SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM RỪNG VÀ TÀI NGUYÊN RỪNG
1.1.1. Khái niệm rừng
Rừng không chỉ có ý nghĩa với sự phát triển của đất nước mà còn có ý
nghĩa thiết thực với đời sống con người. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng
ở Việt Nam hiện nay mà cụ thể là Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
tại Điều 3 khoản 2 đã định nghĩa như sau:
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng,
động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường
khác, trong đó cây gỗ, tre nứa, thực vật hoặc hệ thực vật đặc trưng là
thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng
gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng [31].
Như vậy theo quy định mà pháp luật Việt Nam hiện hành đã đưa ra thì
khái niệm rừng được biết đến một cách khái quát gồm có rừng trồng và rừng tự
nhiên. Trong quy định này, khái niệm rừng được biết đến với đầy đủ các thành
phần hệ sinh thái rừng một cách đa dạng và phong phú gồm cả thực vật, động
vật, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, cây
gỗ, tre nứa, thực vật hoặc hệ thực vật đặc trưng phải thỏa mãn điều kiện về độ
che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.
Để có thể hiểu cặn kẽ hơn cho khái niệm về rừng trong Luật Bảo vệ và
phát triển rừng năm 2004 thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban
hành Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 quy định về tiêu chí
xác định rừng và phân loại rừng. Cụ thể, tại Điều 3 của Thông tư này đã nêu rõ,
một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí sau:
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tiêu chí thứ nhất: Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các
loài cây lâu năm thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ
rừng mới trồng và một số loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có khả
năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác
như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan. Rừng mới trồng
các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác rừng trồng có chiều cao
trung bình trên 1,5m đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên 3,0m đối với loài
cây sinh trưởng nhanh và mật độ 1.000cây/ha trở lên được coi là rừng. Các hệ
sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu năm là cây
thân gỗ, tre nứa, cau dừa…không được coi là rừng [5].
Với tiêu chí này thì đã quy định cụ thể với các loài cây thân gỗ, cau dừa,
tre nứa…thì chiều cao phải đảm bảo từ 5,0 mét trở lên, rừng cây thân gỗ, rừng
tái sinh phải đảm bảo chiều cao trung bình trên 1,5m với cây sinh trưởng chậm
và 3,0m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và các loài cây này phải mang lại
giá trị trực tiếp và gián tiếp về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi
trường cảnh quan thì thỏa mãn tiêu chí thứ nhất để xác định là rừng.
Tiêu chí thứ hai: Độ tàn che của tán cây rừng là thành phần chính của
rừng phải từ 0,1 trở lên[5]. Với tiêu chí thứ hai này để xác định một đối tượng
là rừng được hiểu, cây rừng là thành phần chính của rừng phải có mức độ che
kín đảm bảo độ che phủ theo quy định Tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát
triển rừng năm 2004 "Độ che phủ của tán rừng được xác định là mức độ che
kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa
diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng" [31]. Phải
đảm bảo được quy định về độ tàn che thì thỏa mãn tiêu chí thứ hai để xác định
rừng.
Tiêu chí thứ ba: Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5ha trở lên, nếu là dải
cây rừng phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên. Cây rừng
trên các diện tích tập trung dưới 0,5ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20 mét
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
được gọi là cây phân tán[5]. Với tiêu chí thứ ba này thì một đối tượng được xác
định là rừng ngoài vấn đề phải thỏa mãn hai yếu tố về độ cao của cây, độ tàn
che của cây rừng thì phải thỏa mãn điều kiện về diện tích đất rừng.
1.1.2. Khái niệm tài nguyên rừng
Để có thể hiểu sâu khái niệm tài nguyên rừng trước tiên phải hiểu khái
niệm về tài nguyên "Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử
dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người.
Phân theo quan hệ với con người thì tài nguyên được chia thành hai loại là tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã hội" [55].
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai
được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai
thác, chế biến và sử dụng. Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị
vật chất sẵn có trong tự nhiên là những điều kiện cần thiết cho sự tồn
tại của xã hội loài người. Các loại tài nguyên thiên nhiên được phân
thành hai loại: Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc
tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý và tài
nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc
biến đổi sau quá trình sử dụng [64].
"Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài
nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể
bị suy thoái không thể tái tạo lại" [57].
Rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng
năm 2004 quy định "rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng,
động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong
đó cây gỗ, tre nứa, thực vật hoặc hệ thực vật đặc trưng …" [31].
Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển,
đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm
cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này
để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu đời sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên
rừng cũng khác nhau [57].
Thông qua khái niệm về rừng có thể thấy tài nguyên rừng gồm: Thực
vật rừng trước hết phải kể đến những loài cây thân gỗ đây là một loại tài nguyên
chính mà rừng cung cấp phục vụ cho đời sống con người.
Sơ bộ thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 ngành
dùng gỗ làm nguyên, vật liệu với trên 22.000 công việc khác nhau và
sản xuất ra hơn 20.000 loại sản phẩm. Gỗ là nguyên liệu, vật liệu được
con người sử dụng lâu đời và rộng rãi, là một trong những vật tư chủ
yếu của nền kinh tế quốc dân. Gỗ được sử dụng rất rộng rãi trong công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng, khai
khoáng. Ngoài ra gỗ còn được dùng làm văn phòng phẩm, nhạc cụ,
dụng cụ thể dục thể thao, đóng toa tầu, thùng xe, thuyền, phà, cầu cống,
bàn ghế và dụng cụ học sinh, đồ dùng gia đình, công sở và chuyên dùng
như bệnh viện, thư viện... [44].
Ngoài ra, các loài cây thân gỗ còn là nhân tố quan trọng trong việc bảo
vệ đất, bảo vệ nước và điều hòa khí hậu, lưu lượng nước. Ngoài gỗ rừng còn
cung cấp một lượng lớn các sản phẩm từ cây rừng được con người sử dụng làm
củi, than gỗ, thực hiện du lịch giải trí…mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Động vật
rừng và các loài sinh vật hoang dại và các loại cây thuộc quần thể sinh học từ
rừng được con người sử dụng để lai tạo, cung cấp nguồn gen quý, cải tiến các
giống cây trồng, vật nuôi cho có khả năng chống lại dịch bệnh, thời tiết khắc
nghiệt cho năng suất cao, chất lượng tốt. Thêm vào đó một lượng thực phẩm,
dược phẩm lớn được cung cấp từ nguồn thực vật và động vật hoang dã rừng.
Đồng thời tài nguyên rừng còn là những diện tích đất màu mỡ, một trữ lượng
nước lớn đảm bảo cho cây rừng, động vật rừng sinh sống
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phát triển tạo nguồn cung cấp phục vụ con người. Ngoài ra rừng cung cấp nguồn
ôxy dồi dào, chống xói mòn, giảm ô nhiễm, hạn chế thiên tai, cân bằng khí
hậu…Như vậy nguồn tài nguyên rừng có giá trị rất lớn đối với đời sống con
người, vấn đề đặt ra là phải bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên này.
1.2. PHÂN LOẠI RỪNG
1.2.1. Phân loại rừng căn cứ vào mục đích sử dụng
Thứ nhất là rừng phòng hộ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo
vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định "Rừng phòng hộ được sử dụng chủ
yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn
chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường" [31]. Rừng phòng
hộ đầu nguồn là nơi phát sinh hoặc bắt đầu nguồn nước tạo thành các dòng chảy
cấp nước cho các hồ chứa trong mùa khô, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn và bảo
vệ đất. Rừng phòng hộ gồm những rừng có sẵn trong tự nhiên, chủ yếu là rừng
hỗn giao gồm nhiều tầng, không đều tuổi, mật độ dày, có dễ sâu, bền, chắc;
rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay là rừng phòng hộ ven biển được thành
lập với mục đích chống gió hạn, cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển; rừng
phòng hộ chắn sóng, lấn biển là rừng phòng hộ ven biển được thành lập với
mục đích chống sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển;
rừng phòng hộ bảo vệ môi trường nhằm mục đích điều hòa khí hậu, chống ô
nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch [58].
Thứ hai là rừng đặc dụng: Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo
vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định:
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng;
nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng
cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ
môi trường, bao gồm: Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu
bảo vệ cảnh quan gồm khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng
cảnh; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học [31].
Theo như mục đích sử dụng của rừng đặc dụng thì nơi đây được sử
dụng là nơi nghiên cứu khoa học, là nơi để học tập, thực tập, bảo tồn nguồn
gen, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn những nét văn hóa.
Đó là chức năng, vai trò, hiệu quả sử dụng của rừng đặc dụng.
Thứ ba là rừng sản xuất: Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Bảo
vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định:
Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh
gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi
trường, bao gồm: rừng sản xuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là
rừng trồng; rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình
tuyển, công nhận [31].
Mục đích của rừng sản xuất để phát triển kinh doanh, sản xuất đồng thời
góp phần vào gìn giữ và bảo vệ môi trường. Tùy từng loại rừng sản xuất là rừng
tự nhiên hay rừng trồng mà được đưa vào sử dụng để quản lý, kinh doanh bảo
vệ và phát triển.
Như vậy tùy theo mục đích sử dụng mà pháp luật quy định về việc phân
loại rừng. Rừng phòng hộ thì được sử dụng để bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ cuộc
sống con người. Rừng đặc dụng được sử dụng với mục đích bảo tồn thiên nhiên.
Rừng sản xuất được sử dụng với mục đích sản xuất, phát triển kinh doanh đồng
thời kết hợp với bảo vệ môi trường.
1.2.2. Phân loại rừng căn cứ theo nguồn gốc hình thành
Ngoài cách phân loại trên pháp luật Việt Nam, mà cụ thể là tại Điều 5,
Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/06/2009
quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng thì rừng còn phân loại theo nguồn
gốc hình thành như sau:
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Rừng được phân thành hai loại là rừng tự nhiên là có sẵn trong tự nhiên
hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên và rừng trồng là rừng được hình thành do
con người trồng; phân loại rừng theo điều kiện lập địa thì bốn loại là rừng núi
đất, rừng núi đá, rừng ngập mặn và rừng trên cát; phân loại rừng theo các loại
cây thì gồm bốn loại, rừng gỗ là loại rừng bao gồm chủ yếu các loại cây thân
gỗ trong đó có rừng cây lá rộng; rừng tre nứa; rừng cau dừa và rừng hỗn giao
tre nứa; phân loại theo trữ lượng thì được phân loại đối với rừng gỗ gồm các
loại rừng là rừng rất giàu: trữ lượng cây đứng trên 300 m3
/ha; rừng giàu: trữ
lượng cây đứng từ 201- 300 m3
/ha; rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 101
- 200 m3
/ha; rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3
/ha; rừng chưa
có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân < 8 cm, trữ lượng cây đứng dưới
10 m3
/ha. Ngoài ra đối với rừng tre nứa thì rừng được phân theo loài cây, cấp
đường kính và cấp mật độ [5].
Như vậy, tùy theo nguồn gốc hình thành, rừng được phân thành các loại
như rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng núi đất, rừng núi đá, rừng ngập mặn, rừng
trên cát...và cách phân loại rõ ràng này đã thể hiện được cụ thể các loại rừng ở
nước ta hiện nay.
1.3. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG
1.3.1. Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng góp phần bảo vệ môi trƣờng
và nâng cao chất lƣợng sống của con ngƣời
1.3.1.1. Góp phần bảo vệ môi trường sống của con người
Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng là góp phần bảo vệ nguồn nước:
Rừng góp phần duy trì chất lượng nguồn nước sạch. Hơn 3/4
lượng nước sạch trên trái đất bắt nguồn từ rừng. Chất lượng nước suy
giảm cùng với sự suy giảm chất lượng và diện tích che phủ của rừng,
thiên tai như lũ lụt, lở đất và thoái hóa đất đã gây ra những tác động
nghiêm trọng tới cuộc sống của con người và các sinh vật trên trái
đất [53].
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Không chỉ bảo vệ chất lượng của nguồn nước mà rừng còn điều hòa
dòng chảy trong các sông ngòi và dòng chảy dưới lòng đất hạn chế thiên tai
hạn hán và lũ lụt:
Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong
tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ
giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm
cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng
trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và
các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong
thời gian không mưa [56].
Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng góp phần làm sạch không khí: không
khí sạch giữ cho môi trường sống của con người được trong lành là một trong
những yếu tố quan trọng tạo nên sức khỏe tốt cho con người.
Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình
quang hợp, hấp thụ cacbonnic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự sống.
Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi.
Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi
trùng và gây bệnh trong không khí [56].
Rừng bảo vệ và cải tạo đất điều này có thể thấy qua tác dụng của tán lá
thực vật, nhờ có tán xòe rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống
mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt không bị rửa trôi
theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất. Đất rừng hầu như tự bón phân,
vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân hủy, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm
tăng độ màu mỡ của đất. Đất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn
chế xói mòn [56].
Như vậy, có thể thấy rừng góp phần duy trì bảo vệ và điều hòa nguồn
nước, duy trì chất lượng nguồn nước sạch. Rừng có tác dụng làm sạch không
khí bảo vệ và cải tạo đất.
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.3.1.2. Góp phần nâng cao chất lượng sống của con người
Rừng và các tài nguyên rừng trong đó có các loài động vật, thực vật
rừng hoang dã phục vụ cho đời sống vật chất của con người và cảnh quan thiên
nhiên là nơi có ý nghĩa trong việc phục vụ cho việc tham quan, du lịch, giải trí
phục vụ đời sống tinh thần của con người. Với giá trị về môi trường cũng như
giá trị đối với cuộc sống con người cả về vật chất lẫn tinh thần thì việc bảo vệ
tài nguyên rừng trước nguy cơ bị đe dọa, bị tàn phá và bảo vệ động vật rừng,
thực vật rừng đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là vấn đề cấp thiết được đặt
ra.
1.3.2. Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng góp phần vào sự phát triển
của kinh tế, giáo dục và khoa học
1.3.2.1. Góp phần vào sự phát triển về kinh tế
Ngay từ thuở sơ khai loài người đã thực hiện việc săn bắn, hái lượm
làm thức ăn cho con người và đã biết khai thác các sản phẩm của rừng để làm
thuốc chữa bệnh và phục vụ cho việc bồi dưỡng sức khỏe của con người. Sau
đó, nhiều loài động vật, thực vật rừng được con người mang về thuần hóa, nuôi
trồng để phục vụ cho đời sống con người. Nhiều loài động vật rừng và thực vật
rừng cung cấp cho các ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến, sản xuất
gỗ; công nghiệp da; thuốc nhuộm… và rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm
sản phục vụ cho đời sống con người, như các loại tre, gỗ, nứa là nguyên liệu
sản xuất hàng trăm mặt hàng đồ mỹ nghệ, dụng cụ lao động, những đồ gia
dụng…Đồng thời rừng là nơi cung cấp nguồn dược liệu vô giá.
1.3.2.2. Góp phần vào sự phát triển về khoa học và giáo dục
Tài nguyên rừng trong đó có động vật và thực vật rừng được con người sử
dụng vào nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy ở một số trường. Các loài
động vật và thực vật rừng được sử dụng để nghiên cứu sự tiến hóa của các loài, sử
dụng các loài có cấu tạo cơ thể gần giống con người để thử nghiệm các loại thuốc
và phương pháp điều trị mới. Trong một số trường hợp
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khác, các loài động vật và thực vật rừng còn là đối tượng nghiên cứu để tìm ra
những phương thức điều trị bệnh.
Nhiều sản phẩm từ động vật rừng và thực vật hoang dã được con người
sử dụng với mục đích làm dược liệu như những loài cây thuốc quý, mật ong,
mật gấu, sừng tê giác… nhiều chế phẩm sinh học được chiết xuất từ nuôi cấy
mô động vật hoặc thực vật (các loại vắcxin, hoócmôn…). Từ các loài động vật
rừng và thực vật rừng thì con người đã sử dụng để nghiên cứu, thử nghiệm và
tìm ra các loại thuốc mới, thử nghiệm các phương pháp điều trị phục vụ cho
ngành y học trực tiếp dùng để đảm bảo sự sống của con người. Các loài động
vật rừng và thực vật rừng cũng được dùng để nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng
cho các ngành khoa học khác. Các loài động vật rừng, thực vật rừng đặc hữu
mang những nguồn gen quý, hiếm chứa đựng những tính trạng tốt mà những
loài động vật khác không có. Vì vậy, con người có thể nghiên cứu, khai thác và
sử dụng một cách hợp lý các nguồn gen để đạt hiệu quả cao nhất.
Như vậy có thể thấy tài nguyên rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với
môi trường và đời sống của con người. Hiện nay tình trạng suy thoái rừng đã
gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như hàng loạt các trận lũ, lụt, úng ngập, hạn
hán kéo dài gây thiệt hại về cả người và của. Trong những năm qua Nhà nước
ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chính sách để quản lý và dần
cải thiện tình hình. Thông qua những công cụ pháp luật, những chương trình,
chiến lược, chính sách… Pháp luật của nước ta đã định hướng cho việc bảo vệ
tài nguyên rừng và đưa những phương pháp áp dụng vào thực tiễn. Qua đó có
thể thấy pháp luật có một vai trò hết sức to lớn trong việc bảo vệ tài nguyên
rừng. Đó là công cụ hữu hiệu, là nền tảng, là cơ sở cốt yếu để đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đồng thời cũng là cơ sở của sự
cân bằng hệ sinh thái, đảm bảo cho con người được sống trong môi trường trong
lành và có một tương lai phát triển.
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.4. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG Ở
VIỆT NAM
1.4.1. Khái quát chung về pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng
Một đất nước có nền kinh tế phát triển, một xã hội công bằng, tiến bộ thì
ở đó pháp luật được đặt lên hàng đầu. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước thì vai trò to lớn của pháp luật ngày càng thể hiện rõ. Pháp
luật là cán cân công lý, là chuẩn mực để tuân theo, là công cụ để Nhà nước điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội. Các văn bản quy phạm pháp luật được đề ra, áp
dụng trong cuộc sống và thực thi một cách có hiệu quả.
Nhà nước sử dụng pháp luật để quản lý xã hội, đảm bảo tính công bằng
của xã hội, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân
dân, qua đó có thể thấy pháp luật đóng một vai trò quan trọng trong việc điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội. Đồng thời, pháp luật là một hệ thống các quy tắc
xử sự có tính chất bắt buộc, là công cụ để hướng dẫn, đảm bảo để nhà nước
thực hiện việc quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích ổn
định xã hội vì sự phát triển bền vững. Đó là vai trò của pháp luật nói chung, tùy
từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể mà pháp luật các ngành, các lĩnh vực đó đề ra
các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ và thực hiện tốt vai trò
của mình.
Pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng là một lĩnh vực pháp luật
bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý và bảo
vệ nguồn tài nguyên rừng [26, tr.30, 31]. Có thể thấy pháp luật về bảo vệ tài
nguyên rừng là một hệ thống các quy phạm pháp luật được sử dụng để điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội, các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động bảo
vệ tài nguyên rừng, chống các hành vi vi phạm pháp luật. Các quy phạm pháp
luật bao gồm các quy định về bảo vệ hệ sinh thái rừng; quy định về bảo vệ thực
vật rừng và động vật rừng; quy định về phòng cháy chữa cháy rừng;
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quy định về phòng trừ sinh vật gây hại rừng; quy định về kinh doanh, vận
chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh
thực vật rừng, động vật rừng; quy định về thanh tra, kiểm tra trong công tác bảo
vệ tài nguyên rừng. Bên cạnh đó pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng còn quy
định rất cụ thể về các nguyên tắc bảo vệ tài nguyên rừng, quyền của nhà nước
về bảo vệ tài nguyên rừng, các vấn đề phát triển rừng và sử dụng rừng, quyền
và nghĩa vụ của chủ rừng, lực lượng bảo vệ rừng là Kiểm lâm và vấn đề giải
quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.
Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng được đặt ra để điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội liên quan đến hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng, tuy nhiên để công
tác bảo vệ tài nguyên rừng được thực hiện một cách hiệu quả thì vấn đề quản
lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc thực hiện hiệu quả công tác này. Vì vậy thông qua các quy định của pháp
luật, nhà nước đã thực hiện việc quản lý các vấn đề có liên quan đến công tác
bảo vệ tài nguyên rừng dưới các hình thức ban hành, tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật, xây dựng, tổ chức, điều tra, xác định, phân định và
thống kê, kiểm kê các loại rừng...đồng thời theo dõi diễn biến, giao rừng, cho
thuê rừng, quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết các tranh chấp
về rừng.
1.4.2. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam qua các giai
đoạn từ năm 1945 đến nay
1.4.2.1. Từ năm 1945 đến năm 1974
Ngay sau khi nước ta giành được độc lập, Nhà nước đã xác định nguồn
tài nguyên rừng không chỉ có ý nghĩa với đời sống con người mà còn có ý nghĩa
đối với sự phát triển kinh tế của đất nước cả ở hiện tại và tương lai. Do vậy,
Nhà nước đã bãi bỏ tất cả những quy định pháp luật, những thể chế hà khắc,
bóc lột không phù hợp với nhân dân và ban hành những văn bản pháp luật phù
hợp với từng giai đoạn lịch sử.
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ngày 24/7/1946, Bộ Canh nông đã ra Nghị định số 188, thiết lập tại Bộ
Canh nông một Ủy ban nghiên cứu lâm chính có nhiệm vụ nghiên cứu những
vấn đề lâm chính. Ngày 16/11/1947 Bộ Canh nông đã ban hành Nghị định số
300B ấn định cách tính giá lâm sản và trong những năm kháng chiến, Bộ Canh
nông đã nhiều lần sửa đổi chế độ thu tiền bán lâm sản như: quy định các cơ
quan nhà nước khi được khai thác lâm sản đều phải trả tiền bán lâm sản, để lại
cho ngân sách xã có rừng một số tiền trong tổng số tiền bán khoán lâm sản thu
được. Ngày 21/8/1954 Bộ Canh nông và Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định
liên bộ số 8CN/TN/ND quy định cách tính tiền bán lâm sản phải trả cho Nhà
nước. Ngày 12/3/1954 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 366/TTg
về việc trồng cây gây rừng, Thông tư này đã xác định chính sách sử dụng đất
đai công thế vào mục đích trồng rừng (quyền sở hữu đất đai vẫn là của quốc
gia) và chính sách hưởng lợi "ai gây rừng thì được quyền hưởng hoa lợi về cây
cối đã trồng", "chính quyền phải cử cán bộ chuyên môn để giúp dân và có thể
ươm cây non (như cây phi lao) để bán cho nhân dân". Về thể chế bảo vệ rừng,
sản xuất, lưu thông và xuất khẩu lâm sản được Chính phủ quan tâm. Ngày
5/11/1945 Ủy ban nhân dân Bắc bộ đã ban hành Thông tư số 828 gửi Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các tỉnh Bắc bộ về việc bảo vệ và duy trì rừng, ra mệnh lệnh
"cấm chỉ nhân dân không ai được tự tiện khai khẩn hoặc đốt phá núi rừng" [21,
tr. 14].
Ngày 28/6/1946 Bộ Nội vụ và Bộ Canh nông đã ra Thông tư liên bộ số
1303/BCN/VP về việc bảo vệ rừng. Thông tư này xác định "rừng núi có hai
nhiệm vụ quan trọng là nhiệm vụ xã hội và nhiệm vụ kinh tế" và khẳng định:
"thể lệ lâm chính có mục đích bảo vệ rừng núi…, mỗi năm chỉ khai thác phần
thặng dư và giữ nguyên kho tài sản truyền cho hậu thế" và cấm ngặt việc đốt
phá rừng vô ý thức, việc khai thác rừng nhất thiết phải tuân theo mệnh lệnh của
Nha lâm chính. Ngày 8/9/1959 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
335/TTg về công tác lâm nghiệp, trong chỉ thị này đã nêu lên nhận
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
định về tình hình lâm nghiệp từ sau ngày lập lại hòa bình và chỉ thị cho Bộ
Nông lâm phối hợp với các bộ, các ngành liên quan nghiên cứu những vấn đề
cần thiết [21,tr.15]. Ngày 10/3/1961 Trung ương Đảng có Chỉ thị số
15CT/CTTW xác định rõ "rừng là tài sản của toàn dân, phải do Nhà nước thống
nhất quản lý". Ngày 29/12/1961 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số
221/CP/HĐCP về một số thể lệ phòng cháy và chữa cháy rừng. Ngày 21/6/1960
Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 134/TTg về việc cấm bắt voi. Ngày
05/4/1963 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 39-CP quy định Điều lệ
tạm thời về săn, bắt chim, thú rừng. Ngày 5/8/1963 Thủ tướng Chính phủ ban
hành Chỉ thị số 77/TTg về việc lập quy hoạch dài hạn phát triển lâm nghiệp.
Ngày 25/9/1966 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 183-CP về công
tác trồng cây gây rừng. Ngày 12/3/1968 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị
quyết số 38CP về công tác định canh định cư kết hợp với hợp tác hóa với đồng
bào hiện còn du canh, du cư. Ngày 12/11/1968 Hội đồng Chính phủ ban hành
Quyết định số 179-CP về một số chính sách đối với hợp tác xã có kinh doanh
nghề rừng [21, tr. 16]. Ngày 11/9/1972 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Pháp lệnh số 147/LCT Quy định việc Bảo vệ rừng, pháp lệnh gồm 5 chương,
26 điều với nội dung quy định về nguyên tắc chung, những biện pháp bảo vệ
rừng, tổ chức bảo vệ rừng các việc thưởng, phạt và điều khoản chung. Ngày
3/10/1973 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 155CP về việc thi hành pháp lệnh
quy định việc bảo vệ rừng và Ngày 21/5/1973 Chính phủ ban hành Nghị quyết
số 101/1973/NĐ-CP quy định về hệ thống tổ chức và quyền hạn của lực lượng
Kiểm lâm nhân dân [21, tr. 17].
Như vậy, từ những năm 1945 đến năm 1974 là thời kỳ nước ta mới
giành được độc lập, kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời lúc
này đất nước còn đang phải đối mặt với chiến tranh. Nhưng thấy được tầm quan
trọng của công tác bảo vệ tài nguyên rừng nên tùy thuộc vào tình hình thực tế
của đất nước mà Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
luật phù hợp để điều chỉnh vấn đề về bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ
các loài động vật và thực vật rừng ở Việt Nam.
1.4.2.2. Từ năm 1975 đến nay
Ngày 7/3/1975 Chính phủ ban hành Quyết định số 61CP về việc quản
lý thống nhất giống cây trồng rừng. Ngày 6/7/1975 Thủ tướng Chính phủ ban
hành Chỉ thị số 257/TTg về việc đẩy mạnh trồng rừng và giao đất, giao rừng
cho hợp tác xã kinh doanh. Ngày 24/1/1977 Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 41/TTg quy định về các khu rừng cấm và xác định những nguyên
tắc quản lý, bảo vệ rừng, xây dựng các khu rừng cấm. Ngày 7/7/1978 Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 360/TTg về việc thành lập khu rừng cấm
Nam bãi Cát tiên thuộc huyện Tân Phú - Đồng Nai [21, tr. 17].
Một bước tiến quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng là
Ngày 12/8/1991 Nhà nước ta ban hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm
1991. Luật gồm 9 chương, 54 điều quy định việc quản lý, bảo vệ, phát triển và
sử dụng rừng. Ngày 2/2/1994 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
202/TTg Ngày 2/2/1994 với nội dung quy định về khoán, bảo vệ rừng, khoanh
nuôi tái sinh rừng và trồng rừng. Bên cạnh việc phát triển cây rừng thì việc quản
lý và bảo vệ các loài động vật và thực vật quý hiếm cũng được Nhà nước và
Chính phủ quan tâm được thể hiện qua Nghị định số 18/HĐBT/1992 ngày
17/01/1992 của Hội đồng bộ trưởng về danh mục các loài thực vật, động vật
rừng hoang dã, quý, hiếm. Ngày 27/1/1993 Thủ tướng Chính phủ ban hành
hành Chỉ thị số 130/TTg với nội dung quy định về quản lý và bảo vệ động vật
và thực vật quý hiếm. Năm 2002 Chính phủ ban hành Nghị định số
48/2002/NĐ-CP về Danh mục các loài động thực vật rừng hoang dã, quý, hiếm.
Ngày 30/3/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Bên cạnh công tác bảo vệ
động vật rừng và thực vật rừng thì vấn đề phòng cháy, chữa cháy cũng được
quan tâm sâu sắc, ngày 9/3/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22/CP về phòng cháy chữa cháy rừng và ngày 22/10/1996 Bộ Tài chính - Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên bộ số 6/TTg/LB
hướng dẫn lập kế hoạch cấp phát, quản lý và quyết toán kinh phí cho công tác
phòng cháy chữa cháy rừng. Năm 2001 Luật Phòng cháy chữa cháy được ban
hành. Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ tài nguyên rừng, ngày
29/11/1996 Chính phủ ban hành Nghị định số 77/CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong quản lý và bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, Nghị định này đã được
thay thế bởi Nghị định số 159/2007/NĐ-CP Ngày 30/10/2007 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản,
hiện nay được điều chỉnh bởi Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản [26, tr. 62-63]. Hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ tài nguyên rừng không chỉ bị phạt hành chính mà còn có các chế tài hình sự
điều chỉnh quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 1999.
Năm 2004 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban
hành Luật số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004 về Bảo vệ và phát triển rừng.
Năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006
về Phòng cháy, chữa cháy rừng. Năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số
119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về Tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm.
Vấn đề đất rừng được quy định trong Luật Đất đai 2003 và được sửa đổi, bổ
sung năm 2009 và hiện nay được quy định trong Luật Đất đai 2013. Ngày
14/01/2008 Thông tư số 05/2008/TT-BNN được ban hành với nội dung hướng
dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Ngày 28/03/2007 Nghị
định số 48/2007/NĐ-CP ban hành với nội dung quy định nguyên tắc và phương
pháp xác định giá các loại rừng. Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày
25/9/2012 Quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng
thông thường. Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về Thi hành Luật
bảo vệ và phát triển rừng. Nghị định số
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thông tư số 34/2009/TT-
BNNPTNT ngày 10/6/2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. Thông
tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 quy định chi tiết thi hành Nghị
định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản
lý hệ thống rừng đặc dụng. Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2012 về
tổ chức và quản lý rừng đặc dụng. Quyết định số 11/2003/QĐ-TTg ngày
24/01/2013 về cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật một số loài động
vật hoang dã thuộc các phụ lục của công ước quốc tế các loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp.
Như vậy có thể thấy pháp luật đã đưa ra đầy đủ quy định để điều chỉnh
các mối quan hệ trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng, các quy định về quản
lý, các quy định về bảo vệ, quy định về phòng cháy chữa cháy rừng, quy định
về khai thác, quản lý, chế biến lâm sản. Các văn bản về đầu tư, về tài chính, về
bảo vệ môi trường, về hoạt động cấp phát vốn, thu, chi ngân sách cho việc thực
hiện các chính sách, dự án rừng. Quy định cụ thể, thiết lập hệ thống các cơ
quan quản lý nhà nước thống nhất từ Trung ương xuống địa phương. Quy định
các biện pháp xử phạt, áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật về
việc bảo vệ tài nguyên rừng. Ngoài ra nước ta tham gia các điều ước quốc
tế có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ rừng như: Công ước RAMSAR - Công
ước Quốc tế về bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế năm
1971 (Việt Nam phê chuẩn năm 1989). Công ước CITES - Công ước Quốc tế
về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp năm 1973 và Công
ước CBD- Công ước Quốc tề về Đa dạng sinh học năm 1992 (cả hai Công ước
đều được Việt Nam phê chuẩn năm 1994). Thông qua hàng loạt các văn bản
quy phạm pháp luật để thực hiện việc bảo vệ tài nguyên rừng, giữ gìn cân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
bằng hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen động vật quý, hiếm…để đạt mục tiêu cuối
cùng là bảo vệ môi trường bền vững và phát triển kinh tế xã hội.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận của pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.docx

Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Trần Đức Anh
 
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An nataliej4
 
Bài SInh nhóm.pptx
Bài SInh nhóm.pptxBài SInh nhóm.pptx
Bài SInh nhóm.pptxHoiMong
 
THỰC TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
THỰC TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊNTHỰC TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
THỰC TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊNVan Thien
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệpBé Mỳ
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới ...đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
rừng ngập mặn
rừng ngập mặnrừng ngập mặn
rừng ngập mặnNinhHuong
 

Similar to Cơ sở lý luận của pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.docx (20)

Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
 
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAYQuyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Quyền Sở Hữu Tài Sản Trong Giao Rừng Cho Cộng...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Quyền Sở Hữu Tài Sản Trong Giao Rừng Cho Cộng...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Quyền Sở Hữu Tài Sản Trong Giao Rừng Cho Cộng...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Quyền Sở Hữu Tài Sản Trong Giao Rừng Cho Cộng...
 
Luận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docx
Luận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docxLuận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docx
Luận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docx
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểmLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
 
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
 
Bài SInh nhóm.pptx
Bài SInh nhóm.pptxBài SInh nhóm.pptx
Bài SInh nhóm.pptx
 
Bài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAYBài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAY
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoánLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoánLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
 
THỰC TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
THỰC TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊNTHỰC TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
THỰC TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
 
Cơ Sở Lý Luận Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán Theo P...
Cơ Sở Lý Luận Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán Theo P...Cơ Sở Lý Luận Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán Theo P...
Cơ Sở Lý Luận Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán Theo P...
 
Cơ Sở Lý Luận Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán Theo P...
Cơ Sở Lý Luận Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán Theo P...Cơ Sở Lý Luận Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán Theo P...
Cơ Sở Lý Luận Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán Theo P...
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới ...đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới ...
 
rừng ngập mặn
rừng ngập mặnrừng ngập mặn
rừng ngập mặn
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 

Cơ sở lý luận của pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM RỪNG VÀ TÀI NGUYÊN RỪNG 1.1.1. Khái niệm rừng Rừng không chỉ có ý nghĩa với sự phát triển của đất nước mà còn có ý nghĩa thiết thực với đời sống con người. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay mà cụ thể là Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 tại Điều 3 khoản 2 đã định nghĩa như sau: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa, thực vật hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng [31]. Như vậy theo quy định mà pháp luật Việt Nam hiện hành đã đưa ra thì khái niệm rừng được biết đến một cách khái quát gồm có rừng trồng và rừng tự nhiên. Trong quy định này, khái niệm rừng được biết đến với đầy đủ các thành phần hệ sinh thái rừng một cách đa dạng và phong phú gồm cả thực vật, động vật, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, cây gỗ, tre nứa, thực vật hoặc hệ thực vật đặc trưng phải thỏa mãn điều kiện về độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Để có thể hiểu cặn kẽ hơn cho khái niệm về rừng trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 quy định về tiêu chí xác định rừng và phân loại rừng. Cụ thể, tại Điều 3 của Thông tư này đã nêu rõ, một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí sau: 14
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tiêu chí thứ nhất: Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và một số loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan. Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1,5m đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên 3,0m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ 1.000cây/ha trở lên được coi là rừng. Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa…không được coi là rừng [5]. Với tiêu chí này thì đã quy định cụ thể với các loài cây thân gỗ, cau dừa, tre nứa…thì chiều cao phải đảm bảo từ 5,0 mét trở lên, rừng cây thân gỗ, rừng tái sinh phải đảm bảo chiều cao trung bình trên 1,5m với cây sinh trưởng chậm và 3,0m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và các loài cây này phải mang lại giá trị trực tiếp và gián tiếp về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường cảnh quan thì thỏa mãn tiêu chí thứ nhất để xác định là rừng. Tiêu chí thứ hai: Độ tàn che của tán cây rừng là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên[5]. Với tiêu chí thứ hai này để xác định một đối tượng là rừng được hiểu, cây rừng là thành phần chính của rừng phải có mức độ che kín đảm bảo độ che phủ theo quy định Tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 "Độ che phủ của tán rừng được xác định là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng" [31]. Phải đảm bảo được quy định về độ tàn che thì thỏa mãn tiêu chí thứ hai để xác định rừng. Tiêu chí thứ ba: Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên. Cây rừng trên các diện tích tập trung dưới 0,5ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20 mét 15
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 được gọi là cây phân tán[5]. Với tiêu chí thứ ba này thì một đối tượng được xác định là rừng ngoài vấn đề phải thỏa mãn hai yếu tố về độ cao của cây, độ tàn che của cây rừng thì phải thỏa mãn điều kiện về diện tích đất rừng. 1.1.2. Khái niệm tài nguyên rừng Để có thể hiểu sâu khái niệm tài nguyên rừng trước tiên phải hiểu khái niệm về tài nguyên "Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Phân theo quan hệ với con người thì tài nguyên được chia thành hai loại là tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã hội" [55]. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng. Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người. Các loại tài nguyên thiên nhiên được phân thành hai loại: Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý và tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng [64]. "Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại" [57]. Rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định "rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa, thực vật hoặc hệ thực vật đặc trưng …" [31]. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước 16
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên rừng cũng khác nhau [57]. Thông qua khái niệm về rừng có thể thấy tài nguyên rừng gồm: Thực vật rừng trước hết phải kể đến những loài cây thân gỗ đây là một loại tài nguyên chính mà rừng cung cấp phục vụ cho đời sống con người. Sơ bộ thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 ngành dùng gỗ làm nguyên, vật liệu với trên 22.000 công việc khác nhau và sản xuất ra hơn 20.000 loại sản phẩm. Gỗ là nguyên liệu, vật liệu được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi, là một trong những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Gỗ được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng, khai khoáng. Ngoài ra gỗ còn được dùng làm văn phòng phẩm, nhạc cụ, dụng cụ thể dục thể thao, đóng toa tầu, thùng xe, thuyền, phà, cầu cống, bàn ghế và dụng cụ học sinh, đồ dùng gia đình, công sở và chuyên dùng như bệnh viện, thư viện... [44]. Ngoài ra, các loài cây thân gỗ còn là nhân tố quan trọng trong việc bảo vệ đất, bảo vệ nước và điều hòa khí hậu, lưu lượng nước. Ngoài gỗ rừng còn cung cấp một lượng lớn các sản phẩm từ cây rừng được con người sử dụng làm củi, than gỗ, thực hiện du lịch giải trí…mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Động vật rừng và các loài sinh vật hoang dại và các loại cây thuộc quần thể sinh học từ rừng được con người sử dụng để lai tạo, cung cấp nguồn gen quý, cải tiến các giống cây trồng, vật nuôi cho có khả năng chống lại dịch bệnh, thời tiết khắc nghiệt cho năng suất cao, chất lượng tốt. Thêm vào đó một lượng thực phẩm, dược phẩm lớn được cung cấp từ nguồn thực vật và động vật hoang dã rừng. Đồng thời tài nguyên rừng còn là những diện tích đất màu mỡ, một trữ lượng nước lớn đảm bảo cho cây rừng, động vật rừng sinh sống 17
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phát triển tạo nguồn cung cấp phục vụ con người. Ngoài ra rừng cung cấp nguồn ôxy dồi dào, chống xói mòn, giảm ô nhiễm, hạn chế thiên tai, cân bằng khí hậu…Như vậy nguồn tài nguyên rừng có giá trị rất lớn đối với đời sống con người, vấn đề đặt ra là phải bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên này. 1.2. PHÂN LOẠI RỪNG 1.2.1. Phân loại rừng căn cứ vào mục đích sử dụng Thứ nhất là rừng phòng hộ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định "Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường" [31]. Rừng phòng hộ đầu nguồn là nơi phát sinh hoặc bắt đầu nguồn nước tạo thành các dòng chảy cấp nước cho các hồ chứa trong mùa khô, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn và bảo vệ đất. Rừng phòng hộ gồm những rừng có sẵn trong tự nhiên, chủ yếu là rừng hỗn giao gồm nhiều tầng, không đều tuổi, mật độ dày, có dễ sâu, bền, chắc; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay là rừng phòng hộ ven biển được thành lập với mục đích chống gió hạn, cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là rừng phòng hộ ven biển được thành lập với mục đích chống sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường nhằm mục đích điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch [58]. Thứ hai là rừng đặc dụng: Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định: Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên 18
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan gồm khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học [31]. Theo như mục đích sử dụng của rừng đặc dụng thì nơi đây được sử dụng là nơi nghiên cứu khoa học, là nơi để học tập, thực tập, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn những nét văn hóa. Đó là chức năng, vai trò, hiệu quả sử dụng của rừng đặc dụng. Thứ ba là rừng sản xuất: Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định: Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: rừng sản xuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là rừng trồng; rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận [31]. Mục đích của rừng sản xuất để phát triển kinh doanh, sản xuất đồng thời góp phần vào gìn giữ và bảo vệ môi trường. Tùy từng loại rừng sản xuất là rừng tự nhiên hay rừng trồng mà được đưa vào sử dụng để quản lý, kinh doanh bảo vệ và phát triển. Như vậy tùy theo mục đích sử dụng mà pháp luật quy định về việc phân loại rừng. Rừng phòng hộ thì được sử dụng để bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ cuộc sống con người. Rừng đặc dụng được sử dụng với mục đích bảo tồn thiên nhiên. Rừng sản xuất được sử dụng với mục đích sản xuất, phát triển kinh doanh đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường. 1.2.2. Phân loại rừng căn cứ theo nguồn gốc hình thành Ngoài cách phân loại trên pháp luật Việt Nam, mà cụ thể là tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/06/2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng thì rừng còn phân loại theo nguồn gốc hình thành như sau: 19
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Rừng được phân thành hai loại là rừng tự nhiên là có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên và rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng; phân loại rừng theo điều kiện lập địa thì bốn loại là rừng núi đất, rừng núi đá, rừng ngập mặn và rừng trên cát; phân loại rừng theo các loại cây thì gồm bốn loại, rừng gỗ là loại rừng bao gồm chủ yếu các loại cây thân gỗ trong đó có rừng cây lá rộng; rừng tre nứa; rừng cau dừa và rừng hỗn giao tre nứa; phân loại theo trữ lượng thì được phân loại đối với rừng gỗ gồm các loại rừng là rừng rất giàu: trữ lượng cây đứng trên 300 m3 /ha; rừng giàu: trữ lượng cây đứng từ 201- 300 m3 /ha; rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 101 - 200 m3 /ha; rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3 /ha; rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân < 8 cm, trữ lượng cây đứng dưới 10 m3 /ha. Ngoài ra đối với rừng tre nứa thì rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ [5]. Như vậy, tùy theo nguồn gốc hình thành, rừng được phân thành các loại như rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng núi đất, rừng núi đá, rừng ngập mặn, rừng trên cát...và cách phân loại rõ ràng này đã thể hiện được cụ thể các loại rừng ở nước ta hiện nay. 1.3. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG 1.3.1. Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng góp phần bảo vệ môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng sống của con ngƣời 1.3.1.1. Góp phần bảo vệ môi trường sống của con người Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng là góp phần bảo vệ nguồn nước: Rừng góp phần duy trì chất lượng nguồn nước sạch. Hơn 3/4 lượng nước sạch trên trái đất bắt nguồn từ rừng. Chất lượng nước suy giảm cùng với sự suy giảm chất lượng và diện tích che phủ của rừng, thiên tai như lũ lụt, lở đất và thoái hóa đất đã gây ra những tác động nghiêm trọng tới cuộc sống của con người và các sinh vật trên trái đất [53]. 20
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Không chỉ bảo vệ chất lượng của nguồn nước mà rừng còn điều hòa dòng chảy trong các sông ngòi và dòng chảy dưới lòng đất hạn chế thiên tai hạn hán và lũ lụt: Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa [56]. Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng góp phần làm sạch không khí: không khí sạch giữ cho môi trường sống của con người được trong lành là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức khỏe tốt cho con người. Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ cacbonnic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự sống. Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng và gây bệnh trong không khí [56]. Rừng bảo vệ và cải tạo đất điều này có thể thấy qua tác dụng của tán lá thực vật, nhờ có tán xòe rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt không bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất. Đất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân hủy, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Đất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn [56]. Như vậy, có thể thấy rừng góp phần duy trì bảo vệ và điều hòa nguồn nước, duy trì chất lượng nguồn nước sạch. Rừng có tác dụng làm sạch không khí bảo vệ và cải tạo đất. 21
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.3.1.2. Góp phần nâng cao chất lượng sống của con người Rừng và các tài nguyên rừng trong đó có các loài động vật, thực vật rừng hoang dã phục vụ cho đời sống vật chất của con người và cảnh quan thiên nhiên là nơi có ý nghĩa trong việc phục vụ cho việc tham quan, du lịch, giải trí phục vụ đời sống tinh thần của con người. Với giá trị về môi trường cũng như giá trị đối với cuộc sống con người cả về vật chất lẫn tinh thần thì việc bảo vệ tài nguyên rừng trước nguy cơ bị đe dọa, bị tàn phá và bảo vệ động vật rừng, thực vật rừng đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là vấn đề cấp thiết được đặt ra. 1.3.2. Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng góp phần vào sự phát triển của kinh tế, giáo dục và khoa học 1.3.2.1. Góp phần vào sự phát triển về kinh tế Ngay từ thuở sơ khai loài người đã thực hiện việc săn bắn, hái lượm làm thức ăn cho con người và đã biết khai thác các sản phẩm của rừng để làm thuốc chữa bệnh và phục vụ cho việc bồi dưỡng sức khỏe của con người. Sau đó, nhiều loài động vật, thực vật rừng được con người mang về thuần hóa, nuôi trồng để phục vụ cho đời sống con người. Nhiều loài động vật rừng và thực vật rừng cung cấp cho các ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến, sản xuất gỗ; công nghiệp da; thuốc nhuộm… và rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ cho đời sống con người, như các loại tre, gỗ, nứa là nguyên liệu sản xuất hàng trăm mặt hàng đồ mỹ nghệ, dụng cụ lao động, những đồ gia dụng…Đồng thời rừng là nơi cung cấp nguồn dược liệu vô giá. 1.3.2.2. Góp phần vào sự phát triển về khoa học và giáo dục Tài nguyên rừng trong đó có động vật và thực vật rừng được con người sử dụng vào nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy ở một số trường. Các loài động vật và thực vật rừng được sử dụng để nghiên cứu sự tiến hóa của các loài, sử dụng các loài có cấu tạo cơ thể gần giống con người để thử nghiệm các loại thuốc và phương pháp điều trị mới. Trong một số trường hợp 22
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khác, các loài động vật và thực vật rừng còn là đối tượng nghiên cứu để tìm ra những phương thức điều trị bệnh. Nhiều sản phẩm từ động vật rừng và thực vật hoang dã được con người sử dụng với mục đích làm dược liệu như những loài cây thuốc quý, mật ong, mật gấu, sừng tê giác… nhiều chế phẩm sinh học được chiết xuất từ nuôi cấy mô động vật hoặc thực vật (các loại vắcxin, hoócmôn…). Từ các loài động vật rừng và thực vật rừng thì con người đã sử dụng để nghiên cứu, thử nghiệm và tìm ra các loại thuốc mới, thử nghiệm các phương pháp điều trị phục vụ cho ngành y học trực tiếp dùng để đảm bảo sự sống của con người. Các loài động vật rừng và thực vật rừng cũng được dùng để nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng cho các ngành khoa học khác. Các loài động vật rừng, thực vật rừng đặc hữu mang những nguồn gen quý, hiếm chứa đựng những tính trạng tốt mà những loài động vật khác không có. Vì vậy, con người có thể nghiên cứu, khai thác và sử dụng một cách hợp lý các nguồn gen để đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy có thể thấy tài nguyên rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với môi trường và đời sống của con người. Hiện nay tình trạng suy thoái rừng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như hàng loạt các trận lũ, lụt, úng ngập, hạn hán kéo dài gây thiệt hại về cả người và của. Trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chính sách để quản lý và dần cải thiện tình hình. Thông qua những công cụ pháp luật, những chương trình, chiến lược, chính sách… Pháp luật của nước ta đã định hướng cho việc bảo vệ tài nguyên rừng và đưa những phương pháp áp dụng vào thực tiễn. Qua đó có thể thấy pháp luật có một vai trò hết sức to lớn trong việc bảo vệ tài nguyên rừng. Đó là công cụ hữu hiệu, là nền tảng, là cơ sở cốt yếu để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đồng thời cũng là cơ sở của sự cân bằng hệ sinh thái, đảm bảo cho con người được sống trong môi trường trong lành và có một tương lai phát triển. 23
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.4. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM 1.4.1. Khái quát chung về pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng Một đất nước có nền kinh tế phát triển, một xã hội công bằng, tiến bộ thì ở đó pháp luật được đặt lên hàng đầu. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vai trò to lớn của pháp luật ngày càng thể hiện rõ. Pháp luật là cán cân công lý, là chuẩn mực để tuân theo, là công cụ để Nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Các văn bản quy phạm pháp luật được đề ra, áp dụng trong cuộc sống và thực thi một cách có hiệu quả. Nhà nước sử dụng pháp luật để quản lý xã hội, đảm bảo tính công bằng của xã hội, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, qua đó có thể thấy pháp luật đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Đồng thời, pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc, là công cụ để hướng dẫn, đảm bảo để nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích ổn định xã hội vì sự phát triển bền vững. Đó là vai trò của pháp luật nói chung, tùy từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể mà pháp luật các ngành, các lĩnh vực đó đề ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ và thực hiện tốt vai trò của mình. Pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng là một lĩnh vực pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng [26, tr.30, 31]. Có thể thấy pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng là một hệ thống các quy phạm pháp luật được sử dụng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng, chống các hành vi vi phạm pháp luật. Các quy phạm pháp luật bao gồm các quy định về bảo vệ hệ sinh thái rừng; quy định về bảo vệ thực vật rừng và động vật rừng; quy định về phòng cháy chữa cháy rừng; 24
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quy định về phòng trừ sinh vật gây hại rừng; quy định về kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng; quy định về thanh tra, kiểm tra trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng. Bên cạnh đó pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng còn quy định rất cụ thể về các nguyên tắc bảo vệ tài nguyên rừng, quyền của nhà nước về bảo vệ tài nguyên rừng, các vấn đề phát triển rừng và sử dụng rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, lực lượng bảo vệ rừng là Kiểm lâm và vấn đề giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng. Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng được đặt ra để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng, tuy nhiên để công tác bảo vệ tài nguyên rừng được thực hiện một cách hiệu quả thì vấn đề quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả công tác này. Vì vậy thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước đã thực hiện việc quản lý các vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ tài nguyên rừng dưới các hình thức ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng, tổ chức, điều tra, xác định, phân định và thống kê, kiểm kê các loại rừng...đồng thời theo dõi diễn biến, giao rừng, cho thuê rừng, quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết các tranh chấp về rừng. 1.4.2. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 1945 đến nay 1.4.2.1. Từ năm 1945 đến năm 1974 Ngay sau khi nước ta giành được độc lập, Nhà nước đã xác định nguồn tài nguyên rừng không chỉ có ý nghĩa với đời sống con người mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của đất nước cả ở hiện tại và tương lai. Do vậy, Nhà nước đã bãi bỏ tất cả những quy định pháp luật, những thể chế hà khắc, bóc lột không phù hợp với nhân dân và ban hành những văn bản pháp luật phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. 25
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ngày 24/7/1946, Bộ Canh nông đã ra Nghị định số 188, thiết lập tại Bộ Canh nông một Ủy ban nghiên cứu lâm chính có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề lâm chính. Ngày 16/11/1947 Bộ Canh nông đã ban hành Nghị định số 300B ấn định cách tính giá lâm sản và trong những năm kháng chiến, Bộ Canh nông đã nhiều lần sửa đổi chế độ thu tiền bán lâm sản như: quy định các cơ quan nhà nước khi được khai thác lâm sản đều phải trả tiền bán lâm sản, để lại cho ngân sách xã có rừng một số tiền trong tổng số tiền bán khoán lâm sản thu được. Ngày 21/8/1954 Bộ Canh nông và Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định liên bộ số 8CN/TN/ND quy định cách tính tiền bán lâm sản phải trả cho Nhà nước. Ngày 12/3/1954 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 366/TTg về việc trồng cây gây rừng, Thông tư này đã xác định chính sách sử dụng đất đai công thế vào mục đích trồng rừng (quyền sở hữu đất đai vẫn là của quốc gia) và chính sách hưởng lợi "ai gây rừng thì được quyền hưởng hoa lợi về cây cối đã trồng", "chính quyền phải cử cán bộ chuyên môn để giúp dân và có thể ươm cây non (như cây phi lao) để bán cho nhân dân". Về thể chế bảo vệ rừng, sản xuất, lưu thông và xuất khẩu lâm sản được Chính phủ quan tâm. Ngày 5/11/1945 Ủy ban nhân dân Bắc bộ đã ban hành Thông tư số 828 gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Bắc bộ về việc bảo vệ và duy trì rừng, ra mệnh lệnh "cấm chỉ nhân dân không ai được tự tiện khai khẩn hoặc đốt phá núi rừng" [21, tr. 14]. Ngày 28/6/1946 Bộ Nội vụ và Bộ Canh nông đã ra Thông tư liên bộ số 1303/BCN/VP về việc bảo vệ rừng. Thông tư này xác định "rừng núi có hai nhiệm vụ quan trọng là nhiệm vụ xã hội và nhiệm vụ kinh tế" và khẳng định: "thể lệ lâm chính có mục đích bảo vệ rừng núi…, mỗi năm chỉ khai thác phần thặng dư và giữ nguyên kho tài sản truyền cho hậu thế" và cấm ngặt việc đốt phá rừng vô ý thức, việc khai thác rừng nhất thiết phải tuân theo mệnh lệnh của Nha lâm chính. Ngày 8/9/1959 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 335/TTg về công tác lâm nghiệp, trong chỉ thị này đã nêu lên nhận 26
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 định về tình hình lâm nghiệp từ sau ngày lập lại hòa bình và chỉ thị cho Bộ Nông lâm phối hợp với các bộ, các ngành liên quan nghiên cứu những vấn đề cần thiết [21,tr.15]. Ngày 10/3/1961 Trung ương Đảng có Chỉ thị số 15CT/CTTW xác định rõ "rừng là tài sản của toàn dân, phải do Nhà nước thống nhất quản lý". Ngày 29/12/1961 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 221/CP/HĐCP về một số thể lệ phòng cháy và chữa cháy rừng. Ngày 21/6/1960 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 134/TTg về việc cấm bắt voi. Ngày 05/4/1963 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 39-CP quy định Điều lệ tạm thời về săn, bắt chim, thú rừng. Ngày 5/8/1963 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 77/TTg về việc lập quy hoạch dài hạn phát triển lâm nghiệp. Ngày 25/9/1966 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 183-CP về công tác trồng cây gây rừng. Ngày 12/3/1968 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38CP về công tác định canh định cư kết hợp với hợp tác hóa với đồng bào hiện còn du canh, du cư. Ngày 12/11/1968 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 179-CP về một số chính sách đối với hợp tác xã có kinh doanh nghề rừng [21, tr. 16]. Ngày 11/9/1972 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 147/LCT Quy định việc Bảo vệ rừng, pháp lệnh gồm 5 chương, 26 điều với nội dung quy định về nguyên tắc chung, những biện pháp bảo vệ rừng, tổ chức bảo vệ rừng các việc thưởng, phạt và điều khoản chung. Ngày 3/10/1973 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 155CP về việc thi hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng và Ngày 21/5/1973 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 101/1973/NĐ-CP quy định về hệ thống tổ chức và quyền hạn của lực lượng Kiểm lâm nhân dân [21, tr. 17]. Như vậy, từ những năm 1945 đến năm 1974 là thời kỳ nước ta mới giành được độc lập, kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời lúc này đất nước còn đang phải đối mặt với chiến tranh. Nhưng thấy được tầm quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên rừng nên tùy thuộc vào tình hình thực tế của đất nước mà Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp 27
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 luật phù hợp để điều chỉnh vấn đề về bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ các loài động vật và thực vật rừng ở Việt Nam. 1.4.2.2. Từ năm 1975 đến nay Ngày 7/3/1975 Chính phủ ban hành Quyết định số 61CP về việc quản lý thống nhất giống cây trồng rừng. Ngày 6/7/1975 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 257/TTg về việc đẩy mạnh trồng rừng và giao đất, giao rừng cho hợp tác xã kinh doanh. Ngày 24/1/1977 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 41/TTg quy định về các khu rừng cấm và xác định những nguyên tắc quản lý, bảo vệ rừng, xây dựng các khu rừng cấm. Ngày 7/7/1978 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 360/TTg về việc thành lập khu rừng cấm Nam bãi Cát tiên thuộc huyện Tân Phú - Đồng Nai [21, tr. 17]. Một bước tiến quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng là Ngày 12/8/1991 Nhà nước ta ban hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991. Luật gồm 9 chương, 54 điều quy định việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng. Ngày 2/2/1994 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 202/TTg Ngày 2/2/1994 với nội dung quy định về khoán, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng. Bên cạnh việc phát triển cây rừng thì việc quản lý và bảo vệ các loài động vật và thực vật quý hiếm cũng được Nhà nước và Chính phủ quan tâm được thể hiện qua Nghị định số 18/HĐBT/1992 ngày 17/01/1992 của Hội đồng bộ trưởng về danh mục các loài thực vật, động vật rừng hoang dã, quý, hiếm. Ngày 27/1/1993 Thủ tướng Chính phủ ban hành hành Chỉ thị số 130/TTg với nội dung quy định về quản lý và bảo vệ động vật và thực vật quý hiếm. Năm 2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2002/NĐ-CP về Danh mục các loài động thực vật rừng hoang dã, quý, hiếm. Ngày 30/3/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Bên cạnh công tác bảo vệ động vật rừng và thực vật rừng thì vấn đề phòng cháy, chữa cháy cũng được quan tâm sâu sắc, ngày 9/3/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 28
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22/CP về phòng cháy chữa cháy rừng và ngày 22/10/1996 Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên bộ số 6/TTg/LB hướng dẫn lập kế hoạch cấp phát, quản lý và quyết toán kinh phí cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Năm 2001 Luật Phòng cháy chữa cháy được ban hành. Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ tài nguyên rừng, ngày 29/11/1996 Chính phủ ban hành Nghị định số 77/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định số 159/2007/NĐ-CP Ngày 30/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, hiện nay được điều chỉnh bởi Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản [26, tr. 62-63]. Hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng không chỉ bị phạt hành chính mà còn có các chế tài hình sự điều chỉnh quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 1999. Năm 2004 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004 về Bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 về Phòng cháy, chữa cháy rừng. Năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về Tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm. Vấn đề đất rừng được quy định trong Luật Đất đai 2003 và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và hiện nay được quy định trong Luật Đất đai 2013. Ngày 14/01/2008 Thông tư số 05/2008/TT-BNN được ban hành với nội dung hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Ngày 28/03/2007 Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ban hành với nội dung quy định nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng. Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 Quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường. Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về Thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng. Nghị định số 29
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thông tư số 34/2009/TT- BNNPTNT ngày 10/6/2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2012 về tổ chức và quản lý rừng đặc dụng. Quyết định số 11/2003/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 về cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật một số loài động vật hoang dã thuộc các phụ lục của công ước quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Như vậy có thể thấy pháp luật đã đưa ra đầy đủ quy định để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng, các quy định về quản lý, các quy định về bảo vệ, quy định về phòng cháy chữa cháy rừng, quy định về khai thác, quản lý, chế biến lâm sản. Các văn bản về đầu tư, về tài chính, về bảo vệ môi trường, về hoạt động cấp phát vốn, thu, chi ngân sách cho việc thực hiện các chính sách, dự án rừng. Quy định cụ thể, thiết lập hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước thống nhất từ Trung ương xuống địa phương. Quy định các biện pháp xử phạt, áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật về việc bảo vệ tài nguyên rừng. Ngoài ra nước ta tham gia các điều ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ rừng như: Công ước RAMSAR - Công ước Quốc tế về bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế năm 1971 (Việt Nam phê chuẩn năm 1989). Công ước CITES - Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp năm 1973 và Công ước CBD- Công ước Quốc tề về Đa dạng sinh học năm 1992 (cả hai Công ước đều được Việt Nam phê chuẩn năm 1994). Thông qua hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện việc bảo vệ tài nguyên rừng, giữ gìn cân
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 bằng hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen động vật quý, hiếm…để đạt mục tiêu cuối cùng là bảo vệ môi trường bền vững và phát triển kinh tế xã hội.