SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================




          Báo cáo thực tập

    Kế toán tài sản cố định tại
   công ty Cổ Phần Đầu Tư Và
     Thương Mại Bách Gia




==================================================================      1
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================

                                        LỜI MỞ ĐẦU
        Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật
chất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất của xã
hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu lao động để tác
động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.
Với doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh. Bởi
vậy TSCĐ xem như là thước đo trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và khả năng
cạnh tranh của DN.
        Trong những năm qua việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Đối với
một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải
biết khai thác có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có. Do vậy một doanh nghiệp phải tạo
ra một chế độ quản lý đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ, kết hợp với việc
thường xuyên đổi mới TSCĐ.
     Để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo em mạnh
dạn đi nghiên cứu chuyên đề 6 ‘‘Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp”. Với
mục đích cung ứng đủ cho người tiêu dùng, công ty đã tiếp cận một cách có chọn lọc
nguyên vật liệu đầu vào, các chế độ do Nhà Nước ban hành. Bản báo cáo này bao
quát một cách có hệ thống tổng quan về công ty, đến thực trạng quản lý ‘‘tổ chức
công tác kế toán TSCĐ’’ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại
công ty.
     Báo cáo gồm 3 phần:
  Phần I: Các vấn đề chung về kế toán TSCĐ
  Phần II: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại công ty
  Phần III: Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán TSCĐ tại công ty
      Sau thời gian thực tập công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại Bách Gia với
thời gian thực tế còn ít và phần kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo của em khó
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý kiến đóng
góp của Ban Giám Đốc, các anh chị kế toán và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn:
                 Thạc sĩ: Phùng Thị Mỹ Linh

  Em xin chân thành cảm ơn!



==================================================================                                2
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================

                      PHẦN I:
         CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

  I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSCĐ trong qua trình SXKH:
1. Khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:
1.1 Khái niệm:
    TSCĐ hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để
sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ( theo chuẩn mực kế toán Việt Nam)
     TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được
giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp
dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
     TSCĐ thuê tài chính là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho
thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu, tiền thu về cho
thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với các khoản lợi
nhuận từ đầu tư đó.
1. 2 Đặc điểm:
     TSCĐ có nhiều chủng loại khác nhau với hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư và
mục đích sử dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung khi tham gia vào các hoạt động sản
xuất kinh doanh đều có những đặc điểm sau:
       - TSCĐ là một trong ba yếu tố khong thể thiếu của nền kinh tế của một quốc
gia nói chung, và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói
riêng.
       - TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
       - Giá trị của TSCĐ.
       - Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh thông
qua việc doanh nghiệp trích khấu hao. Hàng tháng, hàng quý doanh nghiệp phải tích
lũy phần vốn này để hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản
      - TSCĐ hữu hình giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi bị hư hỏng còn
TSCĐ vô hình khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mòn
do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giá trị của TSCĐ vô hình cũng dịch chuyển dần
dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:
==================================================================                         3
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
a) Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:
  - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
    - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. Nguyên giá trên
1.000.000đ
  - Thời gian sử dụng ước tính trên một năm
  - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
b) Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình:
    - Tính có thể xác định được: Tức tài sản cố định vô hình phải được xác định một
cách riêng biệt để có thể đem cho thuê, bán một cách độc lập
   - Khả năng kiểm soát : Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tài sản, kiểm soát lợi
ích thu được, gánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản
   - Lợi ích kinh tế tương lai: Doanh nghiệp phải thu được lợi ích từ tài sản đó trong
tương lai
    - Tiêu chuẩn giá trị, thời gian sử dụng của TSCĐ vô hình cũng giống tài sản cố
định hữu hình
2. Vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKD:
         TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu, do đó nó có vai trò rất quan trọng tới hoaatj
động sản xuất, quyết định hoạt động sản xuất, khối lượng và chất lượng sản phẩm, từ
đó ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của DN.
         Trong nền kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh là tất yếu. “Sản xuất cái gì?,
sản xuất cho ai?, sản xuất như thế nào?” là những câu hỏi luôn đặt ra đòi hỏi các chủ
DN phải tìm cho được lời giả thỏa đáng nhất. Muốn vậy DN phải điều tra nắm bắt
nhu cầu thị trường, từ đó lựa chon quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị
phù hợp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng. Do đó, việc đổi mới TSCĐ trong DN để theo kịp sự phát triển của
xã hội là một vấn đề đăowcj đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiết
bị, cải tiến quy trình công nghệ DN mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phẩm của DN có uy thế cạnh
tranh chiếm lĩnh thị trường.
         Như vậy TSCĐ là một bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sản xuất, có
vai trò quyết định tới sự sống còn của DN. TSCĐ thể hiện một cách chính xác nhất
năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của DN và sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân. TSCĐ được đổi mới, cải tiến và hoàn thiện tùy thuộc vào hoàn
cảnh thực tế mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất một cách có
==================================================================                                 4
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
hieuj quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các DN trong nền kinh tế thị
trường.
         Xuất phát từ những đặc điểm, vai trò của TSCĐ khi tham gia vào SXKD, xuất
phát từ thực tế khách quan là cuối cùng với sự phát triển của KH-KT, cùng với sự
phát triển của nền sản xuất xã hội, TSCĐ được trang bị vào các DN ngày càng nhiều
và càng hiện đại, đặt ra yêu cầu quản lý TSCĐ là phải quản lý chặt chẽ cả về hiện vật
và giá trị. Về mặt hiện vật, phải theo dõi kiểm tra việ bảo quản và sử dụng TSCĐ
trongtwngf nơi bảo quản và sử dụng để nắm được số lượng TSCĐ và hiệ trạng của
TSCĐ. Về mặt giá trị, phải theo dõi được nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn
lại của TSCĐ, theo dõi quá trình thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất TSCĐ
II. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ:
         Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của
DN. Tất cả các DNSX thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ trong việc
mua sắm và đổi mới TSCĐ, có thể thanh lý TSCĐ khi đến hạn, nhượng bán TSCĐ
không cần dùng theo giá thỏa thuận. Thực tế đó dẫn đến cơ cấu và quy mô trang bị
TSCĐ của DN sau một thời kỳ thường có biến động, để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế
toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
         (1) – Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ,
chính xác kịp thời về số lượng, hiệ trạng, và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng
giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ DN nhằm giám sát chặt chẽ việc,mua sắm,
đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN.
         (2) – Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong qua trình sử dụng, tính
toán phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD.
         (3) – Tham gia lập kế hoạch sử chữa và dự toán chi phí sử chữa TSCĐ, phản
ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và
chi phí sửa chữa TSCĐ
         (4) – Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường TSCĐ, tham gia
đánh giá lại TSCĐ khi cầm thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng
TSCĐ ở DN
   III. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu và nguyên tắc đánh giá TSCĐ:
   1.Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu:
         Tổ chức phân loại TSCĐ là căn cứ vào những tiêu thức nhất định để phân chia
TSCĐ thành từng loại, từng nhóm phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch toán TSCĐ.
Đối với DNSX, việc phân loại đúng đắn TSCĐ là cơ sở để thực hiện chính xác công
==================================================================                                   5
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
tác kế toán, thốn kê, lập báo cáo về TSCĐ để tổ chức quản lý sử dụng TSCĐ thích
ứng với vị trí vai trò của từng TSCĐ hiện có trong DN. Từ đó có kế hoạch chính xác
trong việc trang bị, đổi mới từng loại TSCĐ đáp ứng yêu cầu phát triển ản xuất và
nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN
    1.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện:
        Theo cách phân loại này thì TSCĐ được chia thành 2 loại:
      - Đối với TSCĐ hữu hình gồm:
      + Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, xưởng sản xuất,
      cửa hàng, bể chứa, chuồng trại chăn nuôi…
        + Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác và
      các loại máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD.
        + Phương tiện vận tải truyền dẫn: Ô tô, máy kéo, tàu thuyền,… dùng trong vận
      chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước,… thuộc tài sản của DN.
        + Thiết bị dụng cụ quản lý: Thiết bị dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh doanh,
      quản lý tài chính,…
        + Cây lâu năm, gia súc cơ bản.
        + TSCĐ khác.
        - Đối với TSCĐ vô hình gồm:
        + Quyền sử dụng đất.
        + Bằng phát minh sáng chế.
        + nhóm vật liệu hàng hóa.
        + Phần mềm máy vi tính.
      - Đối với TSCĐ vo hình gồm:
          + Quyền sử dụng đất.
          + Bằng phát minh sáng chế.
          + Nhãn hiệu hàng hóa.
          + Phần mềm máy vi tính.
          + Giấy phép, quyền phát hành.
          + TSCĐ vô hình khác.
      Cách phân loại này giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết cụ thể, cụ thể
theo từng loại, nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp với từng loại
TSCĐ
      1.2 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu:
        TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
==================================================================                                6
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
        - TSCĐ tự có là TSCĐ doanh nghiệp mua sắm, xây dựng hoặc chế tạo bằng
nguồn vốn của DN, nguồn vốn do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng hoặc do
nguồn vốn liên doanh.
        - TSCĐ thuê ngoài bao gồm 2 loại: TSCĐ thuê hoạt động (những TSCĐ mà
Dn thuê của đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết) và
TSCĐ thuê tài chính (những TSCĐ mà DN đi thuê dài hạn và được bên thuê chuyển
giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu TSCĐ).
        1.3 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành
        TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm:
                - TSCĐ mua sắm, xâu dựng bằng nguồn nhà nước cấp.
                - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn doanh nghiệp tự bổ sung.
                - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn kinh doanh.
                - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vay.
        1.4 Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình trạng sử dụng.
        Tài sản cố định phân loại theo tiêu thức này bao gồm:
        - TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ thực tế đang được
sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những
TSCĐ mà doanh nghiệp tính và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong
kỳ.
        - TSCĐ sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp: Là những TSCĐ mà
doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp.
        - TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ sử dụng cho các hoạt động phúc lợi công
cộng như: nhà trẻ, nhà văn hóa, câu lạc bộ.
        - TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ mà doanh nghiệp không sử dụng do
bị hư hỏng hoặc thừa so với nhu cầu, không thích hợp với trình độ đổi mới công
nghệ.
2. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ:
        Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. TSCĐ được đánh giá
lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được đánh giá theo
nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại theo công thức
        Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn
2.1 Nguyên giá TSCĐ hữu hình:
     Nguyên giá hay giá trị ban đầu của TSCĐ là toàn bộ các chi phí hợp lí mà DN chi
ra để có và đưa vào vị trí sẵn sàng sử dụng.
==================================================================                           7
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
  Nguyên giá TSCĐ được xác định theo từng nguồn hình thành:
  a) Đối với TSCĐHH mua sắm trực tiếp:
         NGTSCĐ = Giá mua - Các khoản + Các khoản thuế + Chi phí
                     (hóa đơn)    giảm trừ    (trừ thuế được     liên quan
                                                  hoàn lại)

   - Đối với TSCĐHH mua trả chậm:
         NG TSCĐ = Tổng số tiền phải trả ngay tại thời điểm mua (giá mua trả tiền
ngay tại thời điểm mua)
    - Đối với TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi TSCĐ lấy TSCĐ:

          NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của + Chi phí bỏ thêm hoặc
                      TSCĐ nhận về            lợi ích thu được
      - Đối với TSCĐHH mua nhập khẩu:
         NGTSCĐ = Giá mua +        Thuế     + Chi phí          - Các khoản
                    (hóa đơn)    nhập khẩu    liên quan         giảm trừ
    - Đối với TSCĐ biếu tặng hoặc cấp phát:
        NGTSCĐ =      Giá trị hợp lý    +    Chi phí trực tiếp
                  (giá trị danh nghĩa)       liên quan khác
  b) Đối với TSCĐHH do tự chế hoặc do xây dựng cơ bản:
   - Nếu TSCĐ do tự chế:
         NGTSCĐ = Giá thành sản xuất thực tế + chi phí trực tiếp khác
    - Nếu TSCĐ do XDCB:
         NGTSCĐ = Giá trị công trình      + Chi phí liên quan
                     được quyết toán           trực tiếp
  c) Đối với TSCĐHH do nhận vốn góp liên doanh, liên kết hoặc góp vốn cổ phẩn:
          NGTSCĐ = Giá thỏa thuận giữa các + Chi phí trực
                         bên góp vốn                  tiếp khác
  2.2 Nguyên giá TSCĐ vô hình:
   - Đối với TSCĐ vô hình mua riêng biệt:
         NGTSCĐ = Giá mua – Các khoản + Thuế + Chi phí
                     (hóa đơn)     giảm trừ (nếu có)         liên quan
    - Đối với TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi:
==================================================================              8
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
         NGTSCĐ = Giá mua hợp lệ của     + Chi phí bỏ thêm hoặc lợi
                      TSCĐ nhận về                ích thu được
    - Đối với TSCĐ hình thành từ việc thanh toán bằng chứng từ liên quan đến
    quyền sở hữu vốn:

           NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của các loại           + Các chi phí
                         chứng từ về quyền sở hữu vốn       trực tiếp khác
     - Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sử
     dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất dài hạn đã trả tiền thuê một lần cho nhiều
     năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi
     nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc quyền sử dụng nhận góp
     vốn.
     - Đối với TSCĐ vô hình hình thành trong nội bộ doanh nghiệp là toàn bộ chi phí
   bình thường, hợp lý phát sinh từ thời điểm tài sản đáp ứng được định nghĩa và
   tiêu chuẩn ghi nhận vô hình cho đến khi đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng .
   2.3 Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo 2 giá:
     - Giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền
   thuê tối thiểu công với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt
   động tài chính.
     - Giá trị hiên tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc cho thuê tài
   sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi
   trong hợp đồng thuê hoặc lãi suất đi vay hoặc bên thuê
       Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hợp đồng thuê tài chính được tính vào
   nguyên giá của thuê như chi phí đàm phán, ký hợp đồng…..
       IV . Thủ tục tăng, giảm TSCĐ. Chứng từ kế toán và kế toán chi tiết
   TSCĐ:
       1. Thủ tục tăng, giảm TSCĐ theo chế độ quản lý TSCĐ:
1.1 Thủ tục tăng TSCĐ :
       - Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu
       - Tăng do mua sắm bằng phúc lợi
       - Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn vay
       - Tăng do mua sắm bằng phương pháp trả chậm, trả góp
       - Tăng do đầu tư xây dựng cơ bản bàn giao
       - Tăng do tự chế
==================================================================                   9
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
       - Tăng do tài trợ, biếu tặng
       - Tăng do nhận vốn góp liên doanh
       - Tăng do chuyển từ đơn vị khác đến
       - Tăng do nhận lại vốn góp liên doanh
       - Tăng do kiểm kê phát hiện thừa
       - Tăng do đánh giá tăng TSCĐ
   1.2 Thủ tục giảm TSCĐ:
       - Giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
    + Phản ánh giá trị của tài sản thanh lý
    + Phản ánh số tiền thu về khi thanh lý
    + Chi phí thanh lý
    + Kết chuyển thu nhập khác
    + Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh
      - Giảm do chuyển nhượng thành công cụ dụng cụ:
      - Giảm do liên doanh liên kết
      - Giảm do thiếu khi kiểm kê
      - Giảm do trả vốn góp
2. Chứng từ kế toán TSCĐ sử dụng:
- Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu số 01- TSCĐ)
- Hợp đồng khối lượng XDCB hoàn thành( Mẫu số 10- BH)
- Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu số 03- TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ( Mẫu số 05- TSCĐ)
- Bảng tính và phân bổ TSCĐ
- Thẻ TSCĐ( Mẫu số 02- TSCĐ)
- BB giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành( Mẫu số 04- TSCĐ)
- Sổ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, sổ cái
- Các chứng từ liên quan: Hóa đơn mua hàng, tờ khai thuế…
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan
3. Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ:
Nội dung chính của kế toán chi tiết TSCĐ gồm:
     - Đánh giá (ghi số liệu) TSCĐ.
     - Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở các bộ phận kế toán và các đơn vị bộ phận
         quản lý, sử dụng TSCĐ.
      3.1 Đánh số TSCĐ:

==================================================================                           10
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
       Đánh số TSCĐ là quy định cho mỗi TSCĐ một số hiệu theo những nguyên tắc
nhất định. Việc đánh số TSCĐ được tiến hành theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Mỗi
đối tượng ghi TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay lưu trữ đều phải có số hiệu
riêng và không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản sử dụng tại đơn vị. Số hiệu của
những TSCĐ đã thanh lý hoặc nhượng bán không sử dụng lại cho những tài sản mới
tiếp nhận.
       Số hiệu TSCĐ là một tập hợp số bao gồm nhiều chữ số sắp xếp theo một thứ tự
và nguyên tắc nhất định để chỉ loại TSCĐ, nhóm TSCĐ và đối tượng TSCĐ và đối
tượng TSCĐ trong nhóm.
       Nhờ đánh số TSCĐ mà thống nhất được giữa các bộ phận liên quan trong việc
theo dõi và quản lý, tiện cho tra cứu khi cần thiết cũng như tăng cường và ràng buộc
được trách nhiệm vật chất của các bộ phận cá nhân trong khi bảo quản và sử dụng
TSCĐ
       3.2 Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán và các đơn vị, bộ phận bảo
quản, sử dụng:
       3.2.1 Xác định đối tượng ghi TSCĐ:
        TSCĐ của doanh nghiệp là các tài sản có giá trị lớn cần phải được quản lý đơn
chiếc. Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán ghi sổ phải theo từng đối tượng ghi
TSCĐ.
         Đối tượng ghi TSCĐ là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật gá lắp và
phụ tùng kềm theo. Đối tượng ghi TSCĐ có thể là một vật thể riêng biệt về mặt kết
cấu có thể thực hiện được những chức năng độc lập nhất định hoặc là một hệ thống
gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau không thể tách rời để cùng thực hiện một
hoặc một số chức năng nhất định.
       Đối tượng ghi TSCĐ vô hình là từng TSCĐ vô hình gắn liền với một nội dung
chi phí và một mục đích riêng mà doanh nghiệp có thể xác định một cách riêng biệt,
có thể kiểm soát và thu được lợi ích kinh tế từ việc nắm giữ tài sản đó.
       Để tiện cho việc theo dõi và quản lý phải tiến hành đánh số cho từng đối tượng
ghi TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ phải có ký hiệu riêng. Việc đánh số TSCĐ là do
doanh nghiệp quy định tùy theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp đó nhưng phải
đảm bảo tính thuận lợi trong công việc nhận biết TSCĐ theo nhóm, theo loại và tuyệt
đối không trùng lặp.
      3.2.2 Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ:

==================================================================                             11
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
     Kế toán chi tiết TSCĐ gồm: Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan
đến TSCĐ ở doanh nghiệp; Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán và tổ
chức kế toán ở các đơn vị sử dụng TSCĐ.
     Chứng từ ban đầu phản ánh mọi biến động của TSCĐ trong doanh nghiệp và là
căn cứ kế toán để kế toán ghi sổ.
     TSCĐ của doanh nghiệp được sử dụng và bảo quản ở nhiều bộ phận khác nhau.
    Bởi vậy kế toán chi tiết TSCĐ phải phán ánh và kiểm tra tình
hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ trên phạm vi toàn doanh nghiệp và theo dõi
từng nơi bảo quản, sử dụng. Kế toán chi tiết phải theo dõi từng đối tượng ghi
TSCĐ theo các chỉ tiêu như: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại.
   Đồng thời theo dõi về nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất , số hiệu ….
   • Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản:
       Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắn
trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách
nhiệm và hiệu quản sử dụng TSCĐ.
       Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ (các phòng ban, phân xưởng…) sử
dụng sổ ‘‘TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong
phạn vi bộ phận quản lý.
   • Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán:
   Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ và sổ TSCĐ để hạch toán chi tiết TSCĐ.
Thẻ chi tiết TSCĐ được lập một bản và lưu tại phòng kế toán để theo dõi diễn biến
phát sinh trong quá trình sử dụng. Ở phòng kế toán, kế toán chi tiết TSCĐ được thực
hiện ở thẻ TSCĐ (mẫu 02 – TSCĐ/BB) và sổ TSCĐ
         Thẻ TSCĐ: Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp.
Thẻ được thiết kế thành các phần để phán ánh các chỉ tiêu chungvề TSCĐ, các chỉ
tiêu về giá trị: Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn.
      Thẻ TSCĐ cũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm TSCĐ.
       Căn cứ để ghi thẻ là chứng từ ghi tăng, giảm TSCĐ. Ngoài ra để theo dõi việc
lập thẻ TSCđ doanh nghiệp có thể lập sổ đăng ký thẻ TSCĐ.
       Sổ TSCĐ: Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình hao mòn TSCĐ
của toàn doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ có thể dùng riêng một loại sổ hoặc một số
trang
     Căn cứ ghi sổ là chứng từ tăng giảm TSCĐ và các chứng từ gốc liên quan.

==================================================================                            12
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
  =====================================================================
     Sơ đồ xử lý luân chuyển chứng từ tăng TSCĐ:
Bộ phận liên    Bộ phận   Bộ phận    Bộ phận sử Kế toán TSCĐ           Kế toán    Kế toán
   quan          dự án    kế toán      dụng                            nguồn      trưởng
                                                                        vốn

 -Mua sắm         BB                      BB                                      BB giao
 -Hóa đơn (1     giao       (2)          giao                                       nhận
)-Hồ sơ kỹ       nhận                    nhận                                      TSCĐ
 thuật          TSCĐ                    TSCĐ      (3)                             (ký ,họ
 -Chứng từ        (ký                   (ký ,họ                                     tên)
                  ,họ                     tên)
          (1)    tên)                                                 (4)
                                        (5)             (6)

-Đầu tư                               BB giao           Ghi           BB giao
XDCB                                    nhận             sổ     (7)     nhận
-Quyết                                 TSCĐ             TSC            TSCĐ
toán                                  (ký ,họ            Đ            (ký ,họ
-Chứng                                  tên)                            tên)
từ khác
                                                          (9)               (8)


- Nhận                    BB giao                  BB giao              Ghi sổ
vốn góp                     nhận                     nhận               nguồn
LD, LK                     TSCĐ                     TSCĐ
- Giao                    (ký ,họ                  (ký ,họ
nhận                        tên)                     tên)
TSCĐ                                 (10)
- Hợp
đồng                                                 Lưu
LD, LK                       (11)
                                                    chứng từ



     Giải thích sơ đồ:
    (1) Căn cứ chứng từ liên quan lập biên bản giao nhận TSCĐ
    (2,3) Các bộ phận nhận và ký vào biên bản giao nhận
    (4,5) Các bộ phận liên quan giữ lại biên bản giao nhận
    (6) Kế toán TSCĐ ghi sổ
  ==================================================================               13
  Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K

                          Ghi Sổ
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
   (7,8) Kế toán nguồn vốn nhận chứng từ, ghi sổ
   (9,10) Các bộ phận kế toán tiến hành ghi sổ
   (11) Kế toán TSCĐ lưu chứng từ
         Sơ đồ xử lý luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ:
                                                                 Kế toán trưởng, thủ
Bộ phận liên quan     Bộ phận kế toán       Kế toán TSCĐ         trưởng


                                                                         BB thanh
     BB thanh
                                                                          lý,liên
     lý TSCĐ                                       (2)                  doanh, BB
                                                                         kiểm kê,
                                                                       đánh giá (ký)
                (1)
      Hợp
     đồng
      liên
     doanh                                         BB thanh
                                                    lý,liên
                                                  doanh, BB      (3)
                              (4)                  kiểm kê,
                                                 đánh giá (ký)
       BB                    BB thanh
      kiểm                     lý,liên
     kê, BB                  doanh, BB
      đánh                    kiểm kê,
       giá                                        Ghi Sổ kế
                            đánh giá(ký)            toán
     TSCĐ
      (ký)            (5)
                            Ghi Sổ kế           Lưu chứng từ
                              toán

    Giải thích sơ đồ:
(1) Bộ phận liên quan lập chứng từ về giảm TSCĐ
(2) Chứng từ chuyển cho kế toán trưởng, thủ trưởng ký duyệt
(3) Chứng từ chuyển cho bộ phận kế toán TSCĐ ghi sổ
(4) Chứng từ chuyển cho bộ phận kế toán ghi sổ
(5) Kế toán TSCĐ lưu chứng từ
==================================================================              14
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
V. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ:
       - TK 211: TSCĐ hữu hình để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm
TSCĐ hữu hình theo nguyên giá.
       Bên Nợ:     - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng TSCĐ
                    - Điều chỉnh tăng nguyên TSCĐ.
       Bên Có:     - Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do giảm TSCĐ.
                    - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ.
       Số dư bên Nợ:      - Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị
       - TK 213: TSCĐ vô hình phản ánh số hiện có và tình trạng tăng, giảm TSCĐ
vô hình theo nguyên giá.
       Bên Nợ:     - Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.
       Bên Có:     - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.
       Số dư bên Nợ:      - Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện còn ở DN
     - TK 212: Kết cấu TK 212
       Bên Nợ:     - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng.
       Bên Có:     - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm do hoàn trả khi hết hạn
 hợp đồng hoặc mua lại và chuyển thành TSCĐ tự có của DN.
       Số dư bên Nợ:      Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có.
  Sơ đồ hạch toán tăng tài sản cố định:
TK 111, 112, 331                                                          TK 211

                 Giá mua và tổn phí của TSCĐ không qua lắp dặt

                                     TK 133
                Thuế GTGT được
                khấu trừ (nếu có)
                                     TK 241

   TK152, 334, 338      Chi phí xd, lắp      TSCĐ hình thành qua xd,
                        đặt triển, khai       lắp đặt triển khai


      TK 711
                           Nhận quà biếu, tặng, viên trợ không
                               Hoàn lại bằng TSCĐ
      TK 3381        Tài sản thừa không rõ nguyên nhân

==================================================================                    15
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định:

TK 211                                                               TK 811
                     Giá trị còn lại TSCĐ nhượng bán, thanh lý

                                     TK 214                   TK 627, 642
                     Giá trị hao mòn giảm         Khấu hao TSCĐ

                                                                       TK 411
         NG                            Trả vốn góp liên doanh

                                                                   TK 138
                                      TSCĐ thiếu


Sơ đồ hạch toán tài sản thuê tài chính:
TK 342                TK 212          TK 211, 213             TK 627, 641, 642

              NG TSCĐ Chuyển thành TSCĐ
              Thuê TC   tự có

                               TK 2141              TK 2141

                                    Chuyển khấu hao        Tính khấu
                                                              hao

                         Trả lại TSCĐ cho bên
                              Cho thuê
                   TK 1421

              Lãi thuê       Phân bổ dần lãi phải trả về thuê
              phải trả           TSCĐ


VI. Kế toán khấu hao TSCĐ :
     Khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền giá trị hao mòn của TSCĐ. Trích khấu
hoa TSCDD là việc trích chuyển giá trị hao mòn TSCĐ vào chi phí kinh doanh, đồn


==================================================================                     16
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
thời hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản để tái sản xuất TSCĐ khi TSCĐ bị hư
hỏng phải thanh lý, loại bỏ khỏi quá trình sản xuất.
        Chế độ tính và sử dụng khấu hao TSCĐ hiện hành:
      Hiện nay công ty đang áp dụng các văn bản về chế độ tính khấu hao theo thông
tư 33/2005/TT- BTC ngày 29/4/2005 của Bộ Tài Chính quy định ‘‘Mọi tài sản cố
định hiện có của công ty gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý …
đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao tài sản cố định dùng
trong kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh; khấu hao tài sản cố định chưa
dùng, không dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác”.
        Công ty đang sử dụng khấu hao TSCĐ theo phương pháp ‘‘Khấu hao đường
thẳng’’. Đây là một phương pháp khấu hao hằng năm không thay đổi trong suốt thời
gian sử dụng.
      Mức khấu hao hàng tháng tính theo phương pháp đương thẳng được xác định
theo công thức sau:
 Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ                       Khấu hao TSCĐ
Phải trích trong = trích từ tháng +           tăng trong    -      giảm trong
     Tháng              trước                  tháng                tháng
Trong đó:
     Mức khấu hao tăng = Mức khấu hao tháng             *    Số ngày còn lại
     Giảm trong tháng            30 ngày                        của tháng
   Mức khấu hao bình = Giá trị phải khấu hao(NG) * 12 tháng
       Quân tháng               Số năm sử dụng
   1. Cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ:
     Bảng tính và phân bổ khấu hao có mẫu sẵn trong đó thể hiện đựợc nguyên giá, tỷ
lệ khấu hao        số khấu hao. Nơi sử dụng là toàn doanh nghiệp gồm bộ phận sản
xuất chung, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. Các chỉ tiêu số khấu
hao đã trích tháng trước là số đã cho, số khấu hao tăng trong tháng thì căc cứ vào các
nghiệp vụ tăng TSCĐ ở bộ phận nào để tính khấu hao cho bộ phân đó. Tương tự số
khấu hao giảm dựa vào các nghiệp vụ giảm TSCĐ ở các bộ phận và tính khấu hao
giảm cho bộ phận đó. Cuối cùng số khấu hao phải trích trong năm = số khấu hao đã
trích tháng trước + số khấu hao tăng trong tháng – số khấu hao giảm trong tháng .
    2. Kế toán các nghiệp vụ khấu hao và sử dụng nguồn vốn khấu hao trong
       doanh nghiệp:
==================================================================                    17
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
    Kế toán sử dụng TK 214 – Hao mòn TSCĐ
      Kết cấu TK 214:
- Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ do giảm TSCĐ.
        - Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do tính khấu hao TSCĐ và các nguyên
nhân khác.
        - Số dư bên Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có.
Ngoài ra kế toán sử dụng TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản và các TK khác.
      Kết cấu TK 009:
      - Bên Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do tính khấu hao cơ bản hoặc thu
hồi vốn khấu hao cơ bản đã điều chuyển cho đơn vị khác.
      - Bên Có: Nguồn vốn KHCB giảm do đầu tư đổi mới TSCDD, trả nợ vay đầu tư
TSCĐ, điều chuyển vốn KHCB cho đơn vị khác.
      - Số Dư bên Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện còn

     Trình tự kế toán được thể hiện trên sơ đồ sau:

TK 211,213                     Tk 214                        TK 627,641,641
         Giảm TSCĐ đã khấu hao
                     TK 138
                                        Trích                           TK 214
                   TK 222,228           khấu hao TSCĐ
                                                                  TK 142,335


TK 111,112,338                    TK 411                        TK 211
         Khấu hao nộp lên cấp                                      Nhận TSCĐ trong
         trên(nếu không được hoàn lại)             nội bộ đã khấu hao
                                                       TK 009
                                                Nguồn vốn   Nguồn vốn
                                                KH tăng     KH giảm
VII. Kế toán sữa chữa TSCĐ:
   1. Phân loại công tác sữa chữa TSCĐ:
==================================================================                   18
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
     Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phần. Để đảm
bảo cho TSCDD hoạt động bình thường trong suốt quá trình sử dụng, các DN phải
tiến hành thường xuyên việc bảo dưỡng và sử chữa TSCĐ khi bị hư hỏng.
     Căn cứ vào quy mô sữa chữa TSCĐ thì công việc sữa chữa gồm 2 loại sau:
    - Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng: Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo
trì, bảo dưỡng theo yêu cầu quản lý nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình
thường. Vì công việc tiến hành thường xuyên, thời gian ngắn, chi phí không lớn nên
không phải lập dự toán.
   - Sửa chữa lớn : Mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư
hỏng hoặc theo yêu cầu quản lý kỹ thuật đảm bảo năng lực sản xuất và hoạt động của
TSCĐ.
2. Phương thức tiến hành sửa chữa:
    - Phương thức tự làm: Doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí như chi phí
nguyên vật liệu, nhân công….Công việc sửa chữa có thể là do bộ phận quản lý, bộ
phận sản xuất phụ của doanh nghiệp thực hiện
   - Phương thức thuê ngoài: Doanh nghiệp tổ chức cho các đơn vị ngoài đấu thầu
hoặc giao thầu sửa chữa và ký hợp đồng sửa chữa với đơn vị trúng thầu hoặc nhận
thầu. Hợp đồng này là cơ sở để doanh nghiệp quản lý, kiểm tra công tác sửa chữa
TSCĐ
 Sơ đồ nghiệp vụ chủ yếu:

TK 111,112,152,334…                                            TK 627,641,642

               Chi phí sửa chữa thường xuyên, tự làm

                      TK 2413                         TK 1421

               Chi phí       Giá thành ttế công trình SCL      Phân bổ
               SC lớn       kết chuyển vào CP trả trước      vào CPSXK
   TK 331                                         TK 331
        Chi phí lớn        Giá thành công trình        Trích trước CP
        Thuê ngoài          SCL hoàn thành                SCL TSCĐ

                                       PHẦN II:
        THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI DOANH NGHIỆP
==================================================================                     19
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
I . Đặc điểm chung của doanh nghiệp (công ty):
1. Quá trình hình thành công ty:
      Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế, đất
nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vừa xây
dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển nền kinh tế đất nước. Hiện nay nước ta
đang xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, văn phòng và nhà ở...,
chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao. Do đó, lĩnh vực đầu và
thương đang đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, đáp
ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Nhận biết được nhu cầu đó, công ty
cổ phần Đầu Tư và Thương Mại Bách gia đã được thành lập.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu Tư và Thương Mại Bách Gia
Địa điểm      : Số 4, tổ 85, đường Tân Hồng, Phường Khương Trung, Quận Thanh
Xuân, TP Hà Nội
Tài khoản : 711A29208813
Tại         : Ngân hàng công thương Việt Nam
Mã số thuế : 0104132201
Giấy phép kinh doanh: 0103040291
Do : Phòng ĐKKD - Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày: 26/08/2009
Vốn điều lệ : 3.000.000.000đ
Danh sách góp vốn:
stt       Tên cổ đông             Nơi ĐKHKTT         Số cổ phần Giá trị cổ phần

1   Hoàng Văn Luyên           Thôn Đầu Cầu, xã        60.000      600.000.000
                                Yên Mỹ, huyện
                               Lạng Giang, Tỉnh
                                    Bắc Giang
2   Nguyễn Đình Cương        Thôn Đầu Cầu, xã        80.000      800.000.000
                              Yên Mỹ, huyện Lạng
                                Giang, Tỉnh Bắc
                                        Giang
3   Lê Thị Bách               Đội 3, xã Thiệu      80.000      800.000.000
                              Trung, huyện Thiệu
                              Hóa, tỉnh Thanh Hóa


==================================================================                20
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
4    Hoàng Văn Chuyên                                   60.000      800.000.000
                               Tổ 11, phường Sông
                                Bằng, Thị Xã Cao
                               Bằng, tỉnh Cao Bằng
Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Hoàng Văn Chuyên

    2. Qúa trình hoạt động của công ty:
     Công ty cổ phần đầu tư & thương mại Bách Gia được thành lập năm 2009, có tư
cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập, tự điều chính về tài chính.
Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Bách Gia thuộc quyền sở hữu của các cổ
đông, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 được Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Doanh nghiệp.
     Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, với phạm vi hoạt động
trên toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và có văn phòng đại
diện ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
     Tuy mới thành lập nhưng công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Bách Gia đã
đóng góp một phần công sức của mình và công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh
tế xã hội nước nhà. Công ty đã trải qua không ít khó khăn trong những năm đầu mới
đi vào hoạt động, khi mà điều kiện kinh doanh còn thiếu thốn, tình hình kinh tế trong
nước và trên thế giới suy thoái, lạm phát kinh tế gia tăng, khách hàng ít biết đến công
ty,…. Tuy nhiên với sự chỉ đạo đúng đắn của Ban giám đốc, tinh thần hăng say lao
động, phấn đấu vì lợi ích chung của công ty, sự hợp tác, giúp đỡ của các đối tác, của
khách hàng,… công ty đã từng bước tạo dựng được chỗ đứng của mình trên thị
trường và ngày càng phát triển ổn định. Nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài
đã biết đến và tin tưởng công ty. Nên hoạt động kinh doanh của công ty có những
biểu hiện tương đối tốt, công ty luôn có lợi nhuận và lợi nhuận năm sau cao hơn năm
trước.
     Kinh doanh bán buôn bán lẻ các nghành bách hóa, thực phẩm chức năng, máy
móc trang thết bị, rượu, bia, thuốc lá, …. phục vụ cho nhu cầu của toàn thể cán bộ
công nhân viên, nhân dân, các cơ quan đóng trên địa bàn hoạt động của công ty,
đồng thời còn phục vụ cho các khách hàng, các cơ quan, bạn hàng trên toàn quốc và
nước ngoài.
     Công ty còn tìm hiểu, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nắm bắt nhu
cầu, thị hiếu của khách hàng để có những phương hướng kinh doanh đứng đắn, tạo
dựng uy tín niềm tin, đối tin cậy đối với khách hàng, giảm thiểu những rủi ro trong
kinh doanh.
    Công ty CP Đầu và Thương Mại                     Mẫu số B01/DN
              Bách Gia                    BHQĐ số 15/2006/QĐ- BTC
==================================================================                  21
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
Địa chỉ: Thanh Xuân, Hà Nội                          Ngày 14/9/2006- BTC
                     BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
                            Năm 2010
              TÀI SẢN                  Mã   Thuyết       Năm nay           Năm trước
                                       số    minh
          1                            2      3           4                 5
TÀI SẢN
A. TSLĐ và TSNH                    100      III.01     3.776.177.745   2.986.634.781
   I.Tiền và các khoản tương 110            III.05     2.241.886.850   1.701.080.050
đương tiền
 1. Tiền mặt                       1111                  304.133.126       357.670.850
 2. TGNH                           1112                1.825.103.724   1.350.409.200
II. Các khoản phải thu NH          130                   150.000.000        10.625.000
1. Phải thu KH                     131                   150.000.000        10.625.000
III. Hàng tồn kho                  140                 1.070.250.895       872.109.237
IV. Tài sản ngắn hạn               150                   426.690.000       395.720.500
1. Thuế GTGT được ktrừ             152                   426.690.000       395.720.500
B. TÀI SẢN DÀI HẠN                 200                11.527.618.743 12.569.923.689
I. Tài sản cố định                 210                11.527.618.743 12.569.923.689
1. TSCĐHH                          211                 8.752.147.979   9.631.189.937
- Nguyên giá                       222                11.943.175.046 11.993.175.046
- Giá trị hao mòn lũy kế           223                (3.191.027.066   (2.361.895.067
1. TSCĐVH                          227                 2.775.470.764   2.938.733.752
- Nguyên giá                       228                 3.265.259.730   3.265.259.730
- Giá trị hao mòn lũy kế           229                 (489.788.966)   (326.525.978)
TỔNG TS                                               15.303.769.490 15.556.558.460
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ                     300                 5.208.755.778   6.087.387.778
I. Nợ ngắn hạn                     310                 3.208.755.778   3.587.287.794

==================================================================                 22
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
1. Vay và …                        311             1.050.000.000     1.580.000.000
2. Phải trả người bán              312               479.636.518       576.004.190
3.Thuế và các khoản phải nộp NN 314                1.553.626.943     1.310.233.043
4. Phải trả người lao động         315              125.492.317        121.050.561
II. Nợ dài hạn                     330             2.000.000.000     2.500.099.984
B. NGUỒN VỐN CSH                   400            10.095.040.710     9.469.170.682
I. Ngồn vốn CSH                    410            10.095.040.710     9.469.170.682
1. Ngồn vốn kinh doanh             411             6.100.000.000     6.100.000.000
2.Lợi nhuận sau thuế               420             3.995.040.710     3.369.170.682
          TỔNG NV                                 15.303.796.490 15.556.558.460



       Kế toán trưởng                          Giám đốc
         (Đã ký)                                  (Đã ký)
        Lê Trang                             Hoàng Văn Chuyên




 Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu Tư và              Mẫu số B02- DN
        Thương Mại Bách Gia            Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐBTC


==================================================================              23
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
                        BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
                                    NĂM 2010




               Chỉ tiêu                     Mã   Thuyết   Năm nay           Năm trước
                                             số    minh
1. DT bán hàng và cung cấp DV            01    VI 25    13.433.092.000   11.580.252.0000
2. Các khoản giảm trừ                    03                          0
3.DTT về BH và cung cấp DV                10             13.433.092.000    11.580.252.000
4. Giá vốn hàng bán                      11    VI 27     7.054.357.000     6.046.956.800
5.LN gộp về BH và cung cấp DV            20              6.378.735.000     5.533.295.200
6. Doanh thu hoạt động tài chính         21    VI 26       137.607.000       158.360.000
7. Chi phí hoạt động tài chính          22    VI 28       578.968.000       607.382.000
8.Chi phí bán hàng                        24                 82.799.382        84.659.695
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp          25                295.676.965       284.561.780
10. LN thuần từ hoạt động KD             30              5.558.897.653     4.710.051.725
11. Thu nhập khác                          31                 44.450.000        32.842.000
12. Chi phí khác                           32                 54.680.000        63.490.000
13. Lợi nhuận khác                        40               (10.230.000)      (30.648.000)
14. Tổng lợi nhuận trước thuế           50              5.548.667.653     4.679.403.725
15. Thuế TNDN phải nộp                    51    VI 30     1.553.626.943        1.310.233.043
16. Lợi nhuận sau thuế                    60              3.995.040.710        3.369.170.682



    Người lập biểu                  Kế toán trưởng             Giám đốc

==================================================================                      24
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
     (Ký, họ tên)                (Ký, họ tên)              (Ký tên, đóng dấu)

     Lê Ngọc Ánh                Lê Trang                Hoàng Văn Chuyên
      Trong năm tình hình kinh doanh của công ty đã tăng không ngừng, lợi nhuận
sau thuế tăng lên 3.995.040.710đ. Tình hình tài chính của công ty mạnh trước hết
phải thể hiện ở các khả năng thanh toán (Hệ số khả năng thanh toán):

- Hệ số khả năng thanh           Tổng tài sản ngắn hạn(TSLĐ)
   toán hiện thời                       Nợ ngắn hạn
 Hệ số khả năng thanh toán       2.986.634.781           0.83 lần
  hiện thời năm trước            3.587.287.794
Hệ số khả năng thanh toán      3.776.177.745            1.18 lần
  hiện thời năm nay            3.208.755.778
     Hệ số thanh toán như trên là tương đối tốt, có xu hướng tăng lên chứng tỏ khả
năng trả nợ của doang nghiệp cao. Đầu năm cứ một đồng nợ thì phải trả 0.83 đồng tài
sản, cuối năm cứ một đồng nợ thì phải trả 1.18 đồng tài sản.
- Hệ số khả năng thanh      Tổng TSNH – Hàng tồn kho
      toán nhanh                Nợ ngắn hạn
 Hệ số khả năng thanh toán       2.986.634.781 – 872.109.237
      nhanh năm nay                  3.587.287.794                     0.59 lần
 Hệ số khả năng thanh toán      3.776.177.745 – 1.070.250.895
    nhanh năm trước                   3.208.755.778                   0.84 lần
    Qua hệ số khả năng thanh toán nhanh ta thấy khả năng thanh toán nợ của công ty
rất tốt và có khả năng thanh toán ngay sau chu kỳ kinh doanh chấm dứt.
- Hệ số khả năng thanh        Tiền và khoản tương đương tiền
      toán tức thời                Nợ ngắn hạn
 Hệ số khả năng thanh toán        1.708.080.050            0.48 lần
    tức thời năm nay              3.587.287.794
 Hệ số khả năng thanh toán        2.241.886.850            0.69 lần
    tức thời năm trước           3.208.755.778
   Nhìn chung khả năng thanh toán tức thời cuối năm tăng so với đầu năm đây là
biểu hiện tốt công ty cần cố gắng hơn nữa.
==================================================================                  25
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
   Như chúng ta biết mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó các tỷ suất sinh
lời luôn được nhà quản trị quan tâm. Chúng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động
kinh doanh trong một thời kỳ, là đáp số của quá trình kinh doanh và là căn cứ để các
nhà quản trị lập kế hoạch cho tương lai.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế      Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
     trên doanh thu                     Doanh thu trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên            =             3.369.170.690         =   0.92%
doanh thu năm trước                                        11.580.252.000


   Tỷ suất lợi nhuận sau thuế =           3.995.040.710          =   0.3%
    trên doanh thu năm nay               13.433.092.000
     Tỷ suất tăng chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả làm
tăng thu nhập cho người lao động .
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định:
    - Hiệu suất sử dụng                DTT trong kỳ
                               =
           vốn cố định              VCĐ bình quân trong kỳ

   Vốn cố định bình quân             VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ
           trong kỳ                                    2
                                   12.569.923.689 + 11.527.618.743
                                                   2
                            =       12.048.771.210
           Hiệu suất sử dụng         13.433.092.000             1.11%
             Vốn cố định             12.048.771.210
    Qua kết quả này cho thấy cứ một đồng vốn cố định tham gia sản xuất thì tạo ra
1.11 đồng doanh thu thuần.
       -      Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên    Lợi nhuận sau thuế
              VKD hoặc tỷ suất lợi sinh lời =
           ròng của tài sản              VKD bình quân trong kỳ

                                                 3.995.040.710
                                         =                           =   0.33%

==================================================================                      26
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
                                            12.048.771.210
        Điều này cho thấy cứ một đồng vốn cô định tham gia sản xuất thì tạo ra 0.33
đồng lợi nhuận.
       Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động là một bộ phận không thể thiếu
của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng hợp lý,
tiết kiệm, hiệu quả từng đồng vốn tạo ra từng đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vốn
lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và
ngược lại.
      - Số vòng quay vốn        Doanh thu thuần
                            =
                lưu động         Vốn lưu động bình quân
                            2.986.643.781 + 3.776.177.745
         VLĐ bình quân =
                                        2
                          =   3.381.410.763
             Số vòng quay vốn          13.433.092.000          3.9 vòng
               lưu động                 3.381.410.763
    - Hiệu quả sử dụng                 Lợi nhuận sau thuế
                              =
        vốn lưu động              Vốn lưu động bình quân trong kỳ
                                     3.995.040.710           1.18
                                    3.381.410.763
          Điều này cho thấy cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia sản xuất thì tạo ra 1.18
đồng lợi nhuận.
          Qua kết quả phân tích trên ta thấy được tình hình kinh doanh năm 2010 của
công ty tương đối tốt, sử dụng vốn có hiệu quả, đạt được nhiều kết quả cao.
 3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:
     3.1 Ngành nghề kinh doanh:
     STT         Ngành nghề kinh doanh                                    Mã Ngành
       1         Dịch vụ giải đáp thông tin khách hàng và các dịch
                 vụ gia tăng trên mạng viễn thông
         2       Sản xuất, mua bán Thực phẩm dinh dưỡng và các
                 sản phẩm thực phẩm chức năng
==================================================================                       27
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
        3      Dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện, quảng bá
               sản phẩm
        4      Tổ chức giới thiệu và môi giới xúc tiến thương mại            82300
        5      Mua bán hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, 472; 46329
               thuốc lá, rượu bia, nước giải khát;
        6      Sản xuất, mua bán, tư vấn sử dụng các thiết bị và dụng 2670
               cụ quang học
        7      Mua bán trang thiết bị y tế, thiết bị trong các ngành 46595;47529;
               xây dựng, điện tử, điện lạnh, đồ điện dân dụng, đồ 4742;475;
               gia dụng;
        8      Bán buôn, bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da 4771; 46413 ;
               và giả da                                              46491
        9      Mua bán mỹ phẩm, và các chế phẩm vệ sinh                  46493
        10     Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, 56
               vui chơi, giải trí
        11     Kinh doanh văn phòng phẩm và các thiết bị văn 46497; 4651
               phòng;
        12     Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách 4933, 49321;
               bằng ôtô theo tuyến cố định, hợp đồng;          49312
        13     Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
        14     Đại lý mua, đại lý bán, phân phối, ký gửi hàng hóa 46101
               trong và ngoài nước
        15     Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.

  3.2 Nhiệm vụ kinh doanh:
     - Thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quyết định của Bộ Lao Động, đảm
bảo cho ngừơi lao động tham gia cùng quản lý bảo vệ công ty và ký kết các thỏa ước
lao động
   - Công bố công khai các báo cáo tài chính hàng năm, thực hiện nghĩa nộp thuế và
các khoản phải nộp Ngân Sách Nhà Nước
4. Công tác tổ chức quản lý và tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
   4.1 Công tác tổ chức quản lý:

==================================================================                          28
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
     Doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển cần phải có một bộ máy lãnh đạo sáng
suốt và đúng đắn phù hợp với quy mô, tình hình của doanh nghiệp.




- Sơ đồ bộ máy quản lý của doanh nghiệp:




                          Đại hội đồng cổ đông




                                                             Ban kiểm soát
 Hội đồng quản trị




                                  Ban giám
                                    đốc




  Phòng Kế toán            Phòng kinh             Phòng tổ chức       Tổ bảo vệ
    tổng hợp                 doanh               quản lý nhân sự




  Bộ phận bốc vác           Bộ phận lái xe            Bộ phận giao nhận hàng


==================================================================             29
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================



 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý:
   - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty. Đại
hội đồng cổ đông có nhiệm vụ: Thảo luận và thông qua điều lệ công ty, quyết định
sửa đổi bổ sung điều lệ công ty. Bầu ban kiểm soát và ban giám đốc. Thông qua kế
hoạch sản xuất kinh doanh và phương án kinh doanh 3 năm của công ty. Thông qua
chế độ phụ cấp cho thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quền nhân danh công
ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị do đại hội
đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm kỳ 4 năm.
- Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên. Ban kiểm soát thay mặt các cổ đông để kiểm
tra, kiểm soát mọi hoạt động cảu công ty, phát hiện các sai sót và đề nghị đại hội
đồng cổ đông ra quyết định điều chỉnh. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội
đồng quản trị và bộ máy điều hành của ban giám đốc, theo mọi quyết định của
trưởng ban kiểm soát.
- Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc, điều hành mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty theo các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản
trị, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, điều lệ công ty và tuân thủ theo quy định
của pháp luật. Giám đốc do hội đồng quản trị tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm. Giám
đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông về kết quản
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng kế toán tổng hợp: Hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại
công ty, báo cáo với giám đốc khi có yêu cầu hoặc trình duyệt xin ý kiến phê duyệt,
quyết toán và nộp thuế với cơ quan nhà nước.
Phòng kinh doanh: Phụ trách các công việc về mua bán hàng hóa, tìm kiếm khách
hàng, mở rộng phạm vi kinh doanh. Khi mua hàng hóa sẽ phân công bộ phận giao -
nhận hàng kiểm kê số lượng, khi bán hàng thì điều hành bộ phận lái xe, bộ phận bốc
vác, bộ phận giao- nhận hàng cùng đi giao hàng cho khách.
- Phòng tổ chức quản lý nhân sự: Tổ chức bộ máy hành chính nhân sự của công ty,
soạn thảo và trình giám đốc ký kết các HĐLĐ, tham gia đề xuất ý kiến bổ nhiệm, bãi
miễn cán bộ - nhân viên Công ty theo thẩm quyền.
- Tổ bảo vệ: Bảo vệ trật tự an ninh trong công ty.
     4.2 Công tác bộ máy kế toán của công ty:


==================================================================              30
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
    =====================================================================
           Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức kế toán công ty đã đào
    tạo, tuyển dụng được một đội ngũ kế toán có trình độ cao, có tinh thần trách nhiệm,
    tận tụy với công việc, không ngừng học hỏi năng cao nghiệp vụ,…
           Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập chung và
    tiến hành công tác hạch toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Sự lựa chọn này
    phù hợp với quy mô hoạt động của công ty, với trình độ của các nhân viên kế toán, vì
    kết cấu đơn giản dễ ghi chép. Do vậy việc ghi chép, kiểm tra số liệu được tiến hành
    thường xuyên, công việc được phân bổ đồng đều ở tất cả các khâu. Vì vậy đảm bảo
    số liệu chính xác kịp thời phục vụ nhạy bén yêu cầu quản lý



    Công ty áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung
                                     Kế toán trưởng




Kế toán vốn bằng      Kế toán tiền lương       Kế toán hàng hóa,             Thủ quỹ
 tiền, các khoản                                tài sản cố định
phải thu, tạm ứng




     Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán:

    - Kế toán trưởng: Điều hành, kiểm tra giám sát toàn bộ công việc kế toán của nhân
    viên phòng kế toán, đưa ra quyết định phê duyệt, quyết toán và nộp thuế với cơ quan
    nhà nước.
    - Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng của công ty: Thu thập, đối
    chiếu, kiểm tra các chứng từ có liên quan đến phần hành vốn bằng tiền, các khoản
    phải thu, tạm ứng và ghi sổ liên quan.
    - Kế toán tiền lương: Thu thập kiểm tra, đối chiếu các chứng từ và hạch toán ghi sổ
    các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến lương, bảo hiểm, trợ cấp của nhân viên trong
    công ty.


    ==================================================================                 31
    Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
- Kế toán hàng hóa và tài sản cố định: Thu thập, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ
liên quan đến hàng hóa, TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ và ghi các sổ liên quan.
- Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm về tiền mặt tại quỹ, hàng ngày căn cứ vào
phiếu thu, phiếu chi trực tiếp thu chi tiền mặt và ghi vào sổ quỹ tiền mặt.
   Gồm một phòng kế toán thực hiện toàn bộ công việc kế toán của công ty. Công ty
chọn hình thức này vì phù hợp với tổ chức kinh doanh và yêu cầu quản lý của công
ty. Đảm bảo lãnh đạo tập trung thống nhất đối với công tác kế toán trong công ty,
cung cấp thông tin kịp thời và thuận tiện cho việc chuyên môn hóa cán bộ kế toán và
cơ giới hóa công tác kế toán

        4.3 Hình thức kế toán sử dụng tại công ty:
       Do đặc điểm quy mô hoạt động công ty còn nhỏ, loại hình hoạt động đơn giản
và trình độ của đội ngũ kế toán, hiện nay công ty đâng sử dụng hình thức chứng từ
ghi sổ

Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ




==================================================================              32
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================

                         Chứng từ kế toán


                         B¶ng tæng hîp kÕ                    Sổ (thẻ) hạch
   Sổ quỹ                to¸n chøng tõ cïng                   toán chi tiết
                         lo¹i

  Sổ đăng
                          Chứng từ ghi sổ
 ký CTGS

                                                              Bảng tổng
                                  Sổ cái
                                                              hợp chi tiết


                          Bảng cân đối
                          số phát sinh


                         Báo cáo tài chính

Ghi chú:
Ghi hàng ngày, định kỳ :
Ghi cuối tháng             :
Kiểm tra đối chiếu         :
      Định kỳ căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán
cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi
sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được
dùng ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ
được dùng để ghi vào sổ, thể kế toán chi tiết có liên quan.
      Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ đang ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh
Nợ, Tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái
lập Bảng cân đối tài khoản.
      Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
      Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát
sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau và bằng
tổng số tiến phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư
==================================================================                 33
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
Có của các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau, và số dư của từng
tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng số dư của từng tài khoản tưng ứng
trên bảng tổng hợp chi tiết.
    * Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ sử dụng các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
    - Chứng từ ghi sổ.
    - Sổ đăng ký chứng chứng từ ghi sổ
    - Sổ cái
    - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

II. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ:
    1. Tình hình đầu tư về TSCĐ tại đơn vị:
- TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác tham gia vào quá
trình sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ là sự thể hiện về tài sản của vốn cố định đó là yếu tố cần thiết cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp.
- TSCĐ gồm 2 loại : TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình. Tại công ty chủ yếu là
TSCĐ hữu hình và được chia thành 4 loại chủ yếu sau:
          + Nhà cửa vật kiến trúc
          + Máy móc thiết bị
          + Phương tiện vận tải truyền dẫn
          + TSCĐ khác




Ta có thể khái quát cơ cấu một số loại TSCĐ chủ yếu của công ty qua biểu sau:

    STT                Tài Sản                  Nguyên giá      Tỷ trọng
      1    Nhà cửa vật kiến trúc               4. 328.837.996      32%
      2    Máy móc thiết bị                     6.899.085.558      51%
      3    Phương tiện vận tải truyền dẫn       1.352.761.874      10%
      4    TSCĐ khác                              946.933.312       7%
           Cộng                               13.527.618.740      100%

   Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng, phân loại TSCĐ ở đơn vị:

==================================================================                34
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
     Nhìn chung TSCĐ ở công ty cố nhiều chủng loại khác nhau. Để đảm bảo công
tác quản lý, kiêm tra giám sát sự biến động của nó. Công ty đã phân loại TSCĐ thêo
chức năng đối với quá trình sản xuất.
- TSCĐ hữu hình: + Nhà cửa vật kiến trúc
                     + Máy móc thiết bị
                     + Phương tiện truyền dẫn
- TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể mà nó biểu hiện
bằng một lượng giá trị, một khoản chi lớn mà công ty đã đầu tư chi trả để được
quyền hay lợi ích lâu dài mà giá trị của nó xuất phát từ quyền hay lợi ích đó. Tại
công ty tài sản cố định vô hình chỉ có quyền sử dụng đất.
 - Trong qua trình sử dụng thì kế toán TSCĐ tiến hành đánh giá TSCĐ là việc xác
định giá trị ghi sổ TSCĐ theo những nguyên tắc nhất địnhvà tại thời điểm nhất định
do đặc điểm của tài sản và chủ yếu quản lý đó nên việc xác định giá trị TSCĐ thường
sử dụng phương pháp cơ bản là đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại
- Tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư phát triển giáo dục đánh giá TSCĐ theo
nguyên giá:
    Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá             Nguyên giá       Nguyên giá
     Phải trích        = TSCĐ đầu + TSCĐ tăng           -   TSCĐ giảm
      khấu hao                kỳ           trong kỳ         trong kỳ
   2. Phương pháp kế toán:
        Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư phát triển
   giáo dục em đã sưu tầm và tập hợp được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
   tháng 12 năm 2010 như sau:
  Đầu tháng 12 năm 2010 tại công ty có số dư đầu tháng như sau:
Tk 111: 53.468.500đ                       Tk 211: 12.899.300.000đ
Tk 112: 1.247.630.000đ                    Tk 214: 5.463.251.870đ
Tk 131: 120.750.600đ                      Tk 331: 155.000.500đ
(Công ty cổ phần XD 374: 95.000.000đ) Tk 333: 13.456.720
(Công ty TNHH Phú Quốc: 25.750.600đ)
  Nghiệp vụ 1: Biên bản giao nhận công trình XDCB hoàn thành ngày 08/12. Bộ
phận XDCB bàn giao khu nhà để xe. Tổng giá quyết toán được duyệt la 27.000.000đ.
Dự tính khu nhà xe sử dụng trong vòng 10 năm


==================================================================              35
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
   Nghiệp vụ 2: Biên bản giao nhận công trình XDCB hoàn thành ngày 09/12. Bộ
phận XDCB bàn giao hệ thống bao tường xung quanh công ty. Tổng giá quyết toán
công trình được duyệt 542.155.000đ. Dự toán sử dụng trong vòng 10 năm.
  Nghiệp vụ 3: Hóa đơn GTGT số 0054320 ngày 11/12, hợp đồng kinh tế số 141 của
doanh nghiệp cơ khí đúc Phú Yên- Quốc Oai – HN bán cho công ty 5 xe goong. Đơn
giá 10.476.000đ/chiếc, tổng giá thanh toán 54.999.000đ trong đó thuế GTGT 5%.
Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản.
 Nghiệp vụ 4: Hóa đơn GTGT số 0002486 ngày 12/12 mua một bộ máy tính dùng
cho quản lý văn phòng của công ty Trần Anh. Tổng giá thanh toán
12.595.000đ trong đó thuế GTGT 10% . Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt theo
phiếu chi số 205 cùng ngày. Dự kiến bộ máy sử dụng trong vòng 5 năm
 Nghiệp vụ 5: Phiếu thu 266 ngày 16/12 công ty thanh lý 7 xe kéo. Nguyên giá
72.064.460đ công ty đã tính đủ khấu hao, xe đã hết thời hạn sử dụng . Thanh lý thu
được số tiền 2.450.000đ.
Nghiệp vụ 6: Hóa đơn GTGT 007384 ngày 17/12 công ty mua thêm một máy in của
công ty Mạnh Điệp. Tổng giá thanh toán 6.491.100đ trong đó thuế GTGT 10% là
590.000đ, công ty chưa thanh toán, dự kiến tài sản sử dụng trong vòng 5 năm.
Nghiệp vụ 7: Hóa đơn GTGT số 0004687 ngày 18/12 công ty mua một máy ủi mã
hiệu DT 75 của công ty TNHH Phương Nam. Tổng giá thanh toán 170.016.000đ
trong đó thuế GTGT 10% là 15.456.000đ, công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản,
tỷ lệ khấu hao được trích 20%.
Nghiệp vụ 8: Hóa đơn GTGT 0065927 ngày 20/12 công ty tiến hành mua sắm và
đem vào sử dụng một máy phát điện ở văn phòng công ty. Tổng giá thanh toán
236.250.000đ trong đó thuế 5% là 11.812.500đ công ty đã thanh toán bằng chuyển
khoản. Chi phí phát sinh 6.000.000đ đã thanh toán bằng phiếu chi số 206, tỷ lệ khấu
hao 15%.
Nghiệp vụ 9: Phiếu thu 267 ngày 24/12 công ty thanh lý 10 máy tính với nguyên giá
50.131.609đ, đã khấu hao hết với tỷ lệ 10%. Công ty thu được 12.000.000đ trên cơ
sở biên bản thanh lý.
Nghiệp vụ 10: Hóa đơn GTGT số 0084672 ngày 25/12 công ty tiến hành mua ông
đồng . Tổng giá thanh toán 53.480.000đ đã gồm cả thuế GTGT 10%, tỷ lệ khấu hao
10%.
Nghiệp vụ 11: Phiếu chi số 207 ngày 27/12, công ty thanh toán tiền nợ cho công ty
Mạnh điệp ngày 17/12.
==================================================================              36
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
 Căn cứ vào nhu cầu Hóa đơn GTGT, 2 bên tiến hành lập BB giao nhận TSCĐ.




Đơn vị: Công ty cổ phần ĐT và TM              Mẫu số 01- TSCĐ
                 Bách Gia              BH theo QĐ số 15/2006 QĐ- BTC
Địa chỉ: Thanh Xuân, Hà Nội
                 BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ
                Số 04, ngày 11 tháng 12 năm 2010      Nợ TK 211, 133
                                                         Có Tk 112

==================================================================         37
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
    Căn cứ vào quyết định số 287 ngày 28/12/2009 của công ty cổ phần ĐT và TM
Bách Gia về bàn giao TSCĐ
     Biên bản giao nhận TSCĐ:
Ông (bà): Trịnh Việt Cường                   Chức vụ: Giám đốc bên giao
Ông(bà): Hoàng Văn Chuyên                   Chức vụ: Giám đốc bên nhận
Địa điểm bên nhận TSCĐ: Công ty cổ phần ĐT và TM Bách Gia
Giao cho ông: Đào Văn Đức
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
STT      Tên sản phẩm,   Nước    Năm        Năm       Giá mua     CP VC,     Nguyên
           quy cách               sx         đưa                   Chạy        giá
                                           vào sử                   thử
                                            dụng
1       Xe kéo XG 75     VN      2001      2010       52.380.00         0 52.380.000
                                                              0
        Tổng                                          52.380.00            52.380.000
                                                              0

    Giám đốc bên nhận    Kế toán trưởng     Người nhận               Người giao
    Hoàng Văn Chuyên     Lê Trang           Đào Văn Đức            Trịnh Việt Cường

 Bộ phận thu mua của công ty được lệnh của Giám đốc đã mua 05 xe kéo theo hóa
đơn GTGT 0054320.




Đơn vị: Công ty cổ phần ĐT và TM                  Mẫu số: 01GTKT – 3LL
                   Bách Gia                        MM/2007B
Địa chỉ: Thanh Xuân, HN                               Số: 0054320
                         HÓA ĐƠN GTGT

==================================================================                 38
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
                         Liên 2: Giao cho khách hàng
                               Ngày 11/12/2010
Đơn vị bán hàng: Công ty đúc Phú Yên
Địa chỉ: Quốc Oai - Hà Nội
Số tài khoản: 471100000085
Mã số thuế: 0100105969
Họ và tên người mua: Nguyễn Văn Hoàng
Địa chỉ: Công ty cổ phần ĐT và TM Bách Gia
Số tài khoản: 711A29208813
Mã số thuế: 0104132201
Hình thức thanh toán:Tiền gửi ngân hàng
STT           Tên hàng hóa         ĐVT         S.lượng        Đơn giá       Thành tiền
1     Xe kéo XG 75                   Chiếc          05           10.476.000      52.380.000




         Cộng tiền hàng                                                          52.380.000
         ThuếGTGT 5%                                                              2.619.000
         Tổng tiền thanh toán                                                    54.990.000
Viết bằng chữ: Năm tư triệu chín trăm chín mươi nghìn đồng
Người mua hàng                     Người bán hàng             Thủ trưởng ĐV
(ký,họ tên)                          (ký, họ tên)              (ký, họ tên)
Nguyễn Văn Hoàng                                            Hoàng Văn Chuyên




    Đơn vị: Công ty cổ phần ĐT và TM                     Mẫu số: 01GTKT – 3LL
                      Bách Gia                          MM/2007B
Địa chỉ: Thanh Xuân, HN                                     Số: 0002486
                               HÓA ĐƠN GTGT

==================================================================                         39
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
 =====================================================================
                     Liên 2: Giao cho khách hàng
                           Ngày 12/12/2010
 Đơn vị bán hàng: Công ty Trần Anh
 Địa chỉ: Cầu giấy - Hà Nội
 Số tài khoản: 691102970367
 Mã số thuế: 0100109327
 Họ và tên người mua: Phạm Thanh Loan
 Địa chỉ: Công ty cổ phần ĐT và TM Bách Gia
 Số tài khoản: 711A29208813
 Mã số thuế: 0104132201
 Hình thức thanh toán:Tiền mặt

STT       Tên hàng hóa            ĐVT           S.lượng         Đơn giá       Thành tiền
 1       Máy tính TOHIBA          Chiếc           01             11.450.000    11.450.000




          Cộng tiền hàng                                                       11.450.000
         Thuế GTGT 10%                                                          1.145.000
         Tổng tiền thanh toán                                                  12.595.000
 Viết bằng chữ: Mười hai triệu năm trăm chín mươi lăm nghìn đồng
 Người mua hàng                Người bán hàng              Thủ trưởng ĐV
 (ký,họ tên)                     (ký, họ tên)                (ký, họ tên)
 Phạm Thanh Loan                                          Hoàng Văn Chuyên




  Đơn vị: Công ty cổ phần ĐT và TM                Mẫu số: 01GTKT – 3LL
                   Bách Gia                       MM/2007B
 Địa chỉ: Thanh Xuân, HN                               Số: 0007384
                           HÓA ĐƠN GTGT

 ==================================================================                 40
 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội                Khoa kinh tế
=====================================================================
                        Liên 2: Giao cho khách hàng
                          Ngày 17/12/2010
Đơn vị bán hàng: Công ty Mạnh Điệp
Địa chỉ: 173 Long Biên - Hà Nội
Số tài khoản: 341102970367
Mã số thuế: 010018756
Họ và tên người mua: Phạm Thanh Loan
Địa chỉ: Công ty cổ phần ĐT và TM Bách Gia
Số tài khoản: 711A29208813
Mã số thuế: 0104132201
Hình thức thanh toán:

STT       Tên hàng hóa            ĐVT       S.lượng          Đơn giá      Thành tiền
 1           Máy in              Chiếc          01           11.450.000     11.450.000




         Cộng tiền hàng                                                      5.901.000
          ThuếGTGT 10%                                                        590.100
          Tổng tiền thanh toán                                               6.491.100
Viết bằng chữ: Sáu triệu bốn trăm chín mươi mốt nghìn một trăm đồng
Người mua hàng                  Người bán hàng            Thủ trưởng ĐV
(ký,họ tên)                      (ký, họ tên)              (ký, họ tên)
Phạm Thanh Loan                                         Hoàng Văn Chuyên




 Đơn vị: Công ty cổ phần ĐT và TM                    Mẫu số: 01GTKT – 3LL
                  Bách Gia                          MM/2007B
Địa chỉ: Thanh Xuân, HN                                 Số: 0004687
                           HÓA ĐƠN GTGT

==================================================================                  41
Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng   Lớp KT 2K
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định

More Related Content

What's hot

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánNguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhQuang Phi Chu
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Lớp kế toán trưởng
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái KhangBáo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái KhangDương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánThuy Ngo
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhKế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhNguyễn Công Huy
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnhluanvantrust
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaBáo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toánBáo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toánChâu Sa Mạn
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 

What's hot (20)

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTCĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái KhangBáo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
 
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhKế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaBáo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
 
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toánBáo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOTĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
 
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAYĐề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
 
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty Tận Thuận, HOT
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty Tận Thuận, HOTĐề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty Tận Thuận, HOT
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty Tận Thuận, HOT
 

Viewers also liked

Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016tuan nguyen
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhCông ty kế toán hà nội
 
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươnggiangnham
 
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty TNHH Nhân thành
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánHoài Molly
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánDigiword Ha Noi
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhTiểu Yêu
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiềnHọc kế toán thực tế
 
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngbáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngNhân Bống
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngHậu Nguyễn
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụHọc kế toán thực tế
 

Viewers also liked (17)

Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
 
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
 
6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiền
 
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngbáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
bao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thaobao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thao
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
 

Similar to Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định

Bản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhấtBản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhấtngô Công
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (15).docLuanvan84
 
De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiepCẩm Linh
 

Similar to Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định (20)

Bản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhấtBản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhất
 
Kế toán tài sản cố định tại công ty đầu tư phát triển Thái Sơn, HAY
Kế toán tài sản cố định tại công ty đầu tư phát triển Thái Sơn, HAYKế toán tài sản cố định tại công ty đầu tư phát triển Thái Sơn, HAY
Kế toán tài sản cố định tại công ty đầu tư phát triển Thái Sơn, HAY
 
Kt 110
Kt 110Kt 110
Kt 110
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MAI LINH - TẢI F...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MAI LINH - TẢI F...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MAI LINH - TẢI F...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MAI LINH - TẢI F...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
 
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAOChuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty kỹ thuật xây dựng, 9đ
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty kỹ thuật xây dựng, 9đKế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty kỹ thuật xây dựng, 9đ
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty kỹ thuật xây dựng, 9đ
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tô
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tôĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tô
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tô
 
tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
 
De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiep
 
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại công ty cổ ph...
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại công ty cổ ph...Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại công ty cổ ph...
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại công ty cổ ph...
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường Sơn
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường SơnĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường Sơn
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường Sơn
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điệnĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
 

More from Học kế toán thực tế

Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhBáo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhHọc kế toán thực tế
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịBài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịHọc kế toán thực tế
 
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giảiBài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giảiHọc kế toán thực tế
 
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmĐề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lươngBáo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lươngHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuHọc kế toán thực tế
 
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnĐồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnHọc kế toán thực tế
 

More from Học kế toán thực tế (20)

Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhBáo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuếBáo cáo tốt nghiệp kế toán thuế
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịBáo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
 
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịBài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
 
Bài tập kế toán quản trị chi phí
Bài tập kế toán quản trị chi phíBài tập kế toán quản trị chi phí
Bài tập kế toán quản trị chi phí
 
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giảiBài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
 
Bài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trịBài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trị
 
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính
Hướng dẫn lập báo cáo tài chínhHướng dẫn lập báo cáo tài chính
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính
 
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmĐề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lươngBáo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
 
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toánBài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
 
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnĐồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
 
Bài tập kế toán tài chính
Bài tập kế toán tài chínhBài tập kế toán tài chính
Bài tập kế toán tài chính
 
Báo cáo hoàn thiện kế toán tiền lương
Báo cáo hoàn thiện kế toán tiền lươngBáo cáo hoàn thiện kế toán tiền lương
Báo cáo hoàn thiện kế toán tiền lương
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp
Bài tập kế toán doanh nghiệpBài tập kế toán doanh nghiệp
Bài tập kế toán doanh nghiệp
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toánBáo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định

  • 1. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Báo cáo thực tập Kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại Bách Gia ================================================================== 1 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 2. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== LỜI MỞ ĐẦU Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất của xã hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Với doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh. Bởi vậy TSCĐ xem như là thước đo trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của DN. Trong những năm qua việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có. Do vậy một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ, kết hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ. Để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo em mạnh dạn đi nghiên cứu chuyên đề 6 ‘‘Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp”. Với mục đích cung ứng đủ cho người tiêu dùng, công ty đã tiếp cận một cách có chọn lọc nguyên vật liệu đầu vào, các chế độ do Nhà Nước ban hành. Bản báo cáo này bao quát một cách có hệ thống tổng quan về công ty, đến thực trạng quản lý ‘‘tổ chức công tác kế toán TSCĐ’’ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty. Báo cáo gồm 3 phần: Phần I: Các vấn đề chung về kế toán TSCĐ Phần II: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại công ty Phần III: Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán TSCĐ tại công ty Sau thời gian thực tập công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại Bách Gia với thời gian thực tế còn ít và phần kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo của em khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý kiến đóng góp của Ban Giám Đốc, các anh chị kế toán và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ: Phùng Thị Mỹ Linh Em xin chân thành cảm ơn! ================================================================== 2 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 3. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== PHẦN I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSCĐ trong qua trình SXKH: 1. Khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: 1.1 Khái niệm: TSCĐ hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ( theo chuẩn mực kế toán Việt Nam) TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ TSCĐ thuê tài chính là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu, tiền thu về cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với các khoản lợi nhuận từ đầu tư đó. 1. 2 Đặc điểm: TSCĐ có nhiều chủng loại khác nhau với hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư và mục đích sử dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có những đặc điểm sau: - TSCĐ là một trong ba yếu tố khong thể thiếu của nền kinh tế của một quốc gia nói chung, và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng. - TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Giá trị của TSCĐ. - Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh thông qua việc doanh nghiệp trích khấu hao. Hàng tháng, hàng quý doanh nghiệp phải tích lũy phần vốn này để hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản - TSCĐ hữu hình giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi bị hư hỏng còn TSCĐ vô hình khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mòn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giá trị của TSCĐ vô hình cũng dịch chuyển dần dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: ================================================================== 3 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 4. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== a) Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. Nguyên giá trên 1.000.000đ - Thời gian sử dụng ước tính trên một năm - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành b) Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình: - Tính có thể xác định được: Tức tài sản cố định vô hình phải được xác định một cách riêng biệt để có thể đem cho thuê, bán một cách độc lập - Khả năng kiểm soát : Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tài sản, kiểm soát lợi ích thu được, gánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản - Lợi ích kinh tế tương lai: Doanh nghiệp phải thu được lợi ích từ tài sản đó trong tương lai - Tiêu chuẩn giá trị, thời gian sử dụng của TSCĐ vô hình cũng giống tài sản cố định hữu hình 2. Vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKD: TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu, do đó nó có vai trò rất quan trọng tới hoaatj động sản xuất, quyết định hoạt động sản xuất, khối lượng và chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của DN. Trong nền kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh là tất yếu. “Sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai?, sản xuất như thế nào?” là những câu hỏi luôn đặt ra đòi hỏi các chủ DN phải tìm cho được lời giả thỏa đáng nhất. Muốn vậy DN phải điều tra nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó lựa chon quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị phù hợp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó, việc đổi mới TSCĐ trong DN để theo kịp sự phát triển của xã hội là một vấn đề đăowcj đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ DN mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phẩm của DN có uy thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Như vậy TSCĐ là một bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sản xuất, có vai trò quyết định tới sự sống còn của DN. TSCĐ thể hiện một cách chính xác nhất năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của DN và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. TSCĐ được đổi mới, cải tiến và hoàn thiện tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất một cách có ================================================================== 4 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 5. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== hieuj quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các DN trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ những đặc điểm, vai trò của TSCĐ khi tham gia vào SXKD, xuất phát từ thực tế khách quan là cuối cùng với sự phát triển của KH-KT, cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, TSCĐ được trang bị vào các DN ngày càng nhiều và càng hiện đại, đặt ra yêu cầu quản lý TSCĐ là phải quản lý chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật, phải theo dõi kiểm tra việ bảo quản và sử dụng TSCĐ trongtwngf nơi bảo quản và sử dụng để nắm được số lượng TSCĐ và hiệ trạng của TSCĐ. Về mặt giá trị, phải theo dõi được nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi quá trình thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất TSCĐ II. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ: Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của DN. Tất cả các DNSX thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ trong việc mua sắm và đổi mới TSCĐ, có thể thanh lý TSCĐ khi đến hạn, nhượng bán TSCĐ không cần dùng theo giá thỏa thuận. Thực tế đó dẫn đến cơ cấu và quy mô trang bị TSCĐ của DN sau một thời kỳ thường có biến động, để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) – Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ, chính xác kịp thời về số lượng, hiệ trạng, và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ DN nhằm giám sát chặt chẽ việc,mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN. (2) – Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong qua trình sử dụng, tính toán phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD. (3) – Tham gia lập kế hoạch sử chữa và dự toán chi phí sử chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ (4) – Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cầm thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN III. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu và nguyên tắc đánh giá TSCĐ: 1.Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu: Tổ chức phân loại TSCĐ là căn cứ vào những tiêu thức nhất định để phân chia TSCĐ thành từng loại, từng nhóm phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch toán TSCĐ. Đối với DNSX, việc phân loại đúng đắn TSCĐ là cơ sở để thực hiện chính xác công ================================================================== 5 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 6. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== tác kế toán, thốn kê, lập báo cáo về TSCĐ để tổ chức quản lý sử dụng TSCĐ thích ứng với vị trí vai trò của từng TSCĐ hiện có trong DN. Từ đó có kế hoạch chính xác trong việc trang bị, đổi mới từng loại TSCĐ đáp ứng yêu cầu phát triển ản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN 1.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: Theo cách phân loại này thì TSCĐ được chia thành 2 loại: - Đối với TSCĐ hữu hình gồm: + Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, bể chứa, chuồng trại chăn nuôi… + Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác và các loại máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD. + Phương tiện vận tải truyền dẫn: Ô tô, máy kéo, tàu thuyền,… dùng trong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước,… thuộc tài sản của DN. + Thiết bị dụng cụ quản lý: Thiết bị dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý tài chính,… + Cây lâu năm, gia súc cơ bản. + TSCĐ khác. - Đối với TSCĐ vô hình gồm: + Quyền sử dụng đất. + Bằng phát minh sáng chế. + nhóm vật liệu hàng hóa. + Phần mềm máy vi tính. - Đối với TSCĐ vo hình gồm: + Quyền sử dụng đất. + Bằng phát minh sáng chế. + Nhãn hiệu hàng hóa. + Phần mềm máy vi tính. + Giấy phép, quyền phát hành. + TSCĐ vô hình khác. Cách phân loại này giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết cụ thể, cụ thể theo từng loại, nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp với từng loại TSCĐ 1.2 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. ================================================================== 6 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 7. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== - TSCĐ tự có là TSCĐ doanh nghiệp mua sắm, xây dựng hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của DN, nguồn vốn do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng hoặc do nguồn vốn liên doanh. - TSCĐ thuê ngoài bao gồm 2 loại: TSCĐ thuê hoạt động (những TSCĐ mà Dn thuê của đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết) và TSCĐ thuê tài chính (những TSCĐ mà DN đi thuê dài hạn và được bên thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu TSCĐ). 1.3 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm: - TSCĐ mua sắm, xâu dựng bằng nguồn nhà nước cấp. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn doanh nghiệp tự bổ sung. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn kinh doanh. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vay. 1.4 Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình trạng sử dụng. Tài sản cố định phân loại theo tiêu thức này bao gồm: - TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ thực tế đang được sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những TSCĐ mà doanh nghiệp tính và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - TSCĐ sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp. - TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ sử dụng cho các hoạt động phúc lợi công cộng như: nhà trẻ, nhà văn hóa, câu lạc bộ. - TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ mà doanh nghiệp không sử dụng do bị hư hỏng hoặc thừa so với nhu cầu, không thích hợp với trình độ đổi mới công nghệ. 2. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại theo công thức Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn 2.1 Nguyên giá TSCĐ hữu hình: Nguyên giá hay giá trị ban đầu của TSCĐ là toàn bộ các chi phí hợp lí mà DN chi ra để có và đưa vào vị trí sẵn sàng sử dụng. ================================================================== 7 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 8. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Nguyên giá TSCĐ được xác định theo từng nguồn hình thành: a) Đối với TSCĐHH mua sắm trực tiếp: NGTSCĐ = Giá mua - Các khoản + Các khoản thuế + Chi phí (hóa đơn) giảm trừ (trừ thuế được liên quan hoàn lại) - Đối với TSCĐHH mua trả chậm: NG TSCĐ = Tổng số tiền phải trả ngay tại thời điểm mua (giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua) - Đối với TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi TSCĐ lấy TSCĐ: NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của + Chi phí bỏ thêm hoặc TSCĐ nhận về lợi ích thu được - Đối với TSCĐHH mua nhập khẩu: NGTSCĐ = Giá mua + Thuế + Chi phí - Các khoản (hóa đơn) nhập khẩu liên quan giảm trừ - Đối với TSCĐ biếu tặng hoặc cấp phát: NGTSCĐ = Giá trị hợp lý + Chi phí trực tiếp (giá trị danh nghĩa) liên quan khác b) Đối với TSCĐHH do tự chế hoặc do xây dựng cơ bản: - Nếu TSCĐ do tự chế: NGTSCĐ = Giá thành sản xuất thực tế + chi phí trực tiếp khác - Nếu TSCĐ do XDCB: NGTSCĐ = Giá trị công trình + Chi phí liên quan được quyết toán trực tiếp c) Đối với TSCĐHH do nhận vốn góp liên doanh, liên kết hoặc góp vốn cổ phẩn: NGTSCĐ = Giá thỏa thuận giữa các + Chi phí trực bên góp vốn tiếp khác 2.2 Nguyên giá TSCĐ vô hình: - Đối với TSCĐ vô hình mua riêng biệt: NGTSCĐ = Giá mua – Các khoản + Thuế + Chi phí (hóa đơn) giảm trừ (nếu có) liên quan - Đối với TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi: ================================================================== 8 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 9. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== NGTSCĐ = Giá mua hợp lệ của + Chi phí bỏ thêm hoặc lợi TSCĐ nhận về ích thu được - Đối với TSCĐ hình thành từ việc thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn: NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của các loại + Các chi phí chứng từ về quyền sở hữu vốn trực tiếp khác - Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất dài hạn đã trả tiền thuê một lần cho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc quyền sử dụng nhận góp vốn. - Đối với TSCĐ vô hình hình thành trong nội bộ doanh nghiệp là toàn bộ chi phí bình thường, hợp lý phát sinh từ thời điểm tài sản đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận vô hình cho đến khi đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng . 2.3 Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo 2 giá: - Giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu công với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động tài chính. - Giá trị hiên tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc cho thuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc lãi suất đi vay hoặc bên thuê Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hợp đồng thuê tài chính được tính vào nguyên giá của thuê như chi phí đàm phán, ký hợp đồng….. IV . Thủ tục tăng, giảm TSCĐ. Chứng từ kế toán và kế toán chi tiết TSCĐ: 1. Thủ tục tăng, giảm TSCĐ theo chế độ quản lý TSCĐ: 1.1 Thủ tục tăng TSCĐ : - Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu - Tăng do mua sắm bằng phúc lợi - Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn vay - Tăng do mua sắm bằng phương pháp trả chậm, trả góp - Tăng do đầu tư xây dựng cơ bản bàn giao - Tăng do tự chế ================================================================== 9 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 10. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== - Tăng do tài trợ, biếu tặng - Tăng do nhận vốn góp liên doanh - Tăng do chuyển từ đơn vị khác đến - Tăng do nhận lại vốn góp liên doanh - Tăng do kiểm kê phát hiện thừa - Tăng do đánh giá tăng TSCĐ 1.2 Thủ tục giảm TSCĐ: - Giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ: + Phản ánh giá trị của tài sản thanh lý + Phản ánh số tiền thu về khi thanh lý + Chi phí thanh lý + Kết chuyển thu nhập khác + Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh - Giảm do chuyển nhượng thành công cụ dụng cụ: - Giảm do liên doanh liên kết - Giảm do thiếu khi kiểm kê - Giảm do trả vốn góp 2. Chứng từ kế toán TSCĐ sử dụng: - Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu số 01- TSCĐ) - Hợp đồng khối lượng XDCB hoàn thành( Mẫu số 10- BH) - Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu số 03- TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ( Mẫu số 05- TSCĐ) - Bảng tính và phân bổ TSCĐ - Thẻ TSCĐ( Mẫu số 02- TSCĐ) - BB giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành( Mẫu số 04- TSCĐ) - Sổ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, sổ cái - Các chứng từ liên quan: Hóa đơn mua hàng, tờ khai thuế… - Các tài liệu kỹ thuật có liên quan 3. Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ: Nội dung chính của kế toán chi tiết TSCĐ gồm: - Đánh giá (ghi số liệu) TSCĐ. - Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở các bộ phận kế toán và các đơn vị bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ. 3.1 Đánh số TSCĐ: ================================================================== 10 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 11. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Đánh số TSCĐ là quy định cho mỗi TSCĐ một số hiệu theo những nguyên tắc nhất định. Việc đánh số TSCĐ được tiến hành theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay lưu trữ đều phải có số hiệu riêng và không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản sử dụng tại đơn vị. Số hiệu của những TSCĐ đã thanh lý hoặc nhượng bán không sử dụng lại cho những tài sản mới tiếp nhận. Số hiệu TSCĐ là một tập hợp số bao gồm nhiều chữ số sắp xếp theo một thứ tự và nguyên tắc nhất định để chỉ loại TSCĐ, nhóm TSCĐ và đối tượng TSCĐ và đối tượng TSCĐ trong nhóm. Nhờ đánh số TSCĐ mà thống nhất được giữa các bộ phận liên quan trong việc theo dõi và quản lý, tiện cho tra cứu khi cần thiết cũng như tăng cường và ràng buộc được trách nhiệm vật chất của các bộ phận cá nhân trong khi bảo quản và sử dụng TSCĐ 3.2 Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán và các đơn vị, bộ phận bảo quản, sử dụng: 3.2.1 Xác định đối tượng ghi TSCĐ: TSCĐ của doanh nghiệp là các tài sản có giá trị lớn cần phải được quản lý đơn chiếc. Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán ghi sổ phải theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Đối tượng ghi TSCĐ là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật gá lắp và phụ tùng kềm theo. Đối tượng ghi TSCĐ có thể là một vật thể riêng biệt về mặt kết cấu có thể thực hiện được những chức năng độc lập nhất định hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau không thể tách rời để cùng thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định. Đối tượng ghi TSCĐ vô hình là từng TSCĐ vô hình gắn liền với một nội dung chi phí và một mục đích riêng mà doanh nghiệp có thể xác định một cách riêng biệt, có thể kiểm soát và thu được lợi ích kinh tế từ việc nắm giữ tài sản đó. Để tiện cho việc theo dõi và quản lý phải tiến hành đánh số cho từng đối tượng ghi TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ phải có ký hiệu riêng. Việc đánh số TSCĐ là do doanh nghiệp quy định tùy theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp đó nhưng phải đảm bảo tính thuận lợi trong công việc nhận biết TSCĐ theo nhóm, theo loại và tuyệt đối không trùng lặp. 3.2.2 Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ: ================================================================== 11 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 12. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Kế toán chi tiết TSCĐ gồm: Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐ ở doanh nghiệp; Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán và tổ chức kế toán ở các đơn vị sử dụng TSCĐ. Chứng từ ban đầu phản ánh mọi biến động của TSCĐ trong doanh nghiệp và là căn cứ kế toán để kế toán ghi sổ. TSCĐ của doanh nghiệp được sử dụng và bảo quản ở nhiều bộ phận khác nhau. Bởi vậy kế toán chi tiết TSCĐ phải phán ánh và kiểm tra tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ trên phạm vi toàn doanh nghiệp và theo dõi từng nơi bảo quản, sử dụng. Kế toán chi tiết phải theo dõi từng đối tượng ghi TSCĐ theo các chỉ tiêu như: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Đồng thời theo dõi về nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất , số hiệu …. • Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản: Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắn trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quản sử dụng TSCĐ. Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ (các phòng ban, phân xưởng…) sử dụng sổ ‘‘TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong phạn vi bộ phận quản lý. • Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán: Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ và sổ TSCĐ để hạch toán chi tiết TSCĐ. Thẻ chi tiết TSCĐ được lập một bản và lưu tại phòng kế toán để theo dõi diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Ở phòng kế toán, kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện ở thẻ TSCĐ (mẫu 02 – TSCĐ/BB) và sổ TSCĐ Thẻ TSCĐ: Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp. Thẻ được thiết kế thành các phần để phán ánh các chỉ tiêu chungvề TSCĐ, các chỉ tiêu về giá trị: Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn. Thẻ TSCĐ cũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm TSCĐ. Căn cứ để ghi thẻ là chứng từ ghi tăng, giảm TSCĐ. Ngoài ra để theo dõi việc lập thẻ TSCđ doanh nghiệp có thể lập sổ đăng ký thẻ TSCĐ. Sổ TSCĐ: Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình hao mòn TSCĐ của toàn doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ có thể dùng riêng một loại sổ hoặc một số trang Căn cứ ghi sổ là chứng từ tăng giảm TSCĐ và các chứng từ gốc liên quan. ================================================================== 12 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 13. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Sơ đồ xử lý luân chuyển chứng từ tăng TSCĐ: Bộ phận liên Bộ phận Bộ phận Bộ phận sử Kế toán TSCĐ Kế toán Kế toán quan dự án kế toán dụng nguồn trưởng vốn -Mua sắm BB BB BB giao -Hóa đơn (1 giao (2) giao nhận )-Hồ sơ kỹ nhận nhận TSCĐ thuật TSCĐ TSCĐ (3) (ký ,họ -Chứng từ (ký (ký ,họ tên) ,họ tên) (1) tên) (4) (5) (6) -Đầu tư BB giao Ghi BB giao XDCB nhận sổ (7) nhận -Quyết TSCĐ TSC TSCĐ toán (ký ,họ Đ (ký ,họ -Chứng tên) tên) từ khác (9) (8) - Nhận BB giao BB giao Ghi sổ vốn góp nhận nhận nguồn LD, LK TSCĐ TSCĐ - Giao (ký ,họ (ký ,họ nhận tên) tên) TSCĐ (10) - Hợp đồng Lưu LD, LK (11) chứng từ Giải thích sơ đồ: (1) Căn cứ chứng từ liên quan lập biên bản giao nhận TSCĐ (2,3) Các bộ phận nhận và ký vào biên bản giao nhận (4,5) Các bộ phận liên quan giữ lại biên bản giao nhận (6) Kế toán TSCĐ ghi sổ ================================================================== 13 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K Ghi Sổ
  • 14. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== (7,8) Kế toán nguồn vốn nhận chứng từ, ghi sổ (9,10) Các bộ phận kế toán tiến hành ghi sổ (11) Kế toán TSCĐ lưu chứng từ Sơ đồ xử lý luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ: Kế toán trưởng, thủ Bộ phận liên quan Bộ phận kế toán Kế toán TSCĐ trưởng BB thanh BB thanh lý,liên lý TSCĐ (2) doanh, BB kiểm kê, đánh giá (ký) (1) Hợp đồng liên doanh BB thanh lý,liên doanh, BB (3) (4) kiểm kê, đánh giá (ký) BB BB thanh kiểm lý,liên kê, BB doanh, BB đánh kiểm kê, giá Ghi Sổ kế đánh giá(ký) toán TSCĐ (ký) (5) Ghi Sổ kế Lưu chứng từ toán Giải thích sơ đồ: (1) Bộ phận liên quan lập chứng từ về giảm TSCĐ (2) Chứng từ chuyển cho kế toán trưởng, thủ trưởng ký duyệt (3) Chứng từ chuyển cho bộ phận kế toán TSCĐ ghi sổ (4) Chứng từ chuyển cho bộ phận kế toán ghi sổ (5) Kế toán TSCĐ lưu chứng từ ================================================================== 14 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 15. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== V. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ: - TK 211: TSCĐ hữu hình để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giá. Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng TSCĐ - Điều chỉnh tăng nguyên TSCĐ. Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do giảm TSCĐ. - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ. Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị - TK 213: TSCĐ vô hình phản ánh số hiện có và tình trạng tăng, giảm TSCĐ vô hình theo nguyên giá. Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng. Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm. Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện còn ở DN - TK 212: Kết cấu TK 212 Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng. Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm do hoàn trả khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại và chuyển thành TSCĐ tự có của DN. Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có. Sơ đồ hạch toán tăng tài sản cố định: TK 111, 112, 331 TK 211 Giá mua và tổn phí của TSCĐ không qua lắp dặt TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) TK 241 TK152, 334, 338 Chi phí xd, lắp TSCĐ hình thành qua xd, đặt triển, khai lắp đặt triển khai TK 711 Nhận quà biếu, tặng, viên trợ không Hoàn lại bằng TSCĐ TK 3381 Tài sản thừa không rõ nguyên nhân ================================================================== 15 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 16. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định: TK 211 TK 811 Giá trị còn lại TSCĐ nhượng bán, thanh lý TK 214 TK 627, 642 Giá trị hao mòn giảm Khấu hao TSCĐ TK 411 NG Trả vốn góp liên doanh TK 138 TSCĐ thiếu Sơ đồ hạch toán tài sản thuê tài chính: TK 342 TK 212 TK 211, 213 TK 627, 641, 642 NG TSCĐ Chuyển thành TSCĐ Thuê TC tự có TK 2141 TK 2141 Chuyển khấu hao Tính khấu hao Trả lại TSCĐ cho bên Cho thuê TK 1421 Lãi thuê Phân bổ dần lãi phải trả về thuê phải trả TSCĐ VI. Kế toán khấu hao TSCĐ : Khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền giá trị hao mòn của TSCĐ. Trích khấu hoa TSCDD là việc trích chuyển giá trị hao mòn TSCĐ vào chi phí kinh doanh, đồn ================================================================== 16 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 17. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== thời hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản để tái sản xuất TSCĐ khi TSCĐ bị hư hỏng phải thanh lý, loại bỏ khỏi quá trình sản xuất. Chế độ tính và sử dụng khấu hao TSCĐ hiện hành: Hiện nay công ty đang áp dụng các văn bản về chế độ tính khấu hao theo thông tư 33/2005/TT- BTC ngày 29/4/2005 của Bộ Tài Chính quy định ‘‘Mọi tài sản cố định hiện có của công ty gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý … đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao tài sản cố định dùng trong kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh; khấu hao tài sản cố định chưa dùng, không dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác”. Công ty đang sử dụng khấu hao TSCĐ theo phương pháp ‘‘Khấu hao đường thẳng’’. Đây là một phương pháp khấu hao hằng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng. Mức khấu hao hàng tháng tính theo phương pháp đương thẳng được xác định theo công thức sau: Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Phải trích trong = trích từ tháng + tăng trong - giảm trong Tháng trước tháng tháng Trong đó: Mức khấu hao tăng = Mức khấu hao tháng * Số ngày còn lại Giảm trong tháng 30 ngày của tháng Mức khấu hao bình = Giá trị phải khấu hao(NG) * 12 tháng Quân tháng Số năm sử dụng 1. Cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao có mẫu sẵn trong đó thể hiện đựợc nguyên giá, tỷ lệ khấu hao số khấu hao. Nơi sử dụng là toàn doanh nghiệp gồm bộ phận sản xuất chung, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. Các chỉ tiêu số khấu hao đã trích tháng trước là số đã cho, số khấu hao tăng trong tháng thì căc cứ vào các nghiệp vụ tăng TSCĐ ở bộ phận nào để tính khấu hao cho bộ phân đó. Tương tự số khấu hao giảm dựa vào các nghiệp vụ giảm TSCĐ ở các bộ phận và tính khấu hao giảm cho bộ phận đó. Cuối cùng số khấu hao phải trích trong năm = số khấu hao đã trích tháng trước + số khấu hao tăng trong tháng – số khấu hao giảm trong tháng . 2. Kế toán các nghiệp vụ khấu hao và sử dụng nguồn vốn khấu hao trong doanh nghiệp: ================================================================== 17 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 18. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Kế toán sử dụng TK 214 – Hao mòn TSCĐ Kết cấu TK 214: - Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ do giảm TSCĐ. - Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do tính khấu hao TSCĐ và các nguyên nhân khác. - Số dư bên Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có. Ngoài ra kế toán sử dụng TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản và các TK khác. Kết cấu TK 009: - Bên Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do tính khấu hao cơ bản hoặc thu hồi vốn khấu hao cơ bản đã điều chuyển cho đơn vị khác. - Bên Có: Nguồn vốn KHCB giảm do đầu tư đổi mới TSCDD, trả nợ vay đầu tư TSCĐ, điều chuyển vốn KHCB cho đơn vị khác. - Số Dư bên Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện còn Trình tự kế toán được thể hiện trên sơ đồ sau: TK 211,213 Tk 214 TK 627,641,641 Giảm TSCĐ đã khấu hao TK 138 Trích TK 214 TK 222,228 khấu hao TSCĐ TK 142,335 TK 111,112,338 TK 411 TK 211 Khấu hao nộp lên cấp Nhận TSCĐ trong trên(nếu không được hoàn lại) nội bộ đã khấu hao TK 009 Nguồn vốn Nguồn vốn KH tăng KH giảm VII. Kế toán sữa chữa TSCĐ: 1. Phân loại công tác sữa chữa TSCĐ: ================================================================== 18 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 19. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phần. Để đảm bảo cho TSCDD hoạt động bình thường trong suốt quá trình sử dụng, các DN phải tiến hành thường xuyên việc bảo dưỡng và sử chữa TSCĐ khi bị hư hỏng. Căn cứ vào quy mô sữa chữa TSCĐ thì công việc sữa chữa gồm 2 loại sau: - Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng: Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu quản lý nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường. Vì công việc tiến hành thường xuyên, thời gian ngắn, chi phí không lớn nên không phải lập dự toán. - Sửa chữa lớn : Mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng hoặc theo yêu cầu quản lý kỹ thuật đảm bảo năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ. 2. Phương thức tiến hành sửa chữa: - Phương thức tự làm: Doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí như chi phí nguyên vật liệu, nhân công….Công việc sửa chữa có thể là do bộ phận quản lý, bộ phận sản xuất phụ của doanh nghiệp thực hiện - Phương thức thuê ngoài: Doanh nghiệp tổ chức cho các đơn vị ngoài đấu thầu hoặc giao thầu sửa chữa và ký hợp đồng sửa chữa với đơn vị trúng thầu hoặc nhận thầu. Hợp đồng này là cơ sở để doanh nghiệp quản lý, kiểm tra công tác sửa chữa TSCĐ Sơ đồ nghiệp vụ chủ yếu: TK 111,112,152,334… TK 627,641,642 Chi phí sửa chữa thường xuyên, tự làm TK 2413 TK 1421 Chi phí Giá thành ttế công trình SCL Phân bổ SC lớn kết chuyển vào CP trả trước vào CPSXK TK 331 TK 331 Chi phí lớn Giá thành công trình Trích trước CP Thuê ngoài SCL hoàn thành SCL TSCĐ PHẦN II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI DOANH NGHIỆP ================================================================== 19 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 20. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== I . Đặc điểm chung của doanh nghiệp (công ty): 1. Quá trình hình thành công ty: Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế, đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển nền kinh tế đất nước. Hiện nay nước ta đang xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, văn phòng và nhà ở..., chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao. Do đó, lĩnh vực đầu và thương đang đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Nhận biết được nhu cầu đó, công ty cổ phần Đầu Tư và Thương Mại Bách gia đã được thành lập. Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu Tư và Thương Mại Bách Gia Địa điểm : Số 4, tổ 85, đường Tân Hồng, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội Tài khoản : 711A29208813 Tại : Ngân hàng công thương Việt Nam Mã số thuế : 0104132201 Giấy phép kinh doanh: 0103040291 Do : Phòng ĐKKD - Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày: 26/08/2009 Vốn điều lệ : 3.000.000.000đ Danh sách góp vốn: stt Tên cổ đông Nơi ĐKHKTT Số cổ phần Giá trị cổ phần 1 Hoàng Văn Luyên Thôn Đầu Cầu, xã 60.000 600.000.000 Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang 2 Nguyễn Đình Cương Thôn Đầu Cầu, xã 80.000 800.000.000 Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang 3 Lê Thị Bách Đội 3, xã Thiệu 80.000 800.000.000 Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ================================================================== 20 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 21. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== 4 Hoàng Văn Chuyên 60.000 800.000.000 Tổ 11, phường Sông Bằng, Thị Xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Hoàng Văn Chuyên 2. Qúa trình hoạt động của công ty: Công ty cổ phần đầu tư & thương mại Bách Gia được thành lập năm 2009, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập, tự điều chính về tài chính. Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Bách Gia thuộc quyền sở hữu của các cổ đông, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp. Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, với phạm vi hoạt động trên toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và có văn phòng đại diện ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy mới thành lập nhưng công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Bách Gia đã đóng góp một phần công sức của mình và công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội nước nhà. Công ty đã trải qua không ít khó khăn trong những năm đầu mới đi vào hoạt động, khi mà điều kiện kinh doanh còn thiếu thốn, tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới suy thoái, lạm phát kinh tế gia tăng, khách hàng ít biết đến công ty,…. Tuy nhiên với sự chỉ đạo đúng đắn của Ban giám đốc, tinh thần hăng say lao động, phấn đấu vì lợi ích chung của công ty, sự hợp tác, giúp đỡ của các đối tác, của khách hàng,… công ty đã từng bước tạo dựng được chỗ đứng của mình trên thị trường và ngày càng phát triển ổn định. Nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài đã biết đến và tin tưởng công ty. Nên hoạt động kinh doanh của công ty có những biểu hiện tương đối tốt, công ty luôn có lợi nhuận và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Kinh doanh bán buôn bán lẻ các nghành bách hóa, thực phẩm chức năng, máy móc trang thết bị, rượu, bia, thuốc lá, …. phục vụ cho nhu cầu của toàn thể cán bộ công nhân viên, nhân dân, các cơ quan đóng trên địa bàn hoạt động của công ty, đồng thời còn phục vụ cho các khách hàng, các cơ quan, bạn hàng trên toàn quốc và nước ngoài. Công ty còn tìm hiểu, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để có những phương hướng kinh doanh đứng đắn, tạo dựng uy tín niềm tin, đối tin cậy đối với khách hàng, giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh. Công ty CP Đầu và Thương Mại Mẫu số B01/DN Bách Gia BHQĐ số 15/2006/QĐ- BTC ================================================================== 21 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 22. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Địa chỉ: Thanh Xuân, Hà Nội Ngày 14/9/2006- BTC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2010 TÀI SẢN Mã Thuyết Năm nay Năm trước số minh 1 2 3 4 5 TÀI SẢN A. TSLĐ và TSNH 100 III.01 3.776.177.745 2.986.634.781 I.Tiền và các khoản tương 110 III.05 2.241.886.850 1.701.080.050 đương tiền 1. Tiền mặt 1111 304.133.126 357.670.850 2. TGNH 1112 1.825.103.724 1.350.409.200 II. Các khoản phải thu NH 130 150.000.000 10.625.000 1. Phải thu KH 131 150.000.000 10.625.000 III. Hàng tồn kho 140 1.070.250.895 872.109.237 IV. Tài sản ngắn hạn 150 426.690.000 395.720.500 1. Thuế GTGT được ktrừ 152 426.690.000 395.720.500 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 11.527.618.743 12.569.923.689 I. Tài sản cố định 210 11.527.618.743 12.569.923.689 1. TSCĐHH 211 8.752.147.979 9.631.189.937 - Nguyên giá 222 11.943.175.046 11.993.175.046 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (3.191.027.066 (2.361.895.067 1. TSCĐVH 227 2.775.470.764 2.938.733.752 - Nguyên giá 228 3.265.259.730 3.265.259.730 - Giá trị hao mòn lũy kế 229 (489.788.966) (326.525.978) TỔNG TS 15.303.769.490 15.556.558.460 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 300 5.208.755.778 6.087.387.778 I. Nợ ngắn hạn 310 3.208.755.778 3.587.287.794 ================================================================== 22 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 23. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== 1. Vay và … 311 1.050.000.000 1.580.000.000 2. Phải trả người bán 312 479.636.518 576.004.190 3.Thuế và các khoản phải nộp NN 314 1.553.626.943 1.310.233.043 4. Phải trả người lao động 315 125.492.317 121.050.561 II. Nợ dài hạn 330 2.000.000.000 2.500.099.984 B. NGUỒN VỐN CSH 400 10.095.040.710 9.469.170.682 I. Ngồn vốn CSH 410 10.095.040.710 9.469.170.682 1. Ngồn vốn kinh doanh 411 6.100.000.000 6.100.000.000 2.Lợi nhuận sau thuế 420 3.995.040.710 3.369.170.682 TỔNG NV 15.303.796.490 15.556.558.460 Kế toán trưởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) Lê Trang Hoàng Văn Chuyên Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu Tư và Mẫu số B02- DN Thương Mại Bách Gia Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐBTC ================================================================== 23 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 24. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2010 Chỉ tiêu Mã Thuyết Năm nay Năm trước số minh 1. DT bán hàng và cung cấp DV 01 VI 25 13.433.092.000 11.580.252.0000 2. Các khoản giảm trừ 03 0 3.DTT về BH và cung cấp DV 10 13.433.092.000 11.580.252.000 4. Giá vốn hàng bán 11 VI 27 7.054.357.000 6.046.956.800 5.LN gộp về BH và cung cấp DV 20 6.378.735.000 5.533.295.200 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI 26 137.607.000 158.360.000 7. Chi phí hoạt động tài chính 22 VI 28 578.968.000 607.382.000 8.Chi phí bán hàng 24 82.799.382 84.659.695 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 295.676.965 284.561.780 10. LN thuần từ hoạt động KD 30 5.558.897.653 4.710.051.725 11. Thu nhập khác 31 44.450.000 32.842.000 12. Chi phí khác 32 54.680.000 63.490.000 13. Lợi nhuận khác 40 (10.230.000) (30.648.000) 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 5.548.667.653 4.679.403.725 15. Thuế TNDN phải nộp 51 VI 30 1.553.626.943 1.310.233.043 16. Lợi nhuận sau thuế 60 3.995.040.710 3.369.170.682 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc ================================================================== 24 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 25. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Lê Ngọc Ánh Lê Trang Hoàng Văn Chuyên Trong năm tình hình kinh doanh của công ty đã tăng không ngừng, lợi nhuận sau thuế tăng lên 3.995.040.710đ. Tình hình tài chính của công ty mạnh trước hết phải thể hiện ở các khả năng thanh toán (Hệ số khả năng thanh toán): - Hệ số khả năng thanh Tổng tài sản ngắn hạn(TSLĐ) toán hiện thời Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán 2.986.634.781 0.83 lần hiện thời năm trước 3.587.287.794 Hệ số khả năng thanh toán 3.776.177.745 1.18 lần hiện thời năm nay 3.208.755.778 Hệ số thanh toán như trên là tương đối tốt, có xu hướng tăng lên chứng tỏ khả năng trả nợ của doang nghiệp cao. Đầu năm cứ một đồng nợ thì phải trả 0.83 đồng tài sản, cuối năm cứ một đồng nợ thì phải trả 1.18 đồng tài sản. - Hệ số khả năng thanh Tổng TSNH – Hàng tồn kho toán nhanh Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán 2.986.634.781 – 872.109.237 nhanh năm nay 3.587.287.794 0.59 lần Hệ số khả năng thanh toán 3.776.177.745 – 1.070.250.895 nhanh năm trước 3.208.755.778 0.84 lần Qua hệ số khả năng thanh toán nhanh ta thấy khả năng thanh toán nợ của công ty rất tốt và có khả năng thanh toán ngay sau chu kỳ kinh doanh chấm dứt. - Hệ số khả năng thanh Tiền và khoản tương đương tiền toán tức thời Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán 1.708.080.050 0.48 lần tức thời năm nay 3.587.287.794 Hệ số khả năng thanh toán 2.241.886.850 0.69 lần tức thời năm trước 3.208.755.778 Nhìn chung khả năng thanh toán tức thời cuối năm tăng so với đầu năm đây là biểu hiện tốt công ty cần cố gắng hơn nữa. ================================================================== 25 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 26. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Như chúng ta biết mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó các tỷ suất sinh lời luôn được nhà quản trị quan tâm. Chúng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ, là đáp số của quá trình kinh doanh và là căn cứ để các nhà quản trị lập kế hoạch cho tương lai. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế trong kỳ trên doanh thu Doanh thu trong kỳ - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên = 3.369.170.690 = 0.92% doanh thu năm trước 11.580.252.000 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = 3.995.040.710 = 0.3% trên doanh thu năm nay 13.433.092.000 Tỷ suất tăng chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả làm tăng thu nhập cho người lao động . Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định: - Hiệu suất sử dụng DTT trong kỳ = vốn cố định VCĐ bình quân trong kỳ Vốn cố định bình quân VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ trong kỳ 2 12.569.923.689 + 11.527.618.743 2 = 12.048.771.210 Hiệu suất sử dụng 13.433.092.000 1.11% Vốn cố định 12.048.771.210 Qua kết quả này cho thấy cứ một đồng vốn cố định tham gia sản xuất thì tạo ra 1.11 đồng doanh thu thuần. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên Lợi nhuận sau thuế VKD hoặc tỷ suất lợi sinh lời = ròng của tài sản VKD bình quân trong kỳ 3.995.040.710 = = 0.33% ================================================================== 26 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 27. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== 12.048.771.210 Điều này cho thấy cứ một đồng vốn cô định tham gia sản xuất thì tạo ra 0.33 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động là một bộ phận không thể thiếu của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả từng đồng vốn tạo ra từng đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. - Số vòng quay vốn Doanh thu thuần = lưu động Vốn lưu động bình quân 2.986.643.781 + 3.776.177.745 VLĐ bình quân = 2 = 3.381.410.763 Số vòng quay vốn 13.433.092.000 3.9 vòng lưu động 3.381.410.763 - Hiệu quả sử dụng Lợi nhuận sau thuế = vốn lưu động Vốn lưu động bình quân trong kỳ 3.995.040.710 1.18 3.381.410.763 Điều này cho thấy cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia sản xuất thì tạo ra 1.18 đồng lợi nhuận. Qua kết quả phân tích trên ta thấy được tình hình kinh doanh năm 2010 của công ty tương đối tốt, sử dụng vốn có hiệu quả, đạt được nhiều kết quả cao. 3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty: 3.1 Ngành nghề kinh doanh: STT Ngành nghề kinh doanh Mã Ngành 1 Dịch vụ giải đáp thông tin khách hàng và các dịch vụ gia tăng trên mạng viễn thông 2 Sản xuất, mua bán Thực phẩm dinh dưỡng và các sản phẩm thực phẩm chức năng ================================================================== 27 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 28. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== 3 Dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện, quảng bá sản phẩm 4 Tổ chức giới thiệu và môi giới xúc tiến thương mại 82300 5 Mua bán hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, 472; 46329 thuốc lá, rượu bia, nước giải khát; 6 Sản xuất, mua bán, tư vấn sử dụng các thiết bị và dụng 2670 cụ quang học 7 Mua bán trang thiết bị y tế, thiết bị trong các ngành 46595;47529; xây dựng, điện tử, điện lạnh, đồ điện dân dụng, đồ 4742;475; gia dụng; 8 Bán buôn, bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da 4771; 46413 ; và giả da 46491 9 Mua bán mỹ phẩm, và các chế phẩm vệ sinh 46493 10 Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, 56 vui chơi, giải trí 11 Kinh doanh văn phòng phẩm và các thiết bị văn 46497; 4651 phòng; 12 Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách 4933, 49321; bằng ôtô theo tuyến cố định, hợp đồng; 49312 13 Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu 14 Đại lý mua, đại lý bán, phân phối, ký gửi hàng hóa 46101 trong và ngoài nước 15 Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh. 3.2 Nhiệm vụ kinh doanh: - Thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quyết định của Bộ Lao Động, đảm bảo cho ngừơi lao động tham gia cùng quản lý bảo vệ công ty và ký kết các thỏa ước lao động - Công bố công khai các báo cáo tài chính hàng năm, thực hiện nghĩa nộp thuế và các khoản phải nộp Ngân Sách Nhà Nước 4. Công tác tổ chức quản lý và tổ chức bộ máy kế toán của công ty: 4.1 Công tác tổ chức quản lý: ================================================================== 28 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 29. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển cần phải có một bộ máy lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn phù hợp với quy mô, tình hình của doanh nghiệp. - Sơ đồ bộ máy quản lý của doanh nghiệp: Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng Kế toán Phòng kinh Phòng tổ chức Tổ bảo vệ tổng hợp doanh quản lý nhân sự Bộ phận bốc vác Bộ phận lái xe Bộ phận giao nhận hàng ================================================================== 29 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 30. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý: - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ: Thảo luận và thông qua điều lệ công ty, quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ công ty. Bầu ban kiểm soát và ban giám đốc. Thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án kinh doanh 3 năm của công ty. Thông qua chế độ phụ cấp cho thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm kỳ 4 năm. - Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên. Ban kiểm soát thay mặt các cổ đông để kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động cảu công ty, phát hiện các sai sót và đề nghị đại hội đồng cổ đông ra quyết định điều chỉnh. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của ban giám đốc, theo mọi quyết định của trưởng ban kiểm soát. - Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, điều lệ công ty và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Giám đốc do hội đồng quản trị tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông về kết quản hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng kế toán tổng hợp: Hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty, báo cáo với giám đốc khi có yêu cầu hoặc trình duyệt xin ý kiến phê duyệt, quyết toán và nộp thuế với cơ quan nhà nước. Phòng kinh doanh: Phụ trách các công việc về mua bán hàng hóa, tìm kiếm khách hàng, mở rộng phạm vi kinh doanh. Khi mua hàng hóa sẽ phân công bộ phận giao - nhận hàng kiểm kê số lượng, khi bán hàng thì điều hành bộ phận lái xe, bộ phận bốc vác, bộ phận giao- nhận hàng cùng đi giao hàng cho khách. - Phòng tổ chức quản lý nhân sự: Tổ chức bộ máy hành chính nhân sự của công ty, soạn thảo và trình giám đốc ký kết các HĐLĐ, tham gia đề xuất ý kiến bổ nhiệm, bãi miễn cán bộ - nhân viên Công ty theo thẩm quyền. - Tổ bảo vệ: Bảo vệ trật tự an ninh trong công ty. 4.2 Công tác bộ máy kế toán của công ty: ================================================================== 30 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 31. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức kế toán công ty đã đào tạo, tuyển dụng được một đội ngũ kế toán có trình độ cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, không ngừng học hỏi năng cao nghiệp vụ,… Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập chung và tiến hành công tác hạch toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Sự lựa chọn này phù hợp với quy mô hoạt động của công ty, với trình độ của các nhân viên kế toán, vì kết cấu đơn giản dễ ghi chép. Do vậy việc ghi chép, kiểm tra số liệu được tiến hành thường xuyên, công việc được phân bổ đồng đều ở tất cả các khâu. Vì vậy đảm bảo số liệu chính xác kịp thời phục vụ nhạy bén yêu cầu quản lý Công ty áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng Kế toán tiền lương Kế toán hàng hóa, Thủ quỹ tiền, các khoản tài sản cố định phải thu, tạm ứng Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán: - Kế toán trưởng: Điều hành, kiểm tra giám sát toàn bộ công việc kế toán của nhân viên phòng kế toán, đưa ra quyết định phê duyệt, quyết toán và nộp thuế với cơ quan nhà nước. - Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng của công ty: Thu thập, đối chiếu, kiểm tra các chứng từ có liên quan đến phần hành vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng và ghi sổ liên quan. - Kế toán tiền lương: Thu thập kiểm tra, đối chiếu các chứng từ và hạch toán ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến lương, bảo hiểm, trợ cấp của nhân viên trong công ty. ================================================================== 31 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 32. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== - Kế toán hàng hóa và tài sản cố định: Thu thập, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ liên quan đến hàng hóa, TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ và ghi các sổ liên quan. - Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm về tiền mặt tại quỹ, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi trực tiếp thu chi tiền mặt và ghi vào sổ quỹ tiền mặt. Gồm một phòng kế toán thực hiện toàn bộ công việc kế toán của công ty. Công ty chọn hình thức này vì phù hợp với tổ chức kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty. Đảm bảo lãnh đạo tập trung thống nhất đối với công tác kế toán trong công ty, cung cấp thông tin kịp thời và thuận tiện cho việc chuyên môn hóa cán bộ kế toán và cơ giới hóa công tác kế toán 4.3 Hình thức kế toán sử dụng tại công ty: Do đặc điểm quy mô hoạt động công ty còn nhỏ, loại hình hoạt động đơn giản và trình độ của đội ngũ kế toán, hiện nay công ty đâng sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ ================================================================== 32 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 33. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Chứng từ kế toán B¶ng tæng hîp kÕ Sổ (thẻ) hạch Sổ quỹ to¸n chøng tõ cïng toán chi tiết lo¹i Sổ đăng Chứng từ ghi sổ ký CTGS Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày, định kỳ : Ghi cuối tháng : Kiểm tra đối chiếu : Định kỳ căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thể kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đang ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập Bảng cân đối tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau và bằng tổng số tiến phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư ================================================================== 33 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 34. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Có của các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng số dư của từng tài khoản tưng ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. * Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ sử dụng các loại sổ kế toán chủ yếu sau: - Chứng từ ghi sổ. - Sổ đăng ký chứng chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết II. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ: 1. Tình hình đầu tư về TSCĐ tại đơn vị: - TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - TSCĐ là sự thể hiện về tài sản của vốn cố định đó là yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp. - TSCĐ gồm 2 loại : TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình. Tại công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình và được chia thành 4 loại chủ yếu sau: + Nhà cửa vật kiến trúc + Máy móc thiết bị + Phương tiện vận tải truyền dẫn + TSCĐ khác Ta có thể khái quát cơ cấu một số loại TSCĐ chủ yếu của công ty qua biểu sau: STT Tài Sản Nguyên giá Tỷ trọng 1 Nhà cửa vật kiến trúc 4. 328.837.996 32% 2 Máy móc thiết bị 6.899.085.558 51% 3 Phương tiện vận tải truyền dẫn 1.352.761.874 10% 4 TSCĐ khác 946.933.312 7% Cộng 13.527.618.740 100% Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng, phân loại TSCĐ ở đơn vị: ================================================================== 34 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 35. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Nhìn chung TSCĐ ở công ty cố nhiều chủng loại khác nhau. Để đảm bảo công tác quản lý, kiêm tra giám sát sự biến động của nó. Công ty đã phân loại TSCĐ thêo chức năng đối với quá trình sản xuất. - TSCĐ hữu hình: + Nhà cửa vật kiến trúc + Máy móc thiết bị + Phương tiện truyền dẫn - TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể mà nó biểu hiện bằng một lượng giá trị, một khoản chi lớn mà công ty đã đầu tư chi trả để được quyền hay lợi ích lâu dài mà giá trị của nó xuất phát từ quyền hay lợi ích đó. Tại công ty tài sản cố định vô hình chỉ có quyền sử dụng đất. - Trong qua trình sử dụng thì kế toán TSCĐ tiến hành đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ TSCĐ theo những nguyên tắc nhất địnhvà tại thời điểm nhất định do đặc điểm của tài sản và chủ yếu quản lý đó nên việc xác định giá trị TSCĐ thường sử dụng phương pháp cơ bản là đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại - Tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư phát triển giáo dục đánh giá TSCĐ theo nguyên giá: Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá Nguyên giá Nguyên giá Phải trích = TSCĐ đầu + TSCĐ tăng - TSCĐ giảm khấu hao kỳ trong kỳ trong kỳ 2. Phương pháp kế toán: Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư phát triển giáo dục em đã sưu tầm và tập hợp được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12 năm 2010 như sau: Đầu tháng 12 năm 2010 tại công ty có số dư đầu tháng như sau: Tk 111: 53.468.500đ Tk 211: 12.899.300.000đ Tk 112: 1.247.630.000đ Tk 214: 5.463.251.870đ Tk 131: 120.750.600đ Tk 331: 155.000.500đ (Công ty cổ phần XD 374: 95.000.000đ) Tk 333: 13.456.720 (Công ty TNHH Phú Quốc: 25.750.600đ) Nghiệp vụ 1: Biên bản giao nhận công trình XDCB hoàn thành ngày 08/12. Bộ phận XDCB bàn giao khu nhà để xe. Tổng giá quyết toán được duyệt la 27.000.000đ. Dự tính khu nhà xe sử dụng trong vòng 10 năm ================================================================== 35 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 36. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Nghiệp vụ 2: Biên bản giao nhận công trình XDCB hoàn thành ngày 09/12. Bộ phận XDCB bàn giao hệ thống bao tường xung quanh công ty. Tổng giá quyết toán công trình được duyệt 542.155.000đ. Dự toán sử dụng trong vòng 10 năm. Nghiệp vụ 3: Hóa đơn GTGT số 0054320 ngày 11/12, hợp đồng kinh tế số 141 của doanh nghiệp cơ khí đúc Phú Yên- Quốc Oai – HN bán cho công ty 5 xe goong. Đơn giá 10.476.000đ/chiếc, tổng giá thanh toán 54.999.000đ trong đó thuế GTGT 5%. Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản. Nghiệp vụ 4: Hóa đơn GTGT số 0002486 ngày 12/12 mua một bộ máy tính dùng cho quản lý văn phòng của công ty Trần Anh. Tổng giá thanh toán 12.595.000đ trong đó thuế GTGT 10% . Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu chi số 205 cùng ngày. Dự kiến bộ máy sử dụng trong vòng 5 năm Nghiệp vụ 5: Phiếu thu 266 ngày 16/12 công ty thanh lý 7 xe kéo. Nguyên giá 72.064.460đ công ty đã tính đủ khấu hao, xe đã hết thời hạn sử dụng . Thanh lý thu được số tiền 2.450.000đ. Nghiệp vụ 6: Hóa đơn GTGT 007384 ngày 17/12 công ty mua thêm một máy in của công ty Mạnh Điệp. Tổng giá thanh toán 6.491.100đ trong đó thuế GTGT 10% là 590.000đ, công ty chưa thanh toán, dự kiến tài sản sử dụng trong vòng 5 năm. Nghiệp vụ 7: Hóa đơn GTGT số 0004687 ngày 18/12 công ty mua một máy ủi mã hiệu DT 75 của công ty TNHH Phương Nam. Tổng giá thanh toán 170.016.000đ trong đó thuế GTGT 10% là 15.456.000đ, công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản, tỷ lệ khấu hao được trích 20%. Nghiệp vụ 8: Hóa đơn GTGT 0065927 ngày 20/12 công ty tiến hành mua sắm và đem vào sử dụng một máy phát điện ở văn phòng công ty. Tổng giá thanh toán 236.250.000đ trong đó thuế 5% là 11.812.500đ công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí phát sinh 6.000.000đ đã thanh toán bằng phiếu chi số 206, tỷ lệ khấu hao 15%. Nghiệp vụ 9: Phiếu thu 267 ngày 24/12 công ty thanh lý 10 máy tính với nguyên giá 50.131.609đ, đã khấu hao hết với tỷ lệ 10%. Công ty thu được 12.000.000đ trên cơ sở biên bản thanh lý. Nghiệp vụ 10: Hóa đơn GTGT số 0084672 ngày 25/12 công ty tiến hành mua ông đồng . Tổng giá thanh toán 53.480.000đ đã gồm cả thuế GTGT 10%, tỷ lệ khấu hao 10%. Nghiệp vụ 11: Phiếu chi số 207 ngày 27/12, công ty thanh toán tiền nợ cho công ty Mạnh điệp ngày 17/12. ================================================================== 36 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 37. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Căn cứ vào nhu cầu Hóa đơn GTGT, 2 bên tiến hành lập BB giao nhận TSCĐ. Đơn vị: Công ty cổ phần ĐT và TM Mẫu số 01- TSCĐ Bách Gia BH theo QĐ số 15/2006 QĐ- BTC Địa chỉ: Thanh Xuân, Hà Nội BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ Số 04, ngày 11 tháng 12 năm 2010 Nợ TK 211, 133 Có Tk 112 ================================================================== 37 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 38. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Căn cứ vào quyết định số 287 ngày 28/12/2009 của công ty cổ phần ĐT và TM Bách Gia về bàn giao TSCĐ Biên bản giao nhận TSCĐ: Ông (bà): Trịnh Việt Cường Chức vụ: Giám đốc bên giao Ông(bà): Hoàng Văn Chuyên Chức vụ: Giám đốc bên nhận Địa điểm bên nhận TSCĐ: Công ty cổ phần ĐT và TM Bách Gia Giao cho ông: Đào Văn Đức Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau: STT Tên sản phẩm, Nước Năm Năm Giá mua CP VC, Nguyên quy cách sx đưa Chạy giá vào sử thử dụng 1 Xe kéo XG 75 VN 2001 2010 52.380.00 0 52.380.000 0 Tổng 52.380.00 52.380.000 0 Giám đốc bên nhận Kế toán trưởng Người nhận Người giao Hoàng Văn Chuyên Lê Trang Đào Văn Đức Trịnh Việt Cường Bộ phận thu mua của công ty được lệnh của Giám đốc đã mua 05 xe kéo theo hóa đơn GTGT 0054320. Đơn vị: Công ty cổ phần ĐT và TM Mẫu số: 01GTKT – 3LL Bách Gia MM/2007B Địa chỉ: Thanh Xuân, HN Số: 0054320 HÓA ĐƠN GTGT ================================================================== 38 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 39. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 11/12/2010 Đơn vị bán hàng: Công ty đúc Phú Yên Địa chỉ: Quốc Oai - Hà Nội Số tài khoản: 471100000085 Mã số thuế: 0100105969 Họ và tên người mua: Nguyễn Văn Hoàng Địa chỉ: Công ty cổ phần ĐT và TM Bách Gia Số tài khoản: 711A29208813 Mã số thuế: 0104132201 Hình thức thanh toán:Tiền gửi ngân hàng STT Tên hàng hóa ĐVT S.lượng Đơn giá Thành tiền 1 Xe kéo XG 75 Chiếc 05 10.476.000 52.380.000 Cộng tiền hàng 52.380.000 ThuếGTGT 5% 2.619.000 Tổng tiền thanh toán 54.990.000 Viết bằng chữ: Năm tư triệu chín trăm chín mươi nghìn đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng ĐV (ký,họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Nguyễn Văn Hoàng Hoàng Văn Chuyên Đơn vị: Công ty cổ phần ĐT và TM Mẫu số: 01GTKT – 3LL Bách Gia MM/2007B Địa chỉ: Thanh Xuân, HN Số: 0002486 HÓA ĐƠN GTGT ================================================================== 39 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 40. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 12/12/2010 Đơn vị bán hàng: Công ty Trần Anh Địa chỉ: Cầu giấy - Hà Nội Số tài khoản: 691102970367 Mã số thuế: 0100109327 Họ và tên người mua: Phạm Thanh Loan Địa chỉ: Công ty cổ phần ĐT và TM Bách Gia Số tài khoản: 711A29208813 Mã số thuế: 0104132201 Hình thức thanh toán:Tiền mặt STT Tên hàng hóa ĐVT S.lượng Đơn giá Thành tiền 1 Máy tính TOHIBA Chiếc 01 11.450.000 11.450.000 Cộng tiền hàng 11.450.000 Thuế GTGT 10% 1.145.000 Tổng tiền thanh toán 12.595.000 Viết bằng chữ: Mười hai triệu năm trăm chín mươi lăm nghìn đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng ĐV (ký,họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Phạm Thanh Loan Hoàng Văn Chuyên Đơn vị: Công ty cổ phần ĐT và TM Mẫu số: 01GTKT – 3LL Bách Gia MM/2007B Địa chỉ: Thanh Xuân, HN Số: 0007384 HÓA ĐƠN GTGT ================================================================== 40 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K
  • 41. Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội Khoa kinh tế ===================================================================== Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 17/12/2010 Đơn vị bán hàng: Công ty Mạnh Điệp Địa chỉ: 173 Long Biên - Hà Nội Số tài khoản: 341102970367 Mã số thuế: 010018756 Họ và tên người mua: Phạm Thanh Loan Địa chỉ: Công ty cổ phần ĐT và TM Bách Gia Số tài khoản: 711A29208813 Mã số thuế: 0104132201 Hình thức thanh toán: STT Tên hàng hóa ĐVT S.lượng Đơn giá Thành tiền 1 Máy in Chiếc 01 11.450.000 11.450.000 Cộng tiền hàng 5.901.000 ThuếGTGT 10% 590.100 Tổng tiền thanh toán 6.491.100 Viết bằng chữ: Sáu triệu bốn trăm chín mươi mốt nghìn một trăm đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng ĐV (ký,họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Phạm Thanh Loan Hoàng Văn Chuyên Đơn vị: Công ty cổ phần ĐT và TM Mẫu số: 01GTKT – 3LL Bách Gia MM/2007B Địa chỉ: Thanh Xuân, HN Số: 0004687 HÓA ĐƠN GTGT ================================================================== 41 Sinh Viên: Phương Hoàng Hưởng Lớp KT 2K