SlideShare a Scribd company logo
1 of 289
Download to read offline
1
L.Đ.Minh
Mục lục
Chương 1. Những ước mơ
Giấc mơ và ước mơ
Chương 2. Cuộc sống năm nhất thời sinh viên.
Thị trường và đạo đức
2
Dân chủ và tự do
Đô thị hóa nông thôn
Chương 3: Cuộc sống năm hai và những thay đổi thế
giới quan.
Khổng Tử và Lão Tử, “lễ” hay “đạo”
Một khoảnh khắc tĩnh lặng
Thuyết âm mưu, giới tinh hoa
Người ngoài hành tinh
Chương 4: Những chuyển biến trong nhận thức.
Mọi thứ cần nhìn lại
Cá nhân và văn hóa
Thói quen
Thượng đế
Một cách tiếp cận mới
Thiên đường
Vị thầy J.Krishnamurti
Dấu hiệu trở vể
Học cách quan sát
Chương 5. Bản ngã – cái tôi, nguồn gốc mọi hỗn loạn.
Bạn là sinh mệnh gồm có: Linh hồn – tâm trí – thể xác
Chấm dứt mọi đau khổ
Đức Phật – Chúa Giê-su – Krishnamurti,…
Cuộc nói chuyện giữa vị thầy và mọi người
3
Quá khứ và truyền thống
Liên hệ đúng đắn
Cái tôi ham muốn
Các hình thức hiểu hiện cái tôi – bản ngã
Đặt câu hỏi
Cảm xúc
Tính nhị nguyên hai mặt
Khối khổ đau sâu nặng
Thói đố kỵ
Giáo dục các em
Giới tính
Tất cả chúng ta là một
Công việc đúng đắn
Bàn tiếp về bản ngã
Chấp nhận bản ngã như cái mà nó là
Chương 6: Bản chất linh hồn, đáng sáng tạo
Lắng nghe linh hồn
Linh hồn là ánh sáng
Vũ trụ
Bạn chính là thượng đế
Luật nhân quả
Không có cái chết như chúng ta nghĩ
Cái chết là chọn lựa linh hồn
4
Quan hệ gia đình
Tự sát
Chất vấn cõi linh thiêng
Không có địa ngục
Khoảnh khắc sau khi chết
Vô ngã là chết
Các nền văn minh cổ xưa
Sự rơi xuống tâm thức thấp
Sự tỉnh thức nhân loài
Các em là những bông hoa
Bạn đang sống trong mê mờ của bản ngã
Bản chất tâm linh
Linh hồn là nguồn sự sống
Giáo dục là trách nhiệm toàn xã hội
Chương 7: Xây dựng thế giới mới
Hiểu rõ gốc rễ
Thực trạng xã hội bạn đang sống
Thay đổi nhận thức
Chân lý bên trong bạn
Chú Giê-su: “Ta là con đường là sự sống”
Cộng đồng tâm linh
Nhà nước và kinh tế
Thành công là hình thức thô thiển của bản ngã
5
Sự thăng lên trái đất
Giáo dục – tâm linh
Cộng đồng khoa học
Cộng đồng nghệ thuật
Cộng đồng nông nghiệp
Bạn là cái mà bạn là
“Bắt chước” vị thầy
Chỉ có hiện tại
Linh hồn nhỏ và mặt trời
6
Giới thiệu
Trước hết, tôi xin được cảm ơn! Vì bạn đang đọc những dòng
chữ này. Trong hàng tá cuốn sách đang hiện ra ngay trước
mắt bạn, bạn đã chọn cuốn sách: “Một hành trình vĩ đại: Ta
là ai?” thì chắc hẳn trong bạn cũng đang có những nỗi băn
khoăn về đâu mới là bản chất chân thật của bạn phải
không? Bất kỳ một con người nào sinh ra trên trái đất này
đều luôn cảm thấy thẩm sâu bên trong sinh mệnh của chúng
ta có một sự sống đang diễn ra một cách liên tục không
ngừng nghỉ như những con sóng nối tiếp nhau không bao
giờ dừng. Nhưng chúng ta không rõ bí mật nguồn sống đó dù
đôi lúc chúng ta cảm nhận nó một cách rõ ràng. Chúng ta có
thể nhìn thấy sự thuần khiết của một đứa trẻ sơ sinh và mỗi
lần như vậy chúng ta lại thấy phần thuần khiết bên trong
chính mình. Vậy phần thuần khiết đó là gì? Nguồn sự sống –
nguồn,Thượng đế, linh hồn, Đại ngã, Chân ngã, Phật tánh,
nhận thức sâu xa….dù gọi nó là gì đi nữa thì đó cũng chỉ là
hành động gán cho nó một khái niệm hay một cái tên. Đôi khi
điều này lại hay gây ra sự bám vứu vào ngôn từ làm cho
chúng ta không thể thấu hiểu cũng như cảm nhận được hết
sự thuần khiết của nó, vì ngôn từ vốn hạn hẹp. Từ cổ chí kim
đã có biết bao người tìm kiếm nó qua nhiều con đường khác
nhau, nào là tôn giáo, tâm linh, triết học, khoa học…Và gần
đây có một con đường khác đó là: khoa học – tâm linh (một
số người gọi đó là khoa học tâm thức….). Và câu trả lời chắc
chắn dành cho tất cả chúng ta nhưng chỉ mỗi người mới tự
7
khám phá ra. Vậy tại sao ngay lúc này bạn không đặt ra
những câu hỏi đó để cùng tìm hiểu xem đâu là sự thật vĩnh
hằng. Tôi cũng giống như các bạn cũng mang trong mình
hình hài này nhưng luôn hỏi: Tại sao tôi lại có mặt ở đây? Và
đó vẫn là câu hỏi lớn chưa được khám phá, nhưng không có
nghĩa là sẽ không thể. Vì tôi tin rằng chỉ cần đặt câu hỏi rồi
dấu hiệu sẽ đến và chúng ta vẫn bước đi trên con đường mà
mình đã chọn. Đó cũng chính là lý do tôi viết cuốn sách này.
Tại sao tôi đặt tên cuốn sách là: Một hành trình vĩ đại: Ta là
ai? Là bởi vì, bạn có thể chọn cho mình một hành trình tìm
kiếm mình là gì hay nói cách khác một vị trí trong thế giới
này như: Thủ tướng, doanh nhân, bác sỹ, kỹ sư, nhà tri
thức…Và bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó nhưng bạn
sẽ không thể vượt qua được ranh giới tấm màn kịch. Và hành
trình tìm về với bản thể của mình chính là hành trình tìm với
bản chất thực sự mình là ai? Bạn sẽ phải vượt qua rất nhiều
thử thách, mà suy cho cùng thử thách đó chính là tâm trí của
bạn là cái đã tạo ra bản ngã, cái tạo ra màn kịch mà bạn đang
sống. Do đó không có cuộc hành trình nào vĩ đại hơn hành
trình quay với bản thể. Thực ra thì bạn đã bước đi trên đó rồi,
chỉ là bạn không nhận ra mà thôi. Có thể đến lúc nào đó, lúc
bạn tuyệt vọng, lúc bạn thấy trỗng rỗng, lúc về già, lúc bạn
cuối đời, ngay cả lúc bạn đang hấp hối, hoặc là một khoảnh
khắc tĩnh mịch. Tôi không phải là nghệ sỹ sân khấu, nhưng
tôi đã từng là diễn viên trong cuộc sống này, tôi diễn nhưng
vai chỉ để làm hài lòng người khác, để được mọi người thừa
nhận: Ồ...bạn thật là vĩ đại. Có thể, sự ra đời của một nghệ
8
thuật sân khấu chính là để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta
đang sống như vậy trên cõi đời này, hãy thức tỉnh đi, hãy
quay về bản thể của chính mình nơi mà bạn thực sự thuộc về.
Hành trình này là dành cho tất cả mọi người như nó đã luôn
như vậy.
Bình an cho bạn và tất cả mọi người.!
Dẫn nhập.
9
Mọi thông tin trong cuốn sách này mang tính chất tham khảo.
Bạn có thể xem đây như một sự tưởng tưởng của tác giả,
không sao hết. Vì chính tôi cũng không biết tôi viết nó bằng
gì nữa, tâm trí, sự tưởng tượng thái quá, cảm xúc…Nhưng tôi
biết một điều chắc chắn rằng: Tôi viết cuốn sách này là xuất
phát từ thôi thúc bên trong mình. Và đó là điều mà tôi muốn
gửi đến mọi người như một món quà cho cuộc sống này.
Điều đó làm tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc, khi tôi viết cuốn
sách này, tôi thực sự cảm nhận được là chính mình, là cái mà
mình là, như tôi được sinh ra thêm lần nữa. Tôi không quan
tâm bạn khẳng định hay phủ định các thông tin trong cuốn
sách, bởi đó là quyền của bạn. Đôi khi, nếu tôi được phép, tôi
chỉ muốn bạn nghi vấn mọi thông tin trong cuốn sách. Vì như
vậy bạn sẽ bắt đầu tìm hiểu chúng, khi có sự tìm hiểu là có
bước đầu của hiểu rõ. Bạn nghi ngờ thực tại bạn đang sống,
hãy hãy tìm hiểu chúng, hãy quan sát những gì đang diễn ra
xung quanh bạn. Bạn nghi ngờ lịch sử trái đất, hãy tìm hiểu.
Bạn nghi ngờ tâm linh, bạn là người duy vật, hãy tìm hiểu nó.
Hay cả khi bạn nghi ngờ về chính bạn, hãy tìm hiểu khám
phá chính bạn. Tôi chỉ hi vọng rằng qua cuốn sách bạn cũng
sẽ tìm thấy được hình ảnh chính bạn như là một sinh mệnh
đang tìm kiếm chính bản thân mình. Và vậy tôi đã liệt kê
những tài liệu như sách, trang web, đường link…để bạn có
thể tìm hiểu ở cuối quyển sách này. Tôi hi vọng bạn xem
cuốn sách này như một lời nhắc nhở về thực tại mà bạn, mọi
người đang sống. Và những tài liệu mà tôi liệt kê cuối sách sẽ
là những công cụ tuyệt vời cho bạn bắt đầu tìm hiểu. Nhưng
10
nếu được phép, tôi chỉ muốn được nói với bạn rằng: Bạn
chính là kho tàng sống, tất cả nằm trong bạn và chính bạn
mới là chìa khóa của kho tàng đó. Chỉ cần khoảnh khắc tĩnh
lặng, bạn sẽ khám phá ra sự sống vĩnh hằng.
Một lần nữa cảm ơn bạn đã chọn cho mình cuốn sách này.
Chúc bạn bình an – sức khỏe – tình yêu.
Chương 1. Những ước mơ.
11
Giấc mơ và ước mơ
(Ai cũng có quyền mơ ước về một xã hội tốt đẹp, lý tưởng
không bao giờ là điều hão huyền)
Vẫn dòng sông đó, với những gò đất nổi lên giữa sông, màn
sương mờ mờ làm cho khung cảnh bên kia sông càng lúc
càng nhạt dần. Trên gò đât đó có một đứa trẻ sơ sinh lúc
thoạt nhìn, rồi nó đang lớn dần, càng lớn lên càng hiện rõ
khuôn mặt đứa bé, Q bắt đầu ngạc nhiên rồi đến cảm giác gần
gũi cho đến khi nhận ra đó là chính mình lúc còn bé. Q tiến
lại gần càng lại gần hình ảnh đó càng nhạt đi và biến mất bên
kia dòng sông, nhìn xuống dưới chân nhận ra mình đã lội
xuống nước lúc nào không hay, rồi thì hình ảnh cậu bé kia
cũng vụt mất hẳn. Bỗng dưng Q nghe thấy tiếng nước chảy
mạnh liếc nhìn sang bên phải thấy có một dòng nước mạnh từ
đầu nguồn chảy về đang tiến lại gần chỉ cách có ba mét. Q
sợ hãi thét lên: “cứu con với”, mẹ Q chạy vào thấy Q vừa hét
vừa dạy dũa, người đẫm mồ hôi đang nằm trên giường…
“không sao đâu con yêu! mẹ đây” mẹ Q bảo.
Năm nay Q đã 18 tuổi, đang gấp rút ôn thi đại học. Anh đang
miệt mài ôn thi không biết mệt mỏi để có được tấm vé vào
học tại ngôi trường đại học đại học mà anh mơ ước. Những
buổi trưa nắng miền trung kèm theo cái gió nóng khô khan,
mà cứ mỗi lần thổi vào người là làm cho con người ta cảm
12
thấy như hơi nóng của lò nướng thịt phả vào mặt chạy dọc
xuống toàn thân. Một cảm giác khô toàn thân mà thiếu đi cái
mùi thịt nướng thơm lừng. Hai mẹ con trò chuyện, anh nói
với mẹ rằng :
“Mẹ ạ! Con thấy người dân mình khổ quá! Suốt ngày dầm
mưa dải nắng, thế mà cuộc sống vẫn thiếu thốn ”.
Mẹ Q: “Làm nông thì đành phải chịu thôi con!” Giọng bà
ấy hơi chùng xuống, nét mặt nhăn nheo của một người phụ
nữ nay đã bốn lăm tuổi có vẻ là đã già hơn tuổi. Rồi bỗng
dưng bà nở nụ cười và nói: “Chính vì thế nên con phải cố
gắng học hành, ôn thi thật tốt để rồi thi đỗ đại học, kiếm một
công việc làm ổn định có thu nhập, thì không còn khổ nữa
như thế hệ cha mẹ bây giờ”
Q: “Dạ!” Rồi nhìn vào khuôn mặt với nụ cười thoáng qua
của bà, Q lại thốt lên trong tiếng cười sảng khoái : “hà hà
hà…nụ cười của mẹ làm con nhớ đến nàng Mona lisa, trong
bức tranh của ông họa sỹ gì gì ý bên Tây, Leonardo Da Vinci
thì phải”.
Mẹ Q lắc đầu có vẻ không hiểu điều Q vừa nói.
Q nói tiếp: “Con muốn sau này làm thủ tướng để đưa ra nhiều
chính sách cho dân thoát khổ”.
Mẹ Q cười và rồi hai mẹ con lại ngồi nói chuyện một lúc, sau
đó mẹ Q và cha Q đi làm ruộng còn Q tiếp tục vào ôn thi để
hiện thực ước muốn đó. Thế nhưng những giấc mơ về cậu bé
13
trên sông đó đã theo anh gần tám năm từ lúc anh lên mười.
Sau mỗi lần mơ như thế, mẹ hỏi anh con vừa mơ gì, anh kể
lại toàn bộ giấc mơ cho bà. Tuy nhiên sau này lớn hơn vì sợ
bố mẹ anh lo lắng anh đã không kể lại mà chỉ bảo là con gặp
ác mộng thôi. Đôi lúc thấy bố mẹ quá lo lắng anh còn động
viên họ, và tự an ủi mình dù biết cái cảm giác rất thật đó.
Rồi ngày thi cũng đã đến, Q một mình bắt xe lên ở với người
chị họ H trên thành phố ít hôm để tham gia kỳ thi. Sau ba
ngày thi căng thẳng, rất may là đúng lúc cậu của Q và chị họ
đi chơi, vậy là anh đi theo với họ để xả hết những mệt mỏi
của những ngày học hành, ôn thi vất vả. Về nhà, trong lúc
chờ kết quả, Q tranh thủ phụ giúp bố mẹ làm những việc
đồng ruộng, chăm sóc gia súc, như cắt cỏ cho trâu…vì anh
biết rằng mình sẽ đỗ nên sau này ít có thời gian ở bên bố mẹ.
Ngày qua ngày rồi cái gì đến nó cũng sẽ đến, niềm hạnh phúc
của bố mẹ khi nhận được giấy báo nhập học của con. Gia
đình tổ chức liên hoan trong niềm vui của người thân gia
đình, họ hàng, thầy cô và bạn bè….Tuy nhiên Q cũng biết rõ
rằng đằng sau niềm vui ấy là một nỗi lo về tài chính chu cấp
cho mình ăn học. Cái ngày tạm biệt quê hương, cũng là lần
đầu tiên Q xa nhà đi học nơi xa, tiếng mọi người động viên,
tiếng còi xe. Q bước lên xe đem theo ước mơ mà anh hằng
ngày vẫn nói với mẹ vào những lúc trưa hè nắng nóng hay
những buổi tối mùa đông giá rét cả nhà quay quần bên bếp
lửa với những hòn than đỏ rực như hâm nóng ước mơ của
anh.
14
Bước chân xuống cái thành phố, thủ đô của đất nước hình
chữ S này; một cảm giác lạ lẫm bởi tiếng ồn ào của xe cộ
qua lại tấp nập, Q bắt đầu cuộc đời sinh viên với nhiều điều
mới mẻ và vô vàn thú vị trong cuộc sống hối hả chốn thành
thị.
Chương 2: Cuộc sống năm nhất thời
sinh viên.
15
Thị trường và đạo đức
(Nền kinh tế thị trường có thực sự hướng con người ta đến sự
giàu có và đức hạnh? Hay lợi nhuận luôn là cái đặt lên đầu
tiên, và những hậu quả kèm theo nó?)
Suốt khoảng thời gian năm nhất đại học, ngoài việc học trên
trường Q đi làm thêm để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Đó
cũng là khoảng thời gian cho anh bắt đầu tiếp xúc với cuộc
sống thành phố. Vì lo lắng về việc học tập và suộc sống sinh
hoạt của con cái nơi thành thành thị, bố mẹ Q thường xuyên
gọi điện lên hỏi thăm; điều này tiếp thêm sức mạnh cho anh
trên con đường đại học. Biết gia đình của mình khó khăn nên
anh chi tiêu rất tiết kiệm, số tiền anh dạy thêm ngoài phụ giúp
bố mẹ còn giúp anh mua những quyển sách mà anh yêu quý.
Anh rất đam mê sách, để phục vụ cho ước mơ của mình, anh
thường lên thư viện tìm những quyển sách về chính trị,
những cuốn viết về thuật trị nước, viết về các tổng thống tài
ba, những ông vua đại tài ….một trong những chính trị gia
mà Q ngưỡng mộ là Vladimir Putin, Napoleon
Bonaparte,…hầu như Q dành thời gian đọc sách mà Q yêu
thích hơn là dành cho thời gian học tập trên trường . Chính vì
vậy mà trong thời gian năm nhất kết quả học tập của Q không
cao. Càng tìm hiểu các chính sách điều hành đất nước, trong
đầu Q càng hiện lên nhiều câu hỏi hơn, vì đối với Q tất cả
còn đang rất mơ hồ.
16
Tuy đam mê chính trị nhưng ngành mà anh theo học đó là
ngành kinh tế vì trước khi thi đại học hiểu rằng: nền kinh tế
sẽ ánh hưởng rất lớn đến chính trị, rõ ràng giữa hai lĩnh vực
này có mối quan hệ khăng khít ảnh hưởng qua lại đến nhau.
Bởi vậy mà nhiệm vụ của anh lúc này là tìm sợi dây liên kết
của hai lĩnh vực này. Trước đây, nền kinh tế của đất nước
hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp, có nghĩa là mọi vấn
đề kinh tế đều do nhà nước quản lý. Cho đến năm 1986, nhà
nước tiến hành mở cửa, định hướng nền kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa. Thế là sự giao thoa văn hóa, kinh tế bắt đầu
được cho phép mở rộng. Các nền văn hóa bên ngoài bắt đầu
du nhập vào trong nước đủ các thể loại, xấu có, tốt có…. Sự
len lỏi của cơ chế kinh tế thị trường cũng bắt đầu từ đó. Ai
mà biết được điều gì sẽ xảy ra? Sau tìm hiểu nghiên cứu kỹ
về nền kinh tế bao cấp, anh chuyển sang tìm hiểu về nền kinh
tế thị trường và cũng là những gì anh đang được thầy cô
giảng dạy. Cơ chế hoạt của nền kinh tế thị trường là dựa trên
quy luật trên “cung – cầu” và được điều khiển trên sức mạnh
của cái mà nhà kinh tế chính trị học Adam smith gọi là
“bàn tay vô hình”.
Trong một lần đi dạo phố, ngồi bên cạnh hồ nhìn những ánh
đèn vàng của cột đèn rọi xuống hồ, xa xa có những đôi đạp
vịt giữa hồ. Một ngọn gió thổi đến mang theo sự mát mẻ
thiên nhiên ban tặng làm ta thật dễ chịu, Q thốt lên:
“Thật tuyệt vời !”
17
Cảm giác dễ chịu chưa được bao lâu thì bỗng dưng có một
mùi lạ hơi khó chịu bốc lên từ mặt hồ cuốn theo làn gió mang
đến làm cho anh giật mình nghĩ thầm:
“Khỉ thật! Đang dễ chịu thế này sao lại có mùi gì lạ thế
nhỉ?”
Sống ở Thủ đô cũng gần một năm rồi, cái mùi đó làm anh
nhớ đến tình trạng ô nhiễm ở các hồ kênh trên địa bàn Thủ
đô, rồi rất nhiều vấn đề hiện lên trong đầu anh, nào là : kẹt
xe, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, đất đai….Thì
thầm một mình, anh nói:
“Đáng lẽ thủ đô là nơi đẹp đẽ mọi thứ nó phải thể hiện hiện
tinh túy của một đất nước chứ nhỉ?”
Và một câu hỏi hiện ra ngay trước mắt anh:
“Ai? Hay cái gì đã tạo nên tình trạng này?”
Ngồi trầm ngâm suy nghĩ một lúc, anh nhớ về những gì đã
được thầy cô dạy trên trường. Anh bắt đầu đặt ra một số câu
hỏi và tự trả lời.
Anh hỏi: “ Tại sao đất nước chúng ta nghèo?”
Anh nhớ thầy cô dạy là : “ Vì sau chiến tranh chúng ta duy trì
chế độ bao cấp, không mở cửa, dẫn đến sự tụt hậu về mặt
kinh tế, khoa học kỹ thuật.”
18
A lại nhớ tiếp lời thầy nói: “Khi không có sự cạnh tranh, mọi
người ỷ lại vào nhau, ỷ lại cho nhà nước mà không chịu tư
duy làm ăn tạo ra của cải vật chất, làm giàu cho chính mình
và đất nước. Mặt khác vì nhà nước quản lý mọi mặt về vấn đề
kinh tế nên cũng không ai lo lắng, quan tâm về điều đó. Đấy
gọi là tình trạng cha chung không ai khóc”.
“Uhm” .“Vâng! đúng là vậy” rồi a lại thì thầm:
“ Từ khi mở cửa đến bây giờ đúng là chúng ta đã có không
những đủ ăn mà còn dư sản lượng xuất khẩu; đời sống người
dân cũng được nâng cao, mọi thứ được cải thiện đáng kể nhờ
áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trong nông nghiệp
tuy còn chưa nhiều”.
Anh bước đi chậm rãi, lòng mang nặng suy tư về cái được và
mất, khi chúng ta đưa nền kinh tế thị trường vào đất nước,
mà nông nghiệp vốn đã là một ngành truyền thống từ lâu đời.
Cơn gió bỗng lùa vào anh làm vơi đi nhẹ nhàng cái suy tư đó,
cảm giác nhẹ nhõm chưa được bao lâu thì cái mùi lạ của hồ
nước nhắc nhở anh về thực trạng hiện tại.
“ Bên cạnh những cái được đó cũng chính là những hậu quả
về ô nhiễm môi trường, về suy đồi đạo đức…”
Anh quyết định trong tiết học tới sẽ tranh luận với thầy giáo
chủ đề này. Vội vàng đi về chuẩn bị tài liệu cho cuộc tranh
luận, anh cảm thấy hào hứng hẳn lên. Lúc này mọi người
trong công viên cũng đã đi về gần hết, chỉ còn lác đác một số
19
đôi yêu nhau nắm tay nhau đi dạo. Ngắm nhìn tình yêu đôi
lứa, tay nắm chặt tay chắc chắn đó phải là cảm giác thật ấm
áp anh thầm nghĩ và anh cũng cảm thấy trong mình cũng
hiện lên tình yêu mới mẻ, tình yêu với công cuộc tìm kiếm
giải đáp cho cuộc sống này.
Tiếng chuông vang lên báo giờ vào học, cả lớp từ ồn ào bởi
tiếng nói chuyện, chém gió giờ bỗng dưng im lặng chờ thầy
giáo vào dạy môn kinh tế chính trị. Đối với Q và cả lớp, thầy
H, giáo viên môn này, là một người có tính cách kỳ dị và rất
nghiêm khắc bởi phương cách đặt câu hỏi cho các sinh viên.
Cả lớp tỏ ra hào hứng, chờ đợi tiết học này, một phần có lẽ là
vì phong cách gần gũi cũng như phương pháp giảng dạy của
thầy rất hay. Hòa vào cùng với không khí đó Q đã chuẩn bị
mọi thứ ở nhà, đặc biệt là hôm nay khi mà anh đang hi vong
thầy H sẽ giải đáp những thắc mắc của mình mấy hôm trước.
Với dáng người không cao thêm chút mập mạp, đầy đặn tạo
nên những những đi bình bịch, tiếng bước chân cách cửa hai
mươi mét mà cả lớp đã nghe thấy, không phải bởi tiếng đi mà
bởi khoảng cách các tiếng rất ngắn do thầy bước đi rất nhanh.
Ai mà nhìn thấy thầy H đi chắc cũng phải bật cười. Bên cạnh
sự hài hước về tác phong và ngoại hình đó là một bộ óc siêu
phàm với những cái nhìn như xuyên qua mọi thứ. Cả lớp và
Q rất thích thầy ở điểm này, đặc biệt đối với anh thầy là một
hình mẫu thiên tài triết học tại đât nước của mình. Mỗi khi
tranh luận với thầy anh thường hay nói vui với thầy rằng:
20
“một ngày nào đó con sẽ vượt lên thầy”. Còn về cả lớp thì rất
hứng thú khi được tranh luận với thầy.
Thầy H bước vào, nhìn cả lớp một lúc rồi nói:
“ Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ học là: thị trường và đạo đức.
Vì vậy trước khi bước vào bài giảng tôi dành ba mươi phút
cho các em thảo luận, trao đổi với nhau những gì đã chuẩn bị
ở nhà ”.
Thầy giáo vừa nói xong, từ khoảnh khắc im lặng mới đó thôi
mà cả lớp trở nên ồn ào như bom nổ. Tiếng thảo luận của
các bạn làm cho không khí nhộn nhịp hẳn lên, nhất là các từ
“là gì”, “ tại sao”, “do đâu”…là những từ nghe rõ nhất như ý
các bạn muốn nhận mạnh vào câu hỏi. Q cũng tham gia tham
gia thảo luận tuy nhiên do giọng của cậu hơi bé với lại cậu
đang học cách chuyển từ giọng địa phương sang giọng phổ
thông nên cậu hoàn toàn bị áp tiếng. Bỗng tiếng nói của thầy
nổi trên tất cả:
“Nào! Stops! Stops! Dừng lại...hết thời gian, các chàng trai
và cô gái thân mến, quay lên đây!”
Không khí vẫn chưa dừng hẳn mà vẫn dư âm một vài tiếng
trao đổi, tuy nhiên khi thầy giáo thốt lên:
“ Who? Ai có thể đứng dậy trình bày?” hầu như cả lớp đã dứt
tiếng thảo luận.
21
Bạn P.A, một cô gái xinh xắn dễ thương mang cho mình mái
tóc ngắn ngang vai, lại là sinh viên năng nổ hay phát biểu
trong lớp đã làm biết bao chàng trai theo đuổi dù đây mới chỉ
là năm nhất. P.A giọng dịu nhẹ đầm ấm hỏi thầy:
“ Thưa thầy! theo như em đã tham khảo quyển thị trường và
đạo đức thì: thị trường tự do như con đường đúng đắn cho sự
tiến bộ của xã hội bởi thị trường tự do là nơi đề cao lòng
trung thực, em hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó”.
“Thật sao? Lòng trung thực? Em có chắc không?” thầy H hỏi.
“Vâng ạ! nếu không có lòng trung thực của bên cung cấp sản
phẩm thì bên mua sẽ không mua và sẽ mua ở một nhà cung
cấp khác, do đó mà nhà cung cấp cần phải minh bạch thông
tin về sản phẩm hay nói cách khác là trung thực thì mới cạnh
tranh được thông qua đó tạo nên sức mạnh cho lòng trung
thực” P.A giọng nói chắc nịch đáp lại câu hỏi của thầy.
“Ồ! Cũng có lý! Thế em đã bao giờ mua sản phẩm mà dám
chắc là mình biết hết nguồn gốc xuất xứ cũng như tất cả các
chức năng cả tốt lẫn không tốt từ nhà cung cấp chưa?” thầy
H hỏi.
“Uhm…cái này thì e không chắc ạ..” P.A trả lời giọng hơi
chùng xuống, có vẻ bắt đầu nghi vấn về quan điểm vừa phát
biểu. Rồi cô trả lời:
“Có một số sản phâm thì em biết rõ, nhưng đa phần thì em
biết theo những gì mà người bán cung cấp thông tin. Tuy vậy
22
thì không biết tại sao em vẫn mua những sản phẩm đó, có lẽ
là em cần chúng, hoặc người bán hàng đã thuyết phục được
em chăng?”
“Hahaha…..” tiếng cười của thầy H và cả lớp.
“Một câu hỏi rất hay!” thầy H vừa cười và nói to, rồi thầy
nhìn thẳng vào mắt P.A và nói:
“Tuy nhiên câu hỏi này nên dành cho tất cả chúng ta vì
chúng ta là người tiêu dùng mà, phải không? Tại sao chúng ta
không rõ thông tin về sản phẩm nhưng chúng ta vẫn quyết
định sử dụng? Phải chăng bên nhà cung cấp, đang có quyền
lực dẫn dắt người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của họ, bằng
những chiêu trò thuyết phục khách hàng của họ?”
Cả lớp trầm ngâm một lúc, cái không khí im lặng bao trùm
lên khắp cả lớp, vẻ mặt ngơ ngác của những cô cậu sinh viên
đang suy tư về câu hỏi mà thầy H đưa ra.
Trong lúc đó có vang lên giọng nói của Q: “Vấn đề không
phải do các nhà cung cấp!” cái giọng bé nhỏ ấy bỗng dưng
lớn mạnh bởi trong lớp đang lúc này đang rất im vắng, anh
nói tiếp:
“ Với nền kinh tế thị trường hiện nay, các nhà cung cấp sản
phẩm luôn đặt lợi nhuận và giá trị daonh nghiêp lên hàng
đầu. Vì vậy việc dùng các phương thức cũng như chiêu trò để
tìm cách tiêu thụ được các sản phẩm của họ là điều hiển
nhiên. Các nhà cung cấp không ngừng nghiên cứu thị hiếu
23
cũng nhu cầu, tâm lý tiêu dùng của mọi người để họ có thể
hiểu và cung cấp các sản phẩm đó. Tuy nhiên ở một giai đoạn
nào đó, của quá trình kinh doanh, họ đã quá đề cao lợi nhuận
mà quên đi vấn đề đạo đức kinh doanh. Và cái giá mà họ
phải trả là không thể tránh khỏi, sự bài xích sản phẩm của
người tiêu dùng, sự can thiệp pháp luật…có thể đưa nhà cung
cấp tới phá sản. Nhưng nói đi phải nói lại, những người tiêu
dùng như chúng ta trong thời gian qua đã không chịu tìm
hiểu, đôi khi còn nhẹ dạ cả tin nhất là đối với những người có
tri thức. Những người này đáng lẽ ra phải tìm hiểu kỹ càng
sau đó không chỉ làm nền tảng cho mình mà còn cả cho
những người khó khăn hơn trong việc đó đặc biệt là những
vùng ở quê.”
Thầy H: “Vậy, như em nói thì là một phần do bên cung còn
thiếu minh bạnh thông tin, một phần là do người tiêu dùng
mà đặc biệt người có tri thức lại chưa có trách nhiệm tìm hiểu
sản phẩm vô tình tiếp tay cho nhà bên cung. Thực ra bản chất
nền kinh tế thị trường là vậy, không có trách nhiệm đối với
bên kia, suy cho cùng lợi ích luôn là nên tảng của nó, đây
cũng chính là trung tâm giữ cho cung cầu cân bằng”.
Q: “Và nó là một tập hợp của những qun hệ mua bán- quan
hệ cung cầu, tạo nên nền kinh tế đó, và các quan hệ này được
hình thành dựa trên các lợi ích các bên, ý thầy có phải vậy
không ạ?
Thầy H: “ Đúng vậy!”.
24
Một bạn khác tên S trong lớp đứng dậy nói:
“Thưa thầy! trong trường hợp này có nên có sự can thiệp của
nhà nước để tăng thêm sự minh bạch thông tin?” Q hỏi.
Thầy H: “Theo e thì sao?”
S: “Em nghĩ không nên”.
Thầy H: “Vì sao?”.
S: “Vì như vậy sẽ làm méo mó cơ chế tự cân bằng của kinh tế
thị trường; nhà nước chỉ nên can thiệp vào những hiệu ứng
ngoại biên như ô nhiễm môi trường bằng cách điều tra ngăn
chặn xử lý đối với các công ty, doanh nghiệp gây ra. Còn nếu
bên người tiêu dùng mà cảm thấy họ bị bớt xén quá nhiều lợi
ích họ sẽ tự động tẩy chay sản phẩm của hãng đó, hậu quả sẽ
đến với doanh nghiệp hay công ty đó”.
Thầy H: “Sự can thiệp một cách thái quá nhà nước sẽ làm ảnh
hường sự vận hành tự động của “bàn tay vô hình”. Còn các
công ty, doanh nghiệp không minh bạch thông tin có ngày sẽ
phải trả giá như em nói. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua
người tiêu dùng chưa thực sự thể hiện được sức mạnh của họ.
Họ quên rằng, chỉ cần mỗi người trong họ nói không với
những sản phẩm của các công ty hay nhà cung cấp đã cố tình
dắt mũi người tiêu dùng, thì doanh nghiệp đó cũng ngửi thấy
mùi phá sản. Khi mà ý thức người tiêu dùng ngày càng tăng
và khó tính hơn, do lối làm ăn chụp giật trong thời gian qua
bây giờ làm cho niềm tin đang bị lung lay”.
25
Một bạn khác tên là A, đứng dậy nói:
“ Thưa thầy, tuy nhiên nếu nhà nhà nước đóng vai trò là nhà
trung lập, với những thẩm quyền đặc biệt của mình, nhà
nước có thể là nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy chứ ạ?”.
Thầy H: “Thực sự điều này rất tốt, nhưng như thế các doanh
nghiệp cảm thấy rất khó thở, em ạ”.
A: “Vì sao ạ?”
Thầy H: “Em thử nghĩ xem, nếu ngày nào cũng có người đến
gõ cửa, đòi thông tin này thông tin nọ liệu em có còn tâm trí
tập trung vào kinh doanh không?”.
A: “Nhưng chúng ta vẫn có thể chọn cách khác, có thể là
ngoài các báo cáo định kỳ về sản phẩm mà nhà sản xuất đang
cung cấp thì, việc kiểm tra đột xuất cũng là lẽ đương nhiên và
nên làm của nhà nước”.
Thầy H: “ Đó là một ý kiến hay, nếu như nhà sản xuất không
“đi đêm” với thanh tra, hoặc ngược lại thanh tra không còn
“đói””.
A: “Ý thầy là những thỏa thuận ngầm?”.
Thầy H: “Có lẽ các em còn “trong sáng” chưa biết được cái
cách vận hành thực sự và những gì đang diễn ra ngoài kia”.
A: “Nếu vậy, như thầy nói thì quay đi quay lại vẫn là ý thức,
trách nhiệm, đạo đức mỗi bên”.
26
Thầy H: “Em có thể hiểu vậy”.
A: “Vâng, đó có thể là một ẩn dụ, khi mà người ta chỉ chú ý
lợi ích chứ không phải là mấy thứ kia”.
“ Nhưng thầy ơi! Em vẫn có điều này băn khoăn,thế những
thiệt hại mà người tiêu dùng thì sao?” một bạn khác tên T
hỏi.
Thầy H: “Ý em là sao?”.
T: “Ý em là, nếu như các sản phẩm làm tổn thất về mặt tài
chính thì em xin phép không nhắc tới. Nhưng nếu đó là các
sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng
thì sao ạ?
Thầy H: “Ví dụ”.
T: “Ví dụ như…..hiện nay vấn đề nước nắm, hay mì tôm
chứa các chất hóa học gây hại cho sức khỏe, nước ngọt chứa
chì có nguy cơ gây ung thư, các loại sữa …đấy là chưa kể tới
các sản phẩm được làm giả nữa”.
Thầy H: “Có lẽ Thượng đế sẽ là người phán xét chuyện này.
Và thầy cũng không hiểu tại sao Ngài lại tạo ra con người
thích hành hạ chính họ.”
T: “Ý thầy là sao ạ?”.
Thầy H: “Em có thể hiểu thế này, ông giám đốc là người
quyết định sản xuất loại sản phẩm đó. Nhưng một mình ông
27
ta không thể sản xuất được, cần phải có công nhân, người làm
công...và khả năng những người trực tiếp sản xuất sản phẩm
đó là họ biết được mức độ nguy hiểm của sản phẩm lên người
tiêu dùng và chính họ, hầu hết các thông tin đều do những
người này cung cấp. Vậy là em có thể hình dung có cả những
một tập thể con người dù cố tình hay vô tình, đang tạo ra
những sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và
cho chính họ. Bây giờ em hãy tưởng tượng trên đất nước này,
gồm nhiều tập thể như vậy, người giám đốc, kỹ sư, người văn
phòng, công nhân…tất cả họ đang biết họ làm gì, tất cả họ
biết họ làm vì cái gì, sự sinh tồn, ví dụ thế. Và tiếp em mở
rộng trí tưởng tượng của em xem, người tiêu dùng cũng chính
là người sản xuất, giống như ngày xưa, hai người trao đổi thịt
– cá cho nhau, một cách dễ hiểu nhất. Chắc bây giờ em hiểu
thầy đang nói gì chứ?”.
T: “Chúng ta đang đầu độc giết hại lần nhau, bằng nhiều
cách khác nhau?”
Thầy H: “Em có thể hiểu vậy”.
T: “ Thầy lúc nào cũng vậy”.
Cả lớp cười: “ hahaha…”. Và kèm theo đó là một cú sốc, đối
với các sinh viên vẫn đang còn trong sáng. Rồi thầy H nói
tiếp:
“Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại….”
28
Thầy H giọng có chút trầm xuống, nét mặt thầy hơi co lại như
vẻ thất vọng, thầy thở một hơi dài thành tiếng:
“Haiz…”
Rồi Q, đứng dậy và nói:
“Thưa thầy, trông thầy có vẻ muốn nói điều gì đó?”
Cả lớp im lặng, không khí tranh luận lúc nãy mới sôi nổi thế
kia giờ bỗng dưng trầm lắng. Rồi anh nói tiếp:
“Phải chăng là thầy đang rất lo ngại về vấn đề đạo đức kinh
doanh?”
Anh ngập ngừng nói: “Thưa thầy, đôi lúc chúng em, đúng
vậy, những sinh viên như chúng em tự hỏi: Liệu khi bước ra
thế giới ngoài kia, chúng em sẽ sống sao, khi mà ngoài kia,
như thầy nói, nhìn xem, cách mà họ kinh doanh thật là ….rồi
xã hội này, đất nước này sẽ đi về đâu? Và chúng em lại nhìn
nhau và tự hỏi: tương lai chúng em sẽ ra sao? Khi mà những
gì chúng em học ở đây là những điều nghe thật “màu hồng”,
còn khi ra ngoài kia, chúng em phải học cách luồn lách, học
cách, “đi đêm”, học các chiểu trò, thủ thuật tinh vi…”
Anh nhìn xung quanh, nhìn những người bạn của mình,
những khuôn mặt ngơ ngác, trong sáng, ai cũng mang trong
mình điều tốt đẹp muốn làm cho cuộc sống này. Rồi anh nói
tiếp:
29
“Tại sao con người ta không thể kinh doanh một cách chân
chính dự trên sự sáng tạo vừa giúp chính mình lại vừa đóng
góp cho xã hội? Một người đủ trí khôn ngoan đi dắt mũi
người khác thì cũng có đủ trí thông minh sáng tạo ra cái mới
mẻ, nhưng tiếc thay họ đã sử dụng sai mục đích. Phải chăng
đồng tiền có sức mạnh ghê gớm đến vậy? Hay cơ chế hoạt
động của nó vốn đã là như vậy?”.
Thầy H, hiểu được nỗi lòng các em sinh viên, thầy mỉn cười
như muốn không khí trong lớp trở nên dễ chịu hơn:
“Các em ạ! Bản chất đồng tiền nó chỉ là phương tiện giúp
chúng ta trao đổi thuận tiện hơn, nhưng cấu trúc hoạt động
của nó có nghĩa là chúng ta đã trao sức mạnh cho nó. Vì
chính chúng ta thông qua đó để khẳng định cái tôi của mình.
Thỏa mãn bản ngã không bao giờ là đủ các em ạ, bản chất
của nó là thông qua sự đồng hóa để tìm kiếm chính mình.”
Cả lớp im lặng cuốn theo những lời dạy sâu sắc của thầy H.
Q cũng bị cuốn theo, tuy nhiên anh nghĩ thầm: “cái tôi, bản
ngã là gì?” tuy anh đã từng nghe qua ai đó nói đến nhưng
cũng mới chỉ là mơ hồ chưa rõ ràng. Một bạn tên là D với
giọng đầy tự tin thốt lên:
“Con người sống phải có tham vọng chứ thầy, như thế đất
nước mới giàu lên được, người dân mới thoát khổ”.
Thầy H: “Haha…” thầy H cười thành tiếng và ánh mắt thầy
như muốn nói rằng: “ Này em, tham vọng là cái tạo nên khổ
30
đau đó chàng trai ạ”. Nhưng thầy không nói vì thầy biết tuổi
trẻ ai cũng đầy tham vọng mà, thôi hãy để chúng trải nghiệm
chút. Nên thầy chỉ nói ngắn gọn:
“Tham vọng với tham lam ranh giới rất mong manh đó chàng
trai ạ”.
D: “Tham vọng giúp mình tiến lên, còn tham lam thì ích kỷ,
hai cái này rõ ràng khác nhau mà thầy?”.
Thầy H: “Em có thể hiểu vậy”.
D: “Thầy lúc nào cũng vậy”.
“haha…” cả lớp lại phá lên cười.
Thầy tiếp tục bài giảng, cả lớp tiếp tục đặt câu hỏi cho thầy
về các vấn đề đạo đức và thị trường.
Bạn M, dáng người cao ráo, là một bạn trai có tư duy sâu sắc
lại năng động tham gia các hội thảo và các chương trình mà
anh yêu thích không chỉ trong trường mà con cả ngoài
trường, M giọng mạnh mẽ hỏi:
“Thưa thầy, em muốn thêm vấn đề thực phẩm sạch thực
phẩm bẩn hiện nay vào thảo luận”.
Thầy H: “uh, em nói đi”.
M: “Em có theo dõi và tham một số chương trình hội thảo về
nông sản sạch và giải pháp. Trong hội thảo đó thay vì đưa ra
các giải pháp thì các bên tham gia lại đùn đẩy trách nhiệm
31
cho nhau hình như là họ vẫn chưa tìm nguyên nhân. Các bên
như: doanh nghiệp sản xuất thi bảo người tiêu dùng không
tin vào sản phẩm; còn doanh nghiệp thương mại thì bảo giá
nhập vào cao rồi người tiêu dùng cũng không tin nên sản
phẩm bán rất chậm; người tiêu dùng thì không biết tin vào
đâu, mua bó rau chả lẽ lại phải lên tận trang trại để xem mà
xem thì chưa chắc đã biết rõ. Mà rau bây giờ chủ yếu vẫn bán
tại chợ cóc, cái này thì đúng không thể truy xuất nguồn gốc
được. Tóm lại là họ đỗ lỗi cho nhà nước quản lý không chặt,
để dân mình dùng thuốc hóa học suốt mấy chục năm liền bây
giờ đất đai ô nhiễm hết,…..”.
Sau khi M trình bày vấn đề, cả lớp lại thảo luận không khí
bắt đầu sôi nổi. Thầy H vẫn ngồi im mỉn cười không nói
gì….một lúc sau thầy cho mọi người phát biểu. Tiết học của
thầy lúc nào cũng vậy, sôi nổi, nên cảm giác như thời gian
trôi nhanh hơn, chuông reo báo hết giờ, thầy lặng lẽ đứng lên
và nói : “Tất cả nằm ở nhận thức, dù đó là nhà nước hay nhà
doanh nghiệp hay nhà nông dân…”.
Kết thúc tiết học Q đã tiếp thu thêm được rất nhiều điều mới
hay từ thầy và các bạn. “Như vậy rõ ràng là các vấn đề về hậu
quả do nên kinh tế này gây ra là không thể tránh khỏi, bởi
đạo đức trong nền kinh tế thị trường là những cách nhìn khác
nhau từ những vai diễn của những người tham gia trong trò
chơi đó. Trò chơi mang tên “kẻ được người mất” Q vừa đi
vừa nói chuyện với mọi người; mọi người trêu đùa nhau bằng
32
câu nói mà thầy H vừa nói trong tiết học: “Tham vọng với
tham lam ranh giới rất mong manh đó chàng trai ạ”.
Ngày ngày trôi qua, và anh vẫn cứ tìm tòi học hỏi. Anh và
bạn bè nói chuyện, trao đổi, chia sẽ về những ước mơ của
nhau. Có người thì muốn trở thành doanh nhân, có người đơn
giản chỉ muốn kiếm công việc có thu nhậ kha khá, có người
lại thích làm tự do để có thời gian dành cho những đam mê
của anh ấy...Rất đa dạng và phong phú, ước mơ luôn là vậy,
ai cũng cầu chúc cho nhau thực hiện được điều đó.
Với Q, giấc mơ về đứa bé vẫn đang mỉm cười với anh, dường
như nó không còn là ác mộng nữa mà mỗi lúc một đẹp hơn
nhẹ nhàng hơn. Anh say mê với các mô hình nhà nước trên
thế giới với hi vọng ngày nào đó tìm ra được một một mô
hình phù hợp với đất nước mình. Một hướng đi mới, một lối
thoát cho một lề lối cũ kỹ.
Dân chủ và tự do
(Dân chủ, tự do thực sự có khi nào? Phải chăng khi con
người ta thực sự tự do khỏi mọi ràng buộc thuộc tâm lý của
chính họ?)
Gần đây trong nước diễn ra cái phong trào mang tên dân chủ
tự do, báo chí các phương tiện truyền thông đưa tin, nào là
các phát biểu của các học giả có uy tín trong nước, nào là các
ý kiến khác nhau của dân chúng cộng thêm những lời nói có
33
vẻ kích động của ai đó. Đất nước đang thực sự bước vào một
giai đoạn cải cách toàn diện các vấn đề từ chính trị, kinh tế,
văn hóa, giáo dục….Dân trí ngày càng được nâng cao nên
điều này diễn ra cũng là điều dễ hiểu, một sự tất yêu phải xẩy
ra. Các vấn đề này vẫn hay được thầy cô và sinh viên tranh
luận trong các hội thảo được tổ chức tại trường. Có một lần
trong hội thảo có tên: “Hướng tới Một nền dân chủ tự do”
thầy cô và sinh viên tranh luận rất sôi nổi đến nỗi có một thầy
giáo và sinh viên lời qua tiếng lại không tốt. Tất nhiên nếu
trường hợp này ở phương Tây thì đây là chuyện bình thường,
còn ở đây đôi khi người ta lại quá bám vứu vào lời nói, dè
dặn lưu ý đến từng câu chữ để trách mất lòng nhau, điều này
hạn chế sự cởi mở trong quá trình tranh luận. Người ta cần
phải hiểu rằng trong quá trình tranh luận sự mâu thuẫn xích
mích là không thể tránh khỏi nhưng điều quan trọng ở đây là
quên đi cái tôi nhỏ bé kia để cùng tìm ra vấn đề. Lần đó Q
cũng tham gia với một người bạn.
Thầy hiệu trưởng phát biểu đôi lời giới thiệu, kèm theo đó là
một câu hỏi đanh thép:
“Phải chăng đã đến lúc hiện thực hóa dân chủ tự do?”
“Chưa phải lúc này!”, “chính lúc này!” …tiếng nói vang lên
của một số người…
Một người phụ nữ trạc tuổi năm mươi, tóc ngắn và được uốn
xoắn, đứng dậy phát biểu:
34
“Thưa tất cả mọi người! Dân chủ tự do là xu hướng tất yếu sẽ
phải xẩy ra!” cô nhấn mạnh. Tuy nhiên:
“Hiện tại dân trí chưa thực sự đủ để nhận thức được vấn đề
thế nào là dân chủ, thế nào là tự do”.
“Ồ…” cả hội trường vang lên.
Thầy hiệu trưởng:“Này cô! Hãy nói rõ hơn được không?”
Người phụ nữ: “Thưa hiệu trưởng, tôi lấy ví dụ thế này:
Thực sự mà nói ý thức người dân nước ta rất thấp, từ người
có trí thức đến người không có trí thức, từ anh công nhân cho
đến người lãnh đạo…rất xin lỗi vì điều đó”.
Q nghĩ thầm: “ Đúng ! Đúng..”
Người phụ nữ giọng mạnh mẽ vang lên:
“Tôi đã gặp nhiều người đi thì đi xe Mercedes, xe ô
tô….nhưng mọi người biết không? anh ta vứt tờ giấy lau
tay..ra ngay giữa đường trong khi đang lưu thông trên đường,
không chỉ tôi mà có nhiều sinh viên cũng đã phản ánh lại với
tôi. Vậy mọi người nói xem đây là hình ảnh của dân trí nâng
cao sao?”
Cả hội trường trở nên lắng xuống.
Người phụ nữ: “Hãy xem cách mà mọi người nói chuyện với
nhau, là biết có dân trí chúng ta đang như thế nào. Có một
sinh viên ở quê lên đây học, em ấy đã ngạc nhiên và thốt lên
35
với tôi rằng: “Thưa cô, em không nghĩ ở một thủ đô này mà
người ta đối xử, giao tiếp với nhau thô lỗ đến như vậy. Ở quê
em mọi người tuy có nghèo về vật chất, nhưng cách họ giao
tiếp nói chuyện với nhau con văn minh hơn rất nhiều so với ở
đây”.
Lại nữa, hãy xem mức độ đọc sách của người dân chúng ta
thế nào? Mức độ tìm hiểu tri thức nhân loài thế nào? Cái họ
tìm kiếm là sự sinh tồn, sự sống qua ngày, sự giàu có,…Một
tình trạng như vậy làm sao có thể gọi là dân trí cao. Tôi chỉ
thấy đang đi xuống nghiêm trọng, so với tốc độ tiến hóa nhân
loài”.
Q nói thầm với bạn: “Tớ cũng từng thấy cảnh này, thật xấu
hổ”. Rồi nhìn sang mọi người anh thấy: có người thì trầm tư,
có người cười nhếch mép vẻ không đồng tình, có người cười
hơi hé miệng nhưng không thành tiếng thể hiện sự hiển nhiên
của điều người phụ nữ vừa nói. Rất nhiều cảm xúc trên
những khuôn mặt đó. Còn bạn của Q thì hỏi anh: “ tại sao
người ta có thể làm như vậy nhỉ?”. Q trả lời: “ hãy nghe cô ấy
nói xem sao”.
Người phụ nữ tiếp tục: “Mọi người cần cân nhắc! với cái
kiểu tư duy chụp giật đó, nếu mà không cẩn thận dân chủ tự
do sẽ vô tình tiếp tay cho thói tư duy đó phát triển và đất
nước này mãi là hình ảnh của anh chí phèo mặc áo vét đi xe
hơi thôi.
36
Thêm nữa, những người được xem là khó khăn hơn, họ vẫn
mang tư duy đó, họ đã nghèo về vật chất họ còn nghèo về cả
ý thức. Xin lỗi! Không phải là tất cả nhưng thực tế một phần
nào đã chứng minh điều đó.
Lối tư duy đó còn len lỏi vào các cán bộ công chức nhà nước.
Điều này gây nên tình trạng nhũng nhiễu hành chính, rồi
tham ô hối lộ…tất nhiên nó còn nhiều nguyên nhân khác
nhưng sự ảnh hưởng tư duy đó là không hề nhỏ”.
Thầy hiệu trưởng: “ Vâng, rất cảm ơn cô! Một điều chúng ta
cần lưu ý”.
Một người đàn ông cao lớn với giọng ồm ồm đầy uy lực lên
tiếng:
“ Xin lỗi! nhưng dù sao đi nữa chúng ta cần tự do ngôn luận,
mọi người có quyền nói bất kỳ điều gì họ suy nghĩ, đó là
quyền của họ. Và nếu họ có chửi cái đất nước này thì điều đó
cũng không hẳn là không có lý,vì không có lửa làm sao có
khói. Nhà nước lập ra là phục vụ cho nhân dân mà suy cho
cùng thì quân đội cũng từ dân mà ra,công an cũng từ dân mà
ra, lãnh đạo từ dân mà ra. Tôi thấy hiện nay nhà nước chưa
thực sự cởi mở với vấn đề này, tôi không hiểu lý do nhưng
nếu thực sự họ muốn biết dân chúng thế nào thì họ nên lắng
nghe một cách trực tiếp chứ không phải lấp lửng kiểu đó,
giống như việc làm cho có vậy”.
37
Thầy hiệu trưởng: “Xin mọi người chậm chậm một chút,
trước hết dân chủ là gì? Phải chăng, dân chủ là mỗi người
dân, như một con người sinh ra trên cõi đời này có quyền, và
điều này hiển nhiên, khi bày tỏ những nguyện vọng, những
mưu cầu lợi lích, mưu cầu hạnh phúc, … mà họ xứng đáng
nhận được đơn giản vì họ là con người, như: Được ăn, được
mặc, có chỗ ở, được chữa bệnh một cách dễ dàng nhất. Và
một lý do nào đó, họ không có khả năng thực hiện bốn điều
cơ bản trên, người khác có thể giúp họ, hình thành các cộng
đồng giúp đỡ, hỗ trợ, yêu thương nhau. Tuy nhiên, các cộng
đồng cũng không thể giúp các thành viên trong cộng đồng đó,
vậy nên các cộng đồng khác hỗ trợ,..vậy nhà nước ra đời như
một tổ chức do các cộng đồng bầu ra để làm nhiệm vụ giúp
đỡ các cộng đồng và mọi người”.
“Xin lỗi, thầy có thể đi thẳng vấn đề được không?” một
người đàn ông lớn tiếng.
Thầy hiệu trưởng: “Xin lỗi, xin thầy cứ chú ý lắng nghe, mọi
thứ đều có ý đồ của nó. Ngày nay chúng ta đã làm phình lên
tổ chức, mà chúng ta gọi là nhà nước, chúng ta tách biệt tổ
chức đó ra rồi trao hết quyền lực kiểm soát cho tổ chức đó.
Và dần dần cuộc sống mỗi người lại phụ thuộc nhà nước. Phụ
thuộc vào những gì mà họ làm. Thay vì bình đẳng, thay vì ai
cũng có quyền lợi cơ bản, không phân chia, không tư
hữu…thì này nổi lên một vấn đề: quyền lực, lợi ích, cũng từ
đó mà bắt đầu hình thành nên khái niệm “chính trị” và “kinh
38
tế”. Vậy là “quyền mưu cầu” mỗi con người bây giờ phụ
thuộc vào cơ chế kinh tế, chính trị nhà nước đó”.
“Hình như thầy đang kể chuyện lịch sử”, một giọng nói vang
lên từ phía hội trường.
Thầy hiệu trưởng: “Đúng vậy! Mọi người có thấy điều gì tôi
vừa nói?”.
Một người phụ nữ: “Phải chăng, dân chủ là đem lại “quyền”
thiêng liêng cơ bản nhất của con người thuở sơ khai”.
Thầy hiệu trưởng: “Đúng vậy”.
Người đàn ông: “Đấy chả phải là: quyền tự tìm lại chính
mình, sao”?
Thầy hiểu trưởng: “Xin phép thầy giải thích rõ hơn?”.
Người đàn ông: “Đó là quyền, từ bỏ mọi quy định, quy tắc,
khuôn mẫu… của bất kỳ tổ chức nào, để tìm lại cái bản chất
nguyên sơ, không vị kỷ, của con người. Hay nói cách khác đó
là quyền tự do thoát khỏi ràng buộc tâm lý do chính anh ta,
hay cô ta tạo nên. Ngoài những nhu cầu cơ bản, như ăn, mặc,
ở, chữa bệnh, họ chẳng còn nhu cầu nào khác, họ sống đời
sống tinh thần rất cao, không như bây giờ, hời hợt và trống
rỗng, cô đơn và vô cảm, đó phải chăng là điều thầy đang nói?
Thưa thầy hiểu trưởng”.
Một người phụ nữ: “Tôi ngửi thấy mùi triết lý, tôn giáo ở
đây”.
39
Thầy hiểu trưởng: “Ồ, thầy nói đúng lắm. Xin lỗi mọi người,
tôi là một người theo đạo Phật, cũng như các thầy cô ở đây,
tất nhiên hôm nay chúng ta không bàn về tôn giáo. Tôi đã
tìm hiểu nghiên cứu rất nhiều năm về các mô hình nhà nước,
hay kinh tế…tuy nhiên có một điều mà mọi người cần biết
là: Có một giá trị vượt lên trên tất cả những thứ mà chúng ta
đã đề cập rất nhiều cho chính mình và cho cả các thế hệ sinh
viên, đó là giá trị “tinh thần”. Một khi “tinh thân” cá nhân
hay một người nào đó đang có vấn đề, đó sẽ là một vết nứt,
và vết nứt này sẽ lan rộng ra toàn xã hội. Như các vị thấy,
hiện nay chúng ta khắp nơi bị khủng hoảng tinh thần rất lớn.
Và vì vậy dân chủ là đem lại “quyền” và “tinh thần” cho mỗi
người chúng ta. “Tinh thần” không thể dựa trên quyền lợi mà
có được, nó được dựa trên “ý chí tự do”, một tự do thoát khỏi
mọi ràng buộc tâm lý và bên ngoài như có một thầy lúc nãy
vừa nói.
Một người đàn ông: “Đó có thể là một xã hội trong tương lại,
thưa thầy hiểu trưởng. Điều thầy vừa nói có lẽ là dành cho
một tôn giáo, hoặc một tổ chức tâm linh nào đó. Và trước khi
làm được điều đó chúng ta cần có một “dân chủ cơ bản” đã”.
Thầy hiệu trưởng: “Vâng, mọi người tiếp tục thảo luận”.
Một người phụ nữ: “Chúng ta có nên cân nhắc luật biểu tình?
Biểu tình là một trong những hình thái thể hiện rõ nhất nhưng
yêu sách mà nhân dân muốn gửi đến nhà nước”.
Môt bạn nam sinh viên đứng dậy với giọng khá nhẹ nhàng:
40
“ Dân trí chúng ta như thế này rất dễ bị lợi dụng tuy biểu tình
rất là hay, liệu ai dám chắc những người trong đó là những
người thực sự có ý thức được việc mình đang tham gia. Với
lại đường thủ đô vốn đã chật hep hay tắc đường thế này nếu
thường xuyên biểu tình sẽ gây ra tình trạng máu đông.”
“Hahaha…..” cả hội trường cười to.
“Biểu tình vào chủ nhật” một tiếng nói vang lên….
“Hahaha…” cả hội trường lại vang lên.
Một người đàn ông: “Quốc hội là trái tim của cả nước, Chính
phủ là bộ não điều hành, Đảng là nhận thức thuần túy. Một
khi nhận thức lạc hướng khi không chịu lắng nghe trái
tim,não điều hành chỉ theo bản ngã của nó. Mặt khác trái tim
lúc đập mạnh lúc tỏ ra yếu ớt thì là làm sao giúp máu đến
phổi lấy hơi thở của nhân dân được. Vấn đề không phải ở dân
chủ hay không dân chủ,tự do hay không tự do mà là ở nhận
thức mỗi cá nhân đã tạo nên cái xã hội này”.
“Vậy làm sao thay đổi hay nâng cao nhận thức đây?” giọng
của một cô sinh viên trẻ vang lên tuy nhẹ nhàng nhưng làm
hội trường im lặng một cách đáng sợ, hình như ai cũng đang
tự hỏi chính bản thân mình.
Người đàn ông: “Muốn thay đổi nhận thức, trước hết mọi
người phải tự hiểu mình. Tự hiểu mình như thế nào?hãy quan
sát mình thường xuyên, quan sát cái trí nó hoạt động ra sao,
41
từ đó nhận ra tính tự ngã của nó và đừng phán xét hay chống
đối hãy để nó tự đến rồi đi”.
Một người phụ nữ: “Tôi lại ngửi thấy sặc mùi tôn giáo ở đây,
chả thấy đi vào trọng tâm gì cả”.
“Ồ…haha…” tiếng mọi người cười, có người hiểu ý của
người đàn ông thì trầm tĩnh gật đầu, có người chưa hiểu lắm
thì tỏ vẻ băn khoăn như muốn hỏi lại cho rõ, có người không
muốn hiểu thì họ cười to như là trò cười vì có phải ai cũng
làm được vậy. Người đàn ông đứng quan sát mọi người một
chút rồi lặng lẽ ngồi xuống. Còn đối với Q, có thể phần nào
đó anh hiểu ý của người đàn ông kia dù tham vọng của còn
lớn nhưng anh chú tâm những gì mà người đàn ông kia nói.
Một điều mới lạ. Mọi người tiêp tục tranh luận cho đến hết
giờ. Đó cũng là buổi hội thảo lạ lùng đối với Q vì anh không
hề phát biểu hay tranh luận gì. Anh chỉ ngồi lặng lẽ quan sát
mọi người. Q và bạn lặng lẽ ra về, trên đường đi lúc đèn đỏ
dùng lại, anh quan sát thấy một số người vượt đèn đỏ, rồi khi
đèn vẫn còn năm, bốn giây mới chuyển sang đèn xanh thì
mọi người đã đi rồi. Điều này làm anh nhớ đến những gì mà
người phũ nữ kia phát biểu, anh nói với bạn:
“Này mày! ý thức dân mình sao kém thế nhỉ! Có mấy giây
mà cũng chả chờ chuyển đèn rồi đi”.
Cậu bạn liền đáp: “Ờ….mà sao trước đây mày có phàn nàn
đâu!”
42
“Chắc là do tao thấy nó là chuyện như cơm bữa nên nhìn mãi
thành quen, hôm nay nhờ có lời phát biểu của người phụ nữ
kia làm tao nhớ ra”. Q đáp.
“Nhớ ra gì?” bạn anh hỏi.
“Nhớ ra ý thức tham gia giao thông của mọi người chứ gì
nữa” Q đáp.
Cuộc hội thảo đem đến cho anh nhiều điều ý nghĩa. Kể từ
ngày đó anh bắt đầu quan sát các hành vi của mọi người một
cách vô thức.
Đô thị hóa nông thôn
(Đô thị hóa nông thôn có thực sự là điều nên làm? Hay nên
để lại một lối sống thanh bình vốn có?)
Thế là một năm trôi qua thật nhanh, anh học được rất nhiều
điều thú vị cũng như nhiều tri thức thu lượm được. Vì đi học
ở thủ đô cách quê nhà tới ba trăm kilomet, nên mỗi năm anh
chỉ về có hai lần, thứ nhất vừa tiết kiệm chi phí thứ hai đỡ vất
vả đi lại. Chính vì vậy mà mỗi lần chuẩn bị về quê là lòng
anh lại háo hức hơn bao giờ hết. Ở nhà bố mẹ đang trông
ngóng anh, họ lo lắng không biết con họ ra sao, có béo hơn
không, học hành thế nào….Bảy tiếng trên xe là những dòng
cảm xúc khác nhau, lúc thì anh chợp mắt, rồi lại tỉnh dậy
ngắm phong cảnh hai bên đường. Ngay sát bên đường ngoại
thành thủ đô, những cánh đồng lúa sau khi thu hoạch vụ năm
giờ chỉ còn lại gốc rã, lác đác đôi ba con cò đang tìm kiếm
43
thức ăn, xa xa đằng kia là những ngọn đồi …hình ảnh đó
càng làm cho anh mong được về quê nhanh hơn,bởi phong
cảnh đó thật giống quê anh làm sao, cũng có những ngọn
đồi,cũng có những cánh đồng lúa với những đàn cò, còn có
các em bé chăn trâu nữa chứ, ôi bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ
chăn trâu ùa về. Anh chỉ muốn sao đi ngược thời gian trở lại
những khoảnh khắc đó, tuổi thơ vui đùa không nghĩ ngợi gì,
nắng mưa không ngại.
Thế mà giờ đây lo lắng cho từng bữa ăn, rồi học hành, cuộc
sống của những người trưởng thành…..đôi lúc anh tự
nhủ,chúng ta muốn thoát khổ vật chất nhưng lại mang nỗi
khổ tâm lý đè nặng. Anh suy tư một chút, rồi lại chợp mắt
được một giấc, xe dừng lại làm anh tỉnh giấc tiếng người lơ
xe thông báo đến nơi. Anh tỉnh dậy vội vàng xách balo,đi
dày, đặt chân xuống,cảm giác gần gũi mà chút lạ lẫm cái
không khí yên tĩnh lạ thường,anh đi bộ trên con đường quê
hai bên là những cách đồng lúa sau vụ mùa, những đàn trâu
đang ăn,những trẻ em đang trượt đuổi nhau nắm nhau bằng
hạt ké,cái trò chơi khi xưa anh vẫn hay chơi. Thỉnh thoảng có
người đã đi cày xới đất rồi để chuẩn bị cho vụ mùa mới. Trên
đường về anh gặp những người quen trong làng xóm, chào
bằng những nụ cười, những lời hỏi thăm, làm anh quên đi
cuộc sống khắc nghiệt tranh đua nơi đô thị.
Gặp gỡ bố mẹ trong niềm vui và xúc động khi thấy tóc bố
mẹ nay đã bạc đi phần nào bởi những suy tư lo lắng cho con
cái. Biết nói gì đây, đành kìm nèn cảm xúc thay đồ và ăn
44
cơm, đã là một giờ chiều nhưng họ vẫn chờ anh về ăn
cùng,bữa cơm sum họp gia đình. Nhìn lên nâm cơm cũ,những
món ăn mà anh yêu thích: cà muối, cá đồng kho, rau lang
luộc…..đơn giản mà ngọt ngào tình yêu.
Sau một tháng về quê thăm bố mẹ,giờ anh đã phải lên đường
rồi,con đường quê đưa anh đi rồi lại đón anh về. Trên xe, anh
ngồi suy nghĩ: “thế là một phần tư chặng đường đại học đã đi
qua”, trong đâu anh vẫn còn vang lên tiếng nói của mẹ: “cố
lên”. Cuộc sống ở quê nhà cũng thay đổi đi phần nào, bây giờ
người ta thuê máy móc làm ruộng,còn họ thì đi làm thuê chỗ
khác. Thanh niên trong trong xóm giờ đi lên thành phố làm
thuê hết rồi, ai làm được thì có tiền gửi về cho bố mẹ ai, có
người về trong tay trắng. Nhà nhà đua nhau làm giàu, sự cạnh
tranh cũng bắt đầu, lối sống kinh tế thị trường bắt đầu len lỏi
vào nông thôn.
Q nhớ lại lời mẹ kể: “ở xã nọ, người ta đi ra ngoài ăn,họ giàu
lắm, tuy nhiên bên cạnh sự giàu có là bao nhiêu tệ nạn xã hội,
ma túy, mại dâm, lô đề, cờ bạc…còn ở trên lãnh đạo xã thị nợ
nần lớn lắm”. Anh chợt nghĩ: “làm giàu mà nhận thức được
thì còn tốt chứ không lại sinh ra hư hỏng…Các nhà xã hội có
bảo sự giàu lên ở nông thôn trong khoảng thời gian nào đó sẽ
du nhập nhiều tệ nạn xã hội, từ đó mà văn hóa thay đổi, đạo
đức đi xuống, phải mất rất lâu họ mới nhận thức trở lại con
đường đúng đắn ”. Anh nhìn ra ngoài xe thở dài thầm nghĩ:
“muốn cho dân thoát khổ không đơn giản chút nào khi mà
45
nhận thức mọi người vẫn theo lối mòn đó”. Nghĩ đến đây
anh nhớ lại lời của thầy H:
“Tất cả nằm ở nhận thức,dù đó là nhà nước hay nhà doanh
nghiệp hay nhà nông dân..”.
Lời nói thầy hiệu trưởng: “Có một giá trị vượt lên trên tất cả
những thứ mà chúng ta đã đề cập rất nhiều cho chính mình và
cho cả các thế hệ sinh viên, đó là giá trị “tinh thần”. Một khi
“tinh thân” cá nhân hay một người nào đó đang có vấn đề,
đó sẽ là một vết nứt, và vết nứt này sẽ lan rộng ra toàn xã
hội. Như các vị thấy, hiện nay chúng ta khắp nơi bị khủng
hoảng tinh thần rất lớn. Và vì vậy dân chủ là đem lại “quyền”
và “tinh thần” cho mỗi người chúng ta. “Tinh thần” không
thể dựa trên quyền lợi mà có được, nó được dựa trên “ý chí tự
do”, một tự do thoát khỏi mọi ràng buộc tâm lý và bên ngoài
như có một thầy lúc nãy vừa nói.”
Lời người đàn ông kia: “ Vấn đề không phải ở dân chủ hay
không dân chủ,tự do hay không tự do mà là ở nhận thức mỗi
cá nhân đã tạo nên cái xã hội này. Muốn thay đổi nhận
thức,trước hết mọi người phải tự hiểu mình. Tự hiểu mình
như thế nào? hãy quan sát mình thường xuyên, quan sát cái
trí nó hoạt động ra sao, từ đó nhận ra tính tự ngã của nó và
đừng phán xét hay chống đối hãy để nó tự đến rồi đi”.
46
Chương 3. Cuộc sống năm hai và những
thay đổi thế giới quan.
Khổng Tử và Lão Tử, “Lễ” hay “Đạo”
(Một xã hội cần có sự can thiệp của lễ, pháp luật để hướng
mọi người vào khuôn mẫu hay cần hiểu bản chất tự nhiên vũ
trụ và con người để mỗi người như cái mà họ là?)
Bước sang năm hai, anh bắt đầu tìm hiểu nhận thức con
người thế là anh đi sâu vào nghiên cứu triết học, anh tự đặt ra
câu hỏi cho mình : Đâu là bản chất con người? Cái gì hình
thành lên nhận thức con người?....Tuy bây giờ không học
47
thầy H nữa nhưng mỗi lần thắc mắc là anh lại gặp thầy nhờ
thầy hướng dẫn, bên cạnh đó là những cuộc tranh luận xưa cũ
của hai thầy trò. Anh lên thư viện tự nghiên cứu đọc sách,
anh đọc sách của Plato, Aristotle (học trò của Plato), Khổng
Tử, Lão Tử,…có lần anh hỏi thầy về cuộc nói chuyện của
Lão Tử và Khổng Tử:
“Thưa thầy! thầy đã nghe qua cuộc nói chuyện giữa Lão Tử
và Khổng Tử chưa ạ?”
Thầy H: “Uhm…thầy có nghe rồi, sao em? hôm nay có gì
mới?”.
Q: “À,..chả là em muốn được nghe thầy phân tích cuộc nói
chuyện đó?” Q đáp.
Thầy H bắt đầu phân tích:
“Đó là một cuộc đối thoại sống động giúp chúng ta hiêu rõ
hơn về triết lý Khổng tử và Đạo Lão.
Khổng Tử là người kém Lão Tử 15 tuổi, ông là người có
chủ trương lấy lễ để bình thiên hạ, ông theo học Chu dịch.
Đối với ông, chỉ cần sự đấu tranh mỗi người hợp với lễ thì
thiên hạ sẽ không sinh loạn, nghiêm ngặt tuân thủ theo lễ thì
tiên hạ sẽ được thái bình,thịnh vượng, nguồn gốc sự hỗn loạn
của mọi người ngày nay là do trái với lễ.
Ngược lại với Khổng Tử, Lão tử chủ trương thuận theo tự
nhiên hay là đạo. Việc dùng lễ chỉ làm cho người ta thêm rối
48
loạn, sự cạnh tranh sinh ra từ lòng người, làm quan thì cạnh
tranh chức vị,làm doanh nhân thì cạnh tranh lợi nhuận sự
giàu có,làm người thường thì cạnh tranh miếng cơm manh
áo, cái họ tranh tuy có khác nhau nhưng đều vì tư lợi,tham
dục làm cho lòng người loạn ác, không tranh thì thiên hạ sẽ
không loạn không ác....Khi con người ta hiểu được thế giới
nhị nguyên: có đất thì có trời, có mưa thì có nắng, có vui thì
có buồn, có cao thì có thấp….và hiểu được cái tự ngã vốn là
nguồn gốc gây nên chia rẽ,chia rẽ thì sinh mâu thuẫn,mâu
thuẫn sinh xung đột,xung đột sinh đau khổ,khi mỗi người
hiểu được vậy thì xã hội mới hết loạn.”
Nghe xong ngồi suy tư một lúc Q hỏi thầy:
“Cái đạo của Lão Tử sao mà nghe thâm thúy sâu xa quá, chắc
con chưa đủ trình độ để lĩnh hộ và không phải ai cũng lĩnh
hộ được. Nên con nghĩ cần phải có lễ, có luật để tạo thành
khuôn mẫu cho người ta theo đó mà hành chứ ạ?”
Thầy H: “Lễ và luật chỉ có tác dụng thời gian đầu, xét về lâu
dài cần có sự nhận thức đúng bản chất tự nhiên,khi đó thay vì
chúng ta đề ra luật thì cần phải giúp cho mọi người hiểu được
luật tự nhiên của vũ trụ. Khi đó cuộc sống mới thực sự bền
vững và thịnh vượng”.
Q chăm chú lắng nghe lời thầy phân tích tiếp:
“Tuy chủ trương có khác nhau nhưng cái mà cả hai bậc thánh
nhân này hướng tới là một thế giới Đại đồng: ai sinh ra cũng
49
có cơm ăn áo mặc,có chỗ ở, có việc làm phù hợp đúng đắn;
người người yêu thương nhau không phân biệt người thân
hay người ngoài; trẻ em thì vui chơi, người trưởng thành thì
kiếm việc đúng đắn mà làm, người già thì tu tập tâm linh;
không có phân biệt không có mẫu thuẫn chỉ có tình yêu và trí
tuệ”.
Q: “Thưa thầy bản ngã là gì ạ?”
Thầy H nói: “Bản ngã do tâm trí tạo ra, đó là các hình ảnh về
bản thân em gắn với một điều gì đó như: vật chất, tư duy,
cảm xúc,…Nó chỉ là các suy tư trong đầu em, từ đó tạo ra
ham muốn để thỏa mãn chính nó nhưng nó lại chả bao giờ
thỏa mãn cả”.
Q: “Đâu thầy! Vẫn có thỏa mãn chứ ạ! Bây giờ em muốn một
chiếc ô tô đi, và nó hiện ra ngay lập tức thì em cảm thấy rất
thỏa mãn”.
Thầy H nhìn Q mỉm cười và hỏi: “Em chắc chứ? nếu như có
ô tô rồi liệu có chắc là sẽ muốn một cô bạn gái xinh đẹp ngồi
kế bên chứ?”
“Ha ha..” Q cười ….thầy H hiểu khát vọng tuổi trẻ nên thầy
cũng không giải thích gì nhiều.
Lúc này, Q cảm thấy rối rắm khi càng đi sâu vào nghiên cứu
triết học, càng tìm hiểu anh càng cảm thấy sao nhận thức con
người phức tạp thế. Anh quyết định dừng lại, tuy nhiên câu
hỏi về : Nhận thức là gì? vẫn luôn ở trong con người anh.
50
Bước sang học kỳ hai của năm học, Q được bố mẹ mua cho
chiếc máy tính, niềm hạnh phúc khi bây giờ anh có thêm
công cụ khám phá tri thức nhân loại. Anh lên mạng xem
nhưng bộ phim mà anh rất ưa thích như: phim tài liệu về lịch
sử chiến tranh, lịch sử các nhân vật nổi tiếng như Alexandros
đại đế ( một trong những vị tướng vĩ đại nhất thế giới),
Napoleon Bonaparte ...; phim tài liệu về nước Mỹ như Đại tư
bản; chương trình Hồ Sơ mật; đặc biệt là anh rất mê seri
phim: người ngoài hành tinh thời cổ đại…
Một cảm giác lạ lùng
(Khi con người ta tĩnh lặng, mọi suy tư chấm dứt, đó là lúc ta
cảm thấy bình an, và liện hệ với vạn vật như chính nó)
Hôm nay trời thật là đẹp, cái không khí đầu xuân lúc nào
cũng khiến cho con người ta cảm thấy tràn đầy sức sống.
Người già thì cảm thấy mình như trẻ hơn, thanh niên thì tràn
đầy sinh lực,còn trẻ em thì bốn mùa đều như nhau vì đối với
chúng vui chơi làm cho chúng quên đi mọi ảnh hưởng của
thời tiết.
Q đi dạo trong công viên bách, thảo lặng nhìn những chồi
non mới đơm, lắng nghe tiếng chim chíu chít gọi nhau,một
không gian thật tĩnh lặng. Mọi ồn ào cuộc sống nơi thành phố
hình như đã tan biến đi, anh như đang lạc vào môt thế giới
mới, một thế giới tự nhiên thuở sơ khai, bỗng dưng lòng anh
cảm thấy một sự bình an lạ thường. Trong khoảnh khắc đó
thời gian như dùng lại, anh hòa mình vào thiên nhiên vào
51
từng chiếc lá, thân cây, anh là chú chim đang hót…ôi! Mọi
thứ thật tuyệt vời !anh như muốn thét lên, rồi khoảnh khắc đó
nhanh qua đi. Anh vừa có một trải nghiệm thật đặc biệt, khó
mà giải thích được điều gì vừa xẩy ra, cái cảm giác đó thật
khó mà diễn tả, nó làm cho anh cứ muốn được nhiêu thêm
nữa nhưng chưa bao giờ anh có lại được.
Từ lúc lên đại học đến giờ anh luôn suy tư, tìm kiếm lời giải
cho những thắc mắc của mình về chính trị, kinh tế, hay nhận
thức con người….để hướng đến một sự thay đổi xã hội tốt
đẹp hơn hay đôi khi đơn thuần đó là sự đi tìm kiếm cái thỏa
mãn cho một bản ngã đang tự tìm kiếm chính nó. Ấy vậy mà
anh chưa bao giờ tự hỏi : Cuộc sống là gì? Đâu mới thực sự
là sống? Tuy nhiên đối với Q lúc này, anh không để ý đến
những điều đó, anh đang đi dạo trong công viên để tìm lại cái
cảm giác vừa mới xẩy ra anh cứ đi cho đến lúc cảm thấy mệt,
anh ngồi xuống trên chiếc ghế đã cũ, nhìn xung quanh thấy
mọi người đã về gần hết, anh chợt giật mình: “ Ồ ! hình như
là trời khuya rồi, có lẽ mình nên đi về”.
Thuyết âm mưu, giới tinh hoa
(Thế giới thiệu đang bị thống trị bởi những thế lực giàu có tài
phiêt, mà được gọi là giới tinh hoa: Các gia tộc, các tập
đoàn, các ngân hàng…?)
52
Trở lại với công việc học tập trên trường của mình, anh cảm
giác như không còn thích thú nữa, đôi lúc anh tự hỏi: “chả
biết sinh viên và giảng viên đến đây làm gì nữa, thật lãng phí
thơi gian. Học gì mà cái kiểu thầy đọc trò chép, khi giảng
viên hỏi thì không ai trả lời,có trả lời thì hình như cũng vậy
cả, chả có sự tương tác giữa người dạy và sinh viên, đáng lẽ
ra giảng đường là nơi tranh luận giữa sinh viên và giảng
viên, giữa sinh viên với nhau chứ”. Anh lên thư viện đọc
sách, bước đi nhẹ nhàng để không tạo tiếng động ảnh hưởng
đến mọi người, hiện trước mắt anh là cuốn sách: “Chiến tranh
tiền tệ”,mới nghe qua nghĩ đây chắc là cuốn sách viết về sự
cạnh tranh về giá trị giữa các đồng tiền. Nhưng sau khi cầm
lên đọc qua những dòng đầu tiên lời giới thiệu :
“Cho đến nay, Bill Gates vẫn được giới truyền thông không
ngừng ca tụng và được coi là người đàn ông giàu nhất hành
tinh với khối tài sản khổng lồ. Nếu tin rằng đó là sự thật thì
có nghĩa là bạn đã bị lừa dối”. Anh cảm thấy giật mình, rõ
ràng truyền hình nhà nước còn đưa tin là vậy mà,rồi anh đọc
tiếp: “Bởi vì bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy được cái bóng
dáng của các ông trùm thật sự giàu có trên bảng xếp hạng
những người giàu nhất hành tinh này,còn giới truyền thông
phương Tây thì đã bị những thế lực “vô hình” của các ông
trùm kia khóa miệng.
Cho đến ngày nay,gia tộc Rothschild vẫn theo đuổi ngành
ngân hàng,nhưng nếu nếu bất chợt hỏi 100 người dân Bắc
Kinh hay Thượng Hải có tới 99 người biết rõ về ngân hàng
53
Hoa Kỳ trong khi chẳng một ai biết rõ ngân hàng Rothschild
là ngân hàng nào. Rốt cuộc vậy ai là Rothschild? Nếu một
người làm việc trong ngành tài chính mà chưa từng nghe đến
cái tên Rothschild thì chẳng khác nào một người lính không
biết Napoleon,sinh viên ngành vật lý không biết Einsein là ai
vậy. Cái tên Rothschild hết sức xa lạ đối với đa số người dân
Trung Quốc (cũng như cả Việt Nam), tuy nhiên gia tộc này
có sức ảnh hưởng rất lớn đối với quá khứ hiện tại tương lai
của người dân Trung Quốc cũng như người dân trên khắp thế
giới.
Thông qua sự đối lập giữa tầm ảnh hưởng và mức độ nổi
tiếng của gia tộc Rothschild đối với thế giới hiện tại,ta có thể
thấy khả năng giấu mình của dòng họ này cao siêu đến mức
nào. Rốt cuốc thì dòng họ Rothschild có bai nhiêu tài sản
?Đây vẫn là điều bí mật của thế giới. Theo tính toán sơ bộ
con số đó là khoảng 500 tỷ USD! Bằng cách nào mà dòng họ
này kiếm được khoản tài sản khổng lồ như vậy?Đây là câu
chuyện mà cuốn “ chiến tranh tiền tệ” sẽ giải bày.
Dịch giả: Hồ Ngọc Minh”
Anh trầm ngâm một lúc: “Thật thú vị, thế mà mấy ông thầy
dạy tài chính của mình chả bao giờ nhắc đến cả. Chưa biết
thực hư thế nào, cứ coi đây như là một học thuyết đi thì nó
cũng đáng để mị người biết chứ, mà đặc biệt là sinh viên, như
vậy mới mở rộng thế giới quan bắt đầu tìm tòi chứ. Rồi anh
lao vào đọc, anh hoàn toàn bị cuốn hút vào cuốn sách, anh
54
dành liền mấy ngày lên thư viện đọc xong cuốn sách đó. Anh
nghĩ thầm: “Đôi khi còn người ta cứ nghĩ mình là biết, nhưng
thực ra là chả biết gì”. Anh lên mạng tìm hiểu thêm, thì mới
biết đây là: thuyết âm mưu, thuyết nói về thế giới đang bị
điều khiển bởi một thế lực bí ẩn mà được gọi là: Giới tinh
hoa, có nghĩa là gồm một số dòng họ có tài chính như: gia
tộc Rothschild, gia tcc Rocketfeller, gia tộc Morgan….Anh
liền giới thiệu với bạn bè nhưng có vẻ như bạn bè anh không
quan tâm đến cái đó, cái họ quan tâm là cố gắng học hành
kiếm tiền….còn mấy cái kia chuyện thế giới ai mà lo. Thật sự
buồn khi không biết chia sẻ với ai, nhưng anh tin rằng ở đâu
đó vẫn có những người đang tìm hiểu như anh với sự tò mò
anh vẫn tiếp tục tìm tòi, và không phụ sự kỳ vọng ,anh tình
cờ đọc được cuốn: “ Quái vật từ đảo Jekyll: Lật lại hồ sơ cục
dữ trữ liên bang Mỹ” đây là một cuốn sách như một lần nữa
khẳng định cho sư tồn tại của một thế lực tinh hoa đang điều
khiển chúng ta. “Sức mạnh của những gia tộc này có thể chi
phối tình hình kinh tế thế giới, cái mà chúng ta gọi là khủng
hoảng chu kỳ nó chỉ là một trò ảo thuật dã được chuẩn bị.
Vậy tại sao thầy cô vẫn dạy ? Ít ra thì họ cũng gợi ý một chút
chứ, họ thật là những con người biết áp đặt. Những chủ đề
này đáng lẽ ra nên được đưa vào thảo luận, nó sẽ làm tăng tư
duy tìm tòi cũng như phân tích của sinh viên, chúng ta phải
tăng khả năng tưởng tượng lên chứ” anh nghĩ thầm. Chưa
dừng lại ở đó, hình như Thượng đế đang ban cho anh những
món quà, anh ngồi xem đi xem lại bộ phim tài liệu: “Sự phát
triển (thế giới phồn thịnh)” . Bộ phim nói về một mô hình
55
năng lượng của vũ trụ: năng lượng hình xuyến; những âm
mưu, những thế lực đàn áp những nhà khoa học, nhà phát
minh ra những năng lượng miễn phí cho xã hội như Nikola
Tesla..những phương thuốc trị bệnh ung thư…; và cái cách
mà chúng ta hoàn toàn có thể xây dưng một thế giới tươi đẹp,
hoàn toàn có thể được bằng cách hãy nhận ra sự thật. Tất cả
mọi thông tin trong bộ phim tài liệu này đều đã được xác
thực, thật tuyệt vời.
Chúng ta vẫn thường hay quen với cái tên Thomas Edison,
nhà phát minh với 1093 bằng sáng chế, người phát minh ra
bóng đèn đốt. Sự vĩ dại đó là không thể phủ nhận, tuy nhiên
chính vì sự vĩ đại của ông mà người ta quên mất đi rằng:
ngoài Thomas Edison ra còn nhiều nhà phát minh vĩ đại
khác,một trong số đó là nhà khoa học, nhà phát minh Nikola
Tesla. Nếu ai đã từng tìm hiểu về Nikola Tesla thì đều thừa
nhận rằng có lẽ sau Leonardo Da Vinci thì Tesla chính là
người có sức ảnh hưởng lớn như vậy về công nghệ.
Ông từng làm việc cho Edison, nhưng sau đó vì mâu thuẫn
công việc nên Tesla đã tự lập công ty riêng cho mình. Ngoài
phát minh ra dòng điện xoay chiều, một trong những phát vĩ
đại là các tháp phát điện miễn phí , nhưng chính ông là người
đã hủy hết các hồ sơ liên quan đến thí nghiệm đó, cũng có thể
là ông sợ các nhà tài phiệt sử dụng nó vào chiến tranh. Chính
thí nghiệm này mà người ta gọi ông là người tạo ra sấm sét.
Khả năng làm việc của ông khiến người ta phải kinh sợ,mỗi
ngày ông làm việc từ ba giờ sáng đến 11 h tối. Một điểm
56
đáng chú ý của Tesla, ông là người có tính cách lập dị,
không yêu đương quan hệ nam nữ nhưng ông lại rất yêu quý
bồ câu trắng, có lần ông chi số tiền lớn để chữa bệnh cho bồ
câu.
Đến cuối đời ông có nói một điều làm người ta phải suy nghĩ:
“Trí não của tôi chỉ là thiết bị tiếp thu, trong không gian vũ
trụ tồn tại một hạt nhân nào đó,nó là nguồn cho chúng ta khai
thác kiến thức, sức mạnh,nguồn cảm hứng,tôi không xâm
nhập được vào bí mật của nguồn hạt nhân đó nhưng tôi biết là
nó tồn tại”. Q thấy rằng: “ Những thiên tài và các nhà bác học
không đơn giản chỉ là những con người có bộ óc siêu phàm
mà hình như họ còn đâu đó những điều huyền bí khác”.
Người ngoài hành tinh
(Liệu có tồn tại sự sống thông minh ngoài kia? Hay họ đã
từng đến đây, hướng dẫn chúng ta, và bây giờ, ngay lúc này
họ đang đi lại giữa chúng ta?)
Có lần Q và bạn anh nói chuyện về việc có hay không sự
tồn tại người ngoài hành tinh. Đó là vào một ngày bạn anh
chuẩn bị về quê nên ghé qua nhà anh ở để sáng mai ra bến xe
bắt xe, phòng trọ Q lúc đó gần bến xe. Hôm đó trời mưa,
cũng lâu rồi không gặp,hai người cũng có nhiều chuyện để
hàn huyên,bạn anh là một người học về vật lý lý thuyết. Lúc
bạn anh chuẩn bị đi ngủ, anh bảo:
57
“Này! Mai mày về quê thì tối ngủ ít thôi để mai lên xe mà
ngủ,nói chuyện lúc đã”.
Bạn anh bảo: “uhm.. lâu rồi cũng không nói chuyện. Thế dạo
này mày thế nào, có người yêu chưa?”
Q nói: “Tao thì ai để ý chứ, còn mày?”
“haha…” bạn anh cười.. “Đang định lên sao hỏa kiếm một
em đây”.
Q nói: “Ê! Thế mày có tin là có sự tồn tại của người ngoài
hành tinh không?”
Bạn anh: “Tin thì tao có tin, vì vũ trụ rộng lớn thế này nói
không có thì hơi ngạo mạn về chủng loài chúng ta quá. Tuy
nhiên thì vẫn cần có bằng chứng mày ạ”.
Q: “Cần có bằng chứng hay cần thông tin công bố bằng
chứng? Vì đôi khi có bằng chứng có nhưng người ta không
công bố thông tin thì sao?”.
Bạn anh: “Mày nói cũng đúng! Cũng có thể là do sự chuẩn bị
của mọi người chưa sẵn sàng….Mà ở mình, khoa học không
phát triển, dân trí thì thấp, xin lỗi mày! Dù có ông người
ngoài hành tinh nào tai to, mũi bé cưỡi đĩa bay đáp xuống cái
Thủ đô này thì người ta cứ tưởng của Nga, Mỹ thôi…mà nói
thực. Đối với một đất nước đang trong thời kỳ chập chững
khai hóa, thì vấn đề chính yếu mà con người ta quan tâm đó
có lẽ là kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Còn những
58
điều như khám phá vũ trụ hay tìm kiếm những nền văn minh
đang chờ đón chúng ta ngoài kia là một điều xa xỉ. Trong cái
vũ trụ rộng lớn vô tận này, nếu nói rằng chúng ta là sự sống
thông minh duy nhất thì có lẽ còn phi lý hơn việc là thừa
nhận nó” .
Thấy bạn anh nói vậy Q thêm vào cho câu chuyện thêm hứng
thú:
“Ngày nay vấn đề này còn được nhìn nhận mở hơn mày ạ.
Khi mà có rất nhiều nghiên cứu cho rằng không những các
nền văn minh ngoài kia (người ngoài hành tinh) có tồn tại
mà họ đã từng đến thăm chúng ta hàng ngàn năm nay. Erich
Von Daniken là người tiên phong khi ông đã đưa ra giả
thuyết người ngoài hành tinh thời cổ đại. Ngoài ra còn có
nhiều công trình nghiên cứu về UFO vật thể bay không xác
định, ví dụ như vụ rơi UFO tại Roswell năm 1947. Hoặc gần
đây cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Paul Hellyer tiết lộ về
việc người ngoài hành tinh làm việc cho Mỹ.”
Bạn anh: “Cái này tao cũng có tìm hiểu qua”. Rồi tự dưng
anh chùng giọng xuống và nói:
“Đôi lúc nghĩ mà thấy xót mày ạ, đất nước đã nghèo về vật
chất, nghèo tri thức, nghèo luôn cả ý thức, đã thế lại còn
nghèo luôn cả tâm linh..”
“Haiz..” tiếng thở dài của bạn anh làm Q cũng thấy chạnh
lòng rồi bạn anh tiếp tục:
59
“Mày cũng biết tao là con người nghiên cứu tâm linh mà, khi
tao học vật lý tạo phải gạt bỏ đi niềm tin vào tâm linh để có
thể tiếp thu. Dù biết rằng thế kỷ 21 này là sự giao thoa giữa
tôn giáo và khoa học nhưng trước hết mình phải có phương
pháp khoa học vững chắc đã. Dân mình nhiều khi mê tín
nhiều hơn là tâm linh, tâm linh hướng con người ta vào sự
thật còn mê tín làm con người ta lạc vào mê lầm.”
“Ồ…mày nói đúng “. Q nói.
Hai người tiếp tục trò chuyện hết chuyện này lại tới chuyện
kia nên cũng chỉ chợp mắt được một chút thì tiếng chuông
đồng hồ báo giờ, thế là bạn anh phải ra bến xe, còn anh tiếp
tục ngủ bù lúc tối do hai đứa mải nói chuyện.
Như vậy là thế giới quan của Q đang dần được mở rộng,
không còn là vấn đề chính trị hay kinh tế nữa mà nó là con
người là văn hóa, là xã hội, là giáo dục... Đôi lúc anh cảm
thấy kiến thức của anh đang loãng dần ra mà mất đi cái sâu
sắc cần thiết. Như anh quên rằng: đối với người dân, UFO là
cái gì đó xa lạ thì đối với người lãnh đạo đất nước như
nguyên thủ, thủ tướng…thì lại là vấn đề cần lưu ý, do đó mà
cũng có thể họ biết ít nhiều về những cái này chứ. Vậy nên
UFO không chỉ đơn giả là sự tò mò tìm hiểu mà đó là sự an
ninh quốc gia….nếu anh muốn là chính trị gia có lẽ anh nên
nghiêm túc hơn nữa. Hay vấn đề thuyết âm mưu, nếu đó là
thực thì rõ ràng nó sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nền
kinh tế của đất nước. Vấn đề không phải là tin hay không tin
60
mà là các khả năng có thể xẩy ra kèm theo những ảnh hưởng
của nó.
Chương 4: Những chuyển biến trong nhận
thức.
Mọi thứ cần nhìn lại
(Giáo dục cần được nhìn nhận lại, một cuộc cách mạng trong
giáo dục thực sự?)
Mới đó mà bây giờ đã là sinh viên năm ba rồi. Sau hai năm
học đại cương của trường và đại cương của ngành giờ là lúc
anh bước vào học sâu hơn chuyên ngành kinh tế phát triển.
Anh được học các mô hình dự báo tốc độ phát triển của một
đất nước. Các nguồn lực trong nước cần có để đáp ứng sự
phát triển đó như: nguồn lực con người, nguồn lực tự
nhiên…Rồi các nguồn lực bên ngoài như: Khoa học – kỹ
thuật và công nghệ, nguồn vốn, nguồn kinh nghiệm quản lý
trong sản xuất kinh doanh…Ngoài ra còn phải nghiên cứu
tìm hiểu đặc điểm tính cách văn hóa con người trong nước
nước,đừng nghĩ người mình biết mình đôi khi chúng ta chìm
đắm trong cái khuôn đó chúng ta không nhìn thấy được
những mặt tiêu cực kia. Từ đó mới có những phương pháp
giáo dục phù hợp nâng cao tri thức thì mới có thể tiếp thu
61
kiến thức khoa học cũng như sử dụng các công nghệ tiến tiến.
Trước đây lãnh tụ vĩ đại của chúng ta mất 30 năm để tìm ra
con đường cứu nước, sau khi giải phóng dân tộc chúng ta mất
41 năm để nhận ra những sai lầm trong con đường phát triển
kinh tế. Kinh tế hóa tập trung, chúng ta thất bại, nguyên nhân
thì không cần nhắc đến; kinh tế hị trường, hãy xem chúng ta
đã làm được gì? sự vật chất hóa mọi giá trị dẫn đến tình trạng
trục lợi, tư lợi quá trớn, bất chấp mọi thứ và kéo theo đó là: ô
nhiễm môi trường, đạo đức suy đồi, văn hóa toàn thấy cái
tiêu cực…. Điều đáng buồn là sau hơn mấy chục năm phát
triển, chúng ta đã đánh mất đi cơ hội tạo dựng một thế hệ có
nền tảng vững chắc về khoa học. Một nền khoa học què quặt,
lại thêm trình trạng chảy máu chất xám. Biết nói thế nào nhỉ,
về mặt kinh tế chúng ta đi làm cu li cho thế giới, về mặt khoa
học chúng ta đi nghiên cứu cho thế giới chúng ta quả là đất
nước của những con người “tư duy toàn cầu”. Phát triển kinh
tế thì kèm theo đó là sự phát triển văn hóa, chúng ta du nhập
văn hóa từ bên ngoài một cách ồ ạt không chọn lọc, đấy gọi
là sự “tẩy não văn hóa”. Đứng trước những thách thức như
vậy lựa chọn một mô hình phát triển nguồn nhân lực cho đất
nước là một điều vô cùng khó khăn đối một cậu sinh viên
như Q. Tuy nhiên anh cho rằng: “Nước đục thì mới cần làm
cho nó trong sạch, nhà dột thi mới cần sửa mái”, anh nới tiếp:
“Có lẽ việc đã quá chú trọng phát triển kinh tế mà quên mất
cái gốc của nó là giáo dục đúngđắn đã tạo nên tình trạng xây
nhà không có nền móng. Xây đến đâu sụp đến đó, may ra
62
dựng “nhà tre, chát bùn” thì còn được. Hãy nhìn xem cuộc
sống nơi thành thị: những cái nhà hình hộp chữ nhật dựng
lên như những cái lồng và con người là sinh vật sống trong
đó, sáng ra đi làm tối lại đi về trong rất giống cảnh những con
bò bị nhốt sáng lùa đi ăn tối lùa về…Chúng ta thừ nhận điều
đó không có nghĩa là chúng ta tiếp tục lún sâu vào đó mà
chúng ta chọn cho mình hướng phát triển mới”, anh nói tiếp:
“Muốn có phương pháp giáo dục tốt thì phải nghiên cứu đặc
điểm tính cách cũng như văn hóa con người để biết được
những ưu điểm cũng như nhược điểm. Từ đó bỏ cái nhược đi
phát huy tính ưu. Thường người ta biết người mà quên soi
mình. Hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu nào được
công bố để mọi người được biết, tất cả cũng chỉ dừng mức độ
báo chí vài ba nhà làm giáo dục nói đôi ba câu rồi cũng chẳng
đâu vào đâu. Phải có công trình cụ thể, phải dạy cho học sinh
biết rằng cái hay cái dở văn hóa nước mình, cái hay cái dở
tính cách người mình để từ đó các em học sinh có thể tự soi
mình. Nâng cao tính trách nhiệm là điều tối quan trọng trong
giáo dục, mà trước tiên là trách nhiệm với chính mình sau là
trách nhiệm với xã hội”.
Cá nhân và văn hóa
(Mỗi cá nhân vừa là sản phẩm của văn hóa vừa là tác nhân
tạo ra văn hóa)
63
Mang trong mình nỗi trăn trở cho phương hướng phát triển
đất nước, vẫn như thường lệ anh tìm đến thầy H để nói
chuyện. Hôm nay, trời đầu thu thật mát mẻ, Thủ đô vừa mới
trải qua một mùa hạ nắng nóng. Biến đổi khí hậu, người ta
bảo rằng do con người gây ra ô nhiềm không khí nên làm
tăng nhiệt độ trái đất lên Trước kia nắng cùng lắm thì cũng
chỉ lên tới 37,38 độ C là cùng thế mà giờ đây cái nóng lên tới
42 độ C. Vào mùa thu thủ đô, người ta rất thích đi dạo trên
những con phố có nhiều cây, nhìn những chiếc lá rơi trở lại
gốc, nơi sinh ra chúng, làm cho con người ta cảm thấy mọi
thứ cũng chỉ là hư vô, cát bụi trở về cát bụi. Chính vì vậy mà
nhẹ nhõm, thanh thản bớt đi sự đời lắm ràng buộc. Mùa thu
cũng là nguồn cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ gửi gắm vào
trong những tác phẩm thơ ca, âm nhạc. Hai thầy trò đi dạo
trong công viên một lúc rồi ngồi nghỉ trên chiếc ghế đá. Nhìn
ra mặt hồ, sóng nước gợn lăn tăn. Thầy H bảo:
“Em nhìn mặt hồ xem, có khi nào nó đứng yên không?”
Q đáp: “Dạ! Không ạ”.
Thầy H : “Thế con có thấy chiếc lá kia đang bị cuốn theo
sóng không?”
Q đáp: “Dạ! có ạ,” nhưng anh không hiểu dụng ý của thầy,
anh trầm ngâm một lúc rồi hỏi:
64
“Đặc điểm tính cách của một dân tộc thì được tạo bởi văn hóa
của dân tộc đó hay tính cách đặc điểm là cái đã tạo ra nền văn
hóa ạ thầy?”
Thầy H: “Kiểu trứng có trước hay gà có trước ý hả”.
Q: “Gần giống thôi thầy”.
Thầy H: “Văn hóa xã hội được tạo nên từ con người, nó rõ
ràng là sản phẩm con người, từ những đặc điểm tính cách của
chính mỗi cá nhân chúng ta. Tuy nhiên càng về sau thế hệ đi
sau sẽ mang sự ảnh hưởng của nên văn hóa đó, họ thường
hay nói rằng tôi lớn lên trong xã hội đó nên tôi chịu sự ảnh
hưởng nơi đó”.
Q: “Dạ vâng ạ. Nhưng… họ quên rằng, họ cũng là những cá
nhân đang hình thành nên xã hội đó, bởi họ có quyền tự do ý
chí, họ có thể tạo ra những điều mới thay thế cho lối văn hóa
cũ kỹ kia”.
Thầy H: “Đúng vậy! Họ vừa là nạn nhân của văn hóa cũ vừa
là tác nhân văn hóa mới. Nhìn bên ngoài rõ ràng mọi thứ
không thay đổi nhiều, nhưng nếu quan sát kỹ con sẽ thấy đã
có sự gieo hạt ngay trong lòng mỗi cá nhân rồi. Bên ngoài thì
họ bảo văn hóa mà, nhưng bên trong thì họ rất muốn thay đổi
muốn được thể hiện sự mới mẻ của họ, đó là sự đấu tranh cái
cũ và mới. Dù họ biết một phần nào đó họ chịu ảnh hưởng
của nền văn hóa nhưng họ là những con người có tự do ý chí,
tạm thời họ là vậy, họ chấp nhận mình sản phẩm của xã hội
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm

More Related Content

What's hot

Những khoảng lặng cuộc sống
Những khoảng lặng cuộc sống   Những khoảng lặng cuộc sống
Những khoảng lặng cuộc sống Xephang Daihoc
 
Suc manh cua hien tai
Suc manh cua hien taiSuc manh cua hien tai
Suc manh cua hien taiXuan Le
 
Vao thien
Vao thienVao thien
Vao thienKhungK
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4Mai PM
 
Truyen nhuc bo doan hoi 7
Truyen nhuc bo doan hoi 7Truyen nhuc bo doan hoi 7
Truyen nhuc bo doan hoi 7truyentranh
 
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư thuật nói chuyện
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư   thuật nói chuyện[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư   thuật nói chuyện
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư thuật nói chuyệnĐặng Phương Nam
 
Good truth & messages;201204160001h
Good truth & messages;201204160001hGood truth & messages;201204160001h
Good truth & messages;201204160001hTerry Davies
 
Em doc than em quyen ru
Em doc than em quyen ruEm doc than em quyen ru
Em doc than em quyen ruJenny Nguyen
 
tư duy làm thay đổi cuộc sống
tư duy làm thay đổi cuộc sốngtư duy làm thay đổi cuộc sống
tư duy làm thay đổi cuộc sốngwhitelotus2017
 
Tư duy thiên tài
Tư duy thiên tàiTư duy thiên tài
Tư duy thiên tàiFPT Telecom
 
Bi mat tinh_yeu_q1_longvuit.com
Bi mat tinh_yeu_q1_longvuit.comBi mat tinh_yeu_q1_longvuit.com
Bi mat tinh_yeu_q1_longvuit.comkhosachdientu2015
 
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong deThien Vu
 

What's hot (18)

Những khoảng lặng cuộc sống
Những khoảng lặng cuộc sống   Những khoảng lặng cuộc sống
Những khoảng lặng cuộc sống
 
Suc manh cua hien tai
Suc manh cua hien taiSuc manh cua hien tai
Suc manh cua hien tai
 
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
 
Vao thien
Vao thienVao thien
Vao thien
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
 
Truyen nhuc bo doan hoi 7
Truyen nhuc bo doan hoi 7Truyen nhuc bo doan hoi 7
Truyen nhuc bo doan hoi 7
 
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư thuật nói chuyện
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư   thuật nói chuyện[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư   thuật nói chuyện
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư thuật nói chuyện
 
Good truth & messages;201204160001h
Good truth & messages;201204160001hGood truth & messages;201204160001h
Good truth & messages;201204160001h
 
Viet bai gian di va sau sac
Viet bai gian di va sau sacViet bai gian di va sau sac
Viet bai gian di va sau sac
 
Bách Hiếu Kinh .
Bách Hiếu Kinh .Bách Hiếu Kinh .
Bách Hiếu Kinh .
 
Em doc than em quyen ru
Em doc than em quyen ruEm doc than em quyen ru
Em doc than em quyen ru
 
Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.
 
Hanh trinh 1 linh hon
Hanh trinh 1 linh honHanh trinh 1 linh hon
Hanh trinh 1 linh hon
 
tư duy làm thay đổi cuộc sống
tư duy làm thay đổi cuộc sốngtư duy làm thay đổi cuộc sống
tư duy làm thay đổi cuộc sống
 
Tư duy thiên tài
Tư duy thiên tàiTư duy thiên tài
Tư duy thiên tài
 
Diem tua cua niem tin 04
Diem tua cua niem tin 04Diem tua cua niem tin 04
Diem tua cua niem tin 04
 
Bi mat tinh_yeu_q1_longvuit.com
Bi mat tinh_yeu_q1_longvuit.comBi mat tinh_yeu_q1_longvuit.com
Bi mat tinh_yeu_q1_longvuit.com
 
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de
 

Viewers also liked

プログラマ脳を鍛える会 Vol14 q15
プログラマ脳を鍛える会 Vol14 q15プログラマ脳を鍛える会 Vol14 q15
プログラマ脳を鍛える会 Vol14 q15har hogefoo
 
Italian Startup Act (update 20 October 2016)
Italian Startup Act (update 20 October 2016)Italian Startup Act (update 20 October 2016)
Italian Startup Act (update 20 October 2016)Mattia Corbetta
 
A fast acquisition all-digital delay-locked loop using a starting-bit predict...
A fast acquisition all-digital delay-locked loop using a starting-bit predict...A fast acquisition all-digital delay-locked loop using a starting-bit predict...
A fast acquisition all-digital delay-locked loop using a starting-bit predict...LeMeniz Infotech
 
Определение метода АХД в специальной экономической литературе
Определение метода АХД в специальной экономической литературеОпределение метода АХД в специальной экономической литературе
Определение метода АХД в специальной экономической литературеАлександр Давидович
 
Halloween vocabulary
Halloween vocabularyHalloween vocabulary
Halloween vocabularymarianf_m
 
ярмарка
ярмаркаярмарка
ярмаркаdou188
 

Viewers also liked (6)

プログラマ脳を鍛える会 Vol14 q15
プログラマ脳を鍛える会 Vol14 q15プログラマ脳を鍛える会 Vol14 q15
プログラマ脳を鍛える会 Vol14 q15
 
Italian Startup Act (update 20 October 2016)
Italian Startup Act (update 20 October 2016)Italian Startup Act (update 20 October 2016)
Italian Startup Act (update 20 October 2016)
 
A fast acquisition all-digital delay-locked loop using a starting-bit predict...
A fast acquisition all-digital delay-locked loop using a starting-bit predict...A fast acquisition all-digital delay-locked loop using a starting-bit predict...
A fast acquisition all-digital delay-locked loop using a starting-bit predict...
 
Определение метода АХД в специальной экономической литературе
Определение метода АХД в специальной экономической литературеОпределение метода АХД в специальной экономической литературе
Определение метода АХД в специальной экономической литературе
 
Halloween vocabulary
Halloween vocabularyHalloween vocabulary
Halloween vocabulary
 
ярмарка
ярмаркаярмарка
ярмарка
 

Similar to Cuộc hành trình tìm kiếm

Suc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-gian
Suc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-gianSuc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-gian
Suc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-giankhosachdientu2015
 
Từ nụ đến hoa (Thiền Sư Soko Morinaga) Thuần Bạch dịch Việt
Từ nụ đến hoa (Thiền Sư Soko Morinaga) Thuần Bạch dịch ViệtTừ nụ đến hoa (Thiền Sư Soko Morinaga) Thuần Bạch dịch Việt
Từ nụ đến hoa (Thiền Sư Soko Morinaga) Thuần Bạch dịch ViệtHieu Nguyen
 
1241-thien-tai-ben-trai-ke-dien-ben-phai-thuviensach.vn.pdf
1241-thien-tai-ben-trai-ke-dien-ben-phai-thuviensach.vn.pdf1241-thien-tai-ben-trai-ke-dien-ben-phai-thuviensach.vn.pdf
1241-thien-tai-ben-trai-ke-dien-ben-phai-thuviensach.vn.pdfTnhKim3
 
BẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdf
BẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdfBẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdf
BẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdfTran Ha Vi
 
Cho toi mot ve di tuoi tho
Cho toi mot ve di tuoi thoCho toi mot ve di tuoi tho
Cho toi mot ve di tuoi thonhatthai1969
 
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong deQuan Dao
 
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMTMặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaTự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaĐình Tuấn Phạm
 
Truong thanh
Truong thanhTruong thanh
Truong thanhOk Jung
 
mot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdf
mot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdfmot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdf
mot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdfPhanKhnh23
 
Lời khuyên thanh niên
Lời khuyên thanh niênLời khuyên thanh niên
Lời khuyên thanh niênLuyến Kiều
 
Binh an trong thuong de
Binh an trong thuong deBinh an trong thuong de
Binh an trong thuong deLong Do Hoang
 
Binh an trong thuong de
Binh an trong thuong deBinh an trong thuong de
Binh an trong thuong deco_doc_nhan
 
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơCho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơHằng Six
 
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.comNhững bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Awake the giant within
Awake the giant withinAwake the giant within
Awake the giant withinHung Duong
 

Similar to Cuộc hành trình tìm kiếm (20)

Suc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-gian
Suc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-gianSuc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-gian
Suc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-gian
 
Từ nụ đến hoa (Thiền Sư Soko Morinaga) Thuần Bạch dịch Việt
Từ nụ đến hoa (Thiền Sư Soko Morinaga) Thuần Bạch dịch ViệtTừ nụ đến hoa (Thiền Sư Soko Morinaga) Thuần Bạch dịch Việt
Từ nụ đến hoa (Thiền Sư Soko Morinaga) Thuần Bạch dịch Việt
 
1241-thien-tai-ben-trai-ke-dien-ben-phai-thuviensach.vn.pdf
1241-thien-tai-ben-trai-ke-dien-ben-phai-thuviensach.vn.pdf1241-thien-tai-ben-trai-ke-dien-ben-phai-thuviensach.vn.pdf
1241-thien-tai-ben-trai-ke-dien-ben-phai-thuviensach.vn.pdf
 
BẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdf
BẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdfBẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdf
BẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdf
 
Cho toi mot ve di tuoi tho
Cho toi mot ve di tuoi thoCho toi mot ve di tuoi tho
Cho toi mot ve di tuoi tho
 
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de
 
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMTMặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
 
đề
đềđề
đề
 
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaTự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
 
Truong thanh
Truong thanhTruong thanh
Truong thanh
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
mot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdf
mot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdfmot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdf
mot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdf
 
Lời khuyên thanh niên
Lời khuyên thanh niênLời khuyên thanh niên
Lời khuyên thanh niên
 
Binh an trong thuong de
Binh an trong thuong deBinh an trong thuong de
Binh an trong thuong de
 
Binh an trong thuong de
Binh an trong thuong deBinh an trong thuong de
Binh an trong thuong de
 
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơCho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
 
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.comNhững bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
 
Awake the giant within
Awake the giant withinAwake the giant within
Awake the giant within
 
Lẽ được mất
Lẽ được mất  Lẽ được mất
Lẽ được mất
 

Cuộc hành trình tìm kiếm

  • 1. 1 L.Đ.Minh Mục lục Chương 1. Những ước mơ Giấc mơ và ước mơ Chương 2. Cuộc sống năm nhất thời sinh viên. Thị trường và đạo đức
  • 2. 2 Dân chủ và tự do Đô thị hóa nông thôn Chương 3: Cuộc sống năm hai và những thay đổi thế giới quan. Khổng Tử và Lão Tử, “lễ” hay “đạo” Một khoảnh khắc tĩnh lặng Thuyết âm mưu, giới tinh hoa Người ngoài hành tinh Chương 4: Những chuyển biến trong nhận thức. Mọi thứ cần nhìn lại Cá nhân và văn hóa Thói quen Thượng đế Một cách tiếp cận mới Thiên đường Vị thầy J.Krishnamurti Dấu hiệu trở vể Học cách quan sát Chương 5. Bản ngã – cái tôi, nguồn gốc mọi hỗn loạn. Bạn là sinh mệnh gồm có: Linh hồn – tâm trí – thể xác Chấm dứt mọi đau khổ Đức Phật – Chúa Giê-su – Krishnamurti,… Cuộc nói chuyện giữa vị thầy và mọi người
  • 3. 3 Quá khứ và truyền thống Liên hệ đúng đắn Cái tôi ham muốn Các hình thức hiểu hiện cái tôi – bản ngã Đặt câu hỏi Cảm xúc Tính nhị nguyên hai mặt Khối khổ đau sâu nặng Thói đố kỵ Giáo dục các em Giới tính Tất cả chúng ta là một Công việc đúng đắn Bàn tiếp về bản ngã Chấp nhận bản ngã như cái mà nó là Chương 6: Bản chất linh hồn, đáng sáng tạo Lắng nghe linh hồn Linh hồn là ánh sáng Vũ trụ Bạn chính là thượng đế Luật nhân quả Không có cái chết như chúng ta nghĩ Cái chết là chọn lựa linh hồn
  • 4. 4 Quan hệ gia đình Tự sát Chất vấn cõi linh thiêng Không có địa ngục Khoảnh khắc sau khi chết Vô ngã là chết Các nền văn minh cổ xưa Sự rơi xuống tâm thức thấp Sự tỉnh thức nhân loài Các em là những bông hoa Bạn đang sống trong mê mờ của bản ngã Bản chất tâm linh Linh hồn là nguồn sự sống Giáo dục là trách nhiệm toàn xã hội Chương 7: Xây dựng thế giới mới Hiểu rõ gốc rễ Thực trạng xã hội bạn đang sống Thay đổi nhận thức Chân lý bên trong bạn Chú Giê-su: “Ta là con đường là sự sống” Cộng đồng tâm linh Nhà nước và kinh tế Thành công là hình thức thô thiển của bản ngã
  • 5. 5 Sự thăng lên trái đất Giáo dục – tâm linh Cộng đồng khoa học Cộng đồng nghệ thuật Cộng đồng nông nghiệp Bạn là cái mà bạn là “Bắt chước” vị thầy Chỉ có hiện tại Linh hồn nhỏ và mặt trời
  • 6. 6 Giới thiệu Trước hết, tôi xin được cảm ơn! Vì bạn đang đọc những dòng chữ này. Trong hàng tá cuốn sách đang hiện ra ngay trước mắt bạn, bạn đã chọn cuốn sách: “Một hành trình vĩ đại: Ta là ai?” thì chắc hẳn trong bạn cũng đang có những nỗi băn khoăn về đâu mới là bản chất chân thật của bạn phải không? Bất kỳ một con người nào sinh ra trên trái đất này đều luôn cảm thấy thẩm sâu bên trong sinh mệnh của chúng ta có một sự sống đang diễn ra một cách liên tục không ngừng nghỉ như những con sóng nối tiếp nhau không bao giờ dừng. Nhưng chúng ta không rõ bí mật nguồn sống đó dù đôi lúc chúng ta cảm nhận nó một cách rõ ràng. Chúng ta có thể nhìn thấy sự thuần khiết của một đứa trẻ sơ sinh và mỗi lần như vậy chúng ta lại thấy phần thuần khiết bên trong chính mình. Vậy phần thuần khiết đó là gì? Nguồn sự sống – nguồn,Thượng đế, linh hồn, Đại ngã, Chân ngã, Phật tánh, nhận thức sâu xa….dù gọi nó là gì đi nữa thì đó cũng chỉ là hành động gán cho nó một khái niệm hay một cái tên. Đôi khi điều này lại hay gây ra sự bám vứu vào ngôn từ làm cho chúng ta không thể thấu hiểu cũng như cảm nhận được hết sự thuần khiết của nó, vì ngôn từ vốn hạn hẹp. Từ cổ chí kim đã có biết bao người tìm kiếm nó qua nhiều con đường khác nhau, nào là tôn giáo, tâm linh, triết học, khoa học…Và gần đây có một con đường khác đó là: khoa học – tâm linh (một số người gọi đó là khoa học tâm thức….). Và câu trả lời chắc chắn dành cho tất cả chúng ta nhưng chỉ mỗi người mới tự
  • 7. 7 khám phá ra. Vậy tại sao ngay lúc này bạn không đặt ra những câu hỏi đó để cùng tìm hiểu xem đâu là sự thật vĩnh hằng. Tôi cũng giống như các bạn cũng mang trong mình hình hài này nhưng luôn hỏi: Tại sao tôi lại có mặt ở đây? Và đó vẫn là câu hỏi lớn chưa được khám phá, nhưng không có nghĩa là sẽ không thể. Vì tôi tin rằng chỉ cần đặt câu hỏi rồi dấu hiệu sẽ đến và chúng ta vẫn bước đi trên con đường mà mình đã chọn. Đó cũng chính là lý do tôi viết cuốn sách này. Tại sao tôi đặt tên cuốn sách là: Một hành trình vĩ đại: Ta là ai? Là bởi vì, bạn có thể chọn cho mình một hành trình tìm kiếm mình là gì hay nói cách khác một vị trí trong thế giới này như: Thủ tướng, doanh nhân, bác sỹ, kỹ sư, nhà tri thức…Và bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó nhưng bạn sẽ không thể vượt qua được ranh giới tấm màn kịch. Và hành trình tìm về với bản thể của mình chính là hành trình tìm với bản chất thực sự mình là ai? Bạn sẽ phải vượt qua rất nhiều thử thách, mà suy cho cùng thử thách đó chính là tâm trí của bạn là cái đã tạo ra bản ngã, cái tạo ra màn kịch mà bạn đang sống. Do đó không có cuộc hành trình nào vĩ đại hơn hành trình quay với bản thể. Thực ra thì bạn đã bước đi trên đó rồi, chỉ là bạn không nhận ra mà thôi. Có thể đến lúc nào đó, lúc bạn tuyệt vọng, lúc bạn thấy trỗng rỗng, lúc về già, lúc bạn cuối đời, ngay cả lúc bạn đang hấp hối, hoặc là một khoảnh khắc tĩnh mịch. Tôi không phải là nghệ sỹ sân khấu, nhưng tôi đã từng là diễn viên trong cuộc sống này, tôi diễn nhưng vai chỉ để làm hài lòng người khác, để được mọi người thừa nhận: Ồ...bạn thật là vĩ đại. Có thể, sự ra đời của một nghệ
  • 8. 8 thuật sân khấu chính là để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang sống như vậy trên cõi đời này, hãy thức tỉnh đi, hãy quay về bản thể của chính mình nơi mà bạn thực sự thuộc về. Hành trình này là dành cho tất cả mọi người như nó đã luôn như vậy. Bình an cho bạn và tất cả mọi người.! Dẫn nhập.
  • 9. 9 Mọi thông tin trong cuốn sách này mang tính chất tham khảo. Bạn có thể xem đây như một sự tưởng tưởng của tác giả, không sao hết. Vì chính tôi cũng không biết tôi viết nó bằng gì nữa, tâm trí, sự tưởng tượng thái quá, cảm xúc…Nhưng tôi biết một điều chắc chắn rằng: Tôi viết cuốn sách này là xuất phát từ thôi thúc bên trong mình. Và đó là điều mà tôi muốn gửi đến mọi người như một món quà cho cuộc sống này. Điều đó làm tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc, khi tôi viết cuốn sách này, tôi thực sự cảm nhận được là chính mình, là cái mà mình là, như tôi được sinh ra thêm lần nữa. Tôi không quan tâm bạn khẳng định hay phủ định các thông tin trong cuốn sách, bởi đó là quyền của bạn. Đôi khi, nếu tôi được phép, tôi chỉ muốn bạn nghi vấn mọi thông tin trong cuốn sách. Vì như vậy bạn sẽ bắt đầu tìm hiểu chúng, khi có sự tìm hiểu là có bước đầu của hiểu rõ. Bạn nghi ngờ thực tại bạn đang sống, hãy hãy tìm hiểu chúng, hãy quan sát những gì đang diễn ra xung quanh bạn. Bạn nghi ngờ lịch sử trái đất, hãy tìm hiểu. Bạn nghi ngờ tâm linh, bạn là người duy vật, hãy tìm hiểu nó. Hay cả khi bạn nghi ngờ về chính bạn, hãy tìm hiểu khám phá chính bạn. Tôi chỉ hi vọng rằng qua cuốn sách bạn cũng sẽ tìm thấy được hình ảnh chính bạn như là một sinh mệnh đang tìm kiếm chính bản thân mình. Và vậy tôi đã liệt kê những tài liệu như sách, trang web, đường link…để bạn có thể tìm hiểu ở cuối quyển sách này. Tôi hi vọng bạn xem cuốn sách này như một lời nhắc nhở về thực tại mà bạn, mọi người đang sống. Và những tài liệu mà tôi liệt kê cuối sách sẽ là những công cụ tuyệt vời cho bạn bắt đầu tìm hiểu. Nhưng
  • 10. 10 nếu được phép, tôi chỉ muốn được nói với bạn rằng: Bạn chính là kho tàng sống, tất cả nằm trong bạn và chính bạn mới là chìa khóa của kho tàng đó. Chỉ cần khoảnh khắc tĩnh lặng, bạn sẽ khám phá ra sự sống vĩnh hằng. Một lần nữa cảm ơn bạn đã chọn cho mình cuốn sách này. Chúc bạn bình an – sức khỏe – tình yêu. Chương 1. Những ước mơ.
  • 11. 11 Giấc mơ và ước mơ (Ai cũng có quyền mơ ước về một xã hội tốt đẹp, lý tưởng không bao giờ là điều hão huyền) Vẫn dòng sông đó, với những gò đất nổi lên giữa sông, màn sương mờ mờ làm cho khung cảnh bên kia sông càng lúc càng nhạt dần. Trên gò đât đó có một đứa trẻ sơ sinh lúc thoạt nhìn, rồi nó đang lớn dần, càng lớn lên càng hiện rõ khuôn mặt đứa bé, Q bắt đầu ngạc nhiên rồi đến cảm giác gần gũi cho đến khi nhận ra đó là chính mình lúc còn bé. Q tiến lại gần càng lại gần hình ảnh đó càng nhạt đi và biến mất bên kia dòng sông, nhìn xuống dưới chân nhận ra mình đã lội xuống nước lúc nào không hay, rồi thì hình ảnh cậu bé kia cũng vụt mất hẳn. Bỗng dưng Q nghe thấy tiếng nước chảy mạnh liếc nhìn sang bên phải thấy có một dòng nước mạnh từ đầu nguồn chảy về đang tiến lại gần chỉ cách có ba mét. Q sợ hãi thét lên: “cứu con với”, mẹ Q chạy vào thấy Q vừa hét vừa dạy dũa, người đẫm mồ hôi đang nằm trên giường… “không sao đâu con yêu! mẹ đây” mẹ Q bảo. Năm nay Q đã 18 tuổi, đang gấp rút ôn thi đại học. Anh đang miệt mài ôn thi không biết mệt mỏi để có được tấm vé vào học tại ngôi trường đại học đại học mà anh mơ ước. Những buổi trưa nắng miền trung kèm theo cái gió nóng khô khan, mà cứ mỗi lần thổi vào người là làm cho con người ta cảm
  • 12. 12 thấy như hơi nóng của lò nướng thịt phả vào mặt chạy dọc xuống toàn thân. Một cảm giác khô toàn thân mà thiếu đi cái mùi thịt nướng thơm lừng. Hai mẹ con trò chuyện, anh nói với mẹ rằng : “Mẹ ạ! Con thấy người dân mình khổ quá! Suốt ngày dầm mưa dải nắng, thế mà cuộc sống vẫn thiếu thốn ”. Mẹ Q: “Làm nông thì đành phải chịu thôi con!” Giọng bà ấy hơi chùng xuống, nét mặt nhăn nheo của một người phụ nữ nay đã bốn lăm tuổi có vẻ là đã già hơn tuổi. Rồi bỗng dưng bà nở nụ cười và nói: “Chính vì thế nên con phải cố gắng học hành, ôn thi thật tốt để rồi thi đỗ đại học, kiếm một công việc làm ổn định có thu nhập, thì không còn khổ nữa như thế hệ cha mẹ bây giờ” Q: “Dạ!” Rồi nhìn vào khuôn mặt với nụ cười thoáng qua của bà, Q lại thốt lên trong tiếng cười sảng khoái : “hà hà hà…nụ cười của mẹ làm con nhớ đến nàng Mona lisa, trong bức tranh của ông họa sỹ gì gì ý bên Tây, Leonardo Da Vinci thì phải”. Mẹ Q lắc đầu có vẻ không hiểu điều Q vừa nói. Q nói tiếp: “Con muốn sau này làm thủ tướng để đưa ra nhiều chính sách cho dân thoát khổ”. Mẹ Q cười và rồi hai mẹ con lại ngồi nói chuyện một lúc, sau đó mẹ Q và cha Q đi làm ruộng còn Q tiếp tục vào ôn thi để hiện thực ước muốn đó. Thế nhưng những giấc mơ về cậu bé
  • 13. 13 trên sông đó đã theo anh gần tám năm từ lúc anh lên mười. Sau mỗi lần mơ như thế, mẹ hỏi anh con vừa mơ gì, anh kể lại toàn bộ giấc mơ cho bà. Tuy nhiên sau này lớn hơn vì sợ bố mẹ anh lo lắng anh đã không kể lại mà chỉ bảo là con gặp ác mộng thôi. Đôi lúc thấy bố mẹ quá lo lắng anh còn động viên họ, và tự an ủi mình dù biết cái cảm giác rất thật đó. Rồi ngày thi cũng đã đến, Q một mình bắt xe lên ở với người chị họ H trên thành phố ít hôm để tham gia kỳ thi. Sau ba ngày thi căng thẳng, rất may là đúng lúc cậu của Q và chị họ đi chơi, vậy là anh đi theo với họ để xả hết những mệt mỏi của những ngày học hành, ôn thi vất vả. Về nhà, trong lúc chờ kết quả, Q tranh thủ phụ giúp bố mẹ làm những việc đồng ruộng, chăm sóc gia súc, như cắt cỏ cho trâu…vì anh biết rằng mình sẽ đỗ nên sau này ít có thời gian ở bên bố mẹ. Ngày qua ngày rồi cái gì đến nó cũng sẽ đến, niềm hạnh phúc của bố mẹ khi nhận được giấy báo nhập học của con. Gia đình tổ chức liên hoan trong niềm vui của người thân gia đình, họ hàng, thầy cô và bạn bè….Tuy nhiên Q cũng biết rõ rằng đằng sau niềm vui ấy là một nỗi lo về tài chính chu cấp cho mình ăn học. Cái ngày tạm biệt quê hương, cũng là lần đầu tiên Q xa nhà đi học nơi xa, tiếng mọi người động viên, tiếng còi xe. Q bước lên xe đem theo ước mơ mà anh hằng ngày vẫn nói với mẹ vào những lúc trưa hè nắng nóng hay những buổi tối mùa đông giá rét cả nhà quay quần bên bếp lửa với những hòn than đỏ rực như hâm nóng ước mơ của anh.
  • 14. 14 Bước chân xuống cái thành phố, thủ đô của đất nước hình chữ S này; một cảm giác lạ lẫm bởi tiếng ồn ào của xe cộ qua lại tấp nập, Q bắt đầu cuộc đời sinh viên với nhiều điều mới mẻ và vô vàn thú vị trong cuộc sống hối hả chốn thành thị. Chương 2: Cuộc sống năm nhất thời sinh viên.
  • 15. 15 Thị trường và đạo đức (Nền kinh tế thị trường có thực sự hướng con người ta đến sự giàu có và đức hạnh? Hay lợi nhuận luôn là cái đặt lên đầu tiên, và những hậu quả kèm theo nó?) Suốt khoảng thời gian năm nhất đại học, ngoài việc học trên trường Q đi làm thêm để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Đó cũng là khoảng thời gian cho anh bắt đầu tiếp xúc với cuộc sống thành phố. Vì lo lắng về việc học tập và suộc sống sinh hoạt của con cái nơi thành thành thị, bố mẹ Q thường xuyên gọi điện lên hỏi thăm; điều này tiếp thêm sức mạnh cho anh trên con đường đại học. Biết gia đình của mình khó khăn nên anh chi tiêu rất tiết kiệm, số tiền anh dạy thêm ngoài phụ giúp bố mẹ còn giúp anh mua những quyển sách mà anh yêu quý. Anh rất đam mê sách, để phục vụ cho ước mơ của mình, anh thường lên thư viện tìm những quyển sách về chính trị, những cuốn viết về thuật trị nước, viết về các tổng thống tài ba, những ông vua đại tài ….một trong những chính trị gia mà Q ngưỡng mộ là Vladimir Putin, Napoleon Bonaparte,…hầu như Q dành thời gian đọc sách mà Q yêu thích hơn là dành cho thời gian học tập trên trường . Chính vì vậy mà trong thời gian năm nhất kết quả học tập của Q không cao. Càng tìm hiểu các chính sách điều hành đất nước, trong đầu Q càng hiện lên nhiều câu hỏi hơn, vì đối với Q tất cả còn đang rất mơ hồ.
  • 16. 16 Tuy đam mê chính trị nhưng ngành mà anh theo học đó là ngành kinh tế vì trước khi thi đại học hiểu rằng: nền kinh tế sẽ ánh hưởng rất lớn đến chính trị, rõ ràng giữa hai lĩnh vực này có mối quan hệ khăng khít ảnh hưởng qua lại đến nhau. Bởi vậy mà nhiệm vụ của anh lúc này là tìm sợi dây liên kết của hai lĩnh vực này. Trước đây, nền kinh tế của đất nước hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp, có nghĩa là mọi vấn đề kinh tế đều do nhà nước quản lý. Cho đến năm 1986, nhà nước tiến hành mở cửa, định hướng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Thế là sự giao thoa văn hóa, kinh tế bắt đầu được cho phép mở rộng. Các nền văn hóa bên ngoài bắt đầu du nhập vào trong nước đủ các thể loại, xấu có, tốt có…. Sự len lỏi của cơ chế kinh tế thị trường cũng bắt đầu từ đó. Ai mà biết được điều gì sẽ xảy ra? Sau tìm hiểu nghiên cứu kỹ về nền kinh tế bao cấp, anh chuyển sang tìm hiểu về nền kinh tế thị trường và cũng là những gì anh đang được thầy cô giảng dạy. Cơ chế hoạt của nền kinh tế thị trường là dựa trên quy luật trên “cung – cầu” và được điều khiển trên sức mạnh của cái mà nhà kinh tế chính trị học Adam smith gọi là “bàn tay vô hình”. Trong một lần đi dạo phố, ngồi bên cạnh hồ nhìn những ánh đèn vàng của cột đèn rọi xuống hồ, xa xa có những đôi đạp vịt giữa hồ. Một ngọn gió thổi đến mang theo sự mát mẻ thiên nhiên ban tặng làm ta thật dễ chịu, Q thốt lên: “Thật tuyệt vời !”
  • 17. 17 Cảm giác dễ chịu chưa được bao lâu thì bỗng dưng có một mùi lạ hơi khó chịu bốc lên từ mặt hồ cuốn theo làn gió mang đến làm cho anh giật mình nghĩ thầm: “Khỉ thật! Đang dễ chịu thế này sao lại có mùi gì lạ thế nhỉ?” Sống ở Thủ đô cũng gần một năm rồi, cái mùi đó làm anh nhớ đến tình trạng ô nhiễm ở các hồ kênh trên địa bàn Thủ đô, rồi rất nhiều vấn đề hiện lên trong đầu anh, nào là : kẹt xe, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, đất đai….Thì thầm một mình, anh nói: “Đáng lẽ thủ đô là nơi đẹp đẽ mọi thứ nó phải thể hiện hiện tinh túy của một đất nước chứ nhỉ?” Và một câu hỏi hiện ra ngay trước mắt anh: “Ai? Hay cái gì đã tạo nên tình trạng này?” Ngồi trầm ngâm suy nghĩ một lúc, anh nhớ về những gì đã được thầy cô dạy trên trường. Anh bắt đầu đặt ra một số câu hỏi và tự trả lời. Anh hỏi: “ Tại sao đất nước chúng ta nghèo?” Anh nhớ thầy cô dạy là : “ Vì sau chiến tranh chúng ta duy trì chế độ bao cấp, không mở cửa, dẫn đến sự tụt hậu về mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật.”
  • 18. 18 A lại nhớ tiếp lời thầy nói: “Khi không có sự cạnh tranh, mọi người ỷ lại vào nhau, ỷ lại cho nhà nước mà không chịu tư duy làm ăn tạo ra của cải vật chất, làm giàu cho chính mình và đất nước. Mặt khác vì nhà nước quản lý mọi mặt về vấn đề kinh tế nên cũng không ai lo lắng, quan tâm về điều đó. Đấy gọi là tình trạng cha chung không ai khóc”. “Uhm” .“Vâng! đúng là vậy” rồi a lại thì thầm: “ Từ khi mở cửa đến bây giờ đúng là chúng ta đã có không những đủ ăn mà còn dư sản lượng xuất khẩu; đời sống người dân cũng được nâng cao, mọi thứ được cải thiện đáng kể nhờ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trong nông nghiệp tuy còn chưa nhiều”. Anh bước đi chậm rãi, lòng mang nặng suy tư về cái được và mất, khi chúng ta đưa nền kinh tế thị trường vào đất nước, mà nông nghiệp vốn đã là một ngành truyền thống từ lâu đời. Cơn gió bỗng lùa vào anh làm vơi đi nhẹ nhàng cái suy tư đó, cảm giác nhẹ nhõm chưa được bao lâu thì cái mùi lạ của hồ nước nhắc nhở anh về thực trạng hiện tại. “ Bên cạnh những cái được đó cũng chính là những hậu quả về ô nhiễm môi trường, về suy đồi đạo đức…” Anh quyết định trong tiết học tới sẽ tranh luận với thầy giáo chủ đề này. Vội vàng đi về chuẩn bị tài liệu cho cuộc tranh luận, anh cảm thấy hào hứng hẳn lên. Lúc này mọi người trong công viên cũng đã đi về gần hết, chỉ còn lác đác một số
  • 19. 19 đôi yêu nhau nắm tay nhau đi dạo. Ngắm nhìn tình yêu đôi lứa, tay nắm chặt tay chắc chắn đó phải là cảm giác thật ấm áp anh thầm nghĩ và anh cũng cảm thấy trong mình cũng hiện lên tình yêu mới mẻ, tình yêu với công cuộc tìm kiếm giải đáp cho cuộc sống này. Tiếng chuông vang lên báo giờ vào học, cả lớp từ ồn ào bởi tiếng nói chuyện, chém gió giờ bỗng dưng im lặng chờ thầy giáo vào dạy môn kinh tế chính trị. Đối với Q và cả lớp, thầy H, giáo viên môn này, là một người có tính cách kỳ dị và rất nghiêm khắc bởi phương cách đặt câu hỏi cho các sinh viên. Cả lớp tỏ ra hào hứng, chờ đợi tiết học này, một phần có lẽ là vì phong cách gần gũi cũng như phương pháp giảng dạy của thầy rất hay. Hòa vào cùng với không khí đó Q đã chuẩn bị mọi thứ ở nhà, đặc biệt là hôm nay khi mà anh đang hi vong thầy H sẽ giải đáp những thắc mắc của mình mấy hôm trước. Với dáng người không cao thêm chút mập mạp, đầy đặn tạo nên những những đi bình bịch, tiếng bước chân cách cửa hai mươi mét mà cả lớp đã nghe thấy, không phải bởi tiếng đi mà bởi khoảng cách các tiếng rất ngắn do thầy bước đi rất nhanh. Ai mà nhìn thấy thầy H đi chắc cũng phải bật cười. Bên cạnh sự hài hước về tác phong và ngoại hình đó là một bộ óc siêu phàm với những cái nhìn như xuyên qua mọi thứ. Cả lớp và Q rất thích thầy ở điểm này, đặc biệt đối với anh thầy là một hình mẫu thiên tài triết học tại đât nước của mình. Mỗi khi tranh luận với thầy anh thường hay nói vui với thầy rằng:
  • 20. 20 “một ngày nào đó con sẽ vượt lên thầy”. Còn về cả lớp thì rất hứng thú khi được tranh luận với thầy. Thầy H bước vào, nhìn cả lớp một lúc rồi nói: “ Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ học là: thị trường và đạo đức. Vì vậy trước khi bước vào bài giảng tôi dành ba mươi phút cho các em thảo luận, trao đổi với nhau những gì đã chuẩn bị ở nhà ”. Thầy giáo vừa nói xong, từ khoảnh khắc im lặng mới đó thôi mà cả lớp trở nên ồn ào như bom nổ. Tiếng thảo luận của các bạn làm cho không khí nhộn nhịp hẳn lên, nhất là các từ “là gì”, “ tại sao”, “do đâu”…là những từ nghe rõ nhất như ý các bạn muốn nhận mạnh vào câu hỏi. Q cũng tham gia tham gia thảo luận tuy nhiên do giọng của cậu hơi bé với lại cậu đang học cách chuyển từ giọng địa phương sang giọng phổ thông nên cậu hoàn toàn bị áp tiếng. Bỗng tiếng nói của thầy nổi trên tất cả: “Nào! Stops! Stops! Dừng lại...hết thời gian, các chàng trai và cô gái thân mến, quay lên đây!” Không khí vẫn chưa dừng hẳn mà vẫn dư âm một vài tiếng trao đổi, tuy nhiên khi thầy giáo thốt lên: “ Who? Ai có thể đứng dậy trình bày?” hầu như cả lớp đã dứt tiếng thảo luận.
  • 21. 21 Bạn P.A, một cô gái xinh xắn dễ thương mang cho mình mái tóc ngắn ngang vai, lại là sinh viên năng nổ hay phát biểu trong lớp đã làm biết bao chàng trai theo đuổi dù đây mới chỉ là năm nhất. P.A giọng dịu nhẹ đầm ấm hỏi thầy: “ Thưa thầy! theo như em đã tham khảo quyển thị trường và đạo đức thì: thị trường tự do như con đường đúng đắn cho sự tiến bộ của xã hội bởi thị trường tự do là nơi đề cao lòng trung thực, em hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó”. “Thật sao? Lòng trung thực? Em có chắc không?” thầy H hỏi. “Vâng ạ! nếu không có lòng trung thực của bên cung cấp sản phẩm thì bên mua sẽ không mua và sẽ mua ở một nhà cung cấp khác, do đó mà nhà cung cấp cần phải minh bạch thông tin về sản phẩm hay nói cách khác là trung thực thì mới cạnh tranh được thông qua đó tạo nên sức mạnh cho lòng trung thực” P.A giọng nói chắc nịch đáp lại câu hỏi của thầy. “Ồ! Cũng có lý! Thế em đã bao giờ mua sản phẩm mà dám chắc là mình biết hết nguồn gốc xuất xứ cũng như tất cả các chức năng cả tốt lẫn không tốt từ nhà cung cấp chưa?” thầy H hỏi. “Uhm…cái này thì e không chắc ạ..” P.A trả lời giọng hơi chùng xuống, có vẻ bắt đầu nghi vấn về quan điểm vừa phát biểu. Rồi cô trả lời: “Có một số sản phâm thì em biết rõ, nhưng đa phần thì em biết theo những gì mà người bán cung cấp thông tin. Tuy vậy
  • 22. 22 thì không biết tại sao em vẫn mua những sản phẩm đó, có lẽ là em cần chúng, hoặc người bán hàng đã thuyết phục được em chăng?” “Hahaha…..” tiếng cười của thầy H và cả lớp. “Một câu hỏi rất hay!” thầy H vừa cười và nói to, rồi thầy nhìn thẳng vào mắt P.A và nói: “Tuy nhiên câu hỏi này nên dành cho tất cả chúng ta vì chúng ta là người tiêu dùng mà, phải không? Tại sao chúng ta không rõ thông tin về sản phẩm nhưng chúng ta vẫn quyết định sử dụng? Phải chăng bên nhà cung cấp, đang có quyền lực dẫn dắt người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của họ, bằng những chiêu trò thuyết phục khách hàng của họ?” Cả lớp trầm ngâm một lúc, cái không khí im lặng bao trùm lên khắp cả lớp, vẻ mặt ngơ ngác của những cô cậu sinh viên đang suy tư về câu hỏi mà thầy H đưa ra. Trong lúc đó có vang lên giọng nói của Q: “Vấn đề không phải do các nhà cung cấp!” cái giọng bé nhỏ ấy bỗng dưng lớn mạnh bởi trong lớp đang lúc này đang rất im vắng, anh nói tiếp: “ Với nền kinh tế thị trường hiện nay, các nhà cung cấp sản phẩm luôn đặt lợi nhuận và giá trị daonh nghiêp lên hàng đầu. Vì vậy việc dùng các phương thức cũng như chiêu trò để tìm cách tiêu thụ được các sản phẩm của họ là điều hiển nhiên. Các nhà cung cấp không ngừng nghiên cứu thị hiếu
  • 23. 23 cũng nhu cầu, tâm lý tiêu dùng của mọi người để họ có thể hiểu và cung cấp các sản phẩm đó. Tuy nhiên ở một giai đoạn nào đó, của quá trình kinh doanh, họ đã quá đề cao lợi nhuận mà quên đi vấn đề đạo đức kinh doanh. Và cái giá mà họ phải trả là không thể tránh khỏi, sự bài xích sản phẩm của người tiêu dùng, sự can thiệp pháp luật…có thể đưa nhà cung cấp tới phá sản. Nhưng nói đi phải nói lại, những người tiêu dùng như chúng ta trong thời gian qua đã không chịu tìm hiểu, đôi khi còn nhẹ dạ cả tin nhất là đối với những người có tri thức. Những người này đáng lẽ ra phải tìm hiểu kỹ càng sau đó không chỉ làm nền tảng cho mình mà còn cả cho những người khó khăn hơn trong việc đó đặc biệt là những vùng ở quê.” Thầy H: “Vậy, như em nói thì là một phần do bên cung còn thiếu minh bạnh thông tin, một phần là do người tiêu dùng mà đặc biệt người có tri thức lại chưa có trách nhiệm tìm hiểu sản phẩm vô tình tiếp tay cho nhà bên cung. Thực ra bản chất nền kinh tế thị trường là vậy, không có trách nhiệm đối với bên kia, suy cho cùng lợi ích luôn là nên tảng của nó, đây cũng chính là trung tâm giữ cho cung cầu cân bằng”. Q: “Và nó là một tập hợp của những qun hệ mua bán- quan hệ cung cầu, tạo nên nền kinh tế đó, và các quan hệ này được hình thành dựa trên các lợi ích các bên, ý thầy có phải vậy không ạ? Thầy H: “ Đúng vậy!”.
  • 24. 24 Một bạn khác tên S trong lớp đứng dậy nói: “Thưa thầy! trong trường hợp này có nên có sự can thiệp của nhà nước để tăng thêm sự minh bạch thông tin?” Q hỏi. Thầy H: “Theo e thì sao?” S: “Em nghĩ không nên”. Thầy H: “Vì sao?”. S: “Vì như vậy sẽ làm méo mó cơ chế tự cân bằng của kinh tế thị trường; nhà nước chỉ nên can thiệp vào những hiệu ứng ngoại biên như ô nhiễm môi trường bằng cách điều tra ngăn chặn xử lý đối với các công ty, doanh nghiệp gây ra. Còn nếu bên người tiêu dùng mà cảm thấy họ bị bớt xén quá nhiều lợi ích họ sẽ tự động tẩy chay sản phẩm của hãng đó, hậu quả sẽ đến với doanh nghiệp hay công ty đó”. Thầy H: “Sự can thiệp một cách thái quá nhà nước sẽ làm ảnh hường sự vận hành tự động của “bàn tay vô hình”. Còn các công ty, doanh nghiệp không minh bạch thông tin có ngày sẽ phải trả giá như em nói. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua người tiêu dùng chưa thực sự thể hiện được sức mạnh của họ. Họ quên rằng, chỉ cần mỗi người trong họ nói không với những sản phẩm của các công ty hay nhà cung cấp đã cố tình dắt mũi người tiêu dùng, thì doanh nghiệp đó cũng ngửi thấy mùi phá sản. Khi mà ý thức người tiêu dùng ngày càng tăng và khó tính hơn, do lối làm ăn chụp giật trong thời gian qua bây giờ làm cho niềm tin đang bị lung lay”.
  • 25. 25 Một bạn khác tên là A, đứng dậy nói: “ Thưa thầy, tuy nhiên nếu nhà nhà nước đóng vai trò là nhà trung lập, với những thẩm quyền đặc biệt của mình, nhà nước có thể là nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy chứ ạ?”. Thầy H: “Thực sự điều này rất tốt, nhưng như thế các doanh nghiệp cảm thấy rất khó thở, em ạ”. A: “Vì sao ạ?” Thầy H: “Em thử nghĩ xem, nếu ngày nào cũng có người đến gõ cửa, đòi thông tin này thông tin nọ liệu em có còn tâm trí tập trung vào kinh doanh không?”. A: “Nhưng chúng ta vẫn có thể chọn cách khác, có thể là ngoài các báo cáo định kỳ về sản phẩm mà nhà sản xuất đang cung cấp thì, việc kiểm tra đột xuất cũng là lẽ đương nhiên và nên làm của nhà nước”. Thầy H: “ Đó là một ý kiến hay, nếu như nhà sản xuất không “đi đêm” với thanh tra, hoặc ngược lại thanh tra không còn “đói””. A: “Ý thầy là những thỏa thuận ngầm?”. Thầy H: “Có lẽ các em còn “trong sáng” chưa biết được cái cách vận hành thực sự và những gì đang diễn ra ngoài kia”. A: “Nếu vậy, như thầy nói thì quay đi quay lại vẫn là ý thức, trách nhiệm, đạo đức mỗi bên”.
  • 26. 26 Thầy H: “Em có thể hiểu vậy”. A: “Vâng, đó có thể là một ẩn dụ, khi mà người ta chỉ chú ý lợi ích chứ không phải là mấy thứ kia”. “ Nhưng thầy ơi! Em vẫn có điều này băn khoăn,thế những thiệt hại mà người tiêu dùng thì sao?” một bạn khác tên T hỏi. Thầy H: “Ý em là sao?”. T: “Ý em là, nếu như các sản phẩm làm tổn thất về mặt tài chính thì em xin phép không nhắc tới. Nhưng nếu đó là các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng thì sao ạ? Thầy H: “Ví dụ”. T: “Ví dụ như…..hiện nay vấn đề nước nắm, hay mì tôm chứa các chất hóa học gây hại cho sức khỏe, nước ngọt chứa chì có nguy cơ gây ung thư, các loại sữa …đấy là chưa kể tới các sản phẩm được làm giả nữa”. Thầy H: “Có lẽ Thượng đế sẽ là người phán xét chuyện này. Và thầy cũng không hiểu tại sao Ngài lại tạo ra con người thích hành hạ chính họ.” T: “Ý thầy là sao ạ?”. Thầy H: “Em có thể hiểu thế này, ông giám đốc là người quyết định sản xuất loại sản phẩm đó. Nhưng một mình ông
  • 27. 27 ta không thể sản xuất được, cần phải có công nhân, người làm công...và khả năng những người trực tiếp sản xuất sản phẩm đó là họ biết được mức độ nguy hiểm của sản phẩm lên người tiêu dùng và chính họ, hầu hết các thông tin đều do những người này cung cấp. Vậy là em có thể hình dung có cả những một tập thể con người dù cố tình hay vô tình, đang tạo ra những sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và cho chính họ. Bây giờ em hãy tưởng tượng trên đất nước này, gồm nhiều tập thể như vậy, người giám đốc, kỹ sư, người văn phòng, công nhân…tất cả họ đang biết họ làm gì, tất cả họ biết họ làm vì cái gì, sự sinh tồn, ví dụ thế. Và tiếp em mở rộng trí tưởng tượng của em xem, người tiêu dùng cũng chính là người sản xuất, giống như ngày xưa, hai người trao đổi thịt – cá cho nhau, một cách dễ hiểu nhất. Chắc bây giờ em hiểu thầy đang nói gì chứ?”. T: “Chúng ta đang đầu độc giết hại lần nhau, bằng nhiều cách khác nhau?” Thầy H: “Em có thể hiểu vậy”. T: “ Thầy lúc nào cũng vậy”. Cả lớp cười: “ hahaha…”. Và kèm theo đó là một cú sốc, đối với các sinh viên vẫn đang còn trong sáng. Rồi thầy H nói tiếp: “Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại….”
  • 28. 28 Thầy H giọng có chút trầm xuống, nét mặt thầy hơi co lại như vẻ thất vọng, thầy thở một hơi dài thành tiếng: “Haiz…” Rồi Q, đứng dậy và nói: “Thưa thầy, trông thầy có vẻ muốn nói điều gì đó?” Cả lớp im lặng, không khí tranh luận lúc nãy mới sôi nổi thế kia giờ bỗng dưng trầm lắng. Rồi anh nói tiếp: “Phải chăng là thầy đang rất lo ngại về vấn đề đạo đức kinh doanh?” Anh ngập ngừng nói: “Thưa thầy, đôi lúc chúng em, đúng vậy, những sinh viên như chúng em tự hỏi: Liệu khi bước ra thế giới ngoài kia, chúng em sẽ sống sao, khi mà ngoài kia, như thầy nói, nhìn xem, cách mà họ kinh doanh thật là ….rồi xã hội này, đất nước này sẽ đi về đâu? Và chúng em lại nhìn nhau và tự hỏi: tương lai chúng em sẽ ra sao? Khi mà những gì chúng em học ở đây là những điều nghe thật “màu hồng”, còn khi ra ngoài kia, chúng em phải học cách luồn lách, học cách, “đi đêm”, học các chiểu trò, thủ thuật tinh vi…” Anh nhìn xung quanh, nhìn những người bạn của mình, những khuôn mặt ngơ ngác, trong sáng, ai cũng mang trong mình điều tốt đẹp muốn làm cho cuộc sống này. Rồi anh nói tiếp:
  • 29. 29 “Tại sao con người ta không thể kinh doanh một cách chân chính dự trên sự sáng tạo vừa giúp chính mình lại vừa đóng góp cho xã hội? Một người đủ trí khôn ngoan đi dắt mũi người khác thì cũng có đủ trí thông minh sáng tạo ra cái mới mẻ, nhưng tiếc thay họ đã sử dụng sai mục đích. Phải chăng đồng tiền có sức mạnh ghê gớm đến vậy? Hay cơ chế hoạt động của nó vốn đã là như vậy?”. Thầy H, hiểu được nỗi lòng các em sinh viên, thầy mỉn cười như muốn không khí trong lớp trở nên dễ chịu hơn: “Các em ạ! Bản chất đồng tiền nó chỉ là phương tiện giúp chúng ta trao đổi thuận tiện hơn, nhưng cấu trúc hoạt động của nó có nghĩa là chúng ta đã trao sức mạnh cho nó. Vì chính chúng ta thông qua đó để khẳng định cái tôi của mình. Thỏa mãn bản ngã không bao giờ là đủ các em ạ, bản chất của nó là thông qua sự đồng hóa để tìm kiếm chính mình.” Cả lớp im lặng cuốn theo những lời dạy sâu sắc của thầy H. Q cũng bị cuốn theo, tuy nhiên anh nghĩ thầm: “cái tôi, bản ngã là gì?” tuy anh đã từng nghe qua ai đó nói đến nhưng cũng mới chỉ là mơ hồ chưa rõ ràng. Một bạn tên là D với giọng đầy tự tin thốt lên: “Con người sống phải có tham vọng chứ thầy, như thế đất nước mới giàu lên được, người dân mới thoát khổ”. Thầy H: “Haha…” thầy H cười thành tiếng và ánh mắt thầy như muốn nói rằng: “ Này em, tham vọng là cái tạo nên khổ
  • 30. 30 đau đó chàng trai ạ”. Nhưng thầy không nói vì thầy biết tuổi trẻ ai cũng đầy tham vọng mà, thôi hãy để chúng trải nghiệm chút. Nên thầy chỉ nói ngắn gọn: “Tham vọng với tham lam ranh giới rất mong manh đó chàng trai ạ”. D: “Tham vọng giúp mình tiến lên, còn tham lam thì ích kỷ, hai cái này rõ ràng khác nhau mà thầy?”. Thầy H: “Em có thể hiểu vậy”. D: “Thầy lúc nào cũng vậy”. “haha…” cả lớp lại phá lên cười. Thầy tiếp tục bài giảng, cả lớp tiếp tục đặt câu hỏi cho thầy về các vấn đề đạo đức và thị trường. Bạn M, dáng người cao ráo, là một bạn trai có tư duy sâu sắc lại năng động tham gia các hội thảo và các chương trình mà anh yêu thích không chỉ trong trường mà con cả ngoài trường, M giọng mạnh mẽ hỏi: “Thưa thầy, em muốn thêm vấn đề thực phẩm sạch thực phẩm bẩn hiện nay vào thảo luận”. Thầy H: “uh, em nói đi”. M: “Em có theo dõi và tham một số chương trình hội thảo về nông sản sạch và giải pháp. Trong hội thảo đó thay vì đưa ra các giải pháp thì các bên tham gia lại đùn đẩy trách nhiệm
  • 31. 31 cho nhau hình như là họ vẫn chưa tìm nguyên nhân. Các bên như: doanh nghiệp sản xuất thi bảo người tiêu dùng không tin vào sản phẩm; còn doanh nghiệp thương mại thì bảo giá nhập vào cao rồi người tiêu dùng cũng không tin nên sản phẩm bán rất chậm; người tiêu dùng thì không biết tin vào đâu, mua bó rau chả lẽ lại phải lên tận trang trại để xem mà xem thì chưa chắc đã biết rõ. Mà rau bây giờ chủ yếu vẫn bán tại chợ cóc, cái này thì đúng không thể truy xuất nguồn gốc được. Tóm lại là họ đỗ lỗi cho nhà nước quản lý không chặt, để dân mình dùng thuốc hóa học suốt mấy chục năm liền bây giờ đất đai ô nhiễm hết,…..”. Sau khi M trình bày vấn đề, cả lớp lại thảo luận không khí bắt đầu sôi nổi. Thầy H vẫn ngồi im mỉn cười không nói gì….một lúc sau thầy cho mọi người phát biểu. Tiết học của thầy lúc nào cũng vậy, sôi nổi, nên cảm giác như thời gian trôi nhanh hơn, chuông reo báo hết giờ, thầy lặng lẽ đứng lên và nói : “Tất cả nằm ở nhận thức, dù đó là nhà nước hay nhà doanh nghiệp hay nhà nông dân…”. Kết thúc tiết học Q đã tiếp thu thêm được rất nhiều điều mới hay từ thầy và các bạn. “Như vậy rõ ràng là các vấn đề về hậu quả do nên kinh tế này gây ra là không thể tránh khỏi, bởi đạo đức trong nền kinh tế thị trường là những cách nhìn khác nhau từ những vai diễn của những người tham gia trong trò chơi đó. Trò chơi mang tên “kẻ được người mất” Q vừa đi vừa nói chuyện với mọi người; mọi người trêu đùa nhau bằng
  • 32. 32 câu nói mà thầy H vừa nói trong tiết học: “Tham vọng với tham lam ranh giới rất mong manh đó chàng trai ạ”. Ngày ngày trôi qua, và anh vẫn cứ tìm tòi học hỏi. Anh và bạn bè nói chuyện, trao đổi, chia sẽ về những ước mơ của nhau. Có người thì muốn trở thành doanh nhân, có người đơn giản chỉ muốn kiếm công việc có thu nhậ kha khá, có người lại thích làm tự do để có thời gian dành cho những đam mê của anh ấy...Rất đa dạng và phong phú, ước mơ luôn là vậy, ai cũng cầu chúc cho nhau thực hiện được điều đó. Với Q, giấc mơ về đứa bé vẫn đang mỉm cười với anh, dường như nó không còn là ác mộng nữa mà mỗi lúc một đẹp hơn nhẹ nhàng hơn. Anh say mê với các mô hình nhà nước trên thế giới với hi vọng ngày nào đó tìm ra được một một mô hình phù hợp với đất nước mình. Một hướng đi mới, một lối thoát cho một lề lối cũ kỹ. Dân chủ và tự do (Dân chủ, tự do thực sự có khi nào? Phải chăng khi con người ta thực sự tự do khỏi mọi ràng buộc thuộc tâm lý của chính họ?) Gần đây trong nước diễn ra cái phong trào mang tên dân chủ tự do, báo chí các phương tiện truyền thông đưa tin, nào là các phát biểu của các học giả có uy tín trong nước, nào là các ý kiến khác nhau của dân chúng cộng thêm những lời nói có
  • 33. 33 vẻ kích động của ai đó. Đất nước đang thực sự bước vào một giai đoạn cải cách toàn diện các vấn đề từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục….Dân trí ngày càng được nâng cao nên điều này diễn ra cũng là điều dễ hiểu, một sự tất yêu phải xẩy ra. Các vấn đề này vẫn hay được thầy cô và sinh viên tranh luận trong các hội thảo được tổ chức tại trường. Có một lần trong hội thảo có tên: “Hướng tới Một nền dân chủ tự do” thầy cô và sinh viên tranh luận rất sôi nổi đến nỗi có một thầy giáo và sinh viên lời qua tiếng lại không tốt. Tất nhiên nếu trường hợp này ở phương Tây thì đây là chuyện bình thường, còn ở đây đôi khi người ta lại quá bám vứu vào lời nói, dè dặn lưu ý đến từng câu chữ để trách mất lòng nhau, điều này hạn chế sự cởi mở trong quá trình tranh luận. Người ta cần phải hiểu rằng trong quá trình tranh luận sự mâu thuẫn xích mích là không thể tránh khỏi nhưng điều quan trọng ở đây là quên đi cái tôi nhỏ bé kia để cùng tìm ra vấn đề. Lần đó Q cũng tham gia với một người bạn. Thầy hiệu trưởng phát biểu đôi lời giới thiệu, kèm theo đó là một câu hỏi đanh thép: “Phải chăng đã đến lúc hiện thực hóa dân chủ tự do?” “Chưa phải lúc này!”, “chính lúc này!” …tiếng nói vang lên của một số người… Một người phụ nữ trạc tuổi năm mươi, tóc ngắn và được uốn xoắn, đứng dậy phát biểu:
  • 34. 34 “Thưa tất cả mọi người! Dân chủ tự do là xu hướng tất yếu sẽ phải xẩy ra!” cô nhấn mạnh. Tuy nhiên: “Hiện tại dân trí chưa thực sự đủ để nhận thức được vấn đề thế nào là dân chủ, thế nào là tự do”. “Ồ…” cả hội trường vang lên. Thầy hiệu trưởng:“Này cô! Hãy nói rõ hơn được không?” Người phụ nữ: “Thưa hiệu trưởng, tôi lấy ví dụ thế này: Thực sự mà nói ý thức người dân nước ta rất thấp, từ người có trí thức đến người không có trí thức, từ anh công nhân cho đến người lãnh đạo…rất xin lỗi vì điều đó”. Q nghĩ thầm: “ Đúng ! Đúng..” Người phụ nữ giọng mạnh mẽ vang lên: “Tôi đã gặp nhiều người đi thì đi xe Mercedes, xe ô tô….nhưng mọi người biết không? anh ta vứt tờ giấy lau tay..ra ngay giữa đường trong khi đang lưu thông trên đường, không chỉ tôi mà có nhiều sinh viên cũng đã phản ánh lại với tôi. Vậy mọi người nói xem đây là hình ảnh của dân trí nâng cao sao?” Cả hội trường trở nên lắng xuống. Người phụ nữ: “Hãy xem cách mà mọi người nói chuyện với nhau, là biết có dân trí chúng ta đang như thế nào. Có một sinh viên ở quê lên đây học, em ấy đã ngạc nhiên và thốt lên
  • 35. 35 với tôi rằng: “Thưa cô, em không nghĩ ở một thủ đô này mà người ta đối xử, giao tiếp với nhau thô lỗ đến như vậy. Ở quê em mọi người tuy có nghèo về vật chất, nhưng cách họ giao tiếp nói chuyện với nhau con văn minh hơn rất nhiều so với ở đây”. Lại nữa, hãy xem mức độ đọc sách của người dân chúng ta thế nào? Mức độ tìm hiểu tri thức nhân loài thế nào? Cái họ tìm kiếm là sự sinh tồn, sự sống qua ngày, sự giàu có,…Một tình trạng như vậy làm sao có thể gọi là dân trí cao. Tôi chỉ thấy đang đi xuống nghiêm trọng, so với tốc độ tiến hóa nhân loài”. Q nói thầm với bạn: “Tớ cũng từng thấy cảnh này, thật xấu hổ”. Rồi nhìn sang mọi người anh thấy: có người thì trầm tư, có người cười nhếch mép vẻ không đồng tình, có người cười hơi hé miệng nhưng không thành tiếng thể hiện sự hiển nhiên của điều người phụ nữ vừa nói. Rất nhiều cảm xúc trên những khuôn mặt đó. Còn bạn của Q thì hỏi anh: “ tại sao người ta có thể làm như vậy nhỉ?”. Q trả lời: “ hãy nghe cô ấy nói xem sao”. Người phụ nữ tiếp tục: “Mọi người cần cân nhắc! với cái kiểu tư duy chụp giật đó, nếu mà không cẩn thận dân chủ tự do sẽ vô tình tiếp tay cho thói tư duy đó phát triển và đất nước này mãi là hình ảnh của anh chí phèo mặc áo vét đi xe hơi thôi.
  • 36. 36 Thêm nữa, những người được xem là khó khăn hơn, họ vẫn mang tư duy đó, họ đã nghèo về vật chất họ còn nghèo về cả ý thức. Xin lỗi! Không phải là tất cả nhưng thực tế một phần nào đã chứng minh điều đó. Lối tư duy đó còn len lỏi vào các cán bộ công chức nhà nước. Điều này gây nên tình trạng nhũng nhiễu hành chính, rồi tham ô hối lộ…tất nhiên nó còn nhiều nguyên nhân khác nhưng sự ảnh hưởng tư duy đó là không hề nhỏ”. Thầy hiệu trưởng: “ Vâng, rất cảm ơn cô! Một điều chúng ta cần lưu ý”. Một người đàn ông cao lớn với giọng ồm ồm đầy uy lực lên tiếng: “ Xin lỗi! nhưng dù sao đi nữa chúng ta cần tự do ngôn luận, mọi người có quyền nói bất kỳ điều gì họ suy nghĩ, đó là quyền của họ. Và nếu họ có chửi cái đất nước này thì điều đó cũng không hẳn là không có lý,vì không có lửa làm sao có khói. Nhà nước lập ra là phục vụ cho nhân dân mà suy cho cùng thì quân đội cũng từ dân mà ra,công an cũng từ dân mà ra, lãnh đạo từ dân mà ra. Tôi thấy hiện nay nhà nước chưa thực sự cởi mở với vấn đề này, tôi không hiểu lý do nhưng nếu thực sự họ muốn biết dân chúng thế nào thì họ nên lắng nghe một cách trực tiếp chứ không phải lấp lửng kiểu đó, giống như việc làm cho có vậy”.
  • 37. 37 Thầy hiệu trưởng: “Xin mọi người chậm chậm một chút, trước hết dân chủ là gì? Phải chăng, dân chủ là mỗi người dân, như một con người sinh ra trên cõi đời này có quyền, và điều này hiển nhiên, khi bày tỏ những nguyện vọng, những mưu cầu lợi lích, mưu cầu hạnh phúc, … mà họ xứng đáng nhận được đơn giản vì họ là con người, như: Được ăn, được mặc, có chỗ ở, được chữa bệnh một cách dễ dàng nhất. Và một lý do nào đó, họ không có khả năng thực hiện bốn điều cơ bản trên, người khác có thể giúp họ, hình thành các cộng đồng giúp đỡ, hỗ trợ, yêu thương nhau. Tuy nhiên, các cộng đồng cũng không thể giúp các thành viên trong cộng đồng đó, vậy nên các cộng đồng khác hỗ trợ,..vậy nhà nước ra đời như một tổ chức do các cộng đồng bầu ra để làm nhiệm vụ giúp đỡ các cộng đồng và mọi người”. “Xin lỗi, thầy có thể đi thẳng vấn đề được không?” một người đàn ông lớn tiếng. Thầy hiệu trưởng: “Xin lỗi, xin thầy cứ chú ý lắng nghe, mọi thứ đều có ý đồ của nó. Ngày nay chúng ta đã làm phình lên tổ chức, mà chúng ta gọi là nhà nước, chúng ta tách biệt tổ chức đó ra rồi trao hết quyền lực kiểm soát cho tổ chức đó. Và dần dần cuộc sống mỗi người lại phụ thuộc nhà nước. Phụ thuộc vào những gì mà họ làm. Thay vì bình đẳng, thay vì ai cũng có quyền lợi cơ bản, không phân chia, không tư hữu…thì này nổi lên một vấn đề: quyền lực, lợi ích, cũng từ đó mà bắt đầu hình thành nên khái niệm “chính trị” và “kinh
  • 38. 38 tế”. Vậy là “quyền mưu cầu” mỗi con người bây giờ phụ thuộc vào cơ chế kinh tế, chính trị nhà nước đó”. “Hình như thầy đang kể chuyện lịch sử”, một giọng nói vang lên từ phía hội trường. Thầy hiệu trưởng: “Đúng vậy! Mọi người có thấy điều gì tôi vừa nói?”. Một người phụ nữ: “Phải chăng, dân chủ là đem lại “quyền” thiêng liêng cơ bản nhất của con người thuở sơ khai”. Thầy hiệu trưởng: “Đúng vậy”. Người đàn ông: “Đấy chả phải là: quyền tự tìm lại chính mình, sao”? Thầy hiểu trưởng: “Xin phép thầy giải thích rõ hơn?”. Người đàn ông: “Đó là quyền, từ bỏ mọi quy định, quy tắc, khuôn mẫu… của bất kỳ tổ chức nào, để tìm lại cái bản chất nguyên sơ, không vị kỷ, của con người. Hay nói cách khác đó là quyền tự do thoát khỏi ràng buộc tâm lý do chính anh ta, hay cô ta tạo nên. Ngoài những nhu cầu cơ bản, như ăn, mặc, ở, chữa bệnh, họ chẳng còn nhu cầu nào khác, họ sống đời sống tinh thần rất cao, không như bây giờ, hời hợt và trống rỗng, cô đơn và vô cảm, đó phải chăng là điều thầy đang nói? Thưa thầy hiểu trưởng”. Một người phụ nữ: “Tôi ngửi thấy mùi triết lý, tôn giáo ở đây”.
  • 39. 39 Thầy hiểu trưởng: “Ồ, thầy nói đúng lắm. Xin lỗi mọi người, tôi là một người theo đạo Phật, cũng như các thầy cô ở đây, tất nhiên hôm nay chúng ta không bàn về tôn giáo. Tôi đã tìm hiểu nghiên cứu rất nhiều năm về các mô hình nhà nước, hay kinh tế…tuy nhiên có một điều mà mọi người cần biết là: Có một giá trị vượt lên trên tất cả những thứ mà chúng ta đã đề cập rất nhiều cho chính mình và cho cả các thế hệ sinh viên, đó là giá trị “tinh thần”. Một khi “tinh thân” cá nhân hay một người nào đó đang có vấn đề, đó sẽ là một vết nứt, và vết nứt này sẽ lan rộng ra toàn xã hội. Như các vị thấy, hiện nay chúng ta khắp nơi bị khủng hoảng tinh thần rất lớn. Và vì vậy dân chủ là đem lại “quyền” và “tinh thần” cho mỗi người chúng ta. “Tinh thần” không thể dựa trên quyền lợi mà có được, nó được dựa trên “ý chí tự do”, một tự do thoát khỏi mọi ràng buộc tâm lý và bên ngoài như có một thầy lúc nãy vừa nói. Một người đàn ông: “Đó có thể là một xã hội trong tương lại, thưa thầy hiểu trưởng. Điều thầy vừa nói có lẽ là dành cho một tôn giáo, hoặc một tổ chức tâm linh nào đó. Và trước khi làm được điều đó chúng ta cần có một “dân chủ cơ bản” đã”. Thầy hiệu trưởng: “Vâng, mọi người tiếp tục thảo luận”. Một người phụ nữ: “Chúng ta có nên cân nhắc luật biểu tình? Biểu tình là một trong những hình thái thể hiện rõ nhất nhưng yêu sách mà nhân dân muốn gửi đến nhà nước”. Môt bạn nam sinh viên đứng dậy với giọng khá nhẹ nhàng:
  • 40. 40 “ Dân trí chúng ta như thế này rất dễ bị lợi dụng tuy biểu tình rất là hay, liệu ai dám chắc những người trong đó là những người thực sự có ý thức được việc mình đang tham gia. Với lại đường thủ đô vốn đã chật hep hay tắc đường thế này nếu thường xuyên biểu tình sẽ gây ra tình trạng máu đông.” “Hahaha…..” cả hội trường cười to. “Biểu tình vào chủ nhật” một tiếng nói vang lên…. “Hahaha…” cả hội trường lại vang lên. Một người đàn ông: “Quốc hội là trái tim của cả nước, Chính phủ là bộ não điều hành, Đảng là nhận thức thuần túy. Một khi nhận thức lạc hướng khi không chịu lắng nghe trái tim,não điều hành chỉ theo bản ngã của nó. Mặt khác trái tim lúc đập mạnh lúc tỏ ra yếu ớt thì là làm sao giúp máu đến phổi lấy hơi thở của nhân dân được. Vấn đề không phải ở dân chủ hay không dân chủ,tự do hay không tự do mà là ở nhận thức mỗi cá nhân đã tạo nên cái xã hội này”. “Vậy làm sao thay đổi hay nâng cao nhận thức đây?” giọng của một cô sinh viên trẻ vang lên tuy nhẹ nhàng nhưng làm hội trường im lặng một cách đáng sợ, hình như ai cũng đang tự hỏi chính bản thân mình. Người đàn ông: “Muốn thay đổi nhận thức, trước hết mọi người phải tự hiểu mình. Tự hiểu mình như thế nào?hãy quan sát mình thường xuyên, quan sát cái trí nó hoạt động ra sao,
  • 41. 41 từ đó nhận ra tính tự ngã của nó và đừng phán xét hay chống đối hãy để nó tự đến rồi đi”. Một người phụ nữ: “Tôi lại ngửi thấy sặc mùi tôn giáo ở đây, chả thấy đi vào trọng tâm gì cả”. “Ồ…haha…” tiếng mọi người cười, có người hiểu ý của người đàn ông thì trầm tĩnh gật đầu, có người chưa hiểu lắm thì tỏ vẻ băn khoăn như muốn hỏi lại cho rõ, có người không muốn hiểu thì họ cười to như là trò cười vì có phải ai cũng làm được vậy. Người đàn ông đứng quan sát mọi người một chút rồi lặng lẽ ngồi xuống. Còn đối với Q, có thể phần nào đó anh hiểu ý của người đàn ông kia dù tham vọng của còn lớn nhưng anh chú tâm những gì mà người đàn ông kia nói. Một điều mới lạ. Mọi người tiêp tục tranh luận cho đến hết giờ. Đó cũng là buổi hội thảo lạ lùng đối với Q vì anh không hề phát biểu hay tranh luận gì. Anh chỉ ngồi lặng lẽ quan sát mọi người. Q và bạn lặng lẽ ra về, trên đường đi lúc đèn đỏ dùng lại, anh quan sát thấy một số người vượt đèn đỏ, rồi khi đèn vẫn còn năm, bốn giây mới chuyển sang đèn xanh thì mọi người đã đi rồi. Điều này làm anh nhớ đến những gì mà người phũ nữ kia phát biểu, anh nói với bạn: “Này mày! ý thức dân mình sao kém thế nhỉ! Có mấy giây mà cũng chả chờ chuyển đèn rồi đi”. Cậu bạn liền đáp: “Ờ….mà sao trước đây mày có phàn nàn đâu!”
  • 42. 42 “Chắc là do tao thấy nó là chuyện như cơm bữa nên nhìn mãi thành quen, hôm nay nhờ có lời phát biểu của người phụ nữ kia làm tao nhớ ra”. Q đáp. “Nhớ ra gì?” bạn anh hỏi. “Nhớ ra ý thức tham gia giao thông của mọi người chứ gì nữa” Q đáp. Cuộc hội thảo đem đến cho anh nhiều điều ý nghĩa. Kể từ ngày đó anh bắt đầu quan sát các hành vi của mọi người một cách vô thức. Đô thị hóa nông thôn (Đô thị hóa nông thôn có thực sự là điều nên làm? Hay nên để lại một lối sống thanh bình vốn có?) Thế là một năm trôi qua thật nhanh, anh học được rất nhiều điều thú vị cũng như nhiều tri thức thu lượm được. Vì đi học ở thủ đô cách quê nhà tới ba trăm kilomet, nên mỗi năm anh chỉ về có hai lần, thứ nhất vừa tiết kiệm chi phí thứ hai đỡ vất vả đi lại. Chính vì vậy mà mỗi lần chuẩn bị về quê là lòng anh lại háo hức hơn bao giờ hết. Ở nhà bố mẹ đang trông ngóng anh, họ lo lắng không biết con họ ra sao, có béo hơn không, học hành thế nào….Bảy tiếng trên xe là những dòng cảm xúc khác nhau, lúc thì anh chợp mắt, rồi lại tỉnh dậy ngắm phong cảnh hai bên đường. Ngay sát bên đường ngoại thành thủ đô, những cánh đồng lúa sau khi thu hoạch vụ năm giờ chỉ còn lại gốc rã, lác đác đôi ba con cò đang tìm kiếm
  • 43. 43 thức ăn, xa xa đằng kia là những ngọn đồi …hình ảnh đó càng làm cho anh mong được về quê nhanh hơn,bởi phong cảnh đó thật giống quê anh làm sao, cũng có những ngọn đồi,cũng có những cánh đồng lúa với những đàn cò, còn có các em bé chăn trâu nữa chứ, ôi bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ chăn trâu ùa về. Anh chỉ muốn sao đi ngược thời gian trở lại những khoảnh khắc đó, tuổi thơ vui đùa không nghĩ ngợi gì, nắng mưa không ngại. Thế mà giờ đây lo lắng cho từng bữa ăn, rồi học hành, cuộc sống của những người trưởng thành…..đôi lúc anh tự nhủ,chúng ta muốn thoát khổ vật chất nhưng lại mang nỗi khổ tâm lý đè nặng. Anh suy tư một chút, rồi lại chợp mắt được một giấc, xe dừng lại làm anh tỉnh giấc tiếng người lơ xe thông báo đến nơi. Anh tỉnh dậy vội vàng xách balo,đi dày, đặt chân xuống,cảm giác gần gũi mà chút lạ lẫm cái không khí yên tĩnh lạ thường,anh đi bộ trên con đường quê hai bên là những cách đồng lúa sau vụ mùa, những đàn trâu đang ăn,những trẻ em đang trượt đuổi nhau nắm nhau bằng hạt ké,cái trò chơi khi xưa anh vẫn hay chơi. Thỉnh thoảng có người đã đi cày xới đất rồi để chuẩn bị cho vụ mùa mới. Trên đường về anh gặp những người quen trong làng xóm, chào bằng những nụ cười, những lời hỏi thăm, làm anh quên đi cuộc sống khắc nghiệt tranh đua nơi đô thị. Gặp gỡ bố mẹ trong niềm vui và xúc động khi thấy tóc bố mẹ nay đã bạc đi phần nào bởi những suy tư lo lắng cho con cái. Biết nói gì đây, đành kìm nèn cảm xúc thay đồ và ăn
  • 44. 44 cơm, đã là một giờ chiều nhưng họ vẫn chờ anh về ăn cùng,bữa cơm sum họp gia đình. Nhìn lên nâm cơm cũ,những món ăn mà anh yêu thích: cà muối, cá đồng kho, rau lang luộc…..đơn giản mà ngọt ngào tình yêu. Sau một tháng về quê thăm bố mẹ,giờ anh đã phải lên đường rồi,con đường quê đưa anh đi rồi lại đón anh về. Trên xe, anh ngồi suy nghĩ: “thế là một phần tư chặng đường đại học đã đi qua”, trong đâu anh vẫn còn vang lên tiếng nói của mẹ: “cố lên”. Cuộc sống ở quê nhà cũng thay đổi đi phần nào, bây giờ người ta thuê máy móc làm ruộng,còn họ thì đi làm thuê chỗ khác. Thanh niên trong trong xóm giờ đi lên thành phố làm thuê hết rồi, ai làm được thì có tiền gửi về cho bố mẹ ai, có người về trong tay trắng. Nhà nhà đua nhau làm giàu, sự cạnh tranh cũng bắt đầu, lối sống kinh tế thị trường bắt đầu len lỏi vào nông thôn. Q nhớ lại lời mẹ kể: “ở xã nọ, người ta đi ra ngoài ăn,họ giàu lắm, tuy nhiên bên cạnh sự giàu có là bao nhiêu tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, lô đề, cờ bạc…còn ở trên lãnh đạo xã thị nợ nần lớn lắm”. Anh chợt nghĩ: “làm giàu mà nhận thức được thì còn tốt chứ không lại sinh ra hư hỏng…Các nhà xã hội có bảo sự giàu lên ở nông thôn trong khoảng thời gian nào đó sẽ du nhập nhiều tệ nạn xã hội, từ đó mà văn hóa thay đổi, đạo đức đi xuống, phải mất rất lâu họ mới nhận thức trở lại con đường đúng đắn ”. Anh nhìn ra ngoài xe thở dài thầm nghĩ: “muốn cho dân thoát khổ không đơn giản chút nào khi mà
  • 45. 45 nhận thức mọi người vẫn theo lối mòn đó”. Nghĩ đến đây anh nhớ lại lời của thầy H: “Tất cả nằm ở nhận thức,dù đó là nhà nước hay nhà doanh nghiệp hay nhà nông dân..”. Lời nói thầy hiệu trưởng: “Có một giá trị vượt lên trên tất cả những thứ mà chúng ta đã đề cập rất nhiều cho chính mình và cho cả các thế hệ sinh viên, đó là giá trị “tinh thần”. Một khi “tinh thân” cá nhân hay một người nào đó đang có vấn đề, đó sẽ là một vết nứt, và vết nứt này sẽ lan rộng ra toàn xã hội. Như các vị thấy, hiện nay chúng ta khắp nơi bị khủng hoảng tinh thần rất lớn. Và vì vậy dân chủ là đem lại “quyền” và “tinh thần” cho mỗi người chúng ta. “Tinh thần” không thể dựa trên quyền lợi mà có được, nó được dựa trên “ý chí tự do”, một tự do thoát khỏi mọi ràng buộc tâm lý và bên ngoài như có một thầy lúc nãy vừa nói.” Lời người đàn ông kia: “ Vấn đề không phải ở dân chủ hay không dân chủ,tự do hay không tự do mà là ở nhận thức mỗi cá nhân đã tạo nên cái xã hội này. Muốn thay đổi nhận thức,trước hết mọi người phải tự hiểu mình. Tự hiểu mình như thế nào? hãy quan sát mình thường xuyên, quan sát cái trí nó hoạt động ra sao, từ đó nhận ra tính tự ngã của nó và đừng phán xét hay chống đối hãy để nó tự đến rồi đi”.
  • 46. 46 Chương 3. Cuộc sống năm hai và những thay đổi thế giới quan. Khổng Tử và Lão Tử, “Lễ” hay “Đạo” (Một xã hội cần có sự can thiệp của lễ, pháp luật để hướng mọi người vào khuôn mẫu hay cần hiểu bản chất tự nhiên vũ trụ và con người để mỗi người như cái mà họ là?) Bước sang năm hai, anh bắt đầu tìm hiểu nhận thức con người thế là anh đi sâu vào nghiên cứu triết học, anh tự đặt ra câu hỏi cho mình : Đâu là bản chất con người? Cái gì hình thành lên nhận thức con người?....Tuy bây giờ không học
  • 47. 47 thầy H nữa nhưng mỗi lần thắc mắc là anh lại gặp thầy nhờ thầy hướng dẫn, bên cạnh đó là những cuộc tranh luận xưa cũ của hai thầy trò. Anh lên thư viện tự nghiên cứu đọc sách, anh đọc sách của Plato, Aristotle (học trò của Plato), Khổng Tử, Lão Tử,…có lần anh hỏi thầy về cuộc nói chuyện của Lão Tử và Khổng Tử: “Thưa thầy! thầy đã nghe qua cuộc nói chuyện giữa Lão Tử và Khổng Tử chưa ạ?” Thầy H: “Uhm…thầy có nghe rồi, sao em? hôm nay có gì mới?”. Q: “À,..chả là em muốn được nghe thầy phân tích cuộc nói chuyện đó?” Q đáp. Thầy H bắt đầu phân tích: “Đó là một cuộc đối thoại sống động giúp chúng ta hiêu rõ hơn về triết lý Khổng tử và Đạo Lão. Khổng Tử là người kém Lão Tử 15 tuổi, ông là người có chủ trương lấy lễ để bình thiên hạ, ông theo học Chu dịch. Đối với ông, chỉ cần sự đấu tranh mỗi người hợp với lễ thì thiên hạ sẽ không sinh loạn, nghiêm ngặt tuân thủ theo lễ thì tiên hạ sẽ được thái bình,thịnh vượng, nguồn gốc sự hỗn loạn của mọi người ngày nay là do trái với lễ. Ngược lại với Khổng Tử, Lão tử chủ trương thuận theo tự nhiên hay là đạo. Việc dùng lễ chỉ làm cho người ta thêm rối
  • 48. 48 loạn, sự cạnh tranh sinh ra từ lòng người, làm quan thì cạnh tranh chức vị,làm doanh nhân thì cạnh tranh lợi nhuận sự giàu có,làm người thường thì cạnh tranh miếng cơm manh áo, cái họ tranh tuy có khác nhau nhưng đều vì tư lợi,tham dục làm cho lòng người loạn ác, không tranh thì thiên hạ sẽ không loạn không ác....Khi con người ta hiểu được thế giới nhị nguyên: có đất thì có trời, có mưa thì có nắng, có vui thì có buồn, có cao thì có thấp….và hiểu được cái tự ngã vốn là nguồn gốc gây nên chia rẽ,chia rẽ thì sinh mâu thuẫn,mâu thuẫn sinh xung đột,xung đột sinh đau khổ,khi mỗi người hiểu được vậy thì xã hội mới hết loạn.” Nghe xong ngồi suy tư một lúc Q hỏi thầy: “Cái đạo của Lão Tử sao mà nghe thâm thúy sâu xa quá, chắc con chưa đủ trình độ để lĩnh hộ và không phải ai cũng lĩnh hộ được. Nên con nghĩ cần phải có lễ, có luật để tạo thành khuôn mẫu cho người ta theo đó mà hành chứ ạ?” Thầy H: “Lễ và luật chỉ có tác dụng thời gian đầu, xét về lâu dài cần có sự nhận thức đúng bản chất tự nhiên,khi đó thay vì chúng ta đề ra luật thì cần phải giúp cho mọi người hiểu được luật tự nhiên của vũ trụ. Khi đó cuộc sống mới thực sự bền vững và thịnh vượng”. Q chăm chú lắng nghe lời thầy phân tích tiếp: “Tuy chủ trương có khác nhau nhưng cái mà cả hai bậc thánh nhân này hướng tới là một thế giới Đại đồng: ai sinh ra cũng
  • 49. 49 có cơm ăn áo mặc,có chỗ ở, có việc làm phù hợp đúng đắn; người người yêu thương nhau không phân biệt người thân hay người ngoài; trẻ em thì vui chơi, người trưởng thành thì kiếm việc đúng đắn mà làm, người già thì tu tập tâm linh; không có phân biệt không có mẫu thuẫn chỉ có tình yêu và trí tuệ”. Q: “Thưa thầy bản ngã là gì ạ?” Thầy H nói: “Bản ngã do tâm trí tạo ra, đó là các hình ảnh về bản thân em gắn với một điều gì đó như: vật chất, tư duy, cảm xúc,…Nó chỉ là các suy tư trong đầu em, từ đó tạo ra ham muốn để thỏa mãn chính nó nhưng nó lại chả bao giờ thỏa mãn cả”. Q: “Đâu thầy! Vẫn có thỏa mãn chứ ạ! Bây giờ em muốn một chiếc ô tô đi, và nó hiện ra ngay lập tức thì em cảm thấy rất thỏa mãn”. Thầy H nhìn Q mỉm cười và hỏi: “Em chắc chứ? nếu như có ô tô rồi liệu có chắc là sẽ muốn một cô bạn gái xinh đẹp ngồi kế bên chứ?” “Ha ha..” Q cười ….thầy H hiểu khát vọng tuổi trẻ nên thầy cũng không giải thích gì nhiều. Lúc này, Q cảm thấy rối rắm khi càng đi sâu vào nghiên cứu triết học, càng tìm hiểu anh càng cảm thấy sao nhận thức con người phức tạp thế. Anh quyết định dừng lại, tuy nhiên câu hỏi về : Nhận thức là gì? vẫn luôn ở trong con người anh.
  • 50. 50 Bước sang học kỳ hai của năm học, Q được bố mẹ mua cho chiếc máy tính, niềm hạnh phúc khi bây giờ anh có thêm công cụ khám phá tri thức nhân loại. Anh lên mạng xem nhưng bộ phim mà anh rất ưa thích như: phim tài liệu về lịch sử chiến tranh, lịch sử các nhân vật nổi tiếng như Alexandros đại đế ( một trong những vị tướng vĩ đại nhất thế giới), Napoleon Bonaparte ...; phim tài liệu về nước Mỹ như Đại tư bản; chương trình Hồ Sơ mật; đặc biệt là anh rất mê seri phim: người ngoài hành tinh thời cổ đại… Một cảm giác lạ lùng (Khi con người ta tĩnh lặng, mọi suy tư chấm dứt, đó là lúc ta cảm thấy bình an, và liện hệ với vạn vật như chính nó) Hôm nay trời thật là đẹp, cái không khí đầu xuân lúc nào cũng khiến cho con người ta cảm thấy tràn đầy sức sống. Người già thì cảm thấy mình như trẻ hơn, thanh niên thì tràn đầy sinh lực,còn trẻ em thì bốn mùa đều như nhau vì đối với chúng vui chơi làm cho chúng quên đi mọi ảnh hưởng của thời tiết. Q đi dạo trong công viên bách, thảo lặng nhìn những chồi non mới đơm, lắng nghe tiếng chim chíu chít gọi nhau,một không gian thật tĩnh lặng. Mọi ồn ào cuộc sống nơi thành phố hình như đã tan biến đi, anh như đang lạc vào môt thế giới mới, một thế giới tự nhiên thuở sơ khai, bỗng dưng lòng anh cảm thấy một sự bình an lạ thường. Trong khoảnh khắc đó thời gian như dùng lại, anh hòa mình vào thiên nhiên vào
  • 51. 51 từng chiếc lá, thân cây, anh là chú chim đang hót…ôi! Mọi thứ thật tuyệt vời !anh như muốn thét lên, rồi khoảnh khắc đó nhanh qua đi. Anh vừa có một trải nghiệm thật đặc biệt, khó mà giải thích được điều gì vừa xẩy ra, cái cảm giác đó thật khó mà diễn tả, nó làm cho anh cứ muốn được nhiêu thêm nữa nhưng chưa bao giờ anh có lại được. Từ lúc lên đại học đến giờ anh luôn suy tư, tìm kiếm lời giải cho những thắc mắc của mình về chính trị, kinh tế, hay nhận thức con người….để hướng đến một sự thay đổi xã hội tốt đẹp hơn hay đôi khi đơn thuần đó là sự đi tìm kiếm cái thỏa mãn cho một bản ngã đang tự tìm kiếm chính nó. Ấy vậy mà anh chưa bao giờ tự hỏi : Cuộc sống là gì? Đâu mới thực sự là sống? Tuy nhiên đối với Q lúc này, anh không để ý đến những điều đó, anh đang đi dạo trong công viên để tìm lại cái cảm giác vừa mới xẩy ra anh cứ đi cho đến lúc cảm thấy mệt, anh ngồi xuống trên chiếc ghế đã cũ, nhìn xung quanh thấy mọi người đã về gần hết, anh chợt giật mình: “ Ồ ! hình như là trời khuya rồi, có lẽ mình nên đi về”. Thuyết âm mưu, giới tinh hoa (Thế giới thiệu đang bị thống trị bởi những thế lực giàu có tài phiêt, mà được gọi là giới tinh hoa: Các gia tộc, các tập đoàn, các ngân hàng…?)
  • 52. 52 Trở lại với công việc học tập trên trường của mình, anh cảm giác như không còn thích thú nữa, đôi lúc anh tự hỏi: “chả biết sinh viên và giảng viên đến đây làm gì nữa, thật lãng phí thơi gian. Học gì mà cái kiểu thầy đọc trò chép, khi giảng viên hỏi thì không ai trả lời,có trả lời thì hình như cũng vậy cả, chả có sự tương tác giữa người dạy và sinh viên, đáng lẽ ra giảng đường là nơi tranh luận giữa sinh viên và giảng viên, giữa sinh viên với nhau chứ”. Anh lên thư viện đọc sách, bước đi nhẹ nhàng để không tạo tiếng động ảnh hưởng đến mọi người, hiện trước mắt anh là cuốn sách: “Chiến tranh tiền tệ”,mới nghe qua nghĩ đây chắc là cuốn sách viết về sự cạnh tranh về giá trị giữa các đồng tiền. Nhưng sau khi cầm lên đọc qua những dòng đầu tiên lời giới thiệu : “Cho đến nay, Bill Gates vẫn được giới truyền thông không ngừng ca tụng và được coi là người đàn ông giàu nhất hành tinh với khối tài sản khổng lồ. Nếu tin rằng đó là sự thật thì có nghĩa là bạn đã bị lừa dối”. Anh cảm thấy giật mình, rõ ràng truyền hình nhà nước còn đưa tin là vậy mà,rồi anh đọc tiếp: “Bởi vì bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy được cái bóng dáng của các ông trùm thật sự giàu có trên bảng xếp hạng những người giàu nhất hành tinh này,còn giới truyền thông phương Tây thì đã bị những thế lực “vô hình” của các ông trùm kia khóa miệng. Cho đến ngày nay,gia tộc Rothschild vẫn theo đuổi ngành ngân hàng,nhưng nếu nếu bất chợt hỏi 100 người dân Bắc Kinh hay Thượng Hải có tới 99 người biết rõ về ngân hàng
  • 53. 53 Hoa Kỳ trong khi chẳng một ai biết rõ ngân hàng Rothschild là ngân hàng nào. Rốt cuộc vậy ai là Rothschild? Nếu một người làm việc trong ngành tài chính mà chưa từng nghe đến cái tên Rothschild thì chẳng khác nào một người lính không biết Napoleon,sinh viên ngành vật lý không biết Einsein là ai vậy. Cái tên Rothschild hết sức xa lạ đối với đa số người dân Trung Quốc (cũng như cả Việt Nam), tuy nhiên gia tộc này có sức ảnh hưởng rất lớn đối với quá khứ hiện tại tương lai của người dân Trung Quốc cũng như người dân trên khắp thế giới. Thông qua sự đối lập giữa tầm ảnh hưởng và mức độ nổi tiếng của gia tộc Rothschild đối với thế giới hiện tại,ta có thể thấy khả năng giấu mình của dòng họ này cao siêu đến mức nào. Rốt cuốc thì dòng họ Rothschild có bai nhiêu tài sản ?Đây vẫn là điều bí mật của thế giới. Theo tính toán sơ bộ con số đó là khoảng 500 tỷ USD! Bằng cách nào mà dòng họ này kiếm được khoản tài sản khổng lồ như vậy?Đây là câu chuyện mà cuốn “ chiến tranh tiền tệ” sẽ giải bày. Dịch giả: Hồ Ngọc Minh” Anh trầm ngâm một lúc: “Thật thú vị, thế mà mấy ông thầy dạy tài chính của mình chả bao giờ nhắc đến cả. Chưa biết thực hư thế nào, cứ coi đây như là một học thuyết đi thì nó cũng đáng để mị người biết chứ, mà đặc biệt là sinh viên, như vậy mới mở rộng thế giới quan bắt đầu tìm tòi chứ. Rồi anh lao vào đọc, anh hoàn toàn bị cuốn hút vào cuốn sách, anh
  • 54. 54 dành liền mấy ngày lên thư viện đọc xong cuốn sách đó. Anh nghĩ thầm: “Đôi khi còn người ta cứ nghĩ mình là biết, nhưng thực ra là chả biết gì”. Anh lên mạng tìm hiểu thêm, thì mới biết đây là: thuyết âm mưu, thuyết nói về thế giới đang bị điều khiển bởi một thế lực bí ẩn mà được gọi là: Giới tinh hoa, có nghĩa là gồm một số dòng họ có tài chính như: gia tộc Rothschild, gia tcc Rocketfeller, gia tộc Morgan….Anh liền giới thiệu với bạn bè nhưng có vẻ như bạn bè anh không quan tâm đến cái đó, cái họ quan tâm là cố gắng học hành kiếm tiền….còn mấy cái kia chuyện thế giới ai mà lo. Thật sự buồn khi không biết chia sẻ với ai, nhưng anh tin rằng ở đâu đó vẫn có những người đang tìm hiểu như anh với sự tò mò anh vẫn tiếp tục tìm tòi, và không phụ sự kỳ vọng ,anh tình cờ đọc được cuốn: “ Quái vật từ đảo Jekyll: Lật lại hồ sơ cục dữ trữ liên bang Mỹ” đây là một cuốn sách như một lần nữa khẳng định cho sư tồn tại của một thế lực tinh hoa đang điều khiển chúng ta. “Sức mạnh của những gia tộc này có thể chi phối tình hình kinh tế thế giới, cái mà chúng ta gọi là khủng hoảng chu kỳ nó chỉ là một trò ảo thuật dã được chuẩn bị. Vậy tại sao thầy cô vẫn dạy ? Ít ra thì họ cũng gợi ý một chút chứ, họ thật là những con người biết áp đặt. Những chủ đề này đáng lẽ ra nên được đưa vào thảo luận, nó sẽ làm tăng tư duy tìm tòi cũng như phân tích của sinh viên, chúng ta phải tăng khả năng tưởng tượng lên chứ” anh nghĩ thầm. Chưa dừng lại ở đó, hình như Thượng đế đang ban cho anh những món quà, anh ngồi xem đi xem lại bộ phim tài liệu: “Sự phát triển (thế giới phồn thịnh)” . Bộ phim nói về một mô hình
  • 55. 55 năng lượng của vũ trụ: năng lượng hình xuyến; những âm mưu, những thế lực đàn áp những nhà khoa học, nhà phát minh ra những năng lượng miễn phí cho xã hội như Nikola Tesla..những phương thuốc trị bệnh ung thư…; và cái cách mà chúng ta hoàn toàn có thể xây dưng một thế giới tươi đẹp, hoàn toàn có thể được bằng cách hãy nhận ra sự thật. Tất cả mọi thông tin trong bộ phim tài liệu này đều đã được xác thực, thật tuyệt vời. Chúng ta vẫn thường hay quen với cái tên Thomas Edison, nhà phát minh với 1093 bằng sáng chế, người phát minh ra bóng đèn đốt. Sự vĩ dại đó là không thể phủ nhận, tuy nhiên chính vì sự vĩ đại của ông mà người ta quên mất đi rằng: ngoài Thomas Edison ra còn nhiều nhà phát minh vĩ đại khác,một trong số đó là nhà khoa học, nhà phát minh Nikola Tesla. Nếu ai đã từng tìm hiểu về Nikola Tesla thì đều thừa nhận rằng có lẽ sau Leonardo Da Vinci thì Tesla chính là người có sức ảnh hưởng lớn như vậy về công nghệ. Ông từng làm việc cho Edison, nhưng sau đó vì mâu thuẫn công việc nên Tesla đã tự lập công ty riêng cho mình. Ngoài phát minh ra dòng điện xoay chiều, một trong những phát vĩ đại là các tháp phát điện miễn phí , nhưng chính ông là người đã hủy hết các hồ sơ liên quan đến thí nghiệm đó, cũng có thể là ông sợ các nhà tài phiệt sử dụng nó vào chiến tranh. Chính thí nghiệm này mà người ta gọi ông là người tạo ra sấm sét. Khả năng làm việc của ông khiến người ta phải kinh sợ,mỗi ngày ông làm việc từ ba giờ sáng đến 11 h tối. Một điểm
  • 56. 56 đáng chú ý của Tesla, ông là người có tính cách lập dị, không yêu đương quan hệ nam nữ nhưng ông lại rất yêu quý bồ câu trắng, có lần ông chi số tiền lớn để chữa bệnh cho bồ câu. Đến cuối đời ông có nói một điều làm người ta phải suy nghĩ: “Trí não của tôi chỉ là thiết bị tiếp thu, trong không gian vũ trụ tồn tại một hạt nhân nào đó,nó là nguồn cho chúng ta khai thác kiến thức, sức mạnh,nguồn cảm hứng,tôi không xâm nhập được vào bí mật của nguồn hạt nhân đó nhưng tôi biết là nó tồn tại”. Q thấy rằng: “ Những thiên tài và các nhà bác học không đơn giản chỉ là những con người có bộ óc siêu phàm mà hình như họ còn đâu đó những điều huyền bí khác”. Người ngoài hành tinh (Liệu có tồn tại sự sống thông minh ngoài kia? Hay họ đã từng đến đây, hướng dẫn chúng ta, và bây giờ, ngay lúc này họ đang đi lại giữa chúng ta?) Có lần Q và bạn anh nói chuyện về việc có hay không sự tồn tại người ngoài hành tinh. Đó là vào một ngày bạn anh chuẩn bị về quê nên ghé qua nhà anh ở để sáng mai ra bến xe bắt xe, phòng trọ Q lúc đó gần bến xe. Hôm đó trời mưa, cũng lâu rồi không gặp,hai người cũng có nhiều chuyện để hàn huyên,bạn anh là một người học về vật lý lý thuyết. Lúc bạn anh chuẩn bị đi ngủ, anh bảo:
  • 57. 57 “Này! Mai mày về quê thì tối ngủ ít thôi để mai lên xe mà ngủ,nói chuyện lúc đã”. Bạn anh bảo: “uhm.. lâu rồi cũng không nói chuyện. Thế dạo này mày thế nào, có người yêu chưa?” Q nói: “Tao thì ai để ý chứ, còn mày?” “haha…” bạn anh cười.. “Đang định lên sao hỏa kiếm một em đây”. Q nói: “Ê! Thế mày có tin là có sự tồn tại của người ngoài hành tinh không?” Bạn anh: “Tin thì tao có tin, vì vũ trụ rộng lớn thế này nói không có thì hơi ngạo mạn về chủng loài chúng ta quá. Tuy nhiên thì vẫn cần có bằng chứng mày ạ”. Q: “Cần có bằng chứng hay cần thông tin công bố bằng chứng? Vì đôi khi có bằng chứng có nhưng người ta không công bố thông tin thì sao?”. Bạn anh: “Mày nói cũng đúng! Cũng có thể là do sự chuẩn bị của mọi người chưa sẵn sàng….Mà ở mình, khoa học không phát triển, dân trí thì thấp, xin lỗi mày! Dù có ông người ngoài hành tinh nào tai to, mũi bé cưỡi đĩa bay đáp xuống cái Thủ đô này thì người ta cứ tưởng của Nga, Mỹ thôi…mà nói thực. Đối với một đất nước đang trong thời kỳ chập chững khai hóa, thì vấn đề chính yếu mà con người ta quan tâm đó có lẽ là kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Còn những
  • 58. 58 điều như khám phá vũ trụ hay tìm kiếm những nền văn minh đang chờ đón chúng ta ngoài kia là một điều xa xỉ. Trong cái vũ trụ rộng lớn vô tận này, nếu nói rằng chúng ta là sự sống thông minh duy nhất thì có lẽ còn phi lý hơn việc là thừa nhận nó” . Thấy bạn anh nói vậy Q thêm vào cho câu chuyện thêm hứng thú: “Ngày nay vấn đề này còn được nhìn nhận mở hơn mày ạ. Khi mà có rất nhiều nghiên cứu cho rằng không những các nền văn minh ngoài kia (người ngoài hành tinh) có tồn tại mà họ đã từng đến thăm chúng ta hàng ngàn năm nay. Erich Von Daniken là người tiên phong khi ông đã đưa ra giả thuyết người ngoài hành tinh thời cổ đại. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về UFO vật thể bay không xác định, ví dụ như vụ rơi UFO tại Roswell năm 1947. Hoặc gần đây cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Paul Hellyer tiết lộ về việc người ngoài hành tinh làm việc cho Mỹ.” Bạn anh: “Cái này tao cũng có tìm hiểu qua”. Rồi tự dưng anh chùng giọng xuống và nói: “Đôi lúc nghĩ mà thấy xót mày ạ, đất nước đã nghèo về vật chất, nghèo tri thức, nghèo luôn cả ý thức, đã thế lại còn nghèo luôn cả tâm linh..” “Haiz..” tiếng thở dài của bạn anh làm Q cũng thấy chạnh lòng rồi bạn anh tiếp tục:
  • 59. 59 “Mày cũng biết tao là con người nghiên cứu tâm linh mà, khi tao học vật lý tạo phải gạt bỏ đi niềm tin vào tâm linh để có thể tiếp thu. Dù biết rằng thế kỷ 21 này là sự giao thoa giữa tôn giáo và khoa học nhưng trước hết mình phải có phương pháp khoa học vững chắc đã. Dân mình nhiều khi mê tín nhiều hơn là tâm linh, tâm linh hướng con người ta vào sự thật còn mê tín làm con người ta lạc vào mê lầm.” “Ồ…mày nói đúng “. Q nói. Hai người tiếp tục trò chuyện hết chuyện này lại tới chuyện kia nên cũng chỉ chợp mắt được một chút thì tiếng chuông đồng hồ báo giờ, thế là bạn anh phải ra bến xe, còn anh tiếp tục ngủ bù lúc tối do hai đứa mải nói chuyện. Như vậy là thế giới quan của Q đang dần được mở rộng, không còn là vấn đề chính trị hay kinh tế nữa mà nó là con người là văn hóa, là xã hội, là giáo dục... Đôi lúc anh cảm thấy kiến thức của anh đang loãng dần ra mà mất đi cái sâu sắc cần thiết. Như anh quên rằng: đối với người dân, UFO là cái gì đó xa lạ thì đối với người lãnh đạo đất nước như nguyên thủ, thủ tướng…thì lại là vấn đề cần lưu ý, do đó mà cũng có thể họ biết ít nhiều về những cái này chứ. Vậy nên UFO không chỉ đơn giả là sự tò mò tìm hiểu mà đó là sự an ninh quốc gia….nếu anh muốn là chính trị gia có lẽ anh nên nghiêm túc hơn nữa. Hay vấn đề thuyết âm mưu, nếu đó là thực thì rõ ràng nó sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Vấn đề không phải là tin hay không tin
  • 60. 60 mà là các khả năng có thể xẩy ra kèm theo những ảnh hưởng của nó. Chương 4: Những chuyển biến trong nhận thức. Mọi thứ cần nhìn lại (Giáo dục cần được nhìn nhận lại, một cuộc cách mạng trong giáo dục thực sự?) Mới đó mà bây giờ đã là sinh viên năm ba rồi. Sau hai năm học đại cương của trường và đại cương của ngành giờ là lúc anh bước vào học sâu hơn chuyên ngành kinh tế phát triển. Anh được học các mô hình dự báo tốc độ phát triển của một đất nước. Các nguồn lực trong nước cần có để đáp ứng sự phát triển đó như: nguồn lực con người, nguồn lực tự nhiên…Rồi các nguồn lực bên ngoài như: Khoa học – kỹ thuật và công nghệ, nguồn vốn, nguồn kinh nghiệm quản lý trong sản xuất kinh doanh…Ngoài ra còn phải nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm tính cách văn hóa con người trong nước nước,đừng nghĩ người mình biết mình đôi khi chúng ta chìm đắm trong cái khuôn đó chúng ta không nhìn thấy được những mặt tiêu cực kia. Từ đó mới có những phương pháp giáo dục phù hợp nâng cao tri thức thì mới có thể tiếp thu
  • 61. 61 kiến thức khoa học cũng như sử dụng các công nghệ tiến tiến. Trước đây lãnh tụ vĩ đại của chúng ta mất 30 năm để tìm ra con đường cứu nước, sau khi giải phóng dân tộc chúng ta mất 41 năm để nhận ra những sai lầm trong con đường phát triển kinh tế. Kinh tế hóa tập trung, chúng ta thất bại, nguyên nhân thì không cần nhắc đến; kinh tế hị trường, hãy xem chúng ta đã làm được gì? sự vật chất hóa mọi giá trị dẫn đến tình trạng trục lợi, tư lợi quá trớn, bất chấp mọi thứ và kéo theo đó là: ô nhiễm môi trường, đạo đức suy đồi, văn hóa toàn thấy cái tiêu cực…. Điều đáng buồn là sau hơn mấy chục năm phát triển, chúng ta đã đánh mất đi cơ hội tạo dựng một thế hệ có nền tảng vững chắc về khoa học. Một nền khoa học què quặt, lại thêm trình trạng chảy máu chất xám. Biết nói thế nào nhỉ, về mặt kinh tế chúng ta đi làm cu li cho thế giới, về mặt khoa học chúng ta đi nghiên cứu cho thế giới chúng ta quả là đất nước của những con người “tư duy toàn cầu”. Phát triển kinh tế thì kèm theo đó là sự phát triển văn hóa, chúng ta du nhập văn hóa từ bên ngoài một cách ồ ạt không chọn lọc, đấy gọi là sự “tẩy não văn hóa”. Đứng trước những thách thức như vậy lựa chọn một mô hình phát triển nguồn nhân lực cho đất nước là một điều vô cùng khó khăn đối một cậu sinh viên như Q. Tuy nhiên anh cho rằng: “Nước đục thì mới cần làm cho nó trong sạch, nhà dột thi mới cần sửa mái”, anh nới tiếp: “Có lẽ việc đã quá chú trọng phát triển kinh tế mà quên mất cái gốc của nó là giáo dục đúngđắn đã tạo nên tình trạng xây nhà không có nền móng. Xây đến đâu sụp đến đó, may ra
  • 62. 62 dựng “nhà tre, chát bùn” thì còn được. Hãy nhìn xem cuộc sống nơi thành thị: những cái nhà hình hộp chữ nhật dựng lên như những cái lồng và con người là sinh vật sống trong đó, sáng ra đi làm tối lại đi về trong rất giống cảnh những con bò bị nhốt sáng lùa đi ăn tối lùa về…Chúng ta thừ nhận điều đó không có nghĩa là chúng ta tiếp tục lún sâu vào đó mà chúng ta chọn cho mình hướng phát triển mới”, anh nói tiếp: “Muốn có phương pháp giáo dục tốt thì phải nghiên cứu đặc điểm tính cách cũng như văn hóa con người để biết được những ưu điểm cũng như nhược điểm. Từ đó bỏ cái nhược đi phát huy tính ưu. Thường người ta biết người mà quên soi mình. Hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu nào được công bố để mọi người được biết, tất cả cũng chỉ dừng mức độ báo chí vài ba nhà làm giáo dục nói đôi ba câu rồi cũng chẳng đâu vào đâu. Phải có công trình cụ thể, phải dạy cho học sinh biết rằng cái hay cái dở văn hóa nước mình, cái hay cái dở tính cách người mình để từ đó các em học sinh có thể tự soi mình. Nâng cao tính trách nhiệm là điều tối quan trọng trong giáo dục, mà trước tiên là trách nhiệm với chính mình sau là trách nhiệm với xã hội”. Cá nhân và văn hóa (Mỗi cá nhân vừa là sản phẩm của văn hóa vừa là tác nhân tạo ra văn hóa)
  • 63. 63 Mang trong mình nỗi trăn trở cho phương hướng phát triển đất nước, vẫn như thường lệ anh tìm đến thầy H để nói chuyện. Hôm nay, trời đầu thu thật mát mẻ, Thủ đô vừa mới trải qua một mùa hạ nắng nóng. Biến đổi khí hậu, người ta bảo rằng do con người gây ra ô nhiềm không khí nên làm tăng nhiệt độ trái đất lên Trước kia nắng cùng lắm thì cũng chỉ lên tới 37,38 độ C là cùng thế mà giờ đây cái nóng lên tới 42 độ C. Vào mùa thu thủ đô, người ta rất thích đi dạo trên những con phố có nhiều cây, nhìn những chiếc lá rơi trở lại gốc, nơi sinh ra chúng, làm cho con người ta cảm thấy mọi thứ cũng chỉ là hư vô, cát bụi trở về cát bụi. Chính vì vậy mà nhẹ nhõm, thanh thản bớt đi sự đời lắm ràng buộc. Mùa thu cũng là nguồn cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ gửi gắm vào trong những tác phẩm thơ ca, âm nhạc. Hai thầy trò đi dạo trong công viên một lúc rồi ngồi nghỉ trên chiếc ghế đá. Nhìn ra mặt hồ, sóng nước gợn lăn tăn. Thầy H bảo: “Em nhìn mặt hồ xem, có khi nào nó đứng yên không?” Q đáp: “Dạ! Không ạ”. Thầy H : “Thế con có thấy chiếc lá kia đang bị cuốn theo sóng không?” Q đáp: “Dạ! có ạ,” nhưng anh không hiểu dụng ý của thầy, anh trầm ngâm một lúc rồi hỏi:
  • 64. 64 “Đặc điểm tính cách của một dân tộc thì được tạo bởi văn hóa của dân tộc đó hay tính cách đặc điểm là cái đã tạo ra nền văn hóa ạ thầy?” Thầy H: “Kiểu trứng có trước hay gà có trước ý hả”. Q: “Gần giống thôi thầy”. Thầy H: “Văn hóa xã hội được tạo nên từ con người, nó rõ ràng là sản phẩm con người, từ những đặc điểm tính cách của chính mỗi cá nhân chúng ta. Tuy nhiên càng về sau thế hệ đi sau sẽ mang sự ảnh hưởng của nên văn hóa đó, họ thường hay nói rằng tôi lớn lên trong xã hội đó nên tôi chịu sự ảnh hưởng nơi đó”. Q: “Dạ vâng ạ. Nhưng… họ quên rằng, họ cũng là những cá nhân đang hình thành nên xã hội đó, bởi họ có quyền tự do ý chí, họ có thể tạo ra những điều mới thay thế cho lối văn hóa cũ kỹ kia”. Thầy H: “Đúng vậy! Họ vừa là nạn nhân của văn hóa cũ vừa là tác nhân văn hóa mới. Nhìn bên ngoài rõ ràng mọi thứ không thay đổi nhiều, nhưng nếu quan sát kỹ con sẽ thấy đã có sự gieo hạt ngay trong lòng mỗi cá nhân rồi. Bên ngoài thì họ bảo văn hóa mà, nhưng bên trong thì họ rất muốn thay đổi muốn được thể hiện sự mới mẻ của họ, đó là sự đấu tranh cái cũ và mới. Dù họ biết một phần nào đó họ chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nhưng họ là những con người có tự do ý chí, tạm thời họ là vậy, họ chấp nhận mình sản phẩm của xã hội