SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
"ANH NẰM XUỐNG…"
Chúng tôi vừa đi thăm hai cụ bà, thân mẫu của hai người anh em chúng tôi đã qua đời, một anh
vì tai nạn và một anh vì chứng ung thư.
Khi chọn thời điểm ngày 27 tháng 7 để viếng thăm các gia đình của anh em trong Tỉnh Dòng đã
qua đời, anh em hay nói đùa đó là "Ngày Thương Binh Liệt Sĩ”, thật ra chính xác phải nói là chung
quanh ngày 26 tháng 7, vì ngày 26 tháng 7 là ngày Lễ kính ông Thánh Gioakim và bà Thánh Anna, hai
cụ là song thân của Mẹ Maria. Hơn nữa, ngoài thời điểm này, chúng tôi còn được thêm một lần nữa để
thăm các cụ là song thân của các anh em trong Dòng vào cuối năm âm lịch theo truyền thống của dân
tộc, như vậy hai thời điểm được phân bố khá đều..
Thăm các cụ bà vào thời điểm này thật trùng hợp, được thêm nhiều ý nghĩa thân thương, đó là
người anh em của chúng tôi mất vì tai nạn có bổn mạng cũng là Gioakim, còn người anh em mất vì ung
thư thì dịp này cũng rất gần với ngày giỗ của anh.
Tám năm trôi qua rồi kể từ ngày anh Gioakim gặp tai nạn và qua đời ( 2006 ), chúng tôi đứng
trước di ảnh của anh với lời kinh nguyện, bà mẹ già 92 tuổi khóc ngất khi thấy Nhà Dòng đến thăm và
đọc kinh cho con mình, lần nào cũng vậy, những cảm xúc thương tâm nơi bà làm tôi vô cùng xúc động.
Tình thương của cha mẹ dành cho con cái là vô bờ bến ( Ảnh chỉ có ý minh họa ).
Tôi thầm trách anh đã làm khổ mẹ
già như vậy, anh có biết là mẹ thương anh
lắm không ? Lẽ ra tuổi già của mẹ sẽ là an
vui, hãnh diện về anh và hạnh phúc khi
mỗi lần anh về thăm mẹ, nhưng bây giờ
mẹ ngồi đó, âu sầu mỗi ngày nhìn lên di
ảnh của anh, tuổi già yếu đau mẹ không
ra ngoài được, các con cháu bận rộn
chuyện gia đình, chuyện làm ăn, chuyện
học hành, ít ai ngó ngàng đến mẹ, mẹ cứ
héo hắt với nỗi nhớ thương con trai yêu
dấu, chiếc áo len và chiếc khăn trên đầu
không đủ ấm trong những chiều mưa bão,
tôi nhìn bà co ro lạnh lẽo từ bên trong mà
không cầm được nước mắt.
Buổi sáng hôm ấy, khi tôi đang trên
đường về Nhà Dòng để chuẩn bị cho
Công Hội Tỉnh trong những ngày sau đó,
chiếc điện thoại của tôi báo tin có cuộc gọi của anh Gioakim, nghe rồi mới biết tin anh bị tai nạn trọng
thương ở Bình Định, người đi đường nhặt được điện thoại của anh bấm gọi để báo tin, và sau đó thì
hoàn toàn không liên lạc được với họ nữa. Liên lạc nhờ các anh chị em ở Bình Định lo cho anh ở nhà
thương, tôi rời Sàigòn sau cơm trưa hôm ấy để nhanh chóng ra Quy Nhơn, nhưng đến chiều, khi xe đến
bãi biển Cà Ná, tới tin anh qua đời đã được loan đi.
Nhà Dòng đề nghị đưa thi hài của anh về quàn tạm ở Giáo Xứ Phù Mỹ, nơi anh Toàn, một anh
em DCCT ở Quy Nhơn phụ trách. Khi tôi ra đến nơi thì đã nửa đêm, đêm đó lại là đêm chung kết World
Cup 2006, tôi vào phòng quàn xác anh đúng lúc hai đội phân tranh thắng bại bằng những cú đá luân
1
NĂM THỨ 14 – SỐ 620 – CHÚA NHẬT 27.7.2014
lưu. Cám ơn anh Toàn đã hết lòng lo cho anh trong những giờ phút cuối đời, cám ơn các anh em Linh
Mục, các chị em Nữ Tu ở Bình Định đã giúp anh Toàn để công việc lo cho anh Gioakim được chu đáo.
Khi tôi đến Phù Mỹ cũng là lúc một đoàn Giáo Dân và anh em mình từ DCCT Huế vào đến nơi để
đón xác anh. Từ ngày anh về Huế phụ trách cộng đoàn và lo cho Giáo Xứ, qua sự tận tụy của anh, lòng
nhiệt thành của anh, lối sống khiêm nhu, khó nghèo và đơn sơ của anh, Thiên Chúa thổi luồng gió mới
làm nức lòng Giáo Dân, đem lại an bình trong cộng đoàn. Anh ra đi để lại nỗi tiếc thương đau xót cho
nhiều người, thiệt hại rất lớn cho Nhà Dòng, cho Hội Thánh. Vẫn biết là Thánh Ý Chúa, nhưng sự bất
cẩn của con người làm thệt hại và thương đau cho nhiều người khác. Cuộc đời của chúng ta không phải
sống cho mình, nhưng là sống vì và sống cho người khác. Anh ra đi như vậy có công bằng với người
khác và với mẹ của anh không ? Anh đừng tròn mắt sau cặp kính cận nhìn tôi rồi phá lên cười như
những ngày, những lần, anh em gặp gỡ và trêu ghẹo nhau.
Sự bất cẩn khi giao thông đã cướp đi một sinh mạng, hệ lụy không lường hết được thảm khốc
thế nào, di chứng thiệt hại cho con người và xã hội không tính toán được hết, bài học đơn giản và quen
thuộc vẫn là phải cẩn thận trong việc chọn lựa phương tiện giao thông và chọn lựa cách giao thông.
Tai nạn giao thông ở Việt Nam vẫn luôn là con số vượt mức báo động đỏ, mỗi năm số mạng
người chết vô lý vì giao thông vẫn còn quá lớn so với thời còn chiến tranh, số người mang thương tật để
lại gánh nặng cho xã hội không thể thống kê được. Thế nhưng hình như mạng người ở Việt Nam rẻ
lắm, vì vẫn còn đó vô số những vấn đề lớn của giao thông không được giải quyết đến tận nguồn…
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 25.7.2014
( Tựa đề lấy theo "Cho một người vừa nằm xuống" của TCS )
MỤC LỤC TÌM BÀI:
"ANH NẰM XUỐNG…" ( Lm. Vĩnh Sang ) ............................................................................................. 01
KHÔN NGOAN TÌM NƯỚC TRỜI ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ....................................................... 02
VÔ TẬN ( AM. Trần Bình An ) ............................................................................................................... 03
KHO BÁU NƯỚC TRỜI LÀ ĐỨC KITÔ ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ................................................. 05
HÃY LÀM MỌI SỰ ĐỂ CÓ ĐƯỢC NƯỚC TRỜI ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ................................... 07
BÁN ĐI ( M. Hoàng Thị Thùy Trang ) ..................................................................................................... 08
CHÂN DUNG THÁNH MARIA MAĐALÊNA ( Trầm Thiên Thu ) ............................................................ 10
HẠNH PHÚC VÀ NƯỚC TRỜI ( Phùng Văn Hóa ) ............................................................................... 12
PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 15: NƠI BÌNH YÊN CHIM HÓT ( Nguyễn Trung ) ........................... 15
THÁNH ANPHONG VỚI VIỆC SỐNG ƠN GỌI ( Phùng Văn Hóa ) ...................................................... 17
NÓI VỀ ĐỨC TIN VỚI NGƯỜI KHÔNG TIN ( Emily Stimpson, bản dịch của Trầm Thiên Thu ) ........... 19
CẢM, NGHĨ KHI ĐỌC "MẤY CỤM KHÓI RỜI" CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ ( Nguyễn Trung ) ................ 21
MẤY CỤM KHÓI RỜI ( Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ) .............................................................................. 22
BÉ GÁI SỐNG SÓT THẦN KỲ SAU KHI MẸ ĐÃ UỐNG THUỐC TRỤC THAI ( Bình Minh, VNExpress ) ..... 23
TÂM SỰ CÙNG BẠN TRẺ: LÀM TỪ THIỆN ( Hoàng Ngọc Diệp ) ....................................................... 24
ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ CÁCH NHÌN CUỘC SỐNG ( Từ Petalia.org ) ......................................................... 25
TÁCH CÀ PHÊ ( Khuyết Danh ) ............................................................................................................ 25
NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 26
KHÔN NGOAN TÌM NƯỚC TRỜI
Vua Salômon nổi tiếng là vị vua khôn ngoan sáng suốt. Ông
đã xử những vụ án rất khó khăn một cách khéo léo không khác gì
Bao Công. Bà hoàng hậu Saba ở mãi tận phương Nam cũng phải
đến nghe sự khôn ngoan của ông. Nhưng khôn ngoan nhất là khi
được Chúa cho chọn lựa, ông đã không xin được trường thọ hay
được giàu sang, mà chỉ xin được ơn khôn ngoan. Lời cầu xin của
ông rất đẹp lòng Chúa. Nên Chúa đã khen ngợi và ban cho ông mọi
điều mong muốn. Chúa muốn tôi bắt chước vua Salômon, biết xin ơn
khôn ngoan và biết khôn ngoan trong những lựa chọn. Nhất là biết
khôn ngoan lựa chọn Nước Trời như những người trong bài Tin
Mừng hôm nay.
2
CÙNG SUY NIỆM
Những người trong bài Tin Mừng hôm nay khôn ngoan vì thao thức đi tìm. Sự thao thức đi tìm
được thấy trong thái độ bôn ba đây đó, khảo sát đất đai. Chắc phải đào bới nhiều mới thấy kho tàng
chôn giấu trong ruộng. Sự thao thức đi tìm cũng thấy trong việc ra khơi thả lưới. Vất vả chài lưới rồi còn
phải lựa chọn. Dù vất vả, họ quyết tìm cho ra Nước Trời.
Họ khôn ngoan vì biết phân định. Đời sống đem đến cho ta đủ mọi loại giá trị thượng vàng hạ
cám, như chiếc lưới đánh bắt đủ mọi loại tôm cá. Giữa những giá trị ấy ta phải biết phân định. Lựa chọn
những giá trị cao quý, tốt đẹp. Biết chọn lựa cá tốt, vứt bỏ cá xấu. Biết giá trị của viên ngọc dù nó còn
đang nằm giữa khối đá sù sì dơ bẩn. Biết giá trị của kho tàng dù nó còn đang bị chôn giấu dưới lòng đất
sâu. Biết giá trị của Nước Trời dù Nước Trời chưa tỏ hiện rõ ràng trên thế gian.
Họ khôn ngoan vì dám dấn thân. Khi đã biết được giá trị Nước Trời, họ dấn thân theo đuổi đến
cùng. Dấn thân trọn vẹn nên bán tất cả những gì mình có để đổi lấy kho tàng, viên ngọc quý. Dấn thân
quyết liệt vì bán hết nhà cửa rồi thì không thể quay về chốn cũ, chỉ còn gắn bó với quê hương mới mà
thôi. Dấn thân tuyệt đối, bỏ hết tất cả chỉ vì một viên ngọc. Dấn thân như thế là thái độ của tình yêu, sự
say mê, sự khao khát mãnh liệt. Đó chính là thái độ phải có khi đi tìm Nước Trời.
Họ khôn ngoan vì biết từ bỏ. Bán tất cả những gì mình có là một từ bỏ lớn lao. Dứt lìa những gì
mình gắn bó còn đau đớn hơn nữa. Bỏ một nơi yên thân chắc chắn để dấn thân vào một tương lai bấp
bênh thì thật là phiêu lưu đến tận cùng. Nhưng không có cách nào khác. Phải bán tất cả mới đủ sức
mua viên ngọc Nước Trời. Phải đầu tư trọn vẹn con người với tất cả tài năng trí tuệ, sức lực, thời giờ
mới mong chiếm đoạt được Nước Trời. Luyến tiếc một chút là bất thành. Chần chừ một chút là hỏng
việc. Nấn ná một chút là bị lỡ cơ hội.
Họ từ bỏ một cách nhẹ nhàng thanh thoát. Nên từ bỏ rồi họ cảm thấy vui tươi. Họ từ bỏ một
cách mau mắn vì họ đã dứt khoát với những gì xưa cũ. Lòng trí của họ chỉ gắn bó tha thiết với kho
tàng mới tìm thấy. Đó là những thái độ khôn ngoan đáng cho ta noi theo trên con đường đi tìm Nước
Trời. Biết thao thức đi tìm. Biết phân định giá trị. Biết mau mắn từ bỏ. Biết hăng hái dấn thân đến cùng.
Lạy Chúa, xin ban cho con ơn khôn ngoan để con biết chọn Chúa là nguồn mạch hạnh
phúc. Amen.
Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT
VÔ TẬN
Theo lời kể của ông Trần Văn Tiệp, ngay từ những năm
1957, ông đã có những thông tin chính xác về “kho vàng” này:
“Nhưng trong suốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ,
tôi phải bí mật nguồn thông tin.”
Theo hồ sơ của ông Tiệp cung cấp cho Báo Thanh Niên,
cuối Thế Chiến thứ hai ( khoảng năm 1943 ), trên vịnh Cà Ná ( giáp
ranh tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận hiện nay ), tướng Yamashita
của Nhật sau khi đầu hàng quân Đồng Minh đã đưa một hạm đội
gồm 84 tàu chiến chở đầy vàng đến đây. Quân đội Nhật đã chôn
giấu khoảng 4.000 tấn vàng tại một hòn núi sát với vùng biển này.
Tuy nhiên, sau đó không quân của Đồng Minh đã đánh chìm 66 tàu
của quân Nhật xuống vịnh Cà Ná, 18 tàu còn lại chạy tứ tán. Có một
con tàu mãi đến năm 1945 mới chìm hẳn. Sau Thế Chiến thứ hai,
nhiều lần người Nhật đã đến Việt Nam để tìm tung tích kho vàng
cực lớn này nhưng đều thất bại. Ông Tiệp khẳng định: “Sở dĩ quân
đội Nhật chôn kho vàng này gần biển là vì thuận lợi giao thông đường biển, đường bộ và đường sắt. Hơn
nữa, lại gần với một kho vàng khác của vua Chăm ngày xưa để lại nơi này.”
Ông Tiệp và các cộng sự đã trưng ra nhiều vật chứng quan trọng trình UBND tỉnh, mà ông cụ
cho rằng đã thu được từ những cuộc thăm dò kho vàng tại núi Tàu. Đó là một thanh gươm và một vỏ
bao gươm của Nhật đã cũ; một đồng tiền 10.000 yen; một ống điếu bằng kim loại đã vỡ một phần; hai
logo Hắc Long bằng kim loại và một lá đề bằng đá... Ông Tiệp khẳng định: “Những cổ vật này là chứng
cứ không thể bàn cãi về việc có sự hiện diện của kho vàng ở núi Tàu”. Để chứng minh, lần đầu tiên ông
Tiệp trưng ra tấm bản đồ vị trí “kho vàng núi Tàu”, được ông vẽ lại khá tỉ mỉ. Theo ông Tiệp, tấm bản đồ
này chỉ ông và người có trách nhiệm cao nhất của tỉnh mới được tiếp cận vì “yếu tố bí mật” và vì lý do
“an ninh” nên không ai được phép biết trừ khi được ông cho phép.
Chỉ với những thông tin mỏng manh, nhưng suốt hơn 50 năm qua ông đã đeo đuổi về cái gọi là
“kho vàng núi Tàu”. Cả cuộc đời ông hầu như chỉ có một việc, đó là khai thác bằng được kho vàng này,
3
dù đến nay, đã ngót trăm tuổi, đã bỏ ra hàng trăm cây vàng cho việc tìm kiếm. Nhưng thất bại không làm
ông nản chí. Ông bảo đời ông chưa tìm thấy thì đời con ông sẽ tiếp tục đi tìm. Niềm tin “kho vàng núi
Tàu” với ông không bao giờ tắt ! ( Báo Thanh Niên ).
Không rõ kho vàng nói trên có thật hay không, nếu chỉ xét ở góc độ xác tín và kiên trì của ông cụ
Trần Văn Tiệp có thể gợi ý cho Kitô hữu suy gẫm sâu sắc hơn về kho báu Nước Trời. Trong Tin Mừng
Chúa Nhật hôm nay, Đức Giêsu ví Nước Trời như kho báu giấu kỹ, hay như viên ngọc quý hiếm hoi độc
nhất vô nhị, mà ai phát hiện sẽ khôn ngoan bán ngay mọi thứ để cấp thời mua lấy, rồi còn phải chiến
đấu liên tục để có thể lưu giữ.
Khôn ngoan
Nhờ hồng ân mà Kitô hữu khám phá ra được kho tàng vô giá mà cứ tưởng như là cờ. Đó chính
là Nước Trời, mà Đức Giêsu vừa giới thiệu, vừa trao ban qua Lời Chúa và Thánh Thể nhiệm mầu. Khi
tín hữu tìm thấy kho báu độc nhất vô nhị này, hoặc viên ngọc quý giá vô song, thì Đức Chúa Thánh
Thần luôn ban ơn khôn ngoan, ân sủng đầu tiên trong Bảy Ơn của Ngài, để tín hữu có thể tự do lựa
chọn, cũng như cân nhắc quyết định chiếm hữu hay từ chối.
Cũng như các Thánh Tông Đổ tiên khởi, Thánh Phaolô cũng khôn
ngoan chiếm hữu Nước Trời, mặc dầu trước đó ngài đã hăng say truy sát
những ai tin theo Đức Giêsu. Nhờ ơn khôn ngoan, Thánh Phaolô, như
Vua Salômôn ngày xưa, đã biết lắng nghe và biệt phân phải trái, để vứt
bỏ đi hết những học thuật uyên bác, những thành tích thánh chiến, để
hân hoan làm công dân Nước Trời: "Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt
thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi.
Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và
được kết hợp với Người“ ( bản dịch của Nhóm Các GKPV, Pl 3, 8 – 9 ).
Lm. Nguyễn Thế Thuấn dịch câu này khá ấn tượng: “…Vì Ngài,
tôi đành thua lỗ mọi sự, và coi là phân bón cả, để lợi được Ðức Kitô, và
được thuộc về Ngài…” Còn Lm. An Sơn Vị dựa theo bản Kinh Thánh
TOB, dịch: “Vì Người, tôi đã đánh mất đi tất cả, và tôi coi tất cả như đồ
cặn bã, để được lời chính Đức Kitô và được gặp thấy tôi nơi Người.”
Như thế, tất cả của cải vật chất lẫn tư tưởng cao siêu, quyền
hành, chức tước, danh lợi thế gian hoàn toàn chỉ là phù vân, cặn bã,
phân bón, rác rưởi nếu so với kho báu Nước Trời. Ai thèm dại dột lựa
chọn thế gian phù phiếm nhất thời, nếu có một chút khôn ngoan ?
Chiến đấu
Tuy nhiên chiếm hữu Nước Trời không hề dễ dàng như mua tấm vé xem trận chung kết bóng đá
thế giới vừa qua tại Brasil. Cần có chí khí, nghị lực, can đảm, miệt mài chiến đấu mới chiếm giữ nổi.
Chính Đức Giêsu đã khẳng định chắc nịch: “Nước Thiên Chúa phải đương đầu với sức mạnh. Ai mạnh
sức thì chiếm được” ( Mt 11, 12 ).
Thánh Phaolô đã minh chứng qua kinh nghiệm dấn thân vào Nước Trời: “Tôi đã đấu trong cuộc thi
đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho
người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không
phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện” ( 2Tm 4, 7 – 8 ).
Có lẽ cuộc chiến cam go và dai dẳng nhất là chiến đấu với chính bản thân, lực cản mạnh bạo và
nguy hiểm nhất cho ai muốn chiếm hữu Nước Trời. Vì vậy, bỏ mình là điều kiện tiên quyết chiếm hữu
Nước Trời, tiếp đến can trường chấp nhận mọi thách đố khó khăn: ”Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình,
vác thập giá mình hằng ngày mà theo”( Lc 9, 23 ).
Trung kiên
Để chiếm hữu được Nước Trời, Kitô hữu còn phải không ngớt hăng say chiến đấu liên tục,
trường kỳ với ba thù hàng ngày, hàng giờ, hàng phút giây, không thể ngưng nghỉ, thỏa hiệp, nên Kitô
hữu cần luôn tỉnh thức như năm cô phù dâu khôn ngoan, như người tôi tớ trung thành, thức khuya sẵn
sàng và chu đáo đón chờ chủ về. “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền
chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” ( Mt 10, 22 ).
Thánh Phaolô đã khuyên nhủ tín hữu thành Côrintô dù chịu thử thách, nguy nan, cứ nhất mực
kiên trì, trung thành với Nước Chúa, với Ơn Gọi: “Bởi vậy, anh em thân mến, anh em hãy kiên tâm bền
chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa, vì biết rằng: Trong Chúa, sự khó
nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích” ( 1 Cr 15, 58 ).
4
Thánh nhân còn diễn giải minh bạch hơn nữa về sự bền vững, trung thành với kho báu Nước
Trời. “Chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: Ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen
chịu đựng thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy.
Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng
chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” ( Rm 5, 3 – 5 ).
“Giữa những thử thách, con hãy nghĩ gian khổ sánh sao được với Nước Thiên Đàng. Đó là
phương pháp của Chúa: “Phước cho ai khó nghèo, ai khóc lóc, ai chịu bắt bớ… Vì Nước Thiên Đàng là
của mình vậy” ( Đường Hy Vọng, số 695 ).
Lạy Chúa Giêsu xin ban Đức Chúa Thánh Thần soi sáng chúng con biết khôn ngoan, để
lắng nghe Lời Chúa, biệt phân chánh tà và biết can đảm chọn lựa, chiếm hữu Nước Trời.
Lạy Mẹ Maria, xưa Mẹ đã khôn ngoan và can đảm “Xin Vâng”, để đón nhận Nước Trời,
Đức Giêsu vào lòng Mẹ, nay xin Mẹ cầu bầu và phù hộ chúng con luôn mãi đón Con Mẹ trong
đời. Amen.
AM. TRẦN BÌNH AN
KHO BÁU NƯỚC TRỜI LÀ ĐỨC KITÔ
Xuyên suốt các Chúa Nhật vừa qua, hình ảnh nổi bật
trong các bài Tin Mừng là ruộng đất. Từ hạt lúa gieo trên ruộng
đồng đến lúa tốt và cỏ lùng chen vai mọc lên trên ruộng đất, và
Chúa Nhật hôm nay là kho báu chôn giấu trong ruộng lúa.
Palestine là miền đất có nhiều tranh chấp và nguy hiểm
rình rập: chiến tranh, bệnh tật, nạn dịch, đói khát, cướp bóc,
nô lệ… hay bất cứ một sự bất hạnh nào cũng có thể lấy mất
tài sản và cuộc sống của người dân. Nhiều người đã chôn
giấu của cải dưới đất, hy vọng rằng một ngày nào đó sẽ trở
lại, nhưng có nhiều người đã ra đi vĩnh viễn. Do đó, người ta
thường tìm thấy kho tàng.
Dụ ngôn "Kho báu chôn dấu trong thửa ruộng” là một câu
chuyện không có gì xa lạ với dân Do Thái, bởi vì họ vẫn thường
kể cho nhau nghe về một câu chuyện cổ tích tương tự như thế.
Ngày hôm ấy, Abba Giuđa đang cố gắng cày nốt thửa
ruộng còn lại, thì bỗng con bò của anh ta bị ngã qụy và gãy
mất một chân vì gặp phải một cái hố nhỏ. Bực mình, anh ta dừng lại vuốt những giọt mồ hôi trên trán, rồi
quỳ xuống nâng chân con bò lên. Đột nhiên, Đức Giavê mở mắt cho anh ta và anh ta đã nhìn thấy một
kho tàng quý giá ngay trong cái hố nhỏ ấy. Anh ta tự nhủ: Chính vì chú bò này mà mình được lợi đây.
Kho tàng ấy là của một ai đó đã chôn dấu, có lẽ từ lâu lắm, vì sợ trộm cắp, giặc giã hay chiến
tranh. Anh ta cẩn thận vùi đất lại, trở về nhà, thu góp tiền bạc, bán tất cả những đồ đạc, để gom cho đủ
số tiền mua thửa ruộng đó, bởi vì anh ta chỉ là một nông dân nghèo đi cày thuê cuốc mướn mà thôi.
Dĩ nhiên, anh ta mua được thửa ruộng ấy, dù với một giá hơi mắc, nhưng anh ta trở thành triệu
phú, bởi vì luật pháp đã quy định: kể từ ngày làm chủ mảnh đất, anh ta cũng làm chủ tất cả những gì có
trong mảnh đất ấy.
Có lẽ Chúa Giêsu đã lấy chính câu chuyện bình dân này để nói về Nước Trời.
Ý nghĩa của dụ ngôn chính là thái độ của người nông dân: tìm được kho tàng, anh ta rất vui
mừng, vội chạy về nhà, tìm đủ mọi cách, như bán tất cả đồ đạc, thậm chí kể cả việc vay mượn bà con
lối xóm, để có đủ tiền mua thửa ruộng ấy. Hành động của anh ta thật khôn ngoan, nhanh nhẹn và hợp
lý. Anh đã dám liều, dám hy sinh tất cả vì kho tàng quý giá ấy.
Dụ ngôn “Viên ngọc quý”: thương gia khi đã khám phá ra viên ngọc quý, đã bán tất cả những gì
mình có để mua cho được viên ngọc ấy. Đây là một sự lựa chọn đáng ca ngợi và khích lệ.
Dụ ngôn “Kho báu chôn trong ruộng” và “Viên ngọc quý” diễn tả sự cao trọng, sự vô giá của
Nước Trời, không có cái gì, không có vàng bạc hay tài năng nào sánh được. “Kho báu” và "Viên ngọc
quý” ở đây là chính Đức Giêsu Kitô, Ngài là đối tượng lớn nhất, là niềm vui, là hạnh phúc để chúng ta
tìm kiếm và sở hữu. Không có gì đẹp hơn là tìm biết Đức Kitô. Có Ngài, chúng ta có tất cả ! Nói như
Thánh Phaolô hôm nay là: trong Người, chúng ta “những người theo dự định của Chúa, được kêu gọi
5
nên thánh”, trở nên giống với hình ảnh Chúa Con, trở nên giống Đức Kitô. Như thế, lời mời gọi nên
thánh chính là trở nên giống Đức Kitô, sống theo Đức Kitô, là đạt đến Nước Trời.
1. Nước Trời có một giá trị tối thượng
Chúa Giêsu nói về kho báu và viên ngọc
mà người cày ruộng và thương gia dám bán tất
cả những gì họ có để mua lấy. Bởi đó là giá trị tối
hậu mang lại hạnh phúc và ý nghĩa cho cuộc đời
họ. Đó là điều làm cho họ hân hoan vui sướng,
dám đánh đổi tất cả mọi sự trên trần gian để có
nó ( GLCG # 546 ).
Tính chất cao quý ấy được các bài đọc
Sách Thánh hôm nay làm nổi bật bằng cách đưa
ra những so sánh ví von. Cao quý như sự khôn
ngoan được vua Salômon coi trọng hơn phúc lộc
thọ của ngai vàng ( bài đọc 1 ). Salômon kế vị Vua cha là Đavít. Salômon nhận rõ mình “trẻ người non
dạ” và những hạn chế của bản thân trước trọng trách làm vua. Salômon được Thiên Chúa yêu thương,
ân ban cho ông được quyền xin ơn gì ông cần. Salômon không xin giàu có, không xin vinh quang và
cũng không xin trường thọ. Salômon xin ơn khôn ngoan để hướng dẫn dân được tuyển chọn đúng theo
đường lối của Chúa. Điều ông xin làm hài lòng Thiên Chúa và ông được nhậm lời.
Salômon trở nên một vị vua tài trí bậc nhất trong thiên hạ. Sự khôn ngoan của ông vượt ra khỏi
biên giới Israel. Trước ông không ai như ông và sau ông không ai bằng ông. Cao quý như lề luật được
Dân Chúa coi trọng tựa Nguồn Sáng dẫn lối ( bài đọc 2 ). Cao quý như “Kho báu chôn trong ruộng” như
“Viên ngọc quý”. Nước Trời là một ân ban cao quý Thiên Chúa dành cho mọi kẻ kiếm tìm.
2. Chọn lựa và quyết định
Sau khi đã nhận ra kho báu, người cày ruộng lẫn người buôn ngọc đều đã biết cái gì quan
trọng, họ phải chọn lựa và đi đến một quyết định. Là Kitô hữu, môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta tìm
kiếm cái gì ? Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phải biết chọn lựa giữa những cám dỗ mời mọc của trần
thế: ‘Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây ? Tất cả những thứ đó
dân ngoại vẫn tìm kiếm… Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người,
còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” ( Mt 6, 31 – 33 ).
Sách Giáo Lý Công Giáo cũng khuyên dạy: ‘Chúa Giêsu kêu gọi mọi người vào Nước Trời qua
những bài dụ ngôn của Ngài, nét đặc trưng của việc giảng dạy của Ngài. Qua các dụ ngôn này, Ngài mời
người ta tới dự tiệc của Nước Trời, nhưng Ngài cũng đòi hỏi người ta một sự chọn lựa triệt để: để được
Nước Trời, người ta phải cho tất cả, và lời nói không đủ, còn cần phải có những hành vi” ( GLCG # 546 ).
Nước Trời đòi buộc phải hy sinh, một khi đã khám phá ra, phải bán tất cả những gì mình có. Đây
là một chọn lựa dứt khoát, quyết liệt, không dễ dàng. Sự từ bỏ theo Chúa Giêsu chính là thái độ dấn
thân vì Nước Trời. Tìm thấy Nước Trời, thấy được giá trị cao quý của Nước Trời, cho nên mới can đảm
hy sinh từ bỏ tất cả để có được. Người nông dân bán tất cả để mua cho được mảnh ruộng có kho báu;
vị thương gia bán tất cả tài sản để mua cho bằng được viên ngọc quý là hình ảnh nói lên việc phải dứt
khoát chọn lựa Nước Trời.
3. Tìm được Nước Trời là niềm vui cuộc đời
Người nông dân, vị thương gia đều vui mừng khi tìm được kho báu hay viên ngọc quý. Cũng vậy,
thái độ của người đã gặp Chúa, đã khám phá ra Nước Trời trong cuộc sống là thái độ hân hoan vui
mừng. Tìm kiếm được niềm vui này mới làm cho con người có khả năng dứt bỏ mọi sự để theo Chúa.
Bấy giờ, tất cả những gì trước nay ta cho là quý giá thì mất hết giá trị so với niềm vui mừng có được
Thiên Chúa. Có Chúa là có tất cả. Đây là kinh nghiệm không dễ có được một khi thờ ơ không dám lên
đường tìm kiếm Chúa và hạnh phúc Nước Trời. Nếu chỉ biết loanh quanh trong việc tìm kiếm của cải
trần thế, thú vui xác thịt thì sẽ không bao giờ khám phá được niềm vui Nước Trời, niềm vui trong Chúa.
Tìm kiếm Nước Trời và từ bỏ tất cả để đạt cho bằng được là niềm vui của đời Kitô hữu chính là
thái độ chọn lựa khôn ngoan. Trong Chúa mới làm nên ý nghĩa đích thực của đời sống, nơi Chúa mới
tìm kiếm được nguồn mạch thỏa mãn mọi nỗi khát khao hạnh phúc.
Thái độ “vui mừng bán tất cả”, không phải ai cũng dễ dàng có được. Câu chuyện Tin Mừng “Người
thanh niên giàu có” là một ví dụ. Anh ta đã sụ mặt xuống và quay đi vì anh ta có nhiều của cải khi nghe
Chúa Giêsu bảo: “Anh hãy về bán hết của cải, phân chia cho người nghèo, rồi hãy đến theo Ta…” Làm
sao bán hết Chúa ơi khi con đã một đời vất vả tảo tần để có được cơ nghiệp như ngày hôm nay ? Làm
sao vui mừng để từ chối một mối tình vụng trộm mà con mới cất công xây nên ? Làm sao con từ bỏ một
6
thói xấu đã đem lại cho con nhiều thích thú và thỏa mãn sự biếng lười ? Làm sao con có thể bỏ lỡ một cơ
hội kiếm tiền chỉ để giữ luật Ngày của Chúa ? Làm sao con có thể bố thí nhiều đến thế, cho dù con sẵn
sàng bỏ ra gấp trăm ngàn lần để nhậu nhẹt mua vui ? Làm sao con có thể hạ mình xuống trong khi con là
đấng bậc vị vọng ? Làm sao con có thể bỏ học thêm để dành cho việc học Giáo Lý ?... Và cuối cùng chắc
con cũng sẽ sụ mặt xuống quay đi, vì con có quá nhiều tham vọng và của cải…
Cuộc đời vẫn luôn có những “chàng thu thuế Lêvi” sẵn sàng bỏ cả địa vị hái ra tiền để đi theo
Đấng không có viên đá gối đầu. Vẫn còn những Giakêu, sẵn sàng chia nửa gia tài cho kẻ nghèo và đền
gấp bốn những ai bị thiệt hại. Vẫn còn những Phanxicô Xaviê, Phanxicô Asissi, vẫn còn những Têrêxa
Calcutta… bỏ cả cuộc đời để ra đi rao giảng Tin Mừng và phục vụ người nghèo; vẫn còn những
Maximilien Kolbe, Anrê Phú Yên dám bỏ cả mạng sống để đáp đền mạng sống...
Điều quan nhất là phải biết khám phá, trong bản thân mình, ai cũng có một kho báu quý giá. Kho
báu ấy được Kinh Thánh mạc khải: Con người là “hình ảnh của Thiên Chúa”, được dựng nên “giống
Thiên Chúa” ( St 1, 26.27; 9, 6 ), là “con cái Thiên Chúa” ( Lc 20, 36; Ga 11, 52; Rm 8, 14.16.21; Gl 3,
26; 1Ga 3, 1.2.10 ), “được thông phần bản tính Thiên Chúa” ( 2Pr 1, 4 ). Ý thức và xác tín những điều
ấy, ta sẽ thấy phẩm giá con người hết sức cao quý . Đó là niềm vui và là hạnh phúc. Phẩm giá ấy cao
quý hơn tất cả những gì mà ta có thể có được ở trần gian. Với bản chất cao cả ấy như một chìa khóa,
một bí quyết, một nền tảng cần thiết, con người có thể có tất cả, nhất là có hạnh phúc đích thực ở trần
gian này, và hạnh phúc vĩnh cửu mà Thiên Chúa dành cho con cái Ngài.
Trong Đức Kitô, sự khôn ngoan Thiên Chúa đã được tỏ bày
qua sự yếu đuối nhân loại. Ai chân thành với Đức Kitô sẽ gặp thấy
Ngài chính là kho báu. Ai trung thành làm theo lời Đức Kitô sẽ sở
hữu trọn vẹn kho báu ấy. Ai nhiệt thành gắn bó với Đức Kitô sẽ
được chia sẽ cùng Ngài kho báu hạnh phúc Thiên Đàng.
Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN
HÃY LÀM MỌI SỰ
ĐỂ CÓ ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
Một điều vô tiền khoáng hậu như thế được ký kết trong một
giấc mộng tại Gabaon giữa một bên là Thiên Chúa, bên kia là
Salômon, Thiên Chúa phán: "Đây Ta ban cho ngươi điều ngươi
xin… đến nỗi trước ngươi không có ai giống ngươi, và sau ngươi
không có ai bằng ngươi" ( 1V 3, 12 ).
Thiên Chúa muốn thông ban người vinh quang đã có tự
đời đời cho con người. Vinh quang này được sánh như một kho báu hay một viên ngọc qu ý trong Tin
Mừng hôm nay. Con người luôn luôn tìm kiếm hạnh phúc, và Đấng là nguồn mạch mọi ơn phúc. Thiên
Chúa muốn chia sẻ vinh quang ấy cho con người. Chính con người cũng không biết mình được dựng
nên để vui hưởng vinh quang với Thiên Chúa. Theo Thánh Phaolô thì Thiên Chúa biết chúng ta từ
thủa đời đời; khi được tạo thành, Ngài đã gọi tên ta. Theo nghĩa Thánh Kinh, Thiên Chúa biết chúng ta
bằng cả tấm lòng, Ngài cưu mang chúng ta trong lòng Ngài, như một người mẹ biết con mình khi cưu
mang con trong dạ.
Kế hoạch của Thiên Chúa là Ngài muốn chúng ta trở nên giống hình ảnh của Chúa Giêsu, Con
Ngài, vì Chúa Giêsu là hình của Thiên Chúa, như Chúa Giêsu nói với Philiphê "Ai thấy Thầy là thấy
Chúa Cha" ( Ga 14, 9 ). Nói cách khác, Thiên Chúa muốn chúng ta là một thành viên trong gia đình Ba
Ngôi Thiên Chúa. Đây là một đại ân huệ Thiên Chúa dành cho chúng ta ! Nên Ngài mời gọi chúng ta trở
nên hình ảnh của Con Chúa, nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, nhất là mang trên mình danh
hiệu là Kitô hữu "Đức Giêsu Kitô: làm sao giàu có như Ngài, mà vì anh em, Ngài đã nên nghèo khó, ngõ
hầu anh em được nên giàu có nhờ sự nghèo khó của Ngài" ( 2Cr 8, 9 ).
Nếu chúng ta nghe và đáp lời Chúa, Thiên Chúa sẽ biện hộ cho chúng ta; Ngài sẽ làm cho chúng
ta trở nên thánh thiện, hoan lạc, hạnh phúc và chiếu tỏa rạng ngời vinh quang Chúa phù hợp với Thiên
Chúa. Vì kế hoạch của Thiên Chúa là "Những kẻ Chúa đã biết trước, thì Người đã tiền định cho họ nên
giống hình ảnh Con Người, để Ngài trở nên trưởng tử giữa đoàn anh em đông đúc. Những ai Người đã
tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; mà
những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho họ được vinh quang" ( Rm 8, 29 – 30 ).
7
Trong khi đó, kế hoạch của con người, là đi tìm hạnh phúc. Việc tìm kiếm này đòi phải phân định.
Như chiếc lưới kéo lên tất cả các loại cá, nên hạnh phúc cũng có tất cả các loại. Có những thứ hạnh
phúc đích thực, có những thứ hạnh phúc rẻ tiền, hão huyền, trống rỗng và giả dối.
Vua Salômon đã xin Chúa ban cho một “tâm hồn khôn ngoan để đoán xét dân Chúa, và phân
biệt lành dữ” ( 1V 3, 9 ).
Để có hạnh phúc thực sự, cần phải cầu xin Chúa như Salômon: cho được ơn làm chủ bản thân,
biết phân biệt tốt xấu, chọn lựa điều tốt, bỏ điều xấu. Vì tất cả những gì chúng ta hài lòng chưa hẳn đã là
tốt. Có ơn phân định, để nhận ra tiếng Chúa, làm theo kế hoạch của Chúa, như tác giả Thánh Vịnh đã hát:
"Bởi thế nên con yêu quý chỉ thị Ngài hơn vàng,
và hơn cả vàng ròng tinh khiết.
Bởi thế nên con tự chọn tất cả huấn lệnh của Ngài;
hết thảy đường lối gian tà con đều ghét bỏ"
( Tv 118, 127 – 128 ).
Cần phải có tâm hồn tỉnh thức, sẵn sàng
không hời hợt, bốc đồng. Tỉnh thức, thì dễ vâng phục
và lắng nghe Chúa hơn, như thế mới có hạnh phúc.
Hạnh phúc ở đây chính là điều Chúa Giêsu áp dụng
cho Nước Trời, khi Người sánh ví như một kho báu
hay một thương gia đi tìm ngọc quí.
Nước Trời, là chủ để hạnh phúc chúng ta tìm
kiếm, đôi khi có thể được tìm thấy một cách tình cờ,
như người kia tìm được kho tàng khi cày ruộng. Nó
cũng có thể là kết quả của cuộc tìm kiếm lâu dài, như người buôn nọ đi tìm ngọc quý ( Mt 13, 45 ). Và khi
đã tìm được kho tàng, hay viên ngọc quý rồi, điều trước tiên như Chúa Giêsu nói là bán hết những gì đang
có, để mua bằng được kho tàng và viên ngọc.
Kho tàng hay viên ngọc quý ấy là chính Đức Kitô, là tình yêu của Người. Tiên vàn hãy tìm kiếm Chúa
Kitô trước đã. Ôi thật là khó, vì chung quanh chúng ta có quá nhiều ràng buộc, ngăn cản chúng ta gắn bó với
Đức Kitô. Chúa Giêsu hỏi chúng ta dành cho Người tình yêu trên hết, chúng ta phải là Kitô hữu 100%.
Chúa Giêsu tuyên bố: "Không ai có thể làm tôi hai chủ" ( Mt 6, 24 ). Chỉ có "kho tàng trên trời"
chúng ta mới có thể lựa chọn để gửi gắm lòng mình: "Vì kho tàng ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó"
( Mt 6, 20s ). Thánh Phaolô nói rõ: "Nước quê ta là trời cao" ( Pl 3, 20 ).
Để có Đức Kitô, hay để có được Nước Trời cần phải dứt bỏ tất cả như Chúa Giêsu gọi mời: "Nếu ai
muốn đi sau Ta, thì hãy chối bỏ chính mình, hãy vác lấy khổ giá của mình và hãy theo Ta" ( Mt 16, 24 )… Và
chỗ khác Người nói: "Nếu ngươi muốn được trọn lành, thì hãy đi bán những gì ngươi có mà cho kẻ khó",
sau cùng Người thêm: "đoạn hãy đến theo" ( Mt 19, 21 ). Không những thế còn phải phấn đấu, "giống như
người buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh về bán mọi của cải mà mua viên ngọc
ấy". Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta rằng không thể có được Nước Trời, nếu chúng ta không từ bỏ tất cả
những gì chúng ta đang có: vinh quang, giầu có, địa vị và tất cả những sự tìm kiếm khác.
Qua dụ ngôn chiếc lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá, ( Mt 13, 47 ) Chúa Giêsu cảnh báo.
Đừng có lựa chọn và hành động nửa vời: cần phải hoán cải và tách mình ra khỏi tội lỗi là những thứ
ngăn cản chúng ta với Thiên Chúa và Nước Trời.
Chúng ta hãy nài xin Chúa Giêsu, nhờ lời Đức Mẹ, dủ lòng thương xót, để mỗi người chúng ta
có nghị lực vứt bỏ tội lỗi, như chúng ta vẫn tuyên xưng vào Đêm Vọng Phục Sinh, và cam kết chọn
Chúa Giêsu là lẽ sống của chúng ta. Amen.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ
BÁN ĐI
“Nước Trời được ví như thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi,
bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy” ( Mt 13, 45 – 46 ). Nước Trời quả thật quý giá như
dụ ngôn Đức Giêsu giảng dạy, thì tại sao người ta vẫn không yêu quý để mà đánh đổi tất cả ?
Ai đã từng đánh mất điều gì đó quý giá nhất trong cuộc sống, có lẽ sẽ luyến tiếc hoài và nhớ mãi
khôn nguôi. Ai đã từng tìm thấy điều gì đó quý trọng, có lẽ sẽ đánh đổi tất cả để mà lựa chọn.
Cuộc đời là một cuộc chọn lựa không ngừng. Can đảm chọn cũng đồng nghĩa với việc can đảm
mất. Mất điều ta không yêu không thích thì dễ nhưng mất đi cái ta khao khát là mất cả cuộc đời. Nhân
8
loại có rất nhiều thứ để chọn và lựa, cũng có rất nhiều điều để được và mất. Nhưng hỏi thử, điều gì
được khi cuộc sống không còn ? Mọi thứ rồi cũng qua đi, chỉ còn tình yêu là ở lại. Và Nước Trời chính
là Tình Yêu ấy.
Lựa chọn Tình Yêu, người thương gia đã bán đi tất cả những gì mình có để mua cho được viên
ngọc Nước Trời. Chỉ những ai hiểu được giá trị Tình Yêu mới có thể bán đi tất cả những gì mình có để
đánh đổi lấy Tình Yêu được. Như vậy giá trị Tình Yêu được cân đo bằng “tất cả những gì ta có”.
Thế gian có rất nhiều: danh vọng, tiền tài, của cải, sự nghiệp, sắc đẹp, chức tước, địa vị, quyền
lực, tình yêu… Đó là tất cả những gì nhân loại có nhưng phải đánh đổi, nếu muốn có được Nước Trời,
có được Tình Yêu. Nhưng dường như Tình Yêu không là khao khát tột đỉnh của nhân loại, không là
cùng đích, là cứu cánh của họ, cho nên chẳng mấy ai dám bán đi “tất cả những gì mình có” để đánh đổi
lấy Tình Yêu cả.
Phải chăng vì thế giới chưa hiểu hết giá trị Nước Trời cho nên đã xem thường và coi nhẹ. Chỉ
những ai trải nghiệm nhiều trong mất mát khi bám víu vào giá trị vật chất chóng qua, người ấy mới hiểu
được thế nào là Tình Yêu vĩnh cửu. Nếu nói rằng, mọi sự rồi sẽ qua đi, duy Tình Yêu là ở lại, thì tại sao
nhân loại không can đảm từ bỏ tất cả giá trị vật chất để mà mua cho bằng được Tình Yêu vĩnh cửu ấy chứ.
Ngày nay người ta sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đô để mà mua cho được tình yêu, danh vọng, chức
tước, sự nghiệp, địa vị… nhưng người ta lại không dám đánh đổi để thủ đắc cho được Tình yêu khi
không cần lấy một xu. Tại sao vậy ? Có lẽ theo ý niệm nhân loại, thì Tình yêu mà Nước Trời ban tặng ấy
xem chừng mông lung, xa vời quá. Nó ở tận thế giới bên kia, một thế giới sau sự chết kìa. Con người lại
sống ở thế giới này, họ cần tiền để sống, cần danh vọng để tham vọng, cần quyền lực để bá chủ. Phải
chăng sự khác biệt quá lớn giữa sự sống đời này và cuộc sống ngày sau đã ngày càng đẩy lùi con
người rời xa Thiên Chúa.
Nhiều khi người ta ý thức Nước Trời giá trị thật đấy nhưng xem chừng còn xa lắm kìa, chưa cần
phải vội để mà đánh đổi ngay hôm nay, từ từ ngày sau cũng được. Chính thái độ dùng dằng này đã
khiến cho con người ỷ lại, quên đi chuyện chiếc lưới được quăng xuống biển: “Khi lưới đầy, người ta
kéo lên bãi rồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. Ngày tận thế cũng vậy, các thiên thần
sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa. ở đó
chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng” ( Mt 13, 48 – 50 ).
Lạy Chúa, Ngài đã dùng rất nhiều dụ ngôn để giảng dạy cho chúng con hiểu mầu nhiệm
Nước Trời cùng với những giá trị thật mà Nước ấy mang lại. Thế nhưng, dường như con nghe
chỉ để mà nghe và hiểu chỉ để mà hiểu nên vẫn chưa can đảm chọn lựa. Hoặc đã chọn rồi mà vẫn
còn dùng dằng đổi qua đổi lại.
Thế gian có nhiều thứ để lựa nhưng Nước Trời chỉ một mà thôi. Vậy mà chẳng hiểu sao
con vẫn không thể chọn được phần tốt nhất. “Bán đi tất cả những gì mình có" ư ? Đã can đảm
làm điều ấy chứ, nhưng rồi con lại đòi lại. Nhặt lên, thả xuống... gì thì cũng toàn danh vọng hư
ảo mà thôi.
Xin giúp con chỉ chọn lấy một, cho dù có phải mất đi tất cả cũng không hề nuối tiếc.
Nhưng Chúa ơi, đó là điều xem chừng con không thể nào thủ đắc. Thôi thì hãy chọn giúp con
vậy nhé. Hãy giúp con chọn một lần cho đủ và bán đi tất cả mà mua lấy Tình Yêu có giá trị vĩnh
hằng nuôi sống hồn con.
M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG
CHÂN DUNG THÁNH MARIA MAĐALÊNA
Thánh Maria Mađalêna ( hoặc Maria Mácđala ) được cả Công Giáo, Chính Thống Giáo, Anh
Giáo, và Cải Cách Luther tôn kính là một vị Thánh, lễ nhớ ngày 22 tháng 7 hằng năm. Các Giáo Hội Cải
Cách khác tôn kính bà là nữ anh hùng Đức Tin. Chính Thống Giáo Đông Phương cũng kính nhớ bà vào
Chúa Nhật Myrrh-bearers ( người mang dầu thơm ).
Tên “cúng cơm” của Thánh Maria Mađalêna là Μαρία ( Maria ), và thường được coi ở dạng Latin
viết là Μαρι μὰ ( Mariam ). Tên Maria rất phổ biến trong thời Chúa Giêsu vì liên quan việc cai trị thời
Hasmonea và các triều đại Hêrôđê.
Tuy nhiên, bà bị tai tiếng vì bà bị hiểu lầm là “người phụ nữ tội lỗi” đã khóc và xức dầu thơm
chân Chúa Giêsu.
9
CÙNG TÌM HIỂU
Thực ra Maria Mađalêna ( Hy ngữ: Μαρία Μαγδαληνή ) là một phụ nữ đạo đức và can đảm.ἡ
Trong Tân Ước, Thánh Maria Mađalêna được coi là người phụ nữ quan trọng thứ nhì sau Đức Maria,
Mẹ Thiên Chúa. Bà đồng hành với Chúa Giêsu cùng với các Tông Đồ. Bà hiện diện trong hai thời điểm
quan trọng nhất của Chúa Giêsu: Chịu đóng đinh và phục sinh. Trong 4 sách Tin Mừng, tài liệu lịch sử
cổ xưa nhất nhắc đến tên bà, ít nhất 12 lần, hơn cả các Tông Đồ khác. Phúc Âm diễn tả bà là người đủ
can đảm nên mới có thể đứng bên Chúa Giêsu trong thời gian Ngài chịu khổ nạn, chịu chết và sau đó.
Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã trừ bảy quỷ và
chữa bệnh cho bà ( x. Lc 8, 2; Mc 16, 9 ), đôi khi được
hiểu là các chứng bệnh phức tạp. Bà nổi bật nhất
trong những ngày cuối đời của Chúa Giêsu trên thế
gian. Khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, bà có mặt ở đó
với Ngài, trong giây phút khủng khiếp nhất, và bà đã
than khóc Ngài. Sau khi các Tông Đồ “bỏ của chạy lấy
người”, trừ Thánh Gioan Tông Đồ, bà vẫn ở bên Chúa
Giêsu. Khi an táng Chúa Giêsu, bà là người duy nhất
được kể tên trong cả 4 sách Tin Mừng khi biết Chúa
Giêsu phục sinh và chính bà là nhân chứng Đức Tin.
Ga 20, 11 – 18 và Mc 16, 9 xác nhận bà là
người đầu tiên gặp Chúa Giêsu Phục Sinh. Bà có mặt
vào ngay giây phút đầu tiên mà sau đó biến đổi Tây
Phương. Bà là “Tông Đồ đối với các Tông Đồ”, một
cách nói kính cẩn mà thần học gia Augustine ( Chính Thống Giáo, thế kỷ IV ) đã dành cho bà, và những
người thời Giáo Hội sơ khai cũng nói về bà như vậy.
Mặc dù ngày xưa bà bị mang tai tiếng khi người ta mô tả trong tôn giáo, nghệ thuật, văn chương,
và cả những cuốn sách và các bộ phim mới đây, như The Da Vinci Code ( Mật mã Da Vinci ), ngày nay
người ta cũng đồng ý điều này: “Không có chứng cớ Kinh Thánh nào chứng tỏ bà là gái điếm,
người vợ, người mẹ, hoặc người yêu bí mật”.
Trong cả 4 sách Tin Mừng, Thánh Maria Mađalêna hầu như luôn được phân biệt với các phụ nữ
khác tên là Maria bằng cách thêm chữ Mađalêna vào tên bà. Theo truyền thống, điều này có nghĩa bà là
người vùng Magdala, một thành phố thuộc Tây duyên hải Galilê. Lc 8, 2 nói rằng bà thực sự được gọi là
Mađalêna. Theo tiếng Do Thái, Magdala ( Migdal, ‫מגדל‬ ) nghĩa là “tháp”, “thành lũy”; theo tiếng Aram,
Magdala nghĩa là “tháp” hoặc “được nâng lên, cao cả, nguy nga”. Các bản văn truyền thống Do Thái nói:
“Miriam, hamegadela se’ar nasha” – Maria, người bện tóc phụ nữ ( Hagigah 4b; x. Shabbat 104b ), có
thể nói Maria Mađalêna phục vụ như một người thợ làm tóc ( kiểu làm đầu, uốn tóc ngày nay ).
Trong Tin Mừng theo Thánh Gioan, Thánh Maria Mađalêna cũng được nhắc tới bằng tên Maria ít
nhất là 2 lần. Các văn bản không chính thức khác thì dùng tên Maria, Maria Mađalêna, hoặc Mađalêna.
Ngày nay, hầu như người ta đồng ý điểm quan trọng: Người ta cho rằng Thánh Maria Mađalêna
là “gái điếm sám hối”, đó là vô căn cứ. Tuy nhiên, Thánh Maria Mađalêna vẫn bị lầm lẫn với các phụ nữ
khác cũng tên Maria và vài phụ nữ nặc danh vẫn bị coi là phụ nữ phạm tội ngoại tình. Người ta đồng
hóa Maria Mađalêna với nữ tội nhân vô danh nào đó ( thường biết đến là phụ nữ ngoại tình ) trong trình
thuật Lc 7, 36 – 50.
Mặc dù Thánh Maria Mađalêna được nhắc tên trong cả 4 sách Tin Mừng, nhưng không lần nào
nói bà là gái điếm hoặc tội nhân. Tân Ước không hề có “gợi ý” nào nói bà là một cô gái làng chơi hoặc
một phụ nữ trắc nết. Các học giả đương đại đã phục hồi “danh tiếng” cho Thánh Maria Mađalêna là
người dẫn dắt quan trọng của Kitô Giáo thời sơ khai.
Nhiều thế kỷ qua, Công Giáo Tây Phương dạy rằng Thánh Maria Mađalêna là người được nói tới
trong các sách Tin Mừng vừa là Maria ở Bêthania vừa là “người đàn bà tội lỗi” xức dầu thơm chân Chúa
Giêsu ( Lc 7, 36 – 50 ). Khái niệm về Thánh Maria Mađalêna là gái điếm sám hối đã phổ biến qua nhiều
thế kỷ, ít là từ Ephraim người Syria ( thế kỷ IV ), Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả ( thế kỷ VI ), nhiều họa
sĩ, văn sĩ và các nhà chú giải Kinh Thánh cũng theo xu hướng đó.
Từ thế kỷ XII, Abbot Hugh ở Semur ( qua đời năm 1109 ), Peter Abelard ( qua đời năm 1142 ),
và Geoffrey ở Vendome ( qua đời năm 1132 ) đều nhắc tới Thánh Maria Mađalêna là người tội lỗi và
được tặng danh hiệu “apostolarum apostola” ( Tông Đồ đối với các Tông Đồ ), danh hiệu này trở thành
phổ biến trong các thế kỷ XII và XIII. Do đó, hình ảnh cô-gái-điếm-sám-hối trở thành “đặc điểm” bị gán
cho Thánh Maria Mađalêna trong nghệ thuật và văn chương tôn giáo ở Tây Phương. Vì hiểu sai về bà
nên trong nghệ thuật, người ta thường vẽ bà mặc áo hở cổ, lả lơi, thậm chí có họa sĩ còn vẽ bà khỏa
10
thân bên chiếc sọ đầu lâu với bình dầu thơm, và một tay cầm Thánh Giá, hoặc là một phụ nữ xa lánh
mọi người để sám hối nơi hoang địa.
Sự đồng hóa đó là do Công Giáo Tây Phương, có trong
bài giảng của Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả vào khoảng năm
591. Trong các bài giảng nổi tiếng của ngài về Thánh Maria
Mađalêna, giảng tại Rôma, ngài đã xác định Mađalêna không chỉ
là phụ nữ tội lỗi trong Tin Mừng theo Thánh Luca, mà còn là
Maria ở Bêthania, chị của Matta và Ladarô; chính bảy quỷ bị
Chúa Giêsu trục xuất “đã tạo thành 7 tội trọng, và Maria
Mađalêna bắt đầu bị kết án không chỉ vì tội dâm dục mà còn vì
tội kiêu ngạo và tham lam”. Bài giảng của Thánh Giáo Hoàng
Grêgôriô Cả về Tin Mừng theo Thánh Luca đã tạo thành cách
hiểu chính thức của Giáo Hội về Thánh Maria Mađalêna, cho
rằng bà là phụ nữ “alabaster jar” ( gái điếm ).
Trong bài giảng XXXIII, Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả
nói: “Bà [ Maria Mađalêna ] là người mà Thánh Luca gọi là phụ
nữ tội lỗi, Thánh Gioan gọi là Maria, chúng ta tin là Maria được
trừ bảy quỷ trong Tin Mừng theo Thánh Máccô. Bảy quỷ này
biểu hiện điều gì, nếu không phải là các thói hư ? Anh chị em
thân mến, rõ ràng là phụ nữ này trước đó đã xức thơm thân xác
cô bằng những hành động bị cấm. Do đó điều cô biểu hiện
càng khiếm nhã hơn, nhưng nay cô dâng cho Chúa bằng động
thái đáng khen. Cô đã ham muốn bằng con mắt trần tục, nhưng
nay cô ăn năn bằng nước mắt. Cô đã xõa tóc che mặt, nhưng
nay cô dùng tóc lau khô nước mắt. Miệng cô đã nói những điều
kiêu ngạo, nhưng nay cô dùng miệng hôn chân Chúa, cô đặt miệng mình lên chân Đấng Cứu Thế. Do
đó, đối với mỗi niềm vui, cô đã có trong lòng, nay cô hy sinh chính mình. Cô biến tội lỗi thành nhân đức
để phục vụ Thiên Chúa hoàn toàn trong sự ăn năn”.
Với điều này, tác giả Susan Haskins viết trong cuốn “Mary Magdalene: Myth and Metaphor” ( Maria
Mađalêna: Huyền thoại và Ẩn dụ ): “Cuối cùng, hình ảnh xung đột của Thánh Maria Mađalêna cũng
được sáng tỏ... sau gần 140 năm”.
Năm 1969, trong triều đại Giáo Hoàng của Chân Phước Phaolô VI, Tòa Thánh không phê bình
về nhận xét của Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả, mà chỉ bỏ điều đó bằng cách tách biệt người phụ nữ
tội lỗi trong Tin Mừng theo Thánh Luca với bà Maria ở Bêthania và Maria Mađalêna qua Sách lễ Rôma.
Do đó, tai tiếng vẫn cứ “lờn vờn” bị gán cho Thánh Maria Mađalêna. Sau thời gian quá lâu, cách
tin này trở thành “thâm căn cố đế” không chỉ trong Giáo Hội Tây Phương mà còn trong một số Giáo Hội
Cải Cách đã từng theo truyền thống Công Giáo Rôma. Cách hiểu sai về Thánh Maria Mađalêna là cô-
gái-điếm-sám-hối vẫn được nhiều văn sĩ và họa sĩ hồi thập niên 1990. Thậm chí ngay cả ngày nay, cách
hiểu sai đó vẫn được truyền bá. Điều đó được phản ánh trong bộ phim của Martin Scorsese – phỏng
theo tiểu thuyết “Cơn Cám Dỗ Cuối Cùng của Đức Kitô” ( The Last Temptation of Christ ) của Nikos
Kazantzakis, trong phim “Phúc Âm theo Chúa Giêsu Kitô” ( The Gospel According to Jesus Christ ) của
José Saramago, trong “Siêu Sao Giêsu Kitô” của Andrew Lloyd Webber, trong “Cuộc Khổ Nạn của Đức
Kitô” của Mel Gibson, trong “Màu Thập Giá” ( Color of the Cross ) của Jean-Claude La Marre và trong
“Sách Sự Sống” ( The Book of Life ) của Hal Hartley.
Vì hiểu sai về Thánh Maria Mađalêna là gái điếm nên người ta mới chọn bà làm Bổn Mạng của “các
phụ nữ hư hỏng”, vì có một truyền thuyết lâu đời trong Giáo Hội nói rằng bà là người phụ nữ tội lỗi vô danh
đã xức dầu chân Chúa Giêsu được thuật lại trong Lc 7, 36 – 50, và Viện Tế Bần Mađalêna đã được thành
lập để “cứu vớt” các chị em từ nhà thổ. Bà còn được coi là bổn mạng của những người bị vu khống.
Thánh Luca cho biết: “Đức Giêsu rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin
Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai và mấy người phụ nữ đã được Người
trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Maria gọi là Maria Mađalêna, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, bà
Gioanna, vợ ông Khuda quản lý của vua Hêrôđê, bà Susanna và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy
của cải mình mà giúp đỡ Đức Giêsu và các môn đệ” ( Lc 8, 1 – 3 ).
Lúc Chúa Giêsu chịu khổ hình và phục sinh, Thánh Maria Mađalêna đã có mặt bên Chúa Giêsu.
Trong số những người theo Chúa Giêsu chỉ có bà được nói rõ tên là nhân chứng 3 sự kiện quan trọng:
Chúa Giêsu chịu khổ nạn, Chúa Giêsu chịu mai táng, và ngôi mộ trống.
11
Mc 15, 40, Mt 27, 56 và Ga 19, 25 nói đến Thánh Maria Mađalêna là nhân chứng khi Chúa Giêsu
chịu khổ nạn, cùng với các phụ nữ khác. Thánh Luca không nêu tên nhân chứng, nhưng nói: “Đứng
đàng xa, có tất cả những người quen biết Đức Giêsu cũng như những phụ nữ đã theo Người từ Galilê;
các bà đã chứng kiến những việc ấy” ( Lc 23, 49 ).
Thánh Máccô nói: “Còn bà Maria Mađalêna và bà Maria mẹ ông Giôxết, thì để ý nhìn xem chỗ
họ mai táng Người” ( Mc 15, 47 ), và Thánh Matthêu nói: “Còn bà Maria Mađalêna và một bà khác
cũng tên là Maria ở lại đó, quay mặt vào mồ” ( Mt 27, 61 ). Lc 23, 55 cho biết: “Cùng đi với ông
Giôxếp, có những người phụ nữ đã theo Đức Giêsu từ Galilê. Các bà để ý nhìn ngôi mộ và xem xác
Người được đặt như thế nào”.
Ga 19, 39 – 42 mô tả: “Ông Nicôđêmô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giêsu ban
đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Đức
Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do Thái. Nơi Đức Giêsu bị
đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là
ngày áp lễ của người Do Thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giêsu ở đó”.
Thánh Máccô, Matthêu và Gioan đều nói Thánh Maria
Mađalêna là nhân chứng đầu tiên đối với việc Chúa phục sinh. Ga
20, 1 cho biết Thánh Maria Mađalêna mô tả việc thấy ngôi một
trống. Mc 16, 9 nói: “Sau khi sống lại vào lúc tảng sáng ngày thứ
nhất trong tuần, Đức Giêsu hiện ra trước tiên với bà Maria
Mađalêna, là kẻ đã được Người trừ cho khỏi bảy quỷ”. Thánh
Mátthêu cho biết: “Sau ngà y sabát, khi ngày thứ nhất trong tuần
vừa ló rạng, bà Maria Mácđala và một bà khác cũng tên là Maria, đi
viếng mộ” ( Mt 28, 1 ).
Sau khi thuật lại cho các Tông Đồ biết Chúa Giêsu đã phục
sinh, Thánh Maria Mađalêna không được nhắc đến trong Tân Ước
nữa. Bà cũng không được nhắc tên trong sách Công Vụ, và “số phận”
bà vẫn không được tài liệu ghi lại và không được “minh oan”. Có phải
vì vậy mà bà cứ bị hiểu lầm là “người phụ nữ tội lỗi” chăng ?
Đa số các học giả Kinh Thánh ngày nay đều chứng tỏ rằng
không có nền tảng Kinh Thánh nào để lẫn lộn hai phụ nữ này. Maria
Magđalêna, nghĩa là Maria ở thành Magdala, là người mà Chúa
Giêsu đã đuổi “bảy quỷ” ( Lc 8, 2 ). Maria Mađalêna là một trong
những người “giúp Chúa Giêsu và Nhóm Mười Hai”. Bà là một trong
những người đứng bên Thánh Giá với Đức Mẹ.
Lm. WJ. Harrington, Dòng Đa Minh, viết trong cuốn “Chú giải Công Giáo mới” ( New Catholic
Commentary ): “Bị bảy quỷ ám không có nghĩa là Thánh Maria Mađalêna đã sống cuộc đời vô luân, một kết
luận chỉ đạt được bằng cách lầm lẫn với phụ nữ vô danh trong Lc 7, 36”. Lm. Edward Mally, Dòng Tên, viết
trong cuốn “Chú giải Kinh Thánh của Thánh Giêrônimô” ( Jerome Biblical Commentary ): “Bà ( Maria
Mađalêna ) KHÔNG là phụ nữ tội lỗi trong Lc 7, 37, mặc dù có truyền thống lãng mạn Tây Phương đã nói về
bà”.
Hy vọng từ nay Thánh Maria Mađalêna sẽ không còn bị “mang tiếng” và không còn bị chúng ta
hiểu lầm như xưa nay nữa !
Lạy Thánh Maria Mađalêna, xin nguyện giúp cầu thay. Amen.
TRẦM THIÊN THU
HẠNH PHÚC VÀ NƯỚC TRỜI
Singapore là quốc đảo nhỏ bé, dân số không nhiều chỉ khoảng hơn năm triệu người nhưng lại là
một đất nước giàu có, đầy khát vọng, có nền công nghệ cao, thu hút được nhiều nhân tài từ nước
ngoài. Với những điều kiện như thế ai cũng nghĩ chắc hẳn người dân ở đấy phải hạnh phúc lắm. Thế
nhưng thật bất ngờ trong một khảo sát mới đây của viện Gallup về 148 quốc gia trong đó người
Singapore được cho là thiếu lạc quan nhất thế giới. Họ đội sổ cùng với người Iraq, Armenia và Serbia.
Có câu hỏi được đặt ra: Tại sao một đất nước giàu có, tài giỏi như thế mà người dân lại không
hạnh phúc ? Câu trả lời xin dành cho Marcus là người Singapore gốc Trung Quốc nhưng đi học ở
12
CÙNG PHÂN TÍCH
Canada. Sau 5 năm trở về anh lại muốn ra đi bởi Singapore khiến anh không hạnh phúc. Anh nói: “Chúng
tôi được lập trình để chỉ nghĩ cho bản thân. Điều quan trọng duy nhất là tiền. Không ai quan tâm đến việc
giúp đỡ người khác. Vấn đề là ở đây chúng tôi dùng đồng đôla để đo đếm mọi thứ, từ bản thân mình, lòng
tự tôn, niềm vui cho đến giá trị của bản thân. Nhưng chỉ có vài phần trăm người dân kiếm được rất nhiều
tiên, những người còn lại đều cảm thấy vô giá trị và trở nên vô cảm” ( Nguồn BBC, 26.3.2014, Charlotte
Ashton, Singapore là quốc gia bất hạnh ).
Không hẳn chỉ người dân Singapore ở
trong số những người còn lại tức những người
không kiếm được… rất nhiều tiền ấy mới cảm
thấy mình không có hạnh phúc, mà đây là tình
cảnh của hết thảy con người trong bất cứ xứ
sở và bất cứ thời đại nào. Hễ chỉ nghĩ cho bản
thân thì sẽ chẳng bao giờ có được hạnh phúc.
Tại sao thế ? Bởi vì con người đã được lập
trình không phải là để chỉ… nghĩ cho bản thân
nhưng là để… nghĩ cho Thiên Chúa Đấng tác
tạo nên mình ( St 1, 26 ).
Chính bởi con người chỉ thực sự hạnh
phúc khi nhớ nghĩ đến Thiên Chúa hiểu như
Thực Tại Hằng Hữu nên đức Khổng Phu Tử
của trời Đông mới thốt lên lời tâm huyết thế này: “Buổi sáng nghe được Đạo buổi tối có chết cũng cam
lòng” ( Triêu văn Đạo, tịch tử khả hỹ – Luận Ngữ ). Nghe Đạo thì Đạo ở đây chính là Thực Tại vượt ngoài
ngôn ngữ nghĩ suy của con người “Đạo khả Đạo phi thường Đạo. Danh khả Danh phi thường Danh” ( Đạo
mà ta có thể nói ra được thì đó không phải Đạo Thường. Danh mà có thể gọi tên ra được thì đó không
phải Danh Thường – Lão Tử, Đạo Đức Kinh, chương một ).
“Thường” có nghĩa là thường hằng bất diệt đời đời. Thực Tại thường hằng đó ở nơi mỗi tôn giáo
đều có những cách diễn đạt khác nhau. Phật giáo nói là Phật Tánh. Nho giáo nói là Thái cực. Ấn giáo nói
là Brahman. Do Thái giáo nói là Đức Chúa Giavê v.v… Tuy với mỗi tôn giáo mỗi khác nhưng tựu chung
Thực Tại ấy vẫn chỉ có thể là một thứ thực tại nội tại tức ở nơi Tâm mỗi người. Thực Tại Tâm ấy tùy nơi
tùy lúc Đức Kitô có khi gọi là Đấng Cha, có khi là Nước Trời. cần phải nhận ra chân lý thực tại Tâm, nếu
không sẽ không cách chi hiểu được cả về Đấng Cha cũng như Nước Trời mà Đức Kitô rao giảng.
Phải chăng chính vì không nhận ra thực tại Tâm ấy nên Thần Học mới lấn cấn với quan niệm
đấng thần linh Tạo Hóa ngoại tại để rồi đưa ra một thứ Thần Học gọi là “Thần học về cái chết của
Thiên Chúa” ( Theologie de la mort de Dieu ) ? Lại nữa cũng vì không nhận ra thực tại Tâm ấy mà người ta
đã biến Nước Trời mầu nhiệm thành ra Nước Trời tục hóa: “Vậy Nước Thiên Chúa mà Đức Kitô rao giảng
không phải là một thực thể ở trên trời nhưng là một tình trạng tương lai ở thế gian khi người nghèo không
còn nghèo, người bị áp bức không còn bị áp bức” ( Albert Nolan – Đức Kitô trước khi có Kitô giáo ).
Theo quan niệm này thì để Nước Trời đến khi người nghèo hết nghèo, khi người bị áp bức
không còn bị áp bức thì nhất định chỉ có cách là phải đấu tranh giai cấp theo kiểu Cộng Sản. Thế nhưng
kiểu đấu tranh giai cấp ấy đã quá ư lỗi thời và ngay cả cái gọi là lý tưởng Cộng Sản chủ nghĩa ấy cũng
đã bị thiên hạ vứt vào sọt rác từ lâu, có còn đâu nữa để mà đấu tranh dù là… đấu cuội !
Nói rằng Nước Trời đến khi người nghèo không còn nghèo, người bị áp bức không còn bị áp
bức, thực chất đó chỉ là hậu quả đương nhiên của nạn tục hóa. Với tục hóa thì không còn gì là siêu
nhiên là Thực Tại nhiệm mầu cần phải hết lòng tìm mới gặp. Đang khi đó Đức Kitô truyền dạy: “Trước
hết hãy lo tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài thì mọi điều ấy sẽ được thêm cho
các ngươi. Vậy chớ nên lo lắng chi về ngày mai, vì ngày mai sẽ tự lo lắng cho ngày mai. Sự khó ngày
nào đủ cho ngày ấy” ( Mt 6, 33 – 34 ).
Chúa nói cần hết lòng tìm kiếm Nước Trời bởi chỉ khi nào tìm được nước ấy thì con người mới
có được hạnh phúc đích thực. Trong việc tìm kiếm Nước Trời mầu nhiệm này, điều kiện trước hết là cần
có lòng tin, tiếp đến phải có sự ăn năn sám hối tội lỗi mình “Thời đã mãn Nước Đức Chúa Trời đã đến
gần, các ngươi hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng” ( Mc 1, 15 ).
Lòng tin và sám hối tuy có vẻ là hai nhưng thực chất là một. Lý do bởi vì tin ở đây là tin vào Tin
Mừng của Chúa về Thực Tại nội tại tức Nước Trời mầu nhiệm ở nơi Tâm mỗi người. Để có thể tin vào
Thực Tại Tâm như thế thì nhất thiết cần sám hối chừa cải tội lỗi. Có tin mới sám hối, ngược lại không tin
thì không sám hối. Lòng tin và sự sám hối luôn hỗ trợ cho nhau, càng sám hối bao nhiêu thì lòng tin
càng vững chắc bấy nhiêu. Nước Trời ví như viên ngọc quý ẩn sâu dưới đáy ao. Nước ao có trong thì ta
mới nhìn thấy ngọc trái lại nước đục ngàu thì không thể thấy.
13
Nước đục đó chính là tội, và tội có tính căn nguyên che lấp chân tính ( ngọc quý ) là do nguyên
tổ đã không nghe lời Thiên Chúa cố tình ăn trái mà Thiên Chúa đã cấm “Đức Chúa Trời phán dạy rằng:
Ngươi được tự do ăn hoa trái các thứ cây trong vườn. Nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ
hề ăn đến. Vì một mai ngươi ăn chắc là phải chết” ( St 2, 16 ). Đức Chúa Trời cấm nhưng nguyên tổ vẫn
cứ ăn, thế là phải chết đúng như lời phán. Cái chết ở đây dĩ nhiên không phải là cái chết phần xác
nhưng là tâm linh.
Câu chuyện sa ngã của nguyên
tổ nơi Vườn Địa Đàng có tính minh triết
để nói về cái chết tâm linh do nơi phân
biệt. Phân biệt sở dĩ là tội bởi vì nó chính
là cái tâm vị kỷ chỉ nghĩ cho mình. Cái
tâm vị kỷ ấy hoàn toàn không có ở nơi
Ađam khi đang còn sống an nhiên nơi
Vườn Địa Đàng. Lý do Ađam không có
tâm vị kỷ bởi lẽ rất ư đơn giản là vì khi
ấy chỉ có một mình có ai đâu để mà
phân biệt này nọ. Đang khi ấy không
phân biệt thì tất nhiên cũng chẳng có
tâm vị kỷ chỉ nghĩ cho mình. Muôn vàn
giống tội ở nơi con người đều xuất phát
ở nơi tâm vị kỷ tức là tâm phân biệt…
Tội lỗi sản sinh sự chết và như
thế sự chết đã lan tràn trong thế gian mà nguyên do của nó chỉ do một người là Ađam: “Cho nên như
bởi một người mà tội lỗi đã lan khắp mọi người vì mọi người đều đã phạm tội ( Rm 5, 12 ). Đã sinh ra
trong kiếp người thì không ai lại không vương mang tội là tâm vị kỷ chỉ nghĩ cho mình. Chỉ nghĩ cho
mình tức lấy “Cái Ta, Tôi, Mình…” làm trung tâm. Từ cái tâm vị kỷ chỉ nghĩ cho mình ấy mà phát sinh
lòng tự ái chỉ yêu có một mình mình, đặt hạnh phúc của mình lên trên hết mà xem nhẹ hay hoàn toàn
quên đi hạnh phúc của kẻ khác.
Đó là cái thảm cảnh khổ đau diễn ra cho từng mỗi cá nhân cho đến các quốc gia dân tộc kể từ
khi nguyên tổ ăn trái cấm và bị đuổi khỏi Địa Đàng: “Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê và ngươi sẽ ăn
rau củ của ruộng đồng. Ngươi sẽ phải làm đổ mồ hôi trán mới có cái để mà ăn cho đến ngày nào ngươi
trở về đất là nơi từ đó đã sanh ra. Vì ngươi là bụi ngươi sẽ trở về với cát bụi” ( St 3, 16 – 19 ).
Chẳng những chúc dữ, Đức Chúa còn cấm không cho trở về: “Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn
rồi đặt tại phía đông vườn Eden ( Địa Đàng ) các thần Cherubim với gươm lưỡi chói lòa để giữ con
đường đi đến Cây Sự Sống” ( St 3, 24 ). Con đường trở về với Cây Sự Sống tức hạnh phúc trường sinh
bất tử của con người như vậy phải chăng là đã bị hoàn toàn ngăn chặn ?
Tuy nhiên nếu quả như vậy thì ngày nay chúng ta làm gì mà có Kinh Thánh, có Đấng Cứu Thế
hạ sinh nơi đời để cứu chuộc nhân loại ? Vâng không phải vậy bởi chưng vẫn còn đó một lời hứa và lời
hứa ấy theo các nhà chú giải Thánh Kinh cho biết đó là lời hứa ban Đấng Cứu Thế: “Ta sẽ làm cho mày
cùng Người Nữ, dòng dõi mày cùng dòng dõi Người Nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mày
còn mày thì sẽ rình cắn gót chân Người” ( St 3, 15 ).
Với trình thuật này chúng ta không thấy nói gì đến Đấng Cứu Thế, vậy tại sao lại nói đó là lời
hứa ban Đấng Cứu Thế ? Lý do là vì Đấng ấy chỉ có thể sinh xuống làm người qua lời Xin Vâng của
Đức Nữ Trinh Maria tức là trải qua cuộc chiến vô cùng cam go giữa Người Nữ Maria và quỷ Satan nơi
các tâm hồn.
Đấng Cứu Thế cũng là Đấng Thiên Sai ra đời chỉ với sứ mạng duy nhất là để rao giảng Tin
Mừng Nước Trời: “Ta cần phải rao giảng Tin Mừng Nước Đức Chúa Trời cho các thành thị khác. Vì cốt
tại việc ấy mà Ta được sai đến” ( Lc 4, 43 ). Đức Kitô rao giảng Tin Mừng Nước Trời có nghĩa đó là một
cái tin có thể khiến những ai tin sự hiện hữu của Nước Trời ở nơi mình sẽ phát khởi được lòng vui
mừng khôn xiết. Điều này cũng giống như kẻ ăn xin nghèo khổ lang thang ngày này tháng kia lại có
người báo tin cho biết dưới nền túp lều của mình có chôn giấu cả một kho tàng lớn lao thì y chẳng phải
quá đỗi vui mừng hay sao ?
Tin vào Tin Mừng Nước Trời mà Đức Kitô rao giảng đó là bước khởi đầu rất mực quan hệ cho việc
tìm kiếm. Thế nhưng lòng tin ấy chỉ có thể lớn lên cùng với việc dấn bước trên con đường bỏ mình theo
Chúa: “Ai muốn theo Ta thì hãy từ bỏ mình vác thập giá mình hàng ngày mà theo. Vì hễ ai muốn cứu
mạng sống mình thì phải mất. Còn ai vì cớ Ta mà mất mạng sống mình thì lại được” ( Lc 9, 23 – 24 ).
14
Muốn cứu lại mất, bỏ đi lại được, đây là chân lý nhưng cũng là nghịch lý của con đường giải thoát.
Muốn cứu tức chỉ nghĩ cho hạnh phúc của mình mà không nghĩ gì đến hạnh phúc của người thì sẽ mất.
Ngược lại, biết quên mình đi để lo cho hạnh phúc của người thì lại được tức có hạnh phúc. Con đường
nghịch lý ấy đã được minh chứng bởi biết bao bậc Thánh nhân ngay trong thời đại này như Đức Cha Jean
Cassaigne ( 1895 – 1973 ); như Thánh Linh Mục Damien ( 1840 – 1849 ), Tông Đồ người cùi; như Thánh
Têrêsa thành Calcutta ( 1910 – 1997 ) đấng sáng lập Dòng Thừa Sai Bác Ái v.v… ( Ảnh bên phải: Đức
Cha Jean Cassaigne bên các con cái người dân tộc thiểu số bị bệnh phong tại làng Di Linh, Lâm Đồng ).
Các Thánh cũng là người như chúng ta, duy
chỉ khác một điều là các ngài đã nhận ra được ơn
gọi và quyết chí theo đuổi ơn gọi ấy đến cùng. Từ khi
lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy tất cả chúng ta đều có
chung một ơn gọi: “Chỉ có một thân thể một Thánh
Linh cũng như trong sự kêu gọi mình mà anh em đã
được gọi đến một hy vọng, một Chúa, một Đức Tin
một Phép Rửa một Đức Chúa Trời là Cha mọi
người. Ngài vượt trên mọi người và ở trong mọi
người” ( Ep 4, 4 – 6 ).
Thiên Chúa chẳng có ở đâu xa mà ngay ở
nơi mình, bởi đó cho nên theo đuổi ơn kêu gọi không
phải là việc chi khác nhưng là luôn nhớ nghĩ bằng
việc cầu nguyện bằng việc làm bác ái cứu giúp tha
nhân để quay về với Thực Tại ở nơi chính mình. Thực Tại ấy như đã biết có khi Đức Kitô gọi là Cha có khi
là Nước Trời. Thực Tại ở nơi chính mình đó cũng chính là Bản Tâm Vô Phân Biệt. Khi Tâm ta không phân
biệt: Có không, hơn thua, được mất, thắng bại, giàu nghèo, ta người v.v… thì đó là Nước Trời ở trong ta.
Đức Kitô rao giảng Nước Trời và kêu gọi chúng ta hãy hết lòng tìm và việc tìm kiếm ấy chắc
chắn sẽ gặp khi chúng ta biết bỏ đi tâm phân biệt Ta – Người: “Các ngươi đã nghe phán rằng: Mắt đền
mắt, răng đền răng. Song Ta nói cùng các ngươi, đừng chống cự kẻ ác. Trái lại, hễ ai vả má hữu ngươi
hãy đưa má kia cho họ luôn. Hoặc ai muốn kiện cáo ngươi để lấy áo trong hãy để họ lấy luôn áo ngoài
nữa. Hay là hễ ai muốn bắt ngươi đi một dặm hãy đi hai với họ. Ai xin ngươi hãy cho, ai muốn mượn
của ngươi thì đừng làm ngơ” ( Mt 5, 38 – 42 ).
Nghe những lời này thế gian cho là quá ư tiêu cực khó thể chấp nhận. Thế nhưng để có được
hạnh phúc thật sự thì không có con đường nào khác ngoài con đường bỏ mình. Chính Đức Kitô cùng
các Thánh của Ngài đều đã đi con đường này và tất cả đều ở trong vinh quang bất diệt.
PHÙNG VĂN HÓA, 7.2014
PHONG CÁCH PHANXICÔ
Bài 15. Nơi bình yên chim hót
Ngôi Lời Thiên Chúa đã trở thành phàm nhân để đem Ơn Cứu Độ đến cho mọi người khi sứ
thần Gabrien nói với trinh nữ Maria: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ
rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa ( Lc 1, 35 ).
Cuộc sống tiếp theo sau đó của Mẹ Maria có thể tóm gọn trong việc “hằng ghi nhớ tất cả những
điều ấy trong lòng” ( Lc 2, 51 ). “Hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng”, nói theo Phaolô, là: “Muôn
loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng
rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu ( x. Rm 8, 22 – 23 ).
Thư Do Thái đã nói về cuộc đời của Đức Giêsu: Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Ðấng
không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng
như ta, chỉ trừ tội lỗi" ( Dt 4, 15 ).
Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng
phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả
những ai tùng phục Người ( Dt 5, 8 – 9 ).
Nếu Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta thì Người cũng đã phải “rên siết
trong lòng” mới nhận ra được địa vị làm Con Một Thiên Chúa của Người và chấp nhận được việc Người
phải cứu chuộc thế gian bằng thập giá. Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giêsu đã lớn tiếng kêu van
15
CÙNG NHẬN ĐỊNH
khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được
nhậm lời, vì có lòng tôn kính ( Dt 5, 7 ).
Đức Giêsu đã làm gì quan trọng tại Nagiarét đến độ Người đã sống luôn trong 30 năm tại đó nếu
không phải là để cầu nguyện tức là để cho Thánh Thần rên siết trong lòng Người ?
Người khởi đầu sứ vụ Loan Báo Tin Mừng với dấu ấn của Thánh Thần. Khi Đức Giê-su chịu
phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp
xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài
lòng về Người” ( Mt 3, 16 – 17 ).
Dù bận trăm công nghìn việc vì lúc nào người ta cũng chen lấn đến để gặp được Người: Một hôm,
Đức Giêsu đang đứng ở bờ hồ Ghennêxarét, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe lời Thiên
Chúa ( Lc 5, 1 ), Người vẫn dành ưu tiên rất lớn cho việc cầu nguyện một mình tại những nơi hoang vắng:
Đức Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng.
Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình ( Mt 14, 22 –
23 ). Người cầu nguyện một mình cũng tức là để cho Thánh Thần rên siết trong lòng Người.
Người ban cho các môn đệ quyền năng lớn nhất mà Người, với tư cách là Thiên Chúa mới có,
đó là quyền tha tội: Đức Giêsu bảo người bại liệt: “Này con, con đã được tha tội rồi.” Nhưng có mấy kinh
sư đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng rằng: “Sao ông này lại dám nói như vậy ? Ông ta nói phạm
thượng ! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa ?” ( Mc 2, 5 – 7 ).
Quyền thay mặt Thiên Chúa để tha tội cho muôn dân chỉ được ban cho các môn đệ sau khi Người
đã trỗi dậy từ cõi chết và chuẩn bị về trời, quyền này có một điều kiện tiên quyết là phải nhận được Thánh
Thần. Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội
cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” ( Ga 20, 23 ). Mang sự rên siết
của Thánh Thần trong lòng, các môn đệ lên đường đi khắp thế gian Loan Báo Tin Mừng.
Trong gần 300 năm đầu tiên, mãi cho tới năm 313 khi hoàng đế Constantine I của Roma lên ngôi
và công nhận Kitô Giáo, cuộc sống các tín hữu không khác bao nhiêu vào lúc sinh thời của Đức Giêsu. Họ
không có tổ chức quy củ nào cả. Cũng chẳng có Nhà Thờ ( tòa nhà dùng làm nơi thờ phượng chung ) nào
khác ngoài Chúa Phục Sinh hằng ở với họ, là đầu của họ và họ là chi thể của Người. Họ bị khinh bỉ, cười
chê, truy lùng, bách hại, giết chóc giống như thân phận của Thầy và Chủ Nhân của họ. “Thật, Thầy bảo
thật anh em: Nô lệ không lớn hơn chủ nhân, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi” ( Ga 13, 16 ).
Nhưng dần dà nô lệ lại trở nên lớn hơn chủ nhân, kẻ được sai đi lại lớn hơn người sai đi. Kitô
Giáo trở thành quốc giáo tại hầu hết các nước Âu Châu. Các ông hoàng bà chúa quan lớn quan nhỏ
đều là Kitô hữu. Đền Thờ Tu Viện lộng lẫy huy hoàng mọc lên khắp chốn. Hàng Giáo Phẩm sống trong
sa hoa, các Bí Tích trở thành phương tiện kinh doanh, quyền tha tội được cụ thể hóa bằng các ân xá có
thể bán được bằng tiền chứ không cần đến Thánh Thần rên siết nữa. Trong bối cảnh đó, Nhà Thờ đã
phải bàng hoàng vì sự xuất hiện rất lạ lùng của Phanxicô.
Một ngày kia khi đang cầu nguyện với
Chúa, Phanxicô nghe được ( tiếng rên siết ):
“Phanxicô, tất cả những gì con yêu chuộng
và khao khát, thì hãy khinh chê và ghét bỏ đi,
nếu con muốn biết được ý của ta. Bởi vì sau
khi con làm được điều này, những gì trước
đây là êm ái dịu ngọt sẽ trở nên ghê tởm và
cay đắng, những gì trước đây làm con run sợ
sẽ trở thành ngọt ngào và hoan hỉ.”
Lời này làm cho Phanxicô được tràn
trề vui mừng. Một bữa kia khi đang cưỡi
ngựa gần Assisi, anh bắt gặp một người
phong. Dù trước đây anh thường ghê tởm
những người phong, Phanxicô đã xuống ngựa, trao tặng cho người người phong này một đồng tiền, hôn
bàn tay ông ta. Vài ngày sau Phanxicô đến một khu tập trung những người phong với một túi tiền. Anh
hôn tay tất cả người phong tại đây và cho họ tiền. Anh đã trở nên một người tôi tớ và bạn của người
phong, sống giữa họ và phục vụ họ một cách khiêm tốn.
Vào thời thịnh hành của phong trào Hippy ( thập niên 1960 ), nhiều người đã gọi Phanxicô Assisi
là Ông Thánh Hippy. Thời đó tôi thường nghe hát:
"Này em đã tới giờ
Mẹ đưa em đi chợ
Từ sáng mãi tới trưa, còn lưa…
16
Rồi khi đưa nhau về
Gặp anh hippy trẻ
Mặc áo rách đứng bên Nhà Thờ
Trông đẹp tựa hình Chúa hiền mơ"
( Phạm Duy – Bình Ca 1 )
Khẩu hiệu ( motto ) của phong trào Hippy là “Làm tình, không làm chiến tranh” ( Make love, not
war ). Họ chống lại khuôn khổ văn hóa truyền thống, tự do luyến ái, ngao du ca hát, sống hài hòa với
thiên nhiên, râu tóc để dài, ăn mặc mầu mè nhưng đơn giản, thậm chí còn khỏa thân, sống vô tư không
cần biết đến tương lai.
Phanxicô cũng đã tự ý sống bên ngoài khuôn khổ xã hội, cởi bỏ hết quần áo trả lại cho cha mình,
dám từ bỏ gia đình làng xóm để sống với thiên nhiên, đi chân đất, ăn mặc rách rưới, lang thang đây đó.
Nhưng Phanxicô không bao giờ là một anh chàng Hippy theo lối so sánh như thế.
Ngày nay có vô vàn tranh hay tượng Phanxicô luôn có một vài con chim đồng hành đậu trên tay
hay trên vai, đặt tại các công viên và khu vườn tư gia dù chủ nhân có theo Công Giáo hay không. Thật
ra Phanxicô không hề sùng bái thiên nhiên. Anh không bao giờ là một người phiếm thần ( pantheist ),
thần thánh hóa các hiện tượng thiên nhiên. Phanxicô chỉ tin nơi một Thiên Chúa đã tạo dựng nên thế
giới. Muôn loài muôn vật vì đều là công trình sáng tạo của Chúa nên không những đều tốt lành mà còn
đưa ta đến gần Người.
"Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa,
Không trung loan báo việc tay Người làm" ( Tv 19, 2 ).
Phanxicô thường nói rằng nếu có dịp gặp hoàng đế, anh sẽ
xin ngài ban chiếu chỉ quy định mọi người phải mang lúa thóc rắc ra
ngoài đường vào dịp Lễ Giáng Sinh để cho những con chim, đều là
các đại huynh và tiểu muội của Phanxicô, được một ngày no nê. Việc
này nhằm để tôn kính Con Thiên Chúa được Đức Mẹ Đồng Trinh sinh
ra và đặt trên máng cỏ giữa một huynh bò và một muội lừa. ( The
Legend of the Three Companions. Chap. LXXI ).
Tín hữu Việt Nam thường đến Nhà Thờ để đọc kinh lần hạt và
xem Lễ. Trước Thánh Lễ đọc kinh, trong Thánh Lễ đọc kinh và hát, sau
Thánh Lễ là đi về ngay. Sau chịu Lễ mà vị chủ tế còn nấn ná muốn
cộng đoàn cầu nguyện thêm ít giây trong phút thinh lặng thánh thì sẽ
nghe nhiều tiếng ho lao xao rục rịch, ai cũng sốt ruột cả, tivi sắp chiếu
phim hay rồi… Ta không có thói quen đến Nhà Thờ để cầu nguyện.
Nhà Thờ cũng ít khi mở cửa cho tín hữu vào cầu nguyện riêng. Thật ra
không ai biết phải cầu nguyện như thế nào.
Phaolô cho rằng cầu nguyện là để cho Thánh Thần rên siết
trong ta. Hơn nữa, lại có "Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu
hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng
chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên
siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí
muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho Dân Thánh theo
đúng ý Thiên Chúa" ( Rm 8, 26 – 27 ).
Thánh Gioan-Maria Vianney, quan thầy các Linh Mục quản nhiệm Giáo Xứ, đã học được một bài
học vô giá về cầu nguyện từ ông già Chaffangeon, một con người lạ lùng, luôn ngồi lỳ rất lâu trong Nhà
Thờ mà miệng chẳng hề mấp máy đọc một kinh nào cả. Cha hỏi ông: “Ông không thưa gì với Chúa sao ?”
Ông trả lời: “Chúa nhìn con và con nhìn Chúa, thế là đủ rồi”.
NGUYỄN TRUNG ( Còn tiếp )
THÁNH ANPHONG VỚI VIỆC SỐNG ƠN GỌI
Có thể nói Giáo Hội được nối tiếp bởi những cơn khủng hoảng. Thế nhưng cũng chính trong
những cơn khủng hoảng đó mà ta thấy sự hiện diện của Chúa Kitô như lời Ngài đã hứa: “Ta sẽ ở cùng
các con mọi ngày cho đến tận thế” ( Mt 28, 20 ). Sự “ở cùng” ấy rõ nhất không đâu cho bằng nơi các Bí
Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể.
Tuy nhiên còn một phương thế “ở cùng” khác cũng hệ trọng không kém đó là sự xuất hiện của
các Thánh qua các thời kỳ. Vào thời sơ khai Giáo Hội, ta thấy có các đấng như Thánh Giám Mục
17
Athanasiô ( 295 – 373 ) suốt 45 năm trong chức vụ chủ chăn đã phải chịu 5 lần đi đầy để kiên cường
bảo vệ Đức Tin. Thánh Cyrillo thành Giêrusalem ( 315 – 386 ) nhờ tài hùng biện khôn ngoan và phẩm
cách anh hùng của ngài tại Công Đồng Constantinôpôli ( 381 ) đã làm cho lạc giáo Ariô bị kết án lần thứ
hai và biến ngài thành một trong những vị bảo vệ Đức Tin Công Giáo vĩ đại nhất. Thánh Augustinô ( 354
– 430 ) nhờ ơn Chúa cho trở lại mà đã đặt nền móng tu đức cho các Dòng Tu về sau v.v…
Mỗi cơn khủng hoảng đều mang sắc thái của thời đại. Khi Giáo Hội bị chao đảo vì những lối
sống sa hoa, lạm dụng quyền thế của hàng Giáo Sĩ thì Chúa đã cho ra đời các vị Thánh chẳng hạn như
Thánh Đaminh ( 1170 – 1221 ), Thánh Phanxicô thành Assisi ( 1182 – 1220 ), Thánh Bênađô ( 1090 –
1153 ) để nêu gương sáng khó nghèo, cầu nguyện hầu thức tỉnh cho nhiều người. Khi Giáo Hội hầu
như bị lung lay vì nạn duy lý thì đã có các vị như Thánh Gioan Thánh Giá ( 1542 – 1591 ), cùng với
Thánh Têrêsa thành Avila cải tổ Dòng Kín Carmel với phương châm sống suốt đời là để “tận hiến” cho
Đức Kitô v.v…
Có một nét chung cho toàn thể các Thánh đó là các ngài đã phải chịu gian nan đau khổ rất nhiều
cả về tinh thần lẫn thể xác mới có thể theo chân Người Thầy Chí Thánh là Đức Kitô, Đấng đã hiến cả
mạng sống mình hầu cứu chuộc nhân loại. Theo chân Chúa đây cũng chính là ơn gọi đã dành cho
những ai Chúa chọn: “Không phải các con đã chọn Thầy nhưng chính Thầy đã chọn các con và cắt cử
các con để các con ra đi sinh được hoa trái và hoa trái của các con tồn tại mãi” ( Ga 15, 15 ).
Không phải ta chọn nhưng Chúa chọn, nếu ta chọn Chúa thì đó chẳng phải Chúa nhưng chỉ là
một quan niệm nào đó về Chúa. Một khi chọn Chúa chỉ như quan niệm thì sẽ có ngày ta bỏ Chúa bởi vì
nó không còn… hợp theo ý mình ( có thể vì bệnh nạn hay bất mãn gì gì đó ! ). Trái lại, Chúa chọn ta và
ta biết nghe theo lời mời gọi thì Chúa sẽ ban ơn dư dật để cho ta vững tâm theo Ngài. Các Thánh là
những con người đã được Chúa chọn và đã cương quyết đáp lại lời mời đó.
Chàng tuổi trẻ tài cao Anphong, một tiến sĩ luật đạo và luật đời
xuất chúng trong lần tranh cãi tại tòa cho thân chủ, chỉ vì một sơ xuất
nhỏ đã bị thua kiện. Sau thất bại không đáng có ấy chàng rất đau
buồn và đã đóng cửa phòng hai ngày liền, suy nghĩ và tự hỏi: Đây
không phải là lời mời gọi của Chúa sao ? ( Theo Vết Chân Người –
Niên Lịch Phụng Vụ ). Thắc mắc như vậy rồi, Anphong bèn đi tới một
quyết định dứt khoát: “Ôi thế gian, ta đã biết ngươi. Hỡi pháp đình,
ngươi sẽ không bao giờ còn gặp ta nữa”. "Biết" ở đây có nghĩa là đã
nhận ra bộ mặt giả trá phù phiếm của thế gian. Người đời chỉ vì u mê
không biết thế nên đã chọn thế gian thay vì Chúa. Đang khi đó Chúa
nói: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì sẽ ghét chủ này mà yêu chủ
kia. Hoặc trọng người này mà khinh người kia. Các ngươi không thể
làm tôi cả Thiên Chúa lẫn tiền tài được” ( Lc 16, 13 ).
Giữa Thiên Chúa và thế gian, con người chỉ có thể chọn một.
Lý do bởi vì đó là hai con đường ngược chiều không bao giờ song
hành. Hễ đã chọn Chúa thì phải từ bỏ thế gian. Ngượi lại, còn bám
víu vào của cải danh vọng chức quyền thì không thể theo Chúa. Mặc dầu vậy con đường từ bỏ quả thật
rất khó, nếu không có ơn Chúa kêu gọi thì không ai theo được.
Khi đã quyết định dứt khoát từ bỏ con đường công danh sự nghiệp kể cả vị hôn thê xinh đẹp con
nhà danh giá cha đã chọn cho mình, chàng trai Anphong bắt đầu dấn thân nơi các nhà thương thí tìm
cách cứu giúp ủi an các bệnh nhân nghèo. Một lần kia khi đang ở trong nhà thương, chàng nghe thấy
tiếng nói: "Ngươi làm gì trên thế gian này ?" Nhìn chung quanh không thấy ai nhưng vẫn nghe hỏi một
lần nữa, chàng nhận ra đó là tiếng Chúa bèn vào Nguyện Đường dâng kính Đức Mẹ Chuộc Kẻ Nô Lệ ở
gần đó và hứa sẽ gia nhập Dòng Giảng Thuyết làm Linh Mục. Đặt thanh gươm trên bàn thờ, Anphong
thân thưa với Chúa: "Lạy Chúa, này con đây, xin hãy làm nơi con điều đẹp lòng Chúa. Con là gì và con
có cái chi, con xin hiến dâng tất cả để phụng sự Chúa”.
Anphong đã có quyết định dứt khoát, thế nhưng từ cái quyết định từ bỏ ấy đến chỗ thực hiện
ơn gọi còn là cả một quá trình hết sức gian nan. Có không ít người cũng có quyết tâm đấy nhưng vì
nhiều lý do mà không thể theo: “Đang khi đi đường có kẻ thưa Ngài rằng không cứ Ngài đi đâu tôi sẽ
theo đó. Chúa Giêsu đáp: "Cáo có hang chim trời có tổ Con Người không có chỗ gối đầu. Người phán
cùng kẻ khác rằng: "Hãy theo Ta !" Kẻ ấy nói: "Thưa Thầy, xin cho tôi về chôn cất cha tôi trước đã…"
nhưng Chúa phán: "Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa".
Kẻ khác lại nói: "Thưa Thầy, tôi sẽ theo Thầy, nhưng xin cho tôi về từ giã người nhà trước đã". Nhưng
Chúa Giêsu phán: "Không ai đã tra tay cầm cày còn ngó lại đằng sau mà lại xứng với Nước Thiên
Chúa” ( Lc 9, 57 – 62 ).
18
Ephata 620
Ephata 620
Ephata 620
Ephata 620
Ephata 620
Ephata 620
Ephata 620
Ephata 620
Ephata 620
Ephata 620

More Related Content

What's hot (20)

Ephata 613
Ephata 613Ephata 613
Ephata 613
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
Ephata 611
Ephata 611Ephata 611
Ephata 611
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Obv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 VietnameseObv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 Vietnamese
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
Mon sup tam linh
Mon sup tam linhMon sup tam linh
Mon sup tam linh
 
Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Nhung bai hoc binh di
Nhung bai hoc binh diNhung bai hoc binh di
Nhung bai hoc binh di
 
[Sách] Mười điều tạo nên số phận
[Sách] Mười điều tạo nên số phận[Sách] Mười điều tạo nên số phận
[Sách] Mười điều tạo nên số phận
 
Thang 10.2011 mail (1)
Thang 10.2011 mail  (1)Thang 10.2011 mail  (1)
Thang 10.2011 mail (1)
 

Viewers also liked

อุปกรณ์พื้นฐานคอมพิวเตอร์
อุปกรณ์พื้นฐานคอมพิวเตอร์อุปกรณ์พื้นฐานคอมพิวเตอร์
อุปกรณ์พื้นฐานคอมพิวเตอร์I'Tay Tanawin
 
강원펜션 일본여행안내
강원펜션 일본여행안내강원펜션 일본여행안내
강원펜션 일본여행안내gsidjfs
 
concierge services
concierge services concierge services
concierge services John Clark
 
Presentación Smartycontent AdproTV
Presentación Smartycontent AdproTVPresentación Smartycontent AdproTV
Presentación Smartycontent AdproTVJordi Sabat
 
Branding Strategy Project by FMS Team
Branding Strategy Project by FMS TeamBranding Strategy Project by FMS Team
Branding Strategy Project by FMS TeamAnurag Jain
 
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...Qianzhan Intelligence
 
Zwarte donderdag
Zwarte donderdagZwarte donderdag
Zwarte donderdagJn07
 
Mar martinez. Case study (portugues)
Mar martinez. Case study (portugues)Mar martinez. Case study (portugues)
Mar martinez. Case study (portugues)Lorenzo Bennassar
 
China coal chemical equipment industry report, extensive market research and ...
China coal chemical equipment industry report, extensive market research and ...China coal chemical equipment industry report, extensive market research and ...
China coal chemical equipment industry report, extensive market research and ...Qianzhan Intelligence
 

Viewers also liked (12)

อุปกรณ์พื้นฐานคอมพิวเตอร์
อุปกรณ์พื้นฐานคอมพิวเตอร์อุปกรณ์พื้นฐานคอมพิวเตอร์
อุปกรณ์พื้นฐานคอมพิวเตอร์
 
강원펜션 일본여행안내
강원펜션 일본여행안내강원펜션 일본여행안내
강원펜션 일본여행안내
 
concierge services
concierge services concierge services
concierge services
 
ARTIKEL SAIL KOMODO
ARTIKEL SAIL KOMODOARTIKEL SAIL KOMODO
ARTIKEL SAIL KOMODO
 
Presentación Smartycontent AdproTV
Presentación Smartycontent AdproTVPresentación Smartycontent AdproTV
Presentación Smartycontent AdproTV
 
Branding Strategy Project by FMS Team
Branding Strategy Project by FMS TeamBranding Strategy Project by FMS Team
Branding Strategy Project by FMS Team
 
Primary education
Primary educationPrimary education
Primary education
 
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...
 
Zwarte donderdag
Zwarte donderdagZwarte donderdag
Zwarte donderdag
 
Mar martinez. Case study (portugues)
Mar martinez. Case study (portugues)Mar martinez. Case study (portugues)
Mar martinez. Case study (portugues)
 
China coal chemical equipment industry report, extensive market research and ...
China coal chemical equipment industry report, extensive market research and ...China coal chemical equipment industry report, extensive market research and ...
China coal chemical equipment industry report, extensive market research and ...
 
Qodamah's Recommendation
Qodamah's RecommendationQodamah's Recommendation
Qodamah's Recommendation
 

Similar to Ephata 620

Nhìn xe tang qua phố
Nhìn xe tang qua phốNhìn xe tang qua phố
Nhìn xe tang qua phốNguyen Nhat
 
điểm tựa niềm tin phần 1
điểm tựa niềm tin phần 1điểm tựa niềm tin phần 1
điểm tựa niềm tin phần 1MrTran
 
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016nataliej4
 
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.OrgKỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.OrgDailyf5.com
 
Gap go cuoc song j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
Gap go cuoc song j.krishnamurti-www.khotrithuc.comGap go cuoc song j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
Gap go cuoc song j.krishnamurti-www.khotrithuc.comSnoozeloop AF
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxTOAN Kieu Bao
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3Đặng Phương Nam
 
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie MackenzieTRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzievinhbinh2010
 
Saigon ngay dai nhat Duyen Anh
Saigon ngay dai nhat  Duyen AnhSaigon ngay dai nhat  Duyen Anh
Saigon ngay dai nhat Duyen AnhHoa Bien
 
Ganh xuong trau ho thi hai au
Ganh xuong trau   ho thi hai auGanh xuong trau   ho thi hai au
Ganh xuong trau ho thi hai aukathylaw119
 
Qua tang cuoc song
Qua tang cuoc songQua tang cuoc song
Qua tang cuoc songTHAI VAN AN
 
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet 80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet onthi360
 

Similar to Ephata 620 (20)

Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
 
Nhìn xe tang qua phố
Nhìn xe tang qua phốNhìn xe tang qua phố
Nhìn xe tang qua phố
 
điểm tựa niềm tin phần 1
điểm tựa niềm tin phần 1điểm tựa niềm tin phần 1
điểm tựa niềm tin phần 1
 
Xóm Bến
Xóm BếnXóm Bến
Xóm Bến
 
Diem tua cua niem tin 01
Diem tua cua niem tin 01Diem tua cua niem tin 01
Diem tua cua niem tin 01
 
Thư gửi Mẹ
Thư gửi MẹThư gửi Mẹ
Thư gửi Mẹ
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
 
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.OrgKỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
 
Ephata 601
Ephata 601Ephata 601
Ephata 601
 
Gap go cuoc song j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
Gap go cuoc song j.krishnamurti-www.khotrithuc.comGap go cuoc song j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
Gap go cuoc song j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
 
Diem tua cua niem tin 04
Diem tua cua niem tin 04Diem tua cua niem tin 04
Diem tua cua niem tin 04
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
 
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie MackenzieTRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
 
Saigon ngay dai nhat Duyen Anh
Saigon ngay dai nhat  Duyen AnhSaigon ngay dai nhat  Duyen Anh
Saigon ngay dai nhat Duyen Anh
 
Ganh xuong trau ho thi hai au
Ganh xuong trau   ho thi hai auGanh xuong trau   ho thi hai au
Ganh xuong trau ho thi hai au
 
Qua tang cuoc song
Qua tang cuoc songQua tang cuoc song
Qua tang cuoc song
 
Tâm sự thường ngày
Tâm sự thường ngàyTâm sự thường ngày
Tâm sự thường ngày
 
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet 80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
 

More from Vu Mai JMV

More from Vu Mai JMV (9)

Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 

Ephata 620

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com "ANH NẰM XUỐNG…" Chúng tôi vừa đi thăm hai cụ bà, thân mẫu của hai người anh em chúng tôi đã qua đời, một anh vì tai nạn và một anh vì chứng ung thư. Khi chọn thời điểm ngày 27 tháng 7 để viếng thăm các gia đình của anh em trong Tỉnh Dòng đã qua đời, anh em hay nói đùa đó là "Ngày Thương Binh Liệt Sĩ”, thật ra chính xác phải nói là chung quanh ngày 26 tháng 7, vì ngày 26 tháng 7 là ngày Lễ kính ông Thánh Gioakim và bà Thánh Anna, hai cụ là song thân của Mẹ Maria. Hơn nữa, ngoài thời điểm này, chúng tôi còn được thêm một lần nữa để thăm các cụ là song thân của các anh em trong Dòng vào cuối năm âm lịch theo truyền thống của dân tộc, như vậy hai thời điểm được phân bố khá đều.. Thăm các cụ bà vào thời điểm này thật trùng hợp, được thêm nhiều ý nghĩa thân thương, đó là người anh em của chúng tôi mất vì tai nạn có bổn mạng cũng là Gioakim, còn người anh em mất vì ung thư thì dịp này cũng rất gần với ngày giỗ của anh. Tám năm trôi qua rồi kể từ ngày anh Gioakim gặp tai nạn và qua đời ( 2006 ), chúng tôi đứng trước di ảnh của anh với lời kinh nguyện, bà mẹ già 92 tuổi khóc ngất khi thấy Nhà Dòng đến thăm và đọc kinh cho con mình, lần nào cũng vậy, những cảm xúc thương tâm nơi bà làm tôi vô cùng xúc động. Tình thương của cha mẹ dành cho con cái là vô bờ bến ( Ảnh chỉ có ý minh họa ). Tôi thầm trách anh đã làm khổ mẹ già như vậy, anh có biết là mẹ thương anh lắm không ? Lẽ ra tuổi già của mẹ sẽ là an vui, hãnh diện về anh và hạnh phúc khi mỗi lần anh về thăm mẹ, nhưng bây giờ mẹ ngồi đó, âu sầu mỗi ngày nhìn lên di ảnh của anh, tuổi già yếu đau mẹ không ra ngoài được, các con cháu bận rộn chuyện gia đình, chuyện làm ăn, chuyện học hành, ít ai ngó ngàng đến mẹ, mẹ cứ héo hắt với nỗi nhớ thương con trai yêu dấu, chiếc áo len và chiếc khăn trên đầu không đủ ấm trong những chiều mưa bão, tôi nhìn bà co ro lạnh lẽo từ bên trong mà không cầm được nước mắt. Buổi sáng hôm ấy, khi tôi đang trên đường về Nhà Dòng để chuẩn bị cho Công Hội Tỉnh trong những ngày sau đó, chiếc điện thoại của tôi báo tin có cuộc gọi của anh Gioakim, nghe rồi mới biết tin anh bị tai nạn trọng thương ở Bình Định, người đi đường nhặt được điện thoại của anh bấm gọi để báo tin, và sau đó thì hoàn toàn không liên lạc được với họ nữa. Liên lạc nhờ các anh chị em ở Bình Định lo cho anh ở nhà thương, tôi rời Sàigòn sau cơm trưa hôm ấy để nhanh chóng ra Quy Nhơn, nhưng đến chiều, khi xe đến bãi biển Cà Ná, tới tin anh qua đời đã được loan đi. Nhà Dòng đề nghị đưa thi hài của anh về quàn tạm ở Giáo Xứ Phù Mỹ, nơi anh Toàn, một anh em DCCT ở Quy Nhơn phụ trách. Khi tôi ra đến nơi thì đã nửa đêm, đêm đó lại là đêm chung kết World Cup 2006, tôi vào phòng quàn xác anh đúng lúc hai đội phân tranh thắng bại bằng những cú đá luân 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 620 – CHÚA NHẬT 27.7.2014
  • 2. lưu. Cám ơn anh Toàn đã hết lòng lo cho anh trong những giờ phút cuối đời, cám ơn các anh em Linh Mục, các chị em Nữ Tu ở Bình Định đã giúp anh Toàn để công việc lo cho anh Gioakim được chu đáo. Khi tôi đến Phù Mỹ cũng là lúc một đoàn Giáo Dân và anh em mình từ DCCT Huế vào đến nơi để đón xác anh. Từ ngày anh về Huế phụ trách cộng đoàn và lo cho Giáo Xứ, qua sự tận tụy của anh, lòng nhiệt thành của anh, lối sống khiêm nhu, khó nghèo và đơn sơ của anh, Thiên Chúa thổi luồng gió mới làm nức lòng Giáo Dân, đem lại an bình trong cộng đoàn. Anh ra đi để lại nỗi tiếc thương đau xót cho nhiều người, thiệt hại rất lớn cho Nhà Dòng, cho Hội Thánh. Vẫn biết là Thánh Ý Chúa, nhưng sự bất cẩn của con người làm thệt hại và thương đau cho nhiều người khác. Cuộc đời của chúng ta không phải sống cho mình, nhưng là sống vì và sống cho người khác. Anh ra đi như vậy có công bằng với người khác và với mẹ của anh không ? Anh đừng tròn mắt sau cặp kính cận nhìn tôi rồi phá lên cười như những ngày, những lần, anh em gặp gỡ và trêu ghẹo nhau. Sự bất cẩn khi giao thông đã cướp đi một sinh mạng, hệ lụy không lường hết được thảm khốc thế nào, di chứng thiệt hại cho con người và xã hội không tính toán được hết, bài học đơn giản và quen thuộc vẫn là phải cẩn thận trong việc chọn lựa phương tiện giao thông và chọn lựa cách giao thông. Tai nạn giao thông ở Việt Nam vẫn luôn là con số vượt mức báo động đỏ, mỗi năm số mạng người chết vô lý vì giao thông vẫn còn quá lớn so với thời còn chiến tranh, số người mang thương tật để lại gánh nặng cho xã hội không thể thống kê được. Thế nhưng hình như mạng người ở Việt Nam rẻ lắm, vì vẫn còn đó vô số những vấn đề lớn của giao thông không được giải quyết đến tận nguồn… Lm. VĨNH SANG, DCCT, 25.7.2014 ( Tựa đề lấy theo "Cho một người vừa nằm xuống" của TCS ) MỤC LỤC TÌM BÀI: "ANH NẰM XUỐNG…" ( Lm. Vĩnh Sang ) ............................................................................................. 01 KHÔN NGOAN TÌM NƯỚC TRỜI ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ....................................................... 02 VÔ TẬN ( AM. Trần Bình An ) ............................................................................................................... 03 KHO BÁU NƯỚC TRỜI LÀ ĐỨC KITÔ ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ................................................. 05 HÃY LÀM MỌI SỰ ĐỂ CÓ ĐƯỢC NƯỚC TRỜI ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ................................... 07 BÁN ĐI ( M. Hoàng Thị Thùy Trang ) ..................................................................................................... 08 CHÂN DUNG THÁNH MARIA MAĐALÊNA ( Trầm Thiên Thu ) ............................................................ 10 HẠNH PHÚC VÀ NƯỚC TRỜI ( Phùng Văn Hóa ) ............................................................................... 12 PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 15: NƠI BÌNH YÊN CHIM HÓT ( Nguyễn Trung ) ........................... 15 THÁNH ANPHONG VỚI VIỆC SỐNG ƠN GỌI ( Phùng Văn Hóa ) ...................................................... 17 NÓI VỀ ĐỨC TIN VỚI NGƯỜI KHÔNG TIN ( Emily Stimpson, bản dịch của Trầm Thiên Thu ) ........... 19 CẢM, NGHĨ KHI ĐỌC "MẤY CỤM KHÓI RỜI" CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ ( Nguyễn Trung ) ................ 21 MẤY CỤM KHÓI RỜI ( Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ) .............................................................................. 22 BÉ GÁI SỐNG SÓT THẦN KỲ SAU KHI MẸ ĐÃ UỐNG THUỐC TRỤC THAI ( Bình Minh, VNExpress ) ..... 23 TÂM SỰ CÙNG BẠN TRẺ: LÀM TỪ THIỆN ( Hoàng Ngọc Diệp ) ....................................................... 24 ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ CÁCH NHÌN CUỘC SỐNG ( Từ Petalia.org ) ......................................................... 25 TÁCH CÀ PHÊ ( Khuyết Danh ) ............................................................................................................ 25 NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 26 KHÔN NGOAN TÌM NƯỚC TRỜI Vua Salômon nổi tiếng là vị vua khôn ngoan sáng suốt. Ông đã xử những vụ án rất khó khăn một cách khéo léo không khác gì Bao Công. Bà hoàng hậu Saba ở mãi tận phương Nam cũng phải đến nghe sự khôn ngoan của ông. Nhưng khôn ngoan nhất là khi được Chúa cho chọn lựa, ông đã không xin được trường thọ hay được giàu sang, mà chỉ xin được ơn khôn ngoan. Lời cầu xin của ông rất đẹp lòng Chúa. Nên Chúa đã khen ngợi và ban cho ông mọi điều mong muốn. Chúa muốn tôi bắt chước vua Salômon, biết xin ơn khôn ngoan và biết khôn ngoan trong những lựa chọn. Nhất là biết khôn ngoan lựa chọn Nước Trời như những người trong bài Tin Mừng hôm nay. 2 CÙNG SUY NIỆM
  • 3. Những người trong bài Tin Mừng hôm nay khôn ngoan vì thao thức đi tìm. Sự thao thức đi tìm được thấy trong thái độ bôn ba đây đó, khảo sát đất đai. Chắc phải đào bới nhiều mới thấy kho tàng chôn giấu trong ruộng. Sự thao thức đi tìm cũng thấy trong việc ra khơi thả lưới. Vất vả chài lưới rồi còn phải lựa chọn. Dù vất vả, họ quyết tìm cho ra Nước Trời. Họ khôn ngoan vì biết phân định. Đời sống đem đến cho ta đủ mọi loại giá trị thượng vàng hạ cám, như chiếc lưới đánh bắt đủ mọi loại tôm cá. Giữa những giá trị ấy ta phải biết phân định. Lựa chọn những giá trị cao quý, tốt đẹp. Biết chọn lựa cá tốt, vứt bỏ cá xấu. Biết giá trị của viên ngọc dù nó còn đang nằm giữa khối đá sù sì dơ bẩn. Biết giá trị của kho tàng dù nó còn đang bị chôn giấu dưới lòng đất sâu. Biết giá trị của Nước Trời dù Nước Trời chưa tỏ hiện rõ ràng trên thế gian. Họ khôn ngoan vì dám dấn thân. Khi đã biết được giá trị Nước Trời, họ dấn thân theo đuổi đến cùng. Dấn thân trọn vẹn nên bán tất cả những gì mình có để đổi lấy kho tàng, viên ngọc quý. Dấn thân quyết liệt vì bán hết nhà cửa rồi thì không thể quay về chốn cũ, chỉ còn gắn bó với quê hương mới mà thôi. Dấn thân tuyệt đối, bỏ hết tất cả chỉ vì một viên ngọc. Dấn thân như thế là thái độ của tình yêu, sự say mê, sự khao khát mãnh liệt. Đó chính là thái độ phải có khi đi tìm Nước Trời. Họ khôn ngoan vì biết từ bỏ. Bán tất cả những gì mình có là một từ bỏ lớn lao. Dứt lìa những gì mình gắn bó còn đau đớn hơn nữa. Bỏ một nơi yên thân chắc chắn để dấn thân vào một tương lai bấp bênh thì thật là phiêu lưu đến tận cùng. Nhưng không có cách nào khác. Phải bán tất cả mới đủ sức mua viên ngọc Nước Trời. Phải đầu tư trọn vẹn con người với tất cả tài năng trí tuệ, sức lực, thời giờ mới mong chiếm đoạt được Nước Trời. Luyến tiếc một chút là bất thành. Chần chừ một chút là hỏng việc. Nấn ná một chút là bị lỡ cơ hội. Họ từ bỏ một cách nhẹ nhàng thanh thoát. Nên từ bỏ rồi họ cảm thấy vui tươi. Họ từ bỏ một cách mau mắn vì họ đã dứt khoát với những gì xưa cũ. Lòng trí của họ chỉ gắn bó tha thiết với kho tàng mới tìm thấy. Đó là những thái độ khôn ngoan đáng cho ta noi theo trên con đường đi tìm Nước Trời. Biết thao thức đi tìm. Biết phân định giá trị. Biết mau mắn từ bỏ. Biết hăng hái dấn thân đến cùng. Lạy Chúa, xin ban cho con ơn khôn ngoan để con biết chọn Chúa là nguồn mạch hạnh phúc. Amen. Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT VÔ TẬN Theo lời kể của ông Trần Văn Tiệp, ngay từ những năm 1957, ông đã có những thông tin chính xác về “kho vàng” này: “Nhưng trong suốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, tôi phải bí mật nguồn thông tin.” Theo hồ sơ của ông Tiệp cung cấp cho Báo Thanh Niên, cuối Thế Chiến thứ hai ( khoảng năm 1943 ), trên vịnh Cà Ná ( giáp ranh tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận hiện nay ), tướng Yamashita của Nhật sau khi đầu hàng quân Đồng Minh đã đưa một hạm đội gồm 84 tàu chiến chở đầy vàng đến đây. Quân đội Nhật đã chôn giấu khoảng 4.000 tấn vàng tại một hòn núi sát với vùng biển này. Tuy nhiên, sau đó không quân của Đồng Minh đã đánh chìm 66 tàu của quân Nhật xuống vịnh Cà Ná, 18 tàu còn lại chạy tứ tán. Có một con tàu mãi đến năm 1945 mới chìm hẳn. Sau Thế Chiến thứ hai, nhiều lần người Nhật đã đến Việt Nam để tìm tung tích kho vàng cực lớn này nhưng đều thất bại. Ông Tiệp khẳng định: “Sở dĩ quân đội Nhật chôn kho vàng này gần biển là vì thuận lợi giao thông đường biển, đường bộ và đường sắt. Hơn nữa, lại gần với một kho vàng khác của vua Chăm ngày xưa để lại nơi này.” Ông Tiệp và các cộng sự đã trưng ra nhiều vật chứng quan trọng trình UBND tỉnh, mà ông cụ cho rằng đã thu được từ những cuộc thăm dò kho vàng tại núi Tàu. Đó là một thanh gươm và một vỏ bao gươm của Nhật đã cũ; một đồng tiền 10.000 yen; một ống điếu bằng kim loại đã vỡ một phần; hai logo Hắc Long bằng kim loại và một lá đề bằng đá... Ông Tiệp khẳng định: “Những cổ vật này là chứng cứ không thể bàn cãi về việc có sự hiện diện của kho vàng ở núi Tàu”. Để chứng minh, lần đầu tiên ông Tiệp trưng ra tấm bản đồ vị trí “kho vàng núi Tàu”, được ông vẽ lại khá tỉ mỉ. Theo ông Tiệp, tấm bản đồ này chỉ ông và người có trách nhiệm cao nhất của tỉnh mới được tiếp cận vì “yếu tố bí mật” và vì lý do “an ninh” nên không ai được phép biết trừ khi được ông cho phép. Chỉ với những thông tin mỏng manh, nhưng suốt hơn 50 năm qua ông đã đeo đuổi về cái gọi là “kho vàng núi Tàu”. Cả cuộc đời ông hầu như chỉ có một việc, đó là khai thác bằng được kho vàng này, 3
  • 4. dù đến nay, đã ngót trăm tuổi, đã bỏ ra hàng trăm cây vàng cho việc tìm kiếm. Nhưng thất bại không làm ông nản chí. Ông bảo đời ông chưa tìm thấy thì đời con ông sẽ tiếp tục đi tìm. Niềm tin “kho vàng núi Tàu” với ông không bao giờ tắt ! ( Báo Thanh Niên ). Không rõ kho vàng nói trên có thật hay không, nếu chỉ xét ở góc độ xác tín và kiên trì của ông cụ Trần Văn Tiệp có thể gợi ý cho Kitô hữu suy gẫm sâu sắc hơn về kho báu Nước Trời. Trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Đức Giêsu ví Nước Trời như kho báu giấu kỹ, hay như viên ngọc quý hiếm hoi độc nhất vô nhị, mà ai phát hiện sẽ khôn ngoan bán ngay mọi thứ để cấp thời mua lấy, rồi còn phải chiến đấu liên tục để có thể lưu giữ. Khôn ngoan Nhờ hồng ân mà Kitô hữu khám phá ra được kho tàng vô giá mà cứ tưởng như là cờ. Đó chính là Nước Trời, mà Đức Giêsu vừa giới thiệu, vừa trao ban qua Lời Chúa và Thánh Thể nhiệm mầu. Khi tín hữu tìm thấy kho báu độc nhất vô nhị này, hoặc viên ngọc quý giá vô song, thì Đức Chúa Thánh Thần luôn ban ơn khôn ngoan, ân sủng đầu tiên trong Bảy Ơn của Ngài, để tín hữu có thể tự do lựa chọn, cũng như cân nhắc quyết định chiếm hữu hay từ chối. Cũng như các Thánh Tông Đổ tiên khởi, Thánh Phaolô cũng khôn ngoan chiếm hữu Nước Trời, mặc dầu trước đó ngài đã hăng say truy sát những ai tin theo Đức Giêsu. Nhờ ơn khôn ngoan, Thánh Phaolô, như Vua Salômôn ngày xưa, đã biết lắng nghe và biệt phân phải trái, để vứt bỏ đi hết những học thuật uyên bác, những thành tích thánh chiến, để hân hoan làm công dân Nước Trời: "Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người“ ( bản dịch của Nhóm Các GKPV, Pl 3, 8 – 9 ). Lm. Nguyễn Thế Thuấn dịch câu này khá ấn tượng: “…Vì Ngài, tôi đành thua lỗ mọi sự, và coi là phân bón cả, để lợi được Ðức Kitô, và được thuộc về Ngài…” Còn Lm. An Sơn Vị dựa theo bản Kinh Thánh TOB, dịch: “Vì Người, tôi đã đánh mất đi tất cả, và tôi coi tất cả như đồ cặn bã, để được lời chính Đức Kitô và được gặp thấy tôi nơi Người.” Như thế, tất cả của cải vật chất lẫn tư tưởng cao siêu, quyền hành, chức tước, danh lợi thế gian hoàn toàn chỉ là phù vân, cặn bã, phân bón, rác rưởi nếu so với kho báu Nước Trời. Ai thèm dại dột lựa chọn thế gian phù phiếm nhất thời, nếu có một chút khôn ngoan ? Chiến đấu Tuy nhiên chiếm hữu Nước Trời không hề dễ dàng như mua tấm vé xem trận chung kết bóng đá thế giới vừa qua tại Brasil. Cần có chí khí, nghị lực, can đảm, miệt mài chiến đấu mới chiếm giữ nổi. Chính Đức Giêsu đã khẳng định chắc nịch: “Nước Thiên Chúa phải đương đầu với sức mạnh. Ai mạnh sức thì chiếm được” ( Mt 11, 12 ). Thánh Phaolô đã minh chứng qua kinh nghiệm dấn thân vào Nước Trời: “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện” ( 2Tm 4, 7 – 8 ). Có lẽ cuộc chiến cam go và dai dẳng nhất là chiến đấu với chính bản thân, lực cản mạnh bạo và nguy hiểm nhất cho ai muốn chiếm hữu Nước Trời. Vì vậy, bỏ mình là điều kiện tiên quyết chiếm hữu Nước Trời, tiếp đến can trường chấp nhận mọi thách đố khó khăn: ”Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”( Lc 9, 23 ). Trung kiên Để chiếm hữu được Nước Trời, Kitô hữu còn phải không ngớt hăng say chiến đấu liên tục, trường kỳ với ba thù hàng ngày, hàng giờ, hàng phút giây, không thể ngưng nghỉ, thỏa hiệp, nên Kitô hữu cần luôn tỉnh thức như năm cô phù dâu khôn ngoan, như người tôi tớ trung thành, thức khuya sẵn sàng và chu đáo đón chờ chủ về. “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” ( Mt 10, 22 ). Thánh Phaolô đã khuyên nhủ tín hữu thành Côrintô dù chịu thử thách, nguy nan, cứ nhất mực kiên trì, trung thành với Nước Chúa, với Ơn Gọi: “Bởi vậy, anh em thân mến, anh em hãy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa, vì biết rằng: Trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích” ( 1 Cr 15, 58 ). 4
  • 5. Thánh nhân còn diễn giải minh bạch hơn nữa về sự bền vững, trung thành với kho báu Nước Trời. “Chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: Ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy. Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” ( Rm 5, 3 – 5 ). “Giữa những thử thách, con hãy nghĩ gian khổ sánh sao được với Nước Thiên Đàng. Đó là phương pháp của Chúa: “Phước cho ai khó nghèo, ai khóc lóc, ai chịu bắt bớ… Vì Nước Thiên Đàng là của mình vậy” ( Đường Hy Vọng, số 695 ). Lạy Chúa Giêsu xin ban Đức Chúa Thánh Thần soi sáng chúng con biết khôn ngoan, để lắng nghe Lời Chúa, biệt phân chánh tà và biết can đảm chọn lựa, chiếm hữu Nước Trời. Lạy Mẹ Maria, xưa Mẹ đã khôn ngoan và can đảm “Xin Vâng”, để đón nhận Nước Trời, Đức Giêsu vào lòng Mẹ, nay xin Mẹ cầu bầu và phù hộ chúng con luôn mãi đón Con Mẹ trong đời. Amen. AM. TRẦN BÌNH AN KHO BÁU NƯỚC TRỜI LÀ ĐỨC KITÔ Xuyên suốt các Chúa Nhật vừa qua, hình ảnh nổi bật trong các bài Tin Mừng là ruộng đất. Từ hạt lúa gieo trên ruộng đồng đến lúa tốt và cỏ lùng chen vai mọc lên trên ruộng đất, và Chúa Nhật hôm nay là kho báu chôn giấu trong ruộng lúa. Palestine là miền đất có nhiều tranh chấp và nguy hiểm rình rập: chiến tranh, bệnh tật, nạn dịch, đói khát, cướp bóc, nô lệ… hay bất cứ một sự bất hạnh nào cũng có thể lấy mất tài sản và cuộc sống của người dân. Nhiều người đã chôn giấu của cải dưới đất, hy vọng rằng một ngày nào đó sẽ trở lại, nhưng có nhiều người đã ra đi vĩnh viễn. Do đó, người ta thường tìm thấy kho tàng. Dụ ngôn "Kho báu chôn dấu trong thửa ruộng” là một câu chuyện không có gì xa lạ với dân Do Thái, bởi vì họ vẫn thường kể cho nhau nghe về một câu chuyện cổ tích tương tự như thế. Ngày hôm ấy, Abba Giuđa đang cố gắng cày nốt thửa ruộng còn lại, thì bỗng con bò của anh ta bị ngã qụy và gãy mất một chân vì gặp phải một cái hố nhỏ. Bực mình, anh ta dừng lại vuốt những giọt mồ hôi trên trán, rồi quỳ xuống nâng chân con bò lên. Đột nhiên, Đức Giavê mở mắt cho anh ta và anh ta đã nhìn thấy một kho tàng quý giá ngay trong cái hố nhỏ ấy. Anh ta tự nhủ: Chính vì chú bò này mà mình được lợi đây. Kho tàng ấy là của một ai đó đã chôn dấu, có lẽ từ lâu lắm, vì sợ trộm cắp, giặc giã hay chiến tranh. Anh ta cẩn thận vùi đất lại, trở về nhà, thu góp tiền bạc, bán tất cả những đồ đạc, để gom cho đủ số tiền mua thửa ruộng đó, bởi vì anh ta chỉ là một nông dân nghèo đi cày thuê cuốc mướn mà thôi. Dĩ nhiên, anh ta mua được thửa ruộng ấy, dù với một giá hơi mắc, nhưng anh ta trở thành triệu phú, bởi vì luật pháp đã quy định: kể từ ngày làm chủ mảnh đất, anh ta cũng làm chủ tất cả những gì có trong mảnh đất ấy. Có lẽ Chúa Giêsu đã lấy chính câu chuyện bình dân này để nói về Nước Trời. Ý nghĩa của dụ ngôn chính là thái độ của người nông dân: tìm được kho tàng, anh ta rất vui mừng, vội chạy về nhà, tìm đủ mọi cách, như bán tất cả đồ đạc, thậm chí kể cả việc vay mượn bà con lối xóm, để có đủ tiền mua thửa ruộng ấy. Hành động của anh ta thật khôn ngoan, nhanh nhẹn và hợp lý. Anh đã dám liều, dám hy sinh tất cả vì kho tàng quý giá ấy. Dụ ngôn “Viên ngọc quý”: thương gia khi đã khám phá ra viên ngọc quý, đã bán tất cả những gì mình có để mua cho được viên ngọc ấy. Đây là một sự lựa chọn đáng ca ngợi và khích lệ. Dụ ngôn “Kho báu chôn trong ruộng” và “Viên ngọc quý” diễn tả sự cao trọng, sự vô giá của Nước Trời, không có cái gì, không có vàng bạc hay tài năng nào sánh được. “Kho báu” và "Viên ngọc quý” ở đây là chính Đức Giêsu Kitô, Ngài là đối tượng lớn nhất, là niềm vui, là hạnh phúc để chúng ta tìm kiếm và sở hữu. Không có gì đẹp hơn là tìm biết Đức Kitô. Có Ngài, chúng ta có tất cả ! Nói như Thánh Phaolô hôm nay là: trong Người, chúng ta “những người theo dự định của Chúa, được kêu gọi 5
  • 6. nên thánh”, trở nên giống với hình ảnh Chúa Con, trở nên giống Đức Kitô. Như thế, lời mời gọi nên thánh chính là trở nên giống Đức Kitô, sống theo Đức Kitô, là đạt đến Nước Trời. 1. Nước Trời có một giá trị tối thượng Chúa Giêsu nói về kho báu và viên ngọc mà người cày ruộng và thương gia dám bán tất cả những gì họ có để mua lấy. Bởi đó là giá trị tối hậu mang lại hạnh phúc và ý nghĩa cho cuộc đời họ. Đó là điều làm cho họ hân hoan vui sướng, dám đánh đổi tất cả mọi sự trên trần gian để có nó ( GLCG # 546 ). Tính chất cao quý ấy được các bài đọc Sách Thánh hôm nay làm nổi bật bằng cách đưa ra những so sánh ví von. Cao quý như sự khôn ngoan được vua Salômon coi trọng hơn phúc lộc thọ của ngai vàng ( bài đọc 1 ). Salômon kế vị Vua cha là Đavít. Salômon nhận rõ mình “trẻ người non dạ” và những hạn chế của bản thân trước trọng trách làm vua. Salômon được Thiên Chúa yêu thương, ân ban cho ông được quyền xin ơn gì ông cần. Salômon không xin giàu có, không xin vinh quang và cũng không xin trường thọ. Salômon xin ơn khôn ngoan để hướng dẫn dân được tuyển chọn đúng theo đường lối của Chúa. Điều ông xin làm hài lòng Thiên Chúa và ông được nhậm lời. Salômon trở nên một vị vua tài trí bậc nhất trong thiên hạ. Sự khôn ngoan của ông vượt ra khỏi biên giới Israel. Trước ông không ai như ông và sau ông không ai bằng ông. Cao quý như lề luật được Dân Chúa coi trọng tựa Nguồn Sáng dẫn lối ( bài đọc 2 ). Cao quý như “Kho báu chôn trong ruộng” như “Viên ngọc quý”. Nước Trời là một ân ban cao quý Thiên Chúa dành cho mọi kẻ kiếm tìm. 2. Chọn lựa và quyết định Sau khi đã nhận ra kho báu, người cày ruộng lẫn người buôn ngọc đều đã biết cái gì quan trọng, họ phải chọn lựa và đi đến một quyết định. Là Kitô hữu, môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta tìm kiếm cái gì ? Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phải biết chọn lựa giữa những cám dỗ mời mọc của trần thế: ‘Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây ? Tất cả những thứ đó dân ngoại vẫn tìm kiếm… Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” ( Mt 6, 31 – 33 ). Sách Giáo Lý Công Giáo cũng khuyên dạy: ‘Chúa Giêsu kêu gọi mọi người vào Nước Trời qua những bài dụ ngôn của Ngài, nét đặc trưng của việc giảng dạy của Ngài. Qua các dụ ngôn này, Ngài mời người ta tới dự tiệc của Nước Trời, nhưng Ngài cũng đòi hỏi người ta một sự chọn lựa triệt để: để được Nước Trời, người ta phải cho tất cả, và lời nói không đủ, còn cần phải có những hành vi” ( GLCG # 546 ). Nước Trời đòi buộc phải hy sinh, một khi đã khám phá ra, phải bán tất cả những gì mình có. Đây là một chọn lựa dứt khoát, quyết liệt, không dễ dàng. Sự từ bỏ theo Chúa Giêsu chính là thái độ dấn thân vì Nước Trời. Tìm thấy Nước Trời, thấy được giá trị cao quý của Nước Trời, cho nên mới can đảm hy sinh từ bỏ tất cả để có được. Người nông dân bán tất cả để mua cho được mảnh ruộng có kho báu; vị thương gia bán tất cả tài sản để mua cho bằng được viên ngọc quý là hình ảnh nói lên việc phải dứt khoát chọn lựa Nước Trời. 3. Tìm được Nước Trời là niềm vui cuộc đời Người nông dân, vị thương gia đều vui mừng khi tìm được kho báu hay viên ngọc quý. Cũng vậy, thái độ của người đã gặp Chúa, đã khám phá ra Nước Trời trong cuộc sống là thái độ hân hoan vui mừng. Tìm kiếm được niềm vui này mới làm cho con người có khả năng dứt bỏ mọi sự để theo Chúa. Bấy giờ, tất cả những gì trước nay ta cho là quý giá thì mất hết giá trị so với niềm vui mừng có được Thiên Chúa. Có Chúa là có tất cả. Đây là kinh nghiệm không dễ có được một khi thờ ơ không dám lên đường tìm kiếm Chúa và hạnh phúc Nước Trời. Nếu chỉ biết loanh quanh trong việc tìm kiếm của cải trần thế, thú vui xác thịt thì sẽ không bao giờ khám phá được niềm vui Nước Trời, niềm vui trong Chúa. Tìm kiếm Nước Trời và từ bỏ tất cả để đạt cho bằng được là niềm vui của đời Kitô hữu chính là thái độ chọn lựa khôn ngoan. Trong Chúa mới làm nên ý nghĩa đích thực của đời sống, nơi Chúa mới tìm kiếm được nguồn mạch thỏa mãn mọi nỗi khát khao hạnh phúc. Thái độ “vui mừng bán tất cả”, không phải ai cũng dễ dàng có được. Câu chuyện Tin Mừng “Người thanh niên giàu có” là một ví dụ. Anh ta đã sụ mặt xuống và quay đi vì anh ta có nhiều của cải khi nghe Chúa Giêsu bảo: “Anh hãy về bán hết của cải, phân chia cho người nghèo, rồi hãy đến theo Ta…” Làm sao bán hết Chúa ơi khi con đã một đời vất vả tảo tần để có được cơ nghiệp như ngày hôm nay ? Làm sao vui mừng để từ chối một mối tình vụng trộm mà con mới cất công xây nên ? Làm sao con từ bỏ một 6
  • 7. thói xấu đã đem lại cho con nhiều thích thú và thỏa mãn sự biếng lười ? Làm sao con có thể bỏ lỡ một cơ hội kiếm tiền chỉ để giữ luật Ngày của Chúa ? Làm sao con có thể bố thí nhiều đến thế, cho dù con sẵn sàng bỏ ra gấp trăm ngàn lần để nhậu nhẹt mua vui ? Làm sao con có thể hạ mình xuống trong khi con là đấng bậc vị vọng ? Làm sao con có thể bỏ học thêm để dành cho việc học Giáo Lý ?... Và cuối cùng chắc con cũng sẽ sụ mặt xuống quay đi, vì con có quá nhiều tham vọng và của cải… Cuộc đời vẫn luôn có những “chàng thu thuế Lêvi” sẵn sàng bỏ cả địa vị hái ra tiền để đi theo Đấng không có viên đá gối đầu. Vẫn còn những Giakêu, sẵn sàng chia nửa gia tài cho kẻ nghèo và đền gấp bốn những ai bị thiệt hại. Vẫn còn những Phanxicô Xaviê, Phanxicô Asissi, vẫn còn những Têrêxa Calcutta… bỏ cả cuộc đời để ra đi rao giảng Tin Mừng và phục vụ người nghèo; vẫn còn những Maximilien Kolbe, Anrê Phú Yên dám bỏ cả mạng sống để đáp đền mạng sống... Điều quan nhất là phải biết khám phá, trong bản thân mình, ai cũng có một kho báu quý giá. Kho báu ấy được Kinh Thánh mạc khải: Con người là “hình ảnh của Thiên Chúa”, được dựng nên “giống Thiên Chúa” ( St 1, 26.27; 9, 6 ), là “con cái Thiên Chúa” ( Lc 20, 36; Ga 11, 52; Rm 8, 14.16.21; Gl 3, 26; 1Ga 3, 1.2.10 ), “được thông phần bản tính Thiên Chúa” ( 2Pr 1, 4 ). Ý thức và xác tín những điều ấy, ta sẽ thấy phẩm giá con người hết sức cao quý . Đó là niềm vui và là hạnh phúc. Phẩm giá ấy cao quý hơn tất cả những gì mà ta có thể có được ở trần gian. Với bản chất cao cả ấy như một chìa khóa, một bí quyết, một nền tảng cần thiết, con người có thể có tất cả, nhất là có hạnh phúc đích thực ở trần gian này, và hạnh phúc vĩnh cửu mà Thiên Chúa dành cho con cái Ngài. Trong Đức Kitô, sự khôn ngoan Thiên Chúa đã được tỏ bày qua sự yếu đuối nhân loại. Ai chân thành với Đức Kitô sẽ gặp thấy Ngài chính là kho báu. Ai trung thành làm theo lời Đức Kitô sẽ sở hữu trọn vẹn kho báu ấy. Ai nhiệt thành gắn bó với Đức Kitô sẽ được chia sẽ cùng Ngài kho báu hạnh phúc Thiên Đàng. Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN HÃY LÀM MỌI SỰ ĐỂ CÓ ĐƯỢC NƯỚC TRỜI Một điều vô tiền khoáng hậu như thế được ký kết trong một giấc mộng tại Gabaon giữa một bên là Thiên Chúa, bên kia là Salômon, Thiên Chúa phán: "Đây Ta ban cho ngươi điều ngươi xin… đến nỗi trước ngươi không có ai giống ngươi, và sau ngươi không có ai bằng ngươi" ( 1V 3, 12 ). Thiên Chúa muốn thông ban người vinh quang đã có tự đời đời cho con người. Vinh quang này được sánh như một kho báu hay một viên ngọc qu ý trong Tin Mừng hôm nay. Con người luôn luôn tìm kiếm hạnh phúc, và Đấng là nguồn mạch mọi ơn phúc. Thiên Chúa muốn chia sẻ vinh quang ấy cho con người. Chính con người cũng không biết mình được dựng nên để vui hưởng vinh quang với Thiên Chúa. Theo Thánh Phaolô thì Thiên Chúa biết chúng ta từ thủa đời đời; khi được tạo thành, Ngài đã gọi tên ta. Theo nghĩa Thánh Kinh, Thiên Chúa biết chúng ta bằng cả tấm lòng, Ngài cưu mang chúng ta trong lòng Ngài, như một người mẹ biết con mình khi cưu mang con trong dạ. Kế hoạch của Thiên Chúa là Ngài muốn chúng ta trở nên giống hình ảnh của Chúa Giêsu, Con Ngài, vì Chúa Giêsu là hình của Thiên Chúa, như Chúa Giêsu nói với Philiphê "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha" ( Ga 14, 9 ). Nói cách khác, Thiên Chúa muốn chúng ta là một thành viên trong gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa. Đây là một đại ân huệ Thiên Chúa dành cho chúng ta ! Nên Ngài mời gọi chúng ta trở nên hình ảnh của Con Chúa, nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, nhất là mang trên mình danh hiệu là Kitô hữu "Đức Giêsu Kitô: làm sao giàu có như Ngài, mà vì anh em, Ngài đã nên nghèo khó, ngõ hầu anh em được nên giàu có nhờ sự nghèo khó của Ngài" ( 2Cr 8, 9 ). Nếu chúng ta nghe và đáp lời Chúa, Thiên Chúa sẽ biện hộ cho chúng ta; Ngài sẽ làm cho chúng ta trở nên thánh thiện, hoan lạc, hạnh phúc và chiếu tỏa rạng ngời vinh quang Chúa phù hợp với Thiên Chúa. Vì kế hoạch của Thiên Chúa là "Những kẻ Chúa đã biết trước, thì Người đã tiền định cho họ nên giống hình ảnh Con Người, để Ngài trở nên trưởng tử giữa đoàn anh em đông đúc. Những ai Người đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; mà những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho họ được vinh quang" ( Rm 8, 29 – 30 ). 7
  • 8. Trong khi đó, kế hoạch của con người, là đi tìm hạnh phúc. Việc tìm kiếm này đòi phải phân định. Như chiếc lưới kéo lên tất cả các loại cá, nên hạnh phúc cũng có tất cả các loại. Có những thứ hạnh phúc đích thực, có những thứ hạnh phúc rẻ tiền, hão huyền, trống rỗng và giả dối. Vua Salômon đã xin Chúa ban cho một “tâm hồn khôn ngoan để đoán xét dân Chúa, và phân biệt lành dữ” ( 1V 3, 9 ). Để có hạnh phúc thực sự, cần phải cầu xin Chúa như Salômon: cho được ơn làm chủ bản thân, biết phân biệt tốt xấu, chọn lựa điều tốt, bỏ điều xấu. Vì tất cả những gì chúng ta hài lòng chưa hẳn đã là tốt. Có ơn phân định, để nhận ra tiếng Chúa, làm theo kế hoạch của Chúa, như tác giả Thánh Vịnh đã hát: "Bởi thế nên con yêu quý chỉ thị Ngài hơn vàng, và hơn cả vàng ròng tinh khiết. Bởi thế nên con tự chọn tất cả huấn lệnh của Ngài; hết thảy đường lối gian tà con đều ghét bỏ" ( Tv 118, 127 – 128 ). Cần phải có tâm hồn tỉnh thức, sẵn sàng không hời hợt, bốc đồng. Tỉnh thức, thì dễ vâng phục và lắng nghe Chúa hơn, như thế mới có hạnh phúc. Hạnh phúc ở đây chính là điều Chúa Giêsu áp dụng cho Nước Trời, khi Người sánh ví như một kho báu hay một thương gia đi tìm ngọc quí. Nước Trời, là chủ để hạnh phúc chúng ta tìm kiếm, đôi khi có thể được tìm thấy một cách tình cờ, như người kia tìm được kho tàng khi cày ruộng. Nó cũng có thể là kết quả của cuộc tìm kiếm lâu dài, như người buôn nọ đi tìm ngọc quý ( Mt 13, 45 ). Và khi đã tìm được kho tàng, hay viên ngọc quý rồi, điều trước tiên như Chúa Giêsu nói là bán hết những gì đang có, để mua bằng được kho tàng và viên ngọc. Kho tàng hay viên ngọc quý ấy là chính Đức Kitô, là tình yêu của Người. Tiên vàn hãy tìm kiếm Chúa Kitô trước đã. Ôi thật là khó, vì chung quanh chúng ta có quá nhiều ràng buộc, ngăn cản chúng ta gắn bó với Đức Kitô. Chúa Giêsu hỏi chúng ta dành cho Người tình yêu trên hết, chúng ta phải là Kitô hữu 100%. Chúa Giêsu tuyên bố: "Không ai có thể làm tôi hai chủ" ( Mt 6, 24 ). Chỉ có "kho tàng trên trời" chúng ta mới có thể lựa chọn để gửi gắm lòng mình: "Vì kho tàng ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó" ( Mt 6, 20s ). Thánh Phaolô nói rõ: "Nước quê ta là trời cao" ( Pl 3, 20 ). Để có Đức Kitô, hay để có được Nước Trời cần phải dứt bỏ tất cả như Chúa Giêsu gọi mời: "Nếu ai muốn đi sau Ta, thì hãy chối bỏ chính mình, hãy vác lấy khổ giá của mình và hãy theo Ta" ( Mt 16, 24 )… Và chỗ khác Người nói: "Nếu ngươi muốn được trọn lành, thì hãy đi bán những gì ngươi có mà cho kẻ khó", sau cùng Người thêm: "đoạn hãy đến theo" ( Mt 19, 21 ). Không những thế còn phải phấn đấu, "giống như người buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy". Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta rằng không thể có được Nước Trời, nếu chúng ta không từ bỏ tất cả những gì chúng ta đang có: vinh quang, giầu có, địa vị và tất cả những sự tìm kiếm khác. Qua dụ ngôn chiếc lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá, ( Mt 13, 47 ) Chúa Giêsu cảnh báo. Đừng có lựa chọn và hành động nửa vời: cần phải hoán cải và tách mình ra khỏi tội lỗi là những thứ ngăn cản chúng ta với Thiên Chúa và Nước Trời. Chúng ta hãy nài xin Chúa Giêsu, nhờ lời Đức Mẹ, dủ lòng thương xót, để mỗi người chúng ta có nghị lực vứt bỏ tội lỗi, như chúng ta vẫn tuyên xưng vào Đêm Vọng Phục Sinh, và cam kết chọn Chúa Giêsu là lẽ sống của chúng ta. Amen. Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ BÁN ĐI “Nước Trời được ví như thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy” ( Mt 13, 45 – 46 ). Nước Trời quả thật quý giá như dụ ngôn Đức Giêsu giảng dạy, thì tại sao người ta vẫn không yêu quý để mà đánh đổi tất cả ? Ai đã từng đánh mất điều gì đó quý giá nhất trong cuộc sống, có lẽ sẽ luyến tiếc hoài và nhớ mãi khôn nguôi. Ai đã từng tìm thấy điều gì đó quý trọng, có lẽ sẽ đánh đổi tất cả để mà lựa chọn. Cuộc đời là một cuộc chọn lựa không ngừng. Can đảm chọn cũng đồng nghĩa với việc can đảm mất. Mất điều ta không yêu không thích thì dễ nhưng mất đi cái ta khao khát là mất cả cuộc đời. Nhân 8
  • 9. loại có rất nhiều thứ để chọn và lựa, cũng có rất nhiều điều để được và mất. Nhưng hỏi thử, điều gì được khi cuộc sống không còn ? Mọi thứ rồi cũng qua đi, chỉ còn tình yêu là ở lại. Và Nước Trời chính là Tình Yêu ấy. Lựa chọn Tình Yêu, người thương gia đã bán đi tất cả những gì mình có để mua cho được viên ngọc Nước Trời. Chỉ những ai hiểu được giá trị Tình Yêu mới có thể bán đi tất cả những gì mình có để đánh đổi lấy Tình Yêu được. Như vậy giá trị Tình Yêu được cân đo bằng “tất cả những gì ta có”. Thế gian có rất nhiều: danh vọng, tiền tài, của cải, sự nghiệp, sắc đẹp, chức tước, địa vị, quyền lực, tình yêu… Đó là tất cả những gì nhân loại có nhưng phải đánh đổi, nếu muốn có được Nước Trời, có được Tình Yêu. Nhưng dường như Tình Yêu không là khao khát tột đỉnh của nhân loại, không là cùng đích, là cứu cánh của họ, cho nên chẳng mấy ai dám bán đi “tất cả những gì mình có” để đánh đổi lấy Tình Yêu cả. Phải chăng vì thế giới chưa hiểu hết giá trị Nước Trời cho nên đã xem thường và coi nhẹ. Chỉ những ai trải nghiệm nhiều trong mất mát khi bám víu vào giá trị vật chất chóng qua, người ấy mới hiểu được thế nào là Tình Yêu vĩnh cửu. Nếu nói rằng, mọi sự rồi sẽ qua đi, duy Tình Yêu là ở lại, thì tại sao nhân loại không can đảm từ bỏ tất cả giá trị vật chất để mà mua cho bằng được Tình Yêu vĩnh cửu ấy chứ. Ngày nay người ta sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đô để mà mua cho được tình yêu, danh vọng, chức tước, sự nghiệp, địa vị… nhưng người ta lại không dám đánh đổi để thủ đắc cho được Tình yêu khi không cần lấy một xu. Tại sao vậy ? Có lẽ theo ý niệm nhân loại, thì Tình yêu mà Nước Trời ban tặng ấy xem chừng mông lung, xa vời quá. Nó ở tận thế giới bên kia, một thế giới sau sự chết kìa. Con người lại sống ở thế giới này, họ cần tiền để sống, cần danh vọng để tham vọng, cần quyền lực để bá chủ. Phải chăng sự khác biệt quá lớn giữa sự sống đời này và cuộc sống ngày sau đã ngày càng đẩy lùi con người rời xa Thiên Chúa. Nhiều khi người ta ý thức Nước Trời giá trị thật đấy nhưng xem chừng còn xa lắm kìa, chưa cần phải vội để mà đánh đổi ngay hôm nay, từ từ ngày sau cũng được. Chính thái độ dùng dằng này đã khiến cho con người ỷ lại, quên đi chuyện chiếc lưới được quăng xuống biển: “Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi rồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. Ngày tận thế cũng vậy, các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa. ở đó chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng” ( Mt 13, 48 – 50 ). Lạy Chúa, Ngài đã dùng rất nhiều dụ ngôn để giảng dạy cho chúng con hiểu mầu nhiệm Nước Trời cùng với những giá trị thật mà Nước ấy mang lại. Thế nhưng, dường như con nghe chỉ để mà nghe và hiểu chỉ để mà hiểu nên vẫn chưa can đảm chọn lựa. Hoặc đã chọn rồi mà vẫn còn dùng dằng đổi qua đổi lại. Thế gian có nhiều thứ để lựa nhưng Nước Trời chỉ một mà thôi. Vậy mà chẳng hiểu sao con vẫn không thể chọn được phần tốt nhất. “Bán đi tất cả những gì mình có" ư ? Đã can đảm làm điều ấy chứ, nhưng rồi con lại đòi lại. Nhặt lên, thả xuống... gì thì cũng toàn danh vọng hư ảo mà thôi. Xin giúp con chỉ chọn lấy một, cho dù có phải mất đi tất cả cũng không hề nuối tiếc. Nhưng Chúa ơi, đó là điều xem chừng con không thể nào thủ đắc. Thôi thì hãy chọn giúp con vậy nhé. Hãy giúp con chọn một lần cho đủ và bán đi tất cả mà mua lấy Tình Yêu có giá trị vĩnh hằng nuôi sống hồn con. M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG CHÂN DUNG THÁNH MARIA MAĐALÊNA Thánh Maria Mađalêna ( hoặc Maria Mácđala ) được cả Công Giáo, Chính Thống Giáo, Anh Giáo, và Cải Cách Luther tôn kính là một vị Thánh, lễ nhớ ngày 22 tháng 7 hằng năm. Các Giáo Hội Cải Cách khác tôn kính bà là nữ anh hùng Đức Tin. Chính Thống Giáo Đông Phương cũng kính nhớ bà vào Chúa Nhật Myrrh-bearers ( người mang dầu thơm ). Tên “cúng cơm” của Thánh Maria Mađalêna là Μαρία ( Maria ), và thường được coi ở dạng Latin viết là Μαρι μὰ ( Mariam ). Tên Maria rất phổ biến trong thời Chúa Giêsu vì liên quan việc cai trị thời Hasmonea và các triều đại Hêrôđê. Tuy nhiên, bà bị tai tiếng vì bà bị hiểu lầm là “người phụ nữ tội lỗi” đã khóc và xức dầu thơm chân Chúa Giêsu. 9 CÙNG TÌM HIỂU
  • 10. Thực ra Maria Mađalêna ( Hy ngữ: Μαρία Μαγδαληνή ) là một phụ nữ đạo đức và can đảm.ἡ Trong Tân Ước, Thánh Maria Mađalêna được coi là người phụ nữ quan trọng thứ nhì sau Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Bà đồng hành với Chúa Giêsu cùng với các Tông Đồ. Bà hiện diện trong hai thời điểm quan trọng nhất của Chúa Giêsu: Chịu đóng đinh và phục sinh. Trong 4 sách Tin Mừng, tài liệu lịch sử cổ xưa nhất nhắc đến tên bà, ít nhất 12 lần, hơn cả các Tông Đồ khác. Phúc Âm diễn tả bà là người đủ can đảm nên mới có thể đứng bên Chúa Giêsu trong thời gian Ngài chịu khổ nạn, chịu chết và sau đó. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã trừ bảy quỷ và chữa bệnh cho bà ( x. Lc 8, 2; Mc 16, 9 ), đôi khi được hiểu là các chứng bệnh phức tạp. Bà nổi bật nhất trong những ngày cuối đời của Chúa Giêsu trên thế gian. Khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, bà có mặt ở đó với Ngài, trong giây phút khủng khiếp nhất, và bà đã than khóc Ngài. Sau khi các Tông Đồ “bỏ của chạy lấy người”, trừ Thánh Gioan Tông Đồ, bà vẫn ở bên Chúa Giêsu. Khi an táng Chúa Giêsu, bà là người duy nhất được kể tên trong cả 4 sách Tin Mừng khi biết Chúa Giêsu phục sinh và chính bà là nhân chứng Đức Tin. Ga 20, 11 – 18 và Mc 16, 9 xác nhận bà là người đầu tiên gặp Chúa Giêsu Phục Sinh. Bà có mặt vào ngay giây phút đầu tiên mà sau đó biến đổi Tây Phương. Bà là “Tông Đồ đối với các Tông Đồ”, một cách nói kính cẩn mà thần học gia Augustine ( Chính Thống Giáo, thế kỷ IV ) đã dành cho bà, và những người thời Giáo Hội sơ khai cũng nói về bà như vậy. Mặc dù ngày xưa bà bị mang tai tiếng khi người ta mô tả trong tôn giáo, nghệ thuật, văn chương, và cả những cuốn sách và các bộ phim mới đây, như The Da Vinci Code ( Mật mã Da Vinci ), ngày nay người ta cũng đồng ý điều này: “Không có chứng cớ Kinh Thánh nào chứng tỏ bà là gái điếm, người vợ, người mẹ, hoặc người yêu bí mật”. Trong cả 4 sách Tin Mừng, Thánh Maria Mađalêna hầu như luôn được phân biệt với các phụ nữ khác tên là Maria bằng cách thêm chữ Mađalêna vào tên bà. Theo truyền thống, điều này có nghĩa bà là người vùng Magdala, một thành phố thuộc Tây duyên hải Galilê. Lc 8, 2 nói rằng bà thực sự được gọi là Mađalêna. Theo tiếng Do Thái, Magdala ( Migdal, ‫מגדל‬ ) nghĩa là “tháp”, “thành lũy”; theo tiếng Aram, Magdala nghĩa là “tháp” hoặc “được nâng lên, cao cả, nguy nga”. Các bản văn truyền thống Do Thái nói: “Miriam, hamegadela se’ar nasha” – Maria, người bện tóc phụ nữ ( Hagigah 4b; x. Shabbat 104b ), có thể nói Maria Mađalêna phục vụ như một người thợ làm tóc ( kiểu làm đầu, uốn tóc ngày nay ). Trong Tin Mừng theo Thánh Gioan, Thánh Maria Mađalêna cũng được nhắc tới bằng tên Maria ít nhất là 2 lần. Các văn bản không chính thức khác thì dùng tên Maria, Maria Mađalêna, hoặc Mađalêna. Ngày nay, hầu như người ta đồng ý điểm quan trọng: Người ta cho rằng Thánh Maria Mađalêna là “gái điếm sám hối”, đó là vô căn cứ. Tuy nhiên, Thánh Maria Mađalêna vẫn bị lầm lẫn với các phụ nữ khác cũng tên Maria và vài phụ nữ nặc danh vẫn bị coi là phụ nữ phạm tội ngoại tình. Người ta đồng hóa Maria Mađalêna với nữ tội nhân vô danh nào đó ( thường biết đến là phụ nữ ngoại tình ) trong trình thuật Lc 7, 36 – 50. Mặc dù Thánh Maria Mađalêna được nhắc tên trong cả 4 sách Tin Mừng, nhưng không lần nào nói bà là gái điếm hoặc tội nhân. Tân Ước không hề có “gợi ý” nào nói bà là một cô gái làng chơi hoặc một phụ nữ trắc nết. Các học giả đương đại đã phục hồi “danh tiếng” cho Thánh Maria Mađalêna là người dẫn dắt quan trọng của Kitô Giáo thời sơ khai. Nhiều thế kỷ qua, Công Giáo Tây Phương dạy rằng Thánh Maria Mađalêna là người được nói tới trong các sách Tin Mừng vừa là Maria ở Bêthania vừa là “người đàn bà tội lỗi” xức dầu thơm chân Chúa Giêsu ( Lc 7, 36 – 50 ). Khái niệm về Thánh Maria Mađalêna là gái điếm sám hối đã phổ biến qua nhiều thế kỷ, ít là từ Ephraim người Syria ( thế kỷ IV ), Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả ( thế kỷ VI ), nhiều họa sĩ, văn sĩ và các nhà chú giải Kinh Thánh cũng theo xu hướng đó. Từ thế kỷ XII, Abbot Hugh ở Semur ( qua đời năm 1109 ), Peter Abelard ( qua đời năm 1142 ), và Geoffrey ở Vendome ( qua đời năm 1132 ) đều nhắc tới Thánh Maria Mađalêna là người tội lỗi và được tặng danh hiệu “apostolarum apostola” ( Tông Đồ đối với các Tông Đồ ), danh hiệu này trở thành phổ biến trong các thế kỷ XII và XIII. Do đó, hình ảnh cô-gái-điếm-sám-hối trở thành “đặc điểm” bị gán cho Thánh Maria Mađalêna trong nghệ thuật và văn chương tôn giáo ở Tây Phương. Vì hiểu sai về bà nên trong nghệ thuật, người ta thường vẽ bà mặc áo hở cổ, lả lơi, thậm chí có họa sĩ còn vẽ bà khỏa 10
  • 11. thân bên chiếc sọ đầu lâu với bình dầu thơm, và một tay cầm Thánh Giá, hoặc là một phụ nữ xa lánh mọi người để sám hối nơi hoang địa. Sự đồng hóa đó là do Công Giáo Tây Phương, có trong bài giảng của Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả vào khoảng năm 591. Trong các bài giảng nổi tiếng của ngài về Thánh Maria Mađalêna, giảng tại Rôma, ngài đã xác định Mađalêna không chỉ là phụ nữ tội lỗi trong Tin Mừng theo Thánh Luca, mà còn là Maria ở Bêthania, chị của Matta và Ladarô; chính bảy quỷ bị Chúa Giêsu trục xuất “đã tạo thành 7 tội trọng, và Maria Mađalêna bắt đầu bị kết án không chỉ vì tội dâm dục mà còn vì tội kiêu ngạo và tham lam”. Bài giảng của Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả về Tin Mừng theo Thánh Luca đã tạo thành cách hiểu chính thức của Giáo Hội về Thánh Maria Mađalêna, cho rằng bà là phụ nữ “alabaster jar” ( gái điếm ). Trong bài giảng XXXIII, Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả nói: “Bà [ Maria Mađalêna ] là người mà Thánh Luca gọi là phụ nữ tội lỗi, Thánh Gioan gọi là Maria, chúng ta tin là Maria được trừ bảy quỷ trong Tin Mừng theo Thánh Máccô. Bảy quỷ này biểu hiện điều gì, nếu không phải là các thói hư ? Anh chị em thân mến, rõ ràng là phụ nữ này trước đó đã xức thơm thân xác cô bằng những hành động bị cấm. Do đó điều cô biểu hiện càng khiếm nhã hơn, nhưng nay cô dâng cho Chúa bằng động thái đáng khen. Cô đã ham muốn bằng con mắt trần tục, nhưng nay cô ăn năn bằng nước mắt. Cô đã xõa tóc che mặt, nhưng nay cô dùng tóc lau khô nước mắt. Miệng cô đã nói những điều kiêu ngạo, nhưng nay cô dùng miệng hôn chân Chúa, cô đặt miệng mình lên chân Đấng Cứu Thế. Do đó, đối với mỗi niềm vui, cô đã có trong lòng, nay cô hy sinh chính mình. Cô biến tội lỗi thành nhân đức để phục vụ Thiên Chúa hoàn toàn trong sự ăn năn”. Với điều này, tác giả Susan Haskins viết trong cuốn “Mary Magdalene: Myth and Metaphor” ( Maria Mađalêna: Huyền thoại và Ẩn dụ ): “Cuối cùng, hình ảnh xung đột của Thánh Maria Mađalêna cũng được sáng tỏ... sau gần 140 năm”. Năm 1969, trong triều đại Giáo Hoàng của Chân Phước Phaolô VI, Tòa Thánh không phê bình về nhận xét của Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả, mà chỉ bỏ điều đó bằng cách tách biệt người phụ nữ tội lỗi trong Tin Mừng theo Thánh Luca với bà Maria ở Bêthania và Maria Mađalêna qua Sách lễ Rôma. Do đó, tai tiếng vẫn cứ “lờn vờn” bị gán cho Thánh Maria Mađalêna. Sau thời gian quá lâu, cách tin này trở thành “thâm căn cố đế” không chỉ trong Giáo Hội Tây Phương mà còn trong một số Giáo Hội Cải Cách đã từng theo truyền thống Công Giáo Rôma. Cách hiểu sai về Thánh Maria Mađalêna là cô- gái-điếm-sám-hối vẫn được nhiều văn sĩ và họa sĩ hồi thập niên 1990. Thậm chí ngay cả ngày nay, cách hiểu sai đó vẫn được truyền bá. Điều đó được phản ánh trong bộ phim của Martin Scorsese – phỏng theo tiểu thuyết “Cơn Cám Dỗ Cuối Cùng của Đức Kitô” ( The Last Temptation of Christ ) của Nikos Kazantzakis, trong phim “Phúc Âm theo Chúa Giêsu Kitô” ( The Gospel According to Jesus Christ ) của José Saramago, trong “Siêu Sao Giêsu Kitô” của Andrew Lloyd Webber, trong “Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô” của Mel Gibson, trong “Màu Thập Giá” ( Color of the Cross ) của Jean-Claude La Marre và trong “Sách Sự Sống” ( The Book of Life ) của Hal Hartley. Vì hiểu sai về Thánh Maria Mađalêna là gái điếm nên người ta mới chọn bà làm Bổn Mạng của “các phụ nữ hư hỏng”, vì có một truyền thuyết lâu đời trong Giáo Hội nói rằng bà là người phụ nữ tội lỗi vô danh đã xức dầu chân Chúa Giêsu được thuật lại trong Lc 7, 36 – 50, và Viện Tế Bần Mađalêna đã được thành lập để “cứu vớt” các chị em từ nhà thổ. Bà còn được coi là bổn mạng của những người bị vu khống. Thánh Luca cho biết: “Đức Giêsu rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Maria gọi là Maria Mađalêna, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, bà Gioanna, vợ ông Khuda quản lý của vua Hêrôđê, bà Susanna và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giêsu và các môn đệ” ( Lc 8, 1 – 3 ). Lúc Chúa Giêsu chịu khổ hình và phục sinh, Thánh Maria Mađalêna đã có mặt bên Chúa Giêsu. Trong số những người theo Chúa Giêsu chỉ có bà được nói rõ tên là nhân chứng 3 sự kiện quan trọng: Chúa Giêsu chịu khổ nạn, Chúa Giêsu chịu mai táng, và ngôi mộ trống. 11
  • 12. Mc 15, 40, Mt 27, 56 và Ga 19, 25 nói đến Thánh Maria Mađalêna là nhân chứng khi Chúa Giêsu chịu khổ nạn, cùng với các phụ nữ khác. Thánh Luca không nêu tên nhân chứng, nhưng nói: “Đứng đàng xa, có tất cả những người quen biết Đức Giêsu cũng như những phụ nữ đã theo Người từ Galilê; các bà đã chứng kiến những việc ấy” ( Lc 23, 49 ). Thánh Máccô nói: “Còn bà Maria Mađalêna và bà Maria mẹ ông Giôxết, thì để ý nhìn xem chỗ họ mai táng Người” ( Mc 15, 47 ), và Thánh Matthêu nói: “Còn bà Maria Mađalêna và một bà khác cũng tên là Maria ở lại đó, quay mặt vào mồ” ( Mt 27, 61 ). Lc 23, 55 cho biết: “Cùng đi với ông Giôxếp, có những người phụ nữ đã theo Đức Giêsu từ Galilê. Các bà để ý nhìn ngôi mộ và xem xác Người được đặt như thế nào”. Ga 19, 39 – 42 mô tả: “Ông Nicôđêmô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giêsu ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Đức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do Thái. Nơi Đức Giêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Do Thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giêsu ở đó”. Thánh Máccô, Matthêu và Gioan đều nói Thánh Maria Mađalêna là nhân chứng đầu tiên đối với việc Chúa phục sinh. Ga 20, 1 cho biết Thánh Maria Mađalêna mô tả việc thấy ngôi một trống. Mc 16, 9 nói: “Sau khi sống lại vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Đức Giêsu hiện ra trước tiên với bà Maria Mađalêna, là kẻ đã được Người trừ cho khỏi bảy quỷ”. Thánh Mátthêu cho biết: “Sau ngà y sabát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Maria Mácđala và một bà khác cũng tên là Maria, đi viếng mộ” ( Mt 28, 1 ). Sau khi thuật lại cho các Tông Đồ biết Chúa Giêsu đã phục sinh, Thánh Maria Mađalêna không được nhắc đến trong Tân Ước nữa. Bà cũng không được nhắc tên trong sách Công Vụ, và “số phận” bà vẫn không được tài liệu ghi lại và không được “minh oan”. Có phải vì vậy mà bà cứ bị hiểu lầm là “người phụ nữ tội lỗi” chăng ? Đa số các học giả Kinh Thánh ngày nay đều chứng tỏ rằng không có nền tảng Kinh Thánh nào để lẫn lộn hai phụ nữ này. Maria Magđalêna, nghĩa là Maria ở thành Magdala, là người mà Chúa Giêsu đã đuổi “bảy quỷ” ( Lc 8, 2 ). Maria Mađalêna là một trong những người “giúp Chúa Giêsu và Nhóm Mười Hai”. Bà là một trong những người đứng bên Thánh Giá với Đức Mẹ. Lm. WJ. Harrington, Dòng Đa Minh, viết trong cuốn “Chú giải Công Giáo mới” ( New Catholic Commentary ): “Bị bảy quỷ ám không có nghĩa là Thánh Maria Mađalêna đã sống cuộc đời vô luân, một kết luận chỉ đạt được bằng cách lầm lẫn với phụ nữ vô danh trong Lc 7, 36”. Lm. Edward Mally, Dòng Tên, viết trong cuốn “Chú giải Kinh Thánh của Thánh Giêrônimô” ( Jerome Biblical Commentary ): “Bà ( Maria Mađalêna ) KHÔNG là phụ nữ tội lỗi trong Lc 7, 37, mặc dù có truyền thống lãng mạn Tây Phương đã nói về bà”. Hy vọng từ nay Thánh Maria Mađalêna sẽ không còn bị “mang tiếng” và không còn bị chúng ta hiểu lầm như xưa nay nữa ! Lạy Thánh Maria Mađalêna, xin nguyện giúp cầu thay. Amen. TRẦM THIÊN THU HẠNH PHÚC VÀ NƯỚC TRỜI Singapore là quốc đảo nhỏ bé, dân số không nhiều chỉ khoảng hơn năm triệu người nhưng lại là một đất nước giàu có, đầy khát vọng, có nền công nghệ cao, thu hút được nhiều nhân tài từ nước ngoài. Với những điều kiện như thế ai cũng nghĩ chắc hẳn người dân ở đấy phải hạnh phúc lắm. Thế nhưng thật bất ngờ trong một khảo sát mới đây của viện Gallup về 148 quốc gia trong đó người Singapore được cho là thiếu lạc quan nhất thế giới. Họ đội sổ cùng với người Iraq, Armenia và Serbia. Có câu hỏi được đặt ra: Tại sao một đất nước giàu có, tài giỏi như thế mà người dân lại không hạnh phúc ? Câu trả lời xin dành cho Marcus là người Singapore gốc Trung Quốc nhưng đi học ở 12 CÙNG PHÂN TÍCH
  • 13. Canada. Sau 5 năm trở về anh lại muốn ra đi bởi Singapore khiến anh không hạnh phúc. Anh nói: “Chúng tôi được lập trình để chỉ nghĩ cho bản thân. Điều quan trọng duy nhất là tiền. Không ai quan tâm đến việc giúp đỡ người khác. Vấn đề là ở đây chúng tôi dùng đồng đôla để đo đếm mọi thứ, từ bản thân mình, lòng tự tôn, niềm vui cho đến giá trị của bản thân. Nhưng chỉ có vài phần trăm người dân kiếm được rất nhiều tiên, những người còn lại đều cảm thấy vô giá trị và trở nên vô cảm” ( Nguồn BBC, 26.3.2014, Charlotte Ashton, Singapore là quốc gia bất hạnh ). Không hẳn chỉ người dân Singapore ở trong số những người còn lại tức những người không kiếm được… rất nhiều tiền ấy mới cảm thấy mình không có hạnh phúc, mà đây là tình cảnh của hết thảy con người trong bất cứ xứ sở và bất cứ thời đại nào. Hễ chỉ nghĩ cho bản thân thì sẽ chẳng bao giờ có được hạnh phúc. Tại sao thế ? Bởi vì con người đã được lập trình không phải là để chỉ… nghĩ cho bản thân nhưng là để… nghĩ cho Thiên Chúa Đấng tác tạo nên mình ( St 1, 26 ). Chính bởi con người chỉ thực sự hạnh phúc khi nhớ nghĩ đến Thiên Chúa hiểu như Thực Tại Hằng Hữu nên đức Khổng Phu Tử của trời Đông mới thốt lên lời tâm huyết thế này: “Buổi sáng nghe được Đạo buổi tối có chết cũng cam lòng” ( Triêu văn Đạo, tịch tử khả hỹ – Luận Ngữ ). Nghe Đạo thì Đạo ở đây chính là Thực Tại vượt ngoài ngôn ngữ nghĩ suy của con người “Đạo khả Đạo phi thường Đạo. Danh khả Danh phi thường Danh” ( Đạo mà ta có thể nói ra được thì đó không phải Đạo Thường. Danh mà có thể gọi tên ra được thì đó không phải Danh Thường – Lão Tử, Đạo Đức Kinh, chương một ). “Thường” có nghĩa là thường hằng bất diệt đời đời. Thực Tại thường hằng đó ở nơi mỗi tôn giáo đều có những cách diễn đạt khác nhau. Phật giáo nói là Phật Tánh. Nho giáo nói là Thái cực. Ấn giáo nói là Brahman. Do Thái giáo nói là Đức Chúa Giavê v.v… Tuy với mỗi tôn giáo mỗi khác nhưng tựu chung Thực Tại ấy vẫn chỉ có thể là một thứ thực tại nội tại tức ở nơi Tâm mỗi người. Thực Tại Tâm ấy tùy nơi tùy lúc Đức Kitô có khi gọi là Đấng Cha, có khi là Nước Trời. cần phải nhận ra chân lý thực tại Tâm, nếu không sẽ không cách chi hiểu được cả về Đấng Cha cũng như Nước Trời mà Đức Kitô rao giảng. Phải chăng chính vì không nhận ra thực tại Tâm ấy nên Thần Học mới lấn cấn với quan niệm đấng thần linh Tạo Hóa ngoại tại để rồi đưa ra một thứ Thần Học gọi là “Thần học về cái chết của Thiên Chúa” ( Theologie de la mort de Dieu ) ? Lại nữa cũng vì không nhận ra thực tại Tâm ấy mà người ta đã biến Nước Trời mầu nhiệm thành ra Nước Trời tục hóa: “Vậy Nước Thiên Chúa mà Đức Kitô rao giảng không phải là một thực thể ở trên trời nhưng là một tình trạng tương lai ở thế gian khi người nghèo không còn nghèo, người bị áp bức không còn bị áp bức” ( Albert Nolan – Đức Kitô trước khi có Kitô giáo ). Theo quan niệm này thì để Nước Trời đến khi người nghèo hết nghèo, khi người bị áp bức không còn bị áp bức thì nhất định chỉ có cách là phải đấu tranh giai cấp theo kiểu Cộng Sản. Thế nhưng kiểu đấu tranh giai cấp ấy đã quá ư lỗi thời và ngay cả cái gọi là lý tưởng Cộng Sản chủ nghĩa ấy cũng đã bị thiên hạ vứt vào sọt rác từ lâu, có còn đâu nữa để mà đấu tranh dù là… đấu cuội ! Nói rằng Nước Trời đến khi người nghèo không còn nghèo, người bị áp bức không còn bị áp bức, thực chất đó chỉ là hậu quả đương nhiên của nạn tục hóa. Với tục hóa thì không còn gì là siêu nhiên là Thực Tại nhiệm mầu cần phải hết lòng tìm mới gặp. Đang khi đó Đức Kitô truyền dạy: “Trước hết hãy lo tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài thì mọi điều ấy sẽ được thêm cho các ngươi. Vậy chớ nên lo lắng chi về ngày mai, vì ngày mai sẽ tự lo lắng cho ngày mai. Sự khó ngày nào đủ cho ngày ấy” ( Mt 6, 33 – 34 ). Chúa nói cần hết lòng tìm kiếm Nước Trời bởi chỉ khi nào tìm được nước ấy thì con người mới có được hạnh phúc đích thực. Trong việc tìm kiếm Nước Trời mầu nhiệm này, điều kiện trước hết là cần có lòng tin, tiếp đến phải có sự ăn năn sám hối tội lỗi mình “Thời đã mãn Nước Đức Chúa Trời đã đến gần, các ngươi hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng” ( Mc 1, 15 ). Lòng tin và sám hối tuy có vẻ là hai nhưng thực chất là một. Lý do bởi vì tin ở đây là tin vào Tin Mừng của Chúa về Thực Tại nội tại tức Nước Trời mầu nhiệm ở nơi Tâm mỗi người. Để có thể tin vào Thực Tại Tâm như thế thì nhất thiết cần sám hối chừa cải tội lỗi. Có tin mới sám hối, ngược lại không tin thì không sám hối. Lòng tin và sự sám hối luôn hỗ trợ cho nhau, càng sám hối bao nhiêu thì lòng tin càng vững chắc bấy nhiêu. Nước Trời ví như viên ngọc quý ẩn sâu dưới đáy ao. Nước ao có trong thì ta mới nhìn thấy ngọc trái lại nước đục ngàu thì không thể thấy. 13
  • 14. Nước đục đó chính là tội, và tội có tính căn nguyên che lấp chân tính ( ngọc quý ) là do nguyên tổ đã không nghe lời Thiên Chúa cố tình ăn trái mà Thiên Chúa đã cấm “Đức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa trái các thứ cây trong vườn. Nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến. Vì một mai ngươi ăn chắc là phải chết” ( St 2, 16 ). Đức Chúa Trời cấm nhưng nguyên tổ vẫn cứ ăn, thế là phải chết đúng như lời phán. Cái chết ở đây dĩ nhiên không phải là cái chết phần xác nhưng là tâm linh. Câu chuyện sa ngã của nguyên tổ nơi Vườn Địa Đàng có tính minh triết để nói về cái chết tâm linh do nơi phân biệt. Phân biệt sở dĩ là tội bởi vì nó chính là cái tâm vị kỷ chỉ nghĩ cho mình. Cái tâm vị kỷ ấy hoàn toàn không có ở nơi Ađam khi đang còn sống an nhiên nơi Vườn Địa Đàng. Lý do Ađam không có tâm vị kỷ bởi lẽ rất ư đơn giản là vì khi ấy chỉ có một mình có ai đâu để mà phân biệt này nọ. Đang khi ấy không phân biệt thì tất nhiên cũng chẳng có tâm vị kỷ chỉ nghĩ cho mình. Muôn vàn giống tội ở nơi con người đều xuất phát ở nơi tâm vị kỷ tức là tâm phân biệt… Tội lỗi sản sinh sự chết và như thế sự chết đã lan tràn trong thế gian mà nguyên do của nó chỉ do một người là Ađam: “Cho nên như bởi một người mà tội lỗi đã lan khắp mọi người vì mọi người đều đã phạm tội ( Rm 5, 12 ). Đã sinh ra trong kiếp người thì không ai lại không vương mang tội là tâm vị kỷ chỉ nghĩ cho mình. Chỉ nghĩ cho mình tức lấy “Cái Ta, Tôi, Mình…” làm trung tâm. Từ cái tâm vị kỷ chỉ nghĩ cho mình ấy mà phát sinh lòng tự ái chỉ yêu có một mình mình, đặt hạnh phúc của mình lên trên hết mà xem nhẹ hay hoàn toàn quên đi hạnh phúc của kẻ khác. Đó là cái thảm cảnh khổ đau diễn ra cho từng mỗi cá nhân cho đến các quốc gia dân tộc kể từ khi nguyên tổ ăn trái cấm và bị đuổi khỏi Địa Đàng: “Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê và ngươi sẽ ăn rau củ của ruộng đồng. Ngươi sẽ phải làm đổ mồ hôi trán mới có cái để mà ăn cho đến ngày nào ngươi trở về đất là nơi từ đó đã sanh ra. Vì ngươi là bụi ngươi sẽ trở về với cát bụi” ( St 3, 16 – 19 ). Chẳng những chúc dữ, Đức Chúa còn cấm không cho trở về: “Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn rồi đặt tại phía đông vườn Eden ( Địa Đàng ) các thần Cherubim với gươm lưỡi chói lòa để giữ con đường đi đến Cây Sự Sống” ( St 3, 24 ). Con đường trở về với Cây Sự Sống tức hạnh phúc trường sinh bất tử của con người như vậy phải chăng là đã bị hoàn toàn ngăn chặn ? Tuy nhiên nếu quả như vậy thì ngày nay chúng ta làm gì mà có Kinh Thánh, có Đấng Cứu Thế hạ sinh nơi đời để cứu chuộc nhân loại ? Vâng không phải vậy bởi chưng vẫn còn đó một lời hứa và lời hứa ấy theo các nhà chú giải Thánh Kinh cho biết đó là lời hứa ban Đấng Cứu Thế: “Ta sẽ làm cho mày cùng Người Nữ, dòng dõi mày cùng dòng dõi Người Nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mày còn mày thì sẽ rình cắn gót chân Người” ( St 3, 15 ). Với trình thuật này chúng ta không thấy nói gì đến Đấng Cứu Thế, vậy tại sao lại nói đó là lời hứa ban Đấng Cứu Thế ? Lý do là vì Đấng ấy chỉ có thể sinh xuống làm người qua lời Xin Vâng của Đức Nữ Trinh Maria tức là trải qua cuộc chiến vô cùng cam go giữa Người Nữ Maria và quỷ Satan nơi các tâm hồn. Đấng Cứu Thế cũng là Đấng Thiên Sai ra đời chỉ với sứ mạng duy nhất là để rao giảng Tin Mừng Nước Trời: “Ta cần phải rao giảng Tin Mừng Nước Đức Chúa Trời cho các thành thị khác. Vì cốt tại việc ấy mà Ta được sai đến” ( Lc 4, 43 ). Đức Kitô rao giảng Tin Mừng Nước Trời có nghĩa đó là một cái tin có thể khiến những ai tin sự hiện hữu của Nước Trời ở nơi mình sẽ phát khởi được lòng vui mừng khôn xiết. Điều này cũng giống như kẻ ăn xin nghèo khổ lang thang ngày này tháng kia lại có người báo tin cho biết dưới nền túp lều của mình có chôn giấu cả một kho tàng lớn lao thì y chẳng phải quá đỗi vui mừng hay sao ? Tin vào Tin Mừng Nước Trời mà Đức Kitô rao giảng đó là bước khởi đầu rất mực quan hệ cho việc tìm kiếm. Thế nhưng lòng tin ấy chỉ có thể lớn lên cùng với việc dấn bước trên con đường bỏ mình theo Chúa: “Ai muốn theo Ta thì hãy từ bỏ mình vác thập giá mình hàng ngày mà theo. Vì hễ ai muốn cứu mạng sống mình thì phải mất. Còn ai vì cớ Ta mà mất mạng sống mình thì lại được” ( Lc 9, 23 – 24 ). 14
  • 15. Muốn cứu lại mất, bỏ đi lại được, đây là chân lý nhưng cũng là nghịch lý của con đường giải thoát. Muốn cứu tức chỉ nghĩ cho hạnh phúc của mình mà không nghĩ gì đến hạnh phúc của người thì sẽ mất. Ngược lại, biết quên mình đi để lo cho hạnh phúc của người thì lại được tức có hạnh phúc. Con đường nghịch lý ấy đã được minh chứng bởi biết bao bậc Thánh nhân ngay trong thời đại này như Đức Cha Jean Cassaigne ( 1895 – 1973 ); như Thánh Linh Mục Damien ( 1840 – 1849 ), Tông Đồ người cùi; như Thánh Têrêsa thành Calcutta ( 1910 – 1997 ) đấng sáng lập Dòng Thừa Sai Bác Ái v.v… ( Ảnh bên phải: Đức Cha Jean Cassaigne bên các con cái người dân tộc thiểu số bị bệnh phong tại làng Di Linh, Lâm Đồng ). Các Thánh cũng là người như chúng ta, duy chỉ khác một điều là các ngài đã nhận ra được ơn gọi và quyết chí theo đuổi ơn gọi ấy đến cùng. Từ khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy tất cả chúng ta đều có chung một ơn gọi: “Chỉ có một thân thể một Thánh Linh cũng như trong sự kêu gọi mình mà anh em đã được gọi đến một hy vọng, một Chúa, một Đức Tin một Phép Rửa một Đức Chúa Trời là Cha mọi người. Ngài vượt trên mọi người và ở trong mọi người” ( Ep 4, 4 – 6 ). Thiên Chúa chẳng có ở đâu xa mà ngay ở nơi mình, bởi đó cho nên theo đuổi ơn kêu gọi không phải là việc chi khác nhưng là luôn nhớ nghĩ bằng việc cầu nguyện bằng việc làm bác ái cứu giúp tha nhân để quay về với Thực Tại ở nơi chính mình. Thực Tại ấy như đã biết có khi Đức Kitô gọi là Cha có khi là Nước Trời. Thực Tại ở nơi chính mình đó cũng chính là Bản Tâm Vô Phân Biệt. Khi Tâm ta không phân biệt: Có không, hơn thua, được mất, thắng bại, giàu nghèo, ta người v.v… thì đó là Nước Trời ở trong ta. Đức Kitô rao giảng Nước Trời và kêu gọi chúng ta hãy hết lòng tìm và việc tìm kiếm ấy chắc chắn sẽ gặp khi chúng ta biết bỏ đi tâm phân biệt Ta – Người: “Các ngươi đã nghe phán rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Song Ta nói cùng các ngươi, đừng chống cự kẻ ác. Trái lại, hễ ai vả má hữu ngươi hãy đưa má kia cho họ luôn. Hoặc ai muốn kiện cáo ngươi để lấy áo trong hãy để họ lấy luôn áo ngoài nữa. Hay là hễ ai muốn bắt ngươi đi một dặm hãy đi hai với họ. Ai xin ngươi hãy cho, ai muốn mượn của ngươi thì đừng làm ngơ” ( Mt 5, 38 – 42 ). Nghe những lời này thế gian cho là quá ư tiêu cực khó thể chấp nhận. Thế nhưng để có được hạnh phúc thật sự thì không có con đường nào khác ngoài con đường bỏ mình. Chính Đức Kitô cùng các Thánh của Ngài đều đã đi con đường này và tất cả đều ở trong vinh quang bất diệt. PHÙNG VĂN HÓA, 7.2014 PHONG CÁCH PHANXICÔ Bài 15. Nơi bình yên chim hót Ngôi Lời Thiên Chúa đã trở thành phàm nhân để đem Ơn Cứu Độ đến cho mọi người khi sứ thần Gabrien nói với trinh nữ Maria: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa ( Lc 1, 35 ). Cuộc sống tiếp theo sau đó của Mẹ Maria có thể tóm gọn trong việc “hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” ( Lc 2, 51 ). “Hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng”, nói theo Phaolô, là: “Muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu ( x. Rm 8, 22 – 23 ). Thư Do Thái đã nói về cuộc đời của Đức Giêsu: Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Ðấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, chỉ trừ tội lỗi" ( Dt 4, 15 ). Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người ( Dt 5, 8 – 9 ). Nếu Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta thì Người cũng đã phải “rên siết trong lòng” mới nhận ra được địa vị làm Con Một Thiên Chúa của Người và chấp nhận được việc Người phải cứu chuộc thế gian bằng thập giá. Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giêsu đã lớn tiếng kêu van 15 CÙNG NHẬN ĐỊNH
  • 16. khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính ( Dt 5, 7 ). Đức Giêsu đã làm gì quan trọng tại Nagiarét đến độ Người đã sống luôn trong 30 năm tại đó nếu không phải là để cầu nguyện tức là để cho Thánh Thần rên siết trong lòng Người ? Người khởi đầu sứ vụ Loan Báo Tin Mừng với dấu ấn của Thánh Thần. Khi Đức Giê-su chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” ( Mt 3, 16 – 17 ). Dù bận trăm công nghìn việc vì lúc nào người ta cũng chen lấn đến để gặp được Người: Một hôm, Đức Giêsu đang đứng ở bờ hồ Ghennêxarét, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe lời Thiên Chúa ( Lc 5, 1 ), Người vẫn dành ưu tiên rất lớn cho việc cầu nguyện một mình tại những nơi hoang vắng: Đức Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình ( Mt 14, 22 – 23 ). Người cầu nguyện một mình cũng tức là để cho Thánh Thần rên siết trong lòng Người. Người ban cho các môn đệ quyền năng lớn nhất mà Người, với tư cách là Thiên Chúa mới có, đó là quyền tha tội: Đức Giêsu bảo người bại liệt: “Này con, con đã được tha tội rồi.” Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng rằng: “Sao ông này lại dám nói như vậy ? Ông ta nói phạm thượng ! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa ?” ( Mc 2, 5 – 7 ). Quyền thay mặt Thiên Chúa để tha tội cho muôn dân chỉ được ban cho các môn đệ sau khi Người đã trỗi dậy từ cõi chết và chuẩn bị về trời, quyền này có một điều kiện tiên quyết là phải nhận được Thánh Thần. Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” ( Ga 20, 23 ). Mang sự rên siết của Thánh Thần trong lòng, các môn đệ lên đường đi khắp thế gian Loan Báo Tin Mừng. Trong gần 300 năm đầu tiên, mãi cho tới năm 313 khi hoàng đế Constantine I của Roma lên ngôi và công nhận Kitô Giáo, cuộc sống các tín hữu không khác bao nhiêu vào lúc sinh thời của Đức Giêsu. Họ không có tổ chức quy củ nào cả. Cũng chẳng có Nhà Thờ ( tòa nhà dùng làm nơi thờ phượng chung ) nào khác ngoài Chúa Phục Sinh hằng ở với họ, là đầu của họ và họ là chi thể của Người. Họ bị khinh bỉ, cười chê, truy lùng, bách hại, giết chóc giống như thân phận của Thầy và Chủ Nhân của họ. “Thật, Thầy bảo thật anh em: Nô lệ không lớn hơn chủ nhân, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi” ( Ga 13, 16 ). Nhưng dần dà nô lệ lại trở nên lớn hơn chủ nhân, kẻ được sai đi lại lớn hơn người sai đi. Kitô Giáo trở thành quốc giáo tại hầu hết các nước Âu Châu. Các ông hoàng bà chúa quan lớn quan nhỏ đều là Kitô hữu. Đền Thờ Tu Viện lộng lẫy huy hoàng mọc lên khắp chốn. Hàng Giáo Phẩm sống trong sa hoa, các Bí Tích trở thành phương tiện kinh doanh, quyền tha tội được cụ thể hóa bằng các ân xá có thể bán được bằng tiền chứ không cần đến Thánh Thần rên siết nữa. Trong bối cảnh đó, Nhà Thờ đã phải bàng hoàng vì sự xuất hiện rất lạ lùng của Phanxicô. Một ngày kia khi đang cầu nguyện với Chúa, Phanxicô nghe được ( tiếng rên siết ): “Phanxicô, tất cả những gì con yêu chuộng và khao khát, thì hãy khinh chê và ghét bỏ đi, nếu con muốn biết được ý của ta. Bởi vì sau khi con làm được điều này, những gì trước đây là êm ái dịu ngọt sẽ trở nên ghê tởm và cay đắng, những gì trước đây làm con run sợ sẽ trở thành ngọt ngào và hoan hỉ.” Lời này làm cho Phanxicô được tràn trề vui mừng. Một bữa kia khi đang cưỡi ngựa gần Assisi, anh bắt gặp một người phong. Dù trước đây anh thường ghê tởm những người phong, Phanxicô đã xuống ngựa, trao tặng cho người người phong này một đồng tiền, hôn bàn tay ông ta. Vài ngày sau Phanxicô đến một khu tập trung những người phong với một túi tiền. Anh hôn tay tất cả người phong tại đây và cho họ tiền. Anh đã trở nên một người tôi tớ và bạn của người phong, sống giữa họ và phục vụ họ một cách khiêm tốn. Vào thời thịnh hành của phong trào Hippy ( thập niên 1960 ), nhiều người đã gọi Phanxicô Assisi là Ông Thánh Hippy. Thời đó tôi thường nghe hát: "Này em đã tới giờ Mẹ đưa em đi chợ Từ sáng mãi tới trưa, còn lưa… 16
  • 17. Rồi khi đưa nhau về Gặp anh hippy trẻ Mặc áo rách đứng bên Nhà Thờ Trông đẹp tựa hình Chúa hiền mơ" ( Phạm Duy – Bình Ca 1 ) Khẩu hiệu ( motto ) của phong trào Hippy là “Làm tình, không làm chiến tranh” ( Make love, not war ). Họ chống lại khuôn khổ văn hóa truyền thống, tự do luyến ái, ngao du ca hát, sống hài hòa với thiên nhiên, râu tóc để dài, ăn mặc mầu mè nhưng đơn giản, thậm chí còn khỏa thân, sống vô tư không cần biết đến tương lai. Phanxicô cũng đã tự ý sống bên ngoài khuôn khổ xã hội, cởi bỏ hết quần áo trả lại cho cha mình, dám từ bỏ gia đình làng xóm để sống với thiên nhiên, đi chân đất, ăn mặc rách rưới, lang thang đây đó. Nhưng Phanxicô không bao giờ là một anh chàng Hippy theo lối so sánh như thế. Ngày nay có vô vàn tranh hay tượng Phanxicô luôn có một vài con chim đồng hành đậu trên tay hay trên vai, đặt tại các công viên và khu vườn tư gia dù chủ nhân có theo Công Giáo hay không. Thật ra Phanxicô không hề sùng bái thiên nhiên. Anh không bao giờ là một người phiếm thần ( pantheist ), thần thánh hóa các hiện tượng thiên nhiên. Phanxicô chỉ tin nơi một Thiên Chúa đã tạo dựng nên thế giới. Muôn loài muôn vật vì đều là công trình sáng tạo của Chúa nên không những đều tốt lành mà còn đưa ta đến gần Người. "Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, Không trung loan báo việc tay Người làm" ( Tv 19, 2 ). Phanxicô thường nói rằng nếu có dịp gặp hoàng đế, anh sẽ xin ngài ban chiếu chỉ quy định mọi người phải mang lúa thóc rắc ra ngoài đường vào dịp Lễ Giáng Sinh để cho những con chim, đều là các đại huynh và tiểu muội của Phanxicô, được một ngày no nê. Việc này nhằm để tôn kính Con Thiên Chúa được Đức Mẹ Đồng Trinh sinh ra và đặt trên máng cỏ giữa một huynh bò và một muội lừa. ( The Legend of the Three Companions. Chap. LXXI ). Tín hữu Việt Nam thường đến Nhà Thờ để đọc kinh lần hạt và xem Lễ. Trước Thánh Lễ đọc kinh, trong Thánh Lễ đọc kinh và hát, sau Thánh Lễ là đi về ngay. Sau chịu Lễ mà vị chủ tế còn nấn ná muốn cộng đoàn cầu nguyện thêm ít giây trong phút thinh lặng thánh thì sẽ nghe nhiều tiếng ho lao xao rục rịch, ai cũng sốt ruột cả, tivi sắp chiếu phim hay rồi… Ta không có thói quen đến Nhà Thờ để cầu nguyện. Nhà Thờ cũng ít khi mở cửa cho tín hữu vào cầu nguyện riêng. Thật ra không ai biết phải cầu nguyện như thế nào. Phaolô cho rằng cầu nguyện là để cho Thánh Thần rên siết trong ta. Hơn nữa, lại có "Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho Dân Thánh theo đúng ý Thiên Chúa" ( Rm 8, 26 – 27 ). Thánh Gioan-Maria Vianney, quan thầy các Linh Mục quản nhiệm Giáo Xứ, đã học được một bài học vô giá về cầu nguyện từ ông già Chaffangeon, một con người lạ lùng, luôn ngồi lỳ rất lâu trong Nhà Thờ mà miệng chẳng hề mấp máy đọc một kinh nào cả. Cha hỏi ông: “Ông không thưa gì với Chúa sao ?” Ông trả lời: “Chúa nhìn con và con nhìn Chúa, thế là đủ rồi”. NGUYỄN TRUNG ( Còn tiếp ) THÁNH ANPHONG VỚI VIỆC SỐNG ƠN GỌI Có thể nói Giáo Hội được nối tiếp bởi những cơn khủng hoảng. Thế nhưng cũng chính trong những cơn khủng hoảng đó mà ta thấy sự hiện diện của Chúa Kitô như lời Ngài đã hứa: “Ta sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” ( Mt 28, 20 ). Sự “ở cùng” ấy rõ nhất không đâu cho bằng nơi các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể. Tuy nhiên còn một phương thế “ở cùng” khác cũng hệ trọng không kém đó là sự xuất hiện của các Thánh qua các thời kỳ. Vào thời sơ khai Giáo Hội, ta thấy có các đấng như Thánh Giám Mục 17
  • 18. Athanasiô ( 295 – 373 ) suốt 45 năm trong chức vụ chủ chăn đã phải chịu 5 lần đi đầy để kiên cường bảo vệ Đức Tin. Thánh Cyrillo thành Giêrusalem ( 315 – 386 ) nhờ tài hùng biện khôn ngoan và phẩm cách anh hùng của ngài tại Công Đồng Constantinôpôli ( 381 ) đã làm cho lạc giáo Ariô bị kết án lần thứ hai và biến ngài thành một trong những vị bảo vệ Đức Tin Công Giáo vĩ đại nhất. Thánh Augustinô ( 354 – 430 ) nhờ ơn Chúa cho trở lại mà đã đặt nền móng tu đức cho các Dòng Tu về sau v.v… Mỗi cơn khủng hoảng đều mang sắc thái của thời đại. Khi Giáo Hội bị chao đảo vì những lối sống sa hoa, lạm dụng quyền thế của hàng Giáo Sĩ thì Chúa đã cho ra đời các vị Thánh chẳng hạn như Thánh Đaminh ( 1170 – 1221 ), Thánh Phanxicô thành Assisi ( 1182 – 1220 ), Thánh Bênađô ( 1090 – 1153 ) để nêu gương sáng khó nghèo, cầu nguyện hầu thức tỉnh cho nhiều người. Khi Giáo Hội hầu như bị lung lay vì nạn duy lý thì đã có các vị như Thánh Gioan Thánh Giá ( 1542 – 1591 ), cùng với Thánh Têrêsa thành Avila cải tổ Dòng Kín Carmel với phương châm sống suốt đời là để “tận hiến” cho Đức Kitô v.v… Có một nét chung cho toàn thể các Thánh đó là các ngài đã phải chịu gian nan đau khổ rất nhiều cả về tinh thần lẫn thể xác mới có thể theo chân Người Thầy Chí Thánh là Đức Kitô, Đấng đã hiến cả mạng sống mình hầu cứu chuộc nhân loại. Theo chân Chúa đây cũng chính là ơn gọi đã dành cho những ai Chúa chọn: “Không phải các con đã chọn Thầy nhưng chính Thầy đã chọn các con và cắt cử các con để các con ra đi sinh được hoa trái và hoa trái của các con tồn tại mãi” ( Ga 15, 15 ). Không phải ta chọn nhưng Chúa chọn, nếu ta chọn Chúa thì đó chẳng phải Chúa nhưng chỉ là một quan niệm nào đó về Chúa. Một khi chọn Chúa chỉ như quan niệm thì sẽ có ngày ta bỏ Chúa bởi vì nó không còn… hợp theo ý mình ( có thể vì bệnh nạn hay bất mãn gì gì đó ! ). Trái lại, Chúa chọn ta và ta biết nghe theo lời mời gọi thì Chúa sẽ ban ơn dư dật để cho ta vững tâm theo Ngài. Các Thánh là những con người đã được Chúa chọn và đã cương quyết đáp lại lời mời đó. Chàng tuổi trẻ tài cao Anphong, một tiến sĩ luật đạo và luật đời xuất chúng trong lần tranh cãi tại tòa cho thân chủ, chỉ vì một sơ xuất nhỏ đã bị thua kiện. Sau thất bại không đáng có ấy chàng rất đau buồn và đã đóng cửa phòng hai ngày liền, suy nghĩ và tự hỏi: Đây không phải là lời mời gọi của Chúa sao ? ( Theo Vết Chân Người – Niên Lịch Phụng Vụ ). Thắc mắc như vậy rồi, Anphong bèn đi tới một quyết định dứt khoát: “Ôi thế gian, ta đã biết ngươi. Hỡi pháp đình, ngươi sẽ không bao giờ còn gặp ta nữa”. "Biết" ở đây có nghĩa là đã nhận ra bộ mặt giả trá phù phiếm của thế gian. Người đời chỉ vì u mê không biết thế nên đã chọn thế gian thay vì Chúa. Đang khi đó Chúa nói: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia. Hoặc trọng người này mà khinh người kia. Các ngươi không thể làm tôi cả Thiên Chúa lẫn tiền tài được” ( Lc 16, 13 ). Giữa Thiên Chúa và thế gian, con người chỉ có thể chọn một. Lý do bởi vì đó là hai con đường ngược chiều không bao giờ song hành. Hễ đã chọn Chúa thì phải từ bỏ thế gian. Ngượi lại, còn bám víu vào của cải danh vọng chức quyền thì không thể theo Chúa. Mặc dầu vậy con đường từ bỏ quả thật rất khó, nếu không có ơn Chúa kêu gọi thì không ai theo được. Khi đã quyết định dứt khoát từ bỏ con đường công danh sự nghiệp kể cả vị hôn thê xinh đẹp con nhà danh giá cha đã chọn cho mình, chàng trai Anphong bắt đầu dấn thân nơi các nhà thương thí tìm cách cứu giúp ủi an các bệnh nhân nghèo. Một lần kia khi đang ở trong nhà thương, chàng nghe thấy tiếng nói: "Ngươi làm gì trên thế gian này ?" Nhìn chung quanh không thấy ai nhưng vẫn nghe hỏi một lần nữa, chàng nhận ra đó là tiếng Chúa bèn vào Nguyện Đường dâng kính Đức Mẹ Chuộc Kẻ Nô Lệ ở gần đó và hứa sẽ gia nhập Dòng Giảng Thuyết làm Linh Mục. Đặt thanh gươm trên bàn thờ, Anphong thân thưa với Chúa: "Lạy Chúa, này con đây, xin hãy làm nơi con điều đẹp lòng Chúa. Con là gì và con có cái chi, con xin hiến dâng tất cả để phụng sự Chúa”. Anphong đã có quyết định dứt khoát, thế nhưng từ cái quyết định từ bỏ ấy đến chỗ thực hiện ơn gọi còn là cả một quá trình hết sức gian nan. Có không ít người cũng có quyết tâm đấy nhưng vì nhiều lý do mà không thể theo: “Đang khi đi đường có kẻ thưa Ngài rằng không cứ Ngài đi đâu tôi sẽ theo đó. Chúa Giêsu đáp: "Cáo có hang chim trời có tổ Con Người không có chỗ gối đầu. Người phán cùng kẻ khác rằng: "Hãy theo Ta !" Kẻ ấy nói: "Thưa Thầy, xin cho tôi về chôn cất cha tôi trước đã…" nhưng Chúa phán: "Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa". Kẻ khác lại nói: "Thưa Thầy, tôi sẽ theo Thầy, nhưng xin cho tôi về từ giã người nhà trước đã". Nhưng Chúa Giêsu phán: "Không ai đã tra tay cầm cày còn ngó lại đằng sau mà lại xứng với Nước Thiên Chúa” ( Lc 9, 57 – 62 ). 18