SlideShare a Scribd company logo
1 of 172
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC KỲ
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CÁC CÔNG
TY ĐẠI CHÚNG CHƢA NIÊM YẾT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
HÀ NỘI - 2016
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC KỲ
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CÁC CÔNG
TY ĐẠI CHÚNG CHƢA NIÊM YẾT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 02
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM QUỐC TRUNG
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu nêu trên trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy
đủ theo đúng quy định.
Tác giả
Nguyễn Ngọc Kỳ
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TR NH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
7
1.1. Các công trình ngoài nước 7
1.2. Các công trình trong nước 14
1.3. Đánh giá khái quát các công trình liên quan và những vấn đề đặt ra
cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
20
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƢA
NIÊM YẾT
22
2.1. Khái quát về thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng chưa
niêm yết
22
2.2. Thị trường giao dịch chứng khoán các Công ty đại chúng chưa niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
46
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán các
Công ty đại chúng chưa niêm yết
53
2.4. Kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng
chưa niêm yết ở một số nước trên thế giới
63
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CÁC
CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƢA NIÊM YẾT HÀ NỘI
76
3.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán các Công ty
đại chúng chưa niêm yết Hà Nội
76
3.2. Thực trạng thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng chưa niêm
yết Hà Nội giai đoạn 2009-2015
88
3.3. Đánh giá về thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng chưa niêm
yết Hà Nội
108
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƢA
NIÊM YẾT HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
120
4.1. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường chứng khoán các Công
ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội
120
4.2. Những giải pháp phát triển thị trường chứng khoán các Công ty đại
chúng chưa niêm yết Hà Nội
126
4.3. Kiến nghị 144
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TR NH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Phân biệt thị trường OTC và Sàn Giao dịch chứng khoán 35
Bảng 2.2: Phân biệt thị trường OTC và sàn giao dịch chứng khoán tự do 36
Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu phiếu điều tra 83
Bảng 3.2: Danh sách 10 công ty tham gia đầu tiên trên UPCoM 88
Bảng 3.3: Khối lượng giao dịch năm 2014-2015 101
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 3.1: Thuận lợi cho quá trình hình thành, phát triển thị trường UPCoM
Hà Nội
85
Đồ thị 3.2: Hạn chế của thị trường UPCoM Hà Nội 86
Đồ thị 3.3: Những khó khăn của TTCK UPCoM Hà Nội 87
Đồ thị 3.4: Hiện trạng của thị trường UPCoM Hà Nội 87
Đồ thị 3.5: Sự lựa chọn thị trường chứng khoán của nhà đầu tư 90
Đồ thị 3.6: Lý do nhà đầu tư không chọn thị trường UPCoM Hà Nội 91
Đồ thị 3.7: Giá trị giao dịch bình quân trên UPCoM (2010-2014) 97
Đồ thị 3.8: Khối lượng giao dịch bình quân phiên trên UPCoM (2010-2014) 97
Đồ thị 3.9: Khối lượng giao dịch bình quân phiên trên UPCoM (2010-2014) 98
Đồ thị 3.10: Biến động chỉ số và khối lượng UPCoM năm 2010 98
Đồ thị 3.11: Biến động chỉ số và khối lượng UPCoM năm 2011 99
Đồ thị 3.12: Biến động về chỉ số và khối lượng năm 2013 99
Đồ thị 3.13: Biến động về chỉ số và khối lượng năm 2013-2014 100
Đồ thị 3.14: Đánh giá chất lượng hệ thống thông tin trên UPCoM 106
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CK : Chứng khoán
CP : Cổ phiếu
CPH : Cổ phần hóa
CTCK : Công ty chứng khoán
CTCP : Công ty cổ phần
CTĐC : Công ty đại chúng
CTNY : Công ty niêm yết
ĐKGD : Đăng ký giao dịch
ĐKLK : Đăng ký lưu ký
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
GD : Giao dịch
GDCK : Giao dịch chứng khoán
GDP : Tổng sản phẩm kinh tế quốc dân
GTGD : Giá trị giao dịch
IPO : Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu
KDCK : Kinh doanh chứng khoán
KLGD : Khối lượng giao dịch
KT - XH : Kinh tế - Xã hội
KTTT : Kinh tế thị trường
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NY : Niêm yết
OTC (Over the Counter) : Thị trường chứng khoán phi tập trung
SGDCK : Sở Giao dịch chứng khoán
TTCK : Thị trường chứng khoán
TTGDCK : Trung tâm Giao dịch chứng khoán
TTLKCK : Trung tâm Lưu ký chứng khoán
TTTC : Thị trường tài chính
TTV : Thị trường vốn
UBCKNN : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
UPCoM (Unlisted Public
Companies Market )
: Thị trường chứng khoán các Công ty đại
chúng chưa niêm yết
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, vai trò của thị trường chứng khoán phi tập trung khởi đầu được
tạo lập bởi hình mẫu (NASDAQ) tại Mỹ do Hiệp hội các nhà giao dịch chứng
khoán Hoa Kỳ thiết lập và quản trị vào những năm thập niên 70 của thế kỷ 20, theo
hình mẫu này được nhân rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới, như JASDAQ (Nhật
Bản), KOSDAQ (Hàn Quốc)... hay sau này được xây dựng theo nhiều cấp độ như
Pink Sheet; Green Sheet; Bulletin Board.... Cho dù theo hình mẫu nào, tổ chức nào
quản lý (quản lý nhà nước, hay mô hình tự quản) thì vai trò của thị trường chứng
khoán phi tập trung (OTC) cũng được khẳng định là thị trường huy động và phân bổ
các nguồn vốn trung và dài hạn quan trọng của doanh nghiệp.
Việc tạm dừng của một số thị trường chứng khoán tại một số nước sau cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, cho thấy vai trò quan trọng của thị
trường OTC trong hệ thống tài chính thế giới. Theo nhiều nhà nghiên cứu quốc tế
về tài chính thì sự phát triển nhanh chóng về mặt quy mô, độ phức tạp của thị
trường OTC đã dẫn đến sự tích tụ nguy cơ về mặt hệ thống trong hệ thống tài chính
toàn cầu, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2009. Điều này được minh chứng ở tốc độ tăng trưởng chóng
mặt của thị trường OTC những năm trước khủng hoảng tài chính. Nếu năm 1998,
thị trường OTC trên thế giới tăng trưởng đạt 72.000 tỷ đô la Mỹ thì đến năm 2008
con số này đã lên đến 684.000 tỷ đô la Mỹ [45], trong khi GDP của Mỹ chỉ tăng từ
11.513 tỷ đô la Mỹ năm 1998 lên 14.833 tỷ đô la Mỹ năm 2008 [52]. Chính vì vậy,
cần thiết phải có một thị trường OTC được tổ chức hợp lý, hoạt động ổn định với
những quy định nghiêm ngặt để quản lý thị trường OTC trên cơ sở tôn trọng các
quy luật kinh tế thị trường.
Mặc dù đóng vai trò quan trọng như vậy và có sức tăng trưởng lớn như vậy,
nhưng đến năm 2000, Việt Nam mới đưa vào vận hành thị trường chứng khoán
(TTCK) chính thức dành cho các công ty niêm yết quy mô lớn trên Sàn giao dịch
chứng khoán (SGDCK) thành phố Hồ Chí Minh và năm 2005 trên SGDCK Hà Nội,
và đến năm 2009 đưa vào hoạt động thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng
2
chưa niêm yết (UPCoM - Unlisted public companies Market). Thị trường UPCoM
của Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 3567/QĐ-BTC ngày 08/11/2007
của Bộ Tài chính và đi vào hoạt động chính thức ngày 24/6/2009 tại SGDCK Hà
Nội. Đây là một dấu mốc quan trọng của TTCK Việt Nam. Sự ra đời của thị trường
UPCoM thể hiện nỗ lực của Chính phủ, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước (UBCKNN) trong việc thực hiện mục tiêu đưa thị trường tự do vào khuôn khổ
quản lý của Nhà nước thông qua việc điều chỉnh một phân đoạn tương đối của thị
trường tự do, thị trường dành cho chứng khoán (CK) của các Công ty đại chúng
(CTĐC) chưa niêm yết.
Thị trường UPCoM được xây dựng với ý tưởng xuyên suốt là tạo lập một thị
trường "tập dượt" cho các doanh nghiệp (DN) quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện niêm
yết hoặc chưa sẵn sàng lên niêm yết, trong đó phát huy vai trò trung tâm của các
trung gian tài chính là CTCK đóng vai trò là "bà đỡ" cho các hoạt động giao dịch
tạo lập thị trường và CK được tổ chức giao dịch thông qua các SGDCK là tổ chức
duy nhất ở Việt Nam được tổ chức TTCK và thanh toán, bù trừ thông qua Trung
tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK).
Thực tiễn vận hành hơn 06 (sáu) năm qua của thị trường UPCoM cho thấy
bước đầu đã tổ chức được một thị trường giao dịch cổ phiếu cho khoảng 250 DN
quy mô vừa và nhỏ với tổng mức vốn hóa thị trường khoảng 54.000 tỉ đồng. Hoạt
động của thị trường UPCoM đã góp phần thu hẹp thị trường chứng khoán tự do, đưa
vào quỹ đạo quản lý nhà nước theo hướng minh bạch và công khai, góp phần ổn
định thị trường vốn nói riêng và thị trường tài chính (TTTC) nói chung. Tuy nhiên,
sự phát triển và tăng trưởng của thị trường UPCoM chưa được như kỳ vọng, hiện tại
quy mô thị trường vẫn còn khiêm tốn, số lượng cổ phiếu niêm yết ít và còn nhiều
doanh nghiệp cổ phần hóa chưa tham gia thị trường, tính thanh khoản của thị trường
kém; cấu trúc hoạt động và phương thức giao dịch chưa hợp lý, số lượng nhà đầu tư
tham gia chưa nhiều... Sự kém phát triển của thị trường UPCoM ảnh hưởng tiêu cực
tới TTCK nói chung, tới DN niêm yết và tới nhà đầu tư nói riêng. Không thể phủ
nhận nỗ lực của các cấp quản lý đối với sự vận hành của thị trường UPCoM thời
gian qua, song cũng cần nhìn nhận thẳng thắn rằng mô hình thị trường chưa phù
3
hợp, hàng hóa chưa phong phú, các quy định quản lý còn nhiều bất cập..., Điều này
đặt ra vấn đề lý luận cần lý giải rõ, từ đó có định hướng và giải pháp phát triển thị
trường này trong tương lai.
Vì vậy, nhiều vấn đề đặt ra hiện nay đối với tổ chức thị trường UPCoM, như:
1) Cấu trúc tổ chức thị trường đã thực sự hợp lý chưa, đặc biệt trong bối cảnh hiện
nay, xu hướng hợp nhất các SGDCK trên thế giới dẫn đến những thay đổi trong bản
chất hoạt động của thị trường OTC; 2) Các quan hệ giao dịch trên thị trường này
được thực hiện theo nguyên tắc nào; 3) Làm thế nào để mở rộng quy mô, tăng khả
năng thanh khoản, thu hút và tạo điều kiện cho các CTĐC chưa niêm yết tham gia
thị trường, các CTCK thể hiện và khẳng định vai trò nhà tạo lập thị trường trong
thời gian tới; 4) Việc gắn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) với đưa vào
giao dịch trên thị trường tập trung để minh bạch hóa và công khai; 5) Vấn đề mở
cửa thị trường (nới lỏng sở hữu nước ngoài) gắn với hội nhập và toàn cầu hóa, đặc
biệt khi Việt Nam tham gia đầy đủ các hiệp ước, điều ước quốc tế đa phương và
song phương.
Qua nghiên cứu, cho thấy, đến nay, chưa có một chuyên khảo nào nghiên
cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về thị trường UPCoM Hà Nội. Điều này đặt ra
vấn đề lý luận cần lý giải rõ, từ đó có định hướng và giải pháp phát triển thị trường
này trong tương lai. Để góp phần vào luận giải cho vấn đề này, với những kiến thức
lý luận và thực tiễn tích lũy được, tôi mạnh dạn lựa chọn nội dung nghiên cứu: "Thị
trường chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội" làm luận án
Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu luận án
M c tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường UPCoM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường UPCoM Hà Nội thời gian qua.
- Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường UPCoM Hà Nội.
Nhiệm v nghiên cứu
- Luận giải rõ cơ sở lý luận về thị trường UPCoM.
4
- Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) về phát triển thị trường UPCoM và rút ra một số
bài học cho thị trường UPCoM Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường UPCoM Hà Nội từ năm 2009 đến
năm 2015; làm rõ những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập
và tìm ra nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế về thị trường UPCoM Hà Nội.
- Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường
UPCoM Hà Nội đến năm 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận án
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thị trường chứng khoán các công ty đại
chúng chưa niêm yết Hà Nội.
3 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu thị trường giao dịch cổ phiếu của CTĐC
chưa niêm yết (thị trường thứ cấp).
- Về không gian: Tổ chức hoạt động của thị trường UPCoM tại SGDCK Hà
Nội, Việt Nam.
- Về th i gian: Dữ liệu nghiên cứu thị trường UPCoM Hà Nội từ khi thành
lập đến nay (2009 - 2015).
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án
4 Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, quan điểm của Chủ nghĩa
Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam và chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thị
trường tài chính, TTCK, thị trường OTC, thị trường UPCoM.
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận án nghiên cứu sinh đã sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau - trong đó, liên quan đến đối tượng và chuyên ngành
nghiên cứu thì các phương pháp chủ yếu được sử dụng là:
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Được sử dụng trong tất cả các nội
5
dụng của luận án. Mặc dù ở những nội dung cụ thể nhất định với những mục tiêu
nhất định mà việc sử dụng phương pháp này được thể hiện ở những phân tích với
những giả định khoa học khác nhau... nhưng về mặt tổng thể, việc quán triệt phương
pháp này được thể hiện ở cấu trúc các chương, tiết và tiểu tiết - trong đó, chương 2
chủ yếu sử dụng phương pháp này để trình bày những vấn đề lý luận có độ trừu
tượng cao hơn các chương khác.
- Phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử: Do thị trường UPCoM ở Việt nam
mới ra đời, và chỉ có ở sàn giao dịch Hà nội nên mọi phân tích về thực trạng của thị
trường này đều bám sát diễn biến trong lịch sử. Và chỉ có thể thông qua những cứ
liệu lịch sử đó luận án mới có thể phác họa được lôgic phát triển thông qua loại trừ
những cứ liệu ngẫu nhiên, những tác động ngoại lai. Vì vậy, phương pháp này chủ
yếu được sử dụng ở Chương 3 của luận án. Mặc dù vậy, do những ưu điểm của
phương pháp này mà việc trình bày nội dung ở các Chương 2 và Chương 4 cũng
phần nào trên cơ sở vận dụng phương pháp này - đặc biệt, ở nội dung 4.2 khi trình
bày về "Những giải pháp phát triển thị trường chứng khoán các công ty đại chúng
chưa niêm yết Hà Nội".
- Phương pháp kết hợp quy nạp với diễn dịch: Do nghiên cứu về một loại
hình thị trường chứng khoán mới, thậm chí, đang trong quá trình thử nghiệm - thị
trường UPCoM, nên luận án rất chú trọng sử dụng phương pháp kết hợp quy nạp
với diễn dịch nhằm thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm và đề ra, khảo cứu
những ý tưởng mới.
Ngoài ra, vì là một vấn đề kinh tế mới nảy sinh, lại được tiếp cận nghiên cứu
trên phương diện kinh tế chính trị học Mác - Lênin nên trong quá trình thực hiện
luận án, nghiên cứu sinh đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế chính trị
và chuyên gia chứng khoán. Thêm vào đó, để khẳng định cho những lập luận và sát
với thực tiễn thì phương pháp điều tra xã hội học, kế thừa kết quả nghiên cứu của
một số công trình trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án cùng với những
phân tích, tổng hợp kèm theo cũng đã được quán triệt ở mức độ phù hợp.
5. Những đóng góp mới của luận án
Một là, luận giải những khái niệm, đặc điểm, bản chất, cấu trúc tổ chức, vận
6
hành và vai trò của thị trường UPCoM trong tổng thể cấu trúc của TTCK.
Hai là, luận giải được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
của thị trường UPCoM.
Ba là, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường UPCoM của một số quốc
gia trên thế giới và xu hướng điều chỉnh mô hình thị trường OTC để rút ra bài học
kinh nghiệm phát triển thị trường UPCoM Hà Nội.
Bốn là, phân tích, đánh giá thực trạng thị trường UPCoM Hà Nội giai đoạn
2009 -2015 để làm rõ những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
Năm là, trên cơ sở định hướng phát triển và tái cấu trúc TTCK trong thời
gian tới, để có những đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trường UPCoM Hà Nội
đến năm 2020.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung chủ yếu của luận án được trình bày trong 4 chương,
Chương 1: Tổng quan các công trình liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thị trường chứng khoán các công ty
đại chúng chưa niêm yết.
Chương 3: Thực trạng thị trường chứng khoán các công ty đại chúng chưa
niêm yết Hà Nội.
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển của thị trường chứng khoán
các công ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội đến năm 2020.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGOÀI NƢỚC
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về thị trƣờng chứng khoán
Thị trường chứng khoán được coi là một thể chế bậc cao và không thể thiếu
của kinh tế thị trường hiện đại, một kênh huy động vốn chủ đạo để phát triển kinh
tế. Tuy nhiên, TTCK là thể chế kinh tế dễ bị tổn thương và chịu sự tác động rất lớn
bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, sự phát triển thiếu bền vững của
TTCK - đặc biệt là thị trường OTC, là nhân tố chủ yếu, khơi mào và gây nên những
bất ổn của kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền
tệ Châu Á (1997) và khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008) là một minh chứng rất
rõ ràng cho sự cần thiết phải phát triển bền vững TTCK. Vì vậy, nghiên cứu lý
thuyết về TTCK nói riêng, thị trường vốn (TTV) nói chung luôn là chủ đề thu hút
sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế nước ngoài.
Quan điểm của C.Mác và Ph.Ănghen về sự ra đ i của thị trư ng chứng khoán
C.Mác là người đầu tiên nghiên cứu sự ra đời của kỳ phiếu (mầm mống phôi
thai của chứng khoán):
“Khi cho vay bằng hàng hóa, giá trị của hàng hóa đó được hai bên đương sự
quy ra thành tiền và việc chuyển dịch những hàng hóa đó có nghĩa là việc bán rồi, thì
trong số tiền phải hoàn trả lại bao gồm cả một khoản thù lao về việc sử dụng tư bản
và về sự rủi ro có thể xảy ra trước khi đến kỳ hạn trả. Thông thường đối với loại tín
dụng này, người ta phải làm giấy cam đoan là đến kỳ hạn nhất định sẽ trả lại tiền.
Nhưng giấy cam đoan hay giấy hứa hẹn ấy, có thể dịch chuyển từ tay người này sang
tay người khác, trở thành phương tiện để những người cho vay, khi nào cần sử dụng
đến số tư bản của họ dưới hình thái tiền hoặc dưới hình thái hàng hóa, thì phần nhiều
có thể đi vay hay là mua hàng với điều kiện có lợi hơn trước khi đến kỳ đòi được tiền
các kỳ phiếu đó, bởi vì những kỳ phiếu này đã được tăng thêm phần tín nhiệm do có
thêm chữ ký thứ hai trên kỳ phiếu” [400, tr.357].
Như vậy kỳ phiếu trở thành "tiền thương nghiệp". Nó có thể dùng để mua
hàng hóa, để thanh toán nợ, để vay tiền. Với tư cách là tiền thương nghiệp, kỳ phiếu
8
là một hiện tượng kinh tế mới, nâng trình độ xã hội hóa quá trình trao đổi lên nấc
thang mới.
Công ty cổ phần phát triển trên cơ sở nền sản xuất đã được xã hội hóa ở trình
độ cao, do đó kết hợp nhiều quan hệ sở hữu khác nhau, là hình thức kinh tế trung
gian quá độ tư hữu sang chế độ công hữu. C.Mác cho rằng: “Trong công ty cổ phần
quyền sở hữu tồn tại dưới hình thái cổ phiếu nên sự vận động và chuyển dịch của nó
chỉ giản đơn trở thành kết quả của trò chơi đỏ đen ở Sở giao dịch” [40, tr 431].
Những công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước khác
Bài báo "Liệu thị trường chứng khoán Mỹ được định giá thấp hay cao hơn so
với giá trị thật của nó" của tác giả Mike Patton [99, tr.156] đăng trên trang điện tử
của Tạp chỉ Forbes ngày 30/9/2015 đã thử tìm câu trả lời cho việc định giá TTCK
nói chung và TTCK Mỹ nói riêng. Đi từ việc phân tích tỉ lệ phần trăm trong TTCK,
tác giả đã so sánh sự vốn hóa của TTCK với tổng sản phẩm quốc nội, cùng với việc
xem xét tỷ giá Down Jones từ năm 1970 đến 2005 để chỉ ra rằng, tỷ lệ phần trăm
không phản ánh đúng tình trạng thị trường mà chỉ là một hướng chỉ dẫn để đánh giá
giá trị hợp lý của thị trường. Quay trở lại với con số 110,2% của thị trường Mỹ, tác
giả cho rằng con số này vẫn hơi cao so với giá trị thật của thị trường và ông đưa ra
dự đoán dè dặt về sự phát triển phía sau của nó.
Chứng kiến giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
giai đoạn 2009-2013, Tejvan Pettinger (2015) trong “Thị trường chứng khoán ảnh
hưởng đến nền kinh tế như thế nào?” [106, tr 153] đã nhìn nhận và đưa ra những
đánh giá khách quan về những tác động của TTCK đối với nền kinh tế. Những tác
động này được biểu hiện ở 5 yếu tố: Sự giàu có; lương hưu; niềm tin của các nhà
đầu tư; sự đầu tư; cuối cùng là thị trường trái phiếu. Ở từng nội dung, tác giả đưa ra
những bình luận và lý giải ngắn gọn những biến động của TTCK ảnh hưởng tới các
mặt của nền kinh tế như thế nào, từ đó đánh giá vai trò của TTCK đến nền kinh tế.
Bằng cái nhìn tin tưởng vào TTCK Nhật Bản - Sự phục hồi của NIKKEI và
Yên hay những chính sách hứa hẹn của Chính phủ, Roger Aitken (2015) trong
“Nguyên nhân để đầu tư vào thị trường chứng khoán Nhật Bản ngay bây giờ”
[Error! Reference source not found.4, tr 157] đã đưa ra 5 lý do đầu tư vào TTCK
9
Nhật Bản. Đó là - thứ nhất, định giá hấp dẫn, thị trường Nhật Bản vốn được định
giá cao so với các sàn khác, cùng với sự phát triển ổn định của 2 chỉ số P/E và P/B;
thứ hai, sự phát triển của các doanh nghiệp, một số mã doanh nghiệp mới sẽ bổ
sung vào nhằm tăng điểm cho thị trường; thứ ba, giá trị cổ đông: các doanh nghiệp
có xu hướng tăng chi trả cổ tức cho cổ đông nhằm thu hút hoạt động mua; thứ tư,
lợi nhuận doanh nghiêp và thu nhập trên vốn chủ sở hữu, số liệu chỉ ra rằng, trong
quý 2 năm 2015, lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên kỷ lục, bên cạnh đó thu nhập trên
vốn chủ sở hữu cũng được cải thiện đáng kể; thứ năm, chương trình Abenomics,
đây là chương trình nhằm cải thiện nền kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe, tập trung
vào 3 hướng: Cách tiếp cận của kích thích tài chính, nới lỏng tiền tệ và cải cách cơ
cấu. Tóm lại, bằng việc phân tích khá sâu TTCK và nền kinh tế, tác giả cho rằng
đây là thời điểm để đầu tư vào TTCK Nhật Bản.
Dựa trên các dữ liệu về TTCK trên sàn Douala cùng các dẫn chứng kinh tế
của Cameroon từ năm 2006-2010, BoubakariAke, Rachelle WouonoOgnaligui
trong "Thị trường chứng khoán tài chính và sự phát triển kinh tế ở các quốc gia
đang phát triển: Trên trường hợp của Thị trường chứng khoán Douala ở Cameroon"
[91, tr156] - Tạp chí International Jounal of Business and Management đã cố gắng
tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa TTCK và sự phát triển kinh tế của quốc gia này.
Phát hiện đã chỉ ra rằng các giao dịch của sàn Douala không có ảnh hưởng nhiều
đến kinh tế Cameroon như mục tiêu Chính phủ đề ra dù vẫn có một số tác động tích
cực. Bên cạnh đó, nghiên cứu lại chỉ ra tỷ lệ vốn trên TTCK có tác động đến GDP
và đưa ra lời khuyên đối với Chính phủ Cameroon là nên thúc đẩy các doanh nghiệp
IPO ra thị trường chứ không nên vay ngân hàng khi cần vốn.
Peter S.Rose, "Tiền tệ và thị trường vốn: Hệ thống tài chính trong nền kinh tế
toàn cầu" [101, tr173] đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về phát
triển TTCK trong nền kinh tế quốc dân, chú ý nhiều đến khía cạnh tổ chức, quản lý
và giám sát thị trường.
Levine and Zervo, "Mối quan hệ giữa việc phát triển thị trường chứng khoán
với tăng trưởng kinh tế tại các nước mới nổi" [97, tr.134] đã trình bày TTCK hiệu quả
có mối quan hệ tích cực tới tăng trưởng kinh tế, tích lũy vốn và cải thiện năng suất.
10
Yongseok Shin, "Thị trường tài chính: Một động lực cho tăng trưởng kinh
tế" [Error! Reference source not found.7, tr.65] đã khẳng định lĩnh vực tài chính
thúc đẩy đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế thông qua thúc đẩy tiết kiệm,
đánh giá dự án, quản trị rủi ro, giám sát quản lý và thúc đẩy giao dịch.
Randall K.Filer, Jan Hanousek và Nauro F.Campotrong trong "Liệu thị
trường chứng khoán có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế" đã nghiên cứu kinh nghiệm sử
dụng mô hình kinh tế lượng [102, tr.78], cho rằng: 1) có mối quan hệ chặt chẽ giữa
TTCK và tăng trưởng kinh tế trong tương lai tại các nước có thu nhập thấp hoặc
trung bình thấp, nhưng không đúng với các nước có thu nhập cao hơn nơi có các
định chế tài chính thay thế đã phát triển hơn; 2) không có tác động giữa thị trường
tài chính (TTTC) với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển nơi còn thiếu
khuôn khổ pháp lý lành mạnh, tình trạng tham nhũng quá nhiều và sự can thiệp quá
lớn của Chính phủ.
Marc Faber, "Cơ hội và tiềm năng đầu tư vào chứng khoán Việt Nam vẫn là
số 1" [98, tr211]. Tại Hội thảo cho rằng: TTCK Việt Nam vẫn là thị trường có triển
vọng nhất trong 10 năm tới, với điều kiện Chính phủ nên giảm bớt can thiệp bằng
các biện pháp hành chính vào nền kinh tế.
Trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự phát triển của TTCK và tăng
trưởng kinh tế, với những ví dụ cụ thể của các quốc gia đang phát triển như Thái
Lan, Malaysia, Singapore…, tác giả Hamid Mohtadi và Sumit Agarwal trong tác
phẩm "Sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng từ
các nước đang phát triển" và tác giả Salvatore Capasso với công trình "Sự phát triển
TTCK và tăng trưởng kinh tế" [105, tr.53] đã kết luận rằng, giữa sự phát triển của
TTCK và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại. Sau cuộc
khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, nhiều quốc gia ở châu Á đã tiến hành nghiên
cứu, phân tích và đánh giá sự phát triển của thị trường vốn (TTV), TTCK của mỗi quốc
gia để đưa ra định hướng chính sách, trong đó tiêu biểu là:
Ủy ban Chứng khoán Thái Lan với công trình nghiên cứu có tiêu đề "Thập
kỷ đầu tiên của Ủy ban Chứng khoán Thái Lan và thị trường vốn ở Thái Lan" đã
phân tích một cách toàn diện, đầy đủ sự phát triển của TTV, TTCK ở Thái Lan
11
trong vòng một thập kỷ (1992-2002), đánh giá những tác động và sự phát triển của
thị trường, hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động của thị trường, trên cơ sở đó chỉ
rõ những thách thức và mục tiêu cần giải quyết trong tương lai nhằm thúc đẩy TTV,
TTCK Thái Lan phát triển hiệu quả và minh bạch. Những kinh nghiệm của Thái
Lan trong tạo dựng, quản lý TTCK giai đoạn sơ khởi là tư liệu quý trong quá trình
nghiên cứu đề tài luận án của tác giả.
Ủy ban Chứng khoán Malaysia đã phân tích xu hướng phát triển của TTV,
TTCK Malaysia trong giai đoạn 1970-2000 trong nghiên cứu về "Kế hoạch cấp cao
cho thị trường vốn Malaysia", làm rõ những thách thức trong quá trình phát triển của
TTV, TTCK Malaysia, từ đó đề xuất tầm nhìn chiến lược với việc xây dựng hệ thống
mục tiêu và các giải pháp thực thi để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao.
- Rijksuniversiteit Groningen trong "Nghiên cứu về cổ phần hóa và sự phát
triển của TTCK - Kinh nghiệm của Việt Nam" [103, tr 121] đã đi sâu phân tích
những kết quả đạt được của tiến trình cổ phần hóa các DNNN gắn với niêm yết trên
TTCK và coi đó là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng nhanh TTCK Việt Nam
trong những năm 2005-2006.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2006, "Tổng quan về thị
trường vốn của Việt Nam và các định hướng phát triển" cũng đã chỉ rõ cần hoàn
thiện về cấu trúc tổ chức của TTCK Việt Nam dựa trên các nguyên tắc căn bản của
mô hình thị trường với các cấp độ dành cho các loại hình công ty khác nhau.
Nguyễn Thị Ánh Vân trong Hướng tới một thị trư ng chứng khoán thành
công ở Việt Nam (Toward a will functioning securitie market in Vietnam) [856] đã
phân tích sự phát triển của TTCK Việt Nam trong mối liên hệ với TTV, TTTC,
TTTC khu vực để đề xuất hệ thống các khuyến nghị tiếp tục thúc đẩy sự phát triển
của TTCK Việt Nam trong tương lai.
Farma (1965) trong "Lý thuyết thị trường hiệu quả" [93] đã cho rằng một
TTTC được coi là hiệu quả khi và chỉ khỉ toàn bộ các thông tin sẵn có về một tài
sản tài chính được giao dịch trên thị trường đó được phản ánh tức thì vào giá của
nó. Ông đã phân biệt 3 loại thị trường hiệu quả: (i) Hiệu quả phân bố nguồn lực
(Allocative efficiency): khi các nguồn vốn được đầu tư có hiệu quả nhất và do vậy
12
đóng góp và sự phát triển kinh tế. (ii) Hiệu quả vận hành (Operational efficiency):
khi chi phí giao dịch tối thiếu nhằm duy trì và vận hành các trung gian tài chính.
(iii) Hiệu quả thông tin (Information efficiency): khi giá CK trên thị trường vào
mọi thời điểm đều phản ánh tất cả các thông tin sẵn có về DN phát hành cũng như
ảnh hưởng của các sự kiện tới hiệu quả tài chính tương lai của DN đó.
Cùng với những nghiên cứu lý thuyết về thị trường hoàn hảo, lý thuyết bất
cân xứng thông tin (Asymmetric Information) đã nêu bật lên vai trò của thông tin
đối với TTTC.
George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz trong "Lý thuyết bất cân
xứng thông tin" (Asymmetric Information) [94] - lần đầu tiên xuất hiện vào những
năm 1970, đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng
sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này cùng vinh dự nhận
giải Nobel kinh tế. Bất cân xứng thông tin có thể xảy ra trước khi tiến hành ký kết
hợp đồng, các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không
có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của
hàng hóa. Hậu quả là người bán cũng không còn động lực để sản xuất hàng có giá
trị và có xu hướng cung cấp những sản phẩm có chất lượng thấp hơn chất lượng
trung bình trên thị trường. Rốt cuộc trên thị trường chỉ còn lại những sản phẩm chất
lượng xấu-những "trái chanh" bỏ đi, hàng tốt bị loại bỏ, dẫn đến lựa chọn bất lợi
(adverse selection) cho cả hai bên. Như vậy, hiện tượng lựa chọn bất lợi đã cản trở
việc giao dịch trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Bất cân xứng thông tin còn gây ra hiện
tượng tâm lý ỷ lại (moral hazard) sau khi hợp đồng đã được giao kết nhưng một bên
có hành động che đậy thông tin mà bên kia khó lòng kiểm soát, hoặc muốn kiểm
soát thì cũng phải tốn kém chi phí.
Bất đối xứng thông tin là khái niệm mô tả các tình huống trong đó những
người tham gia tương tác trên thị trường nắm được thông tin khác nhau về giá trị
hoặc chất lượng của một tài sản đang được giao dịch (trao đổi) trên thị trường đó.
Nói một cách khác, nếu như không tồn tại tình trạng bất đối xứng đối với việc tiếp
cận các thông tin về tài sản, thì các bên tham gia thị trường được hiểu là "đối xứng"
về thông tin. Khoa học thông tin đã chứng minh sự lừa đảo liên quan đến bất đối
13
xứng về thông tin. Bên lừa biết bản chất, giá trị của món hàng nhưng không cung
cấp thông tin cho người mua, người mua cũng không có khả năng kiểm chứng chất
lượng hàng hóa mà mình mua tại thời điểm mua hàng. Bất cân xứng thông tin trên
TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng (Kyle,
1985 trích trong Ravi, 2005) hoặc có nhiều thông tin đại chúng hơn về một công ty
(Kim và Verrecchia, 1994 và 1997 trích trong Ravi, 2005).
G.A. Akerlof trong "Thị trường những quả chanh" (Quarterly Journal of
Economic) đã phân tích những thị trường hàng hóa tại đó người bán biết nhiều
thông tin về chất lượng hàng hóa hơn người mua - Đây được coi là nền móng cho
lý thuyết bất cân xứng thông tin. Akerlof Đã lấy ví dụ điển hình là thị trường ô-tô
cũ, dùng từ "vỏ chanh" (Lemons) để chỉ những chiếc xe cũ có chất lượng kém, từ
này đã trở nên nổi tiếng và được đưa vào từ điển kinh tế nhằm chỉ những sản phẩm
chất lượng kém.
Trên thị trường xe cũ, những người bán biết nhiều thông tin về chất lượng
sản phẩm hơn những người mua. Người bán biết đến sự tồn tại của vấn đề thông tin
bất đối xứng này và nó kích thích anh ta mạo hiểm bán hàng hóa cũ mất chất lượng
với giá như hàng hóa chất lượng còn tốt. Người mua cũng biết đến sự tồn tại của
vấn đề thông tin bất đối xứng nên cố gắng để khỏi bị hớ bằng cách chọn mua các
hàng hóa cũ giá trung bình với lập luận rằng trong trường hợp bị mắc lừa thì cũng
không đến nỗi thiệt hại lắm. Hệ quả là những người có xe cũ chất lượng tốt sẽ
không bán được giá cao và sẽ rút khỏi thị trường, dần dần thị trường sẽ chỉ còn lại
những chiếc xe có chất lượng kém. Điều này là do rủi ro lựa chọn đối nghịch
(adverse selection), hệ quả đầu tiên của bất cân xứng thông tin.
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về thị trƣờng chứng khoán các
công ty đại chúng chƣa niêm yết
Oshani Perera, Cải cách thị trư ng OTC - vai trò của các đối tác trung tâm
[Error! Reference source not found.0], cho thấy rằng cải thiện tính minh bạch và
tăng cường khuôn khổ pháp lý là nhu cầu cấp thiết để quản lý thị trường OTC.
Daniel Mminele, Cải cách thị trư ng phái sinh OTC-bài học từ tiến trình cải
cách các quy định thị trư ng tài chính [Error! Reference source not found.2], tác
giả cho rằng cần phải thúc đẩy cải cách thị trường phái sinh ở các nước đang phát
14
triển và các nền kinh tế mới nổi. Theo ông, ở những nền kinh tế đó cũng cần phải
tích cực cải cách các quy định liên quan đến quản lý thị trường OTC, tăng cường
tính minh bạch của các giao dịch cổ phiếu nếu không muốn TTTC của mình đứng
ngoài hệ thống tài chính toàn cầu.
Jame K.Jackson và Rena S.Miller, So sách các cải cách thị trư ng OTC của
nhóm nước G20 [96], chỉ rõ cải cách thị trường phái sinh OTC là nhu cầu cấp thiết
nhằm xây dựng một TTTC hoàn chỉnh hơn. Để thực hiện được thì tất cả các hợp
đồng giao dịch đã được chuẩn hóa phải được giao dịch qua sàn giao dịch chứng
khoán hoặc qua bảng giao dịch điện tử.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về thị trường UPCOM của
các nước trong cộng đồng châu u (EU) của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ và của một số nước ASEAN… Đây là những
nguồn tài liệu tham khảo bổ ích có thêm những cơ sở thực tiễn phục vụ cho việc
nghiên cứu TTCK các công ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội từ năm 2009 - 2015.
1.2. CÁC CÔNG TR NH TRONG NƢỚC
1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về thị trƣờng chứng khoán
Trần Thị Minh Châu, trong Những điều kiện kinh tế - xã hội để hình thành và
phát triển thị trư ng chứng khoán ở Việt Nam [14] đã chỉ ra những điều kiện, tiền
đề căn bản cho việc xác lập mô hình, tổ chức và phát triển TTCK ở Việt Nam, và
những vấn đề cơ bản cho xác lập một TTCK niêm yết chính thức.
Nguyễn Huỳnh Thanh trong Thị trư ng chứng khoán và hướng xây dựng thị
trư ng chứng khoán ở Việt Nam [54] đã chỉ rõ những định hướng cơ bản để xây
dựng TTCK ở Việt Nam trong ngắn hạn, cũng như về lâu dài gắn liền với công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phạm Thị Giang Thu, Xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật thị trư ng
chứng khoán ở Việt Nam, , Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội.
[57] đã chỉ rõ các chế định pháp luật cần điều chỉnh khi xây dựng các quy định pháp
luật đối với CK và TTCK ở Việt Nam.
Tạ Thanh Bình, Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị
trư ng giao dịch tập trung [4] án Tiến sĩ Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật, Hà
15
Nội, đã chỉ rõ khung pháp luật cần điều chỉnh đối với các hoạt động tổ chức giao
dịch, thanh toán bù trừ đối với các giao dịch trên thị trường niêm yết.
Vũ Bằng, Xây dựng lộ trình tổng thể về phát triển và hoàn thiện TTCK đến
2010, Đề tài nghiên cứu, Ủy ban Chứng khoán [3], đã nêu lộ trình phát triển TTCK
Việt Nam trên các phương diện khung pháp lý, thể chế; định chế tài chính trung
gian; hàng hóa và tổ chức thị trường cho giai đoạn 2006-2010.
Trong Định hướng hoàn thiện thể chế và giải pháp phát triển thị trư ng
chứng khoán Việt Nam Nguyễn Thế Thọ đề cập đến hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
và hệ thống quản lý - trong đó, khẳng định cơ chế quản lý cần được từng bước hoàn
thiện nhằm đạt các mục tiêu quản lý đề ra, đồng thời thúc đẩy tính năng động, hiệu
quả và cạnh tranh của thị trường theo hướng như: Quản lý theo các chuẩn mực,
quản lý theo chức năng phát triển các chuẩn mực quản trị công ty, nâng cao chất
lượng và tính độc lập của kiểm toán, công khai, minh bạch thông tin, tăng cường
bảo vệ công chúng đầu tư, giám sát thanh tra và xử lý vi phạm, chương trình giáo
dục người đầu tư, tăng cường sự bình đẳng giữa các DN. Đồng thời đưa ra một số
giải pháp nhằm phát triển thị trường sơ cấp, phát triển thị trường thứ cấp, xây dựng
các thị trường phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng của TTCK, phát triển các tổ chức
dịch vụ CK, phát triển các nhà đầu tư có tổ chức.
Trong bài viết ''Thị trường chứng khoán và công cụ phái sinh'' [71, tr.9] Trần
Ngọc Thơ, đã bàn đến vấn đề phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm tài chính liên
quan đến TTCK và cũng chỉ giới hạn vấn đề ở mức độ tạo lập niềm tin cho các
thành viên tham gia thị trường. Nêu ra những hành vi tiêu cực từ mặt trái của các
công cụ phái sinh. Những trụ cột cơ bản cho việc triển khai các công cụ phái sinh
như: Quy định về giới hạn giá và số lượng, yêu cầu về vốn và thế chấp, mở cửa thị
trường tự do cho tất cả định chế triển khai các hợp đồng phái sinh, yêu cầu về đăng
ký và báo cáo.
Hoàng Thị Bích Loan trong "Thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn
đề tồn tại và một số giải pháp" [37, tr.38-41] đã phân tích thực trạng TTCK Việt
Nam những năm qua trên một số nội dung: Thị trường cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số
giá cổ phiếu, sự tham gia của các nhà đầu tư, tổ chức lưu ký và thanh toán giao dịch
16
chứng khoán, hệ thống chính sách khuyến khích phát triển TTCK. Từ sự phân tích
trên, thấy được những thành công của TTCK Việt Nam thời gian qua, thể hiện ở các
hàng hoá được giao dịch trên TTCK ngày càng phong phú đa dạng; hoạt động của
các tổ chức kinh doanh và dịch vụ CK cũng đã có những khởi sắc bước đầu, góp
phần tăng tính thanh khoản của các CK được niêm yết và đăng ký giao dịch trên các
thị trường giao dịch CK; hệ thống văn bản pháp luật về CK và hệ thống chính sách
khuyến khích thị trường đã có sự quan tâm phát triển… Đồng thời, bài viết cũng
đưa ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế về một số chính
sách thuế đối với công ty niêm yết, chế độ kế toán đối với công ty quản lý quỹ và
quỹ đầu tư chưa được ban hành đồng bộ, các công ty chưa nhận thấy quyền lợi khi
niêm yết. Số lượng cổ phần nhà nước còn chiếm tỷ lệ cao trong các DN cổ phần
hoá, nên các cổ phiếu này ít được giao dịch. Các định chế tài chính tham gia hoạt
động trên thị trường phát triển chưa mạnh cả về số lượng lẫn quy mô đầu tư, trang
thiết bị, cơ sở hạ tầng của TTCK còn yếu kém, chưa đồng bộ, mức độ tự động hoá
chưa cao, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về TTCK rộng rãi ra công chúng
chưa được quan tâm đúng mức. Từ đó đề xuất một số giải pháp để TTCK Việt Nam
hoạt động hiệu quả hơn.
Trần Quang Phú trong bài viết "Quá trình hoàn thiện mô hình tổ chức quản
lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam" [48, tr.85-89] đã làm rõ 3
hình thức quản lý phổ biến, đó là: Mô hình lấy ngân hàng làm trung tâm điều khiển
mọi hoạt động của các cơ cấu chức năng; mô hình phi ngân hàng và mô hình hỗn
hợp. Tác giả làm rõ quá trình hình thành các thể chế và thiết chế quản lý TTCK Việt
Nam và đưa ra một số vấn đề cần tháo gỡ trong quản lý TTCK Việt Nam.
Nguyễn Thị Kim Nhã trong bài viết "Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam" [47, tr.34-40] đã đề cập một số
hướng tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến TTCK Việt Nam như: Gây tâm
lý lo ngại chung và sự trầm lắng, thận trọng hơn trong việc ra quyết định của các
nhà đầu tư; có thể làm giảm dòng vốn trong nước và nước ngoài đổ vào TTCK; có
thể khiến các doanh nghiệp Việt Nam đang hoặc sẽ niêm yết trên TTCK gặp khó
khăn trong kinh doanh; khi đồng USD mất giá thì tác động tiêu cực đến VND;
17
TTCK khu vực và thế giới cũng suy giảm. Đồng thời tác giả cũng rút ra một số bài
học từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ.
Nguyễn Thị Cẩm Thúy, Hoàn thiện và phân tích tình hình tài chính của các
Công ty chứng khoán Việt Nam [70, tr.57-62], đã phân tích những nội dung cơ bản
của pháp luật Việt Nam hiện hành về giao dịch chứng khoán (GDCK) trên thị
trường giao dịch tập trung; đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của pháp luật về
tổ chức thị trường giao dịch tập trung về phạm vi, mô hình tổ chức của thị trường
giao dịch tập trung, đối tượng giao dịch, chủ thể tham gia giao dịch (CTCK, nhà
đầu tư), cơ chế giao dịch, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp liên quan đến
GDCK; từ đó đề xuất giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về GDCK trên thị
trường giao dịch tập trung ở Việt Nam. Đồng thời, đã hệ thống hóa lý luận và phân
tích tình hình tài chính của các CTCK Việt Nam để có những đánh giá thực trạng,
đưa ra những quan điểm và giải pháp để hoàn thiện, giúp các đối tượng sử dụng
thông tin đưa ra các quyết định chính xác. Những nội dung nghiên cứu nêu trên là
tài liệu quan trọng với tác giả trong quá trình triển khai nghiên cứu luận án của
mình, đặc biệt là về khung pháp lý và hướng hoàn thiện khung pháp lý cho thị
trường UPCoM.
Trong các đề án: Xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng
hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước; Phát triển Thị
trư ng vốn, thị trư ng chứng khoán tại Hà Nội và Một số giải pháp chủ yếu đảm
bảo an ninh tiền tệ, ngân hàng, thị trư ng chứng khoán trên địa bàn thành phố Hà
Nội" [Error! Reference source not found.1, tr.77, tr 96] của Thành phố Hà Nội đã
làm rõ vai trò của hệ thống tài chính, ngân hàng và TTV trên địa bàn Thủ đô, qua đó
cho thấy vai trò cấp thiết của TTCK đối với sự phát triển kinh tế các địa phương nói
chung và thành phố Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước; cho thấy sự
quan tâm của lãnh đạo Thành phố về lĩnh vực này.
Nhìn chung, qua việc tổng kết từ các công trình nghiên cứu trên có thể khẳng
định: TTCK có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia
phát triển ở mức chạm ngưỡng trung bình như Việt Nam hiện nay. Những nghiên
cứu này có giá trị khoa học cao và là tư liệu quý để các nhà quản lý, các cơ quan
18
chuyên môn tham khảo, học tập kinh nghiệm. Từ đó khuyến nghị các quốc gia cần
quan tâm nhiều hơn đến chính sách quản lý quốc gia để thành công trên lĩnh vực
quản lý kinh tế, quản lý TTTC, TTV, TTCK, nhất là thị trường UPCoM.
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về thị trƣờng chứng khoán các
công ty đại chúng chƣa niêm yết
Mặc dù có vai trò quan trọng trong TTCK nói riêng và TTTC nói chung,
nhưng ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thị trường OTC, đặc biệt
là những nghiên cứu sâu và gắn liền với những đặc trưng về thị trường UPCoM. Ở
Việt Nam, có thể nêu một số các nghiên cứu tiêu biểu về thị trường OTC, thị trường
UPCoM như:
Trần Văn Dũng, Mô hình tổ chức và hoạt động của TTGDCK Hà Nội giai
đoạn sau 2008 [27]; Trong đó, đã trình bày cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động
của thị trường OTC và sự khác biệt giữa TTCK tập trung với thị trường OTC; đồng
thời, cũng xem xét mô hình hoạt động của một số thị trường giao dịch OTC trên thế
giới để từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm cho việc tổ chức và hoạt động tại Trung tâm
giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội (nay là SGDCK Hà Nội). Trên cơ sở đó,
đề xuất một mô hình tổ chức thích hợp cho Trung tâm cũng như mô hình hoạt động
giao dịch thích hợp theo từng giai đoạn phát triển tại TTGDCK Hà Nội (nay là
SGDCK Hà Nội).
Nguyễn Thị Liên Hoa, Pháp luật điều chỉnh TTCK phi tập trung và những đề
xuất cho Việt Nam [32, tr 65-69]. Tác giả đã đúc kết được các vấn đề lý luận cơ bản
về thị trường OTC nói chung, coi đó như là cơ sở để nghiên cứu khung pháp lý cho
thị trường OTC. Nghiên cứu đã làm rõ và phân biệt được TTCK tập trung và thị
trường OTC, thị trường OTC và thị trường tự do, để từ đó có thể đưa ra những đặc
điểm riêng có của thị trường OTC. Kinh nghiệm quốc tế cũng được nghiên cứu và rút
kinh nghiệm, từ đó đề xuất những nội dung cơ bản về thị trường OTC tại Việt Nam,
đó là: Điều kiện tham gia thị trường, về nghĩa vụ công bố thông tin, thành viên thị
trường, về giao dịch, mô hình quản lý giám sát thị trường, các dịch vụ phụ trợ.
Lê Thị Mai Linh, Giải pháp xây dựng Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà
Nội theo mô hình thị trư ng OTC [39, tr42-49]. Nội dung đưa ra một số giải pháp
19
trong ngắn hạn về tổ chức một thị trường niêm yết cổ phiếu dành cho DN nhỏ và
vừa chưa đủ điều kiện niêm yết trên TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh (nay là
SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh), làm tiền đề đề xuất việc đưa vào hoạt động của
TTGDCK Hà Nội.
Võ Văn Quang, Giải pháp hình thành và phát triển thị trư ng OTC ở Việt
Nam [50]; Luận án đã chỉ rõ vai trò, đặc trưng và sự cần thiết phải xây dựng thị
trường OTC tại Việt Nam theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, chưa
chỉ rõ bản chất đặc trưng của mô hình UPCoM có sự khác biệt rất lớn với các mô
hình thị trường OTC trên thế giới và chưa gắn với đặc trưng cổ phần hóa DNNN ở
Việt Nam với hoạt động của thị trường UPCoM.
Trần Đăng Khâm, "Cần có cách nhìn đúng về phát triển thị trường OTC ở
Việt Nam" [367, tr28-35]. Tác giả đã nêu được thực trạng, tính cấp thiết cần phải có
vai trò quản lý nhà nước đối với các cổ phiếu giao dịch trên thị trường giao dịch cổ
phiếu tự do, tạo sân chơi hợp pháp, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
các cổ đông, chủ sở hữu cổ phiếu hợp pháp.
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Xây dựng UPCoM lên
thành thị trư ng OTC thực sự ở Việt Nam [73]. Trong đó, đã khái quát được một số
lý luận cơ bản về thị trường UPCoM ở Việt Nam, chỉ ra một số ưu điểm và khuyết
điểm của thị trường này; đồng thời gợi ý một số giải pháp để hoàn thiện thị trường
UPCoM. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ nằm ở con số thống kê, tổng hợp, thiếu
tính lý luận và nhiều thông tin hiện đã lạc hậu.
Nguyễn Vũ Quang Trung, Giải pháp hoàn thiện mô hình và phương thức
giao dịch cho UPCoM ở Việt Nam [712, tr.87-90]. Trên cơ sở nghiên cứu về những
mô hình và phương thức giao dịch hiệu quả trên thế giới, đặc biệt ở các nước có
điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam, đã chỉ ra được mặt ưu và nhược
điểm của mô hình và phương thức của thị trường UPCoM ở Việt Nam, từ đó đề
xuất giải pháp cải thiện mô hình và phương thức giao dịch cho thị trường UPCoM ở
Việt Nam. Điều quan trọng của nghiên cứu này là nhiều đề xuất đã được triển khai
thực tế nhằm đưa thị trường UPCoM dần hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, do thời gian
thực hiện nghiên cứu chỉ 01 năm sau khi thị trường UPCoM được thành lập, nên
nhiều thông tin và lý luận đã lạc hậu so với thời điểm hiện tại.
20
Nhìn chung, các tác giả của các công trình nghiên cứu trên là các nhà nghiên
cứu khoa học ở các Viện nghiên cứu hàn lâm, cơ quan quản lý nhà nước đã khái
quát được một số nội dung từ các vấn đề về nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế, TTTC,
TTV, TTCK, thị trường UPCoM trên những giác độ tiếp cận khác nhau.
1.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÁC CÔNG TR NH LIÊN QUAN VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN
1.3.1. Những vấn đề mà các công trình liên quan đến đề tài luận án đã
đạt đƣợc
Thứ nhất, khẳng định vai trò của TTCK trong phát triển nền kinh tế của các
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam; khẳng định vai trò của thị trường OTC
có quản lý (trong đó có mô hình thị trường UPCoM) trong TTTC nói riêng và nền
kinh tế nói chung; từ đó cho thấy sự cần thiết phải có quản lý nhà nước ở một mức
độ hợp lý, tránh sự can thiệp về mặt hành chính đối với TTTC, TTV, TTCK, nhất là
thị trường UPCoM.
Thứ hai, một số công trình nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTCK, thị trường
UPCoM của một số nền kinh tế trên thế giới và đưa ra một số kinh nghiệm cần học hỏi
ở cả những nền kinh tế phát triển thành công hoặc tương đồng với Việt Nam.
Thứ ba, giải pháp phát triển TTGDCK Hà Nội (nay là SGDCK Hà Nội) về
hoàn thiện khung pháp lý, hoàn thiện mô hình, xu hướng phát triển… cũng là chủ
đề được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm.
Thứ tư, đã đưa ra quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và công cụ quản lý
nhà nước có tầm quan trọng thiết yếu đối với phát triển các loại thị trường, cũng như
TTCK nói chung, thị trường UPCoM nói riêng; đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
sâu, rộng.
Những nghiên cứu này vừa có giá trị khoa học vừa là tư liệu để nghiên cứu
sinh tham khảo, học tập trong quá trình triển khai luận án. Tuy nhiên, hầu hết những
nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đều được thực hiện vào thời điểm TTCK Việt
Nam mới ra đời, phát triển rất nóng, còn thị trường UPCoM mới ở giai đoạn đầu
của sự hình thành và phát triển. Vì vậy, các nghiên cứu đều tương đối thiếu thông
21
tin, thiếu tính cập nhật, nhiều kiến nghị, đề xuất không còn phù hợp.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu đã công bố chưa hệ thống hóa đầy đủ cơ sở
lý luận và thực tiễn về thị trường UPCoM, chưa phân tích có hệ thống thực trạng thị
trường UPCoM và kiến nghị những giải pháp cần thiết cho thị trường này những năm
tiếp theo dưới góc độ Kinh tế chính trị. Vì vậy, đề tài luận án này là mới, không trùng
lặp về tên đề tài và nội dung với các công trình khoa học đã được công bố.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cho luận án cần tập trung nghiên cứu
Từ tổng quan các nghiên cứu về thị trường UPCoM ở trên, có thể nhận thấy so
với những nghiên cứu về TTCK nói chung, thị trường UPCoM mới chỉ thu hút một
số ít các nhà nghiên cứu. Hiện nay, Việt Nam đang thiếu những nghiên cứu chuyên
sâu về thị trường UPCoM. Cho đến thời điểm này, chưa có một chuyên khảo nào
nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về thị trường UPCoM Hà Nội. Trong đó,
chỉ dành cho CK các CTĐC chưa niêm yết, được ĐKGD tại SGDCK Hà Nội theo
Quyết định số 3567/QĐ-BTC ngày 08/11/2007 của Bộ Tài chính. Đó là lý do mà
nghiên cứu sinh chọn đề tài này để thực hiện luận án của mình. Chính vì vậy, luận án
tập trung nghiên cứu về thị trường UPCoM Hà Nội dưới góc độ Kinh tế chính trị.
Cụ thể, trong luận án này, nghiên cứu sinh tiếp tục giải quyết những vấn đề sau:
- Về mặt lý luận: Luận án làm rõ cơ sở lý luận của thị trường UPCoM.
+ Luận giải khái niệm, đặc điểm, vai trò của thị trường UPCoM .
+ Làm rõ nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường UPCoM.
- Về mặt thực tiễn:
+ Luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTCK các CTĐC chưa niêm yết
của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển thị
trường UPCoM Hà Nội.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng thị trường UPCoM Hà Nội giai đoạn
2009-2015, chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong quá trình phát
triển và nguyên nhân của hạn chế đó.
+ Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường UPCoM
Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó chú trọng các giải pháp
nhằm cải thiện tính thanh khoản, thu hút nhà đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm trên thị
trường UPCoM Hà Nội đến năm 2020, góp phần thực hiện yêu cầu phát triển đồng
bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường (KTTT) hội nhập khu vực và
22
quốc tế của Việt Nam.
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƢA NIÊM YẾT
2.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CÁC CÔNG TY ĐẠI
CHÚNG CHƢA NIÊM YẾT
2.1.1. Thị trƣờng chứng khoán
Khái niệm
Mặc dù đã có lịch sử phát triển lâu dài, song đến nay vẫn tồn tại nhiều quan
niệm khác nhau về TTCK, nhưng nhìn chung có một quan niệm mang tính phổ biến
như: Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán,
chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, thị trường chứng khoán là lĩnh vực
phong phú, đa dạng và rất phức tạp, là nơi mua bán các chứng khoán và thường
được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán, một phần ở công ty môi giới
(công ty chứng khoán), và cả ở thị trường chợ đen.
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn
(TTV), hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã
hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và
Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.
TTCK là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại CK; việc mua bán
được tiến hành ở thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp; do vậy TTCK là nơi CK
được phát hành và trao đổi.
Có thể hiểu TTCK theo nghĩa là thị trường GDCK, cho dù về mặt ngữ nghĩa
thì hai khái niệm này không hoàn toàn tương đồng nhau, đó là "địa điểm hoặc hình
thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và GDCK", một địa điểm giao dịch
hay một hệ thống giao dịch cung cấp "hạ tầng" cho việc mua bán, trao đổi CK. Tuy
vậy, việc mua bán trên TTCK chỉ là kết quả thấy được sau một chuỗi hoạt động có
tính gắn kết cao và tuân thủ các điều khoản giao dịch phức tạp, với sự tham gia của
23
cộng đồng bao gồm các nhà đầu tư - dân chúng, các công ty, tổ chức và sự tham gia
điều tiết, quản lý của Chính phủ.
Từ những quan niệm nêu trên, có thể hiểu một cách tổng quát rằng: Thị
trường chứng khoán là thị trường mua bán các loại chứng khoán. Vậy chứng khoán
là gì? Nó có những đặc điểm như thế nào?
Theo Luật Chứng khoán (2006) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Chứng khoán (2010): Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích
hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.
Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu
điện tử, bao gồm các loại sau đây:
+ Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ.
+ Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp
đồng tương lai, nhóm CK hoặc chỉ số CK.
+ Hợp đồng góp vốn đầu tư.
+ Các loại CK khác do Bộ Tài chính quy định.
Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin [9, tr.150] khẳng định: Chứng
khoán là các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, công trái, kỳ phiếu, tín
phiếu, văn tự cầm cố, các loại chứng chỉ quỹ đầu tư.
Như vậy, CK là một loại hàng hóa đặc biệt, thể hiện quyền của người nắm
giữ đối với tài sản hay nghĩa vụ của tổ chức phát hành ra loại CK đó. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngày nay, khái niệm CK
được mở rộng và thể hiện đó là sự giao kết giữa các bên tham gia trong một giao
dịch, đặc biệt là các CK phái sinh ngoại lai dựa trên các cam kết về kỳ vọng thay
đổi như thời tiết, mùa vụ, lạm phát.
Chứng khoán niêm yết được hiểu là các loại CK đáp ứng được các tiêu chí,
điều kiện xét về mặt định tính, định lượng theo các quy định của pháp luật về CK và
TTCK hoặc do các SGDCK quy định để được chấp thuận đưa vào đăng ký niêm
yết, giao dịch chính thức trên các Sàn GDCK và tổ chức thanh toán, bù trừ thông
qua các TTLKCK. Chứng khoán niêm yết được chuẩn hóa dựa trên các tiêu chí về
quy mô vốn, tính đại chúng, tiêu chí tài chính (lãi), đáp ứng yêu cầu về chuẩn mực
24
công bố thông tin và quản trị công ty cao. Các tổ chức phát hành ra CK niêm yết
được gọi là tổ chức niêm yết phải đáp ứng các tiêu chuẩn chặt chẽ do cơ quan quản
lý nhà nước và các tổ chức tự quản của TTCK quy định.
Chứng khoán chưa niêm yết được hiểu là CK của một tổ chức phát hành ra
và chưa được một SGDCK nào chấp thuận niêm yết chính thức, do chưa đủ điều
kiện niêm yết hay công ty chưa sẵn sàng cho việc niêm yết trên bất cứ một Sàn
GDCK nào. Các CK này thường do các công ty vừa và nhỏ, công ty khởi nghiệp
hoặc các công ty mạo hiểm, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao và được đăng
ký giao dịch trên thị trường OTC. Thông thường các CK chưa niêm yết sau một
thời gian giao dịch trên thị trường OTC sẽ được chuẩn hóa và đưa vào giao dịch
trên thị trường chính thức của các Sàn GDCK. Tuy nhiên, điều này không đồng
nghĩa với tất cả các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty hoạt động trong
lĩnh vực công nghệ cao (IT), thực tiễn cho thấy các công ty hoạt động trong lĩnh vực
công nghệ thông tin ở Mỹ đều đăng ký giao dịch trên sàn NASDAQ.
Cơ cấu của thị trường chứng khoán
Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, TTCK được chia thành thị trường
sơ cấp và thị trường thứ cấp.
- Thị trư ng sơ cấp: Là thị trường mua bán các CK mới phát hành. Ở đây
vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư
mua các CK mới phát hành. Có nhiều loại CK được mua bán trên thị trường sơ cấp
nhưng chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu.
- Thị thư ng thứ cấp: Là nơi giao dịch các CK đã phát hành trên thị trường
sơ cấp. Đây là nơi đảm bảo tính thanh khoản cho các CK đã phát hành. Các hoạt
động trong thị trường nhằm mục đích kiếm lời qua sự chênh lệch giá cả trong việc
mua bán lại các CK và nhận cổ tức từ cổ phiếu và trái phiếu.
Căn cứ vào phương thức giao dịch, TTCK được chia thành thị trường tập
trung và thị trường phi tập trung.
- Thị trư ng tập trung: Giao dịch CK chất lượng cao. Là thị trường mà ở đó
việc GDCK được thực hiện thông qua Sàn GDCK. Sàn GDCK là loại hình tiêu biểu
của phương thức tổ chức TTCK, là nơi tập trung gặp gỡ của các nhà môi giới, thương
25
gia CK để họ có thể đấu giá, thương lượng mua bán CK theo yêu cầu của khách hàng.
- Thị trư ng phi tập trung (thị trường OTC): Là loại TTCK mà ở đó việc
GDCK được thực hiện qua hệ thống máy tính (computer) nối mạng giữa các thành
viên của thị trường trong khắp cả nước. Ở thị trường này diễn ra việc mua bán CK
của các công ty và tổ chức ít được biết đến, với lượng vốn không lớn so với các
công ty được định giá vốn ở Sàn GDCK.
Căn cứ vào hàng hoá, TTCK chia thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái
phiếu và thị trường các CK phái sinh.
3 Các hình thức cơ bản của thị trường chứng khoán
Hiện nay, phổ biến có 04 hình thức TTCK cơ bản, bao gồm:
- Thị trư ng sàn giao dịch (thị trư ng chính thức - main board), thị trư ng
tập trung - exchange market).
Đây là loại TTCK được tổ chức tập trung, có địa điểm giao dịch cố định. CK
giao dịch là loại đã được niêm yết tại Sàn GDCK. Việc giao dịch được thực hiện
theo nhiều phương thức khác nhau giữa đại diện người mua (nhà môi giới) và đại
diện người bán. Điển hình cho cơ chế thị trường này là các Sàn GDCK có lịch sử
hình thành và phát triển lâu đời trên thế giới như NYSE Euronex, SGDCK London,
Eurex, CME Group. Đây là nơi giao dịch các loại tài sản được đánh giá dựa trên các
tham số nhất định (ví dụ, cổ phiếu được xét trên kết quả kinh doanh dự tính của DN,
trái phiếu được đánh giá dựa trên giá trị lãi suất cố định, giá trị CK phái sinh lấy căn
cứ từ giá trị của loại hàng hóa cơ sở tại một thời điểm trong tương lai). Đặc tính của
các loại tài sản này đều được quy chuẩn hóa, nhờ cấu trúc thống nhất, các thị trường
này đã thu hút nhiều đối tượng tham gia, thực hiện giao dịch tại một địa điểm tập
trung, có tính thanh khoản cao. Tất cả kết quả giao dịch trên sở giao dịch tập trung
đều được chuyển qua trung tâm thanh toán bù trừ để xử lý.
- Thị trư ng chứng khoán phi tập trung (thị trư ng OTC), dùng để chỉ thị
trư ng giao dịch các loại CK của các DN quy mô vừa và nhỏ chưa đáp ứng được
các điều kiện niêm yết trên TTCK tập trung.
- Thị trư ng thứ ba (third-market hay OTC-listed) là thị trư ng giao dịch các
CK đã niêm yết tại Sàn GDCK nhưng theo cơ chế OTC.
26
Thị trường này được lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu GDCK với số lượng lớn
của các nhà đầu tư có tổ chức, có thể gọi là "mua sỉ" CK niêm yết thông qua
phương thức thương lượng.
Thị trường này đòi hỏi áp dụng cơ chế nhà tạo lập thị trường. Thông thường
tất cả CK niêm yết đều có thể được giao dịch theo phương thức này, tuy nhiên sự
ràng buộc về nội dung và thời gian công bố thông tin công khai trên hệ thống thông
tin chính thức (ở Mỹ là trong vòng 90 giây sau khi thực hiện giao dịch) đã hạn chế
nhà đầu tư sử dụng phương thức này.
- Thị trư ng thứ tư
Để tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính chuyên nghiệp có điều kiện trực
tiếp GDCK, các thị trường lớn lập ra một mạng giao dịch nội bộ gọi là "instinet"
phục vụ cho việc giao dịch song phương các khối lượng lớn CK.
Đối với thị trường này, tất cả các loại CK niêm yết trên sàn chính thức hoặc
các loại mua bán trên thị trường OTC đều có thể được đem ra giao dịch. Đối tượng
tham gia thị trường này thường là các ngân hàng, quỹ đầu tư tương hỗ, đại diện
quản lý quỹ hưu trí và nhiều tổ chức khác tùy theo quy định. Vì các tổ chức này liên
hệ và giao dịch trực tiếp với nhau nên họ không cần đến các bên môi giới. Tuy
nhiên, bản thân hệ thống instinet cũng phải đăng ký với UBCK để được đóng vai trò
như một công ty môi giới và kinh doanh. Các điều kiện về mua bán, xác nhận và
thông tin sẽ được quy định cụ thể bởi hệ thống pháp luật hiện hành.
- Thị trư ng không quản lý (Grey market)
Ngoài các hình thức TTCK cơ bản nêu trên, trên thực tế còn tồn tại những
GDCK tự do được mặc định như là một hình thức TTCK không chính thức (thị
trường tự do, chợ đen), do các nhà đầu tư giao dịch với nhau, không chịu sự quản lý
của nhà nước cũng như các tổ chức tự quản.
2.1.2. Thị trƣờng chứng khoán phi tập trung
Khái niệm thị trường chứng khoán phi tập trung
Thị trường chứng khoán phi tập trung là loại TTCK xuất hiện sớm nhất trong
lịch sử hình thành và phát triển của TTCK, trước khi TTCK có tổ chức ra đời và là
một bộ phận hữu cơ của TTCK. Sau một thời gian phát triển, thị trường OTC đã
hoạt động song song với các TTCK tập trung. Mối quan hệ giữa hai loại thị trường
27
này thường được mô tả là mang tính cạnh tranh, nhưng trên thực tế thường là quan
hệ cộng sinh. Cả hai loại thị trường này đều có cơ sở lập luận để tồn tại và phát
triển, cho dù vẫn còn một số vấn đề nội tại.
Thị trường OTC (Over the Counter) có nghĩa là "Thị trường giao dịch qua
quầy" [4, tr.30]. Điều này xuất phát từ đặc thù thị trường là các giao dịch mua bán
được thực hiện trực tiếp tại các quầy của các ngân hàng hoặc các CTCK mà không
phải thông qua các trung gian môi giới để đưa vào đấu giá tập trung.
Thị trư ng OTC là thị trư ng không có trung tâm giao dịch chứng khoán tập
trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với
nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn
ra tại các quầy (sàn giao dịch) của các ngân hàng và các công ty chứng khoán.
Thị trường OTC là một bộ phận cấu thành TTCK, luôn tồn tại và phát triển
song song với TTCK tập trung. Tuy nhiên, do đặc điểm khác biệt với thị trường tập
trung ở cơ chế xác lập giá thương lượng và thỏa thuận là chủ yếu, hàng hoá trên thị
trường đa dạng. Vì vậy, thị trường OTC có vị trí quan trọng trong cấu trúc TTCK,
là thị trường bộ phận hỗ trợ thị trường tập trung.
Những đặc điểm cơ bản của thị trường phi tập trung
- Hàng hóa giao dịch trên thị trư ng OTC
Hàng hóa giao dịch trên thị trường OTC phần lớn là các CK chưa đủ điều
kiện niêm yết trên SGDCK chủ yếu của DN vừa và nhỏ, song đáp ứng được các
điều kiện về tính thanh khoản và yêu cầu tài chính tối thiểu của thị trường OTC.
Trong đó, chủ yếu là CK của các DN vừa và nhỏ, các công ty mới được thành lập,
công ty công nghệ cao và có tiềm năng phát triển. Ngoài ra, còn có các loại CK đã
niêm yết trên SGDCK. CK niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC rất đa dạng
và có độ rủi ro cao hơn so với các CK niêm yết trên SGDCK.
- Cơ chế vận hành thị trư ng OTC
+ Về hình thức tổ chức thị trường, thị trường OTC được tổ chức theo hình
thức không có địa điểm giao dịch mang tính tập trung giữa bên mua và bán. Việc
mua bán CK được diễn ra tại các địa điểm thuận tiện cho người mua và bán như tại
các ngân hàng, CTCK.
28
+ Về hệ thống giao dịch, thị trường OTC sử dụng hệ thống mạng máy tính
điện tử diện rộng liên kết tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Vì vậy, thị
trường OTC còn được gọi là thị trường mạng hay thị trường báo giá điện tử. Hệ
thống mạng của thị trường được các đối tượng tham gia thị trường sử dụng để đặt
lệnh giao dịch, đàm phán thương lượng giá, truy cập và thông báo các thông tin liên
quan đến giao dịch CK... Chức năng của hệ thống mạng được sử dụng rộng rãi
trong giao dịch mua bán và quản lý trên thị trường OTC. Với sự phát triển của kỹ
thuật tin học, TTCK phi tập trung phát triển rất mạnh và nhanh, trở thành một loại
hình TTCK hiện đại.
Việc giao dịch ở thị trường OTC thường được các CTCK cùng nhau duy trì,
không diễn ra tại một địa điểm cố định mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ
chế chào giá cạnh tranh, công bố và cung cấp thông tin dựa vào thương lượng thông
qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin và công nghệ như mạng điện thoại,
internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối, thông qua các quầy của ngân hàng,
các CTCK.
+ Phương thức giao dịch chủ yếu của thị trường OTC là mua bán trực tiếp
thủ công, thương lượng giá. Khi TTCK phát triển, hoạt động của thị trường được
thực hiện bởi một mạng lưới các nhà môi giới, các nhà đầu tư ở các địa điểm phân
tán khác nhau mà không có trung tâm giao dịch... Giá cả CK giao dịch được xác
định dựa trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng. Vì vậy, thị trường OTC còn được gọi
là “thị trường qua quầy”.
Thị trường OTC thường có quy mô rất lớn, nhiều khi vượt xa quy mô của
các thị trường chính thức. Chẳng hạn, tại Mỹ, thị trường OTC là định chế của một
thị trường liên CTCK (interdealer market) - trong đó, hệ thống máy tính và điện
thoại kết nối khoảng 600 nhà kinh doanh CK toàn quốc với nhau, giúp họ dễ dàng
thực hiện hoạt động kinh doanh với nhau và với khách hàng của họ. Có hơn 15.000
loại CK khác nhau được đăng ký giao dịch trên thị trường OTC của Hoa Kỳ. Trong
khi đó, tổng số CK niêm yết tại 06 SGDCK chỉ là 4.500 loại. Thị trường OTC được
đặt dưới sự quản lý, điều hành của các tổ chức do pháp luật quy định và chịu sự
quản lý của nhà nước.
29
- Các chủ thể tham gia thị trư ng OTC
Thông thường, thị trường OTC có 04 nhóm chủ thể chủ yếu là nhà phát
hành; nhà đầu tư; CTCK; nhà tạo lập thị trường.
Thứ nhất, nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua
TTCK dưới hình thức phát hành CK, tạo ra nguồn cung hàng hóa cho TTCK.
Thứ hai, nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán CK trên TTCK. Nhà
đầu tư có thể được chia thành 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên
TTCK với mục đích kiếm lời. Nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư thường
xuyên mua bán CK với số lượng lớn trên thị trường. Các định chế này thông thường
bao gồm các công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu, công ty tài chính,
ngân hàng thương mại và các CTCK. Sự tham gia của các nhà đầu tư có vai trò rất
lớn đối với sự phát triển của TTCK.
Thứ ba, các CTCK là những công ty hoạt động trong lĩnh vực CK, có thể
đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu
tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư CK và tự doanh.
Thứ tư, các nhà tạo lập thị trường là các tổ chức tài chính được cấp phép,
luôn nắm giữ một lượng CK đủ lớn và sẵn sàng mua, bán nhằm tạo lập thị trường
cho CK đó. Đây là một điểm rất đặc trưng của thị trường OTC. Các nhà tạo lập thị
trường được xem là động lực của thị trường này, họ mua bán CK kiếm lời và tự
chịu rủi ro.
Nhà tạo lập thị trường là các chủ thể kinh doanh CK. Khi nắm giữ chứng
khoán, họ có thể nhận được thu nhập từ CK (trái tức, cổ tức), từ chênh lệch giá CK
hoặc nhận được các quyền lợi khác (quyền mua cổ phiếu khi công ty phát hành
thêm cổ phiếu, nhận cổ phiếu thưởng từ tổ chức phát hành). Khi tạo lập thị trường
cho CK, họ có thể nhận được tiền hoa hồng từ dịch vụ hỗ trợ mua, bán CK cho
khách hàng. Ngoài ra, họ còn có thể được hưởng các quyền lợi khác như miễn giảm
thuế và phí giao dịch, quyền được nhận thông tin, quyền lợi từ các chính sách hỗ trợ
30
khác của Nhà nước và Hiệp hội kinh doanh CK.
Nhà tạo lập thị trường khác với các chủ thể kinh doanh CK thông
thường. Theo quy định, họ phải luôn nắm giữ một lượng CK đủ lớn và phải sẵn
sàng mua bán một lượng CK tối thiểu theo mức giá đã cam kết khi có yêu cầu.
Như vậy, với tư cách là nhà buôn, các nhà tạo lập thị trường phải thực hiện 2
nghiệp vụ chính, đó là: nghiệp vụ ngân quỹ nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán,
chi trả phát sinh, nhu cầu dự phòng thanh toán và nghiệp vụ dự trữ nhằm xác
định và duy trì mức dự trữ hợp lý và cần thiết. Hay nói cách khác, nhà tạo lập
thị trường thực hiện đồng thời 2 chức năng: Môi giới và kinh doanh CK. Ðể
thực hiện các chức nãng này, các nhà tạo lập thị trường phải đáp ứng các yêu
cầu về mức vốn pháp định, hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ nhân
lực... và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý thị trường và Hiệp hội
kinh doanh CK.
Các nhà tạo lập thị trường phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm giá CK, thậm chí
nguy cơ mất trắng do tổ chức phát hành bị phá sản. Họ đóng vai trò người bán khi giá
CK lên và vai trò người mua khi giá CK giảm. Hơn nữa họ cần có đủ lượng tiền mặt
cần thiết để đáp ứng nhu cầu bán CK của các nhà đầu tư, lượng tiền mặt cao sẽ làm
tăng chi phí cơ hội. Ðể chống lại nguy cơ đó, các nhà tạo lập thị trường phải có quy
mô vốn lớn, năng lực quản lý và giám sát tốt, khả năng đa dạng hóa đầu tư cao, quan
hệ tốt với công chúng và các nhà đầu tư có tổ chức khác. Thông thường các nhà tạo
lập thị trường phải là các nhà đầu tư có tổ chức, các tổ chức tài chính trung gian.
Song không phải tổ chức tài chính trung gian nào cũng có thể trở thành nhà tạo lập
thị trường, vấn đề này trước hết phụ thuộc vào mô hình kinh doanh CK.
Tóm lại, nhà tạo lập thị trường là các thành viên tham gia trên các thị trường
mua bán công cụ tài chính theo phương thức khớp giá, thực hiện chức năng đặt các
lệnh chào mua, chào bán. Những nhà tạo lập thị trường tạo ra thị trường có tính
thanh khoản cao bằng cách thường xuyên niêm yết các mức giá chào mua, chào
bán, qua đó đảm bảo một thị trường 2 chiều, mua bán liên tục. Nhà tạo lập thị
trường khác với nhà môi giới và nhà đầu tư chỉ đơn thuần là kiếm lời từ việc đóng
31
vai trò trung gian và đối tác trong giao dịch. Nhà tạo lập thị trường ngoài việc đóng
vai trò là nhà môi giới, nhà đầu tư, họ còn đóng vai trò cân bằng giá, tạo ra trật tự
ngắn hạn trong giao dịch CK.
- Phương thức xác lập giá trên thị trư ng OTC
Phương thức xác lập giá trên thị trường OTC chủ yếu thực hiện thông qua
phương thức thương lượng và thỏa thuận song phương giữa bên mua và bên bán,
khác với cơ chế đấu giá tập trung tại SGDCK. Hình thức khớp lệnh trên TTCK
OTC rất ít phổ biến và thường chỉ áp dụng đối với các lệnh nhỏ. Giá CK được hình
thành qua thương lượng và thỏa thuận riêng biệt nên phụ thuộc vào từng nhà kinh
doanh, đối tác trong giao dịch và như vậy sẽ có nhiều mức giá khác nhau đối với
mỗi CK tại một thời điểm. Tuy nhiên, với sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường
và cơ chế báo giá tập trung qua mạng máy tính điện tử như hiện nay đã dẫn đến sự
cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà kinh doanh CK. Vì vậy, khoảng cách chênh lệch
giữa các mức giá được thu hẹp do diễn ra sự đấu giá giữa các nhà tạo lập thị trường
với nhau, nhà đầu tư chỉ có việc lựa chọn giá tốt nhất trong các báo giá của các nhà
tạo lập thị trường.
- Hình thức thanh toán trên thị trư ng OTC
Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC rất linh hoạt và đa dạng do phần lớn
các giao dịch mua bán trên thị trường được thực hiện trên cơ sở thương lượng và
thỏa thuận giữa người mua và người bán, khác với phương thức thanh toán bù trừ
đa phương thống nhất trên thị trường tập trung. Thời hạn thanh toán không cố định
như trên thị trường tập trung mà rất đa dạng T+1, T+2, T+n trên cùng một thị
trường, tùy theo từng thương vụ và sự phát triển của thị trường.
- Cấp quản lý thị trư ng OTC
Cấp quản lý thị trường OTC tương tự như quản lý hoạt động của TTCK tập
trung và được chia thành 2 cấp:
+ Cấp quản lý Nhà nước: Do cơ quan quản lý TTCK quản lý theo pháp luật,
thường là Ủy ban chứng khoán.
+ Cấp tự quản: Do Hiệp hội các nhà kinh doanh CK quản lý (như ở Mỹ, Hàn
Quốc, Nhật Bản) hoặc do SGDCK quản lý (như ở Anh, Pháp, Canada). Nhìn chung,
32
nội dung và mức độ quản lý ở mỗi nước có khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và
đặc thù của từng nước nhưng đều có chung mục tiêu là đảm bảo sự ổn định và phát
triển liên tục của thị trường.
3 Vai trò của thị trường chứng khoán phi tập trung
Thị trường OTC là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của hệ thống
TTCK vì sự có mặt của thị trường này đã góp phần mở rộng thị trường dành
cho các loại CK chưa được niêm yết trên TTCK tập trung, tạo ra một kênh huy
động vốn mới cho các DN vừa và nhỏ, cung cấp cho thị trường một phương
thức giao dịch khác với phương thức của thị trường tập trung. Chính vì vậy, thị
trường OTC đã góp phần hoàn thiện hệ thống TTCK, thể hiện qua một số vai
trò cơ bản sau:
- Hỗ trợ và thúc đẩy thị trư ng chứng khoán tập trung phát triển.
Thị trường OTC có những chức năng riêng biệt của mình, những chức năng
này không những không lấn át, không thay thế cho chức năng của TTCK tập trung
mà nó còn là một bộ phận hỗ trợ cho thị trường tập trung vì mỗi loại thị trường đều
có những đặc điểm riêng tạo thành một tổng thể phục vụ đa dạng nhu cầu GDCK
trong nền kinh tế. Sự có mặt của thị trường OTC cùng với TTCK tập trung tạo
thành hệ thống TTCK hoàn thiện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Thị trường chứng khoán tập trung và thị trường OTC đều thu hút nhà đầu tư
đến với thị trường không chỉ bằng tính thanh khoản, bằng khả năng sinh lời mà còn
bằng việc thị trường nào sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư có thể mua bán được dễ
dàng. Do vậy, việc hoàn thiện thị trường OTC không những thu hút nhà đầu tư đến
với thị trường này mà còn tạo ra sự cạnh tranh đối với TTCK tập trung. Đây chính
là động lực để thúc đẩy TTCK tập trung ngày càng phát triển.
- Tạo thị trư ng cho CK của các DN vừa và nhỏ, CK của các DN chưa đủ
điều kiện niêm yết.
Cùng với hệ thống TTTC nói chung, thị trường OTC có vai trò trong việc mở
ra một kênh huy động vốn mới cho các DN vừa và nhỏ, DN chưa đủ điều kiện niêm
yết để huy động vốn trên TTCK tập trung, thực hiện tính thanh khoản của các CK
33
này. Phương thức giao dịch trên thị trường này được xem là linh hoạt, đa dạng,
thuận lợi cho người đầu tư trên cơ sở áp dụng kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện
đại, chất lượng cung cấp dịch vụ cho thị trường ngày càng hoàn hảo. Chính vì vậy,
thị trường OTC đã góp phần hoàn thiện môi trường huy động và phân bổ vốn cho
các DN vừa và nhỏ, góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư.
- Hạn chế, thu hẹp thị trư ng tự do, góp phần đảm bảo sự ổn định và lành
mạnh của TTCK.
Chúng ta không phủ nhận sự có mặt của thị trường tự do có vai trò nhất định
đối với sự phát triển của TTCK trong giai đoạn hiện nay. Chính sự có mặt của thị
trường tự do đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu phát hành và GDCK cho các công
ty muốn huy động vốn và nhà đầu tư. Đúng như tên gọi của mình, giao dịch mua
bán trên thị trường tự do là do giữa các bên tự thỏa thuận, không phải chịu giới hạn
trần, sàn về giá như trên thị trường tập trung và cùng với việc giao dịch mọi lúc mọi
nơi đã giúp nhà đầu tư thuận tiện hơn trong việc mua bán và đặc biệt là có cơ hội
thu được lợi nhuận cao.
Nhưng xét cho cùng, sự tồn tại của thị trường này ở thời điểm hiện tại và lâu
dài sẽ bộc lộ nhiều tiêu cực. Cụ thể là do thị trường tự do nằm ngoài sự quản lý của
nhà nước cho nên những người hoạt động kinh doanh trên thị trường này sẽ không
có môi trường giao dịch thuận lợi, không được bảo vệ quyền lợi, hoạt động trong
điều kiện không công bằng, môi trường thông tin không đáng tin cậy, dễ xảy ra tình
trạng tranh chấp, lừa đảo, nhà đầu tư có cơ hội thu được lợi nhuận cao nhưng cũng
phải đối mặt với rủi ro cao. Chính vì vậy, hoạt động của thị trường tự do hiện tại và
về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK chính thức, không đảm bảo
được sự phát triển ổn định, lành mạnh của TTCK. Vì vậy, việc hình thành thị
trường OTC hoạt động một cách quy củ sẽ góp phần đáng kể trong việc khắc phục
những hạn chế của TTCK tự do.
- Tạo môi trư ng đầu tư linh hoạt, thuận lợi cho các nhà đầu tư
Thị trường giao dịch cổ phiếu OTC có tổ chức ra đời sẽ mang đến nhiều lợi
ích cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư tránh được những rủi ro mang tính pháp lý cũng
34
như tình trạng mua bán CK giả mạo, thanh toán không đảm bảo và đặc biệt là tính
thanh khoản kém trên thị trường, tình trạng làm giá, tung tin thất thiệt sẽ được hạn
chế tối đa khi nhà đầu tư có kênh thông tin chính xác, DN có trách nhiệm với chính
cổ phiếu của họ. Đồng thời, mở ra một kênh đầu tư mới ngoài các cổ phiếu đã niêm
yết trên TTCK tập trung, tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà
đầu tư nhỏ, tiếp cận TTCK một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Trên đây là vị trí và vai trò hết sức quan trọng của thị trường OTC đối với sự
phát triển của TTCK nói riêng và đối với nền kinh tế quốc gia nói chung. Đây là
những tác động tích cực không thể phủ nhận của thị trường OTC.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đó thì thị trường OTC vẫn có
một số khiếm khuyết và hạn chế nhất định vì đây là thị trường phi tập trung nên rất
khó để quản lý một cách chặt chẽ và có nhiều rủi ro trong giao dịch do tình trạng bất
cân xứng thông tin, tình trạng làm giá, tình trạng cổ đông lớn ép cổ đông nhỏ, tính
thanh khoản kém... Vì vậy, việc lựa chọn hình thức tổ chức thị trường OTC như thế
nào là phù hợp để quản lý chặt chẽ và kích thích sự phát triển chung của TTCK là
một đòi hỏi mang tích thực tiễn khách quan cao.
4 Phân biệt thị trường chứng khoán phi tập trung với một số thị
trường chứng khoán khác
- Phân biệt thị trư ng OTC với thị trư ng chứng khoán tập trung (Sàn GDCK):
Sàn GDCK là một thị trường, trong đó việc giao dịch mua bán CK được thực
hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor) hoặc thông qua
hệ thống máy tính. Các CK được niêm yết giao dịch tại Sàn GDCK thông thường là
CK của các công ty lớn, có danh tiếng và đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết do
Sàn GDCK đặt ra. Phương thức giao dịch tại Sàn GDCK được thực hiện trên cơ sở
đấu lệnh (matching order) hoặc đấu giá (price order) do các thành viên môi giới
thực hiện trên cơ sở giá cả cạnh tranh tốt nhất.
Tóm lại, Sàn GDCK là nơi gặp gỡ của các nhà môi giới CK để thương
lượng đấu giá, mua bán CK, là cơ quan phục vụ cho hoạt động mua bán CK.
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội
Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội

More Related Content

What's hot

Giải pháp phát triển công ty chứng khoán
Giải pháp phát triển công ty chứng khoánGiải pháp phát triển công ty chứng khoán
Giải pháp phát triển công ty chứng khoánPhạm Nam
 
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán Phuong Dung
 
Slide bg ttck-
Slide  bg ttck-Slide  bg ttck-
Slide bg ttck-tuyetsp12
 
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394nguyen_qb
 
Thitruongchungkhoan
ThitruongchungkhoanThitruongchungkhoan
ThitruongchungkhoanMeo Den Milu
 
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề thực tập tốt nghiệpchuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề thực tập tốt nghiệpguest3c41775
 
bc thường niên dnvn-(2010)-vcci
bc thường niên dnvn-(2010)-vccibc thường niên dnvn-(2010)-vcci
bc thường niên dnvn-(2010)-vcciBui Tuan ANh
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpguest3c41775
 
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoánTìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoánlananhhng
 
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438Uyên Nhi Đặng
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Thanh Hoa
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docNguyễn Công Huy
 
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp FinalBai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Finalhan101189
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánNguyễn Nam
 
[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanh
[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanh[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanh
[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanhQuyen Thuy
 
thi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnthi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnHa Phạm
 

What's hot (20)

Giải pháp phát triển công ty chứng khoán
Giải pháp phát triển công ty chứng khoánGiải pháp phát triển công ty chứng khoán
Giải pháp phát triển công ty chứng khoán
 
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
 
Slide bg ttck-
Slide  bg ttck-Slide  bg ttck-
Slide bg ttck-
 
bai tap lon ttck
bai tap lon ttckbai tap lon ttck
bai tap lon ttck
 
Luận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Savannakhet
Luận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh SavannakhetLuận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Savannakhet
Luận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Savannakhet
 
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
 
Thitruongchungkhoan
ThitruongchungkhoanThitruongchungkhoan
Thitruongchungkhoan
 
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề thực tập tốt nghiệpchuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 
bc thường niên dnvn-(2010)-vcci
bc thường niên dnvn-(2010)-vccibc thường niên dnvn-(2010)-vcci
bc thường niên dnvn-(2010)-vcci
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoánTìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
 
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
 
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
 
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp FinalBai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán quốc tế
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán quốc tếĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán quốc tế
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán quốc tế
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoán
 
[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanh
[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanh[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanh
[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanh
 
thi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnthi truong tien te o vn
thi truong tien te o vn
 

Similar to Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội

7159058 Ttck Slide 2786
7159058 Ttck Slide 27867159058 Ttck Slide 2786
7159058 Ttck Slide 2786hoaiphuonghao
 
Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...
Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...
Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMNIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMvietlod.com
 
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápĐề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt NamLuận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...jackjohn45
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng ...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng ...Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng ...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...nataliej4
 
Quy trình Tư vấn Niêm Yết
Quy trình Tư vấn Niêm YếtQuy trình Tư vấn Niêm Yết
Quy trình Tư vấn Niêm YếtMai Doan
 
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi... Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi...
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...luanvantrust
 
Tiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánTiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánMỹ Hằng
 
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp FinalBai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Finalhanhan
 

Similar to Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội (20)

Luận văn: Hướng phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam
Luận văn: Hướng phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt NamLuận văn: Hướng phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam
Luận văn: Hướng phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam
 
7159058 Ttck Slide 2786
7159058 Ttck Slide 27867159058 Ttck Slide 2786
7159058 Ttck Slide 2786
 
Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...
Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...
Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...
 
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMNIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
 
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoánPháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
 
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoánPháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
 
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápĐề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt NamLuận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Ii
IiIi
Ii
 
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.docKhóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
 
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luậtTổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng ...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng ...Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng ...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng ...
 
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
 
Quy trình Tư vấn Niêm Yết
Quy trình Tư vấn Niêm YếtQuy trình Tư vấn Niêm Yết
Quy trình Tư vấn Niêm Yết
 
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...
 
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi... Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi...
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 
Tiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánTiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoán
 
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp FinalBai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Luận án: Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng Hà Nội

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC KỲ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƢA NIÊM YẾT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị HÀ NỘI - 2016
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC KỲ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƢA NIÊM YẾT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 02 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM QUỐC TRUNG HÀ NỘI - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trên trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Tác giả Nguyễn Ngọc Kỳ
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TR NH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình ngoài nước 7 1.2. Các công trình trong nước 14 1.3. Đánh giá khái quát các công trình liên quan và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 20 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƢA NIÊM YẾT 22 2.1. Khái quát về thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng chưa niêm yết 22 2.2. Thị trường giao dịch chứng khoán các Công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội 46 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng chưa niêm yết 53 2.4. Kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng chưa niêm yết ở một số nước trên thế giới 63 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƢA NIÊM YẾT HÀ NỘI 76 3.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội 76 3.2. Thực trạng thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội giai đoạn 2009-2015 88 3.3. Đánh giá về thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội 108 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƢA NIÊM YẾT HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 120 4.1. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội 120 4.2. Những giải pháp phát triển thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội 126 4.3. Kiến nghị 144 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TR NH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
  • 5. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Phân biệt thị trường OTC và Sàn Giao dịch chứng khoán 35 Bảng 2.2: Phân biệt thị trường OTC và sàn giao dịch chứng khoán tự do 36 Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu phiếu điều tra 83 Bảng 3.2: Danh sách 10 công ty tham gia đầu tiên trên UPCoM 88 Bảng 3.3: Khối lượng giao dịch năm 2014-2015 101
  • 6. DANH MỤC ĐỒ THỊ Trang Đồ thị 3.1: Thuận lợi cho quá trình hình thành, phát triển thị trường UPCoM Hà Nội 85 Đồ thị 3.2: Hạn chế của thị trường UPCoM Hà Nội 86 Đồ thị 3.3: Những khó khăn của TTCK UPCoM Hà Nội 87 Đồ thị 3.4: Hiện trạng của thị trường UPCoM Hà Nội 87 Đồ thị 3.5: Sự lựa chọn thị trường chứng khoán của nhà đầu tư 90 Đồ thị 3.6: Lý do nhà đầu tư không chọn thị trường UPCoM Hà Nội 91 Đồ thị 3.7: Giá trị giao dịch bình quân trên UPCoM (2010-2014) 97 Đồ thị 3.8: Khối lượng giao dịch bình quân phiên trên UPCoM (2010-2014) 97 Đồ thị 3.9: Khối lượng giao dịch bình quân phiên trên UPCoM (2010-2014) 98 Đồ thị 3.10: Biến động chỉ số và khối lượng UPCoM năm 2010 98 Đồ thị 3.11: Biến động chỉ số và khối lượng UPCoM năm 2011 99 Đồ thị 3.12: Biến động về chỉ số và khối lượng năm 2013 99 Đồ thị 3.13: Biến động về chỉ số và khối lượng năm 2013-2014 100 Đồ thị 3.14: Đánh giá chất lượng hệ thống thông tin trên UPCoM 106
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CK : Chứng khoán CP : Cổ phiếu CPH : Cổ phần hóa CTCK : Công ty chứng khoán CTCP : Công ty cổ phần CTĐC : Công ty đại chúng CTNY : Công ty niêm yết ĐKGD : Đăng ký giao dịch ĐKLK : Đăng ký lưu ký DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước GD : Giao dịch GDCK : Giao dịch chứng khoán GDP : Tổng sản phẩm kinh tế quốc dân GTGD : Giá trị giao dịch IPO : Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu KDCK : Kinh doanh chứng khoán KLGD : Khối lượng giao dịch KT - XH : Kinh tế - Xã hội KTTT : Kinh tế thị trường NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NY : Niêm yết OTC (Over the Counter) : Thị trường chứng khoán phi tập trung SGDCK : Sở Giao dịch chứng khoán TTCK : Thị trường chứng khoán TTGDCK : Trung tâm Giao dịch chứng khoán TTLKCK : Trung tâm Lưu ký chứng khoán TTTC : Thị trường tài chính TTV : Thị trường vốn UBCKNN : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước UPCoM (Unlisted Public Companies Market ) : Thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng chưa niêm yết XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, vai trò của thị trường chứng khoán phi tập trung khởi đầu được tạo lập bởi hình mẫu (NASDAQ) tại Mỹ do Hiệp hội các nhà giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ thiết lập và quản trị vào những năm thập niên 70 của thế kỷ 20, theo hình mẫu này được nhân rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới, như JASDAQ (Nhật Bản), KOSDAQ (Hàn Quốc)... hay sau này được xây dựng theo nhiều cấp độ như Pink Sheet; Green Sheet; Bulletin Board.... Cho dù theo hình mẫu nào, tổ chức nào quản lý (quản lý nhà nước, hay mô hình tự quản) thì vai trò của thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) cũng được khẳng định là thị trường huy động và phân bổ các nguồn vốn trung và dài hạn quan trọng của doanh nghiệp. Việc tạm dừng của một số thị trường chứng khoán tại một số nước sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, cho thấy vai trò quan trọng của thị trường OTC trong hệ thống tài chính thế giới. Theo nhiều nhà nghiên cứu quốc tế về tài chính thì sự phát triển nhanh chóng về mặt quy mô, độ phức tạp của thị trường OTC đã dẫn đến sự tích tụ nguy cơ về mặt hệ thống trong hệ thống tài chính toàn cầu, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Điều này được minh chứng ở tốc độ tăng trưởng chóng mặt của thị trường OTC những năm trước khủng hoảng tài chính. Nếu năm 1998, thị trường OTC trên thế giới tăng trưởng đạt 72.000 tỷ đô la Mỹ thì đến năm 2008 con số này đã lên đến 684.000 tỷ đô la Mỹ [45], trong khi GDP của Mỹ chỉ tăng từ 11.513 tỷ đô la Mỹ năm 1998 lên 14.833 tỷ đô la Mỹ năm 2008 [52]. Chính vì vậy, cần thiết phải có một thị trường OTC được tổ chức hợp lý, hoạt động ổn định với những quy định nghiêm ngặt để quản lý thị trường OTC trên cơ sở tôn trọng các quy luật kinh tế thị trường. Mặc dù đóng vai trò quan trọng như vậy và có sức tăng trưởng lớn như vậy, nhưng đến năm 2000, Việt Nam mới đưa vào vận hành thị trường chứng khoán (TTCK) chính thức dành cho các công ty niêm yết quy mô lớn trên Sàn giao dịch chứng khoán (SGDCK) thành phố Hồ Chí Minh và năm 2005 trên SGDCK Hà Nội, và đến năm 2009 đưa vào hoạt động thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng
  • 9. 2 chưa niêm yết (UPCoM - Unlisted public companies Market). Thị trường UPCoM của Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 3567/QĐ-BTC ngày 08/11/2007 của Bộ Tài chính và đi vào hoạt động chính thức ngày 24/6/2009 tại SGDCK Hà Nội. Đây là một dấu mốc quan trọng của TTCK Việt Nam. Sự ra đời của thị trường UPCoM thể hiện nỗ lực của Chính phủ, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trong việc thực hiện mục tiêu đưa thị trường tự do vào khuôn khổ quản lý của Nhà nước thông qua việc điều chỉnh một phân đoạn tương đối của thị trường tự do, thị trường dành cho chứng khoán (CK) của các Công ty đại chúng (CTĐC) chưa niêm yết. Thị trường UPCoM được xây dựng với ý tưởng xuyên suốt là tạo lập một thị trường "tập dượt" cho các doanh nghiệp (DN) quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc chưa sẵn sàng lên niêm yết, trong đó phát huy vai trò trung tâm của các trung gian tài chính là CTCK đóng vai trò là "bà đỡ" cho các hoạt động giao dịch tạo lập thị trường và CK được tổ chức giao dịch thông qua các SGDCK là tổ chức duy nhất ở Việt Nam được tổ chức TTCK và thanh toán, bù trừ thông qua Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK). Thực tiễn vận hành hơn 06 (sáu) năm qua của thị trường UPCoM cho thấy bước đầu đã tổ chức được một thị trường giao dịch cổ phiếu cho khoảng 250 DN quy mô vừa và nhỏ với tổng mức vốn hóa thị trường khoảng 54.000 tỉ đồng. Hoạt động của thị trường UPCoM đã góp phần thu hẹp thị trường chứng khoán tự do, đưa vào quỹ đạo quản lý nhà nước theo hướng minh bạch và công khai, góp phần ổn định thị trường vốn nói riêng và thị trường tài chính (TTTC) nói chung. Tuy nhiên, sự phát triển và tăng trưởng của thị trường UPCoM chưa được như kỳ vọng, hiện tại quy mô thị trường vẫn còn khiêm tốn, số lượng cổ phiếu niêm yết ít và còn nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa chưa tham gia thị trường, tính thanh khoản của thị trường kém; cấu trúc hoạt động và phương thức giao dịch chưa hợp lý, số lượng nhà đầu tư tham gia chưa nhiều... Sự kém phát triển của thị trường UPCoM ảnh hưởng tiêu cực tới TTCK nói chung, tới DN niêm yết và tới nhà đầu tư nói riêng. Không thể phủ nhận nỗ lực của các cấp quản lý đối với sự vận hành của thị trường UPCoM thời gian qua, song cũng cần nhìn nhận thẳng thắn rằng mô hình thị trường chưa phù
  • 10. 3 hợp, hàng hóa chưa phong phú, các quy định quản lý còn nhiều bất cập..., Điều này đặt ra vấn đề lý luận cần lý giải rõ, từ đó có định hướng và giải pháp phát triển thị trường này trong tương lai. Vì vậy, nhiều vấn đề đặt ra hiện nay đối với tổ chức thị trường UPCoM, như: 1) Cấu trúc tổ chức thị trường đã thực sự hợp lý chưa, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, xu hướng hợp nhất các SGDCK trên thế giới dẫn đến những thay đổi trong bản chất hoạt động của thị trường OTC; 2) Các quan hệ giao dịch trên thị trường này được thực hiện theo nguyên tắc nào; 3) Làm thế nào để mở rộng quy mô, tăng khả năng thanh khoản, thu hút và tạo điều kiện cho các CTĐC chưa niêm yết tham gia thị trường, các CTCK thể hiện và khẳng định vai trò nhà tạo lập thị trường trong thời gian tới; 4) Việc gắn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) với đưa vào giao dịch trên thị trường tập trung để minh bạch hóa và công khai; 5) Vấn đề mở cửa thị trường (nới lỏng sở hữu nước ngoài) gắn với hội nhập và toàn cầu hóa, đặc biệt khi Việt Nam tham gia đầy đủ các hiệp ước, điều ước quốc tế đa phương và song phương. Qua nghiên cứu, cho thấy, đến nay, chưa có một chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về thị trường UPCoM Hà Nội. Điều này đặt ra vấn đề lý luận cần lý giải rõ, từ đó có định hướng và giải pháp phát triển thị trường này trong tương lai. Để góp phần vào luận giải cho vấn đề này, với những kiến thức lý luận và thực tiễn tích lũy được, tôi mạnh dạn lựa chọn nội dung nghiên cứu: "Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội" làm luận án Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu luận án M c tiêu nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường UPCoM. - Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường UPCoM Hà Nội thời gian qua. - Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường UPCoM Hà Nội. Nhiệm v nghiên cứu - Luận giải rõ cơ sở lý luận về thị trường UPCoM.
  • 11. 4 - Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) về phát triển thị trường UPCoM và rút ra một số bài học cho thị trường UPCoM Hà Nội. - Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường UPCoM Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2015; làm rõ những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập và tìm ra nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế về thị trường UPCoM Hà Nội. - Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường UPCoM Hà Nội đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận án 3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thị trường chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội. 3 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu thị trường giao dịch cổ phiếu của CTĐC chưa niêm yết (thị trường thứ cấp). - Về không gian: Tổ chức hoạt động của thị trường UPCoM tại SGDCK Hà Nội, Việt Nam. - Về th i gian: Dữ liệu nghiên cứu thị trường UPCoM Hà Nội từ khi thành lập đến nay (2009 - 2015). 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án 4 Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thị trường tài chính, TTCK, thị trường OTC, thị trường UPCoM. 4 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và viết luận án nghiên cứu sinh đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau - trong đó, liên quan đến đối tượng và chuyên ngành nghiên cứu thì các phương pháp chủ yếu được sử dụng là: - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Được sử dụng trong tất cả các nội
  • 12. 5 dụng của luận án. Mặc dù ở những nội dung cụ thể nhất định với những mục tiêu nhất định mà việc sử dụng phương pháp này được thể hiện ở những phân tích với những giả định khoa học khác nhau... nhưng về mặt tổng thể, việc quán triệt phương pháp này được thể hiện ở cấu trúc các chương, tiết và tiểu tiết - trong đó, chương 2 chủ yếu sử dụng phương pháp này để trình bày những vấn đề lý luận có độ trừu tượng cao hơn các chương khác. - Phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử: Do thị trường UPCoM ở Việt nam mới ra đời, và chỉ có ở sàn giao dịch Hà nội nên mọi phân tích về thực trạng của thị trường này đều bám sát diễn biến trong lịch sử. Và chỉ có thể thông qua những cứ liệu lịch sử đó luận án mới có thể phác họa được lôgic phát triển thông qua loại trừ những cứ liệu ngẫu nhiên, những tác động ngoại lai. Vì vậy, phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở Chương 3 của luận án. Mặc dù vậy, do những ưu điểm của phương pháp này mà việc trình bày nội dung ở các Chương 2 và Chương 4 cũng phần nào trên cơ sở vận dụng phương pháp này - đặc biệt, ở nội dung 4.2 khi trình bày về "Những giải pháp phát triển thị trường chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội". - Phương pháp kết hợp quy nạp với diễn dịch: Do nghiên cứu về một loại hình thị trường chứng khoán mới, thậm chí, đang trong quá trình thử nghiệm - thị trường UPCoM, nên luận án rất chú trọng sử dụng phương pháp kết hợp quy nạp với diễn dịch nhằm thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm và đề ra, khảo cứu những ý tưởng mới. Ngoài ra, vì là một vấn đề kinh tế mới nảy sinh, lại được tiếp cận nghiên cứu trên phương diện kinh tế chính trị học Mác - Lênin nên trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế chính trị và chuyên gia chứng khoán. Thêm vào đó, để khẳng định cho những lập luận và sát với thực tiễn thì phương pháp điều tra xã hội học, kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án cùng với những phân tích, tổng hợp kèm theo cũng đã được quán triệt ở mức độ phù hợp. 5. Những đóng góp mới của luận án Một là, luận giải những khái niệm, đặc điểm, bản chất, cấu trúc tổ chức, vận
  • 13. 6 hành và vai trò của thị trường UPCoM trong tổng thể cấu trúc của TTCK. Hai là, luận giải được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thị trường UPCoM. Ba là, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường UPCoM của một số quốc gia trên thế giới và xu hướng điều chỉnh mô hình thị trường OTC để rút ra bài học kinh nghiệm phát triển thị trường UPCoM Hà Nội. Bốn là, phân tích, đánh giá thực trạng thị trường UPCoM Hà Nội giai đoạn 2009 -2015 để làm rõ những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Năm là, trên cơ sở định hướng phát triển và tái cấu trúc TTCK trong thời gian tới, để có những đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trường UPCoM Hà Nội đến năm 2020. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chủ yếu của luận án được trình bày trong 4 chương, Chương 1: Tổng quan các công trình liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thị trường chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết. Chương 3: Thực trạng thị trường chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội. Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển của thị trường chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội đến năm 2020.
  • 14. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGOÀI NƢỚC 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về thị trƣờng chứng khoán Thị trường chứng khoán được coi là một thể chế bậc cao và không thể thiếu của kinh tế thị trường hiện đại, một kênh huy động vốn chủ đạo để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, TTCK là thể chế kinh tế dễ bị tổn thương và chịu sự tác động rất lớn bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, sự phát triển thiếu bền vững của TTCK - đặc biệt là thị trường OTC, là nhân tố chủ yếu, khơi mào và gây nên những bất ổn của kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997) và khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008) là một minh chứng rất rõ ràng cho sự cần thiết phải phát triển bền vững TTCK. Vì vậy, nghiên cứu lý thuyết về TTCK nói riêng, thị trường vốn (TTV) nói chung luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế nước ngoài. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ănghen về sự ra đ i của thị trư ng chứng khoán C.Mác là người đầu tiên nghiên cứu sự ra đời của kỳ phiếu (mầm mống phôi thai của chứng khoán): “Khi cho vay bằng hàng hóa, giá trị của hàng hóa đó được hai bên đương sự quy ra thành tiền và việc chuyển dịch những hàng hóa đó có nghĩa là việc bán rồi, thì trong số tiền phải hoàn trả lại bao gồm cả một khoản thù lao về việc sử dụng tư bản và về sự rủi ro có thể xảy ra trước khi đến kỳ hạn trả. Thông thường đối với loại tín dụng này, người ta phải làm giấy cam đoan là đến kỳ hạn nhất định sẽ trả lại tiền. Nhưng giấy cam đoan hay giấy hứa hẹn ấy, có thể dịch chuyển từ tay người này sang tay người khác, trở thành phương tiện để những người cho vay, khi nào cần sử dụng đến số tư bản của họ dưới hình thái tiền hoặc dưới hình thái hàng hóa, thì phần nhiều có thể đi vay hay là mua hàng với điều kiện có lợi hơn trước khi đến kỳ đòi được tiền các kỳ phiếu đó, bởi vì những kỳ phiếu này đã được tăng thêm phần tín nhiệm do có thêm chữ ký thứ hai trên kỳ phiếu” [400, tr.357]. Như vậy kỳ phiếu trở thành "tiền thương nghiệp". Nó có thể dùng để mua hàng hóa, để thanh toán nợ, để vay tiền. Với tư cách là tiền thương nghiệp, kỳ phiếu
  • 15. 8 là một hiện tượng kinh tế mới, nâng trình độ xã hội hóa quá trình trao đổi lên nấc thang mới. Công ty cổ phần phát triển trên cơ sở nền sản xuất đã được xã hội hóa ở trình độ cao, do đó kết hợp nhiều quan hệ sở hữu khác nhau, là hình thức kinh tế trung gian quá độ tư hữu sang chế độ công hữu. C.Mác cho rằng: “Trong công ty cổ phần quyền sở hữu tồn tại dưới hình thái cổ phiếu nên sự vận động và chuyển dịch của nó chỉ giản đơn trở thành kết quả của trò chơi đỏ đen ở Sở giao dịch” [40, tr 431]. Những công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước khác Bài báo "Liệu thị trường chứng khoán Mỹ được định giá thấp hay cao hơn so với giá trị thật của nó" của tác giả Mike Patton [99, tr.156] đăng trên trang điện tử của Tạp chỉ Forbes ngày 30/9/2015 đã thử tìm câu trả lời cho việc định giá TTCK nói chung và TTCK Mỹ nói riêng. Đi từ việc phân tích tỉ lệ phần trăm trong TTCK, tác giả đã so sánh sự vốn hóa của TTCK với tổng sản phẩm quốc nội, cùng với việc xem xét tỷ giá Down Jones từ năm 1970 đến 2005 để chỉ ra rằng, tỷ lệ phần trăm không phản ánh đúng tình trạng thị trường mà chỉ là một hướng chỉ dẫn để đánh giá giá trị hợp lý của thị trường. Quay trở lại với con số 110,2% của thị trường Mỹ, tác giả cho rằng con số này vẫn hơi cao so với giá trị thật của thị trường và ông đưa ra dự đoán dè dặt về sự phát triển phía sau của nó. Chứng kiến giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2009-2013, Tejvan Pettinger (2015) trong “Thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?” [106, tr 153] đã nhìn nhận và đưa ra những đánh giá khách quan về những tác động của TTCK đối với nền kinh tế. Những tác động này được biểu hiện ở 5 yếu tố: Sự giàu có; lương hưu; niềm tin của các nhà đầu tư; sự đầu tư; cuối cùng là thị trường trái phiếu. Ở từng nội dung, tác giả đưa ra những bình luận và lý giải ngắn gọn những biến động của TTCK ảnh hưởng tới các mặt của nền kinh tế như thế nào, từ đó đánh giá vai trò của TTCK đến nền kinh tế. Bằng cái nhìn tin tưởng vào TTCK Nhật Bản - Sự phục hồi của NIKKEI và Yên hay những chính sách hứa hẹn của Chính phủ, Roger Aitken (2015) trong “Nguyên nhân để đầu tư vào thị trường chứng khoán Nhật Bản ngay bây giờ” [Error! Reference source not found.4, tr 157] đã đưa ra 5 lý do đầu tư vào TTCK
  • 16. 9 Nhật Bản. Đó là - thứ nhất, định giá hấp dẫn, thị trường Nhật Bản vốn được định giá cao so với các sàn khác, cùng với sự phát triển ổn định của 2 chỉ số P/E và P/B; thứ hai, sự phát triển của các doanh nghiệp, một số mã doanh nghiệp mới sẽ bổ sung vào nhằm tăng điểm cho thị trường; thứ ba, giá trị cổ đông: các doanh nghiệp có xu hướng tăng chi trả cổ tức cho cổ đông nhằm thu hút hoạt động mua; thứ tư, lợi nhuận doanh nghiêp và thu nhập trên vốn chủ sở hữu, số liệu chỉ ra rằng, trong quý 2 năm 2015, lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên kỷ lục, bên cạnh đó thu nhập trên vốn chủ sở hữu cũng được cải thiện đáng kể; thứ năm, chương trình Abenomics, đây là chương trình nhằm cải thiện nền kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe, tập trung vào 3 hướng: Cách tiếp cận của kích thích tài chính, nới lỏng tiền tệ và cải cách cơ cấu. Tóm lại, bằng việc phân tích khá sâu TTCK và nền kinh tế, tác giả cho rằng đây là thời điểm để đầu tư vào TTCK Nhật Bản. Dựa trên các dữ liệu về TTCK trên sàn Douala cùng các dẫn chứng kinh tế của Cameroon từ năm 2006-2010, BoubakariAke, Rachelle WouonoOgnaligui trong "Thị trường chứng khoán tài chính và sự phát triển kinh tế ở các quốc gia đang phát triển: Trên trường hợp của Thị trường chứng khoán Douala ở Cameroon" [91, tr156] - Tạp chí International Jounal of Business and Management đã cố gắng tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa TTCK và sự phát triển kinh tế của quốc gia này. Phát hiện đã chỉ ra rằng các giao dịch của sàn Douala không có ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Cameroon như mục tiêu Chính phủ đề ra dù vẫn có một số tác động tích cực. Bên cạnh đó, nghiên cứu lại chỉ ra tỷ lệ vốn trên TTCK có tác động đến GDP và đưa ra lời khuyên đối với Chính phủ Cameroon là nên thúc đẩy các doanh nghiệp IPO ra thị trường chứ không nên vay ngân hàng khi cần vốn. Peter S.Rose, "Tiền tệ và thị trường vốn: Hệ thống tài chính trong nền kinh tế toàn cầu" [101, tr173] đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển TTCK trong nền kinh tế quốc dân, chú ý nhiều đến khía cạnh tổ chức, quản lý và giám sát thị trường. Levine and Zervo, "Mối quan hệ giữa việc phát triển thị trường chứng khoán với tăng trưởng kinh tế tại các nước mới nổi" [97, tr.134] đã trình bày TTCK hiệu quả có mối quan hệ tích cực tới tăng trưởng kinh tế, tích lũy vốn và cải thiện năng suất.
  • 17. 10 Yongseok Shin, "Thị trường tài chính: Một động lực cho tăng trưởng kinh tế" [Error! Reference source not found.7, tr.65] đã khẳng định lĩnh vực tài chính thúc đẩy đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế thông qua thúc đẩy tiết kiệm, đánh giá dự án, quản trị rủi ro, giám sát quản lý và thúc đẩy giao dịch. Randall K.Filer, Jan Hanousek và Nauro F.Campotrong trong "Liệu thị trường chứng khoán có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế" đã nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng mô hình kinh tế lượng [102, tr.78], cho rằng: 1) có mối quan hệ chặt chẽ giữa TTCK và tăng trưởng kinh tế trong tương lai tại các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình thấp, nhưng không đúng với các nước có thu nhập cao hơn nơi có các định chế tài chính thay thế đã phát triển hơn; 2) không có tác động giữa thị trường tài chính (TTTC) với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển nơi còn thiếu khuôn khổ pháp lý lành mạnh, tình trạng tham nhũng quá nhiều và sự can thiệp quá lớn của Chính phủ. Marc Faber, "Cơ hội và tiềm năng đầu tư vào chứng khoán Việt Nam vẫn là số 1" [98, tr211]. Tại Hội thảo cho rằng: TTCK Việt Nam vẫn là thị trường có triển vọng nhất trong 10 năm tới, với điều kiện Chính phủ nên giảm bớt can thiệp bằng các biện pháp hành chính vào nền kinh tế. Trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự phát triển của TTCK và tăng trưởng kinh tế, với những ví dụ cụ thể của các quốc gia đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Singapore…, tác giả Hamid Mohtadi và Sumit Agarwal trong tác phẩm "Sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng từ các nước đang phát triển" và tác giả Salvatore Capasso với công trình "Sự phát triển TTCK và tăng trưởng kinh tế" [105, tr.53] đã kết luận rằng, giữa sự phát triển của TTCK và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại. Sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, nhiều quốc gia ở châu Á đã tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá sự phát triển của thị trường vốn (TTV), TTCK của mỗi quốc gia để đưa ra định hướng chính sách, trong đó tiêu biểu là: Ủy ban Chứng khoán Thái Lan với công trình nghiên cứu có tiêu đề "Thập kỷ đầu tiên của Ủy ban Chứng khoán Thái Lan và thị trường vốn ở Thái Lan" đã phân tích một cách toàn diện, đầy đủ sự phát triển của TTV, TTCK ở Thái Lan
  • 18. 11 trong vòng một thập kỷ (1992-2002), đánh giá những tác động và sự phát triển của thị trường, hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động của thị trường, trên cơ sở đó chỉ rõ những thách thức và mục tiêu cần giải quyết trong tương lai nhằm thúc đẩy TTV, TTCK Thái Lan phát triển hiệu quả và minh bạch. Những kinh nghiệm của Thái Lan trong tạo dựng, quản lý TTCK giai đoạn sơ khởi là tư liệu quý trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án của tác giả. Ủy ban Chứng khoán Malaysia đã phân tích xu hướng phát triển của TTV, TTCK Malaysia trong giai đoạn 1970-2000 trong nghiên cứu về "Kế hoạch cấp cao cho thị trường vốn Malaysia", làm rõ những thách thức trong quá trình phát triển của TTV, TTCK Malaysia, từ đó đề xuất tầm nhìn chiến lược với việc xây dựng hệ thống mục tiêu và các giải pháp thực thi để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao. - Rijksuniversiteit Groningen trong "Nghiên cứu về cổ phần hóa và sự phát triển của TTCK - Kinh nghiệm của Việt Nam" [103, tr 121] đã đi sâu phân tích những kết quả đạt được của tiến trình cổ phần hóa các DNNN gắn với niêm yết trên TTCK và coi đó là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng nhanh TTCK Việt Nam trong những năm 2005-2006. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2006, "Tổng quan về thị trường vốn của Việt Nam và các định hướng phát triển" cũng đã chỉ rõ cần hoàn thiện về cấu trúc tổ chức của TTCK Việt Nam dựa trên các nguyên tắc căn bản của mô hình thị trường với các cấp độ dành cho các loại hình công ty khác nhau. Nguyễn Thị Ánh Vân trong Hướng tới một thị trư ng chứng khoán thành công ở Việt Nam (Toward a will functioning securitie market in Vietnam) [856] đã phân tích sự phát triển của TTCK Việt Nam trong mối liên hệ với TTV, TTTC, TTTC khu vực để đề xuất hệ thống các khuyến nghị tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam trong tương lai. Farma (1965) trong "Lý thuyết thị trường hiệu quả" [93] đã cho rằng một TTTC được coi là hiệu quả khi và chỉ khỉ toàn bộ các thông tin sẵn có về một tài sản tài chính được giao dịch trên thị trường đó được phản ánh tức thì vào giá của nó. Ông đã phân biệt 3 loại thị trường hiệu quả: (i) Hiệu quả phân bố nguồn lực (Allocative efficiency): khi các nguồn vốn được đầu tư có hiệu quả nhất và do vậy
  • 19. 12 đóng góp và sự phát triển kinh tế. (ii) Hiệu quả vận hành (Operational efficiency): khi chi phí giao dịch tối thiếu nhằm duy trì và vận hành các trung gian tài chính. (iii) Hiệu quả thông tin (Information efficiency): khi giá CK trên thị trường vào mọi thời điểm đều phản ánh tất cả các thông tin sẵn có về DN phát hành cũng như ảnh hưởng của các sự kiện tới hiệu quả tài chính tương lai của DN đó. Cùng với những nghiên cứu lý thuyết về thị trường hoàn hảo, lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information) đã nêu bật lên vai trò của thông tin đối với TTTC. George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz trong "Lý thuyết bất cân xứng thông tin" (Asymmetric Information) [94] - lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970, đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế. Bất cân xứng thông tin có thể xảy ra trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa. Hậu quả là người bán cũng không còn động lực để sản xuất hàng có giá trị và có xu hướng cung cấp những sản phẩm có chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị trường. Rốt cuộc trên thị trường chỉ còn lại những sản phẩm chất lượng xấu-những "trái chanh" bỏ đi, hàng tốt bị loại bỏ, dẫn đến lựa chọn bất lợi (adverse selection) cho cả hai bên. Như vậy, hiện tượng lựa chọn bất lợi đã cản trở việc giao dịch trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Bất cân xứng thông tin còn gây ra hiện tượng tâm lý ỷ lại (moral hazard) sau khi hợp đồng đã được giao kết nhưng một bên có hành động che đậy thông tin mà bên kia khó lòng kiểm soát, hoặc muốn kiểm soát thì cũng phải tốn kém chi phí. Bất đối xứng thông tin là khái niệm mô tả các tình huống trong đó những người tham gia tương tác trên thị trường nắm được thông tin khác nhau về giá trị hoặc chất lượng của một tài sản đang được giao dịch (trao đổi) trên thị trường đó. Nói một cách khác, nếu như không tồn tại tình trạng bất đối xứng đối với việc tiếp cận các thông tin về tài sản, thì các bên tham gia thị trường được hiểu là "đối xứng" về thông tin. Khoa học thông tin đã chứng minh sự lừa đảo liên quan đến bất đối
  • 20. 13 xứng về thông tin. Bên lừa biết bản chất, giá trị của món hàng nhưng không cung cấp thông tin cho người mua, người mua cũng không có khả năng kiểm chứng chất lượng hàng hóa mà mình mua tại thời điểm mua hàng. Bất cân xứng thông tin trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng (Kyle, 1985 trích trong Ravi, 2005) hoặc có nhiều thông tin đại chúng hơn về một công ty (Kim và Verrecchia, 1994 và 1997 trích trong Ravi, 2005). G.A. Akerlof trong "Thị trường những quả chanh" (Quarterly Journal of Economic) đã phân tích những thị trường hàng hóa tại đó người bán biết nhiều thông tin về chất lượng hàng hóa hơn người mua - Đây được coi là nền móng cho lý thuyết bất cân xứng thông tin. Akerlof Đã lấy ví dụ điển hình là thị trường ô-tô cũ, dùng từ "vỏ chanh" (Lemons) để chỉ những chiếc xe cũ có chất lượng kém, từ này đã trở nên nổi tiếng và được đưa vào từ điển kinh tế nhằm chỉ những sản phẩm chất lượng kém. Trên thị trường xe cũ, những người bán biết nhiều thông tin về chất lượng sản phẩm hơn những người mua. Người bán biết đến sự tồn tại của vấn đề thông tin bất đối xứng này và nó kích thích anh ta mạo hiểm bán hàng hóa cũ mất chất lượng với giá như hàng hóa chất lượng còn tốt. Người mua cũng biết đến sự tồn tại của vấn đề thông tin bất đối xứng nên cố gắng để khỏi bị hớ bằng cách chọn mua các hàng hóa cũ giá trung bình với lập luận rằng trong trường hợp bị mắc lừa thì cũng không đến nỗi thiệt hại lắm. Hệ quả là những người có xe cũ chất lượng tốt sẽ không bán được giá cao và sẽ rút khỏi thị trường, dần dần thị trường sẽ chỉ còn lại những chiếc xe có chất lượng kém. Điều này là do rủi ro lựa chọn đối nghịch (adverse selection), hệ quả đầu tiên của bất cân xứng thông tin. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về thị trƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết Oshani Perera, Cải cách thị trư ng OTC - vai trò của các đối tác trung tâm [Error! Reference source not found.0], cho thấy rằng cải thiện tính minh bạch và tăng cường khuôn khổ pháp lý là nhu cầu cấp thiết để quản lý thị trường OTC. Daniel Mminele, Cải cách thị trư ng phái sinh OTC-bài học từ tiến trình cải cách các quy định thị trư ng tài chính [Error! Reference source not found.2], tác giả cho rằng cần phải thúc đẩy cải cách thị trường phái sinh ở các nước đang phát
  • 21. 14 triển và các nền kinh tế mới nổi. Theo ông, ở những nền kinh tế đó cũng cần phải tích cực cải cách các quy định liên quan đến quản lý thị trường OTC, tăng cường tính minh bạch của các giao dịch cổ phiếu nếu không muốn TTTC của mình đứng ngoài hệ thống tài chính toàn cầu. Jame K.Jackson và Rena S.Miller, So sách các cải cách thị trư ng OTC của nhóm nước G20 [96], chỉ rõ cải cách thị trường phái sinh OTC là nhu cầu cấp thiết nhằm xây dựng một TTTC hoàn chỉnh hơn. Để thực hiện được thì tất cả các hợp đồng giao dịch đã được chuẩn hóa phải được giao dịch qua sàn giao dịch chứng khoán hoặc qua bảng giao dịch điện tử. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về thị trường UPCOM của các nước trong cộng đồng châu u (EU) của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ và của một số nước ASEAN… Đây là những nguồn tài liệu tham khảo bổ ích có thêm những cơ sở thực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu TTCK các công ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội từ năm 2009 - 2015. 1.2. CÁC CÔNG TR NH TRONG NƢỚC 1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về thị trƣờng chứng khoán Trần Thị Minh Châu, trong Những điều kiện kinh tế - xã hội để hình thành và phát triển thị trư ng chứng khoán ở Việt Nam [14] đã chỉ ra những điều kiện, tiền đề căn bản cho việc xác lập mô hình, tổ chức và phát triển TTCK ở Việt Nam, và những vấn đề cơ bản cho xác lập một TTCK niêm yết chính thức. Nguyễn Huỳnh Thanh trong Thị trư ng chứng khoán và hướng xây dựng thị trư ng chứng khoán ở Việt Nam [54] đã chỉ rõ những định hướng cơ bản để xây dựng TTCK ở Việt Nam trong ngắn hạn, cũng như về lâu dài gắn liền với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phạm Thị Giang Thu, Xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật thị trư ng chứng khoán ở Việt Nam, , Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội. [57] đã chỉ rõ các chế định pháp luật cần điều chỉnh khi xây dựng các quy định pháp luật đối với CK và TTCK ở Việt Nam. Tạ Thanh Bình, Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trư ng giao dịch tập trung [4] án Tiến sĩ Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật, Hà
  • 22. 15 Nội, đã chỉ rõ khung pháp luật cần điều chỉnh đối với các hoạt động tổ chức giao dịch, thanh toán bù trừ đối với các giao dịch trên thị trường niêm yết. Vũ Bằng, Xây dựng lộ trình tổng thể về phát triển và hoàn thiện TTCK đến 2010, Đề tài nghiên cứu, Ủy ban Chứng khoán [3], đã nêu lộ trình phát triển TTCK Việt Nam trên các phương diện khung pháp lý, thể chế; định chế tài chính trung gian; hàng hóa và tổ chức thị trường cho giai đoạn 2006-2010. Trong Định hướng hoàn thiện thể chế và giải pháp phát triển thị trư ng chứng khoán Việt Nam Nguyễn Thế Thọ đề cập đến hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và hệ thống quản lý - trong đó, khẳng định cơ chế quản lý cần được từng bước hoàn thiện nhằm đạt các mục tiêu quản lý đề ra, đồng thời thúc đẩy tính năng động, hiệu quả và cạnh tranh của thị trường theo hướng như: Quản lý theo các chuẩn mực, quản lý theo chức năng phát triển các chuẩn mực quản trị công ty, nâng cao chất lượng và tính độc lập của kiểm toán, công khai, minh bạch thông tin, tăng cường bảo vệ công chúng đầu tư, giám sát thanh tra và xử lý vi phạm, chương trình giáo dục người đầu tư, tăng cường sự bình đẳng giữa các DN. Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường sơ cấp, phát triển thị trường thứ cấp, xây dựng các thị trường phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng của TTCK, phát triển các tổ chức dịch vụ CK, phát triển các nhà đầu tư có tổ chức. Trong bài viết ''Thị trường chứng khoán và công cụ phái sinh'' [71, tr.9] Trần Ngọc Thơ, đã bàn đến vấn đề phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm tài chính liên quan đến TTCK và cũng chỉ giới hạn vấn đề ở mức độ tạo lập niềm tin cho các thành viên tham gia thị trường. Nêu ra những hành vi tiêu cực từ mặt trái của các công cụ phái sinh. Những trụ cột cơ bản cho việc triển khai các công cụ phái sinh như: Quy định về giới hạn giá và số lượng, yêu cầu về vốn và thế chấp, mở cửa thị trường tự do cho tất cả định chế triển khai các hợp đồng phái sinh, yêu cầu về đăng ký và báo cáo. Hoàng Thị Bích Loan trong "Thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn đề tồn tại và một số giải pháp" [37, tr.38-41] đã phân tích thực trạng TTCK Việt Nam những năm qua trên một số nội dung: Thị trường cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số giá cổ phiếu, sự tham gia của các nhà đầu tư, tổ chức lưu ký và thanh toán giao dịch
  • 23. 16 chứng khoán, hệ thống chính sách khuyến khích phát triển TTCK. Từ sự phân tích trên, thấy được những thành công của TTCK Việt Nam thời gian qua, thể hiện ở các hàng hoá được giao dịch trên TTCK ngày càng phong phú đa dạng; hoạt động của các tổ chức kinh doanh và dịch vụ CK cũng đã có những khởi sắc bước đầu, góp phần tăng tính thanh khoản của các CK được niêm yết và đăng ký giao dịch trên các thị trường giao dịch CK; hệ thống văn bản pháp luật về CK và hệ thống chính sách khuyến khích thị trường đã có sự quan tâm phát triển… Đồng thời, bài viết cũng đưa ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế về một số chính sách thuế đối với công ty niêm yết, chế độ kế toán đối với công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chưa được ban hành đồng bộ, các công ty chưa nhận thấy quyền lợi khi niêm yết. Số lượng cổ phần nhà nước còn chiếm tỷ lệ cao trong các DN cổ phần hoá, nên các cổ phiếu này ít được giao dịch. Các định chế tài chính tham gia hoạt động trên thị trường phát triển chưa mạnh cả về số lượng lẫn quy mô đầu tư, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của TTCK còn yếu kém, chưa đồng bộ, mức độ tự động hoá chưa cao, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về TTCK rộng rãi ra công chúng chưa được quan tâm đúng mức. Từ đó đề xuất một số giải pháp để TTCK Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn. Trần Quang Phú trong bài viết "Quá trình hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam" [48, tr.85-89] đã làm rõ 3 hình thức quản lý phổ biến, đó là: Mô hình lấy ngân hàng làm trung tâm điều khiển mọi hoạt động của các cơ cấu chức năng; mô hình phi ngân hàng và mô hình hỗn hợp. Tác giả làm rõ quá trình hình thành các thể chế và thiết chế quản lý TTCK Việt Nam và đưa ra một số vấn đề cần tháo gỡ trong quản lý TTCK Việt Nam. Nguyễn Thị Kim Nhã trong bài viết "Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam" [47, tr.34-40] đã đề cập một số hướng tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến TTCK Việt Nam như: Gây tâm lý lo ngại chung và sự trầm lắng, thận trọng hơn trong việc ra quyết định của các nhà đầu tư; có thể làm giảm dòng vốn trong nước và nước ngoài đổ vào TTCK; có thể khiến các doanh nghiệp Việt Nam đang hoặc sẽ niêm yết trên TTCK gặp khó khăn trong kinh doanh; khi đồng USD mất giá thì tác động tiêu cực đến VND;
  • 24. 17 TTCK khu vực và thế giới cũng suy giảm. Đồng thời tác giả cũng rút ra một số bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ. Nguyễn Thị Cẩm Thúy, Hoàn thiện và phân tích tình hình tài chính của các Công ty chứng khoán Việt Nam [70, tr.57-62], đã phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam hiện hành về giao dịch chứng khoán (GDCK) trên thị trường giao dịch tập trung; đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của pháp luật về tổ chức thị trường giao dịch tập trung về phạm vi, mô hình tổ chức của thị trường giao dịch tập trung, đối tượng giao dịch, chủ thể tham gia giao dịch (CTCK, nhà đầu tư), cơ chế giao dịch, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp liên quan đến GDCK; từ đó đề xuất giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về GDCK trên thị trường giao dịch tập trung ở Việt Nam. Đồng thời, đã hệ thống hóa lý luận và phân tích tình hình tài chính của các CTCK Việt Nam để có những đánh giá thực trạng, đưa ra những quan điểm và giải pháp để hoàn thiện, giúp các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định chính xác. Những nội dung nghiên cứu nêu trên là tài liệu quan trọng với tác giả trong quá trình triển khai nghiên cứu luận án của mình, đặc biệt là về khung pháp lý và hướng hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường UPCoM. Trong các đề án: Xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước; Phát triển Thị trư ng vốn, thị trư ng chứng khoán tại Hà Nội và Một số giải pháp chủ yếu đảm bảo an ninh tiền tệ, ngân hàng, thị trư ng chứng khoán trên địa bàn thành phố Hà Nội" [Error! Reference source not found.1, tr.77, tr 96] của Thành phố Hà Nội đã làm rõ vai trò của hệ thống tài chính, ngân hàng và TTV trên địa bàn Thủ đô, qua đó cho thấy vai trò cấp thiết của TTCK đối với sự phát triển kinh tế các địa phương nói chung và thành phố Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước; cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo Thành phố về lĩnh vực này. Nhìn chung, qua việc tổng kết từ các công trình nghiên cứu trên có thể khẳng định: TTCK có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia phát triển ở mức chạm ngưỡng trung bình như Việt Nam hiện nay. Những nghiên cứu này có giá trị khoa học cao và là tư liệu quý để các nhà quản lý, các cơ quan
  • 25. 18 chuyên môn tham khảo, học tập kinh nghiệm. Từ đó khuyến nghị các quốc gia cần quan tâm nhiều hơn đến chính sách quản lý quốc gia để thành công trên lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý TTTC, TTV, TTCK, nhất là thị trường UPCoM. 1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về thị trƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết Mặc dù có vai trò quan trọng trong TTCK nói riêng và TTTC nói chung, nhưng ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thị trường OTC, đặc biệt là những nghiên cứu sâu và gắn liền với những đặc trưng về thị trường UPCoM. Ở Việt Nam, có thể nêu một số các nghiên cứu tiêu biểu về thị trường OTC, thị trường UPCoM như: Trần Văn Dũng, Mô hình tổ chức và hoạt động của TTGDCK Hà Nội giai đoạn sau 2008 [27]; Trong đó, đã trình bày cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của thị trường OTC và sự khác biệt giữa TTCK tập trung với thị trường OTC; đồng thời, cũng xem xét mô hình hoạt động của một số thị trường giao dịch OTC trên thế giới để từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm cho việc tổ chức và hoạt động tại Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội (nay là SGDCK Hà Nội). Trên cơ sở đó, đề xuất một mô hình tổ chức thích hợp cho Trung tâm cũng như mô hình hoạt động giao dịch thích hợp theo từng giai đoạn phát triển tại TTGDCK Hà Nội (nay là SGDCK Hà Nội). Nguyễn Thị Liên Hoa, Pháp luật điều chỉnh TTCK phi tập trung và những đề xuất cho Việt Nam [32, tr 65-69]. Tác giả đã đúc kết được các vấn đề lý luận cơ bản về thị trường OTC nói chung, coi đó như là cơ sở để nghiên cứu khung pháp lý cho thị trường OTC. Nghiên cứu đã làm rõ và phân biệt được TTCK tập trung và thị trường OTC, thị trường OTC và thị trường tự do, để từ đó có thể đưa ra những đặc điểm riêng có của thị trường OTC. Kinh nghiệm quốc tế cũng được nghiên cứu và rút kinh nghiệm, từ đó đề xuất những nội dung cơ bản về thị trường OTC tại Việt Nam, đó là: Điều kiện tham gia thị trường, về nghĩa vụ công bố thông tin, thành viên thị trường, về giao dịch, mô hình quản lý giám sát thị trường, các dịch vụ phụ trợ. Lê Thị Mai Linh, Giải pháp xây dựng Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội theo mô hình thị trư ng OTC [39, tr42-49]. Nội dung đưa ra một số giải pháp
  • 26. 19 trong ngắn hạn về tổ chức một thị trường niêm yết cổ phiếu dành cho DN nhỏ và vừa chưa đủ điều kiện niêm yết trên TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh (nay là SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh), làm tiền đề đề xuất việc đưa vào hoạt động của TTGDCK Hà Nội. Võ Văn Quang, Giải pháp hình thành và phát triển thị trư ng OTC ở Việt Nam [50]; Luận án đã chỉ rõ vai trò, đặc trưng và sự cần thiết phải xây dựng thị trường OTC tại Việt Nam theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, chưa chỉ rõ bản chất đặc trưng của mô hình UPCoM có sự khác biệt rất lớn với các mô hình thị trường OTC trên thế giới và chưa gắn với đặc trưng cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam với hoạt động của thị trường UPCoM. Trần Đăng Khâm, "Cần có cách nhìn đúng về phát triển thị trường OTC ở Việt Nam" [367, tr28-35]. Tác giả đã nêu được thực trạng, tính cấp thiết cần phải có vai trò quản lý nhà nước đối với các cổ phiếu giao dịch trên thị trường giao dịch cổ phiếu tự do, tạo sân chơi hợp pháp, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, chủ sở hữu cổ phiếu hợp pháp. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Xây dựng UPCoM lên thành thị trư ng OTC thực sự ở Việt Nam [73]. Trong đó, đã khái quát được một số lý luận cơ bản về thị trường UPCoM ở Việt Nam, chỉ ra một số ưu điểm và khuyết điểm của thị trường này; đồng thời gợi ý một số giải pháp để hoàn thiện thị trường UPCoM. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ nằm ở con số thống kê, tổng hợp, thiếu tính lý luận và nhiều thông tin hiện đã lạc hậu. Nguyễn Vũ Quang Trung, Giải pháp hoàn thiện mô hình và phương thức giao dịch cho UPCoM ở Việt Nam [712, tr.87-90]. Trên cơ sở nghiên cứu về những mô hình và phương thức giao dịch hiệu quả trên thế giới, đặc biệt ở các nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam, đã chỉ ra được mặt ưu và nhược điểm của mô hình và phương thức của thị trường UPCoM ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện mô hình và phương thức giao dịch cho thị trường UPCoM ở Việt Nam. Điều quan trọng của nghiên cứu này là nhiều đề xuất đã được triển khai thực tế nhằm đưa thị trường UPCoM dần hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện nghiên cứu chỉ 01 năm sau khi thị trường UPCoM được thành lập, nên nhiều thông tin và lý luận đã lạc hậu so với thời điểm hiện tại.
  • 27. 20 Nhìn chung, các tác giả của các công trình nghiên cứu trên là các nhà nghiên cứu khoa học ở các Viện nghiên cứu hàn lâm, cơ quan quản lý nhà nước đã khái quát được một số nội dung từ các vấn đề về nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế, TTTC, TTV, TTCK, thị trường UPCoM trên những giác độ tiếp cận khác nhau. 1.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÁC CÔNG TR NH LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 1.3.1. Những vấn đề mà các công trình liên quan đến đề tài luận án đã đạt đƣợc Thứ nhất, khẳng định vai trò của TTCK trong phát triển nền kinh tế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam; khẳng định vai trò của thị trường OTC có quản lý (trong đó có mô hình thị trường UPCoM) trong TTTC nói riêng và nền kinh tế nói chung; từ đó cho thấy sự cần thiết phải có quản lý nhà nước ở một mức độ hợp lý, tránh sự can thiệp về mặt hành chính đối với TTTC, TTV, TTCK, nhất là thị trường UPCoM. Thứ hai, một số công trình nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTCK, thị trường UPCoM của một số nền kinh tế trên thế giới và đưa ra một số kinh nghiệm cần học hỏi ở cả những nền kinh tế phát triển thành công hoặc tương đồng với Việt Nam. Thứ ba, giải pháp phát triển TTGDCK Hà Nội (nay là SGDCK Hà Nội) về hoàn thiện khung pháp lý, hoàn thiện mô hình, xu hướng phát triển… cũng là chủ đề được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm. Thứ tư, đã đưa ra quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và công cụ quản lý nhà nước có tầm quan trọng thiết yếu đối với phát triển các loại thị trường, cũng như TTCK nói chung, thị trường UPCoM nói riêng; đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu, rộng. Những nghiên cứu này vừa có giá trị khoa học vừa là tư liệu để nghiên cứu sinh tham khảo, học tập trong quá trình triển khai luận án. Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đều được thực hiện vào thời điểm TTCK Việt Nam mới ra đời, phát triển rất nóng, còn thị trường UPCoM mới ở giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển. Vì vậy, các nghiên cứu đều tương đối thiếu thông
  • 28. 21 tin, thiếu tính cập nhật, nhiều kiến nghị, đề xuất không còn phù hợp. Tóm lại, các công trình nghiên cứu đã công bố chưa hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường UPCoM, chưa phân tích có hệ thống thực trạng thị trường UPCoM và kiến nghị những giải pháp cần thiết cho thị trường này những năm tiếp theo dưới góc độ Kinh tế chính trị. Vì vậy, đề tài luận án này là mới, không trùng lặp về tên đề tài và nội dung với các công trình khoa học đã được công bố. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra cho luận án cần tập trung nghiên cứu Từ tổng quan các nghiên cứu về thị trường UPCoM ở trên, có thể nhận thấy so với những nghiên cứu về TTCK nói chung, thị trường UPCoM mới chỉ thu hút một số ít các nhà nghiên cứu. Hiện nay, Việt Nam đang thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về thị trường UPCoM. Cho đến thời điểm này, chưa có một chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về thị trường UPCoM Hà Nội. Trong đó, chỉ dành cho CK các CTĐC chưa niêm yết, được ĐKGD tại SGDCK Hà Nội theo Quyết định số 3567/QĐ-BTC ngày 08/11/2007 của Bộ Tài chính. Đó là lý do mà nghiên cứu sinh chọn đề tài này để thực hiện luận án của mình. Chính vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu về thị trường UPCoM Hà Nội dưới góc độ Kinh tế chính trị. Cụ thể, trong luận án này, nghiên cứu sinh tiếp tục giải quyết những vấn đề sau: - Về mặt lý luận: Luận án làm rõ cơ sở lý luận của thị trường UPCoM. + Luận giải khái niệm, đặc điểm, vai trò của thị trường UPCoM . + Làm rõ nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường UPCoM. - Về mặt thực tiễn: + Luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTCK các CTĐC chưa niêm yết của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển thị trường UPCoM Hà Nội. + Phân tích và đánh giá thực trạng thị trường UPCoM Hà Nội giai đoạn 2009-2015, chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển và nguyên nhân của hạn chế đó. + Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường UPCoM Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó chú trọng các giải pháp nhằm cải thiện tính thanh khoản, thu hút nhà đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường UPCoM Hà Nội đến năm 2020, góp phần thực hiện yêu cầu phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường (KTTT) hội nhập khu vực và
  • 29. 22 quốc tế của Việt Nam. Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƢA NIÊM YẾT 2.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƢA NIÊM YẾT 2.1.1. Thị trƣờng chứng khoán Khái niệm Mặc dù đã có lịch sử phát triển lâu dài, song đến nay vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về TTCK, nhưng nhìn chung có một quan niệm mang tính phổ biến như: Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, thị trường chứng khoán là lĩnh vực phong phú, đa dạng và rất phức tạp, là nơi mua bán các chứng khoán và thường được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán, một phần ở công ty môi giới (công ty chứng khoán), và cả ở thị trường chợ đen. Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn (TTV), hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư. TTCK là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại CK; việc mua bán được tiến hành ở thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp; do vậy TTCK là nơi CK được phát hành và trao đổi. Có thể hiểu TTCK theo nghĩa là thị trường GDCK, cho dù về mặt ngữ nghĩa thì hai khái niệm này không hoàn toàn tương đồng nhau, đó là "địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và GDCK", một địa điểm giao dịch hay một hệ thống giao dịch cung cấp "hạ tầng" cho việc mua bán, trao đổi CK. Tuy vậy, việc mua bán trên TTCK chỉ là kết quả thấy được sau một chuỗi hoạt động có tính gắn kết cao và tuân thủ các điều khoản giao dịch phức tạp, với sự tham gia của
  • 30. 23 cộng đồng bao gồm các nhà đầu tư - dân chúng, các công ty, tổ chức và sự tham gia điều tiết, quản lý của Chính phủ. Từ những quan niệm nêu trên, có thể hiểu một cách tổng quát rằng: Thị trường chứng khoán là thị trường mua bán các loại chứng khoán. Vậy chứng khoán là gì? Nó có những đặc điểm như thế nào? Theo Luật Chứng khoán (2006) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (2010): Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: + Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ. + Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm CK hoặc chỉ số CK. + Hợp đồng góp vốn đầu tư. + Các loại CK khác do Bộ Tài chính quy định. Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin [9, tr.150] khẳng định: Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, công trái, kỳ phiếu, tín phiếu, văn tự cầm cố, các loại chứng chỉ quỹ đầu tư. Như vậy, CK là một loại hàng hóa đặc biệt, thể hiện quyền của người nắm giữ đối với tài sản hay nghĩa vụ của tổ chức phát hành ra loại CK đó. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngày nay, khái niệm CK được mở rộng và thể hiện đó là sự giao kết giữa các bên tham gia trong một giao dịch, đặc biệt là các CK phái sinh ngoại lai dựa trên các cam kết về kỳ vọng thay đổi như thời tiết, mùa vụ, lạm phát. Chứng khoán niêm yết được hiểu là các loại CK đáp ứng được các tiêu chí, điều kiện xét về mặt định tính, định lượng theo các quy định của pháp luật về CK và TTCK hoặc do các SGDCK quy định để được chấp thuận đưa vào đăng ký niêm yết, giao dịch chính thức trên các Sàn GDCK và tổ chức thanh toán, bù trừ thông qua các TTLKCK. Chứng khoán niêm yết được chuẩn hóa dựa trên các tiêu chí về quy mô vốn, tính đại chúng, tiêu chí tài chính (lãi), đáp ứng yêu cầu về chuẩn mực
  • 31. 24 công bố thông tin và quản trị công ty cao. Các tổ chức phát hành ra CK niêm yết được gọi là tổ chức niêm yết phải đáp ứng các tiêu chuẩn chặt chẽ do cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản của TTCK quy định. Chứng khoán chưa niêm yết được hiểu là CK của một tổ chức phát hành ra và chưa được một SGDCK nào chấp thuận niêm yết chính thức, do chưa đủ điều kiện niêm yết hay công ty chưa sẵn sàng cho việc niêm yết trên bất cứ một Sàn GDCK nào. Các CK này thường do các công ty vừa và nhỏ, công ty khởi nghiệp hoặc các công ty mạo hiểm, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao và được đăng ký giao dịch trên thị trường OTC. Thông thường các CK chưa niêm yết sau một thời gian giao dịch trên thị trường OTC sẽ được chuẩn hóa và đưa vào giao dịch trên thị trường chính thức của các Sàn GDCK. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với tất cả các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao (IT), thực tiễn cho thấy các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Mỹ đều đăng ký giao dịch trên sàn NASDAQ. Cơ cấu của thị trường chứng khoán Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. - Thị trư ng sơ cấp: Là thị trường mua bán các CK mới phát hành. Ở đây vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các CK mới phát hành. Có nhiều loại CK được mua bán trên thị trường sơ cấp nhưng chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu. - Thị thư ng thứ cấp: Là nơi giao dịch các CK đã phát hành trên thị trường sơ cấp. Đây là nơi đảm bảo tính thanh khoản cho các CK đã phát hành. Các hoạt động trong thị trường nhằm mục đích kiếm lời qua sự chênh lệch giá cả trong việc mua bán lại các CK và nhận cổ tức từ cổ phiếu và trái phiếu. Căn cứ vào phương thức giao dịch, TTCK được chia thành thị trường tập trung và thị trường phi tập trung. - Thị trư ng tập trung: Giao dịch CK chất lượng cao. Là thị trường mà ở đó việc GDCK được thực hiện thông qua Sàn GDCK. Sàn GDCK là loại hình tiêu biểu của phương thức tổ chức TTCK, là nơi tập trung gặp gỡ của các nhà môi giới, thương
  • 32. 25 gia CK để họ có thể đấu giá, thương lượng mua bán CK theo yêu cầu của khách hàng. - Thị trư ng phi tập trung (thị trường OTC): Là loại TTCK mà ở đó việc GDCK được thực hiện qua hệ thống máy tính (computer) nối mạng giữa các thành viên của thị trường trong khắp cả nước. Ở thị trường này diễn ra việc mua bán CK của các công ty và tổ chức ít được biết đến, với lượng vốn không lớn so với các công ty được định giá vốn ở Sàn GDCK. Căn cứ vào hàng hoá, TTCK chia thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường các CK phái sinh. 3 Các hình thức cơ bản của thị trường chứng khoán Hiện nay, phổ biến có 04 hình thức TTCK cơ bản, bao gồm: - Thị trư ng sàn giao dịch (thị trư ng chính thức - main board), thị trư ng tập trung - exchange market). Đây là loại TTCK được tổ chức tập trung, có địa điểm giao dịch cố định. CK giao dịch là loại đã được niêm yết tại Sàn GDCK. Việc giao dịch được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau giữa đại diện người mua (nhà môi giới) và đại diện người bán. Điển hình cho cơ chế thị trường này là các Sàn GDCK có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời trên thế giới như NYSE Euronex, SGDCK London, Eurex, CME Group. Đây là nơi giao dịch các loại tài sản được đánh giá dựa trên các tham số nhất định (ví dụ, cổ phiếu được xét trên kết quả kinh doanh dự tính của DN, trái phiếu được đánh giá dựa trên giá trị lãi suất cố định, giá trị CK phái sinh lấy căn cứ từ giá trị của loại hàng hóa cơ sở tại một thời điểm trong tương lai). Đặc tính của các loại tài sản này đều được quy chuẩn hóa, nhờ cấu trúc thống nhất, các thị trường này đã thu hút nhiều đối tượng tham gia, thực hiện giao dịch tại một địa điểm tập trung, có tính thanh khoản cao. Tất cả kết quả giao dịch trên sở giao dịch tập trung đều được chuyển qua trung tâm thanh toán bù trừ để xử lý. - Thị trư ng chứng khoán phi tập trung (thị trư ng OTC), dùng để chỉ thị trư ng giao dịch các loại CK của các DN quy mô vừa và nhỏ chưa đáp ứng được các điều kiện niêm yết trên TTCK tập trung. - Thị trư ng thứ ba (third-market hay OTC-listed) là thị trư ng giao dịch các CK đã niêm yết tại Sàn GDCK nhưng theo cơ chế OTC.
  • 33. 26 Thị trường này được lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu GDCK với số lượng lớn của các nhà đầu tư có tổ chức, có thể gọi là "mua sỉ" CK niêm yết thông qua phương thức thương lượng. Thị trường này đòi hỏi áp dụng cơ chế nhà tạo lập thị trường. Thông thường tất cả CK niêm yết đều có thể được giao dịch theo phương thức này, tuy nhiên sự ràng buộc về nội dung và thời gian công bố thông tin công khai trên hệ thống thông tin chính thức (ở Mỹ là trong vòng 90 giây sau khi thực hiện giao dịch) đã hạn chế nhà đầu tư sử dụng phương thức này. - Thị trư ng thứ tư Để tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính chuyên nghiệp có điều kiện trực tiếp GDCK, các thị trường lớn lập ra một mạng giao dịch nội bộ gọi là "instinet" phục vụ cho việc giao dịch song phương các khối lượng lớn CK. Đối với thị trường này, tất cả các loại CK niêm yết trên sàn chính thức hoặc các loại mua bán trên thị trường OTC đều có thể được đem ra giao dịch. Đối tượng tham gia thị trường này thường là các ngân hàng, quỹ đầu tư tương hỗ, đại diện quản lý quỹ hưu trí và nhiều tổ chức khác tùy theo quy định. Vì các tổ chức này liên hệ và giao dịch trực tiếp với nhau nên họ không cần đến các bên môi giới. Tuy nhiên, bản thân hệ thống instinet cũng phải đăng ký với UBCK để được đóng vai trò như một công ty môi giới và kinh doanh. Các điều kiện về mua bán, xác nhận và thông tin sẽ được quy định cụ thể bởi hệ thống pháp luật hiện hành. - Thị trư ng không quản lý (Grey market) Ngoài các hình thức TTCK cơ bản nêu trên, trên thực tế còn tồn tại những GDCK tự do được mặc định như là một hình thức TTCK không chính thức (thị trường tự do, chợ đen), do các nhà đầu tư giao dịch với nhau, không chịu sự quản lý của nhà nước cũng như các tổ chức tự quản. 2.1.2. Thị trƣờng chứng khoán phi tập trung Khái niệm thị trường chứng khoán phi tập trung Thị trường chứng khoán phi tập trung là loại TTCK xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của TTCK, trước khi TTCK có tổ chức ra đời và là một bộ phận hữu cơ của TTCK. Sau một thời gian phát triển, thị trường OTC đã hoạt động song song với các TTCK tập trung. Mối quan hệ giữa hai loại thị trường
  • 34. 27 này thường được mô tả là mang tính cạnh tranh, nhưng trên thực tế thường là quan hệ cộng sinh. Cả hai loại thị trường này đều có cơ sở lập luận để tồn tại và phát triển, cho dù vẫn còn một số vấn đề nội tại. Thị trường OTC (Over the Counter) có nghĩa là "Thị trường giao dịch qua quầy" [4, tr.30]. Điều này xuất phát từ đặc thù thị trường là các giao dịch mua bán được thực hiện trực tiếp tại các quầy của các ngân hàng hoặc các CTCK mà không phải thông qua các trung gian môi giới để đưa vào đấu giá tập trung. Thị trư ng OTC là thị trư ng không có trung tâm giao dịch chứng khoán tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy (sàn giao dịch) của các ngân hàng và các công ty chứng khoán. Thị trường OTC là một bộ phận cấu thành TTCK, luôn tồn tại và phát triển song song với TTCK tập trung. Tuy nhiên, do đặc điểm khác biệt với thị trường tập trung ở cơ chế xác lập giá thương lượng và thỏa thuận là chủ yếu, hàng hoá trên thị trường đa dạng. Vì vậy, thị trường OTC có vị trí quan trọng trong cấu trúc TTCK, là thị trường bộ phận hỗ trợ thị trường tập trung. Những đặc điểm cơ bản của thị trường phi tập trung - Hàng hóa giao dịch trên thị trư ng OTC Hàng hóa giao dịch trên thị trường OTC phần lớn là các CK chưa đủ điều kiện niêm yết trên SGDCK chủ yếu của DN vừa và nhỏ, song đáp ứng được các điều kiện về tính thanh khoản và yêu cầu tài chính tối thiểu của thị trường OTC. Trong đó, chủ yếu là CK của các DN vừa và nhỏ, các công ty mới được thành lập, công ty công nghệ cao và có tiềm năng phát triển. Ngoài ra, còn có các loại CK đã niêm yết trên SGDCK. CK niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC rất đa dạng và có độ rủi ro cao hơn so với các CK niêm yết trên SGDCK. - Cơ chế vận hành thị trư ng OTC + Về hình thức tổ chức thị trường, thị trường OTC được tổ chức theo hình thức không có địa điểm giao dịch mang tính tập trung giữa bên mua và bán. Việc mua bán CK được diễn ra tại các địa điểm thuận tiện cho người mua và bán như tại các ngân hàng, CTCK.
  • 35. 28 + Về hệ thống giao dịch, thị trường OTC sử dụng hệ thống mạng máy tính điện tử diện rộng liên kết tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Vì vậy, thị trường OTC còn được gọi là thị trường mạng hay thị trường báo giá điện tử. Hệ thống mạng của thị trường được các đối tượng tham gia thị trường sử dụng để đặt lệnh giao dịch, đàm phán thương lượng giá, truy cập và thông báo các thông tin liên quan đến giao dịch CK... Chức năng của hệ thống mạng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch mua bán và quản lý trên thị trường OTC. Với sự phát triển của kỹ thuật tin học, TTCK phi tập trung phát triển rất mạnh và nhanh, trở thành một loại hình TTCK hiện đại. Việc giao dịch ở thị trường OTC thường được các CTCK cùng nhau duy trì, không diễn ra tại một địa điểm cố định mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh, công bố và cung cấp thông tin dựa vào thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin và công nghệ như mạng điện thoại, internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối, thông qua các quầy của ngân hàng, các CTCK. + Phương thức giao dịch chủ yếu của thị trường OTC là mua bán trực tiếp thủ công, thương lượng giá. Khi TTCK phát triển, hoạt động của thị trường được thực hiện bởi một mạng lưới các nhà môi giới, các nhà đầu tư ở các địa điểm phân tán khác nhau mà không có trung tâm giao dịch... Giá cả CK giao dịch được xác định dựa trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng. Vì vậy, thị trường OTC còn được gọi là “thị trường qua quầy”. Thị trường OTC thường có quy mô rất lớn, nhiều khi vượt xa quy mô của các thị trường chính thức. Chẳng hạn, tại Mỹ, thị trường OTC là định chế của một thị trường liên CTCK (interdealer market) - trong đó, hệ thống máy tính và điện thoại kết nối khoảng 600 nhà kinh doanh CK toàn quốc với nhau, giúp họ dễ dàng thực hiện hoạt động kinh doanh với nhau và với khách hàng của họ. Có hơn 15.000 loại CK khác nhau được đăng ký giao dịch trên thị trường OTC của Hoa Kỳ. Trong khi đó, tổng số CK niêm yết tại 06 SGDCK chỉ là 4.500 loại. Thị trường OTC được đặt dưới sự quản lý, điều hành của các tổ chức do pháp luật quy định và chịu sự quản lý của nhà nước.
  • 36. 29 - Các chủ thể tham gia thị trư ng OTC Thông thường, thị trường OTC có 04 nhóm chủ thể chủ yếu là nhà phát hành; nhà đầu tư; CTCK; nhà tạo lập thị trường. Thứ nhất, nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK dưới hình thức phát hành CK, tạo ra nguồn cung hàng hóa cho TTCK. Thứ hai, nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán CK trên TTCK. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích kiếm lời. Nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán CK với số lượng lớn trên thị trường. Các định chế này thông thường bao gồm các công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các CTCK. Sự tham gia của các nhà đầu tư có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của TTCK. Thứ ba, các CTCK là những công ty hoạt động trong lĩnh vực CK, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư CK và tự doanh. Thứ tư, các nhà tạo lập thị trường là các tổ chức tài chính được cấp phép, luôn nắm giữ một lượng CK đủ lớn và sẵn sàng mua, bán nhằm tạo lập thị trường cho CK đó. Đây là một điểm rất đặc trưng của thị trường OTC. Các nhà tạo lập thị trường được xem là động lực của thị trường này, họ mua bán CK kiếm lời và tự chịu rủi ro. Nhà tạo lập thị trường là các chủ thể kinh doanh CK. Khi nắm giữ chứng khoán, họ có thể nhận được thu nhập từ CK (trái tức, cổ tức), từ chênh lệch giá CK hoặc nhận được các quyền lợi khác (quyền mua cổ phiếu khi công ty phát hành thêm cổ phiếu, nhận cổ phiếu thưởng từ tổ chức phát hành). Khi tạo lập thị trường cho CK, họ có thể nhận được tiền hoa hồng từ dịch vụ hỗ trợ mua, bán CK cho khách hàng. Ngoài ra, họ còn có thể được hưởng các quyền lợi khác như miễn giảm thuế và phí giao dịch, quyền được nhận thông tin, quyền lợi từ các chính sách hỗ trợ
  • 37. 30 khác của Nhà nước và Hiệp hội kinh doanh CK. Nhà tạo lập thị trường khác với các chủ thể kinh doanh CK thông thường. Theo quy định, họ phải luôn nắm giữ một lượng CK đủ lớn và phải sẵn sàng mua bán một lượng CK tối thiểu theo mức giá đã cam kết khi có yêu cầu. Như vậy, với tư cách là nhà buôn, các nhà tạo lập thị trường phải thực hiện 2 nghiệp vụ chính, đó là: nghiệp vụ ngân quỹ nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán, chi trả phát sinh, nhu cầu dự phòng thanh toán và nghiệp vụ dự trữ nhằm xác định và duy trì mức dự trữ hợp lý và cần thiết. Hay nói cách khác, nhà tạo lập thị trường thực hiện đồng thời 2 chức năng: Môi giới và kinh doanh CK. Ðể thực hiện các chức nãng này, các nhà tạo lập thị trường phải đáp ứng các yêu cầu về mức vốn pháp định, hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ nhân lực... và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý thị trường và Hiệp hội kinh doanh CK. Các nhà tạo lập thị trường phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm giá CK, thậm chí nguy cơ mất trắng do tổ chức phát hành bị phá sản. Họ đóng vai trò người bán khi giá CK lên và vai trò người mua khi giá CK giảm. Hơn nữa họ cần có đủ lượng tiền mặt cần thiết để đáp ứng nhu cầu bán CK của các nhà đầu tư, lượng tiền mặt cao sẽ làm tăng chi phí cơ hội. Ðể chống lại nguy cơ đó, các nhà tạo lập thị trường phải có quy mô vốn lớn, năng lực quản lý và giám sát tốt, khả năng đa dạng hóa đầu tư cao, quan hệ tốt với công chúng và các nhà đầu tư có tổ chức khác. Thông thường các nhà tạo lập thị trường phải là các nhà đầu tư có tổ chức, các tổ chức tài chính trung gian. Song không phải tổ chức tài chính trung gian nào cũng có thể trở thành nhà tạo lập thị trường, vấn đề này trước hết phụ thuộc vào mô hình kinh doanh CK. Tóm lại, nhà tạo lập thị trường là các thành viên tham gia trên các thị trường mua bán công cụ tài chính theo phương thức khớp giá, thực hiện chức năng đặt các lệnh chào mua, chào bán. Những nhà tạo lập thị trường tạo ra thị trường có tính thanh khoản cao bằng cách thường xuyên niêm yết các mức giá chào mua, chào bán, qua đó đảm bảo một thị trường 2 chiều, mua bán liên tục. Nhà tạo lập thị trường khác với nhà môi giới và nhà đầu tư chỉ đơn thuần là kiếm lời từ việc đóng
  • 38. 31 vai trò trung gian và đối tác trong giao dịch. Nhà tạo lập thị trường ngoài việc đóng vai trò là nhà môi giới, nhà đầu tư, họ còn đóng vai trò cân bằng giá, tạo ra trật tự ngắn hạn trong giao dịch CK. - Phương thức xác lập giá trên thị trư ng OTC Phương thức xác lập giá trên thị trường OTC chủ yếu thực hiện thông qua phương thức thương lượng và thỏa thuận song phương giữa bên mua và bên bán, khác với cơ chế đấu giá tập trung tại SGDCK. Hình thức khớp lệnh trên TTCK OTC rất ít phổ biến và thường chỉ áp dụng đối với các lệnh nhỏ. Giá CK được hình thành qua thương lượng và thỏa thuận riêng biệt nên phụ thuộc vào từng nhà kinh doanh, đối tác trong giao dịch và như vậy sẽ có nhiều mức giá khác nhau đối với mỗi CK tại một thời điểm. Tuy nhiên, với sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường và cơ chế báo giá tập trung qua mạng máy tính điện tử như hiện nay đã dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà kinh doanh CK. Vì vậy, khoảng cách chênh lệch giữa các mức giá được thu hẹp do diễn ra sự đấu giá giữa các nhà tạo lập thị trường với nhau, nhà đầu tư chỉ có việc lựa chọn giá tốt nhất trong các báo giá của các nhà tạo lập thị trường. - Hình thức thanh toán trên thị trư ng OTC Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC rất linh hoạt và đa dạng do phần lớn các giao dịch mua bán trên thị trường được thực hiện trên cơ sở thương lượng và thỏa thuận giữa người mua và người bán, khác với phương thức thanh toán bù trừ đa phương thống nhất trên thị trường tập trung. Thời hạn thanh toán không cố định như trên thị trường tập trung mà rất đa dạng T+1, T+2, T+n trên cùng một thị trường, tùy theo từng thương vụ và sự phát triển của thị trường. - Cấp quản lý thị trư ng OTC Cấp quản lý thị trường OTC tương tự như quản lý hoạt động của TTCK tập trung và được chia thành 2 cấp: + Cấp quản lý Nhà nước: Do cơ quan quản lý TTCK quản lý theo pháp luật, thường là Ủy ban chứng khoán. + Cấp tự quản: Do Hiệp hội các nhà kinh doanh CK quản lý (như ở Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản) hoặc do SGDCK quản lý (như ở Anh, Pháp, Canada). Nhìn chung,
  • 39. 32 nội dung và mức độ quản lý ở mỗi nước có khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và đặc thù của từng nước nhưng đều có chung mục tiêu là đảm bảo sự ổn định và phát triển liên tục của thị trường. 3 Vai trò của thị trường chứng khoán phi tập trung Thị trường OTC là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của hệ thống TTCK vì sự có mặt của thị trường này đã góp phần mở rộng thị trường dành cho các loại CK chưa được niêm yết trên TTCK tập trung, tạo ra một kênh huy động vốn mới cho các DN vừa và nhỏ, cung cấp cho thị trường một phương thức giao dịch khác với phương thức của thị trường tập trung. Chính vì vậy, thị trường OTC đã góp phần hoàn thiện hệ thống TTCK, thể hiện qua một số vai trò cơ bản sau: - Hỗ trợ và thúc đẩy thị trư ng chứng khoán tập trung phát triển. Thị trường OTC có những chức năng riêng biệt của mình, những chức năng này không những không lấn át, không thay thế cho chức năng của TTCK tập trung mà nó còn là một bộ phận hỗ trợ cho thị trường tập trung vì mỗi loại thị trường đều có những đặc điểm riêng tạo thành một tổng thể phục vụ đa dạng nhu cầu GDCK trong nền kinh tế. Sự có mặt của thị trường OTC cùng với TTCK tập trung tạo thành hệ thống TTCK hoàn thiện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thị trường chứng khoán tập trung và thị trường OTC đều thu hút nhà đầu tư đến với thị trường không chỉ bằng tính thanh khoản, bằng khả năng sinh lời mà còn bằng việc thị trường nào sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư có thể mua bán được dễ dàng. Do vậy, việc hoàn thiện thị trường OTC không những thu hút nhà đầu tư đến với thị trường này mà còn tạo ra sự cạnh tranh đối với TTCK tập trung. Đây chính là động lực để thúc đẩy TTCK tập trung ngày càng phát triển. - Tạo thị trư ng cho CK của các DN vừa và nhỏ, CK của các DN chưa đủ điều kiện niêm yết. Cùng với hệ thống TTTC nói chung, thị trường OTC có vai trò trong việc mở ra một kênh huy động vốn mới cho các DN vừa và nhỏ, DN chưa đủ điều kiện niêm yết để huy động vốn trên TTCK tập trung, thực hiện tính thanh khoản của các CK
  • 40. 33 này. Phương thức giao dịch trên thị trường này được xem là linh hoạt, đa dạng, thuận lợi cho người đầu tư trên cơ sở áp dụng kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại, chất lượng cung cấp dịch vụ cho thị trường ngày càng hoàn hảo. Chính vì vậy, thị trường OTC đã góp phần hoàn thiện môi trường huy động và phân bổ vốn cho các DN vừa và nhỏ, góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư. - Hạn chế, thu hẹp thị trư ng tự do, góp phần đảm bảo sự ổn định và lành mạnh của TTCK. Chúng ta không phủ nhận sự có mặt của thị trường tự do có vai trò nhất định đối với sự phát triển của TTCK trong giai đoạn hiện nay. Chính sự có mặt của thị trường tự do đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu phát hành và GDCK cho các công ty muốn huy động vốn và nhà đầu tư. Đúng như tên gọi của mình, giao dịch mua bán trên thị trường tự do là do giữa các bên tự thỏa thuận, không phải chịu giới hạn trần, sàn về giá như trên thị trường tập trung và cùng với việc giao dịch mọi lúc mọi nơi đã giúp nhà đầu tư thuận tiện hơn trong việc mua bán và đặc biệt là có cơ hội thu được lợi nhuận cao. Nhưng xét cho cùng, sự tồn tại của thị trường này ở thời điểm hiện tại và lâu dài sẽ bộc lộ nhiều tiêu cực. Cụ thể là do thị trường tự do nằm ngoài sự quản lý của nhà nước cho nên những người hoạt động kinh doanh trên thị trường này sẽ không có môi trường giao dịch thuận lợi, không được bảo vệ quyền lợi, hoạt động trong điều kiện không công bằng, môi trường thông tin không đáng tin cậy, dễ xảy ra tình trạng tranh chấp, lừa đảo, nhà đầu tư có cơ hội thu được lợi nhuận cao nhưng cũng phải đối mặt với rủi ro cao. Chính vì vậy, hoạt động của thị trường tự do hiện tại và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK chính thức, không đảm bảo được sự phát triển ổn định, lành mạnh của TTCK. Vì vậy, việc hình thành thị trường OTC hoạt động một cách quy củ sẽ góp phần đáng kể trong việc khắc phục những hạn chế của TTCK tự do. - Tạo môi trư ng đầu tư linh hoạt, thuận lợi cho các nhà đầu tư Thị trường giao dịch cổ phiếu OTC có tổ chức ra đời sẽ mang đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư tránh được những rủi ro mang tính pháp lý cũng
  • 41. 34 như tình trạng mua bán CK giả mạo, thanh toán không đảm bảo và đặc biệt là tính thanh khoản kém trên thị trường, tình trạng làm giá, tung tin thất thiệt sẽ được hạn chế tối đa khi nhà đầu tư có kênh thông tin chính xác, DN có trách nhiệm với chính cổ phiếu của họ. Đồng thời, mở ra một kênh đầu tư mới ngoài các cổ phiếu đã niêm yết trên TTCK tập trung, tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ, tiếp cận TTCK một cách nhanh chóng và thuận tiện. Trên đây là vị trí và vai trò hết sức quan trọng của thị trường OTC đối với sự phát triển của TTCK nói riêng và đối với nền kinh tế quốc gia nói chung. Đây là những tác động tích cực không thể phủ nhận của thị trường OTC. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đó thì thị trường OTC vẫn có một số khiếm khuyết và hạn chế nhất định vì đây là thị trường phi tập trung nên rất khó để quản lý một cách chặt chẽ và có nhiều rủi ro trong giao dịch do tình trạng bất cân xứng thông tin, tình trạng làm giá, tình trạng cổ đông lớn ép cổ đông nhỏ, tính thanh khoản kém... Vì vậy, việc lựa chọn hình thức tổ chức thị trường OTC như thế nào là phù hợp để quản lý chặt chẽ và kích thích sự phát triển chung của TTCK là một đòi hỏi mang tích thực tiễn khách quan cao. 4 Phân biệt thị trường chứng khoán phi tập trung với một số thị trường chứng khoán khác - Phân biệt thị trư ng OTC với thị trư ng chứng khoán tập trung (Sàn GDCK): Sàn GDCK là một thị trường, trong đó việc giao dịch mua bán CK được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính. Các CK được niêm yết giao dịch tại Sàn GDCK thông thường là CK của các công ty lớn, có danh tiếng và đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết do Sàn GDCK đặt ra. Phương thức giao dịch tại Sàn GDCK được thực hiện trên cơ sở đấu lệnh (matching order) hoặc đấu giá (price order) do các thành viên môi giới thực hiện trên cơ sở giá cả cạnh tranh tốt nhất. Tóm lại, Sàn GDCK là nơi gặp gỡ của các nhà môi giới CK để thương lượng đấu giá, mua bán CK, là cơ quan phục vụ cho hoạt động mua bán CK.