SlideShare a Scribd company logo
1 of 99
i
THIẾT KẾ - LẮP ĐẶT CẨU TỰ HÀNH VÀ THÙNG HÀNG
LÊN Ô TÔ TẢI HYUNDAI HD320
Tác giả
NGUYỄN MINH TÀI
ĐINH VĂN SOÀN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành :
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
Niên khóa: 2007 – 2011
Giáo viên hướng dẫn
Thạc sĩ Trần Mạnh Quí
Kỹ sư Nguyễn Minh Thiện
Tháng 06/2011
ii
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn công ty cổ phần Ô tô Cát Tường đã tạo
điều kiện tốt cho chúng em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Mạnh Quí và anh Nguyễn
Minh Thiện _phó phòng kỹ thuật – dịch vụ cùng ban giám đốc công ty cổ phần Ô
tô Cát Tường đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô trong Khoa ,bộ môn đã tận tình
giảng dạy, chỉ bảo cho em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua.
Chúng em xin nói lên lòng biết ơn sâu sắc đối với Ông Bà, Cha Mẹ của
chúng em đã sinh thành , nuôi dưỡng , dạy bảo chúng em nên người.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ và động
viên chúng tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối lời kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe để tiếp tục dìu dắt thế
hệ trẻ tương lai đất nước ngày càng giỏi chuyên môn và bản lĩnh hơn.
Kính chúc anh em ở công ty Ô tô Cát Tường nhiều sức khỏe để tiếp tục
công tác và đạt được nhiều thành công hơn nữa trong cuộc sống. Và hơn nữa, công
ty sẽ vương lên thành thương hiệu mạnh trong cả nước.
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng em đã cố gắng hết sức mình nhưng
cũng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự
thông cảm và tận tình chỉ bảo của của quý Thầy Cô và các bạn.
Chân thành cảm ơn.
Nguyễn Minh Tài
Đinh Văn Soàn
iii
TÓM TẮT
1. Tên đề tài:
“ THIẾT KẾ - LẮP ĐẶT CẨU TỰ HÀNH VÀ THÙNG HÀNG
LÊN Ô TÔ TẢI HYUNDAI HD320 ” .
2. Thời gian và địa điểm:
- Thời gian: Từ ngày 14 tháng 03 đến ngày 06 tháng 06 năm 2011.
- Địa điểm: Công ty cổ phần Ô tô CÁT TƯỜNG.
Xa lộ Hà Nội, Hiệp Thắng, Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương.
3. Mục đích đề tài:
Đề tài được thực hiện với những mục đích sau:
- Khảo sát thiết kế-lắp đặt cẩu tự hành lên ôtô Hyundai HD 320 cabin
sát-xi.
- Tìm hiểu thiết kế, chế tạo thùng một số loại thùng ô tô thông dụng.
- Tìm hiểu cấu tạo, sự vận hành của cẩu tự hành được lắp lên ô tô tải.
4. Phương tiện:
 Phương pháp lý thuyết: Tra cứu tài liệu, ứng dụng môn học lý
thuyết ô tô và sức bền vật liệu.
 Phương pháp thực hành:
- Thi công trên ô tô Hyundai HD320 cabin sát-xi.
- Máy cắt kim loại bằng đá, máy hàn điện, máy khoang điện …
- Dụng cụ tháo lắp thiết bị.
5. Kết quả thực hiện:
- Gia công và lắp đặt thành công ô tô Hyundai HD320 cabin sát-xi thành
ô tô cẩu tải với những tính năng kỹ thuật đạt tiêu chuẩn vận hành và đã
được sở giao thông vận tải chấp nhận và phê duyệt.
- Hiểu biết về cách thiết kế và chế tạo một số loại thùng hàng ô tô.
- Hiểu biết về cấu tạo, sự hoạt động của cần cẩu được lắp trên ô tô.
iv
MỤC LỤC
Trang tựa……………………………………………………………………………i
Lời cảm tạ………………………………………………………………………….ii
Tóm tắt…………………………………………………………………………….iii
Mục lục………………………………………………………………………...….iv
Danh sách các hình……………………………………………………………..…vi
Danh sách các bảng……………………………………………………………….ix
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề……………………………………………………………………....1
1.2 Mục đích đề tài…………………………………………………………………2
Chương 2: TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu đôi nét về công ty cổ phần Ô tô Cát Tường ……………...……......3
2.2 .Ý nghĩa của việc thiết kế …………………………………………….……......4
2.3. Nguyên tắc đảm bảo thiết kế và gia công ô tô………………………….……...5
2.4. Một số loại ô tô mà công ty thiết kế…..……………………………….……....5
2.4.1. Ô tô Faw……………………………………………….……………….5
2.4.2 . Ô tô Hyundai HD 72…………………………………………………..6
2.4.3 .Ô tô Hyundai HD 320………………………………………………….8
2.5. Tìm hiểu sơ lược về thùng hàng ô tô tải……………………………….……...9
2.6. Tìm hiểu về cẩu tự hành UNIC crane ….…………………………………....13
2.6.1. Phân loại , chức năng………………………………….……………….13
2.6.2. Cấu tạo cẩu tự hành UNIC crane……………………………………...14
2.6.3. Một số bộ phận trên cẩu UNIC crane…………………………...……..15
2.6.4. Hệ thống thủy lực cần cẩu UNIC crane…..……………………………29
2.6.5. Các vị trí nâng dỡ hàng hóa của cần cẩu………………………………30
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
3.1. Nơi thực hiện………………………………………………………….….....31
3.2. Phương tiện thực hiện…………………………………………………….....31
v
3.3. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết……………………………………….....31
3.4. Phương pháp thực hiện………………………………………………….......31
3.5. Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết kế và thi công ô tô………………………......32
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặt tính kỹ thuật cơ bản của ô tô tải HD320 cabin sát-xi…………….…... .33
4.2. Bản vẽ ô tô sát-xi cơ sở……………………………………………….….... 34
4.3. Bố trí chung ô tô thiết kế………………………………………………...….35
4.4. Tính toán ô tô thiết kế…………………………………….…………...... ….38
4.4.1. Xác định tọa độ trọng tâm ô tô……………………………………..... 38
4.4.2. Kiểm tra tính ổn định của ô tô………………………………………...39
4.4.3. Tính ổn định của ô tô khi cẩu hàng……………………………………41
4.5. Tính toán động lực học kéo của ô tô thiết kế…….…………………...…… 42
4.5.1. Xác định đồ thị đặc tính ngoài …………………………………….…43
4.5.2. Xác định nhân tố động lực học của ô tô thiết kế………………...……45
4.6. Tính toán sức bền các kết cấu chính của ô tô thiết kế …………………….…48
4.7. Đánh giá các chi tiết khác của ô tô thiết kế…………………….……...… …52
4.8. Quá trình gia công, lắp đặt cần cẩu và thùng hàng ……….……..………....53
4.8.1. Gia cường ốp sát-xi……………………………………………….…...53
4.8.2. Lắp đặt cần cẩu UNIC UR -800E loại 05 cần ( UR-805 )………….…55
4.8.3. Chế tạo và lắp đặt thùng hàng trên ô tô……………………...………..68
4.8.4. Chế tạo và lắp đặt cản bảo vệ………………..................………...…...74
4.9. Hình ảnh tổng thể sau khi lắp đặt……………………………………….…..75
4.10. Kiểm tra , vận hành sau khi thi công …………………………………..….75
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận ……………………………………………………...……………..77
5.2. Đề nghị ……………………………………………………………………..78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………..…………………………………………… 79
PHỤ LỤC……………………………………………………………………….80
vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 : Logo công ty cổ phần Ô tô Cát Tường………………………………3
Hình 2.2 : Ô tô Faw ban đầu…………………………………………………….6
Hình 2.3 : Ô tô Faw sau thiết kế ………………………………………………..6
Hình 2.4 : Ô tô Hyundai HD72 mới nhập khẩu………………………………...7
Hình 2.5 : Ô tô Hyundai HD72 thùng mui bạt………………………………….7
Hình 2.6 : Ô tô Hyundai HD72 cẩu tự hành…………………………………… 8
Hình 2.7 : Hyundai HD320 cabin, sát-xi ban đầu……………………………….9
Hình 2.8 : Hyundai HD320 sau khi thiết kế .........................................................9
Hình 2.9 : Sàn thùng làm bằng gỗ và thép……………………………………..11
Hình 2.10 : Thành bên của thùng mui bạt đã hoàn thiện………………………12
Hình 2.11 : Khung xương thùng hàng kín đã hoàn thành ………...…………. .12
Hình 2.12 : Vách trong và ngoài của thùng hàng mui bạt…………………….. 13
Hình 2.13 : Cẩu tự hành UNIC UR -800E series…………………………..…...14
Hình 2.14 :Cấu tạo cần cẩu UNIC crane có 03 cần ……………..……………..14
Hình 2.15 : Cần trục của cẩu có 03 cần lồng vào nhau…………..…………......15
Hình 2.16 : Cần trục của cẩu có 05 cần lồng vào nhau…………………….…...16
Hình 2.17 : Xilanh lồng loại 03 và 04 cần ……………………………………..16
Hình 2.18 : Xilanh lồng loại 05 cần…………………………………..………...16
Hình 2.19 : Xilanh lực cần cẩu UNIC UR-800 E…….………………………...17
Hình 2.20: Cấu tạo xilanh nâng cần…………………………………………….17
Hình 2.21: Nguyên lý hoạt động của xilanh nâng cần …………………………18
Hình 2.22 : Van tiết lưu ………………………………………………………...18
Hình 2.23 : Dòng chảy trong van tiết lưu ............................................................19
Hình 2.24 : Cấu tạo cơ cấu nâng tải…………………………………………….19
Hình 2.25 : Sơ đồ hoạt động của cơ cấu nâng tải ………………………………20
Hình 2.26 : Cấu tạo cơ cấu xoay của cần cẩu …………………………………..20
vii
Hình 2.27 : Cấu tạo bộ giảm tốc…………………………... ……………….…..21
Hình 2.28 : Cấu tạo bên trong bơm thủy lực …………………………………...22
Hình 2.29 : Van điều khiển cần cẩu ……………………………………………22
Hình 2.30 : Vị trí các thanh điều khiển cần cẩu…………………….…………..23
Hình 2.31 : Bệ đỡ của cần cẩu UNIC UR – 800 E……..…………….………. 23
Hình 2.32 : Xilanh chân chống của cần cẩu ........................................................24
Hình 2.33 :Van an toàn……………….……………………………….….……..24
Hình 2.34 : Bơm bánh răng………….………………………………..………...25
Hình 2.35 : Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài…….…………….………. .26
Hình 2.36 : Bơm pittông hướng trục loại thân nghiêng…..………….…… …..26
Hình 2.37 : Cấu tạo bơm pittông hướng trục…………..…………….…………27
Hình 2.38 : Nguyên lý làm việc bơm pittông hướng trục.………….………….27
Hình 2.39 : Thùng chứa dầu rời bên ngoài……………….………….………...28
Hình 2.40 :Thùng chứa dầu bên trong bệ đỡ………….…………….…………28
Hình 2.41 : Mạch dầu trong hệ thống thủy lực của cẩu….………….………..29
Hình 2.42 : Một số vị trí nâng dỡ hàng……………….…………….…………30
Hình 4.1 : Hình chiếu đứng và chiếu bằng của ô tô cơ sở….…….…..……..…34
Hình 4.2 : Hình chiếu cạnh của ô tô cơ sở…………………….……..……… .34
Hình 4.3 : Tổng thể ô tô thiết kế …………………….………………...………36
Hình 4.4 : Sơ đồ phân bố trọng lượng trên ô tô………………….…..…….….37
Hình 4.5 : Sơ đồ tính toán khi ô tô cẩu hàng…………………….…...………..41
Hình 4.6 : Đồ thị đặc tính ngoài động cơ ………….…………….…..………..45
Hình 4.7 : Đồ thị nhân tố động lực học ở tay số chính….…..…….….………..47
Hình 4.8 : Đồ thị nhân tố động lực học ở tay số phụ…..…..……....….……….48
Hình 4.9 : Biểu đồ mômen uốn dầm ngang……….…...…………..….……….50
Hình 4.10 : Mặt cắt của khung sát-xi.................................................................52
Hình 4.11 : Mặt cắt ngang của sát-xi sau khi gia cường …....………….……...54
Hình 4.12 : Gia cường ốp sát –xi ở bên trong …………..…..……….………...54
Hình 4.13 : Gia cường ốp sát- xi mặt ngoài……………...………….………...55
viii
Hình 4.14 : Chiều cao làm việc của cần cẩu……….…………….…………..56
Hình 4.15 : Bản vẽ cần cẩu UNIC UR- 800 E có 05 cần ..……..…………...57
Hình 4.16 :Hệ thống dẫn động bơm thủy lực….………….…………………58
Hình 4.17 : Pittông của bơm thủy lực ………….…………………………...58
Hình 4.18 : Xilanh của bơm thủy lực ……….….…………………………...59
Hình 4.19 : Vỏ bên ngoài của bơm thủy lực….….………………………….59
Hình 4.20 : Cấu tạo bộ dẫn động bơm thủy lực…..………………………....60
Hình 4.21 : Vị trí lắp bộ dẫn động………….…………………………….....60
Hình 4.22 : Thùng chứa dầu………………..………………………………..61
Hình 4.23 : Cơ cấu xoay của cần cẩu…….………….…………………........61
Hình 4.24 : Thân và bệ cẩu………………..………………………………....62
Hình 4.25 : Chân chống cần cẩu…………..…………………………………62
Hình 4.26 : Cần trục của cẩu lúc tháo rời…..………………………………..63
Hình 4.27 : Bộ điều khiển cần cẩu đặt ở bên trên..……………………… …63
Hình 4.28 : Bộ điều khiển chân chống cần cẩu……..…………………….....64
Hình 4.29 : Cơ cấu nâng tải của cẩu………………...…………………….....64
Hình 4.30 : Sơ đồ hệ thống thủy lực cần cẩu UNIC UR -800E…...……...…65
Hình 4.31 : Bulông bắt giữ cẩu .....................................................................67
Hình 4.32 : Lắp đặt cần cẩu lên ô tô ……..………………………………....67
Hình 4.33 : Dầm dọc và dầm ngang khi lắp đặt….…………………………69
Hình 4.34 :Liên kết giữa dầm dọc và dầm ngang…..…………………….....69
Hình 4.35 : Thành phía trước thùng hàng …………..………………...….…70
Hình 4.36 : Trụ giữa thùng hàng.............. ..…………………………...….…70
Hình 4.38 : Bửng hai bên của thùng hàng ..……………………………... ....71
Hình 4.38 : Lớp gỗ thông phía dưới sàn thùng…..…………………….…....71
Hình 4.39 : Mặt phía trên sàn thùng…………….……………………. ...….72
Hình 4.40 : Thùng hàng sau khi đã hoàn chỉnh .……………………...….…72
Hình 4.41: Bulông quang M18……………………….…………………..…73
Hình 4.42 : Bulông quang M18 bắt giữ sát-xi và thùng hàng ….….……....73
ix
Hình 4.43 : Thanh dọc và thanh ngang của cản bảo vệ ……………...….…74
Hình 4.44 :Kích thước chế tạo cản bảo vệ........................ ……….………..74
Hình 4.45 : Tổng thể Hyundai HD320 khi hoàn thành…………….……....75
Hình 4.46 :Kiểm tra hoạt động của cần cẩu ……………………….……....76
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 : Trọng lượng phân bố lên các trục……………………………….38
Bảng 4.2 : Thông số tính toán chiều cao trọng tâm………………………...38
Bảng 4.3 : Kết quả tính toán chiều cao trọng tâm………………………….39
Bảng 4.4 : Kết quả tính toán góc giới hạn lật ô tô ………………………....40
Bảng 4.5 : Kết quả tính ổn định khi cẩu hàng…………………………...…42
Bảng 4.6 : Thông số tính toán động lực học kéo ô tô….…………………...43
Bảng 4.7 : Đặc tính ngoài động cơ ………………….……………………..44
Bảng 4.8 : Kết quả tính toán nhân tố động lực học ở tay số chính….……...46
Bảng 4.9 : Kết quả tính toán nhân tố động lực học ở tay số phụ……..…....47
Bảng 4.10 : Kết quả tính toán bền liên kết khung xe và thùng hàng.............49
Bảng 4.11 : Kết quả tính toán bền dầm ngang ..............................................51
Bảng 4.12 : Tải trọng nâng theo bán kính làm việc.…………..…..…..……55
Bảng 4.13 : Vật liệu chế tạo thùng hàng ô tô……………………..…..……68
- 1 -
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề:
- Ngành công nghiệp ô tô trên thế giới đang ngày càng mở rộng không chỉ ở
các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, từ các hãng ô tô danh tiếng
như Mercedes-Benz, BMW, Volkswagen, Toyota, Ford, GM, …đến những hãng ô
tô như Hyundai, Honda, Mazda, …Tạo nên một sự cạnh tranh quyết liệt trong
ngành công nghiệp ô tô trên toàn thế giới. Bên cạnh những dòng ô tô con từ bình
dân cho đến những dòng ô tô sang trọng và siêu sang thì còn một lực lượng không
thể thiếu trong ngành vận tải là những dòng ô tô kéo, ô tô tải, ô tô khách... Đó là
những phương tiện vận tải phục vụ đắc lực cho sự phát triển của nền kinh tế của
mỗi quốc gia.
- Vận tải hàng hóa là một vấn đề không thể thiếu đối với mỗi quốc gia trong
lãnh vực lưu thông hàng hóa và xuất nhập khẩu. Đòi hỏi đặc ra là không những
vận chuyển tốt hàng hóa mà còn phải bốc dỡ hàng hóa dễ dàng để giải phóng sức
lao động, giảm chi phí.Từ thực tế đó các nhà chế tạo cho ra đời dòng ô tô tải có
gắn cẩu tự hành . Loại ô tô này cho hai tác dụng là vừa chở hàng vừa cẩu hàng.
Hầu hết các dòng ô tô này điều được thiết kế trong nước chỉ nhập ô tô cabin sát-xi
và cẩu. Với cách làm này chúng ta tiết kiệm chi phí khi nhập khẩu toàn bộ và còn
- 2 -
nâng cao được trình độ và tay nghề nguồn nhân lực trong nước góp phần thúc đẩy
phát triển ngành ô tô.
- Từ những thực tế trên, chúng em xin khái quát cơ bản về nội dung thiết kế
của một dòng ô tô này được thể hiện qua đề tài “THIẾT KẾ - LẮP ĐẶT CẨU
TỰ HÀNH VÀ THÙNG HÀNG LÊN Ô TÔ TẢI HYUNDAI HD320”. Việc
thực hiện đề tài này cần thiết vì giúp chúng ta nắm vững hơn về loại ô tô này, loại
ô tô đang phổ biến trên thị trường vận tải hiện nay.
- Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên sẽ còn nhiều thiếu sót. Vì vậy,
chúng em rất mong quý thầy cô, các bạn bè đóng góp ý kiến thêm để đề tài được
hoàn thiện hơn.
1.2-Mục đích đề tài:
1.2.1 Mục tiêu nguyên cứu:
- Tìm hiểu về tính toán, thiết kế từ một chiếc ô tô cabin sát-xi sang chiếc
ô tô cẩu tải tại công ty cổ phần Ô tô Cát Tường .
- Tìm hiểu chung về thiết kế , chế tạo thùng hàng và quá trình gia cường
ốp sát-xi trên ô tô tải .
- Tìm hiểu cần cẩu thủy lực loại UNIC .
1.2.2 Đối tượng-phạm vi nghiên cứu:
- Thực hiện trên dòng ô tô Hyundai HD 320 cabin sát-xi nhập khẩu từ
Hàn Quốc.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật của ô tô trước và sau thiết kế ,quy định của bộ
giao thông vận tải về việc cải tạo ô tô.
- Phạm vi nghiên cứu là chủ yếu dựa vào sản xuất của công ty và tìm
hiểu thêm một số thiết kế trên các dòng ô tô khác tại công ty.
- 3 -
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu đôi nét về công ty cổ phần ô tô Cát Tường:
2.1.1. Thông tin về công ty:
Công ty cổ phần Ô tô Cát Tường là đơn vị chuyên cung cấp các loại xe
chuyên dụng như ô tô tải các loại, ô tô tải gắn cẩu tự hành,… được nhập khẩu từ
các hãng sản xuất danh tiếng như Hyundai, Izuzu, Hino, Faw... Công ty được
thành lập vào ngày 10 tháng 11 năm 2007. Tuy công ty chỉ mới thành lập nhưng
uy tín công ty ngày càng nhiều người biết đến nên lượng khách hàng ngày càng
đông. Ô tô Cát Tường đang dần chứng tỏ năng lực hoạt động cạnh tranh trên thị
trường ô tô Việt Nam.
Hình 2.1 : Logo công ty cổ phần Ô tô Cát Tường.
- 4 -
2.1.2. Địa điểm:
Công ty cổ phần Ô Tô CÁT TƯỜNG
o Cơ sở thiết kế: P.309 Lô B, C/C Gò Dầu 1, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP HCM.
o Văn phòng chính: 1212, Đường 41, Phường An Phú, Quận 2, TP HCM.
o Cửa hàng và dịch vụ: Xa lộ Hà Nội, Hiệp Thắng, Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương.
2.1.3. Loại hình kinh doanh của công ty:
 Kinh doanh các hãng ô tô: Hyundai, Isuzu, Faw, Misubishi, Dongfeng,
Hino, Jac, Foton, Fusin.
 Sửa chữa, bảo dưỡng và kinh doanh các phụ tùng ô tô chính hãng.
 Thiết kế, chế tạo và sữa chữa các loại thùng hàng ô tô tải theo đơn đặt của
khách hàng.
 Thiết kế, chế tạo bàn nâng thủy lực.
 Thiết kế ô tô tải từ loại ô tô tải thùng lửng hay ô tô cabin sát-xi sang ô tô tải
thùng mui bạt hoặc ô tô tải thùng kín, ô tô cẩu tải.
Trong đó thế mạnh của công ty là thiết kế ô tô tải thành ô tô tải có gắn
cẩu tự hành và chế tạo các loại thùng chuyên dùng cho ô tô tải. Ô tô cơ sở được
nhập khẩu chỉ có cabin và sát-xi nhằm giảm bớt giá thành nên ô tô chưa có công
năng xác định. Chúng sẽ được thiết kế lại cho phù hợp với nhu cầu vận chuyển
hàng hóa trong nước.
2.2. Ý nghĩa thiết kế:
Hiện nay, do nhu cầu biến đổi đa dạng của thị trường người tiêu dùng, cũng
như tính chất vận tải hàng hóa khác nhau của các đơn vị vận tải mà các doanh
nghiệp thường đưa ra thị trường loại ô tô chưa có công năng xác định ( thường là ô
tô sát- xi hoặc ô tô thùng tải lửng ). Xuất phát từ nhu cầu vận tải thực tế của thị
trường mà công ty cổ phần Ô tô Cát Tường đã tiến hành thiết kế đóng mới ô tô tải
có gắn cần cẩu, mang nhãn hiệu hàng hóa trong nước.
- 5 -
2.3. Nguyên tắc đảm bảo thiết kế và thi công ô tô:
- Thiết kế để sản xuất mang nhãn hiệu hàng hóa trong nước theo Quyết định
34/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Trưởng Bộ giao thông vận tải.
- Thiết kế theo mẫu các loại ô tô tải (có cần cẩu) đang được sử dụng phổ
biến tại Việt Nam nhưng hình dáng, kích thước mang đặc thù riêng phù hợp với
điều kiện Việt Nam.
- Đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các
quy định hiện hành đồng thời đáp ứng yêu cầu về mỹ thuật công nghiệp.
- Công nghệ chế tạo các chi tiết trong nước đơn giản, dễ chế tạo và giá thành
thấp phù hợp với khả năng cung cấp vật tư, phụ tùng và khả năng thi công của các
cơ sở sản xuất lắp ráp trong nước.
- Ô tô đóng mới phải đảm bảo không ảnh hưởng đến đặc tính động học và
động lực học của ô tô cơ sở.
- Ô tô đóng mới phải đảm bảo chuyển động ổn định và an toàn trên đường
giao thông công cộng .
- Màu sơn của ô tô đóng mới do cơ sở sản xuất đăng kí theo loại sản phẩm.
2.4. Một số loại ô tô mà công ty thiết kế chuyển đổi:
2.4.1. Ô tô FAW 14 T:
Thông số kỹ thuật của FAW
o Loại động cơ: diesel, 4 kỳ, 6 xilanh thẳng hàng, tăng áp
o Dung tích làm việc 7127 cm3
o Công suất cực đại / tốc độ quay: 192/ 2300 [kW / [v/ ph ]]
o Trọng lượng bản thân: 9.800 [kG]
 Phân bố : + Cầu trước : 3.740 [kG]
 + Cầu sau: 3.030 + 3.030 [kG]
o Tải trọng cho phép: 14.000 [kG]
o Trọng lượng toàn bộ ô tô: 23.930 [kG]
o Kích thước ( dài x rộng x cao ): 11.540 x 2.490 x 2.780 [mm]
o Kích thước lọt lòng thùng hàng: 8.900 x 2.350 x 450 [mm]
- 6 -
o Chiều dài cơ sở: 5.965 x 1.355 [mm]
o Vết bánh xe trước / sau: 1.914 / 1.847 [mm]
- Hình dạng ban đầu Faw là ô tô tải thùng lửng đã có công dụng xác định. Do
nhu cầu vận tải của khách hàng cần cải tạo sang ô tô tải có gắn cần cẩu. Do đó
chúng ta cần phải tính toán, thiết kế lại ô tô Faw cho phù hợp yêu cầu khách hàng.
Nội dung thực hiện bao gồm gia cường ốp sát-xi, lắp cần cẩu và cải tạo lại thùng
hàng.
Hình 2.2: Ô tô Faw ban đầu.
- Cần cẩu được lắp là loại UNIC UR- 800E có 05 cần. Thùng hàng thì được
thu lại chiều dài để khoảng trống lắp đặt cần cẩu.
Hình 2.3: Ô tô Faw sau khi thiết kế.
2.4.2. Ô tô Hyundai HD 72:
Đặc tính ô tô Hyundai HD72 nhập khẩu từ Hàn Quốc :
Động cơ Diesel 4 kỳ: D4DB Khí thải động cơ (standard) EU II
Dung tích xy-lanh: 3,907 cm3
Công suất max: 130 PS / 2900 rpm
- 7 -
Cỡ lốp xe: 7.50-R16 Mô-men xoắn max : 300 Nm / 2000 rpm
Kích thước thùng xe 6,050 x 1,950 x 450 Khả năng vượt dốc : 40,0%
Vết bánh xe trước/sau 1650 / 1.495 mm Bán kính quay vòng nhỏ nhất: 8,3 m
Khoảng sáng gầm xe: 275 mm Công thức bánh xe : 4 x 2
Vận tốc max: 95 Km/h Tải trọng : 1.900 kG
Tổng trọng tải: 6.810 kG Kích thước xe (DxRxC) : 8.545 x 2,030 x 3,150
Hình 2.4: Ô tô Hyundai HD72 mới nhập khẩu.
Khi mới nhập khẩu về thì HD72 chỉ là cabin sát-xi. Do mục đích sử dụng
khác nhau trong kinh doanh của khách hàng, ô tô đã được thiết kế thành ô tô thùng
mui bạt hoặc ô tô cẩu tải.
Hình 2.5: Ô tô Hyundai HD72 thùng mui bạt.
- 8 -
Hình 2.6: Ô tô Hyundai HD72 cẩu tự hành.
2.4.3. Ô tô Hyundai HD 320:
Thông số kỹ thuật của ô tô HD320
o Loại động cơ: D6AC : diesel 4 kỳ, phun nhiên liệu trực tiếp, 6 xilanh thẳng
hàng, làm mát bằng nước, tăng áp.
o Đường kính xilanh và hành trình pittông [mm x mm]: 130 x 140
o Dung tích pittông (cc): 11.149
o Tỉ số nén: 17:1 (Euro2)
o Chiều dài bánh xe cơ sở: 7.850(1.700+4.850+1300)[mm]
o Chiều dài toàn bộ xe ( Dài x rộng x cao): 12.245 x 2.495 x 3.140 [mm]
o Khoảng cách trục (Trước x sau): 2040 x 1.850
o Khoảng sáng gầm xe: 275 mm
o Khối lượng cabin sát-xi: 10.220 kG
 Phân bố trục trước: 6.225 kG
 Phân bố trục sau: 3.995 kG
o Khối lượng toàn bộ của xe: 36.700 kG
 Phân bố trục trước: 13.000 kG
 Phân bố trục sau: 11.800 x 2 kG
o Công thức bánh xe: 8 x 4
o Số chỗ ngồi: 02 chỗ
- 9 -
Hình 2.7: Hyundai HD320 cabin, sát-xi ban đầu.
Hyundai HD320 ban đầu sau khi được nhập về còn ở dạng cơ sở cho nên
tùy vào mục đích sử dụng mà thiết kế ô tô cho phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng. Ô tô tải có gắn cẩu tự hành sau khi thiết kế và thi công ngoài khả năng
chuyên chở còn có thể bốc dỡ hàng hóa, thuận lợi hơn trong việc vận chuyển. Ô tô
Hyundai HD320 được lắp cẩu UNIC UR-800 E loại 05 cần và thùng hàng thì được
đóng mới. Đây là loại ô tô mà chúng em thực hiện đề tài.
Hình 2.8: Hyundai HD320 sau khi thiết kế.
2.5. Tìm hiểu sơ lược về thùng hàng ô tô tải:
2.5.1. Phân loại, chức năng:
Thùng ô tô có nhiều loại khác nhau tùy theo nhu cầu vận chuyển.
 Thùng lửng hở dùng để vận chuyển các loại hàng hóa không cần bảo quản
kỹ lưỡng như: bia, nước ngọt, lúa, mía, gỗ ...v.v.
- 10 -
 Thùng mui bạt dùng để vận chuyển hàng hóa cần bảo quản. Mui bạt có thể
đóng mở ra dễ dàng nên thuận tiện cho việc thông thoáng hàng hóa.
 Thùng kín dùng để vận chuyển hàng hóa cần được bảo quản, che chắn kỹ
lưỡng như: Bánh, trái cây, các loại hoa màu ...v.v.
Đối với ô tô có gắn cẩu thì chỉ sử dụng loại thùng lửng hở vì để cho sự
hoạt động thuận lợi của cần cẩu bên trên.
2.5.2. Vật liệu chế tạo thùng hàng:
Một số loại thép được dùng cho gia công thùng hàng:
 Thép hình chữ U: có kích thước từ U40 đến U400, chiều dài từ 6 m đến 12
m theo yêu cầu của khách hàng. Thép có khả năng chống gỉ, chống nhiệt và
có đặc tính cơ khí. Thép được dùng làm dầm ngang và dầm dọc của thùng
hàng. Thép còn được dùng cho việc gia cường ốp sát-xi.
 Thép ống hình chữ nhật hoặc hình vuông: có rất nhiều kích thước khác
nhau như 10 x 30 mm, 20 x 30 mm, 60 x 30 mm, 80 x 40 mm,… độ dày từ
0,7 đến 4,0 mm. Chúng được dùng làm các khung xương thành thùng hàng,
các khung cửa đóng mở, các bửng thùng.
 Thép tấm: có độ dày từ 0,7 đến 60 mm, khổ rộng tùy theo nhu cầu sử dụng
của khách hàng. Thép tấm được dùng làm tấm lót mặt sàn thùng.
 Thép tấm chống trượt: có độ dày từ 3 – 8 mm, khổ rộng tùy nhu cầu sử
dụng của khách hàng. Thép được dùng làm tấm lót mặt sàn thùng.
 Thép hình chữ L: Thép có nhiều kích thước và độ dày khác nhau tùy theo
mục đích sử dụng. Thép dùng làm các thanh ngang trên thành trước của
thùng và được dùng cho việc ốp sát-xi.
 Thép góc hình chữ V: có nhiều kích thước khác nhau, chiều dài từ 6 m đến
12 m hoặc làm theo đơn đặc hàng. Thép này được dùng làm thanh liên kết
giữa dầm dọc và dầm ngang hoặc mục đích khác.
 Thép ống hình tròn: có đường kính từ 12,7 đến 113,5 mm với các độ dày từ
0,7 đến 5,0 mm, chiều dài từ 6 m đến 12 m.Thép này được dùng làm thành
bên thùng hàng.
- 11 -
Ngoài ra thùng hàng còn dùng một số vật liệu khác theo yêu cầu:
o Gỗ: dùng làm phần sàn thùng (dầm dọc, dầm ngang).
o Inox: dùng làm vách, thành thùng hàng.
o Thiết tấm: sau khi làm khung xương thì sẽ dùng thiết tấm để bao bọc
thùng hàng.
2.5.3. Cách lắp ghép các chi tiết:
Thùng ô tô được lắp ghép từ những thanh thép đã được chọn và cắt đúng kích
thước theo bản vẽ. Trình tự thực hiện như sau :
- Sàn thùng: Gồm 02 dầm dọc sẽ được đặt chạy dọc theo chiều dài sát-xi.
Dầm ngang đặt trên dầm dọc, số lượng dầm tùy thuộc vào kích thước mỗi thùng.
Chúng được liên kết với nhau bằng pát liên kết. Các loại thùng điều giống nhau ở
phần sàn thùng chỉ khác ở vật liệu chế tạo. Hầu hết người ta sử dụng thép hoặc gỗ
để chế tạo phần sàn thùng. Pát liên kết với nhau bằng hàn điện đối với thép. Đối với
gỗ thì dùng bulông bắt giữ.
Hình 2.9: Sàn thùng làm bằng gỗ và thép.
- Thành thùng hàng được lắp ghép bằng những thanh thép hoặc thanh inox
tùy theo loại thùng. Chúng liên kết bằng hàn điện. Cửa thùng và trụ đứng được chế
tạo rời sau đó mới được lắp lên thành thùng. Mỗi loại thùng hàng được chế tạo
thành bên khác nhau.
- 12 -
Hình 2.10: Thành bên của thùng mui bạt đã hoàn thiện.
Hình 2.11: Khung xương thùng hàng kín đã hoàn thành.
- Tấm lót sàn: Sau khi đã cố định phần khung xương chúng ta lót sàn thùng.
Có thể lót gỗ bên dưới rồi mới lót thêm thép tấm ở trên hoặc chỉ lót thép tấm, tùy
theo nhu cầu của khách hàng.
- Phần vách thùng sử dụng tôn để làm kín. Tôn có thể là thiết tấm, inox tấm.
Đối với thùng lửng thì các bửng thùng dùng thép định hình để gá lắp. Chúng liên
kết với thành thùng hàng bằng rive, bulông, ốc vít. Bên trong thùng hàng thường
dùng tôn phẳng để bao bọc, còn bên ngoài dùng tôn định hình. Ở giữa có thêm lốp
xốp để ngăn gió vào bên trong của vách gây tiếng ồn.
- 13 -
Hình 2.12: Vách trong và ngoài của thùng hàng mui bạt.
- Phần cửa và bửng thùng hàng thì được chế tạo rời bên dưới sau khi hoàn
thành thì mới được lắp lên thùng.
2.6. Tìm hiểu về cẩu tự hành UNIC crane trên ô tô
2.6.1. Phân loại, chức năng:
 Cần cẩu dùng để bốc dỡ các đồ vật, hàng hóa có kích thước lớn,
khối lượng lớn mà sức người không thể thực hiện được.
 Cần cẩu UNIC crane có nhiều model như: UR – 800E series , UR-
600 series, UR- W295C series, UR - V230 series, UR-V290 series,
UR-V500 series .v.v.
2.6.2. Cấu tạo cẩu tự hành UNIC crane:
2.6.2.1. Giới thiệu về cẩu UNIC crane:
Cẩu UNIC do Đài Loan sản xuất được sử dụng phổ biến hơn các loại cần cẩu
khác do độ bền cao, khả năng chịu tải lớn, độ tin cậy cao. Cẩu tự hành UNIC với
khả năng nâng tải khác nhau thích hợp vớ i nhiều loại ô tô tải.
- 14 -
Hình 2.13: Cẩu tự hành UNIC UR-800E series.
2.6.2.2. Cấu tạo tổng thể:
Hình 2.14:Cấu tạo cần cẩu UNIC crane.
- 15 -
Diễn giải
1 Cần trục 12 Thanh điều khiển xoay cẩu
2 Bệ cẩu 13 Thanh đk xilanh mở rộng chân phải
3 Đế cẩu 14 Thanh đk xilanh chân chống phải
4 Cơ cấu nâng 15 Thanh đk xilanh mở rộng chân trái
5 Cơ cấu xoay 16 Thanh đk xilanh chân chống trái
6 Xilanh nâng cần 17 Móc khóa
7 Xilanh lồng cần 18 Thanh điều kiển bộ tăng tốc
8 Giá đỡ chân 19 Còi cảnh báo
9 Thanh điều khiển xilanh nâng cần 20 Dây cáp
10 Thanh điều khiển bộ cuốn cáp 21 Biểu đồ góc nâng cần
11 Thanh điều khiển xilanh lồng cần 22 Trụ ngang đỡ chân
2.6.3. Một số bộ phận trên cần cẩu UNIC:
2.6.3.1. Cần trục:
Cần trục của cần cẩu có tác dụng là có thể thu vào và kéo dài ra để nâng
hàng hóa hay các vật dụng ở gần và ở xa một cách dễ dàng. Tùy theo bán kính làm
việc của cẩu mà chia ra loại cẩu 03 cần, loại 04 cần và loại 05 cần. Biên dạng cần
có 06 cạnh (hình lục giác). Cần trục kéo dài ra là nhờ các xilanh lồng bên trong
cần trục.
Hình 2.15: Cần trục của cẩu có 03 cần lồng vào nhau.
- 16 -
Hình 2.16: Cần trục của cẩu có 05 cần lồng vào nhau.
2.6.3.2. Xilanh lồng cần:
Xilanh lồng nằm phía trong của cần trục và được gắn kết với cần trục, có tác
dụng là kéo dài cần trục khi mở rộng bán kính làm việc của cẩu. Đối với loại 03
cần và 04 cần thì gồm 02 xilanh lồng bên trong , còn loại 05 cần thì gồm 03 xilanh
lồng bên trong.
Hình 2.17: Xilanh lồng loại 03 và 04 cần.
Hình 2.18: Xilanh lồng loại 05 cần.
- 17 -
2.6.3.3. Xilanh nâng cần:
- Xilanh nâng cần dùng để nâng, hạ cần trục cũng như nâng, hạ tải. Đây là
loại xilanh lực tác động hai chiều. Đối với cẩu có tải trọng trên 5000 kg thì được
sử dụng hai xilanh lực, còn dưới 5000 kg chỉ có một xilanh lực.
Hình 2.19: Xilanh lực cần cẩu UNIC UR-800 E.
- Cấu tạo: xilanh gồm có pittông, xilanh, ống trục, đệm làm kín.
Hình 2.20: Cấu tạo xilanh nâng cần.
1.Xilanh 2. Pittông 3. Đệm làm kín
4. Trục 5. Đầu cố định 6. Đầu di chuyển
- Nguyên lý hoạt động: Khi dầu được cấp vào đường dầu kéo dài trục (8),
áp suất dầu làm pittông (2) dịch chuyển đi lên. Pittông dịch chuyển làm cho trục
(4) dịch chuyển theo. Vì đầu (6) được nối với cần trục làm cần trục đi lên. Dầu
trong đường (7) được hồi về thùng chứa. Khi dầu được cấp vào đường (7), áp suất
- 18 -
dầu sẽ đẩy pittông dịch chuyển ngược trở về vị trí ban đầu, làm trục (4) thu vào,
dẫn đến cần trục đi xuống. Đồng thời dầu trong đường (8) được hồi về thùng chứa.
Hình 2.21: Nguyên lý hoạt động của xilanh nâng cần.
1. Xilanh 2.Pittông
3. Đệm làm kín 4. Trục
5. Đầu cố định 6. Đầu di chuyển
7. Đường dầu thu ngắn trục 8. Đường kéo dài trục
- Trên xilanh nâng cần được trang bị thêm van tiết lưu để điều chỉnh lưu
lượng dòng chảy. Đây là một van điều tiết áp suất được quy định dòng chảy trên
đường dầu thu hồi xilanh và cho phép dòng chảy tự do theo hướng kéo dài xilanh.
Khi có sự cố xảy ra ở hệ thống thủy lực thì tốc độ và thời gian hạ cần được khống
chế trong giới hạn cho phép, đảm bảo an toàn lao động.
Hình 2.22: Van tiết lưu.
- 19 -
- Khi van điều khiển ở vị trí trung gian thì hai cửa mở rộng xilanh và thu lại
xilanh điều bị khóa chặt. Lúc này đường dầu hồi về không thể thoát ra vì dầu đã bị
chặn bởi van kiểm soát nằm trong van tiết lưu, do đó xilanh sẽ đứng yên. Điều
này khắc phục những sự cố xảy ra khi cẩu hoạt động. Hình bên dưới thể hiện
đường dầu trong van tiết lưu. Đường dầu mở rộng xilanh không bị kiểm soát bởi
van tiết lưu ,còn đường dầu thu lại xilanh thì được kiểm soát bởi van tiết lưu.
Hình 2.23: Dòng chảy trong van tiết lưu.
2.6.3.4. Cơ cấu nâng tải của cần cẩu:
- Cơ cấu nâng tải dùng để nâng hàng hóa hay các đồ vật lên cao hoặc xuống
thấp. Cơ cấu gồm mô tơ thủy lực, bộ giảm tốc, ống lăn quấn dây cáp. Cơ cấu được
đặt bên trong của thân cẩu. Mô tơ thủy lực thuộc loại bánh răng hành tinh.
Hình 2.24: Cấu tạo cơ cấu nâng tải.
- 20 -
- Khi mô tơ thủy lực quay sẽ làm cho bộ giảm tốc quay theo thông qua
một cặp bánh răng ăn khớp. Trên bộ giảm tốc cũng có một bánh răng ăn
khớp với bánh răng trên ống lăn làm ống lăn quay theo. Khi ống lăn quay
dây cáp bị cuốn lại hoặc kéo dài ra làm cho vật nâng lên cao hay hạ xuống
thấp.
Hình 2.25: Sơ đồ hoạt động của cơ cấu nâng tải.
2.6.3.5. Cơ cấu xoay của cần cẩu:
- Cơ cấu xoay giúp cần cẩu có thể quay qua quay lại, có thể làm việc ở mọi
hướng, góc xoay của cần cẩu là 3600
.
- Cấu tạo cơ cấu xoay gồm có mô tơ thủy lực, bộ giảm tốc, vành răng xoay .
Hình 2.26: Cấu tạo cơ cấu xoay của cần cẩu.
- 21 -
 Bộ giảm tốc có tác dụng làm giảm số vòng quay của mô tơ thủy lực để
điều khiển tốc độ xoay của cần cẩu trong phạm vi cho phép. Bộ giảm tốc
gồm có một cặp bánh răng nghiêng ăn khớp nhau ( trục vít – bánh vít ),
trục bánh răng, một ổ bi cầu và hai ổ bi đũa côn.
Hình 2.27: Cấu tạo bộ giảm tốc.
 Mô tơ thủy lực được dùng phổ biến trên cần cẩu thuộc loại bánh răng
hành tinh có kích thước nhỏ gọn. Mô tơ có tác dụng chuyển đổi thủy năng
thành cơ năng, nghĩa là biến đổi áp suất dầu thành chuyển động quay của
cần cẩu. Cấu tạo bên trong của bơm rất phức tạp.
- 22 -
Hình 2.28: Cấu tạo bên trong bơm thủy lực.
1. Thân bơm 2. Bộ đảo chiều
3. Trục ra 4. Buồng chuyển vị
5. Đĩa cánh gạt 9. Con lăn ngoài 6. Rô to
7. Bánh răng ăn khớp trong 8. Con lăn trong
2.6.3.6. Van điều khiển cần cẩu:
- Van điều khiển có tác dụng điều khiển toàn bộ hoạt động của cần cẩu thông
qua các tay gạt. Van điều khiển có ba vị trí: vị trí trung gian, vị trí thuận và vị trí
nghịch. Mỗi vị trí ứng với sự điều khiển khác nhau.
Hình 2.29: Van điều khiển cần cẩu.
1. Van điều khiển nâng cần 2. Van điều khiển quấn cáp
3. Van điều khiển cần trục 4. Van điều khiển xoay cẩu
5. Van điều khiển độ mở chân 6. Van điều khiển chân chống
7. Van điều áp.
- 23 -
- Van điều khiển có 04 van điều khiển phần cẩu và 02 van điều khiển phần
chân cẩu đối với cẩu có tải trọng nhỏ, còn cẩu có tải trọng lớn có 04 van điều
khiển chân cẩu. Trên mỗi thanh tay gạt sẽ có ký hiệu điều khiển khác nhau.
Hình 2.30: Vị trí các thanh điều khiển trên cần cẩu.
2.6.3.7. Bệ đỡ của cần cẩu:
Bệ đỡ dùng để đỡ toàn bộ khối lượng của cẩu và một phần khối lượng của ô tô
khi cẩu hàng . Vì vậy bệ đỡ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của cẩu. Bệ
đỡ là nơi để lắp hai cái chân chống của cần cẩu.
Hình 2.31: Bệ đỡ của cần cẩu UNIC UR – 800E.
- 24 -
2.6.3.8. Xilanh chân chống:
Xilanh chân chống có tác dụng đỡ trọng lượng của cẩu và một phần trọng
lượng của ô tô khi cẩu hàng. Đây cũng là loại xilanh tác động hai chiều, có cấu tạo
và hoạt động giống với xilanh nâng cần gồm xilanh, pittông, đệm, trục.
Hình 2.32: Xilanh chân chống của cần cẩu.
1. Pittông 2. Trục
3. Xilanh 4. Đệm làm kín 5. Van an toàn
Ngoài ra trên xilanh chân chống được trang bị thêm van an toàn để cân bằng
áp suất giữa hai khoang của xilanh.
Hình 2.33:Van an toàn.
1. Đường dầu mở rộng trục. 2. Đường dầu thu lại trục.
- 25 -
2.6.3.9. Bơm dầu và thùng dầu:
1. Bơm dầu: là một cơ cấu biến đổi năng lượng, dùng để biến đổi cơ năng thành
năng lượng của dầu(dòng chất lỏng). Trong hệ thống dầu ép thường chỉ dùng bơm thể tích,
tức là loại bơm thực hiện việc biến đổi năng lượng bằng cách thay đổi thể tích các buồng
làm việc. Khi thể tích buồng làm việc tăng, bơm hút dầu, thực hiện chu kỳ hút và khi thể
tích của buồng giảm, bơm đẩy dầu ra thực hiện chu kỳ nén.
- Bơm dầu có rất nhiều loại khác nhau nhưng hai loại sử dụng phổ biến cho
cần cẩu là bơm bánh răng và bơm pittông.
Bơm bánh răng: được dùng rộng rãi vì có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo.
Nó dùng cho cần cẩu có tải trọng nhỏ. Gồm hai loại bánh răng ăn khớp
ngoài và bánh răng ăn khớp trong. Phạm vi áp suất sử dụng của bơm
bánh răng hiện nay từ 10- 200 bar.
Hình 2.34: Bơm bánh răng.
- Nguyên lý làm việc của bơm bánh răng là thay đổi thể tích: khi thể tích của
buồng hút A tăng, bơm hút dầu, thực hiện chu kỳ hút và nén khi thể tích giảm,
bơm đẩy dầu ra ở buồng B, thực hiện chu kỳ nén.
- Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài:
- 26 -
Hình 2.35: Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài.
1. Vòng đệm làm kín 2. Bánh răng chủ động
3. Cửa hút 4. Vòng đệm
5. Bánh răng bị động 6. Ống lót
7. Cửa thoát 8. Vỏ bơm 9. Trục dẫn động
Bơm pittông: là loại bơm dựa theo nguyên tắc thay đổi thể tích của cơ cấu
pittông và xilanh. Vì bề mặt của cơ cấu này là mặt trụ, do đó dễ dàng đạt được
độ chính xác gia công cao, bảo đảm hiệu suất thể tích tốt, có khả năng thực hiện
áp suất làm việc lớn (áp suất có thể đạt là P =700 bar). Bơm được dùng cho loại
cần cẩu có trọng tải lớn. Bơm pittông được dùng phổ biến là loại bơm pittông
hướng trục:
Hình 2.36: Bơm pittông hướng trục loại thân nghiêng.
- 27 -
- Cấu tạo của bơm thủy lực:
Hình 2.37: Cấu tạo bơm pittông hướng trục.
1. Pittông 2. Xilanh
3. Đường dầu ra 4. Đường dầu vào
5. Trục dẫn động 6. Ổ bi 7. Thân bơm
- Nguyên lý làm việc: Khi xilanh mang pittông quay từ dưới lên trên,
pittông rời xa xilanh tạo khoảng trống hút dầu thủy lực vào. Pittông và xilanh
tiếp tục quay, đi từ trên xuống dưới, thân nghiêng ép pittông vào tạo thành lực
nén đẩy dầu thủy lực ra khỏi xilanh kết thúc một chu trình hút nén của bơm.
Hình 2.38: Nguyên lý làm việc bơm pittông hướng trục.
- 28 -
2. Thùng dầu:
Thùng dầu có nhiệm vụ là cung cấp dầu cho hệ thống làm việc, giải
tỏa nhiệt sinh ra do bơm dầu làm việc, lắng động các chất cạn bả và tách
nước. Thùng dầu có thể được đặt rời bên ngoài hoặc có thể đặt bên trong bệ
đỡ .
Hình 2.39: Thùng chứa dầu nằm rời bên ngoài.
Hình 2.40:Thùng chứa dầu bên trong chân đế.
- 29 -
2.6.4. Hệ thống thủy lực cần cẩu UNIC crane:
Hình 2.41: Mạch dầu trong hệ thống thủy lực của cẩu.
1. Bơm thủy lực 2. Thùng dầu 3. Lọc dầu 4. Xilanh chân chống 5. Giá đỡ
chân 6. Bộ điều khiển 7. Cuộn cáp 8. Xilanh lồng cần 9. Xilanh
nâng cần 10. Hộp số 11. Cơ cấu xoay 12. Mô tơ thủy lực
Nguyên lý làm việc của hệ thống như sau: Dầu thủy lực trong thùng chứa dầu
(2) sẽ được bơm (1) đưa tới bộ điều khiển(6). Tại đây dầu sẽ phân phối đến các
xilanh và các mô tơ thủy lực để điều khiển cẩu. Khi muốn một bộ phận nào đó
của cẩu hoạt động thì chỉ tác động vào cần điều khiển bằng tay gạt trên bộ điều
khiển.
- 30 -
2.6.5. Các vị trí nâng dỡ hàng hóa:
Cần cẩu có thể linh hoạt bốc dỡ hàng hóa ở nhiều vị trí khác nhau. Thông
thường là nâng hàng hóa từ dưới mặt đất lên ô tô và một số vị trí khác như
1. Nâng từ dưới ô tô lên những chỗ cao.
2. Nâng từ trên cao xuống ô tô khác thấp hơn.
3. Nâng qua rào cản.
4. Nâng từ hố sâu lên ô tô.
Hình 2.42: Một số vị trí nâng dỡ hàng.
- 31 -
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
3.1. Nơi thực hiện:
Công ty cổ phần Ô tô CÁT TƯỜNG
Xa lộ Hà Nội, Hiệp Thắng, Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương.
3.2 . Phương tiện thực hiện:
- Được thực hiện trên ô tô Hyundai HD 320 cabin sát-xi nhập khẩu từ Hàn Quốc .
- Các thiết bị liên quan đến việc thi công như máy hàn điện, máy cắt điện, máy
mài điện, máy khoang điện.v.v.
3.3. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Tra cứu tài liệu từ bảng thông số kỹ thuật của xe Hyundai HD320.
- Tra cứu tài liệu cần cẩu UNIC từ internet.
- Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết từ các môn học như lý thuyết ô tô, sức
bền vật liệu, công nghệ kim loại .v.v.
3.4. Phương pháp thực hiện:
- Kiểm tra ô tô tải Hyundai HD 320 cabin sát-xi và bảng thông số kỹ thuật kèm
theo.
- 32 -
- Dựa trên tải trọng cho phép của ô tô để chọn cẩu. Cẩu loại UNIC, sản phẩm
của tập đoàn PURUKAWA UNIC - Đài Loan.
- Từ bảng thông số kỹ thuật của cẩu được chọn kết hợp với bảng thông số kỹ
thuật của ô tô, kết hợp tính toán để đưa ra bảng thông số kỹ thuật mới của ô tô cẩu
tải.
- Phần chế tạo:
 Giữ nguyên toàn bộ các cụm tổng thành của ô tô sát-xi có buồng lái cơ sở.
 Gia cường ốp sát-xi cho ô tô cơ sở.
 Lắp đặt cần cẩu và hệ thống thủy lực lên ô tô cơ sở.
 Chế tạo thùng hàng và cản bảo vệ.
 Lắp đặt thùng hàng, cản bảo vệ lên ô tô cơ sở.
 Kiểm tra, vận hành trước khi đưa vào sử dụng.
3.5. Yêu cầu kỹ thuật đối với việc thiết kế và thi công ô tô:
 Các mối hàn phải đảm bảo đủ độ bền trong quá trình sử dụng.
 Sai lệch kích thước thùng xe không được quá giới hạn cho phép.
 Các bulông xiết đủ momen đảm bảo không tự rơ lỏng trong quá trình vận
hành của ô tô.
 Sau khi lắp đặt cần cẩu, thùng hàng, cản bảo vệ, chúng phải được cố định
chắc chắn trên khung ô tô đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
 Ô tô tải có gắn cần cẩu được tính toán đảm bảo chuyển động ổn định và an
toàn trên các loại đường công cộng ở Việt Nam.
 Đặc tính kỹ thuật của ô tô thỏa mãn tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường ở Việt Nam.
- 33 -
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc tính kỹ thuật cơ bản của ô tô Hyundai HD 320 cabin sát-xi:
4.1.1. Động cơ:
- Kiểu động cơ : D6AC ,có thông số kỹ thuật cơ bản như sau:
 Động cơ Diesel 4 kỳ, 6 xylanh thẳng hàng, phun nhiên liệu
trực tiếp, làm mát bằng nước, tăng áp.
 Dung tích xilanh : 11149 [cc].
 Đường kính xilanh x Hành trình pittông:130 x 140[mmxmm]
 Công suất cực đại : 250/2000 [kW/[v/ph]].
 Mômen xoắn cực đại: 1450/1200 [N.m/[v/ph]].
 Tỉ số nén : 17:1
4.1.2. Hộp số: hộp số cơ khí, 5 số tiến và số lùi.
Tỉ số truyền ở các tay số:
 Số nhanh : i1= 9,315 ; i2= 2,765 ; i4= 1,666 ; i5= 1,000;
i lùi= 8,015.
 Số chậm : ip1=1 ; ip2= 1,281.
4.1.3. Cầu ô tô:
- Cụm cầu trước: tải trọng cho phép 6500 kg, có giảm chấn thủy lực.
- 34 -
- Cum cầu sau:
 Truyền lực chính loại bán kép, gồm cặp bánh răng
xoắn hypoid và cặp bánh răng trụ nghiêng có tỉ số
truyền i0= 6,166.
 Bán trục loại giảm tải hoàn toàn.
4.1.4. Hệ thống treo:
- Hệ thống treo trước phụ thuộc, nhíp lá bán elíp, giảm chấn ống thủy
lực tác động hai chiều.
- Hệ thống treo sau phụ thuộc, nhíp lá bán elíp.
4.1.5 .Hệ thống phanh:
- Phanh chân (phanh công tác): kiểu loại phanh tang trống,dẫn động
khí nén hai chiều.
- Phanh tay (phanh dừng xe) : tang trống, tác động lên bánh xe trục 3
và 4 hoặc trục 2,3,4; kiểu bình tích năng lò xo, tự hãm cứng (lốc kê).
4.2. Bản vẽ ô tô sát-xi cơ sở:
Hình 4.1: Hình chiếu đứng và chiếu bằng của ô tô cơ sở.
- 35 -
Hình 4.2: Hình chiếu cạnh của ô tô cơ sở.
4.3. Bố trí chung ô tô thiết kế
4.3.1. Tổng thể ô tô thiết kế Hyundai HD320 –Fusin/LC:
- Ô tô thiết kế là loại ô tô tải có cần cẩu mang nhãn hiệu
HYUNDAI -HD320 –FUSIN/LC.
- Kích thước tổng thể (dài x rộng x cao):12200x2495x3750 [mm].
- Chiều dài cơ sở: 1700x4850x1300 [mm].
- Cần cẩu là loại UNIC UR – 800 E có 05 cần, tải trọng 8200 kG.
- Kích thước thùng (dài x rộng x cao): 8520x2340x700[mm].
- 36 -
Hình 4.3: Tổng thể ô tô thiết kế.
- 37 -
4.3.2. Tính toán trọng lượng và phân bố trọng lượng trên ô tô:
- Trọng lượng bản thân ô tô cơ sở: Gcs= 10200 [kG].
- Trọng lượng gia cường ốp sát-xi : Gsxgc= 1550 [kG].
- Trọng lượng thùng hàng : Gth= 4460 [kG].
- Trọng lượng cần cẩu: Gcc=3200 [kG].
- Trọng lượng bản thân ô tô HYUNDAI- HD320 – FUSIN/LC
G = Gcs + Gsxgc + Gth + Gcc
= 10200 + 1550 + 4460 + 3200
= 19430 [kG].
- Trọng lượng kíp lái 2 người: Glx = 65x2 = 130 [kG].
- Tải trọng của ô tô HYUNDAI- HD320 – FUSIN/LC:
Q = 11000 [kG].
- Trọng lượng toàn bộ của ô tô HYUNDAI- HD320 – FUSIN/LC
G0 = G + Glx + Q = 30560 [kG].
4.3.3. Xác định trọng lượng phân bố lên các trục:
Hình 4.4: Sơ đồ phân bố trọng lượng trên ô tô.
Trên cơ sở giá trị các thành phần trọng lượng và vị trí tác dụng của chúng
lên ô tô, ta xác định được sự phân bố trọng lượng lên các trục của ô tô khi không
tải và đầy tải như sau:
- 38 -
BẢNG TRỌNG LƯỢNG PHÂN BỐ LÊN CÁC TRỤC
TT Các thành phần trọng lượng
Kí
hiệu
Trị số
[kG]
Trục
1[kG]
Trục
2[kG]
Trục
3[kG]
Trục 4
[kG]
1 Trọng lượng bản thân ô tô cơ sở Gcs 10220 3112 3113 1995 2000
2 Trọng lượng gia cường ốp sát-xi Gsxgc 1550 718 717 60 55
3 Trọng lượng thùng hàng Gth 4460 540 540 1690 1690
4 Trọng lượng cần cẩu Gcc 3200 1390 1390 210 210
5
Trọng lượng bản thân ô tô thiết kế
HYUNDAI-HD320-FUSIN/LC
G 19430 5760 5760 3955 3955
6 Trọng lượng kíp lái Glx 130 130 0 0 0
7 Tải trọng Q 11000 520 650 4915 4915
8
Trọng lượng toàn bộ ô tô thiết kế
HYUNDAI-HD320-FUSIN/LC
G0 30560 6410 6410 8870 8870
Bảng 4.1: Trọng lượng phân bố lên các trục.
4.4 . Tính toán ô tô thiết kế
4.4.1. Xác định tọa độ trọng tâm ô tô:
BẢNG THÔNG SỐ TÍNH TOÁN CHIỀU CAO TRỌNG TÂM
Thành phần trọng lượng Ký hiệu
Giá trị
[kG]
Ký hiệu
Giá trị
[m]
1 Trọng lượng bản thân ô tô sát-xi Gcs 10220 hcs 1,15
2 Trọng lượng thùng hàng Gct 4460 hct 1,5
3 Trọng lượng cần cẩu Gc 3200 hc 2,1
4 Trọng lượng kíp lái Gkl 130 hkl 1,75
5 Tải trọng ô tô thiết kế Q 11000 hhh 1,75
Bảng 4.2: Thông số tính toán chiều cao trọng tâm.
- 39 -
4.4.1.1. Khoảng cách từ trọng tâm đến cầu trước và cầu sau:
- Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến tâm cầu trước
a =
(Z2.L)
G0
[m]
- Khoảng cách từ trọng tâm đến tâm cầu sau
b = L –a [m]
L là chiều dài cơ sở của ô tô ; Z2 là tải trọng tác dụng lên cầu sau.
4.4.1.2. Chiều cao trọng tâm:
- Căn cứ vào thành phần trọng lượng và trọng tâm ,ta xác định chiều
cao trọng tâm : hg=
(Gi.hgi)
G
[m]
- G, hg là chiều cao trọng tâm và trọng lượng ô tô.
Kết quả tính toán:
Ô tô tải có cần cẩu
HYUNDAI-HD320-
FUSIN/LC
Thông số
Z2 [kg] G [kg] L[m] A[m] B[m] hg [m]
1 Khi không tải 7910 19430 6,35 2,585 3,765 1,357
2 Khi đầy tải 17740 30560 6,35 3,686 2,664 1,500
Bảng 4.3 Kết quả tính toán chiều cao trọng tâm.
4.4.2. Kiểm tra tính ổn định của ô tô:
Trên cơ sở bố trí chung và tọa độ trọng tâm của ô tô, ta xác định được
giới hạn ổn định của ô tô như sau:
 Góc giới hạn lật khi lên dốc: Tgαx =
b
hg
=> αx = arctg
b
hg
[độ]
- 40 -




 Góc giới hạn lật khi xuống dốc: TgαL =
a
hg
=> αL= arctg
a
hg
[độ]




 Góc giới hạn lật khi ô tô chuyển động trên đường nghiêng ngang:
Tg β= Wt
2hg
=> β = arctg Wt
2hg
[độ]
Wt - khoảng cách hai tâm bánh xe ngoài phía sau.
 Vận tốc chuyển động giới hạn khi ô tô quay vòng, với bán kính quay vòng
nhỏ nhất theo trọng tâm xe Rmin=8,81 [m].
Vgh = Wt.g.Rmin
2.hg
[m/s]
Kết quả tính toán:
Ô tô tải có cần cẩu
HYUNDAI-HD320-FUSIN/LC
Thông số
Wt
[m]
αL
[độ]
αX
[độ]
β
[độ]
Vgh
[m/s]
Khi không tải 2,195 70,18 62,3 38,96 8,36
Khi đầy tải 2,195 60,62 67,86 36,19 7,95
Bảng 4.4: Kết quả tính toán góc giới hạn lật ô tô.
- 41 -
Nhận xét : Các giá trị về giới hạn ổn định của ô tô HYUNDAI HD 320
FUSIN/LC ở chế độ không tải và đầy tải điều đã thõa mãn các tiêu chuẩn hiện hành
và đảm bảo ô tô chuyển động ổn định trên các loại đường giao thông đường bộ.
4.4.3. Tính ổn định khi cẩu hàng:
* Tính toán ổn định ô tô cẩu hàng theo phương ngang:
- Để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối, chỉ được vận hành cần cẩu khi ô tô đậu
trên mặt phẳng ngang, chân chống ở vị trí ngoài cùng và phải được kê hoặc đệm
chắc chắn ở chỗ đất mềm yếu. Nếu sử dụng cẩu hàng trên mặt đường nghiêng thì
sử dụng chân chống thủy lực để điều chỉnh cho ô tô nằm trên mặt phẳng ngang
mới được cẩu. Vì vậy không cần tính toán ổn định cẩu trên mặt đường nghiêng
ngang.
- Khi ô tô cẩu hàng theo phương dọc của ô tô L0dọc > L0ngang nên ô tô đạt giá
trị ổn định cao hơn. Nên không cần tính toán cẩu hành theo phương dọc của ô tô.
- Tính toán ổn định theo phương ngang ô tô vận hành.
Hình 4.5: Sơ đồ tính toán khi ô tô cẩu hàng.
Để ô tô không bị lật ngang khi cẩu hàng thì tổng mômen tại điểm K phải lớn
hơn không (quy ước chiều dương là ngược chiều kim đồng hồ).
- 42 -
MK = G0A.L0 – (GCA +Gh).Lh  0 (1)
G0A= G0 – GCA
Trong đó:
- G0 = 19430 kG: là trọng lượng bản thân ô tô.
- GCA = 1520 kG: là trọng lượng phần cần vương ra khỏi chân chống cần cẩu.
- G0A = 17910 kG: trọng lượng bản thân ô tô (không bao gồm phần cần
vương ra khỏi chân chống ).
- Bc = 2*L0 = 2*1950 = 3900 [mm]: Khoảng cách hai chân cẩu khi cẩu hàng.
=> L0 = 1950[mm]: Khoảng cách từ tâm đối xứng dọc ô tô đến chân cần cẩu.
- Gh: Trọng lượng hàng hóa được cẩu.
- Lh: Khoảng cách từ trọng tâm hàng hóa đến chân cẩu.
Thay các giá trị từ bảng sức nâng và tầm với của cần cẩu (tài liệu nhà sản xuất
cần cẩu ) vào công thức (1) để tính toán, ta lập bảng như sau:
Sức nâng Gh
[kg]
8200 6000 5000 3150 2700 1350 1150 800 700 350
Lh [m] 1,8 2,4 2,8 4,5 5,0 8,0 9,0 11 12 15,6
MK 17428 16876 16668 13909 13825 11965 10895 9405 8285 5753
Bảng 4.5: Kết quả tính ổn định khi cẩu hàng.
Kết Luận: Từ các kết quả tính toán ta thấy ô tô thiết kế có tính ổn định cao khi cẩu
hàng. Ô tô hoạt động tốt với tầm với của cần cẩu.
4.5. Tính toán động lực học kéo của ô tô:
THÔNG SỐ TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC KÉO Ô TÔ
Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị
Trọng lượng toàn bộ ô tô G0 kg 30560
Phân bổ lên cầu chủ động G0z2 kg 17740
Trọng lượng bản thân ô tô G kg 19430
Bán kính bánh xe Rbx m 0,507
- 43 -
Hệ số biến dạng lốp  - 0,95
Bề rộng cơ sở ô tô B m 2,04
Chiều cao xe H m 3,750
Hệ số cản không khí k - 0,04
Hiệu suất truyền lực  - 0,89
Hệ số cản lăn f - 0,02
Động cơ
Công suất cực đại N kW 250
Tốc độ quay cực đại nN v/ph 2000
Mômen xoắn cực đại Me N.m 1450
Tốc độ quay nM v/ph 1200
Hệ số chủng loại động cơ
a - 0,7
b - 1,3
c - 1
Tỉ số truyền hộp số chính
Số 1 ih1 - 7,145
Số 2 ih2 - 3,733
Số 3 ih3 - 2,158
Số 4 ih4 - 1,301
Số 5 ih5 - 0,780
Số lùi il - 7,145
Tỷ số truyền hộp số phụ
Số 1 ip1 - 9,153
Số 2 ip2 - 4,783
Số 3 ip3 - 2,765
Số 4 ip4 - 1,666
Số 5 ip5 - 1,000
Số lùi i pl - 8,105
Tỉ số truyền lực chính ic - 6,166
Bảng 4.6: Thông số tính toán động lực học kéo ô tô.
- 44 -
4.5.1. Xây dựng đồ thị đặc tính ngoài:
- Công suất động cơ: Sử dụng công thức thực nghiệm của S.R.Laydecman:



























32
max
N
e
N
e
N
e
ee
n
n
c
n
n
b
n
n
aNN [kW]. (4.1)
o Nemax là công suất cực đại của động cơ.
o Ne là công suất hữu ích của động cơ ứng với số vòng quay bất kì của
trục khuỷu.
o nN tốc độ quay cực đại của trục khuỷu động cơ ứng với công suất
cực đại.
o ne là tốc độ quay của trục khuỷu động cơ ứng công suất Ne.
o a,b,c là các con số thực nghiệm của động cơ được chọn tương đối
theo chủng loại động cơ như sau : động cơ diesel 4 kì có buồng đốt
trực tiếp, tăng áp a=0,7, b=1,3, c=1
o Memax là mômen xoắn cực đại của động cơ [N.m] .
o MN là momen xoắn tại tốc độ quay cực đại động cơ [N.m].
o nM là tốc độ quay trục khuỷu tại vị trí mômen xoắn cực đại. [v/ph].
- Mômen xoắn trục động cơ:
e
e
e
n
N
M
047,1
104
 (4.2)
- Xây dựng đồ thị đặc tính ngoài động cơ : với các giá trị ne, ta tìm được
Ne và Me tương ứng.Từ đó ta vẽ được đồ thị của Ne = f(ne) và đồ thị Me = f’(ne).
ĐẶC TÍNH NGOÀI ĐỘNG CƠ
ne
[v/ph]
680 800 920 1040 1160 1280 1400 1520 1640 1760 1880
Ne
[kW]
95,54 116,11 136,67 156,80 176,06 194,02 210,23 224,27 235,71 244,09 249,00
Me
[N.m]
1341,7 1385,9 1418,6 1439,7 1449,4 1447,4 1434,0 1409,0 1372,5 1324,4 1264,8
Bảng 4.7: Đặc tính ngoài động cơ.
- 45 -
Hình 4.6: Đồ thị đặc tính ngoài động cơ.
4.5.2. Xác định nhân tố động lực học của ô tô thiết kế:
a. Lực kéo tiếp tuyến Pk trên bánh xe chủ động:
Pki = Me.ihi.io
Rđ
. [N] (4.3)
- Me : Momen xoắn của đông cơ [N.m]
- ihi : Tỷ số truyền ở tay số thứ i trong hộp số
- io : Tỷ số truyền của truyền lực chính
- Rđ : Bán kính thực tế bánh xe [m]
-  : hiệu suất truyền lực , = 0,85
b. Lực cản không khí Pw khi ô tô di chuyển:
Pwi = K.F.V2
i
13
[N] (4.4)
F : diện tích cản chính diện của ô tô [m2
] .
K : hệ số cản không khí K=0,06 [ kGs2
/m4
] .
Vi : tốc độ ở tay số thứ i của ô tô.
Vi = 0,377. Rđ.ne
ihi.io
[Km/h] (4.5)
c. Nhân tố động lực học:
Di =
(PKi-PWi)
Go
(4.6)
- 46 -
Trong đó
 G0 : là trọng lượng toàn bộ ô tô [kG] .
 Pki : lực kéo ở tay kéo thứ i của ô tô [kG].
 PWi : lực cản không khí ở tay số truyền i. [kG].
Bảng kết quả giá trị tính toán:
 Trường hợp số chính : i1= 7,145; i2=3,7336; i3=2,158; i4=1,301;
i5=0,780;ilùi=6,327.
BẢNG VẬN TỐC Ở CÁC TAY SỐ
ne 680 800 920 1040 1160 1280 1400 1520 1640 1760 1880 2000
V1 2,95 3,47 3,99 4,51 5,03 5,55 6,07 6,59 7,11 7,63 8,15 8,67
V2 5,64 6,64 7,64 8,63 9,63 10,62 11,62 12,62 13,61 14,61 15,60 16,60
V3 9,76 11,49 13,21 14,93 16,65 18,38 20,10 21,82 23,55 25,27 26,99 28,71
V4 16,19 19,05 21,91 24,77 27,62 30,48 33,34 36,20 39,06 41,91 44,77 47,63
V5 27,01 31,78 36,54 41,31 46,08 50,84 55,61 60,38 65,14 69,71 74,68 79,44
BẢNG LỰC KÉO Ở CÁC TAY SỐ
Pk1 98856 102113 104522 106077 106792 106644 105657 103815 101126 97152 93191 87967
Pk2 51790 53496 54758 55572 55947 55870 55352 54387 52979 51122 48421 46077
Pk3 29293 30919 31649 32120 32336 32291 31993 31435 30621 29547 28218 26636
Pk4 18046 18640 19080 19364 19494 19468 19287 18951 18460 17813 17011 16058
Pk5 10814 11170 11434 11604 11682 11666 11558 11357 11062 10675 10194 9621
GIÁ TRỊ NHÂN TỐ ĐỘNG LỰC HỌC
D1 0,340 0,351 0,359 0,365 0,367 0,366 0,363 0,357 0,347 0,335 0,320 0,302
D2 0,177 0,183 0,188 0,190 0,192 0,191 0,190 0,186 0,181 0,175 0,167 0,158
D3 0,103 0,106 0,108 0,110 0,111 0,110 0,109 0,107 0,105 0,101 0,096 0,091
D4 0,062 0,064 0,065 0,066 0,066 0,066 0,065 0,064 0,062 0,060 0,057 0,053
D5 0,037 0,038 0,038 0,038 0,038 0,038 0,037 0,036 0,035 0,033 0,031 0,028
Bảng 4.8 : Kết quả tính toán nhân tố động lực học ở tay số chính.
- 47 -
ĐỒ THỊ NHÂN TỐ ĐỘNG LỰC HOC (D - V)
0,00
0,05
0,10
0,15
0,20
0,25
0,30
0,35
0,40
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Vận tốc di chuyển, V (km/h)
Nhântốđộnglựchọc,D
D1
D2
D3
D4
D5
Hình 4.7: Đồ thị nhân tố động lực học ở tay số chính.
Nhận xét: Ô tô có khả năng chạy ở số truyền thẳng trên các loại đường bằng
phẳng có hệ số cản f=0,02 với: - Vận tốc lớn nhất Vmax = 80 [Km/h].
- Độ dốc mà ô tô có thể khắc phục được :
imax =(Dmax – f)x100% (4.7)
=> imax = 34,7%
Vậy độ dốc lớn nhất mà ô tô có thể khắc phục được là 34,7%.
 Trường hợp số phụ : ip1= 9,153 ; ip2=4,783 ; ip3=2,765 ; ip4=1,666;
ip5=1,000 ;iplùi=8,105.
BẢNG VẬN TỐC Ở CÁC TAY SỐ
V1 2,302 2,708 3,114 3,520 3,927 4,333 4,739 5,145 5,551 5,957 6,364 6,770
V2 4,405 5,182 5,959 6,737 7,514 8,291 9,069 9,846 10,623 11,401 12,178 12,955
V3 7,620 8,964 10,309 11,653 12,998 14,343 15,687 17,032 18,377 19,721 21,066 22,410
V4 12,646 14,877 17,109 19,341 21,572 23,804 26,036 28,267 30,499 32,730 34,962 37,194
V5 21,068 24,786 28,504 32,222 35,940 39,657 43,375 47,093 50,811 54,529 58,247 61,965
GIÁ TRỊ NHÂN TỐ ĐỘNG LỰC HỌC
D1 0,435 0,450 0,460 0,467 0,470 0,469 0,465 0,457 0,445 0,430 0,410 0,387
D2 0,227 0,235 0,240 0,244 0,246 0,245 0,243 0,239 0,233 0,224 0,214 0,202
D3 0,131 0,136 0,139 0,141 0,142 0,142 0,140 0,138 0,134 0,129 0,124 0,117
D4 0,079 0,082 0,084 0,085 0,085 0,085 0,084 0,083 0,080 0,077 0,074 0,069
D5 0,047 0,049 0,050 0,050 0,050 0,050 0,049 0,048 0,047 0,045 0,042 0,039
- 48 -
Bảng 4.9: Kết quả tính toán nhân tố động lực học ở tay số phụ.
Đồ thị nhân tố động lực học
0,00
0,05
0,10
0,15
0,20
0,25
0,30
0,35
0,40
0,45
0,50
0 10 20 30 40 50 60 70
V (km/h)
D
D1
D2
D3
D4
D5
Hình 4.8: Đồ thị nhân tố động lực học ở tay số phụ.
Nhận xét: Ô tô có khả năng chạy ở số truyền thẳng trên các loại đường bằng
phẳng có hệ số cản f=0,02 với:
 Vận tốc lớn nhất Vmax = 70 [Km/h].
 Độ dốc mà ô tô có thể khắc phục được
imax =(Dmax – f)x100%
=> imax = 45%
Vậy độ dốc lớn nhất mà ô tô có thể khắc phục được là 45%.
4.6. Tính toán sức bền các kết cấu chính của ô tô thiết kế:
4.6.1. Tính bền mối ghép thùng hàng và khung xe:
- Khi ô tô chuyển động thì khung xương thùng hàng chịu tác dụng của
hai loại lực: lực quán tính khi phanh và lực quán tính khi quay vòng. Trong quá
trình chuyển động hai loại lực này không đồng thời xuất hiện nên cần lấy giá trị
lớn hơn của một trong hai để tính.
- Xét khi ô tô quay vòng, lực quán tính ly tâm là:
- 49 -
Plt = (Q+Gth).V2
gh
Rqmin.g
[kG]. (4.8)
Rqmin - bán kính quay vòng.
- Lực quán tính lớn nhất khi phanh với gia tốc cực đại Jpmax ( lấy
Jpmax =7,5 m/s2
): Ppmax = (Q+Gth).jpmax
g
[kG]. (4.9)
- Lực ma sát sinh ra do tác dụng lực ép bu lông và trọng lượng của
thùng và hàng hóa:
Pms = f(n1Pe1 + n2Pe2 + Gth + Q) [kG]. (4.10)
 n1 - số bu lông quang khi siết.
 n2 - số bu lông pát khi siết.
 Pe1,Pe2 - lực tiêu chuẩn bulông khi siết.
 f- Lực ma sát giữa thép và gỗ .
- Điều kiện để thùng không bị trượt tương đối với khung ô tô:
Max[Plt;Ppmax] < Pms Lấy g = 9,81 m/s2
(4.11)
KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
TT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Trọng lượng thùng Gth kG 4460
2 Trọng lượng hành hóa Q kG 11000
3 Số bu lông quang khi siết n1 20
4 Lực siết tiêu chuẩn của bu lông quang M18 Pe1 kG 1600
5 Số bu lông pát khi siết n2 32
6 Lực siết tiêu chuẩn của bu lông pát M14 Pe2 kG 850
7 Hệ số ma sát f 0,3
8 Lực quán tính ly tâm khi ô tô quay vòng Plt kG 11306
9 Lực quán tính khi phanh với gia tốc cực đại Ppmax kG 11820
10 Lực ma sát Pms kG 22398
- 50 -
Bảng 4.10:Kết quả tính toán bền liên kết khung xe và thùng hàng.
Nhận xét: Như vậy liên kết thùng và khung ô tô thõa mãn : Max[Plt;Pmax] < Pms
4.6.2. Tính bền dầm ngang:
Các giả thiết khi tính toán:
o Trọng lượng toàn bộ khung xương vách thùng tác dụng lên dầm ngang tại
điểm đầu dầm ngang.
o Tải trọng mặt sàn thùng và tải trọng ô tô trải điều trên sàn xe.
o Giả thiết các dầm ngang mặt sàn thùng có tiết diện không đổi và số dầm
ngang chịu lực là 38 dầm.
Hình 4.9: Biểu đồ mômen uốn dầm ngang.
 Trọng lượng phân bố điều tác dụng lên một dầm ngang:
nb
QGS
q .

 (4.12)
 Gs – trọng lượng phần thùng hàng [kg].
 Q - trọng lượng hàng hóa [kg].
 b – chiều dài dầm ngang [mm].
 n – số lượng dầm ngang.
 Tải trọng tập trung của thành tác dụng lên một dầm ngang:
n
Gt
p 2
 (4.13)
Gt – trọng lượng thành,bửng thùng [kg].
 Mômen uốn lớn nhất tại điểm đặc dầm ngang lên khung:
- 51 -
Mumax = q.l2
2
+ p.l [kG.cm]. (4.14)
 Mômen chống uốn của dầm ngang tại mặt cắt nguy hiểm
U120x50x3mm: Wu =
[(δ.h).(h+6.b)]
6
[cm3
]. (4.15)
Với δ = 3 mm là bề dày thép.
 Ứng suất uốn tại mặt cắt có mômen lớn nhất: σu = Mu
Wu
[kG/cm2
].(4.16)
[σu] = δch
[1,5(Kd+1)]
=
3500
[1,5(1,5+1)]
= 933 [kG/cm2
]. (4.17)
 Với σch giới hạn vật liệu chảy của dầm dọc, tính với trường hợp thép chế tạo
khung ô tô có độ bền nhỏ nhất đó là thép 16 MnL có σch = 3500 [kG/cm2
].
 Kđ hệ số tải trọng động,phụ thuộc vào lực quán tính phát sinh trong mặt
phẳng đứng, kđ=1,5.
KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
TT Thông số Ký
hiệu
Đơn vị Gía trị
1 Trọng lượng sàn GS kG 3490
2 Trọng lượng hàng hóa Q kG 11000
3 Trọng lượng sàn và hàng GS+Q kG 14490
4 Số lượng dầm ngang n Dầm 38
5 Chiều dài dầm ngang b cm 240
6 Chiều dài đoạn công son l cm 78
7 Trọng lượng phân bố điều tác dụng lên một dầm ngang q kG/cm 1,589
8 Tải trọng tập trung của thành tác dụng lên một dầm ngang p kG 12,76
9 Mômen uốn lớn nhất Mumax kG.cm 5829
10 Mômen chống uốn Wu cm3
20
11 Ứng suất uốn lớn nhất trên dầm ngang σu kG/cm2
291,5
12 Ứng suất uốn cho phép (vật liệu thép CT3) [σu] kG/cm2
933
- 52 -
σu  [σu] vậy dầm ngang thùng hàng đảm bảo đủ bền.
Bảng 4.11: Kết quả tính toán bền dầm ngang.
4.6.3. Kiểm tra bền dầm dọc khung sát-xi:
- Khung sát-xi U320x90x30 [mm].
- Mômen chống uốn Wu của mặt cắt được xác định theo công thức:
Wu =
[b.h3
–(b-δ).(h-2.δ)3
]
(6.h)
= 941,8 [cm3
]. (4.18)
Trong đó: δ – chiều dày của tiết diện, δ = 3,0 [cm]
h – chiều cao của tiết diện, h = 32 [cm].
b – chiều rộng bản cánh của tiết diện,b = 9 [cm].
Hình 4.10: Mặt cắt của khung sát-xi.
Ứng suất lớn nhất tại mặt cắt nguy hiểm có giá trị:
umax = Mmax
2.Wu
=
1015850
2.941,8
= 539,3 [kG/cm2
]. (4.19)
umax = 539,3 [kG/cm2
] < [] = 933,333 [kG/cm2
].
Nhận xét : Như vậy dầm dọc khung ô tô có thiết kế đủ bền.
Ghi chú : Toàn bộ phần tính toán bên trên đã được Bộ Giao thông vận tải
kiểm nghiệm và đã chứng nhận đạt yêu cầu thiết kế.
4.7. Đánh giá các chi tiết khác của ô tô thiết kế:
Do trọng lượng và phân bố trọng lượng lên các trục của ô tô thiết kế tương
đương với ô tô cơ sở và giữ nguyên các hệ thống, tổng thành của ô tô cơ sở nên
- 53 -
không cần kiểm tra bền bệ khung gầm, chất lượng hệ thống phanh, treo, lái,…hiệu
quả phanh cũng như tính toán lại bán kính quay vòng của ô tô thiết kế.
4.8. Quá trình gia công, lắp đặt cần cẩu và thùng hàng:
Trình tự quá trình gia công:
o Thực hiện gia cường ốp sát-xi.
o Lắp đặt cần cẩu và hệ thống thủy lực ( cần cẩu và hệ thống thủy lực được
nhập khẩu toàn bộ từ Đài Loan).
o Chế tạo và lắp đặt thùng hàng.
o Chế tạo và lắp đặt cản bảo vệ hai bên và vè chắn bùn ở bánh xe.
4.8.1. Gia cường ốp sát-xi:
- Gia cường ốp sát-xi là dùng những thanh thép đã được dập định hình để ốp
vào sát-xi nhằm tăng thêm khả năng chịu tải cũng như độ cứng vững cho sát-xi.
Đó là công việc đầu tiên phải làm trước khi lắp đặt cẩu và thùng hàng.
- Trước tiên cần tháo rời toàn bộ những vật dụng được gắn trên sát-xi như
bình accu, thùng dầu, lọc dầu, đường dây điện, trục cacđăng …chỉ còn lại hai dầm
dọc sát-xi,cầu sau. Sau đó mới tiến hành ốp sát-xi. Sau khi gia cường ốp hoàn
thành những vật dụng đó được lắp lên vị trí ban đầu, và sau đó là lắp cần cẩu và
thùng hàng.
- Vật liệu được dùng cho việc gia cường là thép hình chữ U. Tùy theo kích
thước của sát-xi mà chọn kích thước của thép cho phù hợp để việc ốp vào được
chính xác. Đối với Hyundai HD320 thì sát-xi có kích thước U300 x 80 x 10 mm
nên mặt trong dùng thép U 280 x 70 x 10 mm, ốp hết chiều dài sát-xi .Còn mặt
ngoài dùng thép U 320 x 90 x 10 mm dài 9780 mm.Chúng liên kết với nhau bằng
đinh tán.
- 54 -
Hình 4.11: Mặt cắt ngang của sát-xi sau khi gia cường.
- Thông thường chỉ ốp hai lớp thép : lớp bên ngoài và lớp bên trong sát-xi
.Nếu khách hàng có yêu cầu ốp thêm thì mới được thực hiện ốp thêm lớp nữa.
Hình 4.12: Gia cường ốp sát- xi ở bên trong.
- Ngay tại nơi lắp cẩu được ốp thêm một lớp thép hình chữ L 120x90 mm dày
10 mm dùng để chịu trọng lượng cố định của cẩu. Thép được gia cường gồm 04
thanh thép L, mỗi bên ốp 02 thanh. Những thanh thép gia cường vào sát-xi được
liên kết với nhau bằng đinh tán và bằng hàn điện.
- 55 -
Hình 4.13: Gia cường ốp sát- xi mặt ngoài.
1. Thép đỡ cần cẩu hình I 2. Bulông bắt giữ cẩu
3. Thép L gia cường sát-xi 4. Lớp thép bên ngoài
5. Đinh tán liên kết
- Gia cường ốp sát-xi là phần quan trọng trong quá trình gia công nên đòi hỏi
phải thực hiện chính xác và được kiểm tra cẩn thận.
4.8.2. Lắp đặt cần cẩu UNIC UR -800E loại 5 cần ( UR-805 ):
4.8.2.1. Thông số kỹ thuật của cần cẩu:
- Cần cẩu UNIC UR – 800 E có các tính năng kỹ thuật chủ yếu như sau:
 Sức nâng lớn nhất ở tầm với 1,8 m là : 8.200 kG
 Chiều cao làm việc lớn nhất : 17,4 m
 Bán kính làm việc : 0,69 – 15,6 m
 Khoảng cách hai chân( vào / ra ) : 2,26 m / 3,9 m
 Biên dạng cần : 06 cạnh ( hình lục giác )
 Tốc độ mở rộng cần : 15,5 m / 35 giây
 Tốc độ nâng của cáp : 12,8 v/ph
 Góc nâng của cần : 10
– 800
 Tốc độ nâng của cần : 10
– 800
/ 15 giây
 Góc quay của cần : 3600
 Tốc độ xoay của cần : 2,5 v/ph
- 56 -
- Quan hệ giữa tải trọng nâng Gh và bán kính làm việc R theo số liệu thiết kế
được cho trong bảng của nhà sản xuất:
Tải trọng nâng theo bán kính làm việc
Bán kính làm
việc R [m]
1,8 2,4 2,8 4,5 5,0 8,0 9,0 11 12 15,6
Sức nâng Gh
[kg]
8200 6000 5000 3150 2700 1350 1150 800 700 350
Bảng 4.12: Tải trọng nâng theo bán kính làm việc.
Hình 4.14: Chiều cao làm việc của cần cẩu Unic UR-800E.
- 57 -
4.8.2.2. Kích thước cấu tạo của cần cẩu UNIC UR-800E:
Hình 4.15: Bản vẽ cần cẩu UNIC UR- 800E có 05 cần.
4.8.2.3. Một số bộ phận của cần cẩu UNIC UR-800E:
a) Bơm thủy lực:
- Cần cẩu được dẫn động bằng thủy lực. Toàn bộ hệ thống thủy lực như bơm
thủy lực , bộ dẫn động , trục các đăng , đường ống thủy lực và hệ thống điều
khiển được nhập đồng bộ cùng cần cẩu ( xem phụ lục trang 10 ).
- Bơm của hệ thống thủy lực được dẫn động từ hộp số (bộ trích công suất)
qua trục các đăng. Bơm thủy lực thuộc loại bơm pittông, áp suất làm
việc của bơm là 19,61 Mpa (200 kG / cm2
), lưu lượng bơm thủy lực 80
lít/ph, số vòng quay 1.600 v/ph, năng lượng tiêu thụ là 16 kW.
- 58 -
Hình 4.16:Hệ thống dẫn động của bơm thủy lực.
1. Bộ dẫn động 2. Hộp số
3. Trục các đăng 4. Giá đỡ bơm
5. Bơm thủy lực 6. Đường dầu hồi
7. Đường dầu ra
- Cấu tạo bên trong của bơm thủy lực: Đây là cấu tạo của một cái bơm pittông
hướng trục mà chúng em có dịp tháo ra. Nó được lắp trên loại ô tô khác vì nó bị
một số hư hỏng nên được công ty bảo dưỡng, sữa chữa lại .Bơm gồm có 07
pittông, 01 xilanh, 02 vỏ ngoài.
Hình 4.17: Pittông của bơm thủy lực.
- 59 -
Hình 4.18: Xilanh của bơm thủy lực.
Hình 4.19: Vỏ bên ngoài của bơm thủy lực.
b) Bộ dẫn động của bơm thủy lực:
- Có tác dụng truyền mômen quay từ hộp số ra bơm thủy lực. Bộ dẫn động
được lắp trên hộp số gồm có một bánh răng, cơ cấu gài khớp, trục dẫn. Bánh
răng bộ dẫn động ăn khớp với bánh răng trên trục sơ cấp của hộp số và quay
theo trục sơ cấp. Khi gài khớp thì trục dẫn quay theo trục sơ cấp làm bơm hoạt
động, dẫn đến sự hoạt động của cần cẩu.
- 60 -
Hình 4.20: Cấu tạo bộ dẫn động bơm thủy lực.
1. Bánh răng 2. Cơ cấu gài khớp
3. Trục dẫn động bơm 4. Đường khí vào 5. Vỏ ngoài
- Bộ dẫn động dùng khí nén để gài khớp, khí nén được dẫn trực tiếp từ bình
khí nén. Khí nén được đóng mở thông qua một van điện, công tắc van điện
được đặt trên buồng lái nên thuận tiện khi sử dụng.
- Vị trí lắp đặt bộ dẫn động: Hầu hết trên dòng ô tô tải đều được trang bị vị trí
để lắp bộ dẫn động do nhà sản xuất chế tạo. Vị trí lắp nằm phía dưới của hộp số
được làm kín bằng một nắp che có 08 bulông bắt giữ.Ta chỉ cần tháo nắp che ra và
lắp bộ dẫn động vào đúng ngay vị trí.
Hình 4.21: Vị trí lắp bộ dẫn động.
- 61 -
c) Thùng chứa dầu:
Thùng chứa dầu có dung tích là 140 lít. Dầu được sử dụng là SAE-10, có
tính chống oxy hóa, chống mài mòn, chống tạo bọt, độ nén nhỏ và không làm ăn
mòn hay trương nở các vật liệu làm kín trong hệ thống .
Hình 4.22: Thùng chứa dầu thủy lực.
d) Cơ cấu xoay của cần cẩu:
- Gồm có mô tơ thủy lực, bộ giảm tốc, vành răng xoay. Mô tơ thủy
lực thuộc loại bánh răng hành tinh. Cần cẩu xoay được nhờ vào một ổ bi
cầu rất lớn đặt phía trong vành răng được bôi trơn bằng mỡ (cấu tạo của
bơm thủy lực và bộ giảm tốc xem phần tổng quan trang 21).
Hình 4.23: Cơ cấu xoay của cần cẩu.
- 62 -
e) Thân và bệ của cần cẩu: Thân cẩu là nơi để lắp cần trục, bộ cuốn cáp
và bộ điều khiển. Bệ cẩu dùng để đỡ toàn bộ trọng lượng của cẩn và
là nới để lắp chân chống cần cẩu .
Hình 4.24: Thân và bệ của cần cẩu.
f) Chân chống của cần cẩu:Gồm hai chân chống, mỗi chân chống bên
trong có 02 xilanh chân chống và 01 xilanh mở rộng chân, điều khiển ra,
vào, lên, xuống bằng thủy lực.
Hình 4.25: Chân chống của cần cẩu.
- 63 -
g) Cần trục: Đây là loại có 05 cần lồng vào nhau, hình lục giác (06
cạnh). Cần được kéo dài ra nhờ vào các xilanh lồng bên trong cần trục,
riêng cần thứ 05 được kéo ra nhờ dây cáp.
Hình 4.26: Cần trục của cần cẩu lúc tháo rời.
h) Bộ điều khiển của cần cẩu:
Ở các loại cần cẩu lớn như Unic UR – 800 E thì bộ điều khiển chia làm
hai cụm: cụm điều khiển cần cẩu và cụm điều khiển chân chống.
- Cụm điều khiển cần cẩu gồm có 04 van điều khiển thông qua 04 cần tay
gạt trong đó:
o Một cần để điều khiển cuộn dây cáp (điều khiển mô tơ quay cáp).
o Một cần để điều khiển xilanh nâng cần.
o Một cần để điều khiển xilanh lồng cần.
o Một cần để điều khiển cơ cấu xoay cẩu.
Hình 4.27: Bộ điều khiển cần cẩu đặt ở bên trên
- 64 -
- Cụm điều khiển chân chống cũng gồm 04 van điều khiển thông qua 04 cần
tay gạt: 02 cần điều khiển xilanh mở rộng chân (bên phải và bên trái )và 02 cần
điều khiển xilanh nâng hạ chân chống (bên phải và bên trái).
Hình 4.38: Bộ điều khiển chân chống cần cẩu.
i) Cơ cấu nâng tải: Gồm cuộn cáp, mô tơ thủy lực, bộ hãm cuộn cáp .Dây
cáp có đường kính là 10 mm, dài 111 m.
Hình 4.29: Cơ cấu nâng tải của cẩu.
- 65 -
4.8.2.4. Sơ đồ mạch thủy lực cần cẩu UNIC UR – 800E:
Hình 4.30: Sơ đồ hệ thống thủy lực cần cẩu UNIC UR -800E.
1. Bơm thủy lực 2. Van điều áp
3. Đồng hồ áp suất 4. Van hành trình
5. 6. Van an toàn 7. Van điều khiển
8. Xilanh nâng cần 9. Van tiết lưu
10. Mô tơ nâng tải 11. Xilanh lồng
12. Mô tơ xoay cẩu 13. Xilanh mở rộng chân
14. Xilanh chân chống
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống: Việc điều khiển cần cẩu được thực hiện
nhờ hệ thống các van điều khiển thông qua các tay gạt.
- 66 -
- Dầu thủy lực trong thùng chứa được bơm (1) đưa vào đường ống cao áp,
tới các van điều khiển (7). Mỗi van điều khiển đều có ba vị trí: vị trí tác dụng
thuận, vị trí trung gian, vị trí tác dụng ngược. Dẫn động các van điều khiển được
thực hiện bằng tay thông qua các tay gạt. Khi cần điều khiển bộ phận nào của cẩu
chỉ cần tác động vào tay gạt đúng vị trí van điều khiển của bộ phận đó.
- Van điều áp (2) của hệ thống có tác dụng đảm bảo áp suất dầu trong hệ
thống không vượt quá 140 kG /cm2
.
- Khi đường ống thủy lực có sự cố, tốc độ nâng hạ hàng (0,017 m/s), tốc độ
góc khi hạ cần (3 độ/s) và tốc độ quay của cần (4 độ/s) được khống chế trong giới
hạn an toàn nhờ các van tiết lưu (9).
- Các van an toàn (5,6) có tác dụng cân bằng áp suất giữa hai khoang của
xilanh, làm giảm quán tính của hệ thống và đảm bảo an toàn khi đường ống thủy
lực có sự cố.
4.8.2.5. Lắp đặt cần cẩu lên ô tô Hyundai HD320:
- Sau khi đã gia cường phần sát-xi cần cẩu sẽ được lắp lên sau cabin. Cần cẩu
sẽ được đệm thêm dưới đế thanh thép hình I để tăng độ cao của cẩu. Thanh thép
liên kết với sát-xi bằng hàn điện. Khi nhập khẩu về cần cẩu gồm 03 cụm chính :
cần trục, chân chống và thân, bệ cẩu. Sau đó chúng sẽ được lắp từng cụm lên nhờ
sự trợ giúp của một cần cẩu khác.
- Trước tiên là dùng cần cẩu để nâng cụm thân và bệ cẩu lắp đặt lên ô tô. Liên
kết giữa cẩu và sát-xi bằng 04 bu lông đôi, đường kính 30 mm, dài 800 mm .Sau
khi đã liên kết chắc chắn cụm thân và bệ cẩu lên ô tô thì cụm cần trục mới được
lắp lên trên thân cẩu, liên kết với nhau bằng chốt hãm. Cụm chân cẩu sẽ được lắp
lên sau đó, các đường ống dầu cũng được nối đúng vị trí trong quá trình lắp cẩu.
- 67 -
Hình 4.31: Bulông bắt giữ cần cẩu.
Hình 4.32: Lắp đặt cần cẩu lên ô tô.
Ghi chú: Lắp đặt cần cẩu thể hiện rõ trên bản vẽ xem ở tập bản vẽ .
- 68 -
4.8.3 Chế tạo và lắp đặt thùng hàng lên ô tô:
4.8.3.1 Vật liệu chế tạo thùng hàng:
STT Tên gọi Số
lượng
Vật liệu Kích thước
mm
1 Dầm dọc 02 Thép U140x60x5 mm 8700
2 Dầm ngang 38 Thép U120x50x3 mm 2400
3 Thanh bao 02 Thép U120x50x3 mm 8700
4 Trụ đứng
02
02
Thép U120x50x3 mm
Thép U140x60x5 mm
900
900
5 Thanh đứng thành trước
02 Thép U120x50x3 mm 1670
09 Thép U40 x 30 x 2 mm 900
02 Thép L65 x 3 mm 1670
6 Thanh ngang thành trước 04 Thép L 60 x 2 mm 2340
7 Cửa bên 02 Thép ống hcn 60x30 mm 4320 x 700
4000 x 700
8 Cửa sau 01 Thép ống hcn 60x30 mm 2272 x 700
9 Sàn thùng 01
Gỗ thông dày 20 mm 8520 x 2340
Thép tấm dày 2 mm 8520 x 2340
10 Vách thùng 05 Tôn dày 2 mm 4076 x 580
11 Pát liên kết 76 Thép V 50x50x3 mm 240
Bảng 4.13: Vật liệu chế tạo thùng hàng ô tô.
4.8.3.2. Trình tự chế tạo thùng hàng:
1. Dầm dọc thùng hàng được đặt trên hai giá đỡ, khoảng cách hai dầm dọc
phải đúng kích thước của sát-xi ô tô là 840 mm. Sau đó đặt những dầm
ngang lên trên, khoảng cách giữa các dầm ngang là 226 mm.
- 69 -
Hình 4.33: Dầm dọc và dầm ngang khi lắp đặt.
2. Sau khi đã đặt đúng theo kích thước qui định thì dầm dọc và dầm ngang
được liên kết với nhau bằng thép V và được gắn kết bằng hàn điện.
Hình 4.34:Liên kết giữa dầm dọc và dầm ngang.
3. Lắp hai thanh bao vào hai bên của dầm ngang. Thanh bao dùng thép U
120 x 50 x 3 mm.
4. Tiếp theo lắp ghép thành trước của thùng. Trước tiên là lắp 02 thanh
đứng hai bên bằng U120x50x3 mm, sau đó là thanh ngang ở phía trên
bằng L60x2 mm. Tiếp theo là 02 thanh đứng ở giữa bằng L65x3 mm,
sau đó là 02 thanh ngang ở dưới bằng L60x2 mm, rồi tới 09 thanh đứng
bằng U40x30x2 mm.
- 70 -
Hình 4.35: Thành phía trước thùng hàng.
5. Lắp đặt 04 trụ đứng ở hai bên của dầm ngang. Trụ đứng được chế tạo
rời bên dưới nên chỉ cần lắp đặt lên và cố định bằng hàn điện.
Hình 4.36: Trụ đứng của thùng hàng.
6. Sau khi lắp các trụ đứng thì các bửng được lắp đặt gồm 04 bửng hai bên
và 01 bửng ở phía sau. Bửng thùng cũng được chế tạo rời bằng thép ống
hình chữ nhật. Sau khi lắp bửng thùng , các móc khóa sẽ được lắp đặt
lên trên các bửng và trụ đứng. Khóa bửng gồm hai loại khóa đuôi tôm
và khóa tay gạt, mỗi bửng lắp 02 khóa đuôi tôm và 02 khóa tay gạt
- 71 -
Hình 4.37: Bửng hai bên của thùng hàng.
7. Tiếp theo là phần sàn thùng. Sàn thùng được lót một lớp gỗ thông dày
20 mm ở phía dưới và một lớp tôn dày 2 mm bằng thép tấm ở phía trên.
Gỗ được liên kết với dầm ngang bằng ốc vít. Thép tấm thì được hàn vào
các thanh bao. Thành trước của thùng cũng được lắp một lớp tôn bằng
thép tấm.
Hình 4.38: Lớp gỗ thông phía dưới sàn thùng.
Hình 4.39: Mặt phía trên sàn thùng.
- 72 -
8. Lắp tôn lên các bửng của thùng hàng. Tôn là loại tôn định hình và tôn
phẳng dày 2 mm và được gắn kết bằng ốc vít và hàn điện. Mặt phía
trong bửng được đệm một lớp cao su dày 20 mm.
9. Sau khi hoàn thành thùng sẽ được làm sạch và sơn mới đúng với màu
sơn quy định.
Hình 4.40 : Thùng hàng sau khi hoàn thành.
Ghi chú : Kết cấu và kích thước thể hiện rõ trên bản vẽ xem ở tập bản vẽ .
4.8.3.3. Lắp đặt thùng lên ô tô Hyundai HD320:
- Sau khi đã lắp đặt cần cẩu lên ô tô ta mới tiến hành lắp đặt thùng hàng.
Công việc được tiến hành với sự trợ giúp của một chiếc ô tô nâng. Ô tô nâng có
tác dụng nâng thùng hàng đặt đúng vị trí trên khung sát-xi sau cần cẩu. Khi đã
hoàn thành ta tiến hành liên kết chắc chắn thùng hàng vào sát-xi.
- Liên kết giữa dầm dọc thùng hàng và khung sát-xi ô tô bằng 10 bulông
quang M18 x 90 x 350 mm (mỗi bên 05 bulông).
- 73 -
Hình 4.41 : Bulông quang M18.
- Ngoài ra để hạn chế dịch chuyển dọc mỗi bên bắt 04 pát chống xô dài
400 mm, rộng 150 mm. Mỗi pát gồm 08 bulông M16 bắt giữ. Giữa khung sát-xi và
dầm dọc thùng hàng được đệm một lớp gỗ dày 30 mm để chống va đập.
Hình 4.42 : Lớp gỗ đệm giữa khung sát-xi và thùng hàng.
Ghi chú : Lắp đặt thùng hàng thể hiện rõ trên bản vẽ xem ở tập bản vẽ .
- 74 -
4.8.4. Chế tạo và lắp đặt cản bảo vệ cho ô tô Hyundai HD320:
- Cản bảo vệ bên hông gồm 02 cái ( mỗi bên 01 cái ) được làm bằng thép ống
hình chữ nhật 60 x 30 mm. Cản gồm 02 thanh dọc được uốn cong ở mỗi đầu và 03
thanh ngang chế tạo thành hình chữ C, liên kết với nhau bằng hàn điện. Thanh
ngang liên kết với sàn thùng bằng 12 bulông M14 ( mỗi thanh 02 bu lông ).
Hình 4.43: Thanh dọc và thanh ngang của cản bảo vệ.
Hình 4.44: Kích thước chế tạo cản bảo vệ.
- Vè chắn bùn sẽ được đặt và chế tạo tại một công ty khác, sau khi hoàn thành chỉ
cần lắp đặt ngay trên bánh ô tô. Vè chắn bùn liên kết với thùng hàng bằng bulông.
- 75 -
4.9 Hình ảnh tổng thể ô tô sau khi lắp đặt:
Đây là hình ảnh của ô tô Hyundai HD320 sau khi đã hoàn thành. Ngoài lắp
cẩu, thùng hàng, cản bảo vệ và vè chắn bùn thì ô tô được lắp thêm đèn bên hông
và đèn đuôi.
Hình 4.45: Tổng thể Hyundai HD320 khi hoàn thành.
4.10. Kiểm tra, vận hành sau khi thi công:
 Kiểm tra màu sơn : phần cabin có màu trắng nên thùng hàng cũng phải
được sơn màu trắng , phần sát-xi và phụ kiện được sơn màu đen chống gỉ,
ngoại trừ cần cẩu có màu đỏ theo nhà chế tạo sản xuất. Ô tô Hyundai
HD320 Fusin –LC đạt tiêu chuẩn về màu sơn.
 Kiểm tra tổng quát ô tô : Các vị trí lắp đặt thùng hàng, cần cẩu phải đặt
đúng vị trí và phải được liên kết chắn chắc với khung sát-xi.
 Kiểm tra sự hoạt động của bộ dẫn động, trục các-đăng, bơm : Khởi động
động cơ, gài khớp cho bộ dẫn động. Bộ dẫn động vào khớp êm dịu, dễ
dàng, truyền toàn bộ momen xoắn từ động cơ sang bơm thủy lực. Trục các-
đăng quay đều, ổn định ở mọi tốc độ. Bơm thủy lực hoạt động êm dịu, áp
suất đạt 200 kG/cm2
khi tải nặng được kiểm tra trên đồng hồ.
- 76 -
 Kiểm tra sự hoạt động của cần cẩu khi không tải: Điều khiển cho cẩu quay
qua quay lại, lên xuống cần, mở ra thu vào cần trục, cuốn cáp ra và vào.
Cần cẩu hoạt động rất tốt.
Hình 4.46:Kiểm tra hoạt động của cần cẩu.
 Kiểm tra sự hoạt động của cẩu khi có tải: Dựa vào bảng sức nâng và bán
kính làm việc kiểm tra hoạt động cẩu. Công ty cho ô tô nâng một thùng
hàng có trọng lượng khoảng 5000 kG từ trên ô tô xuống giá đỡ. Thùng
hàng được nâng lên một cách dễ dàng và đặt đúng nơi cần thiết. Qua đây
kết luận cần cẩu hoạt động tốt, ô tô ổn định trong khi cần cẩu hoạt động.
 Một số loại ô tô khác mà công ty thực hiện thiết kế:
o Ô tô Faw – 14T : lắp cẩu UNIC UR-800E cùng loại với ô tô
Hyundai HD320.
o Ô tô Hyundai HD72- 3,5 T : lắp đặt cẩu UNIC UR- V340 series .
o Ô tô Hyundai HD120 - 5T : lắp đặt cẩu UNIC UR – V360 series .
o Ô tô Izuzu Forward – 5,5T : lắp đặt cẩu UNIC UR – V360 series .
Điều này chứng tỏ mẫu ô tô cẩu tải do công ty thiết kế vận hành và hoạt động
tốt nên ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng . Những mẫu ô tô trên được
gia công trong thời gian ba tháng mà chúng em thực tập tại công ty . Tuy nhiên ,
những chiếc ô tô cũ có bị một số sự cố về cẩu đã được công ty khắc phục và sữa
chữa .
- 77 -
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận:
Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực tập thực tế tại công ty cổ phần Ô tô
Cát Tường chúng tôi có một vài kết luận:
 Thiết kế, gia công và lắp đặt hoàn thành ô tô Hyundai HD320 cabin sát-xi
thành ô tô tải có gắn cần cẩu.
 Nắm rõ hơn về các loại ô tô tải và tìm hiểu về cấu tạo cũng như hoạt động
của cần cẩu được lắp đặt lên ô tô.
 Hiểu biết về quá trình thi công, lắp đặt các loại thùng hàng trên ô tô tải.
 Học hỏi về quá trình thi công gia cường ốp sát-xi trên các loại ô tô tải.
 Áp dụng môn học lý thuyết ô tô để tính toán lại các đặc tính kỹ thuật của ô
tô Hyundai HD320 Fusin/LC.
 Tuy nhiên có nhiều hạn chế, chúng tôi chưa tìm hiểu sâu về cần cẩu do
công ty không cho phép tháo lắp một số bộ phận trên cần cẩu. Do vậy
chúng tôi chỉ nghiên cứu trên lý thuyết.
- 78 -
5.2. Đề nghị:
Trong quá trình thực hiện đề tài tại công ty chúng tôi có một số ý kiến:
 Công ty trang bị thêm các dụng cụ tháo lắp thiết bị như cơ lê, búa tay, súng
tháo ốc để cho quá trình ốp sát-xi được thuận tiện hơn.
 Trang bị thêm đồ gá lắp để cho việc gia công thùng hàng được chính xác, lắp
đặt nhanh hơn.
Đề tài này chúng tôi còn nhiều thiếu sót do kiến thức còn mới và thời gian
thực hiện ngắn. Chúng tôi mong muốn các bạn sinh viên khóa sau sẽ tìm hiểu
kỹ hơn, sâu hơn về cần cẩu, các phần mềm vẽ kỹ thuật khi muốn đi theo con
đường thiết kế kỹ thuật.
Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320
Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320
Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320
Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320
Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320
Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320
Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320
Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320
Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320
Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320
Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320
Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320

More Related Content

What's hot

Đề tài Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống điều hòa
Đề tài Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống điều hòaĐề tài Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống điều hòa
Đề tài Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống điều hòa
Rosie Altenwerth
 

What's hot (20)

Xây Dựng Quy Trình Chẩn Đoán, Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Treo Trên Xe Toy...
Xây Dựng Quy Trình Chẩn Đoán, Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Treo Trên Xe Toy...Xây Dựng Quy Trình Chẩn Đoán, Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Treo Trên Xe Toy...
Xây Dựng Quy Trình Chẩn Đoán, Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Treo Trên Xe Toy...
 
Đề tài: Mô phỏng hệ thống lái trợ lực điện bằng phần mềm Inventor
Đề tài: Mô phỏng hệ thống lái trợ lực điện bằng phần mềm InventorĐề tài: Mô phỏng hệ thống lái trợ lực điện bằng phần mềm Inventor
Đề tài: Mô phỏng hệ thống lái trợ lực điện bằng phần mềm Inventor
 
Đề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAY
Đề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAYĐề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAY
Đề tài: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo, HAY
 
Đề tài: Thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống lái trợ lực điện, HAY
Đề tài: Thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống lái trợ lực điện, HAYĐề tài: Thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống lái trợ lực điện, HAY
Đề tài: Thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống lái trợ lực điện, HAY
 
Đề tài: Tính toán thiết kế hệ thống treo xe mini 4 chỗ, HAY
Đề tài: Tính toán thiết kế hệ thống treo xe mini 4 chỗ, HAYĐề tài: Tính toán thiết kế hệ thống treo xe mini 4 chỗ, HAY
Đề tài: Tính toán thiết kế hệ thống treo xe mini 4 chỗ, HAY
 
Kth 0100 cong nghe che tao phu tung 1
Kth 0100 cong nghe che tao phu tung 1Kth 0100 cong nghe che tao phu tung 1
Kth 0100 cong nghe che tao phu tung 1
 
Đề tài Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống điều hòa
Đề tài Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống điều hòaĐề tài Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống điều hòa
Đề tài Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống điều hòa
 
Tính toán kiểm bền khung xe tải 500kg
Tính toán kiểm bền khung xe tải 500kgTính toán kiểm bền khung xe tải 500kg
Tính toán kiểm bền khung xe tải 500kg
 
Đồ án thiết kế hệ thống phanh xe tải
Đồ án thiết kế hệ thống phanh xe tảiĐồ án thiết kế hệ thống phanh xe tải
Đồ án thiết kế hệ thống phanh xe tải
 
Ứng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịch
Ứng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịchỨng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịch
Ứng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịch
 
Đồ án hệ thống phanh khí nén
Đồ án hệ thống phanh khí nénĐồ án hệ thống phanh khí nén
Đồ án hệ thống phanh khí nén
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Ô Tô, 9 điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Ô Tô, 9 điểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Ô Tô, 9 điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Ô Tô, 9 điểm
 
Đề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên Toyota
Đề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên ToyotaĐề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên Toyota
Đề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên Toyota
 
Thông số kỹ thuật xe Toyota Camry 2.5G 2013
Thông số kỹ thuật xe Toyota Camry 2.5G 2013Thông số kỹ thuật xe Toyota Camry 2.5G 2013
Thông số kỹ thuật xe Toyota Camry 2.5G 2013
 
Đề tài: Thiết kế cụm ly hợp cho ô tô 7 chỗ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế cụm ly hợp cho ô tô 7 chỗ, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế cụm ly hợp cho ô tô 7 chỗ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế cụm ly hợp cho ô tô 7 chỗ, HAY, 9đ
 
Thành phần khí thải phát tán vào môi trường của động cơ ô tô, HAY
Thành phần khí thải phát tán vào môi trường của động cơ ô tô, HAYThành phần khí thải phát tán vào môi trường của động cơ ô tô, HAY
Thành phần khí thải phát tán vào môi trường của động cơ ô tô, HAY
 
Đề tài: Phương pháp phần tử hữu hạn tính khung một nhịp, HAY
Đề tài: Phương pháp phần tử hữu hạn tính khung một nhịp, HAYĐề tài: Phương pháp phần tử hữu hạn tính khung một nhịp, HAY
Đề tài: Phương pháp phần tử hữu hạn tính khung một nhịp, HAY
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống phanh chính xe con, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống phanh chính xe con, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống phanh chính xe con, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống phanh chính xe con, HAY, 9đ
 
Đề tài: Kiểm nghiệm bền hệ thống dẫn động ly hợp xe Ford Focus
Đề tài: Kiểm nghiệm bền hệ thống dẫn động ly hợp xe Ford FocusĐề tài: Kiểm nghiệm bền hệ thống dẫn động ly hợp xe Ford Focus
Đề tài: Kiểm nghiệm bền hệ thống dẫn động ly hợp xe Ford Focus
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống phanh cho xe SUV 5 chỗ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống phanh cho xe SUV 5 chỗ, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống phanh cho xe SUV 5 chỗ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống phanh cho xe SUV 5 chỗ, HAY, 9đ
 

Similar to Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320

Đồ án Thiết kế sản phẩm CAD
Đồ án Thiết kế sản phẩm CADĐồ án Thiết kế sản phẩm CAD
Đồ án Thiết kế sản phẩm CAD
Vida Stiedemann
 
Phạm Hữu Minh Nhật_1911255800.pdf
Phạm Hữu Minh Nhật_1911255800.pdfPhạm Hữu Minh Nhật_1911255800.pdf
Phạm Hữu Minh Nhật_1911255800.pdf
TDPhmNht
 

Similar to Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320 (20)

Khóa luận tốt nghiệp công nghệ kỹ thuật ô tô lập quy trình bảo dưỡng, sửa chữ...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ kỹ thuật ô tô lập quy trình bảo dưỡng, sửa chữ...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ kỹ thuật ô tô lập quy trình bảo dưỡng, sửa chữ...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ kỹ thuật ô tô lập quy trình bảo dưỡng, sửa chữ...
 
ĐẶNG DẬT KIÊN.docx
ĐẶNG DẬT KIÊN.docxĐẶNG DẬT KIÊN.docx
ĐẶNG DẬT KIÊN.docx
 
BTL thiết kế hệ thống lái.docx
BTL thiết kế hệ thống lái.docxBTL thiết kế hệ thống lái.docx
BTL thiết kế hệ thống lái.docx
 
Thuyết minh.docx
Thuyết minh.docxThuyết minh.docx
Thuyết minh.docx
 
co-so-thiet-ke-may_tran-thien-phuc_thiet-ke-he-thong-dan-dong-thung-tron
co-so-thiet-ke-may_tran-thien-phuc_thiet-ke-he-thong-dan-dong-thung-tron co-so-thiet-ke-may_tran-thien-phuc_thiet-ke-he-thong-dan-dong-thung-tron
co-so-thiet-ke-may_tran-thien-phuc_thiet-ke-he-thong-dan-dong-thung-tron
 
Đồ án Thiết kế sản phẩm CAD
Đồ án Thiết kế sản phẩm CADĐồ án Thiết kế sản phẩm CAD
Đồ án Thiết kế sản phẩm CAD
 
Hệ thống ly hợp trên ôtô 3075245
Hệ thống ly hợp trên ôtô 3075245Hệ thống ly hợp trên ôtô 3075245
Hệ thống ly hợp trên ôtô 3075245
 
Luận án: Quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô ở Bình Trị Thiên
Luận án: Quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô ở Bình Trị ThiênLuận án: Quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô ở Bình Trị Thiên
Luận án: Quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô ở Bình Trị Thiên
 
LUẬN ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ TRONG...
LUẬN ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ TRONG...LUẬN ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ TRONG...
LUẬN ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ TRONG...
 
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – ...
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – ...Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – ...
Chuyên đề định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2010 – ...
 
Phạm Hữu Minh Nhật_1911255800.pdf
Phạm Hữu Minh Nhật_1911255800.pdfPhạm Hữu Minh Nhật_1911255800.pdf
Phạm Hữu Minh Nhật_1911255800.pdf
 
đồ-án-đang-sửa-mới-nhất (3).docx
đồ-án-đang-sửa-mới-nhất (3).docxđồ-án-đang-sửa-mới-nhất (3).docx
đồ-án-đang-sửa-mới-nhất (3).docx
 
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdfTaisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
 
Đề tài: Thiết kế hộp giảm tốc bánh răng côn dùng cho băng tải
Đề tài: Thiết kế hộp giảm tốc bánh răng côn dùng cho băng tảiĐề tài: Thiết kế hộp giảm tốc bánh răng côn dùng cho băng tải
Đề tài: Thiết kế hộp giảm tốc bánh răng côn dùng cho băng tải
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Kết Cấu Hệ Thống Truyền Lực Đến Động Lực Học Theo Ph...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Kết Cấu Hệ Thống Truyền Lực Đến Động Lực Học Theo Ph...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Kết Cấu Hệ Thống Truyền Lực Đến Động Lực Học Theo Ph...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Kết Cấu Hệ Thống Truyền Lực Đến Động Lực Học Theo Ph...
 
Datn bãi xe tự động done
Datn bãi xe tự động doneDatn bãi xe tự động done
Datn bãi xe tự động done
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Truyền Lực Đến Tính Ổn Định Của Ô Tô 2 Cầu ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Truyền Lực Đến Tính Ổn Định Của Ô Tô 2 Cầu ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Truyền Lực Đến Tính Ổn Định Của Ô Tô 2 Cầu ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Truyền Lực Đến Tính Ổn Định Của Ô Tô 2 Cầu ...
 
đồ-án-tốt-nghiệp-1 (1).docx
đồ-án-tốt-nghiệp-1 (1).docxđồ-án-tốt-nghiệp-1 (1).docx
đồ-án-tốt-nghiệp-1 (1).docx
 
Nghiên cứu đặc tính phát thải của động cơ lưỡng nhiên liệu cồn Diesel theo cá...
Nghiên cứu đặc tính phát thải của động cơ lưỡng nhiên liệu cồn Diesel theo cá...Nghiên cứu đặc tính phát thải của động cơ lưỡng nhiên liệu cồn Diesel theo cá...
Nghiên cứu đặc tính phát thải của động cơ lưỡng nhiên liệu cồn Diesel theo cá...
 
Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái đa hướng, Nguyễn Phụ Thượng Lưu
Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái đa hướng, Nguyễn Phụ Thượng LưuNghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái đa hướng, Nguyễn Phụ Thượng Lưu
Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái đa hướng, Nguyễn Phụ Thượng Lưu
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 

Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320

  • 1. i THIẾT KẾ - LẮP ĐẶT CẨU TỰ HÀNH VÀ THÙNG HÀNG LÊN Ô TÔ TẢI HYUNDAI HD320 Tác giả NGUYỄN MINH TÀI ĐINH VĂN SOÀN Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành : CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ Niên khóa: 2007 – 2011 Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Trần Mạnh Quí Kỹ sư Nguyễn Minh Thiện Tháng 06/2011
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cảm ơn công ty cổ phần Ô tô Cát Tường đã tạo điều kiện tốt cho chúng em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Mạnh Quí và anh Nguyễn Minh Thiện _phó phòng kỹ thuật – dịch vụ cùng ban giám đốc công ty cổ phần Ô tô Cát Tường đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô trong Khoa ,bộ môn đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo cho em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua. Chúng em xin nói lên lòng biết ơn sâu sắc đối với Ông Bà, Cha Mẹ của chúng em đã sinh thành , nuôi dưỡng , dạy bảo chúng em nên người. Xin chân thành cảm ơn các anh chị và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên chúng tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Cuối lời kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe để tiếp tục dìu dắt thế hệ trẻ tương lai đất nước ngày càng giỏi chuyên môn và bản lĩnh hơn. Kính chúc anh em ở công ty Ô tô Cát Tường nhiều sức khỏe để tiếp tục công tác và đạt được nhiều thành công hơn nữa trong cuộc sống. Và hơn nữa, công ty sẽ vương lên thành thương hiệu mạnh trong cả nước. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng em đã cố gắng hết sức mình nhưng cũng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và tận tình chỉ bảo của của quý Thầy Cô và các bạn. Chân thành cảm ơn. Nguyễn Minh Tài Đinh Văn Soàn
  • 3. iii TÓM TẮT 1. Tên đề tài: “ THIẾT KẾ - LẮP ĐẶT CẨU TỰ HÀNH VÀ THÙNG HÀNG LÊN Ô TÔ TẢI HYUNDAI HD320 ” . 2. Thời gian và địa điểm: - Thời gian: Từ ngày 14 tháng 03 đến ngày 06 tháng 06 năm 2011. - Địa điểm: Công ty cổ phần Ô tô CÁT TƯỜNG. Xa lộ Hà Nội, Hiệp Thắng, Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương. 3. Mục đích đề tài: Đề tài được thực hiện với những mục đích sau: - Khảo sát thiết kế-lắp đặt cẩu tự hành lên ôtô Hyundai HD 320 cabin sát-xi. - Tìm hiểu thiết kế, chế tạo thùng một số loại thùng ô tô thông dụng. - Tìm hiểu cấu tạo, sự vận hành của cẩu tự hành được lắp lên ô tô tải. 4. Phương tiện:  Phương pháp lý thuyết: Tra cứu tài liệu, ứng dụng môn học lý thuyết ô tô và sức bền vật liệu.  Phương pháp thực hành: - Thi công trên ô tô Hyundai HD320 cabin sát-xi. - Máy cắt kim loại bằng đá, máy hàn điện, máy khoang điện … - Dụng cụ tháo lắp thiết bị. 5. Kết quả thực hiện: - Gia công và lắp đặt thành công ô tô Hyundai HD320 cabin sát-xi thành ô tô cẩu tải với những tính năng kỹ thuật đạt tiêu chuẩn vận hành và đã được sở giao thông vận tải chấp nhận và phê duyệt. - Hiểu biết về cách thiết kế và chế tạo một số loại thùng hàng ô tô. - Hiểu biết về cấu tạo, sự hoạt động của cần cẩu được lắp trên ô tô.
  • 4. iv MỤC LỤC Trang tựa……………………………………………………………………………i Lời cảm tạ………………………………………………………………………….ii Tóm tắt…………………………………………………………………………….iii Mục lục………………………………………………………………………...….iv Danh sách các hình……………………………………………………………..…vi Danh sách các bảng……………………………………………………………….ix Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề……………………………………………………………………....1 1.2 Mục đích đề tài…………………………………………………………………2 Chương 2: TỔNG QUAN 2.1. Giới thiệu đôi nét về công ty cổ phần Ô tô Cát Tường ……………...……......3 2.2 .Ý nghĩa của việc thiết kế …………………………………………….……......4 2.3. Nguyên tắc đảm bảo thiết kế và gia công ô tô………………………….……...5 2.4. Một số loại ô tô mà công ty thiết kế…..……………………………….……....5 2.4.1. Ô tô Faw……………………………………………….……………….5 2.4.2 . Ô tô Hyundai HD 72…………………………………………………..6 2.4.3 .Ô tô Hyundai HD 320………………………………………………….8 2.5. Tìm hiểu sơ lược về thùng hàng ô tô tải……………………………….……...9 2.6. Tìm hiểu về cẩu tự hành UNIC crane ….…………………………………....13 2.6.1. Phân loại , chức năng………………………………….……………….13 2.6.2. Cấu tạo cẩu tự hành UNIC crane……………………………………...14 2.6.3. Một số bộ phận trên cẩu UNIC crane…………………………...……..15 2.6.4. Hệ thống thủy lực cần cẩu UNIC crane…..……………………………29 2.6.5. Các vị trí nâng dỡ hàng hóa của cần cẩu………………………………30 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 3.1. Nơi thực hiện………………………………………………………….….....31 3.2. Phương tiện thực hiện…………………………………………………….....31
  • 5. v 3.3. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết……………………………………….....31 3.4. Phương pháp thực hiện………………………………………………….......31 3.5. Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết kế và thi công ô tô………………………......32 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặt tính kỹ thuật cơ bản của ô tô tải HD320 cabin sát-xi…………….…... .33 4.2. Bản vẽ ô tô sát-xi cơ sở……………………………………………….….... 34 4.3. Bố trí chung ô tô thiết kế………………………………………………...….35 4.4. Tính toán ô tô thiết kế…………………………………….…………...... ….38 4.4.1. Xác định tọa độ trọng tâm ô tô……………………………………..... 38 4.4.2. Kiểm tra tính ổn định của ô tô………………………………………...39 4.4.3. Tính ổn định của ô tô khi cẩu hàng……………………………………41 4.5. Tính toán động lực học kéo của ô tô thiết kế…….…………………...…… 42 4.5.1. Xác định đồ thị đặc tính ngoài …………………………………….…43 4.5.2. Xác định nhân tố động lực học của ô tô thiết kế………………...……45 4.6. Tính toán sức bền các kết cấu chính của ô tô thiết kế …………………….…48 4.7. Đánh giá các chi tiết khác của ô tô thiết kế…………………….……...… …52 4.8. Quá trình gia công, lắp đặt cần cẩu và thùng hàng ……….……..………....53 4.8.1. Gia cường ốp sát-xi……………………………………………….…...53 4.8.2. Lắp đặt cần cẩu UNIC UR -800E loại 05 cần ( UR-805 )………….…55 4.8.3. Chế tạo và lắp đặt thùng hàng trên ô tô……………………...………..68 4.8.4. Chế tạo và lắp đặt cản bảo vệ………………..................………...…...74 4.9. Hình ảnh tổng thể sau khi lắp đặt……………………………………….…..75 4.10. Kiểm tra , vận hành sau khi thi công …………………………………..….75 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận ……………………………………………………...……………..77 5.2. Đề nghị ……………………………………………………………………..78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………..…………………………………………… 79 PHỤ LỤC……………………………………………………………………….80
  • 6. vi DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1 : Logo công ty cổ phần Ô tô Cát Tường………………………………3 Hình 2.2 : Ô tô Faw ban đầu…………………………………………………….6 Hình 2.3 : Ô tô Faw sau thiết kế ………………………………………………..6 Hình 2.4 : Ô tô Hyundai HD72 mới nhập khẩu………………………………...7 Hình 2.5 : Ô tô Hyundai HD72 thùng mui bạt………………………………….7 Hình 2.6 : Ô tô Hyundai HD72 cẩu tự hành…………………………………… 8 Hình 2.7 : Hyundai HD320 cabin, sát-xi ban đầu……………………………….9 Hình 2.8 : Hyundai HD320 sau khi thiết kế .........................................................9 Hình 2.9 : Sàn thùng làm bằng gỗ và thép……………………………………..11 Hình 2.10 : Thành bên của thùng mui bạt đã hoàn thiện………………………12 Hình 2.11 : Khung xương thùng hàng kín đã hoàn thành ………...…………. .12 Hình 2.12 : Vách trong và ngoài của thùng hàng mui bạt…………………….. 13 Hình 2.13 : Cẩu tự hành UNIC UR -800E series…………………………..…...14 Hình 2.14 :Cấu tạo cần cẩu UNIC crane có 03 cần ……………..……………..14 Hình 2.15 : Cần trục của cẩu có 03 cần lồng vào nhau…………..…………......15 Hình 2.16 : Cần trục của cẩu có 05 cần lồng vào nhau…………………….…...16 Hình 2.17 : Xilanh lồng loại 03 và 04 cần ……………………………………..16 Hình 2.18 : Xilanh lồng loại 05 cần…………………………………..………...16 Hình 2.19 : Xilanh lực cần cẩu UNIC UR-800 E…….………………………...17 Hình 2.20: Cấu tạo xilanh nâng cần…………………………………………….17 Hình 2.21: Nguyên lý hoạt động của xilanh nâng cần …………………………18 Hình 2.22 : Van tiết lưu ………………………………………………………...18 Hình 2.23 : Dòng chảy trong van tiết lưu ............................................................19 Hình 2.24 : Cấu tạo cơ cấu nâng tải…………………………………………….19 Hình 2.25 : Sơ đồ hoạt động của cơ cấu nâng tải ………………………………20 Hình 2.26 : Cấu tạo cơ cấu xoay của cần cẩu …………………………………..20
  • 7. vii Hình 2.27 : Cấu tạo bộ giảm tốc…………………………... ……………….…..21 Hình 2.28 : Cấu tạo bên trong bơm thủy lực …………………………………...22 Hình 2.29 : Van điều khiển cần cẩu ……………………………………………22 Hình 2.30 : Vị trí các thanh điều khiển cần cẩu…………………….…………..23 Hình 2.31 : Bệ đỡ của cần cẩu UNIC UR – 800 E……..…………….………. 23 Hình 2.32 : Xilanh chân chống của cần cẩu ........................................................24 Hình 2.33 :Van an toàn……………….……………………………….….……..24 Hình 2.34 : Bơm bánh răng………….………………………………..………...25 Hình 2.35 : Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài…….…………….………. .26 Hình 2.36 : Bơm pittông hướng trục loại thân nghiêng…..………….…… …..26 Hình 2.37 : Cấu tạo bơm pittông hướng trục…………..…………….…………27 Hình 2.38 : Nguyên lý làm việc bơm pittông hướng trục.………….………….27 Hình 2.39 : Thùng chứa dầu rời bên ngoài……………….………….………...28 Hình 2.40 :Thùng chứa dầu bên trong bệ đỡ………….…………….…………28 Hình 2.41 : Mạch dầu trong hệ thống thủy lực của cẩu….………….………..29 Hình 2.42 : Một số vị trí nâng dỡ hàng……………….…………….…………30 Hình 4.1 : Hình chiếu đứng và chiếu bằng của ô tô cơ sở….…….…..……..…34 Hình 4.2 : Hình chiếu cạnh của ô tô cơ sở…………………….……..……… .34 Hình 4.3 : Tổng thể ô tô thiết kế …………………….………………...………36 Hình 4.4 : Sơ đồ phân bố trọng lượng trên ô tô………………….…..…….….37 Hình 4.5 : Sơ đồ tính toán khi ô tô cẩu hàng…………………….…...………..41 Hình 4.6 : Đồ thị đặc tính ngoài động cơ ………….…………….…..………..45 Hình 4.7 : Đồ thị nhân tố động lực học ở tay số chính….…..…….….………..47 Hình 4.8 : Đồ thị nhân tố động lực học ở tay số phụ…..…..……....….……….48 Hình 4.9 : Biểu đồ mômen uốn dầm ngang……….…...…………..….……….50 Hình 4.10 : Mặt cắt của khung sát-xi.................................................................52 Hình 4.11 : Mặt cắt ngang của sát-xi sau khi gia cường …....………….……...54 Hình 4.12 : Gia cường ốp sát –xi ở bên trong …………..…..……….………...54 Hình 4.13 : Gia cường ốp sát- xi mặt ngoài……………...………….………...55
  • 8. viii Hình 4.14 : Chiều cao làm việc của cần cẩu……….…………….…………..56 Hình 4.15 : Bản vẽ cần cẩu UNIC UR- 800 E có 05 cần ..……..…………...57 Hình 4.16 :Hệ thống dẫn động bơm thủy lực….………….…………………58 Hình 4.17 : Pittông của bơm thủy lực ………….…………………………...58 Hình 4.18 : Xilanh của bơm thủy lực ……….….…………………………...59 Hình 4.19 : Vỏ bên ngoài của bơm thủy lực….….………………………….59 Hình 4.20 : Cấu tạo bộ dẫn động bơm thủy lực…..………………………....60 Hình 4.21 : Vị trí lắp bộ dẫn động………….…………………………….....60 Hình 4.22 : Thùng chứa dầu………………..………………………………..61 Hình 4.23 : Cơ cấu xoay của cần cẩu…….………….…………………........61 Hình 4.24 : Thân và bệ cẩu………………..………………………………....62 Hình 4.25 : Chân chống cần cẩu…………..…………………………………62 Hình 4.26 : Cần trục của cẩu lúc tháo rời…..………………………………..63 Hình 4.27 : Bộ điều khiển cần cẩu đặt ở bên trên..……………………… …63 Hình 4.28 : Bộ điều khiển chân chống cần cẩu……..…………………….....64 Hình 4.29 : Cơ cấu nâng tải của cẩu………………...…………………….....64 Hình 4.30 : Sơ đồ hệ thống thủy lực cần cẩu UNIC UR -800E…...……...…65 Hình 4.31 : Bulông bắt giữ cẩu .....................................................................67 Hình 4.32 : Lắp đặt cần cẩu lên ô tô ……..………………………………....67 Hình 4.33 : Dầm dọc và dầm ngang khi lắp đặt….…………………………69 Hình 4.34 :Liên kết giữa dầm dọc và dầm ngang…..…………………….....69 Hình 4.35 : Thành phía trước thùng hàng …………..………………...….…70 Hình 4.36 : Trụ giữa thùng hàng.............. ..…………………………...….…70 Hình 4.38 : Bửng hai bên của thùng hàng ..……………………………... ....71 Hình 4.38 : Lớp gỗ thông phía dưới sàn thùng…..…………………….…....71 Hình 4.39 : Mặt phía trên sàn thùng…………….……………………. ...….72 Hình 4.40 : Thùng hàng sau khi đã hoàn chỉnh .……………………...….…72 Hình 4.41: Bulông quang M18……………………….…………………..…73 Hình 4.42 : Bulông quang M18 bắt giữ sát-xi và thùng hàng ….….……....73
  • 9. ix Hình 4.43 : Thanh dọc và thanh ngang của cản bảo vệ ……………...….…74 Hình 4.44 :Kích thước chế tạo cản bảo vệ........................ ……….………..74 Hình 4.45 : Tổng thể Hyundai HD320 khi hoàn thành…………….……....75 Hình 4.46 :Kiểm tra hoạt động của cần cẩu ……………………….……....76 DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 4.1 : Trọng lượng phân bố lên các trục……………………………….38 Bảng 4.2 : Thông số tính toán chiều cao trọng tâm………………………...38 Bảng 4.3 : Kết quả tính toán chiều cao trọng tâm………………………….39 Bảng 4.4 : Kết quả tính toán góc giới hạn lật ô tô ………………………....40 Bảng 4.5 : Kết quả tính ổn định khi cẩu hàng…………………………...…42 Bảng 4.6 : Thông số tính toán động lực học kéo ô tô….…………………...43 Bảng 4.7 : Đặc tính ngoài động cơ ………………….……………………..44 Bảng 4.8 : Kết quả tính toán nhân tố động lực học ở tay số chính….……...46 Bảng 4.9 : Kết quả tính toán nhân tố động lực học ở tay số phụ……..…....47 Bảng 4.10 : Kết quả tính toán bền liên kết khung xe và thùng hàng.............49 Bảng 4.11 : Kết quả tính toán bền dầm ngang ..............................................51 Bảng 4.12 : Tải trọng nâng theo bán kính làm việc.…………..…..…..……55 Bảng 4.13 : Vật liệu chế tạo thùng hàng ô tô……………………..…..……68
  • 10. - 1 - Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề: - Ngành công nghiệp ô tô trên thế giới đang ngày càng mở rộng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, từ các hãng ô tô danh tiếng như Mercedes-Benz, BMW, Volkswagen, Toyota, Ford, GM, …đến những hãng ô tô như Hyundai, Honda, Mazda, …Tạo nên một sự cạnh tranh quyết liệt trong ngành công nghiệp ô tô trên toàn thế giới. Bên cạnh những dòng ô tô con từ bình dân cho đến những dòng ô tô sang trọng và siêu sang thì còn một lực lượng không thể thiếu trong ngành vận tải là những dòng ô tô kéo, ô tô tải, ô tô khách... Đó là những phương tiện vận tải phục vụ đắc lực cho sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia. - Vận tải hàng hóa là một vấn đề không thể thiếu đối với mỗi quốc gia trong lãnh vực lưu thông hàng hóa và xuất nhập khẩu. Đòi hỏi đặc ra là không những vận chuyển tốt hàng hóa mà còn phải bốc dỡ hàng hóa dễ dàng để giải phóng sức lao động, giảm chi phí.Từ thực tế đó các nhà chế tạo cho ra đời dòng ô tô tải có gắn cẩu tự hành . Loại ô tô này cho hai tác dụng là vừa chở hàng vừa cẩu hàng. Hầu hết các dòng ô tô này điều được thiết kế trong nước chỉ nhập ô tô cabin sát-xi và cẩu. Với cách làm này chúng ta tiết kiệm chi phí khi nhập khẩu toàn bộ và còn
  • 11. - 2 - nâng cao được trình độ và tay nghề nguồn nhân lực trong nước góp phần thúc đẩy phát triển ngành ô tô. - Từ những thực tế trên, chúng em xin khái quát cơ bản về nội dung thiết kế của một dòng ô tô này được thể hiện qua đề tài “THIẾT KẾ - LẮP ĐẶT CẨU TỰ HÀNH VÀ THÙNG HÀNG LÊN Ô TÔ TẢI HYUNDAI HD320”. Việc thực hiện đề tài này cần thiết vì giúp chúng ta nắm vững hơn về loại ô tô này, loại ô tô đang phổ biến trên thị trường vận tải hiện nay. - Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên sẽ còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong quý thầy cô, các bạn bè đóng góp ý kiến thêm để đề tài được hoàn thiện hơn. 1.2-Mục đích đề tài: 1.2.1 Mục tiêu nguyên cứu: - Tìm hiểu về tính toán, thiết kế từ một chiếc ô tô cabin sát-xi sang chiếc ô tô cẩu tải tại công ty cổ phần Ô tô Cát Tường . - Tìm hiểu chung về thiết kế , chế tạo thùng hàng và quá trình gia cường ốp sát-xi trên ô tô tải . - Tìm hiểu cần cẩu thủy lực loại UNIC . 1.2.2 Đối tượng-phạm vi nghiên cứu: - Thực hiện trên dòng ô tô Hyundai HD 320 cabin sát-xi nhập khẩu từ Hàn Quốc. - Các tiêu chuẩn kỹ thuật của ô tô trước và sau thiết kế ,quy định của bộ giao thông vận tải về việc cải tạo ô tô. - Phạm vi nghiên cứu là chủ yếu dựa vào sản xuất của công ty và tìm hiểu thêm một số thiết kế trên các dòng ô tô khác tại công ty.
  • 12. - 3 - Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. Giới thiệu đôi nét về công ty cổ phần ô tô Cát Tường: 2.1.1. Thông tin về công ty: Công ty cổ phần Ô tô Cát Tường là đơn vị chuyên cung cấp các loại xe chuyên dụng như ô tô tải các loại, ô tô tải gắn cẩu tự hành,… được nhập khẩu từ các hãng sản xuất danh tiếng như Hyundai, Izuzu, Hino, Faw... Công ty được thành lập vào ngày 10 tháng 11 năm 2007. Tuy công ty chỉ mới thành lập nhưng uy tín công ty ngày càng nhiều người biết đến nên lượng khách hàng ngày càng đông. Ô tô Cát Tường đang dần chứng tỏ năng lực hoạt động cạnh tranh trên thị trường ô tô Việt Nam. Hình 2.1 : Logo công ty cổ phần Ô tô Cát Tường.
  • 13. - 4 - 2.1.2. Địa điểm: Công ty cổ phần Ô Tô CÁT TƯỜNG o Cơ sở thiết kế: P.309 Lô B, C/C Gò Dầu 1, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP HCM. o Văn phòng chính: 1212, Đường 41, Phường An Phú, Quận 2, TP HCM. o Cửa hàng và dịch vụ: Xa lộ Hà Nội, Hiệp Thắng, Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương. 2.1.3. Loại hình kinh doanh của công ty:  Kinh doanh các hãng ô tô: Hyundai, Isuzu, Faw, Misubishi, Dongfeng, Hino, Jac, Foton, Fusin.  Sửa chữa, bảo dưỡng và kinh doanh các phụ tùng ô tô chính hãng.  Thiết kế, chế tạo và sữa chữa các loại thùng hàng ô tô tải theo đơn đặt của khách hàng.  Thiết kế, chế tạo bàn nâng thủy lực.  Thiết kế ô tô tải từ loại ô tô tải thùng lửng hay ô tô cabin sát-xi sang ô tô tải thùng mui bạt hoặc ô tô tải thùng kín, ô tô cẩu tải. Trong đó thế mạnh của công ty là thiết kế ô tô tải thành ô tô tải có gắn cẩu tự hành và chế tạo các loại thùng chuyên dùng cho ô tô tải. Ô tô cơ sở được nhập khẩu chỉ có cabin và sát-xi nhằm giảm bớt giá thành nên ô tô chưa có công năng xác định. Chúng sẽ được thiết kế lại cho phù hợp với nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước. 2.2. Ý nghĩa thiết kế: Hiện nay, do nhu cầu biến đổi đa dạng của thị trường người tiêu dùng, cũng như tính chất vận tải hàng hóa khác nhau của các đơn vị vận tải mà các doanh nghiệp thường đưa ra thị trường loại ô tô chưa có công năng xác định ( thường là ô tô sát- xi hoặc ô tô thùng tải lửng ). Xuất phát từ nhu cầu vận tải thực tế của thị trường mà công ty cổ phần Ô tô Cát Tường đã tiến hành thiết kế đóng mới ô tô tải có gắn cần cẩu, mang nhãn hiệu hàng hóa trong nước.
  • 14. - 5 - 2.3. Nguyên tắc đảm bảo thiết kế và thi công ô tô: - Thiết kế để sản xuất mang nhãn hiệu hàng hóa trong nước theo Quyết định 34/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Trưởng Bộ giao thông vận tải. - Thiết kế theo mẫu các loại ô tô tải (có cần cẩu) đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam nhưng hình dáng, kích thước mang đặc thù riêng phù hợp với điều kiện Việt Nam. - Đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các quy định hiện hành đồng thời đáp ứng yêu cầu về mỹ thuật công nghiệp. - Công nghệ chế tạo các chi tiết trong nước đơn giản, dễ chế tạo và giá thành thấp phù hợp với khả năng cung cấp vật tư, phụ tùng và khả năng thi công của các cơ sở sản xuất lắp ráp trong nước. - Ô tô đóng mới phải đảm bảo không ảnh hưởng đến đặc tính động học và động lực học của ô tô cơ sở. - Ô tô đóng mới phải đảm bảo chuyển động ổn định và an toàn trên đường giao thông công cộng . - Màu sơn của ô tô đóng mới do cơ sở sản xuất đăng kí theo loại sản phẩm. 2.4. Một số loại ô tô mà công ty thiết kế chuyển đổi: 2.4.1. Ô tô FAW 14 T: Thông số kỹ thuật của FAW o Loại động cơ: diesel, 4 kỳ, 6 xilanh thẳng hàng, tăng áp o Dung tích làm việc 7127 cm3 o Công suất cực đại / tốc độ quay: 192/ 2300 [kW / [v/ ph ]] o Trọng lượng bản thân: 9.800 [kG]  Phân bố : + Cầu trước : 3.740 [kG]  + Cầu sau: 3.030 + 3.030 [kG] o Tải trọng cho phép: 14.000 [kG] o Trọng lượng toàn bộ ô tô: 23.930 [kG] o Kích thước ( dài x rộng x cao ): 11.540 x 2.490 x 2.780 [mm] o Kích thước lọt lòng thùng hàng: 8.900 x 2.350 x 450 [mm]
  • 15. - 6 - o Chiều dài cơ sở: 5.965 x 1.355 [mm] o Vết bánh xe trước / sau: 1.914 / 1.847 [mm] - Hình dạng ban đầu Faw là ô tô tải thùng lửng đã có công dụng xác định. Do nhu cầu vận tải của khách hàng cần cải tạo sang ô tô tải có gắn cần cẩu. Do đó chúng ta cần phải tính toán, thiết kế lại ô tô Faw cho phù hợp yêu cầu khách hàng. Nội dung thực hiện bao gồm gia cường ốp sát-xi, lắp cần cẩu và cải tạo lại thùng hàng. Hình 2.2: Ô tô Faw ban đầu. - Cần cẩu được lắp là loại UNIC UR- 800E có 05 cần. Thùng hàng thì được thu lại chiều dài để khoảng trống lắp đặt cần cẩu. Hình 2.3: Ô tô Faw sau khi thiết kế. 2.4.2. Ô tô Hyundai HD 72: Đặc tính ô tô Hyundai HD72 nhập khẩu từ Hàn Quốc : Động cơ Diesel 4 kỳ: D4DB Khí thải động cơ (standard) EU II Dung tích xy-lanh: 3,907 cm3 Công suất max: 130 PS / 2900 rpm
  • 16. - 7 - Cỡ lốp xe: 7.50-R16 Mô-men xoắn max : 300 Nm / 2000 rpm Kích thước thùng xe 6,050 x 1,950 x 450 Khả năng vượt dốc : 40,0% Vết bánh xe trước/sau 1650 / 1.495 mm Bán kính quay vòng nhỏ nhất: 8,3 m Khoảng sáng gầm xe: 275 mm Công thức bánh xe : 4 x 2 Vận tốc max: 95 Km/h Tải trọng : 1.900 kG Tổng trọng tải: 6.810 kG Kích thước xe (DxRxC) : 8.545 x 2,030 x 3,150 Hình 2.4: Ô tô Hyundai HD72 mới nhập khẩu. Khi mới nhập khẩu về thì HD72 chỉ là cabin sát-xi. Do mục đích sử dụng khác nhau trong kinh doanh của khách hàng, ô tô đã được thiết kế thành ô tô thùng mui bạt hoặc ô tô cẩu tải. Hình 2.5: Ô tô Hyundai HD72 thùng mui bạt.
  • 17. - 8 - Hình 2.6: Ô tô Hyundai HD72 cẩu tự hành. 2.4.3. Ô tô Hyundai HD 320: Thông số kỹ thuật của ô tô HD320 o Loại động cơ: D6AC : diesel 4 kỳ, phun nhiên liệu trực tiếp, 6 xilanh thẳng hàng, làm mát bằng nước, tăng áp. o Đường kính xilanh và hành trình pittông [mm x mm]: 130 x 140 o Dung tích pittông (cc): 11.149 o Tỉ số nén: 17:1 (Euro2) o Chiều dài bánh xe cơ sở: 7.850(1.700+4.850+1300)[mm] o Chiều dài toàn bộ xe ( Dài x rộng x cao): 12.245 x 2.495 x 3.140 [mm] o Khoảng cách trục (Trước x sau): 2040 x 1.850 o Khoảng sáng gầm xe: 275 mm o Khối lượng cabin sát-xi: 10.220 kG  Phân bố trục trước: 6.225 kG  Phân bố trục sau: 3.995 kG o Khối lượng toàn bộ của xe: 36.700 kG  Phân bố trục trước: 13.000 kG  Phân bố trục sau: 11.800 x 2 kG o Công thức bánh xe: 8 x 4 o Số chỗ ngồi: 02 chỗ
  • 18. - 9 - Hình 2.7: Hyundai HD320 cabin, sát-xi ban đầu. Hyundai HD320 ban đầu sau khi được nhập về còn ở dạng cơ sở cho nên tùy vào mục đích sử dụng mà thiết kế ô tô cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ô tô tải có gắn cẩu tự hành sau khi thiết kế và thi công ngoài khả năng chuyên chở còn có thể bốc dỡ hàng hóa, thuận lợi hơn trong việc vận chuyển. Ô tô Hyundai HD320 được lắp cẩu UNIC UR-800 E loại 05 cần và thùng hàng thì được đóng mới. Đây là loại ô tô mà chúng em thực hiện đề tài. Hình 2.8: Hyundai HD320 sau khi thiết kế. 2.5. Tìm hiểu sơ lược về thùng hàng ô tô tải: 2.5.1. Phân loại, chức năng: Thùng ô tô có nhiều loại khác nhau tùy theo nhu cầu vận chuyển.  Thùng lửng hở dùng để vận chuyển các loại hàng hóa không cần bảo quản kỹ lưỡng như: bia, nước ngọt, lúa, mía, gỗ ...v.v.
  • 19. - 10 -  Thùng mui bạt dùng để vận chuyển hàng hóa cần bảo quản. Mui bạt có thể đóng mở ra dễ dàng nên thuận tiện cho việc thông thoáng hàng hóa.  Thùng kín dùng để vận chuyển hàng hóa cần được bảo quản, che chắn kỹ lưỡng như: Bánh, trái cây, các loại hoa màu ...v.v. Đối với ô tô có gắn cẩu thì chỉ sử dụng loại thùng lửng hở vì để cho sự hoạt động thuận lợi của cần cẩu bên trên. 2.5.2. Vật liệu chế tạo thùng hàng: Một số loại thép được dùng cho gia công thùng hàng:  Thép hình chữ U: có kích thước từ U40 đến U400, chiều dài từ 6 m đến 12 m theo yêu cầu của khách hàng. Thép có khả năng chống gỉ, chống nhiệt và có đặc tính cơ khí. Thép được dùng làm dầm ngang và dầm dọc của thùng hàng. Thép còn được dùng cho việc gia cường ốp sát-xi.  Thép ống hình chữ nhật hoặc hình vuông: có rất nhiều kích thước khác nhau như 10 x 30 mm, 20 x 30 mm, 60 x 30 mm, 80 x 40 mm,… độ dày từ 0,7 đến 4,0 mm. Chúng được dùng làm các khung xương thành thùng hàng, các khung cửa đóng mở, các bửng thùng.  Thép tấm: có độ dày từ 0,7 đến 60 mm, khổ rộng tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Thép tấm được dùng làm tấm lót mặt sàn thùng.  Thép tấm chống trượt: có độ dày từ 3 – 8 mm, khổ rộng tùy nhu cầu sử dụng của khách hàng. Thép được dùng làm tấm lót mặt sàn thùng.  Thép hình chữ L: Thép có nhiều kích thước và độ dày khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Thép dùng làm các thanh ngang trên thành trước của thùng và được dùng cho việc ốp sát-xi.  Thép góc hình chữ V: có nhiều kích thước khác nhau, chiều dài từ 6 m đến 12 m hoặc làm theo đơn đặc hàng. Thép này được dùng làm thanh liên kết giữa dầm dọc và dầm ngang hoặc mục đích khác.  Thép ống hình tròn: có đường kính từ 12,7 đến 113,5 mm với các độ dày từ 0,7 đến 5,0 mm, chiều dài từ 6 m đến 12 m.Thép này được dùng làm thành bên thùng hàng.
  • 20. - 11 - Ngoài ra thùng hàng còn dùng một số vật liệu khác theo yêu cầu: o Gỗ: dùng làm phần sàn thùng (dầm dọc, dầm ngang). o Inox: dùng làm vách, thành thùng hàng. o Thiết tấm: sau khi làm khung xương thì sẽ dùng thiết tấm để bao bọc thùng hàng. 2.5.3. Cách lắp ghép các chi tiết: Thùng ô tô được lắp ghép từ những thanh thép đã được chọn và cắt đúng kích thước theo bản vẽ. Trình tự thực hiện như sau : - Sàn thùng: Gồm 02 dầm dọc sẽ được đặt chạy dọc theo chiều dài sát-xi. Dầm ngang đặt trên dầm dọc, số lượng dầm tùy thuộc vào kích thước mỗi thùng. Chúng được liên kết với nhau bằng pát liên kết. Các loại thùng điều giống nhau ở phần sàn thùng chỉ khác ở vật liệu chế tạo. Hầu hết người ta sử dụng thép hoặc gỗ để chế tạo phần sàn thùng. Pát liên kết với nhau bằng hàn điện đối với thép. Đối với gỗ thì dùng bulông bắt giữ. Hình 2.9: Sàn thùng làm bằng gỗ và thép. - Thành thùng hàng được lắp ghép bằng những thanh thép hoặc thanh inox tùy theo loại thùng. Chúng liên kết bằng hàn điện. Cửa thùng và trụ đứng được chế tạo rời sau đó mới được lắp lên thành thùng. Mỗi loại thùng hàng được chế tạo thành bên khác nhau.
  • 21. - 12 - Hình 2.10: Thành bên của thùng mui bạt đã hoàn thiện. Hình 2.11: Khung xương thùng hàng kín đã hoàn thành. - Tấm lót sàn: Sau khi đã cố định phần khung xương chúng ta lót sàn thùng. Có thể lót gỗ bên dưới rồi mới lót thêm thép tấm ở trên hoặc chỉ lót thép tấm, tùy theo nhu cầu của khách hàng. - Phần vách thùng sử dụng tôn để làm kín. Tôn có thể là thiết tấm, inox tấm. Đối với thùng lửng thì các bửng thùng dùng thép định hình để gá lắp. Chúng liên kết với thành thùng hàng bằng rive, bulông, ốc vít. Bên trong thùng hàng thường dùng tôn phẳng để bao bọc, còn bên ngoài dùng tôn định hình. Ở giữa có thêm lốp xốp để ngăn gió vào bên trong của vách gây tiếng ồn.
  • 22. - 13 - Hình 2.12: Vách trong và ngoài của thùng hàng mui bạt. - Phần cửa và bửng thùng hàng thì được chế tạo rời bên dưới sau khi hoàn thành thì mới được lắp lên thùng. 2.6. Tìm hiểu về cẩu tự hành UNIC crane trên ô tô 2.6.1. Phân loại, chức năng:  Cần cẩu dùng để bốc dỡ các đồ vật, hàng hóa có kích thước lớn, khối lượng lớn mà sức người không thể thực hiện được.  Cần cẩu UNIC crane có nhiều model như: UR – 800E series , UR- 600 series, UR- W295C series, UR - V230 series, UR-V290 series, UR-V500 series .v.v. 2.6.2. Cấu tạo cẩu tự hành UNIC crane: 2.6.2.1. Giới thiệu về cẩu UNIC crane: Cẩu UNIC do Đài Loan sản xuất được sử dụng phổ biến hơn các loại cần cẩu khác do độ bền cao, khả năng chịu tải lớn, độ tin cậy cao. Cẩu tự hành UNIC với khả năng nâng tải khác nhau thích hợp vớ i nhiều loại ô tô tải.
  • 23. - 14 - Hình 2.13: Cẩu tự hành UNIC UR-800E series. 2.6.2.2. Cấu tạo tổng thể: Hình 2.14:Cấu tạo cần cẩu UNIC crane.
  • 24. - 15 - Diễn giải 1 Cần trục 12 Thanh điều khiển xoay cẩu 2 Bệ cẩu 13 Thanh đk xilanh mở rộng chân phải 3 Đế cẩu 14 Thanh đk xilanh chân chống phải 4 Cơ cấu nâng 15 Thanh đk xilanh mở rộng chân trái 5 Cơ cấu xoay 16 Thanh đk xilanh chân chống trái 6 Xilanh nâng cần 17 Móc khóa 7 Xilanh lồng cần 18 Thanh điều kiển bộ tăng tốc 8 Giá đỡ chân 19 Còi cảnh báo 9 Thanh điều khiển xilanh nâng cần 20 Dây cáp 10 Thanh điều khiển bộ cuốn cáp 21 Biểu đồ góc nâng cần 11 Thanh điều khiển xilanh lồng cần 22 Trụ ngang đỡ chân 2.6.3. Một số bộ phận trên cần cẩu UNIC: 2.6.3.1. Cần trục: Cần trục của cần cẩu có tác dụng là có thể thu vào và kéo dài ra để nâng hàng hóa hay các vật dụng ở gần và ở xa một cách dễ dàng. Tùy theo bán kính làm việc của cẩu mà chia ra loại cẩu 03 cần, loại 04 cần và loại 05 cần. Biên dạng cần có 06 cạnh (hình lục giác). Cần trục kéo dài ra là nhờ các xilanh lồng bên trong cần trục. Hình 2.15: Cần trục của cẩu có 03 cần lồng vào nhau.
  • 25. - 16 - Hình 2.16: Cần trục của cẩu có 05 cần lồng vào nhau. 2.6.3.2. Xilanh lồng cần: Xilanh lồng nằm phía trong của cần trục và được gắn kết với cần trục, có tác dụng là kéo dài cần trục khi mở rộng bán kính làm việc của cẩu. Đối với loại 03 cần và 04 cần thì gồm 02 xilanh lồng bên trong , còn loại 05 cần thì gồm 03 xilanh lồng bên trong. Hình 2.17: Xilanh lồng loại 03 và 04 cần. Hình 2.18: Xilanh lồng loại 05 cần.
  • 26. - 17 - 2.6.3.3. Xilanh nâng cần: - Xilanh nâng cần dùng để nâng, hạ cần trục cũng như nâng, hạ tải. Đây là loại xilanh lực tác động hai chiều. Đối với cẩu có tải trọng trên 5000 kg thì được sử dụng hai xilanh lực, còn dưới 5000 kg chỉ có một xilanh lực. Hình 2.19: Xilanh lực cần cẩu UNIC UR-800 E. - Cấu tạo: xilanh gồm có pittông, xilanh, ống trục, đệm làm kín. Hình 2.20: Cấu tạo xilanh nâng cần. 1.Xilanh 2. Pittông 3. Đệm làm kín 4. Trục 5. Đầu cố định 6. Đầu di chuyển - Nguyên lý hoạt động: Khi dầu được cấp vào đường dầu kéo dài trục (8), áp suất dầu làm pittông (2) dịch chuyển đi lên. Pittông dịch chuyển làm cho trục (4) dịch chuyển theo. Vì đầu (6) được nối với cần trục làm cần trục đi lên. Dầu trong đường (7) được hồi về thùng chứa. Khi dầu được cấp vào đường (7), áp suất
  • 27. - 18 - dầu sẽ đẩy pittông dịch chuyển ngược trở về vị trí ban đầu, làm trục (4) thu vào, dẫn đến cần trục đi xuống. Đồng thời dầu trong đường (8) được hồi về thùng chứa. Hình 2.21: Nguyên lý hoạt động của xilanh nâng cần. 1. Xilanh 2.Pittông 3. Đệm làm kín 4. Trục 5. Đầu cố định 6. Đầu di chuyển 7. Đường dầu thu ngắn trục 8. Đường kéo dài trục - Trên xilanh nâng cần được trang bị thêm van tiết lưu để điều chỉnh lưu lượng dòng chảy. Đây là một van điều tiết áp suất được quy định dòng chảy trên đường dầu thu hồi xilanh và cho phép dòng chảy tự do theo hướng kéo dài xilanh. Khi có sự cố xảy ra ở hệ thống thủy lực thì tốc độ và thời gian hạ cần được khống chế trong giới hạn cho phép, đảm bảo an toàn lao động. Hình 2.22: Van tiết lưu.
  • 28. - 19 - - Khi van điều khiển ở vị trí trung gian thì hai cửa mở rộng xilanh và thu lại xilanh điều bị khóa chặt. Lúc này đường dầu hồi về không thể thoát ra vì dầu đã bị chặn bởi van kiểm soát nằm trong van tiết lưu, do đó xilanh sẽ đứng yên. Điều này khắc phục những sự cố xảy ra khi cẩu hoạt động. Hình bên dưới thể hiện đường dầu trong van tiết lưu. Đường dầu mở rộng xilanh không bị kiểm soát bởi van tiết lưu ,còn đường dầu thu lại xilanh thì được kiểm soát bởi van tiết lưu. Hình 2.23: Dòng chảy trong van tiết lưu. 2.6.3.4. Cơ cấu nâng tải của cần cẩu: - Cơ cấu nâng tải dùng để nâng hàng hóa hay các đồ vật lên cao hoặc xuống thấp. Cơ cấu gồm mô tơ thủy lực, bộ giảm tốc, ống lăn quấn dây cáp. Cơ cấu được đặt bên trong của thân cẩu. Mô tơ thủy lực thuộc loại bánh răng hành tinh. Hình 2.24: Cấu tạo cơ cấu nâng tải.
  • 29. - 20 - - Khi mô tơ thủy lực quay sẽ làm cho bộ giảm tốc quay theo thông qua một cặp bánh răng ăn khớp. Trên bộ giảm tốc cũng có một bánh răng ăn khớp với bánh răng trên ống lăn làm ống lăn quay theo. Khi ống lăn quay dây cáp bị cuốn lại hoặc kéo dài ra làm cho vật nâng lên cao hay hạ xuống thấp. Hình 2.25: Sơ đồ hoạt động của cơ cấu nâng tải. 2.6.3.5. Cơ cấu xoay của cần cẩu: - Cơ cấu xoay giúp cần cẩu có thể quay qua quay lại, có thể làm việc ở mọi hướng, góc xoay của cần cẩu là 3600 . - Cấu tạo cơ cấu xoay gồm có mô tơ thủy lực, bộ giảm tốc, vành răng xoay . Hình 2.26: Cấu tạo cơ cấu xoay của cần cẩu.
  • 30. - 21 -  Bộ giảm tốc có tác dụng làm giảm số vòng quay của mô tơ thủy lực để điều khiển tốc độ xoay của cần cẩu trong phạm vi cho phép. Bộ giảm tốc gồm có một cặp bánh răng nghiêng ăn khớp nhau ( trục vít – bánh vít ), trục bánh răng, một ổ bi cầu và hai ổ bi đũa côn. Hình 2.27: Cấu tạo bộ giảm tốc.  Mô tơ thủy lực được dùng phổ biến trên cần cẩu thuộc loại bánh răng hành tinh có kích thước nhỏ gọn. Mô tơ có tác dụng chuyển đổi thủy năng thành cơ năng, nghĩa là biến đổi áp suất dầu thành chuyển động quay của cần cẩu. Cấu tạo bên trong của bơm rất phức tạp.
  • 31. - 22 - Hình 2.28: Cấu tạo bên trong bơm thủy lực. 1. Thân bơm 2. Bộ đảo chiều 3. Trục ra 4. Buồng chuyển vị 5. Đĩa cánh gạt 9. Con lăn ngoài 6. Rô to 7. Bánh răng ăn khớp trong 8. Con lăn trong 2.6.3.6. Van điều khiển cần cẩu: - Van điều khiển có tác dụng điều khiển toàn bộ hoạt động của cần cẩu thông qua các tay gạt. Van điều khiển có ba vị trí: vị trí trung gian, vị trí thuận và vị trí nghịch. Mỗi vị trí ứng với sự điều khiển khác nhau. Hình 2.29: Van điều khiển cần cẩu. 1. Van điều khiển nâng cần 2. Van điều khiển quấn cáp 3. Van điều khiển cần trục 4. Van điều khiển xoay cẩu 5. Van điều khiển độ mở chân 6. Van điều khiển chân chống 7. Van điều áp.
  • 32. - 23 - - Van điều khiển có 04 van điều khiển phần cẩu và 02 van điều khiển phần chân cẩu đối với cẩu có tải trọng nhỏ, còn cẩu có tải trọng lớn có 04 van điều khiển chân cẩu. Trên mỗi thanh tay gạt sẽ có ký hiệu điều khiển khác nhau. Hình 2.30: Vị trí các thanh điều khiển trên cần cẩu. 2.6.3.7. Bệ đỡ của cần cẩu: Bệ đỡ dùng để đỡ toàn bộ khối lượng của cẩu và một phần khối lượng của ô tô khi cẩu hàng . Vì vậy bệ đỡ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của cẩu. Bệ đỡ là nơi để lắp hai cái chân chống của cần cẩu. Hình 2.31: Bệ đỡ của cần cẩu UNIC UR – 800E.
  • 33. - 24 - 2.6.3.8. Xilanh chân chống: Xilanh chân chống có tác dụng đỡ trọng lượng của cẩu và một phần trọng lượng của ô tô khi cẩu hàng. Đây cũng là loại xilanh tác động hai chiều, có cấu tạo và hoạt động giống với xilanh nâng cần gồm xilanh, pittông, đệm, trục. Hình 2.32: Xilanh chân chống của cần cẩu. 1. Pittông 2. Trục 3. Xilanh 4. Đệm làm kín 5. Van an toàn Ngoài ra trên xilanh chân chống được trang bị thêm van an toàn để cân bằng áp suất giữa hai khoang của xilanh. Hình 2.33:Van an toàn. 1. Đường dầu mở rộng trục. 2. Đường dầu thu lại trục.
  • 34. - 25 - 2.6.3.9. Bơm dầu và thùng dầu: 1. Bơm dầu: là một cơ cấu biến đổi năng lượng, dùng để biến đổi cơ năng thành năng lượng của dầu(dòng chất lỏng). Trong hệ thống dầu ép thường chỉ dùng bơm thể tích, tức là loại bơm thực hiện việc biến đổi năng lượng bằng cách thay đổi thể tích các buồng làm việc. Khi thể tích buồng làm việc tăng, bơm hút dầu, thực hiện chu kỳ hút và khi thể tích của buồng giảm, bơm đẩy dầu ra thực hiện chu kỳ nén. - Bơm dầu có rất nhiều loại khác nhau nhưng hai loại sử dụng phổ biến cho cần cẩu là bơm bánh răng và bơm pittông. Bơm bánh răng: được dùng rộng rãi vì có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo. Nó dùng cho cần cẩu có tải trọng nhỏ. Gồm hai loại bánh răng ăn khớp ngoài và bánh răng ăn khớp trong. Phạm vi áp suất sử dụng của bơm bánh răng hiện nay từ 10- 200 bar. Hình 2.34: Bơm bánh răng. - Nguyên lý làm việc của bơm bánh răng là thay đổi thể tích: khi thể tích của buồng hút A tăng, bơm hút dầu, thực hiện chu kỳ hút và nén khi thể tích giảm, bơm đẩy dầu ra ở buồng B, thực hiện chu kỳ nén. - Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài:
  • 35. - 26 - Hình 2.35: Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài. 1. Vòng đệm làm kín 2. Bánh răng chủ động 3. Cửa hút 4. Vòng đệm 5. Bánh răng bị động 6. Ống lót 7. Cửa thoát 8. Vỏ bơm 9. Trục dẫn động Bơm pittông: là loại bơm dựa theo nguyên tắc thay đổi thể tích của cơ cấu pittông và xilanh. Vì bề mặt của cơ cấu này là mặt trụ, do đó dễ dàng đạt được độ chính xác gia công cao, bảo đảm hiệu suất thể tích tốt, có khả năng thực hiện áp suất làm việc lớn (áp suất có thể đạt là P =700 bar). Bơm được dùng cho loại cần cẩu có trọng tải lớn. Bơm pittông được dùng phổ biến là loại bơm pittông hướng trục: Hình 2.36: Bơm pittông hướng trục loại thân nghiêng.
  • 36. - 27 - - Cấu tạo của bơm thủy lực: Hình 2.37: Cấu tạo bơm pittông hướng trục. 1. Pittông 2. Xilanh 3. Đường dầu ra 4. Đường dầu vào 5. Trục dẫn động 6. Ổ bi 7. Thân bơm - Nguyên lý làm việc: Khi xilanh mang pittông quay từ dưới lên trên, pittông rời xa xilanh tạo khoảng trống hút dầu thủy lực vào. Pittông và xilanh tiếp tục quay, đi từ trên xuống dưới, thân nghiêng ép pittông vào tạo thành lực nén đẩy dầu thủy lực ra khỏi xilanh kết thúc một chu trình hút nén của bơm. Hình 2.38: Nguyên lý làm việc bơm pittông hướng trục.
  • 37. - 28 - 2. Thùng dầu: Thùng dầu có nhiệm vụ là cung cấp dầu cho hệ thống làm việc, giải tỏa nhiệt sinh ra do bơm dầu làm việc, lắng động các chất cạn bả và tách nước. Thùng dầu có thể được đặt rời bên ngoài hoặc có thể đặt bên trong bệ đỡ . Hình 2.39: Thùng chứa dầu nằm rời bên ngoài. Hình 2.40:Thùng chứa dầu bên trong chân đế.
  • 38. - 29 - 2.6.4. Hệ thống thủy lực cần cẩu UNIC crane: Hình 2.41: Mạch dầu trong hệ thống thủy lực của cẩu. 1. Bơm thủy lực 2. Thùng dầu 3. Lọc dầu 4. Xilanh chân chống 5. Giá đỡ chân 6. Bộ điều khiển 7. Cuộn cáp 8. Xilanh lồng cần 9. Xilanh nâng cần 10. Hộp số 11. Cơ cấu xoay 12. Mô tơ thủy lực Nguyên lý làm việc của hệ thống như sau: Dầu thủy lực trong thùng chứa dầu (2) sẽ được bơm (1) đưa tới bộ điều khiển(6). Tại đây dầu sẽ phân phối đến các xilanh và các mô tơ thủy lực để điều khiển cẩu. Khi muốn một bộ phận nào đó của cẩu hoạt động thì chỉ tác động vào cần điều khiển bằng tay gạt trên bộ điều khiển.
  • 39. - 30 - 2.6.5. Các vị trí nâng dỡ hàng hóa: Cần cẩu có thể linh hoạt bốc dỡ hàng hóa ở nhiều vị trí khác nhau. Thông thường là nâng hàng hóa từ dưới mặt đất lên ô tô và một số vị trí khác như 1. Nâng từ dưới ô tô lên những chỗ cao. 2. Nâng từ trên cao xuống ô tô khác thấp hơn. 3. Nâng qua rào cản. 4. Nâng từ hố sâu lên ô tô. Hình 2.42: Một số vị trí nâng dỡ hàng.
  • 40. - 31 - Chương 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 3.1. Nơi thực hiện: Công ty cổ phần Ô tô CÁT TƯỜNG Xa lộ Hà Nội, Hiệp Thắng, Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương. 3.2 . Phương tiện thực hiện: - Được thực hiện trên ô tô Hyundai HD 320 cabin sát-xi nhập khẩu từ Hàn Quốc . - Các thiết bị liên quan đến việc thi công như máy hàn điện, máy cắt điện, máy mài điện, máy khoang điện.v.v. 3.3. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Tra cứu tài liệu từ bảng thông số kỹ thuật của xe Hyundai HD320. - Tra cứu tài liệu cần cẩu UNIC từ internet. - Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết từ các môn học như lý thuyết ô tô, sức bền vật liệu, công nghệ kim loại .v.v. 3.4. Phương pháp thực hiện: - Kiểm tra ô tô tải Hyundai HD 320 cabin sát-xi và bảng thông số kỹ thuật kèm theo.
  • 41. - 32 - - Dựa trên tải trọng cho phép của ô tô để chọn cẩu. Cẩu loại UNIC, sản phẩm của tập đoàn PURUKAWA UNIC - Đài Loan. - Từ bảng thông số kỹ thuật của cẩu được chọn kết hợp với bảng thông số kỹ thuật của ô tô, kết hợp tính toán để đưa ra bảng thông số kỹ thuật mới của ô tô cẩu tải. - Phần chế tạo:  Giữ nguyên toàn bộ các cụm tổng thành của ô tô sát-xi có buồng lái cơ sở.  Gia cường ốp sát-xi cho ô tô cơ sở.  Lắp đặt cần cẩu và hệ thống thủy lực lên ô tô cơ sở.  Chế tạo thùng hàng và cản bảo vệ.  Lắp đặt thùng hàng, cản bảo vệ lên ô tô cơ sở.  Kiểm tra, vận hành trước khi đưa vào sử dụng. 3.5. Yêu cầu kỹ thuật đối với việc thiết kế và thi công ô tô:  Các mối hàn phải đảm bảo đủ độ bền trong quá trình sử dụng.  Sai lệch kích thước thùng xe không được quá giới hạn cho phép.  Các bulông xiết đủ momen đảm bảo không tự rơ lỏng trong quá trình vận hành của ô tô.  Sau khi lắp đặt cần cẩu, thùng hàng, cản bảo vệ, chúng phải được cố định chắc chắn trên khung ô tô đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.  Ô tô tải có gắn cần cẩu được tính toán đảm bảo chuyển động ổn định và an toàn trên các loại đường công cộng ở Việt Nam.  Đặc tính kỹ thuật của ô tô thỏa mãn tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
  • 42. - 33 - Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc tính kỹ thuật cơ bản của ô tô Hyundai HD 320 cabin sát-xi: 4.1.1. Động cơ: - Kiểu động cơ : D6AC ,có thông số kỹ thuật cơ bản như sau:  Động cơ Diesel 4 kỳ, 6 xylanh thẳng hàng, phun nhiên liệu trực tiếp, làm mát bằng nước, tăng áp.  Dung tích xilanh : 11149 [cc].  Đường kính xilanh x Hành trình pittông:130 x 140[mmxmm]  Công suất cực đại : 250/2000 [kW/[v/ph]].  Mômen xoắn cực đại: 1450/1200 [N.m/[v/ph]].  Tỉ số nén : 17:1 4.1.2. Hộp số: hộp số cơ khí, 5 số tiến và số lùi. Tỉ số truyền ở các tay số:  Số nhanh : i1= 9,315 ; i2= 2,765 ; i4= 1,666 ; i5= 1,000; i lùi= 8,015.  Số chậm : ip1=1 ; ip2= 1,281. 4.1.3. Cầu ô tô: - Cụm cầu trước: tải trọng cho phép 6500 kg, có giảm chấn thủy lực.
  • 43. - 34 - - Cum cầu sau:  Truyền lực chính loại bán kép, gồm cặp bánh răng xoắn hypoid và cặp bánh răng trụ nghiêng có tỉ số truyền i0= 6,166.  Bán trục loại giảm tải hoàn toàn. 4.1.4. Hệ thống treo: - Hệ thống treo trước phụ thuộc, nhíp lá bán elíp, giảm chấn ống thủy lực tác động hai chiều. - Hệ thống treo sau phụ thuộc, nhíp lá bán elíp. 4.1.5 .Hệ thống phanh: - Phanh chân (phanh công tác): kiểu loại phanh tang trống,dẫn động khí nén hai chiều. - Phanh tay (phanh dừng xe) : tang trống, tác động lên bánh xe trục 3 và 4 hoặc trục 2,3,4; kiểu bình tích năng lò xo, tự hãm cứng (lốc kê). 4.2. Bản vẽ ô tô sát-xi cơ sở: Hình 4.1: Hình chiếu đứng và chiếu bằng của ô tô cơ sở.
  • 44. - 35 - Hình 4.2: Hình chiếu cạnh của ô tô cơ sở. 4.3. Bố trí chung ô tô thiết kế 4.3.1. Tổng thể ô tô thiết kế Hyundai HD320 –Fusin/LC: - Ô tô thiết kế là loại ô tô tải có cần cẩu mang nhãn hiệu HYUNDAI -HD320 –FUSIN/LC. - Kích thước tổng thể (dài x rộng x cao):12200x2495x3750 [mm]. - Chiều dài cơ sở: 1700x4850x1300 [mm]. - Cần cẩu là loại UNIC UR – 800 E có 05 cần, tải trọng 8200 kG. - Kích thước thùng (dài x rộng x cao): 8520x2340x700[mm].
  • 45. - 36 - Hình 4.3: Tổng thể ô tô thiết kế.
  • 46. - 37 - 4.3.2. Tính toán trọng lượng và phân bố trọng lượng trên ô tô: - Trọng lượng bản thân ô tô cơ sở: Gcs= 10200 [kG]. - Trọng lượng gia cường ốp sát-xi : Gsxgc= 1550 [kG]. - Trọng lượng thùng hàng : Gth= 4460 [kG]. - Trọng lượng cần cẩu: Gcc=3200 [kG]. - Trọng lượng bản thân ô tô HYUNDAI- HD320 – FUSIN/LC G = Gcs + Gsxgc + Gth + Gcc = 10200 + 1550 + 4460 + 3200 = 19430 [kG]. - Trọng lượng kíp lái 2 người: Glx = 65x2 = 130 [kG]. - Tải trọng của ô tô HYUNDAI- HD320 – FUSIN/LC: Q = 11000 [kG]. - Trọng lượng toàn bộ của ô tô HYUNDAI- HD320 – FUSIN/LC G0 = G + Glx + Q = 30560 [kG]. 4.3.3. Xác định trọng lượng phân bố lên các trục: Hình 4.4: Sơ đồ phân bố trọng lượng trên ô tô. Trên cơ sở giá trị các thành phần trọng lượng và vị trí tác dụng của chúng lên ô tô, ta xác định được sự phân bố trọng lượng lên các trục của ô tô khi không tải và đầy tải như sau:
  • 47. - 38 - BẢNG TRỌNG LƯỢNG PHÂN BỐ LÊN CÁC TRỤC TT Các thành phần trọng lượng Kí hiệu Trị số [kG] Trục 1[kG] Trục 2[kG] Trục 3[kG] Trục 4 [kG] 1 Trọng lượng bản thân ô tô cơ sở Gcs 10220 3112 3113 1995 2000 2 Trọng lượng gia cường ốp sát-xi Gsxgc 1550 718 717 60 55 3 Trọng lượng thùng hàng Gth 4460 540 540 1690 1690 4 Trọng lượng cần cẩu Gcc 3200 1390 1390 210 210 5 Trọng lượng bản thân ô tô thiết kế HYUNDAI-HD320-FUSIN/LC G 19430 5760 5760 3955 3955 6 Trọng lượng kíp lái Glx 130 130 0 0 0 7 Tải trọng Q 11000 520 650 4915 4915 8 Trọng lượng toàn bộ ô tô thiết kế HYUNDAI-HD320-FUSIN/LC G0 30560 6410 6410 8870 8870 Bảng 4.1: Trọng lượng phân bố lên các trục. 4.4 . Tính toán ô tô thiết kế 4.4.1. Xác định tọa độ trọng tâm ô tô: BẢNG THÔNG SỐ TÍNH TOÁN CHIỀU CAO TRỌNG TÂM Thành phần trọng lượng Ký hiệu Giá trị [kG] Ký hiệu Giá trị [m] 1 Trọng lượng bản thân ô tô sát-xi Gcs 10220 hcs 1,15 2 Trọng lượng thùng hàng Gct 4460 hct 1,5 3 Trọng lượng cần cẩu Gc 3200 hc 2,1 4 Trọng lượng kíp lái Gkl 130 hkl 1,75 5 Tải trọng ô tô thiết kế Q 11000 hhh 1,75 Bảng 4.2: Thông số tính toán chiều cao trọng tâm.
  • 48. - 39 - 4.4.1.1. Khoảng cách từ trọng tâm đến cầu trước và cầu sau: - Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến tâm cầu trước a = (Z2.L) G0 [m] - Khoảng cách từ trọng tâm đến tâm cầu sau b = L –a [m] L là chiều dài cơ sở của ô tô ; Z2 là tải trọng tác dụng lên cầu sau. 4.4.1.2. Chiều cao trọng tâm: - Căn cứ vào thành phần trọng lượng và trọng tâm ,ta xác định chiều cao trọng tâm : hg= (Gi.hgi) G [m] - G, hg là chiều cao trọng tâm và trọng lượng ô tô. Kết quả tính toán: Ô tô tải có cần cẩu HYUNDAI-HD320- FUSIN/LC Thông số Z2 [kg] G [kg] L[m] A[m] B[m] hg [m] 1 Khi không tải 7910 19430 6,35 2,585 3,765 1,357 2 Khi đầy tải 17740 30560 6,35 3,686 2,664 1,500 Bảng 4.3 Kết quả tính toán chiều cao trọng tâm. 4.4.2. Kiểm tra tính ổn định của ô tô: Trên cơ sở bố trí chung và tọa độ trọng tâm của ô tô, ta xác định được giới hạn ổn định của ô tô như sau:  Góc giới hạn lật khi lên dốc: Tgαx = b hg => αx = arctg b hg [độ]
  • 49. - 40 -      Góc giới hạn lật khi xuống dốc: TgαL = a hg => αL= arctg a hg [độ]      Góc giới hạn lật khi ô tô chuyển động trên đường nghiêng ngang: Tg β= Wt 2hg => β = arctg Wt 2hg [độ] Wt - khoảng cách hai tâm bánh xe ngoài phía sau.  Vận tốc chuyển động giới hạn khi ô tô quay vòng, với bán kính quay vòng nhỏ nhất theo trọng tâm xe Rmin=8,81 [m]. Vgh = Wt.g.Rmin 2.hg [m/s] Kết quả tính toán: Ô tô tải có cần cẩu HYUNDAI-HD320-FUSIN/LC Thông số Wt [m] αL [độ] αX [độ] β [độ] Vgh [m/s] Khi không tải 2,195 70,18 62,3 38,96 8,36 Khi đầy tải 2,195 60,62 67,86 36,19 7,95 Bảng 4.4: Kết quả tính toán góc giới hạn lật ô tô.
  • 50. - 41 - Nhận xét : Các giá trị về giới hạn ổn định của ô tô HYUNDAI HD 320 FUSIN/LC ở chế độ không tải và đầy tải điều đã thõa mãn các tiêu chuẩn hiện hành và đảm bảo ô tô chuyển động ổn định trên các loại đường giao thông đường bộ. 4.4.3. Tính ổn định khi cẩu hàng: * Tính toán ổn định ô tô cẩu hàng theo phương ngang: - Để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối, chỉ được vận hành cần cẩu khi ô tô đậu trên mặt phẳng ngang, chân chống ở vị trí ngoài cùng và phải được kê hoặc đệm chắc chắn ở chỗ đất mềm yếu. Nếu sử dụng cẩu hàng trên mặt đường nghiêng thì sử dụng chân chống thủy lực để điều chỉnh cho ô tô nằm trên mặt phẳng ngang mới được cẩu. Vì vậy không cần tính toán ổn định cẩu trên mặt đường nghiêng ngang. - Khi ô tô cẩu hàng theo phương dọc của ô tô L0dọc > L0ngang nên ô tô đạt giá trị ổn định cao hơn. Nên không cần tính toán cẩu hành theo phương dọc của ô tô. - Tính toán ổn định theo phương ngang ô tô vận hành. Hình 4.5: Sơ đồ tính toán khi ô tô cẩu hàng. Để ô tô không bị lật ngang khi cẩu hàng thì tổng mômen tại điểm K phải lớn hơn không (quy ước chiều dương là ngược chiều kim đồng hồ).
  • 51. - 42 - MK = G0A.L0 – (GCA +Gh).Lh  0 (1) G0A= G0 – GCA Trong đó: - G0 = 19430 kG: là trọng lượng bản thân ô tô. - GCA = 1520 kG: là trọng lượng phần cần vương ra khỏi chân chống cần cẩu. - G0A = 17910 kG: trọng lượng bản thân ô tô (không bao gồm phần cần vương ra khỏi chân chống ). - Bc = 2*L0 = 2*1950 = 3900 [mm]: Khoảng cách hai chân cẩu khi cẩu hàng. => L0 = 1950[mm]: Khoảng cách từ tâm đối xứng dọc ô tô đến chân cần cẩu. - Gh: Trọng lượng hàng hóa được cẩu. - Lh: Khoảng cách từ trọng tâm hàng hóa đến chân cẩu. Thay các giá trị từ bảng sức nâng và tầm với của cần cẩu (tài liệu nhà sản xuất cần cẩu ) vào công thức (1) để tính toán, ta lập bảng như sau: Sức nâng Gh [kg] 8200 6000 5000 3150 2700 1350 1150 800 700 350 Lh [m] 1,8 2,4 2,8 4,5 5,0 8,0 9,0 11 12 15,6 MK 17428 16876 16668 13909 13825 11965 10895 9405 8285 5753 Bảng 4.5: Kết quả tính ổn định khi cẩu hàng. Kết Luận: Từ các kết quả tính toán ta thấy ô tô thiết kế có tính ổn định cao khi cẩu hàng. Ô tô hoạt động tốt với tầm với của cần cẩu. 4.5. Tính toán động lực học kéo của ô tô: THÔNG SỐ TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC KÉO Ô TÔ Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị Trọng lượng toàn bộ ô tô G0 kg 30560 Phân bổ lên cầu chủ động G0z2 kg 17740 Trọng lượng bản thân ô tô G kg 19430 Bán kính bánh xe Rbx m 0,507
  • 52. - 43 - Hệ số biến dạng lốp  - 0,95 Bề rộng cơ sở ô tô B m 2,04 Chiều cao xe H m 3,750 Hệ số cản không khí k - 0,04 Hiệu suất truyền lực  - 0,89 Hệ số cản lăn f - 0,02 Động cơ Công suất cực đại N kW 250 Tốc độ quay cực đại nN v/ph 2000 Mômen xoắn cực đại Me N.m 1450 Tốc độ quay nM v/ph 1200 Hệ số chủng loại động cơ a - 0,7 b - 1,3 c - 1 Tỉ số truyền hộp số chính Số 1 ih1 - 7,145 Số 2 ih2 - 3,733 Số 3 ih3 - 2,158 Số 4 ih4 - 1,301 Số 5 ih5 - 0,780 Số lùi il - 7,145 Tỷ số truyền hộp số phụ Số 1 ip1 - 9,153 Số 2 ip2 - 4,783 Số 3 ip3 - 2,765 Số 4 ip4 - 1,666 Số 5 ip5 - 1,000 Số lùi i pl - 8,105 Tỉ số truyền lực chính ic - 6,166 Bảng 4.6: Thông số tính toán động lực học kéo ô tô.
  • 53. - 44 - 4.5.1. Xây dựng đồ thị đặc tính ngoài: - Công suất động cơ: Sử dụng công thức thực nghiệm của S.R.Laydecman:                            32 max N e N e N e ee n n c n n b n n aNN [kW]. (4.1) o Nemax là công suất cực đại của động cơ. o Ne là công suất hữu ích của động cơ ứng với số vòng quay bất kì của trục khuỷu. o nN tốc độ quay cực đại của trục khuỷu động cơ ứng với công suất cực đại. o ne là tốc độ quay của trục khuỷu động cơ ứng công suất Ne. o a,b,c là các con số thực nghiệm của động cơ được chọn tương đối theo chủng loại động cơ như sau : động cơ diesel 4 kì có buồng đốt trực tiếp, tăng áp a=0,7, b=1,3, c=1 o Memax là mômen xoắn cực đại của động cơ [N.m] . o MN là momen xoắn tại tốc độ quay cực đại động cơ [N.m]. o nM là tốc độ quay trục khuỷu tại vị trí mômen xoắn cực đại. [v/ph]. - Mômen xoắn trục động cơ: e e e n N M 047,1 104  (4.2) - Xây dựng đồ thị đặc tính ngoài động cơ : với các giá trị ne, ta tìm được Ne và Me tương ứng.Từ đó ta vẽ được đồ thị của Ne = f(ne) và đồ thị Me = f’(ne). ĐẶC TÍNH NGOÀI ĐỘNG CƠ ne [v/ph] 680 800 920 1040 1160 1280 1400 1520 1640 1760 1880 Ne [kW] 95,54 116,11 136,67 156,80 176,06 194,02 210,23 224,27 235,71 244,09 249,00 Me [N.m] 1341,7 1385,9 1418,6 1439,7 1449,4 1447,4 1434,0 1409,0 1372,5 1324,4 1264,8 Bảng 4.7: Đặc tính ngoài động cơ.
  • 54. - 45 - Hình 4.6: Đồ thị đặc tính ngoài động cơ. 4.5.2. Xác định nhân tố động lực học của ô tô thiết kế: a. Lực kéo tiếp tuyến Pk trên bánh xe chủ động: Pki = Me.ihi.io Rđ . [N] (4.3) - Me : Momen xoắn của đông cơ [N.m] - ihi : Tỷ số truyền ở tay số thứ i trong hộp số - io : Tỷ số truyền của truyền lực chính - Rđ : Bán kính thực tế bánh xe [m] -  : hiệu suất truyền lực , = 0,85 b. Lực cản không khí Pw khi ô tô di chuyển: Pwi = K.F.V2 i 13 [N] (4.4) F : diện tích cản chính diện của ô tô [m2 ] . K : hệ số cản không khí K=0,06 [ kGs2 /m4 ] . Vi : tốc độ ở tay số thứ i của ô tô. Vi = 0,377. Rđ.ne ihi.io [Km/h] (4.5) c. Nhân tố động lực học: Di = (PKi-PWi) Go (4.6)
  • 55. - 46 - Trong đó  G0 : là trọng lượng toàn bộ ô tô [kG] .  Pki : lực kéo ở tay kéo thứ i của ô tô [kG].  PWi : lực cản không khí ở tay số truyền i. [kG]. Bảng kết quả giá trị tính toán:  Trường hợp số chính : i1= 7,145; i2=3,7336; i3=2,158; i4=1,301; i5=0,780;ilùi=6,327. BẢNG VẬN TỐC Ở CÁC TAY SỐ ne 680 800 920 1040 1160 1280 1400 1520 1640 1760 1880 2000 V1 2,95 3,47 3,99 4,51 5,03 5,55 6,07 6,59 7,11 7,63 8,15 8,67 V2 5,64 6,64 7,64 8,63 9,63 10,62 11,62 12,62 13,61 14,61 15,60 16,60 V3 9,76 11,49 13,21 14,93 16,65 18,38 20,10 21,82 23,55 25,27 26,99 28,71 V4 16,19 19,05 21,91 24,77 27,62 30,48 33,34 36,20 39,06 41,91 44,77 47,63 V5 27,01 31,78 36,54 41,31 46,08 50,84 55,61 60,38 65,14 69,71 74,68 79,44 BẢNG LỰC KÉO Ở CÁC TAY SỐ Pk1 98856 102113 104522 106077 106792 106644 105657 103815 101126 97152 93191 87967 Pk2 51790 53496 54758 55572 55947 55870 55352 54387 52979 51122 48421 46077 Pk3 29293 30919 31649 32120 32336 32291 31993 31435 30621 29547 28218 26636 Pk4 18046 18640 19080 19364 19494 19468 19287 18951 18460 17813 17011 16058 Pk5 10814 11170 11434 11604 11682 11666 11558 11357 11062 10675 10194 9621 GIÁ TRỊ NHÂN TỐ ĐỘNG LỰC HỌC D1 0,340 0,351 0,359 0,365 0,367 0,366 0,363 0,357 0,347 0,335 0,320 0,302 D2 0,177 0,183 0,188 0,190 0,192 0,191 0,190 0,186 0,181 0,175 0,167 0,158 D3 0,103 0,106 0,108 0,110 0,111 0,110 0,109 0,107 0,105 0,101 0,096 0,091 D4 0,062 0,064 0,065 0,066 0,066 0,066 0,065 0,064 0,062 0,060 0,057 0,053 D5 0,037 0,038 0,038 0,038 0,038 0,038 0,037 0,036 0,035 0,033 0,031 0,028 Bảng 4.8 : Kết quả tính toán nhân tố động lực học ở tay số chính.
  • 56. - 47 - ĐỒ THỊ NHÂN TỐ ĐỘNG LỰC HOC (D - V) 0,00 0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35 0,40 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Vận tốc di chuyển, V (km/h) Nhântốđộnglựchọc,D D1 D2 D3 D4 D5 Hình 4.7: Đồ thị nhân tố động lực học ở tay số chính. Nhận xét: Ô tô có khả năng chạy ở số truyền thẳng trên các loại đường bằng phẳng có hệ số cản f=0,02 với: - Vận tốc lớn nhất Vmax = 80 [Km/h]. - Độ dốc mà ô tô có thể khắc phục được : imax =(Dmax – f)x100% (4.7) => imax = 34,7% Vậy độ dốc lớn nhất mà ô tô có thể khắc phục được là 34,7%.  Trường hợp số phụ : ip1= 9,153 ; ip2=4,783 ; ip3=2,765 ; ip4=1,666; ip5=1,000 ;iplùi=8,105. BẢNG VẬN TỐC Ở CÁC TAY SỐ V1 2,302 2,708 3,114 3,520 3,927 4,333 4,739 5,145 5,551 5,957 6,364 6,770 V2 4,405 5,182 5,959 6,737 7,514 8,291 9,069 9,846 10,623 11,401 12,178 12,955 V3 7,620 8,964 10,309 11,653 12,998 14,343 15,687 17,032 18,377 19,721 21,066 22,410 V4 12,646 14,877 17,109 19,341 21,572 23,804 26,036 28,267 30,499 32,730 34,962 37,194 V5 21,068 24,786 28,504 32,222 35,940 39,657 43,375 47,093 50,811 54,529 58,247 61,965 GIÁ TRỊ NHÂN TỐ ĐỘNG LỰC HỌC D1 0,435 0,450 0,460 0,467 0,470 0,469 0,465 0,457 0,445 0,430 0,410 0,387 D2 0,227 0,235 0,240 0,244 0,246 0,245 0,243 0,239 0,233 0,224 0,214 0,202 D3 0,131 0,136 0,139 0,141 0,142 0,142 0,140 0,138 0,134 0,129 0,124 0,117 D4 0,079 0,082 0,084 0,085 0,085 0,085 0,084 0,083 0,080 0,077 0,074 0,069 D5 0,047 0,049 0,050 0,050 0,050 0,050 0,049 0,048 0,047 0,045 0,042 0,039
  • 57. - 48 - Bảng 4.9: Kết quả tính toán nhân tố động lực học ở tay số phụ. Đồ thị nhân tố động lực học 0,00 0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35 0,40 0,45 0,50 0 10 20 30 40 50 60 70 V (km/h) D D1 D2 D3 D4 D5 Hình 4.8: Đồ thị nhân tố động lực học ở tay số phụ. Nhận xét: Ô tô có khả năng chạy ở số truyền thẳng trên các loại đường bằng phẳng có hệ số cản f=0,02 với:  Vận tốc lớn nhất Vmax = 70 [Km/h].  Độ dốc mà ô tô có thể khắc phục được imax =(Dmax – f)x100% => imax = 45% Vậy độ dốc lớn nhất mà ô tô có thể khắc phục được là 45%. 4.6. Tính toán sức bền các kết cấu chính của ô tô thiết kế: 4.6.1. Tính bền mối ghép thùng hàng và khung xe: - Khi ô tô chuyển động thì khung xương thùng hàng chịu tác dụng của hai loại lực: lực quán tính khi phanh và lực quán tính khi quay vòng. Trong quá trình chuyển động hai loại lực này không đồng thời xuất hiện nên cần lấy giá trị lớn hơn của một trong hai để tính. - Xét khi ô tô quay vòng, lực quán tính ly tâm là:
  • 58. - 49 - Plt = (Q+Gth).V2 gh Rqmin.g [kG]. (4.8) Rqmin - bán kính quay vòng. - Lực quán tính lớn nhất khi phanh với gia tốc cực đại Jpmax ( lấy Jpmax =7,5 m/s2 ): Ppmax = (Q+Gth).jpmax g [kG]. (4.9) - Lực ma sát sinh ra do tác dụng lực ép bu lông và trọng lượng của thùng và hàng hóa: Pms = f(n1Pe1 + n2Pe2 + Gth + Q) [kG]. (4.10)  n1 - số bu lông quang khi siết.  n2 - số bu lông pát khi siết.  Pe1,Pe2 - lực tiêu chuẩn bulông khi siết.  f- Lực ma sát giữa thép và gỗ . - Điều kiện để thùng không bị trượt tương đối với khung ô tô: Max[Plt;Ppmax] < Pms Lấy g = 9,81 m/s2 (4.11) KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị 1 Trọng lượng thùng Gth kG 4460 2 Trọng lượng hành hóa Q kG 11000 3 Số bu lông quang khi siết n1 20 4 Lực siết tiêu chuẩn của bu lông quang M18 Pe1 kG 1600 5 Số bu lông pát khi siết n2 32 6 Lực siết tiêu chuẩn của bu lông pát M14 Pe2 kG 850 7 Hệ số ma sát f 0,3 8 Lực quán tính ly tâm khi ô tô quay vòng Plt kG 11306 9 Lực quán tính khi phanh với gia tốc cực đại Ppmax kG 11820 10 Lực ma sát Pms kG 22398
  • 59. - 50 - Bảng 4.10:Kết quả tính toán bền liên kết khung xe và thùng hàng. Nhận xét: Như vậy liên kết thùng và khung ô tô thõa mãn : Max[Plt;Pmax] < Pms 4.6.2. Tính bền dầm ngang: Các giả thiết khi tính toán: o Trọng lượng toàn bộ khung xương vách thùng tác dụng lên dầm ngang tại điểm đầu dầm ngang. o Tải trọng mặt sàn thùng và tải trọng ô tô trải điều trên sàn xe. o Giả thiết các dầm ngang mặt sàn thùng có tiết diện không đổi và số dầm ngang chịu lực là 38 dầm. Hình 4.9: Biểu đồ mômen uốn dầm ngang.  Trọng lượng phân bố điều tác dụng lên một dầm ngang: nb QGS q .   (4.12)  Gs – trọng lượng phần thùng hàng [kg].  Q - trọng lượng hàng hóa [kg].  b – chiều dài dầm ngang [mm].  n – số lượng dầm ngang.  Tải trọng tập trung của thành tác dụng lên một dầm ngang: n Gt p 2  (4.13) Gt – trọng lượng thành,bửng thùng [kg].  Mômen uốn lớn nhất tại điểm đặc dầm ngang lên khung:
  • 60. - 51 - Mumax = q.l2 2 + p.l [kG.cm]. (4.14)  Mômen chống uốn của dầm ngang tại mặt cắt nguy hiểm U120x50x3mm: Wu = [(δ.h).(h+6.b)] 6 [cm3 ]. (4.15) Với δ = 3 mm là bề dày thép.  Ứng suất uốn tại mặt cắt có mômen lớn nhất: σu = Mu Wu [kG/cm2 ].(4.16) [σu] = δch [1,5(Kd+1)] = 3500 [1,5(1,5+1)] = 933 [kG/cm2 ]. (4.17)  Với σch giới hạn vật liệu chảy của dầm dọc, tính với trường hợp thép chế tạo khung ô tô có độ bền nhỏ nhất đó là thép 16 MnL có σch = 3500 [kG/cm2 ].  Kđ hệ số tải trọng động,phụ thuộc vào lực quán tính phát sinh trong mặt phẳng đứng, kđ=1,5. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TT Thông số Ký hiệu Đơn vị Gía trị 1 Trọng lượng sàn GS kG 3490 2 Trọng lượng hàng hóa Q kG 11000 3 Trọng lượng sàn và hàng GS+Q kG 14490 4 Số lượng dầm ngang n Dầm 38 5 Chiều dài dầm ngang b cm 240 6 Chiều dài đoạn công son l cm 78 7 Trọng lượng phân bố điều tác dụng lên một dầm ngang q kG/cm 1,589 8 Tải trọng tập trung của thành tác dụng lên một dầm ngang p kG 12,76 9 Mômen uốn lớn nhất Mumax kG.cm 5829 10 Mômen chống uốn Wu cm3 20 11 Ứng suất uốn lớn nhất trên dầm ngang σu kG/cm2 291,5 12 Ứng suất uốn cho phép (vật liệu thép CT3) [σu] kG/cm2 933
  • 61. - 52 - σu  [σu] vậy dầm ngang thùng hàng đảm bảo đủ bền. Bảng 4.11: Kết quả tính toán bền dầm ngang. 4.6.3. Kiểm tra bền dầm dọc khung sát-xi: - Khung sát-xi U320x90x30 [mm]. - Mômen chống uốn Wu của mặt cắt được xác định theo công thức: Wu = [b.h3 –(b-δ).(h-2.δ)3 ] (6.h) = 941,8 [cm3 ]. (4.18) Trong đó: δ – chiều dày của tiết diện, δ = 3,0 [cm] h – chiều cao của tiết diện, h = 32 [cm]. b – chiều rộng bản cánh của tiết diện,b = 9 [cm]. Hình 4.10: Mặt cắt của khung sát-xi. Ứng suất lớn nhất tại mặt cắt nguy hiểm có giá trị: umax = Mmax 2.Wu = 1015850 2.941,8 = 539,3 [kG/cm2 ]. (4.19) umax = 539,3 [kG/cm2 ] < [] = 933,333 [kG/cm2 ]. Nhận xét : Như vậy dầm dọc khung ô tô có thiết kế đủ bền. Ghi chú : Toàn bộ phần tính toán bên trên đã được Bộ Giao thông vận tải kiểm nghiệm và đã chứng nhận đạt yêu cầu thiết kế. 4.7. Đánh giá các chi tiết khác của ô tô thiết kế: Do trọng lượng và phân bố trọng lượng lên các trục của ô tô thiết kế tương đương với ô tô cơ sở và giữ nguyên các hệ thống, tổng thành của ô tô cơ sở nên
  • 62. - 53 - không cần kiểm tra bền bệ khung gầm, chất lượng hệ thống phanh, treo, lái,…hiệu quả phanh cũng như tính toán lại bán kính quay vòng của ô tô thiết kế. 4.8. Quá trình gia công, lắp đặt cần cẩu và thùng hàng: Trình tự quá trình gia công: o Thực hiện gia cường ốp sát-xi. o Lắp đặt cần cẩu và hệ thống thủy lực ( cần cẩu và hệ thống thủy lực được nhập khẩu toàn bộ từ Đài Loan). o Chế tạo và lắp đặt thùng hàng. o Chế tạo và lắp đặt cản bảo vệ hai bên và vè chắn bùn ở bánh xe. 4.8.1. Gia cường ốp sát-xi: - Gia cường ốp sát-xi là dùng những thanh thép đã được dập định hình để ốp vào sát-xi nhằm tăng thêm khả năng chịu tải cũng như độ cứng vững cho sát-xi. Đó là công việc đầu tiên phải làm trước khi lắp đặt cẩu và thùng hàng. - Trước tiên cần tháo rời toàn bộ những vật dụng được gắn trên sát-xi như bình accu, thùng dầu, lọc dầu, đường dây điện, trục cacđăng …chỉ còn lại hai dầm dọc sát-xi,cầu sau. Sau đó mới tiến hành ốp sát-xi. Sau khi gia cường ốp hoàn thành những vật dụng đó được lắp lên vị trí ban đầu, và sau đó là lắp cần cẩu và thùng hàng. - Vật liệu được dùng cho việc gia cường là thép hình chữ U. Tùy theo kích thước của sát-xi mà chọn kích thước của thép cho phù hợp để việc ốp vào được chính xác. Đối với Hyundai HD320 thì sát-xi có kích thước U300 x 80 x 10 mm nên mặt trong dùng thép U 280 x 70 x 10 mm, ốp hết chiều dài sát-xi .Còn mặt ngoài dùng thép U 320 x 90 x 10 mm dài 9780 mm.Chúng liên kết với nhau bằng đinh tán.
  • 63. - 54 - Hình 4.11: Mặt cắt ngang của sát-xi sau khi gia cường. - Thông thường chỉ ốp hai lớp thép : lớp bên ngoài và lớp bên trong sát-xi .Nếu khách hàng có yêu cầu ốp thêm thì mới được thực hiện ốp thêm lớp nữa. Hình 4.12: Gia cường ốp sát- xi ở bên trong. - Ngay tại nơi lắp cẩu được ốp thêm một lớp thép hình chữ L 120x90 mm dày 10 mm dùng để chịu trọng lượng cố định của cẩu. Thép được gia cường gồm 04 thanh thép L, mỗi bên ốp 02 thanh. Những thanh thép gia cường vào sát-xi được liên kết với nhau bằng đinh tán và bằng hàn điện.
  • 64. - 55 - Hình 4.13: Gia cường ốp sát- xi mặt ngoài. 1. Thép đỡ cần cẩu hình I 2. Bulông bắt giữ cẩu 3. Thép L gia cường sát-xi 4. Lớp thép bên ngoài 5. Đinh tán liên kết - Gia cường ốp sát-xi là phần quan trọng trong quá trình gia công nên đòi hỏi phải thực hiện chính xác và được kiểm tra cẩn thận. 4.8.2. Lắp đặt cần cẩu UNIC UR -800E loại 5 cần ( UR-805 ): 4.8.2.1. Thông số kỹ thuật của cần cẩu: - Cần cẩu UNIC UR – 800 E có các tính năng kỹ thuật chủ yếu như sau:  Sức nâng lớn nhất ở tầm với 1,8 m là : 8.200 kG  Chiều cao làm việc lớn nhất : 17,4 m  Bán kính làm việc : 0,69 – 15,6 m  Khoảng cách hai chân( vào / ra ) : 2,26 m / 3,9 m  Biên dạng cần : 06 cạnh ( hình lục giác )  Tốc độ mở rộng cần : 15,5 m / 35 giây  Tốc độ nâng của cáp : 12,8 v/ph  Góc nâng của cần : 10 – 800  Tốc độ nâng của cần : 10 – 800 / 15 giây  Góc quay của cần : 3600  Tốc độ xoay của cần : 2,5 v/ph
  • 65. - 56 - - Quan hệ giữa tải trọng nâng Gh và bán kính làm việc R theo số liệu thiết kế được cho trong bảng của nhà sản xuất: Tải trọng nâng theo bán kính làm việc Bán kính làm việc R [m] 1,8 2,4 2,8 4,5 5,0 8,0 9,0 11 12 15,6 Sức nâng Gh [kg] 8200 6000 5000 3150 2700 1350 1150 800 700 350 Bảng 4.12: Tải trọng nâng theo bán kính làm việc. Hình 4.14: Chiều cao làm việc của cần cẩu Unic UR-800E.
  • 66. - 57 - 4.8.2.2. Kích thước cấu tạo của cần cẩu UNIC UR-800E: Hình 4.15: Bản vẽ cần cẩu UNIC UR- 800E có 05 cần. 4.8.2.3. Một số bộ phận của cần cẩu UNIC UR-800E: a) Bơm thủy lực: - Cần cẩu được dẫn động bằng thủy lực. Toàn bộ hệ thống thủy lực như bơm thủy lực , bộ dẫn động , trục các đăng , đường ống thủy lực và hệ thống điều khiển được nhập đồng bộ cùng cần cẩu ( xem phụ lục trang 10 ). - Bơm của hệ thống thủy lực được dẫn động từ hộp số (bộ trích công suất) qua trục các đăng. Bơm thủy lực thuộc loại bơm pittông, áp suất làm việc của bơm là 19,61 Mpa (200 kG / cm2 ), lưu lượng bơm thủy lực 80 lít/ph, số vòng quay 1.600 v/ph, năng lượng tiêu thụ là 16 kW.
  • 67. - 58 - Hình 4.16:Hệ thống dẫn động của bơm thủy lực. 1. Bộ dẫn động 2. Hộp số 3. Trục các đăng 4. Giá đỡ bơm 5. Bơm thủy lực 6. Đường dầu hồi 7. Đường dầu ra - Cấu tạo bên trong của bơm thủy lực: Đây là cấu tạo của một cái bơm pittông hướng trục mà chúng em có dịp tháo ra. Nó được lắp trên loại ô tô khác vì nó bị một số hư hỏng nên được công ty bảo dưỡng, sữa chữa lại .Bơm gồm có 07 pittông, 01 xilanh, 02 vỏ ngoài. Hình 4.17: Pittông của bơm thủy lực.
  • 68. - 59 - Hình 4.18: Xilanh của bơm thủy lực. Hình 4.19: Vỏ bên ngoài của bơm thủy lực. b) Bộ dẫn động của bơm thủy lực: - Có tác dụng truyền mômen quay từ hộp số ra bơm thủy lực. Bộ dẫn động được lắp trên hộp số gồm có một bánh răng, cơ cấu gài khớp, trục dẫn. Bánh răng bộ dẫn động ăn khớp với bánh răng trên trục sơ cấp của hộp số và quay theo trục sơ cấp. Khi gài khớp thì trục dẫn quay theo trục sơ cấp làm bơm hoạt động, dẫn đến sự hoạt động của cần cẩu.
  • 69. - 60 - Hình 4.20: Cấu tạo bộ dẫn động bơm thủy lực. 1. Bánh răng 2. Cơ cấu gài khớp 3. Trục dẫn động bơm 4. Đường khí vào 5. Vỏ ngoài - Bộ dẫn động dùng khí nén để gài khớp, khí nén được dẫn trực tiếp từ bình khí nén. Khí nén được đóng mở thông qua một van điện, công tắc van điện được đặt trên buồng lái nên thuận tiện khi sử dụng. - Vị trí lắp đặt bộ dẫn động: Hầu hết trên dòng ô tô tải đều được trang bị vị trí để lắp bộ dẫn động do nhà sản xuất chế tạo. Vị trí lắp nằm phía dưới của hộp số được làm kín bằng một nắp che có 08 bulông bắt giữ.Ta chỉ cần tháo nắp che ra và lắp bộ dẫn động vào đúng ngay vị trí. Hình 4.21: Vị trí lắp bộ dẫn động.
  • 70. - 61 - c) Thùng chứa dầu: Thùng chứa dầu có dung tích là 140 lít. Dầu được sử dụng là SAE-10, có tính chống oxy hóa, chống mài mòn, chống tạo bọt, độ nén nhỏ và không làm ăn mòn hay trương nở các vật liệu làm kín trong hệ thống . Hình 4.22: Thùng chứa dầu thủy lực. d) Cơ cấu xoay của cần cẩu: - Gồm có mô tơ thủy lực, bộ giảm tốc, vành răng xoay. Mô tơ thủy lực thuộc loại bánh răng hành tinh. Cần cẩu xoay được nhờ vào một ổ bi cầu rất lớn đặt phía trong vành răng được bôi trơn bằng mỡ (cấu tạo của bơm thủy lực và bộ giảm tốc xem phần tổng quan trang 21). Hình 4.23: Cơ cấu xoay của cần cẩu.
  • 71. - 62 - e) Thân và bệ của cần cẩu: Thân cẩu là nơi để lắp cần trục, bộ cuốn cáp và bộ điều khiển. Bệ cẩu dùng để đỡ toàn bộ trọng lượng của cẩn và là nới để lắp chân chống cần cẩu . Hình 4.24: Thân và bệ của cần cẩu. f) Chân chống của cần cẩu:Gồm hai chân chống, mỗi chân chống bên trong có 02 xilanh chân chống và 01 xilanh mở rộng chân, điều khiển ra, vào, lên, xuống bằng thủy lực. Hình 4.25: Chân chống của cần cẩu.
  • 72. - 63 - g) Cần trục: Đây là loại có 05 cần lồng vào nhau, hình lục giác (06 cạnh). Cần được kéo dài ra nhờ vào các xilanh lồng bên trong cần trục, riêng cần thứ 05 được kéo ra nhờ dây cáp. Hình 4.26: Cần trục của cần cẩu lúc tháo rời. h) Bộ điều khiển của cần cẩu: Ở các loại cần cẩu lớn như Unic UR – 800 E thì bộ điều khiển chia làm hai cụm: cụm điều khiển cần cẩu và cụm điều khiển chân chống. - Cụm điều khiển cần cẩu gồm có 04 van điều khiển thông qua 04 cần tay gạt trong đó: o Một cần để điều khiển cuộn dây cáp (điều khiển mô tơ quay cáp). o Một cần để điều khiển xilanh nâng cần. o Một cần để điều khiển xilanh lồng cần. o Một cần để điều khiển cơ cấu xoay cẩu. Hình 4.27: Bộ điều khiển cần cẩu đặt ở bên trên
  • 73. - 64 - - Cụm điều khiển chân chống cũng gồm 04 van điều khiển thông qua 04 cần tay gạt: 02 cần điều khiển xilanh mở rộng chân (bên phải và bên trái )và 02 cần điều khiển xilanh nâng hạ chân chống (bên phải và bên trái). Hình 4.38: Bộ điều khiển chân chống cần cẩu. i) Cơ cấu nâng tải: Gồm cuộn cáp, mô tơ thủy lực, bộ hãm cuộn cáp .Dây cáp có đường kính là 10 mm, dài 111 m. Hình 4.29: Cơ cấu nâng tải của cẩu.
  • 74. - 65 - 4.8.2.4. Sơ đồ mạch thủy lực cần cẩu UNIC UR – 800E: Hình 4.30: Sơ đồ hệ thống thủy lực cần cẩu UNIC UR -800E. 1. Bơm thủy lực 2. Van điều áp 3. Đồng hồ áp suất 4. Van hành trình 5. 6. Van an toàn 7. Van điều khiển 8. Xilanh nâng cần 9. Van tiết lưu 10. Mô tơ nâng tải 11. Xilanh lồng 12. Mô tơ xoay cẩu 13. Xilanh mở rộng chân 14. Xilanh chân chống - Nguyên lý hoạt động của hệ thống: Việc điều khiển cần cẩu được thực hiện nhờ hệ thống các van điều khiển thông qua các tay gạt.
  • 75. - 66 - - Dầu thủy lực trong thùng chứa được bơm (1) đưa vào đường ống cao áp, tới các van điều khiển (7). Mỗi van điều khiển đều có ba vị trí: vị trí tác dụng thuận, vị trí trung gian, vị trí tác dụng ngược. Dẫn động các van điều khiển được thực hiện bằng tay thông qua các tay gạt. Khi cần điều khiển bộ phận nào của cẩu chỉ cần tác động vào tay gạt đúng vị trí van điều khiển của bộ phận đó. - Van điều áp (2) của hệ thống có tác dụng đảm bảo áp suất dầu trong hệ thống không vượt quá 140 kG /cm2 . - Khi đường ống thủy lực có sự cố, tốc độ nâng hạ hàng (0,017 m/s), tốc độ góc khi hạ cần (3 độ/s) và tốc độ quay của cần (4 độ/s) được khống chế trong giới hạn an toàn nhờ các van tiết lưu (9). - Các van an toàn (5,6) có tác dụng cân bằng áp suất giữa hai khoang của xilanh, làm giảm quán tính của hệ thống và đảm bảo an toàn khi đường ống thủy lực có sự cố. 4.8.2.5. Lắp đặt cần cẩu lên ô tô Hyundai HD320: - Sau khi đã gia cường phần sát-xi cần cẩu sẽ được lắp lên sau cabin. Cần cẩu sẽ được đệm thêm dưới đế thanh thép hình I để tăng độ cao của cẩu. Thanh thép liên kết với sát-xi bằng hàn điện. Khi nhập khẩu về cần cẩu gồm 03 cụm chính : cần trục, chân chống và thân, bệ cẩu. Sau đó chúng sẽ được lắp từng cụm lên nhờ sự trợ giúp của một cần cẩu khác. - Trước tiên là dùng cần cẩu để nâng cụm thân và bệ cẩu lắp đặt lên ô tô. Liên kết giữa cẩu và sát-xi bằng 04 bu lông đôi, đường kính 30 mm, dài 800 mm .Sau khi đã liên kết chắc chắn cụm thân và bệ cẩu lên ô tô thì cụm cần trục mới được lắp lên trên thân cẩu, liên kết với nhau bằng chốt hãm. Cụm chân cẩu sẽ được lắp lên sau đó, các đường ống dầu cũng được nối đúng vị trí trong quá trình lắp cẩu.
  • 76. - 67 - Hình 4.31: Bulông bắt giữ cần cẩu. Hình 4.32: Lắp đặt cần cẩu lên ô tô. Ghi chú: Lắp đặt cần cẩu thể hiện rõ trên bản vẽ xem ở tập bản vẽ .
  • 77. - 68 - 4.8.3 Chế tạo và lắp đặt thùng hàng lên ô tô: 4.8.3.1 Vật liệu chế tạo thùng hàng: STT Tên gọi Số lượng Vật liệu Kích thước mm 1 Dầm dọc 02 Thép U140x60x5 mm 8700 2 Dầm ngang 38 Thép U120x50x3 mm 2400 3 Thanh bao 02 Thép U120x50x3 mm 8700 4 Trụ đứng 02 02 Thép U120x50x3 mm Thép U140x60x5 mm 900 900 5 Thanh đứng thành trước 02 Thép U120x50x3 mm 1670 09 Thép U40 x 30 x 2 mm 900 02 Thép L65 x 3 mm 1670 6 Thanh ngang thành trước 04 Thép L 60 x 2 mm 2340 7 Cửa bên 02 Thép ống hcn 60x30 mm 4320 x 700 4000 x 700 8 Cửa sau 01 Thép ống hcn 60x30 mm 2272 x 700 9 Sàn thùng 01 Gỗ thông dày 20 mm 8520 x 2340 Thép tấm dày 2 mm 8520 x 2340 10 Vách thùng 05 Tôn dày 2 mm 4076 x 580 11 Pát liên kết 76 Thép V 50x50x3 mm 240 Bảng 4.13: Vật liệu chế tạo thùng hàng ô tô. 4.8.3.2. Trình tự chế tạo thùng hàng: 1. Dầm dọc thùng hàng được đặt trên hai giá đỡ, khoảng cách hai dầm dọc phải đúng kích thước của sát-xi ô tô là 840 mm. Sau đó đặt những dầm ngang lên trên, khoảng cách giữa các dầm ngang là 226 mm.
  • 78. - 69 - Hình 4.33: Dầm dọc và dầm ngang khi lắp đặt. 2. Sau khi đã đặt đúng theo kích thước qui định thì dầm dọc và dầm ngang được liên kết với nhau bằng thép V và được gắn kết bằng hàn điện. Hình 4.34:Liên kết giữa dầm dọc và dầm ngang. 3. Lắp hai thanh bao vào hai bên của dầm ngang. Thanh bao dùng thép U 120 x 50 x 3 mm. 4. Tiếp theo lắp ghép thành trước của thùng. Trước tiên là lắp 02 thanh đứng hai bên bằng U120x50x3 mm, sau đó là thanh ngang ở phía trên bằng L60x2 mm. Tiếp theo là 02 thanh đứng ở giữa bằng L65x3 mm, sau đó là 02 thanh ngang ở dưới bằng L60x2 mm, rồi tới 09 thanh đứng bằng U40x30x2 mm.
  • 79. - 70 - Hình 4.35: Thành phía trước thùng hàng. 5. Lắp đặt 04 trụ đứng ở hai bên của dầm ngang. Trụ đứng được chế tạo rời bên dưới nên chỉ cần lắp đặt lên và cố định bằng hàn điện. Hình 4.36: Trụ đứng của thùng hàng. 6. Sau khi lắp các trụ đứng thì các bửng được lắp đặt gồm 04 bửng hai bên và 01 bửng ở phía sau. Bửng thùng cũng được chế tạo rời bằng thép ống hình chữ nhật. Sau khi lắp bửng thùng , các móc khóa sẽ được lắp đặt lên trên các bửng và trụ đứng. Khóa bửng gồm hai loại khóa đuôi tôm và khóa tay gạt, mỗi bửng lắp 02 khóa đuôi tôm và 02 khóa tay gạt
  • 80. - 71 - Hình 4.37: Bửng hai bên của thùng hàng. 7. Tiếp theo là phần sàn thùng. Sàn thùng được lót một lớp gỗ thông dày 20 mm ở phía dưới và một lớp tôn dày 2 mm bằng thép tấm ở phía trên. Gỗ được liên kết với dầm ngang bằng ốc vít. Thép tấm thì được hàn vào các thanh bao. Thành trước của thùng cũng được lắp một lớp tôn bằng thép tấm. Hình 4.38: Lớp gỗ thông phía dưới sàn thùng. Hình 4.39: Mặt phía trên sàn thùng.
  • 81. - 72 - 8. Lắp tôn lên các bửng của thùng hàng. Tôn là loại tôn định hình và tôn phẳng dày 2 mm và được gắn kết bằng ốc vít và hàn điện. Mặt phía trong bửng được đệm một lớp cao su dày 20 mm. 9. Sau khi hoàn thành thùng sẽ được làm sạch và sơn mới đúng với màu sơn quy định. Hình 4.40 : Thùng hàng sau khi hoàn thành. Ghi chú : Kết cấu và kích thước thể hiện rõ trên bản vẽ xem ở tập bản vẽ . 4.8.3.3. Lắp đặt thùng lên ô tô Hyundai HD320: - Sau khi đã lắp đặt cần cẩu lên ô tô ta mới tiến hành lắp đặt thùng hàng. Công việc được tiến hành với sự trợ giúp của một chiếc ô tô nâng. Ô tô nâng có tác dụng nâng thùng hàng đặt đúng vị trí trên khung sát-xi sau cần cẩu. Khi đã hoàn thành ta tiến hành liên kết chắc chắn thùng hàng vào sát-xi. - Liên kết giữa dầm dọc thùng hàng và khung sát-xi ô tô bằng 10 bulông quang M18 x 90 x 350 mm (mỗi bên 05 bulông).
  • 82. - 73 - Hình 4.41 : Bulông quang M18. - Ngoài ra để hạn chế dịch chuyển dọc mỗi bên bắt 04 pát chống xô dài 400 mm, rộng 150 mm. Mỗi pát gồm 08 bulông M16 bắt giữ. Giữa khung sát-xi và dầm dọc thùng hàng được đệm một lớp gỗ dày 30 mm để chống va đập. Hình 4.42 : Lớp gỗ đệm giữa khung sát-xi và thùng hàng. Ghi chú : Lắp đặt thùng hàng thể hiện rõ trên bản vẽ xem ở tập bản vẽ .
  • 83. - 74 - 4.8.4. Chế tạo và lắp đặt cản bảo vệ cho ô tô Hyundai HD320: - Cản bảo vệ bên hông gồm 02 cái ( mỗi bên 01 cái ) được làm bằng thép ống hình chữ nhật 60 x 30 mm. Cản gồm 02 thanh dọc được uốn cong ở mỗi đầu và 03 thanh ngang chế tạo thành hình chữ C, liên kết với nhau bằng hàn điện. Thanh ngang liên kết với sàn thùng bằng 12 bulông M14 ( mỗi thanh 02 bu lông ). Hình 4.43: Thanh dọc và thanh ngang của cản bảo vệ. Hình 4.44: Kích thước chế tạo cản bảo vệ. - Vè chắn bùn sẽ được đặt và chế tạo tại một công ty khác, sau khi hoàn thành chỉ cần lắp đặt ngay trên bánh ô tô. Vè chắn bùn liên kết với thùng hàng bằng bulông.
  • 84. - 75 - 4.9 Hình ảnh tổng thể ô tô sau khi lắp đặt: Đây là hình ảnh của ô tô Hyundai HD320 sau khi đã hoàn thành. Ngoài lắp cẩu, thùng hàng, cản bảo vệ và vè chắn bùn thì ô tô được lắp thêm đèn bên hông và đèn đuôi. Hình 4.45: Tổng thể Hyundai HD320 khi hoàn thành. 4.10. Kiểm tra, vận hành sau khi thi công:  Kiểm tra màu sơn : phần cabin có màu trắng nên thùng hàng cũng phải được sơn màu trắng , phần sát-xi và phụ kiện được sơn màu đen chống gỉ, ngoại trừ cần cẩu có màu đỏ theo nhà chế tạo sản xuất. Ô tô Hyundai HD320 Fusin –LC đạt tiêu chuẩn về màu sơn.  Kiểm tra tổng quát ô tô : Các vị trí lắp đặt thùng hàng, cần cẩu phải đặt đúng vị trí và phải được liên kết chắn chắc với khung sát-xi.  Kiểm tra sự hoạt động của bộ dẫn động, trục các-đăng, bơm : Khởi động động cơ, gài khớp cho bộ dẫn động. Bộ dẫn động vào khớp êm dịu, dễ dàng, truyền toàn bộ momen xoắn từ động cơ sang bơm thủy lực. Trục các- đăng quay đều, ổn định ở mọi tốc độ. Bơm thủy lực hoạt động êm dịu, áp suất đạt 200 kG/cm2 khi tải nặng được kiểm tra trên đồng hồ.
  • 85. - 76 -  Kiểm tra sự hoạt động của cần cẩu khi không tải: Điều khiển cho cẩu quay qua quay lại, lên xuống cần, mở ra thu vào cần trục, cuốn cáp ra và vào. Cần cẩu hoạt động rất tốt. Hình 4.46:Kiểm tra hoạt động của cần cẩu.  Kiểm tra sự hoạt động của cẩu khi có tải: Dựa vào bảng sức nâng và bán kính làm việc kiểm tra hoạt động cẩu. Công ty cho ô tô nâng một thùng hàng có trọng lượng khoảng 5000 kG từ trên ô tô xuống giá đỡ. Thùng hàng được nâng lên một cách dễ dàng và đặt đúng nơi cần thiết. Qua đây kết luận cần cẩu hoạt động tốt, ô tô ổn định trong khi cần cẩu hoạt động.  Một số loại ô tô khác mà công ty thực hiện thiết kế: o Ô tô Faw – 14T : lắp cẩu UNIC UR-800E cùng loại với ô tô Hyundai HD320. o Ô tô Hyundai HD72- 3,5 T : lắp đặt cẩu UNIC UR- V340 series . o Ô tô Hyundai HD120 - 5T : lắp đặt cẩu UNIC UR – V360 series . o Ô tô Izuzu Forward – 5,5T : lắp đặt cẩu UNIC UR – V360 series . Điều này chứng tỏ mẫu ô tô cẩu tải do công ty thiết kế vận hành và hoạt động tốt nên ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng . Những mẫu ô tô trên được gia công trong thời gian ba tháng mà chúng em thực tập tại công ty . Tuy nhiên , những chiếc ô tô cũ có bị một số sự cố về cẩu đã được công ty khắc phục và sữa chữa .
  • 86. - 77 - Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận: Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực tập thực tế tại công ty cổ phần Ô tô Cát Tường chúng tôi có một vài kết luận:  Thiết kế, gia công và lắp đặt hoàn thành ô tô Hyundai HD320 cabin sát-xi thành ô tô tải có gắn cần cẩu.  Nắm rõ hơn về các loại ô tô tải và tìm hiểu về cấu tạo cũng như hoạt động của cần cẩu được lắp đặt lên ô tô.  Hiểu biết về quá trình thi công, lắp đặt các loại thùng hàng trên ô tô tải.  Học hỏi về quá trình thi công gia cường ốp sát-xi trên các loại ô tô tải.  Áp dụng môn học lý thuyết ô tô để tính toán lại các đặc tính kỹ thuật của ô tô Hyundai HD320 Fusin/LC.  Tuy nhiên có nhiều hạn chế, chúng tôi chưa tìm hiểu sâu về cần cẩu do công ty không cho phép tháo lắp một số bộ phận trên cần cẩu. Do vậy chúng tôi chỉ nghiên cứu trên lý thuyết.
  • 87. - 78 - 5.2. Đề nghị: Trong quá trình thực hiện đề tài tại công ty chúng tôi có một số ý kiến:  Công ty trang bị thêm các dụng cụ tháo lắp thiết bị như cơ lê, búa tay, súng tháo ốc để cho quá trình ốp sát-xi được thuận tiện hơn.  Trang bị thêm đồ gá lắp để cho việc gia công thùng hàng được chính xác, lắp đặt nhanh hơn. Đề tài này chúng tôi còn nhiều thiếu sót do kiến thức còn mới và thời gian thực hiện ngắn. Chúng tôi mong muốn các bạn sinh viên khóa sau sẽ tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn về cần cẩu, các phần mềm vẽ kỹ thuật khi muốn đi theo con đường thiết kế kỹ thuật.