SlideShare a Scribd company logo
1 of 167
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
____________________________
ISO 9001:2008
NGÔ GIA TƯỜNG
NGHI LỄ HỎA THIÊU
CỦA NGƯỜI KHMER
VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60310640
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HUỆ
TRÀ VINH, NĂM 2016
-iii-
TÓM TẮT
Người Khmer Nam Bộ tuy cùng sống cộng cư với cộng đồng dân tộc Kinh,
Hoa và Chăm rất lâu, nhưng luôn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Người Khmer có nền văn hóa truyền thống độc đáo và lễ hội phong phú. Nghi lễ
truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời
nói chung, tại Trà Vinh nói riêng và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội, có
liên quan mật thiết với cộng đồng, với môi trường sống, sức khỏe của con người.
Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của con người đều bắt đầu từ nhận thức,
chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội cổ truyền thì việc phát huy nó trong đời
sống xã hội đương đại mới mang lại hiệu quả mong muốn. đặc biệt là nghi lễ hỏa
thiêu trong văn hóa người Khmer. Hiện nay, đây là một trong những vấn đề quan
trọng trong việc giữ gìn nét văn hóa độc đáo thì việc tìm hiểu và phát huy những giá
trị của nghi lễ trong việc xây dựng đời sống văn hóa là hết sức cần thiết. Vì vậy, đề
tài đã tập trung triển khai nghiên cứu giá trị tinh thần qua nghi lễ hỏa thiêu của người
Khmer và những tác động của nghi lễ hỏa thiêu đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh.
Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử để
tìm hiểu về dân tộc Khmer nói chung trên địa bàn tỉnh nói riêng. Sử dụng phương
pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp điền dã, phương pháp khảo sát, điều tra xã
hội học, để thu thập số liệu, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích,
để đánh giá tầm quan trọng của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống tinh thần của người
Khmer và những tác động của nó đến sức khỏe cộng đồng, môi trường sống.
Về bố cục luận văn thì ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần
phụ lục. Luận văn được triển khai thành ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Văn hóa Khmer, một số khái niệm về
văn hóa và văn hóa của người Khmer; Khái niệm về tôn giáo, tôn giáo Khmer; Nghi
lễ tang ma của người Khmer, khái niệm hỏa thiêu, quan niệm về linh hồn, quan niệm
-iv-
về thế giới bên kia, Tang ma; Khái niệm sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môi
trường, ô nhiễm môi trường; Người Khmer Trà Vinh, dân số và sự phân bố dân cư,
đặc điểm sinh hoạt kinh tế, đặc điểm tổ chức xã hội, đặc điểm sinh hoạt tôn giáo – tín
ngưỡng; Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Kinh – Khmer – Hoa ở Trà Vinh. Trên
cơ sở lý thuyết đã góp phần tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng của người Khmer với
những đặc trưng tiêu biểu và sự giao lưu văn hóa giữa 3 dân tộc cùng cộng cư.
Chương 2: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer: Nghi lễ hỏa thiêu của người
Khmer, nguồn gốc, các nghi lễ, ngày xưa (trong thuyền thuyết tôn giáo), ngày nay
(trong thực tế xã hội); Nhận định về nghi lễ hỏa thiêu, theo các vị Sư, Hòa Thượng,
Sadi, theo các Acha, vùng trung tâm thành phố, vùng xa, hẻo lánh; Theo người dân,
người Khmer, người Kinh; Theo các nhà quản lý nhà nước, cấp thành phố, huyện thị,
cấp xã, ấp; Theo các nhà quản lý y tế, Bệnh viện, Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng
đồng. Thu thập thông tin và đánh giá tác động của nghi lễ hỏa thiêu, tìm hiểu về
nguồn gốc, ý nghĩa trong đời sống của người Khmer, qua đó tìm hiểu những đánh giá
những tác động của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống, sức khỏe, môi trường sống xung
quanh lò thiêu. Từ đó, đi đến quan điểm chung về nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer
trong đời sống cộng đồng.
Chương 3: Những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu với sức khỏe cộng đồng.
Phân tích những tác động mà lò hỏa thiêu khi hoạt động có thể tác động đến sức khỏe
người trực tiếp thực hiện việc thiêu xác và người tham gia nghi lễ hỏa thiêu, tác động
đến môi trường sống xung quanh. Nêu lên một số kiến nghị giảm thiểu tác hại của
việc hỏa thiêu thông qua việc giữ gìn vệ sinh và thực hiện theo tinh thần các thông tư
hướng dẫn của Bộ Y tế về đảm bảo an toàn trong hỏa thiêu.
Phần kết luận: Khẳng định giá trị văn hóa của nghi lễ hỏa thiêu trong đời
sống của đồng bào Khmer, những đóng góp của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống
hiện đại và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn giá trị văn hóa
của người Khmer.
-v-
MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
TÓM TẮT................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG..................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................2
3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................4
3.1. Mục đích của luận văn...................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ của luận văn..................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................6
5.1. Phương pháp luận..........................................................................................6
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ....................................................................7
6. Những đóng góp của luận văn.............................................................................8
7. Bố cục luận văn....................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................11
1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................11
1.1.1. Văn hóa Khmer ........................................................................................11
1.1.1.1 Một số quan niệm về văn hóa .............................................................11
1.1.1.2 Văn hóa của người Khmer..................................................................13
1.1.2. Tôn giáo Khmer........................................................................................16
-vi-
1.1.2.1. Khái niệm tôn giáo.............................................................................16
1.1.2.2. Tôn giáo Khmer (tôn giáo của người Khmer) ...................................17
1.1.3. Quan niệm tang ma của người Khmer .....................................................18
1.1.3.1. Khái niệm về nghi thức, nghi lễ.........................................................18
1.1.3.2. Khái niệm hỏa thiêu...........................................................................20
1.1.3.3. Quan niệm về linh hồn.......................................................................21
1.1.3.4. Quan niệm về thế giới bên kia ...........................................................24
1.1.3.5. Tang ma..............................................................................................26
1.1.4. Khái niệm sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môi trường, ô nhiễm
môi trường ..........................................................................................................33
1.1.4.1. Khái niệm sức khỏe ...........................................................................33
1.1.4.2. Sức khỏe cộng đồng...........................................................................33
1.1.4.3. Vệ sinh ...............................................................................................34
1.1.4.4. Môi trường và ô nhiễm môi trường ...................................................34
1.2. Người Khmer Trà Vinh ..................................................................................37
1.2.1. Đặc điểm địa phương Dân số và sự phân bố dân cư................................37
1.2.2. Đặc điểm sinh hoạt kinh tế.......................................................................38
1.2.3. Đặc điểm tổ chức xã hội...........................................................................38
1.2.4. Đặc điểm sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng ...............................................39
1.2.5. Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Kinh – Khmer – Hoa ở Trà Vinh......41
CHƯƠNG 2: NGHI LỄ HỎA THIÊU CỦA NGƯỜI KHMER.........................45
2.1. Tục hỏa thiêu của người Khmer .....................................................................45
2.1.1. Nguồn gốc ................................................................................................45
2.1.2. Các nghi lễ................................................................................................50
2.1.2.1. Ngày xưa (trong thuyền thuyết tôn giáo)...........................................50
2.1.2.2. Ngày nay (trong thực tế xã hội) ........................................................57
2.2. Nhận định về nghi lễ hỏa thiêu.......................................................................59
2.2.1. Theo các vị sư...........................................................................................59
2.2.1.1. Hòa Thượng .......................................................................................61
-vii-
2.2.1.2. Sadi.....................................................................................................63
2.2.2. Các Acha ..................................................................................................64
2.2.2.1. Vùng xa, hẻo lánh ..............................................................................67
2.2.2.2. Vùng trung tâm thành phố .................................................................68
2.2.3. Theo người dân.........................................................................................69
2.2.3.1. Người Khmer .....................................................................................69
2.2.3.2. Người Kinh ........................................................................................74
2.2.4. Theo các nhà quản lý Nhà nước...............................................................77
2.2.4.1. Cấp thành phố, huyện thị ...................................................................79
2.2.4.2. Cấp xã, ấp...........................................................................................80
2.2.5. Theo các nhà quản lý y tế.........................................................................82
2.2.5.1. Bệnh viện ...........................................................................................83
2.2.5.2. Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng..........................................84
CHƯƠNG 3: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NGHI LỄ HỎA THIÊU VỚI SỨC
KHỎE CỘNG ĐỒNG.............................................................................................88
3.1. Con người .......................................................................................................88
3.1.1. Những người trực tiếp công việc hỏa thiêu..............................................88
3.1.2. Những người tham gia nghi lễ..................................................................93
3.2. Môi trường......................................................................................................95
3.2.1. Khói bụi....................................................................................................98
3.2.2. Ô nhiễm mùi.............................................................................................99
3.2.3. Khí thải...................................................................................................100
3.2.4. Nhiệt và rác thải .....................................................................................102
3.2.5. Nước thải ................................................................................................103
3.3. Kiến nghị.......................................................................................................106
KẾT LUẬN............................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................114
PHỤ LỤC
-viii-
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GS : Giáo sư
NXB : Nhà xuất bản
TS : Tiến sĩ
Tp. : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
XB : Xuất bản
BS : Bác sĩ
BS.CK : Bác sĩ chuyên khoa
DS : Dược sĩ
DS CK : Dược sĩ chuyên khoa
YS : Y sĩ
ĐD : Điều dưỡng
PCT : Phó Chủ tịch
CT : Chủ tịch
TP : Trưởng phòng
-ix-
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho các vị Sư 60
Bảng 2.2. Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của các vị Sư 63
Bảng 2.3
Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho các vị
Acha
65
Bảng 2.4 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của các vị Acha 68
Bảng 2.5 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho người
Khmer
70
Bảng 2.6 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer 73
Bảng 2.7 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn danh cho người
Kinh
75
Bảng 2.8 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu đối với người Kinh 77
Bảng 2.9 Thống kế câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho các nhà
quản lý
78
Bảng 2.10 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của Chính quyền địa
phương
81
Bảng 2.11 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho các
nhà quản lý y tế tại địa phương
82
Bảng 2.12 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu đối với Cán bộ Y tế 84
Bảng 2.13 Đánh giá chung về sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của người
Khmer
85
-1-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Khmer Nam Bộ cùng sống cộng cư với cộng đồng dân tộc Kinh, Hoa
và Chăm, với nền văn hóa truyền thống lâu đời với nhiều lễ hội phong phú, đa dạng
luôn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Trong thời gian gần đây, nhất là
từ khi cả nước bước vào thời kỳ hội nhập, phát triển thì văn hóa tộc người Khmer
Nam Bộ cũng như các tộc người khác có nhiều biến đổi. Vì vậy, văn hóa truyền thống,
lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ cần phải được nghiên cứu một cách
toàn diện, cụ thể để góp phần vào việc tổ chức, xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng
của người Khmer Nam Bộ trong tình hình hội nhập hiện nay, trong việc phát huy và
bảo tồn những giá trị đó.
Nghi lễ truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt
Nam từ lâu đời nói chung, tại Trà Vinh nói riêng và có vai trò không nhỏ trong đời
sống xã hội, có liên quan mật thiết với cộng đồng, với môi trường sống, sức khỏe của
con người. Luận văn này, tập trung khảo sát những ảnh hưởng của việc thực hiện nghi
lễ hỏa thiêu của người Khmer đến sức khỏe cộng đồng. Vì, các hoạt động văn hoá
một mặt góp phần khẳng định vai trò chủ thể văn hoá trong cộng đồng, bảo tồn, phát
triển văn hoá, đề cao lẽ sống tốt đẹp giữa con người với con người, tôn trọng giá trị
văn hoá bản sắc của cộng đồng như quan điểm của Nghị quyết Trung ương IX khóa
XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước”.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tốt đẹp trong việc giữ gìn và phát
huy nghi lễ cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại thì cũng không ít các vấn đề
nảy sinh khiến xã hội cần phải nhìn nhận và tìm cách khắc phục, để bảo tồn những
mặt tinh hoa của nghi lễ cổ truyền, khắc phục dần các hạn chế, tiêu cực. Một trong
những mặt tiêu cực đáng quan tâm đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
đến sức khỏe cộng đồng. Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định
-2-
“Sức khỏe là vốn quý” mà chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ, đó là một nhiệm vụ
quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và là nhân tố có ý nghĩa
quyết định trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. Nghị
quyết số 46 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/2/2005 đã đưa ra bảy nhiệm vụ và
giải pháp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong
tình hình mới, trong đó chỉ rõ, phải nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục - truyền
thông nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống
chính trị đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; trang bị
kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động
phòng bệnh, xây dựng nếp sống văn hóa, vệ sinh, hạn chế những lối sống và thói quen
có hại đối với sức khoẻ, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng. Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của
con người đều bắt đầu từ nhận thức, chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội,
nghi lễ cổ truyền thì việc phát huy nó trong đời sống xã hội đương đại mới mang lại
hiệu quả mong muốn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, về văn hóa người Khmer nói chung và tín ngưỡng văn hóa nói
riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu như: Người Việt gốc Miên của Lê Hương,
xuất bản năm 1969 đã sưu tầm và giới thiệu nguồn gốc, dân số, sinh hoạt, xã hội,
phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của người Khmer Nam Bộ.
Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ, Tác giả: Nhiều tác giả - NXB
Tổng hợp Hậu Giang năm XB: 1988; Dân tộc Khmer Nam Bộ, Tác giả: PGS. TS.
Phan An. Nhà xuất bản: Chính Trị Quốc Gia. Năm XB: 2009. Đã cho chúng ta cái
nhìn toàn cảnh về điều kiện địa lí, dân cư, kinh tế xã hội, đặc biệt là sinh hoạt văn
hóa, đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng của người Khmer, lịch sử hình thành và phát triển
của người Khmer từ khi xuất hiện trên vùng đất Nam Bộ. Nêu lên những nét tương
đồng và khác biệt giữa người Khmer ở Việt Nam và Campuchia.
-3-
Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tác giả: Trường Lưu.
Nhà XB: Văn hóa Dân tộc. Năm XB: 1993; công trình này chú trọng đến tín ngưỡng,
tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán của người Khmer.
Nguyễn Khắc Cảnh (1998), Phum sóc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long;
dựa trên những quan sát về các loại hình phum sóc của người Khmer ở đồng bằng
sông Cửu Long đã đưa ra những nhận định về cấu trúc, tính chất, mối quan hệ xã hội
của người Khmer Nam Bộ. Phật giáo Khmer Nam Bộ, những vấn đề nhìn lại, Tác
giả: Bùi Văn Vượng; Nhà xuất bản: Tôn Giáo. Năm XB: 2008; Giá trị văn hóa Khmer
vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tác giả: TS. Huỳnh Thanh Quang. Nhà xuất bản:
Chính trị Quốc gia. Năm XB: 2011; Các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về cách
tổ chức xã hội của người Khmer trong xây dựng và phát triển trên vùng đất Nam Bộ,
mối quan hệ huyết thống, hôn nhân gia đình, điều kiện kinh tế và sự phân hóa xã hội,
cơ chế vận hành của sóc và các nghi lễ. Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Phật
giáo Nam Tông trong đời sống tinh thần của người Khmer, giá trị văn hóa đó hòa
trong văn hóa chung trong nền văn hóa Việt Nam. Cho thấy sự năng động trong việc
tiếp cận với cái mới trong xu thế hội nhập và phát triển của thời đại.
Tín ngưỡng và lễ hội dân tộc người Khmer, Tác giả: Trần Dũng - Đặng Tấn
Đức; Nhà xuất bản: Văn hóa Thông Tin; Năm XB: 2012; Bên cạnh tín ngưỡng tôn
giáo là Phật giáo Nam Tông thì tín ngưỡng, lễ hội dân gian của người Khmer cũng là
đóng góp quan trọng, tô thêm sắc màu, làm phong phú thêm cho nên văn hóa Việt
Nam. Văn hóa Khmer Nam Bộ - nét đẹp trong bản sức văn hóa Việt Nam, Tác giả:
Phạm Thị Phương Hạnh. Nhà XB: Chính Trị QG. Năm XB: 2012. Đã giới thiệu
những nét đặc trưng trong văn hóa của người Khmer Nam Bộ (gồm cả văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần), nhằm phát huy những nét đẹp, những mặt tích cực, những
tiềm năng, thế mạnh của dân tộc Khmer trong sự phát triển chung của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Các công trình nghiên gần gủi với đề tài như: Phong tục và nghi lễ vòng đời
người Khmer Nam Bộ, Tác giả: Trần Văn Bổn, Nhà xuất bản: ĐHQG Hà Nội. Năm
-4-
XB 2002; Nghi lễ vòng đời của người Khmer Vĩnh Long, Tác giả: Phan Văn Giàu,
(2014); Luận văn Tang ma của người Khmer ở An Giang, Tác giả: Mai Ngọc Diệp;
Tang ma của người Khmer ở Vĩnh Long: Tác giả: Phạm Minh Hoàng (2014), và
Nghi lễ vòng đời người Khmer Sóc Trăng (2010) của Huỳnh Thanh Hùng...đã có
phân chia các bước trong tang ma của người Khmcr Nam Bộ từ khi lâm chung cho
đến sau khi hoàn tất việc thiêu và thờ cúng giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn yếu tố văn
hóa tộc người Khmer từ góc độ phong tục tang ma, trong việc nghiên cứu về người
Khmer Nam Bộ;
Những công trình đó đã đề cập nhiều khía cạnh quan trọng của các yếu tố về
người Khmer nói chung và tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa. Dựa trên cơ sở tổng hợp
tư liệu phỏng vấn các Acha, những người am hiểu về nghi lễ trong tang ma, mà đặc
biệt là nghi lễ hỏa thiêu của nguời Khmer mà tác giả thực hiện trong quá trình điền
dã và trực tiếp tham dự lễ hỏa thiêu nguời Khmer.
Tóm lại, nghiên cứu về người Khmer ở Nam Bộ đến hiện nay đã có không ít
công trình được công bố. Nội dung của những công trình này đề cập đến nhiều vấn
đề như lịch sử, sinh hoạt văn hóa, ứng xử, văn học dân gian, nhà ở, lễ hội… Việc
nghiên cứu đề tài “Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng”
(trường hợp tại Trà Vinh) sẽ đi vào tìm hiểu những tác động của nghi lễ đến sức
khỏe con người, môi trường sống. Do đó, đề tài một mặt kế thừa những công trình
đã công bố, mặt khác luận văn sẽ nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát, phỏng vấn để có
những nguồn tư liệu mới nhằm thực hiện tốt mục tiêu đặt ra của đề tài.
3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của hình thức nghi lễ hỏa thiêu của người
Khmer với sự tác động của khói, bụi tro, mùi…, đánh giá việc thực hiện nghi lễ hỏa
thiêu trong giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, những đóng góp, hạn chế của nghi lễ
hỏa thiêu trong đời sống hiện đại và đóng góp vào công cuộc xây dựng đời sống tinh
thần phong phú, môi trường sống lành mạnh trong xu hướng phát triển.
-5-
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
+ Giới thiệu về lý thuyết luận văn.
+ Giới thiệu sơ lược về đặc điểm địa lý, khí hậu của tỉnh Trà Vinh;
+ Trình bày về đặc điểm văn hóa người Khmer Nam Bộ nói chung và người
Khmer sống tại Trà Vinh nói riêng, tôn giáo trong đời sống của người Khmer.
+ Quan niệm về tang ma của người Khmer.
+ Khái quát chung về sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môi trường, ô
nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và bảo vệ sức
khỏe cộng đồng.
+ Phân tích hình thức nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer, sự ảnh hưởng, tác
động của nó đối với đời sống tinh thần của người Khmer và sức khỏe cộng đồng tại
Trà Vinh.
+ Những tác động của nghi lễ hỏa thiêu đối với người trực tiếp thực hiện công
việc hỏa thiêu, những người tham gia và môi trường sống xung quanh khu vực lò
hỏa thiêu.
+ Kiến nghị, đưa ra ý kiến giúp hạn chế những tác động của việc hỏa thiêu đến
sức khỏe, khơi dậy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế trong sinh hoạt tín ngưỡng
văn hóa nhằm góp phần xây dựng đời sống tinh thần tiến bộ và môi trường sống khỏe
mạnh ở Trà Vinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đây là một công trình nghiên cứu về nghi lễ văn hóa của người Khmer đối
với sức khỏe cộng đồng, cụ thể là nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer. Sự khảo sát
cũng chủ yếu là những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu cụ thể là khói, bụi, tro, mùi
và các chất thải trong quá trình hỏa thiêu thải ra môi trường khi thực hiện thiêu xác
-6-
đối với sức khỏe người người trực tiếp thực hiện và người tham gia, nghi lễ hỏa thiêu
trong đời sống tinh thần của người Khmer và sức khỏe cộng đồng xung quanh khu
vực lò hỏa thiêu tại Trà Vinh qua hình thức thực hiện nghi lễ và giá trị của hỏa thiêu
trong đời sống trong đời sống hiện đại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Người Khmer là dân tộc có truyền thống tín ngưỡng phong phú, với nhiều lễ
hội trong năm và có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống của đồng bào trên địa
bàn tỉnh. Xuất phát từ tình hình thực tế, phạm vi nghiên cứu đề tài được giới hạn ở
nghi lễ hỏa thiêu trong văn hóa của người Khmer và không gian nghiên cứu chủ yếu
ở các huyện Châu Thành, Cầu Kè, Trà Cú, thành phố Trà Vinh ở hai dân tộc có tỷ lệ
dân số cao của tỉnh là người Kinh và người Khmer đang sống trên tỉnh Trà Vinh, thời
gian tìm hiểu nghi lễ hỏa thiêu trong văn hóa người Khmer là trong giai đoạn từ năm
2010 đến 2015, vì đây là giai đoạn chưa thực hiện xây lò hỏa thiêu và đang trong quá
trình triển khai, hoàn thiện các lò hỏa thiêu theo tiêu chuẩn và đây cũng là một trong
những vấn đề quan trọng trong việc giữ gìn nét văn hóa độc đáo, việc tìm hiểu và
phát huy những giá trị của nghi lễ trong việc xây dựng đời sống văn hóa là hết sức
cần thiết. Vì vậy, đề tài sẽ tập trung triển khai nghiên cứu giá trị tinh thần qua nghi lễ
hỏa thiêu của người Khmer và những tác động của nghi lễ hỏa thiêu đến sức khỏe
cộng đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Đề tài chủ yếu sử dụng những tư liệu về văn hóa, các nghiên cứu về người
Khmer, tài liệu về giáo dục sức khỏe cộng đồng, văn bản có liên quan và các bài viết
có liên quan đã được công bố và được công nhận kết hợp với những kiến thức thu
thập được qua quá trình đi điền dã.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc
kết hợp giữa các tư liệu, tài liệu, các công trình nghiên cứu với quá trình tìm hiểu
thực tế các nghi thức của nghi lễ hỏa thiêu trong cộng đồng người Khmer tại tỉnh Trà
-7-
Vinh và phương pháp duy vật lịch sử để tìm hiểu vốn văn hóa tín ngưỡng của người
Khmer trong qua trình phát triển; Đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Đảng Cộng sản
Việt Nam; Kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung gần
gũi với đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết vấn đề, trong luận văn này sử dụng
các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trong luận văn ngoài văn hóa học có
liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau như: xã hội học, dân tộc học, văn học,
y tế… Do đó, khi thực hiện đề tài, phải có sự vận dụng tổng hợp kiến thức các chuyên
ngành và có cái nhìn toàn diện về nghi lễ hỏa thiêu.
- Phương pháp điền dã, điều tra xã hội học: Đây là phương pháp trọng tâm
của luận văn, sử dụng phương điền dã nhằm mang tính sát thực hơn cho việc thực
hiện đề tài. Các hoạt động điền dã giúp luận văn có nhiều nguồn tư liệu phong phú
và thiết thực hơn. Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã thực hiện điền dã tại nơi
diễn ra nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer. Mục đích sử dụng phương pháp này
nhằm hướng đến yếu tố tự mình quan sát, cảm nhận và nắm bắt thông tin trực tiếp
từ đối tượng nghiên cứu, phương pháp này rất hữu dụng và nó là cơ sở rất quan
trọng cho việc đánh giá và hệ thống nguồn tư liệu, giúp việc kiểm nghiệm và chứng
minh nội dung lý thuyết đã đặt ra. Trong quá trình điền dã, sử dụng bảng câu hỏi để
phỏng vấn các Acha , Sư sải, Sadi ,người Khmer, người Kinh ở khu vực có nghi lễ
tại Trà Vinh. Thông qua các cuộc phỏng vấn, người được nghiên cứu có thể hiểu và
làm rõ được các nguyên tắc, các suy nghĩ, cũng như biết được ước vọng, niềm tin
của người Khmer qua nghi lễ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu quan điểm
của chính quyền địa và nhận định của ngành Y tế. Thông tin có được từ các cuộc
phỏng vấn có tính khách quan cho đề tài, dùng để phân tích và minh chứng cho
những nhận định trong đề tài.
-8-
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này để thấy được
những điểm tương đồng và khác biệt giữa các dân tộc trong khu vực và hình thức
nghi lễ khác. Đây được xem là phương pháp có hiệu quả về việc so sánh và giải thích
các hoạt động tín ngưỡng đang diễn ra ở cộng đồng.
- Phương pháp phân tích: Thu thập và xử lý thông tin bằng hình ảnh là phương
pháp ghi nhận thông tin bằng thiết bị kỹ thuật như máy ảnh. Các thông tin này được
phân tích, lý giải nhằm minh chứng cho các nhận định của chúng tôi hình thức thực
hiện nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer, sẽ giúp chúng ta tìm ra nét đặc sắc về nội
dung cũng như giá trị phản ánh.
- Nghiên cứu lịch sử: Là một trong những phương pháp nghiên cứu, phân tích
các dạng tài liệu thư tịch, tư liệu điền dã để tìm hiểu các sự kiện đã diễn ra theo thời
gian lịch sử nhằm tìm hiểu cội nguồn, những bước tiến triển, các yếu tố tác động đến
việc hình thành và phát triển nghi lễ văn hóa người Khmer trong không gian cụ thể
là vùng đất Trà Vinh cùng với sự phát triển của các dân tộc khác. Phương pháp này
giúp phân tích, lý giải những tư liệu thu thập được trong điền dã.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày giá trị của nghi lễ hỏa thiêu và sự tác động của nó đến môi
trường sức khỏe cộng đồng (nghiên cứu tại Trà Vinh), khái quát một số đặc điểm nổi
bật của hình thức sinh hoạt này, nêu bật lên được những yếu tố tích cực, thể hiện bản
sắc văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người khmer ở Trà
Vinh và phân tích hạn chế.
Xét ở gốc độ thực tiễn, luận văn góp phần vào việc bảo tồn và phát huy vốn
văn hóa đặc sắc của người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer ở Trà Vinh
nói riêng gắn với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Đồng thời từ việc phân tích, khẳng
định giá trị đích thực của sinh hoạt nghi lễ văn hóa trong đời sống văn hóa của người
Khmer, luận văn sẽ đem lại cách nhìn đúng đắn về hình thức sinh hoạt văn hóa độc
đáo và đề tài này sẽ là liệu tham khảo quan trọng cho người nghiên cứu nó sau này.
-9-
Hơn thế nữa, sẽ là tài liệu tham khảo dành cho giáo viên đang dạy về chuyên ngành
văn hóa và giáo dục sức khỏe cộng đồng.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần nhận thức đúng đắn về sự tồn tại của hình thức nghi lễ mang
đậm tính văn hóa của người Khmer trong đời sống xã hội, những đóng góp quan
trọng của nó văn hóa trong đời sống văn hóa, sức khỏe cộng đồng trong xây dựng đất
nước, xu thế phát triển xã hội tại Trà Vinh.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập nhất là
chuyên đề về sinh hoạt nghi lễ văn hóa của người Khmer, những ảnh hưởng của các
sinh hoạt đối với môi trường sức khỏe cộng đồng và cũng là tài liệu tham khảo góp
phần vào việc hoạch định chủ trương, chính sách đối với công tác xây dựng tình đoàn
kết dân tộc tại Trà Vinh.
Luận văn sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận, tuyên
truyền nâng cao sức khỏe cộng đồng của ngành Y tế qua sự hiểu biết về giá trị văn
hóa của đối tượng tiếp cận.
Đóng góp về mặt khoa học: Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm yếu tố văn
hóa nổi bật trong đời sống của người Khmer và những ảnh hưởng, tác động của nó
đối với văn hóa, tín ngưỡng người Khmer, đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh.
Phân tích đánh giá những ảnh hưởng, tác động của hình thức nghi lễ hỏa thiêu
với đời sống tinh thần của người Khmer và đối với sức khỏe cộng đồng ở Trà Vinh.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Luận văn
được triển khai thành ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Văn hóa Khmer, một số khái niệm về
văn hóa, tôn giáo Khmer, khái niệm về tôn giáo; Nghi lễ tang ma của người Khmer,
tìm hiểu về nghi thức, nghi lễ, khái niệm về hỏa thiêu, quan niệm về linh hồn, quan
-10-
niệm về thế giới bên kia, tang ma; Khái niệm sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh,
môi trường, ô nhiễm môi trường; Người Khmer Trà Vinh, dân số và sự phân bố dân
cư, đặc điểm sinh hoạt kinh tế, đặc điểm tổ chức xã hội, đặc điểm sinh hoạt tôn giáo
– tín ngưỡng, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Kinh – Khmer – Hoa ở Trà Vinh.
Từ những cơ sở lý luận của chương 1, luận văn đã nêu lên những đặc điểm về
văn hóa của người Khmer Trà Vinh trong lối sống, tín ngưỡng và nghi lễ tang ma.
Đồng thời, luận văn nêu lên những khái niệm cơ bản về sức khỏe và môi trường.
Chương 2: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer: Tục hỏa thiêu của người
Khmer, nguồn gốc, các nghi lễ, ngày xưa (trong thuyền thuyết tôn giáo), ngày nay
(trong thực tế xã hội); Nhận định về nghi lễ hỏa thiêu, theo các vị Sư, Hòa Thượng,
Sadi, theo các Acha, vùng trung tâm thành phố, vùng xa, hẻo lánh; Theo người dân,
người Khmer, người Kinh; Theo các nhà quản lý nhà nước, cấp thành phố, huyện
thị, cấp xã, ấp; Theo các nhà quản lý y tế, Bệnh viện, Trung tâm chăm sóc sức khỏe
cộng đồng.
Từ cơ sở lý luận chương 1, chương 2, luận văn tìm hiểu về nghi lễ hỏa thiêu
của người Khmer và nhân định của các nhà sư, các Acha, người dân, các nhà quản lý
nhà nước và y tế về nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Chương 3: Những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu với sức khỏe cộng đồng.
Xem xét nghi lễ hỏa thiêu sẽ có thể gây những tác động gì đối với người trực tiếp
thiêu xác, người tham gia và sự tác động của nghi lễ đối với môi trường sống. Nêu
lên một số kiến nghị giảm thiểu tác hại của việc hỏa thiêu.
Phần kết luận: Khẳng định giá trị văn hóa của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống
của đồng bào Khmer, những đóng góp của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống hiện đại và
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của người Khmer.
-11-
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Văn hóa Khmer
1.1.1.1 Một số quan niệm về văn hóa
Văn hóa là một khái niệm hết sức đa nghĩa theo thống kê có tới trên 400 định
nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, những
góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mà họ quan tâm hay nghiên cứu.
Văn hoá thường được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không
gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá
trị tinh hoa của nó. Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị
trong từng lĩnh vực. Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá
trị đặc thù của từng vùng. Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những
giá trị trong từng giai đoạn, văn hóa tộc người để chỉ giá trị trong đời sống tinh thần
của tộc người đó.
Văn hóa theo nghĩa hẹp đó là những giá trị tinh thần, là đời sống tinh thần của
xã hội như đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo, thẩm mỹ, tâm linh, nghệ thuật…. Dù số
lượng định nghĩa văn hoá có nhiều bao nhiêu đi nữa thì chung qui lại, chúng vẫn chỉ
xoay quanh một số khuynh hướng cơ bản.
Xét theo cách thức thì ta thấy có hai loại – định nghĩa miêu tả và định nghĩa
nêu đặc trưng. Định nghĩa miêu tả liệt kê các thành tố của văn hoá, ví dụ như theo
E.B.Tylor (1871), văn hoá là “một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật,
đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như
một thành viên của xã hội đã đạt được”. Trong loại định nghĩa nêu đặc trưng thì có
thể gặp ba khuynh hướng lớn: Khuynh hướng thứ nhất coi văn hóa là những kết
-12-
quả (sản phẩm: giá trị, truyền thống, nếp sống, chuẩn mực, tư tưởng….) nhất định mà
một cộng đồng đã sáng tạo, kế thừa, và tích luỹ; Khuynh hướng thứ hai xem văn hoá
như những quá trình ( như là: hoạt động sáng tạo, công nghệ, qui trình, những phương
thức tồn tại, sinh sống và phát triển…); Khuynh hướng thứ ba xem văn hoá như
những quan hệ, những cấu trúc… giữa các giá trị, giữa con người với đồng loại và
muôn loài.
Dù theo khuynh hướng nào, mọi định nghĩa văn hoá đều chứa một nét nghĩa
chung là “con người”, đều thừa nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa văn
hóa với con người.
Qua các định nghĩa về văn hóa, ta thấy tuy có nhiều điểm riêng theo từng
góc độ của nhà nghiên cứu, nhưng khái quát lại giữa chúng có những điểm chung
như: Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội là một hệ thống
(các giá trị, các cơ cấu, kỹ thuật, thể chế các tư tưởng…) được hình thành trong
quá trình hoạt động sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyền lại cho các thế
hệ sau. Mỗi cá nhân muốn trở thành con người xã hội, muốn hòa nhập vào cộng
đồng xã hội thì phải tiếp thu, tuân thủ theo các chuẩn mực đó.
Trên cơ sở lí luận trên, GS. Trần Ngọc Thêm định nghĩa văn hóa như
sau: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động,
vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.[42
(Tr. 21 - 27)]. Và ông đi tới kết luận văn hóa gồm bốn đặc trưng (tính hệ thống,
tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh) và ba chức năng cơ bản (tổ chức xã hội,
điều chỉnh xã hội, giáo dục) của văn hóa. Cách định nghĩa này không những có
khả năng bao quát được khá nhiều cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau
về văn hóa, mà còn có thể cho phép ta nhận diện được một hiện tượng văn hóa và
phân biệt nó với những hiện tượng khác không phải là văn hóa, từ những hiện
tượng phi giá trị, những giá trị tự nhiên thiên tạo, cho đến những giá trị nhân tạo
chưa có tính lịch sử…
-13-
1.1.1.2 Văn hóa của người Khmer
Từ những khái niệm về văn hóa trên và khái niệm văn hóa của Gs. Trần Ngọc
Thêm thì ta có thể hiểu văn hóa của người Khmer đó là những giá trị, vật chất, tinh
thần mà dân tộc Khmer đã sáng tạo và tích lũy trong cuộc sống và tự nhiên, thể hiện
nét văn hóa, tín ngưỡng tạo nên một bản sắc riêng của dân tộc. Trong lịch sử hình
thành và phát triển của dân tộc trên vùng đất Nam Bộ người Khmer nói chung đã tạo
nên một nét riêng, đặc trưng về bản sắc văn hóa của dân mình chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố tâm linh. Văn hóa tâm linh đã tồn tại và chi phối trong sinh hoạt hoạt văn
hóa của người Khmer.
Theo nhận định của Nguyễn Đăng Duy: “Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu
hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin
thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo” [18]. Vì tâm linh là cái trừu tượng
thiêng liêng, thanh khiết, giá trị tâm linh bắt nguồn từ cái thiêng liêng, là cái nền vững
chắc, là nhiều mối quan hệ con người. Khái niệm này bao quát sinh hoạt tinh thần
thuộc lĩnh vực tín ngưỡng truyền thống, là một bộ phận của văn hóa dân tộc. “Đồng
thời, văn hóa tâm linh còn là văn hóa biểu hiện những giá trị, những niềm tin thiêng
liêng kể cả niềm tin tôn giáo” [18]. Con người sở dĩ trở thành con người, một phần
căn bản là do con người có đời sống tâm linh, thể hiện mối quan hệ mật thiết với nhau
và các giá trị văn hóa tâm linh này tồn tại khi con người còn tồn tại.
Người Khmer ở Nam Bộ hay ở Trà Vinh và người Khmer ở Campuchia vốn
có cùng tộc người, chung lịch sử trong quá khứ xa xưa, cùng ngôn ngữ, có chung tôn
giáo và giống nhau về đặc trưng văn hóa tộc người. Song, họ là hai nhóm người thuộc
hai quốc gia riêng biệt. Người Khmer Nam Bộ là cư dân nông nghiệp sinh sống lâu
đời ở vùng đất này. Người Khmer sống trong các phum, sóc, rải rác theo từng cụm
lớn, hoặc xen kẽ với các xóm làng của người Kinh, người Hoa hoặc người Chăm.
Đặc trưng văn hóa của dân tộc khmer, một dân tộc có mặt sớm ở vùng đất
Nam Bộ nhiều ngôi chùa của đồng bào người Khmer trên vùng đất này đã chứng
minh được điều đó. Người Khmer cũng kế thừa nền văn hóa Ăngco, nền văn minh
-14-
lúa nước cộng với tập tục sinh hoạt của những nhóm lưu dân của người Kinh, người
Hoa, người Chăm tạo nên một bản sắc, một nền văn hóa riêng của mình. Người
Khmer đã có những cống hiến to lớn vào kho tàng văn hóa chung của các dân tộc ở
Việt Nam. Nền văn hóa đó có giá trị tiêu biểu, không lẫn lộn, pha tạp, nhưng vẫn đảm
bảo yếu tố hài hòa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Về văn học dân gian, người Khmer là chủ nhân di sản của một nền văn hóa
phong phú gồm nhiều thể loại: dân ca, truyện cổ, những câu châm ngôn, tục ngữ
thường như một lời khuyên răn, một kinh nghiệm sống, những bài hát không chỉ phản
ánh kinh nghiệm nông nghiệp mà còn phản ánh đời sống xã hội nhiều tình cảm của
người Khmer.
Về Văn hóa tôn giáo, văn hóa tôn giáo nổi lên như một sự tự nhiên vốn có, đạo
Phật như một tôn giáo của dân tộc mình, các giá trị của tôn giáo đó dần chuyển thành tín
ngưỡng của dân tộc. Phật giáo nguyên thủy (hay tiểu thừa), Bộ kinh này sau khi kiết tập
đã nhanh chóng lan truyền đến cư dân trong tiểu vùng Đông Nam Á qua đường biển từ
phía Nam. Do đó ta thường gọi tôn giáo của người Khmer là Phái Nam Tông, Đạo Phật
nguyên thủy, Phái Tiểu thừa hay Phật giáo Nam Tông Khmer Nam Bộ.
Về văn hóa tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng Tô tem của người Khmer Nam
Bộ cũng khắc rõ hình tượng, hoàn cảnh sống của một tộc người trên vùng đồng bằng
trũng nước, cư dân nông nghiệp, về các thần bảo hộ, người Khmer có các tín ngưỡng
Arăk và Neakta. Arăk không chỉ là một hình thức tín ngưỡng của dòng họ mà còn có
các Arăk bảo vệ nhà (Arăk Fteh), bảo hộ gia đình (Arăk phtan), bảo hộ một khu đất
(Arăk phum), hay trấn giữ rừng (Arăk prei)... Thần linh gọi chung là NeakTa, được
biểu hiện ra có thể phân biệt bốn loại: Các NeakTa có tên gọi theo một động vật trong
thiên nhiên, hoặc là tên thực vật, hoặc một đặc thù địa lý; Các NeakTa mang tên người
hay có sự tích liên quan đến người; Loại NeakTa mang tên các thần Bàlamôn; Loại
NeakTa ở chùa (NeakTa Wat). Như vậy, tín ngưỡng NeakTa là một mối quan hệ
chồng chéo, gồm cả tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tục thờ cúng tổ tiên, đạo Bàlamôn
và đạo Phật. Nhận thức được giá trị văn hóa của tín ngưỡng này nên hầu hết người
-15-
dân Khmer không di cư, di canh, luôn “bám trụ” với vùng sông nước Nam Bộ này,
nơi đã sinh ra tổ tiên của mình.
Về lễ hội dân gian, thường nổi trội với hai lễ hội lớn là lễ hội đua bò của vùng
Bảy Núi – An Giang và lễ hội đua ghe ngo. Một lễ hội mang tính hàm ơn đối với thời
tiết thiên nhiên, vật nuôi trong việc canh tác nông nghiệp góp phần cho mùa vụ bội
thu tạo nên sức sống, sự phát triển trong đời sống của người nông; Một lễ hội mang
tính gợi nhớ tới quá trình khai phá vùng đất hoang vu, quá trình đấu tranh giữa các
thế lực để bảo vệ cương thổ. Bên cạnh những giá trị văn hóa của lễ hội dân gian thì
nghệ thuật múa dân gian, Lâm thôn, nghệ thuật múa trống Sadâm, nghệ thuật múa cổ
Rôbăm, nghệ thuật hát Aday, nghệ thuật tuồng cổ Dùkê,…tất cả đều có giá trị văn
hóa riêng biệt cần phải kiểm kê một cách kỹ lưỡng nhằm gìn giữ và lưu truyền cho
hậu thế.
Không chỉ có vậy, giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của dân tộc
Khmer còn có những ngành nghề nông nghiệp truyền thống như làm lúa nước, làm
khô, chế biến thức ăn,…đặc biệt món mắm bù hóc và cốm dẹp là đặc sản mang dân
tộc tính rõ rệt của người dân Khmer.
Ngoài ra, người Khmer còn thực hiện nhiều lễ hội khác ghi dấu sự có mặt
của mình trên thế gian này và sự hàm ơn đối với các thế lực siêu nhiên đó là lễ cắt
tóc trả ơn mụ, lễ giáp tuổi, lễ lên nhà mới, lễ cúng Ông Tà, lễ nhập thần, lễ cúng
sân lúa, lễ cúng, lễ chúc thọ, lễ cầu an, lễ dâng phước, lễ giỗ, lễ dâng bông, …và
những nghi lễ gắn với đời người như hôn lễ, tang ma đều mang dấu ấn riêng của
dân tộc những lễ hội đó phần nào phản ánh được sắc màu văn hóa mang dấu ấn
dân tộc của người Khmer.
Nhận thức được những giá trị văn hóa vô song đó trong nền văn hóa đầy màu
sắc của đồng bào dân tộc Khmer. Chúng ta cần phát huy để những giá trị đó ngày
càng trở nên rõ nét hơn trong nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Có như thế, những giá trị văn hóa đó mới thực sự đi vào đời sống xã hội và cả
thế giới sẽ hiểu rõ hơn nền văn hóa đa sắc tộc của Việt Nam. Để phát huy các giá trị
-16-
mà chúng ta đã khẳng định đó, trước hết phải khẩn trương, tìm hiểu một cách đầy đủ
để hiểu hơn nền văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer nhằm đề ra kế hoạch gìn giữ,
bảo tồn để các giá trị của nền văn hóa đó, để không bị mai một dần đi.
1.1.2. Tôn giáo Khmer
1.1.2.1. Khái niệm tôn giáo
Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất
nhiều. Tôn giáo hay đạo mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay
"bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh". Trong lịch sử đã từng tồn tại rất
nhiều quan niệm khác nhau về ý nghĩa của tôn giáo: Các nhà thần học cho rằng “Tôn
giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”. Một số nhà tâm lý học lại cho rằng
“Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô
đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”. C.Mác cho rằng: “Tôn
giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim,
nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần” mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn
giáo. Ph.Ăngghen cho rằng: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc
con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …”
mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo. Các khái niệm điều mang dấu hiệu đặc trưng
của tôn giáo đó là “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”. [51]
Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn phải
đề cập đến vấn đề hai thế giới: Thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới
của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và vô
hình. Tôn giáo không chỉ là sự thể hiện những sự bất lực của con người trong cuộc
đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất
mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy vọng tuyệt
đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời
mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống.
Các tác giả trong sách Tôn giáo lý luận xưa và nay cho rằng: “Tôn giáo biểu hiện
là một trong những lĩnh vực của văn hóa tinh thần”. Với quan niệm như vậy, thì tôn giáo
-17-
và văn hóa không tách biệt và xa lạ nhau, tôn giáo không vượt ra ngoài khuôn khổ của
văn hóa, không bị mất đi những đặc điểm vốn có của nó với tư cách là một hiện tượng
văn hóa. Mặt khác, chỉnh thể văn hóa không thể thiếu tôn giáo, không đánh mất nó, giữ
lại nó trong mình, không thu hẹp nội dung và không gian của nó” [28, tr. 285.].
Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang
tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư
ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó
được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý văn
hóa khác nhau, phụ thuộc vào từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ,
những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
1.1.2.2. Tôn giáo Khmer (tôn giáo của người Khmer)
Nếu tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình và phụ thuộc
vào từng tôn giáo khác nhau, điều kiện sống khác nhau, tính cách, đặc trưng của từng
dân tộc thì tín ngưỡng Phật giáo Nam Tông là tín ngưỡng, là tôn giáo của đồng bào
dân tộc Khmer, thể hiện lòng tin của con người với Phật, vào đấng giải thoát. Với rất
nhiều các lễ hội tôn giáo vẫn được đồng bào Khmer gìn giữ và thực hành như lễ ban
hành giáo lý, lễ nhập, lễ xuất hạ, lễ xuất trần, lễ dân áo cà sa, lễ Phật đản, lễ an vị
tượng Phật, lễ kết giới, lễ kết giới tạm, lễ hội linh, lễ câu siêu, lễ đại cầu siêu, lễ ngàn
núi, lễ đi tu…và nghi lễ vòng đời của người Khmer trong đó có lễ tang. Tất cả những
lễ hội đó tuy rằng chỉ là lễ hội của tôn giáo nhưng vào những ngày này hầu hết những
bà con người Khmer điều tham gia như thực hiện trách nhiệm của mình với cộng
đồng, dân tộc Khmer đã gìn giữ nó một cách trọn vẹn thực hành một cách rốt ráo
không xề xòa, qua loa, tạo nên sắc màu riêng biệt trong các lễ hội tôn giáo so với một
số dân tộc khác.
Giá trị văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc Khmer còn biểu hiện rõ ở vị
trí nhà Sư và ngôi chùa. Ngôi chùa và nhà Sư của người Khmer là nơi, là người nắm
giữ, lưu giữ hầu hết những giá trị văn hóa, Sư Cả của một ngôi chùa là trung tâm đoàn
kết của cả phum, sóc. Vị trí của nhà Sư luôn ở vị trí trang trọng nhất trong các lễ hội,
-18-
nên con trai trong các gia đình Khmer đến 12 tuổi thường được đưa vào chùa đi tu.
Đi tu không phải là nhu cầu, mục đích cá nhân, mà là một tập tục, một sắc thái của
người dân Khmer, việc đi tu này là hoàn toàn tự nguyện, có người tu 3 ngày, có người
tu 3 năm hay lâu hơn. Đi tu với người Khmer là để thành người, để xã hội nhìn nhận
như một người có đầy đủ tư cách về đạo đức (trả ơn cha mẹ) và văn hóa (học tập văn
chương, ngôn ngữ, phong tục,…). Ngôi chùa của người Khmer là một giá trị văn hóa
vật thể đặc biệt, đó là nơi tập hợp cư dân trong vùng, là nơi diễn ra hầu hết các lễ hội
cộng đồng.
Giá trị tín ngưỡng tôn giáo của người Khmer còn chiếm một vị trí quan trọng và
luôn có mối quan hệ mật thiết trong suốt cuộc đời một con người, thể hiện qua các
nghi lễ trong nghi lễ vòng đời như: cưới hỏi, ma chay, đi tu, đặt tên….
1.1.3. Quan niệm tang ma của người Khmer
1.1.3.1. Khái niệm về nghi thức, nghi lễ
Việt Nam là một đất nước có một nền văn hoá tín ngưỡng rất phong phú từ ngàn
xưa, để hiểu rõ hơn về nghi lễ hỏa thiêu trong tang ma của người Khmer thì chúng ta
tìm lại ý nghĩa của các từ “Nghi thức”, “Nghi Lễ” là gì?
Nghi thức: Theo từ điển Bách khoa tri thức, nghi thức là hành vi của cá nhân hoặc
tập thể, tuân theo một nguyên tắc nhất định, lặp đi lặp lại thuộc một sơ đồ có sẵn (về sau
có thể từng thời gian được điều chỉnh cho thích hợp hơn với tâm lý lớp người sau), nhằm
đạt tới mục đích tín ngưỡng tôn thờ một thế lực siêu nhiên nào đó. Nghi thức thường
được thể chế hóa (có thể thành văn bản, có thể không). Nghi thức tôn giáo nguyên thủy
thường gắn liền với huyền thoại, mang nhiều dấu ấn về hoạt động sinh hoạt người thời
xưa như chèo đò, leo cây, săn bắn bằng cung nỏ, hú gọi, đốt lửa... Nhiều nghi thức gắn
liền với việc thay đổi trạng thái cá nhân hay tập thể (sinh đẻ, cưới xin, làm nhà, trốn tránh
bão lụt, chuyển chỗ ở, chết,...). Sau này, nghi thức tôn giáo ngày càng sử dụng nhiều hình
thức văn hóa nghệ thuật như múa hát, ca nhạc, sắc phục, nhịp điệu, ánh sáng, đèn nến,
trang trí nội thất, kiến trúc,... để hỗ trợ hiệu quả hoặc tăng sức cuốn hút. Nghi thức còn
được đổi tên thành nghi lễ, tăng thêm tính huyền bí, cung kính.
-19-
Nghi lễ được hình thành từ rất sớm trong đời sống con người, khi ta chiết tự
ra để phân tích thì: Nghi có nghĩa là uy nghi, dáng vẻ, cung cách, nghi cũng được
hiểu là mẫu mực, là tiêu chuẩn đo lường, nghi còn có nghĩa là đồ cúng, ví dụ: Nghi
hạ. Lễ là sự thực hiện các phép tắc, khuôn mẫu mà người xưa đã thực hiện, là hình
thức thể hiện việc tổ chức giao tế xã hội, ví dụ: các cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp,
cách ứng xử trong cuộc sống đời thường; các hình thức cúng bái, tế lễ, cầu nguyện,...
Như vậy, nghi lễ được hiểu là nghi thức khi hành lễ, hội đủ các yếu tố mang tính văn
hóa tâm linh. Nghi lễ thường được thể hiện qua sự ứng xử, giao tiếp trong xã hội,
trong tín ngưỡng, trong sinh hoạt tôn giáo thông qua đời sống tâm linh, mang đậm
sắc thái văn hóa dân tộc. Nghi lễ là một từ chung, mang ý nghĩa qua sự tổ chức, thể
hiện các khuôn mẫu giao tiếp đã được đặt ra của một hay nhiều người đối với một
hay nhiều người khác và đối với một hay nhiều thần linh, đấng cao cả siêu nhiên.
Nghi lễ gồm nhiều nghi thức hành lễ hợp lại.
Theo nhu cầu của đời sống tâm linh, ứng với sự sợ sệt, vừa mong muốn sự
ban ơn của thần linh, con người đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng và kéo theo
đó là hệ thống nghi lễ. Các nhà nghiên cứu văn hóa đã chia ra nhiều loại hình nghi
lễ khác nhau như: Hệ thống nghi lễ nông nghiệp với việc cầu cho mưa thuận gió
hòa, được mùa...và cứ tùy theo đặc điểm ngành nghề khác nhau mà hình thành hệ
thống nghi lễ như tín ngưỡng tổ nghề, tín ngưỡng ngư nghiệp, nghi lễ thờ cúng tổ
tiên, nghi lễ tôn giáo, hệ thống nghi lễ vòng đời người...
Theo nghĩa rộng thì nghi lễ bao trùm hành vi, thái độ, tín ngưỡng, tôn giáo, văn
hoá, ngôn ngữ, phong cách của con người và xã hội. Ở nghĩa hẹp thì nghi lễ là nghi thức
hành lễ mang tính tín ngưỡng thờ phụng thể hiện niềm tin một tôn giáo. Theo Đặng
Nghiệm Vạn đưa ra khái niệm về nghi lễ: “Nghi lễ là mối quan hệ của các thực thể ở thế
giới bên kia với cuộc sống trần gian của cộng đồng và cá nhân, nó làm cho giáo lý tôn
giáo trở nên sống động, phổ quát qua hành vi thực hành tôn giáo”, [51 ] ở đây ông cũng
nhấn mạnh cần phân biệt rõ hai ý nghĩa của nghi lễ: nghi lễ thế tục thường gắn với các
lễ kỹ niệm như Quốc khánh, tiệc mừng, khai mạc…còn nghi lễ tôn giáo thường song
hành với một hành vi thế tục như sanh đẻ, cưới hỏi, ma chay…
-20-
Tuy nhiên, dù thể hiện dưới hình thức nào thì nghi lễ cũng là phương tiện để
chuyển Đạo vào Đời, tải phẩm chất tốt đẹp của tôn giáo đến lòng người. Thông qua
nghi lễ sẽ làm cho nhu cầu tín ngưỡng được nâng lên, trong sáng hơn, đời sống tâm
linh sẽ thánh thiện hơn.
1.1.3.2. Khái niệm hỏa thiêu
Hỏa thiêu (hỏa táng) là hình thức mai táng người chết bằng cách thiêu thi thể
trong lửa thành tro cốt. Sau đó tro cốt của thi thể được cho vào hủ, bình, lọ…và tiến
hành các nghi thức thờ cúng. Tùy theo từng tôn giáo mà tro cốt sau khi được hỏa
thiêu được đem chôn hay mang về nhà thờ hoặc gửi vào những nơi thờ phụng như:
chùa, miếu, đình, nhà thờ….điều này phụ thuộc vào tập quán sống và tín ngưỡng tâm
linh, tôn giáo của từng dân tộc ở từng địa phương khác nhau.
Lễ hỏa thiêu của người Khmer: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nghi lễ hỏa
thiêu của người Khmer mô phỏng theo nghi lễ hỏa thiêu của Phật Thích Ca, tập tục
này đã được các phật tử tiếp nhận và noi theo trong đó có người Khmer và được lưu
truyền cho đến ngày nay. Học giả Lê Hương, khi nghiên cứu về văn hóa Khmer Nam
Bộ nhận xét rằng thông thường người ta thiêu người chết sau ba ngày khâm liệm hoặc
ngay sau một ngày. Ngoài triết lý của Phật giáo Nam Tông, người Khmer Nam Bộ
còn tiếp thu quan niệm sinh tử của Bàlamôn giáo, trong đó con người tiểu ngã vốn
được tạo ra từ brahma đại ngã mà thành. Vì thế, chết chính là sự hòa nhập thực sự
của Atma và Brahma, nên phải sớm thiêu hủy nhanh mọi tội lỗi để atma nhanh chóng
hòa nhập với brahma, đầu thai kiếp khác. Trong khi quan niệm của Phật giáo Bắc
Tông theo thuyết luân hồi nhân quả thì cho rằng người chết nên thổ táng để linh hồn
có thời gian chuyển kiếp và luân hồi.
Đặc trưng tang lễ của người Khmer dù hỏa thiêu hay chôn đều gắn liền với
ngôi chùa. Bởi lẽ họ quan niệm rằng “sống gửi của, chết gửi xương”. Vì vậy mà lúc
sinh thời người Khmer không tiếc công, tiếc của trong việc xây dựng chùa và thực
hiện các lễ nghi. Họ muốn rằng khi chết đi sẽ được gửi tro xương cốt lên chùa, được
nghe lời kinh tiếng kệ và được về với Phật.
-21-
Yếu tố lửa trong nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer đóng vai trò quan trọng
trong thực hành nghi lễ, ý nghĩa bản thể của lửa trong văn hóa nhân loại được tri nhận
và lí giải tương đối phong phú. Theo giáo thuyết Hindu, ngoài những dạng lửa của
thế giới trần gian là: lửa thông thường, lửa sấm sét và mặt trời. Ngoài ra còn có hai
dạng lửa khác: lửa xuyên thấu (hoặc lửa hấp thụ) và lửa hủy diệt. Lửa giúp tẩy uế và
tái sinh: Theo một số truyền thuyết, chúa Ki tô (và các thánh) tái sinh cơ thể bằng
cách đi qua lò lửa của xưởng rèn, những người theo đạo giáo bước vào lửa để tự giải
phóng khỏi thân phận mà con người phải chịu đựng, họ bước vào lửa mà không bị
thiêu cháy. Vào ngày 1-5, khởi đầu mùa hè, các giáo sĩ đốt những đống lửa cho gia
súc đi qua đó để phòng ngừa các bệnh dịch thì với người Khmer lửa là phương tiện
vận chuyển: nghi lễ hỏa thiêu có nguồn gốc ở sự chấp nhận lửa như là một phương
tiện vận chuyển, hay là sứ giả, là cầu nối từ thế giới người sống sang thế giới người
chết giúp tẩy sạch tội lỗi, được tái sinh và lửa cũng được sử dụng nhiều trong nghi lễ
tang ma của nhiều dân tộc trên thế giới, hoặc ở một số tộc người thì người ta đặt phần
thức ăn dành cho người chết vào đống lửa trên đầu quan tài, ngọn lửa có nhiệm vụ
chuyển đồ cúng đó cho người chết.
1.1.3.3. Quan niệm về linh hồn
Đời sống tâm linh trong tang ma cùa người Khmer, từ thời gian, không gian,
chủ lễ, động tác hành lễ, các lễ thức, lễ vật, những sự vật, hiện tượng, biểu tượng
trong các nghi lễ, cũng như hình thức thực hiện các nghi lễ trong tang ma rất phong
phú, phức tạp nhưng lại biểu hiện một cách nhất quán những quan niệm về thế
giới quan, nhân sinh quan. Đây chính là những tư tưởng triết lý đã đi vào tâm hồn,
tình cảm của người Khmer, làm cơ sở cho sự nhất quán trong nội dung. Theo từ
điển Hán - Việt của Đào Duy Anh thì: “Tâm linh là cái trí tuệ tự có trong lòng
người" [1, tr.243], còn Nguyễn Đăng Duy cho rằng: “Tâm linh là một hình thái ý
thức, là niềm tin thiêng liêng được thế hiện qua ý niệm và biểu tượng’’ [18, tr.12].
Trong đời sống tâm linh của người Khmer vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng
triết lý của Phật giáo, Bàlamôn giáo, Hindu giáo Ấn Độ, vừa có những yếu tố tín
ngưỡng bản địa.
-22-
Là cư dân nông nghiệp lúa nước, nơi cư trú trước kia chỉ là vùng hoang vu, thiên
nhiên khắc nghiệt cộng với sự truyền bá rộng rãi của Phật giáo, người Khmer đã sớm
hình thành cho mình nhưng khái niệm về hồn (linh hồn) mang triết lý Phật giáo sâu
sắc. Niềm tin linh hồn là có thật, vào thần linh, vào thế giới bên kia rất phổ biến trong
cộng đồng người Khmer nhất là dối với những người bình dân. Nó được hình thành
từ trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể và phản ánh vào ý thức của con người và "Tâm
linh được ngưng đọng ở hai cách, một là đọng ở ý niệm, con người phải hành động
thì sự thiêng liêng mới được bộc lộ; hai là đọng ở các hình ảnh, biểu tượng mà trong
đó biểu tượng là tiềng nói chung để biểu thị ước lệ về một tín hiệu” [26, tr.12].
Khi nói tới vấn đề con người, phần lớn các tôn giáo đều thừa nhận con người
có hai phần: phần xác và phần hồn, khi một người bị ngất xỉu là phần hồn lìa khỏi thể
xác, nếu linh hồn tìm thấy chỗ mới thì người đó sẽ chết, nếu không tìm được thì linh
hồn trở về lại với thân xác cũ người đó sẽ sống lại. Phần xác thì tồn tại tạm thời còn
phần hồn thì vĩnh cửu nên sau khi thân xác bị huỷ hoại, linh hồn phải ở nơi nào đó để
đầu thai vào một thân xác mới, tiếp tục cuộc sống mới. Vì vậy, niềm tin linh hồn là
có thật rất phổ biến trong cộng đồng người Khmer. Hồn và linh hồn là một khái niệm
phổ biến rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là ở những người bình dân. “Sinh hoạt văn
hóa tâm linh được biểu hiện qua hai dạng: Văn hóa tinh thần (hiểu biết, nhận thức và
một niềm tin thiêng liêng đối với một đối tượng nào đó), văn hóa vật chất (cơ sở vật
chất, nơi chốn thờ phụng); văn hóa hoạt động (nghi thức cúng tế)"[26, tr. 8].
Linh hồn, thuyết luân hồi là sản phẩm tinh thần của đạo Bàlamôn và Phật giáo.
Họ quan niệm sống làm phước, cống hiến cho sư, cho chùa là lí tưởng truyền thống
của dân tộc. Họ coi việc thờ cúng hồn, vía như là trong khi sanh, trong nuôi dưỡng
trẻ em, khi có người chết…lời cầu khấn đến niết bàn và địa ngục.
Theo quan niệm người Khmer thì linh hồn sau khi đã rời thân xác, trở thành
một thực thể độc lập, cũng có sự sống và cũng cần phải tìm thức ăn để sống. Chính
vì thế, gia đình phải làm phước để hồi hướng thức ăn và phước đức cho linh hồn.
Người dân tin rằng những của cải đã cống hiến vào chùa và dâng cho sư sãi sẽ nương
-23-
theo khói nhang và lời kinh, tiếng kệ mà đến với người thân đã quá vãng của mình.
Vì thế, việc những người này có được sung sướng hay không, không chỉ phụ thuộc
vào phước họ đã có lúc sinh thời mà còn phụ thuộc vào việc con cháu hay người thân
của họ làm phước nhiều hay ít.
Chùa là nơi trú ngụ và cũng là nơi diễn ra cuộc phán xét thiện và ác dành cho
linh hồn, linh hồn được phán xét là tốt thì được lên trời, cho là xấu thì sẽ xuống địa
ngục, còn nếu nữa tốt, nữa xấu thì cho linh hồn vào thân xác khác và đầu thai trở lại
trần gian. Người Khmer luôn tin rằng người chết sẽ được đâu thai nhưng đầu thai sớm
hay muộn thôi, nếu sinh thời làm nhiều điều thiện thì sẽ đầu thai sớm, nếu làm nhiều
điều ác thì đầu thai muộn. Tuy nhiên, cũng có người chết không đi đầu thai với các
trường hợp chết oan, chết bất đắc kỳ tử…những linh hồn này không chịu đầu thai trở
thành linh hồn vất vưởng, hung dữ, quấy phá. Người Khnmer rất sợ hồn ma hay vong
hồn chết trẻ và để giải thoát cho những vong này, họ phải tiến hành các nghi lễ cúng
cầu siêu, cúng giải oan, thậm chí là phép ếm trừ tà như treo khúc xương rồng cùng ít
muối và ít gạo trước cửa không cho ma quỷ vào nhà phá phách. Nếu làm không đúng
mọi quy trình nghi lễ, người chết không những không tái sinh mà còn thành hồn ma
về gieo tai họa cho gia đình và dòng họ.
Là tín đồ Phật giáo, người Khmer biết là khi chết họ không thể mang theo
được bất cứ thứ gì chỉ duy nhất là lội lỗi và phước đức mà trong cuộc sống họ đã tạo,
họ tin rằng thế giới bên kia mà người chết sẽ đến cũng giống như thế giới của người
sống, cũng là vùng sông nước như thế giới thực tại. Họ cho rằng dù linh hồn có rời
xa thể xác nhưng cũng vẫn rất cần ăn uống, thể hiện qua việc dâng cúng thực phẩm
để người chết không bị đói, luôn ấm no ở thế giới bên kia. Điều này cũng thể hiện nét
tương đồng với tục thờ cúng ông bà, tổ tiên của người Kinh và người Hoa cùng cộng
cư trên địa bàn. Người Khmer với niềm tin vào Phật giáo thì họ tin rằng thông qua
lời kinh cầu siêu của các vị sư và việc thực hành tục hỏa thiêu thì linh hồn người thân
của họ sẽ sớm quá vãng, có thể giảm bớt tội lỗi mà được lên cõi niết bàn hay sớm đầu
thai kiếp khác.
-24-
Qua đó, thấy được đời sống tâm linh phong phú của người Khmer, tin vào cái
thiêng liêng, thanh khiết, các giá trị tinh thần bắt nguồn từ những cái thiêng liêng
thanh khiết đó, thể hiện một giá trị vững chắc, trong mối quan hệ của con người trong
dân tộc đã chỉ ra những biểu hiện trong hoạt động văn hóa tín ngưỡng tôn giáo của
con người trong quá trình lịch sử, tồn tại lâu dài.
1.1.3.4. Quan niệm về thế giới bên kia
Theo sử liệu thì văn hóa Ấn Độ đã du nhập vào đồng bằng sông Cửu Long gồm
có đạo Bàlamôn giáo và Phật giáo, thế giới quan phức tạp và hệ thống đẳng cấp chặt
chẽ của đạo Bàlamôn giáo không phù hợp nên ngày càng xa dần trong đời sống cũng
như tâm thức của người Khmer. Tuy nhiên, Phật giáo Nam Tông đã ảnh hưởng mạnh
mẽ trong đời sống của người Khmer và ngày càng chiếm địa vị độc tôn trong xã hội
nhanh chống trở thành tôn giáo chủ đạo chi phối thế giới quan, nhân sinh quan trong
các nghi lễ và lối sống của người Khmer một cách sâu sắc, do ý thức hệ của Phật giáo
thể hiện sự gần gũi, cảm thông, phù hợp với đặc trưng, tính cách dân tộc.
Người Khmer quan niệm, thế giới bên kia là thế giới dành cho người chết,
thế giới nằm ở hướng Tây vì theo quan niệm của người Khmer hướng Tây là hướng
của sự chết của cõi âm. Con người sau khi chết thì tùy vào nghiệp lúc sống ở trần
gian tạo nên mà con người sau khi chết được lên cõi trời, niết bàn hay bị đài vào địa
ngục, ngạ quỷ. Với người Khmer thì cõi trời, cõi Niết bàn là một nơi không có sinh,
lão, bệnh, tử, không có giàu, nghèo, đẹp, xấu, thể hiện một niềm tin thiêng liêng vào
kiếp sau, tin vào quả báo, luân hồi và việc tái sinh vào kiếp sau nên người Khmer
thường làm phước, cúng chùa xem đó như là một điều tất yếu trong cuộc sống. Và
làm phước cũng là một hình thức tích đức, cầu mong cho ông bà, cha mẹ quá cố được
vãng sinh hạnh phúc ở kiếp sau.
Người Khmer cho rằng chết không phải là chấm dứt mà khi chết đi linh hồn
người đó vẫn tồn tại ở thế giới khác, chết là dứt nợ trần không còn chịu đựng những
nỗi bi ai khổ hạnh, buồn phiền trên trần gian, chết là được về với đức Phật. Thế nhưng
để về được với cõi Phật và siêu thoát, linh hồn phải được nghe kinh kệ hằng ngày,
-25-
phải làm phước 49 ngày, 100 ngày phải trải qua quá trình. Điều đó cho thấy, Phật
giáo Nam Tông đã chi phối toàn bộ thế giới quan, nhân sinh quan, nghi lễ và lối sống
của người Khmer một cách sâu sắc. Ở đây Phật giáo đã dung hòa những yếu tố văn
hóa bản địa và tập quán của địa phương, thể hiện hài hòa giữa nghi lễ theo truyền
thống dân tộc và nghi lễ của Phật giáo thể hiện rõ qua nghi lễ vòng đời của người
Khmer trong đó có tang ma.
Để tồn tại trước tự nhiên khắc nghiệt, con người phải hiểu biết và vận dụng
đúng qui luật mới có thể chung sống hài hòa với vùng đất của mình. Người Việt cũng
như người Khmer “Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên
dẫn đến tính ngưỡng đa thần” trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày [41, tr 242].
Vì thế giới bên kia không chỉ có người chết mà còn có thần thánh và ma quỷ,
người Khmer phân biệt rõ giữa ma (Thmot) và quỷ (Bay sach). Ma gồm có hai loại
là ma dòng họ (là ma đã quá vãng chưa kịp đầu thai, ma này thường giúp đỡ người
trong gia đình và dòng họ) và ma rừng (là ma sống trên các cây cổ thụ thường hay
dọa người sống). Quỷ thì ác hơn mà và có hai loại: Một là “do con người tạo ra do
phù phép để làm những việc ác hại người”[29, tr115] đây là sản phẩm mang yếu tố
tâm linh mà con người tạo ra trong quá trình tu tập lâu dài với mục đích xấu, hại
người. Hai là những người chết bất đắc kỳ tử, chết yểu, chết trẻ, chết vì uất ức, tức
giận, không đầu thai, có diện mạo rõ ràng và cùng tham gia các hoạt động của con
người. [33, tr 30] đây là những cô hồn vất vưởng, không có chỗ nương thân, không
thể tái sinh kiếp khác. Mỗi loại ma, quỷ có hình dạng riêng, khác nhau khi chúng xuất
hiện, vì tế người ta gắn cho nó những cái tên gọi khác nhau để hình dung.
Còn thần thánh, một sức mạnh rất lớn mà con người phải nể sợ, thần thánh
được xem là thần hộ mệnh phù hộ cho cộng đồng, cho con người, … Tuy nhiên, quan
hệ giữa người và thần là quan hệ sinh cho, người Khmer sùng bái thần linh vì cuộc
sống mưu sinh. Đối với thần trong tự nhiên thì họ cầu xin được mùa, cầu nước, cầu
nắng, nếu con người làm điều ác sẽ bị các thần trừng phạt, giáng tai họa cho cá nhân
người làm ác hay cả cộng đồng, các vị thần thuộc loại thiên thần cũng trú ngụ trong
-26-
thế giới thực, đây là các vị thần có nguồn gốc từ tự nhiên. Đối với Neakta và Arăk thì
họ cầu bảo hộ sức khỏe và an toàn. Đối với ma quỷ thì họ cầu xin bình an không bị
quấy phá, ám hại.
1.1.3.5. Tang ma
Từ lúc sinh ra đến khi chết, đời người gắn liền với nhiều nghi lễ: thành sinh,
thành niên, thành thân, thành nghiệp và cuối cùng là trở về với cát bụi. Trong các
nghi lễ trên, nghi lễ phức tạp và thiêng liêng nhất là lễ tiễn đưa con người về nơi an
nghỉ cuối cùng. Mỗi dân tộc có một văn hóa riêng nên quan niệm và cách thức mai
táng người chết cũng không giống với các dân tộc khác. Có nhiều các hình thức an
táng người chết như:
Tục Thiên táng (điểu táng) là hình thức mai táng nổi tiếng "rùng rợn" của
người Tây Tạng, thay vì chôn cất người chết trong lòng đất, người Tây Tạng đưa thi
thể lên núi làm mồi cho đàn kền kền đói. Đa số người Tây Tạng theo Phật giáo Kim
Cương thừa, họ tin rằng các linh hồn người chết đã rời khỏi cơ thể và cái xác còn lại
chỉ là phần "con". Còn kền kền được tôn kính như linh vật thiêng liêng ở đây, người
Tây Tạng tin rằng việc an táng người chết bằng cách nuôi kền kền cũng giống như
đức Phật Tổ Như Lai lấy xác mình nuôi hổ dữ để khỏi hại các sinh linh khác trong
thế giới. Vì thế, thi thể người chết được chim ăn sẽ nhanh chóng lên thiên đàng. Có
hai hình thức thiên táng: Những người dân du mục và dân làng ở vùng hẻo lánh
thường sử dụng thiên táng cơ bản. Người chết đơn giản được mang lên núi để bọn
kền kền tự tìm đến. Cách thứ hai phức tạp và mang tính nghi thức hơn. Các Lạt Ma
sẽ cầu nguyện cho người quá cố được đặt ở tư thế ngồi suốt 24 giờ. Thi thể được cầu
nguyện, tắm rửa sạch sẽ và bọc trong vải trắng. Cuối cùng, người ta sẽ phá vỡ xương
cột sống của cái xác để thuận tiện cho việc mang tới nơi an táng.
Tục huyền táng treo quan tài trên núi là cách hiểu đơn giản của hình thức huyền
táng, một trong những hình thức mai táng cổ xưa nhất ở Trung Quốc. Huyền táng,
trong đó chữ “huyền” có nghĩa là treo, tức là treo quan tài của người chết trên các
vách núi dựng đứng cực kì nguy hiểm. Người ta cho rằng vách núi hay hang động
-27-
trên cao là nơi yên tĩnh, thích hợp để linh hồn yên nghỉ. Vì vậy, một số địa phương
chỉ còn gọi nơi huyền táng là “tiên hàm”, “tiên thất”, “tiên đài”. Người ta còn tin rằng,
quan tài được huyền táng ở những nơi hiểm trở sẽ không bị ai phá hoại, không bị
nước ngấm, không bị thối rữa, thi thể người chết sẽ được bảo lưu mãi mãi. Cũng theo
quan niệm của họ, vị trí càng cao càng được thể hiện sự tôn kính. Đây là một hình
thức mai táng đặc biệt của các dân tộc thiểu số Trung Quốc, bắt nguồn từ dân tộc Bo
(cách nay khoảng 3.000 năm). Bên cạnh đó, huyền táng cũng là một nghi lễ chôn cất
truyền thống của người dân tại vùng Philippines, Indonesia và có cả Việt Nam. Theo
quan niệm của người dân, những chiếc quan tài được treo trên những vách núi dựng
đứng để người đã khuất có thể ở gần với Thượng đế và tổ tiên của mình hơn.
Tục thủy táng hoặc hải táng là thả thi thể người đã mất xuống lòng sông, lòng
biển, tục này có từ xa xưa với quan niệm nước là cội nguồn sinh mệnh của con người,
nước gắn liền với thần linh, sự bất tử và hạnh phúc. Tại Ấn Độ, đối với Bàlamôn giáo,
sông Hằng là nơi lưu xuất các nhánh sông thiêng, là một vị nữ thần có khả năng tịnh
hóa mọi sự ô nhiễm của đời sống trần tục và nó cũng được ví như một bà mẹ với thần
lực diệu kỳ mà các bộ thánh kinh Vệ Đà hằng tôn vinh và ca ngợi, là nơi cầm giữ trái
tim của Ấn Độ, nơi đã đón nhận bao triệu người tới bờ sông của mình kể từ thời bình
minh của lịch sử. Do đó, khi một người chết đi và được thả về với dòng nước mát thì
thân thể sẽ hòa vào dòng nước thánh anh linh và được siêu thoát....theo quan niệm
của người Chăm theo đạo Hồi ở An Giang thì sau khi chết đều ước nguyện được thủy
táng để thân thể được gửi vào dòng nước mát và tiêu tan, nếu được như vậy sẽ là cái
chết thanh thản, mát mẻ.
Tục thụ táng còn gọi là lộ thiên táng, là đem tro xương của người chết chôn
dưới gốc cây hoặc rải lên một khoảnh đất nào đó rồi trồng lên chỗ ấy một cây làm kỷ
niệm. Thụ táng không có huyệt mộ, không có bia mộ, chỉ có một phiến đá đặt dưới
gốc cây hay một miếng kim loại treo lên thân cây ghi họ tên, năm sinh, năm mất của
người chết. Hiện nay, thụ táng được xem là một trong những hình thức mai táng hiện
đại nhất trên thế giới, người ta cho rằng thi thể người chết được phơi nắng dầm mưa
sẽ hóa thành những vì sao trên trời, soi sáng và dẫn đường cho con cháu. Nếu trẻ con
-28-
chết, thi thể sẽ được bó lại bằng vỏ cây, treo lên cây vì người ta sợ rằng chôn trẻ con
dưới đất, linh hồn của chúng sẽ không thoát ra được, ảnh hưởng xấu đến việc sinh nở
về sau. Quan niệm của người Tây Tạng cho rằng, do trẻ sơ sinh vẫn chưa từng tiếp
xúc với bất cứ việc thiện ác nào trên thế giới này nên mới có tư cách thụ táng, hy
vọng kiếp sau chúng sẽ được trưởng thành khỏe mạnh như những thân cây rắn chắc.
Tục thổ táng là hình thức mai táng phổ trong cộng đồng người Kinh và người
Hoa, khi người chết sau khi làm các lễ thì thi thể được đưa vào quan tài, người thân
trong nhà chuẩn bị huyệt để an táng khi xem được ngày giờ thì tiến hành an táng vào
huyệt lấp đất, lập bia mộ cho người chết. Thổ táng cũng là một hình thức mai táng
chịu ảnh hưởng của nho giáo của Trung Quốc và Phật giáo phái Bắc Tông, cho rằng
con người khi mất cần có thời gian để đầu thai chuyển kiếp nên thổ táng để linh hồn
co thời gian siêu thoát.
Hỏa thiêu là hình thức mai táng phổ biến của người Khmer nói riêng và
các dân tộc trên thế giới nói chung, trong thế giới tâm linh của người Khmer,
chết là giai đoạn chuyển tiếp để đi sang một thế giới khác, con đường đi đến thế
giới này luôn được hình dung là một con đường thật dài, nhiều khúc khuỷu và
trải đầy cạm bẫy. Gia đình, các chức sắc tôn giáo cùng như cộng đồng người
Khmer luôn dành cho người chết những lễ nghi chu đáo để mong họ được tiếp
đón ở thế giới bên kia.
Người Khmer quan niệm rằng chết chưa phải là hết mà họ vẫn còn tiếp tục
cuộc sống mới ở thế giới khác nhưng không bằng thể xác mà bằng chính linh hồn và
họ cho rằng linh hồn là bất diệt. Vì thế, nghi lễ tiễn đưa người chết diễn ra khá phức
tạp và người thân trong gia đình phải làm điều phước như cống hiến cho chùa và sư
sãi. Theo họ, có làm như thế thì những cái được cống hiến mới theo nhang khói và
lời cầu kinh đến với ông bà, cha mẹ ở thế giới bên kia để họ cũng được sống có phúc
trong thế giới ấy.
Có hai hình thức tang ma phổ biến ở nguời Khmer là hỏa thiêu và thổ táng rồi
lấy xương cốt lên thiêu, gọi là giã cốt, trong đó phổ biến nhất là hình thức hỏa thiêu.
-29-
Đặc trưng tang lễ của người Khmer dù hỏa thiêu hay thổ táng đều gắn liền với ngôi
chùa, vì họ quan niệm rằng “sống gửi của, chết gửi xương”.
Vì thế, khi gia đình có người được biết chắc rằng sắp chết, người thân sẽ đặt
người ấy nằm ở một buồng riêng có treo ảnh Đức Phật với ngụ ý hình ảnh đức Phật
sẽ mãi ngự trị trong cõi lòng người ấy và họ lập bàn thờ ngay đầu nằm người thân sắp
chết. Họ cũng mời sư sãi hay thầy cúng Acha Duki chuyên lo việc tang lễ đến để đọc
kinh cho người đó được ra đi nhẹ nhàng, thanh thản. Kinh được đọc là kinh Apithom
(Kavôđa) và được lặp đi lặp lại nhiều lần với nội dung khái quát như sau: “Đời là bể
khổ. Nếu muốn tránh khỏi mọi khổ ải trong thế gian, phải tu tập theo pháp tịch diệt,
vô úy, quyết chí đoạn từ mọi cái duyên do, trong lòng giữ gìn mọi lối chánh đạo, chớ
vương dính cảnh trần, đừng ham nhiễm sự tục, thâm tâm thanh tịch, thì chứng được
quả niết bàn, thật là sung sướng.”[11 ].
Tục này gắn với một số sự tích trong kinh điển Phật giáo nhưng có lẽ nó bắt
nguồn từ sự tích như sau: Xưa kia, Pras Sêrây-roth có 500 đệ tử và 500 người này lúc
còn sống làm nhiều điều thất đức, sau khi chết đi, họ đồng loạt đầu thai thành 500
con dơi cùng sống nơi hang động ở một vùng núi. Sau đấy, Pras Chetha-puth có đến
hang động này ngồi đọc kinh Apithom, 500 con dơi đều treo mình chăm chú lắng
nghe rồi một lần hang cháy, 500 con dơi đều bị thiêu chết. Khi ấy, bên tai chúng vẫn
còn văng vẳng tiếng kinh Apithom cho nên khi chết đi, chúng được đầu thai trở lại
làm người và những con người này đã biết sống nhân từ, có đức hạnh và giúp đỡ mọi
người. Người Khmer còn quan niệm rằng người nào không được nghe đọc kinh trước
khi chết là người vô phước.
Trở lại với ông Acha Duki, ông này sẽ kiểm tra và xác định kỹ càng sau khi
người sắp chết đã ra đi thanh thản. Sau đó, Acha Duki sẽ thắp Teankal, cái bình đựng
nước hương Tukop có 2 thanh tre gác chéo trên miệng để gắn 4 cây đèn cầy đặt bên
phải thi hài, Teankal chính thân nó cũng mang một ý nghĩa riêng, đó là: cái bình tượng
trưng cho cuộc đời con người lúc chìm lúc nổi, 4 cây đèn cầy tượng trưng cho “tứ
đại” đất, nước, gió, lửa. Song song đó, người ta còn đặt xung quanh theo 4 hướng
-30-
Đông – Tây – Nam – Bắc của thi hài, cái Sa La Tho để cắm bông vạn thọ, chuẩn bị
nhang đèn, trầu cau, 4 cái cờ hồn hay còn gọi là cờ cá sấu, cờ rồng được kết từ nhiều
mảnh vải màu trắng (vì dùng trong tang lễ), mang hình dáng như con cá sấu. Xong,
họ mới đánh trống báo cho mọi người trong phum sóc biết.
Lúc bấy giờ, Acha Duki đặt vào miệng thi hài một đồng bạc trắng với quan
niệm người chết có tiền ăn đường. Sau đó, người ta dùng nước hương Tukop lau thi
hài người chết, mặc quần áo mới cho người đó. Họ làm như vậy với quan niệm người
chết được sạch sẽ và rửa hết tội lỗi. Xong, tử thi được đặt nằm trong tư thế tay chân
duỗi thẳng và được phủ kín bằng một tấm vải trắng. Muốn quấn xác lâu ngày phải
quấn thêm một lớp vải dầu, tiếp đó lấy chỉ buộc 5 nút trên xác (ở cổ, đầu cánh tay,
ngang cổ tay, ngang đầu gối, ngang cổ chân) tượng trưng cho cha mẹ, vợ hay chồng,
con và của cải rồi lấy chăn đắp kín lại. Người ta đặt lên bụng người chết 1 nải chuối
sống, trên ngực 3 lá trầu có ghim 3 cây nhang hướng về phía đầu thi hài với ngụ ý
người chết đi luôn mang hình ảnh Đức Phật trong tim để linh hồn người quá cố mang
về thế giới bên kia, thực hiện lễ cúng chosiamôm chetday – là ngọn bảo tháp đựng
hài cốt Đức Phật ở trên trời. Ở phía trên đầu tử thi có đặt một cái Tean T’Bôn đựng
vật trả lễ cho Acha Duki gồm: 6 lít gạo, 1 nải chuối chín, 1 con gà đã được luộc chín,
1 trái dừa khô bỏ vỏ, 1 chai rượu, 1 cái Sla Chôm, 1 nồi đất, 1 con dao nhỏ, 4 chén
ăn cơm, 4 đôi đũa, 1 đèn cốc cùng với 1 chén AngkoKôl có đựng gạo, tiền và 1 cặp
đèn cầy, khoảng nửa ngày, người ta bắt đầu tiến hành lễ vẩy nước cầu siêu. Trước khi
liệm xác vào quan tài, gia chủ mời 2 ông Sư đến vẩy nước hương khắp nhà để rửa
trôi đi những điều không may và cầu siêu cho người chết, rồi liệm xác vào quan tài.
Khi đã đóng nắp quan lại, người ta vẫn bày các vật cúng y như khi đặt trên thi hài,
ngoài ra, 3 cây đèn cầy to cũng được thắp ở các vị trí trên 2 đầu và chính giữa nắp
quan tài tượng trưng cho Phật, giáo lý của Đức Phật và các sư sãi, dưới quan tài còn
được đốt lửa hương hay nhang thơm. Tối đó, Acha Duki và các ông Acha Pluk giúp
việc đọc kinh Vibasana kamathan đưa dẫn linh hồn người chết về cõi Phật.
Sau khi đã chọn ngày giờ tốt, người ta tiến hành lễ tiễn đưa linh cửu, hoả
thiêu có thể được xem là một mỹ tục của cộng đồng người Khmer, nói đến nghi lễ
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng

More Related Content

What's hot

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...hanhha12
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bài 1.những vấn đề cơ bản về nnpl new
Bài 1.những vấn đề cơ bản về nnpl newBài 1.những vấn đề cơ bản về nnpl new
Bài 1.những vấn đề cơ bản về nnpl newSang Doan
 

What's hot (20)

Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAYĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAY
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Luận văn: Tìm hiểu nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu, HAY
Luận văn: Tìm hiểu nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu, HAYLuận văn: Tìm hiểu nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu, HAY
Luận văn: Tìm hiểu nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
 
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAYĐề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAY
Đề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAYĐề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAY
Đề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAY
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng TrạchLuận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
 
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây BắcLuận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng GiaĐề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
 
Bài 1.những vấn đề cơ bản về nnpl new
Bài 1.những vấn đề cơ bản về nnpl newBài 1.những vấn đề cơ bản về nnpl new
Bài 1.những vấn đề cơ bản về nnpl new
 
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCMĐề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
 

Similar to Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng

Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên PhúcLuận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên PhúcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...NuioKila
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄLUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄOnTimeVitThu
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namMan_Ebook
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019KhoTi1
 

Similar to Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng (20)

Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên PhúcLuận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
 
Đề tài: Lễ hội làng Duyên Phúc xã Khánh Hồng huyện Yên Khánh
Đề tài: Lễ hội làng Duyên Phúc xã Khánh Hồng huyện Yên KhánhĐề tài: Lễ hội làng Duyên Phúc xã Khánh Hồng huyện Yên Khánh
Đề tài: Lễ hội làng Duyên Phúc xã Khánh Hồng huyện Yên Khánh
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAY
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyênLuận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Lễ hội Trò Trám: Nhà nước, cộng đồng và sự phục hồi
Luận văn: Lễ hội Trò Trám: Nhà nước, cộng đồng và sự phục hồiLuận văn: Lễ hội Trò Trám: Nhà nước, cộng đồng và sự phục hồi
Luận văn: Lễ hội Trò Trám: Nhà nước, cộng đồng và sự phục hồi
 
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄLUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
 
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAYĐề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
 
Đề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đ
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 NGÔ GIA TƯỜNG NGHI LỄ HỎA THIÊU CỦA NGƯỜI KHMER VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HUỆ TRÀ VINH, NĂM 2016
  • 2. -iii- TÓM TẮT Người Khmer Nam Bộ tuy cùng sống cộng cư với cộng đồng dân tộc Kinh, Hoa và Chăm rất lâu, nhưng luôn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Người Khmer có nền văn hóa truyền thống độc đáo và lễ hội phong phú. Nghi lễ truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời nói chung, tại Trà Vinh nói riêng và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội, có liên quan mật thiết với cộng đồng, với môi trường sống, sức khỏe của con người. Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của con người đều bắt đầu từ nhận thức, chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội cổ truyền thì việc phát huy nó trong đời sống xã hội đương đại mới mang lại hiệu quả mong muốn. đặc biệt là nghi lễ hỏa thiêu trong văn hóa người Khmer. Hiện nay, đây là một trong những vấn đề quan trọng trong việc giữ gìn nét văn hóa độc đáo thì việc tìm hiểu và phát huy những giá trị của nghi lễ trong việc xây dựng đời sống văn hóa là hết sức cần thiết. Vì vậy, đề tài đã tập trung triển khai nghiên cứu giá trị tinh thần qua nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer và những tác động của nghi lễ hỏa thiêu đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử để tìm hiểu về dân tộc Khmer nói chung trên địa bàn tỉnh nói riêng. Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp điền dã, phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học, để thu thập số liệu, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích, để đánh giá tầm quan trọng của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống tinh thần của người Khmer và những tác động của nó đến sức khỏe cộng đồng, môi trường sống. Về bố cục luận văn thì ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Luận văn được triển khai thành ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Văn hóa Khmer, một số khái niệm về văn hóa và văn hóa của người Khmer; Khái niệm về tôn giáo, tôn giáo Khmer; Nghi lễ tang ma của người Khmer, khái niệm hỏa thiêu, quan niệm về linh hồn, quan niệm
  • 3. -iv- về thế giới bên kia, Tang ma; Khái niệm sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môi trường, ô nhiễm môi trường; Người Khmer Trà Vinh, dân số và sự phân bố dân cư, đặc điểm sinh hoạt kinh tế, đặc điểm tổ chức xã hội, đặc điểm sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng; Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Kinh – Khmer – Hoa ở Trà Vinh. Trên cơ sở lý thuyết đã góp phần tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng của người Khmer với những đặc trưng tiêu biểu và sự giao lưu văn hóa giữa 3 dân tộc cùng cộng cư. Chương 2: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer, nguồn gốc, các nghi lễ, ngày xưa (trong thuyền thuyết tôn giáo), ngày nay (trong thực tế xã hội); Nhận định về nghi lễ hỏa thiêu, theo các vị Sư, Hòa Thượng, Sadi, theo các Acha, vùng trung tâm thành phố, vùng xa, hẻo lánh; Theo người dân, người Khmer, người Kinh; Theo các nhà quản lý nhà nước, cấp thành phố, huyện thị, cấp xã, ấp; Theo các nhà quản lý y tế, Bệnh viện, Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thu thập thông tin và đánh giá tác động của nghi lễ hỏa thiêu, tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa trong đời sống của người Khmer, qua đó tìm hiểu những đánh giá những tác động của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống, sức khỏe, môi trường sống xung quanh lò thiêu. Từ đó, đi đến quan điểm chung về nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer trong đời sống cộng đồng. Chương 3: Những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu với sức khỏe cộng đồng. Phân tích những tác động mà lò hỏa thiêu khi hoạt động có thể tác động đến sức khỏe người trực tiếp thực hiện việc thiêu xác và người tham gia nghi lễ hỏa thiêu, tác động đến môi trường sống xung quanh. Nêu lên một số kiến nghị giảm thiểu tác hại của việc hỏa thiêu thông qua việc giữ gìn vệ sinh và thực hiện theo tinh thần các thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế về đảm bảo an toàn trong hỏa thiêu. Phần kết luận: Khẳng định giá trị văn hóa của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống của đồng bào Khmer, những đóng góp của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống hiện đại và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của người Khmer.
  • 4. -v- MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii TÓM TẮT................................................................................................................ iii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. viii DANH SÁCH CÁC BẢNG..................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................2 3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................4 3.1. Mục đích của luận văn...................................................................................4 3.2. Nhiệm vụ của luận văn..................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5 4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................6 5.1. Phương pháp luận..........................................................................................6 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ....................................................................7 6. Những đóng góp của luận văn.............................................................................8 7. Bố cục luận văn....................................................................................................9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................11 1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................11 1.1.1. Văn hóa Khmer ........................................................................................11 1.1.1.1 Một số quan niệm về văn hóa .............................................................11 1.1.1.2 Văn hóa của người Khmer..................................................................13 1.1.2. Tôn giáo Khmer........................................................................................16
  • 5. -vi- 1.1.2.1. Khái niệm tôn giáo.............................................................................16 1.1.2.2. Tôn giáo Khmer (tôn giáo của người Khmer) ...................................17 1.1.3. Quan niệm tang ma của người Khmer .....................................................18 1.1.3.1. Khái niệm về nghi thức, nghi lễ.........................................................18 1.1.3.2. Khái niệm hỏa thiêu...........................................................................20 1.1.3.3. Quan niệm về linh hồn.......................................................................21 1.1.3.4. Quan niệm về thế giới bên kia ...........................................................24 1.1.3.5. Tang ma..............................................................................................26 1.1.4. Khái niệm sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môi trường, ô nhiễm môi trường ..........................................................................................................33 1.1.4.1. Khái niệm sức khỏe ...........................................................................33 1.1.4.2. Sức khỏe cộng đồng...........................................................................33 1.1.4.3. Vệ sinh ...............................................................................................34 1.1.4.4. Môi trường và ô nhiễm môi trường ...................................................34 1.2. Người Khmer Trà Vinh ..................................................................................37 1.2.1. Đặc điểm địa phương Dân số và sự phân bố dân cư................................37 1.2.2. Đặc điểm sinh hoạt kinh tế.......................................................................38 1.2.3. Đặc điểm tổ chức xã hội...........................................................................38 1.2.4. Đặc điểm sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng ...............................................39 1.2.5. Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Kinh – Khmer – Hoa ở Trà Vinh......41 CHƯƠNG 2: NGHI LỄ HỎA THIÊU CỦA NGƯỜI KHMER.........................45 2.1. Tục hỏa thiêu của người Khmer .....................................................................45 2.1.1. Nguồn gốc ................................................................................................45 2.1.2. Các nghi lễ................................................................................................50 2.1.2.1. Ngày xưa (trong thuyền thuyết tôn giáo)...........................................50 2.1.2.2. Ngày nay (trong thực tế xã hội) ........................................................57 2.2. Nhận định về nghi lễ hỏa thiêu.......................................................................59 2.2.1. Theo các vị sư...........................................................................................59 2.2.1.1. Hòa Thượng .......................................................................................61
  • 6. -vii- 2.2.1.2. Sadi.....................................................................................................63 2.2.2. Các Acha ..................................................................................................64 2.2.2.1. Vùng xa, hẻo lánh ..............................................................................67 2.2.2.2. Vùng trung tâm thành phố .................................................................68 2.2.3. Theo người dân.........................................................................................69 2.2.3.1. Người Khmer .....................................................................................69 2.2.3.2. Người Kinh ........................................................................................74 2.2.4. Theo các nhà quản lý Nhà nước...............................................................77 2.2.4.1. Cấp thành phố, huyện thị ...................................................................79 2.2.4.2. Cấp xã, ấp...........................................................................................80 2.2.5. Theo các nhà quản lý y tế.........................................................................82 2.2.5.1. Bệnh viện ...........................................................................................83 2.2.5.2. Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng..........................................84 CHƯƠNG 3: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NGHI LỄ HỎA THIÊU VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.............................................................................................88 3.1. Con người .......................................................................................................88 3.1.1. Những người trực tiếp công việc hỏa thiêu..............................................88 3.1.2. Những người tham gia nghi lễ..................................................................93 3.2. Môi trường......................................................................................................95 3.2.1. Khói bụi....................................................................................................98 3.2.2. Ô nhiễm mùi.............................................................................................99 3.2.3. Khí thải...................................................................................................100 3.2.4. Nhiệt và rác thải .....................................................................................102 3.2.5. Nước thải ................................................................................................103 3.3. Kiến nghị.......................................................................................................106 KẾT LUẬN............................................................................................................111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................114 PHỤ LỤC
  • 7. -viii- DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT GS : Giáo sư NXB : Nhà xuất bản TS : Tiến sĩ Tp. : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân XB : Xuất bản BS : Bác sĩ BS.CK : Bác sĩ chuyên khoa DS : Dược sĩ DS CK : Dược sĩ chuyên khoa YS : Y sĩ ĐD : Điều dưỡng PCT : Phó Chủ tịch CT : Chủ tịch TP : Trưởng phòng
  • 8. -ix- DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho các vị Sư 60 Bảng 2.2. Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của các vị Sư 63 Bảng 2.3 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho các vị Acha 65 Bảng 2.4 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của các vị Acha 68 Bảng 2.5 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho người Khmer 70 Bảng 2.6 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer 73 Bảng 2.7 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn danh cho người Kinh 75 Bảng 2.8 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu đối với người Kinh 77 Bảng 2.9 Thống kế câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho các nhà quản lý 78 Bảng 2.10 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của Chính quyền địa phương 81 Bảng 2.11 Thống kê câu hỏi phỏng vấn nhiều lựa chọn dành cho các nhà quản lý y tế tại địa phương 82 Bảng 2.12 Đánh giá sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu đối với Cán bộ Y tế 84 Bảng 2.13 Đánh giá chung về sự ủng hộ nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer 85
  • 9. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Khmer Nam Bộ cùng sống cộng cư với cộng đồng dân tộc Kinh, Hoa và Chăm, với nền văn hóa truyền thống lâu đời với nhiều lễ hội phong phú, đa dạng luôn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Trong thời gian gần đây, nhất là từ khi cả nước bước vào thời kỳ hội nhập, phát triển thì văn hóa tộc người Khmer Nam Bộ cũng như các tộc người khác có nhiều biến đổi. Vì vậy, văn hóa truyền thống, lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể để góp phần vào việc tổ chức, xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng của người Khmer Nam Bộ trong tình hình hội nhập hiện nay, trong việc phát huy và bảo tồn những giá trị đó. Nghi lễ truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời nói chung, tại Trà Vinh nói riêng và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội, có liên quan mật thiết với cộng đồng, với môi trường sống, sức khỏe của con người. Luận văn này, tập trung khảo sát những ảnh hưởng của việc thực hiện nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer đến sức khỏe cộng đồng. Vì, các hoạt động văn hoá một mặt góp phần khẳng định vai trò chủ thể văn hoá trong cộng đồng, bảo tồn, phát triển văn hoá, đề cao lẽ sống tốt đẹp giữa con người với con người, tôn trọng giá trị văn hoá bản sắc của cộng đồng như quan điểm của Nghị quyết Trung ương IX khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tốt đẹp trong việc giữ gìn và phát huy nghi lễ cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại thì cũng không ít các vấn đề nảy sinh khiến xã hội cần phải nhìn nhận và tìm cách khắc phục, để bảo tồn những mặt tinh hoa của nghi lễ cổ truyền, khắc phục dần các hạn chế, tiêu cực. Một trong những mặt tiêu cực đáng quan tâm đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định
  • 10. -2- “Sức khỏe là vốn quý” mà chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ, đó là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. Nghị quyết số 46 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/2/2005 đã đưa ra bảy nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, trong đó chỉ rõ, phải nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục - truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống văn hóa, vệ sinh, hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khoẻ, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng. Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của con người đều bắt đầu từ nhận thức, chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội, nghi lễ cổ truyền thì việc phát huy nó trong đời sống xã hội đương đại mới mang lại hiệu quả mong muốn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, về văn hóa người Khmer nói chung và tín ngưỡng văn hóa nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu như: Người Việt gốc Miên của Lê Hương, xuất bản năm 1969 đã sưu tầm và giới thiệu nguồn gốc, dân số, sinh hoạt, xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của người Khmer Nam Bộ. Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ, Tác giả: Nhiều tác giả - NXB Tổng hợp Hậu Giang năm XB: 1988; Dân tộc Khmer Nam Bộ, Tác giả: PGS. TS. Phan An. Nhà xuất bản: Chính Trị Quốc Gia. Năm XB: 2009. Đã cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về điều kiện địa lí, dân cư, kinh tế xã hội, đặc biệt là sinh hoạt văn hóa, đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng của người Khmer, lịch sử hình thành và phát triển của người Khmer từ khi xuất hiện trên vùng đất Nam Bộ. Nêu lên những nét tương đồng và khác biệt giữa người Khmer ở Việt Nam và Campuchia.
  • 11. -3- Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tác giả: Trường Lưu. Nhà XB: Văn hóa Dân tộc. Năm XB: 1993; công trình này chú trọng đến tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán của người Khmer. Nguyễn Khắc Cảnh (1998), Phum sóc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long; dựa trên những quan sát về các loại hình phum sóc của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa ra những nhận định về cấu trúc, tính chất, mối quan hệ xã hội của người Khmer Nam Bộ. Phật giáo Khmer Nam Bộ, những vấn đề nhìn lại, Tác giả: Bùi Văn Vượng; Nhà xuất bản: Tôn Giáo. Năm XB: 2008; Giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tác giả: TS. Huỳnh Thanh Quang. Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia. Năm XB: 2011; Các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về cách tổ chức xã hội của người Khmer trong xây dựng và phát triển trên vùng đất Nam Bộ, mối quan hệ huyết thống, hôn nhân gia đình, điều kiện kinh tế và sự phân hóa xã hội, cơ chế vận hành của sóc và các nghi lễ. Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Phật giáo Nam Tông trong đời sống tinh thần của người Khmer, giá trị văn hóa đó hòa trong văn hóa chung trong nền văn hóa Việt Nam. Cho thấy sự năng động trong việc tiếp cận với cái mới trong xu thế hội nhập và phát triển của thời đại. Tín ngưỡng và lễ hội dân tộc người Khmer, Tác giả: Trần Dũng - Đặng Tấn Đức; Nhà xuất bản: Văn hóa Thông Tin; Năm XB: 2012; Bên cạnh tín ngưỡng tôn giáo là Phật giáo Nam Tông thì tín ngưỡng, lễ hội dân gian của người Khmer cũng là đóng góp quan trọng, tô thêm sắc màu, làm phong phú thêm cho nên văn hóa Việt Nam. Văn hóa Khmer Nam Bộ - nét đẹp trong bản sức văn hóa Việt Nam, Tác giả: Phạm Thị Phương Hạnh. Nhà XB: Chính Trị QG. Năm XB: 2012. Đã giới thiệu những nét đặc trưng trong văn hóa của người Khmer Nam Bộ (gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần), nhằm phát huy những nét đẹp, những mặt tích cực, những tiềm năng, thế mạnh của dân tộc Khmer trong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. Các công trình nghiên gần gủi với đề tài như: Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ, Tác giả: Trần Văn Bổn, Nhà xuất bản: ĐHQG Hà Nội. Năm
  • 12. -4- XB 2002; Nghi lễ vòng đời của người Khmer Vĩnh Long, Tác giả: Phan Văn Giàu, (2014); Luận văn Tang ma của người Khmer ở An Giang, Tác giả: Mai Ngọc Diệp; Tang ma của người Khmer ở Vĩnh Long: Tác giả: Phạm Minh Hoàng (2014), và Nghi lễ vòng đời người Khmer Sóc Trăng (2010) của Huỳnh Thanh Hùng...đã có phân chia các bước trong tang ma của người Khmcr Nam Bộ từ khi lâm chung cho đến sau khi hoàn tất việc thiêu và thờ cúng giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn yếu tố văn hóa tộc người Khmer từ góc độ phong tục tang ma, trong việc nghiên cứu về người Khmer Nam Bộ; Những công trình đó đã đề cập nhiều khía cạnh quan trọng của các yếu tố về người Khmer nói chung và tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa. Dựa trên cơ sở tổng hợp tư liệu phỏng vấn các Acha, những người am hiểu về nghi lễ trong tang ma, mà đặc biệt là nghi lễ hỏa thiêu của nguời Khmer mà tác giả thực hiện trong quá trình điền dã và trực tiếp tham dự lễ hỏa thiêu nguời Khmer. Tóm lại, nghiên cứu về người Khmer ở Nam Bộ đến hiện nay đã có không ít công trình được công bố. Nội dung của những công trình này đề cập đến nhiều vấn đề như lịch sử, sinh hoạt văn hóa, ứng xử, văn học dân gian, nhà ở, lễ hội… Việc nghiên cứu đề tài “Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng” (trường hợp tại Trà Vinh) sẽ đi vào tìm hiểu những tác động của nghi lễ đến sức khỏe con người, môi trường sống. Do đó, đề tài một mặt kế thừa những công trình đã công bố, mặt khác luận văn sẽ nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát, phỏng vấn để có những nguồn tư liệu mới nhằm thực hiện tốt mục tiêu đặt ra của đề tài. 3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của hình thức nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sự tác động của khói, bụi tro, mùi…, đánh giá việc thực hiện nghi lễ hỏa thiêu trong giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, những đóng góp, hạn chế của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống hiện đại và đóng góp vào công cuộc xây dựng đời sống tinh thần phong phú, môi trường sống lành mạnh trong xu hướng phát triển.
  • 13. -5- 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: + Giới thiệu về lý thuyết luận văn. + Giới thiệu sơ lược về đặc điểm địa lý, khí hậu của tỉnh Trà Vinh; + Trình bày về đặc điểm văn hóa người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer sống tại Trà Vinh nói riêng, tôn giáo trong đời sống của người Khmer. + Quan niệm về tang ma của người Khmer. + Khái quát chung về sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môi trường, ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. + Phân tích hình thức nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer, sự ảnh hưởng, tác động của nó đối với đời sống tinh thần của người Khmer và sức khỏe cộng đồng tại Trà Vinh. + Những tác động của nghi lễ hỏa thiêu đối với người trực tiếp thực hiện công việc hỏa thiêu, những người tham gia và môi trường sống xung quanh khu vực lò hỏa thiêu. + Kiến nghị, đưa ra ý kiến giúp hạn chế những tác động của việc hỏa thiêu đến sức khỏe, khơi dậy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế trong sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nhằm góp phần xây dựng đời sống tinh thần tiến bộ và môi trường sống khỏe mạnh ở Trà Vinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đây là một công trình nghiên cứu về nghi lễ văn hóa của người Khmer đối với sức khỏe cộng đồng, cụ thể là nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer. Sự khảo sát cũng chủ yếu là những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu cụ thể là khói, bụi, tro, mùi và các chất thải trong quá trình hỏa thiêu thải ra môi trường khi thực hiện thiêu xác
  • 14. -6- đối với sức khỏe người người trực tiếp thực hiện và người tham gia, nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống tinh thần của người Khmer và sức khỏe cộng đồng xung quanh khu vực lò hỏa thiêu tại Trà Vinh qua hình thức thực hiện nghi lễ và giá trị của hỏa thiêu trong đời sống trong đời sống hiện đại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Người Khmer là dân tộc có truyền thống tín ngưỡng phong phú, với nhiều lễ hội trong năm và có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống của đồng bào trên địa bàn tỉnh. Xuất phát từ tình hình thực tế, phạm vi nghiên cứu đề tài được giới hạn ở nghi lễ hỏa thiêu trong văn hóa của người Khmer và không gian nghiên cứu chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Cầu Kè, Trà Cú, thành phố Trà Vinh ở hai dân tộc có tỷ lệ dân số cao của tỉnh là người Kinh và người Khmer đang sống trên tỉnh Trà Vinh, thời gian tìm hiểu nghi lễ hỏa thiêu trong văn hóa người Khmer là trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, vì đây là giai đoạn chưa thực hiện xây lò hỏa thiêu và đang trong quá trình triển khai, hoàn thiện các lò hỏa thiêu theo tiêu chuẩn và đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng trong việc giữ gìn nét văn hóa độc đáo, việc tìm hiểu và phát huy những giá trị của nghi lễ trong việc xây dựng đời sống văn hóa là hết sức cần thiết. Vì vậy, đề tài sẽ tập trung triển khai nghiên cứu giá trị tinh thần qua nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer và những tác động của nghi lễ hỏa thiêu đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Đề tài chủ yếu sử dụng những tư liệu về văn hóa, các nghiên cứu về người Khmer, tài liệu về giáo dục sức khỏe cộng đồng, văn bản có liên quan và các bài viết có liên quan đã được công bố và được công nhận kết hợp với những kiến thức thu thập được qua quá trình đi điền dã. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc kết hợp giữa các tư liệu, tài liệu, các công trình nghiên cứu với quá trình tìm hiểu thực tế các nghi thức của nghi lễ hỏa thiêu trong cộng đồng người Khmer tại tỉnh Trà
  • 15. -7- Vinh và phương pháp duy vật lịch sử để tìm hiểu vốn văn hóa tín ngưỡng của người Khmer trong qua trình phát triển; Đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung gần gũi với đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết vấn đề, trong luận văn này sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trong luận văn ngoài văn hóa học có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau như: xã hội học, dân tộc học, văn học, y tế… Do đó, khi thực hiện đề tài, phải có sự vận dụng tổng hợp kiến thức các chuyên ngành và có cái nhìn toàn diện về nghi lễ hỏa thiêu. - Phương pháp điền dã, điều tra xã hội học: Đây là phương pháp trọng tâm của luận văn, sử dụng phương điền dã nhằm mang tính sát thực hơn cho việc thực hiện đề tài. Các hoạt động điền dã giúp luận văn có nhiều nguồn tư liệu phong phú và thiết thực hơn. Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã thực hiện điền dã tại nơi diễn ra nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer. Mục đích sử dụng phương pháp này nhằm hướng đến yếu tố tự mình quan sát, cảm nhận và nắm bắt thông tin trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, phương pháp này rất hữu dụng và nó là cơ sở rất quan trọng cho việc đánh giá và hệ thống nguồn tư liệu, giúp việc kiểm nghiệm và chứng minh nội dung lý thuyết đã đặt ra. Trong quá trình điền dã, sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn các Acha , Sư sải, Sadi ,người Khmer, người Kinh ở khu vực có nghi lễ tại Trà Vinh. Thông qua các cuộc phỏng vấn, người được nghiên cứu có thể hiểu và làm rõ được các nguyên tắc, các suy nghĩ, cũng như biết được ước vọng, niềm tin của người Khmer qua nghi lễ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu quan điểm của chính quyền địa và nhận định của ngành Y tế. Thông tin có được từ các cuộc phỏng vấn có tính khách quan cho đề tài, dùng để phân tích và minh chứng cho những nhận định trong đề tài.
  • 16. -8- - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa các dân tộc trong khu vực và hình thức nghi lễ khác. Đây được xem là phương pháp có hiệu quả về việc so sánh và giải thích các hoạt động tín ngưỡng đang diễn ra ở cộng đồng. - Phương pháp phân tích: Thu thập và xử lý thông tin bằng hình ảnh là phương pháp ghi nhận thông tin bằng thiết bị kỹ thuật như máy ảnh. Các thông tin này được phân tích, lý giải nhằm minh chứng cho các nhận định của chúng tôi hình thức thực hiện nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer, sẽ giúp chúng ta tìm ra nét đặc sắc về nội dung cũng như giá trị phản ánh. - Nghiên cứu lịch sử: Là một trong những phương pháp nghiên cứu, phân tích các dạng tài liệu thư tịch, tư liệu điền dã để tìm hiểu các sự kiện đã diễn ra theo thời gian lịch sử nhằm tìm hiểu cội nguồn, những bước tiến triển, các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển nghi lễ văn hóa người Khmer trong không gian cụ thể là vùng đất Trà Vinh cùng với sự phát triển của các dân tộc khác. Phương pháp này giúp phân tích, lý giải những tư liệu thu thập được trong điền dã. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn trình bày giá trị của nghi lễ hỏa thiêu và sự tác động của nó đến môi trường sức khỏe cộng đồng (nghiên cứu tại Trà Vinh), khái quát một số đặc điểm nổi bật của hình thức sinh hoạt này, nêu bật lên được những yếu tố tích cực, thể hiện bản sắc văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người khmer ở Trà Vinh và phân tích hạn chế. Xét ở gốc độ thực tiễn, luận văn góp phần vào việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa đặc sắc của người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer ở Trà Vinh nói riêng gắn với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Đồng thời từ việc phân tích, khẳng định giá trị đích thực của sinh hoạt nghi lễ văn hóa trong đời sống văn hóa của người Khmer, luận văn sẽ đem lại cách nhìn đúng đắn về hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo và đề tài này sẽ là liệu tham khảo quan trọng cho người nghiên cứu nó sau này.
  • 17. -9- Hơn thế nữa, sẽ là tài liệu tham khảo dành cho giáo viên đang dạy về chuyên ngành văn hóa và giáo dục sức khỏe cộng đồng. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần nhận thức đúng đắn về sự tồn tại của hình thức nghi lễ mang đậm tính văn hóa của người Khmer trong đời sống xã hội, những đóng góp quan trọng của nó văn hóa trong đời sống văn hóa, sức khỏe cộng đồng trong xây dựng đất nước, xu thế phát triển xã hội tại Trà Vinh. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập nhất là chuyên đề về sinh hoạt nghi lễ văn hóa của người Khmer, những ảnh hưởng của các sinh hoạt đối với môi trường sức khỏe cộng đồng và cũng là tài liệu tham khảo góp phần vào việc hoạch định chủ trương, chính sách đối với công tác xây dựng tình đoàn kết dân tộc tại Trà Vinh. Luận văn sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận, tuyên truyền nâng cao sức khỏe cộng đồng của ngành Y tế qua sự hiểu biết về giá trị văn hóa của đối tượng tiếp cận. Đóng góp về mặt khoa học: Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm yếu tố văn hóa nổi bật trong đời sống của người Khmer và những ảnh hưởng, tác động của nó đối với văn hóa, tín ngưỡng người Khmer, đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Phân tích đánh giá những ảnh hưởng, tác động của hình thức nghi lễ hỏa thiêu với đời sống tinh thần của người Khmer và đối với sức khỏe cộng đồng ở Trà Vinh. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Luận văn được triển khai thành ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Văn hóa Khmer, một số khái niệm về văn hóa, tôn giáo Khmer, khái niệm về tôn giáo; Nghi lễ tang ma của người Khmer, tìm hiểu về nghi thức, nghi lễ, khái niệm về hỏa thiêu, quan niệm về linh hồn, quan
  • 18. -10- niệm về thế giới bên kia, tang ma; Khái niệm sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môi trường, ô nhiễm môi trường; Người Khmer Trà Vinh, dân số và sự phân bố dân cư, đặc điểm sinh hoạt kinh tế, đặc điểm tổ chức xã hội, đặc điểm sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Kinh – Khmer – Hoa ở Trà Vinh. Từ những cơ sở lý luận của chương 1, luận văn đã nêu lên những đặc điểm về văn hóa của người Khmer Trà Vinh trong lối sống, tín ngưỡng và nghi lễ tang ma. Đồng thời, luận văn nêu lên những khái niệm cơ bản về sức khỏe và môi trường. Chương 2: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer: Tục hỏa thiêu của người Khmer, nguồn gốc, các nghi lễ, ngày xưa (trong thuyền thuyết tôn giáo), ngày nay (trong thực tế xã hội); Nhận định về nghi lễ hỏa thiêu, theo các vị Sư, Hòa Thượng, Sadi, theo các Acha, vùng trung tâm thành phố, vùng xa, hẻo lánh; Theo người dân, người Khmer, người Kinh; Theo các nhà quản lý nhà nước, cấp thành phố, huyện thị, cấp xã, ấp; Theo các nhà quản lý y tế, Bệnh viện, Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Từ cơ sở lý luận chương 1, chương 2, luận văn tìm hiểu về nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer và nhân định của các nhà sư, các Acha, người dân, các nhà quản lý nhà nước và y tế về nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Chương 3: Những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu với sức khỏe cộng đồng. Xem xét nghi lễ hỏa thiêu sẽ có thể gây những tác động gì đối với người trực tiếp thiêu xác, người tham gia và sự tác động của nghi lễ đối với môi trường sống. Nêu lên một số kiến nghị giảm thiểu tác hại của việc hỏa thiêu. Phần kết luận: Khẳng định giá trị văn hóa của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống của đồng bào Khmer, những đóng góp của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống hiện đại và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của người Khmer.
  • 19. -11- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Văn hóa Khmer 1.1.1.1 Một số quan niệm về văn hóa Văn hóa là một khái niệm hết sức đa nghĩa theo thống kê có tới trên 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, những góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mà họ quan tâm hay nghiên cứu. Văn hoá thường được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó. Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực. Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng. Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn, văn hóa tộc người để chỉ giá trị trong đời sống tinh thần của tộc người đó. Văn hóa theo nghĩa hẹp đó là những giá trị tinh thần, là đời sống tinh thần của xã hội như đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo, thẩm mỹ, tâm linh, nghệ thuật…. Dù số lượng định nghĩa văn hoá có nhiều bao nhiêu đi nữa thì chung qui lại, chúng vẫn chỉ xoay quanh một số khuynh hướng cơ bản. Xét theo cách thức thì ta thấy có hai loại – định nghĩa miêu tả và định nghĩa nêu đặc trưng. Định nghĩa miêu tả liệt kê các thành tố của văn hoá, ví dụ như theo E.B.Tylor (1871), văn hoá là “một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được”. Trong loại định nghĩa nêu đặc trưng thì có thể gặp ba khuynh hướng lớn: Khuynh hướng thứ nhất coi văn hóa là những kết
  • 20. -12- quả (sản phẩm: giá trị, truyền thống, nếp sống, chuẩn mực, tư tưởng….) nhất định mà một cộng đồng đã sáng tạo, kế thừa, và tích luỹ; Khuynh hướng thứ hai xem văn hoá như những quá trình ( như là: hoạt động sáng tạo, công nghệ, qui trình, những phương thức tồn tại, sinh sống và phát triển…); Khuynh hướng thứ ba xem văn hoá như những quan hệ, những cấu trúc… giữa các giá trị, giữa con người với đồng loại và muôn loài. Dù theo khuynh hướng nào, mọi định nghĩa văn hoá đều chứa một nét nghĩa chung là “con người”, đều thừa nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa với con người. Qua các định nghĩa về văn hóa, ta thấy tuy có nhiều điểm riêng theo từng góc độ của nhà nghiên cứu, nhưng khái quát lại giữa chúng có những điểm chung như: Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội là một hệ thống (các giá trị, các cơ cấu, kỹ thuật, thể chế các tư tưởng…) được hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau. Mỗi cá nhân muốn trở thành con người xã hội, muốn hòa nhập vào cộng đồng xã hội thì phải tiếp thu, tuân thủ theo các chuẩn mực đó. Trên cơ sở lí luận trên, GS. Trần Ngọc Thêm định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.[42 (Tr. 21 - 27)]. Và ông đi tới kết luận văn hóa gồm bốn đặc trưng (tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh) và ba chức năng cơ bản (tổ chức xã hội, điều chỉnh xã hội, giáo dục) của văn hóa. Cách định nghĩa này không những có khả năng bao quát được khá nhiều cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau về văn hóa, mà còn có thể cho phép ta nhận diện được một hiện tượng văn hóa và phân biệt nó với những hiện tượng khác không phải là văn hóa, từ những hiện tượng phi giá trị, những giá trị tự nhiên thiên tạo, cho đến những giá trị nhân tạo chưa có tính lịch sử…
  • 21. -13- 1.1.1.2 Văn hóa của người Khmer Từ những khái niệm về văn hóa trên và khái niệm văn hóa của Gs. Trần Ngọc Thêm thì ta có thể hiểu văn hóa của người Khmer đó là những giá trị, vật chất, tinh thần mà dân tộc Khmer đã sáng tạo và tích lũy trong cuộc sống và tự nhiên, thể hiện nét văn hóa, tín ngưỡng tạo nên một bản sắc riêng của dân tộc. Trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc trên vùng đất Nam Bộ người Khmer nói chung đã tạo nên một nét riêng, đặc trưng về bản sắc văn hóa của dân mình chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm linh. Văn hóa tâm linh đã tồn tại và chi phối trong sinh hoạt hoạt văn hóa của người Khmer. Theo nhận định của Nguyễn Đăng Duy: “Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo” [18]. Vì tâm linh là cái trừu tượng thiêng liêng, thanh khiết, giá trị tâm linh bắt nguồn từ cái thiêng liêng, là cái nền vững chắc, là nhiều mối quan hệ con người. Khái niệm này bao quát sinh hoạt tinh thần thuộc lĩnh vực tín ngưỡng truyền thống, là một bộ phận của văn hóa dân tộc. “Đồng thời, văn hóa tâm linh còn là văn hóa biểu hiện những giá trị, những niềm tin thiêng liêng kể cả niềm tin tôn giáo” [18]. Con người sở dĩ trở thành con người, một phần căn bản là do con người có đời sống tâm linh, thể hiện mối quan hệ mật thiết với nhau và các giá trị văn hóa tâm linh này tồn tại khi con người còn tồn tại. Người Khmer ở Nam Bộ hay ở Trà Vinh và người Khmer ở Campuchia vốn có cùng tộc người, chung lịch sử trong quá khứ xa xưa, cùng ngôn ngữ, có chung tôn giáo và giống nhau về đặc trưng văn hóa tộc người. Song, họ là hai nhóm người thuộc hai quốc gia riêng biệt. Người Khmer Nam Bộ là cư dân nông nghiệp sinh sống lâu đời ở vùng đất này. Người Khmer sống trong các phum, sóc, rải rác theo từng cụm lớn, hoặc xen kẽ với các xóm làng của người Kinh, người Hoa hoặc người Chăm. Đặc trưng văn hóa của dân tộc khmer, một dân tộc có mặt sớm ở vùng đất Nam Bộ nhiều ngôi chùa của đồng bào người Khmer trên vùng đất này đã chứng minh được điều đó. Người Khmer cũng kế thừa nền văn hóa Ăngco, nền văn minh
  • 22. -14- lúa nước cộng với tập tục sinh hoạt của những nhóm lưu dân của người Kinh, người Hoa, người Chăm tạo nên một bản sắc, một nền văn hóa riêng của mình. Người Khmer đã có những cống hiến to lớn vào kho tàng văn hóa chung của các dân tộc ở Việt Nam. Nền văn hóa đó có giá trị tiêu biểu, không lẫn lộn, pha tạp, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố hài hòa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Về văn học dân gian, người Khmer là chủ nhân di sản của một nền văn hóa phong phú gồm nhiều thể loại: dân ca, truyện cổ, những câu châm ngôn, tục ngữ thường như một lời khuyên răn, một kinh nghiệm sống, những bài hát không chỉ phản ánh kinh nghiệm nông nghiệp mà còn phản ánh đời sống xã hội nhiều tình cảm của người Khmer. Về Văn hóa tôn giáo, văn hóa tôn giáo nổi lên như một sự tự nhiên vốn có, đạo Phật như một tôn giáo của dân tộc mình, các giá trị của tôn giáo đó dần chuyển thành tín ngưỡng của dân tộc. Phật giáo nguyên thủy (hay tiểu thừa), Bộ kinh này sau khi kiết tập đã nhanh chóng lan truyền đến cư dân trong tiểu vùng Đông Nam Á qua đường biển từ phía Nam. Do đó ta thường gọi tôn giáo của người Khmer là Phái Nam Tông, Đạo Phật nguyên thủy, Phái Tiểu thừa hay Phật giáo Nam Tông Khmer Nam Bộ. Về văn hóa tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng Tô tem của người Khmer Nam Bộ cũng khắc rõ hình tượng, hoàn cảnh sống của một tộc người trên vùng đồng bằng trũng nước, cư dân nông nghiệp, về các thần bảo hộ, người Khmer có các tín ngưỡng Arăk và Neakta. Arăk không chỉ là một hình thức tín ngưỡng của dòng họ mà còn có các Arăk bảo vệ nhà (Arăk Fteh), bảo hộ gia đình (Arăk phtan), bảo hộ một khu đất (Arăk phum), hay trấn giữ rừng (Arăk prei)... Thần linh gọi chung là NeakTa, được biểu hiện ra có thể phân biệt bốn loại: Các NeakTa có tên gọi theo một động vật trong thiên nhiên, hoặc là tên thực vật, hoặc một đặc thù địa lý; Các NeakTa mang tên người hay có sự tích liên quan đến người; Loại NeakTa mang tên các thần Bàlamôn; Loại NeakTa ở chùa (NeakTa Wat). Như vậy, tín ngưỡng NeakTa là một mối quan hệ chồng chéo, gồm cả tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tục thờ cúng tổ tiên, đạo Bàlamôn và đạo Phật. Nhận thức được giá trị văn hóa của tín ngưỡng này nên hầu hết người
  • 23. -15- dân Khmer không di cư, di canh, luôn “bám trụ” với vùng sông nước Nam Bộ này, nơi đã sinh ra tổ tiên của mình. Về lễ hội dân gian, thường nổi trội với hai lễ hội lớn là lễ hội đua bò của vùng Bảy Núi – An Giang và lễ hội đua ghe ngo. Một lễ hội mang tính hàm ơn đối với thời tiết thiên nhiên, vật nuôi trong việc canh tác nông nghiệp góp phần cho mùa vụ bội thu tạo nên sức sống, sự phát triển trong đời sống của người nông; Một lễ hội mang tính gợi nhớ tới quá trình khai phá vùng đất hoang vu, quá trình đấu tranh giữa các thế lực để bảo vệ cương thổ. Bên cạnh những giá trị văn hóa của lễ hội dân gian thì nghệ thuật múa dân gian, Lâm thôn, nghệ thuật múa trống Sadâm, nghệ thuật múa cổ Rôbăm, nghệ thuật hát Aday, nghệ thuật tuồng cổ Dùkê,…tất cả đều có giá trị văn hóa riêng biệt cần phải kiểm kê một cách kỹ lưỡng nhằm gìn giữ và lưu truyền cho hậu thế. Không chỉ có vậy, giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của dân tộc Khmer còn có những ngành nghề nông nghiệp truyền thống như làm lúa nước, làm khô, chế biến thức ăn,…đặc biệt món mắm bù hóc và cốm dẹp là đặc sản mang dân tộc tính rõ rệt của người dân Khmer. Ngoài ra, người Khmer còn thực hiện nhiều lễ hội khác ghi dấu sự có mặt của mình trên thế gian này và sự hàm ơn đối với các thế lực siêu nhiên đó là lễ cắt tóc trả ơn mụ, lễ giáp tuổi, lễ lên nhà mới, lễ cúng Ông Tà, lễ nhập thần, lễ cúng sân lúa, lễ cúng, lễ chúc thọ, lễ cầu an, lễ dâng phước, lễ giỗ, lễ dâng bông, …và những nghi lễ gắn với đời người như hôn lễ, tang ma đều mang dấu ấn riêng của dân tộc những lễ hội đó phần nào phản ánh được sắc màu văn hóa mang dấu ấn dân tộc của người Khmer. Nhận thức được những giá trị văn hóa vô song đó trong nền văn hóa đầy màu sắc của đồng bào dân tộc Khmer. Chúng ta cần phát huy để những giá trị đó ngày càng trở nên rõ nét hơn trong nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Có như thế, những giá trị văn hóa đó mới thực sự đi vào đời sống xã hội và cả thế giới sẽ hiểu rõ hơn nền văn hóa đa sắc tộc của Việt Nam. Để phát huy các giá trị
  • 24. -16- mà chúng ta đã khẳng định đó, trước hết phải khẩn trương, tìm hiểu một cách đầy đủ để hiểu hơn nền văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer nhằm đề ra kế hoạch gìn giữ, bảo tồn để các giá trị của nền văn hóa đó, để không bị mai một dần đi. 1.1.2. Tôn giáo Khmer 1.1.2.1. Khái niệm tôn giáo Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều. Tôn giáo hay đạo mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh". Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về ý nghĩa của tôn giáo: Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”. Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”. C.Mác cho rằng: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần” mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo. Ph.Ăngghen cho rằng: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …” mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo. Các khái niệm điều mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo đó là “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”. [51] Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: Thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và vô hình. Tôn giáo không chỉ là sự thể hiện những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Các tác giả trong sách Tôn giáo lý luận xưa và nay cho rằng: “Tôn giáo biểu hiện là một trong những lĩnh vực của văn hóa tinh thần”. Với quan niệm như vậy, thì tôn giáo
  • 25. -17- và văn hóa không tách biệt và xa lạ nhau, tôn giáo không vượt ra ngoài khuôn khổ của văn hóa, không bị mất đi những đặc điểm vốn có của nó với tư cách là một hiện tượng văn hóa. Mặt khác, chỉnh thể văn hóa không thể thiếu tôn giáo, không đánh mất nó, giữ lại nó trong mình, không thu hẹp nội dung và không gian của nó” [28, tr. 285.]. Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau. 1.1.2.2. Tôn giáo Khmer (tôn giáo của người Khmer) Nếu tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình và phụ thuộc vào từng tôn giáo khác nhau, điều kiện sống khác nhau, tính cách, đặc trưng của từng dân tộc thì tín ngưỡng Phật giáo Nam Tông là tín ngưỡng, là tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer, thể hiện lòng tin của con người với Phật, vào đấng giải thoát. Với rất nhiều các lễ hội tôn giáo vẫn được đồng bào Khmer gìn giữ và thực hành như lễ ban hành giáo lý, lễ nhập, lễ xuất hạ, lễ xuất trần, lễ dân áo cà sa, lễ Phật đản, lễ an vị tượng Phật, lễ kết giới, lễ kết giới tạm, lễ hội linh, lễ câu siêu, lễ đại cầu siêu, lễ ngàn núi, lễ đi tu…và nghi lễ vòng đời của người Khmer trong đó có lễ tang. Tất cả những lễ hội đó tuy rằng chỉ là lễ hội của tôn giáo nhưng vào những ngày này hầu hết những bà con người Khmer điều tham gia như thực hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng, dân tộc Khmer đã gìn giữ nó một cách trọn vẹn thực hành một cách rốt ráo không xề xòa, qua loa, tạo nên sắc màu riêng biệt trong các lễ hội tôn giáo so với một số dân tộc khác. Giá trị văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc Khmer còn biểu hiện rõ ở vị trí nhà Sư và ngôi chùa. Ngôi chùa và nhà Sư của người Khmer là nơi, là người nắm giữ, lưu giữ hầu hết những giá trị văn hóa, Sư Cả của một ngôi chùa là trung tâm đoàn kết của cả phum, sóc. Vị trí của nhà Sư luôn ở vị trí trang trọng nhất trong các lễ hội,
  • 26. -18- nên con trai trong các gia đình Khmer đến 12 tuổi thường được đưa vào chùa đi tu. Đi tu không phải là nhu cầu, mục đích cá nhân, mà là một tập tục, một sắc thái của người dân Khmer, việc đi tu này là hoàn toàn tự nguyện, có người tu 3 ngày, có người tu 3 năm hay lâu hơn. Đi tu với người Khmer là để thành người, để xã hội nhìn nhận như một người có đầy đủ tư cách về đạo đức (trả ơn cha mẹ) và văn hóa (học tập văn chương, ngôn ngữ, phong tục,…). Ngôi chùa của người Khmer là một giá trị văn hóa vật thể đặc biệt, đó là nơi tập hợp cư dân trong vùng, là nơi diễn ra hầu hết các lễ hội cộng đồng. Giá trị tín ngưỡng tôn giáo của người Khmer còn chiếm một vị trí quan trọng và luôn có mối quan hệ mật thiết trong suốt cuộc đời một con người, thể hiện qua các nghi lễ trong nghi lễ vòng đời như: cưới hỏi, ma chay, đi tu, đặt tên…. 1.1.3. Quan niệm tang ma của người Khmer 1.1.3.1. Khái niệm về nghi thức, nghi lễ Việt Nam là một đất nước có một nền văn hoá tín ngưỡng rất phong phú từ ngàn xưa, để hiểu rõ hơn về nghi lễ hỏa thiêu trong tang ma của người Khmer thì chúng ta tìm lại ý nghĩa của các từ “Nghi thức”, “Nghi Lễ” là gì? Nghi thức: Theo từ điển Bách khoa tri thức, nghi thức là hành vi của cá nhân hoặc tập thể, tuân theo một nguyên tắc nhất định, lặp đi lặp lại thuộc một sơ đồ có sẵn (về sau có thể từng thời gian được điều chỉnh cho thích hợp hơn với tâm lý lớp người sau), nhằm đạt tới mục đích tín ngưỡng tôn thờ một thế lực siêu nhiên nào đó. Nghi thức thường được thể chế hóa (có thể thành văn bản, có thể không). Nghi thức tôn giáo nguyên thủy thường gắn liền với huyền thoại, mang nhiều dấu ấn về hoạt động sinh hoạt người thời xưa như chèo đò, leo cây, săn bắn bằng cung nỏ, hú gọi, đốt lửa... Nhiều nghi thức gắn liền với việc thay đổi trạng thái cá nhân hay tập thể (sinh đẻ, cưới xin, làm nhà, trốn tránh bão lụt, chuyển chỗ ở, chết,...). Sau này, nghi thức tôn giáo ngày càng sử dụng nhiều hình thức văn hóa nghệ thuật như múa hát, ca nhạc, sắc phục, nhịp điệu, ánh sáng, đèn nến, trang trí nội thất, kiến trúc,... để hỗ trợ hiệu quả hoặc tăng sức cuốn hút. Nghi thức còn được đổi tên thành nghi lễ, tăng thêm tính huyền bí, cung kính.
  • 27. -19- Nghi lễ được hình thành từ rất sớm trong đời sống con người, khi ta chiết tự ra để phân tích thì: Nghi có nghĩa là uy nghi, dáng vẻ, cung cách, nghi cũng được hiểu là mẫu mực, là tiêu chuẩn đo lường, nghi còn có nghĩa là đồ cúng, ví dụ: Nghi hạ. Lễ là sự thực hiện các phép tắc, khuôn mẫu mà người xưa đã thực hiện, là hình thức thể hiện việc tổ chức giao tế xã hội, ví dụ: các cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, cách ứng xử trong cuộc sống đời thường; các hình thức cúng bái, tế lễ, cầu nguyện,... Như vậy, nghi lễ được hiểu là nghi thức khi hành lễ, hội đủ các yếu tố mang tính văn hóa tâm linh. Nghi lễ thường được thể hiện qua sự ứng xử, giao tiếp trong xã hội, trong tín ngưỡng, trong sinh hoạt tôn giáo thông qua đời sống tâm linh, mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc. Nghi lễ là một từ chung, mang ý nghĩa qua sự tổ chức, thể hiện các khuôn mẫu giao tiếp đã được đặt ra của một hay nhiều người đối với một hay nhiều người khác và đối với một hay nhiều thần linh, đấng cao cả siêu nhiên. Nghi lễ gồm nhiều nghi thức hành lễ hợp lại. Theo nhu cầu của đời sống tâm linh, ứng với sự sợ sệt, vừa mong muốn sự ban ơn của thần linh, con người đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng và kéo theo đó là hệ thống nghi lễ. Các nhà nghiên cứu văn hóa đã chia ra nhiều loại hình nghi lễ khác nhau như: Hệ thống nghi lễ nông nghiệp với việc cầu cho mưa thuận gió hòa, được mùa...và cứ tùy theo đặc điểm ngành nghề khác nhau mà hình thành hệ thống nghi lễ như tín ngưỡng tổ nghề, tín ngưỡng ngư nghiệp, nghi lễ thờ cúng tổ tiên, nghi lễ tôn giáo, hệ thống nghi lễ vòng đời người... Theo nghĩa rộng thì nghi lễ bao trùm hành vi, thái độ, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá, ngôn ngữ, phong cách của con người và xã hội. Ở nghĩa hẹp thì nghi lễ là nghi thức hành lễ mang tính tín ngưỡng thờ phụng thể hiện niềm tin một tôn giáo. Theo Đặng Nghiệm Vạn đưa ra khái niệm về nghi lễ: “Nghi lễ là mối quan hệ của các thực thể ở thế giới bên kia với cuộc sống trần gian của cộng đồng và cá nhân, nó làm cho giáo lý tôn giáo trở nên sống động, phổ quát qua hành vi thực hành tôn giáo”, [51 ] ở đây ông cũng nhấn mạnh cần phân biệt rõ hai ý nghĩa của nghi lễ: nghi lễ thế tục thường gắn với các lễ kỹ niệm như Quốc khánh, tiệc mừng, khai mạc…còn nghi lễ tôn giáo thường song hành với một hành vi thế tục như sanh đẻ, cưới hỏi, ma chay…
  • 28. -20- Tuy nhiên, dù thể hiện dưới hình thức nào thì nghi lễ cũng là phương tiện để chuyển Đạo vào Đời, tải phẩm chất tốt đẹp của tôn giáo đến lòng người. Thông qua nghi lễ sẽ làm cho nhu cầu tín ngưỡng được nâng lên, trong sáng hơn, đời sống tâm linh sẽ thánh thiện hơn. 1.1.3.2. Khái niệm hỏa thiêu Hỏa thiêu (hỏa táng) là hình thức mai táng người chết bằng cách thiêu thi thể trong lửa thành tro cốt. Sau đó tro cốt của thi thể được cho vào hủ, bình, lọ…và tiến hành các nghi thức thờ cúng. Tùy theo từng tôn giáo mà tro cốt sau khi được hỏa thiêu được đem chôn hay mang về nhà thờ hoặc gửi vào những nơi thờ phụng như: chùa, miếu, đình, nhà thờ….điều này phụ thuộc vào tập quán sống và tín ngưỡng tâm linh, tôn giáo của từng dân tộc ở từng địa phương khác nhau. Lễ hỏa thiêu của người Khmer: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer mô phỏng theo nghi lễ hỏa thiêu của Phật Thích Ca, tập tục này đã được các phật tử tiếp nhận và noi theo trong đó có người Khmer và được lưu truyền cho đến ngày nay. Học giả Lê Hương, khi nghiên cứu về văn hóa Khmer Nam Bộ nhận xét rằng thông thường người ta thiêu người chết sau ba ngày khâm liệm hoặc ngay sau một ngày. Ngoài triết lý của Phật giáo Nam Tông, người Khmer Nam Bộ còn tiếp thu quan niệm sinh tử của Bàlamôn giáo, trong đó con người tiểu ngã vốn được tạo ra từ brahma đại ngã mà thành. Vì thế, chết chính là sự hòa nhập thực sự của Atma và Brahma, nên phải sớm thiêu hủy nhanh mọi tội lỗi để atma nhanh chóng hòa nhập với brahma, đầu thai kiếp khác. Trong khi quan niệm của Phật giáo Bắc Tông theo thuyết luân hồi nhân quả thì cho rằng người chết nên thổ táng để linh hồn có thời gian chuyển kiếp và luân hồi. Đặc trưng tang lễ của người Khmer dù hỏa thiêu hay chôn đều gắn liền với ngôi chùa. Bởi lẽ họ quan niệm rằng “sống gửi của, chết gửi xương”. Vì vậy mà lúc sinh thời người Khmer không tiếc công, tiếc của trong việc xây dựng chùa và thực hiện các lễ nghi. Họ muốn rằng khi chết đi sẽ được gửi tro xương cốt lên chùa, được nghe lời kinh tiếng kệ và được về với Phật.
  • 29. -21- Yếu tố lửa trong nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer đóng vai trò quan trọng trong thực hành nghi lễ, ý nghĩa bản thể của lửa trong văn hóa nhân loại được tri nhận và lí giải tương đối phong phú. Theo giáo thuyết Hindu, ngoài những dạng lửa của thế giới trần gian là: lửa thông thường, lửa sấm sét và mặt trời. Ngoài ra còn có hai dạng lửa khác: lửa xuyên thấu (hoặc lửa hấp thụ) và lửa hủy diệt. Lửa giúp tẩy uế và tái sinh: Theo một số truyền thuyết, chúa Ki tô (và các thánh) tái sinh cơ thể bằng cách đi qua lò lửa của xưởng rèn, những người theo đạo giáo bước vào lửa để tự giải phóng khỏi thân phận mà con người phải chịu đựng, họ bước vào lửa mà không bị thiêu cháy. Vào ngày 1-5, khởi đầu mùa hè, các giáo sĩ đốt những đống lửa cho gia súc đi qua đó để phòng ngừa các bệnh dịch thì với người Khmer lửa là phương tiện vận chuyển: nghi lễ hỏa thiêu có nguồn gốc ở sự chấp nhận lửa như là một phương tiện vận chuyển, hay là sứ giả, là cầu nối từ thế giới người sống sang thế giới người chết giúp tẩy sạch tội lỗi, được tái sinh và lửa cũng được sử dụng nhiều trong nghi lễ tang ma của nhiều dân tộc trên thế giới, hoặc ở một số tộc người thì người ta đặt phần thức ăn dành cho người chết vào đống lửa trên đầu quan tài, ngọn lửa có nhiệm vụ chuyển đồ cúng đó cho người chết. 1.1.3.3. Quan niệm về linh hồn Đời sống tâm linh trong tang ma cùa người Khmer, từ thời gian, không gian, chủ lễ, động tác hành lễ, các lễ thức, lễ vật, những sự vật, hiện tượng, biểu tượng trong các nghi lễ, cũng như hình thức thực hiện các nghi lễ trong tang ma rất phong phú, phức tạp nhưng lại biểu hiện một cách nhất quán những quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan. Đây chính là những tư tưởng triết lý đã đi vào tâm hồn, tình cảm của người Khmer, làm cơ sở cho sự nhất quán trong nội dung. Theo từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh thì: “Tâm linh là cái trí tuệ tự có trong lòng người" [1, tr.243], còn Nguyễn Đăng Duy cho rằng: “Tâm linh là một hình thái ý thức, là niềm tin thiêng liêng được thế hiện qua ý niệm và biểu tượng’’ [18, tr.12]. Trong đời sống tâm linh của người Khmer vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng triết lý của Phật giáo, Bàlamôn giáo, Hindu giáo Ấn Độ, vừa có những yếu tố tín ngưỡng bản địa.
  • 30. -22- Là cư dân nông nghiệp lúa nước, nơi cư trú trước kia chỉ là vùng hoang vu, thiên nhiên khắc nghiệt cộng với sự truyền bá rộng rãi của Phật giáo, người Khmer đã sớm hình thành cho mình nhưng khái niệm về hồn (linh hồn) mang triết lý Phật giáo sâu sắc. Niềm tin linh hồn là có thật, vào thần linh, vào thế giới bên kia rất phổ biến trong cộng đồng người Khmer nhất là dối với những người bình dân. Nó được hình thành từ trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể và phản ánh vào ý thức của con người và "Tâm linh được ngưng đọng ở hai cách, một là đọng ở ý niệm, con người phải hành động thì sự thiêng liêng mới được bộc lộ; hai là đọng ở các hình ảnh, biểu tượng mà trong đó biểu tượng là tiềng nói chung để biểu thị ước lệ về một tín hiệu” [26, tr.12]. Khi nói tới vấn đề con người, phần lớn các tôn giáo đều thừa nhận con người có hai phần: phần xác và phần hồn, khi một người bị ngất xỉu là phần hồn lìa khỏi thể xác, nếu linh hồn tìm thấy chỗ mới thì người đó sẽ chết, nếu không tìm được thì linh hồn trở về lại với thân xác cũ người đó sẽ sống lại. Phần xác thì tồn tại tạm thời còn phần hồn thì vĩnh cửu nên sau khi thân xác bị huỷ hoại, linh hồn phải ở nơi nào đó để đầu thai vào một thân xác mới, tiếp tục cuộc sống mới. Vì vậy, niềm tin linh hồn là có thật rất phổ biến trong cộng đồng người Khmer. Hồn và linh hồn là một khái niệm phổ biến rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là ở những người bình dân. “Sinh hoạt văn hóa tâm linh được biểu hiện qua hai dạng: Văn hóa tinh thần (hiểu biết, nhận thức và một niềm tin thiêng liêng đối với một đối tượng nào đó), văn hóa vật chất (cơ sở vật chất, nơi chốn thờ phụng); văn hóa hoạt động (nghi thức cúng tế)"[26, tr. 8]. Linh hồn, thuyết luân hồi là sản phẩm tinh thần của đạo Bàlamôn và Phật giáo. Họ quan niệm sống làm phước, cống hiến cho sư, cho chùa là lí tưởng truyền thống của dân tộc. Họ coi việc thờ cúng hồn, vía như là trong khi sanh, trong nuôi dưỡng trẻ em, khi có người chết…lời cầu khấn đến niết bàn và địa ngục. Theo quan niệm người Khmer thì linh hồn sau khi đã rời thân xác, trở thành một thực thể độc lập, cũng có sự sống và cũng cần phải tìm thức ăn để sống. Chính vì thế, gia đình phải làm phước để hồi hướng thức ăn và phước đức cho linh hồn. Người dân tin rằng những của cải đã cống hiến vào chùa và dâng cho sư sãi sẽ nương
  • 31. -23- theo khói nhang và lời kinh, tiếng kệ mà đến với người thân đã quá vãng của mình. Vì thế, việc những người này có được sung sướng hay không, không chỉ phụ thuộc vào phước họ đã có lúc sinh thời mà còn phụ thuộc vào việc con cháu hay người thân của họ làm phước nhiều hay ít. Chùa là nơi trú ngụ và cũng là nơi diễn ra cuộc phán xét thiện và ác dành cho linh hồn, linh hồn được phán xét là tốt thì được lên trời, cho là xấu thì sẽ xuống địa ngục, còn nếu nữa tốt, nữa xấu thì cho linh hồn vào thân xác khác và đầu thai trở lại trần gian. Người Khmer luôn tin rằng người chết sẽ được đâu thai nhưng đầu thai sớm hay muộn thôi, nếu sinh thời làm nhiều điều thiện thì sẽ đầu thai sớm, nếu làm nhiều điều ác thì đầu thai muộn. Tuy nhiên, cũng có người chết không đi đầu thai với các trường hợp chết oan, chết bất đắc kỳ tử…những linh hồn này không chịu đầu thai trở thành linh hồn vất vưởng, hung dữ, quấy phá. Người Khnmer rất sợ hồn ma hay vong hồn chết trẻ và để giải thoát cho những vong này, họ phải tiến hành các nghi lễ cúng cầu siêu, cúng giải oan, thậm chí là phép ếm trừ tà như treo khúc xương rồng cùng ít muối và ít gạo trước cửa không cho ma quỷ vào nhà phá phách. Nếu làm không đúng mọi quy trình nghi lễ, người chết không những không tái sinh mà còn thành hồn ma về gieo tai họa cho gia đình và dòng họ. Là tín đồ Phật giáo, người Khmer biết là khi chết họ không thể mang theo được bất cứ thứ gì chỉ duy nhất là lội lỗi và phước đức mà trong cuộc sống họ đã tạo, họ tin rằng thế giới bên kia mà người chết sẽ đến cũng giống như thế giới của người sống, cũng là vùng sông nước như thế giới thực tại. Họ cho rằng dù linh hồn có rời xa thể xác nhưng cũng vẫn rất cần ăn uống, thể hiện qua việc dâng cúng thực phẩm để người chết không bị đói, luôn ấm no ở thế giới bên kia. Điều này cũng thể hiện nét tương đồng với tục thờ cúng ông bà, tổ tiên của người Kinh và người Hoa cùng cộng cư trên địa bàn. Người Khmer với niềm tin vào Phật giáo thì họ tin rằng thông qua lời kinh cầu siêu của các vị sư và việc thực hành tục hỏa thiêu thì linh hồn người thân của họ sẽ sớm quá vãng, có thể giảm bớt tội lỗi mà được lên cõi niết bàn hay sớm đầu thai kiếp khác.
  • 32. -24- Qua đó, thấy được đời sống tâm linh phong phú của người Khmer, tin vào cái thiêng liêng, thanh khiết, các giá trị tinh thần bắt nguồn từ những cái thiêng liêng thanh khiết đó, thể hiện một giá trị vững chắc, trong mối quan hệ của con người trong dân tộc đã chỉ ra những biểu hiện trong hoạt động văn hóa tín ngưỡng tôn giáo của con người trong quá trình lịch sử, tồn tại lâu dài. 1.1.3.4. Quan niệm về thế giới bên kia Theo sử liệu thì văn hóa Ấn Độ đã du nhập vào đồng bằng sông Cửu Long gồm có đạo Bàlamôn giáo và Phật giáo, thế giới quan phức tạp và hệ thống đẳng cấp chặt chẽ của đạo Bàlamôn giáo không phù hợp nên ngày càng xa dần trong đời sống cũng như tâm thức của người Khmer. Tuy nhiên, Phật giáo Nam Tông đã ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống của người Khmer và ngày càng chiếm địa vị độc tôn trong xã hội nhanh chống trở thành tôn giáo chủ đạo chi phối thế giới quan, nhân sinh quan trong các nghi lễ và lối sống của người Khmer một cách sâu sắc, do ý thức hệ của Phật giáo thể hiện sự gần gũi, cảm thông, phù hợp với đặc trưng, tính cách dân tộc. Người Khmer quan niệm, thế giới bên kia là thế giới dành cho người chết, thế giới nằm ở hướng Tây vì theo quan niệm của người Khmer hướng Tây là hướng của sự chết của cõi âm. Con người sau khi chết thì tùy vào nghiệp lúc sống ở trần gian tạo nên mà con người sau khi chết được lên cõi trời, niết bàn hay bị đài vào địa ngục, ngạ quỷ. Với người Khmer thì cõi trời, cõi Niết bàn là một nơi không có sinh, lão, bệnh, tử, không có giàu, nghèo, đẹp, xấu, thể hiện một niềm tin thiêng liêng vào kiếp sau, tin vào quả báo, luân hồi và việc tái sinh vào kiếp sau nên người Khmer thường làm phước, cúng chùa xem đó như là một điều tất yếu trong cuộc sống. Và làm phước cũng là một hình thức tích đức, cầu mong cho ông bà, cha mẹ quá cố được vãng sinh hạnh phúc ở kiếp sau. Người Khmer cho rằng chết không phải là chấm dứt mà khi chết đi linh hồn người đó vẫn tồn tại ở thế giới khác, chết là dứt nợ trần không còn chịu đựng những nỗi bi ai khổ hạnh, buồn phiền trên trần gian, chết là được về với đức Phật. Thế nhưng để về được với cõi Phật và siêu thoát, linh hồn phải được nghe kinh kệ hằng ngày,
  • 33. -25- phải làm phước 49 ngày, 100 ngày phải trải qua quá trình. Điều đó cho thấy, Phật giáo Nam Tông đã chi phối toàn bộ thế giới quan, nhân sinh quan, nghi lễ và lối sống của người Khmer một cách sâu sắc. Ở đây Phật giáo đã dung hòa những yếu tố văn hóa bản địa và tập quán của địa phương, thể hiện hài hòa giữa nghi lễ theo truyền thống dân tộc và nghi lễ của Phật giáo thể hiện rõ qua nghi lễ vòng đời của người Khmer trong đó có tang ma. Để tồn tại trước tự nhiên khắc nghiệt, con người phải hiểu biết và vận dụng đúng qui luật mới có thể chung sống hài hòa với vùng đất của mình. Người Việt cũng như người Khmer “Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến tính ngưỡng đa thần” trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày [41, tr 242]. Vì thế giới bên kia không chỉ có người chết mà còn có thần thánh và ma quỷ, người Khmer phân biệt rõ giữa ma (Thmot) và quỷ (Bay sach). Ma gồm có hai loại là ma dòng họ (là ma đã quá vãng chưa kịp đầu thai, ma này thường giúp đỡ người trong gia đình và dòng họ) và ma rừng (là ma sống trên các cây cổ thụ thường hay dọa người sống). Quỷ thì ác hơn mà và có hai loại: Một là “do con người tạo ra do phù phép để làm những việc ác hại người”[29, tr115] đây là sản phẩm mang yếu tố tâm linh mà con người tạo ra trong quá trình tu tập lâu dài với mục đích xấu, hại người. Hai là những người chết bất đắc kỳ tử, chết yểu, chết trẻ, chết vì uất ức, tức giận, không đầu thai, có diện mạo rõ ràng và cùng tham gia các hoạt động của con người. [33, tr 30] đây là những cô hồn vất vưởng, không có chỗ nương thân, không thể tái sinh kiếp khác. Mỗi loại ma, quỷ có hình dạng riêng, khác nhau khi chúng xuất hiện, vì tế người ta gắn cho nó những cái tên gọi khác nhau để hình dung. Còn thần thánh, một sức mạnh rất lớn mà con người phải nể sợ, thần thánh được xem là thần hộ mệnh phù hộ cho cộng đồng, cho con người, … Tuy nhiên, quan hệ giữa người và thần là quan hệ sinh cho, người Khmer sùng bái thần linh vì cuộc sống mưu sinh. Đối với thần trong tự nhiên thì họ cầu xin được mùa, cầu nước, cầu nắng, nếu con người làm điều ác sẽ bị các thần trừng phạt, giáng tai họa cho cá nhân người làm ác hay cả cộng đồng, các vị thần thuộc loại thiên thần cũng trú ngụ trong
  • 34. -26- thế giới thực, đây là các vị thần có nguồn gốc từ tự nhiên. Đối với Neakta và Arăk thì họ cầu bảo hộ sức khỏe và an toàn. Đối với ma quỷ thì họ cầu xin bình an không bị quấy phá, ám hại. 1.1.3.5. Tang ma Từ lúc sinh ra đến khi chết, đời người gắn liền với nhiều nghi lễ: thành sinh, thành niên, thành thân, thành nghiệp và cuối cùng là trở về với cát bụi. Trong các nghi lễ trên, nghi lễ phức tạp và thiêng liêng nhất là lễ tiễn đưa con người về nơi an nghỉ cuối cùng. Mỗi dân tộc có một văn hóa riêng nên quan niệm và cách thức mai táng người chết cũng không giống với các dân tộc khác. Có nhiều các hình thức an táng người chết như: Tục Thiên táng (điểu táng) là hình thức mai táng nổi tiếng "rùng rợn" của người Tây Tạng, thay vì chôn cất người chết trong lòng đất, người Tây Tạng đưa thi thể lên núi làm mồi cho đàn kền kền đói. Đa số người Tây Tạng theo Phật giáo Kim Cương thừa, họ tin rằng các linh hồn người chết đã rời khỏi cơ thể và cái xác còn lại chỉ là phần "con". Còn kền kền được tôn kính như linh vật thiêng liêng ở đây, người Tây Tạng tin rằng việc an táng người chết bằng cách nuôi kền kền cũng giống như đức Phật Tổ Như Lai lấy xác mình nuôi hổ dữ để khỏi hại các sinh linh khác trong thế giới. Vì thế, thi thể người chết được chim ăn sẽ nhanh chóng lên thiên đàng. Có hai hình thức thiên táng: Những người dân du mục và dân làng ở vùng hẻo lánh thường sử dụng thiên táng cơ bản. Người chết đơn giản được mang lên núi để bọn kền kền tự tìm đến. Cách thứ hai phức tạp và mang tính nghi thức hơn. Các Lạt Ma sẽ cầu nguyện cho người quá cố được đặt ở tư thế ngồi suốt 24 giờ. Thi thể được cầu nguyện, tắm rửa sạch sẽ và bọc trong vải trắng. Cuối cùng, người ta sẽ phá vỡ xương cột sống của cái xác để thuận tiện cho việc mang tới nơi an táng. Tục huyền táng treo quan tài trên núi là cách hiểu đơn giản của hình thức huyền táng, một trong những hình thức mai táng cổ xưa nhất ở Trung Quốc. Huyền táng, trong đó chữ “huyền” có nghĩa là treo, tức là treo quan tài của người chết trên các vách núi dựng đứng cực kì nguy hiểm. Người ta cho rằng vách núi hay hang động
  • 35. -27- trên cao là nơi yên tĩnh, thích hợp để linh hồn yên nghỉ. Vì vậy, một số địa phương chỉ còn gọi nơi huyền táng là “tiên hàm”, “tiên thất”, “tiên đài”. Người ta còn tin rằng, quan tài được huyền táng ở những nơi hiểm trở sẽ không bị ai phá hoại, không bị nước ngấm, không bị thối rữa, thi thể người chết sẽ được bảo lưu mãi mãi. Cũng theo quan niệm của họ, vị trí càng cao càng được thể hiện sự tôn kính. Đây là một hình thức mai táng đặc biệt của các dân tộc thiểu số Trung Quốc, bắt nguồn từ dân tộc Bo (cách nay khoảng 3.000 năm). Bên cạnh đó, huyền táng cũng là một nghi lễ chôn cất truyền thống của người dân tại vùng Philippines, Indonesia và có cả Việt Nam. Theo quan niệm của người dân, những chiếc quan tài được treo trên những vách núi dựng đứng để người đã khuất có thể ở gần với Thượng đế và tổ tiên của mình hơn. Tục thủy táng hoặc hải táng là thả thi thể người đã mất xuống lòng sông, lòng biển, tục này có từ xa xưa với quan niệm nước là cội nguồn sinh mệnh của con người, nước gắn liền với thần linh, sự bất tử và hạnh phúc. Tại Ấn Độ, đối với Bàlamôn giáo, sông Hằng là nơi lưu xuất các nhánh sông thiêng, là một vị nữ thần có khả năng tịnh hóa mọi sự ô nhiễm của đời sống trần tục và nó cũng được ví như một bà mẹ với thần lực diệu kỳ mà các bộ thánh kinh Vệ Đà hằng tôn vinh và ca ngợi, là nơi cầm giữ trái tim của Ấn Độ, nơi đã đón nhận bao triệu người tới bờ sông của mình kể từ thời bình minh của lịch sử. Do đó, khi một người chết đi và được thả về với dòng nước mát thì thân thể sẽ hòa vào dòng nước thánh anh linh và được siêu thoát....theo quan niệm của người Chăm theo đạo Hồi ở An Giang thì sau khi chết đều ước nguyện được thủy táng để thân thể được gửi vào dòng nước mát và tiêu tan, nếu được như vậy sẽ là cái chết thanh thản, mát mẻ. Tục thụ táng còn gọi là lộ thiên táng, là đem tro xương của người chết chôn dưới gốc cây hoặc rải lên một khoảnh đất nào đó rồi trồng lên chỗ ấy một cây làm kỷ niệm. Thụ táng không có huyệt mộ, không có bia mộ, chỉ có một phiến đá đặt dưới gốc cây hay một miếng kim loại treo lên thân cây ghi họ tên, năm sinh, năm mất của người chết. Hiện nay, thụ táng được xem là một trong những hình thức mai táng hiện đại nhất trên thế giới, người ta cho rằng thi thể người chết được phơi nắng dầm mưa sẽ hóa thành những vì sao trên trời, soi sáng và dẫn đường cho con cháu. Nếu trẻ con
  • 36. -28- chết, thi thể sẽ được bó lại bằng vỏ cây, treo lên cây vì người ta sợ rằng chôn trẻ con dưới đất, linh hồn của chúng sẽ không thoát ra được, ảnh hưởng xấu đến việc sinh nở về sau. Quan niệm của người Tây Tạng cho rằng, do trẻ sơ sinh vẫn chưa từng tiếp xúc với bất cứ việc thiện ác nào trên thế giới này nên mới có tư cách thụ táng, hy vọng kiếp sau chúng sẽ được trưởng thành khỏe mạnh như những thân cây rắn chắc. Tục thổ táng là hình thức mai táng phổ trong cộng đồng người Kinh và người Hoa, khi người chết sau khi làm các lễ thì thi thể được đưa vào quan tài, người thân trong nhà chuẩn bị huyệt để an táng khi xem được ngày giờ thì tiến hành an táng vào huyệt lấp đất, lập bia mộ cho người chết. Thổ táng cũng là một hình thức mai táng chịu ảnh hưởng của nho giáo của Trung Quốc và Phật giáo phái Bắc Tông, cho rằng con người khi mất cần có thời gian để đầu thai chuyển kiếp nên thổ táng để linh hồn co thời gian siêu thoát. Hỏa thiêu là hình thức mai táng phổ biến của người Khmer nói riêng và các dân tộc trên thế giới nói chung, trong thế giới tâm linh của người Khmer, chết là giai đoạn chuyển tiếp để đi sang một thế giới khác, con đường đi đến thế giới này luôn được hình dung là một con đường thật dài, nhiều khúc khuỷu và trải đầy cạm bẫy. Gia đình, các chức sắc tôn giáo cùng như cộng đồng người Khmer luôn dành cho người chết những lễ nghi chu đáo để mong họ được tiếp đón ở thế giới bên kia. Người Khmer quan niệm rằng chết chưa phải là hết mà họ vẫn còn tiếp tục cuộc sống mới ở thế giới khác nhưng không bằng thể xác mà bằng chính linh hồn và họ cho rằng linh hồn là bất diệt. Vì thế, nghi lễ tiễn đưa người chết diễn ra khá phức tạp và người thân trong gia đình phải làm điều phước như cống hiến cho chùa và sư sãi. Theo họ, có làm như thế thì những cái được cống hiến mới theo nhang khói và lời cầu kinh đến với ông bà, cha mẹ ở thế giới bên kia để họ cũng được sống có phúc trong thế giới ấy. Có hai hình thức tang ma phổ biến ở nguời Khmer là hỏa thiêu và thổ táng rồi lấy xương cốt lên thiêu, gọi là giã cốt, trong đó phổ biến nhất là hình thức hỏa thiêu.
  • 37. -29- Đặc trưng tang lễ của người Khmer dù hỏa thiêu hay thổ táng đều gắn liền với ngôi chùa, vì họ quan niệm rằng “sống gửi của, chết gửi xương”. Vì thế, khi gia đình có người được biết chắc rằng sắp chết, người thân sẽ đặt người ấy nằm ở một buồng riêng có treo ảnh Đức Phật với ngụ ý hình ảnh đức Phật sẽ mãi ngự trị trong cõi lòng người ấy và họ lập bàn thờ ngay đầu nằm người thân sắp chết. Họ cũng mời sư sãi hay thầy cúng Acha Duki chuyên lo việc tang lễ đến để đọc kinh cho người đó được ra đi nhẹ nhàng, thanh thản. Kinh được đọc là kinh Apithom (Kavôđa) và được lặp đi lặp lại nhiều lần với nội dung khái quát như sau: “Đời là bể khổ. Nếu muốn tránh khỏi mọi khổ ải trong thế gian, phải tu tập theo pháp tịch diệt, vô úy, quyết chí đoạn từ mọi cái duyên do, trong lòng giữ gìn mọi lối chánh đạo, chớ vương dính cảnh trần, đừng ham nhiễm sự tục, thâm tâm thanh tịch, thì chứng được quả niết bàn, thật là sung sướng.”[11 ]. Tục này gắn với một số sự tích trong kinh điển Phật giáo nhưng có lẽ nó bắt nguồn từ sự tích như sau: Xưa kia, Pras Sêrây-roth có 500 đệ tử và 500 người này lúc còn sống làm nhiều điều thất đức, sau khi chết đi, họ đồng loạt đầu thai thành 500 con dơi cùng sống nơi hang động ở một vùng núi. Sau đấy, Pras Chetha-puth có đến hang động này ngồi đọc kinh Apithom, 500 con dơi đều treo mình chăm chú lắng nghe rồi một lần hang cháy, 500 con dơi đều bị thiêu chết. Khi ấy, bên tai chúng vẫn còn văng vẳng tiếng kinh Apithom cho nên khi chết đi, chúng được đầu thai trở lại làm người và những con người này đã biết sống nhân từ, có đức hạnh và giúp đỡ mọi người. Người Khmer còn quan niệm rằng người nào không được nghe đọc kinh trước khi chết là người vô phước. Trở lại với ông Acha Duki, ông này sẽ kiểm tra và xác định kỹ càng sau khi người sắp chết đã ra đi thanh thản. Sau đó, Acha Duki sẽ thắp Teankal, cái bình đựng nước hương Tukop có 2 thanh tre gác chéo trên miệng để gắn 4 cây đèn cầy đặt bên phải thi hài, Teankal chính thân nó cũng mang một ý nghĩa riêng, đó là: cái bình tượng trưng cho cuộc đời con người lúc chìm lúc nổi, 4 cây đèn cầy tượng trưng cho “tứ đại” đất, nước, gió, lửa. Song song đó, người ta còn đặt xung quanh theo 4 hướng
  • 38. -30- Đông – Tây – Nam – Bắc của thi hài, cái Sa La Tho để cắm bông vạn thọ, chuẩn bị nhang đèn, trầu cau, 4 cái cờ hồn hay còn gọi là cờ cá sấu, cờ rồng được kết từ nhiều mảnh vải màu trắng (vì dùng trong tang lễ), mang hình dáng như con cá sấu. Xong, họ mới đánh trống báo cho mọi người trong phum sóc biết. Lúc bấy giờ, Acha Duki đặt vào miệng thi hài một đồng bạc trắng với quan niệm người chết có tiền ăn đường. Sau đó, người ta dùng nước hương Tukop lau thi hài người chết, mặc quần áo mới cho người đó. Họ làm như vậy với quan niệm người chết được sạch sẽ và rửa hết tội lỗi. Xong, tử thi được đặt nằm trong tư thế tay chân duỗi thẳng và được phủ kín bằng một tấm vải trắng. Muốn quấn xác lâu ngày phải quấn thêm một lớp vải dầu, tiếp đó lấy chỉ buộc 5 nút trên xác (ở cổ, đầu cánh tay, ngang cổ tay, ngang đầu gối, ngang cổ chân) tượng trưng cho cha mẹ, vợ hay chồng, con và của cải rồi lấy chăn đắp kín lại. Người ta đặt lên bụng người chết 1 nải chuối sống, trên ngực 3 lá trầu có ghim 3 cây nhang hướng về phía đầu thi hài với ngụ ý người chết đi luôn mang hình ảnh Đức Phật trong tim để linh hồn người quá cố mang về thế giới bên kia, thực hiện lễ cúng chosiamôm chetday – là ngọn bảo tháp đựng hài cốt Đức Phật ở trên trời. Ở phía trên đầu tử thi có đặt một cái Tean T’Bôn đựng vật trả lễ cho Acha Duki gồm: 6 lít gạo, 1 nải chuối chín, 1 con gà đã được luộc chín, 1 trái dừa khô bỏ vỏ, 1 chai rượu, 1 cái Sla Chôm, 1 nồi đất, 1 con dao nhỏ, 4 chén ăn cơm, 4 đôi đũa, 1 đèn cốc cùng với 1 chén AngkoKôl có đựng gạo, tiền và 1 cặp đèn cầy, khoảng nửa ngày, người ta bắt đầu tiến hành lễ vẩy nước cầu siêu. Trước khi liệm xác vào quan tài, gia chủ mời 2 ông Sư đến vẩy nước hương khắp nhà để rửa trôi đi những điều không may và cầu siêu cho người chết, rồi liệm xác vào quan tài. Khi đã đóng nắp quan lại, người ta vẫn bày các vật cúng y như khi đặt trên thi hài, ngoài ra, 3 cây đèn cầy to cũng được thắp ở các vị trí trên 2 đầu và chính giữa nắp quan tài tượng trưng cho Phật, giáo lý của Đức Phật và các sư sãi, dưới quan tài còn được đốt lửa hương hay nhang thơm. Tối đó, Acha Duki và các ông Acha Pluk giúp việc đọc kinh Vibasana kamathan đưa dẫn linh hồn người chết về cõi Phật. Sau khi đã chọn ngày giờ tốt, người ta tiến hành lễ tiễn đưa linh cửu, hoả thiêu có thể được xem là một mỹ tục của cộng đồng người Khmer, nói đến nghi lễ