SlideShare a Scribd company logo
1 of 125
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN TRỌNG TRÍ
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC
Ở ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN TRỌNG TRÍ
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC
Ở ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH:XÂYDỰNG ĐẢNG VÀCHÍNHQUYỀN NHÀNƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 02 03
NGƯỜIHƯỚNGDẪNKHOA HỌC:PGS.TSNGUYỄNPHƯƠNGĐÔNG
HÀ NỘI - 2014
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Ban Bí thư BBT
Ban Chấp hành Trung ương BCHTW
Bộ Chính trị BCT
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Công tác Đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT
Giáo dục - đào tạo GD-ĐT
Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu NLLĐ, SCĐ
Nghiên cứu khoa học NCKH
Quân đội nhân dân QĐND
Quân đội Hoàng gia QĐHG
Quân ủy Trung ương QUTW
Sĩ quan kỹ thuật SQKT
Tập trung dân chủ TTDC
Tổ chức cơ sở đảng TCCSĐ
Trong sạch vững mạnh TSVM
Vững mạnh toàn diện VMTD
Ủy ban kiểm tra Trung ương UBKTTW
Ủy ban kiểm tra UBKT
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ
SỞ ĐẢNG Ở TRƯỜNGĐẠIHỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA 11
1.1 Những vấn đề cơ bản về sự lãnh đạo và tăng cường sự
lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học
Trần Đại Nghĩa 11
1.2 Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm tăng cường sự
lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần
Đại Nghĩa
36
Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢIPHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ
SỞ ĐẢNG Ở TRƯỜNG ĐẠIHỌC TRẦN ĐẠINGHĨA
HIỆN NAY
50
2.1 Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu tăng cường sự
lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở TrườngĐạihọc TrầnĐại
Nghĩa hiện nay
50
2.2 Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tổ
chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay
58
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 96
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự vững mạnh của
Đảng, là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; đồng
thời, cũng là nơi kiểm nghiệm và góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát
triển, thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. TCCSĐ cũng
là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động chủ yếu của công tác xây dựng Đảng, như
kết nạp, quản lý, phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá đảng viên; nơi đảng viên
thường xuyên thực hành các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng. TCCSĐ còn là
cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân, là một khâu trọng yếu để duy trì mối
liên hệ của Đảng với nhân dân. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, được Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua, chỉ rõ: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở,
đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” [12, tr.35].
ĐảngCộngsảnViệt Nam thực hiện sựlãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt đốivớiQĐNDViệt Nam nhằm xây dựngquânđộivững mạnh về chínhtrị, tư
tưởngvà tổ chức. ĐảngbộQuânđội là một bộ phận của toàn Đảng, đặt dưới sự
lãnh đạo củaBCHTW, màtrực tiếp và thường xuyên là BCT, BBT. Sự lãnh đạo
củaĐảngbộ Quânđộicó ýnghĩaquyếtđịnh đến hiệu lực lãnh đạo của Đảng đối
vớiquânđộivà nâng cao sức mạnhchiếnđấucủaquânđội. Thực tiễn70 năm xây
dựng, chiếnđấuvà trưởngthành củaQĐNDViệt Nam đã chứngminh: chấtlượng
tổnghợp và sức mạnhchiếnđấucủaquânđộiphụthuộc trước hếtvào kếtquả xây
dựng Đảng bộ Quân đội, đặc biệt là chăm lo xây dựng, không ngừng nâng cao
NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ.
Nằm trong hệ thống nhà trường quân đội và hệ thống giáo dục quốc dân,
Trường Đại học Trần Đại Nghĩa là trung tâm đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên
môn kỹ thuật đa cấp, đa ngành cho quân đội; đào tạo giúp bạn Lào, Campuchia và
tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Để đảm bảo
cho Nhà trường hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội
4
giao cho, trước hết phải thường xuyên nâng cao NLLĐ, SCĐ của Đảng bộ Nhà
trường, trong đó phải hết sức coi trọng chăm lo xây dựng các TCCSĐ trong sạch
vững mạnh, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ.
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, trong những năm qua Thường vụ, Đảng ủy
Nhà trường đã quan tâm củng cố, xây dựng các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Nhà trường
TSVM, phát huy tốt vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, trên thực tế, trước sự phát triển của
tình hình, nhiệm vụ chính trị của Nhà trường và công tác xây dựng Đảng, sự lãnh
đạo của một số TCCSĐ có mặt, có nội dung chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu đổi
mới, nâng cao chất lượng GD-ĐT, NCKH; chất lượng các khâu, các bước trong
quy trình lãnh đạo, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ đối với cơ quan, đơn vị cơ sở
trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm còn có những hạn chế, bất cập.
Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đào tạo nhân lực
khoa học kỹ thuật quân sự, nhân lực CNH, HĐH, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn
diện GD-ĐT và xây dựng chỉnh đốn Đảng, vấn đề “Tăng cường sự lãnh đạo của
các tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay” càng đặt ra
cấp thiết. Do đó, tác giả đã xác định, lựa chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo QĐND Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về
mọi mặt là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội, nhân tố hàng đầu quyết
định bản chất cách mạng, sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội. Giữ
vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; xây dựng các TCCSĐ
trong quân đội TSVM, không ngừng nâng cao NLLĐ, SCĐ luôn có ý nghĩa lý luận,
thực tiễn sâu sắc. Vì vậy, vấn đề này luôn được sự quan tâm, nghiên cứu của các
cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, những nhà khoa học trong và ngoài quân đội.
Do đó, đã có rất nhiều công trình khoa học, bài viết đề cập ở nhiều cấp độ, góc độ
khác nhau về xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh; nâng cao NLLĐ, SCĐ của
TCCSĐ;tăng cường sựlãnh đạo của TCCSĐ, tiêu biểu như:
5
* Nhóm các công trình khoa học, bài viếtnghiên cứu vềxâydựng TCCSĐ:
“XâydựngTCCSĐtrongsạchvững mạnh ở Học viện Quốc phòng hiện
nay”, Lê Văn Chinh, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị
quân sự, 2001. Tác giả tập trung luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về xây
dựngTCCSĐ;thựctrạngxâydựngTCCSĐở Học việnQuốc phòng. Trên cơ sở
đó, đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản: Thường xuyên kiện toàn
cấp ủy, khôngngừngnâng cao phẩmchất, nănglực cho độingũcấp ủyviên, trước
hết là đội ngũ bí thư. Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, phát huy dân chủ đẩy
mạnh tự phê bình và phê bình ở TCCSĐ. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội
ngũ đảng viên. Kết hợp chặt chẽ xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh với xây
dựng cơ quan, khoa VMTD; giữa sự nỗ lực chủ quan của cơ sở với hướng dẫn giúp
đỡ của cấp trên.
“Xây dựng cấp ủy cơ quan TSVM ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay”,
Cao Thanh Mậu, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự,
2001. Tác giả đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, thực trạng xây
dựng cấp ủy cơ quan ở Học viện Chính trị quân sự. Qua đó, đề xuất một số giải
pháp: Thường xuyên củng cố, kiện toàn cấp ủy, trong đó hết sức coi trọng về chất
lượng. Thực hiện tốt việc bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực
toàn diện cho cấp ủy viên, nhất là đội ngũ bí thư. Triệt để chấp hành nguyên tắc
TTDC, hoàn thiện và thực hiện tốt quy chế làm việc, nâng cao chất lượng sinh hoạt
và đổi mới phong cách lãnh đạo của cấp ủy. Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình,
tăng cường đoàn kết thống nhất trong cấp ủy. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, giúp đỡ của cấp trên và phát huy trách nhiệm của
toàn cơ quan trong xây dựng cấp ủy.
“Đổimớiphongcách lãnh đạo của cấp ủy cơ sở ở Đảng bộ Trường Sĩ
quan Lục quân 2 hiện nay”, Nguyễn Văn Thắng, Luận văn Thạc sĩ khoa học
chính trị, Học viện Chính trị, 2011. Tác giả tập trung luận giải những vấn đề cơ
bảnvề phongcáchlãnhđạo, đổimớiphongcáchlãnhđạo củacấp uỷ cơ sở; thực
6
trạng và kinh nghiệm đổimới phongcách lãnh đạo của cấp uỷ cơ sở ở Đảng bộ
TrườngSĩ quanLục quân2. Đềxuấtcác giảipháp:Tạo chuyểnbiếnvề nhận thức
củachủthể, lực lượng đổimới phongcáchlãnhđạo củacấp uỷcơ sở. Bồi dưỡng,
rèn luyện nâng cao phẩmchất, nănglực, phương pháp công tác cho đội ngũ cấp
uỷ viên cơ sở. Cấpuỷcơ sở thực hiệnđúngcác nguyên tắc tổ chức và hoạt động
củaĐảng. Bổ sung, hoànthiệnvà thực hiện tốtquychế;nâng cao chất lượng sinh
hoạtcủa cấp uỷ cơ sở. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong đổi mới phong cách
lãnh đạo của cấp uỷ cơ sở.
* Nhóm các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu về nâng cao NLLĐ,
SCĐ của TCCSĐ:
“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳmới”
của tập thể tác giả: GS, TS Nguyễn Phú Trọng; PGS, TS Tô Huy Rứa; PGS, TS
Trần Khắc Việt (đồng chủ biên), Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 2004. Cuốn sách đề
cập một cách khái quát, có hệ thống những vấn đề cơ bản về Đảng cầm quyền, tình
hình đổi mới, chỉnh đốn Đảng những năm qua. Trong những nội dung chủ yếu của
cuốn sách, các tác giả đã dành một phần quan trọng để luận giải về chất lượng các
TCCSĐ. Từ sự phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề cơ bản về xây
dựng Đảng nói chung, TCCSĐ nói riêng, đề xuất những phương hướng, giải pháp
cấp bách đểnâng cao NLLĐ, SCĐ của Đảng trong thời kỳ mới.
“Nângcaonănglựclãnhđạovà sức chiến đấu của TCCSĐ ở các trung
đoàn khôngquânchiếnđấuhiệnnay”, CaoXuân Thưởng, Luận án Tiến sĩ khoa
học chínhtrị, Học việnChínhtrịquânsự, 2000. Đốitượng, phạmvi nghiên cứu là
TCCSĐở các trungđoànkhôngquânchiếnđấuthuộc QuânchủngPhòngkhông-
KhôngquânViệt Nam. Tác giảđã đisâunghiên cứuvà có những đóng góp mới,
làm rõ thêm nhiều vấn đềvề NLLĐ, SCĐ củaTCCSĐ; phân tích, đánh giá đúng
thực trạng, nguyênnhân, yêu cầunâng cao NLLĐ, SCĐcủaTCCSĐ ở các trung
đoàn không quân chiến đấu. Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ ở các trung đoàn không quân chiến đấu hiện nay.
7
“NângcaoNLLĐ, SCĐcủaTCCSĐđồn biên phòng tuyến biên giới đất
liền ViệtNamtrong thời kỳ mới”, Hoàng Văn Đồng, Luận án Tiến sĩ khoa học
chínhtrị, Học viện CTQGHồ ChíMinh, Hà Nội, 2005. Tác giả đã tập trung làm
rõ chức năng, nhiệm vụ và đặc điểmhoạtđộngcủacác đồnbiênphòng; đặc điểm
tổ chức, cơchế lãnh đạo, vai trò, chức năng, nhiệm vụ; thực trạng NLLĐ, SCĐ
củaTCCSĐở các đồnbiênphòngtuyến biên giới đất liền Việt Nam. Qua đó, đề
xuất được những giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm góp phần xây dựng và
khôngngừng nâng cao NLLĐ, SCĐ củaTCCSĐđồn biên phòng tuyến biên giới
đất liền của nước ta trong thời kỳ mới.
* Nhóm các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu về tăng cường sự
lãnhđạocủa TCCSĐ:
“Xâydựngchỉnhđốn Đảngmộtsốvấn đề lý luận và thực tiễn”, của GS,
TS NguyễnPhúTrọng, Nhàxuất bảnCTQG,HàNội, 2012. Cuốnsáchlàtập hợp
các bài viết của tác giả trên những nội dung cơ bản, bao gồm: Một số vấn đề
chung về Đảng và công tác xây dựng Đảng; Xây dựng Đảng về chính trị, tư
tưởng;Xây dựngĐảngvề tổ chức, cánbộ;Rènluyệnđạo đức, lốisống. Nội dung
cuốnsáchđãđềcậpnhiềuvấn đề hết sức phong phú, có giá trị cao về lý luận và
thực tiễn, đúc kếtnhữngbàihọc, kếtluận quantrọngvề côngtác xây dựng Đảng,
nhằm xây dựngĐảngta ngày càngtrongsạch, vững mạnh, lãnh đạo đất nước và
nhân dân ta thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.
“Mộtsốvấn đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội
trong thờikỳmới”,Nhàxuất bản QĐND, Hà Nội, 2003. Cuốn sách tập hợp bài
viết củanhiều tác giả, trongđó tập trungphântích,làm sángtỏ thêm cơ sở lý luận,
thực tiễn những vấn đềcơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo
QĐNDViệt Nam. Đồngthời, làm rõ những đặc điểm, tác độngđếnquátrình tăng
cườngbảnchấtgiai cấp công nhân, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội,
nhất là chiếnlược “diễnbiếnhòabình”, mưutoan“phi chính trị hóa” quân đội ta
củacác thếlực thù địch. Trêncơ sở đó,cáctác giảđề xuất những phương hướng,
8
giải pháp cơ bảnnhằmgiữ vững và tăng cườngsựlãnh đạo củaĐảngđốivớiquân
đội trong giai đoạn mới.
“Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trung, lữ
đoàn thuộc Quân khu 4 hiện nay”, Ngô Xuân Cẩm, Luận văn Thạc sĩ khoa học
chính trị, Học viện Chính trị, 2011. Tác giả đã đi sâu phân tích, luận giải làm rõ
những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn của công tác kiểm tra, giám sát; chỉ rõ
thực trạng với những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra những bài học
kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, giám sát ở các đảng ủy trung, lữ đoàn thuộc
Quân khu 4; xác định rõ các yêu cầu và kiến nghị, đề xuất được những giải pháp
tương đối toàn diện, thiết thực, có tính khả thi để nâng cao chất lượng công tác kiểm
tra, giám sát của các đảng ủy trung, lữ đoàn thuộc Quân khu 4 hiện nay.
Với nhiều góc độ tiếp cận, nghiên cứu khác nhau, những công trình, đề tài
khoa học trên đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn hết sức sâu sắc về sự lãnh
đạo của Đảng; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng và
đối với quân đội; đề xuất các nội dung, giải pháp cơ bản về xây dựng và TCCSĐ
trong sạch vững mạnh, nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ, tăng cường sự lãnh đạo
của TCCSĐ ở một số loại hình cơ quan, đơn vị trong quân đội. Đây là những tư
liệu, tài liệu quý báu để tác giả nghiên cứu kế thừa có chọn lọc trong quá trình thực
hiện đề tài. Tuy nhiên, các công trình trên, chưa có công trình nào trực tiếp nghiên
cứu, luận giải một cách cụ thể, hệ thống, chuyên sâu về vấn đề tăng cường sự lãnh
đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay. Vì vậy, đề tàimà
tác giả đã chọn nghiên cứu không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học, các đề
tài luận văn, luận án đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn xây dựng và
tăng cường sựlãnh đạo củaTCCSĐ;xác định các yêu cầu và đề xuất những giải
pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Đảng bộ Trường Đại
học Trần Đại Nghĩa hiện nay.
9
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề cơ bản lý luận, thực tiễn về sự lãnh đạo và tăng
cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.
- Đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm
tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu để tăng cường sự
lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay.
4. Đốitượng, phạmvi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại
Nghĩa là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
* Phạm vi nghiên cứu
Đềtài tập trung nghiên cứu, khảo sátthực tếhoạtđộnglãnhđạo, chỉđạo và
tổ chức thực hiệnsựlãnh đạo củacác TCCSĐở TrườngĐạihọc TrầnĐại Nghĩa.
Các tưliệu, số liệu điềutra, khảo sátchủyếu từ năm 2008 đếnnăm 2014. Phạm vi
khảo sátở 26 TCCSĐvà18chibộ trực thuộc06Đảngbộ cơ sở của Nhà trường.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứudựatrên hệ thống các quanđiểm, tư tưởng cơ bản
của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
về xây dựng Đảng; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây
dựng QĐND Việt Nam, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, về
CTĐ, CTCT trong quân đội.
* Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn củacôngtác xây dựngĐảng, xây dựng TCCSĐ trong quân đội
nóichung và củaTrườngĐại học TrầnĐại Nghĩa nói riêng; thực tiễn hoạt động
xây dựngvà năng lực lãnh đạo củacác TCCSĐở Nhà trường; các báo cáo tổng
kết CTĐ, CTCT, công tác tổ chức xây dựng đảng, đánh giá chất lượng tổ chức
10
đảng, đảng viên hàng năm củaĐảng ủy Nhà trường và củacác TCCSĐ; kết quả
nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế của tác giả đề tài về công tác xây dựng
TCCSĐ, nâng cao NLLĐ, SCĐ của các TCCSĐ ở Nhà trường.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đề
tài vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành
và liên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng các phương pháp lôgíc - lịch sử,
phân tích- tổng hợp, khảo sát, thống kê, so sánh, điều tra, tổng kết thực tiễn và
phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học
để Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường, cơ quan chính trị và các cấp ủy, TCCSĐ
nghiên cứu, vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức
thực hiện xây dựng tổ chức cơ sở đảng TSVM, tăng cường sự lãnh đạo của
các TCCSĐ ở Nhà trường hiện nay. Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn CTĐ, CTCT trong
các nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Gồm: Phần mở đầu, 02 chương (04 tiết); kết luận; danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
11
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA
1.1. Những vấn đề cơ bản về sự lãnh đạo và tăng cường sự lãnh đạo của
các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần ĐạiNghĩa
1.1.1. Tổ chức cơ sở đảng và sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở
Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
* Khái quát về Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
Trường Đại học Trần Đại Nghĩa (Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự) đóng
quân trên địa bàn Quận Gò Vấp (Tp. Hồ Chí Minh). Tiền thân là Trường Sơ cấp Kỹ
thuật (B.754), được hình thành từ sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng trên cơ
sở tiếp quản mặt bằng Trường Quân cụ, là cơ sở đào tạo nhân viên kỹ thuật quân sự
của chế độ cũ trước đây. Gần 40 năm xây dựng, trưởng thành, Nhà trường đã trải
qua nhiều giai đoạn phát triển, với các tên gọi khác nhau, như: Trường Sơ cấp Kỹ
thuật (10/1975); Trường Hạ Sĩ quan Kỹ thuật (27/5/1978 - hiện nay, ngày 27/5 đã
trở thành Ngày truyền thống của Nhà trường); Trường SQKT Vin-hem Pích
(1981); Trường Cao đẳng Kỹ thuật Vin-hem Pích (1996); Trường Sĩ quan Kỹ thuật
quân sự (2009) và Trường Đại học Trần Đại Nghĩa (2010, Quyết định 2345/QĐ-
TTg, ngày 23/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học
Trần Đại Nghĩa trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự).
Tổ chức biên chế của Nhà trường hiện nay: Ban Giám hiệu và 26 đơn vị
trực thuộc,trongđó có 05 phòng (Đào tạo, Chính trị, Kỹ thuật, Hậu cần, Tham
mưu-hành chính);03ban(Khoahọc quânsự,Tàichính,Khảo thí vàbảo đảmchất
lượng GD-ĐT);12khoa giáo viên (Khoa học cơ bản, Kỹ thuật cơ sở, Quân sự,
KHXH và nhân văn, Tăng-Thiết giáp, Vũ khí, Đạn, Ô tô, Công nghệ thông tin,
Chỉ huy tham mưu kỹ thuật, Tiêu chuẩn Đo lường-chất lượng, Thực hành); 05
Tiểu đoàn quản lý học viên; 01 Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm.
12
Chức năngcủaNhà trường là: Đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật cấp phân
đội, nhân viên chuyên môn kỹ thuật và nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự.
Nhiệm vụ củaNhà trườngđược xác định:Tổ chức đàotạo sĩ quan chỉ huy
kỹ thuật cấp phânđộicótrìnhđộđạihọc;đàotạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật
đacấp, đangànhcho QĐNDViệtNam (ở các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao
đẳng);đào tạo cánbộ, nhânviên chuyên môn kỹ thuật giúp QĐND Lào, QĐHG
Campuchiavàcho quânđộinước ngoàikhiđược giao nhiệm vụ; tham gia nghiên
cứukhoahọc kỹthuật quânsự;đào tạo sĩ quan dự bị; đào tạo nhân lực lao động
kỹ thuật chấtlượng cao phụcvụcho sựnghiệp CNH, HĐHđấtnước (TheoQuyết
định số 2165/QĐ-BQP, ngày 09/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).
Trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà
trực tiếp là QUTW, BQP, TCKT, sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp ủy đảng, chính
quyền, nhân dân địa phương và đơn vị bạn; các thế hệ cán bộ, giáo viên, học viên,
sinh viên, công nhân viên, chiến sỹ của Nhà trường luôn “đoàn kết thống nhất, năng
động sáng tạo, tự lực, tự cường”, không ngừng nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn
để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Gần 40 năm thực hiện nhiệm vụ GD-
ĐT, Nhà trường đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ
kỹ thuật, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội ta (đã bổ sung cho các đơn vị
trong toàn quân trên 16.000 sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên kỹ thuật thuộc nhiều
chuyên ngành, loại hình, bậc đào tạo khác nhau); làm nhiệm vụ quốc tế đào tạo giúp
QĐND Lào và QĐHG Campuchia (gần 3.000 cán bộ, nhân viên kỹ thuật) [47,
tr.435-437]. Nhà trường đã vinh dự được Nhà nước, Quân đội tặng thưởng nhiều
huân chương, huy chương cao quý.
* Các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
Trường Đại học Trần Đại Nghĩa là trung tâm đào tạo cán bộ, nhân viên
chuyên môn kỹ thuật cho quân đội. Để đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của
một cơ sở đào tạo đại học và NCKH, Nhà trường thường xuyên được củng cố, kiện
toàn tổ chức, bộ máy, cơ quan lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện. Đảng bộ Nhà
13
trường và các TCCSĐ trực thuộc được thiết lập theo quy định của Điều lệ Đảng, cơ
chế tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong QĐND Việt Nam, phù hợp với đặc điểm,
chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình cơ quan, đơn vị cơ sở ở Nhà trường.
Quy định số 49-QĐ/TW, ngày 21/11/2011 của BCT (khóa XI) về tổ chức
đảng trong QĐND Việt Nam đã xác định: “Hệ thống tổ chức đảng trong Quân đội
được lập tương ứng với hệ thống tổ chức của Quân đội” [44, tr.7]. Hướng dẫn số
10-HD/BTCTW, ngày 06/3/2012 của Ban Tổ chức Trung ương chỉ rõ: “Việc thành
lập TCCSĐ, đảng bộ bộ phận và chi bộ thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng
và Quy định thi hành Điều lệ Đảng của BCHTW. Căn cứ số lượng đảng viên, cơ
cấu tổ chức và tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị, cấp ủy cấp trên trực tiếp
quyết định thành lập TCCSĐ, đảng bộ bộ phận hoặc chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ
sở” [44, tr.244]. Cụ thể: “Ở học viện, trường sĩ quan, trường đại học, cao đẳng,
trường quân sự quân khu, quân đoàn lập đảng bộ cơ sở ở hệ, tiểu đoàn, phòng,
khoa, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc (nơi có 30 đảng viên trở lên); nơi dưới
30 đảng viên thì lập chi bộ cơ sở” [44, tr.247].
Thực hiện quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn thi hành
Điều lệ Đảng, các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Nhà trường được lập tương ứng với 26
đơn vị cơ sở trực thuộc, đó là các phòng, ban, khoa giáo viên, các tiểu đoàn quản lý
học viên, trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm. Hệ thống tổ chức của Đảng bộ
Nhà trường hiện nay như sau: Đảng ủy Nhà trường là cơ quan lãnh đạo trực thuộc
Đảng ủy TCKT và là cấp trên trực tiếp của 26 TCCSĐ; trong đó có 06 đảng bộ cơ
sở với 18 chi bộ trực thuộc (02 đảng bộ ở khối cơ quan có 06 chi bộ trực thuộc; 04
đảng bộ ở các tiểu đoàn quản lý học viên có 12 chibộ trực thuộc) và 20 chibộ cơ sở
(06 chi bộ khối cơ quan, 12 chi bộ khoa giáo viên, 01 chi bộ tiểu đoàn quản lý học
viên, 01 chi bộ trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm).
Từ các cơ sở căn cứ và cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Các TCCSĐ
trong Đảng bộ Nhà trường là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở
thuộc Đảng bộ Nhà trường, có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản là lãnh đạo mọi
14
mặt hoạt động trong các cơ quan, đơn vị cơ sở (phòng, ban, khoa, tiểu đoàn quản lý
học viên, trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm); nghiên cứu, đề xuất với Đảng
ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị và CTĐ, CTCT của các cơ quan, đơn vị.
Vị trí, vai trò của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần ĐạiNghĩa:
Các TCCSĐlà mộtbộ phậncấuthànhĐảngvà làm nền tảng củaĐảng. Sự
tồntại và pháttriển củaĐảngtrước hếtphụthuộc vào sự tồn tại và phát triển của
các tếbào củaĐảnglà chibộ, đảngbộcơ sở. NềntảngcủaĐảngvững chắc do sự
vững mạnh củacác TCCSĐlập thành, ChủtịchHồ Chí Minh đãkhẳng định:“Chi
bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” [27, tr.210].
CácTCCSĐở Nhà trường là một bộ phận cấu thành hệ thống tổ chức
đảng,là nềntảngcủaĐảngbộNhàtrường,là hạtnhânlãnh đạo chính trị ở các
phòng,bancơquan,cáckhoagiáo viên, các tiểu đoàn quản lý học viên, trung
tâm dạynghềvà giớithiệuviệclàm (sauđâygọitắtlà cáccơ quan,đơnvịcơ sở).
TCCSĐở Nhàtrườngcó đầyđủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
tráchnhiệm theo quyđịnhcủaĐiều lệ Đảngđểlãnh đạo mọi mặt hoạt động, mọi
nhiệm vụ củacơ quan, đơnvịcơ sở, là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với chất
lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị, hoạt động CTĐ, CTCT, chất
lượng xây dựng đơn vị chính quy, VMTD.
TCCSĐ ở Nhà trường là nơi trực tiếp quán triệt thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sáchcủa Đảng,nghịquyết, chỉthị, mệnh lệnh của cấp trên và cácnhiệm
vụ được giao, nhất là trực tiếp quán triệt, tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết, chỉ
thị, mệnh lệnh của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường. Thực tiễn khẳng định, vịtrí,
vai trò đặc biệt quan trọng của TCCSĐ trong triển khaivà hiện thực hóa đường lốicủa
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của tổ chức đảng cấp trên; các
TCCSĐ thường xuyên nắm vững, thực hiện tốt việc cụ thể hoá các nghịquyết, chỉ thị,
mệnh lệnh của cấp trên, kịp thời xác định các chủ trương, biện pháp, kế hoạch của cấp
mình để lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện thắng lợinhiệm vụ chính trị, xây dựng đơn
15
vịVMTD, xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng TSVM về chính trị, tưtưởngvàtổ chức, góp
phần xây dựng Đảng bộ Nhà trường TSVM, Nhà trường VMTD hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụGD-ĐT, NCKH và các nhiệm vụ được giao.
Các TCCSĐ ở Nhà trường cũng là nơi trực tiếp kiểm nghiệm và góp phần
quan trọng vào việc bổ sung, phát triển chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường. Bởi vì,
thông qua thực tiễn hoạt động lãnh đạo của TCCSĐ, các chủ trương, chỉ thị, nghị
quyết của các cấp vừa khẳng định tính đúng đắn, đồng thời cũng bộc lộ cả những
hạn chế, bất cập trước sự vận động của tình hình thực tế, yêu cầu nhiệm vụ, do đó
cần phải được bổ sung, phát triển phù hợp.
TCCSĐ ở Nhà trường là cầu nối, là nơi trực tiếp thực hiện mối liên hệ giữa
Đảng với quần chúng. Điều lệ Đảng (khóa XI) đã chỉ rõ: “Liên hệ mật thiết vớinhân
dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân;
lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước” [12, tr.41]. Các TCCSĐ ở Nhà trường thường xuyên lãnh
đạo, quy tụ, tập hợp toàn thể cán bộ, đảng viên, giáo viên, công nhân viên, học viên,
chiến sĩ trong từng cơ quan, đơn vị thành một khối thống nhất về ý chí, hành động;
quán triệt, chấp hành nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, nhiệm vụ của quân đội, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và cấp mình; trực tiếp
nắm bắt tâm tư, tình cảm, chăm lo bảo đảm lợi ích chính đáng, khơi dậy và phát huy
mọi tiềm năng trí tuệ, sức sáng tạo của đảng viên, quần chúng.
TCCSĐ ở Nhà trường là nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, kết nạp, sàng lọc
đảng viên, quản lý đảng viên. TCCSĐ trực tiếp tác động tới từng đảng viên và giáo
dục, bồi dưỡng, rèn luyện họ trở thành những đảng viên ưu tú. Thông qua các nghị
quyết lãnh đạo, bằng công tác tư tưởng và tổ chức, thông qua duy trì các chế độ, nề
nếp sinh hoạt đảng, phân công nhiệm vụ, tự phê bình và phê bình, thực hiện kiểm
tra, giám sát và chấp hành kỷ luật Đảng để giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên.
Các TCCSĐ trực tiếp lựa chọn, thử thách, bồi dưỡng và kết nạp vào Đảng những
16
quần chúng ưu tú trong giáo viên, học viên, sinh viên, chiến sĩ, công nhân viên của
các cơ quan, đơn vị cơ sở. Đồng thời, có trách nhiệm phát hiện bồi dưỡng, rèn luyện
đội ngũ cán bộ cho Đảng, tham gia đề cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng mà
trực tiếp là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng cấp ủy, TCCSĐ trong
sạch vững mạnh, góp phần xây dựng Đảng bộ Nhà trường TSVM.
Các TCCSĐ ở Nhà trường có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với
toànbộ mọi mặt hoạt độngcủacác cơ quan, đơnvị cơ sở, cũngnhư có tác động,
ảnh hưởng hết sức quantrọngđốivới chấtlượng, hiệu quả hoạtđộnglãnh đạo và
sự vững mạnh của Đảng bộ Nhà trường. Do đó, xây dựng các TCCSĐ trong
sạchvững mạnh, có NLLĐ, SCĐ cao;khôngngừng tăng cường sự lãnh đạo của
TCCSĐđốivới các cơ quan, đơnvị cơ sở đểđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Nhà
trường là vấn đề cơ bản, mang tính cấp thiết cả trước mắt và lâu dài.
Chức năng của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:
Các TCCSĐ ở Nhà trường là nền tảng của Đảng bộ Nhà trường, là hạt nhân
chính trị ở cơ sở, lãnh đạo mọi mặt hoạt động, mọi nhiệm vụ trong các cơ quan, đơn
vị cơ sở. Nghiên cứu đề xuất với Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường những vấn
đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH và hoạt động CTĐ,
CTCT của cơ quan, đơn vị cơ sở.
Nhiệm vụ cụ thể của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:
Quyđịnh số 49-QĐ/TWcủaBCT(khóaXI)chỉ rõ nhiệm vụ của TCCSĐ
trongcác họcviện, nhà trườnglà: “Lãnhđạo thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH
đúngđườnglối, quanđiểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị
quyết, chỉ thịcủacấp trên;đổimớichươngtrình,nộidung, phươngpháp dạy-học
và NCKH;xây dựngđộingũcánbộ khoahọc,độingũgiáo viên; xây dựng cơ sở
vật chất, kỹ thuật, tiềm lực khoa học-công nghệ nhằm hoàn thành mục tiêu, yêu
cầuđào tạo, đápứngyêucầunhiệm vụ xây dựng, huấnluyện, sẵnsàng chiến đấu,
chiến đấucủaquânđộivà phục vụsựnghiệp CNH, HĐH đất nước; lãnh đạo xây
dựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực” [44, tr.29].
17
TCCSĐở TrườngĐạihọc TrầnĐạiNghĩađượclập theo hệ thống tổ chức
biên chế của Nhà trường với nhiều loại hình cơ quan, đơn vị, có đầy đủ chức
năng, nhiệm vụ củaTCCSĐ theoquyđịnhcủaĐiều lệ Đảng (khóaXI). TCCSĐở
cơ quan, đơnvịcơ sở khác nhau thì nhiệm vụ lãnh đạo có những nội dung khác
nhau, nhưng đều tập trung hướng vào thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ
GD-ĐT và NCKH của Nhà trường:
Một là, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ
GD-ĐT và NCKH theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; đổi mới chương trình, nội dung,
phương pháp dạy-học và NCKH; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ giáo
viên; xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD
nhằm hoàn thành mục tiêu, yêu cầu GD-ĐT của Nhà trường, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ xây dựng Quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
TCCSĐ ở các cơ quan: Lãnh đạo cơ quan nghiên cứu, nắm vững nghị
quyết, chỉ thị, mệnhlệnh củacấp trên;nhiệm vụ chính trị của Nhà trường và đơn
vị; thực hiện tốtchức năngtham mưu, đềxuất vớiĐảng uỷ, Ban Giám hiệu những
chủtrương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH, hoạt động
CTĐ, CTCT và xây dựng Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực; chỉ đạo,
hướngdẫncác cơ quan, đơnvịvà tổ chức thực hiện các mặt công tác theo chức
năng, nhiệm vụ; lãnh đạo xây dựng cơ quan VMTD.
TCCSĐởcáckhoa giáo viên: Lãnh đạo đổi mới chương trình, nội dung,
phươngpháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy và NCKH; xây dựng đội
ngũ giáo viên; chấp hànhnghiêm quychếGD-ĐT;hoànthànhtốt nhiệm vụ giảng
dạy và NCKH, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu GD-ĐT và NCKH của Nhà trường.
Lãnh đạo xây dựng khoa giáo viên VMTD.
TCCSĐởcáctiểu đoànquảnlý học viên: Lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm
vụ tổ chức quảnlý, giáo dục, rènluyện học viên, sinh viên; xây dựng đội ngũ cán
bộ quảnlý; xây dựngcác tiểuđoànchínhquy, VMTD đáp ứng tốt mục tiêu, yêu
cầu nhiệm vụ GD-ĐT đào tạo của Nhà trường.
18
Hailà, lãnhđạocôngtácchínhtrịtưtưởng: Lãnh đạo xây dựng cơ quan,
đơnvị cơ sở vữngmạnh về chínhtrị, tưtưởng;mọicánbộ, đảngviên, quầnchúng
có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quanđiểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ
chínhtrịcủaQuân đội, Nhà trường và đơn vị; quán triệt, chấp hành nghiêm nghị
quyết, chỉ thị, mệnhlệnh củacấp trên;tích cựcchủđộng đấu tranh phòng, chống
có hiệu quảvớiâm mưu “diễnbiếnhòabình”củacác thếlực thùđịchvà mọi biểu
hiện nói, viết, làm trái vớiquanđiểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
củaNhà nước, quyđịnhcủaQuânđộivà nghị quyết, chỉthịcủacấp trên;đảmbảo
cơ quan, đơnvịluôn thốngnhất cao vềnhận thức và hành động, sẵnsàng nhận và
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Ba là, lãnhđạoxâydựngtổchứcchỉ huy,tổchứcquầnchúngvà hội đồng
quânnhân:Lãnhđạo xâydựng, củngcố,kiệntoàn hệ thống tổ chức chỉ huy của
phòng, ban,khoagiáo viên và các tiểu đoàn quản lý học viên vững mạnh, không
ngừng nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị đáp
ứng yêu cầunhiệm vụ. Chăm lo bồidưỡng, giáo dục,rènluyện độingũ cán bộ về
mọi mặt, nhất là tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực,
phươngpháp,tác phong công tác đảm bảo hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ
được giao. Xâydựngcác tổ chứcquầnchúngvàhộiđồng quân nhân vững mạnh;
hoạt động có hiệu quả, đúng chức năng, nhiệm vụ.
Bốn là, thực hiện công tác xây dựng đảngbộ, chibộ: Lãnh đạo xây dựng
đảng bộ, chi bộ TSVM; không ngừng nâng cao NLLĐ, SCĐ của tổ chức đảng
và đội ngũ đảng viên. Chấp hành nghiêm nguyên tắc tổ chức, chế độ sinh hoạt
đảng. Làm tốt côngtác giáo dục, rèn luyện, quản lý, phát triển và sàng lọc đảng
viên. Xây dựng cấp ủy TSVM, có NLLĐ, SCĐ cao, đội ngũ cấp ủy viên có đủ
phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; kết hợp chặt chẽ xây dựng cấp
ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì của cơ quan, đơn vị cơ sở. Lãnh đạo
thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đảng viên, tổ chức đảng; phát huy vai
19
trò của các tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân trong công tác xây dựng
đảng bộ, chi bộ.
Năm là,lãnhđạothựchiệnviệchọctập và làm theo tấm gương đạo đức
HồChíMinh:Lãnhđạo tổ chứctốtviệc nghiêncứu, học tập, quán triệt thực hiện
các chỉ thịcủaBCT, QUTW,cáchướngdẫn,kếhoạchcủacấptrên về học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xây dựng và cụ thể hóa tiêu chí về
chuẩnmực đạo đứccủacánbộ,đảngviêntrongcơ quan, đơn vị theo tư tưởng và
tấm gươngđạo đức Hồ ChíMinh đểthực hiện. Kiểm tra, đánhgiá kếtquảhọc tập
và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh của đảng bộ, chi bộ, của đội ngũ
cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị.
Đặc điểm của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:
Thứ nhất, đa số các TCCSĐ ở Nhà trường là TCCSĐ 01 cấp, trong đócómột
số chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc các Đảng bộ cơ sở chưa có cấp ủy. Thực hiện
quy định của Điều lệ Đảng (khóa XI) về TCCSĐ trong QĐND Việt Nam, các
TCCSĐ ở Nhà trường được lập ở các cơ quan, đơn vịcơ sở là các phòng, ban, khoa
giáo viên, các tiểu đoàn quản lý học viên, trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm.
Hầu hết, các TCCSĐ ở Đảng bộ Nhà trường là TCCSĐ 01 cấp (có 20 chibộ cơ sở,
trong đó 02 chibộ cơ sở chưa có cấp ủy, chỉ có bí thư hoặc có bí thư, phó bí thư);có
06 TCCSĐ 02 cấp (06 đảng bộ cơ sở với 18 chi bộ trực thuộc, trong đó 06 chi bộ
chưa có cấp ủy, chỉ có bí thưhoặc bí thư, phó bí thư).
Thứ hai, hoạt động của các TCCSĐ ở Nhà trường thường tập trung, nhiệm
vụ tương đối ổn định. Hoạt động của các cơ quan, đơn vị cơ sở chủ yếu diễn ra
trong phạm vi của Nhà trường, nhiệm vụ chính trị ổn định theo chức năng, chức
trách được giao, ít có sự biến động, thay đổi lớn. Mỗi cơ quan, đơn vịcơ sở có chức
năng, nhiệm vụ khác nhau song đều tập trung hướng vào hoàn thành tốt nhiệm vụ
GD-ĐT, NCKH và xây dựng cơ quan, đơn vị và Nhà trường VMTD. Vì vậy, các
TCCSĐ thường hoạt động tập trung, thống nhất, nhiệm vụ lãnh đạo cơ bản ổn định,
ít có sự thay đổi thường xuyên. Bên cạnh lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở thực hiện
20
nhiệm vụ chính trị trung tâm, các TCCSĐ phải sẵn sàng lãnh đạo các cơ quan, đơn
vị cơ sở thực hiện các nhiệm vụ đột xuất.
Thứ ba, đội ngũ cấp ủy viên của các TCCSĐ ở Nhà trường chủ yếu là cán bộ
kỹ thuật, quân sự, hậu cần, đa số đều là cán bộchủ trìcủa cáccơ quan, đơn vịcơ sở,
có trình độ học vấn cao; cán bộ chính trị là cấp ủy viên có tỷ lệ thấp. Hầu hết các cấp
ủy cơ sở có số lượng cấp ủy viên từ 3 - 5 đồng chí. Độingũ cấp ủy viên ở các phòng,
ban cơ quan, các khoa giáo viên phần lớn là cán bộ kỹ thuật, quân sự, hậu cần, được
đào tạo cơ bản, có bản lĩnh chính trị, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực
thực tiễn tốt. Tính đến hết năm 2013, có 100 % cấp ủy viên trình độ đạihọc, trong đó
49,5 % tiến sĩ, thạc sĩ [phụ lục 2]. Do đặc điểm tổ chức biên chế, yêu cầu nhiệm vụ
nên số cán bộ chính trị là cấp ủy viên chiếm tỷ lệ thấp (chỉ có ở cơ quan chính trị,
khoa khoa học xã hộivà nhân văn, các tiểu đoànquản lý học viên).
Thứ tư, đội ngũ đảng viên của các TCCSĐ ở Nhà trường gồm nhiều đối
tượng, trình độ, kinh nghiệm, tuổi đời, tuổi quân không đồng đều; đảng viên là sĩ
quan chủ yếu tập trung ở khối phòng, ban cơ quan, khoa giáo viên. Ở khốiphòng,
ban cơ quan, các khoa giáo viên, tỷ lệ đảng viên là sĩ quan chiếm đa số, tuổi đời từ
22 - 50 tuổi; 100% được đào tạo cơ bản ở các học viện, nhà trường trong nước và
nước ngoài, do đó trình độ học vấn tương đối cao: 94,2 % tốt nghiệp đại học trở lên,
trong đó 32 % tiến sĩ, thạc sĩ [phụ lục 6]. Đại đa số có nhận thức, bản lĩnh chính trị
vững vàng, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong chiến đấu, công tác, giảng dạy;
gắn bó với sự nghiệp GD-ĐT của Nhà trường. Tuy nhiên, đội ngũ đã trải qua chiến
đấu ngày một giảm do hết tuổi phục vụ; bên cạnh ưu điểm, một số ít chưa thực sự
nỗ lực phấn đấu để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; còn biểu hiện giảm sút trách nhiệm,
ngại đấu tranh phê bình, va chạm.
Thứ năm, số lượng đảng viên hàng năm có nhiều biến động, thayđổi, nhấtlà
ở các tiểu đoàn quản lý học viên. Đảng viên là học viên, sinh viên tập trung ở các
đảng bộ, chi bộ tiểu đoàn quản lý học viên, hàng năm có nhiều biến động về quân số,
nhất là thời điểm học viên, sinh viên tốt nghiệp ra trường. Đây là lực lượng trẻ khỏe,
21
năng động, khả năng nhận thức tốt, được giáo dục, quản lý, rèn luyện trong môi
trường sư phạm quân sự, đa số có ý thức phấn đấu trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng.
Tuy nhiên, đội ngũ này tuổi đời, tuổi quân còn ít, thiếu kinh nghiệm, thử thách thực
tiễn, do đó dễ bị chi phối, tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và sự chống
phá của các thế lực thù địch. Một số ít có biểu hiện trung bình chủ nghĩa, thiếu tự
giác, tích cực phấn đấu học tập, rèn luyện; chấp hành chế độ, quy định không
nghiêm; cábiệt có các trường hợp vi phạm kỷ luật phải xử lý.
Những đặc điểmtrên có sựtác động,chiphối, trực tiếp ảnhhưởngđến việc
xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh, tăng cường sự lãnh đạo của các
TCCSĐ. Nhận thức đúng đắn, sâu sắc những đặc điểm trên là cơ sở để nghiên
cứu, xác địnhcác chủtrương, giảipháp phùhợp nhằmtăngcườngsựlãnh đạo của
các TCCSĐ ở Nhà trường một cách khoa học, hiệu quả.
* Sựlãnh đạocủa cácTCCSĐ ở Trường Đạihọc Trần ĐạiNghĩa:
Quanniệmvềsựlãnh đạocủaTCCSĐở TrườngĐạihọcTrầnĐạiNghĩa.
Theo Từđiển Từvà Ngữ Việt Nam thì lãnh đạo có nghĩa là “Vạch đường
lối và phươngpháp hành độngcho quầnchúng” hay “Người hoặc bộ phận vạch
đường lối và phương pháp hành động cho quần chúng” [23, tr.1026].
Lãnh đạo là một dạng hoạt động đặc biệt - hoạt động chính trị xã hội, là hoạt
động đặc trưng, thể hiện trình độ phát triển cao của ý thức con người, có vai trò hết
sức quan trọng trong đời sống chính trị của con người, chỉ có con người mới có hoạt
động lãnh đạo. Lãnh đạo vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Khoa học, nghệ thuật
về việc điều khiển, phát huy sức mạnh của con người và tổ chức - một trong những
lĩnh vực khó khăn, phức tạp và nhạy cảm nhất của khoa học về con người. Hoạt
động lãnh đạo trong xã hội bao giờ cũng gắn với một lực lượng nhất định, có đối
tượng cụ thể, nội dung, mục đích rõ ràng, có phương thức phù hợp. Thực tiễn cách
mạng Việt Nam cho thấy, nói đến sự lãnh đạo của Đảng thực chất là nói đến hoạt
động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mối quan hệ giữa chủ thể lãnh đạo
là Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đối tượng lãnh đạo là toàn thể nhân dân Việt
Nam, các tổ chức, các lực lượng, mọi conngười và toàn xã hội.
22
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đối với toàn xã hội, trong đó QĐND Việt
Nam là một đối tượng đặc thù. Đảng lãnh đạo quân đội là một tất yếu khách quan,
sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi sự tiến bộ, trưởng thành, sức mạnh
chiến đấu và chiến thắng của quân đội. Đảng lãnh đạo quân đội theo nguyên tắc
tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Đảng lãnh đạo quân đội là tổng thể các hoạt động
của Đảng nhằm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức,
làm cho quân đội luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, trung thành tuyệt đối
với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp,
trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu, xứng đáng là lực lượng chính trị,
lực lượng chiến đấu tin cậy của Đảng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong mọi
tình huống [42, tr.208]. Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội được thể hiện trên
tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tổ chức; trên tất cả các mặt công tác: chính trị,
quân sự, hậu cần, kỹ thuật; trên tất cả các nhiệm vụ: huấn luyện sẵn sàng chiến đấu,
chiến đấu, học tập, lao động sản xuất [42, tr.209]. Đảng lãnh đạo quân đội thông
qua hệ thống các nguyên tắc, một trong các nguyên tắc đó là phải thiết lập hệ thống
tổ chức đảng từ QUTW đến chi bộ đại đội và tương đương.
Các TCCSĐ ở Nhà trường là nền tảng của Đảng bộ Nhà trường, là hạt nhân
chính trị ở cơ sở, có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo được quy định trong Điều
lệ Đảng như đối với tất cả các loại hình TCCSĐ trong quân đội. Từ những cơ sở, căn
cứ và cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Trường Đại
học Trần Đại Nghĩa là tổng thể những chủ trương, nội dung, phương pháp của cấp
ủy (chi bộ) cơ sở định hướng mọi hoạt động của các cơ quan, đơn vị cơ sở nhằm cụ
thể hóa và thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, kỷ
luật của quân đội, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà
trường và cơ quan chức năng các cấp ở cơ sở; xây dựng TCCSĐ trong sạch vững
mạnh, nâng cao NLLĐ, SCĐ, hoàn thành tốt chứcnăng, nhiệm vụ; khơidậyvà phát
huy sức mạnh của từng tổ chức, lực lượng, từng con người và cả tập thể, bảo đảm
xây dựng cơ quan, đơn vịcơ sở VMTD hoàn thành tốtmọinhiệm vụ được giao.
23
NộidunglãnhđạochủyếucủacácTCCSĐở Trường ĐạihọcTrần ĐạiNghĩa.
TCCSĐ ở khối cơ quan: Lãnh đạo các phòng, ban thực hiện đúng quan
điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước không
ngừng nâng cao trình độ tham mưu, năng lực chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức
thực hiện các mặt công tác chuyên môn theo chức trách, nhiệm vụ được quy định;
tích cực cải tiến lề lối làm việc, tác phong công tác, sâu sát thực tiễn, nắm chắc tình
hình thực tế cơ sở. Thường xuyên quán triệt, nắm vững những quan điểm, tư tưởng
đổi mới của Đảng về công tác GD-ĐT, khoa học công nghệ, sự phát triển mới về
yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng vũ trang và nhà trường quân đội để làm tốt công
tác tham mưu, giúp cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường có những chủ trương,
biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhằm xây dựng Nhà trường chính
quy, VMTD, Đảng bộ Nhà trường TSVM, không ngừng nâng cao chất lượng GD-
ĐT, NCKH, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong
giai đoạn mới. Lãnh đạo xây dựng cấp ủy, đảng bộ, chi bộ phòng, ban TSVM, có
NLLĐ, SCĐ cao; chấp hành nghiêm nguyên tắc TTDC, tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách, tự phê bình và phê bình và các chế độ sinh hoạt; giữ vững đoàn kết thống
nhất; tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT; xây dựng phòng, ban
cơ quan VMTD, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ.
TCCSĐ ở khối các khoa giáo viên: Lãnh đạo khoa giáo viên chấp hành
nghiêm quy chế GD-ĐT, quy chế hoạt động khoa học; thực hiện tốt nhiệm vụ giảng
dạy, NCKH theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, đáp ứng mục tiêu yêu cầu GD-ĐT,
NCKH của Nhà trường. Quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết 86/NQ-ĐUQSTW,
Nghị quyết 382/NQ-ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là QUTW)
về công tác GD-ĐT và công tác kỹ thuật trong tình hình mới; Nghị quyết chuyên đề
của Đảng ủy Nhà trường về xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Tập trung nghiên cứu đột phá vào đổi mới
nội dung, chương trình gắn với đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chuẩn hóa,
24
hiện đại hóa; nâng cao chất lượng giảng dạy, NCKH, tạo sự chuyển biến rõ rệt về
chất lượng GD-ĐT đối với tất cả các đối tượng học viên, sinh viên; tăng cường khai
thác, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng vào quá trình dạy học.
Lãnh đạo xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng cao cả về phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống, trình độ học vấn, năng lực trí tuệ, năng lực sư phạm và năng lực
NCKH, “có khả năng tiếp cận công nghệ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại; có
số lượng hợp lý, cơ cấu đồng bộ, lấy chất lượng làm chính” [18, tr.4]; mỗi giáo viên
phải thực sự vừa là nhà giáo, vừa là nhà khoa học, là tấm gương sáng về đạo đức, tự
học và sáng tạo, toàn tâm, toàn ý gắn bó vớisự nghiệp GĐ-ĐT của Nhà trường. Lãnh
đạo xây dựng cấp ủy, chi bộ TSVM, xây dựng khoa đoàn kết thống nhất, VMTD,
góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ GD-ĐT và NCKH của Nhà trường.
TCCSĐ ở khối các tiểu đoàn quản lý học viên: Lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm
vụ quản lý, giáo dục, rèn luyện các đối tượng đào tạo; kịp thời tham mưu, đề xuất cho
Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường các chủ trương, biện pháp đổi mới, nâng cao
chất lượng công tác quản lý giáo dục, rèn luyện, kỷ luật học viên, sinh viên. Trong
đó, tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện; chú trọng giáo dục, bồi
dưỡng xây dựng động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn, chấp hành nghiêm quy chế
GD-ĐT; tích cực đổi mới phương pháp học tập, phát huy cao độ tính tự giác, tích
cực, chủ động sáng tạo của học viên, sinh viên, biến quá trình đào tạo thành tự đào
tạo, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Lãnh đạo xây
dựng và thực hiện tốt nề nếp chính quy, các phong trào thi đua học tập, rèn luyện,
NCKH; tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần cho học viên, sinh viên; thường xuyên
coi trọng sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, quản lý
giáo dục, rèn luyện học viên, sinh viên. Lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
học viên, sinh viên (kể cả cán bộ kiêm chức) vững mạnh, có tinh thần trách nhiệm
cao, có phẩm chất, năng lực đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Coitrọng bồidưỡng nâng
cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ, năng lực toàn diện cho độingũ
cán bộ quản lý các cấp, nhất là năng lực quán triệt, cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị,
25
mệnh lệnh của cấp trên, năng lực chỉ huy, tổ chức quản lý, điều hành đơn vị. Lãnh
đạo xây dựng tiểu đoàn quản lý học viên VMTD; xây dựng cấp ủy các cấp, các tổ
chức đảng trực thuộc và đảng bộ tiểu đoàn TSVM, thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ; tổ chức thực hiện có hiệu quả mọihoạt động CTĐ, CTCT trong đơn vị, góp phần
xây dựng Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực.
Những yếu tố quy định sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học
Trần Đại Nghĩa:
Một là: Số lượng, chất lượng và cơ cấu cấp ủy cơ sở. Chỉ thị số 99/CT-
ĐUQSTW của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là QUTW) đã khẳng
định: “Xây dựng cấp ủy là vấn đề cốt lõi rất cơ bản, mang tính cấp thiết cả trước
mắt và lâu dài” [41, tr.6]. Cấp ủy của các TCCSĐ ở Nhà trường là cơ quan lãnh đạo
của đảng bộ, chi bộ cơ sở giữa hai kỳ đại hội, do đại hội toàn thể đảng viên hoặc đại
hội đại biểu đảng bộ, chi bộ cơ sở dân chủ bầu ra. Các cấp ủy cơ sở có vịtrí, vaitrò
và ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ các hoạt động của TCCSĐ và của cơ quan, đơn vị
cơ sở. Trong đó, chất lượng, số lượng, cơ cấu cấp ủy viên của các TCCSĐ là yếu tố
đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt
động lãnh đạo của TCCSĐ.
Kinh nghiệm hoạtđộngcủa các TCCSĐ đã chỉ rõ, khi nào cấp ủy có số
lượng phùhợp, cơ cấuhợp lý, bao gồm những đồng chí có phẩm chất năng lực,
nhận thức sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng, nhiệm vụ trên giao, có tinh
thần tráchnhiệm cao, tích cực tham gia vào việc xây dựng các chủ trương, biện
pháp lãnh đạo củaTCCSĐthì khiấy các quyếtđịnhcủatập thể cấp ủy sẽ có tính
bao quát, đúng đắn, có tính khả thi và hiệu quả cao trên thực tế. Ngược lại,
TCCSĐnào cócấpủy viên thiếu gương mẫu, trách nhiệm, năng lực hạn chế, có
biểu hiện sasútvề phẩmchấtđạo đức,lốisống, quan liêu, gia trưởng, cục bộ, bè
phái thì hiệu lực lãnh đạo của cấp ủy, TCCSĐ giảm sút, thậm chí dẫn đến yếu
kém, khônghoànthành nhiệm vụ. Thực tiễn xây dựng và hoạt động của các cấp
ủy cơ sở ở Nhà trường cho thấy, sức mạnh của tập thể cấp ủy phụ thuộc rất lớn
26
vào số lượng, chấtlượngvà cơ cấu cấp ủy, trọngtâmlà yếu tố chất lượng, nhất là
phẩmchấtchínhtrị, đạo đức, lối sống và năng lực toàn diện của đội ngũ cấp ủy
viên, bí thư cấp ủy và cán bộ chủ trì.
Hailà:Sốlượng,chấtlượngđộingũđảngviên là yếu tốcó ý nghĩahết sức
quantrọng, gópphầnquyđịnh sựlãnhđạocủacácTCCSĐở Nhà trường. Đảng
viên có vaitrò đặc biệtquantrọngtrongcôngtác xâydựngvàhoạt động lãnh đạo
của Đảng. Đảng viên là tế bào cơ bản cấu thành tổ chức đảng, số lượng, chất
lượng độingũ đảngviên là yếu tố quy định NLLĐ, SCĐ của tổ chức đảng. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đãnói: “Đảngmạnhlà do chibộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng
viên đềutốt”[27, tr.95]. Đảngtađãxác định xây dựng đội ngũ đảng viên là khâu
then chốt, quantrọngcủacông tác xây dựng Đảng, một nhiệm vụ thường xuyên
củacác tổ chứcđảng, nhằmgóp phần nâng cao NLLĐ, SCĐ của Đảng đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Đối với Nhà trường, đội ngũ đảng viên là lực lượng nòng cốt trong thực
hiện nhiệm vụ chínhtrị, xây dựngTCCSĐtrongsạch vững mạnh, xây dựng Nhà
trường VMTD để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ GD-ĐT. Số lượng, chất lượng
độingũ đảngviên là yếu tố quyđịnh NLLĐ, SCĐ, hiệu lực, hiệu quả tăng cường
sựlãnh đạo củacácTCCSĐ.Thựctiễncôngtác xâydựngĐảngở Nhà trườngcho
thấy, ở đâuđộingũ đảngviên được quan tâm xây dựng vững mạnh về số lượng,
chấtlượng, pháthuy tốtvai trò tráchnhiệm thì ở đó chấtlượng, hiệu quả lãnh đạo
củaTCCSĐđượcnângcao, cơquan, đơnvịluôn đoànkếtthốngnhất, hoàn thành
thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Ba là:Chấtlượngcủađốitượnglãnh đạo là yếu tố quan trọng tác động
trực tiếp tớihiệu quảlãnhđạocủaTCCSĐở Nhà trường. Với vai trò là chủ thể,
các cấp ủy, TCCSĐ tácđộng đến đối tượng lãnh đạo bằng các chủ trương, biện
pháp lãnh đạo thôngquacôngtác tưtưởng, côngtác tổ chức,côngtác chínhsách,
nhằm xây dựngcác tổ chức, cáclực lượngvữngmạnh đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm
vụ, đảm bảo chocáccấpủy, TCCSĐthực hiệntốt chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo
đối với cơ quan, đơn vị cơ sở.
27
Đồng thời, đối tượng lãnh đạo là mọi tổ chức, lực lượng, mọi mặt hoạt động,
mọi nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị cơ sở, chất lượng đối tượng lãnh đạo có sự tác
động trở lại vô cùng to lớn đối với hoạt động lãnh đạo của các TCCSĐ, nó luôn đặt
ra yêu cầu cao, đòi hỏi các TCCSĐ phải thường xuyên được xây dựng TSVM, có
đầy đủ trình độ, năng lực, có chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, phù hợp,
không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo đảm bảo xứng đáng với vai trò
là chủ thể lãnh đạo. Như vậy, chất lượng đối tượng lãnh đạo là một trong những yếu
tố đặc biệt quan trọng, trực tiếp quy định hoạt động lãnh đạo của các TCCSĐ.
Bốn là:Cơchế, quychế,quyđịnhtạohành lang pháp lý quan trọng cho
hoạtđộnglãnhđạocủaTCCSĐở Nhàtrường. Cơ chế, quychế,quy định, hướng
dẫnvề côngtác tổ chứcxâydựngĐảnglà cơ sở bảo đảm cho toàn bộ hoạt động
xây dựngvà lãnh đạo củacáccấpủy, TCCSĐở Nhà trường được thực hiện chặt
chẽ, thốngnhất, theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp
luật củaNhà nước, Cương lĩnh, Điều lệ Đảng. Đồng thời, là căn cứ để xem xét,
đánhgiá hiệu quảlãnh đạo củatập thểcấp ủy, TCCSĐvàvaitrò, trách nhiệm của
mỗi cán bộ, đảng viên, từng cấp ủy viên đối với công tác xây dựng Đảng nói
chung và xây dựng Đảng bộ Nhà trường nói riêng.
Thườngxuyênquántriệt thực hiện tốtcơ chế, quychế, quyđịnh, nhất là cơ
chế lãnh đạo của Đảng đối với QĐND Việt Nam, các quy chế, quy định của
QUTW, TCCTvàcủacác cấpủyđảngcó vị trí, ý nghĩa hết sức to lớn, là yếu tố
quyđịnh đốivới tổ chức và hoạt động lãnh đạo của các TCCSĐ. Thực tiễn xây
dựngTCCSĐở Nhàtrườngcho thấy, cấp ủy, TCCSĐ nào quán triệt, chấp hành
đầyđủ, nghiêm túc cơ chế, quychế, quyđịnh, thực hiện tốt việc cụ thể hóa thành
quychế, quy định của cấp mình, thì ở đó cấp ủy, tổ chức đảng đoàn kết thống
nhất, kỷ cương, kỷluật được giữvững, pháthuy tốtdân chủ, trí tuệ tập thể, trách
nhiệm, năng lực củamọicánbộ, đảngviên, cấp ủyviên; NLLĐ, SCĐ được nâng
cao, lãnhđạo cơ quan, đơnvịhoànthànhtốt nhiệm vụ. Ngược lại, sẽdẫn đến tình
trạng lỏng lẻo về tổ chức, kỷluật, NLLĐ, SCĐcủaTCCSĐgiảmsút, không thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo.
28
1.1.2. Những vấn đề cơ bản tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở
đảng ởTrường Đại học Trần Đại Nghĩa
* Quan niệm tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Trường Đại học
Trần Đại Nghĩa:
Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam thì tăng cường là “Làm cho mạnh hơn
lên” [23, tr.1649], hay theo Từ điển Tiếng Việt thì tăng cường có nghĩa là “Làm cho
mạnh thêm, nhiều thêm” [51, tr.436]. Như vậy, thì tăng cường sự lãnh đạo tức là
làm cho sự lãnh đạo đó được mạnh hơn lên hay là làm cho mạnh thêm, nhiều thêm.
Từ cách tiếp cận đó có thể quan niệm: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở
Trường Đại học Trần Đại Nghĩa là tổng thể các chủ trương, nội dung, biện pháp
của Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường và các tổ chức, các lực lượng có liên quan
nhằm xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh, nâng cao NLLĐ, SCĐ, hoàn thành
tốt chức năng, nhiệm vụ; làm cho sự lãnh đạo của các cấp ủy, TCCSĐ được mạnh
hơn, nhiều hơn, có hiệu lực, hiệu quả cao hơn đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu lãnh
đạo cơ quan, đơn vị cơ sở hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Mục đích của tăng cường sự lãnh đạo: Thường xuyên làm cho các cấp ủy,
TCCSĐ quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa và thực hiện tốt đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ, kỷ luật của Quân đội và nghị quyết, chỉ
thị của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường. Phát huy mạnh mẽ dân chủ, trí tuệ
tập thể, vai trò tiền phonggươngmẫu củađội ngũ cán bộ, đảng viên, tăng cường
sự đoàn kết thống nhất trong các cấp ủy, tổ chức đảng. Làm cho các cấp ủy,
TCCSĐ trong Đảng bộ Nhà trường luôn được xây dựng TSVM, thực sự có
NLLĐ, SCĐ cao; không ngừng giữ vững và phát huy tốt vai trò hạt nhân lãnh
đạo, trungtâmđoànkếtthốngnhất củacác cơ quan, đơn vị cơ sở; luôn thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo, thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng,
hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo đối với mọilĩnh vực, mọi nhiệm vụ, mọimặt hoạt động
của các cơ quan, đơn vị cơ sở trong mọi tình huống, điều kiện, hoàn cảnh. Đảm bảo
lãnh đạo xây dựng các cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD, hoàn thành thắng lợi mọi
nhiệm vụ, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng GD-ĐT,
29
NCKH, xây dựng Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực; Đảng bộ Nhà trường
TSVM, lãnh đạo Nhà trường hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Chủ thể lãnh đạo và lực lượng tham gia: Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường là
chủ thể lãnh đạo; đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, đặc biệt là bí thư, phó bí thư là lực
lượng đóng vai trò quan trọng trong chủ trì, điều hành toàn bộ hoạt động của
TCCSĐ; cơ quan chính trị và cán bộ chính trị là lực lượng tham mưu, đề xuất cho
Chính ủy, Hiệu trưởng, Đảng ủy Nhà trường về tăng cường sự lãnh đạo của
TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.
Lực lượng tham gia: Mọi cán bộ, đảng viên, học viên, chiến sỹ, công nhân
viên chức, mọi tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân trong đơn
vị, đoàn viên, hội viên là lực lượng tham gia, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của
cấp ủy, TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.
Đối tượng thực hiện: Các cấp ủy, TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.
Nội dung thực hiện: Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức, phát huy tốt
vai trò, trách nhiệm chính trị của mọi tổ chức, lực lượng trong xây dựng và tăng
cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, TCCSĐ. Tập trung khắc phục những hạn chế, yếu
kém, khuyết điểm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo và mọi hoạt động
của các cấp ủy, TCCSĐ. Xây dựng các TCCSĐ luôn TSVM, thường xuyên củng cố,
kiện toàn các cấp ủy cơ sở đủ về số lượng, có NLLĐ, SCĐ cao; coitrọng bồidưỡng
đội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư cấp ủy (chi bộ) và cán bộ chủ trì có đủ trình độ trí
tuệ, phẩm chất đạo đức, lối sống, có năng lực và trách nhiệm chính trị cao; xây dựng
đội ngũ cán bộ, đảng viên TSVM, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đổi mới, không
ngừng nâng cao chất lượng GD-ĐT, NCKH, xây dựng Nhà trường chính quy, tiên
tiến, mẫu mực, cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD. Thực hiện nghiêm nguyên tắc TTDC,
tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách, chế độ tự phê bình và phê bình, nề
nếp, chế độ sinh hoạt của các cấp ủy, TCCSĐ; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
và kỷ luật Đảng. Coi trọng đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu
lực, hiệu quả hoạt độngCTĐ, CTCT ở các cơ quan, đơn vị cơ sở.
30
Hình thức, phương pháp thực hiện: Là tổng thể các biện pháp, cách thức mà
chủ thể tiến hành để tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ cùng với phát huy tốt
vai trò trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo, sự nỗ lực chủ quan của các cấp ủy,
TCCSĐ thuộc Đảng bộ Nhà trường. Đồng thời, thông qua việc vận dụng linh hoạt,
sáng tạo các hình thức, phương pháp như: Tổ chức học tập quán triệt, thực hiện các
nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác xây dựng Đảng,
nhất là việc xây dựng cấp ủy, TCCSĐ trong sạch vững mạnh, nâng cao NLLĐ, SCĐ
của TCCSĐ; thực tiễn tổ chức hoạt động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây
dựng đơn vị VMTD, xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng TSVM và nâng cao chất lượng
đội ngũ đảng viên; thực hiện nề nếp, nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng; tự phê bình
và phê bình; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng; đánh giá chất
lượng tổ chức Đảng, đảng viên hàng năm của các cấp ủy, TCCSĐ. Đồng thời, coi
trọng phát huy tốt vai trò của các tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng và hội đồng
quân nhân trong công tác xây dựng Đảng theo chức năng, nhiệm vụ, nhất là việc
tham gia đóng góp phê bình của các tổ chức quần chúng cho các cấp ủy, TCCSĐ
theo định kỳ, thường xuyên hoặc độtxuất.
* Những vấn đề có tính nguyên tắc trong tăng cường sự lãnh đạo của các
TCCSĐ ở Trường ĐạihọcTrần ĐạiNghĩa
Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải quán triệt, thực hiện
nghiêm túc quan điểm, đường lối của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết, quyđịnh, hướng
dẫn của các cấp về công tác xây dựng Đảng; về nâng cao NLLĐ, SCĐ của các
TCCSĐ trong quân đội.
Đây là vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo việc tăng cường sự lãnh
đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường và có sự tác động, chi phối đến các nguyên tắc
khác. Quan điểm, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các quy định, hướng dẫn
của các cấp ủy Đảng về công tác xây dựng Đảng chính là căn cứ, là cơ sở định hướng
cho mọi hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ, bảo đảm cho toàn bộ
hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ có phương hướng chính trị đúng
31
đắn, có nội dung, biện pháp rõ ràng, chính xác, hạn chế được những sai lầm, khuyết
điểm. Đây là vấn đề đã được thực tiễn khẳng định. Vì vậy, quá trình tăng cường sự
lãnh đạo của các TCCSĐ đòi hỏitừ Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường đến các cấp ủy,
TCCSĐ phải thường xuyên quán triệt sâu sắc, nắm vững các quan điểm, tư tưởng
trong các nghị quyết của Đảng, trực tiếp là của Đại hội XI, Đại hội IX của Đảng bộ
Quân đội, các nghị quyết, chỉ thị của QUTW, các quy định, hướng dẫn của TCCT;
nghị quyết, chỉ thị của Thường vụ, Đảng ủy TCKT về xây dựng các cấp ủy, tổ chức
đảng TSVM, nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ, vận dụng sáng tạo, phù hợp tính
chất, đặc điểm, nhiệm vụ của các TCCSĐ để xác định chủ trương, biện pháp lãnh
đạo, chỉ đạo tăng cường sựlãnh đạo của các TCCSĐ.
Hai là: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải đặt dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo, kiểm tra giám sát trực tiếp, thường xuyên của Thường vụ, Đảng ủy Nhà
trường, sự hướng dẫn của cơ quan chính trị; kết hợp chặt chẽ việcxâydựng, củng cố
kiện toàn các cấp ủy, TCCSĐ với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD.
Đâylà vấn đềhết sức quantrọngđốivớihoạtđộngtăngcường sự lãnh đạo
củacác TCCSĐở Nhàtrường. Thườngvụ, Đảngủy, cơ quan chính trị là chủ thể
trực tiếp lãnh đạo, chỉđạo,hướngdẫntăngcườngsựlãnh đạo ở các TCCSĐ. Sự
lãnh đạo củaThườngvụ, Đảngủyvà chỉ đạo,hướngdẫncủacơ quan chính trị sẽ
bảo đảmcho việc tăngcườngsự lãnh đạo của các TCCSĐ luôn tập trung thống
nhất, đúng quan điểm, đường lối, nguyên tắc, phương hướng xây dựng Đảng,
chấp hànhnghiêm quyđịnh củaĐiều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy
Đảngvà các quyđịnh, hướngdẫncủa cấp trên về công tác xây dựng Đảng. Nếu
khôngtuân thủ nghiêm ngặtnguyên tắc này, quá trình tăng cường sự lãnh đạo ở
các TCCSĐsẽmấtphương hướng, không có mục tiêu yêu cầu rõ ràng, thiếu kỷ
luật, kỷ cương, thậm chí sẽ vấp phải những sai lầm, khuyết điểm, không những
khôngtăng cườngđược sự lãnh đạo mà còn có nguy cơ làm suy yếu nội bộ, hạ
thấp vai trò lãnh đạo củacác TCCSĐ. Do đó, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh
nào Thường vụ, Đảng ủy, cơ quan chính trị Nhà trường cũng phải giữ vững sự
32
lãnh đạo, chỉđạo,hướngdẫn, kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng các
cấp ủy, TCCSĐtrongsạchvữngmạnh, khôngngừngnâng cao NLLĐ, SCĐ, tăng
cườngsựlãnh đạo củacác TCCSĐđốivớimọinhiệm vụ, mọi hoạt động của các
cơ quan, đơnvị cơ sở. Chống các biểu hiện chủ quan, coi nhẹ, buông lỏng lãnh
đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát hoặc hời hợt, hình thức, thiếu chiều
sâu, thiếu nội dung, biện pháp cụ thể, thiết thực.
Ba là: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải được tiến hành thường
xuyên, liên tục; kết hợp chặt chẽ nhiều nội dung, hình thức, biện pháp tích cực, chủ
động, sáng tạo.
Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ là đòi hỏi khách quan của yêu cầu
nhiệm vụ lãnh đạo đối với các cơ quan, đơn vị cơ sở, yếu tố có ý nghĩa quyết định
đến chất lượng, kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị
VMTD, là một nhiệm vụ hết sức khó khăn phức tạp, trải qua nhiều khâu, nhiều
bước, với yêu cầu ngày càng cao. Do đó, quá trình tăng cường sự lãnh đạo của các
TCCSĐ phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, tích cực, chủ động,
sáng tạo, khoa học, kiên quyết triệt để, phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ nhiều nội
dung, hình thức, biện pháp mới đảm bảo cho hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của
các TCCSĐ có hiệu lực, hiệu quả cao, đạt được mục đích đề ra; đảm bảo cho các
TCCSĐ thực sự, xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo chính trị của cơ quan, đơn vị cơ
sở. Các TCCSĐ là đối tượng tiếp nhận các chủ trương, biện pháp lãnh đạo của cấp
trên, song không tiếp nhận các tác động đó một cách thụ động, mà trong quá trình
tự xây dựng, tự hoàn thiện mình, chính bản thân các TCCSĐ cũng là chủ thể xây
dựng. Vì vậy, trong quá trình tiến hành các hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của
các TCCSĐ, Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường phải thường xuyên xác định tốt vai
trò là chủ thể lãnh đạo và trách nhiệm chính trị của mình, đồng thời phải động viên,
thúc đẩy tính tích cực, chủ động tự hoàn thiện mình của bản thân các cấp uỷ,
TCCSĐ, đội ngũ cán bộ, đảng viên với các chủ trương, biện pháp thiết thực, đúng
đắn, phù hợp. Tránh các biểu hiện thụ động, thiếu kiên quyết, triệt để hoặc chủ
quan, hình thức theo kiểu mùa vụ, phong trào.
33
Bốn là: Phải luôn xuất phát và bám sát mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT,
NCKH của Nhà trường và đặc điểm cụ thể của các cơ quan, đơn vị cơ sở; yêu cầu
nâng cao NLLĐ, SCĐ của các cấp ủy (chi bộ) để xác định nội dung, hình thức, biện
pháp tăng cường sựlãnh đạocủa TCCSĐ chophù hợp.
Mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT của Nhà trường và nhiệm vụ chính trị
của các cơ quan, đơn vị cơ sở là một trong những yếu tố quy định hoạt động lãnh đạo
của các cấp ủy, TCCSĐ. Mục đích hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy, TCCSĐ là
xây dựng các cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD, hoàn thành xuất sắc mục tiêu yêu cầu,
nhiệm vụ GD-ĐT của Nhà trường, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Đồng
thời, mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT của Nhà trường và nhiệm vụ chính trị của
các cơ quan, đơn vị cơ sở đòi hỏi và đặt ra yêu cầu các cấp ủy, TCCSĐ phảikhông
ngừng được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có NLLĐ, SCĐ
cao, để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Do đó, hoạt động
tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải bám sát mục tiêu, yêu cầu đào tạo,
nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH của Nhà trường; nhiệm vụ chính trị, đặc điểm cụ thể của
cơ quan, đơn vị cơ sở để xác định nội dung, hình thức, biện pháp tăng cường đúng
đắn, phù hợp. Có như vậy, hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ mớicó
chất lượng, hiệu quả thiết thực. Chống mọi biểu hiện xa rời mục tiêu, nhiệm vụ GD-
ĐT của Nhà trường, nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị hoặc chủ quan, đơn
giản, coinhẹ các yêu cầu, nguyên tắc xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh.
Năm là: Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lực lượng
trong tăng cường sự lãnh đạocủa cácTCCSĐ.
Phát huy sức mạnh tổng hợp là bài học kinh nghiệm quý báu được tổng kết,
rút ra từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng ta trong hơn 80 năm qua. Nhờ biết
phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng Đảng, Đảng ta đã quy tụ được mọi lực
lượng, xây dựng Đảng thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là
đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Vì vậy, trong hoạt động tăng
cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường cần phải tiếp tục quán triệt và vận
34
dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm quý báu này. Thực tiễn công tác xây dựng các
TCCSĐ ở Nhà trường đã chỉ rõ, nhờ biết tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên,
dựa chắc vào cán bộ, quần chúng ở từng cơ quan, đơn vị; biết phát huy vaitrò các lực
lượng có liên quan trong mọi hoạt động xây dựng và lãnh đạo nên các TCCSĐ luôn
được xây dựng vững mạnh, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ. Do đó, quá trình
tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường hiện nay càng phải phát huy
mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, lực lượng, trước hết là ở các cơ quan,
đơn vị cơ sở; phải biết tranh thủ sự giúp đỡ của cơ quan chức năng cấp trên để xây
dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ.
* Tiêu chí đánh giá tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại
học Trần ĐạiNghĩa
Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, tiêu chí là “Dấu hiệu dựa vào mà đánh
giá” [23, tr.1826]. Tùy theo góc độ tiếp cận, mục đích, tính chất và yêu cầu xem xét,
đánh giá sự vật, hiện tượng mà các chủ thể nghiên cứu xác định tiêu chí cho phù hợp.
Đánh giá tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường trên nhiều góc độ,
phương diện khác nhau, song nhất thiết phải căncứ vào những tiêu chí cơ bản sau:
Một là: Nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của chủ thể, của các lực
lượng tham gia đối với việc tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ và của chính
các TCCSĐ. Tiêu chí này chỉ rõ, đánh giá hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các
TCCSĐ nhất thiết phải căn cứ vào nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của chủ
thể, của các lực lượng tham gia và của chính các TCCSĐ. Đây là căn cứ quan trọng
hàng đầu để đánh giá, bởi vì chất lượng, hiệu quả của việc tăng cường sự lãnh đạo
của các TCCSĐ trước hết phụ thuộc vào nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực
của cả chủ thể, lực lượng, đối tượng tiến hành. Nếu không có nhận thức đầy đủ, thiếu
tinh thần trách nhiệm, trình độ, năng lực hạn chế thì hoạt động tăng cường sự lãnh
đạo của các TCCSĐ sẽkhông đem lại kết quả như mục tiêu yêu cầu đặt ra.
Phải căn cứ vào mức độ nhận thức, trách nhiệm, năng lực của cả chủ thể, đối
tượng, lực lượng tham gia để đánh giá tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở
35
Nhà trường, nhận thức đó đã đầy đủ và sâu sắc hay chưa; trách nhiệm cao hay thấp;
năng lực tốt hay chưa tốt; mối quan hệ biện chứng của tăng cường sự lãnh đạo của
các TCCSĐ với chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của các cơ
quan, đơn vị cơ sở; những tác động, chi phối đến quá trình hoạt động tăng cường sự
lãnh đạo của các TCCSĐ.
Hai là: Nội dung, hình thức, phương pháp, nề nếp thực hiện tăng cường sự
lãnh đạo của chủ thể và của các TCCSĐ. Tiêu chí này rất quan trọng nó phản ánh
quá trình thực hiện tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ theo những nội dung,
hình thức, phương pháp, nề nếp như thế nào. Nội dung, hình thức, phương pháp, nề
nếp thực hiện của chủ thể và của các TCCSĐ là những yếu tố trực tiếp chi phối, tác
động, có ý nghĩa góp phần quyết định đối với kết quả tăng cường sự lãnh đạo của
các TCCSĐ. Đồng thời, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị cơ sở,
tình hình chất lượng cấp ủy, đội ngũ cán bộ, đảng viên của các TCCSĐ quy định
nội dung, hình thức, phương pháp tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ. Các
TCCSĐ ở Nhà trường có đặc điểm, nhiệm vụ khác nhau, vì vậy việc tăng cường sự
lãnh đạo của các TCCSĐ tất yếu phải được tiến hành với nhiều nội dung, hình thức,
phương pháp khác nhau. Căn cứ vào tình hình, đặc điểm nhiệm vụ cụ thể của từng
TCCSĐ để xác định nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành phù hợp, đảm bảo
có hiệu quả cao hay chưa phù hợp và hiệu quả chưa cao.
Ba là: Mức độ chuyển biến về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; hiệu lực,
hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ. Để đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của các
TCCSĐ đối với mọi hoạt động, mọi nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị cơ sở, trước hết
các TCCSĐ phải luôn được xây dựng TSVM, có NLLĐ, SCĐ cao; độingũ cán bộ,
đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch,
lành mạnh, phát huy tốt vai trò trách nhiệm. Mức độ chuyển biến về NLLĐ, SCĐ;
hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ vừa thể hiện được kết quả hoạt động
xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh, vừa là thước đo đánh giá chất lượng của
việc tăng cường sự lãnh đạo, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ. Bởi vì,
36
NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ là cơ sở, điều kiện để tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của TCCSĐ. Sự chuyển biến về NLLĐ, SCĐ; hiệu lực,
hiệu quả lãnh đạo của TCCSĐ trực tiếp chi phối, tác động đối với chất lượng xây
dựng cơ quan, đơn vị VMTD, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ
quan, đơn vị cơ sở.
Bốn là: Kết quả, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xâydựng cơ quan,
đơn vị VMTD của các cơ quan, đơn vị cơ sở trực thuộc Nhà trường. Hiệu quả tăng
cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ có quan hệ chặt chẽ, biện chứng vớikết quả, chất
lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD. Mục
đích tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ là thường xuyên bảo đảm cho các
TCCSĐ luôn có NLLĐ, SCĐ cao, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo mọi
nhiệm vụ, mọi mặt hoạt động của các cơ quan, đơn vị cơ sở; xây dựng các cơ quan,
đơn vị cơ sở vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ chính trị trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, tình huống. Đồng thời, đặc điểm tình
hình, nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị cơ sở luôn đặt ra những yêu cầu
ngày càng cao, đòi hỏi các TCCSĐ phải tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao chất
lượng, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, kết
quả, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở
VMTD là sự phản ánh sinh động nhất, là một trong những tiêu chí để xem xét, đánh
giá chất lượng, hiệu quả của việc tăng cường sựlãnh đạo của TCCSĐ.
1.2. Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm tăng cường sự lãnh
đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đạihọc Trần ĐạiNghĩa
1.2.1. Thực trạng tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở
Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
* Ưu điểm:
Một là: Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán
bộ, đảng viên đã có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là về sự cần thiết phải tăng cường sự
lãnh đạocủa cácTCCSĐ ở Nhà trường.
37
Thông qua học tập, quán triệt, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy
đảng, quy định, hướng dẫn của QUTW, TCCT về công tác xây dựng Đảng, xây
dựng cấp ủy, TCCSĐ trong quân đội, Thường vụ, Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các
cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp và đại đa số cán bộ, đảng viên,
quần chúng trong Nhà trường ngày càng hiểu rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của TCCSĐ; sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ
đối với mọi nhiệm vụ, mọi mặt hoạt động của cơ quan, đơn vị cơ sở, trọng tâm là
nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH, xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD. Vì vậy, các mục tiêu,
yêu cầu, nội dung tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ đã được xác định rõ và
phù hợp hơn với tình hình mới; Thường vụ, Đảng uỷ Nhà trường đến các cấp uỷ,
TCCSĐ đều có chủ trương, biện pháp lãnh đạo và kế hoạch triển khai thực hiện cụ
thể theo phạm vi chức trách, quyền hạn của mình. Kết quả điều tra xã hội học đối
với cán bộ, đảng viên Nhà trường về sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của
các TCCSĐ, có 91,7% tổng số ýkiến được hỏi cho rằng rất cần thiết [phụ lục 8].
Thường vụ, Đảng ủy, cơ quan chính trị Nhà trường đã tăng cường giáo dục,
quán triệt làm cho mọi cán bộ, đảng viên hiểu rõ về nhiệm vụ của quân đội; sự phát
triển yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH của Nhà trường trong tình hình mới, nhất là
những thuận lợi, khó khăn trực tiếp chi phối, tác động đến công tác xây dựng Đảng,
xây dựng TCCSĐ và xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD, trên cơ sở đó thống nhất
nhận thức, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp và của các tổ chức, lực
lượng. Qua điều tra xã hội học ở Nhà trường, có 90,3% tổng số ý kiến của cán bộ,
đảng viên được hỏi cho rằng Đảng ủy Nhà trường đã tổ chức tốt việc học tập, quán
triệt các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng [phụ lục 8].
Hai là: Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường đã có nhiều chủ trương, biện pháp
xây dựng các TCCSĐ trong sạch vững mạnh, nâng cao chấtlượng lãnh đạovà tăng
cường sự lãnh đạocủa cácTCCSĐ đốivới cơ quan, đơn vịcơ sở.
Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc củng cố, kiện toàn các cấp
ủy cơ sở; tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành nguyên tắc, nề nếp, chế độ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ

More Related Content

What's hot

What's hot (11)

Luận văn HAY, HOT: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự
Luận văn HAY, HOT: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự Luận văn HAY, HOT: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự
Luận văn HAY, HOT: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự
 
Khắc phục biểu hiện suy thoái về đạo đức của cán bộ đảng viên, HOT
Khắc phục biểu hiện suy thoái về đạo đức của cán bộ đảng viên, HOTKhắc phục biểu hiện suy thoái về đạo đức của cán bộ đảng viên, HOT
Khắc phục biểu hiện suy thoái về đạo đức của cán bộ đảng viên, HOT
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
 
Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở Đảng bộ Trường Đại học Sư phạ...
Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở Đảng bộ Trường Đại học Sư phạ...Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở Đảng bộ Trường Đại học Sư phạ...
Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở Đảng bộ Trường Đại học Sư phạ...
 
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAYLuận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAY
 
Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...
Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...
Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...
 
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...
 
Luận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAY
Luận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAYLuận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAY
Luận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAYLuận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
 
chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...
chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...
chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...
 
Đề tài: Phát triển đảng viên trong thanh niên ở huyện Ba Vì, HAY
Đề tài: Phát triển đảng viên trong thanh niên ở huyện Ba Vì, HAYĐề tài: Phát triển đảng viên trong thanh niên ở huyện Ba Vì, HAY
Đề tài: Phát triển đảng viên trong thanh niên ở huyện Ba Vì, HAY
 

Similar to Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ

Similar to Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ (20)

Luận văn: Tăng cường sự lãnh đạo của cơ sở Đảng ở Trường ĐH
Luận văn: Tăng cường sự lãnh đạo của cơ sở Đảng ở Trường ĐHLuận văn: Tăng cường sự lãnh đạo của cơ sở Đảng ở Trường ĐH
Luận văn: Tăng cường sự lãnh đạo của cơ sở Đảng ở Trường ĐH
 
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì tại trường ĐH, HAY
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì tại trường ĐH, HAYGắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì tại trường ĐH, HAY
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì tại trường ĐH, HAY
 
Luận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, HAY
Luận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, HAYLuận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, HAY
Luận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, HAY
 
Luận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch ở đảng bộ
Luận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch ở đảng bộLuận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch ở đảng bộ
Luận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch ở đảng bộ
 
Luận văn: Lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại học
Luận văn: Lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại họcLuận văn: Lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại học
Luận văn: Lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại học
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng các đảng bộ ở tỉnh Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng các đảng bộ ở tỉnh Bạc Liêu, HAYLuận văn: Nâng cao chất lượng các đảng bộ ở tỉnh Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng các đảng bộ ở tỉnh Bạc Liêu, HAY
 
Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Công an tỉnh Bạc Liêu
Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Công an tỉnh Bạc LiêuTác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Công an tỉnh Bạc Liêu
Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Công an tỉnh Bạc Liêu
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Quân sự
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Quân sựLuận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Quân sự
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Quân sự
 
Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức, 9đ
Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức, 9đLuận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức, 9đ
Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức, 9đ
 
Đề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sát
Đề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sátĐề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sát
Đề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sát
 
Luận văn: Bồi dưỡng phương pháp tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên
Luận văn: Bồi dưỡng phương pháp tác phong công tác của đội ngũ điều tra viênLuận văn: Bồi dưỡng phương pháp tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên
Luận văn: Bồi dưỡng phương pháp tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên
 
Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò VấpNâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
 
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...
 
Đề tài: Năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường quận Hà Đông, HAY
Đề tài: Năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường quận Hà Đông, HAYĐề tài: Năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường quận Hà Đông, HAY
Đề tài: Năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường quận Hà Đông, HAY
 
Luận văn: Chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng tại TPHCM, HAY
Luận văn: Chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng tại TPHCM, HAYLuận văn: Chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng tại TPHCM, HAY
Luận văn: Chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAYLuận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAY
 
Đề tài: Phát triển đảng viên ở các trường cao đẳng, đại học, HAY
Đề tài: Phát triển đảng viên ở các trường cao đẳng, đại học, HAYĐề tài: Phát triển đảng viên ở các trường cao đẳng, đại học, HAY
Đề tài: Phát triển đảng viên ở các trường cao đẳng, đại học, HAY
 
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐ
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐLuận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐ
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐ
 
Luận văn: Nâng cao năng lực của đảng uỷ phường quận Hà Đông
Luận văn: Nâng cao năng lực của đảng uỷ phường quận Hà ĐôngLuận văn: Nâng cao năng lực của đảng uỷ phường quận Hà Đông
Luận văn: Nâng cao năng lực của đảng uỷ phường quận Hà Đông
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây NinhLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân, 9đ

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN TRỌNG TRÍ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC Ở ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN TRỌNG TRÍ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC Ở ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH:XÂYDỰNG ĐẢNG VÀCHÍNHQUYỀN NHÀNƯỚC MÃ SỐ: 60 31 02 03 NGƯỜIHƯỚNGDẪNKHOA HỌC:PGS.TSNGUYỄNPHƯƠNGĐÔNG HÀ NỘI - 2014
  • 3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Ban Bí thư BBT Ban Chấp hành Trung ương BCHTW Bộ Chính trị BCT Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Công tác Đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT Giáo dục - đào tạo GD-ĐT Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu NLLĐ, SCĐ Nghiên cứu khoa học NCKH Quân đội nhân dân QĐND Quân đội Hoàng gia QĐHG Quân ủy Trung ương QUTW Sĩ quan kỹ thuật SQKT Tập trung dân chủ TTDC Tổ chức cơ sở đảng TCCSĐ Trong sạch vững mạnh TSVM Vững mạnh toàn diện VMTD Ủy ban kiểm tra Trung ương UBKTTW Ủy ban kiểm tra UBKT
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở TRƯỜNGĐẠIHỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA 11 1.1 Những vấn đề cơ bản về sự lãnh đạo và tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa 11 1.2 Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa 36 Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢIPHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở TRƯỜNG ĐẠIHỌC TRẦN ĐẠINGHĨA HIỆN NAY 50 2.1 Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở TrườngĐạihọc TrầnĐại Nghĩa hiện nay 50 2.2 Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay 58 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 96
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự vững mạnh của Đảng, là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; đồng thời, cũng là nơi kiểm nghiệm và góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển, thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. TCCSĐ cũng là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động chủ yếu của công tác xây dựng Đảng, như kết nạp, quản lý, phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá đảng viên; nơi đảng viên thường xuyên thực hành các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng. TCCSĐ còn là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân, là một khâu trọng yếu để duy trì mối liên hệ của Đảng với nhân dân. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua, chỉ rõ: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” [12, tr.35]. ĐảngCộngsảnViệt Nam thực hiện sựlãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đốivớiQĐNDViệt Nam nhằm xây dựngquânđộivững mạnh về chínhtrị, tư tưởngvà tổ chức. ĐảngbộQuânđội là một bộ phận của toàn Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo củaBCHTW, màtrực tiếp và thường xuyên là BCT, BBT. Sự lãnh đạo củaĐảngbộ Quânđộicó ýnghĩaquyếtđịnh đến hiệu lực lãnh đạo của Đảng đối vớiquânđộivà nâng cao sức mạnhchiếnđấucủaquânđội. Thực tiễn70 năm xây dựng, chiếnđấuvà trưởngthành củaQĐNDViệt Nam đã chứngminh: chấtlượng tổnghợp và sức mạnhchiếnđấucủaquânđộiphụthuộc trước hếtvào kếtquả xây dựng Đảng bộ Quân đội, đặc biệt là chăm lo xây dựng, không ngừng nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ. Nằm trong hệ thống nhà trường quân đội và hệ thống giáo dục quốc dân, Trường Đại học Trần Đại Nghĩa là trung tâm đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật đa cấp, đa ngành cho quân đội; đào tạo giúp bạn Lào, Campuchia và tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Để đảm bảo cho Nhà trường hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội
  • 6. 4 giao cho, trước hết phải thường xuyên nâng cao NLLĐ, SCĐ của Đảng bộ Nhà trường, trong đó phải hết sức coi trọng chăm lo xây dựng các TCCSĐ trong sạch vững mạnh, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, trong những năm qua Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường đã quan tâm củng cố, xây dựng các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Nhà trường TSVM, phát huy tốt vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, trên thực tế, trước sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ chính trị của Nhà trường và công tác xây dựng Đảng, sự lãnh đạo của một số TCCSĐ có mặt, có nội dung chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng GD-ĐT, NCKH; chất lượng các khâu, các bước trong quy trình lãnh đạo, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ đối với cơ quan, đơn vị cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm còn có những hạn chế, bất cập. Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đào tạo nhân lực khoa học kỹ thuật quân sự, nhân lực CNH, HĐH, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và xây dựng chỉnh đốn Đảng, vấn đề “Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay” càng đặt ra cấp thiết. Do đó, tác giả đã xác định, lựa chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo QĐND Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội, nhân tố hàng đầu quyết định bản chất cách mạng, sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; xây dựng các TCCSĐ trong quân đội TSVM, không ngừng nâng cao NLLĐ, SCĐ luôn có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. Vì vậy, vấn đề này luôn được sự quan tâm, nghiên cứu của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, những nhà khoa học trong và ngoài quân đội. Do đó, đã có rất nhiều công trình khoa học, bài viết đề cập ở nhiều cấp độ, góc độ khác nhau về xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh; nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ;tăng cường sựlãnh đạo của TCCSĐ, tiêu biểu như:
  • 7. 5 * Nhóm các công trình khoa học, bài viếtnghiên cứu vềxâydựng TCCSĐ: “XâydựngTCCSĐtrongsạchvững mạnh ở Học viện Quốc phòng hiện nay”, Lê Văn Chinh, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, 2001. Tác giả tập trung luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về xây dựngTCCSĐ;thựctrạngxâydựngTCCSĐở Học việnQuốc phòng. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản: Thường xuyên kiện toàn cấp ủy, khôngngừngnâng cao phẩmchất, nănglực cho độingũcấp ủyviên, trước hết là đội ngũ bí thư. Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, phát huy dân chủ đẩy mạnh tự phê bình và phê bình ở TCCSĐ. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ đảng viên. Kết hợp chặt chẽ xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh với xây dựng cơ quan, khoa VMTD; giữa sự nỗ lực chủ quan của cơ sở với hướng dẫn giúp đỡ của cấp trên. “Xây dựng cấp ủy cơ quan TSVM ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay”, Cao Thanh Mậu, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, 2001. Tác giả đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, thực trạng xây dựng cấp ủy cơ quan ở Học viện Chính trị quân sự. Qua đó, đề xuất một số giải pháp: Thường xuyên củng cố, kiện toàn cấp ủy, trong đó hết sức coi trọng về chất lượng. Thực hiện tốt việc bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực toàn diện cho cấp ủy viên, nhất là đội ngũ bí thư. Triệt để chấp hành nguyên tắc TTDC, hoàn thiện và thực hiện tốt quy chế làm việc, nâng cao chất lượng sinh hoạt và đổi mới phong cách lãnh đạo của cấp ủy. Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, tăng cường đoàn kết thống nhất trong cấp ủy. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, giúp đỡ của cấp trên và phát huy trách nhiệm của toàn cơ quan trong xây dựng cấp ủy. “Đổimớiphongcách lãnh đạo của cấp ủy cơ sở ở Đảng bộ Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay”, Nguyễn Văn Thắng, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị, 2011. Tác giả tập trung luận giải những vấn đề cơ bảnvề phongcáchlãnhđạo, đổimớiphongcáchlãnhđạo củacấp uỷ cơ sở; thực
  • 8. 6 trạng và kinh nghiệm đổimới phongcách lãnh đạo của cấp uỷ cơ sở ở Đảng bộ TrườngSĩ quanLục quân2. Đềxuấtcác giảipháp:Tạo chuyểnbiếnvề nhận thức củachủthể, lực lượng đổimới phongcáchlãnhđạo củacấp uỷcơ sở. Bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩmchất, nănglực, phương pháp công tác cho đội ngũ cấp uỷ viên cơ sở. Cấpuỷcơ sở thực hiệnđúngcác nguyên tắc tổ chức và hoạt động củaĐảng. Bổ sung, hoànthiệnvà thực hiện tốtquychế;nâng cao chất lượng sinh hoạtcủa cấp uỷ cơ sở. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong đổi mới phong cách lãnh đạo của cấp uỷ cơ sở. * Nhóm các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu về nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳmới” của tập thể tác giả: GS, TS Nguyễn Phú Trọng; PGS, TS Tô Huy Rứa; PGS, TS Trần Khắc Việt (đồng chủ biên), Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 2004. Cuốn sách đề cập một cách khái quát, có hệ thống những vấn đề cơ bản về Đảng cầm quyền, tình hình đổi mới, chỉnh đốn Đảng những năm qua. Trong những nội dung chủ yếu của cuốn sách, các tác giả đã dành một phần quan trọng để luận giải về chất lượng các TCCSĐ. Từ sự phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng nói chung, TCCSĐ nói riêng, đề xuất những phương hướng, giải pháp cấp bách đểnâng cao NLLĐ, SCĐ của Đảng trong thời kỳ mới. “Nângcaonănglựclãnhđạovà sức chiến đấu của TCCSĐ ở các trung đoàn khôngquânchiếnđấuhiệnnay”, CaoXuân Thưởng, Luận án Tiến sĩ khoa học chínhtrị, Học việnChínhtrịquânsự, 2000. Đốitượng, phạmvi nghiên cứu là TCCSĐở các trungđoànkhôngquânchiếnđấuthuộc QuânchủngPhòngkhông- KhôngquânViệt Nam. Tác giảđã đisâunghiên cứuvà có những đóng góp mới, làm rõ thêm nhiều vấn đềvề NLLĐ, SCĐ củaTCCSĐ; phân tích, đánh giá đúng thực trạng, nguyênnhân, yêu cầunâng cao NLLĐ, SCĐcủaTCCSĐ ở các trung đoàn không quân chiến đấu. Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ ở các trung đoàn không quân chiến đấu hiện nay.
  • 9. 7 “NângcaoNLLĐ, SCĐcủaTCCSĐđồn biên phòng tuyến biên giới đất liền ViệtNamtrong thời kỳ mới”, Hoàng Văn Đồng, Luận án Tiến sĩ khoa học chínhtrị, Học viện CTQGHồ ChíMinh, Hà Nội, 2005. Tác giả đã tập trung làm rõ chức năng, nhiệm vụ và đặc điểmhoạtđộngcủacác đồnbiênphòng; đặc điểm tổ chức, cơchế lãnh đạo, vai trò, chức năng, nhiệm vụ; thực trạng NLLĐ, SCĐ củaTCCSĐở các đồnbiênphòngtuyến biên giới đất liền Việt Nam. Qua đó, đề xuất được những giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm góp phần xây dựng và khôngngừng nâng cao NLLĐ, SCĐ củaTCCSĐđồn biên phòng tuyến biên giới đất liền của nước ta trong thời kỳ mới. * Nhóm các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu về tăng cường sự lãnhđạocủa TCCSĐ: “Xâydựngchỉnhđốn Đảngmộtsốvấn đề lý luận và thực tiễn”, của GS, TS NguyễnPhúTrọng, Nhàxuất bảnCTQG,HàNội, 2012. Cuốnsáchlàtập hợp các bài viết của tác giả trên những nội dung cơ bản, bao gồm: Một số vấn đề chung về Đảng và công tác xây dựng Đảng; Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng;Xây dựngĐảngvề tổ chức, cánbộ;Rènluyệnđạo đức, lốisống. Nội dung cuốnsáchđãđềcậpnhiềuvấn đề hết sức phong phú, có giá trị cao về lý luận và thực tiễn, đúc kếtnhữngbàihọc, kếtluận quantrọngvề côngtác xây dựng Đảng, nhằm xây dựngĐảngta ngày càngtrongsạch, vững mạnh, lãnh đạo đất nước và nhân dân ta thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. “Mộtsốvấn đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong thờikỳmới”,Nhàxuất bản QĐND, Hà Nội, 2003. Cuốn sách tập hợp bài viết củanhiều tác giả, trongđó tập trungphântích,làm sángtỏ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn những vấn đềcơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo QĐNDViệt Nam. Đồngthời, làm rõ những đặc điểm, tác độngđếnquátrình tăng cườngbảnchấtgiai cấp công nhân, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, nhất là chiếnlược “diễnbiếnhòabình”, mưutoan“phi chính trị hóa” quân đội ta củacác thếlực thù địch. Trêncơ sở đó,cáctác giảđề xuất những phương hướng,
  • 10. 8 giải pháp cơ bảnnhằmgiữ vững và tăng cườngsựlãnh đạo củaĐảngđốivớiquân đội trong giai đoạn mới. “Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trung, lữ đoàn thuộc Quân khu 4 hiện nay”, Ngô Xuân Cẩm, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị, 2011. Tác giả đã đi sâu phân tích, luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn của công tác kiểm tra, giám sát; chỉ rõ thực trạng với những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, giám sát ở các đảng ủy trung, lữ đoàn thuộc Quân khu 4; xác định rõ các yêu cầu và kiến nghị, đề xuất được những giải pháp tương đối toàn diện, thiết thực, có tính khả thi để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trung, lữ đoàn thuộc Quân khu 4 hiện nay. Với nhiều góc độ tiếp cận, nghiên cứu khác nhau, những công trình, đề tài khoa học trên đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn hết sức sâu sắc về sự lãnh đạo của Đảng; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng và đối với quân đội; đề xuất các nội dung, giải pháp cơ bản về xây dựng và TCCSĐ trong sạch vững mạnh, nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ, tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ ở một số loại hình cơ quan, đơn vị trong quân đội. Đây là những tư liệu, tài liệu quý báu để tác giả nghiên cứu kế thừa có chọn lọc trong quá trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, các công trình trên, chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu, luận giải một cách cụ thể, hệ thống, chuyên sâu về vấn đề tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay. Vì vậy, đề tàimà tác giả đã chọn nghiên cứu không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học, các đề tài luận văn, luận án đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Luận giải làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn xây dựng và tăng cường sựlãnh đạo củaTCCSĐ;xác định các yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Đảng bộ Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay.
  • 11. 9 * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề cơ bản lý luận, thực tiễn về sự lãnh đạo và tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa. - Đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa. - Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu để tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay. 4. Đốitượng, phạmvi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa là đối tượng nghiên cứu của đề tài. * Phạm vi nghiên cứu Đềtài tập trung nghiên cứu, khảo sátthực tếhoạtđộnglãnhđạo, chỉđạo và tổ chức thực hiệnsựlãnh đạo củacác TCCSĐở TrườngĐạihọc TrầnĐại Nghĩa. Các tưliệu, số liệu điềutra, khảo sátchủyếu từ năm 2008 đếnnăm 2014. Phạm vi khảo sátở 26 TCCSĐvà18chibộ trực thuộc06Đảngbộ cơ sở của Nhà trường. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứudựatrên hệ thống các quanđiểm, tư tưởng cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng QĐND Việt Nam, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, về CTĐ, CTCT trong quân đội. * Cơ sở thực tiễn Thực tiễn củacôngtác xây dựngĐảng, xây dựng TCCSĐ trong quân đội nóichung và củaTrườngĐại học TrầnĐại Nghĩa nói riêng; thực tiễn hoạt động xây dựngvà năng lực lãnh đạo củacác TCCSĐở Nhà trường; các báo cáo tổng kết CTĐ, CTCT, công tác tổ chức xây dựng đảng, đánh giá chất lượng tổ chức
  • 12. 10 đảng, đảng viên hàng năm củaĐảng ủy Nhà trường và củacác TCCSĐ; kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế của tác giả đề tài về công tác xây dựng TCCSĐ, nâng cao NLLĐ, SCĐ của các TCCSĐ ở Nhà trường. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng các phương pháp lôgíc - lịch sử, phân tích- tổng hợp, khảo sát, thống kê, so sánh, điều tra, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học để Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường, cơ quan chính trị và các cấp ủy, TCCSĐ nghiên cứu, vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xây dựng tổ chức cơ sở đảng TSVM, tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường hiện nay. Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn CTĐ, CTCT trong các nhà trường quân đội. 7. Kết cấu của đề tài Gồm: Phần mở đầu, 02 chương (04 tiết); kết luận; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 13. 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA 1.1. Những vấn đề cơ bản về sự lãnh đạo và tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần ĐạiNghĩa 1.1.1. Tổ chức cơ sở đảng và sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa * Khái quát về Trường Đại học Trần Đại Nghĩa Trường Đại học Trần Đại Nghĩa (Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự) đóng quân trên địa bàn Quận Gò Vấp (Tp. Hồ Chí Minh). Tiền thân là Trường Sơ cấp Kỹ thuật (B.754), được hình thành từ sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng trên cơ sở tiếp quản mặt bằng Trường Quân cụ, là cơ sở đào tạo nhân viên kỹ thuật quân sự của chế độ cũ trước đây. Gần 40 năm xây dựng, trưởng thành, Nhà trường đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, với các tên gọi khác nhau, như: Trường Sơ cấp Kỹ thuật (10/1975); Trường Hạ Sĩ quan Kỹ thuật (27/5/1978 - hiện nay, ngày 27/5 đã trở thành Ngày truyền thống của Nhà trường); Trường SQKT Vin-hem Pích (1981); Trường Cao đẳng Kỹ thuật Vin-hem Pích (1996); Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (2009) và Trường Đại học Trần Đại Nghĩa (2010, Quyết định 2345/QĐ- TTg, ngày 23/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Trần Đại Nghĩa trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự). Tổ chức biên chế của Nhà trường hiện nay: Ban Giám hiệu và 26 đơn vị trực thuộc,trongđó có 05 phòng (Đào tạo, Chính trị, Kỹ thuật, Hậu cần, Tham mưu-hành chính);03ban(Khoahọc quânsự,Tàichính,Khảo thí vàbảo đảmchất lượng GD-ĐT);12khoa giáo viên (Khoa học cơ bản, Kỹ thuật cơ sở, Quân sự, KHXH và nhân văn, Tăng-Thiết giáp, Vũ khí, Đạn, Ô tô, Công nghệ thông tin, Chỉ huy tham mưu kỹ thuật, Tiêu chuẩn Đo lường-chất lượng, Thực hành); 05 Tiểu đoàn quản lý học viên; 01 Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm.
  • 14. 12 Chức năngcủaNhà trường là: Đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật cấp phân đội, nhân viên chuyên môn kỹ thuật và nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự. Nhiệm vụ củaNhà trườngđược xác định:Tổ chức đàotạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật cấp phânđộicótrìnhđộđạihọc;đàotạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật đacấp, đangànhcho QĐNDViệtNam (ở các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng);đào tạo cánbộ, nhânviên chuyên môn kỹ thuật giúp QĐND Lào, QĐHG Campuchiavàcho quânđộinước ngoàikhiđược giao nhiệm vụ; tham gia nghiên cứukhoahọc kỹthuật quânsự;đào tạo sĩ quan dự bị; đào tạo nhân lực lao động kỹ thuật chấtlượng cao phụcvụcho sựnghiệp CNH, HĐHđấtnước (TheoQuyết định số 2165/QĐ-BQP, ngày 09/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng). Trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là QUTW, BQP, TCKT, sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân địa phương và đơn vị bạn; các thế hệ cán bộ, giáo viên, học viên, sinh viên, công nhân viên, chiến sỹ của Nhà trường luôn “đoàn kết thống nhất, năng động sáng tạo, tự lực, tự cường”, không ngừng nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Gần 40 năm thực hiện nhiệm vụ GD- ĐT, Nhà trường đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội ta (đã bổ sung cho các đơn vị trong toàn quân trên 16.000 sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên kỹ thuật thuộc nhiều chuyên ngành, loại hình, bậc đào tạo khác nhau); làm nhiệm vụ quốc tế đào tạo giúp QĐND Lào và QĐHG Campuchia (gần 3.000 cán bộ, nhân viên kỹ thuật) [47, tr.435-437]. Nhà trường đã vinh dự được Nhà nước, Quân đội tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương cao quý. * Các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa Trường Đại học Trần Đại Nghĩa là trung tâm đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội. Để đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của một cơ sở đào tạo đại học và NCKH, Nhà trường thường xuyên được củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, cơ quan lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện. Đảng bộ Nhà
  • 15. 13 trường và các TCCSĐ trực thuộc được thiết lập theo quy định của Điều lệ Đảng, cơ chế tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong QĐND Việt Nam, phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình cơ quan, đơn vị cơ sở ở Nhà trường. Quy định số 49-QĐ/TW, ngày 21/11/2011 của BCT (khóa XI) về tổ chức đảng trong QĐND Việt Nam đã xác định: “Hệ thống tổ chức đảng trong Quân đội được lập tương ứng với hệ thống tổ chức của Quân đội” [44, tr.7]. Hướng dẫn số 10-HD/BTCTW, ngày 06/3/2012 của Ban Tổ chức Trung ương chỉ rõ: “Việc thành lập TCCSĐ, đảng bộ bộ phận và chi bộ thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng và Quy định thi hành Điều lệ Đảng của BCHTW. Căn cứ số lượng đảng viên, cơ cấu tổ chức và tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị, cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định thành lập TCCSĐ, đảng bộ bộ phận hoặc chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở” [44, tr.244]. Cụ thể: “Ở học viện, trường sĩ quan, trường đại học, cao đẳng, trường quân sự quân khu, quân đoàn lập đảng bộ cơ sở ở hệ, tiểu đoàn, phòng, khoa, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc (nơi có 30 đảng viên trở lên); nơi dưới 30 đảng viên thì lập chi bộ cơ sở” [44, tr.247]. Thực hiện quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng, các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Nhà trường được lập tương ứng với 26 đơn vị cơ sở trực thuộc, đó là các phòng, ban, khoa giáo viên, các tiểu đoàn quản lý học viên, trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm. Hệ thống tổ chức của Đảng bộ Nhà trường hiện nay như sau: Đảng ủy Nhà trường là cơ quan lãnh đạo trực thuộc Đảng ủy TCKT và là cấp trên trực tiếp của 26 TCCSĐ; trong đó có 06 đảng bộ cơ sở với 18 chi bộ trực thuộc (02 đảng bộ ở khối cơ quan có 06 chi bộ trực thuộc; 04 đảng bộ ở các tiểu đoàn quản lý học viên có 12 chibộ trực thuộc) và 20 chibộ cơ sở (06 chi bộ khối cơ quan, 12 chi bộ khoa giáo viên, 01 chi bộ tiểu đoàn quản lý học viên, 01 chi bộ trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm). Từ các cơ sở căn cứ và cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Các TCCSĐ trong Đảng bộ Nhà trường là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở thuộc Đảng bộ Nhà trường, có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản là lãnh đạo mọi
  • 16. 14 mặt hoạt động trong các cơ quan, đơn vị cơ sở (phòng, ban, khoa, tiểu đoàn quản lý học viên, trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm); nghiên cứu, đề xuất với Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và CTĐ, CTCT của các cơ quan, đơn vị. Vị trí, vai trò của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần ĐạiNghĩa: Các TCCSĐlà mộtbộ phậncấuthànhĐảngvà làm nền tảng củaĐảng. Sự tồntại và pháttriển củaĐảngtrước hếtphụthuộc vào sự tồn tại và phát triển của các tếbào củaĐảnglà chibộ, đảngbộcơ sở. NềntảngcủaĐảngvững chắc do sự vững mạnh củacác TCCSĐlập thành, ChủtịchHồ Chí Minh đãkhẳng định:“Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” [27, tr.210]. CácTCCSĐở Nhà trường là một bộ phận cấu thành hệ thống tổ chức đảng,là nềntảngcủaĐảngbộNhàtrường,là hạtnhânlãnh đạo chính trị ở các phòng,bancơquan,cáckhoagiáo viên, các tiểu đoàn quản lý học viên, trung tâm dạynghềvà giớithiệuviệclàm (sauđâygọitắtlà cáccơ quan,đơnvịcơ sở). TCCSĐở Nhàtrườngcó đầyđủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tráchnhiệm theo quyđịnhcủaĐiều lệ Đảngđểlãnh đạo mọi mặt hoạt động, mọi nhiệm vụ củacơ quan, đơnvịcơ sở, là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị, hoạt động CTĐ, CTCT, chất lượng xây dựng đơn vị chính quy, VMTD. TCCSĐ ở Nhà trường là nơi trực tiếp quán triệt thực hiện đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng,nghịquyết, chỉthị, mệnh lệnh của cấp trên và cácnhiệm vụ được giao, nhất là trực tiếp quán triệt, tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường. Thực tiễn khẳng định, vịtrí, vai trò đặc biệt quan trọng của TCCSĐ trong triển khaivà hiện thực hóa đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của tổ chức đảng cấp trên; các TCCSĐ thường xuyên nắm vững, thực hiện tốt việc cụ thể hoá các nghịquyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, kịp thời xác định các chủ trương, biện pháp, kế hoạch của cấp mình để lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện thắng lợinhiệm vụ chính trị, xây dựng đơn
  • 17. 15 vịVMTD, xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng TSVM về chính trị, tưtưởngvàtổ chức, góp phần xây dựng Đảng bộ Nhà trường TSVM, Nhà trường VMTD hoàn thành xuất sắc nhiệm vụGD-ĐT, NCKH và các nhiệm vụ được giao. Các TCCSĐ ở Nhà trường cũng là nơi trực tiếp kiểm nghiệm và góp phần quan trọng vào việc bổ sung, phát triển chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường. Bởi vì, thông qua thực tiễn hoạt động lãnh đạo của TCCSĐ, các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của các cấp vừa khẳng định tính đúng đắn, đồng thời cũng bộc lộ cả những hạn chế, bất cập trước sự vận động của tình hình thực tế, yêu cầu nhiệm vụ, do đó cần phải được bổ sung, phát triển phù hợp. TCCSĐ ở Nhà trường là cầu nối, là nơi trực tiếp thực hiện mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng. Điều lệ Đảng (khóa XI) đã chỉ rõ: “Liên hệ mật thiết vớinhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước” [12, tr.41]. Các TCCSĐ ở Nhà trường thường xuyên lãnh đạo, quy tụ, tập hợp toàn thể cán bộ, đảng viên, giáo viên, công nhân viên, học viên, chiến sĩ trong từng cơ quan, đơn vị thành một khối thống nhất về ý chí, hành động; quán triệt, chấp hành nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và cấp mình; trực tiếp nắm bắt tâm tư, tình cảm, chăm lo bảo đảm lợi ích chính đáng, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trí tuệ, sức sáng tạo của đảng viên, quần chúng. TCCSĐ ở Nhà trường là nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, kết nạp, sàng lọc đảng viên, quản lý đảng viên. TCCSĐ trực tiếp tác động tới từng đảng viên và giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện họ trở thành những đảng viên ưu tú. Thông qua các nghị quyết lãnh đạo, bằng công tác tư tưởng và tổ chức, thông qua duy trì các chế độ, nề nếp sinh hoạt đảng, phân công nhiệm vụ, tự phê bình và phê bình, thực hiện kiểm tra, giám sát và chấp hành kỷ luật Đảng để giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên. Các TCCSĐ trực tiếp lựa chọn, thử thách, bồi dưỡng và kết nạp vào Đảng những
  • 18. 16 quần chúng ưu tú trong giáo viên, học viên, sinh viên, chiến sĩ, công nhân viên của các cơ quan, đơn vị cơ sở. Đồng thời, có trách nhiệm phát hiện bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ cho Đảng, tham gia đề cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng mà trực tiếp là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng cấp ủy, TCCSĐ trong sạch vững mạnh, góp phần xây dựng Đảng bộ Nhà trường TSVM. Các TCCSĐ ở Nhà trường có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với toànbộ mọi mặt hoạt độngcủacác cơ quan, đơnvị cơ sở, cũngnhư có tác động, ảnh hưởng hết sức quantrọngđốivới chấtlượng, hiệu quả hoạtđộnglãnh đạo và sự vững mạnh của Đảng bộ Nhà trường. Do đó, xây dựng các TCCSĐ trong sạchvững mạnh, có NLLĐ, SCĐ cao;khôngngừng tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐđốivới các cơ quan, đơnvị cơ sở đểđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường là vấn đề cơ bản, mang tính cấp thiết cả trước mắt và lâu dài. Chức năng của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa: Các TCCSĐ ở Nhà trường là nền tảng của Đảng bộ Nhà trường, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo mọi mặt hoạt động, mọi nhiệm vụ trong các cơ quan, đơn vị cơ sở. Nghiên cứu đề xuất với Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH và hoạt động CTĐ, CTCT của cơ quan, đơn vị cơ sở. Nhiệm vụ cụ thể của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa: Quyđịnh số 49-QĐ/TWcủaBCT(khóaXI)chỉ rõ nhiệm vụ của TCCSĐ trongcác họcviện, nhà trườnglà: “Lãnhđạo thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH đúngđườnglối, quanđiểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thịcủacấp trên;đổimớichươngtrình,nộidung, phươngpháp dạy-học và NCKH;xây dựngđộingũcánbộ khoahọc,độingũgiáo viên; xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, tiềm lực khoa học-công nghệ nhằm hoàn thành mục tiêu, yêu cầuđào tạo, đápứngyêucầunhiệm vụ xây dựng, huấnluyện, sẵnsàng chiến đấu, chiến đấucủaquânđộivà phục vụsựnghiệp CNH, HĐH đất nước; lãnh đạo xây dựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực” [44, tr.29].
  • 19. 17 TCCSĐở TrườngĐạihọc TrầnĐạiNghĩađượclập theo hệ thống tổ chức biên chế của Nhà trường với nhiều loại hình cơ quan, đơn vị, có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ củaTCCSĐ theoquyđịnhcủaĐiều lệ Đảng (khóaXI). TCCSĐở cơ quan, đơnvịcơ sở khác nhau thì nhiệm vụ lãnh đạo có những nội dung khác nhau, nhưng đều tập trung hướng vào thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT và NCKH của Nhà trường: Một là, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT và NCKH theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy-học và NCKH; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ giáo viên; xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD nhằm hoàn thành mục tiêu, yêu cầu GD-ĐT của Nhà trường, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. TCCSĐ ở các cơ quan: Lãnh đạo cơ quan nghiên cứu, nắm vững nghị quyết, chỉ thị, mệnhlệnh củacấp trên;nhiệm vụ chính trị của Nhà trường và đơn vị; thực hiện tốtchức năngtham mưu, đềxuất vớiĐảng uỷ, Ban Giám hiệu những chủtrương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH, hoạt động CTĐ, CTCT và xây dựng Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực; chỉ đạo, hướngdẫncác cơ quan, đơnvịvà tổ chức thực hiện các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ; lãnh đạo xây dựng cơ quan VMTD. TCCSĐởcáckhoa giáo viên: Lãnh đạo đổi mới chương trình, nội dung, phươngpháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy và NCKH; xây dựng đội ngũ giáo viên; chấp hànhnghiêm quychếGD-ĐT;hoànthànhtốt nhiệm vụ giảng dạy và NCKH, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu GD-ĐT và NCKH của Nhà trường. Lãnh đạo xây dựng khoa giáo viên VMTD. TCCSĐởcáctiểu đoànquảnlý học viên: Lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ tổ chức quảnlý, giáo dục, rènluyện học viên, sinh viên; xây dựng đội ngũ cán bộ quảnlý; xây dựngcác tiểuđoànchínhquy, VMTD đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT đào tạo của Nhà trường.
  • 20. 18 Hailà, lãnhđạocôngtácchínhtrịtưtưởng: Lãnh đạo xây dựng cơ quan, đơnvị cơ sở vữngmạnh về chínhtrị, tưtưởng;mọicánbộ, đảngviên, quầnchúng có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chínhtrịcủaQuân đội, Nhà trường và đơn vị; quán triệt, chấp hành nghiêm nghị quyết, chỉ thị, mệnhlệnh củacấp trên;tích cựcchủđộng đấu tranh phòng, chống có hiệu quảvớiâm mưu “diễnbiếnhòabình”củacác thếlực thùđịchvà mọi biểu hiện nói, viết, làm trái vớiquanđiểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, quyđịnhcủaQuânđộivà nghị quyết, chỉthịcủacấp trên;đảmbảo cơ quan, đơnvịluôn thốngnhất cao vềnhận thức và hành động, sẵnsàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Ba là, lãnhđạoxâydựngtổchứcchỉ huy,tổchứcquầnchúngvà hội đồng quânnhân:Lãnhđạo xâydựng, củngcố,kiệntoàn hệ thống tổ chức chỉ huy của phòng, ban,khoagiáo viên và các tiểu đoàn quản lý học viên vững mạnh, không ngừng nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầunhiệm vụ. Chăm lo bồidưỡng, giáo dục,rènluyện độingũ cán bộ về mọi mặt, nhất là tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực, phươngpháp,tác phong công tác đảm bảo hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Xâydựngcác tổ chứcquầnchúngvàhộiđồng quân nhân vững mạnh; hoạt động có hiệu quả, đúng chức năng, nhiệm vụ. Bốn là, thực hiện công tác xây dựng đảngbộ, chibộ: Lãnh đạo xây dựng đảng bộ, chi bộ TSVM; không ngừng nâng cao NLLĐ, SCĐ của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên. Chấp hành nghiêm nguyên tắc tổ chức, chế độ sinh hoạt đảng. Làm tốt côngtác giáo dục, rèn luyện, quản lý, phát triển và sàng lọc đảng viên. Xây dựng cấp ủy TSVM, có NLLĐ, SCĐ cao, đội ngũ cấp ủy viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; kết hợp chặt chẽ xây dựng cấp ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì của cơ quan, đơn vị cơ sở. Lãnh đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đảng viên, tổ chức đảng; phát huy vai
  • 21. 19 trò của các tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân trong công tác xây dựng đảng bộ, chi bộ. Năm là,lãnhđạothựchiệnviệchọctập và làm theo tấm gương đạo đức HồChíMinh:Lãnhđạo tổ chứctốtviệc nghiêncứu, học tập, quán triệt thực hiện các chỉ thịcủaBCT, QUTW,cáchướngdẫn,kếhoạchcủacấptrên về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xây dựng và cụ thể hóa tiêu chí về chuẩnmực đạo đứccủacánbộ,đảngviêntrongcơ quan, đơn vị theo tư tưởng và tấm gươngđạo đức Hồ ChíMinh đểthực hiện. Kiểm tra, đánhgiá kếtquảhọc tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh của đảng bộ, chi bộ, của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị. Đặc điểm của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa: Thứ nhất, đa số các TCCSĐ ở Nhà trường là TCCSĐ 01 cấp, trong đócómột số chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc các Đảng bộ cơ sở chưa có cấp ủy. Thực hiện quy định của Điều lệ Đảng (khóa XI) về TCCSĐ trong QĐND Việt Nam, các TCCSĐ ở Nhà trường được lập ở các cơ quan, đơn vịcơ sở là các phòng, ban, khoa giáo viên, các tiểu đoàn quản lý học viên, trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm. Hầu hết, các TCCSĐ ở Đảng bộ Nhà trường là TCCSĐ 01 cấp (có 20 chibộ cơ sở, trong đó 02 chibộ cơ sở chưa có cấp ủy, chỉ có bí thư hoặc có bí thư, phó bí thư);có 06 TCCSĐ 02 cấp (06 đảng bộ cơ sở với 18 chi bộ trực thuộc, trong đó 06 chi bộ chưa có cấp ủy, chỉ có bí thưhoặc bí thư, phó bí thư). Thứ hai, hoạt động của các TCCSĐ ở Nhà trường thường tập trung, nhiệm vụ tương đối ổn định. Hoạt động của các cơ quan, đơn vị cơ sở chủ yếu diễn ra trong phạm vi của Nhà trường, nhiệm vụ chính trị ổn định theo chức năng, chức trách được giao, ít có sự biến động, thay đổi lớn. Mỗi cơ quan, đơn vịcơ sở có chức năng, nhiệm vụ khác nhau song đều tập trung hướng vào hoàn thành tốt nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH và xây dựng cơ quan, đơn vị và Nhà trường VMTD. Vì vậy, các TCCSĐ thường hoạt động tập trung, thống nhất, nhiệm vụ lãnh đạo cơ bản ổn định, ít có sự thay đổi thường xuyên. Bên cạnh lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở thực hiện
  • 22. 20 nhiệm vụ chính trị trung tâm, các TCCSĐ phải sẵn sàng lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cơ sở thực hiện các nhiệm vụ đột xuất. Thứ ba, đội ngũ cấp ủy viên của các TCCSĐ ở Nhà trường chủ yếu là cán bộ kỹ thuật, quân sự, hậu cần, đa số đều là cán bộchủ trìcủa cáccơ quan, đơn vịcơ sở, có trình độ học vấn cao; cán bộ chính trị là cấp ủy viên có tỷ lệ thấp. Hầu hết các cấp ủy cơ sở có số lượng cấp ủy viên từ 3 - 5 đồng chí. Độingũ cấp ủy viên ở các phòng, ban cơ quan, các khoa giáo viên phần lớn là cán bộ kỹ thuật, quân sự, hậu cần, được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh chính trị, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực thực tiễn tốt. Tính đến hết năm 2013, có 100 % cấp ủy viên trình độ đạihọc, trong đó 49,5 % tiến sĩ, thạc sĩ [phụ lục 2]. Do đặc điểm tổ chức biên chế, yêu cầu nhiệm vụ nên số cán bộ chính trị là cấp ủy viên chiếm tỷ lệ thấp (chỉ có ở cơ quan chính trị, khoa khoa học xã hộivà nhân văn, các tiểu đoànquản lý học viên). Thứ tư, đội ngũ đảng viên của các TCCSĐ ở Nhà trường gồm nhiều đối tượng, trình độ, kinh nghiệm, tuổi đời, tuổi quân không đồng đều; đảng viên là sĩ quan chủ yếu tập trung ở khối phòng, ban cơ quan, khoa giáo viên. Ở khốiphòng, ban cơ quan, các khoa giáo viên, tỷ lệ đảng viên là sĩ quan chiếm đa số, tuổi đời từ 22 - 50 tuổi; 100% được đào tạo cơ bản ở các học viện, nhà trường trong nước và nước ngoài, do đó trình độ học vấn tương đối cao: 94,2 % tốt nghiệp đại học trở lên, trong đó 32 % tiến sĩ, thạc sĩ [phụ lục 6]. Đại đa số có nhận thức, bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong chiến đấu, công tác, giảng dạy; gắn bó với sự nghiệp GD-ĐT của Nhà trường. Tuy nhiên, đội ngũ đã trải qua chiến đấu ngày một giảm do hết tuổi phục vụ; bên cạnh ưu điểm, một số ít chưa thực sự nỗ lực phấn đấu để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; còn biểu hiện giảm sút trách nhiệm, ngại đấu tranh phê bình, va chạm. Thứ năm, số lượng đảng viên hàng năm có nhiều biến động, thayđổi, nhấtlà ở các tiểu đoàn quản lý học viên. Đảng viên là học viên, sinh viên tập trung ở các đảng bộ, chi bộ tiểu đoàn quản lý học viên, hàng năm có nhiều biến động về quân số, nhất là thời điểm học viên, sinh viên tốt nghiệp ra trường. Đây là lực lượng trẻ khỏe,
  • 23. 21 năng động, khả năng nhận thức tốt, được giáo dục, quản lý, rèn luyện trong môi trường sư phạm quân sự, đa số có ý thức phấn đấu trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng. Tuy nhiên, đội ngũ này tuổi đời, tuổi quân còn ít, thiếu kinh nghiệm, thử thách thực tiễn, do đó dễ bị chi phối, tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch. Một số ít có biểu hiện trung bình chủ nghĩa, thiếu tự giác, tích cực phấn đấu học tập, rèn luyện; chấp hành chế độ, quy định không nghiêm; cábiệt có các trường hợp vi phạm kỷ luật phải xử lý. Những đặc điểmtrên có sựtác động,chiphối, trực tiếp ảnhhưởngđến việc xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh, tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ. Nhận thức đúng đắn, sâu sắc những đặc điểm trên là cơ sở để nghiên cứu, xác địnhcác chủtrương, giảipháp phùhợp nhằmtăngcườngsựlãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường một cách khoa học, hiệu quả. * Sựlãnh đạocủa cácTCCSĐ ở Trường Đạihọc Trần ĐạiNghĩa: Quanniệmvềsựlãnh đạocủaTCCSĐở TrườngĐạihọcTrầnĐạiNghĩa. Theo Từđiển Từvà Ngữ Việt Nam thì lãnh đạo có nghĩa là “Vạch đường lối và phươngpháp hành độngcho quầnchúng” hay “Người hoặc bộ phận vạch đường lối và phương pháp hành động cho quần chúng” [23, tr.1026]. Lãnh đạo là một dạng hoạt động đặc biệt - hoạt động chính trị xã hội, là hoạt động đặc trưng, thể hiện trình độ phát triển cao của ý thức con người, có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của con người, chỉ có con người mới có hoạt động lãnh đạo. Lãnh đạo vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Khoa học, nghệ thuật về việc điều khiển, phát huy sức mạnh của con người và tổ chức - một trong những lĩnh vực khó khăn, phức tạp và nhạy cảm nhất của khoa học về con người. Hoạt động lãnh đạo trong xã hội bao giờ cũng gắn với một lực lượng nhất định, có đối tượng cụ thể, nội dung, mục đích rõ ràng, có phương thức phù hợp. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, nói đến sự lãnh đạo của Đảng thực chất là nói đến hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mối quan hệ giữa chủ thể lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đối tượng lãnh đạo là toàn thể nhân dân Việt Nam, các tổ chức, các lực lượng, mọi conngười và toàn xã hội.
  • 24. 22 Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đối với toàn xã hội, trong đó QĐND Việt Nam là một đối tượng đặc thù. Đảng lãnh đạo quân đội là một tất yếu khách quan, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi sự tiến bộ, trưởng thành, sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội. Đảng lãnh đạo quân đội theo nguyên tắc tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Đảng lãnh đạo quân đội là tổng thể các hoạt động của Đảng nhằm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho quân đội luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu, xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tin cậy của Đảng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống [42, tr.208]. Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tổ chức; trên tất cả các mặt công tác: chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật; trên tất cả các nhiệm vụ: huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, học tập, lao động sản xuất [42, tr.209]. Đảng lãnh đạo quân đội thông qua hệ thống các nguyên tắc, một trong các nguyên tắc đó là phải thiết lập hệ thống tổ chức đảng từ QUTW đến chi bộ đại đội và tương đương. Các TCCSĐ ở Nhà trường là nền tảng của Đảng bộ Nhà trường, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo được quy định trong Điều lệ Đảng như đối với tất cả các loại hình TCCSĐ trong quân đội. Từ những cơ sở, căn cứ và cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa là tổng thể những chủ trương, nội dung, phương pháp của cấp ủy (chi bộ) cơ sở định hướng mọi hoạt động của các cơ quan, đơn vị cơ sở nhằm cụ thể hóa và thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, kỷ luật của quân đội, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường và cơ quan chức năng các cấp ở cơ sở; xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh, nâng cao NLLĐ, SCĐ, hoàn thành tốt chứcnăng, nhiệm vụ; khơidậyvà phát huy sức mạnh của từng tổ chức, lực lượng, từng con người và cả tập thể, bảo đảm xây dựng cơ quan, đơn vịcơ sở VMTD hoàn thành tốtmọinhiệm vụ được giao.
  • 25. 23 NộidunglãnhđạochủyếucủacácTCCSĐở Trường ĐạihọcTrần ĐạiNghĩa. TCCSĐ ở khối cơ quan: Lãnh đạo các phòng, ban thực hiện đúng quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước không ngừng nâng cao trình độ tham mưu, năng lực chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các mặt công tác chuyên môn theo chức trách, nhiệm vụ được quy định; tích cực cải tiến lề lối làm việc, tác phong công tác, sâu sát thực tiễn, nắm chắc tình hình thực tế cơ sở. Thường xuyên quán triệt, nắm vững những quan điểm, tư tưởng đổi mới của Đảng về công tác GD-ĐT, khoa học công nghệ, sự phát triển mới về yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng vũ trang và nhà trường quân đội để làm tốt công tác tham mưu, giúp cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường có những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhằm xây dựng Nhà trường chính quy, VMTD, Đảng bộ Nhà trường TSVM, không ngừng nâng cao chất lượng GD- ĐT, NCKH, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Lãnh đạo xây dựng cấp ủy, đảng bộ, chi bộ phòng, ban TSVM, có NLLĐ, SCĐ cao; chấp hành nghiêm nguyên tắc TTDC, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình và các chế độ sinh hoạt; giữ vững đoàn kết thống nhất; tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT; xây dựng phòng, ban cơ quan VMTD, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ. TCCSĐ ở khối các khoa giáo viên: Lãnh đạo khoa giáo viên chấp hành nghiêm quy chế GD-ĐT, quy chế hoạt động khoa học; thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, NCKH theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, đáp ứng mục tiêu yêu cầu GD-ĐT, NCKH của Nhà trường. Quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết 86/NQ-ĐUQSTW, Nghị quyết 382/NQ-ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là QUTW) về công tác GD-ĐT và công tác kỹ thuật trong tình hình mới; Nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy Nhà trường về xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Tập trung nghiên cứu đột phá vào đổi mới nội dung, chương trình gắn với đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chuẩn hóa,
  • 26. 24 hiện đại hóa; nâng cao chất lượng giảng dạy, NCKH, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng GD-ĐT đối với tất cả các đối tượng học viên, sinh viên; tăng cường khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng vào quá trình dạy học. Lãnh đạo xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng cao cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ học vấn, năng lực trí tuệ, năng lực sư phạm và năng lực NCKH, “có khả năng tiếp cận công nghệ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại; có số lượng hợp lý, cơ cấu đồng bộ, lấy chất lượng làm chính” [18, tr.4]; mỗi giáo viên phải thực sự vừa là nhà giáo, vừa là nhà khoa học, là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, toàn tâm, toàn ý gắn bó vớisự nghiệp GĐ-ĐT của Nhà trường. Lãnh đạo xây dựng cấp ủy, chi bộ TSVM, xây dựng khoa đoàn kết thống nhất, VMTD, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ GD-ĐT và NCKH của Nhà trường. TCCSĐ ở khối các tiểu đoàn quản lý học viên: Lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, giáo dục, rèn luyện các đối tượng đào tạo; kịp thời tham mưu, đề xuất cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường các chủ trương, biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục, rèn luyện, kỷ luật học viên, sinh viên. Trong đó, tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện; chú trọng giáo dục, bồi dưỡng xây dựng động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn, chấp hành nghiêm quy chế GD-ĐT; tích cực đổi mới phương pháp học tập, phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo của học viên, sinh viên, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Lãnh đạo xây dựng và thực hiện tốt nề nếp chính quy, các phong trào thi đua học tập, rèn luyện, NCKH; tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần cho học viên, sinh viên; thường xuyên coi trọng sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, quản lý giáo dục, rèn luyện học viên, sinh viên. Lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý học viên, sinh viên (kể cả cán bộ kiêm chức) vững mạnh, có tinh thần trách nhiệm cao, có phẩm chất, năng lực đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Coitrọng bồidưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ, năng lực toàn diện cho độingũ cán bộ quản lý các cấp, nhất là năng lực quán triệt, cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị,
  • 27. 25 mệnh lệnh của cấp trên, năng lực chỉ huy, tổ chức quản lý, điều hành đơn vị. Lãnh đạo xây dựng tiểu đoàn quản lý học viên VMTD; xây dựng cấp ủy các cấp, các tổ chức đảng trực thuộc và đảng bộ tiểu đoàn TSVM, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; tổ chức thực hiện có hiệu quả mọihoạt động CTĐ, CTCT trong đơn vị, góp phần xây dựng Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực. Những yếu tố quy định sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa: Một là: Số lượng, chất lượng và cơ cấu cấp ủy cơ sở. Chỉ thị số 99/CT- ĐUQSTW của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là QUTW) đã khẳng định: “Xây dựng cấp ủy là vấn đề cốt lõi rất cơ bản, mang tính cấp thiết cả trước mắt và lâu dài” [41, tr.6]. Cấp ủy của các TCCSĐ ở Nhà trường là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở giữa hai kỳ đại hội, do đại hội toàn thể đảng viên hoặc đại hội đại biểu đảng bộ, chi bộ cơ sở dân chủ bầu ra. Các cấp ủy cơ sở có vịtrí, vaitrò và ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ các hoạt động của TCCSĐ và của cơ quan, đơn vị cơ sở. Trong đó, chất lượng, số lượng, cơ cấu cấp ủy viên của các TCCSĐ là yếu tố đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo của TCCSĐ. Kinh nghiệm hoạtđộngcủa các TCCSĐ đã chỉ rõ, khi nào cấp ủy có số lượng phùhợp, cơ cấuhợp lý, bao gồm những đồng chí có phẩm chất năng lực, nhận thức sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng, nhiệm vụ trên giao, có tinh thần tráchnhiệm cao, tích cực tham gia vào việc xây dựng các chủ trương, biện pháp lãnh đạo củaTCCSĐthì khiấy các quyếtđịnhcủatập thể cấp ủy sẽ có tính bao quát, đúng đắn, có tính khả thi và hiệu quả cao trên thực tế. Ngược lại, TCCSĐnào cócấpủy viên thiếu gương mẫu, trách nhiệm, năng lực hạn chế, có biểu hiện sasútvề phẩmchấtđạo đức,lốisống, quan liêu, gia trưởng, cục bộ, bè phái thì hiệu lực lãnh đạo của cấp ủy, TCCSĐ giảm sút, thậm chí dẫn đến yếu kém, khônghoànthành nhiệm vụ. Thực tiễn xây dựng và hoạt động của các cấp ủy cơ sở ở Nhà trường cho thấy, sức mạnh của tập thể cấp ủy phụ thuộc rất lớn
  • 28. 26 vào số lượng, chấtlượngvà cơ cấu cấp ủy, trọngtâmlà yếu tố chất lượng, nhất là phẩmchấtchínhtrị, đạo đức, lối sống và năng lực toàn diện của đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy và cán bộ chủ trì. Hailà:Sốlượng,chấtlượngđộingũđảngviên là yếu tốcó ý nghĩahết sức quantrọng, gópphầnquyđịnh sựlãnhđạocủacácTCCSĐở Nhà trường. Đảng viên có vaitrò đặc biệtquantrọngtrongcôngtác xâydựngvàhoạt động lãnh đạo của Đảng. Đảng viên là tế bào cơ bản cấu thành tổ chức đảng, số lượng, chất lượng độingũ đảngviên là yếu tố quy định NLLĐ, SCĐ của tổ chức đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnói: “Đảngmạnhlà do chibộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đềutốt”[27, tr.95]. Đảngtađãxác định xây dựng đội ngũ đảng viên là khâu then chốt, quantrọngcủacông tác xây dựng Đảng, một nhiệm vụ thường xuyên củacác tổ chứcđảng, nhằmgóp phần nâng cao NLLĐ, SCĐ của Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đối với Nhà trường, đội ngũ đảng viên là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ chínhtrị, xây dựngTCCSĐtrongsạch vững mạnh, xây dựng Nhà trường VMTD để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ GD-ĐT. Số lượng, chất lượng độingũ đảngviên là yếu tố quyđịnh NLLĐ, SCĐ, hiệu lực, hiệu quả tăng cường sựlãnh đạo củacácTCCSĐ.Thựctiễncôngtác xâydựngĐảngở Nhà trườngcho thấy, ở đâuđộingũ đảngviên được quan tâm xây dựng vững mạnh về số lượng, chấtlượng, pháthuy tốtvai trò tráchnhiệm thì ở đó chấtlượng, hiệu quả lãnh đạo củaTCCSĐđượcnângcao, cơquan, đơnvịluôn đoànkếtthốngnhất, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Ba là:Chấtlượngcủađốitượnglãnh đạo là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp tớihiệu quảlãnhđạocủaTCCSĐở Nhà trường. Với vai trò là chủ thể, các cấp ủy, TCCSĐ tácđộng đến đối tượng lãnh đạo bằng các chủ trương, biện pháp lãnh đạo thôngquacôngtác tưtưởng, côngtác tổ chức,côngtác chínhsách, nhằm xây dựngcác tổ chức, cáclực lượngvữngmạnh đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo chocáccấpủy, TCCSĐthực hiệntốt chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo đối với cơ quan, đơn vị cơ sở.
  • 29. 27 Đồng thời, đối tượng lãnh đạo là mọi tổ chức, lực lượng, mọi mặt hoạt động, mọi nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị cơ sở, chất lượng đối tượng lãnh đạo có sự tác động trở lại vô cùng to lớn đối với hoạt động lãnh đạo của các TCCSĐ, nó luôn đặt ra yêu cầu cao, đòi hỏi các TCCSĐ phải thường xuyên được xây dựng TSVM, có đầy đủ trình độ, năng lực, có chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, phù hợp, không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo đảm bảo xứng đáng với vai trò là chủ thể lãnh đạo. Như vậy, chất lượng đối tượng lãnh đạo là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng, trực tiếp quy định hoạt động lãnh đạo của các TCCSĐ. Bốn là:Cơchế, quychế,quyđịnhtạohành lang pháp lý quan trọng cho hoạtđộnglãnhđạocủaTCCSĐở Nhàtrường. Cơ chế, quychế,quy định, hướng dẫnvề côngtác tổ chứcxâydựngĐảnglà cơ sở bảo đảm cho toàn bộ hoạt động xây dựngvà lãnh đạo củacáccấpủy, TCCSĐở Nhà trường được thực hiện chặt chẽ, thốngnhất, theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật củaNhà nước, Cương lĩnh, Điều lệ Đảng. Đồng thời, là căn cứ để xem xét, đánhgiá hiệu quảlãnh đạo củatập thểcấp ủy, TCCSĐvàvaitrò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, từng cấp ủy viên đối với công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng Đảng bộ Nhà trường nói riêng. Thườngxuyênquántriệt thực hiện tốtcơ chế, quychế, quyđịnh, nhất là cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với QĐND Việt Nam, các quy chế, quy định của QUTW, TCCTvàcủacác cấpủyđảngcó vị trí, ý nghĩa hết sức to lớn, là yếu tố quyđịnh đốivới tổ chức và hoạt động lãnh đạo của các TCCSĐ. Thực tiễn xây dựngTCCSĐở Nhàtrườngcho thấy, cấp ủy, TCCSĐ nào quán triệt, chấp hành đầyđủ, nghiêm túc cơ chế, quychế, quyđịnh, thực hiện tốt việc cụ thể hóa thành quychế, quy định của cấp mình, thì ở đó cấp ủy, tổ chức đảng đoàn kết thống nhất, kỷ cương, kỷluật được giữvững, pháthuy tốtdân chủ, trí tuệ tập thể, trách nhiệm, năng lực củamọicánbộ, đảngviên, cấp ủyviên; NLLĐ, SCĐ được nâng cao, lãnhđạo cơ quan, đơnvịhoànthànhtốt nhiệm vụ. Ngược lại, sẽdẫn đến tình trạng lỏng lẻo về tổ chức, kỷluật, NLLĐ, SCĐcủaTCCSĐgiảmsút, không thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo.
  • 30. 28 1.1.2. Những vấn đề cơ bản tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ởTrường Đại học Trần Đại Nghĩa * Quan niệm tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa: Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam thì tăng cường là “Làm cho mạnh hơn lên” [23, tr.1649], hay theo Từ điển Tiếng Việt thì tăng cường có nghĩa là “Làm cho mạnh thêm, nhiều thêm” [51, tr.436]. Như vậy, thì tăng cường sự lãnh đạo tức là làm cho sự lãnh đạo đó được mạnh hơn lên hay là làm cho mạnh thêm, nhiều thêm. Từ cách tiếp cận đó có thể quan niệm: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa là tổng thể các chủ trương, nội dung, biện pháp của Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường và các tổ chức, các lực lượng có liên quan nhằm xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh, nâng cao NLLĐ, SCĐ, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ; làm cho sự lãnh đạo của các cấp ủy, TCCSĐ được mạnh hơn, nhiều hơn, có hiệu lực, hiệu quả cao hơn đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Mục đích của tăng cường sự lãnh đạo: Thường xuyên làm cho các cấp ủy, TCCSĐ quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa và thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ, kỷ luật của Quân đội và nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường. Phát huy mạnh mẽ dân chủ, trí tuệ tập thể, vai trò tiền phonggươngmẫu củađội ngũ cán bộ, đảng viên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong các cấp ủy, tổ chức đảng. Làm cho các cấp ủy, TCCSĐ trong Đảng bộ Nhà trường luôn được xây dựng TSVM, thực sự có NLLĐ, SCĐ cao; không ngừng giữ vững và phát huy tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo, trungtâmđoànkếtthốngnhất củacác cơ quan, đơn vị cơ sở; luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo, thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo đối với mọilĩnh vực, mọi nhiệm vụ, mọimặt hoạt động của các cơ quan, đơn vị cơ sở trong mọi tình huống, điều kiện, hoàn cảnh. Đảm bảo lãnh đạo xây dựng các cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng GD-ĐT,
  • 31. 29 NCKH, xây dựng Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực; Đảng bộ Nhà trường TSVM, lãnh đạo Nhà trường hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Chủ thể lãnh đạo và lực lượng tham gia: Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường là chủ thể lãnh đạo; đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, đặc biệt là bí thư, phó bí thư là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong chủ trì, điều hành toàn bộ hoạt động của TCCSĐ; cơ quan chính trị và cán bộ chính trị là lực lượng tham mưu, đề xuất cho Chính ủy, Hiệu trưởng, Đảng ủy Nhà trường về tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa. Lực lượng tham gia: Mọi cán bộ, đảng viên, học viên, chiến sỹ, công nhân viên chức, mọi tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân trong đơn vị, đoàn viên, hội viên là lực lượng tham gia, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa. Đối tượng thực hiện: Các cấp ủy, TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa. Nội dung thực hiện: Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm chính trị của mọi tổ chức, lực lượng trong xây dựng và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, TCCSĐ. Tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo và mọi hoạt động của các cấp ủy, TCCSĐ. Xây dựng các TCCSĐ luôn TSVM, thường xuyên củng cố, kiện toàn các cấp ủy cơ sở đủ về số lượng, có NLLĐ, SCĐ cao; coitrọng bồidưỡng đội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư cấp ủy (chi bộ) và cán bộ chủ trì có đủ trình độ trí tuệ, phẩm chất đạo đức, lối sống, có năng lực và trách nhiệm chính trị cao; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên TSVM, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng GD-ĐT, NCKH, xây dựng Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực, cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD. Thực hiện nghiêm nguyên tắc TTDC, tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách, chế độ tự phê bình và phê bình, nề nếp, chế độ sinh hoạt của các cấp ủy, TCCSĐ; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng. Coi trọng đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt độngCTĐ, CTCT ở các cơ quan, đơn vị cơ sở.
  • 32. 30 Hình thức, phương pháp thực hiện: Là tổng thể các biện pháp, cách thức mà chủ thể tiến hành để tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ cùng với phát huy tốt vai trò trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo, sự nỗ lực chủ quan của các cấp ủy, TCCSĐ thuộc Đảng bộ Nhà trường. Đồng thời, thông qua việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp như: Tổ chức học tập quán triệt, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác xây dựng Đảng, nhất là việc xây dựng cấp ủy, TCCSĐ trong sạch vững mạnh, nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ; thực tiễn tổ chức hoạt động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng đơn vị VMTD, xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng TSVM và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; thực hiện nề nếp, nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng; tự phê bình và phê bình; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng; đánh giá chất lượng tổ chức Đảng, đảng viên hàng năm của các cấp ủy, TCCSĐ. Đồng thời, coi trọng phát huy tốt vai trò của các tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân trong công tác xây dựng Đảng theo chức năng, nhiệm vụ, nhất là việc tham gia đóng góp phê bình của các tổ chức quần chúng cho các cấp ủy, TCCSĐ theo định kỳ, thường xuyên hoặc độtxuất. * Những vấn đề có tính nguyên tắc trong tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường ĐạihọcTrần ĐạiNghĩa Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết, quyđịnh, hướng dẫn của các cấp về công tác xây dựng Đảng; về nâng cao NLLĐ, SCĐ của các TCCSĐ trong quân đội. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo việc tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường và có sự tác động, chi phối đến các nguyên tắc khác. Quan điểm, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các quy định, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng về công tác xây dựng Đảng chính là căn cứ, là cơ sở định hướng cho mọi hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ, bảo đảm cho toàn bộ hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ có phương hướng chính trị đúng
  • 33. 31 đắn, có nội dung, biện pháp rõ ràng, chính xác, hạn chế được những sai lầm, khuyết điểm. Đây là vấn đề đã được thực tiễn khẳng định. Vì vậy, quá trình tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ đòi hỏitừ Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường đến các cấp ủy, TCCSĐ phải thường xuyên quán triệt sâu sắc, nắm vững các quan điểm, tư tưởng trong các nghị quyết của Đảng, trực tiếp là của Đại hội XI, Đại hội IX của Đảng bộ Quân đội, các nghị quyết, chỉ thị của QUTW, các quy định, hướng dẫn của TCCT; nghị quyết, chỉ thị của Thường vụ, Đảng ủy TCKT về xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng TSVM, nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ, vận dụng sáng tạo, phù hợp tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ của các TCCSĐ để xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường sựlãnh đạo của các TCCSĐ. Hai là: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát trực tiếp, thường xuyên của Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường, sự hướng dẫn của cơ quan chính trị; kết hợp chặt chẽ việcxâydựng, củng cố kiện toàn các cấp ủy, TCCSĐ với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD. Đâylà vấn đềhết sức quantrọngđốivớihoạtđộngtăngcường sự lãnh đạo củacác TCCSĐở Nhàtrường. Thườngvụ, Đảngủy, cơ quan chính trị là chủ thể trực tiếp lãnh đạo, chỉđạo,hướngdẫntăngcườngsựlãnh đạo ở các TCCSĐ. Sự lãnh đạo củaThườngvụ, Đảngủyvà chỉ đạo,hướngdẫncủacơ quan chính trị sẽ bảo đảmcho việc tăngcườngsự lãnh đạo của các TCCSĐ luôn tập trung thống nhất, đúng quan điểm, đường lối, nguyên tắc, phương hướng xây dựng Đảng, chấp hànhnghiêm quyđịnh củaĐiều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy Đảngvà các quyđịnh, hướngdẫncủa cấp trên về công tác xây dựng Đảng. Nếu khôngtuân thủ nghiêm ngặtnguyên tắc này, quá trình tăng cường sự lãnh đạo ở các TCCSĐsẽmấtphương hướng, không có mục tiêu yêu cầu rõ ràng, thiếu kỷ luật, kỷ cương, thậm chí sẽ vấp phải những sai lầm, khuyết điểm, không những khôngtăng cườngđược sự lãnh đạo mà còn có nguy cơ làm suy yếu nội bộ, hạ thấp vai trò lãnh đạo củacác TCCSĐ. Do đó, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào Thường vụ, Đảng ủy, cơ quan chính trị Nhà trường cũng phải giữ vững sự
  • 34. 32 lãnh đạo, chỉđạo,hướngdẫn, kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng các cấp ủy, TCCSĐtrongsạchvữngmạnh, khôngngừngnâng cao NLLĐ, SCĐ, tăng cườngsựlãnh đạo củacác TCCSĐđốivớimọinhiệm vụ, mọi hoạt động của các cơ quan, đơnvị cơ sở. Chống các biểu hiện chủ quan, coi nhẹ, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát hoặc hời hợt, hình thức, thiếu chiều sâu, thiếu nội dung, biện pháp cụ thể, thiết thực. Ba là: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; kết hợp chặt chẽ nhiều nội dung, hình thức, biện pháp tích cực, chủ động, sáng tạo. Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ là đòi hỏi khách quan của yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo đối với các cơ quan, đơn vị cơ sở, yếu tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD, là một nhiệm vụ hết sức khó khăn phức tạp, trải qua nhiều khâu, nhiều bước, với yêu cầu ngày càng cao. Do đó, quá trình tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, tích cực, chủ động, sáng tạo, khoa học, kiên quyết triệt để, phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ nhiều nội dung, hình thức, biện pháp mới đảm bảo cho hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ có hiệu lực, hiệu quả cao, đạt được mục đích đề ra; đảm bảo cho các TCCSĐ thực sự, xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo chính trị của cơ quan, đơn vị cơ sở. Các TCCSĐ là đối tượng tiếp nhận các chủ trương, biện pháp lãnh đạo của cấp trên, song không tiếp nhận các tác động đó một cách thụ động, mà trong quá trình tự xây dựng, tự hoàn thiện mình, chính bản thân các TCCSĐ cũng là chủ thể xây dựng. Vì vậy, trong quá trình tiến hành các hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ, Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường phải thường xuyên xác định tốt vai trò là chủ thể lãnh đạo và trách nhiệm chính trị của mình, đồng thời phải động viên, thúc đẩy tính tích cực, chủ động tự hoàn thiện mình của bản thân các cấp uỷ, TCCSĐ, đội ngũ cán bộ, đảng viên với các chủ trương, biện pháp thiết thực, đúng đắn, phù hợp. Tránh các biểu hiện thụ động, thiếu kiên quyết, triệt để hoặc chủ quan, hình thức theo kiểu mùa vụ, phong trào.
  • 35. 33 Bốn là: Phải luôn xuất phát và bám sát mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH của Nhà trường và đặc điểm cụ thể của các cơ quan, đơn vị cơ sở; yêu cầu nâng cao NLLĐ, SCĐ của các cấp ủy (chi bộ) để xác định nội dung, hình thức, biện pháp tăng cường sựlãnh đạocủa TCCSĐ chophù hợp. Mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT của Nhà trường và nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị cơ sở là một trong những yếu tố quy định hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy, TCCSĐ. Mục đích hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy, TCCSĐ là xây dựng các cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD, hoàn thành xuất sắc mục tiêu yêu cầu, nhiệm vụ GD-ĐT của Nhà trường, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Đồng thời, mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT của Nhà trường và nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị cơ sở đòi hỏi và đặt ra yêu cầu các cấp ủy, TCCSĐ phảikhông ngừng được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có NLLĐ, SCĐ cao, để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Do đó, hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải bám sát mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH của Nhà trường; nhiệm vụ chính trị, đặc điểm cụ thể của cơ quan, đơn vị cơ sở để xác định nội dung, hình thức, biện pháp tăng cường đúng đắn, phù hợp. Có như vậy, hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ mớicó chất lượng, hiệu quả thiết thực. Chống mọi biểu hiện xa rời mục tiêu, nhiệm vụ GD- ĐT của Nhà trường, nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị hoặc chủ quan, đơn giản, coinhẹ các yêu cầu, nguyên tắc xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh. Năm là: Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong tăng cường sự lãnh đạocủa cácTCCSĐ. Phát huy sức mạnh tổng hợp là bài học kinh nghiệm quý báu được tổng kết, rút ra từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng ta trong hơn 80 năm qua. Nhờ biết phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng Đảng, Đảng ta đã quy tụ được mọi lực lượng, xây dựng Đảng thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Vì vậy, trong hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường cần phải tiếp tục quán triệt và vận
  • 36. 34 dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm quý báu này. Thực tiễn công tác xây dựng các TCCSĐ ở Nhà trường đã chỉ rõ, nhờ biết tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, dựa chắc vào cán bộ, quần chúng ở từng cơ quan, đơn vị; biết phát huy vaitrò các lực lượng có liên quan trong mọi hoạt động xây dựng và lãnh đạo nên các TCCSĐ luôn được xây dựng vững mạnh, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ. Do đó, quá trình tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường hiện nay càng phải phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, lực lượng, trước hết là ở các cơ quan, đơn vị cơ sở; phải biết tranh thủ sự giúp đỡ của cơ quan chức năng cấp trên để xây dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ. * Tiêu chí đánh giá tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần ĐạiNghĩa Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, tiêu chí là “Dấu hiệu dựa vào mà đánh giá” [23, tr.1826]. Tùy theo góc độ tiếp cận, mục đích, tính chất và yêu cầu xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng mà các chủ thể nghiên cứu xác định tiêu chí cho phù hợp. Đánh giá tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường trên nhiều góc độ, phương diện khác nhau, song nhất thiết phải căncứ vào những tiêu chí cơ bản sau: Một là: Nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của chủ thể, của các lực lượng tham gia đối với việc tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ và của chính các TCCSĐ. Tiêu chí này chỉ rõ, đánh giá hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ nhất thiết phải căn cứ vào nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của chủ thể, của các lực lượng tham gia và của chính các TCCSĐ. Đây là căn cứ quan trọng hàng đầu để đánh giá, bởi vì chất lượng, hiệu quả của việc tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ trước hết phụ thuộc vào nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của cả chủ thể, lực lượng, đối tượng tiến hành. Nếu không có nhận thức đầy đủ, thiếu tinh thần trách nhiệm, trình độ, năng lực hạn chế thì hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ sẽkhông đem lại kết quả như mục tiêu yêu cầu đặt ra. Phải căn cứ vào mức độ nhận thức, trách nhiệm, năng lực của cả chủ thể, đối tượng, lực lượng tham gia để đánh giá tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở
  • 37. 35 Nhà trường, nhận thức đó đã đầy đủ và sâu sắc hay chưa; trách nhiệm cao hay thấp; năng lực tốt hay chưa tốt; mối quan hệ biện chứng của tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ với chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị cơ sở; những tác động, chi phối đến quá trình hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ. Hai là: Nội dung, hình thức, phương pháp, nề nếp thực hiện tăng cường sự lãnh đạo của chủ thể và của các TCCSĐ. Tiêu chí này rất quan trọng nó phản ánh quá trình thực hiện tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ theo những nội dung, hình thức, phương pháp, nề nếp như thế nào. Nội dung, hình thức, phương pháp, nề nếp thực hiện của chủ thể và của các TCCSĐ là những yếu tố trực tiếp chi phối, tác động, có ý nghĩa góp phần quyết định đối với kết quả tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ. Đồng thời, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị cơ sở, tình hình chất lượng cấp ủy, đội ngũ cán bộ, đảng viên của các TCCSĐ quy định nội dung, hình thức, phương pháp tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ. Các TCCSĐ ở Nhà trường có đặc điểm, nhiệm vụ khác nhau, vì vậy việc tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ tất yếu phải được tiến hành với nhiều nội dung, hình thức, phương pháp khác nhau. Căn cứ vào tình hình, đặc điểm nhiệm vụ cụ thể của từng TCCSĐ để xác định nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành phù hợp, đảm bảo có hiệu quả cao hay chưa phù hợp và hiệu quả chưa cao. Ba là: Mức độ chuyển biến về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ. Để đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ đối với mọi hoạt động, mọi nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị cơ sở, trước hết các TCCSĐ phải luôn được xây dựng TSVM, có NLLĐ, SCĐ cao; độingũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, phát huy tốt vai trò trách nhiệm. Mức độ chuyển biến về NLLĐ, SCĐ; hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ vừa thể hiện được kết quả hoạt động xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh, vừa là thước đo đánh giá chất lượng của việc tăng cường sự lãnh đạo, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ. Bởi vì,
  • 38. 36 NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ là cơ sở, điều kiện để tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của TCCSĐ. Sự chuyển biến về NLLĐ, SCĐ; hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của TCCSĐ trực tiếp chi phối, tác động đối với chất lượng xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị cơ sở. Bốn là: Kết quả, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xâydựng cơ quan, đơn vị VMTD của các cơ quan, đơn vị cơ sở trực thuộc Nhà trường. Hiệu quả tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ có quan hệ chặt chẽ, biện chứng vớikết quả, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD. Mục đích tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ là thường xuyên bảo đảm cho các TCCSĐ luôn có NLLĐ, SCĐ cao, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo mọi nhiệm vụ, mọi mặt hoạt động của các cơ quan, đơn vị cơ sở; xây dựng các cơ quan, đơn vị cơ sở vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, tình huống. Đồng thời, đặc điểm tình hình, nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị cơ sở luôn đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi các TCCSĐ phải tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, kết quả, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD là sự phản ánh sinh động nhất, là một trong những tiêu chí để xem xét, đánh giá chất lượng, hiệu quả của việc tăng cường sựlãnh đạo của TCCSĐ. 1.2. Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đạihọc Trần ĐạiNghĩa 1.2.1. Thực trạng tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa * Ưu điểm: Một là: Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên đã có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là về sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạocủa cácTCCSĐ ở Nhà trường.
  • 39. 37 Thông qua học tập, quán triệt, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy đảng, quy định, hướng dẫn của QUTW, TCCT về công tác xây dựng Đảng, xây dựng cấp ủy, TCCSĐ trong quân đội, Thường vụ, Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp và đại đa số cán bộ, đảng viên, quần chúng trong Nhà trường ngày càng hiểu rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ; sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ đối với mọi nhiệm vụ, mọi mặt hoạt động của cơ quan, đơn vị cơ sở, trọng tâm là nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH, xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD. Vì vậy, các mục tiêu, yêu cầu, nội dung tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ đã được xác định rõ và phù hợp hơn với tình hình mới; Thường vụ, Đảng uỷ Nhà trường đến các cấp uỷ, TCCSĐ đều có chủ trương, biện pháp lãnh đạo và kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể theo phạm vi chức trách, quyền hạn của mình. Kết quả điều tra xã hội học đối với cán bộ, đảng viên Nhà trường về sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ, có 91,7% tổng số ýkiến được hỏi cho rằng rất cần thiết [phụ lục 8]. Thường vụ, Đảng ủy, cơ quan chính trị Nhà trường đã tăng cường giáo dục, quán triệt làm cho mọi cán bộ, đảng viên hiểu rõ về nhiệm vụ của quân đội; sự phát triển yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH của Nhà trường trong tình hình mới, nhất là những thuận lợi, khó khăn trực tiếp chi phối, tác động đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng TCCSĐ và xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD, trên cơ sở đó thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp và của các tổ chức, lực lượng. Qua điều tra xã hội học ở Nhà trường, có 90,3% tổng số ý kiến của cán bộ, đảng viên được hỏi cho rằng Đảng ủy Nhà trường đã tổ chức tốt việc học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng [phụ lục 8]. Hai là: Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường đã có nhiều chủ trương, biện pháp xây dựng các TCCSĐ trong sạch vững mạnh, nâng cao chấtlượng lãnh đạovà tăng cường sự lãnh đạocủa cácTCCSĐ đốivới cơ quan, đơn vịcơ sở. Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc củng cố, kiện toàn các cấp ủy cơ sở; tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành nguyên tắc, nề nếp, chế độ