SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. Cơ sở lí luận về phát triển kinh tế
1.1.1. Các khái niệm và quan niệm về phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1.1. Các khái niệm
a) Phát triển
Theo quan điểm triết học, phát triển là khái niệm chỉ sự thay đổi về quy mô và
chất lượng của một sự vật, một hiện tượng trong thời gian và không gian nhất định. Sự
thay đổi này bao hàm cả tăng lên và giảm đi về quy mô và sự thay đổi chất lượng của
sự vật, một hiện tượng trong thời gian và không gian nhất định. Như vậy, phát triển là
khái niệm về sự tồn tại và vận động không ngừng của sự vật, hiện tượng trong một thời
gian và không gian cụ thể. Trong sự phát triển nói chung thì phát triển kinh tế là bộ
phận quan trọng nhất. Song phát triển kinh tế không thể là mục đích phải đạt được bằng
mọi giá, mà phải góp phần để đạt được mục tiêu chung của toàn bộ sự phát triển [23].
b) Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) mọi mặt
về kinh tế trong một thời điểm nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô
sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội [15].
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Là quá trình biến đổi cả về chất và lượng; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá
trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội. Theo cách hiểu trên nội dung của
phát triển kinh tế gồm:
- Sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình
quân trên mỗi đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền
kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất và thực hiện các mục tiêu khác
của sự phát triển.
- Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự
biến đổi về chất của nền kinh tế. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta dựa vào dấu hiệu về
dạng cơ cấu ngành mà quốc gia đó đạt được.
- Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng cảu
sự phát triển kinh tế trong mỗi quốc gia là tăng trưởng kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, mà việc xóa bỏ đói nghèo, suy dinh dưỡng, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế,
nước sạch, giáo dục, tuổi thọ bình quân tăng… Hoàn thiện tiêu chí trên là sự thay đổi
về chất xã hội của quá trình phát triển.
Phát triển kinh tế bền vững: Từ thập niên 70, 80 của thế kỉ XX, khi tăng truởng
kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã đạt được tốc độ khá cao, người ta bắt đầu lo
nghĩ đến những ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con
người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Đến năm 1987, trong báo cáo về
Tương lai của chúng ta đã khẳng định phát triển kinh tế và môi trường là không thể
tách rời và phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ
hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Điểu kiện để phát triển bền vững là phải có sự chuyển giao các nguồn lực cho phát triển
KTXH, sao cho thế hệ tương lai vẫn có đủ số lượng nguồn lực không ít hơn những gì
mà thế hệ tương lai hiện đang có, để họ có mức sống bằng hoặc tốt hơn so với thế hệ
hiện tại.
Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế - xã hội và
môi trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người ở các thế
hệ hiện tại và tương lai [15].
c) Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh quy mô tăng lên hay giảm
đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ
trước đó. “Tăng trưởng kinh tế theo nghĩa chung nhất, là mức tăng lượng của cải (tài
sản) trong một thời kỳ nhất định” [15].
Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng
trưởng. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc
độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng
nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, do đó tăng
trưởng kinh tế không phản ánh được sự biến đổi của cơ cấu KT­XH, đời sống tinh thần
và văn hoá của dân cư, không đánh giá chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác
nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch nông thôn và thành thị có thể
tăng cao và bất bình đẳng xã hội. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống
có thể không tăng, môi trường có thể bị huỷ hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn
kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả.
1.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá về tăng trưởng kinh tế
[19] a. Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross output)
Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ
của một quốc gia trong một thời kì nhất định. Tổng giá trị sản xuất có thể được tính
theo hai cách. Thứ nhất, đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các
ngành trong toàn bộ nền kinh tế. Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi
phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA).
b. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross domestic Product)
GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt
động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ quốc gia tạo nên. Đại lượng này thường được tiếp
cận theo các cách khác nhau:
Về phương diện sản xuất: GDP là tổng giá trị gia tăng của các ngành, các khu
vực sản xuất và dịch vụ trong nước sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian.
Về phương diện tiêu dùng: GDP được xác định là tổng giá trị của tiêu dùng cuối
cùng của các hộ gia đình (C), các khoản chi tiêu của chính phủ (G), tổng đầu tư tích
luỹ tài sản (I), giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X - M).
Về phương diện thu nhập: GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành
thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, gồm: thu nhập của người có sức lao động dưới
hình thức tiền công và tiền lương (w); thu nhập của người có đất cho thuê (R), thu nhập
của người có tiền cho vay (In), thu nhập của người có vốn (pr), khấu hao vốn cố định
(Dp) và thuế kinh doanh (Tl).
c. Tổng thu nhập quốc dân (GNI - Gross national income)
GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân
của một nước tạo nên trong khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khoản hình thành từ thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính cả các khoản
nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài. Sự gia tăng thêm GNI thực tế đó chính
là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hoạt động kinh tế đem
lại.
d. Thu nhập quốc dân (NI – National income)
Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong khoảng thời
gian nhất định. NI chính là GNI sau khi đã trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế
(Dp). NI phản ánh phần của cái thực sự mới được tạo ra hàng năm.
e. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI – National disposable income)
Là phần thu nhập quốc gia dành cho thu nhập cuối cùng và tích luỹ thuần trong
một thời kì nhất định. Thực tế NDI là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh các
khoản thu, chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú và không thường
trú.
g. Thu nhập bình quân đầu người
Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn được sử dụng để đánh
giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia (GDP/người, GNI/người).
Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân người là những chỉ báo quan trọng phản
ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung.
1.1.1.3. Cơ cấu kinh tế [16], [19]
a. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng
tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
Cơ cấu kinh tế được hiểu là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền
kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa
các bộ phận với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện
kinh tế- xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể.
Nếu các thước đo tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ
cấu kinh tế là thể hiện mặt chất kinh tế trong quá trình phát triển. Đánh giá sự phát triển
kinh tế cần xem xét một cách toàn diện các góc độ của cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế
biểu hiện dưới nhiều dạng khác như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế,
cơ cấu lãnh thổ kinh tế v.v... Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế phản ánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN12 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành là một nội dung quan trọng của quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá đât nước.
b. Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế (gọi tắt là cơ cấu ngành) là bộ phận cấu thành cơ bản của
nền kinh tế quốc dân. Là tổng hợp các ngành (lĩnh vực) của nền kinh tế được sắp xếp
theo một tương quan tỷ lệ nhất định. Ở chừng mực nhất định, cơ cấu ngành phản ánh
trình độ phân công lao động của nền kinh tế nói chung và trình độ phát triển sức sản
xuất nói riêng.
Về lý thuyết cơ cấu ngành kinh tế thể hiện cả về mặt định lượng và định tính.
Mặt định lượng chính là quy mô và tỷ trọng chiếm về GDP, lao động, vốn của mỗi
ngành trong tổng thể kinh tế quốc dân. Mặt định tính thể hiện vị trí và tầm quan trọng
của mỗi ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân.Các nước đang phát triển có xuất phát
điểm thấp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp của các
nước này thường chiếm từ 20% - 30% GDP. Trong khi đó ở các nước phát triển, tỷ
trọng thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm từ 1% - 7%. Trong quá trình phát triển, cơ
cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia đều có sự chuyển đổi theo một xu hướng chung là
tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm đi, trong khi đó tỷ trọng của các ngành công
nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.
Cần phải hiểu co cấu ngành kinh tế theo những nội dung sau:
Trước hết, đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành, số lượng ngành
kinh tế không cố định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao
động xã hội.
Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội, biểu
hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo
ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. Các ngành kinh tế được phân thành ba khu vực: Khu
vực I bao gồm ngành nông- lâm- ngư nghiệp; Khu vực II gồm các ngành công nghiệp
và xây dựng ; Khu vực III gồm các ngành dịch vụ.
Khu vực I có đặc điểm là phụ thuộc nặng vào tự nhiên, năng suất lao động và
hiệu quả kinh tế thấp. Do đó trong cơ cấu các ngành kinh tế khu vực I càng chiếm tỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN13 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trọng lớn, khu vực II và III chiếm tỷ trọng nhỏ thì nền kinh tế càng phụ thuộc vào tự
nhiên, năng suất và hiệu quả của nền sản xuất xã hội càng thấp và ngược lại với khu
vực I chiếm tỷ trọng nhỏ nền kinh tế ít phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất suất và hiệu
quả của nền sản xuất xã hội cao. Bởi vậy cơ cấu kinh tế theo ngành thay đổi theo hướng
: giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III được coi là sự tiến bộ và sự
thay đổi đó là nội dung của phát triển kinh tế.
c. Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế là tương quan theo tỷ lệ giữa các thành phần kinh tế
tham gia vào các ngnàh, lĩnh vực hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Là dạng cơ
cấu phẩn ánh tính chất xã hội hoá về tư liệu sản xuất và tài sản của nền kinh tế. Ở Việt
Nam hiện nay tồn tại 6 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế
cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và thành phần kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là động lực
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
d. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế
Cơ cấu lãnh thổ là tương quan tỷ lệ giữa các vùng trong phạm vi quốc gia được
sắp xếp một cách tự phát hay tự giác có chủ định.
Cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành có mối quan hệ qua lại với nhau, Cơ cấu lãnh
thổ được hình thành và gắn liền với cơ cấu ngành và cùng thể hiện trong vùng kinh tế.
Trong cơ cấu lãnh thổ có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trên một không gian cụ thể.
Xu thế phát triển của cơ cấu lãnh thổ là tổng hợp, đa dạng với sự ưu tiên của một vài
ngành có ưu thế trội, liên quan đến phân bố dân cư, phù hợp với điều kiện cụ thể của
vùng. Sự phân bố và phát triển các ngành không thể ở ngoài lãnh thổ được. Tiêu chuẩn
đánh giá cơ cấu lãnh thổ là hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.
e. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp
với môi trường phát triển. Về thực chất, đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên cả ba mặt
(ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế) nhằm hướng sự phát triển của cả nền kinh tế vào
các chiến lược KTXH đã được đề ra cho từng thời kì cụ thể. Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc và có khả năng hội nhập
với khu vực và thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN14 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển xã hội [19]
a. Nhóm số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người phản ánh mức
sống: nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầ hấp thụ lượng calo tối thiểu bình
quân trên một ngày đêm của con người (2100 – 2300 calo) đảm bảo khả năng sống và
làm việc bình thường, có xét tới cơ cấu nam nữ, trọng lượng cơ thể cũng như điều
kiện khí hậu, môi trường.
b. Nhóm chỉ tiêu giáo dục và trình độ dân trí: Tỷ lệ người lớn biết chữ (từ 15
tuổi trở lên) phân theo giới tính, khu vực; tỷ lệ nhập học các cấp, số năm đi học trung
bình (từ 7 tuổi trở lên); tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục so với tổng chi ngân sách hoặc
so với GDP.
c. Nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khoẻ bao gồm: Tuổi thọ
trung bình tính từ thời điểm mới sinh; tỷ lệ trẻ em chết có thể tính cho những trẻ em
chết trong vòng 1 năm hoặc 5 năm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn
chiều cao, cân nặng; tỷ lệ bà mẹ tử vong vì lý do sinh sản được tính bằng bà mẹ trong
thời gian mamg thai hoặc sau khi sinh so với 1000 trẻ em sinh ra còn sống; tỷ lệ trẻ em
được tiêm phòng dịch; tỷ lệ chi ngân sách cho y tế.
d. Nhóm chỉ tiêu về dân số và việc làm bao gồm: Tốc độ gia tăng dân số tự
nhiên; tỷ lệ thất nghiệp thành thị; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn.
Tốc độ tăng dân số cao dẫn đến tốc độ tăng trưởng lao động lớn hơn so với khả năng
tănng trưởng việc làm và tình trạng thất nghiệp trở thành bức xúc của xã hội.
e. Chỉ số phát triển con người (HDI, Human Development Index): Là thước đo
tổng hợp về sự phát triển của con người, và mức độ hưởng các thành quả kinh tế của
dân cư. Bao gồm ba chỉ số như: tuổi thọ trung bình, mức độ phổ cập giáo dục, thu nhập
bình quân trên đầu người.
Như vậy HDI không chỉ phản ánh mức sống vật chất, mà còn đo lường cả mức
sống tinh thần của dân cư và do đó chỉ số này đo lường chính xác hơn chất lượng cuộc
sống của dân cư.
Ngoài ra còn các thước đo khác có thể được sử dụng như: số lần xem phim/
người/ năm, tỷ trọng các gia đình được sử dụng nước sạch, có ti vi, có tủ lạnh, điện
thoại, xe máy, ô tô v.v...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN15 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
g. Chỉ tiêu về nghèo đói và bất bình đẳng
Các chỉ tiêu thường sử dụng để đánh giá nghèo đói và bất bình đẳng về kinh tế
gồm: tỷ lệ hộ nghèo trong xã hội có sự phân chia theo vùng, giới tính và theo các tiêu
chuẩn quy định hiện hành quốc tế hoặc theo quốc gia; chỉ tiêu hệ số giãn cách thu nhập
xác định thu nhập giữa các bộ phận dân cư giàu nghèo trong xã hội.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế
1.1.2.1. Vị trí địa lí
Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Những
nhân tố này ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo thuận lợi hay
khó khăn trong thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế mở, tăng cường mở
rộng quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập vào đời sống KT - XH của khu vực và thế giới.
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lý là nguồn lực góp phần định
hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế.
Đối với quy mô lãnh thổ nhỏ như cấp huyện, yếu tố địa lý cũng tạo nên mối liên
kết, hợp tác cùng phát triển giữa các địa phương trong một tỉnh, thành phố và thực hiện
phân công lao động hợp lý giữa các địa phương.
1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là đối tượng lao động của con người
và là nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống vừa phục vụ cho phát triển
kinh tế. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên là nền tảng để phát triển sản xuất và phát triển
kinh tế. Những đặc trưng về tài nguyên thiên nhiên là sự phân bố tài nguyên, quy mô,
chất lượng tài nguyên sẽ quy định quy mô, phân bố và cơ cấu các ngành sản xuất [23].
* Theo công dụng có thể chia nguồn tài nguyên thiên nhiên thành các loại
sau: + Nguồn năng lượng
+ Các loại khoáng sản
+ Nguồn tài nguyên
rừng + Nguồn đất đai
+ Nguồn nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN16 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Biển và thuỷ sản
+ Khí hậu
* Theo khả năng tái sinh, bao gồm:
+ Tài nguyên có khả năng tái sinh thông qua hoạt động của con người: Nguồn
tài nguyên rừng và các loài động thực vật.
+ Tài nguyên có khả năng tái sinh vô tận trong thiên nhiên: Nguồn năng lượng
mặt trời, thuỷ triều, sức gió, thuỷ năng sông ngòi và các nguồn nước, không khí.
+ Tài nguyên không có khả năng tái sinh bao gồm những tài nguyên có qui mô
không đổi như đất đai và những tài nguyên khi sử dụng hết dần như các loại khoáng
sản, dầu khí.
Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là một nguồn lực rất quan trọng trong
phát triển kinh tế. Nó được xem là món quà của thiên nhiên ban tặng cho các quốc gia.
Những quốc gia giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ có những điều kiện đặc biệt thuận
lợi trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trên thế giới cũng đã có những quốc
gia nghèo tài nguyên khoáng sản (Nhật Bản, Singapo,..) nhưng họ biết phát huy tốt các
nguồn lực khác, nhất là nguồn lực con người thì vẫn đạt tốc độ tăng trưởng và phát
triển kinh tế nhanh chóng.
Số lượng và chất lượng của tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia không phải
hoàn toàn cố định. Nếu có sự đầu tư thoả đáng cho việc điều tra, nghiên cứu và phát
triển thì mỗi quốc gia có thể phát hiện được thêm những nguồn tài nguyên mới, mở
rộng được các nguồn tài nguyên đã có trong phạm vi biên giới quốc gia, nhằm nâng
cao tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế [9], [16], [22].
1.1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân cư và nguồn lao động
Con người là chủ thể tiến hành các hoạt động sản xuất, các hoạt động xã hội, cải
tạo và sử dụng tự nhiên. Số lượng và chất lượng dân cư, sự phân bố dân cư… là nhân
tố quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của
pháp luật có khả năng tham gia lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những
người ngoài độ tuổi lao động đang tham gia làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Nguồn lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất nuôi sống nhân loại mà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN17 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
còn sáng tạo ra công nghệ, thiết bị và sử dụng chúng vào quá trình sản xuất. Mặc khác
con người cũng chính là thị trường tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ xã hội. Dân số
càng đông, mức sống và nhu cầu càng cao, càng có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát
triển của các ngành kinh tế.
Sự phân bố dân cư ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên thường tập trung ở những nơi có dân số đông, nguồn lao động dồi dào trước
rồi mới lan toả ra những vùng xung quanh. Việc mở rộng phạm vi khai thác tài nguyên
sẽ dẫn đến sự di chuyển của một bộ phận dân cư để mở rộng phạm vi hoạt động sản
xuất đồng thời mở rộng thị trưởng tiêu thụ sản phẩm, qua đó thúc đẩy sản xuất ở những
vùng sâu, vùng xa kém phát triển, giảm sự chênh lệch vùng. [9], [23].
b. Khoa học và công nghệ
Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã mở ra khả năng rộng lớn trong việc
khám phá, khai thác và sử dụng nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Những phát triển
mới về năng lượng nguyên tử, mặt trời, địa nhiệt,... đã cho con người” chìa khoá” để
giải quyết tình trạng cạn kiệt tài nguyên hiện nay. Những nghiên cứu mới về sinh vật
biển, công nghệ sinh học,... không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, vật
nuôi, mà còn cải tạo môi trường sinh thái, kéo theo tuổi thọ con người. Chính khoa học
và công nghệ đã làm biến đổi chất lượng lao động theo hướng chuyển từ lao động thủ
công, cơ bắp sang lao động sử dụng, máy móc, lao động trí tuệ; làm biến đổi cơ cấu
nguồn lực lao động theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ
trọng lao động trong công nghiệp, dịch vụ, từ đó làm tăng năng suất lao động. Khoa
học và công nghệ còn làm cho việc huy động, tập trung và di chuyển vốn diễn ra một
cách nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và chính xác. Do đó làm cho hiệu quả sử dụng
vốn tăng lên.
Với tác động trên, khoa học và công nghệ đã mở ra khả năng chuyển chiến lược
phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu khi các nguồn tài nguyên đang dần bị
cạn kiệt.
c. Nguồn vốn
Nguồn vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho một quá trình sản xuất và là kết quả
của quá trình sản xuất trước đó. Để đảm bảo cho quá trình phát triển ổn định nền kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN18 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tế phải đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc, trang thiết bị, công
nghệ, mua các sáng chế, đào tạo nguồn nhân lực và các dịch vụ khác. Vì thế, việc gia
tăng nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng
trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích luỹ nội bộ của nền kinh tế.
Theo mục đích sử dụng của vốn không chỉ có sản xuất trực tiếp phục vụ cho việc
sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, mà còn bao gồm khối lượng đáng kể và
phong phú các hệ thống kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng khác phục vụ cho
các nhu cầu kinh tế- xã hội của đất nước.
Theo hình thức tồn tại cuả vốn, không chỉ có các loại vốn tồn tại dưới dạng vật
thể (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, công trình kiến trúc,..) mà còn các loại vốn phi
vật thể. Đó là kết quả của các loại hoạt động đầu tư cần thiết cho hoạt động của nền
kinh tế, những sản phẩm của nó không tồn tại dưới dạng vật thể, mà tồn tại dưới dạng
các phát minh, sáng chế, các giải pháp hữu ích hay đơn thuần chỉ là những khoản đầu
tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ngoài ra vốn còn tồn tại dưới dạng các tài sản chính (tiền, các loại cổ phiếu, trái
phiếu, các loại nợ khác,...). Tiền là cá loại tài sản chính cần đảm bảo cho các hoạt động
kinh tế diễn ra một cách bình thường, liên tục. Còn các loại cổ phiếu, trái phiếu, các
loại công nợ khác là phương thức để chuyển tiết kiệm thành đầu tư.
Đối với các nước đang phát triển hiện nay thì nguồn vốn để đầu tư phát triển sản
xuất đang là một vấn đề khó khăn, thiếu vốn cho đầu tư. Vốn đầu tư thường được huy
động từ hai nguồn trong nước và ngoài nước. Trong đó nguồn vốn trong nước có
ý nghĩa quyết định chính trong phát triển kinh tế. Nguồn vốn trong nước bao gồm:
ngân sách của Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp và tích luỹ của người dân. Bên
cạnh nguồn vốn trong nước, nguồn vốn từ nước ngoài được sử dụng để đầu tư cho phát
triển, tạo điều kiện để khai thác hiệu quả tiềm năng của đất nước, góp phần đẩy mạnh
phát triển kinh tế trong nước. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng,
đặc biệt đối với các nước đang phát triển khi bước vào thời kì CNH, vì nó tạo cơ hội
mở rộng sản xuất theo chiều sâu, giảm khoảng cách tụt hậu về công nghệ so với các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Nguồn vốn ngoài nước bao gồm: viện trợ phát
triển chính thức (ODA), viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO), đầu tư trực tiếp
của nước ngoài (FDI) và vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài [23].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN19 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
d. Thị trường
Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất
hàng hoá. Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó những người mua và
những người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua, người bán nhiều
hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay nên
bán hàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do cung cầu quyết định.
Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất
và tiêu dùng hàng, là yếu tố đảm bảo khâu tiêu dùng, xuất nhập, giá cả và tạo ra nhu
cầu mới, giúp cho quá trình tái sản xuất diễn ra không ngừng. Thị trường là yếu tố
hướng dẫn và điều tiết sản xuất cho các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Trong nền
kinh tế thị trường luôn có sự thay đổi do thị hiếu của người tiêu dùng, do đó biến đổi
nhiệm vụ sản xuất để thích ứng tiêu dùng đã thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của
nền kinh tế.
đ. Đường lối, chính sách phát triển kinh tế
Đường lối chính sách là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công hay
không của chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Bởi nó có
khả năng cân đối ngân sách, kiềm chế lạm phát và có tích luỹ nội bộ kinh tế, từng bước
tăng tỉ lệ đầu tư cho phát triển. Trên thế giới ở mỗi quốc gia, mỗi thời điểm đều có
đường lối chính phát triển KT­XH riêng, không giống nhau do hoàn cảnh lịch sử, kinh
tế xã hội khác nhau.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế đòi hỏi phải có một thể chế chính trị xã hội ổn
định. Sự ổn định đó được thể hiện bằng đường lối phát triển kinh tế, xã hội đúng đắn,
phù hợp với các quy luật khách quan, có khả năng thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài
nước. Ngược lại, sự khủng hoảng về chính trị tất yếu dẫn đến tình trạng suy thoái kinh
tế [3], [20], [22].
e. Cơ sở hạ tầng, cở sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng có vai trò to lớn đối với phát triển KT - XH, tạo động lực cho sự
phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, năng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn
đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là một trở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN20 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lực lớn đối với sự phát triển. Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng
thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ vốn đầu tư,
gây ra những “ nút cổ chai kết cấu hạ tầng” ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh
tế. Ngân hàng Thế giới (2005) trong một nghiên cứu về 60.000 người nghèo trên thế
giới cũng chỉ ra rằng, kết cấu hạ tầng yếu kém dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp kể
cả khi thu nhập có tăng.
Thực tế trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển cũng là những nước có
hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại. Trong khi đó, hầu hết các quốc
gia đang phát triển có hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển. Chính vì vậy, việc đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng sẽ là một trong những điều kiện vật chất quan trọng cho
sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội.
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế cho cấp huyện
- Giá trị sản xuất (GTSX): là chỉ tiêu biểu thị toàn bộ giá trị của sản phẩm vật
chất và dịch vụ (do sản xuất) của tất cả các ngành kinh tế được tao nên trên phạm vi
lãnh thổ trong một thời kì nhất định (thường là một năm). Giá trị sản xuất kinh tế bao
gồm giá trị của sản xuất theo các nhóm ngành nông - lâm ­ thuỷ sản, công nghiệp - xây
dựng, dịch vụ; giá trị sản xuất theo các thành phần kinh tế… Giá trị sản xuất theo các
nhóm ngành kinh tế là một trong các chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của một nền
kinh tế.
- Giá trị sản xuất công nghiệp: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tạo ra dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch
vụ trong thời gian nhất định. Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm giá trị của nguyên
vật liệu, năng lượng, phụ tùng thay thế, chi phí dịch vụ sản xuất, khấu hao tài sản cố
định, chi phí lao động, thuế sản xuất và giá trị thặng dư tạo ra trong cấu thành giá trị
sản phẩm công nghiệp.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh ngành nông nghiệp dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ trong một
thời gian nhất định. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bao gồm kết quả hoạt động của
các ngành trồng trọt, chăn nuôi, các hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp.
- Giá trị sản xuất thuỷ sản: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả sản
xuất kinh doanh mà ngành thuỷ sản tạo ra trong một thời gian nhất định. Các hoạt động
thuộc ngành thuỷ sản bao gồm nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản như cá, tôm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN21 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
baba, ếch, lươn, trai lấy ngọc, rong, rau câu. Ngoài ra doanh thu bán các sản phẩm về
đánh bắt và dịch vụ có liên quan, giá trị công việc ươm và nhân giống thuỷ sản cũng
đựơc tính vào giá trị sản xuất ngành thuỷ sản.
- Giá trị sản xuất/người.
- GTSX chia cho dân số tương ứng theo lãnh thổ và mốc thời gian.
- Cơ cấu giá trị sản xuất theo các nhóm ngành và nội bộ ngành [19], [23].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng
Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng có diện tích nhỏ nhất nước ta
(gồm cả tỉnh Quảng Ninh) với 21.060,0 km2
(chiếm 6,3% diện tích cả nước), dân số là
20.705,2 người (năm 2014), chiếm 22,8% dân số cả nước. Mật độ dân số: 983,0
người/km2
. Ngoài phần đất liền, đồng bằng sông Hồng còn có vùng tiếp giáp thuộc
vịnh Bắc Bộ và hệ thống các đảo ven bờ có vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội và an
ninh - quốc phòng.
Vùng Đồng bằng sông Hồng (tính đến 2014) có 2 thành phố trực thuộc Trung
ương là thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và 15 thành phố trực thuộc tỉnh là:
Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên, Thái Bình, Hà Nam, Phủ Lý,
Nam Định, Ninh Bình, Tam Điệp, 8 thị xã và 101 huyện.
Địa hình của ĐBSH thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, giảm dần đến độ cao
mặt biển, ra ngoài địa hình của vùng bị cắt xẻ bởi sông, đê, tạo nên các vùng đất cao
thấp khác nhau. Đất đai màu mỡ, chủ yếu được phù sa của hệ thống sông Hồng và sông
Thái Bình bồi đắp. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự khác biệt giữa mùa khô (mùa
lạnh) và mùa mưa (mùa nóng). nguồn nước dồi dào, mạng lưới sông ngòi dày đặc, có
vùng biển rộng. Đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước rất thuận lợi đa dạng hoá cây
trồng, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
Vùng ĐBSH là vùng khá phát triển. Về quy mô GDP, vùng đứng thứ 2/7 vùng
kinh tế (chỉ sau vùng Đông Nam Bộ). Năm 2010 quy mô GDP của vùng đạt trên 514,4
nghìn tỉ đồng, vùng đóng góp 23,1% GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao
và ổn định, mức tăng luôn cao hơn mức trung bình cả nước. Giai đoạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN22 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2001 - 2005 đạt 10,9% (cả nước 7,5%). Giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng đạt
11,9%/năm (cả nước 7,0%) và GDP/người đạt 27,4 triệu đồng, gấp 1,2 lần mức trung
bình của cả nước.
Cơ cấu kinh tế vùng đang chuyển động mạnh sang nền kinh tế thị trường định
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2005 khu vực nông ­ lâm - thủy sản chiếm
16,8% đến 2010 giảm xuống còn 12,6%. Khu vực CN - XD tương ứng là 39,3% và
43,8%, còn khu vực dịch vụ là 43,9% và 43,6%.
Ngành nông - lâm - thuỷ sản là lĩnh vực giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế
của vùng ĐBSH trong đó nông nghiệp chiếm 87,3%, thủy sản chiếm 12,0% và lâm
nghiệp chiếm 0,7% GTSX năm 2010. Cơ cấu cây trồng đa dạng, ngoài cây lúa là cây
chủ đạo còn trồng nhiều loại cây công nghiệp hàng năm, cây rau đậu, hoa và cây cảnh…
Trồng trọt có tỉ trọng giảm trong GTSX nông nghiệp còn 55,5%, chăn nuôi tăng lên
41,2%, dịch vụ chiếm tỉ lệ nhỏ 3,3%.
Ngành công nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như vị trí địa lý,
nguồn nguyên liệu phong phú, lao động dồi dào, trình độ chuyên môn cao, cơ sở hạ
tầng tốt… Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng ĐBSH tăng liên tục trong giai đoạn
2005 - 2010. Tính theo giá thực tế, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 là 193.143,4
tỉ đồng, năm 2010 đạt 712.644,5 tỉ đồng tăng gấp gần 3,7 lần, chiếm 19,4% giá trị sản
xuất công nghiệp của cả nước.
Vùng đồng bằng sông Hồng có các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đa
dạng, trong đó phải kể đến các khu công nghiệp, hiện nay có 90 khu công nghiệp tập
trung trên địa bàn. Các khu công nghiệp thu hút được nhiều vốn đầu tư, xây dựng cơ
sở hạ tầng nhiều nhất trong các lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra còn tập trung nhiều làng nghề
tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
Ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của vùng, chiếm tới 43,6%
trong GDP toàn vùng. Hệ thống giao thông vận tải khá hoàn chỉnh có ý nghĩa lớn giúp
trao đổi hàng hoá giữa các địa phương, các nước trên thế giới một cách dễ dàng. Bưu
chính viễn thông tương đối phát triển nhằm đáp ứng ngày càng lớn của sự phát triển
của KT­XH. Thương mại ngày càng phát triển bởi nhu cầu ngày càng cao. Kim ngạch
xuất, nhập khẩu mặc dù còn âm nhưng đã có chuyển biến rõ nét. Du lịch phát triển
nhanh, năm 2010 vùng có lượng khách du lịch quốc tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN23 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chiếm 22,0% cả nước và 29,9% khách du lịch nội địa, chiếm 22,6% doanh thu về du
lịch.
Vùng ĐBSH có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp hiện đại, công nghiệp
cổ truyền. Nông nghiệp phát triển đa dạng, đặc biệt là lúa, cây ăn quả, phát triển thuỷ
sản. Du lịch là thế mạnh của ĐBSH vì có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, thắng cảnh
thiên nhiên, các làng nghề lâu đời… Bên cạnh còn phát triển quan hệ quốc tế, chính trị
nhằm phát triển kinh tế cả nước nói chung và mức sống cho nhân dân trong vùng nói
riêng.
Một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển vùng là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đai hoá; vấn đề
di dân và kiểm soát di dân vào các đô thị lớn; vấn đề dân số và lao động trong tương quan
với nguồn lực đất lao động hạn chế,... Về phương diện lãnh thổ, sư phát triển kinh tế của
vùng ĐBSH có sự mất cân đối giữa các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và
các tỉnh thuộc tiểu vùng phía nam đồng bằng [1], [17], [21], [25].
1.2.2. Vài nét về phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh
1.2.2.1. Đánh giá chung
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam (822,7 km2
, năm 2014) thuộc
đồng bằng sông Hồng và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Dân số năm 2014
là 1.131,2 nghìn người, mật độ dân số 1.375,0 người/km2
, là tỉnh có mật độ dân số cao
thứ 3 cả nước.
Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, trải qua chặng đường gần 20 năm
xây dựng, kinh nghiệm lãnh đạo tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh tế vận
hành theo cơ chế thị trường và định hướng XHCN từng bước được tích luỹ; các đơn vị
kinh tế cơ sở đã và đang phát huy vai trò của mình trong cơ chế quản lý mới,...
Vì thế, Bắc Ninh đã nhanh chóng thoát khỏi tình trạng yếu kém vốn có của một tỉnh
thuần nông và đạt được nhiều kết quả khả quan trong quá trình mở cửa và hội nhập
kinh tế Quốc tế. Những thành tựu đạt được đã khẳng định thế và lực mới của tỉnh Bắc
Ninh, đồng thời tạo nền tảng vững chắc “Xây dựng tỉnh Bắc Ninh cơ bản là tỉnh công
nghiệp vào năm 2015” [26].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN24 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.2.2. Những thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh Bắc Ninh [5], [26]
Kinh tế tăng trưởng ở mức cao, cơ cấu chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH.
Trong giai đoạn 1997-2011, mặc dù bị tác động xấu bởi nhiều cuộc khủng hoảng kinh
tế tài chính nhưng kinh tế Bắc Ninh luôn tăng trưởng ở mức cao với hai con số, bình
quân thời kỳ 1997-2011 đạt 14,1%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 đạt 15,1%.
Theo TS. Trần Quang Nam, (bài báo Kinh tế Bắc Ninh - Thành tựu và thách
thức, Tạp chí Lí luận chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2015), sau 5
năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2011-2015), kinh tế
- xã hội của Bắc Ninh có sự ổn định và phát triển; môi trường đầu tư kinh doanh ngày
càng được cải thiện, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện
đại, lợi thế so sánh và nguồn lực phát triển tiếp tục được phát huy theo hướng chủ động
hội nhập quốc tế. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) giai đoạn
2011-2015 tăng cao, bình quân đạt 15,7%/năm (theo giá so sánh 1994). GRDP năm
2011 là 14.820 tỷ đồng, năm 2015 đạt 24.528 tỷ đồng. Quy mô GRDP của Bắc Ninh
đứng thứ 6 toàn quốc. GRDP bình quân đầu người (2011) đạt 2,884 USD, dự kiến năm
2015 đạt 5.192 USD, gấp hơn 1,5 lần. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đứng
thứ 9 so với cả nước, dự kiến năm 2015 đạt 42 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân giai
đoạn 2011 - 2015 là 16,3%/năm; trong đó khu vực nông thôn đạt 31,6 triệu đồng, tăng
15,8%/ năm. Đến năm 2015, chỉ số phát triển con người (HDI) của Bắc Ninh dự báo
đạt 0,83 (mức chỉ số HDI cao so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước).
Quá trình tái cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển
dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH và đã đạt được những kết quả quan trọng. Chủ
thể kinh tế tham gia vào sản xuất công nghiệp có thay đổi đáng kể. Doanh nghiệp FDI
tăng nhanh, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn như Samsung, Cannon, Microsoft,
ABB; hình thành các sản phẩm chủ lực có uy tín trên thị trường thế giới, công nghiệp
chế biến tăng nhanh; công nghiệp phụ trợ phát triển, có 126 dự án đầu tư công nghiệp
phụ trợ, trong đó có 44 dự án của các doanh nghiệp trong nước.
Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng
nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.Cơ cấu Tỷ trọng năm 2011 và dự báo năm 2015:
nông nghiệp giảm từ 10,1% còn 4,9%; công nghiệp tăng từ 66,1% lên 76,5%. Dự báo
năm 2015, tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ chiếm 95% GRDP. Giá trị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN25 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sản xuất công nghiệp năm 2015 ước đạt 195,5 nghìn tỷ đồng, gấp 5,3 lần so với năm
2010 (đứng thứ 2 toàn quốc).
Tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực FDI tăng nhanh. Tốc độ
tăng trưởng của khu vực FDI và khu vực kinh tế ngoài Nhà nước cao. Tỷ trọng của khu
vực FDI từ 45,6% (2011) lên 69,2 % (2014), dự báo năm 2015 đạt 70,3%. Riêng 4
tháng đầu năm 2015 khu vực FDI đạt 150.704 tỷ đồng, chiếm trên 90% giá trị sản xuất
công nghiệp toàn Tỉnh Bắc Ninh.
Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng qua các
năm và đạt 61,1% năm 2014, dự báo đạt 73,5% năm 2015.
Công nghiệp phát triển có những tác động tích cực đến nông nghiệp, nông dân,
nông thôn. Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1ha đất canh tác năm 2015 dự báo đạt 110 triệu
đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 dự báo đạt 2.687 tỷ đồng.
Tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn,
góp phần thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân; cơ bản hoàn thành công tác “dồn điền, đổi thửa”, đã hình thành một số
vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo điều kiện để tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ
thuật, cơ giới hóa, công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất, bảo quản và chế biến;
nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao được
đưa vào sản xuất. Trong trồng trọt đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung,
bước đầu hình thành nông nghiệp đô thị, doanh nghiệp nông nghiệp và liên kết sản
xuất theo mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp, nâng cao thu nhập; mô hình VAC
và trang trại tiếp tục phát huy hiệu quả; phát triển chăn nuôi mô hình trang trại tập
trung quy mô công nghiệp, bán công nghiệp; ổn định diện tích, nâng cao hiệu quả nuôi
trồng thủy sản theo hướng thâm canh.
Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, có bước đột phá về tốc độ, góp phần cải thiện
cán cân thương mại. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 7,757 tỷ USD, dự báo
năm 2015 đạt 26 tỷ USD; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 60,4%/năm,
trong đó nhóm hàng công nghiệp tăng 71,3%/năm. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất
khẩu tăng mạnh, chiếm 17,7% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn quốc; chỉ sau Thành
phố Hồ Chí Minh. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng nhanh do tăng mạnh về các sản
phẩm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin của các tập đoàn, doanh nghiệp FDI.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN26 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khu vực FDI đóng góp ngày càng cao cho nền kinh tế và xuất khẩu của tỉnh.
Tính đến tháng 8-2015, đã có 747 dự án FDI đầu tư vào Bắc Ninh, vốn đăng ký là 11,2
tỷ USD. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đạt 23,057 tỷ USD, chiếm 15,4% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 87,7% so với năm 2013, trong đó khu vực FDI
chiếm 88%. Nhiều mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm công nghệ cao. Trong 4 tháng đầu
năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7.033,2 triệu USD, giảm 25,9% so với cùng
kỳ năm trước. Trong đó, khu vực FDI đạt 6.979,3 triệu USD, chiếm 99,2% tổng kim
ngạch xuất khẩu.
Tỷ trọng khu vực FDI trong GRDP tăng từ 33.9% (2011) lên 69% (2014), vẫn
là “đầu tàu” kinh tế của tỉnh.
Có thể khẳng định, trong 5 năm 2011 - 2015, kinh tế Bắc Ninh đã có sự tăng trưởng
mạnh mẽ, là cơ sở quan trọng để 23 chỉ tiêu lớn của giai đoạn đều hoàn thành và vượt so
với kế hoạch (đã đạt 13/15 tiêu chí tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại). Với kỳ vọng
trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 thế kỷ XXI, 5 năm tới kinh
tế Bắc Ninh sẽ chuyển sang chu kỳ tăng trưởng mới để xây dựng nền tảng vững chắc cho
các lĩnh vực xã hội phát triển. Triển vọng phát triển và cơ hội lớn nhưng cũng cần nhìn
nhận những điểm yếu và thách thức đối với nền kinh tế của tỉnh.
- Khu vực FDI vẫn là “đầu tàu” kinh tế, nhưng việc huy động các nguồn vốn
ngoài nhà nước cho đầu tư hạ tầng còn chưa nhiều.
- Thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm,
nhất là khu vực trong nước; chủ yếu vẫn do tích lũy vốn, tài nguyên và lao động trình
độ thấp. Dòng vốn FDI đổ vào tỉnh nhanh, hiện đã lên tới trên 11,2 tỷ USD, nhưng
chưa thấy rõ những hiệu ứng lan tỏa tích cực từ khu vực này trong cải thiện năng suất
và công nghệ. Năng suất lao động trong khu vực kinh tế trong nước (cả tư nhân và nhà
nước) thấp, nhất là yếu tố năng suất tổng hợp (TFP); đổi mới công nghệ chậm, sản xuất
chưa gắn được nhiều với mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Hiệu suất hoạt động
của khu vực kinh tế tư nhân thấp.
- Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng
nông thôn mới còn nhiều bất cập. Mô hình kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện nay
chủ yếu vẫn là kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, khó có khả năng tham gia được vào chuỗi
sản xuất có giá trị cao; việc ứng dụng khoa học - công nghệ chậm và khó khăn,... Mô
hình kinh tế hộ đã không còn phù hợp đang trở thành rào cản phát triển lực lượng sản
xuất trong nông nghiệp. Trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, việc chuyển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN27 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp còn chưa tương xứng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế.
- Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh của Bắc Ninh tuy luôn trong nhóm
10 tỉnh tốt nhất cả nước những năm gần đâynhưng còn tiềm ẩn những nhân tố thiếu
bền vững. Năm 2014, chỉ số PCI Bắc Ninh đạt 60,92 điểm và nằm trong nhóm các tỉnh
có chất lượng tốt. So với năm 2013, tỉnh Bắc Ninh tăng 2 bậc trong bảng xếp hạng,
song lại giảm 0,15 điểm.
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; cán bộ trong bộ máy hành chính công.
Thách thức trên sẽ tác động, ảnh hưởng mạnh tới quá trình CNH, HĐH của
Bắc Ninh trong những năm tới.
Tiểu kết chương 1
Trong nội dung chương 1 tác giả đã làm rõ những khái niệm về tăng trưởng,
phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các tiêu chí về phát triển
xã hội, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, đồng thời cũng đưa ra những
tiêu chí để đánh giá phát triển kinh tế cho cấp huyện. Khái quát những thành tựu mà
vùng Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Bắc Ninh đã đạt được trong những chặng đường
đã qua, đặc biệt giai đoạn 2011-2015.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vấn đề nghiên cứu quá trình phát triển
kinh tế cấp huyện ở tầm chính sách và hành động cụ thể. Đối với huyện Thuận Thành
trong những năm qua mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế xã hội,
nhưng vẫn là huyện có nền kinh tế phát triển chậm so với các huyện khác trong tỉnh,
đời sống nhân dân chưa được cải thiện nhiều.
Từ thực tiễn của quá trình hội nhập, cả về lí luận và thực tiễn cho thấy huyện
Thuận Thành cần tập trung phát huy những lợi thế để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và
giảm nghèo bền vững, đồng thời vươn lên làm giàu để trở thành huyện có nền kinh tế
phát triển, giải quyết hài hoà vấn đề bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế đảm bảo
an ninh chính trị.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Việc phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững là một yêu cầu cấp thiết
nhằm sớm đưa huyện trở thành huyện có nền kinh tế phát triển, cùng với cả nước đi
vào CNH – HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

More Related Content

Similar to Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế.docx

Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6   nhung nen tang cua tang truongChuong 6   nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truongDat Nguyen
 
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docluận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docsividocz
 
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docLuận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docsividocz
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Giới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môGiới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môntzthanh
 
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYLuận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010hieu anh
 
Cơ cấu kinh tế.docx
Cơ cấu kinh tế.docxCơ cấu kinh tế.docx
Cơ cấu kinh tế.docxThmNguyn301976
 
Năng suất yếu tố tổng hợp tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...
Năng suất yếu tố tổng hợp   tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...Năng suất yếu tố tổng hợp   tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...
Năng suất yếu tố tổng hợp tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...nataliej4
 
Luận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.docsividocz
 
Luận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.docsividocz
 
đề Cương địa lí-kinh-tế-1
đề Cương địa lí-kinh-tế-1đề Cương địa lí-kinh-tế-1
đề Cương địa lí-kinh-tế-1Hậu Nguyễn
 

Similar to Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế.docx (20)

Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6   nhung nen tang cua tang truongChuong 6   nhung nen tang cua tang truong
Chuong 6 nhung nen tang cua tang truong
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thành phố Trà Vinh.doc
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thành phố Trà Vinh.docChuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thành phố Trà Vinh.doc
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thành phố Trà Vinh.doc
 
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docluận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
 
QT185.doc
QT185.docQT185.doc
QT185.doc
 
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docLuận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
 
Ch2 dluong ptrien
Ch2 dluong ptrienCh2 dluong ptrien
Ch2 dluong ptrien
 
Giới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môGiới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ mô
 
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình ĐịnhNghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
 
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYLuận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
 
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010
 
Cơ cấu kinh tế.docx
Cơ cấu kinh tế.docxCơ cấu kinh tế.docx
Cơ cấu kinh tế.docx
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại bền vững.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại bền vững.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại bền vững.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại bền vững.docx
 
Năng suất yếu tố tổng hợp tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...
Năng suất yếu tố tổng hợp   tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...Năng suất yếu tố tổng hợp   tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...
Năng suất yếu tố tổng hợp tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...
 
Luận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.doc
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.docChuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.doc
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.doc
 
đề Cương địa lí-kinh-tế-1
đề Cương địa lí-kinh-tế-1đề Cương địa lí-kinh-tế-1
đề Cương địa lí-kinh-tế-1
 
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh TếLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. Cơ sở lí luận về phát triển kinh tế 1.1.1. Các khái niệm và quan niệm về phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1.1. Các khái niệm a) Phát triển Theo quan điểm triết học, phát triển là khái niệm chỉ sự thay đổi về quy mô và chất lượng của một sự vật, một hiện tượng trong thời gian và không gian nhất định. Sự thay đổi này bao hàm cả tăng lên và giảm đi về quy mô và sự thay đổi chất lượng của sự vật, một hiện tượng trong thời gian và không gian nhất định. Như vậy, phát triển là khái niệm về sự tồn tại và vận động không ngừng của sự vật, hiện tượng trong một thời gian và không gian cụ thể. Trong sự phát triển nói chung thì phát triển kinh tế là bộ phận quan trọng nhất. Song phát triển kinh tế không thể là mục đích phải đạt được bằng mọi giá, mà phải góp phần để đạt được mục tiêu chung của toàn bộ sự phát triển [23]. b) Khái niệm phát triển kinh tế Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) mọi mặt về kinh tế trong một thời điểm nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội [15]. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Là quá trình biến đổi cả về chất và lượng; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội. Theo cách hiểu trên nội dung của phát triển kinh tế gồm: - Sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên mỗi đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất và thực hiện các mục tiêu khác của sự phát triển. - Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành mà quốc gia đó đạt được. - Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng cảu sự phát triển kinh tế trong mỗi quốc gia là tăng trưởng kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà việc xóa bỏ đói nghèo, suy dinh dưỡng, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, nước sạch, giáo dục, tuổi thọ bình quân tăng… Hoàn thiện tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển. Phát triển kinh tế bền vững: Từ thập niên 70, 80 của thế kỉ XX, khi tăng truởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã đạt được tốc độ khá cao, người ta bắt đầu lo nghĩ đến những ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Đến năm 1987, trong báo cáo về Tương lai của chúng ta đã khẳng định phát triển kinh tế và môi trường là không thể tách rời và phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. Điểu kiện để phát triển bền vững là phải có sự chuyển giao các nguồn lực cho phát triển KTXH, sao cho thế hệ tương lai vẫn có đủ số lượng nguồn lực không ít hơn những gì mà thế hệ tương lai hiện đang có, để họ có mức sống bằng hoặc tốt hơn so với thế hệ hiện tại. Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế - xã hội và môi trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người ở các thế hệ hiện tại và tương lai [15]. c) Khái niệm về tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh quy mô tăng lên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ trước đó. “Tăng trưởng kinh tế theo nghĩa chung nhất, là mức tăng lượng của cải (tài sản) trong một thời kỳ nhất định” [15]. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kỳ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, do đó tăng trưởng kinh tế không phản ánh được sự biến đổi của cơ cấu KT­XH, đời sống tinh thần và văn hoá của dân cư, không đánh giá chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã hội. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị huỷ hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả. 1.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá về tăng trưởng kinh tế [19] a. Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross output) Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định. Tổng giá trị sản xuất có thể được tính theo hai cách. Thứ nhất, đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế. Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA). b. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross domestic Product) GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ quốc gia tạo nên. Đại lượng này thường được tiếp cận theo các cách khác nhau: Về phương diện sản xuất: GDP là tổng giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong nước sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian. Về phương diện tiêu dùng: GDP được xác định là tổng giá trị của tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình (C), các khoản chi tiêu của chính phủ (G), tổng đầu tư tích luỹ tài sản (I), giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X - M). Về phương diện thu nhập: GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, gồm: thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (w); thu nhập của người có đất cho thuê (R), thu nhập của người có tiền cho vay (In), thu nhập của người có vốn (pr), khấu hao vốn cố định (Dp) và thuế kinh doanh (Tl). c. Tổng thu nhập quốc dân (GNI - Gross national income) GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khoản hình thành từ thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính cả các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài. Sự gia tăng thêm GNI thực tế đó chính là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hoạt động kinh tế đem lại. d. Thu nhập quốc dân (NI – National income) Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong khoảng thời gian nhất định. NI chính là GNI sau khi đã trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (Dp). NI phản ánh phần của cái thực sự mới được tạo ra hàng năm. e. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI – National disposable income) Là phần thu nhập quốc gia dành cho thu nhập cuối cùng và tích luỹ thuần trong một thời kì nhất định. Thực tế NDI là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh các khoản thu, chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú và không thường trú. g. Thu nhập bình quân đầu người Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn được sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia (GDP/người, GNI/người). Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. 1.1.1.3. Cơ cấu kinh tế [16], [19] a. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Cơ cấu kinh tế được hiểu là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các bộ phận với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Nếu các thước đo tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế là thể hiện mặt chất kinh tế trong quá trình phát triển. Đánh giá sự phát triển kinh tế cần xem xét một cách toàn diện các góc độ của cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới nhiều dạng khác như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ kinh tế v.v... Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế phản ánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN12 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành là một nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đât nước. b. Cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế (gọi tắt là cơ cấu ngành) là bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Là tổng hợp các ngành (lĩnh vực) của nền kinh tế được sắp xếp theo một tương quan tỷ lệ nhất định. Ở chừng mực nhất định, cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động của nền kinh tế nói chung và trình độ phát triển sức sản xuất nói riêng. Về lý thuyết cơ cấu ngành kinh tế thể hiện cả về mặt định lượng và định tính. Mặt định lượng chính là quy mô và tỷ trọng chiếm về GDP, lao động, vốn của mỗi ngành trong tổng thể kinh tế quốc dân. Mặt định tính thể hiện vị trí và tầm quan trọng của mỗi ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân.Các nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp của các nước này thường chiếm từ 20% - 30% GDP. Trong khi đó ở các nước phát triển, tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm từ 1% - 7%. Trong quá trình phát triển, cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia đều có sự chuyển đổi theo một xu hướng chung là tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm đi, trong khi đó tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Cần phải hiểu co cấu ngành kinh tế theo những nội dung sau: Trước hết, đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành, số lượng ngành kinh tế không cố định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội. Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội, biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. Các ngành kinh tế được phân thành ba khu vực: Khu vực I bao gồm ngành nông- lâm- ngư nghiệp; Khu vực II gồm các ngành công nghiệp và xây dựng ; Khu vực III gồm các ngành dịch vụ. Khu vực I có đặc điểm là phụ thuộc nặng vào tự nhiên, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp. Do đó trong cơ cấu các ngành kinh tế khu vực I càng chiếm tỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN13 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trọng lớn, khu vực II và III chiếm tỷ trọng nhỏ thì nền kinh tế càng phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất và hiệu quả của nền sản xuất xã hội càng thấp và ngược lại với khu vực I chiếm tỷ trọng nhỏ nền kinh tế ít phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất suất và hiệu quả của nền sản xuất xã hội cao. Bởi vậy cơ cấu kinh tế theo ngành thay đổi theo hướng : giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III được coi là sự tiến bộ và sự thay đổi đó là nội dung của phát triển kinh tế. c. Cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế là tương quan theo tỷ lệ giữa các thành phần kinh tế tham gia vào các ngnàh, lĩnh vực hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Là dạng cơ cấu phẩn ánh tính chất xã hội hoá về tư liệu sản xuất và tài sản của nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại 6 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. d. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế Cơ cấu lãnh thổ là tương quan tỷ lệ giữa các vùng trong phạm vi quốc gia được sắp xếp một cách tự phát hay tự giác có chủ định. Cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành có mối quan hệ qua lại với nhau, Cơ cấu lãnh thổ được hình thành và gắn liền với cơ cấu ngành và cùng thể hiện trong vùng kinh tế. Trong cơ cấu lãnh thổ có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trên một không gian cụ thể. Xu thế phát triển của cơ cấu lãnh thổ là tổng hợp, đa dạng với sự ưu tiên của một vài ngành có ưu thế trội, liên quan đến phân bố dân cư, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng. Sự phân bố và phát triển các ngành không thể ở ngoài lãnh thổ được. Tiêu chuẩn đánh giá cơ cấu lãnh thổ là hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. e. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. Về thực chất, đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên cả ba mặt (ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế) nhằm hướng sự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lược KTXH đã được đề ra cho từng thời kì cụ thể. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc và có khả năng hội nhập với khu vực và thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN14 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển xã hội [19] a. Nhóm số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người phản ánh mức sống: nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầ hấp thụ lượng calo tối thiểu bình quân trên một ngày đêm của con người (2100 – 2300 calo) đảm bảo khả năng sống và làm việc bình thường, có xét tới cơ cấu nam nữ, trọng lượng cơ thể cũng như điều kiện khí hậu, môi trường. b. Nhóm chỉ tiêu giáo dục và trình độ dân trí: Tỷ lệ người lớn biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) phân theo giới tính, khu vực; tỷ lệ nhập học các cấp, số năm đi học trung bình (từ 7 tuổi trở lên); tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục so với tổng chi ngân sách hoặc so với GDP. c. Nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khoẻ bao gồm: Tuổi thọ trung bình tính từ thời điểm mới sinh; tỷ lệ trẻ em chết có thể tính cho những trẻ em chết trong vòng 1 năm hoặc 5 năm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng; tỷ lệ bà mẹ tử vong vì lý do sinh sản được tính bằng bà mẹ trong thời gian mamg thai hoặc sau khi sinh so với 1000 trẻ em sinh ra còn sống; tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng dịch; tỷ lệ chi ngân sách cho y tế. d. Nhóm chỉ tiêu về dân số và việc làm bao gồm: Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên; tỷ lệ thất nghiệp thành thị; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Tốc độ tăng dân số cao dẫn đến tốc độ tăng trưởng lao động lớn hơn so với khả năng tănng trưởng việc làm và tình trạng thất nghiệp trở thành bức xúc của xã hội. e. Chỉ số phát triển con người (HDI, Human Development Index): Là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người, và mức độ hưởng các thành quả kinh tế của dân cư. Bao gồm ba chỉ số như: tuổi thọ trung bình, mức độ phổ cập giáo dục, thu nhập bình quân trên đầu người. Như vậy HDI không chỉ phản ánh mức sống vật chất, mà còn đo lường cả mức sống tinh thần của dân cư và do đó chỉ số này đo lường chính xác hơn chất lượng cuộc sống của dân cư. Ngoài ra còn các thước đo khác có thể được sử dụng như: số lần xem phim/ người/ năm, tỷ trọng các gia đình được sử dụng nước sạch, có ti vi, có tủ lạnh, điện thoại, xe máy, ô tô v.v... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN15 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 g. Chỉ tiêu về nghèo đói và bất bình đẳng Các chỉ tiêu thường sử dụng để đánh giá nghèo đói và bất bình đẳng về kinh tế gồm: tỷ lệ hộ nghèo trong xã hội có sự phân chia theo vùng, giới tính và theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành quốc tế hoặc theo quốc gia; chỉ tiêu hệ số giãn cách thu nhập xác định thu nhập giữa các bộ phận dân cư giàu nghèo trong xã hội. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế 1.1.2.1. Vị trí địa lí Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Những nhân tố này ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo thuận lợi hay khó khăn trong thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế mở, tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập vào đời sống KT - XH của khu vực và thế giới. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lý là nguồn lực góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế. Đối với quy mô lãnh thổ nhỏ như cấp huyện, yếu tố địa lý cũng tạo nên mối liên kết, hợp tác cùng phát triển giữa các địa phương trong một tỉnh, thành phố và thực hiện phân công lao động hợp lý giữa các địa phương. 1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là đối tượng lao động của con người và là nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên là nền tảng để phát triển sản xuất và phát triển kinh tế. Những đặc trưng về tài nguyên thiên nhiên là sự phân bố tài nguyên, quy mô, chất lượng tài nguyên sẽ quy định quy mô, phân bố và cơ cấu các ngành sản xuất [23]. * Theo công dụng có thể chia nguồn tài nguyên thiên nhiên thành các loại sau: + Nguồn năng lượng + Các loại khoáng sản + Nguồn tài nguyên rừng + Nguồn đất đai + Nguồn nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN16 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Biển và thuỷ sản + Khí hậu * Theo khả năng tái sinh, bao gồm: + Tài nguyên có khả năng tái sinh thông qua hoạt động của con người: Nguồn tài nguyên rừng và các loài động thực vật. + Tài nguyên có khả năng tái sinh vô tận trong thiên nhiên: Nguồn năng lượng mặt trời, thuỷ triều, sức gió, thuỷ năng sông ngòi và các nguồn nước, không khí. + Tài nguyên không có khả năng tái sinh bao gồm những tài nguyên có qui mô không đổi như đất đai và những tài nguyên khi sử dụng hết dần như các loại khoáng sản, dầu khí. Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là một nguồn lực rất quan trọng trong phát triển kinh tế. Nó được xem là món quà của thiên nhiên ban tặng cho các quốc gia. Những quốc gia giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ có những điều kiện đặc biệt thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trên thế giới cũng đã có những quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản (Nhật Bản, Singapo,..) nhưng họ biết phát huy tốt các nguồn lực khác, nhất là nguồn lực con người thì vẫn đạt tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng. Số lượng và chất lượng của tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia không phải hoàn toàn cố định. Nếu có sự đầu tư thoả đáng cho việc điều tra, nghiên cứu và phát triển thì mỗi quốc gia có thể phát hiện được thêm những nguồn tài nguyên mới, mở rộng được các nguồn tài nguyên đã có trong phạm vi biên giới quốc gia, nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế [9], [16], [22]. 1.1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Dân cư và nguồn lao động Con người là chủ thể tiến hành các hoạt động sản xuất, các hoạt động xã hội, cải tạo và sử dụng tự nhiên. Số lượng và chất lượng dân cư, sự phân bố dân cư… là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang tham gia làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất nuôi sống nhân loại mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN17 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 còn sáng tạo ra công nghệ, thiết bị và sử dụng chúng vào quá trình sản xuất. Mặc khác con người cũng chính là thị trường tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ xã hội. Dân số càng đông, mức sống và nhu cầu càng cao, càng có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành kinh tế. Sự phân bố dân cư ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thường tập trung ở những nơi có dân số đông, nguồn lao động dồi dào trước rồi mới lan toả ra những vùng xung quanh. Việc mở rộng phạm vi khai thác tài nguyên sẽ dẫn đến sự di chuyển của một bộ phận dân cư để mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất đồng thời mở rộng thị trưởng tiêu thụ sản phẩm, qua đó thúc đẩy sản xuất ở những vùng sâu, vùng xa kém phát triển, giảm sự chênh lệch vùng. [9], [23]. b. Khoa học và công nghệ Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã mở ra khả năng rộng lớn trong việc khám phá, khai thác và sử dụng nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Những phát triển mới về năng lượng nguyên tử, mặt trời, địa nhiệt,... đã cho con người” chìa khoá” để giải quyết tình trạng cạn kiệt tài nguyên hiện nay. Những nghiên cứu mới về sinh vật biển, công nghệ sinh học,... không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, mà còn cải tạo môi trường sinh thái, kéo theo tuổi thọ con người. Chính khoa học và công nghệ đã làm biến đổi chất lượng lao động theo hướng chuyển từ lao động thủ công, cơ bắp sang lao động sử dụng, máy móc, lao động trí tuệ; làm biến đổi cơ cấu nguồn lực lao động theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp, dịch vụ, từ đó làm tăng năng suất lao động. Khoa học và công nghệ còn làm cho việc huy động, tập trung và di chuyển vốn diễn ra một cách nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và chính xác. Do đó làm cho hiệu quả sử dụng vốn tăng lên. Với tác động trên, khoa học và công nghệ đã mở ra khả năng chuyển chiến lược phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu khi các nguồn tài nguyên đang dần bị cạn kiệt. c. Nguồn vốn Nguồn vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho một quá trình sản xuất và là kết quả của quá trình sản xuất trước đó. Để đảm bảo cho quá trình phát triển ổn định nền kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN18 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tế phải đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc, trang thiết bị, công nghệ, mua các sáng chế, đào tạo nguồn nhân lực và các dịch vụ khác. Vì thế, việc gia tăng nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích luỹ nội bộ của nền kinh tế. Theo mục đích sử dụng của vốn không chỉ có sản xuất trực tiếp phục vụ cho việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, mà còn bao gồm khối lượng đáng kể và phong phú các hệ thống kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng khác phục vụ cho các nhu cầu kinh tế- xã hội của đất nước. Theo hình thức tồn tại cuả vốn, không chỉ có các loại vốn tồn tại dưới dạng vật thể (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, công trình kiến trúc,..) mà còn các loại vốn phi vật thể. Đó là kết quả của các loại hoạt động đầu tư cần thiết cho hoạt động của nền kinh tế, những sản phẩm của nó không tồn tại dưới dạng vật thể, mà tồn tại dưới dạng các phát minh, sáng chế, các giải pháp hữu ích hay đơn thuần chỉ là những khoản đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra vốn còn tồn tại dưới dạng các tài sản chính (tiền, các loại cổ phiếu, trái phiếu, các loại nợ khác,...). Tiền là cá loại tài sản chính cần đảm bảo cho các hoạt động kinh tế diễn ra một cách bình thường, liên tục. Còn các loại cổ phiếu, trái phiếu, các loại công nợ khác là phương thức để chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Đối với các nước đang phát triển hiện nay thì nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất đang là một vấn đề khó khăn, thiếu vốn cho đầu tư. Vốn đầu tư thường được huy động từ hai nguồn trong nước và ngoài nước. Trong đó nguồn vốn trong nước có ý nghĩa quyết định chính trong phát triển kinh tế. Nguồn vốn trong nước bao gồm: ngân sách của Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp và tích luỹ của người dân. Bên cạnh nguồn vốn trong nước, nguồn vốn từ nước ngoài được sử dụng để đầu tư cho phát triển, tạo điều kiện để khai thác hiệu quả tiềm năng của đất nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với các nước đang phát triển khi bước vào thời kì CNH, vì nó tạo cơ hội mở rộng sản xuất theo chiều sâu, giảm khoảng cách tụt hậu về công nghệ so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Nguồn vốn ngoài nước bao gồm: viện trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO), đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài [23]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN19 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 d. Thị trường Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó những người mua và những người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua, người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay nên bán hàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất và tiêu dùng hàng, là yếu tố đảm bảo khâu tiêu dùng, xuất nhập, giá cả và tạo ra nhu cầu mới, giúp cho quá trình tái sản xuất diễn ra không ngừng. Thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết sản xuất cho các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự thay đổi do thị hiếu của người tiêu dùng, do đó biến đổi nhiệm vụ sản xuất để thích ứng tiêu dùng đã thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. đ. Đường lối, chính sách phát triển kinh tế Đường lối chính sách là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công hay không của chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Bởi nó có khả năng cân đối ngân sách, kiềm chế lạm phát và có tích luỹ nội bộ kinh tế, từng bước tăng tỉ lệ đầu tư cho phát triển. Trên thế giới ở mỗi quốc gia, mỗi thời điểm đều có đường lối chính phát triển KT­XH riêng, không giống nhau do hoàn cảnh lịch sử, kinh tế xã hội khác nhau. Tăng trưởng và phát triển kinh tế đòi hỏi phải có một thể chế chính trị xã hội ổn định. Sự ổn định đó được thể hiện bằng đường lối phát triển kinh tế, xã hội đúng đắn, phù hợp với các quy luật khách quan, có khả năng thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Ngược lại, sự khủng hoảng về chính trị tất yếu dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế [3], [20], [22]. e. Cơ sở hạ tầng, cở sở vật chất kỹ thuật Cơ sở hạ tầng có vai trò to lớn đối với phát triển KT - XH, tạo động lực cho sự phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, năng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là một trở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN20 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lực lớn đối với sự phát triển. Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ vốn đầu tư, gây ra những “ nút cổ chai kết cấu hạ tầng” ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Thế giới (2005) trong một nghiên cứu về 60.000 người nghèo trên thế giới cũng chỉ ra rằng, kết cấu hạ tầng yếu kém dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp kể cả khi thu nhập có tăng. Thực tế trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển cũng là những nước có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại. Trong khi đó, hầu hết các quốc gia đang phát triển có hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển. Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sẽ là một trong những điều kiện vật chất quan trọng cho sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội. 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế cho cấp huyện - Giá trị sản xuất (GTSX): là chỉ tiêu biểu thị toàn bộ giá trị của sản phẩm vật chất và dịch vụ (do sản xuất) của tất cả các ngành kinh tế được tao nên trên phạm vi lãnh thổ trong một thời kì nhất định (thường là một năm). Giá trị sản xuất kinh tế bao gồm giá trị của sản xuất theo các nhóm ngành nông - lâm ­ thuỷ sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; giá trị sản xuất theo các thành phần kinh tế… Giá trị sản xuất theo các nhóm ngành kinh tế là một trong các chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của một nền kinh tế. - Giá trị sản xuất công nghiệp: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tạo ra dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ trong thời gian nhất định. Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm giá trị của nguyên vật liệu, năng lượng, phụ tùng thay thế, chi phí dịch vụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động, thuế sản xuất và giá trị thặng dư tạo ra trong cấu thành giá trị sản phẩm công nghiệp. - Giá trị sản xuất nông nghiệp: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ trong một thời gian nhất định. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bao gồm kết quả hoạt động của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, các hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp. - Giá trị sản xuất thuỷ sản: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh mà ngành thuỷ sản tạo ra trong một thời gian nhất định. Các hoạt động thuộc ngành thuỷ sản bao gồm nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản như cá, tôm, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN21 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 baba, ếch, lươn, trai lấy ngọc, rong, rau câu. Ngoài ra doanh thu bán các sản phẩm về đánh bắt và dịch vụ có liên quan, giá trị công việc ươm và nhân giống thuỷ sản cũng đựơc tính vào giá trị sản xuất ngành thuỷ sản. - Giá trị sản xuất/người. - GTSX chia cho dân số tương ứng theo lãnh thổ và mốc thời gian. - Cơ cấu giá trị sản xuất theo các nhóm ngành và nội bộ ngành [19], [23]. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng có diện tích nhỏ nhất nước ta (gồm cả tỉnh Quảng Ninh) với 21.060,0 km2 (chiếm 6,3% diện tích cả nước), dân số là 20.705,2 người (năm 2014), chiếm 22,8% dân số cả nước. Mật độ dân số: 983,0 người/km2 . Ngoài phần đất liền, đồng bằng sông Hồng còn có vùng tiếp giáp thuộc vịnh Bắc Bộ và hệ thống các đảo ven bờ có vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tính đến 2014) có 2 thành phố trực thuộc Trung ương là thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và 15 thành phố trực thuộc tỉnh là: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên, Thái Bình, Hà Nam, Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình, Tam Điệp, 8 thị xã và 101 huyện. Địa hình của ĐBSH thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, giảm dần đến độ cao mặt biển, ra ngoài địa hình của vùng bị cắt xẻ bởi sông, đê, tạo nên các vùng đất cao thấp khác nhau. Đất đai màu mỡ, chủ yếu được phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự khác biệt giữa mùa khô (mùa lạnh) và mùa mưa (mùa nóng). nguồn nước dồi dào, mạng lưới sông ngòi dày đặc, có vùng biển rộng. Đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước rất thuận lợi đa dạng hoá cây trồng, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Vùng ĐBSH là vùng khá phát triển. Về quy mô GDP, vùng đứng thứ 2/7 vùng kinh tế (chỉ sau vùng Đông Nam Bộ). Năm 2010 quy mô GDP của vùng đạt trên 514,4 nghìn tỉ đồng, vùng đóng góp 23,1% GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao và ổn định, mức tăng luôn cao hơn mức trung bình cả nước. Giai đoạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN22 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2001 - 2005 đạt 10,9% (cả nước 7,5%). Giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 11,9%/năm (cả nước 7,0%) và GDP/người đạt 27,4 triệu đồng, gấp 1,2 lần mức trung bình của cả nước. Cơ cấu kinh tế vùng đang chuyển động mạnh sang nền kinh tế thị trường định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2005 khu vực nông ­ lâm - thủy sản chiếm 16,8% đến 2010 giảm xuống còn 12,6%. Khu vực CN - XD tương ứng là 39,3% và 43,8%, còn khu vực dịch vụ là 43,9% và 43,6%. Ngành nông - lâm - thuỷ sản là lĩnh vực giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của vùng ĐBSH trong đó nông nghiệp chiếm 87,3%, thủy sản chiếm 12,0% và lâm nghiệp chiếm 0,7% GTSX năm 2010. Cơ cấu cây trồng đa dạng, ngoài cây lúa là cây chủ đạo còn trồng nhiều loại cây công nghiệp hàng năm, cây rau đậu, hoa và cây cảnh… Trồng trọt có tỉ trọng giảm trong GTSX nông nghiệp còn 55,5%, chăn nuôi tăng lên 41,2%, dịch vụ chiếm tỉ lệ nhỏ 3,3%. Ngành công nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu phong phú, lao động dồi dào, trình độ chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng tốt… Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng ĐBSH tăng liên tục trong giai đoạn 2005 - 2010. Tính theo giá thực tế, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 là 193.143,4 tỉ đồng, năm 2010 đạt 712.644,5 tỉ đồng tăng gấp gần 3,7 lần, chiếm 19,4% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Vùng đồng bằng sông Hồng có các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đa dạng, trong đó phải kể đến các khu công nghiệp, hiện nay có 90 khu công nghiệp tập trung trên địa bàn. Các khu công nghiệp thu hút được nhiều vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều nhất trong các lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra còn tập trung nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của vùng, chiếm tới 43,6% trong GDP toàn vùng. Hệ thống giao thông vận tải khá hoàn chỉnh có ý nghĩa lớn giúp trao đổi hàng hoá giữa các địa phương, các nước trên thế giới một cách dễ dàng. Bưu chính viễn thông tương đối phát triển nhằm đáp ứng ngày càng lớn của sự phát triển của KT­XH. Thương mại ngày càng phát triển bởi nhu cầu ngày càng cao. Kim ngạch xuất, nhập khẩu mặc dù còn âm nhưng đã có chuyển biến rõ nét. Du lịch phát triển nhanh, năm 2010 vùng có lượng khách du lịch quốc tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN23 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chiếm 22,0% cả nước và 29,9% khách du lịch nội địa, chiếm 22,6% doanh thu về du lịch. Vùng ĐBSH có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp hiện đại, công nghiệp cổ truyền. Nông nghiệp phát triển đa dạng, đặc biệt là lúa, cây ăn quả, phát triển thuỷ sản. Du lịch là thế mạnh của ĐBSH vì có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, thắng cảnh thiên nhiên, các làng nghề lâu đời… Bên cạnh còn phát triển quan hệ quốc tế, chính trị nhằm phát triển kinh tế cả nước nói chung và mức sống cho nhân dân trong vùng nói riêng. Một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển vùng là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đai hoá; vấn đề di dân và kiểm soát di dân vào các đô thị lớn; vấn đề dân số và lao động trong tương quan với nguồn lực đất lao động hạn chế,... Về phương diện lãnh thổ, sư phát triển kinh tế của vùng ĐBSH có sự mất cân đối giữa các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các tỉnh thuộc tiểu vùng phía nam đồng bằng [1], [17], [21], [25]. 1.2.2. Vài nét về phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh 1.2.2.1. Đánh giá chung Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam (822,7 km2 , năm 2014) thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Dân số năm 2014 là 1.131,2 nghìn người, mật độ dân số 1.375,0 người/km2 , là tỉnh có mật độ dân số cao thứ 3 cả nước. Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, trải qua chặng đường gần 20 năm xây dựng, kinh nghiệm lãnh đạo tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường và định hướng XHCN từng bước được tích luỹ; các đơn vị kinh tế cơ sở đã và đang phát huy vai trò của mình trong cơ chế quản lý mới,... Vì thế, Bắc Ninh đã nhanh chóng thoát khỏi tình trạng yếu kém vốn có của một tỉnh thuần nông và đạt được nhiều kết quả khả quan trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế Quốc tế. Những thành tựu đạt được đã khẳng định thế và lực mới của tỉnh Bắc Ninh, đồng thời tạo nền tảng vững chắc “Xây dựng tỉnh Bắc Ninh cơ bản là tỉnh công nghiệp vào năm 2015” [26]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN24 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.2.2. Những thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh Bắc Ninh [5], [26] Kinh tế tăng trưởng ở mức cao, cơ cấu chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH. Trong giai đoạn 1997-2011, mặc dù bị tác động xấu bởi nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nhưng kinh tế Bắc Ninh luôn tăng trưởng ở mức cao với hai con số, bình quân thời kỳ 1997-2011 đạt 14,1%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 đạt 15,1%. Theo TS. Trần Quang Nam, (bài báo Kinh tế Bắc Ninh - Thành tựu và thách thức, Tạp chí Lí luận chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2015), sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2011-2015), kinh tế - xã hội của Bắc Ninh có sự ổn định và phát triển; môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, lợi thế so sánh và nguồn lực phát triển tiếp tục được phát huy theo hướng chủ động hội nhập quốc tế. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) giai đoạn 2011-2015 tăng cao, bình quân đạt 15,7%/năm (theo giá so sánh 1994). GRDP năm 2011 là 14.820 tỷ đồng, năm 2015 đạt 24.528 tỷ đồng. Quy mô GRDP của Bắc Ninh đứng thứ 6 toàn quốc. GRDP bình quân đầu người (2011) đạt 2,884 USD, dự kiến năm 2015 đạt 5.192 USD, gấp hơn 1,5 lần. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đứng thứ 9 so với cả nước, dự kiến năm 2015 đạt 42 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 16,3%/năm; trong đó khu vực nông thôn đạt 31,6 triệu đồng, tăng 15,8%/ năm. Đến năm 2015, chỉ số phát triển con người (HDI) của Bắc Ninh dự báo đạt 0,83 (mức chỉ số HDI cao so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước). Quá trình tái cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH và đã đạt được những kết quả quan trọng. Chủ thể kinh tế tham gia vào sản xuất công nghiệp có thay đổi đáng kể. Doanh nghiệp FDI tăng nhanh, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn như Samsung, Cannon, Microsoft, ABB; hình thành các sản phẩm chủ lực có uy tín trên thị trường thế giới, công nghiệp chế biến tăng nhanh; công nghiệp phụ trợ phát triển, có 126 dự án đầu tư công nghiệp phụ trợ, trong đó có 44 dự án của các doanh nghiệp trong nước. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.Cơ cấu Tỷ trọng năm 2011 và dự báo năm 2015: nông nghiệp giảm từ 10,1% còn 4,9%; công nghiệp tăng từ 66,1% lên 76,5%. Dự báo năm 2015, tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ chiếm 95% GRDP. Giá trị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN25 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sản xuất công nghiệp năm 2015 ước đạt 195,5 nghìn tỷ đồng, gấp 5,3 lần so với năm 2010 (đứng thứ 2 toàn quốc). Tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực FDI tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI và khu vực kinh tế ngoài Nhà nước cao. Tỷ trọng của khu vực FDI từ 45,6% (2011) lên 69,2 % (2014), dự báo năm 2015 đạt 70,3%. Riêng 4 tháng đầu năm 2015 khu vực FDI đạt 150.704 tỷ đồng, chiếm trên 90% giá trị sản xuất công nghiệp toàn Tỉnh Bắc Ninh. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng qua các năm và đạt 61,1% năm 2014, dự báo đạt 73,5% năm 2015. Công nghiệp phát triển có những tác động tích cực đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1ha đất canh tác năm 2015 dự báo đạt 110 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 dự báo đạt 2.687 tỷ đồng. Tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; cơ bản hoàn thành công tác “dồn điền, đổi thửa”, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo điều kiện để tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa, công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất, bảo quản và chế biến; nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất. Trong trồng trọt đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, bước đầu hình thành nông nghiệp đô thị, doanh nghiệp nông nghiệp và liên kết sản xuất theo mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp, nâng cao thu nhập; mô hình VAC và trang trại tiếp tục phát huy hiệu quả; phát triển chăn nuôi mô hình trang trại tập trung quy mô công nghiệp, bán công nghiệp; ổn định diện tích, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, có bước đột phá về tốc độ, góp phần cải thiện cán cân thương mại. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 7,757 tỷ USD, dự báo năm 2015 đạt 26 tỷ USD; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 60,4%/năm, trong đó nhóm hàng công nghiệp tăng 71,3%/năm. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, chiếm 17,7% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn quốc; chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng nhanh do tăng mạnh về các sản phẩm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin của các tập đoàn, doanh nghiệp FDI. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN26 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khu vực FDI đóng góp ngày càng cao cho nền kinh tế và xuất khẩu của tỉnh. Tính đến tháng 8-2015, đã có 747 dự án FDI đầu tư vào Bắc Ninh, vốn đăng ký là 11,2 tỷ USD. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đạt 23,057 tỷ USD, chiếm 15,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 87,7% so với năm 2013, trong đó khu vực FDI chiếm 88%. Nhiều mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm công nghệ cao. Trong 4 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7.033,2 triệu USD, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực FDI đạt 6.979,3 triệu USD, chiếm 99,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tỷ trọng khu vực FDI trong GRDP tăng từ 33.9% (2011) lên 69% (2014), vẫn là “đầu tàu” kinh tế của tỉnh. Có thể khẳng định, trong 5 năm 2011 - 2015, kinh tế Bắc Ninh đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, là cơ sở quan trọng để 23 chỉ tiêu lớn của giai đoạn đều hoàn thành và vượt so với kế hoạch (đã đạt 13/15 tiêu chí tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại). Với kỳ vọng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 thế kỷ XXI, 5 năm tới kinh tế Bắc Ninh sẽ chuyển sang chu kỳ tăng trưởng mới để xây dựng nền tảng vững chắc cho các lĩnh vực xã hội phát triển. Triển vọng phát triển và cơ hội lớn nhưng cũng cần nhìn nhận những điểm yếu và thách thức đối với nền kinh tế của tỉnh. - Khu vực FDI vẫn là “đầu tàu” kinh tế, nhưng việc huy động các nguồn vốn ngoài nhà nước cho đầu tư hạ tầng còn chưa nhiều. - Thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm, nhất là khu vực trong nước; chủ yếu vẫn do tích lũy vốn, tài nguyên và lao động trình độ thấp. Dòng vốn FDI đổ vào tỉnh nhanh, hiện đã lên tới trên 11,2 tỷ USD, nhưng chưa thấy rõ những hiệu ứng lan tỏa tích cực từ khu vực này trong cải thiện năng suất và công nghệ. Năng suất lao động trong khu vực kinh tế trong nước (cả tư nhân và nhà nước) thấp, nhất là yếu tố năng suất tổng hợp (TFP); đổi mới công nghệ chậm, sản xuất chưa gắn được nhiều với mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Hiệu suất hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân thấp. - Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới còn nhiều bất cập. Mô hình kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện nay chủ yếu vẫn là kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, khó có khả năng tham gia được vào chuỗi sản xuất có giá trị cao; việc ứng dụng khoa học - công nghệ chậm và khó khăn,... Mô hình kinh tế hộ đã không còn phù hợp đang trở thành rào cản phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, việc chuyển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN27 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp còn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh của Bắc Ninh tuy luôn trong nhóm 10 tỉnh tốt nhất cả nước những năm gần đâynhưng còn tiềm ẩn những nhân tố thiếu bền vững. Năm 2014, chỉ số PCI Bắc Ninh đạt 60,92 điểm và nằm trong nhóm các tỉnh có chất lượng tốt. So với năm 2013, tỉnh Bắc Ninh tăng 2 bậc trong bảng xếp hạng, song lại giảm 0,15 điểm. - Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; cán bộ trong bộ máy hành chính công. Thách thức trên sẽ tác động, ảnh hưởng mạnh tới quá trình CNH, HĐH của Bắc Ninh trong những năm tới. Tiểu kết chương 1 Trong nội dung chương 1 tác giả đã làm rõ những khái niệm về tăng trưởng, phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các tiêu chí về phát triển xã hội, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, đồng thời cũng đưa ra những tiêu chí để đánh giá phát triển kinh tế cho cấp huyện. Khái quát những thành tựu mà vùng Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Bắc Ninh đã đạt được trong những chặng đường đã qua, đặc biệt giai đoạn 2011-2015. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vấn đề nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế cấp huyện ở tầm chính sách và hành động cụ thể. Đối với huyện Thuận Thành trong những năm qua mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế xã hội, nhưng vẫn là huyện có nền kinh tế phát triển chậm so với các huyện khác trong tỉnh, đời sống nhân dân chưa được cải thiện nhiều. Từ thực tiễn của quá trình hội nhập, cả về lí luận và thực tiễn cho thấy huyện Thuận Thành cần tập trung phát huy những lợi thế để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, đồng thời vươn lên làm giàu để trở thành huyện có nền kinh tế phát triển, giải quyết hài hoà vấn đề bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế đảm bảo an ninh chính trị.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Việc phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững là một yêu cầu cấp thiết nhằm sớm đưa huyện trở thành huyện có nền kinh tế phát triển, cùng với cả nước đi vào CNH – HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.