SlideShare a Scribd company logo
1 of 173
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
Bi - Trí - Dũng
Kỷ yếu
NGÀNH NỮ
PL. 2555 / DL 2012
LƯU HÀNH NỘI BỘ
NGÀNH NỮ GĐPT VIỆT NAM
Thực hiện nhân kỷ niệm 22 năm Húy kỵ
chị cả Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc
Kỷ Yếu
CỐ HUYNH TRƯỞNG CẤP DŨNG
TÂM CHÁNH - HOÀNG THỊ KIM CÚC
(1913 - 1989)
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 7AoLam.Org
Kính thưa Chị,
Một thời gian khá dài - từ ngày không còn Chị nơi này! Mặc những đổi thay của
nhân thế - mặc những vật đổi sao dời của thế gian - mặc những ngày đêm phải ẩn
nhẫn - nhưng Ngành Nữ chúng em vẫn vươn vai đứng thẳng, vẫn ngẩng cao đầu đi
tới và vẫn một lòng sắt son với Lý tưởng.
Kính Chị,
Bắt nguồn từ những dòng Lam sử - từ những truyền trao của thế hệ Huynh trưởng
đi trước- từ những trăn trở và dọn đường của Chị lúc sinh tiền - Ngành Nữ GĐPT
Việt Nam đã dần dần xác định được nguồn lực của mình nên đã góp phần không ít
vào việc giữ gìn sự trong sáng của Gia phả nhà Lam. Từ những cuộc Hội thảo - từ
những lần gặp mặt - từ những trại Huấn luyện (Bồi dưỡng) riêng ngành - chúng em
đã tự thấy mình lớn lên thêm một chút. Không phải bằng lòng với kết quả hiện tại
mà luôn luôn chúng em nghĩ rằng: Đường đi tới còn lắm chông gai mà sức ngành
thì còn hạn chế - nên chị em vẫn thường bảo với nhau rằng - làm kẻ lội ngược dòng
thì đôi chân phải cứng cáp - tinh thần phải sáng suốt - luôn trau dồi đức hạnh cho
tự thân - để mãi là tấm gương sáng cho đàn em và tấm lòng thì phải là Tâm Bồ đề.
Thân giáo là vậy!
Kính Chị,
Từ những nẻo đường xa - gần gian khó - Ngành Nữ đã đi xa, vươn rộng và cho
đến bây giờ - năm châu đều có hình ảnh của chiếc áo dài Lam nhu hòa cài Hoa Sen
Trắng. Đây, đó đều chung một lòng: xây dựng và phát triển ngôi Nhà Lam ngày càng
bền vững. Tay trong tay, lòng dặn lòng: phải thực hiện trọn vẹn Mục đích của Tổ
chức GĐPTVN từ hơn 60 năm qua. Xin chơn linh Chị hãy về lại nơi này để thấy
được sức sống của Ngành Nữ GĐPTVN ở khắp mọi nơi. Từng con số - từng hình
ảnh - từng ngôn từ diễn đạt… đã nói lên tất cả. Chúng em đang luyện đôi chân cho
cứng để buộc đá phải mềm. Xin chơn linh Chị hãy tiếp năng lượng hộ trì cho chúng
em để thắng mọi chướng duyên trên bước đường phục vụ Tổ chức tức là góp phần
phụng sự Đạo pháp - Dân tộc và nhân loại. Vẫn trọn niềm thương kính Chị
						 Ban biên tập
LỜI MỞ ĐẦU
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam8 AoLam.Org
	 Bạn có thể rất cưng chiều bản thân, nhưng bạn có thể là người không
biết yêu thương bản thân mình.
Trong bữa ăn, bạn ăn ngon miệng, nên đã đưa thức ăn vào trong
người quá tải, làm cho thân thể của bạn sau bữa ăn bị mệt đừ; sự linh
hoạt và sáng suốt của tự thân bị xuống cấp, như vậy là bạn đã không biết
yêu thương mình.
Trong cuộc sống, bạn đã đưa các chất liệu bia, rượu, cá thịt,... vào
trong thân thể của bạn quá nhiều, làm cho bản thân của bạn nặng nề,
mồ hôi của bạn tiết ra làm người khác khó chịu, hoặc bạn đi, đứng, nằm,
ngồi, nói năng không còn điềm đạm, cũng như lịch sự và hiểu biết, như
vậy là bạn không biết thương yêu mình.
Bạn xử sự với người khác bằng tâm ý cao ngạo, ỷ thị, hoặc bằng tâm
ý vụt chạc, hời hợt, như vậy là bạn đã không biết yêu thương mình.
Bạn hành xử với người khác bằng tâm ý ích kỉ, hẹp hòi, ganh tỵ, tật
đố là bạn đã không biết yêu thương mình.
Bạn xử sự với người khác bằng tâm ý không công bằng, không đoan
chính, không chơn thật là bạn đã không biết thương yêu mình.
Một người biết yêu thương mình là người không có những hành
xử như vừa nêu ra ở trên trong đời sống của họ. Lại nữa, người biết yêu
thương bản thân mình là người có những hành xử như sau:
1. Tập nhìn cuộc đời bằng đôi mắt yêu thương và hành xử yêu thương
đối với cuộc đời.
2. Tập nhìn cuộc đời bằng đôi mắt công bằng và biết tôn trọng tư hữu
của người.
3. Tập nhìn cuộc đời bằng đôi mắt đoan chính và biết gìn giữ khí tiết
cho mình và cho người.
4. Tập nhìn cuộc đời bằng đôi mắt chân thật và biết thể hiện sự sống
chân thật giữa mình và người.
5. Tập nhìn cuộc đời bằng đôi mắt tỉnh thức, không thành kiến, không
cố chấp, không mù quáng, không bảo thủ, và biết thể hiện cái nhìn
thức tỉnh trong mọi hành xử, đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, tiếp xúc
đối với cuộc đời.
LờiPhápNhủ
TT. Thích Thái Hòa
NGƯỜI BIẾT YÊU THƯƠNG MÌNH
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 9AoLam.Org
6- Tập sống cuộc đời ít ham muốn và biết phải chăng, đối với thế giới vật
chất, để có thì giờ thực tập đời sống an lạc và thảnh thơi.
7- Tập nhìn sâu vào những nỗi đau của mình để thông cảm và chia sẻ
niềm đau của người.
8- Tập nhìn sâu vào những điều kiện hạnh phúc của mình để có thể
trang trải hạnh phúc đến với người.
9- Tập nhìn sâu vào những hoa trái khổ đau, để đoạn trừ những nhân
duyên sinh khởi khổ đau cho mình và cho người.
10- Tập nhìn sâu vào những hoa trái giác ngộ, để gieo trồng, chăm sóc và
tưới tẩm những hạt giống trọn lành cho mình và cho người.
11- Tập nhìn sâu vào sự vô thường của sinh mệnh để tinh chuyên trong
việc diệt ác hành thiện.
12- Tập nhìn sâu vào cái nầy và cái kia, để thấy rõ mọi sự hỗ tương giữa
mình và người, giữa mình và sự vật, nhằm loại trừ tính chấp ngã; và
làm sinh khởi tâm hiếu thuận, tâm kính trọng lẫn nhau.
Trong cuộc sống, bạn biết thực tập và nuôi dưỡng mười hai chất liệu
vừa nêu dẫn ở trên, tức bạn là người biết yêu thương và tôn trọng mình,
không những đời nầy mà còn nhiều đời kiếp về sau nữa.
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 11AoLam.Org
Kính Chúc Thọ
Người xưa thường nói: “Thất thập cổ lai hy”.
Chúng con, chúng em ngành Nữ kính chúc
mừngthọChưTônHòaThượng,ThượngTọaTăng-
Ni cùng quý anh chị áo lam đã vượt qua tuổi hiếm
thấy này.
Chúng con thành kính đảnh lễ và cung chúc
chư Tôn Đức Tăng – Ni pháp thể khinh an, phước
huệ viên dung, đạo nghiệp viên thành, kính chúc
quý anh chị luônluôn thường lạc thân tâm, thành
tựu sở nguyện, đồng nguyện cầu Thế giới thanh
bình, chúng sanh an lạc.
Trân trọng
Ngành Nữ GĐPT Việt Nam
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 13AoLam.Org
NHỚ CHỊ CẢ
Hoàng Thị Kim Cúc
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 15AoLam.Org
Em đã viết về Chị nhiều lần và
lần nào cũng với nhan đề là “Hoa
Cúc Vàng Của Em” vì Chị là Hoàng
Kim Cúc, giống như những bông hoa
cúc vàng bé nhỏ xinh xinh và thơm
ngát, được bỏ vào tách trà cho ngưòi
ta thưởng thức mỗi buổi sớm mai, để
được sáng mắt sáng lòng .
	 Cũng vậy, Chị đã có mặt trong
Gia Đình Phật Tử, góp phần xây
dựng, làm đẹp, làm thơm cho Tổ chức
bằng chính bản thân Chị với những
đức hạnh cao qúy của một người Chị,
ngưòi Mẹ mà chúng em là những
ngưòi đưọc thừa hưởng trực tiếp.
	 Chị là một thiếu nữ có nét đẹp
đoan trang quí phái, là nữ sinh trưòng
Đồng Khánh Huế cách đây gần một
thế kỷ, cái thời mà vị hiệu trưỏng
đang còn là một “bà đầm”(người phụ
nữ Pháp) và trường có tên là “Trưòng
áo tím”… Chị là một vị giám thị khi
ra trường, và khi chúng em là học sinh
của trường vào những năm 50 thì Chị
là cô giáo của chúng em, Chị dạy Nữ
Công và Gia Chánh. Tuy môn học
Chị phụ trách không có trong những
kỳ thi nhưng chúng em rất thích thú,
rất kính trọng và cả sợ Chị nữa nên
không đứa nào dám “cúp cua”… Giờ
Nữ Công gia chánh là giờ đông đảo
học sinh nhất J J !!
Nữ Công thì học trên lớp còn
Gia Chánh thì học dưới bếp của nhà
trường. Giờ Nữ công, Chị dạy chúng
em thêu, may, vá, đan, làm hoa vải, cắt
giấy hoa làm dĩa, còn giờ Gia Chánh
thì Chị dạy làm bánh kẹo đủ loại:
bánh bông lan, bánh nhúng (baignets),
kẹo đậu phụng, kẹo trứng chim, kẹo
chocolat v.v..
Đúng là thời gian không có thực
tính, viết đến đây thì em nhớ lại đủ
chuyện: nào là Chị giao cho chúng
em làm những khăn bàn to lớn với
những hình rất đẹp Chị lấy trong các
báo Pháp hồi đó, nhưng mũi thêu rất
giản dị, ai cũng có thể thêu được,
mỗi nhóm 6 bạn, chia ra, bạn này
thêu xong phần mình thì chuyền qua
cho bạn thứ hai... các lớp khác cũng
được các Cô giáo Nữ Công giao trách
nhiệm kết quả là lần triễn lãm nào của
Trường thì phòng Nữ Công Gia Chánh
cũng đưọc quan khách nhiệt liệt khen
thuởng và các vị Mạnh thuờng Quân
của trường đều hoan hỷ “móc túi” ra
tặng thưỏng những món quà rất hậu
HOA CÚC VÀNG
Tâm Minh - Vương Thúy Nga
của em
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam16 AoLam.Org
hỷ làm quỹ của nhà trường tăng lên
rất “ngọan mục”.
Ở trường thì em là học sinh của
Chị, gọi Chị là “Cô Cúc”; khi Chị đến
nhà chơi thì gọi Chị là “Dì Cúc” vì Chị
là bạn của Mạ; ở GĐPT thì em là em
của Chị, gọi Chị là “Chị Cúc”… Sau
này em lớn lên, đi dạy và dần dần Ba
Mạ cũng quen nên em mới gọi luôn là
chị Cúc J J!
Vào những năm 60, Chị và em
đều ở trong trưòng Đồng Khánh, em
lại làm việc với Chị trong GĐPT nên
Chị em thương gần gũi nhau. Chị ở
lầu 2, em ở lầu 3 nên em thường chạy
xuống Chị chơi, khuya lắc khuya lơ
mới lên, không như các Anh Chị ở xa,
đến thăm Chị rồi tối là phải về nhà...
nên em càng được thân với Chị hơn;
hồi đó Anh Từ gọi Chị là mẫu rồi gọi
em là “á mẫu” thế là các ACE khác
cũng bắt chước gọi theo… thời kỳ đó
thât là vui và tràn đầy kỷ niệm! Trong
em đầy ắp những kỷ niệm về anh Từ,
anh Hy, anh Sanh, Chị Tịnh Nhơn,
chị Tuy An, Chị Đào, anh Đằng, anh
Luyện... Có những đêm trăng thật
đẹp và yên tĩnh, hai chị em xuống
ngồi dưới ghế đá hay đi dạo trong sân
trưòng, Chị kể cho em nghe về thời
xưa của Chị trong đó có bóng dáng
của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Em được
chị kể cho nghe rằng cuộc đời Chị có
nhiều chuyện lạ nghĩa là những hiện
tượng mà không ai giải thích được. Ví
dụ bình thưòng thì Chị khoẻ mạnh
nhưng nếu có ai đi coi mắt (để tiến đến
đi hỏi về làm vợ) thi khi “nhà trai” vừa
đến đầu hẽm thì trong này Chị bị đau,
đau đến tái xanh mặt mày, không ai
có thể nghĩ là “giả đò” được. Và khi
mọi nguời “ai về nhà nấy” hết rồi thì
Chị tự nhiên khỏe lại, như chưa hề bị
đau gì cả.
Còn chuyện quen biết với nhà
thơ HMT cũng rất là thơ mộng và
thoáng qua chứ không thể gọi là
“người tình hay người yêu” như sau này
thiên hạ làm phim làm cải lương lung
tung hết. Chị kể rằng hồi đó Ông cụ
thân sinh Chị được bổ đi làm việc ở
Qui Nhơn, Chị đi theo, HMT lúc đó
chưa phải là nhà thơ nổi tiếng mà là
một ngưòi thư ký của Ông cụ, Chị
biết HMT (tức anh Trí) trong trường
hợp như vậy. Chị là một cô gái Huế
con nhà khuê các, kiểu “mai cốt cách,
tuyết tinh thần”... tất nhiên là làm cho
chàng thanh niên HMT phải chú ý
rồi ! thỉnhh thoảng gặp nhau thì anh
cũng cúi chào lịch sự (nhưng không nói
với nhau câu nào nha!!!) Chị kể rằng
có một lần anh cầm một cuốn sách
nhỏ và đưa cho chị, cũng không nói
lời nào nhưng khi về nhà chị giở ra coi
thì đó là một tập thơ với lời đề tặng
gọi Chị là “các hạ” và tự xưng là “túc
hạ”... Sau đó một thời gian, Chị nghe
tin anh bị bệnh nặng phải vào bệnh
viện Qui Hoà và có hỏi thăm Chị qua
một người anh bà con của Chị (người
này là bạn thân của anh Trí); anh này
đề nghị Chị viết một bức thư thăm
hỏi HMT; Chị bèn gởi 1 tấm hình
bãi biển Qui Nhơn lúc hoàng hôn, có
hàng dừa, và ghi sau tấm hình “Kính
tặng các hạ”. Chị dùng lại chữ mà anh
Trí đã dùng đề gọi Chị hồi trước, chỉ
có vậy thôi. Bài thơ “Đây Thôn Vĩ
Dạ” cũng là một bài thơ anh Trí làm
để tặng Chị (có đề tặng hẳn hoi) nhưng
chưa bao giờ chị mời hay tự anh về
thăm nhà Chị ở Vỹ Dạ cả!!!
Chị là người Trưởng Ban Hưóng
Dẫn Nữ đầu tiên của Gia Đình Phật
Tử; thời pháp nạn không thể có anh
nào ra gánh vác chức vụ đó ngoài Chị.
Tuy Chị không tài giỏi, không dày
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 17AoLam.Org
kinh nghiệm, không mạnh dạn như
mấy Anh nhưng Chị được tất cả anh
chị em yêu mến, kính trọng, nghe lời
nên Chị đã kết nối được mọi con tim
và khối óc để giữ vững Gia Đình Phật
tử trước mọi phong ba bão táp, và đưa
phong trào GĐPT đi lên. Trong thời
gian Chị làm Trưởng Ban, Chị tổ chức
đi thăm các Tỉnh, Đơn vị … khích lệ
tinh thần anh chị em rất nhiều. Chị
bị tai nạn cũng đang trên đường đi
thăm anh chị em, được đưa về Bệnh
viện Chợ Rẫy Sài Gòn, mọi người ở
bệnh viện đều lấy làm ngạc nhiên vì
một ngưòi độc thân mà sao con cháu
hay nguời thân đến thăm hay đến ở
lại săn sóc quá nhiều (hồi đó ACE đến
thăm Chị quá chừng, còn Huynh trưỏng
Nữ thì được phân công ở lại đêm với Chị
nữa.) Không biết Chị nằm đó có biết
không, có cả nhà thơ Chế Lan Viên
cũng nằm viện ở lầu trên nghe tin chị
Hoàng Kim Cúc, bạn của HMT cũng
ghé đến thăm và ghi mấy dòng lưu
niệm lại.
Rồi Chị nằm bất động mấy tháng
trời. Từ Sài Gòn, gia đình đưa Chị về
Huế, anh chị em cũng ra Huế thăm
Chị, em với anh Tuân, anh Thạnh Đà
Lạt cũng về Huế thăm Chị… Chúng
em thật buồn vì Chị vẫn nằm bất
động... thế nhưng khi anh Thạnh vào
chào Chị để lên Đà Lạt lại, ảnh khóc
nấc lên thì lạ thay, từ hai mắt Chị vẫn
nhắm… có mấy giọt núơc mắt lăn
xuống. Bây giờ anh Thạnh cũng đã ra
đi rồi !
Đám tang của Chị nghe nói là
to nhất Huế vì số lượng nguời đi tiễn
chân Chị lần cuối quá đông, xe cũng
đông nữa !!!
Em cũng đã nói “vĩnh biệt Chị”
khi nghe tin Chị ra đi vĩnh viễn, em
cũng rất buồn từ khi Chị nằm bất
động… Nhưng em cảm thấy Chị luôn
hiện diện trong lòng em… Mỗi khi
thấy mình không tinh tấn, không kiên
nhẫn... thì em có cảm tưởng Chị đang
nhìn mình, để tự cảnh tỉnh mình tinh
tấn hơn, kiên nhẫn hơn….
Viết về Chị không biết mấy cho
vừa nhưng em phải tạm dừng đây
nhường chỗ cho những chị em khác
viết… về CHỊ .
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam18 AoLam.Org
Kính viết về Chị Tâm Chánh - Hoàng Thị Kim Cúc
Gia Định - 1973
	 Trại Yến Phi kết nối một vòng tay,
	 Trụ sở Gia Định hoàn thành cho đón trại.
	 Bao cánh lam về đây tụ hội,
	 Hạnh đầu đời sao quên được chị ơi!
	 Thuyết trình, hóa trang, đố vui tu học,
	 Đặc san ra đời ghi kỉ niệm đầu tiên.
Gia Định - 1974
	 Các tỉnh cùng nhau hình thành dự án trại
	 Mừng chị về theo kế hoạch thăm viếng các nơi
	 Hội thi, triễn lãm đua tài
	 Ngành Nữ lớn mạnh mấy ai không mừng?
Gia Định - 1983
	 “Yến Phi 3” ấm  lại một tình thân,
	 Mái Già Lam cho đàn em vui đón chị.
	 Bao sản phẩm của ngày hội thi năm trước,
	 Tập trung thành quà dâng tặng chị yêu.
    Trăm mảnh vải trăm tấm lòng thiếu nữ,
    Hiểu tình em,  môi chị đẹp nụ cười.
Gia Định - 1989
	 Có ai ngờ,
	 Hạnh đầu tiên gia đình Lam vắng chị.
	 Biết vô thường mà vẫn cứ thấy đau
	 49 ngày chia xa bao mắt sầu rưng lệ,
	 Nhớ chị hiền - Tâm Chánh - trại nhận tên.
	 Rồi thời gian trôi qua,
	 Thêm bao mùa Hạnh nữa
	 Vẫn gọi hoài: trại Tâm Chánh, chị ơi!
Gia Định - 2006
	 Đến hôm nay, triển khai tinh thần hội thảo 2005,
	 Tên chị luôn được nhắc đến trong ngày.
	 Sống sao cho chị cả thấy an lòng
	 Không ỷ lại và phát tâm tu học.
	 Nữ huynh trưởng và nhà lam phát triển,
	 Đại nguyện của Thắng Man sẽ định hướng tiến tu.
2008
	 Sau Hiệp kị 7 tháng 3,
	 Hội thảo Trần Nhân Tông được triệu tập
	 Hơn trăm đại biểu khắp nơi về dự họp
	 Định hướng đi cho tổ chức vững vàng
	 Tên của chị lại được đàn em Lam nhắc đến.
chị
& tên trại
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 19AoLam.Org
2009
Thế là đã hai mươi năm rồi đó chị!
Tính từ ngày chị xả bỏ hoá thân.
Cuối năm Kỉ Sửu định sẽ thực hiện một chuyên đề,
Về ngành Nữ, về những việc đàn em từng làm được.
Thông báo gửi đi, bài gửi về chẳng thấy
Đành tạm vỗ về - duyên chưa đủ, thế thôi!
Thay lời chị Phó ban, xin tổng hợp đôi điều:
Huynh trưởng nữ năm này vui như hội,
Đồng loạt áo dài lam đang rợp cả không gian,
Sự sẻ chia, việc quan tâm thật ý nghĩa vô cùng
Xin được cám ơn anh chị Hưng với những yêu thương, chăm chút!
Mừng ngày Hạnh, các tỉnh thành hưởng ứng.
Bà Rịa- Vũng Tàu, Ninh Thuận, Cam Ranh…
Bình Thuận ra quân, chị Phó ban thành công trong điều động
Trại sinh Tâm Chánh, ánh nến rạng sáng lung linh soi đường
Đáng kể nhất - trại Bồi dưỡng nâng cao Liên Đoàn trưởng Nữ.
Ba tháng liền ba lần trại mở ra
Trại trưởng nêu gương, đàn em quyết không bỏ cuộc,
Âm vang khoá trại nuôi dưỡng tinh thần nhau.
Chị thương yêu ơi, biết nói sao cho hết,
Tạm bắt ấn chào, mình sẽ gặp lại nghe!
2011
Tổ chức có trên bảy mươi năm hình thành và phát triển.
Nhưng tính từ 1951, Đại Hội Từ Đàm,
Đã 60 năm tên Gia Đình Phật Tử được khai sinh
Ngành Nữ giờ đây có thêm vài nét mới.
Trại Hạnh tỉnh thành  cùng thống nhất một tên:
“Tâm Chánh” vang vang, tiếng reo hô “Sáng”
Tri ân, báo ân không chỉ nói bằng lời.
Sau Kỷ yếu lần đầu kỷ niệm mười năm ngày húy kỵ chị
Giờ ngành Nữ chúng em thực hiện Kỷ yếu lần hai
27 tỉnh thành quốc nội góp tay
cùng Hải ngoại cho tình lam rộng mở.
Chị Diệu Lãng, Tâm Minh, Diệu Quang, Tâm Bạch
Nhận trách nhiệm đầu tiên cho hoạt động vào khuôn
Viết về chị, giới thiệu về ngành Nữ
Ước hẹn hoàn thành trước ngày giỗ chị năm nay.
Đôi dòng kính báo chị yêu,
Mong cho tâm nguyện gặp nhiều thuận duyên.
09.9.2011 - LAM TỶ MUỘI
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam20 AoLam.Org
Thưa Chị,
Hơn 20 năm qua, áy náy mãi, ray rứt mãi vẫn chưa có dịp thưa với Chị về một việc mà
em không thể nào không ân hận.
Năm ấy(1989), lúc quá khó khăn - lúc mà em đang đứng giữa ngã hai đường: tiếp tục
theo nghề mà em nghĩ nó rất phù hợp với nghề Huynh trưởng áo Lam - hoặc xin nghỉ việc
mới có thể bôn ba nhiều nghề để đưa 2 cháu đi hết đoạn đường học vấn mà anh Tâm Mẫn
lúc sinh tiền đã cùng với em đồng ước nguyện.
Dạo ấy, lâu lâu em đi Sài gòn một lần để lấy hàng (sách Giáo Khoa và một số
đồ dùng học tập cần thiết) về bán. Tối ấy, sau khi đã gửi hàng ở nhà xe (để 12 giờ khuya về
lại Hàm Tân), em ghé thăm chị Hạnh ở đường Nguyễn Trãi (ngã 5 Phù Đổng). Chị ấy đưa
em đến thăm anh chị Lộc (Minh Đức) thì được biết Chị vừa bị tai nạn và đang nằm tại bệnh
viện Chợ Rẫy.
Em đòi đến thăm Chị ngay, nhưng anh Lộc không cho và bảo: “Chị đang hôn mê, để
khi Chị tỉnh anh sẽ nói với Chị là có Nguyệt vào thăm”. Vậy là em đến nhà xe mà lòng ấm
ức và khuya hôm ấy em về lại Hàm Tân. Thế rồi sau đó em nghỉ dạy. Ngày 2 buổi lo toan
đủ việc: nào làm bánh - nào mua bán - nào dạy thêm buổi tối. Việc này nối việc kia lấp đầy
khoảng thời gian vất vả trong ngày.
Em cứ tưởng khi Chị tỉnh, chị Hạnh hoặc anh Lộc sẽ gửi thư tin cho em (mà em quên
mất rằng có ai biết địa chỉ của em đâu).Và rồi, Chị đâu có tỉnh! Còn em thì cứ tâm niệm
rằng: “Lạy Phật gia hộ Chị bình an, chắc Chị không việc gì.” Thế rồi, bộn bề lo toan, em
cũng không có dịp vào Sài Gòn nữa. Nơi vùng biên địa này, đâu có ai liên lạc được với ai
đâu!
Bẵng đi một thời gian dài, em được biết tin Chị đã về Huế và mất ở tại quê nhà
(bây giờ em cũng không nhớ là em đã nghe tin này từ đâu và từ ai!). Ngay tối hôm ấy, sau
khi dạy xong, em mở chiếc hộp đưng thư và lấy ra bức điện tín của Chị chúc mừng tụi em
nhân ngày cưới, quà của Chị cho 2 cháu lúc tròn tháng: Chị cho Đan Tâm một tượng Quan
Âm để đeo - cho Anh Triết một hình tim có khắc chữ Vạn. Rồi hình chị chụp chung với chị
em ngành Nữ của BHD/Q Ngãi năm 1973 trong chuyến BHD/TW về thăm các tỉnh miền
Trung. Ký ức càng hiện về em lại càng ân hận - nỗi ân hận không thể nào xóa mờ được.
Nay có dịp thưa với Chị, thế nào chơn linh Chị cũng nhìn về và không nỡ trách em, một
đứa em đã từng được Chị quan tâm, thương yêu và chưa một lần được Chị la rầy. Cho đến
giờ này, quyển sách “Nấu chay” của chị cho em vẫn còn giữ, cũng như em vẫn còn giữ mãi
hình ảnh Chị với giọng nói, tiếng cười và với những lời dặn dò đầy ắp yêu thương của một
người Chị Cả trong Gia đình Lam. Làm sao em quên được!
Em chị - Diệu Lãng
THƯ GỬI CHỊ CẢ
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 21AoLam.Org
Từ buổi Chị đi
Quảng Hoa - Phan Thị Hồng Liên
Đoá hoa đàm tuy rụng vẫn còn hương
Dòng suối ngọt thanh lương lưu ánh nguyệt
Trăng vẫn sáng bên rừng Lam thanh khiết
Tiếng chuông từ tha thiết gọi thương yêu
Mùa thu nay hoa trắng rụng thêm nhiều
Tình Lam sử bao nhiêu lần tiễn biệt
chị đi rồi bao niềm đau khôn siết
Cứ trãi dài trên mặt đất mênh mông
Biết cõi đời nay có để mai không
Những cay đắng chất chồng cơn pháp nạn
Mãi lê thê cứ qua bao ngày tháng
Biết bao người ngao ngán đã buông xuôi
Kẻ cúi đầu người nhắm mắt theo đuôi
Đường Lam sử ngậm ngùi bao lối rẽ
Thời pháp nhược ma cường đâu có lẽ
Mãi kéo dài trong bóng tối si mê
Đợi mai kia ánh sáng rọi lối về
Em sẽ kể tâm tình Lam với chị .
Tưởng niệm về chị Tâm Chánh
Chị đi rồi dòng sông không xanh nữa
Mãnh trăng buồn lệ ứa xuống thành sương
Cả cuộc đời vì đạo pháp quê hương
Yêu lý tưởng mở đường chân thiện mỹ
Trọn đời Lam một niềm tin chân lý
Gót chân mòn ý chí vượt thời gian
Sóng bạo cuồng đối diện chị bền gan
Trái tim chị thật vàng không sợ lửa
Chị đi rồi phương nam trời lệ ứa
Mưa sụt sùi chan chứa cả rừng Lam
Triệu con tim kết lại đoá hoa đàm
Đem dâng chị hương Lam tình trong trắng
Rồi từ đó tiếng người xưa xa vắng
Quả đất tròn thầm lặng cứ vần xoay
Hai hai năm từ đó mãi đến nay
Giông bão đến đoạ đày Lam vướng nạn
Rừng úa lá cỏ cây dâng hờn oán
Suối ân từ biến dạng bởi cường ma
Những con người yêu lý tưởng thiết tha
Chân đứng vững tuổi già đang ập tới
Mang hoài bão âu lo hằn mong đợi
Rừng hương Lam nắng mới gọi yêu thương
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam22 AoLam.Org
Tôi muốn nói đến Chị
TÂM CHÁNH Hoàng Thị
Kim Cúc, người Huynh
Trưởng khả kính mà tôi rất
kính phục, khẩu phục, tâm
phục, không phải chỉ bởi vì
tuổi tác - chị hơn tôi đến 20
tuổi - cũng không phải vì thời
gian chị đến Gia Đình Phật
Hóa Phổ, tiền thân Gia Đình
Phật Tử, trước tôi hai năm -
mà thực sự tôi biết chị từ năm
tôi gia nhập vào tổ chức, năm
1948, cho đến lúc chị nằm
xuống năm 1989, với 43 năm
thân tình trong sinh hoạt Gia
Đình Phật Tử (GĐPT), ngoài
xã hội, và gặp gỡ tại gia đình
tôi, vì chị cũng như một số
anh chị lớn khác trong GĐPT
như anh Võ Đình Cường,
anh Lương Hoàng Chuẩn,
anh Phan Cảnh Tuân, anh
Tống Hồ Cầm, anh Nguyễn
Xuân Quyền, anh Đặng Ngọc
Lựu, anh Cao Chánh Hựu,
anh Phan Xuân Sanh, anh
Nguyễn Văn Thục, anh Văn
Đình Hy, chị Đặng Tống Tịnh
Nhơn, chị Lương Đào… vừa
là những Huynh Trưởng đàn
anh, đàn chị của tôi, đồng thời
cũng là bạn thân của ba mẹ tôi
nữa. Có thể nói là tôi đã hiểu
Chị khá nhiều từ cuộc sống
của chị ngoài đời, trong đạo
cũng như trong GĐPT.
Nếu so về tuổi tác, với
khoảng cách quá xa, theo giáo
dục học đường, văn hóa đông
phương, chắc chắn tôi phải
gọi chị bằng mẹ hoặc bằng cô,
dì… nhưng trong GĐPT, lúc
sinh hoạt, theo truyền thống,
tôi được phép gọi bằng Chị với
lòng thương mến, kính trọng
chị vô cùng.
Sự kính trọng, thương
mến, khẩu phục tâm phục
của tôi đối với Chị được nhìn
qua khía cạnh con người thực
trong cuộc sống hằng ngày
của Chị, qua lập nguyện tu
học tinh tấn, khiêm cung lễ
độ, kính trên nhường dưới,
sống đơn giản, ít nhu cầu,
trọng thủy chung, thích gần
gũi, đậm tình nghĩa Lam viên
không phân biệt. Phong cách,
hình thức Chị thể hiện một
nét đặc thù rõ rệt, là phái nữ
mà ngay từ thời son trẻ, không
như những người đồng phái,
Chị không thích chưng diện,
với son phấn lụa là…, nhưng
lại là mẫu người đoan trang,
nết hạnh, đứng đắn, dễ mến:
“Đi đứng nằm ngồi trong chánh niệm,
Vào ra cười nói tướng đoan trang.”
Đến với GĐPT, Chị mặc
đồng phục màu Lam, và giữa
cuộc đời Chị cũng trang phục
màu Lam qua những lần thăm
viếng người bệnh, tang lễ, trại
tù… Thật hiếm có, trai trường
rất sớm, từ chối tình yêu trai
gái, sống độc thân, một mực
hy sinh, dấn thân giữa cuộc
đời mà hương đức hạnh ngược
gió bay xa.
Năm 1981, khi ba tôi
mất, tôi được gặp Chị lần cuối
cùng khi Chị đến viếng tang,
cũng với chiếc áo dài màu
Lam giản dị. Chị ân cần chia
sẻ: “Chị cầu nguyện cho ba Lâm
sớm siêu thoát. Lâm giữ gìn sức
khỏe, cùng gia đình hộ niệm cho
ba nghe.”
Nguyên Mẫn
Hình bóng Chị
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 23AoLam.Org
Tôi còn nhớ rõ khi chị vừa nằm xuống năm 1989, GĐPT Úc Đại Lợi làm Lễ Tưởng Niệm
tại chùa Phước Huệ, Sydney, Hòa thượng Phước Huệ lúc đó đang là Viện trưởng viện Hoằng
Đạo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, lúc ban đạo từ đã tán thán
công đức của chị đối với Đạo pháp, Tổ chức và khi nghe tiểu sử Thầy đã nói: “Thực ra Chị là Chị
của chúng tôi chớ không hẵn chỉ là Chị của các anh chị em …”, để nóí lên lòng kính trọng của Thầy.
	 …
Bây giờ tưởng nhớ Chị, tôi biết rằng dầu ở đâu, Chị cũng vẫn đang hành họạt với tâm
nguyện Bồ tát độ tha cùng nơi khắp chốn, qua không gian vô cùng và thời gian vô tận, hay đang
hưởng phước báu ở cõi thiên, đang là một thanh niên hay thanh nữ 21 tuổi (kiếp lai sanh), bên
chúng ta luôn luôn có sự hỗ trợ tinh thần của Chị, chúng ta ở đâu thì Chị có mặt ở đó, chắc
chắn Chị chẳng bao giờ quên cội nguồn tâm linh, ơn nghĩa Tam Bảo, Cha mẹ, Thầy Tổ, Xã hội,
chúng sanh.
Kỷ niệm 22 năm rời cõi tạm, hình bóng chị chẳng dễ gì xóa mờ trong tâm trí của em, vì
chúng em là em của Chị,... người Chị cả TÂM CHÁNH Hoàng Thị Kim Cúc.
Hình bóng Chị
NguyênMẫn
22 năm Chị rời chúng em
Bóng hình Chị Cả vẫn chưa quên,
Chiếc Áo Lam hiền luôn theo Chị
Mắt sáng, lời thương, “mặt chữ điền”.*
43 năm dài trong Tổ Chức
Một lòng xây dựng mái Nhà Lam,
Kiện toàn Ngành Nữ luôn thao thức,
Em vững - Chị vui, quên khó khăn.
Công Dung Ngôn Hạnh gom đầy đủ
Sống đời - sống Đạo, Chị nêu gương,
Giáo sư - Chị Cả, tròn trách vụ
Để lại lòng người bao kính thương.
*Dung mạo Chị gồm đủ :
Mắt sáng: Trí tuệ,
Lời thuơng : Từ bi,
“Mặt chữ điền”: cương nghị, dũng lực
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam24 AoLam.Org
Mùa thu ở San Jose bắt đầu về…
Những cơn nắng không còn gắt nữa,
không khí dịu bớt, trời cũng mau tối
hơn và đêm mát hẳn, chỉ cần một tấm
mền mỏng là đã ru vào giấc ngủ mơ mơ
màng màng khi vừa nói chuyện xong
với chị Quỳnh Uyển từ xa…
Chị Uyển dục: Viết bài cho ngành
Nữ đi em ! Còn nhớ Chị Hoàng thị Kim
Cúc không? Viết ít dòng nghe em…
Góp mặt vào cho vui. Tôi đáp vội:
Chị Cúc trùng tên với em sao mà
không nhớ, vả lại Chị cùng tuổi với mẹ
em nữa (Gia nhập GĐPT, các Anh
Chị lớn, dù bao nhiêu tuổi cũng kêu là
Anh Chị hết). Em còn nhớ nhất là mỗi
khi đi dự Đại hội hay Trại Họp Bạn ở
Huế, mấy anh trưởng về nhà cứ gọi em
là “Cúc cọt”. Em cũng không biết làm
sao mà có tên này nữa… Anh Chị nào
có biết nói giùm em với nghe. Em bị
chọc và khóc cũng vì tên này (lúc ấy
còn nhỏ, oanh vũ mà ! Biết gì đâu ?). Vậy
mà cũng gần 60 năm rồi đó…
Trong niềm thương nhớ về Chị
Cả Hoàng thị Kim Cúc thân yêu, với trí
nhớ phai mờ dần theo thời gian nhưng
tôi vẫn nhớ hình ảnh của Chị với dáng
người thon thả, tóc vấn cao, giọng nói
nhỏ nhẻ dịu hiền (giống như giọng nói
của chị Vương Thuý Nga nhà mình vậy).
Chị là Trưởng ngành Nữ, lúc Anh Võ
Đình Cường làm Trưởng BHD/GĐPT/
TƯ. Về sau Chị thay thế Anh Cường ở
chức Trưởng Ban (nữ giới đầu tiên của
GĐPT/ Việt Nam)
Ngược thời gian nhớ lại lần họp
bạn trại Ngành Nữ toàn quốc đầu tiên
ở Nha Trang năm 1969 trong một
tuần. Phái đoàn nữ giới của BHD Ninh
Thuận có 5 người: Cúc, Uyển, Mầu,
Kỷ, Bê.
Bốn mươi hai năm qua… Trí
nhớ cũng mai một theo thời gian và
năm tháng. Những chị trưởng mà tôi
nhớ nhất là các Chị: Kim Cúc, Xuân
Phương, Dung Kiều, Xuân Viên… Chị
Xuân Viên có tập bài hát “Con chim
chuyền” mà tôi rất thích nên tôi đã dạy
cho học trò của tôi bài hát đó để hát
mỗi ngày khi tôi bước vào lớp học, chỉ
thay câu “em lên chùa và em là chim non”
bằng “Em lên trường….” mà thôi.
Nhớ về chị Xuân Viên vì Chị là
Ủy viên Oanh Vũ của BHD/ TƯ còn
tôi là UV Oanh Vũ của BHD/ Ninh
Thuận nên sinh hoạt chung với nhau
Tâm Nhân Nguyễn thị Cúc
Đôidòng
Từ trái qua: Chị Bê, Kỷ, Mầu, Quỳnh Uyển, Cúc
TƯỞNG NHỚ
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 25AoLam.Org
(Nghe nói chị Xuân Viên bây giờ đã là một
Ni sư ? Nếu vậy thực sự Chị đã giải thoát.
Em kính chúc mừng Chị)
Chúng tôi dự Trại Họp Bạn là để
gặp nhau, cùng hội thảo, tu học, vui chơi,
tham quan, giải trí… Tôi nhớ không
lầm là mỗi ngảy các đại biểu được cấp
dưỡng sáu bữa ăn… Cứ hai tiếng được
dùng thức ăn nhẹ một lần. Còn hai bữa
ăn chính thì rất là nhiều món, ngon vô
cùng. (Đúng là dân tham ăn nên nhớ mãi).
Có chương trình thăm viếng các chùa và
Phật học viện cùng những thắng cảnh
của Nha Trang. Hầu như chúng tôi được
ban tổ chức đưa đi gần hết, và có đến
thăm Đài tưởng niệm của Chị Yến Phi,
vị Pháp thiêu thân…
	 Sau 42 năm, biết bao giờ tổ chức
được lại trại họp bạn như xưa trong tình
thương và sự đoàn kết trên dưới một
lòng. Anh nói em nghe, em nói Chị nghe,
hài hòa vui sống .
Muốn làm một việc gì có cái tâm
chưa đủ còn phải dựa vào thiên thời địa
lợi nhân hòa… Biết đâu một ngày không
xa, chúng ta sẽ tổ chức trại họp bạn
ngành Nữ trên toàn thế giới. Biết đâu
được ! Phải vậy không?
Cũng phải nói rằng, chúng ta họp
bạn ngành Nữ cho oai, thật ra cũng nhờ
các Anh lo liệu giúp cả… Thành công,
phải biết ơn các Anh .
Và sau một năm gặp Chị Hoàng
thị Kim Cúc tại trại họp bạn ngành Nữ,
năm 1970, Chị có đến thăm GĐPT tại
Ninh Thuận. Cả Ban Hướng Dẫn lo tổ
chức lễ tiếp đón Chị thật long trọng. Chị
Quỳnh Uyển ra tận Ba Tháp (Cách PR
hơn 20km) để đón phái đoàn của Chị.
Còn tôi ở nhà ổn định hàng ngũ khi Chị
về đến chùa. (Hình ảnh chụp thật nhiều để
tại Đoàn Quán, chùa xây cất lại ủi sập mất
hết luôn).
Chị Hoàng thị Kim Cúc đến, các
Anh Chị Em lớn nhỏ của toàn tỉnh Ninh
Thuận vui mừng chào đón… Mừng vui
đến chảy nước mắt… Và khi Chị mất,
tiếc thương và buồn bã cũng làm nước
mắt tuôn trào… Tỉnh thành nào cũng
tổ chức lễ tang Chị. Hình ảnh lễ tang
từ Huế cập nhật đến khắp nơi. Những
trướng, liễn chia buồn cùng Chị có bài
thơ “Đây Thôn Vỹ Dạ” của nhà thơ nổi
tiếng Hàn Mặc Tử đã yêu Chị, làm tặng
cho Chị. Nhìn thấy bài thơ ấy được viết
treo trong đám tang của Chị, chúng tôi
thật sự xót xa… Chị đã ở vậy suốt đời để
phục vụ cho Tổ chức GĐPT chúng ta…
Mỗi Ban Hướng Dẫn tỉnh, thành,
đều có một phái đoàn về Huế thọ tang.
Ngày đưa tang Chị, người và xe đông
không thể tả, nhìn vào, toàn một màu áo
lam kéo dài cả mấy cây số… Các em Chị,
ai ai cũng khóc tiếc thương….
Nhớ Chị… Viết về Chị ít dòng nhớ
thương người Chị Cả đáng kính. Chúng
ta hãnh diện về Chị Hoàng thị Kim Cúc
cùng những phẩm hạnh của Chị và cũng
ước ao Chị em chúng ta noi theo gương
Chị, sống trọn vẹn đến cuối đời cho Tổ
chức GĐPT trên khắp mọi nơi.
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam26 AoLam.OrgKỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam2626 AoLam.Org
Mùa Hạnh 2011
Hạnh truyền thống Lâm Đồng thường chọn
Vía Quan Âm 19/9 hàng năm
Ba năm mới có một ngày
Chị em toàn tỉnh vui mừng sánh vai
Nô nức tiến về miền đất trại
Gặp gỡ nhau sau bao tháng ngày dài
Vui chơi, họp mặt thân tình
Thi đua sức sống của đơn vị mình
Này chị, này em, này bạn ạ!
Có nghe điều mới lạ năm này
Từ nay tên trại Hạnh ta
Thống nhất cách gọi các tỉnh là
Trại đều mang tên người chị Cả
TÂM CHÁNH, đóa Cúc vàng Lam nữ
Tỏa SÁNG ngời hương ngát ưu đàm
Suốt một đời phụng sự áo lam
Không mệt mỏi tấm thân liễu yếu
Hy sinh luôn hạnh phúc riêng mình
Tâm từ bi nuôi dưỡng đàn em
Không ngại dù gió sương khó nhọc
Muôn dặm dài xuôi ngược đó đây
Ở đâu có em Lam, chị đến
Thăm hỏi, động viên và nhắn nhủ:
“Các em ơi dù cho đời không thuận
Cũng đừng quên bổn phận nhé em
Phải chung tay xây dựng nhà Lam”
Chị ơi! Những lời vàng chị dạy
Dù cách xa bao nhiêu năm đi nữa
Dù cho có gian khổ nguy nan
Ngành Nữ chúng em vẫn hiên ngang
Luôn đứng vững, ấn cát tường tay bắt
Xin nguyện hứa trước chơn linh của chị:
- Lý tưởng chúng em mãi tôn thờ
- Chung tay xây dựng mái nhà Lam
- Ngành Nữ cố vươn lên riêng biệt
- Giữ gìn quy chế với nội quy
- Chị em luôn ái ngữ lục hòa
- Biết gìn giữ nết na, đức hạnh
- Dây thân ái muôn nhà lan rộng.
NHỚ CHỊTâmHảo
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 27AoLam.Org
Kính thưa Chị:
Nghe tên Chị nhưng em
chưa một lần gặp Chị, để bây
giờ nghe nuối tiếc khôn cùng.
Hai mươi hai năm, thời
gian đã trôi qua như một dòng
sông chảy dài, chảy xa bao ký
ức
Tiếng hát của ngày xưa
vẫn còn vang vọng, những âm
điệu ngọt ngào chan chứa như
đã thấm sâu vào bản thể của
từng con người yêu quý tình
Lam.
Năm tháng cứ triền miên
xuôi mãi, dòng lịch sử đã uốn
quanh, cái cảnh biển dâu của
cuộc đời cũng bao nhiêu lần
phong ba bão tố, cái tính hồn
nhiên của bao tâm hồn trẻ thơ
ngày nay đã không còn nữa.
Nó đã thay vào đó cái ồn ào,
biến động, nó đã làm phai mờ
một thời vang bóng thưở xưa.
Chị ơi!
Đêm vẫn xuống ngày
vẫn lên, từng sát na biến dịch
đã làm thay đổi quá nhiều,
vật lý đổi màu, tâm lý thì xơ
cứng khô khan. Con đường
vẫn còn đó, khói trầm hương
vẫn thoang thoảng mỗi khi
nắng chiều nghiêng, cái màu
khói hương mà Chị đã suốt
đời gắn bó, tận tụy ngày đêm,
con đường lý tưởng mà Chị
đã đem hết cuộc đời để cùng
dựng xây, biết bao nhiêu mồ
hôi nước mắt đổ xuống; cho
đến bây giờ đã biến dịch bởi
bàn tay vô thức của thế lực
cường ma. Hạt giống bồ đề
mà Chị đã suốt đời đem gieo
trồng vào bao mảnh đất tâm,
ước mong một ngày sau đâm
chồi nảy lộc, đến bây giờ cơn
gió nghiệp thổi vào nó đã
biến dạng thành cây kiểng để
cho ba tuần tạo dáng bonsai.
Những cây đại thụ của ngày
xưa chỉ còn lại lưa thưa đứng
giữa trời để chịu mưa chang,
nắng táp, chịu nhiều phong
ba bão tố và từ đó những hậu
duệ của rừng Lam còn lại ít ỏi,
mọc lưa thưa trên đồng cỏ dại.
Người Phật tử thì không ai lên
tiếng, kẻ vô tri đắp chiếu ngủ
ven rừng, số còn lại lo việc cày
cuốc, tìm manh áo chén cơm;
những hạng người tham lam,
thì gác tía lầu cao, vênh váo
hung hăng như loài hổ báo.
Cái hàng trọc phú ngày nay,
không bao giờ có đạo nên gốc
rễ cội nguồn đã cháy như đống
than đen. Chị biết không? Trẻ
con lớn lên thế hệ hôm nay, nó
biết lịch sử thật nực cười Chị ạ
- Ngài Thích Quảng Đức là vị
anh hùng liệt sĩ, chống Mỹ mà
phải thiêu thân. Chuyện phi lý
ngu ngơ thế mà người ta cũng
nói ra cho được. Thực tội tình
cho lứa tuổi ấu thơ, không ai
dạy bảo cho chúng: đó là vị Bồ
Tát đốt ngọn lửa thiêng vì tự
do tín ngưỡng để đánh thức
lương tri của thời bạo quyền
dưới triều Ngô Đình Diệm.
Thực đáng thương cho thế hệ
hôm nay, lớn lên một chút thì
sai lầm một chút. Lớn lên một
năm thì sai lạc lối về. Trách
nhiệm này phải thuộc về ai?
Không biết lương tâm kẻ ấy
lệch bằng gì? Có xấu xa không
nhỉ hỡi chị?
Kính thưa chị!
Hai mươi hai năm rồi chị
đi, cuộc sống ở quê hương
mình đã thay đổi vô cùng,
đã biến thể, biến chất thật là
khủng khiếp. Nền tảng đạo
đức của ông cha bị người thời
nay chối bỏ. Luân lý của tổ
tiên ta ngày nay đã rơi vào
cơn thác loạn, vì vật chất lên
ngôi đã làm hoen ố, bại hoại
tinh thần văn hoá trong sáng
của dân tộc Việt Nam ta.
Con người đối đãi với nhau
Nói với Người trong ảnh
Quảng Hoa _ Phan Thị Hồng Liên
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam28 AoLam.Org
không như ngày xưa đâu chị
à. Nào là nghi kỵ nhau, ngờ
vực nhau, không ai dám tin
ai. Những con mắt trí thì nhìn
không nói, vì “tai vách mạch
rừng”, “bóng đêm” vây kín, “ma
quái” hiện diện khắp mọi nơi.
Không ai dám hở môi nói lên
lời chân thật.
Chị ơi! Lời mẹ ru ngày
xưa thật ngọt ngào êm ái,
nhưng lời ru ngày nay chỉ
toàn là thù hận. Bởi tại con
người đục đẻo, trau chuốt vào
những từ ngữ để điểm phấn
tô son, mà làm gương soi mặt,
khi nhìn vào thì thấy mặt mà
không thấy trái tim, mắt, mũi,
tóc tai cũng đều thấy được
nhưng bộ não đã đổi, nào có
ai thấy được đâu.
Chị ơi! Em chỉ thương
những anh chị tuổi già, là
cây cao bóng cả với con tim
sắt đá, từ Quảng Trị đến Cà
Mau đi giữa bão giông, mà
vẫn cười tươi không ngại khó
khăn, không ngại gian nguy, vì
lý tưởng mà đôi chân không
ngừng dấn bước khắp nơi,
khơi dậy tình Lam. Cái ý chí
đó đã vượt ra ngoài thân thể.
Cũng nhờ đó mà còn duy trì
tình Lam qua bao thế hệ. Còn
giữ màu Lam như gìn giữ trái
tim mình. Mai kia dù cảnh
đời thay đổi, thế kỷ này thay
đổi, thế hệ mai sau lớn lên
theo chí nguyện tình Lam như
những đoá hoa hồn nhiên nở
giữa dòng đời thơm hương,
ngọt phấn, vẫn toả ngát chút
hương trầm thơm dịu mãi về
sau.
Kính thưa chị!
Với hiện tình nhà Lam
không được như thuở xưa,
dù bị phân hoá chia rẻ khắp
mọi nơi nhưng những trái tim
Lam vẫn còn nhiều kiên định,
không xu thời, không sợ hãi.
Vẫn giữ gìn truyền thống dù
cho phải trả bất cứ giá nào.
Chị ơi! Ở cả hai miền
Trung-Nam, chim bốn phương
vẫn còn ca hát, những trở lực
gian nan đã biến thành trợ
lực, những chướng nạn khó
khăn là sự thử thách, đã tạo
thành chiếc lò tôi luyện nên
vàng. Vàng thau đã thanh lọc
rõ ràng.
Chị ơi! Trăng giữa trời
vẫn sáng, khi đêm tàn thì ánh
nắng sẽ vươn lên, nước của
muôn sông cũng xuôi về biển
cả. Mà biển cũng chỉ thuần
một vị mặn mà thôi. Nên em
mãi tin rằng sự thật thì nghìn
thu vẫn là sự thật. Mây đen
rồi sẽ tan, bão giông rồi cũng
lặng. Những tâm hồn của
bao nhiêu người chân chính
đã chịu đựng sự đoạ đày của
những tháng năm dài, nay đã
trở thành kim cang bất hoại.
Như đoá hoa sen trắng còn
mãi hương thơm cho dẫu gió
dập, sóng xô nhưng không ô
nhiễm thế trần. Chắc chị ở
nơi khung trời vạn hạnh cũng
sẽ mỉm cười, khi nhìn lại mái
Lam yêu đang ở trong kiếp
nạn mà hồn Lam vẫn đứng
vững kiên cường. Cho dù mặt
đất đổi thay, xã hội đổi thay,
thời tiết đổi thay nhưng màu
Lam không bao giờ thay đổi.
Lời ca dao của ngày xưa như
suối nguồn mãi truyền lưu bất
tận, ai là người con dân Việt
không dễ nào quên:
“Trăm năm bia đá cũng mòn
Ngàn năm bia niệm vẫn còn trơ
trơ”.
Ai làm điều xấu ác tạo
nỗi thương đau cho tình đồng
loại, thì lịch sử mai sau sẽ ghi
đậm dấu hờn, dù một chi tiết
nhỏ nhoi cũng sẽ còn mãi mãi.
Con cháu ở thế hệ mai sau sẽ
lên án, sẽ nguyền rủa, không
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 29AoLam.Org Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2929AoLam.Org
muốn nhắc tới một thời đại
mà con người lãnh cảm vô
thức. Mà điều đó là chắc chắn
phải không chị?
Chị ơi! Cái buổi hiện nay,
con người đa số sống nghiêng
về phía lợi danh, vật chất và
quyền lực, nên xem mạng sống
con người rẻ hơn những đồng
tiền giấy. Họ không thấy rõ
lý vô thường, hợp để rồi tan,
trăng tròn rồi sẽ khuyết, có
để rồi không. Sự nghiệp ở thế
gian như sương treo đầu ngọn
cỏ, có sự sống hôm nay thì có
cái chết ở ngày mai. Cho nên
những người yêu Lam đạo đâu
có gì mà sợ hãi. Thế mà có lắm
người sợ hãi, không dám cho
GĐPT đến chùa sinh hoạt, sợ
mất chức, sợ mất quyền lợi,
cho nên họ đã làm người mất
cả lương tri.
Nhưng mà thôi, Chị ơi!
Nói với chị bằng cả lòng thao
thức vì trong tất cả trái tim
Lam đều có hình ảnh chị. Em
không thể nói nhiều với nỗi
lòng chân thật, mong chị xót
thương gia hộ cho chúng em
để vượt qua chặng đường gian
khó, để cho tiếng hát với nụ
cười của nhà Lam mãi vang
vọng đến ngàn sau.
Chị thương kính! Đêm
đã khuya rồi, em xin kính
chào chị. Trong cõi bình yên,
mong chị thấu nỗi lòng!
GĐPT Bình Phước
… Để tưởng nhớ chị Tâm Chánh
Thời gian thấm thoát thoi đưa
Chị về cực lạc xa rời chúng em
Còn đâu những buổi chiều tà
Hàn huyên tâm sự cuộc đời nữ nhi
Cuộc đời Chị đã truân chuyên
Ngược xuôi vất vả khắp miền đó đây
Đem niềm tin mến rắt reo
Con đường học đạo kiên cường tiếp thu
Những lời giáo huấn chuyên tu
Thực hành năm Hạnh muôn đời khắc ghi
Cuộc đời Trưởng Nữ dễ đâu
Chông gai “khắc phục” khó khăn “kiên trì”
Lời Chị vọng mãi trong tim
Nguyện noi gương Chị dắt dìu các em
Quyết tìm chân lý cao siêu
Lục Hòa tinh tấn Đạo đời mãi lưu…
… An vui đó Chị về nơi cõi Phật
Hình bóng người xin khắc mãi trong tim!
Nguyên Hạnh - Lê Thị Ngọc Anh
UV/BHD Khánh Hòa
Nhớ mãi về Chị…
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam30 AoLam.Org
ĐồngĐào/GiaĐịnh
NhớChịBao năm Chị đã ra đi
Chúng em ngành Nữ ngậm ngùi nhớ thương
Nhớ chị Cả áo Lam thương
Chị đem tâm đạo xiển dương phong trào
Nhớ lời chị dặn ngọt ngào
Chị em cố gắng phát huy tỉnh nhà
Ngành nữ mạnh dạn, vị tha
Phát huy bản lãnh lục hoà tự tin
Chịu huấn luyện, sinh hoạt riêng
Không nên ỷ lại, tự tin chính mình
Lý tưởng sứ mệnh hoàn thành
Chị luôn lèo lái thuyền Lam vững vàng
Mặc cho sóng biển mưa ngàn
Chị luôn dũng tiến vượt qua thăng trầm
Chị như Bồ tát hiện thân
Tình thương rãi khắp các Miền gần xa
Hoa Lam ngành nữ khắp nơi
Nối tiếp chân Chị đảm đương phong trào
Thuyền Lam Chị lái ngày nào
Chúng em quyết giữ, kiên trì vượt qua
Dù cho bão tố phong ba
Thuyền Lam vững tiến vượt ra nước ngoài
Năm châu thế giới Chị ơi
Giờ đây Sen trắng áo Lam một nhà
Chị em trên dưới thuận hoà
Cùng nhau tu học châm ngôn luật đoàn
Ngành nữ Gia Định sẵn sàng
Tinh thần Đại hội Chị ghi năm nào
Chúng em Gia Định tự hào
Năm Gia trưởng nữ, mười ba liên đoàn
Ban viên chính thức mười hai
Cộng thêm phụ tá là hai mươi tròn
Niềm tin, huấn luyện vững vàng
Trung kiên lý tưởng tinh thần gia quy
Huynh trưởng nữ luôn khắc ghi
Hoàn thành sứ mệnh của người áo Lam
Nhớ Chị, ngành nữ phải làm
Trại Hạnh Tâm Chánh ghi vào sử Lam.
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 31AoLam.Org
Mới ngày nào đó GĐPT tỉnh BRVT tổ chức ngày truyền thống
“Ngày Hạnh”, chúng em được tin mừng đón chị phó Trưởng Ban Ngành
Nữ GĐPT. TƯ về thăm. Tuy thời gian ấy khó khăn, hoàn cảnh đi lại hạn
chế, nhưng chúng em chuẩn bị chu đáo để đón tiếp chị với tâm trạng háo
hức trông ngóng vui mừng hớn hở. À vui quá, mình được đi cắm trại và
được vinh dự gặp chị cả nữa chứ. Chà không biết chị của mình cao hay
thấp, mập hay ốm, trắng hay đen... Đó là tính tò mò của các em Thiếu
Nữ mà. Nhưng chúng em rất tin tưởng về chị của chúng em: người con
gái Huế đoan trang dịu dàng, rất hiền, dễ mến, dễ gần gũi, cứ thế mà
thì thầm nhỏ to trông đợi. Niềm vui ấy chưa được bao lâu thì chúng em
nghe tin Chị bị tai nạn phải đưa vào bệnh viện. Chúng em ai nấy đều
ngơ ngác như sét đánh ngang tai, thế là bao nhiêu sự mong đợi ao ước
được gặp Chị lại trở thành niềm đau vô tận của những đứa em áo Lam
ngậm ngùi thương tiếc khi nghe tin Chị đã vĩnh viễn ra đi. Nói đến đây
đã nghẹn ngào. Chị nhìn em, em nhìn chị im lặng như muốn an ủi và bảo
ban nhau rằng: giờ đây chúng ta thật sự không còn được nhìn thấy hình
ảnh của Chị đáng quý rồi. Chúng ta phải tự mình nổ lực lên nhé. Giờ
ngôi nhà Lam đã mất đi một điểm tựa. Trong lúc đó, có những chị em đã
gặp được Chị, biết chị và có những chị em chưa lần nào gặp Chị nhưng
trên khuôn mặt của mỗi chị em đều tỏ ra ngơ ngác như chim lạc tổ, như
áng mây che đi bầu trời yêu thương.
Thấm thoát đó, mà nay đã 22 năm rồi. Nhưng với chúng em, chúng
em tin chắc rằng Chị chưa bao giờ xa chúng em cả, cũng chưa bao giờ
vắng bóng mái nhà Lam. Chị chỉ đi đâu đó hay Chị đã hội nhập cõi Ta
Bà này để dõi theo từng bước chúng em đi và nâng đỡ chúng em khi gặp
chướng duyên trên con đường phụng sự lý tưởng hay trong cuộc sống
hàng ngày.
Kỷ niệm lần thứ 23 ngày Chị ra đi, noi gương hạnh nguyện Chị,
chúng em nguyện làm những đứa em mang tâm nguyện Chị khi sanh
tiền. Dù bao nhiêu gian khổ, dù gặp nhiều nguy khó, lý tưởng chúng em
vẫn tôn thờ. Vì tương lai của Đạo pháp, vì tổ chứa GĐPT VN và vì thế
hệ trẻ trong tương lai, chúng em sẽ luôn luôn nỗ lực tinh tấn, tôi luyện
bản thân, trau dồi đức hạnh bằng chất liệu yêu thương, thiết tha học hỏi,
thực tập hạnh từ bi cứu khổ của Bồ Tát Quán Thế Âm đem đạo vào đời
băng trái tim Tâm Chánh.
Ký Ức Về ChịNguyên Quang - Bà Rịa-Vũng Tàu
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam32 AoLam.Org
Vào năm 1973, tôi
được gặp Chị lần đầu tiên
trong cương vị trưởng một
phái đoàn được Ban Hướng
Dẫn Trung Ương cử vào thăm
nhiều đơn vị trong miền Nam.
Cũng là lần đầu Chị về mảnh
đất xã Suối Nghệ, huyện Châu
Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
để thăm đơn vị Khánh Lương,
đang ở buổi đầu mới thành
lập. Trong mục đích của cuộc
hành trình dài ngày nhằm
khôi phục lại sự liên lạc, nối
kết niềm tin về Lý tưởng, gây
dựng sự đoàn kết giữa các đơn
vị, giữa các anh chị em đang
sinh hoạt sau một thời gian
cách trở do điều kiện mọi mặt
của cuộc sống quá khó khăn
lúc bấy giờ, và cuối cùng để
Ban Hướng Dẫn Trung Ương
hiểu hơn tình hình sinh hoạt
chung của các đơn vị trên
khắp nẻo đường quê hương
đất nước. Có lẽ đó cũng là ý
nguyện cao cả mà Ban Hướng
Dẫn Trung Ương giao phó
cho Chị.
Lúc ấy, tôi chỉ ở vào độ
tuổi Oanh Vũ, đang sinh hoạt
ở đơn vị Khánh Lương, tôi
chưa hề có sự hiểu biết đầy đủ
về Tổ chức. Như bao đứa trẻ
khác, tôi đến chùa để được lễ
Phật, tập hát và học giáo lý
Đức Phật. Niềm vui viên mãn
qua từng ngày tháng do tìm
thấy sự bình an không đâu có
được từ những câu kinh trầm
bỗng, tiếng chuông ngân vang
trong đêm rằm đầy ánh trăng
vằng vặc diệu kỳ, hay tiếng mõ
dòn ấm đều đặn trong không
gian thanh vắng của một vùng
quê mới miền Đông Nam bộ.
Và hơn thế nữa, có những
buổi sinh hoạt chiều chủ nhật
hết sức vui nhộn, đượm tình
Lam khi quay tròn vòng dây
thân ái hay những lần cắm
trại đầy ắp những gian khó
mà sâu lắng nghĩa tình. Nếp
sống muôn đời dưới mái chùa
của tổ tông, của người dân
nghèo mảnh đất Quảng Trị di
dời vào Nam đã in đậm trong
tâm hồn tuổi nhỏ của tôi và
dần hình thành những phẩm
chất của một người Phật tử.
Cho đến khi tôi được gặp Chị
thì những hiểu biết về Tổ
chức Gia đình Phật tử mới
thật sự sâu sắc hơn.
Hình dáng Chị thật giản
dị và gần gũi vô cùng. Chị có
NGÀY
GẶP CHỊ
Hoài niệm
Nguyên Nguyện - Bà Rịa - Vũng Tàu
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 33AoLam.Org
dáng người nhỏ nhắn, bước đi
khoan thai mà nhanh nhẹn.
Dù quen hay mới gặp lần đầu,
Chị đều ân cần thăm hỏi,
cách tiếp chuyện rất tự nhiên
chân tình, giọng nói ngọt
ngào êm nhẹ, mang đậm chất
người dân cố đô Huế. Những
lần gặp chị, tôi luôn thấy Chị
trong bộ trang phục áo dài
lam truyền thống có huy hiệu
hoa sen hình tròn bông trắng
nền xanh màu lá mạ. Trông
dáng vẻ người Chị càng trở
nên hiền từ và thanh thoát
hơn. Đặt biệt Chị có nụ cười
bằng mắt ấm áp rất dễ mến,
biểu lộ trong những lúc tiếp
xúc với mọi người, ánh mắt ấy
như luôn thấy được nỗi niềm
tâm tư của những đứa em áo
Lam và chan chứa một tâm
hồn luôn dễ đồng cảm bao
dung sẵn sàng sẻ chia che chở.
Đó là hình ảnh không lẫn với
ai khi tôi được chiêm ngưỡng
Chị lần đầu tiên. Trong sâu
thẳm tâm hồn, tôi cảm nhận
trong Chị có cả tình thương
của một người bà, người mẹ
và những người chị thân yêu
trong Gia đình Lam. Hình
ảnh người Chị trưởng được
khắc hoạ từ lời một bài hát
“Chị Đoàn em nghiêm trang đã
đến kia rồi, dáng đi hiền lành,
nụ cười trên môi, với tà áo lam
tâm hồn trong sáng… Chị em hi
sinh không sờn mưa nắng” mà
những đứa bạn cùng trang lứa
tôi hay hát trong những chiều
sinh hoạt cũng từ ấy đã trở
thành hiện thực trong cuộc
đời chúng tôi. Sự thuyết phục
hấp dẫn của Tổ chức Gia đình
Phật Tử đến với tôi, những
người anh chị cùng thời từ
nay như rõ ràng hơn, dễ hiểu
và có khả năng giải thích hơn
bao giờ hết. Vâng, đó chính
là nhờ nhân cách - thân giáo
từ Chị. Một tâm hồn giản dị
giàu tình yêu thương các thế
hệ trẻ, luôn thấy Chánh Pháp
là nhu cầu không thể thiếu
đối với các thế hệ trẻ như ánh
sáng đối với sự sống rồi đem
hết cuộc đời của mình hiến
dâng, đi hết các lộ trình lịch
sử gian nan.
Sau này qua nguồn tư
liệu, tôi còn biết khi tuổi già
sức yếu, Chị vẫn tiếp bước
đi khắp mọi nẻo đường quê
hương Việt: từ mảnh đất niềm
Trung ruột thịt hai mùa nắng
hạn mưa dầm đến các tỉnh
miền đông Nam bộ đỏ ối đất
ba dan và cả cao nguyên Trung
phần đèo heo hút gió, nơi nào
có địa chỉ Gia đình Lam là Chị
đến, cho dù địa chỉ ấy có nhỏ
bé mờ nhạt đến đâu, chỉ cần
có bóng dáng Lam hiền hoà
của các em Oanh vũ, các chị
đoàn sinh huynh trưởng đang
vượt qua khó khăn gia đình
mình và xã hội để đến với mái
chùa sinh hoạt thì đều được
đón nhận niềm cảm thương
đằm thắm. Chị đến đầu tiên
để an ủi sẻ chia những khó
khăn của cuộc đời mỗi người
như nghĩa tình giữa những
người ruột thịt, một lần nữa
giúp mọi người xác định giá
trị con đường mình đã chọn
và hướng dẫn việc ổn đinh
tổ chức từ mỗi đơn vị nhỏ,
uốn nắn nề nếp sinh hoạt, cả
việc huấn luyện huynh trưởng
ngành nữ cho các đơn vị.
Sự chăm lo dìu dắt của
Chị đối với từng thành viên,
với mỗi đơn vị nhỏ có ý nghĩ
biết chừng nào, khi mà thời
điểm anh chị em Gia đình
thiếu đi sự liên lạc mật thiết,
tình Lam dễ chia lìa do mọi
điều kiện kinh tế chung quá
khó khăn và còn có cả những
yếu tố chướng duyên khác.
Hình ảnh tấm thân già yếu,
mái tóc bạc trắng khi chị bước
vào tuổi 73 vẫn tiếp tục cuộc
hành trình nối vòng tay thân
ái, phải cất bước nay đây mai
đó chưa có sự nghỉ ngơi thanh
thản cho khoản thời gian cuối
đời người, hỏi ai không cảm
thương, không nhận được sự
chuyển hoá. Nền giáo dục
Gia đình Lam của chúng ta
có những nhân cách vô ngã
tuyệt vời! Và cái khoản cách
tuổi đời hơn cả một thế hệ
giữa Chị và chúng em vô hình
chung giờ đây được xoá đi,
gần gũi hơn bởi trong cùng
một Gia đình Lam.
Chính nhờ sự hiện diện
của Chị trên mọi nẻo đường
mà Tổ chức được vực dậy
và lớn mạnh, tình Lam được
nối kết khắp nơi như dòng
sông cùng chảy về một hướng
nguồn cội. Trong hoàn cảnh
giao thời của lịch sử có nhiều
chướng duyên khó khăn xảy
ra, cuộc hành trình thực hiện
sứ mệnh cao cả mà người áo
lam đảm nhận phải chịu biết
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam34 AoLam.Org
bao sóng to gió lớn, người
đứng mũi chịu sào cho con
thuyền vững tiến hơn ai hết
phải có đức hy sinh cao cả để
sống trọn đời cho Tổ chức,
phải có một tình thương yêu
viên mãn đến với mỗi thành
viên Gia đình khắp trên mọi
nẻo đường đất nước mới tạo
dựng được tình nghĩa keo sơn
gắn bó trong tâm hồn mỗi
anh chị em nhà Lam. Niềm
tin vào Tổ chức mới được
củng cố vững chắc. Mảnh đất
miền Trung xứ Huế, nơi luôn
xảy ra những biến cố đau lòng
cho Dân tộc và Đạo pháp đã
sinh ra một thiếu nữ giàu lòng
nhân ái, thiếu nữ ấy đã hy
sinh hạnh phúc riêng để dấn
thân sẻ chia tâm hồn và khả
năng của mình cho lý tưởng
Tổ chức. Có lẽ ai đó đã nói
ngàn lời ngôn từ hoa mỹ để
thuyết phục trong một thế lực
mạnh nhất, hay khôn khéo
đánh lừa dưới bất cứ hình
thức chủ thuyết nào cũng đều
vô nghĩa. Chính Chị đã làm
sống động một hiện thực bất
nhị mang giá trị muôn đời và
hành trì gương mẫu mục đích
lý tưởng đã chọn.
Chỉ có tình thương và
trí tuệ mới dẫn đến việc làm
mang chất liệu Bi - Trí và sản
sinh sức “nhẫn” đến nao lòng
người. Sau này tôi mới thấy
được đó cũng chính là chất
liệu có sức cảm hoá hữu hiệu
đối với bất cứ ai trong mọi
tầng lớp xã hội thời hiện tại và
mãi về sau. Một chân lí giản dị
mà giàu tính nhân ái được thể
hiện. Trên tinh thần ấy, ngày
Trại họp bạn được Ban hướng
dẫn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
nhanh chóng tổ chức để đón
mừng Chị. Tôi còn nhớ hoàn
cảnh kinh tế lúc bấy giờ rất
khó khăn. Bữa cơm còn độn
khoai sắn để độ nhật mỗi ngày,
không những thế mà mọi điều
kiện khác cũng rất nghèo nàn.
Như đường sá vào mùa mưa
trở nên lầy lội, mùa nắng dày
đặc sỏi đá, còn phương tiện
đi lại trên các tuyến đường
liên xã huyện thì rất thô sơ.
Các Lam viên thồ vác lều bạt,
những vật dụng khác qua một
quãng đường dài đến đất trại
chùa Viên Quang đã thấm
đẫm mồ hôi và đã bỏ ra một
công sức quá lớn để hoàn mãn
ý nguyện ngày trại. Hình ảnh
ấy đã thể hiện một sự quyết
tâm dũng mãnh nhằm thể
hiện tình thương dâng hiến
Chị, tựa như một thông điệp
đáp từ sinh động về tấm lòng
kiên định sắc son của Gia
đình Lam tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu đối với Ban Hướng Dẫn
Trung ương Gia đình Phật tử
Việt Nam. Từ sự minh chứng:
các Lam viên không những
phải quyết tâm vượt qua tất
cả khó khăn về đời sống vật
chất mà còn phải đối mặt với
những chướng duyên khác
trong thời điểm xã hội lúc bấy
giờ - đôi lúc còn gian nan gấp
bội phần! Chỉ có những nhân
cách lớn uy nghi trong giới
hạnh làm người hướng dẫn và
chọn lấy Giáo pháp Đức Phật
làm nương tựa mới xây dựng
nổi một Tổ chức giáo dục
phi chính trị và vô ngã được
trường tồn qua mọi thử thách
của mọi thời đại, mới hiện
diện những ngọn đuốc tuệ
giác diệu kì yêu chuộng hoà
bình - sự an lạc từ nhục thân
các thánh tử đạo trên cỏi Ta
bà, mới thấy sắc áo lam hiền
hoà kham nhẫn vẫn tung bay
mỗi chiều chủ nhật trong sân
chùa quê hương như đã trở
thành một mảnh hồn dân tộc
Việt tự thuở nào! Sự hiện diện
hình ảnh các em Oanh vũ thơ
ngây hồn nhiên, các chị Thiếu
nữ dịu hiền trong sắc màu huy
hiệu truyền thống trên những
nẻo đường quê hương đồng
nghĩa như sự hiện diện của
Chị - người dẫn đường chỉ lối.
Vào năm 1988, Chị vào
Nam thăm anh Tâm Phát
đang bị bệnh ở thôn Gio An,
xã Suối Nghệ. Anh là một
huynh trưởng không xây dựng
hạnh phúc riêng cho mình,
chỉ lo phục vụ suốt đời cho
Tổ chức Gia đình Phật Tử.
Cuối đời, anh dừng chân tại
đơn vị Khánh Lương và mất
tại mảnh đất này. Chị đã đại
diện cho Ban Hướng Dẫn
Trung ương, với danh nghĩa
một Người Chị cả trong đại
Gia đinh Lam gặp một người
em trai của mình trong những
ngày đau yếu. Những ngày ấy
là dấu ấn - kỉ niệm khó quên
đối với tôi và những thành
viên đang sinh hoạt trên
mảnh đất tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu. Tôi cùng một số chị em
được nhận nhiệm vụ đón tiếp
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 35AoLam.Org
và chăm sóc Chị. Thời điểm
đó hoàn cảnh kinh tế mọi
nhà vẫn còn trong nghèo khó,
chúng tôi mời Chị những bữa
cơm chay đạm bạc tương rau,
những sản phẩm tự làm ra với
tất cả lòng thành. Và nhớ nồi
chè nấu bị khê của những đứa
bạn thiếu nữ vụng về, Chị
móm mém ăn và cười nói vui
vẻ về mọi điều: Chuyện sinh
hoạt, hoài niệm quê nhà miền
Trung, nét đẹp người nữ trong
tà áo Lam truyền thống,…
Về sau khi lớn lên nhận thức
được sự phân biệt giai cấp
xã hội thời đại nào cũng có,
tôi chợt nghĩ nếu Chị chọn
hạnh phúc riêng cho mình
thì không bao giờ có những
cuộc gặp gỡ chân tình sau này
- Chúng tôi và Chị trở thành
hai giai cấp khác biệt chênh
lệch. Giai cấp của những
người bình dân và một giáo sư
dạy trường Đồng Khánh cố đô
Huế ngày xưa. Chợt nhớ câu
chuyện thời Chị còn thiếu nữ
ở Huế, thi sĩ Hàn Mặc Tử tài
hoa nổi tiếng trên văn đàn
thơ ca Việt Nam đã đem lòng
thầm yêu nhớ trộm Chị bằng
một tình yêu đơn phương. Bài
thơ Đây Thôn Vĩ Dạ được
sáng tác sau khi Chị gởi tấm
ảnh phong cảnh “có mây, có
nước, có chiếc đò ngang với cô
gái chèo đò, có mấy khóm tre, có
cả ánh trăng hay ánh mặt trời
chiếu xuống mặt nước,…” với
lời thăm hỏi sức khoẻ không
kí tên viết sau tấm ảnh, xuất
phát từ lời góp ý của Ngâm
– người em thúc bá của Chị
cũng là người bạn thân thi sĩ:
“Hãy an ủi một tâm hồn đau
khổ”, khi Hàn Măc Tử đang
lâm bệnh (Theo thư của Chị
gửi nhà thơ Quách Tấn đề ngày
15- 4 -1971. Tập Văn Phật
Đản, PL. 2536 của Ban Văn
hoá Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, số 23 – 1992).
Hiện nay, thi phẩm vượt thời
gian ấy cùng với thông tin
về nguồn cảm hứng của bài
thơ và cách tiếp cận hợp lý
bài thơ đang được giảng dạy
trong chương trình văn học
lớp 11 nâng cao của nhà xuất
bản Giáo dục. Có lẽ thi phẩm
nổi tiếng về nội dung lẫn nghệ
thuật cho chúng ta biết thi
sĩ đã cảm thấy được nét đẹp
người thiếu nữ sớm mang tâm
hồn Lam mà xây dựng hình
tượng nhân vật trong cảm xúc
dạt dào lẫn lòng mến trọng.
Yêu người bằng một tình
yêu đơn phương mà vẫn trân
trọng hình ảnh người mình
yêu khắc họa nên thi phẩm
tuyệt tác thì chắc rằng “người
con gái” ấy mang một tâm hồn
cởi mở rộng lớn hơn đối với
thế nhân hay nói cách khác đã
xác định một hướng đi cho cả
cuộc đời mình - đó là lý tưởng
Gia Đình Phật Tử. Và thi sĩ
Hàn Mặc Tử cũng đã ứng xử
thể hiện một nhân cách cao
thượng. Chi tiết trên tuy nhỏ
nhưng đã nói lên một điều rất
lớn của nhân cách người Chị:
Giữa tình yêu và tình bạn rạch
ròi không lẫn được, nhất là
khi hai người không cùng tín
ngưỡng, không cùng hướng đi
trên cuộc đời. Phải chăng đây
cũng là một điều tế nhị trong
các mối quan hệ thường nhật
mà chị em ngành nữ chúng ta
cần suy ngẫm! Nhằm giữ cho
màu Lam giới hạnh mãi không
phai màu theo năm tháng.
Tôi không ngờ những
ngày được hàn huyên tâm sự
quý giá này chính là lần cuối
cùng chúng tôi may mắn được
gặp người Chị cả thân yêu
trong Gia đình. Đên nay, Chị
ra đi đã hơn hai thập niên,
trong quãng thời gian ấy biết
bao biến cố thăng trầm, biết
bao chướng duyên đến với
Gia đình Lam và cũng đồng
nghĩa với bấy nhiêu thử thách
dành cho anh chị em huynh
trưởng đoàn sinh trên khắp
nẻo đường quê hương làm
Phật sự. Quy luật vô thường
làm “vật đổi sao dời” song
trong dòng chảy thời gian
vẫn luôn hiện hữu những tấm
lòng chân tình kiên trung với
Tổ chức và Nội quy - Quy chế
các thế hệ anh chị đi trước
để lại. Chính nhân duyên ấy
mà Gia Đình Phật Tử đã có
sự trưởng thành lớn mạnh,
riêng Ngành nữ tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, số lượng hơn một
nghìn thành viên hiện diện
được nhân lên gấp nhiều lần
kể từ ngày Chị còn tại thế.
Đặt biệt chị em đã nêu cao
giá trị tinh thần “Công - Dung
- Ngôn - Hạnh” của người nữ
áo Lam trước trách nhiệm
của một người mẹ, người vợ
trong gia đình mình, tạo nên
những tấm gương sáng trong
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam36 AoLam.Org
bối cảnh xã hội có nhiều biến
đổi theo chiều hướng tiêu
cực “thời hội nhập” về đạo đức
lối sống, xứng đáng là những
thành viên của một Tổ chức
giáo dục truyền thống dựa
trên nền tảng Đạo pháp và
Dân tộc. Sự hiện diện của
Tổ chức đã có một uy tín lớn
trong mọi giới, mọi tầng lớp
xã hội hiện thời, họ đã hiểu
mục đích lí tưởng Gia đình
chúng ta hơn.
Đón ngày giỗ lần thứ
hai mươi hai của Chị, trong
bầu không khí sum họp của
Gia đình Lam trên khắp năm
châu, tâm hồn chúng ta hiện
hữu một cảm xúc chân thành
sâu lắng về cuộc đời người nữ
áo Lam xứ Huế. Bây giờ, mãi
mãi về sau toàn thể Lam viên
trên quê hương đất Việt luôn
tri ân hồi tưởng những quãng
đường Chị đã đi qua, những
cam go Chị đã từng trải và
tình yêu thương của Chị gieo
rắc trong tâm hồn mỗi người.
Chúng ta hãy cùng nhau dâng
nén tâm hương lên Chị Tâm
Chánh kính yêu! Nguyện giữ
cho màu áo Lam thanh thoát,
dịu hiền mãi mãi tinh khôi như
truyền thống gây dựng buổi
ban đầu. Càng hiểu Chị càng
thêm kính mến Chị; mong sao
cho vòng tròn thân ái ngày
càng rộng mở lớn thêm trên
mọi nẻo đường quê hương đất
Việt và khắp cả năm châu như
ước nguyện suối cuộc đời Chị
- 76 mùa xuân Di Lặc.
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 37AoLam.Org
…Nhớ về chị Cả Tâm Chánh,
Thời gian thấm thoát thật
trôi nhanh, mới ngày nào chúng
em gặp được Chị trong các chuyến
Chị về thăm đơn vị Khánh Hòa.
Em vẫn còn nhớ mãi gương mặt
đôn hậu hiền hòa với mái tóc quấn
lọn ngang đầu cùng với thân hình
nhỏ nhắn. Chị đã ôn tồn truyền
đạt cho chúng em bằng tiếng Huế
ngọt ngào với những lời hay ý đẹp
của một người Huynh trưởng Nữ
trong tổ chức áo Lam cũng như
người phụ nữ trong cuộc sống gia
đình. Làm sao chúng em quên được những tháng ngày êm đẹp đó. Chị
đã không gầy yếu mà bôn ba vất vả đi đến tận vùng sâu vùng xa để
hướng dẫn cho các em huân tập cho các Anh Chị lèo lái con thuyền
Lam đến nơi bờ giác, sống đúng với tinh thần Bi - Trí - Dũng. Em vẫn
còn nhớ mãi ngày 26 tháng 6 năm 1974 BHD/TƯ thăm GĐPT Ninh
Thuận do Chị làm Trưởng đoàn. Em và Chị Quỳnh Uyển - Phó Ban
Nữ BHD/GĐPT tỉnh Ninh Thuận cùng Đoàn Thiếu nữ làm hai hàng
đón Chị tại đơn vị Ưu Đàm với bài hát “Chị đoàn em” cũng với nụ
cười thân thương trìu mến Chị tay bắt mặt mừng hát cùng chúng em
mặc dầu Chị thấm mệt vì đoạn đường khá dài. Những lời giáo huấn
của Chị đêm hôm ấy không làm sao em quên được tấm lòng của người
Chị Cả thân thương và đã tự nguyện với lòng là sẽ cố gắng học hỏi
tấm gương của Chị để dắt dìu cho đàn em sau này. Hình ảnh của Chị
chụp chung với chúng em vẫn còn đây nhưng đã vắng bóng Chị rồi.
Tấm gương sáng của Chị sẽ sáng mãi đời đời trong toàn thể Lam viên,
trong những ngày trại Hạnh với tiếng reo “Tâm Chánh”.
Nguyện cầu cho Chị được an vui nơi miền Cực lạc…
Chúng em sẽ cố gắng noi gương Chị trung kiên với tổ chức, tiếng
bước chân Chị để dạy dỗ các em trên con đường Đạo pháp.
Em của chị!
Nguyên Hạnh - Lê Thị Ngọc Anh
UV/BHD Khánh Hòa
Hồi tưởng
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam38 AoLam.Org
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, thắm
thoát mới đó mà đã 22 năm người chị Cả Tâm
Chánh Hoàng thị Kim Cúc từ bỏ chúng ta về thế
giới an lành.
Chị Tâm Chánh, chị Phó Ttrưởng Ban
Hướng Dẫn ngành Nữ Trung Ương đầu tiên, là
biểu tượng của ngành Nữ GĐPTVN.
Ôn lại cuộc đời chị Cúc, chúng ta không sao
quên được những nét son tiêu biểu của Chị:
*Năm 1964 sau Đại hội HTr GĐPT toàn
quốc họp tại trường Trung học Gia Long Sai-
gon để thống nhất GĐPT tại các Phần, thành
lập BHD TƯ. GĐPT VN đầu tiên, chị Cúc
được Đại hội bầu là Phó Trưởng Ban ngành Nữ
Trung Ương. Với trọng trách được giao phó
nặng nề và mới mẻ nên chị rất ưu tư lo lắng.
Sau khi Đại hội bế mạc chị ở lại Sài Gòn cùng
các chị Ủy viên BHD TƯ bàn bạc tổ chức một
trại huấn luyện A Dục đào tạo Đoàn trưởng
Nữ cho các Tỉnh tại miền Nam, nơi đây HTr
Nữ vừa hiếm lại trình độ yếu nên nhiệm vụ
trước mắt cần mở trại huấn luyện đào tạo Nữ
HTr. Trại tổ chức tại chùa Phước Hải Quận 10,
Ni Sư Tịnh Nguyện, trụ trì đã mở rộng vòng
tay bảo bọc hổ trợ cho ngành Nữ Trung Ương
thực hiệc trại nơi đây. Ni Sư rất thương mến
chị Cúc. Mỗi khi chị em chúng tôi đến thăm
Ni Sư vào dịp Tết, Vu Lan, Ni Sư đều nhắc đến
chị Cúc của chúng ta với cả lòng quý mến. Ni
Sư Tịnh Nguyện hiện là thành viên Hội đồng
Cố vấn Giáo hạnh GĐPT VN.
*Một nét son thứ hai là chị Cúc luôn ưu
tư về vấn đề sinh hoạt riêng biệt hai ngành
Nam-Nữ. Một thành quả mà ngành Nữ phải
hãnh diện là Đại hội ngành Nữ toàn quốc tại
Nha Trang năm 1969. Đây là một Đại hội do
ngành Nữ tự tổ chức, tự điều hành, tự đặt vấn
đề và giải quyết vấn đề trong tinh thần tự lập
hoàn toàn. Nhắc đến đời chị Cúc, nhắc đến sự
nghiệp và công hạnh của chị mà không nhắc
đến sinh hoạt riêng biệt ngành Nữ là một thiếu
sót lớn.
*Sau năm 1975, GĐPT trải qua bao thăng
trầm của thế sự và trong nội tại, ngành Nữ cùng
chịu chung hoàn cảnh như vậy, nhưng ngành
Nữ cố gắng vươn lên, củng cố sinh hoạt. Chị
Phó Trưởng Ban ngành Nữ đương nhiệm đã kế
thừa sự nghiệp của chị Cả đưa ngành Nữ đi lên
cùng với ngành Nam.
Năm 2005, chị Phó Trưởng Ban cùng các
chị Ủy viên hợp lực tổ chức một khóa Hội thảo
ngành Nữ toàn quốc. Bước đầu gặp nhiều trở
ngại, chị Phó TB đã tiên liệu được việc nầy nên
chủ động đưa ra nhiều phương án, nhưng cũng
không sao tránh khỏi trở ngại, đến ngày chị
em HTr các nơi về dự hội thảo lại gặp chướng
duyên về địa điểm, lại phải thay đổi ngay địa
điểm. Giữa đêm hôm tăm tối chị Phó TB lặn
lội đi tìm địa điểm mới, trải qua nhiều nơi. Đến
6 giờ sáng hôm sau, chị em HTr các nơi được
thông báo vân tập về địa điểm vừa mới liên lạc
và xin phép Ni Sư Trụ trì. Thế mà đến buổi
CHỊcủa
Ướcnguyện
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 39AoLam.Org
sáng khai mạc mọi việc được chuẩn bị chu đáo,
đón tiếp Ni Sư Trụ trì, anh Trưởng Ban cùng
quý anh trong BHD TƯ đến dự. Các anh rất
vui mừng và tán thán tinh thần của chị Phó
TB cùng các chị Ủy viên và Nữ HTr các Tỉnh
với 67 đại biểu ở TƯ và 16 Tỉnh Thành về
tham dự.
Điều ngành Nữ vui mừng nhất là lúc đầu
gặp chướng duyên tưởng không thể vượt qua,
chị em phải thay đổi nhiều nơi từ chùa Pháp
Lạc, rồi Thiền viện Liễu Đức Long Thành, về
Thiền viện Viên Chiếu, ở đêm tại chùa Viên
Quang, sáng hôm sau khai mạc tại chùa Thanh
Trì, buổi chiều về chùa Phật Ân được Thầy
Minh Tâm ban cho một thời pháp thoại và
cuối cùng trở về chùa Già Lam được chư tôn
đức trong Hội đồng Cố vấn Giáo hạnh đến
thăm, khích lệ tinh thần toàn thể chị em đại
biểu, Hòa thượng Thượng thủ, Thượng tọa
Tuệ Sỹ trong Hội đồng Cố vấn ban Đạo từ tán
thán ngành Nữ đã vượt mọi chướng duyên đưa
hội thảo đến thành công.
Thật đúng như dân gian thường nói “tiền
hung hậu cát”. Đây là những kỷ niệm khó quên
của ngành Nữ. Cảm xúc nầy đã được một chị
HTr cảm tác qua vần thơ:
“Từ độ Cúc vàng cười trong nắng
Đến vầng Trăng sáng tấm áo Lam
Đi qua mấy nhịp trời thương nhớ
Cùng lại gặp nhau hội một ngày
Gió sớm Thanh Trì thơm tình mới
Hoàng hôn Viên Chiếu dạt dào thương
Có phải rằng đây là chốn cũ
Ta về tìm gặp ở Viên Quang
Lam ơi! Có phải tình trong gió
Để gió mang hương bay bốn phương
Mai về nghe gió xin hãy nhớ
Lời hẹn gặp nhau sẽ có ngày”
Kính thưa Chơn linh chị Tâm Chánh,
có những cái chết nẩy mầm cho sự sống. Từ
khi chị ra đi về thế giới an lành, ngành Nữ
nói riêng và GĐPT VN nói chung đã trải qua
nhiều phong ba bão táp từ bên trong lẫn bên
ngoài, nhưng ngành Nữ chúng em dù trong
hoàn cảnh nào trước bao khó khăn nghiệt ngã
của đời thường vẫn cố gắng vươn lên, thực
hiện tâm nguyện của Chị là ngành Nữ phải tự
lập, phải sinh hoạt riêng biệt để duy trì và phát
triển tổ chức. Chúng em đã thực hiện được
phần nào ước nguyện của Chị.
Cuộc đời Chị là tấm gương sáng ngời
chiếu rọi tâm hồn chúng em, là biểu tượng
cao đẹp của ngành Nữ GĐPT.VN. Mỗi khi
gặp chướng ngại muốn chùn bước thì hình
ảnh đoan trang nhưng cương nghị, quả cảm
của Chị đã thôi thúc chúng em tinh tấn đứng
lên bước tới. Chúng em nguyện tiếp nối sự
nghiệp Chị để lại, chăm lo vun đắp cho ngôi
nhà Lam, nhất là ngành Nữ ngày càng vững
mạnh, vươn lên với nếp sống tự lập. Đây là
niềm ước vọng của Chị, mong muốn đàn em
được trưởng thành.
Xin Chị hãy hộ trì chúng em chân cứng
đá mềm để vượt qua thác ghềnh sóng gió và
đủ nghị lực để chịu đựng thử thách, gian nguy
trên bước đường phụng sự chánh pháp và lý
tưởng áo Lam theo bước chân Chị với tâm
nguyện:
“Thước Ca la tâm vô động chuyển”.
Diệu
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 41AoLam.Org
NGÀNH NỮ
Sinh hoạt
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam42 AoLam.Org
Dự Hiệp kỵ 7.3 Âl lần đầu tại Già Lam - 1998
Chị Phó Ban cùng phái đoàn
thăm trại Hạnh GĐ
Chị Phó Ban cùng một số chị ở BHD
Trung ương và các tỉnh thăm lại Đài Lục
Hòa- Trại trường GĐPT Việt Nam
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 43AoLam.OrgĐPT
Hội thảo ngành Nữ GĐPT
Việt Nam - Năm 2005
tại chùa Thanh Trì - Long
Thành, Đồng Nai.
HTr Nữ dự hội
thảo ngành Đồng
- 2005 tại Vĩnh
Minh thiền viện,
Lâm Đồng
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam44 AoLam.Org
I/. LỜI MỞ ĐẦU:
	 Sinh hoạt riêng ngành Nam- Nữ, đó là định hướng mà chị cả Tâm Chánh đã đề xuất và
được Đại Hội huynh trưởng GĐPT toàn quốc vào năm 1964 biểu quyết thông qua. Vì sao cần
sinh hoạt riêng ngành, nôi dung này huynh trưởng học trại cấp II Huyền Trang được hướng dẫn
khá kỹ nhưng trên thực tế, nhiều địa phương vẫn chưa vận dụng được tốt.
	 Cùng bước đi với Tổ chức, ngành Nữ GĐPT Việt Nam tại Quốc nội đã dần tạo nên nếp
sinh hoạt ngành. Mặc dầu chỉ là một chấm son nhỏ trong sơ đồ hoạt động của GĐPT Việt Nam.
	 Trong Kỷ yếu ngành Nữ số đầu tiên, phát hành đầu năm 2000, kỷ niệm mười năm ngày
mất của chị cả Tâm Chánh, chị Diệu Thuận đã giới thiệu về chặng đường hình thành và phát
triển của ngành Nữ GĐPT/ VN đến năm 1999. Nay trong Kỷ yếu này, xin được viết tiếp quá
trình hoạt đông của ngành Nữ từ sự quán xuyến của chị Phó Trưởng ban ngành Nữ BHD Trung
ương GĐPT/ VN kể từ năm 2000 đến nay (cuối 2011)
II/. QUÁ TRÌNH SINH HOẠT TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY (cuối 2011)
NHÂN SỰ TRONG BHD TRUNG ƯƠNG: (Nhiệm kỳ 2008 - 2012)
Phó TB ngành Nữ	 : HTr cấp Tấn Diệu Lãng Nguyện Thị Nguyệt
Phó Tổng Thư Ký	 : HTr cấp Tấn Diệu Thuận Phạm Thị Xuân Hòa
Thủ Quỹ			 : HTr cấp Tấn Tâm Hảo Tôn Nữ Ngọc Lan
PT Thủ quỹ	 	 : HTr cấp Tấn Diệu Quang Cao Thị Liên Minh (kiêm)
Ủy viên Nữ Phật Tử	 : HTr cấp Tấn Nguyên Hoa Nguyễn Thị Khánh
Ủy viên Thiếu Nữ	 : HTr cấp Tấn Tâm Tăng Trần Thị Kim Cúc
Ủy viên Nữ Oanh Vũ	 : HTr cấp Tấn Diệu Quang Cao Thị Liên Minh
Ủy viên Xã Hội		 : HTr cấp Tấn Diệu Phương Cao Thị Thiên Hương
Ủy viên Doanh Tế	 : HTr cấp Tấn Diệu Hạnh Đỗ Thị An
PT Ủy viên Nữ PT	 : HTr cấp Tấn Tâm Mậu Lê Thị Chi
PT Ủy viên Thiếu Nữ	 : HTr cấp Tấn Quảng Hoa Phan Thị Hồng Liên
PT Ủy viên Nữ OV	 : HTr cấp Tấn Diệu Quỳnh Dương Thị Mai
PT Ủy viên Xã Hội	 : HTr cấp Tấn Đức Trang Nguyễn Thị Bình Nguyên
PT Ủy viên Doanh Tế	 : HTr cấp Tấn Nguyên Phương Vũ Thị Lan
PT Ủy viên Văn Nghệ	 : HTr cấp Tấn Diệu Tri Hoàng Thị Khánh Linh
SỐ LƯỢNG:
	 Huynh trưởng	: 2.517
	 Đoàn sinh	 : 16.292
SINH HOẠT CỦA NGÀNH NỮ
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 45AoLam.Org
A.	 HUYNH TRƯỞNG:
STT ĐƠN VỊ BHD/ TỈNH
SỐ LƯỢNG/
GT/LDT
CẤP
TẤN
CẤP
TÍN
CẤP
TẬP
TẬP
SỰ
A. MIỀN VẠN HẠNH
1 Thừa Thiên 144/ 02/ 25 03 13 23 105
2 Đà Nẵng
3 Quảng Nam 1 109/ 00/ 24 00 04 44 61
4 Quảng Nam 2 30/ 02/ 08 01 05 22 02
5 Quảng Ngãi 30/ 00/ 02 00 09 04 17
B MIỀN LIỄU QUÁN
6 Bình Định 108/ 01/ 27 02 05 24 77
7 Phú Yên 11
8 Khánh Hoà 234/ 05/ 05 04 32 64 134
9 Cam Ranh 120/04/ 19 03 19 31 67
10 Ninh Thuận 121/ 00/ 14 02 26 30 63
C MIỀN KHUÔNG VIỆT
11 Gia Lai 171/ 00/ 20 00 01 82 88
12 Đak Lak 358/ 00/ 32 02 14 75 267
13 Kon Tum 40/ 00/ 07 00 03 13 24
14 Lâm Đồng 130/ 02/ 23 03 26 25 76
D MIỀN KHÁNH HÒA
15 Bà Rịa- V.Tàu 162/ 01/ 25 01 07 35 119
16 Bình Thuận 193/ 03/32 01 12 32 148
17 Bình Phước 105/ 00/14 01 05 19 80
18 Đồng Nai 168/ 02/38 02 15 27 124
E MIỀN QUẢNG ĐỨC
19 Gia Định 178/05/14 09 17 55 97
20 Quảng Đức 39/ 04/ 07 04 05 20 10
G
MIỀN HUỆ QUANG
MIỀN KHÁNH ANH
21 MIỀN TÂY NAM PHẦN 66/ 07/ 07 00 04 09 53
CỘNG 2517/ 38/343 38 217 634 1628
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam46 AoLam.Org
B.	 ĐOÀN SINH:
STT ĐƠN VỊ BHD/ TỈNH SL N.Thanh N.Thiếu N.Đồng
Sen
Non
A. MIỀN VẠN HẠNH
1 Thừa Thiên 1132 74 382 676 00
2 Đà Nẵng
3 Quảng Nam 1 934 186 401 331 16
4 Quảng Nam 2 425 40 180 25 00
5 Quảng Ngãi 131 05 50 68 08
B MIỀN LIỄU QUÁN
6 Bình Định 840 38 348 454 00
7 Phú Yên 13
8 Khánh Hoà 1386 30 585 716 55
9 Cam Ranh 587 00 233 291 63
10 Ninh Thuận 889 21 392 429 47
C MIỀN KHUÔNG VIỆT
11 Gia Lai 872 94 332 446 00
12 Đak Lak 2753 260 1124 1351 18
13 Kon Tum 190 00 80 110 00
14 Lâm Đồng 764 239 270 255 00
D MIỀN KHÁNH HÒA
15 Bà Rịa- V.Tàu 914 120 420 190 184
16 Bình Thuận 1806 159 598 1009 40
17 Bình Phước 390 55 119 216 00
18 Đồng Nai 1242 29 534 671 08
E MIỀN QUẢNG ĐỨC
19 Gia Định 1002 191 319 433 59
20 Quảng Đức 224 00 100 124 00
G
MIỀN HUỆ QUANG
MIỀN KHÁNH ANH
21 MIỀN TÂY NAM PHẦN 452 71 160 206 15
CỘNG 16946 1612 6627 8194 513
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 47AoLam.Org
HOẠT ĐỘNG:
	 a. Hàng năm, chị Phó Trưởng Ban đều phân công các thành viên đi dự trại Hạnh do các
đia phương mời, cụ thể như Khánh Hòa, Cam Ranh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu, Gia Định, Lâm Đồng.
Ngày Hạnh của các BHD Tỉnh được đăng ký cố định như sau:
- Ngày vía Đản sanh 19/2 gồm có: 3 đơn vị BHD
		 BHD Gia Định, BHD Bình Thuận, BHD Quảng Tín.
- Ngày vía Thành Đạo 19/6 gồm có: 9 đơn vị BHD
BHD Thừa Thiên, Ban Đại Diện Quãng Ngãi, BHD Ninh Thuận , BHD Khánh Hòa, BHD
Cam Ranh, BHD Bình Phước, BHD Đồng Nai, BHD Bà Rịa Vũng Tàu, Ban điều hợp Miền Tây
Nam Phần
- Ngày vía Xuất gia 19/9 gồm có: 3 đơn vị BHD
		 BHD Daklak. BHD Lâm Đồng, BHD Quảng Đức.
Các tỉnh đã đăng ký ngày đều tổ chức ngày Hạnh thường xuyên hằng năm (Quảng Đức), 2
năm 1 lần (Gia Định, Bình Thuận, Bà Ria- Vũng Tàu…), 3 năm 1 lần (Ninh Thuận)…
	 b. Năm 2005, Ngành Nữ đã tổ chức 2 ngày Hội thảo huynh trưởng ngành Nữ tại Long
Thành - Đồng Nai vào giữa tháng 6 (Đối tượng: toàn thể HTr cấp Tấn và 3 HTr đại diện cho ngành
Nữ từng tỉnh). Dù phải đổi địa điểm, vận dụng phương án 3 nhưng phái đoàn của các nơi đều về
gần đủ.
	 c. Năm 2009, Ngành Nữ tổ chức 3 trại Bồi Dưỡng Liên Đoàn Trưởng Nữ liên tiếp trong
3 tháng 6, 7, 8 với tổng số tham dự là 357 trại sinh.
Tại miền Khánh Hòa, địa điểm trại là chùa Long Thọ - Long Khánh, Đồng Nai trong 2 ngày
20, 21/ 6/ 2009.
Tại miền Liễu Quán, Khuông Việt, địa điểm trại là chùa Phước Thạnh - Ninh Thuận trong
2 ngày 18,19/7/2009.
Tại miền Vạn Hạnh, địa điểm trại là chùa Phước Duyên - Huế trong 2 ngày 22, 23/ 8/ 2009.
Tân dụng trọn vẹn thời gian 02 ngày trại, ngoài việc sách tấn tinh thần, trao truyền kinh
nghiệm, các chị được dành cho khá nhiều thời gian thực tập các chuyên năng trong Hoạt động
thanh niên.
Cũng trong năm này, được sự phát tâm chăm lo của anh chị Quốc Hưng (Hoa Kỳ), ngành
Nữ đã phân phát về cho tất cả huynh trưởng nữ của 27 tỉnh thành trực thuộc tổng cộng 2.568
bộ đoàn phục và hổ trợ tiền công may cho 234 huynh trưởng của 19 tỉnh có khó khăn .
	 d. Năm 2010 và 2011, học tập tinh thần trại Bồi Dưỡng của ngành Nữ, Ủy viên Oanh
Vũ Nữ kết hợp với Ủy viên Oanh vũ Nam tổ chức trại Bồi Dưỡng cho huynh trưởng ngành Đồng
của tỉnh Ninh Thuận, Miền Quảng Đức, Miền Khánh Hòa và miền Tây Nam Phần với số trại
sinh gần 200 HTr nữ/ 300 trại sinh.
	 e. Nhân dịp ngành Nữ các nơi về dự Hiệp Kỵ 7/3 Tân Mão (2011), chị Phó TB ngành
Nữ đã triệu tập một phiên họp thống nhất một số nội dung sau:
- Thống nhất Đồng phục của Ngành Nữ khi đi sinh hoạt và đi Trại
- Đồng phục của Ngành Nữ khi đi sinh hoạt hằng tuần vào ngày Chủ nhật là: Áo dài Lam,
quần trắng .
- Đồng phục của Ngành Nữ khi đi Trại huấn luyện, Trại truyền thống là: Đoàn phục theo
quy định, có thể thêm trại phục (áo Lam như nam nhưng tay dài và quần tây xanh)
Chú ý: khi đi Trại 24 tiếng trở lên: trong giờ chỉ tịnh vẫn mặc Trại phục
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam48 AoLam.Org
- Thống nhất tên gọi Trại Hạnh của Ngành Nữ các BHD Tỉnh
- Nhằm tưởng nhớ đến Cố HTr Cấp Dũng Tâm Chánh – Hoàng Thị Kim Cúc, Phó Trưởng
Ban Ngành Nữ BHD Trung ương GĐPT Việt Nam, về sự sinh hoạt riêng biệt của Ngành Nữ
(được chị khởi xướng kể từ Đại hội Huynh trưởng toàn quốc năm 1964 là tiền đề cho Đại hội Ngành nữ
được tổ chức tại Nha Trang vào năm 1969), thống nhất tên gọi Trại Hạnh truyền thống của Ngành
Nữ do các BHD tỉnh thị tổ chức mang tên:
		 TÂM CHÁNH - Tiếng reo là: SÁNG
- Thời gian tổ chức Trại Hạnh của Ngành Nữ do các BHD Tỉnh thị tổ chức được chọn 01
trong 03 ngày Vía Quán Thế Âm Bồ Tát trong năm: 19/2, 19/6, 19/9
- Thực hiện kỷ yếu ngành Nữ nhân 22 năm Húy nhựt của chị Tâm Chánh
- Nhằm tri ân Người Chị Cả Tâm Chánh - Hoàng Thị Kim Cúc đã cống hiến cả cuộc đời
mình cho sự nghiệp Áo Lam nói chung và sự phát triển của Ngành Nữ GĐPT Việt Nam nói
riêng, toàn thể chị em đại diện các BHD hiện diện thống nhất thực hiện kỷ yếu nhân Húy kỵ 22
năm của chị.
Kỷ yếu được thực hiện cụ thể như sau:
Chịu trách nhiệm chính:
		 - Chị Diệu Lãng - Nguyễn Thị Nguyệt;
		 - Chị Tâm - Minh Vương Thúy Nga;
		 - Chị Diệu Quang - Cao Thị Liên Minh.
Các đơn vị BHD Tỉnh thực hiện gửi bài viết về cho chị Minh hạn chót là cuối tháng
07/2011
Bài bắt buộc:
	 - 01 Báo cáo về tình hình sinh hoạt hiện tại của Ngành Nữ tại địa phương
	 - 01 bài viết về quá trình sinh hoạt của Ngành Nữ
	 - 01 hình ảnh về Ngành Nữ của đơn BHD Tỉnh
Bài tự do:
	 - Cảm nghĩ về chị Tâm Chánh, về các chị đã có những đóng góp tích cực cho sinh hoạt
ngành Nữ GĐPT
	 - Sinh hoạt ngành Nữ
g. Trong 2 ngày 16, 17/ 7/ 2011, Ủy viên Nữ Phật Tử và Ủy viên Thiếu Nữ đã kết hợp tổ
chức tại chùa Pháp Hải - Ninh Thuận Trại Bồi Dưỡng Huynh trưởng cầm đoàn Thanh - Thiếu
Nữ trong 2 miền Khuông Việt và Liễu Quán.
Có 7 nơi gửi huynh trưởng tham dự gồm: Dak Lak, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Định, Khánh
Hòa, Cam Ranh, Ninh Thuận với tổng số 154 thành viên.
III/. PHƯƠNG HƯỚNG SẮP TỚI:
	 1. Tiếp tục tổ chức tại các miền còn lại Trại Bồi Dưỡng huynh trưởng cầm đoàn Thanh-
Thiếu Nữ, hỗ trợ cho ngành Đồng tổ chức Trại Bồi Dưỡng Huynh Trưởng cầm đoàn tại các miền
chưa tổ chức.
	 2. Thăm viếng ngành Nữ các nơi, kể cả những địa phương chưa tổ chức được ngày truyền
thống Hạnh.
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 49AoLam.Org
III/. LỜI KẾT:
	 Đâu chẳng có khó khăn - nào phải ít chướng ngại, nhưng ngành Nữ vẫn đang cố gắng
bước tới với sự trang bị cho ngành những nhân tố tích cực với Bồ đề tâm kiên cố qua sự tu tập
tinh tấn và dõng mãnh.
Thế mạnh, ta phát huy.
Điểm yếu, ta bồi dưỡng.
Chúng ta cùng thương yêu, sách tấn nhau trên bước đường phục vụ lý tưởng- tức là góp
phần phụng sự đạo pháp vậy.
Đường còn dài- còn lắm chông gai.
Nào, chúng ta cùng vững chân bước tới!
			 Ngành Nữ BHD GĐPT Việt Nam.
Sau hội thảo Huynh trưởng Ngành Nữ GĐPT VN - tháng 6.2005 tại chùa Thanh Trì, các HTr về thăm
Chư Tôn Đức trong Hội Đồng Cố Vấn Giáo Hạnh GĐPT VN tại Tu viện Quảng Hương - Già Lam.
Các Chị đang lắng nghe lời pháp nhủ của HT Thượng Thủ.
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam50 AoLam.Org
Giờ lễ Phật trong trại Bồi
dưỡng LĐT Nữ - GĐPT
VN tại Ninh Thuận -
2009
Chụp hình lưu niệm sau giờ khai mạc trại...
Trại Bồi Dưỡng Htr cầm đoàn Thanh - Thiếu Nữ miền Liễu Quán, Khuông Việt - 2011
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 51AoLam.Org
Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam52 AoLam.Org
SINH HOẠT NGÀNH NỮ
Ở TỪNG ĐỊA PHƯƠNG
I/.MIỀN VẠN HẠNH:
1.SINH HOẠT NGÀNH NỮ BHD GĐPT THỪA THIÊN
Về nhân sự, hiện tại G.Đ.P.T Thừa Thiên có 135 huynh trưởng (HT), trong đó: 03 HT cấp
Tấn, 20 HT cấp Tín và 28 HT cấp Tập; đã qua các trại huấn luyện:
Lộc Uyển: 65 HTr A Dục: 44 HTr Huyền Trang: 10 HTr Vạn Hạnh: 02 HTr
Bậc Kiên: 59 HTr Bậc Trì: 35 HTr Bậc Định: 31 HTr Bậc Lực: 10 HTr
Có 1649 đoàn sinh, trong đó:
		 - 1070 Oanh vũ nữ
		 - 483 Thiếu nữ
		 - 96 nữ Phật tử
Phó TB ngành Nữ GĐPT TT	 : HT cấp Tấn Nguyên Phán - Bùi Thị Tuyết
Thủ quỹ ban hướng dẫn 		 : HT cấp Tín Tâm Ý - Võ Thị Kim Phụng
Ủy viên nữ Phật tử		 : HT cấp Tấn Nguyên Hoan - Lê Thị Kim Quy
Ủy viên thiếu nữ			 : HT cấp Tín Nguyên Kiệm - Lê Thị Phương
Ủy viên nữ oanh vũ		 : HT cấp Tín Nguyên Song - Trương Thị Duyên
Phụ tá ủy viên nữ Phật tử	 : HT cấp Tín Tâm Ý - Võ Thị Kim Phụng (kiêm)
Phụ tá oanh vũ nữ		 : HT cấp Tín Nguyên Thanh - Lê Thị Đông Hà
Về mặt sinh hoạt, trong thời gian qua, ngành Nữ GÐPT Thừa Thiên gặp tương đối nhiều
khó khăn. Phần đông các chị em đều bận rộn công việc gia đình. Nhiều đơn vị ở xa đến 50, 60
cây số, nên mỗi lần sinh hoạt ngành Nữ rất khó khăn về phương tiện đi lại. Tuy nhiên, các chị
em rất nhiệt tình và đạo tâm nên đã vượt qua được phần nào khó khăn, chướng ngại. Các chị
em đã tham gia đều đặn các ngày tu học do BHD Thừa Thiên tổ chức, đồng thời tham gia các
hoạt động khác như:
- Tham dự hội Hiếu của ngành Đồng (chung).
- Các trại huấn luyện (trong Ban quản trại).
- Trại Dũng truyền thống.
- Tham gia tổ chức cuộc thi Tiếng hát Oanh lam tại miền Vạn Hạnh.
- Tham gia hội thi vẽ tranh, kể chuyện và Tiếng hát Oanh lam miền Vạn Hạnh do ngành
Đồng tổ chức
- Dự lễ hiệp kỵ BHD G.Ð.P.T Thừa Thiên tổ chức
- Tham gia lễ hiệp kỵ ngày 07/03/âm lịch do BHD TƯ - GÐPT VN
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org

More Related Content

Similar to Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org

Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachHoa Bien
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachHoa Bien
 
Nội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổi
Nội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổiNội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổi
Nội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổiTâm Việt Group
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU nataliej4
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU nataliej4
 
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaTự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaĐình Tuấn Phạm
 
Vet cho con trai
Vet cho con traiVet cho con trai
Vet cho con traiHung Duong
 
Những bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹNhững bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹCuc Nguyen
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 3
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 3Điểm Tựa Niềm Tin Phần 3
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 3Mai PM
 
Tuổi 20 yêu dấu
Tuổi 20 yêu dấuTuổi 20 yêu dấu
Tuổi 20 yêu dấuVan Anh Phi
 
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imasVo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imasQuang Đại Phạm
 
GIÁ TRỊ CON NGƯỜI
GIÁ TRỊ CON NGƯỜIGIÁ TRỊ CON NGƯỜI
GIÁ TRỊ CON NGƯỜIVo Hieu Nghia
 
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếmCuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếmminh le
 
[Ebook] 52 câu chuyện dưới cờ - Thị Nguyên
[Ebook] 52 câu chuyện dưới cờ - Thị Nguyên[Ebook] 52 câu chuyện dưới cờ - Thị Nguyên
[Ebook] 52 câu chuyện dưới cờ - Thị NguyênDailyf5.com
 

Similar to Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org (20)

Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
Giantruanchilathuthach
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
Giantruanchilathuthach
 
Nội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổi
Nội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổiNội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổi
Nội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổi
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaTự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
 
Dao duchieusinh iii_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Dao duchieusinh iii_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠCDao duchieusinh iii_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Dao duchieusinh iii_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Dao duchieusinh iii_edt
Dao duchieusinh iii_edtDao duchieusinh iii_edt
Dao duchieusinh iii_edt
 
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012
Giao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012Giao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012
 
Vet cho con trai
Vet cho con traiVet cho con trai
Vet cho con trai
 
Những bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹNhững bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹ
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 3
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 3Điểm Tựa Niềm Tin Phần 3
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 3
 
Tuổi 20 yêu dấu
Tuổi 20 yêu dấuTuổi 20 yêu dấu
Tuổi 20 yêu dấu
 
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imasVo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
 
GIÁ TRỊ CON NGƯỜI
GIÁ TRỊ CON NGƯỜIGIÁ TRỊ CON NGƯỜI
GIÁ TRỊ CON NGƯỜI
 
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếmCuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
 
[Ebook] 52 câu chuyện dưới cờ - Thị Nguyên
[Ebook] 52 câu chuyện dưới cờ - Thị Nguyên[Ebook] 52 câu chuyện dưới cờ - Thị Nguyên
[Ebook] 52 câu chuyện dưới cờ - Thị Nguyên
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 

Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org

  • 1.
  • 2.
  • 3. GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM Bi - Trí - Dũng Kỷ yếu NGÀNH NỮ PL. 2555 / DL 2012 LƯU HÀNH NỘI BỘ
  • 4. NGÀNH NỮ GĐPT VIỆT NAM Thực hiện nhân kỷ niệm 22 năm Húy kỵ chị cả Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc Kỷ Yếu
  • 5. CỐ HUYNH TRƯỞNG CẤP DŨNG TÂM CHÁNH - HOÀNG THỊ KIM CÚC (1913 - 1989)
  • 6.
  • 7. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 7AoLam.Org Kính thưa Chị, Một thời gian khá dài - từ ngày không còn Chị nơi này! Mặc những đổi thay của nhân thế - mặc những vật đổi sao dời của thế gian - mặc những ngày đêm phải ẩn nhẫn - nhưng Ngành Nữ chúng em vẫn vươn vai đứng thẳng, vẫn ngẩng cao đầu đi tới và vẫn một lòng sắt son với Lý tưởng. Kính Chị, Bắt nguồn từ những dòng Lam sử - từ những truyền trao của thế hệ Huynh trưởng đi trước- từ những trăn trở và dọn đường của Chị lúc sinh tiền - Ngành Nữ GĐPT Việt Nam đã dần dần xác định được nguồn lực của mình nên đã góp phần không ít vào việc giữ gìn sự trong sáng của Gia phả nhà Lam. Từ những cuộc Hội thảo - từ những lần gặp mặt - từ những trại Huấn luyện (Bồi dưỡng) riêng ngành - chúng em đã tự thấy mình lớn lên thêm một chút. Không phải bằng lòng với kết quả hiện tại mà luôn luôn chúng em nghĩ rằng: Đường đi tới còn lắm chông gai mà sức ngành thì còn hạn chế - nên chị em vẫn thường bảo với nhau rằng - làm kẻ lội ngược dòng thì đôi chân phải cứng cáp - tinh thần phải sáng suốt - luôn trau dồi đức hạnh cho tự thân - để mãi là tấm gương sáng cho đàn em và tấm lòng thì phải là Tâm Bồ đề. Thân giáo là vậy! Kính Chị, Từ những nẻo đường xa - gần gian khó - Ngành Nữ đã đi xa, vươn rộng và cho đến bây giờ - năm châu đều có hình ảnh của chiếc áo dài Lam nhu hòa cài Hoa Sen Trắng. Đây, đó đều chung một lòng: xây dựng và phát triển ngôi Nhà Lam ngày càng bền vững. Tay trong tay, lòng dặn lòng: phải thực hiện trọn vẹn Mục đích của Tổ chức GĐPTVN từ hơn 60 năm qua. Xin chơn linh Chị hãy về lại nơi này để thấy được sức sống của Ngành Nữ GĐPTVN ở khắp mọi nơi. Từng con số - từng hình ảnh - từng ngôn từ diễn đạt… đã nói lên tất cả. Chúng em đang luyện đôi chân cho cứng để buộc đá phải mềm. Xin chơn linh Chị hãy tiếp năng lượng hộ trì cho chúng em để thắng mọi chướng duyên trên bước đường phục vụ Tổ chức tức là góp phần phụng sự Đạo pháp - Dân tộc và nhân loại. Vẫn trọn niềm thương kính Chị Ban biên tập LỜI MỞ ĐẦU
  • 8. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam8 AoLam.Org Bạn có thể rất cưng chiều bản thân, nhưng bạn có thể là người không biết yêu thương bản thân mình. Trong bữa ăn, bạn ăn ngon miệng, nên đã đưa thức ăn vào trong người quá tải, làm cho thân thể của bạn sau bữa ăn bị mệt đừ; sự linh hoạt và sáng suốt của tự thân bị xuống cấp, như vậy là bạn đã không biết yêu thương mình. Trong cuộc sống, bạn đã đưa các chất liệu bia, rượu, cá thịt,... vào trong thân thể của bạn quá nhiều, làm cho bản thân của bạn nặng nề, mồ hôi của bạn tiết ra làm người khác khó chịu, hoặc bạn đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng không còn điềm đạm, cũng như lịch sự và hiểu biết, như vậy là bạn không biết thương yêu mình. Bạn xử sự với người khác bằng tâm ý cao ngạo, ỷ thị, hoặc bằng tâm ý vụt chạc, hời hợt, như vậy là bạn đã không biết yêu thương mình. Bạn hành xử với người khác bằng tâm ý ích kỉ, hẹp hòi, ganh tỵ, tật đố là bạn đã không biết yêu thương mình. Bạn xử sự với người khác bằng tâm ý không công bằng, không đoan chính, không chơn thật là bạn đã không biết thương yêu mình. Một người biết yêu thương mình là người không có những hành xử như vừa nêu ra ở trên trong đời sống của họ. Lại nữa, người biết yêu thương bản thân mình là người có những hành xử như sau: 1. Tập nhìn cuộc đời bằng đôi mắt yêu thương và hành xử yêu thương đối với cuộc đời. 2. Tập nhìn cuộc đời bằng đôi mắt công bằng và biết tôn trọng tư hữu của người. 3. Tập nhìn cuộc đời bằng đôi mắt đoan chính và biết gìn giữ khí tiết cho mình và cho người. 4. Tập nhìn cuộc đời bằng đôi mắt chân thật và biết thể hiện sự sống chân thật giữa mình và người. 5. Tập nhìn cuộc đời bằng đôi mắt tỉnh thức, không thành kiến, không cố chấp, không mù quáng, không bảo thủ, và biết thể hiện cái nhìn thức tỉnh trong mọi hành xử, đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, tiếp xúc đối với cuộc đời. LờiPhápNhủ TT. Thích Thái Hòa NGƯỜI BIẾT YÊU THƯƠNG MÌNH
  • 9. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 9AoLam.Org 6- Tập sống cuộc đời ít ham muốn và biết phải chăng, đối với thế giới vật chất, để có thì giờ thực tập đời sống an lạc và thảnh thơi. 7- Tập nhìn sâu vào những nỗi đau của mình để thông cảm và chia sẻ niềm đau của người. 8- Tập nhìn sâu vào những điều kiện hạnh phúc của mình để có thể trang trải hạnh phúc đến với người. 9- Tập nhìn sâu vào những hoa trái khổ đau, để đoạn trừ những nhân duyên sinh khởi khổ đau cho mình và cho người. 10- Tập nhìn sâu vào những hoa trái giác ngộ, để gieo trồng, chăm sóc và tưới tẩm những hạt giống trọn lành cho mình và cho người. 11- Tập nhìn sâu vào sự vô thường của sinh mệnh để tinh chuyên trong việc diệt ác hành thiện. 12- Tập nhìn sâu vào cái nầy và cái kia, để thấy rõ mọi sự hỗ tương giữa mình và người, giữa mình và sự vật, nhằm loại trừ tính chấp ngã; và làm sinh khởi tâm hiếu thuận, tâm kính trọng lẫn nhau. Trong cuộc sống, bạn biết thực tập và nuôi dưỡng mười hai chất liệu vừa nêu dẫn ở trên, tức bạn là người biết yêu thương và tôn trọng mình, không những đời nầy mà còn nhiều đời kiếp về sau nữa.
  • 10.
  • 11. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 11AoLam.Org Kính Chúc Thọ Người xưa thường nói: “Thất thập cổ lai hy”. Chúng con, chúng em ngành Nữ kính chúc mừngthọChưTônHòaThượng,ThượngTọaTăng- Ni cùng quý anh chị áo lam đã vượt qua tuổi hiếm thấy này. Chúng con thành kính đảnh lễ và cung chúc chư Tôn Đức Tăng – Ni pháp thể khinh an, phước huệ viên dung, đạo nghiệp viên thành, kính chúc quý anh chị luônluôn thường lạc thân tâm, thành tựu sở nguyện, đồng nguyện cầu Thế giới thanh bình, chúng sanh an lạc. Trân trọng Ngành Nữ GĐPT Việt Nam
  • 12.
  • 13. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 13AoLam.Org NHỚ CHỊ CẢ Hoàng Thị Kim Cúc
  • 14.
  • 15. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 15AoLam.Org Em đã viết về Chị nhiều lần và lần nào cũng với nhan đề là “Hoa Cúc Vàng Của Em” vì Chị là Hoàng Kim Cúc, giống như những bông hoa cúc vàng bé nhỏ xinh xinh và thơm ngát, được bỏ vào tách trà cho ngưòi ta thưởng thức mỗi buổi sớm mai, để được sáng mắt sáng lòng . Cũng vậy, Chị đã có mặt trong Gia Đình Phật Tử, góp phần xây dựng, làm đẹp, làm thơm cho Tổ chức bằng chính bản thân Chị với những đức hạnh cao qúy của một người Chị, ngưòi Mẹ mà chúng em là những ngưòi đưọc thừa hưởng trực tiếp. Chị là một thiếu nữ có nét đẹp đoan trang quí phái, là nữ sinh trưòng Đồng Khánh Huế cách đây gần một thế kỷ, cái thời mà vị hiệu trưỏng đang còn là một “bà đầm”(người phụ nữ Pháp) và trường có tên là “Trưòng áo tím”… Chị là một vị giám thị khi ra trường, và khi chúng em là học sinh của trường vào những năm 50 thì Chị là cô giáo của chúng em, Chị dạy Nữ Công và Gia Chánh. Tuy môn học Chị phụ trách không có trong những kỳ thi nhưng chúng em rất thích thú, rất kính trọng và cả sợ Chị nữa nên không đứa nào dám “cúp cua”… Giờ Nữ Công gia chánh là giờ đông đảo học sinh nhất J J !! Nữ Công thì học trên lớp còn Gia Chánh thì học dưới bếp của nhà trường. Giờ Nữ công, Chị dạy chúng em thêu, may, vá, đan, làm hoa vải, cắt giấy hoa làm dĩa, còn giờ Gia Chánh thì Chị dạy làm bánh kẹo đủ loại: bánh bông lan, bánh nhúng (baignets), kẹo đậu phụng, kẹo trứng chim, kẹo chocolat v.v.. Đúng là thời gian không có thực tính, viết đến đây thì em nhớ lại đủ chuyện: nào là Chị giao cho chúng em làm những khăn bàn to lớn với những hình rất đẹp Chị lấy trong các báo Pháp hồi đó, nhưng mũi thêu rất giản dị, ai cũng có thể thêu được, mỗi nhóm 6 bạn, chia ra, bạn này thêu xong phần mình thì chuyền qua cho bạn thứ hai... các lớp khác cũng được các Cô giáo Nữ Công giao trách nhiệm kết quả là lần triễn lãm nào của Trường thì phòng Nữ Công Gia Chánh cũng đưọc quan khách nhiệt liệt khen thuởng và các vị Mạnh thuờng Quân của trường đều hoan hỷ “móc túi” ra tặng thưỏng những món quà rất hậu HOA CÚC VÀNG Tâm Minh - Vương Thúy Nga của em
  • 16. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam16 AoLam.Org hỷ làm quỹ của nhà trường tăng lên rất “ngọan mục”. Ở trường thì em là học sinh của Chị, gọi Chị là “Cô Cúc”; khi Chị đến nhà chơi thì gọi Chị là “Dì Cúc” vì Chị là bạn của Mạ; ở GĐPT thì em là em của Chị, gọi Chị là “Chị Cúc”… Sau này em lớn lên, đi dạy và dần dần Ba Mạ cũng quen nên em mới gọi luôn là chị Cúc J J! Vào những năm 60, Chị và em đều ở trong trưòng Đồng Khánh, em lại làm việc với Chị trong GĐPT nên Chị em thương gần gũi nhau. Chị ở lầu 2, em ở lầu 3 nên em thường chạy xuống Chị chơi, khuya lắc khuya lơ mới lên, không như các Anh Chị ở xa, đến thăm Chị rồi tối là phải về nhà... nên em càng được thân với Chị hơn; hồi đó Anh Từ gọi Chị là mẫu rồi gọi em là “á mẫu” thế là các ACE khác cũng bắt chước gọi theo… thời kỳ đó thât là vui và tràn đầy kỷ niệm! Trong em đầy ắp những kỷ niệm về anh Từ, anh Hy, anh Sanh, Chị Tịnh Nhơn, chị Tuy An, Chị Đào, anh Đằng, anh Luyện... Có những đêm trăng thật đẹp và yên tĩnh, hai chị em xuống ngồi dưới ghế đá hay đi dạo trong sân trưòng, Chị kể cho em nghe về thời xưa của Chị trong đó có bóng dáng của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Em được chị kể cho nghe rằng cuộc đời Chị có nhiều chuyện lạ nghĩa là những hiện tượng mà không ai giải thích được. Ví dụ bình thưòng thì Chị khoẻ mạnh nhưng nếu có ai đi coi mắt (để tiến đến đi hỏi về làm vợ) thi khi “nhà trai” vừa đến đầu hẽm thì trong này Chị bị đau, đau đến tái xanh mặt mày, không ai có thể nghĩ là “giả đò” được. Và khi mọi nguời “ai về nhà nấy” hết rồi thì Chị tự nhiên khỏe lại, như chưa hề bị đau gì cả. Còn chuyện quen biết với nhà thơ HMT cũng rất là thơ mộng và thoáng qua chứ không thể gọi là “người tình hay người yêu” như sau này thiên hạ làm phim làm cải lương lung tung hết. Chị kể rằng hồi đó Ông cụ thân sinh Chị được bổ đi làm việc ở Qui Nhơn, Chị đi theo, HMT lúc đó chưa phải là nhà thơ nổi tiếng mà là một ngưòi thư ký của Ông cụ, Chị biết HMT (tức anh Trí) trong trường hợp như vậy. Chị là một cô gái Huế con nhà khuê các, kiểu “mai cốt cách, tuyết tinh thần”... tất nhiên là làm cho chàng thanh niên HMT phải chú ý rồi ! thỉnhh thoảng gặp nhau thì anh cũng cúi chào lịch sự (nhưng không nói với nhau câu nào nha!!!) Chị kể rằng có một lần anh cầm một cuốn sách nhỏ và đưa cho chị, cũng không nói lời nào nhưng khi về nhà chị giở ra coi thì đó là một tập thơ với lời đề tặng gọi Chị là “các hạ” và tự xưng là “túc hạ”... Sau đó một thời gian, Chị nghe tin anh bị bệnh nặng phải vào bệnh viện Qui Hoà và có hỏi thăm Chị qua một người anh bà con của Chị (người này là bạn thân của anh Trí); anh này đề nghị Chị viết một bức thư thăm hỏi HMT; Chị bèn gởi 1 tấm hình bãi biển Qui Nhơn lúc hoàng hôn, có hàng dừa, và ghi sau tấm hình “Kính tặng các hạ”. Chị dùng lại chữ mà anh Trí đã dùng đề gọi Chị hồi trước, chỉ có vậy thôi. Bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ” cũng là một bài thơ anh Trí làm để tặng Chị (có đề tặng hẳn hoi) nhưng chưa bao giờ chị mời hay tự anh về thăm nhà Chị ở Vỹ Dạ cả!!! Chị là người Trưởng Ban Hưóng Dẫn Nữ đầu tiên của Gia Đình Phật Tử; thời pháp nạn không thể có anh nào ra gánh vác chức vụ đó ngoài Chị. Tuy Chị không tài giỏi, không dày
  • 17. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 17AoLam.Org kinh nghiệm, không mạnh dạn như mấy Anh nhưng Chị được tất cả anh chị em yêu mến, kính trọng, nghe lời nên Chị đã kết nối được mọi con tim và khối óc để giữ vững Gia Đình Phật tử trước mọi phong ba bão táp, và đưa phong trào GĐPT đi lên. Trong thời gian Chị làm Trưởng Ban, Chị tổ chức đi thăm các Tỉnh, Đơn vị … khích lệ tinh thần anh chị em rất nhiều. Chị bị tai nạn cũng đang trên đường đi thăm anh chị em, được đưa về Bệnh viện Chợ Rẫy Sài Gòn, mọi người ở bệnh viện đều lấy làm ngạc nhiên vì một ngưòi độc thân mà sao con cháu hay nguời thân đến thăm hay đến ở lại săn sóc quá nhiều (hồi đó ACE đến thăm Chị quá chừng, còn Huynh trưỏng Nữ thì được phân công ở lại đêm với Chị nữa.) Không biết Chị nằm đó có biết không, có cả nhà thơ Chế Lan Viên cũng nằm viện ở lầu trên nghe tin chị Hoàng Kim Cúc, bạn của HMT cũng ghé đến thăm và ghi mấy dòng lưu niệm lại. Rồi Chị nằm bất động mấy tháng trời. Từ Sài Gòn, gia đình đưa Chị về Huế, anh chị em cũng ra Huế thăm Chị, em với anh Tuân, anh Thạnh Đà Lạt cũng về Huế thăm Chị… Chúng em thật buồn vì Chị vẫn nằm bất động... thế nhưng khi anh Thạnh vào chào Chị để lên Đà Lạt lại, ảnh khóc nấc lên thì lạ thay, từ hai mắt Chị vẫn nhắm… có mấy giọt núơc mắt lăn xuống. Bây giờ anh Thạnh cũng đã ra đi rồi ! Đám tang của Chị nghe nói là to nhất Huế vì số lượng nguời đi tiễn chân Chị lần cuối quá đông, xe cũng đông nữa !!! Em cũng đã nói “vĩnh biệt Chị” khi nghe tin Chị ra đi vĩnh viễn, em cũng rất buồn từ khi Chị nằm bất động… Nhưng em cảm thấy Chị luôn hiện diện trong lòng em… Mỗi khi thấy mình không tinh tấn, không kiên nhẫn... thì em có cảm tưởng Chị đang nhìn mình, để tự cảnh tỉnh mình tinh tấn hơn, kiên nhẫn hơn…. Viết về Chị không biết mấy cho vừa nhưng em phải tạm dừng đây nhường chỗ cho những chị em khác viết… về CHỊ .
  • 18. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam18 AoLam.Org Kính viết về Chị Tâm Chánh - Hoàng Thị Kim Cúc Gia Định - 1973 Trại Yến Phi kết nối một vòng tay, Trụ sở Gia Định hoàn thành cho đón trại. Bao cánh lam về đây tụ hội, Hạnh đầu đời sao quên được chị ơi! Thuyết trình, hóa trang, đố vui tu học, Đặc san ra đời ghi kỉ niệm đầu tiên. Gia Định - 1974 Các tỉnh cùng nhau hình thành dự án trại Mừng chị về theo kế hoạch thăm viếng các nơi Hội thi, triễn lãm đua tài Ngành Nữ lớn mạnh mấy ai không mừng? Gia Định - 1983 “Yến Phi 3” ấm lại một tình thân, Mái Già Lam cho đàn em vui đón chị. Bao sản phẩm của ngày hội thi năm trước, Tập trung thành quà dâng tặng chị yêu. Trăm mảnh vải trăm tấm lòng thiếu nữ, Hiểu tình em, môi chị đẹp nụ cười. Gia Định - 1989 Có ai ngờ, Hạnh đầu tiên gia đình Lam vắng chị. Biết vô thường mà vẫn cứ thấy đau 49 ngày chia xa bao mắt sầu rưng lệ, Nhớ chị hiền - Tâm Chánh - trại nhận tên. Rồi thời gian trôi qua, Thêm bao mùa Hạnh nữa Vẫn gọi hoài: trại Tâm Chánh, chị ơi! Gia Định - 2006 Đến hôm nay, triển khai tinh thần hội thảo 2005, Tên chị luôn được nhắc đến trong ngày. Sống sao cho chị cả thấy an lòng Không ỷ lại và phát tâm tu học. Nữ huynh trưởng và nhà lam phát triển, Đại nguyện của Thắng Man sẽ định hướng tiến tu. 2008 Sau Hiệp kị 7 tháng 3, Hội thảo Trần Nhân Tông được triệu tập Hơn trăm đại biểu khắp nơi về dự họp Định hướng đi cho tổ chức vững vàng Tên của chị lại được đàn em Lam nhắc đến. chị & tên trại
  • 19. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 19AoLam.Org 2009 Thế là đã hai mươi năm rồi đó chị! Tính từ ngày chị xả bỏ hoá thân. Cuối năm Kỉ Sửu định sẽ thực hiện một chuyên đề, Về ngành Nữ, về những việc đàn em từng làm được. Thông báo gửi đi, bài gửi về chẳng thấy Đành tạm vỗ về - duyên chưa đủ, thế thôi! Thay lời chị Phó ban, xin tổng hợp đôi điều: Huynh trưởng nữ năm này vui như hội, Đồng loạt áo dài lam đang rợp cả không gian, Sự sẻ chia, việc quan tâm thật ý nghĩa vô cùng Xin được cám ơn anh chị Hưng với những yêu thương, chăm chút! Mừng ngày Hạnh, các tỉnh thành hưởng ứng. Bà Rịa- Vũng Tàu, Ninh Thuận, Cam Ranh… Bình Thuận ra quân, chị Phó ban thành công trong điều động Trại sinh Tâm Chánh, ánh nến rạng sáng lung linh soi đường Đáng kể nhất - trại Bồi dưỡng nâng cao Liên Đoàn trưởng Nữ. Ba tháng liền ba lần trại mở ra Trại trưởng nêu gương, đàn em quyết không bỏ cuộc, Âm vang khoá trại nuôi dưỡng tinh thần nhau. Chị thương yêu ơi, biết nói sao cho hết, Tạm bắt ấn chào, mình sẽ gặp lại nghe! 2011 Tổ chức có trên bảy mươi năm hình thành và phát triển. Nhưng tính từ 1951, Đại Hội Từ Đàm, Đã 60 năm tên Gia Đình Phật Tử được khai sinh Ngành Nữ giờ đây có thêm vài nét mới. Trại Hạnh tỉnh thành cùng thống nhất một tên: “Tâm Chánh” vang vang, tiếng reo hô “Sáng” Tri ân, báo ân không chỉ nói bằng lời. Sau Kỷ yếu lần đầu kỷ niệm mười năm ngày húy kỵ chị Giờ ngành Nữ chúng em thực hiện Kỷ yếu lần hai 27 tỉnh thành quốc nội góp tay cùng Hải ngoại cho tình lam rộng mở. Chị Diệu Lãng, Tâm Minh, Diệu Quang, Tâm Bạch Nhận trách nhiệm đầu tiên cho hoạt động vào khuôn Viết về chị, giới thiệu về ngành Nữ Ước hẹn hoàn thành trước ngày giỗ chị năm nay. Đôi dòng kính báo chị yêu, Mong cho tâm nguyện gặp nhiều thuận duyên. 09.9.2011 - LAM TỶ MUỘI
  • 20. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam20 AoLam.Org Thưa Chị, Hơn 20 năm qua, áy náy mãi, ray rứt mãi vẫn chưa có dịp thưa với Chị về một việc mà em không thể nào không ân hận. Năm ấy(1989), lúc quá khó khăn - lúc mà em đang đứng giữa ngã hai đường: tiếp tục theo nghề mà em nghĩ nó rất phù hợp với nghề Huynh trưởng áo Lam - hoặc xin nghỉ việc mới có thể bôn ba nhiều nghề để đưa 2 cháu đi hết đoạn đường học vấn mà anh Tâm Mẫn lúc sinh tiền đã cùng với em đồng ước nguyện. Dạo ấy, lâu lâu em đi Sài gòn một lần để lấy hàng (sách Giáo Khoa và một số đồ dùng học tập cần thiết) về bán. Tối ấy, sau khi đã gửi hàng ở nhà xe (để 12 giờ khuya về lại Hàm Tân), em ghé thăm chị Hạnh ở đường Nguyễn Trãi (ngã 5 Phù Đổng). Chị ấy đưa em đến thăm anh chị Lộc (Minh Đức) thì được biết Chị vừa bị tai nạn và đang nằm tại bệnh viện Chợ Rẫy. Em đòi đến thăm Chị ngay, nhưng anh Lộc không cho và bảo: “Chị đang hôn mê, để khi Chị tỉnh anh sẽ nói với Chị là có Nguyệt vào thăm”. Vậy là em đến nhà xe mà lòng ấm ức và khuya hôm ấy em về lại Hàm Tân. Thế rồi sau đó em nghỉ dạy. Ngày 2 buổi lo toan đủ việc: nào làm bánh - nào mua bán - nào dạy thêm buổi tối. Việc này nối việc kia lấp đầy khoảng thời gian vất vả trong ngày. Em cứ tưởng khi Chị tỉnh, chị Hạnh hoặc anh Lộc sẽ gửi thư tin cho em (mà em quên mất rằng có ai biết địa chỉ của em đâu).Và rồi, Chị đâu có tỉnh! Còn em thì cứ tâm niệm rằng: “Lạy Phật gia hộ Chị bình an, chắc Chị không việc gì.” Thế rồi, bộn bề lo toan, em cũng không có dịp vào Sài Gòn nữa. Nơi vùng biên địa này, đâu có ai liên lạc được với ai đâu! Bẵng đi một thời gian dài, em được biết tin Chị đã về Huế và mất ở tại quê nhà (bây giờ em cũng không nhớ là em đã nghe tin này từ đâu và từ ai!). Ngay tối hôm ấy, sau khi dạy xong, em mở chiếc hộp đưng thư và lấy ra bức điện tín của Chị chúc mừng tụi em nhân ngày cưới, quà của Chị cho 2 cháu lúc tròn tháng: Chị cho Đan Tâm một tượng Quan Âm để đeo - cho Anh Triết một hình tim có khắc chữ Vạn. Rồi hình chị chụp chung với chị em ngành Nữ của BHD/Q Ngãi năm 1973 trong chuyến BHD/TW về thăm các tỉnh miền Trung. Ký ức càng hiện về em lại càng ân hận - nỗi ân hận không thể nào xóa mờ được. Nay có dịp thưa với Chị, thế nào chơn linh Chị cũng nhìn về và không nỡ trách em, một đứa em đã từng được Chị quan tâm, thương yêu và chưa một lần được Chị la rầy. Cho đến giờ này, quyển sách “Nấu chay” của chị cho em vẫn còn giữ, cũng như em vẫn còn giữ mãi hình ảnh Chị với giọng nói, tiếng cười và với những lời dặn dò đầy ắp yêu thương của một người Chị Cả trong Gia đình Lam. Làm sao em quên được! Em chị - Diệu Lãng THƯ GỬI CHỊ CẢ
  • 21. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 21AoLam.Org Từ buổi Chị đi Quảng Hoa - Phan Thị Hồng Liên Đoá hoa đàm tuy rụng vẫn còn hương Dòng suối ngọt thanh lương lưu ánh nguyệt Trăng vẫn sáng bên rừng Lam thanh khiết Tiếng chuông từ tha thiết gọi thương yêu Mùa thu nay hoa trắng rụng thêm nhiều Tình Lam sử bao nhiêu lần tiễn biệt chị đi rồi bao niềm đau khôn siết Cứ trãi dài trên mặt đất mênh mông Biết cõi đời nay có để mai không Những cay đắng chất chồng cơn pháp nạn Mãi lê thê cứ qua bao ngày tháng Biết bao người ngao ngán đã buông xuôi Kẻ cúi đầu người nhắm mắt theo đuôi Đường Lam sử ngậm ngùi bao lối rẽ Thời pháp nhược ma cường đâu có lẽ Mãi kéo dài trong bóng tối si mê Đợi mai kia ánh sáng rọi lối về Em sẽ kể tâm tình Lam với chị . Tưởng niệm về chị Tâm Chánh Chị đi rồi dòng sông không xanh nữa Mãnh trăng buồn lệ ứa xuống thành sương Cả cuộc đời vì đạo pháp quê hương Yêu lý tưởng mở đường chân thiện mỹ Trọn đời Lam một niềm tin chân lý Gót chân mòn ý chí vượt thời gian Sóng bạo cuồng đối diện chị bền gan Trái tim chị thật vàng không sợ lửa Chị đi rồi phương nam trời lệ ứa Mưa sụt sùi chan chứa cả rừng Lam Triệu con tim kết lại đoá hoa đàm Đem dâng chị hương Lam tình trong trắng Rồi từ đó tiếng người xưa xa vắng Quả đất tròn thầm lặng cứ vần xoay Hai hai năm từ đó mãi đến nay Giông bão đến đoạ đày Lam vướng nạn Rừng úa lá cỏ cây dâng hờn oán Suối ân từ biến dạng bởi cường ma Những con người yêu lý tưởng thiết tha Chân đứng vững tuổi già đang ập tới Mang hoài bão âu lo hằn mong đợi Rừng hương Lam nắng mới gọi yêu thương
  • 22. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam22 AoLam.Org Tôi muốn nói đến Chị TÂM CHÁNH Hoàng Thị Kim Cúc, người Huynh Trưởng khả kính mà tôi rất kính phục, khẩu phục, tâm phục, không phải chỉ bởi vì tuổi tác - chị hơn tôi đến 20 tuổi - cũng không phải vì thời gian chị đến Gia Đình Phật Hóa Phổ, tiền thân Gia Đình Phật Tử, trước tôi hai năm - mà thực sự tôi biết chị từ năm tôi gia nhập vào tổ chức, năm 1948, cho đến lúc chị nằm xuống năm 1989, với 43 năm thân tình trong sinh hoạt Gia Đình Phật Tử (GĐPT), ngoài xã hội, và gặp gỡ tại gia đình tôi, vì chị cũng như một số anh chị lớn khác trong GĐPT như anh Võ Đình Cường, anh Lương Hoàng Chuẩn, anh Phan Cảnh Tuân, anh Tống Hồ Cầm, anh Nguyễn Xuân Quyền, anh Đặng Ngọc Lựu, anh Cao Chánh Hựu, anh Phan Xuân Sanh, anh Nguyễn Văn Thục, anh Văn Đình Hy, chị Đặng Tống Tịnh Nhơn, chị Lương Đào… vừa là những Huynh Trưởng đàn anh, đàn chị của tôi, đồng thời cũng là bạn thân của ba mẹ tôi nữa. Có thể nói là tôi đã hiểu Chị khá nhiều từ cuộc sống của chị ngoài đời, trong đạo cũng như trong GĐPT. Nếu so về tuổi tác, với khoảng cách quá xa, theo giáo dục học đường, văn hóa đông phương, chắc chắn tôi phải gọi chị bằng mẹ hoặc bằng cô, dì… nhưng trong GĐPT, lúc sinh hoạt, theo truyền thống, tôi được phép gọi bằng Chị với lòng thương mến, kính trọng chị vô cùng. Sự kính trọng, thương mến, khẩu phục tâm phục của tôi đối với Chị được nhìn qua khía cạnh con người thực trong cuộc sống hằng ngày của Chị, qua lập nguyện tu học tinh tấn, khiêm cung lễ độ, kính trên nhường dưới, sống đơn giản, ít nhu cầu, trọng thủy chung, thích gần gũi, đậm tình nghĩa Lam viên không phân biệt. Phong cách, hình thức Chị thể hiện một nét đặc thù rõ rệt, là phái nữ mà ngay từ thời son trẻ, không như những người đồng phái, Chị không thích chưng diện, với son phấn lụa là…, nhưng lại là mẫu người đoan trang, nết hạnh, đứng đắn, dễ mến: “Đi đứng nằm ngồi trong chánh niệm, Vào ra cười nói tướng đoan trang.” Đến với GĐPT, Chị mặc đồng phục màu Lam, và giữa cuộc đời Chị cũng trang phục màu Lam qua những lần thăm viếng người bệnh, tang lễ, trại tù… Thật hiếm có, trai trường rất sớm, từ chối tình yêu trai gái, sống độc thân, một mực hy sinh, dấn thân giữa cuộc đời mà hương đức hạnh ngược gió bay xa. Năm 1981, khi ba tôi mất, tôi được gặp Chị lần cuối cùng khi Chị đến viếng tang, cũng với chiếc áo dài màu Lam giản dị. Chị ân cần chia sẻ: “Chị cầu nguyện cho ba Lâm sớm siêu thoát. Lâm giữ gìn sức khỏe, cùng gia đình hộ niệm cho ba nghe.” Nguyên Mẫn Hình bóng Chị
  • 23. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 23AoLam.Org Tôi còn nhớ rõ khi chị vừa nằm xuống năm 1989, GĐPT Úc Đại Lợi làm Lễ Tưởng Niệm tại chùa Phước Huệ, Sydney, Hòa thượng Phước Huệ lúc đó đang là Viện trưởng viện Hoằng Đạo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, lúc ban đạo từ đã tán thán công đức của chị đối với Đạo pháp, Tổ chức và khi nghe tiểu sử Thầy đã nói: “Thực ra Chị là Chị của chúng tôi chớ không hẵn chỉ là Chị của các anh chị em …”, để nóí lên lòng kính trọng của Thầy. … Bây giờ tưởng nhớ Chị, tôi biết rằng dầu ở đâu, Chị cũng vẫn đang hành họạt với tâm nguyện Bồ tát độ tha cùng nơi khắp chốn, qua không gian vô cùng và thời gian vô tận, hay đang hưởng phước báu ở cõi thiên, đang là một thanh niên hay thanh nữ 21 tuổi (kiếp lai sanh), bên chúng ta luôn luôn có sự hỗ trợ tinh thần của Chị, chúng ta ở đâu thì Chị có mặt ở đó, chắc chắn Chị chẳng bao giờ quên cội nguồn tâm linh, ơn nghĩa Tam Bảo, Cha mẹ, Thầy Tổ, Xã hội, chúng sanh. Kỷ niệm 22 năm rời cõi tạm, hình bóng chị chẳng dễ gì xóa mờ trong tâm trí của em, vì chúng em là em của Chị,... người Chị cả TÂM CHÁNH Hoàng Thị Kim Cúc. Hình bóng Chị NguyênMẫn 22 năm Chị rời chúng em Bóng hình Chị Cả vẫn chưa quên, Chiếc Áo Lam hiền luôn theo Chị Mắt sáng, lời thương, “mặt chữ điền”.* 43 năm dài trong Tổ Chức Một lòng xây dựng mái Nhà Lam, Kiện toàn Ngành Nữ luôn thao thức, Em vững - Chị vui, quên khó khăn. Công Dung Ngôn Hạnh gom đầy đủ Sống đời - sống Đạo, Chị nêu gương, Giáo sư - Chị Cả, tròn trách vụ Để lại lòng người bao kính thương. *Dung mạo Chị gồm đủ : Mắt sáng: Trí tuệ, Lời thuơng : Từ bi, “Mặt chữ điền”: cương nghị, dũng lực
  • 24. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam24 AoLam.Org Mùa thu ở San Jose bắt đầu về… Những cơn nắng không còn gắt nữa, không khí dịu bớt, trời cũng mau tối hơn và đêm mát hẳn, chỉ cần một tấm mền mỏng là đã ru vào giấc ngủ mơ mơ màng màng khi vừa nói chuyện xong với chị Quỳnh Uyển từ xa… Chị Uyển dục: Viết bài cho ngành Nữ đi em ! Còn nhớ Chị Hoàng thị Kim Cúc không? Viết ít dòng nghe em… Góp mặt vào cho vui. Tôi đáp vội: Chị Cúc trùng tên với em sao mà không nhớ, vả lại Chị cùng tuổi với mẹ em nữa (Gia nhập GĐPT, các Anh Chị lớn, dù bao nhiêu tuổi cũng kêu là Anh Chị hết). Em còn nhớ nhất là mỗi khi đi dự Đại hội hay Trại Họp Bạn ở Huế, mấy anh trưởng về nhà cứ gọi em là “Cúc cọt”. Em cũng không biết làm sao mà có tên này nữa… Anh Chị nào có biết nói giùm em với nghe. Em bị chọc và khóc cũng vì tên này (lúc ấy còn nhỏ, oanh vũ mà ! Biết gì đâu ?). Vậy mà cũng gần 60 năm rồi đó… Trong niềm thương nhớ về Chị Cả Hoàng thị Kim Cúc thân yêu, với trí nhớ phai mờ dần theo thời gian nhưng tôi vẫn nhớ hình ảnh của Chị với dáng người thon thả, tóc vấn cao, giọng nói nhỏ nhẻ dịu hiền (giống như giọng nói của chị Vương Thuý Nga nhà mình vậy). Chị là Trưởng ngành Nữ, lúc Anh Võ Đình Cường làm Trưởng BHD/GĐPT/ TƯ. Về sau Chị thay thế Anh Cường ở chức Trưởng Ban (nữ giới đầu tiên của GĐPT/ Việt Nam) Ngược thời gian nhớ lại lần họp bạn trại Ngành Nữ toàn quốc đầu tiên ở Nha Trang năm 1969 trong một tuần. Phái đoàn nữ giới của BHD Ninh Thuận có 5 người: Cúc, Uyển, Mầu, Kỷ, Bê. Bốn mươi hai năm qua… Trí nhớ cũng mai một theo thời gian và năm tháng. Những chị trưởng mà tôi nhớ nhất là các Chị: Kim Cúc, Xuân Phương, Dung Kiều, Xuân Viên… Chị Xuân Viên có tập bài hát “Con chim chuyền” mà tôi rất thích nên tôi đã dạy cho học trò của tôi bài hát đó để hát mỗi ngày khi tôi bước vào lớp học, chỉ thay câu “em lên chùa và em là chim non” bằng “Em lên trường….” mà thôi. Nhớ về chị Xuân Viên vì Chị là Ủy viên Oanh Vũ của BHD/ TƯ còn tôi là UV Oanh Vũ của BHD/ Ninh Thuận nên sinh hoạt chung với nhau Tâm Nhân Nguyễn thị Cúc Đôidòng Từ trái qua: Chị Bê, Kỷ, Mầu, Quỳnh Uyển, Cúc TƯỞNG NHỚ
  • 25. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 25AoLam.Org (Nghe nói chị Xuân Viên bây giờ đã là một Ni sư ? Nếu vậy thực sự Chị đã giải thoát. Em kính chúc mừng Chị) Chúng tôi dự Trại Họp Bạn là để gặp nhau, cùng hội thảo, tu học, vui chơi, tham quan, giải trí… Tôi nhớ không lầm là mỗi ngảy các đại biểu được cấp dưỡng sáu bữa ăn… Cứ hai tiếng được dùng thức ăn nhẹ một lần. Còn hai bữa ăn chính thì rất là nhiều món, ngon vô cùng. (Đúng là dân tham ăn nên nhớ mãi). Có chương trình thăm viếng các chùa và Phật học viện cùng những thắng cảnh của Nha Trang. Hầu như chúng tôi được ban tổ chức đưa đi gần hết, và có đến thăm Đài tưởng niệm của Chị Yến Phi, vị Pháp thiêu thân… Sau 42 năm, biết bao giờ tổ chức được lại trại họp bạn như xưa trong tình thương và sự đoàn kết trên dưới một lòng. Anh nói em nghe, em nói Chị nghe, hài hòa vui sống . Muốn làm một việc gì có cái tâm chưa đủ còn phải dựa vào thiên thời địa lợi nhân hòa… Biết đâu một ngày không xa, chúng ta sẽ tổ chức trại họp bạn ngành Nữ trên toàn thế giới. Biết đâu được ! Phải vậy không? Cũng phải nói rằng, chúng ta họp bạn ngành Nữ cho oai, thật ra cũng nhờ các Anh lo liệu giúp cả… Thành công, phải biết ơn các Anh . Và sau một năm gặp Chị Hoàng thị Kim Cúc tại trại họp bạn ngành Nữ, năm 1970, Chị có đến thăm GĐPT tại Ninh Thuận. Cả Ban Hướng Dẫn lo tổ chức lễ tiếp đón Chị thật long trọng. Chị Quỳnh Uyển ra tận Ba Tháp (Cách PR hơn 20km) để đón phái đoàn của Chị. Còn tôi ở nhà ổn định hàng ngũ khi Chị về đến chùa. (Hình ảnh chụp thật nhiều để tại Đoàn Quán, chùa xây cất lại ủi sập mất hết luôn). Chị Hoàng thị Kim Cúc đến, các Anh Chị Em lớn nhỏ của toàn tỉnh Ninh Thuận vui mừng chào đón… Mừng vui đến chảy nước mắt… Và khi Chị mất, tiếc thương và buồn bã cũng làm nước mắt tuôn trào… Tỉnh thành nào cũng tổ chức lễ tang Chị. Hình ảnh lễ tang từ Huế cập nhật đến khắp nơi. Những trướng, liễn chia buồn cùng Chị có bài thơ “Đây Thôn Vỹ Dạ” của nhà thơ nổi tiếng Hàn Mặc Tử đã yêu Chị, làm tặng cho Chị. Nhìn thấy bài thơ ấy được viết treo trong đám tang của Chị, chúng tôi thật sự xót xa… Chị đã ở vậy suốt đời để phục vụ cho Tổ chức GĐPT chúng ta… Mỗi Ban Hướng Dẫn tỉnh, thành, đều có một phái đoàn về Huế thọ tang. Ngày đưa tang Chị, người và xe đông không thể tả, nhìn vào, toàn một màu áo lam kéo dài cả mấy cây số… Các em Chị, ai ai cũng khóc tiếc thương…. Nhớ Chị… Viết về Chị ít dòng nhớ thương người Chị Cả đáng kính. Chúng ta hãnh diện về Chị Hoàng thị Kim Cúc cùng những phẩm hạnh của Chị và cũng ước ao Chị em chúng ta noi theo gương Chị, sống trọn vẹn đến cuối đời cho Tổ chức GĐPT trên khắp mọi nơi.
  • 26. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam26 AoLam.OrgKỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam2626 AoLam.Org Mùa Hạnh 2011 Hạnh truyền thống Lâm Đồng thường chọn Vía Quan Âm 19/9 hàng năm Ba năm mới có một ngày Chị em toàn tỉnh vui mừng sánh vai Nô nức tiến về miền đất trại Gặp gỡ nhau sau bao tháng ngày dài Vui chơi, họp mặt thân tình Thi đua sức sống của đơn vị mình Này chị, này em, này bạn ạ! Có nghe điều mới lạ năm này Từ nay tên trại Hạnh ta Thống nhất cách gọi các tỉnh là Trại đều mang tên người chị Cả TÂM CHÁNH, đóa Cúc vàng Lam nữ Tỏa SÁNG ngời hương ngát ưu đàm Suốt một đời phụng sự áo lam Không mệt mỏi tấm thân liễu yếu Hy sinh luôn hạnh phúc riêng mình Tâm từ bi nuôi dưỡng đàn em Không ngại dù gió sương khó nhọc Muôn dặm dài xuôi ngược đó đây Ở đâu có em Lam, chị đến Thăm hỏi, động viên và nhắn nhủ: “Các em ơi dù cho đời không thuận Cũng đừng quên bổn phận nhé em Phải chung tay xây dựng nhà Lam” Chị ơi! Những lời vàng chị dạy Dù cách xa bao nhiêu năm đi nữa Dù cho có gian khổ nguy nan Ngành Nữ chúng em vẫn hiên ngang Luôn đứng vững, ấn cát tường tay bắt Xin nguyện hứa trước chơn linh của chị: - Lý tưởng chúng em mãi tôn thờ - Chung tay xây dựng mái nhà Lam - Ngành Nữ cố vươn lên riêng biệt - Giữ gìn quy chế với nội quy - Chị em luôn ái ngữ lục hòa - Biết gìn giữ nết na, đức hạnh - Dây thân ái muôn nhà lan rộng. NHỚ CHỊTâmHảo
  • 27. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 27AoLam.Org Kính thưa Chị: Nghe tên Chị nhưng em chưa một lần gặp Chị, để bây giờ nghe nuối tiếc khôn cùng. Hai mươi hai năm, thời gian đã trôi qua như một dòng sông chảy dài, chảy xa bao ký ức Tiếng hát của ngày xưa vẫn còn vang vọng, những âm điệu ngọt ngào chan chứa như đã thấm sâu vào bản thể của từng con người yêu quý tình Lam. Năm tháng cứ triền miên xuôi mãi, dòng lịch sử đã uốn quanh, cái cảnh biển dâu của cuộc đời cũng bao nhiêu lần phong ba bão tố, cái tính hồn nhiên của bao tâm hồn trẻ thơ ngày nay đã không còn nữa. Nó đã thay vào đó cái ồn ào, biến động, nó đã làm phai mờ một thời vang bóng thưở xưa. Chị ơi! Đêm vẫn xuống ngày vẫn lên, từng sát na biến dịch đã làm thay đổi quá nhiều, vật lý đổi màu, tâm lý thì xơ cứng khô khan. Con đường vẫn còn đó, khói trầm hương vẫn thoang thoảng mỗi khi nắng chiều nghiêng, cái màu khói hương mà Chị đã suốt đời gắn bó, tận tụy ngày đêm, con đường lý tưởng mà Chị đã đem hết cuộc đời để cùng dựng xây, biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt đổ xuống; cho đến bây giờ đã biến dịch bởi bàn tay vô thức của thế lực cường ma. Hạt giống bồ đề mà Chị đã suốt đời đem gieo trồng vào bao mảnh đất tâm, ước mong một ngày sau đâm chồi nảy lộc, đến bây giờ cơn gió nghiệp thổi vào nó đã biến dạng thành cây kiểng để cho ba tuần tạo dáng bonsai. Những cây đại thụ của ngày xưa chỉ còn lại lưa thưa đứng giữa trời để chịu mưa chang, nắng táp, chịu nhiều phong ba bão tố và từ đó những hậu duệ của rừng Lam còn lại ít ỏi, mọc lưa thưa trên đồng cỏ dại. Người Phật tử thì không ai lên tiếng, kẻ vô tri đắp chiếu ngủ ven rừng, số còn lại lo việc cày cuốc, tìm manh áo chén cơm; những hạng người tham lam, thì gác tía lầu cao, vênh váo hung hăng như loài hổ báo. Cái hàng trọc phú ngày nay, không bao giờ có đạo nên gốc rễ cội nguồn đã cháy như đống than đen. Chị biết không? Trẻ con lớn lên thế hệ hôm nay, nó biết lịch sử thật nực cười Chị ạ - Ngài Thích Quảng Đức là vị anh hùng liệt sĩ, chống Mỹ mà phải thiêu thân. Chuyện phi lý ngu ngơ thế mà người ta cũng nói ra cho được. Thực tội tình cho lứa tuổi ấu thơ, không ai dạy bảo cho chúng: đó là vị Bồ Tát đốt ngọn lửa thiêng vì tự do tín ngưỡng để đánh thức lương tri của thời bạo quyền dưới triều Ngô Đình Diệm. Thực đáng thương cho thế hệ hôm nay, lớn lên một chút thì sai lầm một chút. Lớn lên một năm thì sai lạc lối về. Trách nhiệm này phải thuộc về ai? Không biết lương tâm kẻ ấy lệch bằng gì? Có xấu xa không nhỉ hỡi chị? Kính thưa chị! Hai mươi hai năm rồi chị đi, cuộc sống ở quê hương mình đã thay đổi vô cùng, đã biến thể, biến chất thật là khủng khiếp. Nền tảng đạo đức của ông cha bị người thời nay chối bỏ. Luân lý của tổ tiên ta ngày nay đã rơi vào cơn thác loạn, vì vật chất lên ngôi đã làm hoen ố, bại hoại tinh thần văn hoá trong sáng của dân tộc Việt Nam ta. Con người đối đãi với nhau Nói với Người trong ảnh Quảng Hoa _ Phan Thị Hồng Liên
  • 28. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam28 AoLam.Org không như ngày xưa đâu chị à. Nào là nghi kỵ nhau, ngờ vực nhau, không ai dám tin ai. Những con mắt trí thì nhìn không nói, vì “tai vách mạch rừng”, “bóng đêm” vây kín, “ma quái” hiện diện khắp mọi nơi. Không ai dám hở môi nói lên lời chân thật. Chị ơi! Lời mẹ ru ngày xưa thật ngọt ngào êm ái, nhưng lời ru ngày nay chỉ toàn là thù hận. Bởi tại con người đục đẻo, trau chuốt vào những từ ngữ để điểm phấn tô son, mà làm gương soi mặt, khi nhìn vào thì thấy mặt mà không thấy trái tim, mắt, mũi, tóc tai cũng đều thấy được nhưng bộ não đã đổi, nào có ai thấy được đâu. Chị ơi! Em chỉ thương những anh chị tuổi già, là cây cao bóng cả với con tim sắt đá, từ Quảng Trị đến Cà Mau đi giữa bão giông, mà vẫn cười tươi không ngại khó khăn, không ngại gian nguy, vì lý tưởng mà đôi chân không ngừng dấn bước khắp nơi, khơi dậy tình Lam. Cái ý chí đó đã vượt ra ngoài thân thể. Cũng nhờ đó mà còn duy trì tình Lam qua bao thế hệ. Còn giữ màu Lam như gìn giữ trái tim mình. Mai kia dù cảnh đời thay đổi, thế kỷ này thay đổi, thế hệ mai sau lớn lên theo chí nguyện tình Lam như những đoá hoa hồn nhiên nở giữa dòng đời thơm hương, ngọt phấn, vẫn toả ngát chút hương trầm thơm dịu mãi về sau. Kính thưa chị! Với hiện tình nhà Lam không được như thuở xưa, dù bị phân hoá chia rẻ khắp mọi nơi nhưng những trái tim Lam vẫn còn nhiều kiên định, không xu thời, không sợ hãi. Vẫn giữ gìn truyền thống dù cho phải trả bất cứ giá nào. Chị ơi! Ở cả hai miền Trung-Nam, chim bốn phương vẫn còn ca hát, những trở lực gian nan đã biến thành trợ lực, những chướng nạn khó khăn là sự thử thách, đã tạo thành chiếc lò tôi luyện nên vàng. Vàng thau đã thanh lọc rõ ràng. Chị ơi! Trăng giữa trời vẫn sáng, khi đêm tàn thì ánh nắng sẽ vươn lên, nước của muôn sông cũng xuôi về biển cả. Mà biển cũng chỉ thuần một vị mặn mà thôi. Nên em mãi tin rằng sự thật thì nghìn thu vẫn là sự thật. Mây đen rồi sẽ tan, bão giông rồi cũng lặng. Những tâm hồn của bao nhiêu người chân chính đã chịu đựng sự đoạ đày của những tháng năm dài, nay đã trở thành kim cang bất hoại. Như đoá hoa sen trắng còn mãi hương thơm cho dẫu gió dập, sóng xô nhưng không ô nhiễm thế trần. Chắc chị ở nơi khung trời vạn hạnh cũng sẽ mỉm cười, khi nhìn lại mái Lam yêu đang ở trong kiếp nạn mà hồn Lam vẫn đứng vững kiên cường. Cho dù mặt đất đổi thay, xã hội đổi thay, thời tiết đổi thay nhưng màu Lam không bao giờ thay đổi. Lời ca dao của ngày xưa như suối nguồn mãi truyền lưu bất tận, ai là người con dân Việt không dễ nào quên: “Trăm năm bia đá cũng mòn Ngàn năm bia niệm vẫn còn trơ trơ”. Ai làm điều xấu ác tạo nỗi thương đau cho tình đồng loại, thì lịch sử mai sau sẽ ghi đậm dấu hờn, dù một chi tiết nhỏ nhoi cũng sẽ còn mãi mãi. Con cháu ở thế hệ mai sau sẽ lên án, sẽ nguyền rủa, không
  • 29. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 29AoLam.Org Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2929AoLam.Org muốn nhắc tới một thời đại mà con người lãnh cảm vô thức. Mà điều đó là chắc chắn phải không chị? Chị ơi! Cái buổi hiện nay, con người đa số sống nghiêng về phía lợi danh, vật chất và quyền lực, nên xem mạng sống con người rẻ hơn những đồng tiền giấy. Họ không thấy rõ lý vô thường, hợp để rồi tan, trăng tròn rồi sẽ khuyết, có để rồi không. Sự nghiệp ở thế gian như sương treo đầu ngọn cỏ, có sự sống hôm nay thì có cái chết ở ngày mai. Cho nên những người yêu Lam đạo đâu có gì mà sợ hãi. Thế mà có lắm người sợ hãi, không dám cho GĐPT đến chùa sinh hoạt, sợ mất chức, sợ mất quyền lợi, cho nên họ đã làm người mất cả lương tri. Nhưng mà thôi, Chị ơi! Nói với chị bằng cả lòng thao thức vì trong tất cả trái tim Lam đều có hình ảnh chị. Em không thể nói nhiều với nỗi lòng chân thật, mong chị xót thương gia hộ cho chúng em để vượt qua chặng đường gian khó, để cho tiếng hát với nụ cười của nhà Lam mãi vang vọng đến ngàn sau. Chị thương kính! Đêm đã khuya rồi, em xin kính chào chị. Trong cõi bình yên, mong chị thấu nỗi lòng! GĐPT Bình Phước … Để tưởng nhớ chị Tâm Chánh Thời gian thấm thoát thoi đưa Chị về cực lạc xa rời chúng em Còn đâu những buổi chiều tà Hàn huyên tâm sự cuộc đời nữ nhi Cuộc đời Chị đã truân chuyên Ngược xuôi vất vả khắp miền đó đây Đem niềm tin mến rắt reo Con đường học đạo kiên cường tiếp thu Những lời giáo huấn chuyên tu Thực hành năm Hạnh muôn đời khắc ghi Cuộc đời Trưởng Nữ dễ đâu Chông gai “khắc phục” khó khăn “kiên trì” Lời Chị vọng mãi trong tim Nguyện noi gương Chị dắt dìu các em Quyết tìm chân lý cao siêu Lục Hòa tinh tấn Đạo đời mãi lưu… … An vui đó Chị về nơi cõi Phật Hình bóng người xin khắc mãi trong tim! Nguyên Hạnh - Lê Thị Ngọc Anh UV/BHD Khánh Hòa Nhớ mãi về Chị…
  • 30. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam30 AoLam.Org ĐồngĐào/GiaĐịnh NhớChịBao năm Chị đã ra đi Chúng em ngành Nữ ngậm ngùi nhớ thương Nhớ chị Cả áo Lam thương Chị đem tâm đạo xiển dương phong trào Nhớ lời chị dặn ngọt ngào Chị em cố gắng phát huy tỉnh nhà Ngành nữ mạnh dạn, vị tha Phát huy bản lãnh lục hoà tự tin Chịu huấn luyện, sinh hoạt riêng Không nên ỷ lại, tự tin chính mình Lý tưởng sứ mệnh hoàn thành Chị luôn lèo lái thuyền Lam vững vàng Mặc cho sóng biển mưa ngàn Chị luôn dũng tiến vượt qua thăng trầm Chị như Bồ tát hiện thân Tình thương rãi khắp các Miền gần xa Hoa Lam ngành nữ khắp nơi Nối tiếp chân Chị đảm đương phong trào Thuyền Lam Chị lái ngày nào Chúng em quyết giữ, kiên trì vượt qua Dù cho bão tố phong ba Thuyền Lam vững tiến vượt ra nước ngoài Năm châu thế giới Chị ơi Giờ đây Sen trắng áo Lam một nhà Chị em trên dưới thuận hoà Cùng nhau tu học châm ngôn luật đoàn Ngành nữ Gia Định sẵn sàng Tinh thần Đại hội Chị ghi năm nào Chúng em Gia Định tự hào Năm Gia trưởng nữ, mười ba liên đoàn Ban viên chính thức mười hai Cộng thêm phụ tá là hai mươi tròn Niềm tin, huấn luyện vững vàng Trung kiên lý tưởng tinh thần gia quy Huynh trưởng nữ luôn khắc ghi Hoàn thành sứ mệnh của người áo Lam Nhớ Chị, ngành nữ phải làm Trại Hạnh Tâm Chánh ghi vào sử Lam.
  • 31. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 31AoLam.Org Mới ngày nào đó GĐPT tỉnh BRVT tổ chức ngày truyền thống “Ngày Hạnh”, chúng em được tin mừng đón chị phó Trưởng Ban Ngành Nữ GĐPT. TƯ về thăm. Tuy thời gian ấy khó khăn, hoàn cảnh đi lại hạn chế, nhưng chúng em chuẩn bị chu đáo để đón tiếp chị với tâm trạng háo hức trông ngóng vui mừng hớn hở. À vui quá, mình được đi cắm trại và được vinh dự gặp chị cả nữa chứ. Chà không biết chị của mình cao hay thấp, mập hay ốm, trắng hay đen... Đó là tính tò mò của các em Thiếu Nữ mà. Nhưng chúng em rất tin tưởng về chị của chúng em: người con gái Huế đoan trang dịu dàng, rất hiền, dễ mến, dễ gần gũi, cứ thế mà thì thầm nhỏ to trông đợi. Niềm vui ấy chưa được bao lâu thì chúng em nghe tin Chị bị tai nạn phải đưa vào bệnh viện. Chúng em ai nấy đều ngơ ngác như sét đánh ngang tai, thế là bao nhiêu sự mong đợi ao ước được gặp Chị lại trở thành niềm đau vô tận của những đứa em áo Lam ngậm ngùi thương tiếc khi nghe tin Chị đã vĩnh viễn ra đi. Nói đến đây đã nghẹn ngào. Chị nhìn em, em nhìn chị im lặng như muốn an ủi và bảo ban nhau rằng: giờ đây chúng ta thật sự không còn được nhìn thấy hình ảnh của Chị đáng quý rồi. Chúng ta phải tự mình nổ lực lên nhé. Giờ ngôi nhà Lam đã mất đi một điểm tựa. Trong lúc đó, có những chị em đã gặp được Chị, biết chị và có những chị em chưa lần nào gặp Chị nhưng trên khuôn mặt của mỗi chị em đều tỏ ra ngơ ngác như chim lạc tổ, như áng mây che đi bầu trời yêu thương. Thấm thoát đó, mà nay đã 22 năm rồi. Nhưng với chúng em, chúng em tin chắc rằng Chị chưa bao giờ xa chúng em cả, cũng chưa bao giờ vắng bóng mái nhà Lam. Chị chỉ đi đâu đó hay Chị đã hội nhập cõi Ta Bà này để dõi theo từng bước chúng em đi và nâng đỡ chúng em khi gặp chướng duyên trên con đường phụng sự lý tưởng hay trong cuộc sống hàng ngày. Kỷ niệm lần thứ 23 ngày Chị ra đi, noi gương hạnh nguyện Chị, chúng em nguyện làm những đứa em mang tâm nguyện Chị khi sanh tiền. Dù bao nhiêu gian khổ, dù gặp nhiều nguy khó, lý tưởng chúng em vẫn tôn thờ. Vì tương lai của Đạo pháp, vì tổ chứa GĐPT VN và vì thế hệ trẻ trong tương lai, chúng em sẽ luôn luôn nỗ lực tinh tấn, tôi luyện bản thân, trau dồi đức hạnh bằng chất liệu yêu thương, thiết tha học hỏi, thực tập hạnh từ bi cứu khổ của Bồ Tát Quán Thế Âm đem đạo vào đời băng trái tim Tâm Chánh. Ký Ức Về ChịNguyên Quang - Bà Rịa-Vũng Tàu
  • 32. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam32 AoLam.Org Vào năm 1973, tôi được gặp Chị lần đầu tiên trong cương vị trưởng một phái đoàn được Ban Hướng Dẫn Trung Ương cử vào thăm nhiều đơn vị trong miền Nam. Cũng là lần đầu Chị về mảnh đất xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để thăm đơn vị Khánh Lương, đang ở buổi đầu mới thành lập. Trong mục đích của cuộc hành trình dài ngày nhằm khôi phục lại sự liên lạc, nối kết niềm tin về Lý tưởng, gây dựng sự đoàn kết giữa các đơn vị, giữa các anh chị em đang sinh hoạt sau một thời gian cách trở do điều kiện mọi mặt của cuộc sống quá khó khăn lúc bấy giờ, và cuối cùng để Ban Hướng Dẫn Trung Ương hiểu hơn tình hình sinh hoạt chung của các đơn vị trên khắp nẻo đường quê hương đất nước. Có lẽ đó cũng là ý nguyện cao cả mà Ban Hướng Dẫn Trung Ương giao phó cho Chị. Lúc ấy, tôi chỉ ở vào độ tuổi Oanh Vũ, đang sinh hoạt ở đơn vị Khánh Lương, tôi chưa hề có sự hiểu biết đầy đủ về Tổ chức. Như bao đứa trẻ khác, tôi đến chùa để được lễ Phật, tập hát và học giáo lý Đức Phật. Niềm vui viên mãn qua từng ngày tháng do tìm thấy sự bình an không đâu có được từ những câu kinh trầm bỗng, tiếng chuông ngân vang trong đêm rằm đầy ánh trăng vằng vặc diệu kỳ, hay tiếng mõ dòn ấm đều đặn trong không gian thanh vắng của một vùng quê mới miền Đông Nam bộ. Và hơn thế nữa, có những buổi sinh hoạt chiều chủ nhật hết sức vui nhộn, đượm tình Lam khi quay tròn vòng dây thân ái hay những lần cắm trại đầy ắp những gian khó mà sâu lắng nghĩa tình. Nếp sống muôn đời dưới mái chùa của tổ tông, của người dân nghèo mảnh đất Quảng Trị di dời vào Nam đã in đậm trong tâm hồn tuổi nhỏ của tôi và dần hình thành những phẩm chất của một người Phật tử. Cho đến khi tôi được gặp Chị thì những hiểu biết về Tổ chức Gia đình Phật tử mới thật sự sâu sắc hơn. Hình dáng Chị thật giản dị và gần gũi vô cùng. Chị có NGÀY GẶP CHỊ Hoài niệm Nguyên Nguyện - Bà Rịa - Vũng Tàu
  • 33. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 33AoLam.Org dáng người nhỏ nhắn, bước đi khoan thai mà nhanh nhẹn. Dù quen hay mới gặp lần đầu, Chị đều ân cần thăm hỏi, cách tiếp chuyện rất tự nhiên chân tình, giọng nói ngọt ngào êm nhẹ, mang đậm chất người dân cố đô Huế. Những lần gặp chị, tôi luôn thấy Chị trong bộ trang phục áo dài lam truyền thống có huy hiệu hoa sen hình tròn bông trắng nền xanh màu lá mạ. Trông dáng vẻ người Chị càng trở nên hiền từ và thanh thoát hơn. Đặt biệt Chị có nụ cười bằng mắt ấm áp rất dễ mến, biểu lộ trong những lúc tiếp xúc với mọi người, ánh mắt ấy như luôn thấy được nỗi niềm tâm tư của những đứa em áo Lam và chan chứa một tâm hồn luôn dễ đồng cảm bao dung sẵn sàng sẻ chia che chở. Đó là hình ảnh không lẫn với ai khi tôi được chiêm ngưỡng Chị lần đầu tiên. Trong sâu thẳm tâm hồn, tôi cảm nhận trong Chị có cả tình thương của một người bà, người mẹ và những người chị thân yêu trong Gia đình Lam. Hình ảnh người Chị trưởng được khắc hoạ từ lời một bài hát “Chị Đoàn em nghiêm trang đã đến kia rồi, dáng đi hiền lành, nụ cười trên môi, với tà áo lam tâm hồn trong sáng… Chị em hi sinh không sờn mưa nắng” mà những đứa bạn cùng trang lứa tôi hay hát trong những chiều sinh hoạt cũng từ ấy đã trở thành hiện thực trong cuộc đời chúng tôi. Sự thuyết phục hấp dẫn của Tổ chức Gia đình Phật Tử đến với tôi, những người anh chị cùng thời từ nay như rõ ràng hơn, dễ hiểu và có khả năng giải thích hơn bao giờ hết. Vâng, đó chính là nhờ nhân cách - thân giáo từ Chị. Một tâm hồn giản dị giàu tình yêu thương các thế hệ trẻ, luôn thấy Chánh Pháp là nhu cầu không thể thiếu đối với các thế hệ trẻ như ánh sáng đối với sự sống rồi đem hết cuộc đời của mình hiến dâng, đi hết các lộ trình lịch sử gian nan. Sau này qua nguồn tư liệu, tôi còn biết khi tuổi già sức yếu, Chị vẫn tiếp bước đi khắp mọi nẻo đường quê hương Việt: từ mảnh đất niềm Trung ruột thịt hai mùa nắng hạn mưa dầm đến các tỉnh miền đông Nam bộ đỏ ối đất ba dan và cả cao nguyên Trung phần đèo heo hút gió, nơi nào có địa chỉ Gia đình Lam là Chị đến, cho dù địa chỉ ấy có nhỏ bé mờ nhạt đến đâu, chỉ cần có bóng dáng Lam hiền hoà của các em Oanh vũ, các chị đoàn sinh huynh trưởng đang vượt qua khó khăn gia đình mình và xã hội để đến với mái chùa sinh hoạt thì đều được đón nhận niềm cảm thương đằm thắm. Chị đến đầu tiên để an ủi sẻ chia những khó khăn của cuộc đời mỗi người như nghĩa tình giữa những người ruột thịt, một lần nữa giúp mọi người xác định giá trị con đường mình đã chọn và hướng dẫn việc ổn đinh tổ chức từ mỗi đơn vị nhỏ, uốn nắn nề nếp sinh hoạt, cả việc huấn luyện huynh trưởng ngành nữ cho các đơn vị. Sự chăm lo dìu dắt của Chị đối với từng thành viên, với mỗi đơn vị nhỏ có ý nghĩ biết chừng nào, khi mà thời điểm anh chị em Gia đình thiếu đi sự liên lạc mật thiết, tình Lam dễ chia lìa do mọi điều kiện kinh tế chung quá khó khăn và còn có cả những yếu tố chướng duyên khác. Hình ảnh tấm thân già yếu, mái tóc bạc trắng khi chị bước vào tuổi 73 vẫn tiếp tục cuộc hành trình nối vòng tay thân ái, phải cất bước nay đây mai đó chưa có sự nghỉ ngơi thanh thản cho khoản thời gian cuối đời người, hỏi ai không cảm thương, không nhận được sự chuyển hoá. Nền giáo dục Gia đình Lam của chúng ta có những nhân cách vô ngã tuyệt vời! Và cái khoản cách tuổi đời hơn cả một thế hệ giữa Chị và chúng em vô hình chung giờ đây được xoá đi, gần gũi hơn bởi trong cùng một Gia đình Lam. Chính nhờ sự hiện diện của Chị trên mọi nẻo đường mà Tổ chức được vực dậy và lớn mạnh, tình Lam được nối kết khắp nơi như dòng sông cùng chảy về một hướng nguồn cội. Trong hoàn cảnh giao thời của lịch sử có nhiều chướng duyên khó khăn xảy ra, cuộc hành trình thực hiện sứ mệnh cao cả mà người áo lam đảm nhận phải chịu biết
  • 34. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam34 AoLam.Org bao sóng to gió lớn, người đứng mũi chịu sào cho con thuyền vững tiến hơn ai hết phải có đức hy sinh cao cả để sống trọn đời cho Tổ chức, phải có một tình thương yêu viên mãn đến với mỗi thành viên Gia đình khắp trên mọi nẻo đường đất nước mới tạo dựng được tình nghĩa keo sơn gắn bó trong tâm hồn mỗi anh chị em nhà Lam. Niềm tin vào Tổ chức mới được củng cố vững chắc. Mảnh đất miền Trung xứ Huế, nơi luôn xảy ra những biến cố đau lòng cho Dân tộc và Đạo pháp đã sinh ra một thiếu nữ giàu lòng nhân ái, thiếu nữ ấy đã hy sinh hạnh phúc riêng để dấn thân sẻ chia tâm hồn và khả năng của mình cho lý tưởng Tổ chức. Có lẽ ai đó đã nói ngàn lời ngôn từ hoa mỹ để thuyết phục trong một thế lực mạnh nhất, hay khôn khéo đánh lừa dưới bất cứ hình thức chủ thuyết nào cũng đều vô nghĩa. Chính Chị đã làm sống động một hiện thực bất nhị mang giá trị muôn đời và hành trì gương mẫu mục đích lý tưởng đã chọn. Chỉ có tình thương và trí tuệ mới dẫn đến việc làm mang chất liệu Bi - Trí và sản sinh sức “nhẫn” đến nao lòng người. Sau này tôi mới thấy được đó cũng chính là chất liệu có sức cảm hoá hữu hiệu đối với bất cứ ai trong mọi tầng lớp xã hội thời hiện tại và mãi về sau. Một chân lí giản dị mà giàu tính nhân ái được thể hiện. Trên tinh thần ấy, ngày Trại họp bạn được Ban hướng dẫn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhanh chóng tổ chức để đón mừng Chị. Tôi còn nhớ hoàn cảnh kinh tế lúc bấy giờ rất khó khăn. Bữa cơm còn độn khoai sắn để độ nhật mỗi ngày, không những thế mà mọi điều kiện khác cũng rất nghèo nàn. Như đường sá vào mùa mưa trở nên lầy lội, mùa nắng dày đặc sỏi đá, còn phương tiện đi lại trên các tuyến đường liên xã huyện thì rất thô sơ. Các Lam viên thồ vác lều bạt, những vật dụng khác qua một quãng đường dài đến đất trại chùa Viên Quang đã thấm đẫm mồ hôi và đã bỏ ra một công sức quá lớn để hoàn mãn ý nguyện ngày trại. Hình ảnh ấy đã thể hiện một sự quyết tâm dũng mãnh nhằm thể hiện tình thương dâng hiến Chị, tựa như một thông điệp đáp từ sinh động về tấm lòng kiên định sắc son của Gia đình Lam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đối với Ban Hướng Dẫn Trung ương Gia đình Phật tử Việt Nam. Từ sự minh chứng: các Lam viên không những phải quyết tâm vượt qua tất cả khó khăn về đời sống vật chất mà còn phải đối mặt với những chướng duyên khác trong thời điểm xã hội lúc bấy giờ - đôi lúc còn gian nan gấp bội phần! Chỉ có những nhân cách lớn uy nghi trong giới hạnh làm người hướng dẫn và chọn lấy Giáo pháp Đức Phật làm nương tựa mới xây dựng nổi một Tổ chức giáo dục phi chính trị và vô ngã được trường tồn qua mọi thử thách của mọi thời đại, mới hiện diện những ngọn đuốc tuệ giác diệu kì yêu chuộng hoà bình - sự an lạc từ nhục thân các thánh tử đạo trên cỏi Ta bà, mới thấy sắc áo lam hiền hoà kham nhẫn vẫn tung bay mỗi chiều chủ nhật trong sân chùa quê hương như đã trở thành một mảnh hồn dân tộc Việt tự thuở nào! Sự hiện diện hình ảnh các em Oanh vũ thơ ngây hồn nhiên, các chị Thiếu nữ dịu hiền trong sắc màu huy hiệu truyền thống trên những nẻo đường quê hương đồng nghĩa như sự hiện diện của Chị - người dẫn đường chỉ lối. Vào năm 1988, Chị vào Nam thăm anh Tâm Phát đang bị bệnh ở thôn Gio An, xã Suối Nghệ. Anh là một huynh trưởng không xây dựng hạnh phúc riêng cho mình, chỉ lo phục vụ suốt đời cho Tổ chức Gia đình Phật Tử. Cuối đời, anh dừng chân tại đơn vị Khánh Lương và mất tại mảnh đất này. Chị đã đại diện cho Ban Hướng Dẫn Trung ương, với danh nghĩa một Người Chị cả trong đại Gia đinh Lam gặp một người em trai của mình trong những ngày đau yếu. Những ngày ấy là dấu ấn - kỉ niệm khó quên đối với tôi và những thành viên đang sinh hoạt trên mảnh đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tôi cùng một số chị em được nhận nhiệm vụ đón tiếp
  • 35. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 35AoLam.Org và chăm sóc Chị. Thời điểm đó hoàn cảnh kinh tế mọi nhà vẫn còn trong nghèo khó, chúng tôi mời Chị những bữa cơm chay đạm bạc tương rau, những sản phẩm tự làm ra với tất cả lòng thành. Và nhớ nồi chè nấu bị khê của những đứa bạn thiếu nữ vụng về, Chị móm mém ăn và cười nói vui vẻ về mọi điều: Chuyện sinh hoạt, hoài niệm quê nhà miền Trung, nét đẹp người nữ trong tà áo Lam truyền thống,… Về sau khi lớn lên nhận thức được sự phân biệt giai cấp xã hội thời đại nào cũng có, tôi chợt nghĩ nếu Chị chọn hạnh phúc riêng cho mình thì không bao giờ có những cuộc gặp gỡ chân tình sau này - Chúng tôi và Chị trở thành hai giai cấp khác biệt chênh lệch. Giai cấp của những người bình dân và một giáo sư dạy trường Đồng Khánh cố đô Huế ngày xưa. Chợt nhớ câu chuyện thời Chị còn thiếu nữ ở Huế, thi sĩ Hàn Mặc Tử tài hoa nổi tiếng trên văn đàn thơ ca Việt Nam đã đem lòng thầm yêu nhớ trộm Chị bằng một tình yêu đơn phương. Bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ được sáng tác sau khi Chị gởi tấm ảnh phong cảnh “có mây, có nước, có chiếc đò ngang với cô gái chèo đò, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống mặt nước,…” với lời thăm hỏi sức khoẻ không kí tên viết sau tấm ảnh, xuất phát từ lời góp ý của Ngâm – người em thúc bá của Chị cũng là người bạn thân thi sĩ: “Hãy an ủi một tâm hồn đau khổ”, khi Hàn Măc Tử đang lâm bệnh (Theo thư của Chị gửi nhà thơ Quách Tấn đề ngày 15- 4 -1971. Tập Văn Phật Đản, PL. 2536 của Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, số 23 – 1992). Hiện nay, thi phẩm vượt thời gian ấy cùng với thông tin về nguồn cảm hứng của bài thơ và cách tiếp cận hợp lý bài thơ đang được giảng dạy trong chương trình văn học lớp 11 nâng cao của nhà xuất bản Giáo dục. Có lẽ thi phẩm nổi tiếng về nội dung lẫn nghệ thuật cho chúng ta biết thi sĩ đã cảm thấy được nét đẹp người thiếu nữ sớm mang tâm hồn Lam mà xây dựng hình tượng nhân vật trong cảm xúc dạt dào lẫn lòng mến trọng. Yêu người bằng một tình yêu đơn phương mà vẫn trân trọng hình ảnh người mình yêu khắc họa nên thi phẩm tuyệt tác thì chắc rằng “người con gái” ấy mang một tâm hồn cởi mở rộng lớn hơn đối với thế nhân hay nói cách khác đã xác định một hướng đi cho cả cuộc đời mình - đó là lý tưởng Gia Đình Phật Tử. Và thi sĩ Hàn Mặc Tử cũng đã ứng xử thể hiện một nhân cách cao thượng. Chi tiết trên tuy nhỏ nhưng đã nói lên một điều rất lớn của nhân cách người Chị: Giữa tình yêu và tình bạn rạch ròi không lẫn được, nhất là khi hai người không cùng tín ngưỡng, không cùng hướng đi trên cuộc đời. Phải chăng đây cũng là một điều tế nhị trong các mối quan hệ thường nhật mà chị em ngành nữ chúng ta cần suy ngẫm! Nhằm giữ cho màu Lam giới hạnh mãi không phai màu theo năm tháng. Tôi không ngờ những ngày được hàn huyên tâm sự quý giá này chính là lần cuối cùng chúng tôi may mắn được gặp người Chị cả thân yêu trong Gia đình. Đên nay, Chị ra đi đã hơn hai thập niên, trong quãng thời gian ấy biết bao biến cố thăng trầm, biết bao chướng duyên đến với Gia đình Lam và cũng đồng nghĩa với bấy nhiêu thử thách dành cho anh chị em huynh trưởng đoàn sinh trên khắp nẻo đường quê hương làm Phật sự. Quy luật vô thường làm “vật đổi sao dời” song trong dòng chảy thời gian vẫn luôn hiện hữu những tấm lòng chân tình kiên trung với Tổ chức và Nội quy - Quy chế các thế hệ anh chị đi trước để lại. Chính nhân duyên ấy mà Gia Đình Phật Tử đã có sự trưởng thành lớn mạnh, riêng Ngành nữ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số lượng hơn một nghìn thành viên hiện diện được nhân lên gấp nhiều lần kể từ ngày Chị còn tại thế. Đặt biệt chị em đã nêu cao giá trị tinh thần “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” của người nữ áo Lam trước trách nhiệm của một người mẹ, người vợ trong gia đình mình, tạo nên những tấm gương sáng trong
  • 36. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam36 AoLam.Org bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi theo chiều hướng tiêu cực “thời hội nhập” về đạo đức lối sống, xứng đáng là những thành viên của một Tổ chức giáo dục truyền thống dựa trên nền tảng Đạo pháp và Dân tộc. Sự hiện diện của Tổ chức đã có một uy tín lớn trong mọi giới, mọi tầng lớp xã hội hiện thời, họ đã hiểu mục đích lí tưởng Gia đình chúng ta hơn. Đón ngày giỗ lần thứ hai mươi hai của Chị, trong bầu không khí sum họp của Gia đình Lam trên khắp năm châu, tâm hồn chúng ta hiện hữu một cảm xúc chân thành sâu lắng về cuộc đời người nữ áo Lam xứ Huế. Bây giờ, mãi mãi về sau toàn thể Lam viên trên quê hương đất Việt luôn tri ân hồi tưởng những quãng đường Chị đã đi qua, những cam go Chị đã từng trải và tình yêu thương của Chị gieo rắc trong tâm hồn mỗi người. Chúng ta hãy cùng nhau dâng nén tâm hương lên Chị Tâm Chánh kính yêu! Nguyện giữ cho màu áo Lam thanh thoát, dịu hiền mãi mãi tinh khôi như truyền thống gây dựng buổi ban đầu. Càng hiểu Chị càng thêm kính mến Chị; mong sao cho vòng tròn thân ái ngày càng rộng mở lớn thêm trên mọi nẻo đường quê hương đất Việt và khắp cả năm châu như ước nguyện suối cuộc đời Chị - 76 mùa xuân Di Lặc.
  • 37. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 37AoLam.Org …Nhớ về chị Cả Tâm Chánh, Thời gian thấm thoát thật trôi nhanh, mới ngày nào chúng em gặp được Chị trong các chuyến Chị về thăm đơn vị Khánh Hòa. Em vẫn còn nhớ mãi gương mặt đôn hậu hiền hòa với mái tóc quấn lọn ngang đầu cùng với thân hình nhỏ nhắn. Chị đã ôn tồn truyền đạt cho chúng em bằng tiếng Huế ngọt ngào với những lời hay ý đẹp của một người Huynh trưởng Nữ trong tổ chức áo Lam cũng như người phụ nữ trong cuộc sống gia đình. Làm sao chúng em quên được những tháng ngày êm đẹp đó. Chị đã không gầy yếu mà bôn ba vất vả đi đến tận vùng sâu vùng xa để hướng dẫn cho các em huân tập cho các Anh Chị lèo lái con thuyền Lam đến nơi bờ giác, sống đúng với tinh thần Bi - Trí - Dũng. Em vẫn còn nhớ mãi ngày 26 tháng 6 năm 1974 BHD/TƯ thăm GĐPT Ninh Thuận do Chị làm Trưởng đoàn. Em và Chị Quỳnh Uyển - Phó Ban Nữ BHD/GĐPT tỉnh Ninh Thuận cùng Đoàn Thiếu nữ làm hai hàng đón Chị tại đơn vị Ưu Đàm với bài hát “Chị đoàn em” cũng với nụ cười thân thương trìu mến Chị tay bắt mặt mừng hát cùng chúng em mặc dầu Chị thấm mệt vì đoạn đường khá dài. Những lời giáo huấn của Chị đêm hôm ấy không làm sao em quên được tấm lòng của người Chị Cả thân thương và đã tự nguyện với lòng là sẽ cố gắng học hỏi tấm gương của Chị để dắt dìu cho đàn em sau này. Hình ảnh của Chị chụp chung với chúng em vẫn còn đây nhưng đã vắng bóng Chị rồi. Tấm gương sáng của Chị sẽ sáng mãi đời đời trong toàn thể Lam viên, trong những ngày trại Hạnh với tiếng reo “Tâm Chánh”. Nguyện cầu cho Chị được an vui nơi miền Cực lạc… Chúng em sẽ cố gắng noi gương Chị trung kiên với tổ chức, tiếng bước chân Chị để dạy dỗ các em trên con đường Đạo pháp. Em của chị! Nguyên Hạnh - Lê Thị Ngọc Anh UV/BHD Khánh Hòa Hồi tưởng
  • 38. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam38 AoLam.Org Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, thắm thoát mới đó mà đã 22 năm người chị Cả Tâm Chánh Hoàng thị Kim Cúc từ bỏ chúng ta về thế giới an lành. Chị Tâm Chánh, chị Phó Ttrưởng Ban Hướng Dẫn ngành Nữ Trung Ương đầu tiên, là biểu tượng của ngành Nữ GĐPTVN. Ôn lại cuộc đời chị Cúc, chúng ta không sao quên được những nét son tiêu biểu của Chị: *Năm 1964 sau Đại hội HTr GĐPT toàn quốc họp tại trường Trung học Gia Long Sai- gon để thống nhất GĐPT tại các Phần, thành lập BHD TƯ. GĐPT VN đầu tiên, chị Cúc được Đại hội bầu là Phó Trưởng Ban ngành Nữ Trung Ương. Với trọng trách được giao phó nặng nề và mới mẻ nên chị rất ưu tư lo lắng. Sau khi Đại hội bế mạc chị ở lại Sài Gòn cùng các chị Ủy viên BHD TƯ bàn bạc tổ chức một trại huấn luyện A Dục đào tạo Đoàn trưởng Nữ cho các Tỉnh tại miền Nam, nơi đây HTr Nữ vừa hiếm lại trình độ yếu nên nhiệm vụ trước mắt cần mở trại huấn luyện đào tạo Nữ HTr. Trại tổ chức tại chùa Phước Hải Quận 10, Ni Sư Tịnh Nguyện, trụ trì đã mở rộng vòng tay bảo bọc hổ trợ cho ngành Nữ Trung Ương thực hiệc trại nơi đây. Ni Sư rất thương mến chị Cúc. Mỗi khi chị em chúng tôi đến thăm Ni Sư vào dịp Tết, Vu Lan, Ni Sư đều nhắc đến chị Cúc của chúng ta với cả lòng quý mến. Ni Sư Tịnh Nguyện hiện là thành viên Hội đồng Cố vấn Giáo hạnh GĐPT VN. *Một nét son thứ hai là chị Cúc luôn ưu tư về vấn đề sinh hoạt riêng biệt hai ngành Nam-Nữ. Một thành quả mà ngành Nữ phải hãnh diện là Đại hội ngành Nữ toàn quốc tại Nha Trang năm 1969. Đây là một Đại hội do ngành Nữ tự tổ chức, tự điều hành, tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong tinh thần tự lập hoàn toàn. Nhắc đến đời chị Cúc, nhắc đến sự nghiệp và công hạnh của chị mà không nhắc đến sinh hoạt riêng biệt ngành Nữ là một thiếu sót lớn. *Sau năm 1975, GĐPT trải qua bao thăng trầm của thế sự và trong nội tại, ngành Nữ cùng chịu chung hoàn cảnh như vậy, nhưng ngành Nữ cố gắng vươn lên, củng cố sinh hoạt. Chị Phó Trưởng Ban ngành Nữ đương nhiệm đã kế thừa sự nghiệp của chị Cả đưa ngành Nữ đi lên cùng với ngành Nam. Năm 2005, chị Phó Trưởng Ban cùng các chị Ủy viên hợp lực tổ chức một khóa Hội thảo ngành Nữ toàn quốc. Bước đầu gặp nhiều trở ngại, chị Phó TB đã tiên liệu được việc nầy nên chủ động đưa ra nhiều phương án, nhưng cũng không sao tránh khỏi trở ngại, đến ngày chị em HTr các nơi về dự hội thảo lại gặp chướng duyên về địa điểm, lại phải thay đổi ngay địa điểm. Giữa đêm hôm tăm tối chị Phó TB lặn lội đi tìm địa điểm mới, trải qua nhiều nơi. Đến 6 giờ sáng hôm sau, chị em HTr các nơi được thông báo vân tập về địa điểm vừa mới liên lạc và xin phép Ni Sư Trụ trì. Thế mà đến buổi CHỊcủa Ướcnguyện
  • 39. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 39AoLam.Org sáng khai mạc mọi việc được chuẩn bị chu đáo, đón tiếp Ni Sư Trụ trì, anh Trưởng Ban cùng quý anh trong BHD TƯ đến dự. Các anh rất vui mừng và tán thán tinh thần của chị Phó TB cùng các chị Ủy viên và Nữ HTr các Tỉnh với 67 đại biểu ở TƯ và 16 Tỉnh Thành về tham dự. Điều ngành Nữ vui mừng nhất là lúc đầu gặp chướng duyên tưởng không thể vượt qua, chị em phải thay đổi nhiều nơi từ chùa Pháp Lạc, rồi Thiền viện Liễu Đức Long Thành, về Thiền viện Viên Chiếu, ở đêm tại chùa Viên Quang, sáng hôm sau khai mạc tại chùa Thanh Trì, buổi chiều về chùa Phật Ân được Thầy Minh Tâm ban cho một thời pháp thoại và cuối cùng trở về chùa Già Lam được chư tôn đức trong Hội đồng Cố vấn Giáo hạnh đến thăm, khích lệ tinh thần toàn thể chị em đại biểu, Hòa thượng Thượng thủ, Thượng tọa Tuệ Sỹ trong Hội đồng Cố vấn ban Đạo từ tán thán ngành Nữ đã vượt mọi chướng duyên đưa hội thảo đến thành công. Thật đúng như dân gian thường nói “tiền hung hậu cát”. Đây là những kỷ niệm khó quên của ngành Nữ. Cảm xúc nầy đã được một chị HTr cảm tác qua vần thơ: “Từ độ Cúc vàng cười trong nắng Đến vầng Trăng sáng tấm áo Lam Đi qua mấy nhịp trời thương nhớ Cùng lại gặp nhau hội một ngày Gió sớm Thanh Trì thơm tình mới Hoàng hôn Viên Chiếu dạt dào thương Có phải rằng đây là chốn cũ Ta về tìm gặp ở Viên Quang Lam ơi! Có phải tình trong gió Để gió mang hương bay bốn phương Mai về nghe gió xin hãy nhớ Lời hẹn gặp nhau sẽ có ngày” Kính thưa Chơn linh chị Tâm Chánh, có những cái chết nẩy mầm cho sự sống. Từ khi chị ra đi về thế giới an lành, ngành Nữ nói riêng và GĐPT VN nói chung đã trải qua nhiều phong ba bão táp từ bên trong lẫn bên ngoài, nhưng ngành Nữ chúng em dù trong hoàn cảnh nào trước bao khó khăn nghiệt ngã của đời thường vẫn cố gắng vươn lên, thực hiện tâm nguyện của Chị là ngành Nữ phải tự lập, phải sinh hoạt riêng biệt để duy trì và phát triển tổ chức. Chúng em đã thực hiện được phần nào ước nguyện của Chị. Cuộc đời Chị là tấm gương sáng ngời chiếu rọi tâm hồn chúng em, là biểu tượng cao đẹp của ngành Nữ GĐPT.VN. Mỗi khi gặp chướng ngại muốn chùn bước thì hình ảnh đoan trang nhưng cương nghị, quả cảm của Chị đã thôi thúc chúng em tinh tấn đứng lên bước tới. Chúng em nguyện tiếp nối sự nghiệp Chị để lại, chăm lo vun đắp cho ngôi nhà Lam, nhất là ngành Nữ ngày càng vững mạnh, vươn lên với nếp sống tự lập. Đây là niềm ước vọng của Chị, mong muốn đàn em được trưởng thành. Xin Chị hãy hộ trì chúng em chân cứng đá mềm để vượt qua thác ghềnh sóng gió và đủ nghị lực để chịu đựng thử thách, gian nguy trên bước đường phụng sự chánh pháp và lý tưởng áo Lam theo bước chân Chị với tâm nguyện: “Thước Ca la tâm vô động chuyển”. Diệu
  • 40.
  • 41. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 41AoLam.Org NGÀNH NỮ Sinh hoạt
  • 42. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam42 AoLam.Org Dự Hiệp kỵ 7.3 Âl lần đầu tại Già Lam - 1998 Chị Phó Ban cùng phái đoàn thăm trại Hạnh GĐ Chị Phó Ban cùng một số chị ở BHD Trung ương và các tỉnh thăm lại Đài Lục Hòa- Trại trường GĐPT Việt Nam
  • 43. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 43AoLam.OrgĐPT Hội thảo ngành Nữ GĐPT Việt Nam - Năm 2005 tại chùa Thanh Trì - Long Thành, Đồng Nai. HTr Nữ dự hội thảo ngành Đồng - 2005 tại Vĩnh Minh thiền viện, Lâm Đồng
  • 44. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam44 AoLam.Org I/. LỜI MỞ ĐẦU: Sinh hoạt riêng ngành Nam- Nữ, đó là định hướng mà chị cả Tâm Chánh đã đề xuất và được Đại Hội huynh trưởng GĐPT toàn quốc vào năm 1964 biểu quyết thông qua. Vì sao cần sinh hoạt riêng ngành, nôi dung này huynh trưởng học trại cấp II Huyền Trang được hướng dẫn khá kỹ nhưng trên thực tế, nhiều địa phương vẫn chưa vận dụng được tốt. Cùng bước đi với Tổ chức, ngành Nữ GĐPT Việt Nam tại Quốc nội đã dần tạo nên nếp sinh hoạt ngành. Mặc dầu chỉ là một chấm son nhỏ trong sơ đồ hoạt động của GĐPT Việt Nam. Trong Kỷ yếu ngành Nữ số đầu tiên, phát hành đầu năm 2000, kỷ niệm mười năm ngày mất của chị cả Tâm Chánh, chị Diệu Thuận đã giới thiệu về chặng đường hình thành và phát triển của ngành Nữ GĐPT/ VN đến năm 1999. Nay trong Kỷ yếu này, xin được viết tiếp quá trình hoạt đông của ngành Nữ từ sự quán xuyến của chị Phó Trưởng ban ngành Nữ BHD Trung ương GĐPT/ VN kể từ năm 2000 đến nay (cuối 2011) II/. QUÁ TRÌNH SINH HOẠT TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY (cuối 2011) NHÂN SỰ TRONG BHD TRUNG ƯƠNG: (Nhiệm kỳ 2008 - 2012) Phó TB ngành Nữ : HTr cấp Tấn Diệu Lãng Nguyện Thị Nguyệt Phó Tổng Thư Ký : HTr cấp Tấn Diệu Thuận Phạm Thị Xuân Hòa Thủ Quỹ : HTr cấp Tấn Tâm Hảo Tôn Nữ Ngọc Lan PT Thủ quỹ : HTr cấp Tấn Diệu Quang Cao Thị Liên Minh (kiêm) Ủy viên Nữ Phật Tử : HTr cấp Tấn Nguyên Hoa Nguyễn Thị Khánh Ủy viên Thiếu Nữ : HTr cấp Tấn Tâm Tăng Trần Thị Kim Cúc Ủy viên Nữ Oanh Vũ : HTr cấp Tấn Diệu Quang Cao Thị Liên Minh Ủy viên Xã Hội : HTr cấp Tấn Diệu Phương Cao Thị Thiên Hương Ủy viên Doanh Tế : HTr cấp Tấn Diệu Hạnh Đỗ Thị An PT Ủy viên Nữ PT : HTr cấp Tấn Tâm Mậu Lê Thị Chi PT Ủy viên Thiếu Nữ : HTr cấp Tấn Quảng Hoa Phan Thị Hồng Liên PT Ủy viên Nữ OV : HTr cấp Tấn Diệu Quỳnh Dương Thị Mai PT Ủy viên Xã Hội : HTr cấp Tấn Đức Trang Nguyễn Thị Bình Nguyên PT Ủy viên Doanh Tế : HTr cấp Tấn Nguyên Phương Vũ Thị Lan PT Ủy viên Văn Nghệ : HTr cấp Tấn Diệu Tri Hoàng Thị Khánh Linh SỐ LƯỢNG: Huynh trưởng : 2.517 Đoàn sinh : 16.292 SINH HOẠT CỦA NGÀNH NỮ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
  • 45. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 45AoLam.Org A. HUYNH TRƯỞNG: STT ĐƠN VỊ BHD/ TỈNH SỐ LƯỢNG/ GT/LDT CẤP TẤN CẤP TÍN CẤP TẬP TẬP SỰ A. MIỀN VẠN HẠNH 1 Thừa Thiên 144/ 02/ 25 03 13 23 105 2 Đà Nẵng 3 Quảng Nam 1 109/ 00/ 24 00 04 44 61 4 Quảng Nam 2 30/ 02/ 08 01 05 22 02 5 Quảng Ngãi 30/ 00/ 02 00 09 04 17 B MIỀN LIỄU QUÁN 6 Bình Định 108/ 01/ 27 02 05 24 77 7 Phú Yên 11 8 Khánh Hoà 234/ 05/ 05 04 32 64 134 9 Cam Ranh 120/04/ 19 03 19 31 67 10 Ninh Thuận 121/ 00/ 14 02 26 30 63 C MIỀN KHUÔNG VIỆT 11 Gia Lai 171/ 00/ 20 00 01 82 88 12 Đak Lak 358/ 00/ 32 02 14 75 267 13 Kon Tum 40/ 00/ 07 00 03 13 24 14 Lâm Đồng 130/ 02/ 23 03 26 25 76 D MIỀN KHÁNH HÒA 15 Bà Rịa- V.Tàu 162/ 01/ 25 01 07 35 119 16 Bình Thuận 193/ 03/32 01 12 32 148 17 Bình Phước 105/ 00/14 01 05 19 80 18 Đồng Nai 168/ 02/38 02 15 27 124 E MIỀN QUẢNG ĐỨC 19 Gia Định 178/05/14 09 17 55 97 20 Quảng Đức 39/ 04/ 07 04 05 20 10 G MIỀN HUỆ QUANG MIỀN KHÁNH ANH 21 MIỀN TÂY NAM PHẦN 66/ 07/ 07 00 04 09 53 CỘNG 2517/ 38/343 38 217 634 1628
  • 46. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam46 AoLam.Org B. ĐOÀN SINH: STT ĐƠN VỊ BHD/ TỈNH SL N.Thanh N.Thiếu N.Đồng Sen Non A. MIỀN VẠN HẠNH 1 Thừa Thiên 1132 74 382 676 00 2 Đà Nẵng 3 Quảng Nam 1 934 186 401 331 16 4 Quảng Nam 2 425 40 180 25 00 5 Quảng Ngãi 131 05 50 68 08 B MIỀN LIỄU QUÁN 6 Bình Định 840 38 348 454 00 7 Phú Yên 13 8 Khánh Hoà 1386 30 585 716 55 9 Cam Ranh 587 00 233 291 63 10 Ninh Thuận 889 21 392 429 47 C MIỀN KHUÔNG VIỆT 11 Gia Lai 872 94 332 446 00 12 Đak Lak 2753 260 1124 1351 18 13 Kon Tum 190 00 80 110 00 14 Lâm Đồng 764 239 270 255 00 D MIỀN KHÁNH HÒA 15 Bà Rịa- V.Tàu 914 120 420 190 184 16 Bình Thuận 1806 159 598 1009 40 17 Bình Phước 390 55 119 216 00 18 Đồng Nai 1242 29 534 671 08 E MIỀN QUẢNG ĐỨC 19 Gia Định 1002 191 319 433 59 20 Quảng Đức 224 00 100 124 00 G MIỀN HUỆ QUANG MIỀN KHÁNH ANH 21 MIỀN TÂY NAM PHẦN 452 71 160 206 15 CỘNG 16946 1612 6627 8194 513
  • 47. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 47AoLam.Org HOẠT ĐỘNG: a. Hàng năm, chị Phó Trưởng Ban đều phân công các thành viên đi dự trại Hạnh do các đia phương mời, cụ thể như Khánh Hòa, Cam Ranh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Gia Định, Lâm Đồng. Ngày Hạnh của các BHD Tỉnh được đăng ký cố định như sau: - Ngày vía Đản sanh 19/2 gồm có: 3 đơn vị BHD BHD Gia Định, BHD Bình Thuận, BHD Quảng Tín. - Ngày vía Thành Đạo 19/6 gồm có: 9 đơn vị BHD BHD Thừa Thiên, Ban Đại Diện Quãng Ngãi, BHD Ninh Thuận , BHD Khánh Hòa, BHD Cam Ranh, BHD Bình Phước, BHD Đồng Nai, BHD Bà Rịa Vũng Tàu, Ban điều hợp Miền Tây Nam Phần - Ngày vía Xuất gia 19/9 gồm có: 3 đơn vị BHD BHD Daklak. BHD Lâm Đồng, BHD Quảng Đức. Các tỉnh đã đăng ký ngày đều tổ chức ngày Hạnh thường xuyên hằng năm (Quảng Đức), 2 năm 1 lần (Gia Định, Bình Thuận, Bà Ria- Vũng Tàu…), 3 năm 1 lần (Ninh Thuận)… b. Năm 2005, Ngành Nữ đã tổ chức 2 ngày Hội thảo huynh trưởng ngành Nữ tại Long Thành - Đồng Nai vào giữa tháng 6 (Đối tượng: toàn thể HTr cấp Tấn và 3 HTr đại diện cho ngành Nữ từng tỉnh). Dù phải đổi địa điểm, vận dụng phương án 3 nhưng phái đoàn của các nơi đều về gần đủ. c. Năm 2009, Ngành Nữ tổ chức 3 trại Bồi Dưỡng Liên Đoàn Trưởng Nữ liên tiếp trong 3 tháng 6, 7, 8 với tổng số tham dự là 357 trại sinh. Tại miền Khánh Hòa, địa điểm trại là chùa Long Thọ - Long Khánh, Đồng Nai trong 2 ngày 20, 21/ 6/ 2009. Tại miền Liễu Quán, Khuông Việt, địa điểm trại là chùa Phước Thạnh - Ninh Thuận trong 2 ngày 18,19/7/2009. Tại miền Vạn Hạnh, địa điểm trại là chùa Phước Duyên - Huế trong 2 ngày 22, 23/ 8/ 2009. Tân dụng trọn vẹn thời gian 02 ngày trại, ngoài việc sách tấn tinh thần, trao truyền kinh nghiệm, các chị được dành cho khá nhiều thời gian thực tập các chuyên năng trong Hoạt động thanh niên. Cũng trong năm này, được sự phát tâm chăm lo của anh chị Quốc Hưng (Hoa Kỳ), ngành Nữ đã phân phát về cho tất cả huynh trưởng nữ của 27 tỉnh thành trực thuộc tổng cộng 2.568 bộ đoàn phục và hổ trợ tiền công may cho 234 huynh trưởng của 19 tỉnh có khó khăn . d. Năm 2010 và 2011, học tập tinh thần trại Bồi Dưỡng của ngành Nữ, Ủy viên Oanh Vũ Nữ kết hợp với Ủy viên Oanh vũ Nam tổ chức trại Bồi Dưỡng cho huynh trưởng ngành Đồng của tỉnh Ninh Thuận, Miền Quảng Đức, Miền Khánh Hòa và miền Tây Nam Phần với số trại sinh gần 200 HTr nữ/ 300 trại sinh. e. Nhân dịp ngành Nữ các nơi về dự Hiệp Kỵ 7/3 Tân Mão (2011), chị Phó TB ngành Nữ đã triệu tập một phiên họp thống nhất một số nội dung sau: - Thống nhất Đồng phục của Ngành Nữ khi đi sinh hoạt và đi Trại - Đồng phục của Ngành Nữ khi đi sinh hoạt hằng tuần vào ngày Chủ nhật là: Áo dài Lam, quần trắng . - Đồng phục của Ngành Nữ khi đi Trại huấn luyện, Trại truyền thống là: Đoàn phục theo quy định, có thể thêm trại phục (áo Lam như nam nhưng tay dài và quần tây xanh) Chú ý: khi đi Trại 24 tiếng trở lên: trong giờ chỉ tịnh vẫn mặc Trại phục
  • 48. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam48 AoLam.Org - Thống nhất tên gọi Trại Hạnh của Ngành Nữ các BHD Tỉnh - Nhằm tưởng nhớ đến Cố HTr Cấp Dũng Tâm Chánh – Hoàng Thị Kim Cúc, Phó Trưởng Ban Ngành Nữ BHD Trung ương GĐPT Việt Nam, về sự sinh hoạt riêng biệt của Ngành Nữ (được chị khởi xướng kể từ Đại hội Huynh trưởng toàn quốc năm 1964 là tiền đề cho Đại hội Ngành nữ được tổ chức tại Nha Trang vào năm 1969), thống nhất tên gọi Trại Hạnh truyền thống của Ngành Nữ do các BHD tỉnh thị tổ chức mang tên: TÂM CHÁNH - Tiếng reo là: SÁNG - Thời gian tổ chức Trại Hạnh của Ngành Nữ do các BHD Tỉnh thị tổ chức được chọn 01 trong 03 ngày Vía Quán Thế Âm Bồ Tát trong năm: 19/2, 19/6, 19/9 - Thực hiện kỷ yếu ngành Nữ nhân 22 năm Húy nhựt của chị Tâm Chánh - Nhằm tri ân Người Chị Cả Tâm Chánh - Hoàng Thị Kim Cúc đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp Áo Lam nói chung và sự phát triển của Ngành Nữ GĐPT Việt Nam nói riêng, toàn thể chị em đại diện các BHD hiện diện thống nhất thực hiện kỷ yếu nhân Húy kỵ 22 năm của chị. Kỷ yếu được thực hiện cụ thể như sau: Chịu trách nhiệm chính: - Chị Diệu Lãng - Nguyễn Thị Nguyệt; - Chị Tâm - Minh Vương Thúy Nga; - Chị Diệu Quang - Cao Thị Liên Minh. Các đơn vị BHD Tỉnh thực hiện gửi bài viết về cho chị Minh hạn chót là cuối tháng 07/2011 Bài bắt buộc: - 01 Báo cáo về tình hình sinh hoạt hiện tại của Ngành Nữ tại địa phương - 01 bài viết về quá trình sinh hoạt của Ngành Nữ - 01 hình ảnh về Ngành Nữ của đơn BHD Tỉnh Bài tự do: - Cảm nghĩ về chị Tâm Chánh, về các chị đã có những đóng góp tích cực cho sinh hoạt ngành Nữ GĐPT - Sinh hoạt ngành Nữ g. Trong 2 ngày 16, 17/ 7/ 2011, Ủy viên Nữ Phật Tử và Ủy viên Thiếu Nữ đã kết hợp tổ chức tại chùa Pháp Hải - Ninh Thuận Trại Bồi Dưỡng Huynh trưởng cầm đoàn Thanh - Thiếu Nữ trong 2 miền Khuông Việt và Liễu Quán. Có 7 nơi gửi huynh trưởng tham dự gồm: Dak Lak, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Định, Khánh Hòa, Cam Ranh, Ninh Thuận với tổng số 154 thành viên. III/. PHƯƠNG HƯỚNG SẮP TỚI: 1. Tiếp tục tổ chức tại các miền còn lại Trại Bồi Dưỡng huynh trưởng cầm đoàn Thanh- Thiếu Nữ, hỗ trợ cho ngành Đồng tổ chức Trại Bồi Dưỡng Huynh Trưởng cầm đoàn tại các miền chưa tổ chức. 2. Thăm viếng ngành Nữ các nơi, kể cả những địa phương chưa tổ chức được ngày truyền thống Hạnh.
  • 49. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 49AoLam.Org III/. LỜI KẾT: Đâu chẳng có khó khăn - nào phải ít chướng ngại, nhưng ngành Nữ vẫn đang cố gắng bước tới với sự trang bị cho ngành những nhân tố tích cực với Bồ đề tâm kiên cố qua sự tu tập tinh tấn và dõng mãnh. Thế mạnh, ta phát huy. Điểm yếu, ta bồi dưỡng. Chúng ta cùng thương yêu, sách tấn nhau trên bước đường phục vụ lý tưởng- tức là góp phần phụng sự đạo pháp vậy. Đường còn dài- còn lắm chông gai. Nào, chúng ta cùng vững chân bước tới! Ngành Nữ BHD GĐPT Việt Nam. Sau hội thảo Huynh trưởng Ngành Nữ GĐPT VN - tháng 6.2005 tại chùa Thanh Trì, các HTr về thăm Chư Tôn Đức trong Hội Đồng Cố Vấn Giáo Hạnh GĐPT VN tại Tu viện Quảng Hương - Già Lam. Các Chị đang lắng nghe lời pháp nhủ của HT Thượng Thủ.
  • 50. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam50 AoLam.Org Giờ lễ Phật trong trại Bồi dưỡng LĐT Nữ - GĐPT VN tại Ninh Thuận - 2009 Chụp hình lưu niệm sau giờ khai mạc trại... Trại Bồi Dưỡng Htr cầm đoàn Thanh - Thiếu Nữ miền Liễu Quán, Khuông Việt - 2011
  • 51. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam 51AoLam.Org
  • 52. Kỷ yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam52 AoLam.Org SINH HOẠT NGÀNH NỮ Ở TỪNG ĐỊA PHƯƠNG I/.MIỀN VẠN HẠNH: 1.SINH HOẠT NGÀNH NỮ BHD GĐPT THỪA THIÊN Về nhân sự, hiện tại G.Đ.P.T Thừa Thiên có 135 huynh trưởng (HT), trong đó: 03 HT cấp Tấn, 20 HT cấp Tín và 28 HT cấp Tập; đã qua các trại huấn luyện: Lộc Uyển: 65 HTr A Dục: 44 HTr Huyền Trang: 10 HTr Vạn Hạnh: 02 HTr Bậc Kiên: 59 HTr Bậc Trì: 35 HTr Bậc Định: 31 HTr Bậc Lực: 10 HTr Có 1649 đoàn sinh, trong đó: - 1070 Oanh vũ nữ - 483 Thiếu nữ - 96 nữ Phật tử Phó TB ngành Nữ GĐPT TT : HT cấp Tấn Nguyên Phán - Bùi Thị Tuyết Thủ quỹ ban hướng dẫn : HT cấp Tín Tâm Ý - Võ Thị Kim Phụng Ủy viên nữ Phật tử : HT cấp Tấn Nguyên Hoan - Lê Thị Kim Quy Ủy viên thiếu nữ : HT cấp Tín Nguyên Kiệm - Lê Thị Phương Ủy viên nữ oanh vũ : HT cấp Tín Nguyên Song - Trương Thị Duyên Phụ tá ủy viên nữ Phật tử : HT cấp Tín Tâm Ý - Võ Thị Kim Phụng (kiêm) Phụ tá oanh vũ nữ : HT cấp Tín Nguyên Thanh - Lê Thị Đông Hà Về mặt sinh hoạt, trong thời gian qua, ngành Nữ GÐPT Thừa Thiên gặp tương đối nhiều khó khăn. Phần đông các chị em đều bận rộn công việc gia đình. Nhiều đơn vị ở xa đến 50, 60 cây số, nên mỗi lần sinh hoạt ngành Nữ rất khó khăn về phương tiện đi lại. Tuy nhiên, các chị em rất nhiệt tình và đạo tâm nên đã vượt qua được phần nào khó khăn, chướng ngại. Các chị em đã tham gia đều đặn các ngày tu học do BHD Thừa Thiên tổ chức, đồng thời tham gia các hoạt động khác như: - Tham dự hội Hiếu của ngành Đồng (chung). - Các trại huấn luyện (trong Ban quản trại). - Trại Dũng truyền thống. - Tham gia tổ chức cuộc thi Tiếng hát Oanh lam tại miền Vạn Hạnh. - Tham gia hội thi vẽ tranh, kể chuyện và Tiếng hát Oanh lam miền Vạn Hạnh do ngành Đồng tổ chức - Dự lễ hiệp kỵ BHD G.Ð.P.T Thừa Thiên tổ chức - Tham gia lễ hiệp kỵ ngày 07/03/âm lịch do BHD TƯ - GÐPT VN