SlideShare a Scribd company logo
1 of 69
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM HÓA HỌC
ĐỀ TÀI
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CƠ GIỚI,
ĐỘ CHUA, NHÔM DI ĐỘNG, SỨC
ĐỆM CỦA ĐẤT Ở NÔNG TRƯỜNG
PHẠM VĂN CỘI – CỦ CHI
GVHD: ThS. Trần Thị Lộc
SVTH: Phạm Thị Xuân Hằng
Lớp: Hóa 4A
Niên khóa: 2009 – 2013
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm
di động, sức đệm của đất ở nông trường Phạm Văn Cội – Củ Chi” em đã nhận được sự
giúp đỡ và động viên từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Nhân đây, em cũng xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến:
Thầy Nguyễn Văn Bỉnh và cô Trần Thị Lộc đã hướng dẫn em tận tình, chỉ bảo, luôn
động viên và giúp đỡ em suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Quý thầy cô trong khoa Hóa Học, trường Đại học Sư phạm Tp. HCM đã tận tình
dạy dỗ em trong suốt 4 năm qua.
Quý thầy cô trong tổ Công nghệ môi trường, cô Lê Thị Diệu đã tận tình giúp đỡ và
tạo điều kiện tốt nhất cho em nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, nguồn động viên và nâng đỡ không
thể thiếu, cùng với tất cả bạn bè đã giúp đỡ nhiệt tình, chia sẻ, động viên và an ủi trong
suốt 4 năm học.
Do kinh nghiệm, trình độ của bản thân hạn chế nên trong quá trình thực hiện khóa
luận chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong quý thầy cô thông
cảm. Em xin chân thành ghi nhận những góp ý quý báu từ quý thầy cô và bạn bè để em
có thể hoàn thành tốt khóa luận hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Xuân Hằng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................1
MỤC LỤC..............................................................................................2
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................6
PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT .......................................8
CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA ĐẤT ......................8
1.1. Thành phần khí [7].....................................................................................8
1.2. Thành phần lỏng (dung dịch đất).............................................................8
1.2.1. Thành phần .................................................................................................... 8
1.2.2. Nước trong đất ............................................................................................... 9
1.2.3. Tầm quan trọng của dung dịch đất ................................................................ 9
1.3. Thành phần rắn[8].....................................................................................9
1.3.1. Phần khoáng của đất .................................................................................... 10
1.3.2. Phần chất hữu cơ.......................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: TÍNH CHẤT NÔNG HÓA CỦA ĐẤT[6].................13
2.1. Keo đất ......................................................................................................13
2.1.1. Khái niệm..................................................................................................... 13
2.1.2. Cấu tạo của hạt keo...................................................................................... 13
2.1.3. Tính chất cơ bản của keo đất ....................................................................... 14
2.1.4. Phân loại keo đất.......................................................................................... 15
2.2. Tính chất hấp phụ chất dinh dưỡng.......................................................15
2.3. Các dạng hấp phụ.....................................................................................16
2.3.1. Hấp phụ sinh học ......................................................................................... 16
2.3.2. Hấp phụ cơ học ............................................................................................ 16
2.3.3. Hấp phụ lí học.............................................................................................. 17
2.3.4. Hấp phụ hóa học .......................................................................................... 17
2.3.5. Hấp phụ hóa lí.............................................................................................. 18
2.4. Khả năng hấp phụ của đất đối với độ phì của đất và chế độ bón phân
...........................................................................................................................19
CHƯƠNG 3: TÍNH CHẤT CHUA CỦA ĐẤT................................20
3.1. Định nghĩa[2]............................................................................................20
3.2. Nguyên nhân gây chua và tình hình đất chua ở Việt Nam[1,6]...........20
3.3. Phân loại độ chua của đất[2,4]...............................................................20
3.3.1. Độ chua hiện tại........................................................................................... 20
3.3.2. Độ chua tiềm tàng........................................................................................ 21
3.4. Tính chất đệm của dung dịch đất[3] ......................................................22
3.4.1. Định nghĩa.................................................................................................... 22
3.4.2. Nguyên nhân gây ra khả năng đệm.............................................................. 22
3.5. Bón vôi cải tạo đất chua[6]
........................................................................23
CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
CƠ GIỚI, ĐỘ CHUA, NHÔM DI ĐỘNG, SỨC ĐỆM CỦA
ĐẤT[10]................................................................................................25
4.1. Lấy và bảo quản mẫu đất........................................................................25
4.1.1. Lấy mẫu phân tích........................................................................................ 25
4.1.2. Phơi khô mẫu............................................................................................... 26
4.1.3. Nghiền và rây mẫu....................................................................................... 27
4.2. Nguyên tắc và phương pháp xác định hệ số khô kiệt ...........................27
4.2.1. Ý nghĩa......................................................................................................... 27
4.2.2. Nguyên tắc ................................................................................................... 27
4.2.3. Phương pháp ................................................................................................ 27
4.3. Nguyên tắc và phương pháp phân tích thành phần cơ giới đất ..........28
4.3.1. Ý nghĩa......................................................................................................... 28
4.3.2. Nguyên tắc ................................................................................................... 28
4.3.3. Phương pháp phân tích – Phương pháp Rutcopski...................................... 29
4.4. Nguyên tắc và phương pháp xác định độ chua .....................................30
4.4.1. Nguyên tắc và phương pháp chung ............................................................. 30
4.4.2. Xác định độ chua hiện tại ............................................................................ 30
4.4.3. Xác định độ chua tiềm tàng ......................................................................... 30
4.5. Xác định sức đệm của đất........................................................................32
PHẦN B: THỰC NGHIỆM ...............................................................34
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NÔNG TRƯỜNG CAO SƯ PHẠM
VĂN CỘI – CỦ CHI ...........................................................................34
1.1. Lịch sử nông trường và đặc điểm vùng đất khảo sát............................34
1.2. Lược đồ nông trường...............................................................................43
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM.........................................................44
2.1. Lấy mẫu và xử lí mẫu ..............................................................................44
2.2. Xác định hệ số khô kiệt bằng phương pháp sấp khô............................44
2.3 Xác định thành phần cơ giới của đất ......................................................45
2.4. Xác định độ chua......................................................................................47
2.5. Xác định sức đệm của đất (phương pháp Arrhenius) ..........................51
KẾT LUẬN CHUNG..........................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................62
PHỤ LỤC.............................................................................................63
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cao su là loại cây có giá trị kinh tế lớn. Chất nhựa của cây là nguồn chủ lực trong
sản xuất cao su thiên nhiên và sản xuất latex dạng nước. Sự phát triển của ngành cao su
trong đó có cao su thiên nhiên gắn liền với sự phát triển các ngành công nghiệp và gắn
liền với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, từ thân đến rễ cây cao su được sử dụng
trong chế biến các sản phẩm gỗ có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Gỗ cây cao su được
coi là loại gỗ “thân thiện với môi trường”, do chỉ được khai thác sau khi kết thúc chu kỳ
sản sinh nhựa. Đặc biệt khi nguồn gỗ thiên nhiên ngày càng khan hiếm thì gỗ cao su trở
thành nguồn nguyên liệu quý giá để sản xuất đồ gia dụng và nội thất. Do là một loại cây
trồng chiến lược nên cây cao su được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở
các nước Châu Á. Đến nay, Việt Nam đã chính thức trở thành nước sản xuất cao su
thiên nhiên lớn thứ 4 thế giới khi soán ngôi của Ấn Độ và chỉ đứng sau Thái Lan,
Indonesia, Malaysia. Sự thay đổi về thứ hạng sản xuất đánh dấu vai trò quan trọng của
Việt Nam trên thị trường cao su quốc tế. Để ngày càng tăng trưởng và phát triển ngành
sản xuất cao su thiên nhiên Việt Nam thì cải tạo đất trồng là việc làm cần quan tâm.
Trong đó thành phần cơ giới, độ chua và sức đệm đóng vai trò không nhỏ trong quá
trình cải tạo đất, sinh trưởng và phát triển cây cao su. Vì những lí do trên, em chọn đề
tài “Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông
trường cao su Phạm Văn Cội – Củ Chi” với mục đích tìm hiểu hiện trạng đất trồng và
các chỉ tiêu khác mong tìm được giải pháp tối ưu nâng cao năng suất cây trồng ở nông
trường cũng như góp phần tăng năng suất cho ngành sản xuất cao su thiên nhiên và đem
lại lợi ích cho nền kinh tế nước nhà.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát các chỉ tiêu về đất: thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm
của đất ở nông trường cao su Phạm Văn Cội – Củ Chi. Qua đó giúp nông trường đưa ra
biện pháp canh tác, cải tạo đất trồng thích hợp nhằm nâng cao năng suất cây cao su.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về tình hình đất đai, tính chất lí hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến đất ở nông
trường cao su Phạm Văn Cội – Củ Chi.
Tìm hiểu các phương pháp xác định thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động và
sức đệm của đất, chọn lựa phương pháp phân tích thích hợp.
Lấy mẫu ở nông trường Phạm Văn Cội tiến hành phân tích.
Tổng hợp và xử lí số liệu.
Kết luận và đưa ra đề xuất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc tài liệu, sách làm cơ sở lí luận.
Phương pháp thực nghiệm: tiến hành các phương pháp phân tích thực nghiệm để
khảo sát các chỉ tiêu về đất.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: từ kết quả tiến hành xử lí số liệu, phân tích, so
sánh, kết luận và đưa ra đề xuất.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm.
Khách thể nghiên cứu: đất.
6. Giả thuyết khoa học
Nắm vững tính chất về đất của nông trường Phạm Văn Cội là số yếu tố rất quan
trọng trong quá trình cải tạo và canh tác đất trồng, góp phần nâng cao năng suất, sản
lượng cây trồng.
7. Giới hạn đề tài
Khảo sát các chỉ tiêu: thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở
nông trường cao su Phạm Văn Cội – Củ Chi.
Nghiên cứu các phương pháp phân tích thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động,
sức đệm của đất.
PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA ĐẤT
Đất gồm có 3 thành phần quan hệ chặt chẽ với nhau là thành phần rắn, khí và lỏng
(dung dịch đất).
1.1. Thành phần khí [7]
Phần khí của đất là phần không khí khuếch tán từ khí quyển vào đất. Một phần khác
do quá trình hô hấp của thực vật, vi sinh vật, quá trình phân hủy chất hữu cơ và một số
phản ứng hóa học sinh ra. Phần khí này có thành phần khác với không khí.
Thành phần % CO2 trong đất thường cao hơn trong khí quyển. Tuy nhiên, nhìn
chung N2, O2 thì ít hơn, nguyên nhân do quá trình phân hủy chất hữu cơ, hô hấp của
động, thực vật và các vi sinh vật họ đậu có khả năng lấy N2.
Sự trao đổi khí giữa đất và khí quyển làm thay đổi hàm lượng CO2 và O2 trong đất.
Thông thường hàm lượng CO2 trong đất thường cao hơn và hàm lượng O2 thường ít
hơn so với trong khí quyển. Làm giàu CO2 trong dung dịch đất giúp hòa tan các chất
khoáng trong đất chuyển thành dạng dễ tiêu cho cây trồng. Tuy nhiên, nếu phần khí
thiếu oxi và hàm lượng CO2 quá cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thực
vật và vi sinh vật.
Đất có độ thoáng khí tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí giữa phần khí
của đất và khí quyển giúp cho vi sinh vật và cây trồng phát triển tốt.
1.2. Thành phần lỏng (dung dịch đất)
Dung dịch đất là phần hoạt động và linh động nhất của đất, trong đó có nhiều quá
trình hóa học diễn ra và nhờ đó thực vật đồng hóa trực tiếp các chất dinh dưỡng.
1.2.1. Thành phần
Dung dịch đất chứa các ion: , , , , , , H+
, Na+
, K+
,
, Ca2+
, Mg2+
…các muối sắt, nhôm, các chất hữu cơ tan được trong nước và các khí
tan O2, CO2, NH3…
Do các chất khoáng bị phân hủy trong quá trình phong hóa, sự biến đổi các hợp chất
hữu cơ của vi sinh vật và do bón phân vô cơ, hữa cơ là nguyên nhân mà các muối có
mặt trong dung dịch. Hàm lượng muối tan trong dung dịch thường vào khoảng 0,05%,
nếu lượng muối tan này cao hơn 0,2% sẽ gây độc cho cây.
Do các vi sinh vật hút chất dinh dưỡng, rửa trôi, bón phân, độ ẩm của đất hoặc
tương tác giữa dung dịch đất với phần rắn của đất, phản ứng trao đổi giữa dung dịch đất
và keo đất mà hàm lượng muối sẽ có sự thay đổi.
1.2.2. Nước trong đất
Nước trong đất không ở riêng rẽ mà có quan hệ chặt chẽ với các thành phần rắn của
đất, không khí và các khe hở trong đất. Nước trong đất có 4 dạng cơ bản: nước ở thể
rắn, nước ở thể hơi, nước liên kết và nước tự do.
Nước thâm nhập vào đất và chuyển đi hoặc được giữ lại trong đất tạo nên chế độ
nước trong đất.
Nước trong đất không chỉ có vai trò cung cấp nước cho cây trồng mà còn là thành
phần quan trọng trong dung dịch đất, là dung môi không thể thiếu. Lượng nước trong
đất ảnh hưởng đến sự thay đổi nồng độ các chất tan trong dung dịch đất.
1.2.3. Tầm quan trọng của dung dịch đất
Dung dịch đất là nguồn cung cấp lượng nước và chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Nồng độ dung dịch đất ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật, sự hút chất dinh
dưỡng của cây.
Sự thay đổi của thành phần, nồng độ các chất tan trong dung dịch đất ảnh hưởng đến
pH và tích chất lí hóa của đất. Ngoài ra, sự thay đổi này còn cho biết lượng thức ăn cây
trồng cần.
Một số chất hòa tan trong dung dịch đất giúp tăng cường quá trình phong hóa và
hình thành đất.
1.3. Thành phần rắn[8]
Phần rắn là nguồn dự trữ chính các chất dinh dưỡng cho cây trồng, gồm: phần
khoáng chiếm 90 – 99% khối lượng phần rắn và phần chất hữu cơ chỉ chiếm vài phần
trăm khối lượng phần rắn nhưng có vai trò quan trọng đến độ phì nhiêu của đất.
Thành phần nguyên tố hóa học của phần rắn (C, H, O, P, S…) đều chứa trong thành
phần khoáng và các chất hữu cơ của đất. Riêng N hầu như hoàn toàn chứa trong thành
phần chất hữu cơ của đất.
1.3.1. Phần khoáng của đất
Phần khoáng của đất là sản phẩm phong hóa lâu dài của đá mẹ. Bao gồm các hạt
khoáng khác nhau, kích thước từ phần triệu milimet đến 1mm và hơn nữa. Thành phần
cơ giới, thành phần khoáng và thành phần hóa học của nó khá phức tạp. Người ta phân
loại các khoáng có trong đất theo nguồn gốc và thành phần hóa học:
 Theo nguồn gốc
Khoáng sơ cấp được hình thành từ đá mẹ do phong hóa, gồm: thạch anh, fenspat,
mica… Các khoáng này trong đất tồn tại chủ yếu dưới dạng hạt cát (0,05 – 1 mm) và
bụi (0,001 – 0,05 mm), một lượng nhỏ ở dạng hạt bùn (< 0,001 mm) và keo (< 0,25
micron).
Khoáng thứ cấp (khoáng sét) tồn tại dưới dạng bùn và hạt keo, gồm: kaolinit,
mongmorilonit…
 Theo thành phần hóa học
Bao gồm silicat và aluminosilicat
Các silicat trong đất phổ biến nhất là khoáng thạch anh SiO2. Thường gặp thạch anh
dưới dạng các hạt cát, bụi, một phần nhỏ dưới dạng mùn và hạt keo. Thạch anh rất bền
và trơ về mặt hóa học ở điều kiện thường. Trong các loại đất, thạch anh chiếm trên 60%
và trong đất cát có khoảng 90% hoặc hơn nữa.
1.3.2. Phần chất hữu cơ
Chất hữu cơ trong đất rất ít (0,5 – 10%), thành phần chính là xác hữu cơ chưa bị
phân hủy trong đất, các sản phẩm phân giải của chất hữu cơ đơn giản như gluxit, protit,
lipit,... và hợp chất hữu cơ phức tạp là mùn. Chất hữu cơ trong đất có vai trò vô cùng
quan trọng vì nó là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu trong hệ
sinh thái đất.
Trong phần chất hữu cơ thì mùn có ý nghĩa quan trọng đối với dinh dưỡng của cây
trồng. Chất mùn là một phức hệ hữu cơ, chua, có kết cấu tạo vòng (vòng 5 hay vòng 6),
có cầu nối, có các nhóm hoạt động (nhóm cacboxyl, hydroxyl…).
 Sự tạo thành mùn
Mùn được hình thành do kết quả của sự chuyển hóa các chất hữu cơ (xác thực vật
trong đất hay ở lớp đất mặt) dưới tác dụng của enzim và vi sinh vật. Sự tạo thành mùn
chia làm 2 quá trình:
- Quá trình khoáng hóa: tạo nên những chất đơn giản như CO2, H2O, NH3 và
những muối đơn giản.
- Quá trình tổng hợp: tạo nên các axit mùn phức tạp từ những chất vô cơ và hữu
cơ đơn giản.
 Phân loại
Chất mùn có thể chia thành 3 nhóm chính: axit humic, axit funvic và các humin.
Axit humic Axit funvic Axit humin
Đặc điểm
Là axit hữu cơ phức tạp
có phân tử lượng cao, có
bản chất thơm.
Hình thành trong môi
trường trung tính.
Không tan trong nước
và axit vô cơ nhưng dễ
tan trong dung dịch
kiềm loãng, có màu nâu
sẫm hoặc nâu đen.
Là phần mùn có giá trị
nhất vì nó có khả năng
hấp phụ lớn đối với các
cation, có vai trò quan
trọng trong việc hình
Là axit hữu cơ cao
phân tử chứa nitơ.
Hình thành trong môi
trường chua.
Dễ tan trong nước, khi
axit hóa cho dung dịch
có màu vàng hoặc đỏ
nhạt và rất chua.
Là tổ hợp các chất
mùn có phân tử
lượng rất lớn, rất
bền, cây không sử
dụng được.
Cấu tạo bởi các liên
kết giữa các axit
humic, axit finvic,
và các khoáng sét.
Không tan trong
kiềm, có màu đen.
thành cấu tượng đất
thích hợp cho cây trồng.
%C 50 – 62% 44 – 49%
%O 31 – 41% 44 – 49%
%H 2,8 – 6% 3,5 – 5%
%N 2 – 6% 2 – 4%
% P, S, Al,
Fe, Si, ...
1 – 10% 7 – 10%
 Vai trò của mùn với độ phì nhiêu của đất
Mùn là kho dự trữ cung cấp thức ăn từ từ và thường xuyên cho cây trồng cũng như
vi sinh vật trong đất. Ngoài ra, chất mùn còn là nguồn chính cung cấp nitơ cho đất.
Đất giàu mùn có khả năng trao đổi và hấp thụ ion, tạo nên những muối mới làm thay
đổi thành phần và cấu tượng của đất. Từ sự thay đổi về cấu tượng của đất tạo nên sự
thay đổi về chế độ không khí, nhiệt độ và nước trong đất, tạo điều kiện thích hợp cho
thực vật sinh trưởng và phát triển.
Đất giàu mùn có tính đệm cao, chống chịu sự thay đổi pH đột ngột, đảm bảo các
phản ứng xảy ra bình thường không gây thiệt hại cho cây.
Hàm lượng mùn trong đất là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá độ
phì nhiêu của đất. Các axit mùn, với một lượng nhỏ, khi tạo thành các keo hòa tan có
tác dụng xúc tiến cho sự phát triển rễ, làm cho cây có khả năng sử dụng nhiều chất dinh
dưỡng có trong đất.
Ở Việt Nam, chất lượng mùn chưa tốt, chủ yếu là mùn chua. Càng lên cao thì lượng
mùn càng tăng lên nhưng ở dạng mùn thô.
CHƯƠNG 2: TÍNH CHẤT NÔNG HÓA CỦA ĐẤT[6]
2.1. Keo đất
2.1.1. Khái niệm
Keo đất (phức hệ hấp phụ của đất) là hạt đất thuộc cấp hạt nhỏ có kích thước từ 1 –
250µm. Cấu trúc và thành phần hóa học của hạt keo có đặc tính riêng quyết định tính
chất lý hóa học cơ bản của đất.
2.1.2. Cấu tạo của hạt keo
Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo mixen keo tích điện âm
 Phần giữa là nhân mixen
Nhân keo là tập hợp nhiều phân tử của một chất. Tính chất và sự phân li của nhân
mixen là yếu tố quyết định dấu điện tích của keo. Dưới tác dụng của môi trường, lớp
phân tử bề mặt của nhân keo được phân li thành ion nên bề mặt của nó tích điện.
 Lớp ion tạo điện thế
Được tạo thành do những ion tích điện âm. Lớp ion này quyết định thế điện của hạt
keo. Dấu điện tích của keo chính là dấu của lớp ion tạo điện thế này.
Nhân keo + lớp ion tạo điện thế = hạt keo (granul).
 Lớp ion bù
Lớp ion trái dấu bao bên ngoài hạt keo gọi là lớp ion bù. Lớp ion bù được chia thành
2 lớp:
- Lớp ion cố định (lớp ion bất động): gồm những ion bù ở gần hạt keo hơn, chịu
lực hút tĩnh điện mạnh, bám chặt hơn lên hạt keo và hầu như không di chuyển.
Granul + tầng ion cố định của lớp ion bù = phần tử keo (tiểu phân, keo lạp).
- Lớp ion khuếch tán: gồm những ion cách xa hạt keo hơn của lớp ion bù, chịu sức
hút tĩnh điện yếu nên dễ di chuyển ra ngoài dung dịch giữa các mixen keo, có thể
trao đổi với ion khác trong dung dịch đất.
Granul + lớp ion bất động + lớp ion khuếch tán = mixen keo.
2.1.3. Tính chất cơ bản của keo đất
Do hạt keo có kích thước nhỏ nên tỷ diện của keo rất lớn, quyết định năng lượng bề
mặt của keo và khả năng hấp phụ của đất.
Các phân tử, ion trên bề mặt keo luôn tiếp xúc với thể khí, thể lỏng xung quanh khác
nhau nên chịu lực tác động trong và ngoài khác nhau, sinh ra năng lượng bề mặt. Tỷ
diện của keo đất càng lớn thì năng lượng bề mặt càng lớn. Nhờ vậy, keo đất có khả
năng hấp phụ cao.
Tùy vào cấu trúc của hạt keo mà có các hạt keo đất mang điện âm, mang điện dương
hoặc lưỡng tính. Đặc tính mang điện là đặc tính rất quan trọng của keo đất. Tính mang
điện của keo đất tạo cho đất có khả năng trao đổi ion với dung dịch đất một cách chọn
lọc, là cơ sở trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.
Do tích điện nên các loại keo có thể liên kết với nhau cho đến trung hòa điện. Đây là
tính ngưng tụ của keo đất. Hiện tượng ngưng tụ keo xảy ra khi đất bị mất nước, trời
hanh khô lâu, nồng độ chất điện giải cao làm mất màng nước của keo hoặc do xảy ra
liên kết của các hạt keo mang điện tích trái dấu. Ngoài ra, trong các trường hợp ngược
lại thì keo đất có tính chất phân giải.
Do tính mang điện và có năng lượng bề mặt lớn nên keo đất có khả năng hấp phụ và
trao đổi ion với dung dịch đất. Đặc tính đặc biệt này quyết định tính chất hóa học của
đất và có ý nghĩa quan trọng trong trao đổi dinh dưỡng cho cây trồng.
2.1.4. Phân loại keo đất
Trong đất có nhiều loại keo có cấu tạo và đặc tính khác nhau. Dựa vào thành phần
hóa học và tính mang điện của keo mà chúng được phân loại thành các loại keo khác
nhau.
2.1.4.1. Phân loại theo thành phần hóa học
Gồm: keo vô cơ, keo hữu cơ và keo hữu cơ – vô cơ.
Keo vô cơ (keo khoáng): trong đất chủ yếu là keo vô cơ thuộc nhóm khoáng vật thứ
sinh alumin silicat (khoáng sét) và oxit, hydroxit ( axit silistic, oxit, hyrdroxit sắt và
nhôm).
Keo hữu cơ: chủ yếu là keo mùn, chiếm tỷ lệ lớn hơn keo vô cơ. Thành phần hóa
học chủ yếu là C, H, O, N và một số nguyên tố Ca, Mg, K, Na, Fe, Al, Si, S, P...
Keo hữu cơ – vô cơ: trong đất các keo hữu cơ liên kết chặt với các keo vô cơ tạo ra
những phức hợp keo gọi là keo hữu cơ – vô cơ. Loại keo này đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo kết cấu bền cho đất. Đồng thời, chúng còn làm tăng khả năng giữ mùn và
khả năng hấp phụ cho đất.
2.1.4.2. Phân loại theo tính mang điện
Tùy theo khả năng tích điện của keo mà phân loại thành các loại keo âm, keo dương
hoặc keo lưỡng tính.
Các keo âm mang điện âm ở tầng ion quyết định thế hiệu, thường là những keo axit
silisic, axit humic và các loại keo sét. Các keo âm chiếm ưu thế trong đất và mang ý
nghĩa quan trọng, chúng quyết định sự hấp phụ trao đổi cation của keo với các cation
trong dung dịch đất xung quanh.
Keo dương gồm các keo đất có tầng ion quyết định thế hiệu là các cation. Trong đất,
lượng keo dương rất ít, chủ yếu là các hydroxit sắt và nhôm. Ngược lại với keo âm, keo
dương có khả năng trao đổi anion của keo với dung dịch đất, nhưng vì lượng keo này ít
nên khả năng này của đất cũng rất thấp.
Keo lưỡng tính là keo mang điện âm hay dương tùy vào trị số pH của dung dịch đất.
Thường là keo lưỡng tính Fe(OH)3, Al(OH)3, CaCO3 và keo protein.
2.2. Tính chất hấp phụ chất dinh dưỡng
Khả năng hấp phụ chất dinh dưỡng của đất là khả năng hút và giữ các ion, các chất
khác nhau từ dung dịch đất và giữ chúng lại. Khả năng hấp thụ của đất có tác dụng:
- Giữ được chất dinh dưỡng cho cây trồng.
- Hạn chế sự rửa trôi và trao đổi chất dinh dưỡng.
- Giúp cây điều tiết được nồng độ các ion thích hợp.
2.3. Các dạng hấp phụ
Quá trình hấp phụ chất dinh dưỡng của đất được chia thành 5 dạng:
2.3.1. Hấp phụ sinh học
Các sinh vật (vi sinh vật, cây xanh) hút các chất dinh dưỡng trong dung dịch đất hay
trong không khí biến đổi các chất hữu cơ để sinh trưởng và phát triển. Đồng thời, xác
của vi sinh vật, thực vật và động vật là nguồn chất hữu cơ bổ sung cho đất nhờ hấp phụ
sinh học. Dạng hấp phụ này có ý nghĩa đối với sự hình thành đất và cung cấp phân bón
cho đất.
Quá trình này có lợi khi đất giàu dinh dưỡng, các chất dễ tiêu cây sử dụng không hết
được nhóm vi sinh vật, thực vật này giữ lại, do vậy tránh được sự rửa trôi chất dinh
dưỡng.
Nhưng trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng, nếu vi sinh vật phát triển mạnh tranh
giành chất dinh dưỡng với cây trồng làm cho cây kém phát triển do thiếu thức ăn. Lúc
này, quá trình hấp phụ sinh học là quá trình bất lợi cho sự phát triển và năng suất cây
trồng.
2.3.2. Hấp phụ cơ học
Mặt đất gồ ghề, có nhiều khe hở và có những mao quản do các hạt đất sắp xếp
không khít nhau giúp cho đất có khả năng giữ được các chất dinh dưỡng và sinh vật có
ích. Khi các chất di chuyển, chúng bị khe hở giữ lại, chất dinh dưỡng và vi sinh vật có
ích không bị nước cuốn trôi đi.
2.3.3. Hấp phụ lí học
Dạng hấp phụ này xảy ra trên bề mặt của keo đất. Do năng lượng mặt ngoài của keo
đất khá lớn làm cho đất có khả năng giữ lại trên bề mặt hạt keo nhiều chất khác nhau.
Sự hấp phụ này phụ thuộc vào diện tích bề mặt của hạt keo và thành phần cơ giới
của đất. Diện tích bề mặt hạt keo càng lớn, sự hấp phụ lí học càng lớn.
 Có hai loại hấp phụ lí học
Hấp phụ dương: là cơ chế của sự hấp phụ các chất hữu cơ rượu, axit hữu cơ, bazo
hữu cơ, và các chất cao phân tử.
Hấp phụ âm: là cơ chế của sự hấp phụ các chất vô cơ tan trong nước.
Vì hiện tượng hấp phụ âm mà các clorua và nitrat dễ di chuyển trong đất. Khi bón
phân nitrat hay đạm clorua thì ion clorua và nitrat dễ di chuyển xuống lớp phía dưới
hoặc dễ bị rửa trôi và không có khả năng tích lũy lại trong đất, hiệu lực của phân bị
giảm sút.
2.3.4. Hấp phụ hóa học
Do các phản ứng hóa học xảy ra, biến đổi một số chất tan thành dạng kết tủa ở lại
trong phần rắn của đất.
Ví dụ: ở đất chua và đất đỏ có nhiều nhôm và sắt, sự hấp phụ hóa học của axit
photphorit chủ yếu diễn ra theo hướng tạo thành sắt, nhôm photphat ít tan.
Fe(OH)3 + H3PO4 ⟶ FePO4 + 3H2O
Al(OH)3 + H3PO4 ⟶ AlPO4 + 3H2O
Sự hấp phụ hóa học mang ý nghĩa quan trọng đối với đặc tính hóa học và độ phì
nhiêu của đất. Giúp tích lũy các nguyên tố có lợi như P, Ca, S và giảm sự gây độc của
một số nguyên tố khác như Al.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự hấp phụ hóa học giữ chặt các chất dinh
dưỡng cũng gây bất lợi cho cây trồng. Như khi hàm lượng lân tổng số cao nhưng lân dễ
tiêu nghèo, do sự hấp thụ hóa học đã chuyển lân dễ tiêu thành dạng kết tủa, cây trồng bị
thiếu lân.
2.3.5. Hấp phụ hóa lí
Hấp phụ hóa lí là sự trao đổi ion giữa bề mặt các hạt keo đất mang điện với dung
dịch đất. Đây là dạng hấp phụ phổ biến và quan trọng nhất của đất đối với sự trao đổi
dinh dưỡng của cây. Mặt khác, nó còn tác động đến những tính chất lí hóa của đất.
Trong đất có keo âm và keo dương nên xảy ra hấp phụ trao đổi cation và anion.
2.3.5.1. Hấp phụ trao đổi cation
Trong đất, keo âm chiếm ưu thế nên hấp phụ trao đổi cation là loại hấp phụ chủ yếu.
[KĐ]Ca2+
+ 2H+
[KĐ]2H+
+ Ca2+
Sau khi trao đổi, thành phần cation keo đất và dung dịch đất bị thay đổi gây ra hàng
loạt thay đổi về khả năng dự trữ của keo đất, nồng độ, thành phần dung dịch đất trong
đó có độ pH.
 Quy luật hấp phụ trao đổi cation
Tuân theo quy luật đương lượng nhờ đó mà ta có thể tính được liều lượng vôi bón
để khử chua.
Hấp phụ trao đổi cation tiến hành theo hai chiều thuận nghịch, phải điều tiết chế độ
bón phân cải tạo đất hợp lí.
Hấp phụ trao đổi cation xảy ra rất nhanh.
Hấp phụ trao đổi cation phụ thuộc vào tính chất của cation. Hóa trị càng cao hấp phụ
càng lớn. Riêng H+
do liên kết với phân tử nước để tạo ra ion hidroxoni H3O+
kích
thước nhỏ nên hấp phụ mạnh nhất. Các cation bị hấp phụ càng dễ thì càng khó bị đẩy ra
khỏi keo đất.
Nồng độ cation trong dung dịch đất càng lớn càng dễ hấp phụ vào keo đất và ngược
lại.
2.3.5.2. Hấp phụ trao đổi anion
Dạng hấp phụ này còn ít được nghiên cứu và nhiều hạn chế. Nguyên nhân là trong
đất chủ yếu là keo âm.
Những anion như: NO3
-
, NO2
-
, Cl-
... hầu như không bị hấp phụ do muối của chúng
dễ tan nên dễ bị rửa trôi hoặc cây trồng sử dụng hết NO3
-
. Trường hợp đất rất chua thì
nồng độ Cl-
, NO3
-
rất cao thì mới xảy ra hấp phụ.
Tuy nhiên thực tế không xảy ra do đó khi bón đạm cần bón thúc tránh bị rửa trôi,
còn KCl bón lót trước để rửa trôi Cl-
tránh gây độc cho cây.
SO4
2-
, CO3
2-
được hấp phụ ở pH bình thường. SO4
2-
, CO3
2-
ở đất giàu Ca2+
thì xảy
ra hấp phụ hóa học. Các cation này tham gia hấp phụ hóa học là chủ yếu. Trường hợp
mặt đất có màng hidroxit của Fe, Al và phản ứng chua mới có hấp phụ hóa lí.
Các anion gốc photphat: PO4
3-
, HPO4
2-
, H2PO4
-
và OH-
có khả năng hấp phụ tốt
hơn các anion trên.
2.4. Khả năng hấp phụ của đất đối với độ phì của đất và chế độ bón phân
Khả năng hấp phụ của đất quyết định độ phì của đất và cũng là cơ sở để đề xuất biện
pháp bón phân bồi dưỡng và cải tạo đất.
Hấp phụ trao đổi anion làm tăng độ phì tiềm tàng của đất, tạo độ phì hiệu lực cho
cây trồng. Đất có khả năng hấp phụ lớn thì độ phì càng cao, chịu nước, chịu phân, đệm
tốt hơn, năng suất ổn định và cao hơn.
Nhờ vào khả năng hấp phụ của đất người ta bón phân cải tạo dung dịch đất, thành
phần ion của keo đất để khử chua, khử mặn, tăng các chất dự trữ cho keo đất...
CHƯƠNG 3: TÍNH CHẤT CHUA CỦA ĐẤT
3.1. Định nghĩa[2]
Đất chua là đất có chứa nhiều H+
không những chứa trong dung dịch đất mà chủ yếu
trên bề mặt keo đất ở trạng thái hấp phụ có nhiều H+
và Al3+
.
3.2. Nguyên nhân gây chua và tình hình đất chua ở Việt Nam[1,6]
Yếu tố khí hậu: Khi nhiệt độ càng cao và lượng mưa càng lớn các quá trình phá hủy
đá và rửa trôi vật chất càng diễn ra càng mạnh. Đặc biệt, khi độ ẩm cao thì các chất
trong đất dễ bị cuốn trôi làm cho hàm lượng kiềm giảm xuống và đất trở nên chua. Vì
vậy, yếu tố khí hậu gồm độ ẩm và nhiệt độ gây ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành
và biến hóa độ chua của đất. Ở Việt Nam, thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm nên đất bị
chua, càng về ôn đới thì độ chua càng giảm dần.
Yếu tố sinh vật: Các vi sinh vật, rễ cây và các loại sinh vật khác hoạt động trong đất
và không ngừng giải phóng khí CO2, khí này tan trong nước thành H2CO3 và phân ly
thành H+
. Tuy độ phân ly không lớn nhưng đây là nguồn H+
chủ yếu trong đất. Ngoài
ra, trong quá trình phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật cũng tạo ra nhiều loại axit hữu cơ.
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây chua ở các vùng trũng.
Yếu tố phân bón: Một số phân bón về lý thuyết có thể làm đất chua thêm. Như bón
liên tục và lâu dài các loại phân chua sinh lý, bón phèn chua... hoặc một số loại phân
supe lân còn axit dư cũng làm đất chua thêm.
3.3. Phân loại độ chua của đất[2,4]
Dựa vào trạng thái tồn tại của H+
trong đất, người ta chia độ chua đất ra làm hai loại
là độ chua hiện tại và độ chua tiềm tàng.
3.3.1. Độ chua hiện tại
Độ chua hiện tại là độ chua của dung dịch đất do nồng độ của ion H+
cao hơn so với
ion OH−
. Độ chua này ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng và vi sinh vật.
 Nguyên nhân
- Sự hình thành khí CO2 thường xuyên trong đất, hòa tan vào dung dịch đất tạo
axit cacbonic, khi phân li tạo H+
và .
- Một phần axit cacbonic được tạo ra bị trung hòa bởi bazơ hấp phụ (Ca2+
, Mg2+
,
Na+
) và canxi, magie cacbonat.
- H+
sinh ra do muối axit thủy phân.
- Dung dịch bị axit hóa bởi các axit vô cơ và hữu cơ tan trong nước.
- Sự trao đổi ion H+
và Al3+
hút bám trong keo đất khi bón phân vô cơ.
 Biện pháp
Phần lớn đất ở nước ta đều bị chua, do có ion H+
và Al3+
hút bám trên keo đất. Để
không làm tăng độ chua hiện tại thì tốt nhất là bón vôi trước khi bón phân vô cơ, hoặc
vô bón nhiều lần với lượng ít.
3.3.2. Độ chua tiềm tàng
Bao gồm độ chua trao đổi và độ chua thủy phân.
3.3.2.1. Độ chua trao đổi (pHKCl)
Độ chua trao đổi (pHKCl) được tạo nên bởi các ion H+
và Al3+
từ đất tách ra dung
dịch khi cho đất tác động với một muối trung tính.
Khi xử lí đất bằng dung dịch KCl, cation K+
bị hấp phụ bởi đất và ion H+
bị chuyển
ra dung dịch làm cho đất bị axit hóa
KĐ]H+
+ KCl → KĐ]K+
+ HCl
Đối với các loại đất chua, khi cho đất tác động với muối trung tính thì ngoài ion H+
thì còn có Al3+
cũng có thể ra dung dịch.
KĐ]Al3+
+ 3KCl → KĐ]3H+
+ AlCl3
Trong dung dịch AlCl3 bị thủy phân tạo ra bazơ yếu và axit mạnh
AlCl3 + 3H2O ⇋ Al(OH)3 + 3HCl
 Ý nghĩa
Cùng một loại đất thì trị số pHKCl thường nhỏ hơn pHH2O.
Khi bón vào đất một lượng lớn phân vô cơ, độ chua tiềm tàng chuyển thành độ chua
hiện tại và ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng và vi sinh vật. Đồng thời, Al3+
chuyển vào
dung dịch gây độc cho nhiều loại cây trồng.
Do đó việc bón vôi vào đất chua đảm bảo trung hòa không chỉ độ chua hiện tại mà
còn cả độ chua trao đổi.
3.3.2.2. Độ chua thủy phân
Độ chua thủy phân là độ chua có được khi tác động vào dung dịch đất một muối của
axit yếu và bazo mạnh.
Khi xử lí đất bằng một dung dịch muối trung tính thì không thể tách toàn bộ H+
ở
trạng thái hấp phụ ra khỏi dung dịch, một số ion H+
còn lại trên bề mặt keo đất không
tham gia vào phản ứng trao đổi này. Còn dưới ảnh hưởng của dung dịch natri axetat có
môi trường kiềm (pH ≈ 8) thì các ion H+
ở keo đất được tách ra hoàn toàn hơn. Do vậy,
độ chua thủy phân thường lớn hơn độ chua trao đổi.
CH3COONa + H2O ⇌ CH3COOH + NaOH
KĐ]H+
+ NaOH ⇌ KĐ]Na+
+ H2O
Như vậy, độ chua thủy phân là độ chua lớn nhất vì nó bao gồm cả độ chua hiện tại
và độ chua trao đổi.
Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, một số đất đỏ feralit giàu Al3+
do có nhiều keo
dương có khả năng hấp phụ các anion của axit axetic và trao đổi bằng ion OH−
của keo
dương. Vì vậy, độ chua thủy phân nhỏ hơn độ chua trao đổi.
Do độ chua thủy phân có giá trị gần đúng với độ chua tiềm tàng của đất nên nó là
một cơ sở quan trọng cho việc giải quyết nhiều vấn đề khi sử dụng phân bón.
3.4. Tính chất đệm của dung dịch đất[3]
3.4.1. Định nghĩa
Tính chất đệm của đất là khả năng của đất chống lại sự thay đổi phản ứng của dung
dịch đất khi có một lượng axit hoặc bazo tác động vào đất.
3.4.2. Nguyên nhân gây ra khả năng đệm
 Do trong đất có một số chất có khả năng trung hòa
Các axit yếu (axit H2CO3, axit hữu cơ tan) và muối của nó có khả năng chống lại sự
kiềm hóa của dung dịch. Khi có ion OH−
thì ion này sẽ bị trung hòa bởi H+
.
H2CO3 ⇌ H+
+
Hỗn hợp axit yếu và muối của nó (H2CO3 và Ca(HCO3)2) có khả năng chống lại sự
axit hóa. Sự có mặt của Ca(HCO3)2 sẽ tạo ra một lượng lớn anion , cản trở sự
phân li của axit cacbonic. Ngoài ra nếu axit nitric xuất hiện do quá trình nitrat hóa của
rễ, thì H+
liên kết với tạo thành trạng thái axit cacbonic không phân li. Như vậy
pH của dung dịch ít bị thay đổi.
Ca(HCO3)2 → Ca2+
+ 2
 Do trong đất tồn tại một số axit hữu cơ (axit humic hoặc axit amin)
Những axit này có cả gốc axit và bazo nên có khả năng đệm được cả axit và bazo.
Vì vậy, hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng nhiều thì tính đệm càng mạnh (đệm hai
chiều).
 Do tác dụng trao đổi cation trong đất
Phần rắn, chủ yếu là phần keo đất luôn có các cation kiềm và không kiềm hấp phụ.
Những cation này trao đổi với các cation trong dung dịch đất nên độ pH không đổi.
Như vậy, càng nhiều keo hữu cơ và keo vô cơ thì khả năng trao đổi càng mạnh. Hàm
lượng mùn càng cao và thành phần cơ giới càng nặng thì khả năng đệm càng tốt.
 Do tác dụng của Al3+
di dộng trong đất
Khi độ pH đất dưới 5,5, nhôm có khả năng đệm với môi trường bazo (đệm một
chiều).
Kết luận: Tính đệm của đất phụ thuộc vào hàm lượng mùn và thành phần cơ giới
của đất.
Đất giàu mùn > đất sét > đất thịt > đất cát
3.5. Bón vôi cải tạo đất chua[6]
Ở nước ta, có nhiều loại đất chua như đất đỏ vàng, đất xám bạc màu, đất trũng lầy,
đất phèn... cần bón vôi kết hợp với phân hữu cơ để cải tạo.
Tác dụng của bón vôi:
- Khử chua nhanh, kết tủa Al3+
di động giảm độc cho cây.
- Tăng cường hoạt động của vi sinh vật.
- Tăng lượng thức ăn cho cây khi trao đổi cation trên keo đất ra dung dịch.
- Tăng hiệu lực phân bón.
- Làm đất tơi xốp, hình thành kết cấu đất.
- Điều chỉnh pH phù hợp với cây trồng.
CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
CƠ GIỚI, ĐỘ CHUA, NHÔM DI ĐỘNG, SỨC ĐỆM CỦA
ĐẤT[10]
4.1. Lấy và bảo quản mẫu đất
Lấy mẫu và bảo quản mẫu đất là khâu cơ bản quyết định kết quả phân tích đất. Yêu
cầu cơ bản là:
- Mẫu là đại diện cho đối tượng nghiên cứu.
- Các mẫu riêng biệt được lấy ngẫu nhiên trên toàn diện tích khảo sát. Số lượng và
khối lượng tùy vào yêu cầu của quá trình phân tích. Sau đó, các mẫu riêng biệt
tập hợp thành một mẫu chung.
- Khi lấy mẫu phân tích cần chú ý đến điều kiện môi trường phải đồng nhất và
cùng một thời điểm (thường là vào buổi sáng không còn sương, không mưa,
nhiệt độ và cường độ ánh sáng trung bình...). Chú ý đến thời kỳ canh tác, bón
phân, tưới nước... để chọn thời điểm lấy mẫu thích hợp.
- Mẫu phải được nghiền nhỏ đến kích thước phù hợp với yêu cầu của quá trình
phân tích.
4.1.1. Lấy mẫu phân tích
Mẫu hỗn hợp thường được lấy trong những nghiên cứu về nông hóa học, nghiên cứu
động thái các chất dinh dưỡng của đất hoặc lấy ở các ruộng thí nghiệm.
 Nguyên tắc lấy mẫu hỗn hợp
Hỗn hợp các mẫu riêng biệt ở nhiều điểm khác nhau (thông thường lấy từ 5 – 10
điểm) rồi lấy mẫu trung bình. Khi lấy mẫu ở các điểm riêng biệt cần tránh các vị trí cá
biệt như: vị trí vừa bón phân hoặc vôi tụ; vị trí cây quá tốt hoặc quá xấu, cây bị sâu
bệnh...
 Mẫu đất hỗn hợp được lấy như sau
Lấy các mẫu riêng biệt: Lấy mẫu tại các vị trí xác định. Tùy hình dáng khu đất cần
lấy mẫu mà bố trí các điểm lấy mẫu (5 – 10 điểm) phân bố đồng đều trên toàn diện tích.
Có thể áp dụng các lấy mẫu theo đường chéo hoặc đường thẳng góc (hình 4.1a và 4.1b)
với địa hình vuông gọn, hoặc theo đường gấp khúc hoặc nhiều đường chéo (hình 4.1c
và 4.1d) với địa hình dài. Mỗi điểm lấy khoảng 200g đất bỏ dồn vào 1 túi lớn.
Đào phẫu diện đất: chọn điểm đào phẫu diện phải đại diện cho vùng cần lấy mẫu
nghiên cứu. Phẫu diện thường rộng 1,2m, dài 1,5m, sâu đến tầng đá mẹ hoặc sâu 1,5m –
2m ở những nơi có tầng đất dày.
Trộn mẫu và lấy mẫu hỗn hợp: các mẫu riêng biệt được băm nhỏ và trộn đều trên
giấy hoặc nilon (chú ý trộn càng đều càng tốt). Sau đó dàn mỏng rồi chia làm 4 phần
theo đường chéo, lấy 2 phần đối diện nhau trộn lại được mẫu hỗn hợp (hình 5.2).
Lượng đất lấy tùy theo yêu cầu của quá trình phân tích. Mỗi mẫu đất được đựng
trong 1 túi riêng, có ghi nhãn rõ ràng: số phẫu diện, địa điểm lấy mẫu, đặc điểm vị trí
lấy mẫu, thời điểm, độ sâu (cm) lấy mẫu, ngày lấy mẫu và người lấy mẫu. Nên ghi bằng
bút lông đen để tránh nhòe.
4.1.2. Phơi khô mẫu
Trong trường hợp cần phân tích các chỉ tiêu dễ biến đổi như , Fe2+
,
Fe3+
…,thì phải phân tích đất tươi, phải bảo quản riêng và nhanh chóng phân tích mẫu.
Trong trường hợp phân tích hầu hết các chỉ tiêu thông thường khác đều được xác
định với đất đã hong khô.
Hong khô kịp thời mẫu đất sau khi lấy từ đồng ruộng về. Để đất hong khô nhanh
hơn thì những cục đất to phải được đập nhỏ. Dàn mỏng mẫu đất trên mặt bao nilon,
khay nhựa hoặc giấy sạch, nhặt sạch các xác động thực vật, sỏi đá… Mẫu đất phải được
hong khô nơi thông gió, không có các khí như NH3, Cl2, SO2,…
Mẫu đất phải được hong khô trong không khí, không nên phơi khô ngoài nắng hoặc
sấy khô trong tủ sấy. Tốt nhất nên hong khô mẫu đất trong nhà thông gió. Đất được
hong khô gọi là đất khô không khí.
4.1.3. Nghiền và rây mẫu
Sau khi đất đã được hong khô, nhặt hết xác thực vật, sỏi đá... còn xót lại và đập nhỏ
và trộn đều trên nilon hoặc giấy. Chia mẫu làm 4 phần theo đường chéo, lấy 2 phần đối
diện nhau trộn lại được mẫu hỗn hợp.
Đem mẫu thu được đập nhỏ, nghiền, rây qua rây 0,1mm.
Đất sau khi nghiền được trộn đều được đựng trong túi nilon có nhãn và phiếu ghi rõ
kí hiệu của mẫu. Phần còn lại cho vào túi vải cũ giữ đến khi phân tích xong.
4.2. Nguyên tắc và phương pháp xác định hệ số khô kiệt
4.2.1. Ý nghĩa
Đất vừa lấy về ngoài nước hút ẩm còn có các dạng nước khác, còn đất đã hong khô
trong không khí chỉ còn lại nước hút ẩm, vì vậy mà độ ẩm được xác định trên đất đã
hong khô.
Xác định độ ẩm của mẫu đất là xác định đất khô hay ẩm, thời kì làm đất, nhu cầu
tưới nước cho cây và từ đó đưa ra biện pháp tưới tiêu hợp lí.
4.2.2. Nguyên tắc
Độ ẩm là lượng nước dự trữ trong đất khô không khí. Vì vậy, từ độ ẩm của đất khô
không khí để xác định được hệ số khô kiệt (hệ số K) của mẫu đất.
Phân tích độ ẩm dựa theo khối lượng đất khô tuyệt đối (độ ẩm tuyệt đối) hoặc so với
khối lượng đất còn ẩm (độ ẩm tương đối).
4.2.3. Phương pháp
Sấy khô mẫu ở 105 – 1100
C cho đến khi khối lượng không đổi. Ở nhiệt độ này nước
hút ẩm và nước tự do đều bị sấy khô và chất hữu cơ chưa bị phân hủy. Từ lượng nước
bay hơi đi có thể tính được độ ẩm của đất, từ đó suy ra hệ số khô kiệt K.
Cần chú ý, trong trường hợp khối lượng mẫu cân được ở lần sau lớn hơn lần trước
do mẫu bị oxi hóa, các chất hữu cơ bị phân hủy, thì phải dừng sấy ngay.
4.3. Nguyên tắc và phương pháp phân tích thành phần cơ giới đất
4.3.1. Ý nghĩa
Thành phần cơ giới có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu nguồn gốc phát sinh của
đất, các tính chất, phân loại, độ phì của đất và quá trình thổ nhưỡng của đất. Nhiều tính
chất vật lí như độ xốp, độ trữ ẩm, tính thấm, khả năng giữ nước, nhiệt… của đất đều
liên quan đến thành phần cơ giới của đất. Ngoài ra, thành phần cơ giới còn ảnh hưởng
đến thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
4.3.2. Nguyên tắc
Phân tích thành phần cơ giới của đất là quá trình tách và xác định thành phần % theo
khối lượng của từng cấp hạt.
Tùy theo kích thước đường kính hạt, các loại đất được phân loại theo bảng 5.3.
Bảng 4.3: Phân loại đất theo kích thước đường kính hạt (Nguồn: USAD, Mỹ)
Loại đất Đường kính trung bình của hạt
Sỏi > 2mm
Cát rất thô 2,0 – 1,0 mm
Cát thô 1,0 – 0,5 mm
Cát trung bình 0,5 – 0,25 mm
Cát mịn 0,25 – 0,10 mm
Cát rất mịn 0,10 – 0,05 mm
Bùn 0,05 – 0,002 mm
Sét < 0,002 mm
Trong thực tế, đất trồng thường là hỗn hợp của nhiều loại hạt có kích thước khác
nhau. Vì vậy, để phân loại đất phải dựa vào thành phần % của cát, sét, bụi.
Dựa theo biểu đồ hình tam giác như ở hình 5.4 (Theo cơ quan nông nghiệp Hoa Kỳ),
các mẫu đất pha trộn cát, sét, bụi theo một tỉ lệ nào đó sẽ được phân loại thành đất thịt,
đất thịt pha cát, đất sét, đất sét pha thịt, đất cát, đất cát pha thịt nhẹ...
Hình 4.4: Biểu đồ tam giác phân loại đất theo tỉ lệ % thành phần hạt
(Nguồn: USAD, Mỹ)
Trong 3 loại đất cát, đất thịt và đất sét thịt có khả năng giữ nước vừa phải, khả năng
tiêu nước và độ thoáng khí tốt nên thích hợp với cây trồng nhất. Khả năng giữ nhiều
chất dinh dưỡng cao hơn đất cát và việc chuẩn bị đất (cày, bừa) dễ dàng hơn đất sét.
4.3.3. Phương pháp phân tích – Phương pháp Rutcopski
Tốc độ chìm lắng trong nước của các hạt có kích thước to nhỏ khác nhau thì khác
nhau. Từ đó, có thể xác định thành phần % cát trong đất bằng cách rửa mẫu đất với
nước nhiều lần.
Thành phần % sét trong đất được xác định bằng cách đo thể tích đất nở ra (ứng với
1cm3
) sau khi để qua đêm.
Cuối cùng thành phần % bụi được tính dựa trên tổng thành phần % cát và sét.
- Cát: các hạt có đường kính 1 – 0,05mm, khả năng giữ nước từ 5 – 15% khối
lượng cát.
- Bụi: các hạt có đường kính 0,05 – 0,001 mm, nếu cỡ hạt trung bình và nhỏ chiếm
ưu thế trong đất thì đất có kết cấu kém, thấm khí, thoát nước không tốt.
- Sét: các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,001mm có chứa nhiều nguyên tố như Ca,
Mg, K, Na, N, P, hợp chất mùn và các nguyên tố vi lượng, do đó nó quyết định
sự dự trữ chất dinh dưỡng trong đất.
Các mẫu đất đem phân tích được phân loại dựa theo biểu đồ hình tam giác như ở
hình 4.4.
Ngoài ra, chúng ta có thể phân tích thành phần cơ giới đất theo các phương pháp
sau: phương pháp ngoài đồng ruộng, phương pháp rây, phương pháp trong môi trường
nước (phương pháp lắng, gạn, phương pháp tỉ trọng kế và phương pháp pipet).
4.4. Nguyên tắc và phương pháp xác định độ chua
4.4.1. Nguyên tắc và phương pháp chung
pH = −lg(αH+
) là đại lượng biểu thị hoạt động H+
trong môi trường đất. Đây là chỉ
tiêu đơn giản đầu tiên về độ chua thường được xác định nhất, nó có ý nghĩa rất lớn
trong việc đánh giá tính chất của đất.
Phép đo thông dụng và tiêu chuẩn hiện nay là phép đo điện thế, sử dụng pH meter
điện cực thuỷ tinh.
4.4.2. Xác định độ chua hiện tại
4.4.2.1. Nguyên tắc
Độ pH phản ánh mức độ rửa trôi các cation kiềm và kiềm thổ cũng như mức độ tích
tụ các cation sắt, nhôm trong đất. Độ chua hiện tại ( ) là pH đo được khi nước tác
động vào đất.
4.4.2.2. Phương pháp
Phép đo điện thế, sử dụng pH meter điện cực thuỷ tinh.
4.4.3. Xác định độ chua tiềm tàng
4.4.3.1. Xác định độ chua thủy phân
 Nguyên tắc
Độ chua thủy phân được xác định khi sử dụng pH muối trung tính là pH đo tác động
đất và muối trung tính. Dung dịch CH3COONa 1N (pH≈8) tác động với đất. Ngoài vai
trò trao đổi cation của Na+
giống như độ chua trao đổi lại thêm vào vai trò của anion
CH3COO−
và OH−
. Hai anion này có khả năng lôi kéo H+
và Al3+
sâu hơn, bền hơn
trong keo đất. Do đó độ chua thủy phân cao hơn độ chua trao đổi, mức độ chênh lệch
phụ thuộc vào hàm lượng sét và Al tổng số.
 Phương pháp
Dùng dung dịch CH3COONa 1N tác động vào đất
KĐ]H+
+ CH3COONa → [KĐ]Na+
+ CH3COOH (1)
Dùng dung dịch NaOH đã biết nồng độ để chuẩn độ lượng H+
trong phương trình
(1).
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + HOH
4.4.3.2. Xác định độ chua trao đổi pHKCl
 Nguyên tắc
Mẫu đất cho tác động với KCl, các cation Al3+
và H+
được chuyển vào dung dịch và
được xác định bằng dung dịch NaOH.
+ 4KCl → KĐ]4K+
+ AlCl3 + HCl
AlCl3 + 3H2O ⇌ Al(OH)3 + 3HCl
H+
+ OH−
→ H2O
 Phương pháp
Phương pháp chuẩn độ trung hòa. Dùng dung dịch NaOH chuẩn độ H+
để tính độ
chua trao đổi.
4.4.3.3. Xác định nhôm di động
 Phương pháp chuẩn độ trung hòa
Sau khi xác định Al3+
và H+
bằng phản ứng trung hòa với dung dịch chuẩn độ NaOH
có thể xác định Al3+
dựa trên nguyên lí tạo phức Al3+
với NaF. Sau đó tiến hành chuẩn
độ dung dịch theo 1 trong 2 phương pháp sau:
Phương pháp Xocolop (1939): phương pháp hai mẫu riêng biệt
- Mẫu thứ nhất: chuẩn độ tổng số độ chua trao đổi Al3+
và H+
.
- Mẫu thứ hai: cho tác động với dung dịch NaF và chuẩn độ H+
riêng biệt. Hiệu
của kết quả chuẩn độ mẫu thứ nhất và mẫu thứ hai tương ứng với hàm lượng
Al3+
trong mẫu chuẩn độ.
Phương pháp chuẩn độ liên tiếp: phương pháp một mẫu
Sau khi trung hòa Al3+
và H+
bằng NaOH đến điểm tương đương.
H+
+ OH−
⇌ H2O
Al3+
+ 3OH−
⇌ Al(OH)3
Tiếp tục cho NaF vào mẫu có phản ứng.
Al(OH)3 + 6NaF ⇌ Na3AlF6 + 3NaOH
Số lượng NaOH mới tạo thành bằng số đương lượng Al3+
. Chuẩn độ NaOH bằng
dung dịch chuẩn HCl xác định được hàm lượng Al3+
.
NaOH + HCl → NaCl + H2O
 Phương pháp chuẩn độ tạo phức
Là phương pháp chuẩn độ tạo phức với Trilon B.
Dùng Trilon B chuẩn độ ngược hàm lượng Al3+
. Trong độ đệm thích hợp Trilon B
tạo phức với Al3+
theo phản ứng:
Al3+
+ Na2H2Y → AlY−
+ 2H+
+ 2Na+
Sử dụng lượng dư thuốc thử Trilon B, sau đó dùng dung dịch chuẩn ZnSO4 chuẩn
độ lượng dư Trilon B này.
Zn2+
+ Na2H2Y → ZnY2−
+ 2H+
+ 2Na+
Tại điểm tương đương, một giọt dư dung dịch ZnSO4 sẽ làm chỉ thị kết tủa màu đỏ
đào.
 Một số phương pháp khác
Phương pháp xác định Al bằng quang phổ hấp phụ nguyên tử: nhôm trao đổi trong
dung dịch trao đổi đất với dung dịch KCl 1M có thể xác định bằng quang phổ hấp phụ
nguyên tử ở bước sóng 309,3nm với ngọn lửa N2O/C2H2.
Phương pháp trắc quang sử dụng Aluminon.
Nguyên tắc: Aluminon tạo màu đỏ với nhôm trong dung dịch axit yếu độ pH từ 4 −
4,9 và tốt nhất ở pH = 4,2. Độ nhạy của phương pháp này rất cao, trong 50ml dung dịch
so màu chỉ có thể chứa 0 – 40μg Al.
4.5. Xác định sức đệm của đất
 Nguyên tắc
Dựng đồ thị sự biến thiên pH của dung dịch đất khi thêm một lượng xác định dung
dịch axit và bazơ mạnh.
Dựng tiếp đồ thị thứ hai biểu diễn sự thay đổi pH khi thay lượng đất ở trên bằng một
lượng cát thạch anh tương ứng.
So sánh mẫu đất và cát để rút ra kết luận về khả năng đệm của từng mẫu đất.
Khả năng đệm được xác định bằng diện tích đệm. Diện tích đệm là phần diện tích
nằm ở giữa hai đường cong biểu diễn pH khi cho đất và cát tác dụng với dung dịch axit
và kiềm mạnh. Diện tích đệm càng lớn thì khả năng đệm càng cao.
PHẦN B: THỰC NGHIỆM
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NÔNG TRƯỜNG CAO SƯ PHẠM
VĂN CỘI – CỦ CHI
1.1. Lịch sử nông trường và đặc điểm vùng đất khảo sát
1.1.1. Lịch sử nông trường Phạm Văn Cội
Nông trường Phạm Văn Cội đóng tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi cách Thành
Phố Hồ Chí Minh 30 km tính theo đường chim bay về phía Đông Nam. Hướng Đông
giáp sông Sài Gòn, hướng Tây và Bắc giáp xã Nhuận Đức. Hướng Nam giáp xã Phú
Hòa Đông.
Hình 1.1: Văn phòng nông trường cao su Phạm Văn Cội
Đất của nông trường thuộc loại đất xám bạc màu trên phù sa cổ. Lượng mưa trung
bình hằng năm là 1950 mm. Nhiệt độ bình quân là 29o
C.
Tổng diện tích của nông trường là: 1765, 94 ha.
Đây là vùng đất trước kia bị chiến tranh tàn phá ác liệt (vùng đất trắng). Vùng đất bị
bom B52 rải xuống rất nhiều, có hành ngàn hố bom, có hố sâu đến 5m. Vì vậy, sau
chiến tranh, người ta đã thành lập đội tháo gỡ bom đạn còn sót lại. Và đến sau 1975, bà
con nông dân ở khắp các quận nội ngoại thành bắt đầu đến lập nghiệp.
Năm 1977, nông trường Phạm Văn Cội được thành lập theo qui định số 113/QĐUB
ngày 10/3/1977 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh. Khi mới thành lập,
nông trường trực thuộc Sở Nông Nghiệp. Đến năm 1999, nông trường trực thuộc Tổng
Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn. Năm 2004, thực hiện theo chủ trương đổi mới sắp xếp
lại doanh nghiệp nông nghiệp, nông trường sáp nhập vào công ty Bò Sữa Thành Phố Hồ
Chí Minh thành Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn.
Khi mới thành lập phương hướng, nhiệm vụ ban đầu là trồng cây là thức ăn cho gia
súc (bắp, đậu, mì, mè,...), cây nông nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi heo. Phương hướng
này nhằm giải quyết vấn đề lương thực. Người nông dân trồng cây mang tính tự phát vì
họ chưa biết được vùng đất này thích hợp với cây gì.
Năm 1982, nông trường chuyển sang trồng mía đường, diện tích mía đạt đến 600 –
700 ha. Cây mía có thời gian sinh trưởng và phát triển tốt đã tạo được công ăn việc làm
cho nhiều người dân. Sản lượng mía cung cấp cho nhà máy đường Bình Dương.
Nông trường Phạm Văn Cội đóng tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi cách Thành
Phố Hồ Chí Minh 30 km tính theo đường chim bay về phía Đông Nam. Hướng Đông
giáp sông Sài Gòn, hướng Tây và Bắc giáp xã Nhuận Đức. Hướng Nam giáp xã Phú
Hòa Đông.
Đất của nông trường thuộc loại đất xám bạc màu trên phù sa cổ. Lượng mưa trung
bình hằng năm là 1950 mm. Nhiệt độ bình quân là 29o
C.
Tổng diện tích của nông trường là: 1765, 94 ha.
Đây là vùng đất trước kia bị chiến tranh tàn phá ác liệt (vùng đất trắng). Vùng đất bị
bom B52 rải xuống rất nhiều, có hành ngàn hố bom, có hố sâu đến 5m. Vì vậy, sau
chiến tranh, người ta đã thành lập đội tháo gỡ bom đạn còn sót lại. Và đến sau 1975, bà
con nông dân ở khắp các quận nội ngoại thành bắt đầu đến lập nghiệp.
Năm 1977, nông trường Phạm Văn Cội được thành lập theo qui định số 113/QĐUB
ngày 10/3/1977 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh. Khi mới thành lập,
nông trường trực thuộc Sở Nông Nghiệp. Đến năm 1999, nông trường trực thuộc Tổng
Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn. Năm 2004, thực hiện theo chủ trương đổi mới sắp xếp
lại doanh nghiệp nông nghiệp, nông trường sáp nhập vào công ty Bò Sữa Thành Phố Hồ
Chí Minh thành Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn.
Khi mới thành lập phương hướng, nhiệm vụ ban đầu là trồng cây là thức ăn cho gia
súc (bắp, đậu, mì, mè,...), cây nông nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi heo. Phương hướng
này nhằm giải quyết vấn đề lương thực. Người nông dân trồng cây mang tính tự phát vì
họ chưa biết được vùng đất này thích hợp với cây gì.
Năm 1982, nông trường chuyển sang trồng mía đường, diện tích mía đạt đến 600 –
700 ha. Cây mía có thời gian sinh trưởng và phát triển tốt đã tạo được công ăn việc làm
cho nhiều người dân. Sản lượng mía cung cấp cho nhà máy đường Bình Dương.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, nông trường đã từng bước chuyển đổi cây
trồng, lựa chọn loại cây trồng có hiệu quả cao. Đến năm 1985, xen lẫn với trồng mía,
nông trường đã thêm cao su và từ đó cao su trở thành cây chủ lực của nông trường. Cao
su được trồng theo 2 kiểu: 3 × 6 và 6 × 6.
Diện tích cao su hiện nay lên tới 1567,53 ha. Trong đó:
Cao su khai thác: 1527,73 ha
Cao su xây dựng cơ bản: 39,80 ha
Tất cả diện tích cao su được đưa vào khai thác. Với diện tích cao su này, nông
trường thu được 8 triệu lít/năm. Thời gian lấy mủ cao su là đầu tháng 5 đến đầu tháng 2
năm sau (10 tháng/năm). Mỗi năm có 2 tháng ngưng lấy mủ để cao su ra lá và ổn định
nguồn dinh dưỡng. Tuy nhiên, những năm gần đây chất lượng cao su thấp do chế độ
dinh dưỡng chưa phù hợp.
Ngoài cao su, nông trường còn một số cây trồng, vật nuôi khác gồm:
Cây mía: 44,45 ha
Cây mì: 37 ha
Dứa cayen: 16,43 ha
Cỏ voi, cỏ úc (phục vụ chăn nuôi): hơn 40 ha
Phong lan: 10500 m2
Dê, bò
Lực lượng lao động của nông trường:
Công nhân viên chức lao động thường xuyên: 700 người, trong đó:
Hợp đồng dài hạn: 501 người
Lao động thời vụ: 109 người
Nông trường đang từng bước chuyển đổi phù hợp để có hiệu quả kinh tế cao. Dự án
sắp tới của nông trường: nâng cao chất lượng của cao su để đạt tiêu chuẩn và xây dựng
khu nông nghiệp công nghệ cao.
1.1.2. Đặc điểm vùng đất khảo sát
Hình 1.2: Mẫu 1
Đặc điểm: lô 1:95, diện tích 20,92 hecta, không cỏ, có ít lớp lá ở phía trên, lấy đất
giữa mương.
Hình 1.3: Mẫu 2
Đặc điểm: lô 2:95, diện tích: 21,1 hecta, đất cứng, không cỏ, có một ít lớp lá ở phía
trên, nhiều rễ, lấy giữa mương.
Hình 1.4: Mẫu 3
Đặc điểm: lô trồng mới 2009, đất nhiều cỏ, lấy sát gốc cây, cách chừng 80 cm, vị trí
cao.
Hình 1.5: Mẫu 4
Đặc điểm: lô trồng mới 2009, đất cứng, lấy giữa mương cách gốc 3m, nhiều cỏ, vị
trí thấp.
Hình 1.6: Mẫu 5
Đặc điểm: lô trồng 2009, đất nhiều cỏ, cách gốc 80 cm, đất cứng.
Hình 1.7: Mẫu 6
Đặc điểm: lô năm 2009, lấy cách gốc 80 cm, mhiều cỏ, không xịt thuốc, chỉ cày, đất
cứng.
Hình 1.8: Mẫu 7
Đặc điểm: cây trồng năm 1994, lấy giữa luống, nhiều rễ, đất cứng, có một ít lớp lá.
Hình 1.9: Mẫu 8
Đặc điểm: giáp với mẫu 7, cây trồng năm 2007, lô 2: 10,02 hecta, có 1 ít cỏ, 1 ít lá,
lấy giữa luống.
Hình 1.10: Mẫu 9
Đặc điểm: diện tích 11,94 hecta, trồng năm 2007, sắp khai thác 09/2012, nhiều lá,
không cỏ, lấy giữa luống, đất cứng.
Hình 1.11: Mẫu 10
Đặc điểm: diện tích 2,19 hecta, cây trồng 2007, sắp khai thác 09/2012, giữa luống,
nhiều lá, đất cứng.
Hình 1.12: Mẫu 11
Đặc điểm: cây trồng năm 1995, diện tích 19,81 hecta, ít cỏ, ít lá, lấy giữa luống, đất
mềm, trũng.
Hình 1.13: Mẫu 12
Đặc điểm: cây trồng năm 1997, diện tích 18,11 hecta, ít lá, nhiều cỏ, lấy giữa luống,
đất mềm, hơi trũng.
1.2. Lược đồ nông trường
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ LẤY MẪU ĐẤT NGHIÊN CỨU
x : diện tích
y : năm trồng cao su
z: số thứ tự mẫu
công ty
lô lấy mẫu
Hình 1.14: Lược đồ nông trường
NNCNC
86
85
10.4
10.47
85
85
85
85
85
85
85
85
85
85
85
85
86 86 86
88 94
86
93
88
96
94
96
94
1/9
2/95
94
86
8686
86
87
87
87
87
87
87
88
87
88
88
88
30.48
95
06
97
95
97
97
94
2A.9
1A.97
87
25.43
12.90
12.7012.18
10.9
97
97
7.3 85
27.76
22.94
21.05
24.71
26.29
10.86
20.02
27.30
13.4588
31.00
21.10
20.92
.19.2
17.83
22.05 38.6
35.09
29.8719.08
18.8
29.82
36.06
36.834.05
12.76
22.35
21.57
22.3
21.35
22.3
18.8
10.40
21.4
94
13.40
28.4
30.25
17.45
12
30.95
19.8
18.11
19.81
XDCB
8
9
10
3
5
4
6
1
2009
2
11
12
7
y
x
z
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
2.1. Lấy mẫu và xử lí mẫu
Mẫu đất lấy về nhặt sạch xác động thực vật, sỏi đá, băm nhỏ, phơi khô trong nhà
thoáng gió. Sau khi đất đã hong khô, giã nhuyễn đất và cho qua rây 1mm. Mẫu đất đã
xử lí đem bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
2.2. Xác định hệ số khô kiệt bằng phương pháp sấp khô
2.2.1. Hóa chất, dụng cụ
Cốc sứ, máy sấy, bình hút ẩm.
2.2.2. Tiến hành
- Sấy cốc ở 105 – 1100
C khoảng 1 giờ, lấy ra cho vào bình hút ẩm, đem cân, đến
khối lượng không đổi. Cân lấy giá trị chính xác khối lượng cốc (a gam).
- Cho 10g đất đã xử lí vào cốc, cân xác định khối lượng cốc và đất (b gam).
- Cho cốc vào tử sấy ở 105 – 1100
C trong 8 giờ, lấy ra cho vào bình hút ẩm. Sau đó,
cân chính xác khối lượng cốc (c gam).
- Lặp lại đến khi khối lượng cân được không chênh lệch quá 3mg coi như đã sấy
xong.
2.2.3. Tính kết quả
Phần trăm độ ẩm theo đất khô không khí
X% =
Phần trăm độ ẩm theo đất khô tuyệt đối
Y% =
Hệ số khô kiệt
K =
Bảng 2.1: Kết quả hệ số khô kiệt
MẪU
ĐẤT
a b c X Y HỆ SỐ KHÔ KIỆT
1 30,4550 40,4552 40,1372 3,1799 3,2843 1,0328
2 28,3850 38,3854 38,1440 2,4139 2,4736 1,0247
3 26,3235 36,3240 36,2459 0,7809 0,7871 1,0078
4 31,7205 41,7206 41,6083 1,1229 1,1357 1,0113
5 28,1401 38,1401 38,0123 1,2779 1,2945 1,0129
6 27,2930 37,2930 37,1528 1,4020 1,4219 1,0142
7 28,4635 38,4636 37,6808 7,8279 8,4927 1,0849
8 24,0580 34,0586 33,9216 1,3699 1,3889 1,0138
9 21,5530 31,5531 31,3026 2,5049 2,5693 1,0256
10 23,3266 33,3269 33,2045 1,2239 1,2391 1,0123
11 29,5812 39,5812 39,4792 1,0200 1,0305 1,0103
12 20,1808 30,1810 30,0932 0,8779 0,8857 1,0088
2.2.4. Nhận xét
Các mẫu phân tích có hệ số khô kiệt tương đối thấp (1,0079 – 1,0849), một phần do
cát chiếm một tỉ lệ khá cao trong thành phần cơ giới của các mẫu này (45% – 70%).
Qua bảng thành phần cơ giới, ta thấy mẫu số 7 có % cát thấp nhất so với các mẫu
còn lại (26%) nên khả năng giữ nước của mẫu đất này tương đối tốt hơn so với các mẫu
còn lại. Vì vậy mẫu số 7 có hệ số khô kiệt cao nhất (1,0849) là phù hợp.
Mẫu số 3 và mẫu số 12 đều có hệ số khô kiệt thấp (mẫu số 3 – 1,0079 và mẫu số 12
– 1,0088). Điều này phù hợp vì % cát của mẫu số 3 là cao nhất (70%), khả năng giữ
nước kém nhất nên hệ số khô kiệt mẫu số 3 là thấp nhất.
2.3 Xác định thành phần cơ giới của đất
2.3.1 Hóa chất, dụng cụ
- Muối ăn, nước cất.
- Ống đong 100ml, đũa khuấy
2.3.2 Tiến hành (phương pháp Rutcopski)
 Xác định thành phần cát của đất
Cho 10cm3
đất vào ống đong 100ml. Sau đó, thêm nước đến khi cột nước quá lớp
đất 12cm, dùng đũa khuấy đều và để yên 1 phút.
Cẩn thận trút bỏ phần nước ở trên.
Lặp lại cho đến lúc nước trong thì phần còn lại là cát.
Đo thể tích của khối cát này.
 Xác định thành phần sét
Cho 5cm3
đất vào ống đong 100ml, rồi cho vào 20ml nước cất, lắc đều 3 phút.
Tiếp tục cho thêm nước đến vạch 100ml và khoảng 1/4 thìa muối ăn. Sau đó, khuấy
đều trong 10 phút.
Để qua đêm cho đất nở ra.
Đo thể tích đất nở ra, chia cho 5. Từ đó tính phần trăm sét trong đất.
 Xác định thành phần bụi
% Bụi = 100% – %cát – %sét
2.3.3 Kết quả ( Dựa vào sơ đồ tam giác biểu thị mối quan hệ giữa tên gọi của đất với
thành phần cấp hạt của nó (sét, limon và cát) sử dụng cho hệ thống USAD và FAO-
UNESCO)
Bảng 2.2: Kết quả thành phần cơ giới của các mẫu đất
MẪU ĐẤT CÁT SÉT BỤI LOẠI ĐẤT
1 64,00% 28,34% 7,66% Đất thịt nhẹ pha sét và cát
2 55,00% 29,47% 15,53% Đất thịt nhẹ pha sét và cát
3 70,00% 28,34% 1,66% Đất thịt nhẹ pha sét và cát
4 66,00% 27,17% 6,83% Đất thịt nhẹ pha sét và cát
5 62,00% 34,00% 4,00% Đất thịt nhẹ pha sét và cát
6 55,00% 38,95% 6,05% Đất sét pha cát
7 26,00% 32,19% 41,81% Đất thịt nhẹ pha sét
8 63,00% 28,27% 8,37% Đất thịt nhẹ pha sét và cát
9 59,50% 35,83% 4,67% Đất sét pha cát
10 67,00% 27,89% 5,11% Đất thịt nhẹ pha sét và cát
11 59,50% 31,74% 8,76% Đất thịt nhẹ pha sét và cát
12 68,50% 28,13% 3,37% Đất thịt nhẹ pha sét và cát
2.3.4. Nhận xét
Qua bảng phân tích thành phần cơ giới của các mẫu đất, đa số các mẫu đất của nông
trường cao su Phạm Văn Cội – Củ Chi thuộc ba nhóm: đất thịt nhẹ pha sét và cát (mẫu
1, 2, 3, 4, 5, 8, 10, 11, 12), đất thịt nhẹ pha sét (mẫu 7) và đất sét pha cát (mẫu 6, 9).
Các mẫu thuộc đất thịt nhẹ pha sét và đất sét pha cát (mẫu 6, mẫu 7, mẫu 9) có thành
phần phần trăm sét tương đối cao. Điều này đúng với lượng mùn phân tích được từ
trung bình đến giàu (1,8353% – 5,3867%).
Các mẫu đất thịt nhẹ pha sét và cát có thành phần phần trăm cát cao. Tương ứng với
lượng chất dinh dưỡng hơi nghèo. Riêng mẫu 2 (2,0139%) và mẫu 11 (2,5813%) có
lượng mùn phân tích được thuộc loại trung bình.
Dựa vào kết quả phân tích ta thấy đất ở nông trường thuộc loại đất thịt (đất trung
bình) thích hợp cho cây trồng vì nó có khả năng giữ nước vừa phải, độ thoáng khí
tương đối cao và khả năng giữ chất dinh dưỡng cao.
2.4. Xác định độ chua
2.4.1. Độ chua hiện tại
2.4.1.1. Hóa chất, dụng cụ
- Nước cất
- Máy pH, bình tam giác, máy lắc đất, giấy lọc, phễu, đũa thủy tinh.
2.4.1.2. Tiến hành
Cho 5 gam đất vào trong bình tam giác 150ml, thêm vào 25ml nước cất, lắc trong 10
phút. Sau đó, lọc lấy dung dịch trong và đo bằng máy pH.
2.4.1.3. Kết quả
Bảng 2.3: Kết quả độ chua hiện tại của các mẫu đất
MẪU ĐẤT ĐỘ CHUA HIỆN TẠI pHH2O
1 5,74
2 5,55
3 5,58
4 4,93
5 5,75
6 4,66
7 5,46
8 6,48
9 6,14
10 5,42
11 5,97
12 7,04
2.4.1.4. Nhận xét
Qua bảng kết quả độ chua hiện tại của các mẫu đất, ta thấy các mẫu đất phân tích
thuộc vào loại đất chua, ít chua và trung tính (pH từ 4,66 – 7,04).
So với các mẫu khác thì mẫu chua nhất là mẫu 6 (4,66), mẫu 4 (4,93) thuộc loại đất
chua. Mẫu ít chua hơn là các mẫu 1, 2, 3, 5,7, 10, 11 (pH từ 5,42 – 5,97). Các mẫu còn
lại, mẫu 12 (7,04), mẫu 8 (6,48) và mẫu 9 (6,14) thuộc loại đất trung tính.
2.4.2. Độ chua thủy phân (phương pháp chuẩn độ Kappen)
2.4.2.1. Hóa chất, dụng cụ
- Dung dịch CH3COONa 1N, dung dịch NaOH 0,01N m phenolphtalein.
- Bình tam giác, giấy lọc, buret, pipet, máy lắc đất, phễu, đũa thủy tinh.
2.4.2.2. Tiến hành
Cân 20 gam đất khô cho vào bình tam giác 150ml, thêm vào 50ml dung dịch
CH3COONa 1N, lắc 45 phút và lọc lấy dung dịch lọc.
Hút 5ml dung dịch lọc cho vào bình tam giác 100ml, thêm vài giọt phenolphtalein.
Cuối cùng, chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,01N đến màu hồng nhạt bền trong 1 phút.
2.4.2.3. Kết quả
H+
(mđl/100g đất) =
V: thể tích dung dịch NaOH chuẩn độ.
N: nồng độ đương lượng NaOH chuẩn độ.
1,75: hệ số điều chỉnh.
C: lượng đất ứng với số ml dung dịch lọc đem chuẩn độ.
Bảng 2.4: Kết quả độ chua thủy phân của các mẫu đất
MẪU ĐẤT
ĐỘ CHUA THỦY PHÂN
(mđl/100g đất)
1 0,8765
2 1,2283
3 0,9435
4 1,5927
5 1,1876
6 2,5735
7 3,5408
8 0,6032
9 1,4582
10 0,9477
11 0,2077
12 0,2074
2.4.2.4. Nhận xét
Các mẫu đất có độ chua thủy phân thấp là mẫu 8 (0,6032mđl/100g đất), mẫu 11
(0,2077mlđ/100g đất) và thấp nhất là mẫu 12 (0,2074 mđl/100g đất). Các mẫu đất có độ
chua thủy phân cao là mẫu 4, 6, 7 (1,5927 – 3,5408 mđl/100g đất), điều này phù hợp
với giá trị của độ chua hiện tại.
Độ chua thủy phân phân tích được là khá thấp so với tổng các cation Ca2+
, Mg2+
, K+
,
Na+
, NH4
+
.
2.4.3. Xác định độ chua trao đổi pHKCl – Al3+
di động
2.4.3.1. Hóa chất, dụng cụ
- Dung dịch KCl 1N, dung dịch NaOH 0,01N, phenolphtalein, dung dịch NaF 3,5%.
- Máy đo pH, pipet, buret, đèn cồn, phễu thủy tinh, giấy lọc, máy lắc đất.
2.4.3.2. Tiến hành
 Xác định pHKCl
Cân 10 gam đất khô cho vào bình tam giác 150ml, thêm 50ml dd KCl, lắc 5 phút rồi
để qua đêm. Sau đó, lọc lấy dung dịch trong và đem đo pHKCl bằng máy đo pH.
 Xác định Al3+
di động
Cân 40 gam đất khô cho vào bình tam giác 250ml, thêm 100ml dd KCl, lắc 45 phút,
để yên. Sau đó, lọc lấy dung dịch trong.
Lấy 2 bình tam giác 150ml, cho vào mỗi bình 5ml dung dịch lọc. Sau đó, đem đun
sôi 2 bình trên ngọn lửa đèn cồn để đuổi CO2.
- Bình 1: thêm vào 1 – 2 giọt phenolphtalein, chuẩn độ lúc nóng bằng dung dịch
NaOH 0,01N đến khi có màu hồng nhạt bền trong 1 phút (a ml).
- Bình 2: thêm vào 0,5ml NaF 3,5%. Để nguội dung dịch đến nhiệt độ phòng,
thêm 1 – 2 giọt phenolphtalein, rồi đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,01N đến khi
dung dịch có màu hồng nhạt bền trong 1 phút (b ml).
2.4.3.3. Kết quả
Al3+
(mđl/100g đất) =
N: nồng độ đương lượng dung dịch NaOH dùng chuẩn độ.
Bảng 2.5: Kết quả độ chua trao đổi – Al3+
di động của các mẫu đất
MẪU ĐẤT pHKCl Al3+
(mđl/100g đất) Al3+
(mg/100g đất)
1 4,70 0,010 0,093
2 4,58 0,041 0,368
3 4,21 0,131 1,179
4 3,41 0,496 4,467
5 4,18 0,005 0,045
6 3,40 1,318 11,866
7 4,20 0,420 3,783
8 5,66 0,018 0,159
9 5,37 0,108 0,968
10 4,14 0,134 1,207
11 4,64 0,013 0,113
12 6,91 0,004 0,032
2.4.3.4. Nhận xét
Qua bảng kết quả, ta thấy đa số các mẫu đất có hàm lượng nhôm đi động trong đất
thấp từ 0,0315 – 4,4667 mg/100g đất. Riêng mẫu số 6 có hàm lượng nhôm di động cao
nhất (11,8656 mg/100g đất), điều này phù hợp với kết quả độ chua của đất. Hàm lượng
nhôm di động trong đất nếu cao hơn 5 – 6 mg/100g đất sẽ ảnh hưởng đến cây trồng.
2.5. Xác định sức đệm của đất (phương pháp Arrhenius)
2.5.1. Hóa chất, dụng cụ
- Dung dịch Ca(OH)2 0,02N, dung dịch HCl 0,02N, cát, nước cất.
- Bình tam giác, máy đo pH, ống đong.
2.5.2. Tiến hành
Cho vào 12 bình tam giác 150ml mỗi bình 20 gam đất.
Thêm vào mỗi lọ dung dịch Ca(OH)2 0,02N và dung dịch HCl 0,02N theo bảng sau:
Bảng 2.6: Bảng hóa chất cần cho để khảo sát sức đệm của các mẫu đất và cát
Số thứ tự bình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Số ml Ca(OH)2 20 16 12 8 4 0
Số ml HCl 0 4 8 12 16 20 24
Số ml H2O 20 24 28 32 36 40 36 32 28 24 20 16
Lắc 5 phút rồi ngâm 3 ngày đêm. Sau đó, lọc lấy dung dịch và đo bằng máy đo pH.
Làm tương tự với cát sạch phơi khô.
2.5.3 Kết quả
Bảng 2.7: Kết quả đo pH để khảo sát sức đệm của các mẫu đất và cát
LỌ
Mẫu
1
Mẫu
2
Mẫu
3
Mẫu
4
Mẫu
5
Mẫu
6
Mẫu
7
Mẫu
8
Mẫu
9
Mẫu
10
Mẫu
11
Mẫu
12
Cát
1 8,35 8,38 8,06 8,42 8,23 7,37 6,93 8,53 7,98 8,11 8,39 8,62 12,19
2 8,25 8,30 7,99 8,32 8,14 7,12 6,74 8,50 7,92 7,90 8,31 8,45 12,08
3 8,15 8,16 7,80 8,25 8,09 6,60 6,63 8,42 7,56 7,64 8,27 8,38 11,95
4 8,03 7,93 7,36 7,99 7,69 6,37 6,43 8,34 7,16 7,35 8,16 8,23 11,78
5 7,67 7,53 6,96 6,70 6,96 5,97 6,32 8,08 6,87 6,59 8,02 8,15 10,38
6 6,78 6,66 6,55 5,91 6,21 5,34 6,29 7,63 6,76 6,21 6,98 8,04 7,40
7 6,11 5,97 5,99 4,09 5,29 4,25 5,82 6,70 6,09 5,85 6,44 7,68 4,88
pHpH
pH
8 5,74 5,43 4,49 3,37 4,88 3,46 5,45 6,45 5,84 5,50 6,18 7,16 3,39
9 5,15 5,02 3,35 3,05 4,63 3,13 5,11 6,16 5,32 4,52 5,70 6,71 2,86
10 4,53 4,46 3,02 2,81 4,01 2,99 4,70 5,79 4,32 3,90 5,57 6,25 2,51
11 4,36 4,03 2,76 2,64 3,69 2,78 4,33 5,69 3,83 3,58 5,18 6,00 2,27
12 3,85 3,62 2,59 2,50 3,41 2,63 3,98 5,41 3,51 3,29 5,02 5,74 2,05
2.5.4 Nhận xét
Hình 2.8: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 1
Lọ
pHpHpH
pHpHpHpHpHpH
Hình 2.9: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 2
Hình 2.10: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 3
Lọ
Lọ
pH
pH
pH
pHpH
Hình 2.11: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 4
Hình 2.12: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 5
Lọ
Lọ
pH
pH
pH
Hình 2.13: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 6
Hình 2.14: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 7
Lọ
Lọ
pH
pH
Hình 2.15: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 8
Hình 2.16: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 9
Lọ
Lọ
pH
pH
Hình 2.17: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 10
Hình 2.18: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 11
Lọ
Lọ
Hình 2.19: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 12
Nhìn chung các mẫu đem phân tích có khả năng đệm tốt trong môi trường bazơ và
đệm kém hơn trong môi trường axit. Trong đó, các mẫu 6, 7 đệm tốt trong môi trường
bazơ nhất; các mẫu 3, 4, 6 đệm kém trong môi trường axit nhất.
Đa số các mẫu đất phân tích đều thuộc loại đất chua và ít chua (độ chua hiện tại pH
từ 4,66 đến 5,97). Độ chua thủy phân phân tích được tương đối cao. Trong đó, mẫu 6
(2,5735mđl/100g đất), mẫu 7 (3,5408mđl/100g đất) có độ chua thủy phân cao nhất.
Hàm lượng mùn phân tích được ở mức trung bình. Trong đó, có mẫu 2, 6, 11 đạt loại
trung bình (2 – 4%), mẫu 7 (5,3867%) đạt loại giàu (4 – 8%). Tất cả điều này giải thích
cho khả năng đệm tốt trong môi trường bazo của các mẫu đất.
Tổng lượng Ca2+
, Mg2+
và độ bão hòa bazo phân tích được tương đối thấp, thấp
nhất là các mẫu 3 (0,705mđl/100g đất; 49,05%), mẫu 4 (0,607mđl/100g đất; 29,45%),
mẫu 6 (0,913mđl/100g đất; 27,75%). Vì vậy khả năng đệm trong môi trường axit của
các mẫu đất đều kém, kém nhất là các mẫu 3, 4, 6. Trong đó, tổng lượng Ca2+
, Mg2+
và
độ bão hòa bazo của các mẫu 8 (4,106mđl/100g đất; 88,08%), mẫu 11 (3,258mđl/100g
đất; 94,46%), mẫu 12 (3,455mđl/100g đất; 94,73%) cao hơn các mẫu còn lại nên khả
năng đệm trong môi trường axit của các mẫu này cũng tốt hơn.
Mẫu 7 – đệm tốt trong môi trường bazo
Lọ
Qua đồ thị 2.14, ta thấy phần diện tích giới hạn bởi 2 đường cong pH khảo sát của
mẫu 7 và cát lớn trong vùng bazơ (ứng với lọ 1 – 6). Trong vùng axit (ứng với lọ 7 –
12), phần diện tích giới hạn nhỏ hơn. Điều này chứng tỏ mẫu 7 có khả năng đệm tốt
trong vùng bazơ và đệm kém hơn trong vùng axit.
Mẫu 7 có độ chua và hàm lượng mùn cao nhất (3,5408mđl/100g đất và 5,3867%)
cho nên mẫu 7 có khả năng đệm rất tốt trong vùng bazơ. Khả năng đệm trong môi
trường bazơ của mẫu 7 là tốt nhất so với tất cả các mẫu còn lại.
KẾT LUẬN CHUNG
Đề tài đã tiến hành khảo sát các chỉ tiêu về thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di
động và sức đệm của đất ở nông trường cao su Phạm Văn Cội – Củ Chi. Qua quá trình
khảo sát, đã đạt được một số kết quả sau:
Sau khi khảo sát thành phần cơ giới, các mẫu đất được phân thành ba nhóm: đất thịt
nhẹ pha sét và cát, đất thịt nhẹ pha sét và đất sét pha cát. Thành phần cát (26 – 70%) và
thành phần sét (27,17 – 38,95%) tương đối cao, còn hàm lượng bụi tương đối thấp.
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất (các chỉ tiêu về mùn, lân, đạm…) từ hơi nghèo
đến giàu. Đất có dung lượng hấp phụ tương đối thấp, thuộc đất xám bạc màu phù sa cổ,
cứng phản ánh đúng với thành phần cơ giới của đa số các mẫu đất (thành phần cát
nhiều).
Nhìn chung các mẫu đất khảo sát thuộc loại đất chua. Độ chua hiện tại nằm ở mức
chua, ít chua và trung tính.
Độ chua tiềm tàng của đất nằm trong vùng từ chua đến trung tính. Đất có độ chua
tiềm tàng tốt nhất mà cây trồng vẫn thích nghi được là mẫu 8 và mẫu 12. Tuy nhiên
khoảng pH ≈ 5,5 là phù hợp với sự phát triển của cây cao su, vì vậy để tăng năng suất
và sản lượng chúng ta cần phải có biện pháp cải tạo thích hợp.
Hàm lượng Al3+
di động trong đất có những giá trị quá thấp nên ít ảnh hưởng tới đất
và cây trồng.
Đa số các mẫu đất có khả năng đệm tương đối tốt trong môi trường bazo và đệm
kém hơn trong môi trường axit. Hàm lượng mùn, nhôm di động và H+
càng cao thì khả
năng đệm trong môi trường bazo càng tốt. Điều này đúng với kết quả hàm lượng mùn
(do bạn Nguyễn Thị Hoài thực hiện) và kết quả hàm lượng nhôm đi động, H+
phân tích
được.
Sau khi so sánh kết quả chung với các năm 2006, năm 2009 thì độ chua của đất có
sự thay đổi, đất ngày càng chua. Đất có khả năng đệm tốt trong môi trường bazo và đệm
kém trong môi trường axit.
 Đề xuất
Sau một thời gian sử dụng, đất càng ngày càng chua và nghèo chất dinh dưỡng. Để
cây cao su sinh trưởng, phát triển, đạt năng suất cao nhất thì trong quá trình trồng trọt
cần phải có biện pháp canh tác, cải tạo đất tạo môi trường đất thích hợp (pH ≈ 5,5) và
có giá trị dinh dưỡng cao.
Nhằm nâng cao năng suất cây trồng và đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp,
nông trường cần có những biện pháp canh tác, cải tạo đất và tính toán lượng vôi cần
bón cải tạo tốt nhất dựa vào thành phần cơ giới của đất cùng với các chỉ tiêu khác như
độ bão hòa bazơ, độ chua, sức đệm của đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Duy Bá (2000), Sinh Thái Môi Trường Đất, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM.
2. Nguyễn Văn Bỉnh (2005), Thực hành hóa nông nghiệp.
3. Hà Như Huệ (2012), Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua,
nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su Bình Lộc – Đồng Nai, sinh
viên trường đại học Sư phạm TP HCM.
4. Lê Viết Hùng (1987), Hóa kĩ thuật đại cương, NXBGD.
5. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm Vân (2000),
Đất và môi trường, NXBGD.
6. Nguyễn Mười, Trần Văn Chính, Đỗ Nguyên Hải, Hoàng Văn Mùa, Phạm Thanh
Nga, Đào Châu Thu (2000), Thổ nhưỡng học, NXB Nông nghiệp.
7. Nguyễn Đông Nhựt (2009), Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát thành phần cơ giới, độ
chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su Phạm Văn Cội – Củ
Chi, sinh viên trường đại học Sư phạm TP HCM.
8. Dương Thị Yến Phương (2006), Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát thành phần cơ giới,
độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su Phạm Văn Cội – Củ
Chi, sinh viên trường đại học Sư phạm TP HCM.
9. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông Nghiệp.
10.Viện thổ nhưỡng Nông hóa (1996), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng,
NXB Nông Nghiệp.
PHỤ LỤC
BẢNG PHÂN LOẠI ĐẤT VIỆT NAM [9]
STT Kí hiệu Tên Việt Nam
I
1
2
3
4
5
II
6
7
8
III
9
10
IV
11
12
13
14
15
V
16
17
18
VI
19
20
C
Cc
Cđ
C
Cb
Cg
M
Mm
Mn
M
S
Sp
Sj
P
P
Pc
Pg
Pu
Pb
GL
GL
GLc
GLu
T
T
Ts
Đất cát biển
Đất cồn cát trắng vàng
Đất cồn cát đỏ
Đất cát biển
Đất cát mới biến đổi
Đất cát glay
Đất mặn
Đất mặn sú vẹ đước
Đất mặn nhiều
Đất mặn trung bình và ít
Đất phèn
Đất phèn tiềm tang
Đất phèn hoạt động
Đất phù sa
Đất phù sa trung tính ít chua
Đất phù sa chua
Đất phù sa glay
Đất phù sa mùn
Đất phù sa có tầng đốm gỉ
Đất glay
Đất glay trung tính ít chua
Đất glay chua
Đất lầy
Đất than bùn
Đất than bùn
Đất than bùn phèn tiềm tàng
VII
21
22
VIII
23
24
IX
25
26
X
27
28
29
30
31
XI
32
33
XII
34
35
XIII
36
37
38
XIV
39
40
XV
41
42
MK
MK
MKg
CM
CM
CMc
RK
RK
RKh
R
Rf
Rg
Rv
Ru
Rq
XK
XK
XKđ
V
V
Vu
L
Lc
La
Lu
O
Oc
Og
X
X
Xl
Đất mặn kiềm
Đất mặn kiềm
Đất mặn kiềm glay
Đất mới biến đổi
Đất mới biến đổi trung tính ít chua
Đất mới biến đổi chua
Đất đá bọt
Đất đá bọt
Đất đá bọt mùn
Đất đen
Đất đen có tầng kết von dày
Đất đen glay
Đất đen cacbonat
Đất nâu thẫm trên bazan
Đất đen tầng mỏng
Đất nâu vùng bán khô hạn
Đất nâu vùng bán khô hạn
Đất đỏ vùng bán khô hạn
Đất tích vôi
Đất vàng tích vôi
Đất nâu thẫm tích vôi
Đất có tầng sét loang lổ
Đất có tầng sét loang lổ chua
Đất có tầng sét loang lổ bị rửa trôi mạnh
Đất có tầng sét loang lổ giàu mùn
Đất podzolic
Đất podzolic chua
Đất podzolic glay
Đất xám
Đất xám bạc màu
Đất xám có tầng loang lổ
43
44
45
XVI
46
47
48
49
XVII
50
51
52
XVIII
53
XIX
54
Xg
Xf
Xh
F
Fd
Fx
Fl
Fh
A
A
Ag
AT
E
E
N
N
Đất xám glay
Đất xám feralit
Đất xám mùn trên núi
Đất đỏ
Đất nâu đỏ
Đất nâu vàng
Đất đỏ vàng có tầng sét loang lổ
Đất mùn vàng đỏ trên núi
Đất mùn alit núi cao
Đất mùn alit núi cao
Đất mùn alit núi cao glay
Đất mùn thô than mùn núi cao
Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Đất nhân tác
Đất nhân tác
BẢNG SỐ LIỆU CHUẨN ĐỘ NHÔM DI ĐỘNG
MẪU ĐẤT a b
1 1,00 0,80
2 1,50 0,70
3 3,10 0,50
4 0,50 0,40
5 10,30 0,50
6 27,50 1,50
7 8,65 0,90
8 0,90 0,55
9 5,00 2,90
10 3,50 0,85
11 0,95 0,70
12 0,90 0,60
BẢNG HÀM LƯỢNG Ca2+
, Mg2+
TRONG ĐẤT
(Số liệu của Đỗ Thị Thúy An)
STT
Ca2+
(mđl/100g
đất)
Mg2+
(mđl/100g
đất)
K+
(mđl/100g
đất)
Na+
(mđl/100g
đất)
∑(Ca2+
+
Mg2+
)
(mđl/100g
đất)
V%
1 2,064 0,740 0,023 0,180 2,804 77,42
2 1,844 0,820 0,027 0,090 2,664 69,36
3 0,454 0,252 0,046 0,157 0,705 49,05
4 0,480 0,126 0,009 0,049 0,607 29,45
5 1,393 1,342 0,033 0,057 2,735 70,39
6 0,634 0,279 0,011 0,065 0,913 27,75
7 2,197 1,004 0,043 0,805 3,201 53,34
8 2,535 1,571 0,155 0,195 4,106 88,08
9 2,531 0,696 0,017 0,122 3,228 69,78
10 1,291 0,430 0,061 0,049 1,721 65,89
11 2,172 1,086 0,011 0,281 3,258 94,46
12 2,295 1,160 0,017 0,250 3,455 94,73
BẢNG THÀNH PHẦN PHẦN TRĂM MÙN TRONG ĐẤT
(Số liệu của Nguyễn Thị Hoài)
Mẫu Mùn % Đánh giá
1 1,8482 Nghèo
2 2,0139 TB
3 1,6367 Nghèo
4 1,0147 Nghèo
5 1,5716 Nghèo
6 2,0667 TB
7 5,3867 Giàu
8 1,4681 Nghèo
9 1,8353 Nghèo
10 1,4974 Nghèo
11 2,5813 TB
12 1,4609 Nghèo

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525
Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525
Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525jackjohn45
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnBài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnNhuoc Tran
 
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdfThực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdfMan_Ebook
 
Powerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đấtPowerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đấtNhung Lê
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525
Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525
Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525
 
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầuLuận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAYĐề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
 
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAYLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOTĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
 
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã tràHấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
 
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnBài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
 
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
 
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
 
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
 
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
 
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdfThực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
 
Powerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đấtPowerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đất
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
 
Đề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơm
Đề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơmĐề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơm
Đề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơm
 
Luận án: Đặc tính và khả năng sử dụng bùn thải làm phân bón
Luận án: Đặc tính và khả năng sử dụng bùn thải làm phân bónLuận án: Đặc tính và khả năng sử dụng bùn thải làm phân bón
Luận án: Đặc tính và khả năng sử dụng bùn thải làm phân bón
 

Similar to Đề tài: Thành phần cơ giới, độ chua, sức đệm của đất, HAY, 9đ

Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền của hộ gia đình, ...
Đề tài: Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền của hộ gia đình, ...Đề tài: Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền của hộ gia đình, ...
Đề tài: Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền của hộ gia đình, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dươngNOT
 
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
La42.018 nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học bê tông cường độ siêu cao và...
La42.018 nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học bê tông cường độ siêu cao và...La42.018 nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học bê tông cường độ siêu cao và...
La42.018 nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học bê tông cường độ siêu cao và...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Đề tài: Thành phần cơ giới, độ chua, sức đệm của đất, HAY, 9đ (20)

Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
 
bai mau luan van thac si dai hoc thai nguyen
bai mau luan van thac si dai hoc thai nguyenbai mau luan van thac si dai hoc thai nguyen
bai mau luan van thac si dai hoc thai nguyen
 
Đề tài: Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền của hộ gia đình, ...
Đề tài: Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền của hộ gia đình, ...Đề tài: Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền của hộ gia đình, ...
Đề tài: Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền của hộ gia đình, ...
 
Luận văn: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, 9đLuận văn: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, 9đ
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, HOT, 9đ
Đề tài: Đánh giá hiện trạng bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, HOT, 9đĐề tài: Đánh giá hiện trạng bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, HOT, 9đ
Đề tài: Đánh giá hiện trạng bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, HOT, 9đ
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
 
Phương pháp chemometric để xác định các chất có phổ hấp thụ phân tử
Phương pháp chemometric để xác định các chất có phổ hấp thụ phân tửPhương pháp chemometric để xác định các chất có phổ hấp thụ phân tử
Phương pháp chemometric để xác định các chất có phổ hấp thụ phân tử
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
 
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
 
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
 
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
 
La42.018 nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học bê tông cường độ siêu cao và...
La42.018 nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học bê tông cường độ siêu cao và...La42.018 nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học bê tông cường độ siêu cao và...
La42.018 nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học bê tông cường độ siêu cao và...
 
Luận văn: Nghiên cứu xác định chì, cadmi trong bao bì, dụng cụ nhựa tổng hợp ...
Luận văn: Nghiên cứu xác định chì, cadmi trong bao bì, dụng cụ nhựa tổng hợp ...Luận văn: Nghiên cứu xác định chì, cadmi trong bao bì, dụng cụ nhựa tổng hợp ...
Luận văn: Nghiên cứu xác định chì, cadmi trong bao bì, dụng cụ nhựa tổng hợp ...
 
Xác định chì, cadmi trong bao bì, dụng cụ nhựa tổng hợp chứa thực phẩm
Xác định chì, cadmi trong bao bì, dụng cụ nhựa tổng hợp chứa thực phẩmXác định chì, cadmi trong bao bì, dụng cụ nhựa tổng hợp chứa thực phẩm
Xác định chì, cadmi trong bao bì, dụng cụ nhựa tổng hợp chứa thực phẩm
 
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
 
Luận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAY
Luận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAYLuận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAY
Luận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAY
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gianLuận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 

Đề tài: Thành phần cơ giới, độ chua, sức đệm của đất, HAY, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM HÓA HỌC ĐỀ TÀI KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CƠ GIỚI, ĐỘ CHUA, NHÔM DI ĐỘNG, SỨC ĐỆM CỦA ĐẤT Ở NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI – CỦ CHI GVHD: ThS. Trần Thị Lộc SVTH: Phạm Thị Xuân Hằng Lớp: Hóa 4A Niên khóa: 2009 – 2013 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013
  • 2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường Phạm Văn Cội – Củ Chi” em đã nhận được sự giúp đỡ và động viên từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Nhân đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Thầy Nguyễn Văn Bỉnh và cô Trần Thị Lộc đã hướng dẫn em tận tình, chỉ bảo, luôn động viên và giúp đỡ em suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Quý thầy cô trong khoa Hóa Học, trường Đại học Sư phạm Tp. HCM đã tận tình dạy dỗ em trong suốt 4 năm qua. Quý thầy cô trong tổ Công nghệ môi trường, cô Lê Thị Diệu đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, nguồn động viên và nâng đỡ không thể thiếu, cùng với tất cả bạn bè đã giúp đỡ nhiệt tình, chia sẻ, động viên và an ủi trong suốt 4 năm học. Do kinh nghiệm, trình độ của bản thân hạn chế nên trong quá trình thực hiện khóa luận chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong quý thầy cô thông cảm. Em xin chân thành ghi nhận những góp ý quý báu từ quý thầy cô và bạn bè để em có thể hoàn thành tốt khóa luận hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Xuân Hằng
  • 3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN........................................................................................1 MỤC LỤC..............................................................................................2 LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................6 PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT .......................................8 CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA ĐẤT ......................8 1.1. Thành phần khí [7].....................................................................................8 1.2. Thành phần lỏng (dung dịch đất).............................................................8 1.2.1. Thành phần .................................................................................................... 8 1.2.2. Nước trong đất ............................................................................................... 9 1.2.3. Tầm quan trọng của dung dịch đất ................................................................ 9 1.3. Thành phần rắn[8].....................................................................................9 1.3.1. Phần khoáng của đất .................................................................................... 10 1.3.2. Phần chất hữu cơ.......................................................................................... 10 CHƯƠNG 2: TÍNH CHẤT NÔNG HÓA CỦA ĐẤT[6].................13 2.1. Keo đất ......................................................................................................13 2.1.1. Khái niệm..................................................................................................... 13 2.1.2. Cấu tạo của hạt keo...................................................................................... 13 2.1.3. Tính chất cơ bản của keo đất ....................................................................... 14 2.1.4. Phân loại keo đất.......................................................................................... 15 2.2. Tính chất hấp phụ chất dinh dưỡng.......................................................15 2.3. Các dạng hấp phụ.....................................................................................16 2.3.1. Hấp phụ sinh học ......................................................................................... 16
  • 4. 2.3.2. Hấp phụ cơ học ............................................................................................ 16 2.3.3. Hấp phụ lí học.............................................................................................. 17 2.3.4. Hấp phụ hóa học .......................................................................................... 17 2.3.5. Hấp phụ hóa lí.............................................................................................. 18 2.4. Khả năng hấp phụ của đất đối với độ phì của đất và chế độ bón phân ...........................................................................................................................19 CHƯƠNG 3: TÍNH CHẤT CHUA CỦA ĐẤT................................20 3.1. Định nghĩa[2]............................................................................................20 3.2. Nguyên nhân gây chua và tình hình đất chua ở Việt Nam[1,6]...........20 3.3. Phân loại độ chua của đất[2,4]...............................................................20 3.3.1. Độ chua hiện tại........................................................................................... 20 3.3.2. Độ chua tiềm tàng........................................................................................ 21 3.4. Tính chất đệm của dung dịch đất[3] ......................................................22 3.4.1. Định nghĩa.................................................................................................... 22 3.4.2. Nguyên nhân gây ra khả năng đệm.............................................................. 22 3.5. Bón vôi cải tạo đất chua[6] ........................................................................23 CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI, ĐỘ CHUA, NHÔM DI ĐỘNG, SỨC ĐỆM CỦA ĐẤT[10]................................................................................................25 4.1. Lấy và bảo quản mẫu đất........................................................................25 4.1.1. Lấy mẫu phân tích........................................................................................ 25 4.1.2. Phơi khô mẫu............................................................................................... 26 4.1.3. Nghiền và rây mẫu....................................................................................... 27 4.2. Nguyên tắc và phương pháp xác định hệ số khô kiệt ...........................27
  • 5. 4.2.1. Ý nghĩa......................................................................................................... 27 4.2.2. Nguyên tắc ................................................................................................... 27 4.2.3. Phương pháp ................................................................................................ 27 4.3. Nguyên tắc và phương pháp phân tích thành phần cơ giới đất ..........28 4.3.1. Ý nghĩa......................................................................................................... 28 4.3.2. Nguyên tắc ................................................................................................... 28 4.3.3. Phương pháp phân tích – Phương pháp Rutcopski...................................... 29 4.4. Nguyên tắc và phương pháp xác định độ chua .....................................30 4.4.1. Nguyên tắc và phương pháp chung ............................................................. 30 4.4.2. Xác định độ chua hiện tại ............................................................................ 30 4.4.3. Xác định độ chua tiềm tàng ......................................................................... 30 4.5. Xác định sức đệm của đất........................................................................32 PHẦN B: THỰC NGHIỆM ...............................................................34 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NÔNG TRƯỜNG CAO SƯ PHẠM VĂN CỘI – CỦ CHI ...........................................................................34 1.1. Lịch sử nông trường và đặc điểm vùng đất khảo sát............................34 1.2. Lược đồ nông trường...............................................................................43 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM.........................................................44 2.1. Lấy mẫu và xử lí mẫu ..............................................................................44 2.2. Xác định hệ số khô kiệt bằng phương pháp sấp khô............................44 2.3 Xác định thành phần cơ giới của đất ......................................................45 2.4. Xác định độ chua......................................................................................47 2.5. Xác định sức đệm của đất (phương pháp Arrhenius) ..........................51
  • 6. KẾT LUẬN CHUNG..........................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................62 PHỤ LỤC.............................................................................................63
  • 7. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Cao su là loại cây có giá trị kinh tế lớn. Chất nhựa của cây là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su thiên nhiên và sản xuất latex dạng nước. Sự phát triển của ngành cao su trong đó có cao su thiên nhiên gắn liền với sự phát triển các ngành công nghiệp và gắn liền với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, từ thân đến rễ cây cao su được sử dụng trong chế biến các sản phẩm gỗ có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Gỗ cây cao su được coi là loại gỗ “thân thiện với môi trường”, do chỉ được khai thác sau khi kết thúc chu kỳ sản sinh nhựa. Đặc biệt khi nguồn gỗ thiên nhiên ngày càng khan hiếm thì gỗ cao su trở thành nguồn nguyên liệu quý giá để sản xuất đồ gia dụng và nội thất. Do là một loại cây trồng chiến lược nên cây cao su được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á. Đến nay, Việt Nam đã chính thức trở thành nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn thứ 4 thế giới khi soán ngôi của Ấn Độ và chỉ đứng sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Sự thay đổi về thứ hạng sản xuất đánh dấu vai trò quan trọng của Việt Nam trên thị trường cao su quốc tế. Để ngày càng tăng trưởng và phát triển ngành sản xuất cao su thiên nhiên Việt Nam thì cải tạo đất trồng là việc làm cần quan tâm. Trong đó thành phần cơ giới, độ chua và sức đệm đóng vai trò không nhỏ trong quá trình cải tạo đất, sinh trưởng và phát triển cây cao su. Vì những lí do trên, em chọn đề tài “Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su Phạm Văn Cội – Củ Chi” với mục đích tìm hiểu hiện trạng đất trồng và các chỉ tiêu khác mong tìm được giải pháp tối ưu nâng cao năng suất cây trồng ở nông trường cũng như góp phần tăng năng suất cho ngành sản xuất cao su thiên nhiên và đem lại lợi ích cho nền kinh tế nước nhà. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát các chỉ tiêu về đất: thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su Phạm Văn Cội – Củ Chi. Qua đó giúp nông trường đưa ra biện pháp canh tác, cải tạo đất trồng thích hợp nhằm nâng cao năng suất cây cao su. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu về tình hình đất đai, tính chất lí hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến đất ở nông trường cao su Phạm Văn Cội – Củ Chi.
  • 8. Tìm hiểu các phương pháp xác định thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động và sức đệm của đất, chọn lựa phương pháp phân tích thích hợp. Lấy mẫu ở nông trường Phạm Văn Cội tiến hành phân tích. Tổng hợp và xử lí số liệu. Kết luận và đưa ra đề xuất. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc tài liệu, sách làm cơ sở lí luận. Phương pháp thực nghiệm: tiến hành các phương pháp phân tích thực nghiệm để khảo sát các chỉ tiêu về đất. Phương pháp phân tích, tổng hợp: từ kết quả tiến hành xử lí số liệu, phân tích, so sánh, kết luận và đưa ra đề xuất. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm. Khách thể nghiên cứu: đất. 6. Giả thuyết khoa học Nắm vững tính chất về đất của nông trường Phạm Văn Cội là số yếu tố rất quan trọng trong quá trình cải tạo và canh tác đất trồng, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. 7. Giới hạn đề tài Khảo sát các chỉ tiêu: thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su Phạm Văn Cội – Củ Chi. Nghiên cứu các phương pháp phân tích thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất.
  • 9. PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA ĐẤT Đất gồm có 3 thành phần quan hệ chặt chẽ với nhau là thành phần rắn, khí và lỏng (dung dịch đất). 1.1. Thành phần khí [7] Phần khí của đất là phần không khí khuếch tán từ khí quyển vào đất. Một phần khác do quá trình hô hấp của thực vật, vi sinh vật, quá trình phân hủy chất hữu cơ và một số phản ứng hóa học sinh ra. Phần khí này có thành phần khác với không khí. Thành phần % CO2 trong đất thường cao hơn trong khí quyển. Tuy nhiên, nhìn chung N2, O2 thì ít hơn, nguyên nhân do quá trình phân hủy chất hữu cơ, hô hấp của động, thực vật và các vi sinh vật họ đậu có khả năng lấy N2. Sự trao đổi khí giữa đất và khí quyển làm thay đổi hàm lượng CO2 và O2 trong đất. Thông thường hàm lượng CO2 trong đất thường cao hơn và hàm lượng O2 thường ít hơn so với trong khí quyển. Làm giàu CO2 trong dung dịch đất giúp hòa tan các chất khoáng trong đất chuyển thành dạng dễ tiêu cho cây trồng. Tuy nhiên, nếu phần khí thiếu oxi và hàm lượng CO2 quá cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thực vật và vi sinh vật. Đất có độ thoáng khí tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí giữa phần khí của đất và khí quyển giúp cho vi sinh vật và cây trồng phát triển tốt. 1.2. Thành phần lỏng (dung dịch đất) Dung dịch đất là phần hoạt động và linh động nhất của đất, trong đó có nhiều quá trình hóa học diễn ra và nhờ đó thực vật đồng hóa trực tiếp các chất dinh dưỡng. 1.2.1. Thành phần Dung dịch đất chứa các ion: , , , , , , H+ , Na+ , K+ , , Ca2+ , Mg2+ …các muối sắt, nhôm, các chất hữu cơ tan được trong nước và các khí tan O2, CO2, NH3…
  • 10. Do các chất khoáng bị phân hủy trong quá trình phong hóa, sự biến đổi các hợp chất hữu cơ của vi sinh vật và do bón phân vô cơ, hữa cơ là nguyên nhân mà các muối có mặt trong dung dịch. Hàm lượng muối tan trong dung dịch thường vào khoảng 0,05%, nếu lượng muối tan này cao hơn 0,2% sẽ gây độc cho cây. Do các vi sinh vật hút chất dinh dưỡng, rửa trôi, bón phân, độ ẩm của đất hoặc tương tác giữa dung dịch đất với phần rắn của đất, phản ứng trao đổi giữa dung dịch đất và keo đất mà hàm lượng muối sẽ có sự thay đổi. 1.2.2. Nước trong đất Nước trong đất không ở riêng rẽ mà có quan hệ chặt chẽ với các thành phần rắn của đất, không khí và các khe hở trong đất. Nước trong đất có 4 dạng cơ bản: nước ở thể rắn, nước ở thể hơi, nước liên kết và nước tự do. Nước thâm nhập vào đất và chuyển đi hoặc được giữ lại trong đất tạo nên chế độ nước trong đất. Nước trong đất không chỉ có vai trò cung cấp nước cho cây trồng mà còn là thành phần quan trọng trong dung dịch đất, là dung môi không thể thiếu. Lượng nước trong đất ảnh hưởng đến sự thay đổi nồng độ các chất tan trong dung dịch đất. 1.2.3. Tầm quan trọng của dung dịch đất Dung dịch đất là nguồn cung cấp lượng nước và chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nồng độ dung dịch đất ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật, sự hút chất dinh dưỡng của cây. Sự thay đổi của thành phần, nồng độ các chất tan trong dung dịch đất ảnh hưởng đến pH và tích chất lí hóa của đất. Ngoài ra, sự thay đổi này còn cho biết lượng thức ăn cây trồng cần. Một số chất hòa tan trong dung dịch đất giúp tăng cường quá trình phong hóa và hình thành đất. 1.3. Thành phần rắn[8]
  • 11. Phần rắn là nguồn dự trữ chính các chất dinh dưỡng cho cây trồng, gồm: phần khoáng chiếm 90 – 99% khối lượng phần rắn và phần chất hữu cơ chỉ chiếm vài phần trăm khối lượng phần rắn nhưng có vai trò quan trọng đến độ phì nhiêu của đất. Thành phần nguyên tố hóa học của phần rắn (C, H, O, P, S…) đều chứa trong thành phần khoáng và các chất hữu cơ của đất. Riêng N hầu như hoàn toàn chứa trong thành phần chất hữu cơ của đất. 1.3.1. Phần khoáng của đất Phần khoáng của đất là sản phẩm phong hóa lâu dài của đá mẹ. Bao gồm các hạt khoáng khác nhau, kích thước từ phần triệu milimet đến 1mm và hơn nữa. Thành phần cơ giới, thành phần khoáng và thành phần hóa học của nó khá phức tạp. Người ta phân loại các khoáng có trong đất theo nguồn gốc và thành phần hóa học:  Theo nguồn gốc Khoáng sơ cấp được hình thành từ đá mẹ do phong hóa, gồm: thạch anh, fenspat, mica… Các khoáng này trong đất tồn tại chủ yếu dưới dạng hạt cát (0,05 – 1 mm) và bụi (0,001 – 0,05 mm), một lượng nhỏ ở dạng hạt bùn (< 0,001 mm) và keo (< 0,25 micron). Khoáng thứ cấp (khoáng sét) tồn tại dưới dạng bùn và hạt keo, gồm: kaolinit, mongmorilonit…  Theo thành phần hóa học Bao gồm silicat và aluminosilicat Các silicat trong đất phổ biến nhất là khoáng thạch anh SiO2. Thường gặp thạch anh dưới dạng các hạt cát, bụi, một phần nhỏ dưới dạng mùn và hạt keo. Thạch anh rất bền và trơ về mặt hóa học ở điều kiện thường. Trong các loại đất, thạch anh chiếm trên 60% và trong đất cát có khoảng 90% hoặc hơn nữa. 1.3.2. Phần chất hữu cơ Chất hữu cơ trong đất rất ít (0,5 – 10%), thành phần chính là xác hữu cơ chưa bị phân hủy trong đất, các sản phẩm phân giải của chất hữu cơ đơn giản như gluxit, protit, lipit,... và hợp chất hữu cơ phức tạp là mùn. Chất hữu cơ trong đất có vai trò vô cùng
  • 12. quan trọng vì nó là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu trong hệ sinh thái đất. Trong phần chất hữu cơ thì mùn có ý nghĩa quan trọng đối với dinh dưỡng của cây trồng. Chất mùn là một phức hệ hữu cơ, chua, có kết cấu tạo vòng (vòng 5 hay vòng 6), có cầu nối, có các nhóm hoạt động (nhóm cacboxyl, hydroxyl…).  Sự tạo thành mùn Mùn được hình thành do kết quả của sự chuyển hóa các chất hữu cơ (xác thực vật trong đất hay ở lớp đất mặt) dưới tác dụng của enzim và vi sinh vật. Sự tạo thành mùn chia làm 2 quá trình: - Quá trình khoáng hóa: tạo nên những chất đơn giản như CO2, H2O, NH3 và những muối đơn giản. - Quá trình tổng hợp: tạo nên các axit mùn phức tạp từ những chất vô cơ và hữu cơ đơn giản.  Phân loại Chất mùn có thể chia thành 3 nhóm chính: axit humic, axit funvic và các humin. Axit humic Axit funvic Axit humin Đặc điểm Là axit hữu cơ phức tạp có phân tử lượng cao, có bản chất thơm. Hình thành trong môi trường trung tính. Không tan trong nước và axit vô cơ nhưng dễ tan trong dung dịch kiềm loãng, có màu nâu sẫm hoặc nâu đen. Là phần mùn có giá trị nhất vì nó có khả năng hấp phụ lớn đối với các cation, có vai trò quan trọng trong việc hình Là axit hữu cơ cao phân tử chứa nitơ. Hình thành trong môi trường chua. Dễ tan trong nước, khi axit hóa cho dung dịch có màu vàng hoặc đỏ nhạt và rất chua. Là tổ hợp các chất mùn có phân tử lượng rất lớn, rất bền, cây không sử dụng được. Cấu tạo bởi các liên kết giữa các axit humic, axit finvic, và các khoáng sét. Không tan trong kiềm, có màu đen.
  • 13. thành cấu tượng đất thích hợp cho cây trồng. %C 50 – 62% 44 – 49% %O 31 – 41% 44 – 49% %H 2,8 – 6% 3,5 – 5% %N 2 – 6% 2 – 4% % P, S, Al, Fe, Si, ... 1 – 10% 7 – 10%  Vai trò của mùn với độ phì nhiêu của đất Mùn là kho dự trữ cung cấp thức ăn từ từ và thường xuyên cho cây trồng cũng như vi sinh vật trong đất. Ngoài ra, chất mùn còn là nguồn chính cung cấp nitơ cho đất. Đất giàu mùn có khả năng trao đổi và hấp thụ ion, tạo nên những muối mới làm thay đổi thành phần và cấu tượng của đất. Từ sự thay đổi về cấu tượng của đất tạo nên sự thay đổi về chế độ không khí, nhiệt độ và nước trong đất, tạo điều kiện thích hợp cho thực vật sinh trưởng và phát triển. Đất giàu mùn có tính đệm cao, chống chịu sự thay đổi pH đột ngột, đảm bảo các phản ứng xảy ra bình thường không gây thiệt hại cho cây. Hàm lượng mùn trong đất là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá độ phì nhiêu của đất. Các axit mùn, với một lượng nhỏ, khi tạo thành các keo hòa tan có tác dụng xúc tiến cho sự phát triển rễ, làm cho cây có khả năng sử dụng nhiều chất dinh dưỡng có trong đất. Ở Việt Nam, chất lượng mùn chưa tốt, chủ yếu là mùn chua. Càng lên cao thì lượng mùn càng tăng lên nhưng ở dạng mùn thô.
  • 14. CHƯƠNG 2: TÍNH CHẤT NÔNG HÓA CỦA ĐẤT[6] 2.1. Keo đất 2.1.1. Khái niệm Keo đất (phức hệ hấp phụ của đất) là hạt đất thuộc cấp hạt nhỏ có kích thước từ 1 – 250µm. Cấu trúc và thành phần hóa học của hạt keo có đặc tính riêng quyết định tính chất lý hóa học cơ bản của đất. 2.1.2. Cấu tạo của hạt keo Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo mixen keo tích điện âm  Phần giữa là nhân mixen Nhân keo là tập hợp nhiều phân tử của một chất. Tính chất và sự phân li của nhân mixen là yếu tố quyết định dấu điện tích của keo. Dưới tác dụng của môi trường, lớp phân tử bề mặt của nhân keo được phân li thành ion nên bề mặt của nó tích điện.  Lớp ion tạo điện thế Được tạo thành do những ion tích điện âm. Lớp ion này quyết định thế điện của hạt keo. Dấu điện tích của keo chính là dấu của lớp ion tạo điện thế này. Nhân keo + lớp ion tạo điện thế = hạt keo (granul).  Lớp ion bù
  • 15. Lớp ion trái dấu bao bên ngoài hạt keo gọi là lớp ion bù. Lớp ion bù được chia thành 2 lớp: - Lớp ion cố định (lớp ion bất động): gồm những ion bù ở gần hạt keo hơn, chịu lực hút tĩnh điện mạnh, bám chặt hơn lên hạt keo và hầu như không di chuyển. Granul + tầng ion cố định của lớp ion bù = phần tử keo (tiểu phân, keo lạp). - Lớp ion khuếch tán: gồm những ion cách xa hạt keo hơn của lớp ion bù, chịu sức hút tĩnh điện yếu nên dễ di chuyển ra ngoài dung dịch giữa các mixen keo, có thể trao đổi với ion khác trong dung dịch đất. Granul + lớp ion bất động + lớp ion khuếch tán = mixen keo. 2.1.3. Tính chất cơ bản của keo đất Do hạt keo có kích thước nhỏ nên tỷ diện của keo rất lớn, quyết định năng lượng bề mặt của keo và khả năng hấp phụ của đất. Các phân tử, ion trên bề mặt keo luôn tiếp xúc với thể khí, thể lỏng xung quanh khác nhau nên chịu lực tác động trong và ngoài khác nhau, sinh ra năng lượng bề mặt. Tỷ diện của keo đất càng lớn thì năng lượng bề mặt càng lớn. Nhờ vậy, keo đất có khả năng hấp phụ cao. Tùy vào cấu trúc của hạt keo mà có các hạt keo đất mang điện âm, mang điện dương hoặc lưỡng tính. Đặc tính mang điện là đặc tính rất quan trọng của keo đất. Tính mang điện của keo đất tạo cho đất có khả năng trao đổi ion với dung dịch đất một cách chọn lọc, là cơ sở trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng. Do tích điện nên các loại keo có thể liên kết với nhau cho đến trung hòa điện. Đây là tính ngưng tụ của keo đất. Hiện tượng ngưng tụ keo xảy ra khi đất bị mất nước, trời hanh khô lâu, nồng độ chất điện giải cao làm mất màng nước của keo hoặc do xảy ra liên kết của các hạt keo mang điện tích trái dấu. Ngoài ra, trong các trường hợp ngược lại thì keo đất có tính chất phân giải. Do tính mang điện và có năng lượng bề mặt lớn nên keo đất có khả năng hấp phụ và trao đổi ion với dung dịch đất. Đặc tính đặc biệt này quyết định tính chất hóa học của đất và có ý nghĩa quan trọng trong trao đổi dinh dưỡng cho cây trồng.
  • 16. 2.1.4. Phân loại keo đất Trong đất có nhiều loại keo có cấu tạo và đặc tính khác nhau. Dựa vào thành phần hóa học và tính mang điện của keo mà chúng được phân loại thành các loại keo khác nhau. 2.1.4.1. Phân loại theo thành phần hóa học Gồm: keo vô cơ, keo hữu cơ và keo hữu cơ – vô cơ. Keo vô cơ (keo khoáng): trong đất chủ yếu là keo vô cơ thuộc nhóm khoáng vật thứ sinh alumin silicat (khoáng sét) và oxit, hydroxit ( axit silistic, oxit, hyrdroxit sắt và nhôm). Keo hữu cơ: chủ yếu là keo mùn, chiếm tỷ lệ lớn hơn keo vô cơ. Thành phần hóa học chủ yếu là C, H, O, N và một số nguyên tố Ca, Mg, K, Na, Fe, Al, Si, S, P... Keo hữu cơ – vô cơ: trong đất các keo hữu cơ liên kết chặt với các keo vô cơ tạo ra những phức hợp keo gọi là keo hữu cơ – vô cơ. Loại keo này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo kết cấu bền cho đất. Đồng thời, chúng còn làm tăng khả năng giữ mùn và khả năng hấp phụ cho đất. 2.1.4.2. Phân loại theo tính mang điện Tùy theo khả năng tích điện của keo mà phân loại thành các loại keo âm, keo dương hoặc keo lưỡng tính. Các keo âm mang điện âm ở tầng ion quyết định thế hiệu, thường là những keo axit silisic, axit humic và các loại keo sét. Các keo âm chiếm ưu thế trong đất và mang ý nghĩa quan trọng, chúng quyết định sự hấp phụ trao đổi cation của keo với các cation trong dung dịch đất xung quanh. Keo dương gồm các keo đất có tầng ion quyết định thế hiệu là các cation. Trong đất, lượng keo dương rất ít, chủ yếu là các hydroxit sắt và nhôm. Ngược lại với keo âm, keo dương có khả năng trao đổi anion của keo với dung dịch đất, nhưng vì lượng keo này ít nên khả năng này của đất cũng rất thấp. Keo lưỡng tính là keo mang điện âm hay dương tùy vào trị số pH của dung dịch đất. Thường là keo lưỡng tính Fe(OH)3, Al(OH)3, CaCO3 và keo protein. 2.2. Tính chất hấp phụ chất dinh dưỡng
  • 17. Khả năng hấp phụ chất dinh dưỡng của đất là khả năng hút và giữ các ion, các chất khác nhau từ dung dịch đất và giữ chúng lại. Khả năng hấp thụ của đất có tác dụng: - Giữ được chất dinh dưỡng cho cây trồng. - Hạn chế sự rửa trôi và trao đổi chất dinh dưỡng. - Giúp cây điều tiết được nồng độ các ion thích hợp. 2.3. Các dạng hấp phụ Quá trình hấp phụ chất dinh dưỡng của đất được chia thành 5 dạng: 2.3.1. Hấp phụ sinh học Các sinh vật (vi sinh vật, cây xanh) hút các chất dinh dưỡng trong dung dịch đất hay trong không khí biến đổi các chất hữu cơ để sinh trưởng và phát triển. Đồng thời, xác của vi sinh vật, thực vật và động vật là nguồn chất hữu cơ bổ sung cho đất nhờ hấp phụ sinh học. Dạng hấp phụ này có ý nghĩa đối với sự hình thành đất và cung cấp phân bón cho đất. Quá trình này có lợi khi đất giàu dinh dưỡng, các chất dễ tiêu cây sử dụng không hết được nhóm vi sinh vật, thực vật này giữ lại, do vậy tránh được sự rửa trôi chất dinh dưỡng. Nhưng trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng, nếu vi sinh vật phát triển mạnh tranh giành chất dinh dưỡng với cây trồng làm cho cây kém phát triển do thiếu thức ăn. Lúc này, quá trình hấp phụ sinh học là quá trình bất lợi cho sự phát triển và năng suất cây trồng. 2.3.2. Hấp phụ cơ học Mặt đất gồ ghề, có nhiều khe hở và có những mao quản do các hạt đất sắp xếp không khít nhau giúp cho đất có khả năng giữ được các chất dinh dưỡng và sinh vật có ích. Khi các chất di chuyển, chúng bị khe hở giữ lại, chất dinh dưỡng và vi sinh vật có ích không bị nước cuốn trôi đi.
  • 18. 2.3.3. Hấp phụ lí học Dạng hấp phụ này xảy ra trên bề mặt của keo đất. Do năng lượng mặt ngoài của keo đất khá lớn làm cho đất có khả năng giữ lại trên bề mặt hạt keo nhiều chất khác nhau. Sự hấp phụ này phụ thuộc vào diện tích bề mặt của hạt keo và thành phần cơ giới của đất. Diện tích bề mặt hạt keo càng lớn, sự hấp phụ lí học càng lớn.  Có hai loại hấp phụ lí học Hấp phụ dương: là cơ chế của sự hấp phụ các chất hữu cơ rượu, axit hữu cơ, bazo hữu cơ, và các chất cao phân tử. Hấp phụ âm: là cơ chế của sự hấp phụ các chất vô cơ tan trong nước. Vì hiện tượng hấp phụ âm mà các clorua và nitrat dễ di chuyển trong đất. Khi bón phân nitrat hay đạm clorua thì ion clorua và nitrat dễ di chuyển xuống lớp phía dưới hoặc dễ bị rửa trôi và không có khả năng tích lũy lại trong đất, hiệu lực của phân bị giảm sút. 2.3.4. Hấp phụ hóa học Do các phản ứng hóa học xảy ra, biến đổi một số chất tan thành dạng kết tủa ở lại trong phần rắn của đất. Ví dụ: ở đất chua và đất đỏ có nhiều nhôm và sắt, sự hấp phụ hóa học của axit photphorit chủ yếu diễn ra theo hướng tạo thành sắt, nhôm photphat ít tan. Fe(OH)3 + H3PO4 ⟶ FePO4 + 3H2O Al(OH)3 + H3PO4 ⟶ AlPO4 + 3H2O Sự hấp phụ hóa học mang ý nghĩa quan trọng đối với đặc tính hóa học và độ phì nhiêu của đất. Giúp tích lũy các nguyên tố có lợi như P, Ca, S và giảm sự gây độc của một số nguyên tố khác như Al. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự hấp phụ hóa học giữ chặt các chất dinh dưỡng cũng gây bất lợi cho cây trồng. Như khi hàm lượng lân tổng số cao nhưng lân dễ tiêu nghèo, do sự hấp thụ hóa học đã chuyển lân dễ tiêu thành dạng kết tủa, cây trồng bị thiếu lân.
  • 19. 2.3.5. Hấp phụ hóa lí Hấp phụ hóa lí là sự trao đổi ion giữa bề mặt các hạt keo đất mang điện với dung dịch đất. Đây là dạng hấp phụ phổ biến và quan trọng nhất của đất đối với sự trao đổi dinh dưỡng của cây. Mặt khác, nó còn tác động đến những tính chất lí hóa của đất. Trong đất có keo âm và keo dương nên xảy ra hấp phụ trao đổi cation và anion. 2.3.5.1. Hấp phụ trao đổi cation Trong đất, keo âm chiếm ưu thế nên hấp phụ trao đổi cation là loại hấp phụ chủ yếu. [KĐ]Ca2+ + 2H+ [KĐ]2H+ + Ca2+ Sau khi trao đổi, thành phần cation keo đất và dung dịch đất bị thay đổi gây ra hàng loạt thay đổi về khả năng dự trữ của keo đất, nồng độ, thành phần dung dịch đất trong đó có độ pH.  Quy luật hấp phụ trao đổi cation Tuân theo quy luật đương lượng nhờ đó mà ta có thể tính được liều lượng vôi bón để khử chua. Hấp phụ trao đổi cation tiến hành theo hai chiều thuận nghịch, phải điều tiết chế độ bón phân cải tạo đất hợp lí. Hấp phụ trao đổi cation xảy ra rất nhanh. Hấp phụ trao đổi cation phụ thuộc vào tính chất của cation. Hóa trị càng cao hấp phụ càng lớn. Riêng H+ do liên kết với phân tử nước để tạo ra ion hidroxoni H3O+ kích thước nhỏ nên hấp phụ mạnh nhất. Các cation bị hấp phụ càng dễ thì càng khó bị đẩy ra khỏi keo đất. Nồng độ cation trong dung dịch đất càng lớn càng dễ hấp phụ vào keo đất và ngược lại. 2.3.5.2. Hấp phụ trao đổi anion Dạng hấp phụ này còn ít được nghiên cứu và nhiều hạn chế. Nguyên nhân là trong đất chủ yếu là keo âm. Những anion như: NO3 - , NO2 - , Cl- ... hầu như không bị hấp phụ do muối của chúng dễ tan nên dễ bị rửa trôi hoặc cây trồng sử dụng hết NO3 - . Trường hợp đất rất chua thì nồng độ Cl- , NO3 - rất cao thì mới xảy ra hấp phụ. Tuy nhiên thực tế không xảy ra do đó khi bón đạm cần bón thúc tránh bị rửa trôi, còn KCl bón lót trước để rửa trôi Cl- tránh gây độc cho cây.
  • 20. SO4 2- , CO3 2- được hấp phụ ở pH bình thường. SO4 2- , CO3 2- ở đất giàu Ca2+ thì xảy ra hấp phụ hóa học. Các cation này tham gia hấp phụ hóa học là chủ yếu. Trường hợp mặt đất có màng hidroxit của Fe, Al và phản ứng chua mới có hấp phụ hóa lí. Các anion gốc photphat: PO4 3- , HPO4 2- , H2PO4 - và OH- có khả năng hấp phụ tốt hơn các anion trên. 2.4. Khả năng hấp phụ của đất đối với độ phì của đất và chế độ bón phân Khả năng hấp phụ của đất quyết định độ phì của đất và cũng là cơ sở để đề xuất biện pháp bón phân bồi dưỡng và cải tạo đất. Hấp phụ trao đổi anion làm tăng độ phì tiềm tàng của đất, tạo độ phì hiệu lực cho cây trồng. Đất có khả năng hấp phụ lớn thì độ phì càng cao, chịu nước, chịu phân, đệm tốt hơn, năng suất ổn định và cao hơn. Nhờ vào khả năng hấp phụ của đất người ta bón phân cải tạo dung dịch đất, thành phần ion của keo đất để khử chua, khử mặn, tăng các chất dự trữ cho keo đất...
  • 21. CHƯƠNG 3: TÍNH CHẤT CHUA CỦA ĐẤT 3.1. Định nghĩa[2] Đất chua là đất có chứa nhiều H+ không những chứa trong dung dịch đất mà chủ yếu trên bề mặt keo đất ở trạng thái hấp phụ có nhiều H+ và Al3+ . 3.2. Nguyên nhân gây chua và tình hình đất chua ở Việt Nam[1,6] Yếu tố khí hậu: Khi nhiệt độ càng cao và lượng mưa càng lớn các quá trình phá hủy đá và rửa trôi vật chất càng diễn ra càng mạnh. Đặc biệt, khi độ ẩm cao thì các chất trong đất dễ bị cuốn trôi làm cho hàm lượng kiềm giảm xuống và đất trở nên chua. Vì vậy, yếu tố khí hậu gồm độ ẩm và nhiệt độ gây ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành và biến hóa độ chua của đất. Ở Việt Nam, thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm nên đất bị chua, càng về ôn đới thì độ chua càng giảm dần. Yếu tố sinh vật: Các vi sinh vật, rễ cây và các loại sinh vật khác hoạt động trong đất và không ngừng giải phóng khí CO2, khí này tan trong nước thành H2CO3 và phân ly thành H+ . Tuy độ phân ly không lớn nhưng đây là nguồn H+ chủ yếu trong đất. Ngoài ra, trong quá trình phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật cũng tạo ra nhiều loại axit hữu cơ. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây chua ở các vùng trũng. Yếu tố phân bón: Một số phân bón về lý thuyết có thể làm đất chua thêm. Như bón liên tục và lâu dài các loại phân chua sinh lý, bón phèn chua... hoặc một số loại phân supe lân còn axit dư cũng làm đất chua thêm. 3.3. Phân loại độ chua của đất[2,4] Dựa vào trạng thái tồn tại của H+ trong đất, người ta chia độ chua đất ra làm hai loại là độ chua hiện tại và độ chua tiềm tàng. 3.3.1. Độ chua hiện tại Độ chua hiện tại là độ chua của dung dịch đất do nồng độ của ion H+ cao hơn so với ion OH− . Độ chua này ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng và vi sinh vật.  Nguyên nhân
  • 22. - Sự hình thành khí CO2 thường xuyên trong đất, hòa tan vào dung dịch đất tạo axit cacbonic, khi phân li tạo H+ và . - Một phần axit cacbonic được tạo ra bị trung hòa bởi bazơ hấp phụ (Ca2+ , Mg2+ , Na+ ) và canxi, magie cacbonat. - H+ sinh ra do muối axit thủy phân. - Dung dịch bị axit hóa bởi các axit vô cơ và hữu cơ tan trong nước. - Sự trao đổi ion H+ và Al3+ hút bám trong keo đất khi bón phân vô cơ.  Biện pháp Phần lớn đất ở nước ta đều bị chua, do có ion H+ và Al3+ hút bám trên keo đất. Để không làm tăng độ chua hiện tại thì tốt nhất là bón vôi trước khi bón phân vô cơ, hoặc vô bón nhiều lần với lượng ít. 3.3.2. Độ chua tiềm tàng Bao gồm độ chua trao đổi và độ chua thủy phân. 3.3.2.1. Độ chua trao đổi (pHKCl) Độ chua trao đổi (pHKCl) được tạo nên bởi các ion H+ và Al3+ từ đất tách ra dung dịch khi cho đất tác động với một muối trung tính. Khi xử lí đất bằng dung dịch KCl, cation K+ bị hấp phụ bởi đất và ion H+ bị chuyển ra dung dịch làm cho đất bị axit hóa KĐ]H+ + KCl → KĐ]K+ + HCl Đối với các loại đất chua, khi cho đất tác động với muối trung tính thì ngoài ion H+ thì còn có Al3+ cũng có thể ra dung dịch. KĐ]Al3+ + 3KCl → KĐ]3H+ + AlCl3 Trong dung dịch AlCl3 bị thủy phân tạo ra bazơ yếu và axit mạnh AlCl3 + 3H2O ⇋ Al(OH)3 + 3HCl  Ý nghĩa Cùng một loại đất thì trị số pHKCl thường nhỏ hơn pHH2O. Khi bón vào đất một lượng lớn phân vô cơ, độ chua tiềm tàng chuyển thành độ chua hiện tại và ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng và vi sinh vật. Đồng thời, Al3+ chuyển vào dung dịch gây độc cho nhiều loại cây trồng.
  • 23. Do đó việc bón vôi vào đất chua đảm bảo trung hòa không chỉ độ chua hiện tại mà còn cả độ chua trao đổi. 3.3.2.2. Độ chua thủy phân Độ chua thủy phân là độ chua có được khi tác động vào dung dịch đất một muối của axit yếu và bazo mạnh. Khi xử lí đất bằng một dung dịch muối trung tính thì không thể tách toàn bộ H+ ở trạng thái hấp phụ ra khỏi dung dịch, một số ion H+ còn lại trên bề mặt keo đất không tham gia vào phản ứng trao đổi này. Còn dưới ảnh hưởng của dung dịch natri axetat có môi trường kiềm (pH ≈ 8) thì các ion H+ ở keo đất được tách ra hoàn toàn hơn. Do vậy, độ chua thủy phân thường lớn hơn độ chua trao đổi. CH3COONa + H2O ⇌ CH3COOH + NaOH KĐ]H+ + NaOH ⇌ KĐ]Na+ + H2O Như vậy, độ chua thủy phân là độ chua lớn nhất vì nó bao gồm cả độ chua hiện tại và độ chua trao đổi. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, một số đất đỏ feralit giàu Al3+ do có nhiều keo dương có khả năng hấp phụ các anion của axit axetic và trao đổi bằng ion OH− của keo dương. Vì vậy, độ chua thủy phân nhỏ hơn độ chua trao đổi. Do độ chua thủy phân có giá trị gần đúng với độ chua tiềm tàng của đất nên nó là một cơ sở quan trọng cho việc giải quyết nhiều vấn đề khi sử dụng phân bón. 3.4. Tính chất đệm của dung dịch đất[3] 3.4.1. Định nghĩa Tính chất đệm của đất là khả năng của đất chống lại sự thay đổi phản ứng của dung dịch đất khi có một lượng axit hoặc bazo tác động vào đất. 3.4.2. Nguyên nhân gây ra khả năng đệm  Do trong đất có một số chất có khả năng trung hòa Các axit yếu (axit H2CO3, axit hữu cơ tan) và muối của nó có khả năng chống lại sự kiềm hóa của dung dịch. Khi có ion OH− thì ion này sẽ bị trung hòa bởi H+ . H2CO3 ⇌ H+ +
  • 24. Hỗn hợp axit yếu và muối của nó (H2CO3 và Ca(HCO3)2) có khả năng chống lại sự axit hóa. Sự có mặt của Ca(HCO3)2 sẽ tạo ra một lượng lớn anion , cản trở sự phân li của axit cacbonic. Ngoài ra nếu axit nitric xuất hiện do quá trình nitrat hóa của rễ, thì H+ liên kết với tạo thành trạng thái axit cacbonic không phân li. Như vậy pH của dung dịch ít bị thay đổi. Ca(HCO3)2 → Ca2+ + 2  Do trong đất tồn tại một số axit hữu cơ (axit humic hoặc axit amin) Những axit này có cả gốc axit và bazo nên có khả năng đệm được cả axit và bazo. Vì vậy, hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng nhiều thì tính đệm càng mạnh (đệm hai chiều).  Do tác dụng trao đổi cation trong đất Phần rắn, chủ yếu là phần keo đất luôn có các cation kiềm và không kiềm hấp phụ. Những cation này trao đổi với các cation trong dung dịch đất nên độ pH không đổi. Như vậy, càng nhiều keo hữu cơ và keo vô cơ thì khả năng trao đổi càng mạnh. Hàm lượng mùn càng cao và thành phần cơ giới càng nặng thì khả năng đệm càng tốt.  Do tác dụng của Al3+ di dộng trong đất Khi độ pH đất dưới 5,5, nhôm có khả năng đệm với môi trường bazo (đệm một chiều). Kết luận: Tính đệm của đất phụ thuộc vào hàm lượng mùn và thành phần cơ giới của đất. Đất giàu mùn > đất sét > đất thịt > đất cát 3.5. Bón vôi cải tạo đất chua[6] Ở nước ta, có nhiều loại đất chua như đất đỏ vàng, đất xám bạc màu, đất trũng lầy, đất phèn... cần bón vôi kết hợp với phân hữu cơ để cải tạo. Tác dụng của bón vôi: - Khử chua nhanh, kết tủa Al3+ di động giảm độc cho cây. - Tăng cường hoạt động của vi sinh vật. - Tăng lượng thức ăn cho cây khi trao đổi cation trên keo đất ra dung dịch. - Tăng hiệu lực phân bón.
  • 25. - Làm đất tơi xốp, hình thành kết cấu đất. - Điều chỉnh pH phù hợp với cây trồng.
  • 26. CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI, ĐỘ CHUA, NHÔM DI ĐỘNG, SỨC ĐỆM CỦA ĐẤT[10] 4.1. Lấy và bảo quản mẫu đất Lấy mẫu và bảo quản mẫu đất là khâu cơ bản quyết định kết quả phân tích đất. Yêu cầu cơ bản là: - Mẫu là đại diện cho đối tượng nghiên cứu. - Các mẫu riêng biệt được lấy ngẫu nhiên trên toàn diện tích khảo sát. Số lượng và khối lượng tùy vào yêu cầu của quá trình phân tích. Sau đó, các mẫu riêng biệt tập hợp thành một mẫu chung. - Khi lấy mẫu phân tích cần chú ý đến điều kiện môi trường phải đồng nhất và cùng một thời điểm (thường là vào buổi sáng không còn sương, không mưa, nhiệt độ và cường độ ánh sáng trung bình...). Chú ý đến thời kỳ canh tác, bón phân, tưới nước... để chọn thời điểm lấy mẫu thích hợp. - Mẫu phải được nghiền nhỏ đến kích thước phù hợp với yêu cầu của quá trình phân tích. 4.1.1. Lấy mẫu phân tích Mẫu hỗn hợp thường được lấy trong những nghiên cứu về nông hóa học, nghiên cứu động thái các chất dinh dưỡng của đất hoặc lấy ở các ruộng thí nghiệm.  Nguyên tắc lấy mẫu hỗn hợp Hỗn hợp các mẫu riêng biệt ở nhiều điểm khác nhau (thông thường lấy từ 5 – 10 điểm) rồi lấy mẫu trung bình. Khi lấy mẫu ở các điểm riêng biệt cần tránh các vị trí cá biệt như: vị trí vừa bón phân hoặc vôi tụ; vị trí cây quá tốt hoặc quá xấu, cây bị sâu bệnh...  Mẫu đất hỗn hợp được lấy như sau Lấy các mẫu riêng biệt: Lấy mẫu tại các vị trí xác định. Tùy hình dáng khu đất cần lấy mẫu mà bố trí các điểm lấy mẫu (5 – 10 điểm) phân bố đồng đều trên toàn diện tích.
  • 27. Có thể áp dụng các lấy mẫu theo đường chéo hoặc đường thẳng góc (hình 4.1a và 4.1b) với địa hình vuông gọn, hoặc theo đường gấp khúc hoặc nhiều đường chéo (hình 4.1c và 4.1d) với địa hình dài. Mỗi điểm lấy khoảng 200g đất bỏ dồn vào 1 túi lớn. Đào phẫu diện đất: chọn điểm đào phẫu diện phải đại diện cho vùng cần lấy mẫu nghiên cứu. Phẫu diện thường rộng 1,2m, dài 1,5m, sâu đến tầng đá mẹ hoặc sâu 1,5m – 2m ở những nơi có tầng đất dày. Trộn mẫu và lấy mẫu hỗn hợp: các mẫu riêng biệt được băm nhỏ và trộn đều trên giấy hoặc nilon (chú ý trộn càng đều càng tốt). Sau đó dàn mỏng rồi chia làm 4 phần theo đường chéo, lấy 2 phần đối diện nhau trộn lại được mẫu hỗn hợp (hình 5.2). Lượng đất lấy tùy theo yêu cầu của quá trình phân tích. Mỗi mẫu đất được đựng trong 1 túi riêng, có ghi nhãn rõ ràng: số phẫu diện, địa điểm lấy mẫu, đặc điểm vị trí lấy mẫu, thời điểm, độ sâu (cm) lấy mẫu, ngày lấy mẫu và người lấy mẫu. Nên ghi bằng bút lông đen để tránh nhòe. 4.1.2. Phơi khô mẫu Trong trường hợp cần phân tích các chỉ tiêu dễ biến đổi như , Fe2+ , Fe3+ …,thì phải phân tích đất tươi, phải bảo quản riêng và nhanh chóng phân tích mẫu. Trong trường hợp phân tích hầu hết các chỉ tiêu thông thường khác đều được xác định với đất đã hong khô. Hong khô kịp thời mẫu đất sau khi lấy từ đồng ruộng về. Để đất hong khô nhanh hơn thì những cục đất to phải được đập nhỏ. Dàn mỏng mẫu đất trên mặt bao nilon, khay nhựa hoặc giấy sạch, nhặt sạch các xác động thực vật, sỏi đá… Mẫu đất phải được hong khô nơi thông gió, không có các khí như NH3, Cl2, SO2,…
  • 28. Mẫu đất phải được hong khô trong không khí, không nên phơi khô ngoài nắng hoặc sấy khô trong tủ sấy. Tốt nhất nên hong khô mẫu đất trong nhà thông gió. Đất được hong khô gọi là đất khô không khí. 4.1.3. Nghiền và rây mẫu Sau khi đất đã được hong khô, nhặt hết xác thực vật, sỏi đá... còn xót lại và đập nhỏ và trộn đều trên nilon hoặc giấy. Chia mẫu làm 4 phần theo đường chéo, lấy 2 phần đối diện nhau trộn lại được mẫu hỗn hợp. Đem mẫu thu được đập nhỏ, nghiền, rây qua rây 0,1mm. Đất sau khi nghiền được trộn đều được đựng trong túi nilon có nhãn và phiếu ghi rõ kí hiệu của mẫu. Phần còn lại cho vào túi vải cũ giữ đến khi phân tích xong. 4.2. Nguyên tắc và phương pháp xác định hệ số khô kiệt 4.2.1. Ý nghĩa Đất vừa lấy về ngoài nước hút ẩm còn có các dạng nước khác, còn đất đã hong khô trong không khí chỉ còn lại nước hút ẩm, vì vậy mà độ ẩm được xác định trên đất đã hong khô. Xác định độ ẩm của mẫu đất là xác định đất khô hay ẩm, thời kì làm đất, nhu cầu tưới nước cho cây và từ đó đưa ra biện pháp tưới tiêu hợp lí. 4.2.2. Nguyên tắc Độ ẩm là lượng nước dự trữ trong đất khô không khí. Vì vậy, từ độ ẩm của đất khô không khí để xác định được hệ số khô kiệt (hệ số K) của mẫu đất. Phân tích độ ẩm dựa theo khối lượng đất khô tuyệt đối (độ ẩm tuyệt đối) hoặc so với khối lượng đất còn ẩm (độ ẩm tương đối). 4.2.3. Phương pháp Sấy khô mẫu ở 105 – 1100 C cho đến khi khối lượng không đổi. Ở nhiệt độ này nước hút ẩm và nước tự do đều bị sấy khô và chất hữu cơ chưa bị phân hủy. Từ lượng nước bay hơi đi có thể tính được độ ẩm của đất, từ đó suy ra hệ số khô kiệt K.
  • 29. Cần chú ý, trong trường hợp khối lượng mẫu cân được ở lần sau lớn hơn lần trước do mẫu bị oxi hóa, các chất hữu cơ bị phân hủy, thì phải dừng sấy ngay. 4.3. Nguyên tắc và phương pháp phân tích thành phần cơ giới đất 4.3.1. Ý nghĩa Thành phần cơ giới có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu nguồn gốc phát sinh của đất, các tính chất, phân loại, độ phì của đất và quá trình thổ nhưỡng của đất. Nhiều tính chất vật lí như độ xốp, độ trữ ẩm, tính thấm, khả năng giữ nước, nhiệt… của đất đều liên quan đến thành phần cơ giới của đất. Ngoài ra, thành phần cơ giới còn ảnh hưởng đến thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng cho cây trồng. 4.3.2. Nguyên tắc Phân tích thành phần cơ giới của đất là quá trình tách và xác định thành phần % theo khối lượng của từng cấp hạt. Tùy theo kích thước đường kính hạt, các loại đất được phân loại theo bảng 5.3. Bảng 4.3: Phân loại đất theo kích thước đường kính hạt (Nguồn: USAD, Mỹ) Loại đất Đường kính trung bình của hạt Sỏi > 2mm Cát rất thô 2,0 – 1,0 mm Cát thô 1,0 – 0,5 mm Cát trung bình 0,5 – 0,25 mm Cát mịn 0,25 – 0,10 mm Cát rất mịn 0,10 – 0,05 mm Bùn 0,05 – 0,002 mm Sét < 0,002 mm Trong thực tế, đất trồng thường là hỗn hợp của nhiều loại hạt có kích thước khác nhau. Vì vậy, để phân loại đất phải dựa vào thành phần % của cát, sét, bụi. Dựa theo biểu đồ hình tam giác như ở hình 5.4 (Theo cơ quan nông nghiệp Hoa Kỳ), các mẫu đất pha trộn cát, sét, bụi theo một tỉ lệ nào đó sẽ được phân loại thành đất thịt, đất thịt pha cát, đất sét, đất sét pha thịt, đất cát, đất cát pha thịt nhẹ...
  • 30. Hình 4.4: Biểu đồ tam giác phân loại đất theo tỉ lệ % thành phần hạt (Nguồn: USAD, Mỹ) Trong 3 loại đất cát, đất thịt và đất sét thịt có khả năng giữ nước vừa phải, khả năng tiêu nước và độ thoáng khí tốt nên thích hợp với cây trồng nhất. Khả năng giữ nhiều chất dinh dưỡng cao hơn đất cát và việc chuẩn bị đất (cày, bừa) dễ dàng hơn đất sét. 4.3.3. Phương pháp phân tích – Phương pháp Rutcopski Tốc độ chìm lắng trong nước của các hạt có kích thước to nhỏ khác nhau thì khác nhau. Từ đó, có thể xác định thành phần % cát trong đất bằng cách rửa mẫu đất với nước nhiều lần. Thành phần % sét trong đất được xác định bằng cách đo thể tích đất nở ra (ứng với 1cm3 ) sau khi để qua đêm. Cuối cùng thành phần % bụi được tính dựa trên tổng thành phần % cát và sét. - Cát: các hạt có đường kính 1 – 0,05mm, khả năng giữ nước từ 5 – 15% khối lượng cát. - Bụi: các hạt có đường kính 0,05 – 0,001 mm, nếu cỡ hạt trung bình và nhỏ chiếm ưu thế trong đất thì đất có kết cấu kém, thấm khí, thoát nước không tốt.
  • 31. - Sét: các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,001mm có chứa nhiều nguyên tố như Ca, Mg, K, Na, N, P, hợp chất mùn và các nguyên tố vi lượng, do đó nó quyết định sự dự trữ chất dinh dưỡng trong đất. Các mẫu đất đem phân tích được phân loại dựa theo biểu đồ hình tam giác như ở hình 4.4. Ngoài ra, chúng ta có thể phân tích thành phần cơ giới đất theo các phương pháp sau: phương pháp ngoài đồng ruộng, phương pháp rây, phương pháp trong môi trường nước (phương pháp lắng, gạn, phương pháp tỉ trọng kế và phương pháp pipet). 4.4. Nguyên tắc và phương pháp xác định độ chua 4.4.1. Nguyên tắc và phương pháp chung pH = −lg(αH+ ) là đại lượng biểu thị hoạt động H+ trong môi trường đất. Đây là chỉ tiêu đơn giản đầu tiên về độ chua thường được xác định nhất, nó có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá tính chất của đất. Phép đo thông dụng và tiêu chuẩn hiện nay là phép đo điện thế, sử dụng pH meter điện cực thuỷ tinh. 4.4.2. Xác định độ chua hiện tại 4.4.2.1. Nguyên tắc Độ pH phản ánh mức độ rửa trôi các cation kiềm và kiềm thổ cũng như mức độ tích tụ các cation sắt, nhôm trong đất. Độ chua hiện tại ( ) là pH đo được khi nước tác động vào đất. 4.4.2.2. Phương pháp Phép đo điện thế, sử dụng pH meter điện cực thuỷ tinh. 4.4.3. Xác định độ chua tiềm tàng 4.4.3.1. Xác định độ chua thủy phân  Nguyên tắc Độ chua thủy phân được xác định khi sử dụng pH muối trung tính là pH đo tác động đất và muối trung tính. Dung dịch CH3COONa 1N (pH≈8) tác động với đất. Ngoài vai
  • 32. trò trao đổi cation của Na+ giống như độ chua trao đổi lại thêm vào vai trò của anion CH3COO− và OH− . Hai anion này có khả năng lôi kéo H+ và Al3+ sâu hơn, bền hơn trong keo đất. Do đó độ chua thủy phân cao hơn độ chua trao đổi, mức độ chênh lệch phụ thuộc vào hàm lượng sét và Al tổng số.  Phương pháp Dùng dung dịch CH3COONa 1N tác động vào đất KĐ]H+ + CH3COONa → [KĐ]Na+ + CH3COOH (1) Dùng dung dịch NaOH đã biết nồng độ để chuẩn độ lượng H+ trong phương trình (1). CH3COOH + NaOH → CH3COONa + HOH 4.4.3.2. Xác định độ chua trao đổi pHKCl  Nguyên tắc Mẫu đất cho tác động với KCl, các cation Al3+ và H+ được chuyển vào dung dịch và được xác định bằng dung dịch NaOH. + 4KCl → KĐ]4K+ + AlCl3 + HCl AlCl3 + 3H2O ⇌ Al(OH)3 + 3HCl H+ + OH− → H2O  Phương pháp Phương pháp chuẩn độ trung hòa. Dùng dung dịch NaOH chuẩn độ H+ để tính độ chua trao đổi. 4.4.3.3. Xác định nhôm di động  Phương pháp chuẩn độ trung hòa Sau khi xác định Al3+ và H+ bằng phản ứng trung hòa với dung dịch chuẩn độ NaOH có thể xác định Al3+ dựa trên nguyên lí tạo phức Al3+ với NaF. Sau đó tiến hành chuẩn độ dung dịch theo 1 trong 2 phương pháp sau: Phương pháp Xocolop (1939): phương pháp hai mẫu riêng biệt - Mẫu thứ nhất: chuẩn độ tổng số độ chua trao đổi Al3+ và H+ . - Mẫu thứ hai: cho tác động với dung dịch NaF và chuẩn độ H+ riêng biệt. Hiệu của kết quả chuẩn độ mẫu thứ nhất và mẫu thứ hai tương ứng với hàm lượng Al3+ trong mẫu chuẩn độ.
  • 33. Phương pháp chuẩn độ liên tiếp: phương pháp một mẫu Sau khi trung hòa Al3+ và H+ bằng NaOH đến điểm tương đương. H+ + OH− ⇌ H2O Al3+ + 3OH− ⇌ Al(OH)3 Tiếp tục cho NaF vào mẫu có phản ứng. Al(OH)3 + 6NaF ⇌ Na3AlF6 + 3NaOH Số lượng NaOH mới tạo thành bằng số đương lượng Al3+ . Chuẩn độ NaOH bằng dung dịch chuẩn HCl xác định được hàm lượng Al3+ . NaOH + HCl → NaCl + H2O  Phương pháp chuẩn độ tạo phức Là phương pháp chuẩn độ tạo phức với Trilon B. Dùng Trilon B chuẩn độ ngược hàm lượng Al3+ . Trong độ đệm thích hợp Trilon B tạo phức với Al3+ theo phản ứng: Al3+ + Na2H2Y → AlY− + 2H+ + 2Na+ Sử dụng lượng dư thuốc thử Trilon B, sau đó dùng dung dịch chuẩn ZnSO4 chuẩn độ lượng dư Trilon B này. Zn2+ + Na2H2Y → ZnY2− + 2H+ + 2Na+ Tại điểm tương đương, một giọt dư dung dịch ZnSO4 sẽ làm chỉ thị kết tủa màu đỏ đào.  Một số phương pháp khác Phương pháp xác định Al bằng quang phổ hấp phụ nguyên tử: nhôm trao đổi trong dung dịch trao đổi đất với dung dịch KCl 1M có thể xác định bằng quang phổ hấp phụ nguyên tử ở bước sóng 309,3nm với ngọn lửa N2O/C2H2. Phương pháp trắc quang sử dụng Aluminon. Nguyên tắc: Aluminon tạo màu đỏ với nhôm trong dung dịch axit yếu độ pH từ 4 − 4,9 và tốt nhất ở pH = 4,2. Độ nhạy của phương pháp này rất cao, trong 50ml dung dịch so màu chỉ có thể chứa 0 – 40μg Al. 4.5. Xác định sức đệm của đất  Nguyên tắc
  • 34. Dựng đồ thị sự biến thiên pH của dung dịch đất khi thêm một lượng xác định dung dịch axit và bazơ mạnh. Dựng tiếp đồ thị thứ hai biểu diễn sự thay đổi pH khi thay lượng đất ở trên bằng một lượng cát thạch anh tương ứng. So sánh mẫu đất và cát để rút ra kết luận về khả năng đệm của từng mẫu đất. Khả năng đệm được xác định bằng diện tích đệm. Diện tích đệm là phần diện tích nằm ở giữa hai đường cong biểu diễn pH khi cho đất và cát tác dụng với dung dịch axit và kiềm mạnh. Diện tích đệm càng lớn thì khả năng đệm càng cao.
  • 35. PHẦN B: THỰC NGHIỆM CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NÔNG TRƯỜNG CAO SƯ PHẠM VĂN CỘI – CỦ CHI 1.1. Lịch sử nông trường và đặc điểm vùng đất khảo sát 1.1.1. Lịch sử nông trường Phạm Văn Cội Nông trường Phạm Văn Cội đóng tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi cách Thành Phố Hồ Chí Minh 30 km tính theo đường chim bay về phía Đông Nam. Hướng Đông giáp sông Sài Gòn, hướng Tây và Bắc giáp xã Nhuận Đức. Hướng Nam giáp xã Phú Hòa Đông. Hình 1.1: Văn phòng nông trường cao su Phạm Văn Cội Đất của nông trường thuộc loại đất xám bạc màu trên phù sa cổ. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1950 mm. Nhiệt độ bình quân là 29o C. Tổng diện tích của nông trường là: 1765, 94 ha. Đây là vùng đất trước kia bị chiến tranh tàn phá ác liệt (vùng đất trắng). Vùng đất bị bom B52 rải xuống rất nhiều, có hành ngàn hố bom, có hố sâu đến 5m. Vì vậy, sau
  • 36. chiến tranh, người ta đã thành lập đội tháo gỡ bom đạn còn sót lại. Và đến sau 1975, bà con nông dân ở khắp các quận nội ngoại thành bắt đầu đến lập nghiệp. Năm 1977, nông trường Phạm Văn Cội được thành lập theo qui định số 113/QĐUB ngày 10/3/1977 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh. Khi mới thành lập, nông trường trực thuộc Sở Nông Nghiệp. Đến năm 1999, nông trường trực thuộc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn. Năm 2004, thực hiện theo chủ trương đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nông nghiệp, nông trường sáp nhập vào công ty Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh thành Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn. Khi mới thành lập phương hướng, nhiệm vụ ban đầu là trồng cây là thức ăn cho gia súc (bắp, đậu, mì, mè,...), cây nông nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi heo. Phương hướng này nhằm giải quyết vấn đề lương thực. Người nông dân trồng cây mang tính tự phát vì họ chưa biết được vùng đất này thích hợp với cây gì. Năm 1982, nông trường chuyển sang trồng mía đường, diện tích mía đạt đến 600 – 700 ha. Cây mía có thời gian sinh trưởng và phát triển tốt đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều người dân. Sản lượng mía cung cấp cho nhà máy đường Bình Dương. Nông trường Phạm Văn Cội đóng tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi cách Thành Phố Hồ Chí Minh 30 km tính theo đường chim bay về phía Đông Nam. Hướng Đông giáp sông Sài Gòn, hướng Tây và Bắc giáp xã Nhuận Đức. Hướng Nam giáp xã Phú Hòa Đông. Đất của nông trường thuộc loại đất xám bạc màu trên phù sa cổ. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1950 mm. Nhiệt độ bình quân là 29o C. Tổng diện tích của nông trường là: 1765, 94 ha. Đây là vùng đất trước kia bị chiến tranh tàn phá ác liệt (vùng đất trắng). Vùng đất bị bom B52 rải xuống rất nhiều, có hành ngàn hố bom, có hố sâu đến 5m. Vì vậy, sau chiến tranh, người ta đã thành lập đội tháo gỡ bom đạn còn sót lại. Và đến sau 1975, bà con nông dân ở khắp các quận nội ngoại thành bắt đầu đến lập nghiệp. Năm 1977, nông trường Phạm Văn Cội được thành lập theo qui định số 113/QĐUB ngày 10/3/1977 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh. Khi mới thành lập, nông trường trực thuộc Sở Nông Nghiệp. Đến năm 1999, nông trường trực thuộc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn. Năm 2004, thực hiện theo chủ trương đổi mới sắp xếp
  • 37. lại doanh nghiệp nông nghiệp, nông trường sáp nhập vào công ty Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh thành Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn. Khi mới thành lập phương hướng, nhiệm vụ ban đầu là trồng cây là thức ăn cho gia súc (bắp, đậu, mì, mè,...), cây nông nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi heo. Phương hướng này nhằm giải quyết vấn đề lương thực. Người nông dân trồng cây mang tính tự phát vì họ chưa biết được vùng đất này thích hợp với cây gì. Năm 1982, nông trường chuyển sang trồng mía đường, diện tích mía đạt đến 600 – 700 ha. Cây mía có thời gian sinh trưởng và phát triển tốt đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều người dân. Sản lượng mía cung cấp cho nhà máy đường Bình Dương. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nông trường đã từng bước chuyển đổi cây trồng, lựa chọn loại cây trồng có hiệu quả cao. Đến năm 1985, xen lẫn với trồng mía, nông trường đã thêm cao su và từ đó cao su trở thành cây chủ lực của nông trường. Cao su được trồng theo 2 kiểu: 3 × 6 và 6 × 6. Diện tích cao su hiện nay lên tới 1567,53 ha. Trong đó: Cao su khai thác: 1527,73 ha Cao su xây dựng cơ bản: 39,80 ha Tất cả diện tích cao su được đưa vào khai thác. Với diện tích cao su này, nông trường thu được 8 triệu lít/năm. Thời gian lấy mủ cao su là đầu tháng 5 đến đầu tháng 2 năm sau (10 tháng/năm). Mỗi năm có 2 tháng ngưng lấy mủ để cao su ra lá và ổn định nguồn dinh dưỡng. Tuy nhiên, những năm gần đây chất lượng cao su thấp do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Ngoài cao su, nông trường còn một số cây trồng, vật nuôi khác gồm: Cây mía: 44,45 ha Cây mì: 37 ha Dứa cayen: 16,43 ha Cỏ voi, cỏ úc (phục vụ chăn nuôi): hơn 40 ha Phong lan: 10500 m2 Dê, bò Lực lượng lao động của nông trường: Công nhân viên chức lao động thường xuyên: 700 người, trong đó: Hợp đồng dài hạn: 501 người
  • 38. Lao động thời vụ: 109 người Nông trường đang từng bước chuyển đổi phù hợp để có hiệu quả kinh tế cao. Dự án sắp tới của nông trường: nâng cao chất lượng của cao su để đạt tiêu chuẩn và xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao. 1.1.2. Đặc điểm vùng đất khảo sát Hình 1.2: Mẫu 1 Đặc điểm: lô 1:95, diện tích 20,92 hecta, không cỏ, có ít lớp lá ở phía trên, lấy đất giữa mương. Hình 1.3: Mẫu 2 Đặc điểm: lô 2:95, diện tích: 21,1 hecta, đất cứng, không cỏ, có một ít lớp lá ở phía trên, nhiều rễ, lấy giữa mương.
  • 39. Hình 1.4: Mẫu 3 Đặc điểm: lô trồng mới 2009, đất nhiều cỏ, lấy sát gốc cây, cách chừng 80 cm, vị trí cao. Hình 1.5: Mẫu 4 Đặc điểm: lô trồng mới 2009, đất cứng, lấy giữa mương cách gốc 3m, nhiều cỏ, vị trí thấp.
  • 40. Hình 1.6: Mẫu 5 Đặc điểm: lô trồng 2009, đất nhiều cỏ, cách gốc 80 cm, đất cứng. Hình 1.7: Mẫu 6 Đặc điểm: lô năm 2009, lấy cách gốc 80 cm, mhiều cỏ, không xịt thuốc, chỉ cày, đất cứng.
  • 41. Hình 1.8: Mẫu 7 Đặc điểm: cây trồng năm 1994, lấy giữa luống, nhiều rễ, đất cứng, có một ít lớp lá. Hình 1.9: Mẫu 8 Đặc điểm: giáp với mẫu 7, cây trồng năm 2007, lô 2: 10,02 hecta, có 1 ít cỏ, 1 ít lá, lấy giữa luống.
  • 42. Hình 1.10: Mẫu 9 Đặc điểm: diện tích 11,94 hecta, trồng năm 2007, sắp khai thác 09/2012, nhiều lá, không cỏ, lấy giữa luống, đất cứng. Hình 1.11: Mẫu 10 Đặc điểm: diện tích 2,19 hecta, cây trồng 2007, sắp khai thác 09/2012, giữa luống, nhiều lá, đất cứng.
  • 43. Hình 1.12: Mẫu 11 Đặc điểm: cây trồng năm 1995, diện tích 19,81 hecta, ít cỏ, ít lá, lấy giữa luống, đất mềm, trũng. Hình 1.13: Mẫu 12 Đặc điểm: cây trồng năm 1997, diện tích 18,11 hecta, ít lá, nhiều cỏ, lấy giữa luống, đất mềm, hơi trũng.
  • 44. 1.2. Lược đồ nông trường SƠ ĐỒ VỊ TRÍ LẤY MẪU ĐẤT NGHIÊN CỨU x : diện tích y : năm trồng cao su z: số thứ tự mẫu công ty lô lấy mẫu Hình 1.14: Lược đồ nông trường NNCNC 86 85 10.4 10.47 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 86 86 86 88 94 86 93 88 96 94 96 94 1/9 2/95 94 86 8686 86 87 87 87 87 87 87 88 87 88 88 88 30.48 95 06 97 95 97 97 94 2A.9 1A.97 87 25.43 12.90 12.7012.18 10.9 97 97 7.3 85 27.76 22.94 21.05 24.71 26.29 10.86 20.02 27.30 13.4588 31.00 21.10 20.92 .19.2 17.83 22.05 38.6 35.09 29.8719.08 18.8 29.82 36.06 36.834.05 12.76 22.35 21.57 22.3 21.35 22.3 18.8 10.40 21.4 94 13.40 28.4 30.25 17.45 12 30.95 19.8 18.11 19.81 XDCB 8 9 10 3 5 4 6 1 2009 2 11 12 7 y x z
  • 45. CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 2.1. Lấy mẫu và xử lí mẫu Mẫu đất lấy về nhặt sạch xác động thực vật, sỏi đá, băm nhỏ, phơi khô trong nhà thoáng gió. Sau khi đất đã hong khô, giã nhuyễn đất và cho qua rây 1mm. Mẫu đất đã xử lí đem bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. 2.2. Xác định hệ số khô kiệt bằng phương pháp sấp khô 2.2.1. Hóa chất, dụng cụ Cốc sứ, máy sấy, bình hút ẩm. 2.2.2. Tiến hành - Sấy cốc ở 105 – 1100 C khoảng 1 giờ, lấy ra cho vào bình hút ẩm, đem cân, đến khối lượng không đổi. Cân lấy giá trị chính xác khối lượng cốc (a gam). - Cho 10g đất đã xử lí vào cốc, cân xác định khối lượng cốc và đất (b gam). - Cho cốc vào tử sấy ở 105 – 1100 C trong 8 giờ, lấy ra cho vào bình hút ẩm. Sau đó, cân chính xác khối lượng cốc (c gam). - Lặp lại đến khi khối lượng cân được không chênh lệch quá 3mg coi như đã sấy xong. 2.2.3. Tính kết quả Phần trăm độ ẩm theo đất khô không khí X% = Phần trăm độ ẩm theo đất khô tuyệt đối Y% = Hệ số khô kiệt K = Bảng 2.1: Kết quả hệ số khô kiệt MẪU ĐẤT a b c X Y HỆ SỐ KHÔ KIỆT
  • 46. 1 30,4550 40,4552 40,1372 3,1799 3,2843 1,0328 2 28,3850 38,3854 38,1440 2,4139 2,4736 1,0247 3 26,3235 36,3240 36,2459 0,7809 0,7871 1,0078 4 31,7205 41,7206 41,6083 1,1229 1,1357 1,0113 5 28,1401 38,1401 38,0123 1,2779 1,2945 1,0129 6 27,2930 37,2930 37,1528 1,4020 1,4219 1,0142 7 28,4635 38,4636 37,6808 7,8279 8,4927 1,0849 8 24,0580 34,0586 33,9216 1,3699 1,3889 1,0138 9 21,5530 31,5531 31,3026 2,5049 2,5693 1,0256 10 23,3266 33,3269 33,2045 1,2239 1,2391 1,0123 11 29,5812 39,5812 39,4792 1,0200 1,0305 1,0103 12 20,1808 30,1810 30,0932 0,8779 0,8857 1,0088 2.2.4. Nhận xét Các mẫu phân tích có hệ số khô kiệt tương đối thấp (1,0079 – 1,0849), một phần do cát chiếm một tỉ lệ khá cao trong thành phần cơ giới của các mẫu này (45% – 70%). Qua bảng thành phần cơ giới, ta thấy mẫu số 7 có % cát thấp nhất so với các mẫu còn lại (26%) nên khả năng giữ nước của mẫu đất này tương đối tốt hơn so với các mẫu còn lại. Vì vậy mẫu số 7 có hệ số khô kiệt cao nhất (1,0849) là phù hợp. Mẫu số 3 và mẫu số 12 đều có hệ số khô kiệt thấp (mẫu số 3 – 1,0079 và mẫu số 12 – 1,0088). Điều này phù hợp vì % cát của mẫu số 3 là cao nhất (70%), khả năng giữ nước kém nhất nên hệ số khô kiệt mẫu số 3 là thấp nhất. 2.3 Xác định thành phần cơ giới của đất 2.3.1 Hóa chất, dụng cụ - Muối ăn, nước cất. - Ống đong 100ml, đũa khuấy 2.3.2 Tiến hành (phương pháp Rutcopski)  Xác định thành phần cát của đất Cho 10cm3 đất vào ống đong 100ml. Sau đó, thêm nước đến khi cột nước quá lớp đất 12cm, dùng đũa khuấy đều và để yên 1 phút. Cẩn thận trút bỏ phần nước ở trên.
  • 47. Lặp lại cho đến lúc nước trong thì phần còn lại là cát. Đo thể tích của khối cát này.  Xác định thành phần sét Cho 5cm3 đất vào ống đong 100ml, rồi cho vào 20ml nước cất, lắc đều 3 phút. Tiếp tục cho thêm nước đến vạch 100ml và khoảng 1/4 thìa muối ăn. Sau đó, khuấy đều trong 10 phút. Để qua đêm cho đất nở ra. Đo thể tích đất nở ra, chia cho 5. Từ đó tính phần trăm sét trong đất.  Xác định thành phần bụi % Bụi = 100% – %cát – %sét 2.3.3 Kết quả ( Dựa vào sơ đồ tam giác biểu thị mối quan hệ giữa tên gọi của đất với thành phần cấp hạt của nó (sét, limon và cát) sử dụng cho hệ thống USAD và FAO- UNESCO) Bảng 2.2: Kết quả thành phần cơ giới của các mẫu đất MẪU ĐẤT CÁT SÉT BỤI LOẠI ĐẤT 1 64,00% 28,34% 7,66% Đất thịt nhẹ pha sét và cát 2 55,00% 29,47% 15,53% Đất thịt nhẹ pha sét và cát 3 70,00% 28,34% 1,66% Đất thịt nhẹ pha sét và cát 4 66,00% 27,17% 6,83% Đất thịt nhẹ pha sét và cát 5 62,00% 34,00% 4,00% Đất thịt nhẹ pha sét và cát 6 55,00% 38,95% 6,05% Đất sét pha cát 7 26,00% 32,19% 41,81% Đất thịt nhẹ pha sét 8 63,00% 28,27% 8,37% Đất thịt nhẹ pha sét và cát 9 59,50% 35,83% 4,67% Đất sét pha cát 10 67,00% 27,89% 5,11% Đất thịt nhẹ pha sét và cát 11 59,50% 31,74% 8,76% Đất thịt nhẹ pha sét và cát 12 68,50% 28,13% 3,37% Đất thịt nhẹ pha sét và cát 2.3.4. Nhận xét
  • 48. Qua bảng phân tích thành phần cơ giới của các mẫu đất, đa số các mẫu đất của nông trường cao su Phạm Văn Cội – Củ Chi thuộc ba nhóm: đất thịt nhẹ pha sét và cát (mẫu 1, 2, 3, 4, 5, 8, 10, 11, 12), đất thịt nhẹ pha sét (mẫu 7) và đất sét pha cát (mẫu 6, 9). Các mẫu thuộc đất thịt nhẹ pha sét và đất sét pha cát (mẫu 6, mẫu 7, mẫu 9) có thành phần phần trăm sét tương đối cao. Điều này đúng với lượng mùn phân tích được từ trung bình đến giàu (1,8353% – 5,3867%). Các mẫu đất thịt nhẹ pha sét và cát có thành phần phần trăm cát cao. Tương ứng với lượng chất dinh dưỡng hơi nghèo. Riêng mẫu 2 (2,0139%) và mẫu 11 (2,5813%) có lượng mùn phân tích được thuộc loại trung bình. Dựa vào kết quả phân tích ta thấy đất ở nông trường thuộc loại đất thịt (đất trung bình) thích hợp cho cây trồng vì nó có khả năng giữ nước vừa phải, độ thoáng khí tương đối cao và khả năng giữ chất dinh dưỡng cao. 2.4. Xác định độ chua 2.4.1. Độ chua hiện tại 2.4.1.1. Hóa chất, dụng cụ - Nước cất - Máy pH, bình tam giác, máy lắc đất, giấy lọc, phễu, đũa thủy tinh. 2.4.1.2. Tiến hành Cho 5 gam đất vào trong bình tam giác 150ml, thêm vào 25ml nước cất, lắc trong 10 phút. Sau đó, lọc lấy dung dịch trong và đo bằng máy pH. 2.4.1.3. Kết quả Bảng 2.3: Kết quả độ chua hiện tại của các mẫu đất MẪU ĐẤT ĐỘ CHUA HIỆN TẠI pHH2O 1 5,74 2 5,55 3 5,58 4 4,93 5 5,75 6 4,66 7 5,46
  • 49. 8 6,48 9 6,14 10 5,42 11 5,97 12 7,04 2.4.1.4. Nhận xét Qua bảng kết quả độ chua hiện tại của các mẫu đất, ta thấy các mẫu đất phân tích thuộc vào loại đất chua, ít chua và trung tính (pH từ 4,66 – 7,04). So với các mẫu khác thì mẫu chua nhất là mẫu 6 (4,66), mẫu 4 (4,93) thuộc loại đất chua. Mẫu ít chua hơn là các mẫu 1, 2, 3, 5,7, 10, 11 (pH từ 5,42 – 5,97). Các mẫu còn lại, mẫu 12 (7,04), mẫu 8 (6,48) và mẫu 9 (6,14) thuộc loại đất trung tính. 2.4.2. Độ chua thủy phân (phương pháp chuẩn độ Kappen) 2.4.2.1. Hóa chất, dụng cụ - Dung dịch CH3COONa 1N, dung dịch NaOH 0,01N m phenolphtalein. - Bình tam giác, giấy lọc, buret, pipet, máy lắc đất, phễu, đũa thủy tinh. 2.4.2.2. Tiến hành Cân 20 gam đất khô cho vào bình tam giác 150ml, thêm vào 50ml dung dịch CH3COONa 1N, lắc 45 phút và lọc lấy dung dịch lọc. Hút 5ml dung dịch lọc cho vào bình tam giác 100ml, thêm vài giọt phenolphtalein. Cuối cùng, chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,01N đến màu hồng nhạt bền trong 1 phút. 2.4.2.3. Kết quả H+ (mđl/100g đất) = V: thể tích dung dịch NaOH chuẩn độ. N: nồng độ đương lượng NaOH chuẩn độ. 1,75: hệ số điều chỉnh. C: lượng đất ứng với số ml dung dịch lọc đem chuẩn độ.
  • 50. Bảng 2.4: Kết quả độ chua thủy phân của các mẫu đất MẪU ĐẤT ĐỘ CHUA THỦY PHÂN (mđl/100g đất) 1 0,8765 2 1,2283 3 0,9435 4 1,5927 5 1,1876 6 2,5735 7 3,5408 8 0,6032 9 1,4582 10 0,9477 11 0,2077 12 0,2074 2.4.2.4. Nhận xét Các mẫu đất có độ chua thủy phân thấp là mẫu 8 (0,6032mđl/100g đất), mẫu 11 (0,2077mlđ/100g đất) và thấp nhất là mẫu 12 (0,2074 mđl/100g đất). Các mẫu đất có độ chua thủy phân cao là mẫu 4, 6, 7 (1,5927 – 3,5408 mđl/100g đất), điều này phù hợp với giá trị của độ chua hiện tại. Độ chua thủy phân phân tích được là khá thấp so với tổng các cation Ca2+ , Mg2+ , K+ , Na+ , NH4 + . 2.4.3. Xác định độ chua trao đổi pHKCl – Al3+ di động 2.4.3.1. Hóa chất, dụng cụ - Dung dịch KCl 1N, dung dịch NaOH 0,01N, phenolphtalein, dung dịch NaF 3,5%. - Máy đo pH, pipet, buret, đèn cồn, phễu thủy tinh, giấy lọc, máy lắc đất. 2.4.3.2. Tiến hành  Xác định pHKCl
  • 51. Cân 10 gam đất khô cho vào bình tam giác 150ml, thêm 50ml dd KCl, lắc 5 phút rồi để qua đêm. Sau đó, lọc lấy dung dịch trong và đem đo pHKCl bằng máy đo pH.  Xác định Al3+ di động Cân 40 gam đất khô cho vào bình tam giác 250ml, thêm 100ml dd KCl, lắc 45 phút, để yên. Sau đó, lọc lấy dung dịch trong. Lấy 2 bình tam giác 150ml, cho vào mỗi bình 5ml dung dịch lọc. Sau đó, đem đun sôi 2 bình trên ngọn lửa đèn cồn để đuổi CO2. - Bình 1: thêm vào 1 – 2 giọt phenolphtalein, chuẩn độ lúc nóng bằng dung dịch NaOH 0,01N đến khi có màu hồng nhạt bền trong 1 phút (a ml). - Bình 2: thêm vào 0,5ml NaF 3,5%. Để nguội dung dịch đến nhiệt độ phòng, thêm 1 – 2 giọt phenolphtalein, rồi đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,01N đến khi dung dịch có màu hồng nhạt bền trong 1 phút (b ml). 2.4.3.3. Kết quả Al3+ (mđl/100g đất) = N: nồng độ đương lượng dung dịch NaOH dùng chuẩn độ. Bảng 2.5: Kết quả độ chua trao đổi – Al3+ di động của các mẫu đất MẪU ĐẤT pHKCl Al3+ (mđl/100g đất) Al3+ (mg/100g đất) 1 4,70 0,010 0,093 2 4,58 0,041 0,368 3 4,21 0,131 1,179 4 3,41 0,496 4,467 5 4,18 0,005 0,045 6 3,40 1,318 11,866 7 4,20 0,420 3,783 8 5,66 0,018 0,159 9 5,37 0,108 0,968 10 4,14 0,134 1,207 11 4,64 0,013 0,113 12 6,91 0,004 0,032
  • 52. 2.4.3.4. Nhận xét Qua bảng kết quả, ta thấy đa số các mẫu đất có hàm lượng nhôm đi động trong đất thấp từ 0,0315 – 4,4667 mg/100g đất. Riêng mẫu số 6 có hàm lượng nhôm di động cao nhất (11,8656 mg/100g đất), điều này phù hợp với kết quả độ chua của đất. Hàm lượng nhôm di động trong đất nếu cao hơn 5 – 6 mg/100g đất sẽ ảnh hưởng đến cây trồng. 2.5. Xác định sức đệm của đất (phương pháp Arrhenius) 2.5.1. Hóa chất, dụng cụ - Dung dịch Ca(OH)2 0,02N, dung dịch HCl 0,02N, cát, nước cất. - Bình tam giác, máy đo pH, ống đong. 2.5.2. Tiến hành Cho vào 12 bình tam giác 150ml mỗi bình 20 gam đất. Thêm vào mỗi lọ dung dịch Ca(OH)2 0,02N và dung dịch HCl 0,02N theo bảng sau: Bảng 2.6: Bảng hóa chất cần cho để khảo sát sức đệm của các mẫu đất và cát Số thứ tự bình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Số ml Ca(OH)2 20 16 12 8 4 0 Số ml HCl 0 4 8 12 16 20 24 Số ml H2O 20 24 28 32 36 40 36 32 28 24 20 16 Lắc 5 phút rồi ngâm 3 ngày đêm. Sau đó, lọc lấy dung dịch và đo bằng máy đo pH. Làm tương tự với cát sạch phơi khô. 2.5.3 Kết quả Bảng 2.7: Kết quả đo pH để khảo sát sức đệm của các mẫu đất và cát LỌ Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9 Mẫu 10 Mẫu 11 Mẫu 12 Cát 1 8,35 8,38 8,06 8,42 8,23 7,37 6,93 8,53 7,98 8,11 8,39 8,62 12,19 2 8,25 8,30 7,99 8,32 8,14 7,12 6,74 8,50 7,92 7,90 8,31 8,45 12,08 3 8,15 8,16 7,80 8,25 8,09 6,60 6,63 8,42 7,56 7,64 8,27 8,38 11,95 4 8,03 7,93 7,36 7,99 7,69 6,37 6,43 8,34 7,16 7,35 8,16 8,23 11,78 5 7,67 7,53 6,96 6,70 6,96 5,97 6,32 8,08 6,87 6,59 8,02 8,15 10,38 6 6,78 6,66 6,55 5,91 6,21 5,34 6,29 7,63 6,76 6,21 6,98 8,04 7,40 7 6,11 5,97 5,99 4,09 5,29 4,25 5,82 6,70 6,09 5,85 6,44 7,68 4,88
  • 53. pHpH pH 8 5,74 5,43 4,49 3,37 4,88 3,46 5,45 6,45 5,84 5,50 6,18 7,16 3,39 9 5,15 5,02 3,35 3,05 4,63 3,13 5,11 6,16 5,32 4,52 5,70 6,71 2,86 10 4,53 4,46 3,02 2,81 4,01 2,99 4,70 5,79 4,32 3,90 5,57 6,25 2,51 11 4,36 4,03 2,76 2,64 3,69 2,78 4,33 5,69 3,83 3,58 5,18 6,00 2,27 12 3,85 3,62 2,59 2,50 3,41 2,63 3,98 5,41 3,51 3,29 5,02 5,74 2,05 2.5.4 Nhận xét Hình 2.8: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 1 Lọ
  • 54. pHpHpH pHpHpHpHpHpH Hình 2.9: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 2 Hình 2.10: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 3 Lọ Lọ
  • 55. pH pH pH pHpH Hình 2.11: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 4 Hình 2.12: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 5 Lọ Lọ
  • 56. pH pH pH Hình 2.13: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 6 Hình 2.14: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 7 Lọ Lọ
  • 57. pH pH Hình 2.15: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 8 Hình 2.16: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 9 Lọ Lọ
  • 58. pH pH Hình 2.17: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 10 Hình 2.18: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 11 Lọ Lọ
  • 59. Hình 2.19: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu 12 Nhìn chung các mẫu đem phân tích có khả năng đệm tốt trong môi trường bazơ và đệm kém hơn trong môi trường axit. Trong đó, các mẫu 6, 7 đệm tốt trong môi trường bazơ nhất; các mẫu 3, 4, 6 đệm kém trong môi trường axit nhất. Đa số các mẫu đất phân tích đều thuộc loại đất chua và ít chua (độ chua hiện tại pH từ 4,66 đến 5,97). Độ chua thủy phân phân tích được tương đối cao. Trong đó, mẫu 6 (2,5735mđl/100g đất), mẫu 7 (3,5408mđl/100g đất) có độ chua thủy phân cao nhất. Hàm lượng mùn phân tích được ở mức trung bình. Trong đó, có mẫu 2, 6, 11 đạt loại trung bình (2 – 4%), mẫu 7 (5,3867%) đạt loại giàu (4 – 8%). Tất cả điều này giải thích cho khả năng đệm tốt trong môi trường bazo của các mẫu đất. Tổng lượng Ca2+ , Mg2+ và độ bão hòa bazo phân tích được tương đối thấp, thấp nhất là các mẫu 3 (0,705mđl/100g đất; 49,05%), mẫu 4 (0,607mđl/100g đất; 29,45%), mẫu 6 (0,913mđl/100g đất; 27,75%). Vì vậy khả năng đệm trong môi trường axit của các mẫu đất đều kém, kém nhất là các mẫu 3, 4, 6. Trong đó, tổng lượng Ca2+ , Mg2+ và độ bão hòa bazo của các mẫu 8 (4,106mđl/100g đất; 88,08%), mẫu 11 (3,258mđl/100g đất; 94,46%), mẫu 12 (3,455mđl/100g đất; 94,73%) cao hơn các mẫu còn lại nên khả năng đệm trong môi trường axit của các mẫu này cũng tốt hơn. Mẫu 7 – đệm tốt trong môi trường bazo Lọ
  • 60. Qua đồ thị 2.14, ta thấy phần diện tích giới hạn bởi 2 đường cong pH khảo sát của mẫu 7 và cát lớn trong vùng bazơ (ứng với lọ 1 – 6). Trong vùng axit (ứng với lọ 7 – 12), phần diện tích giới hạn nhỏ hơn. Điều này chứng tỏ mẫu 7 có khả năng đệm tốt trong vùng bazơ và đệm kém hơn trong vùng axit. Mẫu 7 có độ chua và hàm lượng mùn cao nhất (3,5408mđl/100g đất và 5,3867%) cho nên mẫu 7 có khả năng đệm rất tốt trong vùng bazơ. Khả năng đệm trong môi trường bazơ của mẫu 7 là tốt nhất so với tất cả các mẫu còn lại.
  • 61. KẾT LUẬN CHUNG Đề tài đã tiến hành khảo sát các chỉ tiêu về thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động và sức đệm của đất ở nông trường cao su Phạm Văn Cội – Củ Chi. Qua quá trình khảo sát, đã đạt được một số kết quả sau: Sau khi khảo sát thành phần cơ giới, các mẫu đất được phân thành ba nhóm: đất thịt nhẹ pha sét và cát, đất thịt nhẹ pha sét và đất sét pha cát. Thành phần cát (26 – 70%) và thành phần sét (27,17 – 38,95%) tương đối cao, còn hàm lượng bụi tương đối thấp. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất (các chỉ tiêu về mùn, lân, đạm…) từ hơi nghèo đến giàu. Đất có dung lượng hấp phụ tương đối thấp, thuộc đất xám bạc màu phù sa cổ, cứng phản ánh đúng với thành phần cơ giới của đa số các mẫu đất (thành phần cát nhiều). Nhìn chung các mẫu đất khảo sát thuộc loại đất chua. Độ chua hiện tại nằm ở mức chua, ít chua và trung tính. Độ chua tiềm tàng của đất nằm trong vùng từ chua đến trung tính. Đất có độ chua tiềm tàng tốt nhất mà cây trồng vẫn thích nghi được là mẫu 8 và mẫu 12. Tuy nhiên khoảng pH ≈ 5,5 là phù hợp với sự phát triển của cây cao su, vì vậy để tăng năng suất và sản lượng chúng ta cần phải có biện pháp cải tạo thích hợp. Hàm lượng Al3+ di động trong đất có những giá trị quá thấp nên ít ảnh hưởng tới đất và cây trồng. Đa số các mẫu đất có khả năng đệm tương đối tốt trong môi trường bazo và đệm kém hơn trong môi trường axit. Hàm lượng mùn, nhôm di động và H+ càng cao thì khả năng đệm trong môi trường bazo càng tốt. Điều này đúng với kết quả hàm lượng mùn (do bạn Nguyễn Thị Hoài thực hiện) và kết quả hàm lượng nhôm đi động, H+ phân tích được. Sau khi so sánh kết quả chung với các năm 2006, năm 2009 thì độ chua của đất có sự thay đổi, đất ngày càng chua. Đất có khả năng đệm tốt trong môi trường bazo và đệm kém trong môi trường axit.  Đề xuất Sau một thời gian sử dụng, đất càng ngày càng chua và nghèo chất dinh dưỡng. Để cây cao su sinh trưởng, phát triển, đạt năng suất cao nhất thì trong quá trình trồng trọt
  • 62. cần phải có biện pháp canh tác, cải tạo đất tạo môi trường đất thích hợp (pH ≈ 5,5) và có giá trị dinh dưỡng cao. Nhằm nâng cao năng suất cây trồng và đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, nông trường cần có những biện pháp canh tác, cải tạo đất và tính toán lượng vôi cần bón cải tạo tốt nhất dựa vào thành phần cơ giới của đất cùng với các chỉ tiêu khác như độ bão hòa bazơ, độ chua, sức đệm của đất.
  • 63. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Duy Bá (2000), Sinh Thái Môi Trường Đất, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM. 2. Nguyễn Văn Bỉnh (2005), Thực hành hóa nông nghiệp. 3. Hà Như Huệ (2012), Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su Bình Lộc – Đồng Nai, sinh viên trường đại học Sư phạm TP HCM. 4. Lê Viết Hùng (1987), Hóa kĩ thuật đại cương, NXBGD. 5. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm Vân (2000), Đất và môi trường, NXBGD. 6. Nguyễn Mười, Trần Văn Chính, Đỗ Nguyên Hải, Hoàng Văn Mùa, Phạm Thanh Nga, Đào Châu Thu (2000), Thổ nhưỡng học, NXB Nông nghiệp. 7. Nguyễn Đông Nhựt (2009), Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su Phạm Văn Cội – Củ Chi, sinh viên trường đại học Sư phạm TP HCM. 8. Dương Thị Yến Phương (2006), Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su Phạm Văn Cội – Củ Chi, sinh viên trường đại học Sư phạm TP HCM. 9. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông Nghiệp. 10.Viện thổ nhưỡng Nông hóa (1996), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, NXB Nông Nghiệp.
  • 64. PHỤ LỤC BẢNG PHÂN LOẠI ĐẤT VIỆT NAM [9] STT Kí hiệu Tên Việt Nam I 1 2 3 4 5 II 6 7 8 III 9 10 IV 11 12 13 14 15 V 16 17 18 VI 19 20 C Cc Cđ C Cb Cg M Mm Mn M S Sp Sj P P Pc Pg Pu Pb GL GL GLc GLu T T Ts Đất cát biển Đất cồn cát trắng vàng Đất cồn cát đỏ Đất cát biển Đất cát mới biến đổi Đất cát glay Đất mặn Đất mặn sú vẹ đước Đất mặn nhiều Đất mặn trung bình và ít Đất phèn Đất phèn tiềm tang Đất phèn hoạt động Đất phù sa Đất phù sa trung tính ít chua Đất phù sa chua Đất phù sa glay Đất phù sa mùn Đất phù sa có tầng đốm gỉ Đất glay Đất glay trung tính ít chua Đất glay chua Đất lầy Đất than bùn Đất than bùn Đất than bùn phèn tiềm tàng
  • 65. VII 21 22 VIII 23 24 IX 25 26 X 27 28 29 30 31 XI 32 33 XII 34 35 XIII 36 37 38 XIV 39 40 XV 41 42 MK MK MKg CM CM CMc RK RK RKh R Rf Rg Rv Ru Rq XK XK XKđ V V Vu L Lc La Lu O Oc Og X X Xl Đất mặn kiềm Đất mặn kiềm Đất mặn kiềm glay Đất mới biến đổi Đất mới biến đổi trung tính ít chua Đất mới biến đổi chua Đất đá bọt Đất đá bọt Đất đá bọt mùn Đất đen Đất đen có tầng kết von dày Đất đen glay Đất đen cacbonat Đất nâu thẫm trên bazan Đất đen tầng mỏng Đất nâu vùng bán khô hạn Đất nâu vùng bán khô hạn Đất đỏ vùng bán khô hạn Đất tích vôi Đất vàng tích vôi Đất nâu thẫm tích vôi Đất có tầng sét loang lổ Đất có tầng sét loang lổ chua Đất có tầng sét loang lổ bị rửa trôi mạnh Đất có tầng sét loang lổ giàu mùn Đất podzolic Đất podzolic chua Đất podzolic glay Đất xám Đất xám bạc màu Đất xám có tầng loang lổ
  • 66. 43 44 45 XVI 46 47 48 49 XVII 50 51 52 XVIII 53 XIX 54 Xg Xf Xh F Fd Fx Fl Fh A A Ag AT E E N N Đất xám glay Đất xám feralit Đất xám mùn trên núi Đất đỏ Đất nâu đỏ Đất nâu vàng Đất đỏ vàng có tầng sét loang lổ Đất mùn vàng đỏ trên núi Đất mùn alit núi cao Đất mùn alit núi cao Đất mùn alit núi cao glay Đất mùn thô than mùn núi cao Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Đất nhân tác Đất nhân tác
  • 67. BẢNG SỐ LIỆU CHUẨN ĐỘ NHÔM DI ĐỘNG MẪU ĐẤT a b 1 1,00 0,80 2 1,50 0,70 3 3,10 0,50 4 0,50 0,40 5 10,30 0,50 6 27,50 1,50 7 8,65 0,90 8 0,90 0,55 9 5,00 2,90 10 3,50 0,85 11 0,95 0,70 12 0,90 0,60
  • 68. BẢNG HÀM LƯỢNG Ca2+ , Mg2+ TRONG ĐẤT (Số liệu của Đỗ Thị Thúy An) STT Ca2+ (mđl/100g đất) Mg2+ (mđl/100g đất) K+ (mđl/100g đất) Na+ (mđl/100g đất) ∑(Ca2+ + Mg2+ ) (mđl/100g đất) V% 1 2,064 0,740 0,023 0,180 2,804 77,42 2 1,844 0,820 0,027 0,090 2,664 69,36 3 0,454 0,252 0,046 0,157 0,705 49,05 4 0,480 0,126 0,009 0,049 0,607 29,45 5 1,393 1,342 0,033 0,057 2,735 70,39 6 0,634 0,279 0,011 0,065 0,913 27,75 7 2,197 1,004 0,043 0,805 3,201 53,34 8 2,535 1,571 0,155 0,195 4,106 88,08 9 2,531 0,696 0,017 0,122 3,228 69,78 10 1,291 0,430 0,061 0,049 1,721 65,89 11 2,172 1,086 0,011 0,281 3,258 94,46 12 2,295 1,160 0,017 0,250 3,455 94,73
  • 69. BẢNG THÀNH PHẦN PHẦN TRĂM MÙN TRONG ĐẤT (Số liệu của Nguyễn Thị Hoài) Mẫu Mùn % Đánh giá 1 1,8482 Nghèo 2 2,0139 TB 3 1,6367 Nghèo 4 1,0147 Nghèo 5 1,5716 Nghèo 6 2,0667 TB 7 5,3867 Giàu 8 1,4681 Nghèo 9 1,8353 Nghèo 10 1,4974 Nghèo 11 2,5813 TB 12 1,4609 Nghèo