SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thế Toàn
2
Lêi c¶m ¬n !
Sau thêi gian nghiªn cøu, t¸c gi¶ ®· hoµn thµnh luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ chuyªn
ngµnh Kinh tÕ tµi nguyªn thiªn nhiªn víi ®Ò tµi “Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp kiểm tra giám sát các dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn ngân
sách nhà nước ở các tỉnh Trung du, miền núi Bắc Bộ”.
Cã ®-îc kÕt qu¶ nµy, lêi c¶m ¬n ®Çu tiªn, xin ®-îc bµy tá lßng biÕt ¬n
s©u s¾c nhÊt ®Õn c« gi¸o PGS.TS. Ng« ThÞ Thanh V©n, ng-êi trùc tiÕp h-íng dÉn,
dµnh nhiÒu thêi gian, t©m huyÕt h-íng dÉn t¸c gi¶ hoµn thµnh luËn v¨n nµy.
T¸c gi¶ xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy c« gi¸o ®· gi¶ng dËy trong thêi
gian häc cao häc t¹i Tr-êng §¹i häc Thuû lîi, c¸c thÇy c« gi¸o trong Khoa Kinh
tÕ vµ Qu¶n lý thuéc Tr-êng §¹i häc Thuû lîi n¬i t«i lµm luËn v¨n ®· tËn t×nh gióp
®ì vµ truyÒn ®¹t kiÕn thøc ®Ó t«i cã thÓ hoµn thµnh ®-îc luËn v¨n nµy.
T¸c gi¶ còng xin bµy ®á lßng c¶m ¬n ®Õn tËp thÓ l·nh ®¹o, anh em trong
c¬ quan, anh em, b¹n bÌ ®· gióp ®ì, ®ãng gãp ý kiÕn cho t¸c gi¶ trong qu¸ tr×nh
lµm luËn v¨n.
Lêi c¶m ¬n sau cïng xin ®-îc göi tíi mäi ng-êi trong gia ®inh lu«n quan
t©m, ®éng viªn ®Ó t«i cè g¾ng hoµn thµnh luËn v¨n.
Hµ néi, ngµy 28 th¸ng 02 n¨m 2011
T¸c gi¶
Nguyễn Thế Toàn
3
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mở đầu 8
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích của đề tài
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4. Kết quả dự kiến đạt được
5. Nội dung
8
9
9
10
10
Chương 1 Căn cứ và cơ sở lý luận để kiểm tra giám sát các dự án
sử dụng đất đai
11
1.1 Nội dung công tác và quy trình kiểm tra giám sát các dự án đầu
tư sử dụng đất đai
11
1.1.1 Tổng quan chung
1.1.2 Nội dung quản lý giám sát nhà nước về đầu tư xây dựng
1.1.3 Nhà thầu trong hoạt động xây dựng (thường gọi là bên B)
1.1.4 Các bước tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu
11
13
16
16
1.2 Các văn bản chính sách của nhà nước liên quan đến kiểm tra
giám sát về đất đai và đầu tư xây dựng
18
1.2.1 Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009
1.2.2 Chủ trương, nghị quyết của của Đảng và các văn bản có nội dung
liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát về đầu tư và xây dựng
1.2.3 Chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư có nội dung
kiểm tra về đầu tư xây dựng từ năm 2002 đến 2010
1.2.4 Pháp luật của Nhà nước điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng từ
18
24
27
27
4
năm 2002 đến 2010
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra giám sát các dự án
sử dụng đất đai 29
1.3.1. Đặc điểm tình hình chung
1.3.2. Khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư
1.3.3. Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát dự án
1.3.4. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư giám sát xây dựng
1.3.5. Công tác quản lý dự án của chủ đầu tư
1.3.6. Nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
1.3.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát dự án
29
30
30
31
31
32
32
Kết luận chương 1 34
Chương 2 - Thực trạng đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai và công
tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước ở các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ
36
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực 36
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.2 Điều kiện dân sinh kinh tế
2.1.3 Định hướng phát triển vùng
36
37
37
2.2 Thực trạng đầu tư xây dựng khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ 39
2.3 Thực trạng sử dụng đất đai tỉnh Vĩnh Phúc 41
2.3.1 Kết quả tổng hợp tình hình quản lý và sử dụng đất đã giao cho
các dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.2 Tổng hợp kết quả thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn
tỉnh từ năm 2003 đến năm 2007
2.3.3 Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất của các dự án
41
42
47
5
2.4 Thực trạng công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất
đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
49
2.4.1 Kết quả kiểm tra, thanh tra theo Chương trình của Bộ Chính trị,
Ban Bí thư và thực trạng sai phạm, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây
dựng ở khu vực trung du, miền núi Bắc bộ
2.4.2 Kết quả kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi
phạm của UBKT các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ từ năm 2002-2008
2.4.3 Kết quả kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi
phạm của Vụ Địa phương II Cơ quan UBKT Trung ương từ năm 2002-
2008 ở khu vực trung du, miền núi Bắc bộ
2.4.4 Kết quả thanh tra ở một số tỉnh và một số vụ việc điển hình vi
phạm nghiêm trọng về đầu tư xây dựng ở khu vực trung du, miền núi
Bắc bộ
50
51
52
55
Kết luận chương 2 62
Chương 3 - Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát,
hiệu quả đầu tư và sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước ở các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ
64
3.1 Kinh nghiệm trong công tác kiểm tra giám sát đầu tư sử dụng
đất đai
64
3.1.1 Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
3.1.2 Trong giai đoạn thực hiện đầu tư
3.1.3 Giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa công trình vào khai thác sử dụng
65
66
72
3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra giám sát
dự án đầu tư đất đai ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ
72
6
3.2.1 Các yếu tố khách quan
3.2.2 Các yếu tố chủ quan
72
73
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát dự án đầu tư
sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách tại các tỉnh trung du và
miền núi Bắc Bộ
75
3.3.1 Công tác giám sát thường xuyên
3.3.2 Lựa chọn cán bộ kiểm tra
3.3.3 Nắm chắc địa bàn và đối tượng kiểm tra
3.3.4 Thẩm tra – xác minh
3.3.5 Báo cáo kết quả kiểm tra
3.3.6 Đối tượng kiểm tra
3.3.7 Cán bộ lãnh đạo
3.3.8 Kiểm tra – giám sát
75
76
77
77
79
79
80
80
Kết luận chương 3 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Những kết quả đạt được của luận văn
Kiến nghị
89
89
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
7
DANH MỤC VIÊT TẮT
UBKT: Ủy ban Kiểm tra
XDCB: Xây dựng cơ bản
TDMNBB: Trung du miền núi Bắc Bộ
NSNN: Ngân sách nhà nước
8
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư xây dựng có vị trí rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia. Trong những năm qua Đảng và nhà nước
ta rất quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng, hằng năm đã dành mức đầu tư
tương đối lớn cho lĩnh vực này. Các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ ngân sách
nhà nước đầu tư cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hoá-xã hội, bình
quân mỗi năm 1000 tỷ đồng. Có thể nói, công tác đầu tư xây dựng trong những
năm qua có những chuyển biến rõ nét, tạo ra cơ sở hạ tầng, một diện mạo mới
cho đất nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác này còn bộc lộ nhiều tồn tại, sai phạm,
thất thoát, lãng phí xảy ra ở tất cả các giai đoạn đầu tư xây dựng, ở các cấp quản
lý trên phạm vi toàn quốc, trong đó có 16 tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ.
Nhiều cán bộ đảng vi phạm kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính, bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng uy
tín của Đảng, sự quản lý điều hành của nhà nước. Nghiêm trọng hơn tình trạng
chạy dự án, chạy được làm chủ đầu tư, chạy được nhận thầu công trình, hành vi
có đi có lại, lại quả trong đầu tư xây dựng đã trở thành việc làm bình thường,
luật bất thành văn, tồn tại ngay trong ý thức và việc làm của tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động đầu tư xây dựng. Đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang trở
thành những vấn đề nhạy cảm, nhức nhối, thu hút sự quan tâm của quần chúng
nhân dân, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, công luận và báo chí, các
tổ chức đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chống tham nhũng, cơ
quan thanh tra, kiểm tra, điều tra, các tổ chức chống tội phạm quốc tế…. Xuất
9
phát từ yêu cầu bức bách hiện nay, nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác kiểm tra, góp phần ngăn chặn đẩy lùi những sai phạm, thất thoát, lãng phí,
tiêu cực trong đầu tư xây dựng, thực hiện nghiêm Nghị quyết số 14-NQ/TW
ngày 30/7/2007 (Hội nghị Trung ương V, khoá X ) “về tăng cường kiểm tra,
giám sát của đảng” là phải tập chung kiểm tra, giám sát những nơi thường dễ
xảy ra vi phạm như lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, tài
chính, ngân hàng, thương mại, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; những nơi
có dấu hiệu ban hành chủ chương, chính sách trái với nghị quyết, chỉ thị của
đảng, pháp luật của nhà nước. Kiểm tra, giám sát người đứng đầu cơ quan nhà
nước ở các cấp về năng lực lãnh đạo, quản lý, phẩm chất đạo đức, lối sống,
phong cách và tính tiền phong, gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Vì vậy đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm tra giám sát các dự
án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh Trung du,
miền núi Bắc Bộ” có tính cấp thiết và mang tính thực tiễn.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Thu thập và hệ thống các chủ trương và văn bản của Đảng liên quan đến kiểm
tra giám sát về đất đai và đầu tư xây dựng
- Phân tích đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng, sự dụng đất đai và thực hiện
công tác đền bù giải phóng mặt bằng
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát, quản đầu tư và sử
dụng đất
III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, điều tra cơ bản thu thập và phân tích
các số liệu.
10
IV. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC:
- Các chủ trương và văn bản của Đảng liên quan đến kiểm tra giám sát về đất đai
và đầu tư xây dựng
- Thực trạng đầu tư xây dựng, sự dụng đất đai và thực hiện công tác đền bù giải
phóng mặt bằng.
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát, quản lý đầu tư và sử dụng
đất đai tại các tỉnh Trung Du, miền núi Bắc Bộ.
V. NỘI DUNG
Luận văn bao gồm các chương:
Mở đầu
Chương 1 Căn cứ và cơ sở lý luận để kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất
đai
Chương 2 - Thực trạng đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai và công tác kiểm tra
giám sát các dự án sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở các
tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ
Chương 3 - Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát, hiệu quả đầu tư
và sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh trung du,
miền núi Bắc Bộ.
Kết luận và Kiến nghị
11
CHƯƠNG 1 CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ KIỂM TRA
GIÁM SÁT CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
1.1 Nội dung công tác và quy trình kiểm tra giám sát các dự án đầu tư sử
dụng đất đai
1.1.1 Tổng quan chung
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 90%) trong
tổng nguồn vốn chi đầu tư phát triển, khoảng 3% trong tổng chi thường xuyên
(để tu bổ sửa chữa lớn trụ sở làm việc…) của ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn
có nguồn vốn tín dụng của nhà nước, nguồn vốn vay do nhà nước bảo lãnh để
đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định việc quản lý sử dụng như vốn ngân sách
nhà nước.
Sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình gắn liền với đất xây dựng
công trình. Mỗi công trình có một địa điểm xây dựng và chịu chi phối bởi điều
kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, môi trường, khí hậu, thời tiết… của nơi đầu tư
xây dựng công trình. Sản phẩm xây dựng cơ bản có tính đơn chiếc, mỗi hạng
mục công trình, công trình có thiết kế dự toán riêng. Mục đích đầu tư và các
điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, môi trường, khí hậu, thời tiết… của nơi
đầu tư sẽ quyết định đến quy hoạch, kiến trúc, quy mô, kết cấu, khối lượng, quy
chuẩn xây dựng, giải pháp công nghệ, thi công… và dự toán chi phí của từng
hạng mục công trình, công trình. Sản phẩm đầu tư xây dựng là các công trình
xây dựng được tạo ra trong một thời gian dài, ở tất cả các ngành kinh tế quốc
dân, các lĩnh vực kinh tế xã hội như công nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, xây dựng,
y tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh…mỗi loại có những đặc điểm kinh tế
kỹ thuật riêng. Đầu tư xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời nên luôn
12
chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và lực lượng thi công phải thường
xuyên di chuyển theo nơi phát sinh nhu cầu xây dựng công trình.
Như vậy để có được sản phẩm xây dựng (hàng hoá đặc biệt), nhà nước ta đầu tư
lớn tiền vốn, công sức, nghiên cứu, ban hành các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn,
định mức, các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ hoạt
động đầu tư xây dựng với mục tiêu yêu cầu các chủ thể tham gia phải tuân thủ pháp
luật, nhà nước mua được hàng hoá với giá trị phù hợp, chất lượng đảm bảo. Hoạt
động đầu tư xây dựng là lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật liên quan đến nhiều lĩnh vực,
nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cán bộ, đảng viên tham gia. Cán bộ kiểm tra, giám
sát về đầu tư xây dựng, ngoài những phẩm chất chung, còn phải hiểu biết được quy
định của Đảng, pháp luật của nhà nước về đầu tư xây dựng và những vấn đề cốt
yếu dưới đây:
Hoạt động xây dựng bao gồm việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, lập kế hoạch vốn đầu tư, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng
công trình, giải phóng mặt bằng (nếu có), thi công xây dựng công trình, quản lý
dự án, lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công, thanh toán, quyết toán xây dựng
công trình và các hoạt động khác có liên quan. Chia theo giai đoạn, thì hoạt
động xây dựng gồm 03 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư (lập quy hoạch xây dựng, lập
dự án đầu tư xây dựng công trình, kế hoạch vốn đầu tư), giai đoạn thực hiện đầu
tư (khảo sát, thiết kế xây dựng công trình, giải phóng mặt bằng (nếu có), lựa
chọn nhà thầu, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công, quản lý dự
án…), và giai đoạn kết thúc đầu tư (nghiệm thu, thanh, quyết toán đưa dự án
vào khai thác sử dụng, bảo hành công trình…).
13
1.1.2 Nội dung quản lý giám sát nhà nước về đầu tư xây dựng
1) Nội dung quản lý nhà nước:
Nội dung quản lý nhà nước về giám sát đầu tư xây dựng bao gồm các công tác
sau đây:
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây
dựng;
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng;
Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;
Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng;
Cấp và thu hồi giấy phép trong hoạt động xây dựng;
Hướng dẫn kiểm tra, thanh tra, giải quyết tố táo, khiếu nại và xử lý vi phạm
trong hoạt động xây dựng;
Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ;
Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động;
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng…
2) Các cơ quan quản lý nhà nước quản lý về giám sát đầu tư xây dựng:
+ Cấp Trung Ương: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây
dựng, Bộ Tài chính, Kho bạc, Thanh tra chính phủ. Các bộ chuyên ngành như:
giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bưu chính viễn thông…
+ Cấp địa phương: Hội đồng nhân dân, UBND, các cơ quan liên quan: kế
hoạch đầu tư, tài chính, kho bạc, xây dựng, giao thông, công nghiệp, nông
nghiệp và PTNT…
- Cơ quan kế hoạch đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sở kế hoạch và đầu tư,
phòng tài chính kế hoạch…), có chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp
14
luật và cấp quyết định đầu tư giao: tham mưu, thẩm định danh mục đầu tư, bố trí
vốn đầu tư; thẩm định dự án đầu tư; thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả đâú
thầu trình chủ quản đầu tư quyết định. Giám định, thanh tra, kiểm tra dự án đầu
tư theo quy định.
- Cơ quan tài chính (Bộ Tài chính, sở tài chính, phòng tài chính…): Phối hợp cơ
quan kế hoạch đầu tư cân đối bố trí vốn cho dự án; xây dựng đơn giá vật tư, vật
liệu… làm cơ sở lập dự toán công trình; tham mưu, thẩm định phương án, dự
toán bồi thường giải phóng mặt bằng; thẩm định quyết toán dự án hoàn thành;
thanh tra việc quản lý sử dụng sử dụng vốn đầu tư dự án theo quy định.
- Cơ quan kho bạc (Kho bạc TW, kho bạc tỉnh, kho bạc huyện): kiểm soát tạm
ứng, thanh toán vốn dự án đầu tư trên cơ sở đề nghị cuả chủ đầu tư theo quy
định.
3) Các cơ quan quản lý giám sát dự án
Các cơ quan quản lý dự án đầu tư đất đai bao gồm:
- Cấp quyết định đầu tư hay chủ quản đầu tư là tổ chức hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư (thường gọi là bên A) là người chủ sở hữu vốn hoặc là người được
giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
Chủ đầu tư có chức năng, nhiệm vụ: đàm phán ký kết, giám sát việc thực hiện
hợp đồng; đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công theo
quy định của pháp luật; dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục
hậu quả khi nhà thầu vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và
vệ sinh môi trường; yêu cầu tổ chức cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện
các công việc trong quá trình thi công xây dựng; không thanh toán giá trị khối
lượng không đảm bảo chất lượng hoặc khối lượng phat sinh không hợp lý; lựa
15
chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động thi công phù hợp để thi công xây dựng
công trình; tham gia cùng với UBND cấp có thẩm quyền hoặc chủ trì phối hợp
với UBND cấp có thẩm quyền giải phóng mặt bằng xây dựng để giao cho nhà
thầu xây dựng công trình; tổ chức giám sát thi công; kiểm tra biện pháp đảm bảo
an toàn, vệ sing môi trường; tổ chức nghiệm thu thanh toán, quyết toán công
trình; thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất
lượng công trình khi cần thiết; xem xét quyết định các đề xuất có liên quan đến
thiết kế của nhà thầu thi công; tôn trọng quyền tác giả thiết kế; Mua bảo hiểm
công trình; lưu chữ hồ sơ công trình; bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
làm thiệt hại cho nhà thầu thi công, nghiệm thu không đảm bảo chất lượng làm
sai lệch kết quả nghiệm thu và các hành vi vi phạm khác khác do lỗi của mình
gây ra; chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, chịu trách nhiệm về đảm
bảo công trình thi công đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả; các quyền và nghĩa
vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Ban quản lý dự án (thường gọi là bên A): do chủ quản đầu tư hoặc các bộ,
UBND tỉnh, thành phố thành lập, có nhịêm vụ làm chủ đầu tư hoặc giúp chủ đầu
tư tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ của chủ đầu quản lý dự án theo quy định
của pháp luật và quyết định của chủ quản đầu tư. Có 3 loại hình ban quản lý dự
án:
+ Ban quản lý dự án chuyên ngành: được cấp có thẩm quyền quyết định thành
lập và cho giao quản lý đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực, chuyên môn theo ngành.
Từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh đều có các ban này, như các ban chuyên trách
quản lý xây dựng các công trình thuỷ lợi, công trình giao thông, công trình điện
lực, công trình công nghiệp và dân dụng…Các ban này do các Bộ, ngành TW và
các sở chuyên ngành quản lý.
16
+ Ban quản lý của một dự án: do cấp quyết định đầu tư thành lập khi có quyết
định đầu tư dự án. Sau khi công trình hoàn thành, ban này hết nhiệm vụ và giải
thể.
+ Ban quản lý dự án chuyên trách: được cấp có thẩm quyền quyết định thành
lập và giao quản lý tất cả các loại hình dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn.
Các ban này thường có ở cấp huyện và một số cấp tỉnh, thành.
1.1.3 Nhà thầu trong hoạt động xây dựng (thường gọi là bên B):
Là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây
dựng khi tham gia các quan hệ trong hoạt động xây dựng. Nhà thầu trong hoạt
động xây dựng, gồm có:
- Tư vấn quy hoạch, tư vấn lập dự án, khảo sát thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn
xét thầu..
- Nhà thầu xây lắp, nhà thầu cung cấp thiết bị…
- Tổng thầu xây dựng, gồm chủ yếu có các hình thức sau: Tổng thầu toàn bộ dự
án; tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công; tổng thầu cung cấp thiết bị…
1.1.4 Các bước tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu:
1) Lập kế hoạch đấu thầu: thường được lập đồng thời với việc lập dự án
hoặc lập, duyệt ngay sau khi hoàn thành việc khảo sát thiết kế do chủ
quản đầu tư quyết định). Căn cứ dự án được duyệt, thiết kế dự toán, tổng
dự toán (nếu có), nguồn vốn của dự án; các văn bản pháp lý liên quan để
lập kế hoạch đấu thầu.
2) Nội dung kế hoạch đấu thầu, gồm: phân chia gói thầu, tên từng gói thầu,
giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, đấu
thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi), thời gian lựa chọn nhà nhà, hình thức
17
hợp đồng (hợp đồng khoán gọn; hợp đồng có điều chỉnh giá), thời gian
thực hiện hợp đồng. Kế hoạch đấu thầu do chủ đầu tư lập, cơ quan kế
hoạch đầu tư thẩm định và cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
3) Lập hồ sơ mời thầu: do chủ đầu tư trực tiếp hoặc giao ban quản lý dự án
thực hiện, trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt. Căn cứ quyết định đầu
tư, kế hoạch đấu thầu, thiết kế, dự toán; pháp luật về đấu thầu, các chính
sách của nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi và các quy định khác có liên
quan để lập hồ sơ mời thầu.
4) Nội dung hồ sơ mời thầu, gồm: các yêu cầu về kiến thức kinh nghiệm
chuyên môn đối gói thầu tư vấn; yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng,
chất lượng hàng hoá, đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuân công nghệ,
tiêu chuẩn sản xuất, vệ môi trường, thời gian bảo hành… đối với gói thầu
mua sắm hàng hoá; yêu cầu theo thiết kế được duyệt đối với gói thầu xây
lắp. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu, như: Tiêu
chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm của nhà thầu: năng lực kỹ thuật;
kinh nghiệm thực hiện; năng lực tài chính, thương mại; Tiêu chuẩn đánh
giá về mặt kỹ thuật: đáp ứng hồ sơ thiết kế được duyệt và tiên lượng; giải
pháp bảo đảm kỹ, mỹ thuật, chất lượng, tiến độ; Xác định giá đánh giá.
5) Tổ chức đấu thầu: Phát hành hồ sơ mời thầu, tiếp nhận hồ sơ dự thầu, mở
thầu do chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án thực hiện.
6) Đánh giá hồ sơ dự thầu: Đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết, xếp hạng hồ sơ
dự thầu theo giá đánh giá, chủ đầu tư có thể thuê tư vấn hoặc thành lập tổ
xét thầu để tổ chức thực hiện. Kết quả đấu thầu do cơ quan kế hoạch đầu
tư thẩm định, trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt. Chủ đầu tư thông báo
kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng.
18
7) Về phân loại dự án: Gồm dự án nhóm A là các dự án đặc biệt quan trọng,
dự án có quy mô, vốn đầu tư lớn, kỹ thuật, công nghệ cao (thường do
Chính phủ quản lý hoặc uỷ quyền cho Bộ ngành TW quyết định đầu tư).
Dự án nhóm B và nhóm C (thường do các địa phương, bộ ngành TW
quyết định đầu tư).
Như vậy đối tượng kiểm tra giám sát sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng của Uỷ
ban Kiểm tra (UBKT) các cấp vừa là cấp uỷ lãnh đạo, vừa người người đứng
đầu (hoặc người được giao) cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, đồng
thời là người (hoặc cấp) quyết định đầu tư và là chủ đầu tư. Căn cứ vào quy định
của Điều lệ Đảng, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của UBKT các cấp thì việc
kiểm tra về đầu tư XDCB nếu làm tốt sẽ được đánh giá toàn diện, cả người lẫn
việc, cả bề rộng và chiều sâu của toàn bộ quá trình hoạt động đầu tư xây dựng.
Quan trọng hơn là được kiểm tra giám sát đúng người, đúng nơi là nguồn gốc, là
nguyên nhân của mọi nguyên nhân phát sinh sai phạm, lãng phí, tiêu cực, tham
nhũng trong đầu tư và xây dựng, sử dụng đất đai.
1.2 Các văn bản chính sách của nhà nước liên quan đến kiểm tra giám sát
về đất đai và đầu tư xây dựng
1.2.1 Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009
Nhằm hạn chế tình trạng các dự án đầu tư, đặc biệt là từ nguồn vốn ngân sách
Nhà nước bị sử dụng không hiệu quá, lãng phí, gây thất thoát, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát và đánh giá
đầu tư, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2010.
19
Việc giám sát, đánh giá đầu tư sẽ áp dụng đối với các dự án sử dụng 30% vốn
nhà nước trở lên và cả các dự án sử dụng nguồn vốn khác; bao gồm 3 nội dung:
Theo dõi, kiểm tra và đánh giá dự án.
Nghị định quy định về nội dung giám sát, đánh giá cũng như việc tổ chức thực
hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư và hoạt động đầu tư trực tiếp sử dụng tất cả
các nguồn vốn.
Đối với các dự án sử dụng trên 30% vốn nhà nước, các nội dung theo dõi sẽ
được chia thành 3 cấp: Chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và
cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Về chế độ kiểm tra, chủ đầu tư tự tổ chức
kiểm tra thường xuyên; người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ tổ chức kiểm
tra ít nhất 1 lần đối với các dự án có thời gian thực hiện dài hơn 12 tháng... còn
cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Ngoài ra, sẽ thực hiện đánh giá đầu tư đối với các dự án: Các dự án nhóm B trở
lên phải thực hiện đánh giá ban đầu và đánh giá kết thúc dự án; các dự án có
phân kỳ đầu tư theo giai đoạn phải thực hiện đánh giá giữa kỳ khi kết thúc từng
giai đoạn thực hiện.
Đối với các dự án sử dụng nguốn vốn khác, các nội dung theo dõi được chia
thành 2 cấp là chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Về nội dung
kiểm tra, người có thẩm quyền cấp đầu tư sẽ kiểm tra tiến độ thực hiện dự án,
việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai... còn cơ quan
quản lý nhà nước, ngoài các nội dung trên sẽ kiểm tra sự phù hợp của dự án với
các quy hoạch liên quan...
20
Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn khác, đánh giá dự án không phải nội dung
bắt buộc mà chỉ khuyến khích chủ đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác thực hiện
các đánh giá đầu tư. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư chỉ quyết
định việc tổ chức đánh giá khi cần thiết và phù hợp với yêu cầu về quản lý hoạt
động đầu tư.
Một số ý kiến cho rằng Nghị định quy định phạm vi, đối tượng điều chỉnh như
vậy là quá rộng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Tự - Vụ phó Vụ Giám sát và
Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với các dự án sử dụng nguồn vốn
không phải vốn nhà nước thì Nhà nước chỉ theo dõi, đánh giá 4 nội dung chính
là quy hoạch, đất đai, ảnh hưởng môi trường và tiến độ thực hiện dự án. Như
vậy, đối với các dự án này, Nhà nước chỉ giám sát các nội dung mang tính chất
vĩ mô, còn việc huy động vốn ra sao, bán sản phẩm như thế nào... là trách nhiệm
của chủ đầu tư. Vì vậy, phạm vi điều chỉnh của Nghị định này không quá rộng.
Hơn nữa, hoạt động kiểm tra, đánh giá là định kỳ nhưng phải theo kế hoạch. Có
nghĩa là căn cứ vào nguồn lực, tài chính thì lên kế hoạch kiểm tra tính khả thi,
không có nghĩa là tất cả các dự án trong một kỳ phải kiểm tra và đánh giá hết,
mà tuỳ theo nguồn lực tài chính, con người mà có kế hoạch cho phù hợp.
Điều chỉnh các dự án có từ 30% vốn nhà nước
Nghị định quy định, việc giám sát, đánh giá đầu tư sẽ áp dụng đối với các
dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên và cả các dự án sử dụng nguồn vốn
khác; bao gồm 3 nội dung là theo dõi, kiểm tra và đánh giá dự án. Đồng thời quy
định về nội dung giám sát, đánh giá cũng như việc tổ chức thực hiện giám sát,
đánh giá dự án đầu tư và hoạt động đầu tư trực tiếp sử dụng tất cả các nguồn
21
vốn. Đối với các dự án sử dụng trên 30% vốn nhà nước, các nội dung theo dõi sẽ
do 3 chủ thể đảm trách: chủ đầu tư (cập nhật tình hình thực hiện dự án đầu tư,
tình hình quản lý thực hiện dự án, tình hình xử lý phản hồi thông tin), người có
thẩm quyền quyết định đầu tư (theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo của
chủ đầu tư, tổng hợp tình hình thực hiện dự án đầu tư, phản hồi và xử lý kịp thời
các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, theo dõi việc xử lý và chấp hành các biện
pháp xử lý của chủ đầu tư) và các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư (tương tự
nội dung theo dõi của người có thẩm quyền quyết định đầu tư). Cả 3 cấp này đều
phải kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn vướng mắc,
các vấn đề vượt thẩm quyền.
Về chế độ kiểm tra dự án đầu tư, chủ đầu tư tự tổ chức kiểm tra thường
xuyên; người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra ít nhất 1 lần đối
với các dự án có thời gian thực hiện dài hơn 12 tháng, kiểm tra khi điều chỉnh dự
án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu, vượt tổng mức đầu tư từ 30% trở
lên và các trường hợp khác cần thiết kiểm tra; cơ quan quản lý nhà nước về đầu
tư tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Bên cạnh đó, phải thực hiện đánh giá đầu tư đối với các dự án: Các dự án
nhóm B trở lên phải thực hiện đánh giá ban đầu và đánh giá kết thúc dự án; các
dự án có phân kỳ đầu tư theo giai đoạn phải thực hiện đánh giá giữa kỳ khi kết
thúc từng giai đoạn thực hiện. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ
quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định thực hiện các loại đánh giá khác khi
cần thiết, phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng dự án.
Đối với các dự án sử dụng nguốn vốn khác, các nội dung theo dõi chỉ được
chia thành 2 cấp là chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Về nội
22
dung kiểm tra, người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận (GCN) đầu tư sẽ kiểm
tra tiến độ thực hiện dự án; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử
dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản; việc thực hiện các nội dung quy
định tại GCN đầu tư; phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp
thời những khó khăn vướng mắc và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án,
giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.
Còn cơ quan quản lý nhà nước, ngoài các nội dung trên sẽ kiểm tra sự phù hợp
của dự án với các quy hoạch liên quan; việc chấp hành các chính sách, chế độ
quy định của nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng cho dự án. Về đánh
giá dự án, đây không phải là nội dung bắt buộc mà chỉ khuyến khích chủ đầu tư
sử dụng các nguồn vốn khác thực hiện các đánh giá đầu tư. Ngoài ra, cơ quan
quản lý nhà nước về đầu tư chỉ quyết định việc tổ chức đánh giá khi cần thiết và
phù hợp với yêu cầu về quản lý hoạt động đầu tư.
Không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo sẽ bị xử lý
Nghị định quy định cụ thể chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư cũng
như quy định chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm quy định về giám
sát, đánh giá đầu tư. Theo đó, các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
báo cáo kịp thời các cấp có thẩm quyền những trường hợp vi phạm về quản lý
đầu tư thuộc cấp mình quản lý để xử lý đúng quy định. Các cơ quan thực hiện
giám sát, đánh giá đầu tư cố tình che giấu các trường hợp vi phạm về quản lý
đầu tư sẽ chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật về các sai phạm và hậu quả
gây ra.
Trong thời hạn quy định mà các Bộ, ngành, địa phương không gửi báo cáo
giám sát, đánh giá đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Thủ tướng
23
Chính phủ và kiến nghị các hình thức xử lý thích hợp. Đối với các dự án sử
dụng 30% vốn nhà nước trở lên, chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ chế độ báo
cáo thì cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cần báo cáo cấp có thẩm
quyền và kiến nghị các hình thức xử lý về hành chính (2 kỳ liền không có báo
cáo hoặc 3 kỳ không báo cáo, đề nghị hình thức cảnh cáo; 3 kỳ liền không có
báo cáo hoặc 6 kỳ không báo cáo, đề nghị chuyển công tác những người liên
quan). Các dự án không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 2 kỳ liền
hoặc 3 kỳ trở lên trong năm trước sẽ không được ghi vốn kế hoạch năm sau. Các
cấp có thẩm quyền không được phép điều chỉnh dự án đầu tư/GCN đầu tư đối
với các dự án không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thường kỳ.
Có thể nói, Nghị định 113 được ban hành sẽ khắc phục những tồn tại của
công tác giám sát, đánh giá đầu tư và thống nhất cơ sở pháp lý để các cơ quan
quản lý nhà nước tổ chức giám sát, đánh giá toàn bộ hoạt động đầu tư thuộc
phạm vi quản lý của mình. Việc giám sát và đánh giá này có ý nghĩa rất quan
trọng để đồng vốn, nhất là đồng vốn nhà nước, được sử dụng đúng mục tiêu và
đảm bảo sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Đánh giá về hiệu quả của Nghị định, vấn đề chính là những đơn vị và cá nhân
liên quan thực hiện như thế nào. Việc thực hiện phải nghiêm túc mới đảm bảo
việc tiền kiểm sang hậu kiểm hiệu quả. Chủ đầu tư là tập đoàn kinh tế nhà nước,
doanh nghiệp nhà nước phải theo dõi dự án của họ và báo cáo lên cấp trên. Qua
hệ thống đó, các cơ quan nhà nước biết được các dự án có sử dụng vốn nhà nước
được triển khai, sử dụng như thế nào. Mục đích của nghị định không phải là đợi
làm sai để xử lý, mà là phát hiện các sai phạm trong quá trình thực hiện để kịp
thời chấn chỉnh. Tức là phòng bệnh hơn chữa bệnh.
24
Việc giám sát và đánh giá này có ý nghĩa rất quan trọng để đồng vốn, nhất là
đồng vốn nhà nước, được sử dụng đúng mục tiêu và đảm bảo sự tăng trưởng
chung của nền kinh tế.
Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm các chi phí liên quan đến công tác
giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp. Cụ thể là, chi phí cho công tác giám sát,
đánh giá đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện được sử dụng từ nguồn
ngân sách nhà nước theo kế hoạch hàng năm của cơ quan thực hiện nhiệm vụ
này. Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư do chủ đầu tư tự thực
hiện hoặc thuê tư vấn thực hiện được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
Định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng
chi phí giám sát, đánh giá đầu tư sẽ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ
Tài chính quy định.
1.2.2 Chủ trương, nghị quyết của của Đảng và các văn bản có nội dung liên
quan đến công tác kiểm tra, giám sát về đầu tư và xây dựng
1) Nghị quyết đại hội X đã xác định: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phải phấn đấu thực hiện trong
nhiệm kỳ này”; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, trang 258, nêu rõ:
Thực hiện đồng bộ, kiên quyết các giải pháp để phòng chống tham nhũng trong
bộ máy nhà nước…Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra phòng chống tham
nhũng trong một số lĩnh vực trọng điểm, như: quản lý đất đai, đầu tư XDCB,
quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhà nước; thu chi ngân sách nhà nước,
quản lý tài sản công; công tác quy hoạch, tuyển dụng, đề bạt, bố trí cán bộ.
2) Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, khoá X; Quyết định số 25-QĐ/TW ngày
24/11/2006 của Bộ Chính trị ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về
25
công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong Chương VII và
Chương VIII Điều lệ Đảng, khoá X, tại Điều 33 có ghi: Việc thi hành kỷ luật
trong Đảng cần tập trung vào những vi phạm về quan điểm, đường lối…Cụ thể:
Những hành vi tham nhũng, buôn lậu của cán bộ, đảng viên ở bất kỳ cấp nào,
lĩnh vực nào; quan liêu, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý để địa phương,
đơn vị mình trực tiếp phụ trách xảy ra lãng phí, tham nhũng…gây hậu quả
nghiêm trọng. Bản thân gây thiệt hại về kinh tế phải bồi hoàn nhưng cố ý không
bồi hoàn.
3) Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 (Hội nghị lần thứ III, khoá X) của
BCH Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tham nhũng, lãng phí” Phần II, Mục 5, 6 chỉ rõ:
Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và hoạt động mua sắm
công. Các cấp uỷ đảng lãnh đạo thực hiện nghiêm túc Luật Đấu thầu và Luật
Xây dựng. Thực hiện công khai minh bạch trong quyết định, chủ trương đầu tư.
Nghiêm túc thực hiện quy định về đấu thầu xây dựng từ ngân sách nhà nước.
Ngăn chặn tình trạng người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà
thầu cùng một cơ quan đơn vị. Bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất làm nhiệm
vụ quản lý dự án. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong đầu tư xây
dựng từ ngân sách nhà nước…
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều
tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng. Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán
một số lĩnh vực trọng điểm, như: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thu-
chi ngân sách, quản lý tài sản công và hệ thống ngân hàng thương mại.
26
4) Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 30/7/2007 (Hội nghị Trung ương V khoá X)
về tăng cường kiểm tra, giám sát của Đảng; Chương trình hành động số 72-
CTr/KTTW ngày 19/12/2007 của UBKT Trung ương. Hướng dẫn số 08-
HD/KTTW ngày 28/9/2007 của UBKT Trung ương thực hiện Nghị quyết Trung
ương V, khoá X về tăng cường kiểm tra, giám sát của Đảng, đã nêu rõ: Tập
chung kiểm tra, giám sát những nơi thường dễ xảy ra vi phạm như lĩnh vực đầu
tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, tài chính, ngân hàng, thương mại,
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; những nơi có dấu hiệu ban hành chủ
chương, chính sách trái với nghị quyết, chỉ thị của Đảng, luật của nhà nước.
Kiểm tra, giám sát người đứng đầu cơ quan nhà nước ở các cấp về năng lực
lãnh đạo, quản lý, phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách và tính tiền phong,
gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ…
5) Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật
đảng viên vi phạm và Hướng dẫn số 11-HD/UBKTTW ngày 24/3/2008 của
UBKTTW.
6) Quy định số 115-QĐ/TW ngày 07/12/2007 về những điều đảng viên không
được làm của Bộ Chính trị. Hướng dẫn số 12-HD/UBKTTW ngày 07/4/2008
của UBKTTW thực hiện Quy định số 115-QĐ/TW, tại điều 9 quy định có ghi:
Làm trái các quy định của đảng, nhà nước trong những việc: thẩm định, phê
duyệt, đấu thầu, giao nhận dự án…là những điều đảng viên không được làm.
7) Các Quyết định số 122,123,124,126,127,128,129,130… ngày 24/01/2008 của
Ban Bí thư ban hành quy chế phối hợp giữa UBKTTW với: Văn phòng TW
Đảng, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban Tổ chức TW,
27
Đảng uỷ Quân sự TW, BCS đảng Toà án ND Tối cao, Đảng uỷ Công an
TW,…BCS đảng Viện KSND Tối cáo, Kiểm toán Nhà nước, trong thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật.
1.2.3 Chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư có nội dung kiểm
tra về đầu tư xây dựng từ năm 2002 đến 2010
1) Chương trình kiểm tra 12/4/2002 của Bộ Chính trị; Thông báo số 108-TB/TW
của Bộ Chính trị ngày 14/5/2003.
2) Chương trình kiểm tra số 90-CTr/TW ngày 15/5/2003: Cấp phát sử dụng
ngân sách; mua quản lý sử dụng xe ô tô; trang bị và sử dụng điện thoại; đầu tư
xây dựng trụ sở làm việc; tổ chức các cuộc họp, hội nghị tiếp khách;
3) Chương trình kiểm tra số 07-CTr/TW ngày 02/6/2006 của Bộ Chính trị, thời
điểm kiểm tra từ năm 2003-2005 với 3 nội dung: Quản lý, sử dụng ngân sách
nhà nước cho mua sắm vật tư trang thiết bị, tài sản; quản lý và sử dụng ngân
sách nhà nước cho XDCB và việc nợ đọng vốn trong XDCB; quản lý và sử dụng
đất đã giao cho các dự án.
4) Chương trình kiểm tra số 67-CTr/TW ngày 03-01-2008 của Bộ Chính trị về
việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong các lĩnh vực:
quản lý sử dụng đất đai đã giao cho các dự án; quản lý và sử dụng ngân sách nhà
nước trong chi tiêu, mua sắm tài sản, đầu tư XDCB; việc tổ chức các đoàn đi
nước ngoài.
1.2.4 Pháp luật của Nhà nước điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng từ năm
2002 đến 2010
1) Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP
ngày 05/5/2000, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 ban hành quy
28
chế về đầu tư xây dựng; Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999, Nghị
định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày
12/6/2003 của chính phủ ban hành quy chế đấu thầu; Nghi định số 88/1999/NĐ-
CP ngày 01/9/1999; Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05-5-2000 của Chính
phủ ban hành quy chế đấu thầu và Thông tư số 04/2000/TT-BKH ngày
26/5/2000 của Bộ Kế hoạch-Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu.
2) Luật đất đai năm 1993; Luật đất đai sửa đổi năm 1998, 2000 và năm 2001;
Nghị định số 22/CP ngày 24/4/1988 của Chính phủ về đền bù giải phóng mặt
bằng; Luật Đất đai ngày 26/11/2003; Nghị định181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004, Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006, Nghị định
84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai và các thông tư hướng dẫn
của Bộ Tài nguyên-Môi trường; Bộ Tài chính.
3) Luật ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Ngân sách và các thông tư hướng dẫn về thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
4) Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày
07/02/2005, Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005; Nghị định số
112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006, của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình và các thông tư hướng dẫn; các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định
mức, quy trình, quy phạm của Bộ Xây dựng và các bộ xây dựng chuyên ngành
ban hành.
29
5) Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005; Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày
29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu; các thông tư hướng
dẫn của Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ xây dựng chuyên ngành
ban hành.
6) Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29/11/2005; Nghị định số
120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 cua Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó Điều 3 chỉ rõ các hành vi
tham nhũng: đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được giao, phê duyệt dự án cho các
cơ quan tổ chức đơn vị, địa phương; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị
kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán hoặc làm sai lệch kết quả.. nhằm che dấu
hành vi vi phạm pháp luật.
7) Luật Đầu tư ngày 29/11/2005 và Nghị định số 108/2006/2006, NĐ-CP quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư và các thông tư hướng dẫn của
Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Xây dựng.
8) Luật nhà ở ngày 29/11/2005; Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật nhà ở và các thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ
Tài nguyên-Môi trường.
30
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng
đất đai
1.3.1. Đặc điểm tình hình chung
Các đặc điểm về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế, quy
hoạch vùng có ảnh hưởng lớn đến việc giám sát kiểm tra đầu tư sử dụng đất đai
rất lớn.
Các dự án đầu tư xây dựng thường trải dài, rộng trên phạm vi diện tích
lớn do đó nó chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên: địa hình, địa chất, khí
hậu... Ở mỗi vùng, mỗi khu vực có điều kiện tự nhiên khác nhau do đó nó dẫn
đến việc công tác kiểm tra và giám sát đối từng loại dự án với quy mô, tính chất,
dạng kiến trúc khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng dự án.
1.3.2. Khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quan trọng trong các yếu tố tác động đến
tăng trưởng. Nguồn vốn đầu tư là một yếu tố đầu vào của sản xuất, muốn đạt
được tốc độ tăng trưởng GDP theo dự kiến thì cần phải giải quyết mối quan hệ
cung cầu về vốn và các yếu tố khác. Trong nền kinh tế thị trường, vốn đầu tư là
một hàng hoá “đặc biệt”, mà đã là hàng hoá thì tât yếu phải vận đọng theo một
quy luật chung là lượng cầu vốn thường lớn hơn lượng cung về vốn. Do đó,
muốn khai thác tốt nhất các nhân tố cung về vốn để thoả mãn như cầu về vốn
trong nền kinh tế. Huy động được nhưng cần xây dựng các phương án sử dụng
vốn đúng mục đích và có kế hoạch, tránh thất thoát lãng phí.
1.3.3. Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát dự án
Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát dự án vừa là nội dung
vừa là công cụ để quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Trong nền kinh tế thị
31
trường công tác xây dựng kế hoạch có vai trò rất quan trọng, nếu buông lỏng
công tác xây dựng kế hoạch thì thị thường sẽ phát triển tự do, thiếu định hướng
gây ra những tác động tiêu cực, tác động xấu đến nền kinh tế.
Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo những nguyên tắc:
- Kế hoạch phải xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế
- Kế hoạch đầu tư phải dựa vào các định hướng phát triển lâu dài của đất
nước, phù hợp với các quy định của pháp luật
- Kế hoạch phải dựa trên khả năng huy động các nguồn lực trong và ngoài
nước
- Kế hoạch phải có mục tiêu rõ rệt
- Kế hoạch phải đảm bảo được tính khoa học và tính đồng bộ
- Kế hoạch phải có tính linh hoạt kịp thời
- Kế hoạch phải có tính linh hoạt gối đầu
- Kế hoạch phải kết hợp tốt kế hoạch năm và kế hoạch dài hạn.
- Kế hoạch phái có độ tin cậy và tính tối ưu
- Kế hoạch đầu tư trực tiếp phải được xây dựng từ dưới lên
- Kế hoạch định hướng của nhà nước phải là kế hoạch chủ yếu
1.3.4. Công tác quản lý nhà nước về giám sát đầu tư xây dựng
- Cơ chế quản lý dự án đầu tư xây dựng: Nếu cơ chế quản lý dự án đầu tư
xây dựng phù hợp, tạo được động lực và sự ràng buộc về quyền lợi, trách nhiệm,
tính chủ động sáng tạo của chủ đầu tư thì sẽ phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư và ngược lại.
- Quyết định đầu tư dự án phải đúng phù hợp với chủ trương đầu tư, phù
hợp với quy hoạch chung của vùng, ngành và khu vực.
1.3.5. Công tác quản lý dự án của chủ đầu tư
Quản lý dự án của chủ đầu tư chính là sự tác động liên tục, có định hướng
32
quá trình đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư
nhằm đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án trong những điều kiện cụ thể
xác định.
- Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, quản lý phải đảm bảo chất lượng và
mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu, dự đoán, tính toán.
- Đối với giai đoạn thực hiện đầu tư, quản lý phải đảm bảo tiến độ, chất
lượng với chi phí thấp nhất.
- Đối với giai đoạn vận hành, quản lý để đảm bảo nhanh chóng thu hồi đủ
vốn đã bỏ ra hoặc phát huy được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
1.3.6. Nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
Ở bất kỳ hình thái KT-XH nào, con người vẫn là trung tâm của mọi sự
phát triển, nhất là thời đại ngày nay, việc chăm lo đầy đủ cho con người là đảm
bảo chắc chắn cho sự phồn vinh và thịnh vượng. CNH-HĐH và cách mạng con
người là hai mặt của quá trình thống nhất. Đầu tư xây dựng là một lĩnh vực có vị
trí quan trọng trong việc tạo đà phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng
CNH-HĐH, theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt
quá trình đầu tư xây dựng sẽ đem lại được hiệu quả cao nhất.
Con người là nhân tố tác động trực tiếp đến công tác đầu tư xây dựng, các dự án
đầu tư rất phức tạp và đa dạng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh
vực; vì vậy cán bộ, công nhân tham gia trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cần phải
có khả năng về chuyên môn, có đạo đức để đáp ứng yêu cầu về năng lực trình
độ, thích ứng với cơ chế thị trường là điều kiện thuận lợi phát huy hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư và ngược lại.
1.3.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát dự án
33
a) Các nhân tố bên trong:
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án bao gồm :
- Trình độ của cán bộ tham gia quản lý dự án
- Thông tin truyền tải trong quá trình thực hiện dự án
- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý
- Mô hình quản lý tại đơn vị.
Trong đó trình độ của cán bộ quản lý là quan trọng nhất đối với công tác
quản lý dự án bởi vì một dự án có thành công hay không là phụ thuộc vào
trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý và kinh nghiệm thực tế của
cán bộ quản lý. Các yếu tố thông tin cũng góp một phần không nhỏ vào
quá trình quản lý. Nếu thông tin sai lệch, thiếu chính xác, hay bị chậm trễ
thì dự án sẽ không thể đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tiến độ
thời gian. Dựa vào các thông tin nhận được từ các cán bộ tham gia dự án,
các tổ chức tư vấn, nhà thầu hay thông tin từ bên ngoài, nhà quản lý sẽ
nắm bắt được thực trạng của dự án từ đó có những điều chỉnh kịp thời
các sai sót hoặc đưa ra các giải pháp khắc phục nhanh chóng nhất. Bên
cạnh đó cơ sở vật chất phục vụ quá trình quản lý dự án cũng là một nhân
tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý. Nhà quản lý chỉ có thể thực hiện tốt
công tác quản lý dự án khi có đủ các vật chất cần thiết bởi vì quá trình
quản lý dự án là một quá trình diễn ra trong một thời gian dài và đòi hỏi
sử dụng nhiều đến các phương tiện vật chất. Tuy nhiên, một yếu tố không
thể không kể đến đó là việc áp dụng mô hình tổ chức quản lý dự án. Tuỳ
thuộc vào quy mô dự án, thời gian thực hiện,công nghệ sử dụng, nguồn
lực, chi phí dự án… mà lựa chọn mô hình quản lý cho phù hợp nhằm đảm
34
bảo một mô hình quản lý năng động, hiệu quả, phù hợp với những thay
đổi của môi trường cạnh tranh, công nghệ quản lý và yêu cầu quản lý.
b) Các nhân tố bên ngoài bao gồm:
- Môi trường luật pháp, chính sách
- Sự phối hợp của các cơ quan có liên quan
- Môi trường kinh tế; tự nhiên; xã hội
- Các ảnh hưởng khác
Có thể thấy rằng các nhân tố bên ngoài cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công
tác quản lý dự án. Môi trường luật pháp ổn định, không có sự chồng chéo của
các văn bản, không có hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực thì sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác quản lý dự án. Hơn nữa,các chính sách về tài chính tiền
tệ, về tiền lương… cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý. Dự án có thể hoàn
thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hay không cũng phụ thuộc nhiều vào sự
kết hợp của các cơ quan, các cấp ngành có liên quan, nếu sự phối hợp đó là chặt
chẽ, có khoa học thì sẽ là cơ sở vững chắc góp phần tạo nên hiệu quả quản lý dự
án
Kết luận chương 1
Với những nội dung đã được nêu trong chương 1 tác giả muốn đưa ra một cách
cơ bản nhất khái niệm về nội dung công tác và quy trình kiểm tra giám sát các
dự án đầu tư xây dựng sử dụng đất đai. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra các văn
bản chính sách của nhà nước liên quan đến kiểm tra giám sát về đất đai và đầu
tư xây dựng mà trong đó Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 là rất
quan trọng cho công tác kiểm tra và giám sát các dự án.
35
Chương 1 cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra giám sát
các dự án sử dụng đất đai như: Đặc điểm tình hình chung; Khả năng huy động
và sử dụng vốn đầu tư; Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát dự án;
Công tác quản lý nhà nước về đầu tư giám sát xây dựng; Công tác quản lý dự án
của chủ đầu tư; Nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; và
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát dự án tác động bên trong và bên
ngoài.
Để đề xuất các các giải pháp kiểm tra giám sát các dự án đầu tư sử dụng đất đai
bằng vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh Trung du, miền núi Bắc Bộ trong
chương 2 của luận văn tác giả sẽ trình bày về thực trạng Thực trạng đầu tư xây
dựng, sử dụng đất đai và công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ trong
những năm gần đây.
36
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ
CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG
ĐẤT ĐAI BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích rộng lớn (102,9 nghìn km2),
với vị trí địa lí đặc biệt, giáp với Thượng Lào và có thể giao lưu thuận lợi bằng
đường sắt và đường ô tô với các tỉnh phía Nam Trung Quốc qua các cửa khẩu
Lạng Sơn, Lào Cai và Móng Cái.
Trung du và miền núi phía Bắc kề liền với khu vực đồng bằng sông Hồng, giao
lưu dễ dàng (nhất là vùng Đông Bắc) với khu vực kinh tế phát triển sôi động này
của đất nước. Phía Đông là vịnh Bắc Bộ, một vùng biển giàu tiềm năng.
Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng Tây Bắc núi non hiểm trở và vùng
Đông Bắc với các núi thấp và đồi, các dãy núi hình cánh cung. Đây là những
vùng giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp (trồng cây công nghiệp, cây đặc
sản, chăn nuôi gia súc lớn), công nghiệp (tài nguyên năng lượng, kim loại và
không kim loại), du lịch, kinh tế biển và phần nào là lâm nghiệp (vì tài nguyên
rừng đã bị suy thoái nhiều).
Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Tày,
Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông…). Nơi đây có Việt Bắc, cái nôi của cách
mạng, có Điện Biên Phủ lịch sử. Do vậy, việc phát huy các thế mạnh của vùng
không chỉ có ý nghĩa kinh tế lớn, mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc.
37
2.1.2 Điều kiện dân sinh kinh tế
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về
kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của cả nước; có vai trò lớn về
môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ với nhiều tiềm năng lợi thế về nông-
lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu và kinh tế trang
trại.
Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống gắn bó
lâu đời, mang đậm nét bản sắc văn hóa truyền thống và đa dạng cần bảo vệ, giữ
gìn và phát huy giá trị.
Đây là vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống gắn bó lâu đời, mang
đậm nét bản sắc văn hóa truyền thống và đa dạng cần bảo vệ, giữ gìn và phát
huy giá trị. Tuy nhiên, vùng này còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế phát triển
chậm, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu kém. Vùng vẫn là nơi nghèo nhất của cả nước,
khoảng cách thu nhập với các vùng khác có xu hướng ngày càng lớn. Trình độ
dân trí còn thấp. Tiềm năng trong vùng khai thác chưa hiệu quả, còn đơn lẻ và
thiếu liên kết vùng.
2.1.3 Định hướng phát triển vùng
Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát
triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh vùng Trung du và
miền núi Bắc bộ giai đoạn 2006-2010 và Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg ngày
15/4/2005 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết số 37-NQ/TW. Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế,
địa chính trị, tài nguyên đất đai, khoáng sản nhằm xây dựng vùng TDMNBB có
38
môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, đẩy nhanh
nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của vùng TDMNBB. Tạo ra vùng không gian
kinh tế liên tỉnh với các mối liên kết và ảnh hưởng tương hỗ tích cực và phát
triển bền vững.
Quy hoạch hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn phát triển đồng bộ với
kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của cả vùng. Hình thành các trung tâm kinh tế
lớn, cụm đô thị động lực mạnh, các điểm dân cư nông thôn – làm hạt nhân phát
triển thực hiện CNH,HĐH và đô thị hóa trong toàn vùng. Làm cơ sở cho công
tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị và nông thôn; xây dựng các chương
trình phát triển, các dự án đảm bảo phát triển vùng bền vững.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng
vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030 nhằm cải thiện và phát triển
nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH, khai thác hiệu quả các nguồn tài
nguyên, cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn bản sắc văn
hóa, gắn phát triển KT-XH với bảo đảm quốc phòng an ninh và bảo vệ môi
trường.
Vùng quy hoạch bao gồm 14 tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ (Hà Giang,
Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn,
Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình) và các huyện
phía Tây của 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An (bao gồm các huyện Thạch Thành,
Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc, Lang Chánh, Như Xuân, Như Thành, Thường Xuân, Bá
Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hoá và Thanh Chương,
Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Con Cuông,
Tương Dương và Kỳ Sơn của Nghệ An). Diện tích toàn vùng là 117.186km2,
dân số khoảng 13.303.000 người.
39
Việc quy hoạch mang tính khoa học, phù hợp và gắn kết hài hòa với chiến
lược phát triển KT-XH của quốc gia và các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.
2.2 Thực trạng đầu tư xây dựng khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ
16 tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ bao gồm Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào
Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Có 07 tỉnh thuộc
vùng đặc biệt khó khăn, 08 tỉnh có đường biên giới giáp với Lào và Trung Quốc.
Có 45/149 huyện và 827/2.731 xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135-giai
đoạn II của Chính phủ. Dân số trên 13 triệu người (chiếm 13% dân số cả nước),
có 33 dân tộc anh em sinh sống; địa hình nhiều đồi núi, cơ sở hạ tầng tuy đã
được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu cho phát
triển; là khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng sạc lở đất, lũ quét, ảnh hưởng
đến lớn đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội ở địa
phương. Đời sống, thu nhập của đồng bào các dân tộc còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo
bình quân chiếm gần 24% (cao nhất là Bắc Kạn 34,4%, thấp nhất là Vĩnh Phúc
12% - số liệu tháng 12/2008). Các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái
Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là những địa bàn hấp dẫn
đầu tư, có tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, huy động vốn
cho đầu tư phát triển đạt cao, năm sau cao hơn năm trước. Vĩnh Phúc và Quảng
Ninh đã tự cân đối được ngân sách, còn lại 14 tỉnh trong khu vực hằng năm
Trung ương hỗ trợ trên 70% ngân sách, gần 100% vốn cho đầu tư phát triển,
trong đó đầu tư cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hoá-xã hội, bình
quân (2005-2009) mỗi tỉnh 200 tỷ đồng/năm.
40
Các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ có tổng số 154 ban quản lý dự án chuyên
trách, trong đó có 64 ban quản lý dự án (xây dựng, giao thông, thuỷ lợi…) do
UBND tỉnh quyết định thành lập và 90 ban quản lý dự án do UBND cấp huyện
thành lập. Các ban quản lý dự án cấp tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn
cán bộ quản lý dự án. Ban quản lý dự án do cấp huyện quản lý đa số chưa đáp
ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng cán bộ nên có khó khăn trong quá trình
quản lý điều hành dự án.
Địa bàn 16 tỉnh khu vực có trên 690.000 đảng viên, có 08 đồng chí bí thư
tỉnh uỷ là Uỷ viên Trung ương Đảng; có 04 đồng chí Uỷ viên dự khuyết Trung
ương Đảng; có tổng số 57 đồng chí thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Bộ máy UBKT, cơ quan UBKT các cấp trong khu vực luôn được củng cố,
kiện toàn nhất là sau Đại Hội lần thứ X của Đảng, Ngành kiểm tra được bổ sung
thêm nhiệm vụ giám sát. Tổng số cán bộ kiểm tra chuyên trách ở cấp tỉnh là 374
cán bộ, cấp huyện và tương đương 1.115 cán bộ; Vụ II Cơ quan UBKT Trung
ương 17 cán bộ. Có một đặc điểm khác với các ngành chuyên môn khối cơ quan
nhà nước là cán bộ Ngành kiểm tra luôn biến động, việc lựa chọn, tuyển dụng
cán bộ làm kiểm tra có năng lực chuyên môn về các lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật,
như đầu tư XDCB… là khó khăn, hạn chế đến chất lượng, hiệu quả công tác
kiểm tra.
Để phân tích cụ thể và rõ hơn về thực trạng đầu tư của vùng Trung du miền núi
Bắc Bộ, do số liệu thu thập tương đối lớn nên trong phạm vi luận văn cao học
tác giả xin phép phân tích thực trạng đầu tư xây dựng, và giám sát việc sử dụng
đất đai tại tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có nhiều dự án đầu tư điển hình nhằm chỉ ra các
tồn tại để nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm tra giám sát các dự án đầu tư sử
41
dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, để làm điển hình nhân rộng
cho các tỉnh khác thuộc khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ.
2.3 Thực trạng sử dụng đất đai tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.1 Kết quả tổng hợp tình hình quản lý và sử dụng đất đã giao cho các dự
án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:
Từ năm 2003 đến 31/12/2007 trên địa bàn vùng đã quyết định giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đich sử dụng đất cho 2.353 dự án với diện
tích 4.687,21 ha.Trong đó:
1- Khu công nghiệp tập trung, có 193 dự án với diện tích 727,61 ha.
Trong đó có đất giao cho dự án Công Nghiệp F tại KCN Khai Quang đã sát nhập
dự án với C.ty Ecedy và một phần với C.ty cơ khí chính xác Việt Nam 1.
2- Cụm công nghiệp, làng nghề có 47 dự án với diện tích 56,14 ha,
3- Ngoài khu, cụm công nghiệp có 334 dự án với diện tích 390,42 ha
4- Công trình phúc lợi công cộng có 569 dự án với diện tích 1.313,37 ha,
5- Khu dân cư có 1.198 dự án với diện tích 2.080,11 ha, trong đó:
+ Xây nhà ở để bán có 27 dự án với diện tích 1.250,98 ha. Trong đó diện tích
đất ở có thu tiền sử dụng đất để bán là 329,14 ha. (Ngoài ra còn lại 23 dự án
diện tích 1.493,93 đến 31/12/2007 chưa có quyết định giao đất).
+ Dự án đổi đất lấy hạ tầng có 01 dự án với diện tích 45,31 ha là dự án
Cụm kinh tế-xã hội Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường.
42
+ Dự án quy hoạch khu dân cư có 1.133 dự án điểm dân cư với diện tích
491,82 ha (Chủ yếu là quyết định của cấp huyện giao đất ở các điểm dân cư
nông thôn).
+ Dự án khu dân cư dịch vụ có 17 dự án với diện tích 236,06 ha,
+ Dự án khu tái định cư có 20 dự án với diện tích 55,94 ha,
6- Dự án sản xuất nông nghiệp có 12 dự án với diện tích 119,57 ha.
Tổng hợp các dự án có ở biểu số 1, chi tiết từng dự án có ở biểu số 03
đến biểu số 12 kèm theo.
Trong 2.353 dự án được giao đất có 2.299 dự án sử dụng đất, có hiệu quả
và 54 dự án gồm 46 dự án được giao đất chưa sử dụng với diện tích 55,29 ha và
8 dự án đã sử dụng đất nhưng chưa hiệu quả với diện tích 16,60 ha.
Nguyên nhân, lý do: Số dự án này do chưa có đường vào, do còn vướng
mắc về bồi thường giải phóng mặt bằng chưa xong. Ví dụ: Công ty Nam Đức
(Elastic, Muto, đường 24 m khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh); Công ty
cổ phần cơ khí Mê Linh (Quang Minh); Công ty hạ tầng Vĩnh Phúc (Khu công
nghiệp Khai Quang), Một số dự án của Cụm công nghiệp Hợp Thịnh, huyện
Tam Dương.
2.3.2 Tổng hợp kết quả thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh từ
năm 2003 đến năm 2007:
a) Tổng số tiền phải thu: 1.588.930,1 triệu đồng; Trong đó: Tiền sử dụng
đất là: 1.540.016,0 triệu đồng, tiền thuê đất là: 48.914,1 triệu đồng.
43
b) Số đã thu là: 1.269.022,6 triệu đồng; Trong đó tiền sử dụng đất là:
1.230.895,7 triệu đồng, tiền thuê đất là: 38.126,9 triệu đồng.
c) Số còn phải thu là: 319.907,5 triệu đồng; Trong đó: tiền sử dụng đất là:
309.120,3 triệu đồng, tiền thuê đất là: 10.787,2 triệu đồng.
- Số tiền còn phải thu trong hạn gồm: Tiền sử dụng đất là: 140.409,3 triệu
đồng, tiền thuê đất là: 4.446,9 triệu đồng.
- Số tiền còn phải thu quá hạn gồm: Tiền sử dụng đất là: 168.711 triệu
đồng, tiền thuê đất là: 6.340,3 triệu đồng. (Biểu tổng hợp số 2). Ngoài ra theo cơ
chế để lại đất thương phẩm của tỉnh trong thời gian 2003-2007 trong 27 dự án
đô thị được giao đất đã xác định 50,83 ha đất thương phẩm tỉnh giữ lại với số
tiền dự kiến thu là 1.524,73 tỷ đồng.
3. Tổng hợp kết quả cho các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất kinh
doanh trong các Khu công nghiệp tập trung trên địa bàn vùng
Trong 193 dự án được giao đất trong khu công nghiệp có 170 dự án được
giao sử dụng đất có hiệu quả với diện tích 669,42 ha. Còn 15 dự án được giao
đất chưa sử dụng với diện tích 41,58 ha và 8 dự án sử dụng đất chưa có hiệu quả
với diện tích 16,6 ha. Tỷ lệ lấp đầy các khu CN tính trung bình ~ 59,61 %.
Nguyên nhân, lý do: Số dự án này do chưa có đường vào, do còn vướng
mắc về bồi thường giải phóng mặt bằng chưa xong. Ví dụ: Công ty Nam Đức
(Elastic, Muto, đường 24 m khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh); Công ty
cổ phần cơ khí Mê Linh (Quang Minh); Công ty hạ tầng Vĩnh Phúc (Khu công
nghiệp Khai Quang) bồi thường chưa xong.
4. Tổng hợp kết quả cho thuê đất để sản xuất kinh doanh trong các Cụm
công nghiệp, làng nghề trên địa bàn vùng:
44
Tổng số có 47 dự án được giao với diện tích 56,14 ha đất thì có 36 dự án
sử dụng đất có hiệu quả với diện tích 51,57 ha, còn 11 dự án được giao đất chưa
sử dụng với diện tích 4,57 ha
Lý do chủ yếu chưa sử dụng đất chủ yếu do còn vướng mắc về bồi thường
GPMB.
5. Tổng hợp kết quả cho các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất kinh
doanh ở ngoài khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (cho thuê rời):
Tổng số có 334 dự án với diện tích đất giao cho thuê là 390,42 ha thì có
314 dự án đã sử dụng đất có hiệu quả với diện tích 381,28 ha. Còn lại 20 dự án
đã được giao đất chưa sử dụng đất với diện tích 9,14 ha.
Lý do chưa sử dụng đất: Các dự án này mới được giao đất, chưa giải
quyết xong vướng mắc về bồi thường giải phóng mặt bằng và các thủ tục đầu tư
xây dựng cơ bản.
6. Tổng hợp kết quả giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Không phải nộp tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất) trên địa bàn vùng:
Tổng số có 569 dự án với diện tích được giao 1.313,37 ha gồm:
- Công trình giao thông 126 dự án, công trình với diện tích 481,37 ha các
dự án giao thông được nhân dân rất đồng tình ủng hộ nên thực hiện thuận lợi,
đúng mục đích, có hiệu quả.
- Công trình thuỷ lợi: 50 dự án với diện tích 182.84 ha chủ yếu là các
công trình đã đưa vào sử dụng đất có hiệu quả.
45
- Xây dựng trụ sở, công trình văn hoá, giáo dục và các công trình hạ tầng
khác là 115 dự án, công trình với diện tích 105,71 ha đã xây dựng và sử dụng
đất đúng mục đích, có hiệu quả.
- Đất công trình hạ tầng kỹ thuật 77 dự án công trình với diện tích 130,62
ha.
- Đất hạ tầng văn hoá 13 dự án, công trình với diện tích 24,94 ha.
- Đất hạ tầng thương mại: 10 dự án công trình với diện tích 13,34 ha.
- Đất hạ tầng du lịch, di tích có 06 dự án với diện tích 22,27.
- Đất công trình y tế, giáo dục 117 dự án công trình với diện tích 151,94 ha.
- Các công trình dự án khác 55 dự án với diện tích 200,34 ha.
7. Kết quả thực hiện các dự án xây nhà để bán trên địa bàn tỉnh:
Từ năm 2003 đến năm 2007, vùng đã giao cho 27 dự án với diện tích
1.250,97 ha (Riêng đất ở có thu tiền sử dụng đất là 329,14 ha, bao gồm cả 25%
đất thương phẩm trả lại cho Tỉnh). Số tiền phải nộp là: 456.933,7 triệu đồng, số
tiền đã nộp là: 230.582 triệu đồng, Số còn nợ là 226.351,6 triệu đồng (Chưa tính
tiền thu từ đấu giá đất thương phẩm).
Ngoài ra, còn 23 dự án UBND tỉnh có quyết định thu hồi để bồi thường
giải phóng mặt bằng và triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nhưng đến
ngày 31/12/2007 chưa được giao đất. Đến tháng 6/2008 đã có thêm 14 dự án
khác được giao đất do vậy đến nay đã có 41 dự án được giao đất.
8. Tổng hợp kết quả thực hiện các dự án đổi đất tạo vốn xây dựng hạ tầng
trên địa bàn vùng:
46
Tỉnh Vĩnh Phúc đã giao cho 01 dự án bằng hình thức đổi đất tạo vốn xây
dựng hạ tầng được Thủ tướng Chính phủ đồng ý với diện tích 45,31 ha - Cụm
kinh tế-xã hội Tân Tiến, Vĩnh Tường.Trong đó quỹ đất ở là 10,69 ha chia thành
537 ô đất. UBND huyện Vĩnh Tường đã cho 04 doanh nghiệp vào đầu tư xây
dựng hạ tầng, diện tích đất ở đổi cho 04 doanh nghiệp là 1,8 ha.
9. Tổng hợp kết quả thực hiện các dự án, quyết định giao đất của UBND
cấp huyện, cơ quan, đơn vị để giao cho hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở trên địa
bàn tỉnh:
Dự án quy hoạch khu dân cư: Chủ yếu là quy hoạch điểm dân cư nông
thôn do UBND huyện thực hiện để giao đất cho hộ gia đình, cá nhân. Tổng số có
1.133 dự án điểm dân cư với diện tích 491,82 ha trong đó quỹ đất ở để giao có
thu tiền sử dụng đất là 345,81 ha và đã giao 256,29 ha.
10. Tổng hợp kết quả thực hiện các dự án, quyết định giao đất cho hộ gia
đình, cá nhân tái định cư và đất dân cư dịch vụ trên địa bàn tỉnh:
- Dự án khu đất dịch vụ: Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, Nghị quyết
của HĐND tỉnh, quy định của UBND tỉnh về việc giao đất dịch vụ từ năm 2004-
2007 trên địa bàn tỉnh đã thu hồi đất để giao san lấp, xây dựng cơ sở hạ tầng
được 17 dự án với diện tích 236,06 ha.
- Dự án khu đất tái định cư:
Tổng số có 20 dự án được thu hồi đất, giao đất với diện tích 55,94 ha để
bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng công nghiệp, dịch vụ, đô thị, phát
triển cơ sở hạ tầng.
11. Tổng hợp kết quả giao đất, cho thuê đất để sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh:
47
Từ năm 2003 đến năm 2007, trên địa bàn tỉnh đã giao cho 12 dự án với
diện tích 119,57 ha đất để sản xuất nông nghiệp. Các dự án nhìn chung đúng
mục đích, có hiệu quả.
2.3.3 Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất của các dự án:
1. Ưu điểm:
Từ năm 2003 đến năm 2007 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã giao đất, cho
thuê đất tổng số 2.353 dự án với diện tích 4.687,21 ha. Qua kiểm tra, rà soát xác
định các diện tích đất này đều nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và
quy hoạch xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn được cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Có 2.299 dự án có hiệu quả/2.353 dự án (Chiếm 97,7%) sử dụng diện
tích 4.615,32 ha/ 4.687,21 ha đất (chiếm 98,5%) hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra
còn có 54 dự án chưa phát huy hiệu quả gồm 46 dự án đã được giao cho thuê đất
chưa sử dụng và 8 dự án đã sử dụng đất nhưng chưa có hiệu quả.
- Các dự án được giao đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thực hiện
tốt việc nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Các chủ đầu tư tích cực thực hiện dự án kể cả việc bồi thường, giải
phóng mặt bằng.
- Nhiều dự án đi vào sản xuất ổn định, có hiệu quả đóng góp vào ngân
sách nhà nước, thực hiện cam kết tuyển dụng lao động địa phương.
48
- Các dự án cơ bản đều tích cực tham gia giải quyết các vấn đề xã hội của
địa phương, góp phần xoá đói, giảm nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời
sống nhân dân.
- Các dự án được giao đất đã cơ bản thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật
đất đai, đầu tư xây dựng các công trình theo đúng tiến độ được duyệt, sử dụng đất
đúng mục đích và đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Với diện tích thu hồi nêu trên và thục tiễn phát triển của Vĩnh Phúc có thể
thấy được hiệu quả của quá trình sử dụng đất như sau:
Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã đẩy mạnh
phát triển công nghiệp coi công nghiệp là động lực, du lịch dịch vụ là mũi nhọn
và nông nghiệp là nền tảng. Khi mới tái lập tỉnh, công nghiệp Vĩnh Phúc hầu
như từ số 0, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp là: 14-26-
60, thì sau 10 năm tái lập tỷ lệ cơ cấu đã thay đổi tích cực là: 60-26-14. Thu
ngân sách từ chỗ 100 tỷ đồng/ năm, đến nay đã là 5.500 tỷ đồng. Nếu tính cả 10
năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc mới thu hồi đất để cho phát triển công nghiệp, dịch
vụ đô thị cũng như xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho nền kinh tế của tỉnh gần
7.000 ha chiếm 5,1 % diện tích tự nhiên và 10,6 % diện tích đất nông nghiệp,
nếu chỉ tính diện tích đất thu hồi giao cho các dự án công nghiệp, đô thị, dịch vụ
là 3.720,87 ha chiếm ~ 7 % diện tích đất nông nghiệp của tỉnh và mới có 70% số
dự án đi vào hoạt động nhưng đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân 21,9 % /năm. GDP trên địa bàn tỉnh tăng gấp 50 lần so với năm đầu
tái lập tỉnh, thu nhập bình quân đầu người từ chỗ bằng 60 % bình quân chung
của cả nước nay đã vượt lên 110 % so với bình quân chung cả nước (trên 1000
USD/864 USD bình quân của cả nước). Đời sống kinh tế cả thành thị và nông
thôn đều được nâng lên rõ rệt, công cuộc xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh,
49
hàng năm giải quyết được 18-24 nghìn lao động vào các cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp và đã trở thành một trong 6 tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh cao trong cả
nước.
Cơ bản các dự án sử dụng đất đã chấp hành thực hiện đầy đủ các quy định
pháp luật đất đai, đầu tư xây dựng các công trình theo đúng tiến độ được duyệt,
sử dụng đất đúng mục đích và đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu
quả.
2. Các điểm tồn tại:
Bên cạnh những thành tựu, hiệu quả thu hồi đất, giao đất rất quan trọng
nêu trên thì cũng còn một số tồn tại là:
- Trình tự, thủ tục giao đất cho một số dự án chưa phù hợp với Luật Đất
đai năm 2003, trong đó có nguyên nhân là: Có một số dự án phê duyệt phương
án bồi thường và bồi thường giải phóng mặt bằng khi mới có quyết định phê
duyệt địa điểm của UBND tỉnh và được nhân dân có đất bị thu hồi đồng tình
trước khi có quyết định thu hồi đất; Một số dự án đòi hỏi về tiến độ nên thực
hiện không đảm bảo thời gian thông báo đủ 90 ngày đối với đất nông nghiệp,
180 ngày đối với đất phi nông nghiệp cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất.
- Còn 54 dự án sử dụng đất chưa phát huy hiệu quả và chưa sử dụng đất
hiệu quả với diện tích là 71,89 ha, gồm:
+ Có 23 dự án trong khu công nghiệp (8 dự án không hiệu quả, 15 dự án
được giao chưa sử dụng đất) với diện tích 58,18 ha (Biểu số 03).
+ Có 11 dự án trong cụm công nghiệp, làng nghề được giao đất chưa sử
dụng, sử dụng không hiệu quả với diện tích 4,57 ha (Biểu 04).
50
+ Có 20 dự án thuê rời ngoài khu, cụm công nghiệp với diện tích sử dụng
không hiệu quả, chưa sử dụng đất 9,14 ha (Biểu số 5).
- Việc thực hiện ưu đãi đầu tư của một số dự án chưa đúng với quy định
của Chính phủ. Vấn đề này đến nay đã được khắc phục.
2.4 Thực trạng công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước
Theo báo cáo về kết quả kiểm tra, thanh tra và thực trạng sai phạm, thất thoát,
lãng phí trong đầu tư xây dựng từ 2002-2008 ở 16 tỉnh trung du, miền núi Bắc
bộ cho thấy thực trạng công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước. Việc kiểm tra được tiền hành theo các chương
trình cụ thể như sau:
2.4.1 Kết quả kiểm tra, thanh tra theo Chương trình của Bộ Chính trị, Ban Bí
thư và thực trạng sai phạm, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng ở khu
vực trung du, miền núi Bắc bộ
a- Thực hiện Chương trình kiểm tra năm 2002 của Bộ Chính trị, ngày
12/4/2002 Thủ Chính phủ đã ban hành quyết định 273/QĐ-TTg kiểm tra đầu tư
xây dựng và đất đai trong cả nước, giao cho thanh tra Nhà nước chủ trì kiểm tra
một số công trình dự án lớn, các bộ ngành địa phương tự kiểm tra thuộc phạm vi
quản lý của mình. Riêng 16 tỉnh kiểm tra 25 dự án, với tổng vốn đầu tư xấp xỉ
47 tỷ đồng và tổng giá trị vốn được kiểm tra xấp xỉ 26 tỷ đồng. Qua kiểm tra đã
phát hiện sai phạm về tài chính xấp xỉ 3,4 tỷ đồng (chiếm trên 14% giá trị vốn
được kiểm tra) kiểm điểm trách nhiệm, xử lý kỷ luật về đảng và hành chính 27
người. Chuyển cơ quan công an điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự 2 vụ ở
Sơn La và Lạng Sơn. Sau khi nghe tổng thanh tra nhà nước tổng hợp báo cáo kết
51
quả kiểm tra, thanh tra ở 61 tỉnh thành, và các bộ ngành TW, Bộ Chính trị có
Thông báo số 108-TB/TW ngày 14/5/2003, đã chỉ rõ: Qua kiểm tra, khẳng định
chủ trương đầu tư của nhà nước ta đối với phần lớn các dự án công trình là
đúng. Các dự án, công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển sản
xuất, dịch vụ, kinh tế, văn hoá đã góp phần rất quan trọng vào sự tăng trưởng
kinh tế và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên qua
kiểm tra cũng thấy rõ vai phạm trong đầu tư xây dựng còn nhiều và nghiêm
trọng, xảy ra phổ biến ở hết các giai đoạn đầu tư, đã làm thất thoát nghiêm
trọng tài sản, tiền vốn của nhà nước, ảnh hưởng xuất đến chất lượng nhiều công
trình xây dựng, làm giảm hiệu quả nhiều dự án đầu tư.
b- Chương trình kiểm tra số 07-CTr/TW ngày 02/6/2006 của Bộ Chính trị,
thời điểm kiểm tra từ năm 2003-2005 đối với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh,
với 3 nội dung, trong đó về quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho XDCB
và việc nợ đọng vốn trong XDCB, có những vi phạm sau:
Trong 3 năm có 67 dự án phải điều chỉnh bổ sung tăng tổng mức đầu tư
205.775 triệu đồng bằng 23,6%; có 74 công trình và hạng mục công trình phải
điều chỉnh thiết kế, dự toán. Có 37 dự án không có quyết định đầu tư ở thời
điểm tháng 10 trước năm kế hoạch; bố trí vốn còn dàn trải không theo tiến độ
được phê duyệt của dự án, vốn bố trí cho 01 dự án thấp, đến 31/12/2005 toàn
tỉnh nợ khối lượng XDCB hoàn thành XDCB là 272.881 triệu đồng. Có 58 dự án
nhóm C, B không thực hiện đúng tiến độ theo quy định, gây lãng phí. Dùng
nguồn vốn XDCB hỗ trợ cho Công ty cổ phần Nông sản Bắc Ninh đầu tư 03 dự
án của Công ty với tổng mức đầu tư 33.460 triệu đồng là vi phạm quy định của
Luật ngân sách nhà nước. Có 19 công trình và hạng mục công trình tính thừa,
thiếu khối lượng. Luật pháp về đấu thầu quy định rõ, tổ chức đấu thầu rộng rãi là
chính, nhưng trong 3 năm có 97,3% gói thầu xây lắp đấu thầu hạn chế và chỉ
52
định thầu (trong đó có 35 gói thầu, mỗi gói có giá trị từ trên 7.000 triệu đồng
đến 68.000 triệu đồng) là vi phạm. Bổ sung chế độ chính sách cho một số công
trình và hạng mục công trình sai quy định, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước
gần 10 tỷ đồng.
2.4.2 Kết quả kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm
của UBKT các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ từ năm 2002-2008
Từ năm 2002 đến 2008 UBKT các cấp thuộc tỉnh đã kiểm tra 17.250 đảng
viên có dấu hiệu vi phạm (UBKT cấp tỉnh: 570; UBKT cấp huyện: 5452; cơ sở
là 11.228 đảng viên), trong đó có vi phạm 11.432 trường hợp bằng 75% tổng số
đảng viên được kiểm tra, đảng viên bị xử lý kỷ luật trên 60%. Trong 11.432
trường hợp vi phạm chỉ có 15% vi phạm liên quan đến đầu tư và xây dựng.
Kiểm tra 3.921 tổ chức đảng (cấp tỉnh: 175, cấp huyện 165, cấp cơ sở 3.581;
trong đó có 2.540 tổ chức bằng 60% tổ chức đảng vi phạm. Trong 2.540 tổ chức
đảng vi phạm, có 19 % tổ chức vi phạm có liên quan đến đầu tư xây dựng. Nội
dung vi phạm chủ yếu là buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; tham ô, bớt xén vật liệu,
vật tư, không thực đúng thiết kế; thanh quyết toán khống khối lượng; bồi thường
giải phóng phóng mặt bằng không đúng đối tượng, sai chế độ (chủ yếu là sau khi
có kết quả sau thanh tra, điều tra mới tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm).
2.4.3 Kết quả kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm
của Vụ Địa phương II Cơ quan UBKT Trung ương từ năm 2002-2008 ở khu
vực trung du, miền núi Bắc bộ
Từ 2002-2008, Vụ II Cơ quan UBKT Trung ương kiểm tra 09 BCS đảng
UBND tỉnh (Hà Giang 02 lần), gồm các tỉnh: Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà
Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và 23 đảng
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY

More Related Content

What's hot

01d188ff0bfd466c8fac4100f3146413 55 2015-ttlt_btc_bkhcn
01d188ff0bfd466c8fac4100f3146413 55 2015-ttlt_btc_bkhcn01d188ff0bfd466c8fac4100f3146413 55 2015-ttlt_btc_bkhcn
01d188ff0bfd466c8fac4100f3146413 55 2015-ttlt_btc_bkhcnPhi Phi
 
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐẦU TƯ; CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU...
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐẦU TƯ; CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU...NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐẦU TƯ; CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU...
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐẦU TƯ; CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU...nataliej4
 
Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵng
Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵngQuản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵng
Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...
BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...
BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...Minh Chanh
 

What's hot (18)

01d188ff0bfd466c8fac4100f3146413 55 2015-ttlt_btc_bkhcn
01d188ff0bfd466c8fac4100f3146413 55 2015-ttlt_btc_bkhcn01d188ff0bfd466c8fac4100f3146413 55 2015-ttlt_btc_bkhcn
01d188ff0bfd466c8fac4100f3146413 55 2015-ttlt_btc_bkhcn
 
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐẦU TƯ; CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU...
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐẦU TƯ; CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU...NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐẦU TƯ; CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU...
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐẦU TƯ; CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật, 9đ
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật, 9đQuy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật, 9đ
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAYLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAY
 
Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵng
Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵngQuản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵng
Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố đà nẵng
 
Quản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đ
Quản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đQuản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đ
Quản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đ
 
Luận án: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở Bắc Trung bộ
Luận án: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở Bắc Trung bộLuận án: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở Bắc Trung bộ
Luận án: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở Bắc Trung bộ
 
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...
 
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựngLuận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quận Đồ Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quận Đồ Sơn, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quận Đồ Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quận Đồ Sơn, HAY
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao công tác xác định giá thuê đất, 9đ
Luận văn: Giải pháp nâng cao công tác xác định giá thuê đất, 9đLuận văn: Giải pháp nâng cao công tác xác định giá thuê đất, 9đ
Luận văn: Giải pháp nâng cao công tác xác định giá thuê đất, 9đ
 
Đề tài: Hoàn thiện khung pháp luật về Xây dựng cơ bản, HOT
Đề tài: Hoàn thiện khung pháp luật về Xây dựng cơ bản, HOTĐề tài: Hoàn thiện khung pháp luật về Xây dựng cơ bản, HOT
Đề tài: Hoàn thiện khung pháp luật về Xây dựng cơ bản, HOT
 
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đLuận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
 
Luận văn: Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản, HOT
Luận văn: Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản, HOTLuận văn: Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản, HOT
Luận văn: Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản, HOT
 
BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...
BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...
BÀI 4: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ. TS. BÙI QUAN...
 
Luận văn: Đăng ký quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Đăng ký quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt NamLuận văn: Đăng ký quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Đăng ký quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại TP Bắc Giang, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại TP Bắc Giang, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại TP Bắc Giang, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại TP Bắc Giang, HOT
 

Similar to Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY

Đề tài thương mại điện tử
Đề tài thương mại điện tửĐề tài thương mại điện tử
Đề tài thương mại điện tửduydeptrai nhat
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trên địa bàn Tỉn...
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trên địa bàn Tỉn...Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trên địa bàn Tỉn...
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trên địa bàn Tỉn...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sáchQuản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sáchDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Kinh tế xây dựng sư phạm kỹ thuật tp hcm.pdf
Kinh tế xây dựng sư phạm kỹ thuật tp hcm.pdfKinh tế xây dựng sư phạm kỹ thuật tp hcm.pdf
Kinh tế xây dựng sư phạm kỹ thuật tp hcm.pdfquangkhanhst123
 

Similar to Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY (20)

Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
 
Nhung ad
Nhung adNhung ad
Nhung ad
 
Luận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú Yên
Luận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú YênLuận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú Yên
Luận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú Yên
 
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
 
Đề tài thương mại điện tử
Đề tài thương mại điện tửĐề tài thương mại điện tử
Đề tài thương mại điện tử
 
Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...
Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...
Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn...
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn...Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn...
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn...
 
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
 
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAYLuận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
 
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
 
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng NamLuận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Dự án xây dựng nhà ở cho công nhân mỏ Quảng Ninh
Luận văn: Dự án xây dựng nhà ở cho công nhân mỏ Quảng NinhLuận văn: Dự án xây dựng nhà ở cho công nhân mỏ Quảng Ninh
Luận văn: Dự án xây dựng nhà ở cho công nhân mỏ Quảng Ninh
 
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân mỏ
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân mỏĐề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân mỏ
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân mỏ
 
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trên địa bàn Tỉn...
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trên địa bàn Tỉn...Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trên địa bàn Tỉn...
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trên địa bàn Tỉn...
 
Quản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sáchQuản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách
 
Kinh tế xây dựng sư phạm kỹ thuật tp hcm.pdf
Kinh tế xây dựng sư phạm kỹ thuật tp hcm.pdfKinh tế xây dựng sư phạm kỹ thuật tp hcm.pdf
Kinh tế xây dựng sư phạm kỹ thuật tp hcm.pdf
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAY
Luận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAYLuận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAY
Luận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAY
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 

Recently uploaded (20)

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 

Luận văn: Dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn nhà nước, HAY

  • 1. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thế Toàn
  • 2. 2 Lêi c¶m ¬n ! Sau thêi gian nghiªn cøu, t¸c gi¶ ®· hoµn thµnh luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ chuyªn ngµnh Kinh tÕ tµi nguyªn thiªn nhiªn víi ®Ò tµi “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm tra giám sát các dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh Trung du, miền núi Bắc Bộ”. Cã ®-îc kÕt qu¶ nµy, lêi c¶m ¬n ®Çu tiªn, xin ®-îc bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c nhÊt ®Õn c« gi¸o PGS.TS. Ng« ThÞ Thanh V©n, ng-êi trùc tiÕp h-íng dÉn, dµnh nhiÒu thêi gian, t©m huyÕt h-íng dÉn t¸c gi¶ hoµn thµnh luËn v¨n nµy. T¸c gi¶ xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy c« gi¸o ®· gi¶ng dËy trong thêi gian häc cao häc t¹i Tr-êng §¹i häc Thuû lîi, c¸c thÇy c« gi¸o trong Khoa Kinh tÕ vµ Qu¶n lý thuéc Tr-êng §¹i häc Thuû lîi n¬i t«i lµm luËn v¨n ®· tËn t×nh gióp ®ì vµ truyÒn ®¹t kiÕn thøc ®Ó t«i cã thÓ hoµn thµnh ®-îc luËn v¨n nµy. T¸c gi¶ còng xin bµy ®á lßng c¶m ¬n ®Õn tËp thÓ l·nh ®¹o, anh em trong c¬ quan, anh em, b¹n bÌ ®· gióp ®ì, ®ãng gãp ý kiÕn cho t¸c gi¶ trong qu¸ tr×nh lµm luËn v¨n. Lêi c¶m ¬n sau cïng xin ®-îc göi tíi mäi ng-êi trong gia ®inh lu«n quan t©m, ®éng viªn ®Ó t«i cè g¾ng hoµn thµnh luËn v¨n. Hµ néi, ngµy 28 th¸ng 02 n¨m 2011 T¸c gi¶ Nguyễn Thế Toàn
  • 3. 3 MỤC LỤC Nội dung Trang Mở đầu 8 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục đích của đề tài 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4. Kết quả dự kiến đạt được 5. Nội dung 8 9 9 10 10 Chương 1 Căn cứ và cơ sở lý luận để kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai 11 1.1 Nội dung công tác và quy trình kiểm tra giám sát các dự án đầu tư sử dụng đất đai 11 1.1.1 Tổng quan chung 1.1.2 Nội dung quản lý giám sát nhà nước về đầu tư xây dựng 1.1.3 Nhà thầu trong hoạt động xây dựng (thường gọi là bên B) 1.1.4 Các bước tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu 11 13 16 16 1.2 Các văn bản chính sách của nhà nước liên quan đến kiểm tra giám sát về đất đai và đầu tư xây dựng 18 1.2.1 Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 1.2.2 Chủ trương, nghị quyết của của Đảng và các văn bản có nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát về đầu tư và xây dựng 1.2.3 Chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư có nội dung kiểm tra về đầu tư xây dựng từ năm 2002 đến 2010 1.2.4 Pháp luật của Nhà nước điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng từ 18 24 27 27
  • 4. 4 năm 2002 đến 2010 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai 29 1.3.1. Đặc điểm tình hình chung 1.3.2. Khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư 1.3.3. Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát dự án 1.3.4. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư giám sát xây dựng 1.3.5. Công tác quản lý dự án của chủ đầu tư 1.3.6. Nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng 1.3.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát dự án 29 30 30 31 31 32 32 Kết luận chương 1 34 Chương 2 - Thực trạng đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai và công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ 36 2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực 36 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.2 Điều kiện dân sinh kinh tế 2.1.3 Định hướng phát triển vùng 36 37 37 2.2 Thực trạng đầu tư xây dựng khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ 39 2.3 Thực trạng sử dụng đất đai tỉnh Vĩnh Phúc 41 2.3.1 Kết quả tổng hợp tình hình quản lý và sử dụng đất đã giao cho các dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.2 Tổng hợp kết quả thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh từ năm 2003 đến năm 2007 2.3.3 Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất của các dự án 41 42 47
  • 5. 5 2.4 Thực trạng công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước 49 2.4.1 Kết quả kiểm tra, thanh tra theo Chương trình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực trạng sai phạm, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng ở khu vực trung du, miền núi Bắc bộ 2.4.2 Kết quả kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm của UBKT các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ từ năm 2002-2008 2.4.3 Kết quả kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm của Vụ Địa phương II Cơ quan UBKT Trung ương từ năm 2002- 2008 ở khu vực trung du, miền núi Bắc bộ 2.4.4 Kết quả thanh tra ở một số tỉnh và một số vụ việc điển hình vi phạm nghiêm trọng về đầu tư xây dựng ở khu vực trung du, miền núi Bắc bộ 50 51 52 55 Kết luận chương 2 62 Chương 3 - Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát, hiệu quả đầu tư và sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ 64 3.1 Kinh nghiệm trong công tác kiểm tra giám sát đầu tư sử dụng đất đai 64 3.1.1 Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 3.1.2 Trong giai đoạn thực hiện đầu tư 3.1.3 Giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa công trình vào khai thác sử dụng 65 66 72 3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra giám sát dự án đầu tư đất đai ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ 72
  • 6. 6 3.2.1 Các yếu tố khách quan 3.2.2 Các yếu tố chủ quan 72 73 3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách tại các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ 75 3.3.1 Công tác giám sát thường xuyên 3.3.2 Lựa chọn cán bộ kiểm tra 3.3.3 Nắm chắc địa bàn và đối tượng kiểm tra 3.3.4 Thẩm tra – xác minh 3.3.5 Báo cáo kết quả kiểm tra 3.3.6 Đối tượng kiểm tra 3.3.7 Cán bộ lãnh đạo 3.3.8 Kiểm tra – giám sát 75 76 77 77 79 79 80 80 Kết luận chương 3 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Những kết quả đạt được của luận văn Kiến nghị 89 89 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
  • 7. 7 DANH MỤC VIÊT TẮT UBKT: Ủy ban Kiểm tra XDCB: Xây dựng cơ bản TDMNBB: Trung du miền núi Bắc Bộ NSNN: Ngân sách nhà nước
  • 8. 8 MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đầu tư xây dựng có vị trí rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia. Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng, hằng năm đã dành mức đầu tư tương đối lớn cho lĩnh vực này. Các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hoá-xã hội, bình quân mỗi năm 1000 tỷ đồng. Có thể nói, công tác đầu tư xây dựng trong những năm qua có những chuyển biến rõ nét, tạo ra cơ sở hạ tầng, một diện mạo mới cho đất nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác này còn bộc lộ nhiều tồn tại, sai phạm, thất thoát, lãng phí xảy ra ở tất cả các giai đoạn đầu tư xây dựng, ở các cấp quản lý trên phạm vi toàn quốc, trong đó có 16 tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ. Nhiều cán bộ đảng vi phạm kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng uy tín của Đảng, sự quản lý điều hành của nhà nước. Nghiêm trọng hơn tình trạng chạy dự án, chạy được làm chủ đầu tư, chạy được nhận thầu công trình, hành vi có đi có lại, lại quả trong đầu tư xây dựng đã trở thành việc làm bình thường, luật bất thành văn, tồn tại ngay trong ý thức và việc làm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng. Đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang trở thành những vấn đề nhạy cảm, nhức nhối, thu hút sự quan tâm của quần chúng nhân dân, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, công luận và báo chí, các tổ chức đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chống tham nhũng, cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra, các tổ chức chống tội phạm quốc tế…. Xuất
  • 9. 9 phát từ yêu cầu bức bách hiện nay, nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, góp phần ngăn chặn đẩy lùi những sai phạm, thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong đầu tư xây dựng, thực hiện nghiêm Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 30/7/2007 (Hội nghị Trung ương V, khoá X ) “về tăng cường kiểm tra, giám sát của đảng” là phải tập chung kiểm tra, giám sát những nơi thường dễ xảy ra vi phạm như lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, tài chính, ngân hàng, thương mại, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; những nơi có dấu hiệu ban hành chủ chương, chính sách trái với nghị quyết, chỉ thị của đảng, pháp luật của nhà nước. Kiểm tra, giám sát người đứng đầu cơ quan nhà nước ở các cấp về năng lực lãnh đạo, quản lý, phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách và tính tiền phong, gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm tra giám sát các dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh Trung du, miền núi Bắc Bộ” có tính cấp thiết và mang tính thực tiễn. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Thu thập và hệ thống các chủ trương và văn bản của Đảng liên quan đến kiểm tra giám sát về đất đai và đầu tư xây dựng - Phân tích đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng, sự dụng đất đai và thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát, quản đầu tư và sử dụng đất III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Sử dụng phương pháp tổng hợp, điều tra cơ bản thu thập và phân tích các số liệu.
  • 10. 10 IV. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC: - Các chủ trương và văn bản của Đảng liên quan đến kiểm tra giám sát về đất đai và đầu tư xây dựng - Thực trạng đầu tư xây dựng, sự dụng đất đai và thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. - Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát, quản lý đầu tư và sử dụng đất đai tại các tỉnh Trung Du, miền núi Bắc Bộ. V. NỘI DUNG Luận văn bao gồm các chương: Mở đầu Chương 1 Căn cứ và cơ sở lý luận để kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai Chương 2 - Thực trạng đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai và công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ Chương 3 - Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát, hiệu quả đầu tư và sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ. Kết luận và Kiến nghị
  • 11. 11 CHƯƠNG 1 CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ KIỂM TRA GIÁM SÁT CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 1.1 Nội dung công tác và quy trình kiểm tra giám sát các dự án đầu tư sử dụng đất đai 1.1.1 Tổng quan chung Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 90%) trong tổng nguồn vốn chi đầu tư phát triển, khoảng 3% trong tổng chi thường xuyên (để tu bổ sửa chữa lớn trụ sở làm việc…) của ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn có nguồn vốn tín dụng của nhà nước, nguồn vốn vay do nhà nước bảo lãnh để đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định việc quản lý sử dụng như vốn ngân sách nhà nước. Sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình gắn liền với đất xây dựng công trình. Mỗi công trình có một địa điểm xây dựng và chịu chi phối bởi điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, môi trường, khí hậu, thời tiết… của nơi đầu tư xây dựng công trình. Sản phẩm xây dựng cơ bản có tính đơn chiếc, mỗi hạng mục công trình, công trình có thiết kế dự toán riêng. Mục đích đầu tư và các điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, môi trường, khí hậu, thời tiết… của nơi đầu tư sẽ quyết định đến quy hoạch, kiến trúc, quy mô, kết cấu, khối lượng, quy chuẩn xây dựng, giải pháp công nghệ, thi công… và dự toán chi phí của từng hạng mục công trình, công trình. Sản phẩm đầu tư xây dựng là các công trình xây dựng được tạo ra trong một thời gian dài, ở tất cả các ngành kinh tế quốc dân, các lĩnh vực kinh tế xã hội như công nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, xây dựng, y tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh…mỗi loại có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng. Đầu tư xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời nên luôn
  • 12. 12 chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và lực lượng thi công phải thường xuyên di chuyển theo nơi phát sinh nhu cầu xây dựng công trình. Như vậy để có được sản phẩm xây dựng (hàng hoá đặc biệt), nhà nước ta đầu tư lớn tiền vốn, công sức, nghiên cứu, ban hành các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức, các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ hoạt động đầu tư xây dựng với mục tiêu yêu cầu các chủ thể tham gia phải tuân thủ pháp luật, nhà nước mua được hàng hoá với giá trị phù hợp, chất lượng đảm bảo. Hoạt động đầu tư xây dựng là lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cán bộ, đảng viên tham gia. Cán bộ kiểm tra, giám sát về đầu tư xây dựng, ngoài những phẩm chất chung, còn phải hiểu biết được quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước về đầu tư xây dựng và những vấn đề cốt yếu dưới đây: Hoạt động xây dựng bao gồm việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập kế hoạch vốn đầu tư, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giải phóng mặt bằng (nếu có), thi công xây dựng công trình, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công, thanh toán, quyết toán xây dựng công trình và các hoạt động khác có liên quan. Chia theo giai đoạn, thì hoạt động xây dựng gồm 03 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư (lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, kế hoạch vốn đầu tư), giai đoạn thực hiện đầu tư (khảo sát, thiết kế xây dựng công trình, giải phóng mặt bằng (nếu có), lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công, quản lý dự án…), và giai đoạn kết thúc đầu tư (nghiệm thu, thanh, quyết toán đưa dự án vào khai thác sử dụng, bảo hành công trình…).
  • 13. 13 1.1.2 Nội dung quản lý giám sát nhà nước về đầu tư xây dựng 1) Nội dung quản lý nhà nước: Nội dung quản lý nhà nước về giám sát đầu tư xây dựng bao gồm các công tác sau đây: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng; Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng; Cấp và thu hồi giấy phép trong hoạt động xây dựng; Hướng dẫn kiểm tra, thanh tra, giải quyết tố táo, khiếu nại và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng; Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động; Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng… 2) Các cơ quan quản lý nhà nước quản lý về giám sát đầu tư xây dựng: + Cấp Trung Ương: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Kho bạc, Thanh tra chính phủ. Các bộ chuyên ngành như: giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bưu chính viễn thông… + Cấp địa phương: Hội đồng nhân dân, UBND, các cơ quan liên quan: kế hoạch đầu tư, tài chính, kho bạc, xây dựng, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp và PTNT… - Cơ quan kế hoạch đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sở kế hoạch và đầu tư, phòng tài chính kế hoạch…), có chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp
  • 14. 14 luật và cấp quyết định đầu tư giao: tham mưu, thẩm định danh mục đầu tư, bố trí vốn đầu tư; thẩm định dự án đầu tư; thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả đâú thầu trình chủ quản đầu tư quyết định. Giám định, thanh tra, kiểm tra dự án đầu tư theo quy định. - Cơ quan tài chính (Bộ Tài chính, sở tài chính, phòng tài chính…): Phối hợp cơ quan kế hoạch đầu tư cân đối bố trí vốn cho dự án; xây dựng đơn giá vật tư, vật liệu… làm cơ sở lập dự toán công trình; tham mưu, thẩm định phương án, dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng; thẩm định quyết toán dự án hoàn thành; thanh tra việc quản lý sử dụng sử dụng vốn đầu tư dự án theo quy định. - Cơ quan kho bạc (Kho bạc TW, kho bạc tỉnh, kho bạc huyện): kiểm soát tạm ứng, thanh toán vốn dự án đầu tư trên cơ sở đề nghị cuả chủ đầu tư theo quy định. 3) Các cơ quan quản lý giám sát dự án Các cơ quan quản lý dự án đầu tư đất đai bao gồm: - Cấp quyết định đầu tư hay chủ quản đầu tư là tổ chức hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật. - Chủ đầu tư (thường gọi là bên A) là người chủ sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư có chức năng, nhiệm vụ: đàm phán ký kết, giám sát việc thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công theo quy định của pháp luật; dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường; yêu cầu tổ chức cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng; không thanh toán giá trị khối lượng không đảm bảo chất lượng hoặc khối lượng phat sinh không hợp lý; lựa
  • 15. 15 chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động thi công phù hợp để thi công xây dựng công trình; tham gia cùng với UBND cấp có thẩm quyền hoặc chủ trì phối hợp với UBND cấp có thẩm quyền giải phóng mặt bằng xây dựng để giao cho nhà thầu xây dựng công trình; tổ chức giám sát thi công; kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sing môi trường; tổ chức nghiệm thu thanh toán, quyết toán công trình; thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết; xem xét quyết định các đề xuất có liên quan đến thiết kế của nhà thầu thi công; tôn trọng quyền tác giả thiết kế; Mua bảo hiểm công trình; lưu chữ hồ sơ công trình; bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho nhà thầu thi công, nghiệm thu không đảm bảo chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu và các hành vi vi phạm khác khác do lỗi của mình gây ra; chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, chịu trách nhiệm về đảm bảo công trình thi công đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả; các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. - Ban quản lý dự án (thường gọi là bên A): do chủ quản đầu tư hoặc các bộ, UBND tỉnh, thành phố thành lập, có nhịêm vụ làm chủ đầu tư hoặc giúp chủ đầu tư tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ của chủ đầu quản lý dự án theo quy định của pháp luật và quyết định của chủ quản đầu tư. Có 3 loại hình ban quản lý dự án: + Ban quản lý dự án chuyên ngành: được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập và cho giao quản lý đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực, chuyên môn theo ngành. Từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh đều có các ban này, như các ban chuyên trách quản lý xây dựng các công trình thuỷ lợi, công trình giao thông, công trình điện lực, công trình công nghiệp và dân dụng…Các ban này do các Bộ, ngành TW và các sở chuyên ngành quản lý.
  • 16. 16 + Ban quản lý của một dự án: do cấp quyết định đầu tư thành lập khi có quyết định đầu tư dự án. Sau khi công trình hoàn thành, ban này hết nhiệm vụ và giải thể. + Ban quản lý dự án chuyên trách: được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập và giao quản lý tất cả các loại hình dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn. Các ban này thường có ở cấp huyện và một số cấp tỉnh, thành. 1.1.3 Nhà thầu trong hoạt động xây dựng (thường gọi là bên B): Là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia các quan hệ trong hoạt động xây dựng. Nhà thầu trong hoạt động xây dựng, gồm có: - Tư vấn quy hoạch, tư vấn lập dự án, khảo sát thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn xét thầu.. - Nhà thầu xây lắp, nhà thầu cung cấp thiết bị… - Tổng thầu xây dựng, gồm chủ yếu có các hình thức sau: Tổng thầu toàn bộ dự án; tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công; tổng thầu cung cấp thiết bị… 1.1.4 Các bước tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu: 1) Lập kế hoạch đấu thầu: thường được lập đồng thời với việc lập dự án hoặc lập, duyệt ngay sau khi hoàn thành việc khảo sát thiết kế do chủ quản đầu tư quyết định). Căn cứ dự án được duyệt, thiết kế dự toán, tổng dự toán (nếu có), nguồn vốn của dự án; các văn bản pháp lý liên quan để lập kế hoạch đấu thầu. 2) Nội dung kế hoạch đấu thầu, gồm: phân chia gói thầu, tên từng gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi), thời gian lựa chọn nhà nhà, hình thức
  • 17. 17 hợp đồng (hợp đồng khoán gọn; hợp đồng có điều chỉnh giá), thời gian thực hiện hợp đồng. Kế hoạch đấu thầu do chủ đầu tư lập, cơ quan kế hoạch đầu tư thẩm định và cấp quyết định đầu tư phê duyệt. 3) Lập hồ sơ mời thầu: do chủ đầu tư trực tiếp hoặc giao ban quản lý dự án thực hiện, trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt. Căn cứ quyết định đầu tư, kế hoạch đấu thầu, thiết kế, dự toán; pháp luật về đấu thầu, các chính sách của nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi và các quy định khác có liên quan để lập hồ sơ mời thầu. 4) Nội dung hồ sơ mời thầu, gồm: các yêu cầu về kiến thức kinh nghiệm chuyên môn đối gói thầu tư vấn; yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá, đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuân công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, vệ môi trường, thời gian bảo hành… đối với gói thầu mua sắm hàng hoá; yêu cầu theo thiết kế được duyệt đối với gói thầu xây lắp. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu, như: Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm của nhà thầu: năng lực kỹ thuật; kinh nghiệm thực hiện; năng lực tài chính, thương mại; Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật: đáp ứng hồ sơ thiết kế được duyệt và tiên lượng; giải pháp bảo đảm kỹ, mỹ thuật, chất lượng, tiến độ; Xác định giá đánh giá. 5) Tổ chức đấu thầu: Phát hành hồ sơ mời thầu, tiếp nhận hồ sơ dự thầu, mở thầu do chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án thực hiện. 6) Đánh giá hồ sơ dự thầu: Đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết, xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, chủ đầu tư có thể thuê tư vấn hoặc thành lập tổ xét thầu để tổ chức thực hiện. Kết quả đấu thầu do cơ quan kế hoạch đầu tư thẩm định, trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt. Chủ đầu tư thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng.
  • 18. 18 7) Về phân loại dự án: Gồm dự án nhóm A là các dự án đặc biệt quan trọng, dự án có quy mô, vốn đầu tư lớn, kỹ thuật, công nghệ cao (thường do Chính phủ quản lý hoặc uỷ quyền cho Bộ ngành TW quyết định đầu tư). Dự án nhóm B và nhóm C (thường do các địa phương, bộ ngành TW quyết định đầu tư). Như vậy đối tượng kiểm tra giám sát sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng của Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) các cấp vừa là cấp uỷ lãnh đạo, vừa người người đứng đầu (hoặc người được giao) cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, đồng thời là người (hoặc cấp) quyết định đầu tư và là chủ đầu tư. Căn cứ vào quy định của Điều lệ Đảng, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của UBKT các cấp thì việc kiểm tra về đầu tư XDCB nếu làm tốt sẽ được đánh giá toàn diện, cả người lẫn việc, cả bề rộng và chiều sâu của toàn bộ quá trình hoạt động đầu tư xây dựng. Quan trọng hơn là được kiểm tra giám sát đúng người, đúng nơi là nguồn gốc, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân phát sinh sai phạm, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư và xây dựng, sử dụng đất đai. 1.2 Các văn bản chính sách của nhà nước liên quan đến kiểm tra giám sát về đất đai và đầu tư xây dựng 1.2.1 Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 Nhằm hạn chế tình trạng các dự án đầu tư, đặc biệt là từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước bị sử dụng không hiệu quá, lãng phí, gây thất thoát, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát và đánh giá đầu tư, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2010.
  • 19. 19 Việc giám sát, đánh giá đầu tư sẽ áp dụng đối với các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên và cả các dự án sử dụng nguồn vốn khác; bao gồm 3 nội dung: Theo dõi, kiểm tra và đánh giá dự án. Nghị định quy định về nội dung giám sát, đánh giá cũng như việc tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư và hoạt động đầu tư trực tiếp sử dụng tất cả các nguồn vốn. Đối với các dự án sử dụng trên 30% vốn nhà nước, các nội dung theo dõi sẽ được chia thành 3 cấp: Chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Về chế độ kiểm tra, chủ đầu tư tự tổ chức kiểm tra thường xuyên; người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ tổ chức kiểm tra ít nhất 1 lần đối với các dự án có thời gian thực hiện dài hơn 12 tháng... còn cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất. Ngoài ra, sẽ thực hiện đánh giá đầu tư đối với các dự án: Các dự án nhóm B trở lên phải thực hiện đánh giá ban đầu và đánh giá kết thúc dự án; các dự án có phân kỳ đầu tư theo giai đoạn phải thực hiện đánh giá giữa kỳ khi kết thúc từng giai đoạn thực hiện. Đối với các dự án sử dụng nguốn vốn khác, các nội dung theo dõi được chia thành 2 cấp là chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Về nội dung kiểm tra, người có thẩm quyền cấp đầu tư sẽ kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai... còn cơ quan quản lý nhà nước, ngoài các nội dung trên sẽ kiểm tra sự phù hợp của dự án với các quy hoạch liên quan...
  • 20. 20 Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn khác, đánh giá dự án không phải nội dung bắt buộc mà chỉ khuyến khích chủ đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác thực hiện các đánh giá đầu tư. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư chỉ quyết định việc tổ chức đánh giá khi cần thiết và phù hợp với yêu cầu về quản lý hoạt động đầu tư. Một số ý kiến cho rằng Nghị định quy định phạm vi, đối tượng điều chỉnh như vậy là quá rộng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Tự - Vụ phó Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với các dự án sử dụng nguồn vốn không phải vốn nhà nước thì Nhà nước chỉ theo dõi, đánh giá 4 nội dung chính là quy hoạch, đất đai, ảnh hưởng môi trường và tiến độ thực hiện dự án. Như vậy, đối với các dự án này, Nhà nước chỉ giám sát các nội dung mang tính chất vĩ mô, còn việc huy động vốn ra sao, bán sản phẩm như thế nào... là trách nhiệm của chủ đầu tư. Vì vậy, phạm vi điều chỉnh của Nghị định này không quá rộng. Hơn nữa, hoạt động kiểm tra, đánh giá là định kỳ nhưng phải theo kế hoạch. Có nghĩa là căn cứ vào nguồn lực, tài chính thì lên kế hoạch kiểm tra tính khả thi, không có nghĩa là tất cả các dự án trong một kỳ phải kiểm tra và đánh giá hết, mà tuỳ theo nguồn lực tài chính, con người mà có kế hoạch cho phù hợp. Điều chỉnh các dự án có từ 30% vốn nhà nước Nghị định quy định, việc giám sát, đánh giá đầu tư sẽ áp dụng đối với các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên và cả các dự án sử dụng nguồn vốn khác; bao gồm 3 nội dung là theo dõi, kiểm tra và đánh giá dự án. Đồng thời quy định về nội dung giám sát, đánh giá cũng như việc tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư và hoạt động đầu tư trực tiếp sử dụng tất cả các nguồn
  • 21. 21 vốn. Đối với các dự án sử dụng trên 30% vốn nhà nước, các nội dung theo dõi sẽ do 3 chủ thể đảm trách: chủ đầu tư (cập nhật tình hình thực hiện dự án đầu tư, tình hình quản lý thực hiện dự án, tình hình xử lý phản hồi thông tin), người có thẩm quyền quyết định đầu tư (theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ đầu tư, tổng hợp tình hình thực hiện dự án đầu tư, phản hồi và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, theo dõi việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý của chủ đầu tư) và các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư (tương tự nội dung theo dõi của người có thẩm quyền quyết định đầu tư). Cả 3 cấp này đều phải kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn vướng mắc, các vấn đề vượt thẩm quyền. Về chế độ kiểm tra dự án đầu tư, chủ đầu tư tự tổ chức kiểm tra thường xuyên; người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra ít nhất 1 lần đối với các dự án có thời gian thực hiện dài hơn 12 tháng, kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu, vượt tổng mức đầu tư từ 30% trở lên và các trường hợp khác cần thiết kiểm tra; cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất. Bên cạnh đó, phải thực hiện đánh giá đầu tư đối với các dự án: Các dự án nhóm B trở lên phải thực hiện đánh giá ban đầu và đánh giá kết thúc dự án; các dự án có phân kỳ đầu tư theo giai đoạn phải thực hiện đánh giá giữa kỳ khi kết thúc từng giai đoạn thực hiện. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định thực hiện các loại đánh giá khác khi cần thiết, phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng dự án. Đối với các dự án sử dụng nguốn vốn khác, các nội dung theo dõi chỉ được chia thành 2 cấp là chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Về nội
  • 22. 22 dung kiểm tra, người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận (GCN) đầu tư sẽ kiểm tra tiến độ thực hiện dự án; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản; việc thực hiện các nội dung quy định tại GCN đầu tư; phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án, giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện. Còn cơ quan quản lý nhà nước, ngoài các nội dung trên sẽ kiểm tra sự phù hợp của dự án với các quy hoạch liên quan; việc chấp hành các chính sách, chế độ quy định của nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng cho dự án. Về đánh giá dự án, đây không phải là nội dung bắt buộc mà chỉ khuyến khích chủ đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác thực hiện các đánh giá đầu tư. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư chỉ quyết định việc tổ chức đánh giá khi cần thiết và phù hợp với yêu cầu về quản lý hoạt động đầu tư. Không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo sẽ bị xử lý Nghị định quy định cụ thể chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư cũng như quy định chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm quy định về giám sát, đánh giá đầu tư. Theo đó, các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư báo cáo kịp thời các cấp có thẩm quyền những trường hợp vi phạm về quản lý đầu tư thuộc cấp mình quản lý để xử lý đúng quy định. Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cố tình che giấu các trường hợp vi phạm về quản lý đầu tư sẽ chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật về các sai phạm và hậu quả gây ra. Trong thời hạn quy định mà các Bộ, ngành, địa phương không gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Thủ tướng
  • 23. 23 Chính phủ và kiến nghị các hình thức xử lý thích hợp. Đối với các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên, chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thì cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cần báo cáo cấp có thẩm quyền và kiến nghị các hình thức xử lý về hành chính (2 kỳ liền không có báo cáo hoặc 3 kỳ không báo cáo, đề nghị hình thức cảnh cáo; 3 kỳ liền không có báo cáo hoặc 6 kỳ không báo cáo, đề nghị chuyển công tác những người liên quan). Các dự án không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 2 kỳ liền hoặc 3 kỳ trở lên trong năm trước sẽ không được ghi vốn kế hoạch năm sau. Các cấp có thẩm quyền không được phép điều chỉnh dự án đầu tư/GCN đầu tư đối với các dự án không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thường kỳ. Có thể nói, Nghị định 113 được ban hành sẽ khắc phục những tồn tại của công tác giám sát, đánh giá đầu tư và thống nhất cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức giám sát, đánh giá toàn bộ hoạt động đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình. Việc giám sát và đánh giá này có ý nghĩa rất quan trọng để đồng vốn, nhất là đồng vốn nhà nước, được sử dụng đúng mục tiêu và đảm bảo sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đánh giá về hiệu quả của Nghị định, vấn đề chính là những đơn vị và cá nhân liên quan thực hiện như thế nào. Việc thực hiện phải nghiêm túc mới đảm bảo việc tiền kiểm sang hậu kiểm hiệu quả. Chủ đầu tư là tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước phải theo dõi dự án của họ và báo cáo lên cấp trên. Qua hệ thống đó, các cơ quan nhà nước biết được các dự án có sử dụng vốn nhà nước được triển khai, sử dụng như thế nào. Mục đích của nghị định không phải là đợi làm sai để xử lý, mà là phát hiện các sai phạm trong quá trình thực hiện để kịp thời chấn chỉnh. Tức là phòng bệnh hơn chữa bệnh.
  • 24. 24 Việc giám sát và đánh giá này có ý nghĩa rất quan trọng để đồng vốn, nhất là đồng vốn nhà nước, được sử dụng đúng mục tiêu và đảm bảo sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm các chi phí liên quan đến công tác giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp. Cụ thể là, chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo kế hoạch hàng năm của cơ quan thực hiện nhiệm vụ này. Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư do chủ đầu tư tự thực hiện hoặc thuê tư vấn thực hiện được tính trong tổng mức đầu tư của dự án. Định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư sẽ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính quy định. 1.2.2 Chủ trương, nghị quyết của của Đảng và các văn bản có nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát về đầu tư và xây dựng 1) Nghị quyết đại hội X đã xác định: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phải phấn đấu thực hiện trong nhiệm kỳ này”; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, trang 258, nêu rõ: Thực hiện đồng bộ, kiên quyết các giải pháp để phòng chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước…Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra phòng chống tham nhũng trong một số lĩnh vực trọng điểm, như: quản lý đất đai, đầu tư XDCB, quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhà nước; thu chi ngân sách nhà nước, quản lý tài sản công; công tác quy hoạch, tuyển dụng, đề bạt, bố trí cán bộ. 2) Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, khoá X; Quyết định số 25-QĐ/TW ngày 24/11/2006 của Bộ Chính trị ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về
  • 25. 25 công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng, khoá X, tại Điều 33 có ghi: Việc thi hành kỷ luật trong Đảng cần tập trung vào những vi phạm về quan điểm, đường lối…Cụ thể: Những hành vi tham nhũng, buôn lậu của cán bộ, đảng viên ở bất kỳ cấp nào, lĩnh vực nào; quan liêu, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý để địa phương, đơn vị mình trực tiếp phụ trách xảy ra lãng phí, tham nhũng…gây hậu quả nghiêm trọng. Bản thân gây thiệt hại về kinh tế phải bồi hoàn nhưng cố ý không bồi hoàn. 3) Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 (Hội nghị lần thứ III, khoá X) của BCH Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” Phần II, Mục 5, 6 chỉ rõ: Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và hoạt động mua sắm công. Các cấp uỷ đảng lãnh đạo thực hiện nghiêm túc Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng. Thực hiện công khai minh bạch trong quyết định, chủ trương đầu tư. Nghiêm túc thực hiện quy định về đấu thầu xây dựng từ ngân sách nhà nước. Ngăn chặn tình trạng người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu cùng một cơ quan đơn vị. Bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất làm nhiệm vụ quản lý dự án. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước… Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng. Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán một số lĩnh vực trọng điểm, như: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thu- chi ngân sách, quản lý tài sản công và hệ thống ngân hàng thương mại.
  • 26. 26 4) Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 30/7/2007 (Hội nghị Trung ương V khoá X) về tăng cường kiểm tra, giám sát của Đảng; Chương trình hành động số 72- CTr/KTTW ngày 19/12/2007 của UBKT Trung ương. Hướng dẫn số 08- HD/KTTW ngày 28/9/2007 của UBKT Trung ương thực hiện Nghị quyết Trung ương V, khoá X về tăng cường kiểm tra, giám sát của Đảng, đã nêu rõ: Tập chung kiểm tra, giám sát những nơi thường dễ xảy ra vi phạm như lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, tài chính, ngân hàng, thương mại, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; những nơi có dấu hiệu ban hành chủ chương, chính sách trái với nghị quyết, chỉ thị của Đảng, luật của nhà nước. Kiểm tra, giám sát người đứng đầu cơ quan nhà nước ở các cấp về năng lực lãnh đạo, quản lý, phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách và tính tiền phong, gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ… 5) Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm và Hướng dẫn số 11-HD/UBKTTW ngày 24/3/2008 của UBKTTW. 6) Quy định số 115-QĐ/TW ngày 07/12/2007 về những điều đảng viên không được làm của Bộ Chính trị. Hướng dẫn số 12-HD/UBKTTW ngày 07/4/2008 của UBKTTW thực hiện Quy định số 115-QĐ/TW, tại điều 9 quy định có ghi: Làm trái các quy định của đảng, nhà nước trong những việc: thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, giao nhận dự án…là những điều đảng viên không được làm. 7) Các Quyết định số 122,123,124,126,127,128,129,130… ngày 24/01/2008 của Ban Bí thư ban hành quy chế phối hợp giữa UBKTTW với: Văn phòng TW Đảng, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban Tổ chức TW,
  • 27. 27 Đảng uỷ Quân sự TW, BCS đảng Toà án ND Tối cao, Đảng uỷ Công an TW,…BCS đảng Viện KSND Tối cáo, Kiểm toán Nhà nước, trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật. 1.2.3 Chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư có nội dung kiểm tra về đầu tư xây dựng từ năm 2002 đến 2010 1) Chương trình kiểm tra 12/4/2002 của Bộ Chính trị; Thông báo số 108-TB/TW của Bộ Chính trị ngày 14/5/2003. 2) Chương trình kiểm tra số 90-CTr/TW ngày 15/5/2003: Cấp phát sử dụng ngân sách; mua quản lý sử dụng xe ô tô; trang bị và sử dụng điện thoại; đầu tư xây dựng trụ sở làm việc; tổ chức các cuộc họp, hội nghị tiếp khách; 3) Chương trình kiểm tra số 07-CTr/TW ngày 02/6/2006 của Bộ Chính trị, thời điểm kiểm tra từ năm 2003-2005 với 3 nội dung: Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước cho mua sắm vật tư trang thiết bị, tài sản; quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho XDCB và việc nợ đọng vốn trong XDCB; quản lý và sử dụng đất đã giao cho các dự án. 4) Chương trình kiểm tra số 67-CTr/TW ngày 03-01-2008 của Bộ Chính trị về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong các lĩnh vực: quản lý sử dụng đất đai đã giao cho các dự án; quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trong chi tiêu, mua sắm tài sản, đầu tư XDCB; việc tổ chức các đoàn đi nước ngoài. 1.2.4 Pháp luật của Nhà nước điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng từ năm 2002 đến 2010 1) Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 ban hành quy
  • 28. 28 chế về đầu tư xây dựng; Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999, Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của chính phủ ban hành quy chế đấu thầu; Nghi định số 88/1999/NĐ- CP ngày 01/9/1999; Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05-5-2000 của Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu và Thông tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000 của Bộ Kế hoạch-Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu. 2) Luật đất đai năm 1993; Luật đất đai sửa đổi năm 1998, 2000 và năm 2001; Nghị định số 22/CP ngày 24/4/1988 của Chính phủ về đền bù giải phóng mặt bằng; Luật Đất đai ngày 26/11/2003; Nghị định181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006, Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài nguyên-Môi trường; Bộ Tài chính. 3) Luật ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách và các thông tư hướng dẫn về thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng. 4) Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006, của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các thông tư hướng dẫn; các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, quy trình, quy phạm của Bộ Xây dựng và các bộ xây dựng chuyên ngành ban hành.
  • 29. 29 5) Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005; Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu; các thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ xây dựng chuyên ngành ban hành. 6) Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29/11/2005; Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 cua Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó Điều 3 chỉ rõ các hành vi tham nhũng: đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được giao, phê duyệt dự án cho các cơ quan tổ chức đơn vị, địa phương; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán hoặc làm sai lệch kết quả.. nhằm che dấu hành vi vi phạm pháp luật. 7) Luật Đầu tư ngày 29/11/2005 và Nghị định số 108/2006/2006, NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư và các thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Xây dựng. 8) Luật nhà ở ngày 29/11/2005; Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở và các thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên-Môi trường.
  • 30. 30 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai 1.3.1. Đặc điểm tình hình chung Các đặc điểm về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế, quy hoạch vùng có ảnh hưởng lớn đến việc giám sát kiểm tra đầu tư sử dụng đất đai rất lớn. Các dự án đầu tư xây dựng thường trải dài, rộng trên phạm vi diện tích lớn do đó nó chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên: địa hình, địa chất, khí hậu... Ở mỗi vùng, mỗi khu vực có điều kiện tự nhiên khác nhau do đó nó dẫn đến việc công tác kiểm tra và giám sát đối từng loại dự án với quy mô, tính chất, dạng kiến trúc khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng dự án. 1.3.2. Khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quan trọng trong các yếu tố tác động đến tăng trưởng. Nguồn vốn đầu tư là một yếu tố đầu vào của sản xuất, muốn đạt được tốc độ tăng trưởng GDP theo dự kiến thì cần phải giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn và các yếu tố khác. Trong nền kinh tế thị trường, vốn đầu tư là một hàng hoá “đặc biệt”, mà đã là hàng hoá thì tât yếu phải vận đọng theo một quy luật chung là lượng cầu vốn thường lớn hơn lượng cung về vốn. Do đó, muốn khai thác tốt nhất các nhân tố cung về vốn để thoả mãn như cầu về vốn trong nền kinh tế. Huy động được nhưng cần xây dựng các phương án sử dụng vốn đúng mục đích và có kế hoạch, tránh thất thoát lãng phí. 1.3.3. Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát dự án Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát dự án vừa là nội dung vừa là công cụ để quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Trong nền kinh tế thị
  • 31. 31 trường công tác xây dựng kế hoạch có vai trò rất quan trọng, nếu buông lỏng công tác xây dựng kế hoạch thì thị thường sẽ phát triển tự do, thiếu định hướng gây ra những tác động tiêu cực, tác động xấu đến nền kinh tế. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo những nguyên tắc: - Kế hoạch phải xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế - Kế hoạch đầu tư phải dựa vào các định hướng phát triển lâu dài của đất nước, phù hợp với các quy định của pháp luật - Kế hoạch phải dựa trên khả năng huy động các nguồn lực trong và ngoài nước - Kế hoạch phải có mục tiêu rõ rệt - Kế hoạch phải đảm bảo được tính khoa học và tính đồng bộ - Kế hoạch phải có tính linh hoạt kịp thời - Kế hoạch phải có tính linh hoạt gối đầu - Kế hoạch phải kết hợp tốt kế hoạch năm và kế hoạch dài hạn. - Kế hoạch phái có độ tin cậy và tính tối ưu - Kế hoạch đầu tư trực tiếp phải được xây dựng từ dưới lên - Kế hoạch định hướng của nhà nước phải là kế hoạch chủ yếu 1.3.4. Công tác quản lý nhà nước về giám sát đầu tư xây dựng - Cơ chế quản lý dự án đầu tư xây dựng: Nếu cơ chế quản lý dự án đầu tư xây dựng phù hợp, tạo được động lực và sự ràng buộc về quyền lợi, trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo của chủ đầu tư thì sẽ phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và ngược lại. - Quyết định đầu tư dự án phải đúng phù hợp với chủ trương đầu tư, phù hợp với quy hoạch chung của vùng, ngành và khu vực. 1.3.5. Công tác quản lý dự án của chủ đầu tư Quản lý dự án của chủ đầu tư chính là sự tác động liên tục, có định hướng
  • 32. 32 quá trình đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư nhằm đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án trong những điều kiện cụ thể xác định. - Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, quản lý phải đảm bảo chất lượng và mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu, dự đoán, tính toán. - Đối với giai đoạn thực hiện đầu tư, quản lý phải đảm bảo tiến độ, chất lượng với chi phí thấp nhất. - Đối với giai đoạn vận hành, quản lý để đảm bảo nhanh chóng thu hồi đủ vốn đã bỏ ra hoặc phát huy được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. 1.3.6. Nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng Ở bất kỳ hình thái KT-XH nào, con người vẫn là trung tâm của mọi sự phát triển, nhất là thời đại ngày nay, việc chăm lo đầy đủ cho con người là đảm bảo chắc chắn cho sự phồn vinh và thịnh vượng. CNH-HĐH và cách mạng con người là hai mặt của quá trình thống nhất. Đầu tư xây dựng là một lĩnh vực có vị trí quan trọng trong việc tạo đà phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng CNH-HĐH, theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt quá trình đầu tư xây dựng sẽ đem lại được hiệu quả cao nhất. Con người là nhân tố tác động trực tiếp đến công tác đầu tư xây dựng, các dự án đầu tư rất phức tạp và đa dạng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực; vì vậy cán bộ, công nhân tham gia trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cần phải có khả năng về chuyên môn, có đạo đức để đáp ứng yêu cầu về năng lực trình độ, thích ứng với cơ chế thị trường là điều kiện thuận lợi phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và ngược lại. 1.3.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát dự án
  • 33. 33 a) Các nhân tố bên trong: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án bao gồm : - Trình độ của cán bộ tham gia quản lý dự án - Thông tin truyền tải trong quá trình thực hiện dự án - Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý - Mô hình quản lý tại đơn vị. Trong đó trình độ của cán bộ quản lý là quan trọng nhất đối với công tác quản lý dự án bởi vì một dự án có thành công hay không là phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý và kinh nghiệm thực tế của cán bộ quản lý. Các yếu tố thông tin cũng góp một phần không nhỏ vào quá trình quản lý. Nếu thông tin sai lệch, thiếu chính xác, hay bị chậm trễ thì dự án sẽ không thể đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tiến độ thời gian. Dựa vào các thông tin nhận được từ các cán bộ tham gia dự án, các tổ chức tư vấn, nhà thầu hay thông tin từ bên ngoài, nhà quản lý sẽ nắm bắt được thực trạng của dự án từ đó có những điều chỉnh kịp thời các sai sót hoặc đưa ra các giải pháp khắc phục nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó cơ sở vật chất phục vụ quá trình quản lý dự án cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý. Nhà quản lý chỉ có thể thực hiện tốt công tác quản lý dự án khi có đủ các vật chất cần thiết bởi vì quá trình quản lý dự án là một quá trình diễn ra trong một thời gian dài và đòi hỏi sử dụng nhiều đến các phương tiện vật chất. Tuy nhiên, một yếu tố không thể không kể đến đó là việc áp dụng mô hình tổ chức quản lý dự án. Tuỳ thuộc vào quy mô dự án, thời gian thực hiện,công nghệ sử dụng, nguồn lực, chi phí dự án… mà lựa chọn mô hình quản lý cho phù hợp nhằm đảm
  • 34. 34 bảo một mô hình quản lý năng động, hiệu quả, phù hợp với những thay đổi của môi trường cạnh tranh, công nghệ quản lý và yêu cầu quản lý. b) Các nhân tố bên ngoài bao gồm: - Môi trường luật pháp, chính sách - Sự phối hợp của các cơ quan có liên quan - Môi trường kinh tế; tự nhiên; xã hội - Các ảnh hưởng khác Có thể thấy rằng các nhân tố bên ngoài cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý dự án. Môi trường luật pháp ổn định, không có sự chồng chéo của các văn bản, không có hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý dự án. Hơn nữa,các chính sách về tài chính tiền tệ, về tiền lương… cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý. Dự án có thể hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hay không cũng phụ thuộc nhiều vào sự kết hợp của các cơ quan, các cấp ngành có liên quan, nếu sự phối hợp đó là chặt chẽ, có khoa học thì sẽ là cơ sở vững chắc góp phần tạo nên hiệu quả quản lý dự án Kết luận chương 1 Với những nội dung đã được nêu trong chương 1 tác giả muốn đưa ra một cách cơ bản nhất khái niệm về nội dung công tác và quy trình kiểm tra giám sát các dự án đầu tư xây dựng sử dụng đất đai. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra các văn bản chính sách của nhà nước liên quan đến kiểm tra giám sát về đất đai và đầu tư xây dựng mà trong đó Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 là rất quan trọng cho công tác kiểm tra và giám sát các dự án.
  • 35. 35 Chương 1 cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai như: Đặc điểm tình hình chung; Khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư; Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát dự án; Công tác quản lý nhà nước về đầu tư giám sát xây dựng; Công tác quản lý dự án của chủ đầu tư; Nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; và Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát dự án tác động bên trong và bên ngoài. Để đề xuất các các giải pháp kiểm tra giám sát các dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh Trung du, miền núi Bắc Bộ trong chương 2 của luận văn tác giả sẽ trình bày về thực trạng Thực trạng đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai và công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ trong những năm gần đây.
  • 36. 36 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ 2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích rộng lớn (102,9 nghìn km2), với vị trí địa lí đặc biệt, giáp với Thượng Lào và có thể giao lưu thuận lợi bằng đường sắt và đường ô tô với các tỉnh phía Nam Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai và Móng Cái. Trung du và miền núi phía Bắc kề liền với khu vực đồng bằng sông Hồng, giao lưu dễ dàng (nhất là vùng Đông Bắc) với khu vực kinh tế phát triển sôi động này của đất nước. Phía Đông là vịnh Bắc Bộ, một vùng biển giàu tiềm năng. Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng Tây Bắc núi non hiểm trở và vùng Đông Bắc với các núi thấp và đồi, các dãy núi hình cánh cung. Đây là những vùng giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp (trồng cây công nghiệp, cây đặc sản, chăn nuôi gia súc lớn), công nghiệp (tài nguyên năng lượng, kim loại và không kim loại), du lịch, kinh tế biển và phần nào là lâm nghiệp (vì tài nguyên rừng đã bị suy thoái nhiều). Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông…). Nơi đây có Việt Bắc, cái nôi của cách mạng, có Điện Biên Phủ lịch sử. Do vậy, việc phát huy các thế mạnh của vùng không chỉ có ý nghĩa kinh tế lớn, mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc.
  • 37. 37 2.1.2 Điều kiện dân sinh kinh tế Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của cả nước; có vai trò lớn về môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ với nhiều tiềm năng lợi thế về nông- lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu và kinh tế trang trại. Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống gắn bó lâu đời, mang đậm nét bản sắc văn hóa truyền thống và đa dạng cần bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị. Đây là vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống gắn bó lâu đời, mang đậm nét bản sắc văn hóa truyền thống và đa dạng cần bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị. Tuy nhiên, vùng này còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế phát triển chậm, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu kém. Vùng vẫn là nơi nghèo nhất của cả nước, khoảng cách thu nhập với các vùng khác có xu hướng ngày càng lớn. Trình độ dân trí còn thấp. Tiềm năng trong vùng khai thác chưa hiệu quả, còn đơn lẻ và thiếu liên kết vùng. 2.1.3 Định hướng phát triển vùng Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ giai đoạn 2006-2010 và Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg ngày 15/4/2005 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW. Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế, địa chính trị, tài nguyên đất đai, khoáng sản nhằm xây dựng vùng TDMNBB có
  • 38. 38 môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của vùng TDMNBB. Tạo ra vùng không gian kinh tế liên tỉnh với các mối liên kết và ảnh hưởng tương hỗ tích cực và phát triển bền vững. Quy hoạch hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn phát triển đồng bộ với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của cả vùng. Hình thành các trung tâm kinh tế lớn, cụm đô thị động lực mạnh, các điểm dân cư nông thôn – làm hạt nhân phát triển thực hiện CNH,HĐH và đô thị hóa trong toàn vùng. Làm cơ sở cho công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị và nông thôn; xây dựng các chương trình phát triển, các dự án đảm bảo phát triển vùng bền vững. Bộ Xây dựng vừa có văn bản phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030 nhằm cải thiện và phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên, cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa, gắn phát triển KT-XH với bảo đảm quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường. Vùng quy hoạch bao gồm 14 tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình) và các huyện phía Tây của 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An (bao gồm các huyện Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc, Lang Chánh, Như Xuân, Như Thành, Thường Xuân, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hoá và Thanh Chương, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn của Nghệ An). Diện tích toàn vùng là 117.186km2, dân số khoảng 13.303.000 người.
  • 39. 39 Việc quy hoạch mang tính khoa học, phù hợp và gắn kết hài hòa với chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia và các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2.2 Thực trạng đầu tư xây dựng khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ 16 tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ bao gồm Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Có 07 tỉnh thuộc vùng đặc biệt khó khăn, 08 tỉnh có đường biên giới giáp với Lào và Trung Quốc. Có 45/149 huyện và 827/2.731 xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135-giai đoạn II của Chính phủ. Dân số trên 13 triệu người (chiếm 13% dân số cả nước), có 33 dân tộc anh em sinh sống; địa hình nhiều đồi núi, cơ sở hạ tầng tuy đã được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu cho phát triển; là khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng sạc lở đất, lũ quét, ảnh hưởng đến lớn đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đời sống, thu nhập của đồng bào các dân tộc còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo bình quân chiếm gần 24% (cao nhất là Bắc Kạn 34,4%, thấp nhất là Vĩnh Phúc 12% - số liệu tháng 12/2008). Các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là những địa bàn hấp dẫn đầu tư, có tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt cao, năm sau cao hơn năm trước. Vĩnh Phúc và Quảng Ninh đã tự cân đối được ngân sách, còn lại 14 tỉnh trong khu vực hằng năm Trung ương hỗ trợ trên 70% ngân sách, gần 100% vốn cho đầu tư phát triển, trong đó đầu tư cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hoá-xã hội, bình quân (2005-2009) mỗi tỉnh 200 tỷ đồng/năm.
  • 40. 40 Các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ có tổng số 154 ban quản lý dự án chuyên trách, trong đó có 64 ban quản lý dự án (xây dựng, giao thông, thuỷ lợi…) do UBND tỉnh quyết định thành lập và 90 ban quản lý dự án do UBND cấp huyện thành lập. Các ban quản lý dự án cấp tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ quản lý dự án. Ban quản lý dự án do cấp huyện quản lý đa số chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng cán bộ nên có khó khăn trong quá trình quản lý điều hành dự án. Địa bàn 16 tỉnh khu vực có trên 690.000 đảng viên, có 08 đồng chí bí thư tỉnh uỷ là Uỷ viên Trung ương Đảng; có 04 đồng chí Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng; có tổng số 57 đồng chí thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Bộ máy UBKT, cơ quan UBKT các cấp trong khu vực luôn được củng cố, kiện toàn nhất là sau Đại Hội lần thứ X của Đảng, Ngành kiểm tra được bổ sung thêm nhiệm vụ giám sát. Tổng số cán bộ kiểm tra chuyên trách ở cấp tỉnh là 374 cán bộ, cấp huyện và tương đương 1.115 cán bộ; Vụ II Cơ quan UBKT Trung ương 17 cán bộ. Có một đặc điểm khác với các ngành chuyên môn khối cơ quan nhà nước là cán bộ Ngành kiểm tra luôn biến động, việc lựa chọn, tuyển dụng cán bộ làm kiểm tra có năng lực chuyên môn về các lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật, như đầu tư XDCB… là khó khăn, hạn chế đến chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra. Để phân tích cụ thể và rõ hơn về thực trạng đầu tư của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, do số liệu thu thập tương đối lớn nên trong phạm vi luận văn cao học tác giả xin phép phân tích thực trạng đầu tư xây dựng, và giám sát việc sử dụng đất đai tại tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có nhiều dự án đầu tư điển hình nhằm chỉ ra các tồn tại để nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm tra giám sát các dự án đầu tư sử
  • 41. 41 dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, để làm điển hình nhân rộng cho các tỉnh khác thuộc khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ. 2.3 Thực trạng sử dụng đất đai tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.1 Kết quả tổng hợp tình hình quản lý và sử dụng đất đã giao cho các dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Từ năm 2003 đến 31/12/2007 trên địa bàn vùng đã quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đich sử dụng đất cho 2.353 dự án với diện tích 4.687,21 ha.Trong đó: 1- Khu công nghiệp tập trung, có 193 dự án với diện tích 727,61 ha. Trong đó có đất giao cho dự án Công Nghiệp F tại KCN Khai Quang đã sát nhập dự án với C.ty Ecedy và một phần với C.ty cơ khí chính xác Việt Nam 1. 2- Cụm công nghiệp, làng nghề có 47 dự án với diện tích 56,14 ha, 3- Ngoài khu, cụm công nghiệp có 334 dự án với diện tích 390,42 ha 4- Công trình phúc lợi công cộng có 569 dự án với diện tích 1.313,37 ha, 5- Khu dân cư có 1.198 dự án với diện tích 2.080,11 ha, trong đó: + Xây nhà ở để bán có 27 dự án với diện tích 1.250,98 ha. Trong đó diện tích đất ở có thu tiền sử dụng đất để bán là 329,14 ha. (Ngoài ra còn lại 23 dự án diện tích 1.493,93 đến 31/12/2007 chưa có quyết định giao đất). + Dự án đổi đất lấy hạ tầng có 01 dự án với diện tích 45,31 ha là dự án Cụm kinh tế-xã hội Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường.
  • 42. 42 + Dự án quy hoạch khu dân cư có 1.133 dự án điểm dân cư với diện tích 491,82 ha (Chủ yếu là quyết định của cấp huyện giao đất ở các điểm dân cư nông thôn). + Dự án khu dân cư dịch vụ có 17 dự án với diện tích 236,06 ha, + Dự án khu tái định cư có 20 dự án với diện tích 55,94 ha, 6- Dự án sản xuất nông nghiệp có 12 dự án với diện tích 119,57 ha. Tổng hợp các dự án có ở biểu số 1, chi tiết từng dự án có ở biểu số 03 đến biểu số 12 kèm theo. Trong 2.353 dự án được giao đất có 2.299 dự án sử dụng đất, có hiệu quả và 54 dự án gồm 46 dự án được giao đất chưa sử dụng với diện tích 55,29 ha và 8 dự án đã sử dụng đất nhưng chưa hiệu quả với diện tích 16,60 ha. Nguyên nhân, lý do: Số dự án này do chưa có đường vào, do còn vướng mắc về bồi thường giải phóng mặt bằng chưa xong. Ví dụ: Công ty Nam Đức (Elastic, Muto, đường 24 m khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh); Công ty cổ phần cơ khí Mê Linh (Quang Minh); Công ty hạ tầng Vĩnh Phúc (Khu công nghiệp Khai Quang), Một số dự án của Cụm công nghiệp Hợp Thịnh, huyện Tam Dương. 2.3.2 Tổng hợp kết quả thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh từ năm 2003 đến năm 2007: a) Tổng số tiền phải thu: 1.588.930,1 triệu đồng; Trong đó: Tiền sử dụng đất là: 1.540.016,0 triệu đồng, tiền thuê đất là: 48.914,1 triệu đồng.
  • 43. 43 b) Số đã thu là: 1.269.022,6 triệu đồng; Trong đó tiền sử dụng đất là: 1.230.895,7 triệu đồng, tiền thuê đất là: 38.126,9 triệu đồng. c) Số còn phải thu là: 319.907,5 triệu đồng; Trong đó: tiền sử dụng đất là: 309.120,3 triệu đồng, tiền thuê đất là: 10.787,2 triệu đồng. - Số tiền còn phải thu trong hạn gồm: Tiền sử dụng đất là: 140.409,3 triệu đồng, tiền thuê đất là: 4.446,9 triệu đồng. - Số tiền còn phải thu quá hạn gồm: Tiền sử dụng đất là: 168.711 triệu đồng, tiền thuê đất là: 6.340,3 triệu đồng. (Biểu tổng hợp số 2). Ngoài ra theo cơ chế để lại đất thương phẩm của tỉnh trong thời gian 2003-2007 trong 27 dự án đô thị được giao đất đã xác định 50,83 ha đất thương phẩm tỉnh giữ lại với số tiền dự kiến thu là 1.524,73 tỷ đồng. 3. Tổng hợp kết quả cho các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất kinh doanh trong các Khu công nghiệp tập trung trên địa bàn vùng Trong 193 dự án được giao đất trong khu công nghiệp có 170 dự án được giao sử dụng đất có hiệu quả với diện tích 669,42 ha. Còn 15 dự án được giao đất chưa sử dụng với diện tích 41,58 ha và 8 dự án sử dụng đất chưa có hiệu quả với diện tích 16,6 ha. Tỷ lệ lấp đầy các khu CN tính trung bình ~ 59,61 %. Nguyên nhân, lý do: Số dự án này do chưa có đường vào, do còn vướng mắc về bồi thường giải phóng mặt bằng chưa xong. Ví dụ: Công ty Nam Đức (Elastic, Muto, đường 24 m khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh); Công ty cổ phần cơ khí Mê Linh (Quang Minh); Công ty hạ tầng Vĩnh Phúc (Khu công nghiệp Khai Quang) bồi thường chưa xong. 4. Tổng hợp kết quả cho thuê đất để sản xuất kinh doanh trong các Cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn vùng:
  • 44. 44 Tổng số có 47 dự án được giao với diện tích 56,14 ha đất thì có 36 dự án sử dụng đất có hiệu quả với diện tích 51,57 ha, còn 11 dự án được giao đất chưa sử dụng với diện tích 4,57 ha Lý do chủ yếu chưa sử dụng đất chủ yếu do còn vướng mắc về bồi thường GPMB. 5. Tổng hợp kết quả cho các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất kinh doanh ở ngoài khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (cho thuê rời): Tổng số có 334 dự án với diện tích đất giao cho thuê là 390,42 ha thì có 314 dự án đã sử dụng đất có hiệu quả với diện tích 381,28 ha. Còn lại 20 dự án đã được giao đất chưa sử dụng đất với diện tích 9,14 ha. Lý do chưa sử dụng đất: Các dự án này mới được giao đất, chưa giải quyết xong vướng mắc về bồi thường giải phóng mặt bằng và các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản. 6. Tổng hợp kết quả giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Không phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) trên địa bàn vùng: Tổng số có 569 dự án với diện tích được giao 1.313,37 ha gồm: - Công trình giao thông 126 dự án, công trình với diện tích 481,37 ha các dự án giao thông được nhân dân rất đồng tình ủng hộ nên thực hiện thuận lợi, đúng mục đích, có hiệu quả. - Công trình thuỷ lợi: 50 dự án với diện tích 182.84 ha chủ yếu là các công trình đã đưa vào sử dụng đất có hiệu quả.
  • 45. 45 - Xây dựng trụ sở, công trình văn hoá, giáo dục và các công trình hạ tầng khác là 115 dự án, công trình với diện tích 105,71 ha đã xây dựng và sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả. - Đất công trình hạ tầng kỹ thuật 77 dự án công trình với diện tích 130,62 ha. - Đất hạ tầng văn hoá 13 dự án, công trình với diện tích 24,94 ha. - Đất hạ tầng thương mại: 10 dự án công trình với diện tích 13,34 ha. - Đất hạ tầng du lịch, di tích có 06 dự án với diện tích 22,27. - Đất công trình y tế, giáo dục 117 dự án công trình với diện tích 151,94 ha. - Các công trình dự án khác 55 dự án với diện tích 200,34 ha. 7. Kết quả thực hiện các dự án xây nhà để bán trên địa bàn tỉnh: Từ năm 2003 đến năm 2007, vùng đã giao cho 27 dự án với diện tích 1.250,97 ha (Riêng đất ở có thu tiền sử dụng đất là 329,14 ha, bao gồm cả 25% đất thương phẩm trả lại cho Tỉnh). Số tiền phải nộp là: 456.933,7 triệu đồng, số tiền đã nộp là: 230.582 triệu đồng, Số còn nợ là 226.351,6 triệu đồng (Chưa tính tiền thu từ đấu giá đất thương phẩm). Ngoài ra, còn 23 dự án UBND tỉnh có quyết định thu hồi để bồi thường giải phóng mặt bằng và triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nhưng đến ngày 31/12/2007 chưa được giao đất. Đến tháng 6/2008 đã có thêm 14 dự án khác được giao đất do vậy đến nay đã có 41 dự án được giao đất. 8. Tổng hợp kết quả thực hiện các dự án đổi đất tạo vốn xây dựng hạ tầng trên địa bàn vùng:
  • 46. 46 Tỉnh Vĩnh Phúc đã giao cho 01 dự án bằng hình thức đổi đất tạo vốn xây dựng hạ tầng được Thủ tướng Chính phủ đồng ý với diện tích 45,31 ha - Cụm kinh tế-xã hội Tân Tiến, Vĩnh Tường.Trong đó quỹ đất ở là 10,69 ha chia thành 537 ô đất. UBND huyện Vĩnh Tường đã cho 04 doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng hạ tầng, diện tích đất ở đổi cho 04 doanh nghiệp là 1,8 ha. 9. Tổng hợp kết quả thực hiện các dự án, quyết định giao đất của UBND cấp huyện, cơ quan, đơn vị để giao cho hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở trên địa bàn tỉnh: Dự án quy hoạch khu dân cư: Chủ yếu là quy hoạch điểm dân cư nông thôn do UBND huyện thực hiện để giao đất cho hộ gia đình, cá nhân. Tổng số có 1.133 dự án điểm dân cư với diện tích 491,82 ha trong đó quỹ đất ở để giao có thu tiền sử dụng đất là 345,81 ha và đã giao 256,29 ha. 10. Tổng hợp kết quả thực hiện các dự án, quyết định giao đất cho hộ gia đình, cá nhân tái định cư và đất dân cư dịch vụ trên địa bàn tỉnh: - Dự án khu đất dịch vụ: Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, Nghị quyết của HĐND tỉnh, quy định của UBND tỉnh về việc giao đất dịch vụ từ năm 2004- 2007 trên địa bàn tỉnh đã thu hồi đất để giao san lấp, xây dựng cơ sở hạ tầng được 17 dự án với diện tích 236,06 ha. - Dự án khu đất tái định cư: Tổng số có 20 dự án được thu hồi đất, giao đất với diện tích 55,94 ha để bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng công nghiệp, dịch vụ, đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng. 11. Tổng hợp kết quả giao đất, cho thuê đất để sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh:
  • 47. 47 Từ năm 2003 đến năm 2007, trên địa bàn tỉnh đã giao cho 12 dự án với diện tích 119,57 ha đất để sản xuất nông nghiệp. Các dự án nhìn chung đúng mục đích, có hiệu quả. 2.3.3 Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất của các dự án: 1. Ưu điểm: Từ năm 2003 đến năm 2007 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã giao đất, cho thuê đất tổng số 2.353 dự án với diện tích 4.687,21 ha. Qua kiểm tra, rà soát xác định các diện tích đất này đều nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có 2.299 dự án có hiệu quả/2.353 dự án (Chiếm 97,7%) sử dụng diện tích 4.615,32 ha/ 4.687,21 ha đất (chiếm 98,5%) hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra còn có 54 dự án chưa phát huy hiệu quả gồm 46 dự án đã được giao cho thuê đất chưa sử dụng và 8 dự án đã sử dụng đất nhưng chưa có hiệu quả. - Các dự án được giao đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thực hiện tốt việc nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. - Các chủ đầu tư tích cực thực hiện dự án kể cả việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. - Nhiều dự án đi vào sản xuất ổn định, có hiệu quả đóng góp vào ngân sách nhà nước, thực hiện cam kết tuyển dụng lao động địa phương.
  • 48. 48 - Các dự án cơ bản đều tích cực tham gia giải quyết các vấn đề xã hội của địa phương, góp phần xoá đói, giảm nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân. - Các dự án được giao đất đã cơ bản thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật đất đai, đầu tư xây dựng các công trình theo đúng tiến độ được duyệt, sử dụng đất đúng mục đích và đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Với diện tích thu hồi nêu trên và thục tiễn phát triển của Vĩnh Phúc có thể thấy được hiệu quả của quá trình sử dụng đất như sau: Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp coi công nghiệp là động lực, du lịch dịch vụ là mũi nhọn và nông nghiệp là nền tảng. Khi mới tái lập tỉnh, công nghiệp Vĩnh Phúc hầu như từ số 0, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp là: 14-26- 60, thì sau 10 năm tái lập tỷ lệ cơ cấu đã thay đổi tích cực là: 60-26-14. Thu ngân sách từ chỗ 100 tỷ đồng/ năm, đến nay đã là 5.500 tỷ đồng. Nếu tính cả 10 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc mới thu hồi đất để cho phát triển công nghiệp, dịch vụ đô thị cũng như xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho nền kinh tế của tỉnh gần 7.000 ha chiếm 5,1 % diện tích tự nhiên và 10,6 % diện tích đất nông nghiệp, nếu chỉ tính diện tích đất thu hồi giao cho các dự án công nghiệp, đô thị, dịch vụ là 3.720,87 ha chiếm ~ 7 % diện tích đất nông nghiệp của tỉnh và mới có 70% số dự án đi vào hoạt động nhưng đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 21,9 % /năm. GDP trên địa bàn tỉnh tăng gấp 50 lần so với năm đầu tái lập tỉnh, thu nhập bình quân đầu người từ chỗ bằng 60 % bình quân chung của cả nước nay đã vượt lên 110 % so với bình quân chung cả nước (trên 1000 USD/864 USD bình quân của cả nước). Đời sống kinh tế cả thành thị và nông thôn đều được nâng lên rõ rệt, công cuộc xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh,
  • 49. 49 hàng năm giải quyết được 18-24 nghìn lao động vào các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp và đã trở thành một trong 6 tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh cao trong cả nước. Cơ bản các dự án sử dụng đất đã chấp hành thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật đất đai, đầu tư xây dựng các công trình theo đúng tiến độ được duyệt, sử dụng đất đúng mục đích và đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. 2. Các điểm tồn tại: Bên cạnh những thành tựu, hiệu quả thu hồi đất, giao đất rất quan trọng nêu trên thì cũng còn một số tồn tại là: - Trình tự, thủ tục giao đất cho một số dự án chưa phù hợp với Luật Đất đai năm 2003, trong đó có nguyên nhân là: Có một số dự án phê duyệt phương án bồi thường và bồi thường giải phóng mặt bằng khi mới có quyết định phê duyệt địa điểm của UBND tỉnh và được nhân dân có đất bị thu hồi đồng tình trước khi có quyết định thu hồi đất; Một số dự án đòi hỏi về tiến độ nên thực hiện không đảm bảo thời gian thông báo đủ 90 ngày đối với đất nông nghiệp, 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất. - Còn 54 dự án sử dụng đất chưa phát huy hiệu quả và chưa sử dụng đất hiệu quả với diện tích là 71,89 ha, gồm: + Có 23 dự án trong khu công nghiệp (8 dự án không hiệu quả, 15 dự án được giao chưa sử dụng đất) với diện tích 58,18 ha (Biểu số 03). + Có 11 dự án trong cụm công nghiệp, làng nghề được giao đất chưa sử dụng, sử dụng không hiệu quả với diện tích 4,57 ha (Biểu 04).
  • 50. 50 + Có 20 dự án thuê rời ngoài khu, cụm công nghiệp với diện tích sử dụng không hiệu quả, chưa sử dụng đất 9,14 ha (Biểu số 5). - Việc thực hiện ưu đãi đầu tư của một số dự án chưa đúng với quy định của Chính phủ. Vấn đề này đến nay đã được khắc phục. 2.4 Thực trạng công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước Theo báo cáo về kết quả kiểm tra, thanh tra và thực trạng sai phạm, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ 2002-2008 ở 16 tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ cho thấy thực trạng công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Việc kiểm tra được tiền hành theo các chương trình cụ thể như sau: 2.4.1 Kết quả kiểm tra, thanh tra theo Chương trình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực trạng sai phạm, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng ở khu vực trung du, miền núi Bắc bộ a- Thực hiện Chương trình kiểm tra năm 2002 của Bộ Chính trị, ngày 12/4/2002 Thủ Chính phủ đã ban hành quyết định 273/QĐ-TTg kiểm tra đầu tư xây dựng và đất đai trong cả nước, giao cho thanh tra Nhà nước chủ trì kiểm tra một số công trình dự án lớn, các bộ ngành địa phương tự kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình. Riêng 16 tỉnh kiểm tra 25 dự án, với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 47 tỷ đồng và tổng giá trị vốn được kiểm tra xấp xỉ 26 tỷ đồng. Qua kiểm tra đã phát hiện sai phạm về tài chính xấp xỉ 3,4 tỷ đồng (chiếm trên 14% giá trị vốn được kiểm tra) kiểm điểm trách nhiệm, xử lý kỷ luật về đảng và hành chính 27 người. Chuyển cơ quan công an điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự 2 vụ ở Sơn La và Lạng Sơn. Sau khi nghe tổng thanh tra nhà nước tổng hợp báo cáo kết
  • 51. 51 quả kiểm tra, thanh tra ở 61 tỉnh thành, và các bộ ngành TW, Bộ Chính trị có Thông báo số 108-TB/TW ngày 14/5/2003, đã chỉ rõ: Qua kiểm tra, khẳng định chủ trương đầu tư của nhà nước ta đối với phần lớn các dự án công trình là đúng. Các dự án, công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển sản xuất, dịch vụ, kinh tế, văn hoá đã góp phần rất quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên qua kiểm tra cũng thấy rõ vai phạm trong đầu tư xây dựng còn nhiều và nghiêm trọng, xảy ra phổ biến ở hết các giai đoạn đầu tư, đã làm thất thoát nghiêm trọng tài sản, tiền vốn của nhà nước, ảnh hưởng xuất đến chất lượng nhiều công trình xây dựng, làm giảm hiệu quả nhiều dự án đầu tư. b- Chương trình kiểm tra số 07-CTr/TW ngày 02/6/2006 của Bộ Chính trị, thời điểm kiểm tra từ năm 2003-2005 đối với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh, với 3 nội dung, trong đó về quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho XDCB và việc nợ đọng vốn trong XDCB, có những vi phạm sau: Trong 3 năm có 67 dự án phải điều chỉnh bổ sung tăng tổng mức đầu tư 205.775 triệu đồng bằng 23,6%; có 74 công trình và hạng mục công trình phải điều chỉnh thiết kế, dự toán. Có 37 dự án không có quyết định đầu tư ở thời điểm tháng 10 trước năm kế hoạch; bố trí vốn còn dàn trải không theo tiến độ được phê duyệt của dự án, vốn bố trí cho 01 dự án thấp, đến 31/12/2005 toàn tỉnh nợ khối lượng XDCB hoàn thành XDCB là 272.881 triệu đồng. Có 58 dự án nhóm C, B không thực hiện đúng tiến độ theo quy định, gây lãng phí. Dùng nguồn vốn XDCB hỗ trợ cho Công ty cổ phần Nông sản Bắc Ninh đầu tư 03 dự án của Công ty với tổng mức đầu tư 33.460 triệu đồng là vi phạm quy định của Luật ngân sách nhà nước. Có 19 công trình và hạng mục công trình tính thừa, thiếu khối lượng. Luật pháp về đấu thầu quy định rõ, tổ chức đấu thầu rộng rãi là chính, nhưng trong 3 năm có 97,3% gói thầu xây lắp đấu thầu hạn chế và chỉ
  • 52. 52 định thầu (trong đó có 35 gói thầu, mỗi gói có giá trị từ trên 7.000 triệu đồng đến 68.000 triệu đồng) là vi phạm. Bổ sung chế độ chính sách cho một số công trình và hạng mục công trình sai quy định, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước gần 10 tỷ đồng. 2.4.2 Kết quả kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm của UBKT các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ từ năm 2002-2008 Từ năm 2002 đến 2008 UBKT các cấp thuộc tỉnh đã kiểm tra 17.250 đảng viên có dấu hiệu vi phạm (UBKT cấp tỉnh: 570; UBKT cấp huyện: 5452; cơ sở là 11.228 đảng viên), trong đó có vi phạm 11.432 trường hợp bằng 75% tổng số đảng viên được kiểm tra, đảng viên bị xử lý kỷ luật trên 60%. Trong 11.432 trường hợp vi phạm chỉ có 15% vi phạm liên quan đến đầu tư và xây dựng. Kiểm tra 3.921 tổ chức đảng (cấp tỉnh: 175, cấp huyện 165, cấp cơ sở 3.581; trong đó có 2.540 tổ chức bằng 60% tổ chức đảng vi phạm. Trong 2.540 tổ chức đảng vi phạm, có 19 % tổ chức vi phạm có liên quan đến đầu tư xây dựng. Nội dung vi phạm chủ yếu là buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; tham ô, bớt xén vật liệu, vật tư, không thực đúng thiết kế; thanh quyết toán khống khối lượng; bồi thường giải phóng phóng mặt bằng không đúng đối tượng, sai chế độ (chủ yếu là sau khi có kết quả sau thanh tra, điều tra mới tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm). 2.4.3 Kết quả kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm của Vụ Địa phương II Cơ quan UBKT Trung ương từ năm 2002-2008 ở khu vực trung du, miền núi Bắc bộ Từ 2002-2008, Vụ II Cơ quan UBKT Trung ương kiểm tra 09 BCS đảng UBND tỉnh (Hà Giang 02 lần), gồm các tỉnh: Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và 23 đảng