SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Thùy Dung -
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng KHCN và HTQT, Thƣ
viện, Ban chủ nhiệm Khoa Tiểu học Mầm non - Trƣờng Đại học Tây Bắc và các
bạn sinh viên lớp K51 ĐHGD Mầm non đã tạo điều kiện giúp đỡ em nghiên cứu
để hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu cùng
toàn thể các cô và các cháu mẫu giáo 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu giáo Minh Tân –
Bảo Yên – Lào Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành đề tài đúng thời
gian.
Sơn La, tháng 05 năm
2014
Ngƣời thực hiện
Kim Thị Hơn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ĐC : Đối chứng
TN : Thể nghiệm
TB : Trung bình
MG : Mẫu giáo
ĐHGD : Đại học giáo dục
TC : Tiêu chí
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………..1
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………….……2
3. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………….4
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu……………………………………...……4
5. Giả thiết khoa học……………………………………………………………..4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………5
7. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….……..5
8. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………………...5
9. Cấu trúc của luận văn…………………………………………………………6
PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………..7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN..............................7
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………………………………….….7
1.1.1.Đặc điểm tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi…………………………………………7
1.1.2. Chức năng, vai trò của ngôn ngữ, đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi……………………………………………………………..9
1.1.3. Đặc điểm của các tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi……………..………15
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN………………………………………………………21
1.2.1.Tác phẩm thơ trong chƣơng trình “Chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non”…21
1.2.2. Khảo sát điều tra thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua các
tác phẩm thơ……………………………………………………………………25
Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………………..……..30
CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5– 6
TUỔI QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC THƠ………………..………..31
2.1. Sử dụng biện pháp đàm thoại……………………………..……………….31
2.1.1. Khái niệm……………………………………………..…………………31
2.1.2. Cách thức thực hiện……………………………………...………………31
2.1.3. Yêu cầu khi sử dụng phƣơng pháp đàm thoại…………………………...31
2.2. Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ………………………………………………36
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2.1. Rèn luyện trẻ phát âm đúng……………………………………...………38
2.2.2. Hình thành nhịp điệu của ngôn ngữ và chất liệu giọng nói…….……..…39
2.2.3. Dạy lời nói diễn cảm…………………………………………………….49
2.3. Biện pháp giảng giải, giải thích từ khó…………………………………….40
2.4. Sử dụng các phƣơng tiện trực quan trong việc đọc thơ cho trẻ nghe……...41
2.4.1. Cách thức thực hiện……………………………………………..……….41
2.4.2. Yêu cầu của việc sử dụng trực quan……………………………..………44
Tiểu kết chƣơng 2 ………………………………………………...……………45
CHƢƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM…….………….46
3.1. Mục đích thực nghiệm………………………………………….………….46
3.2. Đối tƣợng thực nghiệm……………………………………….……………46
3.3. Thời gian thực nghiệm………………………………………….…………46
3.4. Mẫu thực nghiệm……………………………………………….………….46
3.5. Tiến hành thực nghiệm…………………………………………….………46
3.5.1. Các bƣớc thực nghiệm………………………………………….………..47
3.5.2. Các tiêu chí đánh giá và phân loại mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ
thông qua hoạt động đọc thơ……………………………………………... ……48
Tiểu kết chƣơng 3……………………………………………………..……….55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................56
1. Kết luận……..…………………………………………………….…………56
2. Kiến nghị……………………..………………………………….…………..57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì
vậy đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển bền vững, đảm bảo đào tạo
một thế hệ kế tiếp có đầy đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nƣớc. Đại
hội Đảng khóa IX đã khẳng định “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,
phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực của con
ngƣời”.
1.2. Hiện nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt
giáo dục mầm non chiếm một vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống
giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con
ngƣời mới xã hội chủ nghĩa.
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia
đình, là tƣơng lai của đất nƣớc, là lớp ngƣời sẽ tiếp tục sự nghiệp của ông cha
để lại, gánh vác mọi công việc xây dựng tổ quốc. Mọi trẻ em sinh ra đều có
quyền đƣợc giáo dục chăm sóc, đƣợc tồn tại và phát triển, đƣợc yêu thƣơng
trong gia đình cộng đồng. Khi xã hội càng phát triển thì giá trị con ngƣời càng
đƣợc nhận thức và đánh giá đúng đắn, do vậy việc chăm sóc và giáo dục trẻ lại
càng mang ý nghĩa nhân văn cụ thể và trở thành đạo lí của thế giới văn minh.
1.3. Việc giáo dục trẻ mầm non phải dựa trên nhu cầu cơ bản, thỏa mãn
những mong muốn tốt đẹp của trẻ, khơi gợi sự phát triển khả năng vốn có của
trẻ.
Trong nhà trƣờng mầm non, việc “cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”
là môn học trọng tâm có vị trí quan trọng trong tất cả các môn học, thông qua
môn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất và sâu sắc nhất đặc biệt
là qua hoạt động dạy thơ cho trẻ. Dạy thơ giúp trẻ tiếp cận cái hay, cái đẹp trong
tiếng nói của dân tộc để từ đó làm giàu cảm xúc của trẻ, phát triển trí tƣởng
tƣợng, giúp trẻ khám phá những điều mới lạ trong xung quanh. Để làm đƣợc
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
những điều đó cần phải cho trẻ tiếp xúc và làm quen với các tác phẩm thơ gần
gũi với trẻ, ngôn ngữ thơ phải dễ hiểu, đơn giản mang màu sắc ngộ nghĩnh, vui
tƣơi hồn nhiên nhí nhảnh, yêu đời. Ngôn ngữ thơ đƣợc đánh giá là một hiện
tƣợng ngôn ngữ độc đáo, mang nhiều hình ảnh với các từ láy, từ tƣợng thanh,
tƣợng hình và các phƣơng tiện tu từ. Tuy nhiên để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
qua thơ đạt hiệu quả cao rất cần tìm hiểu nghiên cứu một cách đầy đủ. Chính vì
những lí do này mà chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh Tân- Xã Minh Tân-
Huyện Bảo Yên- Tỉnh Lào Cai qua tổ chức hoạt động đọc thơ” để nghiên
cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ là tài sản quý báu của nhân loại. Nó tồn tại và phát triển đi lên cùng
với xã hội loài ngƣời, nó luôn đồng hành và là phƣơng tiện giao tiếp của con
ngƣời. Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tƣ duy. Không những thế ngôn ngữ còn
có sức hút mạnh mẽ lôi cuốn sự tham gia nghiên cứu của rất nhiều các nhà nghiên
cứu khoa học vĩ đại từ nhiều nhà nghiên cứu khác nhau nhƣ: triết học, tâm lí học,
xã hội học, giáo dục học...và đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn.
Có rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới cùng tham gia nghiên cứu ngôn
ngữ nhƣ: F.Dsaussre, R.O.shor, E.D.Polivanop, L.X.Vuwuwxxky,
O.B.Encônhin, K.D.Usinxky, Planton, Arítot,…
Những nghiên cứu tuy khác nhau về phƣơng pháp nhƣng luôn tìm hiểu
chung một vấn đề đó là ngôn ngữ.
Ví dụ:
A.VPetrovsky với “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm”.
A.M.Barodis với “Phương pháp phát triển tiếng cho trẻ em”.
Những nhà khoa học nổi tiếng của Nga cũng có những khám phá vĩ đại về
những vấn đề hoàn thiện ngôn ngữ với lứa tuổi mầm non:
A.A.Leeonchiep với “Những cơ sở của lí thuyết hoạt động lời nói”.
N.I Giuwnkin với “Vấn đề hoàn thiện nội dung và phương pháp”.
A.N. Xookôlôp với “Lời nói bên trong và tư duy”.
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hay các nghiên cứu khác nhƣ:
M.M.Konxoova với “Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học”.
V.X.Mukhina với “Tâm lí học mẫu giáo”.
A.B.Zaporojets với “Cơ sở tâm lí học của trẻ mẫu giáo”.
Ở Việt Nam vấn đề phát triển ngôn ngữ, lời nói cho trẻ cũng đã đƣợc rất
nhiều các nhà giáo dục quan tâm và nghiên cứu nhƣ:
Các tác giả Nguyễn Quang Ninh, Bùi Kim Tuyến, Lƣu Thị Lan, Nguyễn
Thanh Hồng với: “Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ”, đề cập
tới tiếng Việt dựa vào đó tác giả xây dựng các phƣơng pháp nhằm phát triển và
hoàn thiện lời nói cho trẻ.
Tác giả Hoàng Kim Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức với: “Phương
pháp phát triển ngôn ngữ”. Các tác giả đã đƣa ra các phƣơng pháp nhằm tăng
vốn từ cho trẻ.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Hoàng Gia, Đoàn Thị Tâm với: “Tâm lí
trẻ em lứa tuổi mầm non” đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển tâm lí của trẻ
mầm non qua các giai đoạn lứa tuổi.
Luận án Tiến sĩ của Lƣu Thị Lan: “Những bước phát triển ngôn ngữ của trẻ
từ 1 – 6 tuổi”. Nội dung luận án nói về các bƣớc, giai đoạn hình thành phát triển
ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi.
Luận án Phó tiến sĩ tâm lý học: “Đặc trưng tâm lý của trẻ có năng khiếu
thơ”. Tác giả nghiên cứu các đặc trƣng tâm lý trẻ em, trong đó đặc điểm tâm lý
có chứa năng khiếu cảm thụ các tác phẩm thơ ca là đặc trƣng cơ bản nhất.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về: “Phương pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mẫu giáo từ 0-6 tuổi”, đã nghiên cứu về sự phát triển về vốn từ ngữ của
trẻ qua các độ tuổi và đƣa ra các phƣơng pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ
em ở lứa tuổi mầm non.
Luận án Tiến sĩ Nguyễn Thị Oanh: “Cơ sở của việc tác động sư phạm đến
sự phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non”. Dựa trên cơ sở của ngành sƣ phạm tác
giả đã nghiên cứu tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em mầm non.
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Các công trình nghiên cứu trên đều dựa trên việc tìm hiểu đặc điểm phát triển
tâm lí của trẻ trên cơ sở xuất phát cho việc nghiên cứu, những phƣơng pháp và biện
pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Đó là những đóng góp quý báu
trên các phƣơng diện lí luận và thực tiễn, song việc nghiên cứu về các biện pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua các tác phẩm thơ chƣa có một
công trình nghiên cứu nào chuyên sâu. Các công trình nghiên cứu trên là cơ sở
quan trọng để tác giả thực hiện đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh Tân- Xã Minh Tân- Huyện Bảo Yên-
Tỉnh Lào Cai qua tổ chức hoạt động đọc thơ ”.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua việc khảo sát thực tiễn và tìm hiểu cơ sở lí luận chúng tôi nhằm đề xuất
một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 -6 tuổi thông qua hoạt động đọc
thơ, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển lời nói cho trẻ qua giờ văn học ở
trƣờng mẫu giáo nói chung.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tìm hiểu và đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi
thông qua hoạt động đọc thơ.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu trên 104 trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu giáo Minh Tân – Minh Tân –
Bảo Yên – Lào Cai.
5. Giả thuyết khoa học
Mức độ phát triển ngôn ngữ thông qua một số bài thơ cho trẻ mầm non từ 5 - 6
tuổi ở trƣờng mầm non hiện nay còn những hạn chế vì chƣa gây đƣợc hứng thú
với trẻ và có biện pháp truyền đạt đến gần hơn với trẻ thì sẽ gây đƣợc hứng thú,
cảm giác thoải mái đối với trẻ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về các lĩnh vực
đức – trí - thể - mĩ nhất là phát triển ngôn ngữ. Các biện pháp đề xuất chứng minh
đƣợc tính khả thi thì sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới phƣơng pháp giáo dục
mầm non hiện nay nhất là ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ và có thể làm tài
liệu tham khảo cho giáo viên mầm non, sinh viên ngành giáo dục mầm non.
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề cần
nghiên cứu.
Nghiên cứu lý luận: Đọc tài liệu, tổng hợp, phân tích tài liệu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
Khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi qua tổ chức hoạt
động đọc thơ ở trƣờng mầm non.
Xây dựng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo trong độ
tuổi từ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ.
Tổ chức thể nghiệm để khẳng định tính khả thi của phƣơng án đề xuất.
Xử lí kết quả nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến đề tài.
Vì điều kiện thời gian có hạn và không có thời gian để nghiên cứu nhiều
trƣờng nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra, khảo sát và thực nghiệm tại trƣờng
Mẫu giáo Minh Tân – Minh Tân – Bảo Yên – Lào Cai.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận
Đọc sách báo và các tài liệu liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu, từ đó
chọn lọc để xây dựng nên cơ sở lí luận của đề tài.
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp điều tra
Dùng phiếu điều tra kết hợp trao đổi các thông tin có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu với các giáo viên ở trƣờng mẫu giáo nhằm phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ.
8.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát các tiết học làm quen với các tác phẩm văn học, quan sát và ghi
chép những tác dụng của thơ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua các
tiết học ở trƣờng mẫu giáo.
8.2.3. Phương pháp thể nghiệm sư phạm xây dựng thiết kế và thiết kế mẫu
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài gồm 3 chƣơng.
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn.
Chƣơng này chúng tôi đề cập tới những cơ sở lí luận về ngôn ngữ nói chung
và ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) nói riêng.
Chúng tôi nghiên cứu các tác phẩm thơ đƣợc đƣa vào chƣơng trình chăm
sóc giáo dục ở trƣờng mẫu giáo lứa tuổi 5 -6. Đồng thời khảo sát sự tiếp nhận về
phƣơng diện ngôn ngữ thơ trong chƣơng trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5
-6 tuổi.
Chương 2: Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động
đọc thơ.
Ở chƣơng này tôi đã xây dựng một số biện pháp, quy trình vận dụng phƣơng
pháp giáo dục mầm non mới để tổ chức dạy thơ cho trẻ 5 -6 tuổi với mục đích
phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Chương 3: Thể nghiệm sư phạm.
Từ những cơ sở lí luận, thực tiễn đã thấy tôi tiến hành thiết kế một số mẫu
giáo án và tiến hành giảng dạy ở một số lớp sau đó xử lý số liệu, vẽ biểu đồ thể
hiện tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi
1.1.1.1. Trẻ em rất giàu xúc cảm, tình cảm
Cảm xúc là những rung cảm xảy ra nhanh chóng, nhƣng mạnh mẽ và rõ rệt
hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác. Nó mang tính chất khái quát hơn và
đƣợc chủ thể ý thức ít nhiều rõ rệt hơn so với màu sắc, xúc cảm của cảm giác.
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con ngƣời đối với
những sự vật, hiện tƣợng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.
Xúc cảm, tình cảm là nét tâm lý nổi bật của trẻ thơ, đặc biệt là trẻ lứa tuổi
mẫu giáo. Nhìn chung ở lứa tuổi này, tình cảm thống trị tất cả các mặt trong hoạt
động tâm lý của trẻ. Chính vì vậy mà nhận thức của trẻ cũng mang đậm màu sắc
cảm xúc. Trẻ luôn có nhu cầu đƣợc ngƣời khác quan tâm và cũng luôn bày tỏ
tình cảm của mình với mọi ngƣời xung quanh. Lứa tuổi này đặc biệt nhạy cảm
trƣớc sự thay đổi của thế giới xung quanh và xúc động, ngỡ ngàng trƣớc những
điều tƣởng chừng rất đơn giản. Một bông hoa nở, một chiếc lá rơi, một con kiến
tha mồi hay một đêm trăng sáng... cũng có thể làm trẻ xúc động một cách sâu
sắc. Chính đặc điểm đẹp đẽ nhạy cảm này làm cho trẻ khi nghe kể chuyện, đọc
thơ có thể dễ dàng hoá thân vào nhân vật trong tác phẩm. Trẻ thƣờng có những
phản ứng trực tiếp ngay tức thì khi tiếp xúc với tác phẩm. Chúng có thể cƣời, có
thể khóc, có thể sung sƣớng hay tức giận trƣớc những chi tiết, sự kiện của tác
phẩm, những tình huống mà nhân vật gặp phải. Đó là phản ứng hết sức tự nhiên,
biểu thị trạng thái tâm lý chƣa ổn định dễ dao động trƣớc những tác động bên
ngoài. Những phản ứng này tƣơng đồng với nội dung của tác phẩm và nó trở
nên mạnh mẽ nếu có sự đồng cảm của ngƣời lớn. Chính vì vậy, ngôn ngữ, giọng
điệu, ngữ điệu hoặc những cử chỉ, điệu bộ của ngƣời đọc, kể tác phẩm văn học
cho ngƣời nghe là vấn đề hết sức quan trọng. Việc cho trẻ tiếp cận với tác phẩm
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
văn học cho ngƣời nghe là vấn đề hết sức quan trọng. Việc cho trẻ tiếp cận với
tác phẩm văn học, ngoài kiến thức còn tạo cho trẻ một năng lực cảm nhận cái
đẹp, một thái độ cảm nhận cuộc sống – một phong cách sống.
Trẻ càng lớn tình cảm sẽ dần ổn định, sự hiểu biết của trẻ sẽ phong phú,
phức tạp dần theo mối quan hệ và những hiểu biết về thế giới xung quanh. Chính
vì vậy từ những xúc cảm, tình cảm đƣợc nảy sinh trong quá trình cảm thụ văn
học trẻ sẽ biết yêu thƣơng mọi ngƣời cũng nhƣ vạn vật xung quanh.
Các tác phẩm thơ mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con ngƣời, một thế
giới náo nức sinh động, đáng yêu đầy màu sắc hƣơng vị của thế giới bên ngoài,
của thiên nhiên cây cỏ đƣợc đƣa vào trong thơ qua trí tƣởng tƣợng hồn nhiên
của trẻ thơ mang một màu sắc riêng ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Các tác phẩm thơ nói lên niềm vui, nỗi buồn của nhân vật làm cho trẻ hồi
hộp, cảm động nhƣ chính đó là niềm vui nỗi buồn của bản thân trẻ. Cùng với
những cảm xúc trong các tác phẩm thơ, trẻ cảm thấy cái cảm giác hồi hộp trong
những giây phút căng thẳng, cảm giác bằng lòng, khoan khoái, gây cho trẻ niềm
vui và sự hứng thú.
Thế giới thơ luôn bắt đầu từ những cảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống
hàng ngày của trẻ. Đó là những hình ảnh rất quen thuộc của làng quê Việt Nam,
các tác giả đã cảm nhận về những cảnh vật ấy không chỉ bằng tâm hồn của một
ngƣời nghệ sĩ mà còn bằng trái tim của những con ngƣời yêu thơ. Thiên nhiên
trong thơ mầm non là một thiên nhiên trong trẻo kì diệu và đầy chất thơ.
Có thể tìm thấy trong các tác phẩm văn chƣơng những từ ngữ chính xác
biểu cảm, những bài thơ có nhịp điệu uyển chuyển, những bức tranh thiên nhiên
đầy màu sắc.
Học thơ ca, trẻ sẽ làm quen với cách so sánh, nhân hóa đầy sức thu hút.
“Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn nhƣ cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
Những đêm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Em đi trăng theo buớc
Nhƣ muốn cùng đi chơi ....”
Hình ảnh vầng trăng đƣợc tác giả miêu tả với vẻ đẹp hồn nhiên, trong trẻo
rất đặc trƣng của những đêm trăng nông thôn, những đêm trăng mới thực sự có
ý nghĩa, thực sự là đêm hội của trẻ thơ.
Du ngoạn trong thế giới thơ giúp trẻ phát triển trí tƣởng tƣợng, kích thích
tƣ duy sáng tạo, giáo dục tinh thần nhân đạo, tinh thần đấu tranh, bảo vệ ngƣời
tốt và trừng phạt kẻ xấu…Quả thật các tác phẩm thơ đến với tâm hồn trẻ nhƣ
một sự tự nhiên tất yếu, nó là những tình cảm trong trẻo hồn nhiên nhất, đồng
thời cũng rất chân thành và mãnh liệt.
Viết về thiên nhiên không chỉ là để nói về thiên nhiên. Dƣới cái nhìn của
tác giả, hầu nhƣ tất cả hình ảnh về giới tự nhiên đều là biểu trƣng cho tinh thần
đấu tranh, lao động sản xuất của con ngƣời nông thôn.
Các tác phẩm thơ còn đem đến cho các em tình cảm nồng hậu đối với ông
bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, thầy cô giáo, với những ngƣời lao động vất vả, với
những chú bộ đội…
1.1.1.2. Trẻ rất giàu trí tưởng tượng
Tƣởng tƣợng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chƣa từng có
trong kinh nghiệm của mỗi cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới
trên cơ sở những biểu tƣợng đã có.
Không bao giờ tác giả nhìn sự vật một cách đơn giản nhất, trần trụi mà luôn
luôn phát hiện ra những mối liên hệ của chúng hoặc liên tƣởng tới những hình
ảnh tƣơng đồng khác để từ đó khái quát lên một cái gì đó cao hơn.
Nét nổi bật trong tâm lí trẻ lứa tuổi mẫu giáo là sự phong phú về trí tƣởng
tƣợng. Sức tƣởng tƣợng của các em dƣờng nhƣ vô bờ bến. Chúng dùng trí tƣởng
tƣợng để khám phá thế giới và thoả mãn nhu cầu nhận thức của mình. Trí tƣởng
tƣợng là một phần quan trọng của quá trình tâm lí, nó góp phần tích cực vào hoạt
động tƣ duy và nhận thức của trẻ. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, tƣởng
tƣợng của trẻ lứa tuổi mầm non mang tính chất sáng tạo, tƣởng tƣợng của trẻ gắn
chặt với xúc cảm, đó là quan hệ hai chiều. Tƣởng tƣợng phụ thuộc vào
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sự phát triển của cảm xúc, cảm xúc càng sâu sắc thì tƣởng tƣợng càng phát triển để
phù hợp với cảm xúc đó và ngƣợc lại tƣởng tƣợng cũng giữ vai trò làm giàu thêm
những kinh nghiệm cảm xúc của trẻ. Việc hình thành và phát triển tƣởng tƣợng
của trẻ cũng gắn chặt với hình thành và phát triển ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà
trẻ có thể hình dung ra đƣợc những gì trẻ nhìn thấy (tƣởng tƣợng). Vì thế, nếu một
đứa trẻ mà ngôn ngữ kém phát triển thì trí tƣởng tƣợng cũng nghèo nàn. Tƣởng
tƣợng giúp cho trẻ có thể sâu chuỗi đƣợc những sự vật, hiện tƣợng riêng lẻ vào
một thể thống nhất, tƣởng tƣợng của trẻ có thể đƣợc phát hiện trong hoạt động
giáo dục, qua các hoạt động giáo dục trẻ sâu chuỗi đƣợc các sự vật, hiện tƣợng
bằng trí tƣởng tƣợng phong phú của mình và tích luỹ đƣợc vốn biểu tƣợng trong
từng hoạt động, sau đó trong những thời điểm hoàn cảnh cụ thể, trẻ sẽ có sự liên
tƣởng cần thiết. Trẻ thơ cần có trí tƣởng tƣợng vì vậy việc nuôi dƣỡng trí tƣởng
cho trẻ là một trong những nhiệm vụ của giáo dục mầm non.
Có thể nói, tƣởng tƣợng là một năng lực không thể thiếu để cảm thụ và sống
với những tác phẩm văn học. Trẻ đã sẵn có trong đầu trí tƣởng tƣợng phong phú,
bay bổng nên khi gặp những hình ảnh đẹp đẽ, kì ảo của tác phẩm văn học thì trí
tƣởng tƣợng của trẻ sẽ càng đƣợc thăng hoa. Nhƣ vậy trí tƣởng tƣợng phong phú
của trẻ chính là tiền đề để chúng ta đƣa những tác phẩm văn học đến với trẻ. Trẻ
dùng trí tƣởng tƣợng của mình để tiếp thu những sáng tạo nghệ thuật, và ngƣợc
lại, trí tƣởng tƣợng phong phú, bay bổng trong các tác phẩm văn học sẽ chắp cánh
cho những ƣớc mơ, những hoài bão và sự sáng tạo của trẻ.
1.1.2. Chức năng, vai trò của ngôn ngữ, đặc điểm phát triển ngôn ngữ của
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
1.1.2.1. Chức năng của ngôn ngữ
Một trong những chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là nó đƣợc làm
phƣơng tiện chính cho sự tồn tại, truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch
sử xã hội của toàn nhân loại cũng nhƣ của từng cộng đồng ngƣời.
Những kinh nghiệm lịch sử của xã hội đƣợc đọng lại (chứa đựng) trong các
công cụ lao động, đối tƣợng lao động, trong các chuẩn mực hành vi của các mối
quan hệ qua lại giữa con ngƣời với nhau…Phần lớn đƣợc ghi lại để truyền bá
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cho thế hệ sau nhờ ngôn ngữ. Thoạt tiên, đứa trẻ không thể tự nhận thức đƣợc
thế giới, nó thƣờng đặt ra nhiều câu hỏi cho bố mẹ và những ngƣời xung quanh.
Nhờ những câu trả lời, giải thích…của ngƣời lớn mà trẻ nhận thức đƣợc một
phần tri thức chung, trẻ tiếp tục sử dụng trong quá trình hoạt động của mình.
Những tri thức mà trẻ chiếm lĩnh đƣợc một phần tri thức chung, trẻ tiếp tục sử
dụng trong quá trình hoạt động của mình. Những tri thức mà trẻ chiếm lĩnh
đƣợc trong đời sống hàng ngày cũng nhƣ thông qua dạy học, giáo dục cũng
đƣợc giữ lại dƣới dạng ngôn ngữ. Nhƣ vậy, hoạt động ngôn ngữ có tác dụng xã
hội hóa sự phản ánh của mỗi cá nhân và làm cho nó trở thành có ý nghĩa.
Chức năng cơ bản thứ hai của ngôn ngữ là nó đƣợc dùng làm phƣơng tiện
chính để giao lƣu và điều chỉnh hành vi của con ngƣời.
Trong cuộc sống của con ngƣời nhiều khi con ngƣời trao đổi thông tin với
nhau không chỉ nhằm mục đích truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, lịch
sử và bản thân, thông tin đó cũng không phải là đơn vị tri thức đƣợc đƣa vào
nhà trƣờng. Song những trao đổi nhƣ vậy lại rất cần cho sự định hƣớng hoạt
động của con ngƣời trong mỗi thời điểm hay một tình huống nhất định. Và
chính trong những điều kiện này, con ngƣời không có cách nào khác là phải
dùng phƣơng tiện ngôn ngữ. Ở đây cơ chế hoạt động diễn ra nhƣ sau:
- Khái quát hóa nội dung những điều phản ánh nhằm lập ra đƣợc “chƣơng
trình” của lời nói và tìm đƣợc các từ tƣơng ứng.
- Khớp nối chƣơng trình đó vào cơ cấu ngữ pháp tƣơng ứng làm thành các
đoạn, mệnh đề câu.
- Chuyển các câu đó vào hoạt động vận dụng tƣơng ứng nói ra hoặc viết ra
hoặc nghĩ thầm.
Chức năng cơ bản thứ ba của ngôn ngữ là nó đƣợc dùng làm công cụ của
hoạt động trí tuệ, có chức năng thiết lập và giải quyết các nhiệm vụ hoạt động trí
tuệ của con ngƣời. Nó bao gồm cả việc kế hoạch hóa hoạt động, thực hiện hoạt
động và đối chiếu kết quả hoạt động với mục đích đã đặt ra.
Nhờ có ngôn ngữ mà con ngƣời có thể lập ra kế hoạch, định ra mục đích
cần đạt tới trƣớc khi tiến hành bất cứ một công việc gì và kể cả trong khi tiến
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hành công việc, hoạt động nhận thức (cảm tính, lý tính). Nhờ có ngôn ngữ mà
con ngƣời có thể tổ chức, hƣớng dẫn, điều khiển, điều chỉnh đƣợc hoạt động
lao động chân tay của mình. Điều đó đem lại cho con ngƣời những thành tựu vĩ
đại khác xa về chất so với động vật: hành động có ý thức.
Ba chức năng cơ bản nói trên của ngôn ngữ có mỗi quan hệ khăng khít với
nhau. Dƣới một góc độ nào đó, chúng ra có thể quy chúng về một chức năng là
giao lƣu (giao tiếp). Hơn nữa, nếu xét vai trò của ngôn ngữ nhƣ một công cụ
của hoạt động trí tuệ thì chính công cụ này cũng biểu hiện nhƣ một hoạt động
giao lƣu với bản thân mà thôi (độc thoại). Mặt khác, công cụ đó cũng đƣợc bộc
lộ nhƣ một hoạt động điều chỉnh hành vi và hành động của con ngƣời.
1.1.2.2. Vai trò của ngôn ngữ
a. Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp
Có thể nói bản chất của con ngƣời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Vì
vậy, muốn tồn tại đƣợc trong cộng đồng ngƣời phải giao tiếp với nhau.
Ngôn ngữ làm cho con ngƣời xích lại gần nhau hơn. Nhờ ngôn ngữ mà con
ngƣời có thể hiểu đƣợc nhau, trao đổi với nhau những tâm tƣ, tình cảm, nguyện
vọng, rồi có thể cùng nhau hành động vì lợi ích chung. Không có ngôn ngữ thì
không thể giao tiếp thậm chí là không thể phát triển đƣợc nhất là đối với trẻ em
– những sinh thể yếu ớt cần đƣợc chăm sóc, bảo vệ của ngƣời lớn. Muốn bảo vệ,
chăm sóc và phát triển trẻ phải thông qua hoạt động ngôn ngữ. Và ngƣợc lại, khi
trẻ lớn lên trẻ đã biết nói thì việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ là để bày tỏ nguyện
vọng, sự hiểu biết của mình. Nhƣ vậy, ngôn ngữ chính là một trong những phƣơng
tiện thúc đẩy trẻ để trẻ trở thành một thành viên của xã hội. Ngôn ngữ cũng chính là
một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ đƣợc những tình cảm, nguyện vọng của
mình từ khi còn rất nhỏ để qua đó ngƣời lớn có thể chăm sóc, giáo dục giúp trẻ
tham gia vào các hoạt động hằng ngày, từ đó hình thành nhân
cách cho các cháu.
b. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ
U.Sinski đã nhận định nhƣ sau: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển,
là vốn quý của mọi tri thức”. [T16- 15]
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ngôn ngữ là phƣơng tiện giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh. Bởi vì,
sự phát triển trí tuệ ở trẻ chỉ diễn ra khi trẻ lĩnh hội đƣợc những tri thức về sự
vật, hiện tƣợng xung quanh. Tuy nhiên, sự lĩnh hội tri thức đó khổng thể thực
hiện đƣợc nếu không có ngôn ngữ.
Ngôn ngữ và tƣ duy có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngôn ngữ là kết quả
của tƣ duy cố định lại. Có thể nói không có tƣ duy thì ngôn ngữ chỉ là những
âm thanh vô nghĩa. Ngôn ngữ và tƣ duy thúc đẩy sự phát triển lẫn nhau. Ngôn
ngữ là sự hiện hữu của tƣ duy.
Khi trẻ đã lớn nhận thức của trẻ phát triển, trẻ không chỉ nhận biết về sự vật,
hiện tƣợng gần gũi với trẻ mà còn muốn biết những sự vật, hiện tƣợng không
nhìn thấy, trẻ dùng từ để gọi tên các sự vật, hiện tƣợng, tên các chi tiết, các đặc
điểm, tính chất, công dụng để phân biệt sự vật, hiện tƣợng này với sự vật, hiện
tƣợng khác. Trẻ muốn biết về quá khứ, về tƣơng lai, về công việc của ngƣời
lớn, của bố mẹ, trẻ muốn biết về Bác Hồ, về chú bộ đội… Để đáp ứng đƣợc nhu
cầu nhận thức đó của trẻ, không có cách nào khác là thông qua lời kể của ngƣời
lớn, thông qua các tác phẩm văn học… có kết hợp với hình ảnh trực quan.
Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định, trẻ sử dụng ngôn ngữ nhƣ một
phƣơng tiện để biểu hiện nhận thực của bản thân mình. Trẻ có thể dùng lời kể
để diễn đạt chính xác những hiểu biết của mình, đặt ra câu hỏi, yêu cầu, nguyện
vọng, thể hiện thái độ, tình cảm yêu ghét, thƣơng cảm… Biểu hiện bằng ngôn
ngữ giúp cho nhận thức của trẻ đƣợc củng cố sâu hơn, tạo cho trẻ đƣợc sống
trong môi trƣờng có các hoạt động giao tiếp, trên cơ sở đó tạo ra nhiều suy nghĩ,
sáng tạo mới. Vì vậy, trong các trƣờng mầm non, khi cho trẻ tiến hành các hoạt
động chơi vui, lao động, học tập… cần phải tạo điều kiện và kích thích trẻ nói.
Một trong những phƣơng pháp để kiểm tra nhận thức của trẻ là phải thông
qua ngôn ngữ. Nhƣ vậy ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
giáo dục trí tuệ cho trẻ, thông qua ngôn ngữ trẻ có thể nhận thức về thế giới
xung quanh một cách sâu rộng, rõ ràng, chính xác. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực
sáng tạo trong hoạt động trí tuệ. Nhƣ vậy việc phát triển trí tuệ cho trẻ không thể
tách rời việc phát triển ngôn ngữ.
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
c. Vai trò của ngôn ngữ trong giáo dục đạo đức
Phát triển hoàn thiện dần ngôn ngữ cho các cháu ở lứa tuổi mầm non có ý
nghĩa to lớn trong việc phát triển tình cảm đạo đức. Ở lứa tuổi mầm non, đặc
biệt là lứa tuổi mẫu giáo các cháu bắt đầu hiểu biết và lĩnh hội những khái niệm,
những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy mới chỉ là những khái
niệm ban đầu nhƣng lại vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định đến việc
hình thành những nét tính cách riêng biệt của mỗi ngƣời trong tƣơng lai. Muốn
cho các cháu hiểu và lĩnh hội đƣợc những khái niệm đạo đức này, chúng ta
không thể chỉ thông qua những hoạt động cụ thể hoặc những sự vật, hiện tƣợng
trực quan đơn thuần mà phải có ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà các cháu có thể
thể hiện đầy đủ những nhu cầu, nguyện vọng và tình cảm của mình. Cũng nhờ
có ngôn ngữ mà các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ có điều kiện để hiểu con
cháu mình hơn, để từ đó có thể uốn nắn, giáo dục và xây dựng cho các cháu
những tình cảm, hành vi đạo đức trong sáng nhất.
d. Vai trò của ngôn ngữ trong việc giáo dục thẩm mỹ
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có hệ
thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng cái đẹp trong
tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái
đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp.
Thật vậy, trong cuộc sống hàng ngày, khi giao tiếp với ngƣời lớn, trẻ nhận
thức đƣợc cái đẹp ở xung quanh, từ đó trẻ có thái độ tôn trọng cái đẹp và tạo ra
cái đẹp. Đặc biệt khi tiếp xúc với bộ môn nghệ thuật nhƣ: Âm nhạc, tạo hình, trẻ
có thể cảm nhận đƣợc những cái đẹp tuyệt vời của cuộc sống qua âm thanh,
đƣờng nét… Từ đó giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về giá trị thẩm mỹ, tâm hồn trẻ sẽ
nhạy cảm hơn với cái đẹp, và khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, trẻ có
thể tìm thấy ở đó những hình tƣợng, nhân vật điển hình, mỗi nhân vật mang một
sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng, từ đó trẻ biết mình nên sống thế nào.
1.1.2.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Nhìn chung đến cuối tuổi mẫu giáo(5 – 6 tuổi) trẻ đã có khả năng nắm đƣợc
ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng sự phát âm của ngƣời lớn,
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đặc biệt là nắm đƣợc hệ
thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh vi nhất về
phƣơng tiện cú pháp và về phƣơng diện tu từ, trẻ nói năng mạch lạc và thoải
mái.
a. Phát triển vốn từ
Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) tăng lên đáng kể. Trẻ có khoảng
3000- 4000 từ vào cuối tuổi [35].
Việc phát triển vốn từ cho trẻ không chỉ là cung cấp từ mới cho trẻ mà cần
giúp trẻ mở rộng nghĩa của từ mà trẻ đã biết.
b. Rèn phát âm và sử dụng ngữ điệu thích hợp
Việc luyện tập cho trẻ phát âm đúng và dùng ngữ điệu đúng thích hợp đƣợc
diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động của trẻ. Trƣớc hết là trong giao tiếp
hàng ngày của trẻ với ngƣời lớn, với bạn bè.
Trong việc tổ chức cho trẻ chơi, trong hoạt động học tập và đặc biệt trong khi
kể chuyện cho trẻ nghe và khi trẻ kể chuyện cho ngƣời khác nghe chúng ta cần
dạy trẻ phát âm đúng và sử dụng những ngữ điệu thích hợp.
c. Rèn trẻ nói đúng ngữ pháp
Trong giao tiếp hàng ngày hay trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ
ngƣời lớn phải tập cho trẻ nói đúng cấu trúc câu: Có chủ ngữ, có vị ngữ, sử
dụng trạng từ, bổ ngữ phù hợp. Cần phải tạo nhiều tình huống, cơ hội để trẻ giao
tiếp, bộc lộ những ý muốn, hiểu biết của mình với ngƣời lớn, bạn bè bằng lời
nói của chính trẻ, quan sát trẻ nói với nhau qua đó sửa sai uốn nắn cho trẻ.
d. Phát triển ngôn ngữ mạc lạc
Trong quá trình giao tiếp và trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động để kích
thích trẻ nói năng mạch lạc ngƣời lớn cần tạo điều kiện để trẻ nói rõ ràng, sắp
xếp các ý theo một trình tự hợp lý, nêu bật đƣợc các ý cần nhấn mạnh để ngƣời
nghe hiểu một cách dễ dàng.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tác phẩm thơ trong chƣơng trình “Chăm sóc – giáo dục trẻ Mầm
non” lứa tuổi 5 – 6
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.1.1. Đặc điểm các tác phẩm thơ trong chương trình “chăm sóc – giáo dục”
trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi
Các tác phẩm thơ nói chung và những tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi nói
riêng đều thuộc nghệ thuật sáng tác văn học, vì vậy nó cũng mang đầy đủ đặc
điểm của sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Nó thực hiện các chức năng chung của
văn học. Chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ, chức
năng giao tiếp, chức năng giải trí. Các chức năng này không tồn tại tách rời, mà
gắn bó chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ chuyển hoá lẫn nhau. Nhƣng do đối
tƣợng phục vụ chủ yếu là trẻ em nên nó có những đặc điểm đƣợc nhấn mạnh.
Trƣớc hết tính giáo dục đƣợc coi là một trong những đặc trƣng cơ bản nhất
của văn học thiếu nhi. Văn học thiếu nhi có vai trò vô cùng to lớn trong việc
giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em, cả về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, bên cạnh
tính giáo dục thì khả năng khơi gợi, kích thích trí tƣởng tƣợng sáng tạo của trẻ
cũng là một đặc điểm không thể thiếu của văn học viết cho các em. Hơn bất cứ
loại hình nghệ thuật nào, sáng tác văn học thiếu nhi phải quan tâm tới đặc điểm
tâm lý của văn học thiếu nhi. Chính điều này cũng làm nên sự khác biệt giữa văn
học thiếu nhi và văn học ngƣời lớn. Tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ, tâm hồn trong
sáng dạt dào cảm xúc và trí tƣởng tƣợng tuyệt vời phong phú bay bổng. Các em
có thể nghe đƣợc mọi âm thanh của cỏ cây, hoa lá, trò chuyện đƣợc với muôn
loài, giao cảm hoà đồng với thiên nhiên... Có thể nói khả năng hoà đồng của các
em với thiên nhiên là vô tận. Chính vì vậy, tƣởng tƣợng là một yếu tố không thể
thiếu trong các tác phẩm viết cho các em.
Các tác phẩm thơ viết cho lứa tuổi mầm non, đặc biệt là thơ dành cho đối
tƣợng là những "bạn đọc" chƣa biết đọc, biết viết nên ngoài những tiêu chí
chung của văn học thiếu nhi nó còn có những đặc điểm đƣợc nhấn mạnh, phù
hợp với tâm, sinh lý đặc thù của lứa tuổi này. Có thể kể ra một số đặc trƣng cơ
bản sau đây:
a. Ngắn gọn, rõ ràng
Trƣớc tiên ta có thể thấy các tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi đều rất ngắn
gọn, ý thơ rõ ràng, ngƣời tiếp nhận có thể dễ dàng đọc, hiểu tác phẩm, tiếp thu
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tác phẩm một cách nhẹ nhàng không cảm giác gò bó, quá sức. Đặc biệt đối với
chúng ta là các em nhỏ, đang ở độ tuổi chơi, trẻ rất ham vui và chƣa muốn phải
học nhiều. Vì vậy sự ngắn gọn ở đây là rất cần thiết, các bé vừa đọc thơ mà
không phải chịu áp lực quá lớn.
Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lƣợng của tác phẩm mà còn thể hiện
cả trong câu thơ. Bài thơ có thể có dạng thơ ba chữ, bốn chữ, năm chữ, câu thơ
ngắn, vui nhộn.
“ Ngỗng không chịu học
Khoe biết chữ rồi
Vịt đƣa sách ngƣợc
Ngỗng cứ tƣởng xuôi
Cứ giả đọc nhầm
Làm vịt phì cƣời
Vịt khuyên một hồi:
- Ngỗng ơi! Học! Học!”
(Ngỗng và Vịt – Phạm Hổ)
“Bé này, bé ơi!
Đừng chơi đất cát
Hãy vào bóng mát
Khi trời nắng to
Sau lúc ăn no,
Đừng cho chân chạy
Mỗi sớm ngủ dạy
Rửa mặt đánh răng
Sắp đến bữa ăn rửa tay đã nhé!
Bé ơi! Bé này...”
( Bé ơi! – Phong Thu)
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sự ngắn gọn của những bài thơ viết cho trẻ lứa tuổi mầm non còn đƣợc thể
hiện ở ý nghĩa của từ vựng. Với cách miêu tả trực tiếp, trẻ có thể dễ dàng hình
dung ra và hiểu rõ sự việc, hiện tƣợng đƣợc thể hiện trong các tác phẩm.
* Về thể thơ
Các tác phẩm trong chƣơng trình đều viết dƣới dạng câu thơ ngắn, cụ thể là:
Thơ ba chữ: Anh xe lu, Ấm và chảo, Mười ngón tay, Bập bênh.
Thơ bốn chữ: Bé ơi, Lời chào, Không vứt rác ra đường, Mẹ và con..
Thơ năm chữ: Ông mặt trời, Đi bừa, Con đường của bé, Cải chíp.
Thơ lục bát: Vườn cải, Em yêu nhà em, Cây cau, Ếch con học bài.
Với thể thơ ngắn gọn các tác phẩm thơ giúp trẻ dễ thuộc dễ nhớ qua đó tạo
hứng thú cho trẻ. Đây là điều kiện thuân lợi để giáo viên phát triển lời nói mạch
lạc cho trẻ.
* Về ngôn ngữ, nhịp điệu và vần điệu
Ngôn ngữ trong các tác phẩm đƣợc lựa chọn đƣa vào chƣơng trình đều rất
giản dị, trong sáng dễ hiểu, có nhiều từ ngữ nghệ thuật nhƣ tính từ chỉ màu sắc,
từ tƣợng hình, từ tƣợng thanh, từ láy hoặc những hình ảnh so sánh hết sức sinh
động.
VD: Bài “Tiếng gà trưa” cần đọc với tốc độ vừa phải, giọng vang khỏe thể hiện
niềm vui, náo nức, rộn ràng vui tƣơi của các chú bộ đội trên đƣờng hành quân xa
với âm hƣởng vui tƣơi bài thơ giúp trẻ dễ đọc dễ tiếp nhận. Phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ thơ. Dƣới ngòi bút miêu tả đặc sắc bức tranh thiên nhiên thật
sinh động giàu hình ảnh đã đƣợc các nhà thơ vẽ nên, thế giới xung quanh nhƣ
bừng sáng nên rực rỡ hơn, từ cỏ cây hoa lá, phản ánh cuộc sống sinh động của con
ngƣời nên thật sống động và tƣơi đẹp. Nhìn chung tác phẩm thơ đƣợc lựa chọn
đƣa vào “chƣơng trình chăm sóc – giáo dục mầm non” đều là những tác phẩm có
nội dung và hình thức nghệ thuật phù hợp với sự tiếp nhận của trẻ. Tuy nhiên, do
cơ cấu của chƣơng trình, số lƣợng tác phẩm đƣợc đƣa vào có giới hạn do đó các
cô giáo mầm non có ý thức sƣu tầm, lựa chọn thêm những tác phẩm phù hợp để trẻ
luôn đƣợc tiếp xúc với những tác phẩm mới mọi lúc,
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
mọi nơi và phải rèn luyện nâng cao khả năng đọc diễn cảm thì mới có thể truyền
dạy đƣợc những cái hay, cái đẹp tới các cháu.
* Về nội dung
Văn học nghệ thuật, đặc biệt là các tác phẩm thơ có vai trò to lớn trong việc
hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Việc cho trẻ lứa tuổi mầm non
làm quen với các tác phẩm văn học nói chung và các tác phẩm thơ nói riêng từ lâu
đã đƣợc đặt ra nhƣ một nội dung, một phƣơng tiện vô cùng quan trọng trong
chƣơng trình giáo dục trẻ. Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, thơ văn có khả năng đi
vào lòng ngƣời một cách tự nhiên và sâu sắc. Có thể nói, đó là một trong những
phƣơng tiện hữu hiệu nhất để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách
toàn diện. Thơ văn mang lại cho trẻ cái đẹp, cái cao quý, cái chân, cái thiện.
Phạm vi phản ánh của tác phẩm này rất phong phú, rộng rãi nhƣng là những
vấn đề rất cụ thể. Trƣớc hết lòng nhân ái đƣợc biểu hiện trong tình yêu thƣơng
giữa con ngƣời với con ngƣời.
Một trong những nội dung cơ bản của văn học thiếu nhi nói chung và thơ
nói riêng đều đề cập tới tình cảm gia đình với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
VD: Mời trầu, Bà và cháu, Mẹ ốm…
“Mẹ ốm” là câu chuyện cảm động thể hiện tình yêu của con cái đối với mẹ.
Hình ảnh ngƣời con hết lòng chăm sóc, lo lắng, quan tâm, động viên khi ngƣời
mẹ mình bị ốm.
“Mẹ vui con có quản gì
Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo”
Với tình cảm trong trẻo, ngây thơ, hồn nhiên của con ngƣời và niềm mong
mỏi luôn muốn cho mẹ khỏi ốm đƣợc thể hiện qua những vần thơ giản dị, mộc
mạc, chân thành.
“Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say”
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thật cảm động biết bao trƣớc tình cảm đẹp đẽ của ngƣời con – một cậu bé
chƣa đầy 10 tuổi, chỉ bằng một câu thơ:
“Mẹ là đất nƣớc tháng ngày của con”
Đã nói lên biết bao tình cảm của ngƣời con dành cho ngƣời mẹ. Tình cảm
đó thật thiêng liêng cao cả, ngƣời mẹ trong suy nghĩ của con luôn là hình tƣợng
vĩ đại nhất, giữ vị trí vô cùng quan trọng, mẹ là nơi che chở, là cuộc sống của
con.
Tình cảm với thầy cô, bạn bè và những ngƣời lao động, những nguời có
công với đất nƣớc cũng là một nội dung đƣợc nhắc đến trong thơ Trần Đăng
Khoa viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non. Có thể kể tới Mưa, Hạt gạo làng ta, Ảnh
Bác, Gửi bạn Chi-Lê, Buổi sáng nhà em,…
Bài “Hạt gạo làng ta” giúp trẻ hiểu đƣợc sự vất vả, lam lũ của nguời dân trong
quá trình làm ra hạt gạo. Hạt không chỉ là kết tinh của những giá trị vật chất (phù
sa, mƣa, bão…) và những giá trị tinh thần (hƣơng sen thơm, lời ru hát) mà còn là
kết quả của những vật lộn của ngƣời nông dân chống chọi với sự khắc nghiệt của
thời tiết và sự khốc liệt của chiến tranh. Vì thế, mỗi hạt thóc, hạt gạo làm ra không
chỉ mang nặng công ơn cô bác nông dân và còn mang trong đó cả niềm vui và lòng
tự hào của cả dân tộc, vƣợt lên khó khăn để chiến thắng kẻ thù.
Bài “Chú giải phóng quân” thể hiện niềm vui đón chú giải phóng quân từ
tuyền tuyến về và ƣớc mơ của các bạn nhỏ trong thời kì đất nƣớc kháng chiến
chống Mỹ. Qua đó, bài thơ cũng khơi dậy trong em niềm yêu mến tự hào về các
chú bộ đội…
Có nhiều tác phẩm văn học (đặc biệt là sáng tác của thiếu nhi những năm
chống Mỹ) nói chung và tác phẩm thơ nói riêng còn nói về tình cảm sâu nặng
của trẻ thơ Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Tuy Bác đã đi xa nhƣng qua
những bài thơ này, có cảm giác nhƣ Bác vẫn rất gần gũi với các em:
“Em nghe nhƣ Bác dặn lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa…”
(Ảnh Bác – Trần Đăng Khoa)
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
* Các tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi có thể giáo dục trẻ trên nhiều phương
diện: Thẩm mỹ, phát triển lời nói mạch lạc, lời nói nghệ thuật và phát triển
nhân cách
Ở lứa tuổi mầm non, với tâm hồn thơ ngây, trong trắng, chƣa có nhiều những
trải nghiệm cá nhân, nhận thức về thế giới xung quanh ở mức cảm tính…,
nên việc tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôn từ và trí tƣởng tƣợng phong
phú trong tác phẩm văn học sẽ là cơ sở để các em rung động và cảm nhận
đƣợc vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí.
VD:
Bài thơ: Con bướm vàng
Mở đầu bài thơ, tác giả viết một cách tự nhiên:
“Con bƣớm vàng!
Con bƣớm vàng!”
Lời thơ rất hồn nhiên nhƣ chính tiếng reo vui sƣớng của cậu học trò. Con
bƣớm nhƣ một nàng tiên “bay nhẹ nhàng” nổi bật lên “bên bờ có”. Gợi cho chú
bé tính tò mò thèm muốn đƣợc quan sát.
“Em thích quá
Em đuổi theo”.
Nhƣng tiếc thay:
“Con bƣớm vàng.
Có bộ cánh
Vút lên cao”
Để lại chú bé ngẩn ngơ bên đám cỏ xanh với bao nuối tiếc:
“Em nhìn theo.
Con bƣớm vàng!
Con bƣớm vàng.”
Hai câu thơ đầu và câu thơ cuối vẫn chỉ là ”Con bƣớm vàng” nhƣng diễn tả
hai tâm trạng khác nhau. Đó là tâm trạng của sự mời mọc thèm muốn và tâm
trạng của sự tiếc nuối, thất vọng. Lời thơ tự nhiên nhƣ lời kể chuyện, nhƣng lại
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lôgic nhƣ chính sự việc diễn ra, hoàn toàn không có sự sắp đặt vần điệu, diễn
đạt đúng tâm trạng của trẻ thơ.
Từ chú bƣớm vàng bên bờ cỏ đến chú bƣớm vàng trên trời xanh, gọi cho
chú biết bao mơ ƣớc: Ƣớc gì ta cũng có đôi cánh nhƣ chú bƣớm vàng để đƣợc
thỏa thích vẫy vùng trên bờ trời cao, ƣớc gì… Bài thơ nhƣ không có câu kết.
Cái nhìn theo tiếc nuối của cậu bé không chỉ dừng lại ở một con bƣớm vàng mà
là cả một bầu trời mênh mông với bao điều cậu bé còn chƣa biết, cả một thế giới
thiên nhiên diệu kì để cho chú bé thỏa sức tƣởng tƣợng.
Một khúc nhạc thấm đƣợm tình cảm yêu thƣơng mà chúng ta có thể giáo
dục tình cảm cho trẻ cả phƣơng diện ngôn ngữ, tình cảm thẩm mỹ, phát triển
nhân cách cho trẻ.
b. Ngôn ngữ chính xác, biểu cảm giàu âm thanh nhịp điệu
Ngôn ngữ trong các tác phẩm thơ có thể nói là rất chính xác, biểu cảm và
giàu âm thanh nhịp điệu. Những hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ cùng với vần điệu và
nhạc điệu vui tƣơi làm cho các tác phẩm thơ thêm phần sinh động, có sức hấp
dẫn và lôi cuốn sự chú ý của trẻ.
Hầu nhƣ mỗi từ mỗi câu trong các tác phẩm thơ đọc lên đều thấy rõ sự gia
công, sáng tạo của tác giả:
“Quạt nan nhƣ lá
Chớp chớp lay lay
Quạt nan mỏng dính
Quạt gió rất dày
Gió từ ngọn cây
Có khi còn nghỉ
Gió từ tay mẹ
Thổi suốt đêm ngày.
Gió của ông trời
Có khi rét buốt
Gió mẹ, mẹ ơi
Lúc nào cũng mát.
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Quạt nan nhƣ cánh
Chớp chớp lay lay
Mẹ đƣa con bay
Êm vào giấc ngủ”
( Gió từ tay mẹ - Vƣơng Trọng)
Bài thơ nói lên tình cảm yêu thƣơng vô bờ bến của ngƣời mẹ dành cho con
từ miếng ăn, giấc ngủ. Có tấm lòng của ngƣời mẹ: “Quạt nan mỏng dính-ngọn
gió rất dày”. Gió từ tay mẹ nhẹ nhàng đƣa con vào giấc ngủ, Gió từ ngọn cây có
khi còn phải nghỉ nhƣng với tấm lòng yêu thƣơng của ngƣời mẹ dành cho đứa
con của mình thì gió từ bàn tay của ngƣời mẹ luôn thổi suốt đêm hè, đƣa con
êm đềm bay vào giấc ngủ.
Ngôn ngữ trong thơ đặc biệt có nhiều từ tƣợng hình, từ tƣợng thanh, nhiều
động từ, tính từ miêu tả… Tạo nên sắc thái vui tƣơi, vừa khiêu gợi, vừa kích
thích trí tƣởng tƣợng, sáng tạo của trẻ, vừa tác động mạnh đến nhận thức, tƣ
tƣởng tình cảm của trẻ, ví dụ bài thơ:
“ Tại sao con chim sáo
Cứ một điệu hót hoài
Vì không có cô giáo
Dậy nó hát nhiều bài”
(Chim sáo - Phạm Hổ)
Tiếp xúc với các tác phẩm thơ, các em đã đƣợc tiếp xúc với cả thế giới đầy
âm thanh và màu sắc với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động muôn màu muôn vẻ
của thiên nhiên và cuộc sống. Trẻ em lứa tuổi mầm non với tâm hồn ngây thơ
chƣa có những trải nghiệm cá nhân, sự khác biệt về thế giới xung quanh mới ở
mức cảm tính, gắn với cái cụ thể trƣớc mắt, vẻ đẹp lấp lánh của ngôn từ nghệ
thuật và sự tƣởng tƣợng phong phú qua các tác phẩm thơ bắt gặp trí tƣởng
tƣợng ngây thơ sẽ là cơ sở để các em có thể rung động và cảm nhận đƣợc vẻ
đẹp trong các tác phẩm thơ.
c.Tác phẩm thơ như một câu chuyện có thể kể lại được
Nói đến thơ ngƣời ta cảm nhận đƣợc một tâm hồn trong trẻo, giản dị, chan
chứa một tình yêu thƣơng đằm thắm, thiết tha với con ngƣời thiên nhiên và cuộc
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sống. Thơ đến với trẻ mầm non trƣớc tiên bằng những rung động, cảm xúc chân
thành và nhân ái. Không chỉ vậy mà còn khơi dậy những rung động trong tâm
hồn ngƣời lớn, làm cho họ nhƣ đƣợc trở về với tuổi thơ, tìm gặp lại mình trong
cái trong trẻo, cái tinh nguyên đối với những xúc cảm, thiên nhiên nghệ thuật.
Với lối viết thơ linh hoạt, giàu cảm xúc bằng trí tƣởng tƣợng kết hợp với
khả năng nghe tác giả còn vẽ lên những bức tranh về con ngƣời, thiên nhiên, về
con ngƣời, về Bác Hồ, về các chú bộ đội. Với lối viết chân thực đã làm cho các
tác phẩm thơ có thể kể lại cho ngƣời nghe, ngƣời đọc một câu chuyện trong cuộ
sống.
Bài thơ :”Hạt gạo làng ta” nhƣ một bài ca, nhƣ một câu chuyện về ngƣời
nông dân. Câu chuyện đó đƣợc tác giả viết trong mạch cảm xúc rất chân thật để
ca ngợi con ngƣời, ca ngợi tinh thần chịu thƣơng chịu khó, bất chấp gian nan,
khó nhọc và sự khắc nhiệt của thời tiết để làm ra đƣợc hạt gạo dẻo thơm, trắng
ngần để gửi ra tuyền tuyến, gửi về phƣơng xa cho ngƣời lính cụ Hồ. Bài thơ
đƣợc viết với những cảm xúc mạnh mẽ về sự cảm thông, thƣơng xót và lòng
biết ơn đối với ngƣời lao động đặc biệt là ngƣời mẹ. Hình tƣợng hạt gạo đƣợc
xây dựng xuyên suốt bài thơ. Hạt gạo là kết tinh của giá trị vật chất và giá trị
tinh thần trong mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc, hạt gạo đƣợc kết tinh từ nỗi
nhọc nhằn vất vả, lam lũ của ngƣời nông dân trong quá trình vật lộn với thiên
nhiên khắc nghiệt và bom đạn tàn khốc của kẻ thù.
Tác giả kể lại sự khó khăn lam lũ của con ngƣời khi làm lên đƣợc hạt gạo,
chỉ với hai hình ảnh đối lập “cua ngoi nên bờ”, “mẹ em xuống cấy” ngƣời đọc
thấy thấm thía vô cùng nỗi cực nhọc của ngƣời nông dân.
Sự tài tình trong việc quan sát và tƣởng tƣợng giúp tác giả thể hiện thiên
nhiên trong cơn mƣa sinh động và hấp dẫn, tác giả Trần Đăng Khoa viết nên bài
thơ “Mưa” nhƣ muốn kể lại với ngƣời đọc về cảnh vật xung quanh từ lúc bắt
đầu nhƣ thế nào lúc mƣa ra sao. Tƣ thế con ngƣời làm chủ thiên nhiên thật đẹp
và dũng cảm làm sao, mọi hình ảnh bài thơ đƣợc đọng lại thành bức tranh đẹp
nhất, sáng nhất là ngƣời nông dân đẹp nhất tự tin và chiến thắng. Ngƣời đọc
nhƣ đƣợc vẽ ra trƣớc mắt, hình dung ra thật đầy đủ và sâu sắc về một cơn mƣa
trong đó thiên nhiên và con ngƣời đƣợc hiện nên sinh động tài tình.
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thơ nhƣ một câu chuyện có thể kể lại đƣợc là một đặc điểm trong sáng tác
cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non của các tác giả. Khác với thơ viết cho ngƣời lớn
hầu hết là hệ thống tâm trạng bao gồm cả niềm vui nỗi buồn, suy tƣởng… Thơ
cho các em có thể kể lại đƣợc. Yếu tố chuyện trong thơ giúp các em có thể nắm
bắt đƣợc tác phẩm để từ đó liên hệ, phát hiện và cảm nhận đƣợc những vẻ đẹp
của thiên nhiên và cuộc sống.
1.2.2. Khảo sát điều tra thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
qua các tác phẩm thơ
1.2.2.1. Mục đích điều tra
Quá trình điều tra thực trạng phát triển ngôn ngữ ở trẻ mẫu giáo tìm hiểu
những ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân nhằm mục đích tìm hiểu biện pháp phát
huy và khắc phục khó khăn để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo:
- Thực trạng về trình độ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo (5 -
6 tuổi).
- Thực trạng dạy học về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (5 – 6
tuổi).
- Thực trạng mức độ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi).
1.2.2.2. Địa bàn thời gian điều tra
Trƣờng Mẫu giáo Minh Tân – Minh Tân – Bảo Yên – Lào
Cai Thời gian: Từ tháng 11 – 12 năm 2013
1.2.2.3. Đối tượng điều tra
- Giáo viên đang dạy các lớp mẫu giáo lớn ( 5 – 6 tuổi ) tại trƣờng Mẫu giáo
Minh Tân – Minh Tân – Bảo yên – Lào Cai
- Các nhóm trẻ lớp Mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trƣờng Mẫu giáo Minh Tân –
Minh Tân – Bảo Yên – Lào Cai
1.2.2.4. Nội dung điều tra
Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua
những bài thơ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dự giờ quan sát giáo viên tổ chức dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đọc thơ, ghi
chép các biện pháp giáo viên sử dụng.
Nghiên cứu giáo án ( kế hoạch) hƣớng dẫn trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đọc thơ.
Đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua thơ.
1.2.2.5. Phương pháp điều tra
* Phƣơng pháp sử dụng phiếu điều tra: Điều tra bằng phiếu
Anket. + Đối với giáo viên:
- Tiến hành khảo sát ý kiến của giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu về nhận
thức về tác động của thơ tới sự phát triển của trẻ đặc biệt là sự phát triển ngôn
ngữ, nhận thức của giáo viên trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua
thơ.
- Các bƣớc tiến hành:
Bƣớc 1: Phát phiếu điều tra cho giáo viên.
Bƣớc 2: Tiến hành phân tích, tổng hợp kết quả theo nội dung khảo sát.
Bƣớc 3: Nhận xét thực trạng, phân tích nguyên nhân dẫn tới thực trạng.
+ Đối với trẻ.
- Đánh giá thực trạng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) nhằm tìm hiểu
mức độ ngôn ngữ của trẻ qua hoạt động đọc thơ theo các tiêu chí đã đặt ra.
1.2.2.6. Kết quả điều tra đối với trẻ
Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi thông qua thơ theo phiếu đánh giá. Đánh giá 104 trẻ tại Mẫu giáo Minh Tân
– Minh Tân – Bảo Yên – Lào Cai
Chúng tôi đã xây dựng những tiêu chí đánh giá nhƣ sau:
Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông
qua các tác phẩm thơ.
STT Các tiêu chí đánh giá Mức độ Xếp loại
1 Khả năng phát âm + Diễn đạt dễ dàng + Tốt
+ Diễn đạt bình thƣờng + Khá
+ Diễn đạt khó khăn + Trung bình
+ Không diễn đạt đƣợc + Yếu
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2 Khả năng hiểu từ +Nhanh + Tốt
+ Bình thƣờng + Khá
+ Chậm + Trung bình
+ Không hiểu + Yếu
3 Khả năng sử dụng + Sử dụng tốt + Tốt
ngữ pháp + sử dụng bình thƣờng + Khá
+ Sử dụng khó khăn + Trung bình
+ Không sử dụng đƣợc + Yếu
4 Khả năng cảm thụ +Nhanh + Tốt
thơ + Bình thƣờng + Khá
+ Chậm + Trung bình
+ Không hiểu + Yếu
Để đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các tác phẩm thơ
chúng tôi tiến hành chấm điểm cho mỗi trẻ theo các tiêu chí đã xây dựng qua
việc quan sát và ghi chép, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp. Kết quả điều tra
trƣớc thể nghiệm:
Nhóm TC 1 TC 2 TC 3 TC 4 Mức độ
trẻ % % % % Tốt Khá Trung Yếu
bình
ĐC 3,8 26,9 61,5 7,7 1 7 16 2
TN 15,3 30,8 53,8 0 4 8 14 0
1.2.2.7. Kết quả khảo sát đối với giáo viên
Thực trạng trình độ đào tạo của giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ 5 - 6 tuổi ở
trƣờng mẫu giáo đƣợc điều tra.
+ Trình độ đào tạo:
- Giáo viên có trình độ ĐHSP Giáo dục mầm non là: 3 giáo viên.
- Giáo viên có trình độ CĐSP Giáo dục mầm non là: 14 giáo viên.
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Giáo viên có trình độ TCSP Giáo dục mầm non là: 5 giáo viên.
- Sơ cấp SP mầm non: không có.
- Chƣa qua đào tạo: không có.
+ Thâm niên công tác:
- Dƣới 5 năm: 2 giáo viên.
- Từ 10 – 15 năm : 8 giáo viên.
- Từ 15 năm trở nên: 12 giáo viên.
Qua số liệu điều tra trên, ta thấy tại trƣờng mẫu giáo mà chúng tôi đã tiến
hành điều tra phần lớn giáo viên có trình độ trung cấp trở lên đến đại học và đa
số các giáo viên có thâm niên công tác lâu năm tại các lớp lớn. Đây cũng là điều
kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn.
+ Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc nâng cao chất lƣợng hoạt
động cho trẻ làm quen với thơ.
Chúng tôi điều tra 22 giáo viên của trƣờng Mẫu giáo Minh Tân – Minh Tân-
Bảo yên – Lào Cai. Sau khi điều tra chúng tôi thấy nhận thức của giáo viên về
việc nâng cao chất lƣợng hoạt động cho trẻ nhƣ sau:
- Khi chúng tôi hỏi giáo viên về việc tổ chức dạy thơ cho trẻ: “Tổ chức dạy
thơ cho trẻ có tác động như thế nào tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ?” Tất cả
các giáo viên đƣợc điều tra đều cho rằng thơ tác động mạnh đến sự phát triển
vốn từ, khả năng phát âm, hiểu nghĩa của từ và khả năng nói mạch lạc của trẻ.
- Khi chúng tôi hỏi giáo viên về khả năng vận dụng các bài thơ cho trẻ:
“Vận dụng nhiều bài thơ vào dạy trẻ hay không?” 100% các giáo viên đều trả lời
có vận dụng. Bởi vì vận dụng dạy thơ đem lại sự hứng thú cho trẻ. Trẻ đƣợc trải
nghiệm khám phá, gần gũi với trẻ cũng nhƣ trên lí thuyết của bài dạy. Những
câu thơ đƣợc gắn kết với nhau và tạo một bài thơ có ý nghĩa đối với trẻ.
Kết quả trên cho thấy, phần lớn các giáo viên đã xác định đƣợc tác động
lớn của thơ đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Khi các cô giáo đƣợc hỏi về các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
qua thơ: “Xin chị hãy cho biết những phương pháp và biện pháp khác nhằm phát
triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua thơ?” thì có:
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- 100% sử dụng phƣơng pháp đàm thoại, giảng giải và kết hợp sử dụng
phƣơng pháp bằng tranh.
Điều đó chứng tỏ phƣơng pháp đàm thoại, giảng giải rất quan trọng trong
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tiểu kết chƣơng 1
Ở chƣơng này, chúng tôi đề cập đến những cơ sở lý luận và thực tiễn về
ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, thông qua hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe.
Nhƣ chúng ta đã biết thế giới trong thơ là một thế giới náo nức sinh động
đáng yêu, mang đậm âm thanh màu sắc và hƣơng vị của thế giới bên ngoài, của
thiên nhiên cây cỏ. Chính điều ấy đã đƣa tâm hồn trẻ đến với thơ rất tự nhiên,
trong sáng nhƣng đồng thời cũng rất chân thành và mãnh liệt. Ngƣời đọc có thể
cảm nhận đƣợc một tâm hồn thơ trẻ trong sáng, giản dị, chan chứa một tình yêu
đằm thắm, thiết tha với con ngƣời, thiên nhiên và cuộc sống.
Bên cạnh đó chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày những vấn đề cơ bản của đề
tài nghiên cứu, tìm hiểu các tác phẩm thơ đƣợc đƣa vào chƣơng trình chăm sóc
giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non 5 - 6 tuổi, là những bài thơ hay nhƣ là những
khúc tâm tình, khúc nhạc thấm đƣợm tình cảm yêu thƣơng và chúng ta có thể
giáo dục tình cảm cho trẻ cả phƣơng diện ngôn ngữ, tình cảm thẩm mỹ, phát
triển nhân cách cho trẻ. Qua đó khảo sát sự tiếp nhận, khả năng hứng thú của trẻ
khi đƣợc tiếp xúc với những bài thơ đó.
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƢƠNG 2
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA
CÁC TÁC PHẨM THƠ
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của
giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi.
Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn
ngữ còn là phƣơng tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện, phát triển ngôn ngữ
bao gồm những nội dung: Luyện phát âm, phát triển vốn từ, sử dụng câu đúng
ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc và phát triển ngôn ngữ nghệ thuật.
2.1. Sử dụng biện pháp đàm thoại
2.1.1. Khái niệm
Đàm thoại là phƣơng pháp giáo viên sử dụng các câu hỏi có mục đích, có
định hƣớng, có kế hoạch trƣớc khi trao đổi với trẻ, giúp trẻ hiểu và cảm nhận
tác phẩm một cách sâu sắc và có hệ thống. Đồng thời việc đàm thoại trong quá
trình đọc thơ cho trẻ nghe cũng giúp giáo viên nắm đƣợc mức độ hiểu bài của
trẻ để kịp thời uốn nắn những sai sót của trẻ.
2.1.3. Cách thức thực hiện
Phƣơng thức chủ yếu trong đàm thoại là những câu hỏi. Đặc biệt quan trọng
là những câu hỏi đòi hỏi trẻ phải bàn luận, phải tìm đƣợc mối liên hệ giữa các
đối tƣợng và đƣa ra những kết luận. Những câu hỏi đòi hỏi trẻ phải so sánh.
VD: Quả khế khác quả bưởi ở điểm nào?
Con mèo với con chim khác nhau ở chỗ nào?
Cần chú ý là các câu hỏi phải đi từ dễ tới khó theo hệ thống của bài.
VD: Trong giờ dạy trẻ đọc thơ bắt đầu vào tiết học cô giáo cho trẻ đọc bài
thơ: “Bạn mới”, sau đó cô có thể đặt ra những câu hỏi:
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Đến trường, đến lớp có những ai?
- Lớp mình là lớp mẫu giáo gì?
- Lớp có mấy tổ?
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Đến trường chúng mình thấy có vui không?
- Hàng ngày ở trường mầm non chúng mình tham gia các hoạt động nào?
Không nên ra những câu hỏi đã có sẵn câu trả lời, nhƣng cũng không nên
hỏi những câu hỏi quá khó làm cho trẻ bị bế tắc dẫn đến mất hứng thú. Không
nên hỏi liên miên, quá chi tiết và vụn vặt gây nên sự mệt mỏi, ảnh hƣởng tới sự
lĩnh hội kiến thức một cách hệ thống của trẻ.
Có cả những câu hỏi về giá trị nội dung và những câu hỏi về giá trị nghệ
thuật của bài thơ.
Những câu hỏi về nội dung, trọng tâm là hƣớng vào nhân vật chính với
những hành động của nhân vật, giúp trẻ phát hiện ra những phẩm chất của nhân
vật và xác định thái độ của mình với các nhân vật.
VD: Cô có thể đàm thoại với trẻ:
- Con thấy nhân vật này như thế nào? Nhân vật kia như thế nào?
- Con thấy thích nhân vật nào hơn?
- Vì sao nhân vật này lại hành động như thế?
- Nếu con là nhân vật trong tác phẩm thì con có hành động như vậy không?
Tại sao?...
Những câu hỏi về nghệ thuật, cần hƣớng trẻ vào việc khai thác và cảm nhận
vẻ đẹp của ngôn từ trong tác phẩm, vẻ đẹp của những hình tƣợng đƣợc miêu tả.
VD: cô có thể đàm thoại với trẻ về bài thơ “Hoa kết trái”:
- Hoa cà có màu gì?
- Hoa mướp có màu gì?
- Màu của các loài hoa có đẹp không? Đẹp như thế nào? (màu sắc, hình
dáng...)
Với hệ thống câu hỏi trên trẻ trả lời: Hoa cà tim tím, hoa mƣớp vàng vàng...
Cần có những câu hỏi thông minh và khéo léo tạo ra sự tranh luận ở trẻ để
kích thích sự phát triển tƣ duy của trẻ.
Cần có những câu hỏi xâu chuỗi vấn đề theo lôgic của bài; những câu hỏi có
sự liên kết với tình huống tƣơng tự từ kinh nghiệm bản thân của trẻ hoặc những
chi tiết trong tác phẩm khác.
36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Việc đƣa ra các câu hỏi đàm thoại nhằm tăng vốn từ cho trẻ ngoài ra trẻ còn biết
nhận xét, đánh giá các sự vật, hiện tƣợng bằng ngôn ngữ chính xác của mình.
Trong quá trình trao đổi, cô giáo cần hƣớng sự chú ý của trẻ vào vấn đề mấu
chốt, tránh xa đà, rời xa tác phẩm. Cô giáo không ép buộc câu trả lời của trẻ vào
nội dung tác phẩm, giúp trẻ lƣu giữ đƣợc những ấn tƣợng đầu tiên của mình về
tác phẩm. Đàm thoại với trẻ, cô giáo không chỉ giúp trẻ tự tin độc lập nói lên suy
nghĩ, cảm nhận của riêng mình về tác phẩm mà còn giúp các cháu tranh luận
trao đổi với nhau về một tình huống, một ấn tƣợng một sự cảm nhận mà chúng
đã tiếp thu đƣợc từ tác phẩm. Trẻ không chỉ trao đổi với cô mà còn trao đổi
trong nhóm bạn bè, tức là chúng đƣợc chia sẻ với nhau. Cô giáo nên coi mình là
thành viên của nhóm chứ không phải là một ngƣời đứng cao hơn để áp đặt trẻ.
Vai trò tích cực của tập thể trẻ sẽ giúp cô giáo giải quyết đƣợc nhiệm vụ và mục
đích đặt ra trong quá trình đàm thoại. cô nên động viên để tất cả các trẻ cùng
tham gia vào đàm thoại.
Trong quá trình đàm thoại cô cũng nên kết hợp với giảng giải khi phát hiện
ra những chi tiết mà trẻ chƣa hiểu hoặc chƣa rõ để kịp thời điều chỉnh nhận thức
của trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ trả lời sai, cô cũng không nên nhận xét một cách
“thẳng thắn” quá, trẻ cảm thấy “mất hứng”, thậm chí xấu hổ với bạn bè. Cô có
thể khéo léo động viên trẻ suy nghĩ thêm. Trên thực tế cho thấy trẻ không bao
giờ thờ ơ với thái độ của cô trƣớc những câu hỏi của chúng, cô giáo nên động
viên, khuyến khích, đặc biệt là phải tỏ thái độ tôn trọng, tin tƣởng ở trẻ. Nhƣ thế
mới có thể tạo lên sự kích hoạt cảm xúc và tƣ duy của trẻ. Giá trị của việc đàm
thoại còn là nâng cao sự hứng thú của trẻ trong quá trình tiếp xúc với văn học.
Bên cạnh đó quá trình đàm thoại giáo viên cũng có thể sử dụng các đồ dùng
trực quan. Chúng giúp trẻ tập trung chú ý hơn, chính xác hóa hoặc củng cố
những kiến thức của trẻ. Những đồ dùng trực quan trong đàm thoại không nên
để chiếm quá nhiều thời gian. Đồ dùng trực quan trong đàm thoại có thể là đồ
chơi, những vật thật, tranh ảnh…
Trong khi đàm thoại những đồ dùng trực quan giúp trẻ tập trung chú ý hơn,
làm sống lại những hiểu biết của trẻ, kích thích sự chú ý của trẻ.
37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Để quá trình đàm thoại đạt kết quả cao, giáo viên cần phải chuẩn bị tốt
những dàn ý sẽ giúp mình trong quá trình đặt câu hỏi, giải thích và kết luận đúng
đắn.
2.1.4. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp đàm thoại
2.1.4.1. Hệ thống câu hỏi
Câu hỏi cần ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp lứa tuổi.
Xây dựng hệ thống câu hỏi gồm nhiều cấp độ khác nhau nhằm phát huy tính
tích cực của trẻ, tránh câu hỏi chỉ yêu cầu trẻ trả lời “có” hoặc “không”, “đúng”
hoặc “sai”…
Đối với những trẻ tiếp thu chậm cô đƣa ra những câu hỏi gắn liền với kinh
nghiệm thực tế, hành động thực hành.
Đối với những trẻ tiếp thu thông minh hơn cô đƣa ra những câu hỏi khái
quát.
Cần chuẩn bị các loại câu hỏi khác nhau:
Câu hỏi kích thích trẻ nhận biết sự vật, hiện tƣợng khi trẻ đang trực tiếp tri
giác (Ai đây? Cái gì đây? Con gì đây? Màu gì? Hình gì? Ở đâu? Con vật này
đang làm gì? Có những gì trong giỏ, túi, trên bàn?...).
Câu hỏi kích thích trẻ nhận thức sâu về sự vật, hiện tƣợng và nêu cảm xúc
của bản thân (Cái này được miêu tả như thế nào? Con vật này có hình dáng ra
sao? Âm thanh phát ra từ đâu? Nó như thế nào?...)
Câu hỏi kích thích trẻ giải thích, phỏng đoán, suy đoán diễn biến và kết quả
của sự vật, hiện tƣợng xung quanh (Đồ vật này được có hình dáng như thế nào?
Chúng dùng để làm gì? Chúng được làm từ chất liệu gì? Chúng có điểm gì
giống nhau và khác nhau? Từ những thứ này người ta có thể làm ra được cái
gì? Các con vật này có ích lợi gì cho con người? Do đâu có mưa? Vì sao cháu
biết? Hiện tượng đó xảy ra như thế nào? Làm sao cháu biết được điều đó?...).
Câu hỏi khuyến khích trẻ giải thích ý kiến, đánh giá sự vật, hiện tƣợng (Tại
sao? Vì sao? Để làm gì? Tại sao cháu làm như vậy? Tại sao cháu nghĩ như vậy?
Tại sao cháu cho là như vậy?...).
2.1.4.2. Nghệ thuật đàm thoại
38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ngữ điệu giọng cần thay đổi cho phù hợp với nội dung và cấu trúc câu hỏi.
Thái độ của cô cần nhẹ nhàng, tình cảm. Tránh gây cho trẻ lo lắng, sợ hãi trong
quá trình đàm thoại.
Cần khuyến khích, động viên trẻ đúng lúc, kịp thời.
Công nhận những câu trả lời đúng của trẻ bằng lời nói (Đúng rồi, giỏi lắm,
rất tốt…) hoặc bằng cử chỉ, dáng điệu (gật đầu, mỉm cƣời); nhìn trẻ cƣời vui,
hƣởng ứng, âu yếm khi trẻ trả lời.
Tránh để trẻ mất tự tin khi trẻ trả lời chƣa đúng bằng các câu nói nhẹ nhàng
(Theo cô thì các con thử nhìn lại xem nào? Sờ lại xem nào? Nghe lại xem nào?
Hoặc bạn nào có ý kiến khác?...).
Đối với những trẻ nhút nhát, cô không nên gọi trẻ trả lời đầu tiên và khi gọi
cô cần tạo ra tình huống thích hợp để chúng trở nên mạnh dạn hơn, nhƣ là có
thể cho trẻ ngồi tại chỗ trả lời câu hỏi; yêu cầu trẻ nhắc lại câu trả lời của bạn và
động viên, khen ngợi trẻ.
Tạo cơ hội cho trẻ đặt câu hỏi với giáo viên, với bạn hoặc tự đặt câu hỏi và
trả lời câu hỏi do chính trẻ đặt ra.
Không ngắt quãng sự liên tƣởng của trẻ trong quá trình đàm thoại.
Lựa chọn hình thức tổ chức trẻ đàm thoại hợp lí.
+ Đàm thoại giữa cô với cá nhân trẻ.
+ Đàm thoại giữa cô với nhóm trẻ.
+ Đàm thoại giữa cô với cả lớp.
+ Đàm thoại giữa trẻ với cá nhân trẻ.
+ Đàm thoại giữa trẻ với nhóm trẻ.
+ Đàm thoại giữa trẻ với cả lớp.
Đàm thoại là những cuộc nói chuyện có xu hƣớng và đƣợc chuẩn bị trƣớc
giữa giáo viên và các cháu theo một đề tài nhất định. Đàm thoại là những bài tập
có tổ chức, có sắp xếp theo kế hoạch nhằm mục đích làm cho chính xác cũng
nhƣ hệ thống hóa tất cả những biểu tƣợng và kiến thức mà các em thu lƣợm
đƣợc.
39
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Qua đàm thoại, giáo viên hƣớng sự suy nghĩ của trẻ vào những yêu cầu cụ
thể, trẻ phải trả lời những câu hỏi đã đặt ra, trẻ phải nói, phải tập đặt câu, tập
diễn đạt. Giáo viên phát hiện những lỗi phát âm, lỗi về dùng từ, đặt câu của trẻ
để kịp thời uốn nắn, sửa chữa.
Đề tài đàm thoại đƣợc xác định phù hợp với chƣơng trình cho trẻ làm quen
với môi trƣờng xung quanh. Có thể cho trẻ đàm thoại về các hiện tƣợng thiên
nhiên, hiện tƣợng xã hội (các phƣơng tiện giao thông, về lao động của nhân
dân… VD các đề tài nhƣ: “ Ai làm việc trong trường mẫu giáo”, “các phương
tiện giao thông”, vườn trẻ của chúng em”...). Có thể cho trẻ đàm thoại về cuộc
sống của trẻ (VD các đề tài nhƣ: “ Trò chơi của chúng tôi”, “ chúng em trực
nhật”…).
Giáo viên phải chọn đề tài đàm thoại phù hợp với kinh nghiệm của trẻ,
nhiệm vụ giáo dục trong lứa tuổi. Đàm thoại chỉ bổ ích khi trẻ có một số kiến
thức, ấn tƣợng và kinh nghiệm về đề tài đã lựa chọn.
VD: Trong đề tài “ Chúng ta ăn gì? Uống gì?” phải dựa trên vốn từ tích lũy
mà trẻ đã có. Trong học kì I, có thể tiến hành những cuộc đàm thoại không đòi
hỏi phải chuẩn bị nhiều. Ví dụ đàm thoại về gia đình, về trƣờng mẫu giáo, về áo
quần…Là những đàm thoại có tính chất tổng hợp những tính chất của trẻ trong
quá trình quan sát. Chẳng hạn đàm thoại về trực nhật nhà ăn, trong đó những chỉ
dẫn và giải thích của giáo viên giữ vai trò quan trọng, có thể tiến hành vào đầu
năm học. Trong học kì II của năm học, có thể tiến hành đàm thoại nhiều hơn, vì
lúc này trẻ đã có vốn kinh nghiệm nhất định. Ví dụ, đề tài “ Chúng ta ăn gì,
uống gì?” có thể đặt vào học kỳ hai của năm học, vì trƣớc khi tiến hành cuộc
đàm thoại, cần phải có những giờ học xem xét nhà bếp, quan sát lao động của
bác cấp dƣỡng, trên những buổi đi dạo cho trẻ quan sát chợ búa, cửa hàng mua
bán.
2.2. Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ
Tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng góp phần vào mục
đích nghệ thuật phát triển hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ. Mục đích là làm cho trẻ
cảm nhận hiểu biết chất thơ, lời thơ trong các bài cụ thể. Mỗi bài thơ có những
40
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
âm điệu, ngữ âm khác nhau chính vì thế mà giáo viên vận dụng đƣợc sức mạnh
riêng của trẻ để phát triển ở trẻ năng lực nhận biết, suy nghĩ nói năng và hoạt
động nghệ thuật nhƣ: Đọc diễn cảm, phát biểu cảm nghĩ về bài thơ đó.
Tuy nhiên ở trẻ mẫu giáo có những giá trị nhất định về việc cảm thụ các bài
thơ. Thông qua các hình thức nhƣ đọc thơ, kết hợp mô hình, tranh ảnh, rối tay,
hay chữ cái sẽ giúp trẻ khắc sâu giá trị nội dung cũng nhƣ tính nghệ thuật của
bài thơ đó.
Đọc thơ cho trẻ nghe cô giáo cần làm sáng tỏ, tƣ tƣởng của tác phẩm thể
hiện mối quan hệ xúc cảm và sự hiểu biết sâu sắc của cá nhân đối với tác phẩm,
hƣớng việc đọc vào trẻ tăng thêm sức truyền cảm, gây ấn tƣợng bằng chính
giọng đọc.
Thơ có vần điệu âm thanh câu nọ gọi câu kia. Khả năng bắt trƣớc và khả năng
ghi nhớ máy móc là khả năng kì diệu của trẻ thơ, nó lại gần gũi với tƣ duy trực
quan hành động và tƣ duy trực quan hình tƣợng của trẻ. Chính vì thế mà cô cần
tận dụng điều đó để trẻ thuộc lòng bài thơ, và đặc biệt hơn sự sáng tạo đƣợc bắt
đầu bằng sự cố gắng tƣởng tƣợng những hình ảnh đƣợc miêu tả trong đầu trẻ.
Trẻ cảm nhận đƣợc nắm bắt đƣợc nhịp thơ theo cảm xúc riêng của mình. Do
vậy cũng không nên ép trẻ học thuộc bài thơ ngay trong giờ học, mà có thể kết
hợp đọc bài thơ trong trong các giờ học nhằm tạo hứng thú cững nhƣ khắc sâu
hơn chi tiết và nội dung của bài thơ.
Ngoài ra để hoàn thành nhiệm vụ đọc thơ cho trẻ nghe và dạy trẻ học thuộc
bài thơ còn cần phải thực hiện đƣợc nhiệm vụ của việc dạy trẻ nghe và phát âm
đúng bao gồm những nội dung sau:
2.2.1. Rèn luyện trẻ phát âm đúng
* Luyện phát âm đúng các âm:
Âm của ngôn ngữ là đơn vị ngôn ngữ bé nhất không thể phân chia đƣợc
nữa. Lúc đầu hình thành ở trẻ thính giác âm thanh, tức là sự phân biệt các âm
của ngôn ngữ, còn phát âm trẻ sẽ học sau. Sự phát âm đúng có liên quan chặt
chẽ với sự phối hợp nhịp nhàng các cơ quan phát âm của trẻ.
Nội dung của nhiệm vụ này:
41
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
 Hoàn chỉnh những chuyển động của bộ máy phát âm. Việc luyện âm đƣợc
thực hiện ở các lớp bé, nhỡ, lớn.

 Tập cho trẻ phát âm chính xác những nguyên âm, phụ âm, vần, thanh điệu
từ dễ tới khó.

* Luyện phát âm đúng các từ:
Tập cho trẻ phát âm mạch lạc, rõ ràng các từ trong câu, trong lời nói mạch
lạc. Sự luyện phát âm đúng các từ đƣợc tiến hành ở lớp bé, lớp nhỡ, còn ở lớp
lớn việc luyện phát âm các từ cho rõ đã trở thành nhiệm vụ của tất cả các tiết
học của tiếng mẹ đẻ. Cần hƣớng dẫn trẻ phát âm một số từ khó (VD: Loắt choắt,
cong queo…).
* Luyện đúng chính âm của ngôn ngữ:
Nhiệm vụ này đặt biệt có ý nghĩa ở những địa phƣơng phát âm quá sai lạc
với ngôn ngữ chuẩn.
Cô giáo mầm non cần phải cố gắng nói đƣợc tiếng địa phƣơng bắc bộ, tránh
nói những thổ ngữ quá xa lạ.
Thời thơ ấu dễ hình thành sự phát âm đúng hơn khi đã trƣởng thành. Cô
giáo mầm non cần nói đúng để làm mẫu cho trẻ.
2.2.2. Hình thành nhịp điệu của ngôn ngữ và chất liệu giọng nói
Lời nói dễ hiểu là lời nói có nhịp điệu trung bình và giọng có độ cao trung
bình.
Tuy nhiên nhịp điệu của lời nói và chất lƣợng của giọng nói phải thay đổi
để diễn đạt đầy đủ những tình cảm và cảm xúc, nghĩa là phải biết nói lúc thì
thầm, lúc dõng dạc, lúc chậm, lúc nhanh.
Cần dạy cho trẻ biết nói phù hợp với từng hoàn cảnh: Nói không to ở trong
nhóm; ở phòng ngủ và những nơi công cộng nói rất nhỏ, thì thầm; nhƣng khi trả
lời trên giờ học, trong buổi lễ trọng thể, trƣớc khán giả trẻ phải nói to để tất cả
mọi ngƣời đều nghe rõ.
Trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ nói nhanh và nghỉ rất ngắn.
Cô giáo mầm non hƣớng dẫn trẻ nói từ từ, nói hết câu thì nghỉ, nói thật nhẹ
nhàng.
42
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua tổ chức hoạt động đọc thơ.doc
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua tổ chức hoạt động đọc thơ.doc
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua tổ chức hoạt động đọc thơ.doc
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua tổ chức hoạt động đọc thơ.doc
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua tổ chức hoạt động đọc thơ.doc
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua tổ chức hoạt động đọc thơ.doc
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua tổ chức hoạt động đọc thơ.doc
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua tổ chức hoạt động đọc thơ.doc

More Related Content

Similar to Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua tổ chức hoạt động đọc thơ.doc

Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...
Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...
Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...jackjohn45
 
Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tá...
Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tá...Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tá...
Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tá...Hilario Bechtelar
 
Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...
Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...
Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...anh hieu
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...nataliej4
 
Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University
Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT UniversityTạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University
Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT UniversityĐàm Minh
 

Similar to Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua tổ chức hoạt động đọc thơ.doc (20)

Khóa luận Dạy học theo dự án khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mầm no...
Khóa luận Dạy học theo dự án khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mầm no...Khóa luận Dạy học theo dự án khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mầm no...
Khóa luận Dạy học theo dự án khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mầm no...
 
Trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Bảo Lộc – Lâm Đồng...
Trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Bảo Lộc – Lâm Đồng...Trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Bảo Lộc – Lâm Đồng...
Trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Bảo Lộc – Lâm Đồng...
 
Giáo Án Lập 1 Kế Hoạch Cho Trẻ Làm Quen Với Văn Học.docx
Giáo Án Lập 1 Kế Hoạch Cho Trẻ Làm Quen Với Văn Học.docxGiáo Án Lập 1 Kế Hoạch Cho Trẻ Làm Quen Với Văn Học.docx
Giáo Án Lập 1 Kế Hoạch Cho Trẻ Làm Quen Với Văn Học.docx
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Tại Các Trườ...
 
Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...
Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...
Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...
 
Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...
Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...
Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...
 
Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tá...
Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tá...Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tá...
Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tá...
 
Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...
Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...
Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Tại Các Trƣờng Mầm Non Quận Ngũ Hành Sơn...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAYLuận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
 
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAYThành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáoLuận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đ
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đLuận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đ
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đ
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu sốLuận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
 
Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University
Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT UniversityTạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University
Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University
 
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao BằngĐề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua tổ chức hoạt động đọc thơ.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Thùy Dung - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng KHCN và HTQT, Thƣ viện, Ban chủ nhiệm Khoa Tiểu học Mầm non - Trƣờng Đại học Tây Bắc và các bạn sinh viên lớp K51 ĐHGD Mầm non đã tạo điều kiện giúp đỡ em nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu cùng toàn thể các cô và các cháu mẫu giáo 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu giáo Minh Tân – Bảo Yên – Lào Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành đề tài đúng thời gian. Sơn La, tháng 05 năm 2014 Ngƣời thực hiện Kim Thị Hơn
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ĐC : Đối chứng TN : Thể nghiệm TB : Trung bình MG : Mẫu giáo ĐHGD : Đại học giáo dục TC : Tiêu chí 2
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………..1 1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………….……2 3. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………….4 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu……………………………………...……4 5. Giả thiết khoa học……………………………………………………………..4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………5 7. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….……..5 8. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………………...5 9. Cấu trúc của luận văn…………………………………………………………6 PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………..7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN..............................7 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………………………………….….7 1.1.1.Đặc điểm tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi…………………………………………7 1.1.2. Chức năng, vai trò của ngôn ngữ, đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi……………………………………………………………..9 1.1.3. Đặc điểm của các tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi……………..………15 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN………………………………………………………21 1.2.1.Tác phẩm thơ trong chƣơng trình “Chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non”…21 1.2.2. Khảo sát điều tra thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua các tác phẩm thơ……………………………………………………………………25 Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………………..……..30 CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5– 6 TUỔI QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC THƠ………………..………..31 2.1. Sử dụng biện pháp đàm thoại……………………………..……………….31 2.1.1. Khái niệm……………………………………………..…………………31 2.1.2. Cách thức thực hiện……………………………………...………………31 2.1.3. Yêu cầu khi sử dụng phƣơng pháp đàm thoại…………………………...31 2.2. Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ………………………………………………36 3
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2.1. Rèn luyện trẻ phát âm đúng……………………………………...………38 2.2.2. Hình thành nhịp điệu của ngôn ngữ và chất liệu giọng nói…….……..…39 2.2.3. Dạy lời nói diễn cảm…………………………………………………….49 2.3. Biện pháp giảng giải, giải thích từ khó…………………………………….40 2.4. Sử dụng các phƣơng tiện trực quan trong việc đọc thơ cho trẻ nghe……...41 2.4.1. Cách thức thực hiện……………………………………………..……….41 2.4.2. Yêu cầu của việc sử dụng trực quan……………………………..………44 Tiểu kết chƣơng 2 ………………………………………………...……………45 CHƢƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM…….………….46 3.1. Mục đích thực nghiệm………………………………………….………….46 3.2. Đối tƣợng thực nghiệm……………………………………….……………46 3.3. Thời gian thực nghiệm………………………………………….…………46 3.4. Mẫu thực nghiệm……………………………………………….………….46 3.5. Tiến hành thực nghiệm…………………………………………….………46 3.5.1. Các bƣớc thực nghiệm………………………………………….………..47 3.5.2. Các tiêu chí đánh giá và phân loại mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua hoạt động đọc thơ……………………………………………... ……48 Tiểu kết chƣơng 3……………………………………………………..……….55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................56 1. Kết luận……..…………………………………………………….…………56 2. Kiến nghị……………………..………………………………….…………..57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 4
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì vậy đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển bền vững, đảm bảo đào tạo một thế hệ kế tiếp có đầy đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nƣớc. Đại hội Đảng khóa IX đã khẳng định “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực của con ngƣời”. 1.2. Hiện nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt giáo dục mầm non chiếm một vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa. Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tƣơng lai của đất nƣớc, là lớp ngƣời sẽ tiếp tục sự nghiệp của ông cha để lại, gánh vác mọi công việc xây dựng tổ quốc. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền đƣợc giáo dục chăm sóc, đƣợc tồn tại và phát triển, đƣợc yêu thƣơng trong gia đình cộng đồng. Khi xã hội càng phát triển thì giá trị con ngƣời càng đƣợc nhận thức và đánh giá đúng đắn, do vậy việc chăm sóc và giáo dục trẻ lại càng mang ý nghĩa nhân văn cụ thể và trở thành đạo lí của thế giới văn minh. 1.3. Việc giáo dục trẻ mầm non phải dựa trên nhu cầu cơ bản, thỏa mãn những mong muốn tốt đẹp của trẻ, khơi gợi sự phát triển khả năng vốn có của trẻ. Trong nhà trƣờng mầm non, việc “cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” là môn học trọng tâm có vị trí quan trọng trong tất cả các môn học, thông qua môn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất và sâu sắc nhất đặc biệt là qua hoạt động dạy thơ cho trẻ. Dạy thơ giúp trẻ tiếp cận cái hay, cái đẹp trong tiếng nói của dân tộc để từ đó làm giàu cảm xúc của trẻ, phát triển trí tƣởng tƣợng, giúp trẻ khám phá những điều mới lạ trong xung quanh. Để làm đƣợc 5
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 những điều đó cần phải cho trẻ tiếp xúc và làm quen với các tác phẩm thơ gần gũi với trẻ, ngôn ngữ thơ phải dễ hiểu, đơn giản mang màu sắc ngộ nghĩnh, vui tƣơi hồn nhiên nhí nhảnh, yêu đời. Ngôn ngữ thơ đƣợc đánh giá là một hiện tƣợng ngôn ngữ độc đáo, mang nhiều hình ảnh với các từ láy, từ tƣợng thanh, tƣợng hình và các phƣơng tiện tu từ. Tuy nhiên để phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua thơ đạt hiệu quả cao rất cần tìm hiểu nghiên cứu một cách đầy đủ. Chính vì những lí do này mà chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh Tân- Xã Minh Tân- Huyện Bảo Yên- Tỉnh Lào Cai qua tổ chức hoạt động đọc thơ” để nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngôn ngữ là tài sản quý báu của nhân loại. Nó tồn tại và phát triển đi lên cùng với xã hội loài ngƣời, nó luôn đồng hành và là phƣơng tiện giao tiếp của con ngƣời. Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tƣ duy. Không những thế ngôn ngữ còn có sức hút mạnh mẽ lôi cuốn sự tham gia nghiên cứu của rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học vĩ đại từ nhiều nhà nghiên cứu khác nhau nhƣ: triết học, tâm lí học, xã hội học, giáo dục học...và đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Có rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới cùng tham gia nghiên cứu ngôn ngữ nhƣ: F.Dsaussre, R.O.shor, E.D.Polivanop, L.X.Vuwuwxxky, O.B.Encônhin, K.D.Usinxky, Planton, Arítot,… Những nghiên cứu tuy khác nhau về phƣơng pháp nhƣng luôn tìm hiểu chung một vấn đề đó là ngôn ngữ. Ví dụ: A.VPetrovsky với “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm”. A.M.Barodis với “Phương pháp phát triển tiếng cho trẻ em”. Những nhà khoa học nổi tiếng của Nga cũng có những khám phá vĩ đại về những vấn đề hoàn thiện ngôn ngữ với lứa tuổi mầm non: A.A.Leeonchiep với “Những cơ sở của lí thuyết hoạt động lời nói”. N.I Giuwnkin với “Vấn đề hoàn thiện nội dung và phương pháp”. A.N. Xookôlôp với “Lời nói bên trong và tư duy”. 6
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hay các nghiên cứu khác nhƣ: M.M.Konxoova với “Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học”. V.X.Mukhina với “Tâm lí học mẫu giáo”. A.B.Zaporojets với “Cơ sở tâm lí học của trẻ mẫu giáo”. Ở Việt Nam vấn đề phát triển ngôn ngữ, lời nói cho trẻ cũng đã đƣợc rất nhiều các nhà giáo dục quan tâm và nghiên cứu nhƣ: Các tác giả Nguyễn Quang Ninh, Bùi Kim Tuyến, Lƣu Thị Lan, Nguyễn Thanh Hồng với: “Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ”, đề cập tới tiếng Việt dựa vào đó tác giả xây dựng các phƣơng pháp nhằm phát triển và hoàn thiện lời nói cho trẻ. Tác giả Hoàng Kim Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức với: “Phương pháp phát triển ngôn ngữ”. Các tác giả đã đƣa ra các phƣơng pháp nhằm tăng vốn từ cho trẻ. Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Hoàng Gia, Đoàn Thị Tâm với: “Tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non” đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển tâm lí của trẻ mầm non qua các giai đoạn lứa tuổi. Luận án Tiến sĩ của Lƣu Thị Lan: “Những bước phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 – 6 tuổi”. Nội dung luận án nói về các bƣớc, giai đoạn hình thành phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi. Luận án Phó tiến sĩ tâm lý học: “Đặc trưng tâm lý của trẻ có năng khiếu thơ”. Tác giả nghiên cứu các đặc trƣng tâm lý trẻ em, trong đó đặc điểm tâm lý có chứa năng khiếu cảm thụ các tác phẩm thơ ca là đặc trƣng cơ bản nhất. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về: “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo từ 0-6 tuổi”, đã nghiên cứu về sự phát triển về vốn từ ngữ của trẻ qua các độ tuổi và đƣa ra các phƣơng pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Luận án Tiến sĩ Nguyễn Thị Oanh: “Cơ sở của việc tác động sư phạm đến sự phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non”. Dựa trên cơ sở của ngành sƣ phạm tác giả đã nghiên cứu tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em mầm non. 7
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Các công trình nghiên cứu trên đều dựa trên việc tìm hiểu đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ trên cơ sở xuất phát cho việc nghiên cứu, những phƣơng pháp và biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Đó là những đóng góp quý báu trên các phƣơng diện lí luận và thực tiễn, song việc nghiên cứu về các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua các tác phẩm thơ chƣa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu. Các công trình nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng để tác giả thực hiện đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu Giáo Minh Tân- Xã Minh Tân- Huyện Bảo Yên- Tỉnh Lào Cai qua tổ chức hoạt động đọc thơ ”. 3. Mục đích nghiên cứu Qua việc khảo sát thực tiễn và tìm hiểu cơ sở lí luận chúng tôi nhằm đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 -6 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển lời nói cho trẻ qua giờ văn học ở trƣờng mẫu giáo nói chung. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Tìm hiểu và đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ. 4.2. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu trên 104 trẻ 5 – 6 tuổi trƣờng Mẫu giáo Minh Tân – Minh Tân – Bảo Yên – Lào Cai. 5. Giả thuyết khoa học Mức độ phát triển ngôn ngữ thông qua một số bài thơ cho trẻ mầm non từ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non hiện nay còn những hạn chế vì chƣa gây đƣợc hứng thú với trẻ và có biện pháp truyền đạt đến gần hơn với trẻ thì sẽ gây đƣợc hứng thú, cảm giác thoải mái đối với trẻ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về các lĩnh vực đức – trí - thể - mĩ nhất là phát triển ngôn ngữ. Các biện pháp đề xuất chứng minh đƣợc tính khả thi thì sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới phƣơng pháp giáo dục mầm non hiện nay nhất là ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ và có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên mầm non, sinh viên ngành giáo dục mầm non. 8
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Nghiên cứu lý luận: Đọc tài liệu, tổng hợp, phân tích tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi qua tổ chức hoạt động đọc thơ ở trƣờng mầm non. Xây dựng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo trong độ tuổi từ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ. Tổ chức thể nghiệm để khẳng định tính khả thi của phƣơng án đề xuất. Xử lí kết quả nghiên cứu. 7. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến đề tài. Vì điều kiện thời gian có hạn và không có thời gian để nghiên cứu nhiều trƣờng nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra, khảo sát và thực nghiệm tại trƣờng Mẫu giáo Minh Tân – Minh Tân – Bảo Yên – Lào Cai. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận Đọc sách báo và các tài liệu liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu, từ đó chọn lọc để xây dựng nên cơ sở lí luận của đề tài. 8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1. Phương pháp điều tra Dùng phiếu điều tra kết hợp trao đổi các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu với các giáo viên ở trƣờng mẫu giáo nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ. 8.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát các tiết học làm quen với các tác phẩm văn học, quan sát và ghi chép những tác dụng của thơ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua các tiết học ở trƣờng mẫu giáo. 8.2.3. Phương pháp thể nghiệm sư phạm xây dựng thiết kế và thiết kế mẫu 9
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chƣơng. Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn. Chƣơng này chúng tôi đề cập tới những cơ sở lí luận về ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) nói riêng. Chúng tôi nghiên cứu các tác phẩm thơ đƣợc đƣa vào chƣơng trình chăm sóc giáo dục ở trƣờng mẫu giáo lứa tuổi 5 -6. Đồng thời khảo sát sự tiếp nhận về phƣơng diện ngôn ngữ thơ trong chƣơng trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi. Chương 2: Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động đọc thơ. Ở chƣơng này tôi đã xây dựng một số biện pháp, quy trình vận dụng phƣơng pháp giáo dục mầm non mới để tổ chức dạy thơ cho trẻ 5 -6 tuổi với mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Chương 3: Thể nghiệm sư phạm. Từ những cơ sở lí luận, thực tiễn đã thấy tôi tiến hành thiết kế một số mẫu giáo án và tiến hành giảng dạy ở một số lớp sau đó xử lý số liệu, vẽ biểu đồ thể hiện tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 10
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi 1.1.1.1. Trẻ em rất giàu xúc cảm, tình cảm Cảm xúc là những rung cảm xảy ra nhanh chóng, nhƣng mạnh mẽ và rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác. Nó mang tính chất khái quát hơn và đƣợc chủ thể ý thức ít nhiều rõ rệt hơn so với màu sắc, xúc cảm của cảm giác. Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con ngƣời đối với những sự vật, hiện tƣợng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ. Xúc cảm, tình cảm là nét tâm lý nổi bật của trẻ thơ, đặc biệt là trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Nhìn chung ở lứa tuổi này, tình cảm thống trị tất cả các mặt trong hoạt động tâm lý của trẻ. Chính vì vậy mà nhận thức của trẻ cũng mang đậm màu sắc cảm xúc. Trẻ luôn có nhu cầu đƣợc ngƣời khác quan tâm và cũng luôn bày tỏ tình cảm của mình với mọi ngƣời xung quanh. Lứa tuổi này đặc biệt nhạy cảm trƣớc sự thay đổi của thế giới xung quanh và xúc động, ngỡ ngàng trƣớc những điều tƣởng chừng rất đơn giản. Một bông hoa nở, một chiếc lá rơi, một con kiến tha mồi hay một đêm trăng sáng... cũng có thể làm trẻ xúc động một cách sâu sắc. Chính đặc điểm đẹp đẽ nhạy cảm này làm cho trẻ khi nghe kể chuyện, đọc thơ có thể dễ dàng hoá thân vào nhân vật trong tác phẩm. Trẻ thƣờng có những phản ứng trực tiếp ngay tức thì khi tiếp xúc với tác phẩm. Chúng có thể cƣời, có thể khóc, có thể sung sƣớng hay tức giận trƣớc những chi tiết, sự kiện của tác phẩm, những tình huống mà nhân vật gặp phải. Đó là phản ứng hết sức tự nhiên, biểu thị trạng thái tâm lý chƣa ổn định dễ dao động trƣớc những tác động bên ngoài. Những phản ứng này tƣơng đồng với nội dung của tác phẩm và nó trở nên mạnh mẽ nếu có sự đồng cảm của ngƣời lớn. Chính vì vậy, ngôn ngữ, giọng điệu, ngữ điệu hoặc những cử chỉ, điệu bộ của ngƣời đọc, kể tác phẩm văn học cho ngƣời nghe là vấn đề hết sức quan trọng. Việc cho trẻ tiếp cận với tác phẩm 11
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 văn học cho ngƣời nghe là vấn đề hết sức quan trọng. Việc cho trẻ tiếp cận với tác phẩm văn học, ngoài kiến thức còn tạo cho trẻ một năng lực cảm nhận cái đẹp, một thái độ cảm nhận cuộc sống – một phong cách sống. Trẻ càng lớn tình cảm sẽ dần ổn định, sự hiểu biết của trẻ sẽ phong phú, phức tạp dần theo mối quan hệ và những hiểu biết về thế giới xung quanh. Chính vì vậy từ những xúc cảm, tình cảm đƣợc nảy sinh trong quá trình cảm thụ văn học trẻ sẽ biết yêu thƣơng mọi ngƣời cũng nhƣ vạn vật xung quanh. Các tác phẩm thơ mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con ngƣời, một thế giới náo nức sinh động, đáng yêu đầy màu sắc hƣơng vị của thế giới bên ngoài, của thiên nhiên cây cỏ đƣợc đƣa vào trong thơ qua trí tƣởng tƣợng hồn nhiên của trẻ thơ mang một màu sắc riêng ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các tác phẩm thơ nói lên niềm vui, nỗi buồn của nhân vật làm cho trẻ hồi hộp, cảm động nhƣ chính đó là niềm vui nỗi buồn của bản thân trẻ. Cùng với những cảm xúc trong các tác phẩm thơ, trẻ cảm thấy cái cảm giác hồi hộp trong những giây phút căng thẳng, cảm giác bằng lòng, khoan khoái, gây cho trẻ niềm vui và sự hứng thú. Thế giới thơ luôn bắt đầu từ những cảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Đó là những hình ảnh rất quen thuộc của làng quê Việt Nam, các tác giả đã cảm nhận về những cảnh vật ấy không chỉ bằng tâm hồn của một ngƣời nghệ sĩ mà còn bằng trái tim của những con ngƣời yêu thơ. Thiên nhiên trong thơ mầm non là một thiên nhiên trong trẻo kì diệu và đầy chất thơ. Có thể tìm thấy trong các tác phẩm văn chƣơng những từ ngữ chính xác biểu cảm, những bài thơ có nhịp điệu uyển chuyển, những bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc. Học thơ ca, trẻ sẽ làm quen với cách so sánh, nhân hóa đầy sức thu hút. “Sân nhà em sáng quá Nhờ ánh trăng sáng ngời Trăng tròn nhƣ cái đĩa Lơ lửng mà không rơi Những đêm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi 12
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Em đi trăng theo buớc Nhƣ muốn cùng đi chơi ....” Hình ảnh vầng trăng đƣợc tác giả miêu tả với vẻ đẹp hồn nhiên, trong trẻo rất đặc trƣng của những đêm trăng nông thôn, những đêm trăng mới thực sự có ý nghĩa, thực sự là đêm hội của trẻ thơ. Du ngoạn trong thế giới thơ giúp trẻ phát triển trí tƣởng tƣợng, kích thích tƣ duy sáng tạo, giáo dục tinh thần nhân đạo, tinh thần đấu tranh, bảo vệ ngƣời tốt và trừng phạt kẻ xấu…Quả thật các tác phẩm thơ đến với tâm hồn trẻ nhƣ một sự tự nhiên tất yếu, nó là những tình cảm trong trẻo hồn nhiên nhất, đồng thời cũng rất chân thành và mãnh liệt. Viết về thiên nhiên không chỉ là để nói về thiên nhiên. Dƣới cái nhìn của tác giả, hầu nhƣ tất cả hình ảnh về giới tự nhiên đều là biểu trƣng cho tinh thần đấu tranh, lao động sản xuất của con ngƣời nông thôn. Các tác phẩm thơ còn đem đến cho các em tình cảm nồng hậu đối với ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, thầy cô giáo, với những ngƣời lao động vất vả, với những chú bộ đội… 1.1.1.2. Trẻ rất giàu trí tưởng tượng Tƣởng tƣợng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chƣa từng có trong kinh nghiệm của mỗi cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tƣợng đã có. Không bao giờ tác giả nhìn sự vật một cách đơn giản nhất, trần trụi mà luôn luôn phát hiện ra những mối liên hệ của chúng hoặc liên tƣởng tới những hình ảnh tƣơng đồng khác để từ đó khái quát lên một cái gì đó cao hơn. Nét nổi bật trong tâm lí trẻ lứa tuổi mẫu giáo là sự phong phú về trí tƣởng tƣợng. Sức tƣởng tƣợng của các em dƣờng nhƣ vô bờ bến. Chúng dùng trí tƣởng tƣợng để khám phá thế giới và thoả mãn nhu cầu nhận thức của mình. Trí tƣởng tƣợng là một phần quan trọng của quá trình tâm lí, nó góp phần tích cực vào hoạt động tƣ duy và nhận thức của trẻ. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, tƣởng tƣợng của trẻ lứa tuổi mầm non mang tính chất sáng tạo, tƣởng tƣợng của trẻ gắn chặt với xúc cảm, đó là quan hệ hai chiều. Tƣởng tƣợng phụ thuộc vào 13
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sự phát triển của cảm xúc, cảm xúc càng sâu sắc thì tƣởng tƣợng càng phát triển để phù hợp với cảm xúc đó và ngƣợc lại tƣởng tƣợng cũng giữ vai trò làm giàu thêm những kinh nghiệm cảm xúc của trẻ. Việc hình thành và phát triển tƣởng tƣợng của trẻ cũng gắn chặt với hình thành và phát triển ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ có thể hình dung ra đƣợc những gì trẻ nhìn thấy (tƣởng tƣợng). Vì thế, nếu một đứa trẻ mà ngôn ngữ kém phát triển thì trí tƣởng tƣợng cũng nghèo nàn. Tƣởng tƣợng giúp cho trẻ có thể sâu chuỗi đƣợc những sự vật, hiện tƣợng riêng lẻ vào một thể thống nhất, tƣởng tƣợng của trẻ có thể đƣợc phát hiện trong hoạt động giáo dục, qua các hoạt động giáo dục trẻ sâu chuỗi đƣợc các sự vật, hiện tƣợng bằng trí tƣởng tƣợng phong phú của mình và tích luỹ đƣợc vốn biểu tƣợng trong từng hoạt động, sau đó trong những thời điểm hoàn cảnh cụ thể, trẻ sẽ có sự liên tƣởng cần thiết. Trẻ thơ cần có trí tƣởng tƣợng vì vậy việc nuôi dƣỡng trí tƣởng cho trẻ là một trong những nhiệm vụ của giáo dục mầm non. Có thể nói, tƣởng tƣợng là một năng lực không thể thiếu để cảm thụ và sống với những tác phẩm văn học. Trẻ đã sẵn có trong đầu trí tƣởng tƣợng phong phú, bay bổng nên khi gặp những hình ảnh đẹp đẽ, kì ảo của tác phẩm văn học thì trí tƣởng tƣợng của trẻ sẽ càng đƣợc thăng hoa. Nhƣ vậy trí tƣởng tƣợng phong phú của trẻ chính là tiền đề để chúng ta đƣa những tác phẩm văn học đến với trẻ. Trẻ dùng trí tƣởng tƣợng của mình để tiếp thu những sáng tạo nghệ thuật, và ngƣợc lại, trí tƣởng tƣợng phong phú, bay bổng trong các tác phẩm văn học sẽ chắp cánh cho những ƣớc mơ, những hoài bão và sự sáng tạo của trẻ. 1.1.2. Chức năng, vai trò của ngôn ngữ, đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 1.1.2.1. Chức năng của ngôn ngữ Một trong những chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là nó đƣợc làm phƣơng tiện chính cho sự tồn tại, truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội của toàn nhân loại cũng nhƣ của từng cộng đồng ngƣời. Những kinh nghiệm lịch sử của xã hội đƣợc đọng lại (chứa đựng) trong các công cụ lao động, đối tƣợng lao động, trong các chuẩn mực hành vi của các mối quan hệ qua lại giữa con ngƣời với nhau…Phần lớn đƣợc ghi lại để truyền bá 14
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cho thế hệ sau nhờ ngôn ngữ. Thoạt tiên, đứa trẻ không thể tự nhận thức đƣợc thế giới, nó thƣờng đặt ra nhiều câu hỏi cho bố mẹ và những ngƣời xung quanh. Nhờ những câu trả lời, giải thích…của ngƣời lớn mà trẻ nhận thức đƣợc một phần tri thức chung, trẻ tiếp tục sử dụng trong quá trình hoạt động của mình. Những tri thức mà trẻ chiếm lĩnh đƣợc một phần tri thức chung, trẻ tiếp tục sử dụng trong quá trình hoạt động của mình. Những tri thức mà trẻ chiếm lĩnh đƣợc trong đời sống hàng ngày cũng nhƣ thông qua dạy học, giáo dục cũng đƣợc giữ lại dƣới dạng ngôn ngữ. Nhƣ vậy, hoạt động ngôn ngữ có tác dụng xã hội hóa sự phản ánh của mỗi cá nhân và làm cho nó trở thành có ý nghĩa. Chức năng cơ bản thứ hai của ngôn ngữ là nó đƣợc dùng làm phƣơng tiện chính để giao lƣu và điều chỉnh hành vi của con ngƣời. Trong cuộc sống của con ngƣời nhiều khi con ngƣời trao đổi thông tin với nhau không chỉ nhằm mục đích truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, lịch sử và bản thân, thông tin đó cũng không phải là đơn vị tri thức đƣợc đƣa vào nhà trƣờng. Song những trao đổi nhƣ vậy lại rất cần cho sự định hƣớng hoạt động của con ngƣời trong mỗi thời điểm hay một tình huống nhất định. Và chính trong những điều kiện này, con ngƣời không có cách nào khác là phải dùng phƣơng tiện ngôn ngữ. Ở đây cơ chế hoạt động diễn ra nhƣ sau: - Khái quát hóa nội dung những điều phản ánh nhằm lập ra đƣợc “chƣơng trình” của lời nói và tìm đƣợc các từ tƣơng ứng. - Khớp nối chƣơng trình đó vào cơ cấu ngữ pháp tƣơng ứng làm thành các đoạn, mệnh đề câu. - Chuyển các câu đó vào hoạt động vận dụng tƣơng ứng nói ra hoặc viết ra hoặc nghĩ thầm. Chức năng cơ bản thứ ba của ngôn ngữ là nó đƣợc dùng làm công cụ của hoạt động trí tuệ, có chức năng thiết lập và giải quyết các nhiệm vụ hoạt động trí tuệ của con ngƣời. Nó bao gồm cả việc kế hoạch hóa hoạt động, thực hiện hoạt động và đối chiếu kết quả hoạt động với mục đích đã đặt ra. Nhờ có ngôn ngữ mà con ngƣời có thể lập ra kế hoạch, định ra mục đích cần đạt tới trƣớc khi tiến hành bất cứ một công việc gì và kể cả trong khi tiến 15
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hành công việc, hoạt động nhận thức (cảm tính, lý tính). Nhờ có ngôn ngữ mà con ngƣời có thể tổ chức, hƣớng dẫn, điều khiển, điều chỉnh đƣợc hoạt động lao động chân tay của mình. Điều đó đem lại cho con ngƣời những thành tựu vĩ đại khác xa về chất so với động vật: hành động có ý thức. Ba chức năng cơ bản nói trên của ngôn ngữ có mỗi quan hệ khăng khít với nhau. Dƣới một góc độ nào đó, chúng ra có thể quy chúng về một chức năng là giao lƣu (giao tiếp). Hơn nữa, nếu xét vai trò của ngôn ngữ nhƣ một công cụ của hoạt động trí tuệ thì chính công cụ này cũng biểu hiện nhƣ một hoạt động giao lƣu với bản thân mà thôi (độc thoại). Mặt khác, công cụ đó cũng đƣợc bộc lộ nhƣ một hoạt động điều chỉnh hành vi và hành động của con ngƣời. 1.1.2.2. Vai trò của ngôn ngữ a. Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp Có thể nói bản chất của con ngƣời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, muốn tồn tại đƣợc trong cộng đồng ngƣời phải giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ làm cho con ngƣời xích lại gần nhau hơn. Nhờ ngôn ngữ mà con ngƣời có thể hiểu đƣợc nhau, trao đổi với nhau những tâm tƣ, tình cảm, nguyện vọng, rồi có thể cùng nhau hành động vì lợi ích chung. Không có ngôn ngữ thì không thể giao tiếp thậm chí là không thể phát triển đƣợc nhất là đối với trẻ em – những sinh thể yếu ớt cần đƣợc chăm sóc, bảo vệ của ngƣời lớn. Muốn bảo vệ, chăm sóc và phát triển trẻ phải thông qua hoạt động ngôn ngữ. Và ngƣợc lại, khi trẻ lớn lên trẻ đã biết nói thì việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ là để bày tỏ nguyện vọng, sự hiểu biết của mình. Nhƣ vậy, ngôn ngữ chính là một trong những phƣơng tiện thúc đẩy trẻ để trẻ trở thành một thành viên của xã hội. Ngôn ngữ cũng chính là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ đƣợc những tình cảm, nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để qua đó ngƣời lớn có thể chăm sóc, giáo dục giúp trẻ tham gia vào các hoạt động hằng ngày, từ đó hình thành nhân cách cho các cháu. b. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ U.Sinski đã nhận định nhƣ sau: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức”. [T16- 15] 16
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ngôn ngữ là phƣơng tiện giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh. Bởi vì, sự phát triển trí tuệ ở trẻ chỉ diễn ra khi trẻ lĩnh hội đƣợc những tri thức về sự vật, hiện tƣợng xung quanh. Tuy nhiên, sự lĩnh hội tri thức đó khổng thể thực hiện đƣợc nếu không có ngôn ngữ. Ngôn ngữ và tƣ duy có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngôn ngữ là kết quả của tƣ duy cố định lại. Có thể nói không có tƣ duy thì ngôn ngữ chỉ là những âm thanh vô nghĩa. Ngôn ngữ và tƣ duy thúc đẩy sự phát triển lẫn nhau. Ngôn ngữ là sự hiện hữu của tƣ duy. Khi trẻ đã lớn nhận thức của trẻ phát triển, trẻ không chỉ nhận biết về sự vật, hiện tƣợng gần gũi với trẻ mà còn muốn biết những sự vật, hiện tƣợng không nhìn thấy, trẻ dùng từ để gọi tên các sự vật, hiện tƣợng, tên các chi tiết, các đặc điểm, tính chất, công dụng để phân biệt sự vật, hiện tƣợng này với sự vật, hiện tƣợng khác. Trẻ muốn biết về quá khứ, về tƣơng lai, về công việc của ngƣời lớn, của bố mẹ, trẻ muốn biết về Bác Hồ, về chú bộ đội… Để đáp ứng đƣợc nhu cầu nhận thức đó của trẻ, không có cách nào khác là thông qua lời kể của ngƣời lớn, thông qua các tác phẩm văn học… có kết hợp với hình ảnh trực quan. Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định, trẻ sử dụng ngôn ngữ nhƣ một phƣơng tiện để biểu hiện nhận thực của bản thân mình. Trẻ có thể dùng lời kể để diễn đạt chính xác những hiểu biết của mình, đặt ra câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện thái độ, tình cảm yêu ghét, thƣơng cảm… Biểu hiện bằng ngôn ngữ giúp cho nhận thức của trẻ đƣợc củng cố sâu hơn, tạo cho trẻ đƣợc sống trong môi trƣờng có các hoạt động giao tiếp, trên cơ sở đó tạo ra nhiều suy nghĩ, sáng tạo mới. Vì vậy, trong các trƣờng mầm non, khi cho trẻ tiến hành các hoạt động chơi vui, lao động, học tập… cần phải tạo điều kiện và kích thích trẻ nói. Một trong những phƣơng pháp để kiểm tra nhận thức của trẻ là phải thông qua ngôn ngữ. Nhƣ vậy ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ, thông qua ngôn ngữ trẻ có thể nhận thức về thế giới xung quanh một cách sâu rộng, rõ ràng, chính xác. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động trí tuệ. Nhƣ vậy việc phát triển trí tuệ cho trẻ không thể tách rời việc phát triển ngôn ngữ. 17
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 c. Vai trò của ngôn ngữ trong giáo dục đạo đức Phát triển hoàn thiện dần ngôn ngữ cho các cháu ở lứa tuổi mầm non có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển tình cảm đạo đức. Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo các cháu bắt đầu hiểu biết và lĩnh hội những khái niệm, những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy mới chỉ là những khái niệm ban đầu nhƣng lại vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định đến việc hình thành những nét tính cách riêng biệt của mỗi ngƣời trong tƣơng lai. Muốn cho các cháu hiểu và lĩnh hội đƣợc những khái niệm đạo đức này, chúng ta không thể chỉ thông qua những hoạt động cụ thể hoặc những sự vật, hiện tƣợng trực quan đơn thuần mà phải có ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà các cháu có thể thể hiện đầy đủ những nhu cầu, nguyện vọng và tình cảm của mình. Cũng nhờ có ngôn ngữ mà các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ có điều kiện để hiểu con cháu mình hơn, để từ đó có thể uốn nắn, giáo dục và xây dựng cho các cháu những tình cảm, hành vi đạo đức trong sáng nhất. d. Vai trò của ngôn ngữ trong việc giáo dục thẩm mỹ Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp. Thật vậy, trong cuộc sống hàng ngày, khi giao tiếp với ngƣời lớn, trẻ nhận thức đƣợc cái đẹp ở xung quanh, từ đó trẻ có thái độ tôn trọng cái đẹp và tạo ra cái đẹp. Đặc biệt khi tiếp xúc với bộ môn nghệ thuật nhƣ: Âm nhạc, tạo hình, trẻ có thể cảm nhận đƣợc những cái đẹp tuyệt vời của cuộc sống qua âm thanh, đƣờng nét… Từ đó giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về giá trị thẩm mỹ, tâm hồn trẻ sẽ nhạy cảm hơn với cái đẹp, và khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, trẻ có thể tìm thấy ở đó những hình tƣợng, nhân vật điển hình, mỗi nhân vật mang một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng, từ đó trẻ biết mình nên sống thế nào. 1.1.2.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Nhìn chung đến cuối tuổi mẫu giáo(5 – 6 tuổi) trẻ đã có khả năng nắm đƣợc ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng sự phát âm của ngƣời lớn, 18
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đặc biệt là nắm đƣợc hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh vi nhất về phƣơng tiện cú pháp và về phƣơng diện tu từ, trẻ nói năng mạch lạc và thoải mái. a. Phát triển vốn từ Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) tăng lên đáng kể. Trẻ có khoảng 3000- 4000 từ vào cuối tuổi [35]. Việc phát triển vốn từ cho trẻ không chỉ là cung cấp từ mới cho trẻ mà cần giúp trẻ mở rộng nghĩa của từ mà trẻ đã biết. b. Rèn phát âm và sử dụng ngữ điệu thích hợp Việc luyện tập cho trẻ phát âm đúng và dùng ngữ điệu đúng thích hợp đƣợc diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động của trẻ. Trƣớc hết là trong giao tiếp hàng ngày của trẻ với ngƣời lớn, với bạn bè. Trong việc tổ chức cho trẻ chơi, trong hoạt động học tập và đặc biệt trong khi kể chuyện cho trẻ nghe và khi trẻ kể chuyện cho ngƣời khác nghe chúng ta cần dạy trẻ phát âm đúng và sử dụng những ngữ điệu thích hợp. c. Rèn trẻ nói đúng ngữ pháp Trong giao tiếp hàng ngày hay trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ ngƣời lớn phải tập cho trẻ nói đúng cấu trúc câu: Có chủ ngữ, có vị ngữ, sử dụng trạng từ, bổ ngữ phù hợp. Cần phải tạo nhiều tình huống, cơ hội để trẻ giao tiếp, bộc lộ những ý muốn, hiểu biết của mình với ngƣời lớn, bạn bè bằng lời nói của chính trẻ, quan sát trẻ nói với nhau qua đó sửa sai uốn nắn cho trẻ. d. Phát triển ngôn ngữ mạc lạc Trong quá trình giao tiếp và trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động để kích thích trẻ nói năng mạch lạc ngƣời lớn cần tạo điều kiện để trẻ nói rõ ràng, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý, nêu bật đƣợc các ý cần nhấn mạnh để ngƣời nghe hiểu một cách dễ dàng. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Tác phẩm thơ trong chƣơng trình “Chăm sóc – giáo dục trẻ Mầm non” lứa tuổi 5 – 6 19
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.1.1. Đặc điểm các tác phẩm thơ trong chương trình “chăm sóc – giáo dục” trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi Các tác phẩm thơ nói chung và những tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi nói riêng đều thuộc nghệ thuật sáng tác văn học, vì vậy nó cũng mang đầy đủ đặc điểm của sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Nó thực hiện các chức năng chung của văn học. Chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ, chức năng giao tiếp, chức năng giải trí. Các chức năng này không tồn tại tách rời, mà gắn bó chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ chuyển hoá lẫn nhau. Nhƣng do đối tƣợng phục vụ chủ yếu là trẻ em nên nó có những đặc điểm đƣợc nhấn mạnh. Trƣớc hết tính giáo dục đƣợc coi là một trong những đặc trƣng cơ bản nhất của văn học thiếu nhi. Văn học thiếu nhi có vai trò vô cùng to lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em, cả về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, bên cạnh tính giáo dục thì khả năng khơi gợi, kích thích trí tƣởng tƣợng sáng tạo của trẻ cũng là một đặc điểm không thể thiếu của văn học viết cho các em. Hơn bất cứ loại hình nghệ thuật nào, sáng tác văn học thiếu nhi phải quan tâm tới đặc điểm tâm lý của văn học thiếu nhi. Chính điều này cũng làm nên sự khác biệt giữa văn học thiếu nhi và văn học ngƣời lớn. Tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ, tâm hồn trong sáng dạt dào cảm xúc và trí tƣởng tƣợng tuyệt vời phong phú bay bổng. Các em có thể nghe đƣợc mọi âm thanh của cỏ cây, hoa lá, trò chuyện đƣợc với muôn loài, giao cảm hoà đồng với thiên nhiên... Có thể nói khả năng hoà đồng của các em với thiên nhiên là vô tận. Chính vì vậy, tƣởng tƣợng là một yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm viết cho các em. Các tác phẩm thơ viết cho lứa tuổi mầm non, đặc biệt là thơ dành cho đối tƣợng là những "bạn đọc" chƣa biết đọc, biết viết nên ngoài những tiêu chí chung của văn học thiếu nhi nó còn có những đặc điểm đƣợc nhấn mạnh, phù hợp với tâm, sinh lý đặc thù của lứa tuổi này. Có thể kể ra một số đặc trƣng cơ bản sau đây: a. Ngắn gọn, rõ ràng Trƣớc tiên ta có thể thấy các tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi đều rất ngắn gọn, ý thơ rõ ràng, ngƣời tiếp nhận có thể dễ dàng đọc, hiểu tác phẩm, tiếp thu 20
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tác phẩm một cách nhẹ nhàng không cảm giác gò bó, quá sức. Đặc biệt đối với chúng ta là các em nhỏ, đang ở độ tuổi chơi, trẻ rất ham vui và chƣa muốn phải học nhiều. Vì vậy sự ngắn gọn ở đây là rất cần thiết, các bé vừa đọc thơ mà không phải chịu áp lực quá lớn. Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lƣợng của tác phẩm mà còn thể hiện cả trong câu thơ. Bài thơ có thể có dạng thơ ba chữ, bốn chữ, năm chữ, câu thơ ngắn, vui nhộn. “ Ngỗng không chịu học Khoe biết chữ rồi Vịt đƣa sách ngƣợc Ngỗng cứ tƣởng xuôi Cứ giả đọc nhầm Làm vịt phì cƣời Vịt khuyên một hồi: - Ngỗng ơi! Học! Học!” (Ngỗng và Vịt – Phạm Hổ) “Bé này, bé ơi! Đừng chơi đất cát Hãy vào bóng mát Khi trời nắng to Sau lúc ăn no, Đừng cho chân chạy Mỗi sớm ngủ dạy Rửa mặt đánh răng Sắp đến bữa ăn rửa tay đã nhé! Bé ơi! Bé này...” ( Bé ơi! – Phong Thu) 21
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sự ngắn gọn của những bài thơ viết cho trẻ lứa tuổi mầm non còn đƣợc thể hiện ở ý nghĩa của từ vựng. Với cách miêu tả trực tiếp, trẻ có thể dễ dàng hình dung ra và hiểu rõ sự việc, hiện tƣợng đƣợc thể hiện trong các tác phẩm. * Về thể thơ Các tác phẩm trong chƣơng trình đều viết dƣới dạng câu thơ ngắn, cụ thể là: Thơ ba chữ: Anh xe lu, Ấm và chảo, Mười ngón tay, Bập bênh. Thơ bốn chữ: Bé ơi, Lời chào, Không vứt rác ra đường, Mẹ và con.. Thơ năm chữ: Ông mặt trời, Đi bừa, Con đường của bé, Cải chíp. Thơ lục bát: Vườn cải, Em yêu nhà em, Cây cau, Ếch con học bài. Với thể thơ ngắn gọn các tác phẩm thơ giúp trẻ dễ thuộc dễ nhớ qua đó tạo hứng thú cho trẻ. Đây là điều kiện thuân lợi để giáo viên phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ. * Về ngôn ngữ, nhịp điệu và vần điệu Ngôn ngữ trong các tác phẩm đƣợc lựa chọn đƣa vào chƣơng trình đều rất giản dị, trong sáng dễ hiểu, có nhiều từ ngữ nghệ thuật nhƣ tính từ chỉ màu sắc, từ tƣợng hình, từ tƣợng thanh, từ láy hoặc những hình ảnh so sánh hết sức sinh động. VD: Bài “Tiếng gà trưa” cần đọc với tốc độ vừa phải, giọng vang khỏe thể hiện niềm vui, náo nức, rộn ràng vui tƣơi của các chú bộ đội trên đƣờng hành quân xa với âm hƣởng vui tƣơi bài thơ giúp trẻ dễ đọc dễ tiếp nhận. Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ thơ. Dƣới ngòi bút miêu tả đặc sắc bức tranh thiên nhiên thật sinh động giàu hình ảnh đã đƣợc các nhà thơ vẽ nên, thế giới xung quanh nhƣ bừng sáng nên rực rỡ hơn, từ cỏ cây hoa lá, phản ánh cuộc sống sinh động của con ngƣời nên thật sống động và tƣơi đẹp. Nhìn chung tác phẩm thơ đƣợc lựa chọn đƣa vào “chƣơng trình chăm sóc – giáo dục mầm non” đều là những tác phẩm có nội dung và hình thức nghệ thuật phù hợp với sự tiếp nhận của trẻ. Tuy nhiên, do cơ cấu của chƣơng trình, số lƣợng tác phẩm đƣợc đƣa vào có giới hạn do đó các cô giáo mầm non có ý thức sƣu tầm, lựa chọn thêm những tác phẩm phù hợp để trẻ luôn đƣợc tiếp xúc với những tác phẩm mới mọi lúc, 22
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 mọi nơi và phải rèn luyện nâng cao khả năng đọc diễn cảm thì mới có thể truyền dạy đƣợc những cái hay, cái đẹp tới các cháu. * Về nội dung Văn học nghệ thuật, đặc biệt là các tác phẩm thơ có vai trò to lớn trong việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Việc cho trẻ lứa tuổi mầm non làm quen với các tác phẩm văn học nói chung và các tác phẩm thơ nói riêng từ lâu đã đƣợc đặt ra nhƣ một nội dung, một phƣơng tiện vô cùng quan trọng trong chƣơng trình giáo dục trẻ. Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, thơ văn có khả năng đi vào lòng ngƣời một cách tự nhiên và sâu sắc. Có thể nói, đó là một trong những phƣơng tiện hữu hiệu nhất để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện. Thơ văn mang lại cho trẻ cái đẹp, cái cao quý, cái chân, cái thiện. Phạm vi phản ánh của tác phẩm này rất phong phú, rộng rãi nhƣng là những vấn đề rất cụ thể. Trƣớc hết lòng nhân ái đƣợc biểu hiện trong tình yêu thƣơng giữa con ngƣời với con ngƣời. Một trong những nội dung cơ bản của văn học thiếu nhi nói chung và thơ nói riêng đều đề cập tới tình cảm gia đình với ông bà, cha mẹ, anh chị em. VD: Mời trầu, Bà và cháu, Mẹ ốm… “Mẹ ốm” là câu chuyện cảm động thể hiện tình yêu của con cái đối với mẹ. Hình ảnh ngƣời con hết lòng chăm sóc, lo lắng, quan tâm, động viên khi ngƣời mẹ mình bị ốm. “Mẹ vui con có quản gì Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo” Với tình cảm trong trẻo, ngây thơ, hồn nhiên của con ngƣời và niềm mong mỏi luôn muốn cho mẹ khỏi ốm đƣợc thể hiện qua những vần thơ giản dị, mộc mạc, chân thành. “Con mong mẹ khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say” 23
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thật cảm động biết bao trƣớc tình cảm đẹp đẽ của ngƣời con – một cậu bé chƣa đầy 10 tuổi, chỉ bằng một câu thơ: “Mẹ là đất nƣớc tháng ngày của con” Đã nói lên biết bao tình cảm của ngƣời con dành cho ngƣời mẹ. Tình cảm đó thật thiêng liêng cao cả, ngƣời mẹ trong suy nghĩ của con luôn là hình tƣợng vĩ đại nhất, giữ vị trí vô cùng quan trọng, mẹ là nơi che chở, là cuộc sống của con. Tình cảm với thầy cô, bạn bè và những ngƣời lao động, những nguời có công với đất nƣớc cũng là một nội dung đƣợc nhắc đến trong thơ Trần Đăng Khoa viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non. Có thể kể tới Mưa, Hạt gạo làng ta, Ảnh Bác, Gửi bạn Chi-Lê, Buổi sáng nhà em,… Bài “Hạt gạo làng ta” giúp trẻ hiểu đƣợc sự vất vả, lam lũ của nguời dân trong quá trình làm ra hạt gạo. Hạt không chỉ là kết tinh của những giá trị vật chất (phù sa, mƣa, bão…) và những giá trị tinh thần (hƣơng sen thơm, lời ru hát) mà còn là kết quả của những vật lộn của ngƣời nông dân chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết và sự khốc liệt của chiến tranh. Vì thế, mỗi hạt thóc, hạt gạo làm ra không chỉ mang nặng công ơn cô bác nông dân và còn mang trong đó cả niềm vui và lòng tự hào của cả dân tộc, vƣợt lên khó khăn để chiến thắng kẻ thù. Bài “Chú giải phóng quân” thể hiện niềm vui đón chú giải phóng quân từ tuyền tuyến về và ƣớc mơ của các bạn nhỏ trong thời kì đất nƣớc kháng chiến chống Mỹ. Qua đó, bài thơ cũng khơi dậy trong em niềm yêu mến tự hào về các chú bộ đội… Có nhiều tác phẩm văn học (đặc biệt là sáng tác của thiếu nhi những năm chống Mỹ) nói chung và tác phẩm thơ nói riêng còn nói về tình cảm sâu nặng của trẻ thơ Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Tuy Bác đã đi xa nhƣng qua những bài thơ này, có cảm giác nhƣ Bác vẫn rất gần gũi với các em: “Em nghe nhƣ Bác dặn lời Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa…” (Ảnh Bác – Trần Đăng Khoa) 24
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 * Các tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi có thể giáo dục trẻ trên nhiều phương diện: Thẩm mỹ, phát triển lời nói mạch lạc, lời nói nghệ thuật và phát triển nhân cách Ở lứa tuổi mầm non, với tâm hồn thơ ngây, trong trắng, chƣa có nhiều những trải nghiệm cá nhân, nhận thức về thế giới xung quanh ở mức cảm tính…, nên việc tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôn từ và trí tƣởng tƣợng phong phú trong tác phẩm văn học sẽ là cơ sở để các em rung động và cảm nhận đƣợc vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí. VD: Bài thơ: Con bướm vàng Mở đầu bài thơ, tác giả viết một cách tự nhiên: “Con bƣớm vàng! Con bƣớm vàng!” Lời thơ rất hồn nhiên nhƣ chính tiếng reo vui sƣớng của cậu học trò. Con bƣớm nhƣ một nàng tiên “bay nhẹ nhàng” nổi bật lên “bên bờ có”. Gợi cho chú bé tính tò mò thèm muốn đƣợc quan sát. “Em thích quá Em đuổi theo”. Nhƣng tiếc thay: “Con bƣớm vàng. Có bộ cánh Vút lên cao” Để lại chú bé ngẩn ngơ bên đám cỏ xanh với bao nuối tiếc: “Em nhìn theo. Con bƣớm vàng! Con bƣớm vàng.” Hai câu thơ đầu và câu thơ cuối vẫn chỉ là ”Con bƣớm vàng” nhƣng diễn tả hai tâm trạng khác nhau. Đó là tâm trạng của sự mời mọc thèm muốn và tâm trạng của sự tiếc nuối, thất vọng. Lời thơ tự nhiên nhƣ lời kể chuyện, nhƣng lại 25
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lôgic nhƣ chính sự việc diễn ra, hoàn toàn không có sự sắp đặt vần điệu, diễn đạt đúng tâm trạng của trẻ thơ. Từ chú bƣớm vàng bên bờ cỏ đến chú bƣớm vàng trên trời xanh, gọi cho chú biết bao mơ ƣớc: Ƣớc gì ta cũng có đôi cánh nhƣ chú bƣớm vàng để đƣợc thỏa thích vẫy vùng trên bờ trời cao, ƣớc gì… Bài thơ nhƣ không có câu kết. Cái nhìn theo tiếc nuối của cậu bé không chỉ dừng lại ở một con bƣớm vàng mà là cả một bầu trời mênh mông với bao điều cậu bé còn chƣa biết, cả một thế giới thiên nhiên diệu kì để cho chú bé thỏa sức tƣởng tƣợng. Một khúc nhạc thấm đƣợm tình cảm yêu thƣơng mà chúng ta có thể giáo dục tình cảm cho trẻ cả phƣơng diện ngôn ngữ, tình cảm thẩm mỹ, phát triển nhân cách cho trẻ. b. Ngôn ngữ chính xác, biểu cảm giàu âm thanh nhịp điệu Ngôn ngữ trong các tác phẩm thơ có thể nói là rất chính xác, biểu cảm và giàu âm thanh nhịp điệu. Những hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ cùng với vần điệu và nhạc điệu vui tƣơi làm cho các tác phẩm thơ thêm phần sinh động, có sức hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Hầu nhƣ mỗi từ mỗi câu trong các tác phẩm thơ đọc lên đều thấy rõ sự gia công, sáng tạo của tác giả: “Quạt nan nhƣ lá Chớp chớp lay lay Quạt nan mỏng dính Quạt gió rất dày Gió từ ngọn cây Có khi còn nghỉ Gió từ tay mẹ Thổi suốt đêm ngày. Gió của ông trời Có khi rét buốt Gió mẹ, mẹ ơi Lúc nào cũng mát. 26
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Quạt nan nhƣ cánh Chớp chớp lay lay Mẹ đƣa con bay Êm vào giấc ngủ” ( Gió từ tay mẹ - Vƣơng Trọng) Bài thơ nói lên tình cảm yêu thƣơng vô bờ bến của ngƣời mẹ dành cho con từ miếng ăn, giấc ngủ. Có tấm lòng của ngƣời mẹ: “Quạt nan mỏng dính-ngọn gió rất dày”. Gió từ tay mẹ nhẹ nhàng đƣa con vào giấc ngủ, Gió từ ngọn cây có khi còn phải nghỉ nhƣng với tấm lòng yêu thƣơng của ngƣời mẹ dành cho đứa con của mình thì gió từ bàn tay của ngƣời mẹ luôn thổi suốt đêm hè, đƣa con êm đềm bay vào giấc ngủ. Ngôn ngữ trong thơ đặc biệt có nhiều từ tƣợng hình, từ tƣợng thanh, nhiều động từ, tính từ miêu tả… Tạo nên sắc thái vui tƣơi, vừa khiêu gợi, vừa kích thích trí tƣởng tƣợng, sáng tạo của trẻ, vừa tác động mạnh đến nhận thức, tƣ tƣởng tình cảm của trẻ, ví dụ bài thơ: “ Tại sao con chim sáo Cứ một điệu hót hoài Vì không có cô giáo Dậy nó hát nhiều bài” (Chim sáo - Phạm Hổ) Tiếp xúc với các tác phẩm thơ, các em đã đƣợc tiếp xúc với cả thế giới đầy âm thanh và màu sắc với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên và cuộc sống. Trẻ em lứa tuổi mầm non với tâm hồn ngây thơ chƣa có những trải nghiệm cá nhân, sự khác biệt về thế giới xung quanh mới ở mức cảm tính, gắn với cái cụ thể trƣớc mắt, vẻ đẹp lấp lánh của ngôn từ nghệ thuật và sự tƣởng tƣợng phong phú qua các tác phẩm thơ bắt gặp trí tƣởng tƣợng ngây thơ sẽ là cơ sở để các em có thể rung động và cảm nhận đƣợc vẻ đẹp trong các tác phẩm thơ. c.Tác phẩm thơ như một câu chuyện có thể kể lại được Nói đến thơ ngƣời ta cảm nhận đƣợc một tâm hồn trong trẻo, giản dị, chan chứa một tình yêu thƣơng đằm thắm, thiết tha với con ngƣời thiên nhiên và cuộc 27
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sống. Thơ đến với trẻ mầm non trƣớc tiên bằng những rung động, cảm xúc chân thành và nhân ái. Không chỉ vậy mà còn khơi dậy những rung động trong tâm hồn ngƣời lớn, làm cho họ nhƣ đƣợc trở về với tuổi thơ, tìm gặp lại mình trong cái trong trẻo, cái tinh nguyên đối với những xúc cảm, thiên nhiên nghệ thuật. Với lối viết thơ linh hoạt, giàu cảm xúc bằng trí tƣởng tƣợng kết hợp với khả năng nghe tác giả còn vẽ lên những bức tranh về con ngƣời, thiên nhiên, về con ngƣời, về Bác Hồ, về các chú bộ đội. Với lối viết chân thực đã làm cho các tác phẩm thơ có thể kể lại cho ngƣời nghe, ngƣời đọc một câu chuyện trong cuộ sống. Bài thơ :”Hạt gạo làng ta” nhƣ một bài ca, nhƣ một câu chuyện về ngƣời nông dân. Câu chuyện đó đƣợc tác giả viết trong mạch cảm xúc rất chân thật để ca ngợi con ngƣời, ca ngợi tinh thần chịu thƣơng chịu khó, bất chấp gian nan, khó nhọc và sự khắc nhiệt của thời tiết để làm ra đƣợc hạt gạo dẻo thơm, trắng ngần để gửi ra tuyền tuyến, gửi về phƣơng xa cho ngƣời lính cụ Hồ. Bài thơ đƣợc viết với những cảm xúc mạnh mẽ về sự cảm thông, thƣơng xót và lòng biết ơn đối với ngƣời lao động đặc biệt là ngƣời mẹ. Hình tƣợng hạt gạo đƣợc xây dựng xuyên suốt bài thơ. Hạt gạo là kết tinh của giá trị vật chất và giá trị tinh thần trong mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc, hạt gạo đƣợc kết tinh từ nỗi nhọc nhằn vất vả, lam lũ của ngƣời nông dân trong quá trình vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt và bom đạn tàn khốc của kẻ thù. Tác giả kể lại sự khó khăn lam lũ của con ngƣời khi làm lên đƣợc hạt gạo, chỉ với hai hình ảnh đối lập “cua ngoi nên bờ”, “mẹ em xuống cấy” ngƣời đọc thấy thấm thía vô cùng nỗi cực nhọc của ngƣời nông dân. Sự tài tình trong việc quan sát và tƣởng tƣợng giúp tác giả thể hiện thiên nhiên trong cơn mƣa sinh động và hấp dẫn, tác giả Trần Đăng Khoa viết nên bài thơ “Mưa” nhƣ muốn kể lại với ngƣời đọc về cảnh vật xung quanh từ lúc bắt đầu nhƣ thế nào lúc mƣa ra sao. Tƣ thế con ngƣời làm chủ thiên nhiên thật đẹp và dũng cảm làm sao, mọi hình ảnh bài thơ đƣợc đọng lại thành bức tranh đẹp nhất, sáng nhất là ngƣời nông dân đẹp nhất tự tin và chiến thắng. Ngƣời đọc nhƣ đƣợc vẽ ra trƣớc mắt, hình dung ra thật đầy đủ và sâu sắc về một cơn mƣa trong đó thiên nhiên và con ngƣời đƣợc hiện nên sinh động tài tình. 28
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thơ nhƣ một câu chuyện có thể kể lại đƣợc là một đặc điểm trong sáng tác cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non của các tác giả. Khác với thơ viết cho ngƣời lớn hầu hết là hệ thống tâm trạng bao gồm cả niềm vui nỗi buồn, suy tƣởng… Thơ cho các em có thể kể lại đƣợc. Yếu tố chuyện trong thơ giúp các em có thể nắm bắt đƣợc tác phẩm để từ đó liên hệ, phát hiện và cảm nhận đƣợc những vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. 1.2.2. Khảo sát điều tra thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua các tác phẩm thơ 1.2.2.1. Mục đích điều tra Quá trình điều tra thực trạng phát triển ngôn ngữ ở trẻ mẫu giáo tìm hiểu những ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân nhằm mục đích tìm hiểu biện pháp phát huy và khắc phục khó khăn để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo: - Thực trạng về trình độ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi). - Thực trạng dạy học về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi). - Thực trạng mức độ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi). 1.2.2.2. Địa bàn thời gian điều tra Trƣờng Mẫu giáo Minh Tân – Minh Tân – Bảo Yên – Lào Cai Thời gian: Từ tháng 11 – 12 năm 2013 1.2.2.3. Đối tượng điều tra - Giáo viên đang dạy các lớp mẫu giáo lớn ( 5 – 6 tuổi ) tại trƣờng Mẫu giáo Minh Tân – Minh Tân – Bảo yên – Lào Cai - Các nhóm trẻ lớp Mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trƣờng Mẫu giáo Minh Tân – Minh Tân – Bảo Yên – Lào Cai 1.2.2.4. Nội dung điều tra Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua những bài thơ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 29
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Dự giờ quan sát giáo viên tổ chức dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đọc thơ, ghi chép các biện pháp giáo viên sử dụng. Nghiên cứu giáo án ( kế hoạch) hƣớng dẫn trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đọc thơ. Đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua thơ. 1.2.2.5. Phương pháp điều tra * Phƣơng pháp sử dụng phiếu điều tra: Điều tra bằng phiếu Anket. + Đối với giáo viên: - Tiến hành khảo sát ý kiến của giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu về nhận thức về tác động của thơ tới sự phát triển của trẻ đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ, nhận thức của giáo viên trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua thơ. - Các bƣớc tiến hành: Bƣớc 1: Phát phiếu điều tra cho giáo viên. Bƣớc 2: Tiến hành phân tích, tổng hợp kết quả theo nội dung khảo sát. Bƣớc 3: Nhận xét thực trạng, phân tích nguyên nhân dẫn tới thực trạng. + Đối với trẻ. - Đánh giá thực trạng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) nhằm tìm hiểu mức độ ngôn ngữ của trẻ qua hoạt động đọc thơ theo các tiêu chí đã đặt ra. 1.2.2.6. Kết quả điều tra đối với trẻ Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua thơ theo phiếu đánh giá. Đánh giá 104 trẻ tại Mẫu giáo Minh Tân – Minh Tân – Bảo Yên – Lào Cai Chúng tôi đã xây dựng những tiêu chí đánh giá nhƣ sau: Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các tác phẩm thơ. STT Các tiêu chí đánh giá Mức độ Xếp loại 1 Khả năng phát âm + Diễn đạt dễ dàng + Tốt + Diễn đạt bình thƣờng + Khá + Diễn đạt khó khăn + Trung bình + Không diễn đạt đƣợc + Yếu 30
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 Khả năng hiểu từ +Nhanh + Tốt + Bình thƣờng + Khá + Chậm + Trung bình + Không hiểu + Yếu 3 Khả năng sử dụng + Sử dụng tốt + Tốt ngữ pháp + sử dụng bình thƣờng + Khá + Sử dụng khó khăn + Trung bình + Không sử dụng đƣợc + Yếu 4 Khả năng cảm thụ +Nhanh + Tốt thơ + Bình thƣờng + Khá + Chậm + Trung bình + Không hiểu + Yếu Để đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các tác phẩm thơ chúng tôi tiến hành chấm điểm cho mỗi trẻ theo các tiêu chí đã xây dựng qua việc quan sát và ghi chép, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp. Kết quả điều tra trƣớc thể nghiệm: Nhóm TC 1 TC 2 TC 3 TC 4 Mức độ trẻ % % % % Tốt Khá Trung Yếu bình ĐC 3,8 26,9 61,5 7,7 1 7 16 2 TN 15,3 30,8 53,8 0 4 8 14 0 1.2.2.7. Kết quả khảo sát đối với giáo viên Thực trạng trình độ đào tạo của giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mẫu giáo đƣợc điều tra. + Trình độ đào tạo: - Giáo viên có trình độ ĐHSP Giáo dục mầm non là: 3 giáo viên. - Giáo viên có trình độ CĐSP Giáo dục mầm non là: 14 giáo viên. 31
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Giáo viên có trình độ TCSP Giáo dục mầm non là: 5 giáo viên. - Sơ cấp SP mầm non: không có. - Chƣa qua đào tạo: không có. + Thâm niên công tác: - Dƣới 5 năm: 2 giáo viên. - Từ 10 – 15 năm : 8 giáo viên. - Từ 15 năm trở nên: 12 giáo viên. Qua số liệu điều tra trên, ta thấy tại trƣờng mẫu giáo mà chúng tôi đã tiến hành điều tra phần lớn giáo viên có trình độ trung cấp trở lên đến đại học và đa số các giáo viên có thâm niên công tác lâu năm tại các lớp lớn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn. + Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc nâng cao chất lƣợng hoạt động cho trẻ làm quen với thơ. Chúng tôi điều tra 22 giáo viên của trƣờng Mẫu giáo Minh Tân – Minh Tân- Bảo yên – Lào Cai. Sau khi điều tra chúng tôi thấy nhận thức của giáo viên về việc nâng cao chất lƣợng hoạt động cho trẻ nhƣ sau: - Khi chúng tôi hỏi giáo viên về việc tổ chức dạy thơ cho trẻ: “Tổ chức dạy thơ cho trẻ có tác động như thế nào tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ?” Tất cả các giáo viên đƣợc điều tra đều cho rằng thơ tác động mạnh đến sự phát triển vốn từ, khả năng phát âm, hiểu nghĩa của từ và khả năng nói mạch lạc của trẻ. - Khi chúng tôi hỏi giáo viên về khả năng vận dụng các bài thơ cho trẻ: “Vận dụng nhiều bài thơ vào dạy trẻ hay không?” 100% các giáo viên đều trả lời có vận dụng. Bởi vì vận dụng dạy thơ đem lại sự hứng thú cho trẻ. Trẻ đƣợc trải nghiệm khám phá, gần gũi với trẻ cũng nhƣ trên lí thuyết của bài dạy. Những câu thơ đƣợc gắn kết với nhau và tạo một bài thơ có ý nghĩa đối với trẻ. Kết quả trên cho thấy, phần lớn các giáo viên đã xác định đƣợc tác động lớn của thơ đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. - Khi các cô giáo đƣợc hỏi về các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua thơ: “Xin chị hãy cho biết những phương pháp và biện pháp khác nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua thơ?” thì có: 32
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - 100% sử dụng phƣơng pháp đàm thoại, giảng giải và kết hợp sử dụng phƣơng pháp bằng tranh. Điều đó chứng tỏ phƣơng pháp đàm thoại, giảng giải rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 33
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tiểu kết chƣơng 1 Ở chƣơng này, chúng tôi đề cập đến những cơ sở lý luận và thực tiễn về ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, thông qua hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe. Nhƣ chúng ta đã biết thế giới trong thơ là một thế giới náo nức sinh động đáng yêu, mang đậm âm thanh màu sắc và hƣơng vị của thế giới bên ngoài, của thiên nhiên cây cỏ. Chính điều ấy đã đƣa tâm hồn trẻ đến với thơ rất tự nhiên, trong sáng nhƣng đồng thời cũng rất chân thành và mãnh liệt. Ngƣời đọc có thể cảm nhận đƣợc một tâm hồn thơ trẻ trong sáng, giản dị, chan chứa một tình yêu đằm thắm, thiết tha với con ngƣời, thiên nhiên và cuộc sống. Bên cạnh đó chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày những vấn đề cơ bản của đề tài nghiên cứu, tìm hiểu các tác phẩm thơ đƣợc đƣa vào chƣơng trình chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non 5 - 6 tuổi, là những bài thơ hay nhƣ là những khúc tâm tình, khúc nhạc thấm đƣợm tình cảm yêu thƣơng và chúng ta có thể giáo dục tình cảm cho trẻ cả phƣơng diện ngôn ngữ, tình cảm thẩm mỹ, phát triển nhân cách cho trẻ. Qua đó khảo sát sự tiếp nhận, khả năng hứng thú của trẻ khi đƣợc tiếp xúc với những bài thơ đó. 34
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƢƠNG 2 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA CÁC TÁC PHẨM THƠ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phƣơng tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện, phát triển ngôn ngữ bao gồm những nội dung: Luyện phát âm, phát triển vốn từ, sử dụng câu đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc và phát triển ngôn ngữ nghệ thuật. 2.1. Sử dụng biện pháp đàm thoại 2.1.1. Khái niệm Đàm thoại là phƣơng pháp giáo viên sử dụng các câu hỏi có mục đích, có định hƣớng, có kế hoạch trƣớc khi trao đổi với trẻ, giúp trẻ hiểu và cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc và có hệ thống. Đồng thời việc đàm thoại trong quá trình đọc thơ cho trẻ nghe cũng giúp giáo viên nắm đƣợc mức độ hiểu bài của trẻ để kịp thời uốn nắn những sai sót của trẻ. 2.1.3. Cách thức thực hiện Phƣơng thức chủ yếu trong đàm thoại là những câu hỏi. Đặc biệt quan trọng là những câu hỏi đòi hỏi trẻ phải bàn luận, phải tìm đƣợc mối liên hệ giữa các đối tƣợng và đƣa ra những kết luận. Những câu hỏi đòi hỏi trẻ phải so sánh. VD: Quả khế khác quả bưởi ở điểm nào? Con mèo với con chim khác nhau ở chỗ nào? Cần chú ý là các câu hỏi phải đi từ dễ tới khó theo hệ thống của bài. VD: Trong giờ dạy trẻ đọc thơ bắt đầu vào tiết học cô giáo cho trẻ đọc bài thơ: “Bạn mới”, sau đó cô có thể đặt ra những câu hỏi: - Bài thơ nói lên điều gì? - Đến trường, đến lớp có những ai? - Lớp mình là lớp mẫu giáo gì? - Lớp có mấy tổ? 35
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Đến trường chúng mình thấy có vui không? - Hàng ngày ở trường mầm non chúng mình tham gia các hoạt động nào? Không nên ra những câu hỏi đã có sẵn câu trả lời, nhƣng cũng không nên hỏi những câu hỏi quá khó làm cho trẻ bị bế tắc dẫn đến mất hứng thú. Không nên hỏi liên miên, quá chi tiết và vụn vặt gây nên sự mệt mỏi, ảnh hƣởng tới sự lĩnh hội kiến thức một cách hệ thống của trẻ. Có cả những câu hỏi về giá trị nội dung và những câu hỏi về giá trị nghệ thuật của bài thơ. Những câu hỏi về nội dung, trọng tâm là hƣớng vào nhân vật chính với những hành động của nhân vật, giúp trẻ phát hiện ra những phẩm chất của nhân vật và xác định thái độ của mình với các nhân vật. VD: Cô có thể đàm thoại với trẻ: - Con thấy nhân vật này như thế nào? Nhân vật kia như thế nào? - Con thấy thích nhân vật nào hơn? - Vì sao nhân vật này lại hành động như thế? - Nếu con là nhân vật trong tác phẩm thì con có hành động như vậy không? Tại sao?... Những câu hỏi về nghệ thuật, cần hƣớng trẻ vào việc khai thác và cảm nhận vẻ đẹp của ngôn từ trong tác phẩm, vẻ đẹp của những hình tƣợng đƣợc miêu tả. VD: cô có thể đàm thoại với trẻ về bài thơ “Hoa kết trái”: - Hoa cà có màu gì? - Hoa mướp có màu gì? - Màu của các loài hoa có đẹp không? Đẹp như thế nào? (màu sắc, hình dáng...) Với hệ thống câu hỏi trên trẻ trả lời: Hoa cà tim tím, hoa mƣớp vàng vàng... Cần có những câu hỏi thông minh và khéo léo tạo ra sự tranh luận ở trẻ để kích thích sự phát triển tƣ duy của trẻ. Cần có những câu hỏi xâu chuỗi vấn đề theo lôgic của bài; những câu hỏi có sự liên kết với tình huống tƣơng tự từ kinh nghiệm bản thân của trẻ hoặc những chi tiết trong tác phẩm khác. 36
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Việc đƣa ra các câu hỏi đàm thoại nhằm tăng vốn từ cho trẻ ngoài ra trẻ còn biết nhận xét, đánh giá các sự vật, hiện tƣợng bằng ngôn ngữ chính xác của mình. Trong quá trình trao đổi, cô giáo cần hƣớng sự chú ý của trẻ vào vấn đề mấu chốt, tránh xa đà, rời xa tác phẩm. Cô giáo không ép buộc câu trả lời của trẻ vào nội dung tác phẩm, giúp trẻ lƣu giữ đƣợc những ấn tƣợng đầu tiên của mình về tác phẩm. Đàm thoại với trẻ, cô giáo không chỉ giúp trẻ tự tin độc lập nói lên suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình về tác phẩm mà còn giúp các cháu tranh luận trao đổi với nhau về một tình huống, một ấn tƣợng một sự cảm nhận mà chúng đã tiếp thu đƣợc từ tác phẩm. Trẻ không chỉ trao đổi với cô mà còn trao đổi trong nhóm bạn bè, tức là chúng đƣợc chia sẻ với nhau. Cô giáo nên coi mình là thành viên của nhóm chứ không phải là một ngƣời đứng cao hơn để áp đặt trẻ. Vai trò tích cực của tập thể trẻ sẽ giúp cô giáo giải quyết đƣợc nhiệm vụ và mục đích đặt ra trong quá trình đàm thoại. cô nên động viên để tất cả các trẻ cùng tham gia vào đàm thoại. Trong quá trình đàm thoại cô cũng nên kết hợp với giảng giải khi phát hiện ra những chi tiết mà trẻ chƣa hiểu hoặc chƣa rõ để kịp thời điều chỉnh nhận thức của trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ trả lời sai, cô cũng không nên nhận xét một cách “thẳng thắn” quá, trẻ cảm thấy “mất hứng”, thậm chí xấu hổ với bạn bè. Cô có thể khéo léo động viên trẻ suy nghĩ thêm. Trên thực tế cho thấy trẻ không bao giờ thờ ơ với thái độ của cô trƣớc những câu hỏi của chúng, cô giáo nên động viên, khuyến khích, đặc biệt là phải tỏ thái độ tôn trọng, tin tƣởng ở trẻ. Nhƣ thế mới có thể tạo lên sự kích hoạt cảm xúc và tƣ duy của trẻ. Giá trị của việc đàm thoại còn là nâng cao sự hứng thú của trẻ trong quá trình tiếp xúc với văn học. Bên cạnh đó quá trình đàm thoại giáo viên cũng có thể sử dụng các đồ dùng trực quan. Chúng giúp trẻ tập trung chú ý hơn, chính xác hóa hoặc củng cố những kiến thức của trẻ. Những đồ dùng trực quan trong đàm thoại không nên để chiếm quá nhiều thời gian. Đồ dùng trực quan trong đàm thoại có thể là đồ chơi, những vật thật, tranh ảnh… Trong khi đàm thoại những đồ dùng trực quan giúp trẻ tập trung chú ý hơn, làm sống lại những hiểu biết của trẻ, kích thích sự chú ý của trẻ. 37
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Để quá trình đàm thoại đạt kết quả cao, giáo viên cần phải chuẩn bị tốt những dàn ý sẽ giúp mình trong quá trình đặt câu hỏi, giải thích và kết luận đúng đắn. 2.1.4. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp đàm thoại 2.1.4.1. Hệ thống câu hỏi Câu hỏi cần ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp lứa tuổi. Xây dựng hệ thống câu hỏi gồm nhiều cấp độ khác nhau nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, tránh câu hỏi chỉ yêu cầu trẻ trả lời “có” hoặc “không”, “đúng” hoặc “sai”… Đối với những trẻ tiếp thu chậm cô đƣa ra những câu hỏi gắn liền với kinh nghiệm thực tế, hành động thực hành. Đối với những trẻ tiếp thu thông minh hơn cô đƣa ra những câu hỏi khái quát. Cần chuẩn bị các loại câu hỏi khác nhau: Câu hỏi kích thích trẻ nhận biết sự vật, hiện tƣợng khi trẻ đang trực tiếp tri giác (Ai đây? Cái gì đây? Con gì đây? Màu gì? Hình gì? Ở đâu? Con vật này đang làm gì? Có những gì trong giỏ, túi, trên bàn?...). Câu hỏi kích thích trẻ nhận thức sâu về sự vật, hiện tƣợng và nêu cảm xúc của bản thân (Cái này được miêu tả như thế nào? Con vật này có hình dáng ra sao? Âm thanh phát ra từ đâu? Nó như thế nào?...) Câu hỏi kích thích trẻ giải thích, phỏng đoán, suy đoán diễn biến và kết quả của sự vật, hiện tƣợng xung quanh (Đồ vật này được có hình dáng như thế nào? Chúng dùng để làm gì? Chúng được làm từ chất liệu gì? Chúng có điểm gì giống nhau và khác nhau? Từ những thứ này người ta có thể làm ra được cái gì? Các con vật này có ích lợi gì cho con người? Do đâu có mưa? Vì sao cháu biết? Hiện tượng đó xảy ra như thế nào? Làm sao cháu biết được điều đó?...). Câu hỏi khuyến khích trẻ giải thích ý kiến, đánh giá sự vật, hiện tƣợng (Tại sao? Vì sao? Để làm gì? Tại sao cháu làm như vậy? Tại sao cháu nghĩ như vậy? Tại sao cháu cho là như vậy?...). 2.1.4.2. Nghệ thuật đàm thoại 38
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ngữ điệu giọng cần thay đổi cho phù hợp với nội dung và cấu trúc câu hỏi. Thái độ của cô cần nhẹ nhàng, tình cảm. Tránh gây cho trẻ lo lắng, sợ hãi trong quá trình đàm thoại. Cần khuyến khích, động viên trẻ đúng lúc, kịp thời. Công nhận những câu trả lời đúng của trẻ bằng lời nói (Đúng rồi, giỏi lắm, rất tốt…) hoặc bằng cử chỉ, dáng điệu (gật đầu, mỉm cƣời); nhìn trẻ cƣời vui, hƣởng ứng, âu yếm khi trẻ trả lời. Tránh để trẻ mất tự tin khi trẻ trả lời chƣa đúng bằng các câu nói nhẹ nhàng (Theo cô thì các con thử nhìn lại xem nào? Sờ lại xem nào? Nghe lại xem nào? Hoặc bạn nào có ý kiến khác?...). Đối với những trẻ nhút nhát, cô không nên gọi trẻ trả lời đầu tiên và khi gọi cô cần tạo ra tình huống thích hợp để chúng trở nên mạnh dạn hơn, nhƣ là có thể cho trẻ ngồi tại chỗ trả lời câu hỏi; yêu cầu trẻ nhắc lại câu trả lời của bạn và động viên, khen ngợi trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ đặt câu hỏi với giáo viên, với bạn hoặc tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi do chính trẻ đặt ra. Không ngắt quãng sự liên tƣởng của trẻ trong quá trình đàm thoại. Lựa chọn hình thức tổ chức trẻ đàm thoại hợp lí. + Đàm thoại giữa cô với cá nhân trẻ. + Đàm thoại giữa cô với nhóm trẻ. + Đàm thoại giữa cô với cả lớp. + Đàm thoại giữa trẻ với cá nhân trẻ. + Đàm thoại giữa trẻ với nhóm trẻ. + Đàm thoại giữa trẻ với cả lớp. Đàm thoại là những cuộc nói chuyện có xu hƣớng và đƣợc chuẩn bị trƣớc giữa giáo viên và các cháu theo một đề tài nhất định. Đàm thoại là những bài tập có tổ chức, có sắp xếp theo kế hoạch nhằm mục đích làm cho chính xác cũng nhƣ hệ thống hóa tất cả những biểu tƣợng và kiến thức mà các em thu lƣợm đƣợc. 39
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Qua đàm thoại, giáo viên hƣớng sự suy nghĩ của trẻ vào những yêu cầu cụ thể, trẻ phải trả lời những câu hỏi đã đặt ra, trẻ phải nói, phải tập đặt câu, tập diễn đạt. Giáo viên phát hiện những lỗi phát âm, lỗi về dùng từ, đặt câu của trẻ để kịp thời uốn nắn, sửa chữa. Đề tài đàm thoại đƣợc xác định phù hợp với chƣơng trình cho trẻ làm quen với môi trƣờng xung quanh. Có thể cho trẻ đàm thoại về các hiện tƣợng thiên nhiên, hiện tƣợng xã hội (các phƣơng tiện giao thông, về lao động của nhân dân… VD các đề tài nhƣ: “ Ai làm việc trong trường mẫu giáo”, “các phương tiện giao thông”, vườn trẻ của chúng em”...). Có thể cho trẻ đàm thoại về cuộc sống của trẻ (VD các đề tài nhƣ: “ Trò chơi của chúng tôi”, “ chúng em trực nhật”…). Giáo viên phải chọn đề tài đàm thoại phù hợp với kinh nghiệm của trẻ, nhiệm vụ giáo dục trong lứa tuổi. Đàm thoại chỉ bổ ích khi trẻ có một số kiến thức, ấn tƣợng và kinh nghiệm về đề tài đã lựa chọn. VD: Trong đề tài “ Chúng ta ăn gì? Uống gì?” phải dựa trên vốn từ tích lũy mà trẻ đã có. Trong học kì I, có thể tiến hành những cuộc đàm thoại không đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều. Ví dụ đàm thoại về gia đình, về trƣờng mẫu giáo, về áo quần…Là những đàm thoại có tính chất tổng hợp những tính chất của trẻ trong quá trình quan sát. Chẳng hạn đàm thoại về trực nhật nhà ăn, trong đó những chỉ dẫn và giải thích của giáo viên giữ vai trò quan trọng, có thể tiến hành vào đầu năm học. Trong học kì II của năm học, có thể tiến hành đàm thoại nhiều hơn, vì lúc này trẻ đã có vốn kinh nghiệm nhất định. Ví dụ, đề tài “ Chúng ta ăn gì, uống gì?” có thể đặt vào học kỳ hai của năm học, vì trƣớc khi tiến hành cuộc đàm thoại, cần phải có những giờ học xem xét nhà bếp, quan sát lao động của bác cấp dƣỡng, trên những buổi đi dạo cho trẻ quan sát chợ búa, cửa hàng mua bán. 2.2. Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ Tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng góp phần vào mục đích nghệ thuật phát triển hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ. Mục đích là làm cho trẻ cảm nhận hiểu biết chất thơ, lời thơ trong các bài cụ thể. Mỗi bài thơ có những 40
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 âm điệu, ngữ âm khác nhau chính vì thế mà giáo viên vận dụng đƣợc sức mạnh riêng của trẻ để phát triển ở trẻ năng lực nhận biết, suy nghĩ nói năng và hoạt động nghệ thuật nhƣ: Đọc diễn cảm, phát biểu cảm nghĩ về bài thơ đó. Tuy nhiên ở trẻ mẫu giáo có những giá trị nhất định về việc cảm thụ các bài thơ. Thông qua các hình thức nhƣ đọc thơ, kết hợp mô hình, tranh ảnh, rối tay, hay chữ cái sẽ giúp trẻ khắc sâu giá trị nội dung cũng nhƣ tính nghệ thuật của bài thơ đó. Đọc thơ cho trẻ nghe cô giáo cần làm sáng tỏ, tƣ tƣởng của tác phẩm thể hiện mối quan hệ xúc cảm và sự hiểu biết sâu sắc của cá nhân đối với tác phẩm, hƣớng việc đọc vào trẻ tăng thêm sức truyền cảm, gây ấn tƣợng bằng chính giọng đọc. Thơ có vần điệu âm thanh câu nọ gọi câu kia. Khả năng bắt trƣớc và khả năng ghi nhớ máy móc là khả năng kì diệu của trẻ thơ, nó lại gần gũi với tƣ duy trực quan hành động và tƣ duy trực quan hình tƣợng của trẻ. Chính vì thế mà cô cần tận dụng điều đó để trẻ thuộc lòng bài thơ, và đặc biệt hơn sự sáng tạo đƣợc bắt đầu bằng sự cố gắng tƣởng tƣợng những hình ảnh đƣợc miêu tả trong đầu trẻ. Trẻ cảm nhận đƣợc nắm bắt đƣợc nhịp thơ theo cảm xúc riêng của mình. Do vậy cũng không nên ép trẻ học thuộc bài thơ ngay trong giờ học, mà có thể kết hợp đọc bài thơ trong trong các giờ học nhằm tạo hứng thú cững nhƣ khắc sâu hơn chi tiết và nội dung của bài thơ. Ngoài ra để hoàn thành nhiệm vụ đọc thơ cho trẻ nghe và dạy trẻ học thuộc bài thơ còn cần phải thực hiện đƣợc nhiệm vụ của việc dạy trẻ nghe và phát âm đúng bao gồm những nội dung sau: 2.2.1. Rèn luyện trẻ phát âm đúng * Luyện phát âm đúng các âm: Âm của ngôn ngữ là đơn vị ngôn ngữ bé nhất không thể phân chia đƣợc nữa. Lúc đầu hình thành ở trẻ thính giác âm thanh, tức là sự phân biệt các âm của ngôn ngữ, còn phát âm trẻ sẽ học sau. Sự phát âm đúng có liên quan chặt chẽ với sự phối hợp nhịp nhàng các cơ quan phát âm của trẻ. Nội dung của nhiệm vụ này: 41
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864  Hoàn chỉnh những chuyển động của bộ máy phát âm. Việc luyện âm đƣợc thực hiện ở các lớp bé, nhỡ, lớn.   Tập cho trẻ phát âm chính xác những nguyên âm, phụ âm, vần, thanh điệu từ dễ tới khó.  * Luyện phát âm đúng các từ: Tập cho trẻ phát âm mạch lạc, rõ ràng các từ trong câu, trong lời nói mạch lạc. Sự luyện phát âm đúng các từ đƣợc tiến hành ở lớp bé, lớp nhỡ, còn ở lớp lớn việc luyện phát âm các từ cho rõ đã trở thành nhiệm vụ của tất cả các tiết học của tiếng mẹ đẻ. Cần hƣớng dẫn trẻ phát âm một số từ khó (VD: Loắt choắt, cong queo…). * Luyện đúng chính âm của ngôn ngữ: Nhiệm vụ này đặt biệt có ý nghĩa ở những địa phƣơng phát âm quá sai lạc với ngôn ngữ chuẩn. Cô giáo mầm non cần phải cố gắng nói đƣợc tiếng địa phƣơng bắc bộ, tránh nói những thổ ngữ quá xa lạ. Thời thơ ấu dễ hình thành sự phát âm đúng hơn khi đã trƣởng thành. Cô giáo mầm non cần nói đúng để làm mẫu cho trẻ. 2.2.2. Hình thành nhịp điệu của ngôn ngữ và chất liệu giọng nói Lời nói dễ hiểu là lời nói có nhịp điệu trung bình và giọng có độ cao trung bình. Tuy nhiên nhịp điệu của lời nói và chất lƣợng của giọng nói phải thay đổi để diễn đạt đầy đủ những tình cảm và cảm xúc, nghĩa là phải biết nói lúc thì thầm, lúc dõng dạc, lúc chậm, lúc nhanh. Cần dạy cho trẻ biết nói phù hợp với từng hoàn cảnh: Nói không to ở trong nhóm; ở phòng ngủ và những nơi công cộng nói rất nhỏ, thì thầm; nhƣng khi trả lời trên giờ học, trong buổi lễ trọng thể, trƣớc khán giả trẻ phải nói to để tất cả mọi ngƣời đều nghe rõ. Trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ nói nhanh và nghỉ rất ngắn. Cô giáo mầm non hƣớng dẫn trẻ nói từ từ, nói hết câu thì nghỉ, nói thật nhẹ nhàng. 42