SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẶNG THỊ HỒNG PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG
BÙN THẢI ĐÔ THỊ HÀ NỘI LÀM PHÂN BÓN
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 62.44.03.01
TÓM TẮT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên, năm 2017
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đạihọc Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải
2. GS.TS. Nguyễn Thế Đặng
Phản biện 1: ……………………………………
Phản biện 2: ……………………………………
Phản biện 3: ……………………………………
Đề tài sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá đề tài cấp Đại
học họp tại: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Vào hồi……….. giờ …… ngày ……. tháng ……. năm 2017
Có thể tìm hiểu đề tài tại:
- Thư viện Quốc gia
- Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
- Thư viện Trường Đại học Nông Lâm
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đặng Thị Hồng Phương, Đặng Văn Thành, Nguyễn Mạnh Khải,
Nguyễn Thế Đặng (2017), “Nghiên cứu tách chiết một số kim loại
(Cu, Cr, Pn, Zn, Cd) trong bùn thải đô thị bằng dung dịch axit”, Tạp
chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số 14/2017, trang 119 - 124.
ISSN 1859-4581.
2. Đặng Thị Hồng Phương, Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Thế
Đặng (2017), “Nghiên cứu mức độ khoáng hóa và chất lượng hỗn
hợp bùn thải đô thị sau xử lý kim loại nặng có phối trộn một số vật
liệu hữu cơ thô và nấm Trichoderma spp”, Tạp chí Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Số 15/2017, trang 111 - 120. ISSN 1859-4581.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bùn thải đô thị phát sinh chủ yếu từ các hoạt động xử lý nước thải
và nạo vét hệ thống thoát nước đô thị, phát sinh ngày càng nhiều tại
các đô thị. Bùn thải đô thị có hàm lượng chất dinh dưỡng như nitơ,
phốt pho khá cao (Nguyễn Việt Anh, 2015). Mặt khác, quá trình hình
thành bùn thải cũng tích lũy nhiều chất gây ô nhiễm như kim loại
nặng, vi sinh vật gây bệnh. Ngày nay,trên thế giới bùn thải được táisử
dụng rất phổ biến. Sử dụng bùn thải làm phân bón cho nông nghiệp
như là một trong những biện pháp xử lý, đổ thải, được áp dụng ở nhiều
quốc gia. Với mục đích hài hòa giữa lợi ích tái sử dụng nguồn dinh
dưỡng nhưng lại hạn chế nguy cơ tích lũy kim loại nặng và các chất
nguy hại trong bùn thải vào môi trường thì nhất thiết phải có những
nghiên cứu,đánh giá phù hợp và đề xuất các công nghệ thân thiện với
môi trường nhằm khai thác tối đa tài nguyên vật chất chứa trong bùn
thải. Chính vì vậy, đề tài“Nghiên cứu đặc tính và khả năng sử dụng
bùn thải đô thị Hà Nội làm phân bón"được nghiên cứu và thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá đặc tính và khả năng sử dụng bùn thải đô thị Hà Nội
làm phân bón.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đặc điểm lý, hóa, sinh học và dự báo khối lượng bùn
thải đô thị Hà Nội.
- Đánh giá khả năng táchchiếtmột số kim loại nặng (Zn, Cu, Pb, Cr,
Cd) trong bùn thải trạm xử lý nước thải sinh hoạt bằng dung dịch axit.
- Đánh giá khả năng ủ bùn thải đô thị sau xử lý kim loại nặng
phối trộn với một số chất thải nông nghiệp (rơm, phân lợn) có bổ
sung chế phẩm sinh học (EMIC và nấm Trichoderma spp.) làm phân
bón hữu cơ.
2
- Đánh giá hiệu lực của phân hữu cơ bùn thải đối với cây cải bẹ
(Brassica campestris L.)và cây xác pháo (Salvia splendens ker. Gawl).
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Bổ sung thêm tư liệu đánh giá chi tiết đặc tính lý, hóa học và
phát sinh bùn thải đô thị Hà Nội.
- Tìm được các điều kiện thích hợp (về thời gian tương tác, nồng
độ dung dịch axit, số lần chiết tách) để loại bỏ kim loại nặng trong
bùn thải đô thị bằng dung dịch axit.
- Đánh giá được khả năng khoáng hóa bùn thải sau xử lý kim loại
nặng phối trộn với một số vật liệu hữu cơ (rơm, phân lợn) và chế
phẩm sinh học (EMIC và nấm Trichoderma spp).
- Làm cơ sở tham khảo cho các nhà quản lý lập kế hoạch quản lý
và xử lý các loại bùn thải đô thị Hà Nội.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Đã đề xuất phương án chiết rút bằng dung dịch axit xitric để
tiền xử lý kim loại nặng trong bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải
sinh hoạt tập trung làm cơ chất cho ủ phân compost.
- Đã đề xuất giải pháp sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải trạm xử
lý nước thải sinh hoạt sau tiền xử lý kim loại nặng phối trộn với
phụ phẩm nông nghiệp (rơm, phân lợn) và chế phẩm sinh học
(EMIC, Trichoderma spp.).
5. Giới thiệu bố cục luận án
Luận án bao gồm 160 trang đánh máy A4 được cấu trúc gồm có 3
chương không kể phần mở đầu, kết luận, kiến nghị (Chương 1: Tổng
quan tài liệu, chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu, chương
3: Kết quả nghiên cứu). Luận án có 60 bảng và 37 hình vẽ (không kể
phần phụ lục minh họa). Tham khảo 119 tài liệu, trong đó 53 tài liệu
tiếng Việt, 66 tài liệu tiếng nước ngoài.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về bùn thải đô thị
Trong phần này, tác giả trình bày tổng quan các vấn đề như khái
niệm, nguồn phát sinh, đặc tính, các phương pháp xử lý bùn thải đô
thị, thực trạng công tác quản lý bùn thải đô thị ở Hà Nội. Các loại
bùn thải phát sinh từ các nguồn khác nhau và các vùng miền khác
nhau có đặc điểm hóa lý khác nhau. Điểm chung của các loại bùn
thải là lượng phát sinh từ các đô thị ngày càng nhiều, trong bùn có
chứa thành phần dinh dưỡng cho cây trồng như nitơ, phốt pho khá
cao và bùn còn chứa nhiều KLN và vi sinh vật gây bệnh.
1.2. Phương pháp hóa học tách chiết KLN trong bùn thải đô thị
Chiết hóa học là quá trình tách các chất ô nhiễm từ đất, bùn và
trầm tích bằng cách sử dụng chất chiết xuất. Phương pháp này được
sử dụng để xử lý đất bị nhiễm KLN. Các chất chiết xuất có thể là các
axit vô cơ (HNO3, HCl, H2SO4), axit hữu cơ (axit xitric, axetic và
axit oxalic), tác nhân tạo phức mạnh (NTA và EDTA) và một số hóa
chất vô cơ khác (Marchioretto và cs, 2002).
1.3. Phương pháp ủ phân compost
Trong phần này, tác giả trình bày tổng quan về khái niệm, các
yếu tố ảnh hưởng và các phương pháp ủ phân compost. Với các ưu
điểm như thời gian phân hủy nhanh, hầu hết cỏ dại, mầm bệnh bị tiêu
diệt và dễ thực hiện, phương pháp ủ nóng được ưu tiên lựa chọn.
1.4. Một số nghiên cứu ủ phân compost từ bùn thải đô thị ứng
dụng trong sản xuất nông nghiệp
Trong phần này, tác giả đã trình bày tóm tắt một số kết quả
nghiên cứu về ủ phân compost từ bùn thải đô thị và ứng dụng trong
sản xuất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam.
4
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bùn thải đô thị; vật liệu phối trộn ủ phân: rơm, phân lợn, chế
phẩm EMIC, nấm Trichoderma spp; cây trồng thử nghiệm hiệu lực
của phân bón là cây cải bẹ (Brassica campestris L.) và cây xác pháo
(Salvia splendens ker. Gawl).
2.2. Nội dung nghiên cứu
-Hiện trạng phát sinh và đặc tính bùn thải đôthị Hà Nội.
- Nghiên cứu khả năng tách chiết một số kim loại nặng (Cd, Cu, Zn, Pb,
Cr) trong bùn thải.
- Nghiên cứu tận dụng bùn thải nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt sau
xử lý KLN làm phân hữu cơ.
- Nghiên cứu thử nghiệm phân hữu cơ sản xuất từ bùn thải sau xử lý
KLN đối với cây trồng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu đề tài đã sử dụng các
phương pháp như: Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, phương
pháp dự báo phát sinh lượng bùn thải đô thị Hà Nội, phương pháp
lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu, phương pháp thực nghiệm,
phương pháp xử lý số liệu.
Các thí nghiệm trong nghiên cứu:
* Thí nghiệm chiết tách một số kim loại nặng (Cd, Cu, Zn, Pb,
Cr) trong bùn thải của trạm XLNTSH Kim Liên bằng axit: Các thí
nghiệm thực hiện song song giữa 3 axit: xitric, axetic và nitric (Lựa
chọn thời gian tương tác, lựa chọn nồng độ axit tối ưu và lựa chọn số
lần chiết tách KLN)
5
* Thí nghiệm ủ phân hữu cơ bùn thải (HCBT):
Các công thức thí nghiệm: CT1: Bùn, CT2: Bùn - Rơm, CT3: Bùn
- Rơm - Phân lợn, CT4: Bùn - Trichoderma, CT5: Bùn - Rơm -
Trichoderma,CT6:Bùn - Rơm - Phân lợn - Trichoderma, CT7: Bùn -
EMIC,CT8: Bùn - Rơm - EMIC,CT9: Bùn - Rơm - Phân lợn - EMIC,
CT10: Bùn - EMIC - Trichoderma, CT11: Bùn - Rơm - EMIC -
Trichoderma, CT12: Bùn - Rơm - Phân lợn - EMIC - Trichoderma.
* Thí nghiệm thử nghiệm hiệu lực của phân HCBT đối với cây
cải bẹ (Brassica campestris L.)
Các công thức bón phân: CT1 (ĐC1): 70 kg N + 50 kg P2O5 + 40
kg K2O (nền); CT2 (ĐC2): Nền + 15 tấn phân chuồng hoai, CT3:
Nền + 5,6 tấn phân HCBT; CT4: Nền + 6,4 tấn phân HCBT, CT5:
Nền + 7,2 tấn phân HCBT.
* Thí nghiệm thử nghiệm hiệu lực của phân HCBT đối với cây
xác pháo (Salvia splendens)
Các công thức bón phân: CT1 (ĐC1): 70 kg N + 60 kg P2O5 + 80
kg K2O (nền); CT2 (ĐC2): Nền + 15 tấn phân chuồng hoai, CT3:
Nền + 5,6 tấn phân HCBT; CT4: Nền + 6,4 tấn phân HCBT, CT5:
Nền + 7,2 tấn phân HCBT.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng phát sinh và đặc tính bùn thải đô thị Hà Nội
3.1.1. Hiện trạng và dự báo lượng phát sinh các loại bùn thải đô
thị Hà Nội
* Bùn thải từ bể phốt: Tính riêng trong năm 2015, lượng phân
bùn bể phốt phát sinh từ 12 quận nội thành Hà Nội là khoảng
250.020 tấn/năm.
6
Bảng 3.1. Dự báo phát sinh lượng bùn từ bể phốt đô thị Hà Nội
Lượng phân bùn bể phốt khu vực đô thị Hà Nội được dự báo tăng
lên khoảng 345.450 tấn/năm vào năm 2030.
* Bùn thải hệ thống thoát nước:
Hình 3.1. Biểu đồ tăng trưởng công tác nạo vét bùn thải từ
HTTN của Công ty Thoát nước Hà Nội qua các năm
Dự báo phát sinh khối lượng bùn thải HTTN được xác định theo
tiêu chuẩn thải và số liệu dự báo dân số theo Quy hoạch chung Thủ
đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được trình bày ở
các bảng 3.2.
7
Bảng 3.2. Dự báo phát sinh khối lượng bùn thải HTTN khu vực
đô thị trung tâm thành phố Hà Nội năm 2020, 2030
* Bùn thải từ các trạm XLNT tập trung:
Bảng 3.3. Lượng bùn phát sinh từ các trạm XLNT tập trung
Theo đó, hệ số phát thải bùn bình quân của các nhà máy xử lý
nước thải hiện nay ở Hà Nội là 0,58 ± 0,01 kg bùn/m3
nước thải. Dự
báo lượng bùn thải phát sinh từ các nhà máy XLNT tập trung ở khu
vực đô thị trung tâm vào năm 2030 sẽ là 304.699,81 tấn/năm, lớn
hơn rất nhiều lượng bùn phát sinh từ các trạm XLNT tập trung trong
giai đoạn hiện nay. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát
triển của các quốc gia trên Thế giới.
8
3.1.2. Đặc tính các loại bùn thải đô thị Hà Nội
3.1.2.1. Một số tính chất lý học
- Đối với bùn trầm tích sông và cống thải thì cấp hạt thô >0,02
mm chiếm tỷ lệ lớn. Thành phần cấp hạt ở bùn thải từ hệ thống xử lý
nước thải chủ yếu là các vật liệu hữu cơ và khoáng chất có kích
thước nhỏ (< 0,02 mm).
- Độ ẩm: Dao động trong khoảng 71% - 93%, cao nhất là bùn nạo
vét từ sông hồ và cống thải, dao động từ 80% - 91%.
- Tổng hàm lượng cặn (TS) trong các mẫu bùn chênh lệch khá
lớn, dao động từ 0,99% đến 25,4%, cao nhất là ở các mẫu bùn trầm
tích sông hồ (trung bình đạt 17,37%), thấp nhất ở các mẫu bùn bể
phốt và bùn từ trạm XLNT tập trung. TS của các mẫu bùn cặn từ hệ
thống cống thoát nước dao động 12,83% - 17,24%.
- Tổng chất rắn bay hơi (VS) trong các mẫu bùn chên lệch khá
lớn, dao động 15,55 - 84 (%TS), cao nhất là ở các mẫu phân bùn bể
phốt và bùn từ trạm XLNT tập trung.
3.1.2.2. Một số tính chất hóa học
- Giá trị pH: pH của các mẫu bùn thải đô thị tương đối ổn định và
dao động 6,8 đến 7,7.
- Hàm lượng chất hữu cơ: Cao nhất trong bùn thải từ bể phốt, hố
gas (trung bình 50,2% chất khô, cao nhất đạt 69,5% chất khô ở các
bể tự hoại hoạt động dưới 3 năm), thấp nhất là hàm lượng chất hữu
cơ trong bùn cống rãnh (trung bình đạt 9,95%). Theo thang đánh giá
của I. V. Chiurin (1972), chất hữu cơ trong đất > 8% chứng tỏ đất
giàu chất hữu cơ thì hầu hết các mẫu bùn thải đô thị đều có hàm
lượng chất hữu cơ rất giàu. Đây là cơ sở quan trọng để định hướng
tái sử dụng bùn thải, thu hồi tài nguyên có ích.
- Hàm lượng nitơ và phốt pho tổng số (%)
9
Hình 3.2: Hàm lượng Nts và hình 3.3: Hàm lượng P2O5ts trong
các mẫu bùn thải
Hàm lượng Nts trong các mẫu bùn dao động 0,17% - 3,64%, phân
bùn bể phốt và bùn thải từ các trạm xử lý nước thải có Nts thuộc loại
rất giàu (>1%) theo thang đánh giá nitơ trong đất.
Hàm lượng P2O5ts dao động 0,68% - 2,45%, ở mức giàu so với
thang đánh giá phốt pho trong đất.
- Hàm lượng một số kim loại nặng trong bùn thải (Bảng 3.4).
Bảng 3.4. Hàm lượng một số KLN trong bùn thải đô thị Hà Nội
Đơn vị: mg/kg
Kết quả phân tích ở bảng 3.4 cho thấy, hàm lượng KLN trong các
loại bùn chênh lệch khá lớn. Nhìn chung, phân bùn bể phốt có hàm
lượng các KLN thấp nhất trong số các loại bùn thải đô thị khảo sát và
đều đạt ngưỡng cho phép đối với KLN trong đất (QCVN 03-
MT:2015/BTNMT). Trong số các KLN khảo sát, Zn là kim loại có
hàm lượng tổng số trong các mẫu bùn cao hơn cả.
10
3.1.2.3. Một số chỉ tiêu sinh học của bùn thải đô thị Hà Nội
Bảng 3.5. Mật độ một số vi sinh vật trong mẫu bùn thải
Đơn vị: CFU/g
Ghi chú: n: Số mẫu, Min: Giá trị nhỏ nhất, Max: Giá trị lớn nhất
Kết quả phân tích ở bảng 3.5 cho thấy, hàm lượng một số chỉ tiêu
vi sinh vật gây bệnh như E.coli và Salmonella của các mẫu bùn thải
đô thị Hà Nội khá lớn, vượt tiêu chuẩn cho phép đối với hàm lượng
VSV có trong phân bón theo thông tư 41/2014 của Bộ NN&PTNT,
đặc biệt là các mẫu phân bùn bể phốt.
3.1.3. Đánh giá khả năng tái sử dụng bùn thải đô thị Hà Nội cho
mục đích nông nghiệp
Từ các kết quả đánh giá hiện trạng và dự báo phát sinh bùn thải
cũng như đặc tính lý, hóa, sinh học của bùn thải đô thị, bùn thải từ
trạm XLNTSH Kim Liên được ưu tiên lựa chọn để nghiên cứu các
giải pháp tách chiết KLN trong bùn và nghiên cứu ủ phân hữu cơ từ
bùn thải sau xử lý KLN phục vụ cho mục đích nông nghiệp.
3.2. Nghiên cứu tách chiết một số KLN(Cu, Zn, Pb, Cr, Cd)
trong bùn thải trạm XLNTSH bằng dung dịch axit
3.2.1. Đặc điểm các dạng KLN
Hình 3.4. Thành phần (%) các dạng tồn tại của các KLN trong
bùn thải trạm một số trạm XLNT tập trung ở Hà Nội
11
Theo đó, hầu hết các KLN trong các mẫu bùn thải tồn tại nhiều ở
dạng liên kết hữu cơ (F4), cao nhất là Cu (trên 70%) và Pb (từ 60-
80%). Dạng ion trao đổi (F1) gần như không tìm thấy đối với Cr, Cu,
Cd. Cr tồn tại nhiều nhất ở dạng cặn dư (F5) (chiếm từ 52,7 -
65,37%), Zn và Pb tồn tại ở dạng cặn dư ít nhất. Dạng liên kết
cacbonat (F2) và dạng liên kết Fe-Mn oxit (F3) trong các mẫu bùn
thải chủ yếu được thấy nhiều là ở các nguyên tố Zn, Cd, Cr và Pb.
3.2.2. Nghiên cứu tách chiết một số KLN trong bùn thải trạm
XLNT Kim Liên bằng dung dịch axit
3.2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất loại bỏ
KLN trong bùn thải
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất chiết KLN
Ghi chú: Theo hàng,trong từng thí nghiệm, các số mang chữ cái (a,
b, c, d) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Kết quả Bảng 3.6 cho thấy, hiệu suất chiết tách các KLN của axit
hữu cơ (citric và axetic) đạt cao và ổn định ở 120 phút, của axit nitric
là 60 phút.
12
3.2.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ axit đến hiệu suất tách chiết KLN
Bảng 3.7. Hiệu suất loại bỏ KLN của các axit ở các nồng độ
Ghi chú: Theo hàng,trong từng thí nghiệm, các số mang chữ cái (a,
b, c, d) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Kết quả bảng 3.7 cho thấy,đốivớicác axit hữu cơ (citric và axetic),
hiệu quả loại bỏ KLN cao nhất ở nồng độ 0,3 - 0,5 M (với thời gian
phản ứng 120 phút); đối với axit nitric hiệu quả loại bỏ các KLN cao
nhất ở nồng độ 0,5 - 0,65 M (với thời gian phản ứng 60 phút).
3.2.2.3. Ảnh hưởng của số lần chiết đến hiệu quả loại bỏ KLN
Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng số lần chiết tách KLN cho thấy,
ngoại trừ Cr,các KLN khác (Cu,Zn,Pb,Cd) đạt cao và ổn định sau 5
lần chiết. Đối với Cr, sau 7 lần chiết lượng Cr tách ra đạt ổn định, khác
biệt không có ý nghĩa thống kê 5% so với sau 8 lần chiết. Như vậy,
hiệu quả loại bỏ hầu hết các KLN của cả 3 axit là sau 5 lần chiết tách.
Axit citric có nhiều ưu thế hơn trong tách chiết các KLN, quá
trình tách chiết có thể được thực hiện ở điều kiện có tính axit nhẹ
(pH = 3 - 5). Do vậy, axit citric được lựa chọn để thực hiện tách chiết
các KLN trong bùn thải đô thị.
13
Bùn thải pH
OM
(%)
Nts
(%)
P2O5ts
(%)
Cu
(mg/kg)
Zn
(mg/kg)
Pb
(mg/kg)
Cd
(mg/kg)
Cr
(mg/kg)
Trước chiết xuất 7,1 30,38 1,28 1,46 59,29 380,43 17,61 1,21 38,21
Sau chiết xuất bằng axetic 4,5 27,2 0,91 1,01 21,94 68,47 7,92 0,56 32,48
Sau chiết xuất bằng xitric 4,5 27,7 0,95 1,03 24,31 26,63 7,04 0,18 21,4
Sau chiết xuất bằng nitric 2,5 25,2 0,52 0,79 11,27 19,02 5,81 0,88 16,57
100 200 70 1,5 150QCVN 03-MT:2015/BTNMTvề KLN trong đất nông nghiệp
3.2.3. Thành phần một số chất trong bùn thải sau quá trình chiết
tách bằng axit
Bảng 3.8.Thành phần mộtsố chấttrong bùn trước vàsau loại bỏ KLN
Như vậy, sau khi sử dụng các axit để loại bỏ các KLN, hàm
lượng chất hữu cơ, nitơ, phốt pho trong bùn giảm so với ban đầu
nhưng vẫn ở mức giàu so với thang đánh giá dinh dưỡng trong đất.
Sau xử lý bằng dung dịch axit, hàm lượng các KLN giảm khác biệt
qua phép thử T-test và đều đạt ngưỡng cho phép đối với KLN trong
đất nông nghiệp. Bùn thải sau xử lý KLN cần được điều chỉnh pH
bằng vôi bột đến pH trung tính (pH = 6,8 - 7,3), nghiên cứu thêm giải
pháp bổ sung chất hữu cơ (phân gà, phân lợn), cacbon (rơm, cỏ,…)
để tận dụng theo hướng làm phân compost cho nông nghiệp.
Trong số các axit thử nghiệm để loại bỏ một số KLN trong bùn
thải, axit xitric được lựa chọn. Theo tính toán, lượng axit xitric dùng
để loại bỏ KLN trong 1 tấn bùn (khô không khí - Độ ẩm của bùn khô
không khí là 25%) khoảng 7,5 kg. Bùn trạm XLNT có độ ẩm khoảng
90,2% (bảng 3.10), lượng axit xitric cần dùng để loại bỏ KLN trong
1 tấn bùn tươi là 1 kg.
3.3. Nghiên cứu tận dụng bùn thải trạm XLNTSH sau xử lý KLN
làm phân hữu cơ
3.3.1. Biến động các yếu tố trong quá trình ủ phân
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ của các công thức thí nghiệm có bổ sung thêm vật liệu
hữu cơ (rơm, phân lợn) dao động trong khoảng 28o
C - 64,3o
C, cao
14
hơn hẳn các công thức không bổ sung vật liệu hữu cơ. Nhiệt độ tăng
cao nhất ở CT12, đạt 64,3o
C vào ngày thứ 16 - 17 sau ủ.
- Độ ẩm: Sau 75 ngày ủ, độ ẩm của các khối ủ ở các công thức thí
nghiệm có bổ sung vật liệu hữu cơ đạt 25% - 34%.
- Hàm lượng các bon tổng số:
Tổng các bon ngày đầu ở các công thức thí nghiệm dao động
trong khoảng 15,89 - 33,37%. Sau 75 ngày ủ của các công thức thí
nghiệm có bổ sung chế phẩm EMIC và nấm Trichoderma spp. thấp
khác biệt có ý nghĩa so với công thức thí nghiệm còn lại.
Hình 3.5. Hàm lượng tổng các bon hữu cơ ở các công thức thí
nghiệm sau 75 ngày ủ
- Hàm lượng nitơ tổng số:
Hình 3.6. Hàm lượng Nts ở các công thức sau 75 ngày ủ
Sau 75 ngày ủ, hàm lượng Nts ở các thí nghiệm dao động trong
khoảng từ 0,94 % đến 2,52%,việc bổ sung thêm chế phẩm không có ý
nghĩa trong việc làm tăng lượng Nts trong các vật liệu sau quá trình ủ.
15
- Tỷ lệ C/N:
Hình 3.7. Tỷ lệ C/N ở các công thức sau 75 ngày ủ
Tỷ lệ C/N ở các công thức thí nghiệm giảm dần theo thời gian ủ
giảm khác biệt theo thời gian ủ, trừ công thức bùn không phối trộn
vật liệu hữu cơ. CT12 có tỷ lệ C/N giảm thấp nhất, khác biệt so với
các công thức khác.
- Hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu
Hình 3.8. Hàm lượng P2O5 tổng số (%) và hình 3.9. Hàm lượng
P2O5 dễ tiêu (mg/kg) của các công thức sau 75 ngày ủ
Hàm lượng phốt pho tổng số ở các công thức sau 75 ngày ủ biến
động trong khoảng 0,84 - 2,65% P2O5. Khi bổ sung thêm chế phẩm
sinh học EMIC và/hoặc nấm Trichoderma spp, hàm lượng phốt pho
tổng số của các công thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê, tuy
nhiên hàm lượng phốt pho dễ tiêu cao khác biệt so với các công thức
không bổ sung chế phẩm.
16
- Hàm lượng kali tổng số (%)
Hình 3.10. Hàm lượng K2O tổng số sau 75 ngày ủ
Sau 75 ngày ủ, hàm lượng kali tổng số trong các công thức dao
động từ 0,42 - 1,58%. Việc bổ sung chế phẩm EMIC và/hoặc nấm
Trichoderma spp chưa cho kết quả khác biệt rõ ràng đối với tổng kali
trong thời gian 75 ngày ủ phân.
- Biến động E.coli và Salmonella
Các công thức khi bắt đầu ủ đều nhiễm E.coli và dao động trong
khoảng 1,27 - 1,85x102
CFU/g, công thức thí nghiệm có bổ sung
phân lợn có Salmonella với mật độ 1,23 CFU/g. Sau 75 ngày ủ,
không phát hiện E.coli và Salmonella trong hỗn hợp ủ.
- Hàm lượng các KLN: Các KLN trong hỗn hợp ủ phân sau 75
ngày đều dưới ngưỡng cho phép đối với KLN trong đất nông nghiệp
3.3.3. Đánh giá chất lượng phân hữu cơ sản xuất từ bùn thải sau
xử lý KLN
Bảng 3.9. Đặc tính lý hóa của phân HCBT sau 75 ngày ủ
17
3.3.4. Quy trình sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải sau xử lý KLN
Quy trình sản xuất phân hữu cơ bùn thải (HCBT) được nêu ở
Hình 3.26 Theo tính toán của đề tài, chi phí sản xuất 1 tấn phân
HCBT là 25.000.000 đồng (2.500 đồng/kg).
Hình 3.11. Quy trình sản xuất phân hữu cơ bùn thải
18
3.4. Thử nghiệm hiệu lực phân HCBT trên cây trồng
3.4.1. Thử nghiệm hiệu lực phân HCBT trên cây cải bẹ
Bảng 3.10. Ảnh hưởng đến năng suất của cây cải bẹ
Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy, khi bón lượng phân khác nhau,
năng suất cây cải bẹ khác nhau rõ rệt. Trong vụ Đông Xuân (chính
vụ), năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của cây cải bẹ cao hơn
hẳn vụ Hè Thu. Công thức CT4 cho năng suất thực thu cao khác biệt
không có ý nghĩa thống kê so với CT5.
Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy, tất cả các công thức phân bón ở có
hàm lượng NO3
-
trong ngưỡng cho phép (< 500 mg/kg).
Bảng 3.11. Hàm lượng nitrat và KLN trong cây cải bẹ
ĐVT: mg/kg tươi
Ghi chú: Giá trị hàmlượng trong cây là giá trị trung bình của 2
vụ thí nghiệm.
19
Về hiệu quả kinh tế: Năng suất vụ hè thu khá thấp (từ 10,64 -
18,54 tấn/ha). Năng suất cây cải bẹ Đông Dư lúc chính vụ (vụ đông
xuân) cao, đạt 21,55 - 44,18 tấn/ha. Tuy nhiên, giá bán lúc chính vụ
chỉ bằng 1/3 lúc trái vụ. Do vậy, vụ đông xuân mặc dù cây cho năng
suất cao, nhưng lãi thuần lại thấp hơn vụ hè thu.
Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân
Ghi chú: NSTT: Năng suất thực thu, : CPTT: Chi phí tăng thêm,
GTSP: Giá trị sản phẩm, VCR: Tỷ số giữa giá trị sản phẩm tăng lên
do sử dụng phân bón và Chi phí tăng thêm phân bón.
Giá bán rau vụ hè thu: 9.000 đồng/kg,giá bán rau vụ đông xuân:
3.000 đồng/kg.
Như vậy, khi thay thế phân chồng hoai mà nông dân địa phương
sử dụng bằng phân HCBT, chi phí đầu tư không tăng nhưng năng
suất cải thiện đáng kể, do vậy lãi suất cao hơn hẳn. Ở vụ hè thu, mức
bón thêm phân hữu cơ tốt nhất cho cây cải bẹ là 7,2 tấn phân
HCBT/ha (CT5). Ở vụ đông xuân, CT4 cho hiệu quả cao nhất (nền +
6,4 tấn phân HCBT/ha). Hàm lượng nitrat trong rau ở các công thức
bón phân đều đạt ngưỡng an toàn.
20
Công thức
Chiều dài
trục hoa
(cm)
Số
hoa/cành
(hoa)
Tỷ lệ nở
hoa (%)
Độ bền tự
nhiên
(ngày)
Đặc điểm hình thái cây
CT1 9,8d
15,5d
73,5e
27,7e Đa số các cây có thân thấp, cành nhỏ, lá xỉn
màu, hoa nhỏ màu không tươi.
CT2 12,1b
18,6b
82,6d
35,5c Đa số các cây có thân cao, cành nhỏ, lá màu
xanh nhạt, hoa tự ngắn, màu đỏ sáng.
CT3 11,6c
17,3c
83,4c
34,7d Đa số cây có thân cao, cành nhỏ, lá xanh
nhạt, hoa tự ngắn, màu đỏ sáng.
CT4 13,5a
19,7a
90,14a
38,6a
Đa số cây có chiều cao cân đối với thân
cành, lá xanh bóng, tua hoa dài, màu sắc tươi
sáng, độ bền dài.
CT5 12,4b
18,4b
86,8b
35,9b
Đa số cây có thân cao, lá nhiều màu xanh
đậm, trục hoa dài nhưng thưa hoa, màu đỏ
nhạt.
CV (%) 1,91 1,45 0,29 0,38
LSD0,05 0,41 0,47 0,44 0,23
3.4.2. Thử nghiệm hiệu lực của phân HCBT trên cây Xác pháo
Bảng 3.13. Ảnhhưởng của các công thức bón phân đếnchất lượng hoa
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự sai
khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.
Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy, các công thức bổ sung lượng phân
HCBT khác nhau đã làm tăng chất lượng hoa xác pháo cũng như độ
bền của cây hoa so với đối chứng không sử dụng phân hữu cơ. Ở
công thức bổ sung lượng phân HCBT ở công thức 4 (nền + 6,2 tấn
phân HCBT) cho kết quả phản ánh rõ nét nhất.
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón HCBT
trên cây hoa xác pháo
21
Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
CT1 6,85 6,90 11,81 11,84 3,17 3,15 0,12 0,10 0,13 0,11 1,85 1,85
CT2 6,84 7,01 11,80 11,82 3,18 3,20 0,12 0,13 0,13 0,12 1,85 1,84
CT3 6,83 6,88 11,81 11,85 3,17 3,19 0,12 0,12 0,12 0,13 1,86 1,85
CT4 6,85 6,86 11,81 11,86 3,16 3,22 0,12 0,13 0,13 0,14 1,85 1,86
CT5 6,85 6,91 11,82 11,85 3,17 3,23 0,12 0,12 0,12 0,13 1,85 1,85
CT1 6,80 6,90 11,80 11,82 3,14 3,18 0,12 0,14 0,13 0,13 1,85 1,87
CT2 6,84 6,95 11,81 11,83 3,15 3,05 0,12 0,10 0,13 0,14 1,85 1,86
CT3 6,84 7,01 11,79 11,82 3,15 3,22 0,12 0,13 0,13 0,14 1,85 1,86
CT4 6,83 6,98 11,80 11,85 3,14 3,24 0,12 0,12 0,13 0,12 1,85 1,87
CT5 6,85 7,02 11,80 11,84 3,15 3,23 0,12 0,13 0,13 0,14 1,85 1,87
P2O5 (%) K2O (%)
CEC
(me/100 g đất)
Trồng
rau cải
bẹ
Trồng
hoa xác
pháo
Công thức
pHKCl OM (%) Nts (%)
Ghi chú: CPTT: Chi phí tăng thêm, GTSP: Giá trị sản phẩm,VCR:
Tỷ số giữa giá trị sản phẩm tăng lên do sử dụng phân bón và Chi
phí tăng thêm phân bón. Giá bán cây loại I là 6.000 đồng/cây, cây
loại II là 4.500 đồng/cây, cây loại III là 3.000 đồng/cây.
Tóm lại, khi thay thế 15 tấn phân chuồng hoai ủ theo phương
pháp truyền thống của người dân bằng 6,4 tấn phân HCBT thì năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây xác pháo cao hơn hẳn.
3.4.3. Một số tính chất của đất trước và sau khi bón phân HCBT
Bảng 3.15. Một số tính chất của đất trước và sau khi bón phân
Nhìn chung, các chỉ tiêu dinh dưỡng (N, P2O5, K2O) của đất sau
khi trồng thử nghiệm cây cải bẹ Đông Dư và cây xác pháo đều cao
hơn so với trước khi trồng.
Như vậy, khi bón bổ sung các phân bón HCBT đã giúp duy trì và
bước đầu cải thiện chất lượng đất trồng hơn so với đối chứng.
22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Bùn thải đô thị Hà Nội phát sinh với số lượng ngày càng lớn.
Dự báo đến năm 2030, khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội
phát sinh khoảng 345.450 tấn/năm bùn từ bể phốt, 161.210 tấn/năm
bùn thải từ hệ thống thoát nước đô thị và 304.699,81 tấn/năm bùn
thải từ các trạm xử lý nước thải tập trung.
Về đặc tính lý hóa, sinh học của bùn thải đô thị: Bùn thải đô thị
có độ ẩm lớn, dao động 71% - 93%, tổng hàm lượng cặn (TS) dao
động từ 0,99% đến 25,4%, tổng chất rắn bay hơi (VS) dao động từ
15,55 - 84 (%TS), bùn có pH trung tính, dao động từ 6,8 đến 7,7.
Hàm lượng chất hữu cơ trong bùn thải khá cao và chênh lệch nhiều
giữa các loại bùn thải, chất hữu cơ trong bùn từ bể phốt và trạm
XLNT rất cao, 26,71% - 69,51% khối lượng khô. Hàm lượng nitơ
tổng số dao động từ 0,17% - 3,64% khối lượng khô; hàm lượng phốt
pho tổng số dao động từ 0,68% - 2,45% khối lượng khô. Với lượng
phát sinh lớn và hàm lượng các chất như hữu cơ, nitơ, phốt pho cao,
bùn thải từ các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung được lựa
chọn nghiên cứu định hướng xử lý để tái sử dụng cho mục đích
nông nghiệp.
Hàm lượng một số KLN (Cu, Cd, Pb, Cr, Zn) trong các mẫu bùn
ở mức cao, đặc biệt là Cu và Zn ở nhiều mẫu vượt quy chuẩn cho
phép trong đất nông nghiệp và quy chuẩn đối với chất lượng trầm
tích. Mật độ vi sinh vật gây bệnh (E.coli và Salmonella) có trong
hầu hết các loại bùn thải, đặc biệt là bùn từ bể phốt có mật độ vi sinh
vật gây bệnh rất cao.
23
1.2. Các KLN tồn tại ở bùn thải ở các dạng khác nhau. Một số
KLN tồn tại nhiều ở dạng liên kết hữu cơ và liên kết cacbonat như
Zn, Cd, Pb, Cu. Trong khi đó, Cr tồn tại chủ yếu ở dạng bền vững.
Tiền xử lý KLN trong bùn thải trạm XLNTSH Kim Liên bằng
các dung dịch axit (nitric, xitric và axetic) cho hiệu quả xử lý cao.
Zn là kim loại được tách chiết ra nhiều nhất (hiệu suất đạt 87 -
92%), Cr là kim loại tách chiết ra ít nhất (hiệu suất < 40%). Sau
chiết tách, KLN trong bùn thải đạt ngưỡng cho phép đối với KLN
trong đất nông nghiệp. Thời gian ngâm chiết 60 phút, nồng độ 0,65
M với 5 bậc chiết là điều kiện tối ưu để axit nitric loại bỏ hầu hết
KLN thử nghiệm. Hiệu suất loại bỏ KLN cao nhất của axit xitric và
axit axetic là ở khoảng thời gian ngâm chiết 60 - 120 phút, nồng độ
0,3 - 0,5 M với 5 bậc chiết. Với những ưu điểm về hiệu suất tách
chiết KLN và có thể được thực hiện ở điều kiện có tính axit nhẹ (pH
= 4 - 5), axit xitric được lựa chọn để thực hiện tách chiết các KLN
trong bùn thải đô thị
1.3. Ủ phân compost từ hỗn hợp bùn thải sau xử lý KLN, rơm,
phân lợn theo tỷ lệ khô lần lượt là 1: 0,7: 0,3 có bổ sung chế phẩm
EMIC và nấm Trichoderma spp. trong quá trình ủ. Sau 75 ngày ủ,
hỗn hợp sau ủ có thành phần đảm bảo chất lượng phân hữu cơ theo
Thông tư 41/TT-BNNPTNT về quản lý phân bón. Phân HCBT có
độ ẩm < 35%, pH = 7,5, hàm lượng OM = 29,36%, Nts = 2,56%,
P2O5ts = 2,65%, K2Ots = 1,58%, hàm lượng các KLN và vi sinh vật
gây bệnh đạt tiêu chuẩn cho phép.
1.4. Sử dụng phân HCBT trồng thử nghiệm trên cây cải bẹ
(Brassica campestris L.) cho năng suất, chất lượng cây tốt và lãi suất
cao hơn hẳn so với đối chứng (không sử dụng phân HCBT). Ở vụ hè
thu, mức bón thêm phân hữu cơ tốt nhất cho cây cải bẹ là 7,2 tấn phân
HCBT/ha (CT5: 70 kg N + 50 kg P2O5 + 40 kg K2O + 7,2 tấn phân
24
HCBT). Ở vụ đông xuân,CT4 cho hiệu quả cao nhất (70 kg N + 50 kg
P2O5 + 40 kg K2O + 6,4 tấn phân HCBT). Hàm lượng nitrat và KLN
trong rau ở các công thức bón phân đều đạt ngưỡng an toàn.
Đối với cây xác pháo (Salvia splendens ker. Gawl), mức bón
phân ở CT4 (70 kg N + 60 kg P2O5 + 80 kg K2O + 6,4 tấn phân
HCBT) giúp người nông dân giảm chi phí sản xuất, chất lượng hoa
tốt hơn nên lãi suất cao hơn.
Sử dụng phân HCBT đã giúp duy trì và bước đầu cải thiện chất
lượng đất trồng hơn so với đối chứng.
2. Kiến nghị
2.1. Luận án này chưa nghiên cứu xử lý dịch chiết axit sau xử lý
kim loại nặng trong bùn thải. Để có tính khả thi cao hơn trước khi áp
dụng vào thực tiễn, cần có các nghiên cứu để xử lý dịch chiết này
theo hướng thu hồi kim loại nặng, nước thải sau xử lý đảm bảo các
quy định về môi trường.
2.2. Nghiên cứu thử nghiệm trên quy mô đồng ruộng với thời
gian đủ lớn và với các loại cây trồng khác nhau để đánh giá ảnh
hưởng của việc sử dụng phân bón hữu cơ sản xuất từ bùn thải trạm
xử lý nước thải đến môi trường đất và nước.
2.3. Nước thải đô thị cũng như bùn thải đô thị còn có khả năng
chứa một số chất hữu cơ vi lượng như các hợp chất kháng sinh trong
quá trình điều trị bệnh, các hợp chất hữu cơ khó phân hủy khác từ
hoạt động tẩy rửa, phát sinh trong hoạt động của nhà bếp,… Luận án
chưa có điều kiện để đánh giá hàm lượng của chúng trong bùn thải
cũng như nghiên cứu sự biến đổi của chúng trong quá trình sản xuất
phân hữu cơ. Các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung thêm vào các
hợp chất này để có đánh giá toàn diện hơn về độc tính của chúng
cũng sự biến đổi của chúng trong quá trình tái sử dụng.

More Related Content

What's hot

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019PinkHandmade
 
Tiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng Trống
Tiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng TrốngTiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng Trống
Tiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng TrốngBình Hoàng
 
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long Linh Nguyễn Khánh
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănnataliej4
 
Tết nguyên đán
Tết nguyên đánTết nguyên đán
Tết nguyên đánnhutanh22
 
Chương 2 - Điều tra chọn mẫu_SV.pdf
Chương 2 - Điều tra chọn mẫu_SV.pdfChương 2 - Điều tra chọn mẫu_SV.pdf
Chương 2 - Điều tra chọn mẫu_SV.pdfAnNhin734740
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG nataliej4
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Mô hình tăng trưởng kinh tế Brazil
Mô hình tăng trưởng kinh tế BrazilMô hình tăng trưởng kinh tế Brazil
Mô hình tăng trưởng kinh tế BrazilXe Đạp
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocDuy96
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn vật liệu và linh kiện điện tử theo chương...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn vật liệu và linh kiện điện tử theo chương...Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn vật liệu và linh kiện điện tử theo chương...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn vật liệu và linh kiện điện tử theo chương...Man_Ebook
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Võ Tâm Long
 

What's hot (20)

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
 
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
 
Tiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng Trống
Tiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng TrốngTiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng Trống
Tiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng Trống
 
sống thử
sống thử sống thử
sống thử
 
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Tết nguyên đán
Tết nguyên đánTết nguyên đán
Tết nguyên đán
 
Luận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đLuận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đ
 
Chương 2 - Điều tra chọn mẫu_SV.pdf
Chương 2 - Điều tra chọn mẫu_SV.pdfChương 2 - Điều tra chọn mẫu_SV.pdf
Chương 2 - Điều tra chọn mẫu_SV.pdf
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
Mô hình tăng trưởng kinh tế Brazil
Mô hình tăng trưởng kinh tế BrazilMô hình tăng trưởng kinh tế Brazil
Mô hình tăng trưởng kinh tế Brazil
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
 
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinhLuận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn vật liệu và linh kiện điện tử theo chương...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn vật liệu và linh kiện điện tử theo chương...Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn vật liệu và linh kiện điện tử theo chương...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn vật liệu và linh kiện điện tử theo chương...
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 

Similar to Luận án: Đặc tính và khả năng sử dụng bùn thải làm phân bón

Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pstDd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pstnhung valer
 
phân loại rác huyện Cần Giờ.doc
phân loại rác huyện Cần Giờ.docphân loại rác huyện Cần Giờ.doc
phân loại rác huyện Cần Giờ.docXunPhm65
 
Bao cao nhom 4
Bao cao nhom 4Bao cao nhom 4
Bao cao nhom 4dinhnamasx
 
Thao luan hoa hoc moi truong chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
Thao luan hoa hoc moi truong  chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...Thao luan hoa hoc moi truong  chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
Thao luan hoa hoc moi truong chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xử lý chất thải rắn nguy hại
Xử lý chất thải rắn nguy hạiXử lý chất thải rắn nguy hại
Xử lý chất thải rắn nguy hạiHoa Dang
 
XÂY DỰNG MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG - TẢI FREE...
XÂY DỰNG MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG - TẢI FREE...XÂY DỰNG MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG - TẢI FREE...
XÂY DỰNG MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG - TẢI FREE...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Btl2 hoahocvamoitruong
Btl2 hoahocvamoitruongBtl2 hoahocvamoitruong
Btl2 hoahocvamoitruongngocnganmonkey
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tìm hiểu về vi khuẩn nitrat hóa, phương pháp tăng sinh, phân lập, xác định ho...
Tìm hiểu về vi khuẩn nitrat hóa, phương pháp tăng sinh, phân lập, xác định ho...Tìm hiểu về vi khuẩn nitrat hóa, phương pháp tăng sinh, phân lập, xác định ho...
Tìm hiểu về vi khuẩn nitrat hóa, phương pháp tăng sinh, phân lập, xác định ho...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt MBT-CD.08
Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt MBT-CD.08Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt MBT-CD.08
Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt MBT-CD.08Nhuoc Tran
 
Tổng quan Công nghệ Khí sinh học
Tổng quan Công nghệ Khí sinh họcTổng quan Công nghệ Khí sinh học
Tổng quan Công nghệ Khí sinh họcTuong Do
 
Hoạt hóa bùn đỏ hấp phụ anion ô nhiễm trong môi trường nước - Gửi miễn phí qu...
Hoạt hóa bùn đỏ hấp phụ anion ô nhiễm trong môi trường nước - Gửi miễn phí qu...Hoạt hóa bùn đỏ hấp phụ anion ô nhiễm trong môi trường nước - Gửi miễn phí qu...
Hoạt hóa bùn đỏ hấp phụ anion ô nhiễm trong môi trường nước - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n amCộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n amLoiTran123
 
Xu ly nuoc_thai_co_huong_
Xu ly nuoc_thai_co_huong_Xu ly nuoc_thai_co_huong_
Xu ly nuoc_thai_co_huong_Vĩnh Hà
 
Xu ly nuoc_thai_co_huong_
Xu ly nuoc_thai_co_huong_Xu ly nuoc_thai_co_huong_
Xu ly nuoc_thai_co_huong_Tiến Kaká
 
Nghiên cứu khả năng sử dụng bùn thải đô thị làm phân bón 6732511.pdf
Nghiên cứu khả năng sử dụng bùn thải đô thị làm phân bón 6732511.pdfNghiên cứu khả năng sử dụng bùn thải đô thị làm phân bón 6732511.pdf
Nghiên cứu khả năng sử dụng bùn thải đô thị làm phân bón 6732511.pdfNuioKila
 

Similar to Luận án: Đặc tính và khả năng sử dụng bùn thải làm phân bón (20)

Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...
 
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pstDd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
 
phân loại rác huyện Cần Giờ.doc
phân loại rác huyện Cần Giờ.docphân loại rác huyện Cần Giờ.doc
phân loại rác huyện Cần Giờ.doc
 
Ky thuat xu ly chat thai ran tran thanh thu
Ky thuat xu ly chat thai ran tran thanh thuKy thuat xu ly chat thai ran tran thanh thu
Ky thuat xu ly chat thai ran tran thanh thu
 
Bao cao nhom 4
Bao cao nhom 4Bao cao nhom 4
Bao cao nhom 4
 
Thao luan hoa hoc moi truong chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
Thao luan hoa hoc moi truong  chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...Thao luan hoa hoc moi truong  chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
Thao luan hoa hoc moi truong chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
 
Xử lý chất thải rắn nguy hại
Xử lý chất thải rắn nguy hạiXử lý chất thải rắn nguy hại
Xử lý chất thải rắn nguy hại
 
XÂY DỰNG MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG - TẢI FREE...
XÂY DỰNG MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG - TẢI FREE...XÂY DỰNG MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG - TẢI FREE...
XÂY DỰNG MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG - TẢI FREE...
 
Btl2 hoahocvamoitruong
Btl2 hoahocvamoitruongBtl2 hoahocvamoitruong
Btl2 hoahocvamoitruong
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAY
Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAYĐề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAY
Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAY
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại Cần Thơ - 09...
 
Tìm hiểu về vi khuẩn nitrat hóa, phương pháp tăng sinh, phân lập, xác định ho...
Tìm hiểu về vi khuẩn nitrat hóa, phương pháp tăng sinh, phân lập, xác định ho...Tìm hiểu về vi khuẩn nitrat hóa, phương pháp tăng sinh, phân lập, xác định ho...
Tìm hiểu về vi khuẩn nitrat hóa, phương pháp tăng sinh, phân lập, xác định ho...
 
Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt MBT-CD.08
Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt MBT-CD.08Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt MBT-CD.08
Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt MBT-CD.08
 
Tổng quan Công nghệ Khí sinh học
Tổng quan Công nghệ Khí sinh họcTổng quan Công nghệ Khí sinh học
Tổng quan Công nghệ Khí sinh học
 
Hoạt hóa bùn đỏ hấp phụ anion ô nhiễm trong môi trường nước - Gửi miễn phí qu...
Hoạt hóa bùn đỏ hấp phụ anion ô nhiễm trong môi trường nước - Gửi miễn phí qu...Hoạt hóa bùn đỏ hấp phụ anion ô nhiễm trong môi trường nước - Gửi miễn phí qu...
Hoạt hóa bùn đỏ hấp phụ anion ô nhiễm trong môi trường nước - Gửi miễn phí qu...
 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n amCộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
 
Xu ly nuoc_thai_co_huong_
Xu ly nuoc_thai_co_huong_Xu ly nuoc_thai_co_huong_
Xu ly nuoc_thai_co_huong_
 
Xu ly nuoc_thai_co_huong_
Xu ly nuoc_thai_co_huong_Xu ly nuoc_thai_co_huong_
Xu ly nuoc_thai_co_huong_
 
Nghiên cứu khả năng sử dụng bùn thải đô thị làm phân bón 6732511.pdf
Nghiên cứu khả năng sử dụng bùn thải đô thị làm phân bón 6732511.pdfNghiên cứu khả năng sử dụng bùn thải đô thị làm phân bón 6732511.pdf
Nghiên cứu khả năng sử dụng bùn thải đô thị làm phân bón 6732511.pdf
 
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xốp mao quản trung bình tiên tiến (cấu t...
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xốp mao quản trung bình tiên tiến (cấu t...Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xốp mao quản trung bình tiên tiến (cấu t...
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xốp mao quản trung bình tiên tiến (cấu t...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Luận án: Đặc tính và khả năng sử dụng bùn thải làm phân bón

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẶNG THỊ HỒNG PHƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BÙN THẢI ĐÔ THỊ HÀ NỘI LÀM PHÂN BÓN Ngành: Khoa học môi trường Mã số: 62.44.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên, năm 2017
  • 2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đạihọc Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải 2. GS.TS. Nguyễn Thế Đặng Phản biện 1: …………………………………… Phản biện 2: …………………………………… Phản biện 3: …………………………………… Đề tài sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá đề tài cấp Đại học họp tại: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Vào hồi……….. giờ …… ngày ……. tháng ……. năm 2017 Có thể tìm hiểu đề tài tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên - Thư viện Trường Đại học Nông Lâm
  • 3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đặng Thị Hồng Phương, Đặng Văn Thành, Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Thế Đặng (2017), “Nghiên cứu tách chiết một số kim loại (Cu, Cr, Pn, Zn, Cd) trong bùn thải đô thị bằng dung dịch axit”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số 14/2017, trang 119 - 124. ISSN 1859-4581. 2. Đặng Thị Hồng Phương, Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Thế Đặng (2017), “Nghiên cứu mức độ khoáng hóa và chất lượng hỗn hợp bùn thải đô thị sau xử lý kim loại nặng có phối trộn một số vật liệu hữu cơ thô và nấm Trichoderma spp”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số 15/2017, trang 111 - 120. ISSN 1859-4581.
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bùn thải đô thị phát sinh chủ yếu từ các hoạt động xử lý nước thải và nạo vét hệ thống thoát nước đô thị, phát sinh ngày càng nhiều tại các đô thị. Bùn thải đô thị có hàm lượng chất dinh dưỡng như nitơ, phốt pho khá cao (Nguyễn Việt Anh, 2015). Mặt khác, quá trình hình thành bùn thải cũng tích lũy nhiều chất gây ô nhiễm như kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh. Ngày nay,trên thế giới bùn thải được táisử dụng rất phổ biến. Sử dụng bùn thải làm phân bón cho nông nghiệp như là một trong những biện pháp xử lý, đổ thải, được áp dụng ở nhiều quốc gia. Với mục đích hài hòa giữa lợi ích tái sử dụng nguồn dinh dưỡng nhưng lại hạn chế nguy cơ tích lũy kim loại nặng và các chất nguy hại trong bùn thải vào môi trường thì nhất thiết phải có những nghiên cứu,đánh giá phù hợp và đề xuất các công nghệ thân thiện với môi trường nhằm khai thác tối đa tài nguyên vật chất chứa trong bùn thải. Chính vì vậy, đề tài“Nghiên cứu đặc tính và khả năng sử dụng bùn thải đô thị Hà Nội làm phân bón"được nghiên cứu và thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá đặc tính và khả năng sử dụng bùn thải đô thị Hà Nội làm phân bón. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá đặc điểm lý, hóa, sinh học và dự báo khối lượng bùn thải đô thị Hà Nội. - Đánh giá khả năng táchchiếtmột số kim loại nặng (Zn, Cu, Pb, Cr, Cd) trong bùn thải trạm xử lý nước thải sinh hoạt bằng dung dịch axit. - Đánh giá khả năng ủ bùn thải đô thị sau xử lý kim loại nặng phối trộn với một số chất thải nông nghiệp (rơm, phân lợn) có bổ sung chế phẩm sinh học (EMIC và nấm Trichoderma spp.) làm phân bón hữu cơ.
  • 5. 2 - Đánh giá hiệu lực của phân hữu cơ bùn thải đối với cây cải bẹ (Brassica campestris L.)và cây xác pháo (Salvia splendens ker. Gawl). 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Bổ sung thêm tư liệu đánh giá chi tiết đặc tính lý, hóa học và phát sinh bùn thải đô thị Hà Nội. - Tìm được các điều kiện thích hợp (về thời gian tương tác, nồng độ dung dịch axit, số lần chiết tách) để loại bỏ kim loại nặng trong bùn thải đô thị bằng dung dịch axit. - Đánh giá được khả năng khoáng hóa bùn thải sau xử lý kim loại nặng phối trộn với một số vật liệu hữu cơ (rơm, phân lợn) và chế phẩm sinh học (EMIC và nấm Trichoderma spp). - Làm cơ sở tham khảo cho các nhà quản lý lập kế hoạch quản lý và xử lý các loại bùn thải đô thị Hà Nội. 4. Những đóng góp mới của luận án - Đã đề xuất phương án chiết rút bằng dung dịch axit xitric để tiền xử lý kim loại nặng trong bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung làm cơ chất cho ủ phân compost. - Đã đề xuất giải pháp sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải trạm xử lý nước thải sinh hoạt sau tiền xử lý kim loại nặng phối trộn với phụ phẩm nông nghiệp (rơm, phân lợn) và chế phẩm sinh học (EMIC, Trichoderma spp.). 5. Giới thiệu bố cục luận án Luận án bao gồm 160 trang đánh máy A4 được cấu trúc gồm có 3 chương không kể phần mở đầu, kết luận, kiến nghị (Chương 1: Tổng quan tài liệu, chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu, chương 3: Kết quả nghiên cứu). Luận án có 60 bảng và 37 hình vẽ (không kể phần phụ lục minh họa). Tham khảo 119 tài liệu, trong đó 53 tài liệu tiếng Việt, 66 tài liệu tiếng nước ngoài.
  • 6. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về bùn thải đô thị Trong phần này, tác giả trình bày tổng quan các vấn đề như khái niệm, nguồn phát sinh, đặc tính, các phương pháp xử lý bùn thải đô thị, thực trạng công tác quản lý bùn thải đô thị ở Hà Nội. Các loại bùn thải phát sinh từ các nguồn khác nhau và các vùng miền khác nhau có đặc điểm hóa lý khác nhau. Điểm chung của các loại bùn thải là lượng phát sinh từ các đô thị ngày càng nhiều, trong bùn có chứa thành phần dinh dưỡng cho cây trồng như nitơ, phốt pho khá cao và bùn còn chứa nhiều KLN và vi sinh vật gây bệnh. 1.2. Phương pháp hóa học tách chiết KLN trong bùn thải đô thị Chiết hóa học là quá trình tách các chất ô nhiễm từ đất, bùn và trầm tích bằng cách sử dụng chất chiết xuất. Phương pháp này được sử dụng để xử lý đất bị nhiễm KLN. Các chất chiết xuất có thể là các axit vô cơ (HNO3, HCl, H2SO4), axit hữu cơ (axit xitric, axetic và axit oxalic), tác nhân tạo phức mạnh (NTA và EDTA) và một số hóa chất vô cơ khác (Marchioretto và cs, 2002). 1.3. Phương pháp ủ phân compost Trong phần này, tác giả trình bày tổng quan về khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng và các phương pháp ủ phân compost. Với các ưu điểm như thời gian phân hủy nhanh, hầu hết cỏ dại, mầm bệnh bị tiêu diệt và dễ thực hiện, phương pháp ủ nóng được ưu tiên lựa chọn. 1.4. Một số nghiên cứu ủ phân compost từ bùn thải đô thị ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp Trong phần này, tác giả đã trình bày tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về ủ phân compost từ bùn thải đô thị và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam.
  • 7. 4 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bùn thải đô thị; vật liệu phối trộn ủ phân: rơm, phân lợn, chế phẩm EMIC, nấm Trichoderma spp; cây trồng thử nghiệm hiệu lực của phân bón là cây cải bẹ (Brassica campestris L.) và cây xác pháo (Salvia splendens ker. Gawl). 2.2. Nội dung nghiên cứu -Hiện trạng phát sinh và đặc tính bùn thải đôthị Hà Nội. - Nghiên cứu khả năng tách chiết một số kim loại nặng (Cd, Cu, Zn, Pb, Cr) trong bùn thải. - Nghiên cứu tận dụng bùn thải nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt sau xử lý KLN làm phân hữu cơ. - Nghiên cứu thử nghiệm phân hữu cơ sản xuất từ bùn thải sau xử lý KLN đối với cây trồng. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, phương pháp dự báo phát sinh lượng bùn thải đô thị Hà Nội, phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu, phương pháp thực nghiệm, phương pháp xử lý số liệu. Các thí nghiệm trong nghiên cứu: * Thí nghiệm chiết tách một số kim loại nặng (Cd, Cu, Zn, Pb, Cr) trong bùn thải của trạm XLNTSH Kim Liên bằng axit: Các thí nghiệm thực hiện song song giữa 3 axit: xitric, axetic và nitric (Lựa chọn thời gian tương tác, lựa chọn nồng độ axit tối ưu và lựa chọn số lần chiết tách KLN)
  • 8. 5 * Thí nghiệm ủ phân hữu cơ bùn thải (HCBT): Các công thức thí nghiệm: CT1: Bùn, CT2: Bùn - Rơm, CT3: Bùn - Rơm - Phân lợn, CT4: Bùn - Trichoderma, CT5: Bùn - Rơm - Trichoderma,CT6:Bùn - Rơm - Phân lợn - Trichoderma, CT7: Bùn - EMIC,CT8: Bùn - Rơm - EMIC,CT9: Bùn - Rơm - Phân lợn - EMIC, CT10: Bùn - EMIC - Trichoderma, CT11: Bùn - Rơm - EMIC - Trichoderma, CT12: Bùn - Rơm - Phân lợn - EMIC - Trichoderma. * Thí nghiệm thử nghiệm hiệu lực của phân HCBT đối với cây cải bẹ (Brassica campestris L.) Các công thức bón phân: CT1 (ĐC1): 70 kg N + 50 kg P2O5 + 40 kg K2O (nền); CT2 (ĐC2): Nền + 15 tấn phân chuồng hoai, CT3: Nền + 5,6 tấn phân HCBT; CT4: Nền + 6,4 tấn phân HCBT, CT5: Nền + 7,2 tấn phân HCBT. * Thí nghiệm thử nghiệm hiệu lực của phân HCBT đối với cây xác pháo (Salvia splendens) Các công thức bón phân: CT1 (ĐC1): 70 kg N + 60 kg P2O5 + 80 kg K2O (nền); CT2 (ĐC2): Nền + 15 tấn phân chuồng hoai, CT3: Nền + 5,6 tấn phân HCBT; CT4: Nền + 6,4 tấn phân HCBT, CT5: Nền + 7,2 tấn phân HCBT. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng phát sinh và đặc tính bùn thải đô thị Hà Nội 3.1.1. Hiện trạng và dự báo lượng phát sinh các loại bùn thải đô thị Hà Nội * Bùn thải từ bể phốt: Tính riêng trong năm 2015, lượng phân bùn bể phốt phát sinh từ 12 quận nội thành Hà Nội là khoảng 250.020 tấn/năm.
  • 9. 6 Bảng 3.1. Dự báo phát sinh lượng bùn từ bể phốt đô thị Hà Nội Lượng phân bùn bể phốt khu vực đô thị Hà Nội được dự báo tăng lên khoảng 345.450 tấn/năm vào năm 2030. * Bùn thải hệ thống thoát nước: Hình 3.1. Biểu đồ tăng trưởng công tác nạo vét bùn thải từ HTTN của Công ty Thoát nước Hà Nội qua các năm Dự báo phát sinh khối lượng bùn thải HTTN được xác định theo tiêu chuẩn thải và số liệu dự báo dân số theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được trình bày ở các bảng 3.2.
  • 10. 7 Bảng 3.2. Dự báo phát sinh khối lượng bùn thải HTTN khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội năm 2020, 2030 * Bùn thải từ các trạm XLNT tập trung: Bảng 3.3. Lượng bùn phát sinh từ các trạm XLNT tập trung Theo đó, hệ số phát thải bùn bình quân của các nhà máy xử lý nước thải hiện nay ở Hà Nội là 0,58 ± 0,01 kg bùn/m3 nước thải. Dự báo lượng bùn thải phát sinh từ các nhà máy XLNT tập trung ở khu vực đô thị trung tâm vào năm 2030 sẽ là 304.699,81 tấn/năm, lớn hơn rất nhiều lượng bùn phát sinh từ các trạm XLNT tập trung trong giai đoạn hiện nay. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của các quốc gia trên Thế giới.
  • 11. 8 3.1.2. Đặc tính các loại bùn thải đô thị Hà Nội 3.1.2.1. Một số tính chất lý học - Đối với bùn trầm tích sông và cống thải thì cấp hạt thô >0,02 mm chiếm tỷ lệ lớn. Thành phần cấp hạt ở bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải chủ yếu là các vật liệu hữu cơ và khoáng chất có kích thước nhỏ (< 0,02 mm). - Độ ẩm: Dao động trong khoảng 71% - 93%, cao nhất là bùn nạo vét từ sông hồ và cống thải, dao động từ 80% - 91%. - Tổng hàm lượng cặn (TS) trong các mẫu bùn chênh lệch khá lớn, dao động từ 0,99% đến 25,4%, cao nhất là ở các mẫu bùn trầm tích sông hồ (trung bình đạt 17,37%), thấp nhất ở các mẫu bùn bể phốt và bùn từ trạm XLNT tập trung. TS của các mẫu bùn cặn từ hệ thống cống thoát nước dao động 12,83% - 17,24%. - Tổng chất rắn bay hơi (VS) trong các mẫu bùn chên lệch khá lớn, dao động 15,55 - 84 (%TS), cao nhất là ở các mẫu phân bùn bể phốt và bùn từ trạm XLNT tập trung. 3.1.2.2. Một số tính chất hóa học - Giá trị pH: pH của các mẫu bùn thải đô thị tương đối ổn định và dao động 6,8 đến 7,7. - Hàm lượng chất hữu cơ: Cao nhất trong bùn thải từ bể phốt, hố gas (trung bình 50,2% chất khô, cao nhất đạt 69,5% chất khô ở các bể tự hoại hoạt động dưới 3 năm), thấp nhất là hàm lượng chất hữu cơ trong bùn cống rãnh (trung bình đạt 9,95%). Theo thang đánh giá của I. V. Chiurin (1972), chất hữu cơ trong đất > 8% chứng tỏ đất giàu chất hữu cơ thì hầu hết các mẫu bùn thải đô thị đều có hàm lượng chất hữu cơ rất giàu. Đây là cơ sở quan trọng để định hướng tái sử dụng bùn thải, thu hồi tài nguyên có ích. - Hàm lượng nitơ và phốt pho tổng số (%)
  • 12. 9 Hình 3.2: Hàm lượng Nts và hình 3.3: Hàm lượng P2O5ts trong các mẫu bùn thải Hàm lượng Nts trong các mẫu bùn dao động 0,17% - 3,64%, phân bùn bể phốt và bùn thải từ các trạm xử lý nước thải có Nts thuộc loại rất giàu (>1%) theo thang đánh giá nitơ trong đất. Hàm lượng P2O5ts dao động 0,68% - 2,45%, ở mức giàu so với thang đánh giá phốt pho trong đất. - Hàm lượng một số kim loại nặng trong bùn thải (Bảng 3.4). Bảng 3.4. Hàm lượng một số KLN trong bùn thải đô thị Hà Nội Đơn vị: mg/kg Kết quả phân tích ở bảng 3.4 cho thấy, hàm lượng KLN trong các loại bùn chênh lệch khá lớn. Nhìn chung, phân bùn bể phốt có hàm lượng các KLN thấp nhất trong số các loại bùn thải đô thị khảo sát và đều đạt ngưỡng cho phép đối với KLN trong đất (QCVN 03- MT:2015/BTNMT). Trong số các KLN khảo sát, Zn là kim loại có hàm lượng tổng số trong các mẫu bùn cao hơn cả.
  • 13. 10 3.1.2.3. Một số chỉ tiêu sinh học của bùn thải đô thị Hà Nội Bảng 3.5. Mật độ một số vi sinh vật trong mẫu bùn thải Đơn vị: CFU/g Ghi chú: n: Số mẫu, Min: Giá trị nhỏ nhất, Max: Giá trị lớn nhất Kết quả phân tích ở bảng 3.5 cho thấy, hàm lượng một số chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh như E.coli và Salmonella của các mẫu bùn thải đô thị Hà Nội khá lớn, vượt tiêu chuẩn cho phép đối với hàm lượng VSV có trong phân bón theo thông tư 41/2014 của Bộ NN&PTNT, đặc biệt là các mẫu phân bùn bể phốt. 3.1.3. Đánh giá khả năng tái sử dụng bùn thải đô thị Hà Nội cho mục đích nông nghiệp Từ các kết quả đánh giá hiện trạng và dự báo phát sinh bùn thải cũng như đặc tính lý, hóa, sinh học của bùn thải đô thị, bùn thải từ trạm XLNTSH Kim Liên được ưu tiên lựa chọn để nghiên cứu các giải pháp tách chiết KLN trong bùn và nghiên cứu ủ phân hữu cơ từ bùn thải sau xử lý KLN phục vụ cho mục đích nông nghiệp. 3.2. Nghiên cứu tách chiết một số KLN(Cu, Zn, Pb, Cr, Cd) trong bùn thải trạm XLNTSH bằng dung dịch axit 3.2.1. Đặc điểm các dạng KLN Hình 3.4. Thành phần (%) các dạng tồn tại của các KLN trong bùn thải trạm một số trạm XLNT tập trung ở Hà Nội
  • 14. 11 Theo đó, hầu hết các KLN trong các mẫu bùn thải tồn tại nhiều ở dạng liên kết hữu cơ (F4), cao nhất là Cu (trên 70%) và Pb (từ 60- 80%). Dạng ion trao đổi (F1) gần như không tìm thấy đối với Cr, Cu, Cd. Cr tồn tại nhiều nhất ở dạng cặn dư (F5) (chiếm từ 52,7 - 65,37%), Zn và Pb tồn tại ở dạng cặn dư ít nhất. Dạng liên kết cacbonat (F2) và dạng liên kết Fe-Mn oxit (F3) trong các mẫu bùn thải chủ yếu được thấy nhiều là ở các nguyên tố Zn, Cd, Cr và Pb. 3.2.2. Nghiên cứu tách chiết một số KLN trong bùn thải trạm XLNT Kim Liên bằng dung dịch axit 3.2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất loại bỏ KLN trong bùn thải Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất chiết KLN Ghi chú: Theo hàng,trong từng thí nghiệm, các số mang chữ cái (a, b, c, d) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Kết quả Bảng 3.6 cho thấy, hiệu suất chiết tách các KLN của axit hữu cơ (citric và axetic) đạt cao và ổn định ở 120 phút, của axit nitric là 60 phút.
  • 15. 12 3.2.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ axit đến hiệu suất tách chiết KLN Bảng 3.7. Hiệu suất loại bỏ KLN của các axit ở các nồng độ Ghi chú: Theo hàng,trong từng thí nghiệm, các số mang chữ cái (a, b, c, d) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Kết quả bảng 3.7 cho thấy,đốivớicác axit hữu cơ (citric và axetic), hiệu quả loại bỏ KLN cao nhất ở nồng độ 0,3 - 0,5 M (với thời gian phản ứng 120 phút); đối với axit nitric hiệu quả loại bỏ các KLN cao nhất ở nồng độ 0,5 - 0,65 M (với thời gian phản ứng 60 phút). 3.2.2.3. Ảnh hưởng của số lần chiết đến hiệu quả loại bỏ KLN Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng số lần chiết tách KLN cho thấy, ngoại trừ Cr,các KLN khác (Cu,Zn,Pb,Cd) đạt cao và ổn định sau 5 lần chiết. Đối với Cr, sau 7 lần chiết lượng Cr tách ra đạt ổn định, khác biệt không có ý nghĩa thống kê 5% so với sau 8 lần chiết. Như vậy, hiệu quả loại bỏ hầu hết các KLN của cả 3 axit là sau 5 lần chiết tách. Axit citric có nhiều ưu thế hơn trong tách chiết các KLN, quá trình tách chiết có thể được thực hiện ở điều kiện có tính axit nhẹ (pH = 3 - 5). Do vậy, axit citric được lựa chọn để thực hiện tách chiết các KLN trong bùn thải đô thị.
  • 16. 13 Bùn thải pH OM (%) Nts (%) P2O5ts (%) Cu (mg/kg) Zn (mg/kg) Pb (mg/kg) Cd (mg/kg) Cr (mg/kg) Trước chiết xuất 7,1 30,38 1,28 1,46 59,29 380,43 17,61 1,21 38,21 Sau chiết xuất bằng axetic 4,5 27,2 0,91 1,01 21,94 68,47 7,92 0,56 32,48 Sau chiết xuất bằng xitric 4,5 27,7 0,95 1,03 24,31 26,63 7,04 0,18 21,4 Sau chiết xuất bằng nitric 2,5 25,2 0,52 0,79 11,27 19,02 5,81 0,88 16,57 100 200 70 1,5 150QCVN 03-MT:2015/BTNMTvề KLN trong đất nông nghiệp 3.2.3. Thành phần một số chất trong bùn thải sau quá trình chiết tách bằng axit Bảng 3.8.Thành phần mộtsố chấttrong bùn trước vàsau loại bỏ KLN Như vậy, sau khi sử dụng các axit để loại bỏ các KLN, hàm lượng chất hữu cơ, nitơ, phốt pho trong bùn giảm so với ban đầu nhưng vẫn ở mức giàu so với thang đánh giá dinh dưỡng trong đất. Sau xử lý bằng dung dịch axit, hàm lượng các KLN giảm khác biệt qua phép thử T-test và đều đạt ngưỡng cho phép đối với KLN trong đất nông nghiệp. Bùn thải sau xử lý KLN cần được điều chỉnh pH bằng vôi bột đến pH trung tính (pH = 6,8 - 7,3), nghiên cứu thêm giải pháp bổ sung chất hữu cơ (phân gà, phân lợn), cacbon (rơm, cỏ,…) để tận dụng theo hướng làm phân compost cho nông nghiệp. Trong số các axit thử nghiệm để loại bỏ một số KLN trong bùn thải, axit xitric được lựa chọn. Theo tính toán, lượng axit xitric dùng để loại bỏ KLN trong 1 tấn bùn (khô không khí - Độ ẩm của bùn khô không khí là 25%) khoảng 7,5 kg. Bùn trạm XLNT có độ ẩm khoảng 90,2% (bảng 3.10), lượng axit xitric cần dùng để loại bỏ KLN trong 1 tấn bùn tươi là 1 kg. 3.3. Nghiên cứu tận dụng bùn thải trạm XLNTSH sau xử lý KLN làm phân hữu cơ 3.3.1. Biến động các yếu tố trong quá trình ủ phân - Nhiệt độ: Nhiệt độ của các công thức thí nghiệm có bổ sung thêm vật liệu hữu cơ (rơm, phân lợn) dao động trong khoảng 28o C - 64,3o C, cao
  • 17. 14 hơn hẳn các công thức không bổ sung vật liệu hữu cơ. Nhiệt độ tăng cao nhất ở CT12, đạt 64,3o C vào ngày thứ 16 - 17 sau ủ. - Độ ẩm: Sau 75 ngày ủ, độ ẩm của các khối ủ ở các công thức thí nghiệm có bổ sung vật liệu hữu cơ đạt 25% - 34%. - Hàm lượng các bon tổng số: Tổng các bon ngày đầu ở các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 15,89 - 33,37%. Sau 75 ngày ủ của các công thức thí nghiệm có bổ sung chế phẩm EMIC và nấm Trichoderma spp. thấp khác biệt có ý nghĩa so với công thức thí nghiệm còn lại. Hình 3.5. Hàm lượng tổng các bon hữu cơ ở các công thức thí nghiệm sau 75 ngày ủ - Hàm lượng nitơ tổng số: Hình 3.6. Hàm lượng Nts ở các công thức sau 75 ngày ủ Sau 75 ngày ủ, hàm lượng Nts ở các thí nghiệm dao động trong khoảng từ 0,94 % đến 2,52%,việc bổ sung thêm chế phẩm không có ý nghĩa trong việc làm tăng lượng Nts trong các vật liệu sau quá trình ủ.
  • 18. 15 - Tỷ lệ C/N: Hình 3.7. Tỷ lệ C/N ở các công thức sau 75 ngày ủ Tỷ lệ C/N ở các công thức thí nghiệm giảm dần theo thời gian ủ giảm khác biệt theo thời gian ủ, trừ công thức bùn không phối trộn vật liệu hữu cơ. CT12 có tỷ lệ C/N giảm thấp nhất, khác biệt so với các công thức khác. - Hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu Hình 3.8. Hàm lượng P2O5 tổng số (%) và hình 3.9. Hàm lượng P2O5 dễ tiêu (mg/kg) của các công thức sau 75 ngày ủ Hàm lượng phốt pho tổng số ở các công thức sau 75 ngày ủ biến động trong khoảng 0,84 - 2,65% P2O5. Khi bổ sung thêm chế phẩm sinh học EMIC và/hoặc nấm Trichoderma spp, hàm lượng phốt pho tổng số của các công thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên hàm lượng phốt pho dễ tiêu cao khác biệt so với các công thức không bổ sung chế phẩm.
  • 19. 16 - Hàm lượng kali tổng số (%) Hình 3.10. Hàm lượng K2O tổng số sau 75 ngày ủ Sau 75 ngày ủ, hàm lượng kali tổng số trong các công thức dao động từ 0,42 - 1,58%. Việc bổ sung chế phẩm EMIC và/hoặc nấm Trichoderma spp chưa cho kết quả khác biệt rõ ràng đối với tổng kali trong thời gian 75 ngày ủ phân. - Biến động E.coli và Salmonella Các công thức khi bắt đầu ủ đều nhiễm E.coli và dao động trong khoảng 1,27 - 1,85x102 CFU/g, công thức thí nghiệm có bổ sung phân lợn có Salmonella với mật độ 1,23 CFU/g. Sau 75 ngày ủ, không phát hiện E.coli và Salmonella trong hỗn hợp ủ. - Hàm lượng các KLN: Các KLN trong hỗn hợp ủ phân sau 75 ngày đều dưới ngưỡng cho phép đối với KLN trong đất nông nghiệp 3.3.3. Đánh giá chất lượng phân hữu cơ sản xuất từ bùn thải sau xử lý KLN Bảng 3.9. Đặc tính lý hóa của phân HCBT sau 75 ngày ủ
  • 20. 17 3.3.4. Quy trình sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải sau xử lý KLN Quy trình sản xuất phân hữu cơ bùn thải (HCBT) được nêu ở Hình 3.26 Theo tính toán của đề tài, chi phí sản xuất 1 tấn phân HCBT là 25.000.000 đồng (2.500 đồng/kg). Hình 3.11. Quy trình sản xuất phân hữu cơ bùn thải
  • 21. 18 3.4. Thử nghiệm hiệu lực phân HCBT trên cây trồng 3.4.1. Thử nghiệm hiệu lực phân HCBT trên cây cải bẹ Bảng 3.10. Ảnh hưởng đến năng suất của cây cải bẹ Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy, khi bón lượng phân khác nhau, năng suất cây cải bẹ khác nhau rõ rệt. Trong vụ Đông Xuân (chính vụ), năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của cây cải bẹ cao hơn hẳn vụ Hè Thu. Công thức CT4 cho năng suất thực thu cao khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với CT5. Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy, tất cả các công thức phân bón ở có hàm lượng NO3 - trong ngưỡng cho phép (< 500 mg/kg). Bảng 3.11. Hàm lượng nitrat và KLN trong cây cải bẹ ĐVT: mg/kg tươi Ghi chú: Giá trị hàmlượng trong cây là giá trị trung bình của 2 vụ thí nghiệm.
  • 22. 19 Về hiệu quả kinh tế: Năng suất vụ hè thu khá thấp (từ 10,64 - 18,54 tấn/ha). Năng suất cây cải bẹ Đông Dư lúc chính vụ (vụ đông xuân) cao, đạt 21,55 - 44,18 tấn/ha. Tuy nhiên, giá bán lúc chính vụ chỉ bằng 1/3 lúc trái vụ. Do vậy, vụ đông xuân mặc dù cây cho năng suất cao, nhưng lãi thuần lại thấp hơn vụ hè thu. Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân Ghi chú: NSTT: Năng suất thực thu, : CPTT: Chi phí tăng thêm, GTSP: Giá trị sản phẩm, VCR: Tỷ số giữa giá trị sản phẩm tăng lên do sử dụng phân bón và Chi phí tăng thêm phân bón. Giá bán rau vụ hè thu: 9.000 đồng/kg,giá bán rau vụ đông xuân: 3.000 đồng/kg. Như vậy, khi thay thế phân chồng hoai mà nông dân địa phương sử dụng bằng phân HCBT, chi phí đầu tư không tăng nhưng năng suất cải thiện đáng kể, do vậy lãi suất cao hơn hẳn. Ở vụ hè thu, mức bón thêm phân hữu cơ tốt nhất cho cây cải bẹ là 7,2 tấn phân HCBT/ha (CT5). Ở vụ đông xuân, CT4 cho hiệu quả cao nhất (nền + 6,4 tấn phân HCBT/ha). Hàm lượng nitrat trong rau ở các công thức bón phân đều đạt ngưỡng an toàn.
  • 23. 20 Công thức Chiều dài trục hoa (cm) Số hoa/cành (hoa) Tỷ lệ nở hoa (%) Độ bền tự nhiên (ngày) Đặc điểm hình thái cây CT1 9,8d 15,5d 73,5e 27,7e Đa số các cây có thân thấp, cành nhỏ, lá xỉn màu, hoa nhỏ màu không tươi. CT2 12,1b 18,6b 82,6d 35,5c Đa số các cây có thân cao, cành nhỏ, lá màu xanh nhạt, hoa tự ngắn, màu đỏ sáng. CT3 11,6c 17,3c 83,4c 34,7d Đa số cây có thân cao, cành nhỏ, lá xanh nhạt, hoa tự ngắn, màu đỏ sáng. CT4 13,5a 19,7a 90,14a 38,6a Đa số cây có chiều cao cân đối với thân cành, lá xanh bóng, tua hoa dài, màu sắc tươi sáng, độ bền dài. CT5 12,4b 18,4b 86,8b 35,9b Đa số cây có thân cao, lá nhiều màu xanh đậm, trục hoa dài nhưng thưa hoa, màu đỏ nhạt. CV (%) 1,91 1,45 0,29 0,38 LSD0,05 0,41 0,47 0,44 0,23 3.4.2. Thử nghiệm hiệu lực của phân HCBT trên cây Xác pháo Bảng 3.13. Ảnhhưởng của các công thức bón phân đếnchất lượng hoa Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05. Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy, các công thức bổ sung lượng phân HCBT khác nhau đã làm tăng chất lượng hoa xác pháo cũng như độ bền của cây hoa so với đối chứng không sử dụng phân hữu cơ. Ở công thức bổ sung lượng phân HCBT ở công thức 4 (nền + 6,2 tấn phân HCBT) cho kết quả phản ánh rõ nét nhất. Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón HCBT trên cây hoa xác pháo
  • 24. 21 Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau CT1 6,85 6,90 11,81 11,84 3,17 3,15 0,12 0,10 0,13 0,11 1,85 1,85 CT2 6,84 7,01 11,80 11,82 3,18 3,20 0,12 0,13 0,13 0,12 1,85 1,84 CT3 6,83 6,88 11,81 11,85 3,17 3,19 0,12 0,12 0,12 0,13 1,86 1,85 CT4 6,85 6,86 11,81 11,86 3,16 3,22 0,12 0,13 0,13 0,14 1,85 1,86 CT5 6,85 6,91 11,82 11,85 3,17 3,23 0,12 0,12 0,12 0,13 1,85 1,85 CT1 6,80 6,90 11,80 11,82 3,14 3,18 0,12 0,14 0,13 0,13 1,85 1,87 CT2 6,84 6,95 11,81 11,83 3,15 3,05 0,12 0,10 0,13 0,14 1,85 1,86 CT3 6,84 7,01 11,79 11,82 3,15 3,22 0,12 0,13 0,13 0,14 1,85 1,86 CT4 6,83 6,98 11,80 11,85 3,14 3,24 0,12 0,12 0,13 0,12 1,85 1,87 CT5 6,85 7,02 11,80 11,84 3,15 3,23 0,12 0,13 0,13 0,14 1,85 1,87 P2O5 (%) K2O (%) CEC (me/100 g đất) Trồng rau cải bẹ Trồng hoa xác pháo Công thức pHKCl OM (%) Nts (%) Ghi chú: CPTT: Chi phí tăng thêm, GTSP: Giá trị sản phẩm,VCR: Tỷ số giữa giá trị sản phẩm tăng lên do sử dụng phân bón và Chi phí tăng thêm phân bón. Giá bán cây loại I là 6.000 đồng/cây, cây loại II là 4.500 đồng/cây, cây loại III là 3.000 đồng/cây. Tóm lại, khi thay thế 15 tấn phân chuồng hoai ủ theo phương pháp truyền thống của người dân bằng 6,4 tấn phân HCBT thì năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây xác pháo cao hơn hẳn. 3.4.3. Một số tính chất của đất trước và sau khi bón phân HCBT Bảng 3.15. Một số tính chất của đất trước và sau khi bón phân Nhìn chung, các chỉ tiêu dinh dưỡng (N, P2O5, K2O) của đất sau khi trồng thử nghiệm cây cải bẹ Đông Dư và cây xác pháo đều cao hơn so với trước khi trồng. Như vậy, khi bón bổ sung các phân bón HCBT đã giúp duy trì và bước đầu cải thiện chất lượng đất trồng hơn so với đối chứng.
  • 25. 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Bùn thải đô thị Hà Nội phát sinh với số lượng ngày càng lớn. Dự báo đến năm 2030, khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội phát sinh khoảng 345.450 tấn/năm bùn từ bể phốt, 161.210 tấn/năm bùn thải từ hệ thống thoát nước đô thị và 304.699,81 tấn/năm bùn thải từ các trạm xử lý nước thải tập trung. Về đặc tính lý hóa, sinh học của bùn thải đô thị: Bùn thải đô thị có độ ẩm lớn, dao động 71% - 93%, tổng hàm lượng cặn (TS) dao động từ 0,99% đến 25,4%, tổng chất rắn bay hơi (VS) dao động từ 15,55 - 84 (%TS), bùn có pH trung tính, dao động từ 6,8 đến 7,7. Hàm lượng chất hữu cơ trong bùn thải khá cao và chênh lệch nhiều giữa các loại bùn thải, chất hữu cơ trong bùn từ bể phốt và trạm XLNT rất cao, 26,71% - 69,51% khối lượng khô. Hàm lượng nitơ tổng số dao động từ 0,17% - 3,64% khối lượng khô; hàm lượng phốt pho tổng số dao động từ 0,68% - 2,45% khối lượng khô. Với lượng phát sinh lớn và hàm lượng các chất như hữu cơ, nitơ, phốt pho cao, bùn thải từ các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung được lựa chọn nghiên cứu định hướng xử lý để tái sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Hàm lượng một số KLN (Cu, Cd, Pb, Cr, Zn) trong các mẫu bùn ở mức cao, đặc biệt là Cu và Zn ở nhiều mẫu vượt quy chuẩn cho phép trong đất nông nghiệp và quy chuẩn đối với chất lượng trầm tích. Mật độ vi sinh vật gây bệnh (E.coli và Salmonella) có trong hầu hết các loại bùn thải, đặc biệt là bùn từ bể phốt có mật độ vi sinh vật gây bệnh rất cao.
  • 26. 23 1.2. Các KLN tồn tại ở bùn thải ở các dạng khác nhau. Một số KLN tồn tại nhiều ở dạng liên kết hữu cơ và liên kết cacbonat như Zn, Cd, Pb, Cu. Trong khi đó, Cr tồn tại chủ yếu ở dạng bền vững. Tiền xử lý KLN trong bùn thải trạm XLNTSH Kim Liên bằng các dung dịch axit (nitric, xitric và axetic) cho hiệu quả xử lý cao. Zn là kim loại được tách chiết ra nhiều nhất (hiệu suất đạt 87 - 92%), Cr là kim loại tách chiết ra ít nhất (hiệu suất < 40%). Sau chiết tách, KLN trong bùn thải đạt ngưỡng cho phép đối với KLN trong đất nông nghiệp. Thời gian ngâm chiết 60 phút, nồng độ 0,65 M với 5 bậc chiết là điều kiện tối ưu để axit nitric loại bỏ hầu hết KLN thử nghiệm. Hiệu suất loại bỏ KLN cao nhất của axit xitric và axit axetic là ở khoảng thời gian ngâm chiết 60 - 120 phút, nồng độ 0,3 - 0,5 M với 5 bậc chiết. Với những ưu điểm về hiệu suất tách chiết KLN và có thể được thực hiện ở điều kiện có tính axit nhẹ (pH = 4 - 5), axit xitric được lựa chọn để thực hiện tách chiết các KLN trong bùn thải đô thị 1.3. Ủ phân compost từ hỗn hợp bùn thải sau xử lý KLN, rơm, phân lợn theo tỷ lệ khô lần lượt là 1: 0,7: 0,3 có bổ sung chế phẩm EMIC và nấm Trichoderma spp. trong quá trình ủ. Sau 75 ngày ủ, hỗn hợp sau ủ có thành phần đảm bảo chất lượng phân hữu cơ theo Thông tư 41/TT-BNNPTNT về quản lý phân bón. Phân HCBT có độ ẩm < 35%, pH = 7,5, hàm lượng OM = 29,36%, Nts = 2,56%, P2O5ts = 2,65%, K2Ots = 1,58%, hàm lượng các KLN và vi sinh vật gây bệnh đạt tiêu chuẩn cho phép. 1.4. Sử dụng phân HCBT trồng thử nghiệm trên cây cải bẹ (Brassica campestris L.) cho năng suất, chất lượng cây tốt và lãi suất cao hơn hẳn so với đối chứng (không sử dụng phân HCBT). Ở vụ hè thu, mức bón thêm phân hữu cơ tốt nhất cho cây cải bẹ là 7,2 tấn phân HCBT/ha (CT5: 70 kg N + 50 kg P2O5 + 40 kg K2O + 7,2 tấn phân
  • 27. 24 HCBT). Ở vụ đông xuân,CT4 cho hiệu quả cao nhất (70 kg N + 50 kg P2O5 + 40 kg K2O + 6,4 tấn phân HCBT). Hàm lượng nitrat và KLN trong rau ở các công thức bón phân đều đạt ngưỡng an toàn. Đối với cây xác pháo (Salvia splendens ker. Gawl), mức bón phân ở CT4 (70 kg N + 60 kg P2O5 + 80 kg K2O + 6,4 tấn phân HCBT) giúp người nông dân giảm chi phí sản xuất, chất lượng hoa tốt hơn nên lãi suất cao hơn. Sử dụng phân HCBT đã giúp duy trì và bước đầu cải thiện chất lượng đất trồng hơn so với đối chứng. 2. Kiến nghị 2.1. Luận án này chưa nghiên cứu xử lý dịch chiết axit sau xử lý kim loại nặng trong bùn thải. Để có tính khả thi cao hơn trước khi áp dụng vào thực tiễn, cần có các nghiên cứu để xử lý dịch chiết này theo hướng thu hồi kim loại nặng, nước thải sau xử lý đảm bảo các quy định về môi trường. 2.2. Nghiên cứu thử nghiệm trên quy mô đồng ruộng với thời gian đủ lớn và với các loại cây trồng khác nhau để đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hữu cơ sản xuất từ bùn thải trạm xử lý nước thải đến môi trường đất và nước. 2.3. Nước thải đô thị cũng như bùn thải đô thị còn có khả năng chứa một số chất hữu cơ vi lượng như các hợp chất kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh, các hợp chất hữu cơ khó phân hủy khác từ hoạt động tẩy rửa, phát sinh trong hoạt động của nhà bếp,… Luận án chưa có điều kiện để đánh giá hàm lượng của chúng trong bùn thải cũng như nghiên cứu sự biến đổi của chúng trong quá trình sản xuất phân hữu cơ. Các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung thêm vào các hợp chất này để có đánh giá toàn diện hơn về độc tính của chúng cũng sự biến đổi của chúng trong quá trình tái sử dụng.