SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
TP. Hồ Chí Minh, 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY
Ngành : Tôn giáo học
Mã số : 8.22.90.09
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ QUẾ HƯƠNG
TP. Hồ Chí Minh, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Quế Hương. Các tài liệu được sử dụng
trong luận văn này là trung thực, đảm bảo có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, có độ
chính xác, được trích dẫn đầy đủ theo qui định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Lượng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành cuốn Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành Tôn giáo học tại Học viện
Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, không chỉ là thành quả
quá trình học tập, nghiên cứu và sự nỗ lực của bản thân, mà tôi còn nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ từ trường học, Thầy, Cô giáo, Thầy Tổ, chư Huynh Đệ, Phật tử và
gia đình.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến Học viện Khoa học xã hội đã tạo
điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu tại đây. Cảm ơn Thầy cô
giáo, những giảng viên Học viện đã tận tâm giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian tôi
học ở Học viện.
Con xin thành kính tri ân đến TT.TS. Thích Đồng Bổn và TS. Nguyễn Quốc
Tuấn đã tạo mọi điều kiện và luôn giúp đỡ, để học viên có thể học tập tại Học viện và
nghiên cứu luận văn này.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Quế Hương, cô đã
tận tâm chỉ bảo, dẫn dắt, khích lệ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi và là người
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Con xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Tổ, Chư huynh đệ, bạn bè, quý Phật tử và
gia đình đã động viên, khích lệ, trợ duyên cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập và
thực hiện luận văn.
Tôi thật sự biết ơn đến những chùa, những cơ quan và những gia đình đã giúp đỡ
cho tôi, để tôi hoàn thành những bài phỏng vấn trong luận văn.
Dù đã cố gắng rất nhiều, xong không thể tránh khỏi thiếu xót và hạn chế nhất
định. Rất mong nhận được những ý kiến xây dựng, đóng góp của quý thầy giáo, cô
giáo, các nhà khoa học để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng tri ân !
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018
Học viên
Nguyễn Thị Thu Lượng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................1
Chương 1 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........13
1.1. Vài nét về địa – tôn giáo của tỉnh Bình Phước hiện nay.......................13
1.2. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn.............................................23
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN CỦA GHPGVN TẠI BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY ...........26
2.1. Quan điểm về bảo vệ môi trường tự nhiên............................................26
2.2. Một số hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay ............................................................34
2.3. Một số vấn đề đặt ra ..............................................................................54
Chương 3 VAI TRÒ CỦA GHPGVN TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ..................60
3.1. Vai trò của GHPGVN tỉnh Bình Phước trong bảo vệ môi trường tự
nhiên hiện nay ..............................................................................................60
3.2. Một số khuyến nghị...............................................................................66
KẾT LUẬN ..........................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................74
PHỤ LỤC.............................................................................................84
CHỮ VIẾT TẮT
Giáo hội Phật giáo Việt Nam GHPGVN
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tỉnh Bình
Phước
GHPGVN Tỉnh Bình
Phước
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam MTTQVN
Môi trường tự nhiên MTTN
Bảo vệ môi trường tự nhiên BVMTTN
Ô nhiễm môi trường ONMT
Ô nhiễm nguồn nước ONNN
Kinh tế xã hội KTXH
Khu công nghiệp KCN
Ô nhiễm không khí ONKK
Tài nguyên-Môi trường TN-MT
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường tự nhiên có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối với
con người. Con người không thể tồn tại khi tách khỏi môi trường tự nhiên. Tất cả
những gì con người có được đều lấy từ môi trường tự nhiên và là điều kiện sinh
tồn, phát triển của xã hội loài người. Hiện nay môi trường đang là vấn đề quan
tâm của nhân loại. Các giới nghiên cứu về môi trường, các cơ quan chức năng
bảo vệ môi trường đang ra lời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải bảo vệ
môi trường tự nhiên. Những năm gần đây, Việt Nam nói riêng, thế giới nói
chung đã và đang lo lắng về môi trường tự nhiên bị tàn phá do con người, ảnh
hưởng tới cuộc sống của nhân loại. Việt Nam cũng là điểm nóng trong vấn đề
này, dường như không ngày nào, báo chí không phản ánh đây đó môi trường
sống bị ô nhiễm, môi trường tự nhiên bị tàn phá và Bình Phước cũng không nằm
ngoài hệ lụy nói trên.
Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ Việt Nam. Đây cũng là
tỉnh có diện tích lớn ở miền Nam (6.872 km2). Tổng diện tích đất lâm nghiệp
của tỉnh Bình Phước chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Bình Phước là
tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ đồng thời là cầu
nối của vùng kinh tế với Tây Nguyên và Campuchia [105]. Rừng của tỉnh Bình
Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của
vùng Đông Nam bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.
Là một tỉnh lỵ, với diện tích đất nông nghiệp rộng, đất đỏ bazan và có diện tích
đất rừng lớn nên Bình Phước là một trong những tỉnh dễ dàng phát huy thế mạnh
về nền kinh tế nông nghiệp: Cao Su, Tiêu, Điều và cây Ăn trái như: Sầu Riêng,
Chôm Chôm, v.v...
Có thể nói, sau khi thành lập tỉnh (năm 1997) Bình Phước từng bước phát
triển nhiều măt: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, v.v... trong đó có sự góp
mặt của các tôn giáo ở Bình Phước trong đó có Phật giáo vào phát triển xã hội.
2
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước thành lập vào tháng
12/1997. Trong quá trình thành lập và phát triển, Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình
Phước tham gia vào các hoạt động văn hóa – xã hội, nhất là hoạt động bảo vệ
môi trường tự nhiên, bằng cách kết hợp với chính quyền tuyên truyền công tác
bảo vệ môi trường. Có thể nhắc đến Hội nghị tập huấn tuyên truyền về vấn đề
biến đổi khí hậu và thu gom xử lý rác thải (23/6/2017) cho tín đồ Phật giáo tỉnh
Bình Phước tại chùa Thanh Long (huyện Đồng Phú), v.v…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, xuất hiện ngày càng nhiều các
hiện tượng phá hoại môi trường, ngập lụt, cạn kiệt nguồn tài nguyên do phá rừng
bừa bãi và còn tồn tại nhiều do các tộc người thiểu số di cư đến. Ý thức người
dân còn kém, cuộc sống khổ cực nên phá vườn cây ăn trái và phá rừng để trồng
cao su, xả rác bừa bãi, v.v... Do đó, việc bảo vệ môi trường ở tỉnh Bình Phước
đang gặp nhiều khó khăn, cần có sự chung tay giúp sức của các ban ngành liên
quan trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, tạo cảnh quan môi trường sống xanh
- sạch - đẹp cho người dân trong tỉnh.
Đặc biệt, Bình Phước là tỉnh có diện tích rộng, rừng chiếm phần nhiều và
nhiều dân tộc sinh sống, có nhiều khu sinh thái, nhiều con sông, thác nước là
điểm du lịch lý tưởng, hấp dẫn cần được khai thác, đẩy mạnh tiềm năng vốn có
của tỉnh nhà để Bình Phước ngày một phát triển từ văn hóa du lịch, du lịch sinh
thái, du lịch tâm linh… cho đến vườn cây ăn trái, đồng thời hạn chế thiên tai, cạn
kiệt nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở Bình Phước hiện nay. Vậy việc
bảo vệ môi trường tự nhiên của tỉnh Bình Phước hiện nay đã được triển khai ra
sao? hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Bình Phước diễn ra như thế nào?. Vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Bình Phước trong hoạt động đó thể hiện như thế nào? Sự ảnh hưởng của hoạt
động này đến cộng đồng trong bảo vệ môi trường đến đâu?. Đó là những câu hỏi
cần được trả lời trong luận văn này.
3
Với những lí do trên, em chọn đề tài Hoạt động bảo vệ môi trường tự
nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay làm đề tài
luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Tôn giáo học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về hoạt động bảo vệ môi trường nói chung của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam nói riêng cũng đã có nhiều công trình đề cập đến, tuy nhiên bảo
vệ môi trường tự nhiên tại một tỉnh, thành thì chưa có công trình nào do
GHPGVN của tỉnh đề cập đến vấn đề này, đây cũng là vấn đề còn bỏ ngỏ nên tài
liệu cũng chưa có nhiều, do đó, trong luận văn này, chúng tôi tạm thời phân loại
những tài liệu đã thu thập trong nước cho đến thời điểm hiện tạ thành các phần
sau:
2.1. Nghiên cứu về bảo vệ môi trường của giới ngoài GHPGVN
Trước hết cần nhắc đến tác giả Hoàng Ngọc Kỷ với cuốn An ninh môi
trường hiểm họa và biện pháp phòng chống, Nxb. Công An Nhân Dân.
Tp.HCM, xuất bản vào năm (2014). Trong cuốn sách này ông đã nói trọng tâm
đến sự phá hủy môi trường không ai khác mà chính là con người. “Do quá trình
mưu sinh và do chưa hiểu biết đầy đủ nguồn gốc phát sinh, con người đã tự gây
ra hảm họa hay tự mình dấn thân vào chỗ nguy hiểm mà không biết” (tr 15) và
cách để phòng chống những hiểm họa đó. Cuốn sách đã được dịch sanh tiếng
Anh. Cuốn sách có giá trị bởi những lập luận nhạy bén, logic và tầm hiểu biết về
thiên văn khi ông nói đến sự biến hóa của Thiên thạch trên trái đất. Có thể nói,
cuốn sách cho ta biết thêm những hiểm họa mà con người gặp phải và cách để
phòng chống. Cuốn sách như là lời kêu gọi con người rằng hiểm họa đang đến
gần, chúng ta hãy ý thức bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực.
Trong cuốn Sinh thái môi trường ứng dụng của Lê Huy Bá và Lâm Minh
Triết, Nxb. Đại Học Quốc Gia, vào năm 2015 có đề cập đến môi trường hiện nay
do con người tác động vào hệ sinh thái như: nguồn nước bị ô nhiễm dầu khí do
kinh doanh, người dân trồng cây bỏ nhiều phân hóa học, do đó môi trường đang
4
đứng trước thách thức và hiểm họa. Đồng thời hai tác giả cũng đưa ra một vài
ứng dụng thực tiễn để giải quyết vấn đề môi trường sinh thái.
Phạm Quỳnh Hoa và Dương Minh Hào (dịch), (2016) với tác phẩm Sống
hòa hợp với môi trường, do Nxb Giáo dục đã nhắc nhở lứa tuổi học sinh nhận
thức môi trường quan trọng đối với chúng ta như thế nào, cho nên chúng ta cần
phải mỗi người một hành động cụ thể để bảo vệ môi trường.
Ngoài ra còn có các báo cáo, các bài viết nghiên cứu đăng trên tạp chí
Môi trường cũng đề cập đến vấn đề BVMTTN. Cụ thể trong Báo cáo hiện trạng
môi trường của tỉnh Bình Phước do sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình
Phước (giai đoạn 2011-2015) ban hành vào tháng 5/2015. Báo cáo này không
những nói đến vấn đề môi trường hiện nay và biện pháp khắc phục mà còn nói
đến tình hình môi trường trước đó và những vấn đề môi trường đã giải quyết
được cũng như những vấn đề bất cập hạn chế.
Đặt biệt trong Tạp chí Môi trường cho chúng ta thấy hiện thực sống động
hơn về MT, BVMT, nhất là việc con người chưa ý thức cao trong vấn đề bảo vệ
môi trường, dẫn đến những điều đáng tiếc xảy ra như hiện nay. Tạp chí cập nhật
những thông tin hàng ngày xung quanh vấn đề môi trường và việc BVMTTN.
Điển hình một số bài như: Hoa Vũ (2018), Tiềm năng phát triển du lịch tâm
linh-sinh thái của khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Tạp chí Môi Trường, số
2, trang 49. Nói đến nhiều Di tích, khu du lịch đã bị tàn phế theo thời gian và
chiến tranh. Và có những lời kêu gọi người dân giữ gìn và bảo tồn những khu
vực đó. Hay tác giả Mai Hương (2018) có bài Nâng cao hiệu quả công tác thanh
tra, kiểm tra về Tài nguyên và Môi Trường, tạp chí môi trường, số 1,trang 6. Bộ
TN-MT kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân hãy đồng hành với Bộ/ ngành
địa phương trong BVMT thiên nhiên, bảo tồn tài nguyên nước. Hồng Nhung
(2018), có bài “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Mậu Tuất 2018,
Tạp chí Môi Trường, số 2, trang 4, nói đến sự kiện ngày 21/2/2018 Chủ tịch
nước kêu gọi nhân dân cả nước hăng hái tham gia trồng cây, gây rừng nâng cao
5
ý thức bảo vệ rừng, và có nhiều biện pháp cụ thể, để bảo vệ rừng, cũng như, đưa
ra những khuyến nghị để các xí nghiệp, nhà đầu tư hạn chế tối đa ONMT, v.v…
Có thể nói các tác phẩm nói trên đề cập đến vấn đề môi trường, bảo vệ
môi trường trên phạm vi toàn cầu, tầm vĩ mô, chưa có đề cập đến một trường
hợp cụ thể của tỉnh nào về bảo vệ môi trường tự nhiên.
2.2. Nghiên cứu về bảo vệ môi trường của giới trong GHPGVN
Trong hoạt động của Giáo hội hay đời sống tăng già thì việc bảo vệ môi
trường, tôn trọng sự sống của muôn loài là nền tảng, là giá trị được lưu truyền
trong các bộ kinh, luật. Trong Đại tạng kinh Việt Nam. Năm bộ Nikaya. Đức
Phật nhắc đến vấn đề môi trường nhưng nằm rải rác ở các phần, kinh. Chính yếu
ngay bản thân của Đức Phật hàng ngày Ngài tu tập, hành thiền hay thuyết pháp ở
trong rừng núi, một phần vì nó thanh tịnh nhưng một phần cho các loài hữu tình
nghe vì cỏ cây muôn thú đều có Phật tính và quan trọng là sống gần gũi với thiên
nhiên, hoàn mình với thiên nhiên.
Trong những bộ kinh như: Pháp Hoa, Pháp cú, Hoa nghiêm, Địa Tạng,
Nhân Quả, Ngài đều dùng Pháp Ẩn dụ mà nói đến việc bảo vệ môi trường như:
kinh Pháp Hoa “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành” ý nói tất cả
chúng sanh đều có Phật tánh. Như trong kinh Pháp Cú Ngài lấy thiên nhiên làm
điểm tựa để tu tập.
“ Như đất, không sân hận.
Như trụ đá, kiên trì
Như hồ, không bùn nhơ
Vị ấy không luân hồi”.[45, tr 50]
Hay trong kinh Địa Tạng Ngài dạy nghiệp nhân quả cho chúng sanh hiểu
mà diệt trừ ngay trong hiện tại Phẩm thứ tư Ngài đã chỉ rõ điều đó.
Như vậy, đạo Phật tán dương một nếp sống hài hòa với thiên nhiên hài
hòa với loài người, tán thán lòng từ bi, khích lệ thương người thương vật, đề cao
6
hạnh thiểu dục tri túc, sống lành mạnh và giản dị, với mục đích xây dựng một
môi trường xanh và sạch. Đây là cơ sở để thiết lập nền hòa bình cho nhân loại.
Cuốn Đạo Phật và môi trường được tác giả Thích Nhuận Đạt sưu tầm và
chuyển ngữ từ những tiếng như: Anh, Hoa và Nhật sang ngôn ngữ Việt Nam do
Nxb. Tổng Hợp Tp. HCM, (2010). Trong cuốn sách này, tác giả đã sưu tầm
những bài rất hay và ý nghĩa, phù hợp đối với vấn đề môi trường hiện nay. Cuốn
sách không những nói đến môi trường của toàn cầu mà còn nói đến sự liên hệ
giữa con người đối với môi trường. Áp dụng giáo lý duyên khởi của đạo Phật đối
với sự hiện hữu của môi trường. Sự phát triển hay suy thoái của môi trường đều
liên quan đến con người và chính con người đã góp phần không nhỏ đến sự thay
đổi đó. Phật giáo nhận định thế giới là Duyên Khởi. Sự tồn tại và hủy diệt của
thế giới là do sự hình thành và tan rã của các điều kiện. Đó gọi là: “có nhân có
duyên thế giới tập thành, có nhân có duyên thế giới hủy diệt. Nghĩa là: cái này có
nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này không nên cái kia không, cái
này diệt nên cái kia diệt”. [23, tr 30]. Cuốn sách không những dành cho tín đồ
Phật giáo mà cho cả mọi người. Bởi nội dung cuốn sách đòi hỏi sự nhận thức cao
của con người đối với môi trường. Đồng thời đã chỉ ra một vài hành động cụ thể
đề bảo vệ môi trường. Hoạt động đó đòi hỏi con người tự giác, tự nhận thức để
hành động.
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cho ra đời cuốn sách Phật giáo vùng
Mê Công - Ý thức môi trường và toàn cầu hóa, năm 2015, cuốn sách đã cho
người đọc biết được tầm quan trọng của nguồn nước và con sông đối với người
miền Tây như thế nào?. Đặt ra nhiều vấn đề ô nhiễm cũng như biến đối khí hậu
hiện nay thì giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung phải làm thế nào? Trong
cuốn sách đã chỉ ra những hoạt động cụ thể như: muốn thanh lọc nguồn nước
trước tiên phải thanh lọc thân tâm. Hay giảm cường độ tiêu thụ vật chất sử dụng
tài nguyên hiệu quả và không chất thải. Từ những nhận thức thiết thực đến hành
động cụ thể. Đó là những gì mà giáo lý Phật giáo truyền tải. Cuốn sách bàn đến
7
những hoạt động bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta. Đây là một trong
những cuốn sách hữu ích và sát với chủ đề mà chúng tôi nghiên cứu.
Với sự chuyển ngữ của Chân Hội Nghiêm về Hướng đi của đạo Bụt cho
hòa bình và sinh môi, (2017), của Tác giả Thích Nhất Hạnh, do Nxb Lao Động,
Hà Nội in ấn đã đưa ra những giới luật, những bản kinh để làm minh chứng cho
mối quan hệ giữa con người với môi sinh. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở,
khuyên nhủ chúng ta sống có chánh niệm để trang trải tình thương đến muôn
loài, trên tinh thần đó thiết lập những giá trị đạo đức làm căn bản cho hạnh phúc
con người.
Có thể nói, các tác phẩm của giới Phật giáo viết về hoạt động bảo vệ môi
trường không nhiều. Đa phần là những bài viết ngắn trong sách báo, tạp chí hay
những bài tham luận trong các cuộc hội nghị, hội thảo, đại hội của Phật giáo về
vấn đề môi trường. Thường những bài này tác giả nói đến môi trường hiện nay, ô
nhiễm không khí, nguồn nước, phá hoại rừng hay động thực vật, đặt biệt là biến
đổi khí hậu. Đây cũng là cái khó của học viên trong quá tình thực hiện đề tài.
Gần đây nhất là Đại hội Phật giáo toàn quốc lần VIII (nhiệm kỳ 2017-
2022) có hai tham luận trình bày trong Đại hội về môi trường là Công tác trồng
Rừng của Liên tông Tịnh độ Non bồng của Thích Thiện Huy và Biến đổi khí hậu
và suy thoái môi trường tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay của
Dương Hoàng Lộc. Hai tác giả đã cho chúng ta nhìn nhận được hiện trạng của
môi trường tự nhiên hiện nay, sự biến đổi khí hậu chính là nạn phá rừng. Chúng
ta mỗi người một hành động để bảo vệ môi trường. Người con của Phật thì phải
biết lấy tâm từ để ứng xử với muôn loài, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc
sống của chúng ta.
GHPGVN tỉnh Bình Phước là một giáo hội còn non yếu về nhiều mặt hoạt
động cũng như tổ chức giáo hội. Những tài liệu về Bình Phước nói chung và bảo
vệ MTTN của GHPGVN tỉnh Bình Phước nói riêng còn rất hạn chế. Tuy nhiên
những năm gần đây Bình Phước đang từng bước chuyển mình. Nhiều tài nguyên
8
được phát hiện được bảo vệ. Người dân nói chung, tộc người thiểu số như Sóc
Bompo nói riêng đang dần chuyển biến về ý thức trong môi trường sống. Có thể
kể đến nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trường của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường phát động hằng năm. Bên cạnh đó, nhiều
bài báo không những nêu ra thực trạng của môi trường Bình Phước hiện nay mà
còn kêu gọi nhân dân giữ gìn và bảo vệ môi trường đặt biệt là rừng. Hiện nay,
Giáo hội Phật giáo Bình Phước luôn chủ trưởng áp dụng giáo lý Phật đà trong
việc bảo về môi trường. Trong những bài thuyết pháp, giảng sư đều đề cập đến
vấn đề bảo vệ môi trường, như hạn chế đốt vàng mã, đốt nhang giữ gìn vệ sinh
chung, trồng cây xanh trong nhà. Tạo một môi trường sinh thái lành mạnh cho
cuộc sống ở mọi nơi.
Từ những trình bày nêu trên, có thể thấy vấn đề bảo vệ môi trường tự
nhiên ở Bình Phước chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, liền mạch về thực
trạng hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như vai trò của GHPGVN tỉnh
Bình Phước trong các hoạt động bảo vệ môi trường, đây là nhiệm vụ căn bản của
luận văn cần phải giải quyết, để từ đó đưa ra những giải pháp cho vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước để nêu bật vai trò của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh Bình Phước trong bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay. Trên cơ sở
đó, đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần xây dựng cảnh quan môi trường sống
trong lành, phát triển kinh tế xanh-sạch-đẹp tại Bình Phước trong hiện tại và tương
lai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp, những quan điểm bảo vệ môi trường tự nhiên của Đảng và Nhà
nước cũng như của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, GHPGVN tỉnh Bình
Phước nói riêng về bảo vệ MTTN.
9
- Phân tích thực trạng các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội
Phật giáo tỉnh Bình Phước, chỉ ra những điểm tích cực để phát huy và những điểm
hạn chế cần rút kinh nghiệm. Nêu vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Bình Phước trong bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay.
- Từ những vấn đề cần giải quyết trong hiện tại luận văn đưa ra những quan
điểm, giải pháp và đóng góp ý kiến cho GHPGVN cũng như chính quyền địa
phương trong việc gìn giữ, bảo vệ môi trường tự nhiên tốt hơn, góp phần nâng cao
nhận thức của người dân về vấn đề môi trường và BVMT xanh-sạch-đẹp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam tại Bình Phước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài khảo sát các hoạt động bảo vệ môi trường tự
nhiên của một số chùa thuộc tỉnh Bình Phước. Cụ thể: chùa Từ Quang, H. Lộc
Ninh (chùa ngay thị trấn, trước cổng chùa là chợ, sau lưng chùa là Xí nghiệp chế
biến mũ cao su) chùa Quan Âm, H. Lộc Ninh, (là nơi có hai đạo tràng tu tập:
Thanh Thiếu niên và các Cụ già lớn tuổi) chùa Thanh An, H. Bù Đăng, (là nơi có
đồng bào thiểu số sinh sống), chùa Thanh Tường, H. Bù Đốp (nơi tiếp giáp biên
giới Campuchia), Chùa Sóc Lớn, H. Lộc Ninh (nơi di tích lịch sử và là nơi tu tập
của PG Nguyên Thủy) và một số gia đình tín đồ Phật tử cũng như người dân nói
chung.
- Pham vi nội dung nghiên cứu: Do khuôn khổ của một Luận văn nên nội
dung nghiên cứu tập trung về các vấn đề MTTN tại Bình Phước có tác động, ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân như: rừng, nguồn nước,
khai thác khoáng sản.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận
10
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa - Lê Nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo và công tác
tôn giáo.
- Luận văn sử dụng cách tiếp cận thực thể tôn giáo (là tổng thể niềm tin
tôn giáo, thực hành tôn giáo của cá nhân và cộng đồng tôn giáo), đây là cách tiếp
cận để chúng ta nhìn tôn giáo một cách toàn diện trong tổng thể các quan hệ xã
hội. Với cách tiếp cận này có thể thấy rõ niềm tin cũng như thực hành của tín đồ
Phật giáo trong các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên như thế nào?. Tức là
xem xét từ việc nhận thức của Tăng Ni, Phật tử hay người dân về vấn đề MTTN,
ONMT được giảng giải trong các buổi thuyết pháp có lồng nghép vấn đề MT, từ
đó sẽ cho thấy kết quả của việc BVMT thông qua các hoạt động BVMTTN của
Tăng Ni, Phật tử trong tỉnh. Do đó, tác giả luận văn đã đi khảo sát tại 04 cơ sở
Phật giáo (đã nêu cụ thể trong phần phạm vi nghiên cứu) về các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, tác giả tiến hành phỏng vấn 18 cuộc với
các Tăng, Ni, Phật tử (có theo các tiêu chí: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, dân
tộc,… khác nhau, ) tại một số chùa trong tỉnh Bình Phước về nhận thức cũng như
hành động trong bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Tập hợp những quan điểm bảo vệ môi
trường tự nhiên của Phật giáo, mối tương quan giữa Phật giáo với môi trường.
Những phân tích này sẽ giúp ích cho chương 1 giải quyết các vấn đề đã đề ra.
- Phương pháp tham dự, quan sát, phỏng vấn sâu để có được những
chứng cứ xác thực, khoa học và có tính thực tiễn cho đề tài luận văn. Với tư liệu
này sẽ giúp cho việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong chương 2 về lí do tại sao
các tín đồ Phật giáo lại có những hoạt động bảo vệ môi trường?. Những căn cứ
nào để họ tin và thực hành theo?.
Qua quan sát, tham dự cũng như phỏng vấn sâu các chư Tăng, Ni và Phật
tử cùng người dân về vấn đề BVMTTN ở một số chùa trong địa bàn tỉnh Bình
11
Phước cho thấy chư Tăng Ni (là người thọ Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni trở lên) rất am
tường giáo lý Phật Đà và hiểu thế nào là BVMTTN là bảo vệ sự sống của con
người. Bởi giữa con người với tự nhiên có sự liên kết hữu cơ. Đối với giới tại gia
thì việc BVMTTN là bảo vệ sự sống của chúng ta. Nhưng với sự nhận thức còn
hạn chế, có người nghe nhưng vẫn chưa hiểu (chủ yếu là dân tộc thiểu số và
thiếu nhi dưới 13tuổi). Tuổi từ 13-17 tuy có hiểu nhưng chưa sâu, vẫn còn mập
mờ, còn lại đa số những người ở độ tuổi 18 tuổi trở lên đến 60 trở lại thì nhận
thức đúng đắn về vấn đề BVMTTN. Qua khảo sát thực tế cho thấy tín đồ Phật
giáo tỉnh Bình Phước có khoảng 65% là người hiểu và nhận thức được vấn đề
BVMT cũng như BVMT là bảo vệ chính chúng ta. Cho nên việc từ nhận thức để
đưa đến hành động việc làm đối với dân Bình Phước là mối lo ngại đối với các
cấp lãnh đạo tỉnh cũng như với GHPGVN tỉnh Bình Phước hiện nay.
- Phương pháp So sánh. Với phương pháp này, luận văn sẽ sử dụng trong
chương 2 để trả lời cho câu hỏi: Những tín đồ Phật giáo Bình Phước hoạt động bảo
về môi trường có gì khác so với người dân thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường
như: trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng cây ăn trái hay trồng hoa màu v.v.. và
việc áp dụng các hoạt động bảo vệ môi trường của Phật giáo có mang lại hiệu quả
thiết thực hơn những người không thực hiện những hoạt động bảo vệ môi trường
của Phật giáo không?. Ý thức của tín đồ Phật giáo và người dân có gì khác?
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Đề tài sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản, những quan điểm của Phật
Giáo, của GHPGVN trong việc bảo vệ môi trường cũng như các hoạt động bảo
vệ môi trường tự nhiên.
- Đưa ra những ứng dụng, quan điểm bảo vệ môi trường tự nhiên của Phật
giáo vào các hoạt động tái tạo môi trường tự nhiên và tạo ra môi trường sinh thái
của tín đồ Phật giáo, góp phần làm cho tỉnh Bình Phước ngày một phát triển hơn
về đời sống kinh tế, cũng như xã hội. Qua đó, góp phần hạn chế thiên tai, bão lũ,
12
ô nhiễm môi trường... nhằm tạo cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho con người
trong đời sống hiện nay và cả mai sau.
- Từ việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của một số
chùa trong tỉnh Bình Phước, có thể nhân rộng mô hình trong toàn tỉnh và một số
tỉnh lân cận góp phần xây dựng môi trường sống ngày một sạch, đẹp hơn, có
nhiều khu vườn cây ăn trái không độc hại, vườn rau sạch được nhiều người biết
đến từ đó làm gia tăng kinh tế cho người dân địa phương.
- Nâng cao nhận thức của người dân cũng như Tăng Ni, Phật tử về môi
trường cũng như việc thể hiện mối quan hệ tương hỗ giữa môi trường tự nhiên
với con người trong đời sống sinh hoạt.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu khoa học hữu ích, thiết thực cho
những ai muốn khảo cứu về quan điểm của Phật giáo, GHPGVN về môi trường
và hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Việt Nam và tỉnh Bình Phước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn gồm 3 chương với 7 tiết, cụ thể:
Chương 1: Tình hình chung về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của
GHPGVN tại Bình Phước hiện nay
Chương 3: Vai trò của GHPGVN tỉnh Bình Phước trong bảo vệ môi
trường và một số khuyến nghị.
13
Chương 1
TÌNH HÌNH CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vài nét về địa – tôn giáo của tỉnh Bình Phước hiện nay
1.1.1. Về vị trí địa lý, xã hội và môi trường tự nhiên của Bình Phước hiện nay
1.1.1.1. Về vị trí địa lý và xã hội
Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm về phía Tây của vùng Đông Nam
Bộ, vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống đồng bằng Tây Nam
bộ. Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh
và Campuchia. Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương. Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông
và Campuchia. Có thể thấy, “Bình Phước được xem là bản lề chiến lược, tiếp
giáp giữa trung du và đồng bằng, là tỉnh có đường biên giới với Campuchia dài
270 km nên có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với an ninh quốc gia. Trong
đó 3 tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, là cửa ngõ đồng
thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia”[105].
Hiện nay, Bình Phước có 07 huyện (Bù Gia Mập, Đồng Phú, Hớn Quản,
Bù Đăng, Lộc Ninh, Bù Đốp, Chơn Thành) và 3 thị xã (Đồng Xoài, Phước Long,
Bình Long) với 5 thị trấn, 13 phường và 103 xã. Theo thống kê của Bình Phước
tính đến tháng 12/2014, dân số toàn tỉnh là 937.962 người và mật độ trung bình
là 136 người/km2. [59, tr 15-16].
Bình Phước có địa hình tương đối cao, là nơi bắt nguồn của nhiều sông,
suối, có mạng lưới sông suối khá dày đặc 0,7 - 0,8 km/km2, lớn nhất là sông Bé,
sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Nhìn chung địa hình Bình Phước tương đối
bằng phẳng nhưng độ cao và độ dốc biến động lớn, phân bố không đều, phong
phú về địa mạo, một số nơi địa hình bị chia cắt, gồm dạng địa hình đồng bằng và
bán đồng bằng, trung du, đồi bát úp, núi thấp, cao nguyên thấp, phần lớn diện
tích tỉnh Bình Phước là đồi đất đỏ bazan nối tiếp nhau, có địa hình tương đối
thoải lượng sóng nhẹ với đỉnh bằng, độ cao trung bình chung của tỉnh không
vượt quá 200 m [105].
14
Như vậy, có thể thấy Bình Phước có địa hình rất đa dạng và phức tạp, vừa
có địa hình đồi núi thấp lại vừa có địa hình trung du xen lẫn với đồng bằng nhỏ
hẹp và bàu trũng. Địa hình có xu hướng thoải dần từ Đông, Đông Bắc về phía
Tây, Tây Nam, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông, rạch, suối
khá dày dạng cành cây nên cũng rất dễ bị lũ lụt, xạt lở nếu MTTN không được
bảo vệ.
Trong giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ % dân số khu vực thành thị tăng dần
hàng năm, trong khi dân số khu vực nông thôn giảm, dân số đô thị tỉnh Bình
Phước tuy có gia tăng nhưng tăng lên không đáng kể so với dân số nông thôn do
đời sống của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, tốc độ đô thị hoá,
công nghiệp hoá chậm nên lượng dân di cư từ nông thôn vào đô thị là không
đáng kể. Nguyên nhân của quá trình chuyển dịch là do những năm gần đây, Bình
Phước đang trong quá trình đô thị hoá, các nhà máy, khu công nghiệp (KCN)
hình thành và đi vào hoạt động như KCN Bắc Đồng Phú, KCN Minh Hưng -
Hàn Quốc, KCN Tân Thành, KCN Chơn Thành I, II, ngoài ra còn do khu vực
thành thị có điều kiện sống cao, sinh hoạt và giao thông thuận tiện nên đã thu hút
được nhiều lao động khu vực nông thôn và lao động ngoài tỉnh.
Bình Phước là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông
Nam Bộ, có cửa khẩu thông thương với Campuchia nên Bình Phước có rất nhiều
cơ hội để phát triển thương mại, du lịch và xuất khẩu... So với các vùng khác
trên cả nước, Bình Phước được xem là một vùng đất trẻ. Nơi đây chỉ thực sự
được coi là “thức tỉnh” kể từ khi thực dân Pháp đánh chiếm lục tỉnh Nam Kỳ
(trong đó có vùng đất Bình Phước), thiết lập ách cai trị, xây dựng đồn điền cao
su, thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa.
Cùng với cả nước, Bình Phước đang trong tiến trình xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới xứng tầm với khu vực và quốc tế. Cơ
cấu kinh tế của tỉnh từng bước được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, sự
15
chuyển dịch vẫn còn chậm và chưa thật vững chắc. Từ khi Bình Phước gia nhập
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ phát
triển kinh tế của tỉnh. Với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
nhất là đứng trước những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng như
hiện nay, đòi hỏi cơ cấu kinh tế phải được chuyển dịch nhanh và hiệu quả hơn
trong thời gian tới.
Đặc biệt, con người nơi đây rất hiếu khách và nhân hậu. Tất cả những nét
đó tạo nên một Bình Phước vừa thơ mộng vừa cổ kính lại đa dạng về bản sắc văn
hóa. Nhiều di chỉ khảo cổ đã được phát hiện và nghiên cứu có niên đại cách đây
2.000 năm như: đàn đá, thành đất cổ, các công cụ bằng đá, gốm thuộc nền văn
minh thời kì tiền sử. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử của trung
ương gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Phú Riềng với
phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng trong kháng chiến chống
Pháp; Nhà tù Bà Rá vùng rừng thiêng nước độc mà thực dân Pháp giam cầm
những chiến sỹ cách mạng yêu nước Việt Nam. Ngoài những di tích in đậm dấu
ấn lịch sử đó, Bình Phước còn là nơi có nhiều cảnh quan tự nhiên đang dấu mình
trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, Hồ Sóc Xiêm, Núi Bà Rá, khu di tích
suối Lam, rừng nguyên sinh Bù Gia Mập, vườn quốc gia Cát Tiên.... Khu du lịch
thác số 4, Khu du lịch suối Lam, kho xăng Lộc Quang, và có rất nhiều lễ hội văn
hóa.
Bình Phước cũng là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau,
trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người Khmer, và Xtiêng, một số
ít người Hoa, Nùng, Tày,... vì vậy, Bình Phước có nhiều nét văn hóa của người
Xtiêng. Ngoài ra, còn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Liên hoan văn
hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, lễ hội cầu mưa của người
Xtiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả láng ở điểm 2, lễ
mừng lúa mới của người Khmer[104].
16
Trải qua gần 20 năm xây dựng kể từ ngày tái lập tỉnh, từ xuất phát điểm
rất thấp về kinh tế, Bình Phước ngày nay đang từng ngày đổi mới; cơ sở hạ tầng
ngày càng hoàn thiện với hệ thống giao thông thông suốt, kinh tế nông nghiệp
phát triển nhanh chóng, hình thành những khu công nghiệp; văn hóa - giáo dục
phát triển vượt bậc, cộng đồng các dân tộc đoàn kết cùng phát triển... tạo nên
một diện mạo xã hội mới. Tuy nhiên, là một tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp và là nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số có trình độ dân trí, kỹ thuật sản
xuất còn thấp, nên mặc dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, Bình
Phước vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển
xã hội bền vững.
1.1.1.2. Về môi trường tự nhiên
Bình Phước là một tỉnh có môi trường tự nhiên khá đặt biệt, vừa là đồi
núi, vừa là đồng bằng, nên thuận lợi cả về chăn nuôi và trồng trọt. Theo thống kê
cho biết: “Phần lớn đất đai của tỉnh thuộc loại đất tốt, đất có chất lượng trung
bình trở lên chiếm 74,43% diện tích tự nhiên, trong đó đất có chất lượng cao
chiếm 60,69% diện tích tự nhiên” [105].
Tỉnh Bình Phước có vị trí là thượng nguồn của khu vực Đông Nam Bộ, có
hệ thống sông suối, kênh rạch lớn và là nơi duy trì nguồn nước, nhưng khả năng
cung cấp nước tưới cho nông nghiệp rất hạn chế. Trên địa bàn tỉnh Bình Phước
có 04 sông lớn: sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Măng.
Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo
vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà
dòng chảy của các con sông. Hiện nay, rừng nguyên sinh ở Huyện Bù Gia Mập
có khoảng 21.376 ha, ở Tà Thiết, huyện Lộc Ninh thì, khu bảo vệ và phát triển
rừng tự nhiên 545 ha [105]. Qua các thời kỳ, rừng Bình Phước theo tài liệu cổ và
Địa chí Bình Phước, vùng đất Đồng Nai xưa (bao gồm cả Bình Dương và Bình
Phước ngày nay) là một vùng hoang vu, phần lớn đất đai được bao phủ bởi rừng
rậm với những cây cổ thụ to lớn với nhiều loại thú dữ, khí hậu ẩm thấp.
17
Trong 10 năm trở lại đây, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh suy giảm đáng
kể. nhưng các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, diện tích rừng tự nhiên Bình
Phước vẫn thuộc loại lớn tại khu vực Đông Nam bộ [103]. Tỉnh đã tập trung phát
triển rừng một cách bền vững, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa phát triển rừng với
môi trường sinh thái, sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của nhân dân
trước mắt và lâu dài với mục tiêu bảo vệ và phát triển 03 loại rừng: rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, trồng
mới và khoanh nuôi tái sinh, quản lý và khai thác có tái tạo diện tích rừng trồng,
chính là đang BVMT tự nhiên tại Bình Phước hiện nay.
Hoạt động canh tác nông nghiệp với việc chuyển đổi mục đích sử dụng
đất không phù hợp, tình hình chặt phá rừng, đặt biệt là các dân tộc ít người ở
Bình Phước vẫn còn giữ phương thức canh tác du canh du cư, chặt cây đốn rừng
làm rẫy. Tác hại của phương thức này là hủy hoại môi trường của nó, biến đất
rừng thành đất trống đồi trọc, hoang hóa, xói mòn làm suy thoái đất đai và môi
trường... xói mòn đất là một trong những nguyên nhân gây trượt lỡ đất, lũ bùn
đá, bồi lấp dòng chảy làm giảm khả năng thoát lũ, gây ô nhiễm nguồn nước trên
địa bàn tỉnh.
Có thể thấy rõ, vị trí địa lý tỉnh Bình Phước thuộc vùng chuyển tiếp từ Tây
Nguyên xuống đồng bằng và thuộc sườn tây Nam của dãy Trường Sơn, có điều
kiện địa hình, địa mạo và thủy văn đa dạng. Về mặt sinh thái thuộc vùng sinh thái
Nam Trường sơn và vùng sinh thái rừng khô trung tâm Đông Dương, do đó thảm
thực vật có các đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới gió mùa, có
lượng mưa lớn và phân mùa rõ rệt, ánh sáng dồi dào, độ ẩm không khí cao và chế
độ thủy văn khá thuận lợi. Phần lớn diện tích đất thuộc nhóm đất đỏ vàng trên nền
đá bazan, giàu dinh dưỡng, thích hợp cho nhiều loại động thực vật sinh sôi và
phát triển, hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển nhiều hệ sinh thái đặc sắc cũng
như số lượng loài thực vật, động vật hết sức phong phú và đa dạng.
18
Như vậy, có thể thấy môi trường tự nhiên ở Bình Phước rất phong phú và
đa dạng. Rừng, sông ngòi và khoáng sản… có tiềm năng phát triển kinh tế cao.
Song song đó, môi trường tự nhiên của tỉnh bị tàn phá nghiêm trọng, đặt biệt là
rừng. Những năm gần đây, tuy nhà nước cũng như các cấp lãnh đạo tỉnh đã có kế
hoạch bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rất nghiêm ngặt, nhưng vẫn không thể ngăn
chặn được lòng tham cũng như nhu cầu cuộc sống của con người dẫn đến gây tác
hại không nhỏ đến môi trường, nhất là đối với những người chưa có ý thức
BVMT.
1.1.2. Lược sử Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước
Năm 1997, Sông Bé được tách làm hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
Vì thế, hệ thống của Giáo hội cũng phải tách làm hai. Những ngày đầu Ban trị sự
GHPGVN lâm thời tỉnh Bình Phước được ra đời do Cố Thượng tọa Thích Huệ
Quang làm trưởng ban lâm thời. Sau đó, Toàn thể Tăng, Ni tỉnh Bình Phước đã
cung thỉnh Hòa thượng Thích Nhuận Thanh (lúc đó còn là Thượng tọa Thích
Nhuận Thanh) đang giữ chức vụ: Trưởng ban kiểm soát Phật giáo tỉnh Sông Bé,
chánh đại diện Phật giáo huyện Tân Uyên lên làm Trưởng ban trị sự GHPGVN
tỉnh Bình Phước. Tại Đại hội Phật giáo tỉnh Bình Phước lần thứ I, đã suy cử Hòa
Thượng Thích Nhuận Thanh làm Trưởng ban trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước,
với 16 vị tham gia trong Ban trị sự Phật giáo tỉnh lần thứ I. Kể từ đó, Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước được thành lập, đại diện cho Tăng Ni, Phật
tử Tỉnh Phước để thực hiện các hoạt động Phật sự theo hướng đi lên của tỉnh
nhà, đến nay đã tròn 20 năm, trải qua 04 nhiệm kỳ.
1.1.2.1. GHPGVN tỉnh Bình Phước từ khi thành lập cho đến năm 2004
Đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ I ngày 23/12/1997 (nhằm ngày 24 tháng 11
năm Đinh Sửu), nhiệm kỳ đầu là thời kỳ xây dựng, Ban trị sự GHPGVN tỉnh
Bình Phước có 16 thành viên. Từ nhiệm kỳ II đến nhiệm kỳ III là thời kỳ củng
cố và phát triển GHPGVN tỉnh Bình Phước.
19
Nhiệm kì đầu do mới tách tỉnh nên gặp nhiều khó khăn trong việc phân
chia các ban. Nhân lực thiếu, cơ sở vật chất cũng còn khó khăn. Mỗi vị kiêm từ
02 đến 03 chức vụ. Trong việc phân công nhân sự vào các khâu chuyên môn,
một số vị còn bị hạn chế về trình độ nghiệp vụ, chưa phục vụ hết tâm huyết của
mình. Do đó, việc phát huy cũng như giải quyết các hoạt động gặp nhiều khó
khăn [95, tr 13]. Trụ sở vẫn đặt tại chùa Thanh Long, lúc này chưa có ban thông
tin truyền thông, còn ban Văn hóa chỉ là góp sức tổ chức các sự kiện, các buổi lễ.
Vấn đề BVMT vẫn chưa có cơ hội vận động và tuyên truyền một cách mạnh mẽ.
Nhưng Tăng Ni lúc này đã một lòng thương tưởng chúng sanh, luôn hướng cho
con người nếp sống tích cực, không hại mình hại người, và thường xuyên tổ
chức các buổi lễ Quy Y cho những ai theo đạo Phật. Hướng dẫn Phật tử phát
nguyện ăn chay, tránh sát sanh hại vật.
Đến nhiệm kì thứ hai tức là từ năm (2001-2006) trước và sau khi Quốc
Hội ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004). Các chùa trong tỉnh dần đi
vào ổn định và phát triển. Nhiều ngôi chùa được thành lập và GHPGVN tỉnh suy
cử đầy đủ các ban như: Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hướng dẫn Phật tử, Hoằng
pháp, Nghi lễ, Văn hóa, Kinh tế Tài chánh, Từ thiện xã hội, Kiểm soát. Trong đó
có ban Hoằng Pháp, ban Hướng dẫn Phật tử và ban Văn hóa có trách nhiệm
truyền tải những giáo lí Phật Đà đến cho các tín đồ. Vấn đề môi trường đã được
các ban nhiều lần nhắc đến. Như trong các bài giảng những vị tu sĩ nhiều lần
nhắc đến vấn đề sát sanh, thương chúng sanh như thương chính bản thân mình.
Đồng thời hướng cho Phật tử lai tạo những giống cây trồng có nhiều lợi ích cho
kinh tế cũng như môi trường sống. Bản thân các Tăng Ni đã tự mình tu tập cũng
như áp dụng giáo lí qua các việc làm thiết thực. Vẫn thực hiện đúng luật Bảo vệ
môi trường mà Quốc hội nước ta ban hành. Giữ vững những giáo lí cũng như
giới luật mà mỗi tu sĩ thọ nhận. Mỗi một ngôi chùa đều có những khuôn viên
khác nhau và tất cả các chùa đều trồng cây xanh vườn rau, vệ sinh sạch sẽ, đặc
20
biệt luôn dùng vừa đủ điện, nước và thực phẩm. Không dùng quá dư thừa và phí
phạm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Như vậy, từ lúc thành lập tỉnh đến năm 2004, Bình Phước bắt đầu từng
bước phát triển về đời sống kinh tế, cũng như đời sống tâm linh. Diện mạo của
các ngôi chùa ngày một phát triển, từ xây dựng, cảnh quan đến sinh thái để đáp
ứng nhu cầu tâm linh của một bộ phận quần chúng, đồng thời cũng góp phần tạo
cảnh quan xanh mát cho người dân mỗi khi đến chùa luôn có được tâm thái an
vui, lợi lạc.
1.1.2.2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước từ năm 2004 đến nay
Từ năm 2004 đến nay, Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Phước hoạt động đã
trải qua thêm 3 nhiệm kỳ nữa, trong đó từ nhiệm kỳ II đến nhiệm kỳ III là thời
kỳ củng cố và phát triển. Lúc này toàn tỉnh đã có 260 Tăng ni, nên việc suy cử
các ban tương đối dễ dàng. Với nhiệm kỳ IV, GHPGVN tỉnh Bình Phước quyết
tâm hoàn thành mọi trọng trách được Giáo hội, Chính quyền, Tăng, Ni và Phật
tử trong tỉnh giao phó. Thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004). Có thể
thấy tình hình sinh hoạt Phật giáo từng bước đi vào ổn định, nề nếp. Các vấn đề
liên quan đến Phật giáo phức tạp trên địa bàn đều được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh
tích cực phối hợp với các cấp chính quyền giải quyết.
Phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, thiết thân cùng xã hội, hiện hữu
trong lòng dân tộc, quyết tâm giữ vững tinh thần độc lập dân tộc, phụng sự
chúng sinh là cúng dường Chư Phật, đồng thời, để phát huy vai trò thành viên
trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động
của Giáo hội "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, các thành viên của Ban
trị sự Phật giáo trong tỉnh, Tăng Ni và Phật tử trong tỉnh đã tích cực hưởng ứng
và tham gia các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi sinh,
môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nếp sống văn hóa trên
địa bàn khu dân cư, tham gia tích cực vào phong trào quốc phòng toàn dân, bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Tham gia góp ý dự thảo xây dựng các dự án luật,
21
trong đó đặc biệt là dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Tham dự Hội nghị quán
triệt nội dung Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc; Tham gia phối hợp với
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó
biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; Liên kết với Ủy ban an toàn giao thông
tỉnh trong việc vận động Tăng Ni, Phật tử thực hiện nếp sống văn hóa giao
thông, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo trong các lễ hội
tôn giáo tại địa phương.
Những hoạt động đáng chú ý của Phật giáo Bình Phước trong những năm
qua phải kể đến là: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh phối hợp với Ban Hướng dẫn Phật
tử Trung ương xin tổ chức lễ Quy y cho Đồng bào thiểu số 3.000 người tại
huyện Bù Đăng và các vùng lân cận, kết hợp công tác từ thiện tặng quà, khám,
chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho đồng bào nghèo tại địa phương với tổng số
tiền khoảng 2,1 tỷ đồng; xin tổ chức hội trại Thanh niên Phật giáo năm 2011 cho
khoảng 350 trại sinh là Thanh niên có tín ngưỡng Phật giáo trong tỉnh. [26, tr 8].
Sáng ngày 06/02/2018, Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Bình Phước lần
thứ V, nhiệm kỳ (2017-2022) đã diễn tại Trung tâm Văn hoá tỉnh (P.Tân Phú,
Tp.Đồng Xoài). Có thể nói đây là cơ hội cũng là nguồn cảm hứng để toàn thể
Tăng Ni và Phật tử tỉnh Bình Phước.
Trải qua 20 năm, nhiệm kỳ IV là nhiệm kỳ kế thừa, ổn định và kiện toàn
và đổi mới tổ chức. Hiện nay tổ chức Ban trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước có
số lượng 41 ủy viên, Trong đó có 18 vị là ủy viên thường trực, 23 vị là ủy viên
Ban trị sự. Hệ thống tổ chức Giáo hội tỉnh gồm 11 Ban, ngành hoạt động chuyên
ngành như Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hướng dẫn Phật tử, Hoằng pháp, Nghi
lễ, Văn hóa, Kinh tế Tài chánh, Từ thiện xã hội, Pháp chế, Kiểm soát, Thông tin
Truyền thông. Hệ thống tổ chức Giáo hội tỉnh thống nhất từ Tỉnh đến các huyện,
thị. Thành tựu nổi bật sau 20 năm về công tác tổ chức Giáo hội tỉnh là Ban trị sự
trong năm 2016 đã kiện toàn và thành lập được đầy đủ Ban Trị sự GHPGVN cấp
huyện, thị tại 11 huyện, thị trên địa bàn toàn tỉnh, nhiệm kỳ 2016-2021.
22
Phật sự nổi bật của Ban Tăng sự tỉnh trong 20 năm qua là tổ chức, quản lý
tốt công tác Tăng Ni, tự viện. Hướng dẫn thống kê Tăng Ni tự viện, thực hiện
việc cấp giấy chứng nhận Tăng Ni, An cư kết hạ, thuyên chuyển vùng tu học và
sinh hoạt Phật sự, bổ nhiệm trụ trì các chùa trên cả tỉnh. Đặc biệt, Tỉnh Bình
Phước là tỉnh mới tái lập, nên việc tiếp nhận các tu sĩ từ các nơi về là việc cần
thiết. Trong 20 năm qua, con số này mỗi năm đều thay đổi. Từ ngày đầu tái lập
tỉnh có khoảng 50 vị Tăng-Ni, sau 20 năm, đến nay đã có trên 330 vị về tu tập,
hành đạo tại tỉnh. Có 130 ngôi chùa và tự viện, trong đó: Tự viện Bắc tông: 115
chùa, Tự viện Nam Tông: 7 chùa [26, tr 20-22].
Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Phước
trong 20 năm qua tuy không trực tiếp cụ thể nhưng qua một vài hành động chúng
ta có thể nhận thấy thực chất là bảo vệ môi trường. Các đạo tràng Phật giáo tổ
chức thuyết pháp truyên truyền ý thức người dân về việc không xả rác bừa bãi
nơi công cộng, xài điện, nước tiết kiệm (sống thiểu dục-tri túc), tránh làm nghề
sát sinh hay nuôi súc vật, không mua bán hay sản xuất những thực phẩm có hại
cho mình và người v.v… mỗi thời thuyết pháp đều nhắc đi nhắc lại vấn đề này.
Với trách nhiệm và bổn phận của công dân đất nước, Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh đã vận động Tăng Ni, Phật tử tham gia tích cực công tác bầu cử
Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, đồng thời Ban Trị sự Giáo hội
Phật giáo tỉnh và các huyện, thị đã giới thiệu Tăng Ni, Phật tử ứng cử tham gia
Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp qua các kỳ. Trong khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, các đại diện thành viên của Giáo hội từ tỉnh đến cơ sở đều tham gia Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
Nhìn chung, Tăng Ni và Phật tử trong tỉnh luôn giữ vững lập trường, phát
huy truyền thống đoàn kết, hòa hợp, độc lập dân tộc, theo hướng đi lên của thời
đại, góp phần xây dựng tỉnh Bình Phước văn minh, tiến bộ, giàu mạnh.
23
1.2. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn
+ Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.Trong Điều 3, Luật
Bảo vệ môi trường năm 2014, khái niệm môi trường được định nghĩa như sau:
“Môi trường là hệ thống các yếu tô vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Còn theo tác giả Hoàng
Đức Nhuận trong cuốn Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường. Nxb.
Giáo dục. Hà Nội, “Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất
cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự
sống, phát triển và sinh sản của sinh vật” [55, Tr. 6].
Môi trường tự nhiên bao gồm tất cả những vật thể sống và không sống
xuất hiện một cách tự nhiên trên trái đất hoặc một vùng trên trái đất và có sự
tương tác qua lại của tất cả các vật thể sống. Môi trường tự nhiên là tất cả vạn
vật phát sinh và tồn tại một cách tự nhiên như: đất, nước, không khí, khoáng
sản...
+ Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên: Bảo vệ môi trường là những
hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm
bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và
thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên. Trong Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 định
nghĩa: Hoạt động BVMT là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động
xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái,
cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
nhằm giữ môi trường trong lành. Như vậy, hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên
là những hành động cụ thể được mỗi người thể hiện một cách khác nhau nhưng
cùng mục đích bảo vệ môi trường tự nhiên ngày một xanh sạch đẹp hơn.
+Phật giáo (chữ Hán: 佛教): là một tôn giáo bao gồm một loạt các truyền
thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch
24
sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇). Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là
Phật hay Bụt. Có nhiều cách định nghĩa Phật giáo? Nhưng định nghĩa cách nào
chúng ta cũng nên nhớ câu: “Tất cả vì Phật pháp, tất cả vì chúng sinh!”. Những
lời dạy của đức Phật cách đây đã trên 2500 năm, nhưng đến ngày nay và hiện tại
bây giờ, bước qua thế kỷ 21 vẫn còn hiệu lực thực dụng.
+ Giáo hội Phật giáo Việt Nam là Giáo hội Phật giáo duy nhất được
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận và là thành
viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành
lập sau Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ Nhất tổ chức tại tùng lâm Quán Sứ,
Hà Nội vào ngày 7 tháng 11 năm 1981 nhằm thống nhất tất cả sinh hoạt Phật
giáo của tăng ni, phật tử Việt Nam.
+ Giáo lý: là lý thuyết, lý lẽ của một đạo, một tôn giáo. Là trình bày chân
lý niềm tin một cách đơn giản, cụ thể, sống động, giúp người học hiểu và sống
có niềm tin. Giáo lý của Đức Phật có thể tóm tắt như sau : Sống đời đạo đức.
Nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động.
+ Duyên khởi: tiếng Pali là “Paticcsamuppàda”. Dịch là tùy thuộc phát
sinh, nương theo các duyên mà sinh. Thuyết Duyên khởi cũng được gọi là Nhân
duyên sinh (zh. 因縁生), và vì bao gồm 12 thành phần nên cũng có tên khác là
Thập nhị nhân duyên là một trong những giáo lý quan trọng nhất của đạo Phật.
Thuyết này chỉ rõ là mọi hiện tượng tâm lý và vật lý tạo nên đời sống đều nằm
trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là
kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng với mười hai yếu tố. Các yếu
tố này làm loài hữu tình cứ mãi vướng mắc trong Luân hồi.
+ Nhân quả: "Nhân" là nguyên nhân, "Quả" là kết quả. Nhân là cái mầm.
Quả là cái hạt, cái trái do mầm ấy phát sinh. Nhân là năng lực phát động, Quả là
sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và Quả là hai trạng thái tiếp nối
nhau mà có. Nếu không có Nhân thì không có Quả và ngươc lại.
25
Tiểu kết chương 1
Có thể thấy, Bình Phước là một tỉnh lị, giáp biên giới nên cũng có nhiều
thuận lợi và khó khăn về đời sống kinh tế, văn hóa, du lịch, v.v... tuy nhiên rất
giàu tài nguyên và đất đai màu mỡ. Vì là khu vực biên giới nên khó quản lí, bảo
vệ rừng một cách chặt chẽ, đồng thời do nhiều dân cư sinh sống nên các tệ nạn
cũng như ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Song song với sự
hình thành tỉnh Bình Phước là Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước ra
đời dựa trên điều kiện cũng như nhu cầu tâm linh của người dân mà hình thành.
Từ khi thành lập cho đến nay trải qua 4 nhiệm kì Giáo Hội Phật giáo Việt Nam
tỉnh Bình Phước đã không ngừng phát triển tâm linh của người dân, nhằm hạn
chế những mặc tiêu cực của đời sống xã hội. Đặt biệt, từ khi có Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo, Giáo hội dựa vào những điều lệ của nhà nước mà thực thi,
đồng thời khuyến khích tín đồ thực hiện đúng nghĩa vụ của một người dân. Nạn
phá rừng, săn bắt thú ngày một giảm thiểu. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước, không
khí đang ngày càng cải thiện. Trên tinh thần đó, việc cần phải giữ gìn và bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên, BVMTTN để mang lại môi trường sống trong lành
cho người dân trên địa bàn tỉnh hiện nay là một điều tất yếu mà mỗi người phải
thực hiện.
26
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY
2.1. Quan điểm về bảo vệ môi trường tự nhiên
2.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên
Bắt đầu từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày
càng tăng của nạn suy thoái môi trường ngày một rõ ràng hơn, con người đã bắt
đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống.
Từ đó những nhà tri thức trên toàn thế giới quyết định tổ chức Hội nghị của Liên
Hợp quốc về con người và môi trường tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển từ 5
- 6/6/1972 là kết quả của những nhận thức mới này, là hành động đầu tiên đánh
dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi
trường. Do đó, ngày 5/6 hằng năm được lấy là ngày Môi Trường Thế giới
(World Environment Day - viết tắt: WED), giao cho Chương trình Môi trường
(UNEP) của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Nairobi, Kenya (Thụy Điển) cũng là
nước đầu tiên tổ chức kỷ niệm sự kiện này. Hiện nay, đã có hơn 100 nước trên
thế giới tham gia. Mỗi năm, Liên Hợp Quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức
lễ kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới. Trong ngày này, nhân dân trên toàn thế
giới sẽ nhận được một thông điệp chính thức của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc,
trong đó có nêu lên các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường chung trên toàn
thế giới. Ngày Môi trường Thế giới “chính là sự kiện của người dân” với các
hoạt động đa dạng, phong phú, như tuần hành, diễu hành bằng xe đạp, các buổi
hoà nhạc xanh, các cuộc thi tại trường học, trồng cây, chiến dịch tái chế chất thi
và làm sạch môi trường.
Từ năm 1982, Việt Nam cũng đã hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm Ngày
Môi trường Thế giới trong phạm vi cả nước. Hàng năm, Bộ Tài nguyên&Môi
trường thường phối hợp với các cơ quan liên quan phát động và tổ chức sôi nổi
27
ngày lễ này ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước với các hoạt động như tổ chức
các chiến dịch làm sạch đẹp môi trường sống, môi trường làm việc... và cũng
chọn ra một địa phương đại diện làm nơi tổ chức các hoạt động trọng tâm cho cả
nước có sự tham gia của mọi tầng lớp dân chúng như các quan chức Chính phủ,
đại diện của các cơ quan, tổ chức quốc tế và các Đại sứ quán ở Việt Nam, học
sinh, sinh viên và các tổ chức xã hội quần chúng.
Trên tinh thần đó Đảng và nhà nước cũng đã đưa ra những quan điểm về
vấn đề BVMT. Các kỳ Đại hội trước đã có những phương hướng về môi trường
và tại Đại hội XII của Đảng (01-2016), đề ra phương hướng và quan điểm của
Đảng về môi trường: “BVMT là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại;
là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần
quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia
và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta” và “Đầu tư cho BVMT là đầu
tư cho phát triển bền vững”[113].
Bên cạnh đó, tại Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Quản lý nhà nước về tài
nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nhiều mặt còn hạn chế;
pháp luật, chính sách thiếu đồng bộ; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm
chưa nghiêm”[112]. Tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện, ở
nhiều nơi còn nghiêm trọng, nhất là tại một số làng nghề, lưu vực sông, trong khi
đó việc xử lý vi phạm môi trường chưa nghiêm. Ý thức bảo vệ môi trường của
một bộ phận người dân và doanh nghiệp chưa cao. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên,
nhất là hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, thảm thực vật biển giảm cả về diện tích
và chất lượng. Công tác bảo vệ rừng còn bất cập, tình trạng chặt phá và cháy
rừng còn xảy ra. Nhiều loài sinh vật, nguồn gen quý đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng cao. Việc khắc phục hậu quả về ô nhiễm môi trường do chiến tranh để lại
còn nhiều khó khăn... việc sử dụng năng lượng tái tạo (điện sinh khối, điện gió,
điện mặt trời,...) còn ít, đây là hạn chế, yếu kém cần nhanh chóng được khắc
phục [112].
28
Tính đến nay, Nhà nước đã ba lần ban hành Luật Bảo vệ môi trường vào
năm 1993, 2005 và 2014 cùng với một số Nghị định về xử phạt vi phạm trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường như Nghị định 179/2013/NĐ-CP, Nghị định
18/2015/NĐ-CP...
Năm 1993 Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ môi trường có 7 chương và 55
điều. Căn cứ vào Điều 29 và Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992 về môi trường. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế xã
hội, những tác động mới đối với môi trường, những nhận thức mới về môi
trường đã đặt ra những yêu cầu mới về tổ chức và hoạt động bảo vệ môi trường.
Vì những lý do đó mà sau 12 năm, Luật bảo vệ môi trường 2005 ra đời. Mặc dù
Luật Bảo vệ môi trường 2005 được xây dựng hoàn thiện đến mức có thể, song
cũng không nằm ngoài quy luật chung của sự phát triển và vì thế đã bộc lộ
những khiếm khuyết nhất định, cần thiết phải chỉnh sửa, bổ sung.
Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức
đánh giá hiệu quả của Luật Bảo vệ môi trường 2005, chỉ ra những thành công và
chưa thành công, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn phong phú.
Trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể bổ sung, chỉnh sửa những nội dung cần thiết
trong Luật bảo vệ môi trường sửa đổi. Do đó, luật Bảo vệ môi trường năm 2014
(được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
23/6/2014) đang hiện hành với 20 chương và 170 điều tương đối phù hợp với xã
hội hiện nay, (tăng 05 chương và 34 điều); Có sự thay đổi thứ tự ưu tiên và bổ
sung chương mới; Có 116/135 điều mới hoặc được thay đổi, bổ sung (85,9%),
bỏ 04 điều; Chương 1. Những quy định chung: mở rộng phạm vi không gian áp
dụng; Mở rộng khái niệm môi trường; Bổ sung nguyên tắc coi BVMT là lĩnh
vực được ưu tiên; Làm rõ hơn một số nội dung bị nghiêm cấm; Bổ sung quy
định về trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường; trách nhiệm báo cáo hàng
năm về công tác BVMT của các cấp chính quyền; nội dung BVMT trong các báo
cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội hàng năm từ cấp tỉnh, huyện, xã.
29
Có thể nói, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tuân thủ những quy định
quốc tế về vấn đề môi trường và nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ
môi trường trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Để gắng kết giữa
đạo và đời, nhằm phục vụ cho đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Trên tinh thần đó
trong Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội
nêu rõ tại điều 14, 15 và 29 về vấn đề bảo vệ môi trường cho các tôn giáo hiểu
và nắm rõ luật để tuyên truyền cũng như phát động phong trào bảo vệ môi
trường, nhằm khắc phục hậu quả tác hại đến môi trường. Cụ thể:
“Điều 14. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm,
phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn, bảo vệ môi
trường.
Điều 15. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong
các trường hợp sau: Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến trật tự công cộng hoặc môi trường…” [41, tr 25-41].
Tương tự, trong luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 tại điều 10 và 13 vẫn
đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường như:
“ Điều 10. Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
… Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Điều 13. Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ
…. Văn bản thông báo nêu rõ tên lễ hội tín ngưỡng, nội dung, quy mô,
thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều
kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong
lễ hội.” [63, tr 15-18].
Môi trường hiện nay là vấn nạn chung cho toàn nhân loại, không một quốc
gia nào hay một đất nước nào mà không nhắc đến. Mỗi quốc gia đều có cách hay
quy luật riêng để bản vệ đất nước mình cho tốt. Việt Nam cũng không nằm ngoài
mục đích đó, đã có bộ Luật riêng biệt cho vấn đề Bảo vệ môi trường. Từ dân
30
thường cho đến trí thức, từ thành thị cho đến nông thôn và từ dân thường cho đến
những người theo tôn giáo đều áp dụng luật BVMT, bên cạnh đó trong Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo cũng đưa một vài điều về vấn đề BVMT, tạo hành lang pháp lý
để các tôn giáo thực hiện được tốt hơn, chặt chẽ hơn. Trên tinh thần nhấn mạnh
cho tín đồ tôn giáo hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của việc BVMT. Bởi mỗi một
tôn giáo là một cộng đồng xã hội nên việc tuyên truyền hay phát động các phong
trào sẽ có nhiều hiệu quả tích cực mà nhà nước mong muốn.
Có thể thấy, từ khi thành lập tỉnh đến nay, các cơ quan ban ngành phối
hợp với nhân dân địa phương thực hiện những quy định cũng như luật về vấn đề
BVMT. Tuy nhiên vẫn chưa giải quyết hết những tác hại mà con người gây ra
đối với môi trường. Do đó, các ban ngành nhất là Sở Tài nguyên & Môi trường
tỉnh đã đưa ra những chính sách nhằm khác phục tình trạng phá hoại môi trường
như năm 2015 Sở đưa ra những chính sách liên quan đến động lực “ Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BVMT đến từng địa bàn,
dân cư, cán bộ, nhà máy xí nghiệp...’’ và chính sách liên quan đến hiện trạng ô
nhiễm môi trường như “Tăng cường công tác quản lí các dự án đầu tư, xây dựng
theo đúng quy hoạch..., thực hiện xã hội hóa công tác thu gom, xử lí chất thải...”
[ 69, tr 149-150]. Hiện nay tỉnh Bình Phước ngày một khắc phục tình trạng phá
hoại môi trường, đồng thời dựa vào Luật BVMT của Nhà nước mà có những
biện pháp, chính sách tương đối phù hợp để BVMTTN một cách tốt nhất.
2.1.2. Quan điểm của Phật Giáo về bảo vệ môi trường tự nhiên
Phật giáo là một tôn giáo có ý thức bảo vệ môi trường một cách sâu sắc,
không chỉ coi trọng bảo vệ tâm hồn bên trong, mà đồng thời cũng chú ý sự cân
bằng sinh thái bên ngoài. Bảo vệ môi trường tâm hồn, cần phải bắt đầu dựa vào
con người tịnh hoá tam độc tham, sân, si của bản thân; cân bằng sinh thái, thì
phụ thuộc vào sự chung sức của mọi người để duy trì. Trong Bồ – tát Thiểm Tử
kinh nói, Bồ – tát Thiểm Tử “bước chân xuống đất thường sợ đất đau” (lữ địa
thường khủng địa thống), chính là ý thức từ bi trân quý môi trường tự nhiên.
31
Tư tưởng bảo vệ môi trường của Phật giáo bắt nguồn từ sự giác ngộ về
“duyên khởi” của Đức Phật Thích ca Mâu ni, cho rằng vạn vật trên thế gian này
đều được xây dựng trong mối quan hệ tồn tại phụ thuộc lẫn nhau. Đức Phật đã
nhận thức được và chỉ rõ nguyên lý vận hành của vũ trụ vạn vật qua cái nhìn của
Duyên khởi: “Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này
sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”[46, tr 65]. Đây là chân lý về sự
tồn vong của vũ trụ vạn vật. Con người và muôn loài trong thế giới này tồn tại
hay diệt vong đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau, tất cả đều trong
mối tương quan trùng trùng duyên khởi. Không chỉ nhận thức rõ ràng về mối
tương quan giữa con người và thế giới như vậy, mà đức Phật cùng chúng đệ tử
luôn luôn thực hiện việc bảo vệ môi trường trong quá trình tu tập, hành đạo trên
cả hai phương diện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Trong kinh Di Giáo, bài 2 Đức Phật dạy chúng đệ tử 11 việc không nên
làm trong đó có: “Không được đốt chặc cây cỏ, đào xới đất đai” [57, tr 328].
Đây chính là tâm thương yêu và tôn trọng sự sống của muôn loài. Chính vì lẽ đó
mà trên cơ sở triết lý Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nghiệp báo và Nhân quả,
Phật giáo đã xây dựng nên những chuẩn mực đạo đức như từ bi, bất sát, tạo
nghiệp thiện… rất có ý nghĩa trong ứng xử “thiện” với thế giới tự nhiên, với môi
trường. Các chuẩn mực tu học và thực hành của Phật giáo đối với môi trường tự
nhiên rất gần với các chuẩn mực đạo đức môi trường và đáp ứng yêu cầu xây
dựng ý thức tự giác về bảo vệ môi trường của đạo đức môi trường hiện nay.
Chính từ, bi, hỷ, xả là bốn sức mạnh kết nối sự yêu thương, sự thông cảm
giữa người với thiên nhiên, hướng đến xây dựng một môi trường tốt đẹp cho
hành tinh của chúng ta. Lý thuyết Duyên khởi, cho rằng sự sống là sự hỗ tương
giữa các loài. Đức Phật dạy lòng từ có được những lợi ích như sau: “ngủ được an
lạc, dậy được an lạc, không có ác mộng, được người khác ái mộ. được loài phi
nhân yêu kính, được loài trời gia hộ” [11, tr.11].
32
Hay trong Đại tạng kinh, Trung bộ II, Đức Phật thực hiện 5 pháp khiến
cho chúng đệ tử phải tôn trọng và nương vào để tu tập. Năm pháp ấy là: “Ăn ít,
Biết đủ loại y; Biết đủ món ăn (khất thực); Biết đủ với bất cứ sàng tọa, Sống viễn
ly. Cũng có nghĩa là Đức Phật dạy chúng đệ tử pháp thiểu dục và tri túc, để
không hại mình mà còn lợi ích cho chúng sanh”[11, tr 33-34].
Lối ăn chay, không sát sinh trong truyền thống Phật giáo không chỉ như
hành động tu dưỡng để kiểm soát Tham, Sân, Si (xét theo mức độ: Thân, Khẩu,
Ý) của bản thân trong quá trình đạt tới giải thóat, giác ngộ, mà còn được quy
thành “tính thiện” tự giác, từ bi, vị tha của các Phật tử. Tinh thần ăn chay, “bất
sát” của Phật giáo rất gần tới ý thức về đạo đức môi trường hiện đại khi chuẩn
hóa lối sống ứng xử thân thiện với môi trường thành giá trị đạo đức của con
người giác ngộ. Trong thời kỳ mùa mưa an cư kiết hạ, đức Phật khuyên các Tỷ
Kheo không nên đi ra ngoài vì sợ dẫm đạp trên cỏ cây hoặc các loài côn trùng
nẩy nở rất nhiều trên đất và trong không khí ẩm ướt. Ngài xác nhận không sát
sanh là bố thí không sợ hãi, bố thí không hận thù, bố thí không làm hại: “Vị
Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, đem không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh”[12, tr.
229]. Ngài tuyên bố rất rõ, Ngài không chấp nhận vì Ngài hay vì đệ tử can Ngài
mà giết hại các chúng sanh để cúng dường đồ ăn. Ngài khuyên các đệ tử tại gia
không nên làm nghề buôn bán hay buôn bán thịt. Tinh thần tôn trọng sự sống đối
với mọi loài trở thành nếp sống mà ngày Phât tử Việt Nam có truyền thống
phóng sinh thả chim, thả cá…, phóng đăng, ăn chay, thọ bát quan trai là những
hình ảnh tuyệt đẹp cần lòng từ bi ấy, đức Phật dạy các đệ tử xuất gia và tại gia
cần phải hành trì bốn vô lượng tâm: Tu tập lòng từ để đối trị lòng sân, tu tập lòng
bi để không hại người hại vật, tu tập lòng hỷ để trừ diệt lòng ganh ghét và tu tập
hạnh xả để đoạn diệt hận thù.
Trong Tăng nhất A hàm kinh quyển 10, Đức Phật cũng nói rằng: “Vườn
trái cây cho sự mát mẻ, nhịp cầu giúp nhân dân; gần đường làm nhà xí, nhân dân
được nghỉ ngơi” (Viên quả thí thanh lương, kiều lương độ nhân dân, cận đạo tác
33
thanh xí, nhân dân đắc hưu tức) [72, tr. 227]. Trồng hoa, trồng cây ăn quả, để
tịnh hoá làm sạch không khí, bảo vệ nguồn nước, lợi người ích vật, ích mình lợi
người, tất nhiên có thể tăng thêm công đức.
Do con người với lòng tham lam và ích kỉ, trục lợi với chiêu bài “chinh
phục” tự nhiên tạo thành khủng hoảng sinh thái, thực tế càng cho thấy ý nghĩa
hệ thống sinh thái cộng sinh giữa con người và giới tự nhiên là không thể tách
rời. Bản thân của thế giới là một kết cấu cộng hưởng sinh tồn, mà Phật giáo chỉ
rõ đó là sự tập hợp của 4 yếu tố đất nước gió lửa, nói rộng hơn là sự cấu thành
của 5 thủ uẩn giả hợp, biểu hiện qua sự sinh tồn của từng giai đoạn con người,
hoàn cảnh, môi trường. Cho nên, con người và giới tự nhiên là cộng tồn, tương
tác cộng sinh lẫn nhau, không có tự nhiên thì con người không thể tồn tại và
ngược lại nếu con người không tồn tại thì giới tự nhiên cũng không có ý nghĩa.
Cuối cùng là lý Nhân Quả. Mỗi một việc mà ta làm đều có Nhân-Duyên-
Quả hay gọi là Nhân-Quả. Trong Đạo Phật thường có câu: “Bồ Tát sợ Nhân,
Chúng Sanh sợ Quả”. Nhưng dù đứng ở nền tảng giáo lý nào và giải pháp đưa ra
là gì, thì cái nhìn chung của Phật giáo về môi trường thiên nhiên là cái nhìn “bất
nhị”, xem con người với môi trường thiên nhiên bao gồm rừng núi, sông biển,
khí trời cho đến các loại động thực vật khác nhau là không hề tất rời nhau; tất cả
hỗ tương và đan xen trong một vòng quay nhân quả phổ quát.
Như vậy, việc bảo vệ môi trường nhằm khắc phục dục vọng và lòng tham
của con người trong Đạo Phật là hoàn toàn có cơ sở. Qua những trích dẫn trên
Đức Phật đã đề cập rất nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường thông qua kinh-luật-
luận. Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một vài điểm trọng yếu như: Lý Duyên Khởi, 2
giới, trong 5 giới cơ bản của một người đệ tử Đức Phật là không Sát Sanh và
không Trộm Cắp cuối cùng là Nhân Quả. Ba vấn đề này Đức Phật nhắc đi nhắc
lại rất nhiều trong những lần thuyết pháp. Khi Ngài thành Phật bài pháp đầu tiên
mà Người thuyết là Duyên Khởi: Vạn vật đều có sanh và có diệt, có nhu cầu tồn
tại và phát triển chỉ là tánh giác (sự hiểu biết) nhiều và ít mà thôi, cho nên mọi
34
loài cần phải tôn trọng và bảo vệ lẫn nhau. Kế đến là hai giới không Sát Sanh và
Không Trộm Cắp. Con người muốn tồn tại và không muốn ai lấy của mình, sát
hại mình thì muôn loài khác cũng thế. Cho nên qua hai giới này Đức Phật chỉ
cho con người biết thế nào là Thiểu Dục (không tham) và thế nào là Tri Túc(biết
đủ). Nhờ không tham và biết đủ, con người mới khắc phục lòng tham và dục
vọng của mình để không hại người hại vật. Đồng thời, biết bảo vệ lấy mình cũng
như bảo vệ muôn loài. Đây cũng là một cách bảo vệ môi trường một cách thiết
thực mà con người cần phải thực hiện.
Trên tinh thần đó, GHPGVN tỉnh Bình Phước đã noi theo những lời dạy
của Đức Phật để tuyên truyền, giáo dục đến các Tăng, Ni, Phật tử thực hiện theo
giáo lý nhà Phật trong cuộc sống hằng ngày, nhất là trong việc bảo vệ môi
trường tự nhiên.
2.2. Một số hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay
Trải dài hai mươi năm, Bình Phước ngày càng phát triển về mọi mặt: văn
hóa, kinh tế, xã hội... theo đó GHPGVN tỉnh Bình Phước từng bước đi vào ổn
định và phát triển. Hiện nay, Bình Phước có trên 130 ngôi chùa và tự viện, và
trên 300 vị Tăng Ni đang sinh sống. Vấn đề BVMTTN, GHPGVN tỉnh Bình
Phước đã có những phương pháp chỉ dẫn cả về hình thức lẫn nội dung. Trong đó
tiêu biểu là tuyên truyền và giáo dục cho tín đồ hiểu để thực hành đúng những gì
Đức Phật dạy về vấn đề BVMT cũng là ý nghĩa cho việc bảo vệ cuộc sống cho
con người. Thời gian qua, công tác BVMTTN của GHPGVN tỉnh Bình Phước đã
thu được những thành tựu đáng kể trong tái tạo môi trường tự nhiên, xây dựng
môi trường sinh thái và xây dựng nếp sống văn hóa mới, tuy nhiên cũng không
tránh khỏi một số bất cập chưa được giải quyết.
2.2.1. Những thành tựu về hoạt động bảo vệ môi trường của GHPGVN tỉnh
Bình Phước hiện nay
2.2.1.1. Tái tạo môi trường tự nhiên.
35
Hiện nay, vấn đề môi trường tự nhiên ở tỉnh Bình Phước đang được nhiều
nơi quan tâm như: Rừng nguyên sinh, đất đai và những động, thực vật quý hiếm.
Chính sách nhà nước nói chung, tỉnh Bình Phước nói riêng có những biện pháp
phục hồi và tái tạo tài nguyên thiên nhiên. Thông qua đó GHPGVN tỉnh Bình
Phước đang từng bước hướng dẫn tín đồ trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên bằng cách tái tạo môi trường tự nhiên.
Đa phần các ngôi chùa của tỉnh hiện nay còn giữ được cảnh quang thiên
nhiên trong khi quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đang làm cạn kiệt tài nguyên
xanh của trái đất. Cụ thể: Chùa Sóc Lớn - Lộc Ninh, chùa Quang Minh - Đồng
Xoài... Nếu như nói, chúng ta có quyền để thọ hưởng thiên nhiên, thế thì, chúng
ta cũng phải có nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên giống như vậy. Không phải
vì để sử dụng thiên nhiên mà chúng ta mới quý trọng, mà chính là vì để bày tỏ
tấm lòng tri ân.[23, tr 35].
Để tái tạo lại môi trường tự nhiên, cùng với ban ngành chức năng,
GHPGVN tỉnh Bình Phước có những phương thức và nội dung nhằm cải tạo
MTTN để giảm tối đa môi trường bị xâm hại thêm. Bình Phước là tỉnh có nhiều
rừng và động vật quý hiếm, để bảo vệ rừng và động vật hoang dã không những
khỏi cạn kiệt mà còn tu bồi, tái tạo để trở về nguyên sanh mà vốn dĩ MTTN đã
có trước đó.
Trong hoạt động hoằng pháp của GHPGVN tỉnh Bình Phước luôn áp
dụng giáo lí Phật giáo về MTTN và bảo vệ môi trường trong các buổi thuyết
pháp, do vậy các chức sắc cũng như Tăng Ni trong tỉnh đã nhận biết MTTN rất
quan trọng đối với con người. Những thời thuyết pháp từ những vị giảng sư đã
đem những mẫu truyện hay những bài kinh mà Đức Phật nhắc đến MTTN để
giảng dạy cho tín đồ và người dân nghe. Có thể thấy, đó là những vấn đề cơ bản,
thiết thực và gần gũi với người dân ở đây. Ví dụ, khi nhắc đến tâm yêu thương,
tức là chúng ta mang tâm thương yêu đến với động vật, thì thiên nhiên có thể
mang tâm thương yêu đến với con người, cũng có thể mang đến cho xã hội cảnh
36
tượng hòa bình, vui vẻ: Tôi thương yêu mọi người, mọi người thương yêu tôi.
Xét theo ý nghĩa này, “Từ và Bi tức là sự thăng hoa của tâm thương yêu, là
phương pháp bảo vệ thiên nhiên hữu hiệu nhất, cũng chính là lực lượng để thực
hiện tịnh độ nhân gian” [23, tr 41].
Nhờ tâm thương yêu đó mà rừng đã được phục hồi và đang tái tạo tại các
khu rừng. Cụ thể, năm 2012, rừng Tà Thiết, huyện Lộc Ninh đã bị người dân đốn
cây cổ thụ lấy gỗ quý và lấy đất làm rẫy, đến nay đã được thu hồi và còn tái tạo
bằng cách trồng mới các loại cây tương tự để trồng vào khoảng đất trống đó và
hiện nay đã cho xây cất Thiền viện ngay khu vực rừng Tà Thiết. Trong một lần
phỏng vấn cán bộ chăm sóc khu vực rừng Nguyên sinh Bù Gia Mập, ông cho biết:
[Hàng năm Nhà nước vẫn đi điều tra xem có những con vật quý hiếm nào
mà người dân đang nuôi không thì thu về. Rồi những con chuẩn bị tuyệt
chủng thì bắt về tự nuôi để tạo con mới. Những khoảng đất trống thì trồng
các loại cây quý hiếm thêm. Như việc Rừng Tà Thiết bị chặt phá rừng trong
những năm vừa qua, ở đây đang lai tạo khoảng năm ngàn giống cây để
đem sang đó trồng]. (PV nam, cán bộ kiểm lâm).
Bên cạnh đó, các sinh vật trong rừng cũng cần được bảo vệ để tránh những
tác nhân gây ra, bởi thường được sinh ra rồi chết đi, chết rồi sinh, giống như
vòng luôn hồi sinh tử của sinh mệnh mà người dân ở đây đã nhận thức [Việc
chúng tôi làm là chăm sóc rừng không để ai xâm hại và bảo vệ cũng như phát
huy những giá trị mà rừng mang lại, còn những cành cây gãy hay củi mục cũng
như thú vật bị giết hại, chỉ có thể là con vật khác vồ chúng. Chúng tôi hoàn toàn
để tự nhiên mọi thứ, chúng sinh ở đây tự sinh tự diệt]. (PV nam, cán bộ kiểm
lâm)
Từ đó có thể thấy, khái niệm Duyên Khởi mà Đức Phật đã truyền đạt tính
bình đẳng sinh mệnh, sự luân hồi sinh mệnh là đặc trưng lớn và nền tảng căn bản
của Phật giáo, đều có mối quan hệ mật thiết với rừng. Quả thực Phật giáo là tôn
giáo biểu đạt tiến trình tự nhiên của rừng, đồng thời, điều quan trọng là tư trưởng
37
Phật giáo không chỉ có quan hệ mật thiết với rừng mà đặc trưng đó còn được thể
hiện qua tư tưởng và trí tuệ của sự cộng sinh giữa con người với thiên nhiên [23,
tr 106]. Chính tư tưởng đó đã giúp tín đồ Phật giáo không còn chặt phá cây rừng
và săn bắn thú rừng như trường hợp của một Phật tử. Trước khi là Phật tử ông
thường đi lấy gỗ những nơi khu vực cấm và mua rẻ những loại gỗ không biết
nguồn gốc và săn bắt thú rừng chủ yếu để ăn thịt. Sau khi biết đến chùa và đi
chùa nghe giảng thì không làm những việc ấy nữa. […trước đây khi chưa đến
chùa có đi đốn gỗ và săn bắt, nhưng giờ thì hết rồi, một phần cũng biết tội lỗi
một phần do rừng có vai trò quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi trường.] (phỏng
vấn nam 54 tuổi, Phật tử).
Trong những giới luật của đạo Phật thì việc cấm chặt phá cây rừng cũng là
một trong những giới căn bản. Dưới cái nhìn của Đức Phật thì rừng cây là nơi có
rất nhiều loài sinh sống, việc chặt phá hủy hoại cây rừng sẽ góp phần tiêu diệt
các loài sinh vật. Với chủ trương từ bi, vô ngã vị tha, đạo Phật đã nghiêm cấm
mọi hành vi làm tổn hại đến chúng sinh.
Phật giáo có truyền thống phóng sinh lâu đời, đó cũng là sự tái tạo môi
trường sinh thái. Phóng sinh là sự phát triển từ sự cấm giết và ăn chay. Nếu như
nói không sát sinh, ăn chay là sự bảo vệ mạng sống mang tính tiêu cực, thế thì
phóng sinh lại là sự bảo vệ mạng sống mang tính tích cực. “Phật tử phải lấy lòng
từ bi mà thực hành hạnh phóng sinh, vì chúng sinh trong sáu đường đều là cha
mẹ ta”. [23, tr 156].
Bên cạnh đó, nước và tài nguyên khoáng sản là do thiên nhiên ban tặng và
bằng những hành động và việc làm cụ thể trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta
biết sống thiểu dục, tri túc thì sử dụng tiết kiệm các nguồn nước, không làm ô
nhiễm nguồn nước và không xâm hại đến tài nguyên khoáng sản. GHPGVN tỉnh
Bình Phước khuyến khích tín đồ sống biết đủ, biết bảo vệ các nguồn tài nguyên,
không nên lạm dụng, phí phạm. Tăng ni cũng như Phật tử luôn áp dụng những
đều răng mà Đức Phật đã truyền dạy, bằng cách: khi gặp một con Sóc hay một
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo

More Related Content

What's hot

Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Man_Ebook
 

What's hot (20)

Bài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAYBài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAY
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAYLuận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
 
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản xuất, HAY
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản xuất, HAYLuận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản xuất, HAY
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản xuất, HAY
 
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên ChiểuLuận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOTLuận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
 
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt NamLuận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháyĐề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
 
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
 

Similar to Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo

tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptxtailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
LngHng44
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Trần Thế Dinh
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo (20)

Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyênLuận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải DươngLuận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
 
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAYLUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY
 
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
 
Luận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắng
Luận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắngLuận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắng
Luận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắng
 
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
 
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptxtailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Luận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đ
Luận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đLuận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đ
Luận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đ
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
 
Luận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên
Luận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viênLuận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên
Luận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên
 
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
 
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
 
Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)
 
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng NaiĐánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
 
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 

Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC TP. Hồ Chí Minh, 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY Ngành : Tôn giáo học Mã số : 8.22.90.09 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ QUẾ HƯƠNG TP. Hồ Chí Minh, 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Quế Hương. Các tài liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực, đảm bảo có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, có độ chính xác, được trích dẫn đầy đủ theo qui định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Lượng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành cuốn Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành Tôn giáo học tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, không chỉ là thành quả quá trình học tập, nghiên cứu và sự nỗ lực của bản thân, mà tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ trường học, Thầy, Cô giáo, Thầy Tổ, chư Huynh Đệ, Phật tử và gia đình. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu tại đây. Cảm ơn Thầy cô giáo, những giảng viên Học viện đã tận tâm giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian tôi học ở Học viện. Con xin thành kính tri ân đến TT.TS. Thích Đồng Bổn và TS. Nguyễn Quốc Tuấn đã tạo mọi điều kiện và luôn giúp đỡ, để học viên có thể học tập tại Học viện và nghiên cứu luận văn này. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Quế Hương, cô đã tận tâm chỉ bảo, dẫn dắt, khích lệ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi và là người giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Con xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Tổ, Chư huynh đệ, bạn bè, quý Phật tử và gia đình đã động viên, khích lệ, trợ duyên cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận văn. Tôi thật sự biết ơn đến những chùa, những cơ quan và những gia đình đã giúp đỡ cho tôi, để tôi hoàn thành những bài phỏng vấn trong luận văn. Dù đã cố gắng rất nhiều, xong không thể tránh khỏi thiếu xót và hạn chế nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến xây dựng, đóng góp của quý thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Trân trọng tri ân ! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018 Học viên Nguyễn Thị Thu Lượng
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................1 Chương 1 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........13 1.1. Vài nét về địa – tôn giáo của tỉnh Bình Phước hiện nay.......................13 1.2. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn.............................................23 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA GHPGVN TẠI BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY ...........26 2.1. Quan điểm về bảo vệ môi trường tự nhiên............................................26 2.2. Một số hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay ............................................................34 2.3. Một số vấn đề đặt ra ..............................................................................54 Chương 3 VAI TRÒ CỦA GHPGVN TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ..................60 3.1. Vai trò của GHPGVN tỉnh Bình Phước trong bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay ..............................................................................................60 3.2. Một số khuyến nghị...............................................................................66 KẾT LUẬN ..........................................................................................72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................74 PHỤ LỤC.............................................................................................84
  • 6. CHỮ VIẾT TẮT Giáo hội Phật giáo Việt Nam GHPGVN Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tỉnh Bình Phước GHPGVN Tỉnh Bình Phước Mặt trận Tổ quốc Việt Nam MTTQVN Môi trường tự nhiên MTTN Bảo vệ môi trường tự nhiên BVMTTN Ô nhiễm môi trường ONMT Ô nhiễm nguồn nước ONNN Kinh tế xã hội KTXH Khu công nghiệp KCN Ô nhiễm không khí ONKK Tài nguyên-Môi trường TN-MT
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường tự nhiên có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối với con người. Con người không thể tồn tại khi tách khỏi môi trường tự nhiên. Tất cả những gì con người có được đều lấy từ môi trường tự nhiên và là điều kiện sinh tồn, phát triển của xã hội loài người. Hiện nay môi trường đang là vấn đề quan tâm của nhân loại. Các giới nghiên cứu về môi trường, các cơ quan chức năng bảo vệ môi trường đang ra lời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải bảo vệ môi trường tự nhiên. Những năm gần đây, Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung đã và đang lo lắng về môi trường tự nhiên bị tàn phá do con người, ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân loại. Việt Nam cũng là điểm nóng trong vấn đề này, dường như không ngày nào, báo chí không phản ánh đây đó môi trường sống bị ô nhiễm, môi trường tự nhiên bị tàn phá và Bình Phước cũng không nằm ngoài hệ lụy nói trên. Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ Việt Nam. Đây cũng là tỉnh có diện tích lớn ở miền Nam (6.872 km2). Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Bình Phước là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng kinh tế với Tây Nguyên và Campuchia [105]. Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông. Là một tỉnh lỵ, với diện tích đất nông nghiệp rộng, đất đỏ bazan và có diện tích đất rừng lớn nên Bình Phước là một trong những tỉnh dễ dàng phát huy thế mạnh về nền kinh tế nông nghiệp: Cao Su, Tiêu, Điều và cây Ăn trái như: Sầu Riêng, Chôm Chôm, v.v... Có thể nói, sau khi thành lập tỉnh (năm 1997) Bình Phước từng bước phát triển nhiều măt: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, v.v... trong đó có sự góp mặt của các tôn giáo ở Bình Phước trong đó có Phật giáo vào phát triển xã hội.
  • 8. 2 Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước thành lập vào tháng 12/1997. Trong quá trình thành lập và phát triển, Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Phước tham gia vào các hoạt động văn hóa – xã hội, nhất là hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên, bằng cách kết hợp với chính quyền tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường. Có thể nhắc đến Hội nghị tập huấn tuyên truyền về vấn đề biến đổi khí hậu và thu gom xử lý rác thải (23/6/2017) cho tín đồ Phật giáo tỉnh Bình Phước tại chùa Thanh Long (huyện Đồng Phú), v.v… Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng phá hoại môi trường, ngập lụt, cạn kiệt nguồn tài nguyên do phá rừng bừa bãi và còn tồn tại nhiều do các tộc người thiểu số di cư đến. Ý thức người dân còn kém, cuộc sống khổ cực nên phá vườn cây ăn trái và phá rừng để trồng cao su, xả rác bừa bãi, v.v... Do đó, việc bảo vệ môi trường ở tỉnh Bình Phước đang gặp nhiều khó khăn, cần có sự chung tay giúp sức của các ban ngành liên quan trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, tạo cảnh quan môi trường sống xanh - sạch - đẹp cho người dân trong tỉnh. Đặc biệt, Bình Phước là tỉnh có diện tích rộng, rừng chiếm phần nhiều và nhiều dân tộc sinh sống, có nhiều khu sinh thái, nhiều con sông, thác nước là điểm du lịch lý tưởng, hấp dẫn cần được khai thác, đẩy mạnh tiềm năng vốn có của tỉnh nhà để Bình Phước ngày một phát triển từ văn hóa du lịch, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh… cho đến vườn cây ăn trái, đồng thời hạn chế thiên tai, cạn kiệt nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở Bình Phước hiện nay. Vậy việc bảo vệ môi trường tự nhiên của tỉnh Bình Phước hiện nay đã được triển khai ra sao? hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước diễn ra như thế nào?. Vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước trong hoạt động đó thể hiện như thế nào? Sự ảnh hưởng của hoạt động này đến cộng đồng trong bảo vệ môi trường đến đâu?. Đó là những câu hỏi cần được trả lời trong luận văn này.
  • 9. 3 Với những lí do trên, em chọn đề tài Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay làm đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Tôn giáo học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về hoạt động bảo vệ môi trường nói chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng cũng đã có nhiều công trình đề cập đến, tuy nhiên bảo vệ môi trường tự nhiên tại một tỉnh, thành thì chưa có công trình nào do GHPGVN của tỉnh đề cập đến vấn đề này, đây cũng là vấn đề còn bỏ ngỏ nên tài liệu cũng chưa có nhiều, do đó, trong luận văn này, chúng tôi tạm thời phân loại những tài liệu đã thu thập trong nước cho đến thời điểm hiện tạ thành các phần sau: 2.1. Nghiên cứu về bảo vệ môi trường của giới ngoài GHPGVN Trước hết cần nhắc đến tác giả Hoàng Ngọc Kỷ với cuốn An ninh môi trường hiểm họa và biện pháp phòng chống, Nxb. Công An Nhân Dân. Tp.HCM, xuất bản vào năm (2014). Trong cuốn sách này ông đã nói trọng tâm đến sự phá hủy môi trường không ai khác mà chính là con người. “Do quá trình mưu sinh và do chưa hiểu biết đầy đủ nguồn gốc phát sinh, con người đã tự gây ra hảm họa hay tự mình dấn thân vào chỗ nguy hiểm mà không biết” (tr 15) và cách để phòng chống những hiểm họa đó. Cuốn sách đã được dịch sanh tiếng Anh. Cuốn sách có giá trị bởi những lập luận nhạy bén, logic và tầm hiểu biết về thiên văn khi ông nói đến sự biến hóa của Thiên thạch trên trái đất. Có thể nói, cuốn sách cho ta biết thêm những hiểm họa mà con người gặp phải và cách để phòng chống. Cuốn sách như là lời kêu gọi con người rằng hiểm họa đang đến gần, chúng ta hãy ý thức bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực. Trong cuốn Sinh thái môi trường ứng dụng của Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, Nxb. Đại Học Quốc Gia, vào năm 2015 có đề cập đến môi trường hiện nay do con người tác động vào hệ sinh thái như: nguồn nước bị ô nhiễm dầu khí do kinh doanh, người dân trồng cây bỏ nhiều phân hóa học, do đó môi trường đang
  • 10. 4 đứng trước thách thức và hiểm họa. Đồng thời hai tác giả cũng đưa ra một vài ứng dụng thực tiễn để giải quyết vấn đề môi trường sinh thái. Phạm Quỳnh Hoa và Dương Minh Hào (dịch), (2016) với tác phẩm Sống hòa hợp với môi trường, do Nxb Giáo dục đã nhắc nhở lứa tuổi học sinh nhận thức môi trường quan trọng đối với chúng ta như thế nào, cho nên chúng ta cần phải mỗi người một hành động cụ thể để bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn có các báo cáo, các bài viết nghiên cứu đăng trên tạp chí Môi trường cũng đề cập đến vấn đề BVMTTN. Cụ thể trong Báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Bình Phước do sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Phước (giai đoạn 2011-2015) ban hành vào tháng 5/2015. Báo cáo này không những nói đến vấn đề môi trường hiện nay và biện pháp khắc phục mà còn nói đến tình hình môi trường trước đó và những vấn đề môi trường đã giải quyết được cũng như những vấn đề bất cập hạn chế. Đặt biệt trong Tạp chí Môi trường cho chúng ta thấy hiện thực sống động hơn về MT, BVMT, nhất là việc con người chưa ý thức cao trong vấn đề bảo vệ môi trường, dẫn đến những điều đáng tiếc xảy ra như hiện nay. Tạp chí cập nhật những thông tin hàng ngày xung quanh vấn đề môi trường và việc BVMTTN. Điển hình một số bài như: Hoa Vũ (2018), Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh-sinh thái của khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Tạp chí Môi Trường, số 2, trang 49. Nói đến nhiều Di tích, khu du lịch đã bị tàn phế theo thời gian và chiến tranh. Và có những lời kêu gọi người dân giữ gìn và bảo tồn những khu vực đó. Hay tác giả Mai Hương (2018) có bài Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về Tài nguyên và Môi Trường, tạp chí môi trường, số 1,trang 6. Bộ TN-MT kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân hãy đồng hành với Bộ/ ngành địa phương trong BVMT thiên nhiên, bảo tồn tài nguyên nước. Hồng Nhung (2018), có bài “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Mậu Tuất 2018, Tạp chí Môi Trường, số 2, trang 4, nói đến sự kiện ngày 21/2/2018 Chủ tịch nước kêu gọi nhân dân cả nước hăng hái tham gia trồng cây, gây rừng nâng cao
  • 11. 5 ý thức bảo vệ rừng, và có nhiều biện pháp cụ thể, để bảo vệ rừng, cũng như, đưa ra những khuyến nghị để các xí nghiệp, nhà đầu tư hạn chế tối đa ONMT, v.v… Có thể nói các tác phẩm nói trên đề cập đến vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn cầu, tầm vĩ mô, chưa có đề cập đến một trường hợp cụ thể của tỉnh nào về bảo vệ môi trường tự nhiên. 2.2. Nghiên cứu về bảo vệ môi trường của giới trong GHPGVN Trong hoạt động của Giáo hội hay đời sống tăng già thì việc bảo vệ môi trường, tôn trọng sự sống của muôn loài là nền tảng, là giá trị được lưu truyền trong các bộ kinh, luật. Trong Đại tạng kinh Việt Nam. Năm bộ Nikaya. Đức Phật nhắc đến vấn đề môi trường nhưng nằm rải rác ở các phần, kinh. Chính yếu ngay bản thân của Đức Phật hàng ngày Ngài tu tập, hành thiền hay thuyết pháp ở trong rừng núi, một phần vì nó thanh tịnh nhưng một phần cho các loài hữu tình nghe vì cỏ cây muôn thú đều có Phật tính và quan trọng là sống gần gũi với thiên nhiên, hoàn mình với thiên nhiên. Trong những bộ kinh như: Pháp Hoa, Pháp cú, Hoa nghiêm, Địa Tạng, Nhân Quả, Ngài đều dùng Pháp Ẩn dụ mà nói đến việc bảo vệ môi trường như: kinh Pháp Hoa “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành” ý nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Như trong kinh Pháp Cú Ngài lấy thiên nhiên làm điểm tựa để tu tập. “ Như đất, không sân hận. Như trụ đá, kiên trì Như hồ, không bùn nhơ Vị ấy không luân hồi”.[45, tr 50] Hay trong kinh Địa Tạng Ngài dạy nghiệp nhân quả cho chúng sanh hiểu mà diệt trừ ngay trong hiện tại Phẩm thứ tư Ngài đã chỉ rõ điều đó. Như vậy, đạo Phật tán dương một nếp sống hài hòa với thiên nhiên hài hòa với loài người, tán thán lòng từ bi, khích lệ thương người thương vật, đề cao
  • 12. 6 hạnh thiểu dục tri túc, sống lành mạnh và giản dị, với mục đích xây dựng một môi trường xanh và sạch. Đây là cơ sở để thiết lập nền hòa bình cho nhân loại. Cuốn Đạo Phật và môi trường được tác giả Thích Nhuận Đạt sưu tầm và chuyển ngữ từ những tiếng như: Anh, Hoa và Nhật sang ngôn ngữ Việt Nam do Nxb. Tổng Hợp Tp. HCM, (2010). Trong cuốn sách này, tác giả đã sưu tầm những bài rất hay và ý nghĩa, phù hợp đối với vấn đề môi trường hiện nay. Cuốn sách không những nói đến môi trường của toàn cầu mà còn nói đến sự liên hệ giữa con người đối với môi trường. Áp dụng giáo lý duyên khởi của đạo Phật đối với sự hiện hữu của môi trường. Sự phát triển hay suy thoái của môi trường đều liên quan đến con người và chính con người đã góp phần không nhỏ đến sự thay đổi đó. Phật giáo nhận định thế giới là Duyên Khởi. Sự tồn tại và hủy diệt của thế giới là do sự hình thành và tan rã của các điều kiện. Đó gọi là: “có nhân có duyên thế giới tập thành, có nhân có duyên thế giới hủy diệt. Nghĩa là: cái này có nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này không nên cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt”. [23, tr 30]. Cuốn sách không những dành cho tín đồ Phật giáo mà cho cả mọi người. Bởi nội dung cuốn sách đòi hỏi sự nhận thức cao của con người đối với môi trường. Đồng thời đã chỉ ra một vài hành động cụ thể đề bảo vệ môi trường. Hoạt động đó đòi hỏi con người tự giác, tự nhận thức để hành động. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cho ra đời cuốn sách Phật giáo vùng Mê Công - Ý thức môi trường và toàn cầu hóa, năm 2015, cuốn sách đã cho người đọc biết được tầm quan trọng của nguồn nước và con sông đối với người miền Tây như thế nào?. Đặt ra nhiều vấn đề ô nhiễm cũng như biến đối khí hậu hiện nay thì giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung phải làm thế nào? Trong cuốn sách đã chỉ ra những hoạt động cụ thể như: muốn thanh lọc nguồn nước trước tiên phải thanh lọc thân tâm. Hay giảm cường độ tiêu thụ vật chất sử dụng tài nguyên hiệu quả và không chất thải. Từ những nhận thức thiết thực đến hành động cụ thể. Đó là những gì mà giáo lý Phật giáo truyền tải. Cuốn sách bàn đến
  • 13. 7 những hoạt động bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta. Đây là một trong những cuốn sách hữu ích và sát với chủ đề mà chúng tôi nghiên cứu. Với sự chuyển ngữ của Chân Hội Nghiêm về Hướng đi của đạo Bụt cho hòa bình và sinh môi, (2017), của Tác giả Thích Nhất Hạnh, do Nxb Lao Động, Hà Nội in ấn đã đưa ra những giới luật, những bản kinh để làm minh chứng cho mối quan hệ giữa con người với môi sinh. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở, khuyên nhủ chúng ta sống có chánh niệm để trang trải tình thương đến muôn loài, trên tinh thần đó thiết lập những giá trị đạo đức làm căn bản cho hạnh phúc con người. Có thể nói, các tác phẩm của giới Phật giáo viết về hoạt động bảo vệ môi trường không nhiều. Đa phần là những bài viết ngắn trong sách báo, tạp chí hay những bài tham luận trong các cuộc hội nghị, hội thảo, đại hội của Phật giáo về vấn đề môi trường. Thường những bài này tác giả nói đến môi trường hiện nay, ô nhiễm không khí, nguồn nước, phá hoại rừng hay động thực vật, đặt biệt là biến đổi khí hậu. Đây cũng là cái khó của học viên trong quá tình thực hiện đề tài. Gần đây nhất là Đại hội Phật giáo toàn quốc lần VIII (nhiệm kỳ 2017- 2022) có hai tham luận trình bày trong Đại hội về môi trường là Công tác trồng Rừng của Liên tông Tịnh độ Non bồng của Thích Thiện Huy và Biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay của Dương Hoàng Lộc. Hai tác giả đã cho chúng ta nhìn nhận được hiện trạng của môi trường tự nhiên hiện nay, sự biến đổi khí hậu chính là nạn phá rừng. Chúng ta mỗi người một hành động để bảo vệ môi trường. Người con của Phật thì phải biết lấy tâm từ để ứng xử với muôn loài, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. GHPGVN tỉnh Bình Phước là một giáo hội còn non yếu về nhiều mặt hoạt động cũng như tổ chức giáo hội. Những tài liệu về Bình Phước nói chung và bảo vệ MTTN của GHPGVN tỉnh Bình Phước nói riêng còn rất hạn chế. Tuy nhiên những năm gần đây Bình Phước đang từng bước chuyển mình. Nhiều tài nguyên
  • 14. 8 được phát hiện được bảo vệ. Người dân nói chung, tộc người thiểu số như Sóc Bompo nói riêng đang dần chuyển biến về ý thức trong môi trường sống. Có thể kể đến nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trường của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường phát động hằng năm. Bên cạnh đó, nhiều bài báo không những nêu ra thực trạng của môi trường Bình Phước hiện nay mà còn kêu gọi nhân dân giữ gìn và bảo vệ môi trường đặt biệt là rừng. Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Bình Phước luôn chủ trưởng áp dụng giáo lý Phật đà trong việc bảo về môi trường. Trong những bài thuyết pháp, giảng sư đều đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, như hạn chế đốt vàng mã, đốt nhang giữ gìn vệ sinh chung, trồng cây xanh trong nhà. Tạo một môi trường sinh thái lành mạnh cho cuộc sống ở mọi nơi. Từ những trình bày nêu trên, có thể thấy vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên ở Bình Phước chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, liền mạch về thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như vai trò của GHPGVN tỉnh Bình Phước trong các hoạt động bảo vệ môi trường, đây là nhiệm vụ căn bản của luận văn cần phải giải quyết, để từ đó đưa ra những giải pháp cho vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ việc đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước để nêu bật vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước trong bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay. Trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần xây dựng cảnh quan môi trường sống trong lành, phát triển kinh tế xanh-sạch-đẹp tại Bình Phước trong hiện tại và tương lai. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp, những quan điểm bảo vệ môi trường tự nhiên của Đảng và Nhà nước cũng như của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, GHPGVN tỉnh Bình Phước nói riêng về bảo vệ MTTN.
  • 15. 9 - Phân tích thực trạng các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Phước, chỉ ra những điểm tích cực để phát huy và những điểm hạn chế cần rút kinh nghiệm. Nêu vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước trong bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay. - Từ những vấn đề cần giải quyết trong hiện tại luận văn đưa ra những quan điểm, giải pháp và đóng góp ý kiến cho GHPGVN cũng như chính quyền địa phương trong việc gìn giữ, bảo vệ môi trường tự nhiên tốt hơn, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường và BVMT xanh-sạch-đẹp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Bình Phước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài khảo sát các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của một số chùa thuộc tỉnh Bình Phước. Cụ thể: chùa Từ Quang, H. Lộc Ninh (chùa ngay thị trấn, trước cổng chùa là chợ, sau lưng chùa là Xí nghiệp chế biến mũ cao su) chùa Quan Âm, H. Lộc Ninh, (là nơi có hai đạo tràng tu tập: Thanh Thiếu niên và các Cụ già lớn tuổi) chùa Thanh An, H. Bù Đăng, (là nơi có đồng bào thiểu số sinh sống), chùa Thanh Tường, H. Bù Đốp (nơi tiếp giáp biên giới Campuchia), Chùa Sóc Lớn, H. Lộc Ninh (nơi di tích lịch sử và là nơi tu tập của PG Nguyên Thủy) và một số gia đình tín đồ Phật tử cũng như người dân nói chung. - Pham vi nội dung nghiên cứu: Do khuôn khổ của một Luận văn nên nội dung nghiên cứu tập trung về các vấn đề MTTN tại Bình Phước có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân như: rừng, nguồn nước, khai thác khoáng sản. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lí luận
  • 16. 10 - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo và công tác tôn giáo. - Luận văn sử dụng cách tiếp cận thực thể tôn giáo (là tổng thể niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo của cá nhân và cộng đồng tôn giáo), đây là cách tiếp cận để chúng ta nhìn tôn giáo một cách toàn diện trong tổng thể các quan hệ xã hội. Với cách tiếp cận này có thể thấy rõ niềm tin cũng như thực hành của tín đồ Phật giáo trong các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên như thế nào?. Tức là xem xét từ việc nhận thức của Tăng Ni, Phật tử hay người dân về vấn đề MTTN, ONMT được giảng giải trong các buổi thuyết pháp có lồng nghép vấn đề MT, từ đó sẽ cho thấy kết quả của việc BVMT thông qua các hoạt động BVMTTN của Tăng Ni, Phật tử trong tỉnh. Do đó, tác giả luận văn đã đi khảo sát tại 04 cơ sở Phật giáo (đã nêu cụ thể trong phần phạm vi nghiên cứu) về các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, tác giả tiến hành phỏng vấn 18 cuộc với các Tăng, Ni, Phật tử (có theo các tiêu chí: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, dân tộc,… khác nhau, ) tại một số chùa trong tỉnh Bình Phước về nhận thức cũng như hành động trong bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích tổng hợp: Tập hợp những quan điểm bảo vệ môi trường tự nhiên của Phật giáo, mối tương quan giữa Phật giáo với môi trường. Những phân tích này sẽ giúp ích cho chương 1 giải quyết các vấn đề đã đề ra. - Phương pháp tham dự, quan sát, phỏng vấn sâu để có được những chứng cứ xác thực, khoa học và có tính thực tiễn cho đề tài luận văn. Với tư liệu này sẽ giúp cho việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong chương 2 về lí do tại sao các tín đồ Phật giáo lại có những hoạt động bảo vệ môi trường?. Những căn cứ nào để họ tin và thực hành theo?. Qua quan sát, tham dự cũng như phỏng vấn sâu các chư Tăng, Ni và Phật tử cùng người dân về vấn đề BVMTTN ở một số chùa trong địa bàn tỉnh Bình
  • 17. 11 Phước cho thấy chư Tăng Ni (là người thọ Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni trở lên) rất am tường giáo lý Phật Đà và hiểu thế nào là BVMTTN là bảo vệ sự sống của con người. Bởi giữa con người với tự nhiên có sự liên kết hữu cơ. Đối với giới tại gia thì việc BVMTTN là bảo vệ sự sống của chúng ta. Nhưng với sự nhận thức còn hạn chế, có người nghe nhưng vẫn chưa hiểu (chủ yếu là dân tộc thiểu số và thiếu nhi dưới 13tuổi). Tuổi từ 13-17 tuy có hiểu nhưng chưa sâu, vẫn còn mập mờ, còn lại đa số những người ở độ tuổi 18 tuổi trở lên đến 60 trở lại thì nhận thức đúng đắn về vấn đề BVMTTN. Qua khảo sát thực tế cho thấy tín đồ Phật giáo tỉnh Bình Phước có khoảng 65% là người hiểu và nhận thức được vấn đề BVMT cũng như BVMT là bảo vệ chính chúng ta. Cho nên việc từ nhận thức để đưa đến hành động việc làm đối với dân Bình Phước là mối lo ngại đối với các cấp lãnh đạo tỉnh cũng như với GHPGVN tỉnh Bình Phước hiện nay. - Phương pháp So sánh. Với phương pháp này, luận văn sẽ sử dụng trong chương 2 để trả lời cho câu hỏi: Những tín đồ Phật giáo Bình Phước hoạt động bảo về môi trường có gì khác so với người dân thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường như: trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng cây ăn trái hay trồng hoa màu v.v.. và việc áp dụng các hoạt động bảo vệ môi trường của Phật giáo có mang lại hiệu quả thiết thực hơn những người không thực hiện những hoạt động bảo vệ môi trường của Phật giáo không?. Ý thức của tín đồ Phật giáo và người dân có gì khác? 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Đề tài sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản, những quan điểm của Phật Giáo, của GHPGVN trong việc bảo vệ môi trường cũng như các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên. - Đưa ra những ứng dụng, quan điểm bảo vệ môi trường tự nhiên của Phật giáo vào các hoạt động tái tạo môi trường tự nhiên và tạo ra môi trường sinh thái của tín đồ Phật giáo, góp phần làm cho tỉnh Bình Phước ngày một phát triển hơn về đời sống kinh tế, cũng như xã hội. Qua đó, góp phần hạn chế thiên tai, bão lũ,
  • 18. 12 ô nhiễm môi trường... nhằm tạo cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho con người trong đời sống hiện nay và cả mai sau. - Từ việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của một số chùa trong tỉnh Bình Phước, có thể nhân rộng mô hình trong toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận góp phần xây dựng môi trường sống ngày một sạch, đẹp hơn, có nhiều khu vườn cây ăn trái không độc hại, vườn rau sạch được nhiều người biết đến từ đó làm gia tăng kinh tế cho người dân địa phương. - Nâng cao nhận thức của người dân cũng như Tăng Ni, Phật tử về môi trường cũng như việc thể hiện mối quan hệ tương hỗ giữa môi trường tự nhiên với con người trong đời sống sinh hoạt. - Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu khoa học hữu ích, thiết thực cho những ai muốn khảo cứu về quan điểm của Phật giáo, GHPGVN về môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Việt Nam và tỉnh Bình Phước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương với 7 tiết, cụ thể: Chương 1: Tình hình chung về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của GHPGVN tại Bình Phước hiện nay Chương 3: Vai trò của GHPGVN tỉnh Bình Phước trong bảo vệ môi trường và một số khuyến nghị.
  • 19. 13 Chương 1 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vài nét về địa – tôn giáo của tỉnh Bình Phước hiện nay 1.1.1. Về vị trí địa lý, xã hội và môi trường tự nhiên của Bình Phước hiện nay 1.1.1.1. Về vị trí địa lý và xã hội Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm về phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống đồng bằng Tây Nam bộ. Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia. Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương. Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Campuchia. Có thể thấy, “Bình Phước được xem là bản lề chiến lược, tiếp giáp giữa trung du và đồng bằng, là tỉnh có đường biên giới với Campuchia dài 270 km nên có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với an ninh quốc gia. Trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia”[105]. Hiện nay, Bình Phước có 07 huyện (Bù Gia Mập, Đồng Phú, Hớn Quản, Bù Đăng, Lộc Ninh, Bù Đốp, Chơn Thành) và 3 thị xã (Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long) với 5 thị trấn, 13 phường và 103 xã. Theo thống kê của Bình Phước tính đến tháng 12/2014, dân số toàn tỉnh là 937.962 người và mật độ trung bình là 136 người/km2. [59, tr 15-16]. Bình Phước có địa hình tương đối cao, là nơi bắt nguồn của nhiều sông, suối, có mạng lưới sông suối khá dày đặc 0,7 - 0,8 km/km2, lớn nhất là sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Nhìn chung địa hình Bình Phước tương đối bằng phẳng nhưng độ cao và độ dốc biến động lớn, phân bố không đều, phong phú về địa mạo, một số nơi địa hình bị chia cắt, gồm dạng địa hình đồng bằng và bán đồng bằng, trung du, đồi bát úp, núi thấp, cao nguyên thấp, phần lớn diện tích tỉnh Bình Phước là đồi đất đỏ bazan nối tiếp nhau, có địa hình tương đối thoải lượng sóng nhẹ với đỉnh bằng, độ cao trung bình chung của tỉnh không vượt quá 200 m [105].
  • 20. 14 Như vậy, có thể thấy Bình Phước có địa hình rất đa dạng và phức tạp, vừa có địa hình đồi núi thấp lại vừa có địa hình trung du xen lẫn với đồng bằng nhỏ hẹp và bàu trũng. Địa hình có xu hướng thoải dần từ Đông, Đông Bắc về phía Tây, Tây Nam, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông, rạch, suối khá dày dạng cành cây nên cũng rất dễ bị lũ lụt, xạt lở nếu MTTN không được bảo vệ. Trong giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ % dân số khu vực thành thị tăng dần hàng năm, trong khi dân số khu vực nông thôn giảm, dân số đô thị tỉnh Bình Phước tuy có gia tăng nhưng tăng lên không đáng kể so với dân số nông thôn do đời sống của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá chậm nên lượng dân di cư từ nông thôn vào đô thị là không đáng kể. Nguyên nhân của quá trình chuyển dịch là do những năm gần đây, Bình Phước đang trong quá trình đô thị hoá, các nhà máy, khu công nghiệp (KCN) hình thành và đi vào hoạt động như KCN Bắc Đồng Phú, KCN Minh Hưng - Hàn Quốc, KCN Tân Thành, KCN Chơn Thành I, II, ngoài ra còn do khu vực thành thị có điều kiện sống cao, sinh hoạt và giao thông thuận tiện nên đã thu hút được nhiều lao động khu vực nông thôn và lao động ngoài tỉnh. Bình Phước là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, có cửa khẩu thông thương với Campuchia nên Bình Phước có rất nhiều cơ hội để phát triển thương mại, du lịch và xuất khẩu... So với các vùng khác trên cả nước, Bình Phước được xem là một vùng đất trẻ. Nơi đây chỉ thực sự được coi là “thức tỉnh” kể từ khi thực dân Pháp đánh chiếm lục tỉnh Nam Kỳ (trong đó có vùng đất Bình Phước), thiết lập ách cai trị, xây dựng đồn điền cao su, thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa. Cùng với cả nước, Bình Phước đang trong tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới xứng tầm với khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế của tỉnh từng bước được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, sự
  • 21. 15 chuyển dịch vẫn còn chậm và chưa thật vững chắc. Từ khi Bình Phước gia nhập vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhất là đứng trước những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, đòi hỏi cơ cấu kinh tế phải được chuyển dịch nhanh và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Đặc biệt, con người nơi đây rất hiếu khách và nhân hậu. Tất cả những nét đó tạo nên một Bình Phước vừa thơ mộng vừa cổ kính lại đa dạng về bản sắc văn hóa. Nhiều di chỉ khảo cổ đã được phát hiện và nghiên cứu có niên đại cách đây 2.000 năm như: đàn đá, thành đất cổ, các công cụ bằng đá, gốm thuộc nền văn minh thời kì tiền sử. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử của trung ương gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Phú Riềng với phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng trong kháng chiến chống Pháp; Nhà tù Bà Rá vùng rừng thiêng nước độc mà thực dân Pháp giam cầm những chiến sỹ cách mạng yêu nước Việt Nam. Ngoài những di tích in đậm dấu ấn lịch sử đó, Bình Phước còn là nơi có nhiều cảnh quan tự nhiên đang dấu mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, Hồ Sóc Xiêm, Núi Bà Rá, khu di tích suối Lam, rừng nguyên sinh Bù Gia Mập, vườn quốc gia Cát Tiên.... Khu du lịch thác số 4, Khu du lịch suối Lam, kho xăng Lộc Quang, và có rất nhiều lễ hội văn hóa. Bình Phước cũng là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người Khmer, và Xtiêng, một số ít người Hoa, Nùng, Tày,... vì vậy, Bình Phước có nhiều nét văn hóa của người Xtiêng. Ngoài ra, còn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, lễ hội cầu mưa của người Xtiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả láng ở điểm 2, lễ mừng lúa mới của người Khmer[104].
  • 22. 16 Trải qua gần 20 năm xây dựng kể từ ngày tái lập tỉnh, từ xuất phát điểm rất thấp về kinh tế, Bình Phước ngày nay đang từng ngày đổi mới; cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện với hệ thống giao thông thông suốt, kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh chóng, hình thành những khu công nghiệp; văn hóa - giáo dục phát triển vượt bậc, cộng đồng các dân tộc đoàn kết cùng phát triển... tạo nên một diện mạo xã hội mới. Tuy nhiên, là một tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và là nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số có trình độ dân trí, kỹ thuật sản xuất còn thấp, nên mặc dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, Bình Phước vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển xã hội bền vững. 1.1.1.2. Về môi trường tự nhiên Bình Phước là một tỉnh có môi trường tự nhiên khá đặt biệt, vừa là đồi núi, vừa là đồng bằng, nên thuận lợi cả về chăn nuôi và trồng trọt. Theo thống kê cho biết: “Phần lớn đất đai của tỉnh thuộc loại đất tốt, đất có chất lượng trung bình trở lên chiếm 74,43% diện tích tự nhiên, trong đó đất có chất lượng cao chiếm 60,69% diện tích tự nhiên” [105]. Tỉnh Bình Phước có vị trí là thượng nguồn của khu vực Đông Nam Bộ, có hệ thống sông suối, kênh rạch lớn và là nơi duy trì nguồn nước, nhưng khả năng cung cấp nước tưới cho nông nghiệp rất hạn chế. Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 04 sông lớn: sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Măng. Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông. Hiện nay, rừng nguyên sinh ở Huyện Bù Gia Mập có khoảng 21.376 ha, ở Tà Thiết, huyện Lộc Ninh thì, khu bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên 545 ha [105]. Qua các thời kỳ, rừng Bình Phước theo tài liệu cổ và Địa chí Bình Phước, vùng đất Đồng Nai xưa (bao gồm cả Bình Dương và Bình Phước ngày nay) là một vùng hoang vu, phần lớn đất đai được bao phủ bởi rừng rậm với những cây cổ thụ to lớn với nhiều loại thú dữ, khí hậu ẩm thấp.
  • 23. 17 Trong 10 năm trở lại đây, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh suy giảm đáng kể. nhưng các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, diện tích rừng tự nhiên Bình Phước vẫn thuộc loại lớn tại khu vực Đông Nam bộ [103]. Tỉnh đã tập trung phát triển rừng một cách bền vững, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa phát triển rừng với môi trường sinh thái, sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của nhân dân trước mắt và lâu dài với mục tiêu bảo vệ và phát triển 03 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, trồng mới và khoanh nuôi tái sinh, quản lý và khai thác có tái tạo diện tích rừng trồng, chính là đang BVMT tự nhiên tại Bình Phước hiện nay. Hoạt động canh tác nông nghiệp với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phù hợp, tình hình chặt phá rừng, đặt biệt là các dân tộc ít người ở Bình Phước vẫn còn giữ phương thức canh tác du canh du cư, chặt cây đốn rừng làm rẫy. Tác hại của phương thức này là hủy hoại môi trường của nó, biến đất rừng thành đất trống đồi trọc, hoang hóa, xói mòn làm suy thoái đất đai và môi trường... xói mòn đất là một trong những nguyên nhân gây trượt lỡ đất, lũ bùn đá, bồi lấp dòng chảy làm giảm khả năng thoát lũ, gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh. Có thể thấy rõ, vị trí địa lý tỉnh Bình Phước thuộc vùng chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống đồng bằng và thuộc sườn tây Nam của dãy Trường Sơn, có điều kiện địa hình, địa mạo và thủy văn đa dạng. Về mặt sinh thái thuộc vùng sinh thái Nam Trường sơn và vùng sinh thái rừng khô trung tâm Đông Dương, do đó thảm thực vật có các đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa lớn và phân mùa rõ rệt, ánh sáng dồi dào, độ ẩm không khí cao và chế độ thủy văn khá thuận lợi. Phần lớn diện tích đất thuộc nhóm đất đỏ vàng trên nền đá bazan, giàu dinh dưỡng, thích hợp cho nhiều loại động thực vật sinh sôi và phát triển, hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển nhiều hệ sinh thái đặc sắc cũng như số lượng loài thực vật, động vật hết sức phong phú và đa dạng.
  • 24. 18 Như vậy, có thể thấy môi trường tự nhiên ở Bình Phước rất phong phú và đa dạng. Rừng, sông ngòi và khoáng sản… có tiềm năng phát triển kinh tế cao. Song song đó, môi trường tự nhiên của tỉnh bị tàn phá nghiêm trọng, đặt biệt là rừng. Những năm gần đây, tuy nhà nước cũng như các cấp lãnh đạo tỉnh đã có kế hoạch bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rất nghiêm ngặt, nhưng vẫn không thể ngăn chặn được lòng tham cũng như nhu cầu cuộc sống của con người dẫn đến gây tác hại không nhỏ đến môi trường, nhất là đối với những người chưa có ý thức BVMT. 1.1.2. Lược sử Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước Năm 1997, Sông Bé được tách làm hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Vì thế, hệ thống của Giáo hội cũng phải tách làm hai. Những ngày đầu Ban trị sự GHPGVN lâm thời tỉnh Bình Phước được ra đời do Cố Thượng tọa Thích Huệ Quang làm trưởng ban lâm thời. Sau đó, Toàn thể Tăng, Ni tỉnh Bình Phước đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Nhuận Thanh (lúc đó còn là Thượng tọa Thích Nhuận Thanh) đang giữ chức vụ: Trưởng ban kiểm soát Phật giáo tỉnh Sông Bé, chánh đại diện Phật giáo huyện Tân Uyên lên làm Trưởng ban trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước. Tại Đại hội Phật giáo tỉnh Bình Phước lần thứ I, đã suy cử Hòa Thượng Thích Nhuận Thanh làm Trưởng ban trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước, với 16 vị tham gia trong Ban trị sự Phật giáo tỉnh lần thứ I. Kể từ đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước được thành lập, đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Tỉnh Phước để thực hiện các hoạt động Phật sự theo hướng đi lên của tỉnh nhà, đến nay đã tròn 20 năm, trải qua 04 nhiệm kỳ. 1.1.2.1. GHPGVN tỉnh Bình Phước từ khi thành lập cho đến năm 2004 Đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ I ngày 23/12/1997 (nhằm ngày 24 tháng 11 năm Đinh Sửu), nhiệm kỳ đầu là thời kỳ xây dựng, Ban trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước có 16 thành viên. Từ nhiệm kỳ II đến nhiệm kỳ III là thời kỳ củng cố và phát triển GHPGVN tỉnh Bình Phước.
  • 25. 19 Nhiệm kì đầu do mới tách tỉnh nên gặp nhiều khó khăn trong việc phân chia các ban. Nhân lực thiếu, cơ sở vật chất cũng còn khó khăn. Mỗi vị kiêm từ 02 đến 03 chức vụ. Trong việc phân công nhân sự vào các khâu chuyên môn, một số vị còn bị hạn chế về trình độ nghiệp vụ, chưa phục vụ hết tâm huyết của mình. Do đó, việc phát huy cũng như giải quyết các hoạt động gặp nhiều khó khăn [95, tr 13]. Trụ sở vẫn đặt tại chùa Thanh Long, lúc này chưa có ban thông tin truyền thông, còn ban Văn hóa chỉ là góp sức tổ chức các sự kiện, các buổi lễ. Vấn đề BVMT vẫn chưa có cơ hội vận động và tuyên truyền một cách mạnh mẽ. Nhưng Tăng Ni lúc này đã một lòng thương tưởng chúng sanh, luôn hướng cho con người nếp sống tích cực, không hại mình hại người, và thường xuyên tổ chức các buổi lễ Quy Y cho những ai theo đạo Phật. Hướng dẫn Phật tử phát nguyện ăn chay, tránh sát sanh hại vật. Đến nhiệm kì thứ hai tức là từ năm (2001-2006) trước và sau khi Quốc Hội ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004). Các chùa trong tỉnh dần đi vào ổn định và phát triển. Nhiều ngôi chùa được thành lập và GHPGVN tỉnh suy cử đầy đủ các ban như: Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hướng dẫn Phật tử, Hoằng pháp, Nghi lễ, Văn hóa, Kinh tế Tài chánh, Từ thiện xã hội, Kiểm soát. Trong đó có ban Hoằng Pháp, ban Hướng dẫn Phật tử và ban Văn hóa có trách nhiệm truyền tải những giáo lí Phật Đà đến cho các tín đồ. Vấn đề môi trường đã được các ban nhiều lần nhắc đến. Như trong các bài giảng những vị tu sĩ nhiều lần nhắc đến vấn đề sát sanh, thương chúng sanh như thương chính bản thân mình. Đồng thời hướng cho Phật tử lai tạo những giống cây trồng có nhiều lợi ích cho kinh tế cũng như môi trường sống. Bản thân các Tăng Ni đã tự mình tu tập cũng như áp dụng giáo lí qua các việc làm thiết thực. Vẫn thực hiện đúng luật Bảo vệ môi trường mà Quốc hội nước ta ban hành. Giữ vững những giáo lí cũng như giới luật mà mỗi tu sĩ thọ nhận. Mỗi một ngôi chùa đều có những khuôn viên khác nhau và tất cả các chùa đều trồng cây xanh vườn rau, vệ sinh sạch sẽ, đặc
  • 26. 20 biệt luôn dùng vừa đủ điện, nước và thực phẩm. Không dùng quá dư thừa và phí phạm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Như vậy, từ lúc thành lập tỉnh đến năm 2004, Bình Phước bắt đầu từng bước phát triển về đời sống kinh tế, cũng như đời sống tâm linh. Diện mạo của các ngôi chùa ngày một phát triển, từ xây dựng, cảnh quan đến sinh thái để đáp ứng nhu cầu tâm linh của một bộ phận quần chúng, đồng thời cũng góp phần tạo cảnh quan xanh mát cho người dân mỗi khi đến chùa luôn có được tâm thái an vui, lợi lạc. 1.1.2.2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước từ năm 2004 đến nay Từ năm 2004 đến nay, Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Phước hoạt động đã trải qua thêm 3 nhiệm kỳ nữa, trong đó từ nhiệm kỳ II đến nhiệm kỳ III là thời kỳ củng cố và phát triển. Lúc này toàn tỉnh đã có 260 Tăng ni, nên việc suy cử các ban tương đối dễ dàng. Với nhiệm kỳ IV, GHPGVN tỉnh Bình Phước quyết tâm hoàn thành mọi trọng trách được Giáo hội, Chính quyền, Tăng, Ni và Phật tử trong tỉnh giao phó. Thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004). Có thể thấy tình hình sinh hoạt Phật giáo từng bước đi vào ổn định, nề nếp. Các vấn đề liên quan đến Phật giáo phức tạp trên địa bàn đều được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tích cực phối hợp với các cấp chính quyền giải quyết. Phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, thiết thân cùng xã hội, hiện hữu trong lòng dân tộc, quyết tâm giữ vững tinh thần độc lập dân tộc, phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật, đồng thời, để phát huy vai trò thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động của Giáo hội "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, các thành viên của Ban trị sự Phật giáo trong tỉnh, Tăng Ni và Phật tử trong tỉnh đã tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi sinh, môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nếp sống văn hóa trên địa bàn khu dân cư, tham gia tích cực vào phong trào quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Tham gia góp ý dự thảo xây dựng các dự án luật,
  • 27. 21 trong đó đặc biệt là dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Tham dự Hội nghị quán triệt nội dung Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc; Tham gia phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; Liên kết với Ủy ban an toàn giao thông tỉnh trong việc vận động Tăng Ni, Phật tử thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo trong các lễ hội tôn giáo tại địa phương. Những hoạt động đáng chú ý của Phật giáo Bình Phước trong những năm qua phải kể đến là: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh phối hợp với Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương xin tổ chức lễ Quy y cho Đồng bào thiểu số 3.000 người tại huyện Bù Đăng và các vùng lân cận, kết hợp công tác từ thiện tặng quà, khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho đồng bào nghèo tại địa phương với tổng số tiền khoảng 2,1 tỷ đồng; xin tổ chức hội trại Thanh niên Phật giáo năm 2011 cho khoảng 350 trại sinh là Thanh niên có tín ngưỡng Phật giáo trong tỉnh. [26, tr 8]. Sáng ngày 06/02/2018, Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Bình Phước lần thứ V, nhiệm kỳ (2017-2022) đã diễn tại Trung tâm Văn hoá tỉnh (P.Tân Phú, Tp.Đồng Xoài). Có thể nói đây là cơ hội cũng là nguồn cảm hứng để toàn thể Tăng Ni và Phật tử tỉnh Bình Phước. Trải qua 20 năm, nhiệm kỳ IV là nhiệm kỳ kế thừa, ổn định và kiện toàn và đổi mới tổ chức. Hiện nay tổ chức Ban trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước có số lượng 41 ủy viên, Trong đó có 18 vị là ủy viên thường trực, 23 vị là ủy viên Ban trị sự. Hệ thống tổ chức Giáo hội tỉnh gồm 11 Ban, ngành hoạt động chuyên ngành như Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hướng dẫn Phật tử, Hoằng pháp, Nghi lễ, Văn hóa, Kinh tế Tài chánh, Từ thiện xã hội, Pháp chế, Kiểm soát, Thông tin Truyền thông. Hệ thống tổ chức Giáo hội tỉnh thống nhất từ Tỉnh đến các huyện, thị. Thành tựu nổi bật sau 20 năm về công tác tổ chức Giáo hội tỉnh là Ban trị sự trong năm 2016 đã kiện toàn và thành lập được đầy đủ Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện, thị tại 11 huyện, thị trên địa bàn toàn tỉnh, nhiệm kỳ 2016-2021.
  • 28. 22 Phật sự nổi bật của Ban Tăng sự tỉnh trong 20 năm qua là tổ chức, quản lý tốt công tác Tăng Ni, tự viện. Hướng dẫn thống kê Tăng Ni tự viện, thực hiện việc cấp giấy chứng nhận Tăng Ni, An cư kết hạ, thuyên chuyển vùng tu học và sinh hoạt Phật sự, bổ nhiệm trụ trì các chùa trên cả tỉnh. Đặc biệt, Tỉnh Bình Phước là tỉnh mới tái lập, nên việc tiếp nhận các tu sĩ từ các nơi về là việc cần thiết. Trong 20 năm qua, con số này mỗi năm đều thay đổi. Từ ngày đầu tái lập tỉnh có khoảng 50 vị Tăng-Ni, sau 20 năm, đến nay đã có trên 330 vị về tu tập, hành đạo tại tỉnh. Có 130 ngôi chùa và tự viện, trong đó: Tự viện Bắc tông: 115 chùa, Tự viện Nam Tông: 7 chùa [26, tr 20-22]. Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Phước trong 20 năm qua tuy không trực tiếp cụ thể nhưng qua một vài hành động chúng ta có thể nhận thấy thực chất là bảo vệ môi trường. Các đạo tràng Phật giáo tổ chức thuyết pháp truyên truyền ý thức người dân về việc không xả rác bừa bãi nơi công cộng, xài điện, nước tiết kiệm (sống thiểu dục-tri túc), tránh làm nghề sát sinh hay nuôi súc vật, không mua bán hay sản xuất những thực phẩm có hại cho mình và người v.v… mỗi thời thuyết pháp đều nhắc đi nhắc lại vấn đề này. Với trách nhiệm và bổn phận của công dân đất nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã vận động Tăng Ni, Phật tử tham gia tích cực công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, đồng thời Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh và các huyện, thị đã giới thiệu Tăng Ni, Phật tử ứng cử tham gia Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp qua các kỳ. Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các đại diện thành viên của Giáo hội từ tỉnh đến cơ sở đều tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Nhìn chung, Tăng Ni và Phật tử trong tỉnh luôn giữ vững lập trường, phát huy truyền thống đoàn kết, hòa hợp, độc lập dân tộc, theo hướng đi lên của thời đại, góp phần xây dựng tỉnh Bình Phước văn minh, tiến bộ, giàu mạnh.
  • 29. 23 1.2. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn + Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.Trong Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, khái niệm môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tô vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Còn theo tác giả Hoàng Đức Nhuận trong cuốn Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường. Nxb. Giáo dục. Hà Nội, “Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật” [55, Tr. 6]. Môi trường tự nhiên bao gồm tất cả những vật thể sống và không sống xuất hiện một cách tự nhiên trên trái đất hoặc một vùng trên trái đất và có sự tương tác qua lại của tất cả các vật thể sống. Môi trường tự nhiên là tất cả vạn vật phát sinh và tồn tại một cách tự nhiên như: đất, nước, không khí, khoáng sản... + Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên: Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Trong Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 định nghĩa: Hoạt động BVMT là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. Như vậy, hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên là những hành động cụ thể được mỗi người thể hiện một cách khác nhau nhưng cùng mục đích bảo vệ môi trường tự nhiên ngày một xanh sạch đẹp hơn. +Phật giáo (chữ Hán: 佛教): là một tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch
  • 30. 24 sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇). Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là Phật hay Bụt. Có nhiều cách định nghĩa Phật giáo? Nhưng định nghĩa cách nào chúng ta cũng nên nhớ câu: “Tất cả vì Phật pháp, tất cả vì chúng sinh!”. Những lời dạy của đức Phật cách đây đã trên 2500 năm, nhưng đến ngày nay và hiện tại bây giờ, bước qua thế kỷ 21 vẫn còn hiệu lực thực dụng. + Giáo hội Phật giáo Việt Nam là Giáo hội Phật giáo duy nhất được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập sau Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ Nhất tổ chức tại tùng lâm Quán Sứ, Hà Nội vào ngày 7 tháng 11 năm 1981 nhằm thống nhất tất cả sinh hoạt Phật giáo của tăng ni, phật tử Việt Nam. + Giáo lý: là lý thuyết, lý lẽ của một đạo, một tôn giáo. Là trình bày chân lý niềm tin một cách đơn giản, cụ thể, sống động, giúp người học hiểu và sống có niềm tin. Giáo lý của Đức Phật có thể tóm tắt như sau : Sống đời đạo đức. Nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động. + Duyên khởi: tiếng Pali là “Paticcsamuppàda”. Dịch là tùy thuộc phát sinh, nương theo các duyên mà sinh. Thuyết Duyên khởi cũng được gọi là Nhân duyên sinh (zh. 因縁生), và vì bao gồm 12 thành phần nên cũng có tên khác là Thập nhị nhân duyên là một trong những giáo lý quan trọng nhất của đạo Phật. Thuyết này chỉ rõ là mọi hiện tượng tâm lý và vật lý tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng với mười hai yếu tố. Các yếu tố này làm loài hữu tình cứ mãi vướng mắc trong Luân hồi. + Nhân quả: "Nhân" là nguyên nhân, "Quả" là kết quả. Nhân là cái mầm. Quả là cái hạt, cái trái do mầm ấy phát sinh. Nhân là năng lực phát động, Quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và Quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có Nhân thì không có Quả và ngươc lại.
  • 31. 25 Tiểu kết chương 1 Có thể thấy, Bình Phước là một tỉnh lị, giáp biên giới nên cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn về đời sống kinh tế, văn hóa, du lịch, v.v... tuy nhiên rất giàu tài nguyên và đất đai màu mỡ. Vì là khu vực biên giới nên khó quản lí, bảo vệ rừng một cách chặt chẽ, đồng thời do nhiều dân cư sinh sống nên các tệ nạn cũng như ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Song song với sự hình thành tỉnh Bình Phước là Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước ra đời dựa trên điều kiện cũng như nhu cầu tâm linh của người dân mà hình thành. Từ khi thành lập cho đến nay trải qua 4 nhiệm kì Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước đã không ngừng phát triển tâm linh của người dân, nhằm hạn chế những mặc tiêu cực của đời sống xã hội. Đặt biệt, từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Giáo hội dựa vào những điều lệ của nhà nước mà thực thi, đồng thời khuyến khích tín đồ thực hiện đúng nghĩa vụ của một người dân. Nạn phá rừng, săn bắt thú ngày một giảm thiểu. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước, không khí đang ngày càng cải thiện. Trên tinh thần đó, việc cần phải giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, BVMTTN để mang lại môi trường sống trong lành cho người dân trên địa bàn tỉnh hiện nay là một điều tất yếu mà mỗi người phải thực hiện.
  • 32. 26 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY 2.1. Quan điểm về bảo vệ môi trường tự nhiên 2.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên Bắt đầu từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường ngày một rõ ràng hơn, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Từ đó những nhà tri thức trên toàn thế giới quyết định tổ chức Hội nghị của Liên Hợp quốc về con người và môi trường tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển từ 5 - 6/6/1972 là kết quả của những nhận thức mới này, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Do đó, ngày 5/6 hằng năm được lấy là ngày Môi Trường Thế giới (World Environment Day - viết tắt: WED), giao cho Chương trình Môi trường (UNEP) của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Nairobi, Kenya (Thụy Điển) cũng là nước đầu tiên tổ chức kỷ niệm sự kiện này. Hiện nay, đã có hơn 100 nước trên thế giới tham gia. Mỗi năm, Liên Hợp Quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới. Trong ngày này, nhân dân trên toàn thế giới sẽ nhận được một thông điệp chính thức của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, trong đó có nêu lên các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường chung trên toàn thế giới. Ngày Môi trường Thế giới “chính là sự kiện của người dân” với các hoạt động đa dạng, phong phú, như tuần hành, diễu hành bằng xe đạp, các buổi hoà nhạc xanh, các cuộc thi tại trường học, trồng cây, chiến dịch tái chế chất thi và làm sạch môi trường. Từ năm 1982, Việt Nam cũng đã hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới trong phạm vi cả nước. Hàng năm, Bộ Tài nguyên&Môi trường thường phối hợp với các cơ quan liên quan phát động và tổ chức sôi nổi
  • 33. 27 ngày lễ này ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước với các hoạt động như tổ chức các chiến dịch làm sạch đẹp môi trường sống, môi trường làm việc... và cũng chọn ra một địa phương đại diện làm nơi tổ chức các hoạt động trọng tâm cho cả nước có sự tham gia của mọi tầng lớp dân chúng như các quan chức Chính phủ, đại diện của các cơ quan, tổ chức quốc tế và các Đại sứ quán ở Việt Nam, học sinh, sinh viên và các tổ chức xã hội quần chúng. Trên tinh thần đó Đảng và nhà nước cũng đã đưa ra những quan điểm về vấn đề BVMT. Các kỳ Đại hội trước đã có những phương hướng về môi trường và tại Đại hội XII của Đảng (01-2016), đề ra phương hướng và quan điểm của Đảng về môi trường: “BVMT là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta” và “Đầu tư cho BVMT là đầu tư cho phát triển bền vững”[113]. Bên cạnh đó, tại Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nhiều mặt còn hạn chế; pháp luật, chính sách thiếu đồng bộ; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chưa nghiêm”[112]. Tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện, ở nhiều nơi còn nghiêm trọng, nhất là tại một số làng nghề, lưu vực sông, trong khi đó việc xử lý vi phạm môi trường chưa nghiêm. Ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân và doanh nghiệp chưa cao. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên, nhất là hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, thảm thực vật biển giảm cả về diện tích và chất lượng. Công tác bảo vệ rừng còn bất cập, tình trạng chặt phá và cháy rừng còn xảy ra. Nhiều loài sinh vật, nguồn gen quý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Việc khắc phục hậu quả về ô nhiễm môi trường do chiến tranh để lại còn nhiều khó khăn... việc sử dụng năng lượng tái tạo (điện sinh khối, điện gió, điện mặt trời,...) còn ít, đây là hạn chế, yếu kém cần nhanh chóng được khắc phục [112].
  • 34. 28 Tính đến nay, Nhà nước đã ba lần ban hành Luật Bảo vệ môi trường vào năm 1993, 2005 và 2014 cùng với một số Nghị định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như Nghị định 179/2013/NĐ-CP, Nghị định 18/2015/NĐ-CP... Năm 1993 Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ môi trường có 7 chương và 55 điều. Căn cứ vào Điều 29 và Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 về môi trường. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội, những tác động mới đối với môi trường, những nhận thức mới về môi trường đã đặt ra những yêu cầu mới về tổ chức và hoạt động bảo vệ môi trường. Vì những lý do đó mà sau 12 năm, Luật bảo vệ môi trường 2005 ra đời. Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường 2005 được xây dựng hoàn thiện đến mức có thể, song cũng không nằm ngoài quy luật chung của sự phát triển và vì thế đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất định, cần thiết phải chỉnh sửa, bổ sung. Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức đánh giá hiệu quả của Luật Bảo vệ môi trường 2005, chỉ ra những thành công và chưa thành công, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn phong phú. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể bổ sung, chỉnh sửa những nội dung cần thiết trong Luật bảo vệ môi trường sửa đổi. Do đó, luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014) đang hiện hành với 20 chương và 170 điều tương đối phù hợp với xã hội hiện nay, (tăng 05 chương và 34 điều); Có sự thay đổi thứ tự ưu tiên và bổ sung chương mới; Có 116/135 điều mới hoặc được thay đổi, bổ sung (85,9%), bỏ 04 điều; Chương 1. Những quy định chung: mở rộng phạm vi không gian áp dụng; Mở rộng khái niệm môi trường; Bổ sung nguyên tắc coi BVMT là lĩnh vực được ưu tiên; Làm rõ hơn một số nội dung bị nghiêm cấm; Bổ sung quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường; trách nhiệm báo cáo hàng năm về công tác BVMT của các cấp chính quyền; nội dung BVMT trong các báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội hàng năm từ cấp tỉnh, huyện, xã.
  • 35. 29 Có thể nói, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tuân thủ những quy định quốc tế về vấn đề môi trường và nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Để gắng kết giữa đạo và đời, nhằm phục vụ cho đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Trên tinh thần đó trong Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội nêu rõ tại điều 14, 15 và 29 về vấn đề bảo vệ môi trường cho các tôn giáo hiểu và nắm rõ luật để tuyên truyền cũng như phát động phong trào bảo vệ môi trường, nhằm khắc phục hậu quả tác hại đến môi trường. Cụ thể: “Điều 14. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn, bảo vệ môi trường. Điều 15. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường…” [41, tr 25-41]. Tương tự, trong luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 tại điều 10 và 13 vẫn đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường như: “ Điều 10. Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng … Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Điều 13. Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ …. Văn bản thông báo nêu rõ tên lễ hội tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội.” [63, tr 15-18]. Môi trường hiện nay là vấn nạn chung cho toàn nhân loại, không một quốc gia nào hay một đất nước nào mà không nhắc đến. Mỗi quốc gia đều có cách hay quy luật riêng để bản vệ đất nước mình cho tốt. Việt Nam cũng không nằm ngoài mục đích đó, đã có bộ Luật riêng biệt cho vấn đề Bảo vệ môi trường. Từ dân
  • 36. 30 thường cho đến trí thức, từ thành thị cho đến nông thôn và từ dân thường cho đến những người theo tôn giáo đều áp dụng luật BVMT, bên cạnh đó trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng đưa một vài điều về vấn đề BVMT, tạo hành lang pháp lý để các tôn giáo thực hiện được tốt hơn, chặt chẽ hơn. Trên tinh thần nhấn mạnh cho tín đồ tôn giáo hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của việc BVMT. Bởi mỗi một tôn giáo là một cộng đồng xã hội nên việc tuyên truyền hay phát động các phong trào sẽ có nhiều hiệu quả tích cực mà nhà nước mong muốn. Có thể thấy, từ khi thành lập tỉnh đến nay, các cơ quan ban ngành phối hợp với nhân dân địa phương thực hiện những quy định cũng như luật về vấn đề BVMT. Tuy nhiên vẫn chưa giải quyết hết những tác hại mà con người gây ra đối với môi trường. Do đó, các ban ngành nhất là Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh đã đưa ra những chính sách nhằm khác phục tình trạng phá hoại môi trường như năm 2015 Sở đưa ra những chính sách liên quan đến động lực “ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BVMT đến từng địa bàn, dân cư, cán bộ, nhà máy xí nghiệp...’’ và chính sách liên quan đến hiện trạng ô nhiễm môi trường như “Tăng cường công tác quản lí các dự án đầu tư, xây dựng theo đúng quy hoạch..., thực hiện xã hội hóa công tác thu gom, xử lí chất thải...” [ 69, tr 149-150]. Hiện nay tỉnh Bình Phước ngày một khắc phục tình trạng phá hoại môi trường, đồng thời dựa vào Luật BVMT của Nhà nước mà có những biện pháp, chính sách tương đối phù hợp để BVMTTN một cách tốt nhất. 2.1.2. Quan điểm của Phật Giáo về bảo vệ môi trường tự nhiên Phật giáo là một tôn giáo có ý thức bảo vệ môi trường một cách sâu sắc, không chỉ coi trọng bảo vệ tâm hồn bên trong, mà đồng thời cũng chú ý sự cân bằng sinh thái bên ngoài. Bảo vệ môi trường tâm hồn, cần phải bắt đầu dựa vào con người tịnh hoá tam độc tham, sân, si của bản thân; cân bằng sinh thái, thì phụ thuộc vào sự chung sức của mọi người để duy trì. Trong Bồ – tát Thiểm Tử kinh nói, Bồ – tát Thiểm Tử “bước chân xuống đất thường sợ đất đau” (lữ địa thường khủng địa thống), chính là ý thức từ bi trân quý môi trường tự nhiên.
  • 37. 31 Tư tưởng bảo vệ môi trường của Phật giáo bắt nguồn từ sự giác ngộ về “duyên khởi” của Đức Phật Thích ca Mâu ni, cho rằng vạn vật trên thế gian này đều được xây dựng trong mối quan hệ tồn tại phụ thuộc lẫn nhau. Đức Phật đã nhận thức được và chỉ rõ nguyên lý vận hành của vũ trụ vạn vật qua cái nhìn của Duyên khởi: “Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”[46, tr 65]. Đây là chân lý về sự tồn vong của vũ trụ vạn vật. Con người và muôn loài trong thế giới này tồn tại hay diệt vong đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau, tất cả đều trong mối tương quan trùng trùng duyên khởi. Không chỉ nhận thức rõ ràng về mối tương quan giữa con người và thế giới như vậy, mà đức Phật cùng chúng đệ tử luôn luôn thực hiện việc bảo vệ môi trường trong quá trình tu tập, hành đạo trên cả hai phương diện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong kinh Di Giáo, bài 2 Đức Phật dạy chúng đệ tử 11 việc không nên làm trong đó có: “Không được đốt chặc cây cỏ, đào xới đất đai” [57, tr 328]. Đây chính là tâm thương yêu và tôn trọng sự sống của muôn loài. Chính vì lẽ đó mà trên cơ sở triết lý Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nghiệp báo và Nhân quả, Phật giáo đã xây dựng nên những chuẩn mực đạo đức như từ bi, bất sát, tạo nghiệp thiện… rất có ý nghĩa trong ứng xử “thiện” với thế giới tự nhiên, với môi trường. Các chuẩn mực tu học và thực hành của Phật giáo đối với môi trường tự nhiên rất gần với các chuẩn mực đạo đức môi trường và đáp ứng yêu cầu xây dựng ý thức tự giác về bảo vệ môi trường của đạo đức môi trường hiện nay. Chính từ, bi, hỷ, xả là bốn sức mạnh kết nối sự yêu thương, sự thông cảm giữa người với thiên nhiên, hướng đến xây dựng một môi trường tốt đẹp cho hành tinh của chúng ta. Lý thuyết Duyên khởi, cho rằng sự sống là sự hỗ tương giữa các loài. Đức Phật dạy lòng từ có được những lợi ích như sau: “ngủ được an lạc, dậy được an lạc, không có ác mộng, được người khác ái mộ. được loài phi nhân yêu kính, được loài trời gia hộ” [11, tr.11].
  • 38. 32 Hay trong Đại tạng kinh, Trung bộ II, Đức Phật thực hiện 5 pháp khiến cho chúng đệ tử phải tôn trọng và nương vào để tu tập. Năm pháp ấy là: “Ăn ít, Biết đủ loại y; Biết đủ món ăn (khất thực); Biết đủ với bất cứ sàng tọa, Sống viễn ly. Cũng có nghĩa là Đức Phật dạy chúng đệ tử pháp thiểu dục và tri túc, để không hại mình mà còn lợi ích cho chúng sanh”[11, tr 33-34]. Lối ăn chay, không sát sinh trong truyền thống Phật giáo không chỉ như hành động tu dưỡng để kiểm soát Tham, Sân, Si (xét theo mức độ: Thân, Khẩu, Ý) của bản thân trong quá trình đạt tới giải thóat, giác ngộ, mà còn được quy thành “tính thiện” tự giác, từ bi, vị tha của các Phật tử. Tinh thần ăn chay, “bất sát” của Phật giáo rất gần tới ý thức về đạo đức môi trường hiện đại khi chuẩn hóa lối sống ứng xử thân thiện với môi trường thành giá trị đạo đức của con người giác ngộ. Trong thời kỳ mùa mưa an cư kiết hạ, đức Phật khuyên các Tỷ Kheo không nên đi ra ngoài vì sợ dẫm đạp trên cỏ cây hoặc các loài côn trùng nẩy nở rất nhiều trên đất và trong không khí ẩm ướt. Ngài xác nhận không sát sanh là bố thí không sợ hãi, bố thí không hận thù, bố thí không làm hại: “Vị Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, đem không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh”[12, tr. 229]. Ngài tuyên bố rất rõ, Ngài không chấp nhận vì Ngài hay vì đệ tử can Ngài mà giết hại các chúng sanh để cúng dường đồ ăn. Ngài khuyên các đệ tử tại gia không nên làm nghề buôn bán hay buôn bán thịt. Tinh thần tôn trọng sự sống đối với mọi loài trở thành nếp sống mà ngày Phât tử Việt Nam có truyền thống phóng sinh thả chim, thả cá…, phóng đăng, ăn chay, thọ bát quan trai là những hình ảnh tuyệt đẹp cần lòng từ bi ấy, đức Phật dạy các đệ tử xuất gia và tại gia cần phải hành trì bốn vô lượng tâm: Tu tập lòng từ để đối trị lòng sân, tu tập lòng bi để không hại người hại vật, tu tập lòng hỷ để trừ diệt lòng ganh ghét và tu tập hạnh xả để đoạn diệt hận thù. Trong Tăng nhất A hàm kinh quyển 10, Đức Phật cũng nói rằng: “Vườn trái cây cho sự mát mẻ, nhịp cầu giúp nhân dân; gần đường làm nhà xí, nhân dân được nghỉ ngơi” (Viên quả thí thanh lương, kiều lương độ nhân dân, cận đạo tác
  • 39. 33 thanh xí, nhân dân đắc hưu tức) [72, tr. 227]. Trồng hoa, trồng cây ăn quả, để tịnh hoá làm sạch không khí, bảo vệ nguồn nước, lợi người ích vật, ích mình lợi người, tất nhiên có thể tăng thêm công đức. Do con người với lòng tham lam và ích kỉ, trục lợi với chiêu bài “chinh phục” tự nhiên tạo thành khủng hoảng sinh thái, thực tế càng cho thấy ý nghĩa hệ thống sinh thái cộng sinh giữa con người và giới tự nhiên là không thể tách rời. Bản thân của thế giới là một kết cấu cộng hưởng sinh tồn, mà Phật giáo chỉ rõ đó là sự tập hợp của 4 yếu tố đất nước gió lửa, nói rộng hơn là sự cấu thành của 5 thủ uẩn giả hợp, biểu hiện qua sự sinh tồn của từng giai đoạn con người, hoàn cảnh, môi trường. Cho nên, con người và giới tự nhiên là cộng tồn, tương tác cộng sinh lẫn nhau, không có tự nhiên thì con người không thể tồn tại và ngược lại nếu con người không tồn tại thì giới tự nhiên cũng không có ý nghĩa. Cuối cùng là lý Nhân Quả. Mỗi một việc mà ta làm đều có Nhân-Duyên- Quả hay gọi là Nhân-Quả. Trong Đạo Phật thường có câu: “Bồ Tát sợ Nhân, Chúng Sanh sợ Quả”. Nhưng dù đứng ở nền tảng giáo lý nào và giải pháp đưa ra là gì, thì cái nhìn chung của Phật giáo về môi trường thiên nhiên là cái nhìn “bất nhị”, xem con người với môi trường thiên nhiên bao gồm rừng núi, sông biển, khí trời cho đến các loại động thực vật khác nhau là không hề tất rời nhau; tất cả hỗ tương và đan xen trong một vòng quay nhân quả phổ quát. Như vậy, việc bảo vệ môi trường nhằm khắc phục dục vọng và lòng tham của con người trong Đạo Phật là hoàn toàn có cơ sở. Qua những trích dẫn trên Đức Phật đã đề cập rất nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường thông qua kinh-luật- luận. Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một vài điểm trọng yếu như: Lý Duyên Khởi, 2 giới, trong 5 giới cơ bản của một người đệ tử Đức Phật là không Sát Sanh và không Trộm Cắp cuối cùng là Nhân Quả. Ba vấn đề này Đức Phật nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong những lần thuyết pháp. Khi Ngài thành Phật bài pháp đầu tiên mà Người thuyết là Duyên Khởi: Vạn vật đều có sanh và có diệt, có nhu cầu tồn tại và phát triển chỉ là tánh giác (sự hiểu biết) nhiều và ít mà thôi, cho nên mọi
  • 40. 34 loài cần phải tôn trọng và bảo vệ lẫn nhau. Kế đến là hai giới không Sát Sanh và Không Trộm Cắp. Con người muốn tồn tại và không muốn ai lấy của mình, sát hại mình thì muôn loài khác cũng thế. Cho nên qua hai giới này Đức Phật chỉ cho con người biết thế nào là Thiểu Dục (không tham) và thế nào là Tri Túc(biết đủ). Nhờ không tham và biết đủ, con người mới khắc phục lòng tham và dục vọng của mình để không hại người hại vật. Đồng thời, biết bảo vệ lấy mình cũng như bảo vệ muôn loài. Đây cũng là một cách bảo vệ môi trường một cách thiết thực mà con người cần phải thực hiện. Trên tinh thần đó, GHPGVN tỉnh Bình Phước đã noi theo những lời dạy của Đức Phật để tuyên truyền, giáo dục đến các Tăng, Ni, Phật tử thực hiện theo giáo lý nhà Phật trong cuộc sống hằng ngày, nhất là trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên. 2.2. Một số hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay Trải dài hai mươi năm, Bình Phước ngày càng phát triển về mọi mặt: văn hóa, kinh tế, xã hội... theo đó GHPGVN tỉnh Bình Phước từng bước đi vào ổn định và phát triển. Hiện nay, Bình Phước có trên 130 ngôi chùa và tự viện, và trên 300 vị Tăng Ni đang sinh sống. Vấn đề BVMTTN, GHPGVN tỉnh Bình Phước đã có những phương pháp chỉ dẫn cả về hình thức lẫn nội dung. Trong đó tiêu biểu là tuyên truyền và giáo dục cho tín đồ hiểu để thực hành đúng những gì Đức Phật dạy về vấn đề BVMT cũng là ý nghĩa cho việc bảo vệ cuộc sống cho con người. Thời gian qua, công tác BVMTTN của GHPGVN tỉnh Bình Phước đã thu được những thành tựu đáng kể trong tái tạo môi trường tự nhiên, xây dựng môi trường sinh thái và xây dựng nếp sống văn hóa mới, tuy nhiên cũng không tránh khỏi một số bất cập chưa được giải quyết. 2.2.1. Những thành tựu về hoạt động bảo vệ môi trường của GHPGVN tỉnh Bình Phước hiện nay 2.2.1.1. Tái tạo môi trường tự nhiên.
  • 41. 35 Hiện nay, vấn đề môi trường tự nhiên ở tỉnh Bình Phước đang được nhiều nơi quan tâm như: Rừng nguyên sinh, đất đai và những động, thực vật quý hiếm. Chính sách nhà nước nói chung, tỉnh Bình Phước nói riêng có những biện pháp phục hồi và tái tạo tài nguyên thiên nhiên. Thông qua đó GHPGVN tỉnh Bình Phước đang từng bước hướng dẫn tín đồ trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng cách tái tạo môi trường tự nhiên. Đa phần các ngôi chùa của tỉnh hiện nay còn giữ được cảnh quang thiên nhiên trong khi quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đang làm cạn kiệt tài nguyên xanh của trái đất. Cụ thể: Chùa Sóc Lớn - Lộc Ninh, chùa Quang Minh - Đồng Xoài... Nếu như nói, chúng ta có quyền để thọ hưởng thiên nhiên, thế thì, chúng ta cũng phải có nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên giống như vậy. Không phải vì để sử dụng thiên nhiên mà chúng ta mới quý trọng, mà chính là vì để bày tỏ tấm lòng tri ân.[23, tr 35]. Để tái tạo lại môi trường tự nhiên, cùng với ban ngành chức năng, GHPGVN tỉnh Bình Phước có những phương thức và nội dung nhằm cải tạo MTTN để giảm tối đa môi trường bị xâm hại thêm. Bình Phước là tỉnh có nhiều rừng và động vật quý hiếm, để bảo vệ rừng và động vật hoang dã không những khỏi cạn kiệt mà còn tu bồi, tái tạo để trở về nguyên sanh mà vốn dĩ MTTN đã có trước đó. Trong hoạt động hoằng pháp của GHPGVN tỉnh Bình Phước luôn áp dụng giáo lí Phật giáo về MTTN và bảo vệ môi trường trong các buổi thuyết pháp, do vậy các chức sắc cũng như Tăng Ni trong tỉnh đã nhận biết MTTN rất quan trọng đối với con người. Những thời thuyết pháp từ những vị giảng sư đã đem những mẫu truyện hay những bài kinh mà Đức Phật nhắc đến MTTN để giảng dạy cho tín đồ và người dân nghe. Có thể thấy, đó là những vấn đề cơ bản, thiết thực và gần gũi với người dân ở đây. Ví dụ, khi nhắc đến tâm yêu thương, tức là chúng ta mang tâm thương yêu đến với động vật, thì thiên nhiên có thể mang tâm thương yêu đến với con người, cũng có thể mang đến cho xã hội cảnh
  • 42. 36 tượng hòa bình, vui vẻ: Tôi thương yêu mọi người, mọi người thương yêu tôi. Xét theo ý nghĩa này, “Từ và Bi tức là sự thăng hoa của tâm thương yêu, là phương pháp bảo vệ thiên nhiên hữu hiệu nhất, cũng chính là lực lượng để thực hiện tịnh độ nhân gian” [23, tr 41]. Nhờ tâm thương yêu đó mà rừng đã được phục hồi và đang tái tạo tại các khu rừng. Cụ thể, năm 2012, rừng Tà Thiết, huyện Lộc Ninh đã bị người dân đốn cây cổ thụ lấy gỗ quý và lấy đất làm rẫy, đến nay đã được thu hồi và còn tái tạo bằng cách trồng mới các loại cây tương tự để trồng vào khoảng đất trống đó và hiện nay đã cho xây cất Thiền viện ngay khu vực rừng Tà Thiết. Trong một lần phỏng vấn cán bộ chăm sóc khu vực rừng Nguyên sinh Bù Gia Mập, ông cho biết: [Hàng năm Nhà nước vẫn đi điều tra xem có những con vật quý hiếm nào mà người dân đang nuôi không thì thu về. Rồi những con chuẩn bị tuyệt chủng thì bắt về tự nuôi để tạo con mới. Những khoảng đất trống thì trồng các loại cây quý hiếm thêm. Như việc Rừng Tà Thiết bị chặt phá rừng trong những năm vừa qua, ở đây đang lai tạo khoảng năm ngàn giống cây để đem sang đó trồng]. (PV nam, cán bộ kiểm lâm). Bên cạnh đó, các sinh vật trong rừng cũng cần được bảo vệ để tránh những tác nhân gây ra, bởi thường được sinh ra rồi chết đi, chết rồi sinh, giống như vòng luôn hồi sinh tử của sinh mệnh mà người dân ở đây đã nhận thức [Việc chúng tôi làm là chăm sóc rừng không để ai xâm hại và bảo vệ cũng như phát huy những giá trị mà rừng mang lại, còn những cành cây gãy hay củi mục cũng như thú vật bị giết hại, chỉ có thể là con vật khác vồ chúng. Chúng tôi hoàn toàn để tự nhiên mọi thứ, chúng sinh ở đây tự sinh tự diệt]. (PV nam, cán bộ kiểm lâm) Từ đó có thể thấy, khái niệm Duyên Khởi mà Đức Phật đã truyền đạt tính bình đẳng sinh mệnh, sự luân hồi sinh mệnh là đặc trưng lớn và nền tảng căn bản của Phật giáo, đều có mối quan hệ mật thiết với rừng. Quả thực Phật giáo là tôn giáo biểu đạt tiến trình tự nhiên của rừng, đồng thời, điều quan trọng là tư trưởng
  • 43. 37 Phật giáo không chỉ có quan hệ mật thiết với rừng mà đặc trưng đó còn được thể hiện qua tư tưởng và trí tuệ của sự cộng sinh giữa con người với thiên nhiên [23, tr 106]. Chính tư tưởng đó đã giúp tín đồ Phật giáo không còn chặt phá cây rừng và săn bắn thú rừng như trường hợp của một Phật tử. Trước khi là Phật tử ông thường đi lấy gỗ những nơi khu vực cấm và mua rẻ những loại gỗ không biết nguồn gốc và săn bắt thú rừng chủ yếu để ăn thịt. Sau khi biết đến chùa và đi chùa nghe giảng thì không làm những việc ấy nữa. […trước đây khi chưa đến chùa có đi đốn gỗ và săn bắt, nhưng giờ thì hết rồi, một phần cũng biết tội lỗi một phần do rừng có vai trò quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi trường.] (phỏng vấn nam 54 tuổi, Phật tử). Trong những giới luật của đạo Phật thì việc cấm chặt phá cây rừng cũng là một trong những giới căn bản. Dưới cái nhìn của Đức Phật thì rừng cây là nơi có rất nhiều loài sinh sống, việc chặt phá hủy hoại cây rừng sẽ góp phần tiêu diệt các loài sinh vật. Với chủ trương từ bi, vô ngã vị tha, đạo Phật đã nghiêm cấm mọi hành vi làm tổn hại đến chúng sinh. Phật giáo có truyền thống phóng sinh lâu đời, đó cũng là sự tái tạo môi trường sinh thái. Phóng sinh là sự phát triển từ sự cấm giết và ăn chay. Nếu như nói không sát sinh, ăn chay là sự bảo vệ mạng sống mang tính tiêu cực, thế thì phóng sinh lại là sự bảo vệ mạng sống mang tính tích cực. “Phật tử phải lấy lòng từ bi mà thực hành hạnh phóng sinh, vì chúng sinh trong sáu đường đều là cha mẹ ta”. [23, tr 156]. Bên cạnh đó, nước và tài nguyên khoáng sản là do thiên nhiên ban tặng và bằng những hành động và việc làm cụ thể trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta biết sống thiểu dục, tri túc thì sử dụng tiết kiệm các nguồn nước, không làm ô nhiễm nguồn nước và không xâm hại đến tài nguyên khoáng sản. GHPGVN tỉnh Bình Phước khuyến khích tín đồ sống biết đủ, biết bảo vệ các nguồn tài nguyên, không nên lạm dụng, phí phạm. Tăng ni cũng như Phật tử luôn áp dụng những đều răng mà Đức Phật đã truyền dạy, bằng cách: khi gặp một con Sóc hay một