SlideShare a Scribd company logo
1
MÔN: ĐỊA LÝ ĐẠI CƯƠNG
(Môn cơ sở)
Chương I : ĐỐI TƯỢNG NHIỆM VỤ CỦA ĐỊA LÝ HỌC
Theo Đại học bách khoa toàn thư Xô Viết: “Địa lý học là một hệ thống các khoa học tự
nhiên và xã hội nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và sản xuất, các thành phần
của chúng”(cơ sở địa lý tự nhiên, NXBGD, 1983). Như vậy, trong định nghĩa thể tổng hợp
tự nhiên và thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất được coi như đối tượng nghiên cứu của địa lý tự
nhiên (ĐLTN) và Địa lý kinh tế - xã hội (ĐKT-XH).
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐLTN
1. Đối tượng nghiên cứu của ĐLTN
Là tự nhiên bề mặt trái đất, xem như hệ thống hoàn chỉnh không thể chia cắt được,
hình thành từ các bộ phận cấp thấp nhất (tướng địa lý), đến thể tổng hợp ĐLTN (một sự kết
hợp có quy luật của các thành phần Địa lý như : địa hình, khí hậu, nước trên mặt, nươc
ngầm, thực - động vật) nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất phức tạp, tạo thành
một hệ thống cho đến cấp cao nhất là lớp vỏ Địa lý tự nhiên, có thành phần, cấu trúc, hình
thái, chức năng, những điểm đặc trưng của nó.
Địa lý tự nhiên bao gồm không những ĐLTN bộ phận và Địa lý ứng dụng, cải tạo từng
bộ phận như : địa hậu, khí hậu, thổ nhưỡng thủy văn…v.v cùng với các bộ môn trung gian
như : toán địa lý, toán địa mạo, địa mạo thủy văn, v.v…mà còn bao gồm cả ĐLTN như :
cảnh quan, môi trường, cổ địa lý v.v… với địa lý ứng dụng cải tạo lãnh thổ. Phụ thuộc vào
hướng nghiên cứu mà các nhà ĐLTN xác định đối tượng ngiên cứu cụ thể của mình.
Cuối cùng hướng tới phân vùng Địa lý tự nhiên (hay phân vùng cảnh quan) hình thành
hệ thống bản đồ Địa lý tự nhiên làm cơ sở khoa học cho sự phân vùng kinh tế và phát triển
KT-XH.
2. Nhiệm vụ của ĐLTN
Tiếp tục mô tả, thu nhập, đi sâu nghiên cứu chi tiếc tự nhiên bề mặt trái đất nói chung
và từng vùng lãnh thổ nói riêng.
Phân tích sự phân dị của các thành tố tự nhiên, các mối quan hệ và tác động qua lại
giữa các hiện tượng, các thành tố cấu tạo nên lớp vỏ Địa lý , tác động qua lại giữa tự nhiên -
xã hội loài người và ngược lại.
Hệ thống, phân tích, xử lý các tư liệu Địa lý thu thập được trên toàn cầu, xác định bản
chất hiện tượng, mối liên hệ giữa các hiện tượng, các thành tố, xây dựng các mô hình địa lý
trên cơ sở toán học v.v… từ đó rút ra các quy luật Địa lý.
Đẩy mạnh hơn nữa nghiên cứu Địa lý địa phương, xây dựng các bản đồ chuyên ngành,
bản đồ cảnh quan (bản đồ tổng hợp) phân vùng cảnh quan, tiến tới cải tạo toàn diện hay
từng mặt các điều kiện tự nhiên góp phần xây dựng phát triển KT-XH địa phương và vùng.
Trên cơ sở nghiên cứu Địa lý tự nhiên tổng hợp hay từng bộ phận, hiện nay mở rộng
nghiên cứu cổ địa lý và phát triển dự báo ngắn hoặc dài hạn.
Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006
2
Đẩy mạnh địa lý ứng dụng, địa lý cải tạo, sử dụng hợp lý, tái sản xuất tài nguyên tự
nhiên để giúp cho ngành khoa học địa lý mang ý nghĩa thực tiễn và trở thành lực lượng sản
xuất trong xã hội.
Coi trọng nghiên cứu ĐLTN toàn trái đất, trước hết là lục địa Âu – Á, gần gũi nhất là
các điều kiện tự nhiên Đông Nam Á để vài năm tới chúng ta có thể hòa nhập với các nước
trong khu vực.
Tăng cường nghiên cứu, bảo vệ môi trường địa lý – môi trường sống của xã hội loài
người, đảm bảo việc phát triển bền vững của toàn cầu và từng quốc gia.
Tận dụng, khai thác hệ thống thông tin địa lý (GIS-Geographic Information System)
không những để quy hoạch, quản lý không gian lãnh thổ trong mọi ngành kinh tế, bảo vệ
môi trường… thực hành nối mạng thông tin toàn cầu (Internet) để làm giàu nhanh chóng,
cập nhật kịp thời các tri thức địa lý, để có đủ khả năng xử lý, phân tích khối tư liệu thực tế
khổng lồ nhằm quy hoạch tổ chức lãnh thổ tự nhiên, sản xuất tối ưu, quản lý tài nguyên, bảo
vệ môi trường, bản vẽ, cập nhật bản đồ trên tất cả các lĩnh vực tự nhiên, KT – XH, cũng như
năng động hóa trong giảng dạy ở các trường PTTH, nhất là Đại học.
II. ĐỐI TƯỢNG NHIỆM VỤ CỦA ĐLKT-XH
1. Đối tượng nghiên cứu của ĐLKT-XH
Theo định nghĩa các hội Địa lý toàn Liên Xô - 1995 thì ĐLKT – XH là “khoa học xã
hội thuộc hệ thống các khoa học Địa lý, nghiên cứu sự phân bố Địa lý của sản xuất và các
hệ thống sản xuất và các quan hệ sản xuất, các điều kiện và đặc điểm của sự phát triển sản
xuất ở những nước và khu vực khác nhau” (cơ sở ĐLKT, NXBGD,1993).
Theo Z.E.Dzenis (bản dịch Lê Thông, NXBGD,1984). Đối tượng nghiên cứu chủ yếu
của ĐLKT – XH là các địa hệ KT – XH, mà một trong các bộ phận cơ bản của nó là hệ
thống kinh tế. Địa hệ này là tập hợp của năm nhóm yếu tố chính, các nguồn tài nguyên tự
nhiên, các nguồn thiết bị vật chất kể cả thiết bị sản xuất, phân vùng kinh tế, kinh tế chính trị
mà còn có cả các ngành ĐLTK – XH bộ phận như : địa lý công nghiệp, địa lý nông nghiệp,
địa lý dịch vụ, địa lý giao thông vận tải, địa lý thông tin liên lạc, địa lý thương nghiệp, địa lý
dân cư, địa lý đô thị, địa lý tài nguyên, địa lý chính trị, địa lý y tế, địa lý du lịch và nghỉ
dưỡng. Phụ thuộc vào định hướng nghiên cứu của các nhà ĐLKT – XH mà xác định đối
tượng nghiên cứu cụ thể.
2. Nhiệm vụ của ĐLKT – XH
Nghiên cứu phân bố sản xuất, các điều kiện và đặc điểm phát triển KT – XH trên toàn
thế giới hay từng khu vực, từng quốc gia, hoặc từng thể tổng hợp sản xuất.
Nghiên cứu các cấu trúc, chức năng, sự phát triển của các địa hệ KT – XH với nhiều
hình thái và quy mô khác nhau.
Nghiên cứu các quá trình hình thành, phát triển, hoạt động của các hệ KT – XH và việc
quản lý chúng.
Kiến thiết và dự báo sự phát triển kinh tế xã hội trên toàn cầu hoặc các lãnh thổ, các
khu vực khác nhau, thể hiện trong việc xây dựng mô hình, cấu trúc các thể tổng hợp KT –
XH hiện tại và tương lai.
3
Chọn lọc và xây dựng các địa hệ KT – XH tối ưu để áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.
Coi trọng việc nghiên cứu địa lý dân cư – động lực phát triển KT – XH của từng quốc
gia, khu vực.
Đẩy mạnh phát triển nghiên cứu địa lý du lịch để biến chúng thành ngành công nghiệp
không khói.
Nghiên cứu các mối quan hệ hữu cơ, các tương quan, tác động qua lại giữa các ngành
với nhau, đặc biệt là mối quan hệ giữa dân số - môi trường và sự phát triển KT – XH bền
vững.
Tận dụng khai thác tối đa mạng thông tin toàn cầu, hệ thống thông tin địa lý lam phong
phú tri thức KT – XH, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở Đại học cũng
như ở phổ thông v.v..
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU ĐỊA LÝ
1. Phương pháp nguyên cứu truyền thống
Nguyên cứu trong phòng, ngoài trời (thực địa), điều tra trong nhân dân.
Thống kê, phân tích, so sánh, xử lý các tư liệu có từ trước đến nay thông qua máy tính.
Phương pháp bản đồ.
Phương pháp sinh thái – cảnh quan.
Phương pháp sinh thái – kinh tế v. v…
2. Các phương pháp hiện đại:
Xây dựng, tính toán các mô hình toán học địa lý.
Phương pháp không ảnh (máy bay và vệ tinh).
Sử dụng GPS (global positioning system) để tiện định vị, xác định tọa độ ngoài thực
địa.
Sử dụng công nghệ thông tin (GIS, đĩa CD ROM) để cập nhật tư liệu mới, thay đổi
ranh giới bản đồ, quản lý không gian lãnh thổ, dạy học v.v…
IV. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC ĐỊA LÝ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
KTKH
Giúp cho nước nhà có hoạch định sách lược, chiến lược và các kĩ thuật đúng đắn trong
quản lý vĩ mô ở giai đoạn CNH, HĐH.
Tạo cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản lý có quyết định đúng đắn trên cơ sở có qui
hoạch, tổ chức các lãnh thổ tự nhiên, cũng như các lãnh thổ sản xuất, các địa hệ KTXH.
Tạo hiệu quả cao trong quản lý tài nguyên (đất đai, nước, con người, khoáng sản, sinh
vật…) để dảm bảo duy trì sự phát triển KTXH.
Giúp cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên (tự nhiên – con người – kinh tế) và bảo vệ
môi trường địa lý (cả tự nhiên lẫn nhân tạo).
Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006
4
Trên cơ sở phân vùng tự nhiên – phân vùng KTXH là cơ sở khoa học tổng hợp để đẩy
mạnh công cuộc đổi mới, quản lý hiệu qủa KTXH v.v…
Giúp cho lãnh đạo các cấp, các nhà quản lý, hiểu rõ hơn bản chất các hiện tượng, nắm
vững các qui luật đại lý tự nhiên, KTXH để biết cùng tồ tại chung sống cùng với chúng,
phát triển KTXH một cách bền vững lâu dài.
Chương II
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
I. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT
1. Tính hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan
Sự thống nhất của hệ thống vật liệu mà sự trao đổi vật chất và năng lượng quy định sự
thống nhất đó. Sự phối hợp hoạt động của tất cả các thành phần biến chúng thành một hệ
thống vật liệu thống nhất, phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự thống nhất và hoàn chỉnh đó
đến mức chỉ cần một khâu thay đổi dẫn đến sự thay đổi tất cả hệ thống. Về toàn thể vỏ cảnh
quan vừa là hệ thống hoàn chỉnh, nhưng vừa không cần bằng.
Quy mô thay đổi của toàn thể hệ thống, phụ thuộc vào qui mô thay đổi của các bộ phận
cấu thành riêng biệt.
Tốc độ phát triển của các thành phần khác nhau, về chất không giống nhau, tùy theo
mức độ bảo thủ theo thứ tự giảm dần như sau :
Nham thạch = địa hình – khí hậu – nước – thổ nhưỡng – thực – động vật.
Cường độ vận động khác nhau được quy định bởi đặc điểm chất lượng của mỗi đối
tượng đó.
Trong vỏ cảnh quan thành phần này có thể kìm hãm bước tiến hóa của các thành phần
khác hoặc ngược lại có tác dụng thúc đẩy nhanh lên.
Ý nghĩa thực tiễn của quy luật rất to lớn
Muốn phát triển KTXH bền vững lâu dài, bất cứ công trình, dự án kinh tế nào cũng
đều phải tính toán cân nhắc đến hai mặt “sinh thái” và “kinh tế”.
Muốn bảo vệ tốt môi trường sống của xã hội loài người trên trái đất, phải tôn trọng giữ
gìn tính hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan, tuyệt nhiên không được phá “cân bằng sinh thái”
mà thiên nhiên có sẵn, v.v…
2. Sự tuần hoàn của vật chất – năng lượng :
Đặc điểm quan trọng, đặc trưng của vỏ cảnh quan trái đất là sự tồn tại ở đó các vòng
tuần hoàn vật chất – năng lượng có liên quan đến vật chất đó.
5
2.1. Các dạng tuần hoàn :
Tuần hoàn của nước trên các đại dương bao gồm các dòng hải lưu nóng – hải lưu lạnh.
Tuần hoàn của nước trên lục địa bao gồm:
Vòng tuần hoàn nhỏ
Vòng tuần hoàn lớn
Tuần hoàn nước thường kéo theo tuần hoàn năng lượng nhiệt. Ví dụ : lượng nước mưa
trên trái đất là 519.000 km, nhưng lượng hơi nước trong khí quyển chỉ có 13.000km, vì vậy
lượng hơi nước trong khí quyển phải quay vòng 40 lần trong năm, nghĩa là 9 ngày đêm phải
thay đổi một lần. Để thực hiện 40 vòng quay, để bóc hơi hết 519.000km , cần đến 20% năng
lượng mặt trời đến trái đất.
Sự tuần hoàn trong khí quyển : Do sự chênh lệch khí áp từ xích đạo đến cực, giữa lục
địa – đại dương.
Đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh vật được thực hiện trên cơ sở hấp thụ
khoáng vật, các chất hữu cơ, năng lượng hoặc giải phóng vật chất hay năng lượng.
2.2. Cơ sở của tuần hoàn:
Đó là sự di chuyển, phân bố lại các yếu tố hóa học, mà khả năng di chuyển của các yếu
tố phụ thuộc vào tính di động của chúng. Hiđrô, oxy, cacbon, nitơ dưới dạng khí di chuyển
dễ dàng, còn các nguyên tố hóa học trong nước : các anion di động nhanh, các cation di
động trung bình, kali, bari, silic, photpho, v.v... di động yếu.
2.3. Qua các vòng tuần hoàn có thể rút ra các nhận xét
Các vòng tuần hoàn khép kín.
Sự tuần hoàn vật chất trong bất kì hệ thống nào của vỏ ảnh đều mang tính chất của sự
phân công lao động độc đáo giữa các hệ thống trong thành phần.
Các vòng tuần hoàn có mức độ phức tạp khác nhau.
3. Hiện tượng nhịp điệu của vỏ cảnh quan
Nhịp điệu là một biến trạng độc đáo của các vòng tuần hoàn trong vỏ cảnh quan, là
dạng “hô hấp” đọc đáo của vỏ cảnh quan tạo thành hệ thống toàn vẹn. Sự thay đổi cấu trúc
không gian đã dẫn đến sự biến đổi của nhịp điệu về phương diện thời gian và không gian.
Hiện tượng nhịp điệu là hệ thống mở.
3.1. Có hai dạng nhịp điệu
Nhịp điệu thời kỳ là nhịp điệu có khoảng thời gian kéo dài đồng nhất – ví dụ nhịp điệu
ngày đêm, bốn mùa trong năm.
Nhịp điệu theo chu kỳ là nhịp điệu có thời gian hay thay đổi. Ví dụ: sự thay đổi tích
cực của mặt trời, chu kỳ trung bình là 11 năm, nhưng khoảng thời gian của các chu kỳ 9
năm, cũng có chu kỳ kéo dài 14 năm.
Nhịp điệu theo chu kỳ chia làm hai nhịp điệu trong phạm vi thế kỷ (<100 năm), nhịp
điệu ngoài phạm vi thế kỷ (>100 năm).
Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006
6
3.2. Những nguyên nhân tạo nên nhịp điệu:
Sự chiếu sáng không đồng đều của mặt trời đến với trái đất.
Do vị trí thay đổi của trái đất tương ứng với mặt trời.
Sự thay đổi các lực gây nên thủy triều, hoặc là sự thay đổi không đồng đều của trọng
lực.
Các thay đổi vật lý xảy ra trên mặt trời (vết đen, đốm sáng, bướu lửa, v.v…)
3.3. Ý tưởng của hiện tượng nhịp điệu:
Các dạng nhịp điệu đã dược hình thành trong hàng ngàn năm qua, có tác động trực tiếp
đến mọi thành phần sinh vật của cảnh quan, đặc biệt là đối với xã hội loài người. Các nhịp
điệu này, ngày nay trở thành điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
4. Quy luật địa đới và phi địa đới :
4.1. Quy luật địa đới :
- Nguyên nhân dẫn đến địa đới :
+ Hình dạng trái đất và vị trí của nó so với mặt trời.
+ Sự phụ thuộc trực tíếp hay gián tiếp vào sự thay đổi góc rọi chiếu của tia mặt trời tới
bề mặt trái đất.
- Phạm vi biểu hiện của tính địa đới :
+ Các yếu tố sau đây mang tính địa đới : nhiệt độ, không khí, nước, đất, sự bốc hơi,
lượng mưa, lượng mây, hình thể, khí áp, hệ thống gió, tính chất các khối khí, khí hậu, mạng
lưới thuỷ văn, quá trình địa hoá, quá trình phong hoá, hình thành thổ nhưỡng, các kiểu thảm
thực vật, các dạng địa lý điêu khắc, các loại trầm tích, các đại cảnh quan.
- Nói tóm lại, đây là dạng phân chia độc đáo về nét cấu trúc đặc biệt nhất của vỏ cảch
quan trái đất, là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan địa lí
theo vĩ độ (từ xích đạo lên cực)
4.2. Phi địa đới :
- Địa đới và phi địa đới tồn tại song song và tác động lẫn nhau.
- Nguyên nhân dẫn đến phi địa đới :
+ Một là, vành đai theo độ cao là hàm số của địa hình, tạo nên sự khác biệt, sự phân
hoá về cảnh quan tự nhiên, tuy cùng nằm trên một địa đới khí hậu.
+ Hai là, sự phân định theo kinh độ ( gần hay xa biển) dựa vào sự phân bố đất – biển,
độ lục địa của khí hậu.
II. THẠCH QUYỂN VÀ ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.
1. Cấu trúc vỏ trái đất.
1.1. Cấu trúc vỏ trái đất từ bề mặt đến tâm trái đất.
- Vỏ trái đất ( bề mặt mô khô)
7
- Bao manti.
- Nhân trái đất.
1.2. Cấu trúc vỏ, cấu trúc vỏ đại dương, cấu trúc vỏ hổn hợp (kèm sơ đồ)
1.3. Học thuyết kiến tạo mảng.
2. Địa hình lục địa và đáy đại dương.
2.1 Địa hình lục địa :
- Các dạng địa hình nội sinh.
+ Vai trò kiến tạo và tân kiến tạo.
+ Tính chất vật lý, hoá học của các loại đất.
+ Địa hình vùng núi và trung du.
+ Địa hình đồng bằng.
- Các dạng địa hình ngoại sinh :
+ Địa hình do dòng chảy tạo nên.
+ Địa hình đá vôi – Địa hình castơ.
+ Địa hình miền bờ biển.
+ Địa hình vùng núi lửa.
+ Địa hình miền khí hậu khô khan.
2.2. Địa hình dưới đáy đại dương ( do quá trình nội, ngoại sinh)
- Vai trò kiến tạo, tân kiến tạo (khe nứt, đứt gẫy, núi lửa)
- Vai trò của các dòng bùn, dòng hải lưu của sinh vật sống, trượt đất ngầm.
2.3. Động lực dẫn tới việc hình thành địa hình.
III. THỔ NHƯỠNG VÀ SINH QUYỂN.
1. Sự hình thành lớp vỏ thổ nhưỡng.
1.1. Các quá trình hình thành thổ nhưỡng.
- Quá trình trao đổi vật chất.
- Quá trình trao đổi năng lượng, v.v...
1.2. Lớp vỏ thổ nhưỡng và độ phì.
1.3. Sự phân bố thổ nhưỡng.
2. Sinh quyển.
2.1. Khái niệm “sinh quyển”.
2.2. Các kiểu thảm thực vật.
- Các kiểu thảm thực vật trên thế giới (ở đây chỉ đi sâu kiểu thảm thực vật ở nhiệt đới).
Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006
8
+ Ở nhiệt đới có các thảm thực vật sau : rừng, cây bụi, xavan đồng cỏ, đồng cỏ, cây bụi
nhỏ, cây nửa bụi, thực vật sống một năm, hoang mạc, thực vật, hồ nước nội địa, thực vật
biên.
- Những kiểu thảm thực vật và ưu hợp thực vật trên đất rừng Việt Nam.
+ Các kiểu rừng, rú kín vùng thấp.
+ Các kiểu rừng thưa.
+ Các kiểu trảng, truông.
+ Các kiểu rừng kín vùng cao.
+ Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao.
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có kiểu rừng ngập mặn ven biển (đước, sú, vẹt, mắm, v.v...),
kiểu rừng vùng đầm lầy, trũng (năng, tràm,v.v...)
IV. KHÍ QUYỂN.
1. Tính chất chung và cấu trúc của khí quyển.
1.1 Thành phần của không khí :
- Thành phần của không khí khô.
- Hơi nước trong khí quyển.
- Ozôn trong khí quyển.
- Các xon khí trong khí quyển.
1.2 Cấu trúc của khí quyển :
- Sự phân tầng của khí quyển.
- Sự phân bố nhiệt độ, áp suất và mật độ không khí theo chiều thẳng đứng.
- Các dòng không khí, hoàn lưu chung của khí quyển, dòng chảy xiết.
2. Năng lượng bước xạ.
2.1. Bức xạ mặt trời.
- Cường độ bức xạ mặt trời.
- Hằng số mặt trời.
- Sự phân bố bức xạ mặt trời ở ranh giới trên của khí quyển.
- Sự suy yếu của bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển.
- Sự hấp thu bức xạ bởi bề mặt trái đất Anbeđô.
2.2. Bức xạ nhiệt của bề mặt trái đất và khí quyển.
2.3. Cán cân bức xạ của bề mặt trái đất.
2.4. Những dao động theo mùa của chế độ bức xạ.
3. Chế độ nhiệt của khí quyển và mặt đất.
9
- Trường nhiệt độ.
- Nhiệt của bề mặt trái đất và của hệ thống trái đất – tầng đối lưu.
- Sự đốt nóng và làm lạnh của khí quyển trong quá trình tác động qua lại của hệ thống
đại dương – khí quyển – lục địa.
- Hiện tượng nghịch nhiệt.
- Những chỉ số về chế độ nhiệt độ của không khí.
- Sự phân bố nhiệt trên bề mặt trái đất.
4. Trường khí áp.
- Khí áp.
- Gradien khí áp theo phương nằm ngang.
- Nguyên nhân và nghĩa của trái đất đồng nhất trường khí áp.
- Sự phân bố của khí áp trên bề mặt trái đất.
5. Sự chuyển động của không khí, gió :
- Gió.
- Xoáy, hội tụ, phân kỳ.
- Xoáy thuận và xoáy nghịch.
- Xoáy thuận ngoại nhiệt đới.
- Xoáy thuận nhiệt đới – bão.
- Xoáy nghịch.
6. Hoàn lưu chung khí quyển.
- Động lực hoàn lưu chung khí quyển.
- Hoàn lưu hướng Tây.
- Hoàn lưu hướng Đông (tín phong).
- Hoàn lưu cực.
- Đới gió tín phong và sống đông.
- Áp thấp xích đạo.
- Gió mùa, nguyên nhân hình thành gió mùa.
- Gió mùa Châu Á.
- Đới áp thấp và hoàn lưu ngoại nhiệt đới.
7. Nước trong khí quyển.
- Các đặc trưng của độ ẩm không khí.
- Bốc hơi và khả năng bốc hơi.
- Biến trình ngày và năm của độ ẩm không khí.
Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006
10
- Sự phân bố độ ẩm không khí.
- Ngưng kết và thăng hoa.
- Giáng thuỷ (nước rơi). Phân loại giáng thuỷ.
- Sự phân bố giáng thuỷ trên bề mặt trái đất.
- Vòng tuần hoàn của nước và công thức cân bằng nước.
- Mức ngưng kết.
- Sương mù.
- Mây.
- Sự hình thành nước khí quyển.
- Tình trạng khô hạn.
- Khái quát về các loại khí hậu của trái đất.
- Thời tiết và khí hậu.
- Định nghĩa và phân loại khí hậu :
+ Phân loại khí hậu của Alixov.
+ Phân loại khí hậu của Koppen.
+ Phân loại khí hậu của Buđưco.
+ Khí hậu vòng đai xích đạo.
+ Khí hậu chí tuyến.
+ Khí hậu cận chí tuyến.
+ Khí hậu ôn đới và lạnh.
+ Sự thay đổi và mô hình dự báo sự biến đổi của khí hậu.
V. THUỶ QUYỂN.
1. Khái niệm chung.
1.1. Thành phần của thuỷ quyển.
1.2. Sự phân bố nước trong thiên nhiên.
1.3. Sự tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
2. Nước dưới đất.
2.1. Nước ngầm :
- Nguồn gốc của nước ngầm.
- Mực nước ngầm.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến mực nước ngầm.
+ Sự thay đổi của mạch nước ngầm theo thời gian và không gian.
11
- Nhiệt độ nước ngầm.
+ Các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ nước ngầm.
+ Sự thay đổi của nhiệt độ nước ngầm theo thời gian và không gian.
- Thành phần hoá học của nước ngầm.
+ Các nhân tố hoá học của nước ngầm.
+ Các chất hoà tan.
+ Sự thay đổi của thành phần và nồng độ ion theo thời gian và không gian.
- Phân loại nước ngầm.
+ Phân loại theo nguồn gốc phát sinh.
+ Phân loại theo nồng độ khoáng hoá.
+ Phân loại theo nhiệt độ nước ngầm.
- Phân vùng nước ngầm :
+ Phân vùng nước ngầm theo đới vĩ tuyến.
+ Phân vùng nước ngầm theo chiều thẳng đứng.
2.2. Nước áp lực.
2.3. Nước đông kết.
3. Nước trên lục địa.
3.1. Sông ngòi.
- Dòng nước.
+ Những nhân tố của dòng nước : nhân tố địa lí tự nhiên (nhóm nhân tố khí tượng thuỷ
văn, nhóm nhân tố bề mặt địa hình : địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật)
+ Nhân tố con người.
- Dòng cát bùn.
+ Những nhân tố của dòng cát bùn.
+ Lòng lượng chảy cát bùn.
+ Sự phân bố cát bùn theo không gian.
+ Sự phân bố cát bùn theo thời gian.
- Phân loại sông.
- Phân vùng sông.
3.2. Hồ, đầm :
- Hồ :
+ Mực nước hồ.
+ Nhiệt độ nước hồ.
Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006
12
Cân bằng nhiệt của nước hồ.
Sự thay đổi nhiệt độ nước hồ theo thời gian và theo chiều sâu.
Sự phân bố nhiệt độ nước hồ trong không gian.
+ Các chất hoà tan trong nước hồ :
Những nhân tố hình thành các chất hoà tan trong nước hồ.
Đặc điểm chất hoà tan.
Sự thay đổi các chất hoà tan theo thời gian.
Sự phân bố nồng độ ion của nước hồ trong không gian.
+ Phân loại hồ :
+ Phân vùng hồ.
- Đầm.
4. Nước trong các biển và đại dương.
4.1. Đại dương thế giới và các bộ phận :
- Sự phân bố hải dương và lục địa.
- Đại dương thế giới và các bộ phận.
+ Đại dương.
+ Biển.
- Đặc điểm của các biển và đại dương.
4.2. Thành phần hoá học của nước biển.
- Muối biển :
+ Thành phần muối biển.
+ Sự thay đổi độ mặn của nước biển theo thời gian.
+ Sự thay đổi độ mặn của nước biển trên bề mặt và theo chiều sâu.
- Các chất hoà tan.
4.3. Nhiệt độ nước biển :
- Các quá trình nhận nhiệt của nước biển :
+ Nhiệt bức xạ của mặt trời và khí quyển.
+ Nhiệt của trái đất.
+ Nhiệt động năng.
+ Nhiệt bốc hơi.
+ Nhiệt bức xạ của nước biển.
+ Trao đổi đối lưu.
13
- Sự thay đổi nhiệt độ nước biển theo thời gian.
+ Sự thay đổi theo chu kỳ ngày.
+ Sự thay đổi theo chu kỳ năm.
- Sự phân bố nhiệt độ nước biển theo chiều sâu.
+ Nhiệt độ tầng mặt.
+ Nhiệt độ tầng nhảy vọt.
+ Nhiệt độ tầng đáy biển.
- Sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt nước biển.
4.4. Sóng biển.
- Nguyên nhân hình thành và phân loại sóng biển.
Sóng gió :
+ Quá trình hình thành sóng gió.
+ Khái niệm về các lí thuyết sóng gió.
- Sự phân bố sóng trên biển.
4.5. Thuỷ triều.
- Nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều :
+ Nguyên nhân khí tượng.
+ Nguyên nhân địa chất.
+ Nguyên nhân thiên văn.
- Một số lí thuyết cơ bản về thuỷ triều.
+ Lí thuyết tĩnh học.
+ Lí thuyết động học.
- Các chu kỳ thuỷ triều.
+ Chu kỳ ngày.
+ Chu kỳ năm.
- Phân bố thuỷ triều.
- Thuỷ triều ở vùng cửa sông.
4.6. Hải lưu.
- Những nhân tố hình thành hải lưu.
- Phân loại hải lưu.
- Hải lưu gió.
- Hải lưu mật độ.
Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006
14
- Sơ đồ phân bố các hải lưu trên đại dương.
4.7. Phân vùng biển.
VI. CẢNH QUAN HỌC.
1. Vị trí, đối tượng, nguồn gốc và lịch sử của cảnh quan học.
2. Cấu trúc cảnh quan.
2.1. Khái niệm cảnh quan.
2.2. Cấu trúc cảnh quan.
- Cấu trúc không gian.
+ Cấu trúc đứng (Cấu trúc tầng).
+ Cấu trúc ngang (Cấu trúc hình thái).
- Cấu trúc chức năng (Cấu trúc động lực).
3. Phân loại và phân vùng cảnh quan.
3.1. Phân loại.
3.2. Phân vùng.
- Khái niệm phân vùng.
- Mục đích phân vùng.
- Ý nghĩa.
- Những nguyên tắc cơ bản của phân vùng.
+ Nguyên tắc khách quan.
+ Nguyên tắc phát sinh.
+ Nguyên tắc tổng hợp.
+ Nguyên tắc đồng nhất tương đối.
+ Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ.
- Hệ thống phân vị.
+ Khái niệm hệ thống phân vị.
+ Ý nghĩa.
+ Các hệ thống phân vị đã có trên thế giới và Việt Nam.
+ Nguyên tắc xây dựng hệ thống phân vị.
+ Chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp phân vị.
- Phương pháp phân vùng.
+ Phương pháp chồng xếp bản đồ phân vùng bộ phận.
+ Phương pháp nhân tố trội (chủ đạo).
15
+ Phương pháp phân tích liên hợp các hợp phần tự nhiên.
+ Phương pháp thực địa.
+ Phương pháp vòng tròn eiler.
- Vấn đề ranh giới.
- Vấn đề tên gọi.
- Việc thành lập bản đồ phân vùng cảnh quan.
- Việc xây dựng các bản tả đặc trưng.
4. Cảnh quan ứng dụng.
4.1. Cảnh quan đô thị.
4.2. Cảnh quan nông thôn.
4.3. Cảnh quan nông nghiệp.
4.4. Cảnh quan du lịch.
5. Tác động của con người làm biến đổi cảnh quan.
6. Vấn đề bảo vệ cảnh quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
(Cho chương I và II)
1. X.V.Katecnich, Những quy luật chung của trái đất. NXBKHKT Hà Nội 1973.
2. I.C.Sukin, Địa mạo học (tập 3). NXBKHKT Matxcơva 1960 – 1970 (bằng tiếng
Nga)
3. A.Saideger, Địa mạo lí thuyết. NXB Tiến bộ M.1964 (bằng tiếng Nga)
4. Josef Schuithsen, Địa lí đại cương thảm thực vật. NXBKHKT Hà Nội 1976.
5. A.G.Voronov, Địa lí sinh vật. NXBKHKT Hà Nội 1976 (Đặng Ngọc Luân dịch).
6. Trần Công Tấn và tập thể các tác giả, Thổ nhưỡng học (2 tập). NXB Đại Học và
THCN. Hà Nội 1984 – 1986.
7. Emcyclopacdia Britannica : 1994 – 1998 (đĩa CD ROM).
8. “ Cơ sở ĐLTN tập 1” Lê Bá Thảo và các tác giả khác.
9. LP.Subaev ĐLTNĐC tập 1-2.
10.“ Cơ sở ĐLTN tập 2” tác giả : Lê Bá Thảo (chủ biên). Nguyễn Văn Âu – Nguyễn
Dược – Đặng Ngọc Lân – Đỗ Hưng Thành – Trịnh Uông.
11.DR.Armand – 1975 – Khoa học về cảnh quan, người dịch : Nguyễn Ngọc Sinh,
Nguyễn Văn Mậu, NXB – KHKT – HN – 1983.
12.G.I.Isatcheko. 1979 – Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lí tự nhiên – người
dịch : Vũ Tự Lập và NXB KH – Hà Nội – 1969.
Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006
16
13.A.G Isatchenko – 1979. Cảnh quan học ứng dụng – Người dịch : Đào Trọng Năng
– NXB – KHKT – Hà Nội – 1985.
14.A.G Isatchenko – 1979. Địa lí học ngày nay. Người dịch : Đào Trọng Năng
NXBGD – Hà Nội – 1986.
15.Lê Bá Thảo (Chủ biên) và NNK – 1987. Cơ sở ĐLTN, tập 3. NXBGD – Hà Nội,
1983, 1988.
Chương III :
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐỊA LÍ DÂN CƯ.
1. Dân số và quá trình phát triển dân số.
1.1. Dân số với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
1.2. Dân số thế giới và Việt Nam qua các thời kì.
2. Động lực phát triển dân số.
2.1. Những khái niệm cơ bản.
- Những chỉ tiêu đánh giá mức sinh.
- Những chỉ tiêu đánh giá mức tử vong.
- Chuyển cư.
- Gia tăng dân số (gia tăng tự nhiên).
2.2. Phát triển dân số.
- Phát triển dân số theo không gian.
- Phát triển dân số theo thời gian.
- Sự gia tăng tự nhiên của con người.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh đẻ của con người.
- Những nguyên nhân gây tử vong.
- Tuổi thọ trung bình.
- Tỷ xuất tử vong trẻ em.
2.3. Những khái niệm :
- Khái niệm về tăng trưởng.
- Khái niệm về phát triển.
- Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển.
3. Sự bùng nổ dân số và những giải pháp :
3.1. Bùng nổ dân số :
17
3.2. Những giải pháp :
- Dân số và việc làm.
- Dân số và giáo dục.
- Dân số và môi trường.
- Dân số và y tế.
4. Vấn đề đô thị hoá và vấn đề dân số :
4.1. Khái niệm và chỉ tiêu đô thị hoá.
4.2. Đặc điểm của đô thị hoá.
4.3. Đô thị hoá và vấn đề dân số.
II. ĐỊA LÝ CÔNG NGHIỆP.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp.
1.1. Nguồn tài nguyên thiên nhiên và sản xuất công nghiệp.
1.2. Cuộc cách mạng KHKT hiện đại và sản xuất công nghiệp.
1.3. Cơ sở hạ tầng – Cơ sở vật chất kỹ thuật đối với sản xuất công nghiệp.
1.4. Dân cư – Lao động trong sản xuất công nghiệp.
2. Tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp.
2.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp.
- Những dấu hiệu đặc trưng và hướng nghiên cứu.
2.2. Một số tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới và Việt Nam.
- Điểm công nghiệp (Khái niệm và những biểu hiện cụ thể)
- Trung tâm công nghiệp (Khái niệm và những biểu hiện cụ thể)
- Cụm công nghiệp.
- Thể tổng hợp công nghiệp.
- Vùng công nghiệp.
3. Các loại hình quần cư thành phố - trung tâm công nghiệp.
- Đặc điểm của các loại hình quần cư công nghiệp – Thành phố.
- Cụm thành phố (thành phố và thành phố vệ tinh).
- Quần cư đô thị - các trung tâm công nghiệp ở Việt Nam.
III. ĐỊA LÝ NÔNG NGHIỆP.
1. Các yếu tố ảnh hửong đến sản xuất nông nghiệp.
1.1. Những yếu tố tự nhiên với sản xuất nông nghiệp.
- Đất đai với sản xuất nông nghiệp.
Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006
18
- Khí hậu với sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nước với sản xuất nông nghiệp.
- Môi trường với sản xuất nông nghiệp.
1.2. Những yếu tố kinh tế - xã hội với sản xuất nông nghiệp.
- Dân cư với sản xuất nông nghiệp.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
2.1. Quan hệ về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Tổ chức lãnh thổ trên nền sản xuất xã hội.
- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Hệ thống lãnh thổ nông nghiệp và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
2.2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Xí nhiệp nông nghiệp.
- Thể tổng hợp nông nghiệp.
- Vùng nông nghiệp.
- Băng chuyển địa lí trong nông nghiệp.
2.3. Một số loại hình quần cư nông thôn (nông nghiệp).
- Đặc điểm quần cư nông nghiệp.
- Quần cư nông thôn ở Việt Nam.
- Một số mẫu quần cư ở nông thôn.
3. Các nhân tố tác động đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
3.1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp.
3.2. Cuộc cách mạng KHKT trong nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến tổ chức lãnh
thổ nông nghiệp.
IV. ĐỊA LÍ HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
1. Môi trường và khoa học về môi trường.
1.1. Môi trường và các hệ môi trường.
1.2. Vị trí của con người trong môi trường.
1.3. Những vấn đề về môi trường và đặc điểm của chúng.
1.3.1. Những vấn đề môi trường.
1.3.2. Đặc điểm của các vấn đề môi trường.
2. Tài nguyên thiên nhiên và sản xuất xã hội.
19
2.1. Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên.
- Khái niệm tài nguyên thiên nhiên.
- Phân loại tài nguyên thiên nhiên.
2. Tài nguyên thiên nhiên – Cơ sở tự nhiên của sản xuất xã hội.
- Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với xản xuất xã hội.
3. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
3.1. Ý nghĩa của vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
3.2. Những nội dung cơ bản của việc bảo vệ môi trường.
3.3. Khai thái và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
- Vấn đề hạ thấp tỉ lệ hao hụt nguyên liệu trong khai thác.
- Khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên.
- Giảm mức tiêu hao nguyên liệu.
- Tái sử dụng nguyên liệu.
- Sử dụng chất liệu thay thế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dân số học đại cương : PGS Nguyễn Kim Hồng. NXBGD, 1998.
2. Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội. PGS.PTS. Nguyễn Minh Tuệ, Hà Nội,
1992.
3. Giáo trình dân và phát triển : PGS.PTS. Nguyễn Đình Cử. ĐHKTQD, NXBGD,
1997.
4. Sổ tay giáo dục dân số : Đề án VIE 88/P 10 – 1991.
5. Giáo dục dân số : Nguyễn Đức Minh. NXBGD, 1988.
6. Việt Nam dân số tài nguyên môi trường và phát triển bền vững. UBQGDS –
KHHGĐ, 1996.
7. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp – Lê Thông – Tạp chí kinh tế vùng, 1987.
8. Đại lí kinh tế - xã hội đại cương – Nguyễn Kim Hồng – Đào Ngọc Cảnh – Phạm
Thị Xuân Thọ, ĐHSP TP.HCM, 1997.
9. Các hệ thống lãnh thổ sàn xuất xã hội – KI. Ivanov Matxcova, 1975 (tiếng Nga).
10.Những vấn đề địa lí công nghiệp – NXBGD, 1997.
11.Phát triển công nghiệp, công nghệ theo hướng CNH, HĐH đất nước – NG lần VII
BCH TW Đảng – NXBCTQG Tp.HCM, 1997.
12.Nhập môn địa lí nhân văn, PGS.TS. Lê Thông – Hà Nội, 1992.
13.Các hệ thống lãnh thổ sản xuất xã hội, KI. Ivanov Matxcova (tiếng Nga), 1995.
Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006
20
14.Phươg pháp lập luận và phương pháp nghiên cứu ĐLKT, Z.XE Đzenis (Lê Thông
dịch) NXBGD, 1984.
15.Tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp trên thế giới, PTS Lê Thông, NXBGD,
1985.

More Related Content

What's hot

Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAYLuận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Mô hình kinh tế sinh thái
Mô hình kinh tế sinh tháiMô hình kinh tế sinh thái
Mô hình kinh tế sinh thái
Linh Nguyen
 
Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1
Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1
Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1Minh Vu
 
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn LaĐề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khoa học và Sức khỏe trẻ em
Khoa học và Sức khỏe trẻ emKhoa học và Sức khỏe trẻ em
Khoa học và Sức khỏe trẻ em
TS DUOC
 
200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truong200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truong
hoài phú
 
201311159561817127
201311159561817127201311159561817127
201311159561817127Phi Phi
 
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông BôngĐiều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bien doi khi hau35
Bien doi khi hau35Bien doi khi hau35
Bien doi khi hau35Phi Phi
 
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác kim loại màu
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác kim loại màuGiảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác kim loại màu
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác kim loại màu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng Atlat trong giảng day Địa lý tự nhiên lớp 12
Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng Atlat trong giảng day Địa lý tự nhiên lớp 12Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng Atlat trong giảng day Địa lý tự nhiên lớp 12
Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng Atlat trong giảng day Địa lý tự nhiên lớp 12
Học Tập Long An
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
tiểu minh
 
đề Cương khmt
đề Cương khmtđề Cương khmt
đề Cương khmt
Hậu Nguyễn
 

What's hot (13)

Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAYLuận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
 
Mô hình kinh tế sinh thái
Mô hình kinh tế sinh tháiMô hình kinh tế sinh thái
Mô hình kinh tế sinh thái
 
Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1
Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1
Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1
 
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn LaĐề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
 
Khoa học và Sức khỏe trẻ em
Khoa học và Sức khỏe trẻ emKhoa học và Sức khỏe trẻ em
Khoa học và Sức khỏe trẻ em
 
200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truong200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truong
 
201311159561817127
201311159561817127201311159561817127
201311159561817127
 
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông BôngĐiều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
Điều kiện tự nhiên phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông
 
Bien doi khi hau35
Bien doi khi hau35Bien doi khi hau35
Bien doi khi hau35
 
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác kim loại màu
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác kim loại màuGiảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác kim loại màu
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác kim loại màu
 
Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng Atlat trong giảng day Địa lý tự nhiên lớp 12
Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng Atlat trong giảng day Địa lý tự nhiên lớp 12Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng Atlat trong giảng day Địa lý tự nhiên lớp 12
Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng Atlat trong giảng day Địa lý tự nhiên lớp 12
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
đề Cương khmt
đề Cương khmtđề Cương khmt
đề Cương khmt
 

Viewers also liked

Vn eft 26
Vn eft 26Vn eft 26
Vn eft 26
Duy Vọng
 
Bg quan tri chat luong
Bg quan tri chat luongBg quan tri chat luong
Bg quan tri chat luong
Duy Vọng
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhoc
Duy Vọng
 
Erca fg 20130730_p1-18
Erca fg 20130730_p1-18Erca fg 20130730_p1-18
Erca fg 20130730_p1-18
Duy Vọng
 
Chuong 12 khai quat ve phan loai dong vat
Chuong 12  khai quat ve phan loai dong vatChuong 12  khai quat ve phan loai dong vat
Chuong 12 khai quat ve phan loai dong vat
Duy Vọng
 
Huong dan spss_co_ban_nhung
Huong dan spss_co_ban_nhungHuong dan spss_co_ban_nhung
Huong dan spss_co_ban_nhung
Duy Vọng
 
Bang phan loai cac nganh dich vu wto
Bang phan loai cac nganh dich vu wtoBang phan loai cac nganh dich vu wto
Bang phan loai cac nganh dich vu wto
Duy Vọng
 
00.list theloai caohuyhoang
00.list theloai caohuyhoang00.list theloai caohuyhoang
00.list theloai caohuyhoang
Duy Vọng
 
Lingu Access Team Profile
Lingu Access  Team ProfileLingu Access  Team Profile
Lingu Access Team Profile
Duong Thi Hoai Chan
 
Giai dap 306 cau hoi cua tin huu co doc
Giai dap 306 cau hoi cua tin huu co docGiai dap 306 cau hoi cua tin huu co doc
Giai dap 306 cau hoi cua tin huu co doc
Duy Vọng
 
1130 hoang anh giang v ns3
1130 hoang anh giang v ns31130 hoang anh giang v ns3
1130 hoang anh giang v ns3
Duy Vọng
 
Bxd 10 2013-tt-bxd-25072013_pl1
Bxd 10 2013-tt-bxd-25072013_pl1Bxd 10 2013-tt-bxd-25072013_pl1
Bxd 10 2013-tt-bxd-25072013_pl1
Duy Vọng
 
18 principles for successful life
18 principles for successful life18 principles for successful life
18 principles for successful life
Dokka Srinivasu
 
Adi Shankara Philosophy
Adi Shankara PhilosophyAdi Shankara Philosophy
Adi Shankara Philosophy
Narayanan Namboodiripad
 
Chan Duong Brief Reference List 1 Sep11
Chan Duong  Brief Reference List 1 Sep11Chan Duong  Brief Reference List 1 Sep11
Chan Duong Brief Reference List 1 Sep11
Duong Thi Hoai Chan
 
Nhamchanvi resume-rev4.0
Nhamchanvi resume-rev4.0Nhamchanvi resume-rev4.0
Nhamchanvi resume-rev4.0
Chan Vi Nham
 
Chan Duong Sep2011
Chan Duong Sep2011Chan Duong Sep2011
Chan Duong Sep2011
Duong Thi Hoai Chan
 
CV VUONG QUANG THUYEN (FINAL 1)
CV VUONG QUANG THUYEN (FINAL 1)CV VUONG QUANG THUYEN (FINAL 1)
CV VUONG QUANG THUYEN (FINAL 1)Wang Thuyen
 

Viewers also liked (19)

Vn eft 26
Vn eft 26Vn eft 26
Vn eft 26
 
Bg quan tri chat luong
Bg quan tri chat luongBg quan tri chat luong
Bg quan tri chat luong
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhoc
 
Erca fg 20130730_p1-18
Erca fg 20130730_p1-18Erca fg 20130730_p1-18
Erca fg 20130730_p1-18
 
Chuong 12 khai quat ve phan loai dong vat
Chuong 12  khai quat ve phan loai dong vatChuong 12  khai quat ve phan loai dong vat
Chuong 12 khai quat ve phan loai dong vat
 
Huong dan spss_co_ban_nhung
Huong dan spss_co_ban_nhungHuong dan spss_co_ban_nhung
Huong dan spss_co_ban_nhung
 
Final Project
Final ProjectFinal Project
Final Project
 
Bang phan loai cac nganh dich vu wto
Bang phan loai cac nganh dich vu wtoBang phan loai cac nganh dich vu wto
Bang phan loai cac nganh dich vu wto
 
00.list theloai caohuyhoang
00.list theloai caohuyhoang00.list theloai caohuyhoang
00.list theloai caohuyhoang
 
Lingu Access Team Profile
Lingu Access  Team ProfileLingu Access  Team Profile
Lingu Access Team Profile
 
Giai dap 306 cau hoi cua tin huu co doc
Giai dap 306 cau hoi cua tin huu co docGiai dap 306 cau hoi cua tin huu co doc
Giai dap 306 cau hoi cua tin huu co doc
 
1130 hoang anh giang v ns3
1130 hoang anh giang v ns31130 hoang anh giang v ns3
1130 hoang anh giang v ns3
 
Bxd 10 2013-tt-bxd-25072013_pl1
Bxd 10 2013-tt-bxd-25072013_pl1Bxd 10 2013-tt-bxd-25072013_pl1
Bxd 10 2013-tt-bxd-25072013_pl1
 
18 principles for successful life
18 principles for successful life18 principles for successful life
18 principles for successful life
 
Adi Shankara Philosophy
Adi Shankara PhilosophyAdi Shankara Philosophy
Adi Shankara Philosophy
 
Chan Duong Brief Reference List 1 Sep11
Chan Duong  Brief Reference List 1 Sep11Chan Duong  Brief Reference List 1 Sep11
Chan Duong Brief Reference List 1 Sep11
 
Nhamchanvi resume-rev4.0
Nhamchanvi resume-rev4.0Nhamchanvi resume-rev4.0
Nhamchanvi resume-rev4.0
 
Chan Duong Sep2011
Chan Duong Sep2011Chan Duong Sep2011
Chan Duong Sep2011
 
CV VUONG QUANG THUYEN (FINAL 1)
CV VUONG QUANG THUYEN (FINAL 1)CV VUONG QUANG THUYEN (FINAL 1)
CV VUONG QUANG THUYEN (FINAL 1)
 

Similar to Dia+ly+co+so

Luận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông Mã
Luận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông MãLuận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông Mã
Luận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông Mã
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Co so dia_ly_tu_nhien_3695
Co so dia_ly_tu_nhien_3695Co so dia_ly_tu_nhien_3695
Co so dia_ly_tu_nhien_3695
Nguyễn Trang
 
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
LanNguynNgc10
 
Sử Dụng Ảnh Viễn Thám Landsat Nghiên Cứu Biến Động Thảm Che Phủ Thực Vật Tại ...
Sử Dụng Ảnh Viễn Thám Landsat Nghiên Cứu Biến Động Thảm Che Phủ Thực Vật Tại ...Sử Dụng Ảnh Viễn Thám Landsat Nghiên Cứu Biến Động Thảm Che Phủ Thực Vật Tại ...
Sử Dụng Ảnh Viễn Thám Landsat Nghiên Cứu Biến Động Thảm Che Phủ Thực Vật Tại ...
NuioKila
 
Kiến trúc cảnh quan sạch đẹp văn minh.pdf
Kiến trúc cảnh quan sạch đẹp văn minh.pdfKiến trúc cảnh quan sạch đẹp văn minh.pdf
Kiến trúc cảnh quan sạch đẹp văn minh.pdf
style tshirt
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiTrần Thế Dinh
 
Thực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdf
Thực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdfThực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdf
Thực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdf
SonicMegastron
 
1-KHTN 8- CÁNH DIỀU- YEU CAU CAN DAT-TAP HUAN.pdf
1-KHTN 8- CÁNH DIỀU- YEU CAU CAN DAT-TAP HUAN.pdf1-KHTN 8- CÁNH DIỀU- YEU CAU CAN DAT-TAP HUAN.pdf
1-KHTN 8- CÁNH DIỀU- YEU CAU CAN DAT-TAP HUAN.pdf
CngPhmCh2
 
Tiem nang va dinh huong phat trien du lich sinh thai khu du tru sinh quyen th...
Tiem nang va dinh huong phat trien du lich sinh thai khu du tru sinh quyen th...Tiem nang va dinh huong phat trien du lich sinh thai khu du tru sinh quyen th...
Tiem nang va dinh huong phat trien du lich sinh thai khu du tru sinh quyen th...
Chau Duong
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCM
Luận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCMLuận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCM
Luận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCM
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
jackjohn45
 
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Tài liệu sinh học
 
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdfGiáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Man_Ebook
 
Tieu luan kinh te cua thay nam
Tieu luan kinh te cua thay namTieu luan kinh te cua thay nam
Tieu luan kinh te cua thay nam
Thắng Lê Minh
 
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngGiáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Phan Công
 
Slide NLTK HVTC Chương 1.pdf
Slide NLTK HVTC Chương 1.pdfSlide NLTK HVTC Chương 1.pdf
Slide NLTK HVTC Chương 1.pdf
ssuser1c18651
 
Giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cư Jút
Giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cư JútGiải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cư Jút
Giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cư Jút
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Dia+ly+co+so (20)

Luận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông Mã
Luận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông MãLuận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông Mã
Luận án: Chức năng cảnh quan sử dụng hợp lý lưu vực sông Mã
 
Co so dia_ly_tu_nhien_3695
Co so dia_ly_tu_nhien_3695Co so dia_ly_tu_nhien_3695
Co so dia_ly_tu_nhien_3695
 
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
 
Sử Dụng Ảnh Viễn Thám Landsat Nghiên Cứu Biến Động Thảm Che Phủ Thực Vật Tại ...
Sử Dụng Ảnh Viễn Thám Landsat Nghiên Cứu Biến Động Thảm Che Phủ Thực Vật Tại ...Sử Dụng Ảnh Viễn Thám Landsat Nghiên Cứu Biến Động Thảm Che Phủ Thực Vật Tại ...
Sử Dụng Ảnh Viễn Thám Landsat Nghiên Cứu Biến Động Thảm Che Phủ Thực Vật Tại ...
 
Kiến trúc cảnh quan sạch đẹp văn minh.pdf
Kiến trúc cảnh quan sạch đẹp văn minh.pdfKiến trúc cảnh quan sạch đẹp văn minh.pdf
Kiến trúc cảnh quan sạch đẹp văn minh.pdf
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
 
Thực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdf
Thực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdfThực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdf
Thực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdf
 
1-KHTN 8- CÁNH DIỀU- YEU CAU CAN DAT-TAP HUAN.pdf
1-KHTN 8- CÁNH DIỀU- YEU CAU CAN DAT-TAP HUAN.pdf1-KHTN 8- CÁNH DIỀU- YEU CAU CAN DAT-TAP HUAN.pdf
1-KHTN 8- CÁNH DIỀU- YEU CAU CAN DAT-TAP HUAN.pdf
 
Tiem nang va dinh huong phat trien du lich sinh thai khu du tru sinh quyen th...
Tiem nang va dinh huong phat trien du lich sinh thai khu du tru sinh quyen th...Tiem nang va dinh huong phat trien du lich sinh thai khu du tru sinh quyen th...
Tiem nang va dinh huong phat trien du lich sinh thai khu du tru sinh quyen th...
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCM
Luận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCMLuận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCM
Luận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCM
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
 
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
 
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdfGiáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
 
Tieu luan kinh te cua thay nam
Tieu luan kinh te cua thay namTieu luan kinh te cua thay nam
Tieu luan kinh te cua thay nam
 
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngGiáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
 
Slide NLTK HVTC Chương 1.pdf
Slide NLTK HVTC Chương 1.pdfSlide NLTK HVTC Chương 1.pdf
Slide NLTK HVTC Chương 1.pdf
 
Giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cư Jút
Giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cư JútGiải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cư Jút
Giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cư Jút
 
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...
 

More from Duy Vọng

Cnsh thay tam
Cnsh thay tamCnsh thay tam
Cnsh thay tam
Duy Vọng
 
Cn sinh hoc_dai_cuong_es30z
Cn sinh hoc_dai_cuong_es30zCn sinh hoc_dai_cuong_es30z
Cn sinh hoc_dai_cuong_es30z
Duy Vọng
 
C05143 tech and app - cnsh
C05143 tech and app - cnshC05143 tech and app - cnsh
C05143 tech and app - cnsh
Duy Vọng
 
2010 khoa cnsh
2010 khoa cnsh2010 khoa cnsh
2010 khoa cnsh
Duy Vọng
 
3 l1q08ssfkcnsh bvtv
3 l1q08ssfkcnsh bvtv3 l1q08ssfkcnsh bvtv
3 l1q08ssfkcnsh bvtv
Duy Vọng
 
He thong phan loai dnnvn
He thong phan loai dnnvnHe thong phan loai dnnvn
He thong phan loai dnnvn
Duy Vọng
 
File goc 771908
File goc 771908File goc 771908
File goc 771908
Duy Vọng
 
Dung sai kỹ thuật đo lường
Dung sai   kỹ thuật đo lườngDung sai   kỹ thuật đo lường
Dung sai kỹ thuật đo lường
Duy Vọng
 
Dm -chapter_4_-_classification
Dm  -chapter_4_-_classificationDm  -chapter_4_-_classification
Dm -chapter_4_-_classification
Duy Vọng
 
Co xuong khop
Co xuong khopCo xuong khop
Co xuong khop
Duy Vọng
 
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Duy Vọng
 
Cau truc may tinh
Cau truc may tinhCau truc may tinh
Cau truc may tinh
Duy Vọng
 
Cau tao bao duong oto
Cau tao   bao duong otoCau tao   bao duong oto
Cau tao bao duong oto
Duy Vọng
 
A35 afluf agl_09_phanloailinhvuc
A35 afluf agl_09_phanloailinhvucA35 afluf agl_09_phanloailinhvuc
A35 afluf agl_09_phanloailinhvuc
Duy Vọng
 
02 routing protocol-khai niem phan loai
02 routing protocol-khai niem phan loai02 routing protocol-khai niem phan loai
02 routing protocol-khai niem phan loai
Duy Vọng
 
1 tổn thương thận cấp cme dinh nghia,phan loai- nguyen nhan_ bs huong_ final
1 tổn thương thận cấp cme  dinh nghia,phan loai- nguyen nhan_ bs huong_ final1 tổn thương thận cấp cme  dinh nghia,phan loai- nguyen nhan_ bs huong_ final
1 tổn thương thận cấp cme dinh nghia,phan loai- nguyen nhan_ bs huong_ final
Duy Vọng
 
%2 f data%2fhnedu%5cthcsducgiang%5cattachments%2fvăn bản%2fcấp trên%2fubnd q...
%2 f data%2fhnedu%5cthcsducgiang%5cattachments%2fvăn bản%2fcấp trên%2fubnd q...%2 f data%2fhnedu%5cthcsducgiang%5cattachments%2fvăn bản%2fcấp trên%2fubnd q...
%2 f data%2fhnedu%5cthcsducgiang%5cattachments%2fvăn bản%2fcấp trên%2fubnd q...
Duy Vọng
 
Nhac ly3 1chordprogression
Nhac ly3 1chordprogressionNhac ly3 1chordprogression
Nhac ly3 1chordprogression
Duy Vọng
 
Nhac ly dien_giai
Nhac ly dien_giaiNhac ly dien_giai
Nhac ly dien_giai
Duy Vọng
 
Lythuyet an tomtat
Lythuyet an tomtatLythuyet an tomtat
Lythuyet an tomtat
Duy Vọng
 

More from Duy Vọng (20)

Cnsh thay tam
Cnsh thay tamCnsh thay tam
Cnsh thay tam
 
Cn sinh hoc_dai_cuong_es30z
Cn sinh hoc_dai_cuong_es30zCn sinh hoc_dai_cuong_es30z
Cn sinh hoc_dai_cuong_es30z
 
C05143 tech and app - cnsh
C05143 tech and app - cnshC05143 tech and app - cnsh
C05143 tech and app - cnsh
 
2010 khoa cnsh
2010 khoa cnsh2010 khoa cnsh
2010 khoa cnsh
 
3 l1q08ssfkcnsh bvtv
3 l1q08ssfkcnsh bvtv3 l1q08ssfkcnsh bvtv
3 l1q08ssfkcnsh bvtv
 
He thong phan loai dnnvn
He thong phan loai dnnvnHe thong phan loai dnnvn
He thong phan loai dnnvn
 
File goc 771908
File goc 771908File goc 771908
File goc 771908
 
Dung sai kỹ thuật đo lường
Dung sai   kỹ thuật đo lườngDung sai   kỹ thuật đo lường
Dung sai kỹ thuật đo lường
 
Dm -chapter_4_-_classification
Dm  -chapter_4_-_classificationDm  -chapter_4_-_classification
Dm -chapter_4_-_classification
 
Co xuong khop
Co xuong khopCo xuong khop
Co xuong khop
 
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
Chiến lược toàn cầu trong chẩn đoán, quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn ...
 
Cau truc may tinh
Cau truc may tinhCau truc may tinh
Cau truc may tinh
 
Cau tao bao duong oto
Cau tao   bao duong otoCau tao   bao duong oto
Cau tao bao duong oto
 
A35 afluf agl_09_phanloailinhvuc
A35 afluf agl_09_phanloailinhvucA35 afluf agl_09_phanloailinhvuc
A35 afluf agl_09_phanloailinhvuc
 
02 routing protocol-khai niem phan loai
02 routing protocol-khai niem phan loai02 routing protocol-khai niem phan loai
02 routing protocol-khai niem phan loai
 
1 tổn thương thận cấp cme dinh nghia,phan loai- nguyen nhan_ bs huong_ final
1 tổn thương thận cấp cme  dinh nghia,phan loai- nguyen nhan_ bs huong_ final1 tổn thương thận cấp cme  dinh nghia,phan loai- nguyen nhan_ bs huong_ final
1 tổn thương thận cấp cme dinh nghia,phan loai- nguyen nhan_ bs huong_ final
 
%2 f data%2fhnedu%5cthcsducgiang%5cattachments%2fvăn bản%2fcấp trên%2fubnd q...
%2 f data%2fhnedu%5cthcsducgiang%5cattachments%2fvăn bản%2fcấp trên%2fubnd q...%2 f data%2fhnedu%5cthcsducgiang%5cattachments%2fvăn bản%2fcấp trên%2fubnd q...
%2 f data%2fhnedu%5cthcsducgiang%5cattachments%2fvăn bản%2fcấp trên%2fubnd q...
 
Nhac ly3 1chordprogression
Nhac ly3 1chordprogressionNhac ly3 1chordprogression
Nhac ly3 1chordprogression
 
Nhac ly dien_giai
Nhac ly dien_giaiNhac ly dien_giai
Nhac ly dien_giai
 
Lythuyet an tomtat
Lythuyet an tomtatLythuyet an tomtat
Lythuyet an tomtat
 

Dia+ly+co+so

  • 1. 1 MÔN: ĐỊA LÝ ĐẠI CƯƠNG (Môn cơ sở) Chương I : ĐỐI TƯỢNG NHIỆM VỤ CỦA ĐỊA LÝ HỌC Theo Đại học bách khoa toàn thư Xô Viết: “Địa lý học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và sản xuất, các thành phần của chúng”(cơ sở địa lý tự nhiên, NXBGD, 1983). Như vậy, trong định nghĩa thể tổng hợp tự nhiên và thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất được coi như đối tượng nghiên cứu của địa lý tự nhiên (ĐLTN) và Địa lý kinh tế - xã hội (ĐKT-XH). I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐLTN 1. Đối tượng nghiên cứu của ĐLTN Là tự nhiên bề mặt trái đất, xem như hệ thống hoàn chỉnh không thể chia cắt được, hình thành từ các bộ phận cấp thấp nhất (tướng địa lý), đến thể tổng hợp ĐLTN (một sự kết hợp có quy luật của các thành phần Địa lý như : địa hình, khí hậu, nước trên mặt, nươc ngầm, thực - động vật) nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất phức tạp, tạo thành một hệ thống cho đến cấp cao nhất là lớp vỏ Địa lý tự nhiên, có thành phần, cấu trúc, hình thái, chức năng, những điểm đặc trưng của nó. Địa lý tự nhiên bao gồm không những ĐLTN bộ phận và Địa lý ứng dụng, cải tạo từng bộ phận như : địa hậu, khí hậu, thổ nhưỡng thủy văn…v.v cùng với các bộ môn trung gian như : toán địa lý, toán địa mạo, địa mạo thủy văn, v.v…mà còn bao gồm cả ĐLTN như : cảnh quan, môi trường, cổ địa lý v.v… với địa lý ứng dụng cải tạo lãnh thổ. Phụ thuộc vào hướng nghiên cứu mà các nhà ĐLTN xác định đối tượng ngiên cứu cụ thể của mình. Cuối cùng hướng tới phân vùng Địa lý tự nhiên (hay phân vùng cảnh quan) hình thành hệ thống bản đồ Địa lý tự nhiên làm cơ sở khoa học cho sự phân vùng kinh tế và phát triển KT-XH. 2. Nhiệm vụ của ĐLTN Tiếp tục mô tả, thu nhập, đi sâu nghiên cứu chi tiếc tự nhiên bề mặt trái đất nói chung và từng vùng lãnh thổ nói riêng. Phân tích sự phân dị của các thành tố tự nhiên, các mối quan hệ và tác động qua lại giữa các hiện tượng, các thành tố cấu tạo nên lớp vỏ Địa lý , tác động qua lại giữa tự nhiên - xã hội loài người và ngược lại. Hệ thống, phân tích, xử lý các tư liệu Địa lý thu thập được trên toàn cầu, xác định bản chất hiện tượng, mối liên hệ giữa các hiện tượng, các thành tố, xây dựng các mô hình địa lý trên cơ sở toán học v.v… từ đó rút ra các quy luật Địa lý. Đẩy mạnh hơn nữa nghiên cứu Địa lý địa phương, xây dựng các bản đồ chuyên ngành, bản đồ cảnh quan (bản đồ tổng hợp) phân vùng cảnh quan, tiến tới cải tạo toàn diện hay từng mặt các điều kiện tự nhiên góp phần xây dựng phát triển KT-XH địa phương và vùng. Trên cơ sở nghiên cứu Địa lý tự nhiên tổng hợp hay từng bộ phận, hiện nay mở rộng nghiên cứu cổ địa lý và phát triển dự báo ngắn hoặc dài hạn.
  • 2. Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006 2 Đẩy mạnh địa lý ứng dụng, địa lý cải tạo, sử dụng hợp lý, tái sản xuất tài nguyên tự nhiên để giúp cho ngành khoa học địa lý mang ý nghĩa thực tiễn và trở thành lực lượng sản xuất trong xã hội. Coi trọng nghiên cứu ĐLTN toàn trái đất, trước hết là lục địa Âu – Á, gần gũi nhất là các điều kiện tự nhiên Đông Nam Á để vài năm tới chúng ta có thể hòa nhập với các nước trong khu vực. Tăng cường nghiên cứu, bảo vệ môi trường địa lý – môi trường sống của xã hội loài người, đảm bảo việc phát triển bền vững của toàn cầu và từng quốc gia. Tận dụng, khai thác hệ thống thông tin địa lý (GIS-Geographic Information System) không những để quy hoạch, quản lý không gian lãnh thổ trong mọi ngành kinh tế, bảo vệ môi trường… thực hành nối mạng thông tin toàn cầu (Internet) để làm giàu nhanh chóng, cập nhật kịp thời các tri thức địa lý, để có đủ khả năng xử lý, phân tích khối tư liệu thực tế khổng lồ nhằm quy hoạch tổ chức lãnh thổ tự nhiên, sản xuất tối ưu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, bản vẽ, cập nhật bản đồ trên tất cả các lĩnh vực tự nhiên, KT – XH, cũng như năng động hóa trong giảng dạy ở các trường PTTH, nhất là Đại học. II. ĐỐI TƯỢNG NHIỆM VỤ CỦA ĐLKT-XH 1. Đối tượng nghiên cứu của ĐLKT-XH Theo định nghĩa các hội Địa lý toàn Liên Xô - 1995 thì ĐLKT – XH là “khoa học xã hội thuộc hệ thống các khoa học Địa lý, nghiên cứu sự phân bố Địa lý của sản xuất và các hệ thống sản xuất và các quan hệ sản xuất, các điều kiện và đặc điểm của sự phát triển sản xuất ở những nước và khu vực khác nhau” (cơ sở ĐLKT, NXBGD,1993). Theo Z.E.Dzenis (bản dịch Lê Thông, NXBGD,1984). Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ĐLKT – XH là các địa hệ KT – XH, mà một trong các bộ phận cơ bản của nó là hệ thống kinh tế. Địa hệ này là tập hợp của năm nhóm yếu tố chính, các nguồn tài nguyên tự nhiên, các nguồn thiết bị vật chất kể cả thiết bị sản xuất, phân vùng kinh tế, kinh tế chính trị mà còn có cả các ngành ĐLTK – XH bộ phận như : địa lý công nghiệp, địa lý nông nghiệp, địa lý dịch vụ, địa lý giao thông vận tải, địa lý thông tin liên lạc, địa lý thương nghiệp, địa lý dân cư, địa lý đô thị, địa lý tài nguyên, địa lý chính trị, địa lý y tế, địa lý du lịch và nghỉ dưỡng. Phụ thuộc vào định hướng nghiên cứu của các nhà ĐLKT – XH mà xác định đối tượng nghiên cứu cụ thể. 2. Nhiệm vụ của ĐLKT – XH Nghiên cứu phân bố sản xuất, các điều kiện và đặc điểm phát triển KT – XH trên toàn thế giới hay từng khu vực, từng quốc gia, hoặc từng thể tổng hợp sản xuất. Nghiên cứu các cấu trúc, chức năng, sự phát triển của các địa hệ KT – XH với nhiều hình thái và quy mô khác nhau. Nghiên cứu các quá trình hình thành, phát triển, hoạt động của các hệ KT – XH và việc quản lý chúng. Kiến thiết và dự báo sự phát triển kinh tế xã hội trên toàn cầu hoặc các lãnh thổ, các khu vực khác nhau, thể hiện trong việc xây dựng mô hình, cấu trúc các thể tổng hợp KT – XH hiện tại và tương lai.
  • 3. 3 Chọn lọc và xây dựng các địa hệ KT – XH tối ưu để áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Coi trọng việc nghiên cứu địa lý dân cư – động lực phát triển KT – XH của từng quốc gia, khu vực. Đẩy mạnh phát triển nghiên cứu địa lý du lịch để biến chúng thành ngành công nghiệp không khói. Nghiên cứu các mối quan hệ hữu cơ, các tương quan, tác động qua lại giữa các ngành với nhau, đặc biệt là mối quan hệ giữa dân số - môi trường và sự phát triển KT – XH bền vững. Tận dụng khai thác tối đa mạng thông tin toàn cầu, hệ thống thông tin địa lý lam phong phú tri thức KT – XH, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở Đại học cũng như ở phổ thông v.v.. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU ĐỊA LÝ 1. Phương pháp nguyên cứu truyền thống Nguyên cứu trong phòng, ngoài trời (thực địa), điều tra trong nhân dân. Thống kê, phân tích, so sánh, xử lý các tư liệu có từ trước đến nay thông qua máy tính. Phương pháp bản đồ. Phương pháp sinh thái – cảnh quan. Phương pháp sinh thái – kinh tế v. v… 2. Các phương pháp hiện đại: Xây dựng, tính toán các mô hình toán học địa lý. Phương pháp không ảnh (máy bay và vệ tinh). Sử dụng GPS (global positioning system) để tiện định vị, xác định tọa độ ngoài thực địa. Sử dụng công nghệ thông tin (GIS, đĩa CD ROM) để cập nhật tư liệu mới, thay đổi ranh giới bản đồ, quản lý không gian lãnh thổ, dạy học v.v… IV. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC ĐỊA LÝ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI KTKH Giúp cho nước nhà có hoạch định sách lược, chiến lược và các kĩ thuật đúng đắn trong quản lý vĩ mô ở giai đoạn CNH, HĐH. Tạo cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản lý có quyết định đúng đắn trên cơ sở có qui hoạch, tổ chức các lãnh thổ tự nhiên, cũng như các lãnh thổ sản xuất, các địa hệ KTXH. Tạo hiệu quả cao trong quản lý tài nguyên (đất đai, nước, con người, khoáng sản, sinh vật…) để dảm bảo duy trì sự phát triển KTXH. Giúp cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên (tự nhiên – con người – kinh tế) và bảo vệ môi trường địa lý (cả tự nhiên lẫn nhân tạo).
  • 4. Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006 4 Trên cơ sở phân vùng tự nhiên – phân vùng KTXH là cơ sở khoa học tổng hợp để đẩy mạnh công cuộc đổi mới, quản lý hiệu qủa KTXH v.v… Giúp cho lãnh đạo các cấp, các nhà quản lý, hiểu rõ hơn bản chất các hiện tượng, nắm vững các qui luật đại lý tự nhiên, KTXH để biết cùng tồ tại chung sống cùng với chúng, phát triển KTXH một cách bền vững lâu dài. Chương II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN I. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT 1. Tính hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan Sự thống nhất của hệ thống vật liệu mà sự trao đổi vật chất và năng lượng quy định sự thống nhất đó. Sự phối hợp hoạt động của tất cả các thành phần biến chúng thành một hệ thống vật liệu thống nhất, phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự thống nhất và hoàn chỉnh đó đến mức chỉ cần một khâu thay đổi dẫn đến sự thay đổi tất cả hệ thống. Về toàn thể vỏ cảnh quan vừa là hệ thống hoàn chỉnh, nhưng vừa không cần bằng. Quy mô thay đổi của toàn thể hệ thống, phụ thuộc vào qui mô thay đổi của các bộ phận cấu thành riêng biệt. Tốc độ phát triển của các thành phần khác nhau, về chất không giống nhau, tùy theo mức độ bảo thủ theo thứ tự giảm dần như sau : Nham thạch = địa hình – khí hậu – nước – thổ nhưỡng – thực – động vật. Cường độ vận động khác nhau được quy định bởi đặc điểm chất lượng của mỗi đối tượng đó. Trong vỏ cảnh quan thành phần này có thể kìm hãm bước tiến hóa của các thành phần khác hoặc ngược lại có tác dụng thúc đẩy nhanh lên. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật rất to lớn Muốn phát triển KTXH bền vững lâu dài, bất cứ công trình, dự án kinh tế nào cũng đều phải tính toán cân nhắc đến hai mặt “sinh thái” và “kinh tế”. Muốn bảo vệ tốt môi trường sống của xã hội loài người trên trái đất, phải tôn trọng giữ gìn tính hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan, tuyệt nhiên không được phá “cân bằng sinh thái” mà thiên nhiên có sẵn, v.v… 2. Sự tuần hoàn của vật chất – năng lượng : Đặc điểm quan trọng, đặc trưng của vỏ cảnh quan trái đất là sự tồn tại ở đó các vòng tuần hoàn vật chất – năng lượng có liên quan đến vật chất đó.
  • 5. 5 2.1. Các dạng tuần hoàn : Tuần hoàn của nước trên các đại dương bao gồm các dòng hải lưu nóng – hải lưu lạnh. Tuần hoàn của nước trên lục địa bao gồm: Vòng tuần hoàn nhỏ Vòng tuần hoàn lớn Tuần hoàn nước thường kéo theo tuần hoàn năng lượng nhiệt. Ví dụ : lượng nước mưa trên trái đất là 519.000 km, nhưng lượng hơi nước trong khí quyển chỉ có 13.000km, vì vậy lượng hơi nước trong khí quyển phải quay vòng 40 lần trong năm, nghĩa là 9 ngày đêm phải thay đổi một lần. Để thực hiện 40 vòng quay, để bóc hơi hết 519.000km , cần đến 20% năng lượng mặt trời đến trái đất. Sự tuần hoàn trong khí quyển : Do sự chênh lệch khí áp từ xích đạo đến cực, giữa lục địa – đại dương. Đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh vật được thực hiện trên cơ sở hấp thụ khoáng vật, các chất hữu cơ, năng lượng hoặc giải phóng vật chất hay năng lượng. 2.2. Cơ sở của tuần hoàn: Đó là sự di chuyển, phân bố lại các yếu tố hóa học, mà khả năng di chuyển của các yếu tố phụ thuộc vào tính di động của chúng. Hiđrô, oxy, cacbon, nitơ dưới dạng khí di chuyển dễ dàng, còn các nguyên tố hóa học trong nước : các anion di động nhanh, các cation di động trung bình, kali, bari, silic, photpho, v.v... di động yếu. 2.3. Qua các vòng tuần hoàn có thể rút ra các nhận xét Các vòng tuần hoàn khép kín. Sự tuần hoàn vật chất trong bất kì hệ thống nào của vỏ ảnh đều mang tính chất của sự phân công lao động độc đáo giữa các hệ thống trong thành phần. Các vòng tuần hoàn có mức độ phức tạp khác nhau. 3. Hiện tượng nhịp điệu của vỏ cảnh quan Nhịp điệu là một biến trạng độc đáo của các vòng tuần hoàn trong vỏ cảnh quan, là dạng “hô hấp” đọc đáo của vỏ cảnh quan tạo thành hệ thống toàn vẹn. Sự thay đổi cấu trúc không gian đã dẫn đến sự biến đổi của nhịp điệu về phương diện thời gian và không gian. Hiện tượng nhịp điệu là hệ thống mở. 3.1. Có hai dạng nhịp điệu Nhịp điệu thời kỳ là nhịp điệu có khoảng thời gian kéo dài đồng nhất – ví dụ nhịp điệu ngày đêm, bốn mùa trong năm. Nhịp điệu theo chu kỳ là nhịp điệu có thời gian hay thay đổi. Ví dụ: sự thay đổi tích cực của mặt trời, chu kỳ trung bình là 11 năm, nhưng khoảng thời gian của các chu kỳ 9 năm, cũng có chu kỳ kéo dài 14 năm. Nhịp điệu theo chu kỳ chia làm hai nhịp điệu trong phạm vi thế kỷ (<100 năm), nhịp điệu ngoài phạm vi thế kỷ (>100 năm).
  • 6. Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006 6 3.2. Những nguyên nhân tạo nên nhịp điệu: Sự chiếu sáng không đồng đều của mặt trời đến với trái đất. Do vị trí thay đổi của trái đất tương ứng với mặt trời. Sự thay đổi các lực gây nên thủy triều, hoặc là sự thay đổi không đồng đều của trọng lực. Các thay đổi vật lý xảy ra trên mặt trời (vết đen, đốm sáng, bướu lửa, v.v…) 3.3. Ý tưởng của hiện tượng nhịp điệu: Các dạng nhịp điệu đã dược hình thành trong hàng ngàn năm qua, có tác động trực tiếp đến mọi thành phần sinh vật của cảnh quan, đặc biệt là đối với xã hội loài người. Các nhịp điệu này, ngày nay trở thành điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật. 4. Quy luật địa đới và phi địa đới : 4.1. Quy luật địa đới : - Nguyên nhân dẫn đến địa đới : + Hình dạng trái đất và vị trí của nó so với mặt trời. + Sự phụ thuộc trực tíếp hay gián tiếp vào sự thay đổi góc rọi chiếu của tia mặt trời tới bề mặt trái đất. - Phạm vi biểu hiện của tính địa đới : + Các yếu tố sau đây mang tính địa đới : nhiệt độ, không khí, nước, đất, sự bốc hơi, lượng mưa, lượng mây, hình thể, khí áp, hệ thống gió, tính chất các khối khí, khí hậu, mạng lưới thuỷ văn, quá trình địa hoá, quá trình phong hoá, hình thành thổ nhưỡng, các kiểu thảm thực vật, các dạng địa lý điêu khắc, các loại trầm tích, các đại cảnh quan. - Nói tóm lại, đây là dạng phân chia độc đáo về nét cấu trúc đặc biệt nhất của vỏ cảch quan trái đất, là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo lên cực) 4.2. Phi địa đới : - Địa đới và phi địa đới tồn tại song song và tác động lẫn nhau. - Nguyên nhân dẫn đến phi địa đới : + Một là, vành đai theo độ cao là hàm số của địa hình, tạo nên sự khác biệt, sự phân hoá về cảnh quan tự nhiên, tuy cùng nằm trên một địa đới khí hậu. + Hai là, sự phân định theo kinh độ ( gần hay xa biển) dựa vào sự phân bố đất – biển, độ lục địa của khí hậu. II. THẠCH QUYỂN VÀ ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT. 1. Cấu trúc vỏ trái đất. 1.1. Cấu trúc vỏ trái đất từ bề mặt đến tâm trái đất. - Vỏ trái đất ( bề mặt mô khô)
  • 7. 7 - Bao manti. - Nhân trái đất. 1.2. Cấu trúc vỏ, cấu trúc vỏ đại dương, cấu trúc vỏ hổn hợp (kèm sơ đồ) 1.3. Học thuyết kiến tạo mảng. 2. Địa hình lục địa và đáy đại dương. 2.1 Địa hình lục địa : - Các dạng địa hình nội sinh. + Vai trò kiến tạo và tân kiến tạo. + Tính chất vật lý, hoá học của các loại đất. + Địa hình vùng núi và trung du. + Địa hình đồng bằng. - Các dạng địa hình ngoại sinh : + Địa hình do dòng chảy tạo nên. + Địa hình đá vôi – Địa hình castơ. + Địa hình miền bờ biển. + Địa hình vùng núi lửa. + Địa hình miền khí hậu khô khan. 2.2. Địa hình dưới đáy đại dương ( do quá trình nội, ngoại sinh) - Vai trò kiến tạo, tân kiến tạo (khe nứt, đứt gẫy, núi lửa) - Vai trò của các dòng bùn, dòng hải lưu của sinh vật sống, trượt đất ngầm. 2.3. Động lực dẫn tới việc hình thành địa hình. III. THỔ NHƯỠNG VÀ SINH QUYỂN. 1. Sự hình thành lớp vỏ thổ nhưỡng. 1.1. Các quá trình hình thành thổ nhưỡng. - Quá trình trao đổi vật chất. - Quá trình trao đổi năng lượng, v.v... 1.2. Lớp vỏ thổ nhưỡng và độ phì. 1.3. Sự phân bố thổ nhưỡng. 2. Sinh quyển. 2.1. Khái niệm “sinh quyển”. 2.2. Các kiểu thảm thực vật. - Các kiểu thảm thực vật trên thế giới (ở đây chỉ đi sâu kiểu thảm thực vật ở nhiệt đới).
  • 8. Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006 8 + Ở nhiệt đới có các thảm thực vật sau : rừng, cây bụi, xavan đồng cỏ, đồng cỏ, cây bụi nhỏ, cây nửa bụi, thực vật sống một năm, hoang mạc, thực vật, hồ nước nội địa, thực vật biên. - Những kiểu thảm thực vật và ưu hợp thực vật trên đất rừng Việt Nam. + Các kiểu rừng, rú kín vùng thấp. + Các kiểu rừng thưa. + Các kiểu trảng, truông. + Các kiểu rừng kín vùng cao. + Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có kiểu rừng ngập mặn ven biển (đước, sú, vẹt, mắm, v.v...), kiểu rừng vùng đầm lầy, trũng (năng, tràm,v.v...) IV. KHÍ QUYỂN. 1. Tính chất chung và cấu trúc của khí quyển. 1.1 Thành phần của không khí : - Thành phần của không khí khô. - Hơi nước trong khí quyển. - Ozôn trong khí quyển. - Các xon khí trong khí quyển. 1.2 Cấu trúc của khí quyển : - Sự phân tầng của khí quyển. - Sự phân bố nhiệt độ, áp suất và mật độ không khí theo chiều thẳng đứng. - Các dòng không khí, hoàn lưu chung của khí quyển, dòng chảy xiết. 2. Năng lượng bước xạ. 2.1. Bức xạ mặt trời. - Cường độ bức xạ mặt trời. - Hằng số mặt trời. - Sự phân bố bức xạ mặt trời ở ranh giới trên của khí quyển. - Sự suy yếu của bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển. - Sự hấp thu bức xạ bởi bề mặt trái đất Anbeđô. 2.2. Bức xạ nhiệt của bề mặt trái đất và khí quyển. 2.3. Cán cân bức xạ của bề mặt trái đất. 2.4. Những dao động theo mùa của chế độ bức xạ. 3. Chế độ nhiệt của khí quyển và mặt đất.
  • 9. 9 - Trường nhiệt độ. - Nhiệt của bề mặt trái đất và của hệ thống trái đất – tầng đối lưu. - Sự đốt nóng và làm lạnh của khí quyển trong quá trình tác động qua lại của hệ thống đại dương – khí quyển – lục địa. - Hiện tượng nghịch nhiệt. - Những chỉ số về chế độ nhiệt độ của không khí. - Sự phân bố nhiệt trên bề mặt trái đất. 4. Trường khí áp. - Khí áp. - Gradien khí áp theo phương nằm ngang. - Nguyên nhân và nghĩa của trái đất đồng nhất trường khí áp. - Sự phân bố của khí áp trên bề mặt trái đất. 5. Sự chuyển động của không khí, gió : - Gió. - Xoáy, hội tụ, phân kỳ. - Xoáy thuận và xoáy nghịch. - Xoáy thuận ngoại nhiệt đới. - Xoáy thuận nhiệt đới – bão. - Xoáy nghịch. 6. Hoàn lưu chung khí quyển. - Động lực hoàn lưu chung khí quyển. - Hoàn lưu hướng Tây. - Hoàn lưu hướng Đông (tín phong). - Hoàn lưu cực. - Đới gió tín phong và sống đông. - Áp thấp xích đạo. - Gió mùa, nguyên nhân hình thành gió mùa. - Gió mùa Châu Á. - Đới áp thấp và hoàn lưu ngoại nhiệt đới. 7. Nước trong khí quyển. - Các đặc trưng của độ ẩm không khí. - Bốc hơi và khả năng bốc hơi. - Biến trình ngày và năm của độ ẩm không khí.
  • 10. Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006 10 - Sự phân bố độ ẩm không khí. - Ngưng kết và thăng hoa. - Giáng thuỷ (nước rơi). Phân loại giáng thuỷ. - Sự phân bố giáng thuỷ trên bề mặt trái đất. - Vòng tuần hoàn của nước và công thức cân bằng nước. - Mức ngưng kết. - Sương mù. - Mây. - Sự hình thành nước khí quyển. - Tình trạng khô hạn. - Khái quát về các loại khí hậu của trái đất. - Thời tiết và khí hậu. - Định nghĩa và phân loại khí hậu : + Phân loại khí hậu của Alixov. + Phân loại khí hậu của Koppen. + Phân loại khí hậu của Buđưco. + Khí hậu vòng đai xích đạo. + Khí hậu chí tuyến. + Khí hậu cận chí tuyến. + Khí hậu ôn đới và lạnh. + Sự thay đổi và mô hình dự báo sự biến đổi của khí hậu. V. THUỶ QUYỂN. 1. Khái niệm chung. 1.1. Thành phần của thuỷ quyển. 1.2. Sự phân bố nước trong thiên nhiên. 1.3. Sự tuần hoàn của nước trong thiên nhiên. 2. Nước dưới đất. 2.1. Nước ngầm : - Nguồn gốc của nước ngầm. - Mực nước ngầm. + Các nhân tố ảnh hưởng đến mực nước ngầm. + Sự thay đổi của mạch nước ngầm theo thời gian và không gian.
  • 11. 11 - Nhiệt độ nước ngầm. + Các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ nước ngầm. + Sự thay đổi của nhiệt độ nước ngầm theo thời gian và không gian. - Thành phần hoá học của nước ngầm. + Các nhân tố hoá học của nước ngầm. + Các chất hoà tan. + Sự thay đổi của thành phần và nồng độ ion theo thời gian và không gian. - Phân loại nước ngầm. + Phân loại theo nguồn gốc phát sinh. + Phân loại theo nồng độ khoáng hoá. + Phân loại theo nhiệt độ nước ngầm. - Phân vùng nước ngầm : + Phân vùng nước ngầm theo đới vĩ tuyến. + Phân vùng nước ngầm theo chiều thẳng đứng. 2.2. Nước áp lực. 2.3. Nước đông kết. 3. Nước trên lục địa. 3.1. Sông ngòi. - Dòng nước. + Những nhân tố của dòng nước : nhân tố địa lí tự nhiên (nhóm nhân tố khí tượng thuỷ văn, nhóm nhân tố bề mặt địa hình : địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật) + Nhân tố con người. - Dòng cát bùn. + Những nhân tố của dòng cát bùn. + Lòng lượng chảy cát bùn. + Sự phân bố cát bùn theo không gian. + Sự phân bố cát bùn theo thời gian. - Phân loại sông. - Phân vùng sông. 3.2. Hồ, đầm : - Hồ : + Mực nước hồ. + Nhiệt độ nước hồ.
  • 12. Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006 12 Cân bằng nhiệt của nước hồ. Sự thay đổi nhiệt độ nước hồ theo thời gian và theo chiều sâu. Sự phân bố nhiệt độ nước hồ trong không gian. + Các chất hoà tan trong nước hồ : Những nhân tố hình thành các chất hoà tan trong nước hồ. Đặc điểm chất hoà tan. Sự thay đổi các chất hoà tan theo thời gian. Sự phân bố nồng độ ion của nước hồ trong không gian. + Phân loại hồ : + Phân vùng hồ. - Đầm. 4. Nước trong các biển và đại dương. 4.1. Đại dương thế giới và các bộ phận : - Sự phân bố hải dương và lục địa. - Đại dương thế giới và các bộ phận. + Đại dương. + Biển. - Đặc điểm của các biển và đại dương. 4.2. Thành phần hoá học của nước biển. - Muối biển : + Thành phần muối biển. + Sự thay đổi độ mặn của nước biển theo thời gian. + Sự thay đổi độ mặn của nước biển trên bề mặt và theo chiều sâu. - Các chất hoà tan. 4.3. Nhiệt độ nước biển : - Các quá trình nhận nhiệt của nước biển : + Nhiệt bức xạ của mặt trời và khí quyển. + Nhiệt của trái đất. + Nhiệt động năng. + Nhiệt bốc hơi. + Nhiệt bức xạ của nước biển. + Trao đổi đối lưu.
  • 13. 13 - Sự thay đổi nhiệt độ nước biển theo thời gian. + Sự thay đổi theo chu kỳ ngày. + Sự thay đổi theo chu kỳ năm. - Sự phân bố nhiệt độ nước biển theo chiều sâu. + Nhiệt độ tầng mặt. + Nhiệt độ tầng nhảy vọt. + Nhiệt độ tầng đáy biển. - Sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt nước biển. 4.4. Sóng biển. - Nguyên nhân hình thành và phân loại sóng biển. Sóng gió : + Quá trình hình thành sóng gió. + Khái niệm về các lí thuyết sóng gió. - Sự phân bố sóng trên biển. 4.5. Thuỷ triều. - Nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều : + Nguyên nhân khí tượng. + Nguyên nhân địa chất. + Nguyên nhân thiên văn. - Một số lí thuyết cơ bản về thuỷ triều. + Lí thuyết tĩnh học. + Lí thuyết động học. - Các chu kỳ thuỷ triều. + Chu kỳ ngày. + Chu kỳ năm. - Phân bố thuỷ triều. - Thuỷ triều ở vùng cửa sông. 4.6. Hải lưu. - Những nhân tố hình thành hải lưu. - Phân loại hải lưu. - Hải lưu gió. - Hải lưu mật độ.
  • 14. Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006 14 - Sơ đồ phân bố các hải lưu trên đại dương. 4.7. Phân vùng biển. VI. CẢNH QUAN HỌC. 1. Vị trí, đối tượng, nguồn gốc và lịch sử của cảnh quan học. 2. Cấu trúc cảnh quan. 2.1. Khái niệm cảnh quan. 2.2. Cấu trúc cảnh quan. - Cấu trúc không gian. + Cấu trúc đứng (Cấu trúc tầng). + Cấu trúc ngang (Cấu trúc hình thái). - Cấu trúc chức năng (Cấu trúc động lực). 3. Phân loại và phân vùng cảnh quan. 3.1. Phân loại. 3.2. Phân vùng. - Khái niệm phân vùng. - Mục đích phân vùng. - Ý nghĩa. - Những nguyên tắc cơ bản của phân vùng. + Nguyên tắc khách quan. + Nguyên tắc phát sinh. + Nguyên tắc tổng hợp. + Nguyên tắc đồng nhất tương đối. + Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ. - Hệ thống phân vị. + Khái niệm hệ thống phân vị. + Ý nghĩa. + Các hệ thống phân vị đã có trên thế giới và Việt Nam. + Nguyên tắc xây dựng hệ thống phân vị. + Chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp phân vị. - Phương pháp phân vùng. + Phương pháp chồng xếp bản đồ phân vùng bộ phận. + Phương pháp nhân tố trội (chủ đạo).
  • 15. 15 + Phương pháp phân tích liên hợp các hợp phần tự nhiên. + Phương pháp thực địa. + Phương pháp vòng tròn eiler. - Vấn đề ranh giới. - Vấn đề tên gọi. - Việc thành lập bản đồ phân vùng cảnh quan. - Việc xây dựng các bản tả đặc trưng. 4. Cảnh quan ứng dụng. 4.1. Cảnh quan đô thị. 4.2. Cảnh quan nông thôn. 4.3. Cảnh quan nông nghiệp. 4.4. Cảnh quan du lịch. 5. Tác động của con người làm biến đổi cảnh quan. 6. Vấn đề bảo vệ cảnh quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH (Cho chương I và II) 1. X.V.Katecnich, Những quy luật chung của trái đất. NXBKHKT Hà Nội 1973. 2. I.C.Sukin, Địa mạo học (tập 3). NXBKHKT Matxcơva 1960 – 1970 (bằng tiếng Nga) 3. A.Saideger, Địa mạo lí thuyết. NXB Tiến bộ M.1964 (bằng tiếng Nga) 4. Josef Schuithsen, Địa lí đại cương thảm thực vật. NXBKHKT Hà Nội 1976. 5. A.G.Voronov, Địa lí sinh vật. NXBKHKT Hà Nội 1976 (Đặng Ngọc Luân dịch). 6. Trần Công Tấn và tập thể các tác giả, Thổ nhưỡng học (2 tập). NXB Đại Học và THCN. Hà Nội 1984 – 1986. 7. Emcyclopacdia Britannica : 1994 – 1998 (đĩa CD ROM). 8. “ Cơ sở ĐLTN tập 1” Lê Bá Thảo và các tác giả khác. 9. LP.Subaev ĐLTNĐC tập 1-2. 10.“ Cơ sở ĐLTN tập 2” tác giả : Lê Bá Thảo (chủ biên). Nguyễn Văn Âu – Nguyễn Dược – Đặng Ngọc Lân – Đỗ Hưng Thành – Trịnh Uông. 11.DR.Armand – 1975 – Khoa học về cảnh quan, người dịch : Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Văn Mậu, NXB – KHKT – HN – 1983. 12.G.I.Isatcheko. 1979 – Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lí tự nhiên – người dịch : Vũ Tự Lập và NXB KH – Hà Nội – 1969.
  • 16. Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006 16 13.A.G Isatchenko – 1979. Cảnh quan học ứng dụng – Người dịch : Đào Trọng Năng – NXB – KHKT – Hà Nội – 1985. 14.A.G Isatchenko – 1979. Địa lí học ngày nay. Người dịch : Đào Trọng Năng NXBGD – Hà Nội – 1986. 15.Lê Bá Thảo (Chủ biên) và NNK – 1987. Cơ sở ĐLTN, tập 3. NXBGD – Hà Nội, 1983, 1988. Chương III : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI I. ĐỊA LÍ DÂN CƯ. 1. Dân số và quá trình phát triển dân số. 1.1. Dân số với sự tồn tại và phát triển của xã hội. 1.2. Dân số thế giới và Việt Nam qua các thời kì. 2. Động lực phát triển dân số. 2.1. Những khái niệm cơ bản. - Những chỉ tiêu đánh giá mức sinh. - Những chỉ tiêu đánh giá mức tử vong. - Chuyển cư. - Gia tăng dân số (gia tăng tự nhiên). 2.2. Phát triển dân số. - Phát triển dân số theo không gian. - Phát triển dân số theo thời gian. - Sự gia tăng tự nhiên của con người. - Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh đẻ của con người. - Những nguyên nhân gây tử vong. - Tuổi thọ trung bình. - Tỷ xuất tử vong trẻ em. 2.3. Những khái niệm : - Khái niệm về tăng trưởng. - Khái niệm về phát triển. - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển. 3. Sự bùng nổ dân số và những giải pháp : 3.1. Bùng nổ dân số :
  • 17. 17 3.2. Những giải pháp : - Dân số và việc làm. - Dân số và giáo dục. - Dân số và môi trường. - Dân số và y tế. 4. Vấn đề đô thị hoá và vấn đề dân số : 4.1. Khái niệm và chỉ tiêu đô thị hoá. 4.2. Đặc điểm của đô thị hoá. 4.3. Đô thị hoá và vấn đề dân số. II. ĐỊA LÝ CÔNG NGHIỆP. 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp. 1.1. Nguồn tài nguyên thiên nhiên và sản xuất công nghiệp. 1.2. Cuộc cách mạng KHKT hiện đại và sản xuất công nghiệp. 1.3. Cơ sở hạ tầng – Cơ sở vật chất kỹ thuật đối với sản xuất công nghiệp. 1.4. Dân cư – Lao động trong sản xuất công nghiệp. 2. Tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp. 2.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp. - Những dấu hiệu đặc trưng và hướng nghiên cứu. 2.2. Một số tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới và Việt Nam. - Điểm công nghiệp (Khái niệm và những biểu hiện cụ thể) - Trung tâm công nghiệp (Khái niệm và những biểu hiện cụ thể) - Cụm công nghiệp. - Thể tổng hợp công nghiệp. - Vùng công nghiệp. 3. Các loại hình quần cư thành phố - trung tâm công nghiệp. - Đặc điểm của các loại hình quần cư công nghiệp – Thành phố. - Cụm thành phố (thành phố và thành phố vệ tinh). - Quần cư đô thị - các trung tâm công nghiệp ở Việt Nam. III. ĐỊA LÝ NÔNG NGHIỆP. 1. Các yếu tố ảnh hửong đến sản xuất nông nghiệp. 1.1. Những yếu tố tự nhiên với sản xuất nông nghiệp. - Đất đai với sản xuất nông nghiệp.
  • 18. Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006 18 - Khí hậu với sản xuất nông nghiệp. - Nguồn nước với sản xuất nông nghiệp. - Môi trường với sản xuất nông nghiệp. 1.2. Những yếu tố kinh tế - xã hội với sản xuất nông nghiệp. - Dân cư với sản xuất nông nghiệp. - Cơ sở vật chất kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. 2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 2.1. Quan hệ về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Tổ chức lãnh thổ trên nền sản xuất xã hội. - Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Hệ thống lãnh thổ nông nghiệp và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 2.2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Xí nhiệp nông nghiệp. - Thể tổng hợp nông nghiệp. - Vùng nông nghiệp. - Băng chuyển địa lí trong nông nghiệp. 2.3. Một số loại hình quần cư nông thôn (nông nghiệp). - Đặc điểm quần cư nông nghiệp. - Quần cư nông thôn ở Việt Nam. - Một số mẫu quần cư ở nông thôn. 3. Các nhân tố tác động đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 3.1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 3.2. Cuộc cách mạng KHKT trong nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. IV. ĐỊA LÍ HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 1. Môi trường và khoa học về môi trường. 1.1. Môi trường và các hệ môi trường. 1.2. Vị trí của con người trong môi trường. 1.3. Những vấn đề về môi trường và đặc điểm của chúng. 1.3.1. Những vấn đề môi trường. 1.3.2. Đặc điểm của các vấn đề môi trường. 2. Tài nguyên thiên nhiên và sản xuất xã hội.
  • 19. 19 2.1. Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên. - Khái niệm tài nguyên thiên nhiên. - Phân loại tài nguyên thiên nhiên. 2. Tài nguyên thiên nhiên – Cơ sở tự nhiên của sản xuất xã hội. - Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với xản xuất xã hội. 3. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 3.1. Ý nghĩa của vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 3.2. Những nội dung cơ bản của việc bảo vệ môi trường. 3.3. Khai thái và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. - Vấn đề hạ thấp tỉ lệ hao hụt nguyên liệu trong khai thác. - Khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên. - Giảm mức tiêu hao nguyên liệu. - Tái sử dụng nguyên liệu. - Sử dụng chất liệu thay thế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dân số học đại cương : PGS Nguyễn Kim Hồng. NXBGD, 1998. 2. Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội. PGS.PTS. Nguyễn Minh Tuệ, Hà Nội, 1992. 3. Giáo trình dân và phát triển : PGS.PTS. Nguyễn Đình Cử. ĐHKTQD, NXBGD, 1997. 4. Sổ tay giáo dục dân số : Đề án VIE 88/P 10 – 1991. 5. Giáo dục dân số : Nguyễn Đức Minh. NXBGD, 1988. 6. Việt Nam dân số tài nguyên môi trường và phát triển bền vững. UBQGDS – KHHGĐ, 1996. 7. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp – Lê Thông – Tạp chí kinh tế vùng, 1987. 8. Đại lí kinh tế - xã hội đại cương – Nguyễn Kim Hồng – Đào Ngọc Cảnh – Phạm Thị Xuân Thọ, ĐHSP TP.HCM, 1997. 9. Các hệ thống lãnh thổ sàn xuất xã hội – KI. Ivanov Matxcova, 1975 (tiếng Nga). 10.Những vấn đề địa lí công nghiệp – NXBGD, 1997. 11.Phát triển công nghiệp, công nghệ theo hướng CNH, HĐH đất nước – NG lần VII BCH TW Đảng – NXBCTQG Tp.HCM, 1997. 12.Nhập môn địa lí nhân văn, PGS.TS. Lê Thông – Hà Nội, 1992. 13.Các hệ thống lãnh thổ sản xuất xã hội, KI. Ivanov Matxcova (tiếng Nga), 1995.
  • 20. Đề cương ôn tập Tuyển sinh sau đại học năm 2006 20 14.Phươg pháp lập luận và phương pháp nghiên cứu ĐLKT, Z.XE Đzenis (Lê Thông dịch) NXBGD, 1984. 15.Tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp trên thế giới, PTS Lê Thông, NXBGD, 1985.