SlideShare a Scribd company logo
1 of 201
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
MAI THỊ HỒNG LIÊN
NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN -
LÝ LUẬN VÀ TRIỂN VỌNG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
MAI THỊ HỒNG LIÊN
NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN -
LÝ LUẬN VÀ TRIỂN VỌNG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 62.31.02.01
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGÔ HUY ĐỨC
2. PGS.TS. HỒ TẤN SÁNG
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án với đề tài "Nhà nước kiến tạo phát triển -
Lý luận và triển vọng thực tiễn ở Việt Nam" là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Những tài liệu tham khảo, số liệu, thông tin được sử dụng
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng
quy định.
Tác giả luận án
Mai Thị Hồng Liên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1. Những công trình nghiên cứu về nhà nước và vai trò của nhà nước
trong sự phát triển 7
1.2. Những công trình nghiên cứu về mô hình nhà nước kiến tạo phát
triển và vai trò của nó đối với sự phát triển 14
1.3. Đánh giá chung về các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và
những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu 33
Chương 2: NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN - LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI 37
2.1. Khái niệm "nhà nước kiến tạo phát triển": nguồn gốc, sự phát triển
và các nội dung chính 37
2.2. Yêu cầu tổng quát và các điều kiện chủ yếu đối với nhà nước kiến
tạo phát triển 44
2.3. Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển từ góc nhìn thực tiễn 60
Chương 3: XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN Ở
VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NHẬN
ĐỊNH BƯỚC ĐẦU 75
3.1. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam 75
3.2. Nhà nước kiến tạo phát triển - qua nghiên cứu trường hợp ở thành
phố Đà Nẵng 84
3.3. Những nhận định bước đầu về quá trình xây dựng nhà nước kiến
tạo phát triển ở Việt Nam 116
Chương 4: NH N DI N NH NG RÀO C N VÀ TRI N V NG
TH C TI N C A NHÀ N C KI N T O PHÁT TRI N
VI T NAM 128
4.1. Những rào cản trong việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở
Việt Nam hiện nay 128
4.2. Một số vấn đề cần giải quyết góp phần xây dựng nhà nước kiến tạo
phát triển ở Việt Nam 141
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CPI : Chỉ số cảm nhận tham nhũng
GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn
ICT : Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin
KTTT : Kinh tế thị trường
MITI : Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế và sự thần
kỳ của Nhật Bản
PAPI : Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương
PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập niên qua và nhất là trong những năm gần đây, chính sự
sụp đổ của các nền kinh tế mệnh lệnh, kiểm soát của Liên Xô và các nước Đông Âu,
sự khủng hoảng tài chính của các nhà nước phúc lợi ở hầu hết các nước công nghiệp
phát triển, sự phát triển "thần kỳ" của nền kinh tế ở các nước Đông Á và Đông Nam
Á, sự nảy sinh các cuộc xung đột chính trị - xã hội ở một số nước… đòi hỏi chúng
ta phải nhận thức lại những vấn đề căn bản của nhà nước - nhà nước có vai trò như
thế nào, nhà nước nên làm gì, không nên làm gì và làm như thế nào là tốt nhất để
thúc đẩy sự phát triển; làm thế nào để xây dựng được một nhà nước hợp lý, hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường? Đây
là vấn đề mà các chính phủ phải cân nhắc, lựa chọn, quyết định.
Thuật ngữ "Nhà nước kiến tạo phát triển" ở Việt Nam do người đứng đầu
Chính phủ đề cập lần đầu vào năm 2011, và sau đó năm 2016, được khẳng định lại
bởi Thủ tướng đương nhiệm. Tại phiên họp thường kỳ đầu tiên của Chính phủ vào
tháng 4/2016, trên cơ sở Hiến pháp 2013 (sửa đổi) và Luật Tổ chức Chính phủ, các
thành viên Chính phủ đã dành thời gian để thảo luận về phương thức chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ trong thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tổng kết
lại 06 định hướng lớn, trong đó nhấn mạnh: Chính phủ kiến tạo tiếp tục là nội dung
trọng tâm của nhiệm kỳ Chính phủ 2016 - 2021. Sau đó, ngày 18/11/2017 khi trả lời
chất vấn tại Quốc hội, Thủ tướng cho biết "Chính phủ kiến tạo tức là chủ động thiết
kế chính sách, pháp luật để đất nước phát triển". Theo ông, đây là điểm khác biệt cơ
bản với mô hình Chính phủ truyền thống, tức "Chính phủ quản lý, điều hành" [79].
Qua đó cho thấy, thuật ngữ "Nhà nước kiến tạo phát triển" hay "Chính phủ kiến tạo
phát triển" đều không có hàm ý về một mô hình tổng thể nhà nước mới, mà có hàm
ý về vai trò, cũng như cách thức chủ động thúc đẩy phát triển của nhà nước, đặc
biệt là của chính phủ trong thời kỳ hiện nay.
Như vậy, có thể thấy thuật ngữ "nhà nước kiến tạo phát triển" cũng bao hàm
nội dung chủ yếu của các thuật ngữ như "Developmental State", "Capitalist
Developmental State", "Coordinated Market Economies" trong các nghiên cứu
chính trị học trên thế giới, vì đây đều là các khái niệm chỉ sự chủ động kiến tạo của
nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Trong sự nhìn nhận đó, các vấn đề lý luận
2
cũng như các vấn đề thực tiễn, các điều kiện và các rào cản đặt ra cho nhà nước
kiến tạo phát triển ở Việt Nam cũng sẽ tương tự như các vấn đề mà các nước khác
trên thế giới đã gặp khi áp dụng cách thức chủ động định hướng, kiến tạo sự phát
triển mà không thuần túy chạy theo các tín hiệu của thị trường một cách bị động.
Thuật ngữ "nhà nước kiến tạo phát triển" (Developmental state) do Chalmers
Johnson đưa ra và phát triển một cách có hệ thống khi nghiên cứu các nước đã
thành công trong quá trình công nghiệp hóa nhanh (đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc,
v.v…) thông qua sự định hướng chủ động của nhà nước. Mặc dù cũng là nhà nước
tư bản chủ nghĩa (TBCN), song nhà nước kiến tạo phát triển sẽ khác biệt căn bản so
với cách nhìn nhận về vai trò nhà nước của chủ nghĩa tự do cổ điển, tức nhà nước
điều tiết (Regulatory state) - mô hình nhà nước nhấn mạnh vai trò trung tâm của thị
trường, cạnh tranh tự do và cơ chế "bàn tay vô hình" trong phát triển, và cho rằng
vai trò của nhà nước chỉ có tính bị động, tức chỉ khi nào thị trường thất bại thì mới
cần nhà nước "điều tiết" các thất bại đó.
Khác với nhà nước điều tiết, nhà nước kiến tạo phát triển sẽ có tính chủ
động, không chỉ là khắc phục các thất bại thị trường, mà tập trung kiến tạo thị
trường theo tầm nhìn của cả quốc gia và tận dụng các lợi thế cả về kinh tế và chính
trị của nhà nước. Trong đó, tập trung vào việc thiết kế các chủ trương, định hướng
cụ thể, và cùng với đó là các chính sách tập trung nguồn lực, tạo dựng cơ chế ưu
tiên vào các lĩnh vực trọng tâm, đặc biệt trong các chính sách về công - thương
nghiệp. Chẳng hạn như Nhật Bản tập trung vào công nghiệp ô tô trong những năm
1970, hay Malaysia sau này tập trung vào công nghiệp điện tử, Ấn Độ tập trung vào
công nghiệp phần mềm, v.v…
Tất nhiên, nhà nước kiến tạo phát triển là vấn đề còn phải tranh luận vì chưa
có câu trả lời rõ ràng cho việc "nhà nước định hướng" liệu có tốt hơn là "thị trường
định hướng"? Hay khi nào thì "nhà nước chủ động kiến tạo, định hướng" sẽ tốt hơn
để cho "thị trường chọn lọc, đào thải"? Hoặc nhà nước định hướng ở mức độ nào là
hợp lý? Bởi lẽ ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong đó có Việt Nam đã có thời
kỳ định hướng đến từng mặt hàng với số lượng, kế hoạch cụ thể trong nền kinh tế tập
trung, quan liêu, bao cấp và đã thất bại vì không dựa vào các tín hiệu của người dân,
của đời sống xã hội, trong khi thị trường là kênh truyển tải thông tin đó tốt nhất.
Đây là vấn đề có tính lý thuyết chủ yếu, mà chỉ có thể trả lời thông qua việc
3
nghiên cứu các trường hợp cụ thể, cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn vận hành
một nhà nước kiến tạo phát triển (ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v… và với
mức độ nhất định ở Việt Nam). Chính vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề "Nhà nước kiến
tạo phát triển - Lý luận và triển vọng thực tiễn ở Việt Nam" làm đề tài luận án
Tiến sĩ Chính trị học của mình.
Việc nghiên cứu đề tài luận án nhằm luận giải các câu hỏi sau đây:
(1) Nhà nước kiến tạo phát triển là gì - Nguồn gốc, sự phát triển, bản chất và
nội hàm của khái niệm? Đây có phải là một kiểu nhà nước hay một loại hình nhà
nước mới trong lịch sử phát triển của các thể chế nhà nước? Các mô hình nhà nước
kiến tạo phát triển trong thực tiễn? Các tính chất, các yêu cầu, điều kiện cần thiết
của một nhà nước kiến tạo phát triển là gì?
(2) Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, liệu
mô hình nhà nước kiến tạo phát triển có còn phù hợp hay có thể áp dụng? Nếu có,
những đặc điểm, tính đặc thù cũng như những thời cơ, thách thức, những rào cản và
triển vọng thực tiễn về một nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam là gì? Cần làm
gì để xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở nước ta hiện nay?
Đó là những nội dung cơ bản mà luận án tập trung luận giải và bước đầu đi
tìm câu trả lời.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu
Xây dựng khung lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển. Trên cơ sở đó,
xác định các tính chất, các điều kiện cần thiết, các cản trở và triển vọng thực tiễn về
nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những kết quả và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu lý
luận và tổng kết thực tiễn liên quan đến nhà nước kiến tạo phát triển trên thế giới và
ở Việt Nam;
- Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của nhà nước kiến tạo phát triển;
- Khảo cứu, phân tích, nhận diện những đặc điểm, tính chất, những yêu cầu,
điều kiện cần thiết của nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam qua khảo sát sâu
trường hợp của thành phố Đà Nẵng;
- Nhận diện các ràocản và gợimở một số vấn đề về triển vọng thực tiễn ở Việt Nam.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các chính sách, biện pháp, hành động mang tính chủ động định hướng, kiến
tạo phát triển của nhà nước đối với thị trường và xã hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển. Trên
cơ sở đó, luận án tập trung khảo cứu nội dung, yêu cầu, đặc điểm và khả năng trở
thành hiện thực của nhà nước kiến tạo phát triển qua tổng kết thực tiễn ở Việt Nam
và trường hợp cụ thể của thành phố Đà Nẵng (có so sánh, đối chiếu với một số tỉnh
thành khác trên cả nước).
- Về không gian và thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu các tài liệu, các công trình khoa học đã công bố trên thế giới về
nhà nước kiến tạo phát triển ở một số nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,...)
trong thời kỳ thực hiện chính sách công nghiệp hóa; Thực tiễn hoạt động của bộ
máy nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và chính quyền thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 1997 đến 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và
hoàn thiện bộ máy nhà nước làm cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu.
Ngoài ra, do đối tượng nghiên cứu của luận án liên quan đến nghiều ngành khoa học
khác nhau, nên ngoài cách tiếp cận chính trị học Mác - Lênin, luận án cũng tiếp cận
những lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển được dựa trên cơ sở lý luận Kinh tế
Chính trị học Thể chế thay cho Kinh tế học Tân tự do, có kế thừa, tham khảo các
công trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn của các cá nhân, các tổ chức trong và
ngoài nước để làm rõ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Chính trị học và khoa học
liên ngành; một số phương pháp cụ thể như lôgic - lịch sử, diễn giải - quy nạp, phân
tích - tổng hợp, so sánh, thu thập dữ liệu, khảo cứu tài liệu... Trong đó, do tính chất
5
mới của vấn đề, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study),
vốn thích hợp cho việc phát hiện các vấn đề mới, cũng như cho việc đề xuất các giả
thuyết cho các nghiên cứu tiếp theo trên diện rộng hơn.
- Phương pháp thu thập dữ liệu và khảo cứu tài liệu được sử dụng để phân
tích, đánh giá, tổng kết các công trình đã nghiên cứu, các kinh nghiệm, các dữ liệu
thực tiễn liên quan đến đề tài luận án.
- Phương pháp lôgic - lịch sử được sử dụng trong khái quát, hệ thống hóa các
vấn đề lý luận và tổng kết thực tiễn về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển trên thế
giới hiện nay.
- Phương pháp quy nạp - diễn dịch được sử dụng để rút ra các nhận định, kết
luận từ những minh chứng cụ thể và suy luận, giải thích một cách lôgic những vấn
đề liên quan đến đề tài luận án.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng để phân tích, đánh giá,
nhận diện các vấn đề đặt ra và xác định các giải pháp về triển vọng thực tiễn của
một nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam.
- Phương pháp so sánh được sử dụng khi nghiên cứu kinh nghiệm của một số
nước, đánh giá các chính sách, biện pháp, hành động mang tính định hướng, chủ
động kiến tạo phát triển của nhà nước đối với thị trường và xã hội ở các nước, cũng
như ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp được sử dụng để lựa chọn các trường
hợp nghiên cứu thể hiện vai trò chủ động định hướng, kiến tạo của Nhà nước trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, tìm kiếm,
phát hiện ra những vấn đề mới về triển vọng của Nhà nước kiến tạo phát triển hợp
lý, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển ở Việt Nam hiện nay.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã góp phần phát triển một hướng nghiên cứu về triển vọng của nhà
nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam, cụ thể là:
- Trình bày các cách tiếp cận để luận giải hệ tiêu chí cơ bản cũng như những
yêu cầu, điều kiện của nhà nước kiến tạo phát triển, đó là: (1) Nhà nước kiến tạo
phát triển chủ động định hướng, can thiệp nhưng phải phù hợp với các nguyên tắc
cạnh tranh của thị trường; (2) nhà nước đó có ý chí chính trị và tầm nhìn phát triển
nhất quán, xuyên suốt với các chiến lược, chính sách ưu tiên, đặc thù; (3) có bộ máy
6
quản lý hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả, tự chủ, đủ năng lực, đủ thẩm quyền, có
quan hệ mật thiết với khu vực tư, không bị thao túng bởi các lợi ích nhóm; (4) đó là
nhà nước quản lý xã hội hiệu quả và công bằng, có khả năng thích ứng trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; và (5) tính chủ động định hướng, can thiệp
của nhà nước kiến tạo phát triển đối với thị trường và xã hội được dựa trên cách tiếp
cận Kinh tế Chính trị học thể chế thay cho Kinh tế học tân tự do.
- Nghiên cứu ở Việt Nam, đặc biệt khảo sát sâu trường hợp của thành phố Đà
Nẵng, về tính chủ động định hướng, kiến tạo của nhà nước và chính quyền địa
phương trong (1) xây dựng tầm nhìn và tư duy phát triển nhất quán với việc hoạch
định và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển một cách có hiệu quả, hợp lòng
dân; (2) vận dụng sáng tạo, hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển;
(3) xây dựng cơ chế vận hành của hệ thống chính trị theo hướng kiến tạo, phục vụ,
công khai, minh bạch, thực hiện trách nhiệm giải trình, bảo đảm quyền lực thuộc về
nhân dân; (4) làm tốt công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp,
hiệu quả, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (5) tập trung nguồn lực cho phát
triển các ngành kinh tế trong từng chủ trương, chính sách, đề án; (6) quản lý xã hội
hiệu quả, đảm bảo sự phân phối tương đối công bằng các lợi ích cộng đồng, giải
quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường.
- Từ việc đánh giá những thành quả đạt được và những khó khăn, vướng
mắc, những vấn đề nổi cộm nảy sinh trong quá trình xây dựng và phát triển ở thành
phố Đà Nẵng, luận án nhận diện những yếu tố thành công và thất bại của nhà nước
kiến tạo phát triển, những yếu tố nền tảng, những rào cản và một số gợi mở, khuyến
nghị về chính sách, thể chế, các nguồn lực về triển vọng thực tiễn của một nhà nước
kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án sẽ là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy chuyên
ngành Chính trị học ở Việt Nam nói chung và là tài liệu nghiên cứu lý luận về mô
hình nhà nước kiến tạo phát triển nói riêng.
- Luận án là tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện chính sách và triển vọng
xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ
CỦA NHÀ NƯỚC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
Có thể nói, có rất nhiều tác phẩm, nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên
quan đến các mô hình thể chế nhà nước cũng như vai trò của nhà nước đối với sự
phát triển nói chung và đối với nền kinh tế thị trường (KTTT) nói riêng. Từ thực
tiễn hoạt động của các thể chế nhà nước trên thế giới, đã nảy sinh rất nhiều vấn đề
mà các học giả, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm như mô
hình nhà nước nào là tốt nhất, phù hợp nhất đối với các nước, nhất là các nước đang
phát triển trong điều kiện hiện nay? Hay nhà nước nên làm gì và làm như thế nào để
thúc đẩy sự phát triển? Trong mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, nhà nước
nên chủ động can thiệp, tác động đến thị trường hay để thị trường tự điều tiết, tự
vận động theo các quy luật khách quan của thị trường? Và nếu có can thiệp, thì cách
thức và mức độ can thiệp của nhà nước đối với thị trường như thế nào để đạt hiệu
quả cao hơn trong sự phát triển? Hoặc là nguyên nhân nào dẫn đến sự thành công
cũng như sự thất bại của một số nhà nước trên thế giới? v.v... Để lý giải cho vấn đề
này, các tác giả với các công trình khoa học, tuy có sự luận giải khác nhau, nhưng
đều có một nhận định thống nhất là cần thiết phải có vai trò của nhân tố chính trị,
mà trước hết và cơ bản nhất là vai trò của nhà nước trong sự phát triển của các quốc
gia. Sự thành công hay thất bại của một quốc gia, xét đến cùng, là do thể chế (cả về
thể chế kinh tế và thể chế chính trị) của quốc gia đó. Một nhà nước có có trách
nhiệm cao với thể chế kinh tế - chính trị hợp lý, khoa học, dân chủ sẽ phát huy được
mọi nguồn lực, mọi tiềm năng để phát triển. Có thể kể đến một số tác phẩm sau đây:
Báo cáo World Development Report, 1997: The State in a Changing World
(Báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1997: Nhà nước trong một thế giới
đang chuyển đổi) của Ngân hàng Thế giới [46] là báo cáo về tình hình phát triển
thế giới được xuất bản hàng năm, đã cung cấp cho người đọc một nguồn tư liệu có
giá trị. Tập xuất bản này tập trung về nhà nước: nhà nước nên làm gì, nên làm như
thế nào để có thể đạt được kết quả tốt hơn trong một thế giới đang thay đổi nhanh
chóng. Cuốn sách đề cập đến những diễn biến và chuyển đổi sâu sắc của thế giới
đang đòi hỏi các nhà nước phải tư duy lại vai trò của mình, đưa ra các chủ trương và
8
giải pháp đúng, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo ổn định chính trị và phát triển kinh
tế xã hội bền vững. Thông qua những phân tích và đánh giá một cách khoa học với
các nguồn tư liệu phong phú, cuốn sách đã nêu những đặc điểm của tình hình thế
giới, những hoạt động thực tiễn của các nhà nước trong một vài thập kỷ gần đây.
Trong những năm qua, nhiều quốc gia rút ra bài học rằng, ở đại đa số các nước đang
phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi đã bắt đầu chuyển hướng theo nền kinh tế thị
trường, các chiến lược phát triển do nhà nước đóng vai trò chủ đạo đều đã thất bại.
Nhiều người cảm thấy rằng, kết quả lôgic cuối cùng của tất cả các cải cách đó là
"nhà nước với vai trò tối thiểu", tức nhà nước sẽ dần mất đi vai trò của mình, khi mà
khu vực tư nhân hoạt động tốt hơn chính phủ về mọi mặt. Những người chủ trương
nhà nước tối thiểu mong muốn sẽ tạo ra một xã hội mà ở đó quyền cưỡng chế của
nhà nước không còn cần thiết nữa. Báo cáo này giải thích tại sao quan điểm cực
đoan đó lại trái với những chứng cứ về sự thành công của các nền kinh tế công
nghiệp trong thế kỷ XIX của hoặc các câu chuyện thần kỳ về tăng trưởng của các
nước Đông Á trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Những quan điểm
đó không những không hỗ trợ quan điểm về nhà nước tối thiểu mà còn chứng minh
rằng, sự phát triển quốc gia, dân tộc luôn đòi hỏi một nhà nước hiệu quả, một nhà
nước đóng vai trò chất xúc tác, khuyến khích và bổ khuyết những hoạt động của các
xí nghiệp tư nhân và các cá nhân. Với những ví dụ điển hình về một số nhà nước
hoạt động có hiệu quả cũng như một số nhà nước hoạt động kém hiệu quả, Báo cáo
nhấn mạnh, những nhà nước có trách nhiệm cao thì thường đem lại những hiệu quả
cao hơn và người dân sẽ được hưởng lợi từ những hoạt động của nhà nước đó. Các
tác giả cũng gợi ý những việc mà nhà nước phải làm và làm như thế nào trong tình
hình thế giới đang có những chuyển đổi sâu sắc. Đặc biệt là, từ sự luận giải và phân
tích thực tiễn hoạt động của các thể chế nhà nước, báo cáo này đã chỉ ra rằng, cho
dù trong bối cảnh thực tiễn rất đa dạng và phong phú, nhưng các nhà nước hợp lý,
hiệu quả đều có những đặc điểm chung. Một là, các chính phủ hiệu quả đã đặt ra
các quy tắc cụ thể làm cơ sở, nền tảng cho hoạt động của khu vực tư nhân và rộng
hơn là hoạt động của xã hội dân sự. Hai là, bản thân các chính phủ đó cũng tuân thủ
các quy tắc và hành động một cách đáng tin cậy, bảo đảm quan hệ công - tư hòa hợp
và có cơ chế kiểm soát được tham nhũng.
Tác phẩm The Role of the State in Economic Change (Vai trò của nhà nước
đối với sự thay đổi kinh tế) của Ha-Joon Chang và Robert Rowthorn [110] đã luận
9
giải rằng, vai trò của nhà nước chiếm vị trí trung tâm trong sự phát triển kinh tế và
là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất của các nhà kinh tế hiện đại và kinh tế
chính trị. Những năm sau chiến tranh ngay lập tức xuất hiện các lý thuyết kinh tế
theo hướng sử dụng quyền lực của nhà nước vào việc kiểm soát các hoạt động kinh
tế. Xu hướng này trở nên phổ biến bởi nhu cầu cấp thiết cho việc tái thiết đất nước
và phát triển ở các nước tư bản phát triển cũng như các nước xã hội chủ nghĩa Đông
Âu và châu Á. Trọng tâm của lý thuyết này nhằm đề cao tính hiệu quả của sự can
thiệp nhà nước vào việc thúc đẩy sự thay đổi kinh tế. Các tác giả giải thích sự vỡ
mộng ngày càng tăng về chủ nghĩa Tự do mới. Tuy nhiên, cuối cùng họ nhận thấy
rằng, không phải ở mọi nơi và mọi lúc, trên mọi lĩnh vực, sự can thiệp của nhà nước
cũng đều mang lại hiệu quả. Và tương tự, thuyết thị trường tự do cũng vậy, cũng có
những hạn chế nhất định. Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp tối ưu nên tập trung
vào sự kết hợp hợp lý của cả hai phương án trên và tùy thuộc vào từng điều kiện,
bối cảnh cụ thể của thời đại cũng như của từng quốc gia, dân tộc.
Tiếp nối quan điểm này, Ha-Joon Chang, trong tác phẩm Globalization,
Economic Development and the Role of the State (Toàn cầu hóa, phát triển kinh tế và
vai trò của nhà nước) [108], đã đánh giá một cách xác đáng về vai trò của nhà nước
đối với nền kinh tế thi trường và sự phát triển. Từ việc phân tích các lý thuyết và sự
can thiệp thực tế của các nhà nước đối với sự phát triển trong hơn hai thế kỷ của chủ
nghĩa tư bản hiện đại, ông đã phát triển một phương pháp tiếp cận thể chế về vai trò
của nhà nước trong phát triển kinh tế thông qua việc phân tích các chiến lược, chính
sách công nghiệp, chính sách thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, v.v… Đặc biệt là, ông
đã kết nối lý thuyết tiếp cận thể chế với các trường hợp lịch sử cụ thể như là những
minh chứng cho sự cần thiết phải có vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế.
Tác phẩm The Origins of Power, Prosperity, and Poverty - Why Nations fail
(Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói - Tại sao các quốc gia thất
bại) của Daron Acemoglu và James A. Robinson [13] bàn về vai trò của nhà nước
đối với nền kinh tế. Daron Acemoglu và James Robinson lập luận rằng: Sở dĩ có
quốc gia thành công, ngày càng thịnh vượng và có quốc gia thất bại, không cải thiện
được đáng kể tình trạng nghèo nàn, là do sự khác biệt chủ yếu về thể chế (cả thể chế
kinh tế và thể chế chính trị). Các tác giả cho rằng, về cơ bản có thể chia thể chế kinh
tế thành 2 loại khác biệt nhau: Một là, thể chế kinh tế có tính dung hợp (Inclusion
economic institution): có đặc điểm là khuyến khích mọi thành phần trong xã hội
10
tham gia vào các hoạt động kinh tế, cho họ cơ hội phát huy tài năng và cống hiến.
Quyền lực được chia sẻ rộng rãi. Để làm được như vậy, xã hội cần phải đảm bảo
quyền sở hữu, luật pháp không thiên vị và cung cấp các dịch vụ công cho mọi tầng
lớp để đảm bảo sự công bằng trong quá trình trao đổi, giao dịch. Ngoài ra, xã hội
cũng cần khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp mới và cho mọi người cơ
hội lựa chọn ngành nghề của họ. Hai là, thể chế kinh tế có tính chiếm đoạt
(Extractive economic institution): tập trung quyền lực vào một số ít người hoặc
nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích này nắm phần lớn tài sản quốc gia và khai thác tài
nguyên của đất nước. Các nhóm lợi ích trong môi trường thể chế này thường chống
lại sự phát triển của các thể chế kinh tế có tính dung hợp vì thể chế đó đe dọa sự tồn
tại và lợi ích của họ. Đó cũng là lý do vì sao một khi kiểu thể chế kinh tế có tính
chiếm đoạt đã hình thành thì rất khó để thay đổi, bởi lẽ ai cũng muốn bảo vệ lợi ích
của mình, nhất là khi lợi ích đó rất lớn. Rõ ràng, thể chế kinh tế và thể chế chính trị
dung hợp, mà ở đó có thể phát huy được mọi nguồn lực, tiềm năng sáng tạo cũng
như sự tham gia của cộng đồng xã hội vào quá trình phát triển chính là cơ sở, nền
tảng để tạo nên sự thành công, sự phát triển của các quốc gia.
Cũng nhấn mạnh về vấn đề thể chế và chính sách kinh tế ưu tiên đặc thù, tác
phẩm Start-up Nation: The Story of Israel’s Economic Miracle (Quốc gia khởi
nghiệp: Câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel) của Dan Senor và Saul
Singer [100] là câu chuyện viết về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel ngay
từ lúc lập quốc cho đến khi trở thành một quốc gia có nền công nghệ hàng đầu thế
giới. Quyển sách này có thể là lời giải đáp cho những thắc mắc là làm thế nào một
đất nước nhỏ bé lại có thể tồn tại giữa sự thù địch của các quốc gia lân cận, phải đối
phó với những cuộc chiến giữ vững bờ cõi nhưng vẫn tạo ra sự sáng tạo vượt bậc
trong các lĩnh vực công nghệ, quân sự và dân sự. Với ngòi bút sắc sảo, phong phú
cũng như với những lời nhận xét thực tế từ những doanh nhân thành công hàng đầu,
cuốn sách đã đem đến cho người đọc những cái nhìn mới mẻ về con người và đất
nước Israel, làm sáng tỏ phần nào những thành công tưởng chừng như không tưởng
của đất nước nhỏ bé này. Với cá tính quyết liệt, dám thách thức và sáng tạo không
ngừng, quyết tâm không cam chịu cuộc sống nghèo khó, những con người Do Thái
lưu vong, chạy trốn và sống sót sau những cuộc thảm sát trong Chiến tranh thế giới
lần thứ II cùng với những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đã xây dựng và
bảo vệ đất nước Israel bằng chính sức lực của mình, khiến cả thế giới phải kinh
11
ngạc. Ngày nay, Israel là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất
thế giới và có lĩnh vực công nghệ phát triển không hề thua kém Thung lũng Silicon
của Hoa Kỳ. Để đạt được những thành quả trong thực tiễn đó chính là nhờ vào vai
trò chủ động định hướng, dẫn dắt, can thiệp tích cực của chính phủ Israel đối với thị
trường và xã hội. Chẳng hạn như, ngoài việc tập trung vào phát triển kinh tế nông
nghiệp sạch và cơ sở hạ tầng, chính phủ Israel đã đồng hành cùng với các doanh
nghiệp tư nhân trong việc ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Thông qua các
chính sách ưu tiên đó, chính phủ đã chia sẻ bớt gánh nặng và rủi ro với khu vực tư
nhân, nhờ đó đã kích thích mạnh mẽ làn sóng đầu tư, tạo nên một thị trường, một
quốc gia khởi nghiệp lành mạnh và phát triển.
Tác phẩm Models of Democracy (Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại)
của David Held [14] được viết bằng phương pháp phân tích khoa học, tổng hợp các
tư tưởng và thực tiễn để xây dựng nên các mô hình dân chủ điển hình, bao gồm ba
phần: Phần 1 trình bày 4 mô hình dân chủ kinh điển như là những thử nghiệm tiêu
biểu trước thế kỷ XX cho cách thức quản trị quốc gia mà người dân có quyền tham
gia - Dân chủ cổ điển Athens, Dân chủ cộng hòa, Dân chủ tự do, Dân chủ trực tiếp;
Phần 2 giới thiệu 04 mô hình biến thể trong thế kỷ XX và 01 mô hình biến thể đang
hình thành hiện nay - Dân chủ tinh hoa cạnh tranh, Dân chủ đa nguyên, Dân chủ
hợp pháp, Dân chủ tham gia và Dân chủ thảo luận; Đặc biệt là, phần 3 tập trung làm
sáng tỏ câu hỏi: Hiện nay dân chủ nên được hiểu như thế nào? Đây được xem như là
phần sáng tạo, đóng góp của tác giả trong lĩnh vực lý thuyết về mô hình quản trị nhà
nước, mà theo David Held, đó là tự trị dân chủ (democratic autonomy). Nội hàm của
khái niệm này vừa thể hiện quyền tự do cá nhân vừa thể hiện quyền và nghĩa vụ
ngang nhau của các cá nhân trong việc tổ chức cộng đồng, đó là sự bình đẳng về
chính trị. Do vậy, cần có các thiết chế, thể chế không chỉ để giới hạn quyền lực của
nhà nước mà còn để đảm bảo cho các cá nhân bình đẳng tham gia vào quá trình
tranh luận, thảo luận công khai về các vấn đề cấp bách của xã hội. Đặc biệt là, ý
tưởng về tự trị dân chủ không chỉ có thể áp dụng trong phạm vi quốc gia, một nhà
nước mà còn có thể mở rộng sang việc xây dựng các thiết chế dân chủ cho phạm vi
toàn cầu, nhất là trong bối cảnh thế giới đang chuyển đổi, đang chung tay giải quyết
các vấn đề toàn cầu hiện nay.
Cũng về vấn đề này, tác phẩm Dân chủ, kinh tế thị trường và phát triển: Từ
góc nhìn châu Á của Farrukh Iqbal và Jong-ll You [27] bàn về vai trò của thể chế
12
chính trị - nhà nước dân chủ đối với sự phát triển. Các học giả cho rằng, dân chủ, kinh
tế thị trường và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó thể chế chính trị
dân chủ và kinh tế thị trường là "hai bánh xe của một cỗ xe ngựa", phải chuyển động
cùng nhau và phụ thuộc vào nhau để cùng phát triển. Điều này có nghĩa là, muốn phát
triển cần thiết phải có vai trò của nhà nước và nhà nước đó phải thực hiện quá trình dân
chủ hóa đồng thời với phát triển kinh tế thị trường. Nói cách khác, dân chủ về chính trị
cần đi đôi với tiến trình dân chủ trong kinh tế. Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã
từng nhận định, nếu ngay từ đầu, Hàn Quốc theo đuổi chính sách phát triển song song
cả dân chủ và kinh tế thị trường, thì nước này có thể kiểm soát được mối quan hệ thông
đồng giữa chính phủ và giới kinh doanh lớn vốn phát triển ngay trong khu vực tài chính
có sự kiểm soát của chính phủ. Thậm chí Hàn Quốc còn có thể tránh được sức mạnh
tàn phá của cơn bão khủng hoảng tiền tệ [27, tr.24].
Tác phẩm Phát triển là quyền tự do của Amartya Sen [1], người đoạt giải
thưởng Nobel về Kinh tế học, đã phân tích vai trò bảo vệ của thể chế chính trị dân
chủ trong việc ngăn chặn nạn đói thông qua những dẫn chứng so sánh thực tiễn giữa
cách thức cầm quyền dân chủ ở Botswana, Ấn Độ, Zimbabwe và cách thức cầm
quyền độc tài ở khu vực châu Phi cận Sahara như Su Đăng, Sômalia, Êtiôpia, đồng
thời ông cũng chỉ ra rằng, cuộc khủng khoảng kinh tế tài chính, tiền tệ ở khu vực
các nước châu Á vừa qua chính là "đòn trừng phạt" đối với một lối cầm quyền phi
dân chủ. Đặc biệt là, khi bàn về vai trò của thể chế chính trị dân chủ đối với nền
kinh tế thị trường, ông nhận định: Dân chủ có thể giúp thị trường vận hành tốt hơn
do tạo động cơ chính trị cho một phương thức cầm quyền tốt" [27, tr.11].
Báo cáo tổng quan, Việt Nam 2035, Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công
bằng và dân chủ của nhóm Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch - Đầu tư [48] bao
gồm 7 chương, trong đó chương 7 bàn về việc xây dựng thể chế hiện đại và nhà
nước hiệu quả. Chương này khẳng định vai trò của nhà nước đối với sự phát triển
kinh tế, đánh giá chất lượng thể chế và nhận diện các lực cản thể chế ảnh hưởng đến
sự phát triển tại Việt Nam, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm xây
dựng một bộ máy hành chính hợp lý, hiệu quả với đội ngũ công chức thực tài,
chuyển đổi vai trò của nhà nước từ chỗ can thiệp quá sâu vào nền kinh tế sang điều
tiết, hỗ trợ một cách có hiệu quả, xây dựng thể chế chính trị dân chủ hiện đại nhằm
thúc đẩy sự phát triển.
Tác phẩm Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước của Nguyễn Đăng Dung
13
[15]. Trong tác phẩm này, tác giả cho rằng mọi nhà nước muốn tồn tại đều phải là
nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do vậy một cách khách
quan, nhà nước phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Muốn có nhà nước chịu trách
nhiệm một cách rõ ràng thì cách thức tổ chức nhà nước phải hết sức giản đơn.
Chính sự đơn giản này là lý do buộc phải được tổ chức thành những cơ cấu đơn
giản, trong đó mỗi có cấu lại phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. Tuy
nhiên, tác giả không tập trung trả lời câu hỏi tại sao nhà nước lại phải chịu trách
nhiệm trước công dân, mà chủ yếu tập trung phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy nhà
nước với hàm nghĩa rằng, đó phải là một nhà nước được tổ chức và hoạt động một
cách hiệu quả, có trách nhiệm trước xã hội và bảo đảm quyền lực, lợi ích của nhân
dân, xét về bản chất, đó cũng là yêu cầu của một nhà nước kiến tạo phát triển.
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước năm
2010, Vai trò của Nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở
nước ta trong tiến trình đổi mới của Nguyễn Duy Mạnh [51], gồm 3 phần, 8 chương
đã luận giải một cách khoa học cơ sở lý luận về vai trò của Nhà nước đối với sự phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới. Đề tài cũng
đánh giá được các điều kiện đảm bảo, các yếu tố tác động và thực trạng thực hiện vai
trò của Nhà nước trên các mặt của đời sống xã hội như phát triển và quản lý nguồn
nhân lực, y tế, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, dân
tộc, tôn giáo, v.v…; đồng thời dự đoán được các xu hướng biến động của các vấn đề
xã hội, từ đó xác định quan điểm và đề xuất các giải pháp thiết thực, toàn diện nhằm
phát huy vai trò của Nhà nước ta trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Với các luận cứ khoa học, đề tài là một trong những
tài liệu có giá trị về vai trò thiết yếu của Nhà nước đối với sự phát triển của nước ta
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Luận án tiến sĩ Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
của Võ Thị Hoa [30] đã phân tích và luận giải một cách khoa học về vai trò của nhà
nước trong việc đảm bảo công bằng xã hội, đánh giá thực trạng và nêu lên các giải
pháp nhằm nâng cao vai trò thực hiện công bằng xã hội của nhà nước trong điều
kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Dưới
góc độ nhà nước kiến tạo phát triển, công bằng xã hội và vai trò chủ động, định
hướng của nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội là một trong những yêu
14
cầu, điều kiện cần thiết để tạo nên sự thành công của một nhà nước hợp lý, hiệu quả
- một nhà nước kiến tạo phát triển trong thực tiễn.
Luận án tiến sĩ Sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa
của Trần Thị Huyền [40] đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận
chung về vai trò của nhà nước, cũng như các xu hướng biến đổi vai trò của nhà
nước trước tác động của toàn cầu hóa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mặc dù nhà
nước nói chung và vai trò của nhà nước nói riêng có nhiều biến đổi song không vì
thế mà nhà nước mất đi vai trò của mình, mà ngược lại, nhà nước sẽ điều chỉnh vai
trò của mình cho phù hợp để nó vẫn tiếp tục tồn tại như một thiết chế quan trọng ở
tất cả các quốc gia. Từ việc phân tích những khuynh hướng biến đổi về vai trò của
nhà nước trên các phương diện như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tác giả đã đề
xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả của Nhà nước trong
việc thực hiện những vai trò của mình, đáp ứng các yêu cầu, thách thức của bối
cảnh toàn cầu hóa xuất phát từ điều kiện đặc thù của Việt Nam.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên đây đều khẳng định sự cần thiết
phải có vai trò của nhà nước đối với sự phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói
riêng, đồng thời gợi mở nhà nước nên làm gì và làm như thế nào để thúc đẩy sự
phát triển. Đó cũng là những nội dung cơ bản mà luận án nghiên cứu, luận giải.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC
KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
1.2.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Khi nghiên cứu trường hợp Nhật Bản và các nước Đông Á trong quá trình
phát triển từ những năm 1950 đến cuối những năm 1980 của thế kỷ XX, các nhà
nghiên cứu nhận thấy rằng, một trong những nhân tố quan trọng nhất tạo nên phát
triển thần kỳ ở những nước này là sự hiện diện của một loại nhà nước đặc biệt - một
"nhà nước kiến tạo phát triển" (Developmental State), mà thực chất là sự cộng sinh
chặt chẽ hơn giữa nhà nước và khu vực tư nhân, và được gọi là "chủ nghĩa tư bản
quản lý" hoặc "thị trường được quản lý" [90, tr.223-240]. Mô hình nhà nước này
xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản, đã tạo nên sự thành công trên thực tế trong việc thúc
đẩy tăng trưởng, giảm đói nghèo và nâng cao phúc lợi chung, được Chalmer
Johnson nghiên cứu khá kỹ lưỡng trong các công trình nghiên cứu của mình, trước
hết phải kể đến tác phẩm MITI and the Japanese Miracle - The Growth of Industrial
Policy, 1925 - 1975 (1982) với sự phân tích sâu sắc và so sánh sự khác biệt căn bản
15
trong cách thức can thiêp của nhà nước Nhật đối với thị trường. Sau khi tác phẩm
này ra đời, một loạt các tác phẩm khác của các học giả cũng tranh luận xung quanh
vấn đề này. Ngoài những vấn đề chung liên quan đến vai trò của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường, các học giả đã tập trung luận giải, làm phong phú hơn, đầy đủ
hơn những nội dung về nhà nước kiến tạo phát triển, từ nguồn gốc, nội hàm của
khái niệm, đến các đặc trưng cơ bản cũng như những điều kiện để vận hành thành
công trong thực tế. Những tác phẩm sau đây đã đề cập đến những vấn đề này:
Tác phẩm MITI and the Japanese Miracle - The Growth of Industrial Policy,
1925 - 1975 (Bộ Công nghiệp - Thương mại quốc tế và sự thần kỳ Nhật Bản - Sự
phát triển của chính sách công nghiệp, 1925 - 1975) của Chalmer Johnson [97] đã
khẳng đinh vai trò rất lớn của Chính phủ Nhật Bản, đặc biệt là Bộ Công nghiệp và
Thương mại quốc tế (MITI) trong nền kinh tế, mà trước hết là cách thức mà nhà
nước can thiệp vào nền kinh tế nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao trong những
thập niên cuối của thế kỷ XX. Ông cho rằng, MITI không phải là tác nhân quan
trọng duy nhất ảnh hưởng đến nền kinh tế, và không phải lúc nào nhà nước cũng
chiếm ưu thế, nhưng chúng ta sẽ không thể hiểu được tốc độ, hình thức và hiệu quả
tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản nếu không có sự đóng góp của MITI. Sự hợp tác
giữa nhà nước và doanh nghiệp lớn được thừa nhận là đặc điểm cơ bản của hệ thống
kinh tế Nhật Bản, và vai trò của nhà nước trong quá trình hợp tác này cũng như
những phương pháp, những thành tựu của bộ máy hành chính kinh tế Nhật Bản luôn
là trung tâm của các cuộc tranh luận liên tục giữa những người ủng hộ nền kinh tế
chỉ huy kiểu các nước XHCN và những người ủng hộ nền kinh tế thị trường hỗn
hợp kiểu phương Tây. Khi viết tác phẩm này, Johnson dự định bao gồm 8 chương:
Một chương giới thiệu về nhà nước kiến tạo phát triển Nhật Bản, một chương phân
tích các chức năng của nhà nước quan liêu Nhật bản và 6 chương về lịch sử của
chính sách công nghiệp Nhật Bản từ 1925 đến 1975. Sau khi gởi bản thảo cho nhà
xuất bản, với những lời góp ý của Ngài tổng biên tập, Johnson đã viết thêm chương
kết luận thể hiện những đóng góp của mình. Mặc dù nhà nước Nhật Bản là nhà
nước dân chủ tư sản phương Tây, nhưng không đóng vai trò thụ động "điều tiết"
như ở các nước Anh, Mỹ và cũng không đóng vai trò "thống soái" như trong các
nước XHCN, mà có một vai trò rất khác biệt, nhất là trong việc chủ động định
hướng và huy động nguồn lực cho các lĩnh vực kinh tế trọng tâm một cách nhất
quán. Để chỉ sự khác biệt đó, Johnson đã sử dụng khái niệm "nhà nước kiến tạo
16
phát triển" (Developmental State). Ông tin rằng "nhà nước kiến tạo phát triển" thực
sự tồn tại đúng nơi, đúng lúc và rất phù hợp ở Đông Á, nó vừa mang tính đặc thù
vừa mang tính tổng quát.
Bài viết "The Developmental State: Odyssey of a Concept" (Nhà nước kiến
tạo phát triển: Hành trình của một khái niệm) của Chalmer Johnson trong tác phẩm
The Developmental State của Woo-Cumings, Meredith (Chương 2) [99], là sự tổng
hợp những nhận định, phân tích, tranh luận xung quanh sự nhận thức về nhà nước
kiến tạo phát triển và những thành quả từ chính sách công nghiệp mà Nhật Bản đạt
được trong những năm 1925 - 1975. Trong bài viết này, Johnson đã tổng hợp một
số nghiên cứu của các tác giả khác viết về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị
trường sau khi tác phẩm "MITI and the Japanese Miracle" của ông được xuất bản
vào năm 1982.
Những tác phẩm quan trọng nhất phải kể đến là "Asia’s Next Giant: South
Korea and Late Industrialization" (Sự phi thường kế tiếp của châu Á: Hàn Quốc và
quá trình công nghiệp hóa muộn) của Alice Amsden [93], viết về nền kinh tế vi mô
của nhà nước kiến tạo phát triển Hàn Quốc, xem xét sự phát triển của Hàn Quốc
như một ví dụ về "công nghiệp hóa muộn", trong đó các ngành công nghiệp của
quốc gia này đã học hỏi từ các quốc gia đổi mới sớm hơn, thay vì tự đổi mới. Một
trong những lý do tạo nên sự tăng trưởng phi thường của Hàn Quốc chính là sự can
thiệp của nhà nước với nguyên tắc ưu tiên đặc quyền, trong đó chính phủ áp dụng
các tiêu chuẩn thực hiện nghiêm ngặt đối với các ngành và công ty mà nhà nước hỗ
trợ. Đó cũng chính là lý do mà Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan có thể phát triển
nhanh hơn các quốc gia mới nổi khác như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Mexico;
tác phẩm Gorverning the Market: Economic Theory and the Role of Government in
East Asian Industrialization (Quản trị thị trường: Lý thuyết kinh tế và vai trò của
Chính phủ trong công nghiệp hóa ở Đông Á) của Rober Wade [122], viết về các
khía cạnh tăng trưởng kinh tế của Đài Loan, đặc biệt là về quan điểm chính trị của
những người theo chủ nghĩa nghiệp đoàn thừa nhận một nhà nước kiến tạo phát
triển, đồng thời nhấn mạnh mối liên kết giữa các tập đoàn, ngân hàng, chính phủ, thị
trường vốn quốc tế và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Từ đó, tiếp tục gợi mở một chương
trình nghị sự mới cho chính sách phát triển quốc gia và quốc tế; tác phẩm Race to
the Swift: State and Finance in Korean Industrialization (Chạy đua với chim én:
Nhà nước và tài chính trong công nghiệp hóa ở Hàn Quốc) của Jung-en Woo
17
(Meredith Woo-Cumings) [112], viết về cách thức quan trọng nhất trong sự phát
triển của Hàn Quốc là kiểm soát lạm phát; và tác phẩm Comparative Economic
Transformations: Mainland China, Hungary, the Soviet Union and Taiwan (Sự
chuyển đổi kinh tế so sánh: Trung Quốc lục địa, Hungary, Liên Xô và Đài Loan)
của Yu-Shan Wu [130] phân biệt ở góc độ lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển
TBCN với nền kinh tế mệnh lệnh kiểu Xô viết, chủ nghĩa xã hội (CNXH) thị trường
và chính sách bất can thiệp.
Đặc biệt, Johnson cũng luận giải 4 yếu tố bản chất của nhà nước kiến tạo
phát triển: Một là, sự tồn tại của chế độ nhà nước quan liêu nhỏ, không xa xỉ, gồm
những người tinh túy nhất được tuyển chọn bởi chế độ trọng dụng nhân tài, có trình
độ quản lý hệ thống… Nhà nước ấy có trách nhiệm, trước hết, nhận diện và lựa
chọn các ngành công nghiệp để phát triển (chính sách cấu trúc công nghiệp); thứ
hai, xây dựng thể chế, cơ chế phù hợp để thúc đẩy các ngành công nghiệp đã được
lựa chọn (chính sách hợp lý hóa công nghiệp); thứ ba, hướng dẫn các ngành công
nghiệp chiến lược cạnh tranh lành mạnh để bảo đảm tính hiệu quả của nền kinh tế.
Để thực hiện những trách nhiệm này, nhà nước cần phải sử dụng các phương pháp
can thiệp phù hợp với nguyên tắc thị trường; Hai là, hệ thống chính trị hoạt động có
hiệu quả, trong đó các nhánh quyền lực lập pháp và tư pháp phải được hạn chế với
chức năng là "van an toàn"; Ba là, các phương pháp can thiệp thích ứng với thị
trường của nhà nước trong nền kinh tế phải thật sự hoàn hảo…; Bốn là, có một cơ
quan điều phối quốc gia giống như MITI với kích cỡ nhỏ, có chức năng định hướng,
tư vấn chính sách - "think-tank". Ông viết: Một nhà nước cố gắng đạt được những
thành tựu kinh tế giống như Nhật thì nên làm theo những ưu tiên chính sách như
Nhật. Nhà nước đó trước hết phải là nhà nước kiến tạo phát triển - và sau đó chỉ là
nhà nước điều điết, nhà nước phúc lợi, nhà nước công bằng hay bất kỳ loại nhà
nước chức năng nào khác mà xã hội đó mong ước theo đuổi. Như vậy, mục đích của
Johnson trong chương này là làm rõ 3 nhiệm vụ: Trước hết, tóm tắt lại những gì mà tác
phẩm "MITI and the Japanese Miracle" đã thật sự đề cập; Hai là, công khai bài tranh
luận - Nhật Bản có thể là trường hợp điển hình tạo nên một mô hình nhà nước?; Ba là,
đánh giá các bài phê bình dưới 4 tiêu đề lớn: (a) Cái gì quan trọng hơn, thị trường hay
chính sách công nghiệp? (b) Nhật Bản có phải là nền dân chủ và là một nhà nước kiến
tạo phát triển TBCN? Có thể so sánh Nhật Bản với một thể chế chính trị dân chủ
không? (c) Sự thành công của Nhật Bản có phụ thuộc vào từng thời kỳ, từng giai đoạn
18
hay không? Và (d) bản chất của mối quan hệ giữa công chức - thường dân (hay giữa
khu vực công - khu vực tư) trong nhà nước kiến tạo phát triển TBCN là gì? Bốn lĩnh
vực này bao trùm hầu hết các cuộc tranh luận nghiêm túc của các học giả trên thế giới
xung quanh tác phẩm "MITI and the Japanese Miracle".
Tác phẩm The Developmental State in Africa - Problems and Prospects (nhà
nước kiến tạo phát triển ở châu Phi - Vấn đề và triển vọng) của Peter Meyns và
Charity Musamba [121 ] đã hệ thống hóa 5 luận điểm lý thuyết chính của các học giả
xung quanh cuộc tranh luận về Nhà nước kiến tạo phát triển: Một là, sự can thiệp chủ
động và phù hợp với thị trường (Chalmers Johnson); Hai là, sự độc lập tự chủ, gắn
kết (Peter Evans); Ba là, chính trị là yếu tố chủ đạo (Adrian Leftwich); Bốn là, Kinh
tế chính trị học Thể chế - một sự lựa chọn thay thế cho Kinh tế học Tân tự do (Ha-
Joon Chang); Năm là, nhà nước kiến tạo phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa
(Linda Weiss). Trên cơ sở đó, các tác giả cũng xác định 4 đặc điểm cơ bản của Nhà
nước kiến tạo phát triển và phân tích nó trong điều kiện Nhà nước kiến tạo phát triển
dân chủ Botswana, đó là: Giới lãnh đạo chính trị có định hướng phát triển; Bộ máy
hành chính hiệu quả và tự chủ; Khu vực tư nhân có định hướng sản xuất; và Quản trị
xã hội theo định hướng thực hiện. Từ những phân tích đó, các tác giả kết luận, mặc
dù Botswana phải đối mặt với những thách thức, khó khăn, nhưng với những trải
nghiệm như là một nhà nước kiến tạo phát triển dân chủ, nhất là về các đặc điểm thể
chế là những bằng chứng về nhà nước kiến tạo phát triển trong thực tiễn ở châu Phi.
Tác phẩm The Developmental State in History and in the Twentieth Century
(Nhà nước kiến tạo phát triển trong lịch sử và trong thế kỷ XX) của Aniya Kumar
Bagchi [95] đã đề cập đến 3 yếu tố cơ bản của một nhà nước kiến tạo phát triển, đó
là (1) ngăn chặn xung đột bằng cách duy trì "luật pháp và trật tự" trong xã hội và
xây dựng tiêu chuẩn sống cho người dân như sức khỏe, giáo dục thông qua các
chính sách can thiệp, trong đó nhân tố thiết yếu của giáo dục chính là "học cách
học"; (2) tinh thần chủ nghĩa dân tộc dựa trên sự cam kết chung, bảo hiểm chung và
hành động chung; (3) thành lập bộ máy quan chức có lý trí và mở rộng sự bảo trợ
của nhà nước đối với công dân. Từ những đặc điểm đó, Bagchi chứng minh rằng, ở
các nước Anh, Đức, Nhật, Hà Lan trước đây đã từng tồn tại mô hình nhà nước kiến
tạo phát triển và thậm chí Liên xô, Trung Quốc thời kỳ trước năm 1980 cũng là các
nhà nước kiến tạo phát triển; đồng thời ông cũng gợi mở việc xây dựng nhà nước
kiến tạo phát triển trong điều kiện một nền dân chủ phát triển.
19
Bài viết "Bringing the State Back In: Lessons from East Asia’s Development
Experience" (Đưa nhà nước trở lại: Những bài học từ kinh nghiệm phát triển của
các nước Đông Á) của Robert H. Wade [122] trong tác phẩm Towards a prosperous
wider Europe: Macroeconomic policies for a growing neighborhood (Hướng tới
một thị trường Châu Âu thịnh vượng: Các chính sách kinh tế vĩ mô cho một khu vực
đang phát triển) do Michael Dauderstädt biên soạn, đã tóm tắt sự hiểu biết của tác
giả về vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế ở Đông Á (Hàn Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản), trong những thập niên sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và trong thập
kỷ vừa qua, với những minh chứng cụ thể, phong phú. Robert H. Wade cho rằng,
(1) có rất nhiều chương trình và chính sách công nghiệp ở khu vực Đông Á mang
tính vừa phải, nhưng nhìn tổng thể có thể rất hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển
đổi nền kinh tế sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn; (2) các quốc gia này
không đòi hỏi những cân nhắc, tính toán phức tạp và một bộ máy hành chính có tay
nghề cao; và (3) các nước đang phát triển khác có thể áp dụng các tiêu chuẩn tương
tự này về chính sách công nghiệp, ngay cả khi các nước đó vẫn còn các công cụ
thúc đẩy sự phát triển khác. Điều này nhằm bác bỏ quan điểm của Howard Pack,
một nhà kinh tế học, đã rút ra kết luận từ công trình nghiên cứu của mình về chính
sách công nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc vào những năm 1960 trở lại đây, rằng là
những lợi ích đối với Nhật Bản và Hàn Quốc là khiêm tốn, ngay cả khi lợi ích của
họ đạt đến mức cao nhất trong những năm 1960, và các quốc gia đang cố gắng thu
lợi từ chính sách công nghiệp như Nhật Bản và Hàn Quốc đã từng đạt được, cần
phải có một bộ máy hành chính không những có khả năng đặc biệt mà còn có khả
năng chính trị để thu hồi những lợi ích từ các công ty hoạt động thiếu hiệu quả... vì
vậy, các nước đang phát triển cần phải đặc biệt thận trọng trước khi triển khai thực
hiện các chính sách công nghiệp này.
Hai bài báo có đóng góp quan trọng trong việc tổng hợp các khía cạnh khác
nhau về nhà nước kiến tạo phát triển và cách thức giải quyết bài toán Đông Á rất có
giá trị. Bài viết ''The Logic of the Developmental State'' (Logic của nhà nước kiến
tạo phát triển) của Ziya Onis [131, tr.109-126] với việc luận giải rất sâu sắc về nhà
nước kiến tạo phát triển và chính sách công nghiệp, về nền tảng chính trị và thể chế
cũng như lịch sử phát triển và đặc trưng của nhà nước kiến tạo phát triển Đông Á,
về mối quan hệ giữa nhà nước kiến tạo phát triển với chủ nghĩa nghiệp đoàn, hay
liệu mô hình nhà nước kiến tạo phát triển có thể chuyển đổi và hướng đến một mô
20
hình mới. Từ đó, ông nhận định, sự can thiệp của nhà nước kiến tạo phát triển thể
hiện ở 3 khía cạnh: Thứ nhất, sở hữu trực tiếp và kiểm soát sản xuất công nghiệp là
không quan trọng bằng quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế thông qua giáo dục,
đào tạo và nghiên cứu. Thứ hai, nhà nước thực hiện vai trò chủ chốt trong việc thúc
đẩy các mối quan hệ hợp tác giữa người quản lý và người lao động. Thứ ba, và quan
trọng nhất, nhà nước đảm nhận vai trò hàng đầu trong việc tạo ra lợi thế so sánh.
Bài viết ''Four Asian Tigers with a Dragon Head: A Comparative Analysis of the
State, Economy, and Society in Asian Pacific Rim'' (Bốn con hổ châu Á có một đầu
rồng: Một sự phân tích so sánh về nhà nước, kinh tế và xã hội ở Vành đai châu Á -
Thái Bình Dương) của Manuel Castells [115, tr.33-70] viết về 4 quốc gia, vùng lãnh
thổ, đó là Singapore với các công ty xuyên quốc gia, một nhà nước dân tộc và sự
phân công lao động quốc tế chuyển đổi; Hàn Quốc với một nhà nước độc quyền sản
xuất hay khi nợ nước ngoài trở thành một công cụ để phát triển; Đài Loan với sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản linh hoạt dưới sự dẫn dắt của một nhà nước linh
hoạt; và mô hình Hồng Kông và Hồng Kông hiện thực với các doanh nghiệp nhỏ
trong nền kinh tế thế giới và phiên bản lệ thuộc của nhà nước phúc lợi, đồng thời
phân tích những điểm tương đồng và khác biệt trong tiến trình phát triển kinh tế của
các nền kinh tế công nghiệp mới châu Á này - Có phải đó là 4 con hổ hay 1 con
rồng có 4 đuôi hổ. Đặc biệt, từ sự phân tích đó, tác giả cũng luận giải về những đặc
trưng có tính lịch sử của nhà nước kiến tạo phát triển ở các nước công nghiệp mới
Đông Á này cũng như những thành công các nhà nước đó.
Trong bài viết "China as a Developmental State" (Trung Quốc như là một
nhà nước kiến tạo phát triển) của Andrzej Bolesta [94], tác giả khái quát những vấn
đề lý luận chung về nhà nước kiến tạo phát triển, đồng thời phân tích, đánh giá một
cách khoa học về những hành động của nhà nước Trung Quốc và đưa ra nhận định:
Trung Quốc có thể là một nhà nước kiến tạo phát triển. Điều đáng chú ý là, bài viết
đã tóm tắt những đặc trưng của nhà nước kiến tạo phát triển mà đã từng được thống
nhất trong các nghiên cứu quốc tế: Thứ nhất, các mục tiêu của chính phủ là đạt
được sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng. Thứ hai, những mục tiêu này được
thực hiện thông qua quá trình công nghiệp hóa. Thứ ba, mặc dù chiến lược và mục
tiêu có thể được soạn thảo bởi giới tinh hoa cầm quyền, nhưng sự biến đổi của nhà
nước được tạo ra bởi bộ máy hành chính có thẩm quyền - một bộ máy hành chính
nhà nước được cấu trúc khá độc lập với các khả năng lựa chọn dân chủ của xã hội,
21
không giống như Mexico và Brazil. Những lựa chọn này cũng có thể không liên
quan với một hệ thống chính trị của một nhà nước kiến tạo phát triển mà thông
thường là chế độ độc đoán, hoặc ít nhất được bảo vệ khỏi các ảnh hưởng của các
chính trị gia được bầu cử dân chủ. Thứ tư, quá trình này diễn ra trong môi trường
thể chế, trong đó nhà nước không chỉ đưa ra các quy phạm và luật lệ cho xã hội,
chính trị và kinh tế đang tồn tại, mà còn đưa ra các định hướng phát triển. Và do
vậy, nhà nước đó là một nhà nước mang bản chất can thiệp. Thứ năm, mặc dù đó
thực sự là một nhà nước can thiệp, nhưng môi trường kinh tế là tư bản chủ nghĩa,
nơi mà khu vực tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất
nước. Hơn nữa, người ta có thể nhấn mạnh, rằng các trường hợp ở Đông Á cung cấp
một khuôn mẫu về một con đường phát triển thích hợp cho các nước phía Nam. Nhà
nước kiến tạo phát triển được giới thiệu cho các nền kinh tế khá nghèo, đòi hỏi động
lực phát triển tốt hơn. Động lực này chủ yếu có thể duy trì nhờ tăng trưởng do xuất
khẩu, mà sau đó, về mặt lý thuyết, sẽ tạo ra các phương tiện để chống lại đói nghèo,
tạo ra những nơi làm việc mới... Do đó, một nhà nước kiến tạo phát triển sẽ trở
thành một nhà xuất khẩu các sản phẩm của chính mình. Theo thời gian, khối lượng
xuất khẩu được duy trì ở mức cao, bản chất của nó cũng thay đổi, nhưng sự phát
triển ngày càng được thúc đẩy bởi tiêu dùng trong nước. Cuối cùng, khi xã hội đạt
đến một mức sống nhất định, tiêu dùng trong nước sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế. Có
thể ở giai đoạn đó, một nhà nước kiến tạo phát triển sẽ trở thành một nhà nước phát
triển. Từ đó, tác giả khẳng định, lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển không
phải là công thức để đạt được những tiến bộ, văn minh, thành công của một quốc
gia. Tuy nhiên, đó là một triết lý nhà nước có thể giúp các quốc gia tạo ra một nền
tảng thích hợp cho những nỗ lực phát triển của mình. Triết lý đó đặt sự phát triển
lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự, song chúng ta không nên chấp nhận lý
thuyết này như là một giáo lý, bởi lẽ việc đưa lý thuyết nhà nước kiến tạo phát triển
vào các chính sách của nhà nước và hệ tư tưởng chủ đạo của nhà nước có thể dẫn
đến một số tác động tiêu cực, mà đây cũng là điều thông thường ở một số quốc gia
khác. Trong quá trình làm giàu thêm đất nước, nhà nước có thể có xu hướng làm
giàu cho bản thân chứ không phải cho nhân dân. Thực tế là, tham nhũng, căn bệnh
cố hữu của thể chế nhà nước trong các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và cũng
tồn tại trong các nền kinh tế tự do thực sự là một mối đe dọa lớn đối với sự phát
triển và phát triển bền vững hiện nay.
22
Ngoài ra, cuốn sách Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển qua nghiên cứu
của các học giả nước ngoài do Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội [42] chọn lựa,
tập hợp và biên dịch các công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu của các học giả nước
ngoài xung quanh vấn đề này chính là nguồn tài liệu để nghiên cứu sâu hơn với những
góc nhìn khác nhau về nhà nước kiến tạo phát triển.
Nhìn chung, qua các công trình tiêu biểu trên đây, chúng ta có thể nhận định
rằng: Từ những ý tưởng và nghiên cứu ban đầu của Johnson, cũng như những kết quả
nghiên cứu khoa học tiếp theo, những cuộc tranh luận về nhà nước kiến tạo phát triển
của các nhà khoa học trên thế giới, đã chỉ ra những giá trị, những kinh nghiệm mà
chúng ta có thể nghiên cứu, vận dụng và phát triển một cách có chọn lọc và sáng tạo
trong việc xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay.
1.2.2. Những công trình nghiên cứu trong nước
Thuật ngữ "Nhà nước kiến tạo phát triển" là thuật ngữ mới được sử dụng ở
Việt Nam trong những năm gần đây. Thuật ngữ này chính thức được người đứng
đầu Chính phủ đưa ra thông điệp từ năm 2014 [2], sau đó, Thủ tướng kế nhiệm tiếp
tục khẳng định một cách mạnh mẽ trong Lời tuyên thệ và phát biểu trước Quốc hội
nhiệm kỳ 2016 - 2021: "nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính,
hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân" [77] với nhiều hành động thực tiễn rất thiết
thực như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; trực tiếp đối thoại với doanh
nghiệp; thúc đẩy chương trình xây dựng nhà ở xã hội, xóa đói giảm nghèo, v.v...
nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.
Điều này có nghĩa là, xây dựng một nhà nước hợp lý, hiệu quả, một nhà nước
thực hiện tốt chức năng kiến tạo phát triển, phục vụ doanh nghiệp và người dân thực
sự trở thành một định hướng chiến lược trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống
chính trị nước ta. Tại phiên họp thường kỳ đầu tiên sau khi nhậm chức (4/2016),
Thủ tướng khẳng định: "Việc cải cách thể chế - cái đích lớn nhất của cải cách hành
chính, sẽ được thực hiện theo hướng chuyển mạnh từ Nhà nước điều hành nền kinh
tế sang Nhà nước kiến tạo phát triển", "Chính phủ mới kiện toàn chuyển phương
thức chỉ đạo điều hành từ mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo và phục
vụ. Cùng với đó, sẽ phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng thị
trường, hạn chế và tiến tới xóa bỏ cơ chế xin cho. Chính phủ sẽ tập trung lo xây
dựng thể chế, cơ chế, chính sách cho đầu tư, phát triển" [88].
Tuy nhiên trước đó, từ năm 2009 đã có những bài viết của các tác giả Vũ
23
Minh Khương và Phạm Hưng Hùng được đăng tải trên trang Web Tuần Việt Nam
đề cập đến các điều kiện xuất hiện cũng như các đặc điểm cơ bản của nhà nước kiến
tạo phát triển.
Những năm gần đây, đã có những tác phẩm chuyên đề, những cuộc hội thảo,
thông tin khoa học và các bài viết của rất nhiều tác giả bàn luận về các khía cạnh
khác nhau của nhà nước kiến tạo phát triển, đặc biệt là việc chuyển đổi vai trò chỉ
huy bằng kế hoạch, mệnh lệnh và tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh
doanh của Nhà nước ta sang vai trò dẫn dắt, tạo lập môi trường, thể chế, xây dựng
một nhà nước kiến tạo phát triển, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân. Có
thể kể đến các tác phẩm, các bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học, hội thảo,
thông tin chuyên đề sau đây:
Bài viết "Việt Nam trước thách thức xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển"
của Vũ Minh Khương [44], đã phân tích 03 yếu tố then chốt, khách quan quyết định
việc lựa chọn thể chế phát triển của các quốc gia, đó là (1) Nhu cầu, đòi hỏi, khát
vọng vươn lên của người dân và dân tộc - làm thế nào để tăng trưởng và phát triển;
(2) Hiểm họa an ninh quốc gia - nguy cơ rơi vào vòng lệ thuộc và phải trả giá rất đắt
cho vị thế thấp yếu của mình nếu quốc gia đó không tự vươn mình phát triển;
(3) Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên buộc những quốc gia này chỉ có một con
đường duy nhất là phát huy nguồn nhân lực để phát triển. Từ đó, tác giả chỉ rõ rằng,
sự khác biệt giữa mô hình nhà nước kiến tạo phát triển với mô thức "nhà nước đối
phó - xoay sở", "cai trị - hủ bại" đều xuất phát từ cách thức xây dựng thể chế phát
triển của nhà nước đó, theo đó, nhà nước kiến tạo phát triển khi tuyển dụng cán bộ
vào cơ quan nhà nước phải thực sự minh bạch và cạnh tranh; tiêu chuẩn lựa chọn và
đề bạt cán bộ dựa trên coi trọng hiền tài; cần phải thiết lập cơ quan hoạch định và
phối thuộc chiến lược phát triển với những cán bộ ưu tú, có trách nhiệm; mối quan
hệ hợp tác giữa nhà nước và tư nhân luôn chặt chẽ, gắn bó; và luật chơi trên thị
trường cần rõ ràng, bình đẳng và nghiêm minh. Đặc biệt là, tác giả cũng gợi mở 02
nội dung cấp bách cần thực hiện đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà
nước kiến tạo phát triển là thành lập một cơ quan hoạch định chiến lược phát triển
và ban hành các quyết sách có hiệu lực cao và được lòng dân. Như vậy, bài viết của
Vũ Minh Khương xem thể chế phát triển là một trong những yếu tố quyết định sự
phát triển của một quốc gia. Xây dựng thể chế phát triển phải xuất phát từ thực tiễn,
từ những bức bách của cuộc sống, từ nhu cầu tồn tại và phát triển của dân tộc, chứ
24
không phải từ ý chí chủ quan, duy ý chí của người cầm quyền. Chất lượng của thể
chế sẽ ảnh hưởng bản chất và hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước.
Hai bài viết "Bàn thêm về mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển" và "Nhà
nước kiến tạo phát triển phải từ quyết tâm chiến lược" của tác giả Phạm Hưng Hùng
[36; 38]. Tác giả thống nhất với Vũ Minh Khương về 2 yếu tố quan trọng của nền kinh
tế là chất lượng thể chế và nguyên tắc thị trường, nhưng một hệ thống thể chế có chất
lượng cao, phù hợp với thị trường là không dễ dàng tạo lập, nó đòi hỏi rất nhiều điều
kiện. Từ đó, tác giả khái quát các điều kiện của một nhà nước kiến tạo phát triển: (1)
các nhà lãnh đạo chính trị yêu nước, có năng lực hoạch định chiến lược, có quyết tâm
vì sự phát triển; (2) bộ máy nhà nước phải có quyền tự chủ và đủ mạnh với đội ngũ cán
bộ, công chức có năng lực; (3) một xã hội dân sự "yếu" hơn; (4) năng lực quản lý hiệu
quả khu vực tư nhân; (5) tính ưu tiên cho phát triển; (6) tính hợp pháp và hiệu quả của
nhà nước [36]. Đồng thời, cũng chỉ ra các rào cản như tham ô, tham nhũng, thiếu minh
bạch… có thể làm cho nhà nước kiến tạo phát triển trở thành một nhà nước kiểu "tư
bản thân hữu". Do vậy, để xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển cần phải phát huy nội
lực (nhất là lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh), có quyết tâm chiến lược (thể
hiện năng lực và quyền lực của nhà nước) và thực hiện chế độ trọng dụng nhân tài
(như đã từng có ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore) [36].
Tiếp tục quan điểm của mình, trong một bài viết khác "Sự cố Vinashin,
Vinalines - bài học lớn trong kiến tạo phát triển" [37], tác giả Phạm Hưng Hùng
nhấn mạnh, đặc trưng lớn nhất của mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là vai trò
chủ động định hướng của nhà nước trong phát triển kinh tế. Theo đó, nhà nước cần
có (1) công cụ tài chính và doanh nghiệp, tức là nhà nước phải sở hữu và chi phối
hệ thống ngân hàng, quản lý ngân sách và chi phối hoạt động của các doanh nghiệp
lớn trong các ngành kinh tế quốc dân; và (2) chính sách phát triển đặc thù - chính
sách công nghiệp ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chiến lược, then chốt.
Và do vậy, luôn tồn tại hiện hữu mối quan hệ mật thiết giữa nhà nước và các tập
đoàn kinh tế lớn. Tuy nhiên, sự thành công hay thất bại lại phụ thuộc vào sự ràng
buộc trách nhiệm giữa nhà nước và doanh nghiệp khi thụ hưởng cơ chế, chính sách
ưu tiên và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. Thực tế đã chỉ ra rằng,
bản chất của mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp chính là điểm mấu chốt
tạo nên sự thành công của Hàn Quốc và sự thất bại của một số quốc gia công nghiệp
hóa muộn như Ấn Độ.
25
Tác giả Nguyễn Chính Tâm trong bài viết "Thông điệp của Thủ tướng và
bước ngoặt 2014" [66] cũng đã nêu rõ ba đặc tính tiền phong của mô hình nhà nước
kiến tạo phát triển, bao gồm: Một là, thay vì kiểm soát, nhà nước cần chuyển sang
chức năng quản trị và kiến tạo để tập trung vào những lĩnh vực mà thị trường và xã
hội không thể làm hoặc làm không hiệu quả. Hai là, nhà nước phải là thiết chế đại
diện cho nhân dân, tức là cần tạo lập thể chế pháp lý hành động thông qua việc giao
quyền, ủy quyền và phân quyền nhiều hơn để người dân và doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân tham gia vào các hoạt động kinh tế và chịu trách nhiệm với các hành vi
của mình, "dung hòa lợi ích" bằng những định chế mang tính chế tài và sự giám sát
của công luận. Ba là, quản trị rủi ro, tức là phải tiên liệu và phòng ngừa trước các rủi
ro thay vì giải quyết những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Bài viết "Suy ngẫm từ thông điệp của các lãnh đạo" của Đặng Văn Huấn [35]
đã phân tích sự khác biệt giữa "nhà nước kiến tạo" và "nhà nước khai thác". Tác giả
cho rằng: Thứ nhất, khác với nhà nước khai thác, quyền lực trong nhà nước kiến tạo
không bị tập trung vào một bộ phận của nhà nước mà có sự phân tán và cân bằng
tương đối. Thứ hai, các cá nhân, tổ chức kinh doanh trong nhà nước kiến tạo được
tự do sản xuất kinh doanh mà không bị ảnh hưởng bởi những rào cản chính sách và
độc quyền. Thứ ba, việc phân phối những thành quả của phát triển của nhà nước
kiến tạo được là tương đối công bằng, góp phần giảm thiểu sự bất công xã hội,
khuyến thích mọi công dân và doanh nghiệp cùng tham gia làm giàu và phát triển
đất nước. Đặc biệt là, tác giả cũng gợi mở hai nhóm nguyên tắc về chính trị và kinh
tế để xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay. Trong đó nhấn
mạnh việc cần thiết phải đổi mới tư duy về vai trò của nhà nước, về mối quan hệ
giữa nhà nước và thị trường - xã hội. Theo đó, nhà nước cần tạo lập khuôn khổ
chính sách để thị trường vận hành một cách năng động, lành mạnh và hiệu quả,
đồng thời tăng cường công khai, minh bạch để người dân giám sát chính quyền.
Bài viết "Nhà nước kiến tạo" của tác giả Lê Minh Quân [61], bàn về 5 đặc
trưng cơ bản của một nhà nước kiến tạo, đó là: (1) xây dựng chiến lược, tạo dựng
môi trường và điều kiện cho phát triển xã hội; (2) dự báo, chia sẻ và hướng dẫn trong
phát triển xã hội; (3) tiết kiệm và mang tinh thần kinh doanh trong phát triển xã hội;
(4) tinh gọn, minh bạch và hiệu lực, hiệu quả đối với phát triển xã hội; (5) phát triển
và trọng dụng nhân tài. Từ những đặc trưng đó, tác giả khẳng định, nhà nước kiến tạo
là nhà nước mang lại hiệu quả cao nhất cho sự phát triển của xã hội, thể hiện ở tăng
26
trưởng kinh tế và các chỉ tiêu phúc lợi xã hội, do vậy, việc đánh giá nhà nước kiến tạo
phải dựa trên những thành tựu phát triển xã hội cụ thể, thiết thực.
Trong bài viết "Nhà nước kiến tạo là nhà nước không hành dân" [18], tác
giả Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, nhà nước kiến tạo là một nhà nước phải tránh cho
người dân và cho doanh nghiệp những rủi ro về chính sách, ở đó người dân được
phát huy tối đa năng lực phát triển của mình mà không bị "hành" bởi các chính
sách phi lý. Do vậy, nhà nước kiến tạo phát triển phải hội tụ đủ ba yếu tố cơ bản:
Thứ nhất, nhà nước kiến tạo phát triển phải hoạch định được đường lối phát triển
cho đất nước, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, chương trình thúc đẩy khởi
nghiệp, xóa đói giảm nghèo, v.v..., đồng thời thúc đẩy việc hiện thực hóa đường
lối đó. Trong quá trình đó, nhà nước không làm thay người dân và các doanh
nghiệp, mà tạo ra được hệ thống khuyến khích thông qua các chính sách, thuế, tín
dụng, thương quyền... để thu hút các nguồn lực tập trung đầu tư cho các mục tiêu
phát triển. Ngoài ra, nhà nước còn cần phải phát huy ưu thế của nhà nước điều tiết
là tạo ra khuôn khổ thể chế để từng người dân và các doanh nghiệp có thể dễ dàng
sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là phải được bảo đảm quyền tự do kinh doanh,
quyền tự do tài sản, quyền tự do kế ước...; tăng cường sự công khai, minh bạch;
tôn trọng và bảo vệ sự cam kết của các hợp đồng; và giải quyết các tranh chấp một
cách nhanh chóng và hiệu quả; Thứ hai, nhà nước cần ưu tiên đầu tư cho giáo dục
và y tế. Bởi vì đây là những nền tảng quan trọng nhất cho phát triển. Đồng thời
nhà nước cũng cần cung cấp các dịch vụ công chất lượng, giá rẻ cho công chúng.
Muốn vậy, cần xây dựng một bộ máy hành chính - công vụ chuyên nghiệp, hiệu
quả thông qua tuyển dụng, bổ nhiệm dựa trên năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
một cách nghiêm túc; Thứ ba, nhà nước phải tạo ra cạnh tranh lành mạnh để mọi
chủ thể trong xã hội có cơ hội vươn lên và để thu hút nhân tài phát triển đất nước.
Bài viết "Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển - Kinh nghiệm quốc tế và
những vấn đề đặt ra ở Việt Nam" của tác giả Trịnh Quốc Toản [79] nêu lên nhận
thức, đặc trưng chung về nhà nước kiến tạo phát triển, với trọng tâm là xây dựng
Chính phủ kiến tạo phát triển và khái quát kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nhà
nước kiến tạo phát triển. Đồng thời, trên cơ sở phân tích xu thế khách quan và
những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển trong giai
đoạn hiện nay, tác giả cũng đánh giá về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Nhà
nước hiện nay đối chiếu với yêu cầu của nhà nước kiến tạo phát triển, từ đó đề xuất
định hướng xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn mới.
27
Cũng từ góc nhìn kinh nghiệm quốc tế, trong bài viết "Kinh nghiệm xây
dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính của Singapore và khuyến nghị đối với Việt
Nam" [58], tác giả Nguyễn Minh Phương và Nguyễn Thị Ngọc Mai cho rằng, từ
những năm 1970 của thế kỷ XX, làn sóng cải cách, chuyển đổi từ chính phủ quản lý
truyền thống sang chính phủ kiến tạo phù hợp với xu thế toàn cầu hóa đã được các
nước đề xướng và thực hiện. Tuy nhiên, mỗi nước có điều kiện kinh tế, xã hội, địa
lý và thể chế chính trị khác nhau nên mô hình chính phủ kiến tạo cũng được các
quốc gia vận dụng với những phương thức khác nhau, tạo nên những mô hình chính
phủ kiến tạo mang những đặc trưng riêng. Trên cơ sở khái quát những đặc trưng nổi
bật trong tiến trình xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính của Singapore, nhóm
tác giả gợi mở 06 khuyến nghị đối với việc xây dựng chính phủ kiến tạo phát triển
của Việt Nam hiện nay, đó là: (1) cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị,
trong đó Chính phủ đóng vai trò điều hành triển khai thực hiện; (2) cần tiếp tục cải
cách thể chế, chính sách; (3) cần xây dựng hệ thống đánh giá định lượng về chất
lượng và năng lực phục vụ, nhằm tinh giản hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức; khắc phục tình trạng đánh giá theo cảm tính, thiếu định lượng; (4) đẩy
nhanh việc chuyển đổi mô hình và cơ chế hoạt động phù hợp của các đơn vị sự
nghiệp công lập theo hướng những việc gì mà xã hội làm được thì Nhà nước kiên
quyết không làm; (5) đẩy mạnh xã hội hóa, tư nhân hóa dịch vụ công nhằm khuyến
khích sự tham gia đóng góp nguồn lực của khu vực tư nhân, giảm gánh nặng chi phí
đầu tư cho Nhà nước; (6) cần xây dựng hệ thống chính sách phản biện hiệu quả,
chuyên nghiệp để thu hút sự tham gia của người dân, tổ chức xã hội.
Bài viết "Xây dựng chính phủ kiến tạo - Thời cơ và thách thức đối với Việt
Nam" của tác giả Nguyễn Quốc Lý [45], đã phân tích rõ nội hàm của chính phủ kiến
tạo. Theo tác giả, một chính phủ kiến tạo, phải thể hiện ở hiệu quả hoạt động của
chính phủ đó. Đó là chính phủ được tạo dựng trên nền tảng của thể chế chính trị dân
chủ với bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả, trong sạch, hoạt động theo hướng
chính phủ điện tử, chính phủ của cách mạng công nghiệp 4.0, bao gồm những người
có trí tuệ, chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo; lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm
phương châm hành động, công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình; là
chính phủ thân thiện với thị trường, xã hội, doanh nghiệp và người dân với tư duy
đổi mới, nhạy bén, biết tạo ra những đột phá phát triển. Đặc biệt là, tác giả đã nhận
diện những thời cơ cũng như những thách thức đối với Việt Nam trong quá trình
28
xây dựng chính phủ kiến tạo và gợi mở những giải pháp thiết thực, từ việc đổi mới
tư duy lý luận của Đảng, xây dựng thể chế đến cải cách mạnh mẽ bộ máy hành
chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực, và nhất
là phải có sự chủ động, sáng tạo, quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị và
sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân.
Cũng về vấn đề này, trong bài viết "Kiến tạo phát triển và những ấn tượng
chưa từng có" của Hà Duy [19], ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Chính phủ kiến tạo là Chính phủ
tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân. Trước hết, bản thân
Chính phủ kiến tạo phải đủ năng lực, minh bạch, đủ khả năng giải trình. Thứ hai,
Chính phủ kiến tạo phải có khả năng tạo được tầm nhìn tốt và chính sách tốt. Thứ
ba, Chính phủ kiến tạo phải tương tác với xã hội, công chúng, thị trường, nhà đầu
tư, doanh nghiệp một cách thân thiện theo nghĩa minh bạch, giải trình. Cuối cùng,
Chính phủ kiến tạo là Chính phủ biết tạo ra được sự phát triển.
Bài viết "Chuyển mạnh từ chính phủ điều hành nền kinh tế sang chính phủ
kiến tạo phát triển" của tác giả Nguyễn Mạnh Bình [4] cho rằng, nhà nước kiến tạo
phát triển: Trước hết, cần xác định lại vai trò của nhà nước, chuyển sang vai trò kiến
tạo để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và nền dân chủ XHCN; Thứ hai, cần nâng
cao chất lượng thể chế, coi đó là một trong những yếu tố nền tảng cho công cuộc
phát triển toàn diện; Thứ ba, cần có tư duy mới về mối quan hệ giữa nhà nước và thị
trường; Thứ tư, cần thiết kế chính sách có tầm nhìn, có tính khả thi; Thứ năm, cần
tiếp tục tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để hoạt động
kinh doanh có hiệu quả; Thứ sáu, cần phân cấp cho chính quyền địa phương để tạo
tính chủ động cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế -
xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển.
Thông tin khoa học chuyên đề ''Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển: Kinh
nghiệm quốc tế và Singapore - Những kiến nghị đối với Việt Nam'' [33]. Tác giả Vũ
Minh Khương cho rằng nhà nước kiến tạo phát triển là nhà nước đặt mục tiêu phát
triển đất nước lên hàng đầu, nhà nước ấy có hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ công
chức có năng lực và phẩm chất, có khả năng huy động, khuyến khích, cộng hưởng
năng lực của cả đất nước để thực hiện mục tiêu phát triển đó. Ông cũng trao đổi sự
cần thiết, nguyên tắc, lộ trình xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển cũng như những
kinh nghiệm thực tiễn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, mà theo ông là
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY

More Related Content

What's hot

Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước taVai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước taVcoi Vit
 
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt NamLuận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Namvoxeoto68
 
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấpTiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấpBaking Academi
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).docNguyễn Công Huy
 
Đề cương KTCT 2019.doc
Đề cương KTCT 2019.docĐề cương KTCT 2019.doc
Đề cương KTCT 2019.docLyNguynVQunh
 
Duong loi cmdcs vn
Duong loi cmdcs vnDuong loi cmdcs vn
Duong loi cmdcs vnNengyong Ye
 
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...Royal Scent
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt namKinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt namCat Love
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Cat Love
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Hạnh Hoàng Minh
 
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...jackjohn45
 

What's hot (16)

Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước taVai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
 
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt NamLuận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAYLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
 
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấpTiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Đề cương KTCT 2019.doc
Đề cương KTCT 2019.docĐề cương KTCT 2019.doc
Đề cương KTCT 2019.doc
 
Luận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Duong loi cmdcs vn
Duong loi cmdcs vnDuong loi cmdcs vn
Duong loi cmdcs vn
 
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt namKinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
 
Luận văn: Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh ng...
Luận văn: Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh ng...Luận văn: Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh ng...
Luận văn: Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh ng...
 
Pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướcPháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
 
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
 

Similar to Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY

Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nayVấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện naySong Ha
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt namThư viện luận văn đại hoc
 
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Thích Hô Hấp
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY (20)

Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAYLuận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
 
Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nayVấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
 
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
 
Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...
Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...
Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...
 
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
 
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCMLuận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh Xuân
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh XuânLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh Xuân
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh Xuân
 
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docxCông Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
 
Pháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của một số quốc gia
Pháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của một số quốc giaPháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của một số quốc gia
Pháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của một số quốc gia
 
Pháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế của một số quốc gia, HAY
Pháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế của một số quốc gia, HAYPháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế của một số quốc gia, HAY
Pháp luật về đơn vị hành chính - kinh tế của một số quốc gia, HAY
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH MAI THỊ HỒNG LIÊN NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN - LÝ LUẬN VÀ TRIỂN VỌNG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH MAI THỊ HỒNG LIÊN NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN - LÝ LUẬN VÀ TRIỂN VỌNG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC Mã số: 62.31.02.01 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGÔ HUY ĐỨC 2. PGS.TS. HỒ TẤN SÁNG HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án với đề tài "Nhà nước kiến tạo phát triển - Lý luận và triển vọng thực tiễn ở Việt Nam" là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những tài liệu tham khảo, số liệu, thông tin được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định. Tác giả luận án Mai Thị Hồng Liên
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 1.1. Những công trình nghiên cứu về nhà nước và vai trò của nhà nước trong sự phát triển 7 1.2. Những công trình nghiên cứu về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển và vai trò của nó đối với sự phát triển 14 1.3. Đánh giá chung về các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu 33 Chương 2: NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI 37 2.1. Khái niệm "nhà nước kiến tạo phát triển": nguồn gốc, sự phát triển và các nội dung chính 37 2.2. Yêu cầu tổng quát và các điều kiện chủ yếu đối với nhà nước kiến tạo phát triển 44 2.3. Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển từ góc nhìn thực tiễn 60 Chương 3: XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NHẬN ĐỊNH BƯỚC ĐẦU 75 3.1. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 75 3.2. Nhà nước kiến tạo phát triển - qua nghiên cứu trường hợp ở thành phố Đà Nẵng 84 3.3. Những nhận định bước đầu về quá trình xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam 116 Chương 4: NH N DI N NH NG RÀO C N VÀ TRI N V NG TH C TI N C A NHÀ N C KI N T O PHÁT TRI N VI T NAM 128 4.1. Những rào cản trong việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay 128 4.2. Một số vấn đề cần giải quyết góp phần xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam 141 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội CPI : Chỉ số cảm nhận tham nhũng GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn ICT : Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin KTTT : Kinh tế thị trường MITI : Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế và sự thần kỳ của Nhật Bản PAPI : Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh TBCN : Tư bản chủ nghĩa UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những thập niên qua và nhất là trong những năm gần đây, chính sự sụp đổ của các nền kinh tế mệnh lệnh, kiểm soát của Liên Xô và các nước Đông Âu, sự khủng hoảng tài chính của các nhà nước phúc lợi ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển, sự phát triển "thần kỳ" của nền kinh tế ở các nước Đông Á và Đông Nam Á, sự nảy sinh các cuộc xung đột chính trị - xã hội ở một số nước… đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại những vấn đề căn bản của nhà nước - nhà nước có vai trò như thế nào, nhà nước nên làm gì, không nên làm gì và làm như thế nào là tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển; làm thế nào để xây dựng được một nhà nước hợp lý, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường? Đây là vấn đề mà các chính phủ phải cân nhắc, lựa chọn, quyết định. Thuật ngữ "Nhà nước kiến tạo phát triển" ở Việt Nam do người đứng đầu Chính phủ đề cập lần đầu vào năm 2011, và sau đó năm 2016, được khẳng định lại bởi Thủ tướng đương nhiệm. Tại phiên họp thường kỳ đầu tiên của Chính phủ vào tháng 4/2016, trên cơ sở Hiến pháp 2013 (sửa đổi) và Luật Tổ chức Chính phủ, các thành viên Chính phủ đã dành thời gian để thảo luận về phương thức chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tổng kết lại 06 định hướng lớn, trong đó nhấn mạnh: Chính phủ kiến tạo tiếp tục là nội dung trọng tâm của nhiệm kỳ Chính phủ 2016 - 2021. Sau đó, ngày 18/11/2017 khi trả lời chất vấn tại Quốc hội, Thủ tướng cho biết "Chính phủ kiến tạo tức là chủ động thiết kế chính sách, pháp luật để đất nước phát triển". Theo ông, đây là điểm khác biệt cơ bản với mô hình Chính phủ truyền thống, tức "Chính phủ quản lý, điều hành" [79]. Qua đó cho thấy, thuật ngữ "Nhà nước kiến tạo phát triển" hay "Chính phủ kiến tạo phát triển" đều không có hàm ý về một mô hình tổng thể nhà nước mới, mà có hàm ý về vai trò, cũng như cách thức chủ động thúc đẩy phát triển của nhà nước, đặc biệt là của chính phủ trong thời kỳ hiện nay. Như vậy, có thể thấy thuật ngữ "nhà nước kiến tạo phát triển" cũng bao hàm nội dung chủ yếu của các thuật ngữ như "Developmental State", "Capitalist Developmental State", "Coordinated Market Economies" trong các nghiên cứu chính trị học trên thế giới, vì đây đều là các khái niệm chỉ sự chủ động kiến tạo của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Trong sự nhìn nhận đó, các vấn đề lý luận
  • 7. 2 cũng như các vấn đề thực tiễn, các điều kiện và các rào cản đặt ra cho nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam cũng sẽ tương tự như các vấn đề mà các nước khác trên thế giới đã gặp khi áp dụng cách thức chủ động định hướng, kiến tạo sự phát triển mà không thuần túy chạy theo các tín hiệu của thị trường một cách bị động. Thuật ngữ "nhà nước kiến tạo phát triển" (Developmental state) do Chalmers Johnson đưa ra và phát triển một cách có hệ thống khi nghiên cứu các nước đã thành công trong quá trình công nghiệp hóa nhanh (đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v…) thông qua sự định hướng chủ động của nhà nước. Mặc dù cũng là nhà nước tư bản chủ nghĩa (TBCN), song nhà nước kiến tạo phát triển sẽ khác biệt căn bản so với cách nhìn nhận về vai trò nhà nước của chủ nghĩa tự do cổ điển, tức nhà nước điều tiết (Regulatory state) - mô hình nhà nước nhấn mạnh vai trò trung tâm của thị trường, cạnh tranh tự do và cơ chế "bàn tay vô hình" trong phát triển, và cho rằng vai trò của nhà nước chỉ có tính bị động, tức chỉ khi nào thị trường thất bại thì mới cần nhà nước "điều tiết" các thất bại đó. Khác với nhà nước điều tiết, nhà nước kiến tạo phát triển sẽ có tính chủ động, không chỉ là khắc phục các thất bại thị trường, mà tập trung kiến tạo thị trường theo tầm nhìn của cả quốc gia và tận dụng các lợi thế cả về kinh tế và chính trị của nhà nước. Trong đó, tập trung vào việc thiết kế các chủ trương, định hướng cụ thể, và cùng với đó là các chính sách tập trung nguồn lực, tạo dựng cơ chế ưu tiên vào các lĩnh vực trọng tâm, đặc biệt trong các chính sách về công - thương nghiệp. Chẳng hạn như Nhật Bản tập trung vào công nghiệp ô tô trong những năm 1970, hay Malaysia sau này tập trung vào công nghiệp điện tử, Ấn Độ tập trung vào công nghiệp phần mềm, v.v… Tất nhiên, nhà nước kiến tạo phát triển là vấn đề còn phải tranh luận vì chưa có câu trả lời rõ ràng cho việc "nhà nước định hướng" liệu có tốt hơn là "thị trường định hướng"? Hay khi nào thì "nhà nước chủ động kiến tạo, định hướng" sẽ tốt hơn để cho "thị trường chọn lọc, đào thải"? Hoặc nhà nước định hướng ở mức độ nào là hợp lý? Bởi lẽ ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong đó có Việt Nam đã có thời kỳ định hướng đến từng mặt hàng với số lượng, kế hoạch cụ thể trong nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp và đã thất bại vì không dựa vào các tín hiệu của người dân, của đời sống xã hội, trong khi thị trường là kênh truyển tải thông tin đó tốt nhất. Đây là vấn đề có tính lý thuyết chủ yếu, mà chỉ có thể trả lời thông qua việc
  • 8. 3 nghiên cứu các trường hợp cụ thể, cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn vận hành một nhà nước kiến tạo phát triển (ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v… và với mức độ nhất định ở Việt Nam). Chính vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề "Nhà nước kiến tạo phát triển - Lý luận và triển vọng thực tiễn ở Việt Nam" làm đề tài luận án Tiến sĩ Chính trị học của mình. Việc nghiên cứu đề tài luận án nhằm luận giải các câu hỏi sau đây: (1) Nhà nước kiến tạo phát triển là gì - Nguồn gốc, sự phát triển, bản chất và nội hàm của khái niệm? Đây có phải là một kiểu nhà nước hay một loại hình nhà nước mới trong lịch sử phát triển của các thể chế nhà nước? Các mô hình nhà nước kiến tạo phát triển trong thực tiễn? Các tính chất, các yêu cầu, điều kiện cần thiết của một nhà nước kiến tạo phát triển là gì? (2) Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, liệu mô hình nhà nước kiến tạo phát triển có còn phù hợp hay có thể áp dụng? Nếu có, những đặc điểm, tính đặc thù cũng như những thời cơ, thách thức, những rào cản và triển vọng thực tiễn về một nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam là gì? Cần làm gì để xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở nước ta hiện nay? Đó là những nội dung cơ bản mà luận án tập trung luận giải và bước đầu đi tìm câu trả lời. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu Xây dựng khung lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển. Trên cơ sở đó, xác định các tính chất, các điều kiện cần thiết, các cản trở và triển vọng thực tiễn về nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa những kết quả và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn liên quan đến nhà nước kiến tạo phát triển trên thế giới và ở Việt Nam; - Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của nhà nước kiến tạo phát triển; - Khảo cứu, phân tích, nhận diện những đặc điểm, tính chất, những yêu cầu, điều kiện cần thiết của nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam qua khảo sát sâu trường hợp của thành phố Đà Nẵng; - Nhận diện các ràocản và gợimở một số vấn đề về triển vọng thực tiễn ở Việt Nam.
  • 9. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các chính sách, biện pháp, hành động mang tính chủ động định hướng, kiến tạo phát triển của nhà nước đối với thị trường và xã hội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển. Trên cơ sở đó, luận án tập trung khảo cứu nội dung, yêu cầu, đặc điểm và khả năng trở thành hiện thực của nhà nước kiến tạo phát triển qua tổng kết thực tiễn ở Việt Nam và trường hợp cụ thể của thành phố Đà Nẵng (có so sánh, đối chiếu với một số tỉnh thành khác trên cả nước). - Về không gian và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu, các công trình khoa học đã công bố trên thế giới về nhà nước kiến tạo phát triển ở một số nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,...) trong thời kỳ thực hiện chính sách công nghiệp hóa; Thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và chính quyền thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 đến 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước làm cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu. Ngoài ra, do đối tượng nghiên cứu của luận án liên quan đến nghiều ngành khoa học khác nhau, nên ngoài cách tiếp cận chính trị học Mác - Lênin, luận án cũng tiếp cận những lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển được dựa trên cơ sở lý luận Kinh tế Chính trị học Thể chế thay cho Kinh tế học Tân tự do, có kế thừa, tham khảo các công trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn của các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước để làm rõ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Chính trị học và khoa học liên ngành; một số phương pháp cụ thể như lôgic - lịch sử, diễn giải - quy nạp, phân tích - tổng hợp, so sánh, thu thập dữ liệu, khảo cứu tài liệu... Trong đó, do tính chất
  • 10. 5 mới của vấn đề, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study), vốn thích hợp cho việc phát hiện các vấn đề mới, cũng như cho việc đề xuất các giả thuyết cho các nghiên cứu tiếp theo trên diện rộng hơn. - Phương pháp thu thập dữ liệu và khảo cứu tài liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá, tổng kết các công trình đã nghiên cứu, các kinh nghiệm, các dữ liệu thực tiễn liên quan đến đề tài luận án. - Phương pháp lôgic - lịch sử được sử dụng trong khái quát, hệ thống hóa các vấn đề lý luận và tổng kết thực tiễn về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển trên thế giới hiện nay. - Phương pháp quy nạp - diễn dịch được sử dụng để rút ra các nhận định, kết luận từ những minh chứng cụ thể và suy luận, giải thích một cách lôgic những vấn đề liên quan đến đề tài luận án. - Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng để phân tích, đánh giá, nhận diện các vấn đề đặt ra và xác định các giải pháp về triển vọng thực tiễn của một nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam. - Phương pháp so sánh được sử dụng khi nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước, đánh giá các chính sách, biện pháp, hành động mang tính định hướng, chủ động kiến tạo phát triển của nhà nước đối với thị trường và xã hội ở các nước, cũng như ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp được sử dụng để lựa chọn các trường hợp nghiên cứu thể hiện vai trò chủ động định hướng, kiến tạo của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, tìm kiếm, phát hiện ra những vấn đề mới về triển vọng của Nhà nước kiến tạo phát triển hợp lý, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển ở Việt Nam hiện nay. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã góp phần phát triển một hướng nghiên cứu về triển vọng của nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam, cụ thể là: - Trình bày các cách tiếp cận để luận giải hệ tiêu chí cơ bản cũng như những yêu cầu, điều kiện của nhà nước kiến tạo phát triển, đó là: (1) Nhà nước kiến tạo phát triển chủ động định hướng, can thiệp nhưng phải phù hợp với các nguyên tắc cạnh tranh của thị trường; (2) nhà nước đó có ý chí chính trị và tầm nhìn phát triển nhất quán, xuyên suốt với các chiến lược, chính sách ưu tiên, đặc thù; (3) có bộ máy
  • 11. 6 quản lý hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả, tự chủ, đủ năng lực, đủ thẩm quyền, có quan hệ mật thiết với khu vực tư, không bị thao túng bởi các lợi ích nhóm; (4) đó là nhà nước quản lý xã hội hiệu quả và công bằng, có khả năng thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; và (5) tính chủ động định hướng, can thiệp của nhà nước kiến tạo phát triển đối với thị trường và xã hội được dựa trên cách tiếp cận Kinh tế Chính trị học thể chế thay cho Kinh tế học tân tự do. - Nghiên cứu ở Việt Nam, đặc biệt khảo sát sâu trường hợp của thành phố Đà Nẵng, về tính chủ động định hướng, kiến tạo của nhà nước và chính quyền địa phương trong (1) xây dựng tầm nhìn và tư duy phát triển nhất quán với việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển một cách có hiệu quả, hợp lòng dân; (2) vận dụng sáng tạo, hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển; (3) xây dựng cơ chế vận hành của hệ thống chính trị theo hướng kiến tạo, phục vụ, công khai, minh bạch, thực hiện trách nhiệm giải trình, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân; (4) làm tốt công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiệu quả, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (5) tập trung nguồn lực cho phát triển các ngành kinh tế trong từng chủ trương, chính sách, đề án; (6) quản lý xã hội hiệu quả, đảm bảo sự phân phối tương đối công bằng các lợi ích cộng đồng, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường. - Từ việc đánh giá những thành quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề nổi cộm nảy sinh trong quá trình xây dựng và phát triển ở thành phố Đà Nẵng, luận án nhận diện những yếu tố thành công và thất bại của nhà nước kiến tạo phát triển, những yếu tố nền tảng, những rào cản và một số gợi mở, khuyến nghị về chính sách, thể chế, các nguồn lực về triển vọng thực tiễn của một nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án sẽ là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Chính trị học ở Việt Nam nói chung và là tài liệu nghiên cứu lý luận về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển nói riêng. - Luận án là tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện chính sách và triển vọng xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.
  • 12. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN Có thể nói, có rất nhiều tác phẩm, nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến các mô hình thể chế nhà nước cũng như vai trò của nhà nước đối với sự phát triển nói chung và đối với nền kinh tế thị trường (KTTT) nói riêng. Từ thực tiễn hoạt động của các thể chế nhà nước trên thế giới, đã nảy sinh rất nhiều vấn đề mà các học giả, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm như mô hình nhà nước nào là tốt nhất, phù hợp nhất đối với các nước, nhất là các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay? Hay nhà nước nên làm gì và làm như thế nào để thúc đẩy sự phát triển? Trong mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, nhà nước nên chủ động can thiệp, tác động đến thị trường hay để thị trường tự điều tiết, tự vận động theo các quy luật khách quan của thị trường? Và nếu có can thiệp, thì cách thức và mức độ can thiệp của nhà nước đối với thị trường như thế nào để đạt hiệu quả cao hơn trong sự phát triển? Hoặc là nguyên nhân nào dẫn đến sự thành công cũng như sự thất bại của một số nhà nước trên thế giới? v.v... Để lý giải cho vấn đề này, các tác giả với các công trình khoa học, tuy có sự luận giải khác nhau, nhưng đều có một nhận định thống nhất là cần thiết phải có vai trò của nhân tố chính trị, mà trước hết và cơ bản nhất là vai trò của nhà nước trong sự phát triển của các quốc gia. Sự thành công hay thất bại của một quốc gia, xét đến cùng, là do thể chế (cả về thể chế kinh tế và thể chế chính trị) của quốc gia đó. Một nhà nước có có trách nhiệm cao với thể chế kinh tế - chính trị hợp lý, khoa học, dân chủ sẽ phát huy được mọi nguồn lực, mọi tiềm năng để phát triển. Có thể kể đến một số tác phẩm sau đây: Báo cáo World Development Report, 1997: The State in a Changing World (Báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1997: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi) của Ngân hàng Thế giới [46] là báo cáo về tình hình phát triển thế giới được xuất bản hàng năm, đã cung cấp cho người đọc một nguồn tư liệu có giá trị. Tập xuất bản này tập trung về nhà nước: nhà nước nên làm gì, nên làm như thế nào để có thể đạt được kết quả tốt hơn trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Cuốn sách đề cập đến những diễn biến và chuyển đổi sâu sắc của thế giới đang đòi hỏi các nhà nước phải tư duy lại vai trò của mình, đưa ra các chủ trương và
  • 13. 8 giải pháp đúng, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội bền vững. Thông qua những phân tích và đánh giá một cách khoa học với các nguồn tư liệu phong phú, cuốn sách đã nêu những đặc điểm của tình hình thế giới, những hoạt động thực tiễn của các nhà nước trong một vài thập kỷ gần đây. Trong những năm qua, nhiều quốc gia rút ra bài học rằng, ở đại đa số các nước đang phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi đã bắt đầu chuyển hướng theo nền kinh tế thị trường, các chiến lược phát triển do nhà nước đóng vai trò chủ đạo đều đã thất bại. Nhiều người cảm thấy rằng, kết quả lôgic cuối cùng của tất cả các cải cách đó là "nhà nước với vai trò tối thiểu", tức nhà nước sẽ dần mất đi vai trò của mình, khi mà khu vực tư nhân hoạt động tốt hơn chính phủ về mọi mặt. Những người chủ trương nhà nước tối thiểu mong muốn sẽ tạo ra một xã hội mà ở đó quyền cưỡng chế của nhà nước không còn cần thiết nữa. Báo cáo này giải thích tại sao quan điểm cực đoan đó lại trái với những chứng cứ về sự thành công của các nền kinh tế công nghiệp trong thế kỷ XIX của hoặc các câu chuyện thần kỳ về tăng trưởng của các nước Đông Á trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Những quan điểm đó không những không hỗ trợ quan điểm về nhà nước tối thiểu mà còn chứng minh rằng, sự phát triển quốc gia, dân tộc luôn đòi hỏi một nhà nước hiệu quả, một nhà nước đóng vai trò chất xúc tác, khuyến khích và bổ khuyết những hoạt động của các xí nghiệp tư nhân và các cá nhân. Với những ví dụ điển hình về một số nhà nước hoạt động có hiệu quả cũng như một số nhà nước hoạt động kém hiệu quả, Báo cáo nhấn mạnh, những nhà nước có trách nhiệm cao thì thường đem lại những hiệu quả cao hơn và người dân sẽ được hưởng lợi từ những hoạt động của nhà nước đó. Các tác giả cũng gợi ý những việc mà nhà nước phải làm và làm như thế nào trong tình hình thế giới đang có những chuyển đổi sâu sắc. Đặc biệt là, từ sự luận giải và phân tích thực tiễn hoạt động của các thể chế nhà nước, báo cáo này đã chỉ ra rằng, cho dù trong bối cảnh thực tiễn rất đa dạng và phong phú, nhưng các nhà nước hợp lý, hiệu quả đều có những đặc điểm chung. Một là, các chính phủ hiệu quả đã đặt ra các quy tắc cụ thể làm cơ sở, nền tảng cho hoạt động của khu vực tư nhân và rộng hơn là hoạt động của xã hội dân sự. Hai là, bản thân các chính phủ đó cũng tuân thủ các quy tắc và hành động một cách đáng tin cậy, bảo đảm quan hệ công - tư hòa hợp và có cơ chế kiểm soát được tham nhũng. Tác phẩm The Role of the State in Economic Change (Vai trò của nhà nước đối với sự thay đổi kinh tế) của Ha-Joon Chang và Robert Rowthorn [110] đã luận
  • 14. 9 giải rằng, vai trò của nhà nước chiếm vị trí trung tâm trong sự phát triển kinh tế và là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất của các nhà kinh tế hiện đại và kinh tế chính trị. Những năm sau chiến tranh ngay lập tức xuất hiện các lý thuyết kinh tế theo hướng sử dụng quyền lực của nhà nước vào việc kiểm soát các hoạt động kinh tế. Xu hướng này trở nên phổ biến bởi nhu cầu cấp thiết cho việc tái thiết đất nước và phát triển ở các nước tư bản phát triển cũng như các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và châu Á. Trọng tâm của lý thuyết này nhằm đề cao tính hiệu quả của sự can thiệp nhà nước vào việc thúc đẩy sự thay đổi kinh tế. Các tác giả giải thích sự vỡ mộng ngày càng tăng về chủ nghĩa Tự do mới. Tuy nhiên, cuối cùng họ nhận thấy rằng, không phải ở mọi nơi và mọi lúc, trên mọi lĩnh vực, sự can thiệp của nhà nước cũng đều mang lại hiệu quả. Và tương tự, thuyết thị trường tự do cũng vậy, cũng có những hạn chế nhất định. Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp tối ưu nên tập trung vào sự kết hợp hợp lý của cả hai phương án trên và tùy thuộc vào từng điều kiện, bối cảnh cụ thể của thời đại cũng như của từng quốc gia, dân tộc. Tiếp nối quan điểm này, Ha-Joon Chang, trong tác phẩm Globalization, Economic Development and the Role of the State (Toàn cầu hóa, phát triển kinh tế và vai trò của nhà nước) [108], đã đánh giá một cách xác đáng về vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế thi trường và sự phát triển. Từ việc phân tích các lý thuyết và sự can thiệp thực tế của các nhà nước đối với sự phát triển trong hơn hai thế kỷ của chủ nghĩa tư bản hiện đại, ông đã phát triển một phương pháp tiếp cận thể chế về vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế thông qua việc phân tích các chiến lược, chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, v.v… Đặc biệt là, ông đã kết nối lý thuyết tiếp cận thể chế với các trường hợp lịch sử cụ thể như là những minh chứng cho sự cần thiết phải có vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế. Tác phẩm The Origins of Power, Prosperity, and Poverty - Why Nations fail (Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói - Tại sao các quốc gia thất bại) của Daron Acemoglu và James A. Robinson [13] bàn về vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế. Daron Acemoglu và James Robinson lập luận rằng: Sở dĩ có quốc gia thành công, ngày càng thịnh vượng và có quốc gia thất bại, không cải thiện được đáng kể tình trạng nghèo nàn, là do sự khác biệt chủ yếu về thể chế (cả thể chế kinh tế và thể chế chính trị). Các tác giả cho rằng, về cơ bản có thể chia thể chế kinh tế thành 2 loại khác biệt nhau: Một là, thể chế kinh tế có tính dung hợp (Inclusion economic institution): có đặc điểm là khuyến khích mọi thành phần trong xã hội
  • 15. 10 tham gia vào các hoạt động kinh tế, cho họ cơ hội phát huy tài năng và cống hiến. Quyền lực được chia sẻ rộng rãi. Để làm được như vậy, xã hội cần phải đảm bảo quyền sở hữu, luật pháp không thiên vị và cung cấp các dịch vụ công cho mọi tầng lớp để đảm bảo sự công bằng trong quá trình trao đổi, giao dịch. Ngoài ra, xã hội cũng cần khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp mới và cho mọi người cơ hội lựa chọn ngành nghề của họ. Hai là, thể chế kinh tế có tính chiếm đoạt (Extractive economic institution): tập trung quyền lực vào một số ít người hoặc nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích này nắm phần lớn tài sản quốc gia và khai thác tài nguyên của đất nước. Các nhóm lợi ích trong môi trường thể chế này thường chống lại sự phát triển của các thể chế kinh tế có tính dung hợp vì thể chế đó đe dọa sự tồn tại và lợi ích của họ. Đó cũng là lý do vì sao một khi kiểu thể chế kinh tế có tính chiếm đoạt đã hình thành thì rất khó để thay đổi, bởi lẽ ai cũng muốn bảo vệ lợi ích của mình, nhất là khi lợi ích đó rất lớn. Rõ ràng, thể chế kinh tế và thể chế chính trị dung hợp, mà ở đó có thể phát huy được mọi nguồn lực, tiềm năng sáng tạo cũng như sự tham gia của cộng đồng xã hội vào quá trình phát triển chính là cơ sở, nền tảng để tạo nên sự thành công, sự phát triển của các quốc gia. Cũng nhấn mạnh về vấn đề thể chế và chính sách kinh tế ưu tiên đặc thù, tác phẩm Start-up Nation: The Story of Israel’s Economic Miracle (Quốc gia khởi nghiệp: Câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel) của Dan Senor và Saul Singer [100] là câu chuyện viết về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel ngay từ lúc lập quốc cho đến khi trở thành một quốc gia có nền công nghệ hàng đầu thế giới. Quyển sách này có thể là lời giải đáp cho những thắc mắc là làm thế nào một đất nước nhỏ bé lại có thể tồn tại giữa sự thù địch của các quốc gia lân cận, phải đối phó với những cuộc chiến giữ vững bờ cõi nhưng vẫn tạo ra sự sáng tạo vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ, quân sự và dân sự. Với ngòi bút sắc sảo, phong phú cũng như với những lời nhận xét thực tế từ những doanh nhân thành công hàng đầu, cuốn sách đã đem đến cho người đọc những cái nhìn mới mẻ về con người và đất nước Israel, làm sáng tỏ phần nào những thành công tưởng chừng như không tưởng của đất nước nhỏ bé này. Với cá tính quyết liệt, dám thách thức và sáng tạo không ngừng, quyết tâm không cam chịu cuộc sống nghèo khó, những con người Do Thái lưu vong, chạy trốn và sống sót sau những cuộc thảm sát trong Chiến tranh thế giới lần thứ II cùng với những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đã xây dựng và bảo vệ đất nước Israel bằng chính sức lực của mình, khiến cả thế giới phải kinh
  • 16. 11 ngạc. Ngày nay, Israel là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới và có lĩnh vực công nghệ phát triển không hề thua kém Thung lũng Silicon của Hoa Kỳ. Để đạt được những thành quả trong thực tiễn đó chính là nhờ vào vai trò chủ động định hướng, dẫn dắt, can thiệp tích cực của chính phủ Israel đối với thị trường và xã hội. Chẳng hạn như, ngoài việc tập trung vào phát triển kinh tế nông nghiệp sạch và cơ sở hạ tầng, chính phủ Israel đã đồng hành cùng với các doanh nghiệp tư nhân trong việc ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Thông qua các chính sách ưu tiên đó, chính phủ đã chia sẻ bớt gánh nặng và rủi ro với khu vực tư nhân, nhờ đó đã kích thích mạnh mẽ làn sóng đầu tư, tạo nên một thị trường, một quốc gia khởi nghiệp lành mạnh và phát triển. Tác phẩm Models of Democracy (Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại) của David Held [14] được viết bằng phương pháp phân tích khoa học, tổng hợp các tư tưởng và thực tiễn để xây dựng nên các mô hình dân chủ điển hình, bao gồm ba phần: Phần 1 trình bày 4 mô hình dân chủ kinh điển như là những thử nghiệm tiêu biểu trước thế kỷ XX cho cách thức quản trị quốc gia mà người dân có quyền tham gia - Dân chủ cổ điển Athens, Dân chủ cộng hòa, Dân chủ tự do, Dân chủ trực tiếp; Phần 2 giới thiệu 04 mô hình biến thể trong thế kỷ XX và 01 mô hình biến thể đang hình thành hiện nay - Dân chủ tinh hoa cạnh tranh, Dân chủ đa nguyên, Dân chủ hợp pháp, Dân chủ tham gia và Dân chủ thảo luận; Đặc biệt là, phần 3 tập trung làm sáng tỏ câu hỏi: Hiện nay dân chủ nên được hiểu như thế nào? Đây được xem như là phần sáng tạo, đóng góp của tác giả trong lĩnh vực lý thuyết về mô hình quản trị nhà nước, mà theo David Held, đó là tự trị dân chủ (democratic autonomy). Nội hàm của khái niệm này vừa thể hiện quyền tự do cá nhân vừa thể hiện quyền và nghĩa vụ ngang nhau của các cá nhân trong việc tổ chức cộng đồng, đó là sự bình đẳng về chính trị. Do vậy, cần có các thiết chế, thể chế không chỉ để giới hạn quyền lực của nhà nước mà còn để đảm bảo cho các cá nhân bình đẳng tham gia vào quá trình tranh luận, thảo luận công khai về các vấn đề cấp bách của xã hội. Đặc biệt là, ý tưởng về tự trị dân chủ không chỉ có thể áp dụng trong phạm vi quốc gia, một nhà nước mà còn có thể mở rộng sang việc xây dựng các thiết chế dân chủ cho phạm vi toàn cầu, nhất là trong bối cảnh thế giới đang chuyển đổi, đang chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay. Cũng về vấn đề này, tác phẩm Dân chủ, kinh tế thị trường và phát triển: Từ góc nhìn châu Á của Farrukh Iqbal và Jong-ll You [27] bàn về vai trò của thể chế
  • 17. 12 chính trị - nhà nước dân chủ đối với sự phát triển. Các học giả cho rằng, dân chủ, kinh tế thị trường và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó thể chế chính trị dân chủ và kinh tế thị trường là "hai bánh xe của một cỗ xe ngựa", phải chuyển động cùng nhau và phụ thuộc vào nhau để cùng phát triển. Điều này có nghĩa là, muốn phát triển cần thiết phải có vai trò của nhà nước và nhà nước đó phải thực hiện quá trình dân chủ hóa đồng thời với phát triển kinh tế thị trường. Nói cách khác, dân chủ về chính trị cần đi đôi với tiến trình dân chủ trong kinh tế. Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã từng nhận định, nếu ngay từ đầu, Hàn Quốc theo đuổi chính sách phát triển song song cả dân chủ và kinh tế thị trường, thì nước này có thể kiểm soát được mối quan hệ thông đồng giữa chính phủ và giới kinh doanh lớn vốn phát triển ngay trong khu vực tài chính có sự kiểm soát của chính phủ. Thậm chí Hàn Quốc còn có thể tránh được sức mạnh tàn phá của cơn bão khủng hoảng tiền tệ [27, tr.24]. Tác phẩm Phát triển là quyền tự do của Amartya Sen [1], người đoạt giải thưởng Nobel về Kinh tế học, đã phân tích vai trò bảo vệ của thể chế chính trị dân chủ trong việc ngăn chặn nạn đói thông qua những dẫn chứng so sánh thực tiễn giữa cách thức cầm quyền dân chủ ở Botswana, Ấn Độ, Zimbabwe và cách thức cầm quyền độc tài ở khu vực châu Phi cận Sahara như Su Đăng, Sômalia, Êtiôpia, đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, cuộc khủng khoảng kinh tế tài chính, tiền tệ ở khu vực các nước châu Á vừa qua chính là "đòn trừng phạt" đối với một lối cầm quyền phi dân chủ. Đặc biệt là, khi bàn về vai trò của thể chế chính trị dân chủ đối với nền kinh tế thị trường, ông nhận định: Dân chủ có thể giúp thị trường vận hành tốt hơn do tạo động cơ chính trị cho một phương thức cầm quyền tốt" [27, tr.11]. Báo cáo tổng quan, Việt Nam 2035, Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ của nhóm Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch - Đầu tư [48] bao gồm 7 chương, trong đó chương 7 bàn về việc xây dựng thể chế hiện đại và nhà nước hiệu quả. Chương này khẳng định vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế, đánh giá chất lượng thể chế và nhận diện các lực cản thể chế ảnh hưởng đến sự phát triển tại Việt Nam, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm xây dựng một bộ máy hành chính hợp lý, hiệu quả với đội ngũ công chức thực tài, chuyển đổi vai trò của nhà nước từ chỗ can thiệp quá sâu vào nền kinh tế sang điều tiết, hỗ trợ một cách có hiệu quả, xây dựng thể chế chính trị dân chủ hiện đại nhằm thúc đẩy sự phát triển. Tác phẩm Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước của Nguyễn Đăng Dung
  • 18. 13 [15]. Trong tác phẩm này, tác giả cho rằng mọi nhà nước muốn tồn tại đều phải là nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do vậy một cách khách quan, nhà nước phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Muốn có nhà nước chịu trách nhiệm một cách rõ ràng thì cách thức tổ chức nhà nước phải hết sức giản đơn. Chính sự đơn giản này là lý do buộc phải được tổ chức thành những cơ cấu đơn giản, trong đó mỗi có cấu lại phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. Tuy nhiên, tác giả không tập trung trả lời câu hỏi tại sao nhà nước lại phải chịu trách nhiệm trước công dân, mà chủ yếu tập trung phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước với hàm nghĩa rằng, đó phải là một nhà nước được tổ chức và hoạt động một cách hiệu quả, có trách nhiệm trước xã hội và bảo đảm quyền lực, lợi ích của nhân dân, xét về bản chất, đó cũng là yêu cầu của một nhà nước kiến tạo phát triển. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước năm 2010, Vai trò của Nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới của Nguyễn Duy Mạnh [51], gồm 3 phần, 8 chương đã luận giải một cách khoa học cơ sở lý luận về vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới. Đề tài cũng đánh giá được các điều kiện đảm bảo, các yếu tố tác động và thực trạng thực hiện vai trò của Nhà nước trên các mặt của đời sống xã hội như phát triển và quản lý nguồn nhân lực, y tế, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, dân tộc, tôn giáo, v.v…; đồng thời dự đoán được các xu hướng biến động của các vấn đề xã hội, từ đó xác định quan điểm và đề xuất các giải pháp thiết thực, toàn diện nhằm phát huy vai trò của Nhà nước ta trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Với các luận cứ khoa học, đề tài là một trong những tài liệu có giá trị về vai trò thiết yếu của Nhà nước đối với sự phát triển của nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Luận án tiến sĩ Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay của Võ Thị Hoa [30] đã phân tích và luận giải một cách khoa học về vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo công bằng xã hội, đánh giá thực trạng và nêu lên các giải pháp nhằm nâng cao vai trò thực hiện công bằng xã hội của nhà nước trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Dưới góc độ nhà nước kiến tạo phát triển, công bằng xã hội và vai trò chủ động, định hướng của nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội là một trong những yêu
  • 19. 14 cầu, điều kiện cần thiết để tạo nên sự thành công của một nhà nước hợp lý, hiệu quả - một nhà nước kiến tạo phát triển trong thực tiễn. Luận án tiến sĩ Sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa của Trần Thị Huyền [40] đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về vai trò của nhà nước, cũng như các xu hướng biến đổi vai trò của nhà nước trước tác động của toàn cầu hóa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mặc dù nhà nước nói chung và vai trò của nhà nước nói riêng có nhiều biến đổi song không vì thế mà nhà nước mất đi vai trò của mình, mà ngược lại, nhà nước sẽ điều chỉnh vai trò của mình cho phù hợp để nó vẫn tiếp tục tồn tại như một thiết chế quan trọng ở tất cả các quốc gia. Từ việc phân tích những khuynh hướng biến đổi về vai trò của nhà nước trên các phương diện như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả của Nhà nước trong việc thực hiện những vai trò của mình, đáp ứng các yêu cầu, thách thức của bối cảnh toàn cầu hóa xuất phát từ điều kiện đặc thù của Việt Nam. Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên đây đều khẳng định sự cần thiết phải có vai trò của nhà nước đối với sự phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói riêng, đồng thời gợi mở nhà nước nên làm gì và làm như thế nào để thúc đẩy sự phát triển. Đó cũng là những nội dung cơ bản mà luận án nghiên cứu, luận giải. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN 1.2.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Khi nghiên cứu trường hợp Nhật Bản và các nước Đông Á trong quá trình phát triển từ những năm 1950 đến cuối những năm 1980 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, một trong những nhân tố quan trọng nhất tạo nên phát triển thần kỳ ở những nước này là sự hiện diện của một loại nhà nước đặc biệt - một "nhà nước kiến tạo phát triển" (Developmental State), mà thực chất là sự cộng sinh chặt chẽ hơn giữa nhà nước và khu vực tư nhân, và được gọi là "chủ nghĩa tư bản quản lý" hoặc "thị trường được quản lý" [90, tr.223-240]. Mô hình nhà nước này xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản, đã tạo nên sự thành công trên thực tế trong việc thúc đẩy tăng trưởng, giảm đói nghèo và nâng cao phúc lợi chung, được Chalmer Johnson nghiên cứu khá kỹ lưỡng trong các công trình nghiên cứu của mình, trước hết phải kể đến tác phẩm MITI and the Japanese Miracle - The Growth of Industrial Policy, 1925 - 1975 (1982) với sự phân tích sâu sắc và so sánh sự khác biệt căn bản
  • 20. 15 trong cách thức can thiêp của nhà nước Nhật đối với thị trường. Sau khi tác phẩm này ra đời, một loạt các tác phẩm khác của các học giả cũng tranh luận xung quanh vấn đề này. Ngoài những vấn đề chung liên quan đến vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, các học giả đã tập trung luận giải, làm phong phú hơn, đầy đủ hơn những nội dung về nhà nước kiến tạo phát triển, từ nguồn gốc, nội hàm của khái niệm, đến các đặc trưng cơ bản cũng như những điều kiện để vận hành thành công trong thực tế. Những tác phẩm sau đây đã đề cập đến những vấn đề này: Tác phẩm MITI and the Japanese Miracle - The Growth of Industrial Policy, 1925 - 1975 (Bộ Công nghiệp - Thương mại quốc tế và sự thần kỳ Nhật Bản - Sự phát triển của chính sách công nghiệp, 1925 - 1975) của Chalmer Johnson [97] đã khẳng đinh vai trò rất lớn của Chính phủ Nhật Bản, đặc biệt là Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế (MITI) trong nền kinh tế, mà trước hết là cách thức mà nhà nước can thiệp vào nền kinh tế nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao trong những thập niên cuối của thế kỷ XX. Ông cho rằng, MITI không phải là tác nhân quan trọng duy nhất ảnh hưởng đến nền kinh tế, và không phải lúc nào nhà nước cũng chiếm ưu thế, nhưng chúng ta sẽ không thể hiểu được tốc độ, hình thức và hiệu quả tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản nếu không có sự đóng góp của MITI. Sự hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp lớn được thừa nhận là đặc điểm cơ bản của hệ thống kinh tế Nhật Bản, và vai trò của nhà nước trong quá trình hợp tác này cũng như những phương pháp, những thành tựu của bộ máy hành chính kinh tế Nhật Bản luôn là trung tâm của các cuộc tranh luận liên tục giữa những người ủng hộ nền kinh tế chỉ huy kiểu các nước XHCN và những người ủng hộ nền kinh tế thị trường hỗn hợp kiểu phương Tây. Khi viết tác phẩm này, Johnson dự định bao gồm 8 chương: Một chương giới thiệu về nhà nước kiến tạo phát triển Nhật Bản, một chương phân tích các chức năng của nhà nước quan liêu Nhật bản và 6 chương về lịch sử của chính sách công nghiệp Nhật Bản từ 1925 đến 1975. Sau khi gởi bản thảo cho nhà xuất bản, với những lời góp ý của Ngài tổng biên tập, Johnson đã viết thêm chương kết luận thể hiện những đóng góp của mình. Mặc dù nhà nước Nhật Bản là nhà nước dân chủ tư sản phương Tây, nhưng không đóng vai trò thụ động "điều tiết" như ở các nước Anh, Mỹ và cũng không đóng vai trò "thống soái" như trong các nước XHCN, mà có một vai trò rất khác biệt, nhất là trong việc chủ động định hướng và huy động nguồn lực cho các lĩnh vực kinh tế trọng tâm một cách nhất quán. Để chỉ sự khác biệt đó, Johnson đã sử dụng khái niệm "nhà nước kiến tạo
  • 21. 16 phát triển" (Developmental State). Ông tin rằng "nhà nước kiến tạo phát triển" thực sự tồn tại đúng nơi, đúng lúc và rất phù hợp ở Đông Á, nó vừa mang tính đặc thù vừa mang tính tổng quát. Bài viết "The Developmental State: Odyssey of a Concept" (Nhà nước kiến tạo phát triển: Hành trình của một khái niệm) của Chalmer Johnson trong tác phẩm The Developmental State của Woo-Cumings, Meredith (Chương 2) [99], là sự tổng hợp những nhận định, phân tích, tranh luận xung quanh sự nhận thức về nhà nước kiến tạo phát triển và những thành quả từ chính sách công nghiệp mà Nhật Bản đạt được trong những năm 1925 - 1975. Trong bài viết này, Johnson đã tổng hợp một số nghiên cứu của các tác giả khác viết về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường sau khi tác phẩm "MITI and the Japanese Miracle" của ông được xuất bản vào năm 1982. Những tác phẩm quan trọng nhất phải kể đến là "Asia’s Next Giant: South Korea and Late Industrialization" (Sự phi thường kế tiếp của châu Á: Hàn Quốc và quá trình công nghiệp hóa muộn) của Alice Amsden [93], viết về nền kinh tế vi mô của nhà nước kiến tạo phát triển Hàn Quốc, xem xét sự phát triển của Hàn Quốc như một ví dụ về "công nghiệp hóa muộn", trong đó các ngành công nghiệp của quốc gia này đã học hỏi từ các quốc gia đổi mới sớm hơn, thay vì tự đổi mới. Một trong những lý do tạo nên sự tăng trưởng phi thường của Hàn Quốc chính là sự can thiệp của nhà nước với nguyên tắc ưu tiên đặc quyền, trong đó chính phủ áp dụng các tiêu chuẩn thực hiện nghiêm ngặt đối với các ngành và công ty mà nhà nước hỗ trợ. Đó cũng chính là lý do mà Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan có thể phát triển nhanh hơn các quốc gia mới nổi khác như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Mexico; tác phẩm Gorverning the Market: Economic Theory and the Role of Government in East Asian Industrialization (Quản trị thị trường: Lý thuyết kinh tế và vai trò của Chính phủ trong công nghiệp hóa ở Đông Á) của Rober Wade [122], viết về các khía cạnh tăng trưởng kinh tế của Đài Loan, đặc biệt là về quan điểm chính trị của những người theo chủ nghĩa nghiệp đoàn thừa nhận một nhà nước kiến tạo phát triển, đồng thời nhấn mạnh mối liên kết giữa các tập đoàn, ngân hàng, chính phủ, thị trường vốn quốc tế và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Từ đó, tiếp tục gợi mở một chương trình nghị sự mới cho chính sách phát triển quốc gia và quốc tế; tác phẩm Race to the Swift: State and Finance in Korean Industrialization (Chạy đua với chim én: Nhà nước và tài chính trong công nghiệp hóa ở Hàn Quốc) của Jung-en Woo
  • 22. 17 (Meredith Woo-Cumings) [112], viết về cách thức quan trọng nhất trong sự phát triển của Hàn Quốc là kiểm soát lạm phát; và tác phẩm Comparative Economic Transformations: Mainland China, Hungary, the Soviet Union and Taiwan (Sự chuyển đổi kinh tế so sánh: Trung Quốc lục địa, Hungary, Liên Xô và Đài Loan) của Yu-Shan Wu [130] phân biệt ở góc độ lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển TBCN với nền kinh tế mệnh lệnh kiểu Xô viết, chủ nghĩa xã hội (CNXH) thị trường và chính sách bất can thiệp. Đặc biệt, Johnson cũng luận giải 4 yếu tố bản chất của nhà nước kiến tạo phát triển: Một là, sự tồn tại của chế độ nhà nước quan liêu nhỏ, không xa xỉ, gồm những người tinh túy nhất được tuyển chọn bởi chế độ trọng dụng nhân tài, có trình độ quản lý hệ thống… Nhà nước ấy có trách nhiệm, trước hết, nhận diện và lựa chọn các ngành công nghiệp để phát triển (chính sách cấu trúc công nghiệp); thứ hai, xây dựng thể chế, cơ chế phù hợp để thúc đẩy các ngành công nghiệp đã được lựa chọn (chính sách hợp lý hóa công nghiệp); thứ ba, hướng dẫn các ngành công nghiệp chiến lược cạnh tranh lành mạnh để bảo đảm tính hiệu quả của nền kinh tế. Để thực hiện những trách nhiệm này, nhà nước cần phải sử dụng các phương pháp can thiệp phù hợp với nguyên tắc thị trường; Hai là, hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả, trong đó các nhánh quyền lực lập pháp và tư pháp phải được hạn chế với chức năng là "van an toàn"; Ba là, các phương pháp can thiệp thích ứng với thị trường của nhà nước trong nền kinh tế phải thật sự hoàn hảo…; Bốn là, có một cơ quan điều phối quốc gia giống như MITI với kích cỡ nhỏ, có chức năng định hướng, tư vấn chính sách - "think-tank". Ông viết: Một nhà nước cố gắng đạt được những thành tựu kinh tế giống như Nhật thì nên làm theo những ưu tiên chính sách như Nhật. Nhà nước đó trước hết phải là nhà nước kiến tạo phát triển - và sau đó chỉ là nhà nước điều điết, nhà nước phúc lợi, nhà nước công bằng hay bất kỳ loại nhà nước chức năng nào khác mà xã hội đó mong ước theo đuổi. Như vậy, mục đích của Johnson trong chương này là làm rõ 3 nhiệm vụ: Trước hết, tóm tắt lại những gì mà tác phẩm "MITI and the Japanese Miracle" đã thật sự đề cập; Hai là, công khai bài tranh luận - Nhật Bản có thể là trường hợp điển hình tạo nên một mô hình nhà nước?; Ba là, đánh giá các bài phê bình dưới 4 tiêu đề lớn: (a) Cái gì quan trọng hơn, thị trường hay chính sách công nghiệp? (b) Nhật Bản có phải là nền dân chủ và là một nhà nước kiến tạo phát triển TBCN? Có thể so sánh Nhật Bản với một thể chế chính trị dân chủ không? (c) Sự thành công của Nhật Bản có phụ thuộc vào từng thời kỳ, từng giai đoạn
  • 23. 18 hay không? Và (d) bản chất của mối quan hệ giữa công chức - thường dân (hay giữa khu vực công - khu vực tư) trong nhà nước kiến tạo phát triển TBCN là gì? Bốn lĩnh vực này bao trùm hầu hết các cuộc tranh luận nghiêm túc của các học giả trên thế giới xung quanh tác phẩm "MITI and the Japanese Miracle". Tác phẩm The Developmental State in Africa - Problems and Prospects (nhà nước kiến tạo phát triển ở châu Phi - Vấn đề và triển vọng) của Peter Meyns và Charity Musamba [121 ] đã hệ thống hóa 5 luận điểm lý thuyết chính của các học giả xung quanh cuộc tranh luận về Nhà nước kiến tạo phát triển: Một là, sự can thiệp chủ động và phù hợp với thị trường (Chalmers Johnson); Hai là, sự độc lập tự chủ, gắn kết (Peter Evans); Ba là, chính trị là yếu tố chủ đạo (Adrian Leftwich); Bốn là, Kinh tế chính trị học Thể chế - một sự lựa chọn thay thế cho Kinh tế học Tân tự do (Ha- Joon Chang); Năm là, nhà nước kiến tạo phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa (Linda Weiss). Trên cơ sở đó, các tác giả cũng xác định 4 đặc điểm cơ bản của Nhà nước kiến tạo phát triển và phân tích nó trong điều kiện Nhà nước kiến tạo phát triển dân chủ Botswana, đó là: Giới lãnh đạo chính trị có định hướng phát triển; Bộ máy hành chính hiệu quả và tự chủ; Khu vực tư nhân có định hướng sản xuất; và Quản trị xã hội theo định hướng thực hiện. Từ những phân tích đó, các tác giả kết luận, mặc dù Botswana phải đối mặt với những thách thức, khó khăn, nhưng với những trải nghiệm như là một nhà nước kiến tạo phát triển dân chủ, nhất là về các đặc điểm thể chế là những bằng chứng về nhà nước kiến tạo phát triển trong thực tiễn ở châu Phi. Tác phẩm The Developmental State in History and in the Twentieth Century (Nhà nước kiến tạo phát triển trong lịch sử và trong thế kỷ XX) của Aniya Kumar Bagchi [95] đã đề cập đến 3 yếu tố cơ bản của một nhà nước kiến tạo phát triển, đó là (1) ngăn chặn xung đột bằng cách duy trì "luật pháp và trật tự" trong xã hội và xây dựng tiêu chuẩn sống cho người dân như sức khỏe, giáo dục thông qua các chính sách can thiệp, trong đó nhân tố thiết yếu của giáo dục chính là "học cách học"; (2) tinh thần chủ nghĩa dân tộc dựa trên sự cam kết chung, bảo hiểm chung và hành động chung; (3) thành lập bộ máy quan chức có lý trí và mở rộng sự bảo trợ của nhà nước đối với công dân. Từ những đặc điểm đó, Bagchi chứng minh rằng, ở các nước Anh, Đức, Nhật, Hà Lan trước đây đã từng tồn tại mô hình nhà nước kiến tạo phát triển và thậm chí Liên xô, Trung Quốc thời kỳ trước năm 1980 cũng là các nhà nước kiến tạo phát triển; đồng thời ông cũng gợi mở việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển trong điều kiện một nền dân chủ phát triển.
  • 24. 19 Bài viết "Bringing the State Back In: Lessons from East Asia’s Development Experience" (Đưa nhà nước trở lại: Những bài học từ kinh nghiệm phát triển của các nước Đông Á) của Robert H. Wade [122] trong tác phẩm Towards a prosperous wider Europe: Macroeconomic policies for a growing neighborhood (Hướng tới một thị trường Châu Âu thịnh vượng: Các chính sách kinh tế vĩ mô cho một khu vực đang phát triển) do Michael Dauderstädt biên soạn, đã tóm tắt sự hiểu biết của tác giả về vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế ở Đông Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản), trong những thập niên sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và trong thập kỷ vừa qua, với những minh chứng cụ thể, phong phú. Robert H. Wade cho rằng, (1) có rất nhiều chương trình và chính sách công nghiệp ở khu vực Đông Á mang tính vừa phải, nhưng nhìn tổng thể có thể rất hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn; (2) các quốc gia này không đòi hỏi những cân nhắc, tính toán phức tạp và một bộ máy hành chính có tay nghề cao; và (3) các nước đang phát triển khác có thể áp dụng các tiêu chuẩn tương tự này về chính sách công nghiệp, ngay cả khi các nước đó vẫn còn các công cụ thúc đẩy sự phát triển khác. Điều này nhằm bác bỏ quan điểm của Howard Pack, một nhà kinh tế học, đã rút ra kết luận từ công trình nghiên cứu của mình về chính sách công nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc vào những năm 1960 trở lại đây, rằng là những lợi ích đối với Nhật Bản và Hàn Quốc là khiêm tốn, ngay cả khi lợi ích của họ đạt đến mức cao nhất trong những năm 1960, và các quốc gia đang cố gắng thu lợi từ chính sách công nghiệp như Nhật Bản và Hàn Quốc đã từng đạt được, cần phải có một bộ máy hành chính không những có khả năng đặc biệt mà còn có khả năng chính trị để thu hồi những lợi ích từ các công ty hoạt động thiếu hiệu quả... vì vậy, các nước đang phát triển cần phải đặc biệt thận trọng trước khi triển khai thực hiện các chính sách công nghiệp này. Hai bài báo có đóng góp quan trọng trong việc tổng hợp các khía cạnh khác nhau về nhà nước kiến tạo phát triển và cách thức giải quyết bài toán Đông Á rất có giá trị. Bài viết ''The Logic of the Developmental State'' (Logic của nhà nước kiến tạo phát triển) của Ziya Onis [131, tr.109-126] với việc luận giải rất sâu sắc về nhà nước kiến tạo phát triển và chính sách công nghiệp, về nền tảng chính trị và thể chế cũng như lịch sử phát triển và đặc trưng của nhà nước kiến tạo phát triển Đông Á, về mối quan hệ giữa nhà nước kiến tạo phát triển với chủ nghĩa nghiệp đoàn, hay liệu mô hình nhà nước kiến tạo phát triển có thể chuyển đổi và hướng đến một mô
  • 25. 20 hình mới. Từ đó, ông nhận định, sự can thiệp của nhà nước kiến tạo phát triển thể hiện ở 3 khía cạnh: Thứ nhất, sở hữu trực tiếp và kiểm soát sản xuất công nghiệp là không quan trọng bằng quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế thông qua giáo dục, đào tạo và nghiên cứu. Thứ hai, nhà nước thực hiện vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác giữa người quản lý và người lao động. Thứ ba, và quan trọng nhất, nhà nước đảm nhận vai trò hàng đầu trong việc tạo ra lợi thế so sánh. Bài viết ''Four Asian Tigers with a Dragon Head: A Comparative Analysis of the State, Economy, and Society in Asian Pacific Rim'' (Bốn con hổ châu Á có một đầu rồng: Một sự phân tích so sánh về nhà nước, kinh tế và xã hội ở Vành đai châu Á - Thái Bình Dương) của Manuel Castells [115, tr.33-70] viết về 4 quốc gia, vùng lãnh thổ, đó là Singapore với các công ty xuyên quốc gia, một nhà nước dân tộc và sự phân công lao động quốc tế chuyển đổi; Hàn Quốc với một nhà nước độc quyền sản xuất hay khi nợ nước ngoài trở thành một công cụ để phát triển; Đài Loan với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản linh hoạt dưới sự dẫn dắt của một nhà nước linh hoạt; và mô hình Hồng Kông và Hồng Kông hiện thực với các doanh nghiệp nhỏ trong nền kinh tế thế giới và phiên bản lệ thuộc của nhà nước phúc lợi, đồng thời phân tích những điểm tương đồng và khác biệt trong tiến trình phát triển kinh tế của các nền kinh tế công nghiệp mới châu Á này - Có phải đó là 4 con hổ hay 1 con rồng có 4 đuôi hổ. Đặc biệt, từ sự phân tích đó, tác giả cũng luận giải về những đặc trưng có tính lịch sử của nhà nước kiến tạo phát triển ở các nước công nghiệp mới Đông Á này cũng như những thành công các nhà nước đó. Trong bài viết "China as a Developmental State" (Trung Quốc như là một nhà nước kiến tạo phát triển) của Andrzej Bolesta [94], tác giả khái quát những vấn đề lý luận chung về nhà nước kiến tạo phát triển, đồng thời phân tích, đánh giá một cách khoa học về những hành động của nhà nước Trung Quốc và đưa ra nhận định: Trung Quốc có thể là một nhà nước kiến tạo phát triển. Điều đáng chú ý là, bài viết đã tóm tắt những đặc trưng của nhà nước kiến tạo phát triển mà đã từng được thống nhất trong các nghiên cứu quốc tế: Thứ nhất, các mục tiêu của chính phủ là đạt được sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng. Thứ hai, những mục tiêu này được thực hiện thông qua quá trình công nghiệp hóa. Thứ ba, mặc dù chiến lược và mục tiêu có thể được soạn thảo bởi giới tinh hoa cầm quyền, nhưng sự biến đổi của nhà nước được tạo ra bởi bộ máy hành chính có thẩm quyền - một bộ máy hành chính nhà nước được cấu trúc khá độc lập với các khả năng lựa chọn dân chủ của xã hội,
  • 26. 21 không giống như Mexico và Brazil. Những lựa chọn này cũng có thể không liên quan với một hệ thống chính trị của một nhà nước kiến tạo phát triển mà thông thường là chế độ độc đoán, hoặc ít nhất được bảo vệ khỏi các ảnh hưởng của các chính trị gia được bầu cử dân chủ. Thứ tư, quá trình này diễn ra trong môi trường thể chế, trong đó nhà nước không chỉ đưa ra các quy phạm và luật lệ cho xã hội, chính trị và kinh tế đang tồn tại, mà còn đưa ra các định hướng phát triển. Và do vậy, nhà nước đó là một nhà nước mang bản chất can thiệp. Thứ năm, mặc dù đó thực sự là một nhà nước can thiệp, nhưng môi trường kinh tế là tư bản chủ nghĩa, nơi mà khu vực tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Hơn nữa, người ta có thể nhấn mạnh, rằng các trường hợp ở Đông Á cung cấp một khuôn mẫu về một con đường phát triển thích hợp cho các nước phía Nam. Nhà nước kiến tạo phát triển được giới thiệu cho các nền kinh tế khá nghèo, đòi hỏi động lực phát triển tốt hơn. Động lực này chủ yếu có thể duy trì nhờ tăng trưởng do xuất khẩu, mà sau đó, về mặt lý thuyết, sẽ tạo ra các phương tiện để chống lại đói nghèo, tạo ra những nơi làm việc mới... Do đó, một nhà nước kiến tạo phát triển sẽ trở thành một nhà xuất khẩu các sản phẩm của chính mình. Theo thời gian, khối lượng xuất khẩu được duy trì ở mức cao, bản chất của nó cũng thay đổi, nhưng sự phát triển ngày càng được thúc đẩy bởi tiêu dùng trong nước. Cuối cùng, khi xã hội đạt đến một mức sống nhất định, tiêu dùng trong nước sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế. Có thể ở giai đoạn đó, một nhà nước kiến tạo phát triển sẽ trở thành một nhà nước phát triển. Từ đó, tác giả khẳng định, lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển không phải là công thức để đạt được những tiến bộ, văn minh, thành công của một quốc gia. Tuy nhiên, đó là một triết lý nhà nước có thể giúp các quốc gia tạo ra một nền tảng thích hợp cho những nỗ lực phát triển của mình. Triết lý đó đặt sự phát triển lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự, song chúng ta không nên chấp nhận lý thuyết này như là một giáo lý, bởi lẽ việc đưa lý thuyết nhà nước kiến tạo phát triển vào các chính sách của nhà nước và hệ tư tưởng chủ đạo của nhà nước có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực, mà đây cũng là điều thông thường ở một số quốc gia khác. Trong quá trình làm giàu thêm đất nước, nhà nước có thể có xu hướng làm giàu cho bản thân chứ không phải cho nhân dân. Thực tế là, tham nhũng, căn bệnh cố hữu của thể chế nhà nước trong các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và cũng tồn tại trong các nền kinh tế tự do thực sự là một mối đe dọa lớn đối với sự phát triển và phát triển bền vững hiện nay.
  • 27. 22 Ngoài ra, cuốn sách Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển qua nghiên cứu của các học giả nước ngoài do Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội [42] chọn lựa, tập hợp và biên dịch các công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu của các học giả nước ngoài xung quanh vấn đề này chính là nguồn tài liệu để nghiên cứu sâu hơn với những góc nhìn khác nhau về nhà nước kiến tạo phát triển. Nhìn chung, qua các công trình tiêu biểu trên đây, chúng ta có thể nhận định rằng: Từ những ý tưởng và nghiên cứu ban đầu của Johnson, cũng như những kết quả nghiên cứu khoa học tiếp theo, những cuộc tranh luận về nhà nước kiến tạo phát triển của các nhà khoa học trên thế giới, đã chỉ ra những giá trị, những kinh nghiệm mà chúng ta có thể nghiên cứu, vận dụng và phát triển một cách có chọn lọc và sáng tạo trong việc xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay. 1.2.2. Những công trình nghiên cứu trong nước Thuật ngữ "Nhà nước kiến tạo phát triển" là thuật ngữ mới được sử dụng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Thuật ngữ này chính thức được người đứng đầu Chính phủ đưa ra thông điệp từ năm 2014 [2], sau đó, Thủ tướng kế nhiệm tiếp tục khẳng định một cách mạnh mẽ trong Lời tuyên thệ và phát biểu trước Quốc hội nhiệm kỳ 2016 - 2021: "nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân" [77] với nhiều hành động thực tiễn rất thiết thực như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; trực tiếp đối thoại với doanh nghiệp; thúc đẩy chương trình xây dựng nhà ở xã hội, xóa đói giảm nghèo, v.v... nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Điều này có nghĩa là, xây dựng một nhà nước hợp lý, hiệu quả, một nhà nước thực hiện tốt chức năng kiến tạo phát triển, phục vụ doanh nghiệp và người dân thực sự trở thành một định hướng chiến lược trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta. Tại phiên họp thường kỳ đầu tiên sau khi nhậm chức (4/2016), Thủ tướng khẳng định: "Việc cải cách thể chế - cái đích lớn nhất của cải cách hành chính, sẽ được thực hiện theo hướng chuyển mạnh từ Nhà nước điều hành nền kinh tế sang Nhà nước kiến tạo phát triển", "Chính phủ mới kiện toàn chuyển phương thức chỉ đạo điều hành từ mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo và phục vụ. Cùng với đó, sẽ phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng thị trường, hạn chế và tiến tới xóa bỏ cơ chế xin cho. Chính phủ sẽ tập trung lo xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách cho đầu tư, phát triển" [88]. Tuy nhiên trước đó, từ năm 2009 đã có những bài viết của các tác giả Vũ
  • 28. 23 Minh Khương và Phạm Hưng Hùng được đăng tải trên trang Web Tuần Việt Nam đề cập đến các điều kiện xuất hiện cũng như các đặc điểm cơ bản của nhà nước kiến tạo phát triển. Những năm gần đây, đã có những tác phẩm chuyên đề, những cuộc hội thảo, thông tin khoa học và các bài viết của rất nhiều tác giả bàn luận về các khía cạnh khác nhau của nhà nước kiến tạo phát triển, đặc biệt là việc chuyển đổi vai trò chỉ huy bằng kế hoạch, mệnh lệnh và tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh của Nhà nước ta sang vai trò dẫn dắt, tạo lập môi trường, thể chế, xây dựng một nhà nước kiến tạo phát triển, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân. Có thể kể đến các tác phẩm, các bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học, hội thảo, thông tin chuyên đề sau đây: Bài viết "Việt Nam trước thách thức xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển" của Vũ Minh Khương [44], đã phân tích 03 yếu tố then chốt, khách quan quyết định việc lựa chọn thể chế phát triển của các quốc gia, đó là (1) Nhu cầu, đòi hỏi, khát vọng vươn lên của người dân và dân tộc - làm thế nào để tăng trưởng và phát triển; (2) Hiểm họa an ninh quốc gia - nguy cơ rơi vào vòng lệ thuộc và phải trả giá rất đắt cho vị thế thấp yếu của mình nếu quốc gia đó không tự vươn mình phát triển; (3) Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên buộc những quốc gia này chỉ có một con đường duy nhất là phát huy nguồn nhân lực để phát triển. Từ đó, tác giả chỉ rõ rằng, sự khác biệt giữa mô hình nhà nước kiến tạo phát triển với mô thức "nhà nước đối phó - xoay sở", "cai trị - hủ bại" đều xuất phát từ cách thức xây dựng thể chế phát triển của nhà nước đó, theo đó, nhà nước kiến tạo phát triển khi tuyển dụng cán bộ vào cơ quan nhà nước phải thực sự minh bạch và cạnh tranh; tiêu chuẩn lựa chọn và đề bạt cán bộ dựa trên coi trọng hiền tài; cần phải thiết lập cơ quan hoạch định và phối thuộc chiến lược phát triển với những cán bộ ưu tú, có trách nhiệm; mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước và tư nhân luôn chặt chẽ, gắn bó; và luật chơi trên thị trường cần rõ ràng, bình đẳng và nghiêm minh. Đặc biệt là, tác giả cũng gợi mở 02 nội dung cấp bách cần thực hiện đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển là thành lập một cơ quan hoạch định chiến lược phát triển và ban hành các quyết sách có hiệu lực cao và được lòng dân. Như vậy, bài viết của Vũ Minh Khương xem thể chế phát triển là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của một quốc gia. Xây dựng thể chế phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, từ những bức bách của cuộc sống, từ nhu cầu tồn tại và phát triển của dân tộc, chứ
  • 29. 24 không phải từ ý chí chủ quan, duy ý chí của người cầm quyền. Chất lượng của thể chế sẽ ảnh hưởng bản chất và hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước. Hai bài viết "Bàn thêm về mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển" và "Nhà nước kiến tạo phát triển phải từ quyết tâm chiến lược" của tác giả Phạm Hưng Hùng [36; 38]. Tác giả thống nhất với Vũ Minh Khương về 2 yếu tố quan trọng của nền kinh tế là chất lượng thể chế và nguyên tắc thị trường, nhưng một hệ thống thể chế có chất lượng cao, phù hợp với thị trường là không dễ dàng tạo lập, nó đòi hỏi rất nhiều điều kiện. Từ đó, tác giả khái quát các điều kiện của một nhà nước kiến tạo phát triển: (1) các nhà lãnh đạo chính trị yêu nước, có năng lực hoạch định chiến lược, có quyết tâm vì sự phát triển; (2) bộ máy nhà nước phải có quyền tự chủ và đủ mạnh với đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực; (3) một xã hội dân sự "yếu" hơn; (4) năng lực quản lý hiệu quả khu vực tư nhân; (5) tính ưu tiên cho phát triển; (6) tính hợp pháp và hiệu quả của nhà nước [36]. Đồng thời, cũng chỉ ra các rào cản như tham ô, tham nhũng, thiếu minh bạch… có thể làm cho nhà nước kiến tạo phát triển trở thành một nhà nước kiểu "tư bản thân hữu". Do vậy, để xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển cần phải phát huy nội lực (nhất là lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh), có quyết tâm chiến lược (thể hiện năng lực và quyền lực của nhà nước) và thực hiện chế độ trọng dụng nhân tài (như đã từng có ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore) [36]. Tiếp tục quan điểm của mình, trong một bài viết khác "Sự cố Vinashin, Vinalines - bài học lớn trong kiến tạo phát triển" [37], tác giả Phạm Hưng Hùng nhấn mạnh, đặc trưng lớn nhất của mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là vai trò chủ động định hướng của nhà nước trong phát triển kinh tế. Theo đó, nhà nước cần có (1) công cụ tài chính và doanh nghiệp, tức là nhà nước phải sở hữu và chi phối hệ thống ngân hàng, quản lý ngân sách và chi phối hoạt động của các doanh nghiệp lớn trong các ngành kinh tế quốc dân; và (2) chính sách phát triển đặc thù - chính sách công nghiệp ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chiến lược, then chốt. Và do vậy, luôn tồn tại hiện hữu mối quan hệ mật thiết giữa nhà nước và các tập đoàn kinh tế lớn. Tuy nhiên, sự thành công hay thất bại lại phụ thuộc vào sự ràng buộc trách nhiệm giữa nhà nước và doanh nghiệp khi thụ hưởng cơ chế, chính sách ưu tiên và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. Thực tế đã chỉ ra rằng, bản chất của mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp chính là điểm mấu chốt tạo nên sự thành công của Hàn Quốc và sự thất bại của một số quốc gia công nghiệp hóa muộn như Ấn Độ.
  • 30. 25 Tác giả Nguyễn Chính Tâm trong bài viết "Thông điệp của Thủ tướng và bước ngoặt 2014" [66] cũng đã nêu rõ ba đặc tính tiền phong của mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, bao gồm: Một là, thay vì kiểm soát, nhà nước cần chuyển sang chức năng quản trị và kiến tạo để tập trung vào những lĩnh vực mà thị trường và xã hội không thể làm hoặc làm không hiệu quả. Hai là, nhà nước phải là thiết chế đại diện cho nhân dân, tức là cần tạo lập thể chế pháp lý hành động thông qua việc giao quyền, ủy quyền và phân quyền nhiều hơn để người dân và doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tham gia vào các hoạt động kinh tế và chịu trách nhiệm với các hành vi của mình, "dung hòa lợi ích" bằng những định chế mang tính chế tài và sự giám sát của công luận. Ba là, quản trị rủi ro, tức là phải tiên liệu và phòng ngừa trước các rủi ro thay vì giải quyết những sự việc đáng tiếc xảy ra. Bài viết "Suy ngẫm từ thông điệp của các lãnh đạo" của Đặng Văn Huấn [35] đã phân tích sự khác biệt giữa "nhà nước kiến tạo" và "nhà nước khai thác". Tác giả cho rằng: Thứ nhất, khác với nhà nước khai thác, quyền lực trong nhà nước kiến tạo không bị tập trung vào một bộ phận của nhà nước mà có sự phân tán và cân bằng tương đối. Thứ hai, các cá nhân, tổ chức kinh doanh trong nhà nước kiến tạo được tự do sản xuất kinh doanh mà không bị ảnh hưởng bởi những rào cản chính sách và độc quyền. Thứ ba, việc phân phối những thành quả của phát triển của nhà nước kiến tạo được là tương đối công bằng, góp phần giảm thiểu sự bất công xã hội, khuyến thích mọi công dân và doanh nghiệp cùng tham gia làm giàu và phát triển đất nước. Đặc biệt là, tác giả cũng gợi mở hai nhóm nguyên tắc về chính trị và kinh tế để xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay. Trong đó nhấn mạnh việc cần thiết phải đổi mới tư duy về vai trò của nhà nước, về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường - xã hội. Theo đó, nhà nước cần tạo lập khuôn khổ chính sách để thị trường vận hành một cách năng động, lành mạnh và hiệu quả, đồng thời tăng cường công khai, minh bạch để người dân giám sát chính quyền. Bài viết "Nhà nước kiến tạo" của tác giả Lê Minh Quân [61], bàn về 5 đặc trưng cơ bản của một nhà nước kiến tạo, đó là: (1) xây dựng chiến lược, tạo dựng môi trường và điều kiện cho phát triển xã hội; (2) dự báo, chia sẻ và hướng dẫn trong phát triển xã hội; (3) tiết kiệm và mang tinh thần kinh doanh trong phát triển xã hội; (4) tinh gọn, minh bạch và hiệu lực, hiệu quả đối với phát triển xã hội; (5) phát triển và trọng dụng nhân tài. Từ những đặc trưng đó, tác giả khẳng định, nhà nước kiến tạo là nhà nước mang lại hiệu quả cao nhất cho sự phát triển của xã hội, thể hiện ở tăng
  • 31. 26 trưởng kinh tế và các chỉ tiêu phúc lợi xã hội, do vậy, việc đánh giá nhà nước kiến tạo phải dựa trên những thành tựu phát triển xã hội cụ thể, thiết thực. Trong bài viết "Nhà nước kiến tạo là nhà nước không hành dân" [18], tác giả Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, nhà nước kiến tạo là một nhà nước phải tránh cho người dân và cho doanh nghiệp những rủi ro về chính sách, ở đó người dân được phát huy tối đa năng lực phát triển của mình mà không bị "hành" bởi các chính sách phi lý. Do vậy, nhà nước kiến tạo phát triển phải hội tụ đủ ba yếu tố cơ bản: Thứ nhất, nhà nước kiến tạo phát triển phải hoạch định được đường lối phát triển cho đất nước, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, chương trình thúc đẩy khởi nghiệp, xóa đói giảm nghèo, v.v..., đồng thời thúc đẩy việc hiện thực hóa đường lối đó. Trong quá trình đó, nhà nước không làm thay người dân và các doanh nghiệp, mà tạo ra được hệ thống khuyến khích thông qua các chính sách, thuế, tín dụng, thương quyền... để thu hút các nguồn lực tập trung đầu tư cho các mục tiêu phát triển. Ngoài ra, nhà nước còn cần phải phát huy ưu thế của nhà nước điều tiết là tạo ra khuôn khổ thể chế để từng người dân và các doanh nghiệp có thể dễ dàng sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là phải được bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tài sản, quyền tự do kế ước...; tăng cường sự công khai, minh bạch; tôn trọng và bảo vệ sự cam kết của các hợp đồng; và giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả; Thứ hai, nhà nước cần ưu tiên đầu tư cho giáo dục và y tế. Bởi vì đây là những nền tảng quan trọng nhất cho phát triển. Đồng thời nhà nước cũng cần cung cấp các dịch vụ công chất lượng, giá rẻ cho công chúng. Muốn vậy, cần xây dựng một bộ máy hành chính - công vụ chuyên nghiệp, hiệu quả thông qua tuyển dụng, bổ nhiệm dựa trên năng lực chuyên môn, nghiệp vụ một cách nghiêm túc; Thứ ba, nhà nước phải tạo ra cạnh tranh lành mạnh để mọi chủ thể trong xã hội có cơ hội vươn lên và để thu hút nhân tài phát triển đất nước. Bài viết "Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển - Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam" của tác giả Trịnh Quốc Toản [79] nêu lên nhận thức, đặc trưng chung về nhà nước kiến tạo phát triển, với trọng tâm là xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển và khái quát kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển. Đồng thời, trên cơ sở phân tích xu thế khách quan và những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển trong giai đoạn hiện nay, tác giả cũng đánh giá về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Nhà nước hiện nay đối chiếu với yêu cầu của nhà nước kiến tạo phát triển, từ đó đề xuất định hướng xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn mới.
  • 32. 27 Cũng từ góc nhìn kinh nghiệm quốc tế, trong bài viết "Kinh nghiệm xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính của Singapore và khuyến nghị đối với Việt Nam" [58], tác giả Nguyễn Minh Phương và Nguyễn Thị Ngọc Mai cho rằng, từ những năm 1970 của thế kỷ XX, làn sóng cải cách, chuyển đổi từ chính phủ quản lý truyền thống sang chính phủ kiến tạo phù hợp với xu thế toàn cầu hóa đã được các nước đề xướng và thực hiện. Tuy nhiên, mỗi nước có điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý và thể chế chính trị khác nhau nên mô hình chính phủ kiến tạo cũng được các quốc gia vận dụng với những phương thức khác nhau, tạo nên những mô hình chính phủ kiến tạo mang những đặc trưng riêng. Trên cơ sở khái quát những đặc trưng nổi bật trong tiến trình xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính của Singapore, nhóm tác giả gợi mở 06 khuyến nghị đối với việc xây dựng chính phủ kiến tạo phát triển của Việt Nam hiện nay, đó là: (1) cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó Chính phủ đóng vai trò điều hành triển khai thực hiện; (2) cần tiếp tục cải cách thể chế, chính sách; (3) cần xây dựng hệ thống đánh giá định lượng về chất lượng và năng lực phục vụ, nhằm tinh giản hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; khắc phục tình trạng đánh giá theo cảm tính, thiếu định lượng; (4) đẩy nhanh việc chuyển đổi mô hình và cơ chế hoạt động phù hợp của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng những việc gì mà xã hội làm được thì Nhà nước kiên quyết không làm; (5) đẩy mạnh xã hội hóa, tư nhân hóa dịch vụ công nhằm khuyến khích sự tham gia đóng góp nguồn lực của khu vực tư nhân, giảm gánh nặng chi phí đầu tư cho Nhà nước; (6) cần xây dựng hệ thống chính sách phản biện hiệu quả, chuyên nghiệp để thu hút sự tham gia của người dân, tổ chức xã hội. Bài viết "Xây dựng chính phủ kiến tạo - Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam" của tác giả Nguyễn Quốc Lý [45], đã phân tích rõ nội hàm của chính phủ kiến tạo. Theo tác giả, một chính phủ kiến tạo, phải thể hiện ở hiệu quả hoạt động của chính phủ đó. Đó là chính phủ được tạo dựng trên nền tảng của thể chế chính trị dân chủ với bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả, trong sạch, hoạt động theo hướng chính phủ điện tử, chính phủ của cách mạng công nghiệp 4.0, bao gồm những người có trí tuệ, chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo; lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm phương châm hành động, công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình; là chính phủ thân thiện với thị trường, xã hội, doanh nghiệp và người dân với tư duy đổi mới, nhạy bén, biết tạo ra những đột phá phát triển. Đặc biệt là, tác giả đã nhận diện những thời cơ cũng như những thách thức đối với Việt Nam trong quá trình
  • 33. 28 xây dựng chính phủ kiến tạo và gợi mở những giải pháp thiết thực, từ việc đổi mới tư duy lý luận của Đảng, xây dựng thể chế đến cải cách mạnh mẽ bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực, và nhất là phải có sự chủ động, sáng tạo, quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân. Cũng về vấn đề này, trong bài viết "Kiến tạo phát triển và những ấn tượng chưa từng có" của Hà Duy [19], ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Chính phủ kiến tạo là Chính phủ tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân. Trước hết, bản thân Chính phủ kiến tạo phải đủ năng lực, minh bạch, đủ khả năng giải trình. Thứ hai, Chính phủ kiến tạo phải có khả năng tạo được tầm nhìn tốt và chính sách tốt. Thứ ba, Chính phủ kiến tạo phải tương tác với xã hội, công chúng, thị trường, nhà đầu tư, doanh nghiệp một cách thân thiện theo nghĩa minh bạch, giải trình. Cuối cùng, Chính phủ kiến tạo là Chính phủ biết tạo ra được sự phát triển. Bài viết "Chuyển mạnh từ chính phủ điều hành nền kinh tế sang chính phủ kiến tạo phát triển" của tác giả Nguyễn Mạnh Bình [4] cho rằng, nhà nước kiến tạo phát triển: Trước hết, cần xác định lại vai trò của nhà nước, chuyển sang vai trò kiến tạo để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và nền dân chủ XHCN; Thứ hai, cần nâng cao chất lượng thể chế, coi đó là một trong những yếu tố nền tảng cho công cuộc phát triển toàn diện; Thứ ba, cần có tư duy mới về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường; Thứ tư, cần thiết kế chính sách có tầm nhìn, có tính khả thi; Thứ năm, cần tiếp tục tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để hoạt động kinh doanh có hiệu quả; Thứ sáu, cần phân cấp cho chính quyền địa phương để tạo tính chủ động cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển. Thông tin khoa học chuyên đề ''Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển: Kinh nghiệm quốc tế và Singapore - Những kiến nghị đối với Việt Nam'' [33]. Tác giả Vũ Minh Khương cho rằng nhà nước kiến tạo phát triển là nhà nước đặt mục tiêu phát triển đất nước lên hàng đầu, nhà nước ấy có hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức có năng lực và phẩm chất, có khả năng huy động, khuyến khích, cộng hưởng năng lực của cả đất nước để thực hiện mục tiêu phát triển đó. Ông cũng trao đổi sự cần thiết, nguyên tắc, lộ trình xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển cũng như những kinh nghiệm thực tiễn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, mà theo ông là