SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ VĂN LUẬN
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG THEO
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ VĂN LUẬN
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG THEO
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. VŨ THỊ DUYÊN THỦY
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả, dẫn chứng nêu trong luận văn là hoàn toàn
trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và dựa vào những nguồn gốc
rõ ràng của các tài liệu được nghiên cứu.
Tác giả
Mai Thanh Bình
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
CỦA CHỦ RỪNG..........................................................................................10
1.1. Quan niệm chung về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng............................10
1.2. Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
.........................................................................................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG VÀ THỰC TIỄN
THỰC HIỆN TẠI TỈNH QUẢNG NAM....................................................34
2.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của
chủ rừng...........................................................................................................34
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng tại tỉnh
Quảng Nam .....................................................................................................44
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ
RỪNG THEO PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ...60
3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ....................................................60
3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ....................................................63
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ....................................................69
KẾT LUẬN....................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường
và sinh vật và đóng vai trò mật thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế tại
mọi quốc gia. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng nước ta có ghi: “Rừng là
một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước
ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái,
đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của
nhân dân và sự sống còn của dân tộc”[47]. Rừng là nguồn thu nhập chủ yếu
của đồng bào dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bổ dân cư, điều
tiết lao động trong xã hội giúp xóa đói giảm nghèo cho xã hội.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì tính đến
ngày 31/12/2017, diện tích rừng trên toàn quốc đạt được hơn 14 triệu ha,
trong đó rừng tự nhiên là hơn 10 triệu ha và rừng trồng hơn 4 triệu ha. Diện
tích đủ tiêu chuẩn che phủ toàn quốc tương ứng hơn 40% [12]. Đồng thời,
theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì độ che phủ rừng có tăng
nhưng chủ yếu là rừng trồng với mức sinh học thấp, trong khi rừng tự nhiên
với mức đa sinh học cao thì lại thấp đi đáng kể. Hiện trạng mất rừng và suy
thoái rừng đã và đang gây ra nhưng hậu quả nặng nề đối với môi trường, ảnh
hưởng lớn đến đời sống nhân dân cũng như sư ổn định nhiều mặt của đất
nước. Hiện nay quản lý và sử dụng đất rừng và tài nguyên rừng nói chung
được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp lý của Nhà nước trong đó có Luật
Bảo vệ và Phát triển Rừng hiện đang có hiệu lực. Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng năm 2004 đã thực thi được gần 15 năm thì bên cạnh những kết quả đạt
được thì còn tồn tại một số những hạn chế và bất cập về phương pháp tiếp
cận, phạm vi điều chỉnh, cũng như nhiều chính sách về rừng và nghề rừng của
2
nước ta không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và chưa tiếp thu được các
thông lệ tốt trên thế giới. Việc điều chỉnh lại hệ thống pháp luật về rừng đã
thu hút được sự quan tâm của không chỉ các cơ quan có chức năng quản lý
nhà nước, các cơ quan chuyên ngành pháp luật mà thu hút được sự quan tâm
của nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước, các hiệp hội nghề
nghiệp, các tổ chức xã hội, cũng như cộng đồng giới khoa học, chuyên gia.
Quảng Nam là địa phương có diện tích phần lớn rừng núi, đời sống
người dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu sản xuất nương rẫy, nhận thức về
công tác bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế. Nhu cầu lấy gỗ làm nhà của
người dân miền núi là rất lớn, giá gỗ nguyên liệu cao dẫn đến người dân lấn
chiếm đất lâm nghiệp, khai thác gỗ trái phép ngày càng gia tăng. Chính vì thế,
việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức gắn với trách nhiệm
quản lý, bảo vệ rừng của các cấp ủy đảng, chính quyền, chủ rừng và mọi tầng
lớp nhân dân là rất quan trọng. Nhất là đề cao quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đang tổ chức
rà soát lại quỹ đất lâm nghiệp trên địa bàn, đẩy mạnh công tác giao đất, giao
rừng, thuê đất thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, các
tổ chức cá nhân phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây
dược liệu dưới tán rừng. Hiện có 4 tổ chức thuê dịch vụ môi trường rừng để
trồng sâm Ngọc Linh với diện tích 44,47ha và 2 đơn vị sự nghiệp của địa
phương sử dụng dịch vụ môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh với diện
tích 10,9ha [36]. Đồng thời, tỉnh Quảng Nam cũng đang quy hoạch phát triển
cây quế Trà My với diện tích 10.000 ha. Đây là tín hiệu tốt để người dân có
công ăn việc làm, tạo sinh kế ổn định cho người dân đi đôi với công tác bảo
vệ và phát triển rừng [36]. Tuy nhiên, diện tích rừng trên địa bàn tỉnh tăng lên
đáng kể nhưng những thách thức phải đối mặt là chất lượng rừng vẫn ngày
càng suy giảm do khai thác rừng quá mức cho phép, khai thác bất hợp pháp,
3
chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng. Trách nhiệm quản lý nhà
nước về rừng và đất rừng chưa cụ thể, pháp luật chưa tạo ra những “chủ rừng”
đích thực vì quyền hưởng lợi từ rừng của những người làm nghề rừng, chưa
giúp họ sống được bằng nghề rừng, làm giàu được từ rừng. Trong nhiều năm,
các ưu đãi dành cho người quản lý, bảo vệ rừng chủ yếu là từ khai thác lâm
sản hay sử dụng một phần diện tích đất rừng để phát triển nông nghiệp, ngư
nghiệp mà chưa có quy định nào khuyến khích họ gìn giữ, bảo vệ tài nguyên
rừng. Vì vậy, chủ thể nào được giao quản lý, bảo vệ, phát triển rừng cũng tìm
cách nhanh chóng khai thác cạn kiệt tài nguyên rừng. Để giải quyết vấn đề
này, chúng ta cần nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
chủ rừng phù hợp với các yếu tố kinh tế, xã hội , truyền thống văn hóa và lịch
sử và nâng cao hiệu quả triển khai các quy định của pháp luật vào thực tiễn cả
nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng.
Chính vì vậy, tôi chọn “Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp
luật về bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh
Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng được các học giả Việt Nam và nước
ngoài nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học khác nhau như: lâm nghiệp, kinh tế,
môi trường... Tuy nhiên, nghiên cứu nội dung này dưới khía cạnh khoa học
pháp lý thì chưa nhiều, tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu một số công trình:
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2007), “Forest law and
sustainable development - Addressing Contemporary Challenges Through
Legal Reform” (Luật lâm nghiệp và Phát triển bền vững - Giải quyết các thách
thức đương đại thông qua cải cách pháp lý). Nghiên cứu này xác định pháp
luật lâm nghiệp trong khuôn khổ pháp lý rộng lớn hơn, khám phá mối liên hệ
phức tạp của nó với các ngành luật khác và tổng hợp. Bên cạnh đó, nghiên cứu
4
này cũng tìm hiểu chi tiết về quy định pháp luật đối với vấn đề quản lý lõi rừng
như phân loại rừng, quy hoạch, nhượng bộ, cấp phép và quản lý rừng tư nhân.
Nghiên cứu kết luận với một số phản ánh về cách tính hiệu quả của pháp luật
về rừng có thể được tăng cường bởi sự chú ý đến các nguyên tắc hướng dẫn
quá trình soạn thảo pháp luật [43].
Tác giả Trần Văn Hải (2014), “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo
vệ rừng ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sỹ cũng đã nghiên cứu một cách
khái quát về những vấn đề cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam như:
quản lý nhà nước về bảo vệ rừng; chính sách phát triển rừng; quyền và nghĩa
vụ của chủ rừng; bảo vệ các loài thực vật, động vật hoang dã, quý, hiếm;
nghiên cứu chính sách bảo vệ rừng ở một số quốc gia trên thế giới và kinh
nghiệm đối với Việt Nam trong việc xây dựng chính sách pháp luật bảo vệ
rừng. Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật bảo vệ rừng Việt Nam như chính sách pháp luật bảo vệ rừng;
chính sách đất đai; tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ rừng; hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Mặc dù, đây cũng là công trình nghiên cứu khá
đầy đủ và chi tiết về pháp luật bảo về rừng. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã
cách đây 8 năm, cho nên so với hiện nay nhiều văn bản pháp luật mới ra đời
thì tính mới của nghiên cứu không còn nhiều [39].
Tác giả Hà Công Tuấn (2006), “Quản lý nhà nước bằng pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ rừng”, luận án Tiến sĩ đã phân tích đánh giá nh ững bài
học kinh nghiệm về quản lí rừng qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là thực
trạng quản lí nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam.
Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước bằng pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm tới. Công trình này,
chủ yếu nghiên cứu pháp luật như một công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ rừng
mà chưa đề cập được toàn bộ hệ thống pháp luật về quản lý và bảo vệ tài
5
nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay [57].
Tác giả Phạm Văn Nam (2016), “Hoàn thiện pháp luật về quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay”, luận án Tiến sĩ, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Luận án của tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và sự điều chỉnh của pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở
Việt Nam hiện nay trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật, nêu bật
các yêu cầu đặt ra, cũng như xây dưng hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh đối
với pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng; làm sáng tỏ vai trò của pháp
luật đối với việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Khái quát quá trình hình
thành và phát triển của pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta.
Nghiên cứu, đánh giá thưc trạng của pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên
rừng hiện hành của Việt Nam, chỉ ra nhưng ưu điểm và những mặt còn hạn
chế, bất cập cần được khắc phục. Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng
pháp luật nêu trên, xác định các định hướng và đề xuất những giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng của nước ta hiện nay [40].
Tác giả Lê Thị Lệ Thu (2016), “Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ
chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004”, luận văn thạc sĩ,
Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức kinh tế; từ đó đề xuất,
định hướng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện
pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các tổ chức kinh tế theo Luật
bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 [58].
Bên cạnh đó, còn một số công trình như: Luận án tiến sĩ luật học của
tác giả Sofia R.Hirakuri năm 2003 tại Trường Luật, Đại học Washington với
đề tài “Can Law Save the Forests? Lesson from Finland and Brazil” (Liệu
rằng pháp luật có thể bảo vệ được rừng? Những bài học từ Phần Lan và
6
Brazil); Bài báo của tác giả Sofia Hirakuri (2000), “How Finland made forest
owners follow the law” (Phần Lan, làm thế nào để các chủ rừng tuân thủ
pháp luật); Luận văn thạc sỹ Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng tại
Việt Nam hiện nay của tác giả Hồ Vĩnh Phú chuyên ngành Luật kinh tế năm
2014; Luận văn thạc sỹ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý
bảo vệ rừng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Nhàng chuyên ngành Luật Hành chính; Luận văn Pháp luật về quản lý và sử
dụng rừng phòng hộ từ thực tiễn huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh của
tác giả Nguyễn Tiến Hưng chuyên ngành Luật kinh tế.
Mặc dù vậy, các công trình này mới dừng lại ở việc nghiên cứu một số
khía cạnh cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng và phát triển rừng hay đánh giá
quản lý nhà nước bằng pháp luật chứ chưa nghiên cứu cụ thể về quyền và
nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam
hiện nay cũng như thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam. Đây là công trình
đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về lĩnh vực này dưới góc độ của một
luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của
chủ rừng, thực trạng các quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng tại Luật
Lâm nghiệp năm 2017 và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam, tìm ra
những hạn chế, nguyên nhân qua đó đề xuất, định hướng và đưa ra các giải
pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa
vụ của chủ rừng nói chung và tại tỉnh Quảng Nam nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
- Phân tích thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
7
theo Luật Lâm nghiệp năm 2017 và thực tiến thực hiện tại tỉnh Quảng Nam.
- Đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, bảo đảm pháp
luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo
Luật Lâm nghiệp năm 2017. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa
vụ của chủ rừng tại tỉnh Quảng Nam .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các quy định của pháp luật theo Luật Lâm nghiệp năm
2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, so sánh với Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng năm 2004.
Phạm vi nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các hộ gia
đình, cá nhân và tổ chức kinh tế từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. Dữ liệu được
học viên thu thập từ năm 2014 - 2018.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Để thực hiện mục đích và các nhiệm vụ đặt ra, luận văn được thực hiện
dựa trên phương pháp luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
và pháp luật, đồng thời luận văn vận dụng các tư tưởng chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước ta về đổi mới tư duy chính trị pháp lý về cải cách hành chính, cải
cách tư pháp trong bảo vệ và phát triển rừng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng chủ yếu khi phân tích
cơ sở lý luận và các quy định nội dung của pháp luật về quyền và nghĩa vụ
của chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế trong chương 1,
8
chương 2 của luận văn như: phân tích các khái niệm, vai trò của pháp luật;
phân tích các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các hộ
gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế... Phương pháp này còn được sử dụng để
khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề nghiên cứu trong các
chương của luận án.
Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình thu thập dữ liệu
thông qua các số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước về rừng và
bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, Trung ương, của các cơ quan nhà nước khác và
số liệu từ các báo cáo nghiên cứu khoa học của các tác giả khác nhau.
Phương pháp so sánh luật học được sử dụng để so sánh các quy định
pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và tổ
chức kinh tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã luận giải nội hàm khái niệm “rừng”, các tiêu xác định rừng
theo quy định của Việt Nam; nêu và phân tích khái niệm, đặc điểm của quyền
và nghĩa vụ của chủ rừng; khái niệm, đặc điểm, vài trò, yêu cầu và nguyên tắc
thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Luận văn đưa ra các
định hướng hoàn thiện pháp luật quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, các giải
pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật quyền và
nghĩa vụ của chủ rừng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo cho các cơ
quan hữu quan trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và tổ
chức kinh tế ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng giúp những người hoạt
động trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, các chủ rừng những kiến thức
9
cần thiết trong quá trình thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
là các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Luận văn
có thể được sử dụng như nguồn tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu
và giảng dạy khoa học luật môi trường, luật lâm nghiệp trong các trường
chuyên luật và các trường giảng dạy pháp luật lâm nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và
nghĩa vụ của chủ rừng và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực
hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật bảo vệ và phát triển rừng
10
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
CỦA CHỦ RỪNG
1.1. Quan niệm chung về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
1.1.1. Khái niệm rừng, tài nguyên rừng và chủ rừng
1.1.1.1. Khái niệm rừng, chủ rừng
Có nhiều cách định nghĩa rừng khác nhau nhưng hầu hết đều định
nghĩa dựa vào phạm vi không gian, hệ thống sinh vật và cảnh quan địa lí
Theo tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quôc (FAO):
“Rừng là một khu vực đất đai có diện tích lớn hơn 0,5 ha với độ che phủ của
tán rừng trên 10%, độ cao trung bình tối thiểu của cây phải đạt 5 mét, rừng
bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.” [55, tr.56]
Theo Khoản 3, Điều 2, Luật Lâm nghiệp năm 2017 của Việt Nam thì:
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm,
vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính
là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác
định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực
vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở
lên [52].
Trong phạm vi luận văn, khái niệm rừng được hiểu theo quy định tạo
Luật Lâm nghiệp năm 2017 của Việt Nam.
Điều kiện để trở thành chủ rừng đối với mỗi loại đối tượng chủ thể
cũng có nhiều điểm không giống nhau. Trước hết họ phải thuộc một trong các
nhóm đối tượng được tại Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017 (trừ Ban quản lý rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng được thành lập sau khi giao rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng). Tiếp theo họ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét,
11
cấp quyết định giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng
căn cứ trên dự án đầu tư về lâm nghiệp được phê duyệt theo pháp luật về đầu
tư (đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước
ngoài), khu vực sinh sống tại địa phương có rừng (thường áp dụng đối với hộ
gia đình, cá nhân) hoặc nhu cầu sử dụng vào mục đích kinh doanh (đối với tổ
chức kinh tế), nghiên cứu (đối với tổ chức nghiên cứu khoa học), lí do an ninh
- quốc phòng (đối với đơn vị vũ trang nhân dân). Khi hoàn thành các thủ tục
cần thiết họ sẽ trở thành chủ rừng và được công nhận quyền sử dụng rừng
hoặc quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng [52].
Theo Khoản 9, Điều 2, Luật Lâm nghiệp năm 2017 của Việt Nam thì:
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước
giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát
triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp
luật [52].
1.1.1.2. Khái niệm tài nguyên rừng
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được
hìnhthành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng
các nhucầu trong cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên từ rừng được hiểu như là
nguồn vậtchất hữu ích có sẵn trong tự nhiên để cung cấp cho nhu cầu kinh tế,
xã hội củaloài người và sinh vật.
Tài nguyên thiên nhiên được phân loại thành:
- Tài nguyên không tái tạo là nguồn tài nguyên khi khai thác và sử
dụng sẽbị cạn kiệt dần và không khôi phục lại trạng thái ban đầu như tài
nguyên khoángsản.
- Tài nguyên tái tạo là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh
vàcó thể ngày càng phong phú hơn nếu được sử dụng hợp lý, quản lý tốt như
tàinguyên đất, rừng, biển và tài nguyên nông nghiệp.
12
Có thể hiểu, tài nguyên rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên có
khảnăng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá to lớn
baogồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp, gồm có thực vật
rừng,động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có quan đến rừng (gọi chung là
quần xãsinh vật). Tài nguyên rừng có thể được chia thành các nhóm sau: (1)
Tài nguyêngỗ; (2) Tài nguyên phi gỗ; (3) Tài nguyên đa dạng sinh học; (4)
Tài nguyên đất; (5) Tài nguyên nước. Ngoài ra, rừng còn cung cấp cho con
người lượng oxy dồidào, rừng điều hòa nước, chống xói mòn, giảm thiểu ô
nhiễm, cân bằng khí cacbonic/oxy [37]...
Tuy rừng có vai trò vô cùng to lớn và có giá trị đối với cuộc sống
nhưngchúng ta chưa xếp chúng vào loại tài nguyên nào, chưa đánh giá hết
những vaitrò của rừng.
- Về tài nguyên gỗ, từ trước đến nay, gỗ được con người đánh giá là
nguồntài nguyên cơ bản của hệ sinh thái rừng, nó cung cấp nguyên liệu cho
các ngànhxây dựng, công nghiệp giấy, sản xuất các đồ gỗ, các loại dụng cụ
gia đình...Các cây gỗ còn một giá trị khác quan trọng hơn nữa là bảo vệ đất,
chống xóimòn, điều hòa khí hậu và lưu lượng nước của các dòng chảy lục địa.
- Về tài nguyên phi gỗ, trước đây tài nguyên này thường gọi là lâm
sảnphụ nhưng ngày nay, thuật ngữ “lâm sản ngoài gỗ” được sử dụng để chỉ tất
cảcác loại tài nguyên rừng trừ tài nguyên gỗ. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm
nhữngsản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng như
củi, thangỗ, cành ngọn, gốc cây, những dịch vụ trong rừng như săn bắn, giải
trí, dưỡngbệnh, dịch vụ du lịch sinh thái... Giá trị kinh tế do lâm sản ngoài gỗ
đem lạihàng năm cho con người không thua kém so với gỗ.
- Về tài nguyên đa dạng sinh học, đa dạng sinh học có vai trò cực kỳ
quantrọng trong đời sống con người và môi trường. Các loài sinh vật hoang
dại là cơsở và nguyên liệu để cải tiến và tạo ra các loại giống cây trồng, vật
13
nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng dịch bệnh... Còn rất nhiều loài
cây, loài vật hoang dã đã, đang và sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn thực phẩm
to lớn, nguồndược phẩm quý giá và nguồn gen vô cùng quan trọng trong việc
chọn giống,không những chỉ cho con người hiện nay mà còn cho cả các thế hệ
tương lai.
Trước khi dịch AIDS bùng nổ, chúng ta không hề biết rằng cây hạt dẻ
gai tạivịnh Moreton của Australia lại có thể cho chúng ta một loại chất thúc
đẩy quátrình nghiên cứu phương pháp điều trị bệnh này. Hiện nay, có rất
nhiều công tydược phẩm lớn trên thế giới đã đặt hàng hoặc tài trợ cho các
viện nghiên cứu đadạng sinh học của các nước nhiệt đới để tìm hiểu, nghiên
cứu và khai thác cácloài cây thuốc và con thuốc quý trong rừng của những
quốc gia giàu có về đadạng sinh học này.
Như vậy, nếu không quản lý tốt nguồn tài nguyên này thì hàng trăm
loàicó những công dụng khác nhau có thê bị biến mất trước khi chúng ta nhận
thứcđược tầm quan trọng của chúng.
- Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, tài nguyên đất và nước trong rừng cũng
làmột loại tài nguyên rừng. Như chúng ta đã biết, đất và nước là những nguồn
tàinguyên vô cùng quan trọng đôi với con người. Rừng bảo vệ một diện tích
đất đairất lớn tránh khỏi sự xói mòn và bạc màu, rừng còn điều hòa các dòng
chảy, giữnước, hạn chế nước đổ ra biển, làm tăng lượng nước ngầm cho các
vùng và làmlượng nước sạch được tái tạo nhanh hơn.
Việc thống nhất quản lý tài nguyên đất, trong đó có đất rừng cũng
đượcxác định là tài nguyên đặc biệt của Quốc gia, nguồn lực quan trọng phát
triển đấtnước, được quản lý theo pháp luật. Nhà nước thực hiện thống nhất
quản lý đốivới tài nguyên rừng bằng việc ban hành pháp luật, tổ chức thực
hiện pháp luật vàbảo đảm cho pháp luật được thực thi.
Việc quy định tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân của Việt Nam có
14
sựtương đồng với Trung Quốc và Liên bang Nga. Trung Quốc coi tài nguyên
rừngdo Nhà nước thống nhất quản lý và Nhà nước Trung Quốc đã thực thi rất
thànhcông pháp luật lâm nghiệp trong nhiều thập niên vừa qua. Trong khi tình
hình tàinguyên rừng thế giới tiếp tục bị giảm xuống thì diện tích rừng của
Trung Quốcđều giữ đà tăng trưởng, được Cơ quan môi trường Liên hợp quốc
xếp vào danhsách một trong 15 nước có diện tích rừng nhiều nhất thế giới
[37].
Liên bang Nga có hướng đến tư nhân hóa việc khai thác tài nguyên
rừngvà pháp luật lâm nghiệp của Nga chú trọng phát triển ngành Lâm nghiệp
thànhmột ngành công nghiệp khai thác, chế biến gỗ vì trữ lượng gỗ của Nga
rất lớn.Trong khi đó, Phần Lan được xem là quốc gia thực thi thành công
nhấtviệc bảo vệ rừng và quản lý rừng bền vững lại quy định đất đai, rừng
thuộc sở hữu tư nhân. Nhà nước chỉ quản lý những diện tích rừng, đất rừng có
vai tròquan trọng đối với đa dạng sinh học, còn lại các diện tích rừng đều
được giaocho tư nhân quản lý [37, tr.68].
Như vậy, có thể thấy rằng, tài nguyên rừng là một loại tài nguyên
thiênnhiên vô cùng quý giá, các nước trên thế giới đều rất coi trọng việc bảo
vệ, pháttriển và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
1.1.2.1. Khái niệm quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Quyền của chủ rừng là khả năng của mỗi chủ rừng được tự do hành
động. Khả năng đó được nhà nước ta ghi nhận trong pháp luật và được bảo
đảm bằng quyền lực nhà nước. Các chủ rừng có quyền sở hữu rừng sản xuất là
rừng trồng,đó là quyền được chiếm hữu, được sử dụng, định đoạt đối với cây
trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời
hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ
và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan [37].
15
Nghĩa vụ chủ rừng là sự tất yếu hành động của mỗi chủ rừng vì lợi ích
của toàn thể Nhà nước và xã hội. Sự tất yếu đó được Nhà nước quy định
trongHiến pháp và bảo đảm thực hiện bằng mọi biện pháp, kể cả biện pháp
cưỡng chế [37].
1.1.2.2. Đặc điểm quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, do rừng là tài sản đặc biệt nên việc chủ sở được Nhà nước
giao rừng cho các chủ rừng cũng có những đặc điểm và tính chất riêng. Chế
độ sở hữu rừng có sự khác biệt nhất định với chế độ sở hữu đất. Rừng tự
nhiên, là rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, động vật hoang dã, các
loài vi sinh, các cảnh quan và môi trường rừng được Nhà nước thống nhất
quản lý và định đoạt; rừng sản xuất(rừng sản xuất) là rừng trồng thuộc quyền
sở hữu của chủ rừng. Quy định này nhằm giúp phân biệt giữa quyền sở hữu
rừng tự nhiên và quyền sở hữu rừng trồng. Vấn đề này được quy định cụ thể
tại Điều 7 Luật Lâm nghiệp năm 2017 về sở hữu rừng.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng gắn với chính sách lâm
nghiệp của Nhà nước. Khi thực hiện chuyển từ một nền lâm nghiệp chủ yếu
dựa vào khai thác, lợi dụng tài nguyên rừng làm chính sang bảo vệ, nuôi
dưỡng, gây trồng và làm giàu vốn rừng.Chuyển từ một nền lâm nghiệp quảng
canh và độc canh cây rừng sang nền lâm nghiệp thâm canh và đa canh cây
rừng theo phương thức lâm - nông kết hợp, kinh doanh lợi dụng tổng hợp tài
nguyên rừng.
Thứ ba, chủ rừng ngày càng có nhiều quyền lợi hơn và gắn với các
nghĩa vụ cụ thể hơn. Từng bước chuyển từ lâm nghiệp lấy quốc doanh làm
chính sang nền lâm nghiệp nhân dân có nhiều thành phần kinh tế tham gia
(lâm nghiệp xã hội).Từ các quan điểm trên của Đảng mà quyền và nghĩa vụ
của chủ rừng cũng được thể chế hóa, sửa đổi theo, nhất là việc xã hội hóa một
16
bộ phận rừng tự nhiên sẽ tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư bảo vê và phát triển
rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng non đang phục hồi trở thành rừng tốt, có giá
trị kinh tế và môi trường.
Thứ tư, quyền và nghĩa vụ có thể được chuyển đổi từ chủ rừng này cho
chủ rừng khác theo hình thức giao khoán và theo quy định của Nhà nước về
điều kiện trở thành chủ rừng.
1.2. Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ
của chủ rừng
1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng
Hệ thống pháp luật Việt Nam thường được phân chia thành các ngành
luật để nghiên cứu như: Luật hành chính, Luật dân sự, Luật hình sự, Luật kinh
tế… Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các lĩnh vực pháp luật cụ thể thì nó có sự
liên quan đến nhiều ngành luật khác nhau. Các quy định về lĩnh vực pháp luật
lại nằm ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu
khái niệm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ
rừng như sau:
Pháp luật bảo vệ và phát triển rừng là một lĩnh vực pháp luật bao gồm
tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ và phát
triển nguồn tài nguyên rừng.
Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng có thể được hiểu cụ thể
như sau:
Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh của lĩnh vực pháp luật bảo vệ và
phát triển rừng gồm các nhóm quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động quản lý
tài nguyên rừng của các chủ thể trong xã hội như: Nhóm quy định pháp luật
về quản lý tài nguyên rừng gồm: quản lý nhà nước và quản lý của chủ rừng
đối với tài nguyên rừng; Nhóm quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng
17
gồm: pháp luật về bảo vệ thực vật, động vật hoang dã; pháp luật về ưu đãi của
nhà nước đối với chủ thể bảo vệ tài nguyên rừng; pháp luật về vi phạm và xử
lý vi phạm các hành vi xâm hại tài nguyên rừng Nhà nước - với tư cách là chủ
thể đặc biệt thực hiện việc quản lý tài nguyên rừng bằng việc ban hành các
quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quản lý,
bảo vệ, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện các
quy định pháp luật và bảo đảm cho các quy định pháp luật đó được thực thi
hiệu quả [37].
Các chủ thể khác được nhà nước giao, cho thuê tài nguyên rừng để thực
hiện hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng như:
- Các tổ chức sự nghiệp được giao quản lý rừng để thực hiện nhiệm
vụcông ích như Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng...
- Các tổ chức kinh tế được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để thực
hiện hoạt động quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng.
- Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để thực
hiện hoạt động quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao, thuê rừng sản xuất
là rừng trồng để thực hiện hoạt động quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê rừng sản xuất là rừng trồng để
thực hiện hoạt động quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng.
Thứ hai, về phương pháp điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng là sự kết hợp giữa các phương pháp mệnh lệnh,
phương pháp thoả thuận và phương pháp hướng dẫn.
- Phương pháp mệnh lệnh được sử dụng điều chỉnh các quan hệ trong
việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng, trong việc giao, cho thuê rừng; cấp
phépgây nuôi, xuất nhập khẩu thực vật, động vật hoang dã, xử phạt vi phạm
pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
18
- Phương pháp thỏa thuận được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã
hội trong việc chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, thừa
kế đối với tài nguyên rừng.
- Phương pháp hướng dẫn được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã
hội trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, hướng dẫn gây nuôi, trồng cấy
thực vật, động vật hoang dã...
1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về
quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Các quy định pháp luật về quản lý của chủ rừng đối với tài nguyên rừng
- Quản lý tài nguyên rừng của các chủ thể được xác định rõ quyền và
nghĩa vụ của chủ thể này đối với từng loại rừng được giao, được thuê.
- Quản lý tài nguyên rừng của các tổ chức được giao rừng, được thuê
rừng:
+ Tổ chức trong nước gồm: tổ chức là đơn vịsự nghiệp quản lý rừng
được giao rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; tổ chức kinh tế được giao rừng sản
xuất, khucảnh quan của rừng đặc dụng...
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được phép thuê rừng sản xuất là
rừngtrồng hoặc đất rừng sản xuất chưa có rừng để đầu tư kinh doanh phát
triển rừng; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư dự án vào trồng
rừng chỉ được giao có thu tiền hoặc thuê rừng sản xuất là rừng trồng, đất trồng
rừng sản xuất chưa có rừng để kinh doanh, phát triển rừng.
Chủ rừng có quyền: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận
quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; được sử dụng
rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời
hạn giao đất, cho thuê đất; được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư
nghiệp kết hợp theo quy chế quản lý rừng; được hưởng thành quả lao động,
kết quả đầu tư trên diện tích được giao, được thuê; bán thành quả lao động,
19
kết quả đầu tư cho người khác; được kết hợp nghiên cứu khoa học, kinh
doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường theo dự án được
cấp có thẩm quyền phê duyệt; được bồi thường thành quả lao động, kết quả
đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luật có liên quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi
rừng; được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà
nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi do các công trình công
cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại; được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích
hợp pháp đối với rừng được giao, được thuê.
Chủ rừng có nghĩa vụ: bảo toàn vốn rừng hiện có và phát triển rừng bền
vững theo đúng quy hoạch phát triển; sử dụng rừng đúng mục đích, đúng ranh
giới đã quy định; tổ chức bảo vệ và phát triển rừng; định kỳ báo cáo cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tàinguyên rừng; giao lại rừng khi Nhà
nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn sử dụng rừng; thực hiện
nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; không
làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.2.3. Yêu cầu của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và
nghĩa vụ của chủ rừng
1.2.3.1. Yêu cầu của kinh tế thị trường đối với pháp luật bảo vệ và phát
triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Kinh tế thị trường là cách thức tổ chức nền kinh tế xã hội, trong đó các
quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua quan hệ
mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ của cư xử của từng thành
viên chủ thể kinh tế là định hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình
theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường.
Nhận thức được những ưu điểm của nền kinh tế thị trường nên từ Đại
hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu,
20
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị
trường luôn tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo, thúc đẩy họ cải tiến lối làm
việc nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tạo ra cơ chế đào tạo, tuyển
chọn, sử dụng nhà quản lý kinh doanh năng động, có hiệu quả và đào thải các
nhà quản lý kém hiệu quả và tạo ra môi trường kinh doanh tự do, dân chủ, bảo
vệ lợi ích của người tiêu dùng [37, tr.69-70].
Đối với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, khi chuyển sang nền kinh
tế thị trường đã tạo ra sự đa dạng về hình thức sở hữu, đa dạng về nguồn vốn
đầu tư... Nhà nước thừa nhận có sở hữu tư nhân đối với rừng trồng và quyền
sử dụng rừng đối với các chủ rừng, quyền tài sản đối với rừng và đất rừng.
Nhiều chủ thể tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng như: nhà nước,
doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, thậm chí cả tổ chức, cá
nhân nước ngoài… Đây cũng là một lợi thế khi chúng ta tiến tới “xã hội hóa”
việc bảo vệ rừng và thu hút nguồn vốn của nhiều chủ thể đầu tư vào bảo vệ và
phát triển rừng.
Do đặc điểm của tài nguyên rừng là thời gian sinh trưởng kéo dài, nhu
cầu đầu tư lớn và thu hồi vốn chậm, trong khi đó các chính sách khuyến khích
bảo vệ và phát triển rừng của nhà nước lại chưa hấp dẫn nên nhiều chủ rừng
chỉ chú trọng khai thác rừng mà chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ rừng.
Vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt nhiều chủ thể sau khi được nhà nước giao
quản lý rừng, đất rừng đã nhanh chóng tìm cách khai thác cạn kiệt nguồn tài
nguyên này, thậm chí tìm cách chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng.
Nhược điểm lớn nữa của kinh tế thị trường là luôn đặt lợi ích lên hàng
đầu nên cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên nó không giải quyết cái
gọi là “lợi ích công cộng hay hàng hóa công cộng” như đường xá, y tế, môi
trường, đa dạng sinh học…Vì vậy, trong những năm qua, tài nguyên rừng của
nước ta bị khai thác cạn kiệt ở nhiều mặt từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ đến động vật
21
hoang dã, quý, hiếm… Nhiều diện tích rừng độc canh, thậm chínhiều diện
tích rừng bị chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cà
phê…
1.2.3.2. Yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với pháp luật bảo vệ và phát
triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Trong quá trình giao lưu, buôn bán quốc tế, tài nguyên rừng của Việt
Nam bị khai thác quá mức dẫn đến tình trạng suy thoái, cạn kiệt, nhiều loài
thực vật, động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Để gìn giữ, bảo vệ và phát
triển nguồn tàinguyên rừng, Việt Nam đã tích cực tham gia các công ước
quốc tế về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ rừng nói riêng. Việt Nam
đã tham gia 23 Công ước quốc tế về môi trường, trong đó các Công ước liên
quan đến bảo vệ và phát triển rừng như:
Nghị định thư bổ sung Công ước này tại Paris năm 1982. Việt Nam
tham gia Công ước này ngày 20/9/1988.Công ước về buôn bán quốc tế về các
giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa (CITES), 1973, Việt Nam tham
gia ngày 20/01/1994.Công ước về Ða dạng sinh học (CBD), 1992, Việt Nam
tham gia ngày 16/11/1994.Công ước RAMSAR có hiệu lực vào năm 1975 và
tính đến tháng 12/2006 có 153 thành viên, ở mọi nơi trên thế giới. Với việc
tham gia Công ước RAMSAR đã tác động rất lớn đến hành động của Việt
Nam để thực thi công ước này. Như vậy, khi mở rộng hội nhập quốc tế và
tham gia các công ước quốc tế trong lĩnh vực này thì yêu cầu đối với pháp
luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng của Việt
Nam cũng phải được ban hành và tổ chức thực hiện cho phù hợp [53].
1.2.3.3. Yêu cầu quản lý rừng bền vững đối với pháp luật bảo vệ và
phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Thực tế cho thấy nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như tăng cường
luật pháp, tham gia các công ước… thì không thể bảo vệ được diện tích rừng
22
tự nhiên hiện còn của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các
nước đang phát triển. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay được cả
cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm, kết hợp với các
giải pháp truyền thống nêu trên là cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững và
chứng chỉ rừng. Quản lý rừng bền vững là quản lý rừng ổn định bằng các biện
pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra như: sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ
gia dụng, lâm sản ngoài gỗ...; phòng hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ
chốngcát bay, chống sạt lở đất...; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo
tồn các hệ sinh thái...
Dưới khía cạnh phát triển bền vững, thì quản lý rừng bền vững phải đạt
được sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng. Cuộc sống
con người luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để sử dụng nó,
chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận.
Ngoài ra, quản lý rừng bền vững phải đạt được sự bình đẳng và công
bằng trong sử dụng tài nguyên rừng ở cùng thế hệ. Đây là một vấn đề khó, bởi
vì trong khi cố tạo ra sự công bằng cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn
chưa tạo được những cơ hội bình đẳng cho những người sống ở thế hệ hiện tại
thể hiện ở những khía cạnh sau:
Sự bất bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể được tồn tại nếu: (i)
sự bất bình đẳng này là có lợi cho nhóm người nghèo trong xã hội và (ii) tất
cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên rừng như nhau.
Để thực hiện quản lý rừng bền vững, một trong các biện pháp mà nhiều
quốc gia trên thế giới áp dụng là cấp ch ứng chỉ rừng. Đây được xem là công
cụ nhằm hạn chế tối đa tình trạng khai thác trái phép đối với tài nguyên rừng.
Chứng chỉ rừng là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng đơn vị quản lý
rừng được chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững do tổ
chức chứng chỉ hoặc được uỷ quyền chứng chỉ quy định. Chứng chỉ rừng
23
được xem như cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khái niệm thương
mại và phát triển bền vững được hình thành trên cơ sở cho rằng có thể sử
dụng các biện pháp thương mại để kiểm soát một cách có hiệu quả các tác hại
về môi trường, phát triển một hệ thống thị trường chỉ chấp nhận tiêu thụ các
sản phẩm có chứng chỉ an toàn môi trường. Chứng chỉ rừng là cần thiết để xác
nhận quản lý rừng bền vững của chủ rừng, cũng như chứng chỉ ISO để xác
nhận quản lý chất lượng sản xuất công nghiệp vì cộng đồng, vì môi trường…
đòi hỏi các chủ sản xuất kinh doanh rừng phải chứng minh rằng rừng của họ
đã được quản lý bền vững. Người tiêu dùng sản phẩm từ rừng đòi hỏi các sản
phẩm lưu thông trên thị trường phải được khai thác từ rừng đã được quản lý
bền vững. Do đó, nhà sản xuất phải chứng minh rằng các sản phẩm rừng của
mình, đặc biệt là gỗ, được khai thác từ rừng được quản lý một cách bền vững
bằng cách đã được cấp chứng chỉ rừng.Mục tiêu của chứng chỉ rừng trước hết
là thúc đẩy quản lý rừng bền vững. Tuy nhiên, chứng chỉ rừng cũng tác động
trở lại đối với các hoạt động quản lý rừng của các chủ rừng, quản lý nhà nước
về lâm nghiệp, đến thị trường gỗ và lâm sản. Quản lý rừng bền vững và chứng
chỉ rừng là những tiêu chí quan trọng được các tổ chức quốc tế và các nước trên
thế giới cùng hướng tới xây dựng và thực thi nhằm mục tiêu quản lý rừng bền
vững cũng như phát triển bền vững.
1.2.3.4. Yêu cầu kế tục truyền thống văn hóa, luật tục đối với pháp luật
bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Hầu hết diện tích rừng của Việt Nam nằm ở các vùng đồi núi trải dài từ
bắc vào nam, đây là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong suốt chiều dài lịch sử, bên cạnh các quy định pháp luật của nhà nước,
các dân tộc, làng bản đều có luật tục riêng ghi lại các quy tắc ứng xử hợp lý
của cộng đồng đối với các vấn đề trong xã hội, trong đó có các quy tắc ứng xử
nhằm bảo vệ và phát triển rừng. Ví dụ, Luật tục của người Thái quy
24
định:Rừng phòng hộ ở đầu nguồn nước, tuyệt đối cấm khai thác. Rừng dành
cho việc khai thác tre, gỗ để dựng nhà, phục vụ cho các nhu cầu của cuộc
sống thì tuyệt đối không được chặt đốt làm nương. Nhiều bản còn có những
khu rừng tre, rừng vầu cấm chặt phá gọi là “rừng măng cấm”. Sau những trận
mưa đầu mùa, măng mọc rộ, dân bản nô nức vào rừng hái măng như nấm. Sau
đó, bản lại “đóng cửa rừng” đợi đến mùa măng sau. Những khu rừng thiêng,
là rừng của thần linh trú ngụ, rừng chôn cất người chết, thì lại càng không bao
giờ có ai dám tàn phá.
Luật tục của người Ê Đê với 236 điều, trong đó có khá nhiều điều quy
định trực tiếp về việc bảo vệ tài nguyên rừng bao gồm các nội dung: bảo vệ
cây đầu nguồn, bảo vệ cây rừng bên bờ suối, bảo vệ cây rừng ở bến nước, bảo
vệ cây rừng ở khu rừng già, bảo vệ cây rừng ở khu rừng non. Bởi cây rừng là
mái nhà của cộng đồng, mất cây rừng đất sẽ xói mòn, nguồn nước sẽ cạn kiệt,
con người và muôn loài sẽ bị huỷ diệt. Do đó bảo vệ cây rừng là bảo vệ môi
trường sinh thái của cộng đồng [12].
Qua phân tích một số luật tục của các đồng bào dân tộc trên đây, có thể
thấy, đồng bào các dân tộc rất xem trọng việc bảo vệ và phát triển rừng và có
quy định đề cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
cho các đời sau. Trong thời đại ngày nay, những luật tục của các dân tộc đối với
việc bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn nguyên giá trị. Vì vậy, bên cạnh việc ban
hành pháp luật, chúng ta cần có quy định khuyến khích các dân tộc phát huy
những giá trị tốt đẹp của luật tục để phát triển bền vững tài nguyên rừng.
1.2.4. Nguyên tắc của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng trong nền kinh tế thị
trường hiện nay cần được xây dựng dựa trên hệ thống các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc phát triển bền vững của chủ rừng đối với tài
nguyên rừng.
25
Nguyên tắc phát triển bền vững cũng được Luật bảo vệ và phát triển
rừng năm 2004 của Việt Nam quy định thành nguyên tắc lập quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Điều 13 và Luật Lâm nghiệp năm 2017 thì
quy định tại Điều 10, đó là: hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phảibảo đảm
phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh; phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp;
đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa
phương.Trong Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định về đất trồng rừng được
xếp trong mục đất nông nghiệp và phân chia thành các loại đất rừng phòng
hộ, đất rừng đặc dụng và đất rừng sản xuất. Nguyên tắc sử dụng đất, có quy
định: việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc tiết kiệm, có hiệu quả,
bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử
dụng đất xung quanh [47] [52].
Trong Luật Môi trường năm 2014, vấn đề quản lý rừng bền vững được
đề cập đến ở các khía cạnh cụ thể như: tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ
các giống, loài thực vật, động vật hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo
vệ rừng, biển và các hệ sinh thái. Việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải
theo đúng thời vụ, địa bàn, phương pháp và bằng công cụ, phương tiện đã
được quy định, bảo đảm sự khôi phục về mật độ và giống, loài sinh vật;
không làm mất cân bằng sinh thái [50].
Cùng với những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với ngành lâm
nghiệp như quản lý, sử dụng hiệu quả rừng và đất rừng; đóng góp tương xứng
với tiềm năng cho nền kinh tế quốc dân; phù hợp với nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập đầy đủ, hài hòa với xu hướng quản trị
rừng trong điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo
vệ môi trường, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, định hướng
phát triển ngành lâm nghiệp như tại các Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng
26
toàn quốc lần thứ X, XI và XII, nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05
tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008) về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định “Để xây dựng nền nông nghiệp
toàn diện cần phát triển toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu
rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái,
lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từ rừng” [3].
Ngày 15/11/2017, tại kỳ họp thứ 4, Quốc Hội khóa XIV đã thông qua
Luật Lâm nghiệp gồm 12 chương, 108 điều. So với Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng 2004 thì Luật Lâm nghiệp bổ sung 4 chương mới, phù hợp với sự vận
động của thực tiễn gồm: chế biến, thương mại lâm sản; khoa học và công
nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp; định giá rừng, đầu tư, tài chính trong
lâm nghiệp; quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm. Điểm đối mới quan
trọng nhất của Luật Lâm nghiệp là việc coi lâm nghiệp là ngành kinh tế - xã
hội liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp, từ quản lý, bảo vệ, phát
triển đến sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản. Việc mở rộng phạm
vi điều chỉnh theo hướng liên kết theo chuỗi các hoạt động lâm nghiệp nhằm
tạo ra rừng, sản xuất và cung ứng lâm sản đáp ứng cho nền kinh tế quốc dân
và đời sống xã hội, đảm bảo chế biến và xuất khẩu lâm sản có trách nhiệm.
Luật Lâm nghiệp sẽ chính thức đi vào cuộc sống từ 01/01/2019, tạo hành lang
pháp lý và thời cơ, vận hội mới cho lâm nghiệp Việt Nam [52].
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nước đối với vấn đề quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
“…Muốn quản lý rừng tốt phải có chủ rừng cụ thể ở từng khu rừng và
chủ rừng phải có lợi ích xứng đáng từ rừng đưa lại” [42]. Xác định chủ thể
quản lý, bảo vệ rừng hay chủ rừng, đảm bảo “mỗi khu rừng phải có chủ thực
sự”, do đó, đã trở thành một vấn đề căn bản gắn liền với tiến trình phát triển
và cải cách ngành lâm nghiệp Việt Nam trong 30 năm qua [45]. Một loạt các
27
chính sách như giao đất, giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng, cho thuê rừng
và môi trường rừng,… lần lượt ra đời, thúc đẩy quá trình trao quyền, khuyến
khích sự tham gia của các chủ thể, đặc biệt chủ thể ngoài ra nước (hộ gia
đình, cộng đồng, cá nhân) vào hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, hướng tới mục
tiêu nâng cao chất lượng quản lý, bảo vệ rừng và góp phần xóa đói giảm
nghèo vùng cao. Dù luật BV&PTR ban hành năm 2004 đã đánh dấu một bước
tiến lớn khi thể chế hóa “quyền sở hữu rừng” cho chủ rừng sản xuất là rừng
trồng; nhưng nhìn tổng thể, quyền sở hữu rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên, ở
Việt Nam vẫn chưa được thừa nhận một cách đầy đủ, “tư duy lý luận về
quyền sở hữu rừng, quyền kinh doanh rừng, quyền hưởng từ các nguồn lợi từ
rừng… lại chưa rõ ràng, minh bạch… khi phần lớn diện tích rừng và đất rừng
vẫn do các tổ chức nhà nước quản lý và sử dụng” [44]. Với khung pháp lý
hiện nay, các chủ rừng chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng rừng, đất rừng;
trong khi quyền định đoạt vẫn thuộc về Nhà nước. Các chủ rừng đặc dụng,
phòng hộ không có quyền định đoạt đối với rừng mà chỉ thực hiện nhiệm vụ
quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng dưới sự giám sát của các cơ quan
chức năng về lâm nghiệp. Các quyền chuyển nhượng, trao đổi, cầm cố hay
góp vốn quyền sử dụng rừng cũng không được cho phép hoặc thừa nhận, kể
cả khi ban quản lý rừng được nhà nước cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Các
chủ rừng sản xuất là rừng tự nhiên cũng chỉ được trao quyền thế chấp, bảo
lãnh phần giá trị gia tăng của trữ lượng gỗ đã tạo thành do công sức đầu tư
của họ. Nhưng trên thực tế, hầu như không có khả năng xác định được phần
giá trị gia tăng này trong trữ lượng gỗ tăng trưởng tự nhiên của rừng vì vào
thời điểm giao rừng giá trị của rừng không được xác định [41]. Nói cách khác,
những quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể quản lý rừng hay
chủ rừng chưa tường minh, cơ hội thực hành quyền trong thực tế rất hạn chế;
từ đó ảnh hưởng đến động lực tham gia BV&PTR của các chủ thể liên quan,
28
trong đó có các hộ gia đình, cộng đồng – những người đã và đang có sinh kế
dựa vào rừng.
Việc Nhà nước trực tiếp nắm giữ tài nguyên rừng nhằm bảo vệ, duy trì
và gia tăng lợi ích của rừng đối với quốc gia trên tất cả các mặt môi trường,
kinh tế và xã hội là lẽ tất yếu. Nhưng trên thực tế, người dân sống ở khu vực
rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. dưới áp lực giảm nghèo, dân số
gia tăng thì nhu cầu được khai thác, sử dụng các sản phẩm, nguồn lợi từ rừng
để đáp ứng nhu cầu sinh kế hàng ngày càng nhiều hơn. Xung đột lợi ích, mục
đích sử dụng và chưa có nhận thức chung về bảo vệ tài nguyên rừng dẫn đến
tình trạng người dân tìm cách khai thác rừng “của nhà nước” làm nguồn lợi
cho riêng mình [41]. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ rõ, giao đất giao rừng
có thể cung cấp lợi ích thực sự cho người dân địa phương, nhưng dưới ảnh
hưởng của các thể chế địa phương, mà các lợi ích này có thể bị phân bổ một
cách thiếu minh bạch và không công bằng giữa các hộ gia đình, cộng đồng; từ
đó làm nảy sinh những mâu thuẫn không đáng có và giảm hiệu quả thực tế
của chính sách này. Những vấn đề nêu trên đặt ra các thách thức về các lựa
chọn trong phân bổ tài nguyên rừng và thực hiện quá trình chuyển giao quyền
như thế nào để quản lý, bảo vệ rừng một cách hiệu quả nhất. Nói cách khác,
minh định rõ ràng hơn về quyền đối với tài nguyên rừng, đất rừng đối với
từng chủ thể liên quan, đặc biệt là hộ gia đình và cộng đồng, sẽ là chìa khóa
quan trọng để giải quyết các vướng mắc hiện nay.
Trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án phủ xanh đất trống,
đồi núi trọc trong suốt thời gian vừa qua, nhà nước cũng đã quy định về trách
nhiệmcủa các chủ thể bảo vệ rừng, đặc biệt là trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương ởnhiều văn bản khác nhau
như: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật Đất đai năm 2013, Luật
Đa sạng Sinh học năm 2012, Luật Môi trường năm 2014, Luật Lâm nghiệp
29
năm 2017 cũng như các văn bản hướng dẫn dưới luật khác. Tuy nhiên, khi
giải quyết các vụ việc cụ thể thì trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân
cụ thể lại không xác định được và xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa
các bộ, ngành, cơ quan như kiểm lâm, cơ quan hải quan, UBND địa phương.
Ví dụ, việc xác định trách nhiệm cho thuê rừng đối v ới các tổ chức, cá nhân
nước ngoài trong thời gian vừa qua. Việc thay đổi quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng ở các địa phương...Do vậy , nguyên tắc này cần được xây dựng theo
một nguyên tắc thống nhất trong hệ thống các văn bản có liên quan đến vấn đề
quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc kỹ thuật
Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng cần phải đảm bảo các
nguyên tắc kỹ thuật của ngành lâm nghiệp và các quy chuẩn quốc tế như:
nguyên tắc xác định các tiêu chí phân loại rừng, đất rừng theo mục đích sử
dụng. Diện tích rừng, đất rừng nào phải được xây dựng nhằm mục đích phòng
hộ, diện tích rừng, đất rừng nào xây dựng thành vườn quốc gia, khu bảo tồn…
và tiêu chí cụ thể để xây dựng các khu rừng đó. Ngoài ra, chúng ta còn phải
dựa vào các nguyên tắc về an ninh, quốc phòng để xác định các diện tích đất,
rừng nào thuộc vùng trọng yếu về an ninh quốc phòng… Dựa trên nguyên tắc
này, chúng ta xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, bảo vệ rừng hợp
lý và kế hoạch phát triển kinh tế trung và dài hạn cho các chủ rừng…Tránh tình
trạng quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ rừng của accs chủ rừng liên tục bị thay
đổi bởi các mục tiêu phát triển kinh tế của các địa phương. Hệ thống các
nguyên tắc kỹ thuật cần được xây dựng chi tiết và cụ thể làm cốt lõi cho việc
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát riển rừng chứ không phải là các văn bản
hướng dẫn chi tiết sau khi có luật.
1.2.5. Vai trò của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và
nghĩa vụ của chủ rừng
30
Hệ thống pháp luật về rừng và nghề rừng luôn đóng vai trò rất quan
trọng trong phát triển bềnvững trong giai đoạn hiện nay, trong đó rừng thể
hiện cả vai trò kinh tế trong phát triển; cả vaitrò xã hội trong xóa đói, giảm
nghèo tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa; và cả vai trò bảo vệ môitrường và ứng
phó với biến đổi khí hậu. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã thực
thiđược hơn 10 năm và được thay thế bằng Luật Lâm nghiệp năm 2017, cái
được cũng nhiều và cái chưa được cũng không ít, kể cả từ tên luật,phương
pháp tiếp cận, phạm vi điều chỉnh, cũng như nhiều chính sách về rừng và
nghề rừng củanước ta không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và chưa tiếp
thu được các thông lệ tốt trên thếgiới.
- Pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ
rừng là cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Tất cả các hoạt
động bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các quy định của pháp luật.
Trong lịch sử, nhà cầm quyền đều sử dụng pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất
để quản lý xã hội, trong đó có vấn đề quản lý tài nguyên rừng. Từ thời phong
kiến đến thời thuộc Pháp, nhà cầm quyền đều quy định về cách thức quản lý,
bảo vệ rừng từ việc xáclập quyền sở hữu đối với rừng, việc xác lập các khu
rừng cấm... Khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, pháp luật cũng
được xem là công cụ quan trọng nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội nói
chung và bảo vệ và phát triển rừng nói riêng. Pháp luật xác lập quyền sở hữu
đối với tài nguyên rừng.
- Pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc xác định thẩm quyền của các chủ
thểbảo vệ và phát triển rừng. Pháp luật quy định thẩm quyền cụ thể của các cơ
quan nhà nước ở trung ương, địa phương trong việc bảo vệ và phát triển rừng
đặc biệt là vai trò của các chủ rừng. Từng cơ quan có thẩm quyền cụ thể như:
thẩm quyền trong việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng; thẩm quyền
trong việc giao rừng, cho thuê rừng; thẩm quyền trong việc chuyển đổi mục
31
đích sử dụng rừng; thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm đối với các hành
vi xâm hại tài nguyên rừng; thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử
dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng...
- Pháp luật xác định thẩm quyền của các chủ thể được nhà nước giao
rừng, cho thuê rừng. Tùy thuộc chủ thể thực hiện mục đích công ích hay mục
đích kinh doanh mà pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Đối
với các chủ thể thực hiện nhiệm vụ công ích thì quy định trách nhiệm nhiều
hơn quyền lợi, đối với các chủ thể có mục đích kinh doanh, pháp luật xác lập
quyền hưởng lợi tương ứng với nghĩa vụ phải thực hiện, đảm bảo phát triển
kinh tế đồng thời với phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững.
- Pháp luật là cơ sở cho việc quản lý rừng bền vững. Chủ rừng hoặc
người quản lý rừng tổ chức các hoạt động của một khu rừng xác định luôn thu
được lợi ích về gỗ, lâm sản và giá trị dịch vụ tối đa mà không làm thay đổi
diện tích, trữ lượng và năng suất lâm sản trong đó và không làm ảnh hưởng
tới lợi ích lâu dài của khu rừng. Như vậy, để quản lý rừng bền vững thì công
cụ quản lý không thể thiếu đó là pháp luật. Pháp luật xác định mức độ khai
thác, tiêu chuẩn rừng được khai thác để đảm bảo phát triển rừng bền vững cả
ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Tùy thuộc loại rừng khác nhau, địa hình
khác nhau mà pháp luật quy định mức độ khai thác phù hợp, thậm chíđối với
các diện tích rừng phòng hộ rất xung yếu, các diện tích rừng bảo tồn như
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiênnhiên, pháp luật cấm khai thác gỗ, lâm sản
ngoài gỗ, các chủ thể chỉđược hưởng lợi ích từ việc cung cấp các giá trịdịch
vụ môi trường rừng, khai thác tận thu các cây gãy, đổ, sâu bệnh. Như vậy,
pháp luật chính là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý rừng bền vững.
- Pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc cấp chứng chỉ rừng. Để đạt được
mức độ quản lý rừng bền vững, các tổ chức quốc tế hoặc các nhóm sáng kiến
thường đề xuất các bộ tiêu chuẩn gồm ba mặt: kinh tế, môi trường và xã hội.
32
Mỗi mặt gồm một số tiêu chí phải đánh giá, mỗi tiêu chí có nhiều chỉ số biểu
thị dễ định lượng, rồi đến các mức độ cuối cùng là nguồn kiểm chứng…
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng Việt
Nam theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trịrừng (FSC). Bộ chứng chỉ rừng
Việt Nam khi được thông qua chính là cơ sở pháp lý quan trọng để kiểm
chứng việc thực thi đúng và đầy đủ pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về
quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Chỉ khi các chủ rừng tuân thủ đúng và đầy
đủ các quy định của Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng thì mới được cấp chứng chỉ
mà yêu cầu đầu tiên là phải thực thi đúng các quy định pháp luật. Chứng chỉ
rừng được cấp cho những diện tích rừng khai thác chính là minh chứng cho
hoạt động quản lý rừng bền vững của chủ rừng.
Việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý rừng bền vững ở ba
mặt kinh tế, xã hội, môi trường chính là cơ sở để cấp chứng chỉ rừng.
Qua sự phân tích trên, có thể thấy, pháp luật có vai trò quan trọng đối
với hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng - một đối tượng
không thể thiếu trong sự duy trì và phát triển cuộc sống trên hành tinh của
chúng ta.
33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật bảo vệ và phát triển
rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, đề tài rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, rừng là một hệ sinh thái có vai trò vô cùng to lớn đối với sự
phát triển của con người, có thể xem rừng như là cái nôi nuôi dưỡng sự sống,
không còn rừng nghĩa là sự sống trên hành tinh của chúng ta chấm dứt. Vai
trò của rừng không chỉ đối với từng cộng đồng, từng địa phương hay từng
quốc gia mà nó phải được quan tâm, bảo vệ trên phạm vi toàn cầu. Bảo vệ
rừng là trách nhiệm của tất cả chúng ta.
Thứ hai,pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của
chủ rừng phải được điều chỉnh dựa trên hệ thống các nguyên tắc phù hợp và
xác định rõ nội dung điều chỉnh làm cơ sở để phân tích thực trạng pháp luật,
đưa ra các đánh giá phù hợp trong chương 2 và đề xuất các giải pháp hoàn
thiện trong chương 3.
34
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VỀ
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN TẠI TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và
nghĩa vụ của chủ rừng
2.1.1. Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng
Điều kiện để trở thành chủ rừng đối với mỗi loại đối tượng chủ thể
cũng có nhiều điểm không giống nhau. Trước hết họ phải thuộc một trong các
nhóm đối tượng được nêu như trên (trừ Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng được thành lập sau khi giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng). Tiếp theo
họ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp quyết định giao
rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng căn cứ trên dự án
đầu tư về lâm nghiệp được phê duyệt theo pháp luật về đầu tư (đối với tổ
chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài), khu vực
sinh sống tại địa phương có rừng (thường áp dụng đối với hộ gia đình, cá
nhân) hoặc nhu cầu sử dụng vào mục đích kinh doanh (đối với tổ chức kinh
tế), nghiên cứu (đối với tổ chức nghiên cứu khoa học), lí do an ninh - quốc
phòng (đối với đơn vị vũ trang nhân dân). Khi hoàn thành các thủ tục cần
thiết họ sẽ trở thành chủ rừng và được công nhận quyền sử dụng rừng hoặc
quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng [37, tr.54].
Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã bổ sung cộng đồng dân cư là chủ rừng,
theo đó, chủ rừng bao gồm: (1) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng
phòng hộ; (2) Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định
của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này; (3) Đơn vị thuộc
35
lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang);
(4) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm
nghiệp; (5) Hộ gia đình, cá nhân trong nước; (6) Cộng đồng dân cư; (7)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng
rừng sản xuất [52].
- Quyền chung của chủ rừng quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp
năm 2017, gồm: (1) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền
sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của
pháp luật; (2) Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng
tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; (3) Sử dụng rừng phù
hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất
trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai; (4) Được cung
ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng; (5)
Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát
triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ
tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư; (6) Được Nhà
nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp
tại thời điểm quyết định thu hồi rừng; (7) Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối
với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai; (8) Hợp tác,
liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển
rừng; (9) Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác [52].
- Nghĩa vụ chung của chủ rừng quy định tại Điều 74 Luật Lâm nghiệp
năm 2017, gồm: (1) Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo
Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật
có liên quan; (2) Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng; (3) Trả lại
rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này; (4) Bảo tồn đa
dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng; (5) Phòng cháy và chữa
36
cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; (6) Chấp hành sự quản lý, thanh
tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (7) Thực
hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật [52].
Bên cạnh quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng nêu trên, Luật cũng
quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là ban quản lý rừng đặc
dụng, ban quản lý rừng phòng hộ (Mục 2); chủ rừng là tổ chức kinh tế (Mục
3); chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư (Mục 4); chủ rừng là
đơn vị vũ trang; tổ chức khoa họa và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề
nghiệp; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Mục 5) [52].
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân
Nhà nước phát triển rừng theo hướng “Người làm nghề rừng phải sống
và làm giàu được từ rừng” [12]. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hộ
gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất rừng, giao rừng (rừng phòng hộ,
rừng sản xuất) không thu tiền sử dụng đất, sử dụng rừng. Nhà nước khuyến
khích những hộ gia đình, cá nhân có khả năng quản lý, bảo vệ, phát triển kinh
doanh rừng có thể được nhà nước cho thuê đất, rừng, nhận khoán bảo vệ rừng
từ các tổ chức khác được nhà nước giao đất như các Ban quản lý rừng phòng
hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức
kinh tế… Tuy nhiên, cho dù hộ gia đình, cá nhân được giao, hay được thuê
hoặc nhậnkhoán bảo vệ rừng thì trách nhiệm đầu tiên trong quản lý rừng là
phải bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững, sử dụng rừng đúng mục
đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao, cho thuê rừng và theo
quy chế quản lý rừng. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tổ chức bảo vệ và
phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch, dự án, phương án đã được phê
duyệt; định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài
nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng như kiểm kê rừng,
thống kê rừng, theo dõi diễn biến khu rừng. Chủ thể này cũng phải giao lại
37
rừng khi nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn sử dụng
rừng và thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của
pháp luật.
Thứ nhất, đối với hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng phòng
hộ, ngoài các trách nhiệm và lợi ích trên, chủ rừng này phải xây dựng khu
rừng theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý về rừng. Họ được
chuyển đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã,
phường, thị trấn; cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế
theo quy định của pháp luật; được phép khai thác những cây sâu, bệnh, gẫy,
đổ trong rừng phòng hộ,khai thác rừng phòng hộ khi đến tuổi khai thác nhưng
phải đảm bảo mật độ phòng hộ của rừng theo quy định. Tuy nhiên, chủ thể
này không được phép chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh… giá trị quyền sử
dụng rừng phòng hộ.
Thứ hai, đối với hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng sản
xuất.
Thứ ba, đối với hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê rừng sản
xuất thì được hưởng giá trị tăng thêm của rừng do chủ rừng tự đầu tư trong
thời gian được thuê theo quy định của pháp luật; được thế chấp, bảo lãnh, góp
vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do mình tự đầu tư. Nếu rừng sản
xuất được thuê là rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước thì hộ gia đình, cá
nhân lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn
quyết định, khai thác gỗ quý hiếm thực hiện theo quy định của chính phủ;
được chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng rừng theo quy định của
pháp luật; chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng
rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng được xác
định tại thời điểm được thuê theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, phải kể đến quyền hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân đối
38
với loại rừng được giao, được thuê trong nhiều năm qua chưa được đảm bảo
nên hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng do chủ thể này mang lại vẫn còn khá
khiêm tốn và họ cũng chính là đối tượng vi phạm pháp luật lâm nghiệp nhiều
nhất trongnhững năm vừa qua. Năm 2015, đối tượng vi phạm luật là hộ gia
đình cá nhân là 19.701, năm 2018 là 14.825 và 8 tháng đầu năm 2018 số hộ
gia đình, cá nhân vi phạm là 9.886 [12].
2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức
2.1.3.1. Chủ rừng là các tổ chức sự nghiệp của nhà nước
Các quyền và nghĩa vụ của các Ban quản lý và của bên nhận khoán bảo
vệ rừng được thể hiện trong hợp đồng khoán.
Các chủ rừng là các đơn vị sự nghiệp nhà nước đều không được quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng, quyền sử dụng rừng;
không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng
trồng và giá trị quyền sử dụng rừng.
2.1.3.2. Chủ rừng là tổ chức kinh tế trong nước
Chủ rừng là tổ chức kinh tế trong nước có thể được nhà nước giao, cho
thuê diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng,
rừng phòng hộ hoặc khu bảo vệ cảnh quan của rừng đặc dụng. Vì vậy, tuỳ
thuộc vào loại rừng được giao, được thuê, thậm chí tuỳ thuộc vào phương
thức và nguồn gốc số tiền trả cho việc giao và thuê rừng mà chủ rừng này có
các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Chủ rừng này được nhà nước giao, cho thuê
rừng chủ yếu với mục đích sản xuất kinh doanh nhưng cũng phải đảm bảo bảo
toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững; sử dụng rừng đúng mục đích,
đúng quy hoạch, kế hoạch; được nhà nước công nhận quyền sử dụng rừng
hoặc quyền sở hữu rừng.
2.1.3.3. Chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Nếu chủ rừng này được nhà nước cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng
39
trả tiền hàng năm thì được được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất
rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư; được cho tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân thuê lại rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư
nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường,
nghiên cứu khoa học; được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản
xuất là rừng trồng do mình đầu tư theo quy định của pháp luật.
2.1.3.4. Chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Luật bảo vệ và phát
triển rừng và các văn bản liên quan quy định khá chi tiết và cụ thể về quyền
và nghĩa vụ. Tuy nhiên, nội dung các quy định này còn một số hạn chế như:
Một là, xác định chủ rừng
Hai là, pháp luật về quyền tài sản của chủ rừng còn nhiều bất cập. Việc
thừa nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là một điểm tiến bộ của
Luật Lâm nghiệp năm 2017. Luật này giải thích “Quyền sở hữu rừng sản xuất
là rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của
chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ
rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng”.
Tuy nhiên, các quy định về quyền sở hữu này chưa rõ ràng đối với các
chủ rừng. Nhà nước chỉ thừa nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân đầu tư trồng rừng trên đất được
nhà nước giao, cho thuê đất rừng sản xuất; đối với tổ chức kinh tế trong nước
thì chỉ có những tổ chức nào đầu tư trồng rừng trên đất được nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất rừng sản xuất mà tiền đã trả
không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; đối với người Việt Nam định cư
ở nước ngoài đầu tư trồng rừng trên đất rừng sản xuất được nhà nước giao đất
có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất rừng sản xuất; đối với tổ chức, cá
nhân nước ngoài đầu tư trồng rừng trên đất được nhà nước cho thuê đất rừng
40
sản xuất.
Những doanh nghiệp lâm nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước, nếu được
nhà nước giao đất, giao rừng không thu tiền sử dụng đất hoặc có thu tiền sử
dụng nhưng tiền sử dụng đất, tiền sử dụng rừng đã trả có nguồn gốc từ ngân
sách nhà nước thì số tiền đã trả đó được ghi vào giá trị vốn của Nhà nước tại
doanh nghiệp. Theo quy định này thì “quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng
trồng” của nhà nước đã trở thành vốn góp của nhà nước vào doanh nghiệp.
Vậy doanh nghiệp phải có quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng mới phù
hợp. Việc quy định doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước không được quyền
“quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng” đã mâu thuẫn với quy định về
“chuyển quyền sở hữu tài sản” trong Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Đối với
tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm
thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền” và quy định về thực hiện quyền sở hữu
nhà nước đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước trong Bộ
luật Dân sự năm 2015 “Khi tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước được đầu
tư vào doanh nghiệp nhà nước thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu
đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài
nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật
về doanh nghiệp”.
Về việc chuyển nhượng quyền sử dụng rừng và đất rừng Luật lâm
nghiệp Trung Quốc không quy định dựa trên chủ rừng nào , được giao hay
thuê và tiền trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hay ngoài nhà nước như
Việt Nam mà quy định loại rừng nào được chuyển nhượng , đó là: (1) Rừng
gỗ, rừng kinh tế và rừng nhiên liệu; (2) Quyền sử dụng đất trong khu rừng gỗ,
rừng kinh tế và rừng nhiên liệu; (3) Quyền sử dụng đất ở những khu rừng gỗ,
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY

More Related Content

What's hot

Kinh nghiệm quốc tế về chi trả dịch vụ môi trường cho rừng ngập mặn
Kinh nghiệm quốc tế về chi trả dịch vụ môi trường cho rừng ngập mặnKinh nghiệm quốc tế về chi trả dịch vụ môi trường cho rừng ngập mặn
Kinh nghiệm quốc tế về chi trả dịch vụ môi trường cho rừng ngập mặn
CIFOR-ICRAF
 
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam...
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam...Đề tài: Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam...
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAYLuận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Pháp luật về bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, 9đ
Pháp luật về bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, 9đPháp luật về bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, 9đ
Pháp luật về bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAYĐề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
hieu anh
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, HOTĐề tài: Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...
Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...
Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sảnĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAYLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docxĐề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAY
Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAYPhòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAY
Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trườngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Kinh nghiệm quốc tế về chi trả dịch vụ môi trường cho rừng ngập mặn
Kinh nghiệm quốc tế về chi trả dịch vụ môi trường cho rừng ngập mặnKinh nghiệm quốc tế về chi trả dịch vụ môi trường cho rừng ngập mặn
Kinh nghiệm quốc tế về chi trả dịch vụ môi trường cho rừng ngập mặn
 
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam...
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam...Đề tài: Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam...
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
 
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAYLuận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
 
Pháp luật về bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, 9đ
Pháp luật về bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, 9đPháp luật về bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, 9đ
Pháp luật về bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, 9đ
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAYĐề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
 
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
 
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, HOTĐề tài: Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...
Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...
Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sảnĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAYLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
 
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docxĐề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
 
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAY
Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAYPhòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAY
Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trườngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
 

Similar to Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY

Luận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đLuận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Luận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docx
Luận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docxLuận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docx
Luận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docx
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng NamLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Xử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đ
Xử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đXử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đ
Xử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đ
Giao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đGiao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đ
Giao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa VangLuận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...
Man_Ebook
 
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...
Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...
Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoánLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán
Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao KhoánBảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán
Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY (20)

Luận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đLuận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đ
 
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
 
Luận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docx
Luận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docxLuận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docx
Luận Văn Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ubnd Cao Phạ.docx
 
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng NamLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
 
Xử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đ
Xử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đXử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đ
Xử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...
 
Giao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đ
Giao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đGiao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đ
Giao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa VangLuận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
 
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
 
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huy...
 
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
 
Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...
Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...
Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rừng Tự Nhiên Hiệu Quả Ở Huy...
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoánLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
 
Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán
Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao KhoánBảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán
Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đ
 
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ VĂN LUẬN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG THEO PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ VĂN LUẬN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG THEO PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ THỊ DUYÊN THỦY HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả, dẫn chứng nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và dựa vào những nguồn gốc rõ ràng của các tài liệu được nghiên cứu. Tác giả Mai Thanh Bình
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG..........................................................................................10 1.1. Quan niệm chung về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng............................10 1.2. Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng .........................................................................................................................16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH QUẢNG NAM....................................................34 2.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng...........................................................................................................34 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng tại tỉnh Quảng Nam .....................................................................................................44 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG THEO PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ...60 3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ....................................................60 3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ....................................................63 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ....................................................69 KẾT LUẬN....................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường và sinh vật và đóng vai trò mật thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế tại mọi quốc gia. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng nước ta có ghi: “Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc”[47]. Rừng là nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bổ dân cư, điều tiết lao động trong xã hội giúp xóa đói giảm nghèo cho xã hội. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì tính đến ngày 31/12/2017, diện tích rừng trên toàn quốc đạt được hơn 14 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là hơn 10 triệu ha và rừng trồng hơn 4 triệu ha. Diện tích đủ tiêu chuẩn che phủ toàn quốc tương ứng hơn 40% [12]. Đồng thời, theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì độ che phủ rừng có tăng nhưng chủ yếu là rừng trồng với mức sinh học thấp, trong khi rừng tự nhiên với mức đa sinh học cao thì lại thấp đi đáng kể. Hiện trạng mất rừng và suy thoái rừng đã và đang gây ra nhưng hậu quả nặng nề đối với môi trường, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân cũng như sư ổn định nhiều mặt của đất nước. Hiện nay quản lý và sử dụng đất rừng và tài nguyên rừng nói chung được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp lý của Nhà nước trong đó có Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng hiện đang có hiệu lực. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã thực thi được gần 15 năm thì bên cạnh những kết quả đạt được thì còn tồn tại một số những hạn chế và bất cập về phương pháp tiếp cận, phạm vi điều chỉnh, cũng như nhiều chính sách về rừng và nghề rừng của
  • 6. 2 nước ta không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và chưa tiếp thu được các thông lệ tốt trên thế giới. Việc điều chỉnh lại hệ thống pháp luật về rừng đã thu hút được sự quan tâm của không chỉ các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước, các cơ quan chuyên ngành pháp luật mà thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, cũng như cộng đồng giới khoa học, chuyên gia. Quảng Nam là địa phương có diện tích phần lớn rừng núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu sản xuất nương rẫy, nhận thức về công tác bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế. Nhu cầu lấy gỗ làm nhà của người dân miền núi là rất lớn, giá gỗ nguyên liệu cao dẫn đến người dân lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác gỗ trái phép ngày càng gia tăng. Chính vì thế, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức gắn với trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng của các cấp ủy đảng, chính quyền, chủ rừng và mọi tầng lớp nhân dân là rất quan trọng. Nhất là đề cao quyền và nghĩa vụ của chủ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đang tổ chức rà soát lại quỹ đất lâm nghiệp trên địa bàn, đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, thuê đất thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, các tổ chức cá nhân phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng. Hiện có 4 tổ chức thuê dịch vụ môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh với diện tích 44,47ha và 2 đơn vị sự nghiệp của địa phương sử dụng dịch vụ môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh với diện tích 10,9ha [36]. Đồng thời, tỉnh Quảng Nam cũng đang quy hoạch phát triển cây quế Trà My với diện tích 10.000 ha. Đây là tín hiệu tốt để người dân có công ăn việc làm, tạo sinh kế ổn định cho người dân đi đôi với công tác bảo vệ và phát triển rừng [36]. Tuy nhiên, diện tích rừng trên địa bàn tỉnh tăng lên đáng kể nhưng những thách thức phải đối mặt là chất lượng rừng vẫn ngày càng suy giảm do khai thác rừng quá mức cho phép, khai thác bất hợp pháp,
  • 7. 3 chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng. Trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất rừng chưa cụ thể, pháp luật chưa tạo ra những “chủ rừng” đích thực vì quyền hưởng lợi từ rừng của những người làm nghề rừng, chưa giúp họ sống được bằng nghề rừng, làm giàu được từ rừng. Trong nhiều năm, các ưu đãi dành cho người quản lý, bảo vệ rừng chủ yếu là từ khai thác lâm sản hay sử dụng một phần diện tích đất rừng để phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp mà chưa có quy định nào khuyến khích họ gìn giữ, bảo vệ tài nguyên rừng. Vì vậy, chủ thể nào được giao quản lý, bảo vệ, phát triển rừng cũng tìm cách nhanh chóng khai thác cạn kiệt tài nguyên rừng. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng phù hợp với các yếu tố kinh tế, xã hội , truyền thống văn hóa và lịch sử và nâng cao hiệu quả triển khai các quy định của pháp luật vào thực tiễn cả nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Chính vì vậy, tôi chọn “Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng được các học giả Việt Nam và nước ngoài nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học khác nhau như: lâm nghiệp, kinh tế, môi trường... Tuy nhiên, nghiên cứu nội dung này dưới khía cạnh khoa học pháp lý thì chưa nhiều, tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu một số công trình: Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2007), “Forest law and sustainable development - Addressing Contemporary Challenges Through Legal Reform” (Luật lâm nghiệp và Phát triển bền vững - Giải quyết các thách thức đương đại thông qua cải cách pháp lý). Nghiên cứu này xác định pháp luật lâm nghiệp trong khuôn khổ pháp lý rộng lớn hơn, khám phá mối liên hệ phức tạp của nó với các ngành luật khác và tổng hợp. Bên cạnh đó, nghiên cứu
  • 8. 4 này cũng tìm hiểu chi tiết về quy định pháp luật đối với vấn đề quản lý lõi rừng như phân loại rừng, quy hoạch, nhượng bộ, cấp phép và quản lý rừng tư nhân. Nghiên cứu kết luận với một số phản ánh về cách tính hiệu quả của pháp luật về rừng có thể được tăng cường bởi sự chú ý đến các nguyên tắc hướng dẫn quá trình soạn thảo pháp luật [43]. Tác giả Trần Văn Hải (2014), “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sỹ cũng đã nghiên cứu một cách khái quát về những vấn đề cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam như: quản lý nhà nước về bảo vệ rừng; chính sách phát triển rừng; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng; bảo vệ các loài thực vật, động vật hoang dã, quý, hiếm; nghiên cứu chính sách bảo vệ rừng ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc xây dựng chính sách pháp luật bảo vệ rừng. Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng Việt Nam như chính sách pháp luật bảo vệ rừng; chính sách đất đai; tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ rừng; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Mặc dù, đây cũng là công trình nghiên cứu khá đầy đủ và chi tiết về pháp luật bảo về rừng. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã cách đây 8 năm, cho nên so với hiện nay nhiều văn bản pháp luật mới ra đời thì tính mới của nghiên cứu không còn nhiều [39]. Tác giả Hà Công Tuấn (2006), “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng”, luận án Tiến sĩ đã phân tích đánh giá nh ững bài học kinh nghiệm về quản lí rừng qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là thực trạng quản lí nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm tới. Công trình này, chủ yếu nghiên cứu pháp luật như một công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ rừng mà chưa đề cập được toàn bộ hệ thống pháp luật về quản lý và bảo vệ tài
  • 9. 5 nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay [57]. Tác giả Phạm Văn Nam (2016), “Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay”, luận án Tiến sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án của tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và sự điều chỉnh của pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật, nêu bật các yêu cầu đặt ra, cũng như xây dưng hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh đối với pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng; làm sáng tỏ vai trò của pháp luật đối với việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta. Nghiên cứu, đánh giá thưc trạng của pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng hiện hành của Việt Nam, chỉ ra nhưng ưu điểm và những mặt còn hạn chế, bất cập cần được khắc phục. Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật nêu trên, xác định các định hướng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của nước ta hiện nay [40]. Tác giả Lê Thị Lệ Thu (2016), “Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004”, luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức kinh tế; từ đó đề xuất, định hướng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 [58]. Bên cạnh đó, còn một số công trình như: Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Sofia R.Hirakuri năm 2003 tại Trường Luật, Đại học Washington với đề tài “Can Law Save the Forests? Lesson from Finland and Brazil” (Liệu rằng pháp luật có thể bảo vệ được rừng? Những bài học từ Phần Lan và
  • 10. 6 Brazil); Bài báo của tác giả Sofia Hirakuri (2000), “How Finland made forest owners follow the law” (Phần Lan, làm thế nào để các chủ rừng tuân thủ pháp luật); Luận văn thạc sỹ Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam hiện nay của tác giả Hồ Vĩnh Phú chuyên ngành Luật kinh tế năm 2014; Luận văn thạc sỹ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàng chuyên ngành Luật Hành chính; Luận văn Pháp luật về quản lý và sử dụng rừng phòng hộ từ thực tiễn huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Tiến Hưng chuyên ngành Luật kinh tế. Mặc dù vậy, các công trình này mới dừng lại ở việc nghiên cứu một số khía cạnh cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng và phát triển rừng hay đánh giá quản lý nhà nước bằng pháp luật chứ chưa nghiên cứu cụ thể về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam hiện nay cũng như thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về lĩnh vực này dưới góc độ của một luận văn thạc sĩ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, thực trạng các quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng tại Luật Lâm nghiệp năm 2017 và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân qua đó đề xuất, định hướng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng nói chung và tại tỉnh Quảng Nam nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. - Phân tích thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
  • 11. 7 theo Luật Lâm nghiệp năm 2017 và thực tiến thực hiện tại tỉnh Quảng Nam. - Đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, bảo đảm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo Luật Lâm nghiệp năm 2017. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng tại tỉnh Quảng Nam . 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các quy định của pháp luật theo Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, so sánh với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. Phạm vi nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. Dữ liệu được học viên thu thập từ năm 2014 - 2018. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để thực hiện mục đích và các nhiệm vụ đặt ra, luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đồng thời luận văn vận dụng các tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới tư duy chính trị pháp lý về cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong bảo vệ và phát triển rừng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng chủ yếu khi phân tích cơ sở lý luận và các quy định nội dung của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế trong chương 1,
  • 12. 8 chương 2 của luận văn như: phân tích các khái niệm, vai trò của pháp luật; phân tích các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế... Phương pháp này còn được sử dụng để khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề nghiên cứu trong các chương của luận án. Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình thu thập dữ liệu thông qua các số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước về rừng và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, Trung ương, của các cơ quan nhà nước khác và số liệu từ các báo cáo nghiên cứu khoa học của các tác giả khác nhau. Phương pháp so sánh luật học được sử dụng để so sánh các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã luận giải nội hàm khái niệm “rừng”, các tiêu xác định rừng theo quy định của Việt Nam; nêu và phân tích khái niệm, đặc điểm của quyền và nghĩa vụ của chủ rừng; khái niệm, đặc điểm, vài trò, yêu cầu và nguyên tắc thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Luận văn đưa ra các định hướng hoàn thiện pháp luật quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo cho các cơ quan hữu quan trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng giúp những người hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, các chủ rừng những kiến thức
  • 13. 9 cần thiết trong quá trình thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Luận văn có thể được sử dụng như nguồn tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu và giảng dạy khoa học luật môi trường, luật lâm nghiệp trong các trường chuyên luật và các trường giảng dạy pháp luật lâm nghiệp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật bảo vệ và phát triển rừng
  • 14. 10 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG 1.1. Quan niệm chung về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng 1.1.1. Khái niệm rừng, tài nguyên rừng và chủ rừng 1.1.1.1. Khái niệm rừng, chủ rừng Có nhiều cách định nghĩa rừng khác nhau nhưng hầu hết đều định nghĩa dựa vào phạm vi không gian, hệ thống sinh vật và cảnh quan địa lí Theo tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quôc (FAO): “Rừng là một khu vực đất đai có diện tích lớn hơn 0,5 ha với độ che phủ của tán rừng trên 10%, độ cao trung bình tối thiểu của cây phải đạt 5 mét, rừng bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.” [55, tr.56] Theo Khoản 3, Điều 2, Luật Lâm nghiệp năm 2017 của Việt Nam thì: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên [52]. Trong phạm vi luận văn, khái niệm rừng được hiểu theo quy định tạo Luật Lâm nghiệp năm 2017 của Việt Nam. Điều kiện để trở thành chủ rừng đối với mỗi loại đối tượng chủ thể cũng có nhiều điểm không giống nhau. Trước hết họ phải thuộc một trong các nhóm đối tượng được tại Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017 (trừ Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được thành lập sau khi giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng). Tiếp theo họ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét,
  • 15. 11 cấp quyết định giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng căn cứ trên dự án đầu tư về lâm nghiệp được phê duyệt theo pháp luật về đầu tư (đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài), khu vực sinh sống tại địa phương có rừng (thường áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân) hoặc nhu cầu sử dụng vào mục đích kinh doanh (đối với tổ chức kinh tế), nghiên cứu (đối với tổ chức nghiên cứu khoa học), lí do an ninh - quốc phòng (đối với đơn vị vũ trang nhân dân). Khi hoàn thành các thủ tục cần thiết họ sẽ trở thành chủ rừng và được công nhận quyền sử dụng rừng hoặc quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng [52]. Theo Khoản 9, Điều 2, Luật Lâm nghiệp năm 2017 của Việt Nam thì: Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật [52]. 1.1.1.2. Khái niệm tài nguyên rừng Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hìnhthành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhucầu trong cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên từ rừng được hiểu như là nguồn vậtchất hữu ích có sẵn trong tự nhiên để cung cấp cho nhu cầu kinh tế, xã hội củaloài người và sinh vật. Tài nguyên thiên nhiên được phân loại thành: - Tài nguyên không tái tạo là nguồn tài nguyên khi khai thác và sử dụng sẽbị cạn kiệt dần và không khôi phục lại trạng thái ban đầu như tài nguyên khoángsản. - Tài nguyên tái tạo là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh vàcó thể ngày càng phong phú hơn nếu được sử dụng hợp lý, quản lý tốt như tàinguyên đất, rừng, biển và tài nguyên nông nghiệp.
  • 16. 12 Có thể hiểu, tài nguyên rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên có khảnăng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá to lớn baogồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp, gồm có thực vật rừng,động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có quan đến rừng (gọi chung là quần xãsinh vật). Tài nguyên rừng có thể được chia thành các nhóm sau: (1) Tài nguyêngỗ; (2) Tài nguyên phi gỗ; (3) Tài nguyên đa dạng sinh học; (4) Tài nguyên đất; (5) Tài nguyên nước. Ngoài ra, rừng còn cung cấp cho con người lượng oxy dồidào, rừng điều hòa nước, chống xói mòn, giảm thiểu ô nhiễm, cân bằng khí cacbonic/oxy [37]... Tuy rừng có vai trò vô cùng to lớn và có giá trị đối với cuộc sống nhưngchúng ta chưa xếp chúng vào loại tài nguyên nào, chưa đánh giá hết những vaitrò của rừng. - Về tài nguyên gỗ, từ trước đến nay, gỗ được con người đánh giá là nguồntài nguyên cơ bản của hệ sinh thái rừng, nó cung cấp nguyên liệu cho các ngànhxây dựng, công nghiệp giấy, sản xuất các đồ gỗ, các loại dụng cụ gia đình...Các cây gỗ còn một giá trị khác quan trọng hơn nữa là bảo vệ đất, chống xóimòn, điều hòa khí hậu và lưu lượng nước của các dòng chảy lục địa. - Về tài nguyên phi gỗ, trước đây tài nguyên này thường gọi là lâm sảnphụ nhưng ngày nay, thuật ngữ “lâm sản ngoài gỗ” được sử dụng để chỉ tất cảcác loại tài nguyên rừng trừ tài nguyên gỗ. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm nhữngsản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng như củi, thangỗ, cành ngọn, gốc cây, những dịch vụ trong rừng như săn bắn, giải trí, dưỡngbệnh, dịch vụ du lịch sinh thái... Giá trị kinh tế do lâm sản ngoài gỗ đem lạihàng năm cho con người không thua kém so với gỗ. - Về tài nguyên đa dạng sinh học, đa dạng sinh học có vai trò cực kỳ quantrọng trong đời sống con người và môi trường. Các loài sinh vật hoang dại là cơsở và nguyên liệu để cải tiến và tạo ra các loại giống cây trồng, vật
  • 17. 13 nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng dịch bệnh... Còn rất nhiều loài cây, loài vật hoang dã đã, đang và sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn thực phẩm to lớn, nguồndược phẩm quý giá và nguồn gen vô cùng quan trọng trong việc chọn giống,không những chỉ cho con người hiện nay mà còn cho cả các thế hệ tương lai. Trước khi dịch AIDS bùng nổ, chúng ta không hề biết rằng cây hạt dẻ gai tạivịnh Moreton của Australia lại có thể cho chúng ta một loại chất thúc đẩy quátrình nghiên cứu phương pháp điều trị bệnh này. Hiện nay, có rất nhiều công tydược phẩm lớn trên thế giới đã đặt hàng hoặc tài trợ cho các viện nghiên cứu đadạng sinh học của các nước nhiệt đới để tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác cácloài cây thuốc và con thuốc quý trong rừng của những quốc gia giàu có về đadạng sinh học này. Như vậy, nếu không quản lý tốt nguồn tài nguyên này thì hàng trăm loàicó những công dụng khác nhau có thê bị biến mất trước khi chúng ta nhận thứcđược tầm quan trọng của chúng. - Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, tài nguyên đất và nước trong rừng cũng làmột loại tài nguyên rừng. Như chúng ta đã biết, đất và nước là những nguồn tàinguyên vô cùng quan trọng đôi với con người. Rừng bảo vệ một diện tích đất đairất lớn tránh khỏi sự xói mòn và bạc màu, rừng còn điều hòa các dòng chảy, giữnước, hạn chế nước đổ ra biển, làm tăng lượng nước ngầm cho các vùng và làmlượng nước sạch được tái tạo nhanh hơn. Việc thống nhất quản lý tài nguyên đất, trong đó có đất rừng cũng đượcxác định là tài nguyên đặc biệt của Quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đấtnước, được quản lý theo pháp luật. Nhà nước thực hiện thống nhất quản lý đốivới tài nguyên rừng bằng việc ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật vàbảo đảm cho pháp luật được thực thi. Việc quy định tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân của Việt Nam có
  • 18. 14 sựtương đồng với Trung Quốc và Liên bang Nga. Trung Quốc coi tài nguyên rừngdo Nhà nước thống nhất quản lý và Nhà nước Trung Quốc đã thực thi rất thànhcông pháp luật lâm nghiệp trong nhiều thập niên vừa qua. Trong khi tình hình tàinguyên rừng thế giới tiếp tục bị giảm xuống thì diện tích rừng của Trung Quốcđều giữ đà tăng trưởng, được Cơ quan môi trường Liên hợp quốc xếp vào danhsách một trong 15 nước có diện tích rừng nhiều nhất thế giới [37]. Liên bang Nga có hướng đến tư nhân hóa việc khai thác tài nguyên rừngvà pháp luật lâm nghiệp của Nga chú trọng phát triển ngành Lâm nghiệp thànhmột ngành công nghiệp khai thác, chế biến gỗ vì trữ lượng gỗ của Nga rất lớn.Trong khi đó, Phần Lan được xem là quốc gia thực thi thành công nhấtviệc bảo vệ rừng và quản lý rừng bền vững lại quy định đất đai, rừng thuộc sở hữu tư nhân. Nhà nước chỉ quản lý những diện tích rừng, đất rừng có vai tròquan trọng đối với đa dạng sinh học, còn lại các diện tích rừng đều được giaocho tư nhân quản lý [37, tr.68]. Như vậy, có thể thấy rằng, tài nguyên rừng là một loại tài nguyên thiênnhiên vô cùng quý giá, các nước trên thế giới đều rất coi trọng việc bảo vệ, pháttriển và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền và nghĩa vụ của chủ rừng 1.1.2.1. Khái niệm quyền và nghĩa vụ của chủ rừng Quyền của chủ rừng là khả năng của mỗi chủ rừng được tự do hành động. Khả năng đó được nhà nước ta ghi nhận trong pháp luật và được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước. Các chủ rừng có quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng,đó là quyền được chiếm hữu, được sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan [37].
  • 19. 15 Nghĩa vụ chủ rừng là sự tất yếu hành động của mỗi chủ rừng vì lợi ích của toàn thể Nhà nước và xã hội. Sự tất yếu đó được Nhà nước quy định trongHiến pháp và bảo đảm thực hiện bằng mọi biện pháp, kể cả biện pháp cưỡng chế [37]. 1.1.2.2. Đặc điểm quyền và nghĩa vụ của chủ rừng Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng có những đặc điểm sau: Thứ nhất, do rừng là tài sản đặc biệt nên việc chủ sở được Nhà nước giao rừng cho các chủ rừng cũng có những đặc điểm và tính chất riêng. Chế độ sở hữu rừng có sự khác biệt nhất định với chế độ sở hữu đất. Rừng tự nhiên, là rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, động vật hoang dã, các loài vi sinh, các cảnh quan và môi trường rừng được Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt; rừng sản xuất(rừng sản xuất) là rừng trồng thuộc quyền sở hữu của chủ rừng. Quy định này nhằm giúp phân biệt giữa quyền sở hữu rừng tự nhiên và quyền sở hữu rừng trồng. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật Lâm nghiệp năm 2017 về sở hữu rừng. Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng gắn với chính sách lâm nghiệp của Nhà nước. Khi thực hiện chuyển từ một nền lâm nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác, lợi dụng tài nguyên rừng làm chính sang bảo vệ, nuôi dưỡng, gây trồng và làm giàu vốn rừng.Chuyển từ một nền lâm nghiệp quảng canh và độc canh cây rừng sang nền lâm nghiệp thâm canh và đa canh cây rừng theo phương thức lâm - nông kết hợp, kinh doanh lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng. Thứ ba, chủ rừng ngày càng có nhiều quyền lợi hơn và gắn với các nghĩa vụ cụ thể hơn. Từng bước chuyển từ lâm nghiệp lấy quốc doanh làm chính sang nền lâm nghiệp nhân dân có nhiều thành phần kinh tế tham gia (lâm nghiệp xã hội).Từ các quan điểm trên của Đảng mà quyền và nghĩa vụ của chủ rừng cũng được thể chế hóa, sửa đổi theo, nhất là việc xã hội hóa một
  • 20. 16 bộ phận rừng tự nhiên sẽ tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư bảo vê và phát triển rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng non đang phục hồi trở thành rừng tốt, có giá trị kinh tế và môi trường. Thứ tư, quyền và nghĩa vụ có thể được chuyển đổi từ chủ rừng này cho chủ rừng khác theo hình thức giao khoán và theo quy định của Nhà nước về điều kiện trở thành chủ rừng. 1.2. Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng 1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng Hệ thống pháp luật Việt Nam thường được phân chia thành các ngành luật để nghiên cứu như: Luật hành chính, Luật dân sự, Luật hình sự, Luật kinh tế… Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các lĩnh vực pháp luật cụ thể thì nó có sự liên quan đến nhiều ngành luật khác nhau. Các quy định về lĩnh vực pháp luật lại nằm ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu khái niệm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng như sau: Pháp luật bảo vệ và phát triển rừng là một lĩnh vực pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng có thể được hiểu cụ thể như sau: Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh của lĩnh vực pháp luật bảo vệ và phát triển rừng gồm các nhóm quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động quản lý tài nguyên rừng của các chủ thể trong xã hội như: Nhóm quy định pháp luật về quản lý tài nguyên rừng gồm: quản lý nhà nước và quản lý của chủ rừng đối với tài nguyên rừng; Nhóm quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng
  • 21. 17 gồm: pháp luật về bảo vệ thực vật, động vật hoang dã; pháp luật về ưu đãi của nhà nước đối với chủ thể bảo vệ tài nguyên rừng; pháp luật về vi phạm và xử lý vi phạm các hành vi xâm hại tài nguyên rừng Nhà nước - với tư cách là chủ thể đặc biệt thực hiện việc quản lý tài nguyên rừng bằng việc ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện các quy định pháp luật và bảo đảm cho các quy định pháp luật đó được thực thi hiệu quả [37]. Các chủ thể khác được nhà nước giao, cho thuê tài nguyên rừng để thực hiện hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng như: - Các tổ chức sự nghiệp được giao quản lý rừng để thực hiện nhiệm vụcông ích như Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng... - Các tổ chức kinh tế được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để thực hiện hoạt động quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng. - Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để thực hiện hoạt động quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao, thuê rừng sản xuất là rừng trồng để thực hiện hoạt động quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê rừng sản xuất là rừng trồng để thực hiện hoạt động quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng. Thứ hai, về phương pháp điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng là sự kết hợp giữa các phương pháp mệnh lệnh, phương pháp thoả thuận và phương pháp hướng dẫn. - Phương pháp mệnh lệnh được sử dụng điều chỉnh các quan hệ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng, trong việc giao, cho thuê rừng; cấp phépgây nuôi, xuất nhập khẩu thực vật, động vật hoang dã, xử phạt vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
  • 22. 18 - Phương pháp thỏa thuận được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong việc chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, thừa kế đối với tài nguyên rừng. - Phương pháp hướng dẫn được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, hướng dẫn gây nuôi, trồng cấy thực vật, động vật hoang dã... 1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng Các quy định pháp luật về quản lý của chủ rừng đối với tài nguyên rừng - Quản lý tài nguyên rừng của các chủ thể được xác định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ thể này đối với từng loại rừng được giao, được thuê. - Quản lý tài nguyên rừng của các tổ chức được giao rừng, được thuê rừng: + Tổ chức trong nước gồm: tổ chức là đơn vịsự nghiệp quản lý rừng được giao rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; tổ chức kinh tế được giao rừng sản xuất, khucảnh quan của rừng đặc dụng... + Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được phép thuê rừng sản xuất là rừngtrồng hoặc đất rừng sản xuất chưa có rừng để đầu tư kinh doanh phát triển rừng; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư dự án vào trồng rừng chỉ được giao có thu tiền hoặc thuê rừng sản xuất là rừng trồng, đất trồng rừng sản xuất chưa có rừng để kinh doanh, phát triển rừng. Chủ rừng có quyền: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; được sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất; được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp theo quy chế quản lý rừng; được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích được giao, được thuê; bán thành quả lao động,
  • 23. 19 kết quả đầu tư cho người khác; được kết hợp nghiên cứu khoa học, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng; được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại; được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với rừng được giao, được thuê. Chủ rừng có nghĩa vụ: bảo toàn vốn rừng hiện có và phát triển rừng bền vững theo đúng quy hoạch phát triển; sử dụng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định; tổ chức bảo vệ và phát triển rừng; định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tàinguyên rừng; giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn sử dụng rừng; thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. 1.2.3. Yêu cầu của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng 1.2.3.1. Yêu cầu của kinh tế thị trường đối với pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng Kinh tế thị trường là cách thức tổ chức nền kinh tế xã hội, trong đó các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ của cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là định hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường. Nhận thức được những ưu điểm của nền kinh tế thị trường nên từ Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu,
  • 24. 20 bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường luôn tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo, thúc đẩy họ cải tiến lối làm việc nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tạo ra cơ chế đào tạo, tuyển chọn, sử dụng nhà quản lý kinh doanh năng động, có hiệu quả và đào thải các nhà quản lý kém hiệu quả và tạo ra môi trường kinh doanh tự do, dân chủ, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng [37, tr.69-70]. Đối với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra sự đa dạng về hình thức sở hữu, đa dạng về nguồn vốn đầu tư... Nhà nước thừa nhận có sở hữu tư nhân đối với rừng trồng và quyền sử dụng rừng đối với các chủ rừng, quyền tài sản đối với rừng và đất rừng. Nhiều chủ thể tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng như: nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, thậm chí cả tổ chức, cá nhân nước ngoài… Đây cũng là một lợi thế khi chúng ta tiến tới “xã hội hóa” việc bảo vệ rừng và thu hút nguồn vốn của nhiều chủ thể đầu tư vào bảo vệ và phát triển rừng. Do đặc điểm của tài nguyên rừng là thời gian sinh trưởng kéo dài, nhu cầu đầu tư lớn và thu hồi vốn chậm, trong khi đó các chính sách khuyến khích bảo vệ và phát triển rừng của nhà nước lại chưa hấp dẫn nên nhiều chủ rừng chỉ chú trọng khai thác rừng mà chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ rừng. Vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt nhiều chủ thể sau khi được nhà nước giao quản lý rừng, đất rừng đã nhanh chóng tìm cách khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên này, thậm chí tìm cách chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng. Nhược điểm lớn nữa của kinh tế thị trường là luôn đặt lợi ích lên hàng đầu nên cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên nó không giải quyết cái gọi là “lợi ích công cộng hay hàng hóa công cộng” như đường xá, y tế, môi trường, đa dạng sinh học…Vì vậy, trong những năm qua, tài nguyên rừng của nước ta bị khai thác cạn kiệt ở nhiều mặt từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ đến động vật
  • 25. 21 hoang dã, quý, hiếm… Nhiều diện tích rừng độc canh, thậm chínhiều diện tích rừng bị chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cà phê… 1.2.3.2. Yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng Trong quá trình giao lưu, buôn bán quốc tế, tài nguyên rừng của Việt Nam bị khai thác quá mức dẫn đến tình trạng suy thoái, cạn kiệt, nhiều loài thực vật, động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Để gìn giữ, bảo vệ và phát triển nguồn tàinguyên rừng, Việt Nam đã tích cực tham gia các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ rừng nói riêng. Việt Nam đã tham gia 23 Công ước quốc tế về môi trường, trong đó các Công ước liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng như: Nghị định thư bổ sung Công ước này tại Paris năm 1982. Việt Nam tham gia Công ước này ngày 20/9/1988.Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa (CITES), 1973, Việt Nam tham gia ngày 20/01/1994.Công ước về Ða dạng sinh học (CBD), 1992, Việt Nam tham gia ngày 16/11/1994.Công ước RAMSAR có hiệu lực vào năm 1975 và tính đến tháng 12/2006 có 153 thành viên, ở mọi nơi trên thế giới. Với việc tham gia Công ước RAMSAR đã tác động rất lớn đến hành động của Việt Nam để thực thi công ước này. Như vậy, khi mở rộng hội nhập quốc tế và tham gia các công ước quốc tế trong lĩnh vực này thì yêu cầu đối với pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng của Việt Nam cũng phải được ban hành và tổ chức thực hiện cho phù hợp [53]. 1.2.3.3. Yêu cầu quản lý rừng bền vững đối với pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng Thực tế cho thấy nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như tăng cường luật pháp, tham gia các công ước… thì không thể bảo vệ được diện tích rừng
  • 26. 22 tự nhiên hiện còn của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay được cả cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm, kết hợp với các giải pháp truyền thống nêu trên là cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Quản lý rừng bền vững là quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra như: sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ...; phòng hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chốngcát bay, chống sạt lở đất...; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái... Dưới khía cạnh phát triển bền vững, thì quản lý rừng bền vững phải đạt được sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng. Cuộc sống con người luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để sử dụng nó, chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Ngoài ra, quản lý rừng bền vững phải đạt được sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng ở cùng thế hệ. Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công bằng cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những cơ hội bình đẳng cho những người sống ở thế hệ hiện tại thể hiện ở những khía cạnh sau: Sự bất bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể được tồn tại nếu: (i) sự bất bình đẳng này là có lợi cho nhóm người nghèo trong xã hội và (ii) tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên rừng như nhau. Để thực hiện quản lý rừng bền vững, một trong các biện pháp mà nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng là cấp ch ứng chỉ rừng. Đây được xem là công cụ nhằm hạn chế tối đa tình trạng khai thác trái phép đối với tài nguyên rừng. Chứng chỉ rừng là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng đơn vị quản lý rừng được chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững do tổ chức chứng chỉ hoặc được uỷ quyền chứng chỉ quy định. Chứng chỉ rừng
  • 27. 23 được xem như cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khái niệm thương mại và phát triển bền vững được hình thành trên cơ sở cho rằng có thể sử dụng các biện pháp thương mại để kiểm soát một cách có hiệu quả các tác hại về môi trường, phát triển một hệ thống thị trường chỉ chấp nhận tiêu thụ các sản phẩm có chứng chỉ an toàn môi trường. Chứng chỉ rừng là cần thiết để xác nhận quản lý rừng bền vững của chủ rừng, cũng như chứng chỉ ISO để xác nhận quản lý chất lượng sản xuất công nghiệp vì cộng đồng, vì môi trường… đòi hỏi các chủ sản xuất kinh doanh rừng phải chứng minh rằng rừng của họ đã được quản lý bền vững. Người tiêu dùng sản phẩm từ rừng đòi hỏi các sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được khai thác từ rừng đã được quản lý bền vững. Do đó, nhà sản xuất phải chứng minh rằng các sản phẩm rừng của mình, đặc biệt là gỗ, được khai thác từ rừng được quản lý một cách bền vững bằng cách đã được cấp chứng chỉ rừng.Mục tiêu của chứng chỉ rừng trước hết là thúc đẩy quản lý rừng bền vững. Tuy nhiên, chứng chỉ rừng cũng tác động trở lại đối với các hoạt động quản lý rừng của các chủ rừng, quản lý nhà nước về lâm nghiệp, đến thị trường gỗ và lâm sản. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là những tiêu chí quan trọng được các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới cùng hướng tới xây dựng và thực thi nhằm mục tiêu quản lý rừng bền vững cũng như phát triển bền vững. 1.2.3.4. Yêu cầu kế tục truyền thống văn hóa, luật tục đối với pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng Hầu hết diện tích rừng của Việt Nam nằm ở các vùng đồi núi trải dài từ bắc vào nam, đây là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong suốt chiều dài lịch sử, bên cạnh các quy định pháp luật của nhà nước, các dân tộc, làng bản đều có luật tục riêng ghi lại các quy tắc ứng xử hợp lý của cộng đồng đối với các vấn đề trong xã hội, trong đó có các quy tắc ứng xử nhằm bảo vệ và phát triển rừng. Ví dụ, Luật tục của người Thái quy
  • 28. 24 định:Rừng phòng hộ ở đầu nguồn nước, tuyệt đối cấm khai thác. Rừng dành cho việc khai thác tre, gỗ để dựng nhà, phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống thì tuyệt đối không được chặt đốt làm nương. Nhiều bản còn có những khu rừng tre, rừng vầu cấm chặt phá gọi là “rừng măng cấm”. Sau những trận mưa đầu mùa, măng mọc rộ, dân bản nô nức vào rừng hái măng như nấm. Sau đó, bản lại “đóng cửa rừng” đợi đến mùa măng sau. Những khu rừng thiêng, là rừng của thần linh trú ngụ, rừng chôn cất người chết, thì lại càng không bao giờ có ai dám tàn phá. Luật tục của người Ê Đê với 236 điều, trong đó có khá nhiều điều quy định trực tiếp về việc bảo vệ tài nguyên rừng bao gồm các nội dung: bảo vệ cây đầu nguồn, bảo vệ cây rừng bên bờ suối, bảo vệ cây rừng ở bến nước, bảo vệ cây rừng ở khu rừng già, bảo vệ cây rừng ở khu rừng non. Bởi cây rừng là mái nhà của cộng đồng, mất cây rừng đất sẽ xói mòn, nguồn nước sẽ cạn kiệt, con người và muôn loài sẽ bị huỷ diệt. Do đó bảo vệ cây rừng là bảo vệ môi trường sinh thái của cộng đồng [12]. Qua phân tích một số luật tục của các đồng bào dân tộc trên đây, có thể thấy, đồng bào các dân tộc rất xem trọng việc bảo vệ và phát triển rừng và có quy định đề cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho các đời sau. Trong thời đại ngày nay, những luật tục của các dân tộc đối với việc bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn nguyên giá trị. Vì vậy, bên cạnh việc ban hành pháp luật, chúng ta cần có quy định khuyến khích các dân tộc phát huy những giá trị tốt đẹp của luật tục để phát triển bền vững tài nguyên rừng. 1.2.4. Nguyên tắc của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng trong nền kinh tế thị trường hiện nay cần được xây dựng dựa trên hệ thống các nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc 1: Nguyên tắc phát triển bền vững của chủ rừng đối với tài nguyên rừng.
  • 29. 25 Nguyên tắc phát triển bền vững cũng được Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 của Việt Nam quy định thành nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Điều 13 và Luật Lâm nghiệp năm 2017 thì quy định tại Điều 10, đó là: hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phảibảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương.Trong Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định về đất trồng rừng được xếp trong mục đất nông nghiệp và phân chia thành các loại đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất rừng sản xuất. Nguyên tắc sử dụng đất, có quy định: việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh [47] [52]. Trong Luật Môi trường năm 2014, vấn đề quản lý rừng bền vững được đề cập đến ở các khía cạnh cụ thể như: tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống, loài thực vật, động vật hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, biển và các hệ sinh thái. Việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo đúng thời vụ, địa bàn, phương pháp và bằng công cụ, phương tiện đã được quy định, bảo đảm sự khôi phục về mật độ và giống, loài sinh vật; không làm mất cân bằng sinh thái [50]. Cùng với những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với ngành lâm nghiệp như quản lý, sử dụng hiệu quả rừng và đất rừng; đóng góp tương xứng với tiềm năng cho nền kinh tế quốc dân; phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập đầy đủ, hài hòa với xu hướng quản trị rừng trong điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, định hướng phát triển ngành lâm nghiệp như tại các Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng
  • 30. 26 toàn quốc lần thứ X, XI và XII, nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định “Để xây dựng nền nông nghiệp toàn diện cần phát triển toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từ rừng” [3]. Ngày 15/11/2017, tại kỳ họp thứ 4, Quốc Hội khóa XIV đã thông qua Luật Lâm nghiệp gồm 12 chương, 108 điều. So với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 thì Luật Lâm nghiệp bổ sung 4 chương mới, phù hợp với sự vận động của thực tiễn gồm: chế biến, thương mại lâm sản; khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp; định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp; quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm. Điểm đối mới quan trọng nhất của Luật Lâm nghiệp là việc coi lâm nghiệp là ngành kinh tế - xã hội liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp, từ quản lý, bảo vệ, phát triển đến sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản. Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng liên kết theo chuỗi các hoạt động lâm nghiệp nhằm tạo ra rừng, sản xuất và cung ứng lâm sản đáp ứng cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, đảm bảo chế biến và xuất khẩu lâm sản có trách nhiệm. Luật Lâm nghiệp sẽ chính thức đi vào cuộc sống từ 01/01/2019, tạo hành lang pháp lý và thời cơ, vận hội mới cho lâm nghiệp Việt Nam [52]. Nguyên tắc 2: Nguyên tắc xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với vấn đề quyền và nghĩa vụ của chủ rừng “…Muốn quản lý rừng tốt phải có chủ rừng cụ thể ở từng khu rừng và chủ rừng phải có lợi ích xứng đáng từ rừng đưa lại” [42]. Xác định chủ thể quản lý, bảo vệ rừng hay chủ rừng, đảm bảo “mỗi khu rừng phải có chủ thực sự”, do đó, đã trở thành một vấn đề căn bản gắn liền với tiến trình phát triển và cải cách ngành lâm nghiệp Việt Nam trong 30 năm qua [45]. Một loạt các
  • 31. 27 chính sách như giao đất, giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng, cho thuê rừng và môi trường rừng,… lần lượt ra đời, thúc đẩy quá trình trao quyền, khuyến khích sự tham gia của các chủ thể, đặc biệt chủ thể ngoài ra nước (hộ gia đình, cộng đồng, cá nhân) vào hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý, bảo vệ rừng và góp phần xóa đói giảm nghèo vùng cao. Dù luật BV&PTR ban hành năm 2004 đã đánh dấu một bước tiến lớn khi thể chế hóa “quyền sở hữu rừng” cho chủ rừng sản xuất là rừng trồng; nhưng nhìn tổng thể, quyền sở hữu rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa được thừa nhận một cách đầy đủ, “tư duy lý luận về quyền sở hữu rừng, quyền kinh doanh rừng, quyền hưởng từ các nguồn lợi từ rừng… lại chưa rõ ràng, minh bạch… khi phần lớn diện tích rừng và đất rừng vẫn do các tổ chức nhà nước quản lý và sử dụng” [44]. Với khung pháp lý hiện nay, các chủ rừng chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng rừng, đất rừng; trong khi quyền định đoạt vẫn thuộc về Nhà nước. Các chủ rừng đặc dụng, phòng hộ không có quyền định đoạt đối với rừng mà chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng về lâm nghiệp. Các quyền chuyển nhượng, trao đổi, cầm cố hay góp vốn quyền sử dụng rừng cũng không được cho phép hoặc thừa nhận, kể cả khi ban quản lý rừng được nhà nước cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Các chủ rừng sản xuất là rừng tự nhiên cũng chỉ được trao quyền thế chấp, bảo lãnh phần giá trị gia tăng của trữ lượng gỗ đã tạo thành do công sức đầu tư của họ. Nhưng trên thực tế, hầu như không có khả năng xác định được phần giá trị gia tăng này trong trữ lượng gỗ tăng trưởng tự nhiên của rừng vì vào thời điểm giao rừng giá trị của rừng không được xác định [41]. Nói cách khác, những quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể quản lý rừng hay chủ rừng chưa tường minh, cơ hội thực hành quyền trong thực tế rất hạn chế; từ đó ảnh hưởng đến động lực tham gia BV&PTR của các chủ thể liên quan,
  • 32. 28 trong đó có các hộ gia đình, cộng đồng – những người đã và đang có sinh kế dựa vào rừng. Việc Nhà nước trực tiếp nắm giữ tài nguyên rừng nhằm bảo vệ, duy trì và gia tăng lợi ích của rừng đối với quốc gia trên tất cả các mặt môi trường, kinh tế và xã hội là lẽ tất yếu. Nhưng trên thực tế, người dân sống ở khu vực rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. dưới áp lực giảm nghèo, dân số gia tăng thì nhu cầu được khai thác, sử dụng các sản phẩm, nguồn lợi từ rừng để đáp ứng nhu cầu sinh kế hàng ngày càng nhiều hơn. Xung đột lợi ích, mục đích sử dụng và chưa có nhận thức chung về bảo vệ tài nguyên rừng dẫn đến tình trạng người dân tìm cách khai thác rừng “của nhà nước” làm nguồn lợi cho riêng mình [41]. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ rõ, giao đất giao rừng có thể cung cấp lợi ích thực sự cho người dân địa phương, nhưng dưới ảnh hưởng của các thể chế địa phương, mà các lợi ích này có thể bị phân bổ một cách thiếu minh bạch và không công bằng giữa các hộ gia đình, cộng đồng; từ đó làm nảy sinh những mâu thuẫn không đáng có và giảm hiệu quả thực tế của chính sách này. Những vấn đề nêu trên đặt ra các thách thức về các lựa chọn trong phân bổ tài nguyên rừng và thực hiện quá trình chuyển giao quyền như thế nào để quản lý, bảo vệ rừng một cách hiệu quả nhất. Nói cách khác, minh định rõ ràng hơn về quyền đối với tài nguyên rừng, đất rừng đối với từng chủ thể liên quan, đặc biệt là hộ gia đình và cộng đồng, sẽ là chìa khóa quan trọng để giải quyết các vướng mắc hiện nay. Trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trong suốt thời gian vừa qua, nhà nước cũng đã quy định về trách nhiệmcủa các chủ thể bảo vệ rừng, đặc biệt là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương ởnhiều văn bản khác nhau như: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật Đất đai năm 2013, Luật Đa sạng Sinh học năm 2012, Luật Môi trường năm 2014, Luật Lâm nghiệp
  • 33. 29 năm 2017 cũng như các văn bản hướng dẫn dưới luật khác. Tuy nhiên, khi giải quyết các vụ việc cụ thể thì trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân cụ thể lại không xác định được và xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ, ngành, cơ quan như kiểm lâm, cơ quan hải quan, UBND địa phương. Ví dụ, việc xác định trách nhiệm cho thuê rừng đối v ới các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong thời gian vừa qua. Việc thay đổi quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở các địa phương...Do vậy , nguyên tắc này cần được xây dựng theo một nguyên tắc thống nhất trong hệ thống các văn bản có liên quan đến vấn đề quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Nguyên tắc 3: Nguyên tắc kỹ thuật Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng cần phải đảm bảo các nguyên tắc kỹ thuật của ngành lâm nghiệp và các quy chuẩn quốc tế như: nguyên tắc xác định các tiêu chí phân loại rừng, đất rừng theo mục đích sử dụng. Diện tích rừng, đất rừng nào phải được xây dựng nhằm mục đích phòng hộ, diện tích rừng, đất rừng nào xây dựng thành vườn quốc gia, khu bảo tồn… và tiêu chí cụ thể để xây dựng các khu rừng đó. Ngoài ra, chúng ta còn phải dựa vào các nguyên tắc về an ninh, quốc phòng để xác định các diện tích đất, rừng nào thuộc vùng trọng yếu về an ninh quốc phòng… Dựa trên nguyên tắc này, chúng ta xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, bảo vệ rừng hợp lý và kế hoạch phát triển kinh tế trung và dài hạn cho các chủ rừng…Tránh tình trạng quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ rừng của accs chủ rừng liên tục bị thay đổi bởi các mục tiêu phát triển kinh tế của các địa phương. Hệ thống các nguyên tắc kỹ thuật cần được xây dựng chi tiết và cụ thể làm cốt lõi cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát riển rừng chứ không phải là các văn bản hướng dẫn chi tiết sau khi có luật. 1.2.5. Vai trò của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
  • 34. 30 Hệ thống pháp luật về rừng và nghề rừng luôn đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển bềnvững trong giai đoạn hiện nay, trong đó rừng thể hiện cả vai trò kinh tế trong phát triển; cả vaitrò xã hội trong xóa đói, giảm nghèo tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa; và cả vai trò bảo vệ môitrường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã thực thiđược hơn 10 năm và được thay thế bằng Luật Lâm nghiệp năm 2017, cái được cũng nhiều và cái chưa được cũng không ít, kể cả từ tên luật,phương pháp tiếp cận, phạm vi điều chỉnh, cũng như nhiều chính sách về rừng và nghề rừng củanước ta không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và chưa tiếp thu được các thông lệ tốt trên thếgiới. - Pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Tất cả các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các quy định của pháp luật. Trong lịch sử, nhà cầm quyền đều sử dụng pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý xã hội, trong đó có vấn đề quản lý tài nguyên rừng. Từ thời phong kiến đến thời thuộc Pháp, nhà cầm quyền đều quy định về cách thức quản lý, bảo vệ rừng từ việc xáclập quyền sở hữu đối với rừng, việc xác lập các khu rừng cấm... Khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, pháp luật cũng được xem là công cụ quan trọng nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và bảo vệ và phát triển rừng nói riêng. Pháp luật xác lập quyền sở hữu đối với tài nguyên rừng. - Pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc xác định thẩm quyền của các chủ thểbảo vệ và phát triển rừng. Pháp luật quy định thẩm quyền cụ thể của các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương trong việc bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt là vai trò của các chủ rừng. Từng cơ quan có thẩm quyền cụ thể như: thẩm quyền trong việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng; thẩm quyền trong việc giao rừng, cho thuê rừng; thẩm quyền trong việc chuyển đổi mục
  • 35. 31 đích sử dụng rừng; thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm đối với các hành vi xâm hại tài nguyên rừng; thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng... - Pháp luật xác định thẩm quyền của các chủ thể được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng. Tùy thuộc chủ thể thực hiện mục đích công ích hay mục đích kinh doanh mà pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Đối với các chủ thể thực hiện nhiệm vụ công ích thì quy định trách nhiệm nhiều hơn quyền lợi, đối với các chủ thể có mục đích kinh doanh, pháp luật xác lập quyền hưởng lợi tương ứng với nghĩa vụ phải thực hiện, đảm bảo phát triển kinh tế đồng thời với phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững. - Pháp luật là cơ sở cho việc quản lý rừng bền vững. Chủ rừng hoặc người quản lý rừng tổ chức các hoạt động của một khu rừng xác định luôn thu được lợi ích về gỗ, lâm sản và giá trị dịch vụ tối đa mà không làm thay đổi diện tích, trữ lượng và năng suất lâm sản trong đó và không làm ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của khu rừng. Như vậy, để quản lý rừng bền vững thì công cụ quản lý không thể thiếu đó là pháp luật. Pháp luật xác định mức độ khai thác, tiêu chuẩn rừng được khai thác để đảm bảo phát triển rừng bền vững cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Tùy thuộc loại rừng khác nhau, địa hình khác nhau mà pháp luật quy định mức độ khai thác phù hợp, thậm chíđối với các diện tích rừng phòng hộ rất xung yếu, các diện tích rừng bảo tồn như vườn quốc gia, khu bảo tồn thiênnhiên, pháp luật cấm khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, các chủ thể chỉđược hưởng lợi ích từ việc cung cấp các giá trịdịch vụ môi trường rừng, khai thác tận thu các cây gãy, đổ, sâu bệnh. Như vậy, pháp luật chính là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý rừng bền vững. - Pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc cấp chứng chỉ rừng. Để đạt được mức độ quản lý rừng bền vững, các tổ chức quốc tế hoặc các nhóm sáng kiến thường đề xuất các bộ tiêu chuẩn gồm ba mặt: kinh tế, môi trường và xã hội.
  • 36. 32 Mỗi mặt gồm một số tiêu chí phải đánh giá, mỗi tiêu chí có nhiều chỉ số biểu thị dễ định lượng, rồi đến các mức độ cuối cùng là nguồn kiểm chứng… Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng Việt Nam theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trịrừng (FSC). Bộ chứng chỉ rừng Việt Nam khi được thông qua chính là cơ sở pháp lý quan trọng để kiểm chứng việc thực thi đúng và đầy đủ pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Chỉ khi các chủ rừng tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định của Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng thì mới được cấp chứng chỉ mà yêu cầu đầu tiên là phải thực thi đúng các quy định pháp luật. Chứng chỉ rừng được cấp cho những diện tích rừng khai thác chính là minh chứng cho hoạt động quản lý rừng bền vững của chủ rừng. Việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý rừng bền vững ở ba mặt kinh tế, xã hội, môi trường chính là cơ sở để cấp chứng chỉ rừng. Qua sự phân tích trên, có thể thấy, pháp luật có vai trò quan trọng đối với hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng - một đối tượng không thể thiếu trong sự duy trì và phát triển cuộc sống trên hành tinh của chúng ta.
  • 37. 33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, đề tài rút ra một số kết luận như sau: Thứ nhất, rừng là một hệ sinh thái có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của con người, có thể xem rừng như là cái nôi nuôi dưỡng sự sống, không còn rừng nghĩa là sự sống trên hành tinh của chúng ta chấm dứt. Vai trò của rừng không chỉ đối với từng cộng đồng, từng địa phương hay từng quốc gia mà nó phải được quan tâm, bảo vệ trên phạm vi toàn cầu. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Thứ hai,pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng phải được điều chỉnh dựa trên hệ thống các nguyên tắc phù hợp và xác định rõ nội dung điều chỉnh làm cơ sở để phân tích thực trạng pháp luật, đưa ra các đánh giá phù hợp trong chương 2 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong chương 3.
  • 38. 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ và phát triển rừng về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng 2.1.1. Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng Điều kiện để trở thành chủ rừng đối với mỗi loại đối tượng chủ thể cũng có nhiều điểm không giống nhau. Trước hết họ phải thuộc một trong các nhóm đối tượng được nêu như trên (trừ Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được thành lập sau khi giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng). Tiếp theo họ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp quyết định giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng căn cứ trên dự án đầu tư về lâm nghiệp được phê duyệt theo pháp luật về đầu tư (đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài), khu vực sinh sống tại địa phương có rừng (thường áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân) hoặc nhu cầu sử dụng vào mục đích kinh doanh (đối với tổ chức kinh tế), nghiên cứu (đối với tổ chức nghiên cứu khoa học), lí do an ninh - quốc phòng (đối với đơn vị vũ trang nhân dân). Khi hoàn thành các thủ tục cần thiết họ sẽ trở thành chủ rừng và được công nhận quyền sử dụng rừng hoặc quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng [37, tr.54]. Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã bổ sung cộng đồng dân cư là chủ rừng, theo đó, chủ rừng bao gồm: (1) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ; (2) Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này; (3) Đơn vị thuộc
  • 39. 35 lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang); (4) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp; (5) Hộ gia đình, cá nhân trong nước; (6) Cộng đồng dân cư; (7) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất [52]. - Quyền chung của chủ rừng quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp năm 2017, gồm: (1) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật; (2) Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; (3) Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai; (4) Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng; (5) Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư; (6) Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng; (7) Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai; (8) Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng; (9) Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác [52]. - Nghĩa vụ chung của chủ rừng quy định tại Điều 74 Luật Lâm nghiệp năm 2017, gồm: (1) Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; (2) Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng; (3) Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này; (4) Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng; (5) Phòng cháy và chữa
  • 40. 36 cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; (6) Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (7) Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật [52]. Bên cạnh quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng nêu trên, Luật cũng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ (Mục 2); chủ rừng là tổ chức kinh tế (Mục 3); chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư (Mục 4); chủ rừng là đơn vị vũ trang; tổ chức khoa họa và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Mục 5) [52]. 2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân Nhà nước phát triển rừng theo hướng “Người làm nghề rừng phải sống và làm giàu được từ rừng” [12]. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất rừng, giao rừng (rừng phòng hộ, rừng sản xuất) không thu tiền sử dụng đất, sử dụng rừng. Nhà nước khuyến khích những hộ gia đình, cá nhân có khả năng quản lý, bảo vệ, phát triển kinh doanh rừng có thể được nhà nước cho thuê đất, rừng, nhận khoán bảo vệ rừng từ các tổ chức khác được nhà nước giao đất như các Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức kinh tế… Tuy nhiên, cho dù hộ gia đình, cá nhân được giao, hay được thuê hoặc nhậnkhoán bảo vệ rừng thì trách nhiệm đầu tiên trong quản lý rừng là phải bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững, sử dụng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao, cho thuê rừng và theo quy chế quản lý rừng. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tổ chức bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch, dự án, phương án đã được phê duyệt; định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng như kiểm kê rừng, thống kê rừng, theo dõi diễn biến khu rừng. Chủ thể này cũng phải giao lại
  • 41. 37 rừng khi nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn sử dụng rừng và thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Thứ nhất, đối với hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng phòng hộ, ngoài các trách nhiệm và lợi ích trên, chủ rừng này phải xây dựng khu rừng theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý về rừng. Họ được chuyển đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn; cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật; được phép khai thác những cây sâu, bệnh, gẫy, đổ trong rừng phòng hộ,khai thác rừng phòng hộ khi đến tuổi khai thác nhưng phải đảm bảo mật độ phòng hộ của rừng theo quy định. Tuy nhiên, chủ thể này không được phép chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh… giá trị quyền sử dụng rừng phòng hộ. Thứ hai, đối với hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng sản xuất. Thứ ba, đối với hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê rừng sản xuất thì được hưởng giá trị tăng thêm của rừng do chủ rừng tự đầu tư trong thời gian được thuê theo quy định của pháp luật; được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do mình tự đầu tư. Nếu rừng sản xuất được thuê là rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước thì hộ gia đình, cá nhân lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định, khai thác gỗ quý hiếm thực hiện theo quy định của chính phủ; được chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật; chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng được xác định tại thời điểm được thuê theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, phải kể đến quyền hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân đối
  • 42. 38 với loại rừng được giao, được thuê trong nhiều năm qua chưa được đảm bảo nên hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng do chủ thể này mang lại vẫn còn khá khiêm tốn và họ cũng chính là đối tượng vi phạm pháp luật lâm nghiệp nhiều nhất trongnhững năm vừa qua. Năm 2015, đối tượng vi phạm luật là hộ gia đình cá nhân là 19.701, năm 2018 là 14.825 và 8 tháng đầu năm 2018 số hộ gia đình, cá nhân vi phạm là 9.886 [12]. 2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức 2.1.3.1. Chủ rừng là các tổ chức sự nghiệp của nhà nước Các quyền và nghĩa vụ của các Ban quản lý và của bên nhận khoán bảo vệ rừng được thể hiện trong hợp đồng khoán. Các chủ rừng là các đơn vị sự nghiệp nhà nước đều không được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng, quyền sử dụng rừng; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng và giá trị quyền sử dụng rừng. 2.1.3.2. Chủ rừng là tổ chức kinh tế trong nước Chủ rừng là tổ chức kinh tế trong nước có thể được nhà nước giao, cho thuê diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng, rừng phòng hộ hoặc khu bảo vệ cảnh quan của rừng đặc dụng. Vì vậy, tuỳ thuộc vào loại rừng được giao, được thuê, thậm chí tuỳ thuộc vào phương thức và nguồn gốc số tiền trả cho việc giao và thuê rừng mà chủ rừng này có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Chủ rừng này được nhà nước giao, cho thuê rừng chủ yếu với mục đích sản xuất kinh doanh nhưng cũng phải đảm bảo bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững; sử dụng rừng đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch; được nhà nước công nhận quyền sử dụng rừng hoặc quyền sở hữu rừng. 2.1.3.3. Chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài Nếu chủ rừng này được nhà nước cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng
  • 43. 39 trả tiền hàng năm thì được được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư; được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê lại rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường, nghiên cứu khoa học; được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do mình đầu tư theo quy định của pháp luật. 2.1.3.4. Chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản liên quan quy định khá chi tiết và cụ thể về quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, nội dung các quy định này còn một số hạn chế như: Một là, xác định chủ rừng Hai là, pháp luật về quyền tài sản của chủ rừng còn nhiều bất cập. Việc thừa nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là một điểm tiến bộ của Luật Lâm nghiệp năm 2017. Luật này giải thích “Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng”. Tuy nhiên, các quy định về quyền sở hữu này chưa rõ ràng đối với các chủ rừng. Nhà nước chỉ thừa nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân đầu tư trồng rừng trên đất được nhà nước giao, cho thuê đất rừng sản xuất; đối với tổ chức kinh tế trong nước thì chỉ có những tổ chức nào đầu tư trồng rừng trên đất được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất rừng sản xuất mà tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trồng rừng trên đất rừng sản xuất được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất rừng sản xuất; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư trồng rừng trên đất được nhà nước cho thuê đất rừng
  • 44. 40 sản xuất. Những doanh nghiệp lâm nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước, nếu được nhà nước giao đất, giao rừng không thu tiền sử dụng đất hoặc có thu tiền sử dụng nhưng tiền sử dụng đất, tiền sử dụng rừng đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì số tiền đã trả đó được ghi vào giá trị vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. Theo quy định này thì “quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng” của nhà nước đã trở thành vốn góp của nhà nước vào doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp phải có quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng mới phù hợp. Việc quy định doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước không được quyền “quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng” đã mâu thuẫn với quy định về “chuyển quyền sở hữu tài sản” trong Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền” và quy định về thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước trong Bộ luật Dân sự năm 2015 “Khi tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp”. Về việc chuyển nhượng quyền sử dụng rừng và đất rừng Luật lâm nghiệp Trung Quốc không quy định dựa trên chủ rừng nào , được giao hay thuê và tiền trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hay ngoài nhà nước như Việt Nam mà quy định loại rừng nào được chuyển nhượng , đó là: (1) Rừng gỗ, rừng kinh tế và rừng nhiên liệu; (2) Quyền sử dụng đất trong khu rừng gỗ, rừng kinh tế và rừng nhiên liệu; (3) Quyền sử dụng đất ở những khu rừng gỗ,