SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
CƠ SỞ CẦN THƠ
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC CHÍNH TRỊ
Chủ đề: PHÂN TÍCH THỰC CHẤT CUỘC CÁCH MẠNG TRIẾT HỌC DO
MÁC - ĂNGGHEN THỰC HIỆN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ QUẾ
TRỊNH THỊ TÂM
Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ NGỌC ANH
MSSV: 1904402
Khóa: 23
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
TP. Cần Thơ, ngày 4 tháng 12 năm 2022
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TRIẾT HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TRIẾT HỌC 2
1.1. Khái niệm triết học.....................................................................................................2
1.2. Đối tượng của triết học..............................................................................................2
1.3. Tìm hiểu về C. Mác và Angghen .............................................................................3
1.3.1 C. Mác..........................................................................................................................3
1.3.2 Ph. Ăngghen................................................................................................................4
1.4. Vấn đề cơ bản của triết học.......................................................................................6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC CHẤT CUỘC CÁCH MẠNG CỦA MÁC-
ĂNGGHEN THỰC HIỆN................................................................................................. 8
2.1 Tư tưởng triết học của Hêghen và Phoiơbắc............................................................8
2.2 Nguồn gốc ra đời của triết học Mác xít................................................................. 10
2.3.Tư tưởng triết học của Hêghen và Phoiơbắc. ....................................................... 11
2.4. Thực chất cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện14
2.4.1 Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng................................14
2.4.2 Phát minh ra chủ nghĩa duy vật lịch sử .................................................................14
2.4.3 Thống nhất giữa lý luận và thực tiển .....................................................................15
2.4.4 Thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng ..............................................15
2.4.5 Xác định đúng đắn mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể...........15
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CUỘC CÁCH MẠNG CỦA MÁC VÀ ANGGHEN......18
KẾT LUẬN .......................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................22
1
LỜI MỞ ĐẦU
Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Sự phát triển
những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản. Cuộc đấu tranh
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó là cuộc đấu tranh giữa các
phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình -
tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái “logic nội tại khách quan” của sự
phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức phức tạp.
Triết học Mác là một hệ thống triết học khoa học và cách mạng, chính vì vậy nó đã
trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân và nhân
loại tiến bộ trong thời đại mới. Triết học Mác đã kế thừa những tinh hoa, từ đó đưa ra
những nguyên lý khoa học giúp con người nhân thức đúng và cải tạo thế giới.
Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử phát
triển triết học của nhân loại. C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa một cách có phê phán
những thành tựu tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để, không
điều hoà với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình. Để xây triết học duy vật biện chứng,
Mác đã phải cải cả chủ nghĩa duy vật cũ và cả phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Đó
là một cuộc cách mạng thật sự trong học thuyết về xã hội, một trong những yếu tố chủ
yếu của bước ngoặt cách mạng mà Mác và Ăngghen đã thực hiện trong triết học. Vì vậy
em nghiên cứu vấn đề “Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học
do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó” cho bài tiểu luận của mình.
2
CHƯƠNG 1: TRIẾT HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TRIẾT
HỌC
1.1. Khái niệm triết học
Triết học xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ thứ VIII
đến thế kỷ thứ III (trước công nguyên). Theo ng¬ười Ấn Độ, triết học đọc là darshana,
có nghĩa là sự chiêm ngưỡng, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con ngư¬ời đến với lẽ
phải. Còn ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ "triết". Đó không
phải là sự miêu tả, mà là quá trình tranh luận để tìm bản chất của đối tượng. Ở ph¬ương
Tây, thuật ngữ "Triết học" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "Philôsôphia”, nghĩa là "yêu
mến sự thông thái".
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng bao hàm những nội dung giống nhau,
đó là: triết học nghiên cứu thế giới một cách chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất
chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người
trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy
lý.
Khái quát lại ta có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con
người về thế giới; về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó.
1.2. Đối tượng của triết học
Khi mới xuất hiện, triết học cổ đại còn được gọi là triết học tự nhiên - bao hàm
trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực, không có đối tượng riêng. Đây là nguyên nhân sâu
xa làm nảy sinh quan niệm sau này cho rằng triết học là khoa học của mọi khoa học.
Thời kỳ Trung cổ, ở Tây Âu khi quyền lực của giáo hội Thiên chúa bao trùm mọi
lĩnh vực đời sống xã hội thì triết học trở thành một bộ phận của thần học. Triết học chỉ có
nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho sự đúng đắn của nội dung trong kinh thánh. Triết
học tự nhiên bị thay thế bởi nền Triết học kinh viện.
Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, để đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ
môn khoa học chuyên ngành có tính chất là khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách
là các khoa học độc lập. Triết học lúc này có tên gọi là Siêu hình học - Khoa học hậu vật
lý. Đối tượng của triết học thời kỳ này là nghiên cứu cái ẩn dấu, cái bản chất đằng sau các
sự vật, hiện tượng "vật thể" có thể thực nghiệm được.
Triết học duy vật dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển
nhanh chóng, đạt tới đỉnh cao mới với các đại biểu như Ph. Bây cơn, T.Hốpxơ (Anh),
Diđrô, Hen Vêtiúyt (Pháp), Xpinôda (Hà Lan)…
Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển trong các học thuyết duy tâm mà
đỉnh cao là Triết học Hêghen.
Song, cũng chính sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng
từng bước làm phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò "Khoa học của mọi
khoa học", mà triết học Hêghen là triết học cuối cùng mang tham vọng đó. Hêghen xem
Triết học của mình là một hệ thống phổ biến của nhận thức, trong đó những ngành khoa
học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học.
3
Đầu thế kỷ 19, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, cùng với sự chuyển biến khoa
học thực nghiệm sang khoa học lý thuyết là cơ sở khách quan cho triết học đoạn tuyệt
triệt để với quan niệm "khoa học của mọi khoa học". Triết học Mác - Triết học duy vật
biện chứng ra đời thể hiện sự đoạn tuyệt đó. Triết học Mác xít xác định đối tượng nghiên
cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường
duy vật biện chứng và nghiên cứu những qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư
duy.
Do tính đặc thù của triết học là xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa
ra một hệ thống lý luận về chỉnh thể đó. Và điều đó chỉ thực hiện được bằng cách tổng
kết toàn bộ lịch sử của khoa học, lịch sử của bản thân tư tưởng triết học. Cho nên, vấn đề
tư cách khoa học của Triết học và đối tượng của nó đã gây ra cuộc tranh luận kéo dài cho
đến hiện nay.
Tóm lại, cái chung trong các học thuyết triết học từ cổ tới kim là nghiên cứu những
vấn đề chung nhất của giới tự nhiên, của xã
hội và con người, mối quan hệ của con người nói chung, của tư duy con người nói
riêng với thế giới xung quanh.
1.3. Tìm hiểu về C. Mác và Angghen
1.3.1 C. Mác
C. Mác sinh ngày 5 tháng 5 nắm 1818 ở thành phố Tơriơ trong gia đình luật sư
Heinrich Marx.
Các Mác ( 1818 - 1883 )
Năm 12 tuổi (1830) C. Mác vào học trường trung học ở Tơ ri ơ. Sức học của C.
Mác thuộc loại giỏi, đặc biệt C. Mác nổi bật ở những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng
tạo. C. Mác cũng tỏ ra có năng lực về toán học.
Mùa thu 1835, C. Mác tốt nghiệp trường trung học, sau đó không lâu, tháng mười
hai 1835, C. Mác vào trường đại học tổng hợp Bom để học luật. Hai tháng sau nghe lời
khuyên của bố C. Mác tiếp tục ở trường Đại học Tổng hợp Berlin.
4
Ở trường Đại học, năm 1836, ngoài học luật, sử học và ngoại ngữ C. Mác bắt đầu đi
sâu nghiên cứu triết học. Mùa xuân 1837, C. Mác bắt đầu nghiên cứu kĩ những tác phẩm
của Hê-ghen, sang năm 1839 thì vùi đầu vào nghiên cứu triết học , suốt cả năm 1939 và
một phần của năm 1840 C. Mác tập trung nghiên cứu những vấn đề lịch sử triết học Cổ
đại.
Ngày 15 tháng 4 năm 1841, khi mới 23 tuổi, C. Mác nhận được bằng Tiến sĩ triết
học với luận án về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Democrite, và triết học tự
nhiên của epicure tại trường Ieena.
Tháng năm 1843, M. Mác đến kroisnak, một thành phố nhỏ vùng Rhein và ông
chính thức làm lễ thành hôn với Jenny vôn Vestphalen.
Lần đầu tiên, C. Mác gặp Ph. Ăng-ghen vào cuối tháng 11 năm 1842, khi Ph. Ăng-
ghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Rheinische Zeitung ( Nhật báo
tỉnh Ranh ). Mùa hè năm 1844, Ph. Ăng-ghen đến thăm Mác ở Paris. Trong 10 ngày ở
thăm Paris, Mác và Ăngghen đã có nhiều cuộc nói chuyện cởi mở và từ cuộc gặp gỡ này
hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả vấn
đề lý luận và thực tiễn.
Theo yêu cầu của Chính phủ Vương quốc Phổ, Chính phủ Pháp đã trục xuất Mác.
Ngày 3 tháng Hai năm 1845, Mác rời Paris đến Brucsen (Brussel) của Bỉ, ít lâu sau
Ăngghen cũng đến đây và hai ông lại tiếp tục cộng tác chặt chẽ với nhau. Sau khi cách
mạng năm 1845 ở Pháp nổ ra, Chính phủ Bỉ đã trục xuất Mác. Ông lại đến Paris, tháng
Tư năm 1848, Mác cùng với Ăngghen đến Koln, một thành phố nhỏ trên bờ sông Rhein
nước Đức, và tại đây Mác trở thành Tổng Biên tập tờ Báo Mới tỉnh Ranh, cơ quan của
phái dân chủ. Năm 1849 Chính phủ Phổ đóng cửa tờ báo và trục xuất Mác. Ông lại đến
Paris, nhưng lần này ông chỉ lưu lại 3 tháng. Tháng Tám năm 1849, từ Paris Mác đi
Lơnđơn (London) thủ đô của Anh và sống đến cuối đời (1883).
Ngày 14 tháng Ba năm 1883, Các Mác qua đời ở Lơnđơn và được an táng tại nghĩa
trang Haighết (Highgate), Bắc Lơnđơn.
1.3.2 Ph. Ăngghen
Phriđơrich Ăngghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820, ở thành phố Barmen, tỉnh
Rhein, Vương quốc Phổ trong một gia đình chủ xưởng dệt.
5
Ph. Ăng-ghen ( 1820-1895 )
Từ nhỏ Ăngghen đã bộc lộ tính cách độc lập. Những lời dạy bảo nghiêm khắc và
những sự đe doạ trừng phạt của cha không thể làm cho ông đi đến chỗ phải phục tùng mù
quáng. Cho đến năm 14 tuổi, Ăngghen học tại thành phố Barmen. Tháng Mười 1834,
Ăngghen chuyển sang học ở trường trung học Elberfelder, một trường tốt nhất ở Phổ thời
bấy giờ.
Ngay khi còn học ở Trường trung học, Ăngghen đã căm thù chế độ chuyên chế và
sự chuyên quyền của bọn quan lại
Năm 1837, theo yêu cầu của bố, Ăngghen buộc phải rời khỏi trường trung học khi
chưa tốt nghiệp để bắt đầu công việc buôn bán ở văn phòng của bố
Tháng 6 năm 1838, theo yêu cầu của bố, Ăngghen đến làm việc tại văn phòng
thương mại lớn của một thương nhân ở thành phố cảng Barmen.
cuối năm 1939 (hai năm sau so với Các Mác), Ăngghen bắt tay vào nghiên cứu các
tác phẩm của Hêghen (Hégel). Cái hấp dẫn của Hêghen (trong cuốn Triết học lịch sử) đối
với Ăngghen là tư tưởng về vận động tiến lên của lịch sử loài người đến những hình thái
cao hơn.
Tháng 9 năm 1841, Ăngghen đến Berlin và gia nhập binh đoàn pháo binh
Mùa xuân năm 1842, Ăngghen bắt đầu cộng tác với tờ Rheinische Zeitung (Nhật
báo tỉnh Ranh). Phái Hêghen trẻ tích cực tham gia tờ báo này, song từ tháng 10 – 1842,
khi Các Mác lãnh đạo Ban biên tập thì tờ báo ngày càng mang tính chất dân chủ cách
mạng triệt để. Trong những bài báo in năm 1842, trên tờ Rheinische Zeitung cùng với
Mác, Ăngghen đã lên tiếng phản kháng chế độ kiểm duyệt của Chính phủ Vương quốc
Phổ, trật tự phong kiến ở Đức.
6
Ngày 8 tháng 10 năm 1842, Ăngghen mãn hạn phục vụ trong quân đội.
Tháng 8 năm 1844, trên đường về Tổ quốc, Ăngghen ghé lại Paris gặp Các Mác. Từ
đó bắt đầu sự cộng tác chặt chẽ giữa hai người. Tháng 2 năm 1845, cuốn sách Gia đình
thánh của Mác và Ăngghen ra đời đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm chủ quan của
phái Hêghen trẻ mà thực chất là phê phán toàn bộ chủ nghĩa duy tâm và phương pháp của
nó
Năm 1848, ở nước Pháp, Mác và Ăngghen đã ra sức củng cố những mối liên hệ với
các hoạt động phong trào dân chủ và cộng sản ở Pháp
Tháng 3 năm 1848 cùng với Mác, Ăngghen đã thảo ra Những yêu sách của Đảng
cộng sản Đức được Ban Chấp hành Trung ương LĐNNCS thông qua như là văn kiện có
tính chất cương lĩnh cho hành động của giai cấp vô sản Đức.
Tháng Giêng năm 1849, khi không còn nguy cơ bị bắt ở Đức nữa, Ăngghen trở về
Koln tiếp tục hoạt động cách mạng. Trên tờ báo Neue Rheinische Zeitung, Ăngghen đánh
giá cao chiến thuật quân sự của quân đội cách mạng Hongrie.
Tháng 11 năm 1849, Ăngghen đến Lơnđơn (London) của nước Anh và được bổ
sung ngay vào BCH Trung ương LĐNNCS mà Các Mác đã cải tổ sau khi đến đây.
Năm 1872, Ăngghen tham gia vào việc tổ chức chiến dịch bảo vệ Công xã Paris.
Trong thời gian này, Ăngghen viêt một số tác phẩm có giá trị lý luận, đặc biệt là
cuốn Chống Đuyrinh (1878) góp phần to lớn cho việc hoàn thiện lý luận của chủ nghĩa
Mác. Sau khi Các Mác qua đời (1883), Ăngghen là người lãnh đạo tổ chức những người
theo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, hoàn thiện bản thảo và chuẩn bị cho in tập II và III của
bộ Tư bản mà Mác chưa kịp hoàn thành. Ăngghen viết nhiều tác phẩm nổi tiếng vào
những năm cuối đời: Ngồn gốc gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà nước (1884), Luivich
Phoiơbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1866); Biện chứng tự nhiên; Vấn
đề nông dân ở Pháp và Đức (1894). Những tác phẩm này của Ăngghen, ngoài ý nghĩa
tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản khoa học, còn có ý nghĩa về mặt giá trị lý luận và
thực tiễn cao, đồng thời làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác.
Phriđơrich Ăngghen mất ngày 05 tháng 8 năm 1895 tại làng Yoking gần thủ đô
Lơnđơn, thi hài ông sau đó được hỏa táng và thủy táng xuống biển./.
1.4. Vấn đề cơ bản của triết học
Triết học là hệ thống những quan điểm chung về thế giới, nó xuất hiện vào thời kỳ
phát sinh và phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ ở thời cổ đại, vào khoảng từ thế kỷ
VIII đến thế kỷ VI trước công nguyên với những thành tựu rực rỡ trong các nền triết học
cổ đại ở Trung Quốc, ấn Độ và Hy Lạp.
Trong gần 3000 năm tồn tại và phát triển, triết học có nhiều trường phái và hệ thống
khác nhau. Các hệ thống và trường phái đó phản ánh trình độ phát triển về kinh tế – xã
hội, chính trị và trình độ phát triển của các tri thức khoa học tự nhiên của các nước. Lẽ
đương nhiên, sự phản ánh đó tuỳ thuộc vào lập trường của các giai cấp nhất định.
Khi nghiên cứu các hệ thống, các trường phái triết học, chủ nghĩa Mác cho rằng,
vấn đế quan trọng hàng đầu, “vấn đề cơ bản lớn” hay “vấn đề tối cao” của triết học là vấn
7
đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và thế giới tự nhiên. Vấn đề cơ bản của
triết học có hai mặt:
Thứ nhất, giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết
định?
Thứ hai, ý thức của chúng ta có thể phản ánh trung thực thế giới khách quan không?
Hay nói một cách khác, con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
Vấn đề quan hệ giữa tồn tại và tư duy hay giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản
trong tất cả vấn đề mà triết học tập trung giải quyết. Bởi vì, một là, đó là vấn đề triết học
rộng nhất, chung nhất; hai là, nếu không giải quyết được vấn đề này thì không thể tiếp tục
giải quyết các vấn đề khác, những vấn đề ít chung hơn; ba là, giải quyết vấn đề này như
thế nào sẽ quyết định tính chất của thế giới quan của các nhà triết học. Và thế giới quan
ấy là cơ sở tạo ra phương hướng để xem xét và giải quyết tất cả những vấn đề còn lại.
Các học thuyết triết học được chia thành hai trào lưu cơ bản: duy vật hay duy tâm, điều
đó tuỳ thuộc vào việc giải quyết vấn đề cơ bản này.
Các hệ thống triết học thừa nhận tồn tại, tự nhiên, vật chất là cái có trước; ý thức,
tinh thần, tư duy là cái có sau, đó là chủ nghĩa duy vật. Còn các hệ thống triết học coi ý
thức là cái có trước, tồn tại là cái có sau là trào lưu duy tâm. Việc xem xét và giải quyết
vấn đề cơ bản của triết học là tiêu chuẩn khoa học duy nhất để xác định các học thuyết
triết học đã, đang và sẽ tồn tại là thuộc trào lưu nào: duy tâm hay duy vật.
Các trào lưu cơ bản trong triết học – chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm – luôn
luôn đấu tranh với nhau. Cuộc đấu tranh giữa các trào lưu triết học là biểu hiện về mặt tư
tưởng của cuộc đấu tranh giai cấp và phản ánh tồn tại xã hội của các giai cấp, các tầng
lớp trong xã hội. Thông thường, chủ nghĩa duy vật là biểu hiện về mặt triết học của hệ tư
tưởng các giai cáp và các tầng lớp tiến bộ, các lực lượng xã hội quan tâm đến sự phát
triển xã hội. Chủ nghĩa duy tâm là biểu hiện về mặt triết học của các giai cấp, các nhóm
xã hội bảo thủ, các đảng phái chính trị phản động, không quan tâm đến sự phát triển xã
hội. Các nhà duy vật với tư cách là các nhà tư tưởng của các lực lượng xã hội tiến bộ
thường lấy những thành tựu, kết quả của khoa học tiến tiến mà thực tiễn làm cơ sở cho
thế giới quan của mình. Còn các nhà duy tâm luôn luôn gắn với tôn giáo, củng cố vị trí
của tôn giáo bằng những luận cứ triết học duy tâm.
Sự xuất hiện các giai cấp đối kháng và chế độ người bóc lột người, việc tách lao
động trí óc khỏi lao động chân tay là những nguyên nhân xã hội làm cho chủ nghĩa duy
tâm xuất hiện. Các đại biểu của các giai cấp bóc lột, thống trị độc quyền hoạt động trí óc
luôn mong muốn tạo ra ấn tượng rằng, dường như lao động chân tay, hoạt động sản xuất
vật chất của quần chúng lao động là cái thứ yếu, cái phụ thuộc của lao động trí óc. Họ
cho rằng lao động trí óc đóng vai trò chủ yếu trong đời sống xã hội. Sự khẳng định này
của các tư tưởng gia của giai cấp phản động không tránh khỏi dẫn tới chủ nghĩa duy tâm
triết học, tới những mưu toan, luận chứng các hiện tượng tinh thần là cái có trước, các
hiện tượng vật chất là cái có sau.
8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC CHẤT CUỘC CÁCH MẠNG CỦA MÁC-
ĂNGGHEN THỰC HIỆN
2.1 Tư tưởng triết học của Hêghen và Phoiơbắc
Hêghen: Triết học Hêghen là biểu hiện của sự phát triển đầy đủ nhất và rực rỡ nhất
của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức. Hêghen là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản Đức,
người thể hiện chính sách thoả hiệp về chính trị của giai cấp tư sản với giai cấp phong
kiến quý tộc Phổ. Quan điểm triết học của ông là hệ thống duy tâm cổ điển cuối cùng, là
trình độ cao nhất của sự phát triển phép biện chứng duy tâm.
Hêghen là nhà duy tâm khách quan. Ông coi tinh thần thế giới là cái có trước, vật
chất với tính cách dường như là sự thể hiện, sự biểu hiện cụ thể của tinh thần thế giới, là
cái có sau; tinh thần là đấng sáng tạo ra vật chất.
Tinh thần thế giới – ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn và chứa đựng dưới dạng tiềm
năng tất cả mọi hiện tượng của tự nhiên và xã hội. Nó là nguồn gốc và động lực của mọi
hiện tượng tự nhiên và xã hội. Tinh thần thế giới hay ý niêm tuyệt đối trong quá trình tự
phát triển của nó diễn ra qua các giai đoạn khác nhau, ngày càng thể hiện đầy đủ nội
dung bên trong của nó. Đầu tiên nó phát triển trong bản thân nó, sau đó nó thể hiện dưới
hình thức tự nhiên – thế giới vô cơ, hưu cơ và con người, tiếp nữa là thể hiện dứoi hình
thức nhà nước, nghệ thuật, tôn giáo và triết học. Theo hệ thống của Hêghen, toàn bộ thế
giới muôn màu, muôn vẻ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của ý niệm với tính cách
là lực lượng sáng tạo, là tổng hoà của mọi hình thức khác nhau của sự biểu hiện của ý
niệm. Bởi vậy, học thuyết của Hêghen coi tính thứ nhất là tinh thần, tính thứ hai là vạt
chất. Đó cũng chính là sự thể hiện riêng về mặt triết học những lời khưảng định của tôn
giáo rằng Thượng đế sáng tạo ra thế giới.
Có thể nói, trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, Hêghen chỉ lặp lại
những điều mà các nhà duy tâm trước đó đã nói. Song, cái mới trong học thuyết của ông,
chính là chỗ ông xem xét tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối là một quá trình tự phát triển
không ngừng, và ông là một nhà triết học hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm, phép
biện chứng của ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới với tính cách là cơ sở đầu tiên và
nguồn gốc của mọi tồn tại.
Hêghen đã phê phán phép siêu hình thống trị lúc đó và ông đã lấy phép biện chứng
đem đối lập với nó.
Các yếu tố biện chứng duy tâm có trong các tác phẩm triết học duy tâm trước
Hêghen, nhưng phép biện chứng duy tâm với tính cách là phương pháp ít nhiều hoàn
chỉnh thì do Hêghen lập ra
Công lao của Hêghen so với những người tiền bối của ông là ở chỗ đã phân tích một
cách tổng hợp và biện chứng tất cả các phạm trù quan trọng nhất của triết học và hình
thành trên cơ sở duy tâm ba quy luật cơ bản của tư duy: quy luật chuyển hoá từ lượng
thành chất, quy luật thâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập và quy luật phủ định của phủ
định.
- Phoiơbắc: là nhà triét học duy vật, đại biểu cho tâng lớp dân chủ cấ tiến trong giai
cấp tư sản Đức. Ông đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa duy tâm của Hêghen. Ông đã
9
phê phán ý niệm tuyệt đối của Hêghen cũng như chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói
chung, khôi phục vị trí xứng đáng của triết học duy vật.
Khi chống lại quan điểm duy tâm của Hêghen coi giới tự nhiên là “tồn tại khác” của
tinh thần, Phoiơbắc đã chứng minh thế giới là vật chất, giới tự nhiên tồn tại ngoài con
người không phụ thuộc vào ý thức con người, là cơ sở sinh sống của con người. Giới tự
nhiên không do ai sáng tạo, nó tồn tại, vận động nhờ những cơ sở bên trong nó.
Triết học của Phoiơbắc mang tính chất nhân bản. Nó chống lại nhị nguyên luận về
sự tách rời giữa tinh thần và thể xác, ông coi ý thức tinh thần, cũng là một thuộc tính đặc
biệt của vật chất có tổ chức cao là óc người. Từ đó cho phép khẳng định mối quan hệ
khăng khít giữa tồn tại và tư duy.
Phoiơbắc không chỉ chống lại chủ nghĩa duy tâm, mà với triết học nhân bản của
mình ông còn đấu tranh chống những quan điểm duy vật tầm thường quy các hiện tượng
tâm lý tinh thần về các quá trình lý hoá, không thấy sự khác nhau về chất giữa chúng,
chẳng hạn như coi óc tiết ra tư tưởng cũng như gan tiết ra mật.
Mặt tích cực trong triết học nhân bản của Phoiơbắc còn thể hiện ở chỗ ông đấu
tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo Thiên chúa, đặc biệt quan niệm
về Thượng đế. Trái với các quan niệm truyền thống của tôn giáo và thần học cho rằng
Thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định, chính con người sáng tạo ra Thượng đế.
Khác với Hêghen nói đến sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối, Phoiơbắc nói đến sự tha hoá
của bản chất con người vào Thượng đế. Ông lập luận rằng, bản chất tự nhiên của con
người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện nghĩa là hướng tới nhứng cái gì đẹp nhất
trong một hình tượng đẹp nhất về con người, nhưng trong thực tế những cái đó con người
không đạt được nên gửi gắm tất cả ước muốn của mình vào hình tượng Thượng đế. Từ đó
Phoiơbắc đã đi đến phủ nhận mọi thứ tôn giáo và thần học về một vị Thượng đế siêu
nhiên, đứng ngoài, sáng tạo ra con người, chi phối cuộc sống con người.
Triết học của Phoiơbắc cũng bộc lộ những hạn chế. Chẳng hạn, kho ông đòi hỏi triết
học mới – triết học nhân bản, phải gắn liền với tự nhiên đồng thời đã đứng trên lập
trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng thuộc về con người và xã hội.
Con người, theo quan niệm của Phoiơbắc là con người trừu tượng, phi xã hội mang
những thuộc tính sinh học bẩm sinh. Triết học nhân bản của Phoiơbắc chứa đựng những
yếu tố của chủ nghĩa duy tâm. Ông nói rằng, bản tính con người là tình yêu, tôn giáo
cũng là một tình yêu. Do vậy, khi thay thế cho thứ tôn giáo tôn sùng một vị thượng đế
siêu nhiên cần xây dựng một thứ tôn giáo mới phù hợp với tình yêu của con người. Ông
cho rằng cần phải biến tình yêu thương giữa con người thành mối quan hệ xã hội khác,
thành lý tưởng xã hội. Trong điều kiện của xã hội tư sản Đức bấy giờ, với sự phân chia và
đối lập giai cấp thì chủ nghĩa nhân đạo của Phoiơbắc về tình yêu thương giữa con người
trở thành chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, duy tâm.
Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, Phoiơbắc đã không
biết rút ra từ đó cái “hạt nhân hợp lý” mà đã vứt bỏ luôn cả phép biện chứng của Hêghen.
10
Mặc dù có nhưng hạn chế, triết học của Hêghen và Phoiơbắc có ý nghĩa to tớn trong
lịch sử triết học và trở thành một trong những nguồn gốc lý luận quan trọng của triết học
Mác
2.2 Nguồn gốc ra đời của triết học Mác xít
Triết học Mác (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) là bộ
phận cấu thành và là cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác, đồng thời là chìa khoá để giải
thích trên cơ sở khoa học quá trình phát triển của tư tưởng nhân loại.
Quê hương của chủ nghĩa Mác là nước Đức. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng
sản xuất ở Anh, Pháp, Đức và các nước tư bản chủ nghĩa khác đã chứng tỏ phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa ưu việt hớn hẳn phương thức sản xuất phong kiến. Song, cùng
với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, những mâu thuẫn giai cấp – xã hội vốn có của bản
thân nó cũng nảy sinh và ngày càng bộc lộ gay gắt, trước hết là mâu thuẫn giữa hai giai
cấp vô sản và tư sản. Mâu thuẫn này là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn cơ bản của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mẫu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá và trình độ
phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ
nghĩa.
Trong thời kỳ này, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển mạnh mẽ.
Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở nhiều nơi đã trở thành cuộc khởi nghĩa với những
yêu sách giai cấp rõ ràng. Khởi nghĩa của công nhân Liông (Pháp) năm 1831 và năm
1834, cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Xilêdi (Đức) năm 1844, phong trào Hiến chương ở
Anh vào cuối những năm 30 đầu những năm 40 của thế kỷ XIX đã thu hút sự chú ý của
các đại biểu tiên tiến của các tầng lớp tri thức tư sản tiến bộ, trước hết là C.Mác và
Ph.Ănghen tới vấn đề nguyên nhân, bản chất của các cuộc đấu tranh giai cấp – xã hội và
những triển vọng của các cuộc đấu tranh giai cấp ấy. Rõ ràng những cuộc đấu tranh giai
cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến ở châu Âu những năm 30-40 của thế kỷ XIX là
nhân tố khách quan chứng tỏ rằng đã có những tiền đề xã hội- giai cấp và những điều
kiện để xuất hiện chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; là chứng cứ
để nói rằng nhu cầu xã hội đã chín muồi đề xuất hiện một thế giới quan triết học mới –
triết học mácxít.
Những tư tưởng xã hội trực tiếp xuất hiện trước chủ nghĩa Mác và biểu hiện rõ ràng
nhất và kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng pháp, triết học cổ
điển Đức. Trong những học thuyết ấy chứa đựng những giá trị về mặt lịch sử. Đó là, lý
luận giá trị lao động của Smith và Ricardo, là những dự đoán thiên tài của Xanh ximông
và Phuriee về một số đặc điểm của xã hội xã hội chủ nghĩa tương lai và sự phê phán của
các ông đối với xã hội tư bản. Đó là phép biện chứng duy tâm của Hêghen và kiến giải
duy vật về vấn đề cơ bản của Triết học trong các tác phẩm của Phoiơbắc. Những học
thuyết đó là những đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng lý luận xã hội loài người trong
thời kỳ trước Mác. Sự phát triển hơn nữa về kinh tế chính trị học, lý luận về chủ nghĩa xã
hội khoa học và triết học chỉ có thể có được với sự ra đời của phép biện chứng duy vật.
Song, rõ ràng những thành tựu đã đạt tới của nhân loại lại là những tiền đề lý luận tất yếu
11
về mặt lịch sử và là nguồn gốc của chủ nghĩa Mác nói chung, của triết học mácxít nói
riêng.
Vào giữa thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt tời những đỉnh cao trong khoa học tự nhiên.
Các nhà khoa học tự nhiên như R.Maye (Đức), P.P Giulơ (Anh), E.Kh. Lenxơ (Nga),
L.A.Cônđinh (Đan Mạch) đã xác định sự thật về chuyển hoá năng lượng. R.Maye và P.P
Giulơ đã nên lên thành định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, đã chứng minh sự
phát triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển biến những hình thức vận
động của chúng. Các nhà sinh vật học người Đức như Svan và Slâyđen đã đưa ra lý luận
tế bào, chứng minh rằng các tế bào là cơ sở của kết cấu và sự phát triển của tất cả các cơ
thể động vật và thực vật, và do vậy tìm ra bản chất sự phát triển của cơ thể động vật, thực
vật đều là sự phát triển bằng sự hình thành tế bào.
Nhà khoa học người Anh là Đácuyn cũng đã phát hiện là lý luận duy vật về nguồn
gốc và sự phát triển của các loài thực vật và động vật. Chính định luật bảo toàn và chuyển
hoá năng lượng, lý luận tế bào, học thuyết về sự xuất hiện và phát triển các loài là tiền đề
về mặt khoa học tự nhiên của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chủ nghĩa Mác ra đời trong bối cảnh ấy và nó là sản phẩm mang tính quy luật của
khoa học và triết học mà nhân loại đã đạt tới, nó được hình thành như là kết quả của các
phát hiện của Mác và Ăngghen về những quy luật chung nhất của sự phát triển thế giới.
Chủ nghĩa Mác do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập là một học thuyết thống nhất, hoàn
chỉnh, gồm ba bộ phận cấu thành: triết học mácxít, kinh tế chính trị học mácxít và chủ
nghĩa xã hội khoa học.
2.3.Tư tưởng triết học của Hêghen và Phoiơbắc.
Hêghen: Triết học Hêghen là biểu hiện của sự phát triển đầy đủ nhất và rực rỡ nhất
của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức. Hêghen là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản Đức,
người thể hiện chính sách thoả hiệp về chính trị của giai cấp tư sản với giai cấp phong
kiến quý tộc Phổ. Quan điểm triết học của ông là hệ thống duy tâm cổ điển cuối cùng, là
trình độ cao nhất của sự phát triển phép biện chứng duy tâm.
Hêghen là nhà duy tâm khách quan. Ông coi tinh thần thế giới là cái có trước, vật
chất với tính cách dường như là sự thể hiện, sự biểu hiện cụ thể của tinh thần thế giới, là
cái có sau; tinh thần là đấng sáng tạo ra vật chất.
12
Hêghen ( sinh năm 1770 -1831 )
Tinh thần thế giới – ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn và chứa đựng dưới dạng tiềm
năng tất cả mọi hiện tượng của tự nhiên và xã hội. Nó là nguồn gốc và động lực của mọi
hiện tượng tự nhiên và xã hội. Tinh thần thế giới hay ý niêm tuyệt đối trong quá trình tự
phát triển của nó diễn ra qua các giai đoạn khác nhau, ngày càng thể hiện đầy đủ nội
dung bên trong của nó. Đầu tiên nó phát triển trong bản thân nó, sau đó nó thể hiện dưới
hình thức tự nhiên – thế giới vô cơ, hưu cơ và con người, tiếp nữa là thể hiện dứoi hình
thức nhà nước, nghệ thuật, tôn giáo và triết học. Theo hệ thống của Hêghen, toàn bộ thế
giới muôn màu, muôn vẻ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của ý niệm với tính cách
là lực lượng sáng tạo, là tổng hoà của mọi hình thức khác nhau của sự biểu hiện của ý
niệm. Bởi vậy, học thuyết của Hêghen coi tính thứ nhất là tinh thần, tính thứ hai là vạt
chất. Đó cũng chính là sự thể hiện riêng về mặt triết học những lời khưảng định của tôn
giáo rằng Thượng đế sáng tạo ra thế giới.
Có thể nói, trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, Hêghen chỉ lặp lại
những điều mà các nhà duy tâm trước đó đã nói. Song, cái mới trong học thuyết của ông,
chính là chỗ ông xem xét tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối là một quá trình tự phát triển
không ngừng, và ông là một nhà triết học hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm, phép
13
biện chứng của ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới với tính cách là cơ sở đầu tiên và
nguồn gốc của mọi tồn tại.
Hêghen đã phê phán phép siêu hình thống trị lúc đó và ông đã lấy phép biện chứng
đem đối lập với nó..( Phân tích thực chất của cuộc cách mạng triết học Mác – Ăngghen)
Các yếu tố biện chứng duy tâm có trong các tác phẩm triết học duy tâm trước
Hêghen, nhưng phép biện chứng duy tâm với tính cách là phương pháp ít nhiều hoàn
chỉnh thì do Hêghen lập ra
Công lao của Hêghen so với những người tiền bối của ông là ở chỗ đã phân tích một
cách tổng hợp và biện chứng tất cả các phạm trù quan trọng nhất của triết học và hình
thành trên cơ sở duy tâm ba quy luật cơ bản của tư duy: quy luật chuyển hoá từ lượng
thành chất, quy luật thâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập và quy luật phủ định của phủ
định.
– Phoiơbắc: là nhà triét học duy vật, đại biểu cho tâng lớp dân chủ cấ tiến trong giai
cấp tư sản Đức. Ông đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa duy tâm của Hêghen. Ông đã
phê phán ý niệm tuyệt đối của Hêghen cũng như chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói
chung, khôi phục vị trí xứng đáng của triết học duy vật.
Khi chống lại quan điểm duy tâm của Hêghen coi giới tự nhiên là “tồn tại khác” của
tinh thần, Phoiơbắc đã chứng minh thế giới là vật chất, giới tự nhiên tồn tại ngoài con
người không phụ thuộc vào ý thức con người, là cơ sở sinh sống của con người. Giới tự
nhiên không do ai sáng tạo, nó tồn tại, vận động nhờ những cơ sở bên trong nó..( Phân
tích thực chất của cuộc cách mạng triết học Mác – Ăngghen)
Triết học của Phoiơbắc mang tính chất nhân bản. Nó chống lại nhị nguyên luận về
sự tách rời giữa tinh thần và thể xác, ông coi ý thức tinh thần, cũng là một thuộc tính đặc
biệt của vật chất có tổ chức cao là óc người. Từ đó cho phép khẳng định mối quan hệ
khăng khít giữa tồn tại và tư duy.
Phoiơbắc không chỉ chống lại chủ nghĩa duy tâm, mà với triết học nhân bản của
mình ông còn đấu tranh chống những quan điểm duy vật tầm thường quy các hiện tượng
tâm lý tinh thần về các quá trình lý hoá, không thấy sự khác nhau về chất giữa chúng,
chẳng hạn như coi óc tiết ra tư tưởng cũng như gan tiết ra mật.
Mặt tích cực trong triết học nhân bản của Phoiơbắc còn thể hiện ở chỗ ông đấu
tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo Thiên chúa, đặc biệt quan niệm
về Thượng đế. Trái với các quan niệm truyền thống của tôn giáo và thần học cho rằng
Thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định, chính con người sáng tạo ra Thượng đế.
Khác với Hêghen nói đến sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối, Phoiơbắc nói đến sự tha hoá
của bản chất con người vào Thượng đế. Ông lập luận rằng, bản chất tự nhiên của con
người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện nghĩa là hướng tới nhứng cái gì đẹp nhất
trong một hình tượng đẹp nhất về con người, nhưng trong thực tế những cái đó con người
không đạt được nên gửi gắm tất cả ước muốn của mình vào hình tượng Thượng đế. Từ đó
Phoiơbắc đã đi đến phủ nhận mọi thứ tôn giáo và thần học về một vị Thượng đế siêu
nhiên, đứng ngoài, sáng tạo ra con người, chi phối cuộc sống con người.
14
Triết học của Phoiơbắc cũng bộc lộ những hạn chế. Chẳng hạn, kho ông đòi hỏi triết
học mới – triết học nhân bản, phải gắn liền với tự nhiên đồng thời đã đứng trên lập
trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng thuộc về con người và xã hội.
Con người, theo quan niệm của Phoiơbắc là con người trừu tượng, phi xã hội mang
những thuộc tính sinh học bẩm sinh. Triết học nhân bản của Phoiơbắc chứa đựng những
yếu tố của chủ nghĩa duy tâm. Ông nói rằng, bản tính con người là tình yêu, tôn giáo
cũng là một tình yêu. Do vậy, khi thay thế cho thứ tôn giáo tôn sùng một vị thượng đế
siêu nhiên cần xây dựng một thứ tôn giáo mới phù hợp với tình yêu của con người. Ông
cho rằng cần phải biến tình yêu thương giữa con người thành mối quan hệ xã hội khác,
thành lý tưởng xã hội. Trong điều kiện của xã hội tư sản Đức bấy giờ, với sự phân chia và
đối lập giai cấp thì chủ nghĩa nhân đạo của Phoiơbắc về tình yêu thương giữa con người
trở thành chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, duy tâm..( Phân tích thực chất của cuộc cách
mạng triết học Mác – Ăngghen)
Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, Phoiơbắc đã không
biết rút ra từ đó cái “hạt nhân hợp lý” mà đã vứt bỏ luôn cả phép biện chứng của Hêghen.
Mặc dù có nhưng hạn chế, triết học của Hêghen và Phoiơbắc có ý nghĩa to tớn trong
lịch sử triết học và trở thành một trong những nguồn gốc lý luận quan trọng của triết học
Mác
2.4. Thực chất cuộc cách mạng trên lĩnhvực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện
2.4.1 Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
Trong lịch sử triết học trước Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng tách rời
nhau. Các nhà triết học duy vật dù đã thể hiện những tư tưởng biện chứng, nhưng họ vẫn
bị sự chi phối của phương pháp tư duy siêu hình. Tư tưởng biện chứng đã đạt được
những thành tựu lớn lao trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt là trong triết học Heghen,
nhưng nó lại phát triển trong hệ thống triết học duy tâm, thần bí.
Triết học Mác ra đời đã thống nhất thế giới quan duy vật với phương pháp luận biện
chứng. Kế thừa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức, Mác
đã xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với tính cách là khoa học về sự phát triển
của thế giới tự nhiên, lịch sử xã hội loài người và tư duy. Chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng trong triết học của Mác và Ăng ghen là cơ sở để hình thành nên hệ thống triết học
vĩ đại nhất trong lịch sử.
2.4.2 Phát minh ra chủ nghĩa duy vật lịch sử
Là biểu hiện vĩ đại nhất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực
hiện
Chủ nghĩa duy vật trước Mác đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển
của xã hội, của khoa học và triết học. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ
nghĩa duy vật chưa triệt để, nghĩa là mới duy vật trong giải thích tự nhiên, nhưng còn duy
tâm trong giải thích lĩnh vực lịch sử, xã hội, tinh thần.
Triết học của Mác đã giải thích không chỉ thế giới tự nhiên mà cả lĩnh vực lịch sử,
xã hội, tư tưởng. Do vậy, lần đầu tiên trong lịch sử triết học của nhân loại, với quan điểm
duy vật lịch sử, triết học Mác đã chấm dứt toàn bộ cái nhìn duy tâm, phiến diện về xã hội.
15
Xã hội, lịch sử, tư tưởng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã được giải thích một cách
khách quan, khoa học. Chính vì vậy, Lênin đã khẳng định, chủ nghĩa duy vật lịch sử của
Mác là thành tựu khoa học vĩ đại nhất của khoa học, cũng vì vậy, sáng tạo ra chủ nghĩa
duy vật lịch sử cũng là biểu hiện vĩ đại nhất trong lịch sử triết học do Mác và Ăngghen
thực hiện.
2.4.3 Thống nhất giữa lý luận và thực tiển
Triết học trước Mác nhìn chung chỉ mới giải thích thế giới mà chưa đề ra được con
đường, biện pháp đúng đắn để cải tạo thế giới. Cũng có các đại biểu triết học muốn cải
tạo thế giới nhưng lại muốn nhờ vào các lực lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc ý thức, tinh
thần. Chưa một đại biểu nào hiểu được vai trò của thực tiễn đối với hoạt động cải tạo thế
giới.
Triết học Mác không chỉ giải thích thế giới mà quan trọng hơn là còn đề ra con
đường, biện pháp, cách thức để cải tạo thế giới. Đặc biệt, triết học Mác chỉ ra rằng con
người muốn cải tạo thế giới phải bằng và thông qua hoạt động thực tiễn. Có thể nói lần
đầu tiên trong lịch sử triết học, triết học Mác đã gắn bó mật thiết với hoạt động thực tiễn
cải tạo thế giới của con người; còn hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con người là
cơ sở, động lực, mục đích của triết học Mác.
2.4.4 Thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng
Bản chất khoa học của triết học Mác đã bao hàm tính cách mạng. Tính khoa học
càng sâu sắc, càng phản ánh đúng quy luật của sự phát triển thế giới thì tính cách mạng
càng cao, càng triệt để
Triết học Mác biểu hiện tính cách mạng ở trong bản chất khoa học của học thuyết,
trong mục đích cải tạo thế giới, trong vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Triết
học Mác đã chứng minh, bằng sức mạnh của phương pháp biện chứng, sự thay thế chủ
nghĩa tư bản bằng chế độ xã hội chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử. Triết học Mác là vũ khí
tinh thần của giai cấp vô sản, còn giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của triết học Mác
trong cuộc đấu tranh vì xã hội tương lai.
2.4.5 Xác định đúng đắn mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể
Triết học trước Mác coi “triết học là khoa học của mọi khoa học” triết học Mác ra
đời đã chấm dứt quan điểm đó, đồng thời, xác định đúng đối tượng của triết học là nghiên
cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì vậy, không những
không tách rời, mà trái lại, triết học Mác càng có mối liên hệ thống nhất và độc lập với
các khoa học chuyên ngành. Sự phát triển của các lĩnh vực khoa học khác nhau trong việc
nghiên cứu thế giới tự nhiên và xã hội đặt cơ sở cho những khái quát mang tính phổ biến
của triết học.
Sự phát triển của khoa học hiện đại ngày nay càng minh chứng cho mối liên hệ
thống nhất giữa khoa học với triết học Mác trên con đường nhận thức và cải tạo thế giới.
Sự hình thành thế giới quan duy vật của Mác và Ăngghen cũng đồng thời là qúa
trình nghiên cứu những cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng của các ông diễn ra trong
nửa đầu của những năm 40 thế kỷ XIX dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào công
nhân và những phát minh về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, trong quá trình đấu
16
tranh chống phép biện chứng duy tâm của Hêghen và phê phán chủ nghĩa duy vật siêu
hình của Phoiơbắc.
Trong giai đoạn đầu, trước nửa năm sau của năm 1843, Mác và Ăngghen là những
nhà biện chứng duy tâm. Hai ông tiếp nhận phép biện chứng của Hêghen, song có thái độ
đối lập với hệ thống siêu hình của triết học Hêghen và các kết luận chính trị phản động
xuất phát từ hệ thống triết học ấy. Quan điểm chính trị và xã hội của Mác và Ăngghen
thời kỳ này là quan điểm dân chủ cách mạng. Song, ngay từ năm 1842, khi Mác còn làm
biên tập viên Báo Rainơ tại Côlônhơ và khi Ăngghen đang nghiên cứu tình cảnh giai cấp
công nhân Anh, các ông đã có những biểu hiện chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ
nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản.
Đặc điểm nổi bật trong hoạt động của hai ông khi nghiên cứu các thành tựu của
khoa học và triết học là nghiên cứu một cách có phê phán và sự sáng tạo của các ông là
nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị – xã hội. Khi Mác làm biên tập viên
Báo Rainơ, ông đã bày tỏ ý kiến của mình trên báo trí về vai trò và ý nghĩa của các lợi ích
vật chất trong đời sống xã hội, những vấn đề kinh tế xã hội đặt ra ở tỉnh Rainơ, về vấn đề
sở hữu đất, vấn đề đốn rừng, về thương nghiệp và về thuế quan bảo hộ... Nhưng khi sử
dụng phép biện chứng duy tâm và học thuyết về nhà nước và pháp quyền của Hêghen,
Mác đã rơi vào tình trạng khó xử, không giải đáp được các vấn đề của thực tiễn chính trị
xã hội đặt ra. Lúc này, chính Mác đã cảm thấy rằng những lợi ích vật chất của con người
trong đời sống xã hội dã đóng một vai trò quan trọng đặc biệt. Mác đã đi tới kết luận
rằng, phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề kinh tế chính trị và phải xem xét lại
một cách có phê phán những quan điểm triết học và pháp quyền của Hêghen.
Trong thời kỳ công tác tại Báo Rainơ, trong quan điểm của Mác có cả quan điểm
của chủ nghĩa xã hội không tưởng, song, vì chưa đủ những tri thức sâu sắc về những vấn
đề đó, nên ông đã không thể bày tỏ quan điểm của mình về các học thuyết xã hội chủ
nghĩa của những người tiền bối.
Sau khi rời ban biên tập Báo Rainơ, Mác hoàn toàn dành thời gian để giải quyết
những vấn đề đã đặt ra cho ông trong thời kỳ công tác tại tờ báo. Ông đã biết một bài
luận văn lớn dành cho việc phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Tháng 10-1843,
ông sang Pari, cố gắng nghiên cứu các vấn đề kinh tế – chính trị học và lịch sử các phong
trào cách mạng. Tại đây, ông đã tham gia các cuộc hội họp của công nhân, đặt mối quan
hệ với các nhà lãnh đạo của các tổ chức công nhân bí mật Pháp và Đức. Những năm
1843-1844 là thời kỳ ông chuyển hoàn toàn sang lập trường của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa cộng sản. Các bài của Mác đăng trên Niên giám Pháp – Đức mà số
đầu xuất bản tại Pari vào tháng 2 –1844 đã thể hiện rõ sự chuyển biến đó. Trong thời kỳ
này Mác ở Pari, Ăngghen ở Anh, hai ông độc lập trong việc nghiên cứu tình cảnh giai cấp
công nhân, sống gần gũi với họ, giải thích vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân
với tính cách là giai cấp cách mạng triệt để, tiêu biểu cho lực lượng sản xuất mới và
phương thức sản xuất mới trong tương lai, vượt chủ nghĩa tư bản. Trong thời kỳ này, qua
nghiên cứu và thực tiễn, các ông đã khắc phục được phép biện chứng duy tâm, và sự hạn
17
chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình, hình thành những cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện
chứng.
Quá trình phát triển thế giới quan của Mác là một quá trình không đơn giản, mà nó
được gắn với sự phát triển của khoa học và thực tiễn chính trị – xã hội. Đó là một qúa
trình thống nhất hai mặt, cải biến theo chủ nghĩa duy vật cái nội dung hợp lý của phép
biện chứng duy tâm của Hêghen và giải thích theo phép biện chứng cách giải quyết duy
vật vấn đề cơ bản của triết học, khắc phục phép siêu hình. Đó là một quá trình đồng thời
khắc phục phép biện chứng duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình, đặt nền móng cho
chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Triết học của Mác khác về chất với triết học của Phoiơbắc và Hêghen. Phép biện
chứng của Hêghen là phép biện chứng ý niệm. Hêghen chỉ mới phỏng đoán phép biện
chứng của sự vật trong phép biện chứng của ý niệm. Đối lập với Hêghen, Mác và Ănghen
cho rằng phép biện chứng của khái niệm chỉ là sự phản ánh phép biện chứng của thế giới
khách quan trong ý thức của con người. Lời mở đầu tác phẩm Phê phán triết học pháp
quyền của Hêghen đăng trong Niên giám Pháp - Đức tháng 2 –1844, đã thể hiện rõ sự
chuyển biến của Mác từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mác từng
viết: tác phẩm đầu tiên mà ông dành để giải quyết những nghi ngờ đã có trong ông là sự
phân tích có phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Mác còn viết: nghiên cứu của
ông đã dẫn ông đến kết luận rằng, những quan hệ pháp quyền, cũng như các hình thức
nhà nước, không thể hiểu từ bản thân chúng, từ cái gọi là sự phát triển chung của tình
thần con người, mà ngược lại, chúng ta có nguồn gốc từ những quan hệ vật chất của đời
sống.
Cũng trong Lời mở đầu này, Mác đã giải thích trên cơ sở chủ nghĩa duy vật vấn đề
nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo. Khác với những nhà triết học trước Mác, ông
đã hiểu một cách hoàn toàn mới những nhiệm vụ của triết học do ông đề ra, ông đã coi
triết học là thứ vũ khí để cải tạo thế giới, nó có nhiệm vụ phục vụ cho thực tiễn đấu tranh
chính trị – xã hội. Cung với việc phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Mác đã phê
phán trên quan điểm chính trịt thực tiễn cái mà nhà nước đương thời, cái hiện thực “tồn
tại là hợp lý” của Hêghen, Mác đã kiên quyết phủ định cả cái hình thức đang tồn tại của ý
thức pháp quyền và nền chính trị Đức đang tồn tại lúc đó. Đồng thời, Mác nhấn mạnh
đến ý nghĩa to lớn của tư tưởng tiên tiến trong cải tạo xã hội và nhà nước. Ông chỉ ra sự
tất yếu phải phát triển những tư tưởng tiên tiến trong quần chúng nhân dân, để nó trở
thành một động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Luận chứng một cách duy vật vai trò của
lý luận tiên tiến trong mối quan hệ của nó với thực tiễn cách mạng, Mác viết “ Vũ khí của
sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phên phán của vũ khí, lực lượng vật
chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực
lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”
ý nghĩa lớn lao của Lời mở đầu trong tác phẩm Phê phán triết học pháp quyền của
Hêghen là ở chỗ, lần đầu tiên, Mác đã phát biểu với tư cách là nhà các mạng, trực tiếp
hướng tới giai cấp vô sản, với tính cách là lãnh tụ của quần chúng nhân dân, và coi triết
học của ông là triết học của giai cấp vô sản, là vũ khí tư tưởng của cuộc đấu tranh giai
18
cấp vô sản để cải biến cách mạng đối với xã hội. Mác viết: “Giống như triết học thấy giai
cấp vô sản là vũ khi vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh
thần của mình”
Khi phê phán triết học của Hêghen về mặt nhà nước và pháp quyền, Mác thực hiện
một thể nghiệm đầu tiên đặc biệt có kết quả là mở rộng chủ nghĩa duy vật sang lĩnh vực
các hiện tượng xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, ông chỉ ra sức mạnh và hiệu lực của
phép biện chứng duy vật, là phương pháp tạo ra khả năng phát hiện các quy luật khách
quan của sự phát triển xã hội, cho phép giải quyết một cách triệt để những nhiệm vụ nhận
thức không thể giải quyết được nếu đứng trên lập trường của phép biện chứng duy tâm,
hay đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Bởi vậy, ngay trong Lời mở đầu tác phẩm trên, Mác đã bắt đầu nghiên cứu những
nguyên tắc của phép biện chứng duy vật và quan điểm duy vật lịch sử. Đồng thời với
Mác, Ăngghen cũng đã nghiên cứu những nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Chứng cứ hùng hồn là bài báo Sơ thảo về phên phán kinh tế – chính trị học cùng đăng
trên Niên giám Pháp - Đức số tháng 2 – 1844. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của C.Mác và
Ph.Ăngghen diễn ra vào tháng 11-2842, khi Mác làm biên tập viên cho Báo Rainơ. Tháng
8-1844, tại Pari, trên đường từ Anh về Đức diễn ra cuộc gặp gỡ thứ hai. Và từ đó, hai ông
đã có mối quan hệ bền chặt, gắn bó trong cả cuộc đời. Từ đó hai ông cùng làm việc để
sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sáng tạo ra kinh tế
chính trị học mác xít và lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học.
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CUỘC CÁCH MẠNG CỦA MÁC VÀ ANGGHEN
Khi ra đời triết học Mác đã trở thành thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản,
giai cấp vô sản có cơ sở lý luận khoa học để nhận thức thực tiễn xã hội; từ đó định ra
được đường lối chiến lược và đề ra những biện pháp đấu tranh cải biến xã hội có hiệu
quả. Sự kết hợp giữa lý luận triết học Mác với phong trào vô sản đã tạo nên bước chuyển
biến về chất của phong trào từ trình độ tự phát lên tự giác. Triết học Mác còn là vũ khí tư
tưởng để đấu tranh chống lại hệ tư tưởng tư sản, chủ nghĩa xét lại, cơ hội và chủ nghĩa
giáo điều, góp phần quan trọng tạo ra sự thống nhất của phong trào đấu tranh của giai cấp
vô sản.
Triết học Mác cũng đã chấm dứt tham vọng ở nhiều triết học coi triết học là "khoa
học của mọi khoa học" đứng trên mọi khoa học, Các Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng lý
luận triết học của mình trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội. Đến lượt mình, triết học Mác ra đời đã trở thành thế giới quan khoa học và
phương pháp luận chung định hướng sự phát triển của các khoa học và phương pháp luận
chung định hướng sự phát triển của các khoa học. Sự phát triển của khoa học ngày càng
chứng tỏ sự cần thiết phải có tư duy biện chứng duy vật và ngược lại, phải phát triển lý
luận triết học Mác dựa trên những thành tựu của khoa học hiện đại. Như vậy, triết học
Mác đã phân định rõ ranh giới giữa triết học với các khoa học khác và thiết lập được mối
quan hệ chặt chẽ giữa chúng, cũng như xác định rõ đối tượng nghiên cứu của triết học là
tìm ra quy luật vận động, phát triển chung nhát của tự nhiên, xã hội và tư duy.
19
Với sự ra đời của triết học Mác, vai trò xã hội của triết học cũng như vị trí của triết
học trong hệ thống trị thức khoa học cũng biến đổi.
“Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau song vấn đề
là cải tạo thế giới” Luận điểm đó của Mác nói lên sự khác nhau về chất giữa triết học của
ông với các học thuyết triết học trước kia, kể cả những học thuyết triết học tiến bộ. Tuy
vậy, Mác không hề phủ nhận, trái lại Mác đã đánh giá cao vai trò to lớn trong sự phát
triển xã hội. Chẳng hạn, Mác khâm phục và đánh giá rất cao chủ nghĩa vô thần triết học
của các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVII. Song, mặt hạn chế về tính thực tiễn là “khuyết
điểm chủ yếu” của mọi học thuyết duy vật trước Mác nên nó chưa trở thành công cụ nhận
thức khoa học để cải tạo thế giới bằng cách mạng. Nay nó đã được Mác khắc phục, vượt
qua và đi tới chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cho chủ nghĩa duy vật trở thành triệt để.
Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, một giai cấp tiến
bộ và cách mạng nhất, một giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân lao
động và với sự phát triển xã hội. Sự kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác với phong trào
công nhân đã tạo nên bước chuyển về chất của phong trào, từ trình độ tự phát lên tự giác.
Phép biện chứng mác xít mang tính cách mạng sâu sắc nhất “vì trong quan niệm tích cực
về cái hiện tồn, phép biện chứng đồng thời bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện
tồn đó, sự diệt vong tất yếu của nó, vì mỗi hình thái đã hình thành đều được phép biện
chứng xét ở trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó; vì phép biện
chứng không khuất phục trước một cái gì cả về thực chất thì nó có tính chất phê phán và
cách mangj”. Sức mạnh “cải tạo thế giới” của triết học mác xít chính là sự gắn bó mật
thiết cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân đông đảo, nhờ đó lý luận “sẽ
trở thành lực lượng vật chất”
Triết học Mác cũng đã chấm dứt tham vọng ở nhiều nhà triết học duy tâm coi triết
học là “khoa học của các khoa học” đứng trên mọi khoa học. Mác và Ăngghen đã xây
dựng lý luận triết học của mình trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội. Theo Ăngghen, mỗi lẫn có một phát minh vạch thời đại, ngay cả
trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi phải thay đổi
hình thức của nó. Ngược lai, Triết học Mác lại trở thành thế giới quan khoa học và
phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của các khoa học. Sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học ngày nay càng chứng tỏ sự cần thiết phải có tư duy biện chứng duy vật
và ngược lại phải phát triển lý luận triết học của chủ nghĩa Mác dựa trên những thành tựu
của khoa học hiện đại.
20
21
KẾT LUẬN
Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng
trong lịch sử phát triển của triết học. Mác và Ăngghen đã giải thoát chủ nghĩa duy vật
khỏi tính hạn chế siêu hình, Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và mở
rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người:
“Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học”.
Cuộc cách mạng Mác-Anggen là cơ sở lý luận vững chắc giúp định hướng cho việc đấu
tranh giải phóng giai cấp vô sản trên thế giới. Cũng là cơ sở cho các cuộc cách mạng đấu
tranh giải phóng dân tộc áp bức trên thế, trong đó có Việt Nam ta.
Từ nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến kết luận:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản”. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH của Hồ Chí Minh được
phát triển xuyên suốt theo từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Và đến cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung và phát triển năm 2011) đã
chỉ rõ: “Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.
Khi Việt Nam và thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đảng
và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận
và chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế số được hình
thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; công
nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; xuất hiện
ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng
công nghệ số và Internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân.
Những thắng lợi vĩ đại trong 90 năm qua là minh chứng sinh động nhất về năng lực
lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sức mạnh to lớn của nhân
dân ta; là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong
điều kiện Việt Nam. Chúng ta đã, đang và sẽ kiên cường, trung thành với chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để làm lên những kỳ tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc,
đóng góp xứng đáng vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, vì hòa bình và tiến
bộ của nhân loại.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học- Bộ Giáo dục và đào tạo
2. Giáo trình triết học – Học viện CTQG Hồ Chí Minh
3. Tạp chí Giáo dục lý luận
4. Tạp chí Lý Luận chính trị
5. Tạp chí Cộng sản
23

More Related Content

What's hot

Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửMan_Ebook
 
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 2
Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 2Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 2
Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 2Khánh Trình Trầm Nguyễn
 
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt NamChủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt NamYenPhuong16
 
Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học Tài liệu sinh học
 
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclítTư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclítnguyenthanh141
 
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngQuá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngSon Lã
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Huynh Loc
 
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le ninOn tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le ninlongly
 
Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdf
Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdfNghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdf
Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dụcỨng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dụckimngocha
 

What's hot (20)

Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
 
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
 
Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 2
Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 2Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 2
Sinh lý người và động vật Trịnh Hữu Hằng 2
 
CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).
CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).
CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt NamChủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
 
Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học
 
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
 
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclítTư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
 
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt NamẢnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
 
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngQuá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
 
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le ninOn tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
 
Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdf
Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdfNghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdf
Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdf
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
 
Baocao chocolate
Baocao chocolateBaocao chocolate
Baocao chocolate
 
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh...
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dụcỨng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
 
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...
 

Similar to Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện

Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docx
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docxTiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docx
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Chương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptx
Chương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptxChương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptx
Chương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptxtrinhvinhh205
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmacleninPhi Phi
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhTrung Huynh
 
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docxNamNguyenHoang40
 
Tài liệu triết lí
Tài liệu triết líTài liệu triết lí
Tài liệu triết líHuyTranThanh1
 
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdfDatThinh1
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...nataliej4
 
MAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbookMAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbookThyNhii1
 
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptxChương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptxthuvan221103
 
Chương 1, 2. Triết học, PDF.pptx
Chương 1, 2. Triết học, PDF.pptxChương 1, 2. Triết học, PDF.pptx
Chương 1, 2. Triết học, PDF.pptxGenie Nguyen
 
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đôngHọc thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đôngMan_Ebook
 
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdfTunMinh97651
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxThoLi16
 
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdfCHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdfhophuonguyen2004
 
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninGiáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninVuKirikou
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết họcnataliej4
 

Similar to Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện (20)

Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docx
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docxTiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docx
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện.docx
 
Chương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptx
Chương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptxChương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptx
Chương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptx
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
 
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
 
Tài liệu triết lí
Tài liệu triết líTài liệu triết lí
Tài liệu triết lí
 
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
 
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.docTiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
 
Triet hoc mac lenin
Triet hoc mac leninTriet hoc mac lenin
Triet hoc mac lenin
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
 
Triet hoc mac lenin
Triet hoc mac leninTriet hoc mac lenin
Triet hoc mac lenin
 
MAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbookMAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbook
 
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptxChương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
 
Chương 1, 2. Triết học, PDF.pptx
Chương 1, 2. Triết học, PDF.pptxChương 1, 2. Triết học, PDF.pptx
Chương 1, 2. Triết học, PDF.pptx
 
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đôngHọc thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
 
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptx
 
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdfCHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdf
 
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninGiáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết học
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện

  • 1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CƠ SỞ CẦN THƠ TIỂU LUẬN MÔN HỌC CHÍNH TRỊ Chủ đề: PHÂN TÍCH THỰC CHẤT CUỘC CÁCH MẠNG TRIẾT HỌC DO MÁC - ĂNGGHEN THỰC HIỆN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ QUẾ TRỊNH THỊ TÂM Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ NGỌC ANH MSSV: 1904402 Khóa: 23 Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 TP. Cần Thơ, ngày 4 tháng 12 năm 2022
  • 2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TRIẾT HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TRIẾT HỌC 2 1.1. Khái niệm triết học.....................................................................................................2 1.2. Đối tượng của triết học..............................................................................................2 1.3. Tìm hiểu về C. Mác và Angghen .............................................................................3 1.3.1 C. Mác..........................................................................................................................3 1.3.2 Ph. Ăngghen................................................................................................................4 1.4. Vấn đề cơ bản của triết học.......................................................................................6 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC CHẤT CUỘC CÁCH MẠNG CỦA MÁC- ĂNGGHEN THỰC HIỆN................................................................................................. 8 2.1 Tư tưởng triết học của Hêghen và Phoiơbắc............................................................8 2.2 Nguồn gốc ra đời của triết học Mác xít................................................................. 10 2.3.Tư tưởng triết học của Hêghen và Phoiơbắc. ....................................................... 11 2.4. Thực chất cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện14 2.4.1 Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng................................14 2.4.2 Phát minh ra chủ nghĩa duy vật lịch sử .................................................................14 2.4.3 Thống nhất giữa lý luận và thực tiển .....................................................................15 2.4.4 Thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng ..............................................15 2.4.5 Xác định đúng đắn mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể...........15 CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CUỘC CÁCH MẠNG CỦA MÁC VÀ ANGGHEN......18 KẾT LUẬN .......................................................................................................................21 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................22
  • 3. 1 LỜI MỞ ĐẦU Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó là cuộc đấu tranh giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình - tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái “logic nội tại khách quan” của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức phức tạp. Triết học Mác là một hệ thống triết học khoa học và cách mạng, chính vì vậy nó đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ trong thời đại mới. Triết học Mác đã kế thừa những tinh hoa, từ đó đưa ra những nguyên lý khoa học giúp con người nhân thức đúng và cải tạo thế giới. Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử phát triển triết học của nhân loại. C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa một cách có phê phán những thành tựu tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để, không điều hoà với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình. Để xây triết học duy vật biện chứng, Mác đã phải cải cả chủ nghĩa duy vật cũ và cả phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Đó là một cuộc cách mạng thật sự trong học thuyết về xã hội, một trong những yếu tố chủ yếu của bước ngoặt cách mạng mà Mác và Ăngghen đã thực hiện trong triết học. Vì vậy em nghiên cứu vấn đề “Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó” cho bài tiểu luận của mình.
  • 4. 2 CHƯƠNG 1: TRIẾT HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TRIẾT HỌC 1.1. Khái niệm triết học Triết học xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ III (trước công nguyên). Theo ng¬ười Ấn Độ, triết học đọc là darshana, có nghĩa là sự chiêm ngưỡng, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con ngư¬ời đến với lẽ phải. Còn ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ "triết". Đó không phải là sự miêu tả, mà là quá trình tranh luận để tìm bản chất của đối tượng. Ở ph¬ương Tây, thuật ngữ "Triết học" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "Philôsôphia”, nghĩa là "yêu mến sự thông thái". Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng bao hàm những nội dung giống nhau, đó là: triết học nghiên cứu thế giới một cách chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Khái quát lại ta có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó. 1.2. Đối tượng của triết học Khi mới xuất hiện, triết học cổ đại còn được gọi là triết học tự nhiên - bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực, không có đối tượng riêng. Đây là nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm sau này cho rằng triết học là khoa học của mọi khoa học. Thời kỳ Trung cổ, ở Tây Âu khi quyền lực của giáo hội Thiên chúa bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì triết học trở thành một bộ phận của thần học. Triết học chỉ có nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho sự đúng đắn của nội dung trong kinh thánh. Triết học tự nhiên bị thay thế bởi nền Triết học kinh viện. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, để đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành có tính chất là khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách là các khoa học độc lập. Triết học lúc này có tên gọi là Siêu hình học - Khoa học hậu vật lý. Đối tượng của triết học thời kỳ này là nghiên cứu cái ẩn dấu, cái bản chất đằng sau các sự vật, hiện tượng "vật thể" có thể thực nghiệm được. Triết học duy vật dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng, đạt tới đỉnh cao mới với các đại biểu như Ph. Bây cơn, T.Hốpxơ (Anh), Diđrô, Hen Vêtiúyt (Pháp), Xpinôda (Hà Lan)… Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển trong các học thuyết duy tâm mà đỉnh cao là Triết học Hêghen. Song, cũng chính sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng từng bước làm phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò "Khoa học của mọi khoa học", mà triết học Hêghen là triết học cuối cùng mang tham vọng đó. Hêghen xem Triết học của mình là một hệ thống phổ biến của nhận thức, trong đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học.
  • 5. 3 Đầu thế kỷ 19, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, cùng với sự chuyển biến khoa học thực nghiệm sang khoa học lý thuyết là cơ sở khách quan cho triết học đoạn tuyệt triệt để với quan niệm "khoa học của mọi khoa học". Triết học Mác - Triết học duy vật biện chứng ra đời thể hiện sự đoạn tuyệt đó. Triết học Mác xít xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Do tính đặc thù của triết học là xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa ra một hệ thống lý luận về chỉnh thể đó. Và điều đó chỉ thực hiện được bằng cách tổng kết toàn bộ lịch sử của khoa học, lịch sử của bản thân tư tưởng triết học. Cho nên, vấn đề tư cách khoa học của Triết học và đối tượng của nó đã gây ra cuộc tranh luận kéo dài cho đến hiện nay. Tóm lại, cái chung trong các học thuyết triết học từ cổ tới kim là nghiên cứu những vấn đề chung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ của con người nói chung, của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh. 1.3. Tìm hiểu về C. Mác và Angghen 1.3.1 C. Mác C. Mác sinh ngày 5 tháng 5 nắm 1818 ở thành phố Tơriơ trong gia đình luật sư Heinrich Marx. Các Mác ( 1818 - 1883 ) Năm 12 tuổi (1830) C. Mác vào học trường trung học ở Tơ ri ơ. Sức học của C. Mác thuộc loại giỏi, đặc biệt C. Mác nổi bật ở những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo. C. Mác cũng tỏ ra có năng lực về toán học. Mùa thu 1835, C. Mác tốt nghiệp trường trung học, sau đó không lâu, tháng mười hai 1835, C. Mác vào trường đại học tổng hợp Bom để học luật. Hai tháng sau nghe lời khuyên của bố C. Mác tiếp tục ở trường Đại học Tổng hợp Berlin.
  • 6. 4 Ở trường Đại học, năm 1836, ngoài học luật, sử học và ngoại ngữ C. Mác bắt đầu đi sâu nghiên cứu triết học. Mùa xuân 1837, C. Mác bắt đầu nghiên cứu kĩ những tác phẩm của Hê-ghen, sang năm 1839 thì vùi đầu vào nghiên cứu triết học , suốt cả năm 1939 và một phần của năm 1840 C. Mác tập trung nghiên cứu những vấn đề lịch sử triết học Cổ đại. Ngày 15 tháng 4 năm 1841, khi mới 23 tuổi, C. Mác nhận được bằng Tiến sĩ triết học với luận án về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Democrite, và triết học tự nhiên của epicure tại trường Ieena. Tháng năm 1843, M. Mác đến kroisnak, một thành phố nhỏ vùng Rhein và ông chính thức làm lễ thành hôn với Jenny vôn Vestphalen. Lần đầu tiên, C. Mác gặp Ph. Ăng-ghen vào cuối tháng 11 năm 1842, khi Ph. Ăng- ghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Rheinische Zeitung ( Nhật báo tỉnh Ranh ). Mùa hè năm 1844, Ph. Ăng-ghen đến thăm Mác ở Paris. Trong 10 ngày ở thăm Paris, Mác và Ăngghen đã có nhiều cuộc nói chuyện cởi mở và từ cuộc gặp gỡ này hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả vấn đề lý luận và thực tiễn. Theo yêu cầu của Chính phủ Vương quốc Phổ, Chính phủ Pháp đã trục xuất Mác. Ngày 3 tháng Hai năm 1845, Mác rời Paris đến Brucsen (Brussel) của Bỉ, ít lâu sau Ăngghen cũng đến đây và hai ông lại tiếp tục cộng tác chặt chẽ với nhau. Sau khi cách mạng năm 1845 ở Pháp nổ ra, Chính phủ Bỉ đã trục xuất Mác. Ông lại đến Paris, tháng Tư năm 1848, Mác cùng với Ăngghen đến Koln, một thành phố nhỏ trên bờ sông Rhein nước Đức, và tại đây Mác trở thành Tổng Biên tập tờ Báo Mới tỉnh Ranh, cơ quan của phái dân chủ. Năm 1849 Chính phủ Phổ đóng cửa tờ báo và trục xuất Mác. Ông lại đến Paris, nhưng lần này ông chỉ lưu lại 3 tháng. Tháng Tám năm 1849, từ Paris Mác đi Lơnđơn (London) thủ đô của Anh và sống đến cuối đời (1883). Ngày 14 tháng Ba năm 1883, Các Mác qua đời ở Lơnđơn và được an táng tại nghĩa trang Haighết (Highgate), Bắc Lơnđơn. 1.3.2 Ph. Ăngghen Phriđơrich Ăngghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820, ở thành phố Barmen, tỉnh Rhein, Vương quốc Phổ trong một gia đình chủ xưởng dệt.
  • 7. 5 Ph. Ăng-ghen ( 1820-1895 ) Từ nhỏ Ăngghen đã bộc lộ tính cách độc lập. Những lời dạy bảo nghiêm khắc và những sự đe doạ trừng phạt của cha không thể làm cho ông đi đến chỗ phải phục tùng mù quáng. Cho đến năm 14 tuổi, Ăngghen học tại thành phố Barmen. Tháng Mười 1834, Ăngghen chuyển sang học ở trường trung học Elberfelder, một trường tốt nhất ở Phổ thời bấy giờ. Ngay khi còn học ở Trường trung học, Ăngghen đã căm thù chế độ chuyên chế và sự chuyên quyền của bọn quan lại Năm 1837, theo yêu cầu của bố, Ăngghen buộc phải rời khỏi trường trung học khi chưa tốt nghiệp để bắt đầu công việc buôn bán ở văn phòng của bố Tháng 6 năm 1838, theo yêu cầu của bố, Ăngghen đến làm việc tại văn phòng thương mại lớn của một thương nhân ở thành phố cảng Barmen. cuối năm 1939 (hai năm sau so với Các Mác), Ăngghen bắt tay vào nghiên cứu các tác phẩm của Hêghen (Hégel). Cái hấp dẫn của Hêghen (trong cuốn Triết học lịch sử) đối với Ăngghen là tư tưởng về vận động tiến lên của lịch sử loài người đến những hình thái cao hơn. Tháng 9 năm 1841, Ăngghen đến Berlin và gia nhập binh đoàn pháo binh Mùa xuân năm 1842, Ăngghen bắt đầu cộng tác với tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh). Phái Hêghen trẻ tích cực tham gia tờ báo này, song từ tháng 10 – 1842, khi Các Mác lãnh đạo Ban biên tập thì tờ báo ngày càng mang tính chất dân chủ cách mạng triệt để. Trong những bài báo in năm 1842, trên tờ Rheinische Zeitung cùng với Mác, Ăngghen đã lên tiếng phản kháng chế độ kiểm duyệt của Chính phủ Vương quốc Phổ, trật tự phong kiến ở Đức.
  • 8. 6 Ngày 8 tháng 10 năm 1842, Ăngghen mãn hạn phục vụ trong quân đội. Tháng 8 năm 1844, trên đường về Tổ quốc, Ăngghen ghé lại Paris gặp Các Mác. Từ đó bắt đầu sự cộng tác chặt chẽ giữa hai người. Tháng 2 năm 1845, cuốn sách Gia đình thánh của Mác và Ăngghen ra đời đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm chủ quan của phái Hêghen trẻ mà thực chất là phê phán toàn bộ chủ nghĩa duy tâm và phương pháp của nó Năm 1848, ở nước Pháp, Mác và Ăngghen đã ra sức củng cố những mối liên hệ với các hoạt động phong trào dân chủ và cộng sản ở Pháp Tháng 3 năm 1848 cùng với Mác, Ăngghen đã thảo ra Những yêu sách của Đảng cộng sản Đức được Ban Chấp hành Trung ương LĐNNCS thông qua như là văn kiện có tính chất cương lĩnh cho hành động của giai cấp vô sản Đức. Tháng Giêng năm 1849, khi không còn nguy cơ bị bắt ở Đức nữa, Ăngghen trở về Koln tiếp tục hoạt động cách mạng. Trên tờ báo Neue Rheinische Zeitung, Ăngghen đánh giá cao chiến thuật quân sự của quân đội cách mạng Hongrie. Tháng 11 năm 1849, Ăngghen đến Lơnđơn (London) của nước Anh và được bổ sung ngay vào BCH Trung ương LĐNNCS mà Các Mác đã cải tổ sau khi đến đây. Năm 1872, Ăngghen tham gia vào việc tổ chức chiến dịch bảo vệ Công xã Paris. Trong thời gian này, Ăngghen viêt một số tác phẩm có giá trị lý luận, đặc biệt là cuốn Chống Đuyrinh (1878) góp phần to lớn cho việc hoàn thiện lý luận của chủ nghĩa Mác. Sau khi Các Mác qua đời (1883), Ăngghen là người lãnh đạo tổ chức những người theo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, hoàn thiện bản thảo và chuẩn bị cho in tập II và III của bộ Tư bản mà Mác chưa kịp hoàn thành. Ăngghen viết nhiều tác phẩm nổi tiếng vào những năm cuối đời: Ngồn gốc gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà nước (1884), Luivich Phoiơbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1866); Biện chứng tự nhiên; Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894). Những tác phẩm này của Ăngghen, ngoài ý nghĩa tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản khoa học, còn có ý nghĩa về mặt giá trị lý luận và thực tiễn cao, đồng thời làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác. Phriđơrich Ăngghen mất ngày 05 tháng 8 năm 1895 tại làng Yoking gần thủ đô Lơnđơn, thi hài ông sau đó được hỏa táng và thủy táng xuống biển./. 1.4. Vấn đề cơ bản của triết học Triết học là hệ thống những quan điểm chung về thế giới, nó xuất hiện vào thời kỳ phát sinh và phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ ở thời cổ đại, vào khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước công nguyên với những thành tựu rực rỡ trong các nền triết học cổ đại ở Trung Quốc, ấn Độ và Hy Lạp. Trong gần 3000 năm tồn tại và phát triển, triết học có nhiều trường phái và hệ thống khác nhau. Các hệ thống và trường phái đó phản ánh trình độ phát triển về kinh tế – xã hội, chính trị và trình độ phát triển của các tri thức khoa học tự nhiên của các nước. Lẽ đương nhiên, sự phản ánh đó tuỳ thuộc vào lập trường của các giai cấp nhất định. Khi nghiên cứu các hệ thống, các trường phái triết học, chủ nghĩa Mác cho rằng, vấn đế quan trọng hàng đầu, “vấn đề cơ bản lớn” hay “vấn đề tối cao” của triết học là vấn
  • 9. 7 đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và thế giới tự nhiên. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: Thứ nhất, giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định? Thứ hai, ý thức của chúng ta có thể phản ánh trung thực thế giới khách quan không? Hay nói một cách khác, con người có khả năng nhận thức thế giới hay không? Vấn đề quan hệ giữa tồn tại và tư duy hay giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản trong tất cả vấn đề mà triết học tập trung giải quyết. Bởi vì, một là, đó là vấn đề triết học rộng nhất, chung nhất; hai là, nếu không giải quyết được vấn đề này thì không thể tiếp tục giải quyết các vấn đề khác, những vấn đề ít chung hơn; ba là, giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ quyết định tính chất của thế giới quan của các nhà triết học. Và thế giới quan ấy là cơ sở tạo ra phương hướng để xem xét và giải quyết tất cả những vấn đề còn lại. Các học thuyết triết học được chia thành hai trào lưu cơ bản: duy vật hay duy tâm, điều đó tuỳ thuộc vào việc giải quyết vấn đề cơ bản này. Các hệ thống triết học thừa nhận tồn tại, tự nhiên, vật chất là cái có trước; ý thức, tinh thần, tư duy là cái có sau, đó là chủ nghĩa duy vật. Còn các hệ thống triết học coi ý thức là cái có trước, tồn tại là cái có sau là trào lưu duy tâm. Việc xem xét và giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là tiêu chuẩn khoa học duy nhất để xác định các học thuyết triết học đã, đang và sẽ tồn tại là thuộc trào lưu nào: duy tâm hay duy vật. Các trào lưu cơ bản trong triết học – chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm – luôn luôn đấu tranh với nhau. Cuộc đấu tranh giữa các trào lưu triết học là biểu hiện về mặt tư tưởng của cuộc đấu tranh giai cấp và phản ánh tồn tại xã hội của các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội. Thông thường, chủ nghĩa duy vật là biểu hiện về mặt triết học của hệ tư tưởng các giai cáp và các tầng lớp tiến bộ, các lực lượng xã hội quan tâm đến sự phát triển xã hội. Chủ nghĩa duy tâm là biểu hiện về mặt triết học của các giai cấp, các nhóm xã hội bảo thủ, các đảng phái chính trị phản động, không quan tâm đến sự phát triển xã hội. Các nhà duy vật với tư cách là các nhà tư tưởng của các lực lượng xã hội tiến bộ thường lấy những thành tựu, kết quả của khoa học tiến tiến mà thực tiễn làm cơ sở cho thế giới quan của mình. Còn các nhà duy tâm luôn luôn gắn với tôn giáo, củng cố vị trí của tôn giáo bằng những luận cứ triết học duy tâm. Sự xuất hiện các giai cấp đối kháng và chế độ người bóc lột người, việc tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay là những nguyên nhân xã hội làm cho chủ nghĩa duy tâm xuất hiện. Các đại biểu của các giai cấp bóc lột, thống trị độc quyền hoạt động trí óc luôn mong muốn tạo ra ấn tượng rằng, dường như lao động chân tay, hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng lao động là cái thứ yếu, cái phụ thuộc của lao động trí óc. Họ cho rằng lao động trí óc đóng vai trò chủ yếu trong đời sống xã hội. Sự khẳng định này của các tư tưởng gia của giai cấp phản động không tránh khỏi dẫn tới chủ nghĩa duy tâm triết học, tới những mưu toan, luận chứng các hiện tượng tinh thần là cái có trước, các hiện tượng vật chất là cái có sau.
  • 10. 8 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC CHẤT CUỘC CÁCH MẠNG CỦA MÁC- ĂNGGHEN THỰC HIỆN 2.1 Tư tưởng triết học của Hêghen và Phoiơbắc Hêghen: Triết học Hêghen là biểu hiện của sự phát triển đầy đủ nhất và rực rỡ nhất của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức. Hêghen là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản Đức, người thể hiện chính sách thoả hiệp về chính trị của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến quý tộc Phổ. Quan điểm triết học của ông là hệ thống duy tâm cổ điển cuối cùng, là trình độ cao nhất của sự phát triển phép biện chứng duy tâm. Hêghen là nhà duy tâm khách quan. Ông coi tinh thần thế giới là cái có trước, vật chất với tính cách dường như là sự thể hiện, sự biểu hiện cụ thể của tinh thần thế giới, là cái có sau; tinh thần là đấng sáng tạo ra vật chất. Tinh thần thế giới – ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn và chứa đựng dưới dạng tiềm năng tất cả mọi hiện tượng của tự nhiên và xã hội. Nó là nguồn gốc và động lực của mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội. Tinh thần thế giới hay ý niêm tuyệt đối trong quá trình tự phát triển của nó diễn ra qua các giai đoạn khác nhau, ngày càng thể hiện đầy đủ nội dung bên trong của nó. Đầu tiên nó phát triển trong bản thân nó, sau đó nó thể hiện dưới hình thức tự nhiên – thế giới vô cơ, hưu cơ và con người, tiếp nữa là thể hiện dứoi hình thức nhà nước, nghệ thuật, tôn giáo và triết học. Theo hệ thống của Hêghen, toàn bộ thế giới muôn màu, muôn vẻ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của ý niệm với tính cách là lực lượng sáng tạo, là tổng hoà của mọi hình thức khác nhau của sự biểu hiện của ý niệm. Bởi vậy, học thuyết của Hêghen coi tính thứ nhất là tinh thần, tính thứ hai là vạt chất. Đó cũng chính là sự thể hiện riêng về mặt triết học những lời khưảng định của tôn giáo rằng Thượng đế sáng tạo ra thế giới. Có thể nói, trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, Hêghen chỉ lặp lại những điều mà các nhà duy tâm trước đó đã nói. Song, cái mới trong học thuyết của ông, chính là chỗ ông xem xét tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối là một quá trình tự phát triển không ngừng, và ông là một nhà triết học hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng của ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới với tính cách là cơ sở đầu tiên và nguồn gốc của mọi tồn tại. Hêghen đã phê phán phép siêu hình thống trị lúc đó và ông đã lấy phép biện chứng đem đối lập với nó. Các yếu tố biện chứng duy tâm có trong các tác phẩm triết học duy tâm trước Hêghen, nhưng phép biện chứng duy tâm với tính cách là phương pháp ít nhiều hoàn chỉnh thì do Hêghen lập ra Công lao của Hêghen so với những người tiền bối của ông là ở chỗ đã phân tích một cách tổng hợp và biện chứng tất cả các phạm trù quan trọng nhất của triết học và hình thành trên cơ sở duy tâm ba quy luật cơ bản của tư duy: quy luật chuyển hoá từ lượng thành chất, quy luật thâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập và quy luật phủ định của phủ định. - Phoiơbắc: là nhà triét học duy vật, đại biểu cho tâng lớp dân chủ cấ tiến trong giai cấp tư sản Đức. Ông đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa duy tâm của Hêghen. Ông đã
  • 11. 9 phê phán ý niệm tuyệt đối của Hêghen cũng như chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói chung, khôi phục vị trí xứng đáng của triết học duy vật. Khi chống lại quan điểm duy tâm của Hêghen coi giới tự nhiên là “tồn tại khác” của tinh thần, Phoiơbắc đã chứng minh thế giới là vật chất, giới tự nhiên tồn tại ngoài con người không phụ thuộc vào ý thức con người, là cơ sở sinh sống của con người. Giới tự nhiên không do ai sáng tạo, nó tồn tại, vận động nhờ những cơ sở bên trong nó. Triết học của Phoiơbắc mang tính chất nhân bản. Nó chống lại nhị nguyên luận về sự tách rời giữa tinh thần và thể xác, ông coi ý thức tinh thần, cũng là một thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là óc người. Từ đó cho phép khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa tồn tại và tư duy. Phoiơbắc không chỉ chống lại chủ nghĩa duy tâm, mà với triết học nhân bản của mình ông còn đấu tranh chống những quan điểm duy vật tầm thường quy các hiện tượng tâm lý tinh thần về các quá trình lý hoá, không thấy sự khác nhau về chất giữa chúng, chẳng hạn như coi óc tiết ra tư tưởng cũng như gan tiết ra mật. Mặt tích cực trong triết học nhân bản của Phoiơbắc còn thể hiện ở chỗ ông đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo Thiên chúa, đặc biệt quan niệm về Thượng đế. Trái với các quan niệm truyền thống của tôn giáo và thần học cho rằng Thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định, chính con người sáng tạo ra Thượng đế. Khác với Hêghen nói đến sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối, Phoiơbắc nói đến sự tha hoá của bản chất con người vào Thượng đế. Ông lập luận rằng, bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện nghĩa là hướng tới nhứng cái gì đẹp nhất trong một hình tượng đẹp nhất về con người, nhưng trong thực tế những cái đó con người không đạt được nên gửi gắm tất cả ước muốn của mình vào hình tượng Thượng đế. Từ đó Phoiơbắc đã đi đến phủ nhận mọi thứ tôn giáo và thần học về một vị Thượng đế siêu nhiên, đứng ngoài, sáng tạo ra con người, chi phối cuộc sống con người. Triết học của Phoiơbắc cũng bộc lộ những hạn chế. Chẳng hạn, kho ông đòi hỏi triết học mới – triết học nhân bản, phải gắn liền với tự nhiên đồng thời đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng thuộc về con người và xã hội. Con người, theo quan niệm của Phoiơbắc là con người trừu tượng, phi xã hội mang những thuộc tính sinh học bẩm sinh. Triết học nhân bản của Phoiơbắc chứa đựng những yếu tố của chủ nghĩa duy tâm. Ông nói rằng, bản tính con người là tình yêu, tôn giáo cũng là một tình yêu. Do vậy, khi thay thế cho thứ tôn giáo tôn sùng một vị thượng đế siêu nhiên cần xây dựng một thứ tôn giáo mới phù hợp với tình yêu của con người. Ông cho rằng cần phải biến tình yêu thương giữa con người thành mối quan hệ xã hội khác, thành lý tưởng xã hội. Trong điều kiện của xã hội tư sản Đức bấy giờ, với sự phân chia và đối lập giai cấp thì chủ nghĩa nhân đạo của Phoiơbắc về tình yêu thương giữa con người trở thành chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, duy tâm. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, Phoiơbắc đã không biết rút ra từ đó cái “hạt nhân hợp lý” mà đã vứt bỏ luôn cả phép biện chứng của Hêghen.
  • 12. 10 Mặc dù có nhưng hạn chế, triết học của Hêghen và Phoiơbắc có ý nghĩa to tớn trong lịch sử triết học và trở thành một trong những nguồn gốc lý luận quan trọng của triết học Mác 2.2 Nguồn gốc ra đời của triết học Mác xít Triết học Mác (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) là bộ phận cấu thành và là cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác, đồng thời là chìa khoá để giải thích trên cơ sở khoa học quá trình phát triển của tư tưởng nhân loại. Quê hương của chủ nghĩa Mác là nước Đức. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất ở Anh, Pháp, Đức và các nước tư bản chủ nghĩa khác đã chứng tỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ưu việt hớn hẳn phương thức sản xuất phong kiến. Song, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, những mâu thuẫn giai cấp – xã hội vốn có của bản thân nó cũng nảy sinh và ngày càng bộc lộ gay gắt, trước hết là mâu thuẫn giữa hai giai cấp vô sản và tư sản. Mâu thuẫn này là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mẫu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá và trình độ phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa. Trong thời kỳ này, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở nhiều nơi đã trở thành cuộc khởi nghĩa với những yêu sách giai cấp rõ ràng. Khởi nghĩa của công nhân Liông (Pháp) năm 1831 và năm 1834, cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Xilêdi (Đức) năm 1844, phong trào Hiến chương ở Anh vào cuối những năm 30 đầu những năm 40 của thế kỷ XIX đã thu hút sự chú ý của các đại biểu tiên tiến của các tầng lớp tri thức tư sản tiến bộ, trước hết là C.Mác và Ph.Ănghen tới vấn đề nguyên nhân, bản chất của các cuộc đấu tranh giai cấp – xã hội và những triển vọng của các cuộc đấu tranh giai cấp ấy. Rõ ràng những cuộc đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến ở châu Âu những năm 30-40 của thế kỷ XIX là nhân tố khách quan chứng tỏ rằng đã có những tiền đề xã hội- giai cấp và những điều kiện để xuất hiện chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; là chứng cứ để nói rằng nhu cầu xã hội đã chín muồi đề xuất hiện một thế giới quan triết học mới – triết học mácxít. Những tư tưởng xã hội trực tiếp xuất hiện trước chủ nghĩa Mác và biểu hiện rõ ràng nhất và kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng pháp, triết học cổ điển Đức. Trong những học thuyết ấy chứa đựng những giá trị về mặt lịch sử. Đó là, lý luận giá trị lao động của Smith và Ricardo, là những dự đoán thiên tài của Xanh ximông và Phuriee về một số đặc điểm của xã hội xã hội chủ nghĩa tương lai và sự phê phán của các ông đối với xã hội tư bản. Đó là phép biện chứng duy tâm của Hêghen và kiến giải duy vật về vấn đề cơ bản của Triết học trong các tác phẩm của Phoiơbắc. Những học thuyết đó là những đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng lý luận xã hội loài người trong thời kỳ trước Mác. Sự phát triển hơn nữa về kinh tế chính trị học, lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học và triết học chỉ có thể có được với sự ra đời của phép biện chứng duy vật. Song, rõ ràng những thành tựu đã đạt tới của nhân loại lại là những tiền đề lý luận tất yếu
  • 13. 11 về mặt lịch sử và là nguồn gốc của chủ nghĩa Mác nói chung, của triết học mácxít nói riêng. Vào giữa thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt tời những đỉnh cao trong khoa học tự nhiên. Các nhà khoa học tự nhiên như R.Maye (Đức), P.P Giulơ (Anh), E.Kh. Lenxơ (Nga), L.A.Cônđinh (Đan Mạch) đã xác định sự thật về chuyển hoá năng lượng. R.Maye và P.P Giulơ đã nên lên thành định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, đã chứng minh sự phát triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển biến những hình thức vận động của chúng. Các nhà sinh vật học người Đức như Svan và Slâyđen đã đưa ra lý luận tế bào, chứng minh rằng các tế bào là cơ sở của kết cấu và sự phát triển của tất cả các cơ thể động vật và thực vật, và do vậy tìm ra bản chất sự phát triển của cơ thể động vật, thực vật đều là sự phát triển bằng sự hình thành tế bào. Nhà khoa học người Anh là Đácuyn cũng đã phát hiện là lý luận duy vật về nguồn gốc và sự phát triển của các loài thực vật và động vật. Chính định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, lý luận tế bào, học thuyết về sự xuất hiện và phát triển các loài là tiền đề về mặt khoa học tự nhiên của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa Mác ra đời trong bối cảnh ấy và nó là sản phẩm mang tính quy luật của khoa học và triết học mà nhân loại đã đạt tới, nó được hình thành như là kết quả của các phát hiện của Mác và Ăngghen về những quy luật chung nhất của sự phát triển thế giới. Chủ nghĩa Mác do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập là một học thuyết thống nhất, hoàn chỉnh, gồm ba bộ phận cấu thành: triết học mácxít, kinh tế chính trị học mácxít và chủ nghĩa xã hội khoa học. 2.3.Tư tưởng triết học của Hêghen và Phoiơbắc. Hêghen: Triết học Hêghen là biểu hiện của sự phát triển đầy đủ nhất và rực rỡ nhất của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức. Hêghen là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản Đức, người thể hiện chính sách thoả hiệp về chính trị của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến quý tộc Phổ. Quan điểm triết học của ông là hệ thống duy tâm cổ điển cuối cùng, là trình độ cao nhất của sự phát triển phép biện chứng duy tâm. Hêghen là nhà duy tâm khách quan. Ông coi tinh thần thế giới là cái có trước, vật chất với tính cách dường như là sự thể hiện, sự biểu hiện cụ thể của tinh thần thế giới, là cái có sau; tinh thần là đấng sáng tạo ra vật chất.
  • 14. 12 Hêghen ( sinh năm 1770 -1831 ) Tinh thần thế giới – ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn và chứa đựng dưới dạng tiềm năng tất cả mọi hiện tượng của tự nhiên và xã hội. Nó là nguồn gốc và động lực của mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội. Tinh thần thế giới hay ý niêm tuyệt đối trong quá trình tự phát triển của nó diễn ra qua các giai đoạn khác nhau, ngày càng thể hiện đầy đủ nội dung bên trong của nó. Đầu tiên nó phát triển trong bản thân nó, sau đó nó thể hiện dưới hình thức tự nhiên – thế giới vô cơ, hưu cơ và con người, tiếp nữa là thể hiện dứoi hình thức nhà nước, nghệ thuật, tôn giáo và triết học. Theo hệ thống của Hêghen, toàn bộ thế giới muôn màu, muôn vẻ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của ý niệm với tính cách là lực lượng sáng tạo, là tổng hoà của mọi hình thức khác nhau của sự biểu hiện của ý niệm. Bởi vậy, học thuyết của Hêghen coi tính thứ nhất là tinh thần, tính thứ hai là vạt chất. Đó cũng chính là sự thể hiện riêng về mặt triết học những lời khưảng định của tôn giáo rằng Thượng đế sáng tạo ra thế giới. Có thể nói, trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, Hêghen chỉ lặp lại những điều mà các nhà duy tâm trước đó đã nói. Song, cái mới trong học thuyết của ông, chính là chỗ ông xem xét tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối là một quá trình tự phát triển không ngừng, và ông là một nhà triết học hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm, phép
  • 15. 13 biện chứng của ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới với tính cách là cơ sở đầu tiên và nguồn gốc của mọi tồn tại. Hêghen đã phê phán phép siêu hình thống trị lúc đó và ông đã lấy phép biện chứng đem đối lập với nó..( Phân tích thực chất của cuộc cách mạng triết học Mác – Ăngghen) Các yếu tố biện chứng duy tâm có trong các tác phẩm triết học duy tâm trước Hêghen, nhưng phép biện chứng duy tâm với tính cách là phương pháp ít nhiều hoàn chỉnh thì do Hêghen lập ra Công lao của Hêghen so với những người tiền bối của ông là ở chỗ đã phân tích một cách tổng hợp và biện chứng tất cả các phạm trù quan trọng nhất của triết học và hình thành trên cơ sở duy tâm ba quy luật cơ bản của tư duy: quy luật chuyển hoá từ lượng thành chất, quy luật thâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập và quy luật phủ định của phủ định. – Phoiơbắc: là nhà triét học duy vật, đại biểu cho tâng lớp dân chủ cấ tiến trong giai cấp tư sản Đức. Ông đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa duy tâm của Hêghen. Ông đã phê phán ý niệm tuyệt đối của Hêghen cũng như chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói chung, khôi phục vị trí xứng đáng của triết học duy vật. Khi chống lại quan điểm duy tâm của Hêghen coi giới tự nhiên là “tồn tại khác” của tinh thần, Phoiơbắc đã chứng minh thế giới là vật chất, giới tự nhiên tồn tại ngoài con người không phụ thuộc vào ý thức con người, là cơ sở sinh sống của con người. Giới tự nhiên không do ai sáng tạo, nó tồn tại, vận động nhờ những cơ sở bên trong nó..( Phân tích thực chất của cuộc cách mạng triết học Mác – Ăngghen) Triết học của Phoiơbắc mang tính chất nhân bản. Nó chống lại nhị nguyên luận về sự tách rời giữa tinh thần và thể xác, ông coi ý thức tinh thần, cũng là một thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là óc người. Từ đó cho phép khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa tồn tại và tư duy. Phoiơbắc không chỉ chống lại chủ nghĩa duy tâm, mà với triết học nhân bản của mình ông còn đấu tranh chống những quan điểm duy vật tầm thường quy các hiện tượng tâm lý tinh thần về các quá trình lý hoá, không thấy sự khác nhau về chất giữa chúng, chẳng hạn như coi óc tiết ra tư tưởng cũng như gan tiết ra mật. Mặt tích cực trong triết học nhân bản của Phoiơbắc còn thể hiện ở chỗ ông đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo Thiên chúa, đặc biệt quan niệm về Thượng đế. Trái với các quan niệm truyền thống của tôn giáo và thần học cho rằng Thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định, chính con người sáng tạo ra Thượng đế. Khác với Hêghen nói đến sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối, Phoiơbắc nói đến sự tha hoá của bản chất con người vào Thượng đế. Ông lập luận rằng, bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện nghĩa là hướng tới nhứng cái gì đẹp nhất trong một hình tượng đẹp nhất về con người, nhưng trong thực tế những cái đó con người không đạt được nên gửi gắm tất cả ước muốn của mình vào hình tượng Thượng đế. Từ đó Phoiơbắc đã đi đến phủ nhận mọi thứ tôn giáo và thần học về một vị Thượng đế siêu nhiên, đứng ngoài, sáng tạo ra con người, chi phối cuộc sống con người.
  • 16. 14 Triết học của Phoiơbắc cũng bộc lộ những hạn chế. Chẳng hạn, kho ông đòi hỏi triết học mới – triết học nhân bản, phải gắn liền với tự nhiên đồng thời đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng thuộc về con người và xã hội. Con người, theo quan niệm của Phoiơbắc là con người trừu tượng, phi xã hội mang những thuộc tính sinh học bẩm sinh. Triết học nhân bản của Phoiơbắc chứa đựng những yếu tố của chủ nghĩa duy tâm. Ông nói rằng, bản tính con người là tình yêu, tôn giáo cũng là một tình yêu. Do vậy, khi thay thế cho thứ tôn giáo tôn sùng một vị thượng đế siêu nhiên cần xây dựng một thứ tôn giáo mới phù hợp với tình yêu của con người. Ông cho rằng cần phải biến tình yêu thương giữa con người thành mối quan hệ xã hội khác, thành lý tưởng xã hội. Trong điều kiện của xã hội tư sản Đức bấy giờ, với sự phân chia và đối lập giai cấp thì chủ nghĩa nhân đạo của Phoiơbắc về tình yêu thương giữa con người trở thành chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, duy tâm..( Phân tích thực chất của cuộc cách mạng triết học Mác – Ăngghen) Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, Phoiơbắc đã không biết rút ra từ đó cái “hạt nhân hợp lý” mà đã vứt bỏ luôn cả phép biện chứng của Hêghen. Mặc dù có nhưng hạn chế, triết học của Hêghen và Phoiơbắc có ý nghĩa to tớn trong lịch sử triết học và trở thành một trong những nguồn gốc lý luận quan trọng của triết học Mác 2.4. Thực chất cuộc cách mạng trên lĩnhvực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện 2.4.1 Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng Trong lịch sử triết học trước Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng tách rời nhau. Các nhà triết học duy vật dù đã thể hiện những tư tưởng biện chứng, nhưng họ vẫn bị sự chi phối của phương pháp tư duy siêu hình. Tư tưởng biện chứng đã đạt được những thành tựu lớn lao trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt là trong triết học Heghen, nhưng nó lại phát triển trong hệ thống triết học duy tâm, thần bí. Triết học Mác ra đời đã thống nhất thế giới quan duy vật với phương pháp luận biện chứng. Kế thừa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức, Mác đã xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với tính cách là khoa học về sự phát triển của thế giới tự nhiên, lịch sử xã hội loài người và tư duy. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết học của Mác và Ăng ghen là cơ sở để hình thành nên hệ thống triết học vĩ đại nhất trong lịch sử. 2.4.2 Phát minh ra chủ nghĩa duy vật lịch sử Là biểu hiện vĩ đại nhất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện Chủ nghĩa duy vật trước Mác đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của xã hội, của khoa học và triết học. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ nghĩa duy vật chưa triệt để, nghĩa là mới duy vật trong giải thích tự nhiên, nhưng còn duy tâm trong giải thích lĩnh vực lịch sử, xã hội, tinh thần. Triết học của Mác đã giải thích không chỉ thế giới tự nhiên mà cả lĩnh vực lịch sử, xã hội, tư tưởng. Do vậy, lần đầu tiên trong lịch sử triết học của nhân loại, với quan điểm duy vật lịch sử, triết học Mác đã chấm dứt toàn bộ cái nhìn duy tâm, phiến diện về xã hội.
  • 17. 15 Xã hội, lịch sử, tư tưởng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã được giải thích một cách khách quan, khoa học. Chính vì vậy, Lênin đã khẳng định, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu khoa học vĩ đại nhất của khoa học, cũng vì vậy, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng là biểu hiện vĩ đại nhất trong lịch sử triết học do Mác và Ăngghen thực hiện. 2.4.3 Thống nhất giữa lý luận và thực tiển Triết học trước Mác nhìn chung chỉ mới giải thích thế giới mà chưa đề ra được con đường, biện pháp đúng đắn để cải tạo thế giới. Cũng có các đại biểu triết học muốn cải tạo thế giới nhưng lại muốn nhờ vào các lực lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc ý thức, tinh thần. Chưa một đại biểu nào hiểu được vai trò của thực tiễn đối với hoạt động cải tạo thế giới. Triết học Mác không chỉ giải thích thế giới mà quan trọng hơn là còn đề ra con đường, biện pháp, cách thức để cải tạo thế giới. Đặc biệt, triết học Mác chỉ ra rằng con người muốn cải tạo thế giới phải bằng và thông qua hoạt động thực tiễn. Có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử triết học, triết học Mác đã gắn bó mật thiết với hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con người; còn hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con người là cơ sở, động lực, mục đích của triết học Mác. 2.4.4 Thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng Bản chất khoa học của triết học Mác đã bao hàm tính cách mạng. Tính khoa học càng sâu sắc, càng phản ánh đúng quy luật của sự phát triển thế giới thì tính cách mạng càng cao, càng triệt để Triết học Mác biểu hiện tính cách mạng ở trong bản chất khoa học của học thuyết, trong mục đích cải tạo thế giới, trong vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Triết học Mác đã chứng minh, bằng sức mạnh của phương pháp biện chứng, sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chế độ xã hội chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử. Triết học Mác là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản, còn giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của triết học Mác trong cuộc đấu tranh vì xã hội tương lai. 2.4.5 Xác định đúng đắn mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể Triết học trước Mác coi “triết học là khoa học của mọi khoa học” triết học Mác ra đời đã chấm dứt quan điểm đó, đồng thời, xác định đúng đối tượng của triết học là nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì vậy, không những không tách rời, mà trái lại, triết học Mác càng có mối liên hệ thống nhất và độc lập với các khoa học chuyên ngành. Sự phát triển của các lĩnh vực khoa học khác nhau trong việc nghiên cứu thế giới tự nhiên và xã hội đặt cơ sở cho những khái quát mang tính phổ biến của triết học. Sự phát triển của khoa học hiện đại ngày nay càng minh chứng cho mối liên hệ thống nhất giữa khoa học với triết học Mác trên con đường nhận thức và cải tạo thế giới. Sự hình thành thế giới quan duy vật của Mác và Ăngghen cũng đồng thời là qúa trình nghiên cứu những cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng của các ông diễn ra trong nửa đầu của những năm 40 thế kỷ XIX dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào công nhân và những phát minh về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, trong quá trình đấu
  • 18. 16 tranh chống phép biện chứng duy tâm của Hêghen và phê phán chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoiơbắc. Trong giai đoạn đầu, trước nửa năm sau của năm 1843, Mác và Ăngghen là những nhà biện chứng duy tâm. Hai ông tiếp nhận phép biện chứng của Hêghen, song có thái độ đối lập với hệ thống siêu hình của triết học Hêghen và các kết luận chính trị phản động xuất phát từ hệ thống triết học ấy. Quan điểm chính trị và xã hội của Mác và Ăngghen thời kỳ này là quan điểm dân chủ cách mạng. Song, ngay từ năm 1842, khi Mác còn làm biên tập viên Báo Rainơ tại Côlônhơ và khi Ăngghen đang nghiên cứu tình cảnh giai cấp công nhân Anh, các ông đã có những biểu hiện chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản. Đặc điểm nổi bật trong hoạt động của hai ông khi nghiên cứu các thành tựu của khoa học và triết học là nghiên cứu một cách có phê phán và sự sáng tạo của các ông là nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị – xã hội. Khi Mác làm biên tập viên Báo Rainơ, ông đã bày tỏ ý kiến của mình trên báo trí về vai trò và ý nghĩa của các lợi ích vật chất trong đời sống xã hội, những vấn đề kinh tế xã hội đặt ra ở tỉnh Rainơ, về vấn đề sở hữu đất, vấn đề đốn rừng, về thương nghiệp và về thuế quan bảo hộ... Nhưng khi sử dụng phép biện chứng duy tâm và học thuyết về nhà nước và pháp quyền của Hêghen, Mác đã rơi vào tình trạng khó xử, không giải đáp được các vấn đề của thực tiễn chính trị xã hội đặt ra. Lúc này, chính Mác đã cảm thấy rằng những lợi ích vật chất của con người trong đời sống xã hội dã đóng một vai trò quan trọng đặc biệt. Mác đã đi tới kết luận rằng, phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề kinh tế chính trị và phải xem xét lại một cách có phê phán những quan điểm triết học và pháp quyền của Hêghen. Trong thời kỳ công tác tại Báo Rainơ, trong quan điểm của Mác có cả quan điểm của chủ nghĩa xã hội không tưởng, song, vì chưa đủ những tri thức sâu sắc về những vấn đề đó, nên ông đã không thể bày tỏ quan điểm của mình về các học thuyết xã hội chủ nghĩa của những người tiền bối. Sau khi rời ban biên tập Báo Rainơ, Mác hoàn toàn dành thời gian để giải quyết những vấn đề đã đặt ra cho ông trong thời kỳ công tác tại tờ báo. Ông đã biết một bài luận văn lớn dành cho việc phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Tháng 10-1843, ông sang Pari, cố gắng nghiên cứu các vấn đề kinh tế – chính trị học và lịch sử các phong trào cách mạng. Tại đây, ông đã tham gia các cuộc hội họp của công nhân, đặt mối quan hệ với các nhà lãnh đạo của các tổ chức công nhân bí mật Pháp và Đức. Những năm 1843-1844 là thời kỳ ông chuyển hoàn toàn sang lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa cộng sản. Các bài của Mác đăng trên Niên giám Pháp – Đức mà số đầu xuất bản tại Pari vào tháng 2 –1844 đã thể hiện rõ sự chuyển biến đó. Trong thời kỳ này Mác ở Pari, Ăngghen ở Anh, hai ông độc lập trong việc nghiên cứu tình cảnh giai cấp công nhân, sống gần gũi với họ, giải thích vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân với tính cách là giai cấp cách mạng triệt để, tiêu biểu cho lực lượng sản xuất mới và phương thức sản xuất mới trong tương lai, vượt chủ nghĩa tư bản. Trong thời kỳ này, qua nghiên cứu và thực tiễn, các ông đã khắc phục được phép biện chứng duy tâm, và sự hạn
  • 19. 17 chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình, hình thành những cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Quá trình phát triển thế giới quan của Mác là một quá trình không đơn giản, mà nó được gắn với sự phát triển của khoa học và thực tiễn chính trị – xã hội. Đó là một qúa trình thống nhất hai mặt, cải biến theo chủ nghĩa duy vật cái nội dung hợp lý của phép biện chứng duy tâm của Hêghen và giải thích theo phép biện chứng cách giải quyết duy vật vấn đề cơ bản của triết học, khắc phục phép siêu hình. Đó là một quá trình đồng thời khắc phục phép biện chứng duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình, đặt nền móng cho chủ nghĩa duy vật biện chứng. Triết học của Mác khác về chất với triết học của Phoiơbắc và Hêghen. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng ý niệm. Hêghen chỉ mới phỏng đoán phép biện chứng của sự vật trong phép biện chứng của ý niệm. Đối lập với Hêghen, Mác và Ănghen cho rằng phép biện chứng của khái niệm chỉ là sự phản ánh phép biện chứng của thế giới khách quan trong ý thức của con người. Lời mở đầu tác phẩm Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen đăng trong Niên giám Pháp - Đức tháng 2 –1844, đã thể hiện rõ sự chuyển biến của Mác từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mác từng viết: tác phẩm đầu tiên mà ông dành để giải quyết những nghi ngờ đã có trong ông là sự phân tích có phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Mác còn viết: nghiên cứu của ông đã dẫn ông đến kết luận rằng, những quan hệ pháp quyền, cũng như các hình thức nhà nước, không thể hiểu từ bản thân chúng, từ cái gọi là sự phát triển chung của tình thần con người, mà ngược lại, chúng ta có nguồn gốc từ những quan hệ vật chất của đời sống. Cũng trong Lời mở đầu này, Mác đã giải thích trên cơ sở chủ nghĩa duy vật vấn đề nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo. Khác với những nhà triết học trước Mác, ông đã hiểu một cách hoàn toàn mới những nhiệm vụ của triết học do ông đề ra, ông đã coi triết học là thứ vũ khí để cải tạo thế giới, nó có nhiệm vụ phục vụ cho thực tiễn đấu tranh chính trị – xã hội. Cung với việc phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Mác đã phê phán trên quan điểm chính trịt thực tiễn cái mà nhà nước đương thời, cái hiện thực “tồn tại là hợp lý” của Hêghen, Mác đã kiên quyết phủ định cả cái hình thức đang tồn tại của ý thức pháp quyền và nền chính trị Đức đang tồn tại lúc đó. Đồng thời, Mác nhấn mạnh đến ý nghĩa to lớn của tư tưởng tiên tiến trong cải tạo xã hội và nhà nước. Ông chỉ ra sự tất yếu phải phát triển những tư tưởng tiên tiến trong quần chúng nhân dân, để nó trở thành một động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Luận chứng một cách duy vật vai trò của lý luận tiên tiến trong mối quan hệ của nó với thực tiễn cách mạng, Mác viết “ Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phên phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” ý nghĩa lớn lao của Lời mở đầu trong tác phẩm Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen là ở chỗ, lần đầu tiên, Mác đã phát biểu với tư cách là nhà các mạng, trực tiếp hướng tới giai cấp vô sản, với tính cách là lãnh tụ của quần chúng nhân dân, và coi triết học của ông là triết học của giai cấp vô sản, là vũ khí tư tưởng của cuộc đấu tranh giai
  • 20. 18 cấp vô sản để cải biến cách mạng đối với xã hội. Mác viết: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khi vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình” Khi phê phán triết học của Hêghen về mặt nhà nước và pháp quyền, Mác thực hiện một thể nghiệm đầu tiên đặc biệt có kết quả là mở rộng chủ nghĩa duy vật sang lĩnh vực các hiện tượng xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, ông chỉ ra sức mạnh và hiệu lực của phép biện chứng duy vật, là phương pháp tạo ra khả năng phát hiện các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, cho phép giải quyết một cách triệt để những nhiệm vụ nhận thức không thể giải quyết được nếu đứng trên lập trường của phép biện chứng duy tâm, hay đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật siêu hình. Bởi vậy, ngay trong Lời mở đầu tác phẩm trên, Mác đã bắt đầu nghiên cứu những nguyên tắc của phép biện chứng duy vật và quan điểm duy vật lịch sử. Đồng thời với Mác, Ăngghen cũng đã nghiên cứu những nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chứng cứ hùng hồn là bài báo Sơ thảo về phên phán kinh tế – chính trị học cùng đăng trên Niên giám Pháp - Đức số tháng 2 – 1844. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của C.Mác và Ph.Ăngghen diễn ra vào tháng 11-2842, khi Mác làm biên tập viên cho Báo Rainơ. Tháng 8-1844, tại Pari, trên đường từ Anh về Đức diễn ra cuộc gặp gỡ thứ hai. Và từ đó, hai ông đã có mối quan hệ bền chặt, gắn bó trong cả cuộc đời. Từ đó hai ông cùng làm việc để sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sáng tạo ra kinh tế chính trị học mác xít và lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học. CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CUỘC CÁCH MẠNG CỦA MÁC VÀ ANGGHEN Khi ra đời triết học Mác đã trở thành thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản, giai cấp vô sản có cơ sở lý luận khoa học để nhận thức thực tiễn xã hội; từ đó định ra được đường lối chiến lược và đề ra những biện pháp đấu tranh cải biến xã hội có hiệu quả. Sự kết hợp giữa lý luận triết học Mác với phong trào vô sản đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào từ trình độ tự phát lên tự giác. Triết học Mác còn là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống lại hệ tư tưởng tư sản, chủ nghĩa xét lại, cơ hội và chủ nghĩa giáo điều, góp phần quan trọng tạo ra sự thống nhất của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản. Triết học Mác cũng đã chấm dứt tham vọng ở nhiều triết học coi triết học là "khoa học của mọi khoa học" đứng trên mọi khoa học, Các Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng lý luận triết học của mình trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đến lượt mình, triết học Mác ra đời đã trở thành thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung định hướng sự phát triển của các khoa học và phương pháp luận chung định hướng sự phát triển của các khoa học. Sự phát triển của khoa học ngày càng chứng tỏ sự cần thiết phải có tư duy biện chứng duy vật và ngược lại, phải phát triển lý luận triết học Mác dựa trên những thành tựu của khoa học hiện đại. Như vậy, triết học Mác đã phân định rõ ranh giới giữa triết học với các khoa học khác và thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng, cũng như xác định rõ đối tượng nghiên cứu của triết học là tìm ra quy luật vận động, phát triển chung nhát của tự nhiên, xã hội và tư duy.
  • 21. 19 Với sự ra đời của triết học Mác, vai trò xã hội của triết học cũng như vị trí của triết học trong hệ thống trị thức khoa học cũng biến đổi. “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau song vấn đề là cải tạo thế giới” Luận điểm đó của Mác nói lên sự khác nhau về chất giữa triết học của ông với các học thuyết triết học trước kia, kể cả những học thuyết triết học tiến bộ. Tuy vậy, Mác không hề phủ nhận, trái lại Mác đã đánh giá cao vai trò to lớn trong sự phát triển xã hội. Chẳng hạn, Mác khâm phục và đánh giá rất cao chủ nghĩa vô thần triết học của các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVII. Song, mặt hạn chế về tính thực tiễn là “khuyết điểm chủ yếu” của mọi học thuyết duy vật trước Mác nên nó chưa trở thành công cụ nhận thức khoa học để cải tạo thế giới bằng cách mạng. Nay nó đã được Mác khắc phục, vượt qua và đi tới chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cho chủ nghĩa duy vật trở thành triệt để. Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, một giai cấp tiến bộ và cách mạng nhất, một giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và với sự phát triển xã hội. Sự kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân đã tạo nên bước chuyển về chất của phong trào, từ trình độ tự phát lên tự giác. Phép biện chứng mác xít mang tính cách mạng sâu sắc nhất “vì trong quan niệm tích cực về cái hiện tồn, phép biện chứng đồng thời bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện tồn đó, sự diệt vong tất yếu của nó, vì mỗi hình thái đã hình thành đều được phép biện chứng xét ở trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó; vì phép biện chứng không khuất phục trước một cái gì cả về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách mangj”. Sức mạnh “cải tạo thế giới” của triết học mác xít chính là sự gắn bó mật thiết cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân đông đảo, nhờ đó lý luận “sẽ trở thành lực lượng vật chất” Triết học Mác cũng đã chấm dứt tham vọng ở nhiều nhà triết học duy tâm coi triết học là “khoa học của các khoa học” đứng trên mọi khoa học. Mác và Ăngghen đã xây dựng lý luận triết học của mình trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Theo Ăngghen, mỗi lẫn có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi phải thay đổi hình thức của nó. Ngược lai, Triết học Mác lại trở thành thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của các khoa học. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học ngày nay càng chứng tỏ sự cần thiết phải có tư duy biện chứng duy vật và ngược lại phải phát triển lý luận triết học của chủ nghĩa Mác dựa trên những thành tựu của khoa học hiện đại.
  • 22. 20
  • 23. 21 KẾT LUẬN Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học. Mác và Ăngghen đã giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi tính hạn chế siêu hình, Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người: “Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học”. Cuộc cách mạng Mác-Anggen là cơ sở lý luận vững chắc giúp định hướng cho việc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản trên thế giới. Cũng là cơ sở cho các cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc áp bức trên thế, trong đó có Việt Nam ta. Từ nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH của Hồ Chí Minh được phát triển xuyên suốt theo từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Và đến cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung và phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: “Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Khi Việt Nam và thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Những thắng lợi vĩ đại trong 90 năm qua là minh chứng sinh động nhất về năng lực lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sức mạnh to lớn của nhân dân ta; là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện Việt Nam. Chúng ta đã, đang và sẽ kiên cường, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để làm lên những kỳ tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đóng góp xứng đáng vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại.
  • 24. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình triết học- Bộ Giáo dục và đào tạo 2. Giáo trình triết học – Học viện CTQG Hồ Chí Minh 3. Tạp chí Giáo dục lý luận 4. Tạp chí Lý Luận chính trị 5. Tạp chí Cộng sản
  • 25. 23