SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO
CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TẠI CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1. Khái niệm về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối
với cơ quan hành chính nhà nước
1.1.1. Cơ quan hành chính nhà nước nói chung
Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập, hoạt động theo những
nguyên tắc, trình tự, có cơ cấu tổ chức và được giao những quyền lực nhà nước
nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần
những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước.
Cơ quan hành chính nhà nước “là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà
nước được thành lập ra để thực hiện chức năng quản lý điều hành mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội”[7,tr.262]. Cơ quan hành chính nhà nước mang những đặc
điểm như sau:
Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động chấp hành và điều hành tức là
thực hiện các quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước; trực tiếp chỉ đạo,
điều khiển các cơ quan, tổ chức, công dân và điều hành các hoạt động đó hàng
ngày.
Các cơ quan hành chính nhà nước được các cơ quan có thẩm quyền của
Nhà nước thành lập, hoạt động trên cơ sở pháp luật, nên luật điều chỉnh các
hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan nhà nước thực
hiện các công việc trên cơ sở chấp hành các nhiệm vụ được giao, các chỉ đạo
theo chủ trương kế hoạch của Nhà nước. Các cơ quan này có thể trực tiếp hoặc
gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực của nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám
sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực Nhà nước, chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước cơ quan quyền lực đó.
Các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận
mà hoạt động vì mục đích chung phục vụ cho lợi ích cộng đồng.
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Cơ quan hành chính nhà nước được quyền nhân danh Nhà nước khi tham
gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý
với mục đích hướng tới lợi ích công. Cơ quan hành chính nhà nước có quyền
ban hành các văn bản pháp luật như Nghị định, Quyết định, Chỉ thị và áp dụng
những biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước nhất định.
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Cơ cấu tổ chức của cơ
quan hành chính nhà nước được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật
như Luật tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương
năm 2015…
Nguồn nhân sự chính của cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ,
công chức, được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định
của Luật cán bộ, công chức năm 2008 [30].
Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung ương
đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ, dưới Chính phủ là chính quyền địa
phương (gồm 3 cấp, tỉnh – thành phố, quận – huyện, phường – xã, thị trấn) tạo
thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối
quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền
quản lý hành chính nhà nước.
1.1.2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương
Trong hệ thống chính quyền địa phương, đứng đầu là Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), cơ
quan chuyên môn, giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là các sở và cơ quan
ngang sở (sau đây gọi chung là Sở). Sở là cơ quan thực hiện chức năng tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa
phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
trong đó quy định: [16].
Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở
- Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và
hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách
hành chính nhà nước về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được
giao;
b) Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của sở;
c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối
với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc sở; Trưởng, Phó trưởng phòng chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây
gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản
lý.
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức,
đơn vị của sở theo quy định của pháp luật;
b) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến,
giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy
phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan
chuyên môn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy
quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính
phủ thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp
luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý và theo phân
công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối
với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ;
xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và
chuyên môn nghiệp vụ.
- Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối
với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo
sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, phòng
chuyên môn nghiệp vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở theo hướng dẫn chung của Bộ quản
lý ngành, lĩnh vực và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức,
vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người
làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và
chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với
công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính được giao theo quy định của
pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, cơ quan
ngang Bộ.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có: Văn
phòng, Thanh tra, Phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Chi cục, Đơn vị sự nghiệp
công lập.
Các Sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương, về cơ bản bao gồm: Sở
Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng,
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và
Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy
ban nhân dân.
Ngoài ra, các Sở đặc thù được tổ chức ở một số địa phương gồm: Sở Ngoại
vụ, Ban Dân tộc: Sở Quy hoạch - Kiến trúc (được thành lập ở thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh). Cơ quan chuyên môn đặc thù khác chỉ được tổ
chức khi thật cần thiết, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã
hội và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương.
Cụ thể Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà
nước về các lĩnh vực: Hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ
thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm:
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ
cao; quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị; công
viên, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sỹ; kết cấu hạ
tầng giao thông đô thị, không bao gồm việc quản lý khai thác, sử dụng, bảo trì
kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử
dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động
sản; vật liệu xây dựng.
Cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng của các tỉnh không quá 08 đơn vị, riêng
đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, cơ cấu tổ chức không quá 10 đơn
vị, gồm: Văn phòng; Thanh tra; Phòng Quy hoạch - Kiến trúc; Phòng Phát triển
đô thị; Phòng Hạ tầng kỹ thuật; Phòng Quản lý xây dựng; Phòng Cấp phép xây
dựng; Phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng; Phòng Quản lý nhà và thị trường
bất động sản; Chi cục Giám định xây dựng (được tổ chức không quá 02 phòng
và 01 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng)[11].
Tóm lại, thông qua việc tìm hiểu tổng quan về các cơ quan nhà nước nói
chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng, mang những đặc điểm
nhất định có thể thấy rằng có rất nhiều loại cơ quan hành chính nhà nước khác
nhau để quản lý tất cả các lĩnh vực phát sinh tồn tại trong một đất nước, mỗi cơ
quan thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Trong nghiên cứu này, cơ quan hành
chính nhà nước được hiểu là các Sở ban ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh thực hiện việc quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm,
không có nguồn thu nào khác ngoài nguồn ngân sách cấp.
1.1.3. Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước
Quản lý “là quá trình mà chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý và
phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển đối tượng quản lý hoạt động
và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định”[22,tr.670]. Quản lý được
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lý phải thực
hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế hoạch đồng
thời tổ chức kiểm tra, nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả và hiệu năng hoạt động
của tổ chức.
Kế thừa những nghiên cứu khác nhau về tài chính, có thể thấy khi mối
quan hệ giữa kinh tế, hàng hóa, tiền tệ ngày càng phát triển thì càng có nhiều
quan niệm về tài chính. Theo Giáo trình Kinh tế chính trị của Học viện Chính
trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, “tài chính là một phạm trù kinh tế gắn liền
với sản xuất hàng hóa, tiền tệ và Nhà nước. Nó phản ánh phân phối tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới hình thức giá trị để hình thành và sử
dụng có kế hoạch các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung nhằm phục vụ
quá trình tái sản xuất và đời sống nhân dân” [21,tr.170].
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của tác giả Dương Thị Bình Minh cho rằng:
“Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện trong lĩnh vực hình ành
và phân phối quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm xây dựng và phát
triển xã hội chủ nghĩa” [20,tr.7].
Theo giáo trình Chính sách Kinh tế - Xã hội của trường đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội định nghĩa: “Tài chính là những quan hệ thu chi tiền tệ, qua
đó hình thành nên những quỹ tiền tệ tập trung (như ngân sách nhà nước) và
không tập trung (vốn của các doanh nghiệp, hộ gia đình,…) và sử dụng những
quỹ tiền tệ đó để thực hiện những mục tiêu nhất định (mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội tích lũy và tiêu dùng…)” [47,tr.180].
Ngoài ra, có thể xem xét tiếp cận phạm trù này dưới hai góc độ sau: Một
là về hình thức, “tài chính là sự vận động của các dòng tiền tệ gắn liền với quyền
sở hữu hoặc chiếm dụng của mỗi chủ thể trong những khoảng thời gian nhất
định. Sự vận động của các dòng tiền thuộc mỗi chủ thể được nhìn nhận rõ nét
nhất thông qua hai mặt hoạt động thu, chi quỹ tiền tệ của chính mỗi chủ thể
đó”. Hai là về mặt nội dung, “tài chính là tổng thể các mối quan hệ kinh tế
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập
và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ
thể trong xã hội trong những không gian, thời gian nhất định”. Tóm lại, tài chính
là phương thức phân bổ nguồn lực vốn khan hiếm của các chủ thể trong nền
kinh tế để thỏa mãn nhu cầu [7,tr.201].
“Tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước được hiểu là các hoạt động
thu và chi bằng tiền của các cơ quan nhà nước để đảm bảo hoạt động thường
xuyên của cơ quan nhà nước, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước
giao phó”[7,tr.264].
Các cơ quan, đơn vị Nhà nước hoạt động theo dự toán được cấp có thẩm
quyền giao, dựa vào nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp toàn bộ hoặc
một phần và các nguồn khác dựa trên nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp.
“Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước là quá trình áp
dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài
chính trong các cơ quan hành chính nhà nước để đạt những mục tiêu đã
định”[7,tr.266].
Như vậy, quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước mang
những đặc điểm chung về quản lý tài chính đồng thời có những đặc thù riêng,
quan trọng nhất vẫn là phải đạt mục tiêu đề ra trong khi nguồn lực về tài chính
thì luôn có giới hạn, đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước vừa phải hoàn
thành chức năng nhiệm vụ đồng thời đảm bảo một phần thu nhập cho cán bộ,
công chức và người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước.
1.1.4. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ
quan hành chính nhà nước
Hiện nay ở Việt Nam, cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính
nhà nước là cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày
17/10/2005 của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính
nhà nước.
Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm[12]
- Tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính nhà nước chủ động hơn trong
việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để
hoàn thành các chức năng và nhiệm vụ được giao.
- Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính.
- Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành
chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
- Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn trách nhiệm của Thủ trưởng đơn
vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định
của pháp luật.
Nguyên tắc thực hiện cơ chế:
- Đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao, trừ
trường hợp quy định riêng.
- Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán
bộ, công chức.
- Quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế:
- Biên chế của cơ quan thực hiện tự chủ là biên chế hành chính được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giao (không bao gồm biên chế của các đơn vị sự
nghiệp trực thuộc);
- Biên chế của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được xem xét điều chỉnh
trong trường hợp sáp nhập, chia tách hoặc điều chỉnh nhiệm vụ theo quyết định
của cơ quan có thẩm quyền.
 Quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ công chức theo vị trí công
việc để đảm bảo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ;
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
 Điều động cán bộ, công chức giữa các đơn vị trong nội bộ;

 Được tiếp nhận số lao động trong biên chế thấp hơn hoặc bằng số biên
chế được giao;

 Được hợp đồng thuê khoán công việc hoặc hợp đồng lao động đối với
các chức danh theo quy định của Nghi định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ
về thực hiện hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập: Bảo vệ, lái xe, điện nước v.v trong
phạm vi nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao.
Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế giao khoán biên chế
và kinh phí quản lý hành chính về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu đặt
ra về mục tiêu và nguyên tắc thực hiện, đa phần các cơ quan hành chính nhà
nước đã chủ động tích cực hơn trong việc sử dụng biên chế và kinh phí được
giao đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ được giao, cải cách tinh gọn bộ máy, sắp
xếp nhân lực hiệu quả hơn giai đoạn trước đồng thời đảm bảo một phần thu
nhập cho cán bộ, công chức.
1.2. Nội dung chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với
các cơ quan hành chính nhà nước
1.2.1. Quản lý các nguồn thu
Để duy trì các hoạt động cho sự tồn tại và phát triển của các cơ quan hành
chính nhà nước đòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo. Trong khi đó, hoạt
động của các cơ quan đơn vị này thực hiện mục đích phục vụ lợi ích công cho
xã hội, không đòi hỏi người nhận những dịch vụ và hàng hóa do tổ chức mình
cung cấp phải trả tiền. Do đó, ngân sách nhà nước sẽ phải cấp phát kinh phí để
duy trì hoạt động của các tổ chức công mà ở đây là các cơ quan hành chính nhà
nước. Hiện nay, cơ quan hành chính nhà nước theo Luật pháp quy định được
phép thu một số khoản thu như phí, lệ phí và các khoản thu khác nhằm bổ sung
nguồn kinh phí hoạt động nhưng xét tổng thể thì nguồn kinh phí hoạt động chủ
yếu vẫn do Nhà nước cấp.
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ
từ các nguồn sau:
Thứ nhất, nguồn ngân sách nhà nước cấp
Đối với nguồn thu của cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn ngân sách
nhà nước để thực hiện chế độ tự chủ, nguồn thu này được xác định từ số biên
chế được cấp có thẩm quyền giao và định mức phân bổ ngân sách nhà nước
hiện hành.
Biên chế ở đây bao gồm cán bộ, công chức và những người lao động làm
việc hợp đồng trong cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định 68/2000/NĐ-
CP của Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là người lao động). Số biên chế
được giao làm căn cứ thực hiện khoán quỹ tiền lương và chi thường xuyên theo
định mức là số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm
và cơ cấu ngạch công chức. Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí
việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ
sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2013; trường hợp lập thêm tổ
chức hoặc được giao nhiệm vụ mới thì số biên chế để làm căn cứ thực hiện
khoán quỹ lương và chi hoạt động thường xuyên được thực hiện theo quyết
định của cơ quan có thẩm quyền.
Số lao động hợp đồng làm căn cứ thực hiện khoán quỹ lương là số lao
động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm. Trường
hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm thì thực hiện khoán quỹ tiền
lương trên cơ sở số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số
chức danh theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Định mức phân bổ ngân sách đối với cơ quan thuộc địa phương do Hội
đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đây là nguồn thu chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước dùng để
chi hoạt động trong năm ngân sách (bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12).
Thứ hai, các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định
Theo quy định mới nhất tại Luật phí, lệ phí năm 2015 được Quốc hội khóa
13 thông qua, trong đó định nghĩa: Phí “là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải
trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành
kèm theo Luật phí, lệ phí”. Lệ phí “là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá
nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công
việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo
Luật phí, lệ phí”[31].
Các cơ quan hành chính nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm
vụ thu phí, lệ phí thì tùy thuộc vào từng loại phí, lệ phí và quy định cụ thể, cơ
quan đó sẽ được trích lại số phần trăm nhất định trên số tiền phí, lệ phí thu
được. Mục đích để trang trải các chi phí phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí
(như mua sắm công cụ, dụng cụ, tài sản cố định).
Thứ ba, nguồn thu hợp pháp khác
Cuối cùng là các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật:
Các khoản thu này thường là chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, phát sinh không thường
xuyên nhưng có tính chất không hoàn trả, ví dụ như thu từ thanh lý tài sản, thu
từ viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức trong và ngoài nước,...
1.2.2. Quản lý chi tiêu
Thực chất chi ngân sách Nhà nước cho các cơ quan hành chính nhà nước
đó là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu
chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về
quản lý hành chính. Quá trình phân phối quỹ ngân sách Nhà nước cho cơ
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quan quản lý hành chính nhà nước ở đây chính là quá trình lập, phân bổ và giao
dự toán chi ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính nhà nước. Quá trình
sử dụng chính là việc cấp kinh phí từ quỹ ngân sách nhà nước được quản lý tại
Kho bạc nhà nước cho các cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan hành
chính nhà nước sử dụng kinh phí đó để chi tiêu cho các hoạt động theo dự toán
chi đã được duyêt.
Chi ngân sách Nhà nước cho cơ quan hành chính nhà nước bao gồm chi
thường xuyên và chi không thường xuyên, trong giới hạn luận văn này chỉ đề
cập đến các khoản chi thường xuyên.
Các khoản chi thường xuyên
Chi thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị là khoản chi để duy trì hoạt
động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị này, thường ít có biến động lớn
qua các năm, các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ nét.
Chi thường xuyên của các cơ quan hành chình Nhà nước bao gồm: Chi
lương, phụ cấp và các khoản đóng góp; chi vật tư văn phòng, thông tin tuyên
truyền liên lạc; chi hội nghị, công tác phí; chi phí thuê mướn, chi đoàn ra, đoàn
vào; chi sửa chữa tài sản cố định; chi nghiệp vụ chuyên môn,….Chi đầu
tư phát triển của các cơ quan hành chính Nhà nước gồm: Chi xây dựng trụ sở
làm việc, chi mua sắm tài sản cố định cho công tác chuyên môn (ô tô, trang
thiết bị chuyên dùng, thiết bị tin học, máy điều hòa,…).
Bên cạnh các nội dung chi trên, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ
được giao, trong phạm vi kinh phí được giao tự chủ, Thủ trưởng cơ quan thực
hiện chế độ tự chủ có quyền hạn và trách nhiệm:
- Được tự quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi cho phù
hợp, được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết để hoàn
thành nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả.
- Được quyết định mức chi cho từng nội dung công việc phù hợp với đặc
thù của cơ quan nhưng không được vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (trong trường hợp quy
định khung mức chi thì không được vượt quá mức chi cụ thể do Bộ trưởng, Thủ
trưởng các cơ quan Trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương quy định).
- Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định giao khoán toàn bộ hoặc một
phần kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí thực hiện các hoạt động
nghiệp vụ đặc thù thường xuyên cho từng bộ phận để chủ động thực hiện nhiệm
vụ. Việc quản lý và sử dụng kinh phí khoán bảo đảm đúng quy trình kiểm soát
chi và chứng từ, hóa đơn theo quy định của pháp luật, trừ một số khoản chi thực
hiện khoán không cần hóa đơn theo quy định của Bộ Tài
chính, gồm: Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Chi công tác phí; Chi
tiền điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với các chức danh
lãnh đạo; Chi văn phòng phẩm.
- Được quyết định sử dụng toàn bộ kinh phí tiết kiệm được theo quy
định.
- Sử dụng các khoản phí, lệ phí được để lại theo đúng nội dung chi, không
được vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định tại văn bản hướng
dẫn sử dụng phí, lệ phí được để lại.
Đối với kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được: Kết thúc năm ngân
sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự
chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế
độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm. Kinh phí
tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau:
- Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động: Trong
phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được
áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so với
tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để trả thu nhập tăng
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thêm cho cán bộ, công chức và người lao động. Quỹ tiền lương để trả thu nhập
tăng thêm một năm được xác định theo công thức:
QTL = Lmin x K1 x K2 x L x 12 tháng
Trong đó:
QTL: Là Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ của cơ quan được phép trả
tăng thêm tối đa trong năm;
Lmin: Là mức lương cơ sở (đồng/tháng) hiện hành do nhà nước quy
định;
K1: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập (tối đa không quá 1,0 lần);
K2: Là hệ số lương ngạch, bậc, chức vụ bình quân của cơ quan;
L: Là số biên chế được giao và số lao động hợp đồng không xác định thời
hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật và được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Về chi trả thu nhập tăng thêm:
Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi trên đây, cơ quan thực hiện
chế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán
bộ, công chức và người lao động (hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) theo
nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người (hoặc từng
bộ phận trực thuộc). Người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết
kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn;
không thực hiện việc chia thu nhập tăng thêm cào bằng bình quân hoặc chia
theo hệ số lương. Mức chi trả cụ thể do Thủ trưởng cơ quan quyết định sau khi
thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan [10].
Các cơ quan, đơn vị phải đảm bảo yêu cầu cung cấp đầy đủ và quản lý
có hiệu quả các khoản chi đáp ứng nhu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm
vụ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
1.2.3. Quản lý quy trình ngân sách
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2.3.1. Lập dự toán
Lập dự toán là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập dự toán nhằm
xác lập các chỉ tiêu thu chi của cơ quan, đơn vị dự kiến có thể đạt được trong
năm kế hoạch, đồng thời xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế - tài chính để
đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra.
Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán trong một cơ quan, đơn vị là nhằm
phân tích, đánh giá các khoản thu, chi tài chính trên cơ sở khoa học và thực
tiễn, đưa ra các chỉ tiêu thu, chi tài chính sát với thực tế sao cho có hiệu quả
nhất. Do đó, việc lập dự toán phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu,
chi dự kiến theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, thực hiện
nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo đồng thời phải kèm theo các
báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.
Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ Tài
chính và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hình thực
hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch, cơ quan thực hiện
chế độ tự chủ lập dự toán ngân sách theo đúng quy định, trong đó xác định và
thể hiện rõ dự toán chi ngân sách quản lý hành chính đề nghị giao thực hiện chế
độ tự chủ, đồng thời; có thuyết minh chi tiết theo nội dung công việc, gửi cơ
quan chủ quản cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp.
Tính ưu việt của lập dự toán là dễ thực hiện.
Hạn chế của lập dự toán: Đôi khi nếu nhà quản lý không tiên lượng được
các nhiệm vụ phải thực hiện trong năm kế hoạch, không đưa vào dự toán, thì
trên nguyên tắc sẽ không được chi tiêu để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, nếu
như có Quyết định giao thêm nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền, các cơ
quan hành chính nhà nước vẫn được cấp dự toán bổ sung nguồn để thực thi
nhiệm vụ đó.
1.2.3.2. Thực hiện dự toán
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thực hiện dự toán trong các cơ quan hành chính nhà nước là khâu tiếp
theo khâu lập dự toán trong chu trình ngân sách. Thực hiện dự toán của các cơ
quan hành chính nhà nước là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế
- tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân
sách của cơ quan, đơn vị trở thành hiện thực. Quá trình thực hiện dự toán ngân
sách, nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Biến các chỉ tiêu ghi trong dự toán năm của đơn vị từ khả năng, dự kiến
thành hiện thực. Từ đó, góp phần biến các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội của Nhà nước.
- Thông qua việc thực hiện dự toán của các cơ quan, đơn vị tiến hành kiểm
tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế tài
chính của Nhà nước.
Khi tiến hành hoạt động quản lý tài chính trong một cơ quan, đơn vị để
đảm bảo thu, chi có hiệu quả, cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào các Nghị định và
Thông tư hướng dẫn của Nhà nước. Quá trình thực hiện thu chi phải đảm bảo
đúng theo pháp luật quy định trên cơ sở việc thực hiện phải cân đối giữa
thu và chi.
Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện dự toán thu
- Thực hiện dự toán thu từ nguồn ngân sách nhà nước
Đối với khoản thu từ ngân sách nhà nước, cơ quan đơn vị được cấp qua
Kho bạc nhà nước dưới hình thức Kho bạc nhà nước sẽ cấp các khoản thu trên
cơ sở dự toán chi thường xuyên và chi không thường xuyên theo dự toán đã
được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện dự toán đối với các nguồn thu khác
Ngoài các khoản thu trên thì các cơ quan đơn vị có các khoản thu khác
như: Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài
nước, các khoản viện trợ không hoàn lại, thu từ thanh lý tài sản,... Các khoản
thu này phát sinh không thường xuyên và không lớn, nhưng có tính
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chất không hoàn trả nên chúng có tác dụng quan trọng trong bổ sung tăng cường
thêm nguồn lực tài chính cho cơ quan, đơn vị
Riêng cơ quan hành chính nhà nước không có nguồn thu từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh, cơ quan hành chính nhà nước chỉ có nguồn thu từ phí, lệ phí
được để lại theo quy định để chi cho công tác liên quan đến công tác này.
Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện dự toán chi
Thơi gian thực hiện chấp hành dự toán chi thường xuyên được tính từ ngày
01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Trong quá trình thực hiện dự toán
chi phải dựa trên những căn cứ sau:
- Dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu hoặc tổng mức chi nếu đó là kinh
phí đã nhận khoán, đã được duyệt trong dự toán.
- Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu thường xuyên
trong mỗi kỳ báo cáo, các khoản chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị luôn
bị giới hạn bởi khả năng huy động các khoản thu thường xuyên.
- Dựa vào chính sách, chế độ chi thường xuyên hiện hành. Đây là căn cứ
mang tính pháp lý cho công tác thực hiện chấp hành dự toán chi thường
xuyên.
- Nguyên tắc trong quá trình thực hiện dự toán chi thường xuyên
 Quản lý theo dự toán: Những khoản chi thường xuyên một khi đã được
ghi vào dự toán chi và được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt được coi là chỉ
tiêu pháp lệnh, các cơ quan đơn vị phải thực hiện chi theo dự toán được duyệt.

 Tiết kiệm, hiệu quả: Nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì
dường như không có mức giới hạn nào. Do đó, các cơ quan, đơn vị phải xây
dựng được các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng hay
tính chất công việc, đồng thời phải có tính thực tiễn cao. Bên cạnh đó là có thứ
tự ưu tiên cho các loại hình hoạt động hoặc theo các nhóm chi sao cho với
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất
lượng cao.
 Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước
Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước là phương thức thanh toán chi trả có
sự tham gia của 3 bên: Đơn vị sử dụng ngân sách; Kho bạc Nhà nước; tổ chức,
cá nhân được nhận các khoản tiền do đơn vị sử dụng ngân sách chi trả bằng
hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Do đó, tất cả các khoản chi thường
xuyên phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình cấp phát, thanh
toán.
1.2.3.3. Quyết toán
Quyết toán là khâu cuối cùng trong quá trình quản lý tài chính năm. Quyết
toán là quá trình kiểm tra rà soát, chỉnh lý số liệu đã được phản ánh sau một kỳ
chấp hành dự toán, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện dự toán năm. Công tác
quyết toán thực hiện tốt sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá lại việc
thực hiện kế hoạch tài chính năm. Từ đó rút ra kinh nghiệm thiết thực cho công
tác lập và chấp hành dự toán năm sau.
Nguyên tắc quyết toán ngân sách nhà nước
Về số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải chính xác,
trung thực, đầy đủ. Số quyết toán thu ngân sách nhà nước là số thu đã thực nộp
hoặc đã hạch toán thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước. Số quyết
toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực thanh toán hoặc đã được phép
hạch toán chi theo quy định.
Về nội dung báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải theo đúng các
nội dung trong dự toán được giao và theo mục lục ngân sách nhà nước, phải có
báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu thu, chi ngân sách so
với dự toán.
Về trách nhiệm, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
toán của đơn vị, chịu trách nhiệm về những khoản thu, chi hạch toán, quyết
toán sai chế độ.
Trình tự lập, xét duyệt, thẩm định và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà
nước
Đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán ngân sách năm theo chế
độ quy định và gửi đơn vị dự toán cấp trên. Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt
quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc.
Cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán
cấp I [23,tr.98,99].
1.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra tài chính
Hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước
là chức năng quan trọng nhằm xem xét, đánh giá việc tuân thủ các chế độ, quy
định quản lý về tài chính, sự trung thực, chính xác về số liệu, thông tin tài chính
và hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn tài chính của cơ quan, đơn vị, góp phần
làm cho các cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn.
Đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp Sở, ban ngành, đơn vị trực tiếp
thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính là Sở Tài chính.
Ngoài ra, đối với cơ quan hành chính nhà nước còn có công tác tự kiểm
tra tài chính, đây là một yêu cầu mang tính bắt buộc, nhằm phát hiện và chấn
chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo
đúng thẩm quyền đã được phân cấp, đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, đánh
giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc
phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính, kế toán tại cơ
quan.[24,tr.314,326,327]
1.2.4. Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ
Để chủ động sử dụng kinh phí tự chủ được giao, quản lý sử dụng tài sản
công đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ
có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ cho cán bộ,
34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
công chức và người lao động trong cơ quan thực hiện, Kho bạc Nhà nước kiểm
soát chi.
Quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ
ban hành sau khi có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn cơ quan và phải
được công khai trong toàn cơ quan, phải gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan
mở tài khoản giao dịch để kiểm soát chi theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên
hoặc cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát.
Khi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan thực hiện chế độ tự chủ
phải căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành. Mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức hoặc
chế độ khoán trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định
mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Trường hợp Quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan xây dựng vượt quá chế độ,
tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì cơ quan quản lý
cấp trên hoặc cơ quan tài chính có trách nhiệm yêu cầu cơ quan ban hành Quy
chế chi tiêu nội bộ điều chỉnh lại cho phù hợp.
Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, cơ quan phải bảo đảm có chứng từ, hóa
đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định.
1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm
rút ra cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ
quan nhà nước tại Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một quốc gia rộng lớn, tổ chức nhà nước theo mô hình Liên
bang và tổ chức theo mô hình ngân sách phân tán, bao gồm: Ngân sách Liên
bang; Ngân sách của 50 bang và ngân sách cấp dưới bang (trong đó chia thành
02 loại: Thứ nhất là 38.910 đơn vị hành chính cấp quận, thành phố và thị trấn,
được phân chia theo lãnh thổ (tương tự như các cấp ủy ban nhân dân tỉnh, quận
huyện, phường xã ở Việt Nam); Thứ hai là là 51.146 đơn vị thực
35
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hiện cung cấp một hoặc một số dịch vụ công theo nhiệm vụ do cấp có thẩm
quyền thành lập giao (tương tự như các đơn vị sự nghiệp nhưng hoạt động tự
chủ độc lập về mặt tài chính, có ngân sách riêng, có quyền thu thuế, bên cạnh
việc thu các khoản phí, lệ phí và có quyền đi vay)). Phạm vi luận văn chỉ nghiên
cứu về kinh phí cho các cơ quan hành chính nhà nước nên sẽ không đề cập đến
các đơn vị sự nghiệp.
Về nguồn lực tài chính
Ngân sách của Liên bang và các bang về cơ bản là độc lập với nhau, mỗi
cấp có quyền khai thác nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí, tài nguyên và các khoản
thu khác trong phạm vi quản lý để thực hiện các nhiệm vụ chi riêng của mình.
Tính độc lập về ngân sách nhà nước giữa các cấp ở Hoa Kỳ thể hiện ở việc tổ
chức theo hướng ngân sách cấp nào có nguồn thu riêng trên địa bàn cấp đó quản
lý, dùng để chi cho các nhiệm vụ chi trên địa bàn. Tất nhiên, việc quy định các
khoản thuế phải có sự thông qua của các cơ quan lập pháp (Nghị viện, Hội
đồng) và mức thu ngân sách này phải phù hợp với tiềm năng ngân sách của địa
phương. Quyền đánh thuế được quy định trong Hiến pháp và luật của các bang,
còn loại thuế gì, cơ sở thuế, thuế suất và ưu đãi thuế như thế nào được Liên
bang, bang và các chính quyền địa phương, đơn vị có ngân sách riêng tự quy
định.
Ví dụ, với thuế thu nhập cá nhân, chính quyền Liên bang đánh thuế thống
nhất trên toàn quốc, chính quyền cấp bang có thể đánh thêm về thuế này trong
phạm vi của bang để tạo nguồn thu cho ngân sách bang và cũng có thể quy định
các chính sách ưu đãi thuế đối với các sắc thuế do mình ban hành; chính quyền
cấp dưới bang cũng có quyền tương tự. Các cấp chính quyền, đơn vị có ngân
sách riêng có trách nhiệm giải trình về việc sử dụng số thu này để cung cấp dịch
vụ công cho người dân.
Nhiệm vụ chi của ngân sách
36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Về cơ bản, Chính quyền Liên bang chỉ quản lý các vấn đề mang tính chất
quốc gia, như: quốc phòng, an ninh, đối ngoại, các vấn đề liên quan đến nhiều
bang, các chương trình an sinh xã hội có quy mô toàn quốc. Chính quyền Liên
bang có quyền hạn khá giới hạn trong việc can thiệp vào công việc thuộc nội
bộ của các bang, được quy định trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Mỗi bang tự đảm bảo
các khoản chi của mình như "một quốc gia riêng".
Đối với các cấp chính quyền địa phương và đơn vị có ngân sách riêng, trên
nguyên tắc do chính quyền bang tổ chức, nhưng về cơ bản được tổ chức theo
nguyên tắc độc lập, việc của ai người đấy lo và tự đảm bảo từ nguồn thu của
mình (từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác). Chính quyền các thành phố,
huyện, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ chi chung, như an ninh trật tự, y tế, vui
chơi giải trí, dịch vụ tiện ích (điện, nước…).
Về chu trình việc thực hiện ngân sách
Do tính chất độc lập giữa các cấp chính quyền, việc lập dự toán, chấp hành
dự toán và kiểm toán, báo cáo ngân sách của Liên bang, bang và mỗi đơn vị
ngân sách được thực hiện độc lập với nhau. Chu trình ngân sách của tất cả các
cấp chính quyền đều bao gồm ba bước cơ bản: Lập dự toán ngân sách nhà nước,
chấp hành ngân sách nhà nước, kiểm toán và báo cáo ngân sách nhà nước.
a) Lập dự toán
Do sự phân lập rõ rệt giữa bộ máy hành pháp và tư pháp ở Hoa Kỳ. Trong
bước lập dự toán ngân sách Liên bang Hoa Kỳ, ở giai đoạn thứ nhất, chính
quyền Tổng thống xây dựng và đệ trình dự toán ngân sách lên lưỡng viện, ở
giai đoạn thứ hai, lưỡng viện xem xét và thông qua dự toán ngân sách.
Về trình tự thông qua ở Nghị viện, dự toán được đệ trình lên Nghị viện sẽ
được chia ra thành từng gói cho các tiểu ban của Hạ viện và Thượng viện. Các
tiểu ban này sẽ chất vấn các Bộ thuộc thẩm quyền của mình về ngân sách của
Bộ đó. Quá trình này được diễn ra đầu tiên ở Hạ viện, sau khi ngân sách
37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
được thông qua ở Hạ viện, một quá trình tương tự diễn ra ở Thượng viện. Khi
dự toán đã được cả hai viện thông qua, một ủy ban chung của lưỡng viện sẽ
chịu trách nhiệm tổng hợp và xây dựng thành bản ngân sách chung của Nghị
viện và gửi cho Tổng thống. Sau khi Tổng thống ký thông qua, bản ngân sách
này sẽ thành Luật ngân sách năm và được thực thi trong năm ngân sách tiếp
theo.
Dự toán ngân sách của chính quyền Liên bang Hoa Kỳ được phân chi tiết
theo từng chương trình, từng Bộ, nguồn vốn và khoản chi, kèm theo bản thuyết
minh chi tiết đến từng hạng mục chi cụ thể. Bên cạnh đó, thuyết minh dự toán
của các Bộ còn kèm theo kế hoạch cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng (số
lượng, mức độ cung cấp, đối tượng thụ hưởng,…). Mặt khác, cơ quan ngân
sách của Nghị viện Hoa Kỳ (CBO) cũng lập một bản dự toán độc lập để đối
chiếu, làm căn cứ để thẩm tra dự toán của Tổng thống.
b) Chấp hành dự toán
Luật ngân sách Liên bang hàng năm, sau khi được Tổng thống phê chuẩn,
sẽ được thực thi trong năm tài khóa. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định “Tất cả các
khoản chi ngân sách phải được thông qua bởi Luật, ngoài ra không có khoản
tiền nào được phép rút khỏi Kho bạc”. Thời hạn này không nhất thiết là một
năm mà có thể dài hơn, thậm chí là vô thời hạn. Việc thu, chi ngân sách được
kiểm soát tập trung thông qua Kho bạc Liên bang. Kho bạc có trách nhiệm kiểm
tra tính hợp lý, hợp pháp của các khoản chi (tiền kiểm) trước khi xuất quỹ. Trừ
khi hết hạn hoặc bị hủy bỏ, các Bộ được phép sử dụng quyền chi tiêu của mình.
c) Kiểm toán và đánh giá ngân sách nhà nước
Việc quyết toán trong hệ thống ngân sách Hoa Kỳ được thực hiện khá đơn
giản, do dự toán ngân sách được lập kỹ càng, dự toán được đưa thành Luật và
việc chi tiêu được kiểm soát khá chặt chẽ. Chu trình ngân sách ở Hoa Kỳ kết
thúc sau khi việc kiểm toán kết thúc. Cơ quan kiểm toán Liên bang
38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Hoa Kỳ (GAO) chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm toán các cơ quan và các
chương trình của Liên bang và báo cáo kết quả với Nghị viện xem xét hoặc đưa
ra Tòa án xét xử nếu phát hiện sai phạm về ngân sách nhà nước. Nội dung kiểm
toán bao gồm kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động. Kiểm toán tài chính
nhằm đánh giá việc tuân thủ ngân sách, các chính sách, định mức, tiêu chuẩn,
hợp đồng, đánh giá tình hình tuân thủ chế độ kế toán, chế độ báo cáo tài chính,
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (hệ thống kế toán) của đơn vị được kiểm
toán. Kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá hiệu năng và hiệu quả chi tiêu ngân
sách, phát hiện các khoản chi tiêu không hiệu quả và nguyên nhân của các
khoản chi tiêu này, đánh giá việc thực hiện các quy định có liên quan về kiểm
soát hiệu quả, hiệu năng của các Bộ cũng như hiệu quả của các chương trình
của Chính phủ [27].
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm
Sự phân lập mạnh mẽ giữa ba nhánh quyền lực ở Hoa Kỳ đặt ra yêu cầu
trong việc giám sát ngân sách của Nghị viện, đồng thời việc tăng cường trách
nhiệm giải trình của Tổng thống cũng đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả trong
tổ chức ngân sách. Bên cạnh đó là sự độc lập giữa các cấp chính quyền kết hợp
với cơ chế công khai và trách nhiệm giải trình cá nhân cao cho phép thực hiện
mô hình ngân sách độc lập ở từng cấp của Hoa Kỳ, từ đó việc quản lý của Tổng
thống (hoặc thống đốc), cũng như việc giám sát của Nghị viện tập trung hơn,
sát sao hơn, chi tiết hơn. Các bang và chính quyền địa phương nhờ đó cũng tự
do phát huy thế mạnh của mình. Việc xây dựng dự toán được thực hiện kỹ càng
và kiểm soát chi chặt chẽ qua tiền kiểm và hậu kiểm giúp giảm thời gian giai
đoạn quyết toán, đánh giá ngân sách.
Đối chiếu với chu trình quản lý ngân sách tại Việt Nam có thể thấy rằng
ngân sách nhà nước của Hoa Kỳ không giới hạn nguồn thu cho cấp Bang, mỗi
Bang đều thực hiện việc thu chi ngân sách như một quốc gia riêng, điều này có
tác dụng tích cực trong việc tạo điều kiện cho các đơn vị chủ
39
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
động trong cân đối thu chi – đồng thời là nghĩa vụ thực hiện chất lượng dịch vụ
công, trách nhiệm giải trình cá nhân.
Trong công tác lập dự toán được phân chia chi tiết theo từng chương trình,
từng Bộ, nguồn vốn và khoản chi, kèm theo bản thuyết minh chi tiết đến từng
hạng mục chi cụ thể, kèm theo kế hoạch cung cấp dịch vụ công cộng (số lượng,
mức độ cung cấp, đối tượng thụ hưởng,..), quản lý ngân sách theo kết quả đầu
ra, bất cứ khoản chi nào muốn chi đều phải có giải trình cụ thể chi vào mục
đích gì và hiệu quả sử dụng đến đâu. Bên cạnh đó, trong quá trình thẩm tra dự
toán, có một cơ quan ngân sách độc lập để làm một bản dự toán đối chiếu với
bản dự toán của Tổng thống. Trong khi đó, tại Việt Nam, Sở Tài chính là đơn
vị trực tiếp thẩm tra, phân bổ dự toán cho các đơn vị cùng cấp, tổng hợp báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh và Bộ Tài chính, không có
đơn vị độc lập nào thẩm tra dự toán của các cơ quan hành chính nhà nước.
Đối với công tác kiểm toán, Hoa Kỳ ngoài việc kiểm toán tài chính về
việc tuân thủ quy định, chế độ kế toán chặt chẽ, chế độ báo cáo tài chính, đánh
giá hệ thống kiểm soát nội bộ còn có một bước rất quan trọng đó là kiểm toán
hoạt động đánh giá hiệu năng và hiệu quả chi tiêu ngân sách, phát hiện các
khoản chi tiêu không hiệu quả và nguyên nhân của các khoản chi tiêu này, đánh
giá việc thực hiện các quy định có liên quan về kiểm soát hiệu quả, hiệu năng
của các Bộ cũng như hiệu quả của các chương trình của Chính phủ. Đây là một
bước rất quan trọng mà hiện nay Việt Nam chưa làm được, ngân sách chi ra
nhưng chưa đánh giá được chất lượng sử dụng ngân sách hiệu quả hay không,
công khai, minh bạch trong quá trính sử dụng ngân sách đồng thời là trách
nhiệm giải trình thuộc về cá nhân sẽ giúp ích cho các cơ quan hành chính nhà
nước sử dụng ngân sách có hiệu quả hơn.
Khác với Hoa Kỳ, Việt Nam tổ chức nhà nước theo mô hình nhà nước
thống nhất, có phân công, phân cấp và quy định mối quan hệ giữa các ngành,
40
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
giữa cấp trên và cấp dưới trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước. ngân sách nhà nước ở Việt Nam tổ chức theo mô hình ngân sách thống
nhất. Nguồn thu được phân chia giữa ngân sách các cấp, có sự điều tiết, bổ sung
của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, và nhiệm vụ chi được phân cấp
cho các bộ, ngành, địa phương, thống nhất về các khoản thu và mức thu của
ngân sách nhà nước; thống nhất về tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi; thống nhất
về phân cấp quản lý, thực hiện chu trình ngân sách nhà nước và tổng hợp dự
toán, quyết toán chung theo cùng niên độ ngân sách; xử lý các vấn đề bội chi,
vay, trả nợ, kết dư ngân sách theo các nguyên tắc được quy định chung trong
Luật ngân sách nhà nước…
Việc quản lý tập trung, thống nhất của hệ thống ngân sách có những ưu
điểm rõ rệt khi các chính sách, chế độ, đặc biệt là các chính sách về thuế, được
thực hiện một cách thống nhất, công bằng trên cả nước, ngân sách được cấp
trên điều tiết để hỗ trợ cho các địa phương khó khăn và cho các địa phương
trọng điểm kinh tế, qua đó phát triển một cách đồng đều và bảo đảm an ninh,
xã hội, đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cơ chế lồng ghép ngân sách trong thời
gian qua cũng gây ra những bất cập không nhỏ, như yêu cầu tổng hợp ngân sách
từ dưới lên dẫn đến tăng thời gian, thủ tục, yêu cầu về phân bổ ngân sách từ
trên xuống và quản lý tập trung dẫn đến cơ chế xin – cho, tiêu cực, cơ chế phân
chia khoản thu giữa các cấp ngân sách nhiều khi chưa tạo động lực thực sự cho
ngân sách cấp dưới chăm lo quản lý, nuôi dưỡng nguồn thu. Ngân sách được
quản lý tập trung và tổng hợp từ dưới lên nhưng quyền lực quyết định về ngân
sách của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp chưa thực sự được phát huy
hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ chế công khai thời gian qua còn yếu kém, nặng về
hình thức, nội dung báo cáo công khai chưa thực sự đáp ứng nhu cầu chi tiết,
vì vậy đã làm hạn chế hiệu quả của cơ chế này.
41
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tóm tắt chương 1
Trong chương này tác giả đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận chung về
cơ quan hành chính nhà nước nói chung, đặc thù của cơ quan chuyên môn trực
thuộc Ủy ban nhân cấp tỉnh và cụ thể là công tác của Sở Xây dựng. Ngoài ra là
những quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý tài chính tại cơ
quan hành chính nhà nước, đặc biệt là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài
chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ, Bộ Tài chính đã
ban hành những quy định chi tiết, cụ thể để các cơ quan, đơn vị có thể thực hiện
Nghị định này theo đúng định hướng, giải quyết một phần thực tế sử dụng ngân
sách tràn lan, kém hiệu quả. Từ những quy định trong việc quản lý nguồn thu
ngân sách, chi ngân sách theo đúng dự toán và mục lục ngân sách. Xuyên suốt
trong chu trình là lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách đòi
hỏi các cơ quan, đơn vị phải có những kế hoạch dự trù kinh phí đồng thời chủ
động sử dụng nguồn ngân sách được cấp có thẩm quyền giao.
Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của
Hoa Kỳ, học hỏi kinh nghiệm của Pháp, Singapore, Đức trong luận văn của tác
giả Nguyễn Ngọc Đức [28] để làm bài học cho công tác quản lý ngân sách tại
Việt Nam.
Đây là những cơ sở khoa học để làm nền tảng cho những tìm hiểu thực
tế trong chương tiếp theo của tác giả trong luận văn.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149

More Related Content

Similar to Cơ sở khoa học về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại cơ quan hành chính nhà nước.docx

Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chínhN3 Q
 
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...Bùi Quang Xuân
 
Đề thi công chức môn kiến thức chung
Đề thi công chức môn kiến thức chungĐề thi công chức môn kiến thức chung
Đề thi công chức môn kiến thức chungNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Kien thuc chung_cong_chuc(1)
Kien thuc chung_cong_chuc(1)Kien thuc chung_cong_chuc(1)
Kien thuc chung_cong_chuc(1)tuyencongchuc
 
Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnNinhnd Nguyen
 
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015Tran Minh
 

Similar to Cơ sở khoa học về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại cơ quan hành chính nhà nước.docx (20)

Cơ sở lý luận về động lực làm việc của công chức cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của công chức cấp xã.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của công chức cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của công chức cấp xã.docx
 
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện.docxCơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện.docx
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chính
 
Tonghop(tcbmnn)
Tonghop(tcbmnn)Tonghop(tcbmnn)
Tonghop(tcbmnn)
 
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
 
Đề thi công chức môn kiến thức chung
Đề thi công chức môn kiến thức chungĐề thi công chức môn kiến thức chung
Đề thi công chức môn kiến thức chung
 
Kien thuc chung_cong_chuc(1)
Kien thuc chung_cong_chuc(1)Kien thuc chung_cong_chuc(1)
Kien thuc chung_cong_chuc(1)
 
Những vấn đề cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước.docx
Những vấn đề cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước.docxNhững vấn đề cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước.docx
Những vấn đề cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước.docx
 
Tiểu Luận Về Vai Trò Của Cơ Quan Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Về Vai Trò Của Cơ Quan Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước 9 Điểm.docTiểu Luận Về Vai Trò Của Cơ Quan Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Về Vai Trò Của Cơ Quan Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước 9 Điểm.doc
 
Đặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Các Cơ Quan Trong Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước.doc
Đặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Các Cơ Quan Trong Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước.docĐặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Các Cơ Quan Trong Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước.doc
Đặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Các Cơ Quan Trong Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước.doc
 
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá thực hiện công việc đối với côn...
Cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá thực hiện công việc đối với côn...Cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá thực hiện công việc đối với côn...
Cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá thực hiện công việc đối với côn...
 
Cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docxCơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docx
 
Cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docxCơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docx
 
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.docxCơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.docx
 
Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnn
 
Cơ sở lý luận về năng lực công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban...
Cơ sở lý luận về năng lực công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban...Cơ sở lý luận về năng lực công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban...
Cơ sở lý luận về năng lực công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban...
 
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd PhườngXã.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd PhườngXã.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd PhườngXã.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd PhườngXã.docx
 
Cơ sở đề lý luận về năng lực công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã.docx
Cơ sở đề lý luận về năng lực công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã.docxCơ sở đề lý luận về năng lực công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã.docx
Cơ sở đề lý luận về năng lực công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã.docx
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Cơ sở khoa học về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại cơ quan hành chính nhà nước.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước 1.1.1. Cơ quan hành chính nhà nước nói chung Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập, hoạt động theo những nguyên tắc, trình tự, có cơ cấu tổ chức và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước “là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước được thành lập ra để thực hiện chức năng quản lý điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”[7,tr.262]. Cơ quan hành chính nhà nước mang những đặc điểm như sau: Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động chấp hành và điều hành tức là thực hiện các quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước; trực tiếp chỉ đạo, điều khiển các cơ quan, tổ chức, công dân và điều hành các hoạt động đó hàng ngày. Các cơ quan hành chính nhà nước được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, hoạt động trên cơ sở pháp luật, nên luật điều chỉnh các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan nhà nước thực hiện các công việc trên cơ sở chấp hành các nhiệm vụ được giao, các chỉ đạo theo chủ trương kế hoạch của Nhà nước. Các cơ quan này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực của nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực Nhà nước, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực đó. Các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục đích chung phục vụ cho lợi ích cộng đồng. 15
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Cơ quan hành chính nhà nước được quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công. Cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản pháp luật như Nghị định, Quyết định, Chỉ thị và áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước nhất định. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như Luật tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015… Nguồn nhân sự chính của cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức, được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 [30]. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ, dưới Chính phủ là chính quyền địa phương (gồm 3 cấp, tỉnh – thành phố, quận – huyện, phường – xã, thị trấn) tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước. 1.1.2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Trong hệ thống chính quyền địa phương, đứng đầu là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), cơ quan chuyên môn, giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là các sở và cơ quan ngang sở (sau đây gọi chung là Sở). Sở là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy 16
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong đó quy định: [16]. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở - Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao; b) Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở; c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc sở; Trưởng, Phó trưởng phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. - Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị của sở theo quy định của pháp luật; b) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao. - Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 17
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. - Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ. - Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở theo hướng dẫn chung của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy 18
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ. - Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao và theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có: Văn phòng, Thanh tra, Phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Chi cục, Đơn vị sự nghiệp công lập. Các Sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương, về cơ bản bao gồm: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân. Ngoài ra, các Sở đặc thù được tổ chức ở một số địa phương gồm: Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc: Sở Quy hoạch - Kiến trúc (được thành lập ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Cơ quan chuyên môn đặc thù khác chỉ được tổ chức khi thật cần thiết, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương. Cụ thể Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: 19
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sỹ; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm việc quản lý khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng. Cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng của các tỉnh không quá 08 đơn vị, riêng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, cơ cấu tổ chức không quá 10 đơn vị, gồm: Văn phòng; Thanh tra; Phòng Quy hoạch - Kiến trúc; Phòng Phát triển đô thị; Phòng Hạ tầng kỹ thuật; Phòng Quản lý xây dựng; Phòng Cấp phép xây dựng; Phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng; Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản; Chi cục Giám định xây dựng (được tổ chức không quá 02 phòng và 01 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng)[11]. Tóm lại, thông qua việc tìm hiểu tổng quan về các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng, mang những đặc điểm nhất định có thể thấy rằng có rất nhiều loại cơ quan hành chính nhà nước khác nhau để quản lý tất cả các lĩnh vực phát sinh tồn tại trong một đất nước, mỗi cơ quan thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Trong nghiên cứu này, cơ quan hành chính nhà nước được hiểu là các Sở ban ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, không có nguồn thu nào khác ngoài nguồn ngân sách cấp. 1.1.3. Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước Quản lý “là quá trình mà chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định”[22,tr.670]. Quản lý được 20
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lý phải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế hoạch đồng thời tổ chức kiểm tra, nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả và hiệu năng hoạt động của tổ chức. Kế thừa những nghiên cứu khác nhau về tài chính, có thể thấy khi mối quan hệ giữa kinh tế, hàng hóa, tiền tệ ngày càng phát triển thì càng có nhiều quan niệm về tài chính. Theo Giáo trình Kinh tế chính trị của Học viện Chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, “tài chính là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hóa, tiền tệ và Nhà nước. Nó phản ánh phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới hình thức giá trị để hình thành và sử dụng có kế hoạch các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất và đời sống nhân dân” [21,tr.170]. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của tác giả Dương Thị Bình Minh cho rằng: “Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện trong lĩnh vực hình ành và phân phối quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm xây dựng và phát triển xã hội chủ nghĩa” [20,tr.7]. Theo giáo trình Chính sách Kinh tế - Xã hội của trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội định nghĩa: “Tài chính là những quan hệ thu chi tiền tệ, qua đó hình thành nên những quỹ tiền tệ tập trung (như ngân sách nhà nước) và không tập trung (vốn của các doanh nghiệp, hộ gia đình,…) và sử dụng những quỹ tiền tệ đó để thực hiện những mục tiêu nhất định (mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tích lũy và tiêu dùng…)” [47,tr.180]. Ngoài ra, có thể xem xét tiếp cận phạm trù này dưới hai góc độ sau: Một là về hình thức, “tài chính là sự vận động của các dòng tiền tệ gắn liền với quyền sở hữu hoặc chiếm dụng của mỗi chủ thể trong những khoảng thời gian nhất định. Sự vận động của các dòng tiền thuộc mỗi chủ thể được nhìn nhận rõ nét nhất thông qua hai mặt hoạt động thu, chi quỹ tiền tệ của chính mỗi chủ thể đó”. Hai là về mặt nội dung, “tài chính là tổng thể các mối quan hệ kinh tế 21
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội trong những không gian, thời gian nhất định”. Tóm lại, tài chính là phương thức phân bổ nguồn lực vốn khan hiếm của các chủ thể trong nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu [7,tr.201]. “Tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước được hiểu là các hoạt động thu và chi bằng tiền của các cơ quan nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó”[7,tr.264]. Các cơ quan, đơn vị Nhà nước hoạt động theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao, dựa vào nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp toàn bộ hoặc một phần và các nguồn khác dựa trên nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. “Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước là quá trình áp dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước để đạt những mục tiêu đã định”[7,tr.266]. Như vậy, quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước mang những đặc điểm chung về quản lý tài chính đồng thời có những đặc thù riêng, quan trọng nhất vẫn là phải đạt mục tiêu đề ra trong khi nguồn lực về tài chính thì luôn có giới hạn, đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước vừa phải hoàn thành chức năng nhiệm vụ đồng thời đảm bảo một phần thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước. 1.1.4. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước Hiện nay ở Việt Nam, cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước là cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử 22
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm[12] - Tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính nhà nước chủ động hơn trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành các chức năng và nhiệm vụ được giao. - Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính. - Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. - Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc thực hiện cơ chế: - Đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao, trừ trường hợp quy định riêng. - Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức. - Quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế: - Biên chế của cơ quan thực hiện tự chủ là biên chế hành chính được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao (không bao gồm biên chế của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc); - Biên chế của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được xem xét điều chỉnh trong trường hợp sáp nhập, chia tách hoặc điều chỉnh nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.  Quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ công chức theo vị trí công việc để đảm bảo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; 23
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149  Điều động cán bộ, công chức giữa các đơn vị trong nội bộ;   Được tiếp nhận số lao động trong biên chế thấp hơn hoặc bằng số biên chế được giao;   Được hợp đồng thuê khoán công việc hoặc hợp đồng lao động đối với các chức danh theo quy định của Nghi định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập: Bảo vệ, lái xe, điện nước v.v trong phạm vi nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao. Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế giao khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu đặt ra về mục tiêu và nguyên tắc thực hiện, đa phần các cơ quan hành chính nhà nước đã chủ động tích cực hơn trong việc sử dụng biên chế và kinh phí được giao đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ được giao, cải cách tinh gọn bộ máy, sắp xếp nhân lực hiệu quả hơn giai đoạn trước đồng thời đảm bảo một phần thu nhập cho cán bộ, công chức. 1.2. Nội dung chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước 1.2.1. Quản lý các nguồn thu Để duy trì các hoạt động cho sự tồn tại và phát triển của các cơ quan hành chính nhà nước đòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo. Trong khi đó, hoạt động của các cơ quan đơn vị này thực hiện mục đích phục vụ lợi ích công cho xã hội, không đòi hỏi người nhận những dịch vụ và hàng hóa do tổ chức mình cung cấp phải trả tiền. Do đó, ngân sách nhà nước sẽ phải cấp phát kinh phí để duy trì hoạt động của các tổ chức công mà ở đây là các cơ quan hành chính nhà nước. Hiện nay, cơ quan hành chính nhà nước theo Luật pháp quy định được phép thu một số khoản thu như phí, lệ phí và các khoản thu khác nhằm bổ sung nguồn kinh phí hoạt động nhưng xét tổng thể thì nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp. 24
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau: Thứ nhất, nguồn ngân sách nhà nước cấp Đối với nguồn thu của cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện chế độ tự chủ, nguồn thu này được xác định từ số biên chế được cấp có thẩm quyền giao và định mức phân bổ ngân sách nhà nước hiện hành. Biên chế ở đây bao gồm cán bộ, công chức và những người lao động làm việc hợp đồng trong cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định 68/2000/NĐ- CP của Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là người lao động). Số biên chế được giao làm căn cứ thực hiện khoán quỹ tiền lương và chi thường xuyên theo định mức là số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2013; trường hợp lập thêm tổ chức hoặc được giao nhiệm vụ mới thì số biên chế để làm căn cứ thực hiện khoán quỹ lương và chi hoạt động thường xuyên được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Số lao động hợp đồng làm căn cứ thực hiện khoán quỹ lương là số lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm. Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định mức phân bổ ngân sách đối với cơ quan thuộc địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định. 25
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đây là nguồn thu chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước dùng để chi hoạt động trong năm ngân sách (bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12). Thứ hai, các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định Theo quy định mới nhất tại Luật phí, lệ phí năm 2015 được Quốc hội khóa 13 thông qua, trong đó định nghĩa: Phí “là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật phí, lệ phí”. Lệ phí “là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật phí, lệ phí”[31]. Các cơ quan hành chính nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thì tùy thuộc vào từng loại phí, lệ phí và quy định cụ thể, cơ quan đó sẽ được trích lại số phần trăm nhất định trên số tiền phí, lệ phí thu được. Mục đích để trang trải các chi phí phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí (như mua sắm công cụ, dụng cụ, tài sản cố định). Thứ ba, nguồn thu hợp pháp khác Cuối cùng là các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật: Các khoản thu này thường là chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, phát sinh không thường xuyên nhưng có tính chất không hoàn trả, ví dụ như thu từ thanh lý tài sản, thu từ viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức trong và ngoài nước,... 1.2.2. Quản lý chi tiêu Thực chất chi ngân sách Nhà nước cho các cơ quan hành chính nhà nước đó là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý hành chính. Quá trình phân phối quỹ ngân sách Nhà nước cho cơ 26
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quan quản lý hành chính nhà nước ở đây chính là quá trình lập, phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính nhà nước. Quá trình sử dụng chính là việc cấp kinh phí từ quỹ ngân sách nhà nước được quản lý tại Kho bạc nhà nước cho các cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng kinh phí đó để chi tiêu cho các hoạt động theo dự toán chi đã được duyêt. Chi ngân sách Nhà nước cho cơ quan hành chính nhà nước bao gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên, trong giới hạn luận văn này chỉ đề cập đến các khoản chi thường xuyên. Các khoản chi thường xuyên Chi thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị là khoản chi để duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị này, thường ít có biến động lớn qua các năm, các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ nét. Chi thường xuyên của các cơ quan hành chình Nhà nước bao gồm: Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp; chi vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc; chi hội nghị, công tác phí; chi phí thuê mướn, chi đoàn ra, đoàn vào; chi sửa chữa tài sản cố định; chi nghiệp vụ chuyên môn,….Chi đầu tư phát triển của các cơ quan hành chính Nhà nước gồm: Chi xây dựng trụ sở làm việc, chi mua sắm tài sản cố định cho công tác chuyên môn (ô tô, trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị tin học, máy điều hòa,…). Bên cạnh các nội dung chi trên, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, trong phạm vi kinh phí được giao tự chủ, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có quyền hạn và trách nhiệm: - Được tự quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi cho phù hợp, được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả. - Được quyết định mức chi cho từng nội dung công việc phù hợp với đặc thù của cơ quan nhưng không được vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi 27
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (trong trường hợp quy định khung mức chi thì không được vượt quá mức chi cụ thể do Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan Trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định). - Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định giao khoán toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên cho từng bộ phận để chủ động thực hiện nhiệm vụ. Việc quản lý và sử dụng kinh phí khoán bảo đảm đúng quy trình kiểm soát chi và chứng từ, hóa đơn theo quy định của pháp luật, trừ một số khoản chi thực hiện khoán không cần hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính, gồm: Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Chi công tác phí; Chi tiền điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với các chức danh lãnh đạo; Chi văn phòng phẩm. - Được quyết định sử dụng toàn bộ kinh phí tiết kiệm được theo quy định. - Sử dụng các khoản phí, lệ phí được để lại theo đúng nội dung chi, không được vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định tại văn bản hướng dẫn sử dụng phí, lệ phí được để lại. Đối với kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được: Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm. Kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau: - Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động: Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so với tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để trả thu nhập tăng 28
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thêm cho cán bộ, công chức và người lao động. Quỹ tiền lương để trả thu nhập tăng thêm một năm được xác định theo công thức: QTL = Lmin x K1 x K2 x L x 12 tháng Trong đó: QTL: Là Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ của cơ quan được phép trả tăng thêm tối đa trong năm; Lmin: Là mức lương cơ sở (đồng/tháng) hiện hành do nhà nước quy định; K1: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập (tối đa không quá 1,0 lần); K2: Là hệ số lương ngạch, bậc, chức vụ bình quân của cơ quan; L: Là số biên chế được giao và số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về chi trả thu nhập tăng thêm: Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi trên đây, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ, công chức và người lao động (hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người (hoặc từng bộ phận trực thuộc). Người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn; không thực hiện việc chia thu nhập tăng thêm cào bằng bình quân hoặc chia theo hệ số lương. Mức chi trả cụ thể do Thủ trưởng cơ quan quyết định sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan [10]. Các cơ quan, đơn vị phải đảm bảo yêu cầu cung cấp đầy đủ và quản lý có hiệu quả các khoản chi đáp ứng nhu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. 1.2.3. Quản lý quy trình ngân sách 29
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2.3.1. Lập dự toán Lập dự toán là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập dự toán nhằm xác lập các chỉ tiêu thu chi của cơ quan, đơn vị dự kiến có thể đạt được trong năm kế hoạch, đồng thời xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế - tài chính để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra. Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán trong một cơ quan, đơn vị là nhằm phân tích, đánh giá các khoản thu, chi tài chính trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đưa ra các chỉ tiêu thu, chi tài chính sát với thực tế sao cho có hiệu quả nhất. Do đó, việc lập dự toán phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu, chi dự kiến theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, thực hiện nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo đồng thời phải kèm theo các báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán. Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ Tài chính và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ lập dự toán ngân sách theo đúng quy định, trong đó xác định và thể hiện rõ dự toán chi ngân sách quản lý hành chính đề nghị giao thực hiện chế độ tự chủ, đồng thời; có thuyết minh chi tiết theo nội dung công việc, gửi cơ quan chủ quản cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp. Tính ưu việt của lập dự toán là dễ thực hiện. Hạn chế của lập dự toán: Đôi khi nếu nhà quản lý không tiên lượng được các nhiệm vụ phải thực hiện trong năm kế hoạch, không đưa vào dự toán, thì trên nguyên tắc sẽ không được chi tiêu để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, nếu như có Quyết định giao thêm nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan hành chính nhà nước vẫn được cấp dự toán bổ sung nguồn để thực thi nhiệm vụ đó. 1.2.3.2. Thực hiện dự toán 30
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thực hiện dự toán trong các cơ quan hành chính nhà nước là khâu tiếp theo khâu lập dự toán trong chu trình ngân sách. Thực hiện dự toán của các cơ quan hành chính nhà nước là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị trở thành hiện thực. Quá trình thực hiện dự toán ngân sách, nhằm đạt các mục tiêu sau: - Biến các chỉ tiêu ghi trong dự toán năm của đơn vị từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ đó, góp phần biến các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. - Thông qua việc thực hiện dự toán của các cơ quan, đơn vị tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế tài chính của Nhà nước. Khi tiến hành hoạt động quản lý tài chính trong một cơ quan, đơn vị để đảm bảo thu, chi có hiệu quả, cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào các Nghị định và Thông tư hướng dẫn của Nhà nước. Quá trình thực hiện thu chi phải đảm bảo đúng theo pháp luật quy định trên cơ sở việc thực hiện phải cân đối giữa thu và chi. Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện dự toán thu - Thực hiện dự toán thu từ nguồn ngân sách nhà nước Đối với khoản thu từ ngân sách nhà nước, cơ quan đơn vị được cấp qua Kho bạc nhà nước dưới hình thức Kho bạc nhà nước sẽ cấp các khoản thu trên cơ sở dự toán chi thường xuyên và chi không thường xuyên theo dự toán đã được phê duyệt. Tổ chức thực hiện dự toán đối với các nguồn thu khác Ngoài các khoản thu trên thì các cơ quan đơn vị có các khoản thu khác như: Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, các khoản viện trợ không hoàn lại, thu từ thanh lý tài sản,... Các khoản thu này phát sinh không thường xuyên và không lớn, nhưng có tính 31
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chất không hoàn trả nên chúng có tác dụng quan trọng trong bổ sung tăng cường thêm nguồn lực tài chính cho cơ quan, đơn vị Riêng cơ quan hành chính nhà nước không có nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ quan hành chính nhà nước chỉ có nguồn thu từ phí, lệ phí được để lại theo quy định để chi cho công tác liên quan đến công tác này. Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện dự toán chi Thơi gian thực hiện chấp hành dự toán chi thường xuyên được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Trong quá trình thực hiện dự toán chi phải dựa trên những căn cứ sau: - Dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu hoặc tổng mức chi nếu đó là kinh phí đã nhận khoán, đã được duyệt trong dự toán. - Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu thường xuyên trong mỗi kỳ báo cáo, các khoản chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị luôn bị giới hạn bởi khả năng huy động các khoản thu thường xuyên. - Dựa vào chính sách, chế độ chi thường xuyên hiện hành. Đây là căn cứ mang tính pháp lý cho công tác thực hiện chấp hành dự toán chi thường xuyên. - Nguyên tắc trong quá trình thực hiện dự toán chi thường xuyên  Quản lý theo dự toán: Những khoản chi thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi và được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh, các cơ quan đơn vị phải thực hiện chi theo dự toán được duyệt.   Tiết kiệm, hiệu quả: Nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì dường như không có mức giới hạn nào. Do đó, các cơ quan, đơn vị phải xây dựng được các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng hay tính chất công việc, đồng thời phải có tính thực tiễn cao. Bên cạnh đó là có thứ tự ưu tiên cho các loại hình hoạt động hoặc theo các nhóm chi sao cho với 32
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất lượng cao.  Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước là phương thức thanh toán chi trả có sự tham gia của 3 bên: Đơn vị sử dụng ngân sách; Kho bạc Nhà nước; tổ chức, cá nhân được nhận các khoản tiền do đơn vị sử dụng ngân sách chi trả bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Do đó, tất cả các khoản chi thường xuyên phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình cấp phát, thanh toán. 1.2.3.3. Quyết toán Quyết toán là khâu cuối cùng trong quá trình quản lý tài chính năm. Quyết toán là quá trình kiểm tra rà soát, chỉnh lý số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện dự toán năm. Công tác quyết toán thực hiện tốt sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá lại việc thực hiện kế hoạch tài chính năm. Từ đó rút ra kinh nghiệm thiết thực cho công tác lập và chấp hành dự toán năm sau. Nguyên tắc quyết toán ngân sách nhà nước Về số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Số quyết toán thu ngân sách nhà nước là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước. Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực thanh toán hoặc đã được phép hạch toán chi theo quy định. Về nội dung báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải theo đúng các nội dung trong dự toán được giao và theo mục lục ngân sách nhà nước, phải có báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu thu, chi ngân sách so với dự toán. Về trách nhiệm, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết 33
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 toán của đơn vị, chịu trách nhiệm về những khoản thu, chi hạch toán, quyết toán sai chế độ. Trình tự lập, xét duyệt, thẩm định và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước Đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán ngân sách năm theo chế độ quy định và gửi đơn vị dự toán cấp trên. Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc. Cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I [23,tr.98,99]. 1.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra tài chính Hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước là chức năng quan trọng nhằm xem xét, đánh giá việc tuân thủ các chế độ, quy định quản lý về tài chính, sự trung thực, chính xác về số liệu, thông tin tài chính và hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn tài chính của cơ quan, đơn vị, góp phần làm cho các cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn. Đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp Sở, ban ngành, đơn vị trực tiếp thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính là Sở Tài chính. Ngoài ra, đối với cơ quan hành chính nhà nước còn có công tác tự kiểm tra tài chính, đây là một yêu cầu mang tính bắt buộc, nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp, đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính, kế toán tại cơ quan.[24,tr.314,326,327] 1.2.4. Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ Để chủ động sử dụng kinh phí tự chủ được giao, quản lý sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ cho cán bộ, 34
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 công chức và người lao động trong cơ quan thực hiện, Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi. Quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ ban hành sau khi có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn cơ quan và phải được công khai trong toàn cơ quan, phải gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch để kiểm soát chi theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát. Khi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức hoặc chế độ khoán trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trường hợp Quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan xây dựng vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính có trách nhiệm yêu cầu cơ quan ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ điều chỉnh lại cho phù hợp. Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, cơ quan phải bảo đảm có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định. 1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ quan nhà nước tại Hoa Kỳ Hoa Kỳ là một quốc gia rộng lớn, tổ chức nhà nước theo mô hình Liên bang và tổ chức theo mô hình ngân sách phân tán, bao gồm: Ngân sách Liên bang; Ngân sách của 50 bang và ngân sách cấp dưới bang (trong đó chia thành 02 loại: Thứ nhất là 38.910 đơn vị hành chính cấp quận, thành phố và thị trấn, được phân chia theo lãnh thổ (tương tự như các cấp ủy ban nhân dân tỉnh, quận huyện, phường xã ở Việt Nam); Thứ hai là là 51.146 đơn vị thực 35
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hiện cung cấp một hoặc một số dịch vụ công theo nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền thành lập giao (tương tự như các đơn vị sự nghiệp nhưng hoạt động tự chủ độc lập về mặt tài chính, có ngân sách riêng, có quyền thu thuế, bên cạnh việc thu các khoản phí, lệ phí và có quyền đi vay)). Phạm vi luận văn chỉ nghiên cứu về kinh phí cho các cơ quan hành chính nhà nước nên sẽ không đề cập đến các đơn vị sự nghiệp. Về nguồn lực tài chính Ngân sách của Liên bang và các bang về cơ bản là độc lập với nhau, mỗi cấp có quyền khai thác nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí, tài nguyên và các khoản thu khác trong phạm vi quản lý để thực hiện các nhiệm vụ chi riêng của mình. Tính độc lập về ngân sách nhà nước giữa các cấp ở Hoa Kỳ thể hiện ở việc tổ chức theo hướng ngân sách cấp nào có nguồn thu riêng trên địa bàn cấp đó quản lý, dùng để chi cho các nhiệm vụ chi trên địa bàn. Tất nhiên, việc quy định các khoản thuế phải có sự thông qua của các cơ quan lập pháp (Nghị viện, Hội đồng) và mức thu ngân sách này phải phù hợp với tiềm năng ngân sách của địa phương. Quyền đánh thuế được quy định trong Hiến pháp và luật của các bang, còn loại thuế gì, cơ sở thuế, thuế suất và ưu đãi thuế như thế nào được Liên bang, bang và các chính quyền địa phương, đơn vị có ngân sách riêng tự quy định. Ví dụ, với thuế thu nhập cá nhân, chính quyền Liên bang đánh thuế thống nhất trên toàn quốc, chính quyền cấp bang có thể đánh thêm về thuế này trong phạm vi của bang để tạo nguồn thu cho ngân sách bang và cũng có thể quy định các chính sách ưu đãi thuế đối với các sắc thuế do mình ban hành; chính quyền cấp dưới bang cũng có quyền tương tự. Các cấp chính quyền, đơn vị có ngân sách riêng có trách nhiệm giải trình về việc sử dụng số thu này để cung cấp dịch vụ công cho người dân. Nhiệm vụ chi của ngân sách 36
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Về cơ bản, Chính quyền Liên bang chỉ quản lý các vấn đề mang tính chất quốc gia, như: quốc phòng, an ninh, đối ngoại, các vấn đề liên quan đến nhiều bang, các chương trình an sinh xã hội có quy mô toàn quốc. Chính quyền Liên bang có quyền hạn khá giới hạn trong việc can thiệp vào công việc thuộc nội bộ của các bang, được quy định trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Mỗi bang tự đảm bảo các khoản chi của mình như "một quốc gia riêng". Đối với các cấp chính quyền địa phương và đơn vị có ngân sách riêng, trên nguyên tắc do chính quyền bang tổ chức, nhưng về cơ bản được tổ chức theo nguyên tắc độc lập, việc của ai người đấy lo và tự đảm bảo từ nguồn thu của mình (từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác). Chính quyền các thành phố, huyện, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ chi chung, như an ninh trật tự, y tế, vui chơi giải trí, dịch vụ tiện ích (điện, nước…). Về chu trình việc thực hiện ngân sách Do tính chất độc lập giữa các cấp chính quyền, việc lập dự toán, chấp hành dự toán và kiểm toán, báo cáo ngân sách của Liên bang, bang và mỗi đơn vị ngân sách được thực hiện độc lập với nhau. Chu trình ngân sách của tất cả các cấp chính quyền đều bao gồm ba bước cơ bản: Lập dự toán ngân sách nhà nước, chấp hành ngân sách nhà nước, kiểm toán và báo cáo ngân sách nhà nước. a) Lập dự toán Do sự phân lập rõ rệt giữa bộ máy hành pháp và tư pháp ở Hoa Kỳ. Trong bước lập dự toán ngân sách Liên bang Hoa Kỳ, ở giai đoạn thứ nhất, chính quyền Tổng thống xây dựng và đệ trình dự toán ngân sách lên lưỡng viện, ở giai đoạn thứ hai, lưỡng viện xem xét và thông qua dự toán ngân sách. Về trình tự thông qua ở Nghị viện, dự toán được đệ trình lên Nghị viện sẽ được chia ra thành từng gói cho các tiểu ban của Hạ viện và Thượng viện. Các tiểu ban này sẽ chất vấn các Bộ thuộc thẩm quyền của mình về ngân sách của Bộ đó. Quá trình này được diễn ra đầu tiên ở Hạ viện, sau khi ngân sách 37
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 được thông qua ở Hạ viện, một quá trình tương tự diễn ra ở Thượng viện. Khi dự toán đã được cả hai viện thông qua, một ủy ban chung của lưỡng viện sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp và xây dựng thành bản ngân sách chung của Nghị viện và gửi cho Tổng thống. Sau khi Tổng thống ký thông qua, bản ngân sách này sẽ thành Luật ngân sách năm và được thực thi trong năm ngân sách tiếp theo. Dự toán ngân sách của chính quyền Liên bang Hoa Kỳ được phân chi tiết theo từng chương trình, từng Bộ, nguồn vốn và khoản chi, kèm theo bản thuyết minh chi tiết đến từng hạng mục chi cụ thể. Bên cạnh đó, thuyết minh dự toán của các Bộ còn kèm theo kế hoạch cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng (số lượng, mức độ cung cấp, đối tượng thụ hưởng,…). Mặt khác, cơ quan ngân sách của Nghị viện Hoa Kỳ (CBO) cũng lập một bản dự toán độc lập để đối chiếu, làm căn cứ để thẩm tra dự toán của Tổng thống. b) Chấp hành dự toán Luật ngân sách Liên bang hàng năm, sau khi được Tổng thống phê chuẩn, sẽ được thực thi trong năm tài khóa. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định “Tất cả các khoản chi ngân sách phải được thông qua bởi Luật, ngoài ra không có khoản tiền nào được phép rút khỏi Kho bạc”. Thời hạn này không nhất thiết là một năm mà có thể dài hơn, thậm chí là vô thời hạn. Việc thu, chi ngân sách được kiểm soát tập trung thông qua Kho bạc Liên bang. Kho bạc có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các khoản chi (tiền kiểm) trước khi xuất quỹ. Trừ khi hết hạn hoặc bị hủy bỏ, các Bộ được phép sử dụng quyền chi tiêu của mình. c) Kiểm toán và đánh giá ngân sách nhà nước Việc quyết toán trong hệ thống ngân sách Hoa Kỳ được thực hiện khá đơn giản, do dự toán ngân sách được lập kỹ càng, dự toán được đưa thành Luật và việc chi tiêu được kiểm soát khá chặt chẽ. Chu trình ngân sách ở Hoa Kỳ kết thúc sau khi việc kiểm toán kết thúc. Cơ quan kiểm toán Liên bang 38
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hoa Kỳ (GAO) chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm toán các cơ quan và các chương trình của Liên bang và báo cáo kết quả với Nghị viện xem xét hoặc đưa ra Tòa án xét xử nếu phát hiện sai phạm về ngân sách nhà nước. Nội dung kiểm toán bao gồm kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động. Kiểm toán tài chính nhằm đánh giá việc tuân thủ ngân sách, các chính sách, định mức, tiêu chuẩn, hợp đồng, đánh giá tình hình tuân thủ chế độ kế toán, chế độ báo cáo tài chính, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (hệ thống kế toán) của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá hiệu năng và hiệu quả chi tiêu ngân sách, phát hiện các khoản chi tiêu không hiệu quả và nguyên nhân của các khoản chi tiêu này, đánh giá việc thực hiện các quy định có liên quan về kiểm soát hiệu quả, hiệu năng của các Bộ cũng như hiệu quả của các chương trình của Chính phủ [27]. 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm Sự phân lập mạnh mẽ giữa ba nhánh quyền lực ở Hoa Kỳ đặt ra yêu cầu trong việc giám sát ngân sách của Nghị viện, đồng thời việc tăng cường trách nhiệm giải trình của Tổng thống cũng đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả trong tổ chức ngân sách. Bên cạnh đó là sự độc lập giữa các cấp chính quyền kết hợp với cơ chế công khai và trách nhiệm giải trình cá nhân cao cho phép thực hiện mô hình ngân sách độc lập ở từng cấp của Hoa Kỳ, từ đó việc quản lý của Tổng thống (hoặc thống đốc), cũng như việc giám sát của Nghị viện tập trung hơn, sát sao hơn, chi tiết hơn. Các bang và chính quyền địa phương nhờ đó cũng tự do phát huy thế mạnh của mình. Việc xây dựng dự toán được thực hiện kỹ càng và kiểm soát chi chặt chẽ qua tiền kiểm và hậu kiểm giúp giảm thời gian giai đoạn quyết toán, đánh giá ngân sách. Đối chiếu với chu trình quản lý ngân sách tại Việt Nam có thể thấy rằng ngân sách nhà nước của Hoa Kỳ không giới hạn nguồn thu cho cấp Bang, mỗi Bang đều thực hiện việc thu chi ngân sách như một quốc gia riêng, điều này có tác dụng tích cực trong việc tạo điều kiện cho các đơn vị chủ 39
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 động trong cân đối thu chi – đồng thời là nghĩa vụ thực hiện chất lượng dịch vụ công, trách nhiệm giải trình cá nhân. Trong công tác lập dự toán được phân chia chi tiết theo từng chương trình, từng Bộ, nguồn vốn và khoản chi, kèm theo bản thuyết minh chi tiết đến từng hạng mục chi cụ thể, kèm theo kế hoạch cung cấp dịch vụ công cộng (số lượng, mức độ cung cấp, đối tượng thụ hưởng,..), quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, bất cứ khoản chi nào muốn chi đều phải có giải trình cụ thể chi vào mục đích gì và hiệu quả sử dụng đến đâu. Bên cạnh đó, trong quá trình thẩm tra dự toán, có một cơ quan ngân sách độc lập để làm một bản dự toán đối chiếu với bản dự toán của Tổng thống. Trong khi đó, tại Việt Nam, Sở Tài chính là đơn vị trực tiếp thẩm tra, phân bổ dự toán cho các đơn vị cùng cấp, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh và Bộ Tài chính, không có đơn vị độc lập nào thẩm tra dự toán của các cơ quan hành chính nhà nước. Đối với công tác kiểm toán, Hoa Kỳ ngoài việc kiểm toán tài chính về việc tuân thủ quy định, chế độ kế toán chặt chẽ, chế độ báo cáo tài chính, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ còn có một bước rất quan trọng đó là kiểm toán hoạt động đánh giá hiệu năng và hiệu quả chi tiêu ngân sách, phát hiện các khoản chi tiêu không hiệu quả và nguyên nhân của các khoản chi tiêu này, đánh giá việc thực hiện các quy định có liên quan về kiểm soát hiệu quả, hiệu năng của các Bộ cũng như hiệu quả của các chương trình của Chính phủ. Đây là một bước rất quan trọng mà hiện nay Việt Nam chưa làm được, ngân sách chi ra nhưng chưa đánh giá được chất lượng sử dụng ngân sách hiệu quả hay không, công khai, minh bạch trong quá trính sử dụng ngân sách đồng thời là trách nhiệm giải trình thuộc về cá nhân sẽ giúp ích cho các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng ngân sách có hiệu quả hơn. Khác với Hoa Kỳ, Việt Nam tổ chức nhà nước theo mô hình nhà nước thống nhất, có phân công, phân cấp và quy định mối quan hệ giữa các ngành, 40
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 giữa cấp trên và cấp dưới trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. ngân sách nhà nước ở Việt Nam tổ chức theo mô hình ngân sách thống nhất. Nguồn thu được phân chia giữa ngân sách các cấp, có sự điều tiết, bổ sung của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, và nhiệm vụ chi được phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương, thống nhất về các khoản thu và mức thu của ngân sách nhà nước; thống nhất về tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi; thống nhất về phân cấp quản lý, thực hiện chu trình ngân sách nhà nước và tổng hợp dự toán, quyết toán chung theo cùng niên độ ngân sách; xử lý các vấn đề bội chi, vay, trả nợ, kết dư ngân sách theo các nguyên tắc được quy định chung trong Luật ngân sách nhà nước… Việc quản lý tập trung, thống nhất của hệ thống ngân sách có những ưu điểm rõ rệt khi các chính sách, chế độ, đặc biệt là các chính sách về thuế, được thực hiện một cách thống nhất, công bằng trên cả nước, ngân sách được cấp trên điều tiết để hỗ trợ cho các địa phương khó khăn và cho các địa phương trọng điểm kinh tế, qua đó phát triển một cách đồng đều và bảo đảm an ninh, xã hội, đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cơ chế lồng ghép ngân sách trong thời gian qua cũng gây ra những bất cập không nhỏ, như yêu cầu tổng hợp ngân sách từ dưới lên dẫn đến tăng thời gian, thủ tục, yêu cầu về phân bổ ngân sách từ trên xuống và quản lý tập trung dẫn đến cơ chế xin – cho, tiêu cực, cơ chế phân chia khoản thu giữa các cấp ngân sách nhiều khi chưa tạo động lực thực sự cho ngân sách cấp dưới chăm lo quản lý, nuôi dưỡng nguồn thu. Ngân sách được quản lý tập trung và tổng hợp từ dưới lên nhưng quyền lực quyết định về ngân sách của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp chưa thực sự được phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ chế công khai thời gian qua còn yếu kém, nặng về hình thức, nội dung báo cáo công khai chưa thực sự đáp ứng nhu cầu chi tiết, vì vậy đã làm hạn chế hiệu quả của cơ chế này. 41
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tóm tắt chương 1 Trong chương này tác giả đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận chung về cơ quan hành chính nhà nước nói chung, đặc thù của cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân cấp tỉnh và cụ thể là công tác của Sở Xây dựng. Ngoài ra là những quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành những quy định chi tiết, cụ thể để các cơ quan, đơn vị có thể thực hiện Nghị định này theo đúng định hướng, giải quyết một phần thực tế sử dụng ngân sách tràn lan, kém hiệu quả. Từ những quy định trong việc quản lý nguồn thu ngân sách, chi ngân sách theo đúng dự toán và mục lục ngân sách. Xuyên suốt trong chu trình là lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải có những kế hoạch dự trù kinh phí đồng thời chủ động sử dụng nguồn ngân sách được cấp có thẩm quyền giao. Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của Hoa Kỳ, học hỏi kinh nghiệm của Pháp, Singapore, Đức trong luận văn của tác giả Nguyễn Ngọc Đức [28] để làm bài học cho công tác quản lý ngân sách tại Việt Nam. Đây là những cơ sở khoa học để làm nền tảng cho những tìm hiểu thực tế trong chương tiếp theo của tác giả trong luận văn.
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149