SlideShare a Scribd company logo
1 of 35
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
TRƯƠNG MINH ĐỨC
SO SÁNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM
VÀ MỸ LIÊN QUAN ĐẾN NHẬP KHẨU SONG
SONG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
TRƯƠNG MINH ĐỨC
SO SÁNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM
VÀ MỸ LIÊN QUAN ĐẾN NHẬP KHẨU SONG
SONG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số sinh viên 33181025328
Người hướng dẫn khoa học: NGUYỄN THÙY DUNG
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN

“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc”
Tác giả khóa luận
(Ký và ghi rõ họ tên người cam đoan)
TRƯƠNG MINH ĐỨC
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT

Thuật ngữ Viết tắt
Liên Minh Châu Âu EU
Sở hữu trí tuệ SHTT
Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại TRIPS
Chủ sở hữu CSH
Sở hữu công nghiệp SHCN
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên ........................................................................
MSSV .........................................................................................
Điểm
(Tối đa)
Điểm
đánh giá
A Điểm quá trình
1 Quá trình - Có tinh thần thái độ làm việc phù hợp
- Chấp hành tốt yêu cầu làm việc của
GVHD và nộp khóa luận đúng hạn
2
B Điểm hình thức khóa luận và tài liệu tham khảo
2 Hình thức khóa luận - Khóa luận được trình bày đúng về hình
thức theo hướng dẫn của Khoa Luật; văn
phong trong sáng, không có câu tối nghĩa;
không sai chính tả, sai ngữ pháp; độ dài
theo quy định tối thiểu 30 trang.
1
3 Tài liệu tham khảo - Tập hợp đầy đủ, đúng & phong phú
VBPL, Tài liệu tham khảo dùng cho Khóa
luận
- Trích dẫn đầy đủ và đúng cách.
1
C Điểm nội dung khóa luận
4 Tính mới và tính thực
tiễn của đề tài
Đề tài có tính mới, có liên hệ thực tiễn, giải
quyết được vấn đề lý luận hoặc thực tế cấp
bách.
1
5 Mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu
Xác định được câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu
0.5
6 Phương pháp nghiên
cứu
- Có phương pháp nghiên cứu đúng, hiện
đại, giải quyết được vấn đề nghiên cứu
0.5
7 Cơ sở lý luận và lý
thuyết nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên
cứu
1
8 Thực trạng pháp luật - Tổng hợp và phân tích đầy đủ các quy
định của pháp luật hiện hành về vấn đề
nghiên cứu
1
9 Thực tiễn thực hiện /
áp dụng/ thi hành
pháp luật
- Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật tại
nơi thực tập hoặc một phạm vi nghiên cứu
xác định
1
10 Nhận xét – Đánh giá
– Đề xuất- Kết luận
Nhận xét và đánh giá thực trạng.
Đề xuất các kiến nghị có căn cứ, phù hợp
với thực tiễn và có giá trị áp dụng.
1
TỔNG ĐIỂM 10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Kết luận của GVHD
(Cho phép/Không cho phép chấm KL)
Tp.HCM, ngày …… tháng ….. năm……
GVHD (ký và ghi rõ họ tên):
NGUYỄN THÙY DUNG
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM KHÓA LUẬN
Họ tên sinh viên ........................................................................
MSSV .........................................................................................
Điểm
(Tối đa)
Điểm
đánh giá
A Điểm quá trình
1 Quá trình
(GV chấm 2 sẽ lấy
điểm quá trình của
GVHD ghi vào cột
đánh giá)
- Có tinh thần thái độ làm việc phù hợp
- Chấp hành tốt yêu cầu làm việc của
GVHD
- Nộp khóa luận đúng hạn
2
B Điểm hình thức khóa luận và tài liệu tham khảo
2 Hình thức khóa luận - Khóa luận được trình bày đúng về hình
thức theo hướng dẫn của Khoa Luật; văn
phong trong sáng, không có câu tối nghĩa;
không sai chính tả, sai ngữ pháp; độ dài
theo quy định tối thiểu 30 trang.
1
3 Tài liệu tham khảo - Tập hợp đầy đủ, đúng & phong phú VBPL
Tài liệu tham khảo dùng cho Khóa luận
- Trích dẫn đầy đủ và đúng cách.
1
C Điểm nội dung khóa luận
4 Tính mới và tính thực
tiễn của đề tài
Đề tài có tính mới, có liên hệ thực tiễn, giải
quyết được vấn đề lý luận hoặc thực tế cấp
bách.
1
5 Mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu
Xác định được câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu
0.5
6 Phương pháp nghiên
cứu
- Có phương pháp nghiên cứu đúng, hiện
đại, giải quyết được vấn đề nghiên cứu
0.5
7 Cơ sở lý luận và lý
thuyết nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên
cứu
1
8 Thực trạng pháp luật - Tổng hợp và phân tích đầy đủ các quy
định của pháp luật hiện hành về vấn đề
nghiên cứu
1
9 Thực tiễn thực hiện /
áp dụng/ thi hành
pháp luật
- Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật tại
nơi thực tập hoặc một phạm vi nghiên cứu
xác định
1
10 Nhận xét – Đánh giá
– Đề xuất- Kết luận
Nhận xét và đánh giá thực trạng.
Đề xuất các kiến nghị có căn cứ, phù hợp
với thực tiễn và có giá trị áp dụng.
1
TỔNG ĐIỂM 10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Điểm trung bình của GVHD và GV chấm
khóa luận
Tp.HCM, ngày…… tháng…..năm….….
GV chấm khóa luận (ký và ghi rõ họ tên):
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................1
1- Lý do chọn đề tài:.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................2
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu: ......................................................2
4. Kết cầu đề tài..............................................................................................3
Chương 1: Nhập khẩu song song và các khái niệm pháp lý liên quan..........4
1.1 Một số khái niệm pháp lý quan trọng liên quan đến quyền sở hữu tài
sản trí tuệ và nhập khẩu song song ...............................................................4
1.1.1 Khái niệm nhập khẩu song song ....................................................4
1.1.2 Khái niệm hết quyền sở hữu trí tuệ sau lần bán đầu tiên ................4
1.2 Hết quyền quốc gia (phạm vi hẹp):..........................................................6
1.2.1 Khái niệm hết quyền quốc gia............................................................6
1.2.2 Ví dụ:...................................................................................................6
1.3 Hết quyền khu vực ...................................................................................6
1.3.1 Khái niệm hết quyền khu vực............................................................6
1.3.2 Ví dụ:...................................................................................................6
1.4 Hết quyền quốc tế....................................................................................6
1.5 Pháp luật về hợp đồng và pháp luật về cạnh tranh................................7
1.5.1 Pháp luật về hợp đồng........................................................................7
1.5.2 Pháp luật về cạnh tranh..................................................................7
CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NHẬP KHẨU SONG SONG ...9
2.1 Đối với quyền SHCN và giống cây trồng.................................................9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
2.1.1 Nhóm các quyền SHTT được thừa nhân cơ chế Hết quyền SHTT
sau lần bán đầu tiên ....................................................................................9
2.1.2 Nhóm các quyền SHTT chưa được thừa nhận nguyên tắc Hết
quyền SHTT sau lần bán đầu tiên............................................................10
2.2 Đối với quyền tác giả và quyền liên quan..............................................10
2.3 Pháp luật về hợp đồng............................................................................10
2.4 Pháp luật về cạnh tranh.........................................................................11
2.5 Các tranh chấp điển hình liên quan đến nhập khẩu song song xảy ra
tại thị trường Việt Nam................................................................................12
2.5.1 Vụ việc sữa Ensure...........................................................................12
2.5.2 Vụ việc “Lambretta”........................................................................14
2.5.3 Vụ việc “Kingmax” ..........................................................................19
2.5.4 Vụ Việc “SKF” .................................................................................21
2.6 Nhận định chung và những đề xuất sữa luật SHTT 2019 ....................22
CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT MỸ VỀ HẾT QUYỀN SHTT VÀ NHẬP KHẨU
SONG SONG .........................................................................................24
3.1 Hết quyền SHTT đối với sáng chế - phán quyết Quanta: .............. Error!
Bookmark not defined.
3.2 Hết quyền SHTT đối với quyền tác giả - phán quyết Kirtsaeng:... Error!
Bookmark not defined.
3.3 Hết quyền SHTT đối với nhãn hiệu,.......... Error! Bookmark not defined.
3.4 Hết quyền SHTT trong nhập khẩu song song tại Mỹ....Error! Bookmark
not defined.
3.4.1 Đối với đối tượng SHTT là các sáng chế ........... Error! Bookmark not
defined.
3.4.2 Đối với đối tượng SHTT là nhãn hiệu . Error! Bookmark not defined.
3.4.3 Đối với quyền tác giả:........................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN KẾT LUẬN:............................... Error! Bookmark not defined.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . Error! Bookmark not defined.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
1
LỜI NÓI ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài:
Sau 40 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển.
Nhu cầu nhập khẩu máy móc, các hàng hóa y tế, thiết yếu phục vụ nhu cầu trong
nước vẫn rất lớn. Các mặc hàng này do điều kiện kinh tế và công nghệ của các
doanh nghiệp trong nước chưa bắt kịp nên chưa được nội địa hóa. Giá hàng nhập
khẩu vẫn còn rất cao, cộng thêm yếu tố độc quyền phân phối của các nhà sản xuất
nước ngoài, nên phạm vi sử dụng của người dân bị giới hạn.
Nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, các doanh nghiệp nội địa đã nhanh chóng đưa
về nước các sản phẩm tương đồng có chất lượng gần tương đương hoặc cùng một
nhãn hiệu nhưng có giá cạnh tranh hơn so với giá của nhà phân phối chính thức
tạo nên một thị trường cạnh tranh hơn, người tiêu dùng được lợi nhiều hơn.
Khi một sản phẩm được nhập khẩu bởi hai nhà phân phối, một là nhà phân phối
có ủy quyền và một là nhà phân phối không có ủy quyền, thường sẽ dẫn đến tình
huống được gọi là thương mại song song, hay có tên gọi chính xác hơn là nhập
khẩu song song. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các nhà phân
phối có ủy quyền luôn có những cách thức để duy trì vị thế độc quyền của mình,
nhất là các sản phẩm có liên quan đến các đối tượng SHTT. Từ đó phát sinh các
vấn đề pháp lý liên quan đến nhập khẩu song song, bao gồm luật SHTT, luật cạnh
tranh, và luật hợp đồng, luật dân sự…
Lý do tác giả chọn đề tài này là nhằm tìm hiểu về nhập khẩu song song, lợi ích của
hoạt động này nhằm duy trì một thị trường cạnh tranh nhưng vẫn bảo đảm tôn
trọng quyền lợi của CSH đối tượng SHTT.
Tính mới của đề tài
So với các đề tài trước, đề tài này được thực hiện khi Việt Nam đang tiến hành
đàm phán các hiệp định thương mại tự do như hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam và khối EFTA, hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel.
Các thỏa thuận này khi được ký kết và có hiệu lực, sẽ có những tác động lớn đối
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
2
với kinh tế Việt Nam nói chung, hay luật SHTT nói riêng. Trên cơ sở lý luận, đề
tài sẽ trình bày những so sánh Luật SHTT Việt Nam với luật SHTT Mỹ liên quan
đến nhập khẩu song song, từ đó đưa ra nhưng đề xuất sữa luật tiến bộ nhằm nâng
cao năng lực kinh tế quốc gia cũng như cân bằng giữa lợi ích kinh tế và tôn trọng
các cam kết quốc tế về quyền SHTT.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Vấn đề nhập khẩu song song có liên quan đến cơ chế hết quyền SHTT. Mục tiêu
nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu cơ chế hết quyền SHTT của Mỹ, và của Việt
Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng luật SHTT Việt Nam hiệu quả hơn
trong việc bảo đảm quyền lợi của nhà sản xuất trong nước đồng thời vẫn tôn trọng
luật quốc tế về nhập khẩu song song.
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, bình luận, diễn giải được sử dụng khi đánh giá, bình
luận các quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về SHTT, cạnh tranh và
hợp đồng
- Phương pháp so sánh luật học, được sử dụng khi phân tích, đánh giá các quy
định của pháp về SHTT của Việt Nam đặt trong mối tương quan với quy định pháp
luật về SHTT của Mỹ nhằm làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt khi
điều chỉnh nhập khẩu song song.
- Phương pháp trao đổi với chuyên gia, được sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp
luật về cho thuê đất và đưa ra các giải pháp hoàn thiện v.v.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luật SHTT Việt Nam 2019 và các ví dụ điển hình liên quan đến nhập khẩu song
song
Các án lệ điển hình của Mỹ liên quan đến hết quyền SHTT
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
3
4. Kết cầu đề tài
Phần mở đầu
Chương 1. Nhập khẩu song song và các khái niệm pháp lý liên quan
Chương 2. Pháp luật SHTT Việt Nam 2019 liên quan đến nhập khẩu song song
Chương 3. Pháp luật SHTT Mỹ liên quan đến nhập khẩu song song
Phần kết luận
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
4
Chương 1: Nhập khẩu song song và các khái niệm pháp lý liên
quan
1.1 Một số khái niệm pháp lý quan trọng liên quan đến quyền sở
hữu tài sản trí tuệ và nhập khẩu song song
1.1.1 Khái niệm nhập khẩu song song
Nhập khẩu song song là tình trạng tồn tại cùng 1 lúc ít nhất 2 nhà nhập khẩu vào
1 quốc gia, trong đó 1 nhà là nhà nhập khẩu hợp pháp, nghĩa là họ được CSH đối
tượng SHTT cấp quyền phân phối và nhà nhập khẩu thứ 2 là nhà nhập khẩu không
được CSH đối tượng SHTT cấp quyền phân phối. Tình trạng này xuất hiện tại một
quốc gia khi nhà nhập khẩu thứ 2 tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá do nhà
nhập khẩu hợp pháp định giá quá cao.
1.1.2 Khái niệm hết quyền sở hữu trí tuệ sau lần bán đầu tiên
Để phân tích hoạt động nhập khẩu song song có hợp pháp hay không, nhà nhập
khẩu cần dựa trên cơ chế Hết quyền SHTT.
Hết quyền SHTT là khi một sản phẩm mang đối tượng SHTT được bán lần đầu và
CSH SHTT được pháp luật nhìn nhận là đã hết quyền sở hữu trí tuệ đối với sản
phẩm đã bán ra. Giá mua sản phẩm đã bao gồm phí phải trả cho quyền SHTT có
trong sản phẩm. Do đó các nhập khẩu khác có quyền nhập khẩu song song mà
không cần sự cho phép của CSH đối tượng SHTT.
Ví dụ: Thương nhân A là CSH nhãn hiệu X, đang bán sản phẩm X tại nước Mỹ với
giá P1, sau đó mở rộng và bán X tại Đức với giá P2. Một thương nhân B nhận
thấy giá P2 quá chệnh lệch với giá P1 và tìm cách nhập sản phẩm X từ Đức và
bán vào Mỹ kiếm lời. Hoạt động của B là nhập khẩu song song.
Khái niệm Hết quyền SHTT bắt nguồn từ lý thuyết hết quyền (exhaustion doctrine)
hay (the first sale doctrine). Thuyết này được Tòa án Tối cao Mỹ sử dụng lần đầu
trong phán quyết “Adams and Burke” năm 1873. Tại Châu Âu, được Tòa Đức
dùng lần đầu năm 1902. Ngày nay, nó được nhắc đến tại Điều 6, Hiệp định TRIPS.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
5
Lý thuyết Hết quyền đặt ra các giới hạn cho quyền độc quyền phân phối và khai
thác thương mai của CSH đối tượng SHTT. Mục tiêu của lý thuyết là cân bằng
giữa lợi ích của CSH quyền SHTT với lợi ích của người tiêu dùng. Theo lý thuyết
này, khi một sản phẩm mang đối tượng SHTT được đưa ra lưu thông trên thị
trường bởi chính CSH quyền SHTT hoặc được sự cho phép của chính CSH đó thì
CSH này sẽ mất quyền kiểm soát, quyền phân phối cũng như khai thác thương
mại, đối chính sản phẩm đó ngay sau được bán lần đầu tiên. Người mua sẽ có toàn
quyền phân phối cũng như khai thác thương mại đối với chính sản phẩm đó. Ví
dụ: Sau khi bán một chai nước ngọt Pepsi, hãng Pepsi không còn quyền kiểm soát
đối với chai nước đó. Người mua có toàn quyền phân phối cũng như khai thác
thương mại đối với chai nước đó như bán lại kiếm lời, còn gọi là bán thứ cấp. Tuy
nhiên, người mua không có quyền gắn nhãn Pepsi trên các chai nước ngọt khác do
chính họ sản xuất.
Thông thường, hàng hóa chính hiệu (genuine goods) sẽ được nhập khẩu bởi chính
CSH quyền SHTT hoặc chủ thể khác được sự cho phép, được ủy quyền, của chính
CSH quyền SHTT, đưa ra phân phối tại một thị trường. Khác với buôn bán hàng
giả, hàng nhái, trong hoạt động nhập khẩu song song, hàng hóa được nhập vẫn là
hàng hóa chính hiệu, chỉ có một khác biệt duy nhất là nhà nhập khẩu thực hiện
việc nhập khẩu song song không phải là nhà nhập khẩu chính thức hay không có
giấy phép làm đại lý chính thức cho nhà sản xuất sản phẩm đó. Mục đích của nhà
nhập khẩu song song hay còn gọi là đơn vị không được ủy quyền là tìm kiếm lợi
nhuận từ sự khác biệt giá giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Từ đó chúng ta
thấy đặc trưng của nhập khẩu song song là hàng hóa đi từ nước có giá sản phẩm
thấp đến nước có giá sản phẩm cao.
Hoạt động nhập khẩu song song, cũng như thương mại song song, thường liên
quan đến pháp lý về quyền SHTT, mà cụ thể là lý thuyết Hết quyền SHTT. Nhập
khẩu song song có được thừa nhận hay không phụ thuộc vào luật SHTT của mỗi
quốc gia, mà cụ thể là cơ chế Hết quyền SHTT sau lần bán đầu tiên mà mỗi quốc
gia áp dụng. Trên thế giới, có 3 dạng Hết quyền SHTT: Hết quyền quốc gia
(national exhaustion); hết quyền khu vực (regional exhausion) và hết quyền quốc
tế (international exhaustion).
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
6
1.2 Hết quyền quốc gia (phạm vi hẹp):
1.2.1 Khái niệm hết quyền quốc gia
Một quốc gia khi áp dụng cơ chế Hết quyền SHTT quốc gia, CSH quyền SHTT
chỉ mất quyền khai thác thương mại bên trong phạm vi quốc gia đó. Do đó, hoạt
động nhập khẩu song song không được thừa nhận.
1.2.2 Ví dụ:
Mỹ trong một vài vụ việc liên quan đến nhãn hiệu còn áp dụng cơ chế hết quyền
quốc gia. Mục đích chính của Mỹ là nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, đặc
biệt là các nhà sản xuất gốc Mỹ.
1.3 Hết quyền khu vực
1.3.1 Khái niệm hết quyền khu vực
Một quốc gia khi áp dụng cơ chế Hết quyền SHTT khu vực, CSH quyền SHTT
chỉ mất quyền khai thác thương mại trong phạm vi khu vực. Do đó nhập khẩu song
song chỉ được cho phép trong phạm vi khu vực.
1.3.2 Ví dụ:
Trong khu vực Liên Minh Châu ÂU (EU), hoạt động nhập khẩu song song chỉ cho
phép trong cộng đồng các quốc gia Châu Âu thuộc Liên Minh. Hàng hóa sản xuất
tại bất kỳ một nước thành viên đều được tự do lưu thông trong liên minh mà không
bị cản trở bởi cơ chế Hết quyền quốc gia. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm được
sản xuất bên ngoài Liên Minh, việc nhập khẩu song song các sản phẩm này không
được chấp thuận.
1.4 Hết quyền quốc tế
Một quốc gia khi áp dụng cơ chế Hết quyền quốc tế, CSH quyền SHTT không còn
quyền kiểm soát đối với việc khai thác thương mại trên phạm vi thế giới. Do đó
nhập khẩu song song được thừa nhận đầy đủ. CSH quyền SHTT không có quyền
ngăn cản nhập khẩu song song.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
7
Hết quyền quốc tế được xem là xu thế mới của thương mại quốc tế, tuy nhiên nó
cũng có cũng có một số ngoại lệ.
Cơ chế hết quyền quốc tế được dựa trên nguyên tắc dù quyền SHTT được bảo hộ
theo pháp luật từng quốc gia nhưng không thể hưởng lợi 2 lần (ở quốc gia xuất
khẩu và quốc gia nhập khẩu). Bởi vì khi việc hưởng lợi 2 lần sẽ ảnh hưởng đến lợi
ích của người tiêu dùng.
Tóm lại, khi một quốc gia chấp nhận Hết quyền quốc tế chính là thừa nhận
nhập khẩu song song một cách đầy đủ, chấp nhận Hết quyền khu vực chính
là thừa nhận nhập khẩu song song có giới hạn trong khu vực và khi chấp
nhận Hết quyền quốc gia nghĩa là không chấp nhận nhập khẩu song song.
1.5 Pháp luật về hợp đồng và pháp luật về cạnh tranh
1.5.1 Pháp luật về hợp đồng
Bên cạnh quyền độc quyền nhập khẩu theo pháp luật SHTT, để ngăn cản hành vi
nhập khẩu song song từ chủ thể khác, CSH đối tượng SHTT còn có thể trực tiếp
hay gián tiếp ngăn cản việc nhập khẩu song song thông qua việc áp đặt các hạn
chế đối với người mua. Cụ thể CSH đối tượng SHTT sẽ thông qua bên thứ ba (bên
nhận chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT) áp đặt điều kiện rằng: sản phẩm
đó chỉ được sử dụng ở quốc gia này hay một khu vực địa lý nhất định. Vì vậy sản
phẩm này sẽ không được nhập khẩu và phân phối tại quốc gia khác hay khu vực
địa lý khác. Các áp đặt như vậy thường được thể hiện ngay trên nhãn sản phẩm
hoặc được qui định trong hợp đồng mua bán sản phẩm.
Ví dụ: Trường hợp chai sữa Ensure được bán tại Việt Nam mang nhãn “Not to be
sold in Vietnam or Mexico”
Khi sản phẩm đó được nhập khẩu vào một quốc gia cho phép nhập khẩu song
song, thì hành vi nhập khẩu song song không vi phạm luật SHTT tại quốc gia đó.
Tuy nhiên hành vi đó vi phạm luật hợp đồng, ở đây là thỏa thuận giữa nhà nhập
khẩu song song và bên thứ ba như đề cập ở trên.
1.5.2 Pháp luật về cạnh tranh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
8
Vấn đề ở đây là xem xét các thỏa thuận áp đặt phân phối giới hạn theo quốc gia
và khu vực có vi phạm luật cạnh tranh hay không, cụ thể là 2 điều khoản luật: thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường (hay vị trí độc
quyền).
Ví dụ: Trường hợp thỏa thuận phụ của LG với Intel đối với bên thứ ba là các khách
hàng của Intel, các nhà lắp ráp máy vi tính. Theo thỏa thuận này các khách hàng
của Intel không được dùng sản phẩm của Intel hoặc LG phối hợp với các sản phẩm
khác không phải của Intel hoặc LG để sản xuất ra các sản phẩm khác, cụ thể là
máy vi tính. Khách hàng thứ ba này mua các linh kiện khác nhau từ các nhà cung
cấp khác nhau để lắp ráp thành máy vi tính, laptop. Hiển nhiên, thành phần đầu
tiên buộc phải có là CPU của Intel, các thành phần khác thì có nhiều nhà sản xuất
tham gia sản xuất và thị trường có giá cạnh tranh hơn, ví dụ như DRAM, ổ cứng
lưu trữ, CD-ROM. Ý nghĩa của hợp đồng này là hạn chế sự cạnh tranh từ các nhà
cung cấp khác có các sản phẩm tương đồng với LG. Đó là các nhà cung cấp Đài
Loan như Lite-on, cũng sản xuất ổ đĩa CD, DVD như LG.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
9
CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NHẬP KHẨU SONG
SONG
2.1 Đối với quyền SHCN và giống cây trồng
2.1.1 Nhóm các quyền SHTT được thừa nhân cơ chế Hết quyền SHTT sau
lần bán đầu tiên
Theo khoản 2 điểm b Điều 125 Luật SHTT 2019: “CSH đối tượng SHCN không
có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi lưu thông, nhập khẩu, khai thác
công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một
cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính CSH nhãn hiệu hoặc người
được phép của CSH nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài”, chúng ta có thể
hiểu được ba vấn đề sau:
- Đầu tiên, CSH đối tượng SHCN không được cấm các chủ thể khác thực
hiện các hành vi như lưu thông hàng hóa, nhập khẩu và sử dụng.
- Thứ hai: hàng hóa lưu thông phải là hàng thật, hàng do chính CSH đối tượng
SHCN sản xuất hoặc chủ thể khác được quyền sản xuất với giấy phép từ
CSH đối tượng SHCN.
- Thứ ba: nguyên tắc hết quyền quốc tế được thừa nhân. CSH đối tượng
SHCN sẽ hết quyền khi đưa sản phẩm ra lưu thông ở thị trường trong nước
hoặc quốc tế.
Đối với giống cây trồng, khoản 2 Điều 190 Luật SHTT 2019 “Quyền đối với giống
cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống
cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho
phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước
ngoài trừ các hành vi sau”, chúng ta có thể hiểu Việt Nam thừa nhận áp dụng cơ
chế hết quyền quốc tế cho quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên luật cũng ghi
rõ hai ngoại lệ tại điểm a và b khoản 2 cũng tại Điều 190 Luật SHTT 2019 : “
a) Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
10
b) Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân
giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó, trừ trường
hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng.”
2.1.2 Nhóm các quyền SHTT chưa được thừa nhận nguyên tắc Hết quyền
SHTT sau lần bán đầu tiên
Theo khoản 2 điểm b Điều 125 Luật SHTT 2019, cũng như trong toàn bộ nội dung
của Luật SHTT 2019, Việt Nam chỉ nói rõ thừa nhận nguyên tắc Hết quyền
SHTT sau lần bán đầu tiên đối với nhãn hiệu, và giống cây trồng mà chưa đề
cập cụ thể hết quyền SHTT đối với các đối tượng SHTT khác. Đây là thiếu sót còn
tồn tại của Luật SHTT VN.
2.2 Đối với quyền tác giả và quyền liên quan
Theo khoản 2 Điều 20 Luật SHTT 2019: “Các quyền như phân phối, nhập khẩu
bản gốc hoặc bản sao tác phẩm do tác giả, CSH quyền tác giả độc quyền thực
hiện hoặc cho phép người khác thực hiện” thì luật SHTT Việt Nam về vấn đề
quyền tác giả đã có tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của luật quốc tế. Tại đây,
Việt Nam không thừa nhận nhập khẩu song song. CSH quyền tác giả được độc
quyền phân phối và nhập khẩu các tác phẩm có chứa đựng quyền tác giả của chính
CSH. Tuy nhiên Luật SHTT 2019 lại không nói rõ về cơ chế hết quyền sau lần
bán đầu tiên, kết quả là các hành vi thương mại như mua đi bán lại các tác phẩm
gốc có bị xem là bất hợp pháp hay không.
2.3 Pháp luật về hợp đồng
Đối với các chủ sở hữu nhãn hiệu nước ngoài, tối đa hóa lợi nhuận là điều kiện
tiên quyết. Hiển nhiên, để tối đa hóa lợi nhuận, các CSH nhãn hiệu nước ngoài
luôn tìm cách lách luật pháp các nước sở tại để duy trì tính độc quyền kinh doanh
của mình, bởi chỉ có độc quyền mới giúp doanh nghiệp thu lợi cao và nhanh nhất.
Cách né tranh đơn giản nhất là CSH quyền SHTT có thể trực tiếp hay gián tiếp bổ
sung thêm các điều khoản hạn chế giao dịch vào trong hợp đồng, nhằm loại bỏ đối
thủ cạnh tranh. Điều này có thể xảy ra không chỉ trong hợp đồng mua bán sản
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
11
phẩm chứa đựng quyền SHTT mà còn có thể xuất hiện trên các hợp đồng chuyển
giao công nghệ để hạn chế nhập khẩu song song.
Tuy nhiên, trong bất kỳ vụ việc nào, việc xử lý cần phải tuân theo các nguyên tắc
pháp luật, nhất là các nguyên tắc trong bộ luật dân sự 2015, và bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.
2.4 Pháp luật về cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong các yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường. Khi thị trường
trở nên cạnh tranh, người tiêu dùng sẽ được lợi hơn, sản phẩm có chất lượng cao
hơn và giá cũng cạnh tranh hơn.
Liên quan đến nhập khẩu song song, có 2 vấn đề chính liên quan đến cạnh tranh
là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Cả hai
vấn đề này đều được nêu rõ ở Điều 12 các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
và Điều 27 Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền
bị cấm trong Luật cạnh tranh 2019.
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể có mục đích là ngăn cản nhập khẩu song
song, bao gồm các thỏa thuận hạn chế liên quan đến phân chia thị trường, hạn chế
về số lượng hay áp đặt các điều kiện để ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo Điều 24
Luật cạnh tranh 2019, dù luật có qui định rõ các hành vi bị cấm theo Điều 27 Luật
cạnh tranh 2019, nhưng bản thân các điều luật này chỉ áp dụng với các doanh
nghiệp trong cùng một thị trường, nghĩa là chỉ áp dụng đối với thỏa thuận thỏa
thuận theo chiều ngang, trong khi đó các hành vi chèn ép thương mại thường diễn
ra theo chiều dọc, nghĩa là giữa các doanh nghiệp hoạt động ở nhiều giai đoạn
khác nhau của một quá trình sản xuất hay phân phối.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
12
2.5 Các tranh chấp điển hình liên quan đến nhập khẩu song song
xảy ra tại thị trường Việt Nam
2.5.1 Vụ việc sữa Ensure
2.5.1.1 Nội dung vụ việc
Abbott Mỹ thành lập văn phòng Abbott Việt Nam năm 1995 với khoảng 100 nhân
viên. Mục tiêu thương mại của Abbott Việt Nam là cung cấp các sản phẩm dinh
dưỡng, dược phẩm và các thiết bị chẩn đoán độ chính xác cao. Abbott VN đã chỉ
định công ty 3A là nhà phân phối độc quyền nhập khẩu các sản phẩm sữa của
Abbott Mỹ, trong đó có sữa Ensure.
Theo một báo cáo từ Tổng cục hải quan Việt Nam vào năm 2013, giá các loại sữa
nhập ngoại như Ensure, Nestle, Enfa … có giá bán lẻ cao gấp 5 đến 6 lần so với
giá nhập khẩu.
Tận dụng sự chệnh lệch siêu lớn này, công ty Song Nam đã tìm được nguồn hàng
sữa Ensure cũng do chính Abbott Mỹ sản xuất từ thị trường Mỹ với giá rất cạnh
tranh và nhập về Việt Nam. Nhận thấy sự yếu thế về chiến lược giá, năm 2013,
Abbott VN đã tố cáo công ty Song Nam nhập khẩu sản phẩm Ensure mà không có
thư bảo lãnh của Abbott America và cho rằng công ty Song Nam không phải là
nhà cung cấp chính thức. Phía Abbott cho rằng bản sao giấy xác nhận công ty
Song Nam là nhà phân phối được ủy quyền các sản phẩm Ensure do East West
Trading Partners - Abbott Park, IIIlinois Mỹ cấp là giả mạo. Bản thân công ty East
West Trading Partners - Abbott Park là một công ty ma, không có tên trong danh
sách các doanh nghiệp tại Mỹ. Trong lá thư ủy quyền của East West Trading
Partners - Abbott Park, IIIlinois Mỹ cho Song Nam, con dấu và tên công chứng
viên không có trong hồ sơ của bất kỳ phòng công chứng nào tại bang IIIlinoi và
Abbott Mỹ không có bất kỳ hoạt động thương mại nào với East West Trading
Partners - Abbott Park.
Phía Song Nam giải thích là họ mua các sản phẩm Ensure từ First Vina Investment,
IIIlinois và East West Trading Partners - Abbott Park, IIIlinois Mỹ. Mục tiêu của
họ là cung cấp các sản phẩm Ensure có chất lượng tương đương với giá thành hợp
lý để người tiêu dùng dễ tiếp cận. Trên website Song nam, công ty trưng bày và
bán các sản phẩm của Abbott. Ensure chocolate, Ensure dâu & kem, Ensure vani,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
13
Ensure vani, Ensure Vanilla (bột), Ensure Vanilla (nước), pediasure dâu và chất
xơ.
Một điểm khác biệt giữa các sản phẩm Ensure do 3A phân phối và Song nam là
các sản phẩm của Song Nam phân phối đều có dòng chữ “ “Not to be sold in
Vietnam or Mexico”, nghĩa là các sản phẩm này không được bán tại Việt Nam và
Mexico..
Theo trình bày của đại diện Song Nam, họ nhập hàng Ensure từ Mỹ về Việt Nam.
Đây chính là các sản phẩm sữa đang lưu hành trên thị trường Mỹ, và đang được
người Mỹ, trong đó có người Mỹ gốc Việt tin dùng. Cũng theo vị đại diện này,
hành vi in chữ “Not to be sold in Vietnam or Mexico” là để công ty 3A độc quyền
phân phối và thao túng giá sữa Ensure. Thời điểm vụ việc, giá bán Ensure nước
do 3A phân phối là 50.000 đồng, trong khi giá do Song nam đề xuất chỉ 20.000
đồng
2.5.1.2 Phân tích vụ việc theo Luật SHTT 2019:
Trong vụ này, công ty 3A là nhà nhập khẩu được ủy quyền từ Abbott Việt Nam.
Công ty Song Nam là nhà nhập khẩu không được ủy quyền. Sản phẩm sữa Ensure
là sản phẩm của Abbott Mỹ, Ensure là nhãn hiệu độc quyền của Abbott Mỹ. Sản
phẩm Ensure do Song nam nhập khẩu là sản phẩm chính hãng của Abbott, do
Abbott sản xuất và bán ra tại Mỹ. Tận dụng sự chênh lệch giá đáng kể giữa Ensure
do 3A phân phối và Ensure tại Mỹ, Song nam đã nhập về bán với giá thấp hơn giá
của 3A đề xuất. Đây là một vụ việc về nhập khẩu song song liên quan đến nhãn
hiệu.
Bỏ qua các yếu tố như giấy tờ giả mạo và nhìn vào bản chất vụ việc thì đây là một
trường hợp điển hình về nhập khẩu song song giữa hai doanh nghiệp. Doanh
nghiệp được ủy quyền thì muốn độc quyền phân phối và bán giá cực cao. Còn
doanh nghiệp không được ủy quyền thì tận dụng lợi thế chênh lệch giá giữa quốc
gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu để tổ chức hoạt động kinh doanh. Sản phẩm
của cả 2 doanh nghiệp là sản phẩm chính hãng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
14
Theo Điều 125 khoản 2 điểm b Luật SHTT Việt Nam 2019, thì hành vi nhập khẩu
song song của Song nam không bị xem là bất hợp pháp. Luật SHTT Việt Nam ủng
hộ hết quyền quốc tế đối với nhãn hiệu.
Ở vụ việc này, về phía cơ quan quản lý nhà nước, nếu dùng luật cạnh tranh để
tuyên bố công ty 3A vi phạm luật cạnh tranh, cụ thể hành vi độc quyền kinh doanh,
thao túng thị trường hoặc có hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông qua ghi
chú nhãn hiệu “Not to be sold in Vietnam or Mexico” cũng không khả thi. Vì sữa
công thức là một thị trường hẹp trong một thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa
có qui mô rất lớn, giá trị thị trường tương đương 2 tỷ USD, trong đó có nhiều hãng
sữa ngoại khác nhau tham gia kinh doanh như Nestle, FrieslandCampina và bản
thân Việt Nam thời điểm đó cũng có 3 doanh nghiệp kinh doanh sữa có tiếng là
Vinamilk, Nutifood, và TH True Milk.
Bối cảnh vụ việc năm 2013, các nhà quản lý Việt Nam còn bối rối và vụng về
trong áp dụng luật dẫn đến việc các doanh nghiệp nước ngoài tận dụng sức mạnh
thương mại để định giá bất bình đẳng giữa các quốc gia, làm lợi quá đáng và gây
thiệt thòi cho người tiêu dùng Việt Nam khi so với các quốc gia khác. Ngày nay
Việt Nam cũng chưa có khung pháp lý nào về kiểm soát giá các sản phẩm đặc thù.
2.5.2 Vụ việc “Lambretta”
2.5.2.1 Nội dung vụ việc
Năm 2011, Công ty Vĩnh Phát có ký hợp đồng độc quyền phân phối xe máy scooter
nhãn hiệu Lambretta LN 125 với các CSH nhãn hiệu Lambretta gồm Clag
International, Motom Electronics Group Spa. Theo hợp đồng này, Vĩnh Phát cam
kết chỉ nhập khẩu và bán các xe máy Lambretta từ các CSH nhãn hiệu Lambretta
nêu trên và chỉ được độc quyền phân phối tại Việt Nam. Trường hợp Vĩnh Phát
bán xe Lambretta tại các quốc gia khác ngoài Việt Nam mà chưa có sự cho phép
của các CSH nhãn hiệu Lambretta thì các CSH này có quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng với Vĩnh Phát mà không cần phải thông báo trước và có quyền yêu
cầu bồi thường do hành vi trái hợp đồng. Trường hợp Vĩnh Phát có yêu cầu phân
phối tại các quốc gia khác, CSH Lambretta sẽ trả lời trong 10 ngày. Nếu Vĩnh Phát
tự ý phân phối khi chưa được phép sẽ bị tước quyền phân phối tại Việt Nam.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
15
LN 125 là một mẫu xe scooter hiện đại mang nhãn hiệu Lambretta do Motom
Electronics Group Spa đã đầu tư vào một thiết kế mới, được chấp bút bởi nhà thiết
kế nổi tiếng người Ý Tartarini và được dựng trên khung sườn của hãng xe Đài
Loan SYM
Một thời gian sau, công ty Banca, một công ty luật hoạt động về lĩnh vực SHTT,
đã gửi công văn yêu cầu Vĩnh Phát chấm dứt mọi hoạt động thương mại liên quan
đến nhãn hiệu Lambretta. Theo Banca, Lambretta SRL có trụ sở tại Italy là CSH
hợp pháp nhãn hiệu Lambretta đang được bảo hộ tại Việt Nam theo đăng ký quốc
tế. Lambretta SRL là một doanh nghiệp thành viên thuộc Lambretta Consortium
(LC) – một tổ chức của những nhà quản lý và kinh doanh các sản phẩm mang
thương hiệu Lambretta từ xe máy, quần áo, đồ trang sức. Mẫu xe Lambretta LN
125 do Vĩnh Phát nhập khẩu và phân phối không phải là sản phẩm do Lambretta
S.R.L. sản xuất.
2.5.2.2 Pháp lý quốc tế về CSH chính thức của nhãn hiệu Lambretta.
Câu chuyện về nhãn hiệu Lambretta là một mớ rối rắm và phức tạp vì nó liên quan
đến chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có thời hạn và phạm vi thị trường dựa trên
hợp đồng chuyển quyền sử dụng. Một điều đáng lưu ý là vụ kiện này vẫn chưa
dừng tính đến thời điểm này.
Với mục đích tạo ra một chiếc xe thanh lịch, dễ thao tác, có khả năng vận hành
trong điều kiện đường sá ẩm ướt mà vẫn giúp cho người lái xe không bị văng bẩn,
và đặc biệt là thay thế cho những chiếc motor cồng kềnh mà hay bị văn bẩn, năm
1947, Hãng Innocenti S.A. đã thiết kế và bán ra chiếc xe scooter nhãn hiệu
Lambretta, cùng thời với xe vespa. Ngay lập tức, chiếc xa trở nên nổi tiếng song
hành với xe scooter nhãn hiệu Vespa. Thời gian sau việc kinh doanh của Innocenti
S.A. gặp nhiều khó khăn, sản lượng xe bán giảm hẳn, và sau đó thì ngừng sản xuất.
Năm 1972, Scooters India Ltd. (SIL) đã mua toàn bộ nhà máy bao gồm máy móc,
thương quyền, và các bản quyền công nghệ liên quan đến việc sản xuất xe scooter
hiệu Lambretta. Các nhân viên của Innocenti được SIL thuê để khởi động và điều
hành nhà máy mới mua. Sau khi mua về, SIL tiếp tục sản xuất xe scooter. Chiếc
scooter đầu tiên của SIL có nhãn hiệu là Vijay Delux/DL, và được xuất khẩu với
nhãn Lambretta GP150. Việc sản xuất xe scooter của SIL gặt hái nhiều thành công
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
16
thời gian đầu. Tuy nhiên sau đó việc sản xuất cũng bắt đầu sa sút và ngừng hẳn
vào năm 1997. Năm 2017, SIL tập trung vào sản xuất xe 3 bánh nhãn hiệu Vikram,
được trang bị động cơ Lambretta, đồng thời cũng sản xuất một lượng giới hạn các
linh kiện cho các scooter dòng GP/DL.
Làm thế nào để sở hữu 1 thương hiệu? Có 2 cách, một là tự chúng ta xây dựng nên
chính thương hiệu đó, hai là chúng ta mua lại thương hiệu đó từ CSH hợp pháp.
Đó chính là cách thức John Bloor đã làm khi doanh nhân này mua lại nhãn hiệu
Triump Motorcylces có trụ sở tại Meriden vào thập niên 80 nhưng đã ngưng sản
xuất, và sau đó bắt đầu một Triump Morotcylces hoàn toàn mới tại Hinckley.
Như chúng ta đều biết quyền sở hữu nhãn hiệu có tính hữu hạn về thời gian. Nếu
không được sử dụng liên tục trong một thời hạn 5 năm, quyền sở hữu này sẽ không
còn được thừa nhận hợp pháp. Đây là một yếu tố quan trọng liên quan đến tranh
chấp nhãn hiệu Lambretta sau này.
Bên cạnh đó, việc sở hữu nhãn hiệu phải đi cùng với việc đăng ký nó cho một
nhóm các sản phẩm liên quan. Ví dụ như thương hiệu Sony là thương hiệu điện tử
tiêu dùng của công ty Sony. Nhưng công ty Sony lại không đăng ký thương quyền
kinh doanh nhãn hiệu Sony cho sản phẩm chăm sóc cá nhân, do đó một cá nhân
hay pháp nhân không liên quan đến Sony có thể đăng ký nhãn hiệu “Sony
perfume” cho các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Và như đã ta biết, khi đó nếu Sony
muốn lấy lại nhãn hiệu “Sony perfume” thì cách duy nhất là đựa vụ việc ra Tòa.
Năm 2006, công ty Fine White Line Ltd của Anh đã ký một thỏa thuận cấp phép
với SIL cho phép họ cấp phép lại thương hiệu này (cấp phép con) để sử dụng trên
quần áo, xe cộ và các đồ dùng khác mang logo Lambretta trong 15 năm.
Không lâu sau, một công ty khác, Lambretta SRL có trụ sở tại Hà Lan, như hiện
tại vẫn được gọi theo tên này, bắt đầu một chiến lược chiếm thương hiệu Lambretta
theo một cách hung hăn và không đi theo hướng trả phí nhãn hiệu cho SIL.
Lambretta SRL tiến hành đăng ký nhãn hiệu Lambretta cho xe scooter mới ở nhiều
quốc gia, với lý do SIL, công ty đã ngừng sản xuất xe tay ga vào năm 1997, đã
mất quyền sở hữu nhãn hiệu do đã không còn sử dụng nhãn hiệu này cho xe scooter
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
17
trong 5 năm. (chủ sở hữu nhãn hiệu phải sản xuất các sản phẩm mang tên của nó,
hoặc có nguy cơ bị mất nó cho kẻ chiếm đoạt).
Các cổ đông của Fine White Line sau đó đã thành lập một công ty khác, Lambretta
Licensing Ltd (LLL), và tham gia thỏa thuận cấp phép với Lambretta SRL (hai
công ty hiện phát hành các tuyên bố dưới tên Lambretta Consortium, một liên
minh không ràng buộc pháp lý của các công ty có lợi ích kinh doanh chung ).
Sau đó. LLL đã cấp một giấy phép con nhượng quyền sử dụng thương hiệu
Lambretta cho Motom Electronics Group Spa (Motom) để Motom độc quyền khai
thác nhãn hiệu Lambretta tại thị trường Ý đi kèm một điều khoản có thể mở rộng
phạm vi hoạt động ngoài Ý.
LLL cũng đã cấp giấy phép con nhượng quyền sử dụng thương hiệu Lambretta
cho Clag International nhằm mục đích khai thác thị trường 11 quốc gia Châu Á.
Tuy nhiên, ngay tại thời điểm Motom bắt đầu chiến dịch sản xuất và quảng cáo
các sản phẩm xe scooter LN 125 Lambretta thì bị kiện tụng bởi Lambretta SRL.
Lambretta SRL cho rằng nhãn hiệu Lambretta trên xe scooter là thuộc toàn quyền
của Lambretta SRL, chứ không phải thuộc SIL. Để hợp thức hóa vấn đề này
Lambretta SRL đã đệ đơn kiện SIL tại tất cả các quốc gia có lưu hành xe scooter
nhãn hiệu Lambretta.
Điều này có nghĩa là bất kỳ sản phẩm xe scooters nào được sản xuất, thương mại
hóa và phân phối bởi Motom hoặc Clag (cụ thể là LN 125 và LS 125) hoặc bởi bất
kỳ công ty nào khác được liên kết, tham gia, thương mại được liên kết hoặc kết
nối với Motom hoặc Clag không được mang nhãn hiệu Lambretta nếu không có
sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp. Mọi thỏa thuận cấp phép hợp lệ và chính hãng
phải được ký trực tiếp với Lambretta SRL.
Cùng lúc đó SIL dưới sự giúp sức của Fine White Line tham gia vào một cuộc
chiến pháp lý giành lại thương hiệu Lambretta cho dòng sản phẩm scooter với
Lambretta SRL
Theo phán quyết của tòa EU tại Luxembourg:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
18
SIL là CSH nhãn hiệu Lambretta có hiệu lực từ ngày 07/02/2000 và được chấp
thuận tại văn phòng SHTT Châu Âu vào ngày 06/08/2002. Hàng hóa được đăng
ký nhãn hiệu Lambretta là lớp sản phẩm thứ 12 bao gồm xe cộ, các dụng cụ phục
vụ việc di chuyển trên mặt đất, trên bầu trời và trên mặt nước.
Vào ngày 19/11/2007 Brandconcern, công ty mẹ của Lambretta SRL đã kiến nghị
cho việc thu hồi một phần nhãn hiệu Lambretta cho các hàng hóa được phân loại
theo nhóm 12. Họ đã viện dẫn nguyên nhân chính là nhãn hiệu này đã không được
sử dụng một cách chân thật và liên tục trong 5 năm. Tình huống ở đây là
Brandconcern muốn đòi quyền kinh doanh cho nhãn hiệu Lambretta cho các sản
phẩm xe cộ mà SIL không sản xuất.
Tòa EU đồng quan điểm với Brandconcern. Ngày 24/09/2010, Cancellation
Divison đã thu hồi 1 phần nhãn hiệu Lambretta, có hiệu lực từ ngày 19/11/2007,
liên quan đến hàng hóa thuộc nhóm 12. Ngày 23/10/2010, SIL đã nộp đơn kháng
cáo với EUIPO đối với quyết định thu hồi của Calcellation Division.
Sau này, quyết định của Cancellation Division đã bị đảo ngược dựa trên 1 phán
quyết của Tòa cấp cao. Tháng 03/2017 Brandconcern đã nỗ lực kháng cáo. Tuy
nhiên họ đã bị xử thua và bị buộc phải trả phí pháp lý cho SIL.
Hơn nữa, các công ty được đề cập không có thẩm quyền sử dụng nhãn hiệu
LAMBRETTA trong tên công ty, trang web của họ
2.5.2.3 Phân tích vụ việc theo Luật SHTT 2019:
Dựa trên các tình tiết nêu trên, chúng ta có thể nhận định vụ việc Lambretta là một
vụ việc tranh chấp về thương quyền kinh doanh sản phẩm liên quan đến nhãn hiệu
Lambretta, trong đó một bên được xem là nhà phân phối được ủy quyền,
Lambretta S.R.L và một bên là nhà phân phối không được ủy quyền, Vĩnh Phát.
Hành vi thương mại của Vĩnh Phát được xem là nhập khẩu song song, nhập khẩu
song song xe máy Lambretta vào Việt Nam.
Các dòng xe Lambretta đều được sản xuất và cấp phép theo giấy phép mua từ SIL,
công ty sở hữu nhãn hiệu Lambretta. Chúng không phải là hàng nhái, hàng giả
mạo nhãn hiệu. Hơn nữa, cuộc chiến pháp lý giữa SIL và Lambretta SRL vẫn chưa
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
19
có kết quả cuối cùng vào thời điểm Vĩnh Phát kinh doanh xe scooter Lambretta
LN125.
Theo điểm b khoản 2 Điều 125 Luật SHTT năm 2019: “2. Chủ sở hữu đối tượng
sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản
lý chỉ dẫn địa lý không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi thuộc các
trường hợp sau đây:
b.Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị
trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải
do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu
đưa ra thị trường nước ngoài” thì các CSH nhãn hiệu Lambretta, ở đây là
Lambretta S.R.L. không có quyền ngăn cấm Vĩnh Phát bán, trưng bày để bán, vận
chuyển và sử dụng xe máy nhãn hiệu Lambretta. Nói cách khác, hành vi nhập khẩu
xe máy Lambretta LN 125 của Vĩnh Phát không bị xem là xâm phạm quyền SHTT
đối với CSH nhãn hiệu Lambretta.
2.5.3 Vụ việc “Kingmax”
2.5.3.1 Nội dung vụ việc
KINGMAX là nhãn hiệu thanh nhớ máy tính của công ty Đài loan có cùng tên
KINGMAX. Năm 2006, Công ty Chí Đức nhập 1 lô hàng thanh nhớ máy tính hiệu
KINGMAX từ Hồng Kông để thương mại. Biết được vụ việc này, Công ty Viễn
Sơn, cũng đang kinh doanh thanh nhớ máy tính nhãn hiệu này, và có đăng ký độc
quyền nhãn hiệu này tại Cục Sở hữu Trí tuệ VN đã đề nghị Cục Hải Quan TP. Hồ
Chí Minh tạm dừng thông quan đối với thanh nhớ KINGMAX do Chí Đức nhập
với lý do lô nhãn hiệu KINGMAX đang thuộc sở hữu của Viễn Sơn, và Viễn Sơn
có quyền độc quyền khai thác thương mại đối với nhãn hiệu này.
Nhận định lý do Viễn Sơn đưa ra là hợp lý nên Cục hải quan TPHCM đã ra quyết
định tạm dừng thông quan lô hàng thanh nhớ máy tính KINGMAX do Chí Đức
nhập khẩu và lập biên bản phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên sau đó, Chí Đức
đã làm đơn kiến nghị Cục SHTT hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sản phẩm thanh
nhớ nhãn hiệu KINGMAX đã cấp cho Công ty Viễn Sơn với lý do: Công ty Chí
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
20
Đức đã nhập khẩu thanh nhớ KINGMAX từ năm 2000 và Công ty Viễn Sơn không
có quyền nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
KINGMAX vì nhãn hiệu KINGMAX không phải là tài sản sáng tạo từ bản thân
Viễn Sơn. KINGMAX là nhãn hiệu thanh nhớ của công ty Đài Loan KINGMAX.
Thanh nhớ máy tính nhãn hiệu này khá phổ biến tại tại Châu Á. Sự việc Viễn Sơn
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu KINGMAX là nhằm mục đích trục lợi, ngăn cản quyền
kinh doanh hợp pháp của công ty khác, cụ thể là quyền nhập khẩu song song sản
phẩm KINGMAX vào Việt Nam của các doanh nghiệp khác.
Nhận định lý lẽ của Công ty Chí Đức hợp lý và các bằng chứng rõ ràng về lịch sử
nhãn hiệu KINGMAX, cũng như mức độ phổ biến hiện thời của nhãn hiệu này ở
phạm vi Châu Á. Tháng 10/2007, Cục SHTT ra quyết định số 1352/QĐ-SHTT
ngày 29-10-2007 hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
“KINGMAX” được cấp cho Công ty Viễn Sơn với lý do rằng, các tài liệu của phía
Công ty Viễn Sơn cung cấp cũng như lập luận của đại diện pháp lý của Công ty
này không chứng minh được quyền nộp đơn hợp lệ đối với Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu hàng hóa “KINGMAX”. Việc đăng ký của công ty Viễn Sơn không
phù hợp với qui định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định số 63/CP của chính
phủ qui định chi tiết về SHCN.
Không đồng ý với quyết định của Cục SHTT, công ty Viễn Sơn đã khởi kiện ra
Tòa án nhân dân TPHCM. Tại bản sơ thẩm, Tòa án nhân dân TPHCM đã chấp
thuận khiếu nại của Công ty Viễn Sơn bằng việc công nhận thỏa thuận bổ sung và
chuyển giao quyền nộp đơn giữa Công ty KINGMAX và Công ty Viễn Sơn và
hủy quyết định số 1352/QĐ-SHTT ngày 29/10/2007 của Cục SHTT. Tuy nhiên
tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao TPHCM ra quán
quyết giữ nguyên quyết định này. Tòa phúc thẩm cho rằng, phán quyết của Tòa sơ
thẩm không chính xác khi thừa nhận thỏa thuận bổ sung về chuyển giao quyền nộp
đơn giữa Công ty “KINGMAX” và Công ty Viễn Sơn.
2.5.3.2 Phân tích vụ việc theo khía cạnh Luật SHTT 2019:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 87 Luật SHTT 2019 “Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt
động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
21
đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất
không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.”
để xem xét về quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của Công ty Viễn Sơn; theo đó
chủ thể tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp
văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường
nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất: (i) “không sử dụng
nhãn hiệu hàng hóa đó cho sản phẩm tương ứng”; (ii) “không phản ứng đối với
việc nộp đơn này”. Điều kiện “không sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đó cho sản phẩm
tương ứng phải được hiểu là người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu trên phạm
vi toàn thế giới. Trong khi đó, mặc dù Công ty KINGMAX không sử dụng nhãn
hiệu ở thị trường Việt Nam nhưng Công ty này vẫn sử dụng nhãn hiệu cho các sản
phẩm do Công ty này sản xuất ở thị trường Đài Loan và nhiều nước khác. Trong
khi đó Công ty Viễn Sơn không phải là nhà sản xuất ra thanh nhớ KINGMAX,
mà chỉ là nhập khẩu sản phẩm KINGMAX từ Trung Quốc và phân phối lại ở thị
trường Việt Nam. Do đó Công ty Viễn Sơn không được phép đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu thanh nhớ KINGMAX. Viễn Sơn chỉ có thể đăng ký bảo hộ một nhãn hiệu
khác không phải là KINGMAX nhưng thanh nhớ vẫn được sản xuất từ công ty
KINGMAX với chất lượng tương đương. Đây còn gọi là mô hình kinh doanh
thương hiệu riêng như siêu thị Coopmart nhờ Lixco gia công sản xuất bột giặt và
nước rữa chén thương hiệu Coop Select, một thương hiệu của riêng Coopmart.
2.5.4 Vụ Việc “SKF”
2.5.4.1 Nội dung vụ việc
Tháng 6/2010; Công an thành phố Hà Nội nhận được đơn của công ty SKF với
nội dung đề nghị điều tra và ngăn chặn hành vi buôn bán vòng bi giả nhãn hiệu
SKF của Công ty Ánh Dương, có trụ sở tại Hà Nội. Sau đó, đơn này đã được
chuyển đến Thanh tra Bộ KH và CN để thẩm định hàng giả. Sau khi xem xét vụ
việc, Thanh tra Bộ KH và CN kết luận Công ty Ánh Dương có hành vi nhập khẩu
và buôn bán sản phẩm vòng bi sử dụng nhãn hiệu SKF, “SKF và hình”, “SKF
Explorer” của công ty SKF.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
22
2.5.4.2 Phân tích vụ việc theo Luật SHTT 2019
Việc nhập khẩu vòng bi SKF của Công ty Ánh Dương không được coi là nhập
khẩu song song vì 2 lý do:
1) đại diện Công ty SKF phản tố các sản phẩm vòng bi mang nhãn hiệu SKF của
Công ty Ánh Dương nhập khẩu không liên quan đến CSH nhãn hiệu SKF là Công
ty SKF.
2) Các sản phẩm SKF do Ánh Dương nhập khẩu từ Hồng Kông, tuy có đầy đủ
giấy tờ nhập khẩu, hóa đơn mua bán hợp lệ nhưng công ty Ánh Dương không
chứng minh được đây là những hàng hóa được sản xuất bởi công ty SKF.
Vụ việc SKF làm sáng tỏ 2 điều quan trọng khi chứng minh một hành vi là nhập
khẩu hàng giả hay là nhập khẩu song song. Đầu tiên là CSH quyền SHTT hay
người được ủy quyền có trách nhiệm chứng minh hàng hóa nhập khẩu là hàng giả.
Hai là người nhập khẩu có trách nhiệm phản bác các lập luận, trình bày các chứng
cứ chứng minh hàng nhập khẩu là hàng chính hiệu, do chính CSH nhãn hiệu sản
xuất hoặc bên thứ ba có giấy phép sản xuất của chính CSH nhãn hiệu.
2.6 Nhận định chung và những đề xuất sữa luật SHTT 2019
Luật SHTT 2019 đã có những tiến bộ đáng kể trong thừa nhận cơ chế hết quyền
sau lần bán đầu tiên và nhập khẩu song song cho từng đối tượng sở hữu trí tuệ.
Luật đã trực tiếp thừa nhận nhập khẩu song song cho nhóm đối tượng sở hữu trí
tuệ là nhãn hiệu và giống cây trồng. Tuy nhiên Luật này vẫn còn những thiếu sót
lớn như trực tiếp thừa nhận hết quyền quốc tế cho đối tượng sở hữu công nghiệp
nhưng lại chỉ nhấn mạnh đến đối tượng nhãn hiệu, mà không nói rõ cho các đối
tượng sở hữu trí tuệ khác như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán dẫn. Do đó trong thời gian tới Việt Nam sẽ rất cần phải sửa đổi
thêm về luật hoặc ban hành các nghị định nhằm qui định rõ các vấn đề trên.
Việt Nam là một nước đang phát triển. Để phục vụ sản xuất trong các lĩnh vực tiên
tiến như sản xuất xe hơi, bảng mạch điện tử, lắp ráp chip, các doanh nghiệp Việt
Nam đang có một nhu lớn nhập khẩu máy móc tân tiến từ các nước Mỹ, Châu Âu
cũng như công nghệ đi kèm theo máy. Luật Việt Nam thừa nhận áp dụng cơ chế
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
23
hết quyền quốc tế đối với sáng chế và công nghệ. Nhưng luật các quốc gia phát
triển như Mỹ, Châu Âu lại không khuyến khích áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế.
Điều này tạo ra sự xung đột luật pháp giữa các quốc gia. Một điều may mắn là
hiệp định TRIPS trao quyền cho các quốc gia thành viên quyền lựa chọn cơ chế
hết quyền SHTT trong phạm vi quốc tế, khu vực hay quốc gia.
Vấn đề nhập khẩu song song bị quản lý không chỉ bởi luật SHTT, mà còn luật
cạnh tranh, luật hợp đồng. Để lách cơ chế cho phép nhập khẩu song song, ngày
nay các doanh nghiệp nước ngoài thường chi phối thị trường Việt Nam bằng các
điều khoản phụ trong hợp đồng nhằm duy trì khả năng độc quyền phân phối, cũng
như dùng sức mạnh thị trường, công nghệ để thực hiện các biện pháp cạnh tranh
không lành mạnh, hoặc hạn chế cạnh tranh nhằm tạo ra những giới hạn nhập khẩu
song song gián tiếp.
Với mục tiêu cân bằng lợi ích phát triển kinh tế cũng như vẫn bảo hộ quyền SHTT,
tác giả đề xuất một số giải pháp sau đối với Luật SHTT 2019:
- Thứ nhất, xác định rõ cơ chế hết quyền cho nhóm đối tượng SHTT chưa
được qui định rõ, nếu có thể nên áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế nhằm
tạo cơ hội thương mại lớn hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, vì Việt Nam
là nước nhập khẩu công nghệ nhiều hơn là xuất khẩu.
- Thứ hai, có thể đưa ra những ngoại lệ cho cơ chế hết quyền được áp dụng,
nhưng phải nêu rõ ràng trong luật SHTT
- Một trong các vấn đề xuất hiện trong các hiệp định thương mại tự do giữa
Việt nam và các quốc gia tiên tiến khác là hàng hóa tân trang. Mỹ và EU
đang yêu cầu Việt Nam phải cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang. Hiện
tại luật Việt Nam chưa có những qui định rõ về vấn đề này. Do đó Luật mới
cần qui định rõ sự khác biệt giữa sữa chữa và tái tạo trong việc tân trang
hàng hóa. Việc tân trang nhằm sữa chữa hàng hóa chứa đựng quyền SHTT
hoạt động bình thường lại thì không vi phạm quyền SHTT. Tuy nhiên, nếu
việc tân trang dẫn đến tái tạo lại sản phẩm theo một cách khác thì sẽ vi phạm
quyền SHTT đối với CSH quyền.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
24
CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT MỸ VỀ HẾT QUYỀN SHTT VÀ
NHẬP KHẨU SONG SONG

More Related Content

Similar to Khóa luận Pháp Luật Việt Nam Về Nhập Khẩu Song Song.docx

Báo Cáo Thực Tập Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Tại Ubnd Phường 8.docx
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Tại Ubnd Phường 8.docxBáo Cáo Thực Tập Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Tại Ubnd Phường 8.docx
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Tại Ubnd Phường 8.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.docLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoá Theo Thủ Tục Sơ Thẩm.docx
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoá Theo Thủ Tục Sơ Thẩm.docxĐề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoá Theo Thủ Tục Sơ Thẩm.docx
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoá Theo Thủ Tục Sơ Thẩm.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Tiến...
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Tiến...Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Tiến...
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Tiến...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Khóa luận Pháp Luật Việt Nam Về Nhập Khẩu Song Song.docx (10)

Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docLuận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Tại Ubnd Phường 8.docx
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Tại Ubnd Phường 8.docxBáo Cáo Thực Tập Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Tại Ubnd Phường 8.docx
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Tại Ubnd Phường 8.docx
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Rủi Ro Và Niềm Tin Mua Sắm Trực Tuyến.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Rủi Ro Và Niềm Tin Mua Sắm Trực Tuyến.docLuận Văn Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Rủi Ro Và Niềm Tin Mua Sắm Trực Tuyến.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Rủi Ro Và Niềm Tin Mua Sắm Trực Tuyến.doc
 
Luận Văn Cổ Tức Tiền Mặt Và Chất Lượng Thu Nhập Mối quan Hệ Thực Nghiệm Tại ...
Luận Văn Cổ Tức Tiền Mặt Và Chất Lượng Thu Nhập  Mối quan Hệ Thực Nghiệm Tại ...Luận Văn Cổ Tức Tiền Mặt Và Chất Lượng Thu Nhập  Mối quan Hệ Thực Nghiệm Tại ...
Luận Văn Cổ Tức Tiền Mặt Và Chất Lượng Thu Nhập Mối quan Hệ Thực Nghiệm Tại ...
 
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docxĐồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.docLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.doc
 
Các Nhân Tố Có Tính Chất Rào Cản Đối Với Việc Lựa Chọn Áp Dụng Ifrs Tại Việt ...
Các Nhân Tố Có Tính Chất Rào Cản Đối Với Việc Lựa Chọn Áp Dụng Ifrs Tại Việt ...Các Nhân Tố Có Tính Chất Rào Cản Đối Với Việc Lựa Chọn Áp Dụng Ifrs Tại Việt ...
Các Nhân Tố Có Tính Chất Rào Cản Đối Với Việc Lựa Chọn Áp Dụng Ifrs Tại Việt ...
 
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoá Theo Thủ Tục Sơ Thẩm.docx
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoá Theo Thủ Tục Sơ Thẩm.docxĐề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoá Theo Thủ Tục Sơ Thẩm.docx
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoá Theo Thủ Tục Sơ Thẩm.docx
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Tiến...
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Tiến...Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Tiến...
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Tiến...
 
Khóa luận pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam.docx
Khóa luận pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam.docxKhóa luận pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam.docx
Khóa luận pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam.docx
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
 
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.docBài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
 
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.docTác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
 
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
 
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.docSự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
 
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
 
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
 
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.docHoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
 
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
 
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
 
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
 
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
 
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
 
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
 
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
 

Recently uploaded

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Khóa luận Pháp Luật Việt Nam Về Nhập Khẩu Song Song.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT TRƯƠNG MINH ĐỨC SO SÁNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM VÀ MỸ LIÊN QUAN ĐẾN NHẬP KHẨU SONG SONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT TRƯƠNG MINH ĐỨC SO SÁNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM VÀ MỸ LIÊN QUAN ĐẾN NHẬP KHẨU SONG SONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số sinh viên 33181025328 Người hướng dẫn khoa học: NGUYỄN THÙY DUNG
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN  “Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc” Tác giả khóa luận (Ký và ghi rõ họ tên người cam đoan) TRƯƠNG MINH ĐỨC
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT  Thuật ngữ Viết tắt Liên Minh Châu Âu EU Sở hữu trí tuệ SHTT Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại TRIPS Chủ sở hữu CSH Sở hữu công nghiệp SHCN
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Họ tên sinh viên ........................................................................ MSSV ......................................................................................... Điểm (Tối đa) Điểm đánh giá A Điểm quá trình 1 Quá trình - Có tinh thần thái độ làm việc phù hợp - Chấp hành tốt yêu cầu làm việc của GVHD và nộp khóa luận đúng hạn 2 B Điểm hình thức khóa luận và tài liệu tham khảo 2 Hình thức khóa luận - Khóa luận được trình bày đúng về hình thức theo hướng dẫn của Khoa Luật; văn phong trong sáng, không có câu tối nghĩa; không sai chính tả, sai ngữ pháp; độ dài theo quy định tối thiểu 30 trang. 1 3 Tài liệu tham khảo - Tập hợp đầy đủ, đúng & phong phú VBPL, Tài liệu tham khảo dùng cho Khóa luận - Trích dẫn đầy đủ và đúng cách. 1 C Điểm nội dung khóa luận 4 Tính mới và tính thực tiễn của đề tài Đề tài có tính mới, có liên hệ thực tiễn, giải quyết được vấn đề lý luận hoặc thực tế cấp bách. 1 5 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Xác định được câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu 0.5 6 Phương pháp nghiên cứu - Có phương pháp nghiên cứu đúng, hiện đại, giải quyết được vấn đề nghiên cứu 0.5 7 Cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1 8 Thực trạng pháp luật - Tổng hợp và phân tích đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề nghiên cứu 1 9 Thực tiễn thực hiện / áp dụng/ thi hành pháp luật - Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật tại nơi thực tập hoặc một phạm vi nghiên cứu xác định 1 10 Nhận xét – Đánh giá – Đề xuất- Kết luận Nhận xét và đánh giá thực trạng. Đề xuất các kiến nghị có căn cứ, phù hợp với thực tiễn và có giá trị áp dụng. 1 TỔNG ĐIỂM 10
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Kết luận của GVHD (Cho phép/Không cho phép chấm KL) Tp.HCM, ngày …… tháng ….. năm…… GVHD (ký và ghi rõ họ tên): NGUYỄN THÙY DUNG
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM KHÓA LUẬN Họ tên sinh viên ........................................................................ MSSV ......................................................................................... Điểm (Tối đa) Điểm đánh giá A Điểm quá trình 1 Quá trình (GV chấm 2 sẽ lấy điểm quá trình của GVHD ghi vào cột đánh giá) - Có tinh thần thái độ làm việc phù hợp - Chấp hành tốt yêu cầu làm việc của GVHD - Nộp khóa luận đúng hạn 2 B Điểm hình thức khóa luận và tài liệu tham khảo 2 Hình thức khóa luận - Khóa luận được trình bày đúng về hình thức theo hướng dẫn của Khoa Luật; văn phong trong sáng, không có câu tối nghĩa; không sai chính tả, sai ngữ pháp; độ dài theo quy định tối thiểu 30 trang. 1 3 Tài liệu tham khảo - Tập hợp đầy đủ, đúng & phong phú VBPL Tài liệu tham khảo dùng cho Khóa luận - Trích dẫn đầy đủ và đúng cách. 1 C Điểm nội dung khóa luận 4 Tính mới và tính thực tiễn của đề tài Đề tài có tính mới, có liên hệ thực tiễn, giải quyết được vấn đề lý luận hoặc thực tế cấp bách. 1 5 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Xác định được câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu 0.5 6 Phương pháp nghiên cứu - Có phương pháp nghiên cứu đúng, hiện đại, giải quyết được vấn đề nghiên cứu 0.5 7 Cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1 8 Thực trạng pháp luật - Tổng hợp và phân tích đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề nghiên cứu 1 9 Thực tiễn thực hiện / áp dụng/ thi hành pháp luật - Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật tại nơi thực tập hoặc một phạm vi nghiên cứu xác định 1 10 Nhận xét – Đánh giá – Đề xuất- Kết luận Nhận xét và đánh giá thực trạng. Đề xuất các kiến nghị có căn cứ, phù hợp với thực tiễn và có giá trị áp dụng. 1 TỔNG ĐIỂM 10
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Điểm trung bình của GVHD và GV chấm khóa luận Tp.HCM, ngày…… tháng…..năm….…. GV chấm khóa luận (ký và ghi rõ họ tên):
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC  LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................1 1- Lý do chọn đề tài:.......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................2 3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu: ......................................................2 4. Kết cầu đề tài..............................................................................................3 Chương 1: Nhập khẩu song song và các khái niệm pháp lý liên quan..........4 1.1 Một số khái niệm pháp lý quan trọng liên quan đến quyền sở hữu tài sản trí tuệ và nhập khẩu song song ...............................................................4 1.1.1 Khái niệm nhập khẩu song song ....................................................4 1.1.2 Khái niệm hết quyền sở hữu trí tuệ sau lần bán đầu tiên ................4 1.2 Hết quyền quốc gia (phạm vi hẹp):..........................................................6 1.2.1 Khái niệm hết quyền quốc gia............................................................6 1.2.2 Ví dụ:...................................................................................................6 1.3 Hết quyền khu vực ...................................................................................6 1.3.1 Khái niệm hết quyền khu vực............................................................6 1.3.2 Ví dụ:...................................................................................................6 1.4 Hết quyền quốc tế....................................................................................6 1.5 Pháp luật về hợp đồng và pháp luật về cạnh tranh................................7 1.5.1 Pháp luật về hợp đồng........................................................................7 1.5.2 Pháp luật về cạnh tranh..................................................................7 CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NHẬP KHẨU SONG SONG ...9 2.1 Đối với quyền SHCN và giống cây trồng.................................................9
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 2.1.1 Nhóm các quyền SHTT được thừa nhân cơ chế Hết quyền SHTT sau lần bán đầu tiên ....................................................................................9 2.1.2 Nhóm các quyền SHTT chưa được thừa nhận nguyên tắc Hết quyền SHTT sau lần bán đầu tiên............................................................10 2.2 Đối với quyền tác giả và quyền liên quan..............................................10 2.3 Pháp luật về hợp đồng............................................................................10 2.4 Pháp luật về cạnh tranh.........................................................................11 2.5 Các tranh chấp điển hình liên quan đến nhập khẩu song song xảy ra tại thị trường Việt Nam................................................................................12 2.5.1 Vụ việc sữa Ensure...........................................................................12 2.5.2 Vụ việc “Lambretta”........................................................................14 2.5.3 Vụ việc “Kingmax” ..........................................................................19 2.5.4 Vụ Việc “SKF” .................................................................................21 2.6 Nhận định chung và những đề xuất sữa luật SHTT 2019 ....................22 CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT MỸ VỀ HẾT QUYỀN SHTT VÀ NHẬP KHẨU SONG SONG .........................................................................................24 3.1 Hết quyền SHTT đối với sáng chế - phán quyết Quanta: .............. Error! Bookmark not defined. 3.2 Hết quyền SHTT đối với quyền tác giả - phán quyết Kirtsaeng:... Error! Bookmark not defined. 3.3 Hết quyền SHTT đối với nhãn hiệu,.......... Error! Bookmark not defined. 3.4 Hết quyền SHTT trong nhập khẩu song song tại Mỹ....Error! Bookmark not defined. 3.4.1 Đối với đối tượng SHTT là các sáng chế ........... Error! Bookmark not defined. 3.4.2 Đối với đối tượng SHTT là nhãn hiệu . Error! Bookmark not defined. 3.4.3 Đối với quyền tác giả:........................... Error! Bookmark not defined. PHẦN KẾT LUẬN:............................... Error! Bookmark not defined.
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . Error! Bookmark not defined.
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 1 LỜI NÓI ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài: Sau 40 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển. Nhu cầu nhập khẩu máy móc, các hàng hóa y tế, thiết yếu phục vụ nhu cầu trong nước vẫn rất lớn. Các mặc hàng này do điều kiện kinh tế và công nghệ của các doanh nghiệp trong nước chưa bắt kịp nên chưa được nội địa hóa. Giá hàng nhập khẩu vẫn còn rất cao, cộng thêm yếu tố độc quyền phân phối của các nhà sản xuất nước ngoài, nên phạm vi sử dụng của người dân bị giới hạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, các doanh nghiệp nội địa đã nhanh chóng đưa về nước các sản phẩm tương đồng có chất lượng gần tương đương hoặc cùng một nhãn hiệu nhưng có giá cạnh tranh hơn so với giá của nhà phân phối chính thức tạo nên một thị trường cạnh tranh hơn, người tiêu dùng được lợi nhiều hơn. Khi một sản phẩm được nhập khẩu bởi hai nhà phân phối, một là nhà phân phối có ủy quyền và một là nhà phân phối không có ủy quyền, thường sẽ dẫn đến tình huống được gọi là thương mại song song, hay có tên gọi chính xác hơn là nhập khẩu song song. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các nhà phân phối có ủy quyền luôn có những cách thức để duy trì vị thế độc quyền của mình, nhất là các sản phẩm có liên quan đến các đối tượng SHTT. Từ đó phát sinh các vấn đề pháp lý liên quan đến nhập khẩu song song, bao gồm luật SHTT, luật cạnh tranh, và luật hợp đồng, luật dân sự… Lý do tác giả chọn đề tài này là nhằm tìm hiểu về nhập khẩu song song, lợi ích của hoạt động này nhằm duy trì một thị trường cạnh tranh nhưng vẫn bảo đảm tôn trọng quyền lợi của CSH đối tượng SHTT. Tính mới của đề tài So với các đề tài trước, đề tài này được thực hiện khi Việt Nam đang tiến hành đàm phán các hiệp định thương mại tự do như hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khối EFTA, hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel. Các thỏa thuận này khi được ký kết và có hiệu lực, sẽ có những tác động lớn đối
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 2 với kinh tế Việt Nam nói chung, hay luật SHTT nói riêng. Trên cơ sở lý luận, đề tài sẽ trình bày những so sánh Luật SHTT Việt Nam với luật SHTT Mỹ liên quan đến nhập khẩu song song, từ đó đưa ra nhưng đề xuất sữa luật tiến bộ nhằm nâng cao năng lực kinh tế quốc gia cũng như cân bằng giữa lợi ích kinh tế và tôn trọng các cam kết quốc tế về quyền SHTT. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Vấn đề nhập khẩu song song có liên quan đến cơ chế hết quyền SHTT. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu cơ chế hết quyền SHTT của Mỹ, và của Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng luật SHTT Việt Nam hiệu quả hơn trong việc bảo đảm quyền lợi của nhà sản xuất trong nước đồng thời vẫn tôn trọng luật quốc tế về nhập khẩu song song. 3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu: - Phương pháp phân tích, bình luận, diễn giải được sử dụng khi đánh giá, bình luận các quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về SHTT, cạnh tranh và hợp đồng - Phương pháp so sánh luật học, được sử dụng khi phân tích, đánh giá các quy định của pháp về SHTT của Việt Nam đặt trong mối tương quan với quy định pháp luật về SHTT của Mỹ nhằm làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt khi điều chỉnh nhập khẩu song song. - Phương pháp trao đổi với chuyên gia, được sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật về cho thuê đất và đưa ra các giải pháp hoàn thiện v.v. - Phạm vi nghiên cứu: Luật SHTT Việt Nam 2019 và các ví dụ điển hình liên quan đến nhập khẩu song song Các án lệ điển hình của Mỹ liên quan đến hết quyền SHTT
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 3 4. Kết cầu đề tài Phần mở đầu Chương 1. Nhập khẩu song song và các khái niệm pháp lý liên quan Chương 2. Pháp luật SHTT Việt Nam 2019 liên quan đến nhập khẩu song song Chương 3. Pháp luật SHTT Mỹ liên quan đến nhập khẩu song song Phần kết luận
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 4 Chương 1: Nhập khẩu song song và các khái niệm pháp lý liên quan 1.1 Một số khái niệm pháp lý quan trọng liên quan đến quyền sở hữu tài sản trí tuệ và nhập khẩu song song 1.1.1 Khái niệm nhập khẩu song song Nhập khẩu song song là tình trạng tồn tại cùng 1 lúc ít nhất 2 nhà nhập khẩu vào 1 quốc gia, trong đó 1 nhà là nhà nhập khẩu hợp pháp, nghĩa là họ được CSH đối tượng SHTT cấp quyền phân phối và nhà nhập khẩu thứ 2 là nhà nhập khẩu không được CSH đối tượng SHTT cấp quyền phân phối. Tình trạng này xuất hiện tại một quốc gia khi nhà nhập khẩu thứ 2 tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá do nhà nhập khẩu hợp pháp định giá quá cao. 1.1.2 Khái niệm hết quyền sở hữu trí tuệ sau lần bán đầu tiên Để phân tích hoạt động nhập khẩu song song có hợp pháp hay không, nhà nhập khẩu cần dựa trên cơ chế Hết quyền SHTT. Hết quyền SHTT là khi một sản phẩm mang đối tượng SHTT được bán lần đầu và CSH SHTT được pháp luật nhìn nhận là đã hết quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm đã bán ra. Giá mua sản phẩm đã bao gồm phí phải trả cho quyền SHTT có trong sản phẩm. Do đó các nhập khẩu khác có quyền nhập khẩu song song mà không cần sự cho phép của CSH đối tượng SHTT. Ví dụ: Thương nhân A là CSH nhãn hiệu X, đang bán sản phẩm X tại nước Mỹ với giá P1, sau đó mở rộng và bán X tại Đức với giá P2. Một thương nhân B nhận thấy giá P2 quá chệnh lệch với giá P1 và tìm cách nhập sản phẩm X từ Đức và bán vào Mỹ kiếm lời. Hoạt động của B là nhập khẩu song song. Khái niệm Hết quyền SHTT bắt nguồn từ lý thuyết hết quyền (exhaustion doctrine) hay (the first sale doctrine). Thuyết này được Tòa án Tối cao Mỹ sử dụng lần đầu trong phán quyết “Adams and Burke” năm 1873. Tại Châu Âu, được Tòa Đức dùng lần đầu năm 1902. Ngày nay, nó được nhắc đến tại Điều 6, Hiệp định TRIPS.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 5 Lý thuyết Hết quyền đặt ra các giới hạn cho quyền độc quyền phân phối và khai thác thương mai của CSH đối tượng SHTT. Mục tiêu của lý thuyết là cân bằng giữa lợi ích của CSH quyền SHTT với lợi ích của người tiêu dùng. Theo lý thuyết này, khi một sản phẩm mang đối tượng SHTT được đưa ra lưu thông trên thị trường bởi chính CSH quyền SHTT hoặc được sự cho phép của chính CSH đó thì CSH này sẽ mất quyền kiểm soát, quyền phân phối cũng như khai thác thương mại, đối chính sản phẩm đó ngay sau được bán lần đầu tiên. Người mua sẽ có toàn quyền phân phối cũng như khai thác thương mại đối với chính sản phẩm đó. Ví dụ: Sau khi bán một chai nước ngọt Pepsi, hãng Pepsi không còn quyền kiểm soát đối với chai nước đó. Người mua có toàn quyền phân phối cũng như khai thác thương mại đối với chai nước đó như bán lại kiếm lời, còn gọi là bán thứ cấp. Tuy nhiên, người mua không có quyền gắn nhãn Pepsi trên các chai nước ngọt khác do chính họ sản xuất. Thông thường, hàng hóa chính hiệu (genuine goods) sẽ được nhập khẩu bởi chính CSH quyền SHTT hoặc chủ thể khác được sự cho phép, được ủy quyền, của chính CSH quyền SHTT, đưa ra phân phối tại một thị trường. Khác với buôn bán hàng giả, hàng nhái, trong hoạt động nhập khẩu song song, hàng hóa được nhập vẫn là hàng hóa chính hiệu, chỉ có một khác biệt duy nhất là nhà nhập khẩu thực hiện việc nhập khẩu song song không phải là nhà nhập khẩu chính thức hay không có giấy phép làm đại lý chính thức cho nhà sản xuất sản phẩm đó. Mục đích của nhà nhập khẩu song song hay còn gọi là đơn vị không được ủy quyền là tìm kiếm lợi nhuận từ sự khác biệt giá giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Từ đó chúng ta thấy đặc trưng của nhập khẩu song song là hàng hóa đi từ nước có giá sản phẩm thấp đến nước có giá sản phẩm cao. Hoạt động nhập khẩu song song, cũng như thương mại song song, thường liên quan đến pháp lý về quyền SHTT, mà cụ thể là lý thuyết Hết quyền SHTT. Nhập khẩu song song có được thừa nhận hay không phụ thuộc vào luật SHTT của mỗi quốc gia, mà cụ thể là cơ chế Hết quyền SHTT sau lần bán đầu tiên mà mỗi quốc gia áp dụng. Trên thế giới, có 3 dạng Hết quyền SHTT: Hết quyền quốc gia (national exhaustion); hết quyền khu vực (regional exhausion) và hết quyền quốc tế (international exhaustion).
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 6 1.2 Hết quyền quốc gia (phạm vi hẹp): 1.2.1 Khái niệm hết quyền quốc gia Một quốc gia khi áp dụng cơ chế Hết quyền SHTT quốc gia, CSH quyền SHTT chỉ mất quyền khai thác thương mại bên trong phạm vi quốc gia đó. Do đó, hoạt động nhập khẩu song song không được thừa nhận. 1.2.2 Ví dụ: Mỹ trong một vài vụ việc liên quan đến nhãn hiệu còn áp dụng cơ chế hết quyền quốc gia. Mục đích chính của Mỹ là nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là các nhà sản xuất gốc Mỹ. 1.3 Hết quyền khu vực 1.3.1 Khái niệm hết quyền khu vực Một quốc gia khi áp dụng cơ chế Hết quyền SHTT khu vực, CSH quyền SHTT chỉ mất quyền khai thác thương mại trong phạm vi khu vực. Do đó nhập khẩu song song chỉ được cho phép trong phạm vi khu vực. 1.3.2 Ví dụ: Trong khu vực Liên Minh Châu ÂU (EU), hoạt động nhập khẩu song song chỉ cho phép trong cộng đồng các quốc gia Châu Âu thuộc Liên Minh. Hàng hóa sản xuất tại bất kỳ một nước thành viên đều được tự do lưu thông trong liên minh mà không bị cản trở bởi cơ chế Hết quyền quốc gia. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm được sản xuất bên ngoài Liên Minh, việc nhập khẩu song song các sản phẩm này không được chấp thuận. 1.4 Hết quyền quốc tế Một quốc gia khi áp dụng cơ chế Hết quyền quốc tế, CSH quyền SHTT không còn quyền kiểm soát đối với việc khai thác thương mại trên phạm vi thế giới. Do đó nhập khẩu song song được thừa nhận đầy đủ. CSH quyền SHTT không có quyền ngăn cản nhập khẩu song song.
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 7 Hết quyền quốc tế được xem là xu thế mới của thương mại quốc tế, tuy nhiên nó cũng có cũng có một số ngoại lệ. Cơ chế hết quyền quốc tế được dựa trên nguyên tắc dù quyền SHTT được bảo hộ theo pháp luật từng quốc gia nhưng không thể hưởng lợi 2 lần (ở quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu). Bởi vì khi việc hưởng lợi 2 lần sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Tóm lại, khi một quốc gia chấp nhận Hết quyền quốc tế chính là thừa nhận nhập khẩu song song một cách đầy đủ, chấp nhận Hết quyền khu vực chính là thừa nhận nhập khẩu song song có giới hạn trong khu vực và khi chấp nhận Hết quyền quốc gia nghĩa là không chấp nhận nhập khẩu song song. 1.5 Pháp luật về hợp đồng và pháp luật về cạnh tranh 1.5.1 Pháp luật về hợp đồng Bên cạnh quyền độc quyền nhập khẩu theo pháp luật SHTT, để ngăn cản hành vi nhập khẩu song song từ chủ thể khác, CSH đối tượng SHTT còn có thể trực tiếp hay gián tiếp ngăn cản việc nhập khẩu song song thông qua việc áp đặt các hạn chế đối với người mua. Cụ thể CSH đối tượng SHTT sẽ thông qua bên thứ ba (bên nhận chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT) áp đặt điều kiện rằng: sản phẩm đó chỉ được sử dụng ở quốc gia này hay một khu vực địa lý nhất định. Vì vậy sản phẩm này sẽ không được nhập khẩu và phân phối tại quốc gia khác hay khu vực địa lý khác. Các áp đặt như vậy thường được thể hiện ngay trên nhãn sản phẩm hoặc được qui định trong hợp đồng mua bán sản phẩm. Ví dụ: Trường hợp chai sữa Ensure được bán tại Việt Nam mang nhãn “Not to be sold in Vietnam or Mexico” Khi sản phẩm đó được nhập khẩu vào một quốc gia cho phép nhập khẩu song song, thì hành vi nhập khẩu song song không vi phạm luật SHTT tại quốc gia đó. Tuy nhiên hành vi đó vi phạm luật hợp đồng, ở đây là thỏa thuận giữa nhà nhập khẩu song song và bên thứ ba như đề cập ở trên. 1.5.2 Pháp luật về cạnh tranh
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 8 Vấn đề ở đây là xem xét các thỏa thuận áp đặt phân phối giới hạn theo quốc gia và khu vực có vi phạm luật cạnh tranh hay không, cụ thể là 2 điều khoản luật: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường (hay vị trí độc quyền). Ví dụ: Trường hợp thỏa thuận phụ của LG với Intel đối với bên thứ ba là các khách hàng của Intel, các nhà lắp ráp máy vi tính. Theo thỏa thuận này các khách hàng của Intel không được dùng sản phẩm của Intel hoặc LG phối hợp với các sản phẩm khác không phải của Intel hoặc LG để sản xuất ra các sản phẩm khác, cụ thể là máy vi tính. Khách hàng thứ ba này mua các linh kiện khác nhau từ các nhà cung cấp khác nhau để lắp ráp thành máy vi tính, laptop. Hiển nhiên, thành phần đầu tiên buộc phải có là CPU của Intel, các thành phần khác thì có nhiều nhà sản xuất tham gia sản xuất và thị trường có giá cạnh tranh hơn, ví dụ như DRAM, ổ cứng lưu trữ, CD-ROM. Ý nghĩa của hợp đồng này là hạn chế sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp khác có các sản phẩm tương đồng với LG. Đó là các nhà cung cấp Đài Loan như Lite-on, cũng sản xuất ổ đĩa CD, DVD như LG.
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 9 CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NHẬP KHẨU SONG SONG 2.1 Đối với quyền SHCN và giống cây trồng 2.1.1 Nhóm các quyền SHTT được thừa nhân cơ chế Hết quyền SHTT sau lần bán đầu tiên Theo khoản 2 điểm b Điều 125 Luật SHTT 2019: “CSH đối tượng SHCN không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính CSH nhãn hiệu hoặc người được phép của CSH nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài”, chúng ta có thể hiểu được ba vấn đề sau: - Đầu tiên, CSH đối tượng SHCN không được cấm các chủ thể khác thực hiện các hành vi như lưu thông hàng hóa, nhập khẩu và sử dụng. - Thứ hai: hàng hóa lưu thông phải là hàng thật, hàng do chính CSH đối tượng SHCN sản xuất hoặc chủ thể khác được quyền sản xuất với giấy phép từ CSH đối tượng SHCN. - Thứ ba: nguyên tắc hết quyền quốc tế được thừa nhân. CSH đối tượng SHCN sẽ hết quyền khi đưa sản phẩm ra lưu thông ở thị trường trong nước hoặc quốc tế. Đối với giống cây trồng, khoản 2 Điều 190 Luật SHTT 2019 “Quyền đối với giống cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài trừ các hành vi sau”, chúng ta có thể hiểu Việt Nam thừa nhận áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế cho quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên luật cũng ghi rõ hai ngoại lệ tại điểm a và b khoản 2 cũng tại Điều 190 Luật SHTT 2019 : “ a) Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 10 b) Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng.” 2.1.2 Nhóm các quyền SHTT chưa được thừa nhận nguyên tắc Hết quyền SHTT sau lần bán đầu tiên Theo khoản 2 điểm b Điều 125 Luật SHTT 2019, cũng như trong toàn bộ nội dung của Luật SHTT 2019, Việt Nam chỉ nói rõ thừa nhận nguyên tắc Hết quyền SHTT sau lần bán đầu tiên đối với nhãn hiệu, và giống cây trồng mà chưa đề cập cụ thể hết quyền SHTT đối với các đối tượng SHTT khác. Đây là thiếu sót còn tồn tại của Luật SHTT VN. 2.2 Đối với quyền tác giả và quyền liên quan Theo khoản 2 Điều 20 Luật SHTT 2019: “Các quyền như phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm do tác giả, CSH quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện” thì luật SHTT Việt Nam về vấn đề quyền tác giả đã có tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của luật quốc tế. Tại đây, Việt Nam không thừa nhận nhập khẩu song song. CSH quyền tác giả được độc quyền phân phối và nhập khẩu các tác phẩm có chứa đựng quyền tác giả của chính CSH. Tuy nhiên Luật SHTT 2019 lại không nói rõ về cơ chế hết quyền sau lần bán đầu tiên, kết quả là các hành vi thương mại như mua đi bán lại các tác phẩm gốc có bị xem là bất hợp pháp hay không. 2.3 Pháp luật về hợp đồng Đối với các chủ sở hữu nhãn hiệu nước ngoài, tối đa hóa lợi nhuận là điều kiện tiên quyết. Hiển nhiên, để tối đa hóa lợi nhuận, các CSH nhãn hiệu nước ngoài luôn tìm cách lách luật pháp các nước sở tại để duy trì tính độc quyền kinh doanh của mình, bởi chỉ có độc quyền mới giúp doanh nghiệp thu lợi cao và nhanh nhất. Cách né tranh đơn giản nhất là CSH quyền SHTT có thể trực tiếp hay gián tiếp bổ sung thêm các điều khoản hạn chế giao dịch vào trong hợp đồng, nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể xảy ra không chỉ trong hợp đồng mua bán sản
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 11 phẩm chứa đựng quyền SHTT mà còn có thể xuất hiện trên các hợp đồng chuyển giao công nghệ để hạn chế nhập khẩu song song. Tuy nhiên, trong bất kỳ vụ việc nào, việc xử lý cần phải tuân theo các nguyên tắc pháp luật, nhất là các nguyên tắc trong bộ luật dân sự 2015, và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba. 2.4 Pháp luật về cạnh tranh Cạnh tranh là một trong các yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường. Khi thị trường trở nên cạnh tranh, người tiêu dùng sẽ được lợi hơn, sản phẩm có chất lượng cao hơn và giá cũng cạnh tranh hơn. Liên quan đến nhập khẩu song song, có 2 vấn đề chính liên quan đến cạnh tranh là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Cả hai vấn đề này đều được nêu rõ ở Điều 12 các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và Điều 27 Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm trong Luật cạnh tranh 2019. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể có mục đích là ngăn cản nhập khẩu song song, bao gồm các thỏa thuận hạn chế liên quan đến phân chia thị trường, hạn chế về số lượng hay áp đặt các điều kiện để ký kết hợp đồng. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo Điều 24 Luật cạnh tranh 2019, dù luật có qui định rõ các hành vi bị cấm theo Điều 27 Luật cạnh tranh 2019, nhưng bản thân các điều luật này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp trong cùng một thị trường, nghĩa là chỉ áp dụng đối với thỏa thuận thỏa thuận theo chiều ngang, trong khi đó các hành vi chèn ép thương mại thường diễn ra theo chiều dọc, nghĩa là giữa các doanh nghiệp hoạt động ở nhiều giai đoạn khác nhau của một quá trình sản xuất hay phân phối.
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 12 2.5 Các tranh chấp điển hình liên quan đến nhập khẩu song song xảy ra tại thị trường Việt Nam 2.5.1 Vụ việc sữa Ensure 2.5.1.1 Nội dung vụ việc Abbott Mỹ thành lập văn phòng Abbott Việt Nam năm 1995 với khoảng 100 nhân viên. Mục tiêu thương mại của Abbott Việt Nam là cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng, dược phẩm và các thiết bị chẩn đoán độ chính xác cao. Abbott VN đã chỉ định công ty 3A là nhà phân phối độc quyền nhập khẩu các sản phẩm sữa của Abbott Mỹ, trong đó có sữa Ensure. Theo một báo cáo từ Tổng cục hải quan Việt Nam vào năm 2013, giá các loại sữa nhập ngoại như Ensure, Nestle, Enfa … có giá bán lẻ cao gấp 5 đến 6 lần so với giá nhập khẩu. Tận dụng sự chệnh lệch siêu lớn này, công ty Song Nam đã tìm được nguồn hàng sữa Ensure cũng do chính Abbott Mỹ sản xuất từ thị trường Mỹ với giá rất cạnh tranh và nhập về Việt Nam. Nhận thấy sự yếu thế về chiến lược giá, năm 2013, Abbott VN đã tố cáo công ty Song Nam nhập khẩu sản phẩm Ensure mà không có thư bảo lãnh của Abbott America và cho rằng công ty Song Nam không phải là nhà cung cấp chính thức. Phía Abbott cho rằng bản sao giấy xác nhận công ty Song Nam là nhà phân phối được ủy quyền các sản phẩm Ensure do East West Trading Partners - Abbott Park, IIIlinois Mỹ cấp là giả mạo. Bản thân công ty East West Trading Partners - Abbott Park là một công ty ma, không có tên trong danh sách các doanh nghiệp tại Mỹ. Trong lá thư ủy quyền của East West Trading Partners - Abbott Park, IIIlinois Mỹ cho Song Nam, con dấu và tên công chứng viên không có trong hồ sơ của bất kỳ phòng công chứng nào tại bang IIIlinoi và Abbott Mỹ không có bất kỳ hoạt động thương mại nào với East West Trading Partners - Abbott Park. Phía Song Nam giải thích là họ mua các sản phẩm Ensure từ First Vina Investment, IIIlinois và East West Trading Partners - Abbott Park, IIIlinois Mỹ. Mục tiêu của họ là cung cấp các sản phẩm Ensure có chất lượng tương đương với giá thành hợp lý để người tiêu dùng dễ tiếp cận. Trên website Song nam, công ty trưng bày và bán các sản phẩm của Abbott. Ensure chocolate, Ensure dâu & kem, Ensure vani,
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 13 Ensure vani, Ensure Vanilla (bột), Ensure Vanilla (nước), pediasure dâu và chất xơ. Một điểm khác biệt giữa các sản phẩm Ensure do 3A phân phối và Song nam là các sản phẩm của Song Nam phân phối đều có dòng chữ “ “Not to be sold in Vietnam or Mexico”, nghĩa là các sản phẩm này không được bán tại Việt Nam và Mexico.. Theo trình bày của đại diện Song Nam, họ nhập hàng Ensure từ Mỹ về Việt Nam. Đây chính là các sản phẩm sữa đang lưu hành trên thị trường Mỹ, và đang được người Mỹ, trong đó có người Mỹ gốc Việt tin dùng. Cũng theo vị đại diện này, hành vi in chữ “Not to be sold in Vietnam or Mexico” là để công ty 3A độc quyền phân phối và thao túng giá sữa Ensure. Thời điểm vụ việc, giá bán Ensure nước do 3A phân phối là 50.000 đồng, trong khi giá do Song nam đề xuất chỉ 20.000 đồng 2.5.1.2 Phân tích vụ việc theo Luật SHTT 2019: Trong vụ này, công ty 3A là nhà nhập khẩu được ủy quyền từ Abbott Việt Nam. Công ty Song Nam là nhà nhập khẩu không được ủy quyền. Sản phẩm sữa Ensure là sản phẩm của Abbott Mỹ, Ensure là nhãn hiệu độc quyền của Abbott Mỹ. Sản phẩm Ensure do Song nam nhập khẩu là sản phẩm chính hãng của Abbott, do Abbott sản xuất và bán ra tại Mỹ. Tận dụng sự chênh lệch giá đáng kể giữa Ensure do 3A phân phối và Ensure tại Mỹ, Song nam đã nhập về bán với giá thấp hơn giá của 3A đề xuất. Đây là một vụ việc về nhập khẩu song song liên quan đến nhãn hiệu. Bỏ qua các yếu tố như giấy tờ giả mạo và nhìn vào bản chất vụ việc thì đây là một trường hợp điển hình về nhập khẩu song song giữa hai doanh nghiệp. Doanh nghiệp được ủy quyền thì muốn độc quyền phân phối và bán giá cực cao. Còn doanh nghiệp không được ủy quyền thì tận dụng lợi thế chênh lệch giá giữa quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu để tổ chức hoạt động kinh doanh. Sản phẩm của cả 2 doanh nghiệp là sản phẩm chính hãng.
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 14 Theo Điều 125 khoản 2 điểm b Luật SHTT Việt Nam 2019, thì hành vi nhập khẩu song song của Song nam không bị xem là bất hợp pháp. Luật SHTT Việt Nam ủng hộ hết quyền quốc tế đối với nhãn hiệu. Ở vụ việc này, về phía cơ quan quản lý nhà nước, nếu dùng luật cạnh tranh để tuyên bố công ty 3A vi phạm luật cạnh tranh, cụ thể hành vi độc quyền kinh doanh, thao túng thị trường hoặc có hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông qua ghi chú nhãn hiệu “Not to be sold in Vietnam or Mexico” cũng không khả thi. Vì sữa công thức là một thị trường hẹp trong một thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa có qui mô rất lớn, giá trị thị trường tương đương 2 tỷ USD, trong đó có nhiều hãng sữa ngoại khác nhau tham gia kinh doanh như Nestle, FrieslandCampina và bản thân Việt Nam thời điểm đó cũng có 3 doanh nghiệp kinh doanh sữa có tiếng là Vinamilk, Nutifood, và TH True Milk. Bối cảnh vụ việc năm 2013, các nhà quản lý Việt Nam còn bối rối và vụng về trong áp dụng luật dẫn đến việc các doanh nghiệp nước ngoài tận dụng sức mạnh thương mại để định giá bất bình đẳng giữa các quốc gia, làm lợi quá đáng và gây thiệt thòi cho người tiêu dùng Việt Nam khi so với các quốc gia khác. Ngày nay Việt Nam cũng chưa có khung pháp lý nào về kiểm soát giá các sản phẩm đặc thù. 2.5.2 Vụ việc “Lambretta” 2.5.2.1 Nội dung vụ việc Năm 2011, Công ty Vĩnh Phát có ký hợp đồng độc quyền phân phối xe máy scooter nhãn hiệu Lambretta LN 125 với các CSH nhãn hiệu Lambretta gồm Clag International, Motom Electronics Group Spa. Theo hợp đồng này, Vĩnh Phát cam kết chỉ nhập khẩu và bán các xe máy Lambretta từ các CSH nhãn hiệu Lambretta nêu trên và chỉ được độc quyền phân phối tại Việt Nam. Trường hợp Vĩnh Phát bán xe Lambretta tại các quốc gia khác ngoài Việt Nam mà chưa có sự cho phép của các CSH nhãn hiệu Lambretta thì các CSH này có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với Vĩnh Phát mà không cần phải thông báo trước và có quyền yêu cầu bồi thường do hành vi trái hợp đồng. Trường hợp Vĩnh Phát có yêu cầu phân phối tại các quốc gia khác, CSH Lambretta sẽ trả lời trong 10 ngày. Nếu Vĩnh Phát tự ý phân phối khi chưa được phép sẽ bị tước quyền phân phối tại Việt Nam.
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 15 LN 125 là một mẫu xe scooter hiện đại mang nhãn hiệu Lambretta do Motom Electronics Group Spa đã đầu tư vào một thiết kế mới, được chấp bút bởi nhà thiết kế nổi tiếng người Ý Tartarini và được dựng trên khung sườn của hãng xe Đài Loan SYM Một thời gian sau, công ty Banca, một công ty luật hoạt động về lĩnh vực SHTT, đã gửi công văn yêu cầu Vĩnh Phát chấm dứt mọi hoạt động thương mại liên quan đến nhãn hiệu Lambretta. Theo Banca, Lambretta SRL có trụ sở tại Italy là CSH hợp pháp nhãn hiệu Lambretta đang được bảo hộ tại Việt Nam theo đăng ký quốc tế. Lambretta SRL là một doanh nghiệp thành viên thuộc Lambretta Consortium (LC) – một tổ chức của những nhà quản lý và kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu Lambretta từ xe máy, quần áo, đồ trang sức. Mẫu xe Lambretta LN 125 do Vĩnh Phát nhập khẩu và phân phối không phải là sản phẩm do Lambretta S.R.L. sản xuất. 2.5.2.2 Pháp lý quốc tế về CSH chính thức của nhãn hiệu Lambretta. Câu chuyện về nhãn hiệu Lambretta là một mớ rối rắm và phức tạp vì nó liên quan đến chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có thời hạn và phạm vi thị trường dựa trên hợp đồng chuyển quyền sử dụng. Một điều đáng lưu ý là vụ kiện này vẫn chưa dừng tính đến thời điểm này. Với mục đích tạo ra một chiếc xe thanh lịch, dễ thao tác, có khả năng vận hành trong điều kiện đường sá ẩm ướt mà vẫn giúp cho người lái xe không bị văng bẩn, và đặc biệt là thay thế cho những chiếc motor cồng kềnh mà hay bị văn bẩn, năm 1947, Hãng Innocenti S.A. đã thiết kế và bán ra chiếc xe scooter nhãn hiệu Lambretta, cùng thời với xe vespa. Ngay lập tức, chiếc xa trở nên nổi tiếng song hành với xe scooter nhãn hiệu Vespa. Thời gian sau việc kinh doanh của Innocenti S.A. gặp nhiều khó khăn, sản lượng xe bán giảm hẳn, và sau đó thì ngừng sản xuất. Năm 1972, Scooters India Ltd. (SIL) đã mua toàn bộ nhà máy bao gồm máy móc, thương quyền, và các bản quyền công nghệ liên quan đến việc sản xuất xe scooter hiệu Lambretta. Các nhân viên của Innocenti được SIL thuê để khởi động và điều hành nhà máy mới mua. Sau khi mua về, SIL tiếp tục sản xuất xe scooter. Chiếc scooter đầu tiên của SIL có nhãn hiệu là Vijay Delux/DL, và được xuất khẩu với nhãn Lambretta GP150. Việc sản xuất xe scooter của SIL gặt hái nhiều thành công
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 16 thời gian đầu. Tuy nhiên sau đó việc sản xuất cũng bắt đầu sa sút và ngừng hẳn vào năm 1997. Năm 2017, SIL tập trung vào sản xuất xe 3 bánh nhãn hiệu Vikram, được trang bị động cơ Lambretta, đồng thời cũng sản xuất một lượng giới hạn các linh kiện cho các scooter dòng GP/DL. Làm thế nào để sở hữu 1 thương hiệu? Có 2 cách, một là tự chúng ta xây dựng nên chính thương hiệu đó, hai là chúng ta mua lại thương hiệu đó từ CSH hợp pháp. Đó chính là cách thức John Bloor đã làm khi doanh nhân này mua lại nhãn hiệu Triump Motorcylces có trụ sở tại Meriden vào thập niên 80 nhưng đã ngưng sản xuất, và sau đó bắt đầu một Triump Morotcylces hoàn toàn mới tại Hinckley. Như chúng ta đều biết quyền sở hữu nhãn hiệu có tính hữu hạn về thời gian. Nếu không được sử dụng liên tục trong một thời hạn 5 năm, quyền sở hữu này sẽ không còn được thừa nhận hợp pháp. Đây là một yếu tố quan trọng liên quan đến tranh chấp nhãn hiệu Lambretta sau này. Bên cạnh đó, việc sở hữu nhãn hiệu phải đi cùng với việc đăng ký nó cho một nhóm các sản phẩm liên quan. Ví dụ như thương hiệu Sony là thương hiệu điện tử tiêu dùng của công ty Sony. Nhưng công ty Sony lại không đăng ký thương quyền kinh doanh nhãn hiệu Sony cho sản phẩm chăm sóc cá nhân, do đó một cá nhân hay pháp nhân không liên quan đến Sony có thể đăng ký nhãn hiệu “Sony perfume” cho các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Và như đã ta biết, khi đó nếu Sony muốn lấy lại nhãn hiệu “Sony perfume” thì cách duy nhất là đựa vụ việc ra Tòa. Năm 2006, công ty Fine White Line Ltd của Anh đã ký một thỏa thuận cấp phép với SIL cho phép họ cấp phép lại thương hiệu này (cấp phép con) để sử dụng trên quần áo, xe cộ và các đồ dùng khác mang logo Lambretta trong 15 năm. Không lâu sau, một công ty khác, Lambretta SRL có trụ sở tại Hà Lan, như hiện tại vẫn được gọi theo tên này, bắt đầu một chiến lược chiếm thương hiệu Lambretta theo một cách hung hăn và không đi theo hướng trả phí nhãn hiệu cho SIL. Lambretta SRL tiến hành đăng ký nhãn hiệu Lambretta cho xe scooter mới ở nhiều quốc gia, với lý do SIL, công ty đã ngừng sản xuất xe tay ga vào năm 1997, đã mất quyền sở hữu nhãn hiệu do đã không còn sử dụng nhãn hiệu này cho xe scooter
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 17 trong 5 năm. (chủ sở hữu nhãn hiệu phải sản xuất các sản phẩm mang tên của nó, hoặc có nguy cơ bị mất nó cho kẻ chiếm đoạt). Các cổ đông của Fine White Line sau đó đã thành lập một công ty khác, Lambretta Licensing Ltd (LLL), và tham gia thỏa thuận cấp phép với Lambretta SRL (hai công ty hiện phát hành các tuyên bố dưới tên Lambretta Consortium, một liên minh không ràng buộc pháp lý của các công ty có lợi ích kinh doanh chung ). Sau đó. LLL đã cấp một giấy phép con nhượng quyền sử dụng thương hiệu Lambretta cho Motom Electronics Group Spa (Motom) để Motom độc quyền khai thác nhãn hiệu Lambretta tại thị trường Ý đi kèm một điều khoản có thể mở rộng phạm vi hoạt động ngoài Ý. LLL cũng đã cấp giấy phép con nhượng quyền sử dụng thương hiệu Lambretta cho Clag International nhằm mục đích khai thác thị trường 11 quốc gia Châu Á. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm Motom bắt đầu chiến dịch sản xuất và quảng cáo các sản phẩm xe scooter LN 125 Lambretta thì bị kiện tụng bởi Lambretta SRL. Lambretta SRL cho rằng nhãn hiệu Lambretta trên xe scooter là thuộc toàn quyền của Lambretta SRL, chứ không phải thuộc SIL. Để hợp thức hóa vấn đề này Lambretta SRL đã đệ đơn kiện SIL tại tất cả các quốc gia có lưu hành xe scooter nhãn hiệu Lambretta. Điều này có nghĩa là bất kỳ sản phẩm xe scooters nào được sản xuất, thương mại hóa và phân phối bởi Motom hoặc Clag (cụ thể là LN 125 và LS 125) hoặc bởi bất kỳ công ty nào khác được liên kết, tham gia, thương mại được liên kết hoặc kết nối với Motom hoặc Clag không được mang nhãn hiệu Lambretta nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp. Mọi thỏa thuận cấp phép hợp lệ và chính hãng phải được ký trực tiếp với Lambretta SRL. Cùng lúc đó SIL dưới sự giúp sức của Fine White Line tham gia vào một cuộc chiến pháp lý giành lại thương hiệu Lambretta cho dòng sản phẩm scooter với Lambretta SRL Theo phán quyết của tòa EU tại Luxembourg:
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 18 SIL là CSH nhãn hiệu Lambretta có hiệu lực từ ngày 07/02/2000 và được chấp thuận tại văn phòng SHTT Châu Âu vào ngày 06/08/2002. Hàng hóa được đăng ký nhãn hiệu Lambretta là lớp sản phẩm thứ 12 bao gồm xe cộ, các dụng cụ phục vụ việc di chuyển trên mặt đất, trên bầu trời và trên mặt nước. Vào ngày 19/11/2007 Brandconcern, công ty mẹ của Lambretta SRL đã kiến nghị cho việc thu hồi một phần nhãn hiệu Lambretta cho các hàng hóa được phân loại theo nhóm 12. Họ đã viện dẫn nguyên nhân chính là nhãn hiệu này đã không được sử dụng một cách chân thật và liên tục trong 5 năm. Tình huống ở đây là Brandconcern muốn đòi quyền kinh doanh cho nhãn hiệu Lambretta cho các sản phẩm xe cộ mà SIL không sản xuất. Tòa EU đồng quan điểm với Brandconcern. Ngày 24/09/2010, Cancellation Divison đã thu hồi 1 phần nhãn hiệu Lambretta, có hiệu lực từ ngày 19/11/2007, liên quan đến hàng hóa thuộc nhóm 12. Ngày 23/10/2010, SIL đã nộp đơn kháng cáo với EUIPO đối với quyết định thu hồi của Calcellation Division. Sau này, quyết định của Cancellation Division đã bị đảo ngược dựa trên 1 phán quyết của Tòa cấp cao. Tháng 03/2017 Brandconcern đã nỗ lực kháng cáo. Tuy nhiên họ đã bị xử thua và bị buộc phải trả phí pháp lý cho SIL. Hơn nữa, các công ty được đề cập không có thẩm quyền sử dụng nhãn hiệu LAMBRETTA trong tên công ty, trang web của họ 2.5.2.3 Phân tích vụ việc theo Luật SHTT 2019: Dựa trên các tình tiết nêu trên, chúng ta có thể nhận định vụ việc Lambretta là một vụ việc tranh chấp về thương quyền kinh doanh sản phẩm liên quan đến nhãn hiệu Lambretta, trong đó một bên được xem là nhà phân phối được ủy quyền, Lambretta S.R.L và một bên là nhà phân phối không được ủy quyền, Vĩnh Phát. Hành vi thương mại của Vĩnh Phát được xem là nhập khẩu song song, nhập khẩu song song xe máy Lambretta vào Việt Nam. Các dòng xe Lambretta đều được sản xuất và cấp phép theo giấy phép mua từ SIL, công ty sở hữu nhãn hiệu Lambretta. Chúng không phải là hàng nhái, hàng giả mạo nhãn hiệu. Hơn nữa, cuộc chiến pháp lý giữa SIL và Lambretta SRL vẫn chưa
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 19 có kết quả cuối cùng vào thời điểm Vĩnh Phát kinh doanh xe scooter Lambretta LN125. Theo điểm b khoản 2 Điều 125 Luật SHTT năm 2019: “2. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi thuộc các trường hợp sau đây: b.Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài” thì các CSH nhãn hiệu Lambretta, ở đây là Lambretta S.R.L. không có quyền ngăn cấm Vĩnh Phát bán, trưng bày để bán, vận chuyển và sử dụng xe máy nhãn hiệu Lambretta. Nói cách khác, hành vi nhập khẩu xe máy Lambretta LN 125 của Vĩnh Phát không bị xem là xâm phạm quyền SHTT đối với CSH nhãn hiệu Lambretta. 2.5.3 Vụ việc “Kingmax” 2.5.3.1 Nội dung vụ việc KINGMAX là nhãn hiệu thanh nhớ máy tính của công ty Đài loan có cùng tên KINGMAX. Năm 2006, Công ty Chí Đức nhập 1 lô hàng thanh nhớ máy tính hiệu KINGMAX từ Hồng Kông để thương mại. Biết được vụ việc này, Công ty Viễn Sơn, cũng đang kinh doanh thanh nhớ máy tính nhãn hiệu này, và có đăng ký độc quyền nhãn hiệu này tại Cục Sở hữu Trí tuệ VN đã đề nghị Cục Hải Quan TP. Hồ Chí Minh tạm dừng thông quan đối với thanh nhớ KINGMAX do Chí Đức nhập với lý do lô nhãn hiệu KINGMAX đang thuộc sở hữu của Viễn Sơn, và Viễn Sơn có quyền độc quyền khai thác thương mại đối với nhãn hiệu này. Nhận định lý do Viễn Sơn đưa ra là hợp lý nên Cục hải quan TPHCM đã ra quyết định tạm dừng thông quan lô hàng thanh nhớ máy tính KINGMAX do Chí Đức nhập khẩu và lập biên bản phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên sau đó, Chí Đức đã làm đơn kiến nghị Cục SHTT hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sản phẩm thanh nhớ nhãn hiệu KINGMAX đã cấp cho Công ty Viễn Sơn với lý do: Công ty Chí
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 20 Đức đã nhập khẩu thanh nhớ KINGMAX từ năm 2000 và Công ty Viễn Sơn không có quyền nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa KINGMAX vì nhãn hiệu KINGMAX không phải là tài sản sáng tạo từ bản thân Viễn Sơn. KINGMAX là nhãn hiệu thanh nhớ của công ty Đài Loan KINGMAX. Thanh nhớ máy tính nhãn hiệu này khá phổ biến tại tại Châu Á. Sự việc Viễn Sơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu KINGMAX là nhằm mục đích trục lợi, ngăn cản quyền kinh doanh hợp pháp của công ty khác, cụ thể là quyền nhập khẩu song song sản phẩm KINGMAX vào Việt Nam của các doanh nghiệp khác. Nhận định lý lẽ của Công ty Chí Đức hợp lý và các bằng chứng rõ ràng về lịch sử nhãn hiệu KINGMAX, cũng như mức độ phổ biến hiện thời của nhãn hiệu này ở phạm vi Châu Á. Tháng 10/2007, Cục SHTT ra quyết định số 1352/QĐ-SHTT ngày 29-10-2007 hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa “KINGMAX” được cấp cho Công ty Viễn Sơn với lý do rằng, các tài liệu của phía Công ty Viễn Sơn cung cấp cũng như lập luận của đại diện pháp lý của Công ty này không chứng minh được quyền nộp đơn hợp lệ đối với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa “KINGMAX”. Việc đăng ký của công ty Viễn Sơn không phù hợp với qui định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định số 63/CP của chính phủ qui định chi tiết về SHCN. Không đồng ý với quyết định của Cục SHTT, công ty Viễn Sơn đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân TPHCM. Tại bản sơ thẩm, Tòa án nhân dân TPHCM đã chấp thuận khiếu nại của Công ty Viễn Sơn bằng việc công nhận thỏa thuận bổ sung và chuyển giao quyền nộp đơn giữa Công ty KINGMAX và Công ty Viễn Sơn và hủy quyết định số 1352/QĐ-SHTT ngày 29/10/2007 của Cục SHTT. Tuy nhiên tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao TPHCM ra quán quyết giữ nguyên quyết định này. Tòa phúc thẩm cho rằng, phán quyết của Tòa sơ thẩm không chính xác khi thừa nhận thỏa thuận bổ sung về chuyển giao quyền nộp đơn giữa Công ty “KINGMAX” và Công ty Viễn Sơn. 2.5.3.2 Phân tích vụ việc theo khía cạnh Luật SHTT 2019: Căn cứ vào Khoản 2 Điều 87 Luật SHTT 2019 “Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 21 đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.” để xem xét về quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của Công ty Viễn Sơn; theo đó chủ thể tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất: (i) “không sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đó cho sản phẩm tương ứng”; (ii) “không phản ứng đối với việc nộp đơn này”. Điều kiện “không sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đó cho sản phẩm tương ứng phải được hiểu là người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu trên phạm vi toàn thế giới. Trong khi đó, mặc dù Công ty KINGMAX không sử dụng nhãn hiệu ở thị trường Việt Nam nhưng Công ty này vẫn sử dụng nhãn hiệu cho các sản phẩm do Công ty này sản xuất ở thị trường Đài Loan và nhiều nước khác. Trong khi đó Công ty Viễn Sơn không phải là nhà sản xuất ra thanh nhớ KINGMAX, mà chỉ là nhập khẩu sản phẩm KINGMAX từ Trung Quốc và phân phối lại ở thị trường Việt Nam. Do đó Công ty Viễn Sơn không được phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thanh nhớ KINGMAX. Viễn Sơn chỉ có thể đăng ký bảo hộ một nhãn hiệu khác không phải là KINGMAX nhưng thanh nhớ vẫn được sản xuất từ công ty KINGMAX với chất lượng tương đương. Đây còn gọi là mô hình kinh doanh thương hiệu riêng như siêu thị Coopmart nhờ Lixco gia công sản xuất bột giặt và nước rữa chén thương hiệu Coop Select, một thương hiệu của riêng Coopmart. 2.5.4 Vụ Việc “SKF” 2.5.4.1 Nội dung vụ việc Tháng 6/2010; Công an thành phố Hà Nội nhận được đơn của công ty SKF với nội dung đề nghị điều tra và ngăn chặn hành vi buôn bán vòng bi giả nhãn hiệu SKF của Công ty Ánh Dương, có trụ sở tại Hà Nội. Sau đó, đơn này đã được chuyển đến Thanh tra Bộ KH và CN để thẩm định hàng giả. Sau khi xem xét vụ việc, Thanh tra Bộ KH và CN kết luận Công ty Ánh Dương có hành vi nhập khẩu và buôn bán sản phẩm vòng bi sử dụng nhãn hiệu SKF, “SKF và hình”, “SKF Explorer” của công ty SKF.
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 22 2.5.4.2 Phân tích vụ việc theo Luật SHTT 2019 Việc nhập khẩu vòng bi SKF của Công ty Ánh Dương không được coi là nhập khẩu song song vì 2 lý do: 1) đại diện Công ty SKF phản tố các sản phẩm vòng bi mang nhãn hiệu SKF của Công ty Ánh Dương nhập khẩu không liên quan đến CSH nhãn hiệu SKF là Công ty SKF. 2) Các sản phẩm SKF do Ánh Dương nhập khẩu từ Hồng Kông, tuy có đầy đủ giấy tờ nhập khẩu, hóa đơn mua bán hợp lệ nhưng công ty Ánh Dương không chứng minh được đây là những hàng hóa được sản xuất bởi công ty SKF. Vụ việc SKF làm sáng tỏ 2 điều quan trọng khi chứng minh một hành vi là nhập khẩu hàng giả hay là nhập khẩu song song. Đầu tiên là CSH quyền SHTT hay người được ủy quyền có trách nhiệm chứng minh hàng hóa nhập khẩu là hàng giả. Hai là người nhập khẩu có trách nhiệm phản bác các lập luận, trình bày các chứng cứ chứng minh hàng nhập khẩu là hàng chính hiệu, do chính CSH nhãn hiệu sản xuất hoặc bên thứ ba có giấy phép sản xuất của chính CSH nhãn hiệu. 2.6 Nhận định chung và những đề xuất sữa luật SHTT 2019 Luật SHTT 2019 đã có những tiến bộ đáng kể trong thừa nhận cơ chế hết quyền sau lần bán đầu tiên và nhập khẩu song song cho từng đối tượng sở hữu trí tuệ. Luật đã trực tiếp thừa nhận nhập khẩu song song cho nhóm đối tượng sở hữu trí tuệ là nhãn hiệu và giống cây trồng. Tuy nhiên Luật này vẫn còn những thiếu sót lớn như trực tiếp thừa nhận hết quyền quốc tế cho đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng lại chỉ nhấn mạnh đến đối tượng nhãn hiệu, mà không nói rõ cho các đối tượng sở hữu trí tuệ khác như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Do đó trong thời gian tới Việt Nam sẽ rất cần phải sửa đổi thêm về luật hoặc ban hành các nghị định nhằm qui định rõ các vấn đề trên. Việt Nam là một nước đang phát triển. Để phục vụ sản xuất trong các lĩnh vực tiên tiến như sản xuất xe hơi, bảng mạch điện tử, lắp ráp chip, các doanh nghiệp Việt Nam đang có một nhu lớn nhập khẩu máy móc tân tiến từ các nước Mỹ, Châu Âu cũng như công nghệ đi kèm theo máy. Luật Việt Nam thừa nhận áp dụng cơ chế
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 23 hết quyền quốc tế đối với sáng chế và công nghệ. Nhưng luật các quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu lại không khuyến khích áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế. Điều này tạo ra sự xung đột luật pháp giữa các quốc gia. Một điều may mắn là hiệp định TRIPS trao quyền cho các quốc gia thành viên quyền lựa chọn cơ chế hết quyền SHTT trong phạm vi quốc tế, khu vực hay quốc gia. Vấn đề nhập khẩu song song bị quản lý không chỉ bởi luật SHTT, mà còn luật cạnh tranh, luật hợp đồng. Để lách cơ chế cho phép nhập khẩu song song, ngày nay các doanh nghiệp nước ngoài thường chi phối thị trường Việt Nam bằng các điều khoản phụ trong hợp đồng nhằm duy trì khả năng độc quyền phân phối, cũng như dùng sức mạnh thị trường, công nghệ để thực hiện các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, hoặc hạn chế cạnh tranh nhằm tạo ra những giới hạn nhập khẩu song song gián tiếp. Với mục tiêu cân bằng lợi ích phát triển kinh tế cũng như vẫn bảo hộ quyền SHTT, tác giả đề xuất một số giải pháp sau đối với Luật SHTT 2019: - Thứ nhất, xác định rõ cơ chế hết quyền cho nhóm đối tượng SHTT chưa được qui định rõ, nếu có thể nên áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế nhằm tạo cơ hội thương mại lớn hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, vì Việt Nam là nước nhập khẩu công nghệ nhiều hơn là xuất khẩu. - Thứ hai, có thể đưa ra những ngoại lệ cho cơ chế hết quyền được áp dụng, nhưng phải nêu rõ ràng trong luật SHTT - Một trong các vấn đề xuất hiện trong các hiệp định thương mại tự do giữa Việt nam và các quốc gia tiên tiến khác là hàng hóa tân trang. Mỹ và EU đang yêu cầu Việt Nam phải cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang. Hiện tại luật Việt Nam chưa có những qui định rõ về vấn đề này. Do đó Luật mới cần qui định rõ sự khác biệt giữa sữa chữa và tái tạo trong việc tân trang hàng hóa. Việc tân trang nhằm sữa chữa hàng hóa chứa đựng quyền SHTT hoạt động bình thường lại thì không vi phạm quyền SHTT. Tuy nhiên, nếu việc tân trang dẫn đến tái tạo lại sản phẩm theo một cách khác thì sẽ vi phạm quyền SHTT đối với CSH quyền.
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 24 CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT MỸ VỀ HẾT QUYỀN SHTT VÀ NHẬP KHẨU SONG SONG