SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Download to read offline
TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
-------------------------
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG NĂM 2018
TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC KHAI THÁC KHAI
THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM.
HÀ NỘI, 2018
`
TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
-------------------------
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG NĂM 2018
THU THẬP, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NGHIÊN CỨU, QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN TẠI VIỆT NAM.
Viện trưởng
Nguyễn Lê Tuấn
Chủ nhiệm
Dư Văn Toán
HÀ NỘI, 2018
`
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết................................................................................................. 1
1. Mục tiêu......................................................................................................... 1
2. Kế hoạch thực hiện, sản phẩm: ..................................................................... 2
Chương 1: Tổng quan về năng lượng sóng biển................................................... 1
1. Tiềm năng năng lượng sóng biển trên thế giới ............................................ 1
2. Hiện trạng nghiên cứu khai thác sử dụng năng lượng sóng biển.................. 4
2.1. Tình hình nghiên cứu, khai thác sử dụng năng lượng sóng biển............... 4
2.2. Một số nghiên cứu về bản đồ năng lượng sóng trên thế giới..................... 7
2.2.1. Tập bản đồ năng lượng sóng của Liên hiệp Anh................................ 7
2.2.2. Tập bản đồ năng lượng sóng Trung Quốc của Zhifeng Wang ......... 11
2.3. Công nghệ khai thác năng lượng sóng..................................................... 15
2.4. Các dự án điện từ năng lượng sóng biển.................................................. 22
2.5. Các thành tựu về nghiên cứu, chính sách năng lượng sóng biển quốc tế 25
Chương 2: Phân tích, đánh giá nghiên cứu khai thác năng lượng sóng biển tại
Việt Nam ............................................................................................................. 26
2.1. Các văn bản, chính sách về năng lượng sóng biển .................................. 26
2.2. Các công trình nghiên cứu về năng lượng sóng biển............................... 34
Chương 3: Tính toán tiềm năng năng lượng sóng biển ven bờ Việt Nam.......... 49
3.1. Cơ sở lý thuyết về năng lượng sóng......................................................... 49
3.2. Thông lượng năng lượng sóng................................................................. 49
3.3. Phương pháp tính toán năng lượng sóng biển.......................................... 52
3.3.1. Nguồn dữ liệu.................................................................................... 52
`
3.3.2. Số liệu đường bờ của 28 tỉnh thành ven biển.................................... 54
3.3.3. Phương pháp tính toán công suất năng lượng sóng biển .................. 54
3.3. Kết quả phân vùng và tính toán ............................................................... 55
3.3.1. Phân vùng năng lượng sóng biển...................................................... 55
3.3.2. Kết quả tính toán ............................................................................... 57
Chương 4: Đề xuất định hướng, nội dung nghiên cứu khoa học kiến nghị giải
pháp quản lý tài nguyên năng lượng sóng biển tại việt nam............................... 62
4.1. Đề xuất các nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu về NL sóng biển................ 62
4.2. Kiến nghị các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên năng lượng sóng. 62
4.2.1.Giải pháp về thị trường ...................................................................... 62
4.2.2. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật........................................................ 63
4.2.3. Giải pháp cơ chế, chính sách............................................................. 63
KẾT LUẬN......................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 68
`
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tỷ trọng khai thác năng lượng sóng các nước trên thế giới ................. 2
Hình 1.2. Khả năng khai thác năng lượng sóng theo tháng.................................. 3
Hình 1.3. Khả năng khai thác năng lượng sóng theo năm.................................... 4
Hình 1.4. Bản đồ độ cao sóng trung bình năm của cho vùng biển liên hiệp Anh9
Hình 1.5. Giới thiệu bản đồ năng lượng sóng trung bình năm cho khu vực vùng
biển Liên Hiệp Anh............................................................................................. 11
Hình 1.6. Bản đồ độ cao sóng trung bình tháng vùng biển phía Nam Trung Quốc
............................................................................................................................. 12
Hình 1.7. Bản đồ độ cao sóng theo mùa cho vùng biển phía Nam Trung Quốc 13
Hình 1.8. Bản đồ năng lượng sóng trung bình tháng của vùng biển phía Nam
Trung Quốc.......................................................................................................... 14
Hình 1.9. Bản đồ năng lượng sóng theo mùa của vùng biển Trung Quốc.......... 15
Hình 1.10: Công nghệ khai thác năng lượng sóng biển...................................... 16
Hình 1.11: Module của thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng biển Pelamis ....... 17
Hình 1.12. Cấu tạo bên trong của thiết bị Pelamis.............................................. 18
Hình 1.13. Hệ thống pelamis đã được lắp đặt và khai thác tại Bồ Đào Nha ...... 18
Hình 1.14. Pelamis trên biển Stromeness, Scotland .......................................... 19
Hình 1.15. Thiết bị biến đổi năng lượng sóng biển nổi AWS ............................ 21
Hình 1.16. Thiết bị biến đổi năng lượng sóng biển chìm AWS ........................ 22
Hình 1.17. Phân bố các dự án điện sóng trước 2001 .......................................... 22
Hình 1.18. Phân bố các dự án điện sóng đến 2016............................................. 23
Hình 1.19 : Phân phối điện năng sóng hàng năm ở Châu Âu, tính bằng kW/m. 24
`
Hình 2.1. Bản đồ độ cao sóng (phải) và năng lượng sóng (trái) trung bình năm
............................................................................................................................. 41
Hình 2.2. Bản đồ độ cao sóng trung bình các tháng trong năm.......................... 44
Hình 2.3. Bản đồ năng lượng sóng trung bình các tháng trong năm .................. 47
Hình 3.1: Sơ đồ phân bố năng lượng sóng.......................................................... 49
Hình 3.2: Bản đồ phân vùng năng lượng sóng biển Việt Nam........................... 57
Hình 3.3. Sự chênh lệch kết quả năng lượng sóng trung bình tháng giữa tập bản
đồ năng lượng sóng của Việt Nam và Trung Quốc ............................................ 59
Hình 3.4. Tỷ trọng công suất thu được của 6 khu vực trên toàn bộ dải ven biển
Việt Nam ............................................................................................................. 60
`
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tiềm năng năng lượng sóng lý thuyết theo khu vực............................ 1
Bảng 1.2. Năng lượng sóng theo tháng và năm của một số quốc gia................... 2
Bảng 1.3. Hiện trạng công suất năng lượng sóng trên thế giới (năm 2015)....... 23
Bảng 1.4. Kế hoạch năng lượng sóng biển của OES đến 2050 .......................... 24
Bảng 2.1. Các văn bản chính sách về năng lượng của Việt Nam....................... 27
Bảng 3.1: Năng lượng sóng biển theo tháng các tỉnh ven biển Việt Nam của tác
giả Nguyễn Mạnh Hùng...................................................................................... 52
Bảng 3.2: Năng lượng sóng biển theo tháng các tỉnh ven biển Việt Nam của tác
giả Wang.............................................................................................................. 53
Bảng 3.3: Chiều dài đường bờ các tỉnh ven biển Việt Nam ............................... 54
Bảng 3.4. Năng lượng sóng ven bờ biển Việt Nam trong năm........................... 58
Bảng 3.5: Năng lượng sóng ven bờ biển Việt Nam trong năm........................... 58
Bảng 3.6: Tỷ trọng và công suất điện năng sóng các khu vực ven biển Việt Nam
............................................................................................................................. 59
Bảng 3.7. Dự tính công suất điện từ sóng bờ biển Việt Nam ............................. 60
`
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Theo báo cáo Đại dương toàn cầu hàng năm của Liên hợp quốc (UN), năm
2010, tổng năng lượng sóng biển toàn cầu vào khoảng 11.400 TWh mỗi năm, và
có thể chuyển khoảng 16% tương ứng với 1.700 TWh trong đó thành điện năng,
đáp ứng khoảng 10% nhu cầu dùng điện của thế giới. Đên tháng 12 năm 2016 đã
có 1 số dự án điện sóng biển được lắp đặt trên thế giới với tổng công suất trong
năm là 160 GWh.
Việt Nam là nước có đường bờ biển dài trên 3.260 km với trữ lượng năng
lượng sóng biển rất lớn, tuy nhiên chúng ta mới có một số nghiên cứu đề cập
đến mật độ năng lượng sóng biển tại Việt Nam, nhưng chưa có chính sách, cơ
chế để các công trình khai thác năng lượng sóng biển đi vào thực tiễn. Năm
2015 Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia phát triển năng lượng tái tạo
với tầm nhìn đến năm 2050, thực hiện Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu,
Hiệp định Paris 2015 tại COP 21 về biến đổi khí hậu (BĐKH), Việt Nam cam
kết giảm thiểu phát thải khí nhà kính CO2 là 8% vào năm 2030 và và có thể
giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế.
Đồng thời Việt Nam là 1 trong 48 quốc gia ký cam kết về định hướng sử
dụng tới 2050 là 100% năng lượng tái tạo tại COP 22 vào năm 2016 tại Ma rốc
về BĐKH thì việc nghiên cứu cơ sở khoa học về tài nguyên năng lượng sóng
biển Việt Nam –năng lượng sạch và tái tạo là rất cần thiết và quan trọng.
Năm 2017 nhiệm vụ đã phân tích, đánh giá hiện trạng nghiên cứu, sử dụng
tài nguyên năng lượng sóng biển của 12 nước trên thế giới và có đề xuất nghiên
cứu trong năm 2018 các nội dung liên quan đến tài nguyên năng lượng sóng
biển Việt Nam.
1. Mục tiêu
- Đánh giá được hiện trạng kết quả nghiên cứu khoa học, văn bản, chính
sách của Việt Nam liên quan đến tài nguyên năng lượng sóng biển
`
2
- Đề xuất được nội dung nghiên cứu khoa học, danh mục các đề tài khoa
học về tài nguyên năng lượng sóng biển Việt Nam.
2. Kế hoạch thực hiện, sản phẩm:
TT
Các nội dung, công việc chủ yếu cần
được thực hiện; các mốc đánh giá chủ
yếu
Sản phẩm, kết quả của
nhiệm vụ
1
Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực
hiện các nội dung công việc
Thuyết minh NVTX, Kế
hoạch thực hiện
2
Thu thập kết quả nghiên cứu khoa học,văn
bản, chính sách của Việt Nam liên quan
đến tài nguyên năng lượng sóng biển
Danh mục tài liệu
3
Phân tích, đánh giá các văn bản, chính sách
của Việt Nam liên quan đến nghiên cứu,
quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên năng
lượng sóng biển
Các phân tích, nhận xét
4
Phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu,
các đề tài, dự án về tài nguyên năng lượng
sóng biển Việt Nam
Các phân tích, đánh giá
5
Nghiên cứu, đề xuất định hướng nội dung
nghiên cứu khoa học, danh mục đề tài về
tài nguyên năng lượng sóng biển tại Việt
Nam
Các định hướng nghiên cứu
và các giải pháp quản lý sử
dụng
6
Xây dựng báo cáo tổng kết thực hiện
nhiệm vụ năm 2018
- Báo cáo tổng kết nhiệm vụ
- 01 bài báo đăng trên tạp chí
trong nước hoặc kỷ yếu hội
thảo toàn văn
`
1
Chương 1: Tổng quan về năng lượng sóng biển
1. Tiềm năng năng lượng sóng biển trên thế giới
Theo báo cáo Tổ chức năng lượng đại dương OES, tính đến năm 2016, tổng
năng lượng sóng biển toàn cầu theo các khu vực vào khoảng 29.500 TWh/năm
(bảng 1.1).
Hiện nay các quốc gia ven biển trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Thụy
Điển, Đan Mạch, Scotland, Bồ Đào Nha, Nga, Trung Quốc... có nhiều nghiên
cứu ứng dụng tài nguyên năng lượng sóng để phát điện năng phục vụ chiếu sáng
và hoạt động kinh tế ở các hải đảo và vùng ven biển. Năng lượng sóng biển có
ưu điểm là nó có chu kỳ và dự đoán được. Hiện có khá nhiều công nghệ phát
điện năng từ sóng biển thành công và đã được thương mại hóa. Nhà máy điện
thương mại từ sóng biển đầu tiên với công suất 30 MW được xây dựng ở Bồ
Đào Nha bằng công nghệ hình rắn biển Pelamis và 1 nhà máy 100 MW tại
vương quốc Anh. Chiến lược năng lượng biển của EU định hướng giá năng
lượng sóng 10 cent/1 Kw vào năm 2030 có thể cạnh tranh với các dạng năng
lượng truyền thống khác [9].
Bảng 1.1: Tiềm năng năng lượng sóng lý thuyết theo khu vực [9]
Khu vực
Công suất năng lượng sóng
(TWh/năm)
Tây và Bắc Âu 2.800
Biển Địa Trung Hải và quần đảo Đại tây dương
(Azores, Cape Verde, Canaries)
1.300
Bắc Mỹ và Greenland 4.000
Trung Mỹ 1.500
Nam Mỹ 4.600
Châu Phi 3.500
Châu Á 6.200
Ôxtrâylia, Niu Di-lân và các đảo Thái Bình Dương 5.600
Tổng 29.500
`
2
Việc khai thác năng lượng từ sóng hiệu quả hơn việc khai thác năng lượng
trực tiếp từ gió, do thực tế sóng là dạng năng lượng tập trung hơn gió. Nguồn
năng lượng chứa bên trong sóng đại dương trên thế giới rất lớn; tại một số khu
vực có thể đạt hiệu suất 70 MW/km ở đầu sóng. Về lý thuyết, có thể xây dựng
các trạm phát điện lớn để chế ngự toàn bộ nguồn năng lượng này và đáp ứng hầu
hết nhu cầu năng lượng của chúng ta.
20 quốc gia có công suất khai thác năng lượng sóng cao nhất được thể hiện
trong Hình 1.1 và Hình 1.2. Trong đó cao nhất là ở Brazil và New Zealand, sản
lượng điện tương ứng là hơn, 372.1 TWh / tháng và 285,6 TWh / tháng [6]. Mặt
khác, Nam Phi, Argentina và Úc có hiệu suất năng lượng cao (tương ứng là
85.470, 83.333 và 80.046 kWh / tháng cho mỗi thiết bị).
Hình 1.1. Tỷ trọng khai thác năng lượng sóng các nước trên thế giới [6]
Bảng 1.2. Năng lượng sóng theo tháng và năm của một số quốc gia [6]
Quốc gia
Năng lượng sóng
(TWh/thang)
Năng lượng sóng
(TWh/năm)
Brazil 370 4440
New zealand 280 3360
Australia 120 1440
Morocco 90 1080
`
3
Hình 1.2. Khả năng khai thác năng lượng sóng theos tháng [6]
0
50
100
150
200
250
300
350
400
Brazil
Newzealand
Australia
Morocco
Peru
Seychelles
Mỹ
Mexico
Chile
Madagascar
Argentina
Indonesia
TâyBanNha
Angola
TâySahara
NamPhi
Mozambique
Uruguay
ViệtNam
Gabon
ẤnĐộ
Năng lượng sóng (TWh/tháng)
Năng lượng sóng
(TWh/thang)
Peru 80 960
Seychelles 60 720
Mỹ 51 612
Mexico 50 600
Chile 49 588
Madagascar 45 540
Argentina 40 480
Indonesia 38 456
Tây Ban Nha 31 372
Angola 30 360
Tây Sahara 29 348
Nam Phi 29 348
Mozambique 28 336
Uruguay 25 300
Việt Nam 20.4 247
Gabon 20 240
Ấn Độ 13 156
`
4
Hình 1.3. Khả năng khai thác năng lượng sóng theo năm [6]
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tác động đến loại hình phát triển đang trở thành
hiện thực này. Sóng biển không nhất quán như thủy triều và vì thế nảy sinh một
vấn đề đặc biệt liên quan đến việc tương xứng giữa cung và cầu. Đây là một
trong những lý do chính giải thích tại sao năng lượng sóng cho đến nay vẫn chỉ
giới hạn ở các chương trình quy mô nhỏ, chưa có một nhà máy thương mại quy
mô lớn nào hoạt động.
2. Hiện trạng nghiên cứu khai thác sử dụng năng lượng sóng biển
2.1. Tình hình nghiên cứu, khai thác sử dụng năng lượng sóng biển
Tiềm năng năng lượng khổng lồ của trường sóng đã được ghi nhận từ thời
đại cổ xưa của loài người. Động lực sóng luôn luôn gây ấn tượng rất mạnh đối
với con người, và từ đó con người tìm mọi cách để khai thác được nguồn năng
lượng khổng lồ này. Từ những năm 1799 đến nay đã có hơn 1000 đăng ký sáng
chế khai thác năng lượng sóng tại Nhật và Tây Âu chỉ riêng năm 1973 có tới 340
đăng ký bản quyền sáng chế thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng tại Liên hiệp
Anh. Các thử nghiệm chuyển đổi năng lượng sóng đã được tiến hành từ lâu,
chuyển đổi năng lượng sóng được bắt đầu với việc sử dụng sóng để phát tín hiệu
cho các phao hàng hải. Năng lượng sóng được sử dụng để nén khí trong một ống
chạy dọc giữa phao tạo ra còi báo hiệu.
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
5000
Brazil
Newzealand
Australia
Morocco
Peru
Seychelles
Mỹ
Mexico
Chile
Madagascar
Argentina
Indonesia
TâyBanNha
Angola
TâySahara
NamPhi
Mozambique
Uruguay
ViệtNam
Gabon
ẤnĐộ
Năng lượng sóng (TWh/năm)
Năng lượng sóng
(TWh/năm)
`
5
Trong thế kỷ 19 đã sử dụng năng lượng sóng để làm bơm hoặc các thiết bị
cơ học khác. Hiện nay năng lượng sóng được sử dụng rất rộng rãi trong việc vận
hành các phao hàng hải. Vào năm 1965 Công ty Nghiên cứu và phát triển Nhật
Bản đã chế tạo khoảng 1200 phao hàng hải sử dụng năng lượng sóng và được sử
dụng rộng rãi trên thế giới.
Một trong những thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng đầu tiên được chế tạo
vào năm 1910 tại Royan gần Bordeaux của Pháp. Ở đây đã sử dụng không khí
được dao động sóng bơm ra vào tại bờ dốc để chạy tuốc bin có công suất 1kW
sử dụng điện trong sinh hoạt.
Một thiết bị gọi là “môtơ sóng” được công ty năng lượng sóng của Mỹ
đăng tải trong tạp chí Năng lượng vào năm 1911. Đây được coi là thiết bị môtơ
sóng hiện đại nhất thời đó.
Ứng dụng năng lượng sóng được tiến hành từ các năm 1940 với các máy
phát điện cho đèn tín hiệu tại các phao hàng hải. Tuy nhiên chỉ đến thời gian gần
đây, do hậu quả của khủng hoảng năng lượng vào những năm 1970 của thế kỷ
trước, khi mà các nhà khai thác năng lượng tập trung sự chú ý vào khai thác các
nguồn năng lượng từ thiên nhiên, thì lúc đó việc nghiên cứu khai thác năng
lượng sóng mới được tập trung nghiên cứu chi tiết. Các công trình nghiên cứu
sau đó vào các năm 1970 tại Na Uy và Anh tuy không phát triển đến giai đoạn
thương mại nhưng là các nghiên cứu tiền đề cho các thiết bị chuyển đổi năng
lượng sóng hiện nay. Các thí nghiệm khai thác năng lượng sóng chỉ ra rằng có
một vài phương pháp khai thác có thể khả thi và một loạt các vị trí trên thế giới
có tiềm năng khai thác năng lượng sóng biển. Cơ quan Năng lượng Quốc Tế đã
đánh giá năng lượng sóng có thể đáp ứng được 10% điện năng tiêu thụ trên thế
giới. Một số các nhà máy năng lượng sóng trên biển đã và đang hoạt động rộng
khắp trên thế giới tại các nước Nhật, Na Uy, Ân Độ, Trung Quốc, Anh và Bồ
Đào Nha. Một số thiết kế trình diễn và thương mại đang được thực hiện tại Úc,
Ailen và Anh [1]. Các cơ quan thực hiện và tài trợ các nhà máy và mô hình trình
diễn khai thác năng lượng sóng là các chính phủ, các hãng công nghiệp, các
`
6
công ty đầu tư và các cơ quan khai thác điện năng. Một số các công ty thương
mại cũng đưa ra các thiết bị khai thác năng lượng sóng ở giai đoạn trình diễn.
Châu Âu là khu vực đứng đầu trong việc áp dụng năng lượng sóng. Hiện
nay đã có 4 dự án khai thác thương mại năng lượng sóng. Giá thành điện năng từ
gió hiện nay đã giảm 80% trong vòng 20 năm vừa qua nhờ có các tiến bộ và
thiết bị và tối ưu trong kết cấu. Với giá cả ban đầu khoảng ½ giá ban đầu của
năng lượng gió và ¼ giá hiện thời của năng lượng bin mặt trời, năng lượng sóng
có tiền năng rất lớn để trở thành năng lượng có rẻ nhất trong tương lai.
Năm 2004, nghiên cứu khải thi của EPRI cho thấy tiền năng của năng
lượng sóng tại khu vực Bắc Mỹ lớn hơn rất nhiều so với năng lượng thủy triều.
Kết luận của nghiên cứu này là giá thương mại hiện nay của điện năng từ sóng
biển tại một số khu vực triển vọng trong khoảng 11-13 cent/kWh nhưng giá này
sẽ giảm mạnh do có nhiều cải tiến trong công nghệ và kỹ thuật.
Nước Anh đã chi 2,3 triệu bản Anh hỗ trợ Wavegen tiến hành các thử
nghiệm các thiết bị khai thác năng lượng sóng biển tại vùng biển phía tây Isles
năm 2002. Nguồn kinh phí này dùng sử dụng để thử nghiệm 3 thiết bị năng
lượng sóng ven bờ dựa trên nguyên lý dao động cột nước. Một dự án với kinh
phí 3,7 triệu bảng Anh có mục tiệu tập hợp các thiết bị khai thác năng lượng
sóng cho khu vực tây Isles đã công bố là đạt được một số bước tiến gần với thực
hiện, cho thấy hiện nay nước Anh đang dẫn đầu trong đầu tư khai thác năng
lượng sóng.
Theo Tân Hoa xã, các nhà khoa học Trung Quốc vừa xây dựng thử
nghiệm một nhà máy điện sóng biển có thể chịu được những cơn bão. Y. Yage
phụ trách nhóm các nhà khoa học thuộc Viện khoa học Trung Quốc tại Quảng
Châu cho biết, nhà máy điện mới đạt hiệu quả hơn, chi phí thấp hơn và chịu
được những cơn bão. Nhà máy điện công suất 6 kW đã được thử nghiệm và
hoạt động tốt sau hơn 20 cơn bão. Theo các nhà khoa học, việc thử nghiệm cho
thấy thiết bị này có thể sử dụng để thắp sáng đèn, máy tính máy điều hòa khử
muối khỏi nước biển. Y. Yage và các cộng sự đã chế tạo thành công nhà máy
`
7
điện sóng đặt tại thành phố Shanwei, miền nam Trung Quốc, thuộc tỉnh Quảng
Đông.
Năm 2016, năng lượng sóng có nhiều tiến triển với một số dự án thí điểm
và thử nghiệm trên khắp thế giới, bao gồm ở Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hoa Kỳ,
Hàn Quốc và Trung Quốc. Tây Ban Nha là nhà máy chuyển đổi năng lượng
sóng nổi đầu tiên kết nối với lưới điện tại trạm điện biển Biscay (BiMEP), dưới
dạng mẫu thử 30 kW của hãng Oceantec (Tây Ban Nha). Một thiết bị chuyển đổi
năng lượng có công suất 100 kW tới lưới điện của Gibraltar vào năm 2016 với
kế hoạch mở rộng mảng thành 5 MW. Tại Hàn Quốc, các công nghệ năng lượng
sóng là một trong những công nghệ năng lượng biển/đại dương đang được đầu
tư nghiên cứu phát triển. Trong số các dự án đáng chú ý được đưa ra vào năm
2016 là một nghiên cứu tập trung vào việc tích hợp các bộ chuyển đổi năng
lượng sóng như thiết bị OWC, lưu trữ năng lượng ở các hòn đảo và các địa điểm
xa khác có các đê chắn sóng phù hợp. Năm 2016 Hàn Quốc đã xây dựng một
trạm nổi thí điểm Yongsoo OWC có công suất 500 kW cách bờ Đảo Jeju khoảng
1,5km và Viện nghiên cứu công nghệ đại dương và tàu thủy (KRISO) sẽ mở
rộng Yongsoo OWC đến năm 2019 là 5 MW.
2.2. Một số nghiên cứu về bản đồ năng lượng sóng trên thế giới
2.2.1. Tập bản đồ năng lượng sóng của Liên hiệp Anh
Tập bản đồ năng lượng tái tạo trên biển của Liên hiệp Anh là một nguồn
thông tin để phục vụ cho việc quy hoạch khai thác các nguồn năng lượng biển
nói chung và năng lượng sóng nói riêng. Tập bản đồ sóng là phương tiện để xác
định các phân bố về năng lượng sóng theo các thời gian khác nhau trong năm và
các khu vực biển khác nhau tại khu vực biển ven bờ và ngoài khơi Liên hiệp
Anh. Dự án xây dựng tập bản đồ này được Bộ Công thương Anh tài trợ.
Nguồn số liệu chính cho cả trường gió synnop và trường sóng để xây
dựng tập bản đồ năng lượng sóng được thu thập từ các mô hình dự báo nghiệp
vụ của Anh hiện nay đã bao phủ trên diện tích tích toàn cầu, khu vực Châu Âu
`
8
và vùng biển Liên hiệp Anh với các lưới tưng ứng là 60; 35 và 12km. Mô hình
tính sóng được sử dụng là mô hình tính sóng tương thích với nguồn số liệu gió.
Các kết quả được đưa ra 3 giờ một lần bao gồm các kết quả định lượng về độ
cao sóng hữu hiệu, chu kỳ sóng đi qua điểm trung bình và hướng sóng trung
bình.
Mô hình tính sóng sử dụng là mô hình tính sóng thế hệ hai với các chu kỳ
sóng tính toán dao động trong dải 3 giây đến 25 giây và với bước sóng trong
khoảng từ 15m đến 975m. Số liệu gió đưa vào là số liệu gió tại tầng 10m trên
mặt biển nhận được từ cơ quan Khí tượng Anh. Số liệu gió này đồng hóa từ các
số liệu gió thu được từ vệ tinh, số liệu gió quan trắc trên tàu biển và các số liệu
gió từ các hệ thống phao đo đạt trên mặt biển. Tốc độ gió, thời gian gió thổi và
hướng gió được xác định theo các khoảng chu kỳ và hướng để tạo ra năng lượng
sóng trong mô hình tính sóng thông qua cơ chế truyền năng lượng của gió cho
sóng trong sóng gió. Các thành phần phổ sóng được tham số hóa theo các đỉnh
phổ và dựa vào đó để lựa chọn các phổ JONSWAP tương ứng, mô phỏng sự
phát triển của sóng gió.
Để có được chế độ sóng, các nhà khoa học đã sử dụng số liệu trường gió
và sóng khôi phục trong thời gian từ 6/2000 đến 9/2003. Các số liệu nhận được
của mô hình tính sóng cho toàn Châu Âu.
Tập bản đồ năng lượng sóng của Liên hiệp Anh bao gồm các thông tin về
trường sóng:
 Độ cao sóng hựu hiệu,
 Chu kỳ sóng trung bình,
 Hướng truyền năng lượng sóng.
`
9
Hình 1.4. Bản đồ độ cao sóng trung bình năm của cho vùng biển liên hiệp Anh
Độ cao sóng rất lớn tại các vùng biển lớn thoáng trực tiếp với khu vực Đại
Tây Dương. Như vậy, khu vực có tiềm năng năng lượng sóng lớn nhất và có khả
năng xây dựng các nhà máy khai thác năng lương sóng là khu vực bờ tây của
Scotland, Tây nam xứ Wale và Cornmwall. Trong tập bản đồ năng lượng sóng
của Liên hiệp Anh, năng lượng sóng được tính toán dựa trên biểu thức:
PW = 0.0623ρgHsCg
Trong đó:
PW: là năng lượng song cho một mét đỉnh song
ρ : là mật độ nước (1025 kg/m3
)
g : là gia tốc trọng trường (m/s2
)
`
10
Hs : là độ cao song hữu hiệu (m)
Cg : là tốc độ nhóm song (m/s)
Tiềm năng năng lượng sóng được tính toán và xây dựng bản đồ năng lượng
sóng cho các vùng biển Liên hiệp Anh gồm:
- Atlat năng lượng sóng trung bình năm.
- Atlat năng lượng sóng theo mùa ( bốn mùa )
* Mùa đùa (Tháng 12, tháng 1 và tháng 2 )
* Mùa xuân (Tháng 3, tháng 4 và tháng 5 )
* Mùa hè (Tháng 6, tháng 7 và tháng 8 )
* Mùa thu (Tháng 9, tháng 10 và tháng 11 )
- Atlat năng lượng sóng theo tháng.
Trên hình 1.4. giới thiệu bản đồ năng lượng sóng trung bình năm cho khu
vực vùng biển Liên Hiệp Anh.
`
11
Hình 1.5. Giới thiệu bản đồ năng lượng sóng trung bình năm cho khu vực vùng
biển Liên Hiệp Anh
2.2.2. Tập bản đồ năng lượng sóng Trung Quốc của Zhifeng Wang
Bản đồ độ cao sóng cho vùng biển phía nam Trung Quốc gồm:
- Atlat độ cao sóng trung bình tháng [12].
- Atlat độ cao sóng theo mùa (bốn mùa) [12]
* Mùa đông (Tháng 12, tháng 1 và tháng 2)
* Mùa xuân (Tháng 3, tháng 4 và tháng 5)
* Mùa hè (Tháng 6, tháng 7 và tháng 8)
* Mùa thu (Tháng 9, tháng 10 và tháng 11)
`
12
Hình 1.6. Bản đồ độ cao sóng trung bình tháng vùng biển phía Nam Trung Quốc
`
13
Hình 1.7. Bản đồ độ cao sóng theo mùa cho vùng biển phía Nam Trung Quốc
[12]
Tiềm năng năng lượng sóng được tính toán và xây dựng bản đồ năng lượng
sóng cho các vùng biển phía Nam Trung Quốc gồm:
- Atlat năng lượng sóng trung bình tháng.
- Atlat năng lượng sóng theo mùa ( bốn mùa )
* Mùa đông (Tháng 12, tháng 1 và tháng 2)
* Mùa xuân (Tháng 3, tháng 4 và tháng 5)
* Mùa hè (Tháng 6, tháng 7 và tháng 8)
* Mùa thu (Tháng 9, tháng 10 và tháng 11)
`
14
+ Atlat năng lượng sóng theo tháng.
Hình 1.8. Bản đồ năng lượng sóng trung bình tháng của vùng biển phía Nam
Trung Quốc [12]
`
15
+ Atlat năng lượng sóng theo mùa
Hình 1.9. Bản đồ năng lượng sóng theo mùa của vùng biển Trung Quốc [12]
2.3. Công nghệ khai thác năng lượng sóng
Hiện nay, công nghệ phát điện bằng chuyển đổi năng lượng sóng biển rất
đa dạng, có loại được lắp trên bờ (onshore), có loại gần bờ (nearshore), có loại
xa bờ (offshore).
Thiết bị trên bờ (onshore): Những thiết bị chuyển đổi này nằm ở bờ và có
thể được đặt trên mặt biển (nước cạn), tích hợp trong các loại nước ngọt, trong
đập, hoặc cố định vào một vách đá. Ưu điểm của những bộ chuyển đổi này là dễ
dàng bảo trì và cài đặt. Hơn nữa, họ không cần hệ thống neo đậu hoặc cáp dài để
kết nối WEC với lưới điện. Tuy nhiên, tại bờ biển, sóng có ít năng lượng hơn do
sự tương tác của chúng với đáy biển, và việc thiếu đất đai phù hợp cũng gây khó
khăn cho việc triển khai các hệ thống này.
`
16
Thiết bị gần bờ (nearshore): Những thiết bị chuyển đổi này được lắp đặt
cách bờ khoảng độ sâu trung bình khoảng 10 mét đến vài trăm mét. Chúng
thường nằm trên đáy biển (tránh những chỗ neo đậu) nhưng cấu trúc phải chịu
đựng được áp lực phát sinh khi sóng vượt qua nó. Trong các trường hợp khác,
chúng cũng là cấu trúc nổi.
Thiết bị ngoài khơi (offshore): Những thiết bị chuyển đổi này nằm trong
vùng nước sâu (hơn 40 m), cách bờ và được xây dựng trong các cấu trúc nổi
hoặc ngập nước được gắn ở đáy biển. Do vị trí của chúng, chúng có thể khai
thác sức mạnh sóng to lớn của vùng biển mở. Tuy nhiên, độ tin cậy và khả năng
tồn tại của thiết bị là một vấn đề lớn, và cấu trúc của chúng phải chịu tải rất cao.
Hơn nữa, bảo trì của họ là một quá trình phức tạp và tốn kém. Các loại cáp biển
dài được sử dụng để vận chuyển năng lượng cho lưới điện.
Hình 1.10: Công nghệ khai thác năng lượng sóng biển [10]
Đã có nhiều nước trên thế giới đang khai thác nguồn năng lượng sạch này
góp phần tích cực, mục đích giảm phát thải CO2 bằng các công nghệ thiết bị
điện sóng đã được thương mại hóa dưới đây:
`
17
a. Thiết bị Pelamis
Pelamis là một hệ thống phao, gồm một loạt các ống hình trụ nửa chìm, nửa
nổi, nối với nhau bằng bản lề. Sóng biển làm chuyển động mạnh hệ thống phao,
nó tác động mạnh vào hệ thống bơm thủy lực làm quay turbin phát điện. Hàng
loạt thiết bị tương tự sẽ kết nối với nhau, làm cho turbin hoạt động liên tục.
Dòng điện được truyền qua giây cáp ngầm dưới đáy đại dương dẫn vào bờ, nối
với lưới điện, cung cấp cho hộ sử dụng. Nếu xây dựng nhà máy điện có công
suất 30 MW sẽ chiếm diện tích mặt biển là 1km2
. Pelamis neo ở độ sâu chừng
50–70m; cách bờ dưới 10km, là nơi có mức năng lượng cao trong các con sóng.
Và Pelamis gồm ba modul biến đổi năng lượng, mỗi modul có hệ thống máy
phát thủy lực - điện đồng bộ. Mỗi thiết bị pelamis có thể cho công suất 750kW,
nó có chiều dài 140-150m, có đường kính ống 3-3,5m. Tại Bồ Đào Nha và
Scotland đã đặt các thiết bị Pelamis công suất tổng đạt tới gần 6 MW.
Hình 1.11: Module của thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng biển Pelamis [9
`
18
Hình 1.12. Cấu tạo bên trong của thiết bị Pelamis[13]
Hệ thống này đã được lắp đặt và khai thác tại Bồ Đồ Nha đó là hệ thống
Pelamis đầu tiên trên thế giới là gồm 3 Pelamis (1 Pelamis có công suất 0,75
MW) có công suất 2,25 MW.
Hình 1.13. Hệ thống pelamis đã được lắp đặt và khai thác tại Bồ Đào Nha [13]
`
19
Hình 1.14. Pelamis trên biển Stromeness, Scotland [13]
Năm 2007, Scotland đã lắp đặt 4 thiết bị Pelamis tổng công suất đạt 3MW
b. Hệ thống phao tiêu AquaBuOY:
Hệ thống phao tiêu AquaBuOY là một hệ thống phao nổi có nguyên lý hoạt
động nhằm biến đổi năng lượng động học của chuyển động thẳng đứng do các
đợt sóng biển tạo ra năng lượng điện sạch. Nhờ việc trồi lên, ngụp xuống của
sóng biển làm hệ thống phao nổi dập dềnh lên xuống mạnh làm hệ thống xilanh
chuyển động, tạo ra dòng điện. Điện dẫn qua hệ thống cáp ngầm đưa lên bờ, hòa
vào lưới điện. Mỗi phao tiêu có thể đạt công suất tới 250kW, với đường kính
phao 6m. Nếu trạm phát điện có công suất 10 MW chỉ chiếm 0,13 km2
mặt biển.
Bơm ống là ống cao su cốt thép, nó hoạt động như cái bơm bình thường, khi
sóng nén, nước biển phọt mạnh về phía sau, có chứa một bộ cao áp, làm quay
turbin, điện thu được, dẫn qua cáp ngầm vào bờ để hòa chung vào lưới điện.
Ngoài ra trên các Aqua BuOY, đặt các tấm pin mặt trời; turbin gió nhỏ nhằm tạo
ra nguồn điện năng cho các thiết bị chuẩn đoán gắn trong Aqua BuOY. Tất cả
dữ liệu về thiết bị đều được truyền bằng công nghệ không dây, vệ tinh về khu
vực điều hành. Hệ thống Aqua BuOY thường lắp đặt cách bờ chừng 5km ở nơi
biển có độ sâu 50m. Năm 2006, dự án 8 00kW, ở Makar Bay, Wahington, đã
`
20
thực hiện với giá thành 3 triệu đô la, nó cung cấp điện cho 150 hộ gia đình. Dự
án 2MW tại Figuera da Foz, Bồ Đào Nha và dự án 2MW ở miền Nam
California, Mỹ. Hệ thống phao tiêu chìm AWS Ở Công ty AWS Ocean Eneny,
Scotland người ta phát minh ra hệ thống máy phát điện mới nhằm biến chuyển
động sóng thành điện năng. Khác với những hệ thống đang tồn tại. Đó là hệ
thống phao tiêu nằm chìm dưới mặt nước, nên không bị ảnh hưởng bởi điều kiện
khí hậu trên mặt biển. Hệ thống phao tiêu ngầm giống như những quả ngư lôi
dưới mặt nước biển chừng 50 mét mà vẫn tạo ra điện năng nhờ sóng biển. Họ đã
thành công năm 2008. Các hệ thống nổi trên mặt biển dễ bị các trận bão tàn phá,
thì hệ thống chìm của AWS (Aschimedes Wave Swing) đã chế tạo bằng vật liệu
sử dụng như dàn khai thác dầu mỏ ngoài khơi, được đặt ở độ sâu yên tĩnh. Hệ
thống tạo ra năng lượng nhờ sóng biển từ xa, qua các biến thiên áp suất sinh ra
do biến đổi của cột nước. Hệ thống phao tiêu AWS là một xi lanh dài 35 mét,
rộng 10 mét chứa khí nén bên trong khiến phao không chìm, nửa trên chỉ chuyển
động theo chiều thẳng đứng. Khi sóng lướt qua, sự tăng khối lượng nước làm gia
tăng áp suất cột nước và phần bên trên hệ thống bị đẩy xuống dưới. Giữa hai đợt
sóng, cột nước hạ xuống, áp suất hạ theo làm nổi lên phần trên của hệ thống.
Chuyển động bơm biến thành điện năng. Điện được chuyển tải qua cáp ngầm,
lên hòa vào lưới điện quốc gia. Mọi công nghệ phát điện, khi đưa ra đều bị chặn
bởi giá thành, thì Anacondaa là công nghệ có ưu thế về giá thành thấp, lại tạo ra
nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Công nghệ Anaconda được
mô tả như sau: Một ống cao su dài khoảng 200 mét, hai đầu bịt kín, bên trong
chứa đầy nước. Được neo ngay dưới bề mặt nước biển, một đầu hứng lấy các
đợt sóng. Sóng đập vào một đầu của thiết bị tạo sức ép hình thành nên “sóng
phình” (do áp lực chất lỏng do động lên xuống bởi sóng, trong mỗi ống) bên
trong ống. Khi có sóng phình chạy qua ống, đợt sóng biển tạo ra nó chạy dọc
phần ngoài của ống cùng một tốc độ, tạo thêm sức ép lên ống, khiến sóng phình
ngày càng lớn hơn. Liền đó sóng phình làm quay tuốcbin nằm ở đầu còn lại của
ống cao su. Năng lượng (điện) được tạo ra thì chuyển lên bờ qua cáp ngầm.
`
21
c. Hệ thống biến đổi năng lượng sóng biển nổi (AWS)
Hệ thống biến đổi năng lượng sóng biển nổi AWS là một hệ thống có hình
dạng một chiếc phao tròn có đường kinh 1,52 m và chiều cao 1,52m và đường
kính 6 m được làm bằng vật liệu sắt. Phía trên phao có gắn các tấm pin mặt trời,
turbin gió, nhằm tạo ra nguồn điện cung cấp cho các thiết bị chẩn đoán gắn trong
hệ thống.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống năng lượng sóng biển chìm AWS là
sóng tạo dao động, sự tăng khối lượng nước làm gia tăng áp suất cột nước, Phần
trên hệ thống bị đẩy xuống dưới. Giữa hai đợt sóng, cột nước hạ xuống, áp suất
giảm theo làm nổi lên phần trên của hệ thống. Chuyển động của xilanh tạo ra áp
lực làm quay tuabin máy phát điện tạo ra điện năng.
Năm 2008, công ty AWS Ocean Eneny của Scotland đã thành công khi
phát minh ra hệ thống phao chìm AWS dưới đáy biển không bị ảnh hưởng bởi
điều kiện khí hậu trên mặt biển.
Hình 1.15. Thiết bị biến đổi năng lượng sóng biển nổi AWS [7]
`
22
Hình 1.16. Thiết bị biến đổi năng lượng sóng biển chìm AWS [7]
2.4. Các dự án điện từ năng lượng sóng biển
Hình 1.17. Phân bố các dự án điện sóng trước 2001[13]
`
23
Hình 1.18. Phân bố các dự án điện sóng đến 2016[13]
Hình 1.16 (có 6 dự án) trước năm 2001 cho thấy số lượng dự án (hình 1.17)
vào năm 2015 có 60 dự án được xây dựng gia tăng mạnh so với trước năm 2001
với 6 dự án, tức trung bình tăng khoảng 4 đến 5 dự án trong năm. Và thực tế
những năm gần đây gia tăng rất nhanh. Bảng 2.2 được nhóm nghiên cứu tham
khảo các nguồn tài liệu và thống kê. Phân bố địa lý của các dự án khai thác tài
nguyên sóng được phân bổ hầu hết các quốc gia có biển thuộc châu Âu, châu Á,
và châu Mỹ. Tuy nhiên nhiều nhất thuộc châu Âu. Và châu Âu cũng có chương
tình đặc biệt SAT tiến tới gía thàng 1kwh điện sóng là 10 cent trong năm 2035,
sẽ cạnh tranh được với các dạng năng lượng khác.
Bảng 1.3. Hiện trạng công suất năng lượng sóng trên thế giới (năm 2015)[5]
STT Quốc gia Công suất (kW)
1 Anh 960
2 Ai Len 3000
3 Bồ Đào Nha 2250
4 Bỉ 100
5 Canada 1065
6 Đan Mạch 50
7 Hàn Quốc 1000
8 Italia 150
9 Mỹ 1545
10 Na Uy 200
11 Tây Ban Nha 533
12 Thụy Điển 203
13 Trung Quốc 1325
`
24
STT Quốc gia Công suất (kW)
14 Singapo 16
15 Mexico 200
16 Scotland 3000
Tổng cộng 15597
Công suất lắp đặt hiện nay (2015) theo bảng 2.2 là gần 16 MW, và đang
có nhiều dự án tại các quốc gia với tổng dự kiến lên đến 300 GW vào năm 2050
(bảng 2.3). Đồng thời tầm nhìn của các quốc gia phát triển năng lượng sóng biển
sẽ tạo ra 680 ngàn việc làm, giảm thiểu được 500 triệu tấn CO2.
Bảng1.4. Kế hoạch năng lượng sóng biển của OES đến 2050 [13]
Thứ tự Nội dung Số lượng
1 Công suất lắp đặt (GW) 300
2 Việc làm (suất chỗ) 680.000
3 Vốn đầu tư đến 2050 (tỷ USD) 35
4 Giảm phát thải CO2 (triệu tấn) 500
Hình 1.19 : Phân phối điện năng sóng hàng năm ở Châu Âu, tính bằng kW/m[8]
Tài nguyên năng lượng sóng khu vực châu Âu (hình 1.16) như Bồ Đào
Nha, Biển Baltic và phần Biển Bắc Đan Mạch, Canada, Tây Ban Nha, Ireland,
Vương quốc Anh được thể hiện qua hình 1.16 . Nhìn vào bảng 2.2 và hình 2.4
`
25
đã chứng minh được rằng châu Âu, là một trong những khu vực có tài nguyên
năng lượng sóng dồi dào nhất thế giới, vượt qua một số khu vực ở Nam Mỹ. Cụ
thể hơn, tổng công suất sóng của đường bờ biển châu Âu dao động từ 120 GW
tại Vương quốc Anh đến 1 GW ở Thụy Điển, vượt qua 28 GW ở Vịnh
Gascoigne Pháp, 21 GW ở Ireland, 10 GW ở Bồ Đào Nha và 3,4 GW ở Đan
Mạch . Tương tự, một số vùng ven biển của Tây Ban Nha có tiềm năng sóng to
lớn, với công suất sóng tới 250 MWh/m/năm ở Asturias, và 400 MWh/m/năm ở
Galicia dọc theo bờ biển Chết.
2.5. Các thành tựu về nghiên cứu, chính sách năng lượng sóng biển
quốc tế
Trên thế giới có nhiều hiệp hội nghiên cứu, triển khai năng lượng sóng
biển, nhưng bài bản nhất là Tổ chức Năng lượng đại dương OES thuộc Tổ chức
năng lượng quốc tế (IEA) thuộc Liên hợp quốc. Và đến nay đã có 25 thành viên,
Việt Nam đã được mời, nhưng hiện nay chưa tham gia OES.
Các quốc gia có biển (Anh, MỸ, Nhật, Trung Quốc, Úc…) hầu như đều có
các một hay nhiều đơn vị nghiên cứu, ứng dụng năng lượng sóng biển vào cuộc
sống. Các quốc gia đều có chiến lược , quy hoạch phát triển năng lượng sóng
biển, và 1 số dạng năng lượng tái tạo khác trên vùng biển đặc quyền kinh tế của
mình.
Đã có 1 số công nghệ khai thác năng lượng sóng biển được thương mại hóa
thành công.
Các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy định kỹ thuật về bản đồ tài nguyên năng lượng
sóng biển trên các vùng biển – đại dương thế giới đáng được chuẩn hóa, dễ dàng
phục vụ khai thác, quản lý sử dụng, quy hoạch không gian biển.
Các chương trình quốc tế về năng lượng sóng biển đang ở thế hệ thứ 4 và
có triển vọng phát triển ngang với các nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo khác,
đồng thời khi kết hợp sử dụng cùng các nguồn năng lượng khác chung cơ sở hạ
tầng biển, có thể mang lại hiệu quả kinh tế xã hội môi trường rất cao.
`
26
Chương 2: Phân tích, đánh giá nghiên cứu khai thác năng lượng sóng biển
tại Việt Nam
Việt nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, giữ vị
trí chiến lược về địa lý, chính trị và kinh tế không phải quốc gia nào củng có.
Với bờ biển dài hơn 3260 km trải dài từ Bắc tới Nam, đứng thứ 27 trong số 157
quốc gia ven biển, đảo trên thế giới.
Vùng biển nước ta có khoảng 3000 đảo lớn nhỏ và quần đảo xa bờ là
Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất
nước. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm
mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó
xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các
vùng biển.
Biển Đông là vùng nhộn nhịp thứ hai trên thế giới sau Địa Trung Hải,
chiếm khoảng ¼ lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển toàn cầu. Là tuyến
hàng hải huyết mạch mang tính chiến lược của nhiều nước trên thế giới và khu
vực, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Châu Âu, Trung Đông với
Châu Á và giữa các nước Châu Á với nhau.
Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên
nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời
qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, là nơi hấp dẫn của
các nhà đầu tư và thị trường thế giới đến khảo sát và nghiên cứu ở nhiều lĩnh
vực khác nhau trong đó nghiên cứu năng lượng sóng biển chuyển thành năng
lượng điện được các nước đầu tư nghiên cứu trong đó có Việt Nam.
2.1. Các văn bản, chính sách về năng lượng sóng biển
Nhu cầu về cung ứng năng lượng đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn
đề và thách thức, đặc biệt là khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa đang
dần cạn kiệt, giá dầu biến động theo xu thế tăng và Việt Nam sẽ phụ thuộc
`
27
nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới..., chính vì vậy việc xem xét khai thác
các nguồn năng lượng tái tạo trên biển đặc biệt là năng lượng sóng, thủy triều,
gió, dòng chảy… trong những thập kỷ tới sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng cả
về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng lẫn bảo vệ môi trường. Vấn đề này đã
được Chính phủ Việt Nam và các Bộ ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện như đã
được đề cập trong một số các văn bản pháp lý.
Dưới đây là tóm tắt một số các văn bản, chính sách đã được ban hành liên
quan đến định hướng phát triển nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển năng lượng tái
tạo trên biển ở Việt Nam trong thời gian qua.
Bảng 2.1. Các văn bản chính sách về năng lượng của Việt Nam
Tên văn
bản
Số và ngày ban hành
Những nội dung chính của văn bản
liên quan đến hỗ trợ thúc đẩy NLTT
Chiến lược
phát triển
năng lượng
quốc gia
của Việt
Nam đến
năm 2020,
tầm nhìn
đến năm
2050
Số: 1855/QĐ-TTg,
27/12/2007
+ Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng
lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tống
năng lượng thương mại sơ cấp vào năm
2010; khoảng 5% vào năm 2020, và
khoảng 11% vào năm 2050.
+ Hoàn thành chương trình năng lượng
nông thôn, miền núi. Đưa số hộ nông
thôn sử dụng năng lượng thương mại đế
đun nấu lên 50% vào ăm 2010 và 80%
vào năm 2020. Đến năm 2010 đạt 95%
số hộ dân nông thôn có điện, đến năm
2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có
điện.
+ Xem xét thành lập quỹ phát triến năng
lượng đế hỗ trợ đầu tư cho phát triến
năng lượng mới và tái tạo.
Quy hoạch Số: 110/2007/QĐ - TTg, + Tiếp tục thực hiện các chương trình
`
28
Tên văn
bản
Số và ngày ban hành
Những nội dung chính của văn bản
liên quan đến hỗ trợ thúc đẩy NLTT
phát triến
điện lực
quốc gia
giai đoạn
2006 -
2015 có xét
đến năm
2025
ngày 18/7/2007 đầu tư phát triến điện nông thôn đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn
đấu đến năm 2010 có 95% và năm 2015
có 100% các xã có điện.
+ Phát triến thủy điện nhỏ, năng lượng
mới và tái tạo cho các vùng sâu, vùng
xa, miền núi, biên giới, hải đảo;
+ Đến năm 2015 phát triến thêm 2451
MW điện tái tạo, năm 2025 là 1600 MW
Quy hoạch
phát triển
điện lực
quốc gia
giai đoạn
2011 -
2020 có xét
đến năm
2030
Số: 1208/QĐ-TTg ngày
21/7/2011
- Ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng
lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời,
điện sinh khối,…), phát triển nhanh,
từng bước gia tăng tỷ trọng của điện
năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái
tạo:
+ Đưa tổng công suất nguồn điện gió từ
mức không đáng kể hiện nay lên khoảng
1.000 MW vào năm 2020, khoảng 6.200
MW vào năm 2030; điện năng sản xuất
từ nguồn điện gió chiếm tỷ trọng từ
0,7% năm 2020 lên 2,4% vào năm 2030.
+ Phát triển điện sinh khối, đồng phát
điện tại các nhà máy đường, đến năm
2020, nguồn điện này có tổng công suất
khoảng 500 MW, nâng lên 2.000 MW
vào năm 2030; tỷ trọng điện sản xuất
tăng từ 0,6% năm 2020 lên 1,1% năm
2030.
- Ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện,
Tải bản FULL (78 trang): bit.ly/34HMAku
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
`
29
Tên văn
bản
Số và ngày ban hành
Những nội dung chính của văn bản
liên quan đến hỗ trợ thúc đẩy NLTT
nhất là các dự án lợi ích tổng hợp:
Chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; đưa
tổng công suất các nguồn thủy điện từ
9.200 MW hiện nay lên 17.400 MW vào
năm 2020.
- Nghiên cứu đưa nhà máy thủy điện tích
năng vào vận hành phù hợp với sự phát
triển của hệ thống điện nhằm nâng cao
hiệu quả vận hành của hệ thống: Năm
2020, thủy điện tích năng có tổng công
suất 1.800 MW; nâng lên 5.700 MW vào
năm 2030.
Chủ động
ứng phó với
biến đổi khí
hậu, tăng
cường quản
lý tài
nguyên và
bảo vệ môi
trường
Nghị quyết số 24 –
NQ/TW, ngày 3/6/2013
Tại III. Nhiệm vụ trọng tâm - Phần 2:
Nhiệm vụ cụ thể - Mục b. Về quản lý tài
nguyên, Nghị quyết đã đưa ra nhiệm vụ
cụ thể về tăng cường quản lý, đẩy mạnh
đầu tư khai thác các nguồn năng lượng
tái tạo mới, trong đó nêu rõ:
+ Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng
lượng mới, năng lượng tái tạo,
các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới
thay thế các nguồn tài nguyên
truyền thống.
Đẩy mạnh đầu tư phát triển và sử dụng
năng lượng mới, năng lượng tái tạo; thúc
đẩy chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng
lượng theo hướng tăng tỉ trọng sử dụng
năng lượng mới, năng lượng tái tạo
trong tổng năng lượng quốc gia. Khuyến
khích các thành phần kinh tế tham gia
`
30
Tên văn
bản
Số và ngày ban hành
Những nội dung chính của văn bản
liên quan đến hỗ trợ thúc đẩy NLTT
đầu tư phát triển năng lượng mới, năng
lượng tái tạo.
+ Đẩy mạnh hợp tác thăm dò, khai thác
tài nguyên từ bên ngoài, phục vụ nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội trong
nước. Phát triển sản xuất các loại
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới để
thay thế các loại tài nguyên truyền
thống.
Phê duyệt
quyết định
về Phê
duyệt Chiến
lược khai
thác, sử
dụng bền
vững tài
nguyên và
bảo vệ môi
trường biển
đến năm
2020, tầm
nhìn đến
năm 2030
Số 1570/QĐ – TTg,
ngày 6/9/2013
Trong nội dung, nhiệm vụ, quyết định có
đề cập đến: “Thực hiện điều tra tổng
hợp, đánh giá toàn diện khí tượng, hải
văn, tài nguyên – môi trường biển, địa
chất, địa hình, tài nguyên đất, nước mặt,
nước dưới đất, hệ sinh thái rừng ngập
mặn, đất ngập nước, các loại hoang dã
quý hiếm, tài nguyên vị thế để phát triển
cảng biển, du lịch, tiềm năng khai thác
năng lượng gió, năng lượng mặt trời,
năng lượng sóng, thủy triều… các vùng
biển ven bờ, ven các đảo lớn từ Móng
Cái đến Hà Tiên phục vụ cho phát triển
kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc
phòng, an ninh. Chú ý điều phối hoạt
động, trao đổi thông tin, kết quả giữa các
dự án điều tra, nghiên cứu về biển theo
hướng tổng hợp và thống nhất để tăng
hiệu quả công tác điều tra, nghiên cứu
về biển.
Tải bản FULL (78 trang): bit.ly/34HMAku
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
`
31
Tên văn
bản
Số và ngày ban hành
Những nội dung chính của văn bản
liên quan đến hỗ trợ thúc đẩy NLTT
Phê duyệt
chiến lược
phát triển
năng lượng
tái tạo của
Việt Nam
đến năm
2030, tầm
nhìn đến
năm 2050
Số 2068/QĐ – TTg,
ngày 25/11/2015
a. Mục tiêu:
- Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
năng lượng trong nước, kết hợp với nhập
khẩu năng lượng sơ cấp cho sản xuất
điện; cung cấp đầy đủ điện năng với chất
lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý cho
phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia.
- Cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước,
sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu
năm 2015 khoảng 194 - 210 tỷ kWh;
năm 2020 khoảng 330 - 362 tỷ kWh;
năm 2030 khoản 695 - 834 tỷ kWh.
- Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng
tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện
năng sản xuất từ nguồn năng lượng này
từ mức 3,5% năm 2010, lên 4,5% tổng
điện năng sản xuất vào năm 2020 và
6,0% vào năm 2030.
- Giảm hệ số đàn hồi điện/GDP từ bình
quân 2,0 hiện nay xuống còn bằng 1,5
vào năm 2015 và còn 1,0 vào năm 2020.
- Đẩy nhanh chương trình điện khí hóa
nông thôn, miền núi đảm bảo đến năm
2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có
điện.
b. Quy hoạch nguồn điện
+ Quyết định đã đưa ra các mục tiêu
chiến lược cần thiết để phát triển và sử
6277516

More Related Content

What's hot

Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Máy bay không người lái bám đối tượng.pdf
Máy bay không người lái bám đối tượng.pdfMáy bay không người lái bám đối tượng.pdf
Máy bay không người lái bám đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdf
Thiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdfThiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdf
Thiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdfMan_Ebook
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdfMan_Ebook
 
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió Vita Howe
 
Báo cáo tot nghiep chuyên ngành cơ khí
Báo cáo tot nghiep chuyên ngành cơ khíBáo cáo tot nghiep chuyên ngành cơ khí
Báo cáo tot nghiep chuyên ngành cơ khíCơ Khí Chế Tạo
 
Điều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdf
Điều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdfĐiều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdf
Điều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdfMan_Ebook
 
Cung cấp điện _ giáo trình
Cung cấp điện  _ giáo trìnhCung cấp điện  _ giáo trình
Cung cấp điện _ giáo trìnhchele4
 

What's hot (20)

Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
 
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộĐề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
 
Máy bay không người lái bám đối tượng.pdf
Máy bay không người lái bám đối tượng.pdfMáy bay không người lái bám đối tượng.pdf
Máy bay không người lái bám đối tượng.pdf
 
Thiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdf
Thiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdfThiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdf
Thiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdf
 
Đề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ trên trên Matlab
Đề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ trên trên MatlabĐề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ trên trên Matlab
Đề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ trên trên Matlab
 
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đLuận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển giám sát trạm trộn bê tông, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển giám sát trạm trộn bê tông, HAYĐề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển giám sát trạm trộn bê tông, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển giám sát trạm trộn bê tông, HAY
 
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAYĐề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu về biến tần 4Q, HAY, HOT
Luận văn: Nghiên cứu về biến tần 4Q, HAY, HOTLuận văn: Nghiên cứu về biến tần 4Q, HAY, HOT
Luận văn: Nghiên cứu về biến tần 4Q, HAY, HOT
 
Đề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự động
Đề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự độngĐề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự động
Đề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự động
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
 
Đề tài: Thiết kế mô hình cân bằng con lắc ngược, HAY
Đề tài: Thiết kế mô hình cân bằng con lắc ngược, HAYĐề tài: Thiết kế mô hình cân bằng con lắc ngược, HAY
Đề tài: Thiết kế mô hình cân bằng con lắc ngược, HAY
 
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOT
 
Báo cáo tot nghiep chuyên ngành cơ khí
Báo cáo tot nghiep chuyên ngành cơ khíBáo cáo tot nghiep chuyên ngành cơ khí
Báo cáo tot nghiep chuyên ngành cơ khí
 
Điều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdf
Điều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdfĐiều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdf
Điều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdf
 
Đề tài: Công nghệ Hybrid của ô tô và ứng dụng cho xe máy, 9đ
Đề tài: Công nghệ Hybrid của ô tô và ứng dụng cho xe máy, 9đĐề tài: Công nghệ Hybrid của ô tô và ứng dụng cho xe máy, 9đ
Đề tài: Công nghệ Hybrid của ô tô và ứng dụng cho xe máy, 9đ
 
Cung cấp điện _ giáo trình
Cung cấp điện  _ giáo trìnhCung cấp điện  _ giáo trình
Cung cấp điện _ giáo trình
 
Đề tài: Điều khiển hệ truyền động điện tàu điện đô thị, HOT, 9đ
Đề tài: Điều khiển hệ truyền động điện tàu điện đô thị, HOT, 9đĐề tài: Điều khiển hệ truyền động điện tàu điện đô thị, HOT, 9đ
Đề tài: Điều khiển hệ truyền động điện tàu điện đô thị, HOT, 9đ
 

Similar to TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC KHAI THÁC KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docx
Báo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docxBáo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docx
Báo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docxdodat27
 
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050 Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050 nataliej4
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC KHAI THÁC KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM (20)

Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đLuận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
 
Điều kiện khí hậu đối với du lịch nghỉ dưỡng vùng nam bộ, HAY
Điều kiện khí hậu đối với du lịch nghỉ dưỡng vùng nam bộ, HAYĐiều kiện khí hậu đối với du lịch nghỉ dưỡng vùng nam bộ, HAY
Điều kiện khí hậu đối với du lịch nghỉ dưỡng vùng nam bộ, HAY
 
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệt may, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệt may, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệt may, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệt may, HAY
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệ...
 
Đề tài: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam, 9đĐề tài: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt NamLuận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
 
Luận văn: Tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ Việt Nam
Luận văn: Tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ Việt NamLuận văn: Tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ Việt Nam
Luận văn: Tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ Việt Nam
 
Luận văn: Đánh giá tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ
Luận văn: Đánh giá tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờLuận văn: Đánh giá tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ
Luận văn: Đánh giá tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
 
Báo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docx
Báo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docxBáo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docx
Báo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docx
 
Đề tài: Phân bố bức xạ sóng dài và lượng mưa tại Việt Nam, HOT
Đề tài: Phân bố bức xạ sóng dài và lượng mưa tại Việt Nam, HOTĐề tài: Phân bố bức xạ sóng dài và lượng mưa tại Việt Nam, HOT
Đề tài: Phân bố bức xạ sóng dài và lượng mưa tại Việt Nam, HOT
 
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
 
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050 Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
 
Dự án Đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và Nuôi trồng thủ...
Dự án Đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và Nuôi trồng thủ...Dự án Đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và Nuôi trồng thủ...
Dự án Đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và Nuôi trồng thủ...
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAYĐề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂMLuận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 

Recently uploaded (20)

Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 

TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC KHAI THÁC KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM

  • 1. TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU BIỂN VÀ HẢI ĐẢO ------------------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG NĂM 2018 TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC KHAI THÁC KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM. HÀ NỘI, 2018
  • 2. ` TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU BIỂN VÀ HẢI ĐẢO ------------------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG NĂM 2018 THU THẬP, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU, QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN TẠI VIỆT NAM. Viện trưởng Nguyễn Lê Tuấn Chủ nhiệm Dư Văn Toán HÀ NỘI, 2018
  • 3. ` MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết................................................................................................. 1 1. Mục tiêu......................................................................................................... 1 2. Kế hoạch thực hiện, sản phẩm: ..................................................................... 2 Chương 1: Tổng quan về năng lượng sóng biển................................................... 1 1. Tiềm năng năng lượng sóng biển trên thế giới ............................................ 1 2. Hiện trạng nghiên cứu khai thác sử dụng năng lượng sóng biển.................. 4 2.1. Tình hình nghiên cứu, khai thác sử dụng năng lượng sóng biển............... 4 2.2. Một số nghiên cứu về bản đồ năng lượng sóng trên thế giới..................... 7 2.2.1. Tập bản đồ năng lượng sóng của Liên hiệp Anh................................ 7 2.2.2. Tập bản đồ năng lượng sóng Trung Quốc của Zhifeng Wang ......... 11 2.3. Công nghệ khai thác năng lượng sóng..................................................... 15 2.4. Các dự án điện từ năng lượng sóng biển.................................................. 22 2.5. Các thành tựu về nghiên cứu, chính sách năng lượng sóng biển quốc tế 25 Chương 2: Phân tích, đánh giá nghiên cứu khai thác năng lượng sóng biển tại Việt Nam ............................................................................................................. 26 2.1. Các văn bản, chính sách về năng lượng sóng biển .................................. 26 2.2. Các công trình nghiên cứu về năng lượng sóng biển............................... 34 Chương 3: Tính toán tiềm năng năng lượng sóng biển ven bờ Việt Nam.......... 49 3.1. Cơ sở lý thuyết về năng lượng sóng......................................................... 49 3.2. Thông lượng năng lượng sóng................................................................. 49 3.3. Phương pháp tính toán năng lượng sóng biển.......................................... 52 3.3.1. Nguồn dữ liệu.................................................................................... 52
  • 4. ` 3.3.2. Số liệu đường bờ của 28 tỉnh thành ven biển.................................... 54 3.3.3. Phương pháp tính toán công suất năng lượng sóng biển .................. 54 3.3. Kết quả phân vùng và tính toán ............................................................... 55 3.3.1. Phân vùng năng lượng sóng biển...................................................... 55 3.3.2. Kết quả tính toán ............................................................................... 57 Chương 4: Đề xuất định hướng, nội dung nghiên cứu khoa học kiến nghị giải pháp quản lý tài nguyên năng lượng sóng biển tại việt nam............................... 62 4.1. Đề xuất các nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu về NL sóng biển................ 62 4.2. Kiến nghị các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên năng lượng sóng. 62 4.2.1.Giải pháp về thị trường ...................................................................... 62 4.2.2. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật........................................................ 63 4.2.3. Giải pháp cơ chế, chính sách............................................................. 63 KẾT LUẬN......................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 68
  • 5. ` DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tỷ trọng khai thác năng lượng sóng các nước trên thế giới ................. 2 Hình 1.2. Khả năng khai thác năng lượng sóng theo tháng.................................. 3 Hình 1.3. Khả năng khai thác năng lượng sóng theo năm.................................... 4 Hình 1.4. Bản đồ độ cao sóng trung bình năm của cho vùng biển liên hiệp Anh9 Hình 1.5. Giới thiệu bản đồ năng lượng sóng trung bình năm cho khu vực vùng biển Liên Hiệp Anh............................................................................................. 11 Hình 1.6. Bản đồ độ cao sóng trung bình tháng vùng biển phía Nam Trung Quốc ............................................................................................................................. 12 Hình 1.7. Bản đồ độ cao sóng theo mùa cho vùng biển phía Nam Trung Quốc 13 Hình 1.8. Bản đồ năng lượng sóng trung bình tháng của vùng biển phía Nam Trung Quốc.......................................................................................................... 14 Hình 1.9. Bản đồ năng lượng sóng theo mùa của vùng biển Trung Quốc.......... 15 Hình 1.10: Công nghệ khai thác năng lượng sóng biển...................................... 16 Hình 1.11: Module của thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng biển Pelamis ....... 17 Hình 1.12. Cấu tạo bên trong của thiết bị Pelamis.............................................. 18 Hình 1.13. Hệ thống pelamis đã được lắp đặt và khai thác tại Bồ Đào Nha ...... 18 Hình 1.14. Pelamis trên biển Stromeness, Scotland .......................................... 19 Hình 1.15. Thiết bị biến đổi năng lượng sóng biển nổi AWS ............................ 21 Hình 1.16. Thiết bị biến đổi năng lượng sóng biển chìm AWS ........................ 22 Hình 1.17. Phân bố các dự án điện sóng trước 2001 .......................................... 22 Hình 1.18. Phân bố các dự án điện sóng đến 2016............................................. 23 Hình 1.19 : Phân phối điện năng sóng hàng năm ở Châu Âu, tính bằng kW/m. 24
  • 6. ` Hình 2.1. Bản đồ độ cao sóng (phải) và năng lượng sóng (trái) trung bình năm ............................................................................................................................. 41 Hình 2.2. Bản đồ độ cao sóng trung bình các tháng trong năm.......................... 44 Hình 2.3. Bản đồ năng lượng sóng trung bình các tháng trong năm .................. 47 Hình 3.1: Sơ đồ phân bố năng lượng sóng.......................................................... 49 Hình 3.2: Bản đồ phân vùng năng lượng sóng biển Việt Nam........................... 57 Hình 3.3. Sự chênh lệch kết quả năng lượng sóng trung bình tháng giữa tập bản đồ năng lượng sóng của Việt Nam và Trung Quốc ............................................ 59 Hình 3.4. Tỷ trọng công suất thu được của 6 khu vực trên toàn bộ dải ven biển Việt Nam ............................................................................................................. 60
  • 7. ` DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tiềm năng năng lượng sóng lý thuyết theo khu vực............................ 1 Bảng 1.2. Năng lượng sóng theo tháng và năm của một số quốc gia................... 2 Bảng 1.3. Hiện trạng công suất năng lượng sóng trên thế giới (năm 2015)....... 23 Bảng 1.4. Kế hoạch năng lượng sóng biển của OES đến 2050 .......................... 24 Bảng 2.1. Các văn bản chính sách về năng lượng của Việt Nam....................... 27 Bảng 3.1: Năng lượng sóng biển theo tháng các tỉnh ven biển Việt Nam của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng...................................................................................... 52 Bảng 3.2: Năng lượng sóng biển theo tháng các tỉnh ven biển Việt Nam của tác giả Wang.............................................................................................................. 53 Bảng 3.3: Chiều dài đường bờ các tỉnh ven biển Việt Nam ............................... 54 Bảng 3.4. Năng lượng sóng ven bờ biển Việt Nam trong năm........................... 58 Bảng 3.5: Năng lượng sóng ven bờ biển Việt Nam trong năm........................... 58 Bảng 3.6: Tỷ trọng và công suất điện năng sóng các khu vực ven biển Việt Nam ............................................................................................................................. 59 Bảng 3.7. Dự tính công suất điện từ sóng bờ biển Việt Nam ............................. 60
  • 8. ` 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Theo báo cáo Đại dương toàn cầu hàng năm của Liên hợp quốc (UN), năm 2010, tổng năng lượng sóng biển toàn cầu vào khoảng 11.400 TWh mỗi năm, và có thể chuyển khoảng 16% tương ứng với 1.700 TWh trong đó thành điện năng, đáp ứng khoảng 10% nhu cầu dùng điện của thế giới. Đên tháng 12 năm 2016 đã có 1 số dự án điện sóng biển được lắp đặt trên thế giới với tổng công suất trong năm là 160 GWh. Việt Nam là nước có đường bờ biển dài trên 3.260 km với trữ lượng năng lượng sóng biển rất lớn, tuy nhiên chúng ta mới có một số nghiên cứu đề cập đến mật độ năng lượng sóng biển tại Việt Nam, nhưng chưa có chính sách, cơ chế để các công trình khai thác năng lượng sóng biển đi vào thực tiễn. Năm 2015 Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia phát triển năng lượng tái tạo với tầm nhìn đến năm 2050, thực hiện Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu, Hiệp định Paris 2015 tại COP 21 về biến đổi khí hậu (BĐKH), Việt Nam cam kết giảm thiểu phát thải khí nhà kính CO2 là 8% vào năm 2030 và và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Đồng thời Việt Nam là 1 trong 48 quốc gia ký cam kết về định hướng sử dụng tới 2050 là 100% năng lượng tái tạo tại COP 22 vào năm 2016 tại Ma rốc về BĐKH thì việc nghiên cứu cơ sở khoa học về tài nguyên năng lượng sóng biển Việt Nam –năng lượng sạch và tái tạo là rất cần thiết và quan trọng. Năm 2017 nhiệm vụ đã phân tích, đánh giá hiện trạng nghiên cứu, sử dụng tài nguyên năng lượng sóng biển của 12 nước trên thế giới và có đề xuất nghiên cứu trong năm 2018 các nội dung liên quan đến tài nguyên năng lượng sóng biển Việt Nam. 1. Mục tiêu - Đánh giá được hiện trạng kết quả nghiên cứu khoa học, văn bản, chính sách của Việt Nam liên quan đến tài nguyên năng lượng sóng biển
  • 9. ` 2 - Đề xuất được nội dung nghiên cứu khoa học, danh mục các đề tài khoa học về tài nguyên năng lượng sóng biển Việt Nam. 2. Kế hoạch thực hiện, sản phẩm: TT Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu Sản phẩm, kết quả của nhiệm vụ 1 Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các nội dung công việc Thuyết minh NVTX, Kế hoạch thực hiện 2 Thu thập kết quả nghiên cứu khoa học,văn bản, chính sách của Việt Nam liên quan đến tài nguyên năng lượng sóng biển Danh mục tài liệu 3 Phân tích, đánh giá các văn bản, chính sách của Việt Nam liên quan đến nghiên cứu, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên năng lượng sóng biển Các phân tích, nhận xét 4 Phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu, các đề tài, dự án về tài nguyên năng lượng sóng biển Việt Nam Các phân tích, đánh giá 5 Nghiên cứu, đề xuất định hướng nội dung nghiên cứu khoa học, danh mục đề tài về tài nguyên năng lượng sóng biển tại Việt Nam Các định hướng nghiên cứu và các giải pháp quản lý sử dụng 6 Xây dựng báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2018 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ - 01 bài báo đăng trên tạp chí trong nước hoặc kỷ yếu hội thảo toàn văn
  • 10. ` 1 Chương 1: Tổng quan về năng lượng sóng biển 1. Tiềm năng năng lượng sóng biển trên thế giới Theo báo cáo Tổ chức năng lượng đại dương OES, tính đến năm 2016, tổng năng lượng sóng biển toàn cầu theo các khu vực vào khoảng 29.500 TWh/năm (bảng 1.1). Hiện nay các quốc gia ven biển trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Thụy Điển, Đan Mạch, Scotland, Bồ Đào Nha, Nga, Trung Quốc... có nhiều nghiên cứu ứng dụng tài nguyên năng lượng sóng để phát điện năng phục vụ chiếu sáng và hoạt động kinh tế ở các hải đảo và vùng ven biển. Năng lượng sóng biển có ưu điểm là nó có chu kỳ và dự đoán được. Hiện có khá nhiều công nghệ phát điện năng từ sóng biển thành công và đã được thương mại hóa. Nhà máy điện thương mại từ sóng biển đầu tiên với công suất 30 MW được xây dựng ở Bồ Đào Nha bằng công nghệ hình rắn biển Pelamis và 1 nhà máy 100 MW tại vương quốc Anh. Chiến lược năng lượng biển của EU định hướng giá năng lượng sóng 10 cent/1 Kw vào năm 2030 có thể cạnh tranh với các dạng năng lượng truyền thống khác [9]. Bảng 1.1: Tiềm năng năng lượng sóng lý thuyết theo khu vực [9] Khu vực Công suất năng lượng sóng (TWh/năm) Tây và Bắc Âu 2.800 Biển Địa Trung Hải và quần đảo Đại tây dương (Azores, Cape Verde, Canaries) 1.300 Bắc Mỹ và Greenland 4.000 Trung Mỹ 1.500 Nam Mỹ 4.600 Châu Phi 3.500 Châu Á 6.200 Ôxtrâylia, Niu Di-lân và các đảo Thái Bình Dương 5.600 Tổng 29.500
  • 11. ` 2 Việc khai thác năng lượng từ sóng hiệu quả hơn việc khai thác năng lượng trực tiếp từ gió, do thực tế sóng là dạng năng lượng tập trung hơn gió. Nguồn năng lượng chứa bên trong sóng đại dương trên thế giới rất lớn; tại một số khu vực có thể đạt hiệu suất 70 MW/km ở đầu sóng. Về lý thuyết, có thể xây dựng các trạm phát điện lớn để chế ngự toàn bộ nguồn năng lượng này và đáp ứng hầu hết nhu cầu năng lượng của chúng ta. 20 quốc gia có công suất khai thác năng lượng sóng cao nhất được thể hiện trong Hình 1.1 và Hình 1.2. Trong đó cao nhất là ở Brazil và New Zealand, sản lượng điện tương ứng là hơn, 372.1 TWh / tháng và 285,6 TWh / tháng [6]. Mặt khác, Nam Phi, Argentina và Úc có hiệu suất năng lượng cao (tương ứng là 85.470, 83.333 và 80.046 kWh / tháng cho mỗi thiết bị). Hình 1.1. Tỷ trọng khai thác năng lượng sóng các nước trên thế giới [6] Bảng 1.2. Năng lượng sóng theo tháng và năm của một số quốc gia [6] Quốc gia Năng lượng sóng (TWh/thang) Năng lượng sóng (TWh/năm) Brazil 370 4440 New zealand 280 3360 Australia 120 1440 Morocco 90 1080
  • 12. ` 3 Hình 1.2. Khả năng khai thác năng lượng sóng theos tháng [6] 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Brazil Newzealand Australia Morocco Peru Seychelles Mỹ Mexico Chile Madagascar Argentina Indonesia TâyBanNha Angola TâySahara NamPhi Mozambique Uruguay ViệtNam Gabon ẤnĐộ Năng lượng sóng (TWh/tháng) Năng lượng sóng (TWh/thang) Peru 80 960 Seychelles 60 720 Mỹ 51 612 Mexico 50 600 Chile 49 588 Madagascar 45 540 Argentina 40 480 Indonesia 38 456 Tây Ban Nha 31 372 Angola 30 360 Tây Sahara 29 348 Nam Phi 29 348 Mozambique 28 336 Uruguay 25 300 Việt Nam 20.4 247 Gabon 20 240 Ấn Độ 13 156
  • 13. ` 4 Hình 1.3. Khả năng khai thác năng lượng sóng theo năm [6] Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tác động đến loại hình phát triển đang trở thành hiện thực này. Sóng biển không nhất quán như thủy triều và vì thế nảy sinh một vấn đề đặc biệt liên quan đến việc tương xứng giữa cung và cầu. Đây là một trong những lý do chính giải thích tại sao năng lượng sóng cho đến nay vẫn chỉ giới hạn ở các chương trình quy mô nhỏ, chưa có một nhà máy thương mại quy mô lớn nào hoạt động. 2. Hiện trạng nghiên cứu khai thác sử dụng năng lượng sóng biển 2.1. Tình hình nghiên cứu, khai thác sử dụng năng lượng sóng biển Tiềm năng năng lượng khổng lồ của trường sóng đã được ghi nhận từ thời đại cổ xưa của loài người. Động lực sóng luôn luôn gây ấn tượng rất mạnh đối với con người, và từ đó con người tìm mọi cách để khai thác được nguồn năng lượng khổng lồ này. Từ những năm 1799 đến nay đã có hơn 1000 đăng ký sáng chế khai thác năng lượng sóng tại Nhật và Tây Âu chỉ riêng năm 1973 có tới 340 đăng ký bản quyền sáng chế thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng tại Liên hiệp Anh. Các thử nghiệm chuyển đổi năng lượng sóng đã được tiến hành từ lâu, chuyển đổi năng lượng sóng được bắt đầu với việc sử dụng sóng để phát tín hiệu cho các phao hàng hải. Năng lượng sóng được sử dụng để nén khí trong một ống chạy dọc giữa phao tạo ra còi báo hiệu. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 Brazil Newzealand Australia Morocco Peru Seychelles Mỹ Mexico Chile Madagascar Argentina Indonesia TâyBanNha Angola TâySahara NamPhi Mozambique Uruguay ViệtNam Gabon ẤnĐộ Năng lượng sóng (TWh/năm) Năng lượng sóng (TWh/năm)
  • 14. ` 5 Trong thế kỷ 19 đã sử dụng năng lượng sóng để làm bơm hoặc các thiết bị cơ học khác. Hiện nay năng lượng sóng được sử dụng rất rộng rãi trong việc vận hành các phao hàng hải. Vào năm 1965 Công ty Nghiên cứu và phát triển Nhật Bản đã chế tạo khoảng 1200 phao hàng hải sử dụng năng lượng sóng và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Một trong những thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng đầu tiên được chế tạo vào năm 1910 tại Royan gần Bordeaux của Pháp. Ở đây đã sử dụng không khí được dao động sóng bơm ra vào tại bờ dốc để chạy tuốc bin có công suất 1kW sử dụng điện trong sinh hoạt. Một thiết bị gọi là “môtơ sóng” được công ty năng lượng sóng của Mỹ đăng tải trong tạp chí Năng lượng vào năm 1911. Đây được coi là thiết bị môtơ sóng hiện đại nhất thời đó. Ứng dụng năng lượng sóng được tiến hành từ các năm 1940 với các máy phát điện cho đèn tín hiệu tại các phao hàng hải. Tuy nhiên chỉ đến thời gian gần đây, do hậu quả của khủng hoảng năng lượng vào những năm 1970 của thế kỷ trước, khi mà các nhà khai thác năng lượng tập trung sự chú ý vào khai thác các nguồn năng lượng từ thiên nhiên, thì lúc đó việc nghiên cứu khai thác năng lượng sóng mới được tập trung nghiên cứu chi tiết. Các công trình nghiên cứu sau đó vào các năm 1970 tại Na Uy và Anh tuy không phát triển đến giai đoạn thương mại nhưng là các nghiên cứu tiền đề cho các thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng hiện nay. Các thí nghiệm khai thác năng lượng sóng chỉ ra rằng có một vài phương pháp khai thác có thể khả thi và một loạt các vị trí trên thế giới có tiềm năng khai thác năng lượng sóng biển. Cơ quan Năng lượng Quốc Tế đã đánh giá năng lượng sóng có thể đáp ứng được 10% điện năng tiêu thụ trên thế giới. Một số các nhà máy năng lượng sóng trên biển đã và đang hoạt động rộng khắp trên thế giới tại các nước Nhật, Na Uy, Ân Độ, Trung Quốc, Anh và Bồ Đào Nha. Một số thiết kế trình diễn và thương mại đang được thực hiện tại Úc, Ailen và Anh [1]. Các cơ quan thực hiện và tài trợ các nhà máy và mô hình trình diễn khai thác năng lượng sóng là các chính phủ, các hãng công nghiệp, các
  • 15. ` 6 công ty đầu tư và các cơ quan khai thác điện năng. Một số các công ty thương mại cũng đưa ra các thiết bị khai thác năng lượng sóng ở giai đoạn trình diễn. Châu Âu là khu vực đứng đầu trong việc áp dụng năng lượng sóng. Hiện nay đã có 4 dự án khai thác thương mại năng lượng sóng. Giá thành điện năng từ gió hiện nay đã giảm 80% trong vòng 20 năm vừa qua nhờ có các tiến bộ và thiết bị và tối ưu trong kết cấu. Với giá cả ban đầu khoảng ½ giá ban đầu của năng lượng gió và ¼ giá hiện thời của năng lượng bin mặt trời, năng lượng sóng có tiền năng rất lớn để trở thành năng lượng có rẻ nhất trong tương lai. Năm 2004, nghiên cứu khải thi của EPRI cho thấy tiền năng của năng lượng sóng tại khu vực Bắc Mỹ lớn hơn rất nhiều so với năng lượng thủy triều. Kết luận của nghiên cứu này là giá thương mại hiện nay của điện năng từ sóng biển tại một số khu vực triển vọng trong khoảng 11-13 cent/kWh nhưng giá này sẽ giảm mạnh do có nhiều cải tiến trong công nghệ và kỹ thuật. Nước Anh đã chi 2,3 triệu bản Anh hỗ trợ Wavegen tiến hành các thử nghiệm các thiết bị khai thác năng lượng sóng biển tại vùng biển phía tây Isles năm 2002. Nguồn kinh phí này dùng sử dụng để thử nghiệm 3 thiết bị năng lượng sóng ven bờ dựa trên nguyên lý dao động cột nước. Một dự án với kinh phí 3,7 triệu bảng Anh có mục tiệu tập hợp các thiết bị khai thác năng lượng sóng cho khu vực tây Isles đã công bố là đạt được một số bước tiến gần với thực hiện, cho thấy hiện nay nước Anh đang dẫn đầu trong đầu tư khai thác năng lượng sóng. Theo Tân Hoa xã, các nhà khoa học Trung Quốc vừa xây dựng thử nghiệm một nhà máy điện sóng biển có thể chịu được những cơn bão. Y. Yage phụ trách nhóm các nhà khoa học thuộc Viện khoa học Trung Quốc tại Quảng Châu cho biết, nhà máy điện mới đạt hiệu quả hơn, chi phí thấp hơn và chịu được những cơn bão. Nhà máy điện công suất 6 kW đã được thử nghiệm và hoạt động tốt sau hơn 20 cơn bão. Theo các nhà khoa học, việc thử nghiệm cho thấy thiết bị này có thể sử dụng để thắp sáng đèn, máy tính máy điều hòa khử muối khỏi nước biển. Y. Yage và các cộng sự đã chế tạo thành công nhà máy
  • 16. ` 7 điện sóng đặt tại thành phố Shanwei, miền nam Trung Quốc, thuộc tỉnh Quảng Đông. Năm 2016, năng lượng sóng có nhiều tiến triển với một số dự án thí điểm và thử nghiệm trên khắp thế giới, bao gồm ở Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tây Ban Nha là nhà máy chuyển đổi năng lượng sóng nổi đầu tiên kết nối với lưới điện tại trạm điện biển Biscay (BiMEP), dưới dạng mẫu thử 30 kW của hãng Oceantec (Tây Ban Nha). Một thiết bị chuyển đổi năng lượng có công suất 100 kW tới lưới điện của Gibraltar vào năm 2016 với kế hoạch mở rộng mảng thành 5 MW. Tại Hàn Quốc, các công nghệ năng lượng sóng là một trong những công nghệ năng lượng biển/đại dương đang được đầu tư nghiên cứu phát triển. Trong số các dự án đáng chú ý được đưa ra vào năm 2016 là một nghiên cứu tập trung vào việc tích hợp các bộ chuyển đổi năng lượng sóng như thiết bị OWC, lưu trữ năng lượng ở các hòn đảo và các địa điểm xa khác có các đê chắn sóng phù hợp. Năm 2016 Hàn Quốc đã xây dựng một trạm nổi thí điểm Yongsoo OWC có công suất 500 kW cách bờ Đảo Jeju khoảng 1,5km và Viện nghiên cứu công nghệ đại dương và tàu thủy (KRISO) sẽ mở rộng Yongsoo OWC đến năm 2019 là 5 MW. 2.2. Một số nghiên cứu về bản đồ năng lượng sóng trên thế giới 2.2.1. Tập bản đồ năng lượng sóng của Liên hiệp Anh Tập bản đồ năng lượng tái tạo trên biển của Liên hiệp Anh là một nguồn thông tin để phục vụ cho việc quy hoạch khai thác các nguồn năng lượng biển nói chung và năng lượng sóng nói riêng. Tập bản đồ sóng là phương tiện để xác định các phân bố về năng lượng sóng theo các thời gian khác nhau trong năm và các khu vực biển khác nhau tại khu vực biển ven bờ và ngoài khơi Liên hiệp Anh. Dự án xây dựng tập bản đồ này được Bộ Công thương Anh tài trợ. Nguồn số liệu chính cho cả trường gió synnop và trường sóng để xây dựng tập bản đồ năng lượng sóng được thu thập từ các mô hình dự báo nghiệp vụ của Anh hiện nay đã bao phủ trên diện tích tích toàn cầu, khu vực Châu Âu
  • 17. ` 8 và vùng biển Liên hiệp Anh với các lưới tưng ứng là 60; 35 và 12km. Mô hình tính sóng được sử dụng là mô hình tính sóng tương thích với nguồn số liệu gió. Các kết quả được đưa ra 3 giờ một lần bao gồm các kết quả định lượng về độ cao sóng hữu hiệu, chu kỳ sóng đi qua điểm trung bình và hướng sóng trung bình. Mô hình tính sóng sử dụng là mô hình tính sóng thế hệ hai với các chu kỳ sóng tính toán dao động trong dải 3 giây đến 25 giây và với bước sóng trong khoảng từ 15m đến 975m. Số liệu gió đưa vào là số liệu gió tại tầng 10m trên mặt biển nhận được từ cơ quan Khí tượng Anh. Số liệu gió này đồng hóa từ các số liệu gió thu được từ vệ tinh, số liệu gió quan trắc trên tàu biển và các số liệu gió từ các hệ thống phao đo đạt trên mặt biển. Tốc độ gió, thời gian gió thổi và hướng gió được xác định theo các khoảng chu kỳ và hướng để tạo ra năng lượng sóng trong mô hình tính sóng thông qua cơ chế truyền năng lượng của gió cho sóng trong sóng gió. Các thành phần phổ sóng được tham số hóa theo các đỉnh phổ và dựa vào đó để lựa chọn các phổ JONSWAP tương ứng, mô phỏng sự phát triển của sóng gió. Để có được chế độ sóng, các nhà khoa học đã sử dụng số liệu trường gió và sóng khôi phục trong thời gian từ 6/2000 đến 9/2003. Các số liệu nhận được của mô hình tính sóng cho toàn Châu Âu. Tập bản đồ năng lượng sóng của Liên hiệp Anh bao gồm các thông tin về trường sóng:  Độ cao sóng hựu hiệu,  Chu kỳ sóng trung bình,  Hướng truyền năng lượng sóng.
  • 18. ` 9 Hình 1.4. Bản đồ độ cao sóng trung bình năm của cho vùng biển liên hiệp Anh Độ cao sóng rất lớn tại các vùng biển lớn thoáng trực tiếp với khu vực Đại Tây Dương. Như vậy, khu vực có tiềm năng năng lượng sóng lớn nhất và có khả năng xây dựng các nhà máy khai thác năng lương sóng là khu vực bờ tây của Scotland, Tây nam xứ Wale và Cornmwall. Trong tập bản đồ năng lượng sóng của Liên hiệp Anh, năng lượng sóng được tính toán dựa trên biểu thức: PW = 0.0623ρgHsCg Trong đó: PW: là năng lượng song cho một mét đỉnh song ρ : là mật độ nước (1025 kg/m3 ) g : là gia tốc trọng trường (m/s2 )
  • 19. ` 10 Hs : là độ cao song hữu hiệu (m) Cg : là tốc độ nhóm song (m/s) Tiềm năng năng lượng sóng được tính toán và xây dựng bản đồ năng lượng sóng cho các vùng biển Liên hiệp Anh gồm: - Atlat năng lượng sóng trung bình năm. - Atlat năng lượng sóng theo mùa ( bốn mùa ) * Mùa đùa (Tháng 12, tháng 1 và tháng 2 ) * Mùa xuân (Tháng 3, tháng 4 và tháng 5 ) * Mùa hè (Tháng 6, tháng 7 và tháng 8 ) * Mùa thu (Tháng 9, tháng 10 và tháng 11 ) - Atlat năng lượng sóng theo tháng. Trên hình 1.4. giới thiệu bản đồ năng lượng sóng trung bình năm cho khu vực vùng biển Liên Hiệp Anh.
  • 20. ` 11 Hình 1.5. Giới thiệu bản đồ năng lượng sóng trung bình năm cho khu vực vùng biển Liên Hiệp Anh 2.2.2. Tập bản đồ năng lượng sóng Trung Quốc của Zhifeng Wang Bản đồ độ cao sóng cho vùng biển phía nam Trung Quốc gồm: - Atlat độ cao sóng trung bình tháng [12]. - Atlat độ cao sóng theo mùa (bốn mùa) [12] * Mùa đông (Tháng 12, tháng 1 và tháng 2) * Mùa xuân (Tháng 3, tháng 4 và tháng 5) * Mùa hè (Tháng 6, tháng 7 và tháng 8) * Mùa thu (Tháng 9, tháng 10 và tháng 11)
  • 21. ` 12 Hình 1.6. Bản đồ độ cao sóng trung bình tháng vùng biển phía Nam Trung Quốc
  • 22. ` 13 Hình 1.7. Bản đồ độ cao sóng theo mùa cho vùng biển phía Nam Trung Quốc [12] Tiềm năng năng lượng sóng được tính toán và xây dựng bản đồ năng lượng sóng cho các vùng biển phía Nam Trung Quốc gồm: - Atlat năng lượng sóng trung bình tháng. - Atlat năng lượng sóng theo mùa ( bốn mùa ) * Mùa đông (Tháng 12, tháng 1 và tháng 2) * Mùa xuân (Tháng 3, tháng 4 và tháng 5) * Mùa hè (Tháng 6, tháng 7 và tháng 8) * Mùa thu (Tháng 9, tháng 10 và tháng 11)
  • 23. ` 14 + Atlat năng lượng sóng theo tháng. Hình 1.8. Bản đồ năng lượng sóng trung bình tháng của vùng biển phía Nam Trung Quốc [12]
  • 24. ` 15 + Atlat năng lượng sóng theo mùa Hình 1.9. Bản đồ năng lượng sóng theo mùa của vùng biển Trung Quốc [12] 2.3. Công nghệ khai thác năng lượng sóng Hiện nay, công nghệ phát điện bằng chuyển đổi năng lượng sóng biển rất đa dạng, có loại được lắp trên bờ (onshore), có loại gần bờ (nearshore), có loại xa bờ (offshore). Thiết bị trên bờ (onshore): Những thiết bị chuyển đổi này nằm ở bờ và có thể được đặt trên mặt biển (nước cạn), tích hợp trong các loại nước ngọt, trong đập, hoặc cố định vào một vách đá. Ưu điểm của những bộ chuyển đổi này là dễ dàng bảo trì và cài đặt. Hơn nữa, họ không cần hệ thống neo đậu hoặc cáp dài để kết nối WEC với lưới điện. Tuy nhiên, tại bờ biển, sóng có ít năng lượng hơn do sự tương tác của chúng với đáy biển, và việc thiếu đất đai phù hợp cũng gây khó khăn cho việc triển khai các hệ thống này.
  • 25. ` 16 Thiết bị gần bờ (nearshore): Những thiết bị chuyển đổi này được lắp đặt cách bờ khoảng độ sâu trung bình khoảng 10 mét đến vài trăm mét. Chúng thường nằm trên đáy biển (tránh những chỗ neo đậu) nhưng cấu trúc phải chịu đựng được áp lực phát sinh khi sóng vượt qua nó. Trong các trường hợp khác, chúng cũng là cấu trúc nổi. Thiết bị ngoài khơi (offshore): Những thiết bị chuyển đổi này nằm trong vùng nước sâu (hơn 40 m), cách bờ và được xây dựng trong các cấu trúc nổi hoặc ngập nước được gắn ở đáy biển. Do vị trí của chúng, chúng có thể khai thác sức mạnh sóng to lớn của vùng biển mở. Tuy nhiên, độ tin cậy và khả năng tồn tại của thiết bị là một vấn đề lớn, và cấu trúc của chúng phải chịu tải rất cao. Hơn nữa, bảo trì của họ là một quá trình phức tạp và tốn kém. Các loại cáp biển dài được sử dụng để vận chuyển năng lượng cho lưới điện. Hình 1.10: Công nghệ khai thác năng lượng sóng biển [10] Đã có nhiều nước trên thế giới đang khai thác nguồn năng lượng sạch này góp phần tích cực, mục đích giảm phát thải CO2 bằng các công nghệ thiết bị điện sóng đã được thương mại hóa dưới đây:
  • 26. ` 17 a. Thiết bị Pelamis Pelamis là một hệ thống phao, gồm một loạt các ống hình trụ nửa chìm, nửa nổi, nối với nhau bằng bản lề. Sóng biển làm chuyển động mạnh hệ thống phao, nó tác động mạnh vào hệ thống bơm thủy lực làm quay turbin phát điện. Hàng loạt thiết bị tương tự sẽ kết nối với nhau, làm cho turbin hoạt động liên tục. Dòng điện được truyền qua giây cáp ngầm dưới đáy đại dương dẫn vào bờ, nối với lưới điện, cung cấp cho hộ sử dụng. Nếu xây dựng nhà máy điện có công suất 30 MW sẽ chiếm diện tích mặt biển là 1km2 . Pelamis neo ở độ sâu chừng 50–70m; cách bờ dưới 10km, là nơi có mức năng lượng cao trong các con sóng. Và Pelamis gồm ba modul biến đổi năng lượng, mỗi modul có hệ thống máy phát thủy lực - điện đồng bộ. Mỗi thiết bị pelamis có thể cho công suất 750kW, nó có chiều dài 140-150m, có đường kính ống 3-3,5m. Tại Bồ Đào Nha và Scotland đã đặt các thiết bị Pelamis công suất tổng đạt tới gần 6 MW. Hình 1.11: Module của thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng biển Pelamis [9
  • 27. ` 18 Hình 1.12. Cấu tạo bên trong của thiết bị Pelamis[13] Hệ thống này đã được lắp đặt và khai thác tại Bồ Đồ Nha đó là hệ thống Pelamis đầu tiên trên thế giới là gồm 3 Pelamis (1 Pelamis có công suất 0,75 MW) có công suất 2,25 MW. Hình 1.13. Hệ thống pelamis đã được lắp đặt và khai thác tại Bồ Đào Nha [13]
  • 28. ` 19 Hình 1.14. Pelamis trên biển Stromeness, Scotland [13] Năm 2007, Scotland đã lắp đặt 4 thiết bị Pelamis tổng công suất đạt 3MW b. Hệ thống phao tiêu AquaBuOY: Hệ thống phao tiêu AquaBuOY là một hệ thống phao nổi có nguyên lý hoạt động nhằm biến đổi năng lượng động học của chuyển động thẳng đứng do các đợt sóng biển tạo ra năng lượng điện sạch. Nhờ việc trồi lên, ngụp xuống của sóng biển làm hệ thống phao nổi dập dềnh lên xuống mạnh làm hệ thống xilanh chuyển động, tạo ra dòng điện. Điện dẫn qua hệ thống cáp ngầm đưa lên bờ, hòa vào lưới điện. Mỗi phao tiêu có thể đạt công suất tới 250kW, với đường kính phao 6m. Nếu trạm phát điện có công suất 10 MW chỉ chiếm 0,13 km2 mặt biển. Bơm ống là ống cao su cốt thép, nó hoạt động như cái bơm bình thường, khi sóng nén, nước biển phọt mạnh về phía sau, có chứa một bộ cao áp, làm quay turbin, điện thu được, dẫn qua cáp ngầm vào bờ để hòa chung vào lưới điện. Ngoài ra trên các Aqua BuOY, đặt các tấm pin mặt trời; turbin gió nhỏ nhằm tạo ra nguồn điện năng cho các thiết bị chuẩn đoán gắn trong Aqua BuOY. Tất cả dữ liệu về thiết bị đều được truyền bằng công nghệ không dây, vệ tinh về khu vực điều hành. Hệ thống Aqua BuOY thường lắp đặt cách bờ chừng 5km ở nơi biển có độ sâu 50m. Năm 2006, dự án 8 00kW, ở Makar Bay, Wahington, đã
  • 29. ` 20 thực hiện với giá thành 3 triệu đô la, nó cung cấp điện cho 150 hộ gia đình. Dự án 2MW tại Figuera da Foz, Bồ Đào Nha và dự án 2MW ở miền Nam California, Mỹ. Hệ thống phao tiêu chìm AWS Ở Công ty AWS Ocean Eneny, Scotland người ta phát minh ra hệ thống máy phát điện mới nhằm biến chuyển động sóng thành điện năng. Khác với những hệ thống đang tồn tại. Đó là hệ thống phao tiêu nằm chìm dưới mặt nước, nên không bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu trên mặt biển. Hệ thống phao tiêu ngầm giống như những quả ngư lôi dưới mặt nước biển chừng 50 mét mà vẫn tạo ra điện năng nhờ sóng biển. Họ đã thành công năm 2008. Các hệ thống nổi trên mặt biển dễ bị các trận bão tàn phá, thì hệ thống chìm của AWS (Aschimedes Wave Swing) đã chế tạo bằng vật liệu sử dụng như dàn khai thác dầu mỏ ngoài khơi, được đặt ở độ sâu yên tĩnh. Hệ thống tạo ra năng lượng nhờ sóng biển từ xa, qua các biến thiên áp suất sinh ra do biến đổi của cột nước. Hệ thống phao tiêu AWS là một xi lanh dài 35 mét, rộng 10 mét chứa khí nén bên trong khiến phao không chìm, nửa trên chỉ chuyển động theo chiều thẳng đứng. Khi sóng lướt qua, sự tăng khối lượng nước làm gia tăng áp suất cột nước và phần bên trên hệ thống bị đẩy xuống dưới. Giữa hai đợt sóng, cột nước hạ xuống, áp suất hạ theo làm nổi lên phần trên của hệ thống. Chuyển động bơm biến thành điện năng. Điện được chuyển tải qua cáp ngầm, lên hòa vào lưới điện quốc gia. Mọi công nghệ phát điện, khi đưa ra đều bị chặn bởi giá thành, thì Anacondaa là công nghệ có ưu thế về giá thành thấp, lại tạo ra nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Công nghệ Anaconda được mô tả như sau: Một ống cao su dài khoảng 200 mét, hai đầu bịt kín, bên trong chứa đầy nước. Được neo ngay dưới bề mặt nước biển, một đầu hứng lấy các đợt sóng. Sóng đập vào một đầu của thiết bị tạo sức ép hình thành nên “sóng phình” (do áp lực chất lỏng do động lên xuống bởi sóng, trong mỗi ống) bên trong ống. Khi có sóng phình chạy qua ống, đợt sóng biển tạo ra nó chạy dọc phần ngoài của ống cùng một tốc độ, tạo thêm sức ép lên ống, khiến sóng phình ngày càng lớn hơn. Liền đó sóng phình làm quay tuốcbin nằm ở đầu còn lại của ống cao su. Năng lượng (điện) được tạo ra thì chuyển lên bờ qua cáp ngầm.
  • 30. ` 21 c. Hệ thống biến đổi năng lượng sóng biển nổi (AWS) Hệ thống biến đổi năng lượng sóng biển nổi AWS là một hệ thống có hình dạng một chiếc phao tròn có đường kinh 1,52 m và chiều cao 1,52m và đường kính 6 m được làm bằng vật liệu sắt. Phía trên phao có gắn các tấm pin mặt trời, turbin gió, nhằm tạo ra nguồn điện cung cấp cho các thiết bị chẩn đoán gắn trong hệ thống. Nguyên lý hoạt động của hệ thống năng lượng sóng biển chìm AWS là sóng tạo dao động, sự tăng khối lượng nước làm gia tăng áp suất cột nước, Phần trên hệ thống bị đẩy xuống dưới. Giữa hai đợt sóng, cột nước hạ xuống, áp suất giảm theo làm nổi lên phần trên của hệ thống. Chuyển động của xilanh tạo ra áp lực làm quay tuabin máy phát điện tạo ra điện năng. Năm 2008, công ty AWS Ocean Eneny của Scotland đã thành công khi phát minh ra hệ thống phao chìm AWS dưới đáy biển không bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu trên mặt biển. Hình 1.15. Thiết bị biến đổi năng lượng sóng biển nổi AWS [7]
  • 31. ` 22 Hình 1.16. Thiết bị biến đổi năng lượng sóng biển chìm AWS [7] 2.4. Các dự án điện từ năng lượng sóng biển Hình 1.17. Phân bố các dự án điện sóng trước 2001[13]
  • 32. ` 23 Hình 1.18. Phân bố các dự án điện sóng đến 2016[13] Hình 1.16 (có 6 dự án) trước năm 2001 cho thấy số lượng dự án (hình 1.17) vào năm 2015 có 60 dự án được xây dựng gia tăng mạnh so với trước năm 2001 với 6 dự án, tức trung bình tăng khoảng 4 đến 5 dự án trong năm. Và thực tế những năm gần đây gia tăng rất nhanh. Bảng 2.2 được nhóm nghiên cứu tham khảo các nguồn tài liệu và thống kê. Phân bố địa lý của các dự án khai thác tài nguyên sóng được phân bổ hầu hết các quốc gia có biển thuộc châu Âu, châu Á, và châu Mỹ. Tuy nhiên nhiều nhất thuộc châu Âu. Và châu Âu cũng có chương tình đặc biệt SAT tiến tới gía thàng 1kwh điện sóng là 10 cent trong năm 2035, sẽ cạnh tranh được với các dạng năng lượng khác. Bảng 1.3. Hiện trạng công suất năng lượng sóng trên thế giới (năm 2015)[5] STT Quốc gia Công suất (kW) 1 Anh 960 2 Ai Len 3000 3 Bồ Đào Nha 2250 4 Bỉ 100 5 Canada 1065 6 Đan Mạch 50 7 Hàn Quốc 1000 8 Italia 150 9 Mỹ 1545 10 Na Uy 200 11 Tây Ban Nha 533 12 Thụy Điển 203 13 Trung Quốc 1325
  • 33. ` 24 STT Quốc gia Công suất (kW) 14 Singapo 16 15 Mexico 200 16 Scotland 3000 Tổng cộng 15597 Công suất lắp đặt hiện nay (2015) theo bảng 2.2 là gần 16 MW, và đang có nhiều dự án tại các quốc gia với tổng dự kiến lên đến 300 GW vào năm 2050 (bảng 2.3). Đồng thời tầm nhìn của các quốc gia phát triển năng lượng sóng biển sẽ tạo ra 680 ngàn việc làm, giảm thiểu được 500 triệu tấn CO2. Bảng1.4. Kế hoạch năng lượng sóng biển của OES đến 2050 [13] Thứ tự Nội dung Số lượng 1 Công suất lắp đặt (GW) 300 2 Việc làm (suất chỗ) 680.000 3 Vốn đầu tư đến 2050 (tỷ USD) 35 4 Giảm phát thải CO2 (triệu tấn) 500 Hình 1.19 : Phân phối điện năng sóng hàng năm ở Châu Âu, tính bằng kW/m[8] Tài nguyên năng lượng sóng khu vực châu Âu (hình 1.16) như Bồ Đào Nha, Biển Baltic và phần Biển Bắc Đan Mạch, Canada, Tây Ban Nha, Ireland, Vương quốc Anh được thể hiện qua hình 1.16 . Nhìn vào bảng 2.2 và hình 2.4
  • 34. ` 25 đã chứng minh được rằng châu Âu, là một trong những khu vực có tài nguyên năng lượng sóng dồi dào nhất thế giới, vượt qua một số khu vực ở Nam Mỹ. Cụ thể hơn, tổng công suất sóng của đường bờ biển châu Âu dao động từ 120 GW tại Vương quốc Anh đến 1 GW ở Thụy Điển, vượt qua 28 GW ở Vịnh Gascoigne Pháp, 21 GW ở Ireland, 10 GW ở Bồ Đào Nha và 3,4 GW ở Đan Mạch . Tương tự, một số vùng ven biển của Tây Ban Nha có tiềm năng sóng to lớn, với công suất sóng tới 250 MWh/m/năm ở Asturias, và 400 MWh/m/năm ở Galicia dọc theo bờ biển Chết. 2.5. Các thành tựu về nghiên cứu, chính sách năng lượng sóng biển quốc tế Trên thế giới có nhiều hiệp hội nghiên cứu, triển khai năng lượng sóng biển, nhưng bài bản nhất là Tổ chức Năng lượng đại dương OES thuộc Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA) thuộc Liên hợp quốc. Và đến nay đã có 25 thành viên, Việt Nam đã được mời, nhưng hiện nay chưa tham gia OES. Các quốc gia có biển (Anh, MỸ, Nhật, Trung Quốc, Úc…) hầu như đều có các một hay nhiều đơn vị nghiên cứu, ứng dụng năng lượng sóng biển vào cuộc sống. Các quốc gia đều có chiến lược , quy hoạch phát triển năng lượng sóng biển, và 1 số dạng năng lượng tái tạo khác trên vùng biển đặc quyền kinh tế của mình. Đã có 1 số công nghệ khai thác năng lượng sóng biển được thương mại hóa thành công. Các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy định kỹ thuật về bản đồ tài nguyên năng lượng sóng biển trên các vùng biển – đại dương thế giới đáng được chuẩn hóa, dễ dàng phục vụ khai thác, quản lý sử dụng, quy hoạch không gian biển. Các chương trình quốc tế về năng lượng sóng biển đang ở thế hệ thứ 4 và có triển vọng phát triển ngang với các nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo khác, đồng thời khi kết hợp sử dụng cùng các nguồn năng lượng khác chung cơ sở hạ tầng biển, có thể mang lại hiệu quả kinh tế xã hội môi trường rất cao.
  • 35. ` 26 Chương 2: Phân tích, đánh giá nghiên cứu khai thác năng lượng sóng biển tại Việt Nam Việt nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, giữ vị trí chiến lược về địa lý, chính trị và kinh tế không phải quốc gia nào củng có. Với bờ biển dài hơn 3260 km trải dài từ Bắc tới Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, đảo trên thế giới. Vùng biển nước ta có khoảng 3000 đảo lớn nhỏ và quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Biển Đông là vùng nhộn nhịp thứ hai trên thế giới sau Địa Trung Hải, chiếm khoảng ¼ lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển toàn cầu. Là tuyến hàng hải huyết mạch mang tính chiến lược của nhiều nước trên thế giới và khu vực, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Châu Âu, Trung Đông với Châu Á và giữa các nước Châu Á với nhau. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, là nơi hấp dẫn của các nhà đầu tư và thị trường thế giới đến khảo sát và nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó nghiên cứu năng lượng sóng biển chuyển thành năng lượng điện được các nước đầu tư nghiên cứu trong đó có Việt Nam. 2.1. Các văn bản, chính sách về năng lượng sóng biển Nhu cầu về cung ứng năng lượng đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức, đặc biệt là khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa đang dần cạn kiệt, giá dầu biến động theo xu thế tăng và Việt Nam sẽ phụ thuộc
  • 36. ` 27 nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới..., chính vì vậy việc xem xét khai thác các nguồn năng lượng tái tạo trên biển đặc biệt là năng lượng sóng, thủy triều, gió, dòng chảy… trong những thập kỷ tới sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng lẫn bảo vệ môi trường. Vấn đề này đã được Chính phủ Việt Nam và các Bộ ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện như đã được đề cập trong một số các văn bản pháp lý. Dưới đây là tóm tắt một số các văn bản, chính sách đã được ban hành liên quan đến định hướng phát triển nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo trên biển ở Việt Nam trong thời gian qua. Bảng 2.1. Các văn bản chính sách về năng lượng của Việt Nam Tên văn bản Số và ngày ban hành Những nội dung chính của văn bản liên quan đến hỗ trợ thúc đẩy NLTT Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 Số: 1855/QĐ-TTg, 27/12/2007 + Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tống năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11% vào năm 2050. + Hoàn thành chương trình năng lượng nông thôn, miền núi. Đưa số hộ nông thôn sử dụng năng lượng thương mại đế đun nấu lên 50% vào ăm 2010 và 80% vào năm 2020. Đến năm 2010 đạt 95% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện. + Xem xét thành lập quỹ phát triến năng lượng đế hỗ trợ đầu tư cho phát triến năng lượng mới và tái tạo. Quy hoạch Số: 110/2007/QĐ - TTg, + Tiếp tục thực hiện các chương trình
  • 37. ` 28 Tên văn bản Số và ngày ban hành Những nội dung chính của văn bản liên quan đến hỗ trợ thúc đẩy NLTT phát triến điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 ngày 18/7/2007 đầu tư phát triến điện nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến năm 2010 có 95% và năm 2015 có 100% các xã có điện. + Phát triến thủy điện nhỏ, năng lượng mới và tái tạo cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; + Đến năm 2015 phát triến thêm 2451 MW điện tái tạo, năm 2025 là 1600 MW Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 Số: 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 - Ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,…), phát triển nhanh, từng bước gia tăng tỷ trọng của điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo: + Đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức không đáng kể hiện nay lên khoảng 1.000 MW vào năm 2020, khoảng 6.200 MW vào năm 2030; điện năng sản xuất từ nguồn điện gió chiếm tỷ trọng từ 0,7% năm 2020 lên 2,4% vào năm 2030. + Phát triển điện sinh khối, đồng phát điện tại các nhà máy đường, đến năm 2020, nguồn điện này có tổng công suất khoảng 500 MW, nâng lên 2.000 MW vào năm 2030; tỷ trọng điện sản xuất tăng từ 0,6% năm 2020 lên 1,1% năm 2030. - Ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện, Tải bản FULL (78 trang): bit.ly/34HMAku Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 38. ` 29 Tên văn bản Số và ngày ban hành Những nội dung chính của văn bản liên quan đến hỗ trợ thúc đẩy NLTT nhất là các dự án lợi ích tổng hợp: Chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; đưa tổng công suất các nguồn thủy điện từ 9.200 MW hiện nay lên 17.400 MW vào năm 2020. - Nghiên cứu đưa nhà máy thủy điện tích năng vào vận hành phù hợp với sự phát triển của hệ thống điện nhằm nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống: Năm 2020, thủy điện tích năng có tổng công suất 1.800 MW; nâng lên 5.700 MW vào năm 2030. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Nghị quyết số 24 – NQ/TW, ngày 3/6/2013 Tại III. Nhiệm vụ trọng tâm - Phần 2: Nhiệm vụ cụ thể - Mục b. Về quản lý tài nguyên, Nghị quyết đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể về tăng cường quản lý, đẩy mạnh đầu tư khai thác các nguồn năng lượng tái tạo mới, trong đó nêu rõ: + Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống. Đẩy mạnh đầu tư phát triển và sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ trọng sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng quốc gia. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
  • 39. ` 30 Tên văn bản Số và ngày ban hành Những nội dung chính của văn bản liên quan đến hỗ trợ thúc đẩy NLTT đầu tư phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo. + Đẩy mạnh hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên từ bên ngoài, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Phát triển sản xuất các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới để thay thế các loại tài nguyên truyền thống. Phê duyệt quyết định về Phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Số 1570/QĐ – TTg, ngày 6/9/2013 Trong nội dung, nhiệm vụ, quyết định có đề cập đến: “Thực hiện điều tra tổng hợp, đánh giá toàn diện khí tượng, hải văn, tài nguyên – môi trường biển, địa chất, địa hình, tài nguyên đất, nước mặt, nước dưới đất, hệ sinh thái rừng ngập mặn, đất ngập nước, các loại hoang dã quý hiếm, tài nguyên vị thế để phát triển cảng biển, du lịch, tiềm năng khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sóng, thủy triều… các vùng biển ven bờ, ven các đảo lớn từ Móng Cái đến Hà Tiên phục vụ cho phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Chú ý điều phối hoạt động, trao đổi thông tin, kết quả giữa các dự án điều tra, nghiên cứu về biển theo hướng tổng hợp và thống nhất để tăng hiệu quả công tác điều tra, nghiên cứu về biển. Tải bản FULL (78 trang): bit.ly/34HMAku Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 40. ` 31 Tên văn bản Số và ngày ban hành Những nội dung chính của văn bản liên quan đến hỗ trợ thúc đẩy NLTT Phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Số 2068/QĐ – TTg, ngày 25/11/2015 a. Mục tiêu: - Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, kết hợp với nhập khẩu năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện; cung cấp đầy đủ điện năng với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. - Cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 khoảng 194 - 210 tỷ kWh; năm 2020 khoảng 330 - 362 tỷ kWh; năm 2030 khoản 695 - 834 tỷ kWh. - Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% năm 2010, lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020 và 6,0% vào năm 2030. - Giảm hệ số đàn hồi điện/GDP từ bình quân 2,0 hiện nay xuống còn bằng 1,5 vào năm 2015 và còn 1,0 vào năm 2020. - Đẩy nhanh chương trình điện khí hóa nông thôn, miền núi đảm bảo đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện. b. Quy hoạch nguồn điện + Quyết định đã đưa ra các mục tiêu chiến lược cần thiết để phát triển và sử 6277516