SlideShare a Scribd company logo
1 of 273
Chương I
ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN
        CỨU KHOA HỌC
 I. KHOA HỌ C
 1. Khái niệ m
 Khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về mọi
 loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật
 chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”.
 Hệ thống tri thức được nói ở đây là hệ thống tri
 thức khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm.
-Tri thứ c kinh nghiệ m
• Được tích lũy một cách ngẫu nhiên từ trong đời sống
  hằng ngày.
• Con người có được những hình dung thực tế về các sự
  vật, biết cách phản ứng trước tự nhiên, biết ứng xử trong
  các quan hệ xã hội.
• Ngày càng trở nên phong phú, chứa đựng những mặt
  đúng đắn, nhưng riêng biệt, chưa thể đi sâu vào bản chất
  các sự vật.
• Chỉ giúp cho con người phát triển đến một khuôn khổ
  nhất định.
 Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm luôn là một cơ sở quan
  trọng cho sự hình thành các tri thức khoa học.
-Tri thứ c khoa họ c
• Được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt động
  nghiên cứu khoa học.
• Là loại hoạt động được vạch sẵn theo một mục
  tiêu xác định và được tiến hành dựa trên những
  phương pháp khoa học.
• Không phải là sự kế tục giản đơn các tri thức
  kinh nghiệm, mà là sự tổng kết những tập hợp
  số liệu và sự ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát
  hóa thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản
  chất.
Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các
 bộ môn khoa học (diclipline) chẳng hạn triết học, sử
 học, kinh tế học, toán học, vật lý học, hóa học, sinh
                        học,…

2. Phân loạ i khoa họ c
• là sự phân chia các bộ môn khoa học thành
  những nhóm các bộ môn khoa học theo cùng
  một tiêu thức nào đó.
• là để nhận dạng cấu trúc của hệ thống tri thức.
Có nhiều cách phân loại, mỗi cách phân loại dựa
  trên một tiêu thức có một ý nghĩa ứng dụng nhất
  định.
a) Phân loạ i theo phươ ng pháp hình thành khoa
  họ c
 Tiêu thức phân loại là phương pháp hình thành cơ sở
  lý thuyết của bộ môn khoa học. Khoa học tiền
  nghiệm, là những bộ môn khoa học được hình
  thành dựa trên những tiên đề hoặc hệ tiên đề, ví
  dụ: hình học, lý thuyết tương đối.
• Khoa học hậu nghiệm, là những bộ môn khoa học
  được hình thành dựa trên quan sát hoặc thực
  nghiệm, ví dụ: xã hội học, vật lý học thực nghiệm.
• Khoa học phân lập, là những bộ môn khoa
  học được hình thành dựa trên những sự phân
  chia đối tượng ngiên cứu của một bộ môn
  khoa học vốn tồn tại thành những đối tượng
  nghiên cứu hẹp hơn, ví dụ: khảo cổ học được
  phân lập từ sử học, cơ học được phân lập từ
  vật lý học.
• Khoa học tích hợp, là những bộ môn khoa học
  được hình thành dựa trên sự hợp nhất về cơ
  sở lý thuyết hoặc phương pháp luận của hai
  hoặc nhiều bộ môn khoa học khác nhau, ví
  dụ: kinh tế học chính trị được tích hợp từ kinh
  tế học và chính trị học, hóa lý được tích hợp
  từ hóa học và vật lý học.
b) Phân loạ i theo đố i tượ ng nghiên cứ u củ a khoa họ c
Để tiện sử dụng, mô hình này đã được tuyến tính hóa
  theo trình tự sau:
• Khoa học tự nhiên và khoa học trừu tượng (hoặc
  khoa học chính xác).
• Khoa học kỹ thuật và công nghệ, ví dụ: kỹ thuật
  điện tử, kỹ thuật di truyền.
• Khoa học nông nghiệp, bao gồm nông nghiệp, lâm
  nghiệp, thủy sản.
• Khoa học sức khỏe, ví dụ: dịch tễ học, bệnh học.
• Khoa học xã hội và nhân văn, ví dụ: sử học, ngôn
  ngữ học.
• Triết học, bao gồm cả các khoa học về tư duy như
  logic học.
3. Các giai đoạ n phát triể n củ a tri thứ c khoa họ c
• Phươ ng hướ ng khoa họ c (scientific
  orientation) là một tập hợp những nội dung
  nghiên cứu thuộc một hoặc một số lĩnh vực
  khoa học, được định hướng theo một hoặc
  một số mục tiêu về lý thuyết hoặc phương
  pháp luận.
• Trườ ng phái khoa họ c (scientific school) là
  một phương hướng khoa học được phát triển
  đến một cách nhìn mới hoặc một góc nhìn
  mới đối với đối tượng nghiên cứu, là tiền đề
  cho sự hình thành một hướng mới về lý
  thuyết hoặc phương pháp luận.
• Bộ môn khoa họ c (scientific discipline) là hệ
  thống lý thuyết hoàn chỉnh về một đối tượng
  nghiên cứu.
• Ngành khoa họ c (specialty) là một lĩnh vực
  hoạt động xã hội về nghiên cứu khoa học
  hoặc một lĩnh vực đào tạo. Chẳng hạn, khi nói
  “chuyên gia ngành luật” có nghĩa là người
  hoạt động trong ngành luật, đã nắm vững
  hàng loạt bộ môn khoa học về luật, như luật
  dân sự, luật quốc tế, luật học so sánh,…
4. Tiêu chí nhậ n biế t mộ t bộ môn khoa họ c
• Tiêu chí 1. Có mộ t đố i tượ ng nghiên cứ u. Đối
  tượng nghiên cứu là bản chất sự vật được đặt
  trong phạm vi quan tâm của bộ môn khoa học.
• Tiêu chí 2. Có mộ t hệ thố ng lý thuyế t. Lý thuyết là
  một hệ thống tri thức khoa học bao gồm khái niệm,
  phạm trù, quy luật. Hệ thống lý thuyết của bộ môn
  khoa học thường gồm hai bộ phận: bộ phận riêng
  có và bộ phận kế thừa từ các khoa học khác.
• Tiêu chí 3. Có mộ t hệ thố ng phươ ng pháp
  luậ n. Phương pháp luận hiện được hiểu hai
  nghĩa: (1) Lý thuyết về phương pháp; (2) Hệ
  thống các phương pháp. Phương pháp luận
  của của một bộ môn khoa học bao gồm hai
  bộ phận: phương pháp luận riêng có và
  phương pháp luận thâm nhập từ các bộ môn
  khoa học khác nhau.
• Tiêu chí 4. Có mụ c đích ứ ng dụ ng. Do khoảng
  cách giữa nghiên cứu và áp dụng ngày càng
  rút ngắn về không gian giữa phòng thí nghiệm
  nghiên cứu với cơ sở sản xuất và thời gian từ
  nghiên cứu đến áp dụng, mà người ta ngày
  càng dành nhiều mối quan tâm tới mục đích
  ứng dụng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp
  người nghiên cứu chưa biết trước mục đích
  ứng dụng. Vì vậy, không nên vận dụng một
  cách máy móc tiêu chí này.
• Tiêu chí 5. Có mộ t lị ch sử nghiên cứ u. Lịch sử
  nghiên cứu của một bộ môn khoa học thường
  có thể bắt nguồn từ một bộ môn khoa học
  khác. Trong giai đoạn tiếp sau, với sự hoàn
  thiện về lý thuyết và phương pháp luận,
  những bộ môn khoa học độc lập ra đời, tách
  khỏi khuôn khổ bộ môn khoa học cũ. Tuy
  nhiên, không phải mọi bộ môn khoa học đều
  có lịch sử phát triển như vậy. Vì vậy, cũng
  không nên vận dụng máy móc tiêu chí này.
II NGHIÊN CỨ U KHOA HỌ C

1. Khái niệ m
Nghiên cứu khoa học
 - là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm
  kiếm những điều mà khoa học chưa biết.
 - hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển
  nhận thức khoa học về thế giới.
- hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương
  tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.
2. Phân loạ i nghiên cứ u khoa họ c
1) Phân loạ i theo chứ c năng nghiên cứ u
• Nghiên cứ u mô tả, là những nghiên cứu nhằm đưa ra
  một hệ thống tri thức về nhận dạng sự vật giúp con
  người phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa
  sự vật này với sự vật khác. Nội dung mô tả có thể bao
  gồm mô tả hình thái, động thái, tương tác; mô tả định
  tính tức các đặc trưng về chất của sự vật; mô tả định lượng
  nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng của sự vật.
• Nghiên cứ u giả i thích, là những nghiên cứu nhằm làm
  rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi
  phối quá trình vận động của sự vật. Nội dung của giải
  thích có thể bao gồm giải thích nguồn gốc; động thái;
  cấu trúc; tương tác; hậu quả; quy luật chung chi phối
  quá trình vận động của sự vật.
• Nghiên cứ u dự báo, là những nghiên cứu nhằm
  nhận dạng trạng thái của sự vật trong tương lai.
  Mọi dự báo đều phải chấp nhận những sai lệch,
  kể cả trong nghiên cứu tự nhiên và xã hội. Sự sai
  lệch trong các kết quả dự báo có thể do nhiều
  nguyên nhân: sai lệch khách quan trong kết quả
  quan sát; sai lệch do những luận cứ bị biến dạng
  trong sự tác động của các sự vật khác; môi trường
  cũng luôn có thể biến động,…
• Nghiên cứ u sáng tạ o, là loại nghiên cứu nhằm
  làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại. Khoa
  học không bao giớ dừng lại ở mô tả, giải thích và
  dự báo mà luôn hướng vào sự sáng tạo các giải
  pháp cải tạo thế giới.
2). Phân loạ i theo tính chấ t củ a sả n phẩ m nghiên cứ u
-Nghiên cứ u cơ bả n (fundamental research) là những nghiên cứu
   nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, t ương
   tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật với các sự vật
   khác. Sản phẩm nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát
   hiện, phát minh, dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý
   thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh
   vực khoa học, chẳng hạn, Newton phát minh định luật hấp dẫn
   vũ trụ; Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư. Nghiên cứu cơ
   bản được phân thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần túy và
   nghiên cứu cơ bản định hướng.
• Nghiên cứ u cơ bả n thuầ n túy, còn gọi là nghiên cứu cơ bản tự
   do, hoặc nghiên cứu cơ bản không định hướng, là những nghiên
   cứu về bản chất sự vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc
   chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.
• Nghiên cứ u cơ bả n đị nh hướ ng, là những nghiên cứu cơ bản đã
   dự kiến trước mục đích ứng dụng. Các hoạt động đều tra cơ bản
   tài nguyên, kinh tế, xã hội,… đều có thể xem là nghiên c ứu c ơ
   bản định hướng. Nghiên cứu cơ bản định hướng được phân chia
   thành nghiên cứu nền tảng (background research) và nghiên cứu
   chuyên đề (thematic research).
• Nghiên cứ u nề n tả ng, là những nghiên cứu
  về quy luật tổng thể của một hệ thống sự
  vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và
  các điều kiện thiên nhiên như địa chất,
  nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng;
  điều tra cơ bản về kinh tế, xã hội đều thuộc
  loại nghiên cứu nền tảng.
• Nghiên cứ u chuyên đề, là nghiên cứu về một
  hiện tượng đặc biệt của sự vật, ví dụ trạng
  thái plasma của vật chất, bức xạ vũ trụ, gen di
  truyền. Nghiên cứu chuyên đề vừa dẫn đến
  hình thành những cơ sở lý thuyết, mà còn dẫn
  đến những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn.
• Nghiên cứ u ứ ng dụ ng (applied research) là sự vận
  dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản
  để giải thích một sự vật; tạo ra những nguyên lý mới
  về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và
  đời sống. Giải pháp được hiểu theo một nghĩa rộng
  nhất của thuật ngữ này: có thể là một giải pháp về
  công nghệ, về vật liệu, về tổ chức và quản lý. Một
  số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế.
  Cần lưu ý rằng, kết quả của nghiên cứu ứng dụng thì
  chưa ứng dụng được. Để có thể đưa kết quả nghiên
  cứu ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến hành
  một loại hình nghiên cứu khác, có tên gọi là triển
  khai.
• Triể n khai, (development), còn gọi là triển khai thực
  nghiệm hoặc triển khai thực nghiệm kỹ thuật, là sự
  vận dụng các quy luật (thu được từ nghiên cứu cơ
  bản) và các nguyên lý (thu được từ nghiên cứu ứng
  dụng) để đưa ra các hình mẫu với những tham số
  khả thi về kỹ thuật. Điều cần lưu ý là, kết quả triển
  khai thì chưa triển khai được (!). Sản phẩm của triển
  khai chỉ mới là những hình mẫu khả thi kỹ thuật,
  nghĩa là không còn rủi ro về mặt kỹ thuật. Để áp
  dụng được, còn phải tiến hành nghiên cứu những
  tính khả thi khác, như khả thi tài chính, khả thi kinh
  tế, khả thi môi trường, khả thi xã hội. Hoạt động
  triển khai gồm triển khai trong phòng và triển khai
  bán đại trà.
• Triể n khai trong phòng, là loại hình triển khai nhằm
  khẳng định kết quả sao cho ra được sản phẩm, chưa
  quan tâm đến quy mô áp dụng. Trong những nghiên
  cứu về công nghệ, loại hình này được thực hiện
  trong các phòng thí nghiệm, labô công nghệ, nhà
  kính (trong nghiên cứu nông nghiệp). Trên một quy
  mô lớn hơn, hoạt động triển khai cũng được tiến
  hành trong các xưởng thực nghiệm (pilot workshop)
  thuộc viện hoặc xí nghiệp sản xuất.
• Triể n khai bán đạ i trà, còn gọi là pilot trong các
  nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và khoa
  học công nghệ, là một dạng triển khai nhằm kiểm
  chứng giả thuyết về hình mẫu trên một quy nhất
  định, thường là quy mô áp dụng bán đại trà, trong
  nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và khoa
  học công nghệ được gọi là quy mô bán công nghiệp.
III ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨ U KHOA HỌ C
1. Kháiniệ m đề tài
  Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa
  học, được đặc trưng bởi một nhiệm vụ nghiên cứu
  và do một người hoặc một nhóm người thực hiện.
    Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác, tuy
  không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa
  học, nhưng có những đặc điểm tương tự với đề tài
  khoa học, chẳng hạn: chương trình, dự án, đề án.
  Có thể phân biệt chúng như sau:
• Đề tài định hướng vào việc trả lời những câu hỏi về
  ý nghĩa học thuật, có thể chưa quan tâm nhiều đến
  việc hiện thực hóa trong hoạt động thực tế.
• Dự án là một loại đề tài có mục đích ứng
  dụng xác định, cụ thể về kinh tế và xã hội. Dự
  án có những đòi hỏi khác đề tài như: đáp ứng
  một nhu cầu đã được nêu ra; chịu sự ràng
  buộc của kỳ hạn và thường là ràng buộc về
  nguồn lực; phải thực hiện trong một bối cảnh
  không chắc chắn.
• Đề án là loại văn kiện được xây dựng để trình
  một cấp quản lý hoặc một cơ quan tài trợ để
  xin thực hiện một công việc nào đó, chẳng
  hạn, xin thành lập một tổ chức; xin cấp tài trợ
  cho một hoạt động xã hội. Sau khi một đề án
  được phê chuẩn, sẽ có thể xuất hiện những
  dự án, chương trình, đề tài hoặc tổ chức hoặc
  những hoạt động kinh tế, xã hội theo yêu cầu
  của đề án.
• Chươ ng trình là một nhóm các đề tài hoặc dự
  án, được tập hợp theo một mục đích xác
  định. Giữa chúng có thể có tính độc lập tương
  đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong
  chương trình không có sự đòi hỏi quá cứng
  nhắc, nhưng những nội dung của một chương
  trình thì phải luôn đồng bộ.
2. Nhiệ m vụ nghiên cứ u
Nhiệm vụ nghiên cứu là một chủ đề mà người nghiên cứu (hoặc
   nhóm nghiên cứu) thực hiện. Có nhiều nguồn nhiệm vụ:
• Chủ trươ ng phát triể n kinh tế và xã hộ i củ a quố c gia được
   ghi trong các văn kiện chính thức của các cơ quan có thẩm
   quyền. Người nghiên cứu có thể tìm kiếm “thị trường” trong
   những nhiệm vụ thuộc loại này.
• Nhiệ m vụ đượ c giao từ cơ quan cấ p trên của cá nhân hoặc
   tổ chức nghiên cứu. Đối với nguồn nhiệm vụ này, người
   nghiên cứu không óc sự chọn lựa mà phải làm theo yêu cầu.
• Nhiệ m vụ đượ c nhậ n từ hợ p đồ ng vớ i các đố i tác. Đối tác
   có thể là doanh nghiệp hoặc tổ chức xã hội hoặc cơ quan
   chính phủ. Nguồn này thường dẫn đến những nguồn thu
   nhập cao, tạo tiền đề phát triển nguồn lực nghiên cứu.
• Nhiệ m vụ do ngườ i nghiên cứ u tự đặ t cho mình xuất phát
   từ những ý tưởng khoa học của người nghiên cứu. Khi có
   điều kiện (chẳng hạn về kinh phí) thì người nghiên cứu biến
   những ý tưởng đó thành một đề tài.
3. Khách thể nghiên cứ u, đố i tượ ng nghiên cứ u, đố i tượ ng khả o sát
   Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát là
   những khái niệm công cụ luôn được sử dụng trong quá trình thực
   hiện một đề tài.
• Đố i tượ ng nghiên cứ u là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần
   được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Ví dụ:
• Đối tượng nghiên cứu của triết học là các quy luật phổ quát của sự
   vật.
• Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Thủ pháp phức điệu trong các
   bản giao hưởng của Becthoven” là thủ pháp phức điệu.
• Khách thể nghiên cứ u là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong
   các mối liên hệ mà người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang
   đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu chính là nơi chứa
   đựng những câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời. Ví
   dụ:
• Khách thể nghiên cứu của đề tài “Sử dụng thời gian nhàn rỗi c ủa
   sinh viên” là các trường đại học.
• Khách thể nghiên cứu của đề tài “Xác định biện pháp hạn chế rủi ro
   của các ngân hàng thương mại quốc doanh” là các ngân hàng
• Đố i tượ ng khả o sát là một bộ phận đủ đại diện của
  khách thể nghiên cứu được người nghiên cứu lựa
  chọn để xem xét. Không bao giờ người nghiên cứu
  có thể đủ quỹ thời gian và kinh phí để khảo sát trên
  toàn bộ khách thể.
• Trong đề tài “Xây dựng biện pháp hạn chế rủi ro tín
  dụng ở các ngân hàng thương mại quốc doanh”, thì
  đối tượng khảo sát là một số ngân hàng thương mại
  quốc doanh được chọn để nghiên cứu.
• Trong đề tài nghiên cứu âm nhạc về : “Thủ pháp
  phức điệu trong các bản giao hưởng của
  Becthoven”, thì khách thể nghiên cứu và điố tượng
  nghiên cứu trong trường hợp này có thể trùng nhau,
  vì người nghiên cứu có thể nghiên cứu trên tất cả
  các bản giao hưởng của Becthoven.
• Một khách thể nghiên cứu hoặc một đối tượng khảo
  sát có thể phục vụ cho nhiều đối tượng nghiên cứu
  khác nhau. Chẳng hạn, các ngân hàng thương mại
  quốc doanh có thể là đối tượng nghiên cứu về các
  biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng lại có th ể là
  đối tượng nghiên cứu về công nghệ ngân hàng, công
  nghệ thông tin, thậm chí về tố chức và quản lý doanh
  nghiệp,…
• Phạ m vi nghiên cứ u. Không phải đối tượng nghiên
  cứu và đối tượng khảo sát được xem xét một cách
  toàn diện trong mọi thời gian, mà nó được giới h ạn
  trong một số phạm vi nhất định: phạm vi về quy mô
  của đối tượng; phạm vi về không gian của sự vật;
  phạm vi thời gian của tiến trình của sự vật.
4. Mụ c tiêu và mụ c đích nghiên cứ u
    Mục tiêu (Objective) và mục đích (aim hoặc
  purpose) là những khái niệm then chốt trong
  nghiên cứu khoa học:
• Mụ c tiêu là cái đích về nội dung mà người nghiên
  cứu vạch ra để định hướng nỗ lực tìm kiếm. Mục
  tiêu là những điều cần làm trong công việc nghiên
  cứu. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.
• Mụ c đích là ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là
  đối tượng phục vụ của sản phẩm nghiên cứu.
  Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”,
  hoặc “để phục vụ cho cái gì?”.
• Mỗi đề tài nghiên cứu đều có một hoặc một
  số mục tiêu xác định, nhưng chưa hẳn đã có
  mục đích xác định. Ví dụ, đại số Boole trong
  suốt một thế kỷ rưỡi không trả lời được câu
  hỏi “Nghiên cứu để làm gì?” Chỉ đến khi xuất
  hiện chiếc máy tính điện tử đầu tiên, người ta
  mới biết được nó đóng vai trò quan trọng như
  thế nào trong việc đảm bảo toán học cho sự
  vận hành của máy tính.
5. Mộ tsố thành tự u khoa họ c đặ c biệ t
   Một số sản phẩm đặc biệt của nghiên cứu,
  như phát hiện, phát minh, sáng chế, là những
  khái niệm cần hiểu đúng trong giới hạn
  nghiên cứu và trên các diễn đàn, bởi vì nó
  đụng chạm đến nhiều vấn đề công nghệ, kinh
  tế, pháp lý và xã hội.
• Phát minh. Phát minh (tiếng Anh-discovery) là sự
  khám phá ra những quy luật, những tính chất
  hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn
  tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết,
  nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người.
  Ví dụ, Archimède phát minh định luật sức nâng
  của nước; Lebedev phát minh tính chất áp suất
  của ánh sáng, Nguyễn Văn Hiệu phát minh quy
  luật bất biến tiết diện của các quá trình sinh hạt.
  Phát minh là khám phá về quy luật khách quan,
  chưa có ý nghĩa áp dụng trực tiếp vào sản xuất
  hoặc đời sống. Vì vậy, phát minh không có giá trị
  thương mại, không được cấp bằng phát minh và
  không được bảo hộ pháp lý.
• Phát hiệ n. Phát hiện (tiếng Anh cũng là discovery) là
  sự khám phá ra những vật thể, những quy luật xã
  hội đang tồn tại một cách khách quan. Ví dụ, Kock
  phát hiện vi trùng lao, Marie Curie phát hiện nguyên
  tố phóng xạ radium. Christoph Colomb phát hiện
  châu Mỹ , Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư.
  Adam Smith phát hiện quy luật “bàn tay vô hình”
  của kinh tế thị trường. Phát hiện, cũng chỉ mới là sự
  khám phá các vật thể hoặc các quy luật xã hội, làm
  thay đổi nhận thức, chưa thể áp dụng trực tiếp, chỉ
  có thể áp dụng thông qua các giải pháp. Vì vậy, phát
  hiện cũng không có giá trị thương mại, không cấp
  bằng và không được bảo hộ pháp lý.
• Sáng chế . Sáng chế là loại thành tựu trong
  khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong khoa
  học xã hội và nhân văn không có sản phẩm
  loại này, song các nhà khoa học xã hội luôn
  phải bàn đến sáng chế khi phân tích ý nghĩa
  kinh tế, pháp lý và xã hội của sáng chế.
• Sáng chế (tiếng Anh, tiếng Pháp – invention) là
  một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên
  lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được. Ví dụ,
  máy hơi nước của Jame Watt, công thức thuốc
  nổ TNT của Nobel. Vì sáng chế có khả năng áp
  dụng, nên có ý nghĩa thương mại, được cấp bằng
  sáng chế (patent), có thể mua bán patent hoặc ký
  kết các hợp đồng cấp giấy phép sử dụng (hợp
  đồng licence) cho người có nhu cầu, và được bảo
  hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Chương II
      ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.1. KHÁI NIỆ M NGHIÊN CỨ U KHOA HỌ C
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người,
nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh ngày càng
tăng lên và tưởng chừng như không bao giờ
ngừng.
Chẳng hạn:
•   Con người từ đâu đến và con người sẽ đi về đâu?
•   Đâu là giới hạn của vũ trụ? Có một nền văn minh nào
    ngoài trái đất của chúng ta? Chẳng lẽ Trái Đất là nơi có
    một nền văn minh duy nhất trong vũ trụ?
•   Thế giới này sẽ phát triển đến một giới hạn hay là sẽ
    phát triển đến vô cùng?
•   Thời gian là vô thuỷ vô chung, hay là có điểm khởi đầu
    và có điểm tận cùng?
•   v.v…
     Những câu hỏi như thế là vô cùng tận. Trả lời mỗi câu
    hỏi ấy là những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm
    túc.
• Như vậy, nghiên cứu khoa học là sự phát hiện
  bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học
  về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới
  và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự
  vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con
  người.
Có thể định nghĩa, nghiên cứu khoa học là quá
trình hình thành và chứng minh luận điểm
khoa học về một sự vật hoặc hiện tượng cần
khám phá.Cho ví dụ đối với ngành CNSH
2.2. CÁC ĐẶ C ĐIỂ M CỦ A NGHIÊN CỨ U KHOA
HỌ C
Đặc điểm chung nhất của nghiên cứu khoa học là
sự tìm tòi những sự vật, hiện tượng mà khoa học
chưa hề biết đến. Đặc điểm này dẫn đến hàng
loạt đặc điểm khác nhau của nghiên cứu khoa
học, mà người nghiên cứu cần quan tâm khi xử lý
những vấn đề cụ thể về mặt phương pháp luận
nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu.
2.2.1. Tính mớ i
Trong nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại
như cũ những phát hiện hoặc sáng tạo mà các
đồng nghiệp đi trước đã thực hiện.
Tính mới là tính quan trọng số một của nghiên
cứu khoa học.
2.2.2. Tính tin cậ y
    Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một
phương pháp nào đó phải có khả năng kiểm chứng
lại nhiều lần trong những điều kiện quan sát hoặc
thí nghiệm hoàn toàn giống nhau và với những kết
quả thu được hoàn toàn giống nhau. Một kết quả
thu được ngẫu nhiên dù phù hợp với giả thuyết đã
đặt ra trước đó cũng chưa thể xem là đủ tin cậy để
kết luận về bản chất của sự vật hoặc hiện tượng.
   Điều này đẫn đến một nguyên tắc mang tính
phương pháp luận của nghiên cứu khoa học, là khi
trình bày một kết quả nghiên cứu, người nghiên
cứu cần chỉ rõ những điều kiện, các nhân tố và
phương tiện thực hiện (nếu có).
2.2.3. Tính thông tin
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học được thể hiện
dưới nhiều dạng, có thể đó là một báo cáo khoa
học, một tác phẩm khoa học, song cũng có thể là
một mẫu vật liệu mới, mô hình thí điểm về một
phương thức tổ chức sản xuất mới, v.v…Tuy nhiên,
trong tất cả các trường hợp này, sản phẩm khoa
học luôn mang đặc trưng thông tin. Đó là những
thông tin về quy luật vận động của sự vật, thông
tin về quy luật vận động của sự vật, thông tin về
một quá trình xã hội hoặc quy trình công nghệ và
các tham số đặc trưng cho quy trình đó.
2.2.4. Tính khách quan
•   Tính khách quan vừa là một đặc điểm của nghiên cứu khoa
    học, vừa là một tiêu chuẩn về phẩm chất của người nghiên
    cứu khoa học. Trong xã hội học khoa học (sociology of
    science), người ta xem đó là một chuẩn mực giá trị. Một
    nhận định vội vã theo tình cảm, một kết luận thiếu các xác
    nhận bằng kiểm chứng chưa thể xem là một phản ánh
    khách quan về bản chất của sự vật, hiện tượng.
•   Để đảm bảo tính khách quan, người nghiên cứu cần phải
    luôn đặt các câu hỏi ngược lại những kết luận đã được xác
    nhận. Ví dụ:
•   Kết quả có thể khác không?
•   Nếu kết quả là đúng, thì đúng trong những điều kiện nào?
•   Còn phương pháp nào cho kết quả tốt hơn?
2.2.5. Tính rủ i ro
Quá trình khám phá bản chất sự vật và sáng
tạo sự vật mới hoàn toàn có thể gặp thất bại.
Đó là tính rủi ro (risque) của nghiên cứu. Sự
thất bại trong nghiên cứu khoa học có thể do
nhiều nguyên nhân, chẳng hạn, thiếu những
thông tin cần thiết và đủ tin cậy; trình độ kỹ
thuật của thiết bị quan sát hoặc thí nghiệm
thấp; năng lực xử lý thông tin của người
nghiên cứu còn hạn chế; giả thuyết khoa học
đặt ra là sai do những tác nhân bất khả
kháng, v.v….
Ngay khi kết quả nghiên cứu đã được thử nghiệm
  thành công cũng vẫn gặp những rủi ro trong áp
  dụng. Hai trường hợp có thể xảy ra là:
• Thứ nhất, kỹ thuật chưa được làm chủ, khi triển
  khai áp dụng trong phạm vi mở rộng không thành
  công.
• Thứ hai, ngay cả khi đã thử nghiệm thành công
  thì vẫn không thể đi đến quyết định áp dụng vì
  một nguyên nhân xã hôị nào đó.
• Tuy nhiên, trong khoa học, thất bại cũng được xem
  là một kết quả. Kết quả ấy cũng mang một ý nghĩa
  là một kết luận của nghiên cứu khoa học, mà nội
  dung là các giả thuyết đã đặt ra không được xác
  nhận về mặt khoa học, nghĩa là trong sự vật không
  tồn tại quy luật hoặc giải pháp như đã dự kiến. Xét
  về ý nghĩa khoa học, đây là một kết quả quan
  trọng. Nó giúp cho các đồng nghiệp đi sau khỏi
  dẫm chân lên lối mòn, lãng phí các nguồn lực
  nghiên cứu.
2.2.6. Tính kế thừ a
 Ngày nay không còn một công trình nghiên cứu khoa học
nào bắt đầu từ chỗ hoàn toàn trống không về kiến thức.
Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong
các lĩnh vực khoa học khác nhau rất xa.
 Tính kế thừa có một ý nghĩa quan trọng về mặt phương
pháp luận nghiên cứu: một người nghiên cứu chân chính
không bao giờ đóng cửa cố thủ trong những lý luận và
phương pháp luận “riêng có”, “của mình” mà bài xích sự
thâm nhập về lý luận và phương pháp luận từ các lĩnh vực
khoa học dù rất khác nhau. Hàng loạt phương hướng
nghiên cứu mới và bộ môn khoa học mới xuất hiện chính là
kết quả kế thừa lẫn nhau giữa các bộ môn khoa học.
2.2.7. Tính cá nhân
 Dù là một công trình nghiên cứu khoa học do
một tập thể thực hiện thì vai trò cá nhân trong
sáng tạo cũng mang tính quyết định. Tính cá
nhân được thể hiện trong tư duy cá nhân, nỗ lực
cá nhân và chủ kiến riêng của cá nhân.
Chương 3
    “VẤ N ĐỀ ” NGHIÊN CỨ U KHOA HỌ C

3.1. Bả n chấ t củ a quan sát
Trước đây, con người dựa vào niềm tin để giải thích những
gì thấy được xảy ra trong thế giới xung quanh mà không có
kiểm chứng hay thực nghiệm để chứng minh tính vững
chắc của những quan niệm, tư tưởng, học thuyết mà họ
đưa ra. Ngoài ra, con người cũng không sử dụng phương
pháp khoa học để có câu trả lời cho câu hỏi.
• Thí dụ ở thời đại của Aristotle (thế kỷ IV trước
  công nguyên), con người (kể cả một số nhà
  khoa học) tin rằng: các sinh vật đang sống có
  thể tự xuất hiện, các vật thể trơ (không có sự
  sống) có thể biến đổi thành vật thể hay sinh
  vật sống, và cho rằng con trùn, bọ, ếch nhái,…
  xuất hiện từ bùn lầy, bụi đất khi ngập lũ xảy
  ra.
• Ngày nay, các nhà khoa học không ngừng
  quan sát, theo dõi sự vật, hiện tượng, qui luật
  của sự vận động, mối quan hệ, … trong thế
  giới xung quanh và dựa vào kiến thức, kinh
  nghiệm hay các nghiên cứu có trước để khám
  phá, tìm ra kiến thức mới, giải thích các qui
  luật vận động, mối quan hệ giữa các sự vật
  một cách khoa học.
• Bản chất của quan sát là cảm giác được cảm nhận
  nhờ giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác,
  khướu giác và vị giác. Các giác quan nầy giúp cho
  nhà nghiên cứu phát hiện hay tìm ra “vấn đề”
  NCKH. Khi quan sát phải khách quan, không được
  chủ quan, vì quan sát chủ quan thường dựa trên
  các ý kiến cá nhân và niềm tin thì không thuộc lĩnh
  vực khoa học.
• Tóm lại, quan sát hiện tượng, sự vật là quá trình
  mà ý nghĩ hay suy nghĩ phát sinh trước cho bước
  đầu làm NCKH. Việc quan sát kết hợp với kiến thức
  có trước của nhà nghiên cứu là cơ sở cho việc hình
  thành câu hỏi và đặt ra giả thuyết để nghiên cứu.
3.2. “Vấ n đề ” nghiên cứ u khoa họ c
3.2.1. Đặ t câu hỏ i
Bản chất của quan sát thường đặt ra những câu hỏi, từ đó
 đặt ra “vấn đề” nghiên cứu cho nhà khoa học và người
 nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra phải đơn giản, cụ thể, rõ ràng
 (xác định giới hạn, phạm vi nghiên cứu) và làm sao có thể
 thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng, trả lời. Thí dụ, câu
 hỏi: “Có bao nhiêu học sinh đến trường hôm nay?”. Câu trả
 lời được thực hiện đơn giản bằng cách đếm số lượng học
 sinh hiện diện ở trường. Nhưng một câu hỏi khác đặt ra:
 “Tại sao bạn đến trường hôm nay?”. Rõ ràng cho thấy
 rằng, trả lời câu hỏi này thực sự hơi khó thực hiện, thí
 nghiệm khá phức tạp vì phải tiến hành điều tra học sinh.
• Cách đặt câu hỏi thường bắt đầu như sau:
  Làm thế nào, bao nhiêu, xảy ra ở đâu, nơi
  nào, khi nào, ai, tại sao, cái gì, …? Đặt câu hỏi
  hay đặt “vấn đề” nghiên cứu là cơ sở giúp nhà
  khoa học chọn chủ đề nghiên cứu (topic)
  thích hợp. Sau khi chọn chủ đề nghiên cứu,
  một công việc rất quan trọng trong phương
  pháp nghiên cứu là thu thập tài liệu tham
  khảo (tùy theo loại nghiên cứu mà có phương
  pháp thu thập thông tin khác nhau).
3.2.2. Phân loạ i “vấ n đề ” nghiên cứ u khoa
 họ c
  Sau khi đặt câu hỏi và “vấn đề” nghiên cứu
 khoa học đã được xác định, công việc tiếp
 theo cần biết là “vấn đề” đó thuộc loại câu
 hỏi nào. Nhìn chung, “vấn đề” được thể hiện
 trong 3 loại câu hỏi như sau:
a/ Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm.
 b/ Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận
 thức.
c/ Câu hỏi thuộc loại đánh giá.
a/ Câu hỏ i thuộ c loạ i thự c nghiệ m
Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm là những câu
 hỏi có liên quan tới các sự kiện đã xảy ra hoặc
 các quá trình có mối quan hệ nhân-quả về thế
 giới của chúng ta. Để trả lời câu hỏi loại nầy,
 chúng ta cần phải tiến hành quan sát hoặc
 làm thí nghiệm; Hoặc hỏi các chuyên gia, hay
 nhờ người làm chuyên môn giúp đở. Câu hỏi
 thuộc loại nầy có trong các lãnh vực như sinh
 học, vật lý, hóa học, kinh tế, lịch sử,…
• Thí dụ: Cây lúa cần bao nhiêu phân N để phát
  triển tốt? Một số câu hỏi có thể không có câu
  trả lời nếu như không tiến hành thực nghiệm.
  Thí dụ, loài người có tiến hóa từ các động vật
  khác hay không? Câu hỏi này có thể được trả lời
  từ các NCKH nhưng phải hết sức cẩn thận, và
  chúng ta không có đủ cơ sở và hiểu biết để trả
  lời câu hỏi nầy. Tất cả các kết luận phải dựa trên
  độ tin cậy của số liệu thu thập trong quan sát và
  thí nghiệm. Những suy nghĩ đơn giản, nhận thức
  không thể trả lời câu hỏi thuộc loại thực nghiệm
  nầy mà chỉ trả lời cho các câu hỏi thuộc về loại
  quan niệm.
b/ Câu hỏ i thuộ c loạ i quan niệ m hay nhậ n
 thứ c
  Loại câu hỏi này có thể được trả lời bằng
 những nhận thức một cách logic, hoặc chỉ là
 những suy nghĩ đơn giản cũng đủ để trả lời
 mà không cần tiến hành thực nghiệm hay
 quan sát. Thí dụ “Tại sao cây trồng cần ánh
 sáng?”. Suy nghĩ đơn giản ở đây được hiểu là
 có sự phân tích nhận thức và lý lẽ hay lý do,
 nghĩa là sử dụng các nguyên tắc, qui luật,
 pháp lý trong xã hội và những cơ sở khoa học
 có trước. Cần chú ý sử dụng các qui luật, luật
 lệ trong xã hội đã được áp dụng một cách ổn
 định và phù hợp với “vấn đề” nghiên cứu.
c/ Câu hỏ i thuộ c loạ i đánh giá
Câu hỏi thuộc lọai đánh giá là câu hỏi thể hiện
 giá trị và tiêu chuẩn. Câu hỏi này có liên quan
 tới việc đánh giá các giá trị về đạo đức hoặc
 giá trị thẩm mỹ. Để trả lời các câu hỏi loại
 nầy, cần hiểu biết nét đặc trưng giữa giá trị
 thực chất và giá trị sử dụng. Giá trị thực chất
 là giá trị hiện hữu riêng của sự vật mà không
 lệ thuộc vào cách sử dụng. Giá trị sử dụng là
 sự vật chỉ có giá trị khi nó đáp ứng được nhu
 cầu sử dụng và nó bị đánh giá không còn giá
 trị khi nó không còn đáp ứng được nhu cầu sử
 dụng nữa. Thí dụ: “Thế nào là hạt gạo có chất
 lượng cao?”.
3.2.3. Cách phát hiệ n “vấ n đề ” nghiên cứ u
 khoa họ c
   Các “vấn đề” nghiên cứu khoa học thường
 được hình thành trong các tình huống sau:
* Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài
 liệu nghiên cứu giúp cho nhà khoa học phát
 hiện hoặc nhận ra các “vấn đề” và đặt ra
 nhiều câu hỏi cần nghiên cứu (phát triển “vấn
 đề” rộng hơn để nghiên cứu). Đôi khi người
 nghiên cứu thấy một điều gì đó chưa rõ trong
 những nghiên cứu trước và muốn chứng minh
 lại. Đây là tình huống quan trọng nhất để xác
 định “vấn đề” nghiên cứu.
* Trong các hội nghị chuyên đề, báo cáo khoa
 học, kỹ thuật, … đôi khi có những bất đồng,
 tranh cải và tranh luận khoa học đã giúp cho
 các nhà khoa học nhận thấy được những mặt
 yếu, mặt hạn chế của “vấn đề” tranh cải và
 từ đó người nghiên cứu nhận định, phân tích
 lại và chọn lọc rút ra “vấn đề” cần nghiên
 cứu.
* Trong mối quan hệ giữa con người với con
 người, con người với tự nhiên, qua hoạt động
 thực tế lao động sản xuất, yêu cầu kỹ thuật,
 mối quan hệ trong xã hội, cư xử, … làm cho
 con người không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra
 những sản phẩm tốt hơn nhằm phục vụ cho
 nhu cầu đời sống con người trong xã hội.
 Những hoạt động thực tế này đã đặt ra cho
 người nghiên cứu các câu hỏi hay người
 nghiên cứu phát hiện ra các “vấn đề” cần
 nghiên cứu.
* “Vấn đề” nghiên cứu cũng được hình thành qua
  những thông tin bức xúc, lời nói phàn nàn nghe
  được qua các cuộc nói chuyện từ những người
  xung quanh mà chưa giải thích, giải quyết được
  “vấn đề” nào đó.
* Các “vấn đề” hay các câu hỏi nghiên cứu chợt xu ất
  hiện trong suy nghĩ của các nhà khoa học, các nhà
  nghiên cứu qua tình cờ quan sát các hiện tượng của
  tự nhiên, các hoạt động xảy ra trong xã hội hàng
  ngày.
* Tính tò mò của nhà khoa học về điều gì đó cũng
  đặt ra các câu hỏi hay “vấn đề”nghiên cứu.
Chươ ng III
      TRÌNH TỰ LÔGIC
CỦ A NGHIÊN CỨ U KHOA HỌ C
3.1. KHÁI NIỆ M CHUNG
3.1.1. Trình tự lôgic
Nghiên cứu khoa học, bất kể trong nghiên cứu khoa học tự
 nhiên, khoa học xã hội hoặc khoa học công nghệ đều tuân
 theo một trật tự lôgic xác định, bao gồm các bước sau đây:
Lựa chọn chủ đề (topic) nghiên cứu và đặt tên đề tài.
Xác định mục tiêu (objective) nghiên cứu.
Đặt câu hỏi (question) nghiên cứu.
Đưa luận điểm, tức giả thuyết (hypothesis) nghiên cứu.
Đưa các luận cứ (evidence) để chứng minh giả thuyết.
   Lựa chọn các phương pháp (methods) chứng minh giả
 thuyết.
3.1.2. LỰ A CHỌ N CHỦ ĐỀ VÀ ĐẶ T TÊN ĐỀ TÀI
 Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa
học, trong đó có một nhóm người (nhóm nghiên
cứu) cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu có thể là một hoặc nhiều hơn
một người.
Đề tài được lựa chọn từ một sự kiện khoa học.
3.1.3. Xác đị nh mụ c tiêu nghiên cứ u
 Mục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần được
 xem xét và là rõ trong nghiên cứu. Mục tiêu trả lời
 câu hỏi : Nghiên cứu cái gì ?
 Trong một đề tài khoa học xã hội, nghiên cứu bao
 giờ cũng có mục tiêu xuyên suốt, mang tính chủ
 đạo, gọi là "Mục tiêu chung" ; còn các mục tiêu
 khác là ‘Mục tiêu cụ thể’.
3.1.4. Xác định nội dung nghiên cứu để thực
hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
3.1. 5.Giớ i hạ n phạ m vi nghiên cứ u
  Phạm vi nghiên cứu được xác định trong một giới hạn nhất
   định. Có nhiều loại phạm vi được đặt ra để xem xét. Nhìn
   chung, có 3 loại phạm vi cần quan tâm :
• Phạm vi về quy mô của mẫu khảo sát.
• Phạm vi về thời gian, không gian của tiến trình thực hiện.
• Phạm vi về nội dung của tiến trình thực hiện.
   Khi người nghiên cứu xác định được một giới hạn hợp lý
   phạm vi nghiên cứu thì sẽ tiết kiệm được các nguồn lực
   phải đầu tư cho nghiên cứu, tiết kiệm thời gian dành cho
   nghiên cứu. Đương nhiên, khi xác định giới hạn phạm vi
   nghiên cứu phải đảm bảo rằng, kết quả nghiên cứu vẫn
   trong khuôn khổ độ tin cậy cần thiết theo đúng yêu cầu
   của nghiên cứu khoa học.
3.2. Chứng minh luận điểm khoa học
• Muốn chứng minh một luận điểm khoa học,
  người nghiên cứu phải có đầy đủ luận cứ
  khoa học.
• Muốn tìm được các luận cứ và làm cho luận
  cứ có sức thuyết phục người nghiên cứu phải
  sử dụng những phương pháp nhất định.
  Phương pháp ở đây bao gồm hai lọai : phương
  pháp tìm kiếm và chứng minh luận cứ, tiếp đó
  là phương pháp sắp xếp các luận cứ để chứng
  minh luận điểm khoa học.
3.2.1. Luậ n cứ
Để chứng minh luận điểm khoa học người nghiên
cứu cần có các luận cứ. Luận cứ là bằng chứng để
khẳng định giả thuyết của tác giả đặt ra là đúng.
Về mặt lôgic học, là phán đóan đã được chứng
minh trước khi được sử dụng để làm bằng chứng
chứng minh giả thuyết. Trong khoa học có hai lọai
luận cứ : luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tế.
Luận cứ lý thuyết là các luận điểm khoa học đã
được chứng minh, bao gồm các khái niệm, các
tiền đề, định lý, định luật hoặc các quy luật xã
hội, tức là các mối liên hệ đã được khoa học
chứng minh là đúng. Luận cứ lý thuyết được khai
thác từ các tài liệu, công trình khoa học của các
đồng nghiệp đi trước.
Việc sử dụng luận cứ lý thuyết sẽ giúp người
nghiên cứu tiết kiệm thời gian, không tốn kém
thời gian để tìm các sự kiện thực tế, chứng minh
lại những gì mà các đồng nghiệp đã chứng minh.
• Luận cứ thực tế được thu thập từ các sự kiện từ
  trong thực tế bằng cách quan sát, thực nghiệm,
  phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác từ những báo
  cáo về các công trình nghiên cứu của các đồng
  nghiệp.
• Về mặt lôgic, luận cứ thực tế là các sự kiện thu
  thập được từ quan sát hoặc thực nghiệm khoa
  học. Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học, là
  quá trình tìm kiếm và chứng minh luận cứ.
3.2.2. Phươ ng pháp tìm kiế m, chứ ng minh và sử
dụ ng luậ n cứ
Nhiệm vụ của người nghiên cứu phải làm ba việc :
tìm kiếm luận cứ, chứng minh tính đúng đắn của
bản thân luận cứ và sử dụng luận cứ để chứng
minh giả thuyết. Để là ba việc đó phải có phương
pháp. Phương pháp trả lời câu hỏi :’Chứng minh
bằng cách nào ?’
Trong quá trình tìm kiếm luận cứ, người nghiên cứu cần
  những loại thông tin sau :
• Cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu.
• Tài liệu thống kê và kết quả nghiên cứu của các đồng
  nghiệp đi trước.
• Kết quả quan sát hoặc thực nghiệm của bản thân người
  nghiên cứu.
   Để có được những thông tin đó, người nghiên cứu phải
  biết thu thập thông tin. Những lọai thông tin trên đây có
  thể được thu thập qua các tác phẩm khoa học, sách giáo
  khoa, tạp chí chuyên ngành, báo chí và các phương tiện
  truyền thông, hiện vật, phỏng vấn chuyên gia trong và
  ngoài ngành.
3.3. XÂY DỰ NG LUẬ N ĐIỂ M KHOA HỌ C
• Luận điểm khoa học là một phán đóan đã được
  chứng minh về bản chất sự vật.
• Quá trình xây dựng luận điểm khoa học bao gồm
  các bước : Phát hiện vấn đề nghiên cứu ; đặt giả
  thiết nghiên cứu. Giả thiết chính là luận điểm
  cần chứng minh.
3.3.1 Vấ n đề nghiên cứ u
Vấn đề nghiên cứu (tiếng Anh là Research Problem)
hoặc câu hỏi nghiên cứu (tiếng Anh là Research
Question) là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên
cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của
tri thức khoa học trong lý thuyết hiện có với thực
tế mới phát sinh, đặt ra nhu cầu phát triển tri thức
đó ở trình độ cao hơn. Đặt được câu hỏi nghiên
cứu là giai đọan quan trọng trên bước đường phát
triển nhận thức.
Tuy nhiên, đặt câu hỏi nghiên cứu, tức là nêu vấn
đề nghiên cứu lại chính là công việc khó nhất đối
với người mới làm quen với công việc nghiên cứu.
Nhiều bạn sinh viên mới bắt đầu làm nghiên cứu
khoa học luôn phải đặt những với thầy cô như :
Nghiên cứu một đề tài khoa học nên bắt đầu từ
cái gì ? Câu trả lời trong các trường hợp này luôn
là : Hãy bắt đầu từ phát hiện vấn đề nghiên cứu,
nghĩa là đặt câu hỏi nghiên cứu.
• Trong nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai lọai
  câu hỏi : Câu hỏi về bản chất sự vật cần tìm kiếm,
  và câu hỏi về phương pháp nghiên cứu để làm
  sáng tỏ lý thuyết và thực tiễn, để trả lời những
  câu hỏi thuộc lớp thứ nhất.
• Trong nghiên cứu, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là :
  Cần chứng minh điều gì ? Như vậy, thực chất việc
  phát hiện vấn đề khoa học chính là đưa ra được
  những câu hỏi để làm cơ sở cho việc tìm kiếm câu
  trả lời.
Có thể sử dụng những phương pháp sau đây để
  đặt câu hỏi nghiên cứu :
• Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận
  khoa học :
  Khi hai đồng nghiệp bất đồng ý kiến, có thể là họ
  đã nhận ra những mặt yếu của nhau. Đây là cơ
  hội thuận lợi để người nghiên cứu nhận dạng
  những vấn đề mà các đồng nghiệp đã phát hiện,
  từ đó đặt câu hỏi nghiên cứu.
• Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường
   Người nghiên cứu phải luôn đặt những câu hỏi
  ngược lại quan niệm thông thường.
   Chẳng hạn, trong khi nhiều người cho rằng, trẻ
  em suy dinh dưỡng là do các bà mẹ kém hiểu biết
  về dinh dưỡng của trẻ, thì có người đã nêu câu hỏi
  ngược lại : Các bà mẹ trí thức chắc chắn phải hiểu
  biết về dinh dưỡng trẻ em hơn các bà mẹ nông
  dân. Vậy tại sao tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong
  nhóm con cái các bà mẹ tri thức lại cao hơn trong
  nhóm các bà mẹ là nông dân ?
• Nhận dạng những vướng mắc trong họat động
  thực tế :
   Nhiều khó khăn nảy sinh trong họat động sản
  xuất, họat động xã hội, không thể sử dụng
  những biện pháp thông thường để xử lý. Thực tế
  này đặt người nghiên cứu trước những câu hỏi
  phải trả lời, tức là xuất hiện vấn đề, đòi hỏi
  người nghiên cứu phải đề xuất những giải pháp
  mới.
• Lắng nghe lời phàn nàn của những người
  không am hiểu :
   Đôi khi nhiều câu hỏi nghiên cứu xuất hiện
  nhờ lời phàn nàn của người hoàn toàn không
  am hiểu lĩnh vực mà người nghiên cứu quan
  tâm.
  Chẳng hạn, sáng chế xe điện của Edison chính
  là kết quả bất ngờ sau khi ông nghe được lời
  phàn nàn của một cụ già trong đêm khánh
  thành mạng đèn điện chiếu sáng đầu tiên ở
  một thị trấn ngọai ô của thành phố New York.
• Phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong nghiên cứu
  của đồng nghiệp :
   Mặt mạnh trong luận điểm, luận cứ, phương
  pháp của đồng nghiệp sẽ được sử dụng làm luận
  cứ hoặc phương pháp để chứng minh luận điểm
  của mình ; còn mặt yếu được sử dụng để phát
  hiện vấn đề (tức đặt câu hỏi nghiên cứu), từ đó
  xây dựng luận điểm cho nghiên cứu của mình.
• Những câu hỏi bất chợt xuất hiện không phụ
  thuộc lý do nào :
  Đây là những câu hỏi xuất hiện ở nghiên cứu
  do bất chợt quan sát được một sự kiện nào
  đó, cũng có thể xuất hiện rất ngẫu nhiên,
  không phụ thuộc bất cứ lý do, thời gian hoặc
  không gian nào.
Chương IV. PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC
2.1. Thế nào là “khái niệ m”( concept)
-“Khái niệm” là quá trình nhận thức hay tư duy của con người
bắt đầu từ những tri giác hay bằng những quan sát sự vật
hiện thực tác động vào giác quan.
- Như vậy, “khái niệm” có thể hiểu là hình thức tư duy của
con người về những thuộc tính, bản chất của sự vật và mối
liên hệ của những đặc tính đó với nhau.
 - Người NCKH hình thành các “khái niệm” để tìm hiểu mối
quan hệ giữa các khái niệm với nhau, để phân biệt sự vật này
với sự vật khác và để đo lường thuộc tính bản chất của sự
vật hay hình thành khái niệm nhằm mục đích xây dựng cơ sở
lý luận.
2.2. Phán đoán
- Trong nghiên cứu, người ta thường vận dụng
 các khái niệm để phán đoán hay tiên đoán.
- Phán đoán là vận dụng các khái niệm để phân
 biệt, so sánh những đặc tính, bản chất của sự
 vật và tìm mối liên hệ giữa đặc tính chung và
 đặc tính riêng của các sự vật đó.
2.3. Suy luậ n
   Có 2 cách suy luận: suy luận “suy diễn” và suy luận
   “qui nạp"
  2.3.1. Cách suy luậ n suy diễ n
• Theo Aristotle, kiến thức đạt được nhờ sự suy luận.
   Muốn suy luận phải có tiền đề và tiền đề đó đã
   được chấp nhận. Vì vậy, một tiền đề có mối quan hệ
   với kết luận rất rõ ràng.
• Suy luận suy diễn theo Aristotle là suy luận đi từ cái
   chung tới cái riêng, về mối quan hệ đặc biệt. Thí dụ
   về suy luận suy diễn của Aristotle trong Bảng 2.1.
2.3.2. Suy luậ n qui nạ p
 - Vào đầu những năm 1600s, Francis Bacon đã
  đưa ra một phương pháp tiếp cận khác về
  kiến thức, khác với Aristotle.
  - Francis Bacon cho rằng, để đạt được kiến
  thức mới phải đi từ thông tin riêng để đến kết
  luận chung, phương pháp này gọi là phương
  pháp qui nạp.
- Phương pháp qui nạp cho phép chúng ta dùng
  những tiền đề riêng, là những kiến thức đã
  được chấp nhận, như là phương tiện để đạt
  được kiến thức mới. Thí dụ về suy luận qui
  nạp trong Bảng 2.2.
• Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã kết hợp hai
  phương pháp trên hay còn gọi là “phương
  pháp khoa học” (Bảng 2.3). Phương pháp
  khoa học cần phải xác định tiền đề chính (gọi
  là giả thuyết) và sau đó phân tích các kiến
  thức có được (nghiên cứu riêng) một cách
  logic để kết luận giả thuyết.
2.4. Cấ u trúc củ a phươ ng pháp luậ n nghiên
 cứ u khoa họ c
Nghiên cứu khoa học phải sử dụng PPKH: -
 Bao gồm chọn phương pháp thích hợp (luận
 chứng) để chứng minh mối quan hệ giữa các
 luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề.
- Cách đặt giả thuyết hay phán đoán sử dụng
 các luận cứ và phương pháp thu thập thông
 tin và xử lý thông tin (luận cứ) để xây dựng
 luận đề.
2.4.1. Luậ n đề
- Luận đề trả lời câu hỏi “cần chứng minh
 điều gì?” trong nghiên cứu.
- Luận đề là một “phán đoán” hay một “giả
 thuyết” cần được chứng minh.
- Thí dụ: Lúa được bón quá nhiều phân N sẽ bị
 đỗ ngã.
2.4.2. Luậ n cứ
• Để chứng minh một luận đề thì nhà khoa học cần
   đưa ra các bằng chứng hay luận cứ khoa học. Luận
   cứ bao gồm thu thập các thông tin, tài liệu tham
   khảo; quan sát và thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu
   hỏi “Chứng minh bằng cái gì?”. Các nhà khoa học sử
   dụng luận cứ làm cơ sở để chứng minh một luận đề.
   Có hai loại luận cứ được sử dụng trong nghiên cứu
   khoa học:
• Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm,
   tiền đề, định lý, định luật, qui luật đã được khoa học
   chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết
   cũng được xem là cơ sở lý luận.
• Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập,
   quan sát và làm thí nghiệm.
2.4.3. Luậ n chứ ng
• Để chứng minh một luận đề, nhà nghiên cứu khoa
  học phải đưa ra phương pháp để xác định mối liên
  hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề.
  Luận chứng trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cách
  nào?”.
• Trong nghiên cứu khoa học, để chứng minh một
  luận đề, một giả thuyết hay sự tiên đoán thì nhà
  nghiên cứu sử dụng luận chứng, chẳng hạn kết hợp
  các phép suy luận, giữa suy luận suy diễn, suy luận
  qui nạp và loại suy.
• Một cách sử dụng luận chứng khác, đó là phương
  pháp tiếp cận và thu thập thông tin làm luận cứ
  khoa học, thu thập số liệu thống kê trong thực
  nghiệm hay trong các loại nghiên cứu điều tra.
2.5. Phươ ng pháp khoa họ c (PPKH)
- Những ngành khoa học khác nhau cũng có thể có những
  PPKH khác nhau.
- Ngành khoa học tự nhiên như vật lý, hoá học, nông nghiệp
  sử dụng PPKH thực nghiệm, như tiến hành bố trí thí
  nghiệm để thu thập số liệu, để giải thích và kết luận.
- Còn ngành khoa học xã hội như nhân chủng học, kinh tế,
  lịch sử… sử dụng PPKH thu thập thông tin từ sự quan sát,
  phỏng vấn hay điều tra.
- Tuy nhiên, PPKH có những bước chung như: Quan sát sự
  vật hay hiện tượng, đặt vấn đề và lập giả thuyết, thu thập
  số liệu và dựa trên số lịệu để rút ra kết luận (Bảng 2.4).
  Nhưng vẫn có sự khác nhau về quá trình thu thập số liệu,
  xử lý và phân tích số liệu.
Chương V.THU THẬ P TÀI LiỆ U VÀ ĐẶ T GiẢ
                 THUYẾ T

4.1. Tài liệ u
4.1.1. Mụ c đích thu thậ p tài liệ u
Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan
trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu
khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc
và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho
NCKH. Đây là nguồn kiến thức quí giá được tích lũy
qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.
Vì vậy, mục đích của việc thu thập và nghiên cứu tài
    liệu nhằm:
-   Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp
    của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây.
-   Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.
-    Giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay
    luận cứ chặt chẻ hơn.
-     Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang
    nghiên cứu.
-   Tránh trùng lập với các nghiên cứu trước đây, vì v ậy
    đở mất thời gian, công sức và tài chánh.
-    Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ (bằng
    chứng) để chứng minh giả thuyết NCKH.
4.1.2. Phân loạ i tài liệ u nghiên cứ u
Phân loại tài liệu để giúp cho người nghiên cứu
 chọn lọc, đánh giá và sử dụng tài liệu đúng với
 lãnh vực chuyên môn hay đối tượng muốn
 nghiên cứu. Có thể chia ra 2 loại tài liệu: tài sơ
 cấp (hay tài liệu liệu gốc) và tài liệu thứ cấp.
4.1.2.1. Tài liệ u sơ cấ p
 Tài liệu sơ cấp là tài liệu mà người nghiên cứu
 tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp, hoặc nguồn
 tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú
 giải. Một số vấn đề nghiên cứu có rất ít tài
 liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám
 phá ra các nguồn tài liệu chưa được biết.
 Người nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập
 phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu
4.1.2.2. Tài liệ u thứ cấ p
  Loại tài liệu nầy có nguồn gốc từ tài liệu sơ
 cấp đã được phân tích, giải thích và thảo
 luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp
 như: Sách giáo khoa, báo chí, bài báo, tập san
 chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo
 khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn,
 luận án, thông tin thống kê, hình ảnh, video,
 băng cassette, tài liệu-văn thư, bản thảo viết
 tay, …
4.1.3.    Nguồ n      thu    thậ p    tài    liệ u
  Thông tin thu thập để làm nghiên cứu được
  tìm thấy từ các nguồn tài liệu sau:
• Luận cứ khoa học, định lý, qui luật, định luật,
  khái niệm,… có thể thu thập được từ sách
  giáo khoa, tài liệu chuyên nghành, sách
  chuyên khảo, ...
• Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham
  khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học,
  tập san, báo cáo chuyên đề khoa học, ….
• Số liệu thống kê được thu thập từ các Niên
  Giám Thống Kê: Chi cục thống kê, Tổng cục
  thống kê, ….
• Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về
  luật, chính sách, … thu thập từ các cơ quan
  quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
• Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo
  chí, … mang tính đại chúng cũng được thu
  thập, và được xử lý để làm luận cứ khoa học
  chứng minh cho vấn đề khoa học.
4.2. Giả thuyế t
4.2.1. Đị nh nghĩa giả thuyế t
 Giả thuyết là câu trả lời ướm thử hoặc là sự
 tiên đoán để trả lời cho câu hỏi hay “vấn đề”
 nghiên cứu. Chú ý: giả thuyết không phải là
 sự quan sát, mô tả hiện tượng sự vật, mà
 phải được kiểm chứng bằng các cơ sở lý luận
 hoặc thực nghiệm.
4.2.2. Các đặ c tính củ a giả thuyế t
Giả thuyết có những đặc tính sau:
- Giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và
  không thay trong suốt quá trình nghiên cứu.
- Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế
  và cơ sở lý thuyết.
- Giả thuyết càng đơn giản càng tốt.
- Giả thuyết có thể được kiểm nghiệm và mang
  tính khả thi.
Một giả thuyết tốt phải thoả mãn các yêu cầu
  sau:
- Phải có tham khảo tài liệu, thu thập thông tin.
- Phải có mối quan hệ nhân - quả.
- Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu.
4.2.3. Mố i quan hệ giữ a giả thuyế t và “vấ n
 đề ” khoa họ c
 Sau khi xác định câu hỏi hay “vấn đề” nghiên
 cứu khoa học, người nghiên cứu hình thành ý
 tưởng khoa học, tìm ra câu trả lời hoặc sự giải
 thích tới vấn đề chưa biết (đặt giả thuyết). Ý
 tưởng khoa học nầy còn gọi là sự tiên đoán
 khoa học hay giả thuyết giúp cho người
 nghiên cứu có động cơ, hướng đi đúng hay
 tiếp cận tới mục tiêu cần nghiên cứu.
Trên cơ sở những quan sát bước đầu, những
tình huống đặt ra (câu hỏi hay vấn đề), những
cơ sở lý thuyết (tham khảo tài liệu, kiến thức
đã có,…), sự tiên đoán và những dự kiến tiến
hành thực nghiệm sẽ giúp cho người nghiên
cứu hình thành một cơ sở lý luận khoa học để
xây dựng giả thuyết khoa học.
• Thí dụ, khi quan sát thấy hiện tượng xoài rụng trái,
  một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để giảm
  hiện tượng rụng trái nầy (vấn đề nghiên cứu).
  Người nghiên cứu sẽ xây dựng giả thuyết dựa trên
  cơ sở các hiểu biết, nghiên cứu tài liệu, … như sau:
  Nếu giả thuyết cho rằng NAA làm tăng sự đậu trái
  xoài Cát Hòa Lộc. Bởi vì NAA giống như kích thích tố
  Auxin nội sinh, là chất có vai trò sinh lý trong cây
  giúp tăng sự đậu trái, làm giảm hàm lượng ABA hay
  giảm sự tạo tầng rời. NAA đã làm tăng đậu trái trên
  một số loài cây ăn trái như xoài Châu Hạng Võ,
  nhãn …, vậy thì việc phun NAA sẽ giúp cây xoài Cát
  Hòa Lộc đậu trái nhiều hơn so với cây không phun
  NAA.
4.2.4. Cấ u trúc củ a mộ t “giả thuyế t”
 4.2.4.1. Cấ u trúc có mố i quan hệ “nhân-quả ”
• Cần phân biệt cấu trúc của một “giả thuyết” với
  một số câu nói khác không phải là giả thuyết. Thí
  dụ: khi nói: “Cây trồng thay đổi màu sắc khi gặp
  lạnh” hoặc “Tia ánh sáng cực tím gây ra đột biến”,
  câu này như là một câu kết luận, không phải là câu
  giả thuyết.
• Đôi khi giả thuyết đặt ra không thể hiện mối quan
  hệ ướm thử và không thể thực hiện thí nghiệm để
  chứng minh. Thí dụ: “tôi chơi vé số, vậy thì tôi sẽ
  giàu” hoặc “nếu tôi giữ ấm men bia, vậy thì nhiều
  hơi gas sẽ sinh ra”.
• Cấu trúc của một giả thuyết có chứa quá
  nhiều “biến quan sát” và chúng có mối quan
  hệ với nhau. Khi làm thay đổi một biến nào
  đó, kết quả sẽ làm thay đổi biến còn lại. Thí
  dụ: Cây trồng quang hợp tốt sẽ cho năng suất
  cao. Có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả
  năng quang hợp của cây
• Một cấu trúc “giả thuyết” tốt phải chứa đựng
  “mối quan hệ nhân-quả” và thường sử dụng
  từ ướm thử “có thể”.
• Thí dụ: giả thuyết “Phân bón có thể làm gia
  tăng sự sinh trưở ng hay năng
  suấ t cây trồng”. Mối quan hệ trong giả thuyết
  là ảnh hưởng quan hệ giữa phân bón và sự
  sinh trưởng hoặc năng suất cây trồng, còn
  nguyên nhân là phân bón và kết quả là sự sinh
  trưởng hay năng suất cây trồng.
4.2.4.2. Cấ u trúc “Nế u-vậ y thì”
   Một cấu trúc khác của giả thuyết “Nếu-vậy thì” cũng
 thường được sử dụng để đặt giả thuyết như sau:
  “Nếu” (hệ quả hoặc nguyên nhân) … có liên quan tới
 (nguyên nhân hoặc hệ quả) …, “Vậy thì” nguyên nhân đó
 có thể hay ảnh hưởng đến hệ quả.
Thí dụ: “Nếu vỏ hạt đậu có liên quan tới sự nẩy mầm, vậy
 thì hạt đậu có vỏ nhăn có thể không nẩy mầm”.
 Một số nhà khoa học đặt cấu trúc này như là sự tiên đoán
 và dựa trên đó để xây dựng thí nghiệm kiểm chứng giả
 thuyết. Thí dụ: Nếu dưỡng chất N có ảnh hưởng đến sự
 sinh trưởng của lúa, vậy thì bón phân N có thể làm gia tăng
 năng suất lúa.
4.2.5. Cách đặ t giả thuyế t
 Điều quan trọng trong cách đặt giả thuyết là phải đặt như
 thế nào để có thể thực hiện thí nghiệm kiểm chứng
 “đúng” hay “sai” giả thuyết đó. Vì vậy, trong việc xây dựng
 một giả thuyết cần trả lời các câu hỏi sau:
  1. Giả thuyết nầy có thể tiến hành thực nghiệm được
 không?
2. Các biến hay các yếu tố nào cần được nghiên cứu?
 3. Phương pháp thí nghiệm nào (trong phòng, khảo sát,
 điều tra, bảng câu hỏi, phỏng vấn, …) được sử dụng trong
 nghiên cứu?
4. Các chỉ tiêu nào cần đo đạt trong suốt thí nghiệm?
5. Phương pháp xử lý số liệu nào mà người nghiên cứu dùng
 để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết?
Một giả thuyết hợp lý cần có các đặc điểm chính sau đây:
• Giả thuyết đặt ra phải phù hợp và dựa trên quan sát hay
  cơ sở lý thuyết hiện tại (kiến thức vốn có, nguyên lý, kinh
  nghiệm, kết quả nghiên cứu tương tự trước đây, hoặc dựa
  vào nguồn tài liệu tham khảo), nhưng ý tưởng trong giả
  thuyết là phần lý thuyết chưa được chấp nhận.
• Giả thuyết đặt ra có thể làm sự tiên đoán để thể hiện khả
  năng đúng hay sai (thí dụ, một tỷ lệ cao những người hút
  thuốc lá bị chết do ung thư phổi khi so sánh với những
  người không hút thuốc lá. Điều này có thể tiên đoán qua
  kiểm nghiệm).
• Giả thuyết đặt ra có thể làm thí nghiệm để thu thập số
  liệu, để kiểm chứng hay chứng minh giả thuyết (đúng hay
  sai).
• Tóm lại, giả thuyết đặt ra dựa trên sự quan
  sát, kiến thức vốn có, các nguyên lý, kinh
  nghiệm trước đây hoặc dựa vào nguồn tài
  liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu tương tự
  trước đây để phát triển nguyên lý chung hay
  bằng chứng để giải thích, chứng minh câu hỏi
  nghiên cứu. Xét về bản chất logic, giả thuyết
  được đặt ra từ việc xem xét bản chất riêng,
  chung của sự vật và mối quan hệ của chúng
  hay gọi là quá trình suy luận. Quá trình suy
  luận là cơ sở hình thành giả thuyết khoa học
• Thí dụ: khi quan sát sự nẩy mầm của các hạt đậu
  hoặc dựa trên các tài liệu nghiên cứu khoa học
  người nghiên cứu nhận thấy ở hạt đậu bình
  thường, hạt no, vỏ hạt bóng láng thì nẩy mầm tốt
  và đều (đây là một kết quả được biết qua lý thuyết,
  tài liệu nghiên cứu trước đây,…). Như vậy, người
  nghiên cứu có thể suy luận để đặt ra câu hỏi đối
  với các hạt đậu có vỏ bị nhăn nheo thì nẩy mầm
  như thế nào? (Đây là câu hỏi). Giả thuyết được đặt
  ra là “Nếu sự nẩy mầm của hạt đậu có liên quan
  tới vỏ hạt, vậy thì hạt đậu có vỏ nhăn có thể không
  nẩy mầm”. Đây là một giả thuyết mà có thể dễ
  dàng làm thí nghiệm để kiểm chứng.
4.2.6. Kiể m chứ ng giả thuyế t qua so sánh
giữ a tiên đoán vớ i kế t quả thí nghiệ m
Bên cạnh việc kiểm nghiệm, một yếu tố quan
trọng là đánh giá sự tiên đoán. Nếu như sự
tiên đoán được tìm thấy là không đúng (dựa
trên kết quả hay bằng chứng thí nghiệm),
người nghiên cứu kết luận rằng giả thuyết
(một phần giả thuyết) “sai” (nghĩa là bác bỏ
hay chứng minh giả thuyết sai). Khi sự tiên
đoán là đúng (dựa trên kết quả hay bằng
chứng thí nghiệm), kết luận giả thuyết là
“đúng”.
• Thường thì các nhà khoa học vận dụng kiến
  thức để tiên đoán mối quan hệ giữa biến độc
  lập và biến phụ thuộc. Thí dụ: giả thuyết đặt
  ra trên sự tiên đoán là “Nếu gia tăng phân
  bón, làm gia tăng năng suất, vậy thì các cây
  đậu được bón phân nhiều hơn sẽ cho năng
  suất cao hơn”. Nếu sự tiên đoán không dựa
  vào kiến thức khoa học, tài liệu nghiên cứu đã
  làm trước đây thì sự tiên đoán có thể vượt ra
  ngoài kết quả mong muốn như thí dụ ở Hình
  4.1: Đáp ứng của năng suất theo liều lượng
  phân N cung cấp ở cây đậu.
Rõ ràng trong thực tế cho thấy, năng suất chỉ
có thể gia tăng đến một mức độ cung cấp
phân N nào đó (Hình 4.2). Để xác định mức độ
phân      N    cung     cấp      cho     năng
suất cao nhất (gần chính xác), thì nhà nghiên
cứu cần có hiểu biết về “qui luật cung cấp
dinh dưỡng” và một số tài liệu nghiên cứu
trước đây về phân bón,… từ đó sẽ đưa ra một
vài mức độ có thể để kiểm chứng.
Chương V (tt). PHƯƠ NG PHÁP THU THẬ P SỐ LIỆ U

Thu thập số liệu thí nghiệm là một công việc quan trọng
trong NCKH. Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài li ệu
nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và thực hiện thí
nghiệm) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng
minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cứu.
Có 3 phương pháp thu thập số liệu:
a) Thu thập số liệu bằng cách tham khảo tài liệu.
b) Thu thập số liệu từ những thực nghiệm (các thí nghiệm
trong phòng, thí nghiệm ngoài đồng, …).
c) Thu thập số liệu phi thực nghiệm (lập bảng câu hỏi điều
tra).
Phương pháp nầy là dựa trên nguồn thông tin
sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài
liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở
luận cứ để chứng minh giả thuyết. Thí dụ, để
chứng minh giả thuyết “không thể loại bỏ cây
bạch đàn ra khỏi cơ cấu cây trồng rừng”,
người ta đã dựa vào những nghiên cứu có
trước như sau (Vũ Cao Đàm, 2003):
• Kết quả nghiên cứu tại Nga cho thấy, chỉ
  trong 15 năm bạch đàn có sức tăng trưởng
  chiều cao gấp 5 lần so với cây dẻ và 10 lần so
  với cây sồi;
• •Sản lượng bạch đàn trên 1 ha hàng năm rất
  cao, tới 20 đến 25 m3/ha/năm, trong khi cây
  mỡ chỉ đạt 15-20 m3/ha/năm và cây bồ
  đề là 10-15 m3/ha/năm;
• •Theo thống kê của FAO, từ năm 1.744 đến
  1.975 đã có hơn 100 nước nhập khẩu bạch
  đàn, trong đó có 78 nước đã trồng rừng bạch
  đàn thành rừng kinh tế có sản lượng cao với
  qui mô lớn.
5.2. Phươ ng pháp thu thậ p số liệ u từ nhữ ng
  thự c nghiệ m
  5.2.1. Khái niệ m
• Trong phương pháp nầy, số liệu được thực hiện
  bằng cách quan sát, theo dõi, đo đạc qua các thí
  nghiệm. Các thí nghiệm trong lĩnh vực khoa học tự
  nhiên, vật lý, hóa học, kỹ thuật, nông nghiệp, kể cả
  xã hội thường được thực hiện trong phòng thí
  nghiệm, nhà lưới, ngoài đồng và cộng đồng xã hội.
  Để thu thập số liệu, các nhà NCKH thường đặt ra
  các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu).
  Các nghiệm thức trong thí nghiệm (có những mức
  độ khác nhau) thường được lặp lại để làm giảm sai
  số trong thu thập số liệu.
• Ví dụ: Người nghiên cứu muốn xem xét những
  mức độ phân bón (hay còn gọi nghiệm thức
  phân bón) nào đó để làm tăng năng suất,
  trong cách bố trí thí nghiệm thì mỗi mức độ
  phân bón thường được lặp lại nhiều lần. Kết
  quả thí nghiệm là các số liệu được đo từ các
  chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất ở những
  mức độ phân bón khác nhau.
• Phương pháp khoa học trong thực nghiệm
  gồm các bước như: lập giả thuyết, xác định
  biến, bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu để
  kiểm chứng giả thuyết.
5.2.2. Đị nh nghĩa các loạ i biế n trong thí nghiệ m
   Trong nghiên cứu thực nghiệm, có 2 loại biến thường gặp
   trong thí nghiệm, đó là biến độc lập (independent
   variable) và biến phụ thuộc (dependent variable).
• •Biế n độ c lậ p (còn gọ i là nghiệ m thứ c- Treatment): là
   các yếu tố, điều kiện khi bị thay đổi trên đối tượng nghiên
   cứu sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Như vậy, đối
   tượng nghiên cứu chứa một hoặc nhiều yếu tố, điều kiện
   thay đổi. Nói cách khác kết quả số liệu của biến phụ
   thuộc thu thập được thay đổi theo biến độc lập.
  Thí dụ:
• Biến độc lập có thể là liều lượng phân bón, loại phân bón,
   lượng nước tưới, thời gian chiếu sáng khác nhau,… (hay
   còn gọi là các nghiệm thức khác nhau).
• Trong biến độc lập, thường có một mức độ
  đối chứng hay nghiệm thức đối chứng (chứa
  các yếu tố, điều kiện ở mức độ thông thường)
  hoặc nghiệm thức đã được xác định mà người
  nghiên cứu không cần tiên đoán ảnh hưởng
  của chúng. Các nghiệm thức còn lại sẽ được
  so sánh với nghiệm thức đối chứng hoặc so
  sánh giữa các cặp nghiệm thức với nhau .
• •Biế n phụ thuộ c (còn gọ i là chỉ tiêu thu
  thậ p): là những chỉ tiêu đo đạc và bị ảnh
  hưởng trong suốt quá trình thí nghiệm, hay có
  thể nói kết quả đo đạc phụ thuộc vào sự thay
  đổi của biến độc lập. Thí dụ: khi nghiên cứu
  sự sinh trưởng của cây mía, các biến phụ
  thuộc ở đây có thể bao gồm: chiều cao cây, số
  lá, trọng lượng cây,… và kết quả đo đạc của
  biến phụ thuộc ở các nghiệm thức khác nhau
  có thể khác nhau.
Thí dụ:
• Đề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng phân N trên năng
   suất lúa Hè Thu” có các biến như sau:
+ Biến độc lập: liều lượng phân N bón cho lúa khác
   nhau. Các nghiệm thức trong thí nghiệm có thể là 0,
   20, 40, 60 và 80 kgN/ha. Trong đó nghiệm thức “đối
   chứng” không bón phân N.
+ Biến phụ thuộc: có thể là số bông/m2, hạt chắt/bông,
   trọng lượng hạt và năng suất hạt (t/ha).
5.2.3. Xác đị nh các biế n trong thí nghiệ m dự a trên mố i
quan hệ “nhân- quả ” củ a giả thuyế t
Kết quả quan sát lệ thuộc vào nguyên nhân gây ảnh hưởng.
Dựa vào mối quan hệ trong giả thuyết đặt ra, người nghiên
cứu dễ dàng xác định được yếu tố nào ảnh hưởng đến sự
kiện quan sát.
Thí dụ, “Ảnh hưởng của nồng độ NAA trên sự đậu trái của
xoài Cát Hòa Lộc”. Ở đây, tỷ lệ đậu trái (kết quả) khác nhau
là do ảnh hưởng của các nồng độ NAA (nguyên nhân) khác
nhau. Như vậy, biến độc lập là biến mà người nghiên cứu
có ý định làm thay đổi (nồng độ NAA khác nhau) và biến
phụ thuộc ở đây là sự đậu trái hay tỷ lệ rụng trái ở các
nghiệm thức có nồng độ NAA khác nhau.
5.2.4. Bố trí thí nghiệ m để thu thậ p số liệ u nghiên
 cứ u
5.2.4.1. Đố i tượ ng khả o sát
Để chọn đối tượng khảo sát trong thí nghiệm, công
 việc đầu tiên là phải xác định quần thể (population)
 mà người nghiên cứu muốn đo đạc để thu thập kết
 quả. Một quần thể bao gồm nhiều cá thể mang các
 thành phần và đặc điểm khác nhau mà ta muốn
 khảo sát. Đối tượng khảo sát thường được chia làm
 hai nhóm:
 a) Nhóm khảo sát: đối tượng được đặt ra trong giả
 thuyết.
b) Nhóm đối chứng: so sánh với nhóm khảo sát.
5.2.4.2. Khung mẫ u (sample frame)
• Để bố trí và thu thập số liệu thí nghiệm
  nghiên cứu thì công việc trước tiên là thiết lập
  khung mẫu. Khung mẫu cần xác định các cá
  thể trong quần thể mục tiêu (target
  population), cỡ mẫu và phương pháp lấy
  mẫu.
• Trong trường hợp thiết lập khung mẫu sai thì
  mẫu chọn sẽ không đại diện cho quần thể
  mục tiêu và số liệu thu thập sẽ không đại
  diện cho quần thể.
Có ba trường hợp tạo ra khung mẫu sai:
• •Khung mẫu chứa quá nhiều cá thể, mà trong
  đó có cá thể không nằm trong quần thể mục
  tiêu.
• •Khung mẫu chứa quá ít cá thể, mà trong đó
  có cá thể nằm và không nằm trong quần thể
  mục tiêu.
• •Khung mẫu chứa tập hợp các cá thể không
  đúng hay khung mẫu không nằm trong quần
  thể mục tiêu.
• Hai giai đoạ n tạ o khung mẫ u:
1. Xác định các cá thể trong quần thể mục tiêu
  và cỡ mẫu. Thí dụ, cỡ mẫu của100 hộ gia đình
  ở thành phố và 150 gia đình ở nông thôn.
2. Chọn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc
  không ngẫu nhiên. Thí dụ: trong nghiên cứu
  điều tra, mẫu ngẫu nhiên thì vị trí chọn mẫu
  có thể dựa vào bản đồ ranh giới giữa các
  vùng, lập danh sách hộ gia đình theo số nhà,
  danh bạ điện thoại nếu có, … sau đó chọn
  phương pháp lấy mẫu.
5.2.4.3. Phươ ng pháp lấ y mẫ u
Trước khi đi vào chi tiết về phương pháp lấy
mẫu, cần hiểu các định nghĩa có liên quan
đến phương pháp, trình bày trong Bảng 5.1.
• Mục đích của tất cả các phương pháp lấy mẫu là
  đạt được mẫu đại diện cho cả quần thể nghiên
  cứu. Khi chọn phương pháp lấy mẫu thì cần hiểu rõ
  các đặc tính của quần thể nghiên cứu để xác định
  cỡ mẫu quan sát đại diện và để đánh giá tương đối
  chính xác quần thể.
• Trong nghiên cứu, không thể quan sát hết
  toàn bộ các cá thể trong quần thể, mà chỉ
  chọn một số lượng đủ các cá thể đại diện hay
  còn gọi là mẫu thí nghiệm. Phương pháp chọn
  mẫu thí nghiệm rất quan trọng, bởi vì có liên
  quan tới sự biến động hay độ đồng đều của
  mẫu. Có hai phương pháp chọn mẫu: (1) Chọn
  mẫu không xác suất (không chú ý tới độ đồng
  đều) và (2) chọn mẫu xác suất (đề cập tới độ
  đồng đều).
* Chọ n mẫ u không có xác suấ t
   Phương pháp chọn mẫu không xác suất là cách lấy
  mẫu trong đó các cá thể của mẫu được chọn không
  ngẫu nhiên hay không có xác suất lựa chọn giống
  nhau. Điều này thể hiện trong cách chọn mẫu như
  sau:
• •Các đơn vị mẫu được tự lựa chọn mà không có
  phương pháp.
• •Các đơn vị mẫu rất dễ dàng đạt được hoặc dễ
  dàng tiếp cận. Thí dụ chọn những hộ trên những
  con đường dễ đi.
• •Các đơn vị mẫu được chọn theo lý do kinh tế, thí
  dụ trả tiền cho sự tham dự.
• Các đơn vị mẫu được quan tâm bởi người nghiên
  cứu trong cách “điển hình”của quần thể mục tiêu.
  Thí dụ người nghiên cứu chỉ quan tâm đến các
  nhân vật điển hình trong quần thể nghiên cứu, để
  so sánh với các nhân vật khác.
• •Các đơn vị mẫu được chọn mà không có sự thiết
  kế rõ ràng (thí dụ: chọn 50 người đầu tiên đến buổi
  sáng).
  Phương pháp chọn mẫu không có xác suất thường
  có độ tin cậy thấp. Mức độ chính xác của cách chọn
  mẫu không xác suất tùy thuộc vào sự phán đoán,
  cách nhìn, kinh nghiệm của người nghiên cứu, sự
  may mắn hoặc dễ dàng và không có cơ sở thống kê
  trong việc chọn mẫu.
* Chọ n mẫ u xác suấ t
   Cơ bản của việc chọn mẫu xác suất là cách
  lấy mẫu trong đó việc chọn các cá thể của
  mẫu sao cho mỗi cá thể có cơ hội lựa chọn
  như nhau, nếu như có một số cá thể có cơ hội
  xuất hiện nhiều hơn thì sự lựa chọn không
  phải là ngẫu nhiên. Để tối ưu hóa mức độ
  chính xác, người nghiên cứu thường sử dụng
  phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.
* Các phươ ng pháp chọ n mẫ u ngẫ u nhiên
- Chọ n mẫ u ngẫ u nhiên đơ n giả n (simple random)
• Cách đơn giản nhất của việc chọn các cá thể của
  mẫu trong cách chọn mẫu ngẫu nhiên là sử dụng
  xác suất. Việc lựa chọn n các cá thể từ một quần
  thể sao cho các cá thể có cơ hội bằng nhau hay một
  xác suất bằng nhau trong phương pháp nầy.
• Thí dụ: Một trường học có 1.000 sinh viên, người
  nghiên cứu muốn chọn ra 100 sinh viên để nghiên
  cứu về tình trạng sức khỏe trong số 1.000 sinh
  viên. Theo cách chọn mẫu đơn giản thì chỉ cần viết
  tên 1.000 sinh viên vào trong mẫu giấy nhỏ, sau đó
  bỏ tất cả vào trong một cái thùng và rồi rút ng ẫu
  nhiên ra 100 mẫu giấy. Như vậy, mỗi sinh viên có
  một cơ hội lựa chọn như nhau và xác suất chọn
  ngẫu nhiên một sinh viên trên dễ dàng được tính.
  Thí dụ trên ta có quần thể N = 1.000 sinh viên và cỡ
  mẫu n = 100 sinh viên. Như vậy, sinh viên của
  trường được chọn trong cách lấy mẫu ngẫu nhiên
  sẽ có xác suất là n/(N x 100) hay 100/(1000 x 100) =
  10%.
• Một cách chọn mẫu ngẫu nhiên khác là sử
  dụng bảng số ngẫu nhiên trong sách thống kê
  phép thí nghiệm hoặc cách chọn số ngẫu
  nhiên bằng các chương trình thống kê trên
  máy tính.
- Chọ n mẫ u phân lớ p (stratified samples)
• Chọn mẫu phân lớp được thực hiện khi quần
  thể mục tiêu được chia thành các nhóm hay
  phân lớp. Trong phương pháp lấy mẫu phân
  lớp, tổng quần thể (N) đầu tiên được chia ra
  thành L lớp của các quần thể phụ N1, N2 … NL,
  như vậy:
• Để áp dụng kỹ thuật chọn mẫu phân lớp thì trước
  tiên người nghiên cứu cần nắm các thông tin và
  các số liệu nghiên cứu trước đây có liên quan đến
  cách lấy mẫu phân lớp. Sau đó, người nghiên cứu
  sẽ xác định cỡ mẫu và chọn ngẫu nhiên các cá th ể
  trong mỗi lớp.
  Thí dụ: khi nghiên cứu về mức độ giàu nghèo của
  một vùng nghiên cứu có 4 huyện (4 phân lớp), mỗi
  huyện có số hộ gia đình khác nhau được biết trong
  Bảng 5.2. Người nghiên cứu muốn thực hiện 200
  cuộc phỏng vấn hộ gia đình trong vùng nghiên
  cứu, như vậy cỡ mẫu của mỗi huyện sẽ được tính
  theo tỷ lệ phần trăm trong Bảng 5.2 như sau:
• Nếu như số hộ của 4 huyện gần như nhau, người nghiên
  cứu chỉ cần chọn 50 cuộc phỏng vấn trong mỗi huyện và
  sau đó chọn mẫu ngẫu nhiên trong mỗi lớp.
• Cũng trong nghiên cứu trên, nếu người nghiên cứu không
  phân chia các huyện ra thành các lớp, thì phương pháp lấy
  mẫu ngẫu nhiên phỏng vấn hộ gia đình trong vùng nghiên
  cứu sẽ sai và số liệu thu thập sẽ không đại diện cho vùng
  nghiên cứu, do mẫu có thể tập trung ở một huyện nào đó.
Một số nghiên cứu thường được chia lớp trong quần thể mục
  tiêu gồm:
− Phân lớp quần thể mục tiêu là các thành phố, tỉnh, huyện;
− phân lớp theo vùng sinh thái khác nhau;
− phân lớp quần thể mục tiêu là các hộ gia đình theo mức độ
  giàu nghèo, trình độ học vấn, …;
−…
• Trong phương pháp chọn mẫu phân lớp, các quần
  thể phụ là các vùng chia phụ hay các lô được chia
  trong Hình 5.2 khi đã xác định các yếu tố như loại
  đất, dạng đời sống thực vật hoặc dạng địa hình, …
  Các điểm được chọn ngẫu nhiên trong mỗi vùng
  phụ được thể hiện trong Hình 5.2.
VIẾ T CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨ U KHOA HỌ C

1. VIẾ T TÀI LIỆ U KHOA HỌ C
       Các kết quả nghiên cứu khoa học cần được
viết ra dưới các dạng tài liệu khoa học khác nhau
để công bố (trừ những lĩnh vực phải giữ bí mật)
trên các xuất bản phẩm. Các tài liệu khoa học có
thể mang nhiều ý nghĩa: để trao đổi thông tin khoa
học; đón nhận những ý kiến bình luận, bổ sung,
phê phán của đồng nghiệp; đi tìm địa chỉ áp dụng;
khẳng định quyền tác giả đối với công trình…
       Tài liệu khoa học để công bố có nhiều loại:
1.1. Bài báo khoa họ c
 Bài báo khoa học là một ấn phẩm mà nội dung có
 chứa những thông tin mới (dựa trên kết quả quan
 sát và thực nghiệm khoa học) có giá trị khoa học và
 thực tiễn được đăng trên các tạp chí khoa học
 chuyên ngành với những mục đích khác nhau như:
 công bố một ý tưởng khoa học; công bố từng kết
 quả riêng biệt của một công trình nghiên cứu dài
 hạn; công bố kết quả nghiên cứu toàn bộ công trình;
 đề xướng một cuộc tranh luận hay tham gia tranh
 luận trên các tạp chí khoa học hoặc hội nghị khoa
 học.
• Thực chất của viết bài báo khoa học cũng là
  xoay quanh việc nêu luận đề rồi tìm phương
  pháp (luận chứng) cùng với việc đưa ra bằng
  chứng (luận cứ) để chứng minh cho luận đề.
  Vì thế, bài báo khoa học thường được viết
  dưới dạng một tiểu luận: nêu lý do; trình bày
  cơ sở lý thuyết; chỉ ra hiện trạng thực tế;
  khẳng định những phát hiện mới; đề xuất
  ứng dung và những khuyến nghị tiếp tục
  nghiên cứu.
Bài báo khoa học có nhiều loại; mỗi loại có
một cấu trúc logic và bố cục nội dung riêng.
Chẳng hạn:
* Bài báo công bố ý tưởng khoa học: cần thiết
phải trình bày rõ vấn đề, luận đề; không cần
thiết phải trình bày luận cứ và luận chứng.
* Bài báo công bố kết quả nghiên cứu (riêng
biệt hay toàn bộ công trình) cũng có thể trình
bày vấn đề nghiên cứu, nhưng cần thiết phải
trình bày rõ luận đề, luận cứ và luận chứng.
* Bài báo đề xướng một cuộc tranh luận, bài
  báo đề dẫn một hội nghị khoa học: cần thiết
  phải trình bày rõ vấn đề; có thể trình bày luận
  đề; không cần thiết phải trình bày luận cứ và
  luận chứng.
  * Bài báo tham gia tranh luận trên tạp chí, bài
  báo tham luận một hội nghị khoa học: có thể
  trình bày vấn đề, luận đề nhưng rất cần thiết
  phải trình bày luận cứ, luận chứng.
Còn những bài báo để thông báo khoa học trên
các tạp chí hoặc thông báo trong các hội nghị
khoa học thì lại không nhất thiết phải có cấu
trúc logic như các bài báo nêu trên.
 Bố cục nội dung khoa học của bài báo có thể
khác nhau tùy theo cách sắp xếp của mỗi tác giả,
song một bài báo cần nêu lên được những khối
nội dung hoàn chỉnh bao gồm: đặt vấn đề (mở
đầu), lịch sử nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương
pháp nghiên cứu; kết quả thu thập và xử lý
thông tin, phân tích kết quả, kết luận và khuyến
nghị.
Một bài báo khoa học thường viết không dài,
chỉ nên viết khoảng 2000 chữ đủ để đăng
thành một bài trên một số tạp chí; nếu phạm
vi rộng thì phải chia thành nhiều vấn đề nhỏ
và đăng trên nhiều số.
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)

More Related Content

What's hot

Đường lối cách mạng của ĐCS VN - Trắc nghiệm + Trò chơi
Đường lối cách mạng của ĐCS VN - Trắc nghiệm + Trò chơiĐường lối cách mạng của ĐCS VN - Trắc nghiệm + Trò chơi
Đường lối cách mạng của ĐCS VN - Trắc nghiệm + Trò chơidemon_2chit
 
Đồ án kiểm thử phần mềm
Đồ án kiểm thử phần mềmĐồ án kiểm thử phần mềm
Đồ án kiểm thử phần mềmNguyễn Anh
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết họcnataliej4
 
Sử dụng mạng xã hội Facebook
Sử dụng mạng xã hội FacebookSử dụng mạng xã hội Facebook
Sử dụng mạng xã hội FacebookDiep Thien
 
Cơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nướcCơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nướcnguyenanh1011
 
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptx
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptxTÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptx
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptxTngCm8
 
Internet of Things.pptx
Internet of Things.pptxInternet of Things.pptx
Internet of Things.pptxMaiNhtKhang
 
Giáo trình Sinh sản gia súc, Trần Tiến Đông.pdf
Giáo trình Sinh sản gia súc, Trần Tiến Đông.pdfGiáo trình Sinh sản gia súc, Trần Tiến Đông.pdf
Giáo trình Sinh sản gia súc, Trần Tiến Đông.pdfMan_Ebook
 
Báo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống
Báo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thốngBáo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống
Báo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thốngJojo Kim
 
Bài 5: Thiết kế giao diện - Giáo trình FPT
Bài 5: Thiết kế giao diện - Giáo trình FPTBài 5: Thiết kế giao diện - Giáo trình FPT
Bài 5: Thiết kế giao diện - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Sống thử nên hay không
Sống thử nên hay không Sống thử nên hay không
Sống thử nên hay không Hs Bin
 
Tấn công ARP Cache Poisoning (Man In The Middle) Attacks
Tấn công ARP Cache Poisoning (Man In The Middle) AttacksTấn công ARP Cache Poisoning (Man In The Middle) Attacks
Tấn công ARP Cache Poisoning (Man In The Middle) Attackstiktiktc
 
H cay van-de_va_cay_muc_tieu
H cay van-de_va_cay_muc_tieuH cay van-de_va_cay_muc_tieu
H cay van-de_va_cay_muc_tieuluyenshare
 

What's hot (20)

Đường lối cách mạng của ĐCS VN - Trắc nghiệm + Trò chơi
Đường lối cách mạng của ĐCS VN - Trắc nghiệm + Trò chơiĐường lối cách mạng của ĐCS VN - Trắc nghiệm + Trò chơi
Đường lối cách mạng của ĐCS VN - Trắc nghiệm + Trò chơi
 
Đồ án kiểm thử phần mềm
Đồ án kiểm thử phần mềmĐồ án kiểm thử phần mềm
Đồ án kiểm thử phần mềm
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết học
 
Sử dụng mạng xã hội Facebook
Sử dụng mạng xã hội FacebookSử dụng mạng xã hội Facebook
Sử dụng mạng xã hội Facebook
 
Báo cáo đồ án - Thiết kế web tại Thanh Hóa
Báo cáo đồ án - Thiết kế web tại Thanh HóaBáo cáo đồ án - Thiết kế web tại Thanh Hóa
Báo cáo đồ án - Thiết kế web tại Thanh Hóa
 
Chuong 5
Chuong 5Chuong 5
Chuong 5
 
Cơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nướcCơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nước
 
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptx
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptxTÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptx
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG 81945.pptx
 
Internet of Things.pptx
Internet of Things.pptxInternet of Things.pptx
Internet of Things.pptx
 
1
11
1
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...
 
Giáo trình Sinh sản gia súc, Trần Tiến Đông.pdf
Giáo trình Sinh sản gia súc, Trần Tiến Đông.pdfGiáo trình Sinh sản gia súc, Trần Tiến Đông.pdf
Giáo trình Sinh sản gia súc, Trần Tiến Đông.pdf
 
Báo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống
Báo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thốngBáo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống
Báo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống
 
Bài 5: Thiết kế giao diện - Giáo trình FPT
Bài 5: Thiết kế giao diện - Giáo trình FPTBài 5: Thiết kế giao diện - Giáo trình FPT
Bài 5: Thiết kế giao diện - Giáo trình FPT
 
Sống thử nên hay không
Sống thử nên hay không Sống thử nên hay không
Sống thử nên hay không
 
Tấn công ARP Cache Poisoning (Man In The Middle) Attacks
Tấn công ARP Cache Poisoning (Man In The Middle) AttacksTấn công ARP Cache Poisoning (Man In The Middle) Attacks
Tấn công ARP Cache Poisoning (Man In The Middle) Attacks
 
H cay van-de_va_cay_muc_tieu
H cay van-de_va_cay_muc_tieuH cay van-de_va_cay_muc_tieu
H cay van-de_va_cay_muc_tieu
 
PHONG CHONG THAM NHUNG.ppt
PHONG CHONG THAM NHUNG.pptPHONG CHONG THAM NHUNG.ppt
PHONG CHONG THAM NHUNG.ppt
 
Ứng dụng mạng Petri trong lập trình hướng đối tượng tương tranh, 9đ
Ứng dụng mạng Petri trong lập trình hướng đối tượng tương tranh, 9đỨng dụng mạng Petri trong lập trình hướng đối tượng tương tranh, 9đ
Ứng dụng mạng Petri trong lập trình hướng đối tượng tương tranh, 9đ
 

Viewers also liked

Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcJordan Nguyen
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcDương Nphs
 
B1. xac dinh de tai nghien cuu
B1. xac dinh de tai nghien cuuB1. xac dinh de tai nghien cuu
B1. xac dinh de tai nghien cuunha267
 
Phân tích Confuser 1.9.0.0 - method proxy confusion - Bản dịch
Phân tích Confuser 1.9.0.0 - method proxy confusion - Bản dịchPhân tích Confuser 1.9.0.0 - method proxy confusion - Bản dịch
Phân tích Confuser 1.9.0.0 - method proxy confusion - Bản dịchLevis Nickaster
 
Scientific Method Powerpoint
Scientific Method PowerpointScientific Method Powerpoint
Scientific Method PowerpointSanks Ross
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocDuy96
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcTuấn Nguyễn Văn
 
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOCBAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOChgntptagore
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa họcCLBSVHTTCNCKH
 
Scientific method powerpoint
Scientific method powerpointScientific method powerpoint
Scientific method powerpointDeidre Woods
 

Viewers also liked (12)

Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
B1. xac dinh de tai nghien cuu
B1. xac dinh de tai nghien cuuB1. xac dinh de tai nghien cuu
B1. xac dinh de tai nghien cuu
 
Phân tích Confuser 1.9.0.0 - method proxy confusion - Bản dịch
Phân tích Confuser 1.9.0.0 - method proxy confusion - Bản dịchPhân tích Confuser 1.9.0.0 - method proxy confusion - Bản dịch
Phân tích Confuser 1.9.0.0 - method proxy confusion - Bản dịch
 
87924560 chuyende detector
87924560 chuyende detector87924560 chuyende detector
87924560 chuyende detector
 
Scientific Method Powerpoint
Scientific Method PowerpointScientific Method Powerpoint
Scientific Method Powerpoint
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOCBAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
 
Scientific method powerpoint
Scientific method powerpointScientific method powerpoint
Scientific method powerpoint
 

Similar to Chương i(nckh)

Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptSlide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptYnHongL
 
2012122512433968
20121225124339682012122512433968
2012122512433968Nengyong Ye
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học nataliej4
 
Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuCR Trai
 
BÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docxBÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docxPhNguynVit3
 
Chủ đề 1
Chủ đề 1Chủ đề 1
Chủ đề 1phú lê
 
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdf
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdfPhương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdf
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdfPhmHa44
 
Chủ đề 1
Chủ đề 1Chủ đề 1
Chủ đề 1phú lê
 
Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban thutran_93
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhPhương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhQuách Đại Dương
 

Similar to Chương i(nckh) (20)

Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptSlide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Bai giang pp luan nghien cuu khoa hoc
Bai giang pp luan nghien cuu khoa hocBai giang pp luan nghien cuu khoa hoc
Bai giang pp luan nghien cuu khoa hoc
 
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa họcBài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
Ppnckh 08
Ppnckh 08Ppnckh 08
Ppnckh 08
 
2012122512433968
20121225124339682012122512433968
2012122512433968
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
 
Bai 1.pplnckh
Bai 1.pplnckhBai 1.pplnckh
Bai 1.pplnckh
 
Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuu
 
Ndtnc
NdtncNdtnc
Ndtnc
 
BÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docxBÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docx
 
Chủ đề 1
Chủ đề 1Chủ đề 1
Chủ đề 1
 
PPNC Khoa học.pptx
PPNC  Khoa học.pptxPPNC  Khoa học.pptx
PPNC Khoa học.pptx
 
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdf
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdfPhương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdf
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdf
 
Chủ đề 1
Chủ đề 1Chủ đề 1
Chủ đề 1
 
Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhPhương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
 

More from besstuan

Chương v(tt). phuong phap thu thap so lieu
Chương v(tt). phuong phap thu thap so lieuChương v(tt). phuong phap thu thap so lieu
Chương v(tt). phuong phap thu thap so lieubesstuan
 
Chương iv. phuong phap khoa hoc. ppt
Chương iv. phuong phap khoa hoc. pptChương iv. phuong phap khoa hoc. ppt
Chương iv. phuong phap khoa hoc. pptbesstuan
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhbesstuan
 
Chương ii.đai cuong ve nckh
Chương ii.đai cuong ve nckhChương ii.đai cuong ve nckh
Chương ii.đai cuong ve nckhbesstuan
 
Chương 3 van de khoa hoc
Chương 3 van de khoa hocChương 3 van de khoa hoc
Chương 3 van de khoa hocbesstuan
 
Chuong 6 .viet cong trinh nckh
Chuong 6 .viet cong trinh nckhChuong 6 .viet cong trinh nckh
Chuong 6 .viet cong trinh nckhbesstuan
 
Chương v. thu thap tai lieu
Chương v. thu thap tai lieuChương v. thu thap tai lieu
Chương v. thu thap tai lieubesstuan
 

More from besstuan (7)

Chương v(tt). phuong phap thu thap so lieu
Chương v(tt). phuong phap thu thap so lieuChương v(tt). phuong phap thu thap so lieu
Chương v(tt). phuong phap thu thap so lieu
 
Chương iv. phuong phap khoa hoc. ppt
Chương iv. phuong phap khoa hoc. pptChương iv. phuong phap khoa hoc. ppt
Chương iv. phuong phap khoa hoc. ppt
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
 
Chương ii.đai cuong ve nckh
Chương ii.đai cuong ve nckhChương ii.đai cuong ve nckh
Chương ii.đai cuong ve nckh
 
Chương 3 van de khoa hoc
Chương 3 van de khoa hocChương 3 van de khoa hoc
Chương 3 van de khoa hoc
 
Chuong 6 .viet cong trinh nckh
Chuong 6 .viet cong trinh nckhChuong 6 .viet cong trinh nckh
Chuong 6 .viet cong trinh nckh
 
Chương v. thu thap tai lieu
Chương v. thu thap tai lieuChương v. thu thap tai lieu
Chương v. thu thap tai lieu
 

Chương i(nckh)

  • 1. Chương I ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. KHOA HỌ C 1. Khái niệ m Khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”. Hệ thống tri thức được nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm.
  • 2. -Tri thứ c kinh nghiệ m • Được tích lũy một cách ngẫu nhiên từ trong đời sống hằng ngày. • Con người có được những hình dung thực tế về các sự vật, biết cách phản ứng trước tự nhiên, biết ứng xử trong các quan hệ xã hội. • Ngày càng trở nên phong phú, chứa đựng những mặt đúng đắn, nhưng riêng biệt, chưa thể đi sâu vào bản chất các sự vật. • Chỉ giúp cho con người phát triển đến một khuôn khổ nhất định. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm luôn là một cơ sở quan trọng cho sự hình thành các tri thức khoa học.
  • 3. -Tri thứ c khoa họ c • Được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học. • Là loại hoạt động được vạch sẵn theo một mục tiêu xác định và được tiến hành dựa trên những phương pháp khoa học. • Không phải là sự kế tục giản đơn các tri thức kinh nghiệm, mà là sự tổng kết những tập hợp số liệu và sự ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất.
  • 4. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các bộ môn khoa học (diclipline) chẳng hạn triết học, sử học, kinh tế học, toán học, vật lý học, hóa học, sinh học,… 2. Phân loạ i khoa họ c • là sự phân chia các bộ môn khoa học thành những nhóm các bộ môn khoa học theo cùng một tiêu thức nào đó. • là để nhận dạng cấu trúc của hệ thống tri thức. Có nhiều cách phân loại, mỗi cách phân loại dựa trên một tiêu thức có một ý nghĩa ứng dụng nhất định.
  • 5. a) Phân loạ i theo phươ ng pháp hình thành khoa họ c Tiêu thức phân loại là phương pháp hình thành cơ sở lý thuyết của bộ môn khoa học. Khoa học tiền nghiệm, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên những tiên đề hoặc hệ tiên đề, ví dụ: hình học, lý thuyết tương đối. • Khoa học hậu nghiệm, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên quan sát hoặc thực nghiệm, ví dụ: xã hội học, vật lý học thực nghiệm.
  • 6. • Khoa học phân lập, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên những sự phân chia đối tượng ngiên cứu của một bộ môn khoa học vốn tồn tại thành những đối tượng nghiên cứu hẹp hơn, ví dụ: khảo cổ học được phân lập từ sử học, cơ học được phân lập từ vật lý học. • Khoa học tích hợp, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên sự hợp nhất về cơ sở lý thuyết hoặc phương pháp luận của hai hoặc nhiều bộ môn khoa học khác nhau, ví dụ: kinh tế học chính trị được tích hợp từ kinh tế học và chính trị học, hóa lý được tích hợp từ hóa học và vật lý học.
  • 7. b) Phân loạ i theo đố i tượ ng nghiên cứ u củ a khoa họ c
  • 8. Để tiện sử dụng, mô hình này đã được tuyến tính hóa theo trình tự sau: • Khoa học tự nhiên và khoa học trừu tượng (hoặc khoa học chính xác). • Khoa học kỹ thuật và công nghệ, ví dụ: kỹ thuật điện tử, kỹ thuật di truyền. • Khoa học nông nghiệp, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. • Khoa học sức khỏe, ví dụ: dịch tễ học, bệnh học. • Khoa học xã hội và nhân văn, ví dụ: sử học, ngôn ngữ học. • Triết học, bao gồm cả các khoa học về tư duy như logic học.
  • 9. 3. Các giai đoạ n phát triể n củ a tri thứ c khoa họ c
  • 10. • Phươ ng hướ ng khoa họ c (scientific orientation) là một tập hợp những nội dung nghiên cứu thuộc một hoặc một số lĩnh vực khoa học, được định hướng theo một hoặc một số mục tiêu về lý thuyết hoặc phương pháp luận. • Trườ ng phái khoa họ c (scientific school) là một phương hướng khoa học được phát triển đến một cách nhìn mới hoặc một góc nhìn mới đối với đối tượng nghiên cứu, là tiền đề cho sự hình thành một hướng mới về lý thuyết hoặc phương pháp luận.
  • 11. • Bộ môn khoa họ c (scientific discipline) là hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về một đối tượng nghiên cứu. • Ngành khoa họ c (specialty) là một lĩnh vực hoạt động xã hội về nghiên cứu khoa học hoặc một lĩnh vực đào tạo. Chẳng hạn, khi nói “chuyên gia ngành luật” có nghĩa là người hoạt động trong ngành luật, đã nắm vững hàng loạt bộ môn khoa học về luật, như luật dân sự, luật quốc tế, luật học so sánh,…
  • 12. 4. Tiêu chí nhậ n biế t mộ t bộ môn khoa họ c • Tiêu chí 1. Có mộ t đố i tượ ng nghiên cứ u. Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật được đặt trong phạm vi quan tâm của bộ môn khoa học. • Tiêu chí 2. Có mộ t hệ thố ng lý thuyế t. Lý thuyết là một hệ thống tri thức khoa học bao gồm khái niệm, phạm trù, quy luật. Hệ thống lý thuyết của bộ môn khoa học thường gồm hai bộ phận: bộ phận riêng có và bộ phận kế thừa từ các khoa học khác.
  • 13. • Tiêu chí 3. Có mộ t hệ thố ng phươ ng pháp luậ n. Phương pháp luận hiện được hiểu hai nghĩa: (1) Lý thuyết về phương pháp; (2) Hệ thống các phương pháp. Phương pháp luận của của một bộ môn khoa học bao gồm hai bộ phận: phương pháp luận riêng có và phương pháp luận thâm nhập từ các bộ môn khoa học khác nhau.
  • 14. • Tiêu chí 4. Có mụ c đích ứ ng dụ ng. Do khoảng cách giữa nghiên cứu và áp dụng ngày càng rút ngắn về không gian giữa phòng thí nghiệm nghiên cứu với cơ sở sản xuất và thời gian từ nghiên cứu đến áp dụng, mà người ta ngày càng dành nhiều mối quan tâm tới mục đích ứng dụng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người nghiên cứu chưa biết trước mục đích ứng dụng. Vì vậy, không nên vận dụng một cách máy móc tiêu chí này.
  • 15. • Tiêu chí 5. Có mộ t lị ch sử nghiên cứ u. Lịch sử nghiên cứu của một bộ môn khoa học thường có thể bắt nguồn từ một bộ môn khoa học khác. Trong giai đoạn tiếp sau, với sự hoàn thiện về lý thuyết và phương pháp luận, những bộ môn khoa học độc lập ra đời, tách khỏi khuôn khổ bộ môn khoa học cũ. Tuy nhiên, không phải mọi bộ môn khoa học đều có lịch sử phát triển như vậy. Vì vậy, cũng không nên vận dụng máy móc tiêu chí này.
  • 16. II NGHIÊN CỨ U KHOA HỌ C 1. Khái niệ m Nghiên cứu khoa học - là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết. - hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới. - hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.
  • 17. 2. Phân loạ i nghiên cứ u khoa họ c 1) Phân loạ i theo chứ c năng nghiên cứ u • Nghiên cứ u mô tả, là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng sự vật giúp con người phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa sự vật này với sự vật khác. Nội dung mô tả có thể bao gồm mô tả hình thái, động thái, tương tác; mô tả định tính tức các đặc trưng về chất của sự vật; mô tả định lượng nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng của sự vật. • Nghiên cứ u giả i thích, là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Nội dung của giải thích có thể bao gồm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu trúc; tương tác; hậu quả; quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật.
  • 18. • Nghiên cứ u dự báo, là những nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật trong tương lai. Mọi dự báo đều phải chấp nhận những sai lệch, kể cả trong nghiên cứu tự nhiên và xã hội. Sự sai lệch trong các kết quả dự báo có thể do nhiều nguyên nhân: sai lệch khách quan trong kết quả quan sát; sai lệch do những luận cứ bị biến dạng trong sự tác động của các sự vật khác; môi trường cũng luôn có thể biến động,… • Nghiên cứ u sáng tạ o, là loại nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại. Khoa học không bao giớ dừng lại ở mô tả, giải thích và dự báo mà luôn hướng vào sự sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới.
  • 19. 2). Phân loạ i theo tính chấ t củ a sả n phẩ m nghiên cứ u -Nghiên cứ u cơ bả n (fundamental research) là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, t ương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật với các sự vật khác. Sản phẩm nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học, chẳng hạn, Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ trụ; Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư. Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng. • Nghiên cứ u cơ bả n thuầ n túy, còn gọi là nghiên cứu cơ bản tự do, hoặc nghiên cứu cơ bản không định hướng, là những nghiên cứu về bản chất sự vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng. • Nghiên cứ u cơ bả n đị nh hướ ng, là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến trước mục đích ứng dụng. Các hoạt động đều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế, xã hội,… đều có thể xem là nghiên c ứu c ơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ bản định hướng được phân chia thành nghiên cứu nền tảng (background research) và nghiên cứu chuyên đề (thematic research).
  • 20. • Nghiên cứ u nề n tả ng, là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ thống sự vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiên như địa chất, nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng; điều tra cơ bản về kinh tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nền tảng. • Nghiên cứ u chuyên đề, là nghiên cứu về một hiện tượng đặc biệt của sự vật, ví dụ trạng thái plasma của vật chất, bức xạ vũ trụ, gen di truyền. Nghiên cứu chuyên đề vừa dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, mà còn dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn.
  • 21. • Nghiên cứ u ứ ng dụ ng (applied research) là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật; tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống. Giải pháp được hiểu theo một nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này: có thể là một giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổ chức và quản lý. Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế. Cần lưu ý rằng, kết quả của nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được. Để có thể đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác, có tên gọi là triển khai.
  • 22. • Triể n khai, (development), còn gọi là triển khai thực nghiệm hoặc triển khai thực nghiệm kỹ thuật, là sự vận dụng các quy luật (thu được từ nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý (thu được từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật. Điều cần lưu ý là, kết quả triển khai thì chưa triển khai được (!). Sản phẩm của triển khai chỉ mới là những hình mẫu khả thi kỹ thuật, nghĩa là không còn rủi ro về mặt kỹ thuật. Để áp dụng được, còn phải tiến hành nghiên cứu những tính khả thi khác, như khả thi tài chính, khả thi kinh tế, khả thi môi trường, khả thi xã hội. Hoạt động triển khai gồm triển khai trong phòng và triển khai bán đại trà.
  • 23. • Triể n khai trong phòng, là loại hình triển khai nhằm khẳng định kết quả sao cho ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến quy mô áp dụng. Trong những nghiên cứu về công nghệ, loại hình này được thực hiện trong các phòng thí nghiệm, labô công nghệ, nhà kính (trong nghiên cứu nông nghiệp). Trên một quy mô lớn hơn, hoạt động triển khai cũng được tiến hành trong các xưởng thực nghiệm (pilot workshop) thuộc viện hoặc xí nghiệp sản xuất. • Triể n khai bán đạ i trà, còn gọi là pilot trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ, là một dạng triển khai nhằm kiểm chứng giả thuyết về hình mẫu trên một quy nhất định, thường là quy mô áp dụng bán đại trà, trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ được gọi là quy mô bán công nghiệp.
  • 24.
  • 25. III ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨ U KHOA HỌ C 1. Kháiniệ m đề tài Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, được đặc trưng bởi một nhiệm vụ nghiên cứu và do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác, tuy không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa học, nhưng có những đặc điểm tương tự với đề tài khoa học, chẳng hạn: chương trình, dự án, đề án. Có thể phân biệt chúng như sau: • Đề tài định hướng vào việc trả lời những câu hỏi về ý nghĩa học thuật, có thể chưa quan tâm nhiều đến việc hiện thực hóa trong hoạt động thực tế.
  • 26. • Dự án là một loại đề tài có mục đích ứng dụng xác định, cụ thể về kinh tế và xã hội. Dự án có những đòi hỏi khác đề tài như: đáp ứng một nhu cầu đã được nêu ra; chịu sự ràng buộc của kỳ hạn và thường là ràng buộc về nguồn lực; phải thực hiện trong một bối cảnh không chắc chắn.
  • 27. • Đề án là loại văn kiện được xây dựng để trình một cấp quản lý hoặc một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó, chẳng hạn, xin thành lập một tổ chức; xin cấp tài trợ cho một hoạt động xã hội. Sau khi một đề án được phê chuẩn, sẽ có thể xuất hiện những dự án, chương trình, đề tài hoặc tổ chức hoặc những hoạt động kinh tế, xã hội theo yêu cầu của đề án.
  • 28. • Chươ ng trình là một nhóm các đề tài hoặc dự án, được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có thể có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không có sự đòi hỏi quá cứng nhắc, nhưng những nội dung của một chương trình thì phải luôn đồng bộ.
  • 29. 2. Nhiệ m vụ nghiên cứ u Nhiệm vụ nghiên cứu là một chủ đề mà người nghiên cứu (hoặc nhóm nghiên cứu) thực hiện. Có nhiều nguồn nhiệm vụ: • Chủ trươ ng phát triể n kinh tế và xã hộ i củ a quố c gia được ghi trong các văn kiện chính thức của các cơ quan có thẩm quyền. Người nghiên cứu có thể tìm kiếm “thị trường” trong những nhiệm vụ thuộc loại này. • Nhiệ m vụ đượ c giao từ cơ quan cấ p trên của cá nhân hoặc tổ chức nghiên cứu. Đối với nguồn nhiệm vụ này, người nghiên cứu không óc sự chọn lựa mà phải làm theo yêu cầu. • Nhiệ m vụ đượ c nhậ n từ hợ p đồ ng vớ i các đố i tác. Đối tác có thể là doanh nghiệp hoặc tổ chức xã hội hoặc cơ quan chính phủ. Nguồn này thường dẫn đến những nguồn thu nhập cao, tạo tiền đề phát triển nguồn lực nghiên cứu. • Nhiệ m vụ do ngườ i nghiên cứ u tự đặ t cho mình xuất phát từ những ý tưởng khoa học của người nghiên cứu. Khi có điều kiện (chẳng hạn về kinh phí) thì người nghiên cứu biến những ý tưởng đó thành một đề tài.
  • 30. 3. Khách thể nghiên cứ u, đố i tượ ng nghiên cứ u, đố i tượ ng khả o sát Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát là những khái niệm công cụ luôn được sử dụng trong quá trình thực hiện một đề tài. • Đố i tượ ng nghiên cứ u là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Ví dụ: • Đối tượng nghiên cứu của triết học là các quy luật phổ quát của sự vật. • Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Thủ pháp phức điệu trong các bản giao hưởng của Becthoven” là thủ pháp phức điệu. • Khách thể nghiên cứ u là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ mà người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu chính là nơi chứa đựng những câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời. Ví dụ: • Khách thể nghiên cứu của đề tài “Sử dụng thời gian nhàn rỗi c ủa sinh viên” là các trường đại học. • Khách thể nghiên cứu của đề tài “Xác định biện pháp hạn chế rủi ro của các ngân hàng thương mại quốc doanh” là các ngân hàng
  • 31. • Đố i tượ ng khả o sát là một bộ phận đủ đại diện của khách thể nghiên cứu được người nghiên cứu lựa chọn để xem xét. Không bao giờ người nghiên cứu có thể đủ quỹ thời gian và kinh phí để khảo sát trên toàn bộ khách thể. • Trong đề tài “Xây dựng biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại quốc doanh”, thì đối tượng khảo sát là một số ngân hàng thương mại quốc doanh được chọn để nghiên cứu. • Trong đề tài nghiên cứu âm nhạc về : “Thủ pháp phức điệu trong các bản giao hưởng của Becthoven”, thì khách thể nghiên cứu và điố tượng nghiên cứu trong trường hợp này có thể trùng nhau, vì người nghiên cứu có thể nghiên cứu trên tất cả các bản giao hưởng của Becthoven.
  • 32.
  • 33. • Một khách thể nghiên cứu hoặc một đối tượng khảo sát có thể phục vụ cho nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau. Chẳng hạn, các ngân hàng thương mại quốc doanh có thể là đối tượng nghiên cứu về các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng lại có th ể là đối tượng nghiên cứu về công nghệ ngân hàng, công nghệ thông tin, thậm chí về tố chức và quản lý doanh nghiệp,… • Phạ m vi nghiên cứ u. Không phải đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát được xem xét một cách toàn diện trong mọi thời gian, mà nó được giới h ạn trong một số phạm vi nhất định: phạm vi về quy mô của đối tượng; phạm vi về không gian của sự vật; phạm vi thời gian của tiến trình của sự vật.
  • 34. 4. Mụ c tiêu và mụ c đích nghiên cứ u Mục tiêu (Objective) và mục đích (aim hoặc purpose) là những khái niệm then chốt trong nghiên cứu khoa học: • Mụ c tiêu là cái đích về nội dung mà người nghiên cứu vạch ra để định hướng nỗ lực tìm kiếm. Mục tiêu là những điều cần làm trong công việc nghiên cứu. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”. • Mụ c đích là ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là đối tượng phục vụ của sản phẩm nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho cái gì?”.
  • 35. • Mỗi đề tài nghiên cứu đều có một hoặc một số mục tiêu xác định, nhưng chưa hẳn đã có mục đích xác định. Ví dụ, đại số Boole trong suốt một thế kỷ rưỡi không trả lời được câu hỏi “Nghiên cứu để làm gì?” Chỉ đến khi xuất hiện chiếc máy tính điện tử đầu tiên, người ta mới biết được nó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc đảm bảo toán học cho sự vận hành của máy tính.
  • 36. 5. Mộ tsố thành tự u khoa họ c đặ c biệ t Một số sản phẩm đặc biệt của nghiên cứu, như phát hiện, phát minh, sáng chế, là những khái niệm cần hiểu đúng trong giới hạn nghiên cứu và trên các diễn đàn, bởi vì nó đụng chạm đến nhiều vấn đề công nghệ, kinh tế, pháp lý và xã hội.
  • 37. • Phát minh. Phát minh (tiếng Anh-discovery) là sự khám phá ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người. Ví dụ, Archimède phát minh định luật sức nâng của nước; Lebedev phát minh tính chất áp suất của ánh sáng, Nguyễn Văn Hiệu phát minh quy luật bất biến tiết diện của các quá trình sinh hạt. Phát minh là khám phá về quy luật khách quan, chưa có ý nghĩa áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống. Vì vậy, phát minh không có giá trị thương mại, không được cấp bằng phát minh và không được bảo hộ pháp lý.
  • 38. • Phát hiệ n. Phát hiện (tiếng Anh cũng là discovery) là sự khám phá ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan. Ví dụ, Kock phát hiện vi trùng lao, Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ radium. Christoph Colomb phát hiện châu Mỹ , Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư. Adam Smith phát hiện quy luật “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường. Phát hiện, cũng chỉ mới là sự khám phá các vật thể hoặc các quy luật xã hội, làm thay đổi nhận thức, chưa thể áp dụng trực tiếp, chỉ có thể áp dụng thông qua các giải pháp. Vì vậy, phát hiện cũng không có giá trị thương mại, không cấp bằng và không được bảo hộ pháp lý.
  • 39. • Sáng chế . Sáng chế là loại thành tựu trong khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong khoa học xã hội và nhân văn không có sản phẩm loại này, song các nhà khoa học xã hội luôn phải bàn đến sáng chế khi phân tích ý nghĩa kinh tế, pháp lý và xã hội của sáng chế.
  • 40. • Sáng chế (tiếng Anh, tiếng Pháp – invention) là một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được. Ví dụ, máy hơi nước của Jame Watt, công thức thuốc nổ TNT của Nobel. Vì sáng chế có khả năng áp dụng, nên có ý nghĩa thương mại, được cấp bằng sáng chế (patent), có thể mua bán patent hoặc ký kết các hợp đồng cấp giấy phép sử dụng (hợp đồng licence) cho người có nhu cầu, và được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
  • 41.
  • 42. Chương II ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2.1. KHÁI NIỆ M NGHIÊN CỨ U KHOA HỌ C Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh ngày càng tăng lên và tưởng chừng như không bao giờ ngừng.
  • 43. Chẳng hạn: • Con người từ đâu đến và con người sẽ đi về đâu? • Đâu là giới hạn của vũ trụ? Có một nền văn minh nào ngoài trái đất của chúng ta? Chẳng lẽ Trái Đất là nơi có một nền văn minh duy nhất trong vũ trụ? • Thế giới này sẽ phát triển đến một giới hạn hay là sẽ phát triển đến vô cùng? • Thời gian là vô thuỷ vô chung, hay là có điểm khởi đầu và có điểm tận cùng? • v.v… Những câu hỏi như thế là vô cùng tận. Trả lời mỗi câu hỏi ấy là những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc.
  • 44. • Như vậy, nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người.
  • 45. Có thể định nghĩa, nghiên cứu khoa học là quá trình hình thành và chứng minh luận điểm khoa học về một sự vật hoặc hiện tượng cần khám phá.Cho ví dụ đối với ngành CNSH
  • 46. 2.2. CÁC ĐẶ C ĐIỂ M CỦ A NGHIÊN CỨ U KHOA HỌ C Đặc điểm chung nhất của nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi những sự vật, hiện tượng mà khoa học chưa hề biết đến. Đặc điểm này dẫn đến hàng loạt đặc điểm khác nhau của nghiên cứu khoa học, mà người nghiên cứu cần quan tâm khi xử lý những vấn đề cụ thể về mặt phương pháp luận nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu.
  • 47. 2.2.1. Tính mớ i Trong nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại như cũ những phát hiện hoặc sáng tạo mà các đồng nghiệp đi trước đã thực hiện. Tính mới là tính quan trọng số một của nghiên cứu khoa học.
  • 48. 2.2.2. Tính tin cậ y Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau và với những kết quả thu được hoàn toàn giống nhau. Một kết quả thu được ngẫu nhiên dù phù hợp với giả thuyết đã đặt ra trước đó cũng chưa thể xem là đủ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vật hoặc hiện tượng. Điều này đẫn đến một nguyên tắc mang tính phương pháp luận của nghiên cứu khoa học, là khi trình bày một kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu cần chỉ rõ những điều kiện, các nhân tố và phương tiện thực hiện (nếu có).
  • 49. 2.2.3. Tính thông tin Sản phẩm của nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể đó là một báo cáo khoa học, một tác phẩm khoa học, song cũng có thể là một mẫu vật liệu mới, mô hình thí điểm về một phương thức tổ chức sản xuất mới, v.v…Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp này, sản phẩm khoa học luôn mang đặc trưng thông tin. Đó là những thông tin về quy luật vận động của sự vật, thông tin về quy luật vận động của sự vật, thông tin về một quá trình xã hội hoặc quy trình công nghệ và các tham số đặc trưng cho quy trình đó.
  • 50. 2.2.4. Tính khách quan • Tính khách quan vừa là một đặc điểm của nghiên cứu khoa học, vừa là một tiêu chuẩn về phẩm chất của người nghiên cứu khoa học. Trong xã hội học khoa học (sociology of science), người ta xem đó là một chuẩn mực giá trị. Một nhận định vội vã theo tình cảm, một kết luận thiếu các xác nhận bằng kiểm chứng chưa thể xem là một phản ánh khách quan về bản chất của sự vật, hiện tượng. • Để đảm bảo tính khách quan, người nghiên cứu cần phải luôn đặt các câu hỏi ngược lại những kết luận đã được xác nhận. Ví dụ: • Kết quả có thể khác không? • Nếu kết quả là đúng, thì đúng trong những điều kiện nào? • Còn phương pháp nào cho kết quả tốt hơn?
  • 51. 2.2.5. Tính rủ i ro Quá trình khám phá bản chất sự vật và sáng tạo sự vật mới hoàn toàn có thể gặp thất bại. Đó là tính rủi ro (risque) của nghiên cứu. Sự thất bại trong nghiên cứu khoa học có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn, thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy; trình độ kỹ thuật của thiết bị quan sát hoặc thí nghiệm thấp; năng lực xử lý thông tin của người nghiên cứu còn hạn chế; giả thuyết khoa học đặt ra là sai do những tác nhân bất khả kháng, v.v….
  • 52. Ngay khi kết quả nghiên cứu đã được thử nghiệm thành công cũng vẫn gặp những rủi ro trong áp dụng. Hai trường hợp có thể xảy ra là: • Thứ nhất, kỹ thuật chưa được làm chủ, khi triển khai áp dụng trong phạm vi mở rộng không thành công. • Thứ hai, ngay cả khi đã thử nghiệm thành công thì vẫn không thể đi đến quyết định áp dụng vì một nguyên nhân xã hôị nào đó.
  • 53. • Tuy nhiên, trong khoa học, thất bại cũng được xem là một kết quả. Kết quả ấy cũng mang một ý nghĩa là một kết luận của nghiên cứu khoa học, mà nội dung là các giả thuyết đã đặt ra không được xác nhận về mặt khoa học, nghĩa là trong sự vật không tồn tại quy luật hoặc giải pháp như đã dự kiến. Xét về ý nghĩa khoa học, đây là một kết quả quan trọng. Nó giúp cho các đồng nghiệp đi sau khỏi dẫm chân lên lối mòn, lãng phí các nguồn lực nghiên cứu.
  • 54. 2.2.6. Tính kế thừ a Ngày nay không còn một công trình nghiên cứu khoa học nào bắt đầu từ chỗ hoàn toàn trống không về kiến thức. Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học khác nhau rất xa. Tính kế thừa có một ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên cứu: một người nghiên cứu chân chính không bao giờ đóng cửa cố thủ trong những lý luận và phương pháp luận “riêng có”, “của mình” mà bài xích sự thâm nhập về lý luận và phương pháp luận từ các lĩnh vực khoa học dù rất khác nhau. Hàng loạt phương hướng nghiên cứu mới và bộ môn khoa học mới xuất hiện chính là kết quả kế thừa lẫn nhau giữa các bộ môn khoa học.
  • 55. 2.2.7. Tính cá nhân Dù là một công trình nghiên cứu khoa học do một tập thể thực hiện thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định. Tính cá nhân được thể hiện trong tư duy cá nhân, nỗ lực cá nhân và chủ kiến riêng của cá nhân.
  • 56. Chương 3 “VẤ N ĐỀ ” NGHIÊN CỨ U KHOA HỌ C 3.1. Bả n chấ t củ a quan sát Trước đây, con người dựa vào niềm tin để giải thích những gì thấy được xảy ra trong thế giới xung quanh mà không có kiểm chứng hay thực nghiệm để chứng minh tính vững chắc của những quan niệm, tư tưởng, học thuyết mà họ đưa ra. Ngoài ra, con người cũng không sử dụng phương pháp khoa học để có câu trả lời cho câu hỏi.
  • 57. • Thí dụ ở thời đại của Aristotle (thế kỷ IV trước công nguyên), con người (kể cả một số nhà khoa học) tin rằng: các sinh vật đang sống có thể tự xuất hiện, các vật thể trơ (không có sự sống) có thể biến đổi thành vật thể hay sinh vật sống, và cho rằng con trùn, bọ, ếch nhái,… xuất hiện từ bùn lầy, bụi đất khi ngập lũ xảy ra.
  • 58. • Ngày nay, các nhà khoa học không ngừng quan sát, theo dõi sự vật, hiện tượng, qui luật của sự vận động, mối quan hệ, … trong thế giới xung quanh và dựa vào kiến thức, kinh nghiệm hay các nghiên cứu có trước để khám phá, tìm ra kiến thức mới, giải thích các qui luật vận động, mối quan hệ giữa các sự vật một cách khoa học.
  • 59. • Bản chất của quan sát là cảm giác được cảm nhận nhờ giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, khướu giác và vị giác. Các giác quan nầy giúp cho nhà nghiên cứu phát hiện hay tìm ra “vấn đề” NCKH. Khi quan sát phải khách quan, không được chủ quan, vì quan sát chủ quan thường dựa trên các ý kiến cá nhân và niềm tin thì không thuộc lĩnh vực khoa học. • Tóm lại, quan sát hiện tượng, sự vật là quá trình mà ý nghĩ hay suy nghĩ phát sinh trước cho bước đầu làm NCKH. Việc quan sát kết hợp với kiến thức có trước của nhà nghiên cứu là cơ sở cho việc hình thành câu hỏi và đặt ra giả thuyết để nghiên cứu.
  • 60. 3.2. “Vấ n đề ” nghiên cứ u khoa họ c 3.2.1. Đặ t câu hỏ i Bản chất của quan sát thường đặt ra những câu hỏi, từ đó đặt ra “vấn đề” nghiên cứu cho nhà khoa học và người nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra phải đơn giản, cụ thể, rõ ràng (xác định giới hạn, phạm vi nghiên cứu) và làm sao có thể thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng, trả lời. Thí dụ, câu hỏi: “Có bao nhiêu học sinh đến trường hôm nay?”. Câu trả lời được thực hiện đơn giản bằng cách đếm số lượng học sinh hiện diện ở trường. Nhưng một câu hỏi khác đặt ra: “Tại sao bạn đến trường hôm nay?”. Rõ ràng cho thấy rằng, trả lời câu hỏi này thực sự hơi khó thực hiện, thí nghiệm khá phức tạp vì phải tiến hành điều tra học sinh.
  • 61. • Cách đặt câu hỏi thường bắt đầu như sau: Làm thế nào, bao nhiêu, xảy ra ở đâu, nơi nào, khi nào, ai, tại sao, cái gì, …? Đặt câu hỏi hay đặt “vấn đề” nghiên cứu là cơ sở giúp nhà khoa học chọn chủ đề nghiên cứu (topic) thích hợp. Sau khi chọn chủ đề nghiên cứu, một công việc rất quan trọng trong phương pháp nghiên cứu là thu thập tài liệu tham khảo (tùy theo loại nghiên cứu mà có phương pháp thu thập thông tin khác nhau).
  • 62. 3.2.2. Phân loạ i “vấ n đề ” nghiên cứ u khoa họ c Sau khi đặt câu hỏi và “vấn đề” nghiên cứu khoa học đã được xác định, công việc tiếp theo cần biết là “vấn đề” đó thuộc loại câu hỏi nào. Nhìn chung, “vấn đề” được thể hiện trong 3 loại câu hỏi như sau: a/ Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm. b/ Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức. c/ Câu hỏi thuộc loại đánh giá.
  • 63. a/ Câu hỏ i thuộ c loạ i thự c nghiệ m Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm là những câu hỏi có liên quan tới các sự kiện đã xảy ra hoặc các quá trình có mối quan hệ nhân-quả về thế giới của chúng ta. Để trả lời câu hỏi loại nầy, chúng ta cần phải tiến hành quan sát hoặc làm thí nghiệm; Hoặc hỏi các chuyên gia, hay nhờ người làm chuyên môn giúp đở. Câu hỏi thuộc loại nầy có trong các lãnh vực như sinh học, vật lý, hóa học, kinh tế, lịch sử,…
  • 64. • Thí dụ: Cây lúa cần bao nhiêu phân N để phát triển tốt? Một số câu hỏi có thể không có câu trả lời nếu như không tiến hành thực nghiệm. Thí dụ, loài người có tiến hóa từ các động vật khác hay không? Câu hỏi này có thể được trả lời từ các NCKH nhưng phải hết sức cẩn thận, và chúng ta không có đủ cơ sở và hiểu biết để trả lời câu hỏi nầy. Tất cả các kết luận phải dựa trên độ tin cậy của số liệu thu thập trong quan sát và thí nghiệm. Những suy nghĩ đơn giản, nhận thức không thể trả lời câu hỏi thuộc loại thực nghiệm nầy mà chỉ trả lời cho các câu hỏi thuộc về loại quan niệm.
  • 65. b/ Câu hỏ i thuộ c loạ i quan niệ m hay nhậ n thứ c Loại câu hỏi này có thể được trả lời bằng những nhận thức một cách logic, hoặc chỉ là những suy nghĩ đơn giản cũng đủ để trả lời mà không cần tiến hành thực nghiệm hay quan sát. Thí dụ “Tại sao cây trồng cần ánh sáng?”. Suy nghĩ đơn giản ở đây được hiểu là có sự phân tích nhận thức và lý lẽ hay lý do, nghĩa là sử dụng các nguyên tắc, qui luật, pháp lý trong xã hội và những cơ sở khoa học có trước. Cần chú ý sử dụng các qui luật, luật lệ trong xã hội đã được áp dụng một cách ổn định và phù hợp với “vấn đề” nghiên cứu.
  • 66. c/ Câu hỏ i thuộ c loạ i đánh giá Câu hỏi thuộc lọai đánh giá là câu hỏi thể hiện giá trị và tiêu chuẩn. Câu hỏi này có liên quan tới việc đánh giá các giá trị về đạo đức hoặc giá trị thẩm mỹ. Để trả lời các câu hỏi loại nầy, cần hiểu biết nét đặc trưng giữa giá trị thực chất và giá trị sử dụng. Giá trị thực chất là giá trị hiện hữu riêng của sự vật mà không lệ thuộc vào cách sử dụng. Giá trị sử dụng là sự vật chỉ có giá trị khi nó đáp ứng được nhu cầu sử dụng và nó bị đánh giá không còn giá trị khi nó không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng nữa. Thí dụ: “Thế nào là hạt gạo có chất lượng cao?”.
  • 67. 3.2.3. Cách phát hiệ n “vấ n đề ” nghiên cứ u khoa họ c Các “vấn đề” nghiên cứu khoa học thường được hình thành trong các tình huống sau: * Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu nghiên cứu giúp cho nhà khoa học phát hiện hoặc nhận ra các “vấn đề” và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu (phát triển “vấn đề” rộng hơn để nghiên cứu). Đôi khi người nghiên cứu thấy một điều gì đó chưa rõ trong những nghiên cứu trước và muốn chứng minh lại. Đây là tình huống quan trọng nhất để xác định “vấn đề” nghiên cứu.
  • 68. * Trong các hội nghị chuyên đề, báo cáo khoa học, kỹ thuật, … đôi khi có những bất đồng, tranh cải và tranh luận khoa học đã giúp cho các nhà khoa học nhận thấy được những mặt yếu, mặt hạn chế của “vấn đề” tranh cải và từ đó người nghiên cứu nhận định, phân tích lại và chọn lọc rút ra “vấn đề” cần nghiên cứu.
  • 69. * Trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, qua hoạt động thực tế lao động sản xuất, yêu cầu kỹ thuật, mối quan hệ trong xã hội, cư xử, … làm cho con người không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người trong xã hội. Những hoạt động thực tế này đã đặt ra cho người nghiên cứu các câu hỏi hay người nghiên cứu phát hiện ra các “vấn đề” cần nghiên cứu.
  • 70. * “Vấn đề” nghiên cứu cũng được hình thành qua những thông tin bức xúc, lời nói phàn nàn nghe được qua các cuộc nói chuyện từ những người xung quanh mà chưa giải thích, giải quyết được “vấn đề” nào đó. * Các “vấn đề” hay các câu hỏi nghiên cứu chợt xu ất hiện trong suy nghĩ của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu qua tình cờ quan sát các hiện tượng của tự nhiên, các hoạt động xảy ra trong xã hội hàng ngày. * Tính tò mò của nhà khoa học về điều gì đó cũng đặt ra các câu hỏi hay “vấn đề”nghiên cứu.
  • 71. Chươ ng III TRÌNH TỰ LÔGIC CỦ A NGHIÊN CỨ U KHOA HỌ C
  • 72. 3.1. KHÁI NIỆ M CHUNG 3.1.1. Trình tự lôgic Nghiên cứu khoa học, bất kể trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hoặc khoa học công nghệ đều tuân theo một trật tự lôgic xác định, bao gồm các bước sau đây: Lựa chọn chủ đề (topic) nghiên cứu và đặt tên đề tài. Xác định mục tiêu (objective) nghiên cứu. Đặt câu hỏi (question) nghiên cứu. Đưa luận điểm, tức giả thuyết (hypothesis) nghiên cứu. Đưa các luận cứ (evidence) để chứng minh giả thuyết. Lựa chọn các phương pháp (methods) chứng minh giả thuyết.
  • 73. 3.1.2. LỰ A CHỌ N CHỦ ĐỀ VÀ ĐẶ T TÊN ĐỀ TÀI Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, trong đó có một nhóm người (nhóm nghiên cứu) cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu có thể là một hoặc nhiều hơn một người. Đề tài được lựa chọn từ một sự kiện khoa học.
  • 74. 3.1.3. Xác đị nh mụ c tiêu nghiên cứ u Mục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần được xem xét và là rõ trong nghiên cứu. Mục tiêu trả lời câu hỏi : Nghiên cứu cái gì ? Trong một đề tài khoa học xã hội, nghiên cứu bao giờ cũng có mục tiêu xuyên suốt, mang tính chủ đạo, gọi là "Mục tiêu chung" ; còn các mục tiêu khác là ‘Mục tiêu cụ thể’.
  • 75. 3.1.4. Xác định nội dung nghiên cứu để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
  • 76. 3.1. 5.Giớ i hạ n phạ m vi nghiên cứ u Phạm vi nghiên cứu được xác định trong một giới hạn nhất định. Có nhiều loại phạm vi được đặt ra để xem xét. Nhìn chung, có 3 loại phạm vi cần quan tâm : • Phạm vi về quy mô của mẫu khảo sát. • Phạm vi về thời gian, không gian của tiến trình thực hiện. • Phạm vi về nội dung của tiến trình thực hiện. Khi người nghiên cứu xác định được một giới hạn hợp lý phạm vi nghiên cứu thì sẽ tiết kiệm được các nguồn lực phải đầu tư cho nghiên cứu, tiết kiệm thời gian dành cho nghiên cứu. Đương nhiên, khi xác định giới hạn phạm vi nghiên cứu phải đảm bảo rằng, kết quả nghiên cứu vẫn trong khuôn khổ độ tin cậy cần thiết theo đúng yêu cầu của nghiên cứu khoa học.
  • 77. 3.2. Chứng minh luận điểm khoa học • Muốn chứng minh một luận điểm khoa học, người nghiên cứu phải có đầy đủ luận cứ khoa học. • Muốn tìm được các luận cứ và làm cho luận cứ có sức thuyết phục người nghiên cứu phải sử dụng những phương pháp nhất định. Phương pháp ở đây bao gồm hai lọai : phương pháp tìm kiếm và chứng minh luận cứ, tiếp đó là phương pháp sắp xếp các luận cứ để chứng minh luận điểm khoa học.
  • 78. 3.2.1. Luậ n cứ Để chứng minh luận điểm khoa học người nghiên cứu cần có các luận cứ. Luận cứ là bằng chứng để khẳng định giả thuyết của tác giả đặt ra là đúng. Về mặt lôgic học, là phán đóan đã được chứng minh trước khi được sử dụng để làm bằng chứng chứng minh giả thuyết. Trong khoa học có hai lọai luận cứ : luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tế.
  • 79. Luận cứ lý thuyết là các luận điểm khoa học đã được chứng minh, bao gồm các khái niệm, các tiền đề, định lý, định luật hoặc các quy luật xã hội, tức là các mối liên hệ đã được khoa học chứng minh là đúng. Luận cứ lý thuyết được khai thác từ các tài liệu, công trình khoa học của các đồng nghiệp đi trước.
  • 80. Việc sử dụng luận cứ lý thuyết sẽ giúp người nghiên cứu tiết kiệm thời gian, không tốn kém thời gian để tìm các sự kiện thực tế, chứng minh lại những gì mà các đồng nghiệp đã chứng minh.
  • 81. • Luận cứ thực tế được thu thập từ các sự kiện từ trong thực tế bằng cách quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác từ những báo cáo về các công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp. • Về mặt lôgic, luận cứ thực tế là các sự kiện thu thập được từ quan sát hoặc thực nghiệm khoa học. Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học, là quá trình tìm kiếm và chứng minh luận cứ.
  • 82. 3.2.2. Phươ ng pháp tìm kiế m, chứ ng minh và sử dụ ng luậ n cứ Nhiệm vụ của người nghiên cứu phải làm ba việc : tìm kiếm luận cứ, chứng minh tính đúng đắn của bản thân luận cứ và sử dụng luận cứ để chứng minh giả thuyết. Để là ba việc đó phải có phương pháp. Phương pháp trả lời câu hỏi :’Chứng minh bằng cách nào ?’
  • 83. Trong quá trình tìm kiếm luận cứ, người nghiên cứu cần những loại thông tin sau : • Cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu. • Tài liệu thống kê và kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước. • Kết quả quan sát hoặc thực nghiệm của bản thân người nghiên cứu. Để có được những thông tin đó, người nghiên cứu phải biết thu thập thông tin. Những lọai thông tin trên đây có thể được thu thập qua các tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, báo chí và các phương tiện truyền thông, hiện vật, phỏng vấn chuyên gia trong và ngoài ngành.
  • 84. 3.3. XÂY DỰ NG LUẬ N ĐIỂ M KHOA HỌ C • Luận điểm khoa học là một phán đóan đã được chứng minh về bản chất sự vật. • Quá trình xây dựng luận điểm khoa học bao gồm các bước : Phát hiện vấn đề nghiên cứu ; đặt giả thiết nghiên cứu. Giả thiết chính là luận điểm cần chứng minh.
  • 85. 3.3.1 Vấ n đề nghiên cứ u Vấn đề nghiên cứu (tiếng Anh là Research Problem) hoặc câu hỏi nghiên cứu (tiếng Anh là Research Question) là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học trong lý thuyết hiện có với thực tế mới phát sinh, đặt ra nhu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. Đặt được câu hỏi nghiên cứu là giai đọan quan trọng trên bước đường phát triển nhận thức.
  • 86. Tuy nhiên, đặt câu hỏi nghiên cứu, tức là nêu vấn đề nghiên cứu lại chính là công việc khó nhất đối với người mới làm quen với công việc nghiên cứu. Nhiều bạn sinh viên mới bắt đầu làm nghiên cứu khoa học luôn phải đặt những với thầy cô như : Nghiên cứu một đề tài khoa học nên bắt đầu từ cái gì ? Câu trả lời trong các trường hợp này luôn là : Hãy bắt đầu từ phát hiện vấn đề nghiên cứu, nghĩa là đặt câu hỏi nghiên cứu.
  • 87. • Trong nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai lọai câu hỏi : Câu hỏi về bản chất sự vật cần tìm kiếm, và câu hỏi về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ lý thuyết và thực tiễn, để trả lời những câu hỏi thuộc lớp thứ nhất. • Trong nghiên cứu, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là : Cần chứng minh điều gì ? Như vậy, thực chất việc phát hiện vấn đề khoa học chính là đưa ra được những câu hỏi để làm cơ sở cho việc tìm kiếm câu trả lời.
  • 88. Có thể sử dụng những phương pháp sau đây để đặt câu hỏi nghiên cứu : • Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học : Khi hai đồng nghiệp bất đồng ý kiến, có thể là họ đã nhận ra những mặt yếu của nhau. Đây là cơ hội thuận lợi để người nghiên cứu nhận dạng những vấn đề mà các đồng nghiệp đã phát hiện, từ đó đặt câu hỏi nghiên cứu.
  • 89. • Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường Người nghiên cứu phải luôn đặt những câu hỏi ngược lại quan niệm thông thường. Chẳng hạn, trong khi nhiều người cho rằng, trẻ em suy dinh dưỡng là do các bà mẹ kém hiểu biết về dinh dưỡng của trẻ, thì có người đã nêu câu hỏi ngược lại : Các bà mẹ trí thức chắc chắn phải hiểu biết về dinh dưỡng trẻ em hơn các bà mẹ nông dân. Vậy tại sao tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong nhóm con cái các bà mẹ tri thức lại cao hơn trong nhóm các bà mẹ là nông dân ?
  • 90. • Nhận dạng những vướng mắc trong họat động thực tế : Nhiều khó khăn nảy sinh trong họat động sản xuất, họat động xã hội, không thể sử dụng những biện pháp thông thường để xử lý. Thực tế này đặt người nghiên cứu trước những câu hỏi phải trả lời, tức là xuất hiện vấn đề, đòi hỏi người nghiên cứu phải đề xuất những giải pháp mới.
  • 91. • Lắng nghe lời phàn nàn của những người không am hiểu : Đôi khi nhiều câu hỏi nghiên cứu xuất hiện nhờ lời phàn nàn của người hoàn toàn không am hiểu lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn, sáng chế xe điện của Edison chính là kết quả bất ngờ sau khi ông nghe được lời phàn nàn của một cụ già trong đêm khánh thành mạng đèn điện chiếu sáng đầu tiên ở một thị trấn ngọai ô của thành phố New York.
  • 92. • Phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong nghiên cứu của đồng nghiệp : Mặt mạnh trong luận điểm, luận cứ, phương pháp của đồng nghiệp sẽ được sử dụng làm luận cứ hoặc phương pháp để chứng minh luận điểm của mình ; còn mặt yếu được sử dụng để phát hiện vấn đề (tức đặt câu hỏi nghiên cứu), từ đó xây dựng luận điểm cho nghiên cứu của mình.
  • 93. • Những câu hỏi bất chợt xuất hiện không phụ thuộc lý do nào : Đây là những câu hỏi xuất hiện ở nghiên cứu do bất chợt quan sát được một sự kiện nào đó, cũng có thể xuất hiện rất ngẫu nhiên, không phụ thuộc bất cứ lý do, thời gian hoặc không gian nào.
  • 94. Chương IV. PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC 2.1. Thế nào là “khái niệ m”( concept) -“Khái niệm” là quá trình nhận thức hay tư duy của con người bắt đầu từ những tri giác hay bằng những quan sát sự vật hiện thực tác động vào giác quan. - Như vậy, “khái niệm” có thể hiểu là hình thức tư duy của con người về những thuộc tính, bản chất của sự vật và mối liên hệ của những đặc tính đó với nhau. - Người NCKH hình thành các “khái niệm” để tìm hiểu mối quan hệ giữa các khái niệm với nhau, để phân biệt sự vật này với sự vật khác và để đo lường thuộc tính bản chất của sự vật hay hình thành khái niệm nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận.
  • 95. 2.2. Phán đoán - Trong nghiên cứu, người ta thường vận dụng các khái niệm để phán đoán hay tiên đoán. - Phán đoán là vận dụng các khái niệm để phân biệt, so sánh những đặc tính, bản chất của sự vật và tìm mối liên hệ giữa đặc tính chung và đặc tính riêng của các sự vật đó.
  • 96. 2.3. Suy luậ n Có 2 cách suy luận: suy luận “suy diễn” và suy luận “qui nạp" 2.3.1. Cách suy luậ n suy diễ n • Theo Aristotle, kiến thức đạt được nhờ sự suy luận. Muốn suy luận phải có tiền đề và tiền đề đó đã được chấp nhận. Vì vậy, một tiền đề có mối quan hệ với kết luận rất rõ ràng. • Suy luận suy diễn theo Aristotle là suy luận đi từ cái chung tới cái riêng, về mối quan hệ đặc biệt. Thí dụ về suy luận suy diễn của Aristotle trong Bảng 2.1.
  • 97.
  • 98. 2.3.2. Suy luậ n qui nạ p - Vào đầu những năm 1600s, Francis Bacon đã đưa ra một phương pháp tiếp cận khác về kiến thức, khác với Aristotle. - Francis Bacon cho rằng, để đạt được kiến thức mới phải đi từ thông tin riêng để đến kết luận chung, phương pháp này gọi là phương pháp qui nạp. - Phương pháp qui nạp cho phép chúng ta dùng những tiền đề riêng, là những kiến thức đã được chấp nhận, như là phương tiện để đạt được kiến thức mới. Thí dụ về suy luận qui nạp trong Bảng 2.2.
  • 99.
  • 100. • Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã kết hợp hai phương pháp trên hay còn gọi là “phương pháp khoa học” (Bảng 2.3). Phương pháp khoa học cần phải xác định tiền đề chính (gọi là giả thuyết) và sau đó phân tích các kiến thức có được (nghiên cứu riêng) một cách logic để kết luận giả thuyết.
  • 101.
  • 102. 2.4. Cấ u trúc củ a phươ ng pháp luậ n nghiên cứ u khoa họ c Nghiên cứu khoa học phải sử dụng PPKH: - Bao gồm chọn phương pháp thích hợp (luận chứng) để chứng minh mối quan hệ giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề. - Cách đặt giả thuyết hay phán đoán sử dụng các luận cứ và phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin (luận cứ) để xây dựng luận đề.
  • 103. 2.4.1. Luậ n đề - Luận đề trả lời câu hỏi “cần chứng minh điều gì?” trong nghiên cứu. - Luận đề là một “phán đoán” hay một “giả thuyết” cần được chứng minh. - Thí dụ: Lúa được bón quá nhiều phân N sẽ bị đỗ ngã.
  • 104. 2.4.2. Luậ n cứ • Để chứng minh một luận đề thì nhà khoa học cần đưa ra các bằng chứng hay luận cứ khoa học. Luận cứ bao gồm thu thập các thông tin, tài liệu tham khảo; quan sát và thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cái gì?”. Các nhà khoa học sử dụng luận cứ làm cơ sở để chứng minh một luận đề. Có hai loại luận cứ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học: • Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý, định luật, qui luật đã được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết cũng được xem là cơ sở lý luận. • Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm thí nghiệm.
  • 105. 2.4.3. Luậ n chứ ng • Để chứng minh một luận đề, nhà nghiên cứu khoa học phải đưa ra phương pháp để xác định mối liên hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề. Luận chứng trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cách nào?”. • Trong nghiên cứu khoa học, để chứng minh một luận đề, một giả thuyết hay sự tiên đoán thì nhà nghiên cứu sử dụng luận chứng, chẳng hạn kết hợp các phép suy luận, giữa suy luận suy diễn, suy luận qui nạp và loại suy. • Một cách sử dụng luận chứng khác, đó là phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin làm luận cứ khoa học, thu thập số liệu thống kê trong thực nghiệm hay trong các loại nghiên cứu điều tra.
  • 106. 2.5. Phươ ng pháp khoa họ c (PPKH) - Những ngành khoa học khác nhau cũng có thể có những PPKH khác nhau. - Ngành khoa học tự nhiên như vật lý, hoá học, nông nghiệp sử dụng PPKH thực nghiệm, như tiến hành bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu, để giải thích và kết luận. - Còn ngành khoa học xã hội như nhân chủng học, kinh tế, lịch sử… sử dụng PPKH thu thập thông tin từ sự quan sát, phỏng vấn hay điều tra. - Tuy nhiên, PPKH có những bước chung như: Quan sát sự vật hay hiện tượng, đặt vấn đề và lập giả thuyết, thu thập số liệu và dựa trên số lịệu để rút ra kết luận (Bảng 2.4). Nhưng vẫn có sự khác nhau về quá trình thu thập số liệu, xử lý và phân tích số liệu.
  • 107.
  • 108. Chương V.THU THẬ P TÀI LiỆ U VÀ ĐẶ T GiẢ THUYẾ T 4.1. Tài liệ u 4.1.1. Mụ c đích thu thậ p tài liệ u Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho NCKH. Đây là nguồn kiến thức quí giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.
  • 109. Vì vậy, mục đích của việc thu thập và nghiên cứu tài liệu nhằm: - Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây. - Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình. - Giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẻ hơn. - Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu. - Tránh trùng lập với các nghiên cứu trước đây, vì v ậy đở mất thời gian, công sức và tài chánh. - Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ (bằng chứng) để chứng minh giả thuyết NCKH.
  • 110. 4.1.2. Phân loạ i tài liệ u nghiên cứ u Phân loại tài liệu để giúp cho người nghiên cứu chọn lọc, đánh giá và sử dụng tài liệu đúng với lãnh vực chuyên môn hay đối tượng muốn nghiên cứu. Có thể chia ra 2 loại tài liệu: tài sơ cấp (hay tài liệu liệu gốc) và tài liệu thứ cấp.
  • 111. 4.1.2.1. Tài liệ u sơ cấ p Tài liệu sơ cấp là tài liệu mà người nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp, hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải. Một số vấn đề nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chưa được biết. Người nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu
  • 112. 4.1.2.2. Tài liệ u thứ cấ p Loại tài liệu nầy có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp như: Sách giáo khoa, báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê, hình ảnh, video, băng cassette, tài liệu-văn thư, bản thảo viết tay, …
  • 113. 4.1.3. Nguồ n thu thậ p tài liệ u Thông tin thu thập để làm nghiên cứu được tìm thấy từ các nguồn tài liệu sau: • Luận cứ khoa học, định lý, qui luật, định luật, khái niệm,… có thể thu thập được từ sách giáo khoa, tài liệu chuyên nghành, sách chuyên khảo, ... • Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học, …. • Số liệu thống kê được thu thập từ các Niên Giám Thống Kê: Chi cục thống kê, Tổng cục thống kê, ….
  • 114. • Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách, … thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. • Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, … mang tính đại chúng cũng được thu thập, và được xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề khoa học.
  • 115. 4.2. Giả thuyế t 4.2.1. Đị nh nghĩa giả thuyế t Giả thuyết là câu trả lời ướm thử hoặc là sự tiên đoán để trả lời cho câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu. Chú ý: giả thuyết không phải là sự quan sát, mô tả hiện tượng sự vật, mà phải được kiểm chứng bằng các cơ sở lý luận hoặc thực nghiệm.
  • 116. 4.2.2. Các đặ c tính củ a giả thuyế t Giả thuyết có những đặc tính sau: - Giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và không thay trong suốt quá trình nghiên cứu. - Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết. - Giả thuyết càng đơn giản càng tốt. - Giả thuyết có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi.
  • 117. Một giả thuyết tốt phải thoả mãn các yêu cầu sau: - Phải có tham khảo tài liệu, thu thập thông tin. - Phải có mối quan hệ nhân - quả. - Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu.
  • 118. 4.2.3. Mố i quan hệ giữ a giả thuyế t và “vấ n đề ” khoa họ c Sau khi xác định câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu hình thành ý tưởng khoa học, tìm ra câu trả lời hoặc sự giải thích tới vấn đề chưa biết (đặt giả thuyết). Ý tưởng khoa học nầy còn gọi là sự tiên đoán khoa học hay giả thuyết giúp cho người nghiên cứu có động cơ, hướng đi đúng hay tiếp cận tới mục tiêu cần nghiên cứu.
  • 119. Trên cơ sở những quan sát bước đầu, những tình huống đặt ra (câu hỏi hay vấn đề), những cơ sở lý thuyết (tham khảo tài liệu, kiến thức đã có,…), sự tiên đoán và những dự kiến tiến hành thực nghiệm sẽ giúp cho người nghiên cứu hình thành một cơ sở lý luận khoa học để xây dựng giả thuyết khoa học.
  • 120. • Thí dụ, khi quan sát thấy hiện tượng xoài rụng trái, một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để giảm hiện tượng rụng trái nầy (vấn đề nghiên cứu). Người nghiên cứu sẽ xây dựng giả thuyết dựa trên cơ sở các hiểu biết, nghiên cứu tài liệu, … như sau: Nếu giả thuyết cho rằng NAA làm tăng sự đậu trái xoài Cát Hòa Lộc. Bởi vì NAA giống như kích thích tố Auxin nội sinh, là chất có vai trò sinh lý trong cây giúp tăng sự đậu trái, làm giảm hàm lượng ABA hay giảm sự tạo tầng rời. NAA đã làm tăng đậu trái trên một số loài cây ăn trái như xoài Châu Hạng Võ, nhãn …, vậy thì việc phun NAA sẽ giúp cây xoài Cát Hòa Lộc đậu trái nhiều hơn so với cây không phun NAA.
  • 121. 4.2.4. Cấ u trúc củ a mộ t “giả thuyế t” 4.2.4.1. Cấ u trúc có mố i quan hệ “nhân-quả ” • Cần phân biệt cấu trúc của một “giả thuyết” với một số câu nói khác không phải là giả thuyết. Thí dụ: khi nói: “Cây trồng thay đổi màu sắc khi gặp lạnh” hoặc “Tia ánh sáng cực tím gây ra đột biến”, câu này như là một câu kết luận, không phải là câu giả thuyết. • Đôi khi giả thuyết đặt ra không thể hiện mối quan hệ ướm thử và không thể thực hiện thí nghiệm để chứng minh. Thí dụ: “tôi chơi vé số, vậy thì tôi sẽ giàu” hoặc “nếu tôi giữ ấm men bia, vậy thì nhiều hơi gas sẽ sinh ra”.
  • 122. • Cấu trúc của một giả thuyết có chứa quá nhiều “biến quan sát” và chúng có mối quan hệ với nhau. Khi làm thay đổi một biến nào đó, kết quả sẽ làm thay đổi biến còn lại. Thí dụ: Cây trồng quang hợp tốt sẽ cho năng suất cao. Có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây • Một cấu trúc “giả thuyết” tốt phải chứa đựng “mối quan hệ nhân-quả” và thường sử dụng từ ướm thử “có thể”.
  • 123. • Thí dụ: giả thuyết “Phân bón có thể làm gia tăng sự sinh trưở ng hay năng suấ t cây trồng”. Mối quan hệ trong giả thuyết là ảnh hưởng quan hệ giữa phân bón và sự sinh trưởng hoặc năng suất cây trồng, còn nguyên nhân là phân bón và kết quả là sự sinh trưởng hay năng suất cây trồng.
  • 124. 4.2.4.2. Cấ u trúc “Nế u-vậ y thì” Một cấu trúc khác của giả thuyết “Nếu-vậy thì” cũng thường được sử dụng để đặt giả thuyết như sau: “Nếu” (hệ quả hoặc nguyên nhân) … có liên quan tới (nguyên nhân hoặc hệ quả) …, “Vậy thì” nguyên nhân đó có thể hay ảnh hưởng đến hệ quả. Thí dụ: “Nếu vỏ hạt đậu có liên quan tới sự nẩy mầm, vậy thì hạt đậu có vỏ nhăn có thể không nẩy mầm”. Một số nhà khoa học đặt cấu trúc này như là sự tiên đoán và dựa trên đó để xây dựng thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết. Thí dụ: Nếu dưỡng chất N có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lúa, vậy thì bón phân N có thể làm gia tăng năng suất lúa.
  • 125. 4.2.5. Cách đặ t giả thuyế t Điều quan trọng trong cách đặt giả thuyết là phải đặt như thế nào để có thể thực hiện thí nghiệm kiểm chứng “đúng” hay “sai” giả thuyết đó. Vì vậy, trong việc xây dựng một giả thuyết cần trả lời các câu hỏi sau: 1. Giả thuyết nầy có thể tiến hành thực nghiệm được không? 2. Các biến hay các yếu tố nào cần được nghiên cứu? 3. Phương pháp thí nghiệm nào (trong phòng, khảo sát, điều tra, bảng câu hỏi, phỏng vấn, …) được sử dụng trong nghiên cứu? 4. Các chỉ tiêu nào cần đo đạt trong suốt thí nghiệm? 5. Phương pháp xử lý số liệu nào mà người nghiên cứu dùng để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết?
  • 126. Một giả thuyết hợp lý cần có các đặc điểm chính sau đây: • Giả thuyết đặt ra phải phù hợp và dựa trên quan sát hay cơ sở lý thuyết hiện tại (kiến thức vốn có, nguyên lý, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu tương tự trước đây, hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo), nhưng ý tưởng trong giả thuyết là phần lý thuyết chưa được chấp nhận. • Giả thuyết đặt ra có thể làm sự tiên đoán để thể hiện khả năng đúng hay sai (thí dụ, một tỷ lệ cao những người hút thuốc lá bị chết do ung thư phổi khi so sánh với những người không hút thuốc lá. Điều này có thể tiên đoán qua kiểm nghiệm). • Giả thuyết đặt ra có thể làm thí nghiệm để thu thập số liệu, để kiểm chứng hay chứng minh giả thuyết (đúng hay sai).
  • 127. • Tóm lại, giả thuyết đặt ra dựa trên sự quan sát, kiến thức vốn có, các nguyên lý, kinh nghiệm trước đây hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu tương tự trước đây để phát triển nguyên lý chung hay bằng chứng để giải thích, chứng minh câu hỏi nghiên cứu. Xét về bản chất logic, giả thuyết được đặt ra từ việc xem xét bản chất riêng, chung của sự vật và mối quan hệ của chúng hay gọi là quá trình suy luận. Quá trình suy luận là cơ sở hình thành giả thuyết khoa học
  • 128. • Thí dụ: khi quan sát sự nẩy mầm của các hạt đậu hoặc dựa trên các tài liệu nghiên cứu khoa học người nghiên cứu nhận thấy ở hạt đậu bình thường, hạt no, vỏ hạt bóng láng thì nẩy mầm tốt và đều (đây là một kết quả được biết qua lý thuyết, tài liệu nghiên cứu trước đây,…). Như vậy, người nghiên cứu có thể suy luận để đặt ra câu hỏi đối với các hạt đậu có vỏ bị nhăn nheo thì nẩy mầm như thế nào? (Đây là câu hỏi). Giả thuyết được đặt ra là “Nếu sự nẩy mầm của hạt đậu có liên quan tới vỏ hạt, vậy thì hạt đậu có vỏ nhăn có thể không nẩy mầm”. Đây là một giả thuyết mà có thể dễ dàng làm thí nghiệm để kiểm chứng.
  • 129. 4.2.6. Kiể m chứ ng giả thuyế t qua so sánh giữ a tiên đoán vớ i kế t quả thí nghiệ m Bên cạnh việc kiểm nghiệm, một yếu tố quan trọng là đánh giá sự tiên đoán. Nếu như sự tiên đoán được tìm thấy là không đúng (dựa trên kết quả hay bằng chứng thí nghiệm), người nghiên cứu kết luận rằng giả thuyết (một phần giả thuyết) “sai” (nghĩa là bác bỏ hay chứng minh giả thuyết sai). Khi sự tiên đoán là đúng (dựa trên kết quả hay bằng chứng thí nghiệm), kết luận giả thuyết là “đúng”.
  • 130. • Thường thì các nhà khoa học vận dụng kiến thức để tiên đoán mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Thí dụ: giả thuyết đặt ra trên sự tiên đoán là “Nếu gia tăng phân bón, làm gia tăng năng suất, vậy thì các cây đậu được bón phân nhiều hơn sẽ cho năng suất cao hơn”. Nếu sự tiên đoán không dựa vào kiến thức khoa học, tài liệu nghiên cứu đã làm trước đây thì sự tiên đoán có thể vượt ra ngoài kết quả mong muốn như thí dụ ở Hình 4.1: Đáp ứng của năng suất theo liều lượng phân N cung cấp ở cây đậu.
  • 131.
  • 132. Rõ ràng trong thực tế cho thấy, năng suất chỉ có thể gia tăng đến một mức độ cung cấp phân N nào đó (Hình 4.2). Để xác định mức độ phân N cung cấp cho năng suất cao nhất (gần chính xác), thì nhà nghiên cứu cần có hiểu biết về “qui luật cung cấp dinh dưỡng” và một số tài liệu nghiên cứu trước đây về phân bón,… từ đó sẽ đưa ra một vài mức độ có thể để kiểm chứng.
  • 133.
  • 134. Chương V (tt). PHƯƠ NG PHÁP THU THẬ P SỐ LIỆ U Thu thập số liệu thí nghiệm là một công việc quan trọng trong NCKH. Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài li ệu nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cứu. Có 3 phương pháp thu thập số liệu: a) Thu thập số liệu bằng cách tham khảo tài liệu. b) Thu thập số liệu từ những thực nghiệm (các thí nghiệm trong phòng, thí nghiệm ngoài đồng, …). c) Thu thập số liệu phi thực nghiệm (lập bảng câu hỏi điều tra).
  • 135. Phương pháp nầy là dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. Thí dụ, để chứng minh giả thuyết “không thể loại bỏ cây bạch đàn ra khỏi cơ cấu cây trồng rừng”, người ta đã dựa vào những nghiên cứu có trước như sau (Vũ Cao Đàm, 2003):
  • 136. • Kết quả nghiên cứu tại Nga cho thấy, chỉ trong 15 năm bạch đàn có sức tăng trưởng chiều cao gấp 5 lần so với cây dẻ và 10 lần so với cây sồi; • •Sản lượng bạch đàn trên 1 ha hàng năm rất cao, tới 20 đến 25 m3/ha/năm, trong khi cây mỡ chỉ đạt 15-20 m3/ha/năm và cây bồ đề là 10-15 m3/ha/năm; • •Theo thống kê của FAO, từ năm 1.744 đến 1.975 đã có hơn 100 nước nhập khẩu bạch đàn, trong đó có 78 nước đã trồng rừng bạch đàn thành rừng kinh tế có sản lượng cao với qui mô lớn.
  • 137. 5.2. Phươ ng pháp thu thậ p số liệ u từ nhữ ng thự c nghiệ m 5.2.1. Khái niệ m • Trong phương pháp nầy, số liệu được thực hiện bằng cách quan sát, theo dõi, đo đạc qua các thí nghiệm. Các thí nghiệm trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, vật lý, hóa học, kỹ thuật, nông nghiệp, kể cả xã hội thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm, nhà lưới, ngoài đồng và cộng đồng xã hội. Để thu thập số liệu, các nhà NCKH thường đặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu). Các nghiệm thức trong thí nghiệm (có những mức độ khác nhau) thường được lặp lại để làm giảm sai số trong thu thập số liệu.
  • 138. • Ví dụ: Người nghiên cứu muốn xem xét những mức độ phân bón (hay còn gọi nghiệm thức phân bón) nào đó để làm tăng năng suất, trong cách bố trí thí nghiệm thì mỗi mức độ phân bón thường được lặp lại nhiều lần. Kết quả thí nghiệm là các số liệu được đo từ các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất ở những mức độ phân bón khác nhau. • Phương pháp khoa học trong thực nghiệm gồm các bước như: lập giả thuyết, xác định biến, bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu để kiểm chứng giả thuyết.
  • 139. 5.2.2. Đị nh nghĩa các loạ i biế n trong thí nghiệ m Trong nghiên cứu thực nghiệm, có 2 loại biến thường gặp trong thí nghiệm, đó là biến độc lập (independent variable) và biến phụ thuộc (dependent variable). • •Biế n độ c lậ p (còn gọ i là nghiệ m thứ c- Treatment): là các yếu tố, điều kiện khi bị thay đổi trên đối tượng nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Như vậy, đối tượng nghiên cứu chứa một hoặc nhiều yếu tố, điều kiện thay đổi. Nói cách khác kết quả số liệu của biến phụ thuộc thu thập được thay đổi theo biến độc lập. Thí dụ: • Biến độc lập có thể là liều lượng phân bón, loại phân bón, lượng nước tưới, thời gian chiếu sáng khác nhau,… (hay còn gọi là các nghiệm thức khác nhau).
  • 140. • Trong biến độc lập, thường có một mức độ đối chứng hay nghiệm thức đối chứng (chứa các yếu tố, điều kiện ở mức độ thông thường) hoặc nghiệm thức đã được xác định mà người nghiên cứu không cần tiên đoán ảnh hưởng của chúng. Các nghiệm thức còn lại sẽ được so sánh với nghiệm thức đối chứng hoặc so sánh giữa các cặp nghiệm thức với nhau .
  • 141. • •Biế n phụ thuộ c (còn gọ i là chỉ tiêu thu thậ p): là những chỉ tiêu đo đạc và bị ảnh hưởng trong suốt quá trình thí nghiệm, hay có thể nói kết quả đo đạc phụ thuộc vào sự thay đổi của biến độc lập. Thí dụ: khi nghiên cứu sự sinh trưởng của cây mía, các biến phụ thuộc ở đây có thể bao gồm: chiều cao cây, số lá, trọng lượng cây,… và kết quả đo đạc của biến phụ thuộc ở các nghiệm thức khác nhau có thể khác nhau.
  • 142. Thí dụ: • Đề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng phân N trên năng suất lúa Hè Thu” có các biến như sau: + Biến độc lập: liều lượng phân N bón cho lúa khác nhau. Các nghiệm thức trong thí nghiệm có thể là 0, 20, 40, 60 và 80 kgN/ha. Trong đó nghiệm thức “đối chứng” không bón phân N. + Biến phụ thuộc: có thể là số bông/m2, hạt chắt/bông, trọng lượng hạt và năng suất hạt (t/ha).
  • 143. 5.2.3. Xác đị nh các biế n trong thí nghiệ m dự a trên mố i quan hệ “nhân- quả ” củ a giả thuyế t Kết quả quan sát lệ thuộc vào nguyên nhân gây ảnh hưởng. Dựa vào mối quan hệ trong giả thuyết đặt ra, người nghiên cứu dễ dàng xác định được yếu tố nào ảnh hưởng đến sự kiện quan sát. Thí dụ, “Ảnh hưởng của nồng độ NAA trên sự đậu trái của xoài Cát Hòa Lộc”. Ở đây, tỷ lệ đậu trái (kết quả) khác nhau là do ảnh hưởng của các nồng độ NAA (nguyên nhân) khác nhau. Như vậy, biến độc lập là biến mà người nghiên cứu có ý định làm thay đổi (nồng độ NAA khác nhau) và biến phụ thuộc ở đây là sự đậu trái hay tỷ lệ rụng trái ở các nghiệm thức có nồng độ NAA khác nhau.
  • 144. 5.2.4. Bố trí thí nghiệ m để thu thậ p số liệ u nghiên cứ u 5.2.4.1. Đố i tượ ng khả o sát Để chọn đối tượng khảo sát trong thí nghiệm, công việc đầu tiên là phải xác định quần thể (population) mà người nghiên cứu muốn đo đạc để thu thập kết quả. Một quần thể bao gồm nhiều cá thể mang các thành phần và đặc điểm khác nhau mà ta muốn khảo sát. Đối tượng khảo sát thường được chia làm hai nhóm: a) Nhóm khảo sát: đối tượng được đặt ra trong giả thuyết. b) Nhóm đối chứng: so sánh với nhóm khảo sát.
  • 145. 5.2.4.2. Khung mẫ u (sample frame) • Để bố trí và thu thập số liệu thí nghiệm nghiên cứu thì công việc trước tiên là thiết lập khung mẫu. Khung mẫu cần xác định các cá thể trong quần thể mục tiêu (target population), cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu. • Trong trường hợp thiết lập khung mẫu sai thì mẫu chọn sẽ không đại diện cho quần thể mục tiêu và số liệu thu thập sẽ không đại diện cho quần thể.
  • 146. Có ba trường hợp tạo ra khung mẫu sai: • •Khung mẫu chứa quá nhiều cá thể, mà trong đó có cá thể không nằm trong quần thể mục tiêu. • •Khung mẫu chứa quá ít cá thể, mà trong đó có cá thể nằm và không nằm trong quần thể mục tiêu. • •Khung mẫu chứa tập hợp các cá thể không đúng hay khung mẫu không nằm trong quần thể mục tiêu.
  • 147. • Hai giai đoạ n tạ o khung mẫ u: 1. Xác định các cá thể trong quần thể mục tiêu và cỡ mẫu. Thí dụ, cỡ mẫu của100 hộ gia đình ở thành phố và 150 gia đình ở nông thôn. 2. Chọn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc không ngẫu nhiên. Thí dụ: trong nghiên cứu điều tra, mẫu ngẫu nhiên thì vị trí chọn mẫu có thể dựa vào bản đồ ranh giới giữa các vùng, lập danh sách hộ gia đình theo số nhà, danh bạ điện thoại nếu có, … sau đó chọn phương pháp lấy mẫu.
  • 148. 5.2.4.3. Phươ ng pháp lấ y mẫ u Trước khi đi vào chi tiết về phương pháp lấy mẫu, cần hiểu các định nghĩa có liên quan đến phương pháp, trình bày trong Bảng 5.1.
  • 149.
  • 150. • Mục đích của tất cả các phương pháp lấy mẫu là đạt được mẫu đại diện cho cả quần thể nghiên cứu. Khi chọn phương pháp lấy mẫu thì cần hiểu rõ các đặc tính của quần thể nghiên cứu để xác định cỡ mẫu quan sát đại diện và để đánh giá tương đối chính xác quần thể.
  • 151. • Trong nghiên cứu, không thể quan sát hết toàn bộ các cá thể trong quần thể, mà chỉ chọn một số lượng đủ các cá thể đại diện hay còn gọi là mẫu thí nghiệm. Phương pháp chọn mẫu thí nghiệm rất quan trọng, bởi vì có liên quan tới sự biến động hay độ đồng đều của mẫu. Có hai phương pháp chọn mẫu: (1) Chọn mẫu không xác suất (không chú ý tới độ đồng đều) và (2) chọn mẫu xác suất (đề cập tới độ đồng đều).
  • 152. * Chọ n mẫ u không có xác suấ t Phương pháp chọn mẫu không xác suất là cách lấy mẫu trong đó các cá thể của mẫu được chọn không ngẫu nhiên hay không có xác suất lựa chọn giống nhau. Điều này thể hiện trong cách chọn mẫu như sau: • •Các đơn vị mẫu được tự lựa chọn mà không có phương pháp. • •Các đơn vị mẫu rất dễ dàng đạt được hoặc dễ dàng tiếp cận. Thí dụ chọn những hộ trên những con đường dễ đi. • •Các đơn vị mẫu được chọn theo lý do kinh tế, thí dụ trả tiền cho sự tham dự.
  • 153. • Các đơn vị mẫu được quan tâm bởi người nghiên cứu trong cách “điển hình”của quần thể mục tiêu. Thí dụ người nghiên cứu chỉ quan tâm đến các nhân vật điển hình trong quần thể nghiên cứu, để so sánh với các nhân vật khác. • •Các đơn vị mẫu được chọn mà không có sự thiết kế rõ ràng (thí dụ: chọn 50 người đầu tiên đến buổi sáng). Phương pháp chọn mẫu không có xác suất thường có độ tin cậy thấp. Mức độ chính xác của cách chọn mẫu không xác suất tùy thuộc vào sự phán đoán, cách nhìn, kinh nghiệm của người nghiên cứu, sự may mắn hoặc dễ dàng và không có cơ sở thống kê trong việc chọn mẫu.
  • 154. * Chọ n mẫ u xác suấ t Cơ bản của việc chọn mẫu xác suất là cách lấy mẫu trong đó việc chọn các cá thể của mẫu sao cho mỗi cá thể có cơ hội lựa chọn như nhau, nếu như có một số cá thể có cơ hội xuất hiện nhiều hơn thì sự lựa chọn không phải là ngẫu nhiên. Để tối ưu hóa mức độ chính xác, người nghiên cứu thường sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.
  • 155. * Các phươ ng pháp chọ n mẫ u ngẫ u nhiên - Chọ n mẫ u ngẫ u nhiên đơ n giả n (simple random) • Cách đơn giản nhất của việc chọn các cá thể của mẫu trong cách chọn mẫu ngẫu nhiên là sử dụng xác suất. Việc lựa chọn n các cá thể từ một quần thể sao cho các cá thể có cơ hội bằng nhau hay một xác suất bằng nhau trong phương pháp nầy.
  • 156. • Thí dụ: Một trường học có 1.000 sinh viên, người nghiên cứu muốn chọn ra 100 sinh viên để nghiên cứu về tình trạng sức khỏe trong số 1.000 sinh viên. Theo cách chọn mẫu đơn giản thì chỉ cần viết tên 1.000 sinh viên vào trong mẫu giấy nhỏ, sau đó bỏ tất cả vào trong một cái thùng và rồi rút ng ẫu nhiên ra 100 mẫu giấy. Như vậy, mỗi sinh viên có một cơ hội lựa chọn như nhau và xác suất chọn ngẫu nhiên một sinh viên trên dễ dàng được tính. Thí dụ trên ta có quần thể N = 1.000 sinh viên và cỡ mẫu n = 100 sinh viên. Như vậy, sinh viên của trường được chọn trong cách lấy mẫu ngẫu nhiên sẽ có xác suất là n/(N x 100) hay 100/(1000 x 100) = 10%.
  • 157. • Một cách chọn mẫu ngẫu nhiên khác là sử dụng bảng số ngẫu nhiên trong sách thống kê phép thí nghiệm hoặc cách chọn số ngẫu nhiên bằng các chương trình thống kê trên máy tính.
  • 158.
  • 159. - Chọ n mẫ u phân lớ p (stratified samples) • Chọn mẫu phân lớp được thực hiện khi quần thể mục tiêu được chia thành các nhóm hay phân lớp. Trong phương pháp lấy mẫu phân lớp, tổng quần thể (N) đầu tiên được chia ra thành L lớp của các quần thể phụ N1, N2 … NL, như vậy:
  • 160. • Để áp dụng kỹ thuật chọn mẫu phân lớp thì trước tiên người nghiên cứu cần nắm các thông tin và các số liệu nghiên cứu trước đây có liên quan đến cách lấy mẫu phân lớp. Sau đó, người nghiên cứu sẽ xác định cỡ mẫu và chọn ngẫu nhiên các cá th ể trong mỗi lớp. Thí dụ: khi nghiên cứu về mức độ giàu nghèo của một vùng nghiên cứu có 4 huyện (4 phân lớp), mỗi huyện có số hộ gia đình khác nhau được biết trong Bảng 5.2. Người nghiên cứu muốn thực hiện 200 cuộc phỏng vấn hộ gia đình trong vùng nghiên cứu, như vậy cỡ mẫu của mỗi huyện sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm trong Bảng 5.2 như sau:
  • 161.
  • 162. • Nếu như số hộ của 4 huyện gần như nhau, người nghiên cứu chỉ cần chọn 50 cuộc phỏng vấn trong mỗi huyện và sau đó chọn mẫu ngẫu nhiên trong mỗi lớp. • Cũng trong nghiên cứu trên, nếu người nghiên cứu không phân chia các huyện ra thành các lớp, thì phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phỏng vấn hộ gia đình trong vùng nghiên cứu sẽ sai và số liệu thu thập sẽ không đại diện cho vùng nghiên cứu, do mẫu có thể tập trung ở một huyện nào đó. Một số nghiên cứu thường được chia lớp trong quần thể mục tiêu gồm: − Phân lớp quần thể mục tiêu là các thành phố, tỉnh, huyện; − phân lớp theo vùng sinh thái khác nhau; − phân lớp quần thể mục tiêu là các hộ gia đình theo mức độ giàu nghèo, trình độ học vấn, …; −…
  • 163. • Trong phương pháp chọn mẫu phân lớp, các quần thể phụ là các vùng chia phụ hay các lô được chia trong Hình 5.2 khi đã xác định các yếu tố như loại đất, dạng đời sống thực vật hoặc dạng địa hình, … Các điểm được chọn ngẫu nhiên trong mỗi vùng phụ được thể hiện trong Hình 5.2.
  • 164.
  • 165. VIẾ T CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨ U KHOA HỌ C 1. VIẾ T TÀI LIỆ U KHOA HỌ C Các kết quả nghiên cứu khoa học cần được viết ra dưới các dạng tài liệu khoa học khác nhau để công bố (trừ những lĩnh vực phải giữ bí mật) trên các xuất bản phẩm. Các tài liệu khoa học có thể mang nhiều ý nghĩa: để trao đổi thông tin khoa học; đón nhận những ý kiến bình luận, bổ sung, phê phán của đồng nghiệp; đi tìm địa chỉ áp dụng; khẳng định quyền tác giả đối với công trình… Tài liệu khoa học để công bố có nhiều loại:
  • 166. 1.1. Bài báo khoa họ c Bài báo khoa học là một ấn phẩm mà nội dung có chứa những thông tin mới (dựa trên kết quả quan sát và thực nghiệm khoa học) có giá trị khoa học và thực tiễn được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành với những mục đích khác nhau như: công bố một ý tưởng khoa học; công bố từng kết quả riêng biệt của một công trình nghiên cứu dài hạn; công bố kết quả nghiên cứu toàn bộ công trình; đề xướng một cuộc tranh luận hay tham gia tranh luận trên các tạp chí khoa học hoặc hội nghị khoa học.
  • 167. • Thực chất của viết bài báo khoa học cũng là xoay quanh việc nêu luận đề rồi tìm phương pháp (luận chứng) cùng với việc đưa ra bằng chứng (luận cứ) để chứng minh cho luận đề. Vì thế, bài báo khoa học thường được viết dưới dạng một tiểu luận: nêu lý do; trình bày cơ sở lý thuyết; chỉ ra hiện trạng thực tế; khẳng định những phát hiện mới; đề xuất ứng dung và những khuyến nghị tiếp tục nghiên cứu.
  • 168. Bài báo khoa học có nhiều loại; mỗi loại có một cấu trúc logic và bố cục nội dung riêng. Chẳng hạn: * Bài báo công bố ý tưởng khoa học: cần thiết phải trình bày rõ vấn đề, luận đề; không cần thiết phải trình bày luận cứ và luận chứng. * Bài báo công bố kết quả nghiên cứu (riêng biệt hay toàn bộ công trình) cũng có thể trình bày vấn đề nghiên cứu, nhưng cần thiết phải trình bày rõ luận đề, luận cứ và luận chứng.
  • 169. * Bài báo đề xướng một cuộc tranh luận, bài báo đề dẫn một hội nghị khoa học: cần thiết phải trình bày rõ vấn đề; có thể trình bày luận đề; không cần thiết phải trình bày luận cứ và luận chứng. * Bài báo tham gia tranh luận trên tạp chí, bài báo tham luận một hội nghị khoa học: có thể trình bày vấn đề, luận đề nhưng rất cần thiết phải trình bày luận cứ, luận chứng.
  • 170. Còn những bài báo để thông báo khoa học trên các tạp chí hoặc thông báo trong các hội nghị khoa học thì lại không nhất thiết phải có cấu trúc logic như các bài báo nêu trên. Bố cục nội dung khoa học của bài báo có thể khác nhau tùy theo cách sắp xếp của mỗi tác giả, song một bài báo cần nêu lên được những khối nội dung hoàn chỉnh bao gồm: đặt vấn đề (mở đầu), lịch sử nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu; kết quả thu thập và xử lý thông tin, phân tích kết quả, kết luận và khuyến nghị.
  • 171. Một bài báo khoa học thường viết không dài, chỉ nên viết khoảng 2000 chữ đủ để đăng thành một bài trên một số tạp chí; nếu phạm vi rộng thì phải chia thành nhiều vấn đề nhỏ và đăng trên nhiều số.