SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
ĐÀO THỊ HIỀN
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH H.A.V.A.S
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh, Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
ĐÀO THỊ HIỀN
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH H.A.V.A.S
Chuyên ngành: Kế toán (Hướng ứng dụng)
Mã số: 80340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HỒNG
TP.Hồ Chí Minh, Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong
Công ty TNHH H.A.V.A.S” là do tôi thực hiện nghiên cứu với sự hướng dẫn khoa
học của TS. Nguyễn Thị Phương Hồng và chưa có công bố nào trước đây. Các số
liệu và dẫn liệu trong bài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực.
Những nội dung từ các nguồn tài liệu khác được tôi kế thừa, tham khảo ở
trong luận án này đều được trích dẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.
HỌC VIÊN THỰC HIỆN
Đào Thị Hiền
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
DANH, MỤC, CÁC SƠ, ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
ABSTRACT
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...............................................................................2
5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu...........................................................................2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH H.A.V.A.S ............................4
1.1. Khái quát về tình hình tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán tại
Công ty TNHH H.A.V.A.S .....................................................................................4
1.1.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển của Công ty TNHH H.A.V.A.S .........4
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH H.A.V.A.S..........................5
1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH H.A.V.A.S .........................6
1.1.4 Quy mô công ty...........................................................................................7
1.1.5 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty (Phụ lục) .........8
1.1.6. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển...................................13
1.1.7. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH H.A.V.A.S ...................14
1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH
H.A.V.A.S .............................................................................................................16
1.2.1. Vai trò của hệ thống KSNB trong Công ty TNHH H.A.V.A.S...............16
1.2.2. Vấn đề cần giải quyết về Hệ thống KSNB tại công ty TNHH
H.A.V.A.S..........................................................................................................17
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................22
2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài.................22
2.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước.....................................................22
2.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.................................................24
2.2. Các thành phần ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB .................25
2.2.1. Môi trường kiểm soát:..............................................................................26
2.2.2. Đánh giá rủi ro .........................................................................................28
2.2.3 Hoạt động kiểm soát .................................................................................29
2.2.4. Hoạt động giám sát ..................................................................................31
2.2.5. Thông tin truyền thông ............................................................................32
2.3. Sự cần thiết và lợi ích của kiểm soát nội bộ ................................................33
CHƯƠNG 3. KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYỂT.............................34
3.1. Thực trạng về hệ thống KSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S .....................35
3.1.1. Thực trạng về môi trường kiểm soát........................................................35
3.1.2. Thực trạng về đánh giá rủi ro...................................................................47
3.1.3. Thực trạng về hoạt động kiểm soát..........................................................50
3.1.4.Thực trạng về hoạt động giám sát.............................................................53
3.1.5.Thực trạng về thông tin truyền thông .......................................................54
3.2. Đánh giá những ưu nhược điểm của hệ thống KSNB tại Công ty TNHH
H.A.V.A.S .............................................................................................................54
3.2.1. Ưu điểm ...................................................................................................54
3.2.2.Nhược điểm ..............................................................................................56
3.3. Nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm trong hệ thống KSNB tại Công
ty TNHH H.A.V.A.S .............................................................................................61
3.4. Tác động của những nhược điểm trong hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt
động của Công ty TNHH H.A.V.A.S....................................................................63
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB TẠI CÔNG
TY TNHH H.A.V.A.S .........................................................................................64
4.1. Mục tiêu hoàn thiện .....................................................................................64
4.2. Quan điểm hoàn thiện ....................................................................................65
4.3. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S ...66
4.3.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát.............................................66
4.3.2. Giải pháp hoàn thiện về đánh giá rủi ro...................................................71
4.3.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát...............................................75
4.3.4. Giải pháp hoàn thiện về hoạt động giám sát............................................76
4.3.5. Giải pháp hoàn thiện về thông tin truyền thông ......................................76
CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
HỆ THỐNG KSNB TẠI CÔNG TY TNHH H.A.V.A.S .................................78
5.1. Kế hoạch thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty
TNHH H.A.V.A.S .................................................................................................78
5.1.1 . Phân công nhiệm vụ thực hiện................................................................78
5.1.1.1. Kế hoạch thực hiện về môi trường kiểm soát .......................................78
5.1.1.2. Kế hoạch thực hiện đánh giá rủi ro......................................................78
5.1.1.3 Kế hoạch thực hiện về hoạt động kiểm soát ..........................................81
5.1.1.4. Kế hoạch thực hiện về thông tin và truyền thông .................................82
5.1.1.5 Kế hoạch thực hiện về hoạt động giám sát............................................82
5.1.1.Thời gian và tiến độ thực hiện..................................................................82
5.2. Đánh giá tính khả thi của kế hoạch thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ
thống KSNB của Công ty TNHH H.A.V.A.S .......................................................82
KẾT LUẬN...............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1.1. Bảng kết quả HĐKD trong ba năm 2016-2018 của Công ty TNHH
H.A.V.A.S
Bảng 1.3. Bảng nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty TNHH
H.A.V.A.S
Bảng 3.1. Câu hỏi điều tra về đặc thù quản lý
Bảng 3.2. Câu hỏi điều tra về cơ cấu tổ chức
Bảng 3.3. Bảng câu hỏi điều tra về chính sách nhân sự
Bảng 3.4. Hệ số đánh giá hiệu quả công việc đối với cán bộ giám sát trực tiếp của
Công ty TNHH H.A.V.A.S
Bảng 3.5. Bảng câu hỏi điều tra về công tác kế hoạch
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH H.A.V.A.S
Sơ đồ 1.2: Bộ máy kế toán của Công ty TNHH H.A.V.A.S
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên viết đầy đủ
Tên viết
tắt
Tên viết đầy đủ
CBCNV Cán bộ công nhân viên KSNB Kiểm soát nội bộ
BCTC Báo cáo tài chính NVL Nguyên vật liệu
BGĐ Ban giám đốc NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
CP Chi phí RRTC Rủi ro tài chính
DD Dở dang SX Sản xuất
DN Doanh nghiệp SXC Sản xuất chung
GĐ Giám đốc SXKD Sản xuất kinh doanh
HĐKD Hoạt động kinh doanh SP Sản phẩm
HĐTV Hội đồng thành viên TNDN Thu nhập doanh nghiệp
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ TNHH Trách nhiệm hữu hạn
KQSXKD
Kết quả sản xuất kinh
doanh
TSCĐ Tài sản cố định
TÓM TẮT
Đề tài là một nghiên cứu ứng dụng về những vấn đề thực tế liên quan đến
sự vận hành của HTKSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại Công Ty
TNHH H.A.V.A.S
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết được những vấn đề còn
tồn đọng trong công tác vận hành HTKSNB, hạn chế được những sai sót tiếp tục
mở rộng thị trường, tăng cường năng lực tài chính một cách bền vững, lành
mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị doanh nghiệp trong
Công ty TNHH H.A.V.A.S.
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng công cụ phân tích dữ
liệu tài chính, phỏng vấn thu thập dữ liệu tác giả đã chứng minh được rằng sự vận
hành của HTKSNB tại H.A.V.A.S còn nhiều hạn chế, điều này đã ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Đề tài nghiên cứu đã làm rõ được sự yếu kém ở một số khâu của cả năm
thành phần của HTKSNB bao gồm MTKS, ĐGRR, HĐKS, TT&TT, HĐGS: Các
bộ phận còn kiêm nhiệm nhiều công việc, phân công công việc chưa rõ ràng gây
khó khăn cho nhà quản lý trong việc ra quyết định. Công ty chưa thiết lập được
một phòng đánh giá rủi ro để đánh giá toàn rủi ro trên tất cả các hoạt động
SXKD. Các nhà quản lý cấp cao chưa nhận thức đầy đủ về các nguy cơ có thể
dẫn đến các rủi ro đối với các hoạt động SXKD của Doanh nghiệp. Cũng chưa có
hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của HTKSNB. Công tác kiểm tra kiểm
soát của phòng kiểm soát nội bộ công ty chưa hiệu quả. Nguồn lực nhân sự còn
hạn chế.
Dựa trên nền tảng cơ sở khuôn mẫu lý thuyết Coso 2013 và các vấn đề
còn tồn tại ở đơn vị tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB:
nâng cao nhận thức của nhà quản lý về mục tiêu, vai trò của HTKSNB để có các
biện pháp chỉ đạo khắc phục các thiếu sót, tồn tại. Cần thành lập phòng tư vấn có
chức năng tư vấn đảm bảo có được một HTKSNB hiệu quả, tuân thủ pháp luật.
Về chính sách nhân sự cần rà soát sửa đổi bổ sung làm cơ sở để đơn vị tuyển
dụng được nguồn lao động có chất lượng đồng thời là động lực để người lao động
phấn đấu cống hiến cho công ty và đa dạng các hình thức đào tạo. Xây dựng, ban
hành các quy chế quán triệt đầy đủ các nguyên tắc phân công, phân nhiệm, ủy
quyền, phê chuẩn. Quy định trách nhiệm của từng vị trí nhằm ngăn ngừa các sai
phạm cả cố ý và vô ý, tránh được các hành vi lạm dụng quyền hạn và cũng là một
biện pháp quan trọng. Tốt hơn nữa thì nên áp dụng ERP cho việc quản lý và kiểm
soát các hoạt động một cách tốt nhất.
Đề tài nghiên cứu ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế về HTKSNB tại
H.A.V.A.S với những giải pháp tác giả đã nghiên cứu đề xuất là những giải pháp
có cơ sở khoa học và giá trị thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động,
giảm thiểu các sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị.
ABSTRACT
The topic is an applied research on practical issues related to the
operation of internal control systems affecting the performance of H.A.V.A.S
Co., Ltd.
The objective of the research project is to resolve outstanding issues in
the operation of internal control systems, minimize errors that continue to expand
the market, and strengthen financial capacity in a sustainable and healthy manner
improve the operational efficiency of the corporate governance system in
H.A.V.A.S Co., Ltd.
By qualitative research methods using financial data analysis tools,
interviews to collect data the author has proved that the operation of internal
control systems at HAVAS is still limited, this has a direct impact to unit
performance.
The research project has clarified the weaknesses in several stages of the
five components of the internal control system, including: Control Environment,
Risk Assessment, Control Activities, Information and Communication,
Monitoring. The departments also have many tasks, the work assignment is
unclear obviously makes it difficult for managers to make decisions. The
company has not set up a risk assessment department to assess all risks on all
production and business activities. Senior managers are not fully aware of the
risks that may lead to risks to the production and business activities of
enterprises. There is no standard system to evaluate the effectiveness of internal
control systems. The inspection and control of internal control room of the
company is not effective. Human resources are limited.
Based on the basis of Coso 2013 theoretical framework and existing
problems in the author, the author proposed a number of solutions to perfect the
internal control system: raising the manager's awareness about the goals and roles
of Internal Control System to take measures to direct and overcome shortcomings
and shortcomings. It is necessary to set up a consulting room and assist the Board
of Directors to have an advisory function to ensure an effective internal control
system, in compliance with the law. Regarding personnel policies, it is necessary
to revise and supplement as a basis for the unit to recruit qualified labor resources
as well as a motivation for employees to strive to devote to the company and
diversify forms of training, create. Formulating and issuing regulations to
thoroughly grasp the principles of assignment, assignment, authorization and
approval. Defining the responsibilities of each position to prevent both intentional
and unintentional violations, avoiding acts of abusing powers and is also an
important measure. It is better to using ERP for the best management and control
of operations.
Applied research topics to solve practical problems of internal control
systems at H.A.V.A.S with the solutions the author has proposed are solutions
that have scientific basis and practical value, contributing to improving
operational efficiency and minimize errors in the course of business operation.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
1
LỜI MỞ ĐẦU
Khái niệm kiểm soát nội bộ đã xuất hiện trên thế giới từ đầu thế kỷ 19, dần
được bổ sung, hoàn thiện và chuyển hóa thành một hệ thống lý luận khi báo cáo
COSO được ban hành lần đầu vào năm 1992 và được cập nhật bản mới nhất vào
năm 2013. Ở Việt Nam, khái niệm này cũng dần trở nên quen thuộc với các nhà
quản lý doanh nghiệp, họ cũng nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của kiểm
soát nội bộ. Nhưng hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng
được hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả, mỗi doanh nghiệp thường tự
thiết lập và tự vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ không theo một quy định vì nước
ta chưa có một khung pháp lý quy định cụ thể, rõ ràng để hướng dẫn.
Công ty TNHH H.A.V.A.S cũng rơi vào tình trạng như trên, chưa phát huy
tốt vai trò chủ lực trong nền kinh tế; công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản còn
nhiều bất cập; có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, trong đó có nguyên
nhân quan trọng là hệ thống KSNB tại doanh nghiệp chưa được vận hành hiệu quả.
Hệ thống các chính sách và thủ tục kiểm soát được thiết lập và vận hành tại công ty
hiện nay chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển, chưa phù hợp với sự thay đổi liên tục
mô hình tổ chức quản lý cũng như sự thay đổi của hệ thống các chính sách pháp luật
của Nhà nước đối với các lĩnh vực mà công ty tham gia.
Hệ thống KSNB là phương sách quản lý hữu hiệu để các nhà quản lý trong
các doanh nghiệp đối phó với rủi ro và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp: bảo
vệ tài sản; đảm bảo độ tin cậy của hệ thống thông tin; đảm bảo cho doanh nghiệp
hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật và kinh doanh có hiệu quả.
Xuất phát từ nhứng lý do trên, hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty
TNHH H.A.V.A.S trở thành vấn đề có tính cấp bách trong quản lý, có ý nghĩa cả về
lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại
Công ty TNHH H.A.V.A.S” để nghiên cứu.
2
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích thực trạng và phân tích hiện trạng
của KSNB, tìm hiểu phân tích các nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến vấn đề chưa
hoàn thiện của KSNB. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
HTKSNB của Công ty.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hệ thống KSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S
Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Công ty TNHH H.A.V.A.S
3. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập dữ liệu gồm: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp: được thu thập và phân tích từ các tài liệu, sổ sách, báo cáo
tài chính đã được công bố tại Công ty TNHH H.A.V.A.S
Dữ liệu sơ cấp: theo bảng điều tra đã thu thập và khảo sát từ 32 đối tượng
bao gồm: Ban giám đốc, Trưởng phó bộ phận sản xuất, Kỹ thuật, Kinh doanh, Hành
chính, Kế toán
Tại Công ty TNHH H.A.V.A.S ngoài những thông tin chung, thì tác giả tập
trung sâu vào các vấn đề, nội dung trực tiếp liên quan đến 5 thành phần của KSNB
theo quan điểm mới gồm: MTKS, ĐGRR, TT&TT, HĐKS, HĐGS. Ngoài ra, tác
giả cũng tiến hành quan sát các hoạt động của Công ty TNHH H.A.V.A.S để có cái
nhìn sát thực về các thành phần KSNB tại công ty.
Xử lý dữ liệu: Dựa trên dữ liệu thu thập, tác giả tiến hành tổng hợp, so sánh,
đánh giá, phân tích để làm rõ thực trạng HTKSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S
qua đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài này sau khi thực hiện xong thì nó là một tài liệu hữu ích cho công ty.
Là giải pháp để thay đổi và hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty TNHH HAVAS
5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty TNHH H.A.V.A.S và HTKSNB tại công ty.
3
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Kiểm chứng các vấn đề cần giải quyết tại Công ty TNHH H.A.V.A.S
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH
H.A.V.A.S
Chương 5: Kế hoạch thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
tại Công ty TNHH H.A.V.A.S
4
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH H.A.V.A.S
1.1. Khái quát về tình hình tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán tại
Công ty TNHH H.A.V.A.S
1.1.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển của Công ty TNHH H.A.V.A.S
Công ty Hava's được thành lập năm 1995 với tâm huyết mang lại những sản
phẩm chất lượng cao “Chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của con người”, quyết tâm
đưa thương hiệu Hava's là sản phẩm của mọi người, mọi nhà. Với sự nỗ lực không
ngừng, đến nay Hava's đã là một công ty sản xuất nệm quy mô hàng đầu tại Việt
Nam với khu nhà xưởng trên diện tích 83.000 m2 tại Vĩnh Cửu – Đồng Nai, với
trên 850 công nhân có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, đội ngũ quản lý tốt nghiệp
các trường đại học, cao đẳng có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh của công ty. Đầu tư dây chuyền sản xuất, máy móc hiện đại theo chuẩn quốc
tế. Điều này đảm bảo cho công ty Hava's vững bước trên con đường phát triển và
hội nhập với thị trường trong nước cũng như thị trường Quốc tế.
Bất chấp những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đầu thế kỷ
21, công ty vẫn không ngừng phát triển với tốc độ rất cao. Công ty Hava's chuyên
sản xuất các loại sản phẩm: nệm mousse, nệm lò xo, nệm gòn ép, nệm mousse ép,
nệm giường các loại, mousse dùng cho công nghiệp, khung lò xo, nệm ghế sofa
trong nhà và ngoài trời được sử dụng nguyên vật liệu ngoại nhập từ các nước châu
Âu, châu Á. Chất lượng sản phẩm là vấn đề quan tâm hàng đầu nên công ty luôn
đầu tư, cải tiến, hiện đại hóa các trang thiết bị sản xuất. Ngay từ khi mới thành lập
và đi vào hoạt động, công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền máy sản xuất lò xo
mới và hiện đại nhất theo công nghệ của Hoa Kỳ. Luôn tự hào là công ty đầu tiên
trong nước sản xuất thành công nệm lò xo ép và khung lò xo ép đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vào năm 2004. Công ty đã đạt tiêu chuẩn quản lý chất
lượng của tập đoàn Metro Cash and Carry Việt Nam theo tiêu chuẩn BRC Global
Standard- Consumer Products và đạt tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội Châu Âu
BSCI - Business Social Compliance. Đồng thời Hava’s cũng là nhà xuất khẩu lớn
nhất tại Việt Nam về các sản phẩm nệm gối (cushion) nội thất và ngoại thất sang thị
5
trường châu Âu. Hiện nay, hệ thống khách hàng của Công ty trải rộng trên khắp 4
châu lục: châu Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Úc.
Với hạ tầng cơ sở khang trang và máy móc hiện đại, với lực lượng nhân
viên lành nghề cùng với đội ngũ kỹ sư nghiên cứu và phát triển sản phẩm giàu kinh
nghiệm, đội ngũ thiết kế tu nghiệp từ Anh Quốc và thường đi nhiều quốc gia tiên
tiến nhằm cập nhật thời trang thế giới.
Hava’s đã được rất nhiều công ty nổi tiếng tín nhiệm chọn làm nhà sản xuất
nệm mang thương hiệu của họ để xuất khẩu độc quyền vào thị trường Mỹ và khắp
các châu lục.
Với uy tín và quy mô sản xuất đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất trên
thế giới, Hava’s đã thành công trong việc sản xuất tại Việt Nam nhiều thương hiệu
nệm bán khắp thế giới.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH H.A.V.A.S
1.1.2.1. Chức năng của Công ty
Công ty có chức năng là tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nệm,
gối, giường từ cao su thiên nhiên. Ngoài ra, Công ty còn hợp tác với các đội ngũ kỹ
sư nước ngoài để cho ra các sản phẩm nệm chất lượng tốt nhất ra thị trường, không
ngừng mở rộng thị trường trong nước và quốc tế nhằm phát huy được hiệu quả kinh
doanh một cách tối ưu nhằm tìm kiếm được lợi nhuận cho doanh nghiệp và làm
giàu cho đất nước.
Ngoài ra, Công ty đã giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập cao hơn
cho người lao động. Thu nhập cao và tăng nhanh của lao động trong Công ty góp
phần cải thiện và nâng cao mức sống chung của toàn xã hội và tham gia vào quá
trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
Đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh môi
trường trong quá trình sản xuất.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch của Công ty, không ngừng nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh để đáp ứng ngày càng cao các nhu
6
cầu của khách hàng, tự bù đắp chi phí, trang trải các khoản nợ và làm tròn nghĩa vụ
đối với Ngân sách nhà nước trên cơ sở vận dụng tốt nhất năng lực buôn bán, đẩy
mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.
Kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh
nghiệp và thực hiện những nhiệm vụ mà Nhà nước giao.
Đào tạo, chăm lo, bồi dưỡng và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của
Nhà nước đối với công nhân viên như: lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, … Thực hiện phân phối lao động và công bằng xã hội, tổ chức chăm lo đời sống
và không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp của Cán bộ nhân viên
trong Công ty.
1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH H.A.V.A.S
Bộ máy quản lý của công ty được thiết kế theo mô hình chân rết, các phòng
ban được giám sát bởi ban giám đốc (các phó giám đốc chuyên trách và kế toán
trưởng) có chuyên môn cao và người chịu trách nhiệm cuối cùng là Giám đốc.
Sơ đồ 1.1 : Bộ máy quản lý của Công ty TNHH H.A.V.A.S
7
Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên công ty là những người có
quyết định quan trọng với các công việc điều hành và quản lý công ty dựa theo điều
lệ đã được đề ra khi thành lập công ty. Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
Ban giám đốc: là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động của
Công ty để thực hiện mục tiêu, kế hoạch SXKD, phù hợp với Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Công ty và các Nghị quyết, quyết định của HĐTV, chịu trách nhiệm
trước HĐTV công ty và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được
giao.
Kiểm soát viên: có nhiệm vụ thay mặt Hội đồng thành viên giám sát, đánh giá
công tác điều hành, quản lí của Ban giám đốc và hoạt động của Công ty theo đúng các
qui định.
Phòng Kế toán: Tham mưu giúp việc Giám đốc tổ chức thực hiện công tác
kế toán thống kê theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê.
Phòng Hành chính – nhân sự: Tham mưu giúp việc Giám đốc trong công
tác tổ chức SX, tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Công ty,
quản lý lao động và tiền lương của Công ty.
Phòng Kế hoạch – kinh doanh: Tham mưu giúp việc Giám đốc trong công
tác kế hoạch tổng hợp sản xuất kinh doanh, các hợp đồng kinh tế, hợp đồng nghiên
cứu khoa học kỹ thuật, hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ.
Phòng Kỹ thuật – KCS: Tham mưu cho Giám Đốc về phương hướng sản
xuất, hướng dẫn, kiểm tra quản lý quy trình sản xuất trên cơ sở các điều lệ quy
trình, quy phạm của Nhà nước và các cơ quan cấp trên. Kiểm tra chất lượng sản
phẩm.
Các nhà máy sản xuất: Thực hiện hoạt động sản xuất theo kế hoạch chỉ
đạo của Ban giám đốc và các phòng ban.
1.1.4 Quy mô công ty
Với sự nỗ lực không ngừng, đến nay Công ty TNHH H.A.V.A.S đã là một
công ty sản xuất nệm quy mô hàng đầu tại Việt Nam với khu nhà xưởng trên diện
tích 83.000m2 tại Vĩnh Cửu – Đồng Nai với trên 850 công nhân có trình độ kỹ
8
thuật, tay nghề cao, đội ngũ quản lý tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng có bề
dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty. Điều này đảm
bảo cho Công ty TNHH Havas vững bước trên con đường phát triển và hội nhập với
thị trường trong nước cũng như thị trường Quốc tế. Công ty TNHH Havas chuyên
sản xuất các loại sản phẩm: nệm mousse, nệm lò xo, nệm gòn ép, nệm mousse ép,
nệm giường các loại, mousse dùng cho công nghiệp, khung lò xo, nệm ghế sofa
trong nhà và ngoài trời được sử dụng nguyên vật liệu ngoại nhập từ các nước châu
Âu, châu Á. Trên nền tảng những thế mạnh và thành công hiện có, công ty luôn tin
tưởng đó là hành trang vững chắc để Công ty TNHH Havas tiếp tục khẳng định
được vị trí của mình, được lòng tin nơi đối tác và đưa thương hiệu Havas lên một
tầm cao mới.
1.1.5 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty (Phụ lục)
CHỈ TIÊU NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
253.838.898.086 344.330.754.398 416.036.934.526
2. Các khoản giảm trừ 191.718.530 88.647.333 533.643.918
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ ( 3 =
1-2)
253.647.179.556 344.242.107.065 415.503.290.608
4. Giá vốn hàng bán 227.128.382.328 310.000.324.161 372.568.307.346
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (5=3-4)
26.518.797.228 34.241.782.904 42.934.983.262
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
2.260.649.131 1.181.263.149 1.838.833.971
7. Chi phí tài chính 3.815.860.230 5.183.800.014 10.025.322.337
- Trong đó: Chi phí lãi vay 2.464.282.650 3.770.625.561 8.976.064.296
8. Chi phí bán hàng 4.004.996.876 7.366.534.534 14.016.041.772
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 18.832.455.766 21.124.358.418 18.517.948.303
9
10. Lợi nhuận thuần từ
HĐKD (10=5+6-7-8-9)
2.126.133.487 1.748.353.087 2.214.504.821
11. Thu nhập khác 1.340.146.833 1.024.971.718 249.266.006
12. Chi phí khác 1.146.202.092 231.168
13. Lợi nhuận khác (13=11-
12)
193.944.741 1.024.740.550 249.266.006
14. Tổng LN kế toán trước
thuế
(14=10+13)
2.320.078.228 2.773.093.637 2.463.770.827
15. Chi phí thuế TNDN hiện
hành
380.344.530 430.178.581 695.482.652
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN
(16=14-15)
1.939.733.698 2.342.915.056 1.768.288.175
Bảng 1.1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm
2016-2018 của Công ty TNHH H.A.V.A.S
Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy doanh
thu năm 2016 đến 2018 của công ty có xu hướng, giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ
rất cao trong doanh thu bán hàng của Công ty. Cả 3 năm tỷ lệ giá vốn/ doanh thu
đều chiếm xấp xỉ 90%. Qua những con số của công ty trong 3 năm 2016 -2018 có
thể thấy công ty có sự khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết
trong tổng số doanh thu thuần thu được, trị giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu %.
Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy, việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng
bán càng tốt và ngược lại.
Tỷ suất giá vốn bán hàng trên doanh thu thuần = (Giá vốn hàng bán/DTT) x 100.
Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần. Chỉ tiêu này phản ánh để
thu được 100 đồng doanh thu thuần, DN phải bỏ ra bao nhiêu chi phí bán hàng. Chỉ
10
tiêu này càng nhỏ chứng tỏ DN tiết kiệm được chi phí bán hàng và kinh doanh có
hiệu quả và ngược lại.
Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần = (Chi phí bán hàng/DTT) x 100.
Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết, để thu
được 100 đồng doanh thu thuần, thì DN phải bỏ ra bao nhiêu chi phí quản lý DN.
Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản trị DN càng
cao và ngược lại.
Tỷ suất chi phí quản lý DN trên doanh thu thuần = (Chi phí quản lý/DTT) x 100.
CHỈ TIÊU NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018
1. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
253.647.179.556 344.242.107.065 415.503.290.608
2. Giá vốn hàng bán 227.128.382.328 310.000.324.161 372.568.307.346
3. Chi phí bán hàng 4.004.996.876 7.366.534.534 14.016.041.772
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 18.832.455.766 21.124.358.418 18.517.948.303
5. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên
doanh thu thuần ( 5 = 2/1)
89,55% 90,05% 89,67%
6. Tỷ suất chi phí bán hàng trên
doanh thu thuần ( 6 = 3/1)
1,58% 2,14% 3,37%
7. Tỷ suất chi phí quản lý trên
doanh thu thuần ( 7 = 4/1)
7,42% 6,14% 4,46%
Bảng 1.2: Bảng Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí
Qua bảng 2, có thể thấy giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp
chiếm tỷ lệ khá cao trên doanh thu. Chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng
giảm, tuy nhiên chi phí bán hàng lại có xu hướng gia tăng. Vì vậy, các nhà quản lý,
lãnh đạo Công ty cần xem xét lại hoạt động kiểm soát chi phí của công ty để tiết
kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
11
1.1.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần:
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh và cho biết, cứ 100 đồng
doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Tỷ suất lợi
nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh trên
doanh thu
thuần
=
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
x 100
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh
kết quả của các hoạt động DN tiến hành và cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần có
bao nhiêu lợi nhuận trước thuế.
Tỷ suất lợi nhuận trước Lợi nhuận trước thuế
thuế
thuần
trên doanh thu = x 100
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh
kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh và cho biết cứ 100 đồng doanh thu
thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.


Tỷ suất lợi nhuận sau Lợi nhuận sau thuế
thuế
thuần
trên doanh thu = x 100
Doanh thu thuần
12




CHỈ TIÊU NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018
1. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ

253.647.179.556

344.242.107.065

415.503.290.608
2. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 2.126.133.487 1.748.353.087 2.214.504.821
3. Tổng LN kế toán trước thuế 2.320.078.228 2.773.093.637 2.463.770.827
4. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.939.733.698 2.342.915.056 1.768.288.175
5. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh trên
doanh thu thuần ( 5 = 2/1)

0,84%

0,51%

0,53%
6. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên doanh thu thuần ( 6 = 3/1)

0,91%

0,81%

0,59%
7. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu thuần ( 7 = 4/1)

0,76%

0,68%

0,43%

Bảng 1.3: Bảng Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
 PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ
- Từ Bảng 1.3 ta thấy Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mỗi năm từ 2016 -
2017- 2018 tăng đều từ 10% đến 13% nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu mỗi
năm lại giảm đáng kể năm 2016 là 0,76% năm 2017 là 0.68% năm 2018 chỉ còn
0,43% mà lợi nhuận chưa đạt 1% doanh thu rất thấp. Như vậy ta nhận thấy hiệu
quả hoạt động chưa đạt mục tiêu của đơn vị, thấp so với các doanh nghiệp cùng
ngành.
- Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả do nhiều yếu tố tác động:
+ Điều hành, quản lý chi phí chưa tốt dẫn đến thất thoát chưa kiểm soát được, giá
thành cao khó cạnh tranh (Phụ lục – Bảng giá), đối tượng khách hàng chủ yếu là
người có thu nhập cao nên việc tìm kiếm khách hàng còn hạn chế.
13
+ Các yếu tố của thị trường tác động cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của
doanh nghiệp, nhưng ở đây ta đi sâu vào tìm hiểu sự vận hành của hệ thống kiểm
soát trong nội bộ Doanh nghiệp HAVAS.
=> Điều này là một thách thức đối với HAVAS, làm sao để vận hành hệ thống
KSNB nhằm nâng cao Hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp.
1.1.6. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển
- Thuận lợi:
+ Công ty có đội ngũ lao động năng động, có trình độ cao, dày dạn kinh
nghiệm, kết hợp với các đội ngũ kỹ sư nước ngoài tạo nên sản phẩm nệm đồng nhất,
đồng bộ và vượt trội so với những tiêu chuẩn quốc tế.
+ Công ty có hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và áp dụng các
kỹ thuật tiên tiến hiện đại hóa trong sản xuất sản phẩm.
- Khó khăn:
+ Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kình tế thị trường, các công ty
sản xuất nệm ra đời ngày càng nhiều nên gây khó khăn trong việc cạnh tranh với
các sản phẩm khác.
+ Chiến lược của doanh nghiệp là tập trung vào phân khúc người giàu, sản
phẩm chất lượng cao, chi phí marketing, tiếp thị nhiều dẫn đến giá thành cao.
Nhưng đối tượng giàu cực kỳ hạn chế nên sản lượng tiêu thụ ít.
- Phương hướng phát triển:
+ Tăng cường mở rộng hệ thống phân phối phủ khắp cả nước.
+ Sản xuất các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng và các sản phẩm
giá thành hợp lý để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng.
+ Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm để thúc đẩy bán
hàng như: quảng cáo, tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, các chương
trình khuyến mại, thăm dò ý kiến khách hàng….để khách hàng biết đến sản phẩm
của Công ty nhiều hơn
14
Kế toán trưởng
Kế
toán
tổng
hợp
Kế toán
doanh
thu, thuế
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
ngân
hàng -
tiềnmặt
Kế toán
côngnợ
Kế toán
NVL,
TSCĐ
Phó phòng
Phó phòng
1.1.7. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH H.A.V.A.S
Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban
hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn
chế độ kế toán DN và Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 của Bộ tài
chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
Hình thức kế toán: Nhật ký chung
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định theo giá
gốc. Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp giá gốc. Hàng tồn kho
được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: TSCĐ hữu hình và vô hình được
ghi nhận theo giá gốc. Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH H.A.V.A.S.
Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán của doanh nghiệp,
chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tài chính
của DN.
15
Phó phòng kế toán : là người lãnh đạo, phân công công việc các bộ phận,
tham mưu giúp việc kế toán trưởng, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng trong
lĩnh vực được phân công.
Kế toán giá thành: Ghi chép cập nhật, phản ánh chính xác, trung thực,
đầy đủ, mọi giá trị tài sản, vốn sản xuất, kết quả hoạt động SXKD và dịch vụ của
công ty, lập báo cáo giá thành công đoạn, giá thành toàn bộ trong sản xuất kinh
doanh, làm quyết toán tài chính theo tháng quý năm. Xác định lỗ lãi trong kỳ kế
hoạch cũng như trong các dịch vụ kinh doanh khác.
Kế toán vật liệu, TSCĐ: Theo dõi nhập xuất nguyên vật liệu, đối chiếu số
lượng, chất lượng vật tư nhiên liệu giữa sổ sách và thực tế tồn kho, kiểm tra đối
chiếu các hợp đồng và chứng từ mua bán vật tư nguyên liệu, lập phiếu xuất nhập vật
tư và làm chứng từ thanh quyết toán; mở sổ theo dõi các loại TSCĐ huy động vào
sản xuất, tài sản không dùng đến và tài sản xin thanh lý, làm báo cáo, kiểm kê, xác
định từng chủng loại tài sản, theo dõi việc sửa chữa lớn TSCĐ máy móc thiết bị,
công trình kiến trúc xây dựng cơ bản, xác định tỷ lệ khấu hao.
Kế toán ngân hàng– tiền mặt: mở sổ theo dõi các tài khoản công ty giao
dịch với ngân hàng, tiền vay tiền gửi; quản lý an toàn tuyệt đối tiền mặt, tín phiếu,
ngân phiếu, ngoại tệ …. các chứng chỉ có giá trị bằng tiền của công ty, mở sổ theo
dõi các khoản thu chi với khách hàng và cán bộ công nhân viên
Kế toán công nợ: mở sổ theo dõi đối chiếu các khoản thu chi, tổ chức thu
hồi công nợ, làm các thủ tục nộp ngân sách nhà nước
Kế toán tiền lương: tính toán và thanh toán tiền lương, các khoản bảo
hiểm. Tổng hợp các chứng từ, thanh quyết toán với BHXH.
Kế toán doanh thu, thuế: Theo dõi hợp đồng, viết hóa đơn đầu ra, tổng
hợp các biểu thuế và nộp thuế.
16
1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH
H.A.V.A.S
1.2.1. Vai trò của hệ thống KSNB trong Công ty TNHH H.A.V.A.S
Hệ thống kiểm soát nội bộ là một chức năng thường xuyên của quản lý có
vai trò:
Giúp bảo vệ tài sản công ty: Mỗi loại tài sản có giá trị và tính chất khác
nhau ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của từng cơ quan, đơn vị. Chính vì vậy, hệ
thống kiểm soát nội bộ không chỉ đề ra các giải pháp mà còn tiến hành thẩm tra
chúng để tránh những tổn thất tác động từ môi trường bên trong và bên ngoài.”
Hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo thông tin có độ tin cậy cao: Nói về
thông tin hay dữ liệu thì đây hoàn toàn không phải chuyện đơn giản. Hàng ngày có
thể tiếp nhận vô vàn các dữ liệu trái chiều về một vấn đề cụ thể nào đó. Kiểm soát
nội bộ đảm bảo thông tin có độ tin cậy cao, giữ vai trò quan trọng trong các khâu
kiểm tra, từ khâu ghi chép trên các chứng từ, đến việc ghi chép vào sổ sách, báo
cáo.
Ngăn ngừa gian lận, thiếu sót: Kiểm soát nội bộ có trách nhiệm cách ly
và phân công từng bộ phận trong các đơn vị. Việc cách ly thích hợp về trách nhiệm
trong các nghiệp vụ cũng như việc phân công, phân nhiệm rõ ràng trong các bộ
phận không chỉ giúp ổn định hoạt động của từng khâu mà còn tạo điều kiện cho
từng bộ phận kiểm tra chéo lẫn nhau, xem xét và đánh giá một cách khách quan để
tránh được những sai sót và các gian lận nếu có.
Hệ thống kiểm soát nội bộ là phương tiện để tối ưu hóa các nguồn lực:
Chủ thể quản lý (nhà quản lý, ban giám đốc,…) là người chịu trách nhiệm chính
trong việc đề ra các chuẩn mực để sử dụng nguồn nhân lực tiết kiệm và hiệu quả.
Hệ thống kiểm soát nội bộ là phương tiện để tối ưu hóa các nguồn lực, hiện thực
hóa các tiêu chuẩn thông qua việc xem xét tình trạng cơ sở vật chất có đủ tiêu chuẩn
không, các thủ tục có nhanh gọn hay không, nhân sự thừa hay thiếu, năng lực
chuyên môn của từng bộ phận đã phù hợp với công việc hay chưa,…
17
1.2.2. Vấn đề cần giải quyết về Hệ thống KSNB tại công ty TNHH H.A.V.A.S.
05 thành phần của kiểm
soát nội bộ
17 nguyên tắc của kiểm soát nội bộ
1. Môi trường kiểm
soát (Control
Environment)
01. Đơn vị thể hiện được cam kết về tính chính
trực và giá trị đạo đức.
02. Hội đồng quản trị chứng minh được sự độc lập
với nhà quản lý và thực thi việc giám sát sự phát
triển và hoạt động của kiểm soát nội bộ.
03. Nhà quản lý dưới sự giám sát của Hội đồng
quản trị cần thiết lập cơ cấu tổ chức, quy trình báo
cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm
đạt được mục tiêu của đơn vị.
04. Đơn vị phải thể hiện sự cam kết về việc sử
dụng nhân viên có năng lực thông qua tuyển dụng,
duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với
Một HTKSNB hữu hiệu đưa ra sự đảm bảo hợp lý nhưng không tuyệt đối
về việc bảo toàn tài sản, duy trì mức độ tin cậy của các thông tin tài chính và tuân
thủ luật lệ, quy định. Sự đảm bảo hợp lý là khái niệm khẳng định rằng, cần phải xây
dựng, triển khai thực hiện HTKSNB để đem lại cho Ban giám đốc sự cân bằng giữa
rủi ro của một hoạt động kinh doanh nhất định với mức độ kiểm soát cần thiết, sao
cho đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh đề ra. Tuy vậy, giá của một biện pháp
kiểm soát không nên cao hơn lợi ích thu được từ biện pháp đó.
Các thành phần và nguyên tắc của kiểm soát nội bộ theo COSO 2013
18
05 thành phần của kiểm
soát nội bộ
17 nguyên tắc của kiểm soát nội bộ
mục tiêu của đơn vị.
05. Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách
nhiệm báo cáo về trách nhiệm của họ trong việc
đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
2. Đánh giá rủi ro (Risk
Assessment)
06. Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy
đủ để xác định và đánh giá các rủi ro phát sinh
trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị.
07. Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong việc đạt
được mục tiêu của đơn vị, tiến hành phân tích rủi
ro để xác định rủi ro cần được quản lý như thế
nào.
08. Đơn vị cần xem xét các loại gian lận tiềm tàng
khi đánh giá rủi ro đối với việc đạt mục tiêu của
đơn vị.
09. Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay
đổi của môi trường ảnh hưởng đến kiểm soát nội
bộ.
3. Hoạt động kiểm soát 10. Đơn vị phải lựa chọn và phát triển các hoạt
19
05 thành phần của kiểm
soát nội bộ
17 nguyên tắc của kiểm soát nội bộ
(Control Activities) động kiểm soát để góp phần hạn chế các rủi ro
giúp đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được.
11. Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động
kiểm soát chung với công nghệ hiện đại để hỗ trợ
cho việc đạt được các mục tiêu.
12. Đơn vị tổ chức triển khai hoạt động kiểm soát
thông qua nội dung các chính sách đã được thiết
lập và triển khai chính sách thành các hành động
cụ thể.
4. Thông tin và truyền
thông (Information and
Communication)
13. Đơn vị thu thập, truyền đạt và sử dụng thông
tin thích hợp, có chất lượng để hỗ trợ những bộ
phận khác của kiểm soát nội bộ.
14. Đơn vị cần truyền đạt trong nội bộ những
thông tin cần thiết, bao gồm cả mục tiêu và trách
nhiệm đối với kiểm soát nội bộ, nhằm hỗ trợ cho
chức năng kiểm soát.
15. Đơn vị cần truyền đạt cho các đối tượng bên
ngoài đơn vị về các vấn đề ảnh hưởng đến kiểm
soát nội bộ.
20
05 thành phần của kiểm
soát nội bộ
17 nguyên tắc của kiểm soát nội bộ
5. Giám sát (Monitoring
Activities)
16. Đơn vị phải lựa chọn, triển khai và thực hiện
việc đánh giá liên tục hoặc định kỳ để biết chắc
rằng liệu những thành phần nào của kiểm soát nội
bộ có hiện hữu và đang hoạt động.
17. Đơn vị phải đánh giá và thông báo những yếu
kém của kiểm soát nội bộ một cách kịp thời cho
các đối tượng có trách nhiệm bao gồm nhà quản lý
và Hội đồng quản trị để có những biện pháp khắc
phục.
Với sự đa dạng của hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ tăng trưởng
ngày càng cao tại mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là quá trình đẩy nhanh việc vốn hóa
thị trường vốn của môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay các nhà đầu tư
vốn đang dần tách rời khỏi vai trò quản lý doanh nghiệp vì vậy một hệ thống kiểm
soát nội bộ (KSNB) vững mạnh đang là những công cụ hữu hiệu để xác định sự an
Từ những thành phần và nguyên tắc của COSO 2013, tác giả nhận thấy
HTKSNB của Công ty TNHH H.A.V.A.S tương đối hiệu quả, linh hoạt, hợp lý. Tuy
nhiên, HTKSNB trong Công ty TNHH H.A.V.A.S còn chưa phát huy được hết chức
năng kiểm soát cần phải hoàn thiện nhằm phát huy hiệu quả của HTKSNB: cơ cấu
tổ chức công tác lập kế hoạch chưa bám sát thực tế, chưa có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các phòng ban...”
Xu hướng toàn cầu hóa đã mở, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
21
toàn của nguồn vốn đầu tư, xác định hiệu quả điều hành và kịp thời nắm bắt tình
hình hoạt động của doanh nghiệp.”
“Và những nhận định trên về hạn chế của hệ thống hệ thống kiểm soát nội
bộ của Công ty TNHH H.A.V.A.S, công tác hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
của Công ty TNHH H.A.V.A.S ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng trong bộ
máy quản lý của Công ty.
Có thể thấy, hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò là người bảo vệ giá trị
cho doanh nghiệp. Hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo hoạt động của công ty
tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động
của công ty, chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, giữ vai trò tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng
quản trị về kiểm soát rủi ro.
Chức năng tiếp theo của hệ thống kiểm soát nội bộ là giúp chủ doanh
nghiệp cải tiến những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng
cách phân tích, kiểm tra, giám sát, thông tin và truyền thông quy trình hoạt động của
các phòng ban trong bộ máy kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ đưa ra những
lời tư vấn giúp công ty hoạt động năng suất và hiệu quả hơn. Thực tế trên thế giới,
các công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả thì khả năng gian lận
thấp và hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Cho nên có thể nói rằng hệ thống kiểm soát nội bộ là con thuyền giúp
doanh nghiệp đi đúng hướng giữa những cơn bão biển thị trường kinh doanh.
22
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài
2.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Có khá nhiều các nghiên cứu trong nước liên quan đến HTKSNB của các
Doanh nghiệp, qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả thực hiện
về hệ thống KSNB phần dưới đây tác giả sẽ đưa ra tổng quan các công trình nghiên
cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài. Cụ thể như sau:
Theo Nguyễn Thu Hoài (2011) đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các
doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt
Nam” tác giả đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về hệ
thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất dưới góc độ quản trị doanh nghiệp
nhằm định hướng cho các nội dung hoàn thiện hệ thống KSNB, phù hợp với đặc thù
tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong
Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Luận án đã đề cập tới việc kiểm soát
trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán và hệ thống hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp (ERP), các thành phần của hệ thống KSNB được trình bày trong luận
án gắn với đặc điểm của doanh nghiệp xi măng và trong điều kiện vận dụng công
nghệ thông tin.
Nguyễn Thị Lan Anh (2013) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn
Hóa chất Việt Nam” tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về hệ thống
KSNB và thực hiện khảo sát phân tích các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB tại
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
KSNB tại Tập đoàn.
Theo Hồ Tuấn Vũ (2016) đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ
thống KSNB trong các ngân hàng thương mại Việt nam” tác giả đã chỉ ra cần phải
tạo dựng môi trường kiểm soát chú trọng về đạo đức kinh doanh, điều chỉnh quy
trình đánh giá và ứng phó rủi ro kịp thời, tăng cường hiệu quả các hoạt động kiểm
soát, minh bạch thông tin trong nội bộ và bên ngoài, tăng cường giám sát và nâng
cao hiệu quả kiểm toán, kiểm soát lợi ích nhóm trong ngân hàng và luôn phải hoàn
23
thiện thể chế chính trị để phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và thế giới trong
các ngân hàng thương mại tại Việt nam.
Theo Nguyễn Thanh Trang (2016) đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam” – tác giả
đã nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện với
các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB được mở rộng gồm 05 bộ phận là: môi
trường kiểm soát; quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị; hệ thống thông tin và truyền
thông; các hoạt động kiểm soát; và giám sát các kiểm soát. Luận án có những
nghiên cứu sâu về kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB của doanh nghiệp ngành
năng lượng và dầu khí tại nhiều nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho
các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận
án cũng đã trình bày khá đầy đủ đặc điểm của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại
Việt Nam có ảnh hưởng tới hệ thống KSNB và đề cập đến một số rủi ro mà các
doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam phải đối mặt.
Theo Bùi Thị Minh Hải (2017) đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong
các doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam” tác giả đã hệ thống hóa các quan điểm về
hệ thống KSNB, đồng thời chỉ ra các đặc điểm chung của ngành may toàn cầu,
trong đó nhấn mạnh đến đặc điểm của các doanh nghiệp may gia công xuất khẩu có
ảnh hưởng đến hệ thống KSNB. Luận án cũng đã khảo sát và phân tích các yếu tố
cấu thành hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Trên cơ sở
đó, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của các yếu tố cấu thành nên hệ thống
KSNB và đề xuất được những quan điểm và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện hệ
thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
Nhìn chung ở Việt nam có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về hệ thống KSNB,
phân tích thực trạng, nguyên nhân các nhân tố ảnh hưởng nhằm hoàn thiện hệ thống
KSNB. Các tác giả chủ yếu tập trung đi sâu vào phân tích và hoàn thiện hệ thống
KSNB trong một đơn vị cụ thể, HTKSNB không chỉ là một công cụ quan trọng trong
việc hỗ trợ kiểm toán BCTC mà còn đi sâu phân tích, kiểm soát, quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh một cách tốt nhất cho đơn vị mình.
24
2.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, cũng có khá nhiều các nhà nghiên cứu đề cập đến KSNB trong
mối liên hệ với kiểm toán. Các nghiên cứu đều cho thấy rằng có mối liên hệ chặt
chẽ giữa KSNB và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp chính là lợi nhuận, doanh thu, tính thanh khoản, ROI, ROA [Beeler
cùng các cộng sự (1999), Jensen (2013), Ittner (2013), Fadzil cùng các cộng sự.
(2005), Kenyon và Tilton (2016), Brown cùng các cộng sự (2017), Mawanda
(2016), Nyakundi cùng các cộng sự (2014) Zipporah (2015)]. Sự yếu kém hay thiếu
sót của hệ thống KSNB đều ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Các yếu kém chung về KSNB như đơn vị không thiết kế biện pháp phòng
ngừa rủi ro hoạt động, không phân tích rủi ro, thiếu thông tin thích hợp, và
có vấn đề ủy nhiệm trong tổ chức [Kakucha (2009), França cùng các cộng sự
(2017), Muraleetharan (2015), Dechow cùng các cộng sự (2016)].
 Tác động của từng nhân tố đến tính hiệu quả của (hoạt động) như nghiên
cứu của Hooks (1994), Ezzamel (1997), Lannoye (1999), Cohen (2002), Springer
(2004), Rittenberg (2005), Hevesi (2005), Steihoff (2015) và Hevesi (2015). Các
nghiên cứu cho thấy rằng môi trường kiểm soát là thành phần quan trọng nhất tác
động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, trong đó nhân tố đạo đức và phong
cách điều hành đóng vai trò động lực tác động đến hành vi của nhân viên, văn hoá
của tổ chức. Các thành phần còn lại bổ trợ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, mỗi bộ
phận đều cần thiết cho việc đạt được cả ba nhóm mục tiêu: Hoạt động, báo cáo tài
chính và tuân thủ của doanh nghiệp.
 Đặc điểm chung của các doanh nghiệp có hệ thống KSNB yếu kém:
Nghiên cứu của Liu Xinmin (2015), Ge và McVay (2017), Ashbaugh-Skaife
(2016), Lin và Wu (2016), Shenkir và Walker (2016), Doyle (2017b) cho thấy đặc
điểm chung của các doanh nghiệp có hệ thống KSNB yếu kém thường là có quy mô
lớn nhưng ở trong giai đoạn tái cấu trúc hay mới thành lập, hoặc mức độ tập trung
quyền sở hữu cao. Và các công ty này thiếu các chính sách nhận dạng doanh thu,
thiếu sự tách bạch trong phân công nhiệm vụ, có nhiều sự thay đổi trong cơ cấu tổ
25
chức, thiếu hụt nhân sự đầu tư cho KSNB.
 Ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến giá trị doanh nghiệp: nghiên cứu của
Ohlson (2015), Doyle (2015), De Franco (2015), Beneish (2016), Cheh (2006),
Doyle (2017) Ogneva (2017), Hammersley (2017) cho thấy các doanh nghiệp có
khiếm khuyết về KSNB sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và thị giá cổ phiếu,
tác động xấu đến khả năng sinh lời, tình hình tài chính, chất lượng báo cáo tài
chính, tốc độ tăng trưởng của doanh thu bán hàng và tác động tiêu cực đến đầu tư
đối với doanh nghiệp.
 Cách thức đánh giá KSNB. Louwers (2015): phương pháp đánh giá phù
hợp nhất là phương pháp dựa vào 5 thành phần của báo cáo COSO 2013, quan điểm
này đã được đưa vào chuẩn mực kiểm toán. O‟Leary, Conor(2014): xây dựng mô
hình ICE dựa vào 7 nhân tố thuộc 3 thành phần: Môi trường kiểm soát, hệ thống
thông tin và thủ tục kiểm soát.
Kết luận: Nhìn chung các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã công bố
tập trung vào nghiên cứu theo các hướng quản trị, phục vụ kiểm toán, theo hướng
ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán đánh giá KSNB, các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động sự hữu hiệu của HTKSNB, các doanh nghiệp có hệ thống
KSNB yếu kém. Tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu đều tập trung phân tích các
nhân tố nội tại bên trong của HTKSNB theo báo cáo của COSO như: MTKS,
ĐGRR, HĐKS, TT&TT, HĐGS với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu
HTKSNB yếu kém sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ngược
lại sẽ giúp Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhưng do đặc
thù của nền kinh tế là khác nhau và việt nam là một nước công nghiệp đang phát
triển vì vậy tác giả sẽ xây dựng để hoàn thiện một HTKSNB phù hợp với Doanh
nghiệp.
2.2. Các thành phần ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB
Hệ thống KSNB nêu trên cơ bản là một quá trình: Kiểm soát nội bộ không
phải là một sự kiện hay một tình huống, mà là một quy trình các hoạt động được nỗ
lực thực hiện và lặp đi lặp lại và được đan xen, lồng ghép vào các hoạt động của
26
Giám sát
Thông tin và truyền thông
Hoạt động kiểm soát
Thành phần của kiểm soát nội bộ
Đánh giá rủi ro
Môi trường kiểm soát
đơn vị - cũng chính là cách quản lý điều hành đơn vị. Gắn liền với quá trình này là
các chính sách và thủ tục. Các chính sách sẽ thể hiện quan điểm của ban quản lý về
những gì nên làm. Còn các thủ tục sẽ bao gồm các hành động nhằm thực hiện một
chính sách. Những chính sách và thủ tục được xây dựng và tồn tại để kiểm soát có
hiệu lực.
Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người: Kiểm soát nội bộ
được thực hiện bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các nhân viên khác - đều là
người của đơn vị thông qua lời nói và hành động. Chính con người sẽ thiết lập các
mục tiêu cho đơn vị và xây dựng các cơ chế kiểm soát. Trong đó, hội đồng quản trị,
ban quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng với trách nhiệm giám sát, tư vấn, quản
lý, phê duyệt các giao dịch, các chính sách nhất định và đồng thời phải giám sát cả
các hoạt động của quản lý.
Theo Coso 2013 thì có 5 thành phần của kiểm soát nội bộ gồm:
2.2.1. Môi trường kiểm soát:
Môi trường kiểm soát là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức, phản ánh sắc
thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên
trong tổ chức.
Các yếu tố của môi trường kiểm soát bao gồm:
27
Thứ nhất, đặc thù quản lý
Đặc thù quản lý chỉ những quan điểm, triết lý và phong cách điều hành khác
nhau của nhà quản lý cấp cao ở đơn vị. Vì vậy, nhận thức, quan điểm thái độ, đường
lối, hành vi quản trị và tư cách của họ ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng một hệ thống
KSNB hữu hiệu tại đơn vị.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức trong một đơn vị phản ánh việc phân chia quyền lực, trách
nhiệm và nghĩa vụ của mọi người trong tổ chức ấy cũng như mối quan hệ hợp tác,
phối hợp, kiểm soát và chia sẻ thông tin lẫn nhau giữa những người khác nhau trong
cùng một tổ chức.
Thứ ba, chính sách nhân sự
Chính sách nhân sự được biểu hiện trong thực tế thông qua các quy định về
tuyển dụng, thuê mướn, đào tạo, đánh giá, tư vấn, luân chuyển, đề bạt, tiền lương,
khen thưởng và kỷ luật. Vấn đề con người luôn có một vai trò quan trọng trong mọi
quá trình quản lý nên chính sách nhân sự là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc thực
hiện các chính sách, thủ tục kiểm soát của đơn vị.
Thứ tư, công tác kế hoạch
Công tác kế hoạch bao gồm lập kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch. Lập kế hoạch là quá trình nhà quản trị xác định các mục tiêu, các chỉ tiêu kế
hoạch, các nội dung công việc và vạch ra các bước thực hiện để đạt được những
mục tiêu đó. Hệ thống kế hoạch được lập trong doanh nghiệp, như: kế hoạch sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, kế hoạch tài chính, kế
hoạch nhân sự,.. có ý nghĩa vừa định hướng cho công việc sẽ làm, vừa là tiêu chuẩn,
thước đo để kiểm soát quá trình thực hiện công việc đó. Công tác lập kế hoạch cần
bám sát với tình hình thực tế, trong quá trình thực hiện kế hoạch cần có sự đánh giá
thường xuyên, định kỳ giữa thực tế thực hiện với kế hoạch để phát hiện những điều
bất ngờ có thể xảy đến và từ đó có biện pháp điều chỉnh kế hoạch phù hợp, kịp
thời.
28
Thứ năm, các nhân tố bên ngoài
Môi trường kiểm soát chung của các doanh nghiệp còn phụ thuộc vào các
nhân tố bên ngoài. Các nhân tố này nằm ngoài sự kiểm soát của các nhà quản lý
doanh nghiệp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, phong cách điều hành của
các nhà quản lý cũng như việc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát cụ thể,
như: chính sách, pháp luật và sự kiểm soát của các cơ quan chức năng nhà nước;
ảnh hưởng của các chủ nợ; môi trường pháp lý; đường lối phát triển đất nước...
2.2.2. Đánh giá rủi ro
Để đánh giá rủi ro, trước tiên cần xác định mục tiêu. Xác định mục tiêu không
phải là của KSNB, nhưng nó là điều kiện tiên quyết để KSNB có thể thực hiện
được.
Xác định mục tiêu
Mặc dù các mục tiêu của một tổ chức là đa dạng nhưng nhìn chung, có thể phân
thành ba loại:
- Mục tiêu hoạt động: gắn liền với việc hoàn thành nhiệm vụ cơ bản của đơn vị -
mục đích chủ yếu cho sự tồn tại của một đơn vị.
- Mục tiêu báo cáo tài chính: hướng đến việc công bố BCTC trung thực và đáng tin
cậy.
- Mục tiêu tuân thủ: hướng đến việc tuân thủ các luật lệ, quy định. Sự tuân thủ này
có thể ảnh hưởng đáng kể đến danh tiếng của đơn vị trong cộng đồng.
Một mục tiêu theo cách phân loại này có thể trùng lắp hay hỗ trợ cho một mục
tiêu khác. Sự sắp xếp vào một loại mục tiêu nào đôi khi còn phụ thuộc vào tình
huống cụ thể.
Những mục tiêu nêu trên, chúng không độc lập mà bổ sung và liên kết với
nhau. Những mục tiêu ở mức độ toàn đơn vị không những phải phù hợp với năng
lực và triển vọng của tổ chức, mà chúng còn phù hợp với những mục tiêu và chức
năng của từng bộ phận kinh doanh.
Rủi ro
Nhận dạng rủi ro: Rủi ro được nhận dạng ở các mức độ sau:
29
Rủi ro ở mức độ toàn đơn vị: có thể phát sinh do những bên ngoài và bên
trong. Vì thế nhận dạng được những bên ngoài và bên trong làm gia tăng rủi ro cho
đơn vị sẽ quyết định sự thành công của việc đánh giá rủi ro. Một khi những chính
được nhận diện, nhà quản lý sau đó có thể nghiên cứu tầm quan trọng của chúng và
liên kết chúng với những gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh.
Rủi ro ở mức độ hoạt động: Rủi ro ở từng bộ phận hay từng chức năng kinh
doanh chính trong đơn vị. Đánh giá đúng rủi ro ở mức độ hoạt động sẽ góp phần
duy trì rủi ro ở mức độ toàn đơn vị một cách hợp lý.
Phân tích rủi ro: Sau khi đơn vị đã nhận dạng được rủi ro ở mức độ đơn vị
và mức độ hoạt động, cần tiến hành phân tích rủi ro. Có nhiều phương pháp phân
tích rủi ro, tuy nhiên, quá trình phân tích nhìn chung bao gồm các bước sau:Đánh
giá tầm quan trọng của rủi ro; Đánh giá khả năng (hay xác suất) rủi ro có thể xảy ra;
Xem xét phương pháp quản trị rủi ro – đó là, những hành động cần thiết cần thực
hiện để giảm thiểu rủi ro.
Nền kinh tế, ngành nghề kinh doanh, môi trường pháp lý, và những hoạt
động của đơn vị luôn thay đổi và phát triển. KSNB hữu hiệu trong điều kiện này có
thể lại không hữu hiệu trong điều kiện khác. Do vậy, nhận dạng rủi ro cần được tiến
hành một cách liên tục, đó chính là quản trị sự thay đổi. Quản trị sự thay đổi bao
gồm việc thu nhận, xứ lý và báo cáo thông tin về những sự kiện, hoạt động và điều
kiện chỉ ra những thay đổi mà đơn vị cần phải phản ứng lại.
2.2.3 Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là các chính sách và thủ tục đảm bảo quá trình quản lý
được thực hiện. Thủ tục kiểm soát được xây dựng và áp dụng trong mọi bộ phận,
mọi cấp độ tổ chức của một đơn vị nhằm đối phó với những rủi ro đe dọa đến việc
đạt được mục tiêu của đơn vị. Trong một doanh nghiệp có nhiều thủ tục kiểm soát
khác nhau được thiết kế và áp dụng. Trên cơ sở các thủ tục kiểm soát được xác lập,
lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ban hành các quy chế quản lý nhằm thực thi các thủ tục
kiểm soát. Tuy nhiên, các quy chế, thủ tục kiểm soát đều được xây dựng theo các
nguyên tắc kiểm soát cơ bản là:
30
Nguyên tắc phân công, phân nhiệm
Nguyên tắc này đòi hỏi công việc và trách nhiệm phải được phân chia rõ
ràng cho nhiều người trong một bộ phận hoặc nhiều bộ phận trong một tổ chức,
nhằm tạo ra sự chuyên môn hóa trong việc thực hiện công việc, không để cho một
cá nhân nắm tất cả các khâu của một quy trình nghiệp vụ từ khi phát sinh cho đến
khi kết thúc. Phân công, phân nhiệm rõ ràng được xem là nguyên tắc quan trọng của
kiểm soát. Bởi vì trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng mỗi người trong tổ chức
không những hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình mà còn hiểu rõ nhiệm vụ,
trách nhiệm của nhau để phối hợp cùng nhau và kiểm soát lẫn nhau nhằm đạt mục
tiêu chung của tổ chức.
Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn
Nguyên tắc này đặt ra do nhà quản lý đơn vị không thể và cũng không nên
trực tiếp giải quyết mọi vấn đề trong đơn vị. Theo sự ủy quyền của nhà quản lý cấp
trên, các cấp dưới được giao quyền quyết định và giải quyết một số công việc trong
một phạm vi nhất định. Cấp trên vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc mà mình
ủy quyền, và vì vậy vẫn phải kiểm tra sát sao công việc đã uỷ quyền. Quá trình ủy
quyền được thực hiện qua nhiều cấp, tạo nên một hệ thống phân chia trách nhiệm và
quyền hạn nhưng vẫn đảm bảo sự thống nhất và tập trung trong toàn đơn vị.
Phê chuẩn là biểu hiện cụ thể của việc quyết định và giải quyết một công
việc trong một phạm vi quyền hạn được giao. Phê chuẩn thể hiện sự đồng ý của nhà
quản lý đối với một nghiệp vụ được phép xảy ra. Để đảm bảo các mục tiêu kiểm
soát thì tất cả các nghiệp vụ phải được phê chuẩn đúng đắn. Sự phê chuẩn này có
thể là phê chuẩn chung hoặc phê chuẩn cụ thể. Phê chuẩn chung được thực hiện cho
nhiều các giao dịch và sự kiện kinh tế, thông qua việc Ban GĐ, Ban quản trị xây
dựng các chính sách để cấp dưới và nhân viên của tổ chức thực thi trong phạm vi
giới hạn của chính sách đó. Phê chuẩn cụ thể được thực hiện đối với từng nghiệp vụ
riêng biệt.
31
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm
Bất kiêm nhiệm hay còn gọi là sự cách ly thích hợp về trách nhiệm. Cách ly
thích hợp về trách nhiệm trong nhiều trường hợp rất có tác dụng trong việc ngăn
ngừa những sai phạm nhất là những sai phạm cố ý.
2.2.4. Hoạt động giám sát
Giám sát là bộ phận cuối cùng của hệ thống KSNB, là quá trình đánh giá
chất lượng của hệ thống KSNB theo thời gian. Giám sát có một vai trò quan trọng,
nó giúp KSNB luôn hoạt động hữu hiệu.
Giám sát thường xuyên
Các hoạt động giám sát thường xuyên được thực hiện đồng thời trong các hoạt
động hàng ngày của đơn vị. Một số ví dụ về hoạt động giám sát thường xuyên:
Báo cáo hoạt động và BCTC: dựa trên báo cáo này, những khác biệt hay
chênh lệch đáng kể so với dự toán hay kế hoạch sẽ được phát hiện một các nhanh
chóng.
Một cơ cấu tổ chức thích hợp cùng với hoạt động giám sát thườngxuyên
chính là sự giám sát tốt nhất cho hệ thống KSNB và giúp xác định các khiếm khuyết
của hệ thống.
Việc đối chiếu giữa số liệu ghi chép về tài sản trên sổ sách với số liệu tài sản
thực tế cũng là thủ tục giám sát thường xuyên.
Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập: thường đưa ra các kiến nghị về các
biện pháp cải tiến KSNB.
Giám sát định kỳ
Phạm vi và mức độ thường xuyên của việc giám sát định kỳ: Phạm vi đánh giá
tùy thuộc vào loại mục tiêu cần quan tâm: hoạt động, BCTC hay tuân thủ. Mức độ
thường xuyên của giám sát định kỳ phụ thuộc vào đánh giá rủi ro, phạm vi và mức
độ của giám sát thường xuyên.
Người thực hiện giám sát định kỳ: Thông thường, việc giám sát định kỳ diễn
ra dưới hình thức tự đánh giá (người quản lý và nhân viên đảm nhận một nhiệm vụ
32
cụ thể nào đó sẽ tự đánh giá về sự hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát đối với các
hoạt động của họ).
2.2.5. Thông tin truyền thông
Thông tin
Mọi bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp đều phải có những thông tin cần
thiết giúp thực hiện trách nhiệm của mình (trong đó có trách nhiệm kiểm soát). Vì
vậy, những thông tin cần thiết cần phải được xác định, thu thập và truyền đạt tới
những cá nhân, bộ phận có liên một cách kịp thời và thích hợp. Hệ thống thông tin
của doanh nghiệp tạo ra các báo cáo, trong đó chứa đựng những thông tin tài chính,
hoạt động hay tuân thủ, giúp cho nhà quản lý điều hành và kiểm soát doanh nghiệp.
Một thông tin có thể được dùng cho nhiều mục tiêu khác nhau, như để lập BCTC,
để xem xét việc tuân thủ pháp luật và các quy định hay được dùng để điều hành
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đơn vị cần xác định các thông tin cần thiết phải thu thập, xử lý và báo cáo.
Vấn đề quan trọng nhất là thông tin phải phù hợp với nhu cầu, đặc biệt trong giai
đoạn doanh nghiệp đối mặt với thay đổi trong kinh doanh, với sự cạnh tranh gay gắt
và sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Một hệ thống thông tin tốt cần có các đặc
điểm sau: Hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh; Hỗ trợ cho sáng kiến mang tính chiến
lược;Tích hợp với hoạt động kinh doanh; Chất lượng thông tin: Bất kể là thông tin
được tạo ra bởi hệ thống nào thì cũng cần phải đảm bảo chất lượng...
Truyền thông
Truyền thông là việc trao đổi và truyền đạt các thông tin cần thiết tới các bên
có liên quan cả trong lẫn ngoài doanh nghiệp. Bản thân mỗi hệ thống thông tin đều
có chức năng truyền thông, bởi có như vậy thì những thông tin đã được thu thập và
xử lý mới có thể đến được với các đối tượng có nhu cầu để giúp họ thực hiện được
trách nhiệm của mình.
Xuất phát từ mối quan hệ không thể tách rời giữa thông tin và truyền thông
nên hai khái niệm này được trình bày chung cấu thành một bộ phận của hệ thống
KSNB. Thông tin và truyền thông phải đảm bảo “phủ sóng” tới mọi bộ phận, phòng
33
ban và cá nhân trong từng doanh nghiệp cũng như các đối tượng bên ngoài có liên
quan. Thông tin và truyền thông ngày càng quan trọng trong việc giúp tổ chức đạt
được các mục tiêu của mình để tồn tại và phát triển.
2.3. Sự cần thiết và lợi ích của kiểm soát nội bộ
Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung và
quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song
hành. Người lao động có thể vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt
hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của người sử đụng lao động. Nhà quản lý sử
dụng công cụ gì quản lý các rủi ro, phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới
một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính?
Việc xây dựng và vận hành tốt hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ giải quyết được những
vấn đề trên.
Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích
như: giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động (sai sót, các rủi ro làm chậm
kế hoạch...); bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, trộm
cắp...; đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính; đảm bảo
mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức chức
cũng như các quy định của luật pháp; đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng
tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra.
34
CHƯƠNG 3. KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYỂT
 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn và bảng câu hỏi khảo sát
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp khảo sát (phát phiếu ks hoặc gửi
qua mail) cho các đối tượng có liên quan: Ban giám đốc, Trưởng phó bộ phận sản
xuất, Kỹ thuật, Kinh doanh, Hành chính, Kế toán của Công ty TNHH H.A.V.A.S
thông qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.
- Sau khi thu thập thông tin, tìm hiểu tài liệu, quan sát tài liệu, báo cáo công ty, điều
lệ, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị tại Công ty TNHH H.A.V.A.S, tác giả sử
dụng các phương pháp xử lý thông tin như: phương pháp tổng hợp; phương pháp
phân tích; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp tính toán; các phương
pháp trình bày kết quả nghiên cứu như: phương pháp diễn giải; phương pháp thống
kê… để tổng hợp kết quả khảo sát và đưa ra các phân tích, đánh giá, nhận định về
hệ thống KSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S.
Câu hỏi đặt ra:
- Hệ thống KSNB của Công ty H.A.V.A.S gồm những thành phần nào? Từng
thành phần của HTKSNB hoạt động có hiệu quả không?
- Các bộ phận cấu thành nên HTKSNB có hoạt động như một thể thống nhất để
đạt được mục tiêu hoạt động của H.A.V.A.S không?
 Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp giao tiếp giữa tác giả với đối tượng hỏi bằng phỏng vấn bằng phiếu
trực tiếp và thu thập dữ liệu điều tra gián tiếp.
Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu (Phụ lục) là sự giao tiếp trực diện của nhà nghiên
cứu với người trả lời. Cách phỏng vấn này có một số ưu điểm : dễ thu nhận đầy đủ ý
kiến trả lời; cho phép kiểm tra người trả lời có ghi, điền đúng quy định hay không.
Thu thập dữ liệu bằng phiếu điều tra thông tin, trong đó khi người được hỏi điền
vào phiếu không có mặt của nhà nghiên cứu. Có hai cách thu nhận phiếu hỏi : Thu
nhận bằng giao trực tiếp (trao tay) và thu nhận bằng cách gửi email.
35
 Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng về hệ thống KSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S
3.1.1. Thực trạng về môi trường kiểm soát
a) Bảng 3.1. Bảng câu hỏi điều tra về đặc thù quản lý
Câu hỏi điều tra Có Không % đồng ý
Chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ là kỹ thuật đúng hay
không?
32/32 100%
Hệ thống KSNB có cần thiết và quan trọng đối với doanh
nghiệp không?
32/32 100%
Nhà quản lý trong công ty có đặt ra yêu cầu về thực thi tính
chính trực và giá trị đạo đức trong đơn vị không?
32/32 100%
Nhà quản lý trong công ty có quan tâm tới các chính sách và
thủ tục kiểm soát tại đơn vị không?
32/32 100%
Nhà quản lý tại Công ty có thiết lập và duy trì thường xuyên
các chính sách và thủ tục kiểm soát tại đơn vị không?
30/32 2/32 94%
Theo Anh/Chị lãnh đạo Công ty có gương mẫu trong việc
tuân thủ các quy định, quy chế để nhân viên noi theo không?
28/32 4/32 88%
Nhà quản lý trong Công ty có nghiên cứu các rủi ro trong
kinh doanh và áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp
và thoả đáng không?
27/32 5/32 84%
BGĐ Công ty có sẵn lòng chấp nhận rủi ro cao để đổi lấy
phần thưởng là lợi nhuận cao không?
14/32 18/32 44%
Theo Anh/Chị các nhà quản lý cấp cao tại Công ty đã nhận
diện đầy đủ các nhân tố có thể tạo ra rủi ro ảnh hưởng trọng
yếu đến kết quả thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp
không?
16/32 16/32 50%
Công ty có định hướng chiến lược kinh doanh theo chiến
lược phát triển và kế hoạch phối hợp kinh doanh chung
không?
32/32 0 100%
Theo Anh/Chị quan điểm, phong cách, triết lý của BGĐ
Công ty có ảnh hưởng quan trọng đến việc thiết kế và vận
hành hệ thống KSNB của Công ty không?
25/32 7/32 78%
36
- Theo bảng thống kê trên 44% kết quả khảo sát cho rằng BLĐ sẵn sàng chấp
nhận rủi ro cao để đổi lấy lợi nhuận, 66% không đồng ý với quan điểm này. 50%
các nhà QL cấp cao chưa nhận diện đầy đủ các nhân tố có thể tạo ra rủi ro. Và bộ
máy QL ở các bộ phận trong Công ty TNHH H.A.V.A.S chịu ảnh hưởng phần
lớn bởi thái độ, quan điểm của các nhà quản lý cấp trên là BGĐ, BKS. Lãnh đạo
chủ yếu đi lên từ cán bộ kỹ thuật. Nhà quản lý nhận thức về HTKSNB chưa đầy
đủ.
b) Bảng 3.2. Bảng câu hỏi điều tra về cơ cấu tổ chức
Câu hỏi điều tra Có Không % đồng ý
Cơ cấu tổ chức của Công ty có đảm bảo sự phân chia 3
chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ sách, và bảo quản
tài sản không?
28/32 4/32 88%
Cơ cấu tổ chức của Công ty có đảm bảo sự độc lập tương
đối giữa các bộ phận không?
29/32 3/32 91%
Cơ cấu tổ chức của Công ty Anh/Chị có tạo thuận lợi cho
công tác kiểm tra, kiểm soát không?
25/32 7/32 78%
Công ty có sử dụng “Bản mô tả công việc” quy định rõ
công việc, trách nhiệm, yêu cầu kiến thức và kỹ năng cần
thiết để hoàn thành nhiệm vụ cho từng vị trí công việc
không?
14/32 18/32 44%
Theo Anh/Chị có nên thành lập Uỷ ban quản lý rủi ro
thuộc HĐTV Công ty không?
32/32 100%
Cơ cấu tổ chức hợp lý là yếu tố quan trọng giúp nhà quản lý thực hiện tốt chức
năng quản lý đơn vị. Để môi trường kiểm soát tốt, doanh nghiệp phải có sơ đồ cơ
cấu tổ chức và sự phân định quyền hạn trách nhiệm giữa các cấp rõ ràng. Kết quả
tổng hợp số liệu khảo sát về cơ cấu tổ chức được trình bày tại Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ
máy quản lý của Công ty TNHH H.A.V.A.S.
HĐTV hiện có 5 người hoạt động theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt
động của công ty và Quy chế hoạt động của HĐTV.
37
Ban kiểm soát có 2 người, là cơ quan giúp việc cho HĐTV trong việc kiểm
tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý điều hành trong Công ty,
kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế khắc phục các rủi ro trong hoạt động
SXKD, điều hành thông suốt, đúng pháp luật.
Ban giám đốc gồm có: giám đốc điều hành người đại diện theo pháp luật, điều
hành hoạt động của Công ty để thực hiện mục tiêu, kế hoạch SXKD, phù hợp với
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và các Nghị quyết, quyết định của HĐTV,
chịu trách nhiệm trước HĐTV công ty và trước pháp luật về việc thực hiện quyền
và nhiệm vụ được giao.
Các phòng ban chức năng được phân chia chức năng, nhiệm vụ cụ thể: Phòng
Kế toán: thực hiện các công tác kế toán, tài chính theo quy định, tham mưu giúp
Giám đốc quản trị, kiểm soát chi phí; Phòng Hành chính - Nhân sự: Tham mưu
giúp việc Giám đốc trong công tác tổ chức sản xuất, tổ chức cán bộ, đào tạo bồi
dưỡng nguồn nhân lực cho Công ty, quản lý lao động và tiền lương của Công ty;
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Tham mưu giúp việc Giám đốc trong công tác kế
hoạch tổng hợp, các hợp đồng kinh tế, hợp đồng nghiên cứu khoa học kỹ thuật, hợp
đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ, tìm kiếm khách hàng, triển khai thực hiện hợp
đồng theo đúng tiến độ đã ký kết, thực hiện hoạt động tìm kiếm khách hàng,
marketting sản phẩm...; Phòng Kỹ thuật – KCS: Tham mưu cho Giám Đốc về
phương hướng sản xuất, hướng dẫn, kiểm tra quản lý kỹ thuật sản xuất, máy móc
thiết bị trên cơ sở các điều lệ quy trình, quy phạm của Nhà nước và các cơ quan cấp
trên. Giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý chất lượng
sản phẩm từ nhập nguyên vật liệu đến sản xuất sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
Kiểm tra, giám định chất lượng các loại sản phẩm trước khi giao cho khách hàng,
phát hiện và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng.
Các nhà máy sản xuất: Mỗi nhà máy gồm một hoặc một số công đoạn sản xuất
chính. Để phục vụ cho hoạt động sản xuất chính, các doanh nghiệp còn tổ chức các
khâu sản xuất phụ trợ để phục vụ cho sản xuất chính và được tổ chức theo từng phân
xưởng.
38
Qua khảo sát, cơ cấu tổ chức của công ty có sự phân chia chức năng riêng biệt
và xác định vị trí then chốt của từng bộ phận. Điều nay tạo thuận lợi cho các nhà
quản lý dễ dàng chỉ đạo công việc cũng như việc truy cứu trách nhiệm trong các
trường hợp sai phạm. 44% kết quả cho rằng Công ty chưa có bản mô tả công việc
đầy đủ cho tất cả các bộ phận quy định rõ công việc và trách nhiệm cho từng cá
nhân, hướng dẫn chi tiết xử lý các trường hợp vi phạm cụ thể.
c) Bảng 3.3. Bảng câu hỏi điều tra về chính sách nhân sự
Câu hỏi điều tra Có Không % đồng ý
Công ty có ban hành bằng văn bản các chính sách và
quy định: nội quy lao động, quy chế tuyển dụng, quy
chế lương, phúc lợi... theo luật hiện hành hay không?
21/32 11/32 66%
Các Quy định chính sách có được update thường
xuyên theo chế độ của nhà nước không?
0 32/32 0%
Chính sách tuyển dụng của Công ty ngoài việc tuân
thủ các quy định hiện hành của Nhà nước có quy định
ưu tiên tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao
hoặc lao động có kinh nghiệm, năng lực đã làm việc ở
các doanh nghiệp khác không?
30/32 2/32 94%
Kết quả công việc của mỗi nhân viên có được định kỳ
đánh giá và soát xét không?
32/32 0 100%
Công ty có áp dụng biện pháp sau để đào tạo đội ngũ
cán bộ công nhân viên không?
+ Cán bộ công nhân viên lành nghề, thạo việc hướng
dẫn cho cán bộ mới tuyển dụng:
30/32 2/32 94%
+ Cử đi học tại các trường, học viện, trung tâm đào
tạo:
10/32 22/32 31%
+ Tự tổ chức các buổi đào tạo: 30/32 2/32 94%
Theo Anh/chị hình thức tính và trả lương cho người
lao động tại Công ty như hiện nay đã khuyến khích
được người lao động cống hiến cho sự phát triển của
Công ty không?
22/32 10/32 69%
Công ty có tổ chức các cuộc thi để đánh giá năng lực
và trình độ của cán bộ công nhân viên hàng năm không?
2/32 30/32 6%
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty

More Related Content

Similar to Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty

Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh DoanhLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đ
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đ
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual Merchandising
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual MerchandisingLuận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual Merchandising
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual Merchandising
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPKẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
Luong Nguyen
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
NOT
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAYNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần veetex
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần veetexPhân tích tài chính tại công ty cổ phần veetex
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần veetex
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...
CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...
CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại bệnh viện, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại bệnh viện, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại bệnh viện, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại bệnh viện, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toánĐề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung ƯơngLuận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đPhân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn ThôngPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Ng...
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Ng...Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Ng...
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Ng...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docxKế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương Mại Hùng Nguyên, 9đ
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương Mại Hùng Nguyên, 9đKế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương Mại Hùng Nguyên, 9đ
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương Mại Hùng Nguyên, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty (20)

Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh DoanhLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đ
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đ
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty thực phẩm, 9đ
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual Merchandising
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual MerchandisingLuận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual Merchandising
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual Merchandising
 
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPKẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAYNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần veetex
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần veetexPhân tích tài chính tại công ty cổ phần veetex
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần veetex
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8
 
CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...
CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...
CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...
 
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại bệnh viện, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại bệnh viện, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại bệnh viện, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán tại bệnh viện, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toánĐề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán
 
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung ƯơngLuận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đPhân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn ThôngPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
 
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Ng...
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Ng...Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Ng...
Luận Văn Tác Động Quản Trị Vốn Luân Chuyển Đến Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Ng...
 
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docxKế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Nam Long.docx
 
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương Mại Hùng Nguyên, 9đ
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương Mại Hùng Nguyên, 9đKế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương Mại Hùng Nguyên, 9đ
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương Mại Hùng Nguyên, 9đ
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 

Recently uploaded (18)

insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 

Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ HIỀN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH H.A.V.A.S Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh, Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ HIỀN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH H.A.V.A.S Chuyên ngành: Kế toán (Hướng ứng dụng) Mã số: 80340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HỒNG TP.Hồ Chí Minh, Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong Công ty TNHH H.A.V.A.S” là do tôi thực hiện nghiên cứu với sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Phương Hồng và chưa có công bố nào trước đây. Các số liệu và dẫn liệu trong bài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực. Những nội dung từ các nguồn tài liệu khác được tôi kế thừa, tham khảo ở trong luận án này đều được trích dẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo. HỌC VIÊN THỰC HIỆN Đào Thị Hiền
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG DANH, MỤC, CÁC SƠ, ĐỒ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ABSTRACT NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...............................................................................2 5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu...........................................................................2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH H.A.V.A.S ............................4 1.1. Khái quát về tình hình tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH H.A.V.A.S .....................................................................................4 1.1.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển của Công ty TNHH H.A.V.A.S .........4 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH H.A.V.A.S..........................5 1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH H.A.V.A.S .........................6 1.1.4 Quy mô công ty...........................................................................................7 1.1.5 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty (Phụ lục) .........8
  • 5. 1.1.6. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển...................................13 1.1.7. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH H.A.V.A.S ...................14 1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH H.A.V.A.S .............................................................................................................16 1.2.1. Vai trò của hệ thống KSNB trong Công ty TNHH H.A.V.A.S...............16 1.2.2. Vấn đề cần giải quyết về Hệ thống KSNB tại công ty TNHH H.A.V.A.S..........................................................................................................17 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................22 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài.................22 2.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước.....................................................22 2.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.................................................24 2.2. Các thành phần ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB .................25 2.2.1. Môi trường kiểm soát:..............................................................................26 2.2.2. Đánh giá rủi ro .........................................................................................28 2.2.3 Hoạt động kiểm soát .................................................................................29 2.2.4. Hoạt động giám sát ..................................................................................31 2.2.5. Thông tin truyền thông ............................................................................32 2.3. Sự cần thiết và lợi ích của kiểm soát nội bộ ................................................33 CHƯƠNG 3. KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYỂT.............................34 3.1. Thực trạng về hệ thống KSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S .....................35 3.1.1. Thực trạng về môi trường kiểm soát........................................................35 3.1.2. Thực trạng về đánh giá rủi ro...................................................................47 3.1.3. Thực trạng về hoạt động kiểm soát..........................................................50 3.1.4.Thực trạng về hoạt động giám sát.............................................................53 3.1.5.Thực trạng về thông tin truyền thông .......................................................54
  • 6. 3.2. Đánh giá những ưu nhược điểm của hệ thống KSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S .............................................................................................................54 3.2.1. Ưu điểm ...................................................................................................54 3.2.2.Nhược điểm ..............................................................................................56 3.3. Nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm trong hệ thống KSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S .............................................................................................61 3.4. Tác động của những nhược điểm trong hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH H.A.V.A.S....................................................................63 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB TẠI CÔNG TY TNHH H.A.V.A.S .........................................................................................64 4.1. Mục tiêu hoàn thiện .....................................................................................64 4.2. Quan điểm hoàn thiện ....................................................................................65 4.3. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S ...66 4.3.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát.............................................66 4.3.2. Giải pháp hoàn thiện về đánh giá rủi ro...................................................71 4.3.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát...............................................75 4.3.4. Giải pháp hoàn thiện về hoạt động giám sát............................................76 4.3.5. Giải pháp hoàn thiện về thông tin truyền thông ......................................76 CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB TẠI CÔNG TY TNHH H.A.V.A.S .................................78 5.1. Kế hoạch thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S .................................................................................................78 5.1.1 . Phân công nhiệm vụ thực hiện................................................................78 5.1.1.1. Kế hoạch thực hiện về môi trường kiểm soát .......................................78 5.1.1.2. Kế hoạch thực hiện đánh giá rủi ro......................................................78
  • 7. 5.1.1.3 Kế hoạch thực hiện về hoạt động kiểm soát ..........................................81 5.1.1.4. Kế hoạch thực hiện về thông tin và truyền thông .................................82 5.1.1.5 Kế hoạch thực hiện về hoạt động giám sát............................................82 5.1.1.Thời gian và tiến độ thực hiện..................................................................82 5.2. Đánh giá tính khả thi của kế hoạch thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB của Công ty TNHH H.A.V.A.S .......................................................82 KẾT LUẬN...............................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 1.1. Bảng kết quả HĐKD trong ba năm 2016-2018 của Công ty TNHH H.A.V.A.S Bảng 1.3. Bảng nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty TNHH H.A.V.A.S Bảng 3.1. Câu hỏi điều tra về đặc thù quản lý Bảng 3.2. Câu hỏi điều tra về cơ cấu tổ chức Bảng 3.3. Bảng câu hỏi điều tra về chính sách nhân sự Bảng 3.4. Hệ số đánh giá hiệu quả công việc đối với cán bộ giám sát trực tiếp của Công ty TNHH H.A.V.A.S Bảng 3.5. Bảng câu hỏi điều tra về công tác kế hoạch
  • 9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH H.A.V.A.S Sơ đồ 1.2: Bộ máy kế toán của Công ty TNHH H.A.V.A.S
  • 10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên viết đầy đủ Tên viết tắt Tên viết đầy đủ CBCNV Cán bộ công nhân viên KSNB Kiểm soát nội bộ BCTC Báo cáo tài chính NVL Nguyên vật liệu BGĐ Ban giám đốc NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp CP Chi phí RRTC Rủi ro tài chính DD Dở dang SX Sản xuất DN Doanh nghiệp SXC Sản xuất chung GĐ Giám đốc SXKD Sản xuất kinh doanh HĐKD Hoạt động kinh doanh SP Sản phẩm HĐTV Hội đồng thành viên TNDN Thu nhập doanh nghiệp HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ TNHH Trách nhiệm hữu hạn KQSXKD Kết quả sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định
  • 11. TÓM TẮT Đề tài là một nghiên cứu ứng dụng về những vấn đề thực tế liên quan đến sự vận hành của HTKSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại Công Ty TNHH H.A.V.A.S Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng trong công tác vận hành HTKSNB, hạn chế được những sai sót tiếp tục mở rộng thị trường, tăng cường năng lực tài chính một cách bền vững, lành mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị doanh nghiệp trong Công ty TNHH H.A.V.A.S. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng công cụ phân tích dữ liệu tài chính, phỏng vấn thu thập dữ liệu tác giả đã chứng minh được rằng sự vận hành của HTKSNB tại H.A.V.A.S còn nhiều hạn chế, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Đề tài nghiên cứu đã làm rõ được sự yếu kém ở một số khâu của cả năm thành phần của HTKSNB bao gồm MTKS, ĐGRR, HĐKS, TT&TT, HĐGS: Các bộ phận còn kiêm nhiệm nhiều công việc, phân công công việc chưa rõ ràng gây khó khăn cho nhà quản lý trong việc ra quyết định. Công ty chưa thiết lập được một phòng đánh giá rủi ro để đánh giá toàn rủi ro trên tất cả các hoạt động SXKD. Các nhà quản lý cấp cao chưa nhận thức đầy đủ về các nguy cơ có thể dẫn đến các rủi ro đối với các hoạt động SXKD của Doanh nghiệp. Cũng chưa có hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của HTKSNB. Công tác kiểm tra kiểm soát của phòng kiểm soát nội bộ công ty chưa hiệu quả. Nguồn lực nhân sự còn hạn chế. Dựa trên nền tảng cơ sở khuôn mẫu lý thuyết Coso 2013 và các vấn đề còn tồn tại ở đơn vị tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB: nâng cao nhận thức của nhà quản lý về mục tiêu, vai trò của HTKSNB để có các biện pháp chỉ đạo khắc phục các thiếu sót, tồn tại. Cần thành lập phòng tư vấn có chức năng tư vấn đảm bảo có được một HTKSNB hiệu quả, tuân thủ pháp luật. Về chính sách nhân sự cần rà soát sửa đổi bổ sung làm cơ sở để đơn vị tuyển
  • 12. dụng được nguồn lao động có chất lượng đồng thời là động lực để người lao động phấn đấu cống hiến cho công ty và đa dạng các hình thức đào tạo. Xây dựng, ban hành các quy chế quán triệt đầy đủ các nguyên tắc phân công, phân nhiệm, ủy quyền, phê chuẩn. Quy định trách nhiệm của từng vị trí nhằm ngăn ngừa các sai phạm cả cố ý và vô ý, tránh được các hành vi lạm dụng quyền hạn và cũng là một biện pháp quan trọng. Tốt hơn nữa thì nên áp dụng ERP cho việc quản lý và kiểm soát các hoạt động một cách tốt nhất. Đề tài nghiên cứu ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế về HTKSNB tại H.A.V.A.S với những giải pháp tác giả đã nghiên cứu đề xuất là những giải pháp có cơ sở khoa học và giá trị thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu các sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị.
  • 13. ABSTRACT The topic is an applied research on practical issues related to the operation of internal control systems affecting the performance of H.A.V.A.S Co., Ltd. The objective of the research project is to resolve outstanding issues in the operation of internal control systems, minimize errors that continue to expand the market, and strengthen financial capacity in a sustainable and healthy manner improve the operational efficiency of the corporate governance system in H.A.V.A.S Co., Ltd. By qualitative research methods using financial data analysis tools, interviews to collect data the author has proved that the operation of internal control systems at HAVAS is still limited, this has a direct impact to unit performance. The research project has clarified the weaknesses in several stages of the five components of the internal control system, including: Control Environment, Risk Assessment, Control Activities, Information and Communication, Monitoring. The departments also have many tasks, the work assignment is unclear obviously makes it difficult for managers to make decisions. The company has not set up a risk assessment department to assess all risks on all production and business activities. Senior managers are not fully aware of the risks that may lead to risks to the production and business activities of enterprises. There is no standard system to evaluate the effectiveness of internal control systems. The inspection and control of internal control room of the company is not effective. Human resources are limited. Based on the basis of Coso 2013 theoretical framework and existing problems in the author, the author proposed a number of solutions to perfect the internal control system: raising the manager's awareness about the goals and roles of Internal Control System to take measures to direct and overcome shortcomings and shortcomings. It is necessary to set up a consulting room and assist the Board
  • 14. of Directors to have an advisory function to ensure an effective internal control system, in compliance with the law. Regarding personnel policies, it is necessary to revise and supplement as a basis for the unit to recruit qualified labor resources as well as a motivation for employees to strive to devote to the company and diversify forms of training, create. Formulating and issuing regulations to thoroughly grasp the principles of assignment, assignment, authorization and approval. Defining the responsibilities of each position to prevent both intentional and unintentional violations, avoiding acts of abusing powers and is also an important measure. It is better to using ERP for the best management and control of operations. Applied research topics to solve practical problems of internal control systems at H.A.V.A.S with the solutions the author has proposed are solutions that have scientific basis and practical value, contributing to improving operational efficiency and minimize errors in the course of business operation.
  • 15. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ..................................................................................................................................
  • 16. 1 LỜI MỞ ĐẦU Khái niệm kiểm soát nội bộ đã xuất hiện trên thế giới từ đầu thế kỷ 19, dần được bổ sung, hoàn thiện và chuyển hóa thành một hệ thống lý luận khi báo cáo COSO được ban hành lần đầu vào năm 1992 và được cập nhật bản mới nhất vào năm 2013. Ở Việt Nam, khái niệm này cũng dần trở nên quen thuộc với các nhà quản lý doanh nghiệp, họ cũng nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ. Nhưng hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả, mỗi doanh nghiệp thường tự thiết lập và tự vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ không theo một quy định vì nước ta chưa có một khung pháp lý quy định cụ thể, rõ ràng để hướng dẫn. Công ty TNHH H.A.V.A.S cũng rơi vào tình trạng như trên, chưa phát huy tốt vai trò chủ lực trong nền kinh tế; công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản còn nhiều bất cập; có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, trong đó có nguyên nhân quan trọng là hệ thống KSNB tại doanh nghiệp chưa được vận hành hiệu quả. Hệ thống các chính sách và thủ tục kiểm soát được thiết lập và vận hành tại công ty hiện nay chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển, chưa phù hợp với sự thay đổi liên tục mô hình tổ chức quản lý cũng như sự thay đổi của hệ thống các chính sách pháp luật của Nhà nước đối với các lĩnh vực mà công ty tham gia. Hệ thống KSNB là phương sách quản lý hữu hiệu để các nhà quản lý trong các doanh nghiệp đối phó với rủi ro và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp: bảo vệ tài sản; đảm bảo độ tin cậy của hệ thống thông tin; đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật và kinh doanh có hiệu quả. Xuất phát từ nhứng lý do trên, hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S trở thành vấn đề có tính cấp bách trong quản lý, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH H.A.V.A.S” để nghiên cứu.
  • 17. 2 1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích thực trạng và phân tích hiện trạng của KSNB, tìm hiểu phân tích các nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến vấn đề chưa hoàn thiện của KSNB. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB của Công ty. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hệ thống KSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Công ty TNHH H.A.V.A.S 3. Phương pháp nghiên cứu Thu thập dữ liệu gồm: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp: được thu thập và phân tích từ các tài liệu, sổ sách, báo cáo tài chính đã được công bố tại Công ty TNHH H.A.V.A.S Dữ liệu sơ cấp: theo bảng điều tra đã thu thập và khảo sát từ 32 đối tượng bao gồm: Ban giám đốc, Trưởng phó bộ phận sản xuất, Kỹ thuật, Kinh doanh, Hành chính, Kế toán Tại Công ty TNHH H.A.V.A.S ngoài những thông tin chung, thì tác giả tập trung sâu vào các vấn đề, nội dung trực tiếp liên quan đến 5 thành phần của KSNB theo quan điểm mới gồm: MTKS, ĐGRR, TT&TT, HĐKS, HĐGS. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành quan sát các hoạt động của Công ty TNHH H.A.V.A.S để có cái nhìn sát thực về các thành phần KSNB tại công ty. Xử lý dữ liệu: Dựa trên dữ liệu thu thập, tác giả tiến hành tổng hợp, so sánh, đánh giá, phân tích để làm rõ thực trạng HTKSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S qua đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB. 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài này sau khi thực hiện xong thì nó là một tài liệu hữu ích cho công ty. Là giải pháp để thay đổi và hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty TNHH HAVAS 5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty TNHH H.A.V.A.S và HTKSNB tại công ty.
  • 18. 3 Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Kiểm chứng các vấn đề cần giải quyết tại Công ty TNHH H.A.V.A.S Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH H.A.V.A.S Chương 5: Kế hoạch thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH H.A.V.A.S
  • 19. 4 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH H.A.V.A.S 1.1. Khái quát về tình hình tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH H.A.V.A.S 1.1.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển của Công ty TNHH H.A.V.A.S Công ty Hava's được thành lập năm 1995 với tâm huyết mang lại những sản phẩm chất lượng cao “Chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của con người”, quyết tâm đưa thương hiệu Hava's là sản phẩm của mọi người, mọi nhà. Với sự nỗ lực không ngừng, đến nay Hava's đã là một công ty sản xuất nệm quy mô hàng đầu tại Việt Nam với khu nhà xưởng trên diện tích 83.000 m2 tại Vĩnh Cửu – Đồng Nai, với trên 850 công nhân có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, đội ngũ quản lý tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty. Đầu tư dây chuyền sản xuất, máy móc hiện đại theo chuẩn quốc tế. Điều này đảm bảo cho công ty Hava's vững bước trên con đường phát triển và hội nhập với thị trường trong nước cũng như thị trường Quốc tế. Bất chấp những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đầu thế kỷ 21, công ty vẫn không ngừng phát triển với tốc độ rất cao. Công ty Hava's chuyên sản xuất các loại sản phẩm: nệm mousse, nệm lò xo, nệm gòn ép, nệm mousse ép, nệm giường các loại, mousse dùng cho công nghiệp, khung lò xo, nệm ghế sofa trong nhà và ngoài trời được sử dụng nguyên vật liệu ngoại nhập từ các nước châu Âu, châu Á. Chất lượng sản phẩm là vấn đề quan tâm hàng đầu nên công ty luôn đầu tư, cải tiến, hiện đại hóa các trang thiết bị sản xuất. Ngay từ khi mới thành lập và đi vào hoạt động, công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền máy sản xuất lò xo mới và hiện đại nhất theo công nghệ của Hoa Kỳ. Luôn tự hào là công ty đầu tiên trong nước sản xuất thành công nệm lò xo ép và khung lò xo ép đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vào năm 2004. Công ty đã đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng của tập đoàn Metro Cash and Carry Việt Nam theo tiêu chuẩn BRC Global Standard- Consumer Products và đạt tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội Châu Âu BSCI - Business Social Compliance. Đồng thời Hava’s cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất tại Việt Nam về các sản phẩm nệm gối (cushion) nội thất và ngoại thất sang thị
  • 20. 5 trường châu Âu. Hiện nay, hệ thống khách hàng của Công ty trải rộng trên khắp 4 châu lục: châu Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Úc. Với hạ tầng cơ sở khang trang và máy móc hiện đại, với lực lượng nhân viên lành nghề cùng với đội ngũ kỹ sư nghiên cứu và phát triển sản phẩm giàu kinh nghiệm, đội ngũ thiết kế tu nghiệp từ Anh Quốc và thường đi nhiều quốc gia tiên tiến nhằm cập nhật thời trang thế giới. Hava’s đã được rất nhiều công ty nổi tiếng tín nhiệm chọn làm nhà sản xuất nệm mang thương hiệu của họ để xuất khẩu độc quyền vào thị trường Mỹ và khắp các châu lục. Với uy tín và quy mô sản xuất đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất trên thế giới, Hava’s đã thành công trong việc sản xuất tại Việt Nam nhiều thương hiệu nệm bán khắp thế giới. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH H.A.V.A.S 1.1.2.1. Chức năng của Công ty Công ty có chức năng là tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nệm, gối, giường từ cao su thiên nhiên. Ngoài ra, Công ty còn hợp tác với các đội ngũ kỹ sư nước ngoài để cho ra các sản phẩm nệm chất lượng tốt nhất ra thị trường, không ngừng mở rộng thị trường trong nước và quốc tế nhằm phát huy được hiệu quả kinh doanh một cách tối ưu nhằm tìm kiếm được lợi nhuận cho doanh nghiệp và làm giàu cho đất nước. Ngoài ra, Công ty đã giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập cao hơn cho người lao động. Thu nhập cao và tăng nhanh của lao động trong Công ty góp phần cải thiện và nâng cao mức sống chung của toàn xã hội và tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp. 1.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty Đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh môi trường trong quá trình sản xuất. Xây dựng và thực hiện kế hoạch của Công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh để đáp ứng ngày càng cao các nhu
  • 21. 6 cầu của khách hàng, tự bù đắp chi phí, trang trải các khoản nợ và làm tròn nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước trên cơ sở vận dụng tốt nhất năng lực buôn bán, đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp và thực hiện những nhiệm vụ mà Nhà nước giao. Đào tạo, chăm lo, bồi dưỡng và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với công nhân viên như: lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, … Thực hiện phân phối lao động và công bằng xã hội, tổ chức chăm lo đời sống và không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp của Cán bộ nhân viên trong Công ty. 1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH H.A.V.A.S Bộ máy quản lý của công ty được thiết kế theo mô hình chân rết, các phòng ban được giám sát bởi ban giám đốc (các phó giám đốc chuyên trách và kế toán trưởng) có chuyên môn cao và người chịu trách nhiệm cuối cùng là Giám đốc. Sơ đồ 1.1 : Bộ máy quản lý của Công ty TNHH H.A.V.A.S
  • 22. 7 Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên công ty là những người có quyết định quan trọng với các công việc điều hành và quản lý công ty dựa theo điều lệ đã được đề ra khi thành lập công ty. Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Ban giám đốc: là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động của Công ty để thực hiện mục tiêu, kế hoạch SXKD, phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và các Nghị quyết, quyết định của HĐTV, chịu trách nhiệm trước HĐTV công ty và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Kiểm soát viên: có nhiệm vụ thay mặt Hội đồng thành viên giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lí của Ban giám đốc và hoạt động của Công ty theo đúng các qui định. Phòng Kế toán: Tham mưu giúp việc Giám đốc tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê. Phòng Hành chính – nhân sự: Tham mưu giúp việc Giám đốc trong công tác tổ chức SX, tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Công ty, quản lý lao động và tiền lương của Công ty. Phòng Kế hoạch – kinh doanh: Tham mưu giúp việc Giám đốc trong công tác kế hoạch tổng hợp sản xuất kinh doanh, các hợp đồng kinh tế, hợp đồng nghiên cứu khoa học kỹ thuật, hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ. Phòng Kỹ thuật – KCS: Tham mưu cho Giám Đốc về phương hướng sản xuất, hướng dẫn, kiểm tra quản lý quy trình sản xuất trên cơ sở các điều lệ quy trình, quy phạm của Nhà nước và các cơ quan cấp trên. Kiểm tra chất lượng sản phẩm. Các nhà máy sản xuất: Thực hiện hoạt động sản xuất theo kế hoạch chỉ đạo của Ban giám đốc và các phòng ban. 1.1.4 Quy mô công ty Với sự nỗ lực không ngừng, đến nay Công ty TNHH H.A.V.A.S đã là một công ty sản xuất nệm quy mô hàng đầu tại Việt Nam với khu nhà xưởng trên diện tích 83.000m2 tại Vĩnh Cửu – Đồng Nai với trên 850 công nhân có trình độ kỹ
  • 23. 8 thuật, tay nghề cao, đội ngũ quản lý tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty. Điều này đảm bảo cho Công ty TNHH Havas vững bước trên con đường phát triển và hội nhập với thị trường trong nước cũng như thị trường Quốc tế. Công ty TNHH Havas chuyên sản xuất các loại sản phẩm: nệm mousse, nệm lò xo, nệm gòn ép, nệm mousse ép, nệm giường các loại, mousse dùng cho công nghiệp, khung lò xo, nệm ghế sofa trong nhà và ngoài trời được sử dụng nguyên vật liệu ngoại nhập từ các nước châu Âu, châu Á. Trên nền tảng những thế mạnh và thành công hiện có, công ty luôn tin tưởng đó là hành trang vững chắc để Công ty TNHH Havas tiếp tục khẳng định được vị trí của mình, được lòng tin nơi đối tác và đưa thương hiệu Havas lên một tầm cao mới. 1.1.5 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty (Phụ lục) CHỈ TIÊU NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 253.838.898.086 344.330.754.398 416.036.934.526 2. Các khoản giảm trừ 191.718.530 88.647.333 533.643.918 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 3 = 1-2) 253.647.179.556 344.242.107.065 415.503.290.608 4. Giá vốn hàng bán 227.128.382.328 310.000.324.161 372.568.307.346 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5=3-4) 26.518.797.228 34.241.782.904 42.934.983.262 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2.260.649.131 1.181.263.149 1.838.833.971 7. Chi phí tài chính 3.815.860.230 5.183.800.014 10.025.322.337 - Trong đó: Chi phí lãi vay 2.464.282.650 3.770.625.561 8.976.064.296 8. Chi phí bán hàng 4.004.996.876 7.366.534.534 14.016.041.772 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 18.832.455.766 21.124.358.418 18.517.948.303
  • 24. 9 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (10=5+6-7-8-9) 2.126.133.487 1.748.353.087 2.214.504.821 11. Thu nhập khác 1.340.146.833 1.024.971.718 249.266.006 12. Chi phí khác 1.146.202.092 231.168 13. Lợi nhuận khác (13=11- 12) 193.944.741 1.024.740.550 249.266.006 14. Tổng LN kế toán trước thuế (14=10+13) 2.320.078.228 2.773.093.637 2.463.770.827 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 380.344.530 430.178.581 695.482.652 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN (16=14-15) 1.939.733.698 2.342.915.056 1.768.288.175 Bảng 1.1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2016-2018 của Công ty TNHH H.A.V.A.S Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy doanh thu năm 2016 đến 2018 của công ty có xu hướng, giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ rất cao trong doanh thu bán hàng của Công ty. Cả 3 năm tỷ lệ giá vốn/ doanh thu đều chiếm xấp xỉ 90%. Qua những con số của công ty trong 3 năm 2016 -2018 có thể thấy công ty có sự khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được, trị giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu %. Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy, việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. Tỷ suất giá vốn bán hàng trên doanh thu thuần = (Giá vốn hàng bán/DTT) x 100. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần. Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần, DN phải bỏ ra bao nhiêu chi phí bán hàng. Chỉ
  • 25. 10 tiêu này càng nhỏ chứng tỏ DN tiết kiệm được chi phí bán hàng và kinh doanh có hiệu quả và ngược lại. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần = (Chi phí bán hàng/DTT) x 100. Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết, để thu được 100 đồng doanh thu thuần, thì DN phải bỏ ra bao nhiêu chi phí quản lý DN. Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản trị DN càng cao và ngược lại. Tỷ suất chi phí quản lý DN trên doanh thu thuần = (Chi phí quản lý/DTT) x 100. CHỈ TIÊU NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 253.647.179.556 344.242.107.065 415.503.290.608 2. Giá vốn hàng bán 227.128.382.328 310.000.324.161 372.568.307.346 3. Chi phí bán hàng 4.004.996.876 7.366.534.534 14.016.041.772 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 18.832.455.766 21.124.358.418 18.517.948.303 5. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần ( 5 = 2/1) 89,55% 90,05% 89,67% 6. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần ( 6 = 3/1) 1,58% 2,14% 3,37% 7. Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần ( 7 = 4/1) 7,42% 6,14% 4,46% Bảng 1.2: Bảng Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí Qua bảng 2, có thể thấy giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao trên doanh thu. Chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm, tuy nhiên chi phí bán hàng lại có xu hướng gia tăng. Vì vậy, các nhà quản lý, lãnh đạo Công ty cần xem xét lại hoạt động kiểm soát chi phí của công ty để tiết kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
  • 26. 11 1.1.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh và cho biết, cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh x 100 Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của các hoạt động DN tiến hành và cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu lợi nhuận trước thuế. Tỷ suất lợi nhuận trước Lợi nhuận trước thuế thuế thuần trên doanh thu = x 100 Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh và cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.   Tỷ suất lợi nhuận sau Lợi nhuận sau thuế thuế thuần trên doanh thu = x 100 Doanh thu thuần
  • 27. 12     CHỈ TIÊU NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ  253.647.179.556  344.242.107.065  415.503.290.608 2. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 2.126.133.487 1.748.353.087 2.214.504.821 3. Tổng LN kế toán trước thuế 2.320.078.228 2.773.093.637 2.463.770.827 4. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.939.733.698 2.342.915.056 1.768.288.175 5. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần ( 5 = 2/1)  0,84%  0,51%  0,53% 6. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần ( 6 = 3/1)  0,91%  0,81%  0,59% 7. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần ( 7 = 4/1)  0,76%  0,68%  0,43%  Bảng 1.3: Bảng Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh  PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ - Từ Bảng 1.3 ta thấy Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mỗi năm từ 2016 - 2017- 2018 tăng đều từ 10% đến 13% nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu mỗi năm lại giảm đáng kể năm 2016 là 0,76% năm 2017 là 0.68% năm 2018 chỉ còn 0,43% mà lợi nhuận chưa đạt 1% doanh thu rất thấp. Như vậy ta nhận thấy hiệu quả hoạt động chưa đạt mục tiêu của đơn vị, thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành. - Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả do nhiều yếu tố tác động: + Điều hành, quản lý chi phí chưa tốt dẫn đến thất thoát chưa kiểm soát được, giá thành cao khó cạnh tranh (Phụ lục – Bảng giá), đối tượng khách hàng chủ yếu là người có thu nhập cao nên việc tìm kiếm khách hàng còn hạn chế.
  • 28. 13 + Các yếu tố của thị trường tác động cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng ở đây ta đi sâu vào tìm hiểu sự vận hành của hệ thống kiểm soát trong nội bộ Doanh nghiệp HAVAS. => Điều này là một thách thức đối với HAVAS, làm sao để vận hành hệ thống KSNB nhằm nâng cao Hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp. 1.1.6. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển - Thuận lợi: + Công ty có đội ngũ lao động năng động, có trình độ cao, dày dạn kinh nghiệm, kết hợp với các đội ngũ kỹ sư nước ngoài tạo nên sản phẩm nệm đồng nhất, đồng bộ và vượt trội so với những tiêu chuẩn quốc tế. + Công ty có hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến hiện đại hóa trong sản xuất sản phẩm. - Khó khăn: + Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kình tế thị trường, các công ty sản xuất nệm ra đời ngày càng nhiều nên gây khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm khác. + Chiến lược của doanh nghiệp là tập trung vào phân khúc người giàu, sản phẩm chất lượng cao, chi phí marketing, tiếp thị nhiều dẫn đến giá thành cao. Nhưng đối tượng giàu cực kỳ hạn chế nên sản lượng tiêu thụ ít. - Phương hướng phát triển: + Tăng cường mở rộng hệ thống phân phối phủ khắp cả nước. + Sản xuất các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng và các sản phẩm giá thành hợp lý để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. + Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm để thúc đẩy bán hàng như: quảng cáo, tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, các chương trình khuyến mại, thăm dò ý kiến khách hàng….để khách hàng biết đến sản phẩm của Công ty nhiều hơn
  • 29. 14 Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán doanh thu, thuế Kế toán tiền lương Kế toán ngân hàng - tiềnmặt Kế toán côngnợ Kế toán NVL, TSCĐ Phó phòng Phó phòng 1.1.7. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH H.A.V.A.S Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán DN và Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 của Bộ tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC. Hình thức kế toán: Nhật ký chung Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định theo giá gốc. Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp giá gốc. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: TSCĐ hữu hình và vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH H.A.V.A.S. Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tài chính của DN.
  • 30. 15 Phó phòng kế toán : là người lãnh đạo, phân công công việc các bộ phận, tham mưu giúp việc kế toán trưởng, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng trong lĩnh vực được phân công. Kế toán giá thành: Ghi chép cập nhật, phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ, mọi giá trị tài sản, vốn sản xuất, kết quả hoạt động SXKD và dịch vụ của công ty, lập báo cáo giá thành công đoạn, giá thành toàn bộ trong sản xuất kinh doanh, làm quyết toán tài chính theo tháng quý năm. Xác định lỗ lãi trong kỳ kế hoạch cũng như trong các dịch vụ kinh doanh khác. Kế toán vật liệu, TSCĐ: Theo dõi nhập xuất nguyên vật liệu, đối chiếu số lượng, chất lượng vật tư nhiên liệu giữa sổ sách và thực tế tồn kho, kiểm tra đối chiếu các hợp đồng và chứng từ mua bán vật tư nguyên liệu, lập phiếu xuất nhập vật tư và làm chứng từ thanh quyết toán; mở sổ theo dõi các loại TSCĐ huy động vào sản xuất, tài sản không dùng đến và tài sản xin thanh lý, làm báo cáo, kiểm kê, xác định từng chủng loại tài sản, theo dõi việc sửa chữa lớn TSCĐ máy móc thiết bị, công trình kiến trúc xây dựng cơ bản, xác định tỷ lệ khấu hao. Kế toán ngân hàng– tiền mặt: mở sổ theo dõi các tài khoản công ty giao dịch với ngân hàng, tiền vay tiền gửi; quản lý an toàn tuyệt đối tiền mặt, tín phiếu, ngân phiếu, ngoại tệ …. các chứng chỉ có giá trị bằng tiền của công ty, mở sổ theo dõi các khoản thu chi với khách hàng và cán bộ công nhân viên Kế toán công nợ: mở sổ theo dõi đối chiếu các khoản thu chi, tổ chức thu hồi công nợ, làm các thủ tục nộp ngân sách nhà nước Kế toán tiền lương: tính toán và thanh toán tiền lương, các khoản bảo hiểm. Tổng hợp các chứng từ, thanh quyết toán với BHXH. Kế toán doanh thu, thuế: Theo dõi hợp đồng, viết hóa đơn đầu ra, tổng hợp các biểu thuế và nộp thuế.
  • 31. 16 1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH H.A.V.A.S 1.2.1. Vai trò của hệ thống KSNB trong Công ty TNHH H.A.V.A.S Hệ thống kiểm soát nội bộ là một chức năng thường xuyên của quản lý có vai trò: Giúp bảo vệ tài sản công ty: Mỗi loại tài sản có giá trị và tính chất khác nhau ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của từng cơ quan, đơn vị. Chính vì vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ không chỉ đề ra các giải pháp mà còn tiến hành thẩm tra chúng để tránh những tổn thất tác động từ môi trường bên trong và bên ngoài.” Hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo thông tin có độ tin cậy cao: Nói về thông tin hay dữ liệu thì đây hoàn toàn không phải chuyện đơn giản. Hàng ngày có thể tiếp nhận vô vàn các dữ liệu trái chiều về một vấn đề cụ thể nào đó. Kiểm soát nội bộ đảm bảo thông tin có độ tin cậy cao, giữ vai trò quan trọng trong các khâu kiểm tra, từ khâu ghi chép trên các chứng từ, đến việc ghi chép vào sổ sách, báo cáo. Ngăn ngừa gian lận, thiếu sót: Kiểm soát nội bộ có trách nhiệm cách ly và phân công từng bộ phận trong các đơn vị. Việc cách ly thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ cũng như việc phân công, phân nhiệm rõ ràng trong các bộ phận không chỉ giúp ổn định hoạt động của từng khâu mà còn tạo điều kiện cho từng bộ phận kiểm tra chéo lẫn nhau, xem xét và đánh giá một cách khách quan để tránh được những sai sót và các gian lận nếu có. Hệ thống kiểm soát nội bộ là phương tiện để tối ưu hóa các nguồn lực: Chủ thể quản lý (nhà quản lý, ban giám đốc,…) là người chịu trách nhiệm chính trong việc đề ra các chuẩn mực để sử dụng nguồn nhân lực tiết kiệm và hiệu quả. Hệ thống kiểm soát nội bộ là phương tiện để tối ưu hóa các nguồn lực, hiện thực hóa các tiêu chuẩn thông qua việc xem xét tình trạng cơ sở vật chất có đủ tiêu chuẩn không, các thủ tục có nhanh gọn hay không, nhân sự thừa hay thiếu, năng lực chuyên môn của từng bộ phận đã phù hợp với công việc hay chưa,…
  • 32. 17 1.2.2. Vấn đề cần giải quyết về Hệ thống KSNB tại công ty TNHH H.A.V.A.S. 05 thành phần của kiểm soát nội bộ 17 nguyên tắc của kiểm soát nội bộ 1. Môi trường kiểm soát (Control Environment) 01. Đơn vị thể hiện được cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức. 02. Hội đồng quản trị chứng minh được sự độc lập với nhà quản lý và thực thi việc giám sát sự phát triển và hoạt động của kiểm soát nội bộ. 03. Nhà quản lý dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị cần thiết lập cơ cấu tổ chức, quy trình báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị. 04. Đơn vị phải thể hiện sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có năng lực thông qua tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với Một HTKSNB hữu hiệu đưa ra sự đảm bảo hợp lý nhưng không tuyệt đối về việc bảo toàn tài sản, duy trì mức độ tin cậy của các thông tin tài chính và tuân thủ luật lệ, quy định. Sự đảm bảo hợp lý là khái niệm khẳng định rằng, cần phải xây dựng, triển khai thực hiện HTKSNB để đem lại cho Ban giám đốc sự cân bằng giữa rủi ro của một hoạt động kinh doanh nhất định với mức độ kiểm soát cần thiết, sao cho đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh đề ra. Tuy vậy, giá của một biện pháp kiểm soát không nên cao hơn lợi ích thu được từ biện pháp đó. Các thành phần và nguyên tắc của kiểm soát nội bộ theo COSO 2013
  • 33. 18 05 thành phần của kiểm soát nội bộ 17 nguyên tắc của kiểm soát nội bộ mục tiêu của đơn vị. 05. Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức. 2. Đánh giá rủi ro (Risk Assessment) 06. Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để xác định và đánh giá các rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị. 07. Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị, tiến hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản lý như thế nào. 08. Đơn vị cần xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro đối với việc đạt mục tiêu của đơn vị. 09. Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ. 3. Hoạt động kiểm soát 10. Đơn vị phải lựa chọn và phát triển các hoạt
  • 34. 19 05 thành phần của kiểm soát nội bộ 17 nguyên tắc của kiểm soát nội bộ (Control Activities) động kiểm soát để góp phần hạn chế các rủi ro giúp đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được. 11. Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát chung với công nghệ hiện đại để hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu. 12. Đơn vị tổ chức triển khai hoạt động kiểm soát thông qua nội dung các chính sách đã được thiết lập và triển khai chính sách thành các hành động cụ thể. 4. Thông tin và truyền thông (Information and Communication) 13. Đơn vị thu thập, truyền đạt và sử dụng thông tin thích hợp, có chất lượng để hỗ trợ những bộ phận khác của kiểm soát nội bộ. 14. Đơn vị cần truyền đạt trong nội bộ những thông tin cần thiết, bao gồm cả mục tiêu và trách nhiệm đối với kiểm soát nội bộ, nhằm hỗ trợ cho chức năng kiểm soát. 15. Đơn vị cần truyền đạt cho các đối tượng bên ngoài đơn vị về các vấn đề ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ.
  • 35. 20 05 thành phần của kiểm soát nội bộ 17 nguyên tắc của kiểm soát nội bộ 5. Giám sát (Monitoring Activities) 16. Đơn vị phải lựa chọn, triển khai và thực hiện việc đánh giá liên tục hoặc định kỳ để biết chắc rằng liệu những thành phần nào của kiểm soát nội bộ có hiện hữu và đang hoạt động. 17. Đơn vị phải đánh giá và thông báo những yếu kém của kiểm soát nội bộ một cách kịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm bao gồm nhà quản lý và Hội đồng quản trị để có những biện pháp khắc phục. Với sự đa dạng của hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ tăng trưởng ngày càng cao tại mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là quá trình đẩy nhanh việc vốn hóa thị trường vốn của môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay các nhà đầu tư vốn đang dần tách rời khỏi vai trò quản lý doanh nghiệp vì vậy một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) vững mạnh đang là những công cụ hữu hiệu để xác định sự an Từ những thành phần và nguyên tắc của COSO 2013, tác giả nhận thấy HTKSNB của Công ty TNHH H.A.V.A.S tương đối hiệu quả, linh hoạt, hợp lý. Tuy nhiên, HTKSNB trong Công ty TNHH H.A.V.A.S còn chưa phát huy được hết chức năng kiểm soát cần phải hoàn thiện nhằm phát huy hiệu quả của HTKSNB: cơ cấu tổ chức công tác lập kế hoạch chưa bám sát thực tế, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban...” Xu hướng toàn cầu hóa đã mở, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • 36. 21 toàn của nguồn vốn đầu tư, xác định hiệu quả điều hành và kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp.” “Và những nhận định trên về hạn chế của hệ thống hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH H.A.V.A.S, công tác hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH H.A.V.A.S ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng trong bộ máy quản lý của Công ty. Có thể thấy, hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò là người bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp. Hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữ vai trò tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro. Chức năng tiếp theo của hệ thống kiểm soát nội bộ là giúp chủ doanh nghiệp cải tiến những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng cách phân tích, kiểm tra, giám sát, thông tin và truyền thông quy trình hoạt động của các phòng ban trong bộ máy kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ đưa ra những lời tư vấn giúp công ty hoạt động năng suất và hiệu quả hơn. Thực tế trên thế giới, các công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả thì khả năng gian lận thấp và hiệu quả kinh doanh cao hơn. Cho nên có thể nói rằng hệ thống kiểm soát nội bộ là con thuyền giúp doanh nghiệp đi đúng hướng giữa những cơn bão biển thị trường kinh doanh.
  • 37. 22 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 2.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Có khá nhiều các nghiên cứu trong nước liên quan đến HTKSNB của các Doanh nghiệp, qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả thực hiện về hệ thống KSNB phần dưới đây tác giả sẽ đưa ra tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài. Cụ thể như sau: Theo Nguyễn Thu Hoài (2011) đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam” tác giả đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất dưới góc độ quản trị doanh nghiệp nhằm định hướng cho các nội dung hoàn thiện hệ thống KSNB, phù hợp với đặc thù tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Luận án đã đề cập tới việc kiểm soát trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán và hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), các thành phần của hệ thống KSNB được trình bày trong luận án gắn với đặc điểm của doanh nghiệp xi măng và trong điều kiện vận dụng công nghệ thông tin. Nguyễn Thị Lan Anh (2013) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam” tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về hệ thống KSNB và thực hiện khảo sát phân tích các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn. Theo Hồ Tuấn Vũ (2016) đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại Việt nam” tác giả đã chỉ ra cần phải tạo dựng môi trường kiểm soát chú trọng về đạo đức kinh doanh, điều chỉnh quy trình đánh giá và ứng phó rủi ro kịp thời, tăng cường hiệu quả các hoạt động kiểm soát, minh bạch thông tin trong nội bộ và bên ngoài, tăng cường giám sát và nâng cao hiệu quả kiểm toán, kiểm soát lợi ích nhóm trong ngân hàng và luôn phải hoàn
  • 38. 23 thiện thể chế chính trị để phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và thế giới trong các ngân hàng thương mại tại Việt nam. Theo Nguyễn Thanh Trang (2016) đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam” – tác giả đã nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện với các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB được mở rộng gồm 05 bộ phận là: môi trường kiểm soát; quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị; hệ thống thông tin và truyền thông; các hoạt động kiểm soát; và giám sát các kiểm soát. Luận án có những nghiên cứu sâu về kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB của doanh nghiệp ngành năng lượng và dầu khí tại nhiều nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng đã trình bày khá đầy đủ đặc điểm của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam có ảnh hưởng tới hệ thống KSNB và đề cập đến một số rủi ro mà các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam phải đối mặt. Theo Bùi Thị Minh Hải (2017) đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam” tác giả đã hệ thống hóa các quan điểm về hệ thống KSNB, đồng thời chỉ ra các đặc điểm chung của ngành may toàn cầu, trong đó nhấn mạnh đến đặc điểm của các doanh nghiệp may gia công xuất khẩu có ảnh hưởng đến hệ thống KSNB. Luận án cũng đã khảo sát và phân tích các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Trên cơ sở đó, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của các yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB và đề xuất được những quan điểm và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Nhìn chung ở Việt nam có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về hệ thống KSNB, phân tích thực trạng, nguyên nhân các nhân tố ảnh hưởng nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB. Các tác giả chủ yếu tập trung đi sâu vào phân tích và hoàn thiện hệ thống KSNB trong một đơn vị cụ thể, HTKSNB không chỉ là một công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm toán BCTC mà còn đi sâu phân tích, kiểm soát, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất cho đơn vị mình.
  • 39. 24 2.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới, cũng có khá nhiều các nhà nghiên cứu đề cập đến KSNB trong mối liên hệ với kiểm toán. Các nghiên cứu đều cho thấy rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa KSNB và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chính là lợi nhuận, doanh thu, tính thanh khoản, ROI, ROA [Beeler cùng các cộng sự (1999), Jensen (2013), Ittner (2013), Fadzil cùng các cộng sự. (2005), Kenyon và Tilton (2016), Brown cùng các cộng sự (2017), Mawanda (2016), Nyakundi cùng các cộng sự (2014) Zipporah (2015)]. Sự yếu kém hay thiếu sót của hệ thống KSNB đều ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu kém chung về KSNB như đơn vị không thiết kế biện pháp phòng ngừa rủi ro hoạt động, không phân tích rủi ro, thiếu thông tin thích hợp, và có vấn đề ủy nhiệm trong tổ chức [Kakucha (2009), França cùng các cộng sự (2017), Muraleetharan (2015), Dechow cùng các cộng sự (2016)].  Tác động của từng nhân tố đến tính hiệu quả của (hoạt động) như nghiên cứu của Hooks (1994), Ezzamel (1997), Lannoye (1999), Cohen (2002), Springer (2004), Rittenberg (2005), Hevesi (2005), Steihoff (2015) và Hevesi (2015). Các nghiên cứu cho thấy rằng môi trường kiểm soát là thành phần quan trọng nhất tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, trong đó nhân tố đạo đức và phong cách điều hành đóng vai trò động lực tác động đến hành vi của nhân viên, văn hoá của tổ chức. Các thành phần còn lại bổ trợ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, mỗi bộ phận đều cần thiết cho việc đạt được cả ba nhóm mục tiêu: Hoạt động, báo cáo tài chính và tuân thủ của doanh nghiệp.  Đặc điểm chung của các doanh nghiệp có hệ thống KSNB yếu kém: Nghiên cứu của Liu Xinmin (2015), Ge và McVay (2017), Ashbaugh-Skaife (2016), Lin và Wu (2016), Shenkir và Walker (2016), Doyle (2017b) cho thấy đặc điểm chung của các doanh nghiệp có hệ thống KSNB yếu kém thường là có quy mô lớn nhưng ở trong giai đoạn tái cấu trúc hay mới thành lập, hoặc mức độ tập trung quyền sở hữu cao. Và các công ty này thiếu các chính sách nhận dạng doanh thu, thiếu sự tách bạch trong phân công nhiệm vụ, có nhiều sự thay đổi trong cơ cấu tổ
  • 40. 25 chức, thiếu hụt nhân sự đầu tư cho KSNB.  Ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến giá trị doanh nghiệp: nghiên cứu của Ohlson (2015), Doyle (2015), De Franco (2015), Beneish (2016), Cheh (2006), Doyle (2017) Ogneva (2017), Hammersley (2017) cho thấy các doanh nghiệp có khiếm khuyết về KSNB sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và thị giá cổ phiếu, tác động xấu đến khả năng sinh lời, tình hình tài chính, chất lượng báo cáo tài chính, tốc độ tăng trưởng của doanh thu bán hàng và tác động tiêu cực đến đầu tư đối với doanh nghiệp.  Cách thức đánh giá KSNB. Louwers (2015): phương pháp đánh giá phù hợp nhất là phương pháp dựa vào 5 thành phần của báo cáo COSO 2013, quan điểm này đã được đưa vào chuẩn mực kiểm toán. O‟Leary, Conor(2014): xây dựng mô hình ICE dựa vào 7 nhân tố thuộc 3 thành phần: Môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và thủ tục kiểm soát. Kết luận: Nhìn chung các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã công bố tập trung vào nghiên cứu theo các hướng quản trị, phục vụ kiểm toán, theo hướng ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán đánh giá KSNB, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sự hữu hiệu của HTKSNB, các doanh nghiệp có hệ thống KSNB yếu kém. Tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu đều tập trung phân tích các nhân tố nội tại bên trong của HTKSNB theo báo cáo của COSO như: MTKS, ĐGRR, HĐKS, TT&TT, HĐGS với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu HTKSNB yếu kém sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ngược lại sẽ giúp Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhưng do đặc thù của nền kinh tế là khác nhau và việt nam là một nước công nghiệp đang phát triển vì vậy tác giả sẽ xây dựng để hoàn thiện một HTKSNB phù hợp với Doanh nghiệp. 2.2. Các thành phần ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB Hệ thống KSNB nêu trên cơ bản là một quá trình: Kiểm soát nội bộ không phải là một sự kiện hay một tình huống, mà là một quy trình các hoạt động được nỗ lực thực hiện và lặp đi lặp lại và được đan xen, lồng ghép vào các hoạt động của
  • 41. 26 Giám sát Thông tin và truyền thông Hoạt động kiểm soát Thành phần của kiểm soát nội bộ Đánh giá rủi ro Môi trường kiểm soát đơn vị - cũng chính là cách quản lý điều hành đơn vị. Gắn liền với quá trình này là các chính sách và thủ tục. Các chính sách sẽ thể hiện quan điểm của ban quản lý về những gì nên làm. Còn các thủ tục sẽ bao gồm các hành động nhằm thực hiện một chính sách. Những chính sách và thủ tục được xây dựng và tồn tại để kiểm soát có hiệu lực. Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người: Kiểm soát nội bộ được thực hiện bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các nhân viên khác - đều là người của đơn vị thông qua lời nói và hành động. Chính con người sẽ thiết lập các mục tiêu cho đơn vị và xây dựng các cơ chế kiểm soát. Trong đó, hội đồng quản trị, ban quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng với trách nhiệm giám sát, tư vấn, quản lý, phê duyệt các giao dịch, các chính sách nhất định và đồng thời phải giám sát cả các hoạt động của quản lý. Theo Coso 2013 thì có 5 thành phần của kiểm soát nội bộ gồm: 2.2.1. Môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức, phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức. Các yếu tố của môi trường kiểm soát bao gồm:
  • 42. 27 Thứ nhất, đặc thù quản lý Đặc thù quản lý chỉ những quan điểm, triết lý và phong cách điều hành khác nhau của nhà quản lý cấp cao ở đơn vị. Vì vậy, nhận thức, quan điểm thái độ, đường lối, hành vi quản trị và tư cách của họ ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu tại đơn vị. Thứ hai, cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức trong một đơn vị phản ánh việc phân chia quyền lực, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người trong tổ chức ấy cũng như mối quan hệ hợp tác, phối hợp, kiểm soát và chia sẻ thông tin lẫn nhau giữa những người khác nhau trong cùng một tổ chức. Thứ ba, chính sách nhân sự Chính sách nhân sự được biểu hiện trong thực tế thông qua các quy định về tuyển dụng, thuê mướn, đào tạo, đánh giá, tư vấn, luân chuyển, đề bạt, tiền lương, khen thưởng và kỷ luật. Vấn đề con người luôn có một vai trò quan trọng trong mọi quá trình quản lý nên chính sách nhân sự là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các chính sách, thủ tục kiểm soát của đơn vị. Thứ tư, công tác kế hoạch Công tác kế hoạch bao gồm lập kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Lập kế hoạch là quá trình nhà quản trị xác định các mục tiêu, các chỉ tiêu kế hoạch, các nội dung công việc và vạch ra các bước thực hiện để đạt được những mục tiêu đó. Hệ thống kế hoạch được lập trong doanh nghiệp, như: kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự,.. có ý nghĩa vừa định hướng cho công việc sẽ làm, vừa là tiêu chuẩn, thước đo để kiểm soát quá trình thực hiện công việc đó. Công tác lập kế hoạch cần bám sát với tình hình thực tế, trong quá trình thực hiện kế hoạch cần có sự đánh giá thường xuyên, định kỳ giữa thực tế thực hiện với kế hoạch để phát hiện những điều bất ngờ có thể xảy đến và từ đó có biện pháp điều chỉnh kế hoạch phù hợp, kịp thời.
  • 43. 28 Thứ năm, các nhân tố bên ngoài Môi trường kiểm soát chung của các doanh nghiệp còn phụ thuộc vào các nhân tố bên ngoài. Các nhân tố này nằm ngoài sự kiểm soát của các nhà quản lý doanh nghiệp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, phong cách điều hành của các nhà quản lý cũng như việc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát cụ thể, như: chính sách, pháp luật và sự kiểm soát của các cơ quan chức năng nhà nước; ảnh hưởng của các chủ nợ; môi trường pháp lý; đường lối phát triển đất nước... 2.2.2. Đánh giá rủi ro Để đánh giá rủi ro, trước tiên cần xác định mục tiêu. Xác định mục tiêu không phải là của KSNB, nhưng nó là điều kiện tiên quyết để KSNB có thể thực hiện được. Xác định mục tiêu Mặc dù các mục tiêu của một tổ chức là đa dạng nhưng nhìn chung, có thể phân thành ba loại: - Mục tiêu hoạt động: gắn liền với việc hoàn thành nhiệm vụ cơ bản của đơn vị - mục đích chủ yếu cho sự tồn tại của một đơn vị. - Mục tiêu báo cáo tài chính: hướng đến việc công bố BCTC trung thực và đáng tin cậy. - Mục tiêu tuân thủ: hướng đến việc tuân thủ các luật lệ, quy định. Sự tuân thủ này có thể ảnh hưởng đáng kể đến danh tiếng của đơn vị trong cộng đồng. Một mục tiêu theo cách phân loại này có thể trùng lắp hay hỗ trợ cho một mục tiêu khác. Sự sắp xếp vào một loại mục tiêu nào đôi khi còn phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Những mục tiêu nêu trên, chúng không độc lập mà bổ sung và liên kết với nhau. Những mục tiêu ở mức độ toàn đơn vị không những phải phù hợp với năng lực và triển vọng của tổ chức, mà chúng còn phù hợp với những mục tiêu và chức năng của từng bộ phận kinh doanh. Rủi ro Nhận dạng rủi ro: Rủi ro được nhận dạng ở các mức độ sau:
  • 44. 29 Rủi ro ở mức độ toàn đơn vị: có thể phát sinh do những bên ngoài và bên trong. Vì thế nhận dạng được những bên ngoài và bên trong làm gia tăng rủi ro cho đơn vị sẽ quyết định sự thành công của việc đánh giá rủi ro. Một khi những chính được nhận diện, nhà quản lý sau đó có thể nghiên cứu tầm quan trọng của chúng và liên kết chúng với những gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh. Rủi ro ở mức độ hoạt động: Rủi ro ở từng bộ phận hay từng chức năng kinh doanh chính trong đơn vị. Đánh giá đúng rủi ro ở mức độ hoạt động sẽ góp phần duy trì rủi ro ở mức độ toàn đơn vị một cách hợp lý. Phân tích rủi ro: Sau khi đơn vị đã nhận dạng được rủi ro ở mức độ đơn vị và mức độ hoạt động, cần tiến hành phân tích rủi ro. Có nhiều phương pháp phân tích rủi ro, tuy nhiên, quá trình phân tích nhìn chung bao gồm các bước sau:Đánh giá tầm quan trọng của rủi ro; Đánh giá khả năng (hay xác suất) rủi ro có thể xảy ra; Xem xét phương pháp quản trị rủi ro – đó là, những hành động cần thiết cần thực hiện để giảm thiểu rủi ro. Nền kinh tế, ngành nghề kinh doanh, môi trường pháp lý, và những hoạt động của đơn vị luôn thay đổi và phát triển. KSNB hữu hiệu trong điều kiện này có thể lại không hữu hiệu trong điều kiện khác. Do vậy, nhận dạng rủi ro cần được tiến hành một cách liên tục, đó chính là quản trị sự thay đổi. Quản trị sự thay đổi bao gồm việc thu nhận, xứ lý và báo cáo thông tin về những sự kiện, hoạt động và điều kiện chỉ ra những thay đổi mà đơn vị cần phải phản ứng lại. 2.2.3 Hoạt động kiểm soát Hoạt động kiểm soát là các chính sách và thủ tục đảm bảo quá trình quản lý được thực hiện. Thủ tục kiểm soát được xây dựng và áp dụng trong mọi bộ phận, mọi cấp độ tổ chức của một đơn vị nhằm đối phó với những rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị. Trong một doanh nghiệp có nhiều thủ tục kiểm soát khác nhau được thiết kế và áp dụng. Trên cơ sở các thủ tục kiểm soát được xác lập, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ban hành các quy chế quản lý nhằm thực thi các thủ tục kiểm soát. Tuy nhiên, các quy chế, thủ tục kiểm soát đều được xây dựng theo các nguyên tắc kiểm soát cơ bản là:
  • 45. 30 Nguyên tắc phân công, phân nhiệm Nguyên tắc này đòi hỏi công việc và trách nhiệm phải được phân chia rõ ràng cho nhiều người trong một bộ phận hoặc nhiều bộ phận trong một tổ chức, nhằm tạo ra sự chuyên môn hóa trong việc thực hiện công việc, không để cho một cá nhân nắm tất cả các khâu của một quy trình nghiệp vụ từ khi phát sinh cho đến khi kết thúc. Phân công, phân nhiệm rõ ràng được xem là nguyên tắc quan trọng của kiểm soát. Bởi vì trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng mỗi người trong tổ chức không những hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình mà còn hiểu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của nhau để phối hợp cùng nhau và kiểm soát lẫn nhau nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức. Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn Nguyên tắc này đặt ra do nhà quản lý đơn vị không thể và cũng không nên trực tiếp giải quyết mọi vấn đề trong đơn vị. Theo sự ủy quyền của nhà quản lý cấp trên, các cấp dưới được giao quyền quyết định và giải quyết một số công việc trong một phạm vi nhất định. Cấp trên vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc mà mình ủy quyền, và vì vậy vẫn phải kiểm tra sát sao công việc đã uỷ quyền. Quá trình ủy quyền được thực hiện qua nhiều cấp, tạo nên một hệ thống phân chia trách nhiệm và quyền hạn nhưng vẫn đảm bảo sự thống nhất và tập trung trong toàn đơn vị. Phê chuẩn là biểu hiện cụ thể của việc quyết định và giải quyết một công việc trong một phạm vi quyền hạn được giao. Phê chuẩn thể hiện sự đồng ý của nhà quản lý đối với một nghiệp vụ được phép xảy ra. Để đảm bảo các mục tiêu kiểm soát thì tất cả các nghiệp vụ phải được phê chuẩn đúng đắn. Sự phê chuẩn này có thể là phê chuẩn chung hoặc phê chuẩn cụ thể. Phê chuẩn chung được thực hiện cho nhiều các giao dịch và sự kiện kinh tế, thông qua việc Ban GĐ, Ban quản trị xây dựng các chính sách để cấp dưới và nhân viên của tổ chức thực thi trong phạm vi giới hạn của chính sách đó. Phê chuẩn cụ thể được thực hiện đối với từng nghiệp vụ riêng biệt.
  • 46. 31 Nguyên tắc bất kiêm nhiệm Bất kiêm nhiệm hay còn gọi là sự cách ly thích hợp về trách nhiệm. Cách ly thích hợp về trách nhiệm trong nhiều trường hợp rất có tác dụng trong việc ngăn ngừa những sai phạm nhất là những sai phạm cố ý. 2.2.4. Hoạt động giám sát Giám sát là bộ phận cuối cùng của hệ thống KSNB, là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB theo thời gian. Giám sát có một vai trò quan trọng, nó giúp KSNB luôn hoạt động hữu hiệu. Giám sát thường xuyên Các hoạt động giám sát thường xuyên được thực hiện đồng thời trong các hoạt động hàng ngày của đơn vị. Một số ví dụ về hoạt động giám sát thường xuyên: Báo cáo hoạt động và BCTC: dựa trên báo cáo này, những khác biệt hay chênh lệch đáng kể so với dự toán hay kế hoạch sẽ được phát hiện một các nhanh chóng. Một cơ cấu tổ chức thích hợp cùng với hoạt động giám sát thườngxuyên chính là sự giám sát tốt nhất cho hệ thống KSNB và giúp xác định các khiếm khuyết của hệ thống. Việc đối chiếu giữa số liệu ghi chép về tài sản trên sổ sách với số liệu tài sản thực tế cũng là thủ tục giám sát thường xuyên. Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập: thường đưa ra các kiến nghị về các biện pháp cải tiến KSNB. Giám sát định kỳ Phạm vi và mức độ thường xuyên của việc giám sát định kỳ: Phạm vi đánh giá tùy thuộc vào loại mục tiêu cần quan tâm: hoạt động, BCTC hay tuân thủ. Mức độ thường xuyên của giám sát định kỳ phụ thuộc vào đánh giá rủi ro, phạm vi và mức độ của giám sát thường xuyên. Người thực hiện giám sát định kỳ: Thông thường, việc giám sát định kỳ diễn ra dưới hình thức tự đánh giá (người quản lý và nhân viên đảm nhận một nhiệm vụ
  • 47. 32 cụ thể nào đó sẽ tự đánh giá về sự hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát đối với các hoạt động của họ). 2.2.5. Thông tin truyền thông Thông tin Mọi bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp đều phải có những thông tin cần thiết giúp thực hiện trách nhiệm của mình (trong đó có trách nhiệm kiểm soát). Vì vậy, những thông tin cần thiết cần phải được xác định, thu thập và truyền đạt tới những cá nhân, bộ phận có liên một cách kịp thời và thích hợp. Hệ thống thông tin của doanh nghiệp tạo ra các báo cáo, trong đó chứa đựng những thông tin tài chính, hoạt động hay tuân thủ, giúp cho nhà quản lý điều hành và kiểm soát doanh nghiệp. Một thông tin có thể được dùng cho nhiều mục tiêu khác nhau, như để lập BCTC, để xem xét việc tuân thủ pháp luật và các quy định hay được dùng để điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đơn vị cần xác định các thông tin cần thiết phải thu thập, xử lý và báo cáo. Vấn đề quan trọng nhất là thông tin phải phù hợp với nhu cầu, đặc biệt trong giai đoạn doanh nghiệp đối mặt với thay đổi trong kinh doanh, với sự cạnh tranh gay gắt và sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Một hệ thống thông tin tốt cần có các đặc điểm sau: Hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh; Hỗ trợ cho sáng kiến mang tính chiến lược;Tích hợp với hoạt động kinh doanh; Chất lượng thông tin: Bất kể là thông tin được tạo ra bởi hệ thống nào thì cũng cần phải đảm bảo chất lượng... Truyền thông Truyền thông là việc trao đổi và truyền đạt các thông tin cần thiết tới các bên có liên quan cả trong lẫn ngoài doanh nghiệp. Bản thân mỗi hệ thống thông tin đều có chức năng truyền thông, bởi có như vậy thì những thông tin đã được thu thập và xử lý mới có thể đến được với các đối tượng có nhu cầu để giúp họ thực hiện được trách nhiệm của mình. Xuất phát từ mối quan hệ không thể tách rời giữa thông tin và truyền thông nên hai khái niệm này được trình bày chung cấu thành một bộ phận của hệ thống KSNB. Thông tin và truyền thông phải đảm bảo “phủ sóng” tới mọi bộ phận, phòng
  • 48. 33 ban và cá nhân trong từng doanh nghiệp cũng như các đối tượng bên ngoài có liên quan. Thông tin và truyền thông ngày càng quan trọng trong việc giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình để tồn tại và phát triển. 2.3. Sự cần thiết và lợi ích của kiểm soát nội bộ Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung và quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành. Người lao động có thể vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của người sử đụng lao động. Nhà quản lý sử dụng công cụ gì quản lý các rủi ro, phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính? Việc xây dựng và vận hành tốt hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ giải quyết được những vấn đề trên. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động (sai sót, các rủi ro làm chậm kế hoạch...); bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, trộm cắp...; đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính; đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp; đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra.
  • 49. 34 CHƯƠNG 3. KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYỂT  Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn và bảng câu hỏi khảo sát - Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp khảo sát (phát phiếu ks hoặc gửi qua mail) cho các đối tượng có liên quan: Ban giám đốc, Trưởng phó bộ phận sản xuất, Kỹ thuật, Kinh doanh, Hành chính, Kế toán của Công ty TNHH H.A.V.A.S thông qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. - Sau khi thu thập thông tin, tìm hiểu tài liệu, quan sát tài liệu, báo cáo công ty, điều lệ, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị tại Công ty TNHH H.A.V.A.S, tác giả sử dụng các phương pháp xử lý thông tin như: phương pháp tổng hợp; phương pháp phân tích; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp tính toán; các phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu như: phương pháp diễn giải; phương pháp thống kê… để tổng hợp kết quả khảo sát và đưa ra các phân tích, đánh giá, nhận định về hệ thống KSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S. Câu hỏi đặt ra: - Hệ thống KSNB của Công ty H.A.V.A.S gồm những thành phần nào? Từng thành phần của HTKSNB hoạt động có hiệu quả không? - Các bộ phận cấu thành nên HTKSNB có hoạt động như một thể thống nhất để đạt được mục tiêu hoạt động của H.A.V.A.S không?  Phương pháp phỏng vấn Phương pháp giao tiếp giữa tác giả với đối tượng hỏi bằng phỏng vấn bằng phiếu trực tiếp và thu thập dữ liệu điều tra gián tiếp. Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu (Phụ lục) là sự giao tiếp trực diện của nhà nghiên cứu với người trả lời. Cách phỏng vấn này có một số ưu điểm : dễ thu nhận đầy đủ ý kiến trả lời; cho phép kiểm tra người trả lời có ghi, điền đúng quy định hay không. Thu thập dữ liệu bằng phiếu điều tra thông tin, trong đó khi người được hỏi điền vào phiếu không có mặt của nhà nghiên cứu. Có hai cách thu nhận phiếu hỏi : Thu nhận bằng giao trực tiếp (trao tay) và thu nhận bằng cách gửi email.
  • 50. 35  Kết quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng về hệ thống KSNB tại Công ty TNHH H.A.V.A.S 3.1.1. Thực trạng về môi trường kiểm soát a) Bảng 3.1. Bảng câu hỏi điều tra về đặc thù quản lý Câu hỏi điều tra Có Không % đồng ý Chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ là kỹ thuật đúng hay không? 32/32 100% Hệ thống KSNB có cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp không? 32/32 100% Nhà quản lý trong công ty có đặt ra yêu cầu về thực thi tính chính trực và giá trị đạo đức trong đơn vị không? 32/32 100% Nhà quản lý trong công ty có quan tâm tới các chính sách và thủ tục kiểm soát tại đơn vị không? 32/32 100% Nhà quản lý tại Công ty có thiết lập và duy trì thường xuyên các chính sách và thủ tục kiểm soát tại đơn vị không? 30/32 2/32 94% Theo Anh/Chị lãnh đạo Công ty có gương mẫu trong việc tuân thủ các quy định, quy chế để nhân viên noi theo không? 28/32 4/32 88% Nhà quản lý trong Công ty có nghiên cứu các rủi ro trong kinh doanh và áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp và thoả đáng không? 27/32 5/32 84% BGĐ Công ty có sẵn lòng chấp nhận rủi ro cao để đổi lấy phần thưởng là lợi nhuận cao không? 14/32 18/32 44% Theo Anh/Chị các nhà quản lý cấp cao tại Công ty đã nhận diện đầy đủ các nhân tố có thể tạo ra rủi ro ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp không? 16/32 16/32 50% Công ty có định hướng chiến lược kinh doanh theo chiến lược phát triển và kế hoạch phối hợp kinh doanh chung không? 32/32 0 100% Theo Anh/Chị quan điểm, phong cách, triết lý của BGĐ Công ty có ảnh hưởng quan trọng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB của Công ty không? 25/32 7/32 78%
  • 51. 36 - Theo bảng thống kê trên 44% kết quả khảo sát cho rằng BLĐ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để đổi lấy lợi nhuận, 66% không đồng ý với quan điểm này. 50% các nhà QL cấp cao chưa nhận diện đầy đủ các nhân tố có thể tạo ra rủi ro. Và bộ máy QL ở các bộ phận trong Công ty TNHH H.A.V.A.S chịu ảnh hưởng phần lớn bởi thái độ, quan điểm của các nhà quản lý cấp trên là BGĐ, BKS. Lãnh đạo chủ yếu đi lên từ cán bộ kỹ thuật. Nhà quản lý nhận thức về HTKSNB chưa đầy đủ. b) Bảng 3.2. Bảng câu hỏi điều tra về cơ cấu tổ chức Câu hỏi điều tra Có Không % đồng ý Cơ cấu tổ chức của Công ty có đảm bảo sự phân chia 3 chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ sách, và bảo quản tài sản không? 28/32 4/32 88% Cơ cấu tổ chức của Công ty có đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận không? 29/32 3/32 91% Cơ cấu tổ chức của Công ty Anh/Chị có tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm soát không? 25/32 7/32 78% Công ty có sử dụng “Bản mô tả công việc” quy định rõ công việc, trách nhiệm, yêu cầu kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ cho từng vị trí công việc không? 14/32 18/32 44% Theo Anh/Chị có nên thành lập Uỷ ban quản lý rủi ro thuộc HĐTV Công ty không? 32/32 100% Cơ cấu tổ chức hợp lý là yếu tố quan trọng giúp nhà quản lý thực hiện tốt chức năng quản lý đơn vị. Để môi trường kiểm soát tốt, doanh nghiệp phải có sơ đồ cơ cấu tổ chức và sự phân định quyền hạn trách nhiệm giữa các cấp rõ ràng. Kết quả tổng hợp số liệu khảo sát về cơ cấu tổ chức được trình bày tại Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH H.A.V.A.S. HĐTV hiện có 5 người hoạt động theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty và Quy chế hoạt động của HĐTV.
  • 52. 37 Ban kiểm soát có 2 người, là cơ quan giúp việc cho HĐTV trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý điều hành trong Công ty, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế khắc phục các rủi ro trong hoạt động SXKD, điều hành thông suốt, đúng pháp luật. Ban giám đốc gồm có: giám đốc điều hành người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động của Công ty để thực hiện mục tiêu, kế hoạch SXKD, phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và các Nghị quyết, quyết định của HĐTV, chịu trách nhiệm trước HĐTV công ty và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Các phòng ban chức năng được phân chia chức năng, nhiệm vụ cụ thể: Phòng Kế toán: thực hiện các công tác kế toán, tài chính theo quy định, tham mưu giúp Giám đốc quản trị, kiểm soát chi phí; Phòng Hành chính - Nhân sự: Tham mưu giúp việc Giám đốc trong công tác tổ chức sản xuất, tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Công ty, quản lý lao động và tiền lương của Công ty; Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Tham mưu giúp việc Giám đốc trong công tác kế hoạch tổng hợp, các hợp đồng kinh tế, hợp đồng nghiên cứu khoa học kỹ thuật, hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ, tìm kiếm khách hàng, triển khai thực hiện hợp đồng theo đúng tiến độ đã ký kết, thực hiện hoạt động tìm kiếm khách hàng, marketting sản phẩm...; Phòng Kỹ thuật – KCS: Tham mưu cho Giám Đốc về phương hướng sản xuất, hướng dẫn, kiểm tra quản lý kỹ thuật sản xuất, máy móc thiết bị trên cơ sở các điều lệ quy trình, quy phạm của Nhà nước và các cơ quan cấp trên. Giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý chất lượng sản phẩm từ nhập nguyên vật liệu đến sản xuất sản phẩm và chất lượng sản phẩm. Kiểm tra, giám định chất lượng các loại sản phẩm trước khi giao cho khách hàng, phát hiện và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng. Các nhà máy sản xuất: Mỗi nhà máy gồm một hoặc một số công đoạn sản xuất chính. Để phục vụ cho hoạt động sản xuất chính, các doanh nghiệp còn tổ chức các khâu sản xuất phụ trợ để phục vụ cho sản xuất chính và được tổ chức theo từng phân xưởng.
  • 53. 38 Qua khảo sát, cơ cấu tổ chức của công ty có sự phân chia chức năng riêng biệt và xác định vị trí then chốt của từng bộ phận. Điều nay tạo thuận lợi cho các nhà quản lý dễ dàng chỉ đạo công việc cũng như việc truy cứu trách nhiệm trong các trường hợp sai phạm. 44% kết quả cho rằng Công ty chưa có bản mô tả công việc đầy đủ cho tất cả các bộ phận quy định rõ công việc và trách nhiệm cho từng cá nhân, hướng dẫn chi tiết xử lý các trường hợp vi phạm cụ thể. c) Bảng 3.3. Bảng câu hỏi điều tra về chính sách nhân sự Câu hỏi điều tra Có Không % đồng ý Công ty có ban hành bằng văn bản các chính sách và quy định: nội quy lao động, quy chế tuyển dụng, quy chế lương, phúc lợi... theo luật hiện hành hay không? 21/32 11/32 66% Các Quy định chính sách có được update thường xuyên theo chế độ của nhà nước không? 0 32/32 0% Chính sách tuyển dụng của Công ty ngoài việc tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước có quy định ưu tiên tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao hoặc lao động có kinh nghiệm, năng lực đã làm việc ở các doanh nghiệp khác không? 30/32 2/32 94% Kết quả công việc của mỗi nhân viên có được định kỳ đánh giá và soát xét không? 32/32 0 100% Công ty có áp dụng biện pháp sau để đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên không? + Cán bộ công nhân viên lành nghề, thạo việc hướng dẫn cho cán bộ mới tuyển dụng: 30/32 2/32 94% + Cử đi học tại các trường, học viện, trung tâm đào tạo: 10/32 22/32 31% + Tự tổ chức các buổi đào tạo: 30/32 2/32 94% Theo Anh/chị hình thức tính và trả lương cho người lao động tại Công ty như hiện nay đã khuyến khích được người lao động cống hiến cho sự phát triển của Công ty không? 22/32 10/32 69% Công ty có tổ chức các cuộc thi để đánh giá năng lực và trình độ của cán bộ công nhân viên hàng năm không? 2/32 30/32 6%