 km bờ biển, phía Đông Nam có Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ tham gia Công ước Ramsar là địa danh có tiềm năng du lịch sinh thái lớn, phía Tây Nam có khu du lịch tắm biển Quất Lâm... Hình 3.1: Bản đồ vị trí của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 34 34 4218594