SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
Download to read offline
Quản lý đô thị
trong bảo tồn và quản lý
vườn hoa/ sân chơi khu dân cư
trong các quận nội đô Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Hà Nội, tháng 3 năm 2015
i
Nhóm nghiên cứu
Nguyễn Thị Hiền – Nghiên cứu viên chính, người viết báo cáo
Trần Huy Ánh – Nghiên cứu viên
Trần Thị Mỹ Dung – Nghiên cứu viên
Trần Thị Kiều Thanh Hà – Nghiên cứu viên
Đinh Đăng Hải – Nghiên cứu viên
Người hiệu đính:
Kristie Daniel
Debra Efroymson
Nghiên cứu này do Quỹ Châu Á tài trợ.
Các nhận định trong báo cáo này hoàn toàn là của tác giả,
không nhất thiết thể hiện quan điểm của Quỹ Châu Á.
ii
MỤC LỤC
Danh mục các hình.............................................................................................................................v
Danh mục các bảng ............................................................................................................................v
Danh mục viết tắt .............................................................................................................................vi
Tóm tắt............................................................................................................................................vii
1. Giới thiệu...................................................................................................................................1
1.1. Cơ sở ..............................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu..........................................................................................................................2
1.3. Cách tiếp cận và phương pháp luận .................................................................................3
2. Khung pháp lý.............................................................................................................................4
2.1. Các chính sách của chính phủ ...........................................................................................4
Chính quyền thành phố đã chủ động xây dựng Thủ đô thành thành phố xanh và lành mạnh vì người dân.4
Chồng chéo, cạnh tranh, kẽ hở và mâu thuẫn giữa các chính sách ...............................................................6
Biện pháp chính sách chưa đủ để đạt được các mục tiêu về vườn hoa/sân chơi khu dân cư ......................7
Thành phố Hà Nội thiếu một chương trình nâng cấp đô thị toàn diện, trong đó quy hoạch cây xanh là một
phần không thể tách rời .................................................................................................................................8
2.2. Quy định luật pháp..........................................................................................................8
Hệ thống pháp luật về quy hoạch đô thị đang tiến bộ nhằm đáp ứng với các thay đổi................................8
Hướng dẫn quy hoạch chưa đủ hoặc thiếu thực tế cho vườn hoa/sân chơi trong các khu ở cũ ..................9
Các thuật ngữ thiếu nhất quán trong các văn bản quy phạm pháp luật..................................................... 10
Quy định về quản lý nhà chung cư chưa tạo điều kiện cho địa điểm hội họp/vui chơi.............................. 11
Thiếu minh bạch trong quản lý đất công..................................................................................................... 11
Qúa trình quy hoạch đô thị thiếu sự tham gia của người dân .................................................................... 13
3. Phân tích các bên liên quan.......................................................................................................15
3.1. Cơ cấu tổ chức chính quyền............................................................................................15
Cơ chế quy hoạch và quản lý cây xanh chưa đề cập đến vai trò của chính quyền cấp phường, trong khi họ
đang thực sự quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư................................................................................. 15
Chồng chéo về chức năng và thiếu sự điều phối/hợp tác giữa các ngành và các cấp chính quyền trong quy
hoạch và quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư ....................................................................................... 17
Nhận thức của chính quyền về tầm quan trọng của vườn hoa/sân chơi khu dân cư chưa cao ................. 18
Thiếu một cơ quan quản lý hệ thống thông tin tích hợp của thành phố .................................................... 19
3.2. Người dân.....................................................................................................................20
iii
Người dân có nhận thức tốt về giá trị của vườn hoa/sân chơi khu dân cư ................................................ 20
Người dân biết rõ đất công đang được sử dụng và có thể được sử dụng tốt nhất như thế nào............... 21
Người dân thiếu cơ hội để tham gia đầy đủ................................................................................................ 21
3.3. Các bên liên quan khác ..................................................................................................21
3.3.1. Các tổ chức chính trị-xã hội ............................................................................................21
Các tổ chức chính trị-xã hội chưa phát huy đầy đủ vai trò giám sát........................................................... 22
3.3.2. Các tổ chức phi chính phủ trong nước ............................................................................22
Các tổ chức phi chính phủ trong nước có ảnh hưởng hạn chế tới chính sách............................................ 22
3.3.3. Các cơ quan nghiên cứu.................................................................................................23
Các viện thuộc Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong đề xuất chính sách, chứ không phải là các cơ
quan độc lập................................................................................................................................................ 23
3.3.4. Các cơ sở đào tạo..........................................................................................................23
Các cơ sở đào tạo cung cấp kiến thức hạn chế về quy hoạch và quản lý cây xanh khu dân cư.................. 23
3.3.5. Các cơ quan truyền thông..............................................................................................23
Truyền thông thúc đẩy các không gian công cộng chưa có hệ thống ......................................................... 23
3.3.6. Các tổ chức quốc tế........................................................................................................23
Ít tổ chức quốc tế quan tâm tới vườn hoa/sân chơi khu dân cư ................................................................ 23
3.3.7. Khu vực tư nhân............................................................................................................24
Các doanh nghiệp quan tâm đến lợi nhuận nhưng cũng có thể đóng góp xã hội ...................................... 24
4. Hiện trạng vườn hoa/sân chơi khu dân cư tại Hà Nội ................................................................25
4.1. Hiện trạng chung...........................................................................................................25
Đất công bị lấn chiếm để sử dụng cá nhân.................................................................................................. 25
Thiếu vườn hoa/sân chơi khu dân cư.......................................................................................................... 26
Vườn hoa/sân chơi khu dân cư hiện có không được quy hoạch/thiết kế/đầu tư/quản lý tốt................... 32
Đất công còn lại phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nhu cầu sử dụng khác nhau............................... 34
4.2. Hiện trạng trong các khu nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước .............................................35
Đất công trong các khu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bị lấn chiếm vì lợi ích cá nhân .............................. 35
Các nỗ lực tái phát triển nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nhằm tạo quỹ đất công dành cho công viên/sân
chơi vẫn chưa thành công ........................................................................................................................... 36
4.3. Hiện trạng trong các khu nhà ở tự xây ...........................................................................36
Các khu nhà ở tự xây thiếu nghiêm trọng đất công để làm vườn hoa/sân chơi......................................... 36
Khu vực nhà ở tự xây khó có thể đạt được mục tiêu về vườn hoa/sân chơi.............................................. 37
iv
4.4. Hiện trạng ở trong các "khu đô thị mới".........................................................................37
Vườn hoa/sân chơi không được quy hoạch/đầu tư đầy đủ ....................................................................... 37
Không gian cộng đồng bị lấn chiếm để thu lợi cá nhân............................................................................... 38
5. Một số câu chuyện ...................................................................................................................39
5.1. Câu chuyện thứ nhất: Lập bản đồ cộng đồng không gian công cộng - trường hợp của phường Hạ
Đình 39
5.2. Câu chuyện thứ hai: Hợp tác xã nhà ở Thụy Điển về quản lý nhà chung cư......................43
5.3. Câu chuyện thứ ba: Mô hình hợp tác Nhà nước - Người dân - Doanh nghiệp – xây dựng sân chơi ở
phường Thượng Đình...............................................................................................................44
5.4. Câu chuyện thứ tư: Mô hình sáng tạo trong kiến tạo sân chơi - Sân chơi dành cho người nghèo
nhập cư tại Bãi Giữa Sông Hồng................................................................................................47
5.5. Câu chuyện thứ năm: Quyết tâm của lãnh đạo thành phố Hội An trong tạo dựng sân chơi51
6. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................................56
6.1. Kết luận.........................................................................................................................56
6.2. Kiến nghị.......................................................................................................................57
6.2.1. Chính quyền trung ương................................................................................................57
Cải thiện chính sách và các quy định pháp luật ..........................................................................57
Cải thiện quy chuẩn/tiêu chuẩn quy hoạch cây xanh và quy hoạch nâng cấp đô thị ....................58
6.2.2. Chính quyền thành phố Hà Nội.......................................................................................59
Xây dựng Chương trình nâng cấp đô thị và Kế hoạch hành động nâng cấp đô thị thành phố Hà Nội, trong
đó một mạng lưới vườn hoa/sân chơi khu dân cư là một phần không thể tách rời ....................59
Bổ sung vào Quy hoạch Cây xanh Hà Nội cây xanh các biện pháp cụ thể để phát triển vườn hoa/sân chơi
khu dân cư ...............................................................................................................................59
Cải thiện hệ thống quy hoạch và quản lý công viên/ vườn hoa/ sân chơi....................................59
Cải thiện quy hoạch và quản lý sử dụng đất để đảm bảo có đất công cho dành cho vườn hoa/sân chơi
khu dân cưi ..............................................................................................................................60
Thiết lập hệ thống quản lý thông tin thống nhất của thành phố để quy hoạch và quản lý đô thị tốt hơn
60
Huy động đất có sẵn, các nguồn lực và sáng kiến cho việc tạo ra/cải thiện vườn hoa/sân chơi khu dân cư
60
6.2.3. Các bên liên quan khác ..................................................................................................61
Tài liệu tham khảo ...........................................................................................................................63
Phụ lục ......................................................................................................................................................... 66
v
Phụ lục 1 Danh sách những người được phỏng vấn ................................................................66
Phụ lục 2 Những thay đổi trong sử dụng đất của phường Hạ Đình qua thời gian....................67
Danh mục các hình
Hình 1 Quy hoạch chi tiết sử dụng đất quận Hai Bà Trưng ................................................................................ 12
Hình 2 Cơ cấu quản lý cây xanh và công viên ở cấp thành phố.......................................................................... 16
Hình 3 Cơ cấu quản lý cây xanh và công viên ở cấp quận .................................................................................. 16
Hình 4 Cơ cấu quản lý vườn hoa/sân chơi ở cấp khu dân cư............................................................................. 17
Hình 5 Diện tích không gian xanh trung bình đầu người ở các thành phố trên thế giới.................................... 30
Hình 6 Chỉ có ít mặt nước và sân chơi còn lại trong các phường nội đô............................................................ 32
Hình 7 Sân chơi nhỏ với các thiết bị chơi nghèo nàn.......................................................................................... 33
Hình 8 Sân chơi bị chiếm dụng để gửi và rửa xe gắn máy.................................................................................. 34
Hình 9 Cộng đồng tham gia bảo vệ và nâng cấp không gian công cộng............................................................. 42
Hình 10 Sân chơi cộng đồng của các tòa nhà chung cư.................................................................................... 44
Hình 11 Sân chơi ở Tổ 38A phường Thượng Đình............................................................................................ 45
Hình 12 Xây dựng sân chơi ở Bãi Giữa sông Hồng............................................................................................ 50
Hình 13 Các sân chơi mới ở Hội An................................................................................................................... 54
Danh mục các bảng
Bảng 1 Tình hình hiện tại so với các mục tiêu cho năm 2030 ................................................................................7
Bảng 2 Các văn bản pháp luật có liên quan chính..................................................................................................9
Bảng 3 Hiện trạng công viên và vườn hoa tại các quận nội đô........................................................................... 26
Bảng 4 Diện tích công viên/vườn hoa hiện nay trong tương quan với dân số hiện nay và dân số dự báo ở nội
đô Hà Nội................................................................................................................................................................. 28
Bảng 5 Các khu nhà ở do nhà nước xây dựng trước khi có Pháp lệnh Nhà ở năm 1991.................................... 35
vi
Danh mục viết tắt
ACCD Trung tâm Hành động vì Sự Phát triển Đô thị
ACVN Hiệp hội các Đô thị Việt Nam
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
AF Quỹ Châu Á
CECR Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng
DoC Sở Xây dựng
DoNRE Sở Tài nguyên và Môi trường
ENDA Trung tâm Hành động vì Môi trường và Phát triển
Cây xanh Thuật ngữ viết tắt của "cây xanh sử dụng công cộng"
GRC Trung tâm Nghiên cứuToàn cầu hóa , Đại học Hawaii
Quy hoạch Cây xanh Hà Nội Quy hoạch Cây xanh, Công viên, Vườn hoa và Hồ Hà Nội đến năm 2030, Tầm
nhìn đến năm 2050
HAU Đại học Kiến trúc Hà Nội
HB Tổ chức HealthBridge
HCMC Thành phố Hồ Chí Minh
HDPA Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội
HPC Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội
LIN Trung tâm Phát triển Cộng đồng
MoC Bộ Xây dựng
MoNRE Bộ Tài nguyên và Môi trường
NA Quốc hội
NGO Tổ chức phi chính phủ
PADDI Trung tâm Prospective et d'Etudes Urbaines
PC Ủy ban Nhân dân
PM Thủ tướng
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SDC Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy sỹ
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
VAA Hội Kiến trúc sư Việt Nam
VIUP Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn Việt Nam
VUDA Cục Phát triển Đô thị Việt Nam
VUF Diễn đàn Đô thị Việt Nam
VUPDA Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam
VUUP Chương trình Nâng cấp Đô thị Việt Nam
VWU Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
WHO Tổ chức Sức khỏe Thế giới
1 USD 21.000 VND
vii
Tóm tắt
1. Giới thiệu
Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng
cần đảm bảo sự bền vững. Thành phố Hà Nội đã được
mở rộng lãnh thổ hơn khoảng ba lần so với trước kia, đòi
hỏi phải sử dụng đất hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân, bao gồm cả những người sống
trong các quận nội đô lịch sử, nơi có mật độ dân số và
mật độ xây dựng cao.
Vườn hoa/sân chơi khu dân cư là môi trường vật thể,và
cũng là không gian xã hội, nơi mọi người đến thư giãn,
tập thể dục và tương tác với nhau. Nằm không xa các nhà
ở, chúng có lợi thế trong việc thu hút người dân đến
thường xuyên hơn so với các công viên lớn hơn, nhưng ở
xa hơn.
Nghiên cứu này có mục đích cung cấp một phân tích hiện
trạng về việc bằng cách nào và tại sao không gian công
cộng đã bị mất đi hoặc xuống cấp; và xây dựng một chiến
lược thực tế nhằm tăng số lượng và chất lượng của
chúng tại các quận nội đô của Hà Nội.
2. Khung pháp lý và thể chế
Chính quyền thành phố Hà Nội đã chủ động trong việc
lập chính sách nhằm tạo ra một thành phố xanh và lành
mạnh cho người dân. Quy hoạch Cây xanh Hà Nội có mục
đích biến Thủ đô thành một thành phố xanh, sạch, giảm
ô nhiễm và cải thiện chất lượng sống cho người dân. Mục
tiêu của nó bao gồm cung cấp cho khu vực nội đô các
công viên đô thị nhằm đạt được diện tích công viên trung
bình 3,92m
2
/người; và các vườn hoa ở cấp đơn vị ở đạt
mức 1m
2
/người.
Một số chính sách về công viên/ sân chơi/ sân thể thao
đã được thông qua. Có sự chồng chéo, các kẽ hở, cạnh
tranh và mâu thuẫn giữa các chính sách này. Nhu cầu sử
dụng đất của nhiều chính sách công tạo ra một cuộc cạnh
tranh khốc liệt vì quỹ đất công vốn khan hiếm. Trong khi
Quy hoạch Cây xanh Hà Nội đưa ra các biện pháp tạo
thêm quỹ đất công dành cho các tiện ích công cộng, thì
có một chính sách khác nhằm bán đấu giá các lô đất công
còn lại cho các nhà đầu tư tư nhân.
Chưa có biện pháp chính sách phù hợp để đạt được các
mục tiêu đặt ra cho vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Các
biện pháp của Quy hoạch Cây xanh Hà Nội 1) di dời các
cơ sở công nghiệp, và 2) nâng cấp các khu nhà ở cũ thuộc
sở hữu nhà nước đã và đang phải đối mặt với rất nhiều
trở ngại về chi phí, thời gian và cả sự trì hoãn của các đối
tượng phải di dời. Thậm chí nếu thành công, các biện
pháp này sẽ chỉ có thể mang lại vườn hoa/sân chơi khu
dân cư cho những người sống gần đó, mà không phải cho
những người ở xa hơn. Chính sách này cũng không có
dòng ngân sách dành cho các không gian nói trên.
Thành phố Hà Nội thiếu một chương trình nâng cấp đô
thị toàn diện, trong đó một hệ thống cây xanh phân tầng
là không thể tách rời. Thiếu nó, chính quyền các cấp thấp
hơn có thể muốn bán đấu giá các lô đất công nếu họ tin
rằng nhu cầu sử dụng đất công ở cấp quản lý của họ đã
được đáp ứng đủ; trong khi đất cộng có thể cần cho các
tiện ích công ở cấp thành phố.
Khung pháp lý về quy hoạch và quản lý đô thị đã phát
triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thay đổi. Một số
quy định pháp luật nêu bật tầm quan trọng của cây xanh
đô thị và hướng dẫn việc lập quy hoạch cho nó.
Hướng dẫn quy hoạch vườn hoa/sân chơi hiện nay còn
chưa đủ và thiếu thực tế, đặc biệt là cho các khu nhà ở
cũ. Các luật đều tập trung vào quy hoạch các khu đô thị
mới và các dự án nhà ở mới, nhưng không đề cập đầy đủ
đến việc đảm bảo cơ sở hạ tầng xã hội và về nâng cấp đô
thị. Quy chuẩn quy hoạch đặt ra yêu cầu cao một cách
thiếu thực tế cho vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong
các khu ở cũ; trong khi quy chuẩn/tiêu chuẩn quy hoạch
sân chơi lại chưa có.
Các từ ngữ sử dụng trong các văn bản pháp luật liên
quan đến quy hoạch cây xanh còn thiếu đồng bộ. Các tài
liệu khác nhau sử dụng các định nghĩa khác nhau về cây
xanh, công viên, vườn hoa, vườn dạo, sân chơi, sân thể
thao v.v. dẫn đến dữ liệu không chính xác và không đồng
bộ cho mục đích quy hoạch và quản lý.
Quy định về quản lý chung cư chưa tạo điều kiện về
không gian cho các hoạt động cộng đồng. Luật Nhà ở
dành quyền lực đáng kể cho Ban Quản lý nhà của thành
phố (trong trường hợp nhà ở xã hội) và các nhà đầu tư
(trong trường hợp nhà ở thương mại), những người này
thường chiếm dụng các diện tích chung để kiếm lời,
viii
trong khi người dân không có không gian để tụ tập vui
chơi.
Công tác quản lý đất công còn thiếu minh bạch. Bản đồ
sử dụng đất quy mô quá nhỏ gây khó khăn cho việc đánh
dấu những thay đổi trong sử dụng đất. Cấp chính quyền
cao hơn thường dựa trên các thông tin được cung cấp
bởi các cấp thấp hơn cho việc ra quyết định, mà thiếu
công cụ thích hợp để kiểm tra chéo. Đất công có thể
được lãnh đạo của cơ quan giữ đất bán cho tư nhân để
kiếm lợi riêng.
Quá trình quy hoạch đô thị thiếu sự tham gia của người
dân. Thông tin không được công bố đầy đủ, giới hạn hẹp
của các bên liên quan được mời tham gia, các bước thiếu
hợp lý trong quá trình quy hoạch đô thị cần có sự tham
gia của người dân, và việc thiếu cơ chế phản hồi là những
ví dụ về các trở ngại.
3. Các bên liên quan
Quy chế Quản lý Cây xanh đô thị, Công viên, Vườn hoa,
Vườn thú Hà Nội bỏ qua chính quyền phường là cơ quan
đang thực sự quản lý các vườn hoa/sân chơi khu dân cư.
Có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa một số
ban ngành của thành phố chịu trách nhiệm về quy hoạch
sử dụng đất, trong khi sự phối hợp giữa các ngành đó
còn yếu. Ngoài ra còn có sự thiếu thống nhất về lãnh thổ
giữa 1) quy hoạch đô thị và 2) quản lý thực hiện quy
hoạch đô thị, trong đó lãnh thổ của nhiệm vụ đầu tiên
được giới hạn bởi những con đường, trong khi đó nhiệm
vụ thứ hai được thực hiện theo địa giới hành chính.
Nhận thức của chính quyền về sự cần thiết phải phát
triển vườn hoa/sân chơi còn thấp. Quy hoạch Cây xanh
Hà Nội dành ưu tiên phát triển các công viên lớn, chứ
không phải là vườn hoa cấp khu dân cư. Chính quyền cấp
phường cũng có những ưu tiên khác cao hơn so với việc
đảm bảo có vườn hoa/sân chơi cho người dân. Một số
chính quyền phường cho thuê đất công cho các hoạt
động thương mại.
Chưa có một cơ quan chính quyền chịu trách nhiệm quản
lý hệ thống thông tin tích hợp của thành phố. Các phòng
ban khác nhau của thành phố có nghĩa vụ cung cấp thông
tin của ngành mình. Thiếu một cơ quan như vậy, quy
hoạch cây xanh sẽ phải đối mặt với 1) thiếu thông tin đầy
đủ, 2) thông tin không đáng tin cậy, và 3) việc chia sẻ
thông tin không hiệu quả.
Người dân hiểu rõ giá trị của vườn hoa/sân chơi khu dân
cư. Họ mong muốn tham gia phát triển và quản lý của các
không gian này, do họ biết rõ đất công đang được sử
dụng như thế nào và làm thế nào để nó có thể được sử
dụng theo cách tốt nhất, nhưng họ lại không có đủ cơ hội
để tham gia, đặc biệt là người di cư có thu nhập thấp.
Các bên liên quan phi chính phủ khác có ảnh hưởng hạn
chế đến các quyết định chính sách. Các tổ chức chính trị-
xã hội chưa đủ tích cực trong các hoạt động cộng đồng.
Có ít tổ chức trong nước làm việc về vấn đề này. Họ còn
phải đối mặt với sự non yếu trong phối hợp, cũng như
thiếu ngân sách. Họ được mời bình luận về các chính
sách chỉ khi tài liệu chính sách đã được soạn thảo xong,
chứ không phải trong giai đoạn thu thập thực tế; và quan
điểm của họ không phải lúc nào cũng được chính quyền
xem xét một cách nghiêm túc.
Các viện nghiên cứu của nhà nước, chứ không phải là
viện nghiên cứu độc lập, đóng vai trò quan trọng trong
đề xuất các chính sách mới. Các cơ sở đào tạo cung cấp
kiến thức hạn chế về quy hoạch và quản lý cây xanh. Các
phương tiện truyền thông tham gia thúc đẩy các không
gian công cộng một cách thiếu hệ thống. Có ít các cơ
quan quốc tế quan tâm đến vườn hoa/sân chơi khu dân
cư. Các doanh nghiệp quan tâm đến lợi nhuận, nhưng
cũng có thể đóng góp xã hội.
4. Hiện trạng
Hiện trạng chung
Từ khi Đổi Mới vào năm 1986, nhà ở mọc lên như nấm.
Khi quản lý đô thị bị buông lỏng, đất công bị lấn chiếm để
làm nhà ở và cho các mục đích cá nhân khác, dẫn đến sự
biến mất của các vườn hoa/sân chơi khu dân cư.
Vườn hoa/sân chơi khu dân cư đang rất thiếu. Trong khu
vực nội đô, các công viên và vườn hoa chỉ bao phủ 1,92%
tổng diện tích đất. Diện tích công viên/vườn hoa trung
bình hiện nay chỉ là 2.08m
2
/người, và diện tích vườn hoa
khu dân cư chỉ là 0.63m
2
/người. Trong mỗi phường được
nghiên cứu có rất ít vườn hoa/sân chơi khu dân cư.
Vườn hoa/sân chơi khu dân cư không được quy hoạch,
thiết kế và đầu tư tốt. Nhiều sân chơi được thiết lập trên
các mảnh đất công còn lại mà không tuân theo bản vẽ
quy hoạch đô thị nào đã được phê duyệt. Chúng thường
có diện tích nhỏ, nhiều khi không an toàn cho tiếp cận từ
góc độ lưu hành giao thông. Các thiết bị chơi thường đơn
sơ, có chất lượng thấp, đã xuống cấp, không được bố trí
hợp lý. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư không được quản
lý tốt. Trong khi chúng có thể do chính quyền phường
hay cộng đồng quản lý, hầu hết các sân chơi cũng đang bị
ix
chiếm đoạt cho các mục đích khác hoặc không được duy
trì tốt.
Đất công còn lại đang đối mặt với một số dạng cạnh
tranh về nhu cầu sử dụng, bao gồm 1) cạnh tranh giữa
việc sử dụng đất cho các tiện ích công và chính sách bán
đấu giá các lô đất công cho các nhà đầu tư tư nhân, và 2)
cạnh tranh trong sử dụng đất giữa các tiện ích công.
Hiện trạng trong các khu nhà thuộc sở hữu nhà nước
Trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ trước, những người
thuê căn hộ nhà nước đã cố gắng mở rộng diện tích nhà
ở, lấn chiếm diện tích đất công. Một số căn hộ thấp tầng
đã được người thuê xây lại và trở thành nhà tự xây. Các
không gian còn lại cũng bị chiếm đoạt cho các mục đích
khác, hoặc đã được xây xen bằng nhà tạm thời hoặc nhà
kiên cố. Những nỗ lực để tái phát triển nhà ở thuộc sở
hữu nhà nước cũ nhằm tạo ra quỹ đất cho vườn hoa/sân
chơi cho tới nay vẫn chưa thành công.
Hiện trạng trong các khu nhà ở tự xây
Các khu nhà ở tự xây bao phủ diện tích rộng nhất, có tỷ
trọng dân số cao nhất, thường nằm ở xa các trục đường
lớn và thiếu đất công cho vườn hoa/sân chơi do có mật
độ dân số và mật độ xây dựng cao. Các khu nhà ở tự xây
khó có thể đạt được mục tiêu tạo ra các vườn hoa/sân
chơi mà chính sách nhà nước lập cho chúng, vì điều này
sẽ đòi hỏi di dời rất nhiều.
Hiện trạng trong các khu đô thị mới
Trong các khu đô thị mới, vườn hoa/sân chơi không được
quy hoạch hoặc đầu tư đầy đủ. Các nhà đầu tư thường
cố gắng tăng mật độ xây dựng và diện tích sàn, hoặc cho
thuê đất để đạt được lợi nhuận nhiều hơn, thay vì cung
cấp các tiện ích công cộng. Nhiều doanh nghiệp thuê tầng
trệt mở rộng khu vực dịch vụ sang không gian công cộng,
cản trở việc đi lại và các hoạt động của người dân. Nhiều
người sống trong nhà chung cư không có không gian
cộng đồng ở bên trong tòa nhà.
5. Các câu chuyện
Câu chuyện số 1: Lập bản đồ cộng đồng không gian
công cộng - Trường hợp của phường Hạ Đình là một ví
dụ thành công về một cộng đồng tham gia xác định, lập
bản đồ khảo sát không gian công cộng, xây dựng đề án
cộng đồng, đàm phán với chính quyền và đầu tư kinh phí
để biến những không gian này thành vườn hoa/sân chơi
khu dân cư. Để thực hiện điều này, nâng cao nhận thức
và năng lực cho cộng đồng là cần thiết.
Câu chuyện số 2: Hợp tác xã Nhà ở Thụy Điển về quản lý
nhà chung cư giới thiệu một mô hình mới về quản lý nhà
chung cư, trong đó các cư dân thành lập hợp tác xã nhà ở
của mình để tự thực hiện hầu hết các dịch vụ nhà ở cho
chính họ, trong khi thuê nhà thầu làm các dịch vụ còn lại
với chất lượng cao và chi phí hợp lý, với việc ra quyết
định dựa trên các nghị quyết của các thành viên.
Câu chuyện số 3: Mô hình hợp tác nhà nước-người dân-
doanh nghiệp – Tạo sân chơi tại phường Thượng Đình
trình bày một quan hệ đối tác thành công giữa các tác
nhân trên trong việc phát triển sân chơi. Trong mô hình
này, chính quyền đã đóng góp hỗ trợ về chủ trương, kỹ
thuật và tài chính; nhà thầu cộng đồng đã thi công không
vì lợi nhuận, lại cung cấp việc làm cho các thành viên của
cộng đồng; trong khi người dân tham gia vào quá trình
thiết kế và xây dựng, đóng góp tài chính, vật liệu, và duy
trì sân chơi một cách bền vững.
Câu chuyện số 4: Mô hình sáng tạo trong xây dựng sân
chơi - Sân chơi dành cho người nhập cư nghèo tại Bãi
Giữa Sông Hồng nói về cách làm sân chơi sáng tạo và giá
rẻ cho trẻ em được chơi miễn phí, sử dụng các vật liệu tái
chế và lao động tình nguyện, trong sự hợp tác chặt chẽ
với cộng đồng, và sử dụng một cách hiệu quả mạng xã
hội để huy động, học hỏi, phối hợp và chia sẻ.
Câu chuyện số 5: Chính quyền đi đầu trong việc tạo ra
sân chơi - Ví dụ về thành phố Hội An cho một ví dụ về sự
cam kết của chính quyền thành phố về cung cấp sân chơi
cho mỗi phường, thông qua các nghị quyết và kế hoạch
hành động, cũng như về quá trình học hỏi của họ trong
khi thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.
6. Kết luận và kiến nghị
Chính quyền trung ương
Chương trình Nâng cấp Đô thị Quốc gia đã được phê
duyệt cần được xem xét lại nhằm đảm bảo có đủ vườn
hoa và sân chơi cho các khu dân cư.
Luật Đô thị Quy hoạch, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Thủ
đô cần đề cập thích đáng hơn về hạ tầng xã hội, bao gồm
các vườn hoa/sân chơi khu dân cư; về quy hoạch nâng
cấp đô thị với các quy chuẩn/tiêu chuẩn quy hoạch linh
hoạt hơn; và về một cơ chế tham gia của người dân tốt
hơn. Ngoài ra, quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng
đất trong các đô thị cần được sáp nhập lại với nhau để
trở thành trách nhiệm của Bộ Xây dựng, nhằm tránh sự
chồng chéo trách nhiệm giữa Bộ này và Bộ TN & MT.
x
Các quy chuẩn/tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch phải được
tạo ra 1) cho sân chơi, có quy định diện tích tối thiểu và
danh sách các tiện ích tối thiểu; và 2) cho công tác nâng
cấp đô thị, đặc biệt là đối với khu vực nội đô của Hà Nội.
Các thuật ngữ về cây xanh sử dụng công cộng nên được
thống nhất hóa để đảm bảo các thông tin thu thập được
là đồng bộ. Bên cạnh đó, cần có thông số kỹ thuật nhằm
tách khái niệm sân chơi ra khỏi khái niệm công
viên/vườn hoa, cây xanh đường phố, sân thể thao v.v. để
sử dụng trong các bản đồ địa chính cho mục đích kiểm
kê, thống kê sử dụng đất công.
Chính quyền Thành phố Hà Nội
Một Chương trình Nâng cấp Đô thị cho Hà Nội cần được
xây dựng, trong đó mạng lưới các vườn hoa/sân chơi khu
dân cư là một phần không thể tách rời. Quy hoạch Cây
xanh Hà Nội cần được bổ sung nội dung liên quan đến
vườn hoa, sân chơi ở cấp đơn vị ở.
Để tránh chồng chéo, chức năng lập quy hoạch sử dụng
đất của Sở TN & MT và chức năng lập quy hoạch cây xanh
của Sở Xây dựng nên được chuyển thành trách nhiệm chỉ
của Sở QH KT. Ngoài ra, cơ chế quản lý công viên đô thị
cần được cải thiện, trong đó có vai trò của chính quyền
phường và phải có sự điều phối và báo cáo tốt hơn giữa
các cơ quan. Đối với các vườn hoa/sân chơi khu dân cư
hiện hữu, cần có các cuộc thảo luận giữa chính quyền
phường và cộng đồng về việc làm thế nào để chúng có
thể được quản lý tốt hơn. Cán bộ phường phụ trách các
vấn đề xã hội và văn hoá cũng cần tổ chức các hoạt động
chơi cho trẻ em.
Công tác quy hoạch và quản lý sử dụng đất cần được cải
thiện để đảm bảo có đất dành cho vườn hoa/sân chơi
khu dân cư. Cần kiểm kê các vườn hoa/sân chơi hiện có.
Việc kiểm kê đất công nên có sự tham gia của người dân
và kết quả phải được công khai cho người dân góp ý.
Chính sách hiện hành về đấu giá đất công trong khu vực
nội đô nên được dừng lại cho đến khi thành phố đã giao
đất đủ đất công cho các tiện ích xã hội ở tất cả các cấp
phường, quận và thành phố. Các nhu cầu sử dụng đất
công khác nhau nên được xem xét trong sự điều phối tốt.
Một hệ thống quản lý thông tin dùng chung cho nhu cầu
quy hoạch và quản lý đô thị cần được thành lập ở cấp
thành phố để chứa các dữ liệu và thông tin đa ngành
trong đó có cả về công viên, vườn hoa và sân chơi. Thông
tin có thể được cấp hoặc bán cho các bên liên quan như
một dịch vụ công.
Trước mắt, cần dành bất kỳ khoảng đất công còn lại nào
trong các khu ở để tạo ra nhiều hơn vườn hoa và sân
chơi, không quan trọng việc chúng có thể là tạm thời hay
cố định. Các nguồn lực khác nhau cần được huy động để
xây dựng/cải thiện vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Các
phương tiện chơi có thể được tạo ra với chi phí thấp,
bằng cách tận dụng những vật liệu đã qua sử dụng, lao
động tình nguyện và sự sáng tạo của kiến trúc sư/nghệ sĩ
và của cộng đồng.
Các bên liên quan khác
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cần làm việc
nhiều hơn với cộng đồng để hiểu về nhu cầu của họ và
dẫn dắt họ đối thoại với chính quyền nhằm giữ gìn đất
công cho các không gian công cộng và huy động các
nguồn lực để xây dựng/cải thiện/ duy trì vườn hoa/sân
chơi khu dân cư.
Các chuyên gia và các hội nghề nghiệp cần cải thiện công
tác điều phối nhằm đóng góp hiệu quả hơn cho chính
sách. Các chương trình đào tạo nên đề cập đến quy
hoạch vườn hoa/sân chơi trong đơn vị ở, và dạy cho các
nhà quy hoạch đô thị và kiến trúc sư tương lai hướng tới
người sử dụng nhiều hơn .
Các tổ chức phi chính phủ có thể 1) thực hiện các chiến
dịch vận động nhằm thúc đẩy các giá trị của vườn
hoa/sân chơi khu dân cư và cung cấp các kinh nghiệm tốt
có thể áp dụng; 2) tiến hành một nghiên cứu sâu hơn về
các vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong các khu nhà ở
cũ thuộc sở hữu nhà nước, và 3) tiến hành một dự án thí
điểm kiểm kê đất công ở cấp phường có sự tham gia của
người dân, nhằm cung cấp một mô hình mới về quản lý
đất minh bạch.
Các phương tiện truyền thông đại chúng cần giúp nâng
cao nhận thức về vườn hoa/sân chơi khu dân cư, và có
các dẫn chứng chắc chắn khi định hướng dư luận gây ảnh
hưởng đến các chính sách trong tương lai.
Khu vực tư nhân có thể cung cấp nguyên vật liệu đã sử
dụng để làm sân chơi, và cũng có thể trực tiếp đầu tư cho
không gian công cộng và hưởng lợi gián tiếp từ việc đó.
Họ cần được nâng cao nhận thức và được thông tin tốt
hơn về vấn đề này.
1
1. Giới thiệu
1.1. Cơ sở
Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh nhất trong khu vực. Nước ta dự kiến sẽ có tỷ lệ đô thị
hóa 45% vào năm 2020 so với 30% vào năm 2009. Với tỷ lệ tăng, trưởng dân số đô thị trung bình hàng
năm 3,5% từ năm 2000, Việt Nam sẽ chứng kiến mỗi năm khoảng một triệu người được bổ sung vào dân
số đô thị1
.
Do đô thị hóa mang lại những cơ hội tốt để phát triển kinh tế cho đất nước, trong khi các thành phố
ngày càng mở rộng, việc đảm bảo chúng sẽ phát triển bền vững là rất quan trọng. Trong số những thách
thức lớn nhất, có việc phát triển đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội nhằm phục vụ cho phát triển
kinh tế và cung cấp điều kiện sống tốt cho người dân đô thị.
Thành phố Hà Nội đã được mở rộng lãnh thổ để trở thành rộng hơn khoảng ba lần so với trước năm
20082
. Mặc dù đây là cơ hội "vàng" để thành phố có thêm quỹ đất cho phát triển, chính quyền sẽ phải
nỗ lực trong việc sử dụng đất một cách có hiệu quả. Sử dụng đất thế nào để cải thiện chất lượng cuộc
sống cho người dân sống trong khu vực nội đô lịch sử (trải dài từ bờ nam sông Hồng đến đường Vành
đai số 2 của thành phố)3
là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, do khu vực này có mật độ dân số và mật độ xây
dựng cao, cũng như có sự cần thiết phải bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa và chính trị.
Vườn hoa/sân chơi khu dân cư đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sức khỏe thể chất và sức
khỏe tinh thần của người dân. Đó là một môi trường vật thể, nơi mọi người có thể thư giãn, vui chơi, tận
hưởng cây xanh và không khí trong lành, điều này giúp trẻ em phát triển cường tráng và giúp người lớn
duy trì sức khỏe và sự hưng phấn. Vườn hoa/sân chơi cũng là một không gian xã hội, nơi mọi người gặp
gỡ để giao lưu, chia sẻ và tổ chức các hoạt động tập thể. Vườn hoa/sân chơi có thể là điểm kết nối
những người có các quan điểm và thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau nhằm tăng cường sự gắn kết xã
hội và cơ hội hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau4
. Những vườn hoa/sân chơi có diện tích nhỏ trong các khu dân cư,
do nằm ở khoảng cách ngắn có thể đi bộ tới đó từ mọi ngôi nhà, có lợi thế trong việc thu hút mọi người
đến với chúng một cách thường xuyên hơn so với các công viên lớn hơn nhưng ở cách xa hơn. Chúng
đặc biệt quan trọng đối với trẻ em và người già, là những đối tượng có nhu cầu và có thời gian sử dụng
không gian công cộng nhiều nhất, nhưng lại gặp khó khăn khi phải đi xa nơi họ ở mà không có sự hỗ trợ
và giám sát của những người khác. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư, cùng với các hoạt động cụ thể của
người dân, có thể trở thành nơi rất đỗi thân thương đối với những người sống xung quanh nó, cũng như
có thể tạo ra một bản sắc riêng cho mỗi khu dân cư.
1
UN-Habitat. 2014. Hồ sơ Nhà ở Việt Nam.
2
Nghị quyết của Quốc hội No.15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 phê duyệt the Điều chỉnh Địa giới Hành chính của Hà Nội và
các tỉnh lân cận.
3
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê duyệt Quy hoạch Xây dựng Chung Hà Nội tới
2030, Tầm nhìn tới to 2050.
4
Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa. 2007. Nguyễn Thị Hiền. Nghiên cứu “Không gian cộng đồng trong khu dân cư thu
nhập thấp – Trường hợp nghiên cứu ở Hà Nội, Việt Nam”
2
Vui chơi cho phép trẻ em phát huy sức sáng tạo trong khi phát triển trí tưởng tượng, sự khéo léo, sức
mạnh về thể chất, nhận thức và tình cảm. Vui chơi rất quan trọng cho sự phát triển một não bộ khỏe
mạnh. Thông qua các trò chơi, trẻ em gắn bó và tương tác với nhau trong thế giới xung quanh chúng từ
khi còn nhỏ. Chơi cho phép trẻ em tạo ra và khám phá một thế giới mà chúng có thể làm chủ, có thể
chinh phục nỗi sợ hãi của bản thân trong khi đóng vai người lớn, đôi khi còn kết hợp với những đứa trẻ
khác hoặc với những người lớn đến đó trông nom con em mình. Khi làm chủ thế giới của minh, vui chơi
giúp trẻ em phát triển nhiều năng lực, làm tăng sự tự tin và tính kiên định mà chúng sẽ cần tới khi phải
đối mặt với những thách thức trong tương lai. Các lợi ích khác có được từ vui chơi bao gồm việc nó tạo
điều kiện cho trẻ em học cách làm việc theo nhóm, chia sẻ, đàm phán và giải quyết xung đột, cũng như
học các kỹ năng tự vận động. Khi việc vui chơi được giao cho trẻ em định hướng, chúng được thực hành
các kỹ năng ra quyết định, di chuyển trong thế giới riêng của chúng, khám phá các lĩnh vực riêng mà
chúng quan tâm, để sau này sẽ cam kết đầy đủ với niềm đam mê mà chúng muốn theo đuổi.
Viện Trẻ em Hoa Kỳ (AAP)5
Rất nhiều không gian công cộng tại Hà Nội, bao gồm cả các vườn hoa/sân chơi khu dân cư, đã bị thu hẹp
lại hoặc biến mất, nhường chỗ cho nhà ở và các công trình xây dựng, do sự lỏng lẻo về quản lý đô thị khi
quá trình đô thị hóa xảy ra nhanh chóng. Gần đây, nhận thức về giá trị của không gian công cộng của các
bên liên quan đã tăng lên. Chính quyền thành phố Hà Nội cũng đã chủ động hơn trong việc đưa ra các
chính sách phát triển cây xanh công cộng. Tuy nhiên, vườn hoa/sân chơi khu dân cư chưa được chú
trọng đầy đủ. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có bao gồm việc các nhà quy hoạch đô thị không có đủ
thông tin về hiện trạng của các không gian này, và chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải có nhiều
hơn vườn hoa/sân chơi khu dân cư và chúng phải được quản lý tốt hơn.
Không có nhiều nghiên cứu được thực hiện để có thể giúp nâng cao nhận thức của mọi người về chủ đề
này, và cũng không có nhiều tổ chức có các hoạt động liên quan tới không gian công cộng nói chung và
tới vườn hoa/sân chơi khu dân cư nói riêng6
. Có một số ít các nghiên cứu được thực hiện về không gian
công cộng; trong đó, chỉ có vài nghiên cứu liên quan đến vườn hoa/sân chơi khu dân cư ở Thành phố Hà
Nội được thực hiện vào thập kỷ đầu tiên của Thế kỷ 217
. Kể từ đó, tình hình thực tại và chính sách đã
thay đổi rất nhiều và cần được nghiên cứu cập nhật.
Nghiên cứu này được HealthBridge, một tổ chức phi chính phủ của Canada, đề xuất, và được Quỹ châu Á
tài trợ. Hai tổ chức này có mối quan tâm chung trong việc hỗ trợ các quốc gia đối tác trong quản lý đô
thị, trong đó bao gồm việc phát triển các thành phố sống tốt, nơi mọi người được được tạo điều kiện để
đi bộ đến trường và đến nơi làm việc, có quyền tiếp cận tới các công viên, các không gian công cộng và
tận hưởng cuộc sống cộng đồng, trong đó bao gồm cả những người dễ bị tổn thương nhất, như phụ nữ,
trẻ em và người nghèo.
1.2. Mục tiêu
Nghiên cứu này nhằm phân tích hiện trạng các vườn hoa/sân chơi khu dân cư, chỉ ra nguyên nhân làm
cho chúng bị mất đi hoặc xuống cấp, và đưa ra một chiến lược thực tế nhằm làm tăng số lượng và chất
lượng của các vườn hoa/sân chơi này.
5
Trích từ bài báo “Trẻ em thiếu không gian chơi ở Thủ đô” của Hồng Thúy. Báo Viet Nam News. 07/09/2014
6
Xem minh họa cho điều này ở Chương 3 – Phân tích các bên liên quan
7
1) Không gian cộng đồng trong khu vực nhà ở thu nhập thấp – Trường hợp nghiên cứu của Hà Nội, Việt Nam. Nguyễn Thị
Hiền, Nghiêm Thị Thuỷ năm 2006 , và 2) một cuộc khảo sát trên sân chơi tại Hà Nội do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em
vào năm 2006.
3
Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:
1. Tìm hiểu cách thức và lý do tại sao các vườn hoa/sân chơi khu dân cư ở Hà Nội đã và đang bị mất đi
hoặc bị xuống cấp; điều gì đã thúc đẩy và những khó khăn gì đã dẫn đến việc mất đi những không
gian này;
2. Tìm hiểu về các tổ chức và các tác nhân có thể hỗ trợ tạo lập, bảo vệ và duy trì các vườn hoa/sân
chơi khu dân cư ở các cấp địa phương và cấp thành phố Hà Nội; và
3. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ nhằm làm tăng số lượng và cải thiện chất lượng các vườn hoa/sân
chơi khu dân cư ở Hà Nội.
1.3. Cách tiếp cận và phương pháp luận
Thuật ngữ "không gian công cộng" đầu tiên xuất hiện chính thức trong Nghị định số 42/20098
của Chính
phủ về phân loại đô thị. Nó được định nghĩa lần đầu tiên tại Thông tư số 19/2010 / TT-BXD9
của Bộ Xây
dựng hướng dẫn việc xây dựng quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị, là các "công viên và vườn
hoa/sân chơi". Trong các tài liệu khác của chính phủ, có những định nghĩa khác cho các không gian khác
nhau như cây xanh sử dụng công cộng, vườn hoa, vườn đi bộ, khu bờ sông, sân chơi, và các quảng
trường công cộng.
Vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong nghiên cứu này được hiểu là những không gian công cộng ngoài
trời đang hoặc có khả năng được sử dụng để cho những người sống gần đó đến thư giãn, tập thể dục,
vui chơi, tương tác với nhau v.v. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư có thể là vườn hoa, sân chơi, đường đi
quanh hồ, không gian mở giữa các công trình xây dựng, các đoạn rộng ra của đường, ngõ trong cộng
đồng, hoặc bất kỳ mảnh đất công nào chưa được sử dụng. Nghiên cứu này xem xét các khu dân cư nằm
trong chín quận của Hà Nội được coi là nội đô trước khi thành phố được mở rộng lãnh thổ vào năm
200810
.
Các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:
- Các vườn hoa/sân chơi khu dân cư đã được hình thành, thay đổi theo thời gian, cũng như hiện đang
được sử dụng và duy trì như thế nào, và tại sao?
- Ai là các bên liên quan, họ quan tâm và có mức độ ảnh hưởng như thế nào trong việc bảo vệ và
quản lý các vườn hoa/sân chơi khu dân cư?
- Cơ cấu quản lý nhà nước, các chính sách và khuôn khổ pháp lý liên quan đến vườn hoa/sân chơi khu
dân cư vận hành như thế nào?
- Các kinh nghiệm tốt nào đã được thực hiện trong việc kiến tạo, bảo vệ và duy trì vườn hoa/sân chơi
khu dân cư có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam nói chung, và ở Hà Nội nói riêng? và
- Các khuyến nghị chính sách nào có thể kiến nghị cho Chính phủ và chính quyền thành phố Hà Nội
trong việc bảo vệ và quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư và thu hút sự tham gia của các thành
viên cộng đồng?
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính, có sử dụng thông tin cả thứ cấp và sơ cấp. Các tài liệu
sau đây đã được nghiên cứu:
8
Nghị định Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP về phân loại đô thị.
9
Trong Thông tư của Bộ Xây dựng số 19/2010/TT-BXD, lần đầu tiên, nó được định nghĩa là “công viên (công cộng)” và
“vườn hoa/sân chơi”.
10
Thuật ngữ “các quận nội đô” được hiểu là 9 quận nội đô được thành lập trước khi thành phố Hà Nội mở rộng địa giới
năm 2008, bao gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Tây Hồ và Hoàng Mai.
4
- Các văn bản nhà nước (cả ở cấp Trung ương và cấp thành phố) liên quan đến chủ đề nghiên cứu,
bao gồm các chính sách, quy định pháp luật và hướng dẫn, quy chuẩn quy hoạch đô thị và cơ cấu
quản lý nhà nước;
- Các nghiên cứu sẵn có về vườn hoa/sân chơi ở Hà Nội;
- Các tài liệu liên quan đến các kinh nghiệm tốt (lập bản đồ không gian công cộng ở Hạ Đình, Hợp tác
xã nhà ở Thụy Điển, sân chơi Thượng Đình, Think Playground, tạo lập sân chơi ở Hội An v.v.); và
- Tài liệu có sẵn khác.
Việc thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Phỏng vấn bán cấu trúc được
thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng Năm đến tháng Tám năm 2014 với các cán bộ nhà nước của
Hà Nội ở cấp thành phố, quận và phường, các chuyên gia đô thị trong nước và quốc tế, đại diện các tổ
chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các tình nguyện viên, cũng như đại diện truyền thông v.v., để có
được các quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Ngoài ra, một số câu chuyện đã được thu thập về các kinh nghiệm tốt được thực hiện. Nhóm nghiên cứu
tập trung vào ba loại khu dân cư trong khu vực nội đô, nơi đa số người dân thành phố đang sinh sống,
đặc biệt là nơi ở của những người có thu nhập thấp và của nhóm người có thu nhập trung bình (mới
nổi). Các khu dân cư này bao gồm 1) các khu tập thể cũ thuộc sở hữu nhà nước (phường Văn Chương
thuộc quận Đống Đa), 2) các khu nhà ở tự xây11
(phường Hạ Đình và Thượng Đình thuộc quận Thanh
Xuân), và 3) các khu đô thị mới (Trung Hòa - Nhân Chính). Ngoài ra, có cả những câu chuyện về những
nơi khác của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng mỗi câu chuyện được chia sẻ trong nghiên cứu
này có thể giúp cho việc bảo vệ, tạo lập và quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư thông qua việc học hỏi
từ các thành công và cả các thách thức. Các hoạt động thu thập các câu chuyện bao gồm 1) thu thập
thông tin từ các nguồn thứ cấp, 2) quan sát và chụp ảnh; 3) tiến hành các cuộc phỏng vấn với chính
quyền phường, đại diện các tổ chức xã hội, người kinh doanh đang chiếm giữ vườn hoa/sân chơi khu
dân cư, và người dân (người di cư, phụ nữ, trẻ em, người già v.v.). Tổng cộng, có hơn 40 người đã được
phỏng vấn; danh sách những người này được trình bày trong Phụ lục 1.
Dự thảo báo cáo đã được xây dựng và trình bày tại một hội nghị bàn tròn được tổ chức vào ngày 20
tháng 7 năm 2014, ở đó các đại diện của chính quyền thành phố Hà Nội và các chuyên gia đã đóng góp ý
kiến và đề xuất của họ. Dự thảo báo cáo cũng nhận được ý kiến đóng góp từ Quỹ Châu Á trước khi báo
cáo cuối cùng được thực hiện.
2. Khung pháp lý
2.1. Các chính sách nhà nước
Chính quyền thành phố đã chủ động xây dựng Thủ đô thành thành phố xanh và lành mạnh vì
người dân
Là chính quyền địa phương, Hà Nội lập chính sách cho mình dựa trên các định hướng chính sách quốc
gia. Quyền của người dân được nghỉ ngơi và vui chơi, trong đó có người già, phụ nữ và trẻ em, đã được
khẳng định trong Pháp lệnh Người cao tuổi, Luật Bình đẳng giới12
và Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục
11
“Nhà tự xây” trong nghiên cứu này được hiểu là nhà do người dân tự xây cho mình ở.
12
Luật bình đẳng giới, No. 73/2006/QH11, ngày 29/11/2006.
5
Trẻ em13
. Các chính sách xã hội đã và đang được xây dựng với mục tiêu phát triển - về thể chất, tinh thần
và đạo đức - nguồn nhân lực của đất nước, trong đó có các chiến lược quốc gia về phát triển y tế, thể
thao, giáo dục và văn hóa14
. Ở cấp địa phương, Hà Nội cũng đã xây dựng quy hoạch phát triển cho các
lĩnh vực tương ứng15
. Bên cạnh đó, có quy định rằng xã/phường phù hợp với trẻ em phải có các khu vực
vui chơi và có tổ chức các hoạt động văn hóa cho trẻ em16
.
Các chính sách quy hoạch đô thị đóng vai trò xuyên suốt khi chúng chỉ đạo công tác quy hoạch không
gian nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho việc thực hiện các chính sách xã hội. Một số chính sách quy
hoạch đô thị có các mục tiêu về cơ sở hạ tầng xã hội, trong đó có mục tiêu về cây xanh và công viên cho
thành phố Hà Nội. Chúng bao gồm:
- Định hướng Điều chỉnh Quy hoạch Phát triển Hệ thống Các Trung tâm Đô thị Việt Nam đến năm
2025, Tầm nhìn đến năm 205017
;
- Chương trình Phát triển Đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-202018
;
- Chương trình Nâng cấp Đô thị Quốc gia giai đoạn 2009-202019
;
- Chiến lược Phát triển Nhà ở Quốc gia đến năm 2020, Tầm nhìn đến năm 203020
;
- Quy hoạch Tổng thể Xây dựng Hà Nội đến năm 2030, Tầm nhìn đến năm 205021
;
- Quy hoạch Sử dụng Đất Hà Nội đến năm 2020 và Kế hoạch Sử dụng Đất giai đoạn 2011-201522
; và
- Quy hoạch Hệ thống Cây xanh, Công viên, Vườn hoa và Hồ Hà Nội đến năm 2030, Tầm nhìn đến năm
205023
.
Tài liệu quan trọng nhất chính là Quy hoạch Hệ thống Cây xanh, Công viên, Vườn hoa và Hồ của Hà Nội
đến năm 2030, Tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch Cây xanh Hà Nội). Chính sách này
có mục đích biến Hà Nội đô một thành phố xanh, sạch, giảm thiểu ô nhiễm tại các khu vực đô thị cũ
13
Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em, No.25/2004/QH11 ngày 15/06/2004.
14
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.122/QD-TTg ngày 10/1/2013 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ, Chăm
sóc và Củng cố Sức khỏe cho Nhân dân cho Giai đoạn 2011-20120, Tầm nhìn tới 2030; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
No.711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phát triển Giáo dục cho giai đoạn 2011-2020; Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ No.581/QĐ-TTg ngày 06/05/2009 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phát triển Văn hóa; Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ No.641/QD-TTg dated 28/4/2011 phê duyệt Đề án tổng hợp về củng cố sức khỏe và chiều
cao của người Việt Nam cho giai đoạn 2011-2025.
15
Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội No.22/2013/NQ-HĐND ngày 03/12/2013 phê duyệt Quy hoạch Phát triển Thể thao tới
2020, tầm nhìn tới 2030, Nghị quyết No. 05/2012/NQ-HĐND ngày 05/04/2012 phê duyệt Quy hoạch Phát triển Giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và dạy nghề tới 2020, tầm nhìn tới 2030; Nghị quyết No.
11/2012/NQ-HĐND ngày 13/07/2012 phê duyệt Quy hoạch Phát triển Văn hóa tới 2020, tầm nhìn tới 2030.
16
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.34/QĐ-TTg/2014 ngày 30/5/2014 về Tiêu chí phường/xã phù hợp với trẻ em
17
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 phê duyệt Định hướng điều chỉnh quy hoạch phát
triển hệ thống các trung tâm đô thị ở Việt Nam tới 2015, tầm nhìn tới 2050.
18
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc
gia cho giai đoạn 2012-2020.
19
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.758/QĐ-TTg ngày 08/06/2009 phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia
cho giai đoạng 2009-2020.
20
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia
tới 2020, tầm nhìn tới 2030.
21
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.1878/QĐ-TTg ngày 22/12/2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể xây dựng Hà Nội
tới 2030, tầm nhìn tới 2050
22
Nghị quyết Chính phủ No.06/NQ-CP ngày 09/01/2013 về Quy hoạch sử dụng đất tới 2020 và Kế hoạch sử dụng đất Hà Nội
cho giai đoạn 2011 – 2015.
23
Quyết định của UBND thành phố Hà Nội No.1495/QD-UBND ngày 18/03/2014 phê duyệt Quy hoạch cây xanh, công viên,
vườn hoa và hồ Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050 (gọi tắt trong báo cáo này là Quy hoạch Cây xanh Hà Nội)
6
thuộc nội đô, và cải thiện chất lượng sống cho người dân Hà Nội vào năm 2030. Các nội dung liên quan
đến công viên và vườn hoa là:
- Quy hoạch cây xanh đô thị phải là một phần của quy hoạch đô thị;
- Đa dạng hóa các loại công viên và cây xanh; tạo ra một hệ thống phân tầng các công viên, bao gồm
1) cấp vùng đô thị, 2) cấp thành phố, 3) cấp huyện, 4) cấp khu vực (phường), 5) cấp đơn vị ở, và 6)
cấp nhóm nhà ở;
- Trong các quận thuộc nội đô lịch sử, các khu vực trồng cây xanh sẽ không chuyển đổi sang mục đích
sử dụng đất khác;
- Phát triển các công viên mới các quận nội đô mở rộng; và
- Các quận nội đô, đối với dân số mục tiêu 1,8 triệu người vào 2030, sẽ có 710 héc ta công viên đô thị,
tương đương với 3,9m2
/người; và 180 héc ta công viên/vườn hoa ở cấp đơn vị ở, tương đương với
1m2
/người.
Các biện pháp bao gồm:
- Nâng cấp các công viên hiện có;
- Di chuyển các cơ sở công nghiệp, đào tạo, y tế để tạo ra một quỹ đất mới. Dự kiến quỹ đất được tạo
ra từ việc di chuyển các cơ sở công nghiệp sẽ là 178,21 héc ta. Hầu hết đất đó sẽ được ưu tiên dành
cho các cơ sở công cộng, trong đó có không gian xanh, đặc biệt là ở quận Thanh Xuân và quận Đống
Đa;
- Tái phát triển/nâng cấp các khu chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước để tạo ra khoảng 40 héc ta đất
dành cho vườn hoa/vườn dạo ở cấp đơn vị ở;
- Trồng thêm cây xanh dọc đường giao thông và khai thác tốt hơn các mặt hồ; và
- Ngân sách phân bổ cho khu vực nội đô, cho giai đoạn từ nay đến năm 2030, là 13.742 tỷ đồng
(tương đương 654 triệu USD), cho một danh sách các công viên lớn; nó sẽ đến cả từ ngân sách nhà
nước lẫn từ các nhà đầu tư tư nhân. Ngân sách dành cho vườn hoa/vườn dạo không được đề cập.
Các chính sách nêu trên cho thấy chính quyền thành phố đã và đang rất quan tâm cải thiện chất lượng
sống cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số thiếu sót tồn tại trong chính sách quy hoạch đô thị và
quy hoạch cây xanh, như được nêu ra dưới đây.
Chồng chéo, cạnh tranh, kẽ hở và mâu thuẫn giữa các chính sách
Có sự chồng chéo, những kẽ hở và sự cạnh tranh trong sử dụng đất công giữa các chính sách. Quy hoạch
Phát triển Thể thao Hà Nội có mục tiêu rằng, vào năm 2020, mỗi phường (trừ bốn quận trung tâm lịch
sử) sẽ có ít nhất 0,3 tới 1,0 héc ta cho các hoạt động thể thao, trong đó có chứa một sân vận động, một
tòa nhà cho thể dục điền kinh, các sân thể thao, một hồ bơi, cũng như các sân chơi cho trẻ em24
. Quy
hoạch Cây xanh Hà Nội có mục tiêu có 1m2
/người diện tích vườn hoa cấp đơn vị ở tại các quận nội đô,
trong đó có kết hợp các sân chơi, nhưng lại không đề cập tới sân thể thao. Như vậy, sân chơi được đề
cập trong mục tiêu của ít nhất hai chính sách. Quy hoạch Phát triển Giáo dục Hà Nội có mục tiêu rằng
khu vực nội đô, đối với các trường học hiện có, sẽ có diện tích đất dành cho trường học tối thiểu là 6m2
cho mỗi học sinh phổ thông, 8m2
cho mỗi học sinh mẫu giáo, và, đối với bất kỳ trường học/nhà trẻ xây
mới nào, sẽ có 15m2
cho mỗi học sinh25
. Có thể nói, nhu cầu sử dụng đất của các ngành nói trên, và của
các ngành khác như thương mại, giao thông v.v., đang tạo ra một cuộc cạnh tranh đối với nguồn tài
nguyên đất công khan hiếm.
24
Quy hoạch Phát triển Thể thao Hà Nội tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030.
25
Quy hoạch Phát triển Giáo dục Hà Nội tới 2020, tầm nhìn tới 2030.
7
Ngoài ra, còn có thể có xung đột trong các mục tiêu chính sách và các biện pháp để đạt được chúng. Để
phát triển cây xanh, Quy hoạch Cây xanh Hà Nội nêu ra các biện pháp tạo ra một quỹ đất công mới, như
đã nêu ở trên. Trong khi đó, một chính sách khác đang được thực hiện nhằm bán đấu giá các lô đất công
có diện tích ít hơn 5.000 mét vuông nằm trong khu dân cư, để "nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất, đáp
ứng nhu cầu sử dụng đất của người dân và các doanh nghiệp và tăng thu ngân sách "26
. Một ví dụ khác
về sự xung đột trong các biện pháp chính sách là trong khi Quy hoạch Cây xanh Hà Nội nói rằng trong các
quận nội đô lịch sử, các khu vực trồng cây xanh sẽ không thay đổi sang mục đích sử dụng đất khác, thì
trong thời gian báo cáo này được viết ra, đã có một kế hoạch của chính quyền cắt giảm cây dọc nhiều
tuyến phố trung tâm cho một dự án giao thông vận tải27
.
Biện pháp chính sách chưa đủ để đạt được các mục tiêu về vườn hoa/sân chơi khu dân cư
Quy hoạch Cây xanh Hà Nội đã lập mục tiêu rằng khu vực nội đô sẽ có 3,9m2
/người diện tích công viên
đô thị, và 1m2
/người diện tích vườn hoa ở cấp đơn vị ở cho dân số 1,8 triệu người dự kiến vào năm
2030. Thành phố sẽ cần tạo ra 455,3 héc ta công viên và vườn hoa để đạt được cả hai mục tiêu. Xem
Bảng 1.
Bảng 1 Tình hình hiện tại so với các mục tiêu cho năm 2030
Tên
Tổng
diện
tích
đất
(km2
)
Dân số
mục tiêu
(triệu
người)
Diện tích trên đầu người Diện tích
Hiện tại
(m2
/người)
Mục tiêu
(m2
/người)
Hiện
tại
(ha)
Mục
tiêu
(ha)
Thiếu
(ha)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(7)-(6)
Công viên đô thị 137 1,8 1,7 3,9 302,7 710 407,3
Vườn hoa cấp đơn
vị ở
137 1,8 0,73 1 13228
180 48
Tổng số 137 1,8 2,43 4,9 434,7 890 455,3
Nguồn: Báo cáo tổng hợp thuyết minh cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội
Nhóm tư vấn đã đề xuất Quy hoạch Cây xanh Hà Nội khẳng định rằng, để đạt được các mục tiêu về công
viên đô thị trong tương lai, đất đã được phân bổ đủ trong các quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Để
đạt được các mục tiêu về vườn hoa cấp đơn vị ở, các biện pháp bao gồm 1) di dời các cơ sở công nghiệp
(trong đó, một phần của quỹ đất khoảng 178 héc ta được tạo ra sẽ được sử dụng làm vườn hoa) và 2)
nâng cấp các khu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (trong đó quỹ đất khoảng 40 héc ta được tạo ra sẽ để
làm vườn hoa cấp đơn vị ở).
Di dời các cơ sở công nghiệp và nâng cấp các khu nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đòi hỏi phải có thời
gian và ngân sách cho việc chuẩn bị, tái định cư và đầu tư xây dựng cơ sở mới. Trong thực tế, các quá
trình này được biết là đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại, trong đó bao gồm sự cố tình trì hoãn của
26
Kế hoạch của UBND TP Hà Nội No.29/KH-UBND ngày 20/2/2013 về Kế hoạch Thực hiện Đấu giá Sử dụng đất trong năm
2013 ở thành phố Hà Nội.
27
http://www.vnmedia.vn/VN/xa-hoi/tin-tuc/ha-noi-lai-chuan-bi-chat-ha-hang-loat-cay-xanh-23-3121732.html
28
Con số 132 héc ta trong bảng nói trên được hiểu là tổng diện tích các công viên được liệt kê trong “cấp khu ở” trong Phụ
lục 6 của Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, bao gồm các công viên Indira Gandhi, Linh Đàm,
Đền Lừ, Vĩnh Hưng, Đống Đa, Nghĩa Đô, Yên Hòa, và Cầu Giấy, mặc dù phần lớn các công viên này đều do cấp thành phố
quản lý.
8
các cơ quan phải di dời, sự lưỡng lự của các nhà đầu tư tiềm năng trong khi thị trường bất động sản đi
xuống, cũng như thiếu ngân sách nhà nước29
. Vì vậy, thật khó để tin rằng quỹ đất nói trên có thể đạt
được ở quy mô và trong thời gian dự định. Thậm chí nếu thành công, quỹ đất này chỉ có thể tạo ra vườn
hoa/sân chơi khu dân cư cho những người sống ở gần nó, nhưng không phải cho những người khác sống
ở xa hơn, trong khi theo quy định thì vườn hoa trong đơn vị ở không được cách xa hơn từ bất kỳ ngôi
nhà nào quá 500 mét30
.
Bên cạnh đó, chính sách này định dành tất cả ngân sách trong kế hoạch để xây dựng các công viên lớn
trong chương trình ưu tiên đầu tư của mình, mà không có dòng ngân sách dành cho các vườn hoa/sân
chơi nhỏ ở cấp cộng đồng.
Cần lưu ý rằng hàng trăm vườn hoa, sân chơi mà hiện đang tồn tại ở các phường nội đô Hà Nội không
được tính đến trong cơ sở dữ liệu cây xanh chính thức31
và do đó Quy hoạch Cây xanh Hà Nội không có
bất kỳ biện pháp nào để bảo tồn, nâng cấp và quản lý các không gian này.
Thành phố Hà Nội thiếu một chương trình nâng cấp đô thị toàn diện, trong đó quy hoạch cây
xanh là một phần không thể tách rời
Thành phố Hà Nội thiếu một chương trình nâng cấp đô thị toàn diện, trong đó quy hoạch cây xanh phải
là một phần không thể tách rời. Một chương trình nâng cấp đô thị như vậy sẽ cho phép tạo ra một mạng
lưới cơ sở hạ tầng xã hội đồng bộ, bao gồm cả một hệ thống cây xanh nhiều cấp độ mà Quy hoạch Cây
xanh Hà Nội đặt mục tiêu cho các quận nội đô. Thiếu một chương trình nâng cấp đô thị như vậy, chính
quyền các cấp thấp hơn khó có thể có một tầm nhìn rộng hơn, rằng lãnh thổ của một phường, có thể
được quy hoạch để chứa cây xanh của cấp quận và/hoặc cấp thành phố. Do đó, họ có thể muốn bán đấu
giá các lô đất công để tư nhân sử dụng nếu họ tin rằng tất cả các nhu cầu sử dụng đất công ở cấp quản lý
của mình đã được đáp ứng, trong khi chính quyền ở các cấp cao hơn không có cơ sở quy hoạch để giám
sát quá trình này.
"Tôi tin rằng việc đấu giá đất đang được thực hiện bởi vì tất cả các nhu cầu về sử dụng đất cho các công
trình công ích đã được đáp ứng đầy đủ. Đã có các quy định rõ ràng nhằm hướng dẫn việc này."
Một đại biểu dân cử
2.2. Quy định luật pháp
Hệ thống pháp luật về quy hoạch đô thị đang tiến bộ nhằm đáp ứng với các thay đổi
Khung pháp lý về quy hoạch và quản lý đô thị đã phát triển nhanh chóng trong ba thập kỷ qua để đáp
ứng nhu cầu thay đổi, và được coi là tiến bộ nhất so với các khung pháp lý thuộc các ngành khác32
. Các
tài liệu quan trọng nhất bao gồm các luật, các quy định hướng dẫn, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, như
trong Bảng 2 dưới đây. Nhiều văn bản luật pháp có những nội dung nêu bật tầm quan trọng của cây
xanh đô thị và hướng dẫn quy hoạch chúng.
29
Phỏng vấn một quan chức cao cấp của Hà Nội về quy hoạch đô thị đã nghỉ hưu.
30
Quy chuẩn xây dựng QCVN 01-2008
31
Trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội
32
Bài phát biểu của một chuyên gia cao cấp về quy hoạch đô thị trong hội thảo của Hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt
Nam nhằm đóng góp cho các văn bản luật pháp về quy hoạch đô thị và xây dựng tổ chức ngày 10/05/2013 tại Viện quy
hoạch xây dựng Hà Nội.
9
Bảng 2 Các văn bản pháp luật có liên quan chính
TT Tên văn bản Năm ban hành
I Luật và các quy định
1.1 Luật Xây dựng33
2003
1.2 Luật Quy hoạch Đô thị34
2009
1.3 Luật Nhà ở35
2005
1.4 Luật Thủ đô36
2012
1.5 Luật Đất đai 201337
1.6 Nghị định Chính phủ No.38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc và
cảnh quan đô thị
2010
1.7 Thông tư của Bộ xây dựng No.19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập Quy chế quản
lý quy hoạch và kiến trúc đô thị
2010
1.8 Pháp lệnh về Thực hiện Dân chủ ở Xã/Phường/Thị trấn 2007
II Quy chuẩn và tiêu chuẩn quy hoạch
2.1 Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCVN No.1-2008: Quy hoạch Xây dựng 2008
2.2 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCVN 362-2005/ Quy hoạch Cây xanh Sử
dụng Công cộng – Tiêu chuẩn Thiết kế
2005
2.3 Tiêu chuẩn Thiết kế Việt Nam 9257-2012/ Quy hoạch Cây xanh Sử dụng Công
cộng – Tiêu chuẩn Thiết kế38
2012
2.4 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 287: 2004 – Các Công trình Thể thao
và Sân Thể thao
2004
Có một số vấn đề nổi bật trong các khuôn khổ pháp lý được liệt kê dưới đây.
Hướng dẫn quy hoạch chưa đủ hoặc thiếu thực tế cho vườn hoa/sân chơi trong các khu ở cũ
Luật Quy hoạch Đô thị nói rằng quy hoạch đô thị phải đáp ứng các nhu cầu về công viên, cây xanh, mặt
nước và cơ sở hạ tầng xã hội khác. Tuy nhiên, luật này và các quy định hướng dẫn của nó39
lại không
hướng dẫn lập quy hoạch cơ sở hạ tầng xã hội một cách cụ thể như nó hướng dẫn đối với cơ sở hạ tầng
kỹ thuật. Bên cạnh đó, trong khi hướng sự tập trung chủ yếu tới quy hoạch các khu đô thị mới, luật này
đề cập tới vấn đề quy hoạch nâng cấp đô thị một cách rất hời hợt, chỉ trong một điều khoản nhỏ. Được
biết, hiện nay Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn Quốc gia thuộc Bộ xây dựng đang soạn thảo một quy
chuẩn quy hoạch dành cho việc nâng cấp các quận trung tâm lịch sử của Hà Nội40
. Luật Nhà ở 2005 quan
tâm tới việc tăng diện tích sàn cho nhà ở, nhưng lại không có nội dung để đảm bảo rằng các khu ở phải
có các không gian cho hội họp, thư giãn và vui chơi cho người dân. Luật này cũng tập trung hướng dẫn
phát triển các khu nhà ở mới, trong khi coi nhẹ việc cải thiện các khu nhà ở hiện tại, nơi mà hầu hết cư
33
Nghị quyết của Quốc hội No.16/2003/QH11ngày 26/11/2003 phê duyệt Luật xây dựng.
34
Nghị quyết của Quốc hội No.30/2009/QH12 ngày 17/06/2009 phê duyệt Luật quy hoạch xây dựng.
35
Nghị quyết của Quốc hội No.56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 phê duyệt Luật Nhà ở.
36
Nghị quyết của Quốc hội No.25/2012/QH13 phê duyệt Luật Thủ đô.
37
Nghị quyết của Quốc hội No.45/2015/QH13 phê duyệt Luật Đất đai.
38
Tiêu chuẩn thiết kế này được nhắc đến trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, nhưng lại
được nhiều chuyên gia được phỏng vấn cho rằng nó đã bị Bộ xây dựng thu hồi lại.
39
Ví dụ, Nghị định Chính phủ No.38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị;
Thông tư của Bộ xây dựng No.19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010 hướng dẫn lập Quy chế về quản lý quy hoạch đô thị và
kiến trúc.
40
Phỏng vấn một chuyên gia cao cấp thuộc nhóm tư vấn đề xuất Quy hoạch Cây xanh Hà Nội
10
dân đô thị đang sống, và nhiều người trong số họ đang thiếu cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu, trong đó có
vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Tương tự như vậy, Luật Thủ đô không có nội dung cụ thể để đảm bảo
rằng Hà Nội sẽ có đủ vườn hoa/sân chơi ở cấp khu dân cư.
Các luật nói trên có xu hướng dựa vào các quy chuẩn và tiêu chuẩn quy hoạch sẵn có thay vì hướng dẫn
chúng. Trong các tài liệu này, các nội dung chính liên quan đến các vườn hoa/sân chơi khu dân cư là, đối
với các khu dân cư mới, ở các cấp nhóm nhà ở và đơn vị ở41
, sẽ tương ứng có ít nhất 1m2
/người và
2m2
/người diện tích vườn hoa, ở khoảng cách tương ứng tối đa là 300m và 500m từ bất cứ ngôi nhà
nào42
. Đối với các khu ở nằm trong các khu phố cũ, yêu cầu phải có, ở cấp đơn vị ở, ít nhất 2m2
/người
diện tích vườn hoa, ở khoảng cách tối đa 500m từ bất kỳ ngôi nhà nào43
, trong khi không có yêu cầu nào
được đặt ra cho cấp nhóm nhà ở. Có thể hiểu rằng, do đạt được yêu cầu này đối với khu vực nội đô Hà
Nội, nơi dân số và mật độ xây dựng rất cao, sẽ rất tốn kém, Quy hoạch Cây xanh Hà Nội đã đặt mục tiêu
thấp hơn, chỉ 1m2
/người diện tích vườn hoa ở cấp đơn vị ở.
Chưa có quy chuẩn/tiêu chuẩn quy hoạch cho sân chơi và các tiện ích của nó, cái có thể bao gồm diện
tích tối thiểu của sân chơi, danh sách các thiết bị chơi tối thiểu.
Các thuật ngữ thiếu nhất quán trong các văn bản quy phạm pháp luật
Các từ ngữ sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy hoạch cây xanh thiếu
thống nhất. Dưới đây là một số ví dụ:
- Tiêu chuẩn quy hoạch TCVN 362-200544
có cho khái niệm “cây xanh đường phố” vào trong khái
niệm “cây xanh sử dụng công cộng” trong khi Quy chuẩn quy hoạch QCVN 01-200845
thì lại
không;
- Thuật ngữ "vườn hoa" được định nghĩa trong TCVN 352-2005 là "một khu vực nhỏ vài héc ta",
tuy nhiên lại không có ngưỡng về diện tích để một vườn hoa trở thành một công viên. Một số
công viên được Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội gọi là "công viên
khu dân cư" (Indira Gandhi, Linh Đàm, Đền Lừ, Đống Đa, Nghĩa Đô, Yên Hòa) nhưng lại không có
tiêu chí nào đặt ra để gọi chúng như vậy. Không có định nghĩa nào được đưa ra về "vườn dạo",
mặc dù nó được đề cập đến trong các văn bản pháp luật khác nhau;
- Không có định nghĩa về việc diện tích cây xanh được đo như thế nào (ví dụ, diện tích đất được
giao để trồng cây xanh, diện tích bóng mát của cây v.v.). Ngoài ra, không có công thức cố định
để chuyển đổi các diện tích mặt nước sang diện tích cây xanh trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn
quy hoạch có liên quan;
- Cây xanh và công viên được định nghĩa là cơ sở hạ tầng xã hội trong Luật Quy hoạch Đô thị,
nhưng lại là cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong Quyết định của UBND thành phố Hà Nội No.6541/QĐ-
UBND ngày 15/12/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Xây dựng Hà Nội;
41
Quy chuẩn Quy hoạch 01-2008 định nghĩa:
Đơn vị ở: là khu vực chức năng gồm các nhóm ở. Đường đô thị chính không được cắt qua đơn vị ở. Dân số tối đa là 20,000
người và dân số tối thiểu là 4,000 người. Các công trình dịch vụ, bên cạnh các thứ khác, có vườn hoa và sân chơi.
Nhóm ở: được bao bọc bởi những con đường tiểu khu hoặc lớn hơn. Một nhóm ở có diện tích chiếm đất của các tòa nhà
chung cư hoặc/và các thửa đất của các hộ gia đinh, và ngoài các thứ khác, còn có diện tích chiếm đất của các con đường nội
bộ và vườn hoa/sân chơi. Trong sân chơi nội bộ có thể cho phép có các cơ sở văn hóa của cộng đồng.
42
Quy chuẩn quy hoạch 01-2008. Mục 2.4 – Quy hoạch đơn vị ở
43
Quy chuẩn quy hoạch 01-2008. Mục 2.10 – Quy hoạch nâng cấp các khu đô thị cũ
44
Tiêu chuẩn xây dựng No.9257-2012 về quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng ở các trung tâm đô thị
45
Quy chuẩn quy hoạch QCVN 01-2008.
11
- Trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, Hình 2 đưa ra thuật ngữ
"công viên đô thị" và "vườn hoa và vườn dạo", trong khi đó, ở Bảng 13 và 14 của chính văn bản
đó, những thuật ngữ đó biến thành "cây xanh đô thị" và "cây xanh cấp đơn vị ở”; và
- Trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, khu vực nội đô có lúc bao
gồm 9 huyện, có lúc bao gồm 10 huyện (với quận Hà Đông bổ sung) ở những vị trí khác nhau.
Trung tâm lịch sử của Hà Nội bao gồm 5 quận, trong đó có bao gồm quận Tây Hồ mới được công
nhận là quận nội đô, mà không phải là quận Thanh Xuân vốn đã được đô thị hóa trước đó rất
lâu.
Sự bất nhất nói trên có thể tạo ra những trở ngại trong việc thu thập và trình bày thông tin và dẫn đến
các tập hợp dữ liệu khác nhau; chúng không chính xác và không tương thích với nhau. Ví dụ, diện tích
công viên ở 9 quận nội đô vào năm 2004 được nêu trong báo cáo HAIDEP46
là 0.9m2
/người, trong khi
con số được chuyển đổi từ diện tích nêu trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh
Hà Nội là 2.08m2
/người. Một ví dụ khác là các báo cáo nói trên chỉ ra rằng hoàn toàn không có công viên
và vườn hoa ở quận Thanh Xuân, trong khi các quan sát đã chứng minh rằng có tới vài vườn hoa/sân
chơi tồn tại ở mỗi phường của quận này. Có thể hiểu rằng, các dữ liệu chính thức hiện tại về vườn hoa ở
cấp đơn vị ở không phản ánh đúng thực trạng, vì nó không bao gồm những vườn hoa, sân chơi đang
được quản lý ở cấp phường.
"Dữ liệu hiện tại của chúng tôi không bao gồm vườn hoa ở cấp đơn vị ở"
Chuyên gia cao cấp đã đề xuất Quy hoạch Cây xanh Hà Nội
Quy định về quản lý nhà chung cư chưa tạo điều kiện cho địa điểm hội họp/vui chơi
Luật Nhà ở 2005 cho phép người sở hữu và sử dụng căn hộ, thông qua Ban Quản lý tòa nhà của họ,
được quyết định làm thế nào để sử dụng các không gian chung. Tuy nhiên, luật này cho Ban Quản lý nhà
của thành phố (trong trường hợp nhà ở xã hội) và chủ đầu tư (đối với trường hợp nhà ở thương mại)
quyền lực đáng kể khi họ có trách nhiệm quản lý tòa nhà từ khi nó mới được đưa vào sử dụng cho tới
khi thành lập được Ban quản lý tòa nhà. Những người này thường cố tình trì hoãn việc thành lập Ban
Quản lý tòa nhà để kéo dài sự chiếm đóng bất hợp pháp của họ các diện tích chung để kiếm lợi cho cá
nhân, trong khi cư dân không có không gian cho các cuộc họp và vui chơi. Để khắc phục điều này, Quy
chế quản lý chung cư tại Hà Nội47
mới đây nói rằng nếu một dự án xây dựng chung cư không có chỗ cho
các hoạt động cộng đồng, các nhà đầu tư có trách nhiệm bố trí một không gian cho mục đích này có diện
tích tối thiểu tính theo 0.8m2
/căn hộ nhưng không được nhỏ hơn 36m2
. Tuy nhiên, nhiều người đang
sống trong các căn hộ được xây dựng trước thời điểm ban hành quy định này vẫn bị ảnh hưởng.
Thiếu minh bạch trong quản lý đất công
Theo các quy định hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai 200348
, bản đồ để theo dõi và lập quy hoạch sử
dụng đất có tỷ lệ lớn nhất chỉ 1/2000, trên đó đất ở đô thị được đánh dấu bằng một màu nhất định, màu
này bao phủ các nhà ở, làn đường, cây xanh, vườn hoa/sân chơi v.v., mà không có đặc điểm để phân
46
HAIDEP. 2007. Báo cáo cuối cùng. Mục “Điều kiện sống”. Trang 3-23. Lưu ý rằng 9 quận được ghi trong báo cáo HAIDEP,
so với Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, có thêm quận Long Biên, nhưng lại không có quận
Từ Liêm.
47
Quyết định của UBND thành phố Hà Nội No.01/2013/QD-UBND ngày 04/01/2013 ban hành Quy chế quản lý tòa nhà
chung cư ở Hà Nội
48
Thông tư No.13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 Quy định về ký hiệu về hiện trạng sử dụng đất phục vụ công tác quy
hoạch sử dụng đất.
12
biệt chúng với nhau. Các bản đồ như vậy không cho phép hiển thị những thay đổi trong sử dụng đất. Ví
dụ, đất công xung quanh các chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước bị lấn chiếm bởi các cư dân như thế
nào đã không được ghi nhận lại49
. Xem Hình 1 dưới đây.
Hình 1 Quy hoạch chi tiết sử dụng đất quận Hai Bà Trưng
Nguồn: Kiến trúc sư Trần Huy Ánh
Không có số liệu thống kê đáng tin cậy về đất công tại Hà Nội. Trong hệ thống quản lý nhà nước, các cấp
trên thường dựa vào các thông tin được cung cấp bởi các cấp thấp hơn cho việc ra quyết định, trong khi
thiếu các công cụ để kiểm tra chéo. Trong nhiều trường hợp, cấp dưới không báo cáo hành vi vi phạm
quy hoạch bởi vì nó có thể được xem như là thừa nhận điểm yếu của họ (hoặc thậm chí tòng phạm)
trong quản lý quy hoạch. Hệ thống báo cáo, phối hợp và quản lý thông tin hiện nay không cho phép đưa
ra một bức tranh rõ ràng về việc còn lại bao nhiêu đất công và nó đang được sử dụng như thế nào để
phục vụ cho quy hoạch trong tương lai.
49
Phỏng vấn một chuyên gia cao cấp của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội
13
"Các số liệu thống kê sử dụng đất và kiểm kê đất được thực hiện bởi cấp phường/xã không phản ánh
đúng tình hình sử dụng đất. Điều này đã xảy ra qua nhiều thế hệ cán bộ phụ trách, với các tài liệu sử
dụng đất không được chuyển giao giữa người trước và người sau, và trở thành vấn đề mãn tính khó giải
quyết. "
Kết luận của cuộc họp trực tuyến ngày 6/8/2014 của UBND thành phố Hà Nội
về tiến độ triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 14/1/2014
về tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và công cộng
trên lãnh thổ của thành phố Hà Nội50
"Chúng tôi biết rằng đôi khi chính quyền cấp dưới không báo cáo sự thật về việc sử dụng đất công,
nhưng chúng tôi lại không có công cụ để kiểm tra. Thanh tra đất đai của chúng tôi chỉ có thể đến hiện
trường khi chúng tôi nhận được đơn khiếu nại của người dân. "
Cán bộ địa chính thuộc Sở TNMT Hà Nội
Trong một số phường được nghiên cứu, có những lô đất công trước đây được đặt dưới sự quản lý của
các doanh nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã nông nghiệp mà nay đã không còn hoạt động nữa. Chúng có
thể được lãnh đạo công ty bán bất hợp pháp cho tư nhân để tư lợi. Điều này làm giảm cơ hội cho người
dân có được vườn hoa/sân chơi khu dân cư của họ.
"Có một mảnh đất công 150m2
đã giao cho một công ty xây dựng nhà nước nay không còn hoạt động
nữa. Hiện giờ họ đang cố gắng bán nó một cách bất hợp pháp để tư lợi."
Một số lãnh đạo cộng đồng
Gần đây, chính quyền thành phố đã bày tỏ quan ngại về sự lạm dụng và chuyển giao trái phép đất công,
và đưa ra phương hướng51&52
cho các cơ quan chính quyền nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất
công, trong đó bao gồm: 1) UBND cấp quận và phường đánh giá và ghi lại hiện trạng sử dụng đất nông
nghiệp và đất công tại mỗi phường/xã và xử lý bất kỳ hành vi vi phạm nào; 2) Thanh tra thành phố và Sở
TN&MT đề xuất một phương thức toàn diện về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp và đất công ở các
quận và phường cụ thể, và báo cáo với UBND thành phố trước ngày 15/09/2014; và 3) Sở TN&MT và Sở
NN&PTNT, cùng với UBND các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa,
Cầu Giấy, kiểm tra và đề xuất cách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp do các hợp tác xã quản lý và báo
cáo cho UBND thành phố trước 30/09/2014. Hành động này là một tiến triển tốt nhằm thực hiện quản lý
sử dụng đất minh bạch hơn, và có thể tạo ra một bức tranh tốt hơn về quỹ đất công, mà một phần trong
đó có thể được sử dụng làm vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Tuy nhiên, cho đến nay, kết quả vẫn chưa
được công bố.
Qúa trình quy hoạch đô thị thiếu sự tham gia của người dân53
Quyền tham gia của người dân được ban hành trong Pháp lệnh về Thực hiện Dân chủ ở Xã/Phường/Thị
trấn54
. Tài liệu này nói rằng quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất phải được công bố cho người
50
http://hanoi.gov.vn/web/guest/mobile/-
/vcmsviewcontent/CJle/701/701/120199;jsessionid=358C6BB6E256BAD8392870FECB208C9A
51
Chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội No.04/CT-UBND ngày 14/01/2014 về tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông
nghiệp và đất công trên địa bàn Hà Nội.
52
Công văn của UBND thành phố Hà Nội No.5464/VP-TNMT ngày 22/08/2014 về tăng cường quản lý và sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn thành phố.
53
UNHabitat. 2011. Nguyễn Thị Hiền. Báo cáo chuyên đề “Phân tích thể chế trong nhà ở” cho báo cáo tổng hợp “Hồ sơ nhà
ở Việt Nam”.
14
dân, được họ thảo luận hoặc quyết định, cho ý kiến, hoặc giám sát trước khi cơ quan có thẩm quyền đi
đến quyết định. Luật Quy hoạch Đô thị và Luật Xây dựng cũng có các nội dung về sự tham gia của người
dân trong quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số thiếu sót.
Giới hạn hẹp của các bên liên quan được tham gia. Thông thường, chỉ những lãnh đạo tổ dân phố hoặc
lãnh đạo của các tổ chức đoàn thể được mời tham dự các cuộc họp để đóng góp vào quy hoạch. Những
người này có xu hướng đồng ý với những gì các nhà đầu tư muốn, thay vì phản ánh ý kiến của người
dân55
.
Công bố thông tin không đầy đủ. Luật Quy hoạch Đô thị quy định rằng thông tin quy hoạch phải được
công bố. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người dân không được thông tin đầy đủ; họ không dễ biết
được các thông tin có liên quan có thể tìm được ở đâu, hoặc thông tin được thể hiện bằng ngôn ngữ kỹ
thuật khó hiểu đối với những người không có chuyên môn. Đặc biệt, các thông tin được đăng trên các
cổng thông tin của chính quyền thường nghèo nàn về nội dung, và không được cập nhật một cách kịp
thời. Tình trạng đó đặc biệt không tốt đối với các trang web của cấp quận, trong khi website của chính
quyền cấp phường thì lại chưa có.
Các bước không hợp lý cho sự tham gia của người dân trong quá trình quy hoạch đô thị. Quá trình quy
hoạch đô thị hiện nay được chia thành hai bước đòi hỏi sự tham gia của người dân để được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt, đó là:
1) “Xây dựng nhiệm vụ quy hoạch", trong đó bao gồm các nội dung quan trọng nhất của quy hoạch đô
thị, như 1) xác định mục đích sử dụng đất; 2) xác định các tính chất, vai trò và động lực phát
triển/hướng phát triển của khu vực được quy hoạch, xác định ranh giới, diện tích, dân số ước tính,
yêu cầu về sử dụng đất, phân khu chức năng và kiến trúc, bố trí các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội
và kết nối chúng với cơ sở hạ tầng chính, các yêu cầu đảm bảo rằng các khu vực được quy hoạch sẽ
cân đối với các khu vực xung quanh, bảo tồn kiến trúc và bản sắc của thành phố và cải thiện điều
kiện sống của người dân, yêu cầu về đánh giá môi trường chiến lược v.v.; và 3) phương thức tổ chức
thực hiện56
. Nhiệm vụ quy hoạch phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và là cơ sở
để xây dựng thiết kế quy hoạch đô thị; và
2) “Xây dựng thiết kế quy hoạch", trong đó phản ánh các nội dung của quy hoạch đô thị ở dạng bản
vẽ/phác thảo, mô hình, các thông số kỹ thuật và cơ chế quản lý57
.
Việc xác định "mục đích sử dụng đất" được hiểu là điều kiện tiên quyết để xây dựng các nội dung còn lại
của "nhiệm vụ quy hoạch". Tuy nhiên, theo Luật Quy hoạch Đô thị, nó lại chỉ là một nội dung nhỏ trong
toàn bộ bước “Xây dựng nhiệm vụ quy hoạch”. Thực tế đã chỉ ra rằng "mục đích sử dụng đất" đã và
đang là mục tiêu của sự phản kháng của người dân, vì nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều
người. Do đó, khi xảy ra việc "mục đích sử dụng đất" phải thay đổi vì sự phản đối của người dân, nó dẫn
đến việc phải thay đổi của các nội dung còn lại của bước "xây dựng nhiệm vụ quy hoạch", điều đó có
nghĩa là các nỗ lực lớn của chính quyền và các nhà đầu tư bỏ ra cho toàn bộ việc xây dựng nhiệm vụ quy
hoạch có thể bị lãng phí.
54
Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội No.34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20/04/2007.
55
Trung tâm hành động vì đô thị.. 2007. Nguyễn Thị Hiền. Nghiên cứu ”Sự tham gia của người dân trong quy hoạch và quản
lý không gian công cộng - trường hợp nghiên cứu Công viên Thống Nhất”
56
Điều23, Luật Quy hoạch Đô thị
57
Điều 3, Luật Quy hoạch Đô thị
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội
Quản lý đô thị  trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội

More Related Content

What's hot

Mô hình tổ chức không gian phố chuyên doanh - Khu vực Chợ Lớn
Mô hình tổ chức không gian phố chuyên doanh - Khu vực Chợ LớnMô hình tổ chức không gian phố chuyên doanh - Khu vực Chợ Lớn
Mô hình tổ chức không gian phố chuyên doanh - Khu vực Chợ Lớn
thuhoanhuynh
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường ven hồ Tây
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường ven hồ TâyLuận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường ven hồ Tây
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường ven hồ Tây
 
Đề tài: Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tp Rạch Giá, HOT
Đề tài: Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tp Rạch Giá, HOTĐề tài: Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tp Rạch Giá, HOT
Đề tài: Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tp Rạch Giá, HOT
 
Luận văn thạc sĩ quản lý công tuyển dụng công chức cấp huyện.docx
Luận văn thạc sĩ quản lý công tuyển dụng công chức cấp huyện.docxLuận văn thạc sĩ quản lý công tuyển dụng công chức cấp huyện.docx
Luận văn thạc sĩ quản lý công tuyển dụng công chức cấp huyện.docx
 
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
 
Mô hình tổ chức không gian phố chuyên doanh - Khu vực Chợ Lớn
Mô hình tổ chức không gian phố chuyên doanh - Khu vực Chợ LớnMô hình tổ chức không gian phố chuyên doanh - Khu vực Chợ Lớn
Mô hình tổ chức không gian phố chuyên doanh - Khu vực Chợ Lớn
 
ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...
ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...
ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...
 
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đLuận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệpLuận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
 
Luận văn: Chung cư An Dương Vương tại tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Chung cư An Dương Vương tại tỉnh Lào Cai, HAYLuận văn: Chung cư An Dương Vương tại tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Chung cư An Dương Vương tại tỉnh Lào Cai, HAY
 
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý thanh niên tại TP Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thanh niên tại TP Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý thanh niên tại TP Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thanh niên tại TP Quảng Ngãi, HAY
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai, HAY
 
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôiDự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
 
Luận văn: Quản lý kiến trúc, cảnh quan khu đô thị Mai Trai, HAY
Luận văn: Quản lý kiến trúc, cảnh quan khu đô thị Mai Trai, HAYLuận văn: Quản lý kiến trúc, cảnh quan khu đô thị Mai Trai, HAY
Luận văn: Quản lý kiến trúc, cảnh quan khu đô thị Mai Trai, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
 

Viewers also liked

Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵng
Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵngQuản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵng
Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵng
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thịQuy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị
Phi Phi
 
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Young Boss
 

Viewers also liked (10)

Ktvm nhóm-2 (1)
Ktvm nhóm-2 (1)Ktvm nhóm-2 (1)
Ktvm nhóm-2 (1)
 
160629 haad-100p-v
160629 haad-100p-v160629 haad-100p-v
160629 haad-100p-v
 
Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵng
Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵngQuản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵng
Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵng
 
Q hchitiet kcn.8.2010
Q hchitiet kcn.8.2010Q hchitiet kcn.8.2010
Q hchitiet kcn.8.2010
 
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thịQuy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị
 
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minhBài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
 
đồ áN cảng
đồ áN cảngđồ áN cảng
đồ áN cảng
 
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
 
05.khu cong nghiep trong do thi
05.khu cong nghiep trong do thi05.khu cong nghiep trong do thi
05.khu cong nghiep trong do thi
 
02.bg do thihoa
02.bg do thihoa02.bg do thihoa
02.bg do thihoa
 

Similar to Quản lý đô thị trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội

Similar to Quản lý đô thị trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội (20)

Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
 
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn ĐônĐánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
 
Luận văn: Pháp luật về tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, HAYLuận văn: Pháp luật về tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, HAY
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
 
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
 
Phân tích tình hình và tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em tại việt nam
Phân tích tình hình và tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em tại việt namPhân tích tình hình và tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em tại việt nam
Phân tích tình hình và tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em tại việt nam
 
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HóaQuản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
 
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HóaQuản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HoáLuận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
 
2105QLNH- Đề cương học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
2105QLNH- Đề cương học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx2105QLNH- Đề cương học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
2105QLNH- Đề cương học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
 
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOTLuận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
 
Luận án: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HAY
Luận án: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HAYLuận án: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HAY
Luận án: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HAY
 
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên QuangQuản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
 
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 

More from Minh Vu

More from Minh Vu (20)

Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va posterCach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
 
Cach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hocCach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hoc
 
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảoPhương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
 
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamotoQuan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
 
Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016
 
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnamIndonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
 
Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016
 
Hoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt finalHoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt final
 
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 editedHoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
 
Svlk development anna
Svlk development annaSvlk development anna
Svlk development anna
 
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
 
Green id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_finalGreen id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_final
 
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepconGiới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
 
Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016
 
1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum
 
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
 
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
 
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
 
Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5
 
Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5
 

Quản lý đô thị trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội

  • 1. Quản lý đô thị trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội Tác giả: Nguyễn Thị Hiền Hà Nội, tháng 3 năm 2015
  • 2. i Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Hiền – Nghiên cứu viên chính, người viết báo cáo Trần Huy Ánh – Nghiên cứu viên Trần Thị Mỹ Dung – Nghiên cứu viên Trần Thị Kiều Thanh Hà – Nghiên cứu viên Đinh Đăng Hải – Nghiên cứu viên Người hiệu đính: Kristie Daniel Debra Efroymson Nghiên cứu này do Quỹ Châu Á tài trợ. Các nhận định trong báo cáo này hoàn toàn là của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của Quỹ Châu Á.
  • 3. ii MỤC LỤC Danh mục các hình.............................................................................................................................v Danh mục các bảng ............................................................................................................................v Danh mục viết tắt .............................................................................................................................vi Tóm tắt............................................................................................................................................vii 1. Giới thiệu...................................................................................................................................1 1.1. Cơ sở ..............................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu..........................................................................................................................2 1.3. Cách tiếp cận và phương pháp luận .................................................................................3 2. Khung pháp lý.............................................................................................................................4 2.1. Các chính sách của chính phủ ...........................................................................................4 Chính quyền thành phố đã chủ động xây dựng Thủ đô thành thành phố xanh và lành mạnh vì người dân.4 Chồng chéo, cạnh tranh, kẽ hở và mâu thuẫn giữa các chính sách ...............................................................6 Biện pháp chính sách chưa đủ để đạt được các mục tiêu về vườn hoa/sân chơi khu dân cư ......................7 Thành phố Hà Nội thiếu một chương trình nâng cấp đô thị toàn diện, trong đó quy hoạch cây xanh là một phần không thể tách rời .................................................................................................................................8 2.2. Quy định luật pháp..........................................................................................................8 Hệ thống pháp luật về quy hoạch đô thị đang tiến bộ nhằm đáp ứng với các thay đổi................................8 Hướng dẫn quy hoạch chưa đủ hoặc thiếu thực tế cho vườn hoa/sân chơi trong các khu ở cũ ..................9 Các thuật ngữ thiếu nhất quán trong các văn bản quy phạm pháp luật..................................................... 10 Quy định về quản lý nhà chung cư chưa tạo điều kiện cho địa điểm hội họp/vui chơi.............................. 11 Thiếu minh bạch trong quản lý đất công..................................................................................................... 11 Qúa trình quy hoạch đô thị thiếu sự tham gia của người dân .................................................................... 13 3. Phân tích các bên liên quan.......................................................................................................15 3.1. Cơ cấu tổ chức chính quyền............................................................................................15 Cơ chế quy hoạch và quản lý cây xanh chưa đề cập đến vai trò của chính quyền cấp phường, trong khi họ đang thực sự quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư................................................................................. 15 Chồng chéo về chức năng và thiếu sự điều phối/hợp tác giữa các ngành và các cấp chính quyền trong quy hoạch và quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư ....................................................................................... 17 Nhận thức của chính quyền về tầm quan trọng của vườn hoa/sân chơi khu dân cư chưa cao ................. 18 Thiếu một cơ quan quản lý hệ thống thông tin tích hợp của thành phố .................................................... 19 3.2. Người dân.....................................................................................................................20
  • 4. iii Người dân có nhận thức tốt về giá trị của vườn hoa/sân chơi khu dân cư ................................................ 20 Người dân biết rõ đất công đang được sử dụng và có thể được sử dụng tốt nhất như thế nào............... 21 Người dân thiếu cơ hội để tham gia đầy đủ................................................................................................ 21 3.3. Các bên liên quan khác ..................................................................................................21 3.3.1. Các tổ chức chính trị-xã hội ............................................................................................21 Các tổ chức chính trị-xã hội chưa phát huy đầy đủ vai trò giám sát........................................................... 22 3.3.2. Các tổ chức phi chính phủ trong nước ............................................................................22 Các tổ chức phi chính phủ trong nước có ảnh hưởng hạn chế tới chính sách............................................ 22 3.3.3. Các cơ quan nghiên cứu.................................................................................................23 Các viện thuộc Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong đề xuất chính sách, chứ không phải là các cơ quan độc lập................................................................................................................................................ 23 3.3.4. Các cơ sở đào tạo..........................................................................................................23 Các cơ sở đào tạo cung cấp kiến thức hạn chế về quy hoạch và quản lý cây xanh khu dân cư.................. 23 3.3.5. Các cơ quan truyền thông..............................................................................................23 Truyền thông thúc đẩy các không gian công cộng chưa có hệ thống ......................................................... 23 3.3.6. Các tổ chức quốc tế........................................................................................................23 Ít tổ chức quốc tế quan tâm tới vườn hoa/sân chơi khu dân cư ................................................................ 23 3.3.7. Khu vực tư nhân............................................................................................................24 Các doanh nghiệp quan tâm đến lợi nhuận nhưng cũng có thể đóng góp xã hội ...................................... 24 4. Hiện trạng vườn hoa/sân chơi khu dân cư tại Hà Nội ................................................................25 4.1. Hiện trạng chung...........................................................................................................25 Đất công bị lấn chiếm để sử dụng cá nhân.................................................................................................. 25 Thiếu vườn hoa/sân chơi khu dân cư.......................................................................................................... 26 Vườn hoa/sân chơi khu dân cư hiện có không được quy hoạch/thiết kế/đầu tư/quản lý tốt................... 32 Đất công còn lại phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nhu cầu sử dụng khác nhau............................... 34 4.2. Hiện trạng trong các khu nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước .............................................35 Đất công trong các khu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bị lấn chiếm vì lợi ích cá nhân .............................. 35 Các nỗ lực tái phát triển nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nhằm tạo quỹ đất công dành cho công viên/sân chơi vẫn chưa thành công ........................................................................................................................... 36 4.3. Hiện trạng trong các khu nhà ở tự xây ...........................................................................36 Các khu nhà ở tự xây thiếu nghiêm trọng đất công để làm vườn hoa/sân chơi......................................... 36 Khu vực nhà ở tự xây khó có thể đạt được mục tiêu về vườn hoa/sân chơi.............................................. 37
  • 5. iv 4.4. Hiện trạng ở trong các "khu đô thị mới".........................................................................37 Vườn hoa/sân chơi không được quy hoạch/đầu tư đầy đủ ....................................................................... 37 Không gian cộng đồng bị lấn chiếm để thu lợi cá nhân............................................................................... 38 5. Một số câu chuyện ...................................................................................................................39 5.1. Câu chuyện thứ nhất: Lập bản đồ cộng đồng không gian công cộng - trường hợp của phường Hạ Đình 39 5.2. Câu chuyện thứ hai: Hợp tác xã nhà ở Thụy Điển về quản lý nhà chung cư......................43 5.3. Câu chuyện thứ ba: Mô hình hợp tác Nhà nước - Người dân - Doanh nghiệp – xây dựng sân chơi ở phường Thượng Đình...............................................................................................................44 5.4. Câu chuyện thứ tư: Mô hình sáng tạo trong kiến tạo sân chơi - Sân chơi dành cho người nghèo nhập cư tại Bãi Giữa Sông Hồng................................................................................................47 5.5. Câu chuyện thứ năm: Quyết tâm của lãnh đạo thành phố Hội An trong tạo dựng sân chơi51 6. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................................56 6.1. Kết luận.........................................................................................................................56 6.2. Kiến nghị.......................................................................................................................57 6.2.1. Chính quyền trung ương................................................................................................57 Cải thiện chính sách và các quy định pháp luật ..........................................................................57 Cải thiện quy chuẩn/tiêu chuẩn quy hoạch cây xanh và quy hoạch nâng cấp đô thị ....................58 6.2.2. Chính quyền thành phố Hà Nội.......................................................................................59 Xây dựng Chương trình nâng cấp đô thị và Kế hoạch hành động nâng cấp đô thị thành phố Hà Nội, trong đó một mạng lưới vườn hoa/sân chơi khu dân cư là một phần không thể tách rời ....................59 Bổ sung vào Quy hoạch Cây xanh Hà Nội cây xanh các biện pháp cụ thể để phát triển vườn hoa/sân chơi khu dân cư ...............................................................................................................................59 Cải thiện hệ thống quy hoạch và quản lý công viên/ vườn hoa/ sân chơi....................................59 Cải thiện quy hoạch và quản lý sử dụng đất để đảm bảo có đất công cho dành cho vườn hoa/sân chơi khu dân cưi ..............................................................................................................................60 Thiết lập hệ thống quản lý thông tin thống nhất của thành phố để quy hoạch và quản lý đô thị tốt hơn 60 Huy động đất có sẵn, các nguồn lực và sáng kiến cho việc tạo ra/cải thiện vườn hoa/sân chơi khu dân cư 60 6.2.3. Các bên liên quan khác ..................................................................................................61 Tài liệu tham khảo ...........................................................................................................................63 Phụ lục ......................................................................................................................................................... 66
  • 6. v Phụ lục 1 Danh sách những người được phỏng vấn ................................................................66 Phụ lục 2 Những thay đổi trong sử dụng đất của phường Hạ Đình qua thời gian....................67 Danh mục các hình Hình 1 Quy hoạch chi tiết sử dụng đất quận Hai Bà Trưng ................................................................................ 12 Hình 2 Cơ cấu quản lý cây xanh và công viên ở cấp thành phố.......................................................................... 16 Hình 3 Cơ cấu quản lý cây xanh và công viên ở cấp quận .................................................................................. 16 Hình 4 Cơ cấu quản lý vườn hoa/sân chơi ở cấp khu dân cư............................................................................. 17 Hình 5 Diện tích không gian xanh trung bình đầu người ở các thành phố trên thế giới.................................... 30 Hình 6 Chỉ có ít mặt nước và sân chơi còn lại trong các phường nội đô............................................................ 32 Hình 7 Sân chơi nhỏ với các thiết bị chơi nghèo nàn.......................................................................................... 33 Hình 8 Sân chơi bị chiếm dụng để gửi và rửa xe gắn máy.................................................................................. 34 Hình 9 Cộng đồng tham gia bảo vệ và nâng cấp không gian công cộng............................................................. 42 Hình 10 Sân chơi cộng đồng của các tòa nhà chung cư.................................................................................... 44 Hình 11 Sân chơi ở Tổ 38A phường Thượng Đình............................................................................................ 45 Hình 12 Xây dựng sân chơi ở Bãi Giữa sông Hồng............................................................................................ 50 Hình 13 Các sân chơi mới ở Hội An................................................................................................................... 54 Danh mục các bảng Bảng 1 Tình hình hiện tại so với các mục tiêu cho năm 2030 ................................................................................7 Bảng 2 Các văn bản pháp luật có liên quan chính..................................................................................................9 Bảng 3 Hiện trạng công viên và vườn hoa tại các quận nội đô........................................................................... 26 Bảng 4 Diện tích công viên/vườn hoa hiện nay trong tương quan với dân số hiện nay và dân số dự báo ở nội đô Hà Nội................................................................................................................................................................. 28 Bảng 5 Các khu nhà ở do nhà nước xây dựng trước khi có Pháp lệnh Nhà ở năm 1991.................................... 35
  • 7. vi Danh mục viết tắt ACCD Trung tâm Hành động vì Sự Phát triển Đô thị ACVN Hiệp hội các Đô thị Việt Nam ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á AF Quỹ Châu Á CECR Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng DoC Sở Xây dựng DoNRE Sở Tài nguyên và Môi trường ENDA Trung tâm Hành động vì Môi trường và Phát triển Cây xanh Thuật ngữ viết tắt của "cây xanh sử dụng công cộng" GRC Trung tâm Nghiên cứuToàn cầu hóa , Đại học Hawaii Quy hoạch Cây xanh Hà Nội Quy hoạch Cây xanh, Công viên, Vườn hoa và Hồ Hà Nội đến năm 2030, Tầm nhìn đến năm 2050 HAU Đại học Kiến trúc Hà Nội HB Tổ chức HealthBridge HCMC Thành phố Hồ Chí Minh HDPA Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội HPC Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội LIN Trung tâm Phát triển Cộng đồng MoC Bộ Xây dựng MoNRE Bộ Tài nguyên và Môi trường NA Quốc hội NGO Tổ chức phi chính phủ PADDI Trung tâm Prospective et d'Etudes Urbaines PC Ủy ban Nhân dân PM Thủ tướng QCVN Quy chuẩn Việt Nam SDC Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy sỹ TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VAA Hội Kiến trúc sư Việt Nam VIUP Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn Việt Nam VUDA Cục Phát triển Đô thị Việt Nam VUF Diễn đàn Đô thị Việt Nam VUPDA Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam VUUP Chương trình Nâng cấp Đô thị Việt Nam VWU Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới WHO Tổ chức Sức khỏe Thế giới 1 USD 21.000 VND
  • 8. vii Tóm tắt 1. Giới thiệu Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng cần đảm bảo sự bền vững. Thành phố Hà Nội đã được mở rộng lãnh thổ hơn khoảng ba lần so với trước kia, đòi hỏi phải sử dụng đất hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, bao gồm cả những người sống trong các quận nội đô lịch sử, nơi có mật độ dân số và mật độ xây dựng cao. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư là môi trường vật thể,và cũng là không gian xã hội, nơi mọi người đến thư giãn, tập thể dục và tương tác với nhau. Nằm không xa các nhà ở, chúng có lợi thế trong việc thu hút người dân đến thường xuyên hơn so với các công viên lớn hơn, nhưng ở xa hơn. Nghiên cứu này có mục đích cung cấp một phân tích hiện trạng về việc bằng cách nào và tại sao không gian công cộng đã bị mất đi hoặc xuống cấp; và xây dựng một chiến lược thực tế nhằm tăng số lượng và chất lượng của chúng tại các quận nội đô của Hà Nội. 2. Khung pháp lý và thể chế Chính quyền thành phố Hà Nội đã chủ động trong việc lập chính sách nhằm tạo ra một thành phố xanh và lành mạnh cho người dân. Quy hoạch Cây xanh Hà Nội có mục đích biến Thủ đô thành một thành phố xanh, sạch, giảm ô nhiễm và cải thiện chất lượng sống cho người dân. Mục tiêu của nó bao gồm cung cấp cho khu vực nội đô các công viên đô thị nhằm đạt được diện tích công viên trung bình 3,92m 2 /người; và các vườn hoa ở cấp đơn vị ở đạt mức 1m 2 /người. Một số chính sách về công viên/ sân chơi/ sân thể thao đã được thông qua. Có sự chồng chéo, các kẽ hở, cạnh tranh và mâu thuẫn giữa các chính sách này. Nhu cầu sử dụng đất của nhiều chính sách công tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt vì quỹ đất công vốn khan hiếm. Trong khi Quy hoạch Cây xanh Hà Nội đưa ra các biện pháp tạo thêm quỹ đất công dành cho các tiện ích công cộng, thì có một chính sách khác nhằm bán đấu giá các lô đất công còn lại cho các nhà đầu tư tư nhân. Chưa có biện pháp chính sách phù hợp để đạt được các mục tiêu đặt ra cho vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Các biện pháp của Quy hoạch Cây xanh Hà Nội 1) di dời các cơ sở công nghiệp, và 2) nâng cấp các khu nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đã và đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại về chi phí, thời gian và cả sự trì hoãn của các đối tượng phải di dời. Thậm chí nếu thành công, các biện pháp này sẽ chỉ có thể mang lại vườn hoa/sân chơi khu dân cư cho những người sống gần đó, mà không phải cho những người ở xa hơn. Chính sách này cũng không có dòng ngân sách dành cho các không gian nói trên. Thành phố Hà Nội thiếu một chương trình nâng cấp đô thị toàn diện, trong đó một hệ thống cây xanh phân tầng là không thể tách rời. Thiếu nó, chính quyền các cấp thấp hơn có thể muốn bán đấu giá các lô đất công nếu họ tin rằng nhu cầu sử dụng đất công ở cấp quản lý của họ đã được đáp ứng đủ; trong khi đất cộng có thể cần cho các tiện ích công ở cấp thành phố. Khung pháp lý về quy hoạch và quản lý đô thị đã phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thay đổi. Một số quy định pháp luật nêu bật tầm quan trọng của cây xanh đô thị và hướng dẫn việc lập quy hoạch cho nó. Hướng dẫn quy hoạch vườn hoa/sân chơi hiện nay còn chưa đủ và thiếu thực tế, đặc biệt là cho các khu nhà ở cũ. Các luật đều tập trung vào quy hoạch các khu đô thị mới và các dự án nhà ở mới, nhưng không đề cập đầy đủ đến việc đảm bảo cơ sở hạ tầng xã hội và về nâng cấp đô thị. Quy chuẩn quy hoạch đặt ra yêu cầu cao một cách thiếu thực tế cho vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong các khu ở cũ; trong khi quy chuẩn/tiêu chuẩn quy hoạch sân chơi lại chưa có. Các từ ngữ sử dụng trong các văn bản pháp luật liên quan đến quy hoạch cây xanh còn thiếu đồng bộ. Các tài liệu khác nhau sử dụng các định nghĩa khác nhau về cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn dạo, sân chơi, sân thể thao v.v. dẫn đến dữ liệu không chính xác và không đồng bộ cho mục đích quy hoạch và quản lý. Quy định về quản lý chung cư chưa tạo điều kiện về không gian cho các hoạt động cộng đồng. Luật Nhà ở dành quyền lực đáng kể cho Ban Quản lý nhà của thành phố (trong trường hợp nhà ở xã hội) và các nhà đầu tư (trong trường hợp nhà ở thương mại), những người này thường chiếm dụng các diện tích chung để kiếm lời,
  • 9. viii trong khi người dân không có không gian để tụ tập vui chơi. Công tác quản lý đất công còn thiếu minh bạch. Bản đồ sử dụng đất quy mô quá nhỏ gây khó khăn cho việc đánh dấu những thay đổi trong sử dụng đất. Cấp chính quyền cao hơn thường dựa trên các thông tin được cung cấp bởi các cấp thấp hơn cho việc ra quyết định, mà thiếu công cụ thích hợp để kiểm tra chéo. Đất công có thể được lãnh đạo của cơ quan giữ đất bán cho tư nhân để kiếm lợi riêng. Quá trình quy hoạch đô thị thiếu sự tham gia của người dân. Thông tin không được công bố đầy đủ, giới hạn hẹp của các bên liên quan được mời tham gia, các bước thiếu hợp lý trong quá trình quy hoạch đô thị cần có sự tham gia của người dân, và việc thiếu cơ chế phản hồi là những ví dụ về các trở ngại. 3. Các bên liên quan Quy chế Quản lý Cây xanh đô thị, Công viên, Vườn hoa, Vườn thú Hà Nội bỏ qua chính quyền phường là cơ quan đang thực sự quản lý các vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa một số ban ngành của thành phố chịu trách nhiệm về quy hoạch sử dụng đất, trong khi sự phối hợp giữa các ngành đó còn yếu. Ngoài ra còn có sự thiếu thống nhất về lãnh thổ giữa 1) quy hoạch đô thị và 2) quản lý thực hiện quy hoạch đô thị, trong đó lãnh thổ của nhiệm vụ đầu tiên được giới hạn bởi những con đường, trong khi đó nhiệm vụ thứ hai được thực hiện theo địa giới hành chính. Nhận thức của chính quyền về sự cần thiết phải phát triển vườn hoa/sân chơi còn thấp. Quy hoạch Cây xanh Hà Nội dành ưu tiên phát triển các công viên lớn, chứ không phải là vườn hoa cấp khu dân cư. Chính quyền cấp phường cũng có những ưu tiên khác cao hơn so với việc đảm bảo có vườn hoa/sân chơi cho người dân. Một số chính quyền phường cho thuê đất công cho các hoạt động thương mại. Chưa có một cơ quan chính quyền chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin tích hợp của thành phố. Các phòng ban khác nhau của thành phố có nghĩa vụ cung cấp thông tin của ngành mình. Thiếu một cơ quan như vậy, quy hoạch cây xanh sẽ phải đối mặt với 1) thiếu thông tin đầy đủ, 2) thông tin không đáng tin cậy, và 3) việc chia sẻ thông tin không hiệu quả. Người dân hiểu rõ giá trị của vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Họ mong muốn tham gia phát triển và quản lý của các không gian này, do họ biết rõ đất công đang được sử dụng như thế nào và làm thế nào để nó có thể được sử dụng theo cách tốt nhất, nhưng họ lại không có đủ cơ hội để tham gia, đặc biệt là người di cư có thu nhập thấp. Các bên liên quan phi chính phủ khác có ảnh hưởng hạn chế đến các quyết định chính sách. Các tổ chức chính trị- xã hội chưa đủ tích cực trong các hoạt động cộng đồng. Có ít tổ chức trong nước làm việc về vấn đề này. Họ còn phải đối mặt với sự non yếu trong phối hợp, cũng như thiếu ngân sách. Họ được mời bình luận về các chính sách chỉ khi tài liệu chính sách đã được soạn thảo xong, chứ không phải trong giai đoạn thu thập thực tế; và quan điểm của họ không phải lúc nào cũng được chính quyền xem xét một cách nghiêm túc. Các viện nghiên cứu của nhà nước, chứ không phải là viện nghiên cứu độc lập, đóng vai trò quan trọng trong đề xuất các chính sách mới. Các cơ sở đào tạo cung cấp kiến thức hạn chế về quy hoạch và quản lý cây xanh. Các phương tiện truyền thông tham gia thúc đẩy các không gian công cộng một cách thiếu hệ thống. Có ít các cơ quan quốc tế quan tâm đến vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Các doanh nghiệp quan tâm đến lợi nhuận, nhưng cũng có thể đóng góp xã hội. 4. Hiện trạng Hiện trạng chung Từ khi Đổi Mới vào năm 1986, nhà ở mọc lên như nấm. Khi quản lý đô thị bị buông lỏng, đất công bị lấn chiếm để làm nhà ở và cho các mục đích cá nhân khác, dẫn đến sự biến mất của các vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư đang rất thiếu. Trong khu vực nội đô, các công viên và vườn hoa chỉ bao phủ 1,92% tổng diện tích đất. Diện tích công viên/vườn hoa trung bình hiện nay chỉ là 2.08m 2 /người, và diện tích vườn hoa khu dân cư chỉ là 0.63m 2 /người. Trong mỗi phường được nghiên cứu có rất ít vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư không được quy hoạch, thiết kế và đầu tư tốt. Nhiều sân chơi được thiết lập trên các mảnh đất công còn lại mà không tuân theo bản vẽ quy hoạch đô thị nào đã được phê duyệt. Chúng thường có diện tích nhỏ, nhiều khi không an toàn cho tiếp cận từ góc độ lưu hành giao thông. Các thiết bị chơi thường đơn sơ, có chất lượng thấp, đã xuống cấp, không được bố trí hợp lý. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư không được quản lý tốt. Trong khi chúng có thể do chính quyền phường hay cộng đồng quản lý, hầu hết các sân chơi cũng đang bị
  • 10. ix chiếm đoạt cho các mục đích khác hoặc không được duy trì tốt. Đất công còn lại đang đối mặt với một số dạng cạnh tranh về nhu cầu sử dụng, bao gồm 1) cạnh tranh giữa việc sử dụng đất cho các tiện ích công và chính sách bán đấu giá các lô đất công cho các nhà đầu tư tư nhân, và 2) cạnh tranh trong sử dụng đất giữa các tiện ích công. Hiện trạng trong các khu nhà thuộc sở hữu nhà nước Trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ trước, những người thuê căn hộ nhà nước đã cố gắng mở rộng diện tích nhà ở, lấn chiếm diện tích đất công. Một số căn hộ thấp tầng đã được người thuê xây lại và trở thành nhà tự xây. Các không gian còn lại cũng bị chiếm đoạt cho các mục đích khác, hoặc đã được xây xen bằng nhà tạm thời hoặc nhà kiên cố. Những nỗ lực để tái phát triển nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cũ nhằm tạo ra quỹ đất cho vườn hoa/sân chơi cho tới nay vẫn chưa thành công. Hiện trạng trong các khu nhà ở tự xây Các khu nhà ở tự xây bao phủ diện tích rộng nhất, có tỷ trọng dân số cao nhất, thường nằm ở xa các trục đường lớn và thiếu đất công cho vườn hoa/sân chơi do có mật độ dân số và mật độ xây dựng cao. Các khu nhà ở tự xây khó có thể đạt được mục tiêu tạo ra các vườn hoa/sân chơi mà chính sách nhà nước lập cho chúng, vì điều này sẽ đòi hỏi di dời rất nhiều. Hiện trạng trong các khu đô thị mới Trong các khu đô thị mới, vườn hoa/sân chơi không được quy hoạch hoặc đầu tư đầy đủ. Các nhà đầu tư thường cố gắng tăng mật độ xây dựng và diện tích sàn, hoặc cho thuê đất để đạt được lợi nhuận nhiều hơn, thay vì cung cấp các tiện ích công cộng. Nhiều doanh nghiệp thuê tầng trệt mở rộng khu vực dịch vụ sang không gian công cộng, cản trở việc đi lại và các hoạt động của người dân. Nhiều người sống trong nhà chung cư không có không gian cộng đồng ở bên trong tòa nhà. 5. Các câu chuyện Câu chuyện số 1: Lập bản đồ cộng đồng không gian công cộng - Trường hợp của phường Hạ Đình là một ví dụ thành công về một cộng đồng tham gia xác định, lập bản đồ khảo sát không gian công cộng, xây dựng đề án cộng đồng, đàm phán với chính quyền và đầu tư kinh phí để biến những không gian này thành vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Để thực hiện điều này, nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng là cần thiết. Câu chuyện số 2: Hợp tác xã Nhà ở Thụy Điển về quản lý nhà chung cư giới thiệu một mô hình mới về quản lý nhà chung cư, trong đó các cư dân thành lập hợp tác xã nhà ở của mình để tự thực hiện hầu hết các dịch vụ nhà ở cho chính họ, trong khi thuê nhà thầu làm các dịch vụ còn lại với chất lượng cao và chi phí hợp lý, với việc ra quyết định dựa trên các nghị quyết của các thành viên. Câu chuyện số 3: Mô hình hợp tác nhà nước-người dân- doanh nghiệp – Tạo sân chơi tại phường Thượng Đình trình bày một quan hệ đối tác thành công giữa các tác nhân trên trong việc phát triển sân chơi. Trong mô hình này, chính quyền đã đóng góp hỗ trợ về chủ trương, kỹ thuật và tài chính; nhà thầu cộng đồng đã thi công không vì lợi nhuận, lại cung cấp việc làm cho các thành viên của cộng đồng; trong khi người dân tham gia vào quá trình thiết kế và xây dựng, đóng góp tài chính, vật liệu, và duy trì sân chơi một cách bền vững. Câu chuyện số 4: Mô hình sáng tạo trong xây dựng sân chơi - Sân chơi dành cho người nhập cư nghèo tại Bãi Giữa Sông Hồng nói về cách làm sân chơi sáng tạo và giá rẻ cho trẻ em được chơi miễn phí, sử dụng các vật liệu tái chế và lao động tình nguyện, trong sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng, và sử dụng một cách hiệu quả mạng xã hội để huy động, học hỏi, phối hợp và chia sẻ. Câu chuyện số 5: Chính quyền đi đầu trong việc tạo ra sân chơi - Ví dụ về thành phố Hội An cho một ví dụ về sự cam kết của chính quyền thành phố về cung cấp sân chơi cho mỗi phường, thông qua các nghị quyết và kế hoạch hành động, cũng như về quá trình học hỏi của họ trong khi thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. 6. Kết luận và kiến nghị Chính quyền trung ương Chương trình Nâng cấp Đô thị Quốc gia đã được phê duyệt cần được xem xét lại nhằm đảm bảo có đủ vườn hoa và sân chơi cho các khu dân cư. Luật Đô thị Quy hoạch, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Thủ đô cần đề cập thích đáng hơn về hạ tầng xã hội, bao gồm các vườn hoa/sân chơi khu dân cư; về quy hoạch nâng cấp đô thị với các quy chuẩn/tiêu chuẩn quy hoạch linh hoạt hơn; và về một cơ chế tham gia của người dân tốt hơn. Ngoài ra, quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất trong các đô thị cần được sáp nhập lại với nhau để trở thành trách nhiệm của Bộ Xây dựng, nhằm tránh sự chồng chéo trách nhiệm giữa Bộ này và Bộ TN & MT.
  • 11. x Các quy chuẩn/tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch phải được tạo ra 1) cho sân chơi, có quy định diện tích tối thiểu và danh sách các tiện ích tối thiểu; và 2) cho công tác nâng cấp đô thị, đặc biệt là đối với khu vực nội đô của Hà Nội. Các thuật ngữ về cây xanh sử dụng công cộng nên được thống nhất hóa để đảm bảo các thông tin thu thập được là đồng bộ. Bên cạnh đó, cần có thông số kỹ thuật nhằm tách khái niệm sân chơi ra khỏi khái niệm công viên/vườn hoa, cây xanh đường phố, sân thể thao v.v. để sử dụng trong các bản đồ địa chính cho mục đích kiểm kê, thống kê sử dụng đất công. Chính quyền Thành phố Hà Nội Một Chương trình Nâng cấp Đô thị cho Hà Nội cần được xây dựng, trong đó mạng lưới các vườn hoa/sân chơi khu dân cư là một phần không thể tách rời. Quy hoạch Cây xanh Hà Nội cần được bổ sung nội dung liên quan đến vườn hoa, sân chơi ở cấp đơn vị ở. Để tránh chồng chéo, chức năng lập quy hoạch sử dụng đất của Sở TN & MT và chức năng lập quy hoạch cây xanh của Sở Xây dựng nên được chuyển thành trách nhiệm chỉ của Sở QH KT. Ngoài ra, cơ chế quản lý công viên đô thị cần được cải thiện, trong đó có vai trò của chính quyền phường và phải có sự điều phối và báo cáo tốt hơn giữa các cơ quan. Đối với các vườn hoa/sân chơi khu dân cư hiện hữu, cần có các cuộc thảo luận giữa chính quyền phường và cộng đồng về việc làm thế nào để chúng có thể được quản lý tốt hơn. Cán bộ phường phụ trách các vấn đề xã hội và văn hoá cũng cần tổ chức các hoạt động chơi cho trẻ em. Công tác quy hoạch và quản lý sử dụng đất cần được cải thiện để đảm bảo có đất dành cho vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Cần kiểm kê các vườn hoa/sân chơi hiện có. Việc kiểm kê đất công nên có sự tham gia của người dân và kết quả phải được công khai cho người dân góp ý. Chính sách hiện hành về đấu giá đất công trong khu vực nội đô nên được dừng lại cho đến khi thành phố đã giao đất đủ đất công cho các tiện ích xã hội ở tất cả các cấp phường, quận và thành phố. Các nhu cầu sử dụng đất công khác nhau nên được xem xét trong sự điều phối tốt. Một hệ thống quản lý thông tin dùng chung cho nhu cầu quy hoạch và quản lý đô thị cần được thành lập ở cấp thành phố để chứa các dữ liệu và thông tin đa ngành trong đó có cả về công viên, vườn hoa và sân chơi. Thông tin có thể được cấp hoặc bán cho các bên liên quan như một dịch vụ công. Trước mắt, cần dành bất kỳ khoảng đất công còn lại nào trong các khu ở để tạo ra nhiều hơn vườn hoa và sân chơi, không quan trọng việc chúng có thể là tạm thời hay cố định. Các nguồn lực khác nhau cần được huy động để xây dựng/cải thiện vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Các phương tiện chơi có thể được tạo ra với chi phí thấp, bằng cách tận dụng những vật liệu đã qua sử dụng, lao động tình nguyện và sự sáng tạo của kiến trúc sư/nghệ sĩ và của cộng đồng. Các bên liên quan khác Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cần làm việc nhiều hơn với cộng đồng để hiểu về nhu cầu của họ và dẫn dắt họ đối thoại với chính quyền nhằm giữ gìn đất công cho các không gian công cộng và huy động các nguồn lực để xây dựng/cải thiện/ duy trì vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Các chuyên gia và các hội nghề nghiệp cần cải thiện công tác điều phối nhằm đóng góp hiệu quả hơn cho chính sách. Các chương trình đào tạo nên đề cập đến quy hoạch vườn hoa/sân chơi trong đơn vị ở, và dạy cho các nhà quy hoạch đô thị và kiến trúc sư tương lai hướng tới người sử dụng nhiều hơn . Các tổ chức phi chính phủ có thể 1) thực hiện các chiến dịch vận động nhằm thúc đẩy các giá trị của vườn hoa/sân chơi khu dân cư và cung cấp các kinh nghiệm tốt có thể áp dụng; 2) tiến hành một nghiên cứu sâu hơn về các vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong các khu nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước, và 3) tiến hành một dự án thí điểm kiểm kê đất công ở cấp phường có sự tham gia của người dân, nhằm cung cấp một mô hình mới về quản lý đất minh bạch. Các phương tiện truyền thông đại chúng cần giúp nâng cao nhận thức về vườn hoa/sân chơi khu dân cư, và có các dẫn chứng chắc chắn khi định hướng dư luận gây ảnh hưởng đến các chính sách trong tương lai. Khu vực tư nhân có thể cung cấp nguyên vật liệu đã sử dụng để làm sân chơi, và cũng có thể trực tiếp đầu tư cho không gian công cộng và hưởng lợi gián tiếp từ việc đó. Họ cần được nâng cao nhận thức và được thông tin tốt hơn về vấn đề này.
  • 12. 1 1. Giới thiệu 1.1. Cơ sở Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh nhất trong khu vực. Nước ta dự kiến sẽ có tỷ lệ đô thị hóa 45% vào năm 2020 so với 30% vào năm 2009. Với tỷ lệ tăng, trưởng dân số đô thị trung bình hàng năm 3,5% từ năm 2000, Việt Nam sẽ chứng kiến mỗi năm khoảng một triệu người được bổ sung vào dân số đô thị1 . Do đô thị hóa mang lại những cơ hội tốt để phát triển kinh tế cho đất nước, trong khi các thành phố ngày càng mở rộng, việc đảm bảo chúng sẽ phát triển bền vững là rất quan trọng. Trong số những thách thức lớn nhất, có việc phát triển đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế và cung cấp điều kiện sống tốt cho người dân đô thị. Thành phố Hà Nội đã được mở rộng lãnh thổ để trở thành rộng hơn khoảng ba lần so với trước năm 20082 . Mặc dù đây là cơ hội "vàng" để thành phố có thêm quỹ đất cho phát triển, chính quyền sẽ phải nỗ lực trong việc sử dụng đất một cách có hiệu quả. Sử dụng đất thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân sống trong khu vực nội đô lịch sử (trải dài từ bờ nam sông Hồng đến đường Vành đai số 2 của thành phố)3 là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, do khu vực này có mật độ dân số và mật độ xây dựng cao, cũng như có sự cần thiết phải bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa và chính trị. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người dân. Đó là một môi trường vật thể, nơi mọi người có thể thư giãn, vui chơi, tận hưởng cây xanh và không khí trong lành, điều này giúp trẻ em phát triển cường tráng và giúp người lớn duy trì sức khỏe và sự hưng phấn. Vườn hoa/sân chơi cũng là một không gian xã hội, nơi mọi người gặp gỡ để giao lưu, chia sẻ và tổ chức các hoạt động tập thể. Vườn hoa/sân chơi có thể là điểm kết nối những người có các quan điểm và thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau nhằm tăng cường sự gắn kết xã hội và cơ hội hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau4 . Những vườn hoa/sân chơi có diện tích nhỏ trong các khu dân cư, do nằm ở khoảng cách ngắn có thể đi bộ tới đó từ mọi ngôi nhà, có lợi thế trong việc thu hút mọi người đến với chúng một cách thường xuyên hơn so với các công viên lớn hơn nhưng ở cách xa hơn. Chúng đặc biệt quan trọng đối với trẻ em và người già, là những đối tượng có nhu cầu và có thời gian sử dụng không gian công cộng nhiều nhất, nhưng lại gặp khó khăn khi phải đi xa nơi họ ở mà không có sự hỗ trợ và giám sát của những người khác. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư, cùng với các hoạt động cụ thể của người dân, có thể trở thành nơi rất đỗi thân thương đối với những người sống xung quanh nó, cũng như có thể tạo ra một bản sắc riêng cho mỗi khu dân cư. 1 UN-Habitat. 2014. Hồ sơ Nhà ở Việt Nam. 2 Nghị quyết của Quốc hội No.15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 phê duyệt the Điều chỉnh Địa giới Hành chính của Hà Nội và các tỉnh lân cận. 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê duyệt Quy hoạch Xây dựng Chung Hà Nội tới 2030, Tầm nhìn tới to 2050. 4 Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa. 2007. Nguyễn Thị Hiền. Nghiên cứu “Không gian cộng đồng trong khu dân cư thu nhập thấp – Trường hợp nghiên cứu ở Hà Nội, Việt Nam”
  • 13. 2 Vui chơi cho phép trẻ em phát huy sức sáng tạo trong khi phát triển trí tưởng tượng, sự khéo léo, sức mạnh về thể chất, nhận thức và tình cảm. Vui chơi rất quan trọng cho sự phát triển một não bộ khỏe mạnh. Thông qua các trò chơi, trẻ em gắn bó và tương tác với nhau trong thế giới xung quanh chúng từ khi còn nhỏ. Chơi cho phép trẻ em tạo ra và khám phá một thế giới mà chúng có thể làm chủ, có thể chinh phục nỗi sợ hãi của bản thân trong khi đóng vai người lớn, đôi khi còn kết hợp với những đứa trẻ khác hoặc với những người lớn đến đó trông nom con em mình. Khi làm chủ thế giới của minh, vui chơi giúp trẻ em phát triển nhiều năng lực, làm tăng sự tự tin và tính kiên định mà chúng sẽ cần tới khi phải đối mặt với những thách thức trong tương lai. Các lợi ích khác có được từ vui chơi bao gồm việc nó tạo điều kiện cho trẻ em học cách làm việc theo nhóm, chia sẻ, đàm phán và giải quyết xung đột, cũng như học các kỹ năng tự vận động. Khi việc vui chơi được giao cho trẻ em định hướng, chúng được thực hành các kỹ năng ra quyết định, di chuyển trong thế giới riêng của chúng, khám phá các lĩnh vực riêng mà chúng quan tâm, để sau này sẽ cam kết đầy đủ với niềm đam mê mà chúng muốn theo đuổi. Viện Trẻ em Hoa Kỳ (AAP)5 Rất nhiều không gian công cộng tại Hà Nội, bao gồm cả các vườn hoa/sân chơi khu dân cư, đã bị thu hẹp lại hoặc biến mất, nhường chỗ cho nhà ở và các công trình xây dựng, do sự lỏng lẻo về quản lý đô thị khi quá trình đô thị hóa xảy ra nhanh chóng. Gần đây, nhận thức về giá trị của không gian công cộng của các bên liên quan đã tăng lên. Chính quyền thành phố Hà Nội cũng đã chủ động hơn trong việc đưa ra các chính sách phát triển cây xanh công cộng. Tuy nhiên, vườn hoa/sân chơi khu dân cư chưa được chú trọng đầy đủ. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có bao gồm việc các nhà quy hoạch đô thị không có đủ thông tin về hiện trạng của các không gian này, và chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải có nhiều hơn vườn hoa/sân chơi khu dân cư và chúng phải được quản lý tốt hơn. Không có nhiều nghiên cứu được thực hiện để có thể giúp nâng cao nhận thức của mọi người về chủ đề này, và cũng không có nhiều tổ chức có các hoạt động liên quan tới không gian công cộng nói chung và tới vườn hoa/sân chơi khu dân cư nói riêng6 . Có một số ít các nghiên cứu được thực hiện về không gian công cộng; trong đó, chỉ có vài nghiên cứu liên quan đến vườn hoa/sân chơi khu dân cư ở Thành phố Hà Nội được thực hiện vào thập kỷ đầu tiên của Thế kỷ 217 . Kể từ đó, tình hình thực tại và chính sách đã thay đổi rất nhiều và cần được nghiên cứu cập nhật. Nghiên cứu này được HealthBridge, một tổ chức phi chính phủ của Canada, đề xuất, và được Quỹ châu Á tài trợ. Hai tổ chức này có mối quan tâm chung trong việc hỗ trợ các quốc gia đối tác trong quản lý đô thị, trong đó bao gồm việc phát triển các thành phố sống tốt, nơi mọi người được được tạo điều kiện để đi bộ đến trường và đến nơi làm việc, có quyền tiếp cận tới các công viên, các không gian công cộng và tận hưởng cuộc sống cộng đồng, trong đó bao gồm cả những người dễ bị tổn thương nhất, như phụ nữ, trẻ em và người nghèo. 1.2. Mục tiêu Nghiên cứu này nhằm phân tích hiện trạng các vườn hoa/sân chơi khu dân cư, chỉ ra nguyên nhân làm cho chúng bị mất đi hoặc xuống cấp, và đưa ra một chiến lược thực tế nhằm làm tăng số lượng và chất lượng của các vườn hoa/sân chơi này. 5 Trích từ bài báo “Trẻ em thiếu không gian chơi ở Thủ đô” của Hồng Thúy. Báo Viet Nam News. 07/09/2014 6 Xem minh họa cho điều này ở Chương 3 – Phân tích các bên liên quan 7 1) Không gian cộng đồng trong khu vực nhà ở thu nhập thấp – Trường hợp nghiên cứu của Hà Nội, Việt Nam. Nguyễn Thị Hiền, Nghiêm Thị Thuỷ năm 2006 , và 2) một cuộc khảo sát trên sân chơi tại Hà Nội do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em vào năm 2006.
  • 14. 3 Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là: 1. Tìm hiểu cách thức và lý do tại sao các vườn hoa/sân chơi khu dân cư ở Hà Nội đã và đang bị mất đi hoặc bị xuống cấp; điều gì đã thúc đẩy và những khó khăn gì đã dẫn đến việc mất đi những không gian này; 2. Tìm hiểu về các tổ chức và các tác nhân có thể hỗ trợ tạo lập, bảo vệ và duy trì các vườn hoa/sân chơi khu dân cư ở các cấp địa phương và cấp thành phố Hà Nội; và 3. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ nhằm làm tăng số lượng và cải thiện chất lượng các vườn hoa/sân chơi khu dân cư ở Hà Nội. 1.3. Cách tiếp cận và phương pháp luận Thuật ngữ "không gian công cộng" đầu tiên xuất hiện chính thức trong Nghị định số 42/20098 của Chính phủ về phân loại đô thị. Nó được định nghĩa lần đầu tiên tại Thông tư số 19/2010 / TT-BXD9 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc xây dựng quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị, là các "công viên và vườn hoa/sân chơi". Trong các tài liệu khác của chính phủ, có những định nghĩa khác cho các không gian khác nhau như cây xanh sử dụng công cộng, vườn hoa, vườn đi bộ, khu bờ sông, sân chơi, và các quảng trường công cộng. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong nghiên cứu này được hiểu là những không gian công cộng ngoài trời đang hoặc có khả năng được sử dụng để cho những người sống gần đó đến thư giãn, tập thể dục, vui chơi, tương tác với nhau v.v. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư có thể là vườn hoa, sân chơi, đường đi quanh hồ, không gian mở giữa các công trình xây dựng, các đoạn rộng ra của đường, ngõ trong cộng đồng, hoặc bất kỳ mảnh đất công nào chưa được sử dụng. Nghiên cứu này xem xét các khu dân cư nằm trong chín quận của Hà Nội được coi là nội đô trước khi thành phố được mở rộng lãnh thổ vào năm 200810 . Các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: - Các vườn hoa/sân chơi khu dân cư đã được hình thành, thay đổi theo thời gian, cũng như hiện đang được sử dụng và duy trì như thế nào, và tại sao? - Ai là các bên liên quan, họ quan tâm và có mức độ ảnh hưởng như thế nào trong việc bảo vệ và quản lý các vườn hoa/sân chơi khu dân cư? - Cơ cấu quản lý nhà nước, các chính sách và khuôn khổ pháp lý liên quan đến vườn hoa/sân chơi khu dân cư vận hành như thế nào? - Các kinh nghiệm tốt nào đã được thực hiện trong việc kiến tạo, bảo vệ và duy trì vườn hoa/sân chơi khu dân cư có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam nói chung, và ở Hà Nội nói riêng? và - Các khuyến nghị chính sách nào có thể kiến nghị cho Chính phủ và chính quyền thành phố Hà Nội trong việc bảo vệ và quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư và thu hút sự tham gia của các thành viên cộng đồng? Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính, có sử dụng thông tin cả thứ cấp và sơ cấp. Các tài liệu sau đây đã được nghiên cứu: 8 Nghị định Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP về phân loại đô thị. 9 Trong Thông tư của Bộ Xây dựng số 19/2010/TT-BXD, lần đầu tiên, nó được định nghĩa là “công viên (công cộng)” và “vườn hoa/sân chơi”. 10 Thuật ngữ “các quận nội đô” được hiểu là 9 quận nội đô được thành lập trước khi thành phố Hà Nội mở rộng địa giới năm 2008, bao gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Tây Hồ và Hoàng Mai.
  • 15. 4 - Các văn bản nhà nước (cả ở cấp Trung ương và cấp thành phố) liên quan đến chủ đề nghiên cứu, bao gồm các chính sách, quy định pháp luật và hướng dẫn, quy chuẩn quy hoạch đô thị và cơ cấu quản lý nhà nước; - Các nghiên cứu sẵn có về vườn hoa/sân chơi ở Hà Nội; - Các tài liệu liên quan đến các kinh nghiệm tốt (lập bản đồ không gian công cộng ở Hạ Đình, Hợp tác xã nhà ở Thụy Điển, sân chơi Thượng Đình, Think Playground, tạo lập sân chơi ở Hội An v.v.); và - Tài liệu có sẵn khác. Việc thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng Năm đến tháng Tám năm 2014 với các cán bộ nhà nước của Hà Nội ở cấp thành phố, quận và phường, các chuyên gia đô thị trong nước và quốc tế, đại diện các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các tình nguyện viên, cũng như đại diện truyền thông v.v., để có được các quan điểm khác nhau về vấn đề này. Ngoài ra, một số câu chuyện đã được thu thập về các kinh nghiệm tốt được thực hiện. Nhóm nghiên cứu tập trung vào ba loại khu dân cư trong khu vực nội đô, nơi đa số người dân thành phố đang sinh sống, đặc biệt là nơi ở của những người có thu nhập thấp và của nhóm người có thu nhập trung bình (mới nổi). Các khu dân cư này bao gồm 1) các khu tập thể cũ thuộc sở hữu nhà nước (phường Văn Chương thuộc quận Đống Đa), 2) các khu nhà ở tự xây11 (phường Hạ Đình và Thượng Đình thuộc quận Thanh Xuân), và 3) các khu đô thị mới (Trung Hòa - Nhân Chính). Ngoài ra, có cả những câu chuyện về những nơi khác của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng mỗi câu chuyện được chia sẻ trong nghiên cứu này có thể giúp cho việc bảo vệ, tạo lập và quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư thông qua việc học hỏi từ các thành công và cả các thách thức. Các hoạt động thu thập các câu chuyện bao gồm 1) thu thập thông tin từ các nguồn thứ cấp, 2) quan sát và chụp ảnh; 3) tiến hành các cuộc phỏng vấn với chính quyền phường, đại diện các tổ chức xã hội, người kinh doanh đang chiếm giữ vườn hoa/sân chơi khu dân cư, và người dân (người di cư, phụ nữ, trẻ em, người già v.v.). Tổng cộng, có hơn 40 người đã được phỏng vấn; danh sách những người này được trình bày trong Phụ lục 1. Dự thảo báo cáo đã được xây dựng và trình bày tại một hội nghị bàn tròn được tổ chức vào ngày 20 tháng 7 năm 2014, ở đó các đại diện của chính quyền thành phố Hà Nội và các chuyên gia đã đóng góp ý kiến và đề xuất của họ. Dự thảo báo cáo cũng nhận được ý kiến đóng góp từ Quỹ Châu Á trước khi báo cáo cuối cùng được thực hiện. 2. Khung pháp lý 2.1. Các chính sách nhà nước Chính quyền thành phố đã chủ động xây dựng Thủ đô thành thành phố xanh và lành mạnh vì người dân Là chính quyền địa phương, Hà Nội lập chính sách cho mình dựa trên các định hướng chính sách quốc gia. Quyền của người dân được nghỉ ngơi và vui chơi, trong đó có người già, phụ nữ và trẻ em, đã được khẳng định trong Pháp lệnh Người cao tuổi, Luật Bình đẳng giới12 và Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục 11 “Nhà tự xây” trong nghiên cứu này được hiểu là nhà do người dân tự xây cho mình ở. 12 Luật bình đẳng giới, No. 73/2006/QH11, ngày 29/11/2006.
  • 16. 5 Trẻ em13 . Các chính sách xã hội đã và đang được xây dựng với mục tiêu phát triển - về thể chất, tinh thần và đạo đức - nguồn nhân lực của đất nước, trong đó có các chiến lược quốc gia về phát triển y tế, thể thao, giáo dục và văn hóa14 . Ở cấp địa phương, Hà Nội cũng đã xây dựng quy hoạch phát triển cho các lĩnh vực tương ứng15 . Bên cạnh đó, có quy định rằng xã/phường phù hợp với trẻ em phải có các khu vực vui chơi và có tổ chức các hoạt động văn hóa cho trẻ em16 . Các chính sách quy hoạch đô thị đóng vai trò xuyên suốt khi chúng chỉ đạo công tác quy hoạch không gian nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho việc thực hiện các chính sách xã hội. Một số chính sách quy hoạch đô thị có các mục tiêu về cơ sở hạ tầng xã hội, trong đó có mục tiêu về cây xanh và công viên cho thành phố Hà Nội. Chúng bao gồm: - Định hướng Điều chỉnh Quy hoạch Phát triển Hệ thống Các Trung tâm Đô thị Việt Nam đến năm 2025, Tầm nhìn đến năm 205017 ; - Chương trình Phát triển Đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-202018 ; - Chương trình Nâng cấp Đô thị Quốc gia giai đoạn 2009-202019 ; - Chiến lược Phát triển Nhà ở Quốc gia đến năm 2020, Tầm nhìn đến năm 203020 ; - Quy hoạch Tổng thể Xây dựng Hà Nội đến năm 2030, Tầm nhìn đến năm 205021 ; - Quy hoạch Sử dụng Đất Hà Nội đến năm 2020 và Kế hoạch Sử dụng Đất giai đoạn 2011-201522 ; và - Quy hoạch Hệ thống Cây xanh, Công viên, Vườn hoa và Hồ Hà Nội đến năm 2030, Tầm nhìn đến năm 205023 . Tài liệu quan trọng nhất chính là Quy hoạch Hệ thống Cây xanh, Công viên, Vườn hoa và Hồ của Hà Nội đến năm 2030, Tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch Cây xanh Hà Nội). Chính sách này có mục đích biến Hà Nội đô một thành phố xanh, sạch, giảm thiểu ô nhiễm tại các khu vực đô thị cũ 13 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em, No.25/2004/QH11 ngày 15/06/2004. 14 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.122/QD-TTg ngày 10/1/2013 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ, Chăm sóc và Củng cố Sức khỏe cho Nhân dân cho Giai đoạn 2011-20120, Tầm nhìn tới 2030; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phát triển Giáo dục cho giai đoạn 2011-2020; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.581/QĐ-TTg ngày 06/05/2009 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phát triển Văn hóa; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.641/QD-TTg dated 28/4/2011 phê duyệt Đề án tổng hợp về củng cố sức khỏe và chiều cao của người Việt Nam cho giai đoạn 2011-2025. 15 Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội No.22/2013/NQ-HĐND ngày 03/12/2013 phê duyệt Quy hoạch Phát triển Thể thao tới 2020, tầm nhìn tới 2030, Nghị quyết No. 05/2012/NQ-HĐND ngày 05/04/2012 phê duyệt Quy hoạch Phát triển Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và dạy nghề tới 2020, tầm nhìn tới 2030; Nghị quyết No. 11/2012/NQ-HĐND ngày 13/07/2012 phê duyệt Quy hoạch Phát triển Văn hóa tới 2020, tầm nhìn tới 2030. 16 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.34/QĐ-TTg/2014 ngày 30/5/2014 về Tiêu chí phường/xã phù hợp với trẻ em 17 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 phê duyệt Định hướng điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống các trung tâm đô thị ở Việt Nam tới 2015, tầm nhìn tới 2050. 18 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia cho giai đoạn 2012-2020. 19 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.758/QĐ-TTg ngày 08/06/2009 phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia cho giai đoạng 2009-2020. 20 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia tới 2020, tầm nhìn tới 2030. 21 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.1878/QĐ-TTg ngày 22/12/2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể xây dựng Hà Nội tới 2030, tầm nhìn tới 2050 22 Nghị quyết Chính phủ No.06/NQ-CP ngày 09/01/2013 về Quy hoạch sử dụng đất tới 2020 và Kế hoạch sử dụng đất Hà Nội cho giai đoạn 2011 – 2015. 23 Quyết định của UBND thành phố Hà Nội No.1495/QD-UBND ngày 18/03/2014 phê duyệt Quy hoạch cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050 (gọi tắt trong báo cáo này là Quy hoạch Cây xanh Hà Nội)
  • 17. 6 thuộc nội đô, và cải thiện chất lượng sống cho người dân Hà Nội vào năm 2030. Các nội dung liên quan đến công viên và vườn hoa là: - Quy hoạch cây xanh đô thị phải là một phần của quy hoạch đô thị; - Đa dạng hóa các loại công viên và cây xanh; tạo ra một hệ thống phân tầng các công viên, bao gồm 1) cấp vùng đô thị, 2) cấp thành phố, 3) cấp huyện, 4) cấp khu vực (phường), 5) cấp đơn vị ở, và 6) cấp nhóm nhà ở; - Trong các quận thuộc nội đô lịch sử, các khu vực trồng cây xanh sẽ không chuyển đổi sang mục đích sử dụng đất khác; - Phát triển các công viên mới các quận nội đô mở rộng; và - Các quận nội đô, đối với dân số mục tiêu 1,8 triệu người vào 2030, sẽ có 710 héc ta công viên đô thị, tương đương với 3,9m2 /người; và 180 héc ta công viên/vườn hoa ở cấp đơn vị ở, tương đương với 1m2 /người. Các biện pháp bao gồm: - Nâng cấp các công viên hiện có; - Di chuyển các cơ sở công nghiệp, đào tạo, y tế để tạo ra một quỹ đất mới. Dự kiến quỹ đất được tạo ra từ việc di chuyển các cơ sở công nghiệp sẽ là 178,21 héc ta. Hầu hết đất đó sẽ được ưu tiên dành cho các cơ sở công cộng, trong đó có không gian xanh, đặc biệt là ở quận Thanh Xuân và quận Đống Đa; - Tái phát triển/nâng cấp các khu chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước để tạo ra khoảng 40 héc ta đất dành cho vườn hoa/vườn dạo ở cấp đơn vị ở; - Trồng thêm cây xanh dọc đường giao thông và khai thác tốt hơn các mặt hồ; và - Ngân sách phân bổ cho khu vực nội đô, cho giai đoạn từ nay đến năm 2030, là 13.742 tỷ đồng (tương đương 654 triệu USD), cho một danh sách các công viên lớn; nó sẽ đến cả từ ngân sách nhà nước lẫn từ các nhà đầu tư tư nhân. Ngân sách dành cho vườn hoa/vườn dạo không được đề cập. Các chính sách nêu trên cho thấy chính quyền thành phố đã và đang rất quan tâm cải thiện chất lượng sống cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số thiếu sót tồn tại trong chính sách quy hoạch đô thị và quy hoạch cây xanh, như được nêu ra dưới đây. Chồng chéo, cạnh tranh, kẽ hở và mâu thuẫn giữa các chính sách Có sự chồng chéo, những kẽ hở và sự cạnh tranh trong sử dụng đất công giữa các chính sách. Quy hoạch Phát triển Thể thao Hà Nội có mục tiêu rằng, vào năm 2020, mỗi phường (trừ bốn quận trung tâm lịch sử) sẽ có ít nhất 0,3 tới 1,0 héc ta cho các hoạt động thể thao, trong đó có chứa một sân vận động, một tòa nhà cho thể dục điền kinh, các sân thể thao, một hồ bơi, cũng như các sân chơi cho trẻ em24 . Quy hoạch Cây xanh Hà Nội có mục tiêu có 1m2 /người diện tích vườn hoa cấp đơn vị ở tại các quận nội đô, trong đó có kết hợp các sân chơi, nhưng lại không đề cập tới sân thể thao. Như vậy, sân chơi được đề cập trong mục tiêu của ít nhất hai chính sách. Quy hoạch Phát triển Giáo dục Hà Nội có mục tiêu rằng khu vực nội đô, đối với các trường học hiện có, sẽ có diện tích đất dành cho trường học tối thiểu là 6m2 cho mỗi học sinh phổ thông, 8m2 cho mỗi học sinh mẫu giáo, và, đối với bất kỳ trường học/nhà trẻ xây mới nào, sẽ có 15m2 cho mỗi học sinh25 . Có thể nói, nhu cầu sử dụng đất của các ngành nói trên, và của các ngành khác như thương mại, giao thông v.v., đang tạo ra một cuộc cạnh tranh đối với nguồn tài nguyên đất công khan hiếm. 24 Quy hoạch Phát triển Thể thao Hà Nội tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030. 25 Quy hoạch Phát triển Giáo dục Hà Nội tới 2020, tầm nhìn tới 2030.
  • 18. 7 Ngoài ra, còn có thể có xung đột trong các mục tiêu chính sách và các biện pháp để đạt được chúng. Để phát triển cây xanh, Quy hoạch Cây xanh Hà Nội nêu ra các biện pháp tạo ra một quỹ đất công mới, như đã nêu ở trên. Trong khi đó, một chính sách khác đang được thực hiện nhằm bán đấu giá các lô đất công có diện tích ít hơn 5.000 mét vuông nằm trong khu dân cư, để "nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của người dân và các doanh nghiệp và tăng thu ngân sách "26 . Một ví dụ khác về sự xung đột trong các biện pháp chính sách là trong khi Quy hoạch Cây xanh Hà Nội nói rằng trong các quận nội đô lịch sử, các khu vực trồng cây xanh sẽ không thay đổi sang mục đích sử dụng đất khác, thì trong thời gian báo cáo này được viết ra, đã có một kế hoạch của chính quyền cắt giảm cây dọc nhiều tuyến phố trung tâm cho một dự án giao thông vận tải27 . Biện pháp chính sách chưa đủ để đạt được các mục tiêu về vườn hoa/sân chơi khu dân cư Quy hoạch Cây xanh Hà Nội đã lập mục tiêu rằng khu vực nội đô sẽ có 3,9m2 /người diện tích công viên đô thị, và 1m2 /người diện tích vườn hoa ở cấp đơn vị ở cho dân số 1,8 triệu người dự kiến vào năm 2030. Thành phố sẽ cần tạo ra 455,3 héc ta công viên và vườn hoa để đạt được cả hai mục tiêu. Xem Bảng 1. Bảng 1 Tình hình hiện tại so với các mục tiêu cho năm 2030 Tên Tổng diện tích đất (km2 ) Dân số mục tiêu (triệu người) Diện tích trên đầu người Diện tích Hiện tại (m2 /người) Mục tiêu (m2 /người) Hiện tại (ha) Mục tiêu (ha) Thiếu (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(7)-(6) Công viên đô thị 137 1,8 1,7 3,9 302,7 710 407,3 Vườn hoa cấp đơn vị ở 137 1,8 0,73 1 13228 180 48 Tổng số 137 1,8 2,43 4,9 434,7 890 455,3 Nguồn: Báo cáo tổng hợp thuyết minh cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội Nhóm tư vấn đã đề xuất Quy hoạch Cây xanh Hà Nội khẳng định rằng, để đạt được các mục tiêu về công viên đô thị trong tương lai, đất đã được phân bổ đủ trong các quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Để đạt được các mục tiêu về vườn hoa cấp đơn vị ở, các biện pháp bao gồm 1) di dời các cơ sở công nghiệp (trong đó, một phần của quỹ đất khoảng 178 héc ta được tạo ra sẽ được sử dụng làm vườn hoa) và 2) nâng cấp các khu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (trong đó quỹ đất khoảng 40 héc ta được tạo ra sẽ để làm vườn hoa cấp đơn vị ở). Di dời các cơ sở công nghiệp và nâng cấp các khu nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đòi hỏi phải có thời gian và ngân sách cho việc chuẩn bị, tái định cư và đầu tư xây dựng cơ sở mới. Trong thực tế, các quá trình này được biết là đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại, trong đó bao gồm sự cố tình trì hoãn của 26 Kế hoạch của UBND TP Hà Nội No.29/KH-UBND ngày 20/2/2013 về Kế hoạch Thực hiện Đấu giá Sử dụng đất trong năm 2013 ở thành phố Hà Nội. 27 http://www.vnmedia.vn/VN/xa-hoi/tin-tuc/ha-noi-lai-chuan-bi-chat-ha-hang-loat-cay-xanh-23-3121732.html 28 Con số 132 héc ta trong bảng nói trên được hiểu là tổng diện tích các công viên được liệt kê trong “cấp khu ở” trong Phụ lục 6 của Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, bao gồm các công viên Indira Gandhi, Linh Đàm, Đền Lừ, Vĩnh Hưng, Đống Đa, Nghĩa Đô, Yên Hòa, và Cầu Giấy, mặc dù phần lớn các công viên này đều do cấp thành phố quản lý.
  • 19. 8 các cơ quan phải di dời, sự lưỡng lự của các nhà đầu tư tiềm năng trong khi thị trường bất động sản đi xuống, cũng như thiếu ngân sách nhà nước29 . Vì vậy, thật khó để tin rằng quỹ đất nói trên có thể đạt được ở quy mô và trong thời gian dự định. Thậm chí nếu thành công, quỹ đất này chỉ có thể tạo ra vườn hoa/sân chơi khu dân cư cho những người sống ở gần nó, nhưng không phải cho những người khác sống ở xa hơn, trong khi theo quy định thì vườn hoa trong đơn vị ở không được cách xa hơn từ bất kỳ ngôi nhà nào quá 500 mét30 . Bên cạnh đó, chính sách này định dành tất cả ngân sách trong kế hoạch để xây dựng các công viên lớn trong chương trình ưu tiên đầu tư của mình, mà không có dòng ngân sách dành cho các vườn hoa/sân chơi nhỏ ở cấp cộng đồng. Cần lưu ý rằng hàng trăm vườn hoa, sân chơi mà hiện đang tồn tại ở các phường nội đô Hà Nội không được tính đến trong cơ sở dữ liệu cây xanh chính thức31 và do đó Quy hoạch Cây xanh Hà Nội không có bất kỳ biện pháp nào để bảo tồn, nâng cấp và quản lý các không gian này. Thành phố Hà Nội thiếu một chương trình nâng cấp đô thị toàn diện, trong đó quy hoạch cây xanh là một phần không thể tách rời Thành phố Hà Nội thiếu một chương trình nâng cấp đô thị toàn diện, trong đó quy hoạch cây xanh phải là một phần không thể tách rời. Một chương trình nâng cấp đô thị như vậy sẽ cho phép tạo ra một mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội đồng bộ, bao gồm cả một hệ thống cây xanh nhiều cấp độ mà Quy hoạch Cây xanh Hà Nội đặt mục tiêu cho các quận nội đô. Thiếu một chương trình nâng cấp đô thị như vậy, chính quyền các cấp thấp hơn khó có thể có một tầm nhìn rộng hơn, rằng lãnh thổ của một phường, có thể được quy hoạch để chứa cây xanh của cấp quận và/hoặc cấp thành phố. Do đó, họ có thể muốn bán đấu giá các lô đất công để tư nhân sử dụng nếu họ tin rằng tất cả các nhu cầu sử dụng đất công ở cấp quản lý của mình đã được đáp ứng, trong khi chính quyền ở các cấp cao hơn không có cơ sở quy hoạch để giám sát quá trình này. "Tôi tin rằng việc đấu giá đất đang được thực hiện bởi vì tất cả các nhu cầu về sử dụng đất cho các công trình công ích đã được đáp ứng đầy đủ. Đã có các quy định rõ ràng nhằm hướng dẫn việc này." Một đại biểu dân cử 2.2. Quy định luật pháp Hệ thống pháp luật về quy hoạch đô thị đang tiến bộ nhằm đáp ứng với các thay đổi Khung pháp lý về quy hoạch và quản lý đô thị đã phát triển nhanh chóng trong ba thập kỷ qua để đáp ứng nhu cầu thay đổi, và được coi là tiến bộ nhất so với các khung pháp lý thuộc các ngành khác32 . Các tài liệu quan trọng nhất bao gồm các luật, các quy định hướng dẫn, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, như trong Bảng 2 dưới đây. Nhiều văn bản luật pháp có những nội dung nêu bật tầm quan trọng của cây xanh đô thị và hướng dẫn quy hoạch chúng. 29 Phỏng vấn một quan chức cao cấp của Hà Nội về quy hoạch đô thị đã nghỉ hưu. 30 Quy chuẩn xây dựng QCVN 01-2008 31 Trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội 32 Bài phát biểu của một chuyên gia cao cấp về quy hoạch đô thị trong hội thảo của Hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam nhằm đóng góp cho các văn bản luật pháp về quy hoạch đô thị và xây dựng tổ chức ngày 10/05/2013 tại Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội.
  • 20. 9 Bảng 2 Các văn bản pháp luật có liên quan chính TT Tên văn bản Năm ban hành I Luật và các quy định 1.1 Luật Xây dựng33 2003 1.2 Luật Quy hoạch Đô thị34 2009 1.3 Luật Nhà ở35 2005 1.4 Luật Thủ đô36 2012 1.5 Luật Đất đai 201337 1.6 Nghị định Chính phủ No.38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị 2010 1.7 Thông tư của Bộ xây dựng No.19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị 2010 1.8 Pháp lệnh về Thực hiện Dân chủ ở Xã/Phường/Thị trấn 2007 II Quy chuẩn và tiêu chuẩn quy hoạch 2.1 Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCVN No.1-2008: Quy hoạch Xây dựng 2008 2.2 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCVN 362-2005/ Quy hoạch Cây xanh Sử dụng Công cộng – Tiêu chuẩn Thiết kế 2005 2.3 Tiêu chuẩn Thiết kế Việt Nam 9257-2012/ Quy hoạch Cây xanh Sử dụng Công cộng – Tiêu chuẩn Thiết kế38 2012 2.4 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 287: 2004 – Các Công trình Thể thao và Sân Thể thao 2004 Có một số vấn đề nổi bật trong các khuôn khổ pháp lý được liệt kê dưới đây. Hướng dẫn quy hoạch chưa đủ hoặc thiếu thực tế cho vườn hoa/sân chơi trong các khu ở cũ Luật Quy hoạch Đô thị nói rằng quy hoạch đô thị phải đáp ứng các nhu cầu về công viên, cây xanh, mặt nước và cơ sở hạ tầng xã hội khác. Tuy nhiên, luật này và các quy định hướng dẫn của nó39 lại không hướng dẫn lập quy hoạch cơ sở hạ tầng xã hội một cách cụ thể như nó hướng dẫn đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó, trong khi hướng sự tập trung chủ yếu tới quy hoạch các khu đô thị mới, luật này đề cập tới vấn đề quy hoạch nâng cấp đô thị một cách rất hời hợt, chỉ trong một điều khoản nhỏ. Được biết, hiện nay Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn Quốc gia thuộc Bộ xây dựng đang soạn thảo một quy chuẩn quy hoạch dành cho việc nâng cấp các quận trung tâm lịch sử của Hà Nội40 . Luật Nhà ở 2005 quan tâm tới việc tăng diện tích sàn cho nhà ở, nhưng lại không có nội dung để đảm bảo rằng các khu ở phải có các không gian cho hội họp, thư giãn và vui chơi cho người dân. Luật này cũng tập trung hướng dẫn phát triển các khu nhà ở mới, trong khi coi nhẹ việc cải thiện các khu nhà ở hiện tại, nơi mà hầu hết cư 33 Nghị quyết của Quốc hội No.16/2003/QH11ngày 26/11/2003 phê duyệt Luật xây dựng. 34 Nghị quyết của Quốc hội No.30/2009/QH12 ngày 17/06/2009 phê duyệt Luật quy hoạch xây dựng. 35 Nghị quyết của Quốc hội No.56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 phê duyệt Luật Nhà ở. 36 Nghị quyết của Quốc hội No.25/2012/QH13 phê duyệt Luật Thủ đô. 37 Nghị quyết của Quốc hội No.45/2015/QH13 phê duyệt Luật Đất đai. 38 Tiêu chuẩn thiết kế này được nhắc đến trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, nhưng lại được nhiều chuyên gia được phỏng vấn cho rằng nó đã bị Bộ xây dựng thu hồi lại. 39 Ví dụ, Nghị định Chính phủ No.38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị; Thông tư của Bộ xây dựng No.19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010 hướng dẫn lập Quy chế về quản lý quy hoạch đô thị và kiến trúc. 40 Phỏng vấn một chuyên gia cao cấp thuộc nhóm tư vấn đề xuất Quy hoạch Cây xanh Hà Nội
  • 21. 10 dân đô thị đang sống, và nhiều người trong số họ đang thiếu cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu, trong đó có vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Tương tự như vậy, Luật Thủ đô không có nội dung cụ thể để đảm bảo rằng Hà Nội sẽ có đủ vườn hoa/sân chơi ở cấp khu dân cư. Các luật nói trên có xu hướng dựa vào các quy chuẩn và tiêu chuẩn quy hoạch sẵn có thay vì hướng dẫn chúng. Trong các tài liệu này, các nội dung chính liên quan đến các vườn hoa/sân chơi khu dân cư là, đối với các khu dân cư mới, ở các cấp nhóm nhà ở và đơn vị ở41 , sẽ tương ứng có ít nhất 1m2 /người và 2m2 /người diện tích vườn hoa, ở khoảng cách tương ứng tối đa là 300m và 500m từ bất cứ ngôi nhà nào42 . Đối với các khu ở nằm trong các khu phố cũ, yêu cầu phải có, ở cấp đơn vị ở, ít nhất 2m2 /người diện tích vườn hoa, ở khoảng cách tối đa 500m từ bất kỳ ngôi nhà nào43 , trong khi không có yêu cầu nào được đặt ra cho cấp nhóm nhà ở. Có thể hiểu rằng, do đạt được yêu cầu này đối với khu vực nội đô Hà Nội, nơi dân số và mật độ xây dựng rất cao, sẽ rất tốn kém, Quy hoạch Cây xanh Hà Nội đã đặt mục tiêu thấp hơn, chỉ 1m2 /người diện tích vườn hoa ở cấp đơn vị ở. Chưa có quy chuẩn/tiêu chuẩn quy hoạch cho sân chơi và các tiện ích của nó, cái có thể bao gồm diện tích tối thiểu của sân chơi, danh sách các thiết bị chơi tối thiểu. Các thuật ngữ thiếu nhất quán trong các văn bản quy phạm pháp luật Các từ ngữ sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy hoạch cây xanh thiếu thống nhất. Dưới đây là một số ví dụ: - Tiêu chuẩn quy hoạch TCVN 362-200544 có cho khái niệm “cây xanh đường phố” vào trong khái niệm “cây xanh sử dụng công cộng” trong khi Quy chuẩn quy hoạch QCVN 01-200845 thì lại không; - Thuật ngữ "vườn hoa" được định nghĩa trong TCVN 352-2005 là "một khu vực nhỏ vài héc ta", tuy nhiên lại không có ngưỡng về diện tích để một vườn hoa trở thành một công viên. Một số công viên được Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội gọi là "công viên khu dân cư" (Indira Gandhi, Linh Đàm, Đền Lừ, Đống Đa, Nghĩa Đô, Yên Hòa) nhưng lại không có tiêu chí nào đặt ra để gọi chúng như vậy. Không có định nghĩa nào được đưa ra về "vườn dạo", mặc dù nó được đề cập đến trong các văn bản pháp luật khác nhau; - Không có định nghĩa về việc diện tích cây xanh được đo như thế nào (ví dụ, diện tích đất được giao để trồng cây xanh, diện tích bóng mát của cây v.v.). Ngoài ra, không có công thức cố định để chuyển đổi các diện tích mặt nước sang diện tích cây xanh trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch có liên quan; - Cây xanh và công viên được định nghĩa là cơ sở hạ tầng xã hội trong Luật Quy hoạch Đô thị, nhưng lại là cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong Quyết định của UBND thành phố Hà Nội No.6541/QĐ- UBND ngày 15/12/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Xây dựng Hà Nội; 41 Quy chuẩn Quy hoạch 01-2008 định nghĩa: Đơn vị ở: là khu vực chức năng gồm các nhóm ở. Đường đô thị chính không được cắt qua đơn vị ở. Dân số tối đa là 20,000 người và dân số tối thiểu là 4,000 người. Các công trình dịch vụ, bên cạnh các thứ khác, có vườn hoa và sân chơi. Nhóm ở: được bao bọc bởi những con đường tiểu khu hoặc lớn hơn. Một nhóm ở có diện tích chiếm đất của các tòa nhà chung cư hoặc/và các thửa đất của các hộ gia đinh, và ngoài các thứ khác, còn có diện tích chiếm đất của các con đường nội bộ và vườn hoa/sân chơi. Trong sân chơi nội bộ có thể cho phép có các cơ sở văn hóa của cộng đồng. 42 Quy chuẩn quy hoạch 01-2008. Mục 2.4 – Quy hoạch đơn vị ở 43 Quy chuẩn quy hoạch 01-2008. Mục 2.10 – Quy hoạch nâng cấp các khu đô thị cũ 44 Tiêu chuẩn xây dựng No.9257-2012 về quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng ở các trung tâm đô thị 45 Quy chuẩn quy hoạch QCVN 01-2008.
  • 22. 11 - Trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, Hình 2 đưa ra thuật ngữ "công viên đô thị" và "vườn hoa và vườn dạo", trong khi đó, ở Bảng 13 và 14 của chính văn bản đó, những thuật ngữ đó biến thành "cây xanh đô thị" và "cây xanh cấp đơn vị ở”; và - Trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, khu vực nội đô có lúc bao gồm 9 huyện, có lúc bao gồm 10 huyện (với quận Hà Đông bổ sung) ở những vị trí khác nhau. Trung tâm lịch sử của Hà Nội bao gồm 5 quận, trong đó có bao gồm quận Tây Hồ mới được công nhận là quận nội đô, mà không phải là quận Thanh Xuân vốn đã được đô thị hóa trước đó rất lâu. Sự bất nhất nói trên có thể tạo ra những trở ngại trong việc thu thập và trình bày thông tin và dẫn đến các tập hợp dữ liệu khác nhau; chúng không chính xác và không tương thích với nhau. Ví dụ, diện tích công viên ở 9 quận nội đô vào năm 2004 được nêu trong báo cáo HAIDEP46 là 0.9m2 /người, trong khi con số được chuyển đổi từ diện tích nêu trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội là 2.08m2 /người. Một ví dụ khác là các báo cáo nói trên chỉ ra rằng hoàn toàn không có công viên và vườn hoa ở quận Thanh Xuân, trong khi các quan sát đã chứng minh rằng có tới vài vườn hoa/sân chơi tồn tại ở mỗi phường của quận này. Có thể hiểu rằng, các dữ liệu chính thức hiện tại về vườn hoa ở cấp đơn vị ở không phản ánh đúng thực trạng, vì nó không bao gồm những vườn hoa, sân chơi đang được quản lý ở cấp phường. "Dữ liệu hiện tại của chúng tôi không bao gồm vườn hoa ở cấp đơn vị ở" Chuyên gia cao cấp đã đề xuất Quy hoạch Cây xanh Hà Nội Quy định về quản lý nhà chung cư chưa tạo điều kiện cho địa điểm hội họp/vui chơi Luật Nhà ở 2005 cho phép người sở hữu và sử dụng căn hộ, thông qua Ban Quản lý tòa nhà của họ, được quyết định làm thế nào để sử dụng các không gian chung. Tuy nhiên, luật này cho Ban Quản lý nhà của thành phố (trong trường hợp nhà ở xã hội) và chủ đầu tư (đối với trường hợp nhà ở thương mại) quyền lực đáng kể khi họ có trách nhiệm quản lý tòa nhà từ khi nó mới được đưa vào sử dụng cho tới khi thành lập được Ban quản lý tòa nhà. Những người này thường cố tình trì hoãn việc thành lập Ban Quản lý tòa nhà để kéo dài sự chiếm đóng bất hợp pháp của họ các diện tích chung để kiếm lợi cho cá nhân, trong khi cư dân không có không gian cho các cuộc họp và vui chơi. Để khắc phục điều này, Quy chế quản lý chung cư tại Hà Nội47 mới đây nói rằng nếu một dự án xây dựng chung cư không có chỗ cho các hoạt động cộng đồng, các nhà đầu tư có trách nhiệm bố trí một không gian cho mục đích này có diện tích tối thiểu tính theo 0.8m2 /căn hộ nhưng không được nhỏ hơn 36m2 . Tuy nhiên, nhiều người đang sống trong các căn hộ được xây dựng trước thời điểm ban hành quy định này vẫn bị ảnh hưởng. Thiếu minh bạch trong quản lý đất công Theo các quy định hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai 200348 , bản đồ để theo dõi và lập quy hoạch sử dụng đất có tỷ lệ lớn nhất chỉ 1/2000, trên đó đất ở đô thị được đánh dấu bằng một màu nhất định, màu này bao phủ các nhà ở, làn đường, cây xanh, vườn hoa/sân chơi v.v., mà không có đặc điểm để phân 46 HAIDEP. 2007. Báo cáo cuối cùng. Mục “Điều kiện sống”. Trang 3-23. Lưu ý rằng 9 quận được ghi trong báo cáo HAIDEP, so với Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, có thêm quận Long Biên, nhưng lại không có quận Từ Liêm. 47 Quyết định của UBND thành phố Hà Nội No.01/2013/QD-UBND ngày 04/01/2013 ban hành Quy chế quản lý tòa nhà chung cư ở Hà Nội 48 Thông tư No.13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 Quy định về ký hiệu về hiện trạng sử dụng đất phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất.
  • 23. 12 biệt chúng với nhau. Các bản đồ như vậy không cho phép hiển thị những thay đổi trong sử dụng đất. Ví dụ, đất công xung quanh các chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước bị lấn chiếm bởi các cư dân như thế nào đã không được ghi nhận lại49 . Xem Hình 1 dưới đây. Hình 1 Quy hoạch chi tiết sử dụng đất quận Hai Bà Trưng Nguồn: Kiến trúc sư Trần Huy Ánh Không có số liệu thống kê đáng tin cậy về đất công tại Hà Nội. Trong hệ thống quản lý nhà nước, các cấp trên thường dựa vào các thông tin được cung cấp bởi các cấp thấp hơn cho việc ra quyết định, trong khi thiếu các công cụ để kiểm tra chéo. Trong nhiều trường hợp, cấp dưới không báo cáo hành vi vi phạm quy hoạch bởi vì nó có thể được xem như là thừa nhận điểm yếu của họ (hoặc thậm chí tòng phạm) trong quản lý quy hoạch. Hệ thống báo cáo, phối hợp và quản lý thông tin hiện nay không cho phép đưa ra một bức tranh rõ ràng về việc còn lại bao nhiêu đất công và nó đang được sử dụng như thế nào để phục vụ cho quy hoạch trong tương lai. 49 Phỏng vấn một chuyên gia cao cấp của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội
  • 24. 13 "Các số liệu thống kê sử dụng đất và kiểm kê đất được thực hiện bởi cấp phường/xã không phản ánh đúng tình hình sử dụng đất. Điều này đã xảy ra qua nhiều thế hệ cán bộ phụ trách, với các tài liệu sử dụng đất không được chuyển giao giữa người trước và người sau, và trở thành vấn đề mãn tính khó giải quyết. " Kết luận của cuộc họp trực tuyến ngày 6/8/2014 của UBND thành phố Hà Nội về tiến độ triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 14/1/2014 về tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và công cộng trên lãnh thổ của thành phố Hà Nội50 "Chúng tôi biết rằng đôi khi chính quyền cấp dưới không báo cáo sự thật về việc sử dụng đất công, nhưng chúng tôi lại không có công cụ để kiểm tra. Thanh tra đất đai của chúng tôi chỉ có thể đến hiện trường khi chúng tôi nhận được đơn khiếu nại của người dân. " Cán bộ địa chính thuộc Sở TNMT Hà Nội Trong một số phường được nghiên cứu, có những lô đất công trước đây được đặt dưới sự quản lý của các doanh nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã nông nghiệp mà nay đã không còn hoạt động nữa. Chúng có thể được lãnh đạo công ty bán bất hợp pháp cho tư nhân để tư lợi. Điều này làm giảm cơ hội cho người dân có được vườn hoa/sân chơi khu dân cư của họ. "Có một mảnh đất công 150m2 đã giao cho một công ty xây dựng nhà nước nay không còn hoạt động nữa. Hiện giờ họ đang cố gắng bán nó một cách bất hợp pháp để tư lợi." Một số lãnh đạo cộng đồng Gần đây, chính quyền thành phố đã bày tỏ quan ngại về sự lạm dụng và chuyển giao trái phép đất công, và đưa ra phương hướng51&52 cho các cơ quan chính quyền nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất công, trong đó bao gồm: 1) UBND cấp quận và phường đánh giá và ghi lại hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và đất công tại mỗi phường/xã và xử lý bất kỳ hành vi vi phạm nào; 2) Thanh tra thành phố và Sở TN&MT đề xuất một phương thức toàn diện về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp và đất công ở các quận và phường cụ thể, và báo cáo với UBND thành phố trước ngày 15/09/2014; và 3) Sở TN&MT và Sở NN&PTNT, cùng với UBND các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa, Cầu Giấy, kiểm tra và đề xuất cách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp do các hợp tác xã quản lý và báo cáo cho UBND thành phố trước 30/09/2014. Hành động này là một tiến triển tốt nhằm thực hiện quản lý sử dụng đất minh bạch hơn, và có thể tạo ra một bức tranh tốt hơn về quỹ đất công, mà một phần trong đó có thể được sử dụng làm vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Tuy nhiên, cho đến nay, kết quả vẫn chưa được công bố. Qúa trình quy hoạch đô thị thiếu sự tham gia của người dân53 Quyền tham gia của người dân được ban hành trong Pháp lệnh về Thực hiện Dân chủ ở Xã/Phường/Thị trấn54 . Tài liệu này nói rằng quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất phải được công bố cho người 50 http://hanoi.gov.vn/web/guest/mobile/- /vcmsviewcontent/CJle/701/701/120199;jsessionid=358C6BB6E256BAD8392870FECB208C9A 51 Chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội No.04/CT-UBND ngày 14/01/2014 về tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp và đất công trên địa bàn Hà Nội. 52 Công văn của UBND thành phố Hà Nội No.5464/VP-TNMT ngày 22/08/2014 về tăng cường quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố. 53 UNHabitat. 2011. Nguyễn Thị Hiền. Báo cáo chuyên đề “Phân tích thể chế trong nhà ở” cho báo cáo tổng hợp “Hồ sơ nhà ở Việt Nam”.
  • 25. 14 dân, được họ thảo luận hoặc quyết định, cho ý kiến, hoặc giám sát trước khi cơ quan có thẩm quyền đi đến quyết định. Luật Quy hoạch Đô thị và Luật Xây dựng cũng có các nội dung về sự tham gia của người dân trong quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số thiếu sót. Giới hạn hẹp của các bên liên quan được tham gia. Thông thường, chỉ những lãnh đạo tổ dân phố hoặc lãnh đạo của các tổ chức đoàn thể được mời tham dự các cuộc họp để đóng góp vào quy hoạch. Những người này có xu hướng đồng ý với những gì các nhà đầu tư muốn, thay vì phản ánh ý kiến của người dân55 . Công bố thông tin không đầy đủ. Luật Quy hoạch Đô thị quy định rằng thông tin quy hoạch phải được công bố. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người dân không được thông tin đầy đủ; họ không dễ biết được các thông tin có liên quan có thể tìm được ở đâu, hoặc thông tin được thể hiện bằng ngôn ngữ kỹ thuật khó hiểu đối với những người không có chuyên môn. Đặc biệt, các thông tin được đăng trên các cổng thông tin của chính quyền thường nghèo nàn về nội dung, và không được cập nhật một cách kịp thời. Tình trạng đó đặc biệt không tốt đối với các trang web của cấp quận, trong khi website của chính quyền cấp phường thì lại chưa có. Các bước không hợp lý cho sự tham gia của người dân trong quá trình quy hoạch đô thị. Quá trình quy hoạch đô thị hiện nay được chia thành hai bước đòi hỏi sự tham gia của người dân để được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đó là: 1) “Xây dựng nhiệm vụ quy hoạch", trong đó bao gồm các nội dung quan trọng nhất của quy hoạch đô thị, như 1) xác định mục đích sử dụng đất; 2) xác định các tính chất, vai trò và động lực phát triển/hướng phát triển của khu vực được quy hoạch, xác định ranh giới, diện tích, dân số ước tính, yêu cầu về sử dụng đất, phân khu chức năng và kiến trúc, bố trí các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội và kết nối chúng với cơ sở hạ tầng chính, các yêu cầu đảm bảo rằng các khu vực được quy hoạch sẽ cân đối với các khu vực xung quanh, bảo tồn kiến trúc và bản sắc của thành phố và cải thiện điều kiện sống của người dân, yêu cầu về đánh giá môi trường chiến lược v.v.; và 3) phương thức tổ chức thực hiện56 . Nhiệm vụ quy hoạch phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và là cơ sở để xây dựng thiết kế quy hoạch đô thị; và 2) “Xây dựng thiết kế quy hoạch", trong đó phản ánh các nội dung của quy hoạch đô thị ở dạng bản vẽ/phác thảo, mô hình, các thông số kỹ thuật và cơ chế quản lý57 . Việc xác định "mục đích sử dụng đất" được hiểu là điều kiện tiên quyết để xây dựng các nội dung còn lại của "nhiệm vụ quy hoạch". Tuy nhiên, theo Luật Quy hoạch Đô thị, nó lại chỉ là một nội dung nhỏ trong toàn bộ bước “Xây dựng nhiệm vụ quy hoạch”. Thực tế đã chỉ ra rằng "mục đích sử dụng đất" đã và đang là mục tiêu của sự phản kháng của người dân, vì nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Do đó, khi xảy ra việc "mục đích sử dụng đất" phải thay đổi vì sự phản đối của người dân, nó dẫn đến việc phải thay đổi của các nội dung còn lại của bước "xây dựng nhiệm vụ quy hoạch", điều đó có nghĩa là các nỗ lực lớn của chính quyền và các nhà đầu tư bỏ ra cho toàn bộ việc xây dựng nhiệm vụ quy hoạch có thể bị lãng phí. 54 Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội No.34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20/04/2007. 55 Trung tâm hành động vì đô thị.. 2007. Nguyễn Thị Hiền. Nghiên cứu ”Sự tham gia của người dân trong quy hoạch và quản lý không gian công cộng - trường hợp nghiên cứu Công viên Thống Nhất” 56 Điều23, Luật Quy hoạch Đô thị 57 Điều 3, Luật Quy hoạch Đô thị