SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM HÓA HỌC
Tên đề tài:
KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG MÙN TRONG
ĐẤT TRỒNG CAO SU Ở NÔNG TRƯỜNG
NHÀ NAI – BÌNH DƯƠNG
GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU
Lớp: Hóa 4A
Niên khóa: 2008 - 2012
T.P Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CẢM ƠN
Để tạo được một nền tảng kiến thức hoàn thành khóa luận này, em chân
thành biết ơn về sự dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của quý thầy, quý cô trong
trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh,đặc biệt là quý thầy, quý cô trong
khoa Hóa.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Bỉnh, cô Trần
Thị Lộc, cô Lê Thị Diệu đã giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức cần thiết, chỉ
bảo tận tình, trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
nghiên cứu này.
Em bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến bố mẹ, gia đình, bạn bè, tập thể Hóa
4A đã quan tâm động viên và cùng đồng hành trong suốt quá trình làm khóa
luận.
Quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía hội đồng
báo cáo, giáo viên phản biện và các thầy cô trong khoa để khóa luận được
hoàn thiện tốt hơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Huỳnh Thị Minh Hiếu
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................... 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ CAO SU.................................................................................. . 1
1.1.1. Nguồn gốc các loài cao su................................................................................ 1
1.1.2. Lịch sử phát triển cây cao su thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam............ 1
1.1.2.1. Lịch sử phát triển cây cao su thiên nhiên trên thế giới ............................. 1
1.1.2.2. Lịch sử phát triển cây cao su ở Việt Nam................................................. 2
1.1.3. Công dụng của cây cao su ................................................................................ 4
1.1.3.1. Mủ cao su .................................................................................................. 4
1.1.3.2. Gỗ cao su................................................................................................... 5
1.1.3.3. Dầu hạt cao su ........................................................................................... 5
1.1.3.4. Lá cao su ................................................................................................... 5
1.1.3.5. Tác dụng của cây cao su với môi trường xã hội ....................................... 5
1.1.4. Bón phân cho cây cao su .................................................................................. 6
1.1.4.1. Bón phân vào đất....................................................................................... 6
1.1.4.2. Bón phân vào lá......................................................................................... 7
1.1.5. Đặc điểm sinh thái của cây cao su.................................................................... 7
1.1.5.1. Đất đai ....................................................................................................... 7
1.1.5.2. Độ dốc ...................................................................................................... 7
1.1.5.3. Độ sâu tầng đất.......................................................................................... 8
1.1.5.4. Khí hậu, nhiệt độ......................................................................................8
1.1.5.5. Lượng mưa, độ ẩm.................................................................................... 9
1.1.5.6. Khả năng chịu hạn..................................................................................... 9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU ii
1.1.5.7. Khả năng chịu úng .................................................................................... 9
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT .......................................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm về đất............................................................................................... 9
1.2.2. Quá trình hình thành đất................................................................................. 10
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất....................................... 11
1.2.3.1. Đá mẹ ...................................................................................................... 11
1.2.3.2. Khí hậu.................................................................................................... 11
1.2.3.3. Yếu tố sinh vật ........................................................................................ 12
1.2.3.4. Yếu tố địa hình........................................................................................ 13
1.2.3.5. Yếu tố thời gian....................................................................................... 13
1.2.3.6. Yếu tố con người..................................................................................... 13
1.2.4. Phân loại đất ở Việt Nam ............................................................................... 14
1.3. TỔNG QUAN VỀ MÙN ....................................................................................... 17
1.3.1. Sơ lược về chất hữu cơ................................................................................... 17
1.3.1.1. Định nghĩa về chất hữu cơ ...................................................................... 17
1.3.1.2. Thành phần của chất hữu cơ ................................................................... 17
1.3.1.3. Nguồn gốc của chất hữu cơ..................................................................... 18
1.3.1.4. Vai trò của chất hữu cơ ........................................................................... 20
1.3.2. Sơ lược về mùn............................................................................................... 20
1.3.2.1. Khái niệm về mùn................................................................................... 20
1.3.2.2. Quá trình hình thành mùn ....................................................................... 21
1.3.2.3. Thành phần của mùn............................................................................... 21
1.3.2.4. Vai trò của mùn....................................................................................... 26
1.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
XÁC ĐỊNH MÙN......................................................................................................... 28
1.4.1. Các ion gây hưởng đến quá trình xác định mùn............................................. 28
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU iii
1.4.2. Phương pháp khắc phục ion gây ảnh hưởng đến quá trình xác định
mùn ............................................................................................................................... 30
1.4.2.1. Ảnh hưởng của Fe3+
................................................................................ 30
1.4.2.2. Ảnh hưởng của Cl-
.................................................................................. 30
1.4.2.3. Ảnh hưởng của Fe2+
................................................................................ 31
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN VÀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH MÙN................................ 32
2.1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN ........................................................................ 32
2.1.1. Nguyên tắc...................................................................................................... 33
2.1.2. Hóa chất, dụng cụ........................................................................................... 34
2.2. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC
ĐỊNH MÙN TRONG ĐẤT .......................................................................................... 35
2.2.1. Khảo sát lượng ion gây ảnh hưởng................................................................. 35
2.2.1.1. Nguyên tắc .............................................................................................. 35
2.2.1.2. Tính toán kết quả..................................................................................... 35
2.2.2. Khảo sát thể tích chất cần che ........................................................................ 35
2.2.2.1. Xác định thể tích H3PO4 cần che Fe3+
.................................................... 35
2.2.2.2. Xác định thể tích Ag2SO4 trong H2SO4 cần che Cl-
.............................. 36
2.2.2.1. Xác định thể tích H3PO4 cần che Fe2+
.................................................... 37
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI – TỈNH
BÌNH DƯƠNG ............................................................................................................. 38
3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ....................................................................................................... 38
3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ....................................................................................... 39
3.2.1. Địa hình .......................................................................................................... 39
3.2.3. Khí hậu – thời tiết........................................................................................... 39
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU iv
3.3. GIỚI THIỆU VỀ NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI VÀ LỊCH SỬ
HÌNH THÀNH CÔNG TY CAO SU PHƯỚC HÒA- TỈNH BÌNH DƯƠNG ............ 40
3.2.1. Giới thiệu về nông trường cao su Nhà Nai..................................................... 40
3.2.2. Lịch sử hình thành công ty cao su Phước Hòa............................................... 41
3.4. LƯỢC ĐỒ NÔNG TRƯỜNG ............................................................................... 41
3.5. CÁC MẪU ĐẤT.................................................................................................... 43
CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM.................................................................................... 46
4.1. LẤY VÀ BẢO QUẢN MẪU ĐẤT....................................................................... 46
4.1.1. Nguyên tắc lấy mẫu.................................................................................... 46
4.1.2. Lấy mẫu phân tích...................................................................................... 47
4.1.3. Phơi khô mẫu ............................................................................................. 48
4.1.4. Nghiền và rây mẫu ..................................................................................... 49
4.2. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC
ĐỊNH MÙN TRONG ĐẤT .......................................................................................... 49
4.2.1. Ảnh hưởng của Fe3+
........................................................................................ 49
4.2.1.1. Xác định lượng Fe3+
gây ảnh hưởng ....................................................... 49
4.2.1.2. Xác định thể tích H3PO4 cần che Fe3+
.................................................... 52
4.2.2. Ảnh hưởng của Cl-
.......................................................................................... 54
4.2.2.1. Xác định lượng Cl-
gây ảnh hưởng.......................................................... 54
4.2.2.2. Xác định thể tích Ag2SO4 trong H2SO4 cần che Cl-
.............................. 56
4.2.3. Ảnh hưởng của Fe2+
........................................................................................ 58
4.2.3.1. Xác định lượng Fe2+
gây ảnh hưởng ....................................................... 58
4.2.3.2. Xác định thể tích H3PO4 cần che Fe2+
.................................................... 60
4.3. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN TRONG ĐẤT BẰNG PHƯƠNG
PHÁP TIURIN.............................................................................................................. 62
4.3.1. Tiến hành thí nghiệm...................................................................................... 62
4.3.2. Tính toán kết quả............................................................................................ 63
4.3.3. Thí nghiệm kiểm tra ....................................................................................... 64
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU v
KẾT LUẬN................................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 68
PHỤ LỤC...................................................................................................................... 70
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đánh giá độ phì nhiêu của đất...................................................................... 27
Bảng 1.2: Hàm lượng Cl-
trong các loại đất năm 1990 ................................................ 29
Bảng 4.1: Thể tích muối Morh khi xác định hàm lượng ion Fe3+
gây ảnh
hưởng ............................................................................................................................ 50
Bảng 4.2: Thể tích muối Morh khi xác định lượng H3PO4 cần che ion Fe3+
gây ảnh hưởng............................................................................................................... 52
Bảng 4.3: Thể tích muối Morh khi xác định hàm lượng ion Cl-
gây ảnh hưởng.......... 54
Bảng 4.4: Thể tích muối Morh khi xác định lượng Ag2SO4/H2SO4 cần che
ion Cl-
gây ảnh hưởng ................................................................................................... 56
Bảng 4.5: Thể tích muối Morh khi xác định hàm lượng ion Fe2+
gây ảnh
hưởng ............................................................................................................................ 58
Bảng 4.6: Thể tích muối Morh khi xác định lượng H3PO4 cần che ion Fe2+
gây ảnh hưởng............................................................................................................... 60
Bảng 4.7: So sánh hàm lượng ion ảnh hưởng trong mẫu phân tích và hàm
lượng ion gây ảnh hưởng .............................................................................................. 61
Bảng 4.8: Hàm lượng mùn trong các mẫu đất.............................................................. 63
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Thị trường sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới ...................................... 2
Hình 1.2: Diện tích và sản lượng cao su cả nước qua các năm ...................................... 4
Hình 1.3: Axit humic .................................................................................................... 22
Hình 1.4: Axit fulvic..................................................................................................... 24
Hình 2.1: Văn phòng nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương .............................. 37
Hình 2.2: Quang cảnh bên trong nông trường .............................................................. 38
Hình 3.1: Lược đồ nông trường .................................................................................... 41
Hình 3.2: Lô K10 .......................................................................................................... 42
Hình 3.3: Lô I14............................................................................................................ 42
Hình 3.4: Lô O18 .......................................................................................................... 43
Hình 3.5: Lô E21........................................................................................................... 43
Hình 3.6: Lô L2............................................................................................................. 44
Hình 3.7: Lô K15 .......................................................................................................... 44
Hình 3.8: Lô C17 .......................................................................................................... 45
Hình 4.1: Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp............................................................ 47
Hình 4.2: Sự chuyển màu trong quá trình chuẩn độ..................................................... 62
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU viii
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cây cao su là loại cây công nghiệp được du nhập vào Việt Nam trên 114
năm (kể từ 1897). Từ đây, những cây đầu tiên đã được người Pháp đưa vào
trồng ở nước ta để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và khai thác tài nguyên ở
địa phương. Suốt chặng đường dài song hành cùng lịch sử đấu tranh giải
phóng dân tộc và xây dựng đất nước, sự phát triển của cây cao su đã có
những đóng góp to lớn trong sự phát triển của dân tộc.
Nước ta là một trong những nước có sản lượng khai thác cây cao su thiên
nhiên nhiều nhất trên thế giới. Cây cao su là loại cây mang tính chiến lược
về mặt kinh tế của đất nước. Các sản phẩm của cây cao su là nguyên liệu
chủ lực của các ngành công nghệ như công nghệ chế biến mủ cao su, ngành
công nghiệp săm lốp ô tô… Trong khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm của cây
cao su ngày càng tăng mà vườn cây cao su của nước ta ngày càng già cỗi,
một số vườn cây kém hiệu quả nhưng chưa được thanh lý trồng lại, đất tốt
trồng cây cao su không còn nhiều…Cho nên, nước ta đã đưa ra một số chính
sách liên quan đến sản xuất và xuất khẩu cao su để nâng cao chất lượng sản
phẩm xuất khẩu. Từ đó có thể cạnh tranh với thị trường quốc tế, tạo dựng
thương hiệu cho thị trường Việt Nam. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm cao su
ngày càng tăng nên ngoài nhu cầu về phát triển giống thì các kĩ thuật chăm
sóc và khai thác cũng rất quan trọng, trong đó phải kể đến vai trò của mùn
cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất. Vì vậy,
tôi tiến hành “Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông
trường Nhà Nai – Bình Dương” với mục đích sẽ đóng góp bộ số liệu giúp
cho nhà trồng cao su nâng cao năng suất của cây cao su.
Do kinh nghiệm còn chưa nhiều, thời gian còn hạn chế, khóa luận trình
bày còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của
quí thầy, quí cô và các bạn.
Tác giả
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU ix
2. Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất và các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình xác định mùn trong đất trồng cao su ở nông trường cao su Nhà Nai –
tỉnh Bình Dương.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
• Nghiên cứu quá trình hình thành đất.
• Nghiên cứu đặc điểm của vùng đất khảo sát.
• Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp xác định hàm lượng mùn
và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn.
• Khảo sát hàm lượng mùn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác
định mùn trong đất.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
• Khảo sát hàm lượng mùn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác
định mùn trong đất.
• Sử dụng phương pháp Tiurin để xác định hàm lượng mùn và các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất.
5. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp tổng hợp tài liệu: Thu thập thông tin tài liệu từ nhiều
nguồn tài liệu khác nhau liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài.
• Khảo sát trực tiếp: Lấy mẫu đất tại các lô và phân tích.
• Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia
trong lĩnh vực nghiên cứu để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu việc phân tích chính xác sẽ đánh giá đúng hàm lượng mùn và các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất. Từ đó có thể xác định
lượng phân bón thích hợp nhằm tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Đồng thời, quá trình phân tích có thể loại bỏ những ion gây ảnh
hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU x
7. Giới hạn đề tài
• Phân tích mẫu đất tại nông trường cao su Nhà Nai – tỉnh Bình
Dương.
• Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất.
• Xác định hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CAO SU
1.1.1. Nguồn gốc các loài cao su [3], [12]
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, là một loài cây thân gỗ thuộc họ
Euphorbiaceae (họ Thầu dầu) và cũng là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất
trong chi Hevea. Cây cao su có nguồn gốc ở Braxin thuộc châu Mỹ La tinh, được du
nhập và trồng tại Việt Nam cuối thế kỉ IXX. Cây cao su được tìm thấy ở một số nơi
như: Braxin, Ấn Độ, Singapore, Đông Nam Á, Châu Phi... trên các vùng đất nhiệt đới
(quanh vĩ tuyến 100
Nam Bắc đường xích đạo).
Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay màu vàng có trong các
mạch nhựa mủ ở vỏ cây.
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời gian chăm sóc cây cao su từ lúc bắt
đầu trồng đến lúc bắt đầu thu hoạch mủ kéo dài từ 5 - 7 năm và thu hoạch liên tục
trong nhiều năm. Do thời gian thu hoạch mủ kéo dài trong nhiều năm nên việc thu
hoạch mủ đúng kĩ thuật sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao và
bền vững trong nhiều năm.
1.1.2. Lịch sử phát triển cây cao su thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Lịch sử phát triển cây cao su thiên nhiên trên thế giới [15]
Vào những thập niên 1910 - 1940, do lợi nhuận cao su mang lại rất lớn nên các ông
chủ của các đồn điền cao su đã thúc đẩy trồng cây cao su trên các vùng đất phì nhiêu
(đất đỏ và đất nâu) nhiệt đới (quanh vĩ tuyến 100
Nam Bắc đường xích đạo). Tuy
nhiên, do giá thành cao su thiên nhiên cao, nên người ta cũng đã tìm cách chế tạo ra
cao su nhân tạo, cao su tổng hợp thay thế cao su thiên nhiên.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng vào thập niên 70, 80 nên lượng tiêu thụ
cao su nhân tạo chiếm 70% trong khi cao su thiên nhiên chỉ chiếm 30% trong tổng sản
lượng cao su. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thị trường giá xăng dầu và công
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 2
nghệ xe hơi ở các nước: Trung Quốc, Ấn Độ... tăng cùng với khuynh hướng tiết kiệm
năng lượng hóa thạch trên thế giới làm cho lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng.
Trong công nghiệp, 70% cao su thiên nhiên được dùng để làm thành các chất kết
dính, các đai dây chuyền máy, các linh kiện tế bào và bột nổi, các bộ phận xe hơi...
Ngành làm lốp xe tiêu thụ gần 70% cao su thiên nhiên trên thế giới và mức thay thế
bằng cao su nhân tạo trong những thập niên qua chỉ vào khoảng 2% trên một năm.
(Nguồn: Monthly Bullein Sep 2010, ANRPC )
Hình 1.1: Thị trường sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới
Như vậy, cây cao su là loại cây có tương lai phát triển đầy triển vọng. Sự phát triển
của cây cao su gắn liền với tương lai phát triển của các ngành công nghiệp hùng mạnh
trên thế giới (thực chất là gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế thế giới).
1.1.2.2. Lịch sử phát triển cây cao su ở Việt Nam [3], [15], [25]
Cây cao su du nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1878 do Pierre đưa hạt
giống ở vườn ươm thực vật Sài Gòn nhưng không sống được cây nào.
Đến năm 1897, Raoul - dược sĩ hải quân người Pháp - mang một số hạt giống cao
su từ vườn thực nghiệm Buitenzorg (Java) đem trồng lần đầu tiên tại trạm thực vật
Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương) và 200 cây được giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở
Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km). Việc nhân giống mang lại những thành công và
năm 1897 đã đánh dấu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 3
a. Giai đoạn trước 1990
Trong giai đoạn từ 1920 - 1940: đây là thời kì vàng son của trồng và sản xuất cao su
ở Việt Nam. Vào năm 1930, đã khai thác trên 10.000 ha, sản xuất 11.000 tấn cao su.
Năm 1950, sản xuất 92.000 tấn, trên diện tích khai thác gần 70.000 ha cao su. Nhờ
chính sách khuyến khích của chính quyền thuộc địa (chính sách đất và chính sách cho
vay lãi suất thấp), tư bản Pháp đã thiết lập các đồn điền lớn như: công ty đồn điền Đất
Đỏ (thành lập năm 1908, đặt trụ sở tại Sài Gòn), công ty đồn điền Michelin (thành lập
năm 1917, đặt trụ sở tại Dầu Tiếng), công ty cao su Đồng Nai (thành lập năm 1908,
đặt trụ sở chính ở Pari).
Cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, Việt Nam phát động phong trào cao su tiểu
điền như: Malaisia, Indonesia và Thái Lan nhưng với nét khác biệt là chương trình cao
su dinh điền (ở miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên). Từ năm 1958 đến 1963,
diện tích cao su dinh điền đã lên đến 30.000 ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến
tranh, tư bản Pháp chuyển dần tài sản sang Campuchia, Indonesia... nên diện tích cao
su bị thu hẹp. Theo thống kê năm 1976, tổng diện tích cao su mới chỉ có 76.600 ha,
với sản lượng 40.200 tấn cao su. Trong thập niên 80, chính sách đổi mới bắt đầu cho
phép tiểu nông thuê khai thác đồn điền, đã tạo được bước phát triển đáng kể cho ngành
cao su Việt Nam.
b. Giai đoạn sau năm 1990 đến nay
Năm 1990, diện tích trồng cây cao su Việt Nam là 250.000 ha và sản lượng là
103.000 tấn (diện tích cao sản chỉ khoảng 15%), trong khi đó Thái lan có 1.884.000
ha, với 52% diện tích cao sản, mức sản xuất mủ khô là 1.786.000 tấn, Indonesia có
3.155.000 ha, nhưng sản lượng ít hơn Thái Lan 1.429.000 ha. Nhờ chủ trương phát
triển kinh tế, cao su tiểu điền được khuyến khích phát triển trở lại với giá cao su xuất
khẩu là 1.500 USD/tấn.
Năm 2000 sản lượng cao su đạt 2.908.000 tấn với qui mô 400.000 ha.
Năm 2001 diện tích cao su trên toàn quốc lên tới 405.000 ha và các địa phương vẫn
tiếp tục ủng hộ phát triển cao su (nhất là các tỉnh duyên hải miền Trung).
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 4
Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su đứng thứ 6 trên thế giới (sau
Thái Lan, Indonesia, Malaisia, Ấn Độ, Trung Quốc). Từ sau 2005, nhờ sản lượng tăng
nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Riêng về
xuất khẩu cao su, trong nhiều năm qua Việt Nam đứng hàng thứ 4 trên thế giới.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hình 1.2: Diện tích và sản lượng cao su cả nước qua các năm
1.1.3. Công dụng của cây cao su [18]
Cây cao su được trồng với qui mô lớn trên thế giới do nó mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Ngoài khai thác mủ, làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, cây cao su
còn có những công dụng khác như: khai thác gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ...
Hơn nữa, cây cao su còn giúp cải thiện khí hậu, giữ ẩm cho đất, phát triển sinh thái
dưới tán rừng...
1.1.3.1. Mủ cây cao su [12]
Việc thu hoạch mủ cao su thường kéo dài liên tục 8 - 10 tháng trong năm chứ không
theo mùa vụ như các loại cây trồng khác. Để thu hoạch mủ cao su, người ta dùng dao
cạo đi một lớp vỏ mỏng trên thân cây để mủ chảy ra và hứng vào chén. Như vậy,
muốn thu hoạch mủ cao su, ta phải gây ra vết thương cho cây.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 5
Mủ cây cao su có giá trị kinh tế cao, 1 ha cao su có thể khai thác mủ bình quân đạt
1,5 tấn/ha/năm, có nơi có thể đạt 1,8 – 2,0 tấn/ha/năm; sản lượng xuất khẩu có thể đạt
tới 36 triệu đồng/tấn.
Mủ cao su có nhiều ứng dụng như: làm vỏ ruột xe, ống nước, dụng cụ y tế, dụng cụ
gia đình...
1.1.3.2. Gỗ cây cao su [25]
Gỗ cây cao su được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá cao vì có thớ
gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó
cũng được đánh giá là loại gỗ ‘’thân thiện với môi trường’’ vì người ta chỉ khai thác
gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.
Cây cao su có chu trình kinh doanh khoảng trên 20 năm, gỗ sử dụng trong công
nghiệp chế biến, sản xuất bình quân đạt 1.200 USD/m3
gỗ.
1.1.3.3. Dầu hạt cao su [26]
Mỗi hecta cao su trong suốt chu kì sống có thể cho 700 – 1000 kg dầu hạt.
Hạt cao su dùng làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, thức ăn gia súc, hóa chất sơn
và các loại phụ kiện khác...
1.1.3.4. Lá cao su
Cành lá cao su dùng làm củi đun, lá cao su dùng làm phân bón khi bị phân hủy...
1.1.3.5. Tác dụng của cây cao su với môi trường, xã hội
Đối với môi trường sinh thái: Cây cao su trồng tập trung có khả năng giữ và tạo
được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống xói mòn và có giá trị cảnh quan sinh thái
du lịch.
Đối với môi trường xã hội: cùng với sự mở rộng các nông trường cao su thì một
lượng lớn nhân công lao động có được việc làm do việc chăm sóc và khai thác cây cao
su đòi hỏi một lực lượng lao động lớn (bình quân 1lao động/2,5 – 3 ha) và ổn định
trong thời gian dài suốt 30 – 40 năm.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 6
Đối với an ninh quốc phòng: việc mở rộng diện tích trồng cao su ở các vùng biên
giới vừa có tác dụng bảo vệ tổ quốc vừa có tác dụng phát triển kinh tế cho nước nhà.
1.1.4. Bón phân cho cây cao su [23]
1.1.4.1. Bón phân vào đất
a. Bón phân vô cơ
Việc bón phân vào đất cho cây cao su cần phải lưu ý một số yếu tố sau:
- Lượng phân: Lượng phân bón thay đổi tùy theo hạng đất, mật độ trồng và độ tuổi của
cây.
- Số lần bón phân: việc bón phân vô cơ được chia làm 2 - 3 đợt trong năm. Năm đầu
tiên, thời gian giữa các lần bón phân cách nhau ít nhất 1 tháng. Năm thứ hai trở đi bón
vào đầu và cuối mùa mưa.
- Cách bón phân:
+ Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn, mưa tập
trung.
+ Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư: cuốc rãnh hình vành khăn hoặc xăm nhiều lỗ
hoặc bấu lỗ quanh gốc cao su theo hình chiếu của tán lá để bón phân, sau đó lấp đất
vùi phân.
+ Khi cây cao su đã giao tán: đối với đất bằng phẳng hoặc ít dốc thì rải đều phân
thành băng rộng 1m giữa hai hàng cao su. Đối với đất có độ dốc trên 15% so với mặt
đất thì bón phân vào hệ thống hố giữ màu và lấp vùi kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc
đất.
b. Bón phân hữu cơ
Phân hữu cơ được sử dụng nhằm cải tạo lý tính, tăng lượng mùn cho đất và cung
cấp một phần dinh dưỡng cho cây. Những vườn cây cao su kiến thiết cơ bản sinh
trưởng kém hơn bình thường phải được khảo sát và phân tích về lý, hóa tính của đất để
có cơ sở đề xuất cụ thể về việc bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ nhằm làm
tăng hiệu quả của phân bón.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 7
Phân hữu cơ được bón vào hố nhỏ dọc hai bên hàng cao su theo hình chiếu của tán
lá, sau đó vùi đất lấp phân.
1.1.4.2. Bón phân vào lá
Khi bón phân vào lá sẽ cho hiệu lực nhanh, tỷ lệ chất dinh dưỡng được hấp thụ
nhiều hơn bón phân vào đất (cây có thể hấp thụ 90 – 95%) và thường là lượng phân
bón thúc. Cùng với bón phân vào lá có thể kết hợp với các chất kích thích tăng trưởng
hoặc một vài loại thuốc bảo vệ thực vật thích hợp.
Ví dụ:
Phân đồng: người ta dùng dung dịch 0,02 – 0,05% CuSO4 và phun 600 – 1000
lít/ha.
Phân kẽm: phun dung dịch 0,4 – 0,5% ZnSO4 lên lá già là tốt nhất.
Giai đoạn bón từ năm thứ nhất đến năm thứ tư để phát huy hiệu quả phân bón.
Tóm lại, khi bón phân cần thực hiện theo đúng yêu cầu dinh dưỡng, đúng loại, đúng
liều lượng, đúng thời vụ và đúng kĩ thuật.
1.1.5. Đặc điểm sinh thái của cây cao su [26]
Để cây cao su có thể phát triển tốt cần phải đảm bảo một số yếu tố sau:
1.1.5.1. Đất đai
Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới ẩm.
Cây cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp: dưới 200m. Càng
lên cao thì nhiệt độ càng thấp và ảnh hưởng của gió càng mạnh nên không thuận lợi
cho sự phát triển của cây cao su. Bình độ lí tưởng được ứng dụng để trồng cây cao su
đó là vùng xích đạo (trong đó có Việt Nam). Có thể trồng cây cao su ở độ cao đến 500
- 600 m.
1.1.5.2. Độ dốc
Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8% so với mặt đất.
Với độ dốc 8 - 30% so với mặt đất thì vẫn trồng được nhưng cần chú ý đến các biện
pháp chống xói mòn.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 8
Độ dốc liên quan đến độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc thì xói mòn càng mạnh
làm cho các chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt giảm đi nhanh chóng.
Diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới,
chăm sóc, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến.
1.1.5.3. Độ sâu tầng đất
Độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong thực tế nếu độ sâu tầng
đất là 0,8 – 2 m thì vẫn có thể trồng được.
Độ pH: thích hợp trồng cao su từ 4,5 - 5,5. Giới hạn trồng cao su là 3,5 - 7,0.
Đất trồng cao su phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt (0 - 30cm) tối thiểu là 20%, ở lớp
đất sâu hơn (>30cm) tối thiểu là 25%. Ở những nơi có mùa khô kéo dài, thì thành phần
sét của đất phải đạt 30 – 40%. Ở các vùng khí hậu khô, đất có tỉ lệ sét 20 - 25% (đất
cát pha sét) được xem là giới hạn cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên
50% trong 0,8m lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cây cao su. Các thành phần
hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cây và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng
dự trữ nước của đất.
1.1.5.4. Khí hậu, nhiệt độ
Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường trong
khoảng nhiệt độ 22 - 230
C và khoảng nhiệt độ thích hợp tối thiểu là 26 - 280
C. Ở nhiệt
độ này, thời tiết sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm giúp cây phát triển cao nhất. Các vùng
đất trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ
trung bình 20 – 280
C.
Nhiệt độ thấp hơn 180
C, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy nầm của hạt, tốc độ sinh trưởng
của cây chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp hơn 100
C, hạt cao su mất sức nảy mầm hoàn toàn,
đối với cây ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này
kéo dài. Nhiệt độ thấp hơn 50
C, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng
bị khô và cây chết. Nếu nhiệt độ lớn hơn 300
C, sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy dai trong
khi khai thác mủ, làm giảm năng suất khi thu hoạch mủ cao su. Còn khi nhiệt độ cao
hơn 400
C, gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây và dẫn đến cây chết.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 9
1.1.5.5. Lượng mưa và độ ẩm
Cây cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa 1800 – 2500
mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 – 150 ngày/năm.
Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao
su là trên 75%. Độ ẩm không khí tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khai thác mủ cây
cao su. Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất quan
trọng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Việc khai thác mủ cao su thường tập trung
vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi sáng càng nhiều thì năng suất thu hoạch
càng giảm.
1.1.5.6. Khả năng chịu hạn
Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công nghiệp khác như: tiêu, cà
phê... Tuy nhiên, cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở xuống không thể chịu hạn tốt do
bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong vườn ươm không thể chịu hạn quá 1
tháng, nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên 4 - 5 tháng. Vì vậy,
dựa vào khả năng chịu hạn của cây cao su chúng ta sẽ đề ra phương pháp chăm sóc
thích hợp để tăng năng suất cây trồng.
1.1.5.7. Khả năng chịu úng
Cây cao su không những có khả năng chịu hạn tốt mà còn có khả năng chịu úng tốt.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ,
nếu bị ngập úng sâu khoảng 30 – 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại
tăng trưởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa.
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT
1.2.1. Khái niệm về đất [6], [10]
Đất được hình thành và tiến hóa chậm hàng thế kỉ do sự phong hóa đá và sự phân
hủy xác thực vật dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Một số đất được hình
thành do sự bồi lắng phù sa sông, biển và gió. Đất có bản chất cơ bản khác với đá là có
độ phì nhiêu và tạo sản phẩm cây trồng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 10
1.2.2. Quá trình hình thành đất [6], [10]
Quá trình hình thành đất rất phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động: sinh học, hóa học,
lý học, lý - hóa học tác động tương hỗ lẫn nhau:
 Sự tổng hợp chất hữu cơ và phân giải chúng
 Sự tích lũy chất hữu cơ, vô cơ và sự rửa trôi chúng
 Sự phân hủy các khoáng chất và sự tổng hợp các chất hóa học mới
 Sự xâm nhập của nước vào đất và sự mất nước từ đất
 Sự hấp thu năng lượng mặt trời của đất làm đất nóng lên và sự mất năng lượng
từ đất làm đất lạnh đi
Từ khi xuất hiện sự sống trên trái đất thì quá trình phong hóa xảy ra gắn liền với quá
trình hình thành đất.
Đất được hình thành qua 2 quá trình: đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh
học.
Thực chất của vòng đại tuần hoàn địa chất là quá trình phong hóa để tạo mẫu chất.
Trong vòng đại tuần hoàn địa chất, nước bốc hơi từ đại dương, hình thành mưa xuống
lục địa bị phong hóa, bị bào mòn cuốn ra biển và đại dương hình thành trầm tích. Trải
qua thời kỳ địa chất, do các chấn động, đá trầm tích được trồi lên rồi lại chịu phong
hóa.
Thực chất của vòng tiểu tuần hoàn sinh học chính là quá trình hình thành đất, thực
hiện do hoạt động sống của động vật, thực vật và vi sinh vật. Trong vòng tuần hoàn
này sinh vật đã hấp thu năng lượng, chất dinh dưỡng và các khí từ khí quyển để tổng
hợp nên chất hữu cơ (quá trình quang hợp). Các chất hữu cơ này được vô cơ hóa nhờ
vi sinh vật là nguồn thức ăn cho sinh vật ở thế hệ sau.
Hai quá trình này không thể tách rời nhau: vì nếu không có đại tuần hoàn địa chất
thì không có muối khoáng và môi trường tơi xốp cho tiểu tuần hoàn sinh học phát triển
và ngược lại. Nếu không có vòng tiểu tuần hoàn sinh học thì không tích lũy chất hữu
cơ, không hình thành mùn mà mùn là yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 11
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình hình thành đất [6], [10]
Đất được hình thành do sự biến đổi liên tục và sâu sắc tầng mặt của đất dưới tác
động của sinh vật và yếu tố môi trường. Các yếu tố tác động vào quá trình hình thành
đất và làm cho đất được hình thành gọi là các yếu tố hình thành đất.
Docuchaev người đầu tiên nêu ra 5 yếu tố hình thành đất và gọi đó là yếu tố phát
sinh học.
1.2.3.1. Đá mẹ
Nguồn cung cấp chất vô cơ cho đất, trước hết là khoáng chất, cho nên nó là bộ
xương và ảnh hưởng tới thành phần cơ giới, khoáng học và hoá học của đất.
Thành phần và tính chất chịu ảnh hưởng của đá mẹ thường được biểu hiện rõ rệt ở
giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất, càng về sau sẽ bị biến đổi sâu sắc do quá
trình hoá học và sinh học xảy ra trong đất.
1.2.3.2 Khí hậu
Khí hậu tham gia vào quá trình hình thành đất được thể hiện qua:
- Nước mưa
- Các chất trong khí quyển: O2, CO2, N2
- Hơi nước và năng lượng mặt trời
- Sinh vật sống trên đất
Khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình hình thành đất:
 Ảnh hưởng trực tiếp:
- Nước mưa quyết định độ ẩm, mức độ rửa trôi, pH của dung dịch đất và tham gia
tích cực vào quá trình phong hoá hoá học.
- Nhiệt độ làm cho đất nóng hay lạnh. Nó thúc đẩy quá trình hoá học, hoà tan và
tích luỹ chất hữu cơ.
 Ảnh hưởng gián tiếp:
Biểu hiện qua thế giới sinh vật mà sinh vật là yếu tố chủ đạo cho quá trình hình
thành đất: quy luật phân bố địa lý theo vĩ độ, độ cao và khu vực.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 12
1.2.3.3. Yếu tố sinh vật
Sinh vật luôn là một yếu tố chủ đạo trong quá trình hình thành đất trồng, trong đó
phải kể đến vai trò của vi sinh vật, thực vật và động vật.
a. Vai trò của vi sinh vật
Qua nghiên cứu, người ta phát hiện trong một gam đất có tới hàng trăm triệu,
thậm chí hàng tỉ tế bào vi sinh vật. Khối lượng vi sinh vật có đến 8 - 10 tấn/ha. Trong
đất vi sinh vật có khả năng sinh sản rất lớn và chúng tham gia vào hầu hết các quá
trình chuyển hóa phức tạp xảy ra trong đất.
Khoáng hóa các hợp chất hữu cơ và tổng hợp mùn: đây là chức năng quan trọng
nhất của vi sinh vật trong mọi loại đất, nhờ đó mà đá biến thành đất. Hơn nữa, vi sinh
vật còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các hợp chất vô cơ thành hợp
chất hữu cơ. Đồng thời, vi sinh vật cũng sử dụng sản phẩm của quá trình phân hủy
chất hữu cơ để tạo thành cơ thể của chúng và chất hữu cơ mới đặc biệt gọi là mùn qua
quá trình mùn hóa.
b. Vai trò của thực vật
Đây là nguồn cung cấp chất hữu cơ chủ yếu cho đất. Nhờ khả năng quang hợp, hàng
năm thực vật để lại cho đất hàng tấn thậm chí hàng chục tấn chất xanh có chất lượng
khác nhau tùy thuộc vào từng loại thực vật. Những phần rơi rụng của thực vật, sau khi
khoáng hóa sẽ xâm nhập vào đất, tạo khả năng tích lũy mùn và biến thành màu đen tối
ở lớp đất trên. Mỗi loại thực vật khác nhau nên hàm lượng chất hữu cơ mà nó cung cấp
cho đất cũng khác nhau.
Ví dụ: Đất đen ôn đới có hàm lượng mùn cao (có thể lên tới 15%) được hình thành
dưới đồng cỏ hay xen giữa đồng cỏ và rừng cây lá rộng ôn đới.
Các loại đất không có tán cây che phủ, vào mùa khô quá trình kết von hình thành đá
ong trong đất xảy ra rất mạnh mẽ, vào mùa mưa tầng mặt bị bào mòn dần dần thành
đồi trọc.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 13
Hơn nữa, đối với các thảm thực vật giúp đất chống lại hiện tượng xói mòn, ngăn
chặn sự rửa trôi của đất ...
c. Vai trò của động vật
Chất thải của động vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất, tăng tính khoáng cho
đất và tạo kết cấu của đất (điển hình là giun đất).
Một số loại động vật hoạt động sống bằng cách đào hang tạo các khe trống giúp cho
nước, không khí dễ xâm nhập vào đất từ đó thay đổi chế độ không khí, nước, nhiệt độ
trong đất...
1.2.3.4. Yếu tố địa hình
Địa hình khác nhau thì sự xâm nhập của nước, nhiệt và các chất hoà tan sẽ khác
nhau. Nơi có địa hình cao, dốc, độ ẩm bé hơn nơi có địa hình thấp và trũng. Địa hình
cao thường bị rửa trôi, bào mòn.
Hướng dốc ảnh hưởng đến nhiệt độ của đất.
Địa hình ảnh hưởng tới hoạt động sống của thế giới sinh vật, tới chiều hướng và
cường độ của quá trình hình thành đất.
1.2.3.5. Yếu tố thời gian
Yếu tố thời gian được coi là tuổi của đất. Đó là thời gian diễn ra quá trình hình
thành đất và một loại đất nhất định được tạo thành. Đất có tuổi càng cao, thời gian
hình thành đất càng dài thì sự phát triển của đất càng rõ rệt.
1.2.3.6. Yếu tố con người
Ngày nay hoạt động sản xuất của con người có tác động rất mạnh đối với quá trình
hình thành đất. Do vậy một số tác giả có xu hướng đưa yếu tố con người vào yếu tố
thứ 6 của quá trình hình thành đất.
Con người là một nhân tố vừa có những tác động tích cực vừa có những tác động
tiêu cực đến hoạt động của đất.
- Tác động tích cực: các hoạt động thâm canh nông nghiệp, đắp đê ngăn lũ, làm
ruộng bậc thang... làm cho đất ngày càng màu mỡ, tăng độ phì nhiêu của đất.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 14
- Tác động tiêu cực: hoạt động đốt rừng làm nương rẫy, du canh, du cư làm cho đất
trống đồi trọc, làm mất khả năng giữ nước vào mùa mưa và tăng sự thoát hơi nước vào
mùa nắng.
1.2.4. Phân loại đất ở Việt Nam ( Hội KH đất VN, 2000) [ [17]
Việc phân loại đất ở Việt Nam được dựa trên cơ sở xem tổng hợp các yếu tố và các
quá trình hình thành đất, hình thái phẫu diện đất và một số tính chất lí hóa học của đất.
Hội khoa học đất Việt Nam năm 2000 đã phân loại đất như sau:
1.2.4.1. Đất cát
- Đất cồn cát trắng vàng
- Đất cồn cát đỏ
- Đất cát điển hình
- Đất cát mới biến đổi
- Đất cát potzon
- Đất cát glây
- Đất cát feralit
1.2.4.2. Đất mặn
- Đất mặn sú vẹt đước
- Đất mặn nhiều
- Đất mặn trung bình và ít
1.2.4.3. Đất phèn
- Đất phèn tiềm tàng
- Đất phèn hoạt động
1.2.4.4. Đất phù sa
- Đất phù sa, trung tính, ít chua
- Đất phù sa, chua
- Đất phù sa Glây
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 15
- Đất phù sa mùn
- Đất phù sa có tầng đốm gỉ
1.2.4.5. Đất Glây
- Đất glây trung tính, ít chua
- Đất glây chua
- Đất lầy
1.2.4.6. Đất than bùn
- Đất than bùn
- Đất than bùn phèn tiềm tàng
1.2.4.7. Đất mặn kiềm
- Đất mặn kiềm
- Đất mặn kiềm glây
1.2.4.8. Đất mới biến đổi
- Đất mới biến đổi, trung tính ít chua
- Đất mới biến đổi, chua
1.2.4.9. Đất đá bọt
- Đất đá bọt
- Đất đá bọt mùn
1.2.4.10. Đất đen
- Đất đen có tầng kết von
- Đất đen Glây
- Đất đen cacbonat
- Đất nâu thẫm trên bazan
- Đất đen tầng mỏng
1.2.4.11. Đất nứt nẻ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 16
- Đất nứt nẻ trung tính, ít chua
- Đất nứt nẻ chua
1.2.4.12. Đất nâu
- Đất nâu vùng bán khô hạn
- Đất đỏ vùng bán khô hạn
- Đất nâu vàng vùng khác
1.2.4.13. Đất tích vôi
- Đất vàng tích vôi
- Đất nâu thẩm tích vôi
1.2.4.14. Đất có tầng sét loan lỗ
- Đất có tầng sét loan lỗ chua
- Đất có tầng sét loan lỗ rữa trôi mạnh
- Đất có tầng sét loan lỗ giàu mùn
1.2.4.15. Đất xám
- Đất xám bạc màu
- Đất xám có tầng loan lỗ
- Đất xám glây
- Đất xám feralit
- Đất xám mùn trên núi
1.2.4.16. Đất nâu tím
- Đất nâu tím
- Đất nâu tím đỏ
1.2.4.17. Đất đỏ
- Đất nâu đỏ
- Đất nâu vàng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 17
- Đất đỏ vàng có tầng đất loan lỗ
- Đất mùn vàng đỏ trên núi cao
1.2.4.18. Đất mùn alit núi cao
- Đất mùn alit núi cao
- Đất mùn alit núi cao glây
- Đất mùn thô than bùn núi cao
1.2.4.19. Đất sói mòn trơ sỏi đá
1.2.4.20. Đất nhân tác
1. 3. TỔNG QUAN VỀ MÙN
1.3.1. Sơ lược về chất hữu cơ
1.3.1.1. Định nghĩa về chất hữu cơ [8], [10], [11], [16]
Chất hữu cơ của đất là một chỉ tiêu về độ phì và ảnh hưởng đến tính chất của đất
như khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khả năng hấp phụ, giữ nhiệt và kích thích
sinh trưởng cây trồng.
Chất hữu cơ là nguồn cung cấp trực tiếp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng: N, P, K,
Ca,... là yếu tố làm tăng lượng và chất trao đổi caiton của các loại chất khoáng hoặc
đất), tăng kết cấu đất, cải thiện tính chất vật lí, khả năng giữ ẩm của đất.
Chất hữu cơ của đất là một trong 4 hợp phần cơ bản của đất: phần khoáng, phần
chất hữu cơ, phần không khí đất và phần dung dịch đất.
1.3.1.2. Thành phần của chất hữu cơ [10]
Gồm hai thành phần chính:
- Xác hữu cơ chưa bị phân giải trong đất (rễ cây, thân lá cây rụng,...)
- Các chất hữu cơ của đất: sản phẩm phân giải chất hữu cơ bao gồm hợp chất hữu
cơ đơn giản chứa cacbon và nitơ như gluxit, protit, lipit...và hợp chất hữu cơ phức tạp
là mùn.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 18
1.3.1.3. Nguồn gốc của chất hữu cơ
Nguồn tạo chất hữu cơ của đất là tàn tích sinh vật bao gồm xác động vật, thực vật và
vi sinh vật đất.
a. Nguồn gốc từ thực vật [10]
Thực vật màu xanh là sinh khối chính tạo tàn tích sinh vật trong đất, chiếm 4/5 tổng
lượng xác hữu cơ của đất.
Tùy thuộc vào vùng sinh thái tự nhiên, loại thảm thực vật của từng vùng và tác động
của con người mà lượng chất xanh trả lại cho đất hàng năm sẽ khác nhau. Ví dụ, vùng
sinh thái nhiệt đới nóng ẩm với các loại thực vật phong phú, phát triển nhanh quanh
năm sẽ có lượng xác thực vật lớn gấp bội vùng sinh thái bán khô hạn chỉ có cây bụi và
xương rồng.
Ngoài ra, các loại thực vật khác nhau thì tàn tích thực vật sẽ khác nhau. Chẳng hạn
như: xác các loại cỏ hàng năm vùng thảo nguyên ôn đới sẽ phong phú và có chất lượng
hữu cơ tốt hơn là xác của các cây lá kim của rừng Taiga hoặc xác cây bụi lúp xúp của
vùng khô hạn.
Các loại đất khác nhau nên có độ màu mỡ khác nhau dẫn đến sinh khối thực vật
khác nhau. Đất phù sa sông có hàm lượng và thành phần sinh khối phong phú hơn đất
bạc màu và đất cát ven biển.
Tàn tích thực vật quyết định đến sự hình thành tầng thảm mục, tầng tích lũy mùn
của phẫu diện đất cũng như hàm lượng và thành phần của mùn. Những đất có tầng
thảm mục và tầng tích lũy dày, thành phần xác hữu cơ là các cây thân thảo thường có
hàm lượng và thành phần mùn tốt hơn hẳn những đất trống đồi trọc, hoặc chỉ có những
cây bụi, gai, lá kim.
b. Nguồn gốc từ động vật và vi sinh vật [6], [10], [11]
So với tàn tích của thực vật thì số lượng tàn tích của động vật và vi sinh vật đất ít
hơn hẳn, song thành phần chất hữu cơ thì rất cao, đặc biệt là các hợp chất hữu cơ chứa
nitơ.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 19
Các động vật chính trong đất như: giun, kiến, mối, sâu bọ,...
Hệ vi sinh vật đất gồm: nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn,...
Các vi sinh vật đất có vai trò quan trọng trong các quá trình như sau:
- Phân hủy các chất hữu cơ: các vi sinh vật đất có khả năng phân hủy và tiêu hóa các
tàn dư thực vật và các chất hữu cơ khác qua các hoạt động hóa học với sự trợ giúp của
các enzym. Các enzym này tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển hóa vật chất trong
đất, góp phần khép kín các vòng tuần hoàn vật chất trong thiên nhiên như chu trình
nitơ, chu trình cacbon...
- Khoáng hóa các chất hữu cơ: qua quá trình khoáng hóa các nguyên tố dinh dưỡng
nằm trong cấu trúc sinh hóa của các chất hữu cơ bị phân giải và chuyển sang dạng hữu
dụng mà cây trồng có thể hấp thụ được. Thí dụ: chất hữu cơ chứa nitơ (protein, axit
amin) thông qua quá trình amôn hóa, quá trình nitrat hóa.
Chất hữu cơ NH4
+
NO2
-
NO3
-
Quá trình phản nitrat hóa:
NO3
-
NO2
-
NO N
- Cố định đạm (tiến trình chuyển hóa nitrogen trong khí quyển thành dạng mà cây
có thể hấp thụ).
Ví dụ: Vi khuẩn cố định đạm Rhizobium sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu, có
khả năng hút và chuyển hóa nitơ tự nhiên trong không khí thành nitơ cung cấp cho
cây. Sau khi cây chết và bị phân giải, chúng sẽ cung cấp và làm gia tăng hàm lượng
nitơ trong đất. Vi khuẩn nốt sần của cây họ đậu có thể cố định được từ 55 – 144 kg
N/ha/vụ.
- Ngoài ra, vi sinh vật đất còn có khả năng yểm trợ cho sự hữu dụng, hấp thu của lân
(photpho) và các dưỡng chất khác.
Một loại nấm có tên là Mycorrhiza có thể thâm nhập vào mô vỏ của rễ cây, sử dụng
các loại thức ăn do rễ tạo ra và đồng thời sinh ra một mạng lưới sợi nấm kết dính keo
Vi khuẩnVi khuẩn Vi khuẩn
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 20
đất bao quanh rễ. Từ đó, các nguyên tố dinh dưỡng như photpho bám lên màng này và
rễ cây có thể hấp thu dễ dàng.
1.3.1.4. Vai trò của chất hữu cơ [6], [8]
Hàm lượng chất hữu cơ của đất và độ bền cấu trúc liên quan rất chặt chẽ với nhau.
Hằng năm, việc bổ sung xác hữu cơ thực vật đã duy trì có hiệu quả độ bền cấu trúc của
đất. Ở đất chứa hàm lượng mùn thấp hơn 3,4% thì cấu trúc đất bị suy giảm hơi nhiều
so với đất có chứa 4,3% mùn.
- Chất hữu cơ nhỏ hơn 3% thì không thích hợp sản xuất lâu dài cho cây có hạt vì độ
bền cấu trúc sẽ suy giảm nhanh.
- Trong đất, quá trình suy thoái chất hữu cơ nhanh hơn quá trình tích lũy
Ví dụ: Một loại đất chứa 3% chất hữu cơ, tức là khoảng 75 tấn chất hữu cơ trên
diện tích 1 ha với độ sâu 15cm. Nếu hằng năm bổ sung 2 tấn/ha xác thực vật
thì sẽ mất gần 100 năm để tăng đất này đến 4% chất hữu cơ.
Cường độ phân hủy và tích lũy chất hữu cơ đất xảy ra xen kẽ, trong trạng thái cân
bằng động.
Ví dụ: Jenkinson và Ladd (1938) nhận xét: ở đất trồng lúa mì liên tục tại
Rothamstes( Anh) có 26 tấn/ha cacbon hữu cơ tiêu hao và hằng năm có 1,2 tấn bổ sung
thì sự luân chuyển (trạng thái bền vững) của chất hữu cơ sẽ là:
= = 21,67 năm
Như vậy, chất hữu cơ này sẽ luân chuyển qua gần 22 năm.
1.3.2. Sơ lược về mùn
1.3.2.1. Khái niệm về mùn [11]
Mùn là hợp chất cao phân tử được hình thành từ quá trình phân giải và tổng hợp
hữu cơ trong đất.
C hữu cơ trong đất(tấn/ha)
Lượng C hữu cơ đưa vào
(tấn/ha.năm)
26
1,2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 21
1.3.2.2. Quá trình hình thành mùn [8], [10], [17]
Xác hữu cơ trong đất rất phức tạp gồm protein, lipit, gluxit,... những chất này thực
vật không thể hấp thu trực tiếp mà phân giải chúng thành những hợp chất đơn giản
hơn. Sự phân giải là một quá trình phức tạp có sự tham gia của vi sinh vật, oxi, nước.
Mùn được hình thành thông qua hai quá trình:
 Quá trình khoáng hóa:
Quá trình khoáng hóa là quá trình phân hủy hoàn toàn xác hữu cơ dưới tác dụng của
quần thể vi sinh vật háo khí để tạo ra các sản phẩm như muối khoáng, CO2, H2O từ đó
cung cấp nguồn năng lượng lớn cho đất.
Quá trình khoáng hóa chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: khí hậu, tính chất đất và
đặc điểm xác hữu cơ.
 Quá trình mùn hóa:
Quá trình mùn hóa là quá trình phân giải xác hữu cơ do hệ vi sinh vật phân giải tạo
nên các hợp chất hữu cơ trung gian và quá trình tổng hợp các hợp chất trung gian đó
thành hợp chất hữu cơ cao phân tử.
Quá trình mùn hóa gồm các giai đoạn:
+ Từ các hợp chất hữu cơ như protit, lipit,... của các sinh vật và sản phẩm tổng hợp
của vi sinh vật phân giải, chúng được phân hủy thành các sản phẩm hữu cơ trung gian.
+ Dưới tác động của các vi sinh vật tổng hợp, các hợp chất hữu cơ trung gian tạo
thành các hợp chất phức tạp: nhân vòng thơm, mạch nhánh và các nhóm định chức.
+ Các hợp chất phức tạp được các vi sinh vật tổng hợp trùng ngưng lại thành các
hợp chất cao phân tử giống như chuỗi xích bền vững gồm: nhân vòng, mạch nhánh,
nhóm định chức đó gọi là mùn.
Quá trình mùn hóa phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau của môi trường
+ Nhân tố sinh học: các men trong xác động thực vật, số lượng và chất lượng của
vật bị mùn hóa và các vi sinh vật, động vật đất.
+ Nhân tố khí hậu: nhiệt độ, nước, không khí.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 22
+ Ngoài ra, quá trình mùn hóa còn phụ thuộc vào các phản ứng và các chất dễ tiêu
của đất.
1.3.2.3. Thành phần của mùn [8], [10], [17]
Chất mùn gồm 3 thành phần chính: axit humic, axit fulvic và các humin
a. Axit humic
Axit humic là một axit hữu cơ cao phân tử chứa nitơ hình thành trong môi trường
trung tính, có cấu tạo vòng, không tan trong nước và axit vô cơ nhưng lại dễ tan trong
dung dịch kiềm loãng: NaOH, Na2CO3,.. và có màu nâu sẫm hoặc nâu đen. Thành
phần bao gồm các nguyên tố:
C: 50 – 62%
H: 2,8 – 6%
O: 31 – 41%
N: 2 – 6%
Các nguyên tố khác: P, S, Al, Fe... 1%
- Nguyên tắc cấu tạo: thuộc loại hợp chất cao phân tử, gồm những monome, những
monome này lại được tạo thành từ những đơn vị cấu trúc cơ bản. Như vậy, một đơn vị
cấu trúc là hạt nhân của axit humic.
Hình 1.3: Axit humic
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 23
- Một đơn vị cấu trúc bao gồm: nhân, cầu nối và những nhóm định chức
+ Nhân vòng thơm là các dị vòng chứa nitơ, các axit cacbon thơm và các andehyt
thơm chiếm 50 - 60% trọng lượng phân tử mùn.
+ Các hợp chất vòng no và mạch thẳng là các aminoaxit, cacbua hydro và các
quinol chiếm 25 - 40% trọng lượng phân tử.
+ Các nhóm định chức: cacboxyl, cacbonyl, fenolhydroxyl, metoxyl chiếm 10 -
25%.
- Các cầu nối liên kết giữa các vòng làm cho phân tử axit humic trở nên “xốp” dễ
thấm nước. Những cầu nối này có thể là những phân tử riêng biệt (-O-), hoặc là nhóm
(-NH2- ), (-CH2-) cũng có thể liên kết qua nguyên tử cacbon (C-C).
- Phân tử lượng lớn: 50.000 - 190.000 đơn vị cacbon. Phân tử có dạng hình cầu với
cấu tạo nhân theo một trật tự nhất định.
Axit humic có một số tính chất cơ bản như: tính axit thấp (do nhân vòng > mạch
nhánh), ít di động, mức độ ngưng tụ cao do trọng lượng phân tử lớn, ít bị rữa trôi khỏi
đất, khả năng hấp phụ keo mùn cao, từ 300 - 600 me/100g keo. Tính đệm cao, ít chua.
Trạng thái tồn tại: tồn tại ở dạng các muối humat kiềm – là nguồn cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây trồng. Do đó, muối humat của cation hóa trị I rất dễ bị rửa trôi (do
tan nhiều trong nước), còn muối humat của Ca, Mg sẽ được tích lũy ở nơi hình thành
ra chúng, vì thế ở lớp đất mặt có chứa nhiều loại muối này.
Axit humic là thành phần mùn có giá trị nhất, là nguồn dự trữ dinh dưỡng (nhất là
nitơ) cho đất, khi phân giải axit humic thu được nhiều chất khoáng giúp đất có độ phì
cao. Axit humic cùng với các axit mùn khác bón vào đất có tác dụng kích thích sự phát
triển của hệ rễ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cây sinh trưởng phát triển mạnh
hơn. Nếu được hấp thu trực tiếp qua lá chúng sẽ giúp tăng cường sự quang hợp của
cây do kích thích sự hoạt động của các men tham gia trong quá trình quang hợp.
Cường độ quang hợp mạnh cây sẽ sinh trưởng nhanh và ngược lại. Ngoài ra, axit
humic còn làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như
nóng, rét, hạn, úng, chua phèn. Với các tác dụng trên, axit humic đang được khai thác
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 24
sử dụng phổ biến trong các chế phẩm phân bón vào gốc và bón vào lá, chất kích thích
sinh trưởng cây trồng và thuốc trừ bệnh cây.
Tóm lại, axit humic là một tổ hợp mùn tốt nhất của hợp chất mùn vì nó có những
đặc tính quí như: ít chua, bền vững, hàm lượng nitơ cao, khả năng hấp phụ trao đổi ion
lớn, các hợp chất kết hợp với cation và khoáng sét bền. Vì vậy, đất giàu axit humic có
độ phì cao.
b. Axit fulvic:
Là axit hữu cơ cao phân tử chứa nitơ hình thành trong môi trường chua, dễ tan trong
nước, axit, bazơ và nhiều dung môi hữu cơ khác, cho dung dịch màu vàng rơm và rất
chua ( pH = 2,6 - 2,8)
Thành phần các nguyên tố hóa học chính:
C: 40 – 52%
H: 3,5 – 5%
O: 40 – 48%
N: 2,4%
Các nguyên tố khác từ 7 – 10%
Cấu tạo phân tử: ít nhân vòng thơm và nhiều mạch nhánh hơn axit humic nên axit
fulvic có tính ưa nước, khả năng ngưng tụ keo kém, độ phân tán cao, khả năng di động
lớn, tính chua, có khả năng hấp phụ trao đổi ion cao.
Hình 1.4: Axit fulvic
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 25
Phân tử lượng: 10.000 - 20.000 đơn vị cacbon.
Đối với các loại đất khác nhau thì tỷ lệ axit fulvic trong mùn cũng khác nhau. Đối
với đất trung tính, ít chua: tỉ lệ axit fulvic cao hơn, càng xuống sâu, tỉ lệ này càng cao.
Các axit fulvic khi kết hợp với các cation hóa trị I, II tạo thành các fulvat. Chúng là
nguyên nhân làm rửa trôi các chất màu và phá hủy sét rất nhanh do chúng dễ tan trong
nước, axit, kiềm nên dễ di chuyển theo chiều sâu của phẫu diện đất.
Người ta nhận thấy rằng: đất mùn trên núi cao, đất đỏ vàng, đất phèn là các loại đất
giàu chất hữu cơ.
Tóm lại, axit fulvic là một tổ hợp mùn xấu hơn axit humic. Vì vậy, đất giàu axit
fulvic thường bị chua, dễ bị nghèo mùn, các nguyên tố trong đất dễ bị rữa trôi dưới
dạng muối fulvat dễ hòa tan.
c. Các humin
Các humin là tổ hợp các chất mùn được cấu tạo bởi các liên kết giữa các axit
humic, axit fulvic và các khoáng sét trong đất. Các humin có màu đen, không tan trong
dung dịch kiềm, có phân tử lượng lớn, bền vững trong đất, cây trồng không sử dụng
được.
Humin không hòa tan do liên kết với khoáng như các silicat, setquioxyt và khoáng
sét – phức humat với khoáng sét.
Ngoài ra thành phần chất mùn còn có nhiều axit amin có tính axit, bazơ, trung tính
và các axit amin chứa lưu huỳnh.
1.3.2.4. Vai trò của mùn [9], [10], [22]
a. Vai trò của mùn đối với đất
- Chất mùn giúp cải thiện cấu trúc của đất, cải thiện tỉ số không khí và nước ở vùng
rễ làm tăng khả năng giữ nước của đất. Do vậy, nếu đất giàu mùn sẽ ít mẫn cảm với
tình hình khô hạn.
- Chất mùn cải thiện thành phần cơ giới nhẹ của đất cát và thành phần cơ giới nặng
của đất sét.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 26
- Chất mùn tạo khả năng thu nhiệt và giữ nhiệt, điều hòa nhiệt độ của đất, tránh sự
thay đổi đột ngột về nhiệt độ của đất cho cây.
- Đất mùn có khả năng hấp phụ trao đổi cation cao làm cho đất có tính chịu nước,
chịu phân cao.
- Đất giàu mùn có tính đệm cao, chống chịu với những thay đổi đột ngột về pH đất,
đảm bảo các phản ứng hóa học và oxi hóa khử xảy ra bình thường, không gây hại cho
cây trồng.
- Chất mùn là chỉ tiêu biểu thị đất khác đá mẹ, đất màu mỡ...
- Hợp chất mùn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng lại có khả năng khoáng hóa chậm
và thường xuyên thành các chất vô cơ đơn giản cho cây trồng sử dụng liên tục như:
nitơ, photpho, kali... Vì vậy, đất giàu mùn nếu không có nguồn phân vô cơ bổ sung thì
thường đất vẫn có năng suất ổn định.
- Chất mùn ngăn chặn sự tái hợp hấp phụ kali trong đất.
- Chất mùn làm tăng số vi sinh vật đất, bao gồm cả vi sinh vật có lợi.
- Chất mùn là nền tảng của sự sống và các hoạt động của vi sinh vật và chính các vi
sinh vật sẽ tạo ra sự chuyển hóa mùn trong đất. Do đó, đất càng nhiều mùn thì lượng
vi sinh vật đất càng phong phú và hoạt động mạnh.
b. Vai trò của mùn đối với cây trồng
- Trong quá trình phân giải mùn tạo ra nhiều CO2 rất cần thiết cho cây trồng khi
quang hợp.
- Khả năng trao đổi cation cao nên tạo ra sự trao đổi dinh dưỡng cung cấp cho cây,
trong đó phức hệ keo sét – mùn là phức hệ điều tiết thức ăn quan trọng nhất của đất đối
với cây.
- Keo mùn kết hợp với lân tạo thành phức hệ lân – mùn là hợp chất giải phóng lân
dễ dàng cho cây sử dụng (ngay cả những đất giàu Ca2+
, Fe3+
, Al3+
có khả năng giữ chặt
lân).
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 27
- Chất mùn tăng cường hiệu quả phân khoáng đối với cây trồng, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc hút thức ăn qua màng tế bào của rễ cây.
- Chất mùn kích thích hạt nảy mầm và thúc đẩy sự tăng trưởng của cây con.
- Quá trình mùn hóa chất hữu cơ càng mạnh thì tác động kích thích việc hút chất
dinh dưỡng càng mạnh.
- Mùn làm hô hấp của cây và sự tăng trưởng của cây được đẩy mạnh.
- Mùn làm tăng sinh khối của cây và là chỉ tiêu để đánh giá độ phì nhiêu của đất.
- Mùn là nguồn gốc dự trữ thức ăn cho cây. Khi khoáng hóa mùn sẽ giải phóng đạm
nitrat, các thức ăn khác hay các nguyên tố vi lượng có trong thành phần của chất hữu
cơ để cung cấp cho cây.
Bảng 1.1: Đánh giá độ phì nhiêu của đất
Hàm lượng mùn (%) Phân loại đất
< 1% Đất rất nghèo mùn
1-2% Đất hơi nghèo mùn
2-4% Đất có mùn trung bình
4-8% Đất giàu mùn
> 8% Đất rất giàu mùn
1.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC
ĐỊNH MÙN
1.4.1. Các ion gây hưởng đến quá trình xác định mùn [4]
Trong dung dịch phân tích ngoài các nguyên tố cần xác định còn có chứa nhiều
cation và anion.
Ảnh hưởng của các cation hoặc anion lạ sẽ dẫn tới làm sai số của chuẩn độ (có thể
gây sai số âm hoặc sai số dương).
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 28
Đối với phương pháp quang phổ: ảnh hưởng của cation và anion này đến sự hấp phụ
trong phổ hấp thụ nguyên tử rất khác nhau, có thể có hiệu ứng dương, hiệu ứng âm,
hoặc vừa có hiệu ứng dương và vừa có hiệu ứng âm ở các nồng độ khác nhau.
Để loại trừ ảnh hưởng của các cation và các anion này chúng ta có thể sử dụng một
số biện pháp sau đây một cách riêng biệt hay tổ hợp:
 Chọn điều kiện xử lí mẫu phù hợp để loại các ion lạ ra khỏi dung dịch phân tích.
 Chọn các thông số máy đo thích hợp.
 Chọn điều kiện thí nghiệm và điều kiện nguyên tử hóa mẫu thích hợp.
 Thêm vào các chất phụ gia thích hợp để loại trừ ảnh hưởng của các cation lạ.
Trong mỗi trường hợp cụ thể cần phải nghiên cứu để chọn được loại chất và nồng độ
thích hợp.
1.4.1.1. Ảnh hưởng của Fe3+
, Fe2+ [10], [16]
Sắt là một nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng. Sắt đóng vai trò quan trọng
trong sự tạo thành kết cấu của đất, trong việc điều hòa chế độ lân của đất ở vùng nhiệt
đới ẩm (đặc biệt với đất lúa ngập nước).
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, sự tích lũy sắt trong đất là một qui luật tất
yếu, biểu hiện ở màu sắc đỏ vàng của đất.
Nguồn gốc của sắt trong đất từ các khoáng vật hematit, manhetit, ôgit, mica đen,
hocnơblen, limonit, pyrit... Khi phong hóa các khoáng vật ấy, thì sắt được giải phóng
ra ở dạng hydroxit, công thức chung là FeO3.nH2O.
Sắt trong đất có thể ở dạng hợp chất hóa trị II hoặc III. Các muối sắt hóa trị II dễ tan
trong nước và một phần nhỏ thủy phân làm cho đất chua. Các muối sắt hóa trị III khó
tan trong nước như FePO4.
Sắt có khả năng tạo phức với các chất để tạo thành các phức chất vô cơ hoặc hữu cơ
– vô cơ. Hàm lượng Fe2O3 trong đất khoảng 2 - 10% phụ thuộc vào thành phần đá mẹ,
khí hậu. Ngoài ra, hàm lượng Fe2O3 trong đất còn phụ thuộc vào yếu tố khác như: oxit
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 29
sắt hóa trị III chuyển thành sắt hóa trị II hòa tan do bị khử làm một lượng oxit sắt hóa
trị III bị rửa trôi đi dẫn đến hàm lượng sắt trong tầng đất mặt thấp.
Tóm lại, sắt là một nguyên tố dinh dưỡng (vi lượng) có nhiều ý nghĩa cho cây trồng.
Tuy nhiên, khí phân tích hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin thì sắt là
nguyên tố gây cản trở đến quá trình phân tích (gây sai số trong phép chuẩn độ). Vì
vây, chúng ta cần có phương pháp loại bỏ ảnh hưởng của ion Fe3+
, Fe2+
.
1.4.1.2. Ảnh hưởng của Cl- [7], [10], [11]
Các chất hòa tan trong nước của đất bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ. Việc xác định
các chất hòa tan trong nước của đất có ý nghĩa quan trọng (đặc biệt là đất mặn). Trong
đó, phải kể đến sự có mặt của anion Cl-
, là dạng anion không có tính oxi hóa, có tác
dụng độc cao đối với cây trồng khi nồng độ anion lớn. Các muối clorua dễ tan hơn các
muối sunfat nên dễ bị rửa trôi hơn.
Bảng 1.2 : Hàm lượng Cl-
trong các loại đất 1990
Tên đất Hàm lượng Cl-
(%)
Không mặn < 0,15
Mặn ít 0,15 – 0,30
Mặn trung bình 0,30 – 0,50
Mặn 0,50 – 0,80
Rất mặn > 0,80
(Theo B.A.Kôpda và B.B.Egorôp)
Đất mặn là một loại đất xấu, muốn sử dụng đất đạt hiệu quả cao thì chúng ta cần
phải cải tạo. Hơn nữa, lượng Cl-
trong đất còn ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn
trong đất khi phân tích hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin. Vì vậy,
chúng ta cần có phương pháp cản trở sự ảnh hưởng của Cl-
.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 30
1.4.2. Phương pháp khắc phục các ion gây ảnh hưởng đến quá trình xác định
mùn [7]
1.4.2.1. Ảnh hưởng của Fe3+
Ion Fe3+
sẽ gây ảnh hưởng đến sự đổi màu của chất chỉ thị. Vì vậy, để khắc phục
hiện tượng này ta sẽ che Fe3+
bằng H3PO4 do Fe3+
có khả năng tạo phức với H3PO4 tạo
thành phức không màu.
1.4.2.2. Ảnh hưởng của Cl-
Khi phân tích hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin chúng ta sử dụng
lượng K2Cr2O7 0,4N trong môi trường H2SO4 (tỉ lệ 1:1) để oxi hóa lượng cacbon trong
đất và sử dụng muối Morh với chỉ thị ferroin để xác định lượng dư K2Cr2O7. Tuy
nhiên, nếu trong đất có Cl-
thì lượng Cl-
trong đất sẽ phản ứng với lượng K2Cr2O7 theo
phương trình phản ứng sau:
Cr2O7
2-
+ 6Cl-
+ 14 H+
 2Cr3+
+ 3Cl2 + 7H2O
Vì vậy, trong quá trình phân tích một lượng K2Cr2O7 sẽ bị hao hụt dẫn đến sai số
trong khi tính hàm lượng mùn. Do đó, chúng ta cần phải loại ảnh hưởng của Cl-
. Nếu
hàm lượng Cl-
< 0,6% sai số có thể bỏ qua. Ngược lại, chúng ta có thể khắc phục bằng
cách rửa mẫu bằng nước hoặc cho Ag2SO4 vào H2SO4 (15g/l), hoặc có thể trừ vào kết
quả phân tích khi có số liệu phân tích %Cl-
.
1.4.2.3. Ảnh hưởng của Fe2+
Đối với đất ẩm ướt thì lượng Fe2+
trong đất sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích
mùn bằng phương pháp Tiurin. Nếu trong đất có Fe2+
thì lượng Fe2+
trong đất sẽ phản
ứng với lượng K2Cr2O7 theo phương trình phản ứng sau:
Cr2O7
2-
+ 6 Fe2+
+ 14 H+
 2Cr3+
+ 6 Fe3+
+ 7H2O
Vì vậy, trong quá trình phân tích một lượng K2Cr2O7 sẽ bị hao hụt dẫn đến sự sai số
trong khi tính hàm lượng mùn. Do đó, chúng ta cần phải loại ảnh hưởng của Fe2+
trong
quá trình phân tích.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 31
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH MÙN
2.1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN [9]
Hiện nay có nhiều phương pháp xác định hàm lượng mùn trong đất. Sau đây tôi sẽ
trình bày một số phương pháp phổ biến như:
- Phương pháp Knôp: đốt cháy mùn ở nhiệt độ 9500
C hoặc oxi hóa cacbon trong
mùn bằng dung dịch K2Cr2O7 + H2SO4. Lượng CO2 bay lên từ hai cách đốt khô hoặc
đốt ướt nói trên sẽ được thu hồi vào bình đựng KOH hoặc NaOH đã biết trọng lượng.
Sau đó cân bình sẽ biết được lượng CO2 rồi tính.
% C =
% Mùn = % C . 1,724
Ngoài phương pháp trọng lượng người ta còn dùng phương pháp thể tích: CO2 bay
lên được thu hồi vào bình đựng dung dịch tiêu chuẩn Ba(OH)2. Sau đó chuẩn độ lượng
Ba(OH)2 thừa dư bằng dung dịch tiêu chuẩn HCl với sự có mặt của chỉ thị thymon
xanh từ đó suy ra CO2 và mùn.
Phương pháp này tốt nhưng trang bị phiền phức vì thế ít được sử dụng trong các
phòng phân tích.
- Phương pháp H2O2: Dùng H2O2 oxi hóa cacbon, sau đó cân lại trọng lượng đất, từ
chỗ giảm trọng lượng đó có thể suy ra mùn trong đất.
- Phương pháp so màu: dùng NH4OH và các dung dịch kiềm khác hòa tan mùn thu
được dung dịch màu đen. Từ màu đen đó có thể suy ra lượng mùn nhiều hay ít. Nhưng
màu sắc của mùn còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như canxi, độ ẩm... cho nên phương
pháp này không thể tồn tại trong các phòng thí nghiệm. Có người dùng H2SO4 đậm
đặc để phân giải mùn, dựa vào mức độ đậm nhạt của màu đen sinh ra để tìm ra lượng
Trọng lượng CO2 . 12 .100
Trọng lượng đất . 44
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 32
mùn. Phương pháp này cho kết quả nhanh chóng nhưng kết quả đơn sơ không chính
xác.
Gramma dùng dung dịch K2Cr2O7 oxi hóa cacbon trong mùn. Màu đỏ của Cr6+
sẽ
giảm do C khử tạo ra Cr3+
có màu lục. Nhưng phương pháp này gặp khó khăn là chưa
tìm ra kính lọc quang thích hợp cho màu lục. Mặt khác, do oxi hóa không triệt để nên
khi đất có mùn trên 5% thì kết quả phân tích không tốt.
- Phương pháp G.W.Robinson: ta biết rằng lúc phân tích N tổng số bằng phương
pháp Kenđan, mùn bị phân giải trong H2SO4. Kết quả phân giải là SO3 bị khử thành
SO2. Phương pháp này chỉ đạt 90% lượng mùn trong đất.
- Phương pháp Tiurin: Để xác định cacbon trong đất người ta dùng một lượng thừa
K2Cr2O7 oxi hóa trong môi trường axit H2SO4
2K2Cr2O7 + 8H2SO4 + 3C  2K2SO4 + 2Cr2(SO4)3 + 3CO2 + 8H2O
Lượng K2Cr2O7 thừa sẽ được chuẩn độ bằng lượng muối Morh tiêu chuẩn
K2Cr2O7 + 7H2SO4 + 6FeSO4  Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Từ lượng K2Cr2O7 dùng để oxi hóa có thể suy ra cacbon. Từ cacbon suy ra mùn
bằng cách nhân với hệ số 1,724. Phương pháp này chỉ áp dụng trên những đất có hàm
lượng mùn nhỏ hơn 15%.
Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phòng phân tích do kết
quả thu được nhanh chóng và tương đối chính xác.
 XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN TRONG ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP
TIURIN [7], [9], [13], [16]
2.1.1. Nguyên tắc:
Để xác định cacbon trong đất người ta dùng một lượng thừa K2Cr2O7 oxi hóa trong
môi trường axit H2SO4 (tỉ lệ 1:1). Không thể dùng axit khác vì: nếu dùng HCl thì Cl-
sẽ khử một lượng K2Cr2O7 làm cho kết quả tăng lên. Nếu dùng HNO3 thì tăng thêm tác
dụng oxi hóa nên lượng K2Cr2O7 cần dùng sẽ ít hơn, dẫn đến kết quả phân tích mùn sẽ
ít hơn.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 33
2K2Cr2O7 + 8H2SO4 + 3C  2K2SO4 + 2Cr2(SO4)3 + 3CO2 + 8H2O
Lượng K2Cr2O7 thừa sẽ được chuẩn độ bằng lượng muối Morh tiêu chuẩn
K2Cr2O7 + 7H2SO4 + 6FeSO4  Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Từ lượng K2Cr2O7 dùng để oxi hóa có thể suy ra cacbon. Từ cacbon suy ra mùn
bằng cách nhân với hệ số 1,724
Trong quá trình chuẩn độ, Fe3+
tạo thành có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển
đổi màu của chất chỉ thị. Vì vậy, trước khi chuẩn độ có thể thêm một lượng nhỏ H3PO4
hoặc muối chứa ion F-
để tạo phức không màu với Fe3+
.
2.1.2. Hóa chất, dụng cụ
- Ống nghiệm chịu nhiệt, giá ống nghiệm
- Ống thủy tinh dài (ống sinh hàn)
- Buret 25 ml, giá buret
- Bình tam giác 100 ml
- Pipet 2 ml, 5 ml, 10 ml
- Bếp điện
- Cốc thủy tinh 100 ml, 250 ml, 500 ml, 1000 ml
- Nhiệt kế 3000
C
- Glixerin
- Dung dịch KMnO4 0,4 N: cân 40g K2Cr2O7 (hoặc 32g CrO3) được nghiền nhỏ rồi
hòa tan trong 1 lít nước cất sau đó cho từ từ 1 lít H2SO4 đặc (d= 1,84). Trong quá trình
pha cần lưu ý những điểm sau:
+ Phải cho từ từ H2SO4, vừa cho vừa khuấy đều, nếu nóng quá thì phải dừng lại
+ Sau khi pha xong, để nguội, cho vào bình định mức
+ Nếu để một vài hôm thấy có tinh thể màu đỏ hình kim xuất hiện thì chỉ cần cho
thêm ít nước, lắc đều tinh thể sẽ mất.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 34
- Dung dịch muối Morh 0,2 N: cân 80g muối Morh ((NH4)2SO4.FeSO4.6H2O ) hoặc
56g FeSO4.7H2O pha vào bình 1 lít gồm 980 ml nước cất và 20 ml H2SO4 (d = 1,84).
Sau đó, chuẩn lại dung dịch muối Morh bằng dung dịch K2Cr2O7
- Thuốc thử Feroin: cân 0,695g FeSO4.7H2O và 1,485g ortho-phenaltrolin-
amonohydrat trong 100 ml nước cất.
2.2. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH
MÙN TRONG ĐẤT [1], [2], [5], [7], [9], [16]
2.2.1. Khảo sát lượng ion gây ảnh hưởng
2.2.1.1. Nguyên tắc
Dùng pipet hút V (ml) ion gây cản trở cho vào ống nghiệm chịu nhiệt (chứa 1ml
dung dịch đường đã được cô cạn) sau đó cho thêm 10 ml K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4
(tỉ lệ 1:1)
Làm một ống nghiệm trắng: cho vào ống nghiệm khác 10ml dung dịch K2Cr2O7
0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1) và một ống nghiệm chuẩn: cho vào ống nghiệm (đã có
1ml đường được cô cạn) 10ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1).
Dùng ống hút thủy tinh có nút cao su đậy lên miệng và đun sôi trong glixerin trong
5 phút ở 140 - 1600
C.
Để nguội, cho dung dịch sau phản ứng vào bình tam giác 100 ml, tráng kĩ bằng
nước cất (khoảng 10 - 20 ml), 4 giọt ferroin làm thuốc thử rồi dùng muối Morh 0,2N
chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh tím đậm  xanh ngọc  nâu đỏ.
2.2.1.2. Tính toán kết quả
Sai số (%)
Trong đó:
V1 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường có chất gây cản
V2 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường (mẫu chuẩn)
2.2.2. Khảo sát thể tích chất cần che
1 2
2
.1 0 0
V V
V


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 35
2.2.2.1. Xác định thể tích H3PO4 cần che Fe3+
a. Nguyên tắc
Khi xác định hàm lượng Fe3+
gây ảnh hưởng đến hàm lượng mùn trong đất. Ta tiến
hành che như sau :
Hút chính xác thể tích Fe3+
đã được pha ở trên vào các ống nghiệm chịu nhiệt đã
chứa 1 ml dung dịch đường được cô cạn. Cho vào ống nghiệm 10ml dung dịch
K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1) và tiến hành đun như trên.
Để nguội, cho dung dịch sau phản ứng vào bình tam giác 100 ml, tráng kĩ bằng
nước cất (khoảng 10 - 20 ml) sau đó thêm vào bình V (ml) axit H3PO4, 4 giọt ferroin
làm thuốc thử rồi dùng muối Morh 0,2N chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển từ màu
xanh tím đậm  xanh ngọc  nâu đỏ.
b. Tính toán kết quả
Sai số (%)
Trong đó:
V1 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường có chất che
V2 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường (mẫu chuẩn)
2.2.2.2. Xác định thể tích Ag2SO4 trong H2SO4 cần che Cl-
a. Nguyên tắc
Khi đã xác định được lượng Cl-
gây ảnh hưởng đến hàm lượng mùn trong đất. Ta
tiến hành che như sau :
Hút chính xác V (ml) Cl-
gây ảnh hưởng đã được pha ở trên vào các ống nghiệm
chịu nhiệt chứa 1 ml dung dịch đường được cô cạn. Cho vào ống nghiệm 10ml dung
dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1), thêm vào bình V ml Ag2SO4 trong H2SO4
và tiến hành đun như trên.
1 2
2
.1 0 0
V V
V


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 36
Để nguội, cho dung dịch sau phản ứng vào bình tam giác 100 ml, tráng kĩ bằng
nước cất (khoảng 10 - 20 ml), 4 giọt ferroin làm thuốc thử rồi dùng muối Morh 0,2N
chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh tím đậm  xanh ngọc  nâu đỏ.
b. Tính toán kết quả
Sai số (%)
Trong đó:
V1 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường có chất che
V2 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường (mẫu chuẩn)
2.2.2.3. Xác định thể tích H3PO4 cần che Fe2+
a. Nguyên tắc
Khi xác định hàm lượng Fe2+
gây ảnh hưởng đến hàm lượng mùn trong đất. Ta tiến
hành che Fe3+
là sản phẩm của quá trình oxi hóa Fe2+
như sau :
Hút chính xác thể tích Fe2+
đã được pha ở trên vào các ống nghiệm chịu nhiệt đã
chứa 1 ml dung dịch đường được cô cạn. Cho vào ống nghiệm 10ml dung dịch
K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1) và tiến hành đun như trên.
Để nguội, cho dung dịch sau phản ứng vào bình tam giác 100 ml, tráng kĩ bằng
nước cất (khoảng 10 - 20 ml) sau đó thêm vào bình V (ml) axit H3PO4, 4 giọt ferroin
làm thuốc thử rồi dùng muối Morh 0,2N chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển từ màu
xanh tím đậm  xanh ngọc  nâu đỏ.
b. Tính toán kết quả
Sai số (%)
Trong đó:
V1 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường có chất che
V2 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường (mẫu chuẩ
1 2
2
.1 0 0
V V
V


1 2
2
.1 0 0
V V
V


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 37
CHƯƠNG 3.
TỔNG QUAN NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI – TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ [19]
Nông trường cao su Nhà Nai thuộc xã Tân Thành, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Ranh giới hành chính
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
Phía Tây giáp huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương
Phía Nam giáp thị xã Thuận An - tỉnh Bình Dương
Phía Bắc giáp huyện Phú Giáo - tỉnh Bình Dương
Hình 2.1: Văn phòng nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 38
Hình 2.2: Quang cảnh bên trong nông trường
3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.2.1. Địa hình
Địa hình nông trường cao su Nhà Nai nằm trong chung trong dạng địa hình bán
bình nguyên, với những hình gợn sóng , độ cao trung bình khoảng 10m – 15m so với
mặt biển.
3.2.3. Khí hậu- thời tiết
Khí hậu ở nông trường cao su Nhà Nai - Bình Dương cũng như khí hậu của khu vực
miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao (khí hậu nhiệt đới gió
mùa ổn định). Trong năm, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.
Vào những năm đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó
dứt hẳn. Những tháng 7, 8, 9 thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa kéo
dài 1 – 2 ngày đêm liên tục.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở nông trường từ 260
C – 270
C. Nhiệt độ cao nhất có
lúc lên tới 39,30
C và thấp nhất từ 160
C – 170
C (ban đêm) và 180
C vào sáng sớm. Vào
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC
SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 39
mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76% - 80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9)
và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hằng năm từ 1.800 –
2.000 mm.
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp
nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa
mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình khoảng
khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam.
Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% v biến đổi theo mùa. Độ
ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp
nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt
độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận
xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí
hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt…
3.3. GIỚI THIỆU VỀ NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI VÀ LỊCH SỬ HÌNH
THÀNH CÔNG TY CAO SU PHƯỚC HÒA- TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.2.1. Giới thiệu về nông trường cao su Nhà Nai
Nông trường cao su Nhà Nai thuộc công ty cao su Phước Hòa, được thành lập năm
1982 với nhiệm vụ trọng tâm trồng mới chăm sóc và khai thác mủ cao su, phủ xanh
các vùng đất xám bạc màu chiến khu D bị tàn phá khốc liệt bởi bom đạn trong chiến
tranh. Hiện nông trường đang quản lý 2556,02 ha cao su trải dài trên 4 xã Tân thành,
Tân Định, Đất Cuốc, Tân Lập thuộc huyện Tân Uyên , tỉnh Bình Dương.
Tổng số CBCNV là 922 người
Diện tích vườn cây : 2556,02 ha
Trong đó vườn cây khai thác: 2482,67 ha
Vườn cây KTCB: 73,35 ha
Tổng số đơn vị trực thuộc : 12 Đội sản xuất và 01 đội bảo vệ
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương

More Related Content

What's hot

Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
Man_Ebook
 

What's hot (20)

Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
 
Khao sat nha hang Pizza Hut
Khao sat nha hang Pizza HutKhao sat nha hang Pizza Hut
Khao sat nha hang Pizza Hut
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sửPhát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
 
Nghiên Cứu Khả Năng Kháng Nấm Và Tạo Chế Phẩm Sinh Học Từ TRICHODERMA
Nghiên Cứu Khả Năng Kháng Nấm Và Tạo Chế Phẩm Sinh Học Từ TRICHODERMA Nghiên Cứu Khả Năng Kháng Nấm Và Tạo Chế Phẩm Sinh Học Từ TRICHODERMA
Nghiên Cứu Khả Năng Kháng Nấm Và Tạo Chế Phẩm Sinh Học Từ TRICHODERMA
 
Đề tài: Xử lý Fe3+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ từ bã cafe, HAY
Đề tài: Xử lý Fe3+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ từ bã cafe, HAYĐề tài: Xử lý Fe3+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ từ bã cafe, HAY
Đề tài: Xử lý Fe3+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ từ bã cafe, HAY
 
Đề tài: Ứng dụng Mod Security để bảo vệ web server, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Ứng dụng Mod Security để bảo vệ web server, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Ứng dụng Mod Security để bảo vệ web server, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Ứng dụng Mod Security để bảo vệ web server, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Luận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
Luận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việcLuận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
Luận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
 
Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩm
Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩmLuận văn: Đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩm
Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩm
 
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
 
Luận văn: Khả năng hấp phụ Cu(II) và Pb(II) của quặng apatit, HAY
Luận văn: Khả năng hấp phụ Cu(II) và Pb(II) của quặng apatit, HAYLuận văn: Khả năng hấp phụ Cu(II) và Pb(II) của quặng apatit, HAY
Luận văn: Khả năng hấp phụ Cu(II) và Pb(II) của quặng apatit, HAY
 
Luận văn: Hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng, HOT, 9đ
Luận văn: Hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng, HOT, 9đLuận văn: Hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng, HOT, 9đ
Luận văn: Hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng, HOT, 9đ
 
Nghiên cứu biến tính tinh bột bằng các phương pháp oxy hóa, axit ứng dụng tro...
Nghiên cứu biến tính tinh bột bằng các phương pháp oxy hóa, axit ứng dụng tro...Nghiên cứu biến tính tinh bột bằng các phương pháp oxy hóa, axit ứng dụng tro...
Nghiên cứu biến tính tinh bột bằng các phương pháp oxy hóa, axit ứng dụng tro...
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
 
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơNghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
 
Đề tài: Thành phần cơ giới, độ chua, sức đệm của đất, HAY, 9đ
Đề tài: Thành phần cơ giới, độ chua, sức đệm của đất, HAY, 9đĐề tài: Thành phần cơ giới, độ chua, sức đệm của đất, HAY, 9đ
Đề tài: Thành phần cơ giới, độ chua, sức đệm của đất, HAY, 9đ
 
Tấn công Social Engineering
Tấn công Social EngineeringTấn công Social Engineering
Tấn công Social Engineering
 
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
 
EBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdf
EBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdfEBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdf
EBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdf
 
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MẠCH NỘI DUNG SỐ VÀ...
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MẠCH NỘI DUNG SỐ VÀ...THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MẠCH NỘI DUNG SỐ VÀ...
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MẠCH NỘI DUNG SỐ VÀ...
 

Similar to Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương

Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương (20)

Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
 
Thành phần hóa học của cây phèn đen Phyllanthusreticulatus poir
Thành phần hóa học của cây phèn đen Phyllanthusreticulatus poirThành phần hóa học của cây phèn đen Phyllanthusreticulatus poir
Thành phần hóa học của cây phèn đen Phyllanthusreticulatus poir
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8
 
Đề tài thành phần cơ giới của đất cao su, ĐIỂM CAO
Đề tài  thành phần cơ giới của đất cao su, ĐIỂM CAOĐề tài  thành phần cơ giới của đất cao su, ĐIỂM CAO
Đề tài thành phần cơ giới của đất cao su, ĐIỂM CAO
 
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông tr...
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông tr...Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông tr...
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông tr...
 
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông tr...
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông tr...Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông tr...
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông tr...
 
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng ThápQuản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
 
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAOĐề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
 
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.
 
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
 
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại...
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại...Nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại...
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại...
 
Sự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOT
Sự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOTSự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOT
Sự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOT
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM HÓA HỌC Tên đề tài: KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG MÙN TRONG ĐẤT TRỒNG CAO SU Ở NÔNG TRƯỜNG NHÀ NAI – BÌNH DƯƠNG GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Lớp: Hóa 4A Niên khóa: 2008 - 2012 T.P Hồ Chí Minh - 2012
  • 2. LỜI CẢM ƠN Để tạo được một nền tảng kiến thức hoàn thành khóa luận này, em chân thành biết ơn về sự dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của quý thầy, quý cô trong trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh,đặc biệt là quý thầy, quý cô trong khoa Hóa. Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Bỉnh, cô Trần Thị Lộc, cô Lê Thị Diệu đã giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức cần thiết, chỉ bảo tận tình, trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu này. Em bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến bố mẹ, gia đình, bạn bè, tập thể Hóa 4A đã quan tâm động viên và cùng đồng hành trong suốt quá trình làm khóa luận. Quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía hội đồng báo cáo, giáo viên phản biện và các thầy cô trong khoa để khóa luận được hoàn thiện tốt hơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2012 Huỳnh Thị Minh Hiếu
  • 3. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU i MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG...................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH...................................................................................................... vii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................viii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................... 1 1.1. TỔNG QUAN VỀ CAO SU.................................................................................. . 1 1.1.1. Nguồn gốc các loài cao su................................................................................ 1 1.1.2. Lịch sử phát triển cây cao su thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam............ 1 1.1.2.1. Lịch sử phát triển cây cao su thiên nhiên trên thế giới ............................. 1 1.1.2.2. Lịch sử phát triển cây cao su ở Việt Nam................................................. 2 1.1.3. Công dụng của cây cao su ................................................................................ 4 1.1.3.1. Mủ cao su .................................................................................................. 4 1.1.3.2. Gỗ cao su................................................................................................... 5 1.1.3.3. Dầu hạt cao su ........................................................................................... 5 1.1.3.4. Lá cao su ................................................................................................... 5 1.1.3.5. Tác dụng của cây cao su với môi trường xã hội ....................................... 5 1.1.4. Bón phân cho cây cao su .................................................................................. 6 1.1.4.1. Bón phân vào đất....................................................................................... 6 1.1.4.2. Bón phân vào lá......................................................................................... 7 1.1.5. Đặc điểm sinh thái của cây cao su.................................................................... 7 1.1.5.1. Đất đai ....................................................................................................... 7 1.1.5.2. Độ dốc ...................................................................................................... 7 1.1.5.3. Độ sâu tầng đất.......................................................................................... 8 1.1.5.4. Khí hậu, nhiệt độ......................................................................................8 1.1.5.5. Lượng mưa, độ ẩm.................................................................................... 9 1.1.5.6. Khả năng chịu hạn..................................................................................... 9
  • 4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU ii 1.1.5.7. Khả năng chịu úng .................................................................................... 9 1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT .......................................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm về đất............................................................................................... 9 1.2.2. Quá trình hình thành đất................................................................................. 10 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất....................................... 11 1.2.3.1. Đá mẹ ...................................................................................................... 11 1.2.3.2. Khí hậu.................................................................................................... 11 1.2.3.3. Yếu tố sinh vật ........................................................................................ 12 1.2.3.4. Yếu tố địa hình........................................................................................ 13 1.2.3.5. Yếu tố thời gian....................................................................................... 13 1.2.3.6. Yếu tố con người..................................................................................... 13 1.2.4. Phân loại đất ở Việt Nam ............................................................................... 14 1.3. TỔNG QUAN VỀ MÙN ....................................................................................... 17 1.3.1. Sơ lược về chất hữu cơ................................................................................... 17 1.3.1.1. Định nghĩa về chất hữu cơ ...................................................................... 17 1.3.1.2. Thành phần của chất hữu cơ ................................................................... 17 1.3.1.3. Nguồn gốc của chất hữu cơ..................................................................... 18 1.3.1.4. Vai trò của chất hữu cơ ........................................................................... 20 1.3.2. Sơ lược về mùn............................................................................................... 20 1.3.2.1. Khái niệm về mùn................................................................................... 20 1.3.2.2. Quá trình hình thành mùn ....................................................................... 21 1.3.2.3. Thành phần của mùn............................................................................... 21 1.3.2.4. Vai trò của mùn....................................................................................... 26 1.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH MÙN......................................................................................................... 28 1.4.1. Các ion gây hưởng đến quá trình xác định mùn............................................. 28
  • 5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU iii 1.4.2. Phương pháp khắc phục ion gây ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn ............................................................................................................................... 30 1.4.2.1. Ảnh hưởng của Fe3+ ................................................................................ 30 1.4.2.2. Ảnh hưởng của Cl- .................................................................................. 30 1.4.2.3. Ảnh hưởng của Fe2+ ................................................................................ 31 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH MÙN................................ 32 2.1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN ........................................................................ 32 2.1.1. Nguyên tắc...................................................................................................... 33 2.1.2. Hóa chất, dụng cụ........................................................................................... 34 2.2. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH MÙN TRONG ĐẤT .......................................................................................... 35 2.2.1. Khảo sát lượng ion gây ảnh hưởng................................................................. 35 2.2.1.1. Nguyên tắc .............................................................................................. 35 2.2.1.2. Tính toán kết quả..................................................................................... 35 2.2.2. Khảo sát thể tích chất cần che ........................................................................ 35 2.2.2.1. Xác định thể tích H3PO4 cần che Fe3+ .................................................... 35 2.2.2.2. Xác định thể tích Ag2SO4 trong H2SO4 cần che Cl- .............................. 36 2.2.2.1. Xác định thể tích H3PO4 cần che Fe2+ .................................................... 37 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI – TỈNH BÌNH DƯƠNG ............................................................................................................. 38 3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ....................................................................................................... 38 3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ....................................................................................... 39 3.2.1. Địa hình .......................................................................................................... 39 3.2.3. Khí hậu – thời tiết........................................................................................... 39
  • 6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU iv 3.3. GIỚI THIỆU VỀ NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY CAO SU PHƯỚC HÒA- TỈNH BÌNH DƯƠNG ............ 40 3.2.1. Giới thiệu về nông trường cao su Nhà Nai..................................................... 40 3.2.2. Lịch sử hình thành công ty cao su Phước Hòa............................................... 41 3.4. LƯỢC ĐỒ NÔNG TRƯỜNG ............................................................................... 41 3.5. CÁC MẪU ĐẤT.................................................................................................... 43 CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM.................................................................................... 46 4.1. LẤY VÀ BẢO QUẢN MẪU ĐẤT....................................................................... 46 4.1.1. Nguyên tắc lấy mẫu.................................................................................... 46 4.1.2. Lấy mẫu phân tích...................................................................................... 47 4.1.3. Phơi khô mẫu ............................................................................................. 48 4.1.4. Nghiền và rây mẫu ..................................................................................... 49 4.2. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH MÙN TRONG ĐẤT .......................................................................................... 49 4.2.1. Ảnh hưởng của Fe3+ ........................................................................................ 49 4.2.1.1. Xác định lượng Fe3+ gây ảnh hưởng ....................................................... 49 4.2.1.2. Xác định thể tích H3PO4 cần che Fe3+ .................................................... 52 4.2.2. Ảnh hưởng của Cl- .......................................................................................... 54 4.2.2.1. Xác định lượng Cl- gây ảnh hưởng.......................................................... 54 4.2.2.2. Xác định thể tích Ag2SO4 trong H2SO4 cần che Cl- .............................. 56 4.2.3. Ảnh hưởng của Fe2+ ........................................................................................ 58 4.2.3.1. Xác định lượng Fe2+ gây ảnh hưởng ....................................................... 58 4.2.3.2. Xác định thể tích H3PO4 cần che Fe2+ .................................................... 60 4.3. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN TRONG ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIURIN.............................................................................................................. 62 4.3.1. Tiến hành thí nghiệm...................................................................................... 62 4.3.2. Tính toán kết quả............................................................................................ 63 4.3.3. Thí nghiệm kiểm tra ....................................................................................... 64
  • 7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU v KẾT LUẬN................................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 68 PHỤ LỤC...................................................................................................................... 70
  • 8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Đánh giá độ phì nhiêu của đất...................................................................... 27 Bảng 1.2: Hàm lượng Cl- trong các loại đất năm 1990 ................................................ 29 Bảng 4.1: Thể tích muối Morh khi xác định hàm lượng ion Fe3+ gây ảnh hưởng ............................................................................................................................ 50 Bảng 4.2: Thể tích muối Morh khi xác định lượng H3PO4 cần che ion Fe3+ gây ảnh hưởng............................................................................................................... 52 Bảng 4.3: Thể tích muối Morh khi xác định hàm lượng ion Cl- gây ảnh hưởng.......... 54 Bảng 4.4: Thể tích muối Morh khi xác định lượng Ag2SO4/H2SO4 cần che ion Cl- gây ảnh hưởng ................................................................................................... 56 Bảng 4.5: Thể tích muối Morh khi xác định hàm lượng ion Fe2+ gây ảnh hưởng ............................................................................................................................ 58 Bảng 4.6: Thể tích muối Morh khi xác định lượng H3PO4 cần che ion Fe2+ gây ảnh hưởng............................................................................................................... 60 Bảng 4.7: So sánh hàm lượng ion ảnh hưởng trong mẫu phân tích và hàm lượng ion gây ảnh hưởng .............................................................................................. 61 Bảng 4.8: Hàm lượng mùn trong các mẫu đất.............................................................. 63
  • 9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Thị trường sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới ...................................... 2 Hình 1.2: Diện tích và sản lượng cao su cả nước qua các năm ...................................... 4 Hình 1.3: Axit humic .................................................................................................... 22 Hình 1.4: Axit fulvic..................................................................................................... 24 Hình 2.1: Văn phòng nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương .............................. 37 Hình 2.2: Quang cảnh bên trong nông trường .............................................................. 38 Hình 3.1: Lược đồ nông trường .................................................................................... 41 Hình 3.2: Lô K10 .......................................................................................................... 42 Hình 3.3: Lô I14............................................................................................................ 42 Hình 3.4: Lô O18 .......................................................................................................... 43 Hình 3.5: Lô E21........................................................................................................... 43 Hình 3.6: Lô L2............................................................................................................. 44 Hình 3.7: Lô K15 .......................................................................................................... 44 Hình 3.8: Lô C17 .......................................................................................................... 45 Hình 4.1: Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp............................................................ 47 Hình 4.2: Sự chuyển màu trong quá trình chuẩn độ..................................................... 62
  • 10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU viii MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cây cao su là loại cây công nghiệp được du nhập vào Việt Nam trên 114 năm (kể từ 1897). Từ đây, những cây đầu tiên đã được người Pháp đưa vào trồng ở nước ta để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và khai thác tài nguyên ở địa phương. Suốt chặng đường dài song hành cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, sự phát triển của cây cao su đã có những đóng góp to lớn trong sự phát triển của dân tộc. Nước ta là một trong những nước có sản lượng khai thác cây cao su thiên nhiên nhiều nhất trên thế giới. Cây cao su là loại cây mang tính chiến lược về mặt kinh tế của đất nước. Các sản phẩm của cây cao su là nguyên liệu chủ lực của các ngành công nghệ như công nghệ chế biến mủ cao su, ngành công nghiệp săm lốp ô tô… Trong khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm của cây cao su ngày càng tăng mà vườn cây cao su của nước ta ngày càng già cỗi, một số vườn cây kém hiệu quả nhưng chưa được thanh lý trồng lại, đất tốt trồng cây cao su không còn nhiều…Cho nên, nước ta đã đưa ra một số chính sách liên quan đến sản xuất và xuất khẩu cao su để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Từ đó có thể cạnh tranh với thị trường quốc tế, tạo dựng thương hiệu cho thị trường Việt Nam. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm cao su ngày càng tăng nên ngoài nhu cầu về phát triển giống thì các kĩ thuật chăm sóc và khai thác cũng rất quan trọng, trong đó phải kể đến vai trò của mùn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất. Vì vậy, tôi tiến hành “Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường Nhà Nai – Bình Dương” với mục đích sẽ đóng góp bộ số liệu giúp cho nhà trồng cao su nâng cao năng suất của cây cao su. Do kinh nghiệm còn chưa nhiều, thời gian còn hạn chế, khóa luận trình bày còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quí thầy, quí cô và các bạn. Tác giả
  • 11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU ix 2. Mục đích nghiên cứu: Khảo sát hàm lượng mùn trong đất và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất trồng cao su ở nông trường cao su Nhà Nai – tỉnh Bình Dương. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu • Nghiên cứu quá trình hình thành đất. • Nghiên cứu đặc điểm của vùng đất khảo sát. • Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp xác định hàm lượng mùn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn. • Khảo sát hàm lượng mùn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu • Khảo sát hàm lượng mùn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất. • Sử dụng phương pháp Tiurin để xác định hàm lượng mùn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất. 5. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp tổng hợp tài liệu: Thu thập thông tin tài liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài. • Khảo sát trực tiếp: Lấy mẫu đất tại các lô và phân tích. • Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để làm cơ sở lý luận cho đề tài. 6. Giả thuyết khoa học Nếu việc phân tích chính xác sẽ đánh giá đúng hàm lượng mùn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất. Từ đó có thể xác định lượng phân bón thích hợp nhằm tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, quá trình phân tích có thể loại bỏ những ion gây ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất.
  • 12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU x 7. Giới hạn đề tài • Phân tích mẫu đất tại nông trường cao su Nhà Nai – tỉnh Bình Dương. • Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất. • Xác định hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin.
  • 13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ CAO SU 1.1.1. Nguồn gốc các loài cao su [3], [12] Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Euphorbiaceae (họ Thầu dầu) và cũng là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Cây cao su có nguồn gốc ở Braxin thuộc châu Mỹ La tinh, được du nhập và trồng tại Việt Nam cuối thế kỉ IXX. Cây cao su được tìm thấy ở một số nơi như: Braxin, Ấn Độ, Singapore, Đông Nam Á, Châu Phi... trên các vùng đất nhiệt đới (quanh vĩ tuyến 100 Nam Bắc đường xích đạo). Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay màu vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời gian chăm sóc cây cao su từ lúc bắt đầu trồng đến lúc bắt đầu thu hoạch mủ kéo dài từ 5 - 7 năm và thu hoạch liên tục trong nhiều năm. Do thời gian thu hoạch mủ kéo dài trong nhiều năm nên việc thu hoạch mủ đúng kĩ thuật sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao và bền vững trong nhiều năm. 1.1.2. Lịch sử phát triển cây cao su thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.2.1. Lịch sử phát triển cây cao su thiên nhiên trên thế giới [15] Vào những thập niên 1910 - 1940, do lợi nhuận cao su mang lại rất lớn nên các ông chủ của các đồn điền cao su đã thúc đẩy trồng cây cao su trên các vùng đất phì nhiêu (đất đỏ và đất nâu) nhiệt đới (quanh vĩ tuyến 100 Nam Bắc đường xích đạo). Tuy nhiên, do giá thành cao su thiên nhiên cao, nên người ta cũng đã tìm cách chế tạo ra cao su nhân tạo, cao su tổng hợp thay thế cao su thiên nhiên. Do ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng vào thập niên 70, 80 nên lượng tiêu thụ cao su nhân tạo chiếm 70% trong khi cao su thiên nhiên chỉ chiếm 30% trong tổng sản lượng cao su. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thị trường giá xăng dầu và công
  • 14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 2 nghệ xe hơi ở các nước: Trung Quốc, Ấn Độ... tăng cùng với khuynh hướng tiết kiệm năng lượng hóa thạch trên thế giới làm cho lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng. Trong công nghiệp, 70% cao su thiên nhiên được dùng để làm thành các chất kết dính, các đai dây chuyền máy, các linh kiện tế bào và bột nổi, các bộ phận xe hơi... Ngành làm lốp xe tiêu thụ gần 70% cao su thiên nhiên trên thế giới và mức thay thế bằng cao su nhân tạo trong những thập niên qua chỉ vào khoảng 2% trên một năm. (Nguồn: Monthly Bullein Sep 2010, ANRPC ) Hình 1.1: Thị trường sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới Như vậy, cây cao su là loại cây có tương lai phát triển đầy triển vọng. Sự phát triển của cây cao su gắn liền với tương lai phát triển của các ngành công nghiệp hùng mạnh trên thế giới (thực chất là gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế thế giới). 1.1.2.2. Lịch sử phát triển cây cao su ở Việt Nam [3], [15], [25] Cây cao su du nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1878 do Pierre đưa hạt giống ở vườn ươm thực vật Sài Gòn nhưng không sống được cây nào. Đến năm 1897, Raoul - dược sĩ hải quân người Pháp - mang một số hạt giống cao su từ vườn thực nghiệm Buitenzorg (Java) đem trồng lần đầu tiên tại trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương) và 200 cây được giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km). Việc nhân giống mang lại những thành công và năm 1897 đã đánh dấu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam.
  • 15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 3 a. Giai đoạn trước 1990 Trong giai đoạn từ 1920 - 1940: đây là thời kì vàng son của trồng và sản xuất cao su ở Việt Nam. Vào năm 1930, đã khai thác trên 10.000 ha, sản xuất 11.000 tấn cao su. Năm 1950, sản xuất 92.000 tấn, trên diện tích khai thác gần 70.000 ha cao su. Nhờ chính sách khuyến khích của chính quyền thuộc địa (chính sách đất và chính sách cho vay lãi suất thấp), tư bản Pháp đã thiết lập các đồn điền lớn như: công ty đồn điền Đất Đỏ (thành lập năm 1908, đặt trụ sở tại Sài Gòn), công ty đồn điền Michelin (thành lập năm 1917, đặt trụ sở tại Dầu Tiếng), công ty cao su Đồng Nai (thành lập năm 1908, đặt trụ sở chính ở Pari). Cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, Việt Nam phát động phong trào cao su tiểu điền như: Malaisia, Indonesia và Thái Lan nhưng với nét khác biệt là chương trình cao su dinh điền (ở miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên). Từ năm 1958 đến 1963, diện tích cao su dinh điền đã lên đến 30.000 ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, tư bản Pháp chuyển dần tài sản sang Campuchia, Indonesia... nên diện tích cao su bị thu hẹp. Theo thống kê năm 1976, tổng diện tích cao su mới chỉ có 76.600 ha, với sản lượng 40.200 tấn cao su. Trong thập niên 80, chính sách đổi mới bắt đầu cho phép tiểu nông thuê khai thác đồn điền, đã tạo được bước phát triển đáng kể cho ngành cao su Việt Nam. b. Giai đoạn sau năm 1990 đến nay Năm 1990, diện tích trồng cây cao su Việt Nam là 250.000 ha và sản lượng là 103.000 tấn (diện tích cao sản chỉ khoảng 15%), trong khi đó Thái lan có 1.884.000 ha, với 52% diện tích cao sản, mức sản xuất mủ khô là 1.786.000 tấn, Indonesia có 3.155.000 ha, nhưng sản lượng ít hơn Thái Lan 1.429.000 ha. Nhờ chủ trương phát triển kinh tế, cao su tiểu điền được khuyến khích phát triển trở lại với giá cao su xuất khẩu là 1.500 USD/tấn. Năm 2000 sản lượng cao su đạt 2.908.000 tấn với qui mô 400.000 ha. Năm 2001 diện tích cao su trên toàn quốc lên tới 405.000 ha và các địa phương vẫn tiếp tục ủng hộ phát triển cao su (nhất là các tỉnh duyên hải miền Trung).
  • 16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 4 Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su đứng thứ 6 trên thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Malaisia, Ấn Độ, Trung Quốc). Từ sau 2005, nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Riêng về xuất khẩu cao su, trong nhiều năm qua Việt Nam đứng hàng thứ 4 trên thế giới. (Nguồn: Tổng cục thống kê) Hình 1.2: Diện tích và sản lượng cao su cả nước qua các năm 1.1.3. Công dụng của cây cao su [18] Cây cao su được trồng với qui mô lớn trên thế giới do nó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài khai thác mủ, làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, cây cao su còn có những công dụng khác như: khai thác gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ... Hơn nữa, cây cao su còn giúp cải thiện khí hậu, giữ ẩm cho đất, phát triển sinh thái dưới tán rừng... 1.1.3.1. Mủ cây cao su [12] Việc thu hoạch mủ cao su thường kéo dài liên tục 8 - 10 tháng trong năm chứ không theo mùa vụ như các loại cây trồng khác. Để thu hoạch mủ cao su, người ta dùng dao cạo đi một lớp vỏ mỏng trên thân cây để mủ chảy ra và hứng vào chén. Như vậy, muốn thu hoạch mủ cao su, ta phải gây ra vết thương cho cây.
  • 17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 5 Mủ cây cao su có giá trị kinh tế cao, 1 ha cao su có thể khai thác mủ bình quân đạt 1,5 tấn/ha/năm, có nơi có thể đạt 1,8 – 2,0 tấn/ha/năm; sản lượng xuất khẩu có thể đạt tới 36 triệu đồng/tấn. Mủ cao su có nhiều ứng dụng như: làm vỏ ruột xe, ống nước, dụng cụ y tế, dụng cụ gia đình... 1.1.3.2. Gỗ cây cao su [25] Gỗ cây cao su được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá là loại gỗ ‘’thân thiện với môi trường’’ vì người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ. Cây cao su có chu trình kinh doanh khoảng trên 20 năm, gỗ sử dụng trong công nghiệp chế biến, sản xuất bình quân đạt 1.200 USD/m3 gỗ. 1.1.3.3. Dầu hạt cao su [26] Mỗi hecta cao su trong suốt chu kì sống có thể cho 700 – 1000 kg dầu hạt. Hạt cao su dùng làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, thức ăn gia súc, hóa chất sơn và các loại phụ kiện khác... 1.1.3.4. Lá cao su Cành lá cao su dùng làm củi đun, lá cao su dùng làm phân bón khi bị phân hủy... 1.1.3.5. Tác dụng của cây cao su với môi trường, xã hội Đối với môi trường sinh thái: Cây cao su trồng tập trung có khả năng giữ và tạo được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống xói mòn và có giá trị cảnh quan sinh thái du lịch. Đối với môi trường xã hội: cùng với sự mở rộng các nông trường cao su thì một lượng lớn nhân công lao động có được việc làm do việc chăm sóc và khai thác cây cao su đòi hỏi một lực lượng lao động lớn (bình quân 1lao động/2,5 – 3 ha) và ổn định trong thời gian dài suốt 30 – 40 năm.
  • 18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 6 Đối với an ninh quốc phòng: việc mở rộng diện tích trồng cao su ở các vùng biên giới vừa có tác dụng bảo vệ tổ quốc vừa có tác dụng phát triển kinh tế cho nước nhà. 1.1.4. Bón phân cho cây cao su [23] 1.1.4.1. Bón phân vào đất a. Bón phân vô cơ Việc bón phân vào đất cho cây cao su cần phải lưu ý một số yếu tố sau: - Lượng phân: Lượng phân bón thay đổi tùy theo hạng đất, mật độ trồng và độ tuổi của cây. - Số lần bón phân: việc bón phân vô cơ được chia làm 2 - 3 đợt trong năm. Năm đầu tiên, thời gian giữa các lần bón phân cách nhau ít nhất 1 tháng. Năm thứ hai trở đi bón vào đầu và cuối mùa mưa. - Cách bón phân: + Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn, mưa tập trung. + Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư: cuốc rãnh hình vành khăn hoặc xăm nhiều lỗ hoặc bấu lỗ quanh gốc cao su theo hình chiếu của tán lá để bón phân, sau đó lấp đất vùi phân. + Khi cây cao su đã giao tán: đối với đất bằng phẳng hoặc ít dốc thì rải đều phân thành băng rộng 1m giữa hai hàng cao su. Đối với đất có độ dốc trên 15% so với mặt đất thì bón phân vào hệ thống hố giữ màu và lấp vùi kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất. b. Bón phân hữu cơ Phân hữu cơ được sử dụng nhằm cải tạo lý tính, tăng lượng mùn cho đất và cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây. Những vườn cây cao su kiến thiết cơ bản sinh trưởng kém hơn bình thường phải được khảo sát và phân tích về lý, hóa tính của đất để có cơ sở đề xuất cụ thể về việc bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ nhằm làm tăng hiệu quả của phân bón.
  • 19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 7 Phân hữu cơ được bón vào hố nhỏ dọc hai bên hàng cao su theo hình chiếu của tán lá, sau đó vùi đất lấp phân. 1.1.4.2. Bón phân vào lá Khi bón phân vào lá sẽ cho hiệu lực nhanh, tỷ lệ chất dinh dưỡng được hấp thụ nhiều hơn bón phân vào đất (cây có thể hấp thụ 90 – 95%) và thường là lượng phân bón thúc. Cùng với bón phân vào lá có thể kết hợp với các chất kích thích tăng trưởng hoặc một vài loại thuốc bảo vệ thực vật thích hợp. Ví dụ: Phân đồng: người ta dùng dung dịch 0,02 – 0,05% CuSO4 và phun 600 – 1000 lít/ha. Phân kẽm: phun dung dịch 0,4 – 0,5% ZnSO4 lên lá già là tốt nhất. Giai đoạn bón từ năm thứ nhất đến năm thứ tư để phát huy hiệu quả phân bón. Tóm lại, khi bón phân cần thực hiện theo đúng yêu cầu dinh dưỡng, đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời vụ và đúng kĩ thuật. 1.1.5. Đặc điểm sinh thái của cây cao su [26] Để cây cao su có thể phát triển tốt cần phải đảm bảo một số yếu tố sau: 1.1.5.1. Đất đai Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới ẩm. Cây cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp: dưới 200m. Càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp và ảnh hưởng của gió càng mạnh nên không thuận lợi cho sự phát triển của cây cao su. Bình độ lí tưởng được ứng dụng để trồng cây cao su đó là vùng xích đạo (trong đó có Việt Nam). Có thể trồng cây cao su ở độ cao đến 500 - 600 m. 1.1.5.2. Độ dốc Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8% so với mặt đất. Với độ dốc 8 - 30% so với mặt đất thì vẫn trồng được nhưng cần chú ý đến các biện pháp chống xói mòn.
  • 20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 8 Độ dốc liên quan đến độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc thì xói mòn càng mạnh làm cho các chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt giảm đi nhanh chóng. Diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến. 1.1.5.3. Độ sâu tầng đất Độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8 – 2 m thì vẫn có thể trồng được. Độ pH: thích hợp trồng cao su từ 4,5 - 5,5. Giới hạn trồng cao su là 3,5 - 7,0. Đất trồng cao su phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt (0 - 30cm) tối thiểu là 20%, ở lớp đất sâu hơn (>30cm) tối thiểu là 25%. Ở những nơi có mùa khô kéo dài, thì thành phần sét của đất phải đạt 30 – 40%. Ở các vùng khí hậu khô, đất có tỉ lệ sét 20 - 25% (đất cát pha sét) được xem là giới hạn cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 0,8m lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cây cao su. Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cây và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước của đất. 1.1.5.4. Khí hậu, nhiệt độ Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ 22 - 230 C và khoảng nhiệt độ thích hợp tối thiểu là 26 - 280 C. Ở nhiệt độ này, thời tiết sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm giúp cây phát triển cao nhất. Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 20 – 280 C. Nhiệt độ thấp hơn 180 C, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy nầm của hạt, tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp hơn 100 C, hạt cao su mất sức nảy mầm hoàn toàn, đối với cây ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này kéo dài. Nhiệt độ thấp hơn 50 C, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô và cây chết. Nếu nhiệt độ lớn hơn 300 C, sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy dai trong khi khai thác mủ, làm giảm năng suất khi thu hoạch mủ cao su. Còn khi nhiệt độ cao hơn 400 C, gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây và dẫn đến cây chết.
  • 21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 9 1.1.5.5. Lượng mưa và độ ẩm Cây cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa 1800 – 2500 mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 – 150 ngày/năm. Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là trên 75%. Độ ẩm không khí tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khai thác mủ cây cao su. Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Việc khai thác mủ cao su thường tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi sáng càng nhiều thì năng suất thu hoạch càng giảm. 1.1.5.6. Khả năng chịu hạn Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công nghiệp khác như: tiêu, cà phê... Tuy nhiên, cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong vườn ươm không thể chịu hạn quá 1 tháng, nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên 4 - 5 tháng. Vì vậy, dựa vào khả năng chịu hạn của cây cao su chúng ta sẽ đề ra phương pháp chăm sóc thích hợp để tăng năng suất cây trồng. 1.1.5.7. Khả năng chịu úng Cây cao su không những có khả năng chịu hạn tốt mà còn có khả năng chịu úng tốt. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị ngập úng sâu khoảng 30 – 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng trưởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa. 1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT 1.2.1. Khái niệm về đất [6], [10] Đất được hình thành và tiến hóa chậm hàng thế kỉ do sự phong hóa đá và sự phân hủy xác thực vật dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Một số đất được hình thành do sự bồi lắng phù sa sông, biển và gió. Đất có bản chất cơ bản khác với đá là có độ phì nhiêu và tạo sản phẩm cây trồng.
  • 22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 10 1.2.2. Quá trình hình thành đất [6], [10] Quá trình hình thành đất rất phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động: sinh học, hóa học, lý học, lý - hóa học tác động tương hỗ lẫn nhau:  Sự tổng hợp chất hữu cơ và phân giải chúng  Sự tích lũy chất hữu cơ, vô cơ và sự rửa trôi chúng  Sự phân hủy các khoáng chất và sự tổng hợp các chất hóa học mới  Sự xâm nhập của nước vào đất và sự mất nước từ đất  Sự hấp thu năng lượng mặt trời của đất làm đất nóng lên và sự mất năng lượng từ đất làm đất lạnh đi Từ khi xuất hiện sự sống trên trái đất thì quá trình phong hóa xảy ra gắn liền với quá trình hình thành đất. Đất được hình thành qua 2 quá trình: đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh học. Thực chất của vòng đại tuần hoàn địa chất là quá trình phong hóa để tạo mẫu chất. Trong vòng đại tuần hoàn địa chất, nước bốc hơi từ đại dương, hình thành mưa xuống lục địa bị phong hóa, bị bào mòn cuốn ra biển và đại dương hình thành trầm tích. Trải qua thời kỳ địa chất, do các chấn động, đá trầm tích được trồi lên rồi lại chịu phong hóa. Thực chất của vòng tiểu tuần hoàn sinh học chính là quá trình hình thành đất, thực hiện do hoạt động sống của động vật, thực vật và vi sinh vật. Trong vòng tuần hoàn này sinh vật đã hấp thu năng lượng, chất dinh dưỡng và các khí từ khí quyển để tổng hợp nên chất hữu cơ (quá trình quang hợp). Các chất hữu cơ này được vô cơ hóa nhờ vi sinh vật là nguồn thức ăn cho sinh vật ở thế hệ sau. Hai quá trình này không thể tách rời nhau: vì nếu không có đại tuần hoàn địa chất thì không có muối khoáng và môi trường tơi xốp cho tiểu tuần hoàn sinh học phát triển và ngược lại. Nếu không có vòng tiểu tuần hoàn sinh học thì không tích lũy chất hữu cơ, không hình thành mùn mà mùn là yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất.
  • 23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 11 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình hình thành đất [6], [10] Đất được hình thành do sự biến đổi liên tục và sâu sắc tầng mặt của đất dưới tác động của sinh vật và yếu tố môi trường. Các yếu tố tác động vào quá trình hình thành đất và làm cho đất được hình thành gọi là các yếu tố hình thành đất. Docuchaev người đầu tiên nêu ra 5 yếu tố hình thành đất và gọi đó là yếu tố phát sinh học. 1.2.3.1. Đá mẹ Nguồn cung cấp chất vô cơ cho đất, trước hết là khoáng chất, cho nên nó là bộ xương và ảnh hưởng tới thành phần cơ giới, khoáng học và hoá học của đất. Thành phần và tính chất chịu ảnh hưởng của đá mẹ thường được biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất, càng về sau sẽ bị biến đổi sâu sắc do quá trình hoá học và sinh học xảy ra trong đất. 1.2.3.2 Khí hậu Khí hậu tham gia vào quá trình hình thành đất được thể hiện qua: - Nước mưa - Các chất trong khí quyển: O2, CO2, N2 - Hơi nước và năng lượng mặt trời - Sinh vật sống trên đất Khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình hình thành đất:  Ảnh hưởng trực tiếp: - Nước mưa quyết định độ ẩm, mức độ rửa trôi, pH của dung dịch đất và tham gia tích cực vào quá trình phong hoá hoá học. - Nhiệt độ làm cho đất nóng hay lạnh. Nó thúc đẩy quá trình hoá học, hoà tan và tích luỹ chất hữu cơ.  Ảnh hưởng gián tiếp: Biểu hiện qua thế giới sinh vật mà sinh vật là yếu tố chủ đạo cho quá trình hình thành đất: quy luật phân bố địa lý theo vĩ độ, độ cao và khu vực.
  • 24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 12 1.2.3.3. Yếu tố sinh vật Sinh vật luôn là một yếu tố chủ đạo trong quá trình hình thành đất trồng, trong đó phải kể đến vai trò của vi sinh vật, thực vật và động vật. a. Vai trò của vi sinh vật Qua nghiên cứu, người ta phát hiện trong một gam đất có tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ tế bào vi sinh vật. Khối lượng vi sinh vật có đến 8 - 10 tấn/ha. Trong đất vi sinh vật có khả năng sinh sản rất lớn và chúng tham gia vào hầu hết các quá trình chuyển hóa phức tạp xảy ra trong đất. Khoáng hóa các hợp chất hữu cơ và tổng hợp mùn: đây là chức năng quan trọng nhất của vi sinh vật trong mọi loại đất, nhờ đó mà đá biến thành đất. Hơn nữa, vi sinh vật còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các hợp chất vô cơ thành hợp chất hữu cơ. Đồng thời, vi sinh vật cũng sử dụng sản phẩm của quá trình phân hủy chất hữu cơ để tạo thành cơ thể của chúng và chất hữu cơ mới đặc biệt gọi là mùn qua quá trình mùn hóa. b. Vai trò của thực vật Đây là nguồn cung cấp chất hữu cơ chủ yếu cho đất. Nhờ khả năng quang hợp, hàng năm thực vật để lại cho đất hàng tấn thậm chí hàng chục tấn chất xanh có chất lượng khác nhau tùy thuộc vào từng loại thực vật. Những phần rơi rụng của thực vật, sau khi khoáng hóa sẽ xâm nhập vào đất, tạo khả năng tích lũy mùn và biến thành màu đen tối ở lớp đất trên. Mỗi loại thực vật khác nhau nên hàm lượng chất hữu cơ mà nó cung cấp cho đất cũng khác nhau. Ví dụ: Đất đen ôn đới có hàm lượng mùn cao (có thể lên tới 15%) được hình thành dưới đồng cỏ hay xen giữa đồng cỏ và rừng cây lá rộng ôn đới. Các loại đất không có tán cây che phủ, vào mùa khô quá trình kết von hình thành đá ong trong đất xảy ra rất mạnh mẽ, vào mùa mưa tầng mặt bị bào mòn dần dần thành đồi trọc.
  • 25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 13 Hơn nữa, đối với các thảm thực vật giúp đất chống lại hiện tượng xói mòn, ngăn chặn sự rửa trôi của đất ... c. Vai trò của động vật Chất thải của động vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất, tăng tính khoáng cho đất và tạo kết cấu của đất (điển hình là giun đất). Một số loại động vật hoạt động sống bằng cách đào hang tạo các khe trống giúp cho nước, không khí dễ xâm nhập vào đất từ đó thay đổi chế độ không khí, nước, nhiệt độ trong đất... 1.2.3.4. Yếu tố địa hình Địa hình khác nhau thì sự xâm nhập của nước, nhiệt và các chất hoà tan sẽ khác nhau. Nơi có địa hình cao, dốc, độ ẩm bé hơn nơi có địa hình thấp và trũng. Địa hình cao thường bị rửa trôi, bào mòn. Hướng dốc ảnh hưởng đến nhiệt độ của đất. Địa hình ảnh hưởng tới hoạt động sống của thế giới sinh vật, tới chiều hướng và cường độ của quá trình hình thành đất. 1.2.3.5. Yếu tố thời gian Yếu tố thời gian được coi là tuổi của đất. Đó là thời gian diễn ra quá trình hình thành đất và một loại đất nhất định được tạo thành. Đất có tuổi càng cao, thời gian hình thành đất càng dài thì sự phát triển của đất càng rõ rệt. 1.2.3.6. Yếu tố con người Ngày nay hoạt động sản xuất của con người có tác động rất mạnh đối với quá trình hình thành đất. Do vậy một số tác giả có xu hướng đưa yếu tố con người vào yếu tố thứ 6 của quá trình hình thành đất. Con người là một nhân tố vừa có những tác động tích cực vừa có những tác động tiêu cực đến hoạt động của đất. - Tác động tích cực: các hoạt động thâm canh nông nghiệp, đắp đê ngăn lũ, làm ruộng bậc thang... làm cho đất ngày càng màu mỡ, tăng độ phì nhiêu của đất.
  • 26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 14 - Tác động tiêu cực: hoạt động đốt rừng làm nương rẫy, du canh, du cư làm cho đất trống đồi trọc, làm mất khả năng giữ nước vào mùa mưa và tăng sự thoát hơi nước vào mùa nắng. 1.2.4. Phân loại đất ở Việt Nam ( Hội KH đất VN, 2000) [ [17] Việc phân loại đất ở Việt Nam được dựa trên cơ sở xem tổng hợp các yếu tố và các quá trình hình thành đất, hình thái phẫu diện đất và một số tính chất lí hóa học của đất. Hội khoa học đất Việt Nam năm 2000 đã phân loại đất như sau: 1.2.4.1. Đất cát - Đất cồn cát trắng vàng - Đất cồn cát đỏ - Đất cát điển hình - Đất cát mới biến đổi - Đất cát potzon - Đất cát glây - Đất cát feralit 1.2.4.2. Đất mặn - Đất mặn sú vẹt đước - Đất mặn nhiều - Đất mặn trung bình và ít 1.2.4.3. Đất phèn - Đất phèn tiềm tàng - Đất phèn hoạt động 1.2.4.4. Đất phù sa - Đất phù sa, trung tính, ít chua - Đất phù sa, chua - Đất phù sa Glây
  • 27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 15 - Đất phù sa mùn - Đất phù sa có tầng đốm gỉ 1.2.4.5. Đất Glây - Đất glây trung tính, ít chua - Đất glây chua - Đất lầy 1.2.4.6. Đất than bùn - Đất than bùn - Đất than bùn phèn tiềm tàng 1.2.4.7. Đất mặn kiềm - Đất mặn kiềm - Đất mặn kiềm glây 1.2.4.8. Đất mới biến đổi - Đất mới biến đổi, trung tính ít chua - Đất mới biến đổi, chua 1.2.4.9. Đất đá bọt - Đất đá bọt - Đất đá bọt mùn 1.2.4.10. Đất đen - Đất đen có tầng kết von - Đất đen Glây - Đất đen cacbonat - Đất nâu thẫm trên bazan - Đất đen tầng mỏng 1.2.4.11. Đất nứt nẻ
  • 28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 16 - Đất nứt nẻ trung tính, ít chua - Đất nứt nẻ chua 1.2.4.12. Đất nâu - Đất nâu vùng bán khô hạn - Đất đỏ vùng bán khô hạn - Đất nâu vàng vùng khác 1.2.4.13. Đất tích vôi - Đất vàng tích vôi - Đất nâu thẩm tích vôi 1.2.4.14. Đất có tầng sét loan lỗ - Đất có tầng sét loan lỗ chua - Đất có tầng sét loan lỗ rữa trôi mạnh - Đất có tầng sét loan lỗ giàu mùn 1.2.4.15. Đất xám - Đất xám bạc màu - Đất xám có tầng loan lỗ - Đất xám glây - Đất xám feralit - Đất xám mùn trên núi 1.2.4.16. Đất nâu tím - Đất nâu tím - Đất nâu tím đỏ 1.2.4.17. Đất đỏ - Đất nâu đỏ - Đất nâu vàng
  • 29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 17 - Đất đỏ vàng có tầng đất loan lỗ - Đất mùn vàng đỏ trên núi cao 1.2.4.18. Đất mùn alit núi cao - Đất mùn alit núi cao - Đất mùn alit núi cao glây - Đất mùn thô than bùn núi cao 1.2.4.19. Đất sói mòn trơ sỏi đá 1.2.4.20. Đất nhân tác 1. 3. TỔNG QUAN VỀ MÙN 1.3.1. Sơ lược về chất hữu cơ 1.3.1.1. Định nghĩa về chất hữu cơ [8], [10], [11], [16] Chất hữu cơ của đất là một chỉ tiêu về độ phì và ảnh hưởng đến tính chất của đất như khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khả năng hấp phụ, giữ nhiệt và kích thích sinh trưởng cây trồng. Chất hữu cơ là nguồn cung cấp trực tiếp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng: N, P, K, Ca,... là yếu tố làm tăng lượng và chất trao đổi caiton của các loại chất khoáng hoặc đất), tăng kết cấu đất, cải thiện tính chất vật lí, khả năng giữ ẩm của đất. Chất hữu cơ của đất là một trong 4 hợp phần cơ bản của đất: phần khoáng, phần chất hữu cơ, phần không khí đất và phần dung dịch đất. 1.3.1.2. Thành phần của chất hữu cơ [10] Gồm hai thành phần chính: - Xác hữu cơ chưa bị phân giải trong đất (rễ cây, thân lá cây rụng,...) - Các chất hữu cơ của đất: sản phẩm phân giải chất hữu cơ bao gồm hợp chất hữu cơ đơn giản chứa cacbon và nitơ như gluxit, protit, lipit...và hợp chất hữu cơ phức tạp là mùn.
  • 30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 18 1.3.1.3. Nguồn gốc của chất hữu cơ Nguồn tạo chất hữu cơ của đất là tàn tích sinh vật bao gồm xác động vật, thực vật và vi sinh vật đất. a. Nguồn gốc từ thực vật [10] Thực vật màu xanh là sinh khối chính tạo tàn tích sinh vật trong đất, chiếm 4/5 tổng lượng xác hữu cơ của đất. Tùy thuộc vào vùng sinh thái tự nhiên, loại thảm thực vật của từng vùng và tác động của con người mà lượng chất xanh trả lại cho đất hàng năm sẽ khác nhau. Ví dụ, vùng sinh thái nhiệt đới nóng ẩm với các loại thực vật phong phú, phát triển nhanh quanh năm sẽ có lượng xác thực vật lớn gấp bội vùng sinh thái bán khô hạn chỉ có cây bụi và xương rồng. Ngoài ra, các loại thực vật khác nhau thì tàn tích thực vật sẽ khác nhau. Chẳng hạn như: xác các loại cỏ hàng năm vùng thảo nguyên ôn đới sẽ phong phú và có chất lượng hữu cơ tốt hơn là xác của các cây lá kim của rừng Taiga hoặc xác cây bụi lúp xúp của vùng khô hạn. Các loại đất khác nhau nên có độ màu mỡ khác nhau dẫn đến sinh khối thực vật khác nhau. Đất phù sa sông có hàm lượng và thành phần sinh khối phong phú hơn đất bạc màu và đất cát ven biển. Tàn tích thực vật quyết định đến sự hình thành tầng thảm mục, tầng tích lũy mùn của phẫu diện đất cũng như hàm lượng và thành phần của mùn. Những đất có tầng thảm mục và tầng tích lũy dày, thành phần xác hữu cơ là các cây thân thảo thường có hàm lượng và thành phần mùn tốt hơn hẳn những đất trống đồi trọc, hoặc chỉ có những cây bụi, gai, lá kim. b. Nguồn gốc từ động vật và vi sinh vật [6], [10], [11] So với tàn tích của thực vật thì số lượng tàn tích của động vật và vi sinh vật đất ít hơn hẳn, song thành phần chất hữu cơ thì rất cao, đặc biệt là các hợp chất hữu cơ chứa nitơ.
  • 31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 19 Các động vật chính trong đất như: giun, kiến, mối, sâu bọ,... Hệ vi sinh vật đất gồm: nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn,... Các vi sinh vật đất có vai trò quan trọng trong các quá trình như sau: - Phân hủy các chất hữu cơ: các vi sinh vật đất có khả năng phân hủy và tiêu hóa các tàn dư thực vật và các chất hữu cơ khác qua các hoạt động hóa học với sự trợ giúp của các enzym. Các enzym này tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển hóa vật chất trong đất, góp phần khép kín các vòng tuần hoàn vật chất trong thiên nhiên như chu trình nitơ, chu trình cacbon... - Khoáng hóa các chất hữu cơ: qua quá trình khoáng hóa các nguyên tố dinh dưỡng nằm trong cấu trúc sinh hóa của các chất hữu cơ bị phân giải và chuyển sang dạng hữu dụng mà cây trồng có thể hấp thụ được. Thí dụ: chất hữu cơ chứa nitơ (protein, axit amin) thông qua quá trình amôn hóa, quá trình nitrat hóa. Chất hữu cơ NH4 + NO2 - NO3 - Quá trình phản nitrat hóa: NO3 - NO2 - NO N - Cố định đạm (tiến trình chuyển hóa nitrogen trong khí quyển thành dạng mà cây có thể hấp thụ). Ví dụ: Vi khuẩn cố định đạm Rhizobium sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu, có khả năng hút và chuyển hóa nitơ tự nhiên trong không khí thành nitơ cung cấp cho cây. Sau khi cây chết và bị phân giải, chúng sẽ cung cấp và làm gia tăng hàm lượng nitơ trong đất. Vi khuẩn nốt sần của cây họ đậu có thể cố định được từ 55 – 144 kg N/ha/vụ. - Ngoài ra, vi sinh vật đất còn có khả năng yểm trợ cho sự hữu dụng, hấp thu của lân (photpho) và các dưỡng chất khác. Một loại nấm có tên là Mycorrhiza có thể thâm nhập vào mô vỏ của rễ cây, sử dụng các loại thức ăn do rễ tạo ra và đồng thời sinh ra một mạng lưới sợi nấm kết dính keo Vi khuẩnVi khuẩn Vi khuẩn
  • 32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 20 đất bao quanh rễ. Từ đó, các nguyên tố dinh dưỡng như photpho bám lên màng này và rễ cây có thể hấp thu dễ dàng. 1.3.1.4. Vai trò của chất hữu cơ [6], [8] Hàm lượng chất hữu cơ của đất và độ bền cấu trúc liên quan rất chặt chẽ với nhau. Hằng năm, việc bổ sung xác hữu cơ thực vật đã duy trì có hiệu quả độ bền cấu trúc của đất. Ở đất chứa hàm lượng mùn thấp hơn 3,4% thì cấu trúc đất bị suy giảm hơi nhiều so với đất có chứa 4,3% mùn. - Chất hữu cơ nhỏ hơn 3% thì không thích hợp sản xuất lâu dài cho cây có hạt vì độ bền cấu trúc sẽ suy giảm nhanh. - Trong đất, quá trình suy thoái chất hữu cơ nhanh hơn quá trình tích lũy Ví dụ: Một loại đất chứa 3% chất hữu cơ, tức là khoảng 75 tấn chất hữu cơ trên diện tích 1 ha với độ sâu 15cm. Nếu hằng năm bổ sung 2 tấn/ha xác thực vật thì sẽ mất gần 100 năm để tăng đất này đến 4% chất hữu cơ. Cường độ phân hủy và tích lũy chất hữu cơ đất xảy ra xen kẽ, trong trạng thái cân bằng động. Ví dụ: Jenkinson và Ladd (1938) nhận xét: ở đất trồng lúa mì liên tục tại Rothamstes( Anh) có 26 tấn/ha cacbon hữu cơ tiêu hao và hằng năm có 1,2 tấn bổ sung thì sự luân chuyển (trạng thái bền vững) của chất hữu cơ sẽ là: = = 21,67 năm Như vậy, chất hữu cơ này sẽ luân chuyển qua gần 22 năm. 1.3.2. Sơ lược về mùn 1.3.2.1. Khái niệm về mùn [11] Mùn là hợp chất cao phân tử được hình thành từ quá trình phân giải và tổng hợp hữu cơ trong đất. C hữu cơ trong đất(tấn/ha) Lượng C hữu cơ đưa vào (tấn/ha.năm) 26 1,2
  • 33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 21 1.3.2.2. Quá trình hình thành mùn [8], [10], [17] Xác hữu cơ trong đất rất phức tạp gồm protein, lipit, gluxit,... những chất này thực vật không thể hấp thu trực tiếp mà phân giải chúng thành những hợp chất đơn giản hơn. Sự phân giải là một quá trình phức tạp có sự tham gia của vi sinh vật, oxi, nước. Mùn được hình thành thông qua hai quá trình:  Quá trình khoáng hóa: Quá trình khoáng hóa là quá trình phân hủy hoàn toàn xác hữu cơ dưới tác dụng của quần thể vi sinh vật háo khí để tạo ra các sản phẩm như muối khoáng, CO2, H2O từ đó cung cấp nguồn năng lượng lớn cho đất. Quá trình khoáng hóa chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: khí hậu, tính chất đất và đặc điểm xác hữu cơ.  Quá trình mùn hóa: Quá trình mùn hóa là quá trình phân giải xác hữu cơ do hệ vi sinh vật phân giải tạo nên các hợp chất hữu cơ trung gian và quá trình tổng hợp các hợp chất trung gian đó thành hợp chất hữu cơ cao phân tử. Quá trình mùn hóa gồm các giai đoạn: + Từ các hợp chất hữu cơ như protit, lipit,... của các sinh vật và sản phẩm tổng hợp của vi sinh vật phân giải, chúng được phân hủy thành các sản phẩm hữu cơ trung gian. + Dưới tác động của các vi sinh vật tổng hợp, các hợp chất hữu cơ trung gian tạo thành các hợp chất phức tạp: nhân vòng thơm, mạch nhánh và các nhóm định chức. + Các hợp chất phức tạp được các vi sinh vật tổng hợp trùng ngưng lại thành các hợp chất cao phân tử giống như chuỗi xích bền vững gồm: nhân vòng, mạch nhánh, nhóm định chức đó gọi là mùn. Quá trình mùn hóa phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau của môi trường + Nhân tố sinh học: các men trong xác động thực vật, số lượng và chất lượng của vật bị mùn hóa và các vi sinh vật, động vật đất. + Nhân tố khí hậu: nhiệt độ, nước, không khí.
  • 34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 22 + Ngoài ra, quá trình mùn hóa còn phụ thuộc vào các phản ứng và các chất dễ tiêu của đất. 1.3.2.3. Thành phần của mùn [8], [10], [17] Chất mùn gồm 3 thành phần chính: axit humic, axit fulvic và các humin a. Axit humic Axit humic là một axit hữu cơ cao phân tử chứa nitơ hình thành trong môi trường trung tính, có cấu tạo vòng, không tan trong nước và axit vô cơ nhưng lại dễ tan trong dung dịch kiềm loãng: NaOH, Na2CO3,.. và có màu nâu sẫm hoặc nâu đen. Thành phần bao gồm các nguyên tố: C: 50 – 62% H: 2,8 – 6% O: 31 – 41% N: 2 – 6% Các nguyên tố khác: P, S, Al, Fe... 1% - Nguyên tắc cấu tạo: thuộc loại hợp chất cao phân tử, gồm những monome, những monome này lại được tạo thành từ những đơn vị cấu trúc cơ bản. Như vậy, một đơn vị cấu trúc là hạt nhân của axit humic. Hình 1.3: Axit humic
  • 35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 23 - Một đơn vị cấu trúc bao gồm: nhân, cầu nối và những nhóm định chức + Nhân vòng thơm là các dị vòng chứa nitơ, các axit cacbon thơm và các andehyt thơm chiếm 50 - 60% trọng lượng phân tử mùn. + Các hợp chất vòng no và mạch thẳng là các aminoaxit, cacbua hydro và các quinol chiếm 25 - 40% trọng lượng phân tử. + Các nhóm định chức: cacboxyl, cacbonyl, fenolhydroxyl, metoxyl chiếm 10 - 25%. - Các cầu nối liên kết giữa các vòng làm cho phân tử axit humic trở nên “xốp” dễ thấm nước. Những cầu nối này có thể là những phân tử riêng biệt (-O-), hoặc là nhóm (-NH2- ), (-CH2-) cũng có thể liên kết qua nguyên tử cacbon (C-C). - Phân tử lượng lớn: 50.000 - 190.000 đơn vị cacbon. Phân tử có dạng hình cầu với cấu tạo nhân theo một trật tự nhất định. Axit humic có một số tính chất cơ bản như: tính axit thấp (do nhân vòng > mạch nhánh), ít di động, mức độ ngưng tụ cao do trọng lượng phân tử lớn, ít bị rữa trôi khỏi đất, khả năng hấp phụ keo mùn cao, từ 300 - 600 me/100g keo. Tính đệm cao, ít chua. Trạng thái tồn tại: tồn tại ở dạng các muối humat kiềm – là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Do đó, muối humat của cation hóa trị I rất dễ bị rửa trôi (do tan nhiều trong nước), còn muối humat của Ca, Mg sẽ được tích lũy ở nơi hình thành ra chúng, vì thế ở lớp đất mặt có chứa nhiều loại muối này. Axit humic là thành phần mùn có giá trị nhất, là nguồn dự trữ dinh dưỡng (nhất là nitơ) cho đất, khi phân giải axit humic thu được nhiều chất khoáng giúp đất có độ phì cao. Axit humic cùng với các axit mùn khác bón vào đất có tác dụng kích thích sự phát triển của hệ rễ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Nếu được hấp thu trực tiếp qua lá chúng sẽ giúp tăng cường sự quang hợp của cây do kích thích sự hoạt động của các men tham gia trong quá trình quang hợp. Cường độ quang hợp mạnh cây sẽ sinh trưởng nhanh và ngược lại. Ngoài ra, axit humic còn làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn. Với các tác dụng trên, axit humic đang được khai thác
  • 36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 24 sử dụng phổ biến trong các chế phẩm phân bón vào gốc và bón vào lá, chất kích thích sinh trưởng cây trồng và thuốc trừ bệnh cây. Tóm lại, axit humic là một tổ hợp mùn tốt nhất của hợp chất mùn vì nó có những đặc tính quí như: ít chua, bền vững, hàm lượng nitơ cao, khả năng hấp phụ trao đổi ion lớn, các hợp chất kết hợp với cation và khoáng sét bền. Vì vậy, đất giàu axit humic có độ phì cao. b. Axit fulvic: Là axit hữu cơ cao phân tử chứa nitơ hình thành trong môi trường chua, dễ tan trong nước, axit, bazơ và nhiều dung môi hữu cơ khác, cho dung dịch màu vàng rơm và rất chua ( pH = 2,6 - 2,8) Thành phần các nguyên tố hóa học chính: C: 40 – 52% H: 3,5 – 5% O: 40 – 48% N: 2,4% Các nguyên tố khác từ 7 – 10% Cấu tạo phân tử: ít nhân vòng thơm và nhiều mạch nhánh hơn axit humic nên axit fulvic có tính ưa nước, khả năng ngưng tụ keo kém, độ phân tán cao, khả năng di động lớn, tính chua, có khả năng hấp phụ trao đổi ion cao. Hình 1.4: Axit fulvic
  • 37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 25 Phân tử lượng: 10.000 - 20.000 đơn vị cacbon. Đối với các loại đất khác nhau thì tỷ lệ axit fulvic trong mùn cũng khác nhau. Đối với đất trung tính, ít chua: tỉ lệ axit fulvic cao hơn, càng xuống sâu, tỉ lệ này càng cao. Các axit fulvic khi kết hợp với các cation hóa trị I, II tạo thành các fulvat. Chúng là nguyên nhân làm rửa trôi các chất màu và phá hủy sét rất nhanh do chúng dễ tan trong nước, axit, kiềm nên dễ di chuyển theo chiều sâu của phẫu diện đất. Người ta nhận thấy rằng: đất mùn trên núi cao, đất đỏ vàng, đất phèn là các loại đất giàu chất hữu cơ. Tóm lại, axit fulvic là một tổ hợp mùn xấu hơn axit humic. Vì vậy, đất giàu axit fulvic thường bị chua, dễ bị nghèo mùn, các nguyên tố trong đất dễ bị rữa trôi dưới dạng muối fulvat dễ hòa tan. c. Các humin Các humin là tổ hợp các chất mùn được cấu tạo bởi các liên kết giữa các axit humic, axit fulvic và các khoáng sét trong đất. Các humin có màu đen, không tan trong dung dịch kiềm, có phân tử lượng lớn, bền vững trong đất, cây trồng không sử dụng được. Humin không hòa tan do liên kết với khoáng như các silicat, setquioxyt và khoáng sét – phức humat với khoáng sét. Ngoài ra thành phần chất mùn còn có nhiều axit amin có tính axit, bazơ, trung tính và các axit amin chứa lưu huỳnh. 1.3.2.4. Vai trò của mùn [9], [10], [22] a. Vai trò của mùn đối với đất - Chất mùn giúp cải thiện cấu trúc của đất, cải thiện tỉ số không khí và nước ở vùng rễ làm tăng khả năng giữ nước của đất. Do vậy, nếu đất giàu mùn sẽ ít mẫn cảm với tình hình khô hạn. - Chất mùn cải thiện thành phần cơ giới nhẹ của đất cát và thành phần cơ giới nặng của đất sét.
  • 38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 26 - Chất mùn tạo khả năng thu nhiệt và giữ nhiệt, điều hòa nhiệt độ của đất, tránh sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ của đất cho cây. - Đất mùn có khả năng hấp phụ trao đổi cation cao làm cho đất có tính chịu nước, chịu phân cao. - Đất giàu mùn có tính đệm cao, chống chịu với những thay đổi đột ngột về pH đất, đảm bảo các phản ứng hóa học và oxi hóa khử xảy ra bình thường, không gây hại cho cây trồng. - Chất mùn là chỉ tiêu biểu thị đất khác đá mẹ, đất màu mỡ... - Hợp chất mùn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng lại có khả năng khoáng hóa chậm và thường xuyên thành các chất vô cơ đơn giản cho cây trồng sử dụng liên tục như: nitơ, photpho, kali... Vì vậy, đất giàu mùn nếu không có nguồn phân vô cơ bổ sung thì thường đất vẫn có năng suất ổn định. - Chất mùn ngăn chặn sự tái hợp hấp phụ kali trong đất. - Chất mùn làm tăng số vi sinh vật đất, bao gồm cả vi sinh vật có lợi. - Chất mùn là nền tảng của sự sống và các hoạt động của vi sinh vật và chính các vi sinh vật sẽ tạo ra sự chuyển hóa mùn trong đất. Do đó, đất càng nhiều mùn thì lượng vi sinh vật đất càng phong phú và hoạt động mạnh. b. Vai trò của mùn đối với cây trồng - Trong quá trình phân giải mùn tạo ra nhiều CO2 rất cần thiết cho cây trồng khi quang hợp. - Khả năng trao đổi cation cao nên tạo ra sự trao đổi dinh dưỡng cung cấp cho cây, trong đó phức hệ keo sét – mùn là phức hệ điều tiết thức ăn quan trọng nhất của đất đối với cây. - Keo mùn kết hợp với lân tạo thành phức hệ lân – mùn là hợp chất giải phóng lân dễ dàng cho cây sử dụng (ngay cả những đất giàu Ca2+ , Fe3+ , Al3+ có khả năng giữ chặt lân).
  • 39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 27 - Chất mùn tăng cường hiệu quả phân khoáng đối với cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hút thức ăn qua màng tế bào của rễ cây. - Chất mùn kích thích hạt nảy mầm và thúc đẩy sự tăng trưởng của cây con. - Quá trình mùn hóa chất hữu cơ càng mạnh thì tác động kích thích việc hút chất dinh dưỡng càng mạnh. - Mùn làm hô hấp của cây và sự tăng trưởng của cây được đẩy mạnh. - Mùn làm tăng sinh khối của cây và là chỉ tiêu để đánh giá độ phì nhiêu của đất. - Mùn là nguồn gốc dự trữ thức ăn cho cây. Khi khoáng hóa mùn sẽ giải phóng đạm nitrat, các thức ăn khác hay các nguyên tố vi lượng có trong thành phần của chất hữu cơ để cung cấp cho cây. Bảng 1.1: Đánh giá độ phì nhiêu của đất Hàm lượng mùn (%) Phân loại đất < 1% Đất rất nghèo mùn 1-2% Đất hơi nghèo mùn 2-4% Đất có mùn trung bình 4-8% Đất giàu mùn > 8% Đất rất giàu mùn 1.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH MÙN 1.4.1. Các ion gây hưởng đến quá trình xác định mùn [4] Trong dung dịch phân tích ngoài các nguyên tố cần xác định còn có chứa nhiều cation và anion. Ảnh hưởng của các cation hoặc anion lạ sẽ dẫn tới làm sai số của chuẩn độ (có thể gây sai số âm hoặc sai số dương).
  • 40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 28 Đối với phương pháp quang phổ: ảnh hưởng của cation và anion này đến sự hấp phụ trong phổ hấp thụ nguyên tử rất khác nhau, có thể có hiệu ứng dương, hiệu ứng âm, hoặc vừa có hiệu ứng dương và vừa có hiệu ứng âm ở các nồng độ khác nhau. Để loại trừ ảnh hưởng của các cation và các anion này chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp sau đây một cách riêng biệt hay tổ hợp:  Chọn điều kiện xử lí mẫu phù hợp để loại các ion lạ ra khỏi dung dịch phân tích.  Chọn các thông số máy đo thích hợp.  Chọn điều kiện thí nghiệm và điều kiện nguyên tử hóa mẫu thích hợp.  Thêm vào các chất phụ gia thích hợp để loại trừ ảnh hưởng của các cation lạ. Trong mỗi trường hợp cụ thể cần phải nghiên cứu để chọn được loại chất và nồng độ thích hợp. 1.4.1.1. Ảnh hưởng của Fe3+ , Fe2+ [10], [16] Sắt là một nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng. Sắt đóng vai trò quan trọng trong sự tạo thành kết cấu của đất, trong việc điều hòa chế độ lân của đất ở vùng nhiệt đới ẩm (đặc biệt với đất lúa ngập nước). Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, sự tích lũy sắt trong đất là một qui luật tất yếu, biểu hiện ở màu sắc đỏ vàng của đất. Nguồn gốc của sắt trong đất từ các khoáng vật hematit, manhetit, ôgit, mica đen, hocnơblen, limonit, pyrit... Khi phong hóa các khoáng vật ấy, thì sắt được giải phóng ra ở dạng hydroxit, công thức chung là FeO3.nH2O. Sắt trong đất có thể ở dạng hợp chất hóa trị II hoặc III. Các muối sắt hóa trị II dễ tan trong nước và một phần nhỏ thủy phân làm cho đất chua. Các muối sắt hóa trị III khó tan trong nước như FePO4. Sắt có khả năng tạo phức với các chất để tạo thành các phức chất vô cơ hoặc hữu cơ – vô cơ. Hàm lượng Fe2O3 trong đất khoảng 2 - 10% phụ thuộc vào thành phần đá mẹ, khí hậu. Ngoài ra, hàm lượng Fe2O3 trong đất còn phụ thuộc vào yếu tố khác như: oxit
  • 41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 29 sắt hóa trị III chuyển thành sắt hóa trị II hòa tan do bị khử làm một lượng oxit sắt hóa trị III bị rửa trôi đi dẫn đến hàm lượng sắt trong tầng đất mặt thấp. Tóm lại, sắt là một nguyên tố dinh dưỡng (vi lượng) có nhiều ý nghĩa cho cây trồng. Tuy nhiên, khí phân tích hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin thì sắt là nguyên tố gây cản trở đến quá trình phân tích (gây sai số trong phép chuẩn độ). Vì vây, chúng ta cần có phương pháp loại bỏ ảnh hưởng của ion Fe3+ , Fe2+ . 1.4.1.2. Ảnh hưởng của Cl- [7], [10], [11] Các chất hòa tan trong nước của đất bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ. Việc xác định các chất hòa tan trong nước của đất có ý nghĩa quan trọng (đặc biệt là đất mặn). Trong đó, phải kể đến sự có mặt của anion Cl- , là dạng anion không có tính oxi hóa, có tác dụng độc cao đối với cây trồng khi nồng độ anion lớn. Các muối clorua dễ tan hơn các muối sunfat nên dễ bị rửa trôi hơn. Bảng 1.2 : Hàm lượng Cl- trong các loại đất 1990 Tên đất Hàm lượng Cl- (%) Không mặn < 0,15 Mặn ít 0,15 – 0,30 Mặn trung bình 0,30 – 0,50 Mặn 0,50 – 0,80 Rất mặn > 0,80 (Theo B.A.Kôpda và B.B.Egorôp) Đất mặn là một loại đất xấu, muốn sử dụng đất đạt hiệu quả cao thì chúng ta cần phải cải tạo. Hơn nữa, lượng Cl- trong đất còn ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất khi phân tích hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin. Vì vậy, chúng ta cần có phương pháp cản trở sự ảnh hưởng của Cl- .
  • 42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 30 1.4.2. Phương pháp khắc phục các ion gây ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn [7] 1.4.2.1. Ảnh hưởng của Fe3+ Ion Fe3+ sẽ gây ảnh hưởng đến sự đổi màu của chất chỉ thị. Vì vậy, để khắc phục hiện tượng này ta sẽ che Fe3+ bằng H3PO4 do Fe3+ có khả năng tạo phức với H3PO4 tạo thành phức không màu. 1.4.2.2. Ảnh hưởng của Cl- Khi phân tích hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin chúng ta sử dụng lượng K2Cr2O7 0,4N trong môi trường H2SO4 (tỉ lệ 1:1) để oxi hóa lượng cacbon trong đất và sử dụng muối Morh với chỉ thị ferroin để xác định lượng dư K2Cr2O7. Tuy nhiên, nếu trong đất có Cl- thì lượng Cl- trong đất sẽ phản ứng với lượng K2Cr2O7 theo phương trình phản ứng sau: Cr2O7 2- + 6Cl- + 14 H+  2Cr3+ + 3Cl2 + 7H2O Vì vậy, trong quá trình phân tích một lượng K2Cr2O7 sẽ bị hao hụt dẫn đến sai số trong khi tính hàm lượng mùn. Do đó, chúng ta cần phải loại ảnh hưởng của Cl- . Nếu hàm lượng Cl- < 0,6% sai số có thể bỏ qua. Ngược lại, chúng ta có thể khắc phục bằng cách rửa mẫu bằng nước hoặc cho Ag2SO4 vào H2SO4 (15g/l), hoặc có thể trừ vào kết quả phân tích khi có số liệu phân tích %Cl- . 1.4.2.3. Ảnh hưởng của Fe2+ Đối với đất ẩm ướt thì lượng Fe2+ trong đất sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích mùn bằng phương pháp Tiurin. Nếu trong đất có Fe2+ thì lượng Fe2+ trong đất sẽ phản ứng với lượng K2Cr2O7 theo phương trình phản ứng sau: Cr2O7 2- + 6 Fe2+ + 14 H+  2Cr3+ + 6 Fe3+ + 7H2O Vì vậy, trong quá trình phân tích một lượng K2Cr2O7 sẽ bị hao hụt dẫn đến sự sai số trong khi tính hàm lượng mùn. Do đó, chúng ta cần phải loại ảnh hưởng của Fe2+ trong quá trình phân tích.
  • 43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 31 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH MÙN 2.1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN [9] Hiện nay có nhiều phương pháp xác định hàm lượng mùn trong đất. Sau đây tôi sẽ trình bày một số phương pháp phổ biến như: - Phương pháp Knôp: đốt cháy mùn ở nhiệt độ 9500 C hoặc oxi hóa cacbon trong mùn bằng dung dịch K2Cr2O7 + H2SO4. Lượng CO2 bay lên từ hai cách đốt khô hoặc đốt ướt nói trên sẽ được thu hồi vào bình đựng KOH hoặc NaOH đã biết trọng lượng. Sau đó cân bình sẽ biết được lượng CO2 rồi tính. % C = % Mùn = % C . 1,724 Ngoài phương pháp trọng lượng người ta còn dùng phương pháp thể tích: CO2 bay lên được thu hồi vào bình đựng dung dịch tiêu chuẩn Ba(OH)2. Sau đó chuẩn độ lượng Ba(OH)2 thừa dư bằng dung dịch tiêu chuẩn HCl với sự có mặt của chỉ thị thymon xanh từ đó suy ra CO2 và mùn. Phương pháp này tốt nhưng trang bị phiền phức vì thế ít được sử dụng trong các phòng phân tích. - Phương pháp H2O2: Dùng H2O2 oxi hóa cacbon, sau đó cân lại trọng lượng đất, từ chỗ giảm trọng lượng đó có thể suy ra mùn trong đất. - Phương pháp so màu: dùng NH4OH và các dung dịch kiềm khác hòa tan mùn thu được dung dịch màu đen. Từ màu đen đó có thể suy ra lượng mùn nhiều hay ít. Nhưng màu sắc của mùn còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như canxi, độ ẩm... cho nên phương pháp này không thể tồn tại trong các phòng thí nghiệm. Có người dùng H2SO4 đậm đặc để phân giải mùn, dựa vào mức độ đậm nhạt của màu đen sinh ra để tìm ra lượng Trọng lượng CO2 . 12 .100 Trọng lượng đất . 44
  • 44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 32 mùn. Phương pháp này cho kết quả nhanh chóng nhưng kết quả đơn sơ không chính xác. Gramma dùng dung dịch K2Cr2O7 oxi hóa cacbon trong mùn. Màu đỏ của Cr6+ sẽ giảm do C khử tạo ra Cr3+ có màu lục. Nhưng phương pháp này gặp khó khăn là chưa tìm ra kính lọc quang thích hợp cho màu lục. Mặt khác, do oxi hóa không triệt để nên khi đất có mùn trên 5% thì kết quả phân tích không tốt. - Phương pháp G.W.Robinson: ta biết rằng lúc phân tích N tổng số bằng phương pháp Kenđan, mùn bị phân giải trong H2SO4. Kết quả phân giải là SO3 bị khử thành SO2. Phương pháp này chỉ đạt 90% lượng mùn trong đất. - Phương pháp Tiurin: Để xác định cacbon trong đất người ta dùng một lượng thừa K2Cr2O7 oxi hóa trong môi trường axit H2SO4 2K2Cr2O7 + 8H2SO4 + 3C  2K2SO4 + 2Cr2(SO4)3 + 3CO2 + 8H2O Lượng K2Cr2O7 thừa sẽ được chuẩn độ bằng lượng muối Morh tiêu chuẩn K2Cr2O7 + 7H2SO4 + 6FeSO4  Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O Từ lượng K2Cr2O7 dùng để oxi hóa có thể suy ra cacbon. Từ cacbon suy ra mùn bằng cách nhân với hệ số 1,724. Phương pháp này chỉ áp dụng trên những đất có hàm lượng mùn nhỏ hơn 15%. Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phòng phân tích do kết quả thu được nhanh chóng và tương đối chính xác.  XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN TRONG ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIURIN [7], [9], [13], [16] 2.1.1. Nguyên tắc: Để xác định cacbon trong đất người ta dùng một lượng thừa K2Cr2O7 oxi hóa trong môi trường axit H2SO4 (tỉ lệ 1:1). Không thể dùng axit khác vì: nếu dùng HCl thì Cl- sẽ khử một lượng K2Cr2O7 làm cho kết quả tăng lên. Nếu dùng HNO3 thì tăng thêm tác dụng oxi hóa nên lượng K2Cr2O7 cần dùng sẽ ít hơn, dẫn đến kết quả phân tích mùn sẽ ít hơn.
  • 45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 33 2K2Cr2O7 + 8H2SO4 + 3C  2K2SO4 + 2Cr2(SO4)3 + 3CO2 + 8H2O Lượng K2Cr2O7 thừa sẽ được chuẩn độ bằng lượng muối Morh tiêu chuẩn K2Cr2O7 + 7H2SO4 + 6FeSO4  Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O Từ lượng K2Cr2O7 dùng để oxi hóa có thể suy ra cacbon. Từ cacbon suy ra mùn bằng cách nhân với hệ số 1,724 Trong quá trình chuẩn độ, Fe3+ tạo thành có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi màu của chất chỉ thị. Vì vậy, trước khi chuẩn độ có thể thêm một lượng nhỏ H3PO4 hoặc muối chứa ion F- để tạo phức không màu với Fe3+ . 2.1.2. Hóa chất, dụng cụ - Ống nghiệm chịu nhiệt, giá ống nghiệm - Ống thủy tinh dài (ống sinh hàn) - Buret 25 ml, giá buret - Bình tam giác 100 ml - Pipet 2 ml, 5 ml, 10 ml - Bếp điện - Cốc thủy tinh 100 ml, 250 ml, 500 ml, 1000 ml - Nhiệt kế 3000 C - Glixerin - Dung dịch KMnO4 0,4 N: cân 40g K2Cr2O7 (hoặc 32g CrO3) được nghiền nhỏ rồi hòa tan trong 1 lít nước cất sau đó cho từ từ 1 lít H2SO4 đặc (d= 1,84). Trong quá trình pha cần lưu ý những điểm sau: + Phải cho từ từ H2SO4, vừa cho vừa khuấy đều, nếu nóng quá thì phải dừng lại + Sau khi pha xong, để nguội, cho vào bình định mức + Nếu để một vài hôm thấy có tinh thể màu đỏ hình kim xuất hiện thì chỉ cần cho thêm ít nước, lắc đều tinh thể sẽ mất.
  • 46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 34 - Dung dịch muối Morh 0,2 N: cân 80g muối Morh ((NH4)2SO4.FeSO4.6H2O ) hoặc 56g FeSO4.7H2O pha vào bình 1 lít gồm 980 ml nước cất và 20 ml H2SO4 (d = 1,84). Sau đó, chuẩn lại dung dịch muối Morh bằng dung dịch K2Cr2O7 - Thuốc thử Feroin: cân 0,695g FeSO4.7H2O và 1,485g ortho-phenaltrolin- amonohydrat trong 100 ml nước cất. 2.2. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH MÙN TRONG ĐẤT [1], [2], [5], [7], [9], [16] 2.2.1. Khảo sát lượng ion gây ảnh hưởng 2.2.1.1. Nguyên tắc Dùng pipet hút V (ml) ion gây cản trở cho vào ống nghiệm chịu nhiệt (chứa 1ml dung dịch đường đã được cô cạn) sau đó cho thêm 10 ml K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1) Làm một ống nghiệm trắng: cho vào ống nghiệm khác 10ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1) và một ống nghiệm chuẩn: cho vào ống nghiệm (đã có 1ml đường được cô cạn) 10ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1). Dùng ống hút thủy tinh có nút cao su đậy lên miệng và đun sôi trong glixerin trong 5 phút ở 140 - 1600 C. Để nguội, cho dung dịch sau phản ứng vào bình tam giác 100 ml, tráng kĩ bằng nước cất (khoảng 10 - 20 ml), 4 giọt ferroin làm thuốc thử rồi dùng muối Morh 0,2N chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh tím đậm  xanh ngọc  nâu đỏ. 2.2.1.2. Tính toán kết quả Sai số (%) Trong đó: V1 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường có chất gây cản V2 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường (mẫu chuẩn) 2.2.2. Khảo sát thể tích chất cần che 1 2 2 .1 0 0 V V V  
  • 47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 35 2.2.2.1. Xác định thể tích H3PO4 cần che Fe3+ a. Nguyên tắc Khi xác định hàm lượng Fe3+ gây ảnh hưởng đến hàm lượng mùn trong đất. Ta tiến hành che như sau : Hút chính xác thể tích Fe3+ đã được pha ở trên vào các ống nghiệm chịu nhiệt đã chứa 1 ml dung dịch đường được cô cạn. Cho vào ống nghiệm 10ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1) và tiến hành đun như trên. Để nguội, cho dung dịch sau phản ứng vào bình tam giác 100 ml, tráng kĩ bằng nước cất (khoảng 10 - 20 ml) sau đó thêm vào bình V (ml) axit H3PO4, 4 giọt ferroin làm thuốc thử rồi dùng muối Morh 0,2N chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh tím đậm  xanh ngọc  nâu đỏ. b. Tính toán kết quả Sai số (%) Trong đó: V1 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường có chất che V2 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường (mẫu chuẩn) 2.2.2.2. Xác định thể tích Ag2SO4 trong H2SO4 cần che Cl- a. Nguyên tắc Khi đã xác định được lượng Cl- gây ảnh hưởng đến hàm lượng mùn trong đất. Ta tiến hành che như sau : Hút chính xác V (ml) Cl- gây ảnh hưởng đã được pha ở trên vào các ống nghiệm chịu nhiệt chứa 1 ml dung dịch đường được cô cạn. Cho vào ống nghiệm 10ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1), thêm vào bình V ml Ag2SO4 trong H2SO4 và tiến hành đun như trên. 1 2 2 .1 0 0 V V V  
  • 48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 36 Để nguội, cho dung dịch sau phản ứng vào bình tam giác 100 ml, tráng kĩ bằng nước cất (khoảng 10 - 20 ml), 4 giọt ferroin làm thuốc thử rồi dùng muối Morh 0,2N chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh tím đậm  xanh ngọc  nâu đỏ. b. Tính toán kết quả Sai số (%) Trong đó: V1 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường có chất che V2 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường (mẫu chuẩn) 2.2.2.3. Xác định thể tích H3PO4 cần che Fe2+ a. Nguyên tắc Khi xác định hàm lượng Fe2+ gây ảnh hưởng đến hàm lượng mùn trong đất. Ta tiến hành che Fe3+ là sản phẩm của quá trình oxi hóa Fe2+ như sau : Hút chính xác thể tích Fe2+ đã được pha ở trên vào các ống nghiệm chịu nhiệt đã chứa 1 ml dung dịch đường được cô cạn. Cho vào ống nghiệm 10ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1) và tiến hành đun như trên. Để nguội, cho dung dịch sau phản ứng vào bình tam giác 100 ml, tráng kĩ bằng nước cất (khoảng 10 - 20 ml) sau đó thêm vào bình V (ml) axit H3PO4, 4 giọt ferroin làm thuốc thử rồi dùng muối Morh 0,2N chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh tím đậm  xanh ngọc  nâu đỏ. b. Tính toán kết quả Sai số (%) Trong đó: V1 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường có chất che V2 (ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường (mẫu chuẩ 1 2 2 .1 0 0 V V V   1 2 2 .1 0 0 V V V  
  • 49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 37 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI – TỈNH BÌNH DƯƠNG 3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ [19] Nông trường cao su Nhà Nai thuộc xã Tân Thành, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Ranh giới hành chính Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai Phía Tây giáp huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương Phía Nam giáp thị xã Thuận An - tỉnh Bình Dương Phía Bắc giáp huyện Phú Giáo - tỉnh Bình Dương Hình 2.1: Văn phòng nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương
  • 50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 38 Hình 2.2: Quang cảnh bên trong nông trường 3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3.2.1. Địa hình Địa hình nông trường cao su Nhà Nai nằm trong chung trong dạng địa hình bán bình nguyên, với những hình gợn sóng , độ cao trung bình khoảng 10m – 15m so với mặt biển. 3.2.3. Khí hậu- thời tiết Khí hậu ở nông trường cao su Nhà Nai - Bình Dương cũng như khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao (khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định). Trong năm, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch. Vào những năm đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7, 8, 9 thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa kéo dài 1 – 2 ngày đêm liên tục. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở nông trường từ 260 C – 270 C. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,30 C và thấp nhất từ 160 C – 170 C (ban đêm) và 180 C vào sáng sớm. Vào
  • 51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 39 mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76% - 80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hằng năm từ 1.800 – 2.000 mm. Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình khoảng khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam. Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% v biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt… 3.3. GIỚI THIỆU VỀ NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY CAO SU PHƯỚC HÒA- TỈNH BÌNH DƯƠNG 3.2.1. Giới thiệu về nông trường cao su Nhà Nai Nông trường cao su Nhà Nai thuộc công ty cao su Phước Hòa, được thành lập năm 1982 với nhiệm vụ trọng tâm trồng mới chăm sóc và khai thác mủ cao su, phủ xanh các vùng đất xám bạc màu chiến khu D bị tàn phá khốc liệt bởi bom đạn trong chiến tranh. Hiện nông trường đang quản lý 2556,02 ha cao su trải dài trên 4 xã Tân thành, Tân Định, Đất Cuốc, Tân Lập thuộc huyện Tân Uyên , tỉnh Bình Dương. Tổng số CBCNV là 922 người Diện tích vườn cây : 2556,02 ha Trong đó vườn cây khai thác: 2482,67 ha Vườn cây KTCB: 73,35 ha Tổng số đơn vị trực thuộc : 12 Đội sản xuất và 01 đội bảo vệ