SlideShare a Scribd company logo
1 of 266
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
BỘ TƯ PHÁP
VỤ PHỐ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
TÌM HIỂU CÁC VỤ VIỆC PHÁP LUẬT
VỀ DÂN SỰ, THƯƠNG MẠI
HÀ NỘI - 2012
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN:
Nguyễn Thúy Hiền, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban
chỉ đạo Đề án
TỔ CHỨC BIÊN SOẠN:
Nguyễn Duy Lãm, Vụ trưởng Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp
Phạm Thị Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp
THAM GIA BIÊN SOẠN:
1. ThS. Nguyễn Thị Hạnh, Học viện Tư pháp
2. ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga, Học viện Tư pháp
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
LỜI GIỚI THIỆU
Ngày 27/02/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 270/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án: “Củng cố, kiện
toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát
triển của đất nước” thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục
pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012. Một
trong các hoạt động của Đề án là cung cấp, hỗ trợ tài liệu
nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cho các đối tượng của Đề án, góp
phần nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ
thực hiện công tác này trong thời kỳ mới.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về bồi dưỡng kiến thức pháp luật,
kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật đối với những
người trực tiếp thực hiện công tác này, đặc biệt là đội ngũ báo
cáo viên pháp luật, Ban chỉ đạo Đề án tổ chức biên soạn và
phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn: “Tìm hiểu
các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại”. Cuốn sách
cung cấp cho báo cáo viên các vụ việc pháp luật trong lĩnh
vực dân sự, kinh doanh thương mại đã và đang diễn ra phổ
biến trên thực tế như thừa kế, ly hôn, các hợp đồng thuê, hợp
đồng tín dụng, hợp đồng góp vốn… cùng với đó là những
bình luận pháp luật và hướng giải quyết của các tác giả về
những vụ việc trên.
Ban chỉ đạo Đề án trân trọng cảm ơn sự tham gia nhiệt
tình của tập thể tác giả và sự phối hợp tích cực của Vụ Phổ
biến, giáo dục pháp luật - Thường trực Ban chỉ đạo Đề án để
hoàn thành cuốn sách này.
Xin trân trọng giới thiệu và mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của bạn đọc về nội dung cuốn sách.
Tháng 12/2012
BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
PHẦN I
CÁC VỤ VIỆC PHÁP LUẬT VỀ DÂN SỰ
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
I. TRANH CHẤP THỪA KẾ
VỤ VIỆC SỐ 1
Nội dung vụ án:
Cụ Bùi Văn P chết ngày 29/12/2002. Cụ Hoàng Thị C
chết ngày 03/01/1995.
Sinh thời các cụ sinh được 04 người con là ông Bùi Văn
T, ông Bùi Văn H, ông Bùi Văn Th, bà Bùi Thị M. Ngoài ra,
các cụ không có người con riêng, con nuôi nào khác.
Tài sản thuộc sở hữu chung của hai cụ khi còn sống gồm:
Diện tích nhà, đất 57m2
tại số 8 HĐ, quận HK, thành phố H và
diện tích 1396m2
đất tại tổ 18 phường NT, quận LB, thành phố H.
Đối với ngôi nhà tại số 8 HĐ thì năm 1954 do có người
thuê nên hai cụ P và cụ C đã uỷ quyền cho anh Bùi Văn H
tiến hành các thủ tục tại các cấp Toà án để đòi nhà. Theo
Bản án số 02/DSST ngày 26/02/1993 của Toà án nhân dân
quận HK đã tuyên “Xử chấp nhận yêu cầu đòi nhà cho thuê
của ông Bùi Văn P do anh Bùi Văn H đại diện…”. Tại Bản
án số 79/DSPT ngày 29/5/1993 của Toà án nhân dân thành
phố H đã giữ nguyên bản án sơ thẩm nói trên của Toà án
nhân dân quận HK.
Sau khi anh Bùi Văn H tiến hành việc đòi nhà theo sự ủy
quyền và đã được cơ quan thi hành án tiến hành thi hành án
bàn giao trả nhà số 8 HĐ thì hai cụ P và cụ C đã cùng anh H
về sinh sống tại ngôi nhà này. Quá trình ở tại đây, anh H đã
xây dựng, sửa chữa như làm toàn bộ trần bằng toocxi, lát lại
toàn bộ nền nhà, xây mới khu phụ, làm lại gác xép, cầu
thang… Đến năm 2002, anh Bùi Văn H đã làm thủ tục để
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà
số 8 HĐ. Trên cơ sở đó, theo Quyết định số 1730/QĐ-UB
ngày 19/3/2002 của Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là
UBND) thành phố H, nhà số 8 HĐ đứng tên chủ sở hữu nhà,
sử dụng đất là anh Bùi Văn H (Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở hồ sơ gốc số 5019.2002 ngày
19/3/2002 của UBND thành phố H).
Còn đối với diện tích nhà, đất 1396m2
tại tổ 18 phường
NT, quận LB, thành phố H cũng là di sản của hai cụ P và cụ
C. Sinh thời hai cụ cũng có sinh sống tại nhà cấp 4 diện tích
52m2
được xây dựng trên thửa đất này cùng với vợ chồng anh
Bùi Văn T. Sau này, nhà cấp 4 của các cụ được vợ chồng anh
T sửa chữa, tôn tạo để sử dụng. Đến ngày 11/7/1999, cụ Bùi
Văn P lập di chúc cho anh Bùi Văn T được toàn quyền sử
dụng phần diện tích nhà đất tại tổ 18 phường NT.
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
Ông Bùi Văn T chết ngày 20/5/2001, có vợ là Lương
Thị AH và 02 người con là anh Bùi Duy H, chị Bùi Thị X.
Ngoài ra, vợ chồng ông T không có người con riêng, con
nuôi nào khác.
Cụ Hoàng Thị C chết năm 1995 không để lại di chúc. Cụ
Bùi Văn P chết năm 2002, có để lại di chúc định đoạt cho anh
Bùi Văn T được toàn quyền sử dụng phần tài sản của cụ tại tổ
18 phường NT, quận LB, thành phố H.
Ngày 24/2/2010, bà Bùi Thị M có đơn khởi kiện ông Bùi
Văn H, bà Lương Thị AH, anh Bùi Duy H về việc chia thừa
kế di sản của hai cụ P và cụ C gồm ngôi nhà số 8 HĐ, quận
HK, thành phố H và nhà, đất tại tổ 18 phường NT, quận LB,
thành phố H. Tại đơn khởi kiện bổ sung ngày 26/8/2010, bà
Bùi Thị M đề nghị Toà án chia thừa kế nhà số 8 HĐ theo pháp
luật. Còn đối với nhà đất ở phường NT thì công nhận di chúc
của cụ P, còn lại 1/2 là phần của cụ C do thừa kế hết thời hiệu
nên đề nghị Toà án chia tài sản thuộc sở hữu chung. Nhưng
sau đó, bà M lại thay đổi yêu cầu của mình đối với phần di
sản nhà và đất tại tổ 18 phường NT hiện bà Lương Thị AH,
anh Bùi Duy H đang quản lý, bà yêu cầu chia theo pháp luật
vì di chúc của cụ P không có hiệu lực.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Bùi Văn
Th đề nghị Toà án chia theo hiện vật và chia chung.
Phía bị đơn ông Bùi Văn H trình bày:
Sau khi được bố, mẹ ủy quyền đòi lại nhà số 8 HĐ, ông
đã tiến hành các thủ tục để đòi lại nhà. Và sau khi đòi được thì
hai cụ P và cụ C ở với ông và đã cho ông toàn bộ diện tích
nhà này. Ông đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
và quyền sử dụng đất ngày 19/3/2002.
Quá trình sử dụng, ông đã xây dựng, sửa chữa như lát lại
toàn bộ nền, xây mới khu phụ, làm mái cầu thang, gác xép,
lợp mái… Nay trước yêu cầu chia thừa kế của phía nguyên
đơn thì ông H không đồng ý chia, vì bố, mẹ ông đã cho ông
ngôi nhà này. Còn đối với phần di sản tại tổ 18 phường NT,
ông yêu cầu chia theo pháp luật.
Anh Bùi Duy H trình bày:
Về huyết thống gia đình, bố anh là Bùi Văn T là một
trong 04 người con của cụ Bùi Văn P và cụ Hoàng Thị C.
Bố anh mất năm 2001. Sinh thời, cụ P có di chúc để lại
toàn bộ nhà, đất phần của cụ ở tổ 18 phường NT cho bố
anh. Sau khi bố anh chết thì mẹ anh là Lương Thị AH và
các con là Bùi Duy H, Bùi Thị X, vẫn quản lý, sử dụng.
Nay trước yêu cầu của phía nguyên đơn, quan điểm của
anh là không đồng ý chia thừa kế vì ông nội anh (Bùi Văn
P) đã cho bố anh (Bùi Văn T) phần di sản của hai cụ. Đối
với phần di sản của bà nội anh (Hoàng Thị C) anh cũng
không đồng ý chia tài sản chung.
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
Bà Lương Thị AH và những người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan, Bùi Thị X trình bày thống nhất với quan điểm với
anh Bùi Duy H.
Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện:
Theo Công văn số 1941/TNMT và NĐ-CS ngày
30/3/2011 của Sở Tài nguyên, môi trường và nhà đất thì:
Nhà số 8 HĐ, thành phố H trên thửa đất số 827 tờ bản đồ
số 15, khu A nay bằng khoán điền thổ số 720, ĐX tên chủ
sở hữu là ông Bùi Văn P và bà Hoàng Thị C, trước bạ và
đăng ký tại thành phố H ngày 29/5/1956. Văn bản uỷ
quyền được lập ngày 12/6/1992 của cụ P và cụ C ủy quyền
cho ông H có nội dung: “Ông Bùi Văn P, bà Hoàng Thị C
uỷ quyền cho con trai là Bùi Văn H thay mặt tiến hành
việc đòi nhà số 8 HĐ, thành phố H… và đứng tên trước bạ
cho con trai tôi”.
Bản di chúc ngày 11/7/1999 cụ Bùi Văn P có nội dung:
“Tôi là Bùi Văn P, vợ là Hoàng Thị C có một thửa đất
thổ cư diện tích 1396m2
trên thửa đất có 01 ngôi nhà xây cấp
4, nhà bếp, nhà tắm (theo bản đồ địa chính số 154 tờ số 4 của
xã). Tôi thấy tuổi đã cao, các con đều đã trưởng thành… Để
tạo điều kiện cho con trai tôi là Bùi Văn T được toàn quyền
sử dụng phần tài sản của tôi trên thửa đất tại là tổ 18,
phường NT, quận LB, thành phố H và sau này có trách nhiệm
thờ cúng tổ tiên. Nay trong tình trạng thể chất tinh thần minh
mẫn, tôi làm di chúc này giao toàn quyền tài sản của tôi cho
con trai là Bùi Văn T được toàn quyền sử dụng”.
Về hình thức của bản di chúc có chữ ký của cụ Bùi Văn P là
người lập di chúc, có xác nhận của 2 người làm chứng, có xác nhận
của UBND xã NT, huyện GL (nay là phường NT, quận LB).
Bình luận:
* Về người để lại thừa kế, người thừa kế, thời điểm mở
thừa kế, thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Cụ Hoàng Thị C chết ngày 03/01/1995 để lại tài sản thừa kế,
cụ Bùi Văn P chết ngày 29/12/2002. Sinh thời các cụ sinh được
04 người con là ông Bùi Văn T, ông Bùi Văn H, ông Bùi Văn Th,
bà Bùi Thị M. Thời điểm ông T, cụ P chết là thời điểm BLDS
năm 1995 đang có hiệu lực nên áp dụng các quy định về thừa kế
của BLDS năm 1995 để giải quyết vụ án. Ngoài 04 người con đẻ
cụ C và cụ P không có người con riêng, con nuôi nào khác. Ông
Bùi Văn T chết năm 2001, sinh được 02 người con là anh Bùi
Duy H, Bùi Thị X. Căn cứ Điều 634 BLDS năm 1995 xác định
cụ C, cụ P là người để lại thừa kế. Theo Điều 638 BLDS năm
1995 thì ông T, ông H, ông Th, bà M là người thừa kế di sản của
cụ C. Tuy nhiên theo tình tiết trong vụ án, ông T chết trước cụ P
nên không được thừa kế tài sản của cụ P, vì vậy theo Điều 680
BLDS năm 1995 thì anh Bùi Duy H, chị Bùi Thị X là người thừa
kế thế vị hưởng di sản của cụ P để lại. Vì vậy, ông H, ông Th, bà
M; anh H, chị X là người thừa kế di sản của cụ P.
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
Theo Điều 636 Bộ luật Dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) năm
1995 thời điểm mở thừa kế lần 1 - cụ C chết ngày 03/01/1995;
thời điểm mở thừa kế lần 2 - cụ P chết ngày 29/12/2002. Ngày
24/02/2010, bà M làm đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế
của bố mẹ để lại nên theo Điều 648 BLDS sự năm 1995 thời hiệu
khởi kiện yêu cầu phân chia di sản của cụ C đã hết. Do đó, không
chia phần di sản của cụ C để lại cho những người thừa kế.
Điều 634 BLDS năm 1995 quy định:
Quyền thừa kế của cá nhân
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của
mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo
pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Điều 635 BLDS năm 1995 quy định:
Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của
mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di
chúc hoặc theo pháp luật.
Điều 636 BLDS năm 1995 quy định:
Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản
chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là
đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác
định tại khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của
người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư
trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn
bộ hoặc phần lớn di sản.
Điều 648 BLDS năm 1995 quy định:
Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là mười năm, kể
từ thời điểm mở thừa kế.
Điều 680 BLDS năm 1995 quy định:
Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết
trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần
di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu
còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di
sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc
mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
* Về tính hợp pháp của bản di chúc cụ P lập ngày 11/7/1999
Cụ Bùi Văn P chết ngày 29/12/2002. Khi còn sống, ngày
11/7/1999 cụ Bùi Văn P đã lập 01 bản di chúc với nội dung: Chuyển
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
quyền sử dụng nhà đất cho con trai của cụ là ông Bùi Văn T ở tại
thôn GT, xã NT, huyện GL, thành phố H (từ năm 2004 là tổ 18,
phường NT, quận LB, thành phố H). Bản di chúc này có nội dung:
“Tôi là Bùi Văn P, vợ là Hoàng Thị C có một thửa đất
thổ cư diện tích 1396m2
trên thửa đất có 01 ngôi nhà xây cấp
4, nhà bếp, nhà tắm (theo bản đồ địa chính số 154 tờ số 4 của
xã). Tôi thấy tuổi đã cao, các con đều đã trưởng thành… Để
tạo điều kiện cho con trai tôi là Bùi Văn T được toàn quyền
sử dụng phần tài sản của tôi trên thửa đất và sau này có trách
nhiệm thờ cúng tổ tiên. Nay trong tình trạng thể chất tinh
thần minh mẫn, tôi làm di chúc này giao toàn quyền tài sản
của tôi cho con trai là Bùi Văn T được toàn quyền sử dụng”.
Về hình thức của bản di chúc này, có chữ ký của cụ Bùi
Văn P là người lập di chúc, có xác nhận của 02 người làm
chứng, có xác nhận của UBND xã NT, huyện GL. Tuy nhiên,
ông Bùi Văn T là người được hưởng phần tài sản của cụ Bùi
Văn P theo di chúc trong số tài sản chung với cụ Hoàng Thị C
là 1396m2
đất trên có nhà xây cấp 4 và một số công trình xây
dựng khác, song ông Bùi Văn T lại chết vào ngày 20/5/2001,
cụ P chết vào ngày 29/12/2002. Thời điểm mở thừa kế của
ông T là ngày 20/5/2001, thời điểm mở thừa kế của cụ P là
ngày 29/12/2002. Như vậy, người được hưởng di sản thừa kế
theo di chúc chết trước người để lại di sản nên theo quy định
tại Điều 638 BLDS năm 1995 ông T không phải là người thừa
kế theo di chúc của cụ P. Và vì vậy, di chúc của cụ Bùi Văn P
lập ngày 11/7/1999 không có giá trị pháp lý. Do di chúc của
cụ P không có hiệu lực pháp luật nên theo quy định tại Điều
678 BLDS năm 1995 phần di sản thừa kế của cụ Bùi Văn P để
lại sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế.
Điều 638 BLDS năm 1995 quy định:
Người thừa kế
1. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống
vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống
sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước
khi người để lại di sản chết.
2. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ
quan, tổ chức, thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế.
Điều 678 BLDS năm 1995 quy định:
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những
trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ
quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc
không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo
di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối
quyền hưởng di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với
các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc
không có hiệu lực;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế
theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản,
từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ
quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng
không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Hàng thừa kế thứ nhất của cụ Bùi Văn P bao gồm 4 người
con đẻ của cụ P còn sống tại thời điểm viết di chúc: Ông Bùi
Văn T, Bà Bùi Thị M , ông Bùi Văn Th, ông Bùi Văn H (ông
Bùi Văn T chết năm 2001). Hai người con của ông T - anh
Bùi Duy H, chị Bùi Thị X là thừa kế thế vị được hưởng tài sản
thừa kế của cụ P.
* Về di sản thừa kế:
Về nguồn gốc nhà số 8 phố HĐ, quận HK, thành phố H
và 1396 m2
đất trên đó xây dựng 1 ngôi nhà cấp 4, nhà tắm,
nhà vệ sinh tại tổ 18 phường NT, quận LB, thành phố H.
- Đối với nhà số 8 phố HĐ, quận HK, thành phố H: Theo
Công văn số 1941/TNMT và NĐ-CS ngày 30/3/2011 của Sở Tài
nguyên, môi trường và nhà đất thì: Nhà số 8 HĐ, thành phố H
trên thửa đất số 827 tờ bản đồ số 15, khu A nay bằng khoán điền
thổ số 720, ĐX tên chủ sở hữu là ông Bùi Văn P và bà Hoàng
Thị C trước bạ và đăng ký tại thành phố H ngày 29/5/1956.
Do nhà số 8 phố HĐ, thành phố H cho hộ gia đình khác ở
thuê từ trước, vào năm 1992, cụ Bùi Văn P và cụ Hoàng Thị C
đã uỷ quyền cho ông Bùi Văn H thay mặt 2 cụ để tiến hành các
thủ tục pháp lý: Đòi nhà cho thuê. Theo Quyết định của bản án
sơ thẩm số 02/DSST ngày 26/02/1993 của Toà án nhân dân
quận HK và Bản án phúc thẩm số 79/DSPT ngày 29/5/1993 của
Toà án nhân dân thành phố H đều xác định cụ Hoàng Thị C và
cụ Bùi Văn P là đồng sở hữu nhà số 8 phố HĐ, thành phố H.
Đồng thời, án tuyên buộc hộ gia đình đang ở thuê tại số nhà số 8
phố HĐ, thành phố H trả lại toàn bộ diện tích nhà đang thuê cho
cụ P, cụ C do ông Bùi Văn H là đại diện. Bản án phúc thẩm đã
được thi hành án xong và từ sau khi lấy lại nhà cụ P, cụ C, gia
đình ông Bùi Văn H về sống tại số 8 HĐ, thành phố H. Cho đến
năm 1998, thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc đăng ký
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà.
Ngày 28/3/1998, ông Bùi Văn H đã làm đơn xin cấp Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với nhà số 8
HĐ, quận HK, thành phố H và ngày 19/3/2002, UBND thành
phố H đã cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử
dụng đất ở số 1010519018 cho ông Bùi Văn H tại số 8 phố HĐ,
thành phố H theo Quyết định số 1730/QĐ-UB ngày 19/3/2002.
Cơ sở để UBND thành phố H ban hành Quyết định số 1730/QĐ-
UB ngày 19/3/2002 về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà và quyền sử dụng đất đối với nhà số 8 phố HĐ, quận HK,
thành phố H cho ông Bùi Văn H là dựa trên nội dung của văn
bản uỷ quyền được lập ngày 12/6/1992 có nội dung: Ông Bùi
Văn P, bà Hoàng Thị C uỷ quyền cho con trai là Bùi Văn H thay
mặt tiến hành việc đòi nhà số 8 HĐ, thành phố H… và đứng tên
trước bạ cho con trai tôi.
Như vậy, xét về phạm vi của việc cụ P, cụ C uỷ quyền
cho ông Bùi Văn H là thực hiện hành vi tiến hành các thủ tục
đòi nhà số 8 HĐ, thành phố H đồng thời chỉ là người đứng tên
trong trước bạ nhà số 8 HĐ, thành phố H chứ giấy uỷ quyền
này không thể hiện nội dung cụ P, cụ C cho (tặng) định đoạt
nhà số 8 HĐ, thành phố H cho ông Bùi Văn H. Việc ông H
đứng tên sở hữu nhà là không đúng vì thực chất là nhà số 8
phố HĐ, thành phố H vẫn thuộc quyền sở hữu của cụ P, cụ C.
Do đó, xác định nhà số 8 phố HĐ là di sản của cụ C, cụ P để
lại theo Điều 637 BLDS năm 1995.
Điều 637 BLDS năm 1995 quy định:
Di sản
1. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài
sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
2. Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và
được để lại thừa kế theo quy định tại Phần thứ năm
của Bộ luật này.
- Đối với diện tích nhà đất tại tổ 18 phường NT, quận LB,
thành phố H: Quá trình giải quyết vụ kiện tại Toà án các bên
đương sự đều có lời khai xác nhận nguồn gốc diện tích
1396m2
đất, trên có nhà cấp 4 và nhà tắm, nhà vệ sinh là do cụ
P, cụ C mua. Sau đó, cho vợ chồng ông T, bà Lương Thị AH
về ở tại đây, hiện toàn bộ thửa đất này mang số thửa 87, tờ
bản đồ số 4 đo vẽ năm 1993. Hiện bà Lương Thị AH và anh
Bùi Duy H đang quản lý sử dụng. Bà AH, anh H cho rằng,
phần di sản của cụ P thì cụ P đã lập di chúc cho ông Bùi Văn
T nên đề nghị Toà án chia theo di chúc. Vấn đề này như phần
trên đây đã nhận định, phân tích về di chúc của cụ Bùi Văn P
là di chúc không có hiệu lực nên di sản thừa kế của cụ P được
chia theo pháp luật.
Xác định di sản thừa kế của cụ P, cụ C là 2 khối tài sản:
Nhà số 8 phố HĐ, thành phố H và diện tích 1396m2
nhà và đất
tại tổ 18 phường NT, quận LB, thành phố H. Nay phía nguyên
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
đơn yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với 2 khối di sản
trên của cụ P, cụ C.
Nhà số 8 phố HĐ mà ông H đang quản lý sử dụng theo
biên bản định giá thì tổng cộng giá trị quyền sử dụng đất và
giá trị xây dựng còn lại của nhà số 8 HĐ là di sản thừa kế của
cụ P, cụ C tính thành tiền là: 12.150.000.000 đồng (giá trị
quyền sử dụng đất) + 32.815.000 đồng (giá trị xây dựng còn
lại) = 12.182.815.000 đồng.
Thời điểm mở thừa kế để chia di sản thừa kế của cụ C là
năm 1995. Di sản thừa kế của cụ C để lại tại số 8 HĐ là 1/2 giá
trị nhà số 8 phố HĐ - thành phố H thành tiền là: 12.182.815.000
đồng : 2 = 6.091.407.500 đồng. Tính đến thời điểm bà Bùi Thị
M khởi kiện vụ án dân sự - Chia thừa kế là ngày 01/7/2010 thì
thời hiệu để chia phần di sản thừa kế của cụ Hoàng Thị C đã hết
thời hiệu. Bà M có yêu cầu: Đối với phần di sản của cụ C đề
nghị Toà án chia tài sản chung theo quy định của Nghị quyết số
02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc
giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. Về yêu cầu
này của bà M nhận thấy:
Theo quy định tại tiểu mục 2.4 Mục 1 Phần I Nghị quyết
số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật
trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
hướng dẫn: “… Sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng
thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa
nhận di sản thừa kế do người chết để lại chưa chia thì di sản
đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế…”.
Trong quá trình giải quyết vụ án tại Toà án: Ông H trình
bày nhà số 8 phố HĐ, thành phố H đã được bố mẹ cho ông và
ông không đồng ý chia, do vậy viện dẫn và áp dụng mục 2.4
điểm a của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn
nhân và gia đình thì yêu cầu chia tài sản chung đối với phần di
sản thừa kế của cụ C của bà M không được thoả mãn với quy
định của pháp luật.
Tiểu mục 2.4 Mục 1 Phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-
HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc
giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình:
2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời
điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh
chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận
là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười
năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết
để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản
chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu
Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi
kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của
pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần
phân biệt như sau:
a.1) Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế
không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ
được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài
sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện
theo di chúc.
a.2) Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa
kế thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có
nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó
được thực hiện theo thoả thuận của họ.
a.3) Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa
kế không có thoả thuận về phần mỗi người được
hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản
chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật
về chia tài sản chung.
b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa
kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử
dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất
hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền...
thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để
đòi lại di sản.
Đối với phần di sản thừa kế của cụ P tại số 8 phố HĐ,
thành phố H là 1/2 nhà tính thành tiền có giá trị là:
6.091.407.500 đồng. Thời điểm mở thừa kế để chia di sản của
cụ P là năm 2002 và di sản thừa kế được chia theo pháp luật.
Tuy nhiên, khi chia thừa kế đối với phần di sản thừa kế của cụ
P, cũng cần xem xét đến công sức duy trì và bảo quản di sản
cũng như quá trình vào năm 1992 ông H đã thay mặt cụ P, cụ
C tiến hành các thủ tục đòi nhà cho thuê và từ sau khi cụ P, cụ
C mất đi, ông đã quản lý di sản trong nhiều năm; vì vậy trích
01 kỷ phần thừa kế cho ông H về công sức đi đòi nhà và bảo
quản di sản thừa kế là phù hợp. Theo quy định tại Điều 679
BLDS năm 1995 thì hàng thừa kế thứ nhất của cụ P gồm: 03
người con đẻ còn sống tại thời điểm mở thừa kế và 02 người
cháu là thừa kế thế vị: ông Bùi Văn H, ông Bùi văn Th, Bà
Bùi Thị M và anh Bùi Duy H, chị Bùi Thị X (01 kỷ phần thừa
kế thế vị của ông T).
Xác định di sản thừa kế của cụ P có tổng giá trị thành tiền
là 6.091.407.500 đồng và chia 4 kỷ phần + 01 kỷ phần trích
trừ công sức cho ông H, chia toàn bộ hiện vật nhà số 8 phố
HĐ cho ông H sở hữu. Tổng di sản 6.091.407.500 đồng : 5.
Như vậy, mỗi kỷ phần thừa kế của cụ P được hưởng di sản
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
thừa kế tính thành tiền là 6.091.407.500 đồng : 5. Riêng ông
Bùi Văn H được nhận một kỷ phần thừa kế và một suất công
sức quản lý, bảo quản di sản.
Chia toàn bộ bằng hiện vật phần di sản thừa kế của cụ P
cho ông Bùi Văn H được hưởng và ông Bùi Văn H, có nghĩa
vụ thanh toán lại giá trị bằng tiền cho các đồng thừa kế khác.
Phần di sản hết thời hiệu chia thừa kế của cụ C Tòa án không
chia cho những người thừa kế.
Điều 679 BLDS năm 1995 quy định:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định
theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ,
cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại,
bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của
người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột
của người chết; cháu ruột của người chết mà người
chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần
di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng
thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã
chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.
Đối với di sản thừa kế tại tổ 18 NT, quận LB, thành phố
H do bà Lương Thị AH, anh Bùi Duy H đang quản lý. Theo
biên bản định giá 1396 m2
đất cùng các công trình xây dựng
trên đất thì tổng di sản tính thành tiền gồm giá trị quyền sử
dụng đất và giá trị xây dựng còn lại thuộc di sản thừa kế là
6.994.368.000 đồng.
Thời điểm mở thừa kế để phân chia di sản thừa kế của cụ
C là năm 1995 di sản của cụ C gồm 1/2 quyền sử dụng đất là
698m2
đất, tính di sản thành tiền là: 3.497.184.000 đồng (gồm
cả giá trị quyền sử dụng đất và giá trị xây dựng). Như trên đã
nhận định, thời hiệu để phân chia di sản thừa kế của cụ C đã
hết thời hiệu chia thừa kế, phía nguyên đơn yêu cầu phân chia
tài sản chung thì cũng không thoả mãn những quy định tại
mục 2.4 điểm a của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày
10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án
dân sự, hôn nhân và gia đình.
Đối với phần di sản thừa kế của cụ P tại tổ 18 phường
NT, quận LB là 1/2 diện tích quyền sử dụng đất và 1/2 giá trị
xây dựng, cụ thể là 698m2
quyền sử dụng đất tính thành tiền
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
có giá trị là: 3.497.184.000 đồng (bao gồm cả giá trị quyền sử
dụng đất và giá trị xây dựng). Cụ P chết năm 2002, đây là thời
điểm mở thừa kế để chia di sản thừa kế của cụ P, di sản được
chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 679 BLDS năm
1995 thì hàng thừa kế thứ nhất của cụ P gồm: 03 người con đẻ
của cụ và 02 cháu nội (con ông T là thừa kế thế vị). Tuy
nhiên, khi chia thừa kế đối với di sản thừa kế của cụ P, cũng
cần xem xét đến công sức duy trì, quản lý khối di sản của bà
Lương Thị AH, anh Bùi Duy H, chị Bùi Thị X là những người
đã trực tiếp duy trì, bảo quản di sản và có công sức tôn tạo tại
đây nên trích chia tương đương với 01 kỷ phần cho những
người này. Như vậy, di sản thừa kế của cụ P sẽ được chia làm
5 suất (riêng anh H, chị X, bà AH được thêm 01 suất) chia cụ
thể: mỗi kỷ phần thừa kế được nhận di sản tính thành tiền là:
3.497.184.000 đồng : 04 kỷ phần + 1 kỷ phần tính công sức.
Ông Th, ông H, bà M mỗi người được nhận 01 kỷ phần. Chị
X, anh H được nhận 01 kỷ phần thừa kế. Chị X, anh H, bà AH
được nhận 01 kỷ phần tính công sức.
Từ những phân tích trên đây, vụ việc có thể giải quyết
như sau:
1. Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của bà Bùi Thị M đối
với di sản thừa kế tại số 8 HĐ, thành phố H và tổ 18 phường
NT, quận LB, thành phố H (do bà Lương Thị AH, anh Bùi
Duy H đang quản lý).
2. Xác nhận nhà số 8 HĐ, thành phố H và diện tích 1396m2
đất trên có nhà cấp 4 tại tổ 18 phường NT, quận LB, thành phố H
là di sản thừa kế của cụ Bùi Văn P và cụ Hoàng Thị C để lại.
3. Xác định di sản thừa kế của cụ Bùi Văn P gồm: 1/2 giá
trị đất và giá trị xây dựng còn lại của nhà số 8 HĐ, thành phố H
và diện tích 1396m2
đất trên có nhà cấp 4 tại tổ 18 phường NT,
quận LB, thành phố H được chia cho các thừa kế của cụ P.
4. Xác định di chúc của cụ Bùi Văn P lập ngày 11/7/1991
không có hiệu lực pháp luật. Toàn bộ di sản thừa kế của cụ
Bùi Văn P được chia theo pháp luật.
VỤ VIỆC SỐ 2
Nội dung vụ án:
Chị Nguyễn Thị X trình bày:
Năm 1992, chị X kết hôn hợp pháp với anh Vương Văn V
là con trai thứ sáu của ông Vương Văn Tr và bà Nguyễn Thị
D. Bà D chết năm 1996. Năm 2006, anh V mất do tai nạn lao
động, không để lại di chúc. Vợ chồng chị có 03 con chung là:
cháu Vương Thị H - sinh năm 1994; cháu Vương Văn Th -
sinh năm 1996, cháu Vương Văn A - sinh năm 1998. Khi anh
V còn sống, vợ chồng chị có tạo lập được một khối tài sản,
trong đó có diện tích đất nông nghiệp là 2.472m2
tại các xứ
đồng thuộc thôn LC, xã XG, huyện S, tỉnh H. Diện tích đất
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
trên đã được UBND huyện S cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất năm 1998 mang tên anh Vương Văn V, số sổ là
863/QSDĐ. Năm 2006, anh V chết, ông Vương Văn Tr là bố
anh V đã lấy 1.080m2
tại xứ đồng bờ Tuỳ để canh tác, không
trả cho chị. Sau nhiều lần yêu cầu ông Tr trả đất của vợ chồng
chị, chị X đã yêu cầu UBND xã XG hòa giải nhưng không
thành. Vì vậy ngày 20/8/2008, chị làm đơn khởi kiện yêu cầu
Toà án buộc ông Tr phải trả cho chị diện tích đất trên. Ngày
26/10/2008, chị có đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện, đề nghị
Toà án chia thừa kế theo pháp luật diện tích đất 1.080m2
tại
xứ đồng bờ Tuỳ do ông Tr đang chiếm giữ. Chị X yêu cầu
chia phần của chị và 03 con chung vào một khối.
Tại bản tự khai ngày 05/10/2007, ông Vương Văn Tr
trình bày:
Năm 1992, con trai ông là Vương Văn V lấy chị Nguyễn Thị
X về làm vợ và sinh được 03 người con là Vương Thị H, Vương
Văn Th và Vương Văn A. Năm 2006, con trai là anh Vương Văn
V mất do tai nạn lao động. Nay chị X kiện ông yêu cầu chia diện
tích đất nông nghiệp tại xứ đồng bờ Tuỳ là 1.080m2
, ông không
chấp nhận vì diện tích đất trên là do ông đổi cho các hộ khác (ông
K, ông C, ông H, ông M là người cùng làng), về gần nhà để tiện
canh tác, còn sổ đỏ cấp cho anh V là không đúng vì ông Nguyễn
Xuân H lúc đó là chủ nhiệm hợp tác xã đã tự ghi tên anh V vào
trong đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp (2.472m2
). Hiện tại, ông Tr đang canh tác diện tích đất
này, do vậy ông không đồng ý với yêu cầu của chị X.
Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện:
Lời khai của ông Nguyễn Xuân H - nguyên chủ nhiệm Hợp
tác xã nông nghiệp LC, nguyên Trưởng tiểu ban cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, tại biên bản lấy lời khai
ngày 12/02/2009 có nội dung: Ông là họ hàng của cả ông Tr và
chị X. Thực hiện Nghị định số 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính
phủ ban hành bản Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ
gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất
nông nghiệp, ông H đến nhà anh V - chị X, lúc đó ông Tr đang ở
cùng để làm thủ tục kê khai. Họ đã thống nhất và nhờ ông ký tên
hộ. Khi có Giấy chứng nhận ông H đã giao cả 02 bản cho chính
ông Tr. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp cho hộ gia đình hiện đang lưu giữ tại UBND huyện S,
cũng như Công văn số 242/UBND-TNMT ngày 17/3/2009 của
UBND huyện S có nội dung đối tượng được cấp Giấy chứng
nhận 2.472m2
đất là hộ gia đình ông Vương Văn V. Hộ gia đình
anh V tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện
tích đất tranh chấp hộ gia đình anh Vương Văn V gồm ông Tr,
anh V, chị X.
Bình luận:
* Về quan hệ pháp luật tranh chấp:
Tranh chấp giữa chị X và ông Tr là tranh chấp về thừa kế
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
quyền sử dụng đất nông nghiệp vì diện tích đất nông nghiệp là
2.472m2
tại các xứ đồng thuộc thôn LC, xã XG, huyện S, tỉnh
H đã được UBND huyện S cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất năm 1998 mang tên anh Vương Văn V, số sổ là
863/QSDĐ. Năm 2006, anh V chết, ông Vương Văn Tr đã
chiếm giữ, sử dụng diện tích 1.080 m2
đất tại xứ đồng bờ Tùy,
chị X đòi nhiều lần nhưng ông Tr không trả. Chị X khởi kiện
ông Tr yêu cầu Toà án chia thừa kế theo pháp luật diện tích
đất 1.080m2
tại xứ đồng bờ Tuỳ.
* Về người thừa kế, di sản thừa kế:
Anh Vương Văn V chết có tài sản để lại vì vậy anh V là
người để lại thừa kế, anh V chết không để lại di chúc vì vậy di
sản của anh V được chia theo pháp luật. Bên nguyên đơn
không yêu cầu chia toàn bộ di sản của anh V để lại mà chỉ yêu
cầu chia thừa kế theo pháp luật diện tích đất 1.080m2
tại xứ
đồng bờ Tuỳ nên Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu
của nguyên đơn. Người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ
nhất của anh V theo quy định tại Điều 676 BLDS năm 2005
gồm 05 người: ông Vương Văn Tr, chị Nguyễn Thị X, cháu
Vương Thị H, cháu Vương Văn Th, cháu Vương Văn A. Cháu
Vương Thị H - sinh năm 1994; cháu Vương Văn Th - sinh
năm 1996, cháu Vương Văn A - sinh năm 1998. Chị X khởi
kiện ngày 20/8/2008 khi đó các cháu chưa thành niên nên chị
X là người đại diện hợp pháp của 03 con chị.
* Về di sản thừa kế:
Ông Tr cho rằng 1.080m2
đất đang có tranh chấp là tài sản
của ông, do ông đổi với một số hộ dân cùng thôn từ những năm
1988, ông Nguyễn Xuân H lúc đó là chủ nhiệm hợp tác xã đã tự
ghi tên anh V vào trong đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp (2.472m2
) nên việc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho anh V là không đúng. Còn chị X có quan
điểm, diện tích đất tranh chấp vợ chồng chị đã nhận chuyển
nhượng của ông K, nhưng hiện nay ông K đã chết và giấy tờ thì
không có. Song thực tế là từ tháng 01/1998 thì diện tích đất có
tranh chấp đã được UBND huyện S cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đứng tên hộ anh Vương Văn V.
Theo nội dung lời khai của ông Nguyễn Xuân H - nguyên
chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp LC, nguyên Trưởng tiểu
ban cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp thực
hiện Nghị định số 64-CP, thì ông là người trực tiếp đến nhà
anh V - chị X, lúc đó ông Tr đang ở cùng để làm thủ tục kê
khai (ông H là họ hàng của cả ông Tr và chị X), ông Tr, anh
V, chị X đã thống nhất và nhờ ông ký tên hộ. Khi có Giấy
chứng nhận ông đã giao cả 02 bản cho chính ông Tr.
Căn cứ vào các đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình hiện đang lưu giữ tại
UBND huyện S, cũng như căn cứ vào Công văn số
242/UBND-TNMT ngày 17/3/2009 của UBND huyện S đã
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
khẳng định đối tượng được cấp Giấy chứng nhận 2.472m2
đất
là hộ gia đình anh Vương Văn V (gồm ông Tr, anh V, chị X).
Từ những căn cứ trên, xác định diện tích đất tranh chấp là tài
sản của hộ gia đình anh Vương Văn V theo quy định tại Điều
106, 107, 108, 688 BLDS năm 2005. Do vậy, anh V, ông Tr,
chị X có quyền ngang nhau đối với diện tích họ đang có tranh
chấp là 1.080 m2
. Do xác định diện tích đất tranh chấp là tài
sản chung của ông Tr, anh V chị X nên chia ba sau khi anh V
chết. Ông Tr, anh V, chị X mỗi người được chia bằng nhau.
Ðiều 106 BLDS năm 2005 quy định:
Hộ gia đình
Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng
đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi
tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.
Ðiều 107 BLDS năm 2005 quy định:
Ðại diện của hộ gia đình
1. Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao
dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một
thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.
Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành
niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự.
2. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình
xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình.
Ðiều 108 BLDS năm 2005 quy định:
Tài sản chung của hộ gia đình
Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do
các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc
được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản
khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của
hộ.
Ðiều 109 BLDS năm 2005 quy định:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ
gia đình
1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng
tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản
chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các
thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với
các loại tài sản chung khác phải được đa số thành
viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
Ðiều 688 BLDS năm 2005 quy định:
Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất
1. Ðất đai thuộc hình thức sở hữu nhà nước, do Chính
phủ thống nhất quản lý.
2. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia
đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao
đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.
3. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia
đình, chủ thể khác cũng được xác lập do được người
khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy định
của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.
Phần đất của anh V được chia có diện tích 360 m2
là tài
sản chung của vợ chồng anh V, chị X theo quy định tại Điều
27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Anh V chết, thanh
toán chia tài sản chung của vợ chồng nên xác định quyền sử
dụng đất là di sản của anh V để lại là 360 m2
: 2 còn 180m2
chia đều cho 05 người thừa kế theo quy định tại các điều
676, 689, 735 BLDS: 180 m2
: 5 = 36 m2
(gồm ông Tr = chị
X = cháu H = cháu Th = cháu A). Như vậy, ông Tr, chị X,
cháu H, cháu Th, cháu A được chia mỗi người 36 m2
từ 180
m2
đất di sản thừa kế của anh V.
Ðiều 689 BLDS năm 2005 quy định:
Hình thức chuyển quyền sử dụng đất
1. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện
thông qua hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Ðiều này.
2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập
thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy
định của pháp luật.
3. Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện
theo quy định tại các điều từ Ðiều 733 đến Ðiều 735
của Bộ luật này.
Ðiều 733 BLDS năm 2005 quy định:
Thừa kế quyền sử dụng đất
Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử
dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo
quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.
Ðiều 734 BLDS năm 2005 quy định:
Cá nhân để thừa kế quyền sử dụng đất
Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận
chuyển quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền
sử dụng đất theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật
này và pháp luật về đất đai.
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
Ðiều 735 BLDS năm 2005 quy định:
Thừa kế quyền sử dụng đất được Nhà nước giao cho
hộ gia đình
Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có
thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó
được để lại cho những người thừa kế theo quy định tại
Phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.
Như vậy, phần ông Tr được thừa kế là 180 m2
: 5 = 36 m2
,
nhập vào chung với phần ông Tr được chia trước đó 360 m2
=
396 m2
.
Phần của chị X và 03 con là cháu A, H, Th được hưởng
thừa kế của anh V là: 36 m2
x 4 = 144 m2
. Diện tích đất chị X
được chia tài sản chung khi chia tài sản của hộ gia đình là 360
m2
, chia tài sản chung của vợ chồng là 180 m2
. Cộng gộp lại là
chị X và 03 con được chia diện tích 684 m2
.
Từ những phân tích trên đây, vụ việc có thể giải quyết
như sau:
1. Chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng
1.080 m2
đất nông nghiệp tại xứ đồng bờ Tuỳ, thôn LC, xã XG,
huyện S, tỉnh H của Nguyễn Thị X đối với ông Vương Văn Tr.
2. Xác định quyền sử dụng 1.080 m2
đất nông nghiệp đo thực
tế tại xứ đồng bờ Tuỳ thuộc thôn LC (bản đồ địa chính lập năm
1992) được cấp cho hộ gia đình anh Vương Văn V gồm: anh
Vương Văn V, chị Nguyễn Thị X, ông Vương Văn Tr. Chia đều
mỗi người được quyền sử dụng 360 m2
đất.
3. Xác định thời điểm mở thừa kế di sản của anh Vương
Văn V là ngày 28/3/2006.
Hàng thừa kế thứ nhất của anh V là ông Vương Văn Tr,
chị Nguyễn Thị X, các cháu Vương Thị H, Vương Văn Th,
Vương Văn A. Mỗi thừa kế được chia 36m2
.
4. Ghi nhận sự tự nguyện của chị X và 03 con xin chia
chung vào một khối. Chia cho chị Nguyễn Thị X và 03 con là
Vương Thị H, Vương Văn Th, Vương Văn A quyền sử dụng
684 m2
đất nông nghiệp còn lại tại xứ đồng bờ Tuỳ, thôn LC,
xã XG, huyện S, tỉnh H.
5. Chia cho ông Vương Văn Tr quyền sử dụng 396 m2
đất
nông nghiệp tại xứ đồng bờ Tuỳ, thôn LC, xã XG, huyện S,
tỉnh H (trong 1.080 m2
đất nông nghiệp đang có tranh chấp).
Các bên không phải thanh toán cho nhau khoản tiền nào
và có trách nhiệm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền kê
khai xin cấp Giấy chứng nhận theo quyết định của Toà án.
VỤ VIỆC SỐ 3
Nội dung vụ án:
Ông Nguyễn Th mất ngày 09/5/2007, có vợ là bà Hồng
Bảo A. Ông Th, bà A có 03 con chung là Nguyễn Hồng C;
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
Nguyễn Hồng S và Nguyễn Hồng Q, ngoài ra ông Th không
có người con đẻ, con nuôi, con riêng nào khác.
Nguồn gốc căn hộ tại phòng 116 (cũ phòng 16) - C1 - tập
thể KL - quận Đ - thành phố H do Bộ kiến trúc phân cho bà
Hồng Bảo A ngày 14/7/1967. Năm 1987, ông Th được phân
thêm 01 căn hộ tại phòng 103 (cũ phòng 3) - C5 - tập thể KL -
quận Đ - thành phố H. Năm 1991, ông bà ly hôn đã tự phân
chia tài sản cụ thể: Ông Th được chia 1/2 căn hộ tại phòng
116 (cũ phòng 16) - C1 - tập thể KL và căn hộ tại phòng 103
(cũ phòng 3) - C5 - tập thể KL. Ngày 06/12/2000, ông
Nguyễn Th được UBND thành phố H cấp Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với diện tích
đất ông được chia. Sau khi ông Th ly hôn thì 02 căn hộ này do
ông Th cùng gia đình anh C ở quản lý và sử dụng.
Ngày 18/4/2006, ông Th lập chúc thư, di chúc do ông Th viết
tay, không có người làm chứng. Di chúc gồm có 02 trang, mỗi
trang đều có chữ ký của ông Th, nội dung để lại tài sản cho các
con của ông Th cụ thể: Anh C được hưởng toàn bộ diện tích nhà
đất tại phòng 103 (cũ phòng 3) - C5 - tập thể KL - quận Đ - thành
phố H gồm có phần đất tự tạo (lưu không) và 10m2
kiốt tại phòng
116 - C1. Anh S được hưởng 2/3 diện tích phòng 116 nhà C1 tập
thể KL; chị Q được hưởng 1/3 diện tích phòng 116 nhà C1 tập thể
KL bao gồm cả phần đất tự tạo (lưu không: có phần nhà xây trên
đất lưu không liền kề phần nhà chính có diện tích 22,75m2
). Ngày
15/01/2008, chị Q khởi kiện yêu cầu chia thừa kế di sản của ông
Th theo di chúc.
Anh Nguyễn Hồng C cũng nhất trí với lời khai của chị Q
nhưng theo anh toàn bộ diện tích lấn chiếm là do anh tự lấn
chiếm, tự xây nhà. Nay anh chỉ đồng ý phần di chúc của ông
Th đối với diện tích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Phần lấn chiếm bố anh định đoạt cả là không đúng
nên anh chỉ đồng ý trả phần nhà 20,2m2
đã được cấp Giấy
chứng nhận, phần anh lấn chiếm anh không đồng ý trả.
Anh Nguyễn Hồng S thống nhất với lời khai của chị Q
yêu cầu Tòa công nhận di chúc.
Chị Trần Thị Kim T (vợ anh C) nhất trí với lời khai của
anh C.
Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện:
Tại biên bản lấy lời khai ngày 20/4/2008, anh C khai có
nội dung vào cuối năm 2006 anh đã dùng tiền của bố để sửa
nhà. Tại phiên hòa giải ngày 24/6/2008, chị Q, anh Sơn cũng
đã tự nguyện thanh toán khoản tiền 24.944.160 đồng là tiền
sửa chữa xây dựng cho anh C.
Trong quá trình giải quyết vụ án, anh C có đơn yêu cầu Tòa
án trưng cầu giám định chữ ký của ông Nguyễn Th tại chúc thư
lập ngày 18/4/2006. Tại Kết luận giám định số 920/C21 (P6)
ngày 06/5/2009 của Viện khoa học hình sự, Tổng cục cảnh sát
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
đã kết luận: “Chữ ký đứng tên “Nguyễn Th” dưới mục “người
viết chúc thư” trên 20trang tài liệu cần giám định đề “chúc
thư” ngày 18/4/2006 (ký hiệu A1-2) với chữ ký của ông Nguyễn
Th trên các trang tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M1; M2; M3;
M4; M5-2; M6-2; M7-2 là do cùng một người ký ra”.
Diện tích 10m2
kiốt, các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình
các đương sự đã tự giải quyết không yêu cầu Tòa án xem xét,
giải quyết.
Bình luận:
* Về người để lại thừa kế, người thừa kế:
Ông Nguyễn Th mất ngày 09/5/2007, có vợ là bà Hồng
Bảo A. Ông bà có 03 con chung là anh C, anh S, chị Q. Năm
1991, ông bà ly hôn đã tự chia nhau tài sản xong. Ngoài ba
người con đẻ, ông Th không còn con đẻ, con nuôi, con riêng
nào khác. Căn cứ BLDS năm 2005, xác định ông Th là người
để lại thừa kế. Theo quy định tại Điều 635 BLDS năm 2005,
anh C, anh S, chị Q được ông Th chỉ định trong di chúc hưởng
di sản thừa kế của ông và còn sống vào thời điểm mở thừa kế
nên là người thừa kế theo di chúc của ông Th.
* Về di sản thừa kế:
Anh C, anh S và chị Q đều xác định ông Th mất đi có để
lại 02 khối tài sản gồm căn hộ P116 (cũ P16) - C1 diện tích
20,2m2
và căn hộ P103 (cũ P3) - C5 diện tích 18,5m2
tại khu
tập thể KL hiện đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất mang tên ông Nguyễn Th. Ngoài ra, còn xây dựng nhà trên
phần đất lưu không liền kề với 02 căn hộ trên. Theo chị Q, anh
S thì phần xây dựng nhà là tiền của, công sức của ông Th bỏ ra.
Theo anh C, chị T thì toàn bộ tiền của, công sức xây dựng nhà
trên phần đất lưu không là của vợ chồng anh chị bỏ ra. Tuy
nhiên, anh C, chị T không đưa ra được các chứng cứ chứng
minh cho việc sửa chữa của mình. Hơn nữa, anh C còn xác
nhận vào cuối năm 2006 anh đã dùng tiền của bố để sửa nhà.
Về thực tế, ông Th là chủ sở hữu 02 căn hộ nêu trên. Trong quá
trình ở và quản lý nhà này, ông Th mới là người được quyền
lấn chiếm xây dựng phần đất lưu không phía trước hoặc phía
sau căn hộ. Trong quá trình giải quyết vụ án, chị Q, anh S cũng
đã tự nguyện thanh toán khoản tiền 24.944.160 đồng là tiền sửa
chữa xây dựng cho anh C.
Tuy nhiên, phần đất lưu không nói trên thuộc quyền quản
lý của nhà nước nên diện tích đất này không phải là di sản
thừa kế của ông Th. Do đó, xác định di sản của ông Th để lại
bao gồm: Nhà tại P116 - C1 theo biên bản định giá có giá trị
là: 353.663.136 đồng (giá trị của căn hộ P116) + 24.944.160
đồng (giá trị vật liệu xây dựng trên phần đất lưu không) =
378.607.296 đồng. Nhà tại P103 - C5 theo biên bản định giá
có giá trị là: 259.000.000 đồng (giá trị của căn hộ P103) +
28.574.000 đồng (giá trị vật liệu xây dựng trên phần đất lưu
không) = 287.574.000 đồng.
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
Đối với diện tích 10m2
kiốt, các đồ dùng sinh hoạt trong
gia đình các đương sự đã tự giải quyết không yêu cầu Tòa án
xem xét nên không phải xét.
* Về tính hợp pháp của di chúc:
- Về hình thức của di chúc:
Bản di chúc do ông Th viết tay, không có người làm
chứng. Di chúc gồm có 02 trang, mỗi trang đều có chữ ký của
ông Th. Như vậy, đây là di chúc bằng văn bản không có người
làm chứng, căn cứ theo quy định tại Điều 653, 655 BLDS
năm 2005 hình thức của bản chúc thư ông Th lập ngày
18/4/2006 là đúng quy định của pháp luật.
- Về nội dung của di chúc:
Ngày 18/4/2006, ông Th có lập chúc thư để lại tài sản cụ
thể: Phần cho con trai cả Nguyễn Hồng C trước đây tôi đã cho
C sử dụng để ở phần nhà bên C5, nay tôi vẫn để cho C ở như
cũ. Sau khi tôi mất đi, tôi sẽ cho thêm C một kiốt gần 10m2
ở
đầu hồi nhà C1, ngoài C ra sau này là của cháu nội tôi là
Nguyễn Thanh L mới được hưởng, còn những người khác
không có phần. Phần nhà đất liền kề tự tạo ở P116 - C1 tập thể
KL (kể cả sân) bằng 50,2m2
tôi sẽ cho S 2/3 và cho Q 1/3.
Trong quá trình giải quyết vụ án, anh C có đơn yêu cầu Tòa
án trưng cầu giám định chữ ký của ông Nguyễn Th tại chúc thư
lập ngày 18/4/2006. Tại Kết luận giám định số 920/C21 (P6)
ngày 06/5/2009 của Viện khoa học hình sự, Tổng cục cảnh sát
đã kết luận: “Chữ ký đứng tên “Nguyễn Th” dưới mục “người
viết chúc thư” trên trang 2 tài liệu cần giám định đề “chúc thư”
ngày 18/4/2006 (ký hiệu A1-2) với chữ ký của ông Nguyễn Th
trên các trang tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M1; M2; M3; M4;
M5-2; M6-2; M7-2 là do cùng một người ký ra”.
Như vậy, ông Th lập di chúc là hoàn toàn tự nguyện, thể
hiện ý chí đích thực của ông. Di chúc có nội dung định đoạt
tài sản thuộc quyền sở hữu của ông cho 03 người con. Vì vậy,
nội dung của bản di chúc này là hợp pháp.
Di chúc ngày 18/4/2006 có nội dung và hình thức phù
hợp với pháp luật nên được công nhận.
Từ những phân tích trên, xác định phần diện tích nhà đất
đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng sở hữu hợp pháp
mang tên ông Nguyễn Th là di sản thừa kế của ông Nguyễn
Th và công nhận di chúc của ông Th về phần nhà đất này là có
căn cứ và đúng pháp luật.
Ðiều 652 BLDS năm 2005 quy định:
Di chúc hợp pháp
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều
kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ
mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải
được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của
người không biết chữ phải được người làm chứng lập
thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng
thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều
kiện được quy định tại khoản 1 Ðiều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di
chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước
mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó
những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc
điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người
di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải
được công chứng hoặc chứng thực.
Ðiều 653 BLDS năm 2005 quy định:
Nội dung của di chúc bằng văn bản
1. Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ
chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung
của nghĩa vụ.
2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu;
nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được
đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người
lập di chúc.
Ðiều 655 BLDS năm 2005 quy định:
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm
chứng phải tuân theo quy định tại Ðiều 653 của Bộ
luật này.
Từ những phân tích trên đây, vụ việc có thể được giải
quyết như sau:
1. Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế theo di chúc của chị
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
Nguyễn Hồng Q đối với anh Nguyễn Hồng C về việc chia
thừa kế di sản của ông Nguyễn Th.
2. Xác định khối tài sản của ông Nguyễn Th để lại gồm có
căn hộ tại P116 - C1 và căn hộ P103 - C5 khu tập thể KL,
quận Đ, thành phố H có tổng diện tích là 38,7m2
được UBND
thành phố H cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày
26/12/2000 mang tên ông Nguyễn Th cộng với giá trị phần
nguyên vật liệu xây dựng trên phần đất lưu không tại 02 căn
hộ nêu trên là di sản thừa kế của ông Nguyễn Th.
3. Xác định thời điểm mở thừa kế di sản của ông Nguyễn
Th là ngày 09/5/2007.
4. Hàng thừa kế thứ nhất của ông Nguyễn Th gồm: Anh
Nguyễn Hồng C; chị Nguyễn Hồng Q; anh Nguyễn Hồng S.
5. Xác định di chúc do ông Nguyễn Th lập ngày
18/4/2006 là hợp pháp đối với di sản là căn hộ P116 - C1 và
căn hộ P103 - C5 khu tập thể KL, quận Đ, thành phố H cộng
với giá trị phần nguyên vật liệu xây dựng trên phần đất lưu
không tại 02 căn hộ nêu trên thuộc quyền sở hữu hợp pháp
của ông Nguyễn Th.
- Giao cho anh Nguyễn Hồng S, chị Nguyễn Hồng Q sở
hữu, sử dụng chung căn hộ P116 - C1 tập thể KL, phường KL,
quận Đ, thành phố H diện tích 20,2m2
đã được UBND thành
phố H cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông
Nguyễn Th ngày 06/12/2000 và toàn bộ giá trị vật liệu xây
dựng đã được xây dựng tại phần đất lưu không (bao gồm 01
gian nhà + sân) liền kề với căn hộ P116 nêu trên.
- Giao cho anh Nguyễn Hồng C sở hữu, sử dụng căn hộ
P103 (cũ phòng 3) - C5 tập thể KL, quận Đ, thành phố H diện
tích 18,5m2
đã được UBND thành phố H cấp Giấy chứng nhận
quyền quyền sử dụng đất mang tên Nguyễn Th ngày
06/12/2000 và toàn bộ giá trị vật liệu xây dựng tại phần đất
lưu không liền kề với căn hộ P103 nêu trên.
- Các đương sự phải chấp hành các quy định của các cơ
quan có thẩm quyền về quản lý, sử dụng đất.
6. Ghi nhận sự tự nguyện của anh S và chị Q thanh toán
cho anh C, chị T 24.944.160 đồng tiền nguyên vật liệu xây
dựng trên đất lưu không.
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
II. TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
VỤ VIỆC SỐ 1
Nội dung vụ án:
Nguyên đơn anh Nguyễn Duy Ch trình bày:
Ngày 22/5/1997, vợ chồng anh Ch mua đất của vợ chồng
ông bà Đ - M, đã được UBND xã KS xác nhận. Sau đó, vợ
chồng anh Ch làm nhà ở khoảng hơn 60 m2
xây dựng. Ngày
09/01/2007, vợ chồng anh Ch được UBND thành phố ST cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AG 485463, thửa số
54, tờ bản đồ số 09 với diện tích 397,5 m2
(trong đó đất ở 50
m2
, đất trồng cây lâu năm 347,5 m2
). Thửa đất có kích thước
như sau: điểm 1-2 là 10,07m, điểm 2-3 là 39,20m, điểm 3 - 4
là 8,37m, điểm 4-5 là 1,71m, điểm 5-1 là 39,78m .
Tháng 3/2007, anh Nguyễn Văn K là hộ liền kề có cho vợ
chồng em trai là anh Nguyễn Văn C, chị Nguyễn Thị G đất để
làm nhà. Khi xây dựng, vợ chồng anh C đã xây lấn sang phần
đất của gia đình anh Ch, bản thân anh đã gặp anh K và anh C
để trao đổi và đề nghị phía gia đình anh C phải tôn trọng mốc
giới đất đai khi xây dựng, nhưng anh C vẫn tiếp tục xây dựng.
Anh Ch đã có đơn gửi UBND xã KS yêu cầu giải quyết.
UBND xã đã tổ chức đo đạc và tiến hành hòa giải giữa hai gia
đình nhưng không có kết quả. Vợ chồng anh C vẫn tiếp tục
xây dựng hoàn thiện ngôi nhà ba tầng. Cụ thể phần tường nhà
xây lấn sang phần đất nhà anh chỗ sâu nhất khoảng 40cm,
phần máng chảy lấn sang 30cm chạy dọc theo nhà dài khoảng
20cm, phía sau nhà xây 01 rãnh thoát nước rộng khoảng
30cm. Tổng diện tích đất xây lấn chiếm khoảng 08 m2
, trên
diện tích đất bị lấn chiếm không có tài sản gì.
Nay anh Ch yêu cầu anh K và anh C phải cùng có trách
nhiệm trả lại phần đất đã lấn chiếm của gia đình anh là khoảng
08 - 10m2
. Riêng phần đất lấn chiếm đã xây dựng thành nhà
kiên cố thì anh yêu cầu thanh toán bằng tiền để đảm bảo giá
trị của công trình đã xây dựng, còn diện tích đất khác phải trả
cho gia đình anh kể cả phần mái chảy ở trên.
Chị Đỗ Lệ Th (vợ anh Ch) trình bày thống nhất với anh Ch.
Bị đơn anh Nguyễn Văn K trình bày:
Năm 1985, gia đình anh K được UBND xã KS cấp đất
với diện tích 1227,9m2
. Ngày 01/11/2005, gia đình anh K
được UBND thành phố ST cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất số AB 707973 với diện tích là 1227,9 m2
thửa số 53,
tờ bản đồ số 09 (trong đó có 200 m2
đất ở và 1027,9 m2
đất
vườn). Thửa đất có kích thước như sau: điểm 1-2 là 23,98m,
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
điểm 2-3 là 0,12m, điểm 3-4 là 39,78m, điểm 4-5 là 1,71m,
điểm 5-6 là 3,42m, điểm 6- 7 là 11,51m, điểm 7-8 là 9,17m,
điểm 8-9 là 8,29m, điểm 9-10 là 0,54m, điểm 10-11 là
22,14m, điểm 11-12 là 0,66m, điểm 12-13 là 0,94m, điểm 13-
14 là 5,29m, điểm 14-1 là 29,65m. Nhưng trên thực tế so với
diện tích đất được cấp trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất thì gia đình anh còn thiếu 79m2
.
Tháng 3/2007, vợ chồng anh K cho vợ chồng người em
trai là anh Nguyễn Văn C, chị Nguyễn Thị G đất để làm nhà.
Khi xây dựng, anh C xây trên phần đất của gia đình anh cho,
không lấn chiếm sang đất của nhà anh Ch. Khi anh Ch có đơn
đề nghị UBND xã KS giải quyết, xã đã thành lập đoàn kiểm
tra đến đo đạc thì đất phía mặt tiền thiếu 30 cm, phía sau giáp
nhà anh Ch thiếu 10 cm và vợ chồng anh K cho rằng anh C
khi xây nhà không lấn chiếm đất đai của vợ chồng anh Ch,
Thực tế, tường rào do gia đình anh Ch xây năm 1998 vẫn tồn
tại, cách tường nhà của anh chị khoảng 30cm. Việc anh Ch
kiện vợ chồng anh là không đúng, anh K không đồng ý với
yêu cầu của anh Ch đề nghị Toà án xem xét giải quyết theo
quy định của pháp luật.
Chị Phùng Thị N (là vợ anh K) thống nhất với lời khai
của anh K.
Anh Nguyễn Văn C và chị Nguyễn Thị G trình bày:
Do chưa có nhà ở nên năm 2002 vợ chồng anh K có cho
vợ chồng anh C khoảng 100 m2
đất, hướng Tây - Bắc giáp
đường đi của thôn, hướng Đông - Bắc giáp nhà anh Ch.
Tháng 3/2007, do nhu cầu cần nhà ở nên vợ chồng anh C
làm nhà, khi xây dựng vợ chồng anh có làm đơn xin phép
thôn và xã, chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
phép xây dựng. Trong quá trình xây dựng, nhà anh Ch cho
rằng vợ chồng anh đã xây lấn sang phần đất của nhà anh Ch,
hai bên có xảy ra va chạm. Anh Ch làm đơn đề nghị xã KS
giải quyết. Chính quyền xã đã thành lập đoàn kiểm tra đến đo
đạc, giải quyết và hoà giải, song phía anh Ch đã không đồng
ý. Hiện tại, nhà cửa của vợ chồng anh đã xây xong, nhà xây
02 tầng, 01 tum. Khi xây dựng vợ chồng anh xây cách tường
rào ngăn cách đất nhà anh Ch, chỗ rộng nhất khoảng 0,6m;
hẹp nhất 0,2m để làm rãnh thoát nước. Anh khẳng định không
hề lấn chiếm đất của gia đình anh Ch, vì vậy anh không đồng
ý với yêu cầu của anh Ch.
Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện:
Hợp đồng mua bán ngày 22/5/1997 giữa vợ chồng anh
Ch, chị Th và vợ chồng ông Lê Văn Đ - bà Nguyễn Thị M có
xác nhận của UBND xã KS. Diện tích chuyển nhượng được
ghi trong văn bản mua bán là 356 m2
. Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất số AG 485463 đứng tên vợ chồng anh Ch, chị Th
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
do UBND thành phố ST cấp ngày 09/01/2007 thửa số 54, tờ
bản đồ số 09 có diện tích 397,5 m2
(trong đó đất ở 50 m2
, đất
trồng cây lâu năm 347,5 m2
).
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB 707973 đứng
tên anh K, chị N do UBND thành phố ST cấp ngày 01/11/2005
có diện tích là 1227,9 m2
thửa số 53, tờ bản đồ số 09 (trong đó
có 200 m2
đất ở và 1027,9 m2
đất vườn). Theo biên bản thẩm
định tại chỗ thì thực tế tính toán trên các số đo trong Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất được cấp thì diện tích đất anh K, chị N
đang quản lý, sử dụng còn thiếu khoảng 79 m2
.
Toàn bộ diện tích nhà đất của hai hộ liền kề của gia đình
anh Ch và gia đình anh K đều được bao bọc bởi tường rào xây
gạch, chiều cao khoảng 1,50m. Phía giáp ranh giữa gia đình
anh Ch và anh K tường rào xây gạch do anh Ch xây từ năm
1998, cao khoảng 1,5m. Đến nay đã hơn 10 năm không có
tranh chấp.
Bình luận:
* Về quan hệ pháp luật tranh chấp:
- Diện tích nhà đất của vợ chồng anh Nguyễn Duy Ch, chị
Đỗ Lệ Th liền kề và giáp với diện tích nhà đất của vợ chồng
anh Nguyễn Văn K, chị Phùng Thị N tại thôn KT - xã KS -
thành phố ST - tỉnh H. Cả hai gia đình đều đã được UBND
thành phố ST cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quá
trình sử dụng đất đã xảy ra tranh chấp, bên nguyên đơn anh
Ch, chị Th cho rằng vợ chồng anh K đã lấn khoảng 08 -10 m2
đất nên khởi kiện yêu cầu bên bị đơn anh K, anh C phải trả lại
phần đất đã lấn chiếm của gia đình anh Ch và thanh toán bằng
tiền phần đất lấn chiếm đã xây dựng thành nhà kiên cố. Từ các
tình tiết của vụ án và yêu cầu của nguyên đơn, xác định quan
hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án là tranh chấp quyền sử
dụng đất theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2004.
* Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
Diện tích đất tranh chấp đã có Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nên theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai năm
2003 tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 quy định:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên
đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một
trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5
Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không
có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có
một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5
Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu
mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với
quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết
định giải quyết cuối cùng;
b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một
bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết
định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải
quyết cuối cùng.
* Về giải quyết yêu cầu của bên nguyên đơn:
- Nguyên thủy nhà đất của anh Ch - chị Th là mua lại của
vợ chồng ông Đ - bà M từ ngày 22/5/1997. Việc mua bán
chuyển nhượng có sự xác nhận của UBND xã KS. Diện tích
chuyển nhượng được ghi trong văn bản mua bán là 356 m2
.
Năm 2002, UBND thành phố ST đã kiểm tra đo đạc bằng
máy, lập hồ sơ kỹ thuật để cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho gia đình anh Ch - chị Th với diện tích là 397,5
m2
thuộc tờ bản đồ số 9, thửa số 54. Chính vì vậy, ngày
09/01/2007, vợ chồng anh Ch, chị Th được UBND thành phố
ST cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AG 485463,
thửa số 54, tờ bản đồ số 09 với diện tích 397,5 m2
(trong đó
đất ở 50 m2
, đất trồng cây lâu năm 347,5 m2
).
- Đối với diện tích của gia đình anh K - chị N được
UBND xã KS cấp, giao sử dụng từ năm 1985 diện tích 1227,9
m2
. Tháng 11/2005, anh K - chị N được UBND thành phố ST
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc tờ bản đồ số 9,
thửa 53. Song trên thực tế tính toán trên các số đo trong Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp với diện tích thực tế
đất anh K, chị N đang sử dụng thì còn thiếu khoảng 79 m2
.
- Toàn bộ diện tích nhà đất của các hộ liền kề của gia đình
anh Ch và gia đình anh K đều được bao bọc bởi tường rào xây
gạch, chiều cao khoảng 1,50m. Phía giáp ranh giữa gia đình
anh Ch và anh K tường rào xây gạch do anh Ch xây từ năm
1998, cao khoảng 1,5m. Đến nay đã hơn 10 năm không có
tranh chấp gì, các bên đều thừa nhận.
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
- Năm 2007 vợ chồng anh K - chị N đã tặng cho em trai
anh K là anh C và chị G một phần diện tích đất khoảng 100
m2
để làm nhà ở theo quy định tại Điều 722 BLDS năm 2005.
Sau đó, vợ chồng anh C - chị G đã tiến hành xây nhà 3 tầng
giáp với nhà đất của gia đình anh Ch - chị Th và đã xảy ra
tranh chấp. Việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa vợ chồng
anh K, chị N và vợ chồng anh C, chị G chỉ thực hiện bằng
miệng, song giữa vợ chồng anh K - chị N và vợ chồng anh C
-chị G không có tranh chấp về việc tặng cho quyền sử dụng
đất nên căn cứ Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Tòa
án không xem xét, giải quyết quan hệ hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất
Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định:
Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu
cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự.
Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn
khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết
trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các
đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu
của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự
nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Ðiều 722 BLDS năm 2005 quy định:
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền
sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu
cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo
quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.
- Anh Ch cho rằng, đất của gia đình anh phía ngoài tường
rào còn khoảng 8 - 10m2
, chiều rộng khoảng 40cm chạy dài
theo khổ đất khoảng 28m. Khi xây tường rào năm 1998 anh
đã để lại làm rãnh thoát nước. Nay anh C - chị G xây nhà đã
lấn sang phần đất này nên anh yêu cầu đòi lại. Phía anh K -
anh C khẳng định ranh giới đất giữa hai gia đình được giới
hạn bởi tường rào xây gạch do chính tay anh Ch xây năm
1998, nên khi làm nhà anh C - chị G vẫn phải xây lùi về phía
đất anh K cho anh chị, cách tường rào khoảng 20 cm để làm
rãnh thoát nước.
- Xem xét thực tế sau khi anh C - chị G đã xây nhà, tường
nhà cách tường rào ngăn cách đất giữa đất của vợ chồng anh
Ch với đất của vợ chồng anh K thì đoạn hẹp nhất là 0,2 m,
đoạn rộng nhất là 0,6 m. Anh Ch khai rằng, đất của vợ chồng
anh còn nằm ngoài tường rào song không đưa ra một căn cứ
nào chứng minh đối với vấn đề này.
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
Mặt khác, trong giấy tờ mua bán chuyển nhượng giữa anh
Ch - chị Th với vợ chồng ông Đ - bà M (năm 1997) thì diện
tích đất vợ chồng anh Ch, chị Th được chuyển nhượng chỉ có
356 m2
, song trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã
tăng lên 41,5 m2.
. Anh Ch, chị Th cũng không lý giải được số
diện tích đất thừa ra do anh mua bán hoặc lấn ở phía nào.
- Khi xem xét thực tế, tường rào ngăn cách đất giữa gia
đình ông Đ - bà M trước năm 1997 hiện còn móng tường
trong vườn nhà anh Ch do anh Ch phá và xây lấn về phía đất
của gia đình anh K - chị N để có bức tường rào ngăn cách
giữa 2 nhà như hiện nay và kể từ đó cho đến nay hai bên
không có tranh chấp gì. Để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho vợ chồng anh Ch và vợ chồng anh K
thì khi Uỷ ban nhân dân xã KS đến kiểm tra, đo đạc, xác định
mốc giới giữa 2 gia đình, các hộ liền kề anh Ch, anh K đều ký
vào biên bản xem xét đo đạc hiện trạng, không có khiếu nại
thắc mắc gì.
Từ các phân tích trên cho thấy, anh Ch kiện đòi quyền sử
dụng đất của vợ chồng anh K - chị N, anh C - chị G là không
có căn cứ, do đó không chấp nhận yêu cầu đòi quyền sử dụng
đất của anh Ch đối với gia đình anh K - chị N, anh C - chị G
và cần giữ nguyên về tình trạng ranh giới đất giữa gia đình
anh Ch - chị Th với gia đình anh K - chị N, anh C - chị Giang
như hiện nay và được giới hạn bởi bức tường hàng rào xây
gạch do gia đình anh Ch đã xây dựng từ năm 1998 là phù hợp
với quy định tại Điều 265 BLDS năm 2005.
Ðiều 265 BLDS năm 2005 quy định:
Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác
định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán
hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên
mà không có tranh chấp.
2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không
gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới
trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và
không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền
kề của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc
khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của
mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây,
cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành
phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào,
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn
trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm,
thay đổi mốc giới ngăn cách.
Thực tế đo đạc diện tích đất tranh chấp là 8 m2
và theo
kết quả định giá của Tòa án cấp sơ thẩm ngày 16/9/2008 giá
trị 1.200.000 đồng/m2
x 8m2
= 9.600.000 đồng. Vì vậy, anh
Ch - chị Th phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo giá trị tài sản
tranh chấp do không được chấp nhận yêu cầu.
Từ những phân tích trên đây, vụ việc có thể được giải
quyết như sau:
1. Không chấp nhận yêu cầu đòi quyền sử dụng đất 8m2
và tranh chấp ranh giới đất của anh Nguyễn Duy Ch đối với
vợ chồng anh Nguyễn Văn K - chị Phùng Thị N và vợ chồng
anh Nguyễn Văn C - chị Nguyễn Thị G.
2. Giữ nguyên về tình trạng ranh giới đất giữa gia đình
anh Ch - chị Th với gia đình anh K - chị N, anh C - chị Giang
như hiện nay, được giới hạn bằng bức tường rào xây gạch do
anh Ch đã xây dựng năm 1998.
VỤ VIỆC SỐ 2
Nội dung vụ án:
Nguyên đơn ông Nguyễn Văn H trình bày:
Gia đình ông có 2 mảnh đất: Mảnh thứ nhất theo bản đồ
năm 1960 là thửa số 102 tờ bản đồ 05 diện tích 263m2
tại thôn
T, xã C, huyện TL, tỉnh H; chủ sử dụng là Nguyễn Ngọc L -
bố ông. Mảnh thứ hai theo văn tự gia đình ông lưu giữ thì ông
Nh, bà L bán cho chị gái ông là bà Nguyễn Thị Th vào năm
1942 diện tích 348m2
, bà Th mua cho bố mẹ ông mảnh đất
này. Bản đồ năm 1987 hai mảnh đất trên nhập thành một thửa
diện tích 580m2
tờ bản đồ 01 thửa số 584.
Mảnh đất hiện nhà ông đang sử dụng ở liền kề với ngõ đi
vào nhà bà S. Ranh giới đất giữa nhà ông và ngõ vào nhà bà S
có hai cột mốc xây gạch do chủ cũ xây và hàng rào khúc tần.
Năm 1984, khi ông xây nhà mái bằng trên mảnh đất vườn giáp
ngõ đi vào nhà bà S, ông đã bớt lại 50cm để mở cửa sổ và để ô
văng che cửa sổ. Nhà bà S không ai phản đối. Năm 2001, sợ có
người phá cột mốc cũ, ông đã cho chôn hai cột mốc bê tông ở
phía bên trong và bên ngoài để giữ nguyên móng cột mốc cũ.
Nay ông muốn xây tường rào để ngăn cách đất nhà ông và ngõ
đi vào nhà bà S theo cột mốc cũ thì bà S không cho xây với lý
do nhà ông xây nhà đã xây hết đất. Vì vậy, ông đề nghị Toà xác
định mốc giới đất giữa nhà ông và ngõ đi nhà bà S ranh giới là
tâm cột mốc cách tường nhà ông 0,5m.
Bị đơn bà Trần Thị S uỷ quyền cho anh Nguyễn Xuân
P trình bày:
Ngõ đi vào nhà anh P giáp đất nhà ông H. Ranh giới đất
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
giữa nhà ông H và ngõ đi vào nhà anh trước đây là hàng rào
cây duối chứ không có cột mốc như ông H khai. Khi ông H
xây nhà thì ông H đã phá hàng rào cây duối đi và xây hết đất.
Móng nhà ông H đến đâu là cõi đến đó. Ông H mở cửa sổ và
để ô văng cửa sổ sang ngõ đi nhà anh, gia đình anh đã phản
đối nhưng ông H vẫn cố tình làm nên anh không cho mở cửa
sổ. Nay ông H đề nghị Toà xác định mốc giới giữa hai gia
đình, anh nhất trí nhưng anh không đồng ý ranh giới là tâm
cột mốc cách tường nhà ông H 0,5m.
Ngày 30/8/2006, anh P nộp đơn phản tố: Đề nghị Toà xác
định mốc giới đất nhà ông H và ngõ đi vào nhà anh là móng
tường nhà ông H đã xây năm 1984. Buộc ông H phải dỡ bỏ
đoạn móng tường ông H xây trên ngõ đi nhà anh.
Cụ Ngh là mẹ ông H trình bày: Nguồn gốc đất hiện nay
mà ông H và cụ sử dụng là của các cụ để lại cho vợ chồng cụ
và của con gái cụ là bà Th mua cho vợ chồng cụ. Vợ chồng cụ
chỉ có 1 mình ông H là con trai nên hai cụ đã thống nhất cho
ông H mảnh đất này. Ông H muốn làm gì thì làm.
Bà Lưu Thị N là vợ ông H nhất trí với ông H, không có ý
kiến gì thêm.
Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện:
Theo bản đồ năm 1987 thôn T thì thửa 584 tờ bản đồ 01
có diện tích 580m2
. Quá trình kiểm tra, đo đạc xác định đất sử
dụng diện tích 580m2
từ 1987 nhưng ông H không thắc mắc,
khiếu nại gì. Quá trình sử dụng diện tích đất trên ông H đóng
thuế sử dụng 580m2
và không khiếu nại gì về diện tích trên.
Trong quá trình giải quyết vụ án, ông H đã thuê Công ty đo
đạc đến đo bằng máy thì diện tích đất nhà ông đang sử dụng
hiện tại là 579,4m2
(tính đến phần móng nhà cấp 4 nổi trên
mặt đất).
Nội dung biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày
02/7/2008 thì: Cột mốc như ông H trình bày hiện nay không
còn nhưng còn móng và được thể hiện trong văn tự mua bán
đất năm 1942 giữa ông Nh, bà L với bà Th. Sau khi ông H đào
hết phần móng tường nhà ông thì ở độ sâu đó lộ ra 2 móng cột
xây gạch ở 2 phía đầu nhà. Móng cột phía ngoài sát móng
nhà, cách tường hậu nhà ông H 32cm, móng cột phía trong
cách tường hậu nhà ông H 42cm. Hai móng cột này nằm sâu
dưới nền đất có chu vi không đều nhau, ông H cho rằng đây là
móng cột mốc có từ trước năm 1942, còn phía anh P đại diện
cho bà S không công nhận, cho rằng móng này là ông H tự
xây, xây từ bao giờ anh không biết.
Theo nội dung biên bản lấy lời khai ngày 16/7/2008
người làm chứng là bà Nguyễn Thị H và ông Trần Văn S ở
gần gia đình ông H cũng khẳng định, chưa bao giờ nhìn thấy
cột mốc. Trong quá trình giải quyết vụ án, tại biên bản hòa
giải ngày 14/9/2008, anh P đã công nhận là bức tường ranh
1 2
Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại
giới giữa nhà anh và nhà ông M khi xây, ông M nhất trí lùi lại
phía đất nhà ông M một ít đất cho bức tường được thẳng
nhưng cụ thể bao nhiêu anh không biết.
Bình luận:
* Về quan hệ pháp luật tranh chấp:
- Diện tích 580m2
đất của gia đình ông H tại thửa 584 tờ
bản đồ 01 liền kề với ngõ đi vào nhà bà S. Quá trình sử dụng
đất đã xảy ra tranh chấp về mốc giới. Bên nguyên đơn đã khởi
kiện bị đơn yêu cầu xác định mốc giới nhà ông và ngõ đi nhà
bà S cách tường nhà ông 0,5m. Bên bị đơn nhất trí yêu cầu
Tòa án xác định mốc giới đồng thời có yêu cầu phản tố xác
định mốc giới đất nhà ông H và ngõ đi vào nhà bị đơn là
móng tường nhà ông H đã xây năm 1984. Buộc ông H phải dỡ
bỏ đoạn móng tường ông H xây trên ngõ đi. Từ các tình tiết
của vụ án và yêu cầu của nguyên đơn chúng ta xác định quan
hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án là tranh chấp về mốc giới
quyền sử dụng đất. Đây là một loại tranh chấp về quyền sử
dụng đất theo quy định tại khoản 7 Điều 25 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2004.
* Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
Diện tích đất tranh chấp đã có tên trong sổ địa chính nên
theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 tranh chấp
này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định:
Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án
1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch
Việt Nam
2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao
công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
29 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo
chí theo quy định của pháp luật.
9. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.
* Về giải quyết yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu phản tố
của bị đơn:
Đất thuộc quyền sử dụng của ông H hiện nay gồm 2 thửa
1 2
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh
Cac vu an dan su thuong mai dien hinh

More Related Content

What's hot

Chương 6 luật dân sự
Chương 6   luật dân sựChương 6   luật dân sự
Chương 6 luật dân sựTử Long
 
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Hợp đồng tư vấn thiết kế nhà cấp 4 chuẩn nhất - Nội Thất Mạnh Hệ
Hợp đồng tư vấn thiết kế nhà cấp 4 chuẩn nhất - Nội Thất Mạnh HệHợp đồng tư vấn thiết kế nhà cấp 4 chuẩn nhất - Nội Thất Mạnh Hệ
Hợp đồng tư vấn thiết kế nhà cấp 4 chuẩn nhất - Nội Thất Mạnh HệMạnh Hệ Funiture
 
Hop dong thue nha o
Hop dong thue nha oHop dong thue nha o
Hop dong thue nha othanhxuant3x
 
Khái niệm chung về luật dân sự việt nam
Khái niệm chung về luật dân sự việt namKhái niệm chung về luật dân sự việt nam
Khái niệm chung về luật dân sự việt namNgọc Ngố
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sựN3 Q
 
Chung cư giá rẻ Hà Nội - Hợp đồng mẫu Chung cư mini Nhật Tảo
Chung cư giá rẻ Hà Nội - Hợp đồng mẫu Chung cư mini Nhật TảoChung cư giá rẻ Hà Nội - Hợp đồng mẫu Chung cư mini Nhật Tảo
Chung cư giá rẻ Hà Nội - Hợp đồng mẫu Chung cư mini Nhật Tảobui van hien
 

What's hot (16)

An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoi
 
Chương 6 luật dân sự
Chương 6   luật dân sựChương 6   luật dân sự
Chương 6 luật dân sự
 
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Hợp đồng tư vấn thiết kế nhà cấp 4 chuẩn nhất - Nội Thất Mạnh Hệ
Hợp đồng tư vấn thiết kế nhà cấp 4 chuẩn nhất - Nội Thất Mạnh HệHợp đồng tư vấn thiết kế nhà cấp 4 chuẩn nhất - Nội Thất Mạnh Hệ
Hợp đồng tư vấn thiết kế nhà cấp 4 chuẩn nhất - Nội Thất Mạnh Hệ
 
Luận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai
Luận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đaiLuận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai
Luận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai
 
Hop dong thue nha o
Hop dong thue nha oHop dong thue nha o
Hop dong thue nha o
 
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng thuê mua nhà ở xã hộiLuận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội
 
Khái niệm chung về luật dân sự việt nam
Khái niệm chung về luật dân sự việt namKhái niệm chung về luật dân sự việt nam
Khái niệm chung về luật dân sự việt nam
 
Vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành
 Vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành  Vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành
Vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành
 
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà NguyễnLuận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
37 tinh huong chuan
37 tinh huong chuan37 tinh huong chuan
37 tinh huong chuan
 
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Vĩnh PhúcLuận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Vĩnh Phúc
 
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOTQuyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
 
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOTLuận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
 
Chung cư giá rẻ Hà Nội - Hợp đồng mẫu Chung cư mini Nhật Tảo
Chung cư giá rẻ Hà Nội - Hợp đồng mẫu Chung cư mini Nhật TảoChung cư giá rẻ Hà Nội - Hợp đồng mẫu Chung cư mini Nhật Tảo
Chung cư giá rẻ Hà Nội - Hợp đồng mẫu Chung cư mini Nhật Tảo
 

Viewers also liked

Chi so hieu qua quan tri va hanh chinh cong cap tinh viet nam papi2014 fina...
Chi so hieu qua quan tri va hanh chinh cong cap tinh viet nam   papi2014 fina...Chi so hieu qua quan tri va hanh chinh cong cap tinh viet nam   papi2014 fina...
Chi so hieu qua quan tri va hanh chinh cong cap tinh viet nam papi2014 fina...Hung Nguyen
 
Luat kinh-doanh-bao-hiem sua-doi-2010
Luat kinh-doanh-bao-hiem sua-doi-2010Luat kinh-doanh-bao-hiem sua-doi-2010
Luat kinh-doanh-bao-hiem sua-doi-2010Hung Nguyen
 
Phap luat ve quyen so huu cong nghiep
Phap luat ve quyen so huu cong nghiepPhap luat ve quyen so huu cong nghiep
Phap luat ve quyen so huu cong nghiepHung Nguyen
 
Luan an tien si luat phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...
Luan an tien si luat   phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...Luan an tien si luat   phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...
Luan an tien si luat phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...Hung Nguyen
 
Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015Hung Nguyen
 
Thuat ngu kinh te luat
Thuat ngu kinh te luatThuat ngu kinh te luat
Thuat ngu kinh te luatHung Nguyen
 
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015Hung Nguyen
 
Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)
Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)
Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)Hung Nguyen
 
Phap luat ve thua ke
Phap luat ve thua kePhap luat ve thua ke
Phap luat ve thua keHung Nguyen
 
Thông tư 04.2010.tt.nhnn
Thông tư 04.2010.tt.nhnnThông tư 04.2010.tt.nhnn
Thông tư 04.2010.tt.nhnnHung Nguyen
 
Han che rui ro giao dich ngan hang dien tu
Han che rui ro giao dich ngan hang dien tuHan che rui ro giao dich ngan hang dien tu
Han che rui ro giao dich ngan hang dien tuHung Nguyen
 
Giao trinh luat so huu tri tue
Giao trinh luat so huu tri tueGiao trinh luat so huu tri tue
Giao trinh luat so huu tri tueHung Nguyen
 
99 tình huống và tư vấn pháp luật
99 tình huống và tư vấn pháp luật99 tình huống và tư vấn pháp luật
99 tình huống và tư vấn pháp luậtHung Nguyen
 
Phap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khauPhap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khauHung Nguyen
 
So tay thue viet nam 2013
So tay thue viet nam 2013So tay thue viet nam 2013
So tay thue viet nam 2013Hung Nguyen
 
Sach kinh te luat ts le net
Sach kinh te luat ts le netSach kinh te luat ts le net
Sach kinh te luat ts le netHung Nguyen
 
Việt nam sử lược
Việt nam sử lượcViệt nam sử lược
Việt nam sử lượcHung Nguyen
 

Viewers also liked (17)

Chi so hieu qua quan tri va hanh chinh cong cap tinh viet nam papi2014 fina...
Chi so hieu qua quan tri va hanh chinh cong cap tinh viet nam   papi2014 fina...Chi so hieu qua quan tri va hanh chinh cong cap tinh viet nam   papi2014 fina...
Chi so hieu qua quan tri va hanh chinh cong cap tinh viet nam papi2014 fina...
 
Luat kinh-doanh-bao-hiem sua-doi-2010
Luat kinh-doanh-bao-hiem sua-doi-2010Luat kinh-doanh-bao-hiem sua-doi-2010
Luat kinh-doanh-bao-hiem sua-doi-2010
 
Phap luat ve quyen so huu cong nghiep
Phap luat ve quyen so huu cong nghiepPhap luat ve quyen so huu cong nghiep
Phap luat ve quyen so huu cong nghiep
 
Luan an tien si luat phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...
Luan an tien si luat   phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...Luan an tien si luat   phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...
Luan an tien si luat phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...
 
Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015
 
Thuat ngu kinh te luat
Thuat ngu kinh te luatThuat ngu kinh te luat
Thuat ngu kinh te luat
 
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
 
Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)
Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)
Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)
 
Phap luat ve thua ke
Phap luat ve thua kePhap luat ve thua ke
Phap luat ve thua ke
 
Thông tư 04.2010.tt.nhnn
Thông tư 04.2010.tt.nhnnThông tư 04.2010.tt.nhnn
Thông tư 04.2010.tt.nhnn
 
Han che rui ro giao dich ngan hang dien tu
Han che rui ro giao dich ngan hang dien tuHan che rui ro giao dich ngan hang dien tu
Han che rui ro giao dich ngan hang dien tu
 
Giao trinh luat so huu tri tue
Giao trinh luat so huu tri tueGiao trinh luat so huu tri tue
Giao trinh luat so huu tri tue
 
99 tình huống và tư vấn pháp luật
99 tình huống và tư vấn pháp luật99 tình huống và tư vấn pháp luật
99 tình huống và tư vấn pháp luật
 
Phap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khauPhap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khau
 
So tay thue viet nam 2013
So tay thue viet nam 2013So tay thue viet nam 2013
So tay thue viet nam 2013
 
Sach kinh te luat ts le net
Sach kinh te luat ts le netSach kinh te luat ts le net
Sach kinh te luat ts le net
 
Việt nam sử lược
Việt nam sử lượcViệt nam sử lược
Việt nam sử lược
 

Similar to Cac vu an dan su thuong mai dien hinh

123doc-bai-thu-hoach-dien-an-ho-so-dan-su-07-ly-hon-nguyet-hao.docx
123doc-bai-thu-hoach-dien-an-ho-so-dan-su-07-ly-hon-nguyet-hao.docx123doc-bai-thu-hoach-dien-an-ho-so-dan-su-07-ly-hon-nguyet-hao.docx
123doc-bai-thu-hoach-dien-an-ho-so-dan-su-07-ly-hon-nguyet-hao.docxcuonglee1
 
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtcHung Nguyen
 
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docxluat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docxcuonglee1
 
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docxluat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docxcuonglee1
 
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docx
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docxBÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docx
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docxLongaoVn
 
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docxcuonglee1
 
Giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ gia đình
Giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ gia đìnhGiải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ gia đình
Giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ gia đìnhYenPhuong16
 
bài tập tình huống môn pháp luật đại cương
bài tập tình huống môn pháp luật đại cươngbài tập tình huống môn pháp luật đại cương
bài tập tình huống môn pháp luật đại cươngLê Xuân
 
Meo meo meo meo meo Vấn ĐỀ luật 2.docx
Meo meo meo meo meo  Vấn ĐỀ luật  2.docxMeo meo meo meo meo  Vấn ĐỀ luật  2.docx
Meo meo meo meo meo Vấn ĐỀ luật 2.docxNhatPhan47
 

Similar to Cac vu an dan su thuong mai dien hinh (20)

Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Tố Tụng Dân Sự.docx
Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Tố Tụng Dân Sự.docxBài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Tố Tụng Dân Sự.docx
Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Tố Tụng Dân Sự.docx
 
đơN khởi kiện
đơN khởi kiệnđơN khởi kiện
đơN khởi kiện
 
123doc-bai-thu-hoach-dien-an-ho-so-dan-su-07-ly-hon-nguyet-hao.docx
123doc-bai-thu-hoach-dien-an-ho-so-dan-su-07-ly-hon-nguyet-hao.docx123doc-bai-thu-hoach-dien-an-ho-so-dan-su-07-ly-hon-nguyet-hao.docx
123doc-bai-thu-hoach-dien-an-ho-so-dan-su-07-ly-hon-nguyet-hao.docx
 
Bài thu hoạch Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án dân sự.doc
Bài thu hoạch Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án dân sự.docBài thu hoạch Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án dân sự.doc
Bài thu hoạch Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án dân sự.doc
 
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
 
1111.docx
1111.docx1111.docx
1111.docx
 
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docxluat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
 
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docxluat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
 
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docx
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docxBÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docx
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ.docx
 
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx
 
Giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ gia đình
Giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ gia đìnhGiải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ gia đình
Giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ gia đình
 
Thừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôi
Thừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôiThừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôi
Thừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôi
 
Tiểu Luận Bồi Dưỡng Ngạch Chuyên Viên Đề Tài Thay Đổi Hộ Tịch.doc
Tiểu Luận Bồi Dưỡng Ngạch Chuyên Viên Đề Tài Thay Đổi Hộ Tịch.docTiểu Luận Bồi Dưỡng Ngạch Chuyên Viên Đề Tài Thay Đổi Hộ Tịch.doc
Tiểu Luận Bồi Dưỡng Ngạch Chuyên Viên Đề Tài Thay Đổi Hộ Tịch.doc
 
bài tập tình huống môn pháp luật đại cương
bài tập tình huống môn pháp luật đại cươngbài tập tình huống môn pháp luật đại cương
bài tập tình huống môn pháp luật đại cương
 
Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại
Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lạiQuyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại
Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại
 
Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân
Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá NhânHợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân
Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân
 
Hop dong-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-va-tai-san-gan-lien-voi-dat
Hop dong-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-va-tai-san-gan-lien-voi-datHop dong-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-va-tai-san-gan-lien-voi-dat
Hop dong-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-va-tai-san-gan-lien-voi-dat
 
Meo meo meo meo meo Vấn ĐỀ luật 2.docx
Meo meo meo meo meo  Vấn ĐỀ luật  2.docxMeo meo meo meo meo  Vấn ĐỀ luật  2.docx
Meo meo meo meo meo Vấn ĐỀ luật 2.docx
 
Hop dong mua ban dat nhan
Hop dong mua ban dat nhanHop dong mua ban dat nhan
Hop dong mua ban dat nhan
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đất Đai
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đất ĐaiCơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đất Đai
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đất Đai
 

Cac vu an dan su thuong mai dien hinh

  • 1. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại BỘ TƯ PHÁP VỤ PHỐ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TÌM HIỂU CÁC VỤ VIỆC PHÁP LUẬT VỀ DÂN SỰ, THƯƠNG MẠI HÀ NỘI - 2012 1 2
  • 2. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN: Nguyễn Thúy Hiền, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án TỔ CHỨC BIÊN SOẠN: Nguyễn Duy Lãm, Vụ trưởng Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp Phạm Thị Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp THAM GIA BIÊN SOẠN: 1. ThS. Nguyễn Thị Hạnh, Học viện Tư pháp 2. ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga, Học viện Tư pháp 1 2
  • 3. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại LỜI GIỚI THIỆU Ngày 27/02/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 270/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án: “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012. Một trong các hoạt động của Đề án là cung cấp, hỗ trợ tài liệu nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cho các đối tượng của Đề án, góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ thực hiện công tác này trong thời kỳ mới. Nhằm đáp ứng nhu cầu về bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật đối với những người trực tiếp thực hiện công tác này, đặc biệt là đội ngũ báo cáo viên pháp luật, Ban chỉ đạo Đề án tổ chức biên soạn và phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn: “Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại”. Cuốn sách cung cấp cho báo cáo viên các vụ việc pháp luật trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh thương mại đã và đang diễn ra phổ biến trên thực tế như thừa kế, ly hôn, các hợp đồng thuê, hợp đồng tín dụng, hợp đồng góp vốn… cùng với đó là những bình luận pháp luật và hướng giải quyết của các tác giả về những vụ việc trên. Ban chỉ đạo Đề án trân trọng cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của tập thể tác giả và sự phối hợp tích cực của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Thường trực Ban chỉ đạo Đề án để hoàn thành cuốn sách này. Xin trân trọng giới thiệu và mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc về nội dung cuốn sách. Tháng 12/2012 BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN 1 2
  • 4. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại PHẦN I CÁC VỤ VIỆC PHÁP LUẬT VỀ DÂN SỰ 1 2
  • 5. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại I. TRANH CHẤP THỪA KẾ VỤ VIỆC SỐ 1 Nội dung vụ án: Cụ Bùi Văn P chết ngày 29/12/2002. Cụ Hoàng Thị C chết ngày 03/01/1995. Sinh thời các cụ sinh được 04 người con là ông Bùi Văn T, ông Bùi Văn H, ông Bùi Văn Th, bà Bùi Thị M. Ngoài ra, các cụ không có người con riêng, con nuôi nào khác. Tài sản thuộc sở hữu chung của hai cụ khi còn sống gồm: Diện tích nhà, đất 57m2 tại số 8 HĐ, quận HK, thành phố H và diện tích 1396m2 đất tại tổ 18 phường NT, quận LB, thành phố H. Đối với ngôi nhà tại số 8 HĐ thì năm 1954 do có người thuê nên hai cụ P và cụ C đã uỷ quyền cho anh Bùi Văn H tiến hành các thủ tục tại các cấp Toà án để đòi nhà. Theo Bản án số 02/DSST ngày 26/02/1993 của Toà án nhân dân quận HK đã tuyên “Xử chấp nhận yêu cầu đòi nhà cho thuê của ông Bùi Văn P do anh Bùi Văn H đại diện…”. Tại Bản án số 79/DSPT ngày 29/5/1993 của Toà án nhân dân thành phố H đã giữ nguyên bản án sơ thẩm nói trên của Toà án nhân dân quận HK. Sau khi anh Bùi Văn H tiến hành việc đòi nhà theo sự ủy quyền và đã được cơ quan thi hành án tiến hành thi hành án bàn giao trả nhà số 8 HĐ thì hai cụ P và cụ C đã cùng anh H về sinh sống tại ngôi nhà này. Quá trình ở tại đây, anh H đã xây dựng, sửa chữa như làm toàn bộ trần bằng toocxi, lát lại toàn bộ nền nhà, xây mới khu phụ, làm lại gác xép, cầu thang… Đến năm 2002, anh Bùi Văn H đã làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà số 8 HĐ. Trên cơ sở đó, theo Quyết định số 1730/QĐ-UB ngày 19/3/2002 của Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) thành phố H, nhà số 8 HĐ đứng tên chủ sở hữu nhà, sử dụng đất là anh Bùi Văn H (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hồ sơ gốc số 5019.2002 ngày 19/3/2002 của UBND thành phố H). Còn đối với diện tích nhà, đất 1396m2 tại tổ 18 phường NT, quận LB, thành phố H cũng là di sản của hai cụ P và cụ C. Sinh thời hai cụ cũng có sinh sống tại nhà cấp 4 diện tích 52m2 được xây dựng trên thửa đất này cùng với vợ chồng anh Bùi Văn T. Sau này, nhà cấp 4 của các cụ được vợ chồng anh T sửa chữa, tôn tạo để sử dụng. Đến ngày 11/7/1999, cụ Bùi Văn P lập di chúc cho anh Bùi Văn T được toàn quyền sử dụng phần diện tích nhà đất tại tổ 18 phường NT. 1 2
  • 6. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại Ông Bùi Văn T chết ngày 20/5/2001, có vợ là Lương Thị AH và 02 người con là anh Bùi Duy H, chị Bùi Thị X. Ngoài ra, vợ chồng ông T không có người con riêng, con nuôi nào khác. Cụ Hoàng Thị C chết năm 1995 không để lại di chúc. Cụ Bùi Văn P chết năm 2002, có để lại di chúc định đoạt cho anh Bùi Văn T được toàn quyền sử dụng phần tài sản của cụ tại tổ 18 phường NT, quận LB, thành phố H. Ngày 24/2/2010, bà Bùi Thị M có đơn khởi kiện ông Bùi Văn H, bà Lương Thị AH, anh Bùi Duy H về việc chia thừa kế di sản của hai cụ P và cụ C gồm ngôi nhà số 8 HĐ, quận HK, thành phố H và nhà, đất tại tổ 18 phường NT, quận LB, thành phố H. Tại đơn khởi kiện bổ sung ngày 26/8/2010, bà Bùi Thị M đề nghị Toà án chia thừa kế nhà số 8 HĐ theo pháp luật. Còn đối với nhà đất ở phường NT thì công nhận di chúc của cụ P, còn lại 1/2 là phần của cụ C do thừa kế hết thời hiệu nên đề nghị Toà án chia tài sản thuộc sở hữu chung. Nhưng sau đó, bà M lại thay đổi yêu cầu của mình đối với phần di sản nhà và đất tại tổ 18 phường NT hiện bà Lương Thị AH, anh Bùi Duy H đang quản lý, bà yêu cầu chia theo pháp luật vì di chúc của cụ P không có hiệu lực. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Bùi Văn Th đề nghị Toà án chia theo hiện vật và chia chung. Phía bị đơn ông Bùi Văn H trình bày: Sau khi được bố, mẹ ủy quyền đòi lại nhà số 8 HĐ, ông đã tiến hành các thủ tục để đòi lại nhà. Và sau khi đòi được thì hai cụ P và cụ C ở với ông và đã cho ông toàn bộ diện tích nhà này. Ông đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ngày 19/3/2002. Quá trình sử dụng, ông đã xây dựng, sửa chữa như lát lại toàn bộ nền, xây mới khu phụ, làm mái cầu thang, gác xép, lợp mái… Nay trước yêu cầu chia thừa kế của phía nguyên đơn thì ông H không đồng ý chia, vì bố, mẹ ông đã cho ông ngôi nhà này. Còn đối với phần di sản tại tổ 18 phường NT, ông yêu cầu chia theo pháp luật. Anh Bùi Duy H trình bày: Về huyết thống gia đình, bố anh là Bùi Văn T là một trong 04 người con của cụ Bùi Văn P và cụ Hoàng Thị C. Bố anh mất năm 2001. Sinh thời, cụ P có di chúc để lại toàn bộ nhà, đất phần của cụ ở tổ 18 phường NT cho bố anh. Sau khi bố anh chết thì mẹ anh là Lương Thị AH và các con là Bùi Duy H, Bùi Thị X, vẫn quản lý, sử dụng. Nay trước yêu cầu của phía nguyên đơn, quan điểm của anh là không đồng ý chia thừa kế vì ông nội anh (Bùi Văn P) đã cho bố anh (Bùi Văn T) phần di sản của hai cụ. Đối với phần di sản của bà nội anh (Hoàng Thị C) anh cũng không đồng ý chia tài sản chung. 1 2
  • 7. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại Bà Lương Thị AH và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Bùi Thị X trình bày thống nhất với quan điểm với anh Bùi Duy H. Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện: Theo Công văn số 1941/TNMT và NĐ-CS ngày 30/3/2011 của Sở Tài nguyên, môi trường và nhà đất thì: Nhà số 8 HĐ, thành phố H trên thửa đất số 827 tờ bản đồ số 15, khu A nay bằng khoán điền thổ số 720, ĐX tên chủ sở hữu là ông Bùi Văn P và bà Hoàng Thị C, trước bạ và đăng ký tại thành phố H ngày 29/5/1956. Văn bản uỷ quyền được lập ngày 12/6/1992 của cụ P và cụ C ủy quyền cho ông H có nội dung: “Ông Bùi Văn P, bà Hoàng Thị C uỷ quyền cho con trai là Bùi Văn H thay mặt tiến hành việc đòi nhà số 8 HĐ, thành phố H… và đứng tên trước bạ cho con trai tôi”. Bản di chúc ngày 11/7/1999 cụ Bùi Văn P có nội dung: “Tôi là Bùi Văn P, vợ là Hoàng Thị C có một thửa đất thổ cư diện tích 1396m2 trên thửa đất có 01 ngôi nhà xây cấp 4, nhà bếp, nhà tắm (theo bản đồ địa chính số 154 tờ số 4 của xã). Tôi thấy tuổi đã cao, các con đều đã trưởng thành… Để tạo điều kiện cho con trai tôi là Bùi Văn T được toàn quyền sử dụng phần tài sản của tôi trên thửa đất tại là tổ 18, phường NT, quận LB, thành phố H và sau này có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên. Nay trong tình trạng thể chất tinh thần minh mẫn, tôi làm di chúc này giao toàn quyền tài sản của tôi cho con trai là Bùi Văn T được toàn quyền sử dụng”. Về hình thức của bản di chúc có chữ ký của cụ Bùi Văn P là người lập di chúc, có xác nhận của 2 người làm chứng, có xác nhận của UBND xã NT, huyện GL (nay là phường NT, quận LB). Bình luận: * Về người để lại thừa kế, người thừa kế, thời điểm mở thừa kế, thời hiệu khởi kiện về thừa kế Cụ Hoàng Thị C chết ngày 03/01/1995 để lại tài sản thừa kế, cụ Bùi Văn P chết ngày 29/12/2002. Sinh thời các cụ sinh được 04 người con là ông Bùi Văn T, ông Bùi Văn H, ông Bùi Văn Th, bà Bùi Thị M. Thời điểm ông T, cụ P chết là thời điểm BLDS năm 1995 đang có hiệu lực nên áp dụng các quy định về thừa kế của BLDS năm 1995 để giải quyết vụ án. Ngoài 04 người con đẻ cụ C và cụ P không có người con riêng, con nuôi nào khác. Ông Bùi Văn T chết năm 2001, sinh được 02 người con là anh Bùi Duy H, Bùi Thị X. Căn cứ Điều 634 BLDS năm 1995 xác định cụ C, cụ P là người để lại thừa kế. Theo Điều 638 BLDS năm 1995 thì ông T, ông H, ông Th, bà M là người thừa kế di sản của cụ C. Tuy nhiên theo tình tiết trong vụ án, ông T chết trước cụ P nên không được thừa kế tài sản của cụ P, vì vậy theo Điều 680 BLDS năm 1995 thì anh Bùi Duy H, chị Bùi Thị X là người thừa kế thế vị hưởng di sản của cụ P để lại. Vì vậy, ông H, ông Th, bà M; anh H, chị X là người thừa kế di sản của cụ P. 1 2
  • 8. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại Theo Điều 636 Bộ luật Dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) năm 1995 thời điểm mở thừa kế lần 1 - cụ C chết ngày 03/01/1995; thời điểm mở thừa kế lần 2 - cụ P chết ngày 29/12/2002. Ngày 24/02/2010, bà M làm đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại nên theo Điều 648 BLDS sự năm 1995 thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản của cụ C đã hết. Do đó, không chia phần di sản của cụ C để lại cho những người thừa kế. Điều 634 BLDS năm 1995 quy định: Quyền thừa kế của cá nhân Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Điều 635 BLDS năm 1995 quy định: Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Điều 636 BLDS năm 1995 quy định: Thời điểm, địa điểm mở thừa kế 1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này. 2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản. Điều 648 BLDS năm 1995 quy định: Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Điều 680 BLDS năm 1995 quy định: Thừa kế thế vị Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. * Về tính hợp pháp của bản di chúc cụ P lập ngày 11/7/1999 Cụ Bùi Văn P chết ngày 29/12/2002. Khi còn sống, ngày 11/7/1999 cụ Bùi Văn P đã lập 01 bản di chúc với nội dung: Chuyển 1 2
  • 9. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại quyền sử dụng nhà đất cho con trai của cụ là ông Bùi Văn T ở tại thôn GT, xã NT, huyện GL, thành phố H (từ năm 2004 là tổ 18, phường NT, quận LB, thành phố H). Bản di chúc này có nội dung: “Tôi là Bùi Văn P, vợ là Hoàng Thị C có một thửa đất thổ cư diện tích 1396m2 trên thửa đất có 01 ngôi nhà xây cấp 4, nhà bếp, nhà tắm (theo bản đồ địa chính số 154 tờ số 4 của xã). Tôi thấy tuổi đã cao, các con đều đã trưởng thành… Để tạo điều kiện cho con trai tôi là Bùi Văn T được toàn quyền sử dụng phần tài sản của tôi trên thửa đất và sau này có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên. Nay trong tình trạng thể chất tinh thần minh mẫn, tôi làm di chúc này giao toàn quyền tài sản của tôi cho con trai là Bùi Văn T được toàn quyền sử dụng”. Về hình thức của bản di chúc này, có chữ ký của cụ Bùi Văn P là người lập di chúc, có xác nhận của 02 người làm chứng, có xác nhận của UBND xã NT, huyện GL. Tuy nhiên, ông Bùi Văn T là người được hưởng phần tài sản của cụ Bùi Văn P theo di chúc trong số tài sản chung với cụ Hoàng Thị C là 1396m2 đất trên có nhà xây cấp 4 và một số công trình xây dựng khác, song ông Bùi Văn T lại chết vào ngày 20/5/2001, cụ P chết vào ngày 29/12/2002. Thời điểm mở thừa kế của ông T là ngày 20/5/2001, thời điểm mở thừa kế của cụ P là ngày 29/12/2002. Như vậy, người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc chết trước người để lại di sản nên theo quy định tại Điều 638 BLDS năm 1995 ông T không phải là người thừa kế theo di chúc của cụ P. Và vì vậy, di chúc của cụ Bùi Văn P lập ngày 11/7/1999 không có giá trị pháp lý. Do di chúc của cụ P không có hiệu lực pháp luật nên theo quy định tại Điều 678 BLDS năm 1995 phần di sản thừa kế của cụ Bùi Văn P để lại sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế. Điều 638 BLDS năm 1995 quy định: Người thừa kế 1. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. 2. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức, thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Điều 678 BLDS năm 1995 quy định: Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước 1 2
  • 10. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản. 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. Hàng thừa kế thứ nhất của cụ Bùi Văn P bao gồm 4 người con đẻ của cụ P còn sống tại thời điểm viết di chúc: Ông Bùi Văn T, Bà Bùi Thị M , ông Bùi Văn Th, ông Bùi Văn H (ông Bùi Văn T chết năm 2001). Hai người con của ông T - anh Bùi Duy H, chị Bùi Thị X là thừa kế thế vị được hưởng tài sản thừa kế của cụ P. * Về di sản thừa kế: Về nguồn gốc nhà số 8 phố HĐ, quận HK, thành phố H và 1396 m2 đất trên đó xây dựng 1 ngôi nhà cấp 4, nhà tắm, nhà vệ sinh tại tổ 18 phường NT, quận LB, thành phố H. - Đối với nhà số 8 phố HĐ, quận HK, thành phố H: Theo Công văn số 1941/TNMT và NĐ-CS ngày 30/3/2011 của Sở Tài nguyên, môi trường và nhà đất thì: Nhà số 8 HĐ, thành phố H trên thửa đất số 827 tờ bản đồ số 15, khu A nay bằng khoán điền thổ số 720, ĐX tên chủ sở hữu là ông Bùi Văn P và bà Hoàng Thị C trước bạ và đăng ký tại thành phố H ngày 29/5/1956. Do nhà số 8 phố HĐ, thành phố H cho hộ gia đình khác ở thuê từ trước, vào năm 1992, cụ Bùi Văn P và cụ Hoàng Thị C đã uỷ quyền cho ông Bùi Văn H thay mặt 2 cụ để tiến hành các thủ tục pháp lý: Đòi nhà cho thuê. Theo Quyết định của bản án sơ thẩm số 02/DSST ngày 26/02/1993 của Toà án nhân dân quận HK và Bản án phúc thẩm số 79/DSPT ngày 29/5/1993 của Toà án nhân dân thành phố H đều xác định cụ Hoàng Thị C và cụ Bùi Văn P là đồng sở hữu nhà số 8 phố HĐ, thành phố H. Đồng thời, án tuyên buộc hộ gia đình đang ở thuê tại số nhà số 8 phố HĐ, thành phố H trả lại toàn bộ diện tích nhà đang thuê cho cụ P, cụ C do ông Bùi Văn H là đại diện. Bản án phúc thẩm đã được thi hành án xong và từ sau khi lấy lại nhà cụ P, cụ C, gia đình ông Bùi Văn H về sống tại số 8 HĐ, thành phố H. Cho đến năm 1998, thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc đăng ký 1 2
  • 11. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà. Ngày 28/3/1998, ông Bùi Văn H đã làm đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với nhà số 8 HĐ, quận HK, thành phố H và ngày 19/3/2002, UBND thành phố H đã cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở số 1010519018 cho ông Bùi Văn H tại số 8 phố HĐ, thành phố H theo Quyết định số 1730/QĐ-UB ngày 19/3/2002. Cơ sở để UBND thành phố H ban hành Quyết định số 1730/QĐ- UB ngày 19/3/2002 về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với nhà số 8 phố HĐ, quận HK, thành phố H cho ông Bùi Văn H là dựa trên nội dung của văn bản uỷ quyền được lập ngày 12/6/1992 có nội dung: Ông Bùi Văn P, bà Hoàng Thị C uỷ quyền cho con trai là Bùi Văn H thay mặt tiến hành việc đòi nhà số 8 HĐ, thành phố H… và đứng tên trước bạ cho con trai tôi. Như vậy, xét về phạm vi của việc cụ P, cụ C uỷ quyền cho ông Bùi Văn H là thực hiện hành vi tiến hành các thủ tục đòi nhà số 8 HĐ, thành phố H đồng thời chỉ là người đứng tên trong trước bạ nhà số 8 HĐ, thành phố H chứ giấy uỷ quyền này không thể hiện nội dung cụ P, cụ C cho (tặng) định đoạt nhà số 8 HĐ, thành phố H cho ông Bùi Văn H. Việc ông H đứng tên sở hữu nhà là không đúng vì thực chất là nhà số 8 phố HĐ, thành phố H vẫn thuộc quyền sở hữu của cụ P, cụ C. Do đó, xác định nhà số 8 phố HĐ là di sản của cụ C, cụ P để lại theo Điều 637 BLDS năm 1995. Điều 637 BLDS năm 1995 quy định: Di sản 1. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. 2. Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theo quy định tại Phần thứ năm của Bộ luật này. - Đối với diện tích nhà đất tại tổ 18 phường NT, quận LB, thành phố H: Quá trình giải quyết vụ kiện tại Toà án các bên đương sự đều có lời khai xác nhận nguồn gốc diện tích 1396m2 đất, trên có nhà cấp 4 và nhà tắm, nhà vệ sinh là do cụ P, cụ C mua. Sau đó, cho vợ chồng ông T, bà Lương Thị AH về ở tại đây, hiện toàn bộ thửa đất này mang số thửa 87, tờ bản đồ số 4 đo vẽ năm 1993. Hiện bà Lương Thị AH và anh Bùi Duy H đang quản lý sử dụng. Bà AH, anh H cho rằng, phần di sản của cụ P thì cụ P đã lập di chúc cho ông Bùi Văn T nên đề nghị Toà án chia theo di chúc. Vấn đề này như phần trên đây đã nhận định, phân tích về di chúc của cụ Bùi Văn P là di chúc không có hiệu lực nên di sản thừa kế của cụ P được chia theo pháp luật. Xác định di sản thừa kế của cụ P, cụ C là 2 khối tài sản: Nhà số 8 phố HĐ, thành phố H và diện tích 1396m2 nhà và đất tại tổ 18 phường NT, quận LB, thành phố H. Nay phía nguyên 1 2
  • 12. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại đơn yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với 2 khối di sản trên của cụ P, cụ C. Nhà số 8 phố HĐ mà ông H đang quản lý sử dụng theo biên bản định giá thì tổng cộng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị xây dựng còn lại của nhà số 8 HĐ là di sản thừa kế của cụ P, cụ C tính thành tiền là: 12.150.000.000 đồng (giá trị quyền sử dụng đất) + 32.815.000 đồng (giá trị xây dựng còn lại) = 12.182.815.000 đồng. Thời điểm mở thừa kế để chia di sản thừa kế của cụ C là năm 1995. Di sản thừa kế của cụ C để lại tại số 8 HĐ là 1/2 giá trị nhà số 8 phố HĐ - thành phố H thành tiền là: 12.182.815.000 đồng : 2 = 6.091.407.500 đồng. Tính đến thời điểm bà Bùi Thị M khởi kiện vụ án dân sự - Chia thừa kế là ngày 01/7/2010 thì thời hiệu để chia phần di sản thừa kế của cụ Hoàng Thị C đã hết thời hiệu. Bà M có yêu cầu: Đối với phần di sản của cụ C đề nghị Toà án chia tài sản chung theo quy định của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. Về yêu cầu này của bà M nhận thấy: Theo quy định tại tiểu mục 2.4 Mục 1 Phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình hướng dẫn: “… Sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản thừa kế do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế…”. Trong quá trình giải quyết vụ án tại Toà án: Ông H trình bày nhà số 8 phố HĐ, thành phố H đã được bố mẹ cho ông và ông không đồng ý chia, do vậy viện dẫn và áp dụng mục 2.4 điểm a của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình thì yêu cầu chia tài sản chung đối với phần di sản thừa kế của cụ C của bà M không được thoả mãn với quy định của pháp luật. Tiểu mục 2.4 Mục 1 Phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ- HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình: 2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về 1 2
  • 13. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau: a.1) Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc. a.2) Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ. a.3) Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung. b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản. Đối với phần di sản thừa kế của cụ P tại số 8 phố HĐ, thành phố H là 1/2 nhà tính thành tiền có giá trị là: 6.091.407.500 đồng. Thời điểm mở thừa kế để chia di sản của cụ P là năm 2002 và di sản thừa kế được chia theo pháp luật. Tuy nhiên, khi chia thừa kế đối với phần di sản thừa kế của cụ P, cũng cần xem xét đến công sức duy trì và bảo quản di sản cũng như quá trình vào năm 1992 ông H đã thay mặt cụ P, cụ C tiến hành các thủ tục đòi nhà cho thuê và từ sau khi cụ P, cụ C mất đi, ông đã quản lý di sản trong nhiều năm; vì vậy trích 01 kỷ phần thừa kế cho ông H về công sức đi đòi nhà và bảo quản di sản thừa kế là phù hợp. Theo quy định tại Điều 679 BLDS năm 1995 thì hàng thừa kế thứ nhất của cụ P gồm: 03 người con đẻ còn sống tại thời điểm mở thừa kế và 02 người cháu là thừa kế thế vị: ông Bùi Văn H, ông Bùi văn Th, Bà Bùi Thị M và anh Bùi Duy H, chị Bùi Thị X (01 kỷ phần thừa kế thế vị của ông T). Xác định di sản thừa kế của cụ P có tổng giá trị thành tiền là 6.091.407.500 đồng và chia 4 kỷ phần + 01 kỷ phần trích trừ công sức cho ông H, chia toàn bộ hiện vật nhà số 8 phố HĐ cho ông H sở hữu. Tổng di sản 6.091.407.500 đồng : 5. Như vậy, mỗi kỷ phần thừa kế của cụ P được hưởng di sản 1 2
  • 14. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại thừa kế tính thành tiền là 6.091.407.500 đồng : 5. Riêng ông Bùi Văn H được nhận một kỷ phần thừa kế và một suất công sức quản lý, bảo quản di sản. Chia toàn bộ bằng hiện vật phần di sản thừa kế của cụ P cho ông Bùi Văn H được hưởng và ông Bùi Văn H, có nghĩa vụ thanh toán lại giá trị bằng tiền cho các đồng thừa kế khác. Phần di sản hết thời hiệu chia thừa kế của cụ C Tòa án không chia cho những người thừa kế. Điều 679 BLDS năm 1995 quy định: Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản. Đối với di sản thừa kế tại tổ 18 NT, quận LB, thành phố H do bà Lương Thị AH, anh Bùi Duy H đang quản lý. Theo biên bản định giá 1396 m2 đất cùng các công trình xây dựng trên đất thì tổng di sản tính thành tiền gồm giá trị quyền sử dụng đất và giá trị xây dựng còn lại thuộc di sản thừa kế là 6.994.368.000 đồng. Thời điểm mở thừa kế để phân chia di sản thừa kế của cụ C là năm 1995 di sản của cụ C gồm 1/2 quyền sử dụng đất là 698m2 đất, tính di sản thành tiền là: 3.497.184.000 đồng (gồm cả giá trị quyền sử dụng đất và giá trị xây dựng). Như trên đã nhận định, thời hiệu để phân chia di sản thừa kế của cụ C đã hết thời hiệu chia thừa kế, phía nguyên đơn yêu cầu phân chia tài sản chung thì cũng không thoả mãn những quy định tại mục 2.4 điểm a của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. Đối với phần di sản thừa kế của cụ P tại tổ 18 phường NT, quận LB là 1/2 diện tích quyền sử dụng đất và 1/2 giá trị xây dựng, cụ thể là 698m2 quyền sử dụng đất tính thành tiền 1 2
  • 15. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại có giá trị là: 3.497.184.000 đồng (bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất và giá trị xây dựng). Cụ P chết năm 2002, đây là thời điểm mở thừa kế để chia di sản thừa kế của cụ P, di sản được chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 679 BLDS năm 1995 thì hàng thừa kế thứ nhất của cụ P gồm: 03 người con đẻ của cụ và 02 cháu nội (con ông T là thừa kế thế vị). Tuy nhiên, khi chia thừa kế đối với di sản thừa kế của cụ P, cũng cần xem xét đến công sức duy trì, quản lý khối di sản của bà Lương Thị AH, anh Bùi Duy H, chị Bùi Thị X là những người đã trực tiếp duy trì, bảo quản di sản và có công sức tôn tạo tại đây nên trích chia tương đương với 01 kỷ phần cho những người này. Như vậy, di sản thừa kế của cụ P sẽ được chia làm 5 suất (riêng anh H, chị X, bà AH được thêm 01 suất) chia cụ thể: mỗi kỷ phần thừa kế được nhận di sản tính thành tiền là: 3.497.184.000 đồng : 04 kỷ phần + 1 kỷ phần tính công sức. Ông Th, ông H, bà M mỗi người được nhận 01 kỷ phần. Chị X, anh H được nhận 01 kỷ phần thừa kế. Chị X, anh H, bà AH được nhận 01 kỷ phần tính công sức. Từ những phân tích trên đây, vụ việc có thể giải quyết như sau: 1. Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của bà Bùi Thị M đối với di sản thừa kế tại số 8 HĐ, thành phố H và tổ 18 phường NT, quận LB, thành phố H (do bà Lương Thị AH, anh Bùi Duy H đang quản lý). 2. Xác nhận nhà số 8 HĐ, thành phố H và diện tích 1396m2 đất trên có nhà cấp 4 tại tổ 18 phường NT, quận LB, thành phố H là di sản thừa kế của cụ Bùi Văn P và cụ Hoàng Thị C để lại. 3. Xác định di sản thừa kế của cụ Bùi Văn P gồm: 1/2 giá trị đất và giá trị xây dựng còn lại của nhà số 8 HĐ, thành phố H và diện tích 1396m2 đất trên có nhà cấp 4 tại tổ 18 phường NT, quận LB, thành phố H được chia cho các thừa kế của cụ P. 4. Xác định di chúc của cụ Bùi Văn P lập ngày 11/7/1991 không có hiệu lực pháp luật. Toàn bộ di sản thừa kế của cụ Bùi Văn P được chia theo pháp luật. VỤ VIỆC SỐ 2 Nội dung vụ án: Chị Nguyễn Thị X trình bày: Năm 1992, chị X kết hôn hợp pháp với anh Vương Văn V là con trai thứ sáu của ông Vương Văn Tr và bà Nguyễn Thị D. Bà D chết năm 1996. Năm 2006, anh V mất do tai nạn lao động, không để lại di chúc. Vợ chồng chị có 03 con chung là: cháu Vương Thị H - sinh năm 1994; cháu Vương Văn Th - sinh năm 1996, cháu Vương Văn A - sinh năm 1998. Khi anh V còn sống, vợ chồng chị có tạo lập được một khối tài sản, trong đó có diện tích đất nông nghiệp là 2.472m2 tại các xứ đồng thuộc thôn LC, xã XG, huyện S, tỉnh H. Diện tích đất 1 2
  • 16. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại trên đã được UBND huyện S cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1998 mang tên anh Vương Văn V, số sổ là 863/QSDĐ. Năm 2006, anh V chết, ông Vương Văn Tr là bố anh V đã lấy 1.080m2 tại xứ đồng bờ Tuỳ để canh tác, không trả cho chị. Sau nhiều lần yêu cầu ông Tr trả đất của vợ chồng chị, chị X đã yêu cầu UBND xã XG hòa giải nhưng không thành. Vì vậy ngày 20/8/2008, chị làm đơn khởi kiện yêu cầu Toà án buộc ông Tr phải trả cho chị diện tích đất trên. Ngày 26/10/2008, chị có đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện, đề nghị Toà án chia thừa kế theo pháp luật diện tích đất 1.080m2 tại xứ đồng bờ Tuỳ do ông Tr đang chiếm giữ. Chị X yêu cầu chia phần của chị và 03 con chung vào một khối. Tại bản tự khai ngày 05/10/2007, ông Vương Văn Tr trình bày: Năm 1992, con trai ông là Vương Văn V lấy chị Nguyễn Thị X về làm vợ và sinh được 03 người con là Vương Thị H, Vương Văn Th và Vương Văn A. Năm 2006, con trai là anh Vương Văn V mất do tai nạn lao động. Nay chị X kiện ông yêu cầu chia diện tích đất nông nghiệp tại xứ đồng bờ Tuỳ là 1.080m2 , ông không chấp nhận vì diện tích đất trên là do ông đổi cho các hộ khác (ông K, ông C, ông H, ông M là người cùng làng), về gần nhà để tiện canh tác, còn sổ đỏ cấp cho anh V là không đúng vì ông Nguyễn Xuân H lúc đó là chủ nhiệm hợp tác xã đã tự ghi tên anh V vào trong đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (2.472m2 ). Hiện tại, ông Tr đang canh tác diện tích đất này, do vậy ông không đồng ý với yêu cầu của chị X. Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện: Lời khai của ông Nguyễn Xuân H - nguyên chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp LC, nguyên Trưởng tiểu ban cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, tại biên bản lấy lời khai ngày 12/02/2009 có nội dung: Ông là họ hàng của cả ông Tr và chị X. Thực hiện Nghị định số 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ ban hành bản Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, ông H đến nhà anh V - chị X, lúc đó ông Tr đang ở cùng để làm thủ tục kê khai. Họ đã thống nhất và nhờ ông ký tên hộ. Khi có Giấy chứng nhận ông H đã giao cả 02 bản cho chính ông Tr. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình hiện đang lưu giữ tại UBND huyện S, cũng như Công văn số 242/UBND-TNMT ngày 17/3/2009 của UBND huyện S có nội dung đối tượng được cấp Giấy chứng nhận 2.472m2 đất là hộ gia đình ông Vương Văn V. Hộ gia đình anh V tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích đất tranh chấp hộ gia đình anh Vương Văn V gồm ông Tr, anh V, chị X. Bình luận: * Về quan hệ pháp luật tranh chấp: Tranh chấp giữa chị X và ông Tr là tranh chấp về thừa kế 1 2
  • 17. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại quyền sử dụng đất nông nghiệp vì diện tích đất nông nghiệp là 2.472m2 tại các xứ đồng thuộc thôn LC, xã XG, huyện S, tỉnh H đã được UBND huyện S cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1998 mang tên anh Vương Văn V, số sổ là 863/QSDĐ. Năm 2006, anh V chết, ông Vương Văn Tr đã chiếm giữ, sử dụng diện tích 1.080 m2 đất tại xứ đồng bờ Tùy, chị X đòi nhiều lần nhưng ông Tr không trả. Chị X khởi kiện ông Tr yêu cầu Toà án chia thừa kế theo pháp luật diện tích đất 1.080m2 tại xứ đồng bờ Tuỳ. * Về người thừa kế, di sản thừa kế: Anh Vương Văn V chết có tài sản để lại vì vậy anh V là người để lại thừa kế, anh V chết không để lại di chúc vì vậy di sản của anh V được chia theo pháp luật. Bên nguyên đơn không yêu cầu chia toàn bộ di sản của anh V để lại mà chỉ yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật diện tích đất 1.080m2 tại xứ đồng bờ Tuỳ nên Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của nguyên đơn. Người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất của anh V theo quy định tại Điều 676 BLDS năm 2005 gồm 05 người: ông Vương Văn Tr, chị Nguyễn Thị X, cháu Vương Thị H, cháu Vương Văn Th, cháu Vương Văn A. Cháu Vương Thị H - sinh năm 1994; cháu Vương Văn Th - sinh năm 1996, cháu Vương Văn A - sinh năm 1998. Chị X khởi kiện ngày 20/8/2008 khi đó các cháu chưa thành niên nên chị X là người đại diện hợp pháp của 03 con chị. * Về di sản thừa kế: Ông Tr cho rằng 1.080m2 đất đang có tranh chấp là tài sản của ông, do ông đổi với một số hộ dân cùng thôn từ những năm 1988, ông Nguyễn Xuân H lúc đó là chủ nhiệm hợp tác xã đã tự ghi tên anh V vào trong đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (2.472m2 ) nên việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh V là không đúng. Còn chị X có quan điểm, diện tích đất tranh chấp vợ chồng chị đã nhận chuyển nhượng của ông K, nhưng hiện nay ông K đã chết và giấy tờ thì không có. Song thực tế là từ tháng 01/1998 thì diện tích đất có tranh chấp đã được UBND huyện S cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ anh Vương Văn V. Theo nội dung lời khai của ông Nguyễn Xuân H - nguyên chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp LC, nguyên Trưởng tiểu ban cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp thực hiện Nghị định số 64-CP, thì ông là người trực tiếp đến nhà anh V - chị X, lúc đó ông Tr đang ở cùng để làm thủ tục kê khai (ông H là họ hàng của cả ông Tr và chị X), ông Tr, anh V, chị X đã thống nhất và nhờ ông ký tên hộ. Khi có Giấy chứng nhận ông đã giao cả 02 bản cho chính ông Tr. Căn cứ vào các đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình hiện đang lưu giữ tại UBND huyện S, cũng như căn cứ vào Công văn số 242/UBND-TNMT ngày 17/3/2009 của UBND huyện S đã 1 2
  • 18. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại khẳng định đối tượng được cấp Giấy chứng nhận 2.472m2 đất là hộ gia đình anh Vương Văn V (gồm ông Tr, anh V, chị X). Từ những căn cứ trên, xác định diện tích đất tranh chấp là tài sản của hộ gia đình anh Vương Văn V theo quy định tại Điều 106, 107, 108, 688 BLDS năm 2005. Do vậy, anh V, ông Tr, chị X có quyền ngang nhau đối với diện tích họ đang có tranh chấp là 1.080 m2 . Do xác định diện tích đất tranh chấp là tài sản chung của ông Tr, anh V chị X nên chia ba sau khi anh V chết. Ông Tr, anh V, chị X mỗi người được chia bằng nhau. Ðiều 106 BLDS năm 2005 quy định: Hộ gia đình Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này. Ðiều 107 BLDS năm 2005 quy định: Ðại diện của hộ gia đình 1. Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự. 2. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình. Ðiều 108 BLDS năm 2005 quy định: Tài sản chung của hộ gia đình Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ. Ðiều 109 BLDS năm 2005 quy định: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình 1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận. 2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý. 1 2
  • 19. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại Ðiều 688 BLDS năm 2005 quy định: Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất 1. Ðất đai thuộc hình thức sở hữu nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý. 2. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. 3. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác cũng được xác lập do được người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai. Phần đất của anh V được chia có diện tích 360 m2 là tài sản chung của vợ chồng anh V, chị X theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Anh V chết, thanh toán chia tài sản chung của vợ chồng nên xác định quyền sử dụng đất là di sản của anh V để lại là 360 m2 : 2 còn 180m2 chia đều cho 05 người thừa kế theo quy định tại các điều 676, 689, 735 BLDS: 180 m2 : 5 = 36 m2 (gồm ông Tr = chị X = cháu H = cháu Th = cháu A). Như vậy, ông Tr, chị X, cháu H, cháu Th, cháu A được chia mỗi người 36 m2 từ 180 m2 đất di sản thừa kế của anh V. Ðiều 689 BLDS năm 2005 quy định: Hình thức chuyển quyền sử dụng đất 1. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Ðiều này. 2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. 3. Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Ðiều 733 đến Ðiều 735 của Bộ luật này. Ðiều 733 BLDS năm 2005 quy định: Thừa kế quyền sử dụng đất Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai. Ðiều 734 BLDS năm 2005 quy định: Cá nhân để thừa kế quyền sử dụng đất Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai. 1 2
  • 20. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại Ðiều 735 BLDS năm 2005 quy định: Thừa kế quyền sử dụng đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai. Như vậy, phần ông Tr được thừa kế là 180 m2 : 5 = 36 m2 , nhập vào chung với phần ông Tr được chia trước đó 360 m2 = 396 m2 . Phần của chị X và 03 con là cháu A, H, Th được hưởng thừa kế của anh V là: 36 m2 x 4 = 144 m2 . Diện tích đất chị X được chia tài sản chung khi chia tài sản của hộ gia đình là 360 m2 , chia tài sản chung của vợ chồng là 180 m2 . Cộng gộp lại là chị X và 03 con được chia diện tích 684 m2 . Từ những phân tích trên đây, vụ việc có thể giải quyết như sau: 1. Chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng 1.080 m2 đất nông nghiệp tại xứ đồng bờ Tuỳ, thôn LC, xã XG, huyện S, tỉnh H của Nguyễn Thị X đối với ông Vương Văn Tr. 2. Xác định quyền sử dụng 1.080 m2 đất nông nghiệp đo thực tế tại xứ đồng bờ Tuỳ thuộc thôn LC (bản đồ địa chính lập năm 1992) được cấp cho hộ gia đình anh Vương Văn V gồm: anh Vương Văn V, chị Nguyễn Thị X, ông Vương Văn Tr. Chia đều mỗi người được quyền sử dụng 360 m2 đất. 3. Xác định thời điểm mở thừa kế di sản của anh Vương Văn V là ngày 28/3/2006. Hàng thừa kế thứ nhất của anh V là ông Vương Văn Tr, chị Nguyễn Thị X, các cháu Vương Thị H, Vương Văn Th, Vương Văn A. Mỗi thừa kế được chia 36m2 . 4. Ghi nhận sự tự nguyện của chị X và 03 con xin chia chung vào một khối. Chia cho chị Nguyễn Thị X và 03 con là Vương Thị H, Vương Văn Th, Vương Văn A quyền sử dụng 684 m2 đất nông nghiệp còn lại tại xứ đồng bờ Tuỳ, thôn LC, xã XG, huyện S, tỉnh H. 5. Chia cho ông Vương Văn Tr quyền sử dụng 396 m2 đất nông nghiệp tại xứ đồng bờ Tuỳ, thôn LC, xã XG, huyện S, tỉnh H (trong 1.080 m2 đất nông nghiệp đang có tranh chấp). Các bên không phải thanh toán cho nhau khoản tiền nào và có trách nhiệm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền kê khai xin cấp Giấy chứng nhận theo quyết định của Toà án. VỤ VIỆC SỐ 3 Nội dung vụ án: Ông Nguyễn Th mất ngày 09/5/2007, có vợ là bà Hồng Bảo A. Ông Th, bà A có 03 con chung là Nguyễn Hồng C; 1 2
  • 21. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại Nguyễn Hồng S và Nguyễn Hồng Q, ngoài ra ông Th không có người con đẻ, con nuôi, con riêng nào khác. Nguồn gốc căn hộ tại phòng 116 (cũ phòng 16) - C1 - tập thể KL - quận Đ - thành phố H do Bộ kiến trúc phân cho bà Hồng Bảo A ngày 14/7/1967. Năm 1987, ông Th được phân thêm 01 căn hộ tại phòng 103 (cũ phòng 3) - C5 - tập thể KL - quận Đ - thành phố H. Năm 1991, ông bà ly hôn đã tự phân chia tài sản cụ thể: Ông Th được chia 1/2 căn hộ tại phòng 116 (cũ phòng 16) - C1 - tập thể KL và căn hộ tại phòng 103 (cũ phòng 3) - C5 - tập thể KL. Ngày 06/12/2000, ông Nguyễn Th được UBND thành phố H cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với diện tích đất ông được chia. Sau khi ông Th ly hôn thì 02 căn hộ này do ông Th cùng gia đình anh C ở quản lý và sử dụng. Ngày 18/4/2006, ông Th lập chúc thư, di chúc do ông Th viết tay, không có người làm chứng. Di chúc gồm có 02 trang, mỗi trang đều có chữ ký của ông Th, nội dung để lại tài sản cho các con của ông Th cụ thể: Anh C được hưởng toàn bộ diện tích nhà đất tại phòng 103 (cũ phòng 3) - C5 - tập thể KL - quận Đ - thành phố H gồm có phần đất tự tạo (lưu không) và 10m2 kiốt tại phòng 116 - C1. Anh S được hưởng 2/3 diện tích phòng 116 nhà C1 tập thể KL; chị Q được hưởng 1/3 diện tích phòng 116 nhà C1 tập thể KL bao gồm cả phần đất tự tạo (lưu không: có phần nhà xây trên đất lưu không liền kề phần nhà chính có diện tích 22,75m2 ). Ngày 15/01/2008, chị Q khởi kiện yêu cầu chia thừa kế di sản của ông Th theo di chúc. Anh Nguyễn Hồng C cũng nhất trí với lời khai của chị Q nhưng theo anh toàn bộ diện tích lấn chiếm là do anh tự lấn chiếm, tự xây nhà. Nay anh chỉ đồng ý phần di chúc của ông Th đối với diện tích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần lấn chiếm bố anh định đoạt cả là không đúng nên anh chỉ đồng ý trả phần nhà 20,2m2 đã được cấp Giấy chứng nhận, phần anh lấn chiếm anh không đồng ý trả. Anh Nguyễn Hồng S thống nhất với lời khai của chị Q yêu cầu Tòa công nhận di chúc. Chị Trần Thị Kim T (vợ anh C) nhất trí với lời khai của anh C. Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện: Tại biên bản lấy lời khai ngày 20/4/2008, anh C khai có nội dung vào cuối năm 2006 anh đã dùng tiền của bố để sửa nhà. Tại phiên hòa giải ngày 24/6/2008, chị Q, anh Sơn cũng đã tự nguyện thanh toán khoản tiền 24.944.160 đồng là tiền sửa chữa xây dựng cho anh C. Trong quá trình giải quyết vụ án, anh C có đơn yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định chữ ký của ông Nguyễn Th tại chúc thư lập ngày 18/4/2006. Tại Kết luận giám định số 920/C21 (P6) ngày 06/5/2009 của Viện khoa học hình sự, Tổng cục cảnh sát 1 2
  • 22. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại đã kết luận: “Chữ ký đứng tên “Nguyễn Th” dưới mục “người viết chúc thư” trên 20trang tài liệu cần giám định đề “chúc thư” ngày 18/4/2006 (ký hiệu A1-2) với chữ ký của ông Nguyễn Th trên các trang tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M1; M2; M3; M4; M5-2; M6-2; M7-2 là do cùng một người ký ra”. Diện tích 10m2 kiốt, các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình các đương sự đã tự giải quyết không yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết. Bình luận: * Về người để lại thừa kế, người thừa kế: Ông Nguyễn Th mất ngày 09/5/2007, có vợ là bà Hồng Bảo A. Ông bà có 03 con chung là anh C, anh S, chị Q. Năm 1991, ông bà ly hôn đã tự chia nhau tài sản xong. Ngoài ba người con đẻ, ông Th không còn con đẻ, con nuôi, con riêng nào khác. Căn cứ BLDS năm 2005, xác định ông Th là người để lại thừa kế. Theo quy định tại Điều 635 BLDS năm 2005, anh C, anh S, chị Q được ông Th chỉ định trong di chúc hưởng di sản thừa kế của ông và còn sống vào thời điểm mở thừa kế nên là người thừa kế theo di chúc của ông Th. * Về di sản thừa kế: Anh C, anh S và chị Q đều xác định ông Th mất đi có để lại 02 khối tài sản gồm căn hộ P116 (cũ P16) - C1 diện tích 20,2m2 và căn hộ P103 (cũ P3) - C5 diện tích 18,5m2 tại khu tập thể KL hiện đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Nguyễn Th. Ngoài ra, còn xây dựng nhà trên phần đất lưu không liền kề với 02 căn hộ trên. Theo chị Q, anh S thì phần xây dựng nhà là tiền của, công sức của ông Th bỏ ra. Theo anh C, chị T thì toàn bộ tiền của, công sức xây dựng nhà trên phần đất lưu không là của vợ chồng anh chị bỏ ra. Tuy nhiên, anh C, chị T không đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho việc sửa chữa của mình. Hơn nữa, anh C còn xác nhận vào cuối năm 2006 anh đã dùng tiền của bố để sửa nhà. Về thực tế, ông Th là chủ sở hữu 02 căn hộ nêu trên. Trong quá trình ở và quản lý nhà này, ông Th mới là người được quyền lấn chiếm xây dựng phần đất lưu không phía trước hoặc phía sau căn hộ. Trong quá trình giải quyết vụ án, chị Q, anh S cũng đã tự nguyện thanh toán khoản tiền 24.944.160 đồng là tiền sửa chữa xây dựng cho anh C. Tuy nhiên, phần đất lưu không nói trên thuộc quyền quản lý của nhà nước nên diện tích đất này không phải là di sản thừa kế của ông Th. Do đó, xác định di sản của ông Th để lại bao gồm: Nhà tại P116 - C1 theo biên bản định giá có giá trị là: 353.663.136 đồng (giá trị của căn hộ P116) + 24.944.160 đồng (giá trị vật liệu xây dựng trên phần đất lưu không) = 378.607.296 đồng. Nhà tại P103 - C5 theo biên bản định giá có giá trị là: 259.000.000 đồng (giá trị của căn hộ P103) + 28.574.000 đồng (giá trị vật liệu xây dựng trên phần đất lưu không) = 287.574.000 đồng. 1 2
  • 23. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại Đối với diện tích 10m2 kiốt, các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình các đương sự đã tự giải quyết không yêu cầu Tòa án xem xét nên không phải xét. * Về tính hợp pháp của di chúc: - Về hình thức của di chúc: Bản di chúc do ông Th viết tay, không có người làm chứng. Di chúc gồm có 02 trang, mỗi trang đều có chữ ký của ông Th. Như vậy, đây là di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, căn cứ theo quy định tại Điều 653, 655 BLDS năm 2005 hình thức của bản chúc thư ông Th lập ngày 18/4/2006 là đúng quy định của pháp luật. - Về nội dung của di chúc: Ngày 18/4/2006, ông Th có lập chúc thư để lại tài sản cụ thể: Phần cho con trai cả Nguyễn Hồng C trước đây tôi đã cho C sử dụng để ở phần nhà bên C5, nay tôi vẫn để cho C ở như cũ. Sau khi tôi mất đi, tôi sẽ cho thêm C một kiốt gần 10m2 ở đầu hồi nhà C1, ngoài C ra sau này là của cháu nội tôi là Nguyễn Thanh L mới được hưởng, còn những người khác không có phần. Phần nhà đất liền kề tự tạo ở P116 - C1 tập thể KL (kể cả sân) bằng 50,2m2 tôi sẽ cho S 2/3 và cho Q 1/3. Trong quá trình giải quyết vụ án, anh C có đơn yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định chữ ký của ông Nguyễn Th tại chúc thư lập ngày 18/4/2006. Tại Kết luận giám định số 920/C21 (P6) ngày 06/5/2009 của Viện khoa học hình sự, Tổng cục cảnh sát đã kết luận: “Chữ ký đứng tên “Nguyễn Th” dưới mục “người viết chúc thư” trên trang 2 tài liệu cần giám định đề “chúc thư” ngày 18/4/2006 (ký hiệu A1-2) với chữ ký của ông Nguyễn Th trên các trang tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M1; M2; M3; M4; M5-2; M6-2; M7-2 là do cùng một người ký ra”. Như vậy, ông Th lập di chúc là hoàn toàn tự nguyện, thể hiện ý chí đích thực của ông. Di chúc có nội dung định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của ông cho 03 người con. Vì vậy, nội dung của bản di chúc này là hợp pháp. Di chúc ngày 18/4/2006 có nội dung và hình thức phù hợp với pháp luật nên được công nhận. Từ những phân tích trên, xác định phần diện tích nhà đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng sở hữu hợp pháp mang tên ông Nguyễn Th là di sản thừa kế của ông Nguyễn Th và công nhận di chúc của ông Th về phần nhà đất này là có căn cứ và đúng pháp luật. Ðiều 652 BLDS năm 2005 quy định: Di chúc hợp pháp 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập 1 2
  • 24. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Ðiều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Ðiều 653 BLDS năm 2005 quy định: Nội dung của di chúc bằng văn bản 1. Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản; đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Ðiều 655 BLDS năm 2005 quy định: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Ðiều 653 của Bộ luật này. Từ những phân tích trên đây, vụ việc có thể được giải quyết như sau: 1. Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế theo di chúc của chị 1 2
  • 25. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại Nguyễn Hồng Q đối với anh Nguyễn Hồng C về việc chia thừa kế di sản của ông Nguyễn Th. 2. Xác định khối tài sản của ông Nguyễn Th để lại gồm có căn hộ tại P116 - C1 và căn hộ P103 - C5 khu tập thể KL, quận Đ, thành phố H có tổng diện tích là 38,7m2 được UBND thành phố H cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 26/12/2000 mang tên ông Nguyễn Th cộng với giá trị phần nguyên vật liệu xây dựng trên phần đất lưu không tại 02 căn hộ nêu trên là di sản thừa kế của ông Nguyễn Th. 3. Xác định thời điểm mở thừa kế di sản của ông Nguyễn Th là ngày 09/5/2007. 4. Hàng thừa kế thứ nhất của ông Nguyễn Th gồm: Anh Nguyễn Hồng C; chị Nguyễn Hồng Q; anh Nguyễn Hồng S. 5. Xác định di chúc do ông Nguyễn Th lập ngày 18/4/2006 là hợp pháp đối với di sản là căn hộ P116 - C1 và căn hộ P103 - C5 khu tập thể KL, quận Đ, thành phố H cộng với giá trị phần nguyên vật liệu xây dựng trên phần đất lưu không tại 02 căn hộ nêu trên thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Nguyễn Th. - Giao cho anh Nguyễn Hồng S, chị Nguyễn Hồng Q sở hữu, sử dụng chung căn hộ P116 - C1 tập thể KL, phường KL, quận Đ, thành phố H diện tích 20,2m2 đã được UBND thành phố H cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Nguyễn Th ngày 06/12/2000 và toàn bộ giá trị vật liệu xây dựng đã được xây dựng tại phần đất lưu không (bao gồm 01 gian nhà + sân) liền kề với căn hộ P116 nêu trên. - Giao cho anh Nguyễn Hồng C sở hữu, sử dụng căn hộ P103 (cũ phòng 3) - C5 tập thể KL, quận Đ, thành phố H diện tích 18,5m2 đã được UBND thành phố H cấp Giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất mang tên Nguyễn Th ngày 06/12/2000 và toàn bộ giá trị vật liệu xây dựng tại phần đất lưu không liền kề với căn hộ P103 nêu trên. - Các đương sự phải chấp hành các quy định của các cơ quan có thẩm quyền về quản lý, sử dụng đất. 6. Ghi nhận sự tự nguyện của anh S và chị Q thanh toán cho anh C, chị T 24.944.160 đồng tiền nguyên vật liệu xây dựng trên đất lưu không. 1 2
  • 26. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại II. TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VỤ VIỆC SỐ 1 Nội dung vụ án: Nguyên đơn anh Nguyễn Duy Ch trình bày: Ngày 22/5/1997, vợ chồng anh Ch mua đất của vợ chồng ông bà Đ - M, đã được UBND xã KS xác nhận. Sau đó, vợ chồng anh Ch làm nhà ở khoảng hơn 60 m2 xây dựng. Ngày 09/01/2007, vợ chồng anh Ch được UBND thành phố ST cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AG 485463, thửa số 54, tờ bản đồ số 09 với diện tích 397,5 m2 (trong đó đất ở 50 m2 , đất trồng cây lâu năm 347,5 m2 ). Thửa đất có kích thước như sau: điểm 1-2 là 10,07m, điểm 2-3 là 39,20m, điểm 3 - 4 là 8,37m, điểm 4-5 là 1,71m, điểm 5-1 là 39,78m . Tháng 3/2007, anh Nguyễn Văn K là hộ liền kề có cho vợ chồng em trai là anh Nguyễn Văn C, chị Nguyễn Thị G đất để làm nhà. Khi xây dựng, vợ chồng anh C đã xây lấn sang phần đất của gia đình anh Ch, bản thân anh đã gặp anh K và anh C để trao đổi và đề nghị phía gia đình anh C phải tôn trọng mốc giới đất đai khi xây dựng, nhưng anh C vẫn tiếp tục xây dựng. Anh Ch đã có đơn gửi UBND xã KS yêu cầu giải quyết. UBND xã đã tổ chức đo đạc và tiến hành hòa giải giữa hai gia đình nhưng không có kết quả. Vợ chồng anh C vẫn tiếp tục xây dựng hoàn thiện ngôi nhà ba tầng. Cụ thể phần tường nhà xây lấn sang phần đất nhà anh chỗ sâu nhất khoảng 40cm, phần máng chảy lấn sang 30cm chạy dọc theo nhà dài khoảng 20cm, phía sau nhà xây 01 rãnh thoát nước rộng khoảng 30cm. Tổng diện tích đất xây lấn chiếm khoảng 08 m2 , trên diện tích đất bị lấn chiếm không có tài sản gì. Nay anh Ch yêu cầu anh K và anh C phải cùng có trách nhiệm trả lại phần đất đã lấn chiếm của gia đình anh là khoảng 08 - 10m2 . Riêng phần đất lấn chiếm đã xây dựng thành nhà kiên cố thì anh yêu cầu thanh toán bằng tiền để đảm bảo giá trị của công trình đã xây dựng, còn diện tích đất khác phải trả cho gia đình anh kể cả phần mái chảy ở trên. Chị Đỗ Lệ Th (vợ anh Ch) trình bày thống nhất với anh Ch. Bị đơn anh Nguyễn Văn K trình bày: Năm 1985, gia đình anh K được UBND xã KS cấp đất với diện tích 1227,9m2 . Ngày 01/11/2005, gia đình anh K được UBND thành phố ST cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB 707973 với diện tích là 1227,9 m2 thửa số 53, tờ bản đồ số 09 (trong đó có 200 m2 đất ở và 1027,9 m2 đất vườn). Thửa đất có kích thước như sau: điểm 1-2 là 23,98m, 1 2
  • 27. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại điểm 2-3 là 0,12m, điểm 3-4 là 39,78m, điểm 4-5 là 1,71m, điểm 5-6 là 3,42m, điểm 6- 7 là 11,51m, điểm 7-8 là 9,17m, điểm 8-9 là 8,29m, điểm 9-10 là 0,54m, điểm 10-11 là 22,14m, điểm 11-12 là 0,66m, điểm 12-13 là 0,94m, điểm 13- 14 là 5,29m, điểm 14-1 là 29,65m. Nhưng trên thực tế so với diện tích đất được cấp trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì gia đình anh còn thiếu 79m2 . Tháng 3/2007, vợ chồng anh K cho vợ chồng người em trai là anh Nguyễn Văn C, chị Nguyễn Thị G đất để làm nhà. Khi xây dựng, anh C xây trên phần đất của gia đình anh cho, không lấn chiếm sang đất của nhà anh Ch. Khi anh Ch có đơn đề nghị UBND xã KS giải quyết, xã đã thành lập đoàn kiểm tra đến đo đạc thì đất phía mặt tiền thiếu 30 cm, phía sau giáp nhà anh Ch thiếu 10 cm và vợ chồng anh K cho rằng anh C khi xây nhà không lấn chiếm đất đai của vợ chồng anh Ch, Thực tế, tường rào do gia đình anh Ch xây năm 1998 vẫn tồn tại, cách tường nhà của anh chị khoảng 30cm. Việc anh Ch kiện vợ chồng anh là không đúng, anh K không đồng ý với yêu cầu của anh Ch đề nghị Toà án xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật. Chị Phùng Thị N (là vợ anh K) thống nhất với lời khai của anh K. Anh Nguyễn Văn C và chị Nguyễn Thị G trình bày: Do chưa có nhà ở nên năm 2002 vợ chồng anh K có cho vợ chồng anh C khoảng 100 m2 đất, hướng Tây - Bắc giáp đường đi của thôn, hướng Đông - Bắc giáp nhà anh Ch. Tháng 3/2007, do nhu cầu cần nhà ở nên vợ chồng anh C làm nhà, khi xây dựng vợ chồng anh có làm đơn xin phép thôn và xã, chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng. Trong quá trình xây dựng, nhà anh Ch cho rằng vợ chồng anh đã xây lấn sang phần đất của nhà anh Ch, hai bên có xảy ra va chạm. Anh Ch làm đơn đề nghị xã KS giải quyết. Chính quyền xã đã thành lập đoàn kiểm tra đến đo đạc, giải quyết và hoà giải, song phía anh Ch đã không đồng ý. Hiện tại, nhà cửa của vợ chồng anh đã xây xong, nhà xây 02 tầng, 01 tum. Khi xây dựng vợ chồng anh xây cách tường rào ngăn cách đất nhà anh Ch, chỗ rộng nhất khoảng 0,6m; hẹp nhất 0,2m để làm rãnh thoát nước. Anh khẳng định không hề lấn chiếm đất của gia đình anh Ch, vì vậy anh không đồng ý với yêu cầu của anh Ch. Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện: Hợp đồng mua bán ngày 22/5/1997 giữa vợ chồng anh Ch, chị Th và vợ chồng ông Lê Văn Đ - bà Nguyễn Thị M có xác nhận của UBND xã KS. Diện tích chuyển nhượng được ghi trong văn bản mua bán là 356 m2 . Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AG 485463 đứng tên vợ chồng anh Ch, chị Th 1 2
  • 28. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại do UBND thành phố ST cấp ngày 09/01/2007 thửa số 54, tờ bản đồ số 09 có diện tích 397,5 m2 (trong đó đất ở 50 m2 , đất trồng cây lâu năm 347,5 m2 ). Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB 707973 đứng tên anh K, chị N do UBND thành phố ST cấp ngày 01/11/2005 có diện tích là 1227,9 m2 thửa số 53, tờ bản đồ số 09 (trong đó có 200 m2 đất ở và 1027,9 m2 đất vườn). Theo biên bản thẩm định tại chỗ thì thực tế tính toán trên các số đo trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp thì diện tích đất anh K, chị N đang quản lý, sử dụng còn thiếu khoảng 79 m2 . Toàn bộ diện tích nhà đất của hai hộ liền kề của gia đình anh Ch và gia đình anh K đều được bao bọc bởi tường rào xây gạch, chiều cao khoảng 1,50m. Phía giáp ranh giữa gia đình anh Ch và anh K tường rào xây gạch do anh Ch xây từ năm 1998, cao khoảng 1,5m. Đến nay đã hơn 10 năm không có tranh chấp. Bình luận: * Về quan hệ pháp luật tranh chấp: - Diện tích nhà đất của vợ chồng anh Nguyễn Duy Ch, chị Đỗ Lệ Th liền kề và giáp với diện tích nhà đất của vợ chồng anh Nguyễn Văn K, chị Phùng Thị N tại thôn KT - xã KS - thành phố ST - tỉnh H. Cả hai gia đình đều đã được UBND thành phố ST cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quá trình sử dụng đất đã xảy ra tranh chấp, bên nguyên đơn anh Ch, chị Th cho rằng vợ chồng anh K đã lấn khoảng 08 -10 m2 đất nên khởi kiện yêu cầu bên bị đơn anh K, anh C phải trả lại phần đất đã lấn chiếm của gia đình anh Ch và thanh toán bằng tiền phần đất lấn chiếm đã xây dựng thành nhà kiên cố. Từ các tình tiết của vụ án và yêu cầu của nguyên đơn, xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án là tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. * Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Diện tích đất tranh chấp đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 quy định: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: 1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền 1 2
  • 29. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết; 2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau: a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng. * Về giải quyết yêu cầu của bên nguyên đơn: - Nguyên thủy nhà đất của anh Ch - chị Th là mua lại của vợ chồng ông Đ - bà M từ ngày 22/5/1997. Việc mua bán chuyển nhượng có sự xác nhận của UBND xã KS. Diện tích chuyển nhượng được ghi trong văn bản mua bán là 356 m2 . Năm 2002, UBND thành phố ST đã kiểm tra đo đạc bằng máy, lập hồ sơ kỹ thuật để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình anh Ch - chị Th với diện tích là 397,5 m2 thuộc tờ bản đồ số 9, thửa số 54. Chính vì vậy, ngày 09/01/2007, vợ chồng anh Ch, chị Th được UBND thành phố ST cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AG 485463, thửa số 54, tờ bản đồ số 09 với diện tích 397,5 m2 (trong đó đất ở 50 m2 , đất trồng cây lâu năm 347,5 m2 ). - Đối với diện tích của gia đình anh K - chị N được UBND xã KS cấp, giao sử dụng từ năm 1985 diện tích 1227,9 m2 . Tháng 11/2005, anh K - chị N được UBND thành phố ST cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc tờ bản đồ số 9, thửa 53. Song trên thực tế tính toán trên các số đo trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp với diện tích thực tế đất anh K, chị N đang sử dụng thì còn thiếu khoảng 79 m2 . - Toàn bộ diện tích nhà đất của các hộ liền kề của gia đình anh Ch và gia đình anh K đều được bao bọc bởi tường rào xây gạch, chiều cao khoảng 1,50m. Phía giáp ranh giữa gia đình anh Ch và anh K tường rào xây gạch do anh Ch xây từ năm 1998, cao khoảng 1,5m. Đến nay đã hơn 10 năm không có tranh chấp gì, các bên đều thừa nhận. 1 2
  • 30. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại - Năm 2007 vợ chồng anh K - chị N đã tặng cho em trai anh K là anh C và chị G một phần diện tích đất khoảng 100 m2 để làm nhà ở theo quy định tại Điều 722 BLDS năm 2005. Sau đó, vợ chồng anh C - chị G đã tiến hành xây nhà 3 tầng giáp với nhà đất của gia đình anh Ch - chị Th và đã xảy ra tranh chấp. Việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa vợ chồng anh K, chị N và vợ chồng anh C, chị G chỉ thực hiện bằng miệng, song giữa vợ chồng anh K - chị N và vợ chồng anh C -chị G không có tranh chấp về việc tặng cho quyền sử dụng đất nên căn cứ Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Tòa án không xem xét, giải quyết quan hệ hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định: Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự 1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. 2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Ðiều 722 BLDS năm 2005 quy định: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai. - Anh Ch cho rằng, đất của gia đình anh phía ngoài tường rào còn khoảng 8 - 10m2 , chiều rộng khoảng 40cm chạy dài theo khổ đất khoảng 28m. Khi xây tường rào năm 1998 anh đã để lại làm rãnh thoát nước. Nay anh C - chị G xây nhà đã lấn sang phần đất này nên anh yêu cầu đòi lại. Phía anh K - anh C khẳng định ranh giới đất giữa hai gia đình được giới hạn bởi tường rào xây gạch do chính tay anh Ch xây năm 1998, nên khi làm nhà anh C - chị G vẫn phải xây lùi về phía đất anh K cho anh chị, cách tường rào khoảng 20 cm để làm rãnh thoát nước. - Xem xét thực tế sau khi anh C - chị G đã xây nhà, tường nhà cách tường rào ngăn cách đất giữa đất của vợ chồng anh Ch với đất của vợ chồng anh K thì đoạn hẹp nhất là 0,2 m, đoạn rộng nhất là 0,6 m. Anh Ch khai rằng, đất của vợ chồng anh còn nằm ngoài tường rào song không đưa ra một căn cứ nào chứng minh đối với vấn đề này. 1 2
  • 31. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại Mặt khác, trong giấy tờ mua bán chuyển nhượng giữa anh Ch - chị Th với vợ chồng ông Đ - bà M (năm 1997) thì diện tích đất vợ chồng anh Ch, chị Th được chuyển nhượng chỉ có 356 m2 , song trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tăng lên 41,5 m2. . Anh Ch, chị Th cũng không lý giải được số diện tích đất thừa ra do anh mua bán hoặc lấn ở phía nào. - Khi xem xét thực tế, tường rào ngăn cách đất giữa gia đình ông Đ - bà M trước năm 1997 hiện còn móng tường trong vườn nhà anh Ch do anh Ch phá và xây lấn về phía đất của gia đình anh K - chị N để có bức tường rào ngăn cách giữa 2 nhà như hiện nay và kể từ đó cho đến nay hai bên không có tranh chấp gì. Để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng anh Ch và vợ chồng anh K thì khi Uỷ ban nhân dân xã KS đến kiểm tra, đo đạc, xác định mốc giới giữa 2 gia đình, các hộ liền kề anh Ch, anh K đều ký vào biên bản xem xét đo đạc hiện trạng, không có khiếu nại thắc mắc gì. Từ các phân tích trên cho thấy, anh Ch kiện đòi quyền sử dụng đất của vợ chồng anh K - chị N, anh C - chị G là không có căn cứ, do đó không chấp nhận yêu cầu đòi quyền sử dụng đất của anh Ch đối với gia đình anh K - chị N, anh C - chị G và cần giữ nguyên về tình trạng ranh giới đất giữa gia đình anh Ch - chị Th với gia đình anh K - chị N, anh C - chị Giang như hiện nay và được giới hạn bởi bức tường hàng rào xây gạch do gia đình anh Ch đã xây dựng từ năm 1998 là phù hợp với quy định tại Điều 265 BLDS năm 2005. Ðiều 265 BLDS năm 2005 quy định: Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản 1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp. 2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, 1 2
  • 32. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách. Thực tế đo đạc diện tích đất tranh chấp là 8 m2 và theo kết quả định giá của Tòa án cấp sơ thẩm ngày 16/9/2008 giá trị 1.200.000 đồng/m2 x 8m2 = 9.600.000 đồng. Vì vậy, anh Ch - chị Th phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo giá trị tài sản tranh chấp do không được chấp nhận yêu cầu. Từ những phân tích trên đây, vụ việc có thể được giải quyết như sau: 1. Không chấp nhận yêu cầu đòi quyền sử dụng đất 8m2 và tranh chấp ranh giới đất của anh Nguyễn Duy Ch đối với vợ chồng anh Nguyễn Văn K - chị Phùng Thị N và vợ chồng anh Nguyễn Văn C - chị Nguyễn Thị G. 2. Giữ nguyên về tình trạng ranh giới đất giữa gia đình anh Ch - chị Th với gia đình anh K - chị N, anh C - chị Giang như hiện nay, được giới hạn bằng bức tường rào xây gạch do anh Ch đã xây dựng năm 1998. VỤ VIỆC SỐ 2 Nội dung vụ án: Nguyên đơn ông Nguyễn Văn H trình bày: Gia đình ông có 2 mảnh đất: Mảnh thứ nhất theo bản đồ năm 1960 là thửa số 102 tờ bản đồ 05 diện tích 263m2 tại thôn T, xã C, huyện TL, tỉnh H; chủ sử dụng là Nguyễn Ngọc L - bố ông. Mảnh thứ hai theo văn tự gia đình ông lưu giữ thì ông Nh, bà L bán cho chị gái ông là bà Nguyễn Thị Th vào năm 1942 diện tích 348m2 , bà Th mua cho bố mẹ ông mảnh đất này. Bản đồ năm 1987 hai mảnh đất trên nhập thành một thửa diện tích 580m2 tờ bản đồ 01 thửa số 584. Mảnh đất hiện nhà ông đang sử dụng ở liền kề với ngõ đi vào nhà bà S. Ranh giới đất giữa nhà ông và ngõ vào nhà bà S có hai cột mốc xây gạch do chủ cũ xây và hàng rào khúc tần. Năm 1984, khi ông xây nhà mái bằng trên mảnh đất vườn giáp ngõ đi vào nhà bà S, ông đã bớt lại 50cm để mở cửa sổ và để ô văng che cửa sổ. Nhà bà S không ai phản đối. Năm 2001, sợ có người phá cột mốc cũ, ông đã cho chôn hai cột mốc bê tông ở phía bên trong và bên ngoài để giữ nguyên móng cột mốc cũ. Nay ông muốn xây tường rào để ngăn cách đất nhà ông và ngõ đi vào nhà bà S theo cột mốc cũ thì bà S không cho xây với lý do nhà ông xây nhà đã xây hết đất. Vì vậy, ông đề nghị Toà xác định mốc giới đất giữa nhà ông và ngõ đi nhà bà S ranh giới là tâm cột mốc cách tường nhà ông 0,5m. Bị đơn bà Trần Thị S uỷ quyền cho anh Nguyễn Xuân P trình bày: Ngõ đi vào nhà anh P giáp đất nhà ông H. Ranh giới đất 1 2
  • 33. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại giữa nhà ông H và ngõ đi vào nhà anh trước đây là hàng rào cây duối chứ không có cột mốc như ông H khai. Khi ông H xây nhà thì ông H đã phá hàng rào cây duối đi và xây hết đất. Móng nhà ông H đến đâu là cõi đến đó. Ông H mở cửa sổ và để ô văng cửa sổ sang ngõ đi nhà anh, gia đình anh đã phản đối nhưng ông H vẫn cố tình làm nên anh không cho mở cửa sổ. Nay ông H đề nghị Toà xác định mốc giới giữa hai gia đình, anh nhất trí nhưng anh không đồng ý ranh giới là tâm cột mốc cách tường nhà ông H 0,5m. Ngày 30/8/2006, anh P nộp đơn phản tố: Đề nghị Toà xác định mốc giới đất nhà ông H và ngõ đi vào nhà anh là móng tường nhà ông H đã xây năm 1984. Buộc ông H phải dỡ bỏ đoạn móng tường ông H xây trên ngõ đi nhà anh. Cụ Ngh là mẹ ông H trình bày: Nguồn gốc đất hiện nay mà ông H và cụ sử dụng là của các cụ để lại cho vợ chồng cụ và của con gái cụ là bà Th mua cho vợ chồng cụ. Vợ chồng cụ chỉ có 1 mình ông H là con trai nên hai cụ đã thống nhất cho ông H mảnh đất này. Ông H muốn làm gì thì làm. Bà Lưu Thị N là vợ ông H nhất trí với ông H, không có ý kiến gì thêm. Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện: Theo bản đồ năm 1987 thôn T thì thửa 584 tờ bản đồ 01 có diện tích 580m2 . Quá trình kiểm tra, đo đạc xác định đất sử dụng diện tích 580m2 từ 1987 nhưng ông H không thắc mắc, khiếu nại gì. Quá trình sử dụng diện tích đất trên ông H đóng thuế sử dụng 580m2 và không khiếu nại gì về diện tích trên. Trong quá trình giải quyết vụ án, ông H đã thuê Công ty đo đạc đến đo bằng máy thì diện tích đất nhà ông đang sử dụng hiện tại là 579,4m2 (tính đến phần móng nhà cấp 4 nổi trên mặt đất). Nội dung biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 02/7/2008 thì: Cột mốc như ông H trình bày hiện nay không còn nhưng còn móng và được thể hiện trong văn tự mua bán đất năm 1942 giữa ông Nh, bà L với bà Th. Sau khi ông H đào hết phần móng tường nhà ông thì ở độ sâu đó lộ ra 2 móng cột xây gạch ở 2 phía đầu nhà. Móng cột phía ngoài sát móng nhà, cách tường hậu nhà ông H 32cm, móng cột phía trong cách tường hậu nhà ông H 42cm. Hai móng cột này nằm sâu dưới nền đất có chu vi không đều nhau, ông H cho rằng đây là móng cột mốc có từ trước năm 1942, còn phía anh P đại diện cho bà S không công nhận, cho rằng móng này là ông H tự xây, xây từ bao giờ anh không biết. Theo nội dung biên bản lấy lời khai ngày 16/7/2008 người làm chứng là bà Nguyễn Thị H và ông Trần Văn S ở gần gia đình ông H cũng khẳng định, chưa bao giờ nhìn thấy cột mốc. Trong quá trình giải quyết vụ án, tại biên bản hòa giải ngày 14/9/2008, anh P đã công nhận là bức tường ranh 1 2
  • 34. Phần I. Các vụ việc pháp luật về dân sự Tìm hiểu các vụ việc pháp luật về dân sự, thương mại giới giữa nhà anh và nhà ông M khi xây, ông M nhất trí lùi lại phía đất nhà ông M một ít đất cho bức tường được thẳng nhưng cụ thể bao nhiêu anh không biết. Bình luận: * Về quan hệ pháp luật tranh chấp: - Diện tích 580m2 đất của gia đình ông H tại thửa 584 tờ bản đồ 01 liền kề với ngõ đi vào nhà bà S. Quá trình sử dụng đất đã xảy ra tranh chấp về mốc giới. Bên nguyên đơn đã khởi kiện bị đơn yêu cầu xác định mốc giới nhà ông và ngõ đi nhà bà S cách tường nhà ông 0,5m. Bên bị đơn nhất trí yêu cầu Tòa án xác định mốc giới đồng thời có yêu cầu phản tố xác định mốc giới đất nhà ông H và ngõ đi vào nhà bị đơn là móng tường nhà ông H đã xây năm 1984. Buộc ông H phải dỡ bỏ đoạn móng tường ông H xây trên ngõ đi. Từ các tình tiết của vụ án và yêu cầu của nguyên đơn chúng ta xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án là tranh chấp về mốc giới quyền sử dụng đất. Đây là một loại tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 7 Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. * Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Diện tích đất tranh chấp đã có tên trong sổ địa chính nên theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định: Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam 2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản. 3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự. 4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này. 5. Tranh chấp về thừa kế tài sản. 6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật. 9. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định. * Về giải quyết yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu phản tố của bị đơn: Đất thuộc quyền sử dụng của ông H hiện nay gồm 2 thửa 1 2