SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH HÀ THÀNH -
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN - CHI
NHÁNH HÀ NỘI
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN NGỌC HIẾU
MÃ SINH VIÊN : A12017
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH HÀ THÀNH -
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN - CHI
NHÁNH HÀ NỘI
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Trần Thị Thùy Linh
Sinh viên thực hiện : Trần Ngọc Hiếu
Mã sinh viên : A12017
Chuyên ngành : Tài chính- Ngânhàng
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
T ận
ế
ận.
Thạc sĩ Trần Thị Thùy Linh , giáo viên hƣớng dẫ
khóa luận
ụng Phòng Giao dịch Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội đã cung cấp số liệu giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 2 tháng 7 năm 2014
Sinh viên
Trần Ngọc Hiếu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ
từ giáo viên hƣớng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác.
Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và đƣợc trích
dẫn rõ rang.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Trần Ngọc Hiếu
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI........................................................................................................ 1
1.1. Rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Thƣơng Mại .................................................... 1
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng......................................................................................... 1
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng .......................................................................................... 1
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với NHTM: ....................................... 3
1.1.4. Tác động của rủi ro tín dụng ................................................................................... 8
1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại .......................................10
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng .............................................10
1.2.2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng ..........................................................................11
1.3. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng của NHTM: ..................................................21
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ...................................................................................................23
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO
DỊCH HÀ THÀNH-NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH
HÀ NỘI..................................................................................................................................24
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín ..................................24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng
Tín ...........................................................................................................................................24
2.1.2. Tổng quan về Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội .........................................................................................26
2.2.Hoạt động kinh doanh của Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội.................................................................................29
2.2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội ............................................................29
2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng Giao dịch Hà Thành-Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội..................................................38
2.3.1. Kết quả hoạt động tín dụng của Phòng Giao dịch Hà Thành-Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội .........................................................38
2.3.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng Giao dịch Hà Thành-
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội...................................42
2.4. Đánh giá về quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội..................................................49
2.4.1. Những kết quả đạt được.................................................................................49
2.4.2. Những hạn chế ................................................................................................50
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................................53
CHƢƠNG 3.GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
PHÒNG GIAO DỊCH HÀ THÀNH-NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN
CHI NHÁNH HÀ NỘI .......................................................................................................54
3.1.Định hƣớng về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2014-202054
3.1.1. Về nguồn nhân lực............................................................................................54
3.1.2. Về công nghệ ngân hàng ..................................................................................54
3.1.3. Về phân đoạn thị trƣờng mục tiêu theo đối tƣợng khách hàng...............55
3.1.4. Về sản phẩm dịch vụ...........................................................................................55
3.1.5.Về hoạt động kinh doanh...................................................................................56
3.2. Giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng Giao dịch Hà
Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội .........................56
3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định .........................................................................56
3.2.2. Nâng cao chất lượng các bảo đảm tín dụng .....................................................57
3.2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng........................................57
3.2.4. Đa dạng hóa danh mục cho vay..........................................................................58
3.2.5. Tăng cường kiểm tra giám sát vốn vay..............................................................58
Thang Long University Library
3.2.6. Những giải pháp khác ..........................................................................................59
3.3. KIẾN NGHỊ...................................................................................................................60
3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ......................................................................................60
3.3.2. Kiến nghị với NHNN.............................................................................................60
3.3.3. Kiến nghị với Sacombank ....................................................................................61
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ
CP Chính phủ
DNĐTNN Doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài
DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc
DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
DPRR Dự phòng rủi ro
HĐKD Hoạt động kinh doanh
NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM Ngân hàng Thƣơng mại
NQH Nợ quá hạn
PGD Phòng Giao dịch
RRTD Rủi ro tín dụng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thƣơng mại cổ phần
TSCĐ Tài sản cố định
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Bảng 1.1. Bảng xếp hạng của Moody’s .............................................................. 15
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 của PGD Hà
Thành- Ngân hàng TMCP Sacombank chi
nhánh Hà Nội…………………………… 31
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2011 đến năm 2013 của PGD
Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Hà Nội
………………………… 33
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm 2011 – 2013 của PGD Hà
Thành-Ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Hà
Nội…………………………..… 36
Bảng 2.4: Dƣ nợ cho vay theo kỳ hạn cho vay ………………………………... 39
Bảng 2.5: Dƣ nợ theo loại tiền tệ......................................................................... 40
Bảng 2.6: Phân loại dƣ nợ cho vay theo khách hàng ……………………… 41
Bảng 2.7. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quyết
định 493/ 2005 /QĐ- NHNN ………………………………………………… 44
Biểu đồ 2.1: Tổng dƣ nợ cho vay qua các năm ………………………………... 38
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của PGD Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sacombank chi
nhánh Hà Nội...
28
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do lựa chọn đề tài
Ngân hàng thƣơng mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ tín dụng, loại hình kinh
doanh chứa đựng nguy cơ rủi ro cao. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thƣơng mại, tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất. Hoạt động này tuy mang lại
nguồn lợi nhuận lớn nhất nhƣng cũng gặp không ít rủi ro. Rủi ro tín dụng có thể có tác
động rất lớn và ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng thƣơng
mại. Cao hơn, nó ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.
Quản lý rủi ro tín dụng là hoạt động khó khăn nhƣng rất cần thiết. Sự thành công
của một ngân hàng thƣơng mại phụ thuộc chủ yếu vào năng lực quản lý rủi ro tín dụng.
Nhƣ vậy, quản lý rủi ro đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh
ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
đang đứng trƣớc thách thức mới và đi kèm với nó là những rủi ro tiềm ẩn mới. Rủi ro tín
dụng xảy ra thƣờng gây cho ngân hàng những tổn thất không chỉ về mặt tài chính, mà cả uy
tín trên thị trƣờng, suy giảm lòng tin của xã hội. Đây là những tổn thất lớn không dễ đo đếm
đƣợc. Chính vì vậy, bên cạnh việc tìm kiếm lợi nhuận, quản lý rủi ro tín dụng cũng đang trở
thành vấn đề hết sức cấp thiết của các ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt trong nền kinh tế
hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay.
Khủng hoảng kinh tế thời gian qua chủ yếu là do quản lý rủi ro tại các ngân hàng
thƣơng mại nhƣ cho vay dƣới chuẩn, danh mục quản lý rủi ro chƣa phù hợp, ... Vậy đâu là
nguyên nhân? Làm thế nào để nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt
động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín? (SACOMBANK). Đây là
một vấn đề đang đƣợc Ban Lãnh đạo đặc biệt quan tâm.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của
NHTM. Ban lãnh đạo PGD Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh
Hà Nội trong những năm qua đã có nhiều biện pháp để quản lý rủi ro, nâng cao chất
lƣợng tín dụng. Với những kiến thức đã học và qua quá trình thực tập tại đây, em xin
chọn đề tài “ Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Hà
Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp.
II. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nhằm đạt đƣợc những mục đích sau:
Thang Long University Library
Hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động kinh doanh của NHTM.
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại PGD Hà Thành- Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội, khóa luận chỉ ra những điểm chƣa
hợp lý cần sửa đổi và hƣớng sửa đổi cụ thể trong quản lý rủi ro tín dụng tại PGD Hà
Thành. Qua đó, đề xuất các biện pháp thích hợp để tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại
PGD Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội.
III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Công tác quản lý rủi ro tín dụng của PGD Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013.
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp phân tích diễn giải, phân tích tổng hợp và các biểu đồ minh
họa để tổng hợp thực tiễn nhằm đƣa ra các giải pháp phù hợp cho hoạt động quản lý rủi ro
tín dụng tại PGD Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội.
V. Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thƣơng
Mại.
- Chƣơng 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng Giao dịch Hà Thành-
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội.
- Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng Giao dịch
Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội.
1
CHƢƠNG 1. RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Thƣơng Mại
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ
tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời
sống, theo nguyên tắc hoàn trả.
Rủi ro theo nghĩa chung nhất được hiểu là điều không tốt lành bất ngờ xảy đến. Đây là
cách hiểu thông thường nhất. Những gì được coi là rủi ro luôn mang lại những điều mà
con người không mong muốn. Khi “rủi ro” xảy ra đồng nghĩa với việc chủ thể tiếp nhận
nó phải chịu một sự thiệt hại nào đó
Từ đó ta có khái niệm rủi ro tín dụng như sau:
Rủi ro tín dụng phát sinh khi đối tác tham gia hợp đồng không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng. (Rủi ro tài chính thực tiễn và phƣơng pháp
đánh giá - PGS.TS - Phó Hiệu trƣởng trƣờng ĐHKTQD Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân
Quế - Trƣởng nhóm chuyên gia phân tích thị trƣờng tài chính, NXB Tài chính năm 2001,
Tr.45).
Theo Thomas P.Fich:
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo
thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi
ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
{(Dictionary of banking terms, Barron’s Edutional Series, Inc, 1997)- Quản trị ngân
hàng, TS Hồ Diệu, NXB Thống kê năm 2002, Tr.194}.
Về mặt định lượng: Rủi ro tín dụng đƣợc phản ánh bởi chính số lƣợng nợ quá hạn,
nợ đọng của mỗi tổ chức tín dụng.
Về mặt định tính: Rủi ro tín dụng có quan hệ ngƣợc chiều với chất lƣợng tín dụng.
Theo đó chất lƣợng tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp và ngƣợc lại, chất
lƣợng tín dụng thấp, nợ quá hạn cao thì rủi ro tín dụng là rất lớn và có tác động ảnh hƣởng
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại RRTD, việc phân loại RRTD tùy thuộc vào mục đích
nghiên cứu, phân tích. Đối với hệ thống NHTM thì việc phân loại RRTD có ý nghĩa vô
Thang Long University Library
2
cùng quan trọng trong việc thiết lập chính sách, quy trình, thủ tục và cả mô hình tổ chức
quản trị và điều hành nhằm bảo đảm nhận biết đầy đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân biệt
trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, giữa các khâu trong toàn bộ quá trình tác nghiệp
thẩm định, cấp tín dụng, giám sát thu hồi nợ và xử lý khoản nợ nếu nó có dấu hiệu không
bình thƣờng. Thực tế cho thấy sự phân chia trách nhiệm càng rõ ràng, càng cụ thể, sẽ giúp
cho quá trình quản lý RRTD có hiệu quả
1.1.2.1. Các nhóm RRTD căn cứ vào nguyên nhân phát RRTD của NHTM
- Rủi ro đạo đức là rủi ro do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch
diễn ra.
- Rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch là do thông tin không cân xứng tạo ra trƣớc khi
cuộc giao dịch diễn ra.
1.1.2.2. Các nhóm RRTD căn cứ vào mức độ tổn thất
- Rủi ro đọng vốn là rủi ro xảy ra trong trƣờng hợp đến thời hạn mà ngân hàng vẫn
chƣa thu hồi vốn vay, dẫn đến các khoản vốn bị đông cứng, kém lỏng và ảnh hƣởng đến
ngân hàng trên hai phƣơng diện:
Ảnh hƣởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng,
Gặp khó khăn trong việc thanh toán cho khách hàng.
- Rủi ro mất vốn là rủi ro khi ngƣời vay không có khả năng trả đƣợc nợ theo hợp
đồng, bao gồm vốn gốc hoặc lãi vay, ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản
của doanh nghiệp. Rủi ro mất vốn sẽ làm:
Tăng chi phí do nợ khó đòi tăng, chi phí quản lý, chi phí giám sát cũng tăng,
Giảm lợi nhuận do các khoản dự phòng gia tăng cho những khoản vốn mất đi.
1.1.2.3. Các nhóm RRTD căn cứ theo đối tượng
- Rủi ro khách hàng cá thể: RRTD xảy ra đối với đối tƣợng khách hàng là cá nhân,
- Rủi ro công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính: RRTD xảy ra đối với khách
hàng là công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính,
- Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý: RRTD xảy ra đối với từng quốc gia, đối với
hoạt động vay nợ, viện trợ.
1.1.2.4. Các nhóm RRTD căn cứ vào tính tổng thể của rủi ro
- Rủi ro giao dịch là một rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do hạn chế trong quá
trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm: rủi
ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
- Rủi ro danh mục là rủi ro mà phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh
mục cho vay của ngân hàng, đƣợc phân chia thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
3
1.1.2.5. Các nhóm RRTD căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro
- Rủi ro trƣớc khi cho vay: rủi ro xảy ra khi ngân hàng phân tích, đánh giá sai về
khách hàng dẫn đến cho vay các khách hàng không đủ điều kiện đảm bảo khả năng trả nợ
trong tƣơng lai,
- Rủi ro trong khi cho vay: Rủi ro này xảy ra trong quy trình cấp tín dụng. Các
nguyên nhân dẫn đến rủi ro này bao gồm:
Việc giải ngân không đúng tiến độ;
Không cập nhật thông tin khách hàng thƣờng xuyên;
Không dự báo đƣợc rủi ro tiềm năng.
- Rủi ro sau khi cho vay: rủi ro này xảy ra khi mà cán bộ tín dụng không nắm đƣợc
tình hình sử dụng vốn vay, khả năng tài chính tƣơng lai của khách hàng.
1.1.2.6. Các nhóm RRTD căn cứ vào phạm vi của RRTD
- Rủi ro tín dụng cá biệt
- Rủi ro tín dụng hệ thống
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với NHTM
Hoạt động ngân hàng luôn phải đối diện với rủi ro, khi thực hiện một hoạt động tài trợ
cụ thể, ngân hàng sẽ cố gắng phân tích các yếu tố của ngƣời vay sao cho độ an toàn là cao
nhất.Nhìn chung, ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy an toàn. Tuy nhiên, không
một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán chính xác các vấn đề sẽ xảy ra.
Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn
nữa, nhiều cán bộ ngân hàng không có khả năng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng.
Do vậy rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, là khách quan. Nhiều quan điểm nhất
trí rằng, rủi ro tín dụng có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ, Do vậy, rủi ro dự
kiến luôn đƣợc xác định trƣớc trong chiến lƣợc hoạt động chung của ngân hàng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng nhƣng tựu chung lại có một số nguyên
nhân cơ bản gây nên rủi ro tín dụng: đó là nguyên nhân khách quan từ môi trƣờng bên
ngoài, từ phía khách hàng; nguyên nhân do chính ngân hàng và nguyên nhân từ các đảm
bảo tín dụng tạo nên.
a.Nguyên nhân khách quan:
* Môi trường vĩ mô:
- Môi trường tự nhiên:
Các thiệt hại từ nguyên nhân thiên tai, dịch bệnh, bão lụt, hạn hán, hoả hoạn, động đất,
Thang Long University Library
4
chiến tranh làm cho khoản vay bị rủi ro mà cả ngƣời đi vay và ngƣời cho vay đều không
lƣờng trƣớc đƣợc. Những nguyên nhân này thƣờng gây ra những tổn thất lớn cho doanh
nghiệp và ảnh hƣởng nhiều đến ngân hàng.
- Môi trường kinh tế:
Hoạt động kinh doanh tiền tệ là một loại hình kinh doanh đặc biệt, rất nhạy cảm, chịu
tác động mạnh mẽ từ các yếu tố của nền kinh tế trong nƣớc và thế giới, ảnh hƣởng đến
sức mạnh tài chính của ngƣời đi vay và thiệt hại hay thành công đối với ngƣời cho vay.
Trong thời gian qua nền kinh tế nƣớc ta cũng nhƣ một số nƣớc trong khu vực có những
biến động gây ảnh hƣởng không nhỏ đến ngành ngân hàng và ngân hàng cũng phụ thuộc
rất nhiều vào môi trƣờng kinh tế ổn định hay không.
Chế độ chính sách tại Việt Nam chƣa đồng bộ, văn bản thi hành hƣớng dẫn còn chồng
chéo, thiếu thực tiễn. Trong thời gian qua còn mang nặng tính hành chính, thay đổi liên
tục…chính những yếu tố này làm cho hoạt động Ngân hàng trong thời gian qua có rất
nhiều rủi ro tiềm ẩn và luôn luôn gây áp lực rất lớn tới sự ổn định và phát triển của hệ
thống Ngân hàng cũng nhƣ phát triển kinh tế chính trị quốc gia.
- Môi trường chính trị, pháp lý:
+ Tình hình an ninh trong nƣớc, khu vực bất ổn có những biến động lớn về chính trị
trên thế giới cũng ảnh hƣởng đến các quan hệ kinh tế.
+ Môi trƣờng pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.
+ Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng đã đƣợc cải tiến
nhƣng thiếu đồng bộ, nhiều hƣớng dẫn của các bộ, ngành còn chồng chéo, dẫn đến khó
khăn trong việc triển khai thực hiện.
+ Hiệu lực của cơ quan hành pháp chƣa cao, chƣa nhất quán trong việc thực thi những
vấn đề có liên quan đến hoạt động ngân hàng.
+ Quản lý của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp còn nhiều sơ hở nhƣ: Nhà nƣớc cho
phép các doanh nghiệp nhiều chức năng - nhiệm vụ vƣợt quá năng lực quản lý, quy mô
hoạt động quá lớn so với nguồn vốn tự có của doanh nghiệp tạo kẽ hở dẫn đến rủi ro.
+ Chính sách thay đổi tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Việc sáp nhập, giải
thể không ăn khớp với giải quyết các khoản nợ nên việc xác nhận nợ sẽ gây khó khăn cho
việc thu hồi nợ của đơn vị mới.
- Môi trường văn hóa xã hội:
5
+ Sự thay đổi quan điểm và sở thích của ngƣời tiêu dùng.
+ Phản ứng và hành động của ngƣời tiêu dùng.
+ Sự tấn công của hàng nhập lậu.
- Môi trường quốc tế:
+ Trong điều kiện kinh tế mở cửa dƣới nhiều hình thức, những biến động lớn trên thế
giới do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân thanh toán
quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thƣờng tác động đến sự biến động của giá cả hàng
hóa xuất nhập khẩu, lãi suất, mức cầu tiền tệ.
+ Tỷ giá hối đoái biến động cũng gây nên tổn thất khá lớn cho ngân hàng. Tỷ giá chịu sự
can thiệp của Chính phủ (thông qua chính sách tiền tệ Quốc gia) nhằm phục vụ mục tiêu
ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Sự biến động của tỷ giá hối đoái làm
giá trị của đồng tiền này giảm so với đồng tiền khác, khiến các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu dễ bị thua lỗ.
* Môi trường ngành:
- Khách hàng:
+ Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý, thiếu năng lực điều hành, khả năng
quản lý sản xuất kinh doanh kém … Ngoài ra còn có thể do khách hàng có các biểu hiện
của hành vi tham ô, lừa đảo.
+ Khách hàng vay vốn của ngân hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả, không
có thiện chí trong việc trả nợ vay.
+ Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ đƣợc.
+ Do mất đoàn kết trong nội bộ hội đồng quản trị, ban điều hành…
+ Các trƣờng hợp rủi ro khác ngƣời vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ vì chết, mất
tích, mất khả năng lao động.
+ Trình độ yếu kém của ngƣời vay trong dự toán các vấn đề kinh doanh, quản lý vốn
không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản, quản lý kinh doanh không hiệu quả, những
nguyên nhân trong việc xử lý các vấn đề về thị trƣờng, các thiệt hại do sự biến động của
thị trƣờng cung cấp, thị trƣờng tiêu thụ, sự hạn chế của nhân viên thuộc doanh nghiệp,
đạo đức nghề nghiệp. Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh
doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tƣ vào tài sản vật chất, ít doanh nghiệp mạnh dạn đổi
Thang Long University Library
6
mới cung cách quản lý, đầu tƣ cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo
đúng chuẩn mực.
+ Hoạt động kinh doanh không thuận lợi, nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất
hoặc suy giảm do mất việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc gặp những chuyện bất
thƣờng trong cuộc sống, vì vậy họ phải sử dụng một số tiền lớn nên ảnh hƣởng tới khả
năng hoàn trả cho ngân hàng.
Trong trƣờng hợp còn lại, ngƣời vay kinh doanh có lãi song vẫn chây ỳ không trả nợ
cho ngân hàng.
+ Tình hình tài chính doanh nghiệp thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé,
tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam.
Sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính
chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của
doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thƣờng thiếu tính thực tế và
xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế
chấp nhƣ là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.
- Các đối thủ cạnh tranh:
Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi
tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách
hàng thƣờng xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc
khắc nghiệt của thị trƣờng. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng
thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế trong môi trƣờng hội nhập kinh tế cũng khiến cho các
ngân hàng trong nƣớc với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng
lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nƣớc ngoài
thu hút.
b. Nguyên nhân chủ quan thuộc về ngân hàng
Đội ngũ cán bộ:
- Hạn chế về trình độ quản lý, không nắm bắt đƣợc những thông tin cần thiết về biến
động kinh tế, chính trị, xã hội, thị trƣờng… dẫn đến việc hoạch định chính sách tín dụng
chƣa phù hợp, không sát với thực tế, không đảm bảo 3 mục tiêu: lợi nhuận - an toàn - lành
mạnh.
-Vi phạm đạo đức nghề nghiệp: thiếu phẩm chất đạo đức, tham ô, lợi dụng, tiêu cực:
Nhân viên ngân hàng cố tình làm sai quy định vì lợi ích cá nhân, cố tình kết hợp với nhau
để làm hồ sơ khống, vay giả tạo với nhiều mục đích khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản
7
của ngân hàng. Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ
ngân hàng thƣơng mại đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách
hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế
để rút tiền ngân hàng.
- Sự yếu kém trong năng lực thi hành nhiệm vụ của cán bộ tín dụng: Họ không tuân
thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay. Ngoài ra họ còn có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém nhƣng đƣợc giao nhiệm vụ không cân xứng với
năng lực cá nhân
-Sự thiếu vắng một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức
tín dụng.
Chính sách tín dụng
- Chính sách tín dụng không hợp lý, quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ và không phù
hợp, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến cho vay đầu tƣ quá chú trọng về lợi
tức, chất lƣợng cán bộ ngân hàng chƣa đáp ứng đƣợc điều kiện thực tế.
- Quá quan tâm tin tƣởng vào tài sản đảm bảo tiền vay mà coi nhẹ việc phòng ngừa
rủi ro. Khi cho vay ngân hàng thƣờng chú trọng đến tài sản thế chấp có đảm bảo và đủ tỷ
lệ cho vay hay không, chƣa xem xét kỹ đến khả năng kinh doanh của khách hàng, hiệu
quả của dự án, khả năng trả nợ.
- Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng: Kiểm tra nội bộ có điểm
mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát
sinh vấn đề và tính sâu sát của ngƣời kiểm tra viên, do việc kiểm tra đƣợc thực hiện
thƣờng xuyên cùng với công việc kinh doanh.
Thông tin tín dụng
-Do thiếu am hiểu thị trƣờng, thiếu thông tin, không nỗ lực tìm hiểu tình hình tài
chính của khách hàng mà chỉ dựa vào thông tin trên sổ sách giấy tờ là chính hoặc phân
tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tƣ không hợp lý.
-Thông tin không cân xứng: Sự không đầy đủ và thiếu chính xác của các thông tin
mà ngân hàng có đƣợc (về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách
hàng...) dẫn đến những đánh giá sai lệch về hiệu quả, thời hạn cho vay và trả nợ của dự án
xin vay.
-Sự hợp tác giữa các NHTM còn lỏng lẻo, vai trò của CIC chƣa thực sự hiệu quả:
Thang Long University Library
8
Sự thiếu trao đổi thông tin dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng
đến mức vƣợt quá giới hạn tối đa khả năng trả nợ của một khách hàng thì rủi ro chia điều
tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào. Ngân hàng dữ liệu của CIC chƣa đầy đủ và
thông tin còn đơn điệu, chƣa đƣợc cập nhật và xử lý kịp thời.
Quy trình tín dụng
-Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát và quản lý trong và sau khi cho vay: Các
ngân hàng thƣờng có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trƣớc khi cho
vay mà lơi lỏng quá tình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng
cho vay thì khoản cho vay cần phải đƣợc quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đƣợc
hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng
nói riêng và ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân
thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm
tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên do yếu tố
tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống
thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp
đƣợc kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.
-Việc tin tƣởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo
chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay.
-Định giá tài sản không chính xác, không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần
thiết hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là: dễ định giá, dễ chuyển
nhƣợng quyền sở hữu, dễ tiêu thụ.
-Công tác kiểm tra sau khi cho vay và đôn đốc, xử lý thu hồi nợ chƣa đƣợc quan
tâm đúng mức.
-Việc chạy theo chỉ tiêu doanh số mà coi nhẹ chất lƣợng khoản vay.
- Muốn có tỷ trọng, thị phần cho vay cao hơn các ngân hàng khác.
1.1.4. Tác động của rủi ro tín dụng
* Đối với ngân hàng:
Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng.
Khi chất lƣợng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn cao tức là hiệu quả hoạt động ngân
hàng thấp. Đối với các khoản nợ xấu với khối lƣợng lớn, lan rộng tới khách hàng làm
khách hàng mất lòng tin vào ngân hàng, uy tín ngân hàng giảm sút.
9
Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng.
Theo phân tích ở trên, rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng, khách hàng
không có lòng tin để gửi tiền vào ngân hàng, do đó ngân hàng gặp khó khăn trong việc
huy động vốn. Rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng bị tổn thất mà vẫn phải thanh toán đúng
hạn cho các khoản vay của ngân hàng. Mặt khác, rủi ro tín dụng tạo ảnh hƣởng xấu tới
tâm lý ngƣời gửi tiền khiến họ rút tiền ồ ạt, khả năng thanh toán của ngân hàng giảm đi
đáng kể.
Rủi ro tín dụng gây thiệt hại thu nhập cho ngân hàng.
Ngân hàng tài trợ cho khách hàng chủ yếu lấy từ nguồn huy động và phải trả lãi cho
nguồn đó. Gặp rủi ro tín dụng, không những ngân hàng không có nguồn thu nhập để bủ
đắp cho tiền lãi huy động mà còn thất thoát cả nguồn vốn. Lẽ tất nhiên là thu nhập của
ngân hàng bị giảm sút.
Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến việc phá sản ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng làm mất uy tín ngân hàng, khả năng thanh toán giảm sút thậm chí mất
khả năng thanh toán, lợi nhuận giảm. Với tất cả các yếu tố này có thể dẫn tới việc ngân
hàng đứng bên bờ vực của sự phá sản nếu các nhà quản lý không đƣa ra các biện pháp đối
kịp thời.
- Đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, các ngân hàng thiếu đa dạng trong
kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, cho nên tín dụng
đƣợc coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần nhƣ là duy nhất, đặc biệt đối với các
ngân hàng nhỏ. Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng.
* Đối với nền kinh tế:
Hoạt động của ngân hàng liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp, các ngành,
các cá nhân - tổ chức, vì vậy khi ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay phá sản thì ngƣời
gửi tiền kéo nhau đến rút tiền làm cho hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Ngân hàng gặp
khó khăn sẽ ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có
tiền trả lƣơng dẫn đến đời sống lao động gặp khó khăn. Nó sẽ làm nền kinh tế bị suy
thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi ro tín
dụng còn ảnh hƣởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế quốc gia đều phụ
thuộc vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
Thang Long University Library
10
1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng
1.2.1.1. Khái niệm
Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lƣợc, các chính
sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận, đạt đƣợc mục tiêu an
toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.
“Hiệu quả quản lý RRTD là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng
thể và đƣợc coi là vai trò cốt tử cho sự thành công của ngân hàng trong dài hạn.” (Basel
Committee on Banking Supervation, 2000).
Tóm lại, có thể đề cập khái niệm quản lý RRTD ở các góc độ khác nhau nhƣng bản
chất là giống nhau và đứng trên góc độ của quản trị học, chúng ta có thể diễn giải khái
niệm: Quản lý RRTD là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai
thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận
của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận.
1.2.1.2. Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng
Thứ nhất, do quá trình tự do hóa, nới lỏng quy định trong hoạt động ngân hàng trên
phạm vi toàn thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, xu hƣớng toàn cầu hóa, tự do hóa
kinh tế, đề cao cạnh tranh đã trở thành phổ biến. Khi gia tăng cạnh tranh cũng đồng nghĩa
với rủi ro và phá sản gia tăng. Trong lĩnh vực ngân hàng, cạnh tranh làm cho chênh lệch
lãi suất biên ngày càng giảm xuống. Tác động này làm cho các ngân hàng ngày càng có
xu hƣớng mở rộng quy mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận, trong đó mở rộng
quy mô tín dụng đồng nghĩa với việc RRTD cũng có nguy cơ gia tăng. Bên cạnh đó, quy
luật đào thải của cạnh tranh sẽ làm tăng mức độ phá sản của các khách hàng của ngân
hàng kéo theo sự thiệt hại cho ngân hàng.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng theo xu hƣớng đa năng
phức tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hƣớng hội nhập cạnh tranh gay
gắt, vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới. Trong lĩnh vực tín dụng các sản
phẩm tín dụng có bƣớc phát triển mạnh mẽ, vƣợt xa so với sản phẩm tín dụng truyền
thống. Các sản phẩm tín dụng dựa trên cơ sở của sự phát triển công nghệ nhƣ thẻ tín
dụng, cho vay cá thể…luôn chứa đựng rủi ro mới. Nhƣng dƣới áp lực của cạnh tranh thì
việc mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm cũng nhƣ phạm vi của hoạt động tín dụng trở nên
cấp thiết hơn, mang ý nghĩa sống còn với các ngân hàng. Với sự đa dạng phức tạp của sản
phẩm tín dụng cũng nhƣ RRTD càng đòi hỏi quản trị RRTD phải đƣợc chú trọng, nâng
cấp tƣơng xứng.
11
Thứ ba, đối với các nƣớc đang phát triển, nhất là các nƣớc đang trong quá trình
chuyển đổi nhƣ Việt Nam, thì môi trƣờng kinh tế chƣa ổn định, hệ thống pháp luật đang
xây dựng, mức độ minh bạch của thông tin thấp, thì hoạt động ngân hàng càng trở nên rủi
ro hơn, vì vậy việc bắt tay ngay từ đầu thực hiện tốt công tác quản trị RRTD là một công
việc tối quan trọng.
1.2.2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng
1.2.2.1. Nhận biết rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong các khoản vay có vấn đề. Nhóm dấu hiệu của RRTD
có thể từ phía khách hàng và từ phía ngân hàng.
a. Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng
Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với khách hàng:
Xu hƣớng của các tài khoản của khách hàng tại ngân hàng: dao động của các tài
khoản mà đặc biệt là giảm sút số dƣ tài khoản tiền gửi, khó khăn trong thanh toán lƣơng,
thƣờng xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lƣu động từ nhiều nguồn khác nhau, gia tăng các
khoản nợ thƣơng mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn.
Các hoạt động cho vay: mức độ cho vay thƣờng xuyên gia tăng, trì hoãn hoặc gây
khó khăn đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột ngột tình hình
sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động SXKD của khách hàng, thƣờng xuyên yêu cầu ngân
hàng cho đáo hạn.
Phƣơng thức tài chính: sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động
dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, giảm các khoản phải trả, tăng các
khoản phải thu, các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hƣớng xấu.
Nhóm dấu hiệu liên quan đến phƣơng pháp quản lý của khách hàng:
Rủi ro xảy ra khi khách hàng có sự thay đổi thƣờng xuyên cơ cấu của hệ thống quản
trị hoặc ban điều hành. Hệ thống quản trị và ban điều hành luôn bất đồng về mục đích,
quản trị điều hành độc đoán, hoặc ngƣợc lại quá phân tán, iệc lập kế hoạch không đầy đủ,
quản lý có tính gia đình, có tranh chấp trong quá trình quản lý.
Nhóm các dấu hiệu liên quan xử lý thông tin về tài chính kế toán của khách
hàng:
Nếu khách hàng có sự chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc số liệu chạm trễ,
trì hoãn nộp các báo cáo tài chính hoặc những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: sự
gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thƣờng xuyên, khả năng tiền mặt giảm, tăng doanh số
bán nhƣng lãi giảm hoặc không có, điều này cho thấy khách hàng đang có dấu hiệu rủi ro.
Thang Long University Library
12
Nhóm các dấu hiệu thuộc các vấn đề kỹ thuật và thƣơng mại:
Các dấu hiệu thuộc về vấn đề kỹ thuật và thƣơng mại thể hiện: khó khăn trong phát
triển sản phẩm, thay đổi trên thị trƣờng: tỷ giá, lãi suất, thay đổi thị hiếu, cập nhật kỹ
thuật mới, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, chính sách thuế, điều kiện thành lập và
môi trƣờng.
b. Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía ngân hàng
Nhóm dấu hiệu xuất phát từ trình độ và năng lực quản lý của nhân viên tín
dụng và ngƣời quản lý ngân hàng:
Nhóm dấu hiệu này bao gồm: đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi
ro của khách hàng: cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo
đảm, tốc độ tăng trƣởng tín dụng quá nhanh và vƣợt quá khả năng và năng lực kiểm soát
cũng nhƣ nguồn vốn ngân hàng, cho vay dựa trên những sự kiện bất thƣờng có thể xảy ra,
ví dụ nhƣ sát nhập, thay đổi địa vị pháp lý của chi nhánh.
Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách của ngân hàng:
Nhóm dấu hiệu này thể hiện qua chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc quá lỏng
lẻo để khe hở cho khách hàng lợi dụng, cho vay dựa hỗ trợ mục đích đầu cơ (mua bất
động sản, kinh doanh chứng khoán), chính sách cho vay ƣu đãi, cho vay theo chỉ định,
quy trình tín dụng không chặt chẽ.
1.2.2.2.Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lƣờng rủi ro khoản vay
EL = PD x LGD x EAD
(Nguồn: Basel II)
Trong đó:
- EL (Expected Loss) là tổn thất dự kiến.
- PD (Probability of default) là xác suất vỡ nợ của khách hàng/ngành hàng đó là
bao nhiêu.
- LGD (Loss Given Default) là tỷ trọng % số dƣ rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi
khách hàng không trả đƣợc nợ.
- EAD (Exposure at Default) là số dƣ nợ vay (và tƣơng đƣơng) của khách hàng/
ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ.
Với PD, LGD và EAD là hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tƣởng chừng rất
định tính mà các ngân hàng thƣờng xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng, là khả
năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã đƣợc lƣợng hóa cụ thể. Và cũng nhờ
PD, LGD và EAD, hàng trăm, hàng chục các nhân tố có tác động đến khách hàng cũng
13
nhƣ các khoản tín dụng cấp cho họ đã đƣợc tóm tắt, phản ánh chỉ qua ba cấu phần rủi ro
đó.
Quan trọng hơn, dựa trên kết quả tính toán PD, LGD và EDA, các ngân hàng sẽ phát
triển các ứng dụng trong quản lý RRTD trên nhiều phƣơng diện, mà các ứng dụng chính
bao gồm: tính toán, đo lƣờng RRTD, tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến.
Mô hình điểm số Z
Mô hình này do E.I. Altman xây dựng để cho điểm tín dụng đối với các công ty của
Mỹ. Đại lƣợng Z là thƣớc đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với ngƣời vay và phụ
thuộc vào:
Trị số của các chỉ số tài chính của ngƣời vay (Xj),
Tầm quan trọng của các chỉ số này rong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngƣời
vay trong quá khứ.
Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm nhƣ sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + X5
Trong đó:
X1 = Tỷ số vốn lƣu động ròng trên tổng tài sản
X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản
X3 = Tỷ số lợi nhuận trƣớc thuế, tiền lãi trên tổng tài sản
X4 = Tỷ số giá trị cổ phiếu trên giá trị ghi sổ nợ dài hạn
X5 = Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản
Trị số Z càng cao thì ngƣời vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngƣợc lại (trị số Z có
thể âm). Theo mô hình cho điểm của Altman, bất cứ đơn vị nào có điểm số Z thấp hơn
1,81 đƣợc xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ
không cấp tín dụng cho khách hàng cho đến khi cải thiện đƣợc điểm số Z lớn hơn 1,81.
Mô hình xếp hạng của Moody’s:
Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro
hàng năm, chất lƣợng này thay đổi hàng năm. Các doanh nghiệp đƣợc xếp hạng cao khi tỷ
lệ rủi ro dƣới 0,1%.
Thang Long University Library
14
Bảng 1.1. Bảng xếp hạng của Moody’s
Xếp hạng Tình trạng Tỷ lệ rủi ro hàng năm
Aaa Chất lƣợng cao nhất 0,02%
Aa Chất lƣợng cao 0,04%
A Chất lƣợng khá 0,08%
Baa Chất lƣợng vừa 0,2%
Ba Nhiễu yếu tố đầu cơ 1,8%
B Đầu cơ 8,3%
(Nguồn: Theo báo cáo của Moody’s)
Đo lường rủi ro danh mục
Rủi ro danh mục đƣợc đánh giá qua các mô hình Value at Risk (Var), mô hình
Return at Risk ON Capital (RAROC), mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II
(IRB).
a. Mô hình Var
Var của một danh mục tài sản đƣợc định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian
nhất định. Mô hình Var đánh giá mức độ rủi ro của danh mục theo 2 tiêu chuẩn: giá trị
danh mục đầu tƣ và khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tƣ.
Việc xác định Var đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:
- Đánh giá giá trị các tài sản rủi ro của ngân hàng căn cứ vào việc phân tích xem
những tài sản nào chịu ảnh hƣởng của RRTD;
- Phân tích mức biến động giá trị của các tài sản rủi ro;
- Lựa chọn kỳ đánh giá;
- Lựa chọn độ tin cậy cho trƣớc.
b. Mô hình RAROC
Mô hình RAROC thực chất là một phƣơng pháp định lƣợng, đo lƣờng mức độ sinh
lời có tính đến yếu tố rủi ro. RAROC tính toán mức độ biến động của thu nhập ròng (lợi
nhuận) gây ra bởi sự biến động về tổn thất trong tín dụng.
Quan niệm trung tâm về rủi ro theo RAROC là mức độ tổn thất, bao gồm hai bộ
phận là tổn thất dự kiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL). Do EL đã đƣợc đƣa vào khi
xác định giá (lãi suất) nên thực chất, EL có thể không coi là rủi ro (vì đã đoán đƣợc). Còn
UL mới thực chất là rủi ro và ngân hàng cần phải chuẩn bị vốn để bù đắp rủi ro này nếu
xảy ra.
Mô hình RAROC đƣợc tính toán dựa vào một số khái niệm cơ bản sau:
15
RAROC =
Thu nhập ròng - Tổn thất rủi ro dự kiến
Vốn kinh tế
(Nguồn: theo Basel II)
Trong đó:
Thu nhập bao gồm: thu từ tài chính (thu từ chênh lệch lãi suất và các khoản phí thu
trƣớc và các khoản phí thu định kỳ), thu từ hoạt động kinh doanh.
Tổn thất bao gồm:
Tổn thất
dự kiến
=
Xác suất xảy ra rủi ro tính toán thông qua xếp
hạng * Giá trị
Dƣ nợ khi xảy ra rủi ro * Giá trị tổn thất trong
trƣờng hợp rủi ro (tính thông qua tỷ lệ thu hồi)
(Nguồn: theo Basel II)
Tổn thất ngoài dự kiến = độ lệch chuẩn trong phân bổ tổn thất.
c. Mô hình xếp hạng tín dụng trong quản lý rủi ro tín dụng
Hệ thống xếp hạng tín dụng giúp NHTM quản lý RRTD bằng phƣơng pháp tiên tiến,
giúp kiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp với
dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách hàng. NHTM có thể đánh giá hiệu quả
danh mục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dƣ nợ và phân loại nợ trong từng nhóm
khách hàng đã đƣợc xếp hạng, qua đó điều chỉnh nguồn lực vào nhóm khách hàng an
toàn.
Mô hình đơn giản nhất đƣợc sử dụng trong XHTD là mô hình một biến số. Chỉ tiêu
đánh giá phải đƣợc thống nhất trong mô hình. Tỷ suất tài chính đƣợc sử dụng trong mô
hình bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản, các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu lợi
tức, chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi. Các chỉ tiêu phi tài chính thƣờng đƣợc sử dụng bao
gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm và trình độ của nhà quản
trị cao cấp, triển vọng ngành.Nhƣợc điểm của mô hình một biến số là kết quả dự báo khó
chính xác nếu thực hiện phân tích và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá một cách riêng biệt,
hơn nữa mỗi ngƣời có thể hiểu các chỉ tiêu đánh giá theo cách khác nhau. Để khắc phục
Thang Long University Library
16
nhƣợc điểm này, các nhà nghiên cứu đã xây dựng các mô hình kết hợp nhiều biến số
thành một giá trị để đánh giá thất bại của doanh nghiệp nhƣ mô hình phân tích hồi quy,
phân tích logic, phân tích xác suất có điều kiện, phân tích nhiều biến số.
NHTM áp dụng các mô hình khác nhau tùy theo đối tƣợng xếp loại cá nhân, doanh
nghiệp hay tổ chức tín dụng. Các mô hình này có thể đƣợc điều chỉnh sau vài năm sử
dụng khi thấy có nhiều sai sót lớn giữa xếp hạng với thực tế.
Đo lường rủi ro tín dụng tổng thể của ngân hàng
Đo lƣờng rủi ro tín dụng còn đƣợc đánh giá qua việc tính toán quy mô dƣ nợ, cơ cấu
dƣ nợ, tỷ lệ NQH, nợ xấu, hệ số RRTD, dự phòng rủi ro.
Ý nghĩa của việc đo lƣờng rủi ro tín dụng:
- Loại bỏ những khách hàng có mức độ rủi ro quá cao và nhận biết trƣớc những rủi
ro có thể xảy ra.
- Giúp khách hàng hiểu rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu của chính khách hàng
để từ đó tƣ vấn cho khách hàng những biện pháp đảm bảo vay vốn phù hợp.
Tiến hành phân tích một cách khách quan theo quy định ngân hàng, bảo đảm khách hàng
có thể trả nợ, mong muốn trả nợ.
- Ngân hàng có thể đƣa ra nhiều sản phẩm hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã
hội.
1.2.2.3. Ứng phó rủi ro tín dụng
- Xây dựng kế hoạch phòng chống rủi ro:
+ Xây dựng phƣơng hƣớng và kế hoạch phòng chống rủi ro nhằm vào dự đoán xác
định rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, hậu
quả ra sao,…
+ Phƣơng hƣớng tổ chức phòng chống rủi ro có khoa học nhằm chỉ ra những mục
tiêu cụ thể cần đạt đƣợc, ngƣỡng an toàn, mức độ sai sót có thể chấp nhận đƣợc.
+ Xây dựng các chƣơng trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi ro, phân
quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ kỹ thuật phòng
chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra một cách nghiêm túc.
- Quy trình, quy chế, tiêu chuẩn quản lý rủi ro tín dụng:
Hầu hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể bao gồm
nhiều bƣớc đi khác nhau với kết quả cụ thể của từng bƣớc đi.
+ Các giai đoạn của quy trình:
Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
17
Phân tích tín dụng
Quyết định tín dụng
Giải ngân
Giám sát và thanh lý tín dụng
Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan
trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp
lý góp phần nâng cao chất lƣợng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, quy trình
tín dụng có các tác dụng sau đây:
 Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của
từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
 Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về
mặt hành chính.
 Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt
động tín dụng.
- Xây dựng Quy trình tín dụng:
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bƣớc đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu
cầu vay vốn của khách hàng cho tới khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và
thanh lý hợp đồng.
Quy trình tín dụng phải nêu rõ đƣợc tất cả các bƣớc tác nghiệp cũng nhƣ kết quả của
những bƣớc tác nghiệp, bao gồm các bƣớc: Thẩm định cho vay, ra quyết định cho vay,
giải ngân, theo dõi sau cho vay, giám sát toàn bộ quá trình cho vay, theo dõi đặc biệt một
số khoản cho vay, xử lý các món vay có vấn đề.
Một quy trình cấp tín dụng đƣợc xem là đạt yêu cầu khi ở mỗi bƣớc đi có các nội
dung cụ thể đó là: Nguyên tắc thực hiện; Trình tự thực hiện; Trách nhiệm và nhiệm vụ cụ
thể của các thành viên tham gia. Điều quan trọng có quy trình tín dụng là quy trình phải
đảm bảo mọi việc phải đƣợc xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng thẩm
quyền.
- Xây dựng cơ cấu tổ chức tín dụng:
Cơ cấu tổ chức tín dụng đƣợc tổ chức tốt là một trong những phƣơng thức quản
lý rủi ro hiệu quả.
Một số chỉ tiêu tài chính đƣợc sử dụng trong hệ thống xếp hạng tín dụng.
Chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh:
Thang Long University Library
18
Doanh thu thuần / Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân (BQ) hàng
ngày
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn bán hàng / Hàng tồn kho BQ trong kỳ
Hiệu suất sử dụng vốn = Doanh thu thuần / Vốn chủ sở hữu (CSH)
Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản:
Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn (TSNH) – Hàng tồn kho (HTK) /
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện hành = TS ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính:
Hệ số nợ = Tổng nợ /Tổng tài sản
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / Vốn CSH
Nợ quá hạn / Tổng dƣ nợ ngân hàng
Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:
Hệ số lãi ròng = Lãi ròng / Doanh thu
Lợi nhuận trƣớc khi trả lãi và thuế (EBIT) = Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay / Lãi
vay
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE ) = Lợi nhuận sau thuế (LNST) /Vốn
CSH.
Một số chỉ tiêu phi tài chính đƣợc sử dụng trong hệ thống xếp hạng tín dụng.
Quy mô hoạt động của khách hàng (vốn, số lƣợng lao động, doanh thu,…).
Trình độ quản lý của khách hàng.
Uy tín trong giao dịch với ngân hàng trong các quan hệ tín dụng (trả nợ đúng hạn,
số lần gia hạn nợ, nợ quá hạn trong quá khứ…) và phi tín dụng (liên quan đến giao dịch
tiền gửi thanh toán).
Danh tiếng, uy tín, chất lƣợng nhân lực và năng suất lao động của khách hàng.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, triển vọng ngành.
Các yếu tố vĩ mô, môi trƣờng hoạt động là thuận lợi hay bất lợi đối với ngành
nghề kinh doanh của khách hàng.
Tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng.
19
Vị thế ngành liên quan trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân.
Tính khả thi của phƣơng án kinh doanh và dự toán tài chính.
Dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng, các NHTM có thể sử dụng để: Xác định giới
hạn tín dụng, ra quyết định giới hạn cấp tín dụng, ra quyết định cấp tín dụng, đánh giá
hiện trạng khách hàng,…
- Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng:
Trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, một trong những khả năng để
xảy ra rủi ro tín dụng đó là rủi ro đạo đức. Chính vì vậy, ngân hàng phải có cơ chế tiến
hành kiểm tra, kiểm soát các khoản cho vay sau khi tiến hành giải ngân. Việc kiểm tra,
kiểm soát có vai trò vô cùng quan trọng đối với chƣơng trình cho vay lành mạnh của ngân
hàng. Nó không chỉ giúp các nhà quản lý ngân hàng phát hiện ra các khoản cho vay có
vấn đề nhanh hơn mà còn giúp xác định đƣợc vấn đề các cán bộ tín dụng có tuân thủ đúng
chính sách cho vay của ngân hàng hay không.
Một khía cạnh khác của hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng là công tác
kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Thực hiện công tác này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi
ro, đảm bảo tuân thủ chiến lƣợc tín dụng, chính sách phê duyệt tín dụng và cơ cấu dƣ nợ
tín dụng theo quy định của ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát nội bộ cũng góp
phần phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.
Ngoài ra, hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại không chỉ chịu sự giám sát của
ngân hàng mà còn chịu sự giám sát, kiểm tra thƣờng xuyên của thanh tra Nhà nƣớc và sự
kiểm toán định kỳ của cơ quan kiểm toán là các biện pháp đảm bảo hoạt động tín dụng
nằm trong khuôn khổ an toàn về mặt pháp lý.
- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro:
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro là một nội dung không thể thiếu trong quản lý
rủi ro tín dụng của các NHTM sau khi món vay đã đƣợc thực hiện. Việc phân loại này
giúp cho các NHTM đánh giá đúng chất lƣợng tín dụng của các khoản cho vay đồng thời
giúp ngân hàng chủ động đối phó với những rủi ro tín dụng nếu xảy ra trên cơ sở mức dự
phòng đã trích lập.
Các NHTM Việt Nam hiện nay đang thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng rủi ro tín dụng theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005. Theo
quy định này, các khoản cho vay của TCTD đƣợc phân thành 5 nhóm:
Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1): Nợ trong hạn đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi nợ
Thang Long University Library
20
gốc và lãi.
Nợ cần chú ý (nhóm 2): Nợ quá hạn dƣới 90 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ
trong hạn cơ cấu lại.
Nợ dƣới tiêu chuẩn (nhóm 3): Nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, nợ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày.
Nợ nghi ngờ (nhóm 4): Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời
hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.
Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5): Nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ khoanh, nợ cơ
cấu lại quá hạn trên 180 ngày.
Trên cơ sở phân loại nợ nhƣ trên, tỷ lệ trích lập tƣơng ứng cho các khoản nợ là: 0%;
5%; 20%; 50% và 100%. Ngoài ra các TCTD còn thực hiện trích lập và duy trì dự phòng
chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
1.2.2.4.Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát rủi ro tín dụng là một nội dung của quản lý rủi ro tín dụng, đƣợc thực
hiện song song với hoạt động quản lý rủi ro nhằm mục tiêu:
- Phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng,
- Đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng
đều tuân thủ các quy định của pháp luật,
- Tuân thủ và thực hiện các chiến lƣợc, chính sách, quy trình và quyết định của các
cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.
Kiểm soát RRTD bao gồm kiểm soát trƣớc khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi
cho vay.
Kiểm soat trƣớc khi cho vay bao gồm:
- Kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay,
- Kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm tra viên thực hiện
đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính
chính xác của số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ tín dụng
- Kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của các
cán bộ tín dụng, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và
trình duyệt đối với trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền phán quyết.
- Kiểm soát trong khi cho vay là kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra
quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng
để từ đó phát hiện các trƣờng hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống tài
21
sản đảm bảo, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn
vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thƣờng xuyên khoản
vay. Kiểm soát sau khi cho vay là kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng
nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng.
1.3. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng của NHTM:
1.3.1.Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung
Mô hình quản lý RRTD tập trung đƣợc hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản
lý rủi ro của ngân hàng đƣợc tập trung ở Hội sở chính hoặc theo vùng, miền. Các chi
nhánh chỉ thẩm định sơ qua hoặc scan hồ sơ về Hội sở chính để ra quyết định. Mô hình
này tách biệt độc lập giữa 3 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro
và chức năng tác nghiệp.
- Ƣu điểm
Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh
tranh lâu dài.
Thiết lập và duy trì môi trƣờng quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản
lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao năng lực đo lƣờng, giám sát
rủi ro.
Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống.
Tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý RRTD.
- Nhƣợc điểm:
Xây dựng và triển khai mô hình quản lý RRTD tập trung đòi hỏi phải đầu tƣ nhiều
công sức và thời gian.
Phải có phần mềm hỗ trợ cho việc tổng hợp, phân loại số liệu từ chi nhánh lên Hội
sở chính và theo các tiêu chí nhất định.
Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức chuyên môn sâu, rộng và biết vận dụng lý thuyết
vào công việc.
- Phạm vi áp dụng:
Đƣợc thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động lớn vì muốn xây dựng mô
hình quản lý RRTD này cần nhiều thời gian và nguồn lực và các ngân hàng có quy mô
lớn sẽ có sự chuyên sâu trong việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn
hệ thống.
1.3.2.Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán
Mô hình quản lý RRTD phân tán đƣợc hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản
lý rủi ro của ngân hàng đƣợc thực hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có
Thang Long University Library
22
nhiệm vụ là chỉ đạo định hƣớng chung và thẩm định những khách hàng vƣợt quá khả
năng cho phép của chi nhánh. Mô hình này chứ tách biệt đƣợc độc lập giữa 3 chức năng:
chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp.
- Ƣu điểm:
Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản.
Giải quyết hồ sơ nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Xây dựng và triển khai mô hình quản lý RRTD phân tán không mất nhiều công sức
và thời gian.
- Nhƣợc điểm:
Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.
Không có sự tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý
RRTD.
Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phƣơng thức từ xa dựa trên số liệu chi
nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng dẫn đến việc quản
lý RRTD gặp nhiều khó khăn.
- Phạm vi áp dụng:
Đƣợc thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ.
23
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Trong bối cảnh hiện nay khi kinh tế có những biến động khôn lƣờng thì quản lý rủi
ro càng phải đƣợc quan tâm hàng đầu. NHNN đã có thực hiện lấy ý kiến chuyên gia để
ban hành và sửa đổi những thông tƣ nhằm thực sự nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro
trong hệ thống NHTM.
Bên cạnh đó, các NHTM phải ở vị trí chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động và
rủi ro do ngân hàng gánh chịu. Thứ hai là sự độc lập của hoạt động kiểm soát rủi ro trong
các tổ chức tín dụng và tránh sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ dẫn đến xung đột lợi ích
và xung đột mục tiêu. Để thực hiện những điều này chắc chắn các ngân hàng phải bỏ ra
một nguồn lực không nhỏ để có đƣợc hệ thống quản lý rủi ro lành mạnh. Điều này có thể
làm các ngân hàng hy sinh lợi nhuận trong ngắn hạn nhƣng sẽ đảm bảo lợi thế cạnh tranh
trong dài hạn và có đƣợc sự tin tƣởng từ các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng và ngƣời dân.
Với sự hội nhập kinh tế và sự tham gia của các ngân hàng nƣớc ngoài cũng nhƣ cơ hội để
các ngân hàng Việt Nam có hoạt động kinh doanh và hiện diện ở nƣớc ngoài thì việc áp dụng
các chuẩn mực quản lý rủi ro theo hệ thống quốc tế là rất cần thiết.
Thang Long University Library
24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO
DỊCH HÀ THÀNH-NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH
HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín nằm trong hệ thống các Ngân hàng Thƣơng
mại Việt Nam, chịu sự kiểm tra và giám sát của Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam.
Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN
Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK
BANK
Tên viết tắt: SACOMBANK
Giấy phép số: 0006/NH-CP ngày 05/12/1991 do Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam
cấp. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 50 năm kể từ ngày của giấy phép đầu tiên
Trụ sở chính : 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phƣờng 8, Quận 3,TP.HCM, Việt
Nam
Mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn thƣơng tín đƣợc chính thức đƣợc thành
lập và đi vào hoạt động thành lập vào ngày 21 tháng 12 năm 1991 trên cơ sở hợp nhất 4 tổ
chức tín dụng tại TP.HCM là: Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp, HTX Tín dụng Lữ
Gia, HTX Tân Bình và HTX Thành Công, với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp
tín dụng và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng. Theo đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thƣơng Tín là một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam và
hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM.Với tầm nhìn Phấn đấu trở thành Ngân hàng bán
lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dƣơng và sứ mệnh tối đa hóa
giá trị cho Khách hàng, Nhà đầu tƣ và đội ngũ Nhân viên. Đồng thời thể hiện cao nhất
trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng với tôn chỉ hành động “ Vì cộng đồng - phát triển
địa phƣơng ”.
Năm 1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trƣơng chi nhánh tại
Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà
Nội đi TP.HCM và ngƣợc lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai
trung tâm kinh tế lớn nhất nƣớc.
25
Năm 1997: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá
200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia
góp vốn.
Năm 2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia
góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đƣờng cho việc tham gia góp vốn cổ phần của
Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World
Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp tác này mà
Sacombank đã sớm nhận đƣợc sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng,
quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài.
Năm 2003: Là doanh nghiệp đầu tiên đƣợc phép thành lập Công ty Liên doanh
Quản lý Quỹ đầu tƣ Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên
doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn
điều lệ).
Năm 2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho
phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
hiện đại.
Năm 2006: Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ
phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng.Cũng trong năm này thành
lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, Công ty Cho
thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS.
Năm 2008: Thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ.Và là ngân hàng
TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trƣơng chi nhánh tại Lào.
Năm 2009: Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank đƣợc vinh danh là một trong
19 cổ phiếu vàng của Việt Nam. Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch
chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận đƣợc sự quan tâm của
các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.
- Tháng 06, khai trƣơng chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng
lƣới tại khu vực Đông Dƣơng, góp phần tích cực trong quá trình giao thƣơng kinh tế của
Thang Long University Library
26
các doanh nghiệp giữa ba nƣớc Việt Nam, Lào và Campuchia.
Năm 2010:Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc
độ tăng trƣởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chƣơng trình tái
cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ các
nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2020.
2.1.2. Tổng quan về Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín chi nhánh Hà Nội
Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà
Nội là đơn vị hạch toán phụ thuộc đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thƣơng Tín, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thƣơng Tín và một số chức năng có liên quan đến các chi nhánh theo phân cấp ủy
quyền. Phòng Giao dịch đƣợc thành lập theo Quyết định số 44/TT/2008/VPKV ngày
21/1/2008 của VPKV Hà Nội, theo đó Phòng Giao dịch Hà Thành đƣợc thành lập theo
quyết định 588/2008 trực thuộc chi nhánh Hà Nội
- Phòng Giao dịch có trụ sở tại tòa nhà 25-27 Cửa Bắc - Ba Đình - Hà Nội
- Tên gọi đầy đủ: Phòng Giao dịch Hà Thành Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng
Tín chi nhánh Hà Nội
Khai trƣơng và bắt đầu đi vào hoạt động từ 14/2/2008 cho đến nay, PGD Hà Thành- Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội đã trải qua nhiều giai đoạn phát
triển khác nhau. Cho đến nay những kết quả mà PGD Hà Thành đạt đƣợc đã đóng góp
một phần lớn vào thành công chung của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín, đƣa
thƣơng hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín lên một tầm cao mới và khẳng
định vị thế quan trọng của mình trong hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban của Phòng Giao dịch Hà
Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội
2.1.3.1.Cơ cấu tổ chức Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín chi nhánh Hà Nội
Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà
Nội hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ
thống cũng nhƣ nâng cao tính năng động của tổ chức.
27
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của PGD Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín chi nhánh Hà Nội
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự PGD Hà Thành-Ngân hàng Sacombank chi nhánh
Hà Nội)
2.1.3.2.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc: Nhiệm vụ của Ban giám đốc là điều hành toàn bộ hoạt động của
PGD. Giám đốc là ngƣời đứng đầu, phân công nhiệm vụ của các phó giám đốc theo quy
định, đồng thời cũng là ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp về tình hình hoạt động kinh
doanh của PGD và báo cáo thông tin lên Hội sở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín.
Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại
PGD; phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phƣơng pháp kiểm toán nội bộ và phạm
Thang Long University Library
28
vi hoạt động của kiểm toán nội bộ.Thực hiện các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm
toán nội bộ đã đƣợc phê duyệt, đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả. Kiến nghị các biện pháp
sửa chữa, khắc phục sai sót; kiến nghị xử lý những vi phạm.
Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: Là phòng nghiệp vụ của PGD có chức năng
làm tham mƣu cho Ban giám đốc trong công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện
nhiệm vụ huy động vốn, tạo nguồn vốn đảm bảo kinh doanh theo định hƣớng của ngân
hàng và mục tiêu của giám đốc.
Phòng tín dụng: Có chức năng thực hiện lập kế hoạch các hoạt động tín dụng.
Phòng kinh doanh ngoại tệ: Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu về
hàng hóa cho khách hàng, các giao dịch mua bán ngoại tệ và phát hành các thƣ bảo lãnh
theo thông lệ quốc tế.
Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ trang bị vật chất, chỗ làm việc cho cán bộ,
quản lý nhân sự, tài sản…chăm lo cho đời sống tinh thần cán bộ nhân viên PGD.
Phòng kế toán ngân quỹ: Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thu chi tài chính,
quản lý hồ sơ chứng từ kế toán, dịch vụ thẻ.
Phòng điện toán: Thu thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định
và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Phòng SWIFT: Làm đầu mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức có liên quan tới
SWIFT: thiết lập quản lý và sử dụng hệ thống mật mã nội bộ
Phòng quản lý rủi ro: Tổng hợp thông tin về thị trƣờng tài chính tiền tệ, tham gia
các dự thảo liên quan đến quản lý rủi ro. Xây dựng hệ thống hạn mức áp dụng cho các
hoạt động kinh doanh vốn nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh.
Phòng quản lý kinh doanh vốn: Theo dõi diễn biến lãi suất và tình hình vốn trên thị
trƣờng, tham gia thị trƣờng đấu thầu tín phiếu kho bạc, thực hiện nghiệp vụ thị trƣờng
mở.
Phòng ngân hàng đại lý: Tập hợp, đề xuất và thực hiện việc thiết lập, duy trì và phát
triển mạng lƣới quan hệ đại lý với các ngân hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Phòng dịch vụ kiều hối: Tham mƣu giúp cho ban lãnh đạo trong việc triển khai,
quản lý mạng lƣới dịch vụ chi trả kiều hối, dự thảo các quy trình nghiệp vụ kỹ thuật.
Phòng dịch vụ và marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách
hàng, quảng bá, tuyên truyền cho ngân hàng, xây dựng kế hoạch quảng bá thƣơng hiệu.
29
2.2.Hoạt động kinh doanh của Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội
2.2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội
Thang Long University Library
31
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 của Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội
Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 của Phòng Giao dịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
chi nhánh Hà Nội )
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền
Tỉ lệ
%
Số tiền
Tỉ lệ
%
I. Doanh Thu 735 866,9 1046,4 131,9 17,94% 179,5 20,71%
Thu lãi 655 776,9 926,4 121,9 18,61% 149,5 19,24%
Dịch vụ + khác 80 90 120 10 11,25% 30 33,34%
II. Chi phí 595 696,9 829,4 101,9 17,12% 132,5 19,01%
Chi Lãi 455 526,9 629,4 71,9 15,8% 102,5 19,45%
Dịch vụ 86 105 133 19 22,09% 28 26,67%
Chi phí NV 54 65 67 11 20,37% 2 3,07%
Nộp thuế 35 42,5 54,3 7,5 21,42% 11,8 27,76%
III.Lợi nhuận 105 127,5 163 73 21,43% 35,5 27,84%
33
Qua bảng số liệu ta thấy Doanh thu của PGD không ngừng tăng trƣởng. Cụ thể tổng
doanh thu năm 2013 đạt 1046,4 tỷ đồng, cao hơn năm 2012 là 179,5 tỷ đồng, tƣơng ứng
tăng 20,71%.Tổng doanh thu năm 2012 đạt 866,9 cao hơn năm 2011 là 131,9 tỷ đồng,
tƣơng ứng tăng 17,94%. Trong đó nguồn thu chủ yếu của PGD là thu lãi cho vay vẫn
chiếm tỷ lệ cao.
Hoạt động lợi nhuận của PGD cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2011 lợi
nhuận đạt 105 tỷ đồng, sang năm 2012 đạt lợi nhuận 127,5 tỷ đồng. So với năm 2011 thì
năm 2012 tăng 73 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 21,43%.
Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Hà Thành qua 3 năm là rất tốt.
Có đƣợc kết quả khả quan nhƣ vậy là do công sức của cả một tập thể nhân viên PGD Hà
Thành phấn đấu vì lợi ích chung. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới PGD Hà Thành cần
phải cố gắng hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động cấp
tín dụng để lợi nhuận luôn có sự gia tăng không ngừng.
Trƣớc những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới, cũng nhƣ sự thăng trầm của
nền kinh tế trong nƣớc, các NHTM hoạt động rất khó khăn và vất vả. Mặc dù vậy trong 3
năm 2011 - 2013, dƣới sự chỉ đạo sát sao cùng đƣờng lối hoạch định sát thực và sự đồng
lòng nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo cũng nhƣ cán bộ công nhân viên PGD Hà Thành-
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội đã vƣợt qua những khó khăn,
giữ vững những kết quả đạt đƣợc của năm trƣớc và phát huy trong năm sau. Các loại hình
dịch vụ đƣợc đa dạng hóa, linh hoạt trong từng thời kỳ, chất lƣợng cán bộ cũng đƣợc nâng
cao đáng kể…tạo thêm niềm tin của khách hàng đối với PGD.
2.2.1.1. Hoạt động huy động vốn
Thang Long University Library
35
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2011 đến năm 2013 của PGD Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ
% Số tiền
Tỷ lệ
%
THEO KỲ HẠN 764,7 100 970 100 1,100 100 205,3 100 130 100
Không KH 120 15,69 105 10,82 90 8,18 (15) 7,3 (15) 11,53
Có kỳ hạn 644,7 84,21 865 89,18 1,010 91,82 220,3 107,3 145 111,53
THEO ĐỐI TƢỢNG 764,7 100 970 100 1,100 100 205,3 100 130 100
Cá nhân 635 83,04 717 73,91 870 79,09 82 39,94 153 117,69
Không KH 15 1,97 17 1,75 20 1,82 2 0,97 3 2,3
Có Kỳ hạn 620 81,07 700 72,16 850 77,27 80 38,97 150 115,39
Doanh nghiệp 129,7 16,96 253 26,09 230 20,91 123,3 60,05 (23) 17,69
Không KH 105 13,73 88 9,07 70 6,36 (17) 8.28 (18) 13,84
Có Kỳ hạn 24,7 3,23 165 17,02 160 14,55 140,3 68,33 (5) 3,85
THEO LOẠI TIỀN 764,7 100 970 100 1,100 100 205,3 100 130 100
VNĐ (tỷ đồng) 510 66,69 790 81,44 700 63,63 280 136,38 (90) 69,23
TG ngoại tệ (quy đổi
VNĐ)
254,7 33,31 180 18,56 400 36,37 (74,7) 36,38 220 169,23
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011,2012, 2013)
36
Huy động vốn là hoạt động cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một
ngân hàng nào. PGD Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà
Nội đã không ngừng cố gắng và đạt đƣợc những kết quả nhất định trong hoạt động huy
động vốn. Công tác quản lý hoạt động huy động vốn tiến hành trên cơ sở khác nhau: quản
lý vốn huy động theo đơn vị tiền tệ, theo thành phần kinh tế và theo kỳ hạn tiền gửi.
Tính đến ngày 31/12/2013,tổng nguồn vốn huy động của PGD là 1100 tỷ
đồng.Trong 3 năm liên tiếp từ năm 2011 đến năm 2013 tình hình huy động vốn luôn tăng
ổn định trong hoàn cảnh nền kinh tế đang ở trong giai đoạn khó khăn.Năm 2012 tăng
26,85 % so với năm 2011 tƣơng ứng với mức 205,3 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 13,4%
tƣơng ứng với mức tăng 130 tỷ đồng.Đặc biệt trong tổng nguồn huy động vốn của PGD
thì huy động từ dân cƣ luôn chiếm một tỷ trọng lớn ( trên 70% ), điều này là dễ hiểu vì
Sacombank là 1 ngân hàng bán lẻ, chuyên tập trung vào thị trƣờng khách hàng vừa và
nhỏ.Việc tỉ trọng tiền gửi dân cƣ lớn chứng tỏ rằng ngân hàng đó có những bƣớc đi đúng
hƣớng đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình thu hút khách hàng gửi tiết
kiệm.Để đạt đƣợc những thành tích nổi bật trên trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt với
các tổ chức tín dụng trên địa bàn thể hiện sự cố gắng rất lớn của ban lãnh đạo và đội ngũ
cán bộ của PGD trong công tác huy động vốn. PGD đã thực hiện linh hoạt một số chính
sách nhằm thu hút một cách tối đa lƣợng vốn huy động nhƣ: chính sách chăm sóc khách
hàng, chính sách lãi suất linh hoạt đối với từng đối tƣợng khách hàng, chính sách tiếp thị
khuyến mãi, sản phẩm mới lãi suất bậc thang ... Công tác tiếp thị tiếp tục đƣợc tăng cƣờng
dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ phát tờ rơi, thông tin phát thanh tuyên truyền qua
phƣờng; thực hiện văn minh trong giao tiếp, nâng cao chất lƣợng phục vụ tại các điểm
huy động vốn; đặc biệt trong những năm qua bộ phận thực hiện công tác huy động vốn tại
PGD đã rất quan tâm chú trọng đến việc tìm kiếm các nguồn tiền gửi có lãi suất đầu vào
và đầu ra, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của PGD.
2.2.1.2.Hoạt động cho vay
Thang Long University Library
37
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm 2011 – 2013 của PGD Hà Thành-
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tổng dƣ nợ 708,8 752,8 525 44 100 (227,8) 100
Dƣ nợ phân
theo loại tiền
708,8 752,8 525 44 100 (227,8) 100
VNĐ 693,225 738,442 513,685 45,217 102,77 (224,757) 98,66
USD 15,57 14,358 11,315 (1,212) 2,76 (3,043) 1,34
EUR 0,005 0 0 (0,005) (5,53) 0 0
(Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013 của Phòng
Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng Sacombank chi nhánh Hà Nội)
Tổng dƣ nợ năm 2011 đạt 708,8 tỷ đồng. Tổng dƣ nợ năm 2012 đạt 752,8 tỷ đồng, tăng
44 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 6,21%. Tổng dƣ nợ năm 2013 đạt 525 tỷ đồng,
giảm 227,8 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ giảm là 30,26%.Tổng dƣ nợ năm 2012 cao hơn
năm 2011 là 44 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 6,2%. Nhƣng đến năm 2013 thì tổng dƣ nợ giảm mạnh
từ 227,8 tỷ đồng xuống còn 525 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 30,3%. Nguyên nhân chính gây ra sự
biến động này là do nền kinh tế vẫn chịu ảnh hƣởng nặng nề sau suy thoái, lạm phát ở
mức hai con số 11,75%; bên cạnh đó giá vàng, ngoại tệ, phân bón và xăng dầu biến động
cao bất thƣờng.
2.2.1.3.Các hoạt động khác
Dịch vụ tài khoản và thẻ thanh toán:
- Dịch vụ tài khoản thanh toán:
Năm 2012 thực hiện mở mới 3.703 tài khoản trong đó có 3.540 tài khoản tiền gửi
thanh toán của cá nhân và 163 là tài khoản tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp cũng
nhƣ dự án. Nâng tổng số tài khoản khách hàng mở tại PGD tại thời điểm 31/12/2012 là
29.491 tài khoản; trong đó có 26.645 tài khoản cá nhân và 2.845 tài khoản doanh nghiệp,
dự án và tổ chức.
38
Năm 2013, số tài khoản mở mới là 2.874 tài khoản, giảm 22,4% so với năm 2012.
Số lƣợng tài khoản thanh toán đang hoạt động tính đến 31/12/2013 là 25.024 tài khoản.
Nhìn chung, khối lƣợng chứng từ thanh toán trong nƣớc của khách hàng qua các hệ thống
chuyển tiền điện tử, liên ngân hàng, bù trừ tăng nhanh.
- Dịch vụ thẻ thanh toán:
Năm 2012 phát hành mới thẻ ATM là 4.863 thẻ trong đó đang hoạt động là 16.400
thẻ, tăng 16% so với năm 2011 với số dƣ tiền gửi thanh toán trên tài khoản thẻ là 60 tỷ.
Phát hành thẻ tín dụng quốc tế và ghi nợ quốc tế Visa cho 1.096 khách hàng mới với số
dƣ nợ là 7.082 triệu đồng. Ngoài ra còn phát triển thêm 8 điểm chấp nhận thanh toán thẻ,
lũy kế là 25 điểm chấp nhận thẻ. Trả lƣơng qua tài khoản tăng 16 đơn vị, lũy kế là 70 đơn
vị.
Năm 2013, số lƣợng thẻ ATM đang hoạt động là 19.307 thẻ, tăng 18,1% so với năm
2012 với số dƣ tài khoản thẻ là 99 tỷ đồng. Số lƣợng thẻ quốc tế phát hành mới là 1.540
thẻ. Trả lƣơng qua tài khoản là 57 đơn vị mới, lũy kế là 127 đơn vị. Số tiền thu từ dịch vụ
thẻ ATM là 560 triệu đồng.
2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng Giao dịch Hà Thành-Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội
2.3.1. Kết quả hoạt động tín dụng của Phòng Giao dịch Hà Thành-Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội
a.Dƣ nợ cho vay:
Tổng dự nợ cho vay tại thời điểm năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011 giảm 1.47%
do thực hiện chính sách giảm lạm phát, lãi suất tiền gửi tăng cao, dẫn đến thiểu phát nên
tổng dƣ nợ giảm. Song sang năm 2013 tổng dƣ nợ lại tăng cao, tăng 15.16% so với năm
2011 do từ khi bắt đầu cải thiện kinh tế toàn cầu, hàng loạt biện pháp đƣợc đƣa ra, giảm
tối đa lãi suất cho vay, khuyến khích nâng cao sản xuất.
Dƣ nợ cho vay tăng nhanh sẽ mang lại cho PGD nguồn thu nhập lớn hơn trong tƣơng lai,
nhƣng bên cạnh đó, rủi ro tín dụng cũng có khả năng xuất hiện nhiều hơn và mức độ lớn
hơn, do đó, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng cần đƣợc coi trọng hơn nữa để đảm bảo an toàn
trong hoạt động của PGD.
Thang Long University Library
39
Biểu đồ 2.1: Tổng dƣ nợ cho vay qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng)
b.Tín dụng theo kỳ hạn cho vay:
Tại PGD Hà Thành thời hạn cho vay bao gồm: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Chiếm ƣu thế về tỷ trọng là các khoản vay ngắn hạn: cụ thể năm 2011 đạt 62,58%; sang
năm 2012 và năm 2013 tỷ trọng này không thay đổi ở mức đạt 58,16%. Vì dùng vốn tín
dụng để tài trợ cho các khoản vay ngắn hạn sẽ đảm bảo tính thanh khoản cho đồng vốn và
đem lại an toàn cho hoạt động vay, và vì nguồn vốn tín dụng đƣợc tài trợ bởi vốn huy
động ngắn hạn nên cho vay ngắn hạn nhiều thì chu kỳ luân chuyển vốn vay nhanh, khoản
vay nhanh chóng đƣợc thu hồi giúp hạn chế đƣợc rủi ro. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu
hƣớng giảm qua các năm.
- Cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất, tỷ trọng cho vay trung hạn trên tổng
dƣ nợ cho vay đƣợc duy trì qua các năm khoảng 17,88% - 17,89%. Cho vay dài hạn
chiếm tỷ trọng thấp: năm 2011 đạt 19,54%, năm 2012 và năm 2013 tỷ trọng không thay
đổi ở mức đạt 23,95% (tăng 4,41% so với năm 2012).
367,191 361,778
537,284
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
2011 2012 2013
Tổng dư nợ cho vay
Tổng dư nợ cho vay
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY

More Related Content

What's hot

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...nataliej4
 
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAYLuận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015nataliej4
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam th...
Luận án: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam th...Luận án: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam th...
Luận án: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam th...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (19)

Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, HOT
Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, HOTKiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, HOT
Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, HOT
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOTĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
 
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đThẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
 
Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
 
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAYLuận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAYLuận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOTĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Luận án: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam th...
Luận án: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam th...Luận án: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam th...
Luận án: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam th...
 

Similar to Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY

Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch Hà Thành ngân hàng Sài...
Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch Hà Thành ngân hàng Sài...Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch Hà Thành ngân hàng Sài...
Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch Hà Thành ngân hàng Sài...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...NOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...NOT
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdfQuản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt NamLuận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng công tác đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối ...
Thực trạng công tác đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối ...Thực trạng công tác đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối ...
Thực trạng công tác đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY (20)

Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch Hà Thành ngân hàng Sài...
Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch Hà Thành ngân hàng Sài...Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch Hà Thành ngân hàng Sài...
Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch Hà Thành ngân hàng Sài...
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
 
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài  quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOT
 
Đề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng VietinbankĐề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng Vietinbank
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
 
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp, RẤT HAY
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp, RẤT HAYĐề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp, RẤT HAY
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp, RẤT HAY
 
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2018
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2018Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2018
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2018
 
Đề tài hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, HAY
Đề tài hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, HAYĐề tài hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, HAY
Đề tài hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và n...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
 
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8
 
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdfQuản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt NamLuận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
 
Thực trạng công tác đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối ...
Thực trạng công tác đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối ...Thực trạng công tác đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối ...
Thực trạng công tác đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối ...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...
 
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Đề tài quản lý rủi ro tín dụng, ĐIỂM 8, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH HÀ THÀNH - NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN - CHI NHÁNH HÀ NỘI SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN NGỌC HIẾU MÃ SINH VIÊN : A12017 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH HÀ THÀNH - NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN - CHI NHÁNH HÀ NỘI Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Trần Thị Thùy Linh Sinh viên thực hiện : Trần Ngọc Hiếu Mã sinh viên : A12017 Chuyên ngành : Tài chính- Ngânhàng HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN T ận ế ận. Thạc sĩ Trần Thị Thùy Linh , giáo viên hƣớng dẫ khóa luận ụng Phòng Giao dịch Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội đã cung cấp số liệu giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Hà Nội, ngày 2 tháng 7 năm 2014 Sinh viên Trần Ngọc Hiếu
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hƣớng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và đƣợc trích dẫn rõ rang. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Trần Ngọc Hiếu Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI........................................................................................................ 1 1.1. Rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Thƣơng Mại .................................................... 1 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng......................................................................................... 1 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng .......................................................................................... 1 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với NHTM: ....................................... 3 1.1.4. Tác động của rủi ro tín dụng ................................................................................... 8 1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại .......................................10 1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng .............................................10 1.2.2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng ..........................................................................11 1.3. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng của NHTM: ..................................................21 KẾT LUẬN CHƢƠNG I ...................................................................................................23 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH HÀ THÀNH-NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH HÀ NỘI..................................................................................................................................24 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín ..................................24 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín ...........................................................................................................................................24 2.1.2. Tổng quan về Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội .........................................................................................26 2.2.Hoạt động kinh doanh của Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội.................................................................................29 2.2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội ............................................................29
  • 6. 2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng Giao dịch Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội..................................................38 2.3.1. Kết quả hoạt động tín dụng của Phòng Giao dịch Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội .........................................................38 2.3.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội...................................42 2.4. Đánh giá về quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội..................................................49 2.4.1. Những kết quả đạt được.................................................................................49 2.4.2. Những hạn chế ................................................................................................50 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................51 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................................53 CHƢƠNG 3.GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH HÀ THÀNH-NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH HÀ NỘI .......................................................................................................54 3.1.Định hƣớng về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2014-202054 3.1.1. Về nguồn nhân lực............................................................................................54 3.1.2. Về công nghệ ngân hàng ..................................................................................54 3.1.3. Về phân đoạn thị trƣờng mục tiêu theo đối tƣợng khách hàng...............55 3.1.4. Về sản phẩm dịch vụ...........................................................................................55 3.1.5.Về hoạt động kinh doanh...................................................................................56 3.2. Giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng Giao dịch Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội .........................56 3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định .........................................................................56 3.2.2. Nâng cao chất lượng các bảo đảm tín dụng .....................................................57 3.2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng........................................57 3.2.4. Đa dạng hóa danh mục cho vay..........................................................................58 3.2.5. Tăng cường kiểm tra giám sát vốn vay..............................................................58 Thang Long University Library
  • 7. 3.2.6. Những giải pháp khác ..........................................................................................59 3.3. KIẾN NGHỊ...................................................................................................................60 3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ......................................................................................60 3.3.2. Kiến nghị với NHNN.............................................................................................60 3.3.3. Kiến nghị với Sacombank ....................................................................................61
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ CP Chính phủ DNĐTNN Doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DPRR Dự phòng rủi ro HĐKD Hoạt động kinh doanh NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng Thƣơng mại NQH Nợ quá hạn PGD Phòng Giao dịch RRTD Rủi ro tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thƣơng mại cổ phần TSCĐ Tài sản cố định Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Bảng 1.1. Bảng xếp hạng của Moody’s .............................................................. 15 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 của PGD Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Hà Nội…………………………… 31 Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2011 đến năm 2013 của PGD Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Hà Nội ………………………… 33 Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm 2011 – 2013 của PGD Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Hà Nội…………………………..… 36 Bảng 2.4: Dƣ nợ cho vay theo kỳ hạn cho vay ………………………………... 39 Bảng 2.5: Dƣ nợ theo loại tiền tệ......................................................................... 40 Bảng 2.6: Phân loại dƣ nợ cho vay theo khách hàng ……………………… 41 Bảng 2.7. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quyết định 493/ 2005 /QĐ- NHNN ………………………………………………… 44 Biểu đồ 2.1: Tổng dƣ nợ cho vay qua các năm ………………………………... 38 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của PGD Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Hà Nội... 28
  • 10. LỜI MỞ ĐẦU I. Lý do lựa chọn đề tài Ngân hàng thƣơng mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ tín dụng, loại hình kinh doanh chứa đựng nguy cơ rủi ro cao. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại, tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất. Hoạt động này tuy mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất nhƣng cũng gặp không ít rủi ro. Rủi ro tín dụng có thể có tác động rất lớn và ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng thƣơng mại. Cao hơn, nó ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Quản lý rủi ro tín dụng là hoạt động khó khăn nhƣng rất cần thiết. Sự thành công của một ngân hàng thƣơng mại phụ thuộc chủ yếu vào năng lực quản lý rủi ro tín dụng. Nhƣ vậy, quản lý rủi ro đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đang đứng trƣớc thách thức mới và đi kèm với nó là những rủi ro tiềm ẩn mới. Rủi ro tín dụng xảy ra thƣờng gây cho ngân hàng những tổn thất không chỉ về mặt tài chính, mà cả uy tín trên thị trƣờng, suy giảm lòng tin của xã hội. Đây là những tổn thất lớn không dễ đo đếm đƣợc. Chính vì vậy, bên cạnh việc tìm kiếm lợi nhuận, quản lý rủi ro tín dụng cũng đang trở thành vấn đề hết sức cấp thiết của các ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay. Khủng hoảng kinh tế thời gian qua chủ yếu là do quản lý rủi ro tại các ngân hàng thƣơng mại nhƣ cho vay dƣới chuẩn, danh mục quản lý rủi ro chƣa phù hợp, ... Vậy đâu là nguyên nhân? Làm thế nào để nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín? (SACOMBANK). Đây là một vấn đề đang đƣợc Ban Lãnh đạo đặc biệt quan tâm. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM. Ban lãnh đạo PGD Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội trong những năm qua đã có nhiều biện pháp để quản lý rủi ro, nâng cao chất lƣợng tín dụng. Với những kiến thức đã học và qua quá trình thực tập tại đây, em xin chọn đề tài “ Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. II. Mục đích nghiên cứu Khóa luận nhằm đạt đƣợc những mục đích sau: Thang Long University Library
  • 11. Hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại PGD Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội, khóa luận chỉ ra những điểm chƣa hợp lý cần sửa đổi và hƣớng sửa đổi cụ thể trong quản lý rủi ro tín dụng tại PGD Hà Thành. Qua đó, đề xuất các biện pháp thích hợp để tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại PGD Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội. III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Công tác quản lý rủi ro tín dụng của PGD Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013. IV. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phƣơng pháp phân tích diễn giải, phân tích tổng hợp và các biểu đồ minh họa để tổng hợp thực tiễn nhằm đƣa ra các giải pháp phù hợp cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại PGD Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội. V. Kết cấu khóa luận Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thƣơng Mại. - Chƣơng 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội. - Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội.
  • 12. 1 CHƢƠNG 1. RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Thƣơng Mại 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. Rủi ro theo nghĩa chung nhất được hiểu là điều không tốt lành bất ngờ xảy đến. Đây là cách hiểu thông thường nhất. Những gì được coi là rủi ro luôn mang lại những điều mà con người không mong muốn. Khi “rủi ro” xảy ra đồng nghĩa với việc chủ thể tiếp nhận nó phải chịu một sự thiệt hại nào đó Từ đó ta có khái niệm rủi ro tín dụng như sau: Rủi ro tín dụng phát sinh khi đối tác tham gia hợp đồng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng. (Rủi ro tài chính thực tiễn và phƣơng pháp đánh giá - PGS.TS - Phó Hiệu trƣởng trƣờng ĐHKTQD Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quế - Trƣởng nhóm chuyên gia phân tích thị trƣờng tài chính, NXB Tài chính năm 2001, Tr.45). Theo Thomas P.Fich: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng. {(Dictionary of banking terms, Barron’s Edutional Series, Inc, 1997)- Quản trị ngân hàng, TS Hồ Diệu, NXB Thống kê năm 2002, Tr.194}. Về mặt định lượng: Rủi ro tín dụng đƣợc phản ánh bởi chính số lƣợng nợ quá hạn, nợ đọng của mỗi tổ chức tín dụng. Về mặt định tính: Rủi ro tín dụng có quan hệ ngƣợc chiều với chất lƣợng tín dụng. Theo đó chất lƣợng tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp và ngƣợc lại, chất lƣợng tín dụng thấp, nợ quá hạn cao thì rủi ro tín dụng là rất lớn và có tác động ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng Có nhiều cách phân loại RRTD, việc phân loại RRTD tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, phân tích. Đối với hệ thống NHTM thì việc phân loại RRTD có ý nghĩa vô Thang Long University Library
  • 13. 2 cùng quan trọng trong việc thiết lập chính sách, quy trình, thủ tục và cả mô hình tổ chức quản trị và điều hành nhằm bảo đảm nhận biết đầy đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân biệt trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, giữa các khâu trong toàn bộ quá trình tác nghiệp thẩm định, cấp tín dụng, giám sát thu hồi nợ và xử lý khoản nợ nếu nó có dấu hiệu không bình thƣờng. Thực tế cho thấy sự phân chia trách nhiệm càng rõ ràng, càng cụ thể, sẽ giúp cho quá trình quản lý RRTD có hiệu quả 1.1.2.1. Các nhóm RRTD căn cứ vào nguyên nhân phát RRTD của NHTM - Rủi ro đạo đức là rủi ro do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. - Rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch là do thông tin không cân xứng tạo ra trƣớc khi cuộc giao dịch diễn ra. 1.1.2.2. Các nhóm RRTD căn cứ vào mức độ tổn thất - Rủi ro đọng vốn là rủi ro xảy ra trong trƣờng hợp đến thời hạn mà ngân hàng vẫn chƣa thu hồi vốn vay, dẫn đến các khoản vốn bị đông cứng, kém lỏng và ảnh hƣởng đến ngân hàng trên hai phƣơng diện: Ảnh hƣởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, Gặp khó khăn trong việc thanh toán cho khách hàng. - Rủi ro mất vốn là rủi ro khi ngƣời vay không có khả năng trả đƣợc nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc hoặc lãi vay, ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Rủi ro mất vốn sẽ làm: Tăng chi phí do nợ khó đòi tăng, chi phí quản lý, chi phí giám sát cũng tăng, Giảm lợi nhuận do các khoản dự phòng gia tăng cho những khoản vốn mất đi. 1.1.2.3. Các nhóm RRTD căn cứ theo đối tượng - Rủi ro khách hàng cá thể: RRTD xảy ra đối với đối tƣợng khách hàng là cá nhân, - Rủi ro công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính: RRTD xảy ra đối với khách hàng là công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính, - Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý: RRTD xảy ra đối với từng quốc gia, đối với hoạt động vay nợ, viện trợ. 1.1.2.4. Các nhóm RRTD căn cứ vào tính tổng thể của rủi ro - Rủi ro giao dịch là một rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. - Rủi ro danh mục là rủi ro mà phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, đƣợc phân chia thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
  • 14. 3 1.1.2.5. Các nhóm RRTD căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro - Rủi ro trƣớc khi cho vay: rủi ro xảy ra khi ngân hàng phân tích, đánh giá sai về khách hàng dẫn đến cho vay các khách hàng không đủ điều kiện đảm bảo khả năng trả nợ trong tƣơng lai, - Rủi ro trong khi cho vay: Rủi ro này xảy ra trong quy trình cấp tín dụng. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro này bao gồm: Việc giải ngân không đúng tiến độ; Không cập nhật thông tin khách hàng thƣờng xuyên; Không dự báo đƣợc rủi ro tiềm năng. - Rủi ro sau khi cho vay: rủi ro này xảy ra khi mà cán bộ tín dụng không nắm đƣợc tình hình sử dụng vốn vay, khả năng tài chính tƣơng lai của khách hàng. 1.1.2.6. Các nhóm RRTD căn cứ vào phạm vi của RRTD - Rủi ro tín dụng cá biệt - Rủi ro tín dụng hệ thống 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với NHTM Hoạt động ngân hàng luôn phải đối diện với rủi ro, khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụ thể, ngân hàng sẽ cố gắng phân tích các yếu tố của ngƣời vay sao cho độ an toàn là cao nhất.Nhìn chung, ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy an toàn. Tuy nhiên, không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán chính xác các vấn đề sẽ xảy ra. Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa, nhiều cán bộ ngân hàng không có khả năng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng. Do vậy rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, là khách quan. Nhiều quan điểm nhất trí rằng, rủi ro tín dụng có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ, Do vậy, rủi ro dự kiến luôn đƣợc xác định trƣớc trong chiến lƣợc hoạt động chung của ngân hàng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng nhƣng tựu chung lại có một số nguyên nhân cơ bản gây nên rủi ro tín dụng: đó là nguyên nhân khách quan từ môi trƣờng bên ngoài, từ phía khách hàng; nguyên nhân do chính ngân hàng và nguyên nhân từ các đảm bảo tín dụng tạo nên. a.Nguyên nhân khách quan: * Môi trường vĩ mô: - Môi trường tự nhiên: Các thiệt hại từ nguyên nhân thiên tai, dịch bệnh, bão lụt, hạn hán, hoả hoạn, động đất, Thang Long University Library
  • 15. 4 chiến tranh làm cho khoản vay bị rủi ro mà cả ngƣời đi vay và ngƣời cho vay đều không lƣờng trƣớc đƣợc. Những nguyên nhân này thƣờng gây ra những tổn thất lớn cho doanh nghiệp và ảnh hƣởng nhiều đến ngân hàng. - Môi trường kinh tế: Hoạt động kinh doanh tiền tệ là một loại hình kinh doanh đặc biệt, rất nhạy cảm, chịu tác động mạnh mẽ từ các yếu tố của nền kinh tế trong nƣớc và thế giới, ảnh hƣởng đến sức mạnh tài chính của ngƣời đi vay và thiệt hại hay thành công đối với ngƣời cho vay. Trong thời gian qua nền kinh tế nƣớc ta cũng nhƣ một số nƣớc trong khu vực có những biến động gây ảnh hƣởng không nhỏ đến ngành ngân hàng và ngân hàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào môi trƣờng kinh tế ổn định hay không. Chế độ chính sách tại Việt Nam chƣa đồng bộ, văn bản thi hành hƣớng dẫn còn chồng chéo, thiếu thực tiễn. Trong thời gian qua còn mang nặng tính hành chính, thay đổi liên tục…chính những yếu tố này làm cho hoạt động Ngân hàng trong thời gian qua có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn và luôn luôn gây áp lực rất lớn tới sự ổn định và phát triển của hệ thống Ngân hàng cũng nhƣ phát triển kinh tế chính trị quốc gia. - Môi trường chính trị, pháp lý: + Tình hình an ninh trong nƣớc, khu vực bất ổn có những biến động lớn về chính trị trên thế giới cũng ảnh hƣởng đến các quan hệ kinh tế. + Môi trƣờng pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô. + Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng đã đƣợc cải tiến nhƣng thiếu đồng bộ, nhiều hƣớng dẫn của các bộ, ngành còn chồng chéo, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai thực hiện. + Hiệu lực của cơ quan hành pháp chƣa cao, chƣa nhất quán trong việc thực thi những vấn đề có liên quan đến hoạt động ngân hàng. + Quản lý của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp còn nhiều sơ hở nhƣ: Nhà nƣớc cho phép các doanh nghiệp nhiều chức năng - nhiệm vụ vƣợt quá năng lực quản lý, quy mô hoạt động quá lớn so với nguồn vốn tự có của doanh nghiệp tạo kẽ hở dẫn đến rủi ro. + Chính sách thay đổi tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Việc sáp nhập, giải thể không ăn khớp với giải quyết các khoản nợ nên việc xác nhận nợ sẽ gây khó khăn cho việc thu hồi nợ của đơn vị mới. - Môi trường văn hóa xã hội:
  • 16. 5 + Sự thay đổi quan điểm và sở thích của ngƣời tiêu dùng. + Phản ứng và hành động của ngƣời tiêu dùng. + Sự tấn công của hàng nhập lậu. - Môi trường quốc tế: + Trong điều kiện kinh tế mở cửa dƣới nhiều hình thức, những biến động lớn trên thế giới do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thƣờng tác động đến sự biến động của giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu, lãi suất, mức cầu tiền tệ. + Tỷ giá hối đoái biến động cũng gây nên tổn thất khá lớn cho ngân hàng. Tỷ giá chịu sự can thiệp của Chính phủ (thông qua chính sách tiền tệ Quốc gia) nhằm phục vụ mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Sự biến động của tỷ giá hối đoái làm giá trị của đồng tiền này giảm so với đồng tiền khác, khiến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu dễ bị thua lỗ. * Môi trường ngành: - Khách hàng: + Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý, thiếu năng lực điều hành, khả năng quản lý sản xuất kinh doanh kém … Ngoài ra còn có thể do khách hàng có các biểu hiện của hành vi tham ô, lừa đảo. + Khách hàng vay vốn của ngân hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả, không có thiện chí trong việc trả nợ vay. + Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ đƣợc. + Do mất đoàn kết trong nội bộ hội đồng quản trị, ban điều hành… + Các trƣờng hợp rủi ro khác ngƣời vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ vì chết, mất tích, mất khả năng lao động. + Trình độ yếu kém của ngƣời vay trong dự toán các vấn đề kinh doanh, quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản, quản lý kinh doanh không hiệu quả, những nguyên nhân trong việc xử lý các vấn đề về thị trƣờng, các thiệt hại do sự biến động của thị trƣờng cung cấp, thị trƣờng tiêu thụ, sự hạn chế của nhân viên thuộc doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp. Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tƣ vào tài sản vật chất, ít doanh nghiệp mạnh dạn đổi Thang Long University Library
  • 17. 6 mới cung cách quản lý, đầu tƣ cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. + Hoạt động kinh doanh không thuận lợi, nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc gặp những chuyện bất thƣờng trong cuộc sống, vì vậy họ phải sử dụng một số tiền lớn nên ảnh hƣởng tới khả năng hoàn trả cho ngân hàng. Trong trƣờng hợp còn lại, ngƣời vay kinh doanh có lãi song vẫn chây ỳ không trả nợ cho ngân hàng. + Tình hình tài chính doanh nghiệp thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thƣờng thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp nhƣ là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. - Các đối thủ cạnh tranh: Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thƣờng xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trƣờng. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế trong môi trƣờng hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nƣớc với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nƣớc ngoài thu hút. b. Nguyên nhân chủ quan thuộc về ngân hàng Đội ngũ cán bộ: - Hạn chế về trình độ quản lý, không nắm bắt đƣợc những thông tin cần thiết về biến động kinh tế, chính trị, xã hội, thị trƣờng… dẫn đến việc hoạch định chính sách tín dụng chƣa phù hợp, không sát với thực tế, không đảm bảo 3 mục tiêu: lợi nhuận - an toàn - lành mạnh. -Vi phạm đạo đức nghề nghiệp: thiếu phẩm chất đạo đức, tham ô, lợi dụng, tiêu cực: Nhân viên ngân hàng cố tình làm sai quy định vì lợi ích cá nhân, cố tình kết hợp với nhau để làm hồ sơ khống, vay giả tạo với nhiều mục đích khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản
  • 18. 7 của ngân hàng. Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ ngân hàng thƣơng mại đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. - Sự yếu kém trong năng lực thi hành nhiệm vụ của cán bộ tín dụng: Họ không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay. Ngoài ra họ còn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém nhƣng đƣợc giao nhiệm vụ không cân xứng với năng lực cá nhân -Sự thiếu vắng một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng. Chính sách tín dụng - Chính sách tín dụng không hợp lý, quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ và không phù hợp, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến cho vay đầu tƣ quá chú trọng về lợi tức, chất lƣợng cán bộ ngân hàng chƣa đáp ứng đƣợc điều kiện thực tế. - Quá quan tâm tin tƣởng vào tài sản đảm bảo tiền vay mà coi nhẹ việc phòng ngừa rủi ro. Khi cho vay ngân hàng thƣờng chú trọng đến tài sản thế chấp có đảm bảo và đủ tỷ lệ cho vay hay không, chƣa xem xét kỹ đến khả năng kinh doanh của khách hàng, hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ. - Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng: Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của ngƣời kiểm tra viên, do việc kiểm tra đƣợc thực hiện thƣờng xuyên cùng với công việc kinh doanh. Thông tin tín dụng -Do thiếu am hiểu thị trƣờng, thiếu thông tin, không nỗ lực tìm hiểu tình hình tài chính của khách hàng mà chỉ dựa vào thông tin trên sổ sách giấy tờ là chính hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tƣ không hợp lý. -Thông tin không cân xứng: Sự không đầy đủ và thiếu chính xác của các thông tin mà ngân hàng có đƣợc (về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng...) dẫn đến những đánh giá sai lệch về hiệu quả, thời hạn cho vay và trả nợ của dự án xin vay. -Sự hợp tác giữa các NHTM còn lỏng lẻo, vai trò của CIC chƣa thực sự hiệu quả: Thang Long University Library
  • 19. 8 Sự thiếu trao đổi thông tin dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vƣợt quá giới hạn tối đa khả năng trả nợ của một khách hàng thì rủi ro chia điều tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào. Ngân hàng dữ liệu của CIC chƣa đầy đủ và thông tin còn đơn điệu, chƣa đƣợc cập nhật và xử lý kịp thời. Quy trình tín dụng -Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát và quản lý trong và sau khi cho vay: Các ngân hàng thƣờng có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trƣớc khi cho vay mà lơi lỏng quá tình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải đƣợc quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đƣợc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp đƣợc kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu. -Việc tin tƣởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay. -Định giá tài sản không chính xác, không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là: dễ định giá, dễ chuyển nhƣợng quyền sở hữu, dễ tiêu thụ. -Công tác kiểm tra sau khi cho vay và đôn đốc, xử lý thu hồi nợ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. -Việc chạy theo chỉ tiêu doanh số mà coi nhẹ chất lƣợng khoản vay. - Muốn có tỷ trọng, thị phần cho vay cao hơn các ngân hàng khác. 1.1.4. Tác động của rủi ro tín dụng * Đối với ngân hàng: Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng. Khi chất lƣợng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn cao tức là hiệu quả hoạt động ngân hàng thấp. Đối với các khoản nợ xấu với khối lƣợng lớn, lan rộng tới khách hàng làm khách hàng mất lòng tin vào ngân hàng, uy tín ngân hàng giảm sút.
  • 20. 9 Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Theo phân tích ở trên, rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng, khách hàng không có lòng tin để gửi tiền vào ngân hàng, do đó ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng bị tổn thất mà vẫn phải thanh toán đúng hạn cho các khoản vay của ngân hàng. Mặt khác, rủi ro tín dụng tạo ảnh hƣởng xấu tới tâm lý ngƣời gửi tiền khiến họ rút tiền ồ ạt, khả năng thanh toán của ngân hàng giảm đi đáng kể. Rủi ro tín dụng gây thiệt hại thu nhập cho ngân hàng. Ngân hàng tài trợ cho khách hàng chủ yếu lấy từ nguồn huy động và phải trả lãi cho nguồn đó. Gặp rủi ro tín dụng, không những ngân hàng không có nguồn thu nhập để bủ đắp cho tiền lãi huy động mà còn thất thoát cả nguồn vốn. Lẽ tất nhiên là thu nhập của ngân hàng bị giảm sút. Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến việc phá sản ngân hàng. - Rủi ro tín dụng làm mất uy tín ngân hàng, khả năng thanh toán giảm sút thậm chí mất khả năng thanh toán, lợi nhuận giảm. Với tất cả các yếu tố này có thể dẫn tới việc ngân hàng đứng bên bờ vực của sự phá sản nếu các nhà quản lý không đƣa ra các biện pháp đối kịp thời. - Đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, các ngân hàng thiếu đa dạng trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, cho nên tín dụng đƣợc coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần nhƣ là duy nhất, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ. Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. * Đối với nền kinh tế: Hoạt động của ngân hàng liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp, các ngành, các cá nhân - tổ chức, vì vậy khi ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay phá sản thì ngƣời gửi tiền kéo nhau đến rút tiền làm cho hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Ngân hàng gặp khó khăn sẽ ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lƣơng dẫn đến đời sống lao động gặp khó khăn. Nó sẽ làm nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn ảnh hƣởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Thang Long University Library
  • 21. 10 1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng 1.2.1.1. Khái niệm Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lƣợc, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận, đạt đƣợc mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. “Hiệu quả quản lý RRTD là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và đƣợc coi là vai trò cốt tử cho sự thành công của ngân hàng trong dài hạn.” (Basel Committee on Banking Supervation, 2000). Tóm lại, có thể đề cập khái niệm quản lý RRTD ở các góc độ khác nhau nhƣng bản chất là giống nhau và đứng trên góc độ của quản trị học, chúng ta có thể diễn giải khái niệm: Quản lý RRTD là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận. 1.2.1.2. Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng Thứ nhất, do quá trình tự do hóa, nới lỏng quy định trong hoạt động ngân hàng trên phạm vi toàn thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, xu hƣớng toàn cầu hóa, tự do hóa kinh tế, đề cao cạnh tranh đã trở thành phổ biến. Khi gia tăng cạnh tranh cũng đồng nghĩa với rủi ro và phá sản gia tăng. Trong lĩnh vực ngân hàng, cạnh tranh làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống. Tác động này làm cho các ngân hàng ngày càng có xu hƣớng mở rộng quy mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận, trong đó mở rộng quy mô tín dụng đồng nghĩa với việc RRTD cũng có nguy cơ gia tăng. Bên cạnh đó, quy luật đào thải của cạnh tranh sẽ làm tăng mức độ phá sản của các khách hàng của ngân hàng kéo theo sự thiệt hại cho ngân hàng. Thứ hai, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng theo xu hƣớng đa năng phức tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hƣớng hội nhập cạnh tranh gay gắt, vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới. Trong lĩnh vực tín dụng các sản phẩm tín dụng có bƣớc phát triển mạnh mẽ, vƣợt xa so với sản phẩm tín dụng truyền thống. Các sản phẩm tín dụng dựa trên cơ sở của sự phát triển công nghệ nhƣ thẻ tín dụng, cho vay cá thể…luôn chứa đựng rủi ro mới. Nhƣng dƣới áp lực của cạnh tranh thì việc mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm cũng nhƣ phạm vi của hoạt động tín dụng trở nên cấp thiết hơn, mang ý nghĩa sống còn với các ngân hàng. Với sự đa dạng phức tạp của sản phẩm tín dụng cũng nhƣ RRTD càng đòi hỏi quản trị RRTD phải đƣợc chú trọng, nâng cấp tƣơng xứng.
  • 22. 11 Thứ ba, đối với các nƣớc đang phát triển, nhất là các nƣớc đang trong quá trình chuyển đổi nhƣ Việt Nam, thì môi trƣờng kinh tế chƣa ổn định, hệ thống pháp luật đang xây dựng, mức độ minh bạch của thông tin thấp, thì hoạt động ngân hàng càng trở nên rủi ro hơn, vì vậy việc bắt tay ngay từ đầu thực hiện tốt công tác quản trị RRTD là một công việc tối quan trọng. 1.2.2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng 1.2.2.1. Nhận biết rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong các khoản vay có vấn đề. Nhóm dấu hiệu của RRTD có thể từ phía khách hàng và từ phía ngân hàng. a. Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với khách hàng: Xu hƣớng của các tài khoản của khách hàng tại ngân hàng: dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dƣ tài khoản tiền gửi, khó khăn trong thanh toán lƣơng, thƣờng xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lƣu động từ nhiều nguồn khác nhau, gia tăng các khoản nợ thƣơng mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Các hoạt động cho vay: mức độ cho vay thƣờng xuyên gia tăng, trì hoãn hoặc gây khó khăn đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột ngột tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động SXKD của khách hàng, thƣờng xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn. Phƣơng thức tài chính: sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, giảm các khoản phải trả, tăng các khoản phải thu, các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hƣớng xấu. Nhóm dấu hiệu liên quan đến phƣơng pháp quản lý của khách hàng: Rủi ro xảy ra khi khách hàng có sự thay đổi thƣờng xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành. Hệ thống quản trị và ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị điều hành độc đoán, hoặc ngƣợc lại quá phân tán, iệc lập kế hoạch không đầy đủ, quản lý có tính gia đình, có tranh chấp trong quá trình quản lý. Nhóm các dấu hiệu liên quan xử lý thông tin về tài chính kế toán của khách hàng: Nếu khách hàng có sự chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc số liệu chạm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính hoặc những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thƣờng xuyên, khả năng tiền mặt giảm, tăng doanh số bán nhƣng lãi giảm hoặc không có, điều này cho thấy khách hàng đang có dấu hiệu rủi ro. Thang Long University Library
  • 23. 12 Nhóm các dấu hiệu thuộc các vấn đề kỹ thuật và thƣơng mại: Các dấu hiệu thuộc về vấn đề kỹ thuật và thƣơng mại thể hiện: khó khăn trong phát triển sản phẩm, thay đổi trên thị trƣờng: tỷ giá, lãi suất, thay đổi thị hiếu, cập nhật kỹ thuật mới, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, chính sách thuế, điều kiện thành lập và môi trƣờng. b. Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía ngân hàng Nhóm dấu hiệu xuất phát từ trình độ và năng lực quản lý của nhân viên tín dụng và ngƣời quản lý ngân hàng: Nhóm dấu hiệu này bao gồm: đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng: cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm, tốc độ tăng trƣởng tín dụng quá nhanh và vƣợt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng nhƣ nguồn vốn ngân hàng, cho vay dựa trên những sự kiện bất thƣờng có thể xảy ra, ví dụ nhƣ sát nhập, thay đổi địa vị pháp lý của chi nhánh. Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách của ngân hàng: Nhóm dấu hiệu này thể hiện qua chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc quá lỏng lẻo để khe hở cho khách hàng lợi dụng, cho vay dựa hỗ trợ mục đích đầu cơ (mua bất động sản, kinh doanh chứng khoán), chính sách cho vay ƣu đãi, cho vay theo chỉ định, quy trình tín dụng không chặt chẽ. 1.2.2.2.Đo lường rủi ro tín dụng Đo lƣờng rủi ro khoản vay EL = PD x LGD x EAD (Nguồn: Basel II) Trong đó: - EL (Expected Loss) là tổn thất dự kiến. - PD (Probability of default) là xác suất vỡ nợ của khách hàng/ngành hàng đó là bao nhiêu. - LGD (Loss Given Default) là tỷ trọng % số dƣ rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả đƣợc nợ. - EAD (Exposure at Default) là số dƣ nợ vay (và tƣơng đƣơng) của khách hàng/ ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ. Với PD, LGD và EAD là hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tƣởng chừng rất định tính mà các ngân hàng thƣờng xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng, là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã đƣợc lƣợng hóa cụ thể. Và cũng nhờ PD, LGD và EAD, hàng trăm, hàng chục các nhân tố có tác động đến khách hàng cũng
  • 24. 13 nhƣ các khoản tín dụng cấp cho họ đã đƣợc tóm tắt, phản ánh chỉ qua ba cấu phần rủi ro đó. Quan trọng hơn, dựa trên kết quả tính toán PD, LGD và EDA, các ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản lý RRTD trên nhiều phƣơng diện, mà các ứng dụng chính bao gồm: tính toán, đo lƣờng RRTD, tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến. Mô hình điểm số Z Mô hình này do E.I. Altman xây dựng để cho điểm tín dụng đối với các công ty của Mỹ. Đại lƣợng Z là thƣớc đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với ngƣời vay và phụ thuộc vào: Trị số của các chỉ số tài chính của ngƣời vay (Xj), Tầm quan trọng của các chỉ số này rong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngƣời vay trong quá khứ. Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm nhƣ sau: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + X5 Trong đó: X1 = Tỷ số vốn lƣu động ròng trên tổng tài sản X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản X3 = Tỷ số lợi nhuận trƣớc thuế, tiền lãi trên tổng tài sản X4 = Tỷ số giá trị cổ phiếu trên giá trị ghi sổ nợ dài hạn X5 = Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản Trị số Z càng cao thì ngƣời vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngƣợc lại (trị số Z có thể âm). Theo mô hình cho điểm của Altman, bất cứ đơn vị nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 đƣợc xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng cho đến khi cải thiện đƣợc điểm số Z lớn hơn 1,81. Mô hình xếp hạng của Moody’s: Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm, chất lƣợng này thay đổi hàng năm. Các doanh nghiệp đƣợc xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dƣới 0,1%. Thang Long University Library
  • 25. 14 Bảng 1.1. Bảng xếp hạng của Moody’s Xếp hạng Tình trạng Tỷ lệ rủi ro hàng năm Aaa Chất lƣợng cao nhất 0,02% Aa Chất lƣợng cao 0,04% A Chất lƣợng khá 0,08% Baa Chất lƣợng vừa 0,2% Ba Nhiễu yếu tố đầu cơ 1,8% B Đầu cơ 8,3% (Nguồn: Theo báo cáo của Moody’s) Đo lường rủi ro danh mục Rủi ro danh mục đƣợc đánh giá qua các mô hình Value at Risk (Var), mô hình Return at Risk ON Capital (RAROC), mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II (IRB). a. Mô hình Var Var của một danh mục tài sản đƣợc định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian nhất định. Mô hình Var đánh giá mức độ rủi ro của danh mục theo 2 tiêu chuẩn: giá trị danh mục đầu tƣ và khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tƣ. Việc xác định Var đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau: - Đánh giá giá trị các tài sản rủi ro của ngân hàng căn cứ vào việc phân tích xem những tài sản nào chịu ảnh hƣởng của RRTD; - Phân tích mức biến động giá trị của các tài sản rủi ro; - Lựa chọn kỳ đánh giá; - Lựa chọn độ tin cậy cho trƣớc. b. Mô hình RAROC Mô hình RAROC thực chất là một phƣơng pháp định lƣợng, đo lƣờng mức độ sinh lời có tính đến yếu tố rủi ro. RAROC tính toán mức độ biến động của thu nhập ròng (lợi nhuận) gây ra bởi sự biến động về tổn thất trong tín dụng. Quan niệm trung tâm về rủi ro theo RAROC là mức độ tổn thất, bao gồm hai bộ phận là tổn thất dự kiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL). Do EL đã đƣợc đƣa vào khi xác định giá (lãi suất) nên thực chất, EL có thể không coi là rủi ro (vì đã đoán đƣợc). Còn UL mới thực chất là rủi ro và ngân hàng cần phải chuẩn bị vốn để bù đắp rủi ro này nếu xảy ra. Mô hình RAROC đƣợc tính toán dựa vào một số khái niệm cơ bản sau:
  • 26. 15 RAROC = Thu nhập ròng - Tổn thất rủi ro dự kiến Vốn kinh tế (Nguồn: theo Basel II) Trong đó: Thu nhập bao gồm: thu từ tài chính (thu từ chênh lệch lãi suất và các khoản phí thu trƣớc và các khoản phí thu định kỳ), thu từ hoạt động kinh doanh. Tổn thất bao gồm: Tổn thất dự kiến = Xác suất xảy ra rủi ro tính toán thông qua xếp hạng * Giá trị Dƣ nợ khi xảy ra rủi ro * Giá trị tổn thất trong trƣờng hợp rủi ro (tính thông qua tỷ lệ thu hồi) (Nguồn: theo Basel II) Tổn thất ngoài dự kiến = độ lệch chuẩn trong phân bổ tổn thất. c. Mô hình xếp hạng tín dụng trong quản lý rủi ro tín dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng giúp NHTM quản lý RRTD bằng phƣơng pháp tiên tiến, giúp kiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp với dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách hàng. NHTM có thể đánh giá hiệu quả danh mục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dƣ nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã đƣợc xếp hạng, qua đó điều chỉnh nguồn lực vào nhóm khách hàng an toàn. Mô hình đơn giản nhất đƣợc sử dụng trong XHTD là mô hình một biến số. Chỉ tiêu đánh giá phải đƣợc thống nhất trong mô hình. Tỷ suất tài chính đƣợc sử dụng trong mô hình bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản, các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi. Các chỉ tiêu phi tài chính thƣờng đƣợc sử dụng bao gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm và trình độ của nhà quản trị cao cấp, triển vọng ngành.Nhƣợc điểm của mô hình một biến số là kết quả dự báo khó chính xác nếu thực hiện phân tích và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá một cách riêng biệt, hơn nữa mỗi ngƣời có thể hiểu các chỉ tiêu đánh giá theo cách khác nhau. Để khắc phục Thang Long University Library
  • 27. 16 nhƣợc điểm này, các nhà nghiên cứu đã xây dựng các mô hình kết hợp nhiều biến số thành một giá trị để đánh giá thất bại của doanh nghiệp nhƣ mô hình phân tích hồi quy, phân tích logic, phân tích xác suất có điều kiện, phân tích nhiều biến số. NHTM áp dụng các mô hình khác nhau tùy theo đối tƣợng xếp loại cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức tín dụng. Các mô hình này có thể đƣợc điều chỉnh sau vài năm sử dụng khi thấy có nhiều sai sót lớn giữa xếp hạng với thực tế. Đo lường rủi ro tín dụng tổng thể của ngân hàng Đo lƣờng rủi ro tín dụng còn đƣợc đánh giá qua việc tính toán quy mô dƣ nợ, cơ cấu dƣ nợ, tỷ lệ NQH, nợ xấu, hệ số RRTD, dự phòng rủi ro. Ý nghĩa của việc đo lƣờng rủi ro tín dụng: - Loại bỏ những khách hàng có mức độ rủi ro quá cao và nhận biết trƣớc những rủi ro có thể xảy ra. - Giúp khách hàng hiểu rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu của chính khách hàng để từ đó tƣ vấn cho khách hàng những biện pháp đảm bảo vay vốn phù hợp. Tiến hành phân tích một cách khách quan theo quy định ngân hàng, bảo đảm khách hàng có thể trả nợ, mong muốn trả nợ. - Ngân hàng có thể đƣa ra nhiều sản phẩm hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. 1.2.2.3. Ứng phó rủi ro tín dụng - Xây dựng kế hoạch phòng chống rủi ro: + Xây dựng phƣơng hƣớng và kế hoạch phòng chống rủi ro nhằm vào dự đoán xác định rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, hậu quả ra sao,… + Phƣơng hƣớng tổ chức phòng chống rủi ro có khoa học nhằm chỉ ra những mục tiêu cụ thể cần đạt đƣợc, ngƣỡng an toàn, mức độ sai sót có thể chấp nhận đƣợc. + Xây dựng các chƣơng trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra một cách nghiêm túc. - Quy trình, quy chế, tiêu chuẩn quản lý rủi ro tín dụng: Hầu hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể bao gồm nhiều bƣớc đi khác nhau với kết quả cụ thể của từng bƣớc đi. + Các giai đoạn của quy trình: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
  • 28. 17 Phân tích tín dụng Quyết định tín dụng Giải ngân Giám sát và thanh lý tín dụng Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lƣợng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau đây:  Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.  Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính.  Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. - Xây dựng Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bƣớc đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho tới khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng. Quy trình tín dụng phải nêu rõ đƣợc tất cả các bƣớc tác nghiệp cũng nhƣ kết quả của những bƣớc tác nghiệp, bao gồm các bƣớc: Thẩm định cho vay, ra quyết định cho vay, giải ngân, theo dõi sau cho vay, giám sát toàn bộ quá trình cho vay, theo dõi đặc biệt một số khoản cho vay, xử lý các món vay có vấn đề. Một quy trình cấp tín dụng đƣợc xem là đạt yêu cầu khi ở mỗi bƣớc đi có các nội dung cụ thể đó là: Nguyên tắc thực hiện; Trình tự thực hiện; Trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của các thành viên tham gia. Điều quan trọng có quy trình tín dụng là quy trình phải đảm bảo mọi việc phải đƣợc xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền. - Xây dựng cơ cấu tổ chức tín dụng: Cơ cấu tổ chức tín dụng đƣợc tổ chức tốt là một trong những phƣơng thức quản lý rủi ro hiệu quả. Một số chỉ tiêu tài chính đƣợc sử dụng trong hệ thống xếp hạng tín dụng. Chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh: Thang Long University Library
  • 29. 18 Doanh thu thuần / Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân (BQ) hàng ngày Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn bán hàng / Hàng tồn kho BQ trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn = Doanh thu thuần / Vốn chủ sở hữu (CSH) Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản: Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn (TSNH) – Hàng tồn kho (HTK) / Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện hành = TS ngắn hạn / Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính: Hệ số nợ = Tổng nợ /Tổng tài sản Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / Vốn CSH Nợ quá hạn / Tổng dƣ nợ ngân hàng Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: Hệ số lãi ròng = Lãi ròng / Doanh thu Lợi nhuận trƣớc khi trả lãi và thuế (EBIT) = Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay / Lãi vay Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE ) = Lợi nhuận sau thuế (LNST) /Vốn CSH. Một số chỉ tiêu phi tài chính đƣợc sử dụng trong hệ thống xếp hạng tín dụng. Quy mô hoạt động của khách hàng (vốn, số lƣợng lao động, doanh thu,…). Trình độ quản lý của khách hàng. Uy tín trong giao dịch với ngân hàng trong các quan hệ tín dụng (trả nợ đúng hạn, số lần gia hạn nợ, nợ quá hạn trong quá khứ…) và phi tín dụng (liên quan đến giao dịch tiền gửi thanh toán). Danh tiếng, uy tín, chất lƣợng nhân lực và năng suất lao động của khách hàng. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, triển vọng ngành. Các yếu tố vĩ mô, môi trƣờng hoạt động là thuận lợi hay bất lợi đối với ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng.
  • 30. 19 Vị thế ngành liên quan trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Tính khả thi của phƣơng án kinh doanh và dự toán tài chính. Dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng, các NHTM có thể sử dụng để: Xác định giới hạn tín dụng, ra quyết định giới hạn cấp tín dụng, ra quyết định cấp tín dụng, đánh giá hiện trạng khách hàng,… - Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng: Trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, một trong những khả năng để xảy ra rủi ro tín dụng đó là rủi ro đạo đức. Chính vì vậy, ngân hàng phải có cơ chế tiến hành kiểm tra, kiểm soát các khoản cho vay sau khi tiến hành giải ngân. Việc kiểm tra, kiểm soát có vai trò vô cùng quan trọng đối với chƣơng trình cho vay lành mạnh của ngân hàng. Nó không chỉ giúp các nhà quản lý ngân hàng phát hiện ra các khoản cho vay có vấn đề nhanh hơn mà còn giúp xác định đƣợc vấn đề các cán bộ tín dụng có tuân thủ đúng chính sách cho vay của ngân hàng hay không. Một khía cạnh khác của hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng là công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Thực hiện công tác này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, đảm bảo tuân thủ chiến lƣợc tín dụng, chính sách phê duyệt tín dụng và cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo quy định của ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát nội bộ cũng góp phần phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra. Ngoài ra, hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại không chỉ chịu sự giám sát của ngân hàng mà còn chịu sự giám sát, kiểm tra thƣờng xuyên của thanh tra Nhà nƣớc và sự kiểm toán định kỳ của cơ quan kiểm toán là các biện pháp đảm bảo hoạt động tín dụng nằm trong khuôn khổ an toàn về mặt pháp lý. - Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro là một nội dung không thể thiếu trong quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM sau khi món vay đã đƣợc thực hiện. Việc phân loại này giúp cho các NHTM đánh giá đúng chất lƣợng tín dụng của các khoản cho vay đồng thời giúp ngân hàng chủ động đối phó với những rủi ro tín dụng nếu xảy ra trên cơ sở mức dự phòng đã trích lập. Các NHTM Việt Nam hiện nay đang thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005. Theo quy định này, các khoản cho vay của TCTD đƣợc phân thành 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1): Nợ trong hạn đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi nợ Thang Long University Library
  • 31. 20 gốc và lãi. Nợ cần chú ý (nhóm 2): Nợ quá hạn dƣới 90 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn cơ cấu lại. Nợ dƣới tiêu chuẩn (nhóm 3): Nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày. Nợ nghi ngờ (nhóm 4): Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5): Nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ khoanh, nợ cơ cấu lại quá hạn trên 180 ngày. Trên cơ sở phân loại nợ nhƣ trên, tỷ lệ trích lập tƣơng ứng cho các khoản nợ là: 0%; 5%; 20%; 50% và 100%. Ngoài ra các TCTD còn thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. 1.2.2.4.Kiểm soát rủi ro tín dụng Kiểm soát rủi ro tín dụng là một nội dung của quản lý rủi ro tín dụng, đƣợc thực hiện song song với hoạt động quản lý rủi ro nhằm mục tiêu: - Phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, - Đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, - Tuân thủ và thực hiện các chiến lƣợc, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Kiểm soát RRTD bao gồm kiểm soát trƣớc khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Kiểm soat trƣớc khi cho vay bao gồm: - Kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay, - Kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ tín dụng - Kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của các cán bộ tín dụng, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền phán quyết. - Kiểm soát trong khi cho vay là kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các trƣờng hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống tài
  • 32. 21 sản đảm bảo, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thƣờng xuyên khoản vay. Kiểm soát sau khi cho vay là kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng. 1.3. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng của NHTM: 1.3.1.Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung Mô hình quản lý RRTD tập trung đƣợc hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng đƣợc tập trung ở Hội sở chính hoặc theo vùng, miền. Các chi nhánh chỉ thẩm định sơ qua hoặc scan hồ sơ về Hội sở chính để ra quyết định. Mô hình này tách biệt độc lập giữa 3 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. - Ƣu điểm Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài. Thiết lập và duy trì môi trƣờng quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao năng lực đo lƣờng, giám sát rủi ro. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. Tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý RRTD. - Nhƣợc điểm: Xây dựng và triển khai mô hình quản lý RRTD tập trung đòi hỏi phải đầu tƣ nhiều công sức và thời gian. Phải có phần mềm hỗ trợ cho việc tổng hợp, phân loại số liệu từ chi nhánh lên Hội sở chính và theo các tiêu chí nhất định. Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức chuyên môn sâu, rộng và biết vận dụng lý thuyết vào công việc. - Phạm vi áp dụng: Đƣợc thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động lớn vì muốn xây dựng mô hình quản lý RRTD này cần nhiều thời gian và nguồn lực và các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có sự chuyên sâu trong việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. 1.3.2.Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán Mô hình quản lý RRTD phân tán đƣợc hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng đƣợc thực hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có Thang Long University Library
  • 33. 22 nhiệm vụ là chỉ đạo định hƣớng chung và thẩm định những khách hàng vƣợt quá khả năng cho phép của chi nhánh. Mô hình này chứ tách biệt đƣợc độc lập giữa 3 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. - Ƣu điểm: Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản. Giải quyết hồ sơ nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Xây dựng và triển khai mô hình quản lý RRTD phân tán không mất nhiều công sức và thời gian. - Nhƣợc điểm: Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu. Không có sự tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý RRTD. Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phƣơng thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng dẫn đến việc quản lý RRTD gặp nhiều khó khăn. - Phạm vi áp dụng: Đƣợc thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ.
  • 34. 23 KẾT LUẬN CHƢƠNG I Trong bối cảnh hiện nay khi kinh tế có những biến động khôn lƣờng thì quản lý rủi ro càng phải đƣợc quan tâm hàng đầu. NHNN đã có thực hiện lấy ý kiến chuyên gia để ban hành và sửa đổi những thông tƣ nhằm thực sự nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro trong hệ thống NHTM. Bên cạnh đó, các NHTM phải ở vị trí chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động và rủi ro do ngân hàng gánh chịu. Thứ hai là sự độc lập của hoạt động kiểm soát rủi ro trong các tổ chức tín dụng và tránh sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ dẫn đến xung đột lợi ích và xung đột mục tiêu. Để thực hiện những điều này chắc chắn các ngân hàng phải bỏ ra một nguồn lực không nhỏ để có đƣợc hệ thống quản lý rủi ro lành mạnh. Điều này có thể làm các ngân hàng hy sinh lợi nhuận trong ngắn hạn nhƣng sẽ đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong dài hạn và có đƣợc sự tin tƣởng từ các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng và ngƣời dân. Với sự hội nhập kinh tế và sự tham gia của các ngân hàng nƣớc ngoài cũng nhƣ cơ hội để các ngân hàng Việt Nam có hoạt động kinh doanh và hiện diện ở nƣớc ngoài thì việc áp dụng các chuẩn mực quản lý rủi ro theo hệ thống quốc tế là rất cần thiết. Thang Long University Library
  • 35. 24 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH HÀ THÀNH-NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín nằm trong hệ thống các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam, chịu sự kiểm tra và giám sát của Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam. Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt: SACOMBANK Giấy phép số: 0006/NH-CP ngày 05/12/1991 do Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam cấp. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 50 năm kể từ ngày của giấy phép đầu tiên Trụ sở chính : 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phƣờng 8, Quận 3,TP.HCM, Việt Nam Mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn thƣơng tín đƣợc chính thức đƣợc thành lập và đi vào hoạt động thành lập vào ngày 21 tháng 12 năm 1991 trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại TP.HCM là: Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp, HTX Tín dụng Lữ Gia, HTX Tân Bình và HTX Thành Công, với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng. Theo đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín là một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM.Với tầm nhìn Phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dƣơng và sứ mệnh tối đa hóa giá trị cho Khách hàng, Nhà đầu tƣ và đội ngũ Nhân viên. Đồng thời thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng với tôn chỉ hành động “ Vì cộng đồng - phát triển địa phƣơng ”. Năm 1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trƣơng chi nhánh tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngƣợc lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nƣớc.
  • 36. 25 Năm 1997: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn. Năm 2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đƣờng cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận đƣợc sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài. Năm 2003: Là doanh nghiệp đầu tiên đƣợc phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tƣ Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ). Năm 2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại. Năm 2006: Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng.Cũng trong năm này thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS. Năm 2008: Thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ.Và là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trƣơng chi nhánh tại Lào. Năm 2009: Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank đƣợc vinh danh là một trong 19 cổ phiếu vàng của Việt Nam. Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. - Tháng 06, khai trƣơng chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lƣới tại khu vực Đông Dƣơng, góp phần tích cực trong quá trình giao thƣơng kinh tế của Thang Long University Library
  • 37. 26 các doanh nghiệp giữa ba nƣớc Việt Nam, Lào và Campuchia. Năm 2010:Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chƣơng trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2020. 2.1.2. Tổng quan về Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội là đơn vị hạch toán phụ thuộc đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín và một số chức năng có liên quan đến các chi nhánh theo phân cấp ủy quyền. Phòng Giao dịch đƣợc thành lập theo Quyết định số 44/TT/2008/VPKV ngày 21/1/2008 của VPKV Hà Nội, theo đó Phòng Giao dịch Hà Thành đƣợc thành lập theo quyết định 588/2008 trực thuộc chi nhánh Hà Nội - Phòng Giao dịch có trụ sở tại tòa nhà 25-27 Cửa Bắc - Ba Đình - Hà Nội - Tên gọi đầy đủ: Phòng Giao dịch Hà Thành Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội Khai trƣơng và bắt đầu đi vào hoạt động từ 14/2/2008 cho đến nay, PGD Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Cho đến nay những kết quả mà PGD Hà Thành đạt đƣợc đã đóng góp một phần lớn vào thành công chung của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín, đƣa thƣơng hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín lên một tầm cao mới và khẳng định vị thế quan trọng của mình trong hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban của Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội 2.1.3.1.Cơ cấu tổ chức Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng nhƣ nâng cao tính năng động của tổ chức.
  • 38. 27 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của PGD Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự PGD Hà Thành-Ngân hàng Sacombank chi nhánh Hà Nội) 2.1.3.2.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban Ban giám đốc: Nhiệm vụ của Ban giám đốc là điều hành toàn bộ hoạt động của PGD. Giám đốc là ngƣời đứng đầu, phân công nhiệm vụ của các phó giám đốc theo quy định, đồng thời cũng là ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp về tình hình hoạt động kinh doanh của PGD và báo cáo thông tin lên Hội sở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín. Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại PGD; phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phƣơng pháp kiểm toán nội bộ và phạm Thang Long University Library
  • 39. 28 vi hoạt động của kiểm toán nội bộ.Thực hiện các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ đã đƣợc phê duyệt, đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả. Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; kiến nghị xử lý những vi phạm. Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: Là phòng nghiệp vụ của PGD có chức năng làm tham mƣu cho Ban giám đốc trong công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ huy động vốn, tạo nguồn vốn đảm bảo kinh doanh theo định hƣớng của ngân hàng và mục tiêu của giám đốc. Phòng tín dụng: Có chức năng thực hiện lập kế hoạch các hoạt động tín dụng. Phòng kinh doanh ngoại tệ: Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu về hàng hóa cho khách hàng, các giao dịch mua bán ngoại tệ và phát hành các thƣ bảo lãnh theo thông lệ quốc tế. Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ trang bị vật chất, chỗ làm việc cho cán bộ, quản lý nhân sự, tài sản…chăm lo cho đời sống tinh thần cán bộ nhân viên PGD. Phòng kế toán ngân quỹ: Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thu chi tài chính, quản lý hồ sơ chứng từ kế toán, dịch vụ thẻ. Phòng điện toán: Thu thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Phòng SWIFT: Làm đầu mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức có liên quan tới SWIFT: thiết lập quản lý và sử dụng hệ thống mật mã nội bộ Phòng quản lý rủi ro: Tổng hợp thông tin về thị trƣờng tài chính tiền tệ, tham gia các dự thảo liên quan đến quản lý rủi ro. Xây dựng hệ thống hạn mức áp dụng cho các hoạt động kinh doanh vốn nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh. Phòng quản lý kinh doanh vốn: Theo dõi diễn biến lãi suất và tình hình vốn trên thị trƣờng, tham gia thị trƣờng đấu thầu tín phiếu kho bạc, thực hiện nghiệp vụ thị trƣờng mở. Phòng ngân hàng đại lý: Tập hợp, đề xuất và thực hiện việc thiết lập, duy trì và phát triển mạng lƣới quan hệ đại lý với các ngân hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Phòng dịch vụ kiều hối: Tham mƣu giúp cho ban lãnh đạo trong việc triển khai, quản lý mạng lƣới dịch vụ chi trả kiều hối, dự thảo các quy trình nghiệp vụ kỹ thuật. Phòng dịch vụ và marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, quảng bá, tuyên truyền cho ngân hàng, xây dựng kế hoạch quảng bá thƣơng hiệu.
  • 40. 29 2.2.Hoạt động kinh doanh của Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội 2.2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội Thang Long University Library
  • 41. 31 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 của Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội Đơn vị tính: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 của Phòng Giao dịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội ) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % I. Doanh Thu 735 866,9 1046,4 131,9 17,94% 179,5 20,71% Thu lãi 655 776,9 926,4 121,9 18,61% 149,5 19,24% Dịch vụ + khác 80 90 120 10 11,25% 30 33,34% II. Chi phí 595 696,9 829,4 101,9 17,12% 132,5 19,01% Chi Lãi 455 526,9 629,4 71,9 15,8% 102,5 19,45% Dịch vụ 86 105 133 19 22,09% 28 26,67% Chi phí NV 54 65 67 11 20,37% 2 3,07% Nộp thuế 35 42,5 54,3 7,5 21,42% 11,8 27,76% III.Lợi nhuận 105 127,5 163 73 21,43% 35,5 27,84%
  • 42. 33 Qua bảng số liệu ta thấy Doanh thu của PGD không ngừng tăng trƣởng. Cụ thể tổng doanh thu năm 2013 đạt 1046,4 tỷ đồng, cao hơn năm 2012 là 179,5 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 20,71%.Tổng doanh thu năm 2012 đạt 866,9 cao hơn năm 2011 là 131,9 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 17,94%. Trong đó nguồn thu chủ yếu của PGD là thu lãi cho vay vẫn chiếm tỷ lệ cao. Hoạt động lợi nhuận của PGD cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2011 lợi nhuận đạt 105 tỷ đồng, sang năm 2012 đạt lợi nhuận 127,5 tỷ đồng. So với năm 2011 thì năm 2012 tăng 73 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 21,43%. Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Hà Thành qua 3 năm là rất tốt. Có đƣợc kết quả khả quan nhƣ vậy là do công sức của cả một tập thể nhân viên PGD Hà Thành phấn đấu vì lợi ích chung. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới PGD Hà Thành cần phải cố gắng hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng để lợi nhuận luôn có sự gia tăng không ngừng. Trƣớc những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới, cũng nhƣ sự thăng trầm của nền kinh tế trong nƣớc, các NHTM hoạt động rất khó khăn và vất vả. Mặc dù vậy trong 3 năm 2011 - 2013, dƣới sự chỉ đạo sát sao cùng đƣờng lối hoạch định sát thực và sự đồng lòng nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo cũng nhƣ cán bộ công nhân viên PGD Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội đã vƣợt qua những khó khăn, giữ vững những kết quả đạt đƣợc của năm trƣớc và phát huy trong năm sau. Các loại hình dịch vụ đƣợc đa dạng hóa, linh hoạt trong từng thời kỳ, chất lƣợng cán bộ cũng đƣợc nâng cao đáng kể…tạo thêm niềm tin của khách hàng đối với PGD. 2.2.1.1. Hoạt động huy động vốn Thang Long University Library
  • 43. 35 Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2011 đến năm 2013 của PGD Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % THEO KỲ HẠN 764,7 100 970 100 1,100 100 205,3 100 130 100 Không KH 120 15,69 105 10,82 90 8,18 (15) 7,3 (15) 11,53 Có kỳ hạn 644,7 84,21 865 89,18 1,010 91,82 220,3 107,3 145 111,53 THEO ĐỐI TƢỢNG 764,7 100 970 100 1,100 100 205,3 100 130 100 Cá nhân 635 83,04 717 73,91 870 79,09 82 39,94 153 117,69 Không KH 15 1,97 17 1,75 20 1,82 2 0,97 3 2,3 Có Kỳ hạn 620 81,07 700 72,16 850 77,27 80 38,97 150 115,39 Doanh nghiệp 129,7 16,96 253 26,09 230 20,91 123,3 60,05 (23) 17,69 Không KH 105 13,73 88 9,07 70 6,36 (17) 8.28 (18) 13,84 Có Kỳ hạn 24,7 3,23 165 17,02 160 14,55 140,3 68,33 (5) 3,85 THEO LOẠI TIỀN 764,7 100 970 100 1,100 100 205,3 100 130 100 VNĐ (tỷ đồng) 510 66,69 790 81,44 700 63,63 280 136,38 (90) 69,23 TG ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 254,7 33,31 180 18,56 400 36,37 (74,7) 36,38 220 169,23 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011,2012, 2013)
  • 44. 36 Huy động vốn là hoạt động cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một ngân hàng nào. PGD Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội đã không ngừng cố gắng và đạt đƣợc những kết quả nhất định trong hoạt động huy động vốn. Công tác quản lý hoạt động huy động vốn tiến hành trên cơ sở khác nhau: quản lý vốn huy động theo đơn vị tiền tệ, theo thành phần kinh tế và theo kỳ hạn tiền gửi. Tính đến ngày 31/12/2013,tổng nguồn vốn huy động của PGD là 1100 tỷ đồng.Trong 3 năm liên tiếp từ năm 2011 đến năm 2013 tình hình huy động vốn luôn tăng ổn định trong hoàn cảnh nền kinh tế đang ở trong giai đoạn khó khăn.Năm 2012 tăng 26,85 % so với năm 2011 tƣơng ứng với mức 205,3 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 13,4% tƣơng ứng với mức tăng 130 tỷ đồng.Đặc biệt trong tổng nguồn huy động vốn của PGD thì huy động từ dân cƣ luôn chiếm một tỷ trọng lớn ( trên 70% ), điều này là dễ hiểu vì Sacombank là 1 ngân hàng bán lẻ, chuyên tập trung vào thị trƣờng khách hàng vừa và nhỏ.Việc tỉ trọng tiền gửi dân cƣ lớn chứng tỏ rằng ngân hàng đó có những bƣớc đi đúng hƣớng đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình thu hút khách hàng gửi tiết kiệm.Để đạt đƣợc những thành tích nổi bật trên trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thể hiện sự cố gắng rất lớn của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ của PGD trong công tác huy động vốn. PGD đã thực hiện linh hoạt một số chính sách nhằm thu hút một cách tối đa lƣợng vốn huy động nhƣ: chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách lãi suất linh hoạt đối với từng đối tƣợng khách hàng, chính sách tiếp thị khuyến mãi, sản phẩm mới lãi suất bậc thang ... Công tác tiếp thị tiếp tục đƣợc tăng cƣờng dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ phát tờ rơi, thông tin phát thanh tuyên truyền qua phƣờng; thực hiện văn minh trong giao tiếp, nâng cao chất lƣợng phục vụ tại các điểm huy động vốn; đặc biệt trong những năm qua bộ phận thực hiện công tác huy động vốn tại PGD đã rất quan tâm chú trọng đến việc tìm kiếm các nguồn tiền gửi có lãi suất đầu vào và đầu ra, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của PGD. 2.2.1.2.Hoạt động cho vay Thang Long University Library
  • 45. 37 Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm 2011 – 2013 của PGD Hà Thành- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dƣ nợ 708,8 752,8 525 44 100 (227,8) 100 Dƣ nợ phân theo loại tiền 708,8 752,8 525 44 100 (227,8) 100 VNĐ 693,225 738,442 513,685 45,217 102,77 (224,757) 98,66 USD 15,57 14,358 11,315 (1,212) 2,76 (3,043) 1,34 EUR 0,005 0 0 (0,005) (5,53) 0 0 (Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013 của Phòng Giao dịch Hà Thành- Ngân hàng Sacombank chi nhánh Hà Nội) Tổng dƣ nợ năm 2011 đạt 708,8 tỷ đồng. Tổng dƣ nợ năm 2012 đạt 752,8 tỷ đồng, tăng 44 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 6,21%. Tổng dƣ nợ năm 2013 đạt 525 tỷ đồng, giảm 227,8 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ giảm là 30,26%.Tổng dƣ nợ năm 2012 cao hơn năm 2011 là 44 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 6,2%. Nhƣng đến năm 2013 thì tổng dƣ nợ giảm mạnh từ 227,8 tỷ đồng xuống còn 525 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 30,3%. Nguyên nhân chính gây ra sự biến động này là do nền kinh tế vẫn chịu ảnh hƣởng nặng nề sau suy thoái, lạm phát ở mức hai con số 11,75%; bên cạnh đó giá vàng, ngoại tệ, phân bón và xăng dầu biến động cao bất thƣờng. 2.2.1.3.Các hoạt động khác Dịch vụ tài khoản và thẻ thanh toán: - Dịch vụ tài khoản thanh toán: Năm 2012 thực hiện mở mới 3.703 tài khoản trong đó có 3.540 tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân và 163 là tài khoản tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp cũng nhƣ dự án. Nâng tổng số tài khoản khách hàng mở tại PGD tại thời điểm 31/12/2012 là 29.491 tài khoản; trong đó có 26.645 tài khoản cá nhân và 2.845 tài khoản doanh nghiệp, dự án và tổ chức.
  • 46. 38 Năm 2013, số tài khoản mở mới là 2.874 tài khoản, giảm 22,4% so với năm 2012. Số lƣợng tài khoản thanh toán đang hoạt động tính đến 31/12/2013 là 25.024 tài khoản. Nhìn chung, khối lƣợng chứng từ thanh toán trong nƣớc của khách hàng qua các hệ thống chuyển tiền điện tử, liên ngân hàng, bù trừ tăng nhanh. - Dịch vụ thẻ thanh toán: Năm 2012 phát hành mới thẻ ATM là 4.863 thẻ trong đó đang hoạt động là 16.400 thẻ, tăng 16% so với năm 2011 với số dƣ tiền gửi thanh toán trên tài khoản thẻ là 60 tỷ. Phát hành thẻ tín dụng quốc tế và ghi nợ quốc tế Visa cho 1.096 khách hàng mới với số dƣ nợ là 7.082 triệu đồng. Ngoài ra còn phát triển thêm 8 điểm chấp nhận thanh toán thẻ, lũy kế là 25 điểm chấp nhận thẻ. Trả lƣơng qua tài khoản tăng 16 đơn vị, lũy kế là 70 đơn vị. Năm 2013, số lƣợng thẻ ATM đang hoạt động là 19.307 thẻ, tăng 18,1% so với năm 2012 với số dƣ tài khoản thẻ là 99 tỷ đồng. Số lƣợng thẻ quốc tế phát hành mới là 1.540 thẻ. Trả lƣơng qua tài khoản là 57 đơn vị mới, lũy kế là 127 đơn vị. Số tiền thu từ dịch vụ thẻ ATM là 560 triệu đồng. 2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Phòng Giao dịch Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Hà Nội 2.3.1. Kết quả hoạt động tín dụng của Phòng Giao dịch Hà Thành-Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội a.Dƣ nợ cho vay: Tổng dự nợ cho vay tại thời điểm năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011 giảm 1.47% do thực hiện chính sách giảm lạm phát, lãi suất tiền gửi tăng cao, dẫn đến thiểu phát nên tổng dƣ nợ giảm. Song sang năm 2013 tổng dƣ nợ lại tăng cao, tăng 15.16% so với năm 2011 do từ khi bắt đầu cải thiện kinh tế toàn cầu, hàng loạt biện pháp đƣợc đƣa ra, giảm tối đa lãi suất cho vay, khuyến khích nâng cao sản xuất. Dƣ nợ cho vay tăng nhanh sẽ mang lại cho PGD nguồn thu nhập lớn hơn trong tƣơng lai, nhƣng bên cạnh đó, rủi ro tín dụng cũng có khả năng xuất hiện nhiều hơn và mức độ lớn hơn, do đó, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng cần đƣợc coi trọng hơn nữa để đảm bảo an toàn trong hoạt động của PGD. Thang Long University Library
  • 47. 39 Biểu đồ 2.1: Tổng dƣ nợ cho vay qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng (Nguồn: Phòng tín dụng) b.Tín dụng theo kỳ hạn cho vay: Tại PGD Hà Thành thời hạn cho vay bao gồm: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Chiếm ƣu thế về tỷ trọng là các khoản vay ngắn hạn: cụ thể năm 2011 đạt 62,58%; sang năm 2012 và năm 2013 tỷ trọng này không thay đổi ở mức đạt 58,16%. Vì dùng vốn tín dụng để tài trợ cho các khoản vay ngắn hạn sẽ đảm bảo tính thanh khoản cho đồng vốn và đem lại an toàn cho hoạt động vay, và vì nguồn vốn tín dụng đƣợc tài trợ bởi vốn huy động ngắn hạn nên cho vay ngắn hạn nhiều thì chu kỳ luân chuyển vốn vay nhanh, khoản vay nhanh chóng đƣợc thu hồi giúp hạn chế đƣợc rủi ro. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hƣớng giảm qua các năm. - Cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất, tỷ trọng cho vay trung hạn trên tổng dƣ nợ cho vay đƣợc duy trì qua các năm khoảng 17,88% - 17,89%. Cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng thấp: năm 2011 đạt 19,54%, năm 2012 và năm 2013 tỷ trọng không thay đổi ở mức đạt 23,95% (tăng 4,41% so với năm 2012). 367,191 361,778 537,284 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2011 2012 2013 Tổng dư nợ cho vay Tổng dư nợ cho vay