SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA Y - DƯỢC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA
TRÊN CAO PHÂN ĐOẠN CLOROFORM
CỦA CÂY KÈO NÈO (Limnocharis flava L. Buchenau)
Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN NGỌC ANH ĐÀO
Sinh viên thực hiện: TRẦN BẢO VIỆT
Mã số sinh viên: 115615136
Lớp: Dược Đại học khóa 15 (DA15DB)
Khóa: 2015 – 2020
Thành phố Trà Vinh – Năm 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA Y - DƯỢC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA
TRÊN CAO PHÂN ĐOẠN CLOROFORM
CỦA CÂY KÈO NÈO (Limnocharis flava L. Buchenau)
Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN NGỌC ANH ĐÀO
Sinh viên thực hiện: TRẦN BẢO VIỆT
Mã số sinh viên: 115615136
Lớp: Dược Đại học khóa 15 (DA15DB)
Khóa: 2015 – 2020
Thành phố Trà Vinh – Năm 2020
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Kèo nèo là một thực vật được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Theo kinh nghiệm dân gian, kèo nèo là một vị thuốc giúp thanh nhiệt, hạ áp, tiêu viêm,
ức chế mầm bệnh trên da. Đề tài “Khảo sát đặc điểm thực vật, thành phần hóa học
và hoạt tính chống oxy hóa trên cao phân đoạn cloroform của cây kèo nèo
(Limnocharis flava L. Buchenau)” được thực hiện nhằm xác định đặc điểm thực vật học,
thành phần hóa học và tác dụng sinh học nhằm đóng góp thêm cho cơ sở dữ liệu khoa học
về loài thực vật này.
Đối tượng nghiên cứu
Toàn thân bỏ rễ cây kèo nèo (Limnocharis flava L. Buchenau) được thu hái vào
9/2019 tại xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát hình thái học, soi vi phẫu và bột dược liệu.
Chiết xuất, tách cao phân đoạn, khảo sát thành phần bằng phương pháp hóa học.
Thử nghiệm in vitro tác dụng quét gốc tự do DPPH.
Kết quả
Đặc điểm thực vật học
Mô tả được đặc điểm hình thái, vi phẫu, xác định các cấu tử trong bột dược liệu.
Khảo sát thành phần hóa học
Từ 300 g bột dược liệu, hiệu suất chiết cao tổng là 11,17%; cao n-hexan là
11,78%; cao cloroform là 7,07%. Xác định được trong cao cloroform chứa các thành
phần: flavonoid, acid hữu cơ và chất khử.
Hoạt tính sinh học
Hoạt tính chống gốc tự do của cao phân đoạn cloroform có IC50 = 196,998 μg/mL
so với chất đối chứng dương vitamin C có IC50 = 4,712 μg/mL.
Kết luận và kiến nghị
Khả năng chống oxy hóa của kèo nèo thấp hơn so với vitamin C gần 42 lần.
Kiến nghị thử các hoạt tính sinh học khác như kháng viêm, diệt khuẩn; phân lập,
tinh chế và xác định cấu trúc chất tinh khiết từ dược liệu.
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Khảo sát đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và
hoạt tính chống oxy hóa trên cao phân đoạn cloroform của cây kèo nèo (Limnocharis
flava L. Buchenau)” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo
viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Anh Đào. Nội dung đề tài là sản phẩm mà em đã nỗ
lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường. Các số liệu, kết quả trình bày trong
báo cáo là hoàn toàn trung thực, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn
và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra.
Trà vinh, ngày 09 tháng 8 năm 2020
Ký tên
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo
trường Đại học Trà Vinh đã giúp em tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức mới trong suốt
5 năm học vừa qua, để em làm hành trang vững chắc cho sự nghiệp vào đời của mình.
Đặc biệt, em dành sự quý trọng này đến với cô Nguyễn Ngọc Anh Đào là giáo viên phụ
trách môn Hóa Dược đã chỉ dạy tận tình, hướng dẫn em và giải đáp những thắc mắc em
còn vướng phải.
Em xin trân thành cảm ơn ba, mẹ cùng các cô chú, anh chị và bạn bè đã luôn tạo
điều kiện giúp đỡ và ủng hộ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin một lần nữa cảm ơn anh chị phụ trách viên tại bộ môn Dược liệu đã hỗ trợ
em về kiến thức, dụng cụ tiến hành nghiên cứu, luôn bên cạnh những lúc em gặp khó
khăn nhất. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót
và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Trà vinh, ngày 09 tháng 8 năm 2020
Sinh viên thực hiện
UBND TỈNH TRÀ VINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
BẢN NHẬN XÉT ĐỒ ÁN, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Của giảng viên hướng dẫn)
Họ và tên sinh viên: Trần Bảo Việt MSSV: 115615136
Ngành: Dược học Khóa: 2015-2020
Tên đề tài: Khảo sát đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy
hóa trên cao phân đoạn cloroform của cây kèo nèo (Limnocharis flava L. Buchenau)
Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Anh Đào
Chức danh: Giảng viên Học vị: Thạc sĩ
NHẬN XÉT
1. Nội dung đề tài: phù hợp với chuyên ngành học, khối lượng công việc đáp ứng
với yêu cầu của đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Ưu điểm: đề tài có tính mới, có ý nghĩa khoa học.
3. Khuyết điểm: cách diễn đạt vấn đề đôi khi còn chưa đúng văn phong khoa học.
4. Điểm mới đề tài: đề tài đã mô tả đặc điểm thực vật học, xác định thành phần hóa
học và tác dụng chống oxy hóa cao phân đoạn cloroform của cây kèo nèo trong
bối cảnh còn rất ít nghiên cứu về loài này cả trên thế giới và tại Việt Nam.
5. Giá trị thực trên đề tài: đề tài đã góp phần làm rõ hơn về thành phần hóa học và
tác dụng chống oxy hóa của cây kèo nèo, đóng góp điểm mới cho cơ sở dữ liệu
khoa học, là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu ứng dụng về loài cây này.
Thông qua đề tài, tác giả cũng đồng thời trau dồi được năng lực tư duy, khả năng
làm việc trong phòng thí nghiệm.
7. Đề nghị sửa chữa bổ sung: một số lỗi chính tả, một số câu từ diễn đạt còn tối nghĩa.
8. Đánh giá: Tốt
Trà Vinh, ngày … tháng … năm 2020
Giảng viên hướng dẫn
Nguyễn Ngọc Anh Đào
UBND TỈNH TRÀ VINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT ĐỒ ÁN, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Của cán bộ chấm đồ án, khóa luận)
Họ và tên người nhận xét: .................................................................................................
Chức danh: ...................................................... Học vị: ...................................................
Chuyên ngành: ..................................................................................................................
Cơ quan công tác: ..............................................................................................................
Tên sinh viên: ....................................................................................................................
Tên đề tài đồ án, khóa luận tốt nghiệp: .............................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
I. Ý KIẾN NHẬN XÉT
1. Nội dung:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
2. Điểm mới các kết quả của đồ án, khóa luận:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
3. Ứng dụng thực tế:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
II. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ
(Các câu hỏi của giáo viên phản biện)
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
III. KẾT LUẬN
(Ghi rõ đồng ý hay không đồng ý cho bảo vệ đồ án khóa luận tốt nghiệp)
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Trà Vinh, ngày …… tháng …… năm 20…
Người nhận xét - phản biện
(Ký & ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT............................................................i
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ..........................................................iii
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN..................................................................................2
2.1. Vị trí phân loại của cây kèo nèo..................................................................2
2.2. Phân bố và đặc điểm thực vật học...............................................................3
2.3. Thành phần hóa học ....................................................................................5
2.4. Giá trị dinh dưỡng.......................................................................................8
2.5. Hoạt tính sinh học .......................................................................................8
2.5.1. Hoạt tính ức chế men chuyển (ACE)...................................................8
2.5.2. Hoạt tính chống oxy hóa......................................................................9
2.5.3. Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm .....................................................9
2.6. Các ứng dụng trong thực tế.......................................................................10
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................11
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................11
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................11
3.1.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất.............................................................11
3.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................12
3.2.1. Phương pháp khảo sát đặc điểm thực vật và định danh dược liệu.....12
3.2.2. Phương pháp phân tích thành phần hóa học ......................................13
3.2.3 Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa bằng DPPH.............16
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................19
4.1. Đặc điểm thực vật và định danh mẫu dược liệu .......................................19
4.1.1. Đặc điểm hình thái.............................................................................19
4.1.2. Đặc điểm vi phẫu ...............................................................................24
4.1.3. Bột dược liệu......................................................................................29
4.2. Phân tích thành phần hóa học ...................................................................31
4.3. Xác định hoạt tính chống oxy hóa bằng DPPH ........................................34
4.3.1. Hoạt tính kháng oxy hóa của vitamin C ............................................34
4.3.2. Kết quả đo hoạt tính kháng oxy hóa của cao phân đoạn cloroform ..36
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................40
5.1. Kết luận .....................................................................................................40
5.2. Kiến nghị...................................................................................................40
i
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. ABTS: Axit 3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic
2. APG: Hệ thống phân loại sinh thực vật (Angiosperm Phylogeny Group)
3. Asb: Độ hấp thu (Absorbance)
4. DCM: Dicloromethan
5. DPPH: 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl
6. ED50: Liều hiệu quả đáp ứng 50% (Effective dose 50%):
7. EtOAc: Ethyl acetat
8. EtOH: Ethanol
9. GAE: mg đương lượng của axit gallic trên 1 g chất khô (Acid gallic equivalents)
10.IC50: Nồng độ ức chế 50% cá thể (Inhibitory concentration 50%)
11.RE: mg đương lượng của Rutin trên 1 g chất khô (Rutin equivalents)
12.Rf: Hệ số di chuyển
13.TLC: Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography)
14.UV: Tia tử ngoại (Ultra violet)
15.VS: Vanillin và sulfuric
16.SPSS: Là phần mềm phân tích thống kê (Statistical Package for the Social
Sciences)
ii
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại thực vật của cây kèo nèo [11]
..................................................2
Bảng 2.2. Một số đặc điểm chính của các loài thuộc chi Limnocharis ................3
Bảng 3. Thuốc thử và phản ứng dương tính của các hợp chất.............................15
Bảng 4.1. Khối lượng và hiệu suất chiết từ bột dược liệu ...................................31
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa học cao cloroform.................32
Bảng 4.3. Giá trị phần trăm ức chế DPPH phụ thuộc nồng độ của chất chuẩn...34
Bảng 4.4. Giá trị phần trăm ức chế DPPH phụ thuộc nồng độ của cao chiết
cloroform..............................................................................................................37
Bảng 5. Phương trình hồi quy và nồng độ IC50 của vitamin C và cao chiết........38
Bảng PL-1. Phần trăm ức chế DPPH của vitamin C............................................46
Bảng PL-2. Phần trăm ức chế DPPH của cao phân đoạn cloroform ...................46
iii
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Bộ dụng cụ chiết xuất..........................................................................13
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình chiết xuất các cao phân đoạn từ dược liệu ban đầu...14
Hình 3.3. Cấu trúc của DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) .........................16
Hình 3.4. Cơ chế phản ứng DPPH ......................................................................17
Hình 4.1. Cây kèo nèo ở tỉnh Tiền Giang............................................................19
Hình 4.2. Cụm hoa và hoa của loài được quan sát dưới lúp ...............................20
Hình 4.3. Cơ quan sinh sản được quan sát dưới kính hiển vi (X=40).................22
Hình 4.4. Vi phẫu rễ được quan sát dưới kính hiển vi (X= 100) ........................25
Hình 4.5. Vi phẫu cuống lá quan sát dưới kính hiển vi (X=100)........................26
Hình 4.6. Vi phẫu các bó mạch quan sát dưới kính hiển vi (X=100...................27
Hình 4.7. Vi phẫu mạch mủ bổ dọc được quan sát dưới kính hiển vi (X=40)....27
Hình 4.8. Vi phẫu phiến lá và khí khổng quan sát dưới kính hiển vi (X=100)...28
Hình 4.9. Bột dược liệu kèo nèo được quan sát dưới kính hiển vi (X=100).......29
Hình 4.10. Bột dược liệu kèo nèo được quan sát dưới kính hiển vi (X=100).....30
Hình 4.11. Kết quả định tính bằng phản ứng hóa học.........................................31
Hình 4.12. Bản sắc kí được quan sát dưới vùng ánh sáng tử ngoại
và thuốc hiện màu VS ..........................................................................................33
Đồ thị 4.1. Đồ thị tương quan giữa nồng độ vitamin C
với phần trăm ức chế DPPH.................................................................................36
Đồ thị 4.2. Đồ thị tương quan giữa nồng độ cao cloroform
với phần trăm ức chế DPPH.................................................................................38
1
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một đất nước nằm trong vùng nhiệt đới nên rất thuận lợi cho sự sinh
sôi phát triển của cây cỏ, theo thống kê đến nay, nước ta có khoảng trên 12.000 loài thực
vật chưa kể đến các loại rong, rêu, nấm. Trong số đó có rất nhiều dược liệu quý hiếm
nên từ xa xưa ông cha ta đã tận dụng nguồn tài nguyên thực vật này để phục vụ cho nhu
cầu dinh dưỡng, làm thuốc chữa bệnh. Mặc dù, chúng ta có hàng vạn bài thuốc thảo
dược từ những kinh nghiệm của tiền nhân đi trước, nhưng giới thực vật vẫn còn nhiều
tiềm năng để nghiên cứu và khai thác. Khi đời sống con người ngày càng được nâng cao,
thì nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cũng ngày một gia tăng, đòi hỏi các nhà nghiên
cứu phải áp dụng kĩ thuật tiên tiến để phân lập các hoạt chất trong thực vật, dược liệu
và tìm hiểu các tác dụng sinh học của chúng để tạo ra dược phẩm mới.
Cây kèo nèo hay còn gọi nê thảo, tai tượng, cù nèo, tên khoa học là Limnocharis
flava (L.) Buchenau là một loài thực vật thuộc họ Kèo nèo (Limnocharitaceae). Đây là
loại cây hoang dại mọc nhiều ở khu vực Đông Nam Á đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long. Theo kinh nghiệm dân gian, kèo nèo là một vị thuốc giúp thanh nhiệt, hạ áp,
tiêu viêm, chống đau lưng, nhức mỏi, di tinh, mộng tinh, sỏi thận, ức chế mầm bệnh trên
da…[22], [35]
. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta cũng như trên thế giới có rất ít các nghiên cứu
về loài thực vật này. Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, đề tài: “Khảo sát đặc điểm
thực vật, thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa trên cao phân đoạn
cloroform của cây kèo nèo (Limnocharis flava L. Buchenau)” được tiến hành, nhằm
đóng góp một phần dữ liệu vào các nghiên cứu dược liệu tại Việt Nam và mở rộng triển
vọng khai thác sử dụng nguồn nguyên liệu thảo dược sẵn có vào việc chăm sóc bảo vệ
sức khỏe con người.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:
 Mô tả điểm đặc trưng và vi phẫu của thực vật.
 Khảo sát thành phần hóa học của cao phân đoạn cloroform.
 Đánh giá hoạt tính chống oxy trên cao phân đoạn cloroform.
2
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Vị trí phân loại của cây kèo nèo
Cây kèo nèo có tên khoa học là Limocharis flava thuộc họ Kèo nèo
(Limnocharitaceae). Họ này còn được gọi là họ Cù nèo, họ Choóc hay họ Nê thảo và đã
được tách ra khỏi họ Trạch tả (Alismataceae) bởi Armen Takhtajan vào năm 1954 [11]
nhưng chỉ được chính thức công nhận trong nghiên cứu của Arthur J. Cronquist công bố
vào năm 1981 [12]
. Hệ thống phân loại sinh thực vật APG II năm 2003 công nhận họ này
và đặt nó trong bộ Alismatales của nhánh thực vật một lá mầm. Tuynhiên, hệ thống APG
III năm 2009 lại không công nhận họ Limnocharitaceae và một lần nữa gộp nó vào họ
Alismataceae. Mặc dù vậy, họ Limnocharitaceae vẫn được Heywood và cộng sự công
nhận là một họ khác biệt vào năm 2007 [32]
.
Bảng 2.1. Phân loại thực vật của cây kèo nèo [11]
Phân loại Hệ thống Cronquist cũ Hệ thống APG IVmới
Vực
(Domain)
Sinh vật nhân chuẩn
(Eukarya)
Sinh vật nhân chuẩn
(Eukarya)
Giới
(Kingdom)
Thực vật
(Plantae)
Thực vật
(Plantae)
Phân giới
(Subkingdom)
Thực vật có phôi
(Embryophyta)
Thực vật có phôi
(Embryophyta)
Nhánh
Thực vật có mạch
(Tracheophyta)
Thực vật có mạch
(Tracheophyta)
Liên ngành
(Superdivision)
Thực vật có hạt
(Spermatophyta)
Thực vật có hạt
(Spermatophyta)
Ngành
(Division)
Cây hạt kín/ Thực vật có hoa
(Magnoliophyta)
Cây hạt kín/ Thực vật có hoa
(Angiosperms)
Lớp
(Class)
Thực vật một lá mầm
(Liliopsida)
Nhánh Core Angiosperms
Phân lớp
(Subclass)
Trạch tả
(Alismatidae)
Thực vật một lá mầm
(Monocots)
Bộ
(Order)
Trạch tả
(Alismatales)
Họ (Family) Kèo nèo (Limnocharitaceae) Trạch tả (Alismataceae)
Chi (Genus) Kèo nèo, Nê thảo (Limnocharis)
Loài (Species) Kèo nèo (Limnocharis flava)
3
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Họ Kèo nèo được ghi nhận trên thế giới gồm 3 chi với 8-12 loài thực vật thủy
sinh, ở Việt Nam có 2 chi, 2 loài là Limnocharis flava thuộc chi Limnocharis và loài
Butomopsis latifolia (Tenagocharis latifolia) thuộc chi Butomopsis [15], [21], [33], [37]
.
Theo Robert R. Haynes and Lauritz B. Holm-Nielsen thì các loài thuộc chi
Limnocharitaceae có những đặc điểm khác nhau được tóm tắt trong bảng 2.2 [31], [34]
.
Bảng 2.2. Một số đặc điểm chính của các loài thuộc chi Limnocharis
STT Loài Đăc ̣điểm chính
1 Limnocharis flava Không có lông tiết trên hạt, có 3-9 lá noãn
2 Limnocharis laforestii Không có lông tiết trên hạt, có 3-9 lá noãn
3 Butomopsis latifolia Có số lượng hoa giảm
4 Hydrocley modesta Không có nhị lép, gân chính trên lá đài
5 Hydrocley parviflora Có số lượng hoa giảm
6 Hydrocley mattogrossensis
Có số lượng hoa giảm
Gân chính trên lá đài, không có nhị lép
7 Hydrocley martii Gân chính trên lá đài, có số lượng hoa giảm
8 Hydrocley nymphoides
Cấu trúc lông tơ trên vỏ hạt
Có số lượng hoa giảm, gân chính trên lá đài
2.2. Phân bố và đặc điểm thực vật học
Cây kèo nèo được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới thuộc Châu Phi, Châu Á,
Châu Đại Dương và ở Trung Mỹ. Chúng mọc tự nhiên từ Argentina đến Mexico và các
4
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
đảo Caribbean, sinh sôi dưới dạng tự phát ở Hoa Kì. L. flava được du nhập vào các vùng
nhiệt đới Đông bán cầu, nhiều nhất là ở Nam Châu Á, trở thành loại cây dại trong các
đồn điền lúa nước [14], [25]
.
Kèo nèo sống bám cố định trên bùn đất, đầm lầy, nước nông, chỗ ứ đọng nước,
không trôi dạt trên sông, có hình dáng giống lục bình, nước dâng đến đâu vươn ngọn đến
đấy. Rễ phát sinh từ thân rễ hoặc các nút của thân cây, thân rễ dày và ngắn, khi cây
trưởng thành thì có độ sâu tối đa khoảng 15 cm. Kèo nèo có lá mọc thẳng hướng lên,
cuống lá dài mặt cắt có hình tam giác. Có các bẹ lá phía trên mặt đất tạo thành thân giả,
khi trưởng thành thân cây cao khoảng 45-60 cm, thân mập mạp, không phân nhánh, có
các gân chính song song, phiến lá có dạng hình elip thuôn dài tới oval rộng. Đỉnh lá nhọn
đột ngột, ở phía chóp mỏng hơn, mép lá hơi quăn, rìa lá gợn sóng [14], [25]
.
Hoa có dạng tán, có từ 2-12 hoa nằm trên tổng bao lá bắc, có 1-4 cuống cụm
hoa. Cuống hoa nhỏ, có mặt cắt hình tam giác, hoa được tạo nên từ ba đài hoa có màu
xanh lá xếp gối lên nhau, mỗi hoa có ba cánh, có màu từ trắng cho tới vàng tươi. Đài hoa
ngắn hơn cuống hoa. Mang 15-20 tiểu nhị (dài 1,2 cm) và rất nhiều tiểu noãn. Quả nhỏ
(đường kính 1,5-2 cm), được đài hoa bao bọc. Kèo nèo sinh sản, phát tán bằng hạt và
phát triển quần thể bằng sinh sản vô tính [1], [37]
.
Hình 1. Hình thể của kèo nèo
A: Cây kèo nèo B: Hoa kèo nèo
5
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Ở Việt Nam có hai chi và hai loài thuộc họ Kèo nèo, được giáo sư Phạm Hoàng
Hộ ghi nhận như sau [4]
:
Loài Limnocharis flava thuộc chi Limnocharis, là loài thực vật đa niên cao đến
80 cm. Lá có phiến xoang tròn, lục tươi, gân chính cong, cuống có ba khía. Tán, hoa có
cọng dài 2-4 cm, lá đài xanh, cánh hoa vàng tươi, cao 1,5 cm. Có 15-20 tiểu nhụy lép
vàng, dài 1,2 cm, tâm bì nhiều có một luân sinh, đính phôi tản lạc, hột nhiều, nâu, to 1
mm, bộ nhiễm sắc thể là n=10.
Loài Butomopsis latifolia (Tenagocharis latifolia) thuộc chi Butomopsis, là loài
thực vật nhỏ, cao khoảng 10 cm, lá nổi có cuống lá dài, có bẹ ôm thân, phím tròn dài
thon, dài 2-3 cm, rộng 5-7 mm, có 3 gân chính. Phát hoa có cọng dài 3 cm, tán có 3 lá
hoa nhỏ mỏng, mang 2-7 hoa lưỡng phái, có 3 lá đài, 3 cánh hoa, mau rụng, có 5 tiểu
nhụy, tâm bì rời, có 3-4 noãn gắn tản lạc.
2.3. Thành phần hóa học
Hiện nay chỉ có loài Limnocharis flava được công bố về các thành phần hóa học
và hoạt tính sinh học trong các bài báo khoa học. Trong khi đó các loài khác trong họ
Limnocharitaceae ít được quan tâm, chủ yếu đề cập về vị trí phân bố, hiện chưa có tài
liệu đề cập về thành phần và hoạt tính.
Nghiên cứu của tác giả Keng-Fei Ooh năm 2015 đã phân tích cấu trúc của các
axit hydroxybenzoic, axit hydroxycinnamic và flavonoid trong dịch chiết nước của lá L.
flava, thân rễ và rễ bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Hoạt tính
chống lipoxygenase và chống oxy hóa qua thử nghiệm khử sắt, hoạt động nhặt gốc tự
do 2,2-diphenyl-1- picrylhydrazyl (DPPH) và nitric oxide (NO) của các chất chiết xuất
cũng được đánh giá. Kết quả thu được chiết xuất lá có hàm lượng phenol cao nhất, có
nhiều nhất trong axit p-hydroxybenzoic, axit ferulic, và rutin. Chiết xuất từ lá thể hiện
khả năng chống lipoxygenase mạnh nhất (EC50 6,47 mg/mL). Chiết xuất lá cũng có khả
năng khử sắt cao nhất (EC50 6,65 mg/mL) [20]
.
Thành phần hóa học của loài Limnocharis flava theo nghiên cứu của tác giả
Keng-Fei Ooh được thể hiện trong bảng 2.3.
6
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Bảng 2.3. Một số thành phần hóa học có trong cây kèo nèo
STT Bộ phận Tên hoạt chất Công thức hóa học Nhóm
1
Rễ,
thân rễ và
lá cây
Axit protocatechuic
(PCCA)
Axit
hydroxybenzoic
2
Rễ, thân rễ
và lá cây
Axit gallic (GA)
3
Lá cây và
thân rễ
Axit
p-hydroxybenzoic
(p-HBA)
4
Rễ,
thân rễ và
lá cây
Axit vanillic
(VA)
7
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
5 Lá cây Axit ferulic (FA)
Axit
hydroxycinnamic
6
Rễ
và
lá cây
Axit caffeic (CFA)
7
Rễ và
lá cây
p-axit coumaric
(p-CA)
8
Rễ,
thân rễ và
lá cây
Axit sinapic
(SNA)
9
Rễ,
thân rễ và
lá cây
Axit chlorogen
(ChA)
8
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
10
Rễ,
thân rễ
và lá cây
Myricetin
Flavonoid
11 Lá cây Rutin
12
Rễ và
lá cây
Quercetin
2.4. Giá trị dinh dưỡng
Nghiên cứu của N. Saupi và cộng sự (2009) về thành phần dinh dưỡng của L.
flava trên các bộ phận ăn được của cây gồm: chồi xanh của lá, cuống lá và cụm hoa đã
chỉ ra hàm lượng protein thô của kèo nèo rất thấp, chất béo và chất xơ thô cũng không
đáng kể, độ ẩm cao và lượng tro mức vừa phải, tổng hàm lượng carbohydrat và giá trị
năng lượng ở mức trung bình, có chứa các thành phần khoáng chất như: Na, K, Ca, Mg,
Cu và Zn [23]
.
2.5. Hoạt tính sinh học
2.5.1. Hoạt tính ức chế men chuyển (ACE)
Đặc tính hạ huyết áp từ dịch chiết methanol của bột lá kèo nèo được nghiên cứu
trong thí nghiệm in vitro của F.C. Saputri và cộng sự (2015). Hoạt tính ức chế ACE
được đánh giá bằng cách sử dụng N-hippuryl-L-histidyl-L-leucin (HHL) làm chất nền
9
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
và tác dụng ức chế của chất chiết từ dược liệu được xác định dựa trên mức độ axit
hippuric tạo thành bằng cách đo độ hấp thụ ở bước sóng 228 nm (phương pháp Cushman
và Cheung). Captopril được sử dụng như là chất đối chứng dương. Kết quả nghiên cứu
cho thấy chiết xuất methanol của lá L. flava có tỉ lệ ức chế ACE đạt 79,6% ở nồng độ 100
μg/mL, trong khi captoril đạt 86% khi ở nồng độ 100 μg/mL. Nghiên cứu trên cho thấy
tiềm năng của kèo nèo trong việc hạ huyết áp ở người thông qua cơ chế ức chế men
chuyển [16]
.
2.5.2. Hoạt tính chống oxy hóa
Tác giả N. A. A. Mohd Nazri và cộng sự năm (2011) nghiên cứu hoạt tính chống
oxy hóa trên dịch chiết DCM và ethanol của kèo nèo. Kết quả cho thấy dịch chiết DCM
có khả năng bắt gốc tự do DPPH cao hơn so với dịch chiết cồn (75% của DCM so với
65% của cồn) nhưng thấp hơn so với chất đối chiếu quercetin (93%). Ngược lại, tổng
hàm lượng phenolic được tìm thấy trong dịch chiết EtOH lại ở mức cao hơn [22]
.
Trong một nghiên cứu tương tự, Jureerut Daduang cộng sự (2011) thử hoạt
tính chống oxy hóa trên chiết xuất ethanol 70% từ thân của loài L. flava Kết quả cho
thấy hoạt tính chống oxy hóa thứ 19trong số 29 loài rau nhiệt đới đã khảo sát trong nghiên
cứu [18]
. Đối với chiết xuất ethanol của nụ và hoa L. flava, hoạt tính chống oxy hóa cũng
đã được Pitchaon Maisuthisakul và cộng sự (2007) nghiên cứu bằng các phương pháp
xác định tổng hàm lượng phenolic, flavonoid và nồng độ bắt 50% gốc tự do DPPH. Kết
quả cho thấy khả năng bắt gốc tự do DPPH của L. flava xếp ở vị trí 19 trong 26 loài cây
bản địa ở Thái Lan. Bên cạnh đó, hàm lượng tổng phenolic và cả flavonoid cũng ở mức
thấp 5,4 ± 0,1 mg GAE/g trọng lượng khô và 3,7 ± 0,2mg RE/g trọng lượng khô [18]
.
2.5.3. Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm
Nghiên cứu của Mohd Nazri (2011) tiến hành thử hoạt tính kháng khuẩn và nấm
của 6 loại rau ăn sống ở Malaysia, trong đó có loài L. flava bằng phương pháp khuếch
tán đĩa (đường kính 6 mm) được sử dụng với 50 μl dịch chiết ở các nồng độ khác nhau
1, 5, 10, 20, 30 mg/mL. DCM và EtOH lần lượt là các dung môi chiết xuất và đồng thời
là chất đối chứng âm tương ứng, chất đối chứng dương streptomycin (0,02 g/mL) được
sử dụng để xác định độ nhạy của từng loài vi khuẩn được thử nghiệm, cycloheximid (100
mg/mL) là chất đối chứng dương với nấm men. Hoạt tính kháng khuẩn được đánh giá
10
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
bằng cách đo các vùng ức chế các sinh vật thử nghiệm. Kết quả cho thấy chiết xuất DCM
và EtOH của L. flava thể hiện hoạt tính kháng khuẩn chống lại Pseudomonas aeruginosa,
Staphylococcus aureus và đặc biệt là Streptococcus pyogenes so với chất đối chứng,
không nhận thấy vùng ức chế trên chủng E.Coli. Chiết xuất EtOH của cây này là mẫu
thử duy nhất cho thấy sự ức chế chống lại nấm Candida albicans [22]
.
2.6. Các ứng dụng trong thực tế
Ứng dụng trong y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, kèo nèo có vị ngọt, tính mát. Tác dụng thanh thấp nhiệt,
lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu viêm. Kinh nghiệm dân gian thường dùng kèo nèo chữa viêm
tiết niệu, nam giới di tinh, mộng tinh, nữ giới khí hư bạch đới, đau lưng, nhức mỏi.
Những bài thuốc từ cây kèo nèo như để chữa di tinh mộng tinh thì mỗi lần dùng
50-100 g tươi sắc nước uống. Chữa phụ nữ nóng nhiệt ra nhiều khí hư thì kết hợp 50 g
kèo nèo tươi với 20 g lá trinh nữ hoàng cung, sắc nước uống ngày vài lần. Chữa viêm tiết
niệu thì dùng kèo nèo phối hợp với lá mã đề mỗi vị 50 g, sắc uống ngày vài lần… Tuy
nhiên, không nên sử dụng kèo nèo mọc ở những nơi nước đọng, ô nhiễm vì loài thực vật
này có khả năng hấp thu nhiều kim loại nặng [35]
.
Ứng dụng trong xử lý nước thải
Kèo nèo có khả năng khả năng lọc kim loại nặng đặc biệt là cadimi. Nghiên cứu
của P. C. Abhilash và cộng sự đã chứng minh kèo nèo có thể lọc sạch nguồn nước bị
nhiễm cadimi lên tới 93% [26]
. Loại cây này đã được một số nước đang phát triển áp dụng
để lọc nước thải trong đó có Thái Lan [9]
. Nghiên cứu của José Marrugo-Negrete và cộng
sự chứng minh kèo nèo có khả năng loại bỏ thủy ngân từ nước thải của mỏ vàng [7], [17]
.
Tại Việt Nam, luận án tiến sĩ của Nguyễn Minh Hưng đã khảo sát khả năng tích
lũy kim loại nặng như As, Cd, Pb, Hg của một số loài thực vật với kết quả kèo nèo là
một trong mười loài được ông lựa chọn để xử lý kim loại nặng cho đất nông nghiệp [3]
.
Tổng cục Môi trường Việt Nam cũng đề cập đến khả năng hấp thu Pb, Zn để xử lí nước
của kèo nèo [36]
.
11
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây kèo nèo thu hái ở xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Thời gian thu hái: tháng 9 năm 2019.
Bộ phận dùng nghiên cứu: toàn cây bỏ rễ.
Tình trạng mẫu: khi thu hái, mẫu vẫn còn tươi, không bị dập, nát, hư úng. Sau
khi thu về rửa lại bằng nước để loại bỏ bùn đất và tạp chất lẫn trong mẫu, phơi khô,đem
đi xay, cân, kiểm tra độ ẩm và bảo quản khô ráo.
Địa điểm nghiên cứu: phòng thí nghiệm Bộ môn Dược Khoa Y - Dược, Trường
Đại học Trà Vinh.
3.1.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất
Thiết bị, dụng cụ Hóa chất, thuốc thử
Cân điện tử BL-220H Shimadzu (Nhật Bản)
Cân sấy ẩm hồng ngoại MOC63u Shimadzu
(Nhật Bản)
Máy xay Philips HR2056 (Hà Lan)
Máy cô quay chân không Strike300
Steroglass (Italia)
Đèn tử ngoại UV- Vis Spectroline CX-20/FA
(U.S.A)
Máy hút chân không Gast DOA-P504-BN
(USA)
Kính hiển vi Olympus CX31RTSF (Nhật) kết
nối với máy tính Infinity 1 Lumenera
(Canada)
Bếp cách thủy Wisd WEB-8 (Hàn Quốc)
Tủ hút ESCO EBC-4A0 (Singapore)
Cồn tuyệt đối, 96o
, 70o
, 25o
n-Hexan (99%, Chemsal)
Chloroform (99%, Chemsal)
Ethylacetate (99,5% Chemsal)
Methanol (99,5% Xilong)
H2SO4 đậm đặc, 10%
NH4OH 10%
HCl đậm đặc, 1%, 5%
FeCl3 5%, than hoạt
Vanilin 1%/ cồn, Na2CO3 tinh thể,
CuSO4 khan.
Gelatin muối, bột magnesi kim loại
Thuốc thử Fehling A và B
Thuốc thử Legal, Baljet
Thuốc thử Liebermann-Burchard
12
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Bếp điện ALMA EG18 (Nhật Bản)
Tủ sấy Wisd ThermoStable ON-32 (Hàn
Quốc)
Máy quang phổ UV-Vis Jasco V-630 (Nhật
Bản) và Thermo Fisher Scientific EVO300
PC (USA)
Ống nghiệm, pipet, becher, ống đong, bình
tam giác (erlen), bình lắng gạn, đũa thủy tinh,
bình định mức, phễu lọc, giá đỡ...
Bể sắc kí
Tủ lạnh TOSHIBA (Nhật Bản)
Thuốc thử Keller- Kiliani
Thuốc thử Carr-Price
Thuốc thử alkaloid: Bertrand,
Bouchardat, Dragendorff
Dung dịch nhuộm caramin- lục iod
NaOH 1%, 10%, nước javen
Thuốc thử DPPH 95% (Alfa Aesar-
Japan)
Chất chuẩn L(+)- Acid ascorbic
99,7% (Xilong- Trung Quốc)
Silica gel 60 (0,04-0,063 mm- Đức)
Bản silica gel F254 tráng sẵn trên nền
nhôm (Merck-Đức)
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp khảo sát đặc điểm thực vật và định danh dược liệu
Khảo sát đặc điểm hình thái
Các đặc điểm hình thái được quan sát bằng mắt thường, kính lúp hay kính hiển
vi quang học. Mô tả các đặc điểm hình thái các bộ phận rễ, thân, lá, hoa và quả so sánh
với tài liệu tham khảo.
Khảo sát đặc điểm giải phẫu
Phiến lá, cuống lá và rễ cắt mỏng bằng dao lam và được nhuộm kép bằng
Carmino-vert de Mirande (thành phần chính là son phèn và lục iod) [5]
.
Sau khi nhuộm, vách tế bào sẽ có màu:
o Màu hồng hay hồng tím nếu cấu tạo bằng cellulose (tế bào biểu bì, mô
mềm, mô dày và libe).
o Màu xanh nước biển, màu xanh rêu hay màu vàng chanh nếu tẩm chất gỗ
(mô cứng, gỗ) hay chất bần (bần, tầng tẩm suberin và tầng suberoid).
Khảo sát bột dược liệu
Tìm các cấu tử phù hợp với bộ phận của dược liệu dưới kính hiển vi quang học.
13
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
3.2.2. Phương pháp phân tích thành phần hóa học
Phương pháp chiết xuất
Áp dụng phương pháp ngấm kiệt trong cồn 96o
theo tỷ lệ dược liệu : dung môi
là (1:10). Quy trình chiết được tóm tắt trong hình 3.1 [2], [5]
.
Thu hồi dung môi dịch chiết tổng EtOH 96% tạo thành cao cồn. Phân tán cao
vừa thu được vào nước và chiết kiệt với n-hexan, thu hồi dung môi được cao n-hexan
chứa các hợp chất không phân cực. Dịch chiết còn lại sẽ chiết tiếp với cloroform, thu
hồi dung môi được cao cloroform chứa các hợp chất có tính phân cực trung bình. Dung
dịch còn lại cuối cùng là dung dịch nước. Quy trình chiết xuất được tóm lược trong sơ
đồ 3.
Căn cứ vào tính phân cực của dung môi và các hợp chất có trong dược liệu, có
thể dự đoán được sự hiện diện của các hợp chất có độ phân cực như thế nào trong từng
dịch phân đoạn.
Hình 3.1. Bộ dụng cụ chiết xuất
14
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình chiết xuất các cao phân đoạn từ dược liệu ban đầu
Định tính thành phần hóa học
Cao phân đoạn cloroform được hòa tan lại vào cồn 96o
, siêu âm trong 30 phút
để đảm bảo cao tan hết trong cồn.
Khảo sát thành phần hóa thực vật trên cao phân đoạn bằng các phản ứng đặc
trưng thể hiện trong bảng 3 [5]
.
Bột dược liệu
Dịch tổng ethanol 96o
Cô quay, thu hồi dung môi
Chiết kiệt với n-hexan
Cô quay thu hồi dung môi
Cao n-hexan
Dịch 2
Chiết kiệt với Chloroform
Cô quay thu hồi dung môi
Cao
Chloroform
Dịch còn lại
(dịch nước)
Cao cồn
Dịch 1
Phân tán cao trong ED
15
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Bảng 3. Thuốc thử và phản ứng dương tính của các hợp chất
Nhóm
hợp chất
Thuốc thử (TT)
Cách thực hiện
Phản ứng
dương tính
Chất béo
Nhỏ dung dịch lên giấy, hơ
nóng
Vết trong mờ
Carotenoid
TT Carr-Price Xanh chuyển sang đỏ
H2SO4
Xanh lục ngả sang xanh
dương
Tinh dầu Bốc hơi tới cắn Có mùi thơm
Triterpenoid
tự do
Liebermann-Burchard
Đỏ nâu - tím, lớp trên
có màu lục
Alkaloid các TT chung Kết tủa
Coumarin Phát quang trong kiềm Phát quang mạnh hơn
Anthraglycosid KOH 10% Dd kiềm có màu đỏ
Flavonoid TT tăng màu và tạo phức
Dd tăng màu và tạo
phức
Glycosid tim
TT vòng lacton Tím
TT đường 2-desoxy Đỏ mận
Tanin
Dd FeCl3
Xanh rêu /xanh
đen(Polyphenol)
Dd gelatin muối Tủa bông trắng (Tannin)
Saponin
TT Liebermann-Burchard Có vòng tím nâu
Lắc mạnh dung dịch nước Bọt bền
Acid hữu cơ Na2CO3 Sủi bọt
Các chất khử Fehling A+ Fehling B Kết tủa đỏ gạch
16
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Khảo sát sự phân tách bằng sắc kí lớp mỏng
Dung dịch mẫu thử là cao chiết tổng và cao phân đoạn cloroform được chấm trên
một bảng nhôm oxit có tráng lớp chất hấp phụ silica gel, có độ dày 0,5-2,0 mm làm pha
tĩnh. Dung môi giải ly là hệ hỗn hợp cloroform : ethyl acetat (3:7) làm pha động.
Nhúng bản mỏng vào bình sắc kí chứa dung môi bão hòa, pha động sẽ di chuyển
dọc theo bảng mỏng, kéo theo các cấu tử di chuyển với tốc độ khác nhau tạo nên sắc kí
đồ gồm nhiều vết có Rf khác nhau.
Sắc ký đồ được quan sát dưới ánh sáng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 và 365
nm hoặc bản mỏng được nhúng với dung dịch acid sulfuric 5%/ cồn và vanillin 1%/ cồn,
tỉ lệ 1:1. Sau đó, hơ nóng bản mỏng ở 100 0
C trong khoảng 5-10 phút.
3.2.3 Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa bằng DPPH
Phương pháp DPPH được mô tả bởi Braca và cộng sự (2001) có hiệu chỉnh [8]
.
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm, do lượng
mẫu cần dùng ít, tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện. DPPH là gốc tự do ổn định, dạng bột
màu đen, bền ở nhiệt độ thường, khi hòa tan trong dung môi sẽ chuyển màu sang tím.
Hình 3.3. Cấu trúc của DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl)
DPPH hấp thu ở bước sóng cực đại tại 517 nm. Các chất có khả năng kháng oxi
hóa sẽ trung hòa gốc DPPH bằng cách cho hydrogen, làm giảm độ hấp thu tại bước sóng
cực đại và màu của dung ứng sẽ nhạt dần, chuyển từ tím sang vàng nhạt (DPPH-H).
Phản ứng được tiến hành dựa theo nguyên lý: DPPH có khả năng tạo ra các gốc
tự do bền trong dung dịch R-OH bão hòa. Khi cho các chất thử nghiệm vào hỗn hợp
này, nếu chất có khả năng làm trung hòa hoặc bao vây các gốc tự do sẽ làm giảm cường
độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch DPPH. Hoạt tính chống oxi hóa được đánh giá thông
qua giá trị độ hấp thu của mẫu thử so với mẫu trắng được đo ở bước sóng 517 nm. Cơ
chế phản ứng như hình 3.2 [26]
.
17
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Hình 3.4. Cơ chế phản ứng DPPH
Tỷ lệ phần trăm của hoạt động quét gốc tự do (% ức chế) được tính theo phương
trình như sau:
% Hoạt động quét gốc tự do (% Ức chế) =
𝐴0−𝐴1
𝐴0
× 100
Trong đó: A0: Độ hấp thụ quang của mẫu chứng
A1: Độ hấp thụ của mẫu thử/ chất chuẩn
* Xác định giá trị IC50:
IC50 là nồng độ mà tại đó mẫu thử loại bỏ được 50% gốc tự do DPPH.
Khả năng kháng oxy hóa của một chất được thể hiện qua giá trị IC50 (nồng độ
chất chống oxy hóa để ức chế 50% gốc tự do DPPH), được tính toán dựa trên phương
trình hồi quy tuyến tính có dạng y = ax + b. IC50 càng nhỏ thì hoạt tính kháng oxy hóa
càng mạnh.
Chuẩn bị mẫu thử: Cân 100 mg cao phân đoạn cloroform, hòa tan vừa đủ trong
10 ml methanol để tạo ra dung dịch gốc có nồng độ 10 mg/mL. Nồng độ mẫu được
chuẩn bị bằng cách pha loãng nối tiếp dung dịch mẫu gốc để thu được 8 nồng độ pha
loãng từ 100-275 µg/mL. Cho các dung dịch cao chiết phản ứng với dung dịch DPPH
nồng độ tối ưu 0,15 mM ở điều kiện tránh ánh sáng trong 30 phút. Sau đó tiến hành đo
độ hấp thu của DPPH ở bước sóng 517 nm.
Chuẩn bị chất chuẩn: Cân 1,16 mg acid ascorbic dạng bột pha với 2,9 ml
MeOH để đạt nồng độ gốc 400 μg/mL, sau đó pha loãng nồng độ gốc thành các mức
nồng độ 2, 3, 4, 5, 6 và 7 μg/mL trong MeOH để xác định IC50 và so sánh kết quả với
mẫu thử.
18
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Chuẩn bị dung dịch DPPH: Pha dung dịch DPPH sau cho nồng độ cuối cùng
khi đo là 1 mM. Dung dịch DPPH được điều chế bằng cách hòa tan 5,91 mg DPPH trong
100 ml methanol thu được dung dịch DPPH có nồng độ 0,15 mM. Thuốc thử DPPH
được đựng trong lọ tối và chỉ dùng trong ngày, bảo quản ở 4 0
C.
* Tiến hành:
Bước 1. Lấy 1 ml của mỗi dung dịch mẫu thử hoặc mẫu chuẩn, thêm vào 2 ml
thuốc thử DPPH 0,15 mM vào ống nghiệm.
Bước 2. Ủ trong bóng tối 30 phút ở nhiệt độ phòng.
Bước 3. Đo độ hấp thụ của mẫu thử (mẫu chuẩn) đã ủ ở bước sóng 517 nm so
với mẫu chứng (chỉ có methanol và DPPH) bằng máy đo quang phổ.
Mỗi nồng độ mẫu thử được đo lặp lại 3 lần, tính giá trị trung bình. Và dùng phần
mềm Microsoft Excel 2013 và SPSS 16.0 để xử lý số liệu và vẽ đồ thị tương quan giữa
các nồng độ với phần trăm ức chế DPPH.
19
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm thực vật và định danh mẫu dược liệu
4.1.1. Đặc điểm hình thái
Kèo nèo thuộc nhóm thực vật thân thảo, sống trong nước, bám cố định trên bùn
đất, chỗ ứ đọng nước, không trôi dạt trên sông. Cây cao khoảng 40-95 cm, thân mập
mạp, không phân nhánh, có các gân chính song song.
Lá mọc thẳng hướng lên, có màu xanh nhạt, mượt, có 13-16 gân song song, lá
non hơi nổi trên mặt nước, lá già phân hoá thành cuống và phiến. Phiến lá dài 8-17 cm,
có dạng hình trứng đến hình tim, đỉnh lá nhọn đột ngột, ở phía chóp mỏng hơn, mép lá
hơi quăn, rìa lá gợn sóng. Cuống lá dài 30-80 cm, mặt cắt có hình tam giác. Các bẹ lá
phía trên mặt đất tạo thành thân giả.
Hình 4.1. Cây kèo nèo ở tỉnh Tiền Giang
A: Quần thể kèo nèo B: Cây kèo nèo
Hoa có dạng tán, có từ 3-14 hoa nằm trên tổng bao lá bắc, chia làm 1-4 cụm
hoa, mỗi cụm hoa thường có từ 3-6 hoa (hình 4.2 A). Cuống hoa dài 3-5 cm và có đế
nằm dưới bầu nhụy được gọi là bầu nhụy thượng hay bầu trên (hình 4.3 F). Đi từ ngoài
vào trong, đài hoa gồm 3 lá đài màu lục giống lá, khi hoa còn là nụ hoa thì đài hoa xếp
gối lên nhau, có một lá trong cùng, lá thứ hai nằm gối lên lá thứ nhất và lá ngoài cùng
nằm gối lên 2 lá còn lại, cả 3 lá đài này tách biệt hoàn toàn nên gọi là đài rời hay đài
20
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
phân (hình 4.2 B). Đài hoa ngắn hơn cuống hoa, 3 đài giống nhau được gọi là đài đều,
đài vẫn tiếp tục tồn tại sau khi hoa đã tàn và phình to theo quả nên được gọi là đài đồng
trưởng (hình 4.2 A). Tràng hoa gồm 3 cánh hoa, đó là thành phần thứ hai xếp từ ngoài
vào trong, cánh hoa có màu từ trắng cho tới vàng tươi, cánh hoa to hơn lá đài, tách rời
hoàn toàn nên gọi là hoa cánh rời hay tràng phân (hình 4.2 C-D). Có hình dạng và kích
thước giống nhau gọi là tràng đều.
Hình 4.2. Cụm hoa và hoa của loài được quan sát dưới lúp
A: Lá bắc và tán hoa B-C: Đài hoa và kiểu đài xếp
C-D: Tràng hoa E: Các vòng xếp của bộ nhị
Phía trong tràng hoa là bộ nhị, đây là bộ phận sinh sản đực trong hoa, gồm các
tiểu nhị hợp thành, có từ 34-36 tiểu nhị dài 1,5-1,7 cm, xếp thành 2-3 vòng, phía ngoài
có rất nhiều nhị lép xếp thành 3-4 vòng, đây là điểm đặc biệt rất hiếm gặp ở thực vật
(hình 4.2 E). Nhị lép hay còn gọi là nhị bất thụ có chỉ nhị dạng hình dẹp giống như cái
que, dài hơn các nhị hữu thụ và xếp thành các vòng khít nhau như một cái đèn nơm
chụp, để chụp các nhị hữu thụ (hình 4.2 C-D). Nhị hữu thụ có chỉ nhị dạng phiến, mang
21
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
bao phấn và gắn theo kiểu đính đáy. Bao phấn gồm có hai ô hay gọi là hai buồng, nằm
ở hai bên chung đới. Ngoài cùng của bao phấn là biểu bì có lớp cutin khá dày, dưới biểu
bì là tầng cơ giới được cấu tạo bởi những tế bào có vách dày hóa gỗ, trong cùng là nhóm
tế bào mẹ cho ra hạt phấn (hình 4.3 B). Hạt phấn có dạng hình cầu, có vỏ dày gồm 2 lớp
bao bọc, lớp phía trong là màng mỏng, phía ngoài dày và có cấu trúc rắn chắc để thực
hiện chức năng bảo vệ (hình 4.3 C). Khi chín, bao phấn nứt ra để phóng thích các hạt
phấn ra ngoài, bao phấn có kiểu nứt dọc và đường nứt hướng ra phía ngoài nên gọi là
bao phấn hướng ngoại.
Bầu nhụy cấu tạo bởi nhiều lá noãn tạo thành 14-16 ô, mép của hai lá noãn liền kề hợp
lại thành phiến mỏng nối trực tiếp với trục giữa của bầu, giống như những vách ngăn để
các noãn đính ở mặt trong gọi là đính noãn vách ngăn (hình 4.3 D-E).
Quả nhỏ (đường kính 1,5-2 cm), được đài hoa bao bọc (hình 4.2 A). Khi quả khô, có thể
tự mở ra theo đường hàn của mép noãn, nếu bầu nhụy có lá noãn 15 ô thì khi quả chín
và nứt sẽ cho ra 15 múi, mỗi múi sẽ giải phóng các hạt ra bên ngoài bằng khe hở của hai
mép noãn. Kèo nèo có thể sinh sản hữu tính bằng hạt, cũng có thể phát triển quần thể
bằng sinh sản vô tính (hình 4.3 G).
Hạt cứng có màu nâu đen, đường kính khoảng 1 mm, trên hạt có đường lõm xuống ở
mặt ngoài được xem là đường rãnh của hạt, ở đầu của đường rãnh có điểm nhô lên và
đính ở vách ngăn của noãn, miệng của lỗ noãn phù ra nhưng không to tạo thành mồng.
Cấu tạo của hạt gồm 3 phần chính, ngoài cùng là vỏ hạt hay được gọi là áo hạt, cấu tạo
bởi 1 lớp biểu bì khá dày, cứng và có gai nhằm đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ phôi khỏi
các tác động cơ học. Phía trong lớp áo là cây mầm và nội nhũ, nội nhũ nằm ở chính giữa,
cây mầm nằm bên cạnh nên gọi là mầm ngoại phôi cho nên hạt được nứt theo chiều dọc
(hình 4.3 H).
Rễ cây có dạng chùm do rễ cái hoại đi rất sớm, các rễ con to gần bằng nhau, mọc tua tủa
ra thành bó ở góc thân, dày và ngắn, khi trưởng thành có độ sâu tối đa khoảng 13-16 cm
(hình 4.1 B).
22
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Hình 4.3. Cơ quan sinh sản được quan sát dưới kính hiển vi (X=40)
A: Nhị lép (nhị bất thụ) và nhị hữu thụ B: Bao phấn C: Hạt phấn
D-E: Bầu noãn F: Bầu nhụy thượng G: Quả H: Hạt
Dựa vào quan sát các đặc điểm hình thái và tham khảo tài liệu của Phạm Hoàng
Hộ (Cây cỏ Việt Nam, tập 3) kết luận loài thực vật trong nghiên cứu có tên khoa học là
Limnocharis flava, tên Việt Nam là kèo nèo [4]
.
23
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Hình thái của cây kèo nèo cho thấy chúng mang nhiều đặc điểm nguyên thủy
như có rễ chùm, bám cố định trên bùn đất, không thể di chuyển, chỉ phát tán quần thể
bằng sinh sản vô tính và bằng hạt, nhờ vào các tác nhân của môi trường sống, đây là đặc
điểm cơ bản nhất của loài thực vật bậc thấp. Ngoài ra kèo nèo còn có cấu tạo dạng xốp,
do có nhiều khoang chuyển khí để phục vụ cho việc lưu thông không khí từ lá xuống rễ
và vận chuyển các chất từ rễ lên thân và lá, giúp dự trữ các chất một cách dễ dàng hơn,
đều này giúp cây dễ thích nghi trong môi trường sống, thích nghi cao là đặc điểm của
các loài thực vật bậc thấp.
Cơ quan sinh sản của kèo nèo có nhiều điểm hiếm gặp ở các loài thực vật, trước
tiên là hoa, có số cố định của đài hoa và tràng hoa là 3, đài hoa có hình dạng và kích
thước giống nhau, tràng hoa cũng thế, đài hoa và tràng hoa xếp thành 2 vòng xếp xen kẽ
nhau, đây là điểm đặc trưng của cây lớp hành. Bộ nhị gồm có 3-4 vòng nhị bất thụ xếp
chồng lên nhau và nằm phía ngoài của các vòng nhị hữu thụ, các nhị có độ dài giảm dần
từ vòng ngoài vào trong. Nhị hữu thụ có từ 34-36 nhị, xếp thành 2-3 vòng bao quanh
bầu nhụy, cách sắp xếp các vòng của bộ nhị tạo nên điểm đặc trưng cho loài, đây là đặc
điểm rõ rệt nhất được xem là đặc điểm nguyên thủy của cây kèo nèo [30]
. Ở họ Súng và
họ Sen có cách sắp xếp về bộ nhị cũng giống với kèo nèo, tuy nhiên có thể kết luận rằng
kèo nèo tiến hóa hơn súng và sen do số lượng cánh hoa giảm tương ứng với số lượng lá
đài.
Hạt phấn kèo nèo có dạng hình cầu, mặt ngoài trơn bóng và có 1 lỗ nằm phía
trên của hạt phấn, được Charles L. Argue nghiên cứu vào năm 1973, với kết luận đây là
điểm đặc trưng của bộ Trạch tả và xếp vào lớp cây một lá mầm. Mà thực vật một lá mầm
được coi là thực vật nguyên thủy vì tạo ra sự tiến hóa cho thực vật có hoa, thế nên hạt
phấn của kèo nèo được xem là một trong các đặc điểm nguyên thủy của loài [9], [13]
.
Đặc điểm nguyên thủy cũng được thể hiện ở lá noãn, vì lá noãn có dạng hình
phiến, có cấu tạo đối xứng lưỡng diện, ở mỗi lá noãn đều có một gân giữa, các đại bào
tử nang luôn nằm ở mặt trong phía gần trục của lá noãn. Mép của 2 phiến lá noãn liền
kề tự xếp khít vào nhau tạo thành tâm bì với phần phình bên dưới là bầu noãn bên trong
chứa các noãn (đại bào tử). Có thể định nghĩa: “Tâm bì là một lá đặc biệt mang tiểu noãn
24
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
(noãn) ở hai bìa, nơi mang tiểu noãn là thai tòa hay đính phôi” [38]
.
4.1.2. Đặc điểm vi phẫu
Vi phẫu rễ được cắt ở vùng lông hút
Tiết diện mặt cắt vi phẫu hình tròn gồm: vỏ chiếm 3/4 vi phẫu; trung trục chiếm
1/4 vi phẫu, rễ có cấu tạo cấp 1, rễ láng, các tế bào ở chóp rụng hết không để lại dấu vết.
Ngoài cùng của vùng vỏ là tầng lông hút với 1 lớp tế bào gần tròn đều nhau, có
hoặc không có lớp bần, trơn láng, phía trong có tầng tẩm suberoid là 1 lớp tế bào bắt
màu xanh phía ngoài nhưng vẫn còn vách cellulose mỏng bắt màu hồng phía trong, hình
dạng thuôn dài bo tròn 2 đầu kích thước lớn hơn. Ở những vi phẫu rễ già, sự xuất hiện
của tầng sinh bần – lục bì phát triển mạnh làm phần vỏ dày lên. Mô mềm vỏ ngoài gồm
1 lớp tế bào hình đa giác, xếp khít nhau thành 1 vòng đồng tâm với 2 lớp phía bên ngoài
(hình 4.4 A). Tiếp đó là các dãy mô mềm cấu tạo bởi những tế bào đa giác vách cellulose
mỏng xếp thành các dãy xuyên tâm chừa những khuyết to chứa đầy khí được gọi là mô
chuyển khí hay khoang khí (hình 4.4 B). Mô mềm vỏ trong là 5-6 lớp tế bào vách
cellulose dày hình bầu dục, xếp chừa thành những đạo nhỏ (hình 4.4 C). Trong cùng của
phần vỏ là lớp tế bào nội bì hình chữ nhật, xếp khít nhau, vách hai bên và phía trong bắt
màu xanh dày lên như hình chữ U hay hình móng ngựa (hình 4.4 D).
Vùng trung trụ: ngoài cùng là lớp trụ bì hình đa giác vách cellulose, tạo thành 1
vòng liên tục. Bó dẫn kiểu hướng tâm với 10 bó libe-gỗ nằm xen kẽ nhau, các libe cấp
1 bị ép bẹp thành từng cụm nhỏ không liên tục. Giữa các cụm libe và trụ bì có các khoảng
gian bào dạng hình ngũ giác, chứa đầy không khí. Bó gỗ gồm các mạch gỗ có kích thước
không đều, với mặt cắt hình tam giác, đỉnh quay ra ngoài, sự phân hóa này được gọi là
kiểu hướng tâm. Trong cùng là hậu mộc cấu tạo bởi các mạch to, do phần hậu mộc phát
triển nên phần tủy bị thu hẹp và không nhìn thấy ở vi phẫu này (hình 4.4 F).
25
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Hình 4.4. Vi phẫu rễ được quan sát dưới kính hiển vi (X= 100)
A: Tầng lông hút, tầng suberoid và lớp mô mềm B: Mô khuyết và các khoang khí
C: Mô mềm đạo D: Đai Caspary và trụ bì E: Khoảng gian bào F: Hậu mộc
Vi phẫu cuống lá
Vi phẫu cuống lá có tiết diện hình tam giác, có tính đối xứng qua một mặt phẳng.
Cấu tạo gồm: vùng ngoài có biểu bì là 1 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước
gần đều, lớp cutin mỏng hình răng cưa. Mô mềm vỏ có dạng mô mềm đặc gồm các tế
bào gần tròn, vách mỏng, xếp lộn xộn (hình 4.5 B).
Vùng trong cấu tạo bởi những dãy tế bào mô mềm liên kết với nhau giống dạng
hình mạng, vách cellulose mỏng, hình đa giác kích thước tương đối đều, để hở những
khoảng gian bào to lớn, rỗng chứa đầy khí (hình 4.5 A). Có sự hình thành các khoang
tiết và tinh thể tiết dự trữ trong khoang nằm gần các bó dẫn (hình 4.5 C-D).
26
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Hình 4.5. Vi phẫu cuống lá quan sát dưới kính hiển vi (X=100)
A: Vi phẫu cuống lá tổng thể B: Biểu bì mô dày và hạt diệp lục
C: Khoang tiết D: Hạt dự trữ trong tế bào khoang tiết
E: Mạch mủ ở điểm tiếp nối F: Mạch mủ quanh bó mạch
Có 3 kiểu bó dẫn: bó dẫn chính, bó dẫn phụ và bó dẫn ở phần vỏ. Cấu tạo của
bó dẫn chính gồm 5-6 bó dẫn có kiểu bó chồng, libe nằm ở ngoài gỗ phía trong, các bó
dẫn phụ có kích thước nhỏ hơn bó chồng chính từ 4-5 lần, có cấu tạo giống như bó dẫn
chính, được hình thành tại những điểm tiếp nối của các dãy mô mềm (hình 4.6 A-C).
Bó dẫn ở phần vỏ có cấu tạo khác hơn hai kiểu bó dẫn còn lại, kích thước gần
bằng với bó dẫn phụ, nó được cấu tạo theo kiểu bó chồng đơn, libe nằm ở ngoài, gỗ nằm
phía trong, xung quanh libe và gỗ có cụm mô cứng bao quanh (hình 4.6 B). Cụm mô
cứng được cấu tạo bởi các tế bào với tiết diện là đa giác, có vách dày hóa gỗ.
Cả 3 loại bó mạch đều có một khoang khí với kích thước to hơn mạch gỗ gấp
nhiều lần nằm bên trong. Giữa libe và gỗ không có tầng phát sinh nên bó dẫn không phát
triển nữa, đó là bó dẫn kín. Phía ngoài bó dẫn có từ 3-6 mạch mủ bao quanh và các mạch
mủ này cũng nằm rải rác tại các điểm tiếp nối của dãy tế bào hình mạng, thường nằm
27
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
quanh các bó mạch (hình 4.5 E-F).
Vi phẫu cuống lá giống như vi phẫu gân lá. Các đặc điểm vi phẫu được thể hiện
ở hình 4.5 và hình 4.6.
Hình 4.6. Vi phẫu các bó mạch quan sát dưới kính hiển vi (X=100
A: Bó mạch chính B: Bó mạch ở phần vỏ C: Bó dẫn phụ
Vi phẫu được bổ dọc theo bó dẫn chính, nhuộm kép bằng đỏ carmin-lục iod và
so sánh với vi phẫu được ngâm với đồng sufat bão hòa trong 72 giờ, nhằm xác định hình
dạng của ống nhựa mủ. Ở vi phẫu được nhuộm son phèn thì có hai đường thẳng tối màu
nằm ở mép ngoài của bó dẫn chính chạy song song với nhau, hai đường này chính là
ống nhựa mủ (hình 4.7 A). Đối với vi phẫu được ngâm trong dung dịch đồng sulfat bão
hòa thì ống nhựa mủ là một đường thẳng bắt màu xanh ngọc đậm nằm gần mép của bó
dẫn chính (hình 4.7 B). Qua hai vi phẫu được thể hiện ở hình 4.7 có thể kết luận rằng
ống nhựa mủ của cây kèo nèo là ống nhựa mủ không đốt.
Hình 4.7. Vi phẫu mạch mủ bổ dọc được quan sát dưới kính hiển vi (X=40)
A: Mạch mủ nhuộm son phèn B: Mạch mủ ngâm trong CuSO4 bắt màu xanh ngọc
28
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Vi phẫu phiến lá và bóc tách biểu bì
Biểu bì của phiến lá là lớp tế bào hình chữ nhật kích thước không đều xếp khít
nhau, tế bào biểu bì trên nhỏ hơn biểu bì dưới 2-3 lần. Mô mềm giậu là một lớp tế bào
có cấu tạo hẹp, dài, xếp thẳng đứng, khít nhau và chứa nhiều lục lạp. Mô mềm khuyết
5-6 lớp tế bào vách mỏng, gần tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn để hở những
khoảng trống chứa khí gọi là khuyết, mô mềm này chứa lục lạp ít hơn mô mềm giậu.
Phần thịt của phiến lá có hai kiểu mô mềm là mô mềm giậu và mô mềm khuyết. Mô
mềm giậu nằm phía dưới biểu bì trên, mô mềm khuyết nằm phía trên biểu bì dưới nên
có thể kết luận phiến lá của cây kèo nèo có cấu tạo dị thể.
Tế bào khí khổng được cấu tạo bởi hai tế bào giống như hạt đậu, hướng mặt
khuyết vào trong để hở một khe nhỏ gọi là khe lỗ khí. Có khí khổng kiểu song bào với
số lượng gần như nhau ở cả hai mặt. Khí khổng kiểu song bào được nhận diện qua 2 tế
bào bạn, vì 2 tế bào bạn xếp song song với khe của lỗ khí. Xung quanh tế bào bạn có 5
-6 tế bào khác bao quanh.
Hình 4.8. Vi phẫu phiến lá và khí khổng quan sát dưới kính hiển vi (X=100)
A: Phiến lá B: Khí khổng kiểu song bào
Kết quả vi phẫu của cây kèo nèo cho thấy, chúng có nhiều đặc điểm tương đồng
với cây môn nước (cùng một Bộ) trong đề tài tạp của Nguyễn Minh Hưng (2018) [3]
.
Điểm điển hình nhất của hai loài này là có cấu trúc mô chuyển khí dày đặc, nhờ có mô
chuyển khí trong thân và rễ giúp cho cây có khả năng vận chuyển oxy từ không khí
xuống vùng rễ góp phần thúc đẩy quá trình nitrat hóa diễn ra ở bề mặt rễ dễ dàng. Ở các
bó dẫn bắt gặp có nhiều ống sàng nằm trong vùng libe, cho nên ở khoang sàng có rất
29
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
nhiều hạt dự trữ, điều này chứng tỏ cây có khả năng xử lí nước thải rất tốt.
Tuy nhiên khi so sánh đặc điểm vi phẫu của cây kèo nèo và cây môn nước, thấy
khoang khí ở cây môn nước chiếm số lượng và diện tích lớn hơn gấp nhiều lần so với
cây kèo nèo. Nhưng số lượng khoang tiết của cây kèo nèo ít hơn môn nước, điều này
cũng chứng minh khả năng xử lí nước thải của môn nước cao hơn kèo nèo, đồng thời
góp phần giải thích khả năng chịu hạn của cây môn nước tốt hơn kèo nèo [3]
.
4.1.3. Bột dược liệu
Bột màu vàng hay vàng nâu, có mùi thơm. Quan sát dưới kính hiển vi ở độ
phóng đại X=100 thấy có: mô mềm là những tế bào hình tròn hay hình gần tròn, thành
mỏng và một số mô mềm chứa hạt dự trữ có thể là hạt tinh bột và cụm tinh bột chứa
trong mô (hình 4.9 A). Các mảnh hoa có màu vàng (hình 4.9 B), bó mạch có dạng dài
thon bắt màu cam nằm trong mảnh mô mềm (hình 4.9 C). Tế bào có màu ngói đỏ chưa
xác định được nên gọi là mảnh màu (hình 4.10 B). Sợi mô cứng có dạng hình thoi, có
vách dày và khoang khí rất hẹp nằm ở giữa và chạy dài theo sợi mô cứng (hình 4.10 C).
Có 3 loại kiểu mạch gỗ, mạch điểm chỉ để hở những chấm nhỏ cho thấy vách hóa gỗ
gần như hoàn toàn (hình 4.10 D), mạch vạch có những vạch kẻ ngang cho thấy chỗ dày
hóa gỗ nằm ngang (hình 4.10 E) và kiểu mạch xoắn (hình 4.10 F) đây là một trong những
đặc điểm nguyên thủy của cây. Soi bột còn phát hiện thấy hạt phấn có dạng hình tròn
được bao bọc bởi 2 lớp vỏ dày và có các khía vân nằm ở bền mặt hạt phấn, đặc điểm
này có thể dùng để định danh sự phát sinh loài thực vật (hình 4.10 H). Trong bột còn
tìm thấy một mảnh vòi nhụy (hình 4.10 I).
Hình 4.9. Bột dược liệu kèo nèo được quan sát dưới kính hiển vi (X=100)
A: Mô mềm B: Mảnh hoa C: Bó mạch
30
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Hình 4.10. Bột dược liệu kèo nèo được quan sát dưới kính hiển vi (X=100)
A: Các hạt dự trữ trong mô mềm B: Mảnh màu C: Sợi mô cứng D: Mạch điểm
E: Mạch vạch F: Mạch xoắn G: Hạt tinh bột H: Hạt phấn I: Mảnh vòi nhụy
Trong bột dược liệu tìm được các cấu tử phù hợp với đặc điểm vi phẫu của cây.
Đặc biệt, trong bột tìm thấy các dạng gỗ mạch xoắn, một trong các đặc điểm nguyên
thủy của cây [38]
. Ngoài ra, cũng phát hiện một cấu tử bất thường được xem là mảnh màu
(hình 4.10 D). Đây có thể là một dạng kim loại nặng từ nước thải, được cây hấp thu và
dự trữ lại hoặc cũng có thể là cấu tử ngoại lai lẫn vào trong quá trình phơi, sấy.
31
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
4.2. Phân tích thành phần hóa học
Kết quả chiết xuất
Kết quả chiết xuất được thể hiện ở bảng 4.1. Hiệu suất cao tổng được tính dựa
trên khối lượng bột dược liệu, hiệu suất các cao phân đoạn dựa trên khối lượng cao tổng.
Bảng 4.1. Khối lượng và hiệu suất chiết từ bột dược liệu
Kết quả khảo sát thành phần hóa học
Khảo sát thành phần hóa học trên cao phân đoạn cloroform bằng các phản ứng
đặc trưng và thuốc thử thể hiện trong bảng 4.2. Các phản ứng định tính dương tính bao
gồm flavonoid, acid hữu cơ và chất khử. Các nhóm ít phân cực như chất béo, carotenoid,
tinh dầu không có hiện tượng. Nhóm alkaloid, coumatin, anthraglycosid, glycosid tim
và tanin đều cho kết quả âm tính. Nhóm saponin thì cho kết quả dương tính giả.
Hình 4.11. Kết quả định tính bằng phản ứng hóa học
A: Định tính flavonoid B: Định tính nhóm chất khử
Khối lượng bột: 300.8650 g Độ ẩm: 9.56 % Lượng cồn 960
cần dùng: 8.1 lít
Phân đoạn Khối lượng (g) Hiệu suất (%)
Cao tổng 33.6431 11.17
Cao n-hexan 3.9602 11.78
Cao cloroform 2.3768 7.07
32
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa học cao cloroform
Nhóm
hợp chất
Thuốc thử
Cách thực hiện
Phản ứng
dương tính
Kết
quả
định
tính
Chất béo
Nhỏ dung dịch
lên giấy, hơ nóng
Vết trong mờ
-
Carotenoid
TT Carr-Price Xanh chuyển sang đỏ -
H2SO4
Xanh lục ngả sang xanh
dương
-
Tinh dầu Bốc hơi tới cắn Có mùi thơm -
Triterpenoid
tự do
Liebermann-Burchard
Đỏ nâu - tím, lớp trên có
màu lục
-
Alkaloid các TT chung Kết tủa -
Coumarin
Phát quang
trong kiềm
Phát quang mạnh hơn -
Anthraglycosid KOH 10% Dd kiềm có màu đỏ -
Flavonoid
NaOH 1%; FeCl
Chì acetat trung tính
Dd tăng màu; tạo phức +
Glycosid tim
TT vòng lacton Tím -
TT đường
2-desoxy
Đỏ mận -
Tanin
Dd FeCl3 5%
Xanh rêu /xanh
đen(Polyphenol)
-
Dd gelatin muối Tủa bông trắng (Tannin) -
Saponin
TT Liebermann-
Burchard
Có vòng tím nâu -
Lắc mạnh
dung dịch nước
Bọt bền -
Acid hữu cơ Na2CO3 Sủi bọt +
Nhóm chất khử Fehling Kết tủa đỏ gạch +
Ghi chú
(-) không có; (+) có
33
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Khảo sát nhóm acid hữu cơ, có kết quả dương tính, cho thấy cây kèo nèo chứa
nhiều loại axit hữu cơ. So với nghiên cứu của F.C. Saputri và cộng sự (2015) về tác dụng
ức chế men chuyển dựa trên mức độ axit hippuric tạo thành bằng cách đo độ hấp thụ ở
bước sóng 228 nm [16]
. Dựa vào kết quả và tài liệu, có thể dự đoán trong cao phân đoạn
cloroform có thể có sự hiện diện của axit hippuric.
Từ kết quả tổng thể khảo sát sơ bộ thành phần hóa học bảng 4.2 của cao phân
đoạn kèo nèo, so với nghiên cứu của Keng-Fei Ooh năm 2015, đã phân tích cấu trúc của
các axit hydroxybenzoic, axit hydroxycinnamic và flavonoid trong dịch chiết nước của
lá L. flava có điểm tương đồng giống nhau, chứng tỏ rằng kèo nèo có các thành phần
hoạt chất giống với nghiên cứu của Keng-Fei Ooh, tuy nhiên ở khảo sát sơ bộ thành
phần hóa thực vật trên cao phân đoạn cloroform, thì nhóm chất khử cho kết quả dương
tính, điều này đồng nghĩa trong cây kèo nèo ngoài thành phần chính là phenolic và axit
hữu cơ, còn có nhiều gốc khử hiện diện trong cây chẳng hạn như là gốc đường [20]
.
Khảo sát sự phân tách bằng sắc kí lớp mỏng
Sau khi chấm cao tổng (bên trái) và cao phân đoạn cloroform (bên phải) lên bản
silica gel, chọn hệ cloroform : ethyl acetat (3:7) làm pha động giải ly, đem bảng sắc kí
soi dưới tia tử ngoại ở 2 bước sóng 254 nm và 365 nm, sau cùng nhúng với vanillin –
sulfuric và hơ trên bếp điện, kết quả được thể hiện trong hình 4.11.
Hình 4.12. Bản sắc kí được quan sát dưới vùng ánh sáng tử ngoại và thuốc hiện màu VS
A: Bước sóng 254 nm B: Bước sóng 365nm C: Thuốc hiện màu VS
34
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Kết quả của bảng mỏng silica gel giúp xác định sơ bộ sự phân tách của các chất
trong cao chiết, định hướng cho giai đoạn tách các chất tinh khiết có trong cao, bằng các
phương pháp thích hợp sau này như sắc ký cột. Việc khảo sát sự phân tách bằng sắc kí
lớp mỏng là nền tảng định hướng cho giai đoạn tách các chất tinh khiết về sau.
Hệ cloroform : ethyl acetat (3:7) là hệ khai triển được xem là phù hợp với cao
phân đoạn cloroform, vì cho ra các vết sắc kí gọn, tách biệt và nằm khoảng giữa bản
mỏng. Tuy nhiên, góc ở chân của cao tổng và cao phân đoạn cloroform vẫn chưa tách
hết, các vết tách của cao tổng tách vẫn còn chưa được rõ. Cho nên hệ cloroform : ethyl
acetat (3:7) tách tốt ở cao phân đoạn cloroform, còn đối với cao tổng thì hệ này không
phù hợp. Vết sắc kí bắt màu cam khi nhúng với thuốc thử VS có hệ số Rf = 0,45 ở cao
phân đoạn cloroform có tiềm năng cao cho các nghiên cứu phân lập ở giai đoạn sau.
4.3. Xác định hoạt tính chống oxy hóa bằng DPPH
4.3.1. Hoạt tính kháng oxy hóa của vitamin C
Vitamin C được pha với nồng độ từ 2-7 µg/mL trong DPPH 0,1 mM ở nồng độ
sau cùng khi đo, chờ phản ứng trong 30 phút, sau đó đo độ hấp thu ở bước sóng 517 nm.
Kết quả đo DPPH được thể hiện trong bảng PL-1 phần phụ lục, dựa vào kết quả đo để
tính phần trăm ức chế DPPH của vitamin C và vẽ đường hồi quy tuyến tính (đồ thị 4.1).
Để thể hiện sự lặp lại của 3 giá trị phần trăm ức chế trong cùng 1 nồng độ là
khác nhau không có ý nghĩa, sử dụng kiểm định Anova-Single Factor khảo sát 1 yếu tố
với kết quả P-value = 0,9998 > 0,05. Chứng tỏ kết quả có sự lập lại giữa 3 lần đo.
Kết quả số liệu thể hiện trong bảng PL-1, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để so
sánh tính đồng nhất của các giá trị phương sai trong từng nhóm nồng độ vitamin C, kết
quả P-value = 0,45 > 0,05 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Khảo sát sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các giá trị trung bình phần trăm ức
chế trong từng nhóm nồng độ vitamin C, thu được kết quả kiểm định Anova-One Way
với P-value = 0,000 < 0,05. Đồng thời xử lý LSD (phân tích sâu kiểm định ANOVA)
với mức ý nghĩa α = 0,05 cho thấy 6 nồng độ vitamin C có sự khác biệt về mặt ý nghĩa
thống kê, trong khoảng tin cậy là 95%. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Giá trị phần trăm ức chế DPPH phụ thuộc nồng độ của chất chuẩn
35
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Nồng độ vitamin C
(μg/mL)
Phần trăm ức chế DPPH
trung bình (%)
Mẫu chứng âm 0
2 21,368 ± 0,64 (*)
3 31,384 ± 0,27 (*)
4 41,487 ± 0,25 (*)
5 53,632 ± 0,43 (*)
6 63,768 ± 0,65 (*)
7 74,717 ± 0,76 (*)
Chú thích:
Kết quả là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 3).
Với n là số lần lặp lại thực nghiệm.
(*) Các giá trị khác nhau có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.
Từ kết quả ở bảng 4.3 cho thấy mức nồng độ thấp nhất 2 μg/mL giá trị phần
trăm ức chế DPPH trung bình là 21,369%, mức nồng độ cao nhất 7 μg/mL giá trị phần
trăm ức chế là 74,717% nhìn chung tổng thể 6 nồng độ khảo sát, thì giá trị phần trăm ức
chế DPPH trung bình đều tăng dần từ nồng độ thấp lên cao. Điều này, chứng minh rằng
giá trị phần trăm ức chế DPPH trung bình phụ thuộc rõ ràng vào nồng độ của vitamin C.
Đường hồi quy tuyến tính của vitamin C được xử lí bằng phần mềm Microsoft
Excel 2013 và biểu diễn đồ thị 4.1. Dựa vào đồ thị 4.1 tìm được phương trình hồi quy
tuyến tính là y = 10,744x – 0,6223 và tìm được nồng độ ức chế 50% tức là IC50 = 4,71
µg/mL. Vitamin C được xem là chất đối chứng dương, để so sánh với kết quả IC50 của
cao phân đoạn cloroform, nhằm kết luận tiềm năng kháng oxy hóa của cây kèo nèo.
36
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Đồ thị 4.1. Đồ thị tương quan giữa nồng độ vitamin C với phần trăm ức chế DPPH.
4.3.2. Kết quả đo hoạt tính kháng oxy hóa của cao phân đoạn cloroform
Kết quả đo độ hấp thu của mẫu thử được thể hiện ở bảng 5.2 trong phụ lục.
Tính giá trị IC50: pha một giai mẫu có 8 nồng độ (từ dung dịch gốc 10 mg/mL,
sau đó pha loãng thành các nồng độ 100 µg/mL; 125 µg/mL; 150 µg/mL; 175 µg/mL;
200 µg/mL; 225 µg/mL; 250 µg/mL; 275 µg/mL), trong đó phải bao hàm nồng độ cho
hoạt tính chống oxy hóa (ức chế) 50%, vẽ đồ thị 4.2 để biểu diễn sự phụ thuộc của phần
trăm ức chế DPPH theo nồng độ chất khảo sát bằng phần mềm Excel.
Tương tự, xử lý 8 nồng độ cao chiết cloroform, kết quả P-value = 0,8999 > 0,05
trong kiểm định Anova-Single Factor chứng tỏ có sự lặp lại kết quả của 3 lần đo.
Từ kết quả bảng PL-2, bằng phần mềm SPSS để so sánh tính đồng nhất giữa
các giá trị phương sai trong từng nhóm nồng độ, P-value = 0,758 > 0,05 cho thấy sự
khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Đồng thời kiểm định sự khác biệt về các
giá trị trung bình phần trăm ức chế trong từng nhóm nồng độ cao chiết, thu được kết quả
kiểm định Anova-One Way với P-value = 0,000 < 0,05 và kiểm định LSD cho thấy kết
quả của 8 nồng độ cao chiết có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê.
21.368
31.384
41.487
53.632
63.768
74.717
y = 10.744x - 0.6223
R² = 0.9993
0
10
20
30
40
50
60
70
80
1 2 3 4 5 6 7 8
Phần
trăm
ức
chế
DPPH
(%)
Nồng độ chất chuẩn (µg/mL)
Acid ascorbic (vitamin C)
Đường hồi quy
tuyến tính của vitamin C
37
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Bảng 4.4. Giá trị phần trăm ức chế DPPH phụ thuộc nồng độ của cao chiết cloroform
Nồng độ cao chiết
(μg/mL)
Phần trăm ức chế DPPH
trung bình (%)
Mẫu chứng âm 0
100 31,669 ± 1,351 (*)
125 36,719 ± 1,045 (*)
150 41,880 ± 2,071 (*)
175 45,084 ± 1,721 (*)
200 51,812 ± 1,458 (*)
225 55,462 ± 1,921 (*)
250 59,764 ± 1,375 (*)
275 63,587 ± 1,752 (*)
Chú thích:
Kết quả là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 3).
Với n là số lần lặp lại thực nghiệm.
(*) Các giá trị khác nhau có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.
Ở mức nồng độ thấp nhất 100 μg/mL giá trị phần trăm ức chế DPPH trung bình
là 31,669%, mức nồng độ cao nhất 275 μg/mL giá trị phần trăm ức chế là 63,587%, nhìn
chung tổng thể 8 nồng độ khảo sát, thì giá trị phần trăm ức chế DPPH trung bình đều
tăng dần từ nồng độ thấp lên cao. Điều này, chứng minh rằng giá trị phần trăm ức chế
DPPH trung bình phụ thuộc rõ ràng từ nồng độ 100 μg/mL đến 275 μg/mL của cao kèo
nèo. Đường hồi quy tuyến tính của cao phân đoạn cloroform được biểu diễn đồ thị 4.2.
Dựa vào đồ thị 4.2 tìm được phương trình hồi quy tuyến tính là y = 0,1839x +
13,772 và tìm được nồng độ ức chế 50% tức là IC50 = 196,998 µg/mL.
38
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Đồ thị 4.2. Đồ thị tương quan giữa nồng độ cao cloroform với phần trăm ức chế DPPH.
Kết quả nồng độ ức chế 50% DPPH của vitamin C và cao cloroform cùng với
phương trình hồi quy tuyến tính được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5. Phương trình hồi quy và nồng độ IC50 của vitamin C và cao chiết
Chất khảo sát Phương trình hồi quy Nồng độ IC50 trung bình
Acid arscorbic (vitamin C)
y = 10,744x – 0,6223
(R2
= 0.9993)
4,712 (µg/mL)
Cao chloroform của kèo nèo
y = 0,1839x + 13,772
(R2
= 0,9960)
196,998 (µg/mL)
Với kết quả thử hoạt tính kháng oxy hóa, dựa vào giá trị IC50 của cao cloroform
là 196,998 µg/mL so với giá trị IC50 = 4,712 của vitamin C, thấy khả năng chống oxy
hóa trên cao phân đoạn cloroform của cây kèo nèo thấp vitamin C hơn 41,81 lần.
y = 0.1839x + 13.772
R² = 0.9960
0
10
20
30
40
50
60
70
50 75 100 125 150 175 200 225 250 275 300
Phần
trăm
ức
chế
(%)
Nồng độ cao cloroform μg/mL
PHẦN TRĂM ỨC CHẾ DPPH CỦA CAO
CLOROFORM
Đường hồi quy tuyến tính
của cao cloroform
39
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả N. A. A. Mohd Nazri và
cộng sự năm 2011 khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của cao EtOH và DCM trên loài L.
flava ở Malaysia [22]
với IC50 của cao chiết cũng có giá trị xấp xỉ 200 µg/mL. Điều này
cho thấy rằng điều kiện thổ nhưỡng từ môi trường sống tác động lên khả năng chống
oxy hóa của loài L. flava ở khu vực Việt Nam và Malaysia là khá tương đồng. Đồng thời
cũng trong nghiên cứu này tác giả kết luận nhóm flavonoid có nhiều trong EtOH. Qua
đó, chứng tỏ ở cao phân đoạn cloroform trong dịch chiết cồn của kèo nèo chứa hàm
lượng flavonoid cao, nên vết màu vàng trên bảng sắc kí có thể là một hoạt chất trong
flavonoid.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Pornkamon Sakong và cộng sự năm 2011 tại
Thái Lan cho thấy cao cồn của kèo nèo có hoạt tính kháng oxy hóa trung bình. Tuy
nhiên, so với loài B. latifolia cùng họ Alismataceae thì khả năng kháng oxy hóa của kèo
nèo cao hơn khoảng 3,3 lần, đồng thời cũng trong nghiên cứu này cho thấy cây hương
nhu trắng (O. gratissimum) có hoạt tính kháng oxy hóa thấp hơn kèo nèo 1,4 lần [29]
.
40
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ kết quả khảo sát hình thái học và phương pháp cắt nhuộm vi phẫu đối chiếu
với các tài liệu trước đó là phù hợp, đồng thời làm rõ thêm các đặc điểm nguyên thủy
của cây kèo nèo. Bên cạnh đó mở rộng thêm phương pháp soi bột dược liệu để kiểm tra
các cấu tử của loài mà chưa từng có công trình nghiên cứu trước đây công bố.
Khảo sát được thành phần hóa học bằng các phản ứng đặc trưng cho ra kết quả
dương tính trên nhóm hợp chất flavonoid, acid hữu cơ và nhóm chất khử cho thấy đây
là thành chủ yếu có trong cây.
Tìm ra hệ dung môi cloroform: ethyl acetat (3:7) khai triển phù hợp cho cao
phân đoạn cloroform. Nhằm định hướng cho việc tinh chế các chất có trong cao ở giai
đoạn tiếp theo.
Khảo sát tính oxy hóa dựa trên phần trăm ức chế DPPH của cao phân đoạn
cloroform, tìm được giá trị IC50 = 196,998 (µg/mL), chứa tỏ cây kèo nèo có khả năng
chống oxy hóa. Tuy nhiên, khi so sánh với giá trị IC50 = 4,712 (µg/mL) của chất chuẩn
vitamin C thì giá trị này vẫn còn thấp.
5.2. Kiến nghị
Thực hiện thêm giai đoạn phân lập hoạt chất có trong cao cloroform bằng
phương pháp sắc kí cột cổ điển.
Khả năng bắt gốc tự do của kèo nèo có giá trị trung bình, kiến nghị thực hiện
các khảo sát hoạt tính sinh học khác như: kháng viêm, diệt khuẩn, khả năng ức chế men
chuyển… để tìm ra tiềm năng sinh học có giá trị cao cho loài.
Nghiên cứu tiềm năng xử lý nước thải của kèo nèo.
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà
Nội, tr. 33-35.
2. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, NXB ĐHQG
Tp.HCM, Tp.HCM, tr. 1.
3. Nguyễn Minh Hưng (2018) “Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm kim nặng trong đất vùng
chuyên canh rau Đông Nam Bộ và biện pháp xử lý bằng thực vật”, Đại học quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
4. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam Tập 3, Nhà Xuất Bản Trẻ, Hồ Chí Minh,
tr.315.
5. Trần Hùng, Huỳnh Ngọc Thụy, Nguyễn Viết Kình (2017), Phương pháp nghiên cứu
dược liệu, Nhà Xuất Bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 25-49.
6. Trương Hoàng Đan, Bùi Trường Thọ (2012), “So sánh đặc điểm mô chuyển khí một
số loài thực vật thủy sinh trong môi trường nước ô nhiễm”, Tạp chí Khoa học, 24(a), tr.
126-134.
NƯỚC NGOÀI
7. Ain Nihla Kamarudzaman, Roslaili Abdul Aziz, and Mohd Faizal Ab Jalil (2011),
“Removal of Heavy Metals from Landfill Leachate Using Horizontal and Vertical
Subsurface Flow Constructed Wetland Planted with Limnocharis flava”, International
Journal of Civil & Environmental Engineering, 11(5), pp.74-79.
8. Alessandra Braca, Nunziatina De Tommasi, Lorenzo Di Bari, Cosimo Pizza, Matteo
Politi and Ivano Morelli (2001), “Antioxidant Principles from Bauhinia tarapotensis”,
Journal of Natural Products, 64(7), pp. 892-895.
9. Alexander K. Anning, Percy E. Korsah, Patrick Addo-Fordjour (2012),
“Phytoremediation of Wastewater with Limnocharis Flava, Thalia Geniculata andTypha
Latifolia in Constructed Wetlands”, International Journal of Phytoremediation, 15(5),
pp.452-464.
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
10. Anton Igersheim, Matyas Buzgo And Peter K. Endress (2000), “Gynoecium
diversity and systematics in basal monocots”, Botanical Journal of the Linnean Society,
136, pp. 1-65.
11. Armen L. Takhtajan (1954), Proiskhozhdenie pokrytosemennykh rastenii, Moskva.
- English translation by O.H. Gankin(1958),Origin of Angiospermatous Plants,
American Institute of Biological Sciences: Washington, DC, USA, 68 pages.
12. Arthur John Cronquist (1981), An Integrated System of Classification of Flowering
Plants, Columbia University Press: New York, NY, USA, pp. 1048- 1049.
13. Charles L. Argue (1973), “The Pollen of Limnocharis Flava Buch., Hydrocleis
Nymphoides (Willd.) Buch., and Tenagocharis Latifolia (Don) Buch.
(Limnocharitaceae)”, Grana, 13 (2), pp. 108-112.
14. Dahlgren, R.M.T., Clifford, H.T., Yeo, P.F. (1985), The Families of the
Monocotyledons, Springer-Verlag, Berlin, Springer Verlag Berlin Heidelberg, Tokyo,
pp. 295-306.
15. Eliana ReginaForni-Martins; Karine Pablos Calligaris (2002), “Chromosomal
studies on Neotropical Limnocharitaceae (Alismatales)”, Aquatic Botany, 74 (1), pp. 33-
41.
16. F.C. Saputri, A. Mun’im, D. Lukmanto, S.N. Aisyah, J.S. Rinandy
(2015),“Inhibition of angiotensin converting enzyme (ace) activity by someIndonesia
edible plants”, International journal of pharmaceutical sciences and research, 6(3), pp.
1054-1059.
17. José Marrugo-Negrete, Germán Enamorado-Montes, José Durango-Hernández,
José Pinedo-Hernández, Sergi Díez (2017), “Removal of mercury from gold mine
effluents using Limnocharis flava in constructed wetlands”, Chemosphere, 167, pp.188-
192.
18. Jureerut Daduang, Sukanda Vichitphan, Sakda Daduang, Pranithi
Hongsprabhas,Patcharee Boonsiri (2011), “High phenolic and antioxidants of some
tropical vegetables related to antibacterial and anticancer activities”, African Journal of
Pharmacy and Pharmacology, 5(5), pp. 608-615.
19. K. Karthigeyan, R. Sumathi, J. Jayanthi, P. G. Diwakar and G. S. Lakra (2004),
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
“Limnocharis flava (L.) Buchenau (Alismataceae)– a little known and troublesome
weed in Andaman Islands”, Current Science, 87(2), pp. 140-141
20. Keng-Fei Ooh, Hean-Chooi Ong, Fai-Chu Wong And Tsun-Thai Chai (2015),
“HPLCprofiling of phenolic acids and flavonoids and evaluation of anti- lipoxygenase
and antioxidant activitiesof aquatic vegetable limnocharis flava”, Acta Poloniae
Pharmaceutica, 72(5), pp. 973-979.
21. L.Wason and M. J. Dallwits (1991), “The Families of Angiosperms”, Australian
Systematic Botany,4(4), pp. 681-695.
22. N. A. A. Mohd Nazri, N. Ahmat, A. Adnan, S.A. Syed Mohamad and S.A. Syaripah
Ruzaina (2011), “In vitro antibacterial and radical scavenging activities of Malaysian
table salad”, African Journal of Biotechnology, 10(30), pp. 5728- 5735.
23. N. Saupi, M.H. Zakaria, J.S. Bujang (2009), “Analytic Chemical Composition and
Mineral Content of Yellow Velvetleaf (Limnocharis flava L. Buchenau)’s Edible Parts”,
Journal of Applied Sciences, 9(16), pp. 2969-2974.
24. Ogle, B. M.; Dao, H. T.; Mulokozi, G.; Hambraeus, L. (2001). "Micronutrient
composition and nutritional importance of gathered vegetables in Vietnam".
International Journal of Food Sciences and Nutrition,52 (6), pp.485–499.
25. P.C Abhilash, Vimal Chandra Pandey, Pankaj Srivastava, P.S. Rakesh, Smitha
Chandran, Nandita Singh, A.P. Thomas (2009), “Phytofiltration of cadmium from water
by Limnocharis flava (L.) Buchenaugrown in free-floating culture system”, Journal of
Hazardous Materials, 170, pp 791-797.
26. P.C. Abhilash, Nandita Singh, V.P. Sylas, B. Ajay Kumar, John C. Mathew, R.
Satheesh and A. P. T homas (2008), “Eco-distribution Mapping of Invasive Weed
Limnocharis flava (L.) Buchenau Using Geographical Information System: Implications
for Containment and Integrated Weed Management for Ecosystem Conservation”,
Taiwania, 53(1), pp. 30-41.
27. Philip Molyneux (2004), “The use of the stable free radical diphenylpicrylhydrazyl
(DPPH) for estimating antioxidant activity”, Original Article, 26(2), pp. 212-219.
28. Pitchaon Maisuthisakul , Maitree Suttajit, Rungnaphar Pongsawatmanit (2007),
“Assessment of phenolic content and free radical-scavenging capacity of some Thai
GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt
indigenous plants”, Food Chemistry, 100(4), pp. 1409-1418.
29. Pornkamon Sakong, Tueanjit Khampitak, Ubon Cha’on, Chadamas Pinitsoontorn,
Pote Sriboonlue, Puangrat Yongvanit and Patcharee Boonsiri (2011), “Antioxidant
activity and bioactive phytochemical contents oftraditional medicinal plants in northeast
Thailand”, Journal of Medicinal Plants Research, 5(31), pp. 6822-6831.
30. Robert B. Kaul (1967), “Ontogeny and anatomy of the flower of Limnocharis flava
(butomaceae)”, American Journal Of Botany, 54(10), pp. 1223-1230.
31. Robert R. Haynes and Lauritz B. Holm-Nielsen (1992), “The Limnocharitaceae”,
Flora Neotropica, 56, pp. 8-27.
32. Vernon H. Heywood, Richard K. Brummitt, Ole Seberg, and Alastair Culham
(2007),Flowering Plant Families of the World, Publisher by Firefly Books, Ontario,
Canada,pp. 379-380.
WEBSITE
33. Accès libre et ouvert aux données sur la biodiversité (2001),Universitetsparken 15
DK-2100 Copenhagen Denmark. Truy cập ngày 02/10/2019.
https://www.gbif.org/search?q=limnocharis%20laforestii
34. Business Queensland (1995), Queensland Government. Truy cập ngày 15/9/2019.
https://www.business.qld.gov.au/industries/farms-fishing forestry/agriculture/land-
management/health-pests-weeds-diseases/weeds-diseases/invasive-
plants/restricted/limnocharis
35. Tài nguyên thực vật (2019), Designed by pgrvietnam.org.vn. Truy cập ngày
19/9/2019.
http://pgrvietnam.org.vn/cong-dung-cua-cay-kheo-neo-va-nhung-bai-thuoc-duoc- ung-
dung-3136.html
36. Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Tạp chí môi trường.
Truy cập ngày 16/10/2019.
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/nctd42009/Pages/Kh%E1%BA%A3-
n%C4%83ng-t%C3%ADch-l%C5%A9y-ch%C3%AC,-k%E1%BA%BDm-trong-
Nghiên cứu kèo nèo- Đồng Bằng sông Cửu Long
Nghiên cứu kèo nèo- Đồng Bằng sông Cửu Long

More Related Content

Similar to Nghiên cứu kèo nèo- Đồng Bằng sông Cửu Long

[123doc] - de-tai-nckh-sinh-vien-nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-hoat-tinh-khan...
[123doc] - de-tai-nckh-sinh-vien-nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-hoat-tinh-khan...[123doc] - de-tai-nckh-sinh-vien-nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-hoat-tinh-khan...
[123doc] - de-tai-nckh-sinh-vien-nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-hoat-tinh-khan...NuioKila
 
Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiể...
Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiể...Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiể...
Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiể...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...hieu anh
 
Bước đầu nghiên cứu và xác định thành phần hóa học và tiêu chuẩn hóa dược liệ...
Bước đầu nghiên cứu và xác định thành phần hóa học và tiêu chuẩn hóa dược liệ...Bước đầu nghiên cứu và xác định thành phần hóa học và tiêu chuẩn hóa dược liệ...
Bước đầu nghiên cứu và xác định thành phần hóa học và tiêu chuẩn hóa dược liệ...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược học phân tích sơ bộ thành phần...
Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược học phân tích sơ bộ thành phần...Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược học phân tích sơ bộ thành phần...
Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược học phân tích sơ bộ thành phần...jackjohn45
 
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng - Gửi miễn phí...Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CHIẾT PHÂN ĐOẠN RỄ CÂY ĐINH LĂNG (Polys...
PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CHIẾT PHÂN ĐOẠN RỄ CÂY ĐINH LĂNG (Polys...PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CHIẾT PHÂN ĐOẠN RỄ CÂY ĐINH LĂNG (Polys...
PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CHIẾT PHÂN ĐOẠN RỄ CÂY ĐINH LĂNG (Polys...nataliej4
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcDr ruan
 
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênMôi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênTS DUOC
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...Man_Ebook
 
Kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học Dược Hà Nội (31/5/2011)
Kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học Dược Hà Nội (31/5/2011)Kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học Dược Hà Nội (31/5/2011)
Kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học Dược Hà Nội (31/5/2011)HA VO THI
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGTRAN Bach
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy KhuêPhương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy KhuêPhạm Quang Hà
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.ssuser499fca
 
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Nghiên cứu kèo nèo- Đồng Bằng sông Cửu Long (20)

Hợp chất hóa học có hoạt tính chống ung thư trong loài Tri mẫu
Hợp chất hóa học có hoạt tính chống ung thư trong loài Tri mẫuHợp chất hóa học có hoạt tính chống ung thư trong loài Tri mẫu
Hợp chất hóa học có hoạt tính chống ung thư trong loài Tri mẫu
 
[123doc] - de-tai-nckh-sinh-vien-nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-hoat-tinh-khan...
[123doc] - de-tai-nckh-sinh-vien-nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-hoat-tinh-khan...[123doc] - de-tai-nckh-sinh-vien-nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-hoat-tinh-khan...
[123doc] - de-tai-nckh-sinh-vien-nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-hoat-tinh-khan...
 
Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiể...
Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiể...Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiể...
Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiể...
 
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...
 
Bước đầu nghiên cứu và xác định thành phần hóa học và tiêu chuẩn hóa dược liệ...
Bước đầu nghiên cứu và xác định thành phần hóa học và tiêu chuẩn hóa dược liệ...Bước đầu nghiên cứu và xác định thành phần hóa học và tiêu chuẩn hóa dược liệ...
Bước đầu nghiên cứu và xác định thành phần hóa học và tiêu chuẩn hóa dược liệ...
 
Thuchanh qg2011phan1
Thuchanh qg2011phan1Thuchanh qg2011phan1
Thuchanh qg2011phan1
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược học phân tích sơ bộ thành phần...
Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược học phân tích sơ bộ thành phần...Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược học phân tích sơ bộ thành phần...
Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược học phân tích sơ bộ thành phần...
 
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăngĐề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
 
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng - Gửi miễn phí...Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng - Gửi miễn phí...
 
PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CHIẾT PHÂN ĐOẠN RỄ CÂY ĐINH LĂNG (Polys...
PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CHIẾT PHÂN ĐOẠN RỄ CÂY ĐINH LĂNG (Polys...PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CHIẾT PHÂN ĐOẠN RỄ CÂY ĐINH LĂNG (Polys...
PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CHIẾT PHÂN ĐOẠN RỄ CÂY ĐINH LĂNG (Polys...
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
 
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênMôi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
 
Kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học Dược Hà Nội (31/5/2011)
Kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học Dược Hà Nội (31/5/2011)Kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học Dược Hà Nội (31/5/2011)
Kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học Dược Hà Nội (31/5/2011)
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy KhuêPhương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cho BS-TS, BS Nguyễn Thy Khuê
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.
 
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
 
Luận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắng
Luận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắngLuận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắng
Luận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắng
 
Kĩ năng tiếp nhận và thực hành tiếng anh của sinh viên ĐH Thái Nguyên
Kĩ năng tiếp nhận và thực hành tiếng anh của sinh viên ĐH Thái NguyênKĩ năng tiếp nhận và thực hành tiếng anh của sinh viên ĐH Thái Nguyên
Kĩ năng tiếp nhận và thực hành tiếng anh của sinh viên ĐH Thái Nguyên
 

Recently uploaded

Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 

Nghiên cứu kèo nèo- Đồng Bằng sông Cửu Long

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA Y - DƯỢC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA TRÊN CAO PHÂN ĐOẠN CLOROFORM CỦA CÂY KÈO NÈO (Limnocharis flava L. Buchenau) Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN NGỌC ANH ĐÀO Sinh viên thực hiện: TRẦN BẢO VIỆT Mã số sinh viên: 115615136 Lớp: Dược Đại học khóa 15 (DA15DB) Khóa: 2015 – 2020 Thành phố Trà Vinh – Năm 2020
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA Y - DƯỢC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA TRÊN CAO PHÂN ĐOẠN CLOROFORM CỦA CÂY KÈO NÈO (Limnocharis flava L. Buchenau) Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN NGỌC ANH ĐÀO Sinh viên thực hiện: TRẦN BẢO VIỆT Mã số sinh viên: 115615136 Lớp: Dược Đại học khóa 15 (DA15DB) Khóa: 2015 – 2020 Thành phố Trà Vinh – Năm 2020
  • 3. TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu Kèo nèo là một thực vật được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo kinh nghiệm dân gian, kèo nèo là một vị thuốc giúp thanh nhiệt, hạ áp, tiêu viêm, ức chế mầm bệnh trên da. Đề tài “Khảo sát đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa trên cao phân đoạn cloroform của cây kèo nèo (Limnocharis flava L. Buchenau)” được thực hiện nhằm xác định đặc điểm thực vật học, thành phần hóa học và tác dụng sinh học nhằm đóng góp thêm cho cơ sở dữ liệu khoa học về loài thực vật này. Đối tượng nghiên cứu Toàn thân bỏ rễ cây kèo nèo (Limnocharis flava L. Buchenau) được thu hái vào 9/2019 tại xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát hình thái học, soi vi phẫu và bột dược liệu. Chiết xuất, tách cao phân đoạn, khảo sát thành phần bằng phương pháp hóa học. Thử nghiệm in vitro tác dụng quét gốc tự do DPPH. Kết quả Đặc điểm thực vật học Mô tả được đặc điểm hình thái, vi phẫu, xác định các cấu tử trong bột dược liệu. Khảo sát thành phần hóa học Từ 300 g bột dược liệu, hiệu suất chiết cao tổng là 11,17%; cao n-hexan là 11,78%; cao cloroform là 7,07%. Xác định được trong cao cloroform chứa các thành phần: flavonoid, acid hữu cơ và chất khử. Hoạt tính sinh học Hoạt tính chống gốc tự do của cao phân đoạn cloroform có IC50 = 196,998 μg/mL so với chất đối chứng dương vitamin C có IC50 = 4,712 μg/mL. Kết luận và kiến nghị Khả năng chống oxy hóa của kèo nèo thấp hơn so với vitamin C gần 42 lần. Kiến nghị thử các hoạt tính sinh học khác như kháng viêm, diệt khuẩn; phân lập, tinh chế và xác định cấu trúc chất tinh khiết từ dược liệu.
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài: “Khảo sát đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa trên cao phân đoạn cloroform của cây kèo nèo (Limnocharis flava L. Buchenau)” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Anh Đào. Nội dung đề tài là sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường. Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra. Trà vinh, ngày 09 tháng 8 năm 2020 Ký tên
  • 5. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Trà Vinh đã giúp em tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức mới trong suốt 5 năm học vừa qua, để em làm hành trang vững chắc cho sự nghiệp vào đời của mình. Đặc biệt, em dành sự quý trọng này đến với cô Nguyễn Ngọc Anh Đào là giáo viên phụ trách môn Hóa Dược đã chỉ dạy tận tình, hướng dẫn em và giải đáp những thắc mắc em còn vướng phải. Em xin trân thành cảm ơn ba, mẹ cùng các cô chú, anh chị và bạn bè đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ và ủng hộ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin một lần nữa cảm ơn anh chị phụ trách viên tại bộ môn Dược liệu đã hỗ trợ em về kiến thức, dụng cụ tiến hành nghiên cứu, luôn bên cạnh những lúc em gặp khó khăn nhất. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Trà vinh, ngày 09 tháng 8 năm 2020 Sinh viên thực hiện
  • 6. UBND TỈNH TRÀ VINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc BẢN NHẬN XÉT ĐỒ ÁN, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Của giảng viên hướng dẫn) Họ và tên sinh viên: Trần Bảo Việt MSSV: 115615136 Ngành: Dược học Khóa: 2015-2020 Tên đề tài: Khảo sát đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa trên cao phân đoạn cloroform của cây kèo nèo (Limnocharis flava L. Buchenau) Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Anh Đào Chức danh: Giảng viên Học vị: Thạc sĩ NHẬN XÉT 1. Nội dung đề tài: phù hợp với chuyên ngành học, khối lượng công việc đáp ứng với yêu cầu của đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Ưu điểm: đề tài có tính mới, có ý nghĩa khoa học. 3. Khuyết điểm: cách diễn đạt vấn đề đôi khi còn chưa đúng văn phong khoa học. 4. Điểm mới đề tài: đề tài đã mô tả đặc điểm thực vật học, xác định thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa cao phân đoạn cloroform của cây kèo nèo trong bối cảnh còn rất ít nghiên cứu về loài này cả trên thế giới và tại Việt Nam. 5. Giá trị thực trên đề tài: đề tài đã góp phần làm rõ hơn về thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây kèo nèo, đóng góp điểm mới cho cơ sở dữ liệu khoa học, là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu ứng dụng về loài cây này. Thông qua đề tài, tác giả cũng đồng thời trau dồi được năng lực tư duy, khả năng làm việc trong phòng thí nghiệm. 7. Đề nghị sửa chữa bổ sung: một số lỗi chính tả, một số câu từ diễn đạt còn tối nghĩa. 8. Đánh giá: Tốt Trà Vinh, ngày … tháng … năm 2020 Giảng viên hướng dẫn Nguyễn Ngọc Anh Đào
  • 7. UBND TỈNH TRÀ VINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN NHẬN XÉT ĐỒ ÁN, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Của cán bộ chấm đồ án, khóa luận) Họ và tên người nhận xét: ................................................................................................. Chức danh: ...................................................... Học vị: ................................................... Chuyên ngành: .................................................................................................................. Cơ quan công tác: .............................................................................................................. Tên sinh viên: .................................................................................................................... Tên đề tài đồ án, khóa luận tốt nghiệp: ............................................................................. ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ I. Ý KIẾN NHẬN XÉT 1. Nội dung: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 2. Điểm mới các kết quả của đồ án, khóa luận: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 3. Ứng dụng thực tế: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................
  • 8. II. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ (Các câu hỏi của giáo viên phản biện) ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ III. KẾT LUẬN (Ghi rõ đồng ý hay không đồng ý cho bảo vệ đồ án khóa luận tốt nghiệp) ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Trà Vinh, ngày …… tháng …… năm 20… Người nhận xét - phản biện (Ký & ghi rõ họ tên)
  • 9. MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT............................................................i DANH MỤC BẢNG..............................................................................................ii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ..........................................................iii CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN..................................................................................2 2.1. Vị trí phân loại của cây kèo nèo..................................................................2 2.2. Phân bố và đặc điểm thực vật học...............................................................3 2.3. Thành phần hóa học ....................................................................................5 2.4. Giá trị dinh dưỡng.......................................................................................8 2.5. Hoạt tính sinh học .......................................................................................8 2.5.1. Hoạt tính ức chế men chuyển (ACE)...................................................8 2.5.2. Hoạt tính chống oxy hóa......................................................................9 2.5.3. Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm .....................................................9 2.6. Các ứng dụng trong thực tế.......................................................................10 CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................11 3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................11 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................11 3.1.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất.............................................................11 3.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................12 3.2.1. Phương pháp khảo sát đặc điểm thực vật và định danh dược liệu.....12 3.2.2. Phương pháp phân tích thành phần hóa học ......................................13 3.2.3 Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa bằng DPPH.............16 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................19 4.1. Đặc điểm thực vật và định danh mẫu dược liệu .......................................19 4.1.1. Đặc điểm hình thái.............................................................................19 4.1.2. Đặc điểm vi phẫu ...............................................................................24 4.1.3. Bột dược liệu......................................................................................29
  • 10. 4.2. Phân tích thành phần hóa học ...................................................................31 4.3. Xác định hoạt tính chống oxy hóa bằng DPPH ........................................34 4.3.1. Hoạt tính kháng oxy hóa của vitamin C ............................................34 4.3.2. Kết quả đo hoạt tính kháng oxy hóa của cao phân đoạn cloroform ..36 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................40 5.1. Kết luận .....................................................................................................40 5.2. Kiến nghị...................................................................................................40
  • 11. i GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 1. ABTS: Axit 3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic 2. APG: Hệ thống phân loại sinh thực vật (Angiosperm Phylogeny Group) 3. Asb: Độ hấp thu (Absorbance) 4. DCM: Dicloromethan 5. DPPH: 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl 6. ED50: Liều hiệu quả đáp ứng 50% (Effective dose 50%): 7. EtOAc: Ethyl acetat 8. EtOH: Ethanol 9. GAE: mg đương lượng của axit gallic trên 1 g chất khô (Acid gallic equivalents) 10.IC50: Nồng độ ức chế 50% cá thể (Inhibitory concentration 50%) 11.RE: mg đương lượng của Rutin trên 1 g chất khô (Rutin equivalents) 12.Rf: Hệ số di chuyển 13.TLC: Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography) 14.UV: Tia tử ngoại (Ultra violet) 15.VS: Vanillin và sulfuric 16.SPSS: Là phần mềm phân tích thống kê (Statistical Package for the Social Sciences)
  • 12. ii GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân loại thực vật của cây kèo nèo [11] ..................................................2 Bảng 2.2. Một số đặc điểm chính của các loài thuộc chi Limnocharis ................3 Bảng 3. Thuốc thử và phản ứng dương tính của các hợp chất.............................15 Bảng 4.1. Khối lượng và hiệu suất chiết từ bột dược liệu ...................................31 Bảng 4.2. Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa học cao cloroform.................32 Bảng 4.3. Giá trị phần trăm ức chế DPPH phụ thuộc nồng độ của chất chuẩn...34 Bảng 4.4. Giá trị phần trăm ức chế DPPH phụ thuộc nồng độ của cao chiết cloroform..............................................................................................................37 Bảng 5. Phương trình hồi quy và nồng độ IC50 của vitamin C và cao chiết........38 Bảng PL-1. Phần trăm ức chế DPPH của vitamin C............................................46 Bảng PL-2. Phần trăm ức chế DPPH của cao phân đoạn cloroform ...................46
  • 13. iii GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 3.1. Bộ dụng cụ chiết xuất..........................................................................13 Hình 3.2. Sơ đồ quy trình chiết xuất các cao phân đoạn từ dược liệu ban đầu...14 Hình 3.3. Cấu trúc của DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) .........................16 Hình 3.4. Cơ chế phản ứng DPPH ......................................................................17 Hình 4.1. Cây kèo nèo ở tỉnh Tiền Giang............................................................19 Hình 4.2. Cụm hoa và hoa của loài được quan sát dưới lúp ...............................20 Hình 4.3. Cơ quan sinh sản được quan sát dưới kính hiển vi (X=40).................22 Hình 4.4. Vi phẫu rễ được quan sát dưới kính hiển vi (X= 100) ........................25 Hình 4.5. Vi phẫu cuống lá quan sát dưới kính hiển vi (X=100)........................26 Hình 4.6. Vi phẫu các bó mạch quan sát dưới kính hiển vi (X=100...................27 Hình 4.7. Vi phẫu mạch mủ bổ dọc được quan sát dưới kính hiển vi (X=40)....27 Hình 4.8. Vi phẫu phiến lá và khí khổng quan sát dưới kính hiển vi (X=100)...28 Hình 4.9. Bột dược liệu kèo nèo được quan sát dưới kính hiển vi (X=100).......29 Hình 4.10. Bột dược liệu kèo nèo được quan sát dưới kính hiển vi (X=100).....30 Hình 4.11. Kết quả định tính bằng phản ứng hóa học.........................................31 Hình 4.12. Bản sắc kí được quan sát dưới vùng ánh sáng tử ngoại và thuốc hiện màu VS ..........................................................................................33 Đồ thị 4.1. Đồ thị tương quan giữa nồng độ vitamin C với phần trăm ức chế DPPH.................................................................................36 Đồ thị 4.2. Đồ thị tương quan giữa nồng độ cao cloroform với phần trăm ức chế DPPH.................................................................................38
  • 14. 1 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một đất nước nằm trong vùng nhiệt đới nên rất thuận lợi cho sự sinh sôi phát triển của cây cỏ, theo thống kê đến nay, nước ta có khoảng trên 12.000 loài thực vật chưa kể đến các loại rong, rêu, nấm. Trong số đó có rất nhiều dược liệu quý hiếm nên từ xa xưa ông cha ta đã tận dụng nguồn tài nguyên thực vật này để phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng, làm thuốc chữa bệnh. Mặc dù, chúng ta có hàng vạn bài thuốc thảo dược từ những kinh nghiệm của tiền nhân đi trước, nhưng giới thực vật vẫn còn nhiều tiềm năng để nghiên cứu và khai thác. Khi đời sống con người ngày càng được nâng cao, thì nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cũng ngày một gia tăng, đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải áp dụng kĩ thuật tiên tiến để phân lập các hoạt chất trong thực vật, dược liệu và tìm hiểu các tác dụng sinh học của chúng để tạo ra dược phẩm mới. Cây kèo nèo hay còn gọi nê thảo, tai tượng, cù nèo, tên khoa học là Limnocharis flava (L.) Buchenau là một loài thực vật thuộc họ Kèo nèo (Limnocharitaceae). Đây là loại cây hoang dại mọc nhiều ở khu vực Đông Nam Á đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo kinh nghiệm dân gian, kèo nèo là một vị thuốc giúp thanh nhiệt, hạ áp, tiêu viêm, chống đau lưng, nhức mỏi, di tinh, mộng tinh, sỏi thận, ức chế mầm bệnh trên da…[22], [35] . Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta cũng như trên thế giới có rất ít các nghiên cứu về loài thực vật này. Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, đề tài: “Khảo sát đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa trên cao phân đoạn cloroform của cây kèo nèo (Limnocharis flava L. Buchenau)” được tiến hành, nhằm đóng góp một phần dữ liệu vào các nghiên cứu dược liệu tại Việt Nam và mở rộng triển vọng khai thác sử dụng nguồn nguyên liệu thảo dược sẵn có vào việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe con người. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:  Mô tả điểm đặc trưng và vi phẫu của thực vật.  Khảo sát thành phần hóa học của cao phân đoạn cloroform.  Đánh giá hoạt tính chống oxy trên cao phân đoạn cloroform.
  • 15. 2 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 2.1. Vị trí phân loại của cây kèo nèo Cây kèo nèo có tên khoa học là Limocharis flava thuộc họ Kèo nèo (Limnocharitaceae). Họ này còn được gọi là họ Cù nèo, họ Choóc hay họ Nê thảo và đã được tách ra khỏi họ Trạch tả (Alismataceae) bởi Armen Takhtajan vào năm 1954 [11] nhưng chỉ được chính thức công nhận trong nghiên cứu của Arthur J. Cronquist công bố vào năm 1981 [12] . Hệ thống phân loại sinh thực vật APG II năm 2003 công nhận họ này và đặt nó trong bộ Alismatales của nhánh thực vật một lá mầm. Tuynhiên, hệ thống APG III năm 2009 lại không công nhận họ Limnocharitaceae và một lần nữa gộp nó vào họ Alismataceae. Mặc dù vậy, họ Limnocharitaceae vẫn được Heywood và cộng sự công nhận là một họ khác biệt vào năm 2007 [32] . Bảng 2.1. Phân loại thực vật của cây kèo nèo [11] Phân loại Hệ thống Cronquist cũ Hệ thống APG IVmới Vực (Domain) Sinh vật nhân chuẩn (Eukarya) Sinh vật nhân chuẩn (Eukarya) Giới (Kingdom) Thực vật (Plantae) Thực vật (Plantae) Phân giới (Subkingdom) Thực vật có phôi (Embryophyta) Thực vật có phôi (Embryophyta) Nhánh Thực vật có mạch (Tracheophyta) Thực vật có mạch (Tracheophyta) Liên ngành (Superdivision) Thực vật có hạt (Spermatophyta) Thực vật có hạt (Spermatophyta) Ngành (Division) Cây hạt kín/ Thực vật có hoa (Magnoliophyta) Cây hạt kín/ Thực vật có hoa (Angiosperms) Lớp (Class) Thực vật một lá mầm (Liliopsida) Nhánh Core Angiosperms Phân lớp (Subclass) Trạch tả (Alismatidae) Thực vật một lá mầm (Monocots) Bộ (Order) Trạch tả (Alismatales) Họ (Family) Kèo nèo (Limnocharitaceae) Trạch tả (Alismataceae) Chi (Genus) Kèo nèo, Nê thảo (Limnocharis) Loài (Species) Kèo nèo (Limnocharis flava)
  • 16. 3 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Họ Kèo nèo được ghi nhận trên thế giới gồm 3 chi với 8-12 loài thực vật thủy sinh, ở Việt Nam có 2 chi, 2 loài là Limnocharis flava thuộc chi Limnocharis và loài Butomopsis latifolia (Tenagocharis latifolia) thuộc chi Butomopsis [15], [21], [33], [37] . Theo Robert R. Haynes and Lauritz B. Holm-Nielsen thì các loài thuộc chi Limnocharitaceae có những đặc điểm khác nhau được tóm tắt trong bảng 2.2 [31], [34] . Bảng 2.2. Một số đặc điểm chính của các loài thuộc chi Limnocharis STT Loài Đăc ̣điểm chính 1 Limnocharis flava Không có lông tiết trên hạt, có 3-9 lá noãn 2 Limnocharis laforestii Không có lông tiết trên hạt, có 3-9 lá noãn 3 Butomopsis latifolia Có số lượng hoa giảm 4 Hydrocley modesta Không có nhị lép, gân chính trên lá đài 5 Hydrocley parviflora Có số lượng hoa giảm 6 Hydrocley mattogrossensis Có số lượng hoa giảm Gân chính trên lá đài, không có nhị lép 7 Hydrocley martii Gân chính trên lá đài, có số lượng hoa giảm 8 Hydrocley nymphoides Cấu trúc lông tơ trên vỏ hạt Có số lượng hoa giảm, gân chính trên lá đài 2.2. Phân bố và đặc điểm thực vật học Cây kèo nèo được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới thuộc Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dương và ở Trung Mỹ. Chúng mọc tự nhiên từ Argentina đến Mexico và các
  • 17. 4 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt đảo Caribbean, sinh sôi dưới dạng tự phát ở Hoa Kì. L. flava được du nhập vào các vùng nhiệt đới Đông bán cầu, nhiều nhất là ở Nam Châu Á, trở thành loại cây dại trong các đồn điền lúa nước [14], [25] . Kèo nèo sống bám cố định trên bùn đất, đầm lầy, nước nông, chỗ ứ đọng nước, không trôi dạt trên sông, có hình dáng giống lục bình, nước dâng đến đâu vươn ngọn đến đấy. Rễ phát sinh từ thân rễ hoặc các nút của thân cây, thân rễ dày và ngắn, khi cây trưởng thành thì có độ sâu tối đa khoảng 15 cm. Kèo nèo có lá mọc thẳng hướng lên, cuống lá dài mặt cắt có hình tam giác. Có các bẹ lá phía trên mặt đất tạo thành thân giả, khi trưởng thành thân cây cao khoảng 45-60 cm, thân mập mạp, không phân nhánh, có các gân chính song song, phiến lá có dạng hình elip thuôn dài tới oval rộng. Đỉnh lá nhọn đột ngột, ở phía chóp mỏng hơn, mép lá hơi quăn, rìa lá gợn sóng [14], [25] . Hoa có dạng tán, có từ 2-12 hoa nằm trên tổng bao lá bắc, có 1-4 cuống cụm hoa. Cuống hoa nhỏ, có mặt cắt hình tam giác, hoa được tạo nên từ ba đài hoa có màu xanh lá xếp gối lên nhau, mỗi hoa có ba cánh, có màu từ trắng cho tới vàng tươi. Đài hoa ngắn hơn cuống hoa. Mang 15-20 tiểu nhị (dài 1,2 cm) và rất nhiều tiểu noãn. Quả nhỏ (đường kính 1,5-2 cm), được đài hoa bao bọc. Kèo nèo sinh sản, phát tán bằng hạt và phát triển quần thể bằng sinh sản vô tính [1], [37] . Hình 1. Hình thể của kèo nèo A: Cây kèo nèo B: Hoa kèo nèo
  • 18. 5 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Ở Việt Nam có hai chi và hai loài thuộc họ Kèo nèo, được giáo sư Phạm Hoàng Hộ ghi nhận như sau [4] : Loài Limnocharis flava thuộc chi Limnocharis, là loài thực vật đa niên cao đến 80 cm. Lá có phiến xoang tròn, lục tươi, gân chính cong, cuống có ba khía. Tán, hoa có cọng dài 2-4 cm, lá đài xanh, cánh hoa vàng tươi, cao 1,5 cm. Có 15-20 tiểu nhụy lép vàng, dài 1,2 cm, tâm bì nhiều có một luân sinh, đính phôi tản lạc, hột nhiều, nâu, to 1 mm, bộ nhiễm sắc thể là n=10. Loài Butomopsis latifolia (Tenagocharis latifolia) thuộc chi Butomopsis, là loài thực vật nhỏ, cao khoảng 10 cm, lá nổi có cuống lá dài, có bẹ ôm thân, phím tròn dài thon, dài 2-3 cm, rộng 5-7 mm, có 3 gân chính. Phát hoa có cọng dài 3 cm, tán có 3 lá hoa nhỏ mỏng, mang 2-7 hoa lưỡng phái, có 3 lá đài, 3 cánh hoa, mau rụng, có 5 tiểu nhụy, tâm bì rời, có 3-4 noãn gắn tản lạc. 2.3. Thành phần hóa học Hiện nay chỉ có loài Limnocharis flava được công bố về các thành phần hóa học và hoạt tính sinh học trong các bài báo khoa học. Trong khi đó các loài khác trong họ Limnocharitaceae ít được quan tâm, chủ yếu đề cập về vị trí phân bố, hiện chưa có tài liệu đề cập về thành phần và hoạt tính. Nghiên cứu của tác giả Keng-Fei Ooh năm 2015 đã phân tích cấu trúc của các axit hydroxybenzoic, axit hydroxycinnamic và flavonoid trong dịch chiết nước của lá L. flava, thân rễ và rễ bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Hoạt tính chống lipoxygenase và chống oxy hóa qua thử nghiệm khử sắt, hoạt động nhặt gốc tự do 2,2-diphenyl-1- picrylhydrazyl (DPPH) và nitric oxide (NO) của các chất chiết xuất cũng được đánh giá. Kết quả thu được chiết xuất lá có hàm lượng phenol cao nhất, có nhiều nhất trong axit p-hydroxybenzoic, axit ferulic, và rutin. Chiết xuất từ lá thể hiện khả năng chống lipoxygenase mạnh nhất (EC50 6,47 mg/mL). Chiết xuất lá cũng có khả năng khử sắt cao nhất (EC50 6,65 mg/mL) [20] . Thành phần hóa học của loài Limnocharis flava theo nghiên cứu của tác giả Keng-Fei Ooh được thể hiện trong bảng 2.3.
  • 19. 6 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Bảng 2.3. Một số thành phần hóa học có trong cây kèo nèo STT Bộ phận Tên hoạt chất Công thức hóa học Nhóm 1 Rễ, thân rễ và lá cây Axit protocatechuic (PCCA) Axit hydroxybenzoic 2 Rễ, thân rễ và lá cây Axit gallic (GA) 3 Lá cây và thân rễ Axit p-hydroxybenzoic (p-HBA) 4 Rễ, thân rễ và lá cây Axit vanillic (VA)
  • 20. 7 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt 5 Lá cây Axit ferulic (FA) Axit hydroxycinnamic 6 Rễ và lá cây Axit caffeic (CFA) 7 Rễ và lá cây p-axit coumaric (p-CA) 8 Rễ, thân rễ và lá cây Axit sinapic (SNA) 9 Rễ, thân rễ và lá cây Axit chlorogen (ChA)
  • 21. 8 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt 10 Rễ, thân rễ và lá cây Myricetin Flavonoid 11 Lá cây Rutin 12 Rễ và lá cây Quercetin 2.4. Giá trị dinh dưỡng Nghiên cứu của N. Saupi và cộng sự (2009) về thành phần dinh dưỡng của L. flava trên các bộ phận ăn được của cây gồm: chồi xanh của lá, cuống lá và cụm hoa đã chỉ ra hàm lượng protein thô của kèo nèo rất thấp, chất béo và chất xơ thô cũng không đáng kể, độ ẩm cao và lượng tro mức vừa phải, tổng hàm lượng carbohydrat và giá trị năng lượng ở mức trung bình, có chứa các thành phần khoáng chất như: Na, K, Ca, Mg, Cu và Zn [23] . 2.5. Hoạt tính sinh học 2.5.1. Hoạt tính ức chế men chuyển (ACE) Đặc tính hạ huyết áp từ dịch chiết methanol của bột lá kèo nèo được nghiên cứu trong thí nghiệm in vitro của F.C. Saputri và cộng sự (2015). Hoạt tính ức chế ACE được đánh giá bằng cách sử dụng N-hippuryl-L-histidyl-L-leucin (HHL) làm chất nền
  • 22. 9 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt và tác dụng ức chế của chất chiết từ dược liệu được xác định dựa trên mức độ axit hippuric tạo thành bằng cách đo độ hấp thụ ở bước sóng 228 nm (phương pháp Cushman và Cheung). Captopril được sử dụng như là chất đối chứng dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất methanol của lá L. flava có tỉ lệ ức chế ACE đạt 79,6% ở nồng độ 100 μg/mL, trong khi captoril đạt 86% khi ở nồng độ 100 μg/mL. Nghiên cứu trên cho thấy tiềm năng của kèo nèo trong việc hạ huyết áp ở người thông qua cơ chế ức chế men chuyển [16] . 2.5.2. Hoạt tính chống oxy hóa Tác giả N. A. A. Mohd Nazri và cộng sự năm (2011) nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa trên dịch chiết DCM và ethanol của kèo nèo. Kết quả cho thấy dịch chiết DCM có khả năng bắt gốc tự do DPPH cao hơn so với dịch chiết cồn (75% của DCM so với 65% của cồn) nhưng thấp hơn so với chất đối chiếu quercetin (93%). Ngược lại, tổng hàm lượng phenolic được tìm thấy trong dịch chiết EtOH lại ở mức cao hơn [22] . Trong một nghiên cứu tương tự, Jureerut Daduang cộng sự (2011) thử hoạt tính chống oxy hóa trên chiết xuất ethanol 70% từ thân của loài L. flava Kết quả cho thấy hoạt tính chống oxy hóa thứ 19trong số 29 loài rau nhiệt đới đã khảo sát trong nghiên cứu [18] . Đối với chiết xuất ethanol của nụ và hoa L. flava, hoạt tính chống oxy hóa cũng đã được Pitchaon Maisuthisakul và cộng sự (2007) nghiên cứu bằng các phương pháp xác định tổng hàm lượng phenolic, flavonoid và nồng độ bắt 50% gốc tự do DPPH. Kết quả cho thấy khả năng bắt gốc tự do DPPH của L. flava xếp ở vị trí 19 trong 26 loài cây bản địa ở Thái Lan. Bên cạnh đó, hàm lượng tổng phenolic và cả flavonoid cũng ở mức thấp 5,4 ± 0,1 mg GAE/g trọng lượng khô và 3,7 ± 0,2mg RE/g trọng lượng khô [18] . 2.5.3. Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm Nghiên cứu của Mohd Nazri (2011) tiến hành thử hoạt tính kháng khuẩn và nấm của 6 loại rau ăn sống ở Malaysia, trong đó có loài L. flava bằng phương pháp khuếch tán đĩa (đường kính 6 mm) được sử dụng với 50 μl dịch chiết ở các nồng độ khác nhau 1, 5, 10, 20, 30 mg/mL. DCM và EtOH lần lượt là các dung môi chiết xuất và đồng thời là chất đối chứng âm tương ứng, chất đối chứng dương streptomycin (0,02 g/mL) được sử dụng để xác định độ nhạy của từng loài vi khuẩn được thử nghiệm, cycloheximid (100 mg/mL) là chất đối chứng dương với nấm men. Hoạt tính kháng khuẩn được đánh giá
  • 23. 10 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt bằng cách đo các vùng ức chế các sinh vật thử nghiệm. Kết quả cho thấy chiết xuất DCM và EtOH của L. flava thể hiện hoạt tính kháng khuẩn chống lại Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và đặc biệt là Streptococcus pyogenes so với chất đối chứng, không nhận thấy vùng ức chế trên chủng E.Coli. Chiết xuất EtOH của cây này là mẫu thử duy nhất cho thấy sự ức chế chống lại nấm Candida albicans [22] . 2.6. Các ứng dụng trong thực tế Ứng dụng trong y học cổ truyền Theo y học cổ truyền, kèo nèo có vị ngọt, tính mát. Tác dụng thanh thấp nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu viêm. Kinh nghiệm dân gian thường dùng kèo nèo chữa viêm tiết niệu, nam giới di tinh, mộng tinh, nữ giới khí hư bạch đới, đau lưng, nhức mỏi. Những bài thuốc từ cây kèo nèo như để chữa di tinh mộng tinh thì mỗi lần dùng 50-100 g tươi sắc nước uống. Chữa phụ nữ nóng nhiệt ra nhiều khí hư thì kết hợp 50 g kèo nèo tươi với 20 g lá trinh nữ hoàng cung, sắc nước uống ngày vài lần. Chữa viêm tiết niệu thì dùng kèo nèo phối hợp với lá mã đề mỗi vị 50 g, sắc uống ngày vài lần… Tuy nhiên, không nên sử dụng kèo nèo mọc ở những nơi nước đọng, ô nhiễm vì loài thực vật này có khả năng hấp thu nhiều kim loại nặng [35] . Ứng dụng trong xử lý nước thải Kèo nèo có khả năng khả năng lọc kim loại nặng đặc biệt là cadimi. Nghiên cứu của P. C. Abhilash và cộng sự đã chứng minh kèo nèo có thể lọc sạch nguồn nước bị nhiễm cadimi lên tới 93% [26] . Loại cây này đã được một số nước đang phát triển áp dụng để lọc nước thải trong đó có Thái Lan [9] . Nghiên cứu của José Marrugo-Negrete và cộng sự chứng minh kèo nèo có khả năng loại bỏ thủy ngân từ nước thải của mỏ vàng [7], [17] . Tại Việt Nam, luận án tiến sĩ của Nguyễn Minh Hưng đã khảo sát khả năng tích lũy kim loại nặng như As, Cd, Pb, Hg của một số loài thực vật với kết quả kèo nèo là một trong mười loài được ông lựa chọn để xử lý kim loại nặng cho đất nông nghiệp [3] . Tổng cục Môi trường Việt Nam cũng đề cập đến khả năng hấp thu Pb, Zn để xử lí nước của kèo nèo [36] .
  • 24. 11 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Cây kèo nèo thu hái ở xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Thời gian thu hái: tháng 9 năm 2019. Bộ phận dùng nghiên cứu: toàn cây bỏ rễ. Tình trạng mẫu: khi thu hái, mẫu vẫn còn tươi, không bị dập, nát, hư úng. Sau khi thu về rửa lại bằng nước để loại bỏ bùn đất và tạp chất lẫn trong mẫu, phơi khô,đem đi xay, cân, kiểm tra độ ẩm và bảo quản khô ráo. Địa điểm nghiên cứu: phòng thí nghiệm Bộ môn Dược Khoa Y - Dược, Trường Đại học Trà Vinh. 3.1.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất Thiết bị, dụng cụ Hóa chất, thuốc thử Cân điện tử BL-220H Shimadzu (Nhật Bản) Cân sấy ẩm hồng ngoại MOC63u Shimadzu (Nhật Bản) Máy xay Philips HR2056 (Hà Lan) Máy cô quay chân không Strike300 Steroglass (Italia) Đèn tử ngoại UV- Vis Spectroline CX-20/FA (U.S.A) Máy hút chân không Gast DOA-P504-BN (USA) Kính hiển vi Olympus CX31RTSF (Nhật) kết nối với máy tính Infinity 1 Lumenera (Canada) Bếp cách thủy Wisd WEB-8 (Hàn Quốc) Tủ hút ESCO EBC-4A0 (Singapore) Cồn tuyệt đối, 96o , 70o , 25o n-Hexan (99%, Chemsal) Chloroform (99%, Chemsal) Ethylacetate (99,5% Chemsal) Methanol (99,5% Xilong) H2SO4 đậm đặc, 10% NH4OH 10% HCl đậm đặc, 1%, 5% FeCl3 5%, than hoạt Vanilin 1%/ cồn, Na2CO3 tinh thể, CuSO4 khan. Gelatin muối, bột magnesi kim loại Thuốc thử Fehling A và B Thuốc thử Legal, Baljet Thuốc thử Liebermann-Burchard
  • 25. 12 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Bếp điện ALMA EG18 (Nhật Bản) Tủ sấy Wisd ThermoStable ON-32 (Hàn Quốc) Máy quang phổ UV-Vis Jasco V-630 (Nhật Bản) và Thermo Fisher Scientific EVO300 PC (USA) Ống nghiệm, pipet, becher, ống đong, bình tam giác (erlen), bình lắng gạn, đũa thủy tinh, bình định mức, phễu lọc, giá đỡ... Bể sắc kí Tủ lạnh TOSHIBA (Nhật Bản) Thuốc thử Keller- Kiliani Thuốc thử Carr-Price Thuốc thử alkaloid: Bertrand, Bouchardat, Dragendorff Dung dịch nhuộm caramin- lục iod NaOH 1%, 10%, nước javen Thuốc thử DPPH 95% (Alfa Aesar- Japan) Chất chuẩn L(+)- Acid ascorbic 99,7% (Xilong- Trung Quốc) Silica gel 60 (0,04-0,063 mm- Đức) Bản silica gel F254 tráng sẵn trên nền nhôm (Merck-Đức) 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp khảo sát đặc điểm thực vật và định danh dược liệu Khảo sát đặc điểm hình thái Các đặc điểm hình thái được quan sát bằng mắt thường, kính lúp hay kính hiển vi quang học. Mô tả các đặc điểm hình thái các bộ phận rễ, thân, lá, hoa và quả so sánh với tài liệu tham khảo. Khảo sát đặc điểm giải phẫu Phiến lá, cuống lá và rễ cắt mỏng bằng dao lam và được nhuộm kép bằng Carmino-vert de Mirande (thành phần chính là son phèn và lục iod) [5] . Sau khi nhuộm, vách tế bào sẽ có màu: o Màu hồng hay hồng tím nếu cấu tạo bằng cellulose (tế bào biểu bì, mô mềm, mô dày và libe). o Màu xanh nước biển, màu xanh rêu hay màu vàng chanh nếu tẩm chất gỗ (mô cứng, gỗ) hay chất bần (bần, tầng tẩm suberin và tầng suberoid). Khảo sát bột dược liệu Tìm các cấu tử phù hợp với bộ phận của dược liệu dưới kính hiển vi quang học.
  • 26. 13 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt 3.2.2. Phương pháp phân tích thành phần hóa học Phương pháp chiết xuất Áp dụng phương pháp ngấm kiệt trong cồn 96o theo tỷ lệ dược liệu : dung môi là (1:10). Quy trình chiết được tóm tắt trong hình 3.1 [2], [5] . Thu hồi dung môi dịch chiết tổng EtOH 96% tạo thành cao cồn. Phân tán cao vừa thu được vào nước và chiết kiệt với n-hexan, thu hồi dung môi được cao n-hexan chứa các hợp chất không phân cực. Dịch chiết còn lại sẽ chiết tiếp với cloroform, thu hồi dung môi được cao cloroform chứa các hợp chất có tính phân cực trung bình. Dung dịch còn lại cuối cùng là dung dịch nước. Quy trình chiết xuất được tóm lược trong sơ đồ 3. Căn cứ vào tính phân cực của dung môi và các hợp chất có trong dược liệu, có thể dự đoán được sự hiện diện của các hợp chất có độ phân cực như thế nào trong từng dịch phân đoạn. Hình 3.1. Bộ dụng cụ chiết xuất
  • 27. 14 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Hình 3.2. Sơ đồ quy trình chiết xuất các cao phân đoạn từ dược liệu ban đầu Định tính thành phần hóa học Cao phân đoạn cloroform được hòa tan lại vào cồn 96o , siêu âm trong 30 phút để đảm bảo cao tan hết trong cồn. Khảo sát thành phần hóa thực vật trên cao phân đoạn bằng các phản ứng đặc trưng thể hiện trong bảng 3 [5] . Bột dược liệu Dịch tổng ethanol 96o Cô quay, thu hồi dung môi Chiết kiệt với n-hexan Cô quay thu hồi dung môi Cao n-hexan Dịch 2 Chiết kiệt với Chloroform Cô quay thu hồi dung môi Cao Chloroform Dịch còn lại (dịch nước) Cao cồn Dịch 1 Phân tán cao trong ED
  • 28. 15 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Bảng 3. Thuốc thử và phản ứng dương tính của các hợp chất Nhóm hợp chất Thuốc thử (TT) Cách thực hiện Phản ứng dương tính Chất béo Nhỏ dung dịch lên giấy, hơ nóng Vết trong mờ Carotenoid TT Carr-Price Xanh chuyển sang đỏ H2SO4 Xanh lục ngả sang xanh dương Tinh dầu Bốc hơi tới cắn Có mùi thơm Triterpenoid tự do Liebermann-Burchard Đỏ nâu - tím, lớp trên có màu lục Alkaloid các TT chung Kết tủa Coumarin Phát quang trong kiềm Phát quang mạnh hơn Anthraglycosid KOH 10% Dd kiềm có màu đỏ Flavonoid TT tăng màu và tạo phức Dd tăng màu và tạo phức Glycosid tim TT vòng lacton Tím TT đường 2-desoxy Đỏ mận Tanin Dd FeCl3 Xanh rêu /xanh đen(Polyphenol) Dd gelatin muối Tủa bông trắng (Tannin) Saponin TT Liebermann-Burchard Có vòng tím nâu Lắc mạnh dung dịch nước Bọt bền Acid hữu cơ Na2CO3 Sủi bọt Các chất khử Fehling A+ Fehling B Kết tủa đỏ gạch
  • 29. 16 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Khảo sát sự phân tách bằng sắc kí lớp mỏng Dung dịch mẫu thử là cao chiết tổng và cao phân đoạn cloroform được chấm trên một bảng nhôm oxit có tráng lớp chất hấp phụ silica gel, có độ dày 0,5-2,0 mm làm pha tĩnh. Dung môi giải ly là hệ hỗn hợp cloroform : ethyl acetat (3:7) làm pha động. Nhúng bản mỏng vào bình sắc kí chứa dung môi bão hòa, pha động sẽ di chuyển dọc theo bảng mỏng, kéo theo các cấu tử di chuyển với tốc độ khác nhau tạo nên sắc kí đồ gồm nhiều vết có Rf khác nhau. Sắc ký đồ được quan sát dưới ánh sáng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 và 365 nm hoặc bản mỏng được nhúng với dung dịch acid sulfuric 5%/ cồn và vanillin 1%/ cồn, tỉ lệ 1:1. Sau đó, hơ nóng bản mỏng ở 100 0 C trong khoảng 5-10 phút. 3.2.3 Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa bằng DPPH Phương pháp DPPH được mô tả bởi Braca và cộng sự (2001) có hiệu chỉnh [8] . Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm, do lượng mẫu cần dùng ít, tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện. DPPH là gốc tự do ổn định, dạng bột màu đen, bền ở nhiệt độ thường, khi hòa tan trong dung môi sẽ chuyển màu sang tím. Hình 3.3. Cấu trúc của DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) DPPH hấp thu ở bước sóng cực đại tại 517 nm. Các chất có khả năng kháng oxi hóa sẽ trung hòa gốc DPPH bằng cách cho hydrogen, làm giảm độ hấp thu tại bước sóng cực đại và màu của dung ứng sẽ nhạt dần, chuyển từ tím sang vàng nhạt (DPPH-H). Phản ứng được tiến hành dựa theo nguyên lý: DPPH có khả năng tạo ra các gốc tự do bền trong dung dịch R-OH bão hòa. Khi cho các chất thử nghiệm vào hỗn hợp này, nếu chất có khả năng làm trung hòa hoặc bao vây các gốc tự do sẽ làm giảm cường độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch DPPH. Hoạt tính chống oxi hóa được đánh giá thông qua giá trị độ hấp thu của mẫu thử so với mẫu trắng được đo ở bước sóng 517 nm. Cơ chế phản ứng như hình 3.2 [26] .
  • 30. 17 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Hình 3.4. Cơ chế phản ứng DPPH Tỷ lệ phần trăm của hoạt động quét gốc tự do (% ức chế) được tính theo phương trình như sau: % Hoạt động quét gốc tự do (% Ức chế) = 𝐴0−𝐴1 𝐴0 × 100 Trong đó: A0: Độ hấp thụ quang của mẫu chứng A1: Độ hấp thụ của mẫu thử/ chất chuẩn * Xác định giá trị IC50: IC50 là nồng độ mà tại đó mẫu thử loại bỏ được 50% gốc tự do DPPH. Khả năng kháng oxy hóa của một chất được thể hiện qua giá trị IC50 (nồng độ chất chống oxy hóa để ức chế 50% gốc tự do DPPH), được tính toán dựa trên phương trình hồi quy tuyến tính có dạng y = ax + b. IC50 càng nhỏ thì hoạt tính kháng oxy hóa càng mạnh. Chuẩn bị mẫu thử: Cân 100 mg cao phân đoạn cloroform, hòa tan vừa đủ trong 10 ml methanol để tạo ra dung dịch gốc có nồng độ 10 mg/mL. Nồng độ mẫu được chuẩn bị bằng cách pha loãng nối tiếp dung dịch mẫu gốc để thu được 8 nồng độ pha loãng từ 100-275 µg/mL. Cho các dung dịch cao chiết phản ứng với dung dịch DPPH nồng độ tối ưu 0,15 mM ở điều kiện tránh ánh sáng trong 30 phút. Sau đó tiến hành đo độ hấp thu của DPPH ở bước sóng 517 nm. Chuẩn bị chất chuẩn: Cân 1,16 mg acid ascorbic dạng bột pha với 2,9 ml MeOH để đạt nồng độ gốc 400 μg/mL, sau đó pha loãng nồng độ gốc thành các mức nồng độ 2, 3, 4, 5, 6 và 7 μg/mL trong MeOH để xác định IC50 và so sánh kết quả với mẫu thử.
  • 31. 18 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Chuẩn bị dung dịch DPPH: Pha dung dịch DPPH sau cho nồng độ cuối cùng khi đo là 1 mM. Dung dịch DPPH được điều chế bằng cách hòa tan 5,91 mg DPPH trong 100 ml methanol thu được dung dịch DPPH có nồng độ 0,15 mM. Thuốc thử DPPH được đựng trong lọ tối và chỉ dùng trong ngày, bảo quản ở 4 0 C. * Tiến hành: Bước 1. Lấy 1 ml của mỗi dung dịch mẫu thử hoặc mẫu chuẩn, thêm vào 2 ml thuốc thử DPPH 0,15 mM vào ống nghiệm. Bước 2. Ủ trong bóng tối 30 phút ở nhiệt độ phòng. Bước 3. Đo độ hấp thụ của mẫu thử (mẫu chuẩn) đã ủ ở bước sóng 517 nm so với mẫu chứng (chỉ có methanol và DPPH) bằng máy đo quang phổ. Mỗi nồng độ mẫu thử được đo lặp lại 3 lần, tính giá trị trung bình. Và dùng phần mềm Microsoft Excel 2013 và SPSS 16.0 để xử lý số liệu và vẽ đồ thị tương quan giữa các nồng độ với phần trăm ức chế DPPH.
  • 32. 19 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm thực vật và định danh mẫu dược liệu 4.1.1. Đặc điểm hình thái Kèo nèo thuộc nhóm thực vật thân thảo, sống trong nước, bám cố định trên bùn đất, chỗ ứ đọng nước, không trôi dạt trên sông. Cây cao khoảng 40-95 cm, thân mập mạp, không phân nhánh, có các gân chính song song. Lá mọc thẳng hướng lên, có màu xanh nhạt, mượt, có 13-16 gân song song, lá non hơi nổi trên mặt nước, lá già phân hoá thành cuống và phiến. Phiến lá dài 8-17 cm, có dạng hình trứng đến hình tim, đỉnh lá nhọn đột ngột, ở phía chóp mỏng hơn, mép lá hơi quăn, rìa lá gợn sóng. Cuống lá dài 30-80 cm, mặt cắt có hình tam giác. Các bẹ lá phía trên mặt đất tạo thành thân giả. Hình 4.1. Cây kèo nèo ở tỉnh Tiền Giang A: Quần thể kèo nèo B: Cây kèo nèo Hoa có dạng tán, có từ 3-14 hoa nằm trên tổng bao lá bắc, chia làm 1-4 cụm hoa, mỗi cụm hoa thường có từ 3-6 hoa (hình 4.2 A). Cuống hoa dài 3-5 cm và có đế nằm dưới bầu nhụy được gọi là bầu nhụy thượng hay bầu trên (hình 4.3 F). Đi từ ngoài vào trong, đài hoa gồm 3 lá đài màu lục giống lá, khi hoa còn là nụ hoa thì đài hoa xếp gối lên nhau, có một lá trong cùng, lá thứ hai nằm gối lên lá thứ nhất và lá ngoài cùng nằm gối lên 2 lá còn lại, cả 3 lá đài này tách biệt hoàn toàn nên gọi là đài rời hay đài
  • 33. 20 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt phân (hình 4.2 B). Đài hoa ngắn hơn cuống hoa, 3 đài giống nhau được gọi là đài đều, đài vẫn tiếp tục tồn tại sau khi hoa đã tàn và phình to theo quả nên được gọi là đài đồng trưởng (hình 4.2 A). Tràng hoa gồm 3 cánh hoa, đó là thành phần thứ hai xếp từ ngoài vào trong, cánh hoa có màu từ trắng cho tới vàng tươi, cánh hoa to hơn lá đài, tách rời hoàn toàn nên gọi là hoa cánh rời hay tràng phân (hình 4.2 C-D). Có hình dạng và kích thước giống nhau gọi là tràng đều. Hình 4.2. Cụm hoa và hoa của loài được quan sát dưới lúp A: Lá bắc và tán hoa B-C: Đài hoa và kiểu đài xếp C-D: Tràng hoa E: Các vòng xếp của bộ nhị Phía trong tràng hoa là bộ nhị, đây là bộ phận sinh sản đực trong hoa, gồm các tiểu nhị hợp thành, có từ 34-36 tiểu nhị dài 1,5-1,7 cm, xếp thành 2-3 vòng, phía ngoài có rất nhiều nhị lép xếp thành 3-4 vòng, đây là điểm đặc biệt rất hiếm gặp ở thực vật (hình 4.2 E). Nhị lép hay còn gọi là nhị bất thụ có chỉ nhị dạng hình dẹp giống như cái que, dài hơn các nhị hữu thụ và xếp thành các vòng khít nhau như một cái đèn nơm chụp, để chụp các nhị hữu thụ (hình 4.2 C-D). Nhị hữu thụ có chỉ nhị dạng phiến, mang
  • 34. 21 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt bao phấn và gắn theo kiểu đính đáy. Bao phấn gồm có hai ô hay gọi là hai buồng, nằm ở hai bên chung đới. Ngoài cùng của bao phấn là biểu bì có lớp cutin khá dày, dưới biểu bì là tầng cơ giới được cấu tạo bởi những tế bào có vách dày hóa gỗ, trong cùng là nhóm tế bào mẹ cho ra hạt phấn (hình 4.3 B). Hạt phấn có dạng hình cầu, có vỏ dày gồm 2 lớp bao bọc, lớp phía trong là màng mỏng, phía ngoài dày và có cấu trúc rắn chắc để thực hiện chức năng bảo vệ (hình 4.3 C). Khi chín, bao phấn nứt ra để phóng thích các hạt phấn ra ngoài, bao phấn có kiểu nứt dọc và đường nứt hướng ra phía ngoài nên gọi là bao phấn hướng ngoại. Bầu nhụy cấu tạo bởi nhiều lá noãn tạo thành 14-16 ô, mép của hai lá noãn liền kề hợp lại thành phiến mỏng nối trực tiếp với trục giữa của bầu, giống như những vách ngăn để các noãn đính ở mặt trong gọi là đính noãn vách ngăn (hình 4.3 D-E). Quả nhỏ (đường kính 1,5-2 cm), được đài hoa bao bọc (hình 4.2 A). Khi quả khô, có thể tự mở ra theo đường hàn của mép noãn, nếu bầu nhụy có lá noãn 15 ô thì khi quả chín và nứt sẽ cho ra 15 múi, mỗi múi sẽ giải phóng các hạt ra bên ngoài bằng khe hở của hai mép noãn. Kèo nèo có thể sinh sản hữu tính bằng hạt, cũng có thể phát triển quần thể bằng sinh sản vô tính (hình 4.3 G). Hạt cứng có màu nâu đen, đường kính khoảng 1 mm, trên hạt có đường lõm xuống ở mặt ngoài được xem là đường rãnh của hạt, ở đầu của đường rãnh có điểm nhô lên và đính ở vách ngăn của noãn, miệng của lỗ noãn phù ra nhưng không to tạo thành mồng. Cấu tạo của hạt gồm 3 phần chính, ngoài cùng là vỏ hạt hay được gọi là áo hạt, cấu tạo bởi 1 lớp biểu bì khá dày, cứng và có gai nhằm đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ phôi khỏi các tác động cơ học. Phía trong lớp áo là cây mầm và nội nhũ, nội nhũ nằm ở chính giữa, cây mầm nằm bên cạnh nên gọi là mầm ngoại phôi cho nên hạt được nứt theo chiều dọc (hình 4.3 H). Rễ cây có dạng chùm do rễ cái hoại đi rất sớm, các rễ con to gần bằng nhau, mọc tua tủa ra thành bó ở góc thân, dày và ngắn, khi trưởng thành có độ sâu tối đa khoảng 13-16 cm (hình 4.1 B).
  • 35. 22 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Hình 4.3. Cơ quan sinh sản được quan sát dưới kính hiển vi (X=40) A: Nhị lép (nhị bất thụ) và nhị hữu thụ B: Bao phấn C: Hạt phấn D-E: Bầu noãn F: Bầu nhụy thượng G: Quả H: Hạt Dựa vào quan sát các đặc điểm hình thái và tham khảo tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (Cây cỏ Việt Nam, tập 3) kết luận loài thực vật trong nghiên cứu có tên khoa học là Limnocharis flava, tên Việt Nam là kèo nèo [4] .
  • 36. 23 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Hình thái của cây kèo nèo cho thấy chúng mang nhiều đặc điểm nguyên thủy như có rễ chùm, bám cố định trên bùn đất, không thể di chuyển, chỉ phát tán quần thể bằng sinh sản vô tính và bằng hạt, nhờ vào các tác nhân của môi trường sống, đây là đặc điểm cơ bản nhất của loài thực vật bậc thấp. Ngoài ra kèo nèo còn có cấu tạo dạng xốp, do có nhiều khoang chuyển khí để phục vụ cho việc lưu thông không khí từ lá xuống rễ và vận chuyển các chất từ rễ lên thân và lá, giúp dự trữ các chất một cách dễ dàng hơn, đều này giúp cây dễ thích nghi trong môi trường sống, thích nghi cao là đặc điểm của các loài thực vật bậc thấp. Cơ quan sinh sản của kèo nèo có nhiều điểm hiếm gặp ở các loài thực vật, trước tiên là hoa, có số cố định của đài hoa và tràng hoa là 3, đài hoa có hình dạng và kích thước giống nhau, tràng hoa cũng thế, đài hoa và tràng hoa xếp thành 2 vòng xếp xen kẽ nhau, đây là điểm đặc trưng của cây lớp hành. Bộ nhị gồm có 3-4 vòng nhị bất thụ xếp chồng lên nhau và nằm phía ngoài của các vòng nhị hữu thụ, các nhị có độ dài giảm dần từ vòng ngoài vào trong. Nhị hữu thụ có từ 34-36 nhị, xếp thành 2-3 vòng bao quanh bầu nhụy, cách sắp xếp các vòng của bộ nhị tạo nên điểm đặc trưng cho loài, đây là đặc điểm rõ rệt nhất được xem là đặc điểm nguyên thủy của cây kèo nèo [30] . Ở họ Súng và họ Sen có cách sắp xếp về bộ nhị cũng giống với kèo nèo, tuy nhiên có thể kết luận rằng kèo nèo tiến hóa hơn súng và sen do số lượng cánh hoa giảm tương ứng với số lượng lá đài. Hạt phấn kèo nèo có dạng hình cầu, mặt ngoài trơn bóng và có 1 lỗ nằm phía trên của hạt phấn, được Charles L. Argue nghiên cứu vào năm 1973, với kết luận đây là điểm đặc trưng của bộ Trạch tả và xếp vào lớp cây một lá mầm. Mà thực vật một lá mầm được coi là thực vật nguyên thủy vì tạo ra sự tiến hóa cho thực vật có hoa, thế nên hạt phấn của kèo nèo được xem là một trong các đặc điểm nguyên thủy của loài [9], [13] . Đặc điểm nguyên thủy cũng được thể hiện ở lá noãn, vì lá noãn có dạng hình phiến, có cấu tạo đối xứng lưỡng diện, ở mỗi lá noãn đều có một gân giữa, các đại bào tử nang luôn nằm ở mặt trong phía gần trục của lá noãn. Mép của 2 phiến lá noãn liền kề tự xếp khít vào nhau tạo thành tâm bì với phần phình bên dưới là bầu noãn bên trong chứa các noãn (đại bào tử). Có thể định nghĩa: “Tâm bì là một lá đặc biệt mang tiểu noãn
  • 37. 24 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt (noãn) ở hai bìa, nơi mang tiểu noãn là thai tòa hay đính phôi” [38] . 4.1.2. Đặc điểm vi phẫu Vi phẫu rễ được cắt ở vùng lông hút Tiết diện mặt cắt vi phẫu hình tròn gồm: vỏ chiếm 3/4 vi phẫu; trung trục chiếm 1/4 vi phẫu, rễ có cấu tạo cấp 1, rễ láng, các tế bào ở chóp rụng hết không để lại dấu vết. Ngoài cùng của vùng vỏ là tầng lông hút với 1 lớp tế bào gần tròn đều nhau, có hoặc không có lớp bần, trơn láng, phía trong có tầng tẩm suberoid là 1 lớp tế bào bắt màu xanh phía ngoài nhưng vẫn còn vách cellulose mỏng bắt màu hồng phía trong, hình dạng thuôn dài bo tròn 2 đầu kích thước lớn hơn. Ở những vi phẫu rễ già, sự xuất hiện của tầng sinh bần – lục bì phát triển mạnh làm phần vỏ dày lên. Mô mềm vỏ ngoài gồm 1 lớp tế bào hình đa giác, xếp khít nhau thành 1 vòng đồng tâm với 2 lớp phía bên ngoài (hình 4.4 A). Tiếp đó là các dãy mô mềm cấu tạo bởi những tế bào đa giác vách cellulose mỏng xếp thành các dãy xuyên tâm chừa những khuyết to chứa đầy khí được gọi là mô chuyển khí hay khoang khí (hình 4.4 B). Mô mềm vỏ trong là 5-6 lớp tế bào vách cellulose dày hình bầu dục, xếp chừa thành những đạo nhỏ (hình 4.4 C). Trong cùng của phần vỏ là lớp tế bào nội bì hình chữ nhật, xếp khít nhau, vách hai bên và phía trong bắt màu xanh dày lên như hình chữ U hay hình móng ngựa (hình 4.4 D). Vùng trung trụ: ngoài cùng là lớp trụ bì hình đa giác vách cellulose, tạo thành 1 vòng liên tục. Bó dẫn kiểu hướng tâm với 10 bó libe-gỗ nằm xen kẽ nhau, các libe cấp 1 bị ép bẹp thành từng cụm nhỏ không liên tục. Giữa các cụm libe và trụ bì có các khoảng gian bào dạng hình ngũ giác, chứa đầy không khí. Bó gỗ gồm các mạch gỗ có kích thước không đều, với mặt cắt hình tam giác, đỉnh quay ra ngoài, sự phân hóa này được gọi là kiểu hướng tâm. Trong cùng là hậu mộc cấu tạo bởi các mạch to, do phần hậu mộc phát triển nên phần tủy bị thu hẹp và không nhìn thấy ở vi phẫu này (hình 4.4 F).
  • 38. 25 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Hình 4.4. Vi phẫu rễ được quan sát dưới kính hiển vi (X= 100) A: Tầng lông hút, tầng suberoid và lớp mô mềm B: Mô khuyết và các khoang khí C: Mô mềm đạo D: Đai Caspary và trụ bì E: Khoảng gian bào F: Hậu mộc Vi phẫu cuống lá Vi phẫu cuống lá có tiết diện hình tam giác, có tính đối xứng qua một mặt phẳng. Cấu tạo gồm: vùng ngoài có biểu bì là 1 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước gần đều, lớp cutin mỏng hình răng cưa. Mô mềm vỏ có dạng mô mềm đặc gồm các tế bào gần tròn, vách mỏng, xếp lộn xộn (hình 4.5 B). Vùng trong cấu tạo bởi những dãy tế bào mô mềm liên kết với nhau giống dạng hình mạng, vách cellulose mỏng, hình đa giác kích thước tương đối đều, để hở những khoảng gian bào to lớn, rỗng chứa đầy khí (hình 4.5 A). Có sự hình thành các khoang tiết và tinh thể tiết dự trữ trong khoang nằm gần các bó dẫn (hình 4.5 C-D).
  • 39. 26 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Hình 4.5. Vi phẫu cuống lá quan sát dưới kính hiển vi (X=100) A: Vi phẫu cuống lá tổng thể B: Biểu bì mô dày và hạt diệp lục C: Khoang tiết D: Hạt dự trữ trong tế bào khoang tiết E: Mạch mủ ở điểm tiếp nối F: Mạch mủ quanh bó mạch Có 3 kiểu bó dẫn: bó dẫn chính, bó dẫn phụ và bó dẫn ở phần vỏ. Cấu tạo của bó dẫn chính gồm 5-6 bó dẫn có kiểu bó chồng, libe nằm ở ngoài gỗ phía trong, các bó dẫn phụ có kích thước nhỏ hơn bó chồng chính từ 4-5 lần, có cấu tạo giống như bó dẫn chính, được hình thành tại những điểm tiếp nối của các dãy mô mềm (hình 4.6 A-C). Bó dẫn ở phần vỏ có cấu tạo khác hơn hai kiểu bó dẫn còn lại, kích thước gần bằng với bó dẫn phụ, nó được cấu tạo theo kiểu bó chồng đơn, libe nằm ở ngoài, gỗ nằm phía trong, xung quanh libe và gỗ có cụm mô cứng bao quanh (hình 4.6 B). Cụm mô cứng được cấu tạo bởi các tế bào với tiết diện là đa giác, có vách dày hóa gỗ. Cả 3 loại bó mạch đều có một khoang khí với kích thước to hơn mạch gỗ gấp nhiều lần nằm bên trong. Giữa libe và gỗ không có tầng phát sinh nên bó dẫn không phát triển nữa, đó là bó dẫn kín. Phía ngoài bó dẫn có từ 3-6 mạch mủ bao quanh và các mạch mủ này cũng nằm rải rác tại các điểm tiếp nối của dãy tế bào hình mạng, thường nằm
  • 40. 27 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt quanh các bó mạch (hình 4.5 E-F). Vi phẫu cuống lá giống như vi phẫu gân lá. Các đặc điểm vi phẫu được thể hiện ở hình 4.5 và hình 4.6. Hình 4.6. Vi phẫu các bó mạch quan sát dưới kính hiển vi (X=100 A: Bó mạch chính B: Bó mạch ở phần vỏ C: Bó dẫn phụ Vi phẫu được bổ dọc theo bó dẫn chính, nhuộm kép bằng đỏ carmin-lục iod và so sánh với vi phẫu được ngâm với đồng sufat bão hòa trong 72 giờ, nhằm xác định hình dạng của ống nhựa mủ. Ở vi phẫu được nhuộm son phèn thì có hai đường thẳng tối màu nằm ở mép ngoài của bó dẫn chính chạy song song với nhau, hai đường này chính là ống nhựa mủ (hình 4.7 A). Đối với vi phẫu được ngâm trong dung dịch đồng sulfat bão hòa thì ống nhựa mủ là một đường thẳng bắt màu xanh ngọc đậm nằm gần mép của bó dẫn chính (hình 4.7 B). Qua hai vi phẫu được thể hiện ở hình 4.7 có thể kết luận rằng ống nhựa mủ của cây kèo nèo là ống nhựa mủ không đốt. Hình 4.7. Vi phẫu mạch mủ bổ dọc được quan sát dưới kính hiển vi (X=40) A: Mạch mủ nhuộm son phèn B: Mạch mủ ngâm trong CuSO4 bắt màu xanh ngọc
  • 41. 28 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Vi phẫu phiến lá và bóc tách biểu bì Biểu bì của phiến lá là lớp tế bào hình chữ nhật kích thước không đều xếp khít nhau, tế bào biểu bì trên nhỏ hơn biểu bì dưới 2-3 lần. Mô mềm giậu là một lớp tế bào có cấu tạo hẹp, dài, xếp thẳng đứng, khít nhau và chứa nhiều lục lạp. Mô mềm khuyết 5-6 lớp tế bào vách mỏng, gần tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn để hở những khoảng trống chứa khí gọi là khuyết, mô mềm này chứa lục lạp ít hơn mô mềm giậu. Phần thịt của phiến lá có hai kiểu mô mềm là mô mềm giậu và mô mềm khuyết. Mô mềm giậu nằm phía dưới biểu bì trên, mô mềm khuyết nằm phía trên biểu bì dưới nên có thể kết luận phiến lá của cây kèo nèo có cấu tạo dị thể. Tế bào khí khổng được cấu tạo bởi hai tế bào giống như hạt đậu, hướng mặt khuyết vào trong để hở một khe nhỏ gọi là khe lỗ khí. Có khí khổng kiểu song bào với số lượng gần như nhau ở cả hai mặt. Khí khổng kiểu song bào được nhận diện qua 2 tế bào bạn, vì 2 tế bào bạn xếp song song với khe của lỗ khí. Xung quanh tế bào bạn có 5 -6 tế bào khác bao quanh. Hình 4.8. Vi phẫu phiến lá và khí khổng quan sát dưới kính hiển vi (X=100) A: Phiến lá B: Khí khổng kiểu song bào Kết quả vi phẫu của cây kèo nèo cho thấy, chúng có nhiều đặc điểm tương đồng với cây môn nước (cùng một Bộ) trong đề tài tạp của Nguyễn Minh Hưng (2018) [3] . Điểm điển hình nhất của hai loài này là có cấu trúc mô chuyển khí dày đặc, nhờ có mô chuyển khí trong thân và rễ giúp cho cây có khả năng vận chuyển oxy từ không khí xuống vùng rễ góp phần thúc đẩy quá trình nitrat hóa diễn ra ở bề mặt rễ dễ dàng. Ở các bó dẫn bắt gặp có nhiều ống sàng nằm trong vùng libe, cho nên ở khoang sàng có rất
  • 42. 29 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt nhiều hạt dự trữ, điều này chứng tỏ cây có khả năng xử lí nước thải rất tốt. Tuy nhiên khi so sánh đặc điểm vi phẫu của cây kèo nèo và cây môn nước, thấy khoang khí ở cây môn nước chiếm số lượng và diện tích lớn hơn gấp nhiều lần so với cây kèo nèo. Nhưng số lượng khoang tiết của cây kèo nèo ít hơn môn nước, điều này cũng chứng minh khả năng xử lí nước thải của môn nước cao hơn kèo nèo, đồng thời góp phần giải thích khả năng chịu hạn của cây môn nước tốt hơn kèo nèo [3] . 4.1.3. Bột dược liệu Bột màu vàng hay vàng nâu, có mùi thơm. Quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại X=100 thấy có: mô mềm là những tế bào hình tròn hay hình gần tròn, thành mỏng và một số mô mềm chứa hạt dự trữ có thể là hạt tinh bột và cụm tinh bột chứa trong mô (hình 4.9 A). Các mảnh hoa có màu vàng (hình 4.9 B), bó mạch có dạng dài thon bắt màu cam nằm trong mảnh mô mềm (hình 4.9 C). Tế bào có màu ngói đỏ chưa xác định được nên gọi là mảnh màu (hình 4.10 B). Sợi mô cứng có dạng hình thoi, có vách dày và khoang khí rất hẹp nằm ở giữa và chạy dài theo sợi mô cứng (hình 4.10 C). Có 3 loại kiểu mạch gỗ, mạch điểm chỉ để hở những chấm nhỏ cho thấy vách hóa gỗ gần như hoàn toàn (hình 4.10 D), mạch vạch có những vạch kẻ ngang cho thấy chỗ dày hóa gỗ nằm ngang (hình 4.10 E) và kiểu mạch xoắn (hình 4.10 F) đây là một trong những đặc điểm nguyên thủy của cây. Soi bột còn phát hiện thấy hạt phấn có dạng hình tròn được bao bọc bởi 2 lớp vỏ dày và có các khía vân nằm ở bền mặt hạt phấn, đặc điểm này có thể dùng để định danh sự phát sinh loài thực vật (hình 4.10 H). Trong bột còn tìm thấy một mảnh vòi nhụy (hình 4.10 I). Hình 4.9. Bột dược liệu kèo nèo được quan sát dưới kính hiển vi (X=100) A: Mô mềm B: Mảnh hoa C: Bó mạch
  • 43. 30 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Hình 4.10. Bột dược liệu kèo nèo được quan sát dưới kính hiển vi (X=100) A: Các hạt dự trữ trong mô mềm B: Mảnh màu C: Sợi mô cứng D: Mạch điểm E: Mạch vạch F: Mạch xoắn G: Hạt tinh bột H: Hạt phấn I: Mảnh vòi nhụy Trong bột dược liệu tìm được các cấu tử phù hợp với đặc điểm vi phẫu của cây. Đặc biệt, trong bột tìm thấy các dạng gỗ mạch xoắn, một trong các đặc điểm nguyên thủy của cây [38] . Ngoài ra, cũng phát hiện một cấu tử bất thường được xem là mảnh màu (hình 4.10 D). Đây có thể là một dạng kim loại nặng từ nước thải, được cây hấp thu và dự trữ lại hoặc cũng có thể là cấu tử ngoại lai lẫn vào trong quá trình phơi, sấy.
  • 44. 31 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt 4.2. Phân tích thành phần hóa học Kết quả chiết xuất Kết quả chiết xuất được thể hiện ở bảng 4.1. Hiệu suất cao tổng được tính dựa trên khối lượng bột dược liệu, hiệu suất các cao phân đoạn dựa trên khối lượng cao tổng. Bảng 4.1. Khối lượng và hiệu suất chiết từ bột dược liệu Kết quả khảo sát thành phần hóa học Khảo sát thành phần hóa học trên cao phân đoạn cloroform bằng các phản ứng đặc trưng và thuốc thử thể hiện trong bảng 4.2. Các phản ứng định tính dương tính bao gồm flavonoid, acid hữu cơ và chất khử. Các nhóm ít phân cực như chất béo, carotenoid, tinh dầu không có hiện tượng. Nhóm alkaloid, coumatin, anthraglycosid, glycosid tim và tanin đều cho kết quả âm tính. Nhóm saponin thì cho kết quả dương tính giả. Hình 4.11. Kết quả định tính bằng phản ứng hóa học A: Định tính flavonoid B: Định tính nhóm chất khử Khối lượng bột: 300.8650 g Độ ẩm: 9.56 % Lượng cồn 960 cần dùng: 8.1 lít Phân đoạn Khối lượng (g) Hiệu suất (%) Cao tổng 33.6431 11.17 Cao n-hexan 3.9602 11.78 Cao cloroform 2.3768 7.07
  • 45. 32 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Bảng 4.2. Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa học cao cloroform Nhóm hợp chất Thuốc thử Cách thực hiện Phản ứng dương tính Kết quả định tính Chất béo Nhỏ dung dịch lên giấy, hơ nóng Vết trong mờ - Carotenoid TT Carr-Price Xanh chuyển sang đỏ - H2SO4 Xanh lục ngả sang xanh dương - Tinh dầu Bốc hơi tới cắn Có mùi thơm - Triterpenoid tự do Liebermann-Burchard Đỏ nâu - tím, lớp trên có màu lục - Alkaloid các TT chung Kết tủa - Coumarin Phát quang trong kiềm Phát quang mạnh hơn - Anthraglycosid KOH 10% Dd kiềm có màu đỏ - Flavonoid NaOH 1%; FeCl Chì acetat trung tính Dd tăng màu; tạo phức + Glycosid tim TT vòng lacton Tím - TT đường 2-desoxy Đỏ mận - Tanin Dd FeCl3 5% Xanh rêu /xanh đen(Polyphenol) - Dd gelatin muối Tủa bông trắng (Tannin) - Saponin TT Liebermann- Burchard Có vòng tím nâu - Lắc mạnh dung dịch nước Bọt bền - Acid hữu cơ Na2CO3 Sủi bọt + Nhóm chất khử Fehling Kết tủa đỏ gạch + Ghi chú (-) không có; (+) có
  • 46. 33 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Khảo sát nhóm acid hữu cơ, có kết quả dương tính, cho thấy cây kèo nèo chứa nhiều loại axit hữu cơ. So với nghiên cứu của F.C. Saputri và cộng sự (2015) về tác dụng ức chế men chuyển dựa trên mức độ axit hippuric tạo thành bằng cách đo độ hấp thụ ở bước sóng 228 nm [16] . Dựa vào kết quả và tài liệu, có thể dự đoán trong cao phân đoạn cloroform có thể có sự hiện diện của axit hippuric. Từ kết quả tổng thể khảo sát sơ bộ thành phần hóa học bảng 4.2 của cao phân đoạn kèo nèo, so với nghiên cứu của Keng-Fei Ooh năm 2015, đã phân tích cấu trúc của các axit hydroxybenzoic, axit hydroxycinnamic và flavonoid trong dịch chiết nước của lá L. flava có điểm tương đồng giống nhau, chứng tỏ rằng kèo nèo có các thành phần hoạt chất giống với nghiên cứu của Keng-Fei Ooh, tuy nhiên ở khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật trên cao phân đoạn cloroform, thì nhóm chất khử cho kết quả dương tính, điều này đồng nghĩa trong cây kèo nèo ngoài thành phần chính là phenolic và axit hữu cơ, còn có nhiều gốc khử hiện diện trong cây chẳng hạn như là gốc đường [20] . Khảo sát sự phân tách bằng sắc kí lớp mỏng Sau khi chấm cao tổng (bên trái) và cao phân đoạn cloroform (bên phải) lên bản silica gel, chọn hệ cloroform : ethyl acetat (3:7) làm pha động giải ly, đem bảng sắc kí soi dưới tia tử ngoại ở 2 bước sóng 254 nm và 365 nm, sau cùng nhúng với vanillin – sulfuric và hơ trên bếp điện, kết quả được thể hiện trong hình 4.11. Hình 4.12. Bản sắc kí được quan sát dưới vùng ánh sáng tử ngoại và thuốc hiện màu VS A: Bước sóng 254 nm B: Bước sóng 365nm C: Thuốc hiện màu VS
  • 47. 34 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Kết quả của bảng mỏng silica gel giúp xác định sơ bộ sự phân tách của các chất trong cao chiết, định hướng cho giai đoạn tách các chất tinh khiết có trong cao, bằng các phương pháp thích hợp sau này như sắc ký cột. Việc khảo sát sự phân tách bằng sắc kí lớp mỏng là nền tảng định hướng cho giai đoạn tách các chất tinh khiết về sau. Hệ cloroform : ethyl acetat (3:7) là hệ khai triển được xem là phù hợp với cao phân đoạn cloroform, vì cho ra các vết sắc kí gọn, tách biệt và nằm khoảng giữa bản mỏng. Tuy nhiên, góc ở chân của cao tổng và cao phân đoạn cloroform vẫn chưa tách hết, các vết tách của cao tổng tách vẫn còn chưa được rõ. Cho nên hệ cloroform : ethyl acetat (3:7) tách tốt ở cao phân đoạn cloroform, còn đối với cao tổng thì hệ này không phù hợp. Vết sắc kí bắt màu cam khi nhúng với thuốc thử VS có hệ số Rf = 0,45 ở cao phân đoạn cloroform có tiềm năng cao cho các nghiên cứu phân lập ở giai đoạn sau. 4.3. Xác định hoạt tính chống oxy hóa bằng DPPH 4.3.1. Hoạt tính kháng oxy hóa của vitamin C Vitamin C được pha với nồng độ từ 2-7 µg/mL trong DPPH 0,1 mM ở nồng độ sau cùng khi đo, chờ phản ứng trong 30 phút, sau đó đo độ hấp thu ở bước sóng 517 nm. Kết quả đo DPPH được thể hiện trong bảng PL-1 phần phụ lục, dựa vào kết quả đo để tính phần trăm ức chế DPPH của vitamin C và vẽ đường hồi quy tuyến tính (đồ thị 4.1). Để thể hiện sự lặp lại của 3 giá trị phần trăm ức chế trong cùng 1 nồng độ là khác nhau không có ý nghĩa, sử dụng kiểm định Anova-Single Factor khảo sát 1 yếu tố với kết quả P-value = 0,9998 > 0,05. Chứng tỏ kết quả có sự lập lại giữa 3 lần đo. Kết quả số liệu thể hiện trong bảng PL-1, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để so sánh tính đồng nhất của các giá trị phương sai trong từng nhóm nồng độ vitamin C, kết quả P-value = 0,45 > 0,05 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Khảo sát sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các giá trị trung bình phần trăm ức chế trong từng nhóm nồng độ vitamin C, thu được kết quả kiểm định Anova-One Way với P-value = 0,000 < 0,05. Đồng thời xử lý LSD (phân tích sâu kiểm định ANOVA) với mức ý nghĩa α = 0,05 cho thấy 6 nồng độ vitamin C có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê, trong khoảng tin cậy là 95%. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.3. Bảng 4.3. Giá trị phần trăm ức chế DPPH phụ thuộc nồng độ của chất chuẩn
  • 48. 35 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Nồng độ vitamin C (μg/mL) Phần trăm ức chế DPPH trung bình (%) Mẫu chứng âm 0 2 21,368 ± 0,64 (*) 3 31,384 ± 0,27 (*) 4 41,487 ± 0,25 (*) 5 53,632 ± 0,43 (*) 6 63,768 ± 0,65 (*) 7 74,717 ± 0,76 (*) Chú thích: Kết quả là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 3). Với n là số lần lặp lại thực nghiệm. (*) Các giá trị khác nhau có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Từ kết quả ở bảng 4.3 cho thấy mức nồng độ thấp nhất 2 μg/mL giá trị phần trăm ức chế DPPH trung bình là 21,369%, mức nồng độ cao nhất 7 μg/mL giá trị phần trăm ức chế là 74,717% nhìn chung tổng thể 6 nồng độ khảo sát, thì giá trị phần trăm ức chế DPPH trung bình đều tăng dần từ nồng độ thấp lên cao. Điều này, chứng minh rằng giá trị phần trăm ức chế DPPH trung bình phụ thuộc rõ ràng vào nồng độ của vitamin C. Đường hồi quy tuyến tính của vitamin C được xử lí bằng phần mềm Microsoft Excel 2013 và biểu diễn đồ thị 4.1. Dựa vào đồ thị 4.1 tìm được phương trình hồi quy tuyến tính là y = 10,744x – 0,6223 và tìm được nồng độ ức chế 50% tức là IC50 = 4,71 µg/mL. Vitamin C được xem là chất đối chứng dương, để so sánh với kết quả IC50 của cao phân đoạn cloroform, nhằm kết luận tiềm năng kháng oxy hóa của cây kèo nèo.
  • 49. 36 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Đồ thị 4.1. Đồ thị tương quan giữa nồng độ vitamin C với phần trăm ức chế DPPH. 4.3.2. Kết quả đo hoạt tính kháng oxy hóa của cao phân đoạn cloroform Kết quả đo độ hấp thu của mẫu thử được thể hiện ở bảng 5.2 trong phụ lục. Tính giá trị IC50: pha một giai mẫu có 8 nồng độ (từ dung dịch gốc 10 mg/mL, sau đó pha loãng thành các nồng độ 100 µg/mL; 125 µg/mL; 150 µg/mL; 175 µg/mL; 200 µg/mL; 225 µg/mL; 250 µg/mL; 275 µg/mL), trong đó phải bao hàm nồng độ cho hoạt tính chống oxy hóa (ức chế) 50%, vẽ đồ thị 4.2 để biểu diễn sự phụ thuộc của phần trăm ức chế DPPH theo nồng độ chất khảo sát bằng phần mềm Excel. Tương tự, xử lý 8 nồng độ cao chiết cloroform, kết quả P-value = 0,8999 > 0,05 trong kiểm định Anova-Single Factor chứng tỏ có sự lặp lại kết quả của 3 lần đo. Từ kết quả bảng PL-2, bằng phần mềm SPSS để so sánh tính đồng nhất giữa các giá trị phương sai trong từng nhóm nồng độ, P-value = 0,758 > 0,05 cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Đồng thời kiểm định sự khác biệt về các giá trị trung bình phần trăm ức chế trong từng nhóm nồng độ cao chiết, thu được kết quả kiểm định Anova-One Way với P-value = 0,000 < 0,05 và kiểm định LSD cho thấy kết quả của 8 nồng độ cao chiết có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê. 21.368 31.384 41.487 53.632 63.768 74.717 y = 10.744x - 0.6223 R² = 0.9993 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 7 8 Phần trăm ức chế DPPH (%) Nồng độ chất chuẩn (µg/mL) Acid ascorbic (vitamin C) Đường hồi quy tuyến tính của vitamin C
  • 50. 37 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Bảng 4.4. Giá trị phần trăm ức chế DPPH phụ thuộc nồng độ của cao chiết cloroform Nồng độ cao chiết (μg/mL) Phần trăm ức chế DPPH trung bình (%) Mẫu chứng âm 0 100 31,669 ± 1,351 (*) 125 36,719 ± 1,045 (*) 150 41,880 ± 2,071 (*) 175 45,084 ± 1,721 (*) 200 51,812 ± 1,458 (*) 225 55,462 ± 1,921 (*) 250 59,764 ± 1,375 (*) 275 63,587 ± 1,752 (*) Chú thích: Kết quả là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 3). Với n là số lần lặp lại thực nghiệm. (*) Các giá trị khác nhau có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Ở mức nồng độ thấp nhất 100 μg/mL giá trị phần trăm ức chế DPPH trung bình là 31,669%, mức nồng độ cao nhất 275 μg/mL giá trị phần trăm ức chế là 63,587%, nhìn chung tổng thể 8 nồng độ khảo sát, thì giá trị phần trăm ức chế DPPH trung bình đều tăng dần từ nồng độ thấp lên cao. Điều này, chứng minh rằng giá trị phần trăm ức chế DPPH trung bình phụ thuộc rõ ràng từ nồng độ 100 μg/mL đến 275 μg/mL của cao kèo nèo. Đường hồi quy tuyến tính của cao phân đoạn cloroform được biểu diễn đồ thị 4.2. Dựa vào đồ thị 4.2 tìm được phương trình hồi quy tuyến tính là y = 0,1839x + 13,772 và tìm được nồng độ ức chế 50% tức là IC50 = 196,998 µg/mL.
  • 51. 38 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Đồ thị 4.2. Đồ thị tương quan giữa nồng độ cao cloroform với phần trăm ức chế DPPH. Kết quả nồng độ ức chế 50% DPPH của vitamin C và cao cloroform cùng với phương trình hồi quy tuyến tính được thể hiện ở bảng 5. Bảng 5. Phương trình hồi quy và nồng độ IC50 của vitamin C và cao chiết Chất khảo sát Phương trình hồi quy Nồng độ IC50 trung bình Acid arscorbic (vitamin C) y = 10,744x – 0,6223 (R2 = 0.9993) 4,712 (µg/mL) Cao chloroform của kèo nèo y = 0,1839x + 13,772 (R2 = 0,9960) 196,998 (µg/mL) Với kết quả thử hoạt tính kháng oxy hóa, dựa vào giá trị IC50 của cao cloroform là 196,998 µg/mL so với giá trị IC50 = 4,712 của vitamin C, thấy khả năng chống oxy hóa trên cao phân đoạn cloroform của cây kèo nèo thấp vitamin C hơn 41,81 lần. y = 0.1839x + 13.772 R² = 0.9960 0 10 20 30 40 50 60 70 50 75 100 125 150 175 200 225 250 275 300 Phần trăm ức chế (%) Nồng độ cao cloroform μg/mL PHẦN TRĂM ỨC CHẾ DPPH CỦA CAO CLOROFORM Đường hồi quy tuyến tính của cao cloroform
  • 52. 39 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả N. A. A. Mohd Nazri và cộng sự năm 2011 khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của cao EtOH và DCM trên loài L. flava ở Malaysia [22] với IC50 của cao chiết cũng có giá trị xấp xỉ 200 µg/mL. Điều này cho thấy rằng điều kiện thổ nhưỡng từ môi trường sống tác động lên khả năng chống oxy hóa của loài L. flava ở khu vực Việt Nam và Malaysia là khá tương đồng. Đồng thời cũng trong nghiên cứu này tác giả kết luận nhóm flavonoid có nhiều trong EtOH. Qua đó, chứng tỏ ở cao phân đoạn cloroform trong dịch chiết cồn của kèo nèo chứa hàm lượng flavonoid cao, nên vết màu vàng trên bảng sắc kí có thể là một hoạt chất trong flavonoid. Kết quả nghiên cứu của tác giả Pornkamon Sakong và cộng sự năm 2011 tại Thái Lan cho thấy cao cồn của kèo nèo có hoạt tính kháng oxy hóa trung bình. Tuy nhiên, so với loài B. latifolia cùng họ Alismataceae thì khả năng kháng oxy hóa của kèo nèo cao hơn khoảng 3,3 lần, đồng thời cũng trong nghiên cứu này cho thấy cây hương nhu trắng (O. gratissimum) có hoạt tính kháng oxy hóa thấp hơn kèo nèo 1,4 lần [29] .
  • 53. 40 GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Từ kết quả khảo sát hình thái học và phương pháp cắt nhuộm vi phẫu đối chiếu với các tài liệu trước đó là phù hợp, đồng thời làm rõ thêm các đặc điểm nguyên thủy của cây kèo nèo. Bên cạnh đó mở rộng thêm phương pháp soi bột dược liệu để kiểm tra các cấu tử của loài mà chưa từng có công trình nghiên cứu trước đây công bố. Khảo sát được thành phần hóa học bằng các phản ứng đặc trưng cho ra kết quả dương tính trên nhóm hợp chất flavonoid, acid hữu cơ và nhóm chất khử cho thấy đây là thành chủ yếu có trong cây. Tìm ra hệ dung môi cloroform: ethyl acetat (3:7) khai triển phù hợp cho cao phân đoạn cloroform. Nhằm định hướng cho việc tinh chế các chất có trong cao ở giai đoạn tiếp theo. Khảo sát tính oxy hóa dựa trên phần trăm ức chế DPPH của cao phân đoạn cloroform, tìm được giá trị IC50 = 196,998 (µg/mL), chứa tỏ cây kèo nèo có khả năng chống oxy hóa. Tuy nhiên, khi so sánh với giá trị IC50 = 4,712 (µg/mL) của chất chuẩn vitamin C thì giá trị này vẫn còn thấp. 5.2. Kiến nghị Thực hiện thêm giai đoạn phân lập hoạt chất có trong cao cloroform bằng phương pháp sắc kí cột cổ điển. Khả năng bắt gốc tự do của kèo nèo có giá trị trung bình, kiến nghị thực hiện các khảo sát hoạt tính sinh học khác như: kháng viêm, diệt khuẩn, khả năng ức chế men chuyển… để tìm ra tiềm năng sinh học có giá trị cao cho loài. Nghiên cứu tiềm năng xử lý nước thải của kèo nèo.
  • 54. GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội, tr. 33-35. 2. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, NXB ĐHQG Tp.HCM, Tp.HCM, tr. 1. 3. Nguyễn Minh Hưng (2018) “Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm kim nặng trong đất vùng chuyên canh rau Đông Nam Bộ và biện pháp xử lý bằng thực vật”, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 4. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam Tập 3, Nhà Xuất Bản Trẻ, Hồ Chí Minh, tr.315. 5. Trần Hùng, Huỳnh Ngọc Thụy, Nguyễn Viết Kình (2017), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Nhà Xuất Bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 25-49. 6. Trương Hoàng Đan, Bùi Trường Thọ (2012), “So sánh đặc điểm mô chuyển khí một số loài thực vật thủy sinh trong môi trường nước ô nhiễm”, Tạp chí Khoa học, 24(a), tr. 126-134. NƯỚC NGOÀI 7. Ain Nihla Kamarudzaman, Roslaili Abdul Aziz, and Mohd Faizal Ab Jalil (2011), “Removal of Heavy Metals from Landfill Leachate Using Horizontal and Vertical Subsurface Flow Constructed Wetland Planted with Limnocharis flava”, International Journal of Civil & Environmental Engineering, 11(5), pp.74-79. 8. Alessandra Braca, Nunziatina De Tommasi, Lorenzo Di Bari, Cosimo Pizza, Matteo Politi and Ivano Morelli (2001), “Antioxidant Principles from Bauhinia tarapotensis”, Journal of Natural Products, 64(7), pp. 892-895. 9. Alexander K. Anning, Percy E. Korsah, Patrick Addo-Fordjour (2012), “Phytoremediation of Wastewater with Limnocharis Flava, Thalia Geniculata andTypha Latifolia in Constructed Wetlands”, International Journal of Phytoremediation, 15(5), pp.452-464.
  • 55. GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt 10. Anton Igersheim, Matyas Buzgo And Peter K. Endress (2000), “Gynoecium diversity and systematics in basal monocots”, Botanical Journal of the Linnean Society, 136, pp. 1-65. 11. Armen L. Takhtajan (1954), Proiskhozhdenie pokrytosemennykh rastenii, Moskva. - English translation by O.H. Gankin(1958),Origin of Angiospermatous Plants, American Institute of Biological Sciences: Washington, DC, USA, 68 pages. 12. Arthur John Cronquist (1981), An Integrated System of Classification of Flowering Plants, Columbia University Press: New York, NY, USA, pp. 1048- 1049. 13. Charles L. Argue (1973), “The Pollen of Limnocharis Flava Buch., Hydrocleis Nymphoides (Willd.) Buch., and Tenagocharis Latifolia (Don) Buch. (Limnocharitaceae)”, Grana, 13 (2), pp. 108-112. 14. Dahlgren, R.M.T., Clifford, H.T., Yeo, P.F. (1985), The Families of the Monocotyledons, Springer-Verlag, Berlin, Springer Verlag Berlin Heidelberg, Tokyo, pp. 295-306. 15. Eliana ReginaForni-Martins; Karine Pablos Calligaris (2002), “Chromosomal studies on Neotropical Limnocharitaceae (Alismatales)”, Aquatic Botany, 74 (1), pp. 33- 41. 16. F.C. Saputri, A. Mun’im, D. Lukmanto, S.N. Aisyah, J.S. Rinandy (2015),“Inhibition of angiotensin converting enzyme (ace) activity by someIndonesia edible plants”, International journal of pharmaceutical sciences and research, 6(3), pp. 1054-1059. 17. José Marrugo-Negrete, Germán Enamorado-Montes, José Durango-Hernández, José Pinedo-Hernández, Sergi Díez (2017), “Removal of mercury from gold mine effluents using Limnocharis flava in constructed wetlands”, Chemosphere, 167, pp.188- 192. 18. Jureerut Daduang, Sukanda Vichitphan, Sakda Daduang, Pranithi Hongsprabhas,Patcharee Boonsiri (2011), “High phenolic and antioxidants of some tropical vegetables related to antibacterial and anticancer activities”, African Journal of Pharmacy and Pharmacology, 5(5), pp. 608-615. 19. K. Karthigeyan, R. Sumathi, J. Jayanthi, P. G. Diwakar and G. S. Lakra (2004),
  • 56. GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt “Limnocharis flava (L.) Buchenau (Alismataceae)– a little known and troublesome weed in Andaman Islands”, Current Science, 87(2), pp. 140-141 20. Keng-Fei Ooh, Hean-Chooi Ong, Fai-Chu Wong And Tsun-Thai Chai (2015), “HPLCprofiling of phenolic acids and flavonoids and evaluation of anti- lipoxygenase and antioxidant activitiesof aquatic vegetable limnocharis flava”, Acta Poloniae Pharmaceutica, 72(5), pp. 973-979. 21. L.Wason and M. J. Dallwits (1991), “The Families of Angiosperms”, Australian Systematic Botany,4(4), pp. 681-695. 22. N. A. A. Mohd Nazri, N. Ahmat, A. Adnan, S.A. Syed Mohamad and S.A. Syaripah Ruzaina (2011), “In vitro antibacterial and radical scavenging activities of Malaysian table salad”, African Journal of Biotechnology, 10(30), pp. 5728- 5735. 23. N. Saupi, M.H. Zakaria, J.S. Bujang (2009), “Analytic Chemical Composition and Mineral Content of Yellow Velvetleaf (Limnocharis flava L. Buchenau)’s Edible Parts”, Journal of Applied Sciences, 9(16), pp. 2969-2974. 24. Ogle, B. M.; Dao, H. T.; Mulokozi, G.; Hambraeus, L. (2001). "Micronutrient composition and nutritional importance of gathered vegetables in Vietnam". International Journal of Food Sciences and Nutrition,52 (6), pp.485–499. 25. P.C Abhilash, Vimal Chandra Pandey, Pankaj Srivastava, P.S. Rakesh, Smitha Chandran, Nandita Singh, A.P. Thomas (2009), “Phytofiltration of cadmium from water by Limnocharis flava (L.) Buchenaugrown in free-floating culture system”, Journal of Hazardous Materials, 170, pp 791-797. 26. P.C. Abhilash, Nandita Singh, V.P. Sylas, B. Ajay Kumar, John C. Mathew, R. Satheesh and A. P. T homas (2008), “Eco-distribution Mapping of Invasive Weed Limnocharis flava (L.) Buchenau Using Geographical Information System: Implications for Containment and Integrated Weed Management for Ecosystem Conservation”, Taiwania, 53(1), pp. 30-41. 27. Philip Molyneux (2004), “The use of the stable free radical diphenylpicrylhydrazyl (DPPH) for estimating antioxidant activity”, Original Article, 26(2), pp. 212-219. 28. Pitchaon Maisuthisakul , Maitree Suttajit, Rungnaphar Pongsawatmanit (2007), “Assessment of phenolic content and free radical-scavenging capacity of some Thai
  • 57. GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào SVTH: Trần Bảo Việt indigenous plants”, Food Chemistry, 100(4), pp. 1409-1418. 29. Pornkamon Sakong, Tueanjit Khampitak, Ubon Cha’on, Chadamas Pinitsoontorn, Pote Sriboonlue, Puangrat Yongvanit and Patcharee Boonsiri (2011), “Antioxidant activity and bioactive phytochemical contents oftraditional medicinal plants in northeast Thailand”, Journal of Medicinal Plants Research, 5(31), pp. 6822-6831. 30. Robert B. Kaul (1967), “Ontogeny and anatomy of the flower of Limnocharis flava (butomaceae)”, American Journal Of Botany, 54(10), pp. 1223-1230. 31. Robert R. Haynes and Lauritz B. Holm-Nielsen (1992), “The Limnocharitaceae”, Flora Neotropica, 56, pp. 8-27. 32. Vernon H. Heywood, Richard K. Brummitt, Ole Seberg, and Alastair Culham (2007),Flowering Plant Families of the World, Publisher by Firefly Books, Ontario, Canada,pp. 379-380. WEBSITE 33. Accès libre et ouvert aux données sur la biodiversité (2001),Universitetsparken 15 DK-2100 Copenhagen Denmark. Truy cập ngày 02/10/2019. https://www.gbif.org/search?q=limnocharis%20laforestii 34. Business Queensland (1995), Queensland Government. Truy cập ngày 15/9/2019. https://www.business.qld.gov.au/industries/farms-fishing forestry/agriculture/land- management/health-pests-weeds-diseases/weeds-diseases/invasive- plants/restricted/limnocharis 35. Tài nguyên thực vật (2019), Designed by pgrvietnam.org.vn. Truy cập ngày 19/9/2019. http://pgrvietnam.org.vn/cong-dung-cua-cay-kheo-neo-va-nhung-bai-thuoc-duoc- ung- dung-3136.html 36. Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Tạp chí môi trường. Truy cập ngày 16/10/2019. http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/nctd42009/Pages/Kh%E1%BA%A3- n%C4%83ng-t%C3%ADch-l%C5%A9y-ch%C3%AC,-k%E1%BA%BDm-trong-