SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----o0o----
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----o0o----
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LẠI TIẾN DĨNH
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận
trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Thùy Dương
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
1.1 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng............................................................................ 3
1.1.1 Khái niệm............................................................................................................ 3
1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng..........................................................................................3
1.1.2.1. Phân theo nguồn gốc hình thành rủi ro................................................. 3
1.1.2.2. Phân theo tính chất của rủi ro tín dụng ................................................. 4
1.1.3 Đo lường rủi ro tín dụng .........................................................................................4
1.1.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ...............................................................................7
1.1.4.1. Đối với ngành Ngân hàng......................................................................... 7
1.1.4.2. Đối với nền kinh tế .................................................................................... 7
1.2 Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng....................................................................8
1.2.1 Các yếu tố vĩ mô ............................................................................................ 8
1.2.1.1 Môi trường kinh tế..........................................................................................8
1.2.1.2 Môi trường pháp lý.........................................................................................9
1.2.2 Các yếu tố vi mô ............................................................................................ 9
1.2.2.1 Các yếu tố thuộc về khách hàng vay............................................................9
1.2.2.2 Các yếu tố thuộc về ngân hàng cho vay ....................................................11
1.3 Một số nghiên cứu về yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng........12
1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................12
1.3.2 Các nghiên cứu trong nước.........................................................................14
1.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu...................................................................................16
Kết luận chương 1............................................................................................................23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU............................................................24
2.1 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu....................................................................24
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển........................................................................24
2.1.2 Quá trình phát triển trong hoạt động kinh doanh..............................................24
2.1.2.1 Trước 2012 ....................................................................................................25
2.1.2.2 Sau năm 2012................................................................................................26
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh..................................................................................27
2.2.1 Hoạt động huy động vốn......................................................................................27
2.2.2 Hoạt động tín dụng...............................................................................................28
2.2.3 Tổng tài sản – Tổng lợi nhuận.............................................................................29
2.3 Thực trạng về rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu..............................31
2.3.1 Thực trạng về hoạt động tín dụng tại NH TMCP Á Châu...............................31
2.3.1.1 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng.......................................................31
2.3.1.2 Tăng trưởng dư nợ tín dụng.........................................................................32
2.3.1.3 Tăng trưởng thu nhập từ tín dụng................................................................35
2.3.1.4 Chất lượng tín dụng.......................................................................................36
2.3.2 Một số trường hợp rủi ro tín dụng tiêu biểu tại NH TMCP Á Châu..............38
2.3.2.1 Công ty Cổ Phần Thủy Sản Bình An (Bianfishco)....................................38
2.3.2.2 Công ty TNHH Thương mại - Chế biến Thực phẩm Phú An Sinh…..39
2.3.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại NH TMCP Á
Châu ................................................................................................................................. 40
2.3.2.1 Các yếu tố từ nền kinh tế............................................................................40
2.3.2.2 Các yếu tố từ khách hàng vay.................................................................... 40
2.3.2.3 Các yếu tố từ ngân hàng...............................................................................41
2.4 Kiểm định sự tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Á Châu...............................................................................................................................42
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................42
2.4.1.1 Mô hình nghiên cứu......................................................................................42
2.4.1.2 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................43
2.4.1.3 Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu...............................................44
2.4.1.4 Phương pháp thu thập dữ liệu .....................................................................45
2.4.1.5 Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................45
2.4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu.........................................................................................46
2.4.2.1 Cơ cấu mẫu theo ngành nghề kinh doanh ..................................................46
2.4.2.2 Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm làm việc/hoạt động kinh doanh ngành
nghề chính...................................................................................................................47
2.4.2.3 Cơ cấu mẫu theo tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo........................................48
2.4.2.4 Cơ cấu mẫu theo tần suất kiểm tra, giám sát sau giải ngân......................49
2.4.2.5 Cơ cấu mẫu theo sử dụng vốn vay..............................................................49
2.4.3 Kết quả mô hình Logistic....................................................................................50
2.4.3.1 Kiểm định sự tự tương quan giữa các biến................................................50
2.4.3.2 Kết quả ước lượng hồi quy Logistic...........................................................50
2.4.4 Phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ACB .............................53
Kết luận chương 2 .........................................................................................................57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU..........................................................................58
3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của ACB.................................................. 58
3.2 Định hướng hoạt động tín dụng của ACB....................................................... 58
3.3 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ACB.................................................... 59
3.3.1 Về chính sách tín dụng đối với các ngành nghề ưu tiên cho vay....................59
3.3.2 Về khả năng tài chính của người vay.................................................................61
3.3.3 Về kinh nghiệm của người vay...........................................................................61
3.3.4 Về kinh nghiệm của cán bộ tín dụng..................................................................62
3.3.5 Về sử dụng vốn vay..............................................................................................63
3.3.6 Về kiểm tra, giám sát khoản vay........................................................................64
3.4 Giải pháp hổ trợ của Ngân hàng Nhà nước.................................................... 64
3.4.1 Hoàn thiện hệ thống cơ chế pháp lý...................................................................65
3.4.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin............................................................................65
3.4.3 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với
hoạt động ngân hàng........................................................................................................66
Kết luận chương 3............................................................................................................68
KẾT LUẬN.......................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. ACB – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
2. CIC – Trung tâm thông tin tín dụng
3. CN – Chi nhánh
4. KH – Khách hàng
5. KHCN – Khách hàng cá nhân
6. KHDN – Khách hàng doanh nghiệp
7. NH – Ngân hàng
8. NHNN – Ngân hàng Nhà nước
9. NHTM – Ngân hàng thương mại
10. NH TMCP – Ngân hàng thương mại cổ phần
11. RRTD – Rủi ro tín dụng
12. PGD – Phòng Giao Dịch
13. TP.HCM – Thành phố Hồ Chí Minh
14. TCTD – Tổ chức tín dụng
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1 – Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề trong giai đoạn 2009-2013
Bảng 2.2 – Dư nợ cho vay phân theo thời gian vay trong giai đoạn 2009-2013
Bảng 2.3 – Thu nhập từ tín dụng trong giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 2.4 – Tỷ lệ nhóm nợ tín dụng trong giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 2.5 – Cơ cấu mẫu theo ngành nghề kinh doanh
Bảng 2.6 – Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm làm việc/hoạt động kinh doanh của
khách hàng vay
Bảng 2.7 – Cơ cấu mẫu theo tỷ lệ cho vay/tài sảm đảm bảo
Bảng 2.8 – Cơ cấu mẫu theo số lần kiểm tra, giám sát khoản vay
Bảng 2.9 – Cơ cấu mẫu theo mẫu theo sử dụng vốn vay
Bảng 2.10 – Kết quả Variables in the Equation
Bảng 2.11 – Kết quả Omnibus Tests of Model Coefficients
Bảng 2.12 – Kết quả Model Summary
Bảng 2.13 – Kết quả Classification Table
Bảng 2.14 –Tác động biên của các biến độc lập Xi lên xác suất xảy ra rủi ro Pi
Đồ thị 2.1 – Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2009-2013
Đồ thị 2.2 – Tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn 2009 – 2013
Đồ thị 2.3 – Tổng tài sản trong giai đoạn 2009 – 2013
Đồ thị 2.4 – Tổng lợi nhuận trong giai đoạn 2009 – 2013
Đồ thị 2.5 – ROE, ROE trong giai đoạn 2009 – 2013
Đồ thị 2.6 – Tăng trưởng dư nợ theo khu vực năm 2013
Đồ thị 2.7 – Cơ cấu dư nợ phân theo tín dụng theo ngành nghề năm 2013
Đồ thị 2.8 – Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian vay năm 2013
Đồ thị 2.9 – Cơ cấu thu nhập từ tín dụng năm 2013
Đồ thị 2.10 – Cơ cấu tỷ lệ nợ xấu năm 2013
Đồ thị 2.11 – Tỷ lệ nhóm nợ phân theo loại khách hànng giai đoạn 2011 - 2013
1
1. Sự cần thiết của đề tài
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng không còn là
vấn đề quan tâm của riêng giới tài chính mà còn là vấn đề của mỗi cá nhân, doanh
nghiệp và cả nền kinh tế. Với tình hình mức độ nợ xấu ngày càng tăng, rủi ro tín
dụng ngày càng lớn, mức độ ngày càng nghiêm trọng đã làm giảm lòng tin ở khách
hàng – người gửi tiền và làm tăng sự lo ngại của ngân hàng – người cho vay. Rủi ro
tín dụng là không thể tránh khỏi do nhiều yếu tố tác động, trong đó có yếu tố nằm
ngoài kiểm soát của con người. Tìm ra các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng để có
hướng giải quyết phù hợp là một công việc phải làm một cách triệt để, song song
với hoạt động tín dụng. Đó là lí do để tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này.
2. Mục tiêunghiên cứu:
- Nhận diện các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng.
- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động lên rủi ro tín dụng
tại NH TMCP Á Châu
- Xây dựng mô hình đo lường sự tác động của những yếu tố lên rủi ro tín dụng
- Đề xuất các giải pháp khuyến nghị kiểm soát rủi ro tín dụng.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Á Châu.
- Phạm vi nghiên cứu: được thực hiện tại NH TMCP Á Châu. Do trụ sở chính và
các Chi nhánh/Phòng giao dịch của ACB tập trung tại khu vực TP.HCM là lớn
nhất trong toàn hệ thống nên bài nghiên cứu tiến hành khảo sát tại khu vực
TP.HCM, các số liệu được lấy để phân tích trong bài nghiên cứu là trong giai
đoạn 2009-2013.
4. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phối hợp hai phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Thống kê, so sánh và phân tích đối chiếu
với các nghiên cứu trước đây để lựa chọn và xác định các biến độc lập tác động
đến rủi ro tín dụng.
2
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đề tài sử dụng mô hình hồi qui Logistic
nhị phân với những số liệu thu thập từ thực tế để ước lượng xác suất rủi ro tín
dụng sẽ xảy ra tại NH TMCP Á Châu.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
- Những yếu tố nào tác động đến rủi ro tín dụng tại NH TMCP Á Châu?
- Mức độ tác động của từng yếu tố đến rủi ro tín dụng là như thế nào?
- Làm gì để hạn chế rủi ro tín dụng?
6. Kết cấu của luận văn:
Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín
dụng.
Chương 2: Thực trạng các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á
Châu
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
1.1 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng
1.1.1 Khái niệm
Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Trong thực tế có
rất nhiều định nghĩa rủi ro khác nhau:
Rủi ro tín dụng (Theo Hiệp ước Basel) là rủi ro do không chắc chắn hay sự
sẵn sàng của đối tác trong việc đáp ứng các nghĩa vụ được thỏa thuận và qui định
trong hợp đồng.
Theo thông lệ quốc tế thì rủi ro tín dụng là một loại rủi ro do sự suy giảm về
khả năng trả nợ của khách hàng.
Theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, ngày 24/04/2007 của Thống đốc NHNN
Việt Nam thì rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD do khách hàng không thực
hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Từ các định nghĩa trên, ta có thể thấy rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản
lỗ được tạo ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng. Có nghĩa là khả năng khách
hàng không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng
cấp cho họ.
Theo Khan và Ahmed cho rằng rủi ro tín dụng trong ngân hàng là xác suất bên
đi vay không thực hiện việc cam kết trả tiền của mình.
Ông Prof. Rekha Arunkumar trong bài nghiên cứu về quản lý r ủi ro tín dụng
tại Ngân hàng thương mại cho rằng rủi ro tín dụng là sự không trả được nợ của
người vay, nó vẫn là rủi ro quan trọng nhất cần được quản lý cho đến ngày nay. Rủi
ro tín dụng là được phản ánh trong thành phần vốn của nền kinh tế, ngân hàng được
yêu cầu phải kiểm soát nó để ngăn chặn chống lại những rủi ro khác.
1.1.2 Phân loại rủi ro tíndụng
1.1.2.1. Phân theo nguồn gốc hình thành rủi ro
Rủi ro giao dịch: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình
giao dịch, xét duyệt cho vay và đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi
4
ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ.
Rủi ro danh mục: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý
danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành rủi ro nội tại và rủi ro tập
trung.
1.1.2.2. Phân theo tính chất của rủi ro tín dụng
Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân khách quan gây ra như thiên
tai, dịch bệnh, chiến tranh, hỏa hoạn, người vay bị chết, mất tích,… dẫn đến thất
thoát vốn vay mặc dù ngân hàng cho vay và người đi vay đã thực hiện đầy đủ các
qui định về quản lý và sử dụng khoản vay.
Rủi ro chủ quan: là rủi ro thuộc về lỗi của ngân hàng hoặc bên đi vay do vô
tình hoặc cố ý gây ra dẫn đến thất thoát vốn vay. Đối với rủi ro chủ quan nếu có
những biện pháp hợp lý có thể khắc phục hoặc hạn chế được loại rủi ro này.
1.1.3 Đo lường rủi ro tín dụng:
Theo khái niệm cơ bản nhất, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, đó là khả năng
khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, hoặc không đúng hạn cả gốc và lãi
cho ngân hàng. Có nhiều tiêu chí phản ánh RRTD của NHTM:
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng vốn chủ sở hữu
- Nợ có vấn đề, cần cảnh báo sớm
RRTD là khả năng không trả được nợ của khách hàng nên các Ngân hàng cần
phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề, thuộc cảnh báo sớm. Khách hàng phá sản,
lừa đảo, châu ỳ trong trả nợ vay là biểu hiện rõ nhất; bên cạnh đó các khoản nợ
không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ
nợ khác nhau. Nhiều ngân hàng cho rằng nếu một khoản nợ đến hạn không trả
được, thì các khoản nợ khác của cùng một chủ thể chưa đến hạn cũng được coi là có
rủi ro tiềm ẩn. Trường hợp dù nợ chưa đến hạn hoặc đến hạn vẫn trả được nhưng
tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi
cho khách hàng thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro tín dụng. Những thước
5
đo RRTD cho thấy rủi ro tín dụng ở độ rộng đối với nhiều mức độ khác nhau. Điều
này cho thấy, RRTD không chỉ thể hiện ở con số nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm
trong tổng dư nợ, mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay hẹp.
Trong đề tài này, RRTD được đo lường thông qua chất lượng thông qua chất
lượng các khoản vay biểu hiện bằng trạng thái nhóm nợ của khách hàng. Theo
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, Quyết định 18/2007/QĐ-
NHNN ngày 25/04/2007, Thông tư 02/2013 /TT-NHNN ngày 21/01/2013 của
Thống đốc NHNN thì các khoản vay của các NHTM sẽ được chia thành 05 nhóm:
- Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêuchuẩn) bao gồm:
+ Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi
đúng hạn;
+ Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá và là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ
gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
+ Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 1;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ
nhóm 1.
- Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
+ Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
+ Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 2;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ
nhóm 2;
+ Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn (nhóm 2) ở một số trường hợp.
- Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
+ Nợ gia hạn lần đầu;
+ Nợ được miễn hoặc giảm lãi cho khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ
theo hợp đồng tín dụng;
+ Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
6
+ Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 3;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ
nhóm 3;
+ Các khoản nợ đặc biệt khác.
- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần đầu;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
+ Khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày
mà vẫn chưa thu hồi được;
+ Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 4;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ
nhóm 4;
+ Các khoản nợ đặc biệt khác.
- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày trở lên theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu
lại lần thứ hai;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ha trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã bị
quá hạn;
+ Khoản nợ quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày
mà vẫn chưa thu hồi được;
+ Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt
vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn
7
và tài sản;
+ Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 5;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ
nhóm 5.
1.1.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
1.1.4.1. Đối với ngành Ngân hàng
Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và
giảm giá trị thị trường của vốn. Đồng thời làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng
và tăng trưởng tín dụng. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể làm cho ngân hàng
mất cân đối trong thanh toán, làm cho ngân hàng có nguy cơ thua lỗ, hoặc mức độ
cao hơn có thể dẫn đến phá sản nếu không có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, các ngân hàng thiếu đa dạng
trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, vì vậy
tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy nhất, đặc
biệt đối với các ngân hàng nhỏ. Một ngân hàng có rủi ro tín dụng cao sẽ làm giảm
lòng tin khách hàng đối với ngân hàng. Ở những ngân hàng có rủi ro tín dụng cao
thì khách hàng gửi tiền sẽ rút tiền gửi và gửi sang những ngân hàng có rủi ro tín
dụng thấp hơn. Tình trạng này kéo dài lâu thì ngân hàng sẽ không còn nguồn vốn để
cho vay và hoạt động kinh doanh bị giảm sút.
1.1.4.2. Đối với nền kinh tế
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, thực hiện chức năng huy động
vốn của những người có vốn nhàn rỗi và cho những người cần vốn vay lại. Hoạt
động tín dụng của ngân hàng có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, đến tất cả các
doanh nghiệp nhở, vừa và lớn; đến tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội nên khi
có rủi ro thì không chỉ ngân hàng bị thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền, người
có nhu cầu vay tiền cũng bị ảnh hưởng.
Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng có thể làm phá sản một vài ngân
8
hàng và có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến các ngân hàng còn lại và tạo tâm lý bất an
trong dân chúng. Khi đó, dân chúng sẽ cùng đến ngân hàng rút tiền gửi trước hạn,
nguy cơ gây ra sự phá sản của đồng loạt các ngân hàng, toàn bộ hệ thống ngân hàng
bị ảnh hưởng.
Rộng hơn là khi rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng cao làm cho uy tín ngân
hàng bị giảm sút, hệ thống ngân hàng không thực hiện được chức năng trung gian
tài chính thì ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của các cá nhân,
doanh nghiệp, nền kinh tế bị trì trệ, kém phát triển, sức mua giảm, thất nghiệp tăng,
xã hội mất ổn định.
1.2. Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng
Từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, với các tác giả như Ahlem Selma
Messai and Fathi Jouini (2013), Dimitrios P. Louzis, Angelos T. Vouldis & Vasilios
L. Metaxas (2011), John M. Chapman and associates (1940), ….Và qua thực tế cho
thấy các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng rất đa dạng, tác giả có thể chia thành hai
nhóm: Các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô.
1.2.1 Các yếu tố vĩ mô
1.2.1.1 Môi trường kinh tế
- Chu kỳ kinh tế
Một trong những yếu tố khá phỗ biến dẫn đến rủi ro tín dụng là xuất phát từ
việc người vay gặp phải những thay đổi khó lường của môi trường kinh doanh, ảnh
hưởng của chu kỳ kinh tế. Trong giai đoạn tăng trưởng cao, các doanh nghiệp kinh
doanh thuận lợi nên dễ thu hồi nợ vay và rủi ro tín dụng xảy ra là thấp. Ngược lại,
vào thời kỳ suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên các khoản vay dễ xảy
ra rủi ro đặc biệt là những khoản trung dài hạn.
- Lãi suất, lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Lãi suất cơ bản cao phản ánh chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương
khi lạm phát vượt qua mức độ cho phép. Cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt
buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế bội số tín dụng của các NHTM,
gián tiếp tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM.
9
Khi lạm phát cao, NHTW nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả
năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do hệ số nhân tiền tệ giảm), khối
lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm dẫn đến lãi suất tăng, lãi suất tăng bao gồm
lãi suất vay. Điều này có thể làm tăng áp lực thanh toán nợ của những khách hàng
vay hiện tại cũng như khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tăng cao hơn.
Ngược lại nếu lạm phát hạ thấp, NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng
khả năng tạo tiền, cung về tín dụng cũng tăng lên và lãi suất vay lúc này giảm so với
trước. Khách hàng không bị áp lực số tiền lãi thanh toán cho NH, xác suất xảy ra rủi
ro tín dụng giả. Tuy nhiên khi lãi suất vay giảm, khối lượng tín dụng tăng lên và có
trong dài hạn sẽ dẫn đến lãi phát tăng cao.
1.2.1.2 Môi trường pháp lý
Đây là yếu tố gây rủi ro phỗ biến ở những nước có chính sách quản lý kinh tế
không ổn định. Những thay đồi về chính sách thuế, quy định về kinh doanh bất
động sản… sẽ làm cho các doanh nghiệp khó chủ động trong chiến lược kinh doanh
của mình. Môi trường kinh doanh không ổn định sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài
chính của người vay suy yếu cũng như rủi ro tín dụng có khả năng cao hơn.
Các yếu tố vĩ mô, khách quan như môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý
cũng như chính trị - xã hội có mức độ tác động khác nhau đến từng ngành nghề,
lĩnh vực kinh doanh do những đặc điểm riêng của mỗi ngành nghề. Những ngành
nghề khá nhạy cảm với sự thay đổi của thị thường, của các yếu tố khách quan như
chứng khoán, bất động sản, xây dựng,…và có những ngành nghề ít hoặc không chịu
tác động của sự thay đổi môi trường bên ngoài như y tế, giáo dục, hàng tiêu dùng,…
Vì thế đánh giá tác động của các yếu tố vĩ mô bên ngoài đến rủi ro tín dụng khi thực
hiện cho một khách hàng vay là cần đánh giá trong điều kiện cụ thể của từng ngành
nghề kinh doanh.
1.2.2 Các yếu tố vi mô
1.2.2.1 Các yếu tố thuộc về khách hàng vay
- Tiềm lực tài chính của khách hàng vay
Năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tổng thể của khách hàng.
10
Không có giao dịch nào là không có rủi ro, nếu khách hàng có tiềm lực tài chính
mạnh thì việc một giao dịch không thành công sẽ không làm khách hàng mất đi khả
năng trả nợ, nếu tài chính của khách hàng yếu thì khi có một giao dịch không thành
công thì lập tức có ảnh hưởng đến khách hàng cũng như là ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ của khách hàng.
- Sử dụng vốn vay
Mục đích sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để ngân hàng xem xét cấp tín dụng
cho khách hàng. Mọi phương án vay vốn khi được gửi cho ngân hàng đều thể hiện
rõ mục đích vay vốn của mình để được xem xét cấp tín dụng. Ngân hàng chỉ cấp tín
dụng cho việc sử dụng vốn đúng mục đích và đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân
hàng. Khi đánh giá mục đích vay cũng như là phương án vay vốn của khách hàng
thì ngân hàng đã xem xét các rủi ro có thể gặp phải và dự phòng phương án khắc
phục. Vì vậy việc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích vay có ý nghĩa quan
trọng đối với khả năng trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng sử dụng vốn vào
mục đích khác, không đúng với phương án đã gửi ngân hàng thì có khả năng xảy ra
những rủi ro nằm ngoài những phương án dự phòng và khả năng khách hàng không
trả được nợ và dễ xảy ra.
Khách hàng luôn có những biện pháp để kiểm soát vốn vay sau khi giải ngân
như: yêu cầu khách hàng cung cấp chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn
trước hoặc sau giải ngân, kiểm tra thực tế...Tuy nhiên trên thực tế, không ít trường
hợp khách hàng cố ý sử dụng vốn vào nhiều mục đích khác nhau làm tăng rủi ro mà
ngân hàng không thể kiểm soát được. Và cũng có nhiều trường hợp những ngân
hàng thiếu chặt chẽ trong công tác kiểm soát giải ngân dẫn đến việc khách hàng sử
dụng vốn sai mục đích.
- Khách hàng cố tình gian lận, lừa đảo ngân hàng
Đây cũng là một trong những yếu tố gây ra rủi ro ngân hàng. Bằng nhiều thủ
đoạn tinh vi hoặc lợi nhuận sự tín nhiệm của ngân hàng, người vay đã lập hồ sơ vay,
chiếm đoạt tài sản ngân hàng. Khi khách hàng vay cố tình lừa đảo thì rất khó để
ngân hàng phát hiện ra, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, có quy trình tín dụng chưa
11
chặt chẽ, trình độ cán bộ thẩm định chưa cao.
- Năng lực quản trị, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng
Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến khả năng hoàn trả nợ
vay. Khi thẩm định cho vay, ngân hàng nào cũng ưu tiên doanh nghiệp, cá nhân có
kinh nghiệm, thâm niên và đạt những thành công trong ngành hơn là những doanh
nghiệp mới gia nhập thị trường. Khách hàng càng non trẻ kinh nghiệm trong ngành
thì càng dễ gặp rủi ro hơn so với những khách hàng hoạt động lâu năm. Đối với một
doanh nghiệp thì năng lực quản trị cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến
sự tồn tại của một doanh nghiệp.
- Uy tín, lịch sử trả nợ
Xem xét lịch sử trả nợ của khách hàng trong quá khứ là quan trọng bởi đây là
tín hiệu cho biết khách hàng có đang gặp khó khăn về tài chính không và có ý định
thiện chí trả nợ không. Nếu khách hàng có lịch sử trả nợ không tốt thì có khả năng
sẽ tiếp diễn hiện tượng đó trong tương lai.
1.2.2.2 Các yếu tố thuộc về ngân hàng cho vay
- Chính sách tín dụng
Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng, do vậy một
chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, nguồn nhân lực, khả năng
quản trị rủi ro...sẽ giúp hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn. Một chính sách tín
dụng hiệu quả là phải được cập nhật phù hợp với những thay đổi của các nhân tố
trong môi trường kinh tế, xã hội, chính trị. Ngân hàng phải làm tốt công tác dự báo
và định hướng cho các đơn vị trực thuộc của mình trong từng giai đoạn phát triển
kinh tế.
- Qui trình kiểm soát nội bộ
Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn so với Thanh tra Ngân hàng Nhà nước là ở
tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu
sát của người kiểm soát viên, việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên trong suốt
quá trình khách hàng vay. Hoạt động kiểm soát nội bộ bao gồm kiểm soát trong khi
cho vay và kiểm tra định kỳ sau cho vay, bao gồm kiểm tra việc thực hiện sự tuân
12
thủ các điều kiện cấp tín dụng đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định liên quan
trong hoạt động cho vay. Nếu hoạt động kiểm soát không hoạt động chặt chẽ thì sẽ
dẫn đến việc không tuân thủ đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng. Và điều này có thể
dẫn đến việc kiểm soát vốn vay không chặt chẽ, hệ lụy là khách hàng không thực
hiện đúng nghĩa vụ với ngân hàng, không phát hiện và xử lý kịp thời những rủi ro
phát sinh.
- Chuyên môn, đạo đức của cán bộ thẩm định tín dụng
Cán bộ tín dụng không đảm bảo chuyên môn và đạo đức bị tha hóa thì có thể
dẫn đến việc cho vay những khách hàng có phương án vay kém hiệu quả, rủi ro cao,
các điều kiện kiểm soát rủi ro lỏng lẽo và chấp nhận cho vay những khách hàng
kém uy tín. Những trường hợp cán bộ tín dụng tha hóa về đạo đức, vì lợi ích cá
nhân và cấu kết với khách hàng vay, cố ý giả mạo hồ sơ và trình cho khách hàng
vay. Từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như gây thất thoát tài sản của ngân hàng.
- Quá trình giám sát, quản lý sau cho vay
Mục tiêu của việc giám sát, quản lý sau cho vay là kiểm tra việc thực hiện các
điều khoản cam kết của khách hàng với ngân hàng đồng thời kịp thời phát hiện
những thay đổi có thể ảnh hưởng đến nguồn trả nợ cũng như khả năng trả nợ của
khách hàng. Việc ngân hàng không chặt chẽ trong quá trình kiểm tra, giám sát sau
giải ngân sẽ rất rủi ro cho ngân hàng khi không phát hiện và xử lý kị p thời những
rủi ro phát sinh sau giải ngân.
1.3. Một số nghiên cứu về yếu tố tác động đến rủi ro tíndụng của Ngân hàng
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
* Mô hình nghiên cứu các yếu tố vi mô, vĩ mô ảnh hưởng đến nợ xấu
Inekwe, Murumba (2013) đã xây dựng mô hình đo lường mối quan hệ giữa
GDP thực và nợ xấu ở Nigeria. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ quan trọng giữa
GDP thực và nợ xấu, GDP thực là một biến quan trọng ảnh hưởng đến nợ xấu. Tác
giả cũng đưa ra kiến nghị để giảm bớt nợ xấu thì Chính phủ cần thực hiện các chính
sách tạo ra môi trường thuận lợi để cải thiện GDP thực của đất nước. Điều này bao
gồm việc phát triển cơ sở hạ tầng, tỷ lệ lãi suất trung bình, tỷ giá hối đoái; đồng thời
13
cần cải thiện qui trình của các cơ quan có liên quan để bảo đảm rằng quá trình và
nguyên tắc cho vay được tuân theo một cách nghiêm chỉnh.
Hashim Khan & Rehman Rasli (2010) nghiên cứu về rủi ro chính trị và những
yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng ở Pakistan. Các yếu tố từ phía
ngân hàng bao gồm qui mô ngân hàng, sự tăng trưởng dư nợ cho vay, biên độ lợi
nhuận ròng và tỷ lệ huy đổng/tổng tài sản là những yếu tố chính tác động đến nợ
xấu tại Pakistan. Trong các yếu tố vĩ mô thì rủi ro chính trị là một vấn đề lớn mà các
ngân hàng cần quan tâm trước khi mở rộng danh mục cho vay của của các ngân
hàng ở Pakistan. Các yếu tố vĩ mô còn lại như tỷ lệ lãi suất thực có tác động đến rủi
ro tín dụng và tỷ giá hối đoái thì ảnh hưởng không đáng kể.
Abhiman Das and Saibal Ghosh (2007) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến
rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại nhà nước ở Indian. Trong đó các yếu
tố vi mô ảnh hưởng lớn là tốc độ tăng trưởng tín dụng, danh mục cho vay nhiều rủi
ro có tác động tiêu cực đến rủi ro tín dụng; các yếu tố vi mô khác như phát triển văn
phòng chi nhánh, tỷ lệ chi phí hoạt động/ biên độ sinh lời ảnh hưởng không đáng kể
đến rủi ro tín dụng. Đồng thời trong các yếu tố vĩ mô thì yếu tố tăng trưởng GDP là
có ảnh hưởng mạnh nhất đến rủi ro tín dụng.
* Nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay khách
hàng cá nhân
Phân tích của John M. Chapman (1940) đã cho thấy bốn yếu tố chính t ác động
đến khả năng trả nợ của khách hàng. Cụ thể là đặc điểm cá nhân của người vay (tuổi
tác, giới tính, tình trạng gia đình); đặc điểm nghề nghiệp (ngành nghề kinh doanh,
tư cách kinh doanh, kinh nghiệm nghề nghiệp); tài chính của người vay (thu nhập
hàng năm, số tiền nợ vay/thu nhập hàng năm, tài sản – nghĩa vụ pháp lý); đặc điểm
của khoản vay (số tiền vay, sự an toàn của khoản vay, thời kỳ trả nợ và mục đích
của khoản vay).
* Các mô hình nghiên cứu khác
Vistor Castro (2012) đã nghiên cứu và kết luận ngoài các yếu tố vĩ mô như tốc
độ tăng trưởng GDP, chỉ số giá chứng khoản, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lãi suất và tăng
14
trưởng tín dụng; tỷ giá hối đoái thực thì yếu tố khủng hoảng tài chính cũng tác động
đến rủi ro tín dụng gia một cách đáng kể.
Tác giả Mwanza Nkusu (2011) và Ahlem Selma Messai (2013) cũng đưa ra
kết quả tương tự trong nghiên cứu về các yếu tố vi mô và vĩ mô quyết định nợ xấu.
Dimitrios P.Louzis, Angelos T. Vouldis, Vasilios L. Metaxas (2011) đã nghiên cứu
“Các yếu tố vĩ mô và yếu tố nội tại của ngân hàng quyết định nợ xấu ở Hy Lạp”.
Các tác giả đã đưa ra các yếu tố vĩ mô đó là tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ cho vay; yếu tố nợ công cũng làm ảnh hưởng đến nợ xấu; Và yếu tố
nội tại của ngân hàng như là chính sách của mỗi ngân hàng, đặc biệt là việc cải
thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng và sự quản lý rủi ro cũng sẽ tác động đến nợ
xấu.
Nor Hayati Ahmad và Shahrul Nizam Ahmad (2003) đã nghiên cứu “Các yếu
tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng hồi giáo (Malaysia). Hai ông đã
đưa ra giả thuyết các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng là: Hiệu quả quản lý; tỷ lệ
vốn vay trên tổng vốn; dư nợ cho vay những ngành có tính rủi ro; qui định về vốn;
khoản trích lập dự phòng, chi phí vốn; tài sản có tính rủi ro cao, Giá trị logarit của
tổng tài sản và tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi. Kết quả cho thấy rằng hiệu quả quản lý,
tài sản có rủi ro cao và qui mô của tổng tài sản có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro tín
dụng của Ngân hàng Hồi giáo trong khi tại những NH khác thì những rủi ro tín
dụng bị ảnh hưởng đáng kể bởi những yếu tố như khoản cho vay trong lĩnh vực có
tính rủi ro cao, vốn điều lệ, việc cho vay sai qui định và tài sản thế chấp có tính rủi
ro.
Wheelock và Wilson (1999) đã tiến hành nghiên cứu bao gồm nhiều biến khác
nhau đó là chất lượng tài sản bảo đảm nợ vay, EPS, tỷ lệ thanh khoản, thể loại ngân
hàng, hiệu quả quản lý và qui mô tài sản, mục đích là để mà tìm ra những nguyên
nhân chính gây ra nợ xấu. Họ cũng chỉ ra rằng những ngân hàng không hiệu quả sẽ
có nhiều nợ có rủi ro. Họ cũng tìm thấy một mối quan hệ quan trọng giữa tăng tỷ lệ
vốn chủ sở hữu/tài sản và khả năng ngân hàng được khôi phục..
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước
15
Đỗ Huỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) có bài “Phân tích thực tiễn về
những yếu tố quyết định nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” và đưa
ra các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu: Một là các yếu tố vĩ mô bao gồm tốc độ tăng
trưởng GDP và lạm phát; hai là các yếu tố vi mô bao gồm tỷ lệ nợ xấu của năm
trước, sự thiếu hiệu quả, quy mô của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, kết quả kinh
doanh (ROE), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. Đó là những yếu tố mà hai tác giả đã xem
xét, có sự kế thừa một phần từ các nghiên cứu trước trong và ngoài nước. Hạn chế
của mô hình là tác giả thu thập dữ liệu từ 10 ngân hàng để qui ra kết quả cho các
ngân hàng thương mại và chỉ kiểm định với các Ngân hàng trên địa bàn TPHCM.
Hơn nữa nghiên cứu chỉ kiểm định tổng quát và lấy số liệu từ 10 ngân hàng, nó sẽ
không đúng ở mỗi ngân hàng và do đó không phát hiện được các khác biệt nhất
định về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại mỗi ngân hàng.
Trương Đông Lộc (2010) nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
của các NHTM Nhà nước ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long”. Nghiên cứu đã
đưa ra kết luận các nhân tố ảnh hưởng đó là: Khả năng tài chính của người vay, đảm
bảo nợ vay, lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ, kiểm tra giám sát
nợ vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, kinh nghiệm của người vay. Hạn chế của
nghiên cứu này là kết quả chỉ kiểm định với các NHTM Nhà nước trên khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó kết quả chỉ đúng ở khía cạnh nào đó, chưa mang
tính khái quát cao.
Trong bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương CN TP Cần Thơ”, Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị
Tuyết (2011) cũng đã có kết quả tương tự. Tuy nhiên kết quả cho thấy ngoài những
yếu tố đã nêu ra ở bài nghiên cứu trước đó (2010) thì có thêm 2 biến khác cũng ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng đó là việc sử dụng vốn vay của khách hàng và biến đa
dạng hóa hoạt động kinh doanh nhưng lại không có biến ngành nghề kinh doanh
chính. Cũng tương tự bài nghiên cứu chỉ mới kiểm định tại NHTMCP Ngoại
Thương Chi nhánh TP Cần Thơ, tuy nhiên nó lại phản ánh tương đối đúng về thực
tế của NH Ngoại thương Chi nhánh TP Cần Thơ.
16
Nghiên cứu “Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh
ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” của Lê
Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012) với nội dung là xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hai
tác giả của Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc cũng đã ứng dụng mô hình
Binary Logistic để đo lường những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cho vay
doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm qui mô, nợ phải trả, tỷ số ROA, xếp hạng khách
hàng, lịch sử nợ vay, kinh nghiệm cán bộ tín dụng, cạnh tranh.
1.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu
Tổng kết các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về các yếu tố tác động đến
rủi ro tín dụng cho thấy có nhiều yếu tố quan trọng tác động đến rủi ro tín dụng.
Từ những thành công của các nghiên cứu trước đây trong việc ứng dụng mô
hình hồi quy Binary Logistic trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng, trong luận văn này tác giả cũng sử dụng mô hình Binary Logistic để đo lường
các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng
TMCP Á Châu.
Theo tác giả Hoàng Tùng (2011) thì mô hình hồi quy Logistic nghiên cứu sự
phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập khác. Mục đích của mô hình
này sử dụng các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp (biến độc lập) để xác định
khả năng những doanh nghiệp này có rủi ro tín dụng (biến phụ thuộc) là bao nhiêu.
Theo Hoàng Tùng, mô hình hồi quy Logistic có thể được viết dưới dạng:
Y* = ß0 + ß1X1i + …+ ßkXki + Ci
Vì Y(x) là biến nhị phân có thể được giải thích:
Yi = 0 nếu không trả được nợ (có rủi ro tín dụng) và 1 nếu trả được nợ (không có rủi
ro tín dụng)
Tác động biên của Xi lên Pi (ΔXi/ΔPi) được đo lường bằng công thức: ΔXi/ΔPi = ßi x
Pi (1-Pi), ý nghĩa của nó là giải thích cho biết xác suất xảy ra rủi ro cao hơn (thấp
hơn) bao nhiêu đơn vị khi Xi tăng (giảm) 1 đơn vị và trong điều kiện các biến khác
17
không đổi.
Trong nghiên cứu của mình, Lê Khương Ninh (2012) đã tóm tắt lại mô hình
Logistic có dạng:
Y = ln [Pi /(1-Pi)]= ß0 + ß1X1 + …ßnXn + Ɛ (1)
Trong đó:
- Pi là xác suất xảy ra hiện tượng đang quan tâm, ở luận văn này đó là rủi ro tín
dụng. Trong nghiên cứu này qui ước các khoản vay có rủi ro là những khoản vay
thuộc nhóm 2, 3,4 và 5; các khoản vay không có rủi ro là những khoản vay thuộc
nhóm 1.
- ßi là các hệ số ước lượng (hệ số tương quan), đo lường sự thay đổi trong tỷ lệ của
các xác suất xảy ra sự kiện với một đơn vị thay đổi trong biến độc lập Xi.
- Xi là các biến độc lập, là các biến đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng.
Công thức (1) cho phép xác định ảnh hưởng của các biến Xi đến xác suất xảy ra
RRTD.
ßi ΔXi = ΔPi/[Pi(1-Pi)] hay ΔP1/ΔXi = ßiPi(1-Pi) (2)
Công thức (2) trên cho phép xác định ảnh hưởng của các biến đến Pi (xác suất
xảy ra RRTD). Và để làm được điều đó, các nhà nghiên cứu như Pindyck và
Rubinfeld (2004); Youn và Gu, 2010...sử dụng giá trị ban đầu Pi = 50% vì nếu một
hiện tượng ngẫu nhiên ở đây là RRTD có hai khả năng xảy ra thì xác suất xảy ra
một trong hai khả năng đó là 50%.
Mô hình nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2010 và
2011) thực hiện việc phân tích và đo lường mối quan hệ tương quan của các yếu tố
tác động đến rủi ro tín dụng. Trong đề tài nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước ở khu vực đồng bằng
Sông Cửu Long”, tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết đã đưa vào mô
hình các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng đó là khả năng tài chính của người vay,
đảm bảo nợ vay, lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ, kiểm tra –
giám sát nợ vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và kinh nghiệm của người vay.
18
Còn trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Chi Nhánh TP Cần Thơ, những yếu tố tác động được tác giả
Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết đưa vào đó là kinh nghiệm của khách hàng
đi vay, khả năng tài chính của khách hàng vay, tài sản đảm bảo, sử dụng vốn vay,
kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và kiểm tra
giám sát khoản vay. .
Dựa trên mô hình nghiên cứu của tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị
Tuyết (2010 và 2011), tác giả xin kế thừa và sử dụng các biến để đưa vào mô hình
kiểm định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng bao gồm 7 biến từ X1 đến X7.
Mô hình hồi quy Logistic trong luận văn này của tác giả sẽ có dạng:
Y = ß0 + ß1X1 + ß2X2 + ß3X3+ ß4X4+ ß5X5+ ß6X6 + ß7X7
Trong đó biến phụ thuộc Y là Rủi ro tín dụng và 7 biến độc lập gồm Ngành nghề
kinh doanh, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo, kinh nghiệm người vay, kinh
nghiệm cán bộ tín dụng, sử dụng vốn vay, kiểm tra giám sát nợ vay. Mô hình cụ thể:
RUIRO = ßo + ß1NGANH + ß2KHANANGTC + ß3TSDAMBAO +
ß4KNNGUOIVAY + ß5KNCBTD + ß6SUDUNGVV + ß7KTRAGS.
* Ngành nghề kinh doanh chính (X1)
Đây là biến được lựa chọn làm đại diện cho các yếu tố vĩ mô (môi trường kinh
tế, môi trường pháp lý…). Yếu tố vĩ mô có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với
từng ngành nghề, mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có mức độ rủi ro khác nhau. Rủi ro
mỗi ngành nghề sẽ tác động đến rủi ro tín dụng khi đối với khoản vay của khách
hàng.
Những nghiên cứu thực tế cũng đã cho thấy khách hàng kinh doanh ngành
nghề khuyến khích hay không sẽ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Abhiman Das and
Saibal Ghosh (2003) đã nghiên cứu và cho kết quả thấy cho vay những khách hàng
có danh mục kinh doanh không khuyến khích, nhiều rủi ro sẽ có tác động đến rủi ro
tín dụng. Nor Hayati Ahmad và Shahrul Nizam Ahmad (2003) cũng đã đưa ra mô
hình nghiên cứu một trong những yếu tố tác động rủi ro tín dụng đó là khoản cho
vay trong lĩnh vực có tính rủi ro cao, đó là các ngành kinh doanh chứng khoán và
19
bất động sản. Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước thì khách hàng kinh doanh
những ngành chứng khoán, bất động sản được xếp vào ngành không khuyến khích.
Tuy nhiên hiện tại những ngành xây dựng, xây lắp cũng được xem là ngành có
nhiều rủi ro.
Giả thuyết 1: Khách hàng kinh doanh ngành nghề có tính rủi ro/không khuyến
khích (ngành kinh doanh chứng khoán, bất động sản, xây dựng) sẽ tác động cùng
chiều đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
* Khả năng tài chính của người vay (X2)
Theo Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) thì khả năng tài chính
của người vay được đo lường bằng tỷ số giữa vốn tự có của khách hàng tham gia
vào dự án trên tổng vốn đầu tư của dự án vay vốn.
Theo các nghiên cứu về rủi ro tín dụng thì tiềm lực tài chính của người vay
càng mạnh sẽ làm cho khả năng chịu đựng rủi ro của người vay càng cao. Nói cách
khác, nếu vốn tự có của người vay trong dự án càng lớn thì dự án dễ thành công
hơn, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại. Chính vì vậy, trong bài
nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng nếu vốn tự có của người vay tham gia vào dự
án vay càng lớn thì bên cạnh việc chi phí phải trả cho phần vốn vay thấp thì họ cũng
sẽ đầu tư thời gian và sự quan tâm nhiều hơn và như vậy rủi ro sẽ thấp hơn, hay
năng lực tài chính của người vay có quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng trả nợ hay nói
cách khác là tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng.
Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết 2: Khả năng tài chính của người vay tác động ngược chiều đến rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
* Tài sản đảm bảo nợ vay (X3)
Đây là biến phần nào đo lường được tiềm lực tài chính của khách hàng vay.
Khoản vay có tài sản đảm bảo sẽ chắc chắn hơn và khả năng thu hồi nợ cao hơn vì
lúc đó người vay bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán nợ cho ngân hàng, khách hàng
có áp lực để trả nợ để giữa tài sản của mình. Bên cạnh đó, khi người vay có tài sản
đảm bảo (hoặc người thân dùng tài sản để bảo lãnh) cũng thể hiện được rằng tiềm
20
lực tài chính và quá trình tích lũy tài chính của khách hàng ở mức độ nào. Biến tài
sản đảm bảo được đo lường bằng tỷ số giữa số tiền vay và giá trị tài sản đảm bảo.
Tuy nhiên, việc định lượng như trên chỉ mang tính tương đối vì còn phụ thuộc
vào loại tài sản bảo đảm thuộc nhóm nào. Nếu tài sản đảm bảo là số dư tài khoản, sổ
tiết kiệm thì tỷ lệ cho vay có thể lên 100% nhưng vẫn an toàn. Nếu tài sản đảm bảo
là bất động sản thì tỷ lệ cho vay là 80%-85% vẫn là an toàn và trong đó lại tùy
thuộc vào bất động sản là đất ở-nhà ở, đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh hay
đất hỗn hợp… Nếu tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, hàng tồn kho, khoản phải
thu, tín chấp thì tỷ lệ cho vay ở mức 80%-85% là hoàn toàn không an toàn. Vì thế,
trong nghiên cứu này tác giả muốn lưu ý thêm về loại tài sản đảm bảo để có sự điều
chỉnh tỷ lệ cho vay đối với khách hàng vay có tài sản thế chấp là hàng tồn kho,
khoản phải thu, tín chấp trong mẫu nghiên cứu. Việc xét đến loại tài sản đảm bảo có
thể được xem là một điểm mới của nghiên cứu vì hầu hết các nghiên cứu trước đây
về rủi ro tín dụng đều quy đồng các loại tài sản đảm bảo là như sau.
Nghiên cứu của Sinkey và Greenwalt (1991); Dash và Kabra (2010) cũng đã
tìm thấy quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và nợ xấu.
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đề cập đến sự chấp nhận rủi ro của các ngân
hàng đối với các khoản nợ xấu. Nguyên nhân là các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên
tổng tài sản cao có thể dẫn tới các khoản nợ xấu cao hơn trong thời kỳ nền kinh tế
suy thoái.
Nghiên cứu của Berger và DeYoung (1997); Ahmad (2003) cho thấy tài sản
đảm đảo có tính rủi ro càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao.
Giả thuyết 3: Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo tác động cùng chiều đến rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
* Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay (X4)
Yếu tố kinh nghiệm phần nào thể hiện được năng lực quản trị, kinh nghiệm
kinh doanh của khách hàng vay. Vì vậy biến kinh nghiệm được lựa chọn để đo
lường sự tác động của các yếu tố năng lực, kinh nghiệm kinh doanh đến r ủi ro tín
dụng khi cho vay. Ta thấy rằng những người có kinh nghiệm thường đạt kết quả tốt
21
hơn những người ít kinh nghiệm dù là thực hiện công việc gì.
Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2010) cho kết quả yếu tố kinh
nghiệm của người vay có mối quan hệ nghịch với rủi ro tín dụng, nghĩa là người
vay càng có kinh nghiệm trong ngành kinh doanh tạo thu nhập trả nợ thì rủi ro tín
dụng càng thấp.
Tuy nhiên ta cần lưu ý trong xây dựng biến này, đối với những khách hàng cá
nhân có mục đích vay là vay tiêu dùng và nguồn thu nhập trả nợ vay là lương hàng
tháng thì kinh nghiệm sẽ là 0 năm, chỉ những trường hợp khách hàng vay có nguồn
thu thập từ hoạt động kinh doanh thì mới xác định số năm kinh nghiệm.
Giả thuyết 5: Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay có tác động ngược
chiều đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
* Sử dụng vốn của khách hàng (X5)
Biến sử dụng vốn của khách hàng sẽ giúp đo lường yếu tố sử dụng vốn vay
của khách hàng có đúng mục đích hay không. Khi xem xét một khoản vay, ngân
hàng đánh giá mục đích sử dụng vốn tương ứng với thời gian vay và nguồn trả nợ
cho phù hợp. Nếu khách hàng vay sử dụng vốn không đúng mục đích thì sẽ có khả
năng trả nợ không đúng hạn.
Kết quả nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) cho
kết quả thấy rằng việc sử dụng vốn của người vay có khả năng hạn chế rủi ro tín
dụng cho ngân hàng.
Giả thuyết 5: Sử dụng vốn sai mục đích tác động cùng chiều đến rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
* Kinh nghiệm của cán bộ tíndụng (X6)
Biến này được dùng để đo lường yếu tố chuyên môn của cán bộ tín dụng
Theo Lê Văn Tư (2005) trong tài liệu Quản trị Ngân hàng Thương mại cũng
đã chỉ ra rằng trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến
rủi ro tín dụng. Một cán bộ tín dụng có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn không
những có khả năng phân tích tình hình tài chính của khách hàng mà còn có thể dự
báo và tư vấn cho khách hàng vay. Ngoải ra, trong một số trường hợp khách hàng
22
vay không trung thực, cán bộ tín dụng có kinh nghiệm có thể có những sự phân tích
tuy duy hợp lý để phát hiện ra những điểm trong hồ sơ được khách hàng che giấu để
có đủ thông tin trong việc ra quyết định về hồ sơ cũng như đưa ra những phương án
dự phòng dành cho khách hàng nếu cho vay. Điều này cho thấy rẳng cán bộ tín dụng
có nhiều năm kinh nghiệm thì sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng đối với những khoản
vay do mình quản lý.
Giả thuyết 6: Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng tác động ngược chiều đến rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
* Kiểm tra giám sát nợ vay (X7)
Biến này giúp đo lường mức độ kiểm tra sau giải ngân của khoản vay và đo
lường sự tác động của hoạt động kiểm tra, giám sát sau cho vay đến rủi ro tín dụng.
Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng là do quá trình kiểm
soát sau giải ngân không chặt chẽ, số lần kiểm tra giám sát càng tăng lên thì khả
năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp.
Trong bài nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2010 và 2011) cũng cho ra kết
quả tương tự. Ông cũng đã đưa ra hai lý do giải thích mối quan hệ nghịch giữa số
lần kiểm tra, giám sát và rủi ro tín dụng: (1) Khi thực hiện việc kiểm tra, giám sát
chặt chẽ sẽ đảm bảo cho việc khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích, từ đó tạo
ra thu nhập ổn định để hoàn trả nợ vay theo như phương án vay vốn; (2) Việc ngân
hàng mà trực tiếp là cán bộ tín dụng sâu sát với khách hàng sẽ giúp cho việc đôn
đốc, thu nợ và xử lý một cách kịp thời các tình huống ngoài dự kiến.
Giả thuyết 7: Kiểm tra, giám sát nợ vay tác động ngược chiều đến rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua chương 1, tác giả đã khái quát được cơ sở lý luận về tín dụng, rủi
ro tín dụng và một số yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng. Đồng thời bằng cách tổng
kết các mô hình nghiên cứu trước đây, kế thừa và phát triển, tác giả đã xây dựng mô
hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á
Châu.
Trong chương 2, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng hoạt động tín dụng
và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng và tiến hành kiểm định mô hình đã đề
xuất.
24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
2.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển
Ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1993, là
một trong những ngân hàng tiên phong trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng
hiện đại và ứng dụng công nghệ hiện đại vào các dịch vụ ngân hàng.
Tính đến nay, ACB đã hơn 21 năm hình thành và phát triển, ACB đã trở thành
ngân hàng có thương hiệu cũng như qui mô lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
với 346 chi nhánh và phòng giao dịch, số lượng kênh phân phối tăng thêm mỗi năm
trong 5 năm vừa qua và tổng số nhân viên là 8.791 người (tính đến thời điểm cuối
năm 2013). Năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố 08/2012, ACB vẫn
trụ vững, tiếp tục lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản, củng cố các hoạt động ngân
hàng truyền thống và thu hẹp hoạt động đầu tư. Các sản phẩm của ngân hàng ACB
khá đa dạng, hấp dẫn và nhiều dịch vụ tiện ích gia tăng kèm theo; đồng thời ACB
cũng đầu tư mạnh công nghệ, xây dựng các chương trình quản lý khách hàng nhằm
hỗ trợ cho việc quản lý và khai thác hiệu quả các nhu cầu của khách hàng, và nâng
cao phần mềm vận hành để xử lý tốt nghiệp vụ cũng như giảm thiểu rủi ro trong vận
hành.
ACB được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình
chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Và hiện ACB là một trong những ngân hàng
bán lẻ hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam và nhận được
nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Từ năm 1993 đến nay là chặng đường dài
và ACB đã có những bước tiến phát triển, đạt nhiều thành tựu lớn trong các hoạt
động kinh doanh của mình, hoạt động nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, chuẩn mực
trong quản lý rủi ro, hiện đại hóa công nghệ quản lý và vận hành, hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, không ngừng đào tạo nâng cao nhân viên. ACB đã
tạo dựng được uy tín với các đối tác trong và ngoài nước trong suốt 21 năm qua.
2.1.2. Quá trình phát triểntrong hoạt động kinh doanh
25
2.1.2.1 Trước 2012
Giai đoạn 1993-1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng
lâp ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trưòng, cùng chia
sẽ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và
hiệu quả”. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng
cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận
trọng trong việc cấp tín dụng và cung ứng sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa
có.
Giai đoạn 1996-2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt
Nam phát hành thẻ tín dung quốc tế MasterCard và Visa với sự tài trợ của IFC (một
công ty con của World Bank). Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân
hàng hiện đại thông qua một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các
giảng viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy. Nhờ đó, ACB đã năm bắt một cách hệ
thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và
thông lệ trong trong quản lý rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Năm
1999, ACB khởi động chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng.
Vào cuối năm 2001, ACB chính thức sử dụng phần mềm hệ thống ngân hàng lõi là
TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), ACB
chuyển từ mạng cục bộ sang mạng diện rộng. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu
trúc hoạt động tại Hội sở theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Tháng 06/2000, khi
thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành, ACB thành lập Công ty TNHH
Chứng khoán ACB (ACBS), bắt đầu chiến lược đa dạng hóa hoạt động.
Giai đoạn 2001-2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn
và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2004,
Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) được thành
lập. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) tiến hành ký kết thỏa
thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB.
ACB triển khai giai đoạn tiếp theo của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân
26
hàng, bao gồm các cấu phần: nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch
thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi
hiện có, và lắp đặt hệ thống máy ATM.
Giai đoạn 2005-2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà
Nội vào tháng 10/2006. Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt
động, thành lập Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL), cũng như tăng cường hợp
tác với các đối tác như Công ty Open Solutions (OSI), Microsoft, Ngân hàng
Standard Chartered, và trong năm 2008, với Tổ chức American Express và Tổ
chứng JCB. Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn
nhân lực. Năm 2010, ACB xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn đặt ở
tỉnh Đồng Nai. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt
động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và Phòng giao dịch; và
ACB được Nhà nước Việt Nam tặng hai huy chương lao động và được nhiều tạp chí
tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất
Việt Nam.
Năm 2011, “Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011-2015
và tầm nhìn 2020” được ban hành vào đầu năm. Trong đó nhấn mạnh đến chương
trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật
Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Cuối năm 2011, ACB
đã khánh hành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (Enterprise module data center) tại
TP.Hồ Chí Minh. Trong năm, ACB đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng
giao dịch.
2.1.2.2 Sau năm 2012
Năm 2012, sự cố tháng 08/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều hoạt động của
ACB, đặc biệt là hoạt động huy động vốn và kinh doanh vàng. Tuy nhiên ACB đã
ứng phó sự cố, và nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm ACB
chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. ACB đã lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài
sản thông qua việc xử lý các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng
theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. ACB cũng thực thi quyết liệt việc cắt
27
giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm, bước đầu hoàn chỉnh khuôn khỗ quản lý rủi ro
về mặt quy trình chính sách, và thành lập mới 16 chi nhánh và phòng giao dịch. Có
thể nói nhờ sự đồng lòng của toàn thể nhân viên đã sát cánh cùng ACB vượt qua
khó khăn khi xảy ra sự cố. Tuy ACB về cơ bản đã khôi phục sau sự cố nhưng ACB
luôn phải tìm kiếm, xây dựng các nguồn lực nội tại để đem lại lợi thế cạnh tranh cho
ACB từ đó có hành động cụ thể nhằm khôi phục lại uy tín, niềm tin của khách hàng
và đối tác.
Năm 2013, tuy kết quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức
độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở
mức 3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ
cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). ACB cũng
kéo giảm hệ số chi phí/thu nhập xuống còn 66%, giảm 7% so với năm 2012. Về
nhân sự, với quy mô được tinh giản, và việc thay thế và bổ sung cấp quản lý được
thực hiện thường xuyên. Mạng lưới kênh phân phối cũng được sắp xếp lại theo quy
định mới của Ngân hàng nhà nước. Tình hình hoạt động ba năm từ 2011 đến 2013
cũng được đánh giá lại và Chiến lược phát triển ACB cũng được điều chỉnh cho giai
đoạn 2014-2018.
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Tốc độ tăng trưởng của ACB giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 thể hiện
thông qua số dư huy động và dư nợ cho vay.
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
28
Đồ thị 2.1 – Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2009-2013
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
Đồ thị 2.1 trên cho thấy vốn huy động của ACB trong giai đoạn 2009-2013. Vốn
huy động năm 2011 tăng 1,74 lần so với năm 2009), điều đó cho thấy tình hình huy
động của ACB tăng trưởng tốt, huy động hiệu quả, khách hàng ngày càng tin tưởng
vào ACB, thương hiệu ACB ngày càng được nhiều khách hàng biết đến. Sự cố vào
tháng 08 năm 2012 của ACB làm ảnh hưởng không nhỏ, tổng vốn huy động năm
2012 giảm gần 32% so với năm 2011 và năm 2013 giảm gần 35% so với năm 2011.
Sự sụt giảm mạnh số dư huy động thể hiện niềm tin của khách hàng dành cho ACB
giảm, khách hàng rút tiền gửi sang Ngân hàng khác nhằm đảm bảo an toàn.
Năm 2013 tình hình ACB đã đi vào ổn định, ACB nhanh chóng lấy lại niềm tin của
khách hàng, tuy nhiên số dư huy động thay đổi không đáng kể so với năm 2012.
2.2.2. Hoạt động tín dụng
Cũng tương tự tình hình huy động, trong giai đoạn 2009-2013 ACB cũng đạt
được sự tăng trưởng liên tục trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay năm 2011
tăng 1,65 lần. Sự cố ACB ảnh hưởng không tăng trưởng trong tình hình cho vay, dư
nợ cho vay cuối năm 2012 hầu như không thay đổi so với năm 2011, dư nợ năm
2013 tăng 4% so với năm 2012.
250,000
Số dư huyđộng (đvt:tỷđồng)
234,503
200,000 183,132
159,500 151,351
150,000 134,479
100,000
50,000
0
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Sốdư huy động(đvt: tỷ đồng)
29
Đồ thị 2.2 – Tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn 2009 – 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
2.2.3. Tổng tài sản – Tổng lợi nhuận
Đồ thị 2.3 – Tổng tài sản trong giai đoạn 2009 – 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
Năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố năm 2012. ACB đã trụ
vững, tiếp tục củng cố các hoạt động ngân hàng truyền thống, và thu hẹp hoạt động
Dư nợ cho vay (đvt: tỷ đồng)
120.000
102.809 102.815 107.190
100.000 87.195
80.000
62.358
60.000
40.000
20.000
0
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ cho vay (đvt: tỷ đồng)
300,000
Tổng tàisản (đvt: tỷđồng)
281,019
250,000
205,105
200,000 167,724 176,308 166,599
150,000
100,000
50,000
0
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng tài sản (đvt: tỷ đồng)
30
đầu tư.
Kết thúc năm 2013, tập đoàn ACB đã đạt được tổng tài sản là 167.000 tỷ đồng,
giảm 5% so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 - nhóm 5) ở mức 3% và
lợi nhuận trước thuế năm 2013 của ACB là 1.035 tỷ đồng thay đổi không đáng kể so
với năm 2012 nhưng vẫn ở mức giảm 75% so với năm 2011.
Mặc dù lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác không như kỳ vọng, nhưng nhìn
chung kết quả mà ACB đạt được là đáng khích lệ trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn
và nỗ lực khắc phục và xử lý các vấn đề tồn đọng của mình.
Đồ thị 2.4 – Tổng lợi nhuận trong giai đoạn 2009 – 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
Về chỉ tiêu kinh doanh, kết thúc năm 2013, tỷ suất sinh lời trước thuế trên vốn
chủ sở hữu (ROE) là 8,2%, giảm không đánh kể so với ROE năm 2012 nhưng vẫn
giảm mạnh so với giai đoạn 2009 – 2011, tỷ suất sinh lời trước thuế trên tổng tài sản
bình quân (ROA) của ACB là 0,6% tăng nhẹ so với năm 2012 nhưng cũng thấp hơn
nhiều so với giai đoạn 2009 – 2011.
4,500
4,000
3,500
3,000
2,500
2,000
1,500
1,000
500
0
Tổng lợi nhuận (đvt: tỷ đồng)
4,203
2,838
3,102
1,043 1,036
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng lợi nhuận (đvt: tỷ đồng)
31
Đồ thị 2.5 – ROE, ROE trong giai đoạn 2009 – 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
2.3 Thực trạng về rủi ro tíndụng của Ngân hàng TMCP Á Châu
2.3.1 Thực trạng về hoạt động tín dụng tại NH TMCP Á Châu
2.3.1.1 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng
Đồ thị 2.2 trên cho thấy sự tăng trưởng của số dư cho vay khách hàng của
Ngân hàng TMCP Á Châu qua 5 năm gần nhất. Từ năm 2009 đến năm 2011 số dư
nợ cho vay tăng mạnh vào khoảng 65% (từ 62.358 tỷ đồng tăng lên 102.809 tỷ
đồng), sự cố tháng 08 năm 2012 cũng ảnh hưởng hoạt động cho vay ở một mức độ
nhất định, kết quả làm cho dư nợ cho vay khách hàng thay đổi không đáng kể so với
cuối năm 2011. Khắc phục sự cố, năm 2013 Ngân hàng TMCP Á Châu đã ổn định
và có sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay của mình.
Trong tình hình nhu cầu và khả năng vay vốn đầu tư kinh doanh hoặc tiêu
dùng của doanh nghiệp và dân cư bị hạn chế, việc tăng trưởng dư nợ của các ngân
hàng nói chung và ACB nói riêng gặp khó khăn, nhưng ACB đã thực thi nhiều biện
pháp nhằm củng cố và phát triển hoạt động cấp tín dụng.
Đánh giá chung, hoạt động cấp tín dụng năm 2013 của ACB có cải thiện so
với năm 2012 và tăng trưởng khả quan so với mức bình quân của toàn ngành; cơ
cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, các quy định của Ngân hàng Nhà
40.00%
35.00% 36.00%
31.80%
30.00%
28.90%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00% 8.50%
8.20%
5.00% 2.10% 1.70% 1.70% 0.50% 0.60%
0.00%
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ROE
Năm 2012 Năm 2013
ROA
32
nước trong lĩnh vực quản lý tín dụng được tuân thủ. Tính đến 31/12/2013 dư nợ tín
dụng của ACB đạt 107.200 tỷ đồng, tương ứng tăng 4,3% so với đầu năm (nếu
không tính đến khoản tất toán dư nợ vàng theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước thì
tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt 14% (từ 93.357 tỷ đồng ở năm 2012 và lên đến
106.361 tỷ đồng ở cuối năm 2013), trong đó cho vay trong lĩnh vực không khuyến
khích là 6,85%.
2.3.1.2 Tăng trưởng dư nợ tín dụng
* Dư nợ theo khu vực
Đồ thị 2.6 – Tăng trưởng dư nợ theo khu vực năm 2013
Nguồn: Tổng kết năm 2013 và định hướng 2014
Đồ thị 2.6 cho thấy dư nợ tại khu vực TPHCM chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước
nhưng tốc độ tăng trưởng lại âm và khu vực chiếm tỷ trọng dư nợ thấp nhất là Khu
vực Miền Tây. Tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng so với năm 2012 thì khu vực
Miền Đông là tăng trưởng dư nợ lớn nhất với mức tăng trưởng là 52,40% và kế đến
là khu vực Miền Tây với mức tăng trưởng là 34.01% so với năm 2012 và đạt 96,2%
kế hoạch tăng trưởng.
* Dư nợ tíndụng theo ngành nghề kinh doanh
45.000 42.155 60,00%
40.000 52,40%
50,00%
35.000
40,00%
30.000
34,01%
25.000 22.647 30,00%
24,41%
20.000 20,00%
15.000
14.189
15.607
12.592
10.000
7,61%
10,00%
5.000 -1,84%
0,00%
0 -10,00%
TPHCM M.Bắc M.Trung M.Đông M.Tây
Dư nợ theo KV 2013 (tỷ đồng) % tăng/giảm so 2012
33
Bảng 2.1 – Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề trong giai đoạn 2009-2013
ĐVT: tỷ đồng
NGÀNH
NGHỀNĂM
2009 2010 2011 2012 2013
Thương mại 19,831,560 27,617,019 36,748,899 33,197,034 27,095,125
Nông, lâm nghiệp 166,870 249,095 333,288 518,140 1,037,612
Sản xuất và gia
công chế biến
11,266,591 13,516,938 15,188,861 13,270,504 20,896,900
Xây dựng 2,373,316 3,570,687 4,862,518 3,343,992 3,806,157
Dịch vụ cá nhân
và cộng đồng
22,939,329 33,421,670 35,318,919 43,692,871 45,312,225
Kho bãi, giao
thông vận tải và
thông tin liên lạc
1,756,208 2,606,580 3,070,449 2,386,365 3,150,961
Giáo dục và đào
tạo
31,255 80,160 105,762 101,094 116,841
Tư vấn và kinh
doanh bất động
sản
519,614 1,276,296 1,449,056 1,079,051 2,205,845
Nhà hàng và
khách sạn
997,745 1,474,081 2,174,478 1,816,546 1,707,964
Dịch vụ tài chính 630,766 667,142 703,532 631,529 100
Các ngành nghề
khác
1,844,724 2,715,437 2,853,394 2,777,722 1,860,291
Tổng 62,357,978 87,195,105 102,809,156 102,814,848 107,190,021
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
34
Số liệu cho thấy ACB cho vay trong lĩnh vực dịch vụ cá nhân – cộng đồng
chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất, kế đến là thương mại, sản xuất và gia công chế biến.
Trong đó ACB đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ trong ngành sản xuất và gia công chế
biến là cao nhất, ngành dịch vụ cá nhân và công động tăng nhẹ và ngành thương
mại giảm mạnh trong 2 năm liên tiếp.
Đồ thị 2.7 - Cơ cấu dư nợ phân theo tín dụng theo ngành nghề năm 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
* Dư nợ tíndụng theo thời gian cho vay
Bảng 2.2 – Dư nợ cho vay phân theo thời gian vay trong giai đoạn 2009-2013
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Nợ ngắn hạn 35,618,575 43,889,956 53,361,314 55,878,105 56,837,993
Nợ trung hạn 10,537,709 19,870,669 27,484,058 19,406,298 17,208,970
Nợ dài hạn 16,201,694 23,434,480 21,963,784 27,530,445 33,143,058
Tổng 62,357,978 87,195,105 102,809,156 102,814,848 107,190,021
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
ACB lựa chọn cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung, dài hạn và dư nợ
35
ngắn hạn cũng ít rủi ro hơn. Dư nợ 3 năm gần nhất tăng nhẹ nhưng vẫn ổn định, vẫn
giữ tỷ trọng theo thứ tự ưu tiên.
Đồ thị 2.8 - Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian vay năm 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
2.3.1.3 Tăng trưởng thu nhập từ tín dụng
Bảng 2.3 – Thu nhập từ tín dụng trong giai đoạn 2009 – 2013
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Thu nhập lãi thuần 2,801 4,174 6,608 6,871 4,386
Thu nhập ngoài lãi 2,135 1,319 1,039 -1,036 1,263
Tổng thu nhập 4,936 5,493 7,647 5,835 5,650
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần mạnh mẽ trong suốt
giai đoạn 2009-2011. Tuy nhiên bước sang năm 2012, với tình hình kinh tế gặp
nhiều khó khăn và do thực hiện nghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng
của Ngân hàng Nhà nước đã khiến hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của
ACB lỗ 1.864 tỷ đồng. Điều đó đã kéo theo tổng thu nhập thuần của Ngân hàng
ACB sụt giảm 24% (từ 7.647 tỷ đồng ở năm 2011 xuống còn 5.835 tỷ đồng ở năm
Nợ ngắnhạn
30,92% Nợ trunghạn
53,03% Nợ dài hạn
16,05%
36
2012) nhưng so với năm 2010 thì thu nhập thuần vẫn tăng hơn 6%. Sang năm 2013,
thu nhập thuần của ACB sụt giảm 3% so với năm 2012 nhưng mức giảm có thể
xem như không đáng kể trong điều kiện dư nợ tín dụng của ACB không tăng
trưởng. Theo kế hoạch của ACB trong năm 2014 thì thu nhập của ACB dự kiến là sẽ
tăng hơn 20% so với năm 2013.
Xét về cơ cấu thu nhập từ tín dụng của ACB, năm 2013 so với năm 2012 có
thể thấy ACB đã cải thiện về cơ bản. Thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập thuần đạt
trên 22%. Đạt mức tỷ lệ này là do thu dịch vụ tín dụng tăng trưởng ổn định, thu từ
kinh doanh chứng khoán tăng và lỗ từ dịch vụ ngoại hối và vàng giảm mạnh.
Đồ thị 2.9 - Cơ cấu thu nhập từ tín dụng năm 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
2.3.1.4 Chất lượng tín dụng
* Tỷ lệ nhóm nợ
Bảng 2.4 – Tỷ lệ nhóm nợ tín dụng trong giai đoạn 2009 – 2013
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Nợ đủ tiêu chuẩn 99.01% 99.42% 98.80% 92.35% 94.21%
Nợ cần chú ý (nhóm 2) 0.58% 0.24% 0.31% 5.19% 2.77%
Nợ xấu (nhóm 3-nhóm 5) 0.41% 0.34% 0.88% 2.46% 3.03%
37
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
Đồ thị 2.10 – Cơ cấu tỷ lệ nợ xấu năm 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu có tăng hơn so với năm 2012 hơn 50 điểm phần trăm nhưng
tỷ lệ này phản ánh đúng tình hình chất lượng tài sản có của ACB. Trong năm 2013,
tuy còn chịu ảnh hưởng của những tài sản kế thừa làm tăng dự phòng phải trích lập,
chịu ảnh hưởng của sức ép giảm lãi suất cho vay và tồn đọng của những năm trước
làm biên độ lời bị suy giảm, nhưng hoạt động kinh doanh của ACB được củng cố và
có hiệu quả; các yếu tố tích cực bao gồm thu nhập ngoài lãi tăng rất cao,
chi phí hoạt động giảm, và khống chế được tỷ lệ nợ xấu.
* Tỷ lệ nhóm nợ phân theo Khách hàng cá nhân và Khách hàng Doanh nghiệp
3,50%
3,03%
3,00%
2,46%
2,50%
2,00%
1,50%
0,88%
1,00%
0,41%
0,50%
0,34%
0,00%
2009 2010 2011 2012 2013
Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5)
38
Đồ thị 2.11 – Tỷ lệ nhóm nợ phân theo loại khách hàng giai đoạn 2011 - 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
Đồ thị 2.11 trên cho thấy rõ hơn dư nợ cho vay cũng như tỷ lệ nợ xấu giữa
khách hàng cá nhân (KHCN) và khách hàng doanh nghiệp (KHDN), cụ thể:
KHCN có dư nợ thay đổi không đáng kể ở năm 2012 so với năm 2011, sang
năm 2013 dư nợ tăng 6.933 tỷ đồng so với năm 2012, vượt kế hoạch 43% mà ACB
đã đưa ra trong năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3-5) tăng từ 1,6% (năm 2011) lên
3,9% (năm 2012) và giảm nhẹ xuống còn 3,8% (năm 2013).
Dư nợ của KHDN đạt 62.190 tỷ đồng và chưa hoàn thành kế hoạch năm 2013
đưa ra, tuy vậy dư nợ đã tăng ròng 9.478 tỷ đồng so với năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu (nợ
nhóm 3-5) tăng liên tục trong 3 năm liên tiếp.
2.3.2 Một số trường hợp rủi ro tíndụng tiêu biểu tại NH TMCP Á Châu
2.3.2.1 Công ty Cổ Phần Thủy Sản Bình An (Bianfishco)
* Giới thiệu chung
Công ty Bình An đi vào hoạt động từ 2006 và hoạt động kinh doanh tăng
trưởng ổn định nhưng đến 02/2012 có thông tin vỡ nợ và công ty ngưng hoạt động
trong 02 tuần vì thiếu nguyên liệu sản xuất. Hiện tại, Công ty Bình An đang dần
khôi phục và giảm nợ.
* Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng
39
Từ công tác thẩm định thực tế và tìm hiểu hoạt động của cán bộ tín dụng về
công ty Bình An, có những yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng đó là:
Năng lực tài chính kém
Nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là nợ vay ngân hàng, khả năng tự
chủ tài chính thấp. Công ty liên tục mất cân đối từ năm 2008.
Công ty Bình An kinh doanh chính là lĩnh vực thủy sản nhưng lại đầu tư dàn trải
vào nhiều ngành nghề khác nhau dẫn đến không kiểm soát và quản lý hiệu quả
được.
Sử dụng vốn vay không đúng mục đích
Sử dụng vốn vay ngắn hạn đầu tư vào Bất động sản, nguồn vốn của Công ty bị
ứ đọng trong các khoản đầu tư tài chính và bất động sản. Những dự án dỡ dang
chưa thu hồi được vốn trong khi nợ đến hạn phải trả dẫn đến mất khả năng thanh
toán là điều không tránh khỏi.
Thực hiện chuyển vốn nội bộ với các Công ty trong nhóm Bình An: Công ty
Diệu Hiền và Bình An Seafood.
2.3.2.2 Công ty TNHH Thương mại - Chế biến Thực phẩm Phú An Sinh
* Giới thiệu chung
Công ty Phú An Sinh thành lập từ 2010, kinh doanh thực phẩm các loại (thịt
heo, thịt bò, giò chả…), có trụ sở tại Quận 12. Đến 11/2011 Giám đốc công ty bị
khởi tố và tạm giam vì số nợ Sở NN-PTNN Bà Rịa Vũng Tàu 33.5 tỷ nhưng không
có khả năng hoàn trả.
* Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng
Từ công tác thẩm định thực tế của cán bộ tín dụng về công ty Phú An Sinh, tác
giả thấy có các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng:
Sử dụng vốn vay không đúng mục đích
Công ty sử dụng vốn vay ngắn hạn từ Sở NN-PT NN Bà Rịa – Vũng Tàu vào
việc chi tiêu cá nhân, trả nợ cá nhân, trả lãi vay ngân hàng và một phần nhỏ là sử
dụng đúng mục đích vay. Số tiền sử dụng mua hàng đúng mục đích nhưng công ty
lại sử dụng không đúng phương án ban đầu gây ảnh hưởng đến quá trình thu nợ và
40
sử dụng vốn không đúng mục đích nên bị thu hồi nợ vay trước hạn.
Số tiền vay tại các Ngân hàng, công ty chủ yếu là sử dụng để đáo hạn qua lại
với nhau. Thực tế không sử dụng tiền để bổ sung vốn kinh doanh giống như phương
án vay ban đầu.
Tài chính của công ty kém, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào kinh doanh thấp
Nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là nợ vay ngân hàng, khả năng
thanh toán nhanh thấp.
Hàng tồn kho và công nợ phần lớn được tài trợ từ tiền vay ở các ngân hàng.
2.3.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại NH TMCP Á
Châu
Từ năm 2012 đến nay cho thấy rủi ro tín dụng xảy ra tại các ngân hàng nói
chung và ngân hàng ACB nói riêng tăng cao hơn. Nguyên nhân cũng như các yếu tố
tác động đến rủi ro tín dụng xuất phát từ điều kiện nền kinh tế, ngân hàng và từ phía
khách hàng.
2.3.2.1 Các yếu tố từ nền kinh tế
Thị trường bất động sản đóng băng: Thị trường bất động sản không phát triển
sẽ dẫn đến nhiều ngành nghề khác chịu ảnh hưởng như lĩnh vực xây dựng, vật liệu
xây dựng. Thực tế cho thấy hiện có nhiều khách hàng vay mất khả năng trả nợ và
những khách hàng này vay với mục đích mua nhà, xây nhà và nguồn trả nợ là từ
kinh doanh bất động sản, xây dựng. Khách hàng không bán được nhà, không cho
thuê được nhà hoặc không có công trình xây dựng hoặc chậm thu nợ từ khách hàng
nên không đảm bảo được nợ vay cho ngân hàng.
Thị trường chứng khoán giảm thanh khoản: Những năm gần đây thị trường
chứng khoán mà đặc biệt là thị trường chứng khoán Việt Nam không còn là thị
trường được lựa chọn của nhiều nhà đầu tư, trở thành lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro,
thanh khoản kém. Khách hàng vay kinh doanh chứng khoán xảy ra rủi ro tín dụng ở
mức độ đáng kể.
2.3.2.2 Các yếu tố từ khách hàng vay
Khả năng tài chính của người vay
41
Trong số những khách hàng xảy ra rủi ro tín dụng tại ACB, có nhiều khách
hàng có tỷ lệ vốn tự có tham gia vào tổng nguồn vốn thấp, tỷ lệ nợ phải trả so với
tổng nguồn vốn cao (chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng nguồn vốn). Nguồn vốn
kinh doanh ban đầu của khách hàng thường ở mức thấp, để đáp ứng đủ nhu cầu vốn
cho hoạt động kinh doanh của mình, các cá nhân/doanh nghiệp phải chiếm dụng và
vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có nguồn vốn vay với lãi suất khá cao
từ 2% đến 3% tháng. Tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có ở mức cao đã làm cho khả
năng thanh toán các khoản phải trả cũng như khả năng trả nợ ngân hàng bị ảnh
hưởng.
Kinh nghiệm của người vay
Những khách hàng có kinh nghiệm kinh doanh ít cũng là một trong những yếu
tố xảy ra trong số các hồ sơ rủi ro tín dụng.
Việc sử dụng vốn vay của người vay
Tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng vẫn còn tồn tại
nhiều. Các khách hàng khi vay vốn đều có phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số
lượng các khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm
đoạt tài sản không quá nhiều; tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề.
2.3.2.3 Các yếu tố từ ngân hàng
Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng của ACB đều được đào tạo chuyên môn cũng như kỹ năng
ngay từ đầu và vấn đề quan trọng khi quản lý khoản vay là ở việc kinh nghiệm thực
tế của cán bộ tín dụng. Những kiến thức, kinh nghiệm thường do các cán bộ có kinh
nghiệm lâu năm truyền lại cho các nhân viên mới nên nếu nhân viên trước làm sai
sẽ làm ảnh hưởng dến những người sau, điều này ảnh hưởng đến chất lượng của
hoạt động ngân hàng.
Giám sát khoản vay
Kết quả rà soát các khoản vay tại các Kênh phân phối của ACB cho thấy một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Công tác kiểm tra giám sát nợ
vay, đánh giá định kỳ về khách hàng cũng như về tài sản đảm bảo bị lỏng lẻo. Cán
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau

More Related Content

Similar to Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau

Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ...
Luận văn: Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ...Luận văn: Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ...
Luận văn: Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Man_Ebook
 
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau (20)

Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...
 
Đề tài chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO, HOT
 
Đề tài chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần, HAY
Đề tài chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần, HAYĐề tài chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần, HAY
Đề tài chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đĐề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
 
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAYBÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
 
Báo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ...
Luận văn: Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ...Luận văn: Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ...
Luận văn: Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ...
 
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
 
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
 
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩuĐề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩu
 
Đề tài: Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Agribank
Đề tài: Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại AgribankĐề tài: Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Agribank
Đề tài: Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Agribank
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBankLuận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Tam Điệp, HAY
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Tam Điệp, HAYĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Tam Điệp, HAY
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Tam Điệp, HAY
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----o0o---- NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----o0o---- NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LẠI TIẾN DĨNH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thị Thùy Dương
  • 4.
  • 5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG 1.1 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng............................................................................ 3 1.1.1 Khái niệm............................................................................................................ 3 1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng..........................................................................................3 1.1.2.1. Phân theo nguồn gốc hình thành rủi ro................................................. 3 1.1.2.2. Phân theo tính chất của rủi ro tín dụng ................................................. 4 1.1.3 Đo lường rủi ro tín dụng .........................................................................................4 1.1.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ...............................................................................7 1.1.4.1. Đối với ngành Ngân hàng......................................................................... 7 1.1.4.2. Đối với nền kinh tế .................................................................................... 7 1.2 Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng....................................................................8 1.2.1 Các yếu tố vĩ mô ............................................................................................ 8 1.2.1.1 Môi trường kinh tế..........................................................................................8 1.2.1.2 Môi trường pháp lý.........................................................................................9 1.2.2 Các yếu tố vi mô ............................................................................................ 9 1.2.2.1 Các yếu tố thuộc về khách hàng vay............................................................9 1.2.2.2 Các yếu tố thuộc về ngân hàng cho vay ....................................................11 1.3 Một số nghiên cứu về yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng........12 1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................12 1.3.2 Các nghiên cứu trong nước.........................................................................14 1.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu...................................................................................16
  • 6. Kết luận chương 1............................................................................................................23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU............................................................24 2.1 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu....................................................................24 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển........................................................................24 2.1.2 Quá trình phát triển trong hoạt động kinh doanh..............................................24 2.1.2.1 Trước 2012 ....................................................................................................25 2.1.2.2 Sau năm 2012................................................................................................26 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh..................................................................................27 2.2.1 Hoạt động huy động vốn......................................................................................27 2.2.2 Hoạt động tín dụng...............................................................................................28 2.2.3 Tổng tài sản – Tổng lợi nhuận.............................................................................29 2.3 Thực trạng về rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu..............................31 2.3.1 Thực trạng về hoạt động tín dụng tại NH TMCP Á Châu...............................31 2.3.1.1 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng.......................................................31 2.3.1.2 Tăng trưởng dư nợ tín dụng.........................................................................32 2.3.1.3 Tăng trưởng thu nhập từ tín dụng................................................................35 2.3.1.4 Chất lượng tín dụng.......................................................................................36 2.3.2 Một số trường hợp rủi ro tín dụng tiêu biểu tại NH TMCP Á Châu..............38 2.3.2.1 Công ty Cổ Phần Thủy Sản Bình An (Bianfishco)....................................38 2.3.2.2 Công ty TNHH Thương mại - Chế biến Thực phẩm Phú An Sinh…..39 2.3.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại NH TMCP Á Châu ................................................................................................................................. 40 2.3.2.1 Các yếu tố từ nền kinh tế............................................................................40 2.3.2.2 Các yếu tố từ khách hàng vay.................................................................... 40 2.3.2.3 Các yếu tố từ ngân hàng...............................................................................41 2.4 Kiểm định sự tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu...............................................................................................................................42 2.4.1 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................42
  • 7. 2.4.1.1 Mô hình nghiên cứu......................................................................................42 2.4.1.2 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................43 2.4.1.3 Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu...............................................44 2.4.1.4 Phương pháp thu thập dữ liệu .....................................................................45 2.4.1.5 Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................45 2.4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu.........................................................................................46 2.4.2.1 Cơ cấu mẫu theo ngành nghề kinh doanh ..................................................46 2.4.2.2 Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm làm việc/hoạt động kinh doanh ngành nghề chính...................................................................................................................47 2.4.2.3 Cơ cấu mẫu theo tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo........................................48 2.4.2.4 Cơ cấu mẫu theo tần suất kiểm tra, giám sát sau giải ngân......................49 2.4.2.5 Cơ cấu mẫu theo sử dụng vốn vay..............................................................49 2.4.3 Kết quả mô hình Logistic....................................................................................50 2.4.3.1 Kiểm định sự tự tương quan giữa các biến................................................50 2.4.3.2 Kết quả ước lượng hồi quy Logistic...........................................................50 2.4.4 Phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ACB .............................53 Kết luận chương 2 .........................................................................................................57 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU..........................................................................58 3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của ACB.................................................. 58 3.2 Định hướng hoạt động tín dụng của ACB....................................................... 58 3.3 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ACB.................................................... 59 3.3.1 Về chính sách tín dụng đối với các ngành nghề ưu tiên cho vay....................59 3.3.2 Về khả năng tài chính của người vay.................................................................61 3.3.3 Về kinh nghiệm của người vay...........................................................................61 3.3.4 Về kinh nghiệm của cán bộ tín dụng..................................................................62 3.3.5 Về sử dụng vốn vay..............................................................................................63 3.3.6 Về kiểm tra, giám sát khoản vay........................................................................64 3.4 Giải pháp hổ trợ của Ngân hàng Nhà nước.................................................... 64
  • 8. 3.4.1 Hoàn thiện hệ thống cơ chế pháp lý...................................................................65 3.4.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin............................................................................65 3.4.3 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng........................................................................................................66 Kết luận chương 3............................................................................................................68 KẾT LUẬN.......................................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. ACB – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 2. CIC – Trung tâm thông tin tín dụng 3. CN – Chi nhánh 4. KH – Khách hàng 5. KHCN – Khách hàng cá nhân 6. KHDN – Khách hàng doanh nghiệp 7. NH – Ngân hàng 8. NHNN – Ngân hàng Nhà nước 9. NHTM – Ngân hàng thương mại 10. NH TMCP – Ngân hàng thương mại cổ phần 11. RRTD – Rủi ro tín dụng 12. PGD – Phòng Giao Dịch 13. TP.HCM – Thành phố Hồ Chí Minh 14. TCTD – Tổ chức tín dụng
  • 10. DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Bảng 2.1 – Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề trong giai đoạn 2009-2013 Bảng 2.2 – Dư nợ cho vay phân theo thời gian vay trong giai đoạn 2009-2013 Bảng 2.3 – Thu nhập từ tín dụng trong giai đoạn 2009 – 2013 Bảng 2.4 – Tỷ lệ nhóm nợ tín dụng trong giai đoạn 2009 – 2013 Bảng 2.5 – Cơ cấu mẫu theo ngành nghề kinh doanh Bảng 2.6 – Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm làm việc/hoạt động kinh doanh của khách hàng vay Bảng 2.7 – Cơ cấu mẫu theo tỷ lệ cho vay/tài sảm đảm bảo Bảng 2.8 – Cơ cấu mẫu theo số lần kiểm tra, giám sát khoản vay Bảng 2.9 – Cơ cấu mẫu theo mẫu theo sử dụng vốn vay Bảng 2.10 – Kết quả Variables in the Equation Bảng 2.11 – Kết quả Omnibus Tests of Model Coefficients Bảng 2.12 – Kết quả Model Summary Bảng 2.13 – Kết quả Classification Table Bảng 2.14 –Tác động biên của các biến độc lập Xi lên xác suất xảy ra rủi ro Pi Đồ thị 2.1 – Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2009-2013 Đồ thị 2.2 – Tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn 2009 – 2013 Đồ thị 2.3 – Tổng tài sản trong giai đoạn 2009 – 2013 Đồ thị 2.4 – Tổng lợi nhuận trong giai đoạn 2009 – 2013 Đồ thị 2.5 – ROE, ROE trong giai đoạn 2009 – 2013 Đồ thị 2.6 – Tăng trưởng dư nợ theo khu vực năm 2013 Đồ thị 2.7 – Cơ cấu dư nợ phân theo tín dụng theo ngành nghề năm 2013 Đồ thị 2.8 – Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian vay năm 2013 Đồ thị 2.9 – Cơ cấu thu nhập từ tín dụng năm 2013 Đồ thị 2.10 – Cơ cấu tỷ lệ nợ xấu năm 2013 Đồ thị 2.11 – Tỷ lệ nhóm nợ phân theo loại khách hànng giai đoạn 2011 - 2013
  • 11. 1 1. Sự cần thiết của đề tài LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng không còn là vấn đề quan tâm của riêng giới tài chính mà còn là vấn đề của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Với tình hình mức độ nợ xấu ngày càng tăng, rủi ro tín dụng ngày càng lớn, mức độ ngày càng nghiêm trọng đã làm giảm lòng tin ở khách hàng – người gửi tiền và làm tăng sự lo ngại của ngân hàng – người cho vay. Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi do nhiều yếu tố tác động, trong đó có yếu tố nằm ngoài kiểm soát của con người. Tìm ra các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng để có hướng giải quyết phù hợp là một công việc phải làm một cách triệt để, song song với hoạt động tín dụng. Đó là lí do để tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này. 2. Mục tiêunghiên cứu: - Nhận diện các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng. - Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động lên rủi ro tín dụng tại NH TMCP Á Châu - Xây dựng mô hình đo lường sự tác động của những yếu tố lên rủi ro tín dụng - Đề xuất các giải pháp khuyến nghị kiểm soát rủi ro tín dụng. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu. - Phạm vi nghiên cứu: được thực hiện tại NH TMCP Á Châu. Do trụ sở chính và các Chi nhánh/Phòng giao dịch của ACB tập trung tại khu vực TP.HCM là lớn nhất trong toàn hệ thống nên bài nghiên cứu tiến hành khảo sát tại khu vực TP.HCM, các số liệu được lấy để phân tích trong bài nghiên cứu là trong giai đoạn 2009-2013. 4. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phối hợp hai phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu định tính: Thống kê, so sánh và phân tích đối chiếu với các nghiên cứu trước đây để lựa chọn và xác định các biến độc lập tác động đến rủi ro tín dụng.
  • 12. 2 - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đề tài sử dụng mô hình hồi qui Logistic nhị phân với những số liệu thu thập từ thực tế để ước lượng xác suất rủi ro tín dụng sẽ xảy ra tại NH TMCP Á Châu. 5. Câu hỏi nghiên cứu: - Những yếu tố nào tác động đến rủi ro tín dụng tại NH TMCP Á Châu? - Mức độ tác động của từng yếu tố đến rủi ro tín dụng là như thế nào? - Làm gì để hạn chế rủi ro tín dụng? 6. Kết cấu của luận văn: Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng. Chương 2: Thực trạng các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
  • 13. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG 1.1 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng 1.1.1 Khái niệm Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Trong thực tế có rất nhiều định nghĩa rủi ro khác nhau: Rủi ro tín dụng (Theo Hiệp ước Basel) là rủi ro do không chắc chắn hay sự sẵn sàng của đối tác trong việc đáp ứng các nghĩa vụ được thỏa thuận và qui định trong hợp đồng. Theo thông lệ quốc tế thì rủi ro tín dụng là một loại rủi ro do sự suy giảm về khả năng trả nợ của khách hàng. Theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, ngày 24/04/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam thì rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Từ các định nghĩa trên, ta có thể thấy rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản lỗ được tạo ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng. Có nghĩa là khả năng khách hàng không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ. Theo Khan và Ahmed cho rằng rủi ro tín dụng trong ngân hàng là xác suất bên đi vay không thực hiện việc cam kết trả tiền của mình. Ông Prof. Rekha Arunkumar trong bài nghiên cứu về quản lý r ủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cho rằng rủi ro tín dụng là sự không trả được nợ của người vay, nó vẫn là rủi ro quan trọng nhất cần được quản lý cho đến ngày nay. Rủi ro tín dụng là được phản ánh trong thành phần vốn của nền kinh tế, ngân hàng được yêu cầu phải kiểm soát nó để ngăn chặn chống lại những rủi ro khác. 1.1.2 Phân loại rủi ro tíndụng 1.1.2.1. Phân theo nguồn gốc hình thành rủi ro Rủi ro giao dịch: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch, xét duyệt cho vay và đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi
  • 14. 4 ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ. Rủi ro danh mục: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. 1.1.2.2. Phân theo tính chất của rủi ro tín dụng Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân khách quan gây ra như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, hỏa hoạn, người vay bị chết, mất tích,… dẫn đến thất thoát vốn vay mặc dù ngân hàng cho vay và người đi vay đã thực hiện đầy đủ các qui định về quản lý và sử dụng khoản vay. Rủi ro chủ quan: là rủi ro thuộc về lỗi của ngân hàng hoặc bên đi vay do vô tình hoặc cố ý gây ra dẫn đến thất thoát vốn vay. Đối với rủi ro chủ quan nếu có những biện pháp hợp lý có thể khắc phục hoặc hạn chế được loại rủi ro này. 1.1.3 Đo lường rủi ro tín dụng: Theo khái niệm cơ bản nhất, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, hoặc không đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Có nhiều tiêu chí phản ánh RRTD của NHTM: - Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ - Tỷ lệ nợ xấu trên tổng vốn chủ sở hữu - Nợ có vấn đề, cần cảnh báo sớm RRTD là khả năng không trả được nợ của khách hàng nên các Ngân hàng cần phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề, thuộc cảnh báo sớm. Khách hàng phá sản, lừa đảo, châu ỳ trong trả nợ vay là biểu hiện rõ nhất; bên cạnh đó các khoản nợ không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ khác nhau. Nhiều ngân hàng cho rằng nếu một khoản nợ đến hạn không trả được, thì các khoản nợ khác của cùng một chủ thể chưa đến hạn cũng được coi là có rủi ro tiềm ẩn. Trường hợp dù nợ chưa đến hạn hoặc đến hạn vẫn trả được nhưng tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi cho khách hàng thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro tín dụng. Những thước
  • 15. 5 đo RRTD cho thấy rủi ro tín dụng ở độ rộng đối với nhiều mức độ khác nhau. Điều này cho thấy, RRTD không chỉ thể hiện ở con số nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ, mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay hẹp. Trong đề tài này, RRTD được đo lường thông qua chất lượng thông qua chất lượng các khoản vay biểu hiện bằng trạng thái nhóm nợ của khách hàng. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007, Thông tư 02/2013 /TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN thì các khoản vay của các NHTM sẽ được chia thành 05 nhóm: - Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêuchuẩn) bao gồm: + Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; + Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá và là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; + Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 1; + Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 1. - Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: + Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; + Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; + Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 2; + Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 2; + Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn (nhóm 2) ở một số trường hợp. - Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: + Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; + Nợ gia hạn lần đầu; + Nợ được miễn hoặc giảm lãi cho khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; + Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
  • 16. 6 + Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 3; + Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 3; + Các khoản nợ đặc biệt khác. - Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: + Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; + Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; + Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; + Khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; + Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; + Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 4; + Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 4; + Các khoản nợ đặc biệt khác. - Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: + Nợ quá hạn trên 360 ngày; + Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; + Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; + Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ha trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã bị quá hạn; + Khoản nợ quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; + Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; + Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn
  • 17. 7 và tài sản; + Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 5; + Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 5. 1.1.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 1.1.4.1. Đối với ngành Ngân hàng Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Đồng thời làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể làm cho ngân hàng mất cân đối trong thanh toán, làm cho ngân hàng có nguy cơ thua lỗ, hoặc mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản nếu không có những biện pháp khắc phục kịp thời. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, các ngân hàng thiếu đa dạng trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, vì vậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy nhất, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ. Một ngân hàng có rủi ro tín dụng cao sẽ làm giảm lòng tin khách hàng đối với ngân hàng. Ở những ngân hàng có rủi ro tín dụng cao thì khách hàng gửi tiền sẽ rút tiền gửi và gửi sang những ngân hàng có rủi ro tín dụng thấp hơn. Tình trạng này kéo dài lâu thì ngân hàng sẽ không còn nguồn vốn để cho vay và hoạt động kinh doanh bị giảm sút. 1.1.4.2. Đối với nền kinh tế Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, thực hiện chức năng huy động vốn của những người có vốn nhàn rỗi và cho những người cần vốn vay lại. Hoạt động tín dụng của ngân hàng có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhở, vừa và lớn; đến tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội nên khi có rủi ro thì không chỉ ngân hàng bị thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền, người có nhu cầu vay tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng có thể làm phá sản một vài ngân
  • 18. 8 hàng và có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến các ngân hàng còn lại và tạo tâm lý bất an trong dân chúng. Khi đó, dân chúng sẽ cùng đến ngân hàng rút tiền gửi trước hạn, nguy cơ gây ra sự phá sản của đồng loạt các ngân hàng, toàn bộ hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng. Rộng hơn là khi rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng cao làm cho uy tín ngân hàng bị giảm sút, hệ thống ngân hàng không thực hiện được chức năng trung gian tài chính thì ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp, nền kinh tế bị trì trệ, kém phát triển, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. 1.2. Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng Từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, với các tác giả như Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini (2013), Dimitrios P. Louzis, Angelos T. Vouldis & Vasilios L. Metaxas (2011), John M. Chapman and associates (1940), ….Và qua thực tế cho thấy các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng rất đa dạng, tác giả có thể chia thành hai nhóm: Các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô. 1.2.1 Các yếu tố vĩ mô 1.2.1.1 Môi trường kinh tế - Chu kỳ kinh tế Một trong những yếu tố khá phỗ biến dẫn đến rủi ro tín dụng là xuất phát từ việc người vay gặp phải những thay đổi khó lường của môi trường kinh doanh, ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Trong giai đoạn tăng trưởng cao, các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi nên dễ thu hồi nợ vay và rủi ro tín dụng xảy ra là thấp. Ngược lại, vào thời kỳ suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên các khoản vay dễ xảy ra rủi ro đặc biệt là những khoản trung dài hạn. - Lãi suất, lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc Lãi suất cơ bản cao phản ánh chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương khi lạm phát vượt qua mức độ cho phép. Cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế bội số tín dụng của các NHTM, gián tiếp tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM.
  • 19. 9 Khi lạm phát cao, NHTW nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do hệ số nhân tiền tệ giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm dẫn đến lãi suất tăng, lãi suất tăng bao gồm lãi suất vay. Điều này có thể làm tăng áp lực thanh toán nợ của những khách hàng vay hiện tại cũng như khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tăng cao hơn. Ngược lại nếu lạm phát hạ thấp, NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng khả năng tạo tiền, cung về tín dụng cũng tăng lên và lãi suất vay lúc này giảm so với trước. Khách hàng không bị áp lực số tiền lãi thanh toán cho NH, xác suất xảy ra rủi ro tín dụng giả. Tuy nhiên khi lãi suất vay giảm, khối lượng tín dụng tăng lên và có trong dài hạn sẽ dẫn đến lãi phát tăng cao. 1.2.1.2 Môi trường pháp lý Đây là yếu tố gây rủi ro phỗ biến ở những nước có chính sách quản lý kinh tế không ổn định. Những thay đồi về chính sách thuế, quy định về kinh doanh bất động sản… sẽ làm cho các doanh nghiệp khó chủ động trong chiến lược kinh doanh của mình. Môi trường kinh doanh không ổn định sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của người vay suy yếu cũng như rủi ro tín dụng có khả năng cao hơn. Các yếu tố vĩ mô, khách quan như môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý cũng như chính trị - xã hội có mức độ tác động khác nhau đến từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh do những đặc điểm riêng của mỗi ngành nghề. Những ngành nghề khá nhạy cảm với sự thay đổi của thị thường, của các yếu tố khách quan như chứng khoán, bất động sản, xây dựng,…và có những ngành nghề ít hoặc không chịu tác động của sự thay đổi môi trường bên ngoài như y tế, giáo dục, hàng tiêu dùng,… Vì thế đánh giá tác động của các yếu tố vĩ mô bên ngoài đến rủi ro tín dụng khi thực hiện cho một khách hàng vay là cần đánh giá trong điều kiện cụ thể của từng ngành nghề kinh doanh. 1.2.2 Các yếu tố vi mô 1.2.2.1 Các yếu tố thuộc về khách hàng vay - Tiềm lực tài chính của khách hàng vay Năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tổng thể của khách hàng.
  • 20. 10 Không có giao dịch nào là không có rủi ro, nếu khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh thì việc một giao dịch không thành công sẽ không làm khách hàng mất đi khả năng trả nợ, nếu tài chính của khách hàng yếu thì khi có một giao dịch không thành công thì lập tức có ảnh hưởng đến khách hàng cũng như là ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. - Sử dụng vốn vay Mục đích sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho khách hàng. Mọi phương án vay vốn khi được gửi cho ngân hàng đều thể hiện rõ mục đích vay vốn của mình để được xem xét cấp tín dụng. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho việc sử dụng vốn đúng mục đích và đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Khi đánh giá mục đích vay cũng như là phương án vay vốn của khách hàng thì ngân hàng đã xem xét các rủi ro có thể gặp phải và dự phòng phương án khắc phục. Vì vậy việc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích vay có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng sử dụng vốn vào mục đích khác, không đúng với phương án đã gửi ngân hàng thì có khả năng xảy ra những rủi ro nằm ngoài những phương án dự phòng và khả năng khách hàng không trả được nợ và dễ xảy ra. Khách hàng luôn có những biện pháp để kiểm soát vốn vay sau khi giải ngân như: yêu cầu khách hàng cung cấp chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn trước hoặc sau giải ngân, kiểm tra thực tế...Tuy nhiên trên thực tế, không ít trường hợp khách hàng cố ý sử dụng vốn vào nhiều mục đích khác nhau làm tăng rủi ro mà ngân hàng không thể kiểm soát được. Và cũng có nhiều trường hợp những ngân hàng thiếu chặt chẽ trong công tác kiểm soát giải ngân dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. - Khách hàng cố tình gian lận, lừa đảo ngân hàng Đây cũng là một trong những yếu tố gây ra rủi ro ngân hàng. Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi hoặc lợi nhuận sự tín nhiệm của ngân hàng, người vay đã lập hồ sơ vay, chiếm đoạt tài sản ngân hàng. Khi khách hàng vay cố tình lừa đảo thì rất khó để ngân hàng phát hiện ra, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, có quy trình tín dụng chưa
  • 21. 11 chặt chẽ, trình độ cán bộ thẩm định chưa cao. - Năng lực quản trị, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến khả năng hoàn trả nợ vay. Khi thẩm định cho vay, ngân hàng nào cũng ưu tiên doanh nghiệp, cá nhân có kinh nghiệm, thâm niên và đạt những thành công trong ngành hơn là những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Khách hàng càng non trẻ kinh nghiệm trong ngành thì càng dễ gặp rủi ro hơn so với những khách hàng hoạt động lâu năm. Đối với một doanh nghiệp thì năng lực quản trị cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của một doanh nghiệp. - Uy tín, lịch sử trả nợ Xem xét lịch sử trả nợ của khách hàng trong quá khứ là quan trọng bởi đây là tín hiệu cho biết khách hàng có đang gặp khó khăn về tài chính không và có ý định thiện chí trả nợ không. Nếu khách hàng có lịch sử trả nợ không tốt thì có khả năng sẽ tiếp diễn hiện tượng đó trong tương lai. 1.2.2.2 Các yếu tố thuộc về ngân hàng cho vay - Chính sách tín dụng Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng, do vậy một chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, nguồn nhân lực, khả năng quản trị rủi ro...sẽ giúp hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn. Một chính sách tín dụng hiệu quả là phải được cập nhật phù hợp với những thay đổi của các nhân tố trong môi trường kinh tế, xã hội, chính trị. Ngân hàng phải làm tốt công tác dự báo và định hướng cho các đơn vị trực thuộc của mình trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. - Qui trình kiểm soát nội bộ Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn so với Thanh tra Ngân hàng Nhà nước là ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm soát viên, việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình khách hàng vay. Hoạt động kiểm soát nội bộ bao gồm kiểm soát trong khi cho vay và kiểm tra định kỳ sau cho vay, bao gồm kiểm tra việc thực hiện sự tuân
  • 22. 12 thủ các điều kiện cấp tín dụng đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định liên quan trong hoạt động cho vay. Nếu hoạt động kiểm soát không hoạt động chặt chẽ thì sẽ dẫn đến việc không tuân thủ đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng. Và điều này có thể dẫn đến việc kiểm soát vốn vay không chặt chẽ, hệ lụy là khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ với ngân hàng, không phát hiện và xử lý kịp thời những rủi ro phát sinh. - Chuyên môn, đạo đức của cán bộ thẩm định tín dụng Cán bộ tín dụng không đảm bảo chuyên môn và đạo đức bị tha hóa thì có thể dẫn đến việc cho vay những khách hàng có phương án vay kém hiệu quả, rủi ro cao, các điều kiện kiểm soát rủi ro lỏng lẽo và chấp nhận cho vay những khách hàng kém uy tín. Những trường hợp cán bộ tín dụng tha hóa về đạo đức, vì lợi ích cá nhân và cấu kết với khách hàng vay, cố ý giả mạo hồ sơ và trình cho khách hàng vay. Từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như gây thất thoát tài sản của ngân hàng. - Quá trình giám sát, quản lý sau cho vay Mục tiêu của việc giám sát, quản lý sau cho vay là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản cam kết của khách hàng với ngân hàng đồng thời kịp thời phát hiện những thay đổi có thể ảnh hưởng đến nguồn trả nợ cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Việc ngân hàng không chặt chẽ trong quá trình kiểm tra, giám sát sau giải ngân sẽ rất rủi ro cho ngân hàng khi không phát hiện và xử lý kị p thời những rủi ro phát sinh sau giải ngân. 1.3. Một số nghiên cứu về yếu tố tác động đến rủi ro tíndụng của Ngân hàng 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới * Mô hình nghiên cứu các yếu tố vi mô, vĩ mô ảnh hưởng đến nợ xấu Inekwe, Murumba (2013) đã xây dựng mô hình đo lường mối quan hệ giữa GDP thực và nợ xấu ở Nigeria. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ quan trọng giữa GDP thực và nợ xấu, GDP thực là một biến quan trọng ảnh hưởng đến nợ xấu. Tác giả cũng đưa ra kiến nghị để giảm bớt nợ xấu thì Chính phủ cần thực hiện các chính sách tạo ra môi trường thuận lợi để cải thiện GDP thực của đất nước. Điều này bao gồm việc phát triển cơ sở hạ tầng, tỷ lệ lãi suất trung bình, tỷ giá hối đoái; đồng thời
  • 23. 13 cần cải thiện qui trình của các cơ quan có liên quan để bảo đảm rằng quá trình và nguyên tắc cho vay được tuân theo một cách nghiêm chỉnh. Hashim Khan & Rehman Rasli (2010) nghiên cứu về rủi ro chính trị và những yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng ở Pakistan. Các yếu tố từ phía ngân hàng bao gồm qui mô ngân hàng, sự tăng trưởng dư nợ cho vay, biên độ lợi nhuận ròng và tỷ lệ huy đổng/tổng tài sản là những yếu tố chính tác động đến nợ xấu tại Pakistan. Trong các yếu tố vĩ mô thì rủi ro chính trị là một vấn đề lớn mà các ngân hàng cần quan tâm trước khi mở rộng danh mục cho vay của của các ngân hàng ở Pakistan. Các yếu tố vĩ mô còn lại như tỷ lệ lãi suất thực có tác động đến rủi ro tín dụng và tỷ giá hối đoái thì ảnh hưởng không đáng kể. Abhiman Das and Saibal Ghosh (2007) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại nhà nước ở Indian. Trong đó các yếu tố vi mô ảnh hưởng lớn là tốc độ tăng trưởng tín dụng, danh mục cho vay nhiều rủi ro có tác động tiêu cực đến rủi ro tín dụng; các yếu tố vi mô khác như phát triển văn phòng chi nhánh, tỷ lệ chi phí hoạt động/ biên độ sinh lời ảnh hưởng không đáng kể đến rủi ro tín dụng. Đồng thời trong các yếu tố vĩ mô thì yếu tố tăng trưởng GDP là có ảnh hưởng mạnh nhất đến rủi ro tín dụng. * Nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân Phân tích của John M. Chapman (1940) đã cho thấy bốn yếu tố chính t ác động đến khả năng trả nợ của khách hàng. Cụ thể là đặc điểm cá nhân của người vay (tuổi tác, giới tính, tình trạng gia đình); đặc điểm nghề nghiệp (ngành nghề kinh doanh, tư cách kinh doanh, kinh nghiệm nghề nghiệp); tài chính của người vay (thu nhập hàng năm, số tiền nợ vay/thu nhập hàng năm, tài sản – nghĩa vụ pháp lý); đặc điểm của khoản vay (số tiền vay, sự an toàn của khoản vay, thời kỳ trả nợ và mục đích của khoản vay). * Các mô hình nghiên cứu khác Vistor Castro (2012) đã nghiên cứu và kết luận ngoài các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số giá chứng khoản, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lãi suất và tăng
  • 24. 14 trưởng tín dụng; tỷ giá hối đoái thực thì yếu tố khủng hoảng tài chính cũng tác động đến rủi ro tín dụng gia một cách đáng kể. Tác giả Mwanza Nkusu (2011) và Ahlem Selma Messai (2013) cũng đưa ra kết quả tương tự trong nghiên cứu về các yếu tố vi mô và vĩ mô quyết định nợ xấu. Dimitrios P.Louzis, Angelos T. Vouldis, Vasilios L. Metaxas (2011) đã nghiên cứu “Các yếu tố vĩ mô và yếu tố nội tại của ngân hàng quyết định nợ xấu ở Hy Lạp”. Các tác giả đã đưa ra các yếu tố vĩ mô đó là tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ cho vay; yếu tố nợ công cũng làm ảnh hưởng đến nợ xấu; Và yếu tố nội tại của ngân hàng như là chính sách của mỗi ngân hàng, đặc biệt là việc cải thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng và sự quản lý rủi ro cũng sẽ tác động đến nợ xấu. Nor Hayati Ahmad và Shahrul Nizam Ahmad (2003) đã nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng hồi giáo (Malaysia). Hai ông đã đưa ra giả thuyết các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng là: Hiệu quả quản lý; tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn; dư nợ cho vay những ngành có tính rủi ro; qui định về vốn; khoản trích lập dự phòng, chi phí vốn; tài sản có tính rủi ro cao, Giá trị logarit của tổng tài sản và tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi. Kết quả cho thấy rằng hiệu quả quản lý, tài sản có rủi ro cao và qui mô của tổng tài sản có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng Hồi giáo trong khi tại những NH khác thì những rủi ro tín dụng bị ảnh hưởng đáng kể bởi những yếu tố như khoản cho vay trong lĩnh vực có tính rủi ro cao, vốn điều lệ, việc cho vay sai qui định và tài sản thế chấp có tính rủi ro. Wheelock và Wilson (1999) đã tiến hành nghiên cứu bao gồm nhiều biến khác nhau đó là chất lượng tài sản bảo đảm nợ vay, EPS, tỷ lệ thanh khoản, thể loại ngân hàng, hiệu quả quản lý và qui mô tài sản, mục đích là để mà tìm ra những nguyên nhân chính gây ra nợ xấu. Họ cũng chỉ ra rằng những ngân hàng không hiệu quả sẽ có nhiều nợ có rủi ro. Họ cũng tìm thấy một mối quan hệ quan trọng giữa tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tài sản và khả năng ngân hàng được khôi phục.. 1.3.2. Các nghiên cứu trong nước
  • 25. 15 Đỗ Huỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) có bài “Phân tích thực tiễn về những yếu tố quyết định nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu: Một là các yếu tố vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát; hai là các yếu tố vi mô bao gồm tỷ lệ nợ xấu của năm trước, sự thiếu hiệu quả, quy mô của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, kết quả kinh doanh (ROE), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. Đó là những yếu tố mà hai tác giả đã xem xét, có sự kế thừa một phần từ các nghiên cứu trước trong và ngoài nước. Hạn chế của mô hình là tác giả thu thập dữ liệu từ 10 ngân hàng để qui ra kết quả cho các ngân hàng thương mại và chỉ kiểm định với các Ngân hàng trên địa bàn TPHCM. Hơn nữa nghiên cứu chỉ kiểm định tổng quát và lấy số liệu từ 10 ngân hàng, nó sẽ không đúng ở mỗi ngân hàng và do đó không phát hiện được các khác biệt nhất định về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại mỗi ngân hàng. Trương Đông Lộc (2010) nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM Nhà nước ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long”. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận các nhân tố ảnh hưởng đó là: Khả năng tài chính của người vay, đảm bảo nợ vay, lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ, kiểm tra giám sát nợ vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, kinh nghiệm của người vay. Hạn chế của nghiên cứu này là kết quả chỉ kiểm định với các NHTM Nhà nước trên khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó kết quả chỉ đúng ở khía cạnh nào đó, chưa mang tính khái quát cao. Trong bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương CN TP Cần Thơ”, Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) cũng đã có kết quả tương tự. Tuy nhiên kết quả cho thấy ngoài những yếu tố đã nêu ra ở bài nghiên cứu trước đó (2010) thì có thêm 2 biến khác cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đó là việc sử dụng vốn vay của khách hàng và biến đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhưng lại không có biến ngành nghề kinh doanh chính. Cũng tương tự bài nghiên cứu chỉ mới kiểm định tại NHTMCP Ngoại Thương Chi nhánh TP Cần Thơ, tuy nhiên nó lại phản ánh tương đối đúng về thực tế của NH Ngoại thương Chi nhánh TP Cần Thơ.
  • 26. 16 Nghiên cứu “Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” của Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012) với nội dung là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hai tác giả của Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc cũng đã ứng dụng mô hình Binary Logistic để đo lường những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm qui mô, nợ phải trả, tỷ số ROA, xếp hạng khách hàng, lịch sử nợ vay, kinh nghiệm cán bộ tín dụng, cạnh tranh. 1.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu Tổng kết các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng cho thấy có nhiều yếu tố quan trọng tác động đến rủi ro tín dụng. Từ những thành công của các nghiên cứu trước đây trong việc ứng dụng mô hình hồi quy Binary Logistic trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, trong luận văn này tác giả cũng sử dụng mô hình Binary Logistic để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Theo tác giả Hoàng Tùng (2011) thì mô hình hồi quy Logistic nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập khác. Mục đích của mô hình này sử dụng các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp (biến độc lập) để xác định khả năng những doanh nghiệp này có rủi ro tín dụng (biến phụ thuộc) là bao nhiêu. Theo Hoàng Tùng, mô hình hồi quy Logistic có thể được viết dưới dạng: Y* = ß0 + ß1X1i + …+ ßkXki + Ci Vì Y(x) là biến nhị phân có thể được giải thích: Yi = 0 nếu không trả được nợ (có rủi ro tín dụng) và 1 nếu trả được nợ (không có rủi ro tín dụng) Tác động biên của Xi lên Pi (ΔXi/ΔPi) được đo lường bằng công thức: ΔXi/ΔPi = ßi x Pi (1-Pi), ý nghĩa của nó là giải thích cho biết xác suất xảy ra rủi ro cao hơn (thấp hơn) bao nhiêu đơn vị khi Xi tăng (giảm) 1 đơn vị và trong điều kiện các biến khác
  • 27. 17 không đổi. Trong nghiên cứu của mình, Lê Khương Ninh (2012) đã tóm tắt lại mô hình Logistic có dạng: Y = ln [Pi /(1-Pi)]= ß0 + ß1X1 + …ßnXn + Ɛ (1) Trong đó: - Pi là xác suất xảy ra hiện tượng đang quan tâm, ở luận văn này đó là rủi ro tín dụng. Trong nghiên cứu này qui ước các khoản vay có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm 2, 3,4 và 5; các khoản vay không có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm 1. - ßi là các hệ số ước lượng (hệ số tương quan), đo lường sự thay đổi trong tỷ lệ của các xác suất xảy ra sự kiện với một đơn vị thay đổi trong biến độc lập Xi. - Xi là các biến độc lập, là các biến đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Công thức (1) cho phép xác định ảnh hưởng của các biến Xi đến xác suất xảy ra RRTD. ßi ΔXi = ΔPi/[Pi(1-Pi)] hay ΔP1/ΔXi = ßiPi(1-Pi) (2) Công thức (2) trên cho phép xác định ảnh hưởng của các biến đến Pi (xác suất xảy ra RRTD). Và để làm được điều đó, các nhà nghiên cứu như Pindyck và Rubinfeld (2004); Youn và Gu, 2010...sử dụng giá trị ban đầu Pi = 50% vì nếu một hiện tượng ngẫu nhiên ở đây là RRTD có hai khả năng xảy ra thì xác suất xảy ra một trong hai khả năng đó là 50%. Mô hình nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2010 và 2011) thực hiện việc phân tích và đo lường mối quan hệ tương quan của các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng. Trong đề tài nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long”, tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết đã đưa vào mô hình các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng đó là khả năng tài chính của người vay, đảm bảo nợ vay, lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ, kiểm tra – giám sát nợ vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và kinh nghiệm của người vay.
  • 28. 18 Còn trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Chi Nhánh TP Cần Thơ, những yếu tố tác động được tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết đưa vào đó là kinh nghiệm của khách hàng đi vay, khả năng tài chính của khách hàng vay, tài sản đảm bảo, sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và kiểm tra giám sát khoản vay. . Dựa trên mô hình nghiên cứu của tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2010 và 2011), tác giả xin kế thừa và sử dụng các biến để đưa vào mô hình kiểm định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng bao gồm 7 biến từ X1 đến X7. Mô hình hồi quy Logistic trong luận văn này của tác giả sẽ có dạng: Y = ß0 + ß1X1 + ß2X2 + ß3X3+ ß4X4+ ß5X5+ ß6X6 + ß7X7 Trong đó biến phụ thuộc Y là Rủi ro tín dụng và 7 biến độc lập gồm Ngành nghề kinh doanh, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo, kinh nghiệm người vay, kinh nghiệm cán bộ tín dụng, sử dụng vốn vay, kiểm tra giám sát nợ vay. Mô hình cụ thể: RUIRO = ßo + ß1NGANH + ß2KHANANGTC + ß3TSDAMBAO + ß4KNNGUOIVAY + ß5KNCBTD + ß6SUDUNGVV + ß7KTRAGS. * Ngành nghề kinh doanh chính (X1) Đây là biến được lựa chọn làm đại diện cho các yếu tố vĩ mô (môi trường kinh tế, môi trường pháp lý…). Yếu tố vĩ mô có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với từng ngành nghề, mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có mức độ rủi ro khác nhau. Rủi ro mỗi ngành nghề sẽ tác động đến rủi ro tín dụng khi đối với khoản vay của khách hàng. Những nghiên cứu thực tế cũng đã cho thấy khách hàng kinh doanh ngành nghề khuyến khích hay không sẽ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Abhiman Das and Saibal Ghosh (2003) đã nghiên cứu và cho kết quả thấy cho vay những khách hàng có danh mục kinh doanh không khuyến khích, nhiều rủi ro sẽ có tác động đến rủi ro tín dụng. Nor Hayati Ahmad và Shahrul Nizam Ahmad (2003) cũng đã đưa ra mô hình nghiên cứu một trong những yếu tố tác động rủi ro tín dụng đó là khoản cho vay trong lĩnh vực có tính rủi ro cao, đó là các ngành kinh doanh chứng khoán và
  • 29. 19 bất động sản. Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước thì khách hàng kinh doanh những ngành chứng khoán, bất động sản được xếp vào ngành không khuyến khích. Tuy nhiên hiện tại những ngành xây dựng, xây lắp cũng được xem là ngành có nhiều rủi ro. Giả thuyết 1: Khách hàng kinh doanh ngành nghề có tính rủi ro/không khuyến khích (ngành kinh doanh chứng khoán, bất động sản, xây dựng) sẽ tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu. * Khả năng tài chính của người vay (X2) Theo Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) thì khả năng tài chính của người vay được đo lường bằng tỷ số giữa vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án trên tổng vốn đầu tư của dự án vay vốn. Theo các nghiên cứu về rủi ro tín dụng thì tiềm lực tài chính của người vay càng mạnh sẽ làm cho khả năng chịu đựng rủi ro của người vay càng cao. Nói cách khác, nếu vốn tự có của người vay trong dự án càng lớn thì dự án dễ thành công hơn, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại. Chính vì vậy, trong bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng nếu vốn tự có của người vay tham gia vào dự án vay càng lớn thì bên cạnh việc chi phí phải trả cho phần vốn vay thấp thì họ cũng sẽ đầu tư thời gian và sự quan tâm nhiều hơn và như vậy rủi ro sẽ thấp hơn, hay năng lực tài chính của người vay có quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng trả nợ hay nói cách khác là tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết: Giả thuyết 2: Khả năng tài chính của người vay tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu * Tài sản đảm bảo nợ vay (X3) Đây là biến phần nào đo lường được tiềm lực tài chính của khách hàng vay. Khoản vay có tài sản đảm bảo sẽ chắc chắn hơn và khả năng thu hồi nợ cao hơn vì lúc đó người vay bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán nợ cho ngân hàng, khách hàng có áp lực để trả nợ để giữa tài sản của mình. Bên cạnh đó, khi người vay có tài sản đảm bảo (hoặc người thân dùng tài sản để bảo lãnh) cũng thể hiện được rằng tiềm
  • 30. 20 lực tài chính và quá trình tích lũy tài chính của khách hàng ở mức độ nào. Biến tài sản đảm bảo được đo lường bằng tỷ số giữa số tiền vay và giá trị tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, việc định lượng như trên chỉ mang tính tương đối vì còn phụ thuộc vào loại tài sản bảo đảm thuộc nhóm nào. Nếu tài sản đảm bảo là số dư tài khoản, sổ tiết kiệm thì tỷ lệ cho vay có thể lên 100% nhưng vẫn an toàn. Nếu tài sản đảm bảo là bất động sản thì tỷ lệ cho vay là 80%-85% vẫn là an toàn và trong đó lại tùy thuộc vào bất động sản là đất ở-nhà ở, đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh hay đất hỗn hợp… Nếu tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, hàng tồn kho, khoản phải thu, tín chấp thì tỷ lệ cho vay ở mức 80%-85% là hoàn toàn không an toàn. Vì thế, trong nghiên cứu này tác giả muốn lưu ý thêm về loại tài sản đảm bảo để có sự điều chỉnh tỷ lệ cho vay đối với khách hàng vay có tài sản thế chấp là hàng tồn kho, khoản phải thu, tín chấp trong mẫu nghiên cứu. Việc xét đến loại tài sản đảm bảo có thể được xem là một điểm mới của nghiên cứu vì hầu hết các nghiên cứu trước đây về rủi ro tín dụng đều quy đồng các loại tài sản đảm bảo là như sau. Nghiên cứu của Sinkey và Greenwalt (1991); Dash và Kabra (2010) cũng đã tìm thấy quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và nợ xấu. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đề cập đến sự chấp nhận rủi ro của các ngân hàng đối với các khoản nợ xấu. Nguyên nhân là các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao có thể dẫn tới các khoản nợ xấu cao hơn trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái. Nghiên cứu của Berger và DeYoung (1997); Ahmad (2003) cho thấy tài sản đảm đảo có tính rủi ro càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao. Giả thuyết 3: Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu * Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay (X4) Yếu tố kinh nghiệm phần nào thể hiện được năng lực quản trị, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay. Vì vậy biến kinh nghiệm được lựa chọn để đo lường sự tác động của các yếu tố năng lực, kinh nghiệm kinh doanh đến r ủi ro tín dụng khi cho vay. Ta thấy rằng những người có kinh nghiệm thường đạt kết quả tốt
  • 31. 21 hơn những người ít kinh nghiệm dù là thực hiện công việc gì. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2010) cho kết quả yếu tố kinh nghiệm của người vay có mối quan hệ nghịch với rủi ro tín dụng, nghĩa là người vay càng có kinh nghiệm trong ngành kinh doanh tạo thu nhập trả nợ thì rủi ro tín dụng càng thấp. Tuy nhiên ta cần lưu ý trong xây dựng biến này, đối với những khách hàng cá nhân có mục đích vay là vay tiêu dùng và nguồn thu nhập trả nợ vay là lương hàng tháng thì kinh nghiệm sẽ là 0 năm, chỉ những trường hợp khách hàng vay có nguồn thu thập từ hoạt động kinh doanh thì mới xác định số năm kinh nghiệm. Giả thuyết 5: Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu * Sử dụng vốn của khách hàng (X5) Biến sử dụng vốn của khách hàng sẽ giúp đo lường yếu tố sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không. Khi xem xét một khoản vay, ngân hàng đánh giá mục đích sử dụng vốn tương ứng với thời gian vay và nguồn trả nợ cho phù hợp. Nếu khách hàng vay sử dụng vốn không đúng mục đích thì sẽ có khả năng trả nợ không đúng hạn. Kết quả nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) cho kết quả thấy rằng việc sử dụng vốn của người vay có khả năng hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Giả thuyết 5: Sử dụng vốn sai mục đích tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu * Kinh nghiệm của cán bộ tíndụng (X6) Biến này được dùng để đo lường yếu tố chuyên môn của cán bộ tín dụng Theo Lê Văn Tư (2005) trong tài liệu Quản trị Ngân hàng Thương mại cũng đã chỉ ra rằng trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tín dụng. Một cán bộ tín dụng có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn không những có khả năng phân tích tình hình tài chính của khách hàng mà còn có thể dự báo và tư vấn cho khách hàng vay. Ngoải ra, trong một số trường hợp khách hàng
  • 32. 22 vay không trung thực, cán bộ tín dụng có kinh nghiệm có thể có những sự phân tích tuy duy hợp lý để phát hiện ra những điểm trong hồ sơ được khách hàng che giấu để có đủ thông tin trong việc ra quyết định về hồ sơ cũng như đưa ra những phương án dự phòng dành cho khách hàng nếu cho vay. Điều này cho thấy rẳng cán bộ tín dụng có nhiều năm kinh nghiệm thì sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng đối với những khoản vay do mình quản lý. Giả thuyết 6: Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu * Kiểm tra giám sát nợ vay (X7) Biến này giúp đo lường mức độ kiểm tra sau giải ngân của khoản vay và đo lường sự tác động của hoạt động kiểm tra, giám sát sau cho vay đến rủi ro tín dụng. Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng là do quá trình kiểm soát sau giải ngân không chặt chẽ, số lần kiểm tra giám sát càng tăng lên thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp. Trong bài nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2010 và 2011) cũng cho ra kết quả tương tự. Ông cũng đã đưa ra hai lý do giải thích mối quan hệ nghịch giữa số lần kiểm tra, giám sát và rủi ro tín dụng: (1) Khi thực hiện việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ đảm bảo cho việc khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích, từ đó tạo ra thu nhập ổn định để hoàn trả nợ vay theo như phương án vay vốn; (2) Việc ngân hàng mà trực tiếp là cán bộ tín dụng sâu sát với khách hàng sẽ giúp cho việc đôn đốc, thu nợ và xử lý một cách kịp thời các tình huống ngoài dự kiến. Giả thuyết 7: Kiểm tra, giám sát nợ vay tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
  • 33. 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Thông qua chương 1, tác giả đã khái quát được cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và một số yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng. Đồng thời bằng cách tổng kết các mô hình nghiên cứu trước đây, kế thừa và phát triển, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Trong chương 2, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng và tiến hành kiểm định mô hình đã đề xuất.
  • 34. 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 2.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1993, là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại và ứng dụng công nghệ hiện đại vào các dịch vụ ngân hàng. Tính đến nay, ACB đã hơn 21 năm hình thành và phát triển, ACB đã trở thành ngân hàng có thương hiệu cũng như qui mô lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với 346 chi nhánh và phòng giao dịch, số lượng kênh phân phối tăng thêm mỗi năm trong 5 năm vừa qua và tổng số nhân viên là 8.791 người (tính đến thời điểm cuối năm 2013). Năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố 08/2012, ACB vẫn trụ vững, tiếp tục lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản, củng cố các hoạt động ngân hàng truyền thống và thu hẹp hoạt động đầu tư. Các sản phẩm của ngân hàng ACB khá đa dạng, hấp dẫn và nhiều dịch vụ tiện ích gia tăng kèm theo; đồng thời ACB cũng đầu tư mạnh công nghệ, xây dựng các chương trình quản lý khách hàng nhằm hỗ trợ cho việc quản lý và khai thác hiệu quả các nhu cầu của khách hàng, và nâng cao phần mềm vận hành để xử lý tốt nghiệp vụ cũng như giảm thiểu rủi ro trong vận hành. ACB được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Và hiện ACB là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam và nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Từ năm 1993 đến nay là chặng đường dài và ACB đã có những bước tiến phát triển, đạt nhiều thành tựu lớn trong các hoạt động kinh doanh của mình, hoạt động nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, chuẩn mực trong quản lý rủi ro, hiện đại hóa công nghệ quản lý và vận hành, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, không ngừng đào tạo nâng cao nhân viên. ACB đã tạo dựng được uy tín với các đối tác trong và ngoài nước trong suốt 21 năm qua. 2.1.2. Quá trình phát triểntrong hoạt động kinh doanh
  • 35. 25 2.1.2.1 Trước 2012 Giai đoạn 1993-1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lâp ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trưòng, cùng chia sẽ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả”. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng và cung ứng sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có. Giai đoạn 1996-2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dung quốc tế MasterCard và Visa với sự tài trợ của IFC (một công ty con của World Bank). Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại thông qua một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy. Nhờ đó, ACB đã năm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong trong quản lý rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Năm 1999, ACB khởi động chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng. Vào cuối năm 2001, ACB chính thức sử dụng phần mềm hệ thống ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), ACB chuyển từ mạng cục bộ sang mạng diện rộng. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc hoạt động tại Hội sở theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Tháng 06/2000, khi thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành, ACB thành lập Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), bắt đầu chiến lược đa dạng hóa hoạt động. Giai đoạn 2001-2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2004, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) được thành lập. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) tiến hành ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn tiếp theo của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân
  • 36. 26 hàng, bao gồm các cấu phần: nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và lắp đặt hệ thống máy ATM. Giai đoạn 2005-2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, thành lập Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL), cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác như Công ty Open Solutions (OSI), Microsoft, Ngân hàng Standard Chartered, và trong năm 2008, với Tổ chức American Express và Tổ chứng JCB. Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực. Năm 2010, ACB xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn đặt ở tỉnh Đồng Nai. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và Phòng giao dịch; và ACB được Nhà nước Việt Nam tặng hai huy chương lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Năm 2011, “Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020” được ban hành vào đầu năm. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Cuối năm 2011, ACB đã khánh hành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (Enterprise module data center) tại TP.Hồ Chí Minh. Trong năm, ACB đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch. 2.1.2.2 Sau năm 2012 Năm 2012, sự cố tháng 08/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều hoạt động của ACB, đặc biệt là hoạt động huy động vốn và kinh doanh vàng. Tuy nhiên ACB đã ứng phó sự cố, và nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm ACB chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. ACB đã lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. ACB cũng thực thi quyết liệt việc cắt
  • 37. 27 giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm, bước đầu hoàn chỉnh khuôn khỗ quản lý rủi ro về mặt quy trình chính sách, và thành lập mới 16 chi nhánh và phòng giao dịch. Có thể nói nhờ sự đồng lòng của toàn thể nhân viên đã sát cánh cùng ACB vượt qua khó khăn khi xảy ra sự cố. Tuy ACB về cơ bản đã khôi phục sau sự cố nhưng ACB luôn phải tìm kiếm, xây dựng các nguồn lực nội tại để đem lại lợi thế cạnh tranh cho ACB từ đó có hành động cụ thể nhằm khôi phục lại uy tín, niềm tin của khách hàng và đối tác. Năm 2013, tuy kết quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). ACB cũng kéo giảm hệ số chi phí/thu nhập xuống còn 66%, giảm 7% so với năm 2012. Về nhân sự, với quy mô được tinh giản, và việc thay thế và bổ sung cấp quản lý được thực hiện thường xuyên. Mạng lưới kênh phân phối cũng được sắp xếp lại theo quy định mới của Ngân hàng nhà nước. Tình hình hoạt động ba năm từ 2011 đến 2013 cũng được đánh giá lại và Chiến lược phát triển ACB cũng được điều chỉnh cho giai đoạn 2014-2018. 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh Tốc độ tăng trưởng của ACB giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 thể hiện thông qua số dư huy động và dư nợ cho vay. 2.2.1. Hoạt động huy động vốn
  • 38. 28 Đồ thị 2.1 – Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2009-2013 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013 Đồ thị 2.1 trên cho thấy vốn huy động của ACB trong giai đoạn 2009-2013. Vốn huy động năm 2011 tăng 1,74 lần so với năm 2009), điều đó cho thấy tình hình huy động của ACB tăng trưởng tốt, huy động hiệu quả, khách hàng ngày càng tin tưởng vào ACB, thương hiệu ACB ngày càng được nhiều khách hàng biết đến. Sự cố vào tháng 08 năm 2012 của ACB làm ảnh hưởng không nhỏ, tổng vốn huy động năm 2012 giảm gần 32% so với năm 2011 và năm 2013 giảm gần 35% so với năm 2011. Sự sụt giảm mạnh số dư huy động thể hiện niềm tin của khách hàng dành cho ACB giảm, khách hàng rút tiền gửi sang Ngân hàng khác nhằm đảm bảo an toàn. Năm 2013 tình hình ACB đã đi vào ổn định, ACB nhanh chóng lấy lại niềm tin của khách hàng, tuy nhiên số dư huy động thay đổi không đáng kể so với năm 2012. 2.2.2. Hoạt động tín dụng Cũng tương tự tình hình huy động, trong giai đoạn 2009-2013 ACB cũng đạt được sự tăng trưởng liên tục trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay năm 2011 tăng 1,65 lần. Sự cố ACB ảnh hưởng không tăng trưởng trong tình hình cho vay, dư nợ cho vay cuối năm 2012 hầu như không thay đổi so với năm 2011, dư nợ năm 2013 tăng 4% so với năm 2012. 250,000 Số dư huyđộng (đvt:tỷđồng) 234,503 200,000 183,132 159,500 151,351 150,000 134,479 100,000 50,000 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Sốdư huy động(đvt: tỷ đồng)
  • 39. 29 Đồ thị 2.2 – Tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn 2009 – 2013 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013 2.2.3. Tổng tài sản – Tổng lợi nhuận Đồ thị 2.3 – Tổng tài sản trong giai đoạn 2009 – 2013 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013 Năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố năm 2012. ACB đã trụ vững, tiếp tục củng cố các hoạt động ngân hàng truyền thống, và thu hẹp hoạt động Dư nợ cho vay (đvt: tỷ đồng) 120.000 102.809 102.815 107.190 100.000 87.195 80.000 62.358 60.000 40.000 20.000 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ cho vay (đvt: tỷ đồng) 300,000 Tổng tàisản (đvt: tỷđồng) 281,019 250,000 205,105 200,000 167,724 176,308 166,599 150,000 100,000 50,000 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng tài sản (đvt: tỷ đồng)
  • 40. 30 đầu tư. Kết thúc năm 2013, tập đoàn ACB đã đạt được tổng tài sản là 167.000 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 - nhóm 5) ở mức 3% và lợi nhuận trước thuế năm 2013 của ACB là 1.035 tỷ đồng thay đổi không đáng kể so với năm 2012 nhưng vẫn ở mức giảm 75% so với năm 2011. Mặc dù lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác không như kỳ vọng, nhưng nhìn chung kết quả mà ACB đạt được là đáng khích lệ trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và nỗ lực khắc phục và xử lý các vấn đề tồn đọng của mình. Đồ thị 2.4 – Tổng lợi nhuận trong giai đoạn 2009 – 2013 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013 Về chỉ tiêu kinh doanh, kết thúc năm 2013, tỷ suất sinh lời trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 8,2%, giảm không đánh kể so với ROE năm 2012 nhưng vẫn giảm mạnh so với giai đoạn 2009 – 2011, tỷ suất sinh lời trước thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) của ACB là 0,6% tăng nhẹ so với năm 2012 nhưng cũng thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2009 – 2011. 4,500 4,000 3,500 3,000 2,500 2,000 1,500 1,000 500 0 Tổng lợi nhuận (đvt: tỷ đồng) 4,203 2,838 3,102 1,043 1,036 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng lợi nhuận (đvt: tỷ đồng)
  • 41. 31 Đồ thị 2.5 – ROE, ROE trong giai đoạn 2009 – 2013 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013 2.3 Thực trạng về rủi ro tíndụng của Ngân hàng TMCP Á Châu 2.3.1 Thực trạng về hoạt động tín dụng tại NH TMCP Á Châu 2.3.1.1 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng Đồ thị 2.2 trên cho thấy sự tăng trưởng của số dư cho vay khách hàng của Ngân hàng TMCP Á Châu qua 5 năm gần nhất. Từ năm 2009 đến năm 2011 số dư nợ cho vay tăng mạnh vào khoảng 65% (từ 62.358 tỷ đồng tăng lên 102.809 tỷ đồng), sự cố tháng 08 năm 2012 cũng ảnh hưởng hoạt động cho vay ở một mức độ nhất định, kết quả làm cho dư nợ cho vay khách hàng thay đổi không đáng kể so với cuối năm 2011. Khắc phục sự cố, năm 2013 Ngân hàng TMCP Á Châu đã ổn định và có sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay của mình. Trong tình hình nhu cầu và khả năng vay vốn đầu tư kinh doanh hoặc tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư bị hạn chế, việc tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng gặp khó khăn, nhưng ACB đã thực thi nhiều biện pháp nhằm củng cố và phát triển hoạt động cấp tín dụng. Đánh giá chung, hoạt động cấp tín dụng năm 2013 của ACB có cải thiện so với năm 2012 và tăng trưởng khả quan so với mức bình quân của toàn ngành; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, các quy định của Ngân hàng Nhà 40.00% 35.00% 36.00% 31.80% 30.00% 28.90% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 8.50% 8.20% 5.00% 2.10% 1.70% 1.70% 0.50% 0.60% 0.00% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 ROE Năm 2012 Năm 2013 ROA
  • 42. 32 nước trong lĩnh vực quản lý tín dụng được tuân thủ. Tính đến 31/12/2013 dư nợ tín dụng của ACB đạt 107.200 tỷ đồng, tương ứng tăng 4,3% so với đầu năm (nếu không tính đến khoản tất toán dư nợ vàng theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước thì tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt 14% (từ 93.357 tỷ đồng ở năm 2012 và lên đến 106.361 tỷ đồng ở cuối năm 2013), trong đó cho vay trong lĩnh vực không khuyến khích là 6,85%. 2.3.1.2 Tăng trưởng dư nợ tín dụng * Dư nợ theo khu vực Đồ thị 2.6 – Tăng trưởng dư nợ theo khu vực năm 2013 Nguồn: Tổng kết năm 2013 và định hướng 2014 Đồ thị 2.6 cho thấy dư nợ tại khu vực TPHCM chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước nhưng tốc độ tăng trưởng lại âm và khu vực chiếm tỷ trọng dư nợ thấp nhất là Khu vực Miền Tây. Tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng so với năm 2012 thì khu vực Miền Đông là tăng trưởng dư nợ lớn nhất với mức tăng trưởng là 52,40% và kế đến là khu vực Miền Tây với mức tăng trưởng là 34.01% so với năm 2012 và đạt 96,2% kế hoạch tăng trưởng. * Dư nợ tíndụng theo ngành nghề kinh doanh 45.000 42.155 60,00% 40.000 52,40% 50,00% 35.000 40,00% 30.000 34,01% 25.000 22.647 30,00% 24,41% 20.000 20,00% 15.000 14.189 15.607 12.592 10.000 7,61% 10,00% 5.000 -1,84% 0,00% 0 -10,00% TPHCM M.Bắc M.Trung M.Đông M.Tây Dư nợ theo KV 2013 (tỷ đồng) % tăng/giảm so 2012
  • 43. 33 Bảng 2.1 – Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề trong giai đoạn 2009-2013 ĐVT: tỷ đồng NGÀNH NGHỀNĂM 2009 2010 2011 2012 2013 Thương mại 19,831,560 27,617,019 36,748,899 33,197,034 27,095,125 Nông, lâm nghiệp 166,870 249,095 333,288 518,140 1,037,612 Sản xuất và gia công chế biến 11,266,591 13,516,938 15,188,861 13,270,504 20,896,900 Xây dựng 2,373,316 3,570,687 4,862,518 3,343,992 3,806,157 Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 22,939,329 33,421,670 35,318,919 43,692,871 45,312,225 Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc 1,756,208 2,606,580 3,070,449 2,386,365 3,150,961 Giáo dục và đào tạo 31,255 80,160 105,762 101,094 116,841 Tư vấn và kinh doanh bất động sản 519,614 1,276,296 1,449,056 1,079,051 2,205,845 Nhà hàng và khách sạn 997,745 1,474,081 2,174,478 1,816,546 1,707,964 Dịch vụ tài chính 630,766 667,142 703,532 631,529 100 Các ngành nghề khác 1,844,724 2,715,437 2,853,394 2,777,722 1,860,291 Tổng 62,357,978 87,195,105 102,809,156 102,814,848 107,190,021 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013
  • 44. 34 Số liệu cho thấy ACB cho vay trong lĩnh vực dịch vụ cá nhân – cộng đồng chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất, kế đến là thương mại, sản xuất và gia công chế biến. Trong đó ACB đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ trong ngành sản xuất và gia công chế biến là cao nhất, ngành dịch vụ cá nhân và công động tăng nhẹ và ngành thương mại giảm mạnh trong 2 năm liên tiếp. Đồ thị 2.7 - Cơ cấu dư nợ phân theo tín dụng theo ngành nghề năm 2013 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013 * Dư nợ tíndụng theo thời gian cho vay Bảng 2.2 – Dư nợ cho vay phân theo thời gian vay trong giai đoạn 2009-2013 ĐVT: tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Nợ ngắn hạn 35,618,575 43,889,956 53,361,314 55,878,105 56,837,993 Nợ trung hạn 10,537,709 19,870,669 27,484,058 19,406,298 17,208,970 Nợ dài hạn 16,201,694 23,434,480 21,963,784 27,530,445 33,143,058 Tổng 62,357,978 87,195,105 102,809,156 102,814,848 107,190,021 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013 ACB lựa chọn cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung, dài hạn và dư nợ
  • 45. 35 ngắn hạn cũng ít rủi ro hơn. Dư nợ 3 năm gần nhất tăng nhẹ nhưng vẫn ổn định, vẫn giữ tỷ trọng theo thứ tự ưu tiên. Đồ thị 2.8 - Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian vay năm 2013 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013 2.3.1.3 Tăng trưởng thu nhập từ tín dụng Bảng 2.3 – Thu nhập từ tín dụng trong giai đoạn 2009 – 2013 ĐVT: tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Thu nhập lãi thuần 2,801 4,174 6,608 6,871 4,386 Thu nhập ngoài lãi 2,135 1,319 1,039 -1,036 1,263 Tổng thu nhập 4,936 5,493 7,647 5,835 5,650 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013 Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần mạnh mẽ trong suốt giai đoạn 2009-2011. Tuy nhiên bước sang năm 2012, với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và do thực hiện nghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của Ngân hàng Nhà nước đã khiến hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng. Điều đó đã kéo theo tổng thu nhập thuần của Ngân hàng ACB sụt giảm 24% (từ 7.647 tỷ đồng ở năm 2011 xuống còn 5.835 tỷ đồng ở năm Nợ ngắnhạn 30,92% Nợ trunghạn 53,03% Nợ dài hạn 16,05%
  • 46. 36 2012) nhưng so với năm 2010 thì thu nhập thuần vẫn tăng hơn 6%. Sang năm 2013, thu nhập thuần của ACB sụt giảm 3% so với năm 2012 nhưng mức giảm có thể xem như không đáng kể trong điều kiện dư nợ tín dụng của ACB không tăng trưởng. Theo kế hoạch của ACB trong năm 2014 thì thu nhập của ACB dự kiến là sẽ tăng hơn 20% so với năm 2013. Xét về cơ cấu thu nhập từ tín dụng của ACB, năm 2013 so với năm 2012 có thể thấy ACB đã cải thiện về cơ bản. Thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập thuần đạt trên 22%. Đạt mức tỷ lệ này là do thu dịch vụ tín dụng tăng trưởng ổn định, thu từ kinh doanh chứng khoán tăng và lỗ từ dịch vụ ngoại hối và vàng giảm mạnh. Đồ thị 2.9 - Cơ cấu thu nhập từ tín dụng năm 2013 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013 2.3.1.4 Chất lượng tín dụng * Tỷ lệ nhóm nợ Bảng 2.4 – Tỷ lệ nhóm nợ tín dụng trong giai đoạn 2009 – 2013 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Nợ đủ tiêu chuẩn 99.01% 99.42% 98.80% 92.35% 94.21% Nợ cần chú ý (nhóm 2) 0.58% 0.24% 0.31% 5.19% 2.77% Nợ xấu (nhóm 3-nhóm 5) 0.41% 0.34% 0.88% 2.46% 3.03%
  • 47. 37 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013 Đồ thị 2.10 – Cơ cấu tỷ lệ nợ xấu năm 2013 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013 Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu có tăng hơn so với năm 2012 hơn 50 điểm phần trăm nhưng tỷ lệ này phản ánh đúng tình hình chất lượng tài sản có của ACB. Trong năm 2013, tuy còn chịu ảnh hưởng của những tài sản kế thừa làm tăng dự phòng phải trích lập, chịu ảnh hưởng của sức ép giảm lãi suất cho vay và tồn đọng của những năm trước làm biên độ lời bị suy giảm, nhưng hoạt động kinh doanh của ACB được củng cố và có hiệu quả; các yếu tố tích cực bao gồm thu nhập ngoài lãi tăng rất cao, chi phí hoạt động giảm, và khống chế được tỷ lệ nợ xấu. * Tỷ lệ nhóm nợ phân theo Khách hàng cá nhân và Khách hàng Doanh nghiệp 3,50% 3,03% 3,00% 2,46% 2,50% 2,00% 1,50% 0,88% 1,00% 0,41% 0,50% 0,34% 0,00% 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5)
  • 48. 38 Đồ thị 2.11 – Tỷ lệ nhóm nợ phân theo loại khách hàng giai đoạn 2011 - 2013 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2013 Đồ thị 2.11 trên cho thấy rõ hơn dư nợ cho vay cũng như tỷ lệ nợ xấu giữa khách hàng cá nhân (KHCN) và khách hàng doanh nghiệp (KHDN), cụ thể: KHCN có dư nợ thay đổi không đáng kể ở năm 2012 so với năm 2011, sang năm 2013 dư nợ tăng 6.933 tỷ đồng so với năm 2012, vượt kế hoạch 43% mà ACB đã đưa ra trong năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3-5) tăng từ 1,6% (năm 2011) lên 3,9% (năm 2012) và giảm nhẹ xuống còn 3,8% (năm 2013). Dư nợ của KHDN đạt 62.190 tỷ đồng và chưa hoàn thành kế hoạch năm 2013 đưa ra, tuy vậy dư nợ đã tăng ròng 9.478 tỷ đồng so với năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3-5) tăng liên tục trong 3 năm liên tiếp. 2.3.2 Một số trường hợp rủi ro tíndụng tiêu biểu tại NH TMCP Á Châu 2.3.2.1 Công ty Cổ Phần Thủy Sản Bình An (Bianfishco) * Giới thiệu chung Công ty Bình An đi vào hoạt động từ 2006 và hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định nhưng đến 02/2012 có thông tin vỡ nợ và công ty ngưng hoạt động trong 02 tuần vì thiếu nguyên liệu sản xuất. Hiện tại, Công ty Bình An đang dần khôi phục và giảm nợ. * Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng
  • 49. 39 Từ công tác thẩm định thực tế và tìm hiểu hoạt động của cán bộ tín dụng về công ty Bình An, có những yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng đó là: Năng lực tài chính kém Nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là nợ vay ngân hàng, khả năng tự chủ tài chính thấp. Công ty liên tục mất cân đối từ năm 2008. Công ty Bình An kinh doanh chính là lĩnh vực thủy sản nhưng lại đầu tư dàn trải vào nhiều ngành nghề khác nhau dẫn đến không kiểm soát và quản lý hiệu quả được. Sử dụng vốn vay không đúng mục đích Sử dụng vốn vay ngắn hạn đầu tư vào Bất động sản, nguồn vốn của Công ty bị ứ đọng trong các khoản đầu tư tài chính và bất động sản. Những dự án dỡ dang chưa thu hồi được vốn trong khi nợ đến hạn phải trả dẫn đến mất khả năng thanh toán là điều không tránh khỏi. Thực hiện chuyển vốn nội bộ với các Công ty trong nhóm Bình An: Công ty Diệu Hiền và Bình An Seafood. 2.3.2.2 Công ty TNHH Thương mại - Chế biến Thực phẩm Phú An Sinh * Giới thiệu chung Công ty Phú An Sinh thành lập từ 2010, kinh doanh thực phẩm các loại (thịt heo, thịt bò, giò chả…), có trụ sở tại Quận 12. Đến 11/2011 Giám đốc công ty bị khởi tố và tạm giam vì số nợ Sở NN-PTNN Bà Rịa Vũng Tàu 33.5 tỷ nhưng không có khả năng hoàn trả. * Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng Từ công tác thẩm định thực tế của cán bộ tín dụng về công ty Phú An Sinh, tác giả thấy có các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng: Sử dụng vốn vay không đúng mục đích Công ty sử dụng vốn vay ngắn hạn từ Sở NN-PT NN Bà Rịa – Vũng Tàu vào việc chi tiêu cá nhân, trả nợ cá nhân, trả lãi vay ngân hàng và một phần nhỏ là sử dụng đúng mục đích vay. Số tiền sử dụng mua hàng đúng mục đích nhưng công ty lại sử dụng không đúng phương án ban đầu gây ảnh hưởng đến quá trình thu nợ và
  • 50. 40 sử dụng vốn không đúng mục đích nên bị thu hồi nợ vay trước hạn. Số tiền vay tại các Ngân hàng, công ty chủ yếu là sử dụng để đáo hạn qua lại với nhau. Thực tế không sử dụng tiền để bổ sung vốn kinh doanh giống như phương án vay ban đầu. Tài chính của công ty kém, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào kinh doanh thấp Nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là nợ vay ngân hàng, khả năng thanh toán nhanh thấp. Hàng tồn kho và công nợ phần lớn được tài trợ từ tiền vay ở các ngân hàng. 2.3.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại NH TMCP Á Châu Từ năm 2012 đến nay cho thấy rủi ro tín dụng xảy ra tại các ngân hàng nói chung và ngân hàng ACB nói riêng tăng cao hơn. Nguyên nhân cũng như các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng xuất phát từ điều kiện nền kinh tế, ngân hàng và từ phía khách hàng. 2.3.2.1 Các yếu tố từ nền kinh tế Thị trường bất động sản đóng băng: Thị trường bất động sản không phát triển sẽ dẫn đến nhiều ngành nghề khác chịu ảnh hưởng như lĩnh vực xây dựng, vật liệu xây dựng. Thực tế cho thấy hiện có nhiều khách hàng vay mất khả năng trả nợ và những khách hàng này vay với mục đích mua nhà, xây nhà và nguồn trả nợ là từ kinh doanh bất động sản, xây dựng. Khách hàng không bán được nhà, không cho thuê được nhà hoặc không có công trình xây dựng hoặc chậm thu nợ từ khách hàng nên không đảm bảo được nợ vay cho ngân hàng. Thị trường chứng khoán giảm thanh khoản: Những năm gần đây thị trường chứng khoán mà đặc biệt là thị trường chứng khoán Việt Nam không còn là thị trường được lựa chọn của nhiều nhà đầu tư, trở thành lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro, thanh khoản kém. Khách hàng vay kinh doanh chứng khoán xảy ra rủi ro tín dụng ở mức độ đáng kể. 2.3.2.2 Các yếu tố từ khách hàng vay Khả năng tài chính của người vay
  • 51. 41 Trong số những khách hàng xảy ra rủi ro tín dụng tại ACB, có nhiều khách hàng có tỷ lệ vốn tự có tham gia vào tổng nguồn vốn thấp, tỷ lệ nợ phải trả so với tổng nguồn vốn cao (chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng nguồn vốn). Nguồn vốn kinh doanh ban đầu của khách hàng thường ở mức thấp, để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, các cá nhân/doanh nghiệp phải chiếm dụng và vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có nguồn vốn vay với lãi suất khá cao từ 2% đến 3% tháng. Tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có ở mức cao đã làm cho khả năng thanh toán các khoản phải trả cũng như khả năng trả nợ ngân hàng bị ảnh hưởng. Kinh nghiệm của người vay Những khách hàng có kinh nghiệm kinh doanh ít cũng là một trong những yếu tố xảy ra trong số các hồ sơ rủi ro tín dụng. Việc sử dụng vốn vay của người vay Tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng vẫn còn tồn tại nhiều. Các khách hàng khi vay vốn đều có phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không quá nhiều; tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề. 2.3.2.3 Các yếu tố từ ngân hàng Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng của ACB đều được đào tạo chuyên môn cũng như kỹ năng ngay từ đầu và vấn đề quan trọng khi quản lý khoản vay là ở việc kinh nghiệm thực tế của cán bộ tín dụng. Những kiến thức, kinh nghiệm thường do các cán bộ có kinh nghiệm lâu năm truyền lại cho các nhân viên mới nên nếu nhân viên trước làm sai sẽ làm ảnh hưởng dến những người sau, điều này ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động ngân hàng. Giám sát khoản vay Kết quả rà soát các khoản vay tại các Kênh phân phối của ACB cho thấy một trong những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Công tác kiểm tra giám sát nợ vay, đánh giá định kỳ về khách hàng cũng như về tài sản đảm bảo bị lỏng lẻo. Cán