SlideShare a Scribd company logo
1 of 78
Download to read offline
PHAI CHĂNG ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA BẠN QUÁ NHỎ BÉ
Lời giới thiệu
Chưa ai có thể dễ dàng đối diện với cái mà chúng ta gọi là “sự sống” và “sự
chết” mà không có một niềm tin tôn giáo. Khó khăn đối với nhiều người
ngày nay là họ không thấy được Đức Chúa Trời đáp ứng đủ cho những nhu
cầu trong thời buổi hiện đại này. Trong khi đó, kinh nghiệm về cuộc sống
của họ phát triển trong hàng chục chiều hướng, và phạm vi nhận thức của trí
tuệ họ được mở mang đến đỉnh điểm của trạng thái bối rối do bởi những sự
kiện trên thế giới và những khám phá khoa học, những ý niệm của họ về
Đức Chúa Trời phần lớn vẫn còn trong tình trạng bất động. Đối với người
trưởng thành rõ ràng họ không thể tôn thờ một quan niệm về Đức Chúa
Trời; một quan niệm đơn sơ về Đức Chúa Trời tồn tại trong tâm trí của một
đứa trẻ trong lứa tuổi trường Chúa nhật, trừ khi anh ta được sửa soạn để phủ
nhận kinh nghiệm của chính mình về cuộc sống. Nếu bởi sự nỗ lực hết sức
của ý chí anh ta làm được điều này anh ta sẽ luôn giấu trong lòng nỗi lo sợ
một chân lý mới nào đó có thể phơi trần sự non trẻ của đức tin anh ta. Và
luôn bởi sự nỗ lực như vậy mà anh ta hoặc thờ phượng hoặc hầu việc một
Đức Chúa Trời, Đấng thật sự quá nhỏ bé để có thể điều khiển lòng trung tín
và sự tự nguyện đã trưởng thành của anh ta.
Đối với những người ở bên ngoài các Hội Thánh tôi có vẽ như đây chính là
thái độ của người Cơ Đốc. Nếu họ không tích cực bảo vệ quan niệm vượt
bậc về Đức Chúa Trời thì họ đang ấp ủ một Đức Chúa Trời nhà kính, Đức
Chúa Trời có thể chỉ tồn tại giữa những trang Kinh Thánh hoặc trong 4 bức
tường của một nhà thờ. Vì vậy tham dự giờ thờ phượng của một Hội Thánh
sẽ chỉ để gia nhập vào một nhóm đạo đức giả và để muếy nghĩa của sự bình
an với giá ý nghĩa của chân lý, và nhiều người có thiện chí sẽ không tán
đồng cuộc giao dịch như vậy.
Không thể phủ nhận rằng có một sự thật nhỏ trong lời phê bình này. Chắc
chắn có những Cơ Đốc nhân tự xưng với những quan niệm non trẻ về Đức
Chúa Trời, những quan niệm này không thể nào đứng vững trước những cơ
bão cuộc đời thật chỉ trong vài giây phút ngắn ngủi. Nhưng Cơ Đốc nhân
không phải luôn không hiểu biết, ngây ngô, hoặc không trưởng thành. Rất
nhiều trong số họ đã giữ đức tin trong Đức Chúa Trời, một đức tin từng
được tinh luyện và phát triển bởi những sức ép và tình trạng phức tạp của
thời hiện đại, cũng như bởi kinh nghiệm trực tiếp tuy ít ỏi nhưng đáng kể về
chính Đức Chúa Trời. Họ đã nhận thấy đủ để biết rằng Đức Chúa trời vô
cùng “lớn hơn” so với các tổ phụ của chúng ta đã tưởng tượng về Ngài, và
sự khám phá khoa học thời hiện đại chỉ khẳng định niềm tin của họ rằng con
người chỉ mới bắt đầu hiểu đầy đủ một Đấng rất phức tạp ấy, Đấng ở đằng
sau cái mà chúng ta gọi là “sự sống”.
Ngày nay nhiều người, thường với sự không thoả lòng, đang sống mà không
có chút đức tin nào nơi Đức Chúa Trời. Điều này không bởi vì họ quá xấu xa
hoặc ích kỷ hoặc như cách nói của những người xưa là “vô thần” nhưng bởi
với một trí tuệ trưởng thành họ đã không thấy Đức Chúa Trời đủ ớn để “giải
thích” cuộc sống, không đủ lớn để phù hợp với thời đại khoa học mới, không
đủ lớn để khiến họ hết lòng ngưỡng mộ và tôn vinh, và cuối cùng để khiến
họ hết lòng tình nguyện cho Đức Chúa Trời đó.
Mục đích của sách này là cố gắng thực hiện hai điều thứ nhât là phơi bày
những quan niệm không thoả đáng về Đức Chúa Trời vẫn còn vương vấn
một cách vô thức trong tâm trí nhiều người, và những quan niệm ngăn trở
chúng ta nhìn thấy, Đức Chúa Trời thật và thứ hai là đưa ra những phương
cách mà qua đó chúng ta có thể tìm gặp một Đức Chúa Trời thật cho chính
mình. Nếu quả thật rằng có Đấng nào đó đang kiểm soát toàn bộ sự huyền bí
của sự sống và sự chết, chúng ta khó có thể mong chờ thoát khỏi một nhận
thức về sự vô ích và sự nãn lòng cho đến khi chúng ta bắt đầu nhận ra Ngài
như thế nào và những mục đích của Ngài là gì.
I. Viên cảnh sát thường trú:
Đối với nhiều người lương tâm hầu như là tất cả con đường để họ nhận biết
Đức Chúa Trời. Tiếng nói nhỏ nhẹ của lương tâm khiến họ cảm thấy tội lỗi
và bất hạnh trước, trong lúc và sau khi làm điều sai phạm là tiếng nói Đức
Chúa Trời dành cho họ. Chính tiếng nói này ít nhất đối với phạm vi nào đó,
kiểm soát tư cách đạo đức của họ. Chính giọng nói này, đã thúc đẩy họ chen
vai sát cánh vào chức vụ không mấy lý thú này và chọn lựa con đường gian
khó hơn.
Ngày nay không có người nào nghiêm túc ủng hộ cho một tôn giáo trưởng
thành thật sự lại phủ nhận chức năng của lương tâm, hoặc phủ nhận rằng
tiếng nói của nó ít nhất có thể đưa ra khái niệm mơ hồ nào đó về trật tự đạo
đức nằm đằng sau cái thế giới hiển nhiên mà chúng ta sống trong đó. Tuy
nhiên để đặt lương tâm vào trong Đức Chúa Trời là một việc làm rất nguy
hiểm. Bởi một mặt, như chúng ta sẽ nhận ra ngay rằng lương tâm không phải
là một kim chỉ nam luôn luôn chính xác, và mặt khác chắc chắn chúng ta sẽ
không bao giờ bị cảm động để thờ phượng, yêu thương và hầu việc một
tiếng nói bên trong liên tục rầy rà, tiếng nói tệ nhất là làm hại đến sự thoả
lòng của chúng ta và may mắn lắm là tiếp tục để chúng ta có thái độ phủ
nhận hơn hướng đi của đạo đức.
Lương tâm có thể quá dễ dàng bị lệch lạc hoặc được phát triển không lành
mạnh ở người nhạy cảm, và quá dễ dàng bị bỏ qua và bị lấn át bởi loại người
vô tình, đến nỗi nó tạo ra một thần tượng, rất không thoả lòng. Bởi trong khi
có thể đúng khi cho rằng mỗi người bình thường đều có một nhận thức sơ
khai về đạo đức bởi đó anh ta có thể phân biệt đúng và sai thì phát triển,
không phát triển hoặc sự lệch lạc của nhận thức đó phần lớn là một vấn đề
về sự nuôi nấng, dạy dỗ, và sự truyền bá.
Ví dụ về ý thức nhất, chúng ta có thể giả thiết một đứa trẻ được nuôi nấng
bởi bố mẹ là những người ăn chay rất nghiêm khắc. Nếu đứa trẻ đó, giờ là
một thanh niên trưởng thành, cố ăn thịt thì anh ta rất có thể sẽ chịu sự công
kích vô cùng tồi tệ của “lương tâm”. Nếu anh ta được nuôi dạy phải xem
những thú vui chính đáng nào đó là “trần tục” và đáng trách thì anh ta cũng
sẽ chịu sự cắn rứt của lương tâm nếu anh ta tìm kiếm những nguồn giải trí bị
ngăn cấm ấy. Tiếng nói ấy chắc chắn có vẻ giống tiếng nói của Chúa, nhưng
nó chỉ là tiếng nói của sự dạy dỗ ban đầu; Sự dạy dỗ rằng đã quy định nhận
thức đạo đức của anh ta.
Ví dụ về sự ảnh hưởng thứ hai trên nhận thức đạo đức, chúng ta có thể rút ra
nhận xét từ một “người có tinh thần thượng vỏ”, người đã được huấn luyện
từ bé rằng “không đúng” khi bắn một con chim đang đậu. Nếu anh ta làm
như vậy, dù vô tình, chắc chắn anh ta sẽ cảm thấy xấu hổ và nhận thức mình
đã hành động sai, mặc dù khi bắn một con chim đang bay khoảng 20 mét ở
trước nòng súng của anh ta sẽ không có chút cảm giác tội lỗi nào. Lương
tâm của anh ta được dạy dỗ cách không tự nhiên và chính như vậy mà
“những điều nghiêm cấm vẫn được duy trì trong vòng những người lễ độ
cũng như những người không lễ độ.
Mọi môn thể thao, và quả thật nhiều ngành nghề, có thể cung cấp rất nhiều
ví dụ nhận thức về đạo đức được dạy dỗ phải biết rằng những điều nào đó
“không được làm”. Cảm giác phạm tội và thất bại do làm điều cấm kỵ có thể
khá sai lầm, và trong nhiều trường hợp rất không cân đối với điều sai trái
thật sự về đạo đức, nếu quả thật có bất kỳcảm giác nào như vậy.
Về ví dụ về cách thứ ba; nhận thức đạo đức có thể được qui định, chúng ta
có thể rút ra được một cách mà trong đó sự truyền bá công khai ảnh hưởng
đến những người có ý thức nhạy cảm suốt chiến tranh thế giới sau cùng.
Nhận thức cực đoan về tội lỗi hoàn toàn có thể bị khuấy đọng nếu trang giấy
bị thiêu huỷ (bởi sự truyền bá đã nói rằng nó nên được tận dụng), hoặc nếu
một hành trình bằng đường sắt được thừa nhận (phải chăng sự truyền bá hét
vào tai mọi người rằng “hành trình của bạn thật sự cần thiết không?”).
Trong quốc xã Đức, dĩ nhiên, sự truyền bá như vũ khí làm hư hại đến nhận
thức đạo đức đã trở nên một nghệ thuật tạo hình. Ví dụ thù ghét người Do
Thái dường như là một bổn phận xác thực, và một đảng viên quốc xã tốt
chắc chắn phải chịu lương tâm cắn rứt nếu anh ta đã tử tế đối với người
thuộc chủng tộc bị khinh miệt ấy.
Những ví dụ này có thể quá đủ để chứng tỏ sự ngu dại khi gọi lương tâm là
Đức Chúa Trời. Rõ ràng nhận thức đạo đức vô giá này có thể được giáo dục
đúng đắn bởi sự truyền bá, miễn chúng ta có thể tin chắc điều chúng ta muốn
nói là đúng đắn. Nhưng để định nghĩa từ đó chúng ta cần phải tìm biết Đức
Chúa Trời - vì nếu không có Đức Chúa Trời không ai có quyền thúc đẩy ủng
hộ những quan niệm về “sự đúng đắn” của mình, ngoại trừ nhận thức đạo
đức của riêng anh ta. Nếu không có Đức Chúa Trời mà bởi Ngài “cái đúng”
và “cái sai” có thể được khẳng định một cách đáng tin cậy, thì những phán
xét về đạo đức có thể không là gì khác hơn một quan điểm, chịu ảnh hưởng
bởi sự dạy dỗ, giáo dục và sự truyền bá.
Trong nước Anh này, hàng thế kỷ truyền thống Cơ Đốc đã ngấm vào đời
sống của người ta đến nỗi họ quên đi bằng cách nào nhận thức đạo đức của
họ đã được qui định bởi một Cơ Đốc giáo bị pha loãng, nhưng chân thật.
Thái độ của họ đối với đàn bà và con trẻ, đối với người yếu đuối và cô thế,
hoặc đối với súc vật, chẳng hạn gần như không “bẩm sinh” như chúng ta
nghĩ là một sự chấn động đối với nhiều người trong những lực lượng vũ
trang của dân này, những lực lượng được đặt ở nước ngoài suốt cuộc chiến
cuối cùng, khi phát hiện nhận thức đạo đức nghèo nàn và mù quáng thế nào
trong chiều hướng này trong các nước không có truyền thống Cơ Đốc, chắc
chắn nhiều người quy điều này cho sự thật rằng các cư dân của những nước
này bất hạnh vì không phải là người Anh! Sẽ đúng hơn khi nói rằng họ đã
bất hạnh vì không có nhận thức đạo đức được khích lệ và phát triển bởi sự
dạy dỗ, giáo dục và sự truyền bá theo Cơ Đốc.
Nhiều nhà luân lý học, cả Cơ Đốc nhân và không phải Cơ Đốc nhân, đã cfhỉ
ra sự giảm sút trong nhận thức đạo đức của chúng ta qua những năm gần
đây. Ít nhất có thể tranh luận rằng sự giảm sút này hầu như hoàn toàn do
người ta không còn toàn tâm chú ý đến những lý tưởng Cơ Đốc như trước.
Cơ Đốc giáo thật không bao giờ có một đối thủ quan trọng nào trong sự giáo
dục nhận thức đạo đức tồn tại trong những người bình thường.
Tuy nhiên có nhiều người, thậm chí trong vòng những người tự xưng là Cơ
Đốc, bị khốn khổ bởi lương tâm trưởng thành không lành mạnh mà họ sai
lầm khi cho đó là tiếng của Đức Chúa Trời. Nhiều bà nội trợ buộc mình phải
dốc hết sức để làm hài lòng tiếng nói bên trong nào đó đang đòi hỏi sự hoàn
hảo. Tiếng nói này có thể là chính những yêu cầu của cô đặt ra hoặc là
những dấu tích của sự giáo dục thời thơ ấu, nhưng chắc chắn nó không thể là
tiếng nói của Đấng Quyền năng đứng đằng sau vũ trụ.
Mặt khác, một thương buôn tuổi trung niên, người từ lâu đã dạy lương tâm
anh ta phải biết phục tùng, có lẽ tự thuyết phục mình rằng anh ta là một
người sống tốt. Với vẽ tự hào thậm chí anh ta có thể thốt lên rằng mình
không bao giờ làm gì trái với lương tâm. Nhưng không thể nào tin rằng tiếng
nói yếu ớt của sự mơ hồ mà anh ta gọi lại là tiếng nói Đức Chúa Trời trong
bất kỳ nghĩa thực nào.
Chắc chắn lương tâm hoặc quá trưởng thành hoặc được giáo dục sai lạc,
hoặc suy tàn đều không thể được xem như Đức Chúa Trời hay thậm chí là
một phần của Ngài. Vì nếu nó là Ngài, thì Đức Chúa trời có thể trở thành
một bạo chúa đòi hỏi quá cao đứng trước những người nhạy cảm, và là
“tiếng nói bên trong” dễ chịu đối với những người vô tình, tiếng nói này sẽ
không bao giờ can thiệp vào niềm thoả lòng của con người.
II. Ký ức về cha mẹ
Nhiều nhà tâm lý làm cho chúng ta tin rằng khuynh hướng của toàn bộ cuộc
đời con người phần lớn được xác định bởi thái độ của người đó trong những
năm đầu sống với cha mẹ. Nhiều người bình thường, những người có một
thời thơ ấu hạnh phúc, có lẽ chế nhạo điều này, nhưng tuy thế các bệnh viện
và văn phòng tư vấn của các nhà tâm lý luôn đông đúc những người có cuộc
sống nội tâm bị sức ép đè nặng trong thời thơ ấu bởi mối liên quan của họ
với cha mẹ. Khá nhiều bình thường, những người chẳng bao giờ nghĩ đến sợ
quay sang bệnh học tâm thần, tuy nhiên có một nổi sự khác thường về cơ
quan quyền lực, hoặc về một cá nhân có ảnh hưởng lớn thuộc một trong hai
giới tính, điều này có thể dễ dàng được truy nguyên từ sự chuyên chế của
cha hoặc mẹ. Ngược lại có nhiều người phải chịu lăng mạ bởi tên gọi “người
bị loạn thần kinh”, nhưng tuy nhiên họ được thích nghi cách không hoàn
toàn với cuộc sống và nhận thức bên trong của họ về tính ưu việt làm cho họ
rất khó khăn để làm việc là sống trong cuộc đời. Cũng dễ dàng không kém
để truy nguyên trong lịch sử của họ một thời thơ ấu được nuông chiều quá
mức đến nỗi hư hỏng, trong đó tình yêu thương tự nhiên của đứa trẻ đó
không bao giờ được kiểm soát hoặc hướng dẫn phải quan tâm đến người
khác. Đứa trẻ này thật là “cha của thiên hạ”.
Nhưng phải làm gì với khái niệm không thích đáng về Đức Chúa Trời? Điều
này cho rằng khái niệm đầu tiên về Đức Chúa Trời hầu hết được xây dựng
cách cố định trên quan niệm của con trẻ về cha chúng. Nếu nó may mắn có
một người cha tốt thì điều này hoàn toàn tốt, dĩ nhiên nếu khái niệm về Đức
Chúa Trời tăng trưởng với những nhân cách còn lại. Nhưng nếu đứa trẻ đó e
sợ (hoặc tồi tệ hơn, lo sợ và cảm thấy tội lỗi bởi nó lo sợ) cha ruột của nó,
thì có khả năng là Cha Thiên thượng sẽ là một Đấng đáng sợ trong mắt
chúng. Lại nữa, nếu nó may mắn, nó sẽ bỏ qua khái niệm này, và quả thật nó
sẽ phân biệt giữa ý niệm “đáng sợ” ban đầu và khái niệm trưởng thành sau
này của nó. Nhưng nhiều người không thể bỏ qua cảm giác tội lỗi và sợ hãi,
và trong những năm trưởng thành vẫn bị ám ảnh bởi cảm giác ấy, mặc dù
thực sự không có gì dính dáng với mối tương quan thật của họ với Đức Chúa
Trời hằng sống. Điều này không có gì khác hơn là tiềm thức về cha mẹ.
Nhiều thầy tế lễ và các giáo sĩ Cơ Đốc có một số hiểu biết về tâm lý học
chắc hẳn sẽ gặp một người có nỗi sợ hãi bất thường đối với Đức Chúa Trời,
và có thể nhận ra ý nghĩa của sự sợ hãi về tâm lý học hơn là theo tôn giáo.
Một vài người trong số họ chắc sẽ vui mừng vì nhận thấy đức tin tôn giáo
phát triển trong niềm vui và sự tin tưởng, khi sự không hoà hợp về tâm lý đã
được phân tích và giải quyết. Mô tả tiến trình đó nằm ngoài phạm vi của
sách này, nhưng đáng phải theo dõi vì lợi ích của những người phải chịu
đựng nỗi sợ hãi của, hoặc cảm giác quá kinh sợ từ, ý niệm về Đức Chúa Trời
cho rằng cội rễ của những khó khăn của họ thật không phải là “tội lỗi” hoặc
“sự bất trị” của họ nhưng là điều họ cảm nhận về cha mẹ họ khi họ còn thơ
bé.
Mặt dù rất không thoả đáng nhưng thật thú vị khi chú ý ở đây rằng thành
công của một loại Cơ Đốc giáo nào đó hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào
cảm giác tội lỗi này. Vì “Phúc Âm” sẽ được tiếp nhận chỉ bởi những người
mà trong họ cảm giác tội lỗi có thể dễ dàng bị đánh thức hoặc khích động.
Thật vậy, các nhà truyền giáo loại Cơ Đốc giáo này (trái với thí dụ của chính
Chúa Cứu Thế) sẽ nỗ lực để thuyết phục và khích lệ “sự lên án tội lỗi” trong
lòng những thính giả của họ. Những kết quả của sự nỗ lực này thường không
lớn, các nhà truyền giáo qui cho sự việc này là do sự cứng lòng của các thính
giả. Thực sự do bởi phản ứng lành mạnh chống lại sự tiêm nhiễm tội lỗi
không tự nhiên luôn ám ảnh tất cả nhưng chỉ những người mà thời thơ ấu bất
hạnh của họ đã khiến họ sẵn sàng tiếp nhận hình thức công kích thuộc linh
này.
Dĩ nhiên điều này không phủ nhận sự thật về tội lỗi loài người hay phủ nhận
tính cần thiết của sự tha thứ bởi Chúa. Có một “sự lên án tội lỗi” thật nó rất
khác trong phẩm chất với cái được sinh ra bởi sự truyền bá Phúc Âm áp lực
cao. Những vấn đề này sẽ được quan tâm hồn trong một chương sau. Điều
mà chúng ta cần quan tâm ở đây là việc thiết lập một khái niệm về Đức
Chúa Trời một khái niệm dựa vào mối tương quan sợ hãi trong thời thơ ấu,
không phải là nền móng thoả đáng cho một Cơ Đốc giáo trưởng thành. Kính
sợ Đức Chúa Trời là đặc điểm của thế hệ trước, sự kính sợ này là kết quả
của sự sợ hãi cha mẹ, và không khó để khơi gợi nhận thức về tội lỗi hoặc sự
sợ hãi địa ngục trong những người thời thơ ấu bị nhuộm đầy những ký ức về
tội lỗi, tủi hổ và nỗi sợ sự trừng phạt.
Cũng in đậm nét trong tâm trí một số nhà tâm lý không phải người Cơ Đốc
sự chuyển tiếp giữa hình ảnh người cha trong thời thơ ấu và khái niệm sau
đó về Đức Chúa Trời, họ sẽ đi đến chỗ nói rằng mọi tôn giáo đều có xu
hướng thoái lui, đó là nỗ lực để trở về tình trạng phụ thuộc của thời thơ ấu
bằng cách bám chặt vào ý niệm về cha hoặc mẹ. Người ta khó có thể phủ
nhận rằng điều này đúng trong một vài trường hợp, nhưng nó rõ ràng là ý
nghĩ vô lý trong trường hợp của một số nhân vật vĩ đại nhất và chín chắn
nhất mà thế giới này nhận thấy họ là những người giữ niềm tin kiên định nơi
chính Đức Chúa Trời. Hơn nữa nó là kinh nghiệm của các Cơ Đốc nhân,
những người từng được chưa trị bằng phân tâm học mặc dầu tiến trình này
đưa ra khỏi đức tin của họ điều gì đó như trẻ con và thậm chí uỷ mị đa cảm,
tuy nhiên ở đó vẫn giữ một phần cốt lõi vững chắc của sự tin quyết và đức
tin trưởng thành hoàn toàn thoả đáng.
Nhưng chắc chắn, nó có thể bị phản đối, chính Chúa Cứu Thế đã dạy chúng
ta phải xem Đức Chúa Trời là Cha. Chúng ta phải từ bỏ sự tương tự của
chính Ngài không? Dĩ nhiên không, miễn là chúng ta nhớ rằng đó là sự
tương tự. Khi Cứu Chúa dạy dỗ các môn đồ hãy xem Đức Chúa Trời như
Cha Thiên Thượng Ngài không có ý nói rằng ý niệm của họ về Đức Chúa
Trời nhất thiết phải dựa vào những ý niệm của họ về cha của mình. Cho dù
chúng ta biết có thể rất nhiều người trong số những người nghe Ngài dạy dỗ
có những người cha không xứng đáng, bạo ngược, ngu dại, tự phụ, vô trách
nhiệm hoặc hay nuông chiều. Đây là mối liên hệ mà Cứu Chúa đang nhấn
mạnh. Tình yêu thương và sự quan tâm dành cho con cái ở người cha tốt
trong thế gian mô tả cho con người một mối tương quan mà họ có thể hiểu
được, thậm chí khi chính họ không còn cha! Cũng chính mối tương giao mà
Cứu Chúa đang nói đến có thể được con người tin tưởng dựa vào trong mối
quan hệ của họ với Đức Chúa Trời.
Có những Cơ Đốc nhân dường như không hiểu điều này cách đúng đắn. Bởi
Chúa Cứu Thế phán rằng loài người phái trở nên “như con trẻ” (tức loại bỏ
tất cả sự xấu hổ, sự thoả hiệp và tính hoài nghi của tuổi trưởng thành) trước
khi họ có thể đặt chân vào Nước Thiên Đàng với tính giản dị và sự chân
thành một số người từng cho rằng Ngài đánh giá cao tính non trẻ của con
người. Thật buồn cười khi cho rằng Đức Chúa Trời có thể mong ước những
người đã trưởng thành cứ mãi đi chậm chạp trong tình trạng thuộc linh con
trẻ để giữ cho mối tương quan cha con tình cảm hơn. Quả thật, kinh nghiệm
cho thấy rằng chính người Cơ Đốc trưởng thành là những người có thể bắt
đầu nhận thấy rất ít về “độ lớn” của Chúa mình. Trước đây anh ta có thể
nghĩ rằng sự so sánh mối quan hệ giữa một em bé đi chập chững và ngưới
cha trưởng thành của nó với mối quan hệ của chính anh ta với Đức Chúa
Trời quả là sự phóng đại của hố sâu ngăn cách, ít nhất trong sự hiểu biết.
Nhưng trong sự trưởng thành càng hơn của mình anh ta có thể nhận thấy
Cứu Chúa, trong tấm lòng nhơn từ của Ngài, chắc chắn không phóng đại sự
khác biệt đáng kinh sợ giữa con người và Đức Chúa Trời.
Có một Đức Chúa Trời, Đấng lớn hơn chúng ta lớn hơn rất nhiều so với
chúng ta là người lớn hơn một đứa trẻ con đang bò lê trên tấm thảm trước lò
sưởi, không phải là giữ khái niệm như đứa trẻ về Đức Chúa Trời, nhưng
đúng hơn là ngược lại. Chỉ khi chúng ta giới hạn những sự khuấy đọng của
tâm trí sau Đấng Tạo ra nó bằng cách áp đặt trên nó những ý nghĩ dễ bị quên
lãng về cha mẹ phần xác của chúng ta, rằng chúng ta dần trở nên chán nản
trong thuộc linh và tự hỏi tại sao đối với chúng ta những nguồn mạch của sự
thờ phượng và tình yêu không tuôn chảy. Chúng ta phải để lại đằng sao “ký
ức về cha mẹ” nếu chúng ta muốn thấy được một Đức Chúa Trời “đủ lớn”.
III. Một ông lão đáng kính.
Chuyện kể lại rằng một số trẻ em ở tuổi trường Chúa Nhật một lần được bảo
phải viết ra suy nghĩ của chúng về Đức Chúa Trời. Ngoại trừ một số ít còn
lại tất cả những bài làm đều bắt đầu như sau: “Đức Chúa Trời là một ông lão
rất già sống ở Thiên Đàng…” Dù câu chuyện này có thật hay không, nhưng
chắc chắn có một điều rằng trong nhiều tâm trí của trẻ thơ. Đức Chúa Trời là
một “ông già”. Dĩ nhiên điều này một phần do những người bề trên của
chúng luôn luôn là những người “già” đối với chúng và Đức Chúa Trời vì
vậy mà phải “già” hơn tất cả. Hơn nữa, một đứa trẻ thường được dạy rằng nó
sẽ làm được điều này hoặc sẽ hiểu được điều kia “khi nó lơn hơn”, như thế
rất tự nhiên mà Nguồn của mọi sức mạnh và sự khôn ngoan quả thật đối với
nó dường như rất già. Thêm nữa, tâm trí của nó có thể được làm đầy bằng
những câu chuyện về những việc làm của Đức Chúa Trời đã xảy ra “lâu rồi”.
Kết quả là đứa trẻ này có thể cảm thấy và thậm chí hình dung Đức Chúa
Trời như một người nào đó rất già.
Có thể nói rằng không có điều hại đặc biệt nào trong vấn đề này. Vì một đứa
trẻ phải biến đổi chính nó để phù hợp với thế giới của người lớn, ở đó có thể
không có gì sai trong khái niệm của nó về một Đức Chúa Trời “cao tuổi”.
Tuy vậy vẫn có một mối nguy hiểm đó là đứa trẻ sẽ hình dung Đức Chúa
Trời này không chỉ như một “ông lão”, mà còn là người ‘cố hư, lỗi thời”, và
thật vậy nó có thể bị ấn tượng với những việc làm của Đức Chúa Trời trong
“thời xa xưa” mà nó có thể không hiểu được quan điểm cho rằng Đức Chúa
Trời đang vận hành với một năng lực không hề suy yếu trong hiện tại và
đang dẫn dắt đến một tương lai đầy hi vọng.
Nhưng thậm chí nếu công nhận rằng hình dung Đức Chúa Trời như “ông
lão” sẽ không hại gì cho đứa trẻ thì sự bền bỉ của quan niệm trong thời thơ
ấu dưới bề mặt của tâm trí có thể khiến cho nó rất khó khăn để tăng trưởng
và hiểu quan niệm thoả đáng về Đức Chúa Trời trong những năm sau đó. Để
thử khái niệm “lỗi thời” này có đang còn trong những người trẻ tuổi trong
hiện đại hay không, thuộc thử nghiệm tâm lý đơn giản gần đây được áp dụng
đối với một nhóm thanh niên gồm nhiều thành phần. Họ được hỏi và phải trả
lời ngay mà không có suy nghĩ, một câu hỏi “Theo bạn Đức Chúa Trời có
hiểu ra-đa không?” Gần như tất cả đều đáp “không” và dĩ nhiên kèm theo
một trận cười, vì với một tâm trí có ý thức đã nhận ra sự vô lý của câu trả lời
này. Nhưng, cũng đơn giản như cuộc thử nghiệm, nó đủ để chứng tỏ rằng ở
đàng sau tâm trí họ, những thanh niên này vẫn giữ quan điểm cho rằng Đức
Chúa Trời không thoả đáng cho thời hiện đại. Cuộc thảo luận sau đó chỉ cho
thấy trong khi “họ thật sự không nghĩ nhiều về điều này” họ đã tự do công
nhận rằng quan điểm về Đức Chúa Trời, được hấp thụ một vài năm trước,
tồn tại trong một ngăn tách biệt khỏi kinh nghiệm, kiến thức và quan điểm
hiện đại của họ. Như thế, họ đang tôn kính ký ức về một ông lão đáng kính,
Đấng rất có quyền năng trong thời của Ngài, nhưng bị cho là không thể tiến
kịp sự phát triển thời hiện đại.
Ngày nay có thể có nhiều người với một “vết rạn” tương tự trong những khái
niệm thuộc trí thức của họ. “Ông lão đáng kinh” được đối đãi với lòng tôn
sùng và kính trọng - hãy xem Ngài đã phù hộ thế nào cho các tổ phụ chúng
ta - nhưng Ngài khó có thể được trông đợi để đương đầu với những sự phức
tạp và những vấn đề của cuộc sống ngày nay! Nếu sự vô lý của “vết rạn” này
làm chúng ta bật cười, thì tốt hơn nhiều.
Có nhiều người trong các Hội Thánh của chúng ta và nhiều lời giảng dạy
mang tính tôn giáo nói chung có xu hướng khích lệ khái niệm “lỗi thời”,
Kinh Thánh được đọc bằng ngôn ngữ đẹp nhưng cổ xưa, đó là một luật.
Những giờ thờ phượng của chúng ta thường được dẫn dắt hoàn toàn trong
một thứ ngôn ngữ mà không ai sử dụng ngày nay. Chúng ta xưng hô Đức
Chúa Trời trong lời cầu nguyện của mình bằng ngôi thứ 2 số ít rất cổ xưa -
và chính những lời cầu nguyện này thường tạo ra một cảm giác phải trình
bày nó với một hình thức mà để Ông Lão đáng kính ấy vừa có thể hiểu được
vừa có thể chấp nhận được. Những bài thánh ca của chúng ta, với một số
ngoại lệ đáng chú ý, thường diễn tả một người thuộc triều đại Victoria và rất
hiếm khi là một quan điểm “đủ lớn” về Đức Chúa Trời. Để đánh giá đúng
giá trị thật của những bài thánh ca này chúng phải được đọc lớn tiếng với
giọng lạnh lùng và khác biệt với giọng điệu được ưa thích. Trong lễ báp-tem,
hôn lễ và lễ tang, chúng ta luôn sử dụng thứ ngôn ngữ mà người bình thường
khó có thể hiểu được, nhưng ngôn ngữ mà họ cảm thấy mơ hồ này rất cổ xưa
và không có liên hệ gì với cuộc sống thật của họ. Họ tôn kính Ông Lão đáng
kính ấy và những đặc điểm lạ thường của Ngài, nhưng họ không cảm thấy
muốn thờ phượng Ngài như một Đức Chúa Trời hằng sống.
Các bài giảng và những bài thuyết trình hết lần này đến lần khác bị nhồi nhét
với biệt ngữ mang tính tôn giáo và những từ thuật ngữ chuyên môn mà
không được nhận sự đồng cảm nào từ những người thời nay. Chắc chắn
niềm vui của một nhà truyền giáo là biết được rằng ông không chỉ đang hầu
việc chính Đức Chúa Trời như những vị thánh trong quá khứ, mà còn đang
sử dụng những cụm từ đã đi vào truyền thông lâu đời nhưng có nhiều ý
nghĩa đối với họ. Nhưng đối với các thính giả hiện đại của mình (nếu họ có
thể trong phạm vi nghe được!), nhà truyền giáo ấy chỉ có thể cảm thấy yêu
thương thời quá khứ. Những lời của ông có thể có nét đẹp và chân giá trị,
nhưng nó là nét đẹp và chân giá trị của quá khứ, và sứ điệp của ông thường
tỏ ra không hoàn toàn thích hợp cho những vấn đề của hôm nay.
Nơi nào con người chịu “tác động” bởi sự nuôi dạy theo Cơ Đốc thì sự thờ
phượng của một Hội Thánh bình thường ở đó có thể làm hài lòng đối với
phạm vi nào đó. Qua thời gian rèn luyện lâu dài, rất có thể họ đang “thể hiện
ra” như họ cứ tiếp tục. Nhưng đối với lớp trẻ ngày nay, được nuôi dạy mà
không có nền tảng như vậy, sự thờ phượng Cơ Đốc theo tập quán dường như
lỗi thời mà mang tính phản động, và những quan niệm về Đức Chúa Trời
đượ ckhơi gợi trong tâm trí họ sẽ thuộc kiểu Ông Lão đáng kính. Nhu cầu
cấp bách, dù không rõ ràng của họ không dành cho Đức Chúa Trời của dân
Do Thái cổ xưa, cũng không dành cho Đức Chúa Trời của nước Anh thời đại
Victoria, nhưng Đức Chúa Trời của thời đại nguyên tử - Đức Chúa Trời của
năng lực sự khôn ngoan và tình yêu thương ngày nay.
Người tài giỏi thường phê phán nghiêm khắc giới trẻ ngày nay “không có ý
thức về lịch sử”. Nhưng chắc chắn điều đó không làm người ta kinh ngạc.
Những thay đổi trong cuộc sống hiện đại quá lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến
nỗi giới trẻ ngày nay không thể nhận thấy gì ngoài mối liên hệ mong manh
nhất giữa điều có vẻ đơn giản với họ và cuộc sống bình ổn của một thế hệ đã
qua và cuộc sống chuyển động quá nhanh quá phức tạp của thế giới ngày
nay. Nhận thức về lịch sử thường là kết quả của sự trưởng thành, và trong
khi một Cơ Đốc nhân có kinh nghiệp có thể vui mừng nghĩ rằng mình đang
thờ phượng chính Đức Chúa Trời mà Áp-ra-ham, Môi-se, Đa-vít và các
thánh của Hội Thánh Cơ Đốc đã thờ phượng, thì giới trẻ ngày nay, thậm chí
họ biết Áp-ra-ham Môi-se, Đa-vít là ai, sẽ rất thản nhiên trước mối liên hệ
mang tính lịch sử này. Nhu cầu của họ là dành cho một Đức Chúa Trời thoả
đáng của thời đại ngày nay; nhận thức lịch sử có thể sẽ đến sau đó.
Sẽ rất cần thiết, như chúng ta thấy trong một chương sau, để nhìn lại lịch sử
nhân loại về những sự kiện có thật làm nền tảng cho cái nhìn của Cơ Đốc
nhân về Đức Chúa Trời. Nhưng cũng cần thiết như vậy để trở lại thế giới
hiện đại, khi đã được trang bị với những sự kiện lịch sử thiết yếu. Tuy nhiên
không có hình ảnh nào huy hoàng và đáng nhớ trong lịch sử có thể làm thoả
mãn những tấm lòng đang tìm kiếm một Đức Chúa Trời hằng sống đương
thời.
IV. Nhu mì và hiền lành
Rất đáng tiếc là từ “con trẻ” chỉ có một vài từ có vần với nó để thích hợp cho
việc sáng tác thánh ca. Nhưng đối với sự ít ỏi của ngôn từ này chúng ta cũng
có được hai câu thơ mà hàng trăm ngàn người chắc chắn đã được học trong
thời thơ ấu của họ.
Chúa Giê-xu hiền lành nhu mì
Ngài dịu dàng nhìn xem con trẻ
Nhưng có lẽ không phải do những qui tắc của sự đặt câu mà tác giả dùng từ
“hiền lành” để nói đến Chúa Cứu Thế Giê-xu, vì ở đâu đó trong một bài
thánh ca cho trẻ em bắt đầu như sau:
Trẻ thơ trong nhà Chúa phải luôn
hiền lành vâng lời và tử tế như Ngài
Tại sao lại “hiền lành”. Trong số tất cả những tính từ có thể được dùng chỉ
Cứu Chúa, từ này có vẻ là một trong những từ ít thích hợp nhất. Khi được áp
dụng chỉ một người nào đó thì từ này gợi lên điều gì trong tâm trí chúng ta?
Chắc chắn là một hình ảnh của người nào đó quá hiền lành chẳng dám mở
miệng, người nào đó không thích dính dáng đến chuyện gì để khỏi gây
chuyện và tránh phiền phức bất cứ nơi nào có thể, một người có khí chất
trầm lặng hầu như xa lạ với những cảm xúc của một bản chất đầy nhiệt
huyết, một người hơi tầm thường, vừa tẻ nhạt vừa không hứa hẹn gì.
Từ “hiền lành” này rõ ràng được sự dùng có cân nhấc để mô tả một người
không do dự để thách thức và chỉ ra những hành động đạo đức giả của
những người mộ đạo trong thời của Ngài. Ngài đã bước đi vô hại qua một
đám đông sát hại, một người không hề tầm thường, Ngài được đánh giá bởi
những nhà chức trách như một mối nguy hiểm chung, một người có thể bị
xúc động đến giận dữ bởi sự bốc lột trơ tráo hoặc bởi tính ngưỡng tự mãn;
một người can đảm mà Ngài quyết tâm bước đến nơi mà Ngài biết rõ nơi đó
có nghĩa là sự chết, mặc dù đứng trước những âm mưu của những bạn bè có
thiện chí! Hiền lành! Quả một từ dùng để chỉ tính cách mà sự thách thức của
nó và tính hấp dẫn lạ lùng của nó suốt 19 thế kỷ không suy kiệt chút nào.
Chúa Cứu Thế Giê-xu có thể được gọi là “nhu mì”, trong nghĩa chỉ sự khiêm
nhường và quên mình và hoàn toàn tận hiến cho điều mà Ngài xem là đúng,
dù bản thân phải trả bất cứ giá nào, nhưng “hiền lành” thì chẳng bao giờ!
Tuy nhiên chính sự kết hợp của “nhu mì và hiền lành” này đã được, thậm chí
đang được áp dụng rất thường để chỉ về Ngài. Chúng ta khó có thể bị bất
ngờ nếu con trẻ sớm cảm thấy ngay rằng chúng đã bỏ qua “Đấng chăn Chiên
hiền lành” và tìm kiếm những vị anh hùng cho chúng ở những nơi khác.
Nhưng nếu ấn tượng về một Chúa Giê-xu nhu nhược và đa cảm được tạo ra
(giả sử, tất cả thường bởi những bài thánh ca ngọt ngào và những hình ảnh
mang tính tôn giáo xinh đẹp), sự tổn hại của nó không qua đi khi giới thanh
niên chối bỏ khái niệm ngốc nghếch và như trẻ con này. Có thể ở đó sẽ lưu
giữ trong tâm trí họ ý tưởng rằng Đấng Christ và Cơ Đốc giáo là sự nhu
nhược và đa cảm mà không có ích gì cho thế giới bình thường này. Vì chắc
chắn rằng “thần không thoả đáng” đặc biệt này, thần hiền lành, nhu nhược
và đa cảm, vẫn tồn tại trong tâm trí nhiều người đã trưởng thành. Thật vậy
chính từ “Giê-xu” gọi lên cho nhiều người sự nhân hậu ngọt ngào nào đó
(điều này một cách vô tình có thể dễ dàng được đặt trong vị trí thích hợp của
nó bởi sự hiểu biết các sách Phúc Âm ở những người lớn có đầu óc hiểu
biết). Sự hấp dẫn của đặc điểm ngọt ngào đáng chán này, hoặc của những
người mà những phương cách của họ được tìm thấy trong khái niệm như
vậy, được những người bình thường đánh giá đúng đắn “một cách không
ngay thẳng”. Nhưng thật ra không có mối liên hệ nào giữa cái được gọi là
phương pháp “creeping -Jesus” về cuộc đời và bản tánh của một Cứu Chúa
thật. Nét đẹp, tình yêu thương và lòng nhân từ thật của bản tánh Đấng Christ
dĩ nhiên không bị phủ nhận hoặc đánh giá thấp, nhưng khi một đặc tính bị
chế diễu do làm tổn hại đến những đặc tính khác chúng ta gây ra sự bóp méo
cách lố bịch có thể hấp dẫn loại người uỷ mị bệnh hoạn.
Mối nguy hiểm của khái niệm về nhu mì và hiền lành tăng gấp hai lần. Thứ
nhất, vì Cơ Đốc nhân tin rằng bản tánh của Đấng Christ là sự thể hiện chính
xác trong không gian và thời gian bản tánh của Thượng Đế vĩnh hằng, rất
thích đáng để đưa đến khái niệm về Đức Chúa Trời, một khái niệm mơ hồ
uỷ mị. Chúng ta sẽ nói nhiều hơn điều này ở một chương sau và ở đây chúng
ta chỉ đưa ra sự bất khả năng của cảm giác ở một người đã trưởng thành bị
thúc ép thờ phượng một thần mà sự trang bị về cảm xúc của thần này ít được
phát triển hơn chính người đó. Mối nguy hại thứ hai đó là từ đó rất hiển
nhiên Cơ Đốc nhân sẽ cho rằng Đức Chúa Trời là tình yêu thương, một
trong những tất cả đức tính đẹp đẽ và đánh kính nhất này bị giảm giá trị.
Dường như khái niệm “nhu mì và hiền lành” của Thượng Đế có thể được
nhận thấy bản chất cách dễ dàng, nhất là trong những người có thời thời thơ
ấu được tô vẽ đầy màu sắc đến thái độ uỷ mị đối với “Đức Chúa Giê-xu”,
tuy nhiên kinh nghiệm cho thầy rằng khái niệm này đang vận hành dưới mức
độ ý thức của nhiều Cơ Đốc nhân. Những người này thấy những hành vi,
thậm chí những tư tưởng của họ, bị kiềm chế bởi lý cớ lệch lạc về “tình yêu
thương”. Họ không thể sử dụng những khả năng phê bình của họ cũng
không thể nói một chân lý rõ ràng cũng không gặp gỡ các bạn của họ “cách
tự nhiên” vì họ sợ hãi họ phạm tội nghịch cùng Chúa “nhu mì và hiền lành”
này. Đối với người không phải Cơ Đốc nhân tỏ ra không thật hoặc thậm chí
như những người đạo đức giả, trong khi “tình yêu thương” mà họ cố gắng
bày tỏ đối với người khác thường là sự bắt chước đáng khinh của một điều
có thật. Vì, giống những người đa cảm, Chúa nhu mì và hiền lành này thực
ra độc ác, và những người mà cuộc sống của họ chịu sự kiểm soát của Chúa
này từ những năm đầu của thời thơ ấu, đã không bao giờ được phép phát
triển cái tôi thật của họ. Bị thúc ép phải tỏ lòng yêu thương nên họ không
bao giờ tự do để yêu thương.
Có một nhánh khác của sự thờ phượng thần giả này, thần mà chắc chắn được
đề cập. Đâu là lý tưởng Cơ Đốc uỷ mị về “sự thánh thiện”. Chúng ta nghe,
hoặc đọc, về một người nào đó được cho là một người thực sự thánh thiện
anh ta không bao giờ nhìn thấy bất kỳ sự gì gây tổn hại trong bất cứ ai và
không bao giờ nói một lời nghịch cùng bất cứ ai trong suốt cuộc đời. Nếu
đây thực sự là sự thánh thiện theo Cơ Đốc thì Chúa Cứu Thế Giê-xu không
phải là thánh. Quả thật Ngài đã dạy loài người không nên xét đoán lẫn nhau,
nhưng Ngài không bao giờ có ý rằng họ phải nhắm mắt với sư xấu hoặc làm
ra vẻ mọi người đều vô tội. Chính Ngài không nhượng bộ những ảo mộng
màu hồng của bản chất loài người: Ngài “biết điều gì trong con người” như
Giăng nói cách ngắn gọn: chúng ta cũng không thể hình dung Ngài hoặc
dùng hoặc bào chữa cho sự sử dụng cố định của những từ về “sự yêu
thương”. Đối với Ngài, nói về chân lý rõ ràng đối với Ngài quan trọng hơn
làm cho cử toạ của Ngài dễ chịu: mặc dù cũng rõ ràng tình yêu chân thật của
Ngài dành cho loài người tạo cho Ngài sự khéo léo, khôn ngoan và sự thông
cảm. Ngài là Tình yêu thương trong hành động, nhưng Ngài không nhu mì
và hiền lành.
V. Sự hoàn hảo tuyệt đối
Trong số những thần giả có thễ không có mối phiền lòng nào trong thế giới
thần linh lớn hơn “một vị thần một trăm phần trăm”. Vì thần này có vẻ tin
cậy được. Có thể dễ dàng lý luận rằng vì Đức Chúa Trời là Đấng toàn vẹn,
và vì Ngài yêu cầu sự trung tín hoàn toàn trong những vật thọ tạo của Ngài,
thì cách tốt nhất của sự hầu việc, sự làm vui lòng và sự thờ phượng Ngài
phải được thiết lập trên những tiêu chuẩn 100% tuyệt đối và đảm bảo chắc
chắn rằng chúng ta vâng theo chúng. Trên hết Chúa Cứu Thế phán:
“Các ngươi phải trọn vẹn”
Tiêu chuẩn 100% này là mối đe doạ thật sự đối với Cơ Đốc nhân thuộc
nhiều nhóm tự tưởng khác nhau, và đã dẫn dắt một số đông những người có
lương tâm nhạy cảm đối với điều rất thường được gọi “sự suy sụp và thần
kinh”. Và nó lấy đi niềm vui và tính tự phát khỏi đời sống Cơ Đốc của nhiều
người mơ hồ nhận ra rằng điều có nghĩa là cuộc sống “tự do hoàn toàn” đã
trở nên một sự nô lệ tù túng.
Có thể chỉ những người có những nền móng hoặc khí chất vững chắc tìm
thấy được trong “một chúa 100% ấy” một sự chuyên chế kinh khủng. Một
người hướng ngoại trẻ tuổi và có sức mạnh về thể chất có thể nói liếng
thoáng về “sự trong sạch, trung thực. sự yêu thương và không ích kỷ 100%”.
Nhưng dù anh ta là gì đi nữa, anh ta cũng không có khái niệm mờ mịt nhất
về “ý nghĩa 100%” là gì. Anh ta không có sự trang bị về tri thức cũng không
có sự trí tưởng tượng để có thể hiểu thấu sự trọn vẹn thật sự là gì. Anh ta
không phải loại người để phân tích những động lực của chính mình, hoặc
xây dựng một lương tâm giả tạo để giám sát những hành vi của chính mình,
hoặc bị đối diện với hình ảnh tinh thần đáng sợ về ý nghĩa của sự toàn vẹn
100% là gì trong mối quan hệ đến đời sống và sự nỗ lực của chính mình.
Điều mà anh ta nói bởi “sự trong sáng, chân thật. 100% chỉ là sự trong sáng
và chân thật như anh ta thật lòng biết là thế nào. Và đó là một vấn đề rất
khác.
Nhưng một người có ý thức, nhạy cảm, có óc tưởng tượng phong phú, người
hơi thiếu tự tin và bị thiên về sự tự xét nội tâm, sẽ nhận thấy sự toàn vẹn 100
% là điều thật sự kinh khủng. Anh ta càng nghĩ về nó theo mạng lệnh của
Đức Chúa Trời, anh ta sẽ càng cảm thấy tội lỗi và khổ sở, và anh ta không
thể nào nhìn thấy gì ngoài sự bế tắc của mình. Nếu anh ta giảm bớt 100% đó
thì anh ta đang phản bội lại ảo tưởng thuộc linh của chính mình, và chính
Đức Chúa Trời, Đấng có thể giúp anh ta sẽ là tác giả (như anh ta tưởng) của
những mạng lệnh kinh khủng ấy! Không lấy làm lạ tại sao anh ta thường
“suy sụp”. Bi kịch thường là “chúa 100%” này được đưa vào cuộc đời của
những người nhạy cảm bởi những người không nhạy cảm khi được so sánh,
những người không nhạy cảm này không thể hình dung cách chính xác sự
tổn hại mà họ đang làm.
Cách này tiết lộ điều gì? Những lời của Chúa Cứu Thế “Hãy học theo ta”
cung cấp một manh mối tốt nhất. Một số Cơ Đốc nhân nhiệt thành trong thời
hiện đại của chúng ta thuộc loại thành thật này có xu hướng xem Cơ Đốc
giáo như một môn trình diễn. Nhưng cũng như nguyên thuỷ nó vẫn là cách
sống, và không có nghĩa một màn trình diễn được thực hiện cho lợi ích của
thế giới xung quanh. “Học theo” ám chỉ tăng trưởng, chỉ sự sai phạm và sự
sửa chữa lỗi lầm, chỉ một tiến trình đi lên đều đặn hướng đến một lý tưởng,
“sự toàn vẹn” đối với điều mà Đấng Christ đòi hỏi con người phải tiến lên là
lý tưởng này. Một Cơ Đốc nhân năng nổ thời hiện đại thuộc những nhóm
nào đó thích lợi dụng sự toàn vẹn 100% như một tập hợp những luật lệ phải
được tuân phục ngay tức khắc, thay vì như một lý tưởng nổi bật phải được
theo đuổi một cách thành tâm. Con đường tắt của anh ta thực tế làm cho
những người không có trí tưởng tượng thoả lòng trước khi anh ta phải là
người có trí tưởng tượng và đưa những người ấy đến chỗ thất vọng. Sự
xuyên tạc chân lý Cơ Đốc như vậy không thể bắt nguồn từ Đấng đã từng nói
rằng “ách ta êm ái” và “gánh ta nhẹ nhàng” cũng không thể từ Phai-lô môn
đồ Ngài, người đã tuyên bố sau nhiều năm trải nghiệm rằng ông “tạo một
dấu ấn như thể ông đã không đạt được và đã không toàn vẹn”.
Nhưng thậm chí đối với những người không bối rối bởi Cơ Đốc giáo
“100%” thì sự tưởng tượng về sự toàn vẹn giống như vậy có thể đang giả
dạng là Đức Chúa Trời trong tâm trí họ. Bởi chính sự tưởng tượng mà nó
sinh ra sự tê liệt và cảm gíac bất mãn. Lý tưởng thật, như chúng ta sẽ nhận
thấy sau, khích động, khích lệ và sinh ra sự tương tự với chính nó.
Nếu chúng ta tin vào Đức Chúa Trời, tự nhiên chúng ta phải tin rằng Ngài là
Đấng Toàn vẹn. Nhưng chắc không nghĩ, nếu nói theo cách thông thường,
rằng Ngài vì vậy mà không thể quan tâm đến bất cứ điều gì ít toàn vẹn hơn
(Nếu quả thật vậy thì nhân loại này sẽ rơi vào tình trạng thật tồi tệ).
Cơ Đốc nhân có thể nói thành thật rằng chính “mong muốn” của Đức Chúa
Trời dễ chi phối tình yêu thương và lòng trung tín hết lòng của con cái Ngài,
nhưng để hình dung rằng Ngài sẽ không có quan hệ nào với họ cho đến khi
họ được sửa soạn dành cho Ngài sự tận hiến hoàn toàn chỉ là sự phát lộ khác
của “chúa 100%” đó. Cuối cùng thì người nào, ngoài những người rất tự
mãn và toại nguyện, ai sẽ khẳng định rằng mình hoàn toàn “chịu chi phối”
hoặc “cải đạo” bởi tình yêu thương? Và ai sẽ phủ nhận mối quan tâm của
người cha dành cho đứa con trai hoang đàng khi chỉ số thuộc linh của anh ta
thật sự chỉ ở mức thấp nhất?
Đức Chúa Trời quả là Đấng Toàn vẹn, nhưng Ngài không là người cầu toàn,
và 100% không phải Đức Chúa Trời.
VI. Chỗ dựa nương trên trời
Những người phê bình Cơ Đốc giáo thường tranh cãi rằng đức tin tôn giáo là
một dạng của “sự chạy trốn thực tại “về mặt tâm lý. Họ nói rằng người nào
tìm kiếm những vấn đề và những yêu cầu của đời sống trưởng thành quá
nhiều đối với anh ta sẽ nỗ lực nhìn lại sự dễ chịu và lệ thuộc của thời thơ ấu
bằng cách vẽ ra cho mình một hình ảnh người cha hoặc người mẹ đầy tình
yêu thương, người mà anh ta gọi là Đức Chúa Trời. Phải công nhận rằng có
rất nhiều đạn dược sẵn cho cuộc tấn công như vậy, và câu đầu tiên của một
bài thánh ca rất nổi tiếng và rất được yêu thích cho chúng ta là một ví dụ rõ
ràng.
Giê-xu Đấng hằng yêu thương tôi
Tôi mong đến nghiêng trên ngực Ngài
Lúc sóng bủa ầm bên chân tôi
Trong khi bão tố đang vang dội
Xin che tôi, xin giấu kín luôn
Cho qua cơn mưa, ác gió ôn
Thẳng đến bến bình yên thiên môn
Mong ơn Chúa tiếp rước linh hồn
Nếu những từ này được hiểu theo giá trị bên ngoài của chúng thì đây là sự
chạy trốn thực tại, sự ao ước có ý thức để được che giữ an bình cho đến khi
cơn bão tố và sức ép của cuộc sống trôi qua, và không có lời thanh minh nào
từ những người yêu thích bài thánh ca này có thể thay đổi ý nghĩa rõ ràng
của nó. Người ta khó có thể phủ nhận rằng nếu đây là Cơ Đốc giáo thật thì
lời buộc tội về sự “trốn tránh thực tại”, về sự non nớt dễ xúc động và sự
thoái hư như con trẻ, phải được thẳng thắng thừa nhận là đúng. Nhưng mặc
dù “Đức Chúa Trời của sự giải thoát” này rất thông thường, nhưng hướng đi
của Cơ Đốc nhân thật được lập theo một chiều hướng rất khác. Không ai cáo
buộc Người sáng lập nó non trẻ trong sự hiểu biết, trong suy nghĩ, sự dạy dỗ,
hoặc trong tư cách đạo đức, và lịch sử của Hội Thánh Cơ Đốc cung cấp hàng
ngàn thí dụ về những tính cách phát triển nửa vời rất rụt rè, những người này
không chỉ nhận thấy trong đức tin họ điều mà các nhà tâm lý gọi là sự hoà
nhập, mà còn đương đầu với những khó khăn và nguy hiểm, trong cách mà
khiến cho mọi sự chế nhạo, sự trốn tránh thực tại trở nên buồn cười cách thô
thiển.
Tuy vậy trong Cơ Đốc giáo có hay không một yếu tố chính đáng về điều mà
người thù địch có thể gọi là sự chạy trốn thực tại?
Truyền thống Cơ Đốc đáng tin cậy, và đặc biệt tiểu sử của những người có
thể được xem là “các thánh” trong hàng Cơ Đốc nhân đầu tiên, cho thấy
rằng suốt những thời kỳ này những nam nữ anh hùng đã tìm thấy trong Đức
Chúa Trời “nơi ẩn núp” cũng như “sức mạnh” cho họ. Thật vô lý khi nghĩ
rằng những người có tầm vóc thuộc linh như vậy đã chịu dưới sự ảnh hưởng
của sự thoái lui như con trẻ, và chúng ta buộc phải tìm kiếm xa hơn lời giải
thích này.
Các nhà tâm lý thời hiện đại thường nói rằng không phải những cơn bão tố
và những áp lực bên ngoài cuộc sống đã đánh ngã và phá vỡ nhân cách,
nhưng chính là những sự chiến đấu và sự đau khổ bên trong nó. Nếu một
người có lòng vui mừng và ổn định, anh ta có thể đối diện, thậm chí với sự
thích thú, với những khó khăn nằm ngoài nhân cách của anh ta. Ví dụ, một
người có hạnh phúc trong hôn nhân và mỗi ngày có thể trở về với gia đình
hạnh phúc mình thì không thể bị đánh bại những căng thẳng bên ngoài.
Nhưng cũng một người đó có thể rất dễ bị xúc động và cảm thấy cuộc đời
nói chung quá sức anh ta nếu hôn nhân của anh ta, ví dụ, bị tan vỡ - thật ra
nếu trung tâm của những hoạt động của anh ta bị phá huỷ.
Ngày nay Cơ Đốc nhân vẫn khẳng định rằng chính xác trung tâm kiên cố
này do đức tin nơi Đức Chúa Trời qui định. Một Cơ Đốc nhân chân thành có
thể và loại bỏ sự mạo hiểm trong tất cả loại hoạt động đòi hỏi cao và đầy
nguy hiểm, nhưng mọi lúc anh ta đều biết rằng mình có một trung tâm của
những hoạt động hoàn toàn ổn định và không thay đổi mà trở lại với nó anh
ta có thể có sức mạnh, sự tươi mới và sự phục hồi. Trong ý nghĩa đó anh ta
“trốn chạy” đến Đức Chúa Trời, dù anh ta không trốn tránh những trách
nhiệm và gánh nặng của cuộc đời. Chính “sự trốn chạy” của anh ta làm anh
ta thích nghi với cuộc đối đầu hàng ngày với những căng thẳng và khó khăn
của cuộc sống.
Nhưng điều này đã nói vì nó phải được nói - vì sự thoái lui có chu kỳ hợp lý
của Cơ Đốc nhân trong sự liên hệ có ý thức với Đức Chúa Trời của anh ta,
chúng ta hãy trở về quan niệm không thoả đáng về Đức Chúa Trời, quan
niệm hoàn toàn quá thông thường với những người nào đó - một chúa mà
dưới ngực Ngài chúng ta có thể ẩn núp “cho qua cơn, mưa ác gió ôn”.
Những người nào dù không có ý thức nhưng thật đang tìm kiếm một người
thay thế cha hoặc mẹ, bởi sự luyện tập thường xuyên, có thể sẵn sàng hình
dung một chúa dễ chịu và sẵn có đúng nơi đúng lúc như vậy. Họ có thể gọi
chúa đó là “Giê-xu” và thậm chí viết những bài thánh ca hay về chúa này,
nhưng chúa của họ không là Chúa Giê-xu của các Phúc Âm, Đấng thật sự đã
làm nản lòng bất kỳ người nào uỷ mị, chạy đến bên ngực Ngài và thường
bảo con người hãy ra đi và làm những điều khó khăn nhất và gian khổ nhất,
sự thấu hiểu và thông cảm của Ngài luôn luôn dành sẵn cho cần đến Ngài,
tuy nhiên ấn tượng chung về tính cách của Ngài trong các sách Phúc Âm cho
thấy Ngài là Đấng đang dẫn dắt con người đi đến sự hiểu biết và tăng trưởng
hơn. Ngoài khích lệ họ thoát khỏi cuộc đời, Ngài đến, theo lời của Ngài, để
đem lại “sự sống dư dật hơn”, và cuối cùng Ngài để các môn đồ Ngài làm
thành một nhiệm vụ mà chắc hẳn đã làm nản lòng trái tim cứng cỏi nhất. Cơ
Đốc giáo nguyên thuỷ chắc chắn không có dấu vết xấu nào về sự trốn tránh
thực tại.
Nhưng ngày nay người nào còn cố tâm gìn giữ chúa không thoả đáng dặc
biệt này bằng cách vẫn muốn có được sự bảo vệ dễ chịu như thời thơ ấu có
thể gây rất nhiều tổn hại mà họ không hay biết. Đây là những thí dụ.
1. Họ cản trở chính mình trong sự tăng trưởng. Nếu họ tưởng tượng rằng
Đức Chúa Trời đang nói “Hãy đến với ta” nhưng thật ra Ngài đang nói “Hãy
nhơn danh ta mà ra đi”, thì họ đang cản trở chính mình khỏi sự phát triển sức
lực thuộc linh, hoặc sự tăng trưởng tính độc lập đúng mức - ngoài sự thật
rằng họ đạt được rất ít cho mục tiêu mà họ tin rằng họ hết lòng với.
2. Bằng cách lây sang những người khác với hình thức ngoan đạo “nương
trên ngực Ngài”, họ có thể dễ dàng khích lệ những người này có xu hướng
giữ thái độ như trẻ con và lãnh tránh trách nhiệm.
3. Bằng cách cung cấp cho những nhà phê bình những ví dụ sống động về
“sự trốn tránh thực tại” họ có trách nhiệm đối với sự xuyên tạc đức tin chính
thống, đức tin này chống lại những người trưởng thành về tâm lý, những
người này tự nhiên không mong chấp nhận một Chúa Giê-xu uỷ mị.
4. Bằng cách “thoái lui khỏi nổi đau đớn về tinh thần” thay vì chiến đấu với
nó, họ cản trở những ẩn ý của sứ điệp Cơ Đốc khỏi đụng chạm đến toàn bộ
đời sống và hành vi của con người đang rất cần sự cứu chuộc. Oswald
Chambers đã quá cố có lần khẳng định rằng “Cơ Đốc nhân không có quyền
ẩn núp trong Chúa Giê-xu bởi chính suy nghĩ của họ gây khó khăn cho họ -
Lời nói trên tổng kết khía cạnh này của vấn đề rất rõ ràng.
Lời nhạo báng nhắm vào Hội Thánh đầu tiên cho rằng Cơ Đốc nhân hầu như
đều xuất thân từ những tầng lớp tội phạm hoặc nô lệ thấp kém. Câu trả lời
cho những sự thật trong sức ép đó này là những người nào biết mình là tội
nhân, và những người nào biết cuộc đời này khó khăn thế nào thì tự nhiên có
thể đáp ứng lại Phúc Âm, Nguồn đem lại cách giải quyết cho tội nhân và kẻ
bị áp bức, hơn những người nghĩ rằng họ “tốt lành” và được bảo vệ một cách
thoải mái chống lại những điều gây đau đớn của cuộc đời. Nhưng Cơ Đốc
nhân không giữ nguyên tình trạng tội ác sau khi cải đạo, và nhiều nô lệ yếu
đuối đã trở nên những đầy tớ có năng lực và có trách nhiệm.
Ngày nay lời buộc tội rằng sứ điệp của cơ Đốc giáo chỉ thu hút lớp người
non trẻ về tâm lý. Thậm chí nếu lời cáo buộc đó là đúng, thì câu trả lời cho
nó sẽ là: những người nào biết rằng mình ở tại những con số 6 và những con
số 7 với chính họ, chắc chắn đáp lại Phúc Âm mà đưa ra sự hoà nhập về tâm
lý (trong số những điều khác) hơn những người cảm thấy hoàn toàn có đủ
năng lực và được thích nghi tốt. Tuy nhiên một Cơ Đốc nhân thật không còn
duy trì sự non nớt hoặc còn ở trong sự tranh chiến nội tâm. Chỉ nếu khi anh
ta bị “gắn chặt” với Chúa không thoả đáng cho sự giải cứu thì anh ta bộc lộ
đặc điểm thảm hại của một người quen thói dựa nương nơi ngực.
VII. Đức Chúa Trời trong chiếc hộp
Một người mà bề ngoài được đưa vào tổ chức Cơ Đốc giáo, có thể có, và
thường có, sự kính trọng sâu sắc đối với Đức Chúa Trời, và sự tôn kính thật
lòng nào đó đối với Chúa Cứu Thế Giê-xu (dù có thể rất hiếm khi quan tâm
đến Ngài và những yêu cầu của Ngài bằng tâm trí trưởng thành của anh ta).
Nhưng điều khó nói của anh ta về Cơ Đốc giáo của các Hội Thánh không chỉ
là sự khác nhau của họ trong nhóm giáo phái, nhưng còn là tinh thần “đi nhà
thờ”, tinh thần này có vẻ thâm nhập họ hoàn toàn. Đối với người ấy, họ
dường như đã chiếm được và đã thuần hoá và giáo dục với sự liên kết của
chính họ. Đó thật sự rất to lớn nhưng bị bó buộc trong những cái hộp nhỏ bé
do con người tạo ra với những cái nhãn gọn gàng dính trên chúng. Người ấy
có thể không bao giờ nghĩ đến việc nói thành lời những điều mình nghĩ và
cảm nhận.
Những Hội Thánh có vẻ đang nói với người này “Nếu anh nhảy qua vòng
xiếc hoặc dấu hiệu riêng của chúng tôi trên đường kẻ được chấm những
điểm tròn đặc biệt của chúng tôi thì chúng tôi sẽ giới thiệu Kinh Thánh cho
anh. Nhưng nếu không thì không có Đức Chúa Trời nào dành cho anh cả”.
Điều này đối với anh ta dường như là ý nghĩa ngớ ngẩn, và sự vô lý, ngạo
mạn và làm khó chịu. “Nếu có một Đức Chúa Trời toàn tại”, anh ta cảm thấy
rất giận gữ, “thì Ngài ở đây trong nhà và ở ngoài đường, ở đây trong quán
rượu và ở hiệu sách. Và nếu quả thật Ngài quan tâm đến tôi và muốn tôi yêu
thương và hầu việc Ngài, thì Ngài sẵn có cho tôi, và cho mọi người khác nư
Tom, Dick, hay Harry những người cũng cần Ngài, mà không có bất kỳ sự
can thiệp nào từ những người chuyên môn. Nếu Chúa là Đức Chúa Trời,
Ngài sẽ vĩ đại, và rộng lượng và oai nghiêm, và tôi không thể nhận thấy rằng
bất kỳ ai có thể nói họ đã tạo ra một “góc” trong Ngài, hoặc nhốt Ngài trong
cái hộp riêng của họ”.
Dĩ nhiên, rất dễ dàng để vượt qua sự phòng vệ của các Hội Thánh, và lưu ý
rằng mọi nguyên nhân phải được đưa vào tổ chức nếu nó có hiệu quả, rằng
mọi xã hội phải có luật lệ của nó, rằng chính Chúa Cứu Thế đã lập nên Hội
Thánh, vân vân….Nhưng nếu các Hội Thánh tạo ấn tượng cho người ngoài
rằng Đức Chúa trời hầu như hoạt động cách riêng biệt qua một hệ thống tổ
chức mà họ đã xây dựng nên và tồi tệ hơn chẳng có hệ thống tổ chức nào
khác mang nhãn hiệu của họ, thì họ không thể ngạc nhiên nếu nhận thấy
phiên bản của họ về Đức Chúa Trời bị hạn chế, không thoả đáng và không
chịu “gia nhập tổ chức hiệp nhất của họ”.
Chắc chắn có nhiều nguyên do cho tình trạng thái hoá của Cơ Đốc giáo trở
thành việc đến nhà thờ, và sự thu hẹp của Phúc Âm đối với toàn nhân loại
thành một nhóm niềm tin được ủng hộ, nhưng nguyên nhân chính phải là do
sự thờ phượng một chúa không thoả đáng, một chúa bị giới hạn và bị điều
chỉnh, là “một người tốt ở trong nhà thờ” theo từ ngữ của những người thờ
phượng. Vì thái độ thật tiết lộ cách chắc chắn đối tượng thật của sự thờ
phượng của loài người.
Tất cả Cơ Đốc nhân, dù Hội Thánh của họ thế nào, dĩ nhiên sẽ bác bỏ ngay
lập tức quan điểm cho rằng chúa của họ là một siêu mẫu mực của giáo phái
họ, và người ta không cho rằng sự thờ phượng nói thẳng ra là bị. Tuy nhiên,
dưới mức độ phê bình có ý thức này về một tâm trí, ví dụ đối với người công
giáo Anh quốc, họ hoàn toàn có thể nghĩ về Đức Chúa Trời như được hài
lòng đặc biệt đối với Công giáo Anh quốc, đầy nghi ngờ về Tin Lành, và
thẳng thắng làm bất mãn bởi tất cả - hình thức của tín ngưỡng không theo
quốc giáo. Người Công giáo La Mã, những người khẳng định tích cực rằng
lễ phong chức trong Hội Thánh Anh quốc là “không có hiệu lực”, và không
có “ân điển” nào có thể được nhận qua các lễ ban phước thuộc giáo hội Anh,
chỉ đang thờ phượng một chúa là một người Công giáo La Mã, và hoạt động
cách miễn cưỡng, nếu trong bất kỳ cách nào qua các nguồn thông tin không
thuộc La Mã. Mặc khác một người ở cấp thấp nhất trong nhà thờ phải công
nhận, nếu anh ta trung thực, rằng chúa mà anh ta thờ phượng phản đối mạnh
mẽ những lễ phục, khói hương và nhang đèn trên bàn thờ. Bi kịch của những
ví dụ này, điều có thể được mô phỏng đến mức độ thái quá bất cứ lúc nào,
không phải là sự khác biệt về quan điểm, mà có thể sẽ tồn tại với chúng ta
cho đến ngày phán xét, nhưng là tội lỗi về ý nghĩ điên rồ quá mức và đáng
ghét vì cố xem Đức Chúa Trời như một lãnh đạo của nhóm người theo một
quan điểm đặc biệt.
Người biết suy nghĩ ở ngoài các Hội Thánh không bị tổn thương nhiều bởi
những sự khác nhau của các giáo phái. Đối với anh ta, trong sự hạnh phúc vì
không biết gì của anh ta, những sự khác nhau này chỉ là những biến đổi về
tâm lý rất bình thường của khí chất và sở thích của nhân loại được mô tả
trong môi trường tôn giáo. Điều mà anh ta không thể cam chịu là sự đòi hỏi
khó thực hiện được lập ra bởi mỗi người để được thành “một người đúng
đắn”. Sự đoán phạt của anh ta chính xác dựa trên cơ sở thực nghiệm - chẳng
phải Cứu Chúa đã nói rằng “xem trái biết cây” hay sao? Nếu anh ta phải
nhận thấy rằng Hội Thánh, nơi khiến cho sự đòi hỏi rõ nét nhất và đặc biệt
nhất được tiếp tục và duy trì theo những quan điểm của chính Chúa Toàn
Năng, rõ ràng đang sản sinh ra một tính cách cơ Đốc tốt đẹp nhất, rõ ràng
đang kiểm soát sự ảnh hưởng Cơ Đốc cao nhất, và rõ ràng được đổ đầy
Thánh Linh sống động của Đức Chúa Trời nhất -có lẽ anh ta có thể tha thứ
cho sự đòi hỏi đặc biệt này. Nhưng anh ta không nhận thấy gì giống như
vậy. Không có giáo phái nào có sự độc quyền về “ân điển” của Đức Chúa
Trời, và không có giáo phái nào có một công thức đặc biệt cho sự sinh ra
tính cách Cơ Đốc. Đối với người qua tâm hời hợt thì rất đơn giản. Đức Chúa
Trời thật không để ý bất cứ gì về những chiếc hộp này. “Thánh Linh hà hơi
ở nơi nào Thánh Linh được lắng nghe” và là vấn đề đối với sự bất quy tắc
của con người.
Hơn nữa, người quan sát biết suy nghĩ của chúng ta, người ở bên ngoài các
Hội Thánh, có nhiều ý tưởng về chính mình. Những khám phá về ngành
khoa học về vật lý và sinh vật thời hiện đại, về thiên văn học, và về tâm lý
học, đã làm ảnh hưởng sâu sắc khái niệm của anh ta về “độ lớn” của Đức
Chúa Trời. Nế có một người tài trí đằng sau những điều phức tạp bao la của
các hiện tượng mà con người có thể quan sát được, thì đó chính là Đấng
đáng kính sợ trong quyền năng và sự khôn ngoan của Ngài: chắc chắn không
phải là một chúa nhỏ bé. Hoàn toàn có thể tưởng tượng được Đấng này có
một ý định tốt lành và ý định đó đang được thực hiện trên hành tinh nhỏ bé
này. Thậm chí có thể tin rằng Đức Chúa Trời này có chú tâm hạ thấp chính
Ngài trở nên hình xác của loài người để đến thế gian trong Thân vị, như tất
cả Cơ Đốc nhân khẳng định. Nhưng có một điều, mà sỉ nhục lý lẽ và làm
dao động sự hiểu biết, phải được nói rằng Đức Chúa Trời này chỉ vận hành
nơi nào có một nhóm các giám mục mạnh mẽ.
“Người ngoài” này, những người không biết gì về sự pha tạp của truyền
thống, sự kết án, sự khác nhau trung thực, và sự phật ý kín giấu, nằm đằng
sau những sự phân rẽ của Hội Thánh Cơ Đốc, nhận thấy rõ ràng ưu điểm của
tiền tuyến Cơ Đốc hợp nhất và không kể nhận biết tại sao các Hội Thánh
không thể “hoà nhập với nhau”. Vấn đề này chắc chắn rất phức tạp, vì có
nhiều sự khác nhau trung thực được ủng hộ với sự chân thành, nhưng nó chỉ
làm cho không thể giải quyết được bởi vì những giáo phái khác (có thể
không ý thức) hình dung Đức Chúa Trời là người La Mã hoặc thành viên
giáo hội Anh, hoặc thành viên của giáo phái Tin Lành hoặc người thuộc hội
Giám lý hoặc tín đồ của Giáo hội trưởng lão hoặc là gì đó mà ta biết. Nếu họ
có thể thấy xa hơn một chúa không thỏa đáng của họ, và thoáng thấy bản
chất của Đức Chúa Trời, họ có thể thậm chí dở cười dở khóc. Kết quả sẽ là
một sự thống nhất mà thật sự làm nổi trội hơn những sự khác biệt thay vì
phớt lờ chúng với thái độ lịch sự ngoài mặt và sự khinh rẻ trong lòng.
VIII. Giám đốc quản lý
Có một khái niệm về Đức Chúa Trời mà dường như từ ấn tượng đầu tiên nó
rất diệu kỳ và vinh quang, nhưng khái niệm này chứng minh đủ nghịch lý về
sự kiểm tra một ý khác trong các ý kiến về sự “quá nhỏ bé”. Phải nghĩ rằng
Đức Chúa Trời, Đấng có trách nhiệm trên những sự mênh mông đáng kinh
hãi của vũ trụ, không thể nào quan tâm đến những cuộc đời những chấm nhỏ
của ý thức con người tồn tại trên hành tinh chẳng có ý nghĩa gì này.
Thậm chí có được những bước khởi đầu trong việc sự đánh giá sự vĩ đại của
Đấng quyền năng đang kiểm soát một hệ thống lạ thường mà khoa học đang
tiết lộ cho chúng ta là một kinh nghiệm đáng kinh ngạc nhưng có ích. Vì
Đức Chúa Trời quá vĩ đại và toàn bộ thiên cầu của sự sống chúng ta (chỉ xét
trên một người duy nhất) lại quá nhỏ bé so với Ngài, nên chúng ta có thể
cảm giác rằng mình không thể nào tưởng tượng được Ngài lại đang dành sự
quan tâm rất chi tiết đến từng đời sống của mỗi con người mà như những
người nhân vật chủ chốt của Cơ Đốc giáo khẳng định. Đối với họ, và số
người này thường không ít, những người âm thầm mong ước sự giải thoát
khỏi trách nhiệm về đạo đức (và lý lẽ của những người này về tôn giáo
nhuộm đầy ước mong đó), điều này có thể là sự dễ chịu tuyệt vời - loại dễ
chịu mà những học sinh non có thể thấy được khi nhận ra trong một trường
có hàng ngàn đứa con trai thì tội lỗi nhỏ nhặt của nó chắc chắn không bị
Thầy hiệu trưởng để ý. Đối với những người khác, ý tưởng về sự tầm thường
của họ có lẽ đang làm thất vọng - họ không cảm thấy được tự do nhiều như
được lang thang theo gió.
Nhưng phản ứng của con người đối với ý niệm về “độ lớn” kinh khiếp của
Đức Chúa Trời dù thế nào đi nữa, thì điểm dáng chú ý là lời giải thích của
họ “Tôi không thể tưởng tượng một Đức Chúa Trời vĩ đại như vậy lại đang
quan tâm đến tôi” v.v..Anh ta “không thể tưởng tượng”, điều này có nghĩa
đon giản rằng tâm trí của anh ta không có khả năng ghi nhận những ý niệm
về sự mênh mông đáng kinh hãi và về sự quan tâm nhỏ nhặt đến từng chi tiết
rất nhỏ cũng một lúc. Nhưng trong mọi hoàn cảnh nó cho thấy rằng Đức
Chúa Trời không thể đáp ứng cả 2 ý niệm (và nhiều hơn nữa).
Đằng sau sự bất lực để tưởng tượng một Đức Chúa Trời như vậy là một ý lẽ
vô thức cổ xưa nhưng rất thường gặp về “các chúa không thoả đáng” - xu
hướng xây dựng lên một hình ảnh trong tâm trí về Đức Chúa Trời từ sự hiểu
biết và kinh nghiệm của chúng ta về con người. Ví dụ, chúng ta biết rằng
nếu một người có trách nhiệm trên 50 người khác, thì anh ta có thể dễ dàng
làm cho mình nên quen thuộc với gia cảnh, bản tánh, những khả năng và
những nét cá biệt của từng người. Nếu anh ta chịu trách nhiệm trên 500
người anh ta vẫn có thể dành sự quan tâm riêng của từng người; nhưng đối
với anh ta thì không thể nào biết và nhớ từng chi tiết về từng cá nhân. Nếu
anh ta có trách nhiệm trên 5000 người, nói chung anh ta có thể làm người
thông minh và tốt bụng, nhưng anh ta không thể nào biết chừng ấy người
một cách cá nhân, thật ra anh ta cũng không cố gắng để biết hết. Anh ta càng
ở địa vị cao, thì mối liên hệ cá nhân của anh ta càng ít. Bởi trong thế giới
hiện đại này, chúng ta đang có xu hướng ngày càng nhận thấy nhiều người
được thêm lên với con số rất lớn, vì những mục đích khác nhau, chúng ta
buộc phải công nhận ràng sự quan tâm cá nhân của “người có trách nhiệm”
càng ít đi. Sự công nhận này đã ngấm vào những đầu óc vô thức của chúng
ta, và chúng ta thấy nó hầu như khiến chúng ta nghĩ rằng Đấng Cao cả hơn
hết chắc chắn quan tâm rất ít đến từng cá nhân. Quả thật, nếu Ngài là Đấng
vô lượng vô biên thì quan điểm về sự liên hệ với từng cá nhân nhỏ bé trở
nên rất buồn cười.
Nhưng chỉ khi chúng ta đang mô tả Đức Chúa Trời dựa trên điều mà chúng
ta biết về con người. Đó là lý do tại sao ở đây người ta tranh luận rằng điều
mà từ ấn tượng đầu tiên xuất hiện như một quan điểm rất thoả đáng về Đức
Chúa Trời thật ra là không thoả đáng - nó dựa vào một nền móng quá nhỏ
bé. Con người có thể được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời;
nhưng không thích đáng để nghĩ Đức Chúa Trời không là gì hơn một người
được phóng đại lên đến mức vô tận.
Ví dụ, có những người rất lo âu với suy nghĩ làm sao Đức Chúa Trời cùng
một lúc có thể nghe và nhậm những lời cầu nguyện và những ước vọng của
loài người trên khắp thế giới. Họ lo nghĩ như vậy bởi hình ảnh trong tâm trí
họ luôn nghĩ đến một người trực điện thoại tổng đài đang bận rộn đang trả
lời những cuộc gọi ở một tổng đài có kích thước siêu phàm nào đó. Nên nói
thẳng rằng “Tôi không thể tưởng tượng điều này có thể được thực hiện thế
nào” (đây là sự thật theo nghĩa đen) tốt hơn là từ bỏ một tâm trí chứa hình
ảnh một con người được phóng đại lên đang thực hiện những điều hầu như
không thể thực hiện.
Tất cả những khái niệm có vẽ “kiêu kỳ” về sự vĩ đại của Đức Chúa Trời cần
được quan tâm cẩn thận kẻo e chúng chỉ trở thành những sự phóng đại các
đặc tính nào đó của con người, ví dụ như chúng ta có thể ngưỡng mộ kiểu tu
thân ép xác áp đối với đồ ăn, sự hấp dẫn của tính dục, và tiện nghi vật chất
chẳng hạn. Nhưng nếu trong sự hình thành một hình ảnh về sự thánh khiết
của Đức Chúa Trời chúng ta chỉ phóng đại tính chất tinh thần và thuyết khổ
hạnh đến mức độ thứ n, chúng ta buộc phả có một số kết luận đặc biệt. Như
vậy, chúng ta có thể nhận thấy chính mình đang sẵn sàng hình dung ra sự
quan tâm của Đức Chúa Trời trên con trẻ (vì chúng nó là những mẫu nhỏ bé
của thiên đàng “không”?), nhưng không thể tưởng tượng sự chấp thuận, chỉ
để phát hoạ, những hành động dẫn đến khái niệm của họ!
Tương tự, dĩ nhiên rất tự nhiên và đúng đắn khi cho rằng sự thờ phượng mà
chúng ta dâng lên cho Đức Chúa Trời nơi công cộng phải thuộc đặc tính có
thể được chấp nhận cao nhất. Những điều đó chắc chắn không làm chúng ta
nghĩ đến một Chúa của “chương trình thứ III” êm dịu, Đấng thích chương
trình biểu diễn xuất sắc, của một ban hợp xướng chuyên nghiệp bất chấp đạo
lý hơn sự la hét lộn xộn của những tấm lòng chân thành nhưng không được
tập luyện. Giữ khái niệm cho rằng Đức Chúa Trời chỉ như một con người
được phóng đại là có nguy cơ nghĩ Ngài chỉ như một tổng chỉ huy, người
không thể có thờ gian quan tâm chi tiết đến đời sống của tất cả thuộc hạ
mình. Tuy nhiên có một Chúa vượt quá mức của nhân cách và quá xa cách
với bối cảnh của con người, mà trong đó chúng ta chỉ có thể đánh giá đúng
“những giá trị”, tức có một Chúa, Đấng chỉ là một nhóm các phẩm chất hoàn
hảo, điều này có nghĩa là một quan niệm và không còn gì hơn. Chúng ta cần
một Đức Chúa Trời có quyền hạn nắm giữ, cũng như phán truyền, cùng một
lúc trong Ngài có cả sự To Lớn và sự Nhỏ Bé. Điều này là khái niệm thật và
thoả đáng về Đức Chúa Trời được mặc khải bởi Chúa Cứu Thế Giê-xu. Cơ
Đốc giáo tin điều này và chúng ta sẽ nghiên cứu nó nhiều hơn ở một chương
sau.
IX. Một Đức Chúa Trời gián tiếp
Bình thường hầu hết con người đều có một tầm nhìn giới hạn nào đó về cuộc
sống, và đối với phạm vi lớn hơn rất nhiều so với điều họ hiểu, họ dựa vào
kinh nghiệm gián tiếp về cuộc sống được tìm thấy trong sách, phim ảnh và
kịch nghệ. Chẳng hạn, rất ít người trong chúng ta biết rõ hoặc thân thiết một
thám tử, một nhà tạo mẫu thời trang, một chủ nhân gánh xiếc, một võ sĩ
quyền anh, hay một bác sĩ chuyên khoa Harley Street. Nhưng một tác giả
khéo léo có thể làm cho chúng ta cảm thấy rằng mình như đã biết rất rõ
chính tấm lòng và cuộc đời của những người này, và nhiều người khác nữa.
Hầu như không chút nghi ngờ thắc mắc chúng ta thêm những điều chúng ta
đã đọc và xen vào trong tổng số cuối cùng của cái mà chúng ta gọi là “kinh
nghiệm” của mình. Tiến trình này gần như tự động hoàn toàn và có thể hầu
hết chúng ta đều vô cùng sửng sốt nếu bất ngờ chúng ta biết được tỉ lệ của
“kiến thức về thế giới” mà chúng ta tích luỹ được do sự quan sát và kinh
nghiệm trực tiếp rất nhỏ bé thế nào.
Ý nghĩa của kiến thức gián tiếp về cuộc sống đối với vấn đề chúng ta quan
tâm là: khái niệm về bản tánh của Đức Chúa Trời hình thành dần trong tâm
trí chúng ta phần lớn được tạo nên bởi những kết luận mà chúng ta rút ra
được từ “những thần hựu” và “những sự đoán phạt” trong cuộc đời chủ yếu
trong cách Ngài hiện ra để xử lý (hoặc không xử lý) những vật thọ tạo của
Ngài. Vì vậy nếu kiến thức về cuộ csống của chúng ta (rất có thể là một ẩn
số đối với chúng ta) sai lầm, thiên vị hoặc uỷ mị, chúng ta rất có thể tìm thấy
cho một mình một chúa gián tiếp, chúa này rất khác với Chúa thật.
Có ba con đường chính trong đó tiểu thuyết (chúng ta có thể kể đến sách,
phim ảnh và kịch nghệ) có thể là chúng ta lầm đường lạc lối và kết quả là
làm ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm mà chúng ta vô tình nghĩ về Đức
Chúa Trời và sự vận hành của Ngài trong cuộc sống nhân loại.
1. Sự ngấm ngầm lờ đi Đức Chúa Trời và tất cả những vấn đề về tôn giáo.
Rất nhiều sách tiểu thuyết mô tả cuộc sống như thể chẳng có một Đức Chúa
Trời nào, và con người không có bất cứ một tôn giáo nào trong nhân cách
của họ. Ví dụ chúng ta có thể bắt gặp trong tiểu thuyết những người làm
chúng ta say mê họ biểu lộ những phẩm chất làm chúng ta thích thú nhất như
vượt qua được những khó khăn không thể tin được bằng một lòng can đảm
làm xúc động lòng người, làm những người hy sinh anh dũng nhất và dành
được hạnh phúc và sự yên bình vô cùng - tất cả đều không có ý ám chỉ nhỏ
nhất nào về Đức Chúa trời. Độc giả hầu như buộc phải suy nghĩ rằng tất cả
sự quan trọng hoá mà Cơ Đốc giáo tạo ra về “sự tìm kiếm sức mạnh của Đức
Chúa Trời” v.v.. là chẳng có gì đáng quan tâm cả.
Trái lại, chúng ta rất ít đọc về những nhân vật xấu xa, những người chẳng
bao giờ đau khổ bởi sự cắn rứt của lương tâm vì lòng tham lam, độc ác, ti
tiện hoặc ngạo mạn. Dường như không có một sức mạnh thuộc linh đang
vận hành nào lưu ý đến họ, ở những thời điểm dễ bị nguy hiểm, một cách
sống tốt hơn, và sự ăn năn là điều không thể tưởng. Độc giả có thể lại vô
tình kết luận rằng Đức Chúa Trời không có ảnh hưởng gì đến những nhân
vật “xấu xa”.
Con đường vòng này, để cẩn thận tránh né Đức Chúa Trời và khiá cạnh tôn
giáo, có lẽ không là đặc tính của tiểu thuyết hay nhất, nhưng nó rất thường
thấy. Đặc biệt trong phim ảnh, trừ một vài ngoại lệ đáng chú ý, “thần hựu” là
chủ đề đối với hầu hết những tập quán vững chắc. Những tập quán này bao
gồm hệ thống các qui tắt đạo đức “có vay mà không trả” rất được mong
muốn trong xã hội, và một kết cuộc có hậu chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng bất
kỳ sự giống nhau giữa thần hữu trên phim ảnh và những hành động thật của
Đức Chúa Trời trong những biến cố của loài người chỉ là sự trùng hợp ngẫu
nhiên.
Trong cuộc sống thật, như bất cứ mục sư xứng đáng nào cũng biết rõ, con
người bình thường đôi lúc cũng quan tâm đến Đức Chúa Trời và những vấn
đề thuộc linh. Kẻ gian ác, và thậm chí những người không có suy nghĩ, đôi
khi cũng bị lương tâm họ đánh động. Hơn nữa những sự căng thẳng và
khủng hoảng, tức hơi thở của cuộc đời đối với các tác giả tiểu thuyết, chính
là những điều thường ngấm ngầm gợi lên ý nghĩa về tôn giáo và tâm linh.
Chính hiện tượng đặc biệt này mà các tác giả thời hiện đại, tôi không biết tại
sao họ lại hơi dè dặt với nó và đôi lúc hầu như phân tích thiếu lành mạnh
những hành động của các nhân vật họ viết ra phải thường dùng con đường
vòng đó để đi tránh qua toàn bộ phạm vi của những mối tương quan giữa
loài người với Đức Chúa Trời của họ.
2. Sự xuyên tạc có chủ ý về tôn giáo.
Dĩ nhiên có thể tranh luận rằng tuyên truyền Cơ Đốc giáo không thuộc bổn
phận của một tác giả viết tiểu thuyết - và điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng
gây ấn tượng cho người khác rằng Cơ Đốc giáo và Hội Thánh không hơn gì
một vấn đề để người ta nhạo báng cũng không thuộc công việc của họ. Dĩ
nhiên rất thích thú đối với họ - họ có thể đang loại bỏ lòng hận thù thời trẻ
con với một người dì theo Tin Lành - khi mô tả các tu sĩ như một diễn viên
hài, người có niềm tin mù quáng, hoặc thiếu hiểu biết về cuộc đời như một
đứa trẻ, và Cơ Đốc nhân như những người giả hình kiêu ngạo. Thậm chí họ
cảm thấy rằng giá trị kịch nghệ trong một chủ toạ chi hội (giáo hội Anh),
một người chuyên chế trong gia đình, hoặc trong một chấp sự theo quốc
giáo, người có ác tâm ngấm ngầm, nhiều hơn trong các bài báo đích thực.
Nhưng họ không công bằng, cũng không thực hiện công bằng đối với những
sự kiện có thật trong cuộc sống, thậm chí dù bài viết của họ có thể đem lại
sự thích thú cao độ cho độc giả, những người quá sẵn sàng để tiếp nhận sự
tán đồng trong cảm giác của chính họ rằng “dù sao tôn giáo đều là sự mục
nát”.
Một lần nữa sẽ không công bằng khi nhắm lời chỉ trích này vào một tiểu
thuyết hay nhất, nhưng nó rất thường gặp trong mẫu phổ biến, và dần dần
chắc chắn nó ảnh hưởng đến khái niệm và tôn giáo và về Đức Chúa Trời
trong tâm trí của nhiều độc giả.
3. Sự vận hành của thần hựu.
Một tác giả viết tiểu thuyết (và điều này không là cái ít nhất trong số những
sự thu hút của nguồn tác giả) ở địa vị của một vị chủ đối với các tác phẩm
sáng tạo của chính mình. Ông ta có thể thúc đẩy trình diện những điều kỳ
diệu của ông trong cách bí ẩn, hoặc tàn bạo, hoặc không công bằng, và
không ai có thể nói gì ông ta và còn hơn thế nữa. Nếu ông ta hành động khéo
léo (chẳng hạn như Thomas Haray đã làm) ông ta có thể đầu độc mạnh mẽ
độc giả của ông với nhận thức về Định mệnh bởn cợt một cách cay đắng
thay vì nhận thức về Đức Chúa Trời. Ông có thể truyền đạt nổi thống khổ
bằng thao tác đơn giản nhất trong các thao tác, bởi ông chính là thần hựu,
nhưng ông ta không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về những quá trình vận
hành của sự sống thực bằng cách ấy.
Toàn bộ bi kịch của vua Lear có thể nói là phụ thuộc vào sự điều khiển của
Shakespear qua nhân vật Cordilia. Bởi nàng không thể nhận thấy (dù mọi nữ
sinh ngồi tận cùng hàng cuối của rạp hát đều có thể thấy) hậu quả có thể xảy
ra của “chuyện tầm thường” đần độn của nàng… bi kịch này bị công kích.
Nhưng sẽ sai lầm sâu sắc khi khước từ những thảm hoạ được sắp sếp của tác
giả vị đại nhất về bi kịch này với những tình huống và nhân tố phức tạp có
trong những nỗi khổ đau của đời sống thực sự.
Những kết luận như đối với bản chất của sự sống và Đức Chúa Trời có thể
chỉ được suy ra từ bằng chứng của tiểu thuyết do con người tạo ra trong rất ít
trường hợp. Vậy nên chúng ta cần phải thường xuyên cảnh giác đối với
“chúa gián tiếp” này - một chúa mà sự hấp thụ liên tục những quan điểm tiểu
thuyết nuôi dưỡng trong tiềm thức của chúng ta. Một mảnh nhỏ của cuộc đời
thật, được quan sát trực tiếp cho thấy những nền móng tốt cho những kết
luận của chúng ta hơn toàn bộ thế giới thần tiên của tiểu thuyết cho thấy.
X. Lời ca thán triền miên.
Đối với một vài người hình ảnh trong tâm trí họ về Đức Chúa Trời là một
loại mập mờ của sự thất vọng, họ nói cách phẫn nộ và thường tỏ ra tự
thương hại mình. “Đây là Dấng tôi tin nhưng Ngài làm tôi chán nản”. Cuộc
đời còn lại của họ thường bị che bóng bởi sự chán ngán này. Từ đó có thể
không có đề cập nào về Đức Chúa Trời, Hội Thánh, tôn giáo, hoặc ngay đến
vị linh mục mà không bắt đầu toàn bộ quá trình liên kết này với kết luận
buồn thảm của nó. Đức Chúa Trời là một sự thất vọng.
Dĩ nhiên một vài người khá thích thú sự than vãn triền miên này. Năm tháng
không làm mờ đi chút nào những chi tiết bi thảm của lời cầu xin không được
đáp ứng hay thảm hoạ không xứng đáng. Nhớ lại sự không thành tín của
Đức Chúa Trời dường như đem lại cho họ sự hài lòng đáng ghê tởm giống
như sự hài lòng mà những người khác tìm thấy khi đếm lại những chi tiết
rùng rợn trong “hoạt động” của họ. Dĩ nhiên những người khác thấy rằng
một Đức Chúa Trời, Đấng đã thất bại là lời bào chữa dễ chấp nhận nhất cho
những ai không muốn quan tâm đến bất kỳ nỗ lực hoặc trách nhiệm nào về
đạo đức. Mọi gợi ý về sự vâng phục hay đi theo Đức Chúa Trời có thể bị
chống đối nhiều hơn bởi cái nhìn khác của sự than vãn triền miên này.
Dĩ nhiên một chúa như vậy quả rất không thoả đáng. Đối với những ai tự
thuyết phục mình rằng Đức Chúa Trời đã thất bại, thì không thể thờ phượng
và hầu việc Ngài được trong bất kỳ tinh thần nào ngoại trừ tinh thần miễn
cưỡng và chiếu lệ. Điều thường xảy ra cho những người này là họ đã thiết
lập trong tâm trí mình những điều mà theo họ Đức Chúa Trời phải làm và
không nên làm, và khi Ngài có vẽ không đi theo mệnh lệnh đặc biệt của họ
thì họ bắt đầu ca thán bất bình. Tuy nhiên chắc chắn sáng suốt hơn và phù
hợp hơn cho loài người chúng ta khi tìm ra, đến chừng mức chúng ta có thể,
những con đường mà trong đó Đức Chúa Trời hoạt động. Chúng ta phải phát
hiện như chúng ta có thể, những giới hạn mà Ngài đã đặt ra cho chính Ngài
vì những mục đích của cuộc thí nghiệm vĩ đại mà chúng ta gọi là sự sống, và
sau đó hãy làm hết sức để liên kết chính mình với những nguyên tắc đạo đức
và hợp tác với những mục đích mà chúng ta chắc chắn không có quyền
quyết định, nhưng tuy vậy trong thời điểm cao nhất của chúng ta chúng ta
biết những mục đích ấy là đúng đắn. Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ xuất hiện
để làm nản lòng những ai đang nỗ lực lợi dụng Ngài như một sự tiện dụng,
một chỗ dựa, hoặc một nguồn an ủi cho những hoạch định của riêng họ. Đức
Chúa Trời chẳng bao giờ làm nản lòng những ai chân thành mong muốn hợp
sức với mục đích của chính Ngài.
Chắc chắn người ta tự do công nhận rằng trong thế giới dùng để thử nghiệm
này, thế giới mà Đức Chúa Trời đã ban cho đặc quyền tự quyết định, không
thể không có “bệnh tật và tai nạn”. Hơn nữa, ảnh hưởng tích tụ qua nhiều thế
kỷ bởi sự chọn lựa của hàng triệu người nhằm làm vừa lòng chính họ hơn
vừa lòng Đấng đã thiết kế ra “toàn bộ màn trình diễn này” đã tiêm nhiễm
toàn hành dinh này. Đây là điều mà các nhà thần học muốn nói khi họ gọi
hành tinh này là một thế gian “đầy tội lỗi”. Rất tự nhiên điều này có nghĩa
rằng ở chừng mực mà thế gian này chịu ảnh hưởng, những người thô bạo, vô
tình và ích kỷ sẽ thường xuyên thoát khỏi nó nhưng người yếu đuối và uỷ mị
thường phải gánh chịu. Một khi chúng ta chấp nhận những khả năng của
quyền tự định đoạt này, chúng ta có thể nhận thấy rằng những sự bất công và
những lời kêu ca phàn nàn là điều không thể tránh khỏi (như Đấng Christ có
lần đã nói “nó chắc là những nhu cầu mà tội lỗi xuất hiện”) chúng ta có lẽ
không tán thành sự mạo hiểm mà Đức Chúa Trời đã chọn khi trao cho loài
người quyền tự do chọn lựa - chúng ta chắc hẳn còn thích Đức Chúa Trời tạo
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be

More Related Content

Viewers also liked

Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaLong Do Hoang
 
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianNhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianLong Do Hoang
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinNhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinLong Do Hoang
 
Big_Data_ML_Madhu_Reddiboina
Big_Data_ML_Madhu_ReddiboinaBig_Data_ML_Madhu_Reddiboina
Big_Data_ML_Madhu_ReddiboinaMadhu Reddiboina
 
How Much Is Your Patent Portfolio Worth
How Much Is Your Patent Portfolio WorthHow Much Is Your Patent Portfolio Worth
How Much Is Your Patent Portfolio Worthjrstorella
 
C.V. of Mohamed Sherif Hegazi
C.V. of Mohamed Sherif HegaziC.V. of Mohamed Sherif Hegazi
C.V. of Mohamed Sherif HegaziMohamed S. Hegazi
 

Viewers also liked (19)

Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianNhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Quan ly tien bac
Quan ly tien bacQuan ly tien bac
Quan ly tien bac
 
Nhung bang chung
Nhung bang chungNhung bang chung
Nhung bang chung
 
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinNhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
 
Sau dieu doi tra
Sau dieu doi traSau dieu doi tra
Sau dieu doi tra
 
Niem vui that
Niem vui thatNiem vui that
Niem vui that
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
 
Gieo niem tin
Gieo niem tinGieo niem tin
Gieo niem tin
 
Big_Data_ML_Madhu_Reddiboina
Big_Data_ML_Madhu_ReddiboinaBig_Data_ML_Madhu_Reddiboina
Big_Data_ML_Madhu_Reddiboina
 
Hieu nguoi
Hieu nguoiHieu nguoi
Hieu nguoi
 
NORTH ELEVATION
NORTH ELEVATIONNORTH ELEVATION
NORTH ELEVATION
 
How Much Is Your Patent Portfolio Worth
How Much Is Your Patent Portfolio WorthHow Much Is Your Patent Portfolio Worth
How Much Is Your Patent Portfolio Worth
 
Segunda ingles
Segunda inglesSegunda ingles
Segunda ingles
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xuc
 
Bases del Concurso
Bases del Concurso Bases del Concurso
Bases del Concurso
 
C.V. of Mohamed Sherif Hegazi
C.V. of Mohamed Sherif HegaziC.V. of Mohamed Sherif Hegazi
C.V. of Mohamed Sherif Hegazi
 

Similar to Phai chang dct cua basn qua nho be

Similar to Phai chang dct cua basn qua nho be (20)

Vong luan hoi
Vong luan hoiVong luan hoi
Vong luan hoi
 
Doi song thuot linh
Doi song thuot linhDoi song thuot linh
Doi song thuot linh
 
Doi song thuot linh
Doi song thuot linhDoi song thuot linh
Doi song thuot linh
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
 
Tu do dau tien va cuoi cung j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
Tu do dau tien va cuoi cung j.krishnamurti-www.khotrithuc.comTu do dau tien va cuoi cung j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
Tu do dau tien va cuoi cung j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
So 170
So 170So 170
So 170
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong de
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong de
 
Biet kinh thanh
Biet kinh thanhBiet kinh thanh
Biet kinh thanh
 
Be banh va chia se okok
Be banh va chia se okokBe banh va chia se okok
Be banh va chia se okok
 
So 181
So 181So 181
So 181
 
So 181
So 181So 181
So 181
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Rmth va phat_trien
Rmth va phat_trienRmth va phat_trien
Rmth va phat_trien
 
Nghi ngo
Nghi ngoNghi ngo
Nghi ngo
 
Nghi ngo
Nghi ngoNghi ngo
Nghi ngo
 
TỬ THƯ TÂY TẠNG
TỬ THƯ TÂY TẠNGTỬ THƯ TÂY TẠNG
TỬ THƯ TÂY TẠNG
 
Bên kia cửa tử charles leadbeater
Bên kia cửa tử   charles leadbeaterBên kia cửa tử   charles leadbeater
Bên kia cửa tử charles leadbeater
 

More from Long Do Hoang

More from Long Do Hoang (18)

Y cha duoc nen
Y cha duoc nenY cha duoc nen
Y cha duoc nen
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Trai tim bang gia
Trai tim bang giaTrai tim bang gia
Trai tim bang gia
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhan
 
Tinh yeu nao
Tinh yeu naoTinh yeu nao
Tinh yeu nao
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve ai
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chua
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu ky
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanh
 

Recently uploaded

CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 

Phai chang dct cua basn qua nho be

  • 1. PHAI CHĂNG ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA BẠN QUÁ NHỎ BÉ Lời giới thiệu Chưa ai có thể dễ dàng đối diện với cái mà chúng ta gọi là “sự sống” và “sự chết” mà không có một niềm tin tôn giáo. Khó khăn đối với nhiều người ngày nay là họ không thấy được Đức Chúa Trời đáp ứng đủ cho những nhu cầu trong thời buổi hiện đại này. Trong khi đó, kinh nghiệm về cuộc sống của họ phát triển trong hàng chục chiều hướng, và phạm vi nhận thức của trí tuệ họ được mở mang đến đỉnh điểm của trạng thái bối rối do bởi những sự kiện trên thế giới và những khám phá khoa học, những ý niệm của họ về Đức Chúa Trời phần lớn vẫn còn trong tình trạng bất động. Đối với người trưởng thành rõ ràng họ không thể tôn thờ một quan niệm về Đức Chúa Trời; một quan niệm đơn sơ về Đức Chúa Trời tồn tại trong tâm trí của một đứa trẻ trong lứa tuổi trường Chúa nhật, trừ khi anh ta được sửa soạn để phủ nhận kinh nghiệm của chính mình về cuộc sống. Nếu bởi sự nỗ lực hết sức của ý chí anh ta làm được điều này anh ta sẽ luôn giấu trong lòng nỗi lo sợ một chân lý mới nào đó có thể phơi trần sự non trẻ của đức tin anh ta. Và luôn bởi sự nỗ lực như vậy mà anh ta hoặc thờ phượng hoặc hầu việc một Đức Chúa Trời, Đấng thật sự quá nhỏ bé để có thể điều khiển lòng trung tín và sự tự nguyện đã trưởng thành của anh ta. Đối với những người ở bên ngoài các Hội Thánh tôi có vẽ như đây chính là thái độ của người Cơ Đốc. Nếu họ không tích cực bảo vệ quan niệm vượt bậc về Đức Chúa Trời thì họ đang ấp ủ một Đức Chúa Trời nhà kính, Đức Chúa Trời có thể chỉ tồn tại giữa những trang Kinh Thánh hoặc trong 4 bức tường của một nhà thờ. Vì vậy tham dự giờ thờ phượng của một Hội Thánh sẽ chỉ để gia nhập vào một nhóm đạo đức giả và để muếy nghĩa của sự bình an với giá ý nghĩa của chân lý, và nhiều người có thiện chí sẽ không tán đồng cuộc giao dịch như vậy. Không thể phủ nhận rằng có một sự thật nhỏ trong lời phê bình này. Chắc chắn có những Cơ Đốc nhân tự xưng với những quan niệm non trẻ về Đức Chúa Trời, những quan niệm này không thể nào đứng vững trước những cơ bão cuộc đời thật chỉ trong vài giây phút ngắn ngủi. Nhưng Cơ Đốc nhân không phải luôn không hiểu biết, ngây ngô, hoặc không trưởng thành. Rất nhiều trong số họ đã giữ đức tin trong Đức Chúa Trời, một đức tin từng được tinh luyện và phát triển bởi những sức ép và tình trạng phức tạp của thời hiện đại, cũng như bởi kinh nghiệm trực tiếp tuy ít ỏi nhưng đáng kể về chính Đức Chúa Trời. Họ đã nhận thấy đủ để biết rằng Đức Chúa trời vô cùng “lớn hơn” so với các tổ phụ của chúng ta đã tưởng tượng về Ngài, và sự khám phá khoa học thời hiện đại chỉ khẳng định niềm tin của họ rằng con người chỉ mới bắt đầu hiểu đầy đủ một Đấng rất phức tạp ấy, Đấng ở đằng
  • 2. sau cái mà chúng ta gọi là “sự sống”. Ngày nay nhiều người, thường với sự không thoả lòng, đang sống mà không có chút đức tin nào nơi Đức Chúa Trời. Điều này không bởi vì họ quá xấu xa hoặc ích kỷ hoặc như cách nói của những người xưa là “vô thần” nhưng bởi với một trí tuệ trưởng thành họ đã không thấy Đức Chúa Trời đủ ớn để “giải thích” cuộc sống, không đủ lớn để phù hợp với thời đại khoa học mới, không đủ lớn để khiến họ hết lòng ngưỡng mộ và tôn vinh, và cuối cùng để khiến họ hết lòng tình nguyện cho Đức Chúa Trời đó. Mục đích của sách này là cố gắng thực hiện hai điều thứ nhât là phơi bày những quan niệm không thoả đáng về Đức Chúa Trời vẫn còn vương vấn một cách vô thức trong tâm trí nhiều người, và những quan niệm ngăn trở chúng ta nhìn thấy, Đức Chúa Trời thật và thứ hai là đưa ra những phương cách mà qua đó chúng ta có thể tìm gặp một Đức Chúa Trời thật cho chính mình. Nếu quả thật rằng có Đấng nào đó đang kiểm soát toàn bộ sự huyền bí của sự sống và sự chết, chúng ta khó có thể mong chờ thoát khỏi một nhận thức về sự vô ích và sự nãn lòng cho đến khi chúng ta bắt đầu nhận ra Ngài như thế nào và những mục đích của Ngài là gì. I. Viên cảnh sát thường trú: Đối với nhiều người lương tâm hầu như là tất cả con đường để họ nhận biết Đức Chúa Trời. Tiếng nói nhỏ nhẹ của lương tâm khiến họ cảm thấy tội lỗi và bất hạnh trước, trong lúc và sau khi làm điều sai phạm là tiếng nói Đức Chúa Trời dành cho họ. Chính tiếng nói này ít nhất đối với phạm vi nào đó, kiểm soát tư cách đạo đức của họ. Chính giọng nói này, đã thúc đẩy họ chen vai sát cánh vào chức vụ không mấy lý thú này và chọn lựa con đường gian khó hơn. Ngày nay không có người nào nghiêm túc ủng hộ cho một tôn giáo trưởng thành thật sự lại phủ nhận chức năng của lương tâm, hoặc phủ nhận rằng tiếng nói của nó ít nhất có thể đưa ra khái niệm mơ hồ nào đó về trật tự đạo đức nằm đằng sau cái thế giới hiển nhiên mà chúng ta sống trong đó. Tuy nhiên để đặt lương tâm vào trong Đức Chúa Trời là một việc làm rất nguy hiểm. Bởi một mặt, như chúng ta sẽ nhận ra ngay rằng lương tâm không phải là một kim chỉ nam luôn luôn chính xác, và mặt khác chắc chắn chúng ta sẽ không bao giờ bị cảm động để thờ phượng, yêu thương và hầu việc một tiếng nói bên trong liên tục rầy rà, tiếng nói tệ nhất là làm hại đến sự thoả lòng của chúng ta và may mắn lắm là tiếp tục để chúng ta có thái độ phủ nhận hơn hướng đi của đạo đức. Lương tâm có thể quá dễ dàng bị lệch lạc hoặc được phát triển không lành mạnh ở người nhạy cảm, và quá dễ dàng bị bỏ qua và bị lấn át bởi loại người
  • 3. vô tình, đến nỗi nó tạo ra một thần tượng, rất không thoả lòng. Bởi trong khi có thể đúng khi cho rằng mỗi người bình thường đều có một nhận thức sơ khai về đạo đức bởi đó anh ta có thể phân biệt đúng và sai thì phát triển, không phát triển hoặc sự lệch lạc của nhận thức đó phần lớn là một vấn đề về sự nuôi nấng, dạy dỗ, và sự truyền bá. Ví dụ về ý thức nhất, chúng ta có thể giả thiết một đứa trẻ được nuôi nấng bởi bố mẹ là những người ăn chay rất nghiêm khắc. Nếu đứa trẻ đó, giờ là một thanh niên trưởng thành, cố ăn thịt thì anh ta rất có thể sẽ chịu sự công kích vô cùng tồi tệ của “lương tâm”. Nếu anh ta được nuôi dạy phải xem những thú vui chính đáng nào đó là “trần tục” và đáng trách thì anh ta cũng sẽ chịu sự cắn rứt của lương tâm nếu anh ta tìm kiếm những nguồn giải trí bị ngăn cấm ấy. Tiếng nói ấy chắc chắn có vẻ giống tiếng nói của Chúa, nhưng nó chỉ là tiếng nói của sự dạy dỗ ban đầu; Sự dạy dỗ rằng đã quy định nhận thức đạo đức của anh ta. Ví dụ về sự ảnh hưởng thứ hai trên nhận thức đạo đức, chúng ta có thể rút ra nhận xét từ một “người có tinh thần thượng vỏ”, người đã được huấn luyện từ bé rằng “không đúng” khi bắn một con chim đang đậu. Nếu anh ta làm như vậy, dù vô tình, chắc chắn anh ta sẽ cảm thấy xấu hổ và nhận thức mình đã hành động sai, mặc dù khi bắn một con chim đang bay khoảng 20 mét ở trước nòng súng của anh ta sẽ không có chút cảm giác tội lỗi nào. Lương tâm của anh ta được dạy dỗ cách không tự nhiên và chính như vậy mà “những điều nghiêm cấm vẫn được duy trì trong vòng những người lễ độ cũng như những người không lễ độ. Mọi môn thể thao, và quả thật nhiều ngành nghề, có thể cung cấp rất nhiều ví dụ nhận thức về đạo đức được dạy dỗ phải biết rằng những điều nào đó “không được làm”. Cảm giác phạm tội và thất bại do làm điều cấm kỵ có thể khá sai lầm, và trong nhiều trường hợp rất không cân đối với điều sai trái thật sự về đạo đức, nếu quả thật có bất kỳcảm giác nào như vậy. Về ví dụ về cách thứ ba; nhận thức đạo đức có thể được qui định, chúng ta có thể rút ra được một cách mà trong đó sự truyền bá công khai ảnh hưởng đến những người có ý thức nhạy cảm suốt chiến tranh thế giới sau cùng. Nhận thức cực đoan về tội lỗi hoàn toàn có thể bị khuấy đọng nếu trang giấy bị thiêu huỷ (bởi sự truyền bá đã nói rằng nó nên được tận dụng), hoặc nếu một hành trình bằng đường sắt được thừa nhận (phải chăng sự truyền bá hét vào tai mọi người rằng “hành trình của bạn thật sự cần thiết không?”). Trong quốc xã Đức, dĩ nhiên, sự truyền bá như vũ khí làm hư hại đến nhận thức đạo đức đã trở nên một nghệ thuật tạo hình. Ví dụ thù ghét người Do Thái dường như là một bổn phận xác thực, và một đảng viên quốc xã tốt chắc chắn phải chịu lương tâm cắn rứt nếu anh ta đã tử tế đối với người thuộc chủng tộc bị khinh miệt ấy.
  • 4. Những ví dụ này có thể quá đủ để chứng tỏ sự ngu dại khi gọi lương tâm là Đức Chúa Trời. Rõ ràng nhận thức đạo đức vô giá này có thể được giáo dục đúng đắn bởi sự truyền bá, miễn chúng ta có thể tin chắc điều chúng ta muốn nói là đúng đắn. Nhưng để định nghĩa từ đó chúng ta cần phải tìm biết Đức Chúa Trời - vì nếu không có Đức Chúa Trời không ai có quyền thúc đẩy ủng hộ những quan niệm về “sự đúng đắn” của mình, ngoại trừ nhận thức đạo đức của riêng anh ta. Nếu không có Đức Chúa Trời mà bởi Ngài “cái đúng” và “cái sai” có thể được khẳng định một cách đáng tin cậy, thì những phán xét về đạo đức có thể không là gì khác hơn một quan điểm, chịu ảnh hưởng bởi sự dạy dỗ, giáo dục và sự truyền bá. Trong nước Anh này, hàng thế kỷ truyền thống Cơ Đốc đã ngấm vào đời sống của người ta đến nỗi họ quên đi bằng cách nào nhận thức đạo đức của họ đã được qui định bởi một Cơ Đốc giáo bị pha loãng, nhưng chân thật. Thái độ của họ đối với đàn bà và con trẻ, đối với người yếu đuối và cô thế, hoặc đối với súc vật, chẳng hạn gần như không “bẩm sinh” như chúng ta nghĩ là một sự chấn động đối với nhiều người trong những lực lượng vũ trang của dân này, những lực lượng được đặt ở nước ngoài suốt cuộc chiến cuối cùng, khi phát hiện nhận thức đạo đức nghèo nàn và mù quáng thế nào trong chiều hướng này trong các nước không có truyền thống Cơ Đốc, chắc chắn nhiều người quy điều này cho sự thật rằng các cư dân của những nước này bất hạnh vì không phải là người Anh! Sẽ đúng hơn khi nói rằng họ đã bất hạnh vì không có nhận thức đạo đức được khích lệ và phát triển bởi sự dạy dỗ, giáo dục và sự truyền bá theo Cơ Đốc. Nhiều nhà luân lý học, cả Cơ Đốc nhân và không phải Cơ Đốc nhân, đã cfhỉ ra sự giảm sút trong nhận thức đạo đức của chúng ta qua những năm gần đây. Ít nhất có thể tranh luận rằng sự giảm sút này hầu như hoàn toàn do người ta không còn toàn tâm chú ý đến những lý tưởng Cơ Đốc như trước. Cơ Đốc giáo thật không bao giờ có một đối thủ quan trọng nào trong sự giáo dục nhận thức đạo đức tồn tại trong những người bình thường. Tuy nhiên có nhiều người, thậm chí trong vòng những người tự xưng là Cơ Đốc, bị khốn khổ bởi lương tâm trưởng thành không lành mạnh mà họ sai lầm khi cho đó là tiếng của Đức Chúa Trời. Nhiều bà nội trợ buộc mình phải dốc hết sức để làm hài lòng tiếng nói bên trong nào đó đang đòi hỏi sự hoàn hảo. Tiếng nói này có thể là chính những yêu cầu của cô đặt ra hoặc là những dấu tích của sự giáo dục thời thơ ấu, nhưng chắc chắn nó không thể là tiếng nói của Đấng Quyền năng đứng đằng sau vũ trụ. Mặt khác, một thương buôn tuổi trung niên, người từ lâu đã dạy lương tâm anh ta phải biết phục tùng, có lẽ tự thuyết phục mình rằng anh ta là một người sống tốt. Với vẽ tự hào thậm chí anh ta có thể thốt lên rằng mình không bao giờ làm gì trái với lương tâm. Nhưng không thể nào tin rằng tiếng
  • 5. nói yếu ớt của sự mơ hồ mà anh ta gọi lại là tiếng nói Đức Chúa Trời trong bất kỳ nghĩa thực nào. Chắc chắn lương tâm hoặc quá trưởng thành hoặc được giáo dục sai lạc, hoặc suy tàn đều không thể được xem như Đức Chúa Trời hay thậm chí là một phần của Ngài. Vì nếu nó là Ngài, thì Đức Chúa trời có thể trở thành một bạo chúa đòi hỏi quá cao đứng trước những người nhạy cảm, và là “tiếng nói bên trong” dễ chịu đối với những người vô tình, tiếng nói này sẽ không bao giờ can thiệp vào niềm thoả lòng của con người. II. Ký ức về cha mẹ Nhiều nhà tâm lý làm cho chúng ta tin rằng khuynh hướng của toàn bộ cuộc đời con người phần lớn được xác định bởi thái độ của người đó trong những năm đầu sống với cha mẹ. Nhiều người bình thường, những người có một thời thơ ấu hạnh phúc, có lẽ chế nhạo điều này, nhưng tuy thế các bệnh viện và văn phòng tư vấn của các nhà tâm lý luôn đông đúc những người có cuộc sống nội tâm bị sức ép đè nặng trong thời thơ ấu bởi mối liên quan của họ với cha mẹ. Khá nhiều bình thường, những người chẳng bao giờ nghĩ đến sợ quay sang bệnh học tâm thần, tuy nhiên có một nổi sự khác thường về cơ quan quyền lực, hoặc về một cá nhân có ảnh hưởng lớn thuộc một trong hai giới tính, điều này có thể dễ dàng được truy nguyên từ sự chuyên chế của cha hoặc mẹ. Ngược lại có nhiều người phải chịu lăng mạ bởi tên gọi “người bị loạn thần kinh”, nhưng tuy nhiên họ được thích nghi cách không hoàn toàn với cuộc sống và nhận thức bên trong của họ về tính ưu việt làm cho họ rất khó khăn để làm việc là sống trong cuộc đời. Cũng dễ dàng không kém để truy nguyên trong lịch sử của họ một thời thơ ấu được nuông chiều quá mức đến nỗi hư hỏng, trong đó tình yêu thương tự nhiên của đứa trẻ đó không bao giờ được kiểm soát hoặc hướng dẫn phải quan tâm đến người khác. Đứa trẻ này thật là “cha của thiên hạ”. Nhưng phải làm gì với khái niệm không thích đáng về Đức Chúa Trời? Điều này cho rằng khái niệm đầu tiên về Đức Chúa Trời hầu hết được xây dựng cách cố định trên quan niệm của con trẻ về cha chúng. Nếu nó may mắn có một người cha tốt thì điều này hoàn toàn tốt, dĩ nhiên nếu khái niệm về Đức Chúa Trời tăng trưởng với những nhân cách còn lại. Nhưng nếu đứa trẻ đó e sợ (hoặc tồi tệ hơn, lo sợ và cảm thấy tội lỗi bởi nó lo sợ) cha ruột của nó, thì có khả năng là Cha Thiên thượng sẽ là một Đấng đáng sợ trong mắt chúng. Lại nữa, nếu nó may mắn, nó sẽ bỏ qua khái niệm này, và quả thật nó sẽ phân biệt giữa ý niệm “đáng sợ” ban đầu và khái niệm trưởng thành sau này của nó. Nhưng nhiều người không thể bỏ qua cảm giác tội lỗi và sợ hãi, và trong những năm trưởng thành vẫn bị ám ảnh bởi cảm giác ấy, mặc dù thực sự không có gì dính dáng với mối tương quan thật của họ với Đức Chúa
  • 6. Trời hằng sống. Điều này không có gì khác hơn là tiềm thức về cha mẹ. Nhiều thầy tế lễ và các giáo sĩ Cơ Đốc có một số hiểu biết về tâm lý học chắc hẳn sẽ gặp một người có nỗi sợ hãi bất thường đối với Đức Chúa Trời, và có thể nhận ra ý nghĩa của sự sợ hãi về tâm lý học hơn là theo tôn giáo. Một vài người trong số họ chắc sẽ vui mừng vì nhận thấy đức tin tôn giáo phát triển trong niềm vui và sự tin tưởng, khi sự không hoà hợp về tâm lý đã được phân tích và giải quyết. Mô tả tiến trình đó nằm ngoài phạm vi của sách này, nhưng đáng phải theo dõi vì lợi ích của những người phải chịu đựng nỗi sợ hãi của, hoặc cảm giác quá kinh sợ từ, ý niệm về Đức Chúa Trời cho rằng cội rễ của những khó khăn của họ thật không phải là “tội lỗi” hoặc “sự bất trị” của họ nhưng là điều họ cảm nhận về cha mẹ họ khi họ còn thơ bé. Mặt dù rất không thoả đáng nhưng thật thú vị khi chú ý ở đây rằng thành công của một loại Cơ Đốc giáo nào đó hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào cảm giác tội lỗi này. Vì “Phúc Âm” sẽ được tiếp nhận chỉ bởi những người mà trong họ cảm giác tội lỗi có thể dễ dàng bị đánh thức hoặc khích động. Thật vậy, các nhà truyền giáo loại Cơ Đốc giáo này (trái với thí dụ của chính Chúa Cứu Thế) sẽ nỗ lực để thuyết phục và khích lệ “sự lên án tội lỗi” trong lòng những thính giả của họ. Những kết quả của sự nỗ lực này thường không lớn, các nhà truyền giáo qui cho sự việc này là do sự cứng lòng của các thính giả. Thực sự do bởi phản ứng lành mạnh chống lại sự tiêm nhiễm tội lỗi không tự nhiên luôn ám ảnh tất cả nhưng chỉ những người mà thời thơ ấu bất hạnh của họ đã khiến họ sẵn sàng tiếp nhận hình thức công kích thuộc linh này. Dĩ nhiên điều này không phủ nhận sự thật về tội lỗi loài người hay phủ nhận tính cần thiết của sự tha thứ bởi Chúa. Có một “sự lên án tội lỗi” thật nó rất khác trong phẩm chất với cái được sinh ra bởi sự truyền bá Phúc Âm áp lực cao. Những vấn đề này sẽ được quan tâm hồn trong một chương sau. Điều mà chúng ta cần quan tâm ở đây là việc thiết lập một khái niệm về Đức Chúa Trời một khái niệm dựa vào mối tương quan sợ hãi trong thời thơ ấu, không phải là nền móng thoả đáng cho một Cơ Đốc giáo trưởng thành. Kính sợ Đức Chúa Trời là đặc điểm của thế hệ trước, sự kính sợ này là kết quả của sự sợ hãi cha mẹ, và không khó để khơi gợi nhận thức về tội lỗi hoặc sự sợ hãi địa ngục trong những người thời thơ ấu bị nhuộm đầy những ký ức về tội lỗi, tủi hổ và nỗi sợ sự trừng phạt. Cũng in đậm nét trong tâm trí một số nhà tâm lý không phải người Cơ Đốc sự chuyển tiếp giữa hình ảnh người cha trong thời thơ ấu và khái niệm sau đó về Đức Chúa Trời, họ sẽ đi đến chỗ nói rằng mọi tôn giáo đều có xu hướng thoái lui, đó là nỗ lực để trở về tình trạng phụ thuộc của thời thơ ấu bằng cách bám chặt vào ý niệm về cha hoặc mẹ. Người ta khó có thể phủ
  • 7. nhận rằng điều này đúng trong một vài trường hợp, nhưng nó rõ ràng là ý nghĩ vô lý trong trường hợp của một số nhân vật vĩ đại nhất và chín chắn nhất mà thế giới này nhận thấy họ là những người giữ niềm tin kiên định nơi chính Đức Chúa Trời. Hơn nữa nó là kinh nghiệm của các Cơ Đốc nhân, những người từng được chưa trị bằng phân tâm học mặc dầu tiến trình này đưa ra khỏi đức tin của họ điều gì đó như trẻ con và thậm chí uỷ mị đa cảm, tuy nhiên ở đó vẫn giữ một phần cốt lõi vững chắc của sự tin quyết và đức tin trưởng thành hoàn toàn thoả đáng. Nhưng chắc chắn, nó có thể bị phản đối, chính Chúa Cứu Thế đã dạy chúng ta phải xem Đức Chúa Trời là Cha. Chúng ta phải từ bỏ sự tương tự của chính Ngài không? Dĩ nhiên không, miễn là chúng ta nhớ rằng đó là sự tương tự. Khi Cứu Chúa dạy dỗ các môn đồ hãy xem Đức Chúa Trời như Cha Thiên Thượng Ngài không có ý nói rằng ý niệm của họ về Đức Chúa Trời nhất thiết phải dựa vào những ý niệm của họ về cha của mình. Cho dù chúng ta biết có thể rất nhiều người trong số những người nghe Ngài dạy dỗ có những người cha không xứng đáng, bạo ngược, ngu dại, tự phụ, vô trách nhiệm hoặc hay nuông chiều. Đây là mối liên hệ mà Cứu Chúa đang nhấn mạnh. Tình yêu thương và sự quan tâm dành cho con cái ở người cha tốt trong thế gian mô tả cho con người một mối tương quan mà họ có thể hiểu được, thậm chí khi chính họ không còn cha! Cũng chính mối tương giao mà Cứu Chúa đang nói đến có thể được con người tin tưởng dựa vào trong mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời. Có những Cơ Đốc nhân dường như không hiểu điều này cách đúng đắn. Bởi Chúa Cứu Thế phán rằng loài người phái trở nên “như con trẻ” (tức loại bỏ tất cả sự xấu hổ, sự thoả hiệp và tính hoài nghi của tuổi trưởng thành) trước khi họ có thể đặt chân vào Nước Thiên Đàng với tính giản dị và sự chân thành một số người từng cho rằng Ngài đánh giá cao tính non trẻ của con người. Thật buồn cười khi cho rằng Đức Chúa Trời có thể mong ước những người đã trưởng thành cứ mãi đi chậm chạp trong tình trạng thuộc linh con trẻ để giữ cho mối tương quan cha con tình cảm hơn. Quả thật, kinh nghiệm cho thấy rằng chính người Cơ Đốc trưởng thành là những người có thể bắt đầu nhận thấy rất ít về “độ lớn” của Chúa mình. Trước đây anh ta có thể nghĩ rằng sự so sánh mối quan hệ giữa một em bé đi chập chững và ngưới cha trưởng thành của nó với mối quan hệ của chính anh ta với Đức Chúa Trời quả là sự phóng đại của hố sâu ngăn cách, ít nhất trong sự hiểu biết. Nhưng trong sự trưởng thành càng hơn của mình anh ta có thể nhận thấy Cứu Chúa, trong tấm lòng nhơn từ của Ngài, chắc chắn không phóng đại sự khác biệt đáng kinh sợ giữa con người và Đức Chúa Trời. Có một Đức Chúa Trời, Đấng lớn hơn chúng ta lớn hơn rất nhiều so với chúng ta là người lớn hơn một đứa trẻ con đang bò lê trên tấm thảm trước lò
  • 8. sưởi, không phải là giữ khái niệm như đứa trẻ về Đức Chúa Trời, nhưng đúng hơn là ngược lại. Chỉ khi chúng ta giới hạn những sự khuấy đọng của tâm trí sau Đấng Tạo ra nó bằng cách áp đặt trên nó những ý nghĩ dễ bị quên lãng về cha mẹ phần xác của chúng ta, rằng chúng ta dần trở nên chán nản trong thuộc linh và tự hỏi tại sao đối với chúng ta những nguồn mạch của sự thờ phượng và tình yêu không tuôn chảy. Chúng ta phải để lại đằng sao “ký ức về cha mẹ” nếu chúng ta muốn thấy được một Đức Chúa Trời “đủ lớn”. III. Một ông lão đáng kính. Chuyện kể lại rằng một số trẻ em ở tuổi trường Chúa Nhật một lần được bảo phải viết ra suy nghĩ của chúng về Đức Chúa Trời. Ngoại trừ một số ít còn lại tất cả những bài làm đều bắt đầu như sau: “Đức Chúa Trời là một ông lão rất già sống ở Thiên Đàng…” Dù câu chuyện này có thật hay không, nhưng chắc chắn có một điều rằng trong nhiều tâm trí của trẻ thơ. Đức Chúa Trời là một “ông già”. Dĩ nhiên điều này một phần do những người bề trên của chúng luôn luôn là những người “già” đối với chúng và Đức Chúa Trời vì vậy mà phải “già” hơn tất cả. Hơn nữa, một đứa trẻ thường được dạy rằng nó sẽ làm được điều này hoặc sẽ hiểu được điều kia “khi nó lơn hơn”, như thế rất tự nhiên mà Nguồn của mọi sức mạnh và sự khôn ngoan quả thật đối với nó dường như rất già. Thêm nữa, tâm trí của nó có thể được làm đầy bằng những câu chuyện về những việc làm của Đức Chúa Trời đã xảy ra “lâu rồi”. Kết quả là đứa trẻ này có thể cảm thấy và thậm chí hình dung Đức Chúa Trời như một người nào đó rất già. Có thể nói rằng không có điều hại đặc biệt nào trong vấn đề này. Vì một đứa trẻ phải biến đổi chính nó để phù hợp với thế giới của người lớn, ở đó có thể không có gì sai trong khái niệm của nó về một Đức Chúa Trời “cao tuổi”. Tuy vậy vẫn có một mối nguy hiểm đó là đứa trẻ sẽ hình dung Đức Chúa Trời này không chỉ như một “ông lão”, mà còn là người ‘cố hư, lỗi thời”, và thật vậy nó có thể bị ấn tượng với những việc làm của Đức Chúa Trời trong “thời xa xưa” mà nó có thể không hiểu được quan điểm cho rằng Đức Chúa Trời đang vận hành với một năng lực không hề suy yếu trong hiện tại và đang dẫn dắt đến một tương lai đầy hi vọng. Nhưng thậm chí nếu công nhận rằng hình dung Đức Chúa Trời như “ông lão” sẽ không hại gì cho đứa trẻ thì sự bền bỉ của quan niệm trong thời thơ ấu dưới bề mặt của tâm trí có thể khiến cho nó rất khó khăn để tăng trưởng và hiểu quan niệm thoả đáng về Đức Chúa Trời trong những năm sau đó. Để thử khái niệm “lỗi thời” này có đang còn trong những người trẻ tuổi trong hiện đại hay không, thuộc thử nghiệm tâm lý đơn giản gần đây được áp dụng đối với một nhóm thanh niên gồm nhiều thành phần. Họ được hỏi và phải trả lời ngay mà không có suy nghĩ, một câu hỏi “Theo bạn Đức Chúa Trời có
  • 9. hiểu ra-đa không?” Gần như tất cả đều đáp “không” và dĩ nhiên kèm theo một trận cười, vì với một tâm trí có ý thức đã nhận ra sự vô lý của câu trả lời này. Nhưng, cũng đơn giản như cuộc thử nghiệm, nó đủ để chứng tỏ rằng ở đàng sau tâm trí họ, những thanh niên này vẫn giữ quan điểm cho rằng Đức Chúa Trời không thoả đáng cho thời hiện đại. Cuộc thảo luận sau đó chỉ cho thấy trong khi “họ thật sự không nghĩ nhiều về điều này” họ đã tự do công nhận rằng quan điểm về Đức Chúa Trời, được hấp thụ một vài năm trước, tồn tại trong một ngăn tách biệt khỏi kinh nghiệm, kiến thức và quan điểm hiện đại của họ. Như thế, họ đang tôn kính ký ức về một ông lão đáng kính, Đấng rất có quyền năng trong thời của Ngài, nhưng bị cho là không thể tiến kịp sự phát triển thời hiện đại. Ngày nay có thể có nhiều người với một “vết rạn” tương tự trong những khái niệm thuộc trí thức của họ. “Ông lão đáng kinh” được đối đãi với lòng tôn sùng và kính trọng - hãy xem Ngài đã phù hộ thế nào cho các tổ phụ chúng ta - nhưng Ngài khó có thể được trông đợi để đương đầu với những sự phức tạp và những vấn đề của cuộc sống ngày nay! Nếu sự vô lý của “vết rạn” này làm chúng ta bật cười, thì tốt hơn nhiều. Có nhiều người trong các Hội Thánh của chúng ta và nhiều lời giảng dạy mang tính tôn giáo nói chung có xu hướng khích lệ khái niệm “lỗi thời”, Kinh Thánh được đọc bằng ngôn ngữ đẹp nhưng cổ xưa, đó là một luật. Những giờ thờ phượng của chúng ta thường được dẫn dắt hoàn toàn trong một thứ ngôn ngữ mà không ai sử dụng ngày nay. Chúng ta xưng hô Đức Chúa Trời trong lời cầu nguyện của mình bằng ngôi thứ 2 số ít rất cổ xưa - và chính những lời cầu nguyện này thường tạo ra một cảm giác phải trình bày nó với một hình thức mà để Ông Lão đáng kính ấy vừa có thể hiểu được vừa có thể chấp nhận được. Những bài thánh ca của chúng ta, với một số ngoại lệ đáng chú ý, thường diễn tả một người thuộc triều đại Victoria và rất hiếm khi là một quan điểm “đủ lớn” về Đức Chúa Trời. Để đánh giá đúng giá trị thật của những bài thánh ca này chúng phải được đọc lớn tiếng với giọng lạnh lùng và khác biệt với giọng điệu được ưa thích. Trong lễ báp-tem, hôn lễ và lễ tang, chúng ta luôn sử dụng thứ ngôn ngữ mà người bình thường khó có thể hiểu được, nhưng ngôn ngữ mà họ cảm thấy mơ hồ này rất cổ xưa và không có liên hệ gì với cuộc sống thật của họ. Họ tôn kính Ông Lão đáng kính ấy và những đặc điểm lạ thường của Ngài, nhưng họ không cảm thấy muốn thờ phượng Ngài như một Đức Chúa Trời hằng sống. Các bài giảng và những bài thuyết trình hết lần này đến lần khác bị nhồi nhét với biệt ngữ mang tính tôn giáo và những từ thuật ngữ chuyên môn mà không được nhận sự đồng cảm nào từ những người thời nay. Chắc chắn niềm vui của một nhà truyền giáo là biết được rằng ông không chỉ đang hầu việc chính Đức Chúa Trời như những vị thánh trong quá khứ, mà còn đang
  • 10. sử dụng những cụm từ đã đi vào truyền thông lâu đời nhưng có nhiều ý nghĩa đối với họ. Nhưng đối với các thính giả hiện đại của mình (nếu họ có thể trong phạm vi nghe được!), nhà truyền giáo ấy chỉ có thể cảm thấy yêu thương thời quá khứ. Những lời của ông có thể có nét đẹp và chân giá trị, nhưng nó là nét đẹp và chân giá trị của quá khứ, và sứ điệp của ông thường tỏ ra không hoàn toàn thích hợp cho những vấn đề của hôm nay. Nơi nào con người chịu “tác động” bởi sự nuôi dạy theo Cơ Đốc thì sự thờ phượng của một Hội Thánh bình thường ở đó có thể làm hài lòng đối với phạm vi nào đó. Qua thời gian rèn luyện lâu dài, rất có thể họ đang “thể hiện ra” như họ cứ tiếp tục. Nhưng đối với lớp trẻ ngày nay, được nuôi dạy mà không có nền tảng như vậy, sự thờ phượng Cơ Đốc theo tập quán dường như lỗi thời mà mang tính phản động, và những quan niệm về Đức Chúa Trời đượ ckhơi gợi trong tâm trí họ sẽ thuộc kiểu Ông Lão đáng kính. Nhu cầu cấp bách, dù không rõ ràng của họ không dành cho Đức Chúa Trời của dân Do Thái cổ xưa, cũng không dành cho Đức Chúa Trời của nước Anh thời đại Victoria, nhưng Đức Chúa Trời của thời đại nguyên tử - Đức Chúa Trời của năng lực sự khôn ngoan và tình yêu thương ngày nay. Người tài giỏi thường phê phán nghiêm khắc giới trẻ ngày nay “không có ý thức về lịch sử”. Nhưng chắc chắn điều đó không làm người ta kinh ngạc. Những thay đổi trong cuộc sống hiện đại quá lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến nỗi giới trẻ ngày nay không thể nhận thấy gì ngoài mối liên hệ mong manh nhất giữa điều có vẻ đơn giản với họ và cuộc sống bình ổn của một thế hệ đã qua và cuộc sống chuyển động quá nhanh quá phức tạp của thế giới ngày nay. Nhận thức về lịch sử thường là kết quả của sự trưởng thành, và trong khi một Cơ Đốc nhân có kinh nghiệp có thể vui mừng nghĩ rằng mình đang thờ phượng chính Đức Chúa Trời mà Áp-ra-ham, Môi-se, Đa-vít và các thánh của Hội Thánh Cơ Đốc đã thờ phượng, thì giới trẻ ngày nay, thậm chí họ biết Áp-ra-ham Môi-se, Đa-vít là ai, sẽ rất thản nhiên trước mối liên hệ mang tính lịch sử này. Nhu cầu của họ là dành cho một Đức Chúa Trời thoả đáng của thời đại ngày nay; nhận thức lịch sử có thể sẽ đến sau đó. Sẽ rất cần thiết, như chúng ta thấy trong một chương sau, để nhìn lại lịch sử nhân loại về những sự kiện có thật làm nền tảng cho cái nhìn của Cơ Đốc nhân về Đức Chúa Trời. Nhưng cũng cần thiết như vậy để trở lại thế giới hiện đại, khi đã được trang bị với những sự kiện lịch sử thiết yếu. Tuy nhiên không có hình ảnh nào huy hoàng và đáng nhớ trong lịch sử có thể làm thoả mãn những tấm lòng đang tìm kiếm một Đức Chúa Trời hằng sống đương thời. IV. Nhu mì và hiền lành
  • 11. Rất đáng tiếc là từ “con trẻ” chỉ có một vài từ có vần với nó để thích hợp cho việc sáng tác thánh ca. Nhưng đối với sự ít ỏi của ngôn từ này chúng ta cũng có được hai câu thơ mà hàng trăm ngàn người chắc chắn đã được học trong thời thơ ấu của họ. Chúa Giê-xu hiền lành nhu mì Ngài dịu dàng nhìn xem con trẻ Nhưng có lẽ không phải do những qui tắc của sự đặt câu mà tác giả dùng từ “hiền lành” để nói đến Chúa Cứu Thế Giê-xu, vì ở đâu đó trong một bài thánh ca cho trẻ em bắt đầu như sau: Trẻ thơ trong nhà Chúa phải luôn hiền lành vâng lời và tử tế như Ngài Tại sao lại “hiền lành”. Trong số tất cả những tính từ có thể được dùng chỉ Cứu Chúa, từ này có vẻ là một trong những từ ít thích hợp nhất. Khi được áp dụng chỉ một người nào đó thì từ này gợi lên điều gì trong tâm trí chúng ta? Chắc chắn là một hình ảnh của người nào đó quá hiền lành chẳng dám mở miệng, người nào đó không thích dính dáng đến chuyện gì để khỏi gây chuyện và tránh phiền phức bất cứ nơi nào có thể, một người có khí chất trầm lặng hầu như xa lạ với những cảm xúc của một bản chất đầy nhiệt huyết, một người hơi tầm thường, vừa tẻ nhạt vừa không hứa hẹn gì. Từ “hiền lành” này rõ ràng được sự dùng có cân nhấc để mô tả một người không do dự để thách thức và chỉ ra những hành động đạo đức giả của những người mộ đạo trong thời của Ngài. Ngài đã bước đi vô hại qua một đám đông sát hại, một người không hề tầm thường, Ngài được đánh giá bởi những nhà chức trách như một mối nguy hiểm chung, một người có thể bị xúc động đến giận dữ bởi sự bốc lột trơ tráo hoặc bởi tính ngưỡng tự mãn; một người can đảm mà Ngài quyết tâm bước đến nơi mà Ngài biết rõ nơi đó có nghĩa là sự chết, mặc dù đứng trước những âm mưu của những bạn bè có thiện chí! Hiền lành! Quả một từ dùng để chỉ tính cách mà sự thách thức của nó và tính hấp dẫn lạ lùng của nó suốt 19 thế kỷ không suy kiệt chút nào. Chúa Cứu Thế Giê-xu có thể được gọi là “nhu mì”, trong nghĩa chỉ sự khiêm nhường và quên mình và hoàn toàn tận hiến cho điều mà Ngài xem là đúng, dù bản thân phải trả bất cứ giá nào, nhưng “hiền lành” thì chẳng bao giờ! Tuy nhiên chính sự kết hợp của “nhu mì và hiền lành” này đã được, thậm chí đang được áp dụng rất thường để chỉ về Ngài. Chúng ta khó có thể bị bất ngờ nếu con trẻ sớm cảm thấy ngay rằng chúng đã bỏ qua “Đấng chăn Chiên hiền lành” và tìm kiếm những vị anh hùng cho chúng ở những nơi khác. Nhưng nếu ấn tượng về một Chúa Giê-xu nhu nhược và đa cảm được tạo ra (giả sử, tất cả thường bởi những bài thánh ca ngọt ngào và những hình ảnh mang tính tôn giáo xinh đẹp), sự tổn hại của nó không qua đi khi giới thanh
  • 12. niên chối bỏ khái niệm ngốc nghếch và như trẻ con này. Có thể ở đó sẽ lưu giữ trong tâm trí họ ý tưởng rằng Đấng Christ và Cơ Đốc giáo là sự nhu nhược và đa cảm mà không có ích gì cho thế giới bình thường này. Vì chắc chắn rằng “thần không thoả đáng” đặc biệt này, thần hiền lành, nhu nhược và đa cảm, vẫn tồn tại trong tâm trí nhiều người đã trưởng thành. Thật vậy chính từ “Giê-xu” gọi lên cho nhiều người sự nhân hậu ngọt ngào nào đó (điều này một cách vô tình có thể dễ dàng được đặt trong vị trí thích hợp của nó bởi sự hiểu biết các sách Phúc Âm ở những người lớn có đầu óc hiểu biết). Sự hấp dẫn của đặc điểm ngọt ngào đáng chán này, hoặc của những người mà những phương cách của họ được tìm thấy trong khái niệm như vậy, được những người bình thường đánh giá đúng đắn “một cách không ngay thẳng”. Nhưng thật ra không có mối liên hệ nào giữa cái được gọi là phương pháp “creeping -Jesus” về cuộc đời và bản tánh của một Cứu Chúa thật. Nét đẹp, tình yêu thương và lòng nhân từ thật của bản tánh Đấng Christ dĩ nhiên không bị phủ nhận hoặc đánh giá thấp, nhưng khi một đặc tính bị chế diễu do làm tổn hại đến những đặc tính khác chúng ta gây ra sự bóp méo cách lố bịch có thể hấp dẫn loại người uỷ mị bệnh hoạn. Mối nguy hiểm của khái niệm về nhu mì và hiền lành tăng gấp hai lần. Thứ nhất, vì Cơ Đốc nhân tin rằng bản tánh của Đấng Christ là sự thể hiện chính xác trong không gian và thời gian bản tánh của Thượng Đế vĩnh hằng, rất thích đáng để đưa đến khái niệm về Đức Chúa Trời, một khái niệm mơ hồ uỷ mị. Chúng ta sẽ nói nhiều hơn điều này ở một chương sau và ở đây chúng ta chỉ đưa ra sự bất khả năng của cảm giác ở một người đã trưởng thành bị thúc ép thờ phượng một thần mà sự trang bị về cảm xúc của thần này ít được phát triển hơn chính người đó. Mối nguy hại thứ hai đó là từ đó rất hiển nhiên Cơ Đốc nhân sẽ cho rằng Đức Chúa Trời là tình yêu thương, một trong những tất cả đức tính đẹp đẽ và đánh kính nhất này bị giảm giá trị. Dường như khái niệm “nhu mì và hiền lành” của Thượng Đế có thể được nhận thấy bản chất cách dễ dàng, nhất là trong những người có thời thời thơ ấu được tô vẽ đầy màu sắc đến thái độ uỷ mị đối với “Đức Chúa Giê-xu”, tuy nhiên kinh nghiệm cho thầy rằng khái niệm này đang vận hành dưới mức độ ý thức của nhiều Cơ Đốc nhân. Những người này thấy những hành vi, thậm chí những tư tưởng của họ, bị kiềm chế bởi lý cớ lệch lạc về “tình yêu thương”. Họ không thể sử dụng những khả năng phê bình của họ cũng không thể nói một chân lý rõ ràng cũng không gặp gỡ các bạn của họ “cách tự nhiên” vì họ sợ hãi họ phạm tội nghịch cùng Chúa “nhu mì và hiền lành” này. Đối với người không phải Cơ Đốc nhân tỏ ra không thật hoặc thậm chí như những người đạo đức giả, trong khi “tình yêu thương” mà họ cố gắng bày tỏ đối với người khác thường là sự bắt chước đáng khinh của một điều có thật. Vì, giống những người đa cảm, Chúa nhu mì và hiền lành này thực
  • 13. ra độc ác, và những người mà cuộc sống của họ chịu sự kiểm soát của Chúa này từ những năm đầu của thời thơ ấu, đã không bao giờ được phép phát triển cái tôi thật của họ. Bị thúc ép phải tỏ lòng yêu thương nên họ không bao giờ tự do để yêu thương. Có một nhánh khác của sự thờ phượng thần giả này, thần mà chắc chắn được đề cập. Đâu là lý tưởng Cơ Đốc uỷ mị về “sự thánh thiện”. Chúng ta nghe, hoặc đọc, về một người nào đó được cho là một người thực sự thánh thiện anh ta không bao giờ nhìn thấy bất kỳ sự gì gây tổn hại trong bất cứ ai và không bao giờ nói một lời nghịch cùng bất cứ ai trong suốt cuộc đời. Nếu đây thực sự là sự thánh thiện theo Cơ Đốc thì Chúa Cứu Thế Giê-xu không phải là thánh. Quả thật Ngài đã dạy loài người không nên xét đoán lẫn nhau, nhưng Ngài không bao giờ có ý rằng họ phải nhắm mắt với sư xấu hoặc làm ra vẻ mọi người đều vô tội. Chính Ngài không nhượng bộ những ảo mộng màu hồng của bản chất loài người: Ngài “biết điều gì trong con người” như Giăng nói cách ngắn gọn: chúng ta cũng không thể hình dung Ngài hoặc dùng hoặc bào chữa cho sự sử dụng cố định của những từ về “sự yêu thương”. Đối với Ngài, nói về chân lý rõ ràng đối với Ngài quan trọng hơn làm cho cử toạ của Ngài dễ chịu: mặc dù cũng rõ ràng tình yêu chân thật của Ngài dành cho loài người tạo cho Ngài sự khéo léo, khôn ngoan và sự thông cảm. Ngài là Tình yêu thương trong hành động, nhưng Ngài không nhu mì và hiền lành. V. Sự hoàn hảo tuyệt đối Trong số những thần giả có thễ không có mối phiền lòng nào trong thế giới thần linh lớn hơn “một vị thần một trăm phần trăm”. Vì thần này có vẻ tin cậy được. Có thể dễ dàng lý luận rằng vì Đức Chúa Trời là Đấng toàn vẹn, và vì Ngài yêu cầu sự trung tín hoàn toàn trong những vật thọ tạo của Ngài, thì cách tốt nhất của sự hầu việc, sự làm vui lòng và sự thờ phượng Ngài phải được thiết lập trên những tiêu chuẩn 100% tuyệt đối và đảm bảo chắc chắn rằng chúng ta vâng theo chúng. Trên hết Chúa Cứu Thế phán: “Các ngươi phải trọn vẹn” Tiêu chuẩn 100% này là mối đe doạ thật sự đối với Cơ Đốc nhân thuộc nhiều nhóm tự tưởng khác nhau, và đã dẫn dắt một số đông những người có lương tâm nhạy cảm đối với điều rất thường được gọi “sự suy sụp và thần kinh”. Và nó lấy đi niềm vui và tính tự phát khỏi đời sống Cơ Đốc của nhiều người mơ hồ nhận ra rằng điều có nghĩa là cuộc sống “tự do hoàn toàn” đã trở nên một sự nô lệ tù túng. Có thể chỉ những người có những nền móng hoặc khí chất vững chắc tìm thấy được trong “một chúa 100% ấy” một sự chuyên chế kinh khủng. Một người hướng ngoại trẻ tuổi và có sức mạnh về thể chất có thể nói liếng
  • 14. thoáng về “sự trong sạch, trung thực. sự yêu thương và không ích kỷ 100%”. Nhưng dù anh ta là gì đi nữa, anh ta cũng không có khái niệm mờ mịt nhất về “ý nghĩa 100%” là gì. Anh ta không có sự trang bị về tri thức cũng không có sự trí tưởng tượng để có thể hiểu thấu sự trọn vẹn thật sự là gì. Anh ta không phải loại người để phân tích những động lực của chính mình, hoặc xây dựng một lương tâm giả tạo để giám sát những hành vi của chính mình, hoặc bị đối diện với hình ảnh tinh thần đáng sợ về ý nghĩa của sự toàn vẹn 100% là gì trong mối quan hệ đến đời sống và sự nỗ lực của chính mình. Điều mà anh ta nói bởi “sự trong sáng, chân thật. 100% chỉ là sự trong sáng và chân thật như anh ta thật lòng biết là thế nào. Và đó là một vấn đề rất khác. Nhưng một người có ý thức, nhạy cảm, có óc tưởng tượng phong phú, người hơi thiếu tự tin và bị thiên về sự tự xét nội tâm, sẽ nhận thấy sự toàn vẹn 100 % là điều thật sự kinh khủng. Anh ta càng nghĩ về nó theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời, anh ta sẽ càng cảm thấy tội lỗi và khổ sở, và anh ta không thể nào nhìn thấy gì ngoài sự bế tắc của mình. Nếu anh ta giảm bớt 100% đó thì anh ta đang phản bội lại ảo tưởng thuộc linh của chính mình, và chính Đức Chúa Trời, Đấng có thể giúp anh ta sẽ là tác giả (như anh ta tưởng) của những mạng lệnh kinh khủng ấy! Không lấy làm lạ tại sao anh ta thường “suy sụp”. Bi kịch thường là “chúa 100%” này được đưa vào cuộc đời của những người nhạy cảm bởi những người không nhạy cảm khi được so sánh, những người không nhạy cảm này không thể hình dung cách chính xác sự tổn hại mà họ đang làm. Cách này tiết lộ điều gì? Những lời của Chúa Cứu Thế “Hãy học theo ta” cung cấp một manh mối tốt nhất. Một số Cơ Đốc nhân nhiệt thành trong thời hiện đại của chúng ta thuộc loại thành thật này có xu hướng xem Cơ Đốc giáo như một môn trình diễn. Nhưng cũng như nguyên thuỷ nó vẫn là cách sống, và không có nghĩa một màn trình diễn được thực hiện cho lợi ích của thế giới xung quanh. “Học theo” ám chỉ tăng trưởng, chỉ sự sai phạm và sự sửa chữa lỗi lầm, chỉ một tiến trình đi lên đều đặn hướng đến một lý tưởng, “sự toàn vẹn” đối với điều mà Đấng Christ đòi hỏi con người phải tiến lên là lý tưởng này. Một Cơ Đốc nhân năng nổ thời hiện đại thuộc những nhóm nào đó thích lợi dụng sự toàn vẹn 100% như một tập hợp những luật lệ phải được tuân phục ngay tức khắc, thay vì như một lý tưởng nổi bật phải được theo đuổi một cách thành tâm. Con đường tắt của anh ta thực tế làm cho những người không có trí tưởng tượng thoả lòng trước khi anh ta phải là người có trí tưởng tượng và đưa những người ấy đến chỗ thất vọng. Sự xuyên tạc chân lý Cơ Đốc như vậy không thể bắt nguồn từ Đấng đã từng nói rằng “ách ta êm ái” và “gánh ta nhẹ nhàng” cũng không thể từ Phai-lô môn đồ Ngài, người đã tuyên bố sau nhiều năm trải nghiệm rằng ông “tạo một
  • 15. dấu ấn như thể ông đã không đạt được và đã không toàn vẹn”. Nhưng thậm chí đối với những người không bối rối bởi Cơ Đốc giáo “100%” thì sự tưởng tượng về sự toàn vẹn giống như vậy có thể đang giả dạng là Đức Chúa Trời trong tâm trí họ. Bởi chính sự tưởng tượng mà nó sinh ra sự tê liệt và cảm gíac bất mãn. Lý tưởng thật, như chúng ta sẽ nhận thấy sau, khích động, khích lệ và sinh ra sự tương tự với chính nó. Nếu chúng ta tin vào Đức Chúa Trời, tự nhiên chúng ta phải tin rằng Ngài là Đấng Toàn vẹn. Nhưng chắc không nghĩ, nếu nói theo cách thông thường, rằng Ngài vì vậy mà không thể quan tâm đến bất cứ điều gì ít toàn vẹn hơn (Nếu quả thật vậy thì nhân loại này sẽ rơi vào tình trạng thật tồi tệ). Cơ Đốc nhân có thể nói thành thật rằng chính “mong muốn” của Đức Chúa Trời dễ chi phối tình yêu thương và lòng trung tín hết lòng của con cái Ngài, nhưng để hình dung rằng Ngài sẽ không có quan hệ nào với họ cho đến khi họ được sửa soạn dành cho Ngài sự tận hiến hoàn toàn chỉ là sự phát lộ khác của “chúa 100%” đó. Cuối cùng thì người nào, ngoài những người rất tự mãn và toại nguyện, ai sẽ khẳng định rằng mình hoàn toàn “chịu chi phối” hoặc “cải đạo” bởi tình yêu thương? Và ai sẽ phủ nhận mối quan tâm của người cha dành cho đứa con trai hoang đàng khi chỉ số thuộc linh của anh ta thật sự chỉ ở mức thấp nhất? Đức Chúa Trời quả là Đấng Toàn vẹn, nhưng Ngài không là người cầu toàn, và 100% không phải Đức Chúa Trời. VI. Chỗ dựa nương trên trời Những người phê bình Cơ Đốc giáo thường tranh cãi rằng đức tin tôn giáo là một dạng của “sự chạy trốn thực tại “về mặt tâm lý. Họ nói rằng người nào tìm kiếm những vấn đề và những yêu cầu của đời sống trưởng thành quá nhiều đối với anh ta sẽ nỗ lực nhìn lại sự dễ chịu và lệ thuộc của thời thơ ấu bằng cách vẽ ra cho mình một hình ảnh người cha hoặc người mẹ đầy tình yêu thương, người mà anh ta gọi là Đức Chúa Trời. Phải công nhận rằng có rất nhiều đạn dược sẵn cho cuộc tấn công như vậy, và câu đầu tiên của một bài thánh ca rất nổi tiếng và rất được yêu thích cho chúng ta là một ví dụ rõ ràng. Giê-xu Đấng hằng yêu thương tôi Tôi mong đến nghiêng trên ngực Ngài Lúc sóng bủa ầm bên chân tôi Trong khi bão tố đang vang dội Xin che tôi, xin giấu kín luôn Cho qua cơn mưa, ác gió ôn Thẳng đến bến bình yên thiên môn Mong ơn Chúa tiếp rước linh hồn
  • 16. Nếu những từ này được hiểu theo giá trị bên ngoài của chúng thì đây là sự chạy trốn thực tại, sự ao ước có ý thức để được che giữ an bình cho đến khi cơn bão tố và sức ép của cuộc sống trôi qua, và không có lời thanh minh nào từ những người yêu thích bài thánh ca này có thể thay đổi ý nghĩa rõ ràng của nó. Người ta khó có thể phủ nhận rằng nếu đây là Cơ Đốc giáo thật thì lời buộc tội về sự “trốn tránh thực tại”, về sự non nớt dễ xúc động và sự thoái hư như con trẻ, phải được thẳng thắng thừa nhận là đúng. Nhưng mặc dù “Đức Chúa Trời của sự giải thoát” này rất thông thường, nhưng hướng đi của Cơ Đốc nhân thật được lập theo một chiều hướng rất khác. Không ai cáo buộc Người sáng lập nó non trẻ trong sự hiểu biết, trong suy nghĩ, sự dạy dỗ, hoặc trong tư cách đạo đức, và lịch sử của Hội Thánh Cơ Đốc cung cấp hàng ngàn thí dụ về những tính cách phát triển nửa vời rất rụt rè, những người này không chỉ nhận thấy trong đức tin họ điều mà các nhà tâm lý gọi là sự hoà nhập, mà còn đương đầu với những khó khăn và nguy hiểm, trong cách mà khiến cho mọi sự chế nhạo, sự trốn tránh thực tại trở nên buồn cười cách thô thiển. Tuy vậy trong Cơ Đốc giáo có hay không một yếu tố chính đáng về điều mà người thù địch có thể gọi là sự chạy trốn thực tại? Truyền thống Cơ Đốc đáng tin cậy, và đặc biệt tiểu sử của những người có thể được xem là “các thánh” trong hàng Cơ Đốc nhân đầu tiên, cho thấy rằng suốt những thời kỳ này những nam nữ anh hùng đã tìm thấy trong Đức Chúa Trời “nơi ẩn núp” cũng như “sức mạnh” cho họ. Thật vô lý khi nghĩ rằng những người có tầm vóc thuộc linh như vậy đã chịu dưới sự ảnh hưởng của sự thoái lui như con trẻ, và chúng ta buộc phải tìm kiếm xa hơn lời giải thích này. Các nhà tâm lý thời hiện đại thường nói rằng không phải những cơn bão tố và những áp lực bên ngoài cuộc sống đã đánh ngã và phá vỡ nhân cách, nhưng chính là những sự chiến đấu và sự đau khổ bên trong nó. Nếu một người có lòng vui mừng và ổn định, anh ta có thể đối diện, thậm chí với sự thích thú, với những khó khăn nằm ngoài nhân cách của anh ta. Ví dụ, một người có hạnh phúc trong hôn nhân và mỗi ngày có thể trở về với gia đình hạnh phúc mình thì không thể bị đánh bại những căng thẳng bên ngoài. Nhưng cũng một người đó có thể rất dễ bị xúc động và cảm thấy cuộc đời nói chung quá sức anh ta nếu hôn nhân của anh ta, ví dụ, bị tan vỡ - thật ra nếu trung tâm của những hoạt động của anh ta bị phá huỷ. Ngày nay Cơ Đốc nhân vẫn khẳng định rằng chính xác trung tâm kiên cố này do đức tin nơi Đức Chúa Trời qui định. Một Cơ Đốc nhân chân thành có thể và loại bỏ sự mạo hiểm trong tất cả loại hoạt động đòi hỏi cao và đầy nguy hiểm, nhưng mọi lúc anh ta đều biết rằng mình có một trung tâm của những hoạt động hoàn toàn ổn định và không thay đổi mà trở lại với nó anh
  • 17. ta có thể có sức mạnh, sự tươi mới và sự phục hồi. Trong ý nghĩa đó anh ta “trốn chạy” đến Đức Chúa Trời, dù anh ta không trốn tránh những trách nhiệm và gánh nặng của cuộc đời. Chính “sự trốn chạy” của anh ta làm anh ta thích nghi với cuộc đối đầu hàng ngày với những căng thẳng và khó khăn của cuộc sống. Nhưng điều này đã nói vì nó phải được nói - vì sự thoái lui có chu kỳ hợp lý của Cơ Đốc nhân trong sự liên hệ có ý thức với Đức Chúa Trời của anh ta, chúng ta hãy trở về quan niệm không thoả đáng về Đức Chúa Trời, quan niệm hoàn toàn quá thông thường với những người nào đó - một chúa mà dưới ngực Ngài chúng ta có thể ẩn núp “cho qua cơn, mưa ác gió ôn”. Những người nào dù không có ý thức nhưng thật đang tìm kiếm một người thay thế cha hoặc mẹ, bởi sự luyện tập thường xuyên, có thể sẵn sàng hình dung một chúa dễ chịu và sẵn có đúng nơi đúng lúc như vậy. Họ có thể gọi chúa đó là “Giê-xu” và thậm chí viết những bài thánh ca hay về chúa này, nhưng chúa của họ không là Chúa Giê-xu của các Phúc Âm, Đấng thật sự đã làm nản lòng bất kỳ người nào uỷ mị, chạy đến bên ngực Ngài và thường bảo con người hãy ra đi và làm những điều khó khăn nhất và gian khổ nhất, sự thấu hiểu và thông cảm của Ngài luôn luôn dành sẵn cho cần đến Ngài, tuy nhiên ấn tượng chung về tính cách của Ngài trong các sách Phúc Âm cho thấy Ngài là Đấng đang dẫn dắt con người đi đến sự hiểu biết và tăng trưởng hơn. Ngoài khích lệ họ thoát khỏi cuộc đời, Ngài đến, theo lời của Ngài, để đem lại “sự sống dư dật hơn”, và cuối cùng Ngài để các môn đồ Ngài làm thành một nhiệm vụ mà chắc hẳn đã làm nản lòng trái tim cứng cỏi nhất. Cơ Đốc giáo nguyên thuỷ chắc chắn không có dấu vết xấu nào về sự trốn tránh thực tại. Nhưng ngày nay người nào còn cố tâm gìn giữ chúa không thoả đáng dặc biệt này bằng cách vẫn muốn có được sự bảo vệ dễ chịu như thời thơ ấu có thể gây rất nhiều tổn hại mà họ không hay biết. Đây là những thí dụ. 1. Họ cản trở chính mình trong sự tăng trưởng. Nếu họ tưởng tượng rằng Đức Chúa Trời đang nói “Hãy đến với ta” nhưng thật ra Ngài đang nói “Hãy nhơn danh ta mà ra đi”, thì họ đang cản trở chính mình khỏi sự phát triển sức lực thuộc linh, hoặc sự tăng trưởng tính độc lập đúng mức - ngoài sự thật rằng họ đạt được rất ít cho mục tiêu mà họ tin rằng họ hết lòng với. 2. Bằng cách lây sang những người khác với hình thức ngoan đạo “nương trên ngực Ngài”, họ có thể dễ dàng khích lệ những người này có xu hướng giữ thái độ như trẻ con và lãnh tránh trách nhiệm. 3. Bằng cách cung cấp cho những nhà phê bình những ví dụ sống động về “sự trốn tránh thực tại” họ có trách nhiệm đối với sự xuyên tạc đức tin chính thống, đức tin này chống lại những người trưởng thành về tâm lý, những người này tự nhiên không mong chấp nhận một Chúa Giê-xu uỷ mị.
  • 18. 4. Bằng cách “thoái lui khỏi nổi đau đớn về tinh thần” thay vì chiến đấu với nó, họ cản trở những ẩn ý của sứ điệp Cơ Đốc khỏi đụng chạm đến toàn bộ đời sống và hành vi của con người đang rất cần sự cứu chuộc. Oswald Chambers đã quá cố có lần khẳng định rằng “Cơ Đốc nhân không có quyền ẩn núp trong Chúa Giê-xu bởi chính suy nghĩ của họ gây khó khăn cho họ - Lời nói trên tổng kết khía cạnh này của vấn đề rất rõ ràng. Lời nhạo báng nhắm vào Hội Thánh đầu tiên cho rằng Cơ Đốc nhân hầu như đều xuất thân từ những tầng lớp tội phạm hoặc nô lệ thấp kém. Câu trả lời cho những sự thật trong sức ép đó này là những người nào biết mình là tội nhân, và những người nào biết cuộc đời này khó khăn thế nào thì tự nhiên có thể đáp ứng lại Phúc Âm, Nguồn đem lại cách giải quyết cho tội nhân và kẻ bị áp bức, hơn những người nghĩ rằng họ “tốt lành” và được bảo vệ một cách thoải mái chống lại những điều gây đau đớn của cuộc đời. Nhưng Cơ Đốc nhân không giữ nguyên tình trạng tội ác sau khi cải đạo, và nhiều nô lệ yếu đuối đã trở nên những đầy tớ có năng lực và có trách nhiệm. Ngày nay lời buộc tội rằng sứ điệp của cơ Đốc giáo chỉ thu hút lớp người non trẻ về tâm lý. Thậm chí nếu lời cáo buộc đó là đúng, thì câu trả lời cho nó sẽ là: những người nào biết rằng mình ở tại những con số 6 và những con số 7 với chính họ, chắc chắn đáp lại Phúc Âm mà đưa ra sự hoà nhập về tâm lý (trong số những điều khác) hơn những người cảm thấy hoàn toàn có đủ năng lực và được thích nghi tốt. Tuy nhiên một Cơ Đốc nhân thật không còn duy trì sự non nớt hoặc còn ở trong sự tranh chiến nội tâm. Chỉ nếu khi anh ta bị “gắn chặt” với Chúa không thoả đáng cho sự giải cứu thì anh ta bộc lộ đặc điểm thảm hại của một người quen thói dựa nương nơi ngực. VII. Đức Chúa Trời trong chiếc hộp Một người mà bề ngoài được đưa vào tổ chức Cơ Đốc giáo, có thể có, và thường có, sự kính trọng sâu sắc đối với Đức Chúa Trời, và sự tôn kính thật lòng nào đó đối với Chúa Cứu Thế Giê-xu (dù có thể rất hiếm khi quan tâm đến Ngài và những yêu cầu của Ngài bằng tâm trí trưởng thành của anh ta). Nhưng điều khó nói của anh ta về Cơ Đốc giáo của các Hội Thánh không chỉ là sự khác nhau của họ trong nhóm giáo phái, nhưng còn là tinh thần “đi nhà thờ”, tinh thần này có vẻ thâm nhập họ hoàn toàn. Đối với người ấy, họ dường như đã chiếm được và đã thuần hoá và giáo dục với sự liên kết của chính họ. Đó thật sự rất to lớn nhưng bị bó buộc trong những cái hộp nhỏ bé do con người tạo ra với những cái nhãn gọn gàng dính trên chúng. Người ấy có thể không bao giờ nghĩ đến việc nói thành lời những điều mình nghĩ và cảm nhận. Những Hội Thánh có vẻ đang nói với người này “Nếu anh nhảy qua vòng xiếc hoặc dấu hiệu riêng của chúng tôi trên đường kẻ được chấm những
  • 19. điểm tròn đặc biệt của chúng tôi thì chúng tôi sẽ giới thiệu Kinh Thánh cho anh. Nhưng nếu không thì không có Đức Chúa Trời nào dành cho anh cả”. Điều này đối với anh ta dường như là ý nghĩa ngớ ngẩn, và sự vô lý, ngạo mạn và làm khó chịu. “Nếu có một Đức Chúa Trời toàn tại”, anh ta cảm thấy rất giận gữ, “thì Ngài ở đây trong nhà và ở ngoài đường, ở đây trong quán rượu và ở hiệu sách. Và nếu quả thật Ngài quan tâm đến tôi và muốn tôi yêu thương và hầu việc Ngài, thì Ngài sẵn có cho tôi, và cho mọi người khác nư Tom, Dick, hay Harry những người cũng cần Ngài, mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ những người chuyên môn. Nếu Chúa là Đức Chúa Trời, Ngài sẽ vĩ đại, và rộng lượng và oai nghiêm, và tôi không thể nhận thấy rằng bất kỳ ai có thể nói họ đã tạo ra một “góc” trong Ngài, hoặc nhốt Ngài trong cái hộp riêng của họ”. Dĩ nhiên, rất dễ dàng để vượt qua sự phòng vệ của các Hội Thánh, và lưu ý rằng mọi nguyên nhân phải được đưa vào tổ chức nếu nó có hiệu quả, rằng mọi xã hội phải có luật lệ của nó, rằng chính Chúa Cứu Thế đã lập nên Hội Thánh, vân vân….Nhưng nếu các Hội Thánh tạo ấn tượng cho người ngoài rằng Đức Chúa trời hầu như hoạt động cách riêng biệt qua một hệ thống tổ chức mà họ đã xây dựng nên và tồi tệ hơn chẳng có hệ thống tổ chức nào khác mang nhãn hiệu của họ, thì họ không thể ngạc nhiên nếu nhận thấy phiên bản của họ về Đức Chúa Trời bị hạn chế, không thoả đáng và không chịu “gia nhập tổ chức hiệp nhất của họ”. Chắc chắn có nhiều nguyên do cho tình trạng thái hoá của Cơ Đốc giáo trở thành việc đến nhà thờ, và sự thu hẹp của Phúc Âm đối với toàn nhân loại thành một nhóm niềm tin được ủng hộ, nhưng nguyên nhân chính phải là do sự thờ phượng một chúa không thoả đáng, một chúa bị giới hạn và bị điều chỉnh, là “một người tốt ở trong nhà thờ” theo từ ngữ của những người thờ phượng. Vì thái độ thật tiết lộ cách chắc chắn đối tượng thật của sự thờ phượng của loài người. Tất cả Cơ Đốc nhân, dù Hội Thánh của họ thế nào, dĩ nhiên sẽ bác bỏ ngay lập tức quan điểm cho rằng chúa của họ là một siêu mẫu mực của giáo phái họ, và người ta không cho rằng sự thờ phượng nói thẳng ra là bị. Tuy nhiên, dưới mức độ phê bình có ý thức này về một tâm trí, ví dụ đối với người công giáo Anh quốc, họ hoàn toàn có thể nghĩ về Đức Chúa Trời như được hài lòng đặc biệt đối với Công giáo Anh quốc, đầy nghi ngờ về Tin Lành, và thẳng thắng làm bất mãn bởi tất cả - hình thức của tín ngưỡng không theo quốc giáo. Người Công giáo La Mã, những người khẳng định tích cực rằng lễ phong chức trong Hội Thánh Anh quốc là “không có hiệu lực”, và không có “ân điển” nào có thể được nhận qua các lễ ban phước thuộc giáo hội Anh, chỉ đang thờ phượng một chúa là một người Công giáo La Mã, và hoạt động cách miễn cưỡng, nếu trong bất kỳ cách nào qua các nguồn thông tin không
  • 20. thuộc La Mã. Mặc khác một người ở cấp thấp nhất trong nhà thờ phải công nhận, nếu anh ta trung thực, rằng chúa mà anh ta thờ phượng phản đối mạnh mẽ những lễ phục, khói hương và nhang đèn trên bàn thờ. Bi kịch của những ví dụ này, điều có thể được mô phỏng đến mức độ thái quá bất cứ lúc nào, không phải là sự khác biệt về quan điểm, mà có thể sẽ tồn tại với chúng ta cho đến ngày phán xét, nhưng là tội lỗi về ý nghĩ điên rồ quá mức và đáng ghét vì cố xem Đức Chúa Trời như một lãnh đạo của nhóm người theo một quan điểm đặc biệt. Người biết suy nghĩ ở ngoài các Hội Thánh không bị tổn thương nhiều bởi những sự khác nhau của các giáo phái. Đối với anh ta, trong sự hạnh phúc vì không biết gì của anh ta, những sự khác nhau này chỉ là những biến đổi về tâm lý rất bình thường của khí chất và sở thích của nhân loại được mô tả trong môi trường tôn giáo. Điều mà anh ta không thể cam chịu là sự đòi hỏi khó thực hiện được lập ra bởi mỗi người để được thành “một người đúng đắn”. Sự đoán phạt của anh ta chính xác dựa trên cơ sở thực nghiệm - chẳng phải Cứu Chúa đã nói rằng “xem trái biết cây” hay sao? Nếu anh ta phải nhận thấy rằng Hội Thánh, nơi khiến cho sự đòi hỏi rõ nét nhất và đặc biệt nhất được tiếp tục và duy trì theo những quan điểm của chính Chúa Toàn Năng, rõ ràng đang sản sinh ra một tính cách cơ Đốc tốt đẹp nhất, rõ ràng đang kiểm soát sự ảnh hưởng Cơ Đốc cao nhất, và rõ ràng được đổ đầy Thánh Linh sống động của Đức Chúa Trời nhất -có lẽ anh ta có thể tha thứ cho sự đòi hỏi đặc biệt này. Nhưng anh ta không nhận thấy gì giống như vậy. Không có giáo phái nào có sự độc quyền về “ân điển” của Đức Chúa Trời, và không có giáo phái nào có một công thức đặc biệt cho sự sinh ra tính cách Cơ Đốc. Đối với người qua tâm hời hợt thì rất đơn giản. Đức Chúa Trời thật không để ý bất cứ gì về những chiếc hộp này. “Thánh Linh hà hơi ở nơi nào Thánh Linh được lắng nghe” và là vấn đề đối với sự bất quy tắc của con người. Hơn nữa, người quan sát biết suy nghĩ của chúng ta, người ở bên ngoài các Hội Thánh, có nhiều ý tưởng về chính mình. Những khám phá về ngành khoa học về vật lý và sinh vật thời hiện đại, về thiên văn học, và về tâm lý học, đã làm ảnh hưởng sâu sắc khái niệm của anh ta về “độ lớn” của Đức Chúa Trời. Nế có một người tài trí đằng sau những điều phức tạp bao la của các hiện tượng mà con người có thể quan sát được, thì đó chính là Đấng đáng kính sợ trong quyền năng và sự khôn ngoan của Ngài: chắc chắn không phải là một chúa nhỏ bé. Hoàn toàn có thể tưởng tượng được Đấng này có một ý định tốt lành và ý định đó đang được thực hiện trên hành tinh nhỏ bé này. Thậm chí có thể tin rằng Đức Chúa Trời này có chú tâm hạ thấp chính Ngài trở nên hình xác của loài người để đến thế gian trong Thân vị, như tất cả Cơ Đốc nhân khẳng định. Nhưng có một điều, mà sỉ nhục lý lẽ và làm
  • 21. dao động sự hiểu biết, phải được nói rằng Đức Chúa Trời này chỉ vận hành nơi nào có một nhóm các giám mục mạnh mẽ. “Người ngoài” này, những người không biết gì về sự pha tạp của truyền thống, sự kết án, sự khác nhau trung thực, và sự phật ý kín giấu, nằm đằng sau những sự phân rẽ của Hội Thánh Cơ Đốc, nhận thấy rõ ràng ưu điểm của tiền tuyến Cơ Đốc hợp nhất và không kể nhận biết tại sao các Hội Thánh không thể “hoà nhập với nhau”. Vấn đề này chắc chắn rất phức tạp, vì có nhiều sự khác nhau trung thực được ủng hộ với sự chân thành, nhưng nó chỉ làm cho không thể giải quyết được bởi vì những giáo phái khác (có thể không ý thức) hình dung Đức Chúa Trời là người La Mã hoặc thành viên giáo hội Anh, hoặc thành viên của giáo phái Tin Lành hoặc người thuộc hội Giám lý hoặc tín đồ của Giáo hội trưởng lão hoặc là gì đó mà ta biết. Nếu họ có thể thấy xa hơn một chúa không thỏa đáng của họ, và thoáng thấy bản chất của Đức Chúa Trời, họ có thể thậm chí dở cười dở khóc. Kết quả sẽ là một sự thống nhất mà thật sự làm nổi trội hơn những sự khác biệt thay vì phớt lờ chúng với thái độ lịch sự ngoài mặt và sự khinh rẻ trong lòng. VIII. Giám đốc quản lý Có một khái niệm về Đức Chúa Trời mà dường như từ ấn tượng đầu tiên nó rất diệu kỳ và vinh quang, nhưng khái niệm này chứng minh đủ nghịch lý về sự kiểm tra một ý khác trong các ý kiến về sự “quá nhỏ bé”. Phải nghĩ rằng Đức Chúa Trời, Đấng có trách nhiệm trên những sự mênh mông đáng kinh hãi của vũ trụ, không thể nào quan tâm đến những cuộc đời những chấm nhỏ của ý thức con người tồn tại trên hành tinh chẳng có ý nghĩa gì này. Thậm chí có được những bước khởi đầu trong việc sự đánh giá sự vĩ đại của Đấng quyền năng đang kiểm soát một hệ thống lạ thường mà khoa học đang tiết lộ cho chúng ta là một kinh nghiệm đáng kinh ngạc nhưng có ích. Vì Đức Chúa Trời quá vĩ đại và toàn bộ thiên cầu của sự sống chúng ta (chỉ xét trên một người duy nhất) lại quá nhỏ bé so với Ngài, nên chúng ta có thể cảm giác rằng mình không thể nào tưởng tượng được Ngài lại đang dành sự quan tâm rất chi tiết đến từng đời sống của mỗi con người mà như những người nhân vật chủ chốt của Cơ Đốc giáo khẳng định. Đối với họ, và số người này thường không ít, những người âm thầm mong ước sự giải thoát khỏi trách nhiệm về đạo đức (và lý lẽ của những người này về tôn giáo nhuộm đầy ước mong đó), điều này có thể là sự dễ chịu tuyệt vời - loại dễ chịu mà những học sinh non có thể thấy được khi nhận ra trong một trường có hàng ngàn đứa con trai thì tội lỗi nhỏ nhặt của nó chắc chắn không bị Thầy hiệu trưởng để ý. Đối với những người khác, ý tưởng về sự tầm thường của họ có lẽ đang làm thất vọng - họ không cảm thấy được tự do nhiều như được lang thang theo gió.
  • 22. Nhưng phản ứng của con người đối với ý niệm về “độ lớn” kinh khiếp của Đức Chúa Trời dù thế nào đi nữa, thì điểm dáng chú ý là lời giải thích của họ “Tôi không thể tưởng tượng một Đức Chúa Trời vĩ đại như vậy lại đang quan tâm đến tôi” v.v..Anh ta “không thể tưởng tượng”, điều này có nghĩa đon giản rằng tâm trí của anh ta không có khả năng ghi nhận những ý niệm về sự mênh mông đáng kinh hãi và về sự quan tâm nhỏ nhặt đến từng chi tiết rất nhỏ cũng một lúc. Nhưng trong mọi hoàn cảnh nó cho thấy rằng Đức Chúa Trời không thể đáp ứng cả 2 ý niệm (và nhiều hơn nữa). Đằng sau sự bất lực để tưởng tượng một Đức Chúa Trời như vậy là một ý lẽ vô thức cổ xưa nhưng rất thường gặp về “các chúa không thoả đáng” - xu hướng xây dựng lên một hình ảnh trong tâm trí về Đức Chúa Trời từ sự hiểu biết và kinh nghiệm của chúng ta về con người. Ví dụ, chúng ta biết rằng nếu một người có trách nhiệm trên 50 người khác, thì anh ta có thể dễ dàng làm cho mình nên quen thuộc với gia cảnh, bản tánh, những khả năng và những nét cá biệt của từng người. Nếu anh ta chịu trách nhiệm trên 500 người anh ta vẫn có thể dành sự quan tâm riêng của từng người; nhưng đối với anh ta thì không thể nào biết và nhớ từng chi tiết về từng cá nhân. Nếu anh ta có trách nhiệm trên 5000 người, nói chung anh ta có thể làm người thông minh và tốt bụng, nhưng anh ta không thể nào biết chừng ấy người một cách cá nhân, thật ra anh ta cũng không cố gắng để biết hết. Anh ta càng ở địa vị cao, thì mối liên hệ cá nhân của anh ta càng ít. Bởi trong thế giới hiện đại này, chúng ta đang có xu hướng ngày càng nhận thấy nhiều người được thêm lên với con số rất lớn, vì những mục đích khác nhau, chúng ta buộc phải công nhận ràng sự quan tâm cá nhân của “người có trách nhiệm” càng ít đi. Sự công nhận này đã ngấm vào những đầu óc vô thức của chúng ta, và chúng ta thấy nó hầu như khiến chúng ta nghĩ rằng Đấng Cao cả hơn hết chắc chắn quan tâm rất ít đến từng cá nhân. Quả thật, nếu Ngài là Đấng vô lượng vô biên thì quan điểm về sự liên hệ với từng cá nhân nhỏ bé trở nên rất buồn cười. Nhưng chỉ khi chúng ta đang mô tả Đức Chúa Trời dựa trên điều mà chúng ta biết về con người. Đó là lý do tại sao ở đây người ta tranh luận rằng điều mà từ ấn tượng đầu tiên xuất hiện như một quan điểm rất thoả đáng về Đức Chúa Trời thật ra là không thoả đáng - nó dựa vào một nền móng quá nhỏ bé. Con người có thể được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời; nhưng không thích đáng để nghĩ Đức Chúa Trời không là gì hơn một người được phóng đại lên đến mức vô tận. Ví dụ, có những người rất lo âu với suy nghĩ làm sao Đức Chúa Trời cùng một lúc có thể nghe và nhậm những lời cầu nguyện và những ước vọng của loài người trên khắp thế giới. Họ lo nghĩ như vậy bởi hình ảnh trong tâm trí họ luôn nghĩ đến một người trực điện thoại tổng đài đang bận rộn đang trả
  • 23. lời những cuộc gọi ở một tổng đài có kích thước siêu phàm nào đó. Nên nói thẳng rằng “Tôi không thể tưởng tượng điều này có thể được thực hiện thế nào” (đây là sự thật theo nghĩa đen) tốt hơn là từ bỏ một tâm trí chứa hình ảnh một con người được phóng đại lên đang thực hiện những điều hầu như không thể thực hiện. Tất cả những khái niệm có vẽ “kiêu kỳ” về sự vĩ đại của Đức Chúa Trời cần được quan tâm cẩn thận kẻo e chúng chỉ trở thành những sự phóng đại các đặc tính nào đó của con người, ví dụ như chúng ta có thể ngưỡng mộ kiểu tu thân ép xác áp đối với đồ ăn, sự hấp dẫn của tính dục, và tiện nghi vật chất chẳng hạn. Nhưng nếu trong sự hình thành một hình ảnh về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời chúng ta chỉ phóng đại tính chất tinh thần và thuyết khổ hạnh đến mức độ thứ n, chúng ta buộc phả có một số kết luận đặc biệt. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy chính mình đang sẵn sàng hình dung ra sự quan tâm của Đức Chúa Trời trên con trẻ (vì chúng nó là những mẫu nhỏ bé của thiên đàng “không”?), nhưng không thể tưởng tượng sự chấp thuận, chỉ để phát hoạ, những hành động dẫn đến khái niệm của họ! Tương tự, dĩ nhiên rất tự nhiên và đúng đắn khi cho rằng sự thờ phượng mà chúng ta dâng lên cho Đức Chúa Trời nơi công cộng phải thuộc đặc tính có thể được chấp nhận cao nhất. Những điều đó chắc chắn không làm chúng ta nghĩ đến một Chúa của “chương trình thứ III” êm dịu, Đấng thích chương trình biểu diễn xuất sắc, của một ban hợp xướng chuyên nghiệp bất chấp đạo lý hơn sự la hét lộn xộn của những tấm lòng chân thành nhưng không được tập luyện. Giữ khái niệm cho rằng Đức Chúa Trời chỉ như một con người được phóng đại là có nguy cơ nghĩ Ngài chỉ như một tổng chỉ huy, người không thể có thờ gian quan tâm chi tiết đến đời sống của tất cả thuộc hạ mình. Tuy nhiên có một Chúa vượt quá mức của nhân cách và quá xa cách với bối cảnh của con người, mà trong đó chúng ta chỉ có thể đánh giá đúng “những giá trị”, tức có một Chúa, Đấng chỉ là một nhóm các phẩm chất hoàn hảo, điều này có nghĩa là một quan niệm và không còn gì hơn. Chúng ta cần một Đức Chúa Trời có quyền hạn nắm giữ, cũng như phán truyền, cùng một lúc trong Ngài có cả sự To Lớn và sự Nhỏ Bé. Điều này là khái niệm thật và thoả đáng về Đức Chúa Trời được mặc khải bởi Chúa Cứu Thế Giê-xu. Cơ Đốc giáo tin điều này và chúng ta sẽ nghiên cứu nó nhiều hơn ở một chương sau. IX. Một Đức Chúa Trời gián tiếp Bình thường hầu hết con người đều có một tầm nhìn giới hạn nào đó về cuộc sống, và đối với phạm vi lớn hơn rất nhiều so với điều họ hiểu, họ dựa vào kinh nghiệm gián tiếp về cuộc sống được tìm thấy trong sách, phim ảnh và kịch nghệ. Chẳng hạn, rất ít người trong chúng ta biết rõ hoặc thân thiết một
  • 24. thám tử, một nhà tạo mẫu thời trang, một chủ nhân gánh xiếc, một võ sĩ quyền anh, hay một bác sĩ chuyên khoa Harley Street. Nhưng một tác giả khéo léo có thể làm cho chúng ta cảm thấy rằng mình như đã biết rất rõ chính tấm lòng và cuộc đời của những người này, và nhiều người khác nữa. Hầu như không chút nghi ngờ thắc mắc chúng ta thêm những điều chúng ta đã đọc và xen vào trong tổng số cuối cùng của cái mà chúng ta gọi là “kinh nghiệm” của mình. Tiến trình này gần như tự động hoàn toàn và có thể hầu hết chúng ta đều vô cùng sửng sốt nếu bất ngờ chúng ta biết được tỉ lệ của “kiến thức về thế giới” mà chúng ta tích luỹ được do sự quan sát và kinh nghiệm trực tiếp rất nhỏ bé thế nào. Ý nghĩa của kiến thức gián tiếp về cuộc sống đối với vấn đề chúng ta quan tâm là: khái niệm về bản tánh của Đức Chúa Trời hình thành dần trong tâm trí chúng ta phần lớn được tạo nên bởi những kết luận mà chúng ta rút ra được từ “những thần hựu” và “những sự đoán phạt” trong cuộc đời chủ yếu trong cách Ngài hiện ra để xử lý (hoặc không xử lý) những vật thọ tạo của Ngài. Vì vậy nếu kiến thức về cuộ csống của chúng ta (rất có thể là một ẩn số đối với chúng ta) sai lầm, thiên vị hoặc uỷ mị, chúng ta rất có thể tìm thấy cho một mình một chúa gián tiếp, chúa này rất khác với Chúa thật. Có ba con đường chính trong đó tiểu thuyết (chúng ta có thể kể đến sách, phim ảnh và kịch nghệ) có thể là chúng ta lầm đường lạc lối và kết quả là làm ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm mà chúng ta vô tình nghĩ về Đức Chúa Trời và sự vận hành của Ngài trong cuộc sống nhân loại. 1. Sự ngấm ngầm lờ đi Đức Chúa Trời và tất cả những vấn đề về tôn giáo. Rất nhiều sách tiểu thuyết mô tả cuộc sống như thể chẳng có một Đức Chúa Trời nào, và con người không có bất cứ một tôn giáo nào trong nhân cách của họ. Ví dụ chúng ta có thể bắt gặp trong tiểu thuyết những người làm chúng ta say mê họ biểu lộ những phẩm chất làm chúng ta thích thú nhất như vượt qua được những khó khăn không thể tin được bằng một lòng can đảm làm xúc động lòng người, làm những người hy sinh anh dũng nhất và dành được hạnh phúc và sự yên bình vô cùng - tất cả đều không có ý ám chỉ nhỏ nhất nào về Đức Chúa trời. Độc giả hầu như buộc phải suy nghĩ rằng tất cả sự quan trọng hoá mà Cơ Đốc giáo tạo ra về “sự tìm kiếm sức mạnh của Đức Chúa Trời” v.v.. là chẳng có gì đáng quan tâm cả. Trái lại, chúng ta rất ít đọc về những nhân vật xấu xa, những người chẳng bao giờ đau khổ bởi sự cắn rứt của lương tâm vì lòng tham lam, độc ác, ti tiện hoặc ngạo mạn. Dường như không có một sức mạnh thuộc linh đang vận hành nào lưu ý đến họ, ở những thời điểm dễ bị nguy hiểm, một cách sống tốt hơn, và sự ăn năn là điều không thể tưởng. Độc giả có thể lại vô tình kết luận rằng Đức Chúa Trời không có ảnh hưởng gì đến những nhân vật “xấu xa”.
  • 25. Con đường vòng này, để cẩn thận tránh né Đức Chúa Trời và khiá cạnh tôn giáo, có lẽ không là đặc tính của tiểu thuyết hay nhất, nhưng nó rất thường thấy. Đặc biệt trong phim ảnh, trừ một vài ngoại lệ đáng chú ý, “thần hựu” là chủ đề đối với hầu hết những tập quán vững chắc. Những tập quán này bao gồm hệ thống các qui tắt đạo đức “có vay mà không trả” rất được mong muốn trong xã hội, và một kết cuộc có hậu chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng bất kỳ sự giống nhau giữa thần hữu trên phim ảnh và những hành động thật của Đức Chúa Trời trong những biến cố của loài người chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trong cuộc sống thật, như bất cứ mục sư xứng đáng nào cũng biết rõ, con người bình thường đôi lúc cũng quan tâm đến Đức Chúa Trời và những vấn đề thuộc linh. Kẻ gian ác, và thậm chí những người không có suy nghĩ, đôi khi cũng bị lương tâm họ đánh động. Hơn nữa những sự căng thẳng và khủng hoảng, tức hơi thở của cuộc đời đối với các tác giả tiểu thuyết, chính là những điều thường ngấm ngầm gợi lên ý nghĩa về tôn giáo và tâm linh. Chính hiện tượng đặc biệt này mà các tác giả thời hiện đại, tôi không biết tại sao họ lại hơi dè dặt với nó và đôi lúc hầu như phân tích thiếu lành mạnh những hành động của các nhân vật họ viết ra phải thường dùng con đường vòng đó để đi tránh qua toàn bộ phạm vi của những mối tương quan giữa loài người với Đức Chúa Trời của họ. 2. Sự xuyên tạc có chủ ý về tôn giáo. Dĩ nhiên có thể tranh luận rằng tuyên truyền Cơ Đốc giáo không thuộc bổn phận của một tác giả viết tiểu thuyết - và điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng gây ấn tượng cho người khác rằng Cơ Đốc giáo và Hội Thánh không hơn gì một vấn đề để người ta nhạo báng cũng không thuộc công việc của họ. Dĩ nhiên rất thích thú đối với họ - họ có thể đang loại bỏ lòng hận thù thời trẻ con với một người dì theo Tin Lành - khi mô tả các tu sĩ như một diễn viên hài, người có niềm tin mù quáng, hoặc thiếu hiểu biết về cuộc đời như một đứa trẻ, và Cơ Đốc nhân như những người giả hình kiêu ngạo. Thậm chí họ cảm thấy rằng giá trị kịch nghệ trong một chủ toạ chi hội (giáo hội Anh), một người chuyên chế trong gia đình, hoặc trong một chấp sự theo quốc giáo, người có ác tâm ngấm ngầm, nhiều hơn trong các bài báo đích thực. Nhưng họ không công bằng, cũng không thực hiện công bằng đối với những sự kiện có thật trong cuộc sống, thậm chí dù bài viết của họ có thể đem lại sự thích thú cao độ cho độc giả, những người quá sẵn sàng để tiếp nhận sự tán đồng trong cảm giác của chính họ rằng “dù sao tôn giáo đều là sự mục nát”. Một lần nữa sẽ không công bằng khi nhắm lời chỉ trích này vào một tiểu thuyết hay nhất, nhưng nó rất thường gặp trong mẫu phổ biến, và dần dần chắc chắn nó ảnh hưởng đến khái niệm và tôn giáo và về Đức Chúa Trời
  • 26. trong tâm trí của nhiều độc giả. 3. Sự vận hành của thần hựu. Một tác giả viết tiểu thuyết (và điều này không là cái ít nhất trong số những sự thu hút của nguồn tác giả) ở địa vị của một vị chủ đối với các tác phẩm sáng tạo của chính mình. Ông ta có thể thúc đẩy trình diện những điều kỳ diệu của ông trong cách bí ẩn, hoặc tàn bạo, hoặc không công bằng, và không ai có thể nói gì ông ta và còn hơn thế nữa. Nếu ông ta hành động khéo léo (chẳng hạn như Thomas Haray đã làm) ông ta có thể đầu độc mạnh mẽ độc giả của ông với nhận thức về Định mệnh bởn cợt một cách cay đắng thay vì nhận thức về Đức Chúa Trời. Ông có thể truyền đạt nổi thống khổ bằng thao tác đơn giản nhất trong các thao tác, bởi ông chính là thần hựu, nhưng ông ta không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về những quá trình vận hành của sự sống thực bằng cách ấy. Toàn bộ bi kịch của vua Lear có thể nói là phụ thuộc vào sự điều khiển của Shakespear qua nhân vật Cordilia. Bởi nàng không thể nhận thấy (dù mọi nữ sinh ngồi tận cùng hàng cuối của rạp hát đều có thể thấy) hậu quả có thể xảy ra của “chuyện tầm thường” đần độn của nàng… bi kịch này bị công kích. Nhưng sẽ sai lầm sâu sắc khi khước từ những thảm hoạ được sắp sếp của tác giả vị đại nhất về bi kịch này với những tình huống và nhân tố phức tạp có trong những nỗi khổ đau của đời sống thực sự. Những kết luận như đối với bản chất của sự sống và Đức Chúa Trời có thể chỉ được suy ra từ bằng chứng của tiểu thuyết do con người tạo ra trong rất ít trường hợp. Vậy nên chúng ta cần phải thường xuyên cảnh giác đối với “chúa gián tiếp” này - một chúa mà sự hấp thụ liên tục những quan điểm tiểu thuyết nuôi dưỡng trong tiềm thức của chúng ta. Một mảnh nhỏ của cuộc đời thật, được quan sát trực tiếp cho thấy những nền móng tốt cho những kết luận của chúng ta hơn toàn bộ thế giới thần tiên của tiểu thuyết cho thấy. X. Lời ca thán triền miên. Đối với một vài người hình ảnh trong tâm trí họ về Đức Chúa Trời là một loại mập mờ của sự thất vọng, họ nói cách phẫn nộ và thường tỏ ra tự thương hại mình. “Đây là Dấng tôi tin nhưng Ngài làm tôi chán nản”. Cuộc đời còn lại của họ thường bị che bóng bởi sự chán ngán này. Từ đó có thể không có đề cập nào về Đức Chúa Trời, Hội Thánh, tôn giáo, hoặc ngay đến vị linh mục mà không bắt đầu toàn bộ quá trình liên kết này với kết luận buồn thảm của nó. Đức Chúa Trời là một sự thất vọng. Dĩ nhiên một vài người khá thích thú sự than vãn triền miên này. Năm tháng không làm mờ đi chút nào những chi tiết bi thảm của lời cầu xin không được đáp ứng hay thảm hoạ không xứng đáng. Nhớ lại sự không thành tín của Đức Chúa Trời dường như đem lại cho họ sự hài lòng đáng ghê tởm giống
  • 27. như sự hài lòng mà những người khác tìm thấy khi đếm lại những chi tiết rùng rợn trong “hoạt động” của họ. Dĩ nhiên những người khác thấy rằng một Đức Chúa Trời, Đấng đã thất bại là lời bào chữa dễ chấp nhận nhất cho những ai không muốn quan tâm đến bất kỳ nỗ lực hoặc trách nhiệm nào về đạo đức. Mọi gợi ý về sự vâng phục hay đi theo Đức Chúa Trời có thể bị chống đối nhiều hơn bởi cái nhìn khác của sự than vãn triền miên này. Dĩ nhiên một chúa như vậy quả rất không thoả đáng. Đối với những ai tự thuyết phục mình rằng Đức Chúa Trời đã thất bại, thì không thể thờ phượng và hầu việc Ngài được trong bất kỳ tinh thần nào ngoại trừ tinh thần miễn cưỡng và chiếu lệ. Điều thường xảy ra cho những người này là họ đã thiết lập trong tâm trí mình những điều mà theo họ Đức Chúa Trời phải làm và không nên làm, và khi Ngài có vẽ không đi theo mệnh lệnh đặc biệt của họ thì họ bắt đầu ca thán bất bình. Tuy nhiên chắc chắn sáng suốt hơn và phù hợp hơn cho loài người chúng ta khi tìm ra, đến chừng mức chúng ta có thể, những con đường mà trong đó Đức Chúa Trời hoạt động. Chúng ta phải phát hiện như chúng ta có thể, những giới hạn mà Ngài đã đặt ra cho chính Ngài vì những mục đích của cuộc thí nghiệm vĩ đại mà chúng ta gọi là sự sống, và sau đó hãy làm hết sức để liên kết chính mình với những nguyên tắc đạo đức và hợp tác với những mục đích mà chúng ta chắc chắn không có quyền quyết định, nhưng tuy vậy trong thời điểm cao nhất của chúng ta chúng ta biết những mục đích ấy là đúng đắn. Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ xuất hiện để làm nản lòng những ai đang nỗ lực lợi dụng Ngài như một sự tiện dụng, một chỗ dựa, hoặc một nguồn an ủi cho những hoạch định của riêng họ. Đức Chúa Trời chẳng bao giờ làm nản lòng những ai chân thành mong muốn hợp sức với mục đích của chính Ngài. Chắc chắn người ta tự do công nhận rằng trong thế giới dùng để thử nghiệm này, thế giới mà Đức Chúa Trời đã ban cho đặc quyền tự quyết định, không thể không có “bệnh tật và tai nạn”. Hơn nữa, ảnh hưởng tích tụ qua nhiều thế kỷ bởi sự chọn lựa của hàng triệu người nhằm làm vừa lòng chính họ hơn vừa lòng Đấng đã thiết kế ra “toàn bộ màn trình diễn này” đã tiêm nhiễm toàn hành dinh này. Đây là điều mà các nhà thần học muốn nói khi họ gọi hành tinh này là một thế gian “đầy tội lỗi”. Rất tự nhiên điều này có nghĩa rằng ở chừng mực mà thế gian này chịu ảnh hưởng, những người thô bạo, vô tình và ích kỷ sẽ thường xuyên thoát khỏi nó nhưng người yếu đuối và uỷ mị thường phải gánh chịu. Một khi chúng ta chấp nhận những khả năng của quyền tự định đoạt này, chúng ta có thể nhận thấy rằng những sự bất công và những lời kêu ca phàn nàn là điều không thể tránh khỏi (như Đấng Christ có lần đã nói “nó chắc là những nhu cầu mà tội lỗi xuất hiện”) chúng ta có lẽ không tán thành sự mạo hiểm mà Đức Chúa Trời đã chọn khi trao cho loài người quyền tự do chọn lựa - chúng ta chắc hẳn còn thích Đức Chúa Trời tạo