SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o---------
HUỲNH THỊ KIM PHƢỢNG
KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI QUẬN
NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - Năm 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o---------
HUỲNH THỊ KIM PHƢỢNG
KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI QUẬN
NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐỨC VUI
Hà Nội - Năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo
hƣớng dẫn TS.Trần Đức Vui, ngƣời đã hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu khoa học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn
thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy, Cô giáo khoa Sau
Đại học trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy,
hƣớng dẫn và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè cùng các anh chị em học viên
lớp cao học và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, khuyến khích tôi trong quá trình
học tập và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Huỳnh Thị Kim Phƣợng, sinh viên lớp QH-2012-E, khoa Quản trị
kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, niên học 2012 -
2014.
Tôi xin cam đoan luận văn cao học “Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận
Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự
hƣớng dẫn của Tiến sĩ Trần Đức Vui. Các số liệu, thông tin đƣợc sử dụng trong luận
văn là trung thực.
Tác giả luận văn
Huỳnh Thị Kim Phƣợng
TÓM TẮT
Kiểm soát là một chức năng quan trọng trong quản lý, nó diễn ra ở tất cả các
giai đoạn của quá trình hoạt động thu chi, chấp hành và quyết toán của ngân sách
nhà nƣớc.
Việc kiểm soát tốt, chặt chẽ và khoa học sẽ là công cụ hữu hiệu, cung cấp
những thông tin hữu ích cho nhà quản lý, giúp cho nhà quản lý định hƣớng đắn
mang lại hiệu quả công việc cao. Thực tiễn hiện nay về vấn đề quản lý và sử dụng
ngân sách quận, huyện còn nhiều sai sót, yếu kém cần phải đƣợc chấn chỉnh, khắc
phục, trong khi đó chức năng kiểm soát còn nhiều tồn tại, thiếu sót nhƣ chƣa có quy
trình cụ thể áp dụng cho kiểm soát quá trình thu, chi ngân sách quận, huyện; ...Điều
đó cần phải có phƣơng hƣớng và những giải pháp để hoàn thiện.
Nghiên cứu công tác kiểm soát thu, chi ngân sách quận, huyện có ý nghĩa
quan trọng trong hệ thống quy trình kiểm soát, góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm
soát thu, chi ngân sách ở địa phƣơng làm giảm thiểu những thất thoát ngân sách.
Tƣ̀ thƣ̣c tiễn công tác kiểm soát ngân sách quận , huyện và kiến thƣ́ c đã học ,
với đề tài : “Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
Nẵng” luâ ̣n văn đã hê ̣thống hóa các lý l uâ ̣n chung về tổ chức công tác kiểm soát
thu, chi ngân sách và quản lý NSNN; phân tích và làm rõ thực trạng về công tác
kiểm soát thu, chi NSNN quận Ngũ Hành Sơn, rút ra đƣợc những ƣu điểm và hạn
chế của công tác kiểm soát ngân sách. Từ những tồn tại đó, đƣa ra các giải pháp cơ
bản nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát thu, chi NSNN quận Ngũ Hành
Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Với quan điểm đổi mới công tác quản lý, kiểm soát thu, chi NSNN nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả, tăng thu, tiết kiệm các khoản chi tiêu ngân sách, tác giả đã
đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát thu, chi ngân sách quận Ngũ Hành
Sơn dựa trên các căn cứ khoa học, lý luận kết hợp với thực tiễn, phân tích, đánh giá
và tổng hợp nhằm góp phần làm cho giải pháp có tính khả thi hơn.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.................................................................................. iii
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM
SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH CẤP QUẬN, HUYỆN ..........................................4
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................4
1.2. NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC CẤP QUẬN, HUYỆN....................................................................................6
1.2.1. Khái quát chung về ngân sách nhà nƣớc và hệ thống ngân sách nhà
nƣớc Việt Nam ............................................................................................................6
1.2.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc......................................................9
1.2.3. Ngân sách cấp quận, huyện trong hệ thống ngân sách.............................9
1.2.4. Tổ chức quản lý ngân sách cấp quận, huyện..........................................11
1.3. KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH CẤP QUẬN, HUYỆN:...............13
1.3.1. Khái niệm về kiểm soát và các loại hình về kiểm soát ..........................13
1.3.2. Nội dung kiểm soát thu, chi ngân sách quận, huyện..............................17
1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát thu, chi NSNN ............29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...................................................................................32
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN
VĂN ..........................................................................................................................32
2.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN..............................................32
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH XỬ LÝ THÔNG TIN.............33
2.2.1. Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu .................................33
2.2.2. Phân tích xử lý thông tin .......................................................................33
2.2.3. Đề xuất một số giải pháp:.......................................................................34
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN
SÁCH QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG................................35
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NGÂN SÁCH QUẬN NGŨ HÀNH SƠN ............35
3.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế- xã hội của quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn
2011-2013 tác động đến ngân sách quận......................................................................35
3.1.2. Tổ chức quản lý ngân sách quận Ngũ Hành Sơn........................................36
3.1.3. Kết quả thu, chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn.........................................40
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013 .....................................43
3.2.1. Kiểm soát thu ngân sách quận................................................................43
3.2.2. Kiểm soát chi ngân sách quận ................................................................50
3.2.3. Kiểm soát kế toán và quyết toán thu, chi ngân sách quận......................63
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU, CHI
NGÂN SÁCH TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN........................................................68
3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong những năm qua......................................68
3.3.2. Những yếu kém, hạn chế cần phải có giải pháp khắc phục ...................70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...................................................................................76
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM
SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN....77
4.1. PHƢƠNG HƢỚNG CHUNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI QUẬN ..............................................77
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU,
CHI NGÂN SÁCH TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN ................................................79
4.2.1. Hoàn thiện kiểm soát thu........................................................................79
4.2.2. Hoàn thiện Kiểm soát chi .......................................................................83
4.2.3. Hoàn thiện Kiểm soát kế toán và quyết toán thu, chi.............................89
4.2.4. Xây dựng quy chế và bộ phận kiểm soát thu, chi trong đơn vị dự
toán ..........................................................................................................................90
4.2.5. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra quyết toán thu, chi NSNN của các
đơn vị thuộc quận......................................................................................................95
4.2.6. Quy hoạch và bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ
cán bộ, công chức và ứng dụng tin học.....................................................................96
4.2.7. Xây dựng quy định phân chia trách nhiệm kiểm soát của các chủ thể
nhằm phối hợp nhịp nhàng trong kiểm soát thu, chi NSNN quận..........................100
4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT .....................................................104
4.3.1. Bộ Tài chính .........................................................................................104
4.3.2. Kho bạc nhà nƣớc.................................................................................106
4.3.3. Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng .........................................................108
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.................................................................................108
KẾT LUẬN ......................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................111
PHỤ LỤC
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa
1 CBCC : Cán bộ công chức
2 ĐTNT : Đối tƣợng nộp thuế
3 ĐTPT : Đầu tƣ phát triển
4 HCSN : Hành chính sự nghiệp
5 KBNN : Kho bạc nhà nƣớc
6 KT-XH : Kinh tế - xã hội
7 NN : Nhà nƣớc
8 NS : Ngân sách
9 NSĐP : Ngân sách địa phƣơng
10 NSNN : Ngân sách Nhà nƣớc
11 NSTW : Ngân sách trung ƣơng
12 QP-AN : Quốc phòng an ninh
13 TSCĐ : Tài sản cố định
14 UBND : Ủy ban nhân dân
15 XDCB : Xây dựng cơ bản
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
Bảng 3.1
Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn
2011-2013
35
Bảng 3.2 Cơ cấu kinh tế quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2011-2013 36
Bảng 3.3
Tổng hợp thu ngân sách nhà nƣớc quận Ngũ Hành Sơn từ
năm 2011 đến 2013
40
Bảng 3.4
Tổng hợp chi ngân sách nhà nƣớc quận Ngũ Hành Sơn từ
năm 2011 đến 2013
42
Bảng 3.5
Tỷ lệ chấp hành dự toán thu ngân sách quận Ngũ Hành Sơn
2011 - 2013
46
Bảng 3.6
Tỷ lệ chấp hành dự toán chi NSNN quận Ngũ Hành Sơn
2011 đến 2013
54
Bảng 3.7
Tổng hợp KP đƣợc bổ sung ngoài dự toán chi thƣờng xuyên
2011-2013
55
Bảng 3.8
Tình hình kiểm soát chi NSNN qua KBNN quận từ 2011-
2013
62
iii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ
Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức ngân sách quận Ngũ Hành Sơn 36
Sơ đồ 3.2 Quy trình phân bổ (dự toán) chi ngân sách 38
Sơ đồ 3.3 Trình tự kiểm soát lập dự toán thu NSNN 43
Sơ đồ 3.4 Kiểm soát chấp hành dự toán thu NSNN quận 49
Sơ đồ 3.5 Trình tự kiểm soát lập dự toán chi NSNN 50
Sơ đồ 3.6 Kiểm soát dự toán chi NSNN 53
Sơ đồ 3.7 Kiểm soát kế toán quyết toán chi ngân sách 63
Sơ đồ 4.1 Quy trình kiểm soát lập dự toán thu NSNN quận 80
Sơ đồ 4.2 Mô hình bộ phận kiểm soát nội bộ trong các đơn vị 91
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử của các nhà nƣớc trên toàn thế giới ở mọi chế độ đã khẳng định rằng
ngân sách là phƣơng tiện không thể thiếu đƣợc của mọi chính quyền nhà nƣớc. Ở
Việt Nam, Luật NSNN từ khi đƣợc ban hành và qua các lần sửa đổi, bổ sung đều
thừa nhận ngân sách quận, huyện là ngân sách của chính quyền nhà nƣớc cấp quận,
huyện và là một bộ phận cấu thành NSNN Việt Nam.
Thực tiễn hiện nay về vấn đề quản lý và sử dụng ngân sách quận, huyện còn
nhiều sai sót, yếu kém cần phải đƣợc chấn chỉnh, khắc phục, trong khi đó chức năng
kiểm soát còn nhiều tồn tại, thiếu sót nhƣ chƣa có quy trình cụ thể áp dụng cho
kiểm soát quá trình thu, chi ngân sách quận, huyện; ...Điều đó cần phải có phƣơng
hƣớng và những giải pháp để hoàn thiện.
Nghiên cứu công tác kiểm soát thu, chi ngân sách quận, huyện có ý nghĩa rất
quan trọng trong hệ thống quy trình kiểm soát, góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm
soát thu, chi ngân sách ở địa phƣơng làm giảm thiểu những thất thoát ngân sách.
Đồng thời, đề tài sẽ đóng góp một cách thực tiễn vào công tác kiểm soát ngân sách
quận, huyện ở Việt Nam hiện nay.
Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát ngân sách quận Ngũ Hành
Sơn, thành phố Đà Nẵng, nhằm tìm ra những tồn tại trong công tác quản lý thu, chi
ngân sách của quận để từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện nó, đáp ứng
kịp thời cho quá trình quản lý ngân sách quận trong giai đoạn kinh tế phát triển hiện
nay. Trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc hiện nay vẫn còn thất thoát, lãng
phí, vì vậy mà hoàn thiện công tác kiểm soát NSNN đóng vai trò thực sự quan
trọng.
Đề tài: “Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố
Đà Nẵng” có ý nghĩa quan trọng mang tính thực tiễn cao đối với công tác quản lý
ngân sách cấp quận của lãnh đạo địa phƣơng.
Với ý nghĩa thực tiễn trên, đề tài đƣợc mở rộng ra áp dụng vào trong thực
tiễn hoàn thiện công tác kiểm soát ngân sách cấp quận, huyện trên các tỉnh, thành
phố của cả nƣớc.
2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là đƣa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác kiểm soát thu , chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn. Với 3 nhiệm
vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản về NSNN, công tác kiểm soát thu, chi
ngân sách cấp quận, huyện
+ Nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kiểm soát thu, chi ngân sách tại
quận Ngũ Hành Sơn.
+ Nghiên cứu đề xuất phƣơng hƣớng chung và các giải pháp cụ thể nhằm
hoàn thiện công tác kiểm soát thu, chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn cũng nhƣ cấp
quận, huyện nói chung.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đối với đề tài nghiên cứu, các câu hỏi cần nghiên cứu nhƣ sau:
- Công tác kiểm soát thu , chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố
Đà Nẵng đạt đƣợc kết quả gì qua các năm và có những hạn chế nào cần phải có giải
pháp để hoàn thiện?
- Làm thế nào để hoàn thiện công tác kiểm soát thu , chi ngân sách tại quận
Ngũ Hành Sơn ?
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác kiểm soát thu, chi
ngân sách quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
* Phạm vi nghiên cứu: Tập trung phân tích thực trạng công tác kiểm soát thu,
chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn.
Về không gian: tại UBND quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Về thời gian: Nội dung nghiên cƣ́ u của đề tài căn cƣ́ vào số liê ̣u tƣ̀ năm 2011
đến 2013.
5. Những đóng góp chính của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ hơn lý luận chung về tổ chức công tác kiểm soát
thu, chi ngân sách cấp quận, huyện. Hệ thống hóa đƣợc các đặc trƣng và nguyên tắc
của thu, chi ngân sách Nhà nƣớc.
3
Luận văn đã nêu thực trạng về công tác kiểm soát từ khâu lập dự toán đến
khi quyết toán thu, chi ngân sách nhà nƣớc tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
Nẵng từ năm 2011 đến năm 2013.
Một số nhóm giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thu
NSNN của từng đơn vị có nguồn thu ngân sách, dự toán chi theo hƣớng tiết kiệm
chi tiêu tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm
có 4 chƣơng :
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kiểm soát thu, chi ngân sách
cấp quận, huyện
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác kiểm soát thu, chi ngân sách quận Ngũ Hành
Sơn, thành phố Đà Nẵng
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát thu, chi ngân
sách quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
4
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
THU, CHI NGÂN SÁCH CẤP QUẬN, HUYỆN
1.1 . TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Kiểm soát là một chức năng quan trọng trong quản lý, nó diễn ra ở tất cả các
giai đoạn của quá trình hoạt động thu chi, chấp hành và quyết toán của ngân sách
nhà nƣớc.
Kiểm soát đƣợc hiểu là những biện pháp kỹ thuật dùng vào những công việc
nhằm đạt yêu cầu đề ra, đồng thời cũng là quá trình áp dụng những cơ chế và
phƣơng pháp để đảm bảo các hoạt động và hiệu quả đạt đƣợc phù hợp với mục tiêu,
kế hoạch và chuẩn mực của đơn vị.
Kiểm soát đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của các
ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp...Kiểm soát giúp các nhà quản trị quản lý hữu
hiệu và hiệu quả hơn các nguồn lực kinh tế của tổ chức mình nhƣ: con ngƣời, tài
sản, tài chính ngân sách, vốn... góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong
quá trình quản lý.
Việc kiểm soát tốt, chặt chẽ và khoa học sẽ là công cụ hữu hiệu, cung cấp
những thông tin hữu ích cho nhà quản lý, giúp cho nhà quản lý định hƣớng đắn
mang lại hiệu quả công việc cao.
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu, tôi đã tham khảo các công trình nghiên
cứu trƣớc đây trong các đề tài về kiểm soát thu , chi ngân sách nhà nƣớc, nâng cao
hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nƣớc tại một số đơn vị, tổ chức, cụ thể:
- Đề tài nghiên cƣ́ u của tác giả Tô Thiện Hiền (2012), “Nâng cao hiệu quả
quản lý ngân sách Nhà nƣớc tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn đến
2020”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Luận
án đã nêu tổng quan về ngân sách Nhà nƣớc và kinh nghiệm quản lý ngân sách NN
của một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long; tìm hiểu phân tích thực trạng về hiệu
quả quản lý ngân sách Nhà nƣớc: thu chi và cân đối thu chi ngân sách nhà nƣớc tỉnh
5
An Giang, đánh giá những thành tích đã đạt đƣợc và nêu những hạn chế trong công
tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc. Từ đó, tác giả đƣa ra đề xuất các giải pháp hoàn
thiện quản lý ngân sách địa phƣơng, nâng cao vai trò của chính quyền địa phƣơng
trong tự chủ ngân sách, tổ chức và giám sát có hiệu quả hoạt động thu chi ngân sách
tại tỉnh An Giang.
Nhìn chung, Luận án đã đi sâu nghiên cứu vào vấn đề nâng cao hiệu quả
quản lý ngân sách Nhà nƣớc và đƣa ra các giải pháp cơ bản hoàn thiện cơ chế phân
cấp quản lý NSNN các cấp, cải tiến kiểm tra, thanh tra việc chấp hành thu chi ngân
sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc.
- Hồ Thị Phi Yến (2008), “Tăng cƣờng kiểm soát quá trình lập, chấp hành và
quyết toán dự toán ngân sách tại quận Thanh khê, thành phố Đà Nẵng”, Luận văn
thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận và nêu thực
trạng công tác kiểm soát lập, chấp hành và quyết toán ngân sách tại Quận Thanh
khê, thành phố Đà Nẵng; đề xuất các biện pháp tăng cƣờng kiểm soát việc chấp
hành và quyết toán ngân sách đối với các đơn vị đƣợc khoán chi, tự chủ tài chính…
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách tại quận Thanh khê, thành phố Đà
Nẵng. Luận văn đã nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng kiểm soát, xây
dựng định mức chi tiêu, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự
nghiệp, kiểm soát chi hoạt động chuyên môn ngành quản lý.
- Nguyễn Thị Hàn Giang (2008), “Tăng cƣờng công tác kiểm soát thu chi
ngân sách ở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng”. Luận văn đã
hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kiểm soát nội bộ tại các đơn vị làm cơ sở cho
việc phân tích công tác kiểm soát thu chi ngân sách ở Trung tâm Truyền hình Việt
Nam tại thành phố Đà Nẵng. Luận văn đã nêu đƣợc thực tế về công tác kiểm soát
các khoản thu sự nghiệp và các khoản chi thƣờng xuyên, những mặt đã đạt đƣợc và
các vấn đề đặt ra của công tác kiểm soát thu chi ngân sách tại đơn vị. Tác giả đƣa ra
những giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm soát hoạt động thu chi ngân sách tại đơn
vị nhằm giảm thiểu những sai sót, gian lận góp phần vào sự phát triển của Trung
tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng.
6
- Nguyễn Văn Thành (2008), “Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi ngân sách
nhà nƣớc qua Kho bạc NN Liên Chiểu, thành phố Đà nẵng”, Luận văn thạc sỹ kinh
tế, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình kiểm soát
chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc; tìm hiểu thực tế công tác kiểm soát
chi ngân sách nhà nƣớc tại Kho bạc nhà nƣớc quận Liên Chiểu, đánh giá những kết
quả đạt đƣợc và nêu nguyên nhân tồn tại, hạn chế và tác giả đã đƣa ra mục tiêu và
định hƣớng đổi mới công tác quản lý NSNN và các giải pháp hoàn thiện quy trình
kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói chung và Kho bạc quận Liên Chiểu nói riêng.
Nhìn chung, luận văn đã nghiên cứu vấn đề kiểm soát trong quản lý nhƣ: kiểm soát
chi NSNN bao gồm cả chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ, kiểm tra quy trình luân
chuyển hồ sơ, kiểm soát chi đối với các đơn vị có cơ chế tài chính riêng.
Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu Luật NSNN, tham khảo một số văn bản pháp
luật nhƣ Thông tƣ, Nghị định, giáo trình về kiểm soát nội bộ …
Các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình
kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc; tìm hiểu thực tế công
tác kiểm soát thu chi ngân sách nhà nƣớc và đã đƣa ra mục tiêu, giải pháp và định
hƣớng trong công tác quản lý NSNN . Trên cơ sở kế thƣ̀ a các nghiên cƣ́ u trƣớc đây
về kiểm soát thu chi ngân sách, đề tài nghiên cứu của tôi là đi theo hƣớng hê ̣thống
hóa các lý luận chung về tổ chức công tác kiểm soát thu chi ngân sách, nghiên cứu
tổ chức công tác kiểm soát thu NSNN, kiểm soát chi của một số đơn vị cơ sở của
cấp mình quản lý. Trên cơ sở đó , đƣa ra các nhóm giải pháp thích hợp nhằm hoàn
thiê ̣n công tác kiểm soát thu , chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
Nẵng.
1.2. NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
CẤP QUẬN, HUYỆN
1.2.1. Khái quát chung về ngân sách nhà nƣớc và hệ thống ngân sách
nhà nƣớc Việt Nam
Trong tiến trình lịch sử, NSNN với tƣ cách là một phạm trù kinh tế đã ra đời
và tồn tại từ lâu. Là một công cụ tài chính quan trọng của NN, NSNN xuất hiện dựa
7
trên cơ sở hai tiền đề khách quan là tiền đề Nhà nƣớc và tiền đề kinh tế hàng hoá-
tiền tệ
Trong hệ thống tài chính, NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực Nhà nƣớc. Ở nƣớc ta, định
nghĩa Ngân sách nhà nƣớc đƣợc nêu rõ trong Luật NSNN năm 2002:
“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. Luật ngân sách nhà nƣớc
Nhƣ vậy, về bản chất NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nƣớc
với các chủ thể trong xã hội, phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại
của cải xã hội, nhằm tập trung một phần nguồn lực tài chính vào trong tay nhà nƣớc
để đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các chức năng quản lý của
nhà nƣớc. Về hình thức biểu hiện, đó là các dự toán và quyết toán các khoản thu,
chi của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện trong một thời gian nhất định, thƣờng là 1 năm.
Hệ thống NSNN đƣợc hiểu là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu
cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách. Tại
nƣớc ta, tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức bộ máy Nhà nƣớc
và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nƣớc theo Hiến pháp. Mỗi cấp chính quyền có một cấp nhân sách riêng cung cấp
phƣơng tiện vật chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình trên vùng lãnh thổ. Việc hình thành hệ thống chính quyền nhà nƣớc các cấp là
một tất yếu khách quan nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc trên
mọi vùng lãnh thổ của đất nƣớc. Chính sự ra đời của hệ thống chính quyền Nhà
nƣớc nhiều cấp đó là tiền đề cần thiết để tổ chức hệ thống NSNN nhiều cấp.
Cấp ngân sách đƣợc hình thành trên cơ sở cấp chính quyền Nhà nƣớc, phù
hợp với mô hình tổ chức hệ thống chính quyền Nhà nƣớc ta hiện nay, hệ thống
NSNN bao gồm ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng:
Trong hệ thống NSNN Việt Nam, ngân sách trung ƣơng chịu trách nhiệm
quản lý thu, chi theo các ngành kinh tế. Nó luôn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống
NSNN. Ngân sách trung ƣơng cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức
8
năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc trung ƣơng (sự nghiệp văn-xã; sự nghiệp kinh tế; an
ninh-quốc phòng; trật tự an toàn xã hội; đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng...). Trên thực tế NSTW là NS của cả nƣớc, tập trung đại bộ phận nguồn thu và
đảm bảo các nhu cầu chi mang tính quốc gia. NSTW bao gồm các đơn vị dự toán
của cấp này: mỗi bộ, cơ quan trung ƣơng là một đơn vị dự toán của NSTW.
Ngân sách địa phƣơng chịu trách nhiệm quản lý thu NSNN trên địa bàn và
chi NSNN địa phƣơng. HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (gọi chung là
cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính
quyền địa phƣơng phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Chính quyền cấp tỉnh cần chủ
động, sáng tạo trong việc động viên khai thác thế mạnh trên địa bàn địa phƣơng để
tăng nguồn thu, đảm bảo chi và thực hiện cân đối ngân sách của cấp mình.
Ngân sách cấp quận, huyện do chính quyền cấp quận, huyện tổ chức thực
hiện quản lý thu, chi theo quy định phân cấp của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu
để đảm bảo nhiệm vụ chi ngân sách cấp mình.
Ngân sách cấp xã, phƣờng do chính quyền cấp xã, phƣờng tổ chức thực hiện
theo quy định của cấp quận, huyện nhằm đảm bảo các nhiệm vụ phát sinh trên địa
bàn địa phƣơng mình quản lý.
Quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống NSNN đƣợc thực hiện theo
các nguyên tắc sau:
Ngân sách trung ƣơng và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phƣơng đƣợc
phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể; thực hiện việc bổ sung từ ngân sách
của chính quyền nhà nƣớc cấp trên cho ngân sách của chính quyền ngân sách cấp
dƣới nhằm đảm bảo sự công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, các địa
phƣơng. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dƣới. Trƣờng hợp cơ quan
quản lý nhà nƣớc cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý cấp dƣới thực hiện nhiệm
vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho
ngân sách cấp dƣới để thực hiện nhiệm vụ chi đó (gọi là kinh phí uỷ quyền). Không
đƣợc dùng ngân sách của cấp này chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác, trừ
trƣờng hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
9
1.2.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc
Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của
chính quyền nhà nƣớc các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu,
chi của NSNN.
Phân cấp quản lý NSNN giữa chính quyền trung ƣơng và các cấp chính
quyền địa phƣơng là một tất yếu khách quan do mỗi cấp chính quyền đều cần đảm
bảo nhu cầu chi bằng những nguồn tài chính nhất định. Nếu các nhiệm vụ đó do
mỗi cấp trực tiếp đề xuất và bố trí chỉ tiêu thì sẽ hiệu quả hơn là sự áp đặt từ trên
xuống. Đồng thời, những khoản thu nhỏ lẻ hoặc khó quản lý nếu phân giao cho
chính quyền địa phƣơng quản lý sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn. Do vậy phân cấp quản lý
NSNN chính là việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý hoạt động của
NSNN cho các cấp chính quyền Nhà nƣớc từ trung ƣơng tới các địa phƣơng trong
quá trình tổ chức tạo lập và sử dụng NSNN, nhằm làm cho hoạt động của NSNN
lành mạnh và đạt hiệu quả cao.
Khi tiến hành phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc phải bảo đảm nguyên tắc
cơ bản sau đây: Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
của Nhà nƣớc và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn; Ngân sách trung ƣơng
và ngân sách địa phƣơng đƣợc phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể; Việc phân
cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng do Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, thời gian phân cấp phù hợp với thời kỳ ổn định
ngân sách ở địa phƣơng; Kết thúc mỗi kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào khả năng
nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp, cơ quan có thẩm quyền từ trung ƣơng đến
địa phƣơng quyết định điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa
ngân sách các cấp theo quy định của Luật NSNN.
1.2.3. Ngân sách cấp quận, huyện trong hệ thống ngân sách
Ngân sách quận, huyện là công cụ quan trọng của chính quyền cấp quận,
huyện trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Khi xem xét ngân
sách quận, huyện không đƣợc tách rời khỏi NSNN cấp trên nhƣng cũng không đƣợc
coi ngân sách quận, huyện là yếu tố thụ động trong hệ thống ngân sách. Theo đó,
ngân sách quận, huyện là toàn bộ các khoản thu - chi đƣợc quy định đƣa vào dự
10
toán trong một năm và giao cho UBND quận, huyện tổ chức chấp hành nhằm thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp quận, huyện. Quan niệm trên có
thể giúp chúng ta hình dung đƣợc ngân sách quận, huyện và cơ quan quyết định
cũng nhƣ cơ quan chấp hành ngân sách quận, huyện. Sự vận động của các nguồn tài
chính vào ngân sách quận, huyện và từ ngân sách quận, huyện đến các mục đích sử
dụng khác nhau chứa đựng các mối quan hệ cụ thể sau:
Thứ nhất, Quan hệ giữa chính quyền cấp quận, huyện với các cấp chính
quyền cấp trên thể hiện trong việc xác định cho các quận, huyện nguồn thu đƣợc
phân chia giữa các cấp ngân sách và thể hiện trong sự hỗ trợ bổ sung từ ngân sách
cấp trên cho ngân sách quận, huyện;
Thứ hai, Quan hệ giữa chính quyền cấp quận, huyện với các tổ chức kinh tế
trong quận, huyện đƣợc thể hiện trong việc các tổ chức này nộp thuế, phí - lệ phí
cho ngân sách huyện và ngƣợc lại ngân sách quận, huyện cũng phải chi trực tiếp,
gián tiếp cho các tổ chức này;
Thứ ba, Quan hệ giữa chính quyền nhà nƣớc với nhân dân trong quận, huyện
đƣợc thể hiện khi ngân sách cấp trên cấp kinh phí ủy quyền, chuyển giao cho ngân
sách quận, huyện thực hiện. Đó là các chƣơng trình quốc gia nhƣ chƣơng trình Dân
số và Kế hoạch hoá gia đình; Chƣơng trình Phổ cập giáo dục; Chƣơng trình Phòng,
chống tệ nạn xã hội; Chƣơng trình Quốc gia giải quyết việc làm...;
Thứ tƣ, Quan hệ giữa cấp chính quyền quận, huyện với các tổ chức cá nhân
trong và ngoài nƣớc. Đó là mối quan hệ thông qua việc biếu tặng giúp đỡ tài trợ của
các tổ chức, cá nhân đó đối với quận, huyện và là một khoản thu của ngân sách
quận, huyện;
Thứ năm, Quan hệ giữa cấp chính quyền quận, huyện với tổ chức Đảng và
các tổ chức chính trị, xã hội khác trong việc hình thành và sử dụng quỹ ngân sách.
Quan hệ này đƣợc thể hiện ngân sách cấp kinh phí cho các hoạt động của Đảng và
các tổ chức chính trị - xã hội trong quận, huyện.
Tất cả các mối quan hệ đƣợc trình bày ở trên phản ánh các nội dung thu và
chi của ngân sách quận, huyện.
11
Tóm lại ngân sách quận, huyện là quỹ tiền tệ tập trung của quận, huyện đƣợc
hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi quận,
huyện. Nó phản ảnh những mối quan hệ một bên là chính quyền cấp quận, huyện
với một bên là các chủ thể khác thông quan sự vận động của các nguồn tài chính,
nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền quận, huyện.
1.2.4. Tổ chức quản lý ngân sách cấp quận, huyện
1.2.4.1. Khái quát nội dung quản lý ngân sách cấp quận, huyện
Một cấp ngân sách đủ mạnh hay không, phụ thuộc rất lớn vào tổ chức quản
lý ngân sách cấp đó. Đối với ngân sách cấp huyện, những nội dung tổ chức quản lý
ngân sách gồm: Phân cấp quản lý, chu trình quản lý ngân sách, tổ chức bộ máy,
nhân sự...
Luật NSNN 2002 khẳng định ngân sách cấp huyện là một bộ phận cấu thành
ngân sách địa phƣơng nói riêng và NSNN nói chung. Việc phân cấp ngân sách gắn
liền với việc phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội, có tính ổn định hơn. Vì thế, vị trí
và vai trò của chính quyền nhà nƣớc cấp huyện đƣợc đề cao hơn so với trƣớc.
1.2.4.2. Phân cấp quản lý ngân sách cấp quận, huyện
Về Nguồn thu, ngân sách huyện bao gồm các loại chính sau:
Một là, Các khoản thu phân chia giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện với
ngân sách xã, phƣờng, thị trấn. Gồm: Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Sử dụng đất
nông nghiệp, Thuế Chuyển quyền sử dụng đất, Thuế Nhà đất, Thuế Tài nguyên,
Thu tiền sử dụng đất, Lệ phí trƣớc bạ nhà, đất;
Hai là, Các khoản thu đƣợc phân chia giữa ngân sách trung ƣơng với ngân
sách tỉnh, gồm: Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Thu nhập
của ngƣời có thu nhập cao;
Ba là, Các khoản thu ngân sách huyện đƣợc hƣởng 100% là Thuế môn bài từ
các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, các khoản
thu phí, lệ phí từ hoạt động do các cơ quan thuộc cấp quận, huyện quản lý, thu sự
nghiệp của các đơn vị sự nghiệp do cấp huyện quản lý, các khoản viện trợ, đóng
góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc trực tiếp cho ngân sách huyện, cho
đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định, Thu phạt xử lý vi phạm hành chính,
12
thu từ hoạt động chống buôn lậu, kinh doanh trái pháp luật theo phân cấp của tỉnh,
thu bổ sung từ ngân sách tỉnh, thu kết dƣ ngân sách huyện, các khoản thu khác theo
quy định của pháp luật.
Về khoản chi ngân sách cấp quận, huyện bao gồm hai khoản chi chủ yếu
Một là, Chi đầu tƣ phát triển: chi đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội theo phân cấp quản lý của tỉnh.
Hai là, Chi thƣờng xuyên trong các lĩnh vực chủ yếu sau: Sự nghiệp giáo dục
đào tạo, y tế theo sự phân cấp của tỉnh; Sự nghiệp kinh tế, văn hóa thông tin, thể dục
thể thao, xã hội và sự nghiệp khác do cấp huyện quản lý; Chi quản lý nhà nƣớc,
đảng, đoàn thể cấp huyện; Chi quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn theo quy định; Chi tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp
huyện; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; Chi bổ sung NS xã,
phƣờng, thị trấn.
1.2.4.3. Chu trình quản lý ngân sách quận, huyện
Công tác quản lý ngân sách quận, huyện đƣợc thể hiện bằng chu trình quản
lý thông qua ba khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán
ngân sách. Nội dung từng khâu đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Khâu I - Lập dự toán ngân sách quận huyện
Một chu trình NSNN đƣợc bắt đầu bằng khâu lập dự toán NSNN. Đây là quá
trình phân tích, đánh giá quan hệ giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của
cấp quận, huyện để từ đó xác lập các chỉ tiêu thu chi dự toán ngân sách hàng năm
một cách phù hợp. Vấn đề quan trọng hàng đầu của khâu lập dự toán ngân sách là
phải tính toán đầy đủ, đúng đắn, có căn cứ các chỉ tiêu thu, chi của ngân sách quận,
huyện trong kỳ kế hoạch. Trong quá trình lập phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản:
Kế hoạch ngân sách phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và có tác động
tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận, huyện;
Phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ
quan có thẩm quyền ban hành; phải đảm bảo tính cân đối; kèm theo bảng thuyết
minh chi tiết các cơ sở, căn cứ tính toán.
13
Khâu II - Chấp hành ngân sách quận, huyện
Chấp hành NSNN chính là thực hiện dự toán NSNN trên cơ sở dự toán đƣợc
chuẩn y. Thông qua chấp hành ngân sách, những hoạch định về chiến lƣợc phát
triển kinh tế - xã hội đã đƣợc thể hiện trong quá trình lập dự toán NSNN đƣợc thực
hiện. Sau khi NSNN đƣợc phê chuẩn và năm ngân sách bắt đầu, việc thực hiện ngân
sách đƣợc triển khai. Nội dung của quá trình này là tổ chức thu NSNN và phân phối
kinh phí NSNN cho các nhu cầu đã đƣợc phê chuẩn. Việc chấp hành NS thực hiện
tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc thực hiện khâu tiếp theo là quyết toán NSNN.
Chấp hành dự toán chi theo các nguyên tắc sau: Thực hiện phân bổ dự toán
trên cơ sở các định mức tiêu chuẩn; Đảm bảo phân bổ dự toán theo đúng kế hoạch
đƣợc duyệt; Triệt để thực hiện nguyên tắc thanh toán chi trả trực tiếp qua kho bạc nhà
nƣớc nhằm nâng cao hiệu quả của các khoản chi; Thƣờng xuyên đổi mới phƣơng
thức cấp phát vốn của NSNN theo hƣớng nhanh gọn, ít đầu mối, dễ kiểm tra.
Khâu III - Quyết toán ngân sách quận, huyện
Quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Đó là
việc tổng hợp lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách một năm sau khi ngân sách
kết thúc nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách từ đó rút
ra ƣu, nhƣợc điểm và bài học kinh nghiệm cần thiết trong việc điều hành NSNN
trong những chu trình ngân sách tiếp theo.
1.3. KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH CẤP QUẬN, HUYỆN:
1.3.1. Khái niệm về kiểm soát và các loại hình về kiểm soát
1.3.1.1. Kiểm soát trong quản lý
Quá trình kiểm soát là cần thiết trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con
ngƣời, bên trong tổ chức nhƣ toàn bộ xã hội. Kiểm soát là một chức năng của quản
lý, do vậy để hiểu đƣợc khái niệm kiểm soát, chúng ta cần phải tìm hiểu về quản lý.
Quản lý là một quá trình định hƣớng và tổ chức thực hiện các hƣớng đã định
trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất
Theo B. S Dhillon, Enginering management, Technomic Publishing
Company, Inc (1987) Kiểm soát là bao gồm các hoạt động giám sát quá trình thực
hiện, so sánh với các tiêu chuẩn và chọn ra cách thức đúng. Bản chất cơ bản của
14
kiểm soát còn đƣợc hiểu rõ hơn trong các giai đoạn chủ yếu của toàn bộ quá trình
quản lý. Quá trình quản lý từ việc lập kế hoạch và xây dựng các mục tiêu có liên
quan. Để đảm bảo các hoạt động, hành động mong muốn và ngăn ngừa những hành
động không mong muốn thì việc kiểm soát là một chức năng không thể thiếu. Do
vậy kiểm soát không thể tồn tại nếu chúng ta không có các mục tiêu, chức năng
kiểm soát tồn tại nhƣ một “khâu” độc lập của quá trình quản lý nhƣng đồng thời lại
là một bộ phận chủ yếu của quá trình đó, chức năng này đƣợc thể hiện khác nhau
tùy thuộc vào cơ chế kinh tế, cấp quản lý và loại hình cụ thể.
Kiểm soát có thể hiểu là cách thức để nắm lấy và điều hành đối tƣợng hoặc
khách thể quản lý. Với ý nghĩa đó, kiểm soát có thể hiểu theo nhiều cách: cấp trên
kiểm soát cấp dƣới thông qua chính sách hoặc các biện pháp cụ thể, đơn vị kiểm
soát đơn vị khác thông qua chi phối đáng kể quyền sở hữu và lợi ích tƣơng ứng, nội
bộ đơn vị kiểm soát lẫn nhau thông qua quy chế và các thủ tục quản lý.
Quá trình kiểm soát:
- Triển khai các mục tiêu: xác định mục tiêu cần đạt đƣợc
- Đo lƣờng các kết quả thực hiện theo những mục tiêu đã xây dựng để có cơ
sở đúng đắn so sánh và phân tích việc thực hiện và có hành động quản lý phù hợp.
- So sánh thành tích cụ thể với các mục tiêu
- Phân tích nguyên nhân chênh lệch để tính toán mức độ ảnh hƣởng của mỗi
nhân tố. Cần phải xác định nguyên nhân trực tiếp và những nguyên nhân cơ bản,
xác định ảnh hƣởng cụ thể của những nhân tố cá biệt quan trọng. Đây là bƣớc chủ
yếu đã sử dụng những kết quả miêu tả trong 3 bƣớc trƣớc.
- Xác định hành động quản lý thích hợp.
- Triển khai và đảm bảo hành động đƣợc thực hiện nhƣ mong muốn.
- Tiếp tục đánh giá lại: là bƣớc cuối cùng trong quá trình kiểm soát, đây
chính là kiểm tra tiếp sự đúng đắn của việc xác định hành động cần thiết trƣớc đây
và cách thức tiến hành những hành động đó. Bƣớc này làm rõ sự liên kết giữa chu
kỳ kiểm soát trƣớc với chu kỳ kiểm soát sau, xác định hành động quản lý tiếp đó.
Việc đánh giá sau là một hành động tiếp tục phản ánh những điều kiện thay đổi, để
có thêm kinh nghiệm và biết rõ hơn tất cả các nhân tố.
15
1.3.1.2. Các loại hình kiểm soát
Tùy theo các tiêu thức khác nhau mà chúng ta có thể phân loại các hoạt động
kiểm soát, cụ thể:
(1) Căn cứ theo nội dung của kiểm soát:
- Kiểm soát hành chính: là tập trung vào các thể thức kiểm tra nhằm đảm bảo
cho việc điều hành công tác ở đơn vị có nề nếp, nghiêm minh và hiệu quả. Các thao
tác kiểm soát hành chính đƣợc thực hiện trên các lĩnh vực tổ chức và hành chính ở
mọi cấp độ nhƣ: tuyển chọn nhân viên, xây dựng tác phong, quy trình làm việc, tổ
chức thực hiện các công việc cùng với các thao tác kiểm soát quá trình chấp hành và
mệnh lệnh ở đơn vị.
- Kiểm soát kế toán: kiểm soát thực hiện mục tiêu bảo vệ tài sản và đảm bảo
độ tin cậy của sổ sách tài chính kế toán, kiểm soát phải đảm bảo:
+ Các nghiệp vụ đƣợc tiến hành theo sự chỉ đạo chung hoặc cụ thể của quản
lý.
+ Các nghiệp vụ đƣợc ghi sổ là cần thiết để giúp chuẩn bị các báo cáo tài
chính đúng theo quy định và duy trì khả năng hạch toán của tài sản.
+ Các hoạt động đều đƣợc ghi nhận vào các thời điểm thích hợp, giúp cho
việc thiết lập thông tin kinh tế tài chính phù hợp với các chuẩn mực kế toán, thể
hiện chính xác, toàn diện nguồn lực hiện có của đơn vị và phải có sự điều chỉnh khi
có những chênh lệch.
+ Cung cấp căn cứ đề ra quyết định xử lý sai lệch, rủi ro có thể gặp phải.
Nhƣ vậy kiểm soát kế toán chỉ quan tâm đến hoạt động tài chính của đơn vị
đƣợc phản ánh trên các tài liệu kế toán. Trong khi đó kiểm soát quản lý yêu cầu một
phạm vi rộng hơn của các đối tƣợng kiểm soát theo mục tiêu quản lý của toàn bộ tổ
chức. Tuy nhiên kiểm soát kế toán lại có vai trò là cơ sở cho kiểm soát quản lý. Các
chứng từ kế toán không chỉ là sự thông tin mà còn là minh chứng pháp lý cho sự
hình thành các nghiệp vụ kinh tế. Từ đó kiểm soát kế toán có thể hình thành phƣơng
pháp tự kiểm soát: đối ứng tài khoản không chỉ là phƣơng pháp phân loại, phản ánh
sự vận động của tài sản mà còn lại phƣơng pháp kiểm tra những quan hệ cân đối cụ
16
thể; tổng hợp – cân đối kế toán không chỉ cung cấp những thông tin tổng hợp mà
còn là phƣơng pháp kiểm tra kết quả cân đối tổng quát trong thông tin kế toán.
(2) Căn cứ vào mục tiêu của kiểm soát:
- Kiểm soát ngăn ngừa là kiểm soát tập trung vào việc ngăn chặn các sai
phạm hoặc các điều kiện dẫn đến sai phạm. Kiểm soát này thƣờng đƣợc thực hiện
trƣớc khi nghiệp vụ xảy ra và thực hiện ngay trong công việc hàng ngày của nhân
viên theo chức năng: phân chia trách nhiệm, giám sát, kiểm tra tính hợp lý, sự đầy
đủ và chính xác.
- Kiểm soát phát hiện là kiểm soát tập trung vào việc phát hiện các gian lận,
sai sót, sai lầm và rủi ro trong quá trình tác nghiệp một cách nhanh chóng, giúp các
cấp lãnh đạo có những quyết định xử lý kịp thời, hạn chế tới mức thấp nhất những
thiệt hại có thể xảy ra. Kiểm soát phát hiện và kiểm soát ngăn ngừa có quan hệ bổ
sung cho nhau trong việc thực hiện các mục tiêu kiểm soát, do kiểm soát phát hiện
thƣờng đƣợc thực hiện sau khi quá trình tác nghiệp đã xảy ra giúp cho việc phát
hiện các sai phạm “lọt lƣới” kiểm soát phòng ngừa. Một ý nghĩa quan trọng của
kiểm soát phát hiện là sự "răn đe" làm tăng trách nhiệm của nhân viên trong quá
trình thực hiện kiểm soát phòng ngừa.
- Kiểm soát điều chỉnh hƣớng tới việc cung cấp những thông tin cần thiết cho
việc ra quyết định điều chỉnh các sai sót đƣợc phát hiện.
(3) Căn cứ vào thời điểm thực hiện trong quá trình tác nghiệp:
- Kiểm soát trước hay còn gọi là kiểm soát lƣờng trƣớc, kiểm soát hƣớng về
tƣơng lai. Mục đích của kiểm soát này là nhằm khắc phục độ trễ thời gian trong
kiểm soát thực hiện, nó tiên liệu những diễn biến có thể xảy ra trong quá trình tác
nghiệp, đề phòng những rủi ro và các khó khăn tiềm ẩn. Hoạt động kiểm soát này
đặc biệt quan trọng, tuy nhiên nó chƣa phổ biến về mặt kỹ thuật và còn rất hạn chế
do yêu cầu về con ngƣời thực hiện kiểm soát phải là những ngƣời thực sự có trình
độ và có nhiều kinh nghiệm thực tế để có thể tiên liệu trƣớc những rủi ro có thể xảy
ra, mặt khác chi phí cho hoạt động này khá lớn.
- Kiểm soát hiện hành hay còn gọi là kiểm soát tác nghiệp là hoạt động kiểm
soát đƣợc tiến hành ngay trong quá trình tác nghiệp nhằm ngăn ngừa, phát hiện kịp
17
thời những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các thao tác tác nghiệp.
Do vậy nếu làm tốt công tác kiểm soát tác nghiệp thì mức độ rủi ro trong quá trình
tác nghiệp sẽ giảm đi, đảm bảo đƣợc hiệu quả công việc ở mức tốt nhất.
- Kiểm soát sau khi tác nghiệp hay còn gọi là kiểm soát thông tin phản hồi
(còn gọi là kiểm soát thông tin trở về trƣớc) là hoạt động kiểm soát thông dụng nhất
hiện nay. Mặc dù bị độ trễ thời gian song bù lại kiểm soát sau khi tác nghiệp lại có
đầy đủ căn cứ đề đánh giá, đo lƣờng kết quả tác nghiệp.
(4) Kiểm soát nội bộ:
Kiểm soát nội bộ là một hệ thống các chính sách, thủ tục đƣợc thiết lập tại đơn
vị nhằm đảm bảo cho các nhà quản lý đạt đƣợc các mục đích: bảo vệ tài sản, bảo đảm
tin cậy của hệ thống thông tin, duy trì và kiểm tra tuân thủ các chính sách liên quan
đến hoạt động của đơn vị, đảm bảo hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý.
Kiểm soát nội bộ là một chức năng quản lý, trong phạm vi một đơn vị cơ sở.
Kiểm soát nội bộ là việc tự kiểm tra và giám sát mọi hoạt động trong tất cả các khâu
của quá trình quản lý nhằm đảm bảo các hoạt động đúng pháp luật và đạt đƣợc các
kế hoạch, mục tiêu đề ra với hiệu quả kinh tế cao nhất và đảm bảo sự tin cậy của
báo cáo tài chính.
1.3.2. Nội dung kiểm soát thu, chi ngân sách quận, huyện
1.3.2.1. Kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nước
Kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nƣớc là một trong những hoạt động quản lý
của nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý NSNN. Kiểm soát thu, chi NSNN là những thủ
tục đảm bảo cho công tác thu, chi NSNN đạt đƣợc những mục tiêu kinh tế - xã hội
cũng nhƣ ngăn ngừa thất thoát, lãng phí, tham nhũng.
Kiểm soát thu, chi NSNN có mối quan hệ mật thiết với quá trình quản lý
NSNN cũng nhƣ các đơn vị quản lý và sử dụng ngân sách, chức năng của kiểm soát
bắt đầu từ việc xác định các mục tiêu và kết thúc khi đạt đƣợc các mục tiêu đó. Do
vậy muốn quản lý NSNN đạt hiệu quả cao và tránh những tổn thất lãng phí, tham ô
18
tham nhũng thì phải làm tốt tất cả các khâu của quá trình quản lý NSNN trong đó
kiểm soát thu, chi NSNN đóng vai trò quan trọng.
1.3.2.2. Kiểm soát thu ngân sách nhà nước
a) Kiểm soát quá trình lập dự toán thu NS cấp quận, huyện
Nội dung kiểm soát: Trên cơ sở dự toán thu NS do UBND quận lập, chủ thể
kiểm soát phải phân tích, đánh giá, kiểm soát về trình tự lập và giao dự toán thu NS;
kiểm soát tuân thủ việc áp dụng các định mức, tiêu chuẩn trong quá trình giao, phân
bổ dự toán cho các đơn vị ngay từ đầu năm.
Căn cứ kiểm soát:
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh; chỉ
tiêu, nhiệm vụ cụ thể của địa phƣơng trong năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản
ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế - xã hội và tự nhiên
của từng vùng nhƣ: dân số theo vùng lãnh thổ, các chỉ tiêu về KT-XH do cơ quan có
thẩm quyền thông báo để xác định mức thu và cũng là cơ sở để đảm bảo nguồn thu;
- Các quy định của pháp luật về thu NSNN: Các luật, pháp lệnh thuế, phí và
lệ phí, chính sách, chế độ thu NS, phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu
cho các cấp NS, mục lục NS, thu khác theo quy định ... và các thông tƣ của Bộ Tài
chính, hƣớng dẫn của UBND tỉnh, thành phố về việc lập dự toán NS hàng năm.
- Số kiểm tra dự toán ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách một số năm trƣớc và năm gần kề.
Chủ thể kiểm soát: Phòng tài chính dự toán thu NS do cơ quan thuế, ban
quản lý và tiếp nhận viện trợ lập;
Trách nhiệm của từng chủ thể kiểm soát trong quá trình kiểm soát lập dự
toán:
- Chi cục thuế lập dự toán thu NS về các khoản thuế, phí và lệ phí, dự kiến số
thuế giá trị gia tăng phải hoàn cho các đối tƣợng thuộc quận quản lý thông qua kế
hoạch thu, nộp ngân sách của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh không kê khai
nộp thuế. Dự toán đƣợc gửi cho cơ quan thuế cấp trên, UBND quận và Sở tài chính.
- Các Ban quản lý và tiếp nhận viện trợ: có trách nhiệm lập dự toán thu ngân
sách về các khoản nhận viện trợ không hoàn lại và vốn đối ứng gởi Sở Tài chính.
19
- Phòng Tài chính quận: Tổng hợp dự toán thu NSNN trình UBND quận
thông qua nhiệm vụ thu ngân sách và giao nhiệm vụ thu cho các đơn vị trực thuộc
quận.
Khách thể kiểm soát: Chi cục thuế quận, các cơ quan thu và UBND phƣờng
Đối tƣợng kiểm soát: Trình tự xây dựng dự toán theo đúng quy định của
Luật NSNN, mức độ bao quát của dự toán so với tiềm năng; Bảng tổng hợp dự toán
phải đƣợc lập đúng mẫu biểu quy định, có đầy đủ các con dấu và các chữ ký theo
yêu cầu về mặt pháp lý; cách thức tính toán, các số liệu, các bảng giải trình thuyết
minh trong bảng dự toán mà đơn vị sử dụng NSNN cấp dƣới lập và gửi cho cơ quan
quản lý NSNN cấp trên theo thời gian quy định.
b) Kiểm soát chấp hành thu NS cấp quận, huyện
Nội dung kiểm soát: Là kiểm soát việc thực hiện dự toán thu NS đƣợc cấp
thẩm quyền giao cho cơ quan thu thực hiện, nhƣ: thu thuế, thu phí, lệ phí, viện trợ,...
Kiểm soát số thu đƣợc và kiểm soát số thu phải nộp NSNN, số thu đƣợc phép để lại
chi tiêu của đơn vị; nguyên tắc phân phối, sử dụng số thu đƣợc phép để lại chi tiêu
tại đơn vị.
Căn cứ kiểm soát: Việc thực hiện phải dựa trên các văn bản hƣớng dẫn của
Bộ Tài chính và quy chế nội bộ về định mức thu cho phép.
Chủ thể kiểm soát: KBNN, các cơ quan thu
Trách nhiệm của từng chủ thể kiểm soát trong quá trình kiểm soát chấp hành
dự toán thu NS:
- KBNN: Trực tiếp thực hiện thu các khoản tiền vào Quỹ NSNN, hạch toán
thu NSNN và phân chia các khoản thu cho các cấp ngân sách theo chế độ. Thực
hiện chi tiền hoàn các khoản thu theo lệnh của cơ quan thu. Thƣờng xuyên kiểm tra,
đối chiếu số liệu thu NSNN, tổ chức thông tin điện báo và lập báo cáo thu NS cho
đối tƣợng liên quan theo quy định.
- Các cơ quan thu: Trên cơ sở nhiệm vụ thu đƣợc giao cả năm, kết hợp với
tình hình thực tế xác định dự toán thu theo quý, tháng; tính mức thu nộp và ra thông
báo cho đối tƣợng nộp; quản lý, đôn đốc đối tƣợng nộp theo đúng quy định; trực tiếp
tập trung một số khoản thu theo quy định và nộp kịp thời vào Kho bạc nhà nƣớc;
20
kiểm tra, quyết định xử phạt và giải quyết khiếu nại về thu nộp theo luật định; phối
hợp với KBNN kiểm tra, đối chiếu số liệu, lập báo cáo thu NS theo chế độ quy định.
Khách thể kiểm soát: Các cơ quan thu, UBND các phƣờng.
Đối tƣợng kiểm soát: Dự toán thu đầu năm đƣợc duyệt, sổ sách, chứng từ,
báo cáo quyết toán và các số liệu, cách thức đối với từng khoản mục thực tế phát
sinh.
1.3.2.3. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước
a) Kiểm soát quá trình lập dự toán chi NS cấp quận, huyện
Nội dung kiểm soát: Trên cơ sở dự toán chi NS do UBND quận lập, chủ thể
kiểm soát phải phân tích, đánh giá, kiểm soát trên các mặt về trình tự lập và giao dự
toán chi NS; kiểm soát tính tuân thủ việc áp dụng các định mức, tiêu chuẩn trong
phân giao dự toán; tính hợp lý của các khoản dự phòng chi NS, các khoản chi phân
giao cho các đơn vị ngay từ đầu năm.
- Đối với chi đầu tƣ phát triển: Xem xét, thẩm tra việc lập dự toán phải căn
cứ vào những dự án đầu tƣ có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định tại Quy chế
quản lý vốn đầu tƣ và xây dựng và phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm, kế
hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ƣu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai
của các chƣơng trình, dự án đã đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định đang thực hiện;
- Đối với chi thƣờng xuyên: Xem xét, thẩm tra việc lập dự toán có tuân thủ các
chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan NN có thẩm quyền quy định.
Kiểm soát lập dự toán của các đơn vị dự toán thuộc quận là kiểm soát ngăn
ngừa, tuân thủ và điều chỉnh. Qua việc kiểm soát lập dự toán của các đơn vị để cắt
giảm các khoản chi không cần thiết hoặc tăng cƣờng, bổ sung NS cho những nhiệm
vụ mới phát sinh nhằm đảm bảo vừa cân đối nguồn, vừa đáp ứng nhƣ cầu, nhiệm vụ
của các đơn vị.
Căn cứ kiểm soát:
- Luật NSNN; Mục lục NSNN và các Thông tƣ, Hƣớng dẫn về chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi tiêu từng nội dung cụ thể và các quy định khác của Nhà nƣớc,
của Bộ tài chính, của từng ngành;
21
- Dự toán của UBND quận, các đơn vị sử dụng NSNN thuộc quận lập; số
giao dự toán chi ngân sách năm trƣớc, biên chế có mặt và dự kiến biến động; đặc
thù chi tiêu của từng đơn vị sử dụng NSNN; danh mục công trình đƣợc bố trí vốn,
các văn bản phê duyệt đề cƣơng hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch, văn bản cho phép
tiến hành chuẩn bị đầu tƣ, quyết định đầu tƣ đã đƣợc các cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Số kiểm tra dự toán ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách một số năm trƣớc và năm gần kề.
Chủ thể kiểm soát: Sở tài chính thẩm tra dự toán do UBND quận lập;
Phòng tài chính thẩm tra dự toán do các đơn vị dự toán cấp quận lập; UBND
phƣờng, các phòng, ngành chủ quản kiểm soát các đơn vị dự toán trực thuộc.
Trách nhiệm kiểm soát của từng chủ thể trong quá trình lập dự toán chi
NSNN:
- Cơ quan tài chính:
Phòng Tài chính đóng vai trò quan trọng trong khâu lập dự toán của UBND
quận, là cơ quan thẩm định dự toán các đơn vị trực thuộc quận theo quy định nhằm
kiểm tra, kiểm soát tính tuân thủ trong việc lập dự toán, kiểm tra các nguồn thực
hiện, kiểm tra kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra, kiểm tra tính trung thực của các
thông tin và tính pháp lý của các việc thực hiện nghiệp vụ trong năm trƣớc đó để
xác nhận chắc chắn đối với dự toán năm sau.
Trên cơ sở chế độ, định mức ban hành và các quy định có tính nguyên tắc,
Sở Tài chính có trách nhiệm kiểm tra dự toán của UBND quận lập, kiểm soát các
nội dung chi thƣờng xuyên (trong đó tập trung vào các nội dung chi cho con ngƣờ,
chi nghiệp vụ chuyên môn) và chi đầu tƣ phát triển.
Sau khi nhận đƣợc quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS của UBND thành
phố, UBND quận trình quyết định dự toán NSĐP và phƣơng án phân bổ dự toán NS
cấp mình, bảo đảm ngân sách cấp xã đƣợc quyết đinh trƣớc ngày 31/12 năm trƣớc.
Sau khi dự toán NS đƣợc duyệt, UBND quận báo cáo UBND tỉnh và Sở Tài chính
về dự toán NS đã đƣợc phê duyệt.
22
Sau khi đƣợc UBND quận giao dự toán NS, các cơ quan nhà nƣớc quận và
UBND các phƣờng tiến hành phân bổ và giao dự toán chi cho các đơn vị sử dụng
ngân sách trực thuộc. Phƣơng án phân bổ dự toán NS cho các đơn vị sử dụng ngân
sách phải gửi cho cơ quan tài chính quận thẩm tra. Trong quá trình thẩm tra, cơ
quan tài chính quận phát hiện những sai sót nhƣ phân bổ không phù hợp với nội
dung trong dự toán do cơ quan có thẩm quyền giao, không đúng chính sách, chế độ,
tiêu chuẩn, định mức để có yêu cầu cơ quan phân bổ NS điều chỉnh lại.
- Đối với phòng ngành chủ quản cấp quận:
Cơ quan chủ quản (Trung tâm y tế quận, phòng Giáo dục-Đào tạo,...) là đơn
vị vừa trực tiếp sử dụng NSNN và trực tiếp quản lý các đơn vị dự toán trực thuộc
(trƣờng cấp 1, cấp 2, trạm y tế phƣờng,...) nên tất yếu phải tự kiểm tra, kiểm soát
nội dung lập dự toán của cơ quan mình và đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc.
Nếu kiểm soát chặt chẽ khâu lập dự toán sẽ tạo cơ sở tốt cho chi tiêu NSNN và là
căn cứ thuận lợi cho công tác kiểm soát các khâu chấp hành và quyết toán chi NS.
Các phòng, ngành chủ quản xem xét báo cáo dự toán NS của các đơn vị dự
toán trực thuộc để tổng hợp, lập dự toán chi NS thuộc phạm vi quản lý cần yêu cầu
các đơn vị trực thuộc sửa đổi lại dự toán trong các trƣờng hợp: dự toán lập không
đúng các căn cứ về định mức, chế độ, quy mô và khối lƣợng nhiệm vụ đƣợc giao,
lập dự toán NS không đúng biểu mẫu quy định, không đúng Mục lục NSNN, ... Đối
với khâu lập dự toán thƣờng áp dụng phƣơng pháp ngăn ngừa, phát hiện và điều
chỉnh cùng với kiểm soát lƣờng trƣớc, có tính định hƣớng về tƣơng lai. Sau khi
nhận đƣợc dự toán của UBND quận giao, lập phƣơng án phân bổ cho các đơn vị
trực thuộc, gửi Phòng Tài chính quận thẩm tra. Sau khi có ý kiến thống nhất, các
phòng, ngành chủ quản tiến hành giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc theo đúng
tinh thần Thông tƣ 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính.
- Đối với UBND các phƣờng, các đơn vị dự toán trực thuộc quận:
Phải tiến hành kiểm soát việc thực hiện các yêu cầu và các mục tiêu, căn cứ
của quy định đối với việc lập dự toán. Có thể tiến hành kiểm soát theo hai phần:
+ Thứ nhất: Kiểm tra sự tuân thủ, tính pháp lý, cơ sở thực tế của các khoản
chi thƣờng xuyên cho con ngƣời theo các căn cứ, yêu cầu của kiểm soát đối với các
23
đối tƣợng kiểm soát. Các khoản lƣơng, phụ cấp lƣơng, phúc lợi tập thể đều phải
kiểm tra theo tỷ lệ quy định. Tóm lại, công tác kiểm soát đối với những mục chi
thƣờng xuyên cho con ngƣời làm sao cho không đƣợc nhầm lẫn, mục tiêu là các số
chi cho từng mục phải chính xác, càng sát với thực tế càng tốt
+ Thứ hai: Kiểm tra, kiểm soát sự cần thiết, mức độ của các khoản chi cho
công tác nghiệp vụ chuyên môn và kiểm soát, cân nhắc mục tiêu đề ra với nhu cầu
mua sắm, sửa chữa lớn cho các đơn vị.
Khách thể kiểm soát: UBND quận, các đơn vị dự toán cấp quận (các phòng,
ban, ngành, đoàn thể,...) và UBND các phƣờng, các đơn vị dự toán trực thuộc
phòng, ngành chủ quản (các trƣờng cấp 1, cấp 2, trạm y tế).
Đối tƣợng kiểm soát: Trình tự xây dựng dự toán theo đúng quy định của
Luật Ngân sách; Bảng tổng hợp dự toán phải đƣợc lập đúng mẫu biểu quy định, có
đầy đủ các con dấu và các chữ ký theo yêu cầu về mặt pháp lý; cách thức tính toán,
các số liệu, các bảng giải trình thuyết minh trong bảng dự toán mà đơn vị sử dụng
ngân sách nhà nƣớc cấp dƣới lập và gửi cho cơ quan quản lý ngân sách nhà nƣớc
cấp trên theo thời gian quy định
b) Kiểm soát chấp hành chi NS cấp quận, huyện
Các đơn vị sử dụng NSNN là đơn vị trực thuộc nhiều cấp dự toán, do đó
công tác lập dự toán NS cũng do nhiều cấp bậc lập và nhiều cấp, nhiều đơn vị kiểm
soát. Tuy nhiên ở mỗi cấp quản lý thì chức năng và nhiệm vụ đặt ra cho từng mục
tiêu của công tác này lại khác nhau.
Nội dung kiểm soát: Kiểm soát việc chấp hành pháp luật, chế độ quản lý chi
ngân sách, chấp hành dự toán chi ngân sách, tập trung vào hai nội dung sau:
Một là: Kiểm soát công tác quản lý chi thƣờng xuyên tại phòng tài chính,
KBNN
Hai là: Kiểm soát chi đầu tƣ phát triển tập trung kiểm soát công tác quản lý
về chi đầu tƣ xây dựng cơ bản tại phòng tài chính, KBNN và ban quản lý đầu tƣ xây
dựng cơ bản quận về tính hợp lý của công tác quản lý thanh toán vốn đầu tƣ …..
Căn cứ kiểm soát:
24
- Luật ngân sách nhà nƣớc; Mục lục ngân sách nhà nƣớc và các Thông tƣ
hƣớng dẫn về chế độ chi cho con ngƣời, định mức về các khoản chi cho hàng hóa
và dịch vụ và các qui định khác của Nhà nƣớc, của Bộ tài chính, của từng nghành;
- Dự toán của UBND quận, các đơn vị sử dụng NSNN thuộc quận lập và gửi
cơ quan cấp trên; số giao dự toán chi ngân sách năm trƣớc, biên chế có mặt và dự
kiến biến động, mặc dù chi tiêu của từng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc
Chủ thể kiểm soát: KBNN, Các phòng, nghành chủ quản ở quận, các đơn vị
dự toán trực thuộc.
Trách nhiệm từng chủ thể kiểm soát trong kiểm soát chấp hành dự toán chi NS:
- Đối với KBNN quận: có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng tỏ và điều
kiện chi và cấp phát thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo qui định.
Các khoản chi NSNN bao gồm các khoản chi thƣờng xuyên, chi sự nghiệp
kinh tế, chi chƣơng trình mục tiêu, chi kinh phí uỷ quyền và các khoản chi khác
đƣợc thực hiện theo thông tƣ số 79/20003/TT/BTC của Bộ tài chính hƣớng dẫn chế
độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. Các khoản chi
phải có trong dự toán NSNN đƣợc phân bổ, đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, định mức
do cấp có thẩm quyền qui định và đã đƣợc Thủ trƣởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc
ngƣời đƣợc uỷ quyền quyết định chi.
KBNN chỉ thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi khi có đủ các điều
kiện:
+ Đã có trong dự toán chi NSNN đƣợc giao, trừ: Dự toán và phƣơng án phân
bổ dự toán ngân sách chƣa đƣợc cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều
chỉnh dự toán NSNN theo qui định; chi từ nguồn tăng thu so với dự toán NSNN
đƣợc giao và từ nguồn dự phòng NSNN theo qui định của cấp có thẩm quyền để
khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn …., các khoản chi đột xuất ngoài dự toán
đƣợc duyệt nhƣng không thể trì hoãn đƣợc; Chi ứng trƣớc dự toán NSNN năm sau.
KBNN chỉ thực hiện chi trả, thanh toán theo qui định tại điều 45, 51, 61 nghị định
60/2003/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành luật NSNN
và các quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan thẩm quyền qui định.
25
+ Đã đƣợc cơ quan tài chính, Thủ trƣởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc ngƣời
đƣợc uỷ quyền quyết định chi: Đối với khoản chi do cơ quan tài chính cấp phát trực
tiếp thì quyết định là Lệnh chi tiền. Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra,
kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi, đảm bảo các điều kiện cấp phát
theo qui định. KBNN thực hiện chi trả, thanh toán do đơn vị sử dụng ngân sách theo
nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính; Đối với các khoản chi cơ
quan tài chính không cấp phát trực tiếp, khi có nhu cầu chi, đơn vị sử dụng NSNN
lập và gửi KBNN giấy rút dự toán NSNN kèm theo các chứng từ liên quan.
+ Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán: Ngoài dự toán năm đƣợc giao (gửi một
lần vào đầu năm), nhu cầu chi quý đã gửi KBNN (gửi một lần vào cuối quý trƣớc),
tuỳ theo tính chất của từng khoản chi, các hồ sơ, chứng từ thanh toán bao gồm:
 Đối với nhóm chi thanh toán cho cá nhân: Phải thực hiện đối chiếu giữa
danh sách lƣơng hằng tháng với bảng đăng ký biên chế, quỹ lƣơng, sinh hoạt phí
năm đã đƣợc đăng ký trƣớc với KBNN mới thực hiện cấp phát, thanh toán.
 Đối với khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: Phải đối chiếu với các định
mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nƣớc quy định và đặc thù từng nghành để thanh toán.
 Đối với chi mua đồ dùng, trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc. KBNN tiến
hành kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi (hoá đơn, hợp đồng kinh tế…..) đảm bảo tính
hợp pháp, hợp lệ mới cấp phát, thanh toán.
 Đối với chi khác: Bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của Thủ trƣởng,
kế toán trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền; các hồ sơ
chứng từ có liên quan.
Sau khi kiểm soát hồ sơ, chứng từ của đơn vị KBNN làm thủ tục chi trả,
thanh toán cho đơn vị sử dụng NS trong trƣờng hợp đảm bảo đầy đủ các điều kiện
chi theo qui định. Trƣờng hợp chƣa đủ điều kiện thanh toán KBNN làm thủ tục tạm
ứng cho đơn vị sử dụng NS nếu đơn vị thuộc đối tƣợng đƣợc tạm ứng. Trƣờng hợp
không đủ điều kiện chi thì KBNN từ chối chi trả, thanh toán theo qui định.
Ngoài ra đối với các cơ quan nhà nƣớc thực hiện khoán chi thì thực hiện chế
độ kiểm soát chi theo thông tƣ 18/2006/TT/BTC của Bộ tài chính, đối với đơn vị sự
nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ tài chính thì kiểm soát theo Thông tƣ
26
81/2006/TT/BTC của Bộ tài chính. Đối với quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn
sự nghiệp có tính chất đầu tƣ từ NSNN, thực hiện kiểm soát thanh toán theo quyết
định 297/2007/QĐ/KBNN của Giám đốc KBNN.
- Đối với cơ quan chủ quản và các đơn vị dự toán trực thuộc:
Trong quá trình này, hoạt động kiểm soát thƣờng là kiểm soát ngăn ngừa,
phát hiện và điều chỉnh, cùng với kiểm soát tác nghiệp nhằm ngăn ngừa, phát hiện
những sai sót, kiểm tra việc thi hành các quyết định trong khi thực hiện các thao tác
tác nghiệp và công tác tự kiểm soát của các đơn vị dự toán trực thuộc.
Công tác kiểm soát chi tại các đơn vị trực thuộc cần chú ý các yêu cầu sau:
+ Đơn vị phải có dự toán NS đƣợc duyệt, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch
chi tiêu chi từng quý, kèm theo bảng thuyết minh chi tiết các khoản chi thƣờng
xuyên nhƣ danh sách biên chế, tiền lƣơng, hội nghị phí, phải có bảng lƣơng đƣợc
lập theo qui định về hệ số, phụ cấp và đúng với tình hình biên chế, có chữ ký của
ngƣời lĩnh.
+ Những khoản chi cải tạo, sửa chữa phải tuân thủ các qui định chung của
nhà nƣớc và các qui định quản lý riêng của từng nghành về hƣớng dẫn lập hồ sơ và
qui trình đầu tƣ, sửa chữa, cải tạo. Trong hồ sơ dự án phải chứng minh đƣợc sự cần
thiết phải sửa chữa, cải tạo, các phƣơng án kỹ thuật có ý kiến của cơ quan chủ quản,
xác nhận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền về mặt kỹ thuật.
Khách thể kiểm soát: UBND quận, các đơn vị dự toán cấp quận UBND các
phƣờng, các đơn vị dự toán trực thuộc phòng, ngành.
Đối tƣợng kiếm soát: Đối tƣợng của khâu chấp hành dự toán NSNN là: Dự
toán đầu năm đƣợc duyệt, sổ sách, chứng từ, báo cáo quyết toán cùng với các số
liệu, cách thức chi tiêu đối với từng khoản mục thực tế phát sinh tại đơn vị sử dụng
NSNN.
1.3.2.4. Kiểm soát kế toán và quyết toán thu, chi ngân sách
Nội dung kiểm soát: Tiến hành xem xét cơ sở hình thành báo cáo quyết toán,
tính đúng đắn, hợp lý, hợp pháp của báo cáo quyết toán, đối chiếu xem sự phù hợp
giữa số liệu quyết toán tổng hợp với số liệu trên báo cáo quyết toán của KBNN. Sự
phù hợp giữa số liệu quyết toán tổng hợp với số liệu báo cáo quyết toán theo ngành,
27
chƣơng, loại, khoản ,mục, tiểu mục, các phụ lục thuyết minh kèm theo quyết toán chi
NS, thực hiện so sánh số thực hiện với số dự toán cả về số tƣơng đối và tuyệt đối, xác
định nguyên nhân tăng, giảm cả về nguồn đảm bảo và nội dung tăng, giảm.
Căn cứ kiểm soát:
- Luật NSNN, Mục lục NSNN và các Thông tƣ hƣớng dẫn về chế độ chi cho
từng khoản mục; dự toán đƣợc duyệt hàng năm; dự toán đƣợc điều chỉnh đã đƣợc
phê duyệt; Thông báo số cấp phát qua KBNN đối với từng nguồn và từng mục chi;
các loại báo cáo tài chính của đơn vị phải đƣợc sử dụng đúng mẫu quy định và đƣợc
thủ trƣởng cơ quan quản lý ký, đóng dấu và KBNN đồng cấp xác nhận.
Chủ thể kiểm soát: Cơ quan tài chính, Các phòng, nghành chủ quản ở quận
và các đơn vị dự toán trực thuộc.
Trách nhiệm của từng chủ thể kiểm soát nhƣ sau:
- Đối với Cơ quan tài chính: Sở tài chính có trách nhiệm thẩm định và thông
báo quyết toán năm đối với quận; Phòng tài chính thông báo thẩm định quyết toán
năm đối với các đơn vị dự toán trực thuộc.
Kiểm soát tuân thủ các qui định của luật NSNN và mục lục NSNN trong báo
cáo quyết toán của đơn vị. Kiểm soát tính hợp pháp của các khoản chi trong tổng dự
toán đƣợc duyệt, xác định rõ nguyên nhân thay đổi dự toán, nguyên nhân không
thực hiện đúng với tổng dự toán đƣợc phê duyệt từ đầu năm. Từ đó góp ý kiến với
các đơn vị dự toán trực thuộc nhằm sửa chữa sai sót, vi phạm để chấn chỉnh cong
tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị; kiến nghị cới các cấp có thẩm quyền xử lý
những vi phạm chế độ kế toán, tài chính của nhà nƣớc; Đề xuất với cơ quan có thẩm
quyền sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán cần thiết.
- Đối với Phòng, nghành chủ quản và các đơn vị dự toán trực thuộc:
+ Kiểm soát kế toán: Hệ thống kế toán trong các đơn vị dự toán trực thuộc là
toàn bộ các thủ tục cho phép xử lý các nghiệp vụ, có vai trò xác định, thu thập, phân
tích, tính toán, phân loại, tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ
thống kế toán là một công cụ kiểm soát của các nhà quản lý, gồm các yếu tố:
 Chứng từ: là minh chứng hay mang tính pháp lý nghiệp vụ kinh tế có phát
sinh tại đơn vi trực thuộc hay không. Hệ thống chứng từ kế toán nếu đƣợc xây dựng
28
khoa học đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản lý, hạn chế các sai
phạm trong quá trình ra quyết định,sổ sách kế toán là giai đoạn chính trong tiến
trình xử lý số liệu kế toán bằng việc ghi chép, phân loại tính toán và tổng hợp để
cung cấp thông tin trên báo cáo, giúp cho công tác lƣu trữ thông tin một cách khoa
học, hệ thống và đóng vai trò trung gian giữa chứng từ và báo cáo tài chính.
 Báo cáo kế toán là giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý, tổng hợp những
chỉ tiêu trên sổ sách thành những chỉ tiêu trên báo cáo, phản ánh trung thực tình
hình tài chính của đơn vị trực thuộc. Để kiểm soát có hiệu quả chứng từ, sổ sách và
báo cáo kế toán của các dơn vị trực thuộc cần chú ý: Phải đánh số chứng từ liên tục
để dễ kiểm soát, tránh thất lạc và sao lục khi cần thiết; Chứng từ và sổ sách phải
dƣợc ghi chép ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ vì việc chậm trễ làm số liệu
trên cho sổ sách thiếu tin cậy và tăng khả năng sai sót; Ghi chép chứng từ, sổ sách
phải ngắn gọn, dễ hiểu; Tổ chức luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý; Mẫu
chứng từ, sổ sách kế toán phải phù hợp với qui định của nhà nƣớc; Sổ sách , chứng
từ phải đóng lại chắc chắn, đánh số trang để dễ dàng lƣu trữ và bảo quản theo
nguyên tắc bảo mật
- Kiểm soát quyết toán: Kiểm tra, kiểm soát tính tuân thủ của công tác chấp
hành Luật NS; mục lục NS; các quyết định, thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ, ngành.
+ Kiểm soát quyết toán các khoản thu: Yêu cầu phải thƣờng xuyên điện báo và
định kỳ báo cáo thu NS gửi cho cơ quan đồng cấp và cơ quan cấp trên để phục vụ
cho việc tổng hợp số liệu thu, đôn đốc thu nộp cũng nhƣ việc điều hành NS. Cuối
năm ngân sách cơ quan thu và kho bạc phải phối hợp giải quyết những vấn đề tồn
tại trong khâu tổ chức thu nộp nhƣ: hoàn trả các khoản thu, truy thu các khoản thu
mà các đối tƣợng chƣa thực hiện, xử lý các khoản thu tạm…, tổng hợp, đánh giá
tình hình chấp hành dự toán thu NSNN đã đƣợc giao, đƣa ra những kinh nghiệm
cho việc xây dựng dự toán thu và tổ chức thu nộp NS cho thời gian tới.
+ Kiểm soát quyết toán các khoản chi:
 Đối với các khoản chi thanh toán cho cá nhân thì yêu cầu phải tập hợp các
bảng chi lƣơng, phụ cấp, thƣởng có ký nhận của 12 tháng trong năm. Trên cơ sở
tính toán quỹ lƣơng thực chi năm cùng với biến động thực của biên chế từng tháng,
29
đối chiếu với các mục phụ cấp, tiền thƣởng, đối chiếu với dự toán đã duyệt đầu
năm và trên số thực chi trong biên bản duyệt quyết toán năm.
 Các mục chi nghiệp vụ chuyên môn thì phải đối chiếu với chứng từ thực chi
của các đơn vị cung cấp và hợp đồng (nếu có) sau đó xem xét định mức cho từng
hạng mục và dự toán đƣợc duyệt đầu năm, sao cho không vƣợt định mức và không
chi âm so với dự toán đƣợc duyệt đầu năm.
 Các mục chi mua sắm, sửa chữa thƣờng xuyên và sửa chữa lớn thì phải xem
xét thủ tục tiến hành và đối chiếu với danh mục đã đƣợc duyệt đầu năm, nếu không
đúng thủ tục và không có trong danh mục đã đƣợc duyệt đầu năm, thì đề nghị hoàn
thiện hồ sơ, nếu không thực hiện thì yêu cầu xuất toán những khoản chi không đúng
quy định.
Khách thể kiểm soát: Chi cục thuế, cơ quan thu, UBND phƣờng, các đơn vị
thụ hƣởng NSNN
Đối tƣợng kiểm soát: Là các số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị sử
dụng NSNN lập và gửi; báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán trực thuộc
có xác nhận của KBNN cung cấp; các số liệu cụ thể trong báo cáo tài chính, chứng
từ, sổ sách, thuyết minh báo cáo tài chính trong suốt niên độ NS; Cách thức tính
toán chi tiêu với các khoản mục đã đƣợc phê duyệt trong dự toán năm; các bút toán
và phƣơng pháp ghi chép sổ sách của đơn vị sử dụng NSNN.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát thu, chi NSNN
Thứ nhất, Mức độ phân cấp quản lý ngân sách: Hệ thống các cấp NSNN luôn
gắn liền với hệ thống chính quyền nhà nƣớc, quyền và nghĩa vụ của mỗi cấp ngân
sách đƣợc thực hiện thông qua cơ chế phân cấp quản lý NS. Mỗi cấp ngân sách
đƣợc phân định một số nguồn thu và nhiệm vụ chi nhất định. Cơ chế phân cấp ảnh
hƣởng trực tiếp và quyết định tới công tác kiểm soát thu, chi NSNN. Tƣơng ứng với
mỗi hệ thống phân cấp quản lý ngân sách sẽ có phƣơng thức hạch toán kế toán ngân
sách riêng vì vậy cách thức kiểm soát thu, chi riêng. Trong phạm vi một đơn vị thì
đó là hoạt động tự kiểm tra hay giám sát, trong phạm vi chính quyền địa phƣơng thì
đó là hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính đối với các đơn vị thụ
hƣởng ngân sách, của cơ quan tài chính cấp trên đối với cơ quan tài chính cấp dƣới
30
nhằm đảm bảo việc thực hiện thu, chi ngân sách đƣợc thực hiện đúng pháp luật,
phản ánh đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất.
Thứ hai, Đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội; trình độ, năng lực, nhận thức
của nhà quản lý (môi trường kiểm soát):
Ở một nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí, trình độ quản lý, môi trƣờng
pháp luật ở mức phát triển thì quyết toán NSNN đƣợc thiết kế rõ ràng, minh bạch
hơn. Ngƣợc lại, trong điều kiện một nền kinh tế phát triển thấp, ý thức chấp hành
pháp luật chƣa cao, trình độ quản lý yếu kém, môi trƣờng pháp luật chƣa phát triển
thì việc kiểm soát quyết toán là rất cần thiết, tập trung chủ yếu đến các vấn đề về số
liệu quyết toán cũng nhƣ tính tuân thủ các tiêu chuẩn, chính sách, chế độ, định mức
chi của từng đơn vị, địa phƣơng.
Môi trƣờng kiểm soát thể hiện ở thái độ, khả năng, sự nhận biết của nhà quản lý
về các chính sách, các thủ tục kiểm soát thu, chi NSNN và các hoạt động kiểm soát
của họ trong công tác quản lý thu, chi NSNN. Ngoài ra, tính trung thực, giá trị đạo
đức, trình độ năng lực năng lực của cán bộ công chức, phân công trách nhiệm, chính
sách tuyển dụng, đào tạo, khen thƣởng, kỷ luật và cả môi trƣờng làm việc, ... ảnh
hƣởng đến sự thành công hay thất bại của đơn vị trong kiểm soát thu, chi NSNN.
Thứ ba, Hệ thống kế toán: Kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho việc
quản lý tài chính ngân sách nói chung và NSNN nói riêng. Hệ thống kế toán quốc
gia phát triển là điều kiện để cung cấp thông tin về ngân sách một cách tốt nhất. Hệ
thống kế toán đồng bộ, rõ ràng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc ghi chép phản
ảnh kịp thời, đầy đủ là điều kiện để kiểm soát ngân sách đƣợc tốt hơn.
Hệ thống thông tin kế toán phản ánh thực tế tình hình thu, chi NSNN theo
những khoản mục quy định của từng cấp ngân sách nói chung, từng đơn vị thụ
hƣởng ngân sách nói riêng. Hệ thống thông tin kế toán thực hiện nghiêm túc sẽ là
điều kiện phát huy tác dụng tự kiểm tra, kiểm soát tại đơn vị, đảm bảo số liệu quyết
toán trung thực, đầy đủ, chính xác và đúng chế độ quy định.
Thứ tư, Hệ thống thông tin tài chính và sự phát triển của công nghệ thông tin:
Hệ thống thông tin tài chính đƣợc hiểu là tổng thể các thông tin tài chính quốc gia
31
đƣợc tập hợp và cung cấp cho các cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý tài chính NS
quốc gia.
Nếu hệ thống thông tin tài chính đƣợc tổ chức thống nhất giữa các cơ quan
quản lý ngân sách, giữa các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách thì việc tập
hợp số liệu thu, chi NSNN sẽ nhanh chóng tiện lợi, kiểm soát NSNN đƣợc dễ dàng và
chặt chẽ hơn. Các chỉ tiêu kế toán ngân sách phù hợp với các chỉ tiêu hạch toán các
cấp ngân sách của hệ thống KBNN, cơ quan tài chính sẽ là cơ sở quan trọng để lập,
kiểm soát từ khâu dự toán đến khâu quyết toán. Nếu hệ thống thông tin không phù
hợp sẽ làm cho công tác lập và kiểm soát NSNN gặp nhiều phức tạp và khó khăn.
Bên cạnh đó, để hệ thống thông tin tài chính ngân sách đƣợc cung cấp một cách
đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng thì sự phát triển của công nghệ thông tin để đáp ứng
yêu cầu là việc không thể thiếu. Trong điều kiện công nghệ thông tin kém phát triển,
hoạt động kế toán ngân sách đƣợc thực hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp thủ công, hệ
thống thông tin tài chính sẽ chậm và thiếu độ chính xác, công tác kiểm soát thu, chi
NSNN khó khăn làm ảnh hƣởng đến tiến độ và chất lƣợng hoạt động ngân sách.
Thứ năm, Mức độ phát triển của hệ thống kiểm toán quốc gia: Việc kiểm toán
NSNN là một phần công việc của quản lý NSNN nên sự chi phối của hoạt động
kiểm toán đến kiểm soát thu, chi NSNN mang tính trực tiếp. Một quốc gia có hệ
thống kiểm toán phát triển mạnh, tính tin cậy thì việc kiểm soát thu, chi NSNN cũng
sẽ đƣợc chú trọng và tăng cƣờng hơn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự sai sót
trong quá trình chấp hành ngân sách.
Thứ sáu, Các thủ tục kiểm soát: Trên cơ sở Luật NSNN, mục lục NSNN, các
chế độ quy định thu, chi NSNN, các thể thức kiểm tra, kiểm soát đối với công tác
thu, chi NSNN đƣợc xây dựng, đảm bảo những hoạt động cần thiết sẽ đƣợc thiết lập
và thực hiện nhằm đạt đƣợc các kế hoạch và mục tiêu đề ra. Thể thức kiểm soát
theo 5 nguyên tắc: Sự cách ly thích hợp về trách nhiệm; Các thể thức phê chuẩn
đúng đắn; Chứng từ và sổ sách đầy đủ; Kiểm soát về mặt hiện vật và giá trị với tài
sản; Kiểm soát độc lập với thực hiện.
Thứ bảy, Trình độ cán bộ: Sự phát triển của một đơn vị luôn gắn với một đội
ngũ cán bộ, nhân viên nói chung và các cán bộ, nhân viên làm công tác kiểm soát
32
chi NSNN nói riêng. Một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo
đức tốt sẽ quyết định sự thành công của công tác quản lý và chi tiêu NSNN cũng
nhƣ công tác kiểm soát chi NSNN.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 của luận văn đã khái quát lý luận cơ bản về NSNN, quản lý NSNN
cấp quận, huyện và kiểm soát thu, chi NSNN, hệ thống hóa đƣợc các đặc trƣng và
nguyên tắc của thu, chi ngân sách. Nêu lên các khái niệm, nội dung, các loại hình
kiểm soát, công tác kiểm soát thu, chi NSNN và các nhân tố ảnh hƣởng. Luận văn
đã nêu cụ thể đƣợc nội dung, căn cứ, chủ thể, đối tƣợng, phƣơng pháp kiểm soát
thu, chi NSNN cũng nhƣ phƣơng pháp kiểm soát ở các khâu lập dự toán, chấp hành
dự toán và quyết toán NSNN.
Từ những cơ sở lý luận cho thấy nguồn vốn NSNN là có hạn nhƣng để đảm
bảo cho việc phân phối nguồn lực một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng
đƣợc mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc thì việc tổ chức thực hiện
quản lý và kiểm soát thu, chi NSNN vô cùng cần thiết. Thực hiện tốt kiểm soát thu,
chi NS cấp quận, huyện đảm bảo hiệu quả cao trong công tác quản lý thu, chi
NSNN. Cụ thể sẽ làm cho các nội dung thu, chi đƣợc thực hiện đúng nhƣ mục tiêu
của dự toán đề ra, không gây tình trạng dự toán quá cao hay quá thấp so với thực
hiện, tạo cơ sở cho công tác chấp hành và kế toán, quyết toán NSNN tốt hơn. Trong
chấp hành dự toán sẽ hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí, tiết kiệm đƣợc kinh phí
cho nhà nƣớc, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ tài chính, nâng cao tinh
thần trách nhiệm của các cấp quản lý và sử dụng NSNN, đề cao tinh thần tự kiểm
tra, kiểm soát của các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng NSNN.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
2.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các báo cáo tài chính của quận
Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng; KBNN quận Ngũ Hành Sơn; giáo trình, tạp chí,
internet, báo cáo tình hình kinh tế -xã hội của quận, sách tham khảo, luận văn, luận
án. Luật NSNN, Thông tƣ hƣớng dẫn và các văn bản hƣớng dẫn, sửa đổi, bổ sung.
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf
Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf

More Related Content

Similar to Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf

Similar to Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf (20)

Kế toán kiểm soát thu, chi Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, HAY
Kế toán kiểm soát thu, chi Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, HAYKế toán kiểm soát thu, chi Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, HAY
Kế toán kiểm soát thu, chi Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại Ủy ban Nhân dân, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại Ủy ban Nhân dân, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại Ủy ban Nhân dân, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại Ủy ban Nhân dân, HAY
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công TyLuận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Vnpt Hà Nội
Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Vnpt Hà NộiKế Toán Tài Sản Cố Định Tại Vnpt Hà Nội
Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Vnpt Hà Nội
 
Luận án: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừ...
Luận án: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừ...Luận án: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừ...
Luận án: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừ...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Đông Nam Á
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Đông Nam ÁĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Đông Nam Á
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Đông Nam Á
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAYLuận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh bắc ninh luận án tiến sĩ quản ...
Quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh bắc ninh luận án tiến sĩ quản ...Quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh bắc ninh luận án tiến sĩ quản ...
Quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh bắc ninh luận án tiến sĩ quản ...
 
Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...
Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...
Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
 
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại  Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa nghệ thuật tại Trung tâm thanh thiếu nhi
Đề tài: Hoạt động văn hóa nghệ thuật tại Trung tâm thanh thiếu nhiĐề tài: Hoạt động văn hóa nghệ thuật tại Trung tâm thanh thiếu nhi
Đề tài: Hoạt động văn hóa nghệ thuật tại Trung tâm thanh thiếu nhi
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đ
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đ
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đ
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu Đức Nguyễn
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu Đức NguyễnĐề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu Đức Nguyễn
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu Đức Nguyễn
 
Đề tài: Doanh thu, chi phí tại Công ty dịch vụ Chuyển dọn, HAY
Đề tài: Doanh thu, chi phí tại Công ty dịch vụ Chuyển dọn, HAYĐề tài: Doanh thu, chi phí tại Công ty dịch vụ Chuyển dọn, HAY
Đề tài: Doanh thu, chi phí tại Công ty dịch vụ Chuyển dọn, HAY
 

More from NuioKila

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 

Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------o0o--------- HUỲNH THỊ KIM PHƢỢNG KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - Năm 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------o0o--------- HUỲNH THỊ KIM PHƢỢNG KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐỨC VUI Hà Nội - Năm 2015
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo hƣớng dẫn TS.Trần Đức Vui, ngƣời đã hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy, Cô giáo khoa Sau Đại học trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, hƣớng dẫn và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè cùng các anh chị em học viên lớp cao học và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Huỳnh Thị Kim Phƣợng, sinh viên lớp QH-2012-E, khoa Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, niên học 2012 - 2014. Tôi xin cam đoan luận văn cao học “Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hƣớng dẫn của Tiến sĩ Trần Đức Vui. Các số liệu, thông tin đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực. Tác giả luận văn Huỳnh Thị Kim Phƣợng
  • 5. TÓM TẮT Kiểm soát là một chức năng quan trọng trong quản lý, nó diễn ra ở tất cả các giai đoạn của quá trình hoạt động thu chi, chấp hành và quyết toán của ngân sách nhà nƣớc. Việc kiểm soát tốt, chặt chẽ và khoa học sẽ là công cụ hữu hiệu, cung cấp những thông tin hữu ích cho nhà quản lý, giúp cho nhà quản lý định hƣớng đắn mang lại hiệu quả công việc cao. Thực tiễn hiện nay về vấn đề quản lý và sử dụng ngân sách quận, huyện còn nhiều sai sót, yếu kém cần phải đƣợc chấn chỉnh, khắc phục, trong khi đó chức năng kiểm soát còn nhiều tồn tại, thiếu sót nhƣ chƣa có quy trình cụ thể áp dụng cho kiểm soát quá trình thu, chi ngân sách quận, huyện; ...Điều đó cần phải có phƣơng hƣớng và những giải pháp để hoàn thiện. Nghiên cứu công tác kiểm soát thu, chi ngân sách quận, huyện có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống quy trình kiểm soát, góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát thu, chi ngân sách ở địa phƣơng làm giảm thiểu những thất thoát ngân sách. Tƣ̀ thƣ̣c tiễn công tác kiểm soát ngân sách quận , huyện và kiến thƣ́ c đã học , với đề tài : “Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” luâ ̣n văn đã hê ̣thống hóa các lý l uâ ̣n chung về tổ chức công tác kiểm soát thu, chi ngân sách và quản lý NSNN; phân tích và làm rõ thực trạng về công tác kiểm soát thu, chi NSNN quận Ngũ Hành Sơn, rút ra đƣợc những ƣu điểm và hạn chế của công tác kiểm soát ngân sách. Từ những tồn tại đó, đƣa ra các giải pháp cơ bản nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát thu, chi NSNN quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Với quan điểm đổi mới công tác quản lý, kiểm soát thu, chi NSNN nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, tăng thu, tiết kiệm các khoản chi tiêu ngân sách, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát thu, chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn dựa trên các căn cứ khoa học, lý luận kết hợp với thực tiễn, phân tích, đánh giá và tổng hợp nhằm góp phần làm cho giải pháp có tính khả thi hơn.
  • 6. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.................................................................................. iii MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH CẤP QUẬN, HUYỆN ..........................................4 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................4 1.2. NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP QUẬN, HUYỆN....................................................................................6 1.2.1. Khái quát chung về ngân sách nhà nƣớc và hệ thống ngân sách nhà nƣớc Việt Nam ............................................................................................................6 1.2.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc......................................................9 1.2.3. Ngân sách cấp quận, huyện trong hệ thống ngân sách.............................9 1.2.4. Tổ chức quản lý ngân sách cấp quận, huyện..........................................11 1.3. KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH CẤP QUẬN, HUYỆN:...............13 1.3.1. Khái niệm về kiểm soát và các loại hình về kiểm soát ..........................13 1.3.2. Nội dung kiểm soát thu, chi ngân sách quận, huyện..............................17 1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát thu, chi NSNN ............29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...................................................................................32 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ..........................................................................................................................32 2.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN..............................................32 2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH XỬ LÝ THÔNG TIN.............33 2.2.1. Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu .................................33 2.2.2. Phân tích xử lý thông tin .......................................................................33 2.2.3. Đề xuất một số giải pháp:.......................................................................34 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG................................35
  • 7. 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NGÂN SÁCH QUẬN NGŨ HÀNH SƠN ............35 3.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế- xã hội của quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2011-2013 tác động đến ngân sách quận......................................................................35 3.1.2. Tổ chức quản lý ngân sách quận Ngũ Hành Sơn........................................36 3.1.3. Kết quả thu, chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn.........................................40 3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH QUẬN NGŨ HÀNH SƠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013 .....................................43 3.2.1. Kiểm soát thu ngân sách quận................................................................43 3.2.2. Kiểm soát chi ngân sách quận ................................................................50 3.2.3. Kiểm soát kế toán và quyết toán thu, chi ngân sách quận......................63 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN........................................................68 3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong những năm qua......................................68 3.3.2. Những yếu kém, hạn chế cần phải có giải pháp khắc phục ...................70 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...................................................................................76 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN....77 4.1. PHƢƠNG HƢỚNG CHUNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI QUẬN ..............................................77 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN ................................................79 4.2.1. Hoàn thiện kiểm soát thu........................................................................79 4.2.2. Hoàn thiện Kiểm soát chi .......................................................................83 4.2.3. Hoàn thiện Kiểm soát kế toán và quyết toán thu, chi.............................89 4.2.4. Xây dựng quy chế và bộ phận kiểm soát thu, chi trong đơn vị dự toán ..........................................................................................................................90 4.2.5. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra quyết toán thu, chi NSNN của các đơn vị thuộc quận......................................................................................................95 4.2.6. Quy hoạch và bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức và ứng dụng tin học.....................................................................96
  • 8. 4.2.7. Xây dựng quy định phân chia trách nhiệm kiểm soát của các chủ thể nhằm phối hợp nhịp nhàng trong kiểm soát thu, chi NSNN quận..........................100 4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT .....................................................104 4.3.1. Bộ Tài chính .........................................................................................104 4.3.2. Kho bạc nhà nƣớc.................................................................................106 4.3.3. Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng .........................................................108 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.................................................................................108 KẾT LUẬN ......................................................................................................110 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................111 PHỤ LỤC
  • 9. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CBCC : Cán bộ công chức 2 ĐTNT : Đối tƣợng nộp thuế 3 ĐTPT : Đầu tƣ phát triển 4 HCSN : Hành chính sự nghiệp 5 KBNN : Kho bạc nhà nƣớc 6 KT-XH : Kinh tế - xã hội 7 NN : Nhà nƣớc 8 NS : Ngân sách 9 NSĐP : Ngân sách địa phƣơng 10 NSNN : Ngân sách Nhà nƣớc 11 NSTW : Ngân sách trung ƣơng 12 QP-AN : Quốc phòng an ninh 13 TSCĐ : Tài sản cố định 14 UBND : Ủy ban nhân dân 15 XDCB : Xây dựng cơ bản
  • 10. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2011-2013 35 Bảng 3.2 Cơ cấu kinh tế quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2011-2013 36 Bảng 3.3 Tổng hợp thu ngân sách nhà nƣớc quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2011 đến 2013 40 Bảng 3.4 Tổng hợp chi ngân sách nhà nƣớc quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2011 đến 2013 42 Bảng 3.5 Tỷ lệ chấp hành dự toán thu ngân sách quận Ngũ Hành Sơn 2011 - 2013 46 Bảng 3.6 Tỷ lệ chấp hành dự toán chi NSNN quận Ngũ Hành Sơn 2011 đến 2013 54 Bảng 3.7 Tổng hợp KP đƣợc bổ sung ngoài dự toán chi thƣờng xuyên 2011-2013 55 Bảng 3.8 Tình hình kiểm soát chi NSNN qua KBNN quận từ 2011- 2013 62
  • 11. iii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức ngân sách quận Ngũ Hành Sơn 36 Sơ đồ 3.2 Quy trình phân bổ (dự toán) chi ngân sách 38 Sơ đồ 3.3 Trình tự kiểm soát lập dự toán thu NSNN 43 Sơ đồ 3.4 Kiểm soát chấp hành dự toán thu NSNN quận 49 Sơ đồ 3.5 Trình tự kiểm soát lập dự toán chi NSNN 50 Sơ đồ 3.6 Kiểm soát dự toán chi NSNN 53 Sơ đồ 3.7 Kiểm soát kế toán quyết toán chi ngân sách 63 Sơ đồ 4.1 Quy trình kiểm soát lập dự toán thu NSNN quận 80 Sơ đồ 4.2 Mô hình bộ phận kiểm soát nội bộ trong các đơn vị 91
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử của các nhà nƣớc trên toàn thế giới ở mọi chế độ đã khẳng định rằng ngân sách là phƣơng tiện không thể thiếu đƣợc của mọi chính quyền nhà nƣớc. Ở Việt Nam, Luật NSNN từ khi đƣợc ban hành và qua các lần sửa đổi, bổ sung đều thừa nhận ngân sách quận, huyện là ngân sách của chính quyền nhà nƣớc cấp quận, huyện và là một bộ phận cấu thành NSNN Việt Nam. Thực tiễn hiện nay về vấn đề quản lý và sử dụng ngân sách quận, huyện còn nhiều sai sót, yếu kém cần phải đƣợc chấn chỉnh, khắc phục, trong khi đó chức năng kiểm soát còn nhiều tồn tại, thiếu sót nhƣ chƣa có quy trình cụ thể áp dụng cho kiểm soát quá trình thu, chi ngân sách quận, huyện; ...Điều đó cần phải có phƣơng hƣớng và những giải pháp để hoàn thiện. Nghiên cứu công tác kiểm soát thu, chi ngân sách quận, huyện có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống quy trình kiểm soát, góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát thu, chi ngân sách ở địa phƣơng làm giảm thiểu những thất thoát ngân sách. Đồng thời, đề tài sẽ đóng góp một cách thực tiễn vào công tác kiểm soát ngân sách quận, huyện ở Việt Nam hiện nay. Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát ngân sách quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, nhằm tìm ra những tồn tại trong công tác quản lý thu, chi ngân sách của quận để từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện nó, đáp ứng kịp thời cho quá trình quản lý ngân sách quận trong giai đoạn kinh tế phát triển hiện nay. Trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc hiện nay vẫn còn thất thoát, lãng phí, vì vậy mà hoàn thiện công tác kiểm soát NSNN đóng vai trò thực sự quan trọng. Đề tài: “Kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” có ý nghĩa quan trọng mang tính thực tiễn cao đối với công tác quản lý ngân sách cấp quận của lãnh đạo địa phƣơng. Với ý nghĩa thực tiễn trên, đề tài đƣợc mở rộng ra áp dụng vào trong thực tiễn hoàn thiện công tác kiểm soát ngân sách cấp quận, huyện trên các tỉnh, thành phố của cả nƣớc.
  • 13. 2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thu , chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn. Với 3 nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản về NSNN, công tác kiểm soát thu, chi ngân sách cấp quận, huyện + Nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn. + Nghiên cứu đề xuất phƣơng hƣớng chung và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thu, chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn cũng nhƣ cấp quận, huyện nói chung. 3. Câu hỏi nghiên cứu Đối với đề tài nghiên cứu, các câu hỏi cần nghiên cứu nhƣ sau: - Công tác kiểm soát thu , chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đạt đƣợc kết quả gì qua các năm và có những hạn chế nào cần phải có giải pháp để hoàn thiện? - Làm thế nào để hoàn thiện công tác kiểm soát thu , chi ngân sách tại quận Ngũ Hành Sơn ? 4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác kiểm soát thu, chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. * Phạm vi nghiên cứu: Tập trung phân tích thực trạng công tác kiểm soát thu, chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn. Về không gian: tại UBND quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Về thời gian: Nội dung nghiên cƣ́ u của đề tài căn cƣ́ vào số liê ̣u tƣ̀ năm 2011 đến 2013. 5. Những đóng góp chính của luận văn Luận văn góp phần làm rõ hơn lý luận chung về tổ chức công tác kiểm soát thu, chi ngân sách cấp quận, huyện. Hệ thống hóa đƣợc các đặc trƣng và nguyên tắc của thu, chi ngân sách Nhà nƣớc.
  • 14. 3 Luận văn đã nêu thực trạng về công tác kiểm soát từ khâu lập dự toán đến khi quyết toán thu, chi ngân sách nhà nƣớc tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2013. Một số nhóm giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thu NSNN của từng đơn vị có nguồn thu ngân sách, dự toán chi theo hƣớng tiết kiệm chi tiêu tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm có 4 chƣơng : Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kiểm soát thu, chi ngân sách cấp quận, huyện Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng công tác kiểm soát thu, chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát thu, chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
  • 15. 4 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH CẤP QUẬN, HUYỆN 1.1 . TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Kiểm soát là một chức năng quan trọng trong quản lý, nó diễn ra ở tất cả các giai đoạn của quá trình hoạt động thu chi, chấp hành và quyết toán của ngân sách nhà nƣớc. Kiểm soát đƣợc hiểu là những biện pháp kỹ thuật dùng vào những công việc nhằm đạt yêu cầu đề ra, đồng thời cũng là quá trình áp dụng những cơ chế và phƣơng pháp để đảm bảo các hoạt động và hiệu quả đạt đƣợc phù hợp với mục tiêu, kế hoạch và chuẩn mực của đơn vị. Kiểm soát đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của các ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp...Kiểm soát giúp các nhà quản trị quản lý hữu hiệu và hiệu quả hơn các nguồn lực kinh tế của tổ chức mình nhƣ: con ngƣời, tài sản, tài chính ngân sách, vốn... góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình quản lý. Việc kiểm soát tốt, chặt chẽ và khoa học sẽ là công cụ hữu hiệu, cung cấp những thông tin hữu ích cho nhà quản lý, giúp cho nhà quản lý định hƣớng đắn mang lại hiệu quả công việc cao. Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu, tôi đã tham khảo các công trình nghiên cứu trƣớc đây trong các đề tài về kiểm soát thu , chi ngân sách nhà nƣớc, nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nƣớc tại một số đơn vị, tổ chức, cụ thể: - Đề tài nghiên cƣ́ u của tác giả Tô Thiện Hiền (2012), “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nƣớc tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn đến 2020”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã nêu tổng quan về ngân sách Nhà nƣớc và kinh nghiệm quản lý ngân sách NN của một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long; tìm hiểu phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nƣớc: thu chi và cân đối thu chi ngân sách nhà nƣớc tỉnh
  • 16. 5 An Giang, đánh giá những thành tích đã đạt đƣợc và nêu những hạn chế trong công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc. Từ đó, tác giả đƣa ra đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách địa phƣơng, nâng cao vai trò của chính quyền địa phƣơng trong tự chủ ngân sách, tổ chức và giám sát có hiệu quả hoạt động thu chi ngân sách tại tỉnh An Giang. Nhìn chung, Luận án đã đi sâu nghiên cứu vào vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nƣớc và đƣa ra các giải pháp cơ bản hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NSNN các cấp, cải tiến kiểm tra, thanh tra việc chấp hành thu chi ngân sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc. - Hồ Thị Phi Yến (2008), “Tăng cƣờng kiểm soát quá trình lập, chấp hành và quyết toán dự toán ngân sách tại quận Thanh khê, thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận và nêu thực trạng công tác kiểm soát lập, chấp hành và quyết toán ngân sách tại Quận Thanh khê, thành phố Đà Nẵng; đề xuất các biện pháp tăng cƣờng kiểm soát việc chấp hành và quyết toán ngân sách đối với các đơn vị đƣợc khoán chi, tự chủ tài chính… góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách tại quận Thanh khê, thành phố Đà Nẵng. Luận văn đã nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng kiểm soát, xây dựng định mức chi tiêu, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp, kiểm soát chi hoạt động chuyên môn ngành quản lý. - Nguyễn Thị Hàn Giang (2008), “Tăng cƣờng công tác kiểm soát thu chi ngân sách ở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng”. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kiểm soát nội bộ tại các đơn vị làm cơ sở cho việc phân tích công tác kiểm soát thu chi ngân sách ở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng. Luận văn đã nêu đƣợc thực tế về công tác kiểm soát các khoản thu sự nghiệp và các khoản chi thƣờng xuyên, những mặt đã đạt đƣợc và các vấn đề đặt ra của công tác kiểm soát thu chi ngân sách tại đơn vị. Tác giả đƣa ra những giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm soát hoạt động thu chi ngân sách tại đơn vị nhằm giảm thiểu những sai sót, gian lận góp phần vào sự phát triển của Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng.
  • 17. 6 - Nguyễn Văn Thành (2008), “Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc NN Liên Chiểu, thành phố Đà nẵng”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc; tìm hiểu thực tế công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc tại Kho bạc nhà nƣớc quận Liên Chiểu, đánh giá những kết quả đạt đƣợc và nêu nguyên nhân tồn tại, hạn chế và tác giả đã đƣa ra mục tiêu và định hƣớng đổi mới công tác quản lý NSNN và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói chung và Kho bạc quận Liên Chiểu nói riêng. Nhìn chung, luận văn đã nghiên cứu vấn đề kiểm soát trong quản lý nhƣ: kiểm soát chi NSNN bao gồm cả chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ, kiểm tra quy trình luân chuyển hồ sơ, kiểm soát chi đối với các đơn vị có cơ chế tài chính riêng. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu Luật NSNN, tham khảo một số văn bản pháp luật nhƣ Thông tƣ, Nghị định, giáo trình về kiểm soát nội bộ … Các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc; tìm hiểu thực tế công tác kiểm soát thu chi ngân sách nhà nƣớc và đã đƣa ra mục tiêu, giải pháp và định hƣớng trong công tác quản lý NSNN . Trên cơ sở kế thƣ̀ a các nghiên cƣ́ u trƣớc đây về kiểm soát thu chi ngân sách, đề tài nghiên cứu của tôi là đi theo hƣớng hê ̣thống hóa các lý luận chung về tổ chức công tác kiểm soát thu chi ngân sách, nghiên cứu tổ chức công tác kiểm soát thu NSNN, kiểm soát chi của một số đơn vị cơ sở của cấp mình quản lý. Trên cơ sở đó , đƣa ra các nhóm giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiê ̣n công tác kiểm soát thu , chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 1.2. NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP QUẬN, HUYỆN 1.2.1. Khái quát chung về ngân sách nhà nƣớc và hệ thống ngân sách nhà nƣớc Việt Nam Trong tiến trình lịch sử, NSNN với tƣ cách là một phạm trù kinh tế đã ra đời và tồn tại từ lâu. Là một công cụ tài chính quan trọng của NN, NSNN xuất hiện dựa
  • 18. 7 trên cơ sở hai tiền đề khách quan là tiền đề Nhà nƣớc và tiền đề kinh tế hàng hoá- tiền tệ Trong hệ thống tài chính, NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực Nhà nƣớc. Ở nƣớc ta, định nghĩa Ngân sách nhà nƣớc đƣợc nêu rõ trong Luật NSNN năm 2002: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. Luật ngân sách nhà nƣớc Nhƣ vậy, về bản chất NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nƣớc với các chủ thể trong xã hội, phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại của cải xã hội, nhằm tập trung một phần nguồn lực tài chính vào trong tay nhà nƣớc để đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà nƣớc. Về hình thức biểu hiện, đó là các dự toán và quyết toán các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện trong một thời gian nhất định, thƣờng là 1 năm. Hệ thống NSNN đƣợc hiểu là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách. Tại nƣớc ta, tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức bộ máy Nhà nƣớc và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc theo Hiến pháp. Mỗi cấp chính quyền có một cấp nhân sách riêng cung cấp phƣơng tiện vật chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ. Việc hình thành hệ thống chính quyền nhà nƣớc các cấp là một tất yếu khách quan nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc trên mọi vùng lãnh thổ của đất nƣớc. Chính sự ra đời của hệ thống chính quyền Nhà nƣớc nhiều cấp đó là tiền đề cần thiết để tổ chức hệ thống NSNN nhiều cấp. Cấp ngân sách đƣợc hình thành trên cơ sở cấp chính quyền Nhà nƣớc, phù hợp với mô hình tổ chức hệ thống chính quyền Nhà nƣớc ta hiện nay, hệ thống NSNN bao gồm ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng: Trong hệ thống NSNN Việt Nam, ngân sách trung ƣơng chịu trách nhiệm quản lý thu, chi theo các ngành kinh tế. Nó luôn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống NSNN. Ngân sách trung ƣơng cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức
  • 19. 8 năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc trung ƣơng (sự nghiệp văn-xã; sự nghiệp kinh tế; an ninh-quốc phòng; trật tự an toàn xã hội; đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng...). Trên thực tế NSTW là NS của cả nƣớc, tập trung đại bộ phận nguồn thu và đảm bảo các nhu cầu chi mang tính quốc gia. NSTW bao gồm các đơn vị dự toán của cấp này: mỗi bộ, cơ quan trung ƣơng là một đơn vị dự toán của NSTW. Ngân sách địa phƣơng chịu trách nhiệm quản lý thu NSNN trên địa bàn và chi NSNN địa phƣơng. HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phƣơng phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Chính quyền cấp tỉnh cần chủ động, sáng tạo trong việc động viên khai thác thế mạnh trên địa bàn địa phƣơng để tăng nguồn thu, đảm bảo chi và thực hiện cân đối ngân sách của cấp mình. Ngân sách cấp quận, huyện do chính quyền cấp quận, huyện tổ chức thực hiện quản lý thu, chi theo quy định phân cấp của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ chi ngân sách cấp mình. Ngân sách cấp xã, phƣờng do chính quyền cấp xã, phƣờng tổ chức thực hiện theo quy định của cấp quận, huyện nhằm đảm bảo các nhiệm vụ phát sinh trên địa bàn địa phƣơng mình quản lý. Quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống NSNN đƣợc thực hiện theo các nguyên tắc sau: Ngân sách trung ƣơng và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phƣơng đƣợc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể; thực hiện việc bổ sung từ ngân sách của chính quyền nhà nƣớc cấp trên cho ngân sách của chính quyền ngân sách cấp dƣới nhằm đảm bảo sự công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, các địa phƣơng. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dƣới. Trƣờng hợp cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới để thực hiện nhiệm vụ chi đó (gọi là kinh phí uỷ quyền). Không đƣợc dùng ngân sách của cấp này chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác, trừ trƣờng hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
  • 20. 9 1.2.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nƣớc các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của NSNN. Phân cấp quản lý NSNN giữa chính quyền trung ƣơng và các cấp chính quyền địa phƣơng là một tất yếu khách quan do mỗi cấp chính quyền đều cần đảm bảo nhu cầu chi bằng những nguồn tài chính nhất định. Nếu các nhiệm vụ đó do mỗi cấp trực tiếp đề xuất và bố trí chỉ tiêu thì sẽ hiệu quả hơn là sự áp đặt từ trên xuống. Đồng thời, những khoản thu nhỏ lẻ hoặc khó quản lý nếu phân giao cho chính quyền địa phƣơng quản lý sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn. Do vậy phân cấp quản lý NSNN chính là việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý hoạt động của NSNN cho các cấp chính quyền Nhà nƣớc từ trung ƣơng tới các địa phƣơng trong quá trình tổ chức tạo lập và sử dụng NSNN, nhằm làm cho hoạt động của NSNN lành mạnh và đạt hiệu quả cao. Khi tiến hành phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc phải bảo đảm nguyên tắc cơ bản sau đây: Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nƣớc và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn; Ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng đƣợc phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể; Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, thời gian phân cấp phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách ở địa phƣơng; Kết thúc mỗi kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp, cơ quan có thẩm quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng quyết định điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp theo quy định của Luật NSNN. 1.2.3. Ngân sách cấp quận, huyện trong hệ thống ngân sách Ngân sách quận, huyện là công cụ quan trọng của chính quyền cấp quận, huyện trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Khi xem xét ngân sách quận, huyện không đƣợc tách rời khỏi NSNN cấp trên nhƣng cũng không đƣợc coi ngân sách quận, huyện là yếu tố thụ động trong hệ thống ngân sách. Theo đó, ngân sách quận, huyện là toàn bộ các khoản thu - chi đƣợc quy định đƣa vào dự
  • 21. 10 toán trong một năm và giao cho UBND quận, huyện tổ chức chấp hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp quận, huyện. Quan niệm trên có thể giúp chúng ta hình dung đƣợc ngân sách quận, huyện và cơ quan quyết định cũng nhƣ cơ quan chấp hành ngân sách quận, huyện. Sự vận động của các nguồn tài chính vào ngân sách quận, huyện và từ ngân sách quận, huyện đến các mục đích sử dụng khác nhau chứa đựng các mối quan hệ cụ thể sau: Thứ nhất, Quan hệ giữa chính quyền cấp quận, huyện với các cấp chính quyền cấp trên thể hiện trong việc xác định cho các quận, huyện nguồn thu đƣợc phân chia giữa các cấp ngân sách và thể hiện trong sự hỗ trợ bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách quận, huyện; Thứ hai, Quan hệ giữa chính quyền cấp quận, huyện với các tổ chức kinh tế trong quận, huyện đƣợc thể hiện trong việc các tổ chức này nộp thuế, phí - lệ phí cho ngân sách huyện và ngƣợc lại ngân sách quận, huyện cũng phải chi trực tiếp, gián tiếp cho các tổ chức này; Thứ ba, Quan hệ giữa chính quyền nhà nƣớc với nhân dân trong quận, huyện đƣợc thể hiện khi ngân sách cấp trên cấp kinh phí ủy quyền, chuyển giao cho ngân sách quận, huyện thực hiện. Đó là các chƣơng trình quốc gia nhƣ chƣơng trình Dân số và Kế hoạch hoá gia đình; Chƣơng trình Phổ cập giáo dục; Chƣơng trình Phòng, chống tệ nạn xã hội; Chƣơng trình Quốc gia giải quyết việc làm...; Thứ tƣ, Quan hệ giữa cấp chính quyền quận, huyện với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc. Đó là mối quan hệ thông qua việc biếu tặng giúp đỡ tài trợ của các tổ chức, cá nhân đó đối với quận, huyện và là một khoản thu của ngân sách quận, huyện; Thứ năm, Quan hệ giữa cấp chính quyền quận, huyện với tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị, xã hội khác trong việc hình thành và sử dụng quỹ ngân sách. Quan hệ này đƣợc thể hiện ngân sách cấp kinh phí cho các hoạt động của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong quận, huyện. Tất cả các mối quan hệ đƣợc trình bày ở trên phản ánh các nội dung thu và chi của ngân sách quận, huyện.
  • 22. 11 Tóm lại ngân sách quận, huyện là quỹ tiền tệ tập trung của quận, huyện đƣợc hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi quận, huyện. Nó phản ảnh những mối quan hệ một bên là chính quyền cấp quận, huyện với một bên là các chủ thể khác thông quan sự vận động của các nguồn tài chính, nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền quận, huyện. 1.2.4. Tổ chức quản lý ngân sách cấp quận, huyện 1.2.4.1. Khái quát nội dung quản lý ngân sách cấp quận, huyện Một cấp ngân sách đủ mạnh hay không, phụ thuộc rất lớn vào tổ chức quản lý ngân sách cấp đó. Đối với ngân sách cấp huyện, những nội dung tổ chức quản lý ngân sách gồm: Phân cấp quản lý, chu trình quản lý ngân sách, tổ chức bộ máy, nhân sự... Luật NSNN 2002 khẳng định ngân sách cấp huyện là một bộ phận cấu thành ngân sách địa phƣơng nói riêng và NSNN nói chung. Việc phân cấp ngân sách gắn liền với việc phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội, có tính ổn định hơn. Vì thế, vị trí và vai trò của chính quyền nhà nƣớc cấp huyện đƣợc đề cao hơn so với trƣớc. 1.2.4.2. Phân cấp quản lý ngân sách cấp quận, huyện Về Nguồn thu, ngân sách huyện bao gồm các loại chính sau: Một là, Các khoản thu phân chia giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện với ngân sách xã, phƣờng, thị trấn. Gồm: Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Sử dụng đất nông nghiệp, Thuế Chuyển quyền sử dụng đất, Thuế Nhà đất, Thuế Tài nguyên, Thu tiền sử dụng đất, Lệ phí trƣớc bạ nhà, đất; Hai là, Các khoản thu đƣợc phân chia giữa ngân sách trung ƣơng với ngân sách tỉnh, gồm: Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Thu nhập của ngƣời có thu nhập cao; Ba là, Các khoản thu ngân sách huyện đƣợc hƣởng 100% là Thuế môn bài từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, các khoản thu phí, lệ phí từ hoạt động do các cơ quan thuộc cấp quận, huyện quản lý, thu sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp do cấp huyện quản lý, các khoản viện trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc trực tiếp cho ngân sách huyện, cho đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định, Thu phạt xử lý vi phạm hành chính,
  • 23. 12 thu từ hoạt động chống buôn lậu, kinh doanh trái pháp luật theo phân cấp của tỉnh, thu bổ sung từ ngân sách tỉnh, thu kết dƣ ngân sách huyện, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Về khoản chi ngân sách cấp quận, huyện bao gồm hai khoản chi chủ yếu Một là, Chi đầu tƣ phát triển: chi đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo phân cấp quản lý của tỉnh. Hai là, Chi thƣờng xuyên trong các lĩnh vực chủ yếu sau: Sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế theo sự phân cấp của tỉnh; Sự nghiệp kinh tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, xã hội và sự nghiệp khác do cấp huyện quản lý; Chi quản lý nhà nƣớc, đảng, đoàn thể cấp huyện; Chi quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định; Chi tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp huyện; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; Chi bổ sung NS xã, phƣờng, thị trấn. 1.2.4.3. Chu trình quản lý ngân sách quận, huyện Công tác quản lý ngân sách quận, huyện đƣợc thể hiện bằng chu trình quản lý thông qua ba khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Nội dung từng khâu đƣợc thực hiện nhƣ sau: Khâu I - Lập dự toán ngân sách quận huyện Một chu trình NSNN đƣợc bắt đầu bằng khâu lập dự toán NSNN. Đây là quá trình phân tích, đánh giá quan hệ giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của cấp quận, huyện để từ đó xác lập các chỉ tiêu thu chi dự toán ngân sách hàng năm một cách phù hợp. Vấn đề quan trọng hàng đầu của khâu lập dự toán ngân sách là phải tính toán đầy đủ, đúng đắn, có căn cứ các chỉ tiêu thu, chi của ngân sách quận, huyện trong kỳ kế hoạch. Trong quá trình lập phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản: Kế hoạch ngân sách phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận, huyện; Phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành; phải đảm bảo tính cân đối; kèm theo bảng thuyết minh chi tiết các cơ sở, căn cứ tính toán.
  • 24. 13 Khâu II - Chấp hành ngân sách quận, huyện Chấp hành NSNN chính là thực hiện dự toán NSNN trên cơ sở dự toán đƣợc chuẩn y. Thông qua chấp hành ngân sách, những hoạch định về chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đã đƣợc thể hiện trong quá trình lập dự toán NSNN đƣợc thực hiện. Sau khi NSNN đƣợc phê chuẩn và năm ngân sách bắt đầu, việc thực hiện ngân sách đƣợc triển khai. Nội dung của quá trình này là tổ chức thu NSNN và phân phối kinh phí NSNN cho các nhu cầu đã đƣợc phê chuẩn. Việc chấp hành NS thực hiện tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc thực hiện khâu tiếp theo là quyết toán NSNN. Chấp hành dự toán chi theo các nguyên tắc sau: Thực hiện phân bổ dự toán trên cơ sở các định mức tiêu chuẩn; Đảm bảo phân bổ dự toán theo đúng kế hoạch đƣợc duyệt; Triệt để thực hiện nguyên tắc thanh toán chi trả trực tiếp qua kho bạc nhà nƣớc nhằm nâng cao hiệu quả của các khoản chi; Thƣờng xuyên đổi mới phƣơng thức cấp phát vốn của NSNN theo hƣớng nhanh gọn, ít đầu mối, dễ kiểm tra. Khâu III - Quyết toán ngân sách quận, huyện Quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Đó là việc tổng hợp lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách một năm sau khi ngân sách kết thúc nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách từ đó rút ra ƣu, nhƣợc điểm và bài học kinh nghiệm cần thiết trong việc điều hành NSNN trong những chu trình ngân sách tiếp theo. 1.3. KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH CẤP QUẬN, HUYỆN: 1.3.1. Khái niệm về kiểm soát và các loại hình về kiểm soát 1.3.1.1. Kiểm soát trong quản lý Quá trình kiểm soát là cần thiết trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con ngƣời, bên trong tổ chức nhƣ toàn bộ xã hội. Kiểm soát là một chức năng của quản lý, do vậy để hiểu đƣợc khái niệm kiểm soát, chúng ta cần phải tìm hiểu về quản lý. Quản lý là một quá trình định hƣớng và tổ chức thực hiện các hƣớng đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất Theo B. S Dhillon, Enginering management, Technomic Publishing Company, Inc (1987) Kiểm soát là bao gồm các hoạt động giám sát quá trình thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn và chọn ra cách thức đúng. Bản chất cơ bản của
  • 25. 14 kiểm soát còn đƣợc hiểu rõ hơn trong các giai đoạn chủ yếu của toàn bộ quá trình quản lý. Quá trình quản lý từ việc lập kế hoạch và xây dựng các mục tiêu có liên quan. Để đảm bảo các hoạt động, hành động mong muốn và ngăn ngừa những hành động không mong muốn thì việc kiểm soát là một chức năng không thể thiếu. Do vậy kiểm soát không thể tồn tại nếu chúng ta không có các mục tiêu, chức năng kiểm soát tồn tại nhƣ một “khâu” độc lập của quá trình quản lý nhƣng đồng thời lại là một bộ phận chủ yếu của quá trình đó, chức năng này đƣợc thể hiện khác nhau tùy thuộc vào cơ chế kinh tế, cấp quản lý và loại hình cụ thể. Kiểm soát có thể hiểu là cách thức để nắm lấy và điều hành đối tƣợng hoặc khách thể quản lý. Với ý nghĩa đó, kiểm soát có thể hiểu theo nhiều cách: cấp trên kiểm soát cấp dƣới thông qua chính sách hoặc các biện pháp cụ thể, đơn vị kiểm soát đơn vị khác thông qua chi phối đáng kể quyền sở hữu và lợi ích tƣơng ứng, nội bộ đơn vị kiểm soát lẫn nhau thông qua quy chế và các thủ tục quản lý. Quá trình kiểm soát: - Triển khai các mục tiêu: xác định mục tiêu cần đạt đƣợc - Đo lƣờng các kết quả thực hiện theo những mục tiêu đã xây dựng để có cơ sở đúng đắn so sánh và phân tích việc thực hiện và có hành động quản lý phù hợp. - So sánh thành tích cụ thể với các mục tiêu - Phân tích nguyên nhân chênh lệch để tính toán mức độ ảnh hƣởng của mỗi nhân tố. Cần phải xác định nguyên nhân trực tiếp và những nguyên nhân cơ bản, xác định ảnh hƣởng cụ thể của những nhân tố cá biệt quan trọng. Đây là bƣớc chủ yếu đã sử dụng những kết quả miêu tả trong 3 bƣớc trƣớc. - Xác định hành động quản lý thích hợp. - Triển khai và đảm bảo hành động đƣợc thực hiện nhƣ mong muốn. - Tiếp tục đánh giá lại: là bƣớc cuối cùng trong quá trình kiểm soát, đây chính là kiểm tra tiếp sự đúng đắn của việc xác định hành động cần thiết trƣớc đây và cách thức tiến hành những hành động đó. Bƣớc này làm rõ sự liên kết giữa chu kỳ kiểm soát trƣớc với chu kỳ kiểm soát sau, xác định hành động quản lý tiếp đó. Việc đánh giá sau là một hành động tiếp tục phản ánh những điều kiện thay đổi, để có thêm kinh nghiệm và biết rõ hơn tất cả các nhân tố.
  • 26. 15 1.3.1.2. Các loại hình kiểm soát Tùy theo các tiêu thức khác nhau mà chúng ta có thể phân loại các hoạt động kiểm soát, cụ thể: (1) Căn cứ theo nội dung của kiểm soát: - Kiểm soát hành chính: là tập trung vào các thể thức kiểm tra nhằm đảm bảo cho việc điều hành công tác ở đơn vị có nề nếp, nghiêm minh và hiệu quả. Các thao tác kiểm soát hành chính đƣợc thực hiện trên các lĩnh vực tổ chức và hành chính ở mọi cấp độ nhƣ: tuyển chọn nhân viên, xây dựng tác phong, quy trình làm việc, tổ chức thực hiện các công việc cùng với các thao tác kiểm soát quá trình chấp hành và mệnh lệnh ở đơn vị. - Kiểm soát kế toán: kiểm soát thực hiện mục tiêu bảo vệ tài sản và đảm bảo độ tin cậy của sổ sách tài chính kế toán, kiểm soát phải đảm bảo: + Các nghiệp vụ đƣợc tiến hành theo sự chỉ đạo chung hoặc cụ thể của quản lý. + Các nghiệp vụ đƣợc ghi sổ là cần thiết để giúp chuẩn bị các báo cáo tài chính đúng theo quy định và duy trì khả năng hạch toán của tài sản. + Các hoạt động đều đƣợc ghi nhận vào các thời điểm thích hợp, giúp cho việc thiết lập thông tin kinh tế tài chính phù hợp với các chuẩn mực kế toán, thể hiện chính xác, toàn diện nguồn lực hiện có của đơn vị và phải có sự điều chỉnh khi có những chênh lệch. + Cung cấp căn cứ đề ra quyết định xử lý sai lệch, rủi ro có thể gặp phải. Nhƣ vậy kiểm soát kế toán chỉ quan tâm đến hoạt động tài chính của đơn vị đƣợc phản ánh trên các tài liệu kế toán. Trong khi đó kiểm soát quản lý yêu cầu một phạm vi rộng hơn của các đối tƣợng kiểm soát theo mục tiêu quản lý của toàn bộ tổ chức. Tuy nhiên kiểm soát kế toán lại có vai trò là cơ sở cho kiểm soát quản lý. Các chứng từ kế toán không chỉ là sự thông tin mà còn là minh chứng pháp lý cho sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế. Từ đó kiểm soát kế toán có thể hình thành phƣơng pháp tự kiểm soát: đối ứng tài khoản không chỉ là phƣơng pháp phân loại, phản ánh sự vận động của tài sản mà còn lại phƣơng pháp kiểm tra những quan hệ cân đối cụ
  • 27. 16 thể; tổng hợp – cân đối kế toán không chỉ cung cấp những thông tin tổng hợp mà còn là phƣơng pháp kiểm tra kết quả cân đối tổng quát trong thông tin kế toán. (2) Căn cứ vào mục tiêu của kiểm soát: - Kiểm soát ngăn ngừa là kiểm soát tập trung vào việc ngăn chặn các sai phạm hoặc các điều kiện dẫn đến sai phạm. Kiểm soát này thƣờng đƣợc thực hiện trƣớc khi nghiệp vụ xảy ra và thực hiện ngay trong công việc hàng ngày của nhân viên theo chức năng: phân chia trách nhiệm, giám sát, kiểm tra tính hợp lý, sự đầy đủ và chính xác. - Kiểm soát phát hiện là kiểm soát tập trung vào việc phát hiện các gian lận, sai sót, sai lầm và rủi ro trong quá trình tác nghiệp một cách nhanh chóng, giúp các cấp lãnh đạo có những quyết định xử lý kịp thời, hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra. Kiểm soát phát hiện và kiểm soát ngăn ngừa có quan hệ bổ sung cho nhau trong việc thực hiện các mục tiêu kiểm soát, do kiểm soát phát hiện thƣờng đƣợc thực hiện sau khi quá trình tác nghiệp đã xảy ra giúp cho việc phát hiện các sai phạm “lọt lƣới” kiểm soát phòng ngừa. Một ý nghĩa quan trọng của kiểm soát phát hiện là sự "răn đe" làm tăng trách nhiệm của nhân viên trong quá trình thực hiện kiểm soát phòng ngừa. - Kiểm soát điều chỉnh hƣớng tới việc cung cấp những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định điều chỉnh các sai sót đƣợc phát hiện. (3) Căn cứ vào thời điểm thực hiện trong quá trình tác nghiệp: - Kiểm soát trước hay còn gọi là kiểm soát lƣờng trƣớc, kiểm soát hƣớng về tƣơng lai. Mục đích của kiểm soát này là nhằm khắc phục độ trễ thời gian trong kiểm soát thực hiện, nó tiên liệu những diễn biến có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp, đề phòng những rủi ro và các khó khăn tiềm ẩn. Hoạt động kiểm soát này đặc biệt quan trọng, tuy nhiên nó chƣa phổ biến về mặt kỹ thuật và còn rất hạn chế do yêu cầu về con ngƣời thực hiện kiểm soát phải là những ngƣời thực sự có trình độ và có nhiều kinh nghiệm thực tế để có thể tiên liệu trƣớc những rủi ro có thể xảy ra, mặt khác chi phí cho hoạt động này khá lớn. - Kiểm soát hiện hành hay còn gọi là kiểm soát tác nghiệp là hoạt động kiểm soát đƣợc tiến hành ngay trong quá trình tác nghiệp nhằm ngăn ngừa, phát hiện kịp
  • 28. 17 thời những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các thao tác tác nghiệp. Do vậy nếu làm tốt công tác kiểm soát tác nghiệp thì mức độ rủi ro trong quá trình tác nghiệp sẽ giảm đi, đảm bảo đƣợc hiệu quả công việc ở mức tốt nhất. - Kiểm soát sau khi tác nghiệp hay còn gọi là kiểm soát thông tin phản hồi (còn gọi là kiểm soát thông tin trở về trƣớc) là hoạt động kiểm soát thông dụng nhất hiện nay. Mặc dù bị độ trễ thời gian song bù lại kiểm soát sau khi tác nghiệp lại có đầy đủ căn cứ đề đánh giá, đo lƣờng kết quả tác nghiệp. (4) Kiểm soát nội bộ: Kiểm soát nội bộ là một hệ thống các chính sách, thủ tục đƣợc thiết lập tại đơn vị nhằm đảm bảo cho các nhà quản lý đạt đƣợc các mục đích: bảo vệ tài sản, bảo đảm tin cậy của hệ thống thông tin, duy trì và kiểm tra tuân thủ các chính sách liên quan đến hoạt động của đơn vị, đảm bảo hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý. Kiểm soát nội bộ là một chức năng quản lý, trong phạm vi một đơn vị cơ sở. Kiểm soát nội bộ là việc tự kiểm tra và giám sát mọi hoạt động trong tất cả các khâu của quá trình quản lý nhằm đảm bảo các hoạt động đúng pháp luật và đạt đƣợc các kế hoạch, mục tiêu đề ra với hiệu quả kinh tế cao nhất và đảm bảo sự tin cậy của báo cáo tài chính. 1.3.2. Nội dung kiểm soát thu, chi ngân sách quận, huyện 1.3.2.1. Kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nước Kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nƣớc là một trong những hoạt động quản lý của nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý NSNN. Kiểm soát thu, chi NSNN là những thủ tục đảm bảo cho công tác thu, chi NSNN đạt đƣợc những mục tiêu kinh tế - xã hội cũng nhƣ ngăn ngừa thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Kiểm soát thu, chi NSNN có mối quan hệ mật thiết với quá trình quản lý NSNN cũng nhƣ các đơn vị quản lý và sử dụng ngân sách, chức năng của kiểm soát bắt đầu từ việc xác định các mục tiêu và kết thúc khi đạt đƣợc các mục tiêu đó. Do vậy muốn quản lý NSNN đạt hiệu quả cao và tránh những tổn thất lãng phí, tham ô
  • 29. 18 tham nhũng thì phải làm tốt tất cả các khâu của quá trình quản lý NSNN trong đó kiểm soát thu, chi NSNN đóng vai trò quan trọng. 1.3.2.2. Kiểm soát thu ngân sách nhà nước a) Kiểm soát quá trình lập dự toán thu NS cấp quận, huyện Nội dung kiểm soát: Trên cơ sở dự toán thu NS do UBND quận lập, chủ thể kiểm soát phải phân tích, đánh giá, kiểm soát về trình tự lập và giao dự toán thu NS; kiểm soát tuân thủ việc áp dụng các định mức, tiêu chuẩn trong quá trình giao, phân bổ dự toán cho các đơn vị ngay từ đầu năm. Căn cứ kiểm soát: - Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh; chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của địa phƣơng trong năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế - xã hội và tự nhiên của từng vùng nhƣ: dân số theo vùng lãnh thổ, các chỉ tiêu về KT-XH do cơ quan có thẩm quyền thông báo để xác định mức thu và cũng là cơ sở để đảm bảo nguồn thu; - Các quy định của pháp luật về thu NSNN: Các luật, pháp lệnh thuế, phí và lệ phí, chính sách, chế độ thu NS, phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu cho các cấp NS, mục lục NS, thu khác theo quy định ... và các thông tƣ của Bộ Tài chính, hƣớng dẫn của UBND tỉnh, thành phố về việc lập dự toán NS hàng năm. - Số kiểm tra dự toán ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo - Tình hình thực hiện dự toán ngân sách một số năm trƣớc và năm gần kề. Chủ thể kiểm soát: Phòng tài chính dự toán thu NS do cơ quan thuế, ban quản lý và tiếp nhận viện trợ lập; Trách nhiệm của từng chủ thể kiểm soát trong quá trình kiểm soát lập dự toán: - Chi cục thuế lập dự toán thu NS về các khoản thuế, phí và lệ phí, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn cho các đối tƣợng thuộc quận quản lý thông qua kế hoạch thu, nộp ngân sách của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh không kê khai nộp thuế. Dự toán đƣợc gửi cho cơ quan thuế cấp trên, UBND quận và Sở tài chính. - Các Ban quản lý và tiếp nhận viện trợ: có trách nhiệm lập dự toán thu ngân sách về các khoản nhận viện trợ không hoàn lại và vốn đối ứng gởi Sở Tài chính.
  • 30. 19 - Phòng Tài chính quận: Tổng hợp dự toán thu NSNN trình UBND quận thông qua nhiệm vụ thu ngân sách và giao nhiệm vụ thu cho các đơn vị trực thuộc quận. Khách thể kiểm soát: Chi cục thuế quận, các cơ quan thu và UBND phƣờng Đối tƣợng kiểm soát: Trình tự xây dựng dự toán theo đúng quy định của Luật NSNN, mức độ bao quát của dự toán so với tiềm năng; Bảng tổng hợp dự toán phải đƣợc lập đúng mẫu biểu quy định, có đầy đủ các con dấu và các chữ ký theo yêu cầu về mặt pháp lý; cách thức tính toán, các số liệu, các bảng giải trình thuyết minh trong bảng dự toán mà đơn vị sử dụng NSNN cấp dƣới lập và gửi cho cơ quan quản lý NSNN cấp trên theo thời gian quy định. b) Kiểm soát chấp hành thu NS cấp quận, huyện Nội dung kiểm soát: Là kiểm soát việc thực hiện dự toán thu NS đƣợc cấp thẩm quyền giao cho cơ quan thu thực hiện, nhƣ: thu thuế, thu phí, lệ phí, viện trợ,... Kiểm soát số thu đƣợc và kiểm soát số thu phải nộp NSNN, số thu đƣợc phép để lại chi tiêu của đơn vị; nguyên tắc phân phối, sử dụng số thu đƣợc phép để lại chi tiêu tại đơn vị. Căn cứ kiểm soát: Việc thực hiện phải dựa trên các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính và quy chế nội bộ về định mức thu cho phép. Chủ thể kiểm soát: KBNN, các cơ quan thu Trách nhiệm của từng chủ thể kiểm soát trong quá trình kiểm soát chấp hành dự toán thu NS: - KBNN: Trực tiếp thực hiện thu các khoản tiền vào Quỹ NSNN, hạch toán thu NSNN và phân chia các khoản thu cho các cấp ngân sách theo chế độ. Thực hiện chi tiền hoàn các khoản thu theo lệnh của cơ quan thu. Thƣờng xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu thu NSNN, tổ chức thông tin điện báo và lập báo cáo thu NS cho đối tƣợng liên quan theo quy định. - Các cơ quan thu: Trên cơ sở nhiệm vụ thu đƣợc giao cả năm, kết hợp với tình hình thực tế xác định dự toán thu theo quý, tháng; tính mức thu nộp và ra thông báo cho đối tƣợng nộp; quản lý, đôn đốc đối tƣợng nộp theo đúng quy định; trực tiếp tập trung một số khoản thu theo quy định và nộp kịp thời vào Kho bạc nhà nƣớc;
  • 31. 20 kiểm tra, quyết định xử phạt và giải quyết khiếu nại về thu nộp theo luật định; phối hợp với KBNN kiểm tra, đối chiếu số liệu, lập báo cáo thu NS theo chế độ quy định. Khách thể kiểm soát: Các cơ quan thu, UBND các phƣờng. Đối tƣợng kiểm soát: Dự toán thu đầu năm đƣợc duyệt, sổ sách, chứng từ, báo cáo quyết toán và các số liệu, cách thức đối với từng khoản mục thực tế phát sinh. 1.3.2.3. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước a) Kiểm soát quá trình lập dự toán chi NS cấp quận, huyện Nội dung kiểm soát: Trên cơ sở dự toán chi NS do UBND quận lập, chủ thể kiểm soát phải phân tích, đánh giá, kiểm soát trên các mặt về trình tự lập và giao dự toán chi NS; kiểm soát tính tuân thủ việc áp dụng các định mức, tiêu chuẩn trong phân giao dự toán; tính hợp lý của các khoản dự phòng chi NS, các khoản chi phân giao cho các đơn vị ngay từ đầu năm. - Đối với chi đầu tƣ phát triển: Xem xét, thẩm tra việc lập dự toán phải căn cứ vào những dự án đầu tƣ có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định tại Quy chế quản lý vốn đầu tƣ và xây dựng và phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ƣu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các chƣơng trình, dự án đã đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định đang thực hiện; - Đối với chi thƣờng xuyên: Xem xét, thẩm tra việc lập dự toán có tuân thủ các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan NN có thẩm quyền quy định. Kiểm soát lập dự toán của các đơn vị dự toán thuộc quận là kiểm soát ngăn ngừa, tuân thủ và điều chỉnh. Qua việc kiểm soát lập dự toán của các đơn vị để cắt giảm các khoản chi không cần thiết hoặc tăng cƣờng, bổ sung NS cho những nhiệm vụ mới phát sinh nhằm đảm bảo vừa cân đối nguồn, vừa đáp ứng nhƣ cầu, nhiệm vụ của các đơn vị. Căn cứ kiểm soát: - Luật NSNN; Mục lục NSNN và các Thông tƣ, Hƣớng dẫn về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu từng nội dung cụ thể và các quy định khác của Nhà nƣớc, của Bộ tài chính, của từng ngành;
  • 32. 21 - Dự toán của UBND quận, các đơn vị sử dụng NSNN thuộc quận lập; số giao dự toán chi ngân sách năm trƣớc, biên chế có mặt và dự kiến biến động; đặc thù chi tiêu của từng đơn vị sử dụng NSNN; danh mục công trình đƣợc bố trí vốn, các văn bản phê duyệt đề cƣơng hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch, văn bản cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tƣ, quyết định đầu tƣ đã đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Số kiểm tra dự toán ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo - Tình hình thực hiện dự toán ngân sách một số năm trƣớc và năm gần kề. Chủ thể kiểm soát: Sở tài chính thẩm tra dự toán do UBND quận lập; Phòng tài chính thẩm tra dự toán do các đơn vị dự toán cấp quận lập; UBND phƣờng, các phòng, ngành chủ quản kiểm soát các đơn vị dự toán trực thuộc. Trách nhiệm kiểm soát của từng chủ thể trong quá trình lập dự toán chi NSNN: - Cơ quan tài chính: Phòng Tài chính đóng vai trò quan trọng trong khâu lập dự toán của UBND quận, là cơ quan thẩm định dự toán các đơn vị trực thuộc quận theo quy định nhằm kiểm tra, kiểm soát tính tuân thủ trong việc lập dự toán, kiểm tra các nguồn thực hiện, kiểm tra kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra, kiểm tra tính trung thực của các thông tin và tính pháp lý của các việc thực hiện nghiệp vụ trong năm trƣớc đó để xác nhận chắc chắn đối với dự toán năm sau. Trên cơ sở chế độ, định mức ban hành và các quy định có tính nguyên tắc, Sở Tài chính có trách nhiệm kiểm tra dự toán của UBND quận lập, kiểm soát các nội dung chi thƣờng xuyên (trong đó tập trung vào các nội dung chi cho con ngƣờ, chi nghiệp vụ chuyên môn) và chi đầu tƣ phát triển. Sau khi nhận đƣợc quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS của UBND thành phố, UBND quận trình quyết định dự toán NSĐP và phƣơng án phân bổ dự toán NS cấp mình, bảo đảm ngân sách cấp xã đƣợc quyết đinh trƣớc ngày 31/12 năm trƣớc. Sau khi dự toán NS đƣợc duyệt, UBND quận báo cáo UBND tỉnh và Sở Tài chính về dự toán NS đã đƣợc phê duyệt.
  • 33. 22 Sau khi đƣợc UBND quận giao dự toán NS, các cơ quan nhà nƣớc quận và UBND các phƣờng tiến hành phân bổ và giao dự toán chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Phƣơng án phân bổ dự toán NS cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi cho cơ quan tài chính quận thẩm tra. Trong quá trình thẩm tra, cơ quan tài chính quận phát hiện những sai sót nhƣ phân bổ không phù hợp với nội dung trong dự toán do cơ quan có thẩm quyền giao, không đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có yêu cầu cơ quan phân bổ NS điều chỉnh lại. - Đối với phòng ngành chủ quản cấp quận: Cơ quan chủ quản (Trung tâm y tế quận, phòng Giáo dục-Đào tạo,...) là đơn vị vừa trực tiếp sử dụng NSNN và trực tiếp quản lý các đơn vị dự toán trực thuộc (trƣờng cấp 1, cấp 2, trạm y tế phƣờng,...) nên tất yếu phải tự kiểm tra, kiểm soát nội dung lập dự toán của cơ quan mình và đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc. Nếu kiểm soát chặt chẽ khâu lập dự toán sẽ tạo cơ sở tốt cho chi tiêu NSNN và là căn cứ thuận lợi cho công tác kiểm soát các khâu chấp hành và quyết toán chi NS. Các phòng, ngành chủ quản xem xét báo cáo dự toán NS của các đơn vị dự toán trực thuộc để tổng hợp, lập dự toán chi NS thuộc phạm vi quản lý cần yêu cầu các đơn vị trực thuộc sửa đổi lại dự toán trong các trƣờng hợp: dự toán lập không đúng các căn cứ về định mức, chế độ, quy mô và khối lƣợng nhiệm vụ đƣợc giao, lập dự toán NS không đúng biểu mẫu quy định, không đúng Mục lục NSNN, ... Đối với khâu lập dự toán thƣờng áp dụng phƣơng pháp ngăn ngừa, phát hiện và điều chỉnh cùng với kiểm soát lƣờng trƣớc, có tính định hƣớng về tƣơng lai. Sau khi nhận đƣợc dự toán của UBND quận giao, lập phƣơng án phân bổ cho các đơn vị trực thuộc, gửi Phòng Tài chính quận thẩm tra. Sau khi có ý kiến thống nhất, các phòng, ngành chủ quản tiến hành giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc theo đúng tinh thần Thông tƣ 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính. - Đối với UBND các phƣờng, các đơn vị dự toán trực thuộc quận: Phải tiến hành kiểm soát việc thực hiện các yêu cầu và các mục tiêu, căn cứ của quy định đối với việc lập dự toán. Có thể tiến hành kiểm soát theo hai phần: + Thứ nhất: Kiểm tra sự tuân thủ, tính pháp lý, cơ sở thực tế của các khoản chi thƣờng xuyên cho con ngƣời theo các căn cứ, yêu cầu của kiểm soát đối với các
  • 34. 23 đối tƣợng kiểm soát. Các khoản lƣơng, phụ cấp lƣơng, phúc lợi tập thể đều phải kiểm tra theo tỷ lệ quy định. Tóm lại, công tác kiểm soát đối với những mục chi thƣờng xuyên cho con ngƣời làm sao cho không đƣợc nhầm lẫn, mục tiêu là các số chi cho từng mục phải chính xác, càng sát với thực tế càng tốt + Thứ hai: Kiểm tra, kiểm soát sự cần thiết, mức độ của các khoản chi cho công tác nghiệp vụ chuyên môn và kiểm soát, cân nhắc mục tiêu đề ra với nhu cầu mua sắm, sửa chữa lớn cho các đơn vị. Khách thể kiểm soát: UBND quận, các đơn vị dự toán cấp quận (các phòng, ban, ngành, đoàn thể,...) và UBND các phƣờng, các đơn vị dự toán trực thuộc phòng, ngành chủ quản (các trƣờng cấp 1, cấp 2, trạm y tế). Đối tƣợng kiểm soát: Trình tự xây dựng dự toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách; Bảng tổng hợp dự toán phải đƣợc lập đúng mẫu biểu quy định, có đầy đủ các con dấu và các chữ ký theo yêu cầu về mặt pháp lý; cách thức tính toán, các số liệu, các bảng giải trình thuyết minh trong bảng dự toán mà đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc cấp dƣới lập và gửi cho cơ quan quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp trên theo thời gian quy định b) Kiểm soát chấp hành chi NS cấp quận, huyện Các đơn vị sử dụng NSNN là đơn vị trực thuộc nhiều cấp dự toán, do đó công tác lập dự toán NS cũng do nhiều cấp bậc lập và nhiều cấp, nhiều đơn vị kiểm soát. Tuy nhiên ở mỗi cấp quản lý thì chức năng và nhiệm vụ đặt ra cho từng mục tiêu của công tác này lại khác nhau. Nội dung kiểm soát: Kiểm soát việc chấp hành pháp luật, chế độ quản lý chi ngân sách, chấp hành dự toán chi ngân sách, tập trung vào hai nội dung sau: Một là: Kiểm soát công tác quản lý chi thƣờng xuyên tại phòng tài chính, KBNN Hai là: Kiểm soát chi đầu tƣ phát triển tập trung kiểm soát công tác quản lý về chi đầu tƣ xây dựng cơ bản tại phòng tài chính, KBNN và ban quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản quận về tính hợp lý của công tác quản lý thanh toán vốn đầu tƣ ….. Căn cứ kiểm soát:
  • 35. 24 - Luật ngân sách nhà nƣớc; Mục lục ngân sách nhà nƣớc và các Thông tƣ hƣớng dẫn về chế độ chi cho con ngƣời, định mức về các khoản chi cho hàng hóa và dịch vụ và các qui định khác của Nhà nƣớc, của Bộ tài chính, của từng nghành; - Dự toán của UBND quận, các đơn vị sử dụng NSNN thuộc quận lập và gửi cơ quan cấp trên; số giao dự toán chi ngân sách năm trƣớc, biên chế có mặt và dự kiến biến động, mặc dù chi tiêu của từng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc Chủ thể kiểm soát: KBNN, Các phòng, nghành chủ quản ở quận, các đơn vị dự toán trực thuộc. Trách nhiệm từng chủ thể kiểm soát trong kiểm soát chấp hành dự toán chi NS: - Đối với KBNN quận: có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng tỏ và điều kiện chi và cấp phát thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo qui định. Các khoản chi NSNN bao gồm các khoản chi thƣờng xuyên, chi sự nghiệp kinh tế, chi chƣơng trình mục tiêu, chi kinh phí uỷ quyền và các khoản chi khác đƣợc thực hiện theo thông tƣ số 79/20003/TT/BTC của Bộ tài chính hƣớng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN đƣợc phân bổ, đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền qui định và đã đƣợc Thủ trƣởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền quyết định chi. KBNN chỉ thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi khi có đủ các điều kiện: + Đã có trong dự toán chi NSNN đƣợc giao, trừ: Dự toán và phƣơng án phân bổ dự toán ngân sách chƣa đƣợc cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán NSNN theo qui định; chi từ nguồn tăng thu so với dự toán NSNN đƣợc giao và từ nguồn dự phòng NSNN theo qui định của cấp có thẩm quyền để khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn …., các khoản chi đột xuất ngoài dự toán đƣợc duyệt nhƣng không thể trì hoãn đƣợc; Chi ứng trƣớc dự toán NSNN năm sau. KBNN chỉ thực hiện chi trả, thanh toán theo qui định tại điều 45, 51, 61 nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành luật NSNN và các quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền + Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan thẩm quyền qui định.
  • 36. 25 + Đã đƣợc cơ quan tài chính, Thủ trƣởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền quyết định chi: Đối với khoản chi do cơ quan tài chính cấp phát trực tiếp thì quyết định là Lệnh chi tiền. Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi, đảm bảo các điều kiện cấp phát theo qui định. KBNN thực hiện chi trả, thanh toán do đơn vị sử dụng ngân sách theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính; Đối với các khoản chi cơ quan tài chính không cấp phát trực tiếp, khi có nhu cầu chi, đơn vị sử dụng NSNN lập và gửi KBNN giấy rút dự toán NSNN kèm theo các chứng từ liên quan. + Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán: Ngoài dự toán năm đƣợc giao (gửi một lần vào đầu năm), nhu cầu chi quý đã gửi KBNN (gửi một lần vào cuối quý trƣớc), tuỳ theo tính chất của từng khoản chi, các hồ sơ, chứng từ thanh toán bao gồm:  Đối với nhóm chi thanh toán cho cá nhân: Phải thực hiện đối chiếu giữa danh sách lƣơng hằng tháng với bảng đăng ký biên chế, quỹ lƣơng, sinh hoạt phí năm đã đƣợc đăng ký trƣớc với KBNN mới thực hiện cấp phát, thanh toán.  Đối với khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: Phải đối chiếu với các định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nƣớc quy định và đặc thù từng nghành để thanh toán.  Đối với chi mua đồ dùng, trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc. KBNN tiến hành kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi (hoá đơn, hợp đồng kinh tế…..) đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ mới cấp phát, thanh toán.  Đối với chi khác: Bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của Thủ trƣởng, kế toán trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền; các hồ sơ chứng từ có liên quan. Sau khi kiểm soát hồ sơ, chứng từ của đơn vị KBNN làm thủ tục chi trả, thanh toán cho đơn vị sử dụng NS trong trƣờng hợp đảm bảo đầy đủ các điều kiện chi theo qui định. Trƣờng hợp chƣa đủ điều kiện thanh toán KBNN làm thủ tục tạm ứng cho đơn vị sử dụng NS nếu đơn vị thuộc đối tƣợng đƣợc tạm ứng. Trƣờng hợp không đủ điều kiện chi thì KBNN từ chối chi trả, thanh toán theo qui định. Ngoài ra đối với các cơ quan nhà nƣớc thực hiện khoán chi thì thực hiện chế độ kiểm soát chi theo thông tƣ 18/2006/TT/BTC của Bộ tài chính, đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ tài chính thì kiểm soát theo Thông tƣ
  • 37. 26 81/2006/TT/BTC của Bộ tài chính. Đối với quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ từ NSNN, thực hiện kiểm soát thanh toán theo quyết định 297/2007/QĐ/KBNN của Giám đốc KBNN. - Đối với cơ quan chủ quản và các đơn vị dự toán trực thuộc: Trong quá trình này, hoạt động kiểm soát thƣờng là kiểm soát ngăn ngừa, phát hiện và điều chỉnh, cùng với kiểm soát tác nghiệp nhằm ngăn ngừa, phát hiện những sai sót, kiểm tra việc thi hành các quyết định trong khi thực hiện các thao tác tác nghiệp và công tác tự kiểm soát của các đơn vị dự toán trực thuộc. Công tác kiểm soát chi tại các đơn vị trực thuộc cần chú ý các yêu cầu sau: + Đơn vị phải có dự toán NS đƣợc duyệt, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch chi tiêu chi từng quý, kèm theo bảng thuyết minh chi tiết các khoản chi thƣờng xuyên nhƣ danh sách biên chế, tiền lƣơng, hội nghị phí, phải có bảng lƣơng đƣợc lập theo qui định về hệ số, phụ cấp và đúng với tình hình biên chế, có chữ ký của ngƣời lĩnh. + Những khoản chi cải tạo, sửa chữa phải tuân thủ các qui định chung của nhà nƣớc và các qui định quản lý riêng của từng nghành về hƣớng dẫn lập hồ sơ và qui trình đầu tƣ, sửa chữa, cải tạo. Trong hồ sơ dự án phải chứng minh đƣợc sự cần thiết phải sửa chữa, cải tạo, các phƣơng án kỹ thuật có ý kiến của cơ quan chủ quản, xác nhận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền về mặt kỹ thuật. Khách thể kiểm soát: UBND quận, các đơn vị dự toán cấp quận UBND các phƣờng, các đơn vị dự toán trực thuộc phòng, ngành. Đối tƣợng kiếm soát: Đối tƣợng của khâu chấp hành dự toán NSNN là: Dự toán đầu năm đƣợc duyệt, sổ sách, chứng từ, báo cáo quyết toán cùng với các số liệu, cách thức chi tiêu đối với từng khoản mục thực tế phát sinh tại đơn vị sử dụng NSNN. 1.3.2.4. Kiểm soát kế toán và quyết toán thu, chi ngân sách Nội dung kiểm soát: Tiến hành xem xét cơ sở hình thành báo cáo quyết toán, tính đúng đắn, hợp lý, hợp pháp của báo cáo quyết toán, đối chiếu xem sự phù hợp giữa số liệu quyết toán tổng hợp với số liệu trên báo cáo quyết toán của KBNN. Sự phù hợp giữa số liệu quyết toán tổng hợp với số liệu báo cáo quyết toán theo ngành,
  • 38. 27 chƣơng, loại, khoản ,mục, tiểu mục, các phụ lục thuyết minh kèm theo quyết toán chi NS, thực hiện so sánh số thực hiện với số dự toán cả về số tƣơng đối và tuyệt đối, xác định nguyên nhân tăng, giảm cả về nguồn đảm bảo và nội dung tăng, giảm. Căn cứ kiểm soát: - Luật NSNN, Mục lục NSNN và các Thông tƣ hƣớng dẫn về chế độ chi cho từng khoản mục; dự toán đƣợc duyệt hàng năm; dự toán đƣợc điều chỉnh đã đƣợc phê duyệt; Thông báo số cấp phát qua KBNN đối với từng nguồn và từng mục chi; các loại báo cáo tài chính của đơn vị phải đƣợc sử dụng đúng mẫu quy định và đƣợc thủ trƣởng cơ quan quản lý ký, đóng dấu và KBNN đồng cấp xác nhận. Chủ thể kiểm soát: Cơ quan tài chính, Các phòng, nghành chủ quản ở quận và các đơn vị dự toán trực thuộc. Trách nhiệm của từng chủ thể kiểm soát nhƣ sau: - Đối với Cơ quan tài chính: Sở tài chính có trách nhiệm thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với quận; Phòng tài chính thông báo thẩm định quyết toán năm đối với các đơn vị dự toán trực thuộc. Kiểm soát tuân thủ các qui định của luật NSNN và mục lục NSNN trong báo cáo quyết toán của đơn vị. Kiểm soát tính hợp pháp của các khoản chi trong tổng dự toán đƣợc duyệt, xác định rõ nguyên nhân thay đổi dự toán, nguyên nhân không thực hiện đúng với tổng dự toán đƣợc phê duyệt từ đầu năm. Từ đó góp ý kiến với các đơn vị dự toán trực thuộc nhằm sửa chữa sai sót, vi phạm để chấn chỉnh cong tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị; kiến nghị cới các cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm chế độ kế toán, tài chính của nhà nƣớc; Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán cần thiết. - Đối với Phòng, nghành chủ quản và các đơn vị dự toán trực thuộc: + Kiểm soát kế toán: Hệ thống kế toán trong các đơn vị dự toán trực thuộc là toàn bộ các thủ tục cho phép xử lý các nghiệp vụ, có vai trò xác định, thu thập, phân tích, tính toán, phân loại, tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống kế toán là một công cụ kiểm soát của các nhà quản lý, gồm các yếu tố:  Chứng từ: là minh chứng hay mang tính pháp lý nghiệp vụ kinh tế có phát sinh tại đơn vi trực thuộc hay không. Hệ thống chứng từ kế toán nếu đƣợc xây dựng
  • 39. 28 khoa học đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản lý, hạn chế các sai phạm trong quá trình ra quyết định,sổ sách kế toán là giai đoạn chính trong tiến trình xử lý số liệu kế toán bằng việc ghi chép, phân loại tính toán và tổng hợp để cung cấp thông tin trên báo cáo, giúp cho công tác lƣu trữ thông tin một cách khoa học, hệ thống và đóng vai trò trung gian giữa chứng từ và báo cáo tài chính.  Báo cáo kế toán là giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý, tổng hợp những chỉ tiêu trên sổ sách thành những chỉ tiêu trên báo cáo, phản ánh trung thực tình hình tài chính của đơn vị trực thuộc. Để kiểm soát có hiệu quả chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán của các dơn vị trực thuộc cần chú ý: Phải đánh số chứng từ liên tục để dễ kiểm soát, tránh thất lạc và sao lục khi cần thiết; Chứng từ và sổ sách phải dƣợc ghi chép ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ vì việc chậm trễ làm số liệu trên cho sổ sách thiếu tin cậy và tăng khả năng sai sót; Ghi chép chứng từ, sổ sách phải ngắn gọn, dễ hiểu; Tổ chức luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý; Mẫu chứng từ, sổ sách kế toán phải phù hợp với qui định của nhà nƣớc; Sổ sách , chứng từ phải đóng lại chắc chắn, đánh số trang để dễ dàng lƣu trữ và bảo quản theo nguyên tắc bảo mật - Kiểm soát quyết toán: Kiểm tra, kiểm soát tính tuân thủ của công tác chấp hành Luật NS; mục lục NS; các quyết định, thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ, ngành. + Kiểm soát quyết toán các khoản thu: Yêu cầu phải thƣờng xuyên điện báo và định kỳ báo cáo thu NS gửi cho cơ quan đồng cấp và cơ quan cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp số liệu thu, đôn đốc thu nộp cũng nhƣ việc điều hành NS. Cuối năm ngân sách cơ quan thu và kho bạc phải phối hợp giải quyết những vấn đề tồn tại trong khâu tổ chức thu nộp nhƣ: hoàn trả các khoản thu, truy thu các khoản thu mà các đối tƣợng chƣa thực hiện, xử lý các khoản thu tạm…, tổng hợp, đánh giá tình hình chấp hành dự toán thu NSNN đã đƣợc giao, đƣa ra những kinh nghiệm cho việc xây dựng dự toán thu và tổ chức thu nộp NS cho thời gian tới. + Kiểm soát quyết toán các khoản chi:  Đối với các khoản chi thanh toán cho cá nhân thì yêu cầu phải tập hợp các bảng chi lƣơng, phụ cấp, thƣởng có ký nhận của 12 tháng trong năm. Trên cơ sở tính toán quỹ lƣơng thực chi năm cùng với biến động thực của biên chế từng tháng,
  • 40. 29 đối chiếu với các mục phụ cấp, tiền thƣởng, đối chiếu với dự toán đã duyệt đầu năm và trên số thực chi trong biên bản duyệt quyết toán năm.  Các mục chi nghiệp vụ chuyên môn thì phải đối chiếu với chứng từ thực chi của các đơn vị cung cấp và hợp đồng (nếu có) sau đó xem xét định mức cho từng hạng mục và dự toán đƣợc duyệt đầu năm, sao cho không vƣợt định mức và không chi âm so với dự toán đƣợc duyệt đầu năm.  Các mục chi mua sắm, sửa chữa thƣờng xuyên và sửa chữa lớn thì phải xem xét thủ tục tiến hành và đối chiếu với danh mục đã đƣợc duyệt đầu năm, nếu không đúng thủ tục và không có trong danh mục đã đƣợc duyệt đầu năm, thì đề nghị hoàn thiện hồ sơ, nếu không thực hiện thì yêu cầu xuất toán những khoản chi không đúng quy định. Khách thể kiểm soát: Chi cục thuế, cơ quan thu, UBND phƣờng, các đơn vị thụ hƣởng NSNN Đối tƣợng kiểm soát: Là các số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị sử dụng NSNN lập và gửi; báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán trực thuộc có xác nhận của KBNN cung cấp; các số liệu cụ thể trong báo cáo tài chính, chứng từ, sổ sách, thuyết minh báo cáo tài chính trong suốt niên độ NS; Cách thức tính toán chi tiêu với các khoản mục đã đƣợc phê duyệt trong dự toán năm; các bút toán và phƣơng pháp ghi chép sổ sách của đơn vị sử dụng NSNN. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát thu, chi NSNN Thứ nhất, Mức độ phân cấp quản lý ngân sách: Hệ thống các cấp NSNN luôn gắn liền với hệ thống chính quyền nhà nƣớc, quyền và nghĩa vụ của mỗi cấp ngân sách đƣợc thực hiện thông qua cơ chế phân cấp quản lý NS. Mỗi cấp ngân sách đƣợc phân định một số nguồn thu và nhiệm vụ chi nhất định. Cơ chế phân cấp ảnh hƣởng trực tiếp và quyết định tới công tác kiểm soát thu, chi NSNN. Tƣơng ứng với mỗi hệ thống phân cấp quản lý ngân sách sẽ có phƣơng thức hạch toán kế toán ngân sách riêng vì vậy cách thức kiểm soát thu, chi riêng. Trong phạm vi một đơn vị thì đó là hoạt động tự kiểm tra hay giám sát, trong phạm vi chính quyền địa phƣơng thì đó là hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính đối với các đơn vị thụ hƣởng ngân sách, của cơ quan tài chính cấp trên đối với cơ quan tài chính cấp dƣới
  • 41. 30 nhằm đảm bảo việc thực hiện thu, chi ngân sách đƣợc thực hiện đúng pháp luật, phản ánh đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất. Thứ hai, Đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội; trình độ, năng lực, nhận thức của nhà quản lý (môi trường kiểm soát): Ở một nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí, trình độ quản lý, môi trƣờng pháp luật ở mức phát triển thì quyết toán NSNN đƣợc thiết kế rõ ràng, minh bạch hơn. Ngƣợc lại, trong điều kiện một nền kinh tế phát triển thấp, ý thức chấp hành pháp luật chƣa cao, trình độ quản lý yếu kém, môi trƣờng pháp luật chƣa phát triển thì việc kiểm soát quyết toán là rất cần thiết, tập trung chủ yếu đến các vấn đề về số liệu quyết toán cũng nhƣ tính tuân thủ các tiêu chuẩn, chính sách, chế độ, định mức chi của từng đơn vị, địa phƣơng. Môi trƣờng kiểm soát thể hiện ở thái độ, khả năng, sự nhận biết của nhà quản lý về các chính sách, các thủ tục kiểm soát thu, chi NSNN và các hoạt động kiểm soát của họ trong công tác quản lý thu, chi NSNN. Ngoài ra, tính trung thực, giá trị đạo đức, trình độ năng lực năng lực của cán bộ công chức, phân công trách nhiệm, chính sách tuyển dụng, đào tạo, khen thƣởng, kỷ luật và cả môi trƣờng làm việc, ... ảnh hƣởng đến sự thành công hay thất bại của đơn vị trong kiểm soát thu, chi NSNN. Thứ ba, Hệ thống kế toán: Kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý tài chính ngân sách nói chung và NSNN nói riêng. Hệ thống kế toán quốc gia phát triển là điều kiện để cung cấp thông tin về ngân sách một cách tốt nhất. Hệ thống kế toán đồng bộ, rõ ràng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc ghi chép phản ảnh kịp thời, đầy đủ là điều kiện để kiểm soát ngân sách đƣợc tốt hơn. Hệ thống thông tin kế toán phản ánh thực tế tình hình thu, chi NSNN theo những khoản mục quy định của từng cấp ngân sách nói chung, từng đơn vị thụ hƣởng ngân sách nói riêng. Hệ thống thông tin kế toán thực hiện nghiêm túc sẽ là điều kiện phát huy tác dụng tự kiểm tra, kiểm soát tại đơn vị, đảm bảo số liệu quyết toán trung thực, đầy đủ, chính xác và đúng chế độ quy định. Thứ tư, Hệ thống thông tin tài chính và sự phát triển của công nghệ thông tin: Hệ thống thông tin tài chính đƣợc hiểu là tổng thể các thông tin tài chính quốc gia
  • 42. 31 đƣợc tập hợp và cung cấp cho các cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý tài chính NS quốc gia. Nếu hệ thống thông tin tài chính đƣợc tổ chức thống nhất giữa các cơ quan quản lý ngân sách, giữa các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách thì việc tập hợp số liệu thu, chi NSNN sẽ nhanh chóng tiện lợi, kiểm soát NSNN đƣợc dễ dàng và chặt chẽ hơn. Các chỉ tiêu kế toán ngân sách phù hợp với các chỉ tiêu hạch toán các cấp ngân sách của hệ thống KBNN, cơ quan tài chính sẽ là cơ sở quan trọng để lập, kiểm soát từ khâu dự toán đến khâu quyết toán. Nếu hệ thống thông tin không phù hợp sẽ làm cho công tác lập và kiểm soát NSNN gặp nhiều phức tạp và khó khăn. Bên cạnh đó, để hệ thống thông tin tài chính ngân sách đƣợc cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng thì sự phát triển của công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu là việc không thể thiếu. Trong điều kiện công nghệ thông tin kém phát triển, hoạt động kế toán ngân sách đƣợc thực hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp thủ công, hệ thống thông tin tài chính sẽ chậm và thiếu độ chính xác, công tác kiểm soát thu, chi NSNN khó khăn làm ảnh hƣởng đến tiến độ và chất lƣợng hoạt động ngân sách. Thứ năm, Mức độ phát triển của hệ thống kiểm toán quốc gia: Việc kiểm toán NSNN là một phần công việc của quản lý NSNN nên sự chi phối của hoạt động kiểm toán đến kiểm soát thu, chi NSNN mang tính trực tiếp. Một quốc gia có hệ thống kiểm toán phát triển mạnh, tính tin cậy thì việc kiểm soát thu, chi NSNN cũng sẽ đƣợc chú trọng và tăng cƣờng hơn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự sai sót trong quá trình chấp hành ngân sách. Thứ sáu, Các thủ tục kiểm soát: Trên cơ sở Luật NSNN, mục lục NSNN, các chế độ quy định thu, chi NSNN, các thể thức kiểm tra, kiểm soát đối với công tác thu, chi NSNN đƣợc xây dựng, đảm bảo những hoạt động cần thiết sẽ đƣợc thiết lập và thực hiện nhằm đạt đƣợc các kế hoạch và mục tiêu đề ra. Thể thức kiểm soát theo 5 nguyên tắc: Sự cách ly thích hợp về trách nhiệm; Các thể thức phê chuẩn đúng đắn; Chứng từ và sổ sách đầy đủ; Kiểm soát về mặt hiện vật và giá trị với tài sản; Kiểm soát độc lập với thực hiện. Thứ bảy, Trình độ cán bộ: Sự phát triển của một đơn vị luôn gắn với một đội ngũ cán bộ, nhân viên nói chung và các cán bộ, nhân viên làm công tác kiểm soát
  • 43. 32 chi NSNN nói riêng. Một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt sẽ quyết định sự thành công của công tác quản lý và chi tiêu NSNN cũng nhƣ công tác kiểm soát chi NSNN. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chƣơng 1 của luận văn đã khái quát lý luận cơ bản về NSNN, quản lý NSNN cấp quận, huyện và kiểm soát thu, chi NSNN, hệ thống hóa đƣợc các đặc trƣng và nguyên tắc của thu, chi ngân sách. Nêu lên các khái niệm, nội dung, các loại hình kiểm soát, công tác kiểm soát thu, chi NSNN và các nhân tố ảnh hƣởng. Luận văn đã nêu cụ thể đƣợc nội dung, căn cứ, chủ thể, đối tƣợng, phƣơng pháp kiểm soát thu, chi NSNN cũng nhƣ phƣơng pháp kiểm soát ở các khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN. Từ những cơ sở lý luận cho thấy nguồn vốn NSNN là có hạn nhƣng để đảm bảo cho việc phân phối nguồn lực một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng đƣợc mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc thì việc tổ chức thực hiện quản lý và kiểm soát thu, chi NSNN vô cùng cần thiết. Thực hiện tốt kiểm soát thu, chi NS cấp quận, huyện đảm bảo hiệu quả cao trong công tác quản lý thu, chi NSNN. Cụ thể sẽ làm cho các nội dung thu, chi đƣợc thực hiện đúng nhƣ mục tiêu của dự toán đề ra, không gây tình trạng dự toán quá cao hay quá thấp so với thực hiện, tạo cơ sở cho công tác chấp hành và kế toán, quyết toán NSNN tốt hơn. Trong chấp hành dự toán sẽ hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí, tiết kiệm đƣợc kinh phí cho nhà nƣớc, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ tài chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp quản lý và sử dụng NSNN, đề cao tinh thần tự kiểm tra, kiểm soát của các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng NSNN. CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN 2.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các báo cáo tài chính của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng; KBNN quận Ngũ Hành Sơn; giáo trình, tạp chí, internet, báo cáo tình hình kinh tế -xã hội của quận, sách tham khảo, luận văn, luận án. Luật NSNN, Thông tƣ hƣớng dẫn và các văn bản hƣớng dẫn, sửa đổi, bổ sung.