SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DỊCH VỤ BƯU ĐIỆN HOÀNG THÀNH
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN PHƢƠNG LAN
MÃ SINH VIÊN : A19079
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DỊCH VỤ BƯU ĐIỆN HOÀNG THÀNH
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Vũ Lệ Hằng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phƣơng Lan
Mã sinh viên : A19079
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Vũ Lệ Hằng đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Quản lý, các thầy
cô giáo trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho em những kiến thức và kinh
nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện
đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty Cổ
phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản
thân còn nhiều hạn chế nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này của em sẽ không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung thêm của
thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn phương Lan
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận
nghiên cứu trình bày trong khóa luận là trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả khóa luận
Nguyễn Phương Lan
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.........................................1
1.1. Khái quát chung về vốn lƣu động .....................................................................1
Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp ........................11.1.1.
Phân loại vốn lưu động................................................................................21.1.2.
Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ..........31.1.3.
Vai trò của VLĐ............................................................................................41.1.4.
Nhu cầu vốn lưu động và các yếu tố ảnh hưởng........................................51.1.5.
VLĐ ròng ......................................................................................................61.1.6.
1.2. Các phƣơng pháp xác định nhu cầu VLĐ........................................................6
Phương pháp trực tiếp..................................................................................61.2.1.
Phương pháp gián tiếp – phương pháp phần trăm theo doanh thu ..........71.2.2.
1.3. Nội dung quản lí vốn lƣu động..........................................................................8
Chính sách quản lí vốn lưu động ................................................................81.3.1.
Quản lí tiền và các khoản tương đương tiền...............................................91.3.2.
Quản lí các khoản phải thu........................................................................121.3.3.
Quản lí hàng tồn kho..................................................................................151.3.4.
1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lí và sử dụng VLĐ trong doanh
nghiệp........................................................................................................................17
Khái niệm về hiệu quả quản lí và sử dụng VLĐ.......................................171.4.1.
Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn lưu động1.4.2.
...............................................................................................................................17
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.............................211.4.3.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành1.4.4.
vốn lưu động .........................................................................................................23
1.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động..................24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BƢU ĐIỆN HOÀNG THÀNH .............................27
2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần dịch vụ Hoàng Thành ......................27
Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................272.1.1.
Cơ cấu tổ chức của công ty........................................................................272.1.2.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty.........................282.1.3.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty .............................................292.1.4.
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần dịch vụ
bƣu điện Hoàng Thành giai đoạn 2011 – 2013......................................................30
2.3. Thực trạng sử dụng vốn lƣu động tại công ty Cổ phần Dịch vụ Bƣu điện
Hoàng Thành............................................................................................................33
Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013 .............332.3.1.
Cơ cấu TSNH của công ty..........................................................................382.3.2.
Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty ...............................................................402.3.3.
Nội dung quản lí vốn lưu động của công ty..............................................422.3.4.
Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ...........................432.3.5.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ...........................................492.3.6.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các bộ phận cấu thành VLĐ 512.3.7.
2.4. Đánh giá việc sử dụng VLĐ.............................................................................53
Những kết quả đạt được.............................................................................532.4.1.
Hạn chế và nguyên nhân ...........................................................................542.4.2.
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BƢU ĐIỆN HOÀNG THÀNH........56
3.1. Phƣơng hƣớng của Công ty trong thời gian tới.............................................56
Đánh giá môi trường kinh doanh của công ty..........................................563.1.1.
Phương hướng của Công ty trong sản xuất kinh doanh..........................573.1.2.
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lƣu động .........................58
Quản lí tiền và các khoản tương đương tiền.............................................583.2.1.
Quản lí các khoản phải thu........................................................................593.2.2.
Quản lí hàng tồn kho..................................................................................613.2.3.
Một số kiến nghị mang tính hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn3.2.4.
lưu động ................................................................................................................62
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt
VLĐ
DN
HTK
HĐSXKD
TSNH
TSDH
NVNH
NVDH
VCSH
TNDN
BCTC
TSCĐ
Tên đầy đủ
Vốn lưu động
Doanh nghiệp
Hàng tồn kho
Hoạt động sản xuất kinh doanh
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Nguồn vốn ngắn hạn
Nguồn vốn dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Thu nhập doanh nghiệp
Báo cáo tài chính
Tài sản cố định
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng .............................................................13
Bảng 1.2. Sử dụng và không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng ....................................14
Bảng 2.1. Sự biến động về hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011- 2013......................32
Bảng 2.2. Sự biến động của tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011-2013 ........................37
Bảng 2.3. Cơ cấu TSNH của Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu điện Hoàng Thành giai
đoạn 2011-2013 .............................................................................................................39
Bảng 2.4. Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu điện Hoàng Thành 41
Bảng 2.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán................................................44
Bảng 2.6. Bảng chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời .....................................................45
Bảng 2.7. Phân tích ROA và ROE theo phương pháp Dupont .....................................47
Bảng 2.8. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lí tài sản ..........................................47
Bảng 2.9. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lí nợ ................................................48
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ .............................................49
Bảng 2.11. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các bộ phận cấu thành VLĐ.........51
Bảng 3.1. Bảng xét cấp tín dụng cho khách hàng .........................................................60
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Chính sách quản lí vốn lưu động.....................................................................8
Đồ thị 1.1. Mức dự trữ tiền mặt.....................................................................................10
Đồ thị 1.2. Định mức dự trữ tiền mặt tối ưu..................................................................10
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ................................................................28
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011 – 2013 .......................................34
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản dài hạn giai đoạn 2011 – 2013 ..........................................35
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nợ phải trả giai đoạn 2011-2013...................................................36
Hình 2.1. Chính sách quản lí vốn lưu động của công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu điện
Hoàng Thành ................................................................................................................ 42
Biểu đồ 2.4. VLĐ ròng qua nguồn vốn ngắn hạn và TSNH giai đoạn 2011-2013 .......43
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có một
lượng vốn nhất định. Quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá
trình hình thành, phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình
đó, đã phát sinh các luồng tiền tệ gắn liền với hoạt động đầu tư và kinh doanh thường
xuyên của doanh nghiệp, bao gồm các luồng tiền tệ đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp,
tạo thành sự vận động của các luồng tài chính trong doanh nghiệp. Chính vì thế công
tác quản trị tài chính doanh nghiệp được chú trọng hàng đầu trong quản trị doanh
nghiệp, góp phần quản lý chặt chẽ, tăng hiệu quả sử dụng vốn và thúc đẩy doanh
nghiệp phát triển.
Vốn được đầu tư vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi
nhuận, tăng thêm giá trị của doanh nghiệp, nhưng vấn đề là doanh nghiệp phải làm
như thế nào để tăng thêm giá trị cho vốn. Vốn lưu động là một bộ phận cấu thành quan
trọng của nguồn vốn doanh nghiệp, việc quản trị vốn lưu động cũng là một nhiệm vụ
quan trọng với bất cứ doanh nghiệp nào muốn đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh
doanh. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản ngán hạn trong doanh
nghiệp (nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm…) là các yếu tố không ngừng hoạt
động qua các giai đoạn của chu kì kinh doanh: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình
này diễn ra liên tục và thường xuyên tạo thành chu kì tuần hoàn của vốn lưu động.
Trong chu kì tuần hoàn này, các yếu tố của vốn lưu động thay thế và chuyển hóa lẫn
nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Vậy nên việc
quản lý vốn lưu động là công tác quan trọng, đòi hỏi sự chặt chẽ, sát sao để đảm bảo
lượng vốn được chu chuyển liền mạch, không bị ứ động, tốc độ luân chuyển nhanh
chóng, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng, vốn lưu động mang những đặc
thù riêng. Hàng tồn kho thường là những công trình lớn, thời gian thi công kéo dài.
Điều đó đặt ra cho các doanh nghiệp ngành xây dựng phải có một lượng vốn lưu động
lớn hơn các ngành khác, thời gian chu chuyển vốn lưu động cũng dài hơn. Chính vì
vậy, công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp sao cho hiệu
quả cũng là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Điều đó cũng cho thấy ý nghĩa lý luận, thực
tiễn và tính cấp thiết của đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công
ty cổ phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành”.
Thang Long University Library
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn
lưu động
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ
phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành giai đoạn 2011 – 2013 nhằm đưa ra một số biện
pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty này.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoá luận là phương pháp phân tích, tổng hợp,
giải thích dựa trên các số liệu được cung cấp và điều kiện thực tế của công ty.
4. Kết cấu khóa luận
Chƣơng I: Những vấn đề lý luận chung về vốn lƣu động và hiệu quả sử dụng vốn
lƣu động trong doanh nghiệp
Chƣơng II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty Cổ phần dịch
vụ bƣu điện Hoàng Thành
Chƣơng III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty Cổ
phần dịch vụ bƣu điện Hoàng Thành
Để hoàn thành được khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Vũ Lệ
Hằng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian qua cùng toàn thể gia đình, bạn bè đã
ủng hộ em.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Phương Lan
1
CHƢƠNG 1. NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát chung về vốn lƣu động
Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp1.1.1.
Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tài sản dài hạn
(TSDH) còn phải có các tài sản ngắn hạn (TSNH).
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên
tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng TSNH nhất định. Do vậy, để hình thành
nên TSNH, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó
được gọi là vốn lưu động.
Vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên TSNH nhằm đảm bảo quá trình
sản xuất kinh doanh của Công ty được thực hiện thường xuyên và liên tục.
Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Trong quá
trình đó, vốn lưu động chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết
thúc quá trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện và vốn lưu động được thu hồi.
Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hình thái khác
nhau qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan xen với nhau
mà không tách biệt riêng rẽ. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý vốn
lưu động có một vai trò quan trọng. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi phải thường
xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất,
đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên VLĐ cũng
vận động liên tục, chuyển hóa từ hình thái này qua hình thái khác có thể được mô tả
qua sơ đồ sau:
T – H …. sản xuất… H’ – T’
- Giai đoạn 1 (T – H): khởi đầu vòng tuần hoàn, VLĐ được tồn tại dưới nhiều
hình thái tiền tệ được dùng để mua các đối tượng lao động để dự trữ cho sản
xuất. Ở giai đoạn này, VLĐ từ hình thái tiền tệ chuyển sang vốn vật tư để sản
xuất.
Sức lao động
Tư liệu sản xuất
Thang Long University Library
2
- Giai đoạn 2 (H – SX – H’): doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm, các vốn
vật tư dần được đưa vào sản xuất. Trong giai đoạn này, VLĐ chuyển từ hình
thái vốn vật tư sang vốn sản phẩm dở dang tiếp đó là vốn thành phẩm.
- Giai đoạn 3 (H’ – T’): Doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu được
tiền. VLĐ đã từ hình thái vốn thành phẩm sang vốn tiền tệ, trở về điểm xuất
phát của vòng tuần hoàn vốn. Vòng tuần hoàn kết thúc.
So sánh giữa T và T’:
- Nếu T > T’, có nghĩa là doanh nghiệp có lãi vì VLĐ đưa vào quá trình sản xuất
đã tăng thêm khi kết thúc quá trình.
- Nếu T < T’, có nghĩa là doanh nghiệp đã bị lỗ, VLĐ không được bảo toàn.
- Nếu T = T’, có nghĩa là doanh nghiệp hoàn vốn.
Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách về nhiệm tài chính, sự vận động của vốn lưu
động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vòng quay của
vốn càng được quay nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được vốn, giảm
chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, doanh
nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống
của công nhân viên chức của doanh nghiệp.
Phân loại vốn lưu động1.1.2.
Phân loại tài sản ngắn hạn giúp doanh nghiệp có biện pháp theo dõi và hoạch định
nhu cầu các loại tài sản ngắn hạn khác nhau, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
ngắn hạn. Để phân loại tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp có thể dựa vào tiêu chí hình
thái của tài sản ngắn hạn hoặc nguồn hình thành vốn lưu động.
1.1.2.1. Dựa theo vai trò vốn lưu động trong quá trình tái sản xuất
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên vật liệu chính, nguyên
vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu đóng gói, công cụ, dụng cụ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm
tự chế, chi phí trả trước…
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền,
các khoản phải thu,…
1.1.2.2. Dựa theo hình thái biểu hiện
- Vốn vật tư hàng hóa là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện
vật cụ thể như là: vốn nguyên, nhiên vật liệu; vốn sản phẩm dở dang; vốn hàng
thành phẩm, hàng tồn kho; vốn chi phí trả trước.
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: phân loại theo cách này để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
3
- Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn
1.1.2.3. Dựa theo nguồn hình thành
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động được hình thành bằng vốn của
doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quy định trong huy động và quản lý,
sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn.
Có thể chia vốn lưu động thành hai loại dựa theo nguồn hình thành:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối và định
đoạt, bao gồm: nguồn ngân sách; liên doanh, liên kết; nguồn vốn cổ phần, tự bổ
sung…
- Nợ phải trả: nguồn vốn đi vay, nguồn vốn trong thanh toán.
1.1.2.4. Dựa theo quan hệ sở hữu về vốn
TSNH sẽ được tài trợ bởi hai nguồn vốn đó là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ.
- VCSH là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ
các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tùy theo từng loại hình
doanh nghiệp mà VCSH có thể là: Vốn đầu tư từ Ngân hàng Nhà nước, vốn do
chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra, vốn góp cổ phần,…
- Các khoản nợ là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương
mại hoặc các tổ chức tài chính khác; các khoản nợ khách hàng chưa thanh
toán… Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng các khoản nợ này trong thời hạn
nhất định.
1.1.2.5. Dựa theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Theo cách này, nguồn VLĐ được chia thành nguồn VLĐ tạm thời và nguồn VLĐ
thường xuyên
- Nguồn VLĐ tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng
cho nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này gồm các khoản vay ngắn hạn
ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
- Nguồn VLĐ thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành
nên TSNH thường xuyên, cần thiết.
Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ1.1.3.
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng thành phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu
động tại 1 thời điểm nhất định.
Kết cấu VLĐ phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động trong tổng
số vốn lưu động của doanh nghiệp.
Thang Long University Library
4
Trong các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau. Việc
phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác
nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà
mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản
lý vốn lưu động có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ trọng vốn lưu động
- Đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: chu kì sản xuất kinh doanh
càng ngắn thì thời gian quay vòng tiền càng ngắn, giúp khả năng huy động nợ
ngắn hạn tăng đảm bảo khả năng thanh toán và tiết kiệm chi phí
- Quy mô của công ty: các công ty nhỏ thường có tỉ trọng VLĐ cao hơn các công
ty lớn
- Tốc độ tăng (giảm) doanh thu: khi doanh thu tăng thông thường phải thu khách
hàng cũng tăng một lượng tương đối, kéo theo sự gia tăng của phải trả người
bán, vì vậy cũng ảnh hưởng tới lượng VLĐ trong doanh nghiệp
- Mức độ linh hoạt mà doanh nghiệp mong muốn: doanh nghiệp muốn duy trì độ
linh hoạt thì phải duy trì nợ ngắn hạn ở mức thấp khiến rủi ro người cho vay
thấp, giúp doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng hơn.
Có ba nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới kết cấu VLĐ của doanh nghiệp:
- Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với
nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối
lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại
vật tư cung cấp.
- Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của
doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản
xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất.
- Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo
các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán
giữa các doanh nghiệp.
Vai trò của VLĐ1.1.4.
Để tiến hành sản xuất, ngoài TSDH như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... doanh
nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu...
phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh
nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của
quá trình sản xuất kinh doanh.
5
Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá
quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng
vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn
nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động còn giúp cho
doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc
điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra
được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi
nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa
bán ra.
Nhu cầu vốn lưu động và các yếu tố ảnh hưởng1.1.5.
1.1.5.1. Khái niệm
Nhu cầu VLĐ của DN là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết DN phải trực tiếp ứng ra
để hình thành một lượng dự trữ HTK và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng
khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kì
Công thức xác định:
Nhu cầu
VLĐ
=
Mức dự
trữ HTK
+
Khoản phải
thu từ khách
hàng
-
Khoản phải trả nhà cung cấp và
các khoản nợ phải trả khác có
tính chu kì
1.1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng
- Những yếu tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh như: chu kì
kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh
doanh…. Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến số VLĐ mà DN ứng ra và
thời gian ứng vốn
- Yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm:
Khoảng cách giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa;
Sự biến động về giá cả của các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử
dụng trong HĐSXKD;
Khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường bán hàng;
Điều kiện và phương tiện vận tải,…
Thang Long University Library
6
- Chính sách của DN trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chức thanh toán:
Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của DN ảnh hưởng trực tiếp đến kì
hạn thanh toán quy mô các khoản phải thu
VLĐ ròng1.1.6.
Đây là chỉ tiêu giúp đánh giá doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
và TSDH có được tài trợ vững chắc bàng nguồn vốn dài hạn không.
Công thức:
VLĐ ròng = Nguồn vốn dài hạn - TSDH = TSNH – Nguồn vốn ngắn hạn
- VLĐ ròng > 0 phản ánh khả năng thanh toán tốt, thừa NVDH, có thể mở rộng
kinh doanh
- VLĐ ròng < 0 phản ánh doanh nghiệp đã dùng một phần vốn ngắn hạn để tài
trợ cho TSDH. Tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ không
mang lại sự ổn định và an toàn cho doanh nghiệp.
Đồng thời xem xét, xác định nguyên nhân về sự biến động TSDH và TSNH,
NVNH và NVDH như: do chính sách tài trợ, đầu tư, chính sách khấu hao,lập dự
phòng,…
1.2. Các phƣơng pháp xác định nhu cầu VLĐ
Nhu cầu về vốn lưu động phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động sàn xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải dựa vào đặc điểm hoạt
động sản xuất kinh doanh để chọn phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thích
hợp. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể áp dụng 1 số phương pháp xác định nhu cầu
vốn lưu động đơn giản sau:
Phương pháp trực tiếp1.2.1.
Nội dung phương pháp này là trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến VLĐ
trong từng khâu ( dự trữ, sản xuất, lưu thông) để xác định nhu cầu VLĐ trong từng
khâu. Sau đó tổng hợp lại để xác định nhu cầu VLĐ trong năm kế hoạch.
Công thức tổng quát:
Mij * Nij)
Trong đó:
V: Tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
M: Mức tiêu dùng bình quân một ngày của loại vốn tiêu dùng được tính
N: Số ngày luân chuyển của loại vốn được tính
i: Số khâu của quá trình sản xuất (i=1,k)
7
j: Loại vốn được sử dụng (j=1,n)
Mức tiêu dùng bình quân một ngày của một loại vốn trong từng khâu được tính
bằng tổng mức tiêu dùng trong kì (theo chi phí) chia cho số ngày trong kì.
Số ngày luân chuyển của một loại vốn được xác định dựa trên các nhân tố liên
quan về số ngày luân chuyển của loại vốn đó trong khâu tương ứng.
Ưu điểm của phương pháp này là xác định được cụ thể nhu cầu VLĐ trong từng
khâu của sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện tốt cho quản lí và sử dụng vốn theo từng
loại của mỗi khâu. Tuy nhiên, việc tính toán theo phương pháp này đòi hỏi sự phân
tích phức tạp, mất nhiều thời gian do có nhiều loại vật tư và nhiều khâu sản xuất.
Phương pháp gián tiếp – phương pháp phần trăm theo doanh thu1.2.2.
Phương pháp này dựa vào kết quả thống kê về VLĐ bình quân năm báo cáo,
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và khả năng tăng tốc độ luân chuyển của VLĐ năm kế
hoạch để xác định nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch.
Công thức tính:
V1 = V0 *
F0
* (1+t)
F1
Trong đó:
V1: Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch
V0: Số dư bình quân VLĐ năm báo cáo
F1, F0: Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo
t: Tỉ lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với năm
báo cáo
Tổng mức luân chuyển VLĐ phản ánh tổng giá trị luân chuyển vốn của doanh
nghiệp thực hiện trong kì, được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi các khoản thuế
gián thu và các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại,…
Tỉ lệ tăng hoặc giảm số ngày luân chuyển VLĐ trong năm kế hoạch so với năm
báo cáo được tính theo công thức:
t =
K1 - K0
* 100%
K0
Trong đó: K1, K0: Kì luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo
Trên thực tế, để đơn giản, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính nhu
cầu VLĐ dựa trên tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay VLĐ dự tính cho năm
kế hoạch theo công thức:
Thang Long University Library
8
Nhu cầu vốn lưu động =
Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch
Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch
1.3. Nội dung quản lí vốn lƣu động
Chính sách quản lí vốn lưu động1.3.1.
Chính sách VLĐ là mô hình tài trợ cho VLĐ mà DN theo đuổi. Chính sách quản lí
VLĐ của DN có thể được nhận biết thông qua mô hình quản lí TSNH và mô hình quản
lí nợ ngắn hạn của DN. Kết hợp 2 mô hình trên, ta có 3 kiểu chính sách: chính sách
cấp tiến, chính sách thận trọng và chính sách dung hòa.
Hình 1.1. Chính sách quản lí vốn lƣu động
Chính sách quản lí vốn cấp tiến
- Chính sách VLĐ cấp tiến được tạo nên bởi sự kết hợp giữa mô hình quản lí tài
sản cấp tiến và quản lí nợ cấp tiến. Với chính sách này, DN đã sử dụng một
phần NVNH để tài trợ TSDH
- Ưu điểm: chi phí huy động vốn thấp hơn, thời gian quay vòng tiền được rút
ngắn
- Nhược điểm: Sự ổn định của nguồn không cao do nguồn ngắn hạn được sử
dụng nhiều, khả năng thanh toán ngắn hạn cũng không được đảm bảo
- Tóm lại chính sách này đem lại thu nhập cao và rủi ro cao
Chính sách quản lí vốn thận trọng
Chính sách này là sự kết hợp giữa mô hình quản lí tài sản thận trọng và quản lí nợ
thận trọng. DN đã sử dụng một phần NVDH để tài trợ cho TSNH.
Cấp tiến Thận trọng Dung hòa
TSNH
NVNH TSNH
NVNH
TSNH NVNH
TSDH
NVDH TSDH
NVDH
TSDH NVDH
9
Ưu điểm: Khả năng thanh toán được đảm bảo, tính ổn định của nguồn vốn cao và
hạn chế các rủi ro trong kinh doanh
Nhược điểm: Mất chi phí huy động vốn cao hơn do lãi suất dài hạn thường cao
hơn lãi suất ngắn hạn, thời gian quay vòng tiền dài
Tóm lại với chính sách này, DN có mức rủi ro thấp nhưng mang lại thu nhập thấp
Chính sách quản lí vốn dung hòa
Chính sách này là sự kết hợp giữa quản lí tài sản thận trọng với nợ cấp tiến hoặc
kết hợp giữa quản lí tài sản cấp tiến với quản lí nợ thận trọng. Chính sách này dựa trên
cơ sở nguyên tắc tương thích: TSNH được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn ngắn hạn và
TSDH được tài trợ bằng nguồn dài hạn.
Quản lí tiền và các khoản tương đương tiền1.3.2.
Quản lí vốn bằng tiền của DN gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Vốn
bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một DN tương ứng với
một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tiền tương
xứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của DN ở trạng thái bình thường. Chính vì
thế việc quản lí vốn bằng tiền là vấn đề hết sực quan trọng trong công tác quản lí tài
chính DN
Nội dung chủ yếu bao gồm các vấn đề chính sau:
- Xác định vốn dự trữ tiền mặt một cách hợp lí
Để xác định mức tồn trữ tiền mặt hợp lí có nhiều cách như có thể dựa vào mô hình
EOQ (mô hình Baumol).
Mô hình Baumol:
Giả định :
Tình hình thu-chi tiền ổn định, đều đặn
Không tính đến tiền thu trong kì hoạch định
Không có dự trữ tiền cho mục đích an toàn
Do thu – chi tiền mặt tại công ty là đều đặn nên lượng tiền mặt biến thiên như sau:
Thang Long University Library
10
Đồ thị 1.1. Mức dự trữ tiền mặt
Đồ thị 1.2. Định mức dự trữ tiền mặt tối ƣu
Chi phí giao dịch (TrC):
TrC =
T
* F
C
Trong đó:
T: Tổng nhu cầu về tiền trong năm
C: Quy mô một lần bán chứng khoán
F: Chi phí cố định của một lần bán chứng khoán
11
Chi phí cơ hội (OC):
OC =
C
* K
2
Trong đó:
C/2: Mức dự trữ tiền mặt trung bình
K: Lãi suất đầu tư chứng khoán
Tổng chi phí (TC):
TC = TrC + OC = T/C * F + C/2 *K
Từ đó ta tính được mức dự trữ tối ưu:
C*
=
Theo mô hình Baumol, khi vốn bằng tiền xuống thấp, DN bán chứng khoán để thu
tiền về, từ đó DN phải mất chi phí giao dịch cho mỗi lần bán chứng khoán. Ngược lại,
khi DN dự trữ vốn bằng tiền thì DN sẽ mất khoản tiền thu được do không đầu tư
chứng khoán hay gửi tiết kiệm. Do mô hình Baumol áp dụng với những giả định nhất
định nên không phù hợp với các DN mang tính chất thời vụ, có lượng vốn bằng tiền
phát sính không đều.
- Quản lí chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền DN cần phải xây dưng các nội quy
chế về quản lí các khoản thu, chi, đặc biệt là các khoản thu chi bằng tiền mặt để
tránh sự mất mát, lạm dụng tiền của DN để mưu lợi cho cá nhân
- Tất cả các khoản thu chi bằng tiền mặt phải được thông qua quỹ, không được
chi tiêu ngoài quỹ
- Phải có sự phân định rõ ràng trong quản lí tiền mặt giữa nhân viên kế toán tiền
mặt và thủ quỹ
- Tăng tốc quá trình thu tiền và làm chậm đi quá trình chi tiền. Dự đoán được
thời gian chi trả, DN có thể tận dụng lượng tiền mặt trôi nổi trên một số dư tiền
mặt nhỏ hơn
- Cần quản lí chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt. Xác định rõ đối tượng tạm
ứng, các trường hợp tạm ứng, mức độ và thời hạn được tạm ứng.
- Thương xuyên đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho DN
Để chủ động trong thanh toán, DN phải thực hiện tốt việc lập kế hoạch lưu chuyển
tiền tệ. Trên cơ sở đó có biện pháp thích ứng nhằm đảm bảo sự cân bằng thu chi vốn
bằng tiền của DN và nâng cao khả năng sinh lời
Thang Long University Library
12
Quản lí các khoản phải thu1.3.3.
Trong các khoản mục phải thu của DN, phải thu khách hàng đóng vai tro quan
trọng nhất. Phải thu khách hàng là khoản mục xuất hiện trong quan hệ mua bán trả
chậm giữa các DN, hay còn gọi là khoản tín dụng thương mại. Khi DN bán hàng trả
chậm cho khách hàng nghĩa là DN cấp tín dụng thương mại cho khách hàng.
Để quản lí khoản phải thu khách hàng, DN cần chú ý một số biện pháp sau:
Xác định chính sách tín dụng thương mại:
Nợ phải thu từ khách hàng của DN chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa,
dịch vụ bán chịu cho khách hàng và thời hạn bán chịu. Vì vậy, để quản lí khoản phải
thu khách hàng trước hết cần xem xét, đánh giá các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến
chính sách bán chịu của DN như:
- Mục tiêu mở rộng thị trường, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của DN
- Tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ của một số sản phẩm
- Tình trạng cạnh tranh: cần xem xét tình trạng bán chịu của các đối thủ cạnh
tranh để có chính sách bán chịu thích hợp và có lợi.
- Tình trạng tài chính của DN: Không thể mở rộng việc bán chịu cho khách hàng
khi DN đã có nợ phải thu ở mức cao và có sự thiếu hụt lớn về vốn bằng tiền mặt
trong cân đối thu chi bằng tiền
Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: Để thấm định độ rủi ro trong
việc cấp tín dụng cho khách hàng cần có sự phân tích đánh giá khả năng trả nợ và uy
tín của khách hàng, nhất là với những khách hàng tiềm năng. Trên cơ sở đó quyết định
hình thức hợp đồng (thực hiện trên tài khoản mua bán chịu, lệnh phiếu, hối phiếu
thương mại, tín dụng thư không hủy ngang hay bán có điều kiện)
Phân tích, đánh giá các khoản tín dụng mà khách hàng đề nghị
Sau khi phân tích năng lực tín dụng của khách hàng, DN sẽ xem xét các khoản tín
dụng mà khách hành đề nghị dựa vào chỉ tiêu NPV
Một số mô hình mà DN thường sử dụng:
- Quyết định tính dụng khi xem xét một phương án cấp tín dụng:
Mô hình cơ bản:
NPV = CFt /k – CF0
CFo = VC * S * ACP / 365
CFt = [S * (1-VC) – S * BD] * (1-T)
Trong đó:
VC: Tỉ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu
13
S: Doanh thu dự kiến mỗi kì
ACP: Thời gian thu tiền trung bình tính theo ngày
BD: Tỉ lệ nợ xấu trên dòng tiền vào từ bán hàng
CD: Luồng tiền ra tăng thêm của bộ phận tín dụng
T: Thuế suất cận biên của doanh nghiệp
k: Tỉ lệ thuế thu nhập
Sau khi tính toán NPV, DN đưa ra quyết định trên cơ sở:
NPV > 0: Cấp tín dụng
NPV = 0: Bàng quan
NPV < 0: Không cấp tín dụng
- Quyết định tín dụng khi xem xét 2 phương án cấp tín dụng
Bảng 1.1. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng
Chỉ tiêu Không cấp tín dụng Cấp tín dụng
Số lượng bán (Q) Q0 Q1 (Q1 > Q0)
Giá bản (P) P0 P1 (P1 > P0)
Chi phí sản xuất bình quân (AC) AC0 AC1 (AC1 > AC0)
Xác suất thanh toán 100% h (h =<100%)
Thời hạn nợ 0 T
Tỉ suất chiết khấu 0 R
Không cấp tín dụng khi:
NPV0 = P0Q0 – AC0Q0
Cấp tín dụng khi:
NPV1 =
P1Q1h
- AC1Q1
(1+R)
DN đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV và NPV1
NPV > NPV1: Cấp tín dụng
NPV = NPV1: Bàng quan
NPV < NPV1: Không cấp tín dụng
- Quyết định tín dụng kết hợp thông tin rủi ro
Thang Long University Library
14
Bảng 1.2. Sử dụng và không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng
Chỉ tiêu
Không sử dụng
thông tin rủi ro
Sử dụng thông tin
rủi ro
Số lượng bán (Q) Q1 Q1h
Giá bản (P) P1 P1
Chi phí sản xuất bình quân (AC) AC1 AC1
Chi phí thông tin rủi ro 0 C
Xác suất thanh toán h 100%
Thời hạn nợ T T
Tỉ suất chiết khấu R R
Không sử dụng thông tin rủi ro:
NPV1 =
P1Q1h
- AC1Q1
(1 + R)
Sử dụng thông tin rủi ro:
NPV2 =
P1Q1h
- AC1Q1h - C
(1 + R)
DN đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV1 và NPV2
NPV1 > NPV2: Cấp tín dụng
NPV1 = NPV2: Bàng quan
NPV1 < NPV2: Không cấp tín dụng
Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu
Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng.
Thường xuyên kiểm soát để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình hình thu hồi
nợ. Cần thường xuyên xem xét đánh giá tình hình nợ phải thu, dự đoán nợ phải thu từ
khách hàng theo công thức:
Npt = Sd * Kpt
Trong đó:
Npt: Nợ phải thu dự kiến trong kì
Sd: Doanh thu bán hàng tính theo giá thanh toán bình quân một ngày trong năm
Kpt: Kiof thu tiền bình quân trong năm
15
Để tránh tình trạng mở rộng việc bán chịu quá mức, cần xác định giới hạn bán
chịu qua hệ số nợ phải thu. Công thức xác định:
Hệ số nợ phải thu =
Nợ phải thu từ khách hàng
Doanh thu hàng bán
Thường xuyên theo dõi và phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian. Xác định
trọng tâm quản lí nợ phải thu để có biện pháp quản lí chặt chẽ.
Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn
- Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kì hạn
thanh toán. Thực hiện kịp thời các thủ tục thanh toán. Nhắc nhở khách hàng
thanh toán các khoản nợ đến hạn
- Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn
- Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các khoản nợ quá
hạn
- Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn VLĐ
Quản lí hàng tồn kho1.3.4.
Hàng tồn kho là khoản mục có tính thanh khoản thấp nhất trong số các khoản mục
của VLĐ. Tích trữ HTK bên cạch giúp cho HĐSXKD của DN được liên tục còn làm
giảm khả năng thanh toán nhanh hay khả năng thanh toán tức thời của DN nếu chúng
chiếm tỉ lệ quá lớn trong VLĐ.
Trong công tác quản lí HTK, các phương thức thường được sử dụng đó là:
Mô hình EOQ (the Economic Order Quantity model)
Mô hình EOQ là mô hình xác định lượng đặt hàng tối ưu (Q*) sao cho tổng chi phí
là thấp nhất.
Các giả định của mô hình:
- Nhu cầu về HTK là ổn định
- Không có biến động giá, hao hụt, mất mát trong khâu dự trữ
- Không xảy ra thiếu hụt hàng tồn kho nếu đơn đặt hàng được thực hiện đúng hạn
Trong mô hình EOQ, tổng chi phí bao gồm:
Chi phí đặt hàng:
Chi phí đặt
hàng
=
S
* O
Q
Thang Long University Library
16
Chi phí dự trữ HTK:
Chi phí dự trữ =
Q
* C
2
Trong đó:
S: lượng hàng cần đặt trong năm
O: chi phí một lần đặt hàng
Q/2: mức tồn kho trung bình
C: chi phí dự trữ kho trên một đơnvị HTK trong năm
- Tổng chi phí:
Tổng chi phí =
Q
* C +
S
* O
2 Q
Lượng đặt hàng tối ưu hay mức dự trữ kho tối ưu là:
Q*
=
Điểm đặt hàng:
OP = thời gian chờ đặt hàng * S/365 + Qan toàn
(*) nếu không có dự trữ an toàn thì Qan toàn = 0
Mô hình ABC
Là mô hình quản lí HTK dựa trên cơ sở áp dụng mức độ quản lí khác nhau với các
nhóm lưu kho có giá trị cao thấp khác nhau.
Phương pháp phân tích ABC chia các loại vật tư thành 3 nhóm chính:
- Nhóm A: chiếm 10% về mặt số lượng nhưng chiếm 50% giá trị đầu tư vào
HTK
- Nhóm B: chiếm 30% về mặt số lượng nhưng chiếm 35% giá trị đầu tư vào HTK
- Nhóm C: chiếm 60% về mặt số lượng nhưng chiếm 15% giá trị đầu tư vào HTK
Phương pháp phân tích ABC cho phép ra những quyết định quan trọng liên quan
đến dự trữ:
- Những sản phẩm thuộc nhóm A sẽ là đối tượng được đầu tư, lập kế hoạch thận
trọng hơn về nhu cầu
- Những sản phẩm thuộc nhóm B có thể kiểm soát bằng cách kiểm kê liên tục
- Những sản phẩm thuộc nhóm C kiểm kê định kì
17
Phương pháp ABC cho phép ra những quyết định quan trọng liên quan đến nhà
cung ứng: những sản phẩm thuộc nhóm A phải được mua từ nhà cung cấp có kinh
nghiệm, nhóm C có thể giao cho nhà cung cấp mới.
Phân tích ABC còn giúp doanh nghiệp xây dựng thời gian kiểm tra dữ liệu HTK:
nhóm A là 1 lần/ tháng, nhóm B là 1 lần/ quí, nhóm C là 1 làn/ năm.
Phương pháp cung cấp đúng lúc
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là DN chỉ sản xuất một lượng hàng hóa
đúng bằng số lượng mà công đoạn tiếp theo cần đến. Các nguyên vật liệu, hàng hóa
cần thiết trong quá trình sản xuất và phân phối được dự báo, lên kế hoạch chi tiết sao
cho qui trình tiếp theo có thể thực hiện ngay sau khi quá trình hiện thời chấm dứt. từ
đó, mỗi công đoạn chỉ sản xuất ra một số lượng cần thiết và cả hệ thống chỉ sản xuất ra
đúng số lượng mà khách hàng cần. Do vậy, chi phí tồn kho và dư thừa tồn kho giữa
các công đoạn từ sản xuất đến phân phối được giảm xuống mức thấp nhất có thể.
1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lí và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp
Khái niệm về hiệu quả quản lí và sử dụng VLĐ1.4.1.
Hiệu quả sử dụng VLĐ là chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả
thu được từ HĐSXKD với số VLĐ bỏ ra trong kì. Hiệu quả sử dụng VLĐ phản ánh
trình độ quản lí và sử dụng VLĐ của DN nhằm tối đa hóa kết quả lợi ích và thời gian
sử dụng theo các điều kiện cụ thể, phù hợp với mục tiêu kinh doanh của DN.
Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn lưu động1.4.2.
1.4.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Các chỉ tiêu này đo lường khả năng đáp ứng các ràng buộc pháp lí về tài chính của
doanh nghiệp. Để tính toán khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, DN thường sử dụng 3
chỉ tiêu: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh
toán bằng tiền.
Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi trong ngắn hạn các TSNH thành tiền
để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn, phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi
bao nhiêu đồng TSNH.
Công thức xác định:
Hệ số khả năng thanh
toán ngắn hạn
=
Tổng TSNH và đầu tư ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Thang Long University Library
18
Chỉ tiêu này cao phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của DN tốt.
Tuy nhiên, không phải hệ số này càng cao là tốt vì có thể gây ứ đọng vốn và tạo ra chi
phí cơ hội không cần thiết khi dự trữ TSNH quá nhiều thay vì đầu tư sinh lời.
Khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số này đo lường khả năng thanh toán nhanh chóng đáp ứng của VLĐ trước các
khoản nợ ngắn hạn, do đó mà HTK được loại trừ do đây là khoản mục có tính thanh
toán thấp nhất trong số các TSNH, phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi
bao nhiêu đồng TSNH mà không sử dụng đến HTK. Công thức tính:
Khả năng thanh toán nhanh =
Tổng TSNH – HTK
Tổng nợ ngắn hạn
Độ lớn hay nhỏ của hệ số này tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể
mới có thể kết luận là tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá nhỏ, DN sẽ
gặp phải khó khăn trong việc thanh toán nợ.
Khả năng thanh toán bằng tiền (khả năng thanh toán tức thời):
Công thức:
Khả năng thanh
toán bằng tiền
=
Tiền mặt + đầu tư tài chính ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đơn vị
tiền tệ. Nếu chỉ tiêu này cao, DN có khả năng thanh toán nợ nhanh chóng. Ngược lại,
nếu chỉ tiêu này thấp, DN sẽ mất nhiều thời gian để đáp ứng các khoản nợ.
1.4.2.2. Khả năng quản lí tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ( số vòng quay tổng tài sản):
Là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỉ số này
cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho DN bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng
cao càng tốt. Công thức tính:
Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản
=
Doanh thu thuần
Bình quân tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Tỉ số này cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn
tạo ra cho DN bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
19
Công thức tính:
Hiệu suất sử dụng
TSNH
=
Doanh thu thuần
Tổng TSNH
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Tỉ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định
(TSCĐ) tạo ra cho DN bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
Công thức tính:
Hiệu suất sử dụng
TSCĐ
=
Doanh thu thuần
Tổng TSCĐ
1.4.2.3. Khả năng quản lí nợ
Tỉ số nợ trên tổng tài sản
Công thức:
Tỉ số nợ trên tổng tài sản =
Nợ phải trả
Tổng tài sản
Tỉ số này cho biết 1 đồng nguồn vốn thì có bao nhiêu đồng đến từ nợ. Tỉ số này
nhỏ, chứng tỏ DN vay ít. Điều này có thể hàm ý DN có khả năng tự chủ tài chính cao.
Ngược lại, tỉ số này mà cao thì hàm ý DN không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi
vay để có vốn kinh doanh nên mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
Tỉ số nợ trên VCSH:
Là chỉ tiêu tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lí nợ của doanh nghiệp.
Công thức tính:
Tỉ số nợ trên VCSH =
Nợ phải trả
VCSH
Tỉ số này càng nhỏ chứng tỏ DN càng ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn
bằng vay nợ, DN chịu độ rủi ro thấp. Nó cũng có thể chứng tỏ DN chưa biết cách vay
nợ để kinh doanh.
Tỉ số khả năng trả lãi:
Là chỉ tiêu tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình
sản xuất kinh doanh để trả lãi các khoản mà công ti đã vay.
Thang Long University Library
20
Công thức:
Tỉ số khả năng trả lãi =
Lợi nhuận trước thuế và lãi
Chi phí lãi vay
Tỉ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ti hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn
1 thì chứng tỏ công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình hoặc công ty kinh
doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay.
1.4.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
- Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu (ROS): đo khả năng tạo lợi nhuận từ doanh
thu, phản ánh 1 đồng doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợ nhuận. ROS
càng cao chứng tỏ DN quản lí chi phí hiệu quả.
ROS =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
- Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): đo khả năng tạo lợi nhuận đầu tư từ
tài sản, phản ánh 1 đồng đầu tư vào tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Theo phương pháp DuPont thì ROA được tính bằng:
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
*
Doanh thu
Doanh thu Tổng tài sản
Như vậy, ROA chịu tác động của hai yếu tố là ROS và vòng quay tài sản. Để
tăng ROA, DN cần thay đổi hợp lí hai yếu tố trên.
- Chỉ số lợi nhuận trên VCSH (ROE): đo khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn cổ
phần phổ thông, phản ánh 1 đồng vốn cổ đông có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. ROE càng cao chứng tỏ khả năng cạnh tranh của DN càng
mạnh.
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
VCSH
ROE còn được tính bằng:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
*
Doanh thu
*
Tổng tài sản
Doanh thu Tổng tài sản VCSH
Như vậy, ROE chịu tác động của ROS, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính.
Muốn đẩy mạnh ROE cần thay đổi thích hợp các yếu tố trên.
21
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động1.4.3.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ
tiêu sau đây:
Mức sinh lợi của VLĐ
Các nhà quản lý tài chính quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mức
sinh lợi của vốn lưu động xem một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận hoạt động kinh doanh trong kỳ. Công thức tính:
Tỉ suất sinh lợi của
VLĐ
=
Tổng lợi nhuận trước thuế
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước
thuế. Tỉ suất lợi nhuận VLĐ càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là vòng quay vốn lưu
động và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
- Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vòng mà vốn lưu động quay
được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Công thức tính toán như sau:
L =
M
VLĐ
Trong đó:
L: Vòng quay của vốn lưu động
M: Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ
VLĐ: Vốn lưu động
- Kì luân chuyển VLĐ là chỉ tiêu phản ánh số ngày để thực hiện 1 vòng quay của
VLĐ
Công thức:
K =
360
L
Trong đó:
K: kỳ luân chuyển vốn lưu động
L: Vòng quay của vốn lưu động
Kỳ luân chuyển càng ngắn thì trình độ sử dụng VLĐ càng tốt và ngược lại.
Thang Long University Library
22
Giữa kỳ luân chuyển và vòng quay của vốn lưu động có quan hệ mật thiết với
nhau và thực chất là một bởi vì vòng quay càng lớn thì kỳ luân chuyển càng ngắn và
ngược lại.
Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm là số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn
nên doanh nghiệp tăng tổng mức luân chuyển mà không cần tăng thêm vốn lưu động
hoặc tăng với quy mô không đáng kể.
Mức tiết kiệm vốn lưu động là lượng VLĐ mà doanh nghiệp tiết kiệm được do
tăng tốc độ luân chuyển của VLĐ, bao gồm:
- Mức tiết kiệm tuyệt đối: nếu quy mô kinh doanh không đổi, việc tăng tốc độ
luân chuyển VLĐ đã giúp cho DN tiết kiệm được một lương VLĐ rút ra khỏi
luân chuyển dùng cho việc khác.
Công thức tính:
VLĐTK1 =
M0
-
M0
V1 V0
- Mức tiết kiệm tương đối: nếu quy mô kinh doanh được mở rộng, việc tăng tốc
độ luân chuyển VLĐ đã giúp DN không cần tăng thêm VLĐ hoặc bỏ ra số VLĐ
ít hơn so với trước.
Công thức xác định:
VLĐTK2 =
M1
-
M0
V1 V0
Trong đó:
VLĐtk: VLĐ tiết kiệm tuyệt đối/ tương đối
M0, M1: Doanh thu thuần kì trước và kì này (M1 > M0)
V0, V1: Vòng quay VLĐ kì trước và kì này ( V1 > V0)
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Hiệu suất sử dụng VLĐ =
Doanh thu thuần
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu được tạo ra trên vốn lưu động bình quân là bao
nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
23
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
Hàm lượng VLĐ =
VLĐ bình quân
Doanh thu thuần
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được
1 đồng doanh thu thuần trong kỳ. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu
động càng cao.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn1.4.4.
lưu động
Vòng quay các khoản phải thu:
Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu của DN thành tiền mặt và được
xác định bằng công thức:
Vòng quay các khoản
phải thu
=
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu càng lớn cho thấy DN thu hồi càng nhanh các
khoản vốn bị chiếm dụng.
Kì thu tiền bình quân (ACP):
Kì thu tiền bình quân =
365
Vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân để DN thu hồi được các khoản nợ phải
thu. Kì thu hồi nợ càng ngắn thể hiện chính sách thu hồi công nợ của DN càng hiệu
quả. Tuy nhiên, nếu kì thu tiền bình quân quá ngắn có thể gây ảnh hưởng không tốt
đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, do khách hàng sẽ giảm mua hàng của DN.
Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá hiệu quả quản lí HTK của DN. Hệ số này càng lớn
thì tốc độ quay vòng của HTK càng nhanh và ngược lại.
Công thức xác định:
Vòng quay HTK =
Giá vốn hàng bán
HTK
Thời gian quay vòng hàng tồn kho
Thời gian quay vòng HTK phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay HTK.
Chỉ tiêu này càng nhỏ, số vòng quay HTK càng lớn, việc kinh doanh của DN càng
hiệu quả
Thang Long University Library
24
Công thức tính:
Thời gian quay vòng HTK =
365
Vòng quay HTK
Vòng quay các khoản phải trả:
Vòng quay các khoản phải trả là chỉ tiêu đo lường tốc độ thu hồi nợ của DN
Công thức xác định:
Vòng quay các
khoản phải trả
=
Giá vốn hàng bán + chi phí chung, chi phí bán hàng, quản lí
Phải trả người bán + lương, thưởng, thuế phải trả
Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tốc độ thu hồi nợ của DN càng cao và ngược lại.
Kì trả tiền bình quân:
Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân mà DN chiếm dụng vốn của nhà cung cấp
thông qua mua hàng trả chậm trước khi thanh toán nợ.
Công thức tính:
Kì trả tiền bình quân =
365
Vòng quay các khoản phải trả
Chỉ tiêu này dài phản ánh khả năng chiếm dụng vốn từ các DN khác tốt. Tuy vậy,
không phải kì trả tiền bình quân càng dài càng tốt, vì khi đó nhà cung cấp bị thiệt hại
và có thể ảnh hưởng không tốt cho mối quan hệ giữa DN với các đối tác.
Thời gian quay vòng tiền mặt: phản ánh khoảng thời gian kể từ khi DN thanh toán
tiền mua hàng hóa đầu vào cho tới khi thu được tiền về.
Công thức tính:
Thời gian quay
vòng tiền mặt
=
Kì thu tiền
bình quân
+
Thời gian quay
vòng HTK
-
Kì trả tiền
bình quân
Các DN luôn mong muốn có thời gian quay vòng tiền ngắn. Để làm được điều đó
các DN buộc phải cung cấp chính sách tín dụng thương mại thắt chặt, đồng thời tăng
khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng không tốt trong
mối quan hệ giữa DN với các đối tác.
1.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố
khác nhau. Chính vì vậy để đưa ra một quyết định tài chính, nhà quản trị tài chính
doanh nghiệp phải xác định được và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề cần
giải quyết từ đó mới đưa ra các biện pháp thích hợp.
25
Cũng như vậy, trước khi đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động chúng ta cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Có thể chia các nhân tố đó dưới 2 giác độ nghiên cứu:
1.5.1.1. Các nhân tố khách quan
Đây là các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty nói chung
và viêc sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng. Nhóm các nhân tố khách quan là những
nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được.
- Chính sách quản lí vĩ mô của nhà nước
Chính sách vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung, từng
ngành kinh tế nói riêng và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp. Những chính sách đó có thể tác động đến nguồn tài trợ cho tài sản ngắn
hạn, ví dụ như nguồn vốn vay ngân hàng, tăng hay giảm phụ thuộc vào lãi suất cho
vay của các ngân hàng. Nhà nước có thể đưa ra những chính sách ảnh hưởng đến việc
mua sắm các nguyên liệu đầu vào, việc dự trữ hàng hoá.
- Môi trường cạnh tranh
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào đều có đối thủ cạnh tranh.
Khi nền kinh tế phát triển, có sự mở rộng về các loại hình doanh nghiệp cũng như lĩnh
vực hoạt động, thì yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Doanh
nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến tính cạnh tranh khi lập kế hoạch mua nguyên vật
liệu, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng dự trữ nguyên vật liệu chỗ thừa, chỗ thiếu, ách
tắc trong khâu lưu thông. Khi thị trường ngày càng cạnh tranh, việc đưa ra các biện
pháp nhằm đẩy nhanh lượng hàng tiêu thụ, khiến doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín
dụng cũng làm cho việc quản lí các khoản phải thu khó khăn. Sự phát triển hay suy
thoái của đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của công ty.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
Xã hội càng phát triển thì ngày càng có nhiều tiến bộ khoa học công nghệ ra đời,
góp phần giảm các nguồn lực cần thiết cho sản xuất như sức người, sức của, thời gian.
Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn giúp doanh nghiệp đưa ra
những sản phẩm có tính ưu việt hơn, giúp doanh nghiệp đánh bại các đối thủ, thu hút
khách hàng từ đó tăng hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn.
1.5.1.2. Các nhân tố chủ quan
Trong cùng một môi trường kinh doanh khách quan như nhau, trong khi một số
doanh nghiệp phát triển thì không ít doanh nghiệp kinh doanh trì trệ, thậm chí phá sản.
Vậy nguyên nhân thất bại ở đây chính là do bản thân doanh nghiệp. Những nhân tố
chủ quan xuất phát từ chính doanh nghiệp nên các nhân tố này có thể khắc phục được.
Thang Long University Library
26
- Trình độ nguồn nhân lực
Đây là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng to lớn đến việc quản lí tài sản lao động
của doanh nghiệp. Chính những con người này sẽ là yếu tố quyết định đến chính sách
quản lí tài sản ngắn hạn, việc đưa ra những quyết định quản lí đúng đắn hay sai lầm sẽ
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác nhau, khả năng về tài chính và
năng lực kinh doanh khác nhau sẽ có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khác
nhau. Vào kì sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ sử dụng lượng nguyên vật
liệu, hàng hoá lớn nên dự trữ tăng lên. Hoặc khi doanh nghiệp chuẩn bị cho công tác
lưu thông thì công tác bán hàng được chú trọng, lượng hàng gửi bán tăng lên thì tài sản
ngắn hạn cũng tăng lên.
- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Đây có thể coi là một nhân tố quan trọng, một doanh nghiệp có hệ thống cơ sở hạ
tầng (trụ sở làm việc, các cơ sở sản xuất, chi nhánh, hệ thống bán hàng ..) được bố trí
hợp lí sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn một cách có hiệu quả hơn. Ví dụ
như, một kho chứa hàng tốt sẽ tránh được các khấu hao trong khi chứa hàng hoá. Khi
làm việc ở một môi trường thuận lợi, đảm bảo an toàn lao động thì hiệu quả làm việc
sẽ cao hơn, máy móc đựơc trang bị tiên tiến cũng đem lại những sản phẩm tốt với tốc
độ nhanh hơn.
27
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BƢU ĐIỆN HOÀNG THÀNH
2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần dịch vụ Hoàng Thành
Quá trình hình thành và phát triển2.1.1.
- Tên công ty: Công ty cổ phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành
- Tên giao dịch: Công ty cổ phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành
- Địa chỉ trụ sở: Số 335, Đường Trần Phú, Phường Dữu lâu, Việt trì, Phú Thọ
- Điện thoại: 0210 940 885
- Fax: 04 775 6488
- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 18 03 000 096 cấp ngày 28-05-2009 do Sở
kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp
- Vốn điều lệ: 8.000.000.000 đồng
- Mã số thuế: 2600288270
- Đại diện pháp lí: Giám đốc Lại Văn Lịch
Công ty cổ phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành được thành lập và hoạt động vào ngày
18/06/2003 theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 18 03 000 096 cấp ngày
28/05/2009 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp. Công ty cổ phần dịch vụ bưu điện
Hoàng Thành có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu
trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong số vốn công ty quản lí, có con
dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung được mở tại Ngân hàng theo qui định của Nhà
nước.
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, công ty là một trong những doanh nghiệp
tư vấn, thiết kế, xây dựng về công trình kỹ thuật dân dụng có uy tín trên địa bàn tỉnh cũng
như các vùng lân cận ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước, Công ty tiếp tục tập
trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới trang thiết bị công nghệ, đầu tư
nguồn lực để thực hiện các dự án lớn hơn, chất lượng tốt hơn, nhằm cung cấp dịch vụ kỹ
thuật tốt nhất cho khách hàng, góp phần nâng cao thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, xây
dựng công ty phát triển bền vững.
Cơ cấu tổ chức của công ty2.1.2.
Thang Long University Library
28
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty2.1.3.
Giám đốc
Đứng đầu công ty là giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty,
là người đưa ra quyết định cuối cùng trong hoạt động kinh doanh, đại diện cho quyền lợi của
cán bộ công nhân viên trong công ty, là người đại diện pháp nhân của công ty trước pháp
luật.
Giám đốc là người điều hành cao nhất trong nội bộ công ty, có quyền triệu tập và chủ trì
các cuộc họp thường xuyên hoặc đột xuất cũng như có quyền thông qua những chủ trương,
phương hướng của công ty.
Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, tổ
chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức các chức danh quản lý, ký kết hợp đồng nhân danh, các quyền và nhiệm
vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty.
Phó Giám đốc
Thay mặt cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân
công của Giám đốc.
Chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
Giám Đốc
Phó Giám
Đốc
Phòng
Marketing
Phòng kinh
doanh
Phòng kế
toán
Phòng kỹ
thuật
29
Phòng Marketing: Định hướng chiến lược các hoạt động Marketing tại công ty; sáng
tạo các hình thức Marketing phù hợp với đặc tính của thương hiệu; tạo mối quan hệ với các
khách hàng trung gian để thúc đẩy doanh số.
Phòng kinh doanh
- Đảm bảo luôn có nguồn cung ứng với chất lượng tốt, thời gian đáp ứng nhanh, giá cả
cạnh tranh trên thị trường. Tìm hiểu thị trường trong nước và quốc tế để xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh;
- Thực hiện các hợp đồng kinh doanh, tạo cho khách hàng một sự an tâm, tín nhiệm
qua hoạt động tư vấn, chăm sóc khách hàng;
Phòng kế toán
- Lập và phân tích các báo cáo tài chính và tham mưu cho giám đốc để chủ động các
nguồn vốn; bảo mật số liệu nhằm đảm bảo cho các chiến lược kinh doanh của công
ty.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản,
tiền vốn, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính
việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn;
phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí vi phạm chế độ và quy
định của công ty.
Phòng kỹ thuật
Phòng kỹ thuật có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực
quản lý hoạt động khoa học kỹ thuật – công nghệ, công tác đầu tư chiều sâu đổi mới công
nghệ và công tác an toàn bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ,... Chủ trì lập và kiểm soát
quá trình thiết kế kỹ thuật - dự toán; xây dựng và kiểm soát các quy trình công nghệ sản
xuất sản phẩm; các hoạt động ứng dụng, cải tiến công nghệ trong quá trình sản xuất sản
phẩm.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu điện Hoàng Thành có cơ cấu tổ chức theo chức năng. Bộ
máy công ty phù hợ với loại hình công ty Cổ phần. Các phong ban có thể phối hợp với nhau
làm việc một cách linh hoạt và hiệu quả.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty2.1.4.
Công ty cổ phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng công trình kĩ thuật dân dụng. Thông qua quá trình kinh doanh, công ty nhằm khai thác
có hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu thị trường về phát triển các công trình kĩ thuật
dân dụng, tăng tích lũy cho ngân sách, cải thiện đời sống cho công nhân viên.
Thang Long University Library
30
Ngành nghề kinh doanh: thiết kế, thi công và bảo trì các công trình dân dụng cũng như
tự nhiên như cầu, đường, đường hầm, nhà ở, tòa nhà...
Với định hướng đúng đắn và mục tiêu phấn đấu vì sự phát triển chung, trong quá trình
làm việc công ty đã khẳng định được vị trí, năng lực của mình trên lĩnh vực xây đựng công
trình kĩ thuật dân dụng.
Công ty tin tưởng rằng trong tương lai sẽ đóng góp được nhiều hơn nữa công ích của
mình cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và ngành công
nghiệp xây dựng nói riêng.
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần dịch vụ bƣu điện
Hoàng Thành giai đoạn 2011 – 2013
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không ổn định. Năm 2012 tăng gần 14.631
triệu đồng, tương đương 105,95% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 con số này
lại giảm khá nhiều, giảm 16.071 triệu đồng tương đương 56,51% so với năm 2012.
Do thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, nền kinh tế trong nước chưa ổn định khiến
cho việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.
- Khoản giảm trừ doanh thu năm 2012 do các công trình xây dựng không có sự cố
đáng tiếc nào liên quan đến vấn đề kĩ thuật nên khoản giảm trừ doanh thu là 0 đồng
giảm 100% so với năm 2011 là 72 triệu đồng, nhưng đến năm 2013 con số này lại
tăng lên đến 203 triệu đồng. Việc này là do một vài sự cố nhỏ về kĩ thuật trong dự án
xây dựng của công ty, cho thấy việc quản lí, giám sát, kiểm tra vật liệu xây dựng của
công ty chưa được tốt.
- Doanh thu thuần năm 2012 là 28.441 triệu đồng tăng 14.703 triệu đồng so với năm
2011 tương ứng với 107,02%. Cùng với sự gia tăng của doanh thu bàn hàng và cung
cấp dịch vụ, cũng như khoản giảm trừ doanh thu bằng 0 nên doanh thu thuần tăng
mạnh. Năm 2013 doanh thu thuần chỉ còn 12.166 triệu đồng giảm 16.274 triệu đồng
tương đương 57,22% so với năm 2012. Điều này là do doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 và các khoản giảm trừ doanh thu
cũng tăng lên khá nhiều.
- Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 12.900 triệu đồng tương đương 114,95% so với
năm 2011. Điều này là do giá nguyên vật liệu tăng, cũng như việc công ty nhận nhiều
công trình xây dựng hơn so với năm 2011. Tuy vậy đến năm 2013 do tình hình kinh
doanh không được tốt nên giá vốn hàng bán cũng giảm khá nhiều, giảm 15.355 triệu
đồng, tương đương 63,66% so với năm 2012.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 4.318 triệu đồng tăng
1.802 triệu đồng tương đương 71,64% so với năm 2011 do qui mô doanh thu thuần
tăng mạnh vào năm 2012. Đến năm 2013 chỉ tiêu này đã giảm 919 triệu đồng tương
31
đương 21,27% so với năm 2013. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp năm 2013
giảm là do những chỉ tiêu về doanh thu thuần, giá vốn hàng bán đều giảm khá nhiều
trong năm 2013, do những khó khăn cũng như cơ cấu quản lý và các chính sách hoạt
động của công ty chưa thực sự tốt.
- Doanh thu hoạt động tài chính: doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty có được
là từ khoản tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng, chiết khấu thanh toán công ty được hưởng
khi mua hàng. Từ năm 2011 đến năm 2013 chỉ tiêu này tăng liên tục. Năm 2012 tăng
nhẹ 2 triệu đồng tương đương 24,95% so với năm 2011. Đến năm 2013, chỉ tiêu này
tiếp tục tăng đáng kể, tăng 9 triệu đồng tương đương 81,71% so với năm 2012.
- Chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay. Năm 2012 chi phí này tăng lên đáng kể,
tăng 430 triệu đồng, tương đương 139,14% so với năm 2011 do hoạt động sản xuất
đạt hiệu quả cao nên công ty cần vay vốn để đầu tư vào các TSNH. Nhưng đến năm
2013 lại giảm mạnh 705 triệu đồng tương đương 95,47%. Điều này là do việc công ty
đã trả một phần nợ cả lãi và gốc vào năm 2013, cũng như việc tình hình kinh doanh
năm 2013 của công ty không được khả quan nên số vốn vay ngân hàng sẽ ít đi.
- Chi phí quản lí kinh doanh bao gồm chi phí lương cho bộ phận quản lí, chi phí thiết
bị văn phòng cho công tác quản lí. Năm 2012 khoản mục này tăng khoảng 1.434 triệu
tương đương 67,83% so với năm 2011, mức tăng này khá cao cho thấy việc quản lí
chi phí trong kì chưa hợp lí và có thể gây ảnh hưởng xấu đến doanh thu đạt được
trong kì. Đến năm 2013, khoản mục này giảm nhẹ 197 triệu đồng tương đương giảm
5,54% so với năm 2012. Đây là một tín hiệu đáng mừng, bởi Công ty đã tiết kiệm
được trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn chiếm
một tỷ trọng cao so với lợi nhuận gộp điều này làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
- Do các chi phí khá cao cũng như những khó khăn trong việc kinh doanh khiến cho
lợi nhuận thuần từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng giảm. Cụ thể: năm 2012
giảm 59 triệu đồng, tương đương 58,24% so với năm 2011 (giảm từ 101 triệu đồng
xuống còn 42 triệu đồng). Đến năm 2013 tiếp tục giảm nhẹ 9 triệu đồng tương đương
20,1% so với năm 2012.
- Chi phí khác: chi phí của cả 2 năm 2013 và 2011 của công ty không có. Điều này là
do việc thanh lý TSDH không tốn khoản chi phí nào. Tuy nhiên năm 2012 công ty đã
chịu một khoản 14 triệu đồng cho việc thanh lí TSDH. Điều này làm cho lợi nhuận
khác của công ty bị âm trong năm 2012 trong khi năm 2011 và 2013 không có thay
đổi gì.
- Lợi nhuận trước thuế thay đổi không đều. Năm 2012 giảm mạnh 73 triệu đồng tương
đương 72% so với năm 2011. Điều này là do các khoản chi phí trong năm 2012 tăng
lên khá nhiều , thêm vào đó là việc phát sinh thêm chi phí khác nên lợi nhuận trước
Thang Long University Library
32
thuế bị giảm mạnh. Đến năm 2013 thì khả quan hơn khi lợi nhuận trước thuế đã tăng
nhẹ 5 triệu đồng tương đương 19,16% so với năm 2012 nhưng vẫn chưa thể đạt được
cột mốc trên 100 triệu như năm 2011.
- Chi phí thuế TNDN của năm 2011 là 18 triệu đồng trong khi năm 2012 vào 2013 là
bằng không. Do tác dụng của lá chắn thuế lãi vay (do năm 2012 công ty phát sinh chi
phí vay lớn nên công ty được giảm thu nhập chịu thuế diễn ra trong kỳ đó hoặc lùi
thu nhập chịu thuế sang các năm sau).
- Lợi nhuận sau thuế thay đổi không đều giống như lợi nhuận trước thuế. Năm 2012
giảm khá mạnh, giảm 55 triệu đồng tương đương 66,06% so với năm 2011 (giảm từ
84 triệu đồng xuống còn 28 triệu đồng). Đến năm 2013 thì khả quan hơn khi lợi
nhuận sau thuế đã tăng nhẹ 5 triệu đồng tương đương 19,16% so với năm 2012. Tuy
vậy qui mô tăng này là khá nhỏ so với việc giảm lợi nhuận sau thuế năm 2012. Do đó
trong những năm tiếp theo công ty nên có những chính sách hiệu quả hơn.
Bảng 2.1. Sự biến động về hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011- 2013
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Chênh lệch giữa
(1) và (2)
Chênh lệch giữa
(2) và (3)
(1) (2) (3)
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
(%)
1. Doanh thu bán hàng và CCDV 13.810 28.441 12.370 14.631 105,95 (16.071) (56,51)
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 72 0 203 (72) (100,00) 203
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 13.738 28.441 12.166 14.703 107,02 (16.274) (57,22)
4. Giá vốn hàng bán 11.222 24.122 8.767 12.900 114,95 (15.355) (63,66)
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 2.516 4.318 3.400 1.802 71,64 (919) (21,27)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 9 11 20 2 24,95 9 81,71
7. Chi phí tài chính 309 738 33 430 139,14 (705) (95,47)
8. Chi phí quản lý kinh doanh 2.114 3.548 3.352 1.434 67,83 (197) (5,54)
9. Lợi nhuận thuần 101 42 34 (59) (58,24) (9) (20,10)
10. Thu nhập khác 0 0 0 0 0
11. Chi phí khác 0 14 0 14 (14) (100,00)
12. Lợi nhuận khác 0 (14) 0 (14) 14 (100,00)
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 101 28 34 (73) (72,00) 5 19,16
14. Chi phí thuế TNDN 18 0 0 (18) (100,00) 0
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 84 28 34 (55) (66,06) 5 19,16
(Nguồn: BCTC của công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu điện Hoàng Thành)
33
2.3. Thực trạng sử dụng vốn lƣu động tại công ty Cổ phần Dịch vụ Bƣu điện Hoàng
Thành
Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011 – 20132.3.1.
Tài sản:
Qua bảng 2.2, ta thấy qui mô tổng tài sản tại công ty Cổ phần dịch vụ bưu điện Hoàng
Thành trong năm 2012 giảm xấp xỉ 5.321 triệu, tương đương giảm 18,24% so với năm 2011,
giảm từ 29.166.463.199 đồng (năm 2011) xuống 23.845.542.754 đồng (năm 2012).
Đến năm 2013, qui mô tổng tài sản tiếp tục giảm khá mạnh ở mức xấp xỉ 1.675 triệu
đồng so với năm 2012, tương đương 7,02%
Để thấy được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi qui mô tài sản trong giai đoạn này, ta đi
vào phân tích các khoản mục tài sản của công ty.
Tài sản ngắn hạn: Do tài sản chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản nên sự thay đổi về qui
mô tổng tài sản không ảnh hưởng nhiều đến qui mô TSNH.
Năm 2011, TSNH đạt xấp xỉ 5.135 triệu đồng chiếm 17,61% tổng tài sản, bao gồm tiền
và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, HTK và các TSNH khác.
Năm 2012, TSNH tăng xấp xỉ 172 triệu, tương đương 3,36% so với năm 2011 và chiếm
22,26% tổng tài sản.
Đến năm 2013, TSNH tiếp tục tăng 1.830 triệu, tương đương 34,48% và chiếm 32,19%
tổng tài sản. Việc tăng khá nhanh TSNH là do sự biến động khá lớn trong cơ cấu TSNH.
Từ biểu đồ 2.1, ta thấy khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng đột biến
từ chiếm 7,17% TSNH năm 2011 lên 37,31% năm 2012 rồi nhảy vọt lên 79,45% năm 2013
(tổng cộng tăng 72,28% từ năm 2011 đến năm 2013). Vì năm 2012, công ty vay Ngân hàng
với số tiền tương đối lớn khiến cho chi phí lãi vay tăng cao nên công ty phải tích trữ nhiều
tiền mặt để trả lãi và một phần gốc, tránh tình trạng bị nợ xấu. Điều này cho thấy công ty tích
trữ khá nhiều tiền mặt để tăng khả năng thanh toán, nhưng điều này sẽ làm ứ đọng nguồn
vốn, làm tăng chi phí cơ hội.
Khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh qua các năm từ 62,65% năm 2011
xuống còn 0,32% năm 2013. Điều này do công ty đã thu hồi được nợ từ phía khách hàng,
cho thấy việc thu hồi vốn của công ty rất hiệu quả.
Hàng tồn kho giảm nhẹ qua các năm từ 29,15% năm 2011 xuống còn 20,23% năm 2013.
Do các công trình lớn, thi công kéo dài của công ty đã được bào giao, bán lại cho đối tác. Sự
thay đổi này cho thấy hàng hóa công ty được luân chuyển ngày càng tốt lên, sản phẩm có sức
hút trên thị trường.
Thang Long University Library
34
Khoản mục TSNH khác thay đổi không đều. Năm 2012 tăng 0,63% từ 1,04% năm 2011
lên 1,67% năm 2012, tương đương xấp xỉ 35 triệu, nhưng đến năm 2013, khoản mục này lại
giảm xuống còn 0%.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011 – 2013
(Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC)
Tài sản dài hạn: tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng lớn trong qui mô tổng tài sản nên sự thay
đổi trong qui mô TSDH khá giống với sự thay đổi qui mô tổng tài sản.
TSDH trong năm 2012 giảm xấp xỉ 5.493 triệu tương đương giảm 22,86% so với năm
2011. Đến năm 2013, TSDH tiếp tục giảm gần 3.505 triệu tương đương 18,91% so với năm
2012. Sự biến động TSDH chủ yếu là do sự thay đổi về giá trị TSCĐ.
Dựa vào biểu đồ 2.2, ta có thể thấy rằng TSCĐ chiếm phần lớn giá trị TSDH. Năm 2012,
TSCĐ giảm xấp xỉ 5.032 triệu tương đương 22,86% so với năm 2011 do công ty thanh lí
nhiều máy móc, thiết bị. Đến năm 2013, TSCĐ tiếp tục giảm xấp xỉ 5.076 triệu tương đương
7,17%
62,65%
29,15%
1,04%
Năm 2011
37,31%
35,58%
25,44%
1,67%
Năm 2012
79,45%
0,32%
20,23%
0,00%
Năm 2013
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho
V.Tài sản ngắn hạn khác
35
29,89% so với năm 2012 do công ty tiếp tục thanh lí máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu dư
thừa, không dùng đến.
Trong khi đó, khoản mục TSDH khác thì tăng khá nhanh trong cơ cấu TSDH, tăng từ
8,39% năm 2011 lên 20,8% năm 2013, tăng 12,41%.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản dài hạn giai đoạn 2011 – 2013
(Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC)
Nguồn vốn: Nguồn vốn tại công ty bao gồm nợ phải trả và VCSH. Trong đó tỉ trọng nợ
phải trả cao hơn so với VCSH, nhưng tỉ trọng này đang có xu hướng giảm qua các năm, từ
65,14% năm 2011 xuống còn 54,17% vào năm 2013.
Nợ phải trả: Qui mô nợ phải trả giảm dần qua các năm. Năm 2012 giảm gần 5.316 triệu
tương đương 27,98% so với năm 2011. Đến năm 2013, qui mô này tiếp tục giảm gần 1.672
triệu, tương đương 12,22% so với năm 2012. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt của công ty
trong năm 2012 và 2013 liên tục tăng nhanh giúp công ty có số tiền để trả các khoản nợ vay.
91,61%
8,39%
Năm 2011
91,61
%
8,39%
Năm 2012
79,20%
20,80%
Năm 2013
I. Tài sản cố định
IV. Tài sản dài hạn
khác
Thang Long University Library
36
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nợ phải trả giai đoạn 2011-2013
(Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC)
Nhìn vào biểu đồ 2.3, ta thấy từ năm 2011 đến năm 2013 ta thấy tỉ trọng nợ ngắn hạn
trong cơ cấu nợ phải trả của công ty tăng từ 39,97% năm 2011 lên 47,94% năm 2013, tăng
7,97%. Tỉ trọng nợ dài hạn trong cơ cấu nợ phải trả giảm dần từ 60,03% năm 2011 xuống
còn 52,06% năm 2013. Mặc dù nợ dài hạn và nợ ngắn hạn đều giảm (lần lượt là 9,76% và
14,38% năm 2013) nhưng do nợ dài hạn giảm mạnh hơn nên khiến tỉ trọng nợ ngắn hạn
trong cơ cấu nợ phải trả tăng.
Vốn chủ sở hữu:
VCSH của doanh nghiệp được cấu thành từ nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu được huy
trì ở múc 10 tỉ đồng, một phần thuộc các quĩ thuộc VCSH và lợi nhuận chưa phân phối. Năm
2012, VCSH giảm nhẹ 4.633.979 đồng tương đương 0,05% so với năm 2011. Đến năm
2013, con số này tiếp tục giảm 2.510.592 đồng tương đương 0,02% xuống còn
10.161.027.972 đồng. Nguyên nhân là do lợi nhuận chưa phân phối liên tục giảm từ năm
2011 đến năm 2013, giảm từ 154.874.717 đồng năm 2011 xuống còn 152.040.738 đồng vào
năm 2012 và năm 2013 con số này còn 147.430.146 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty đang giảm dần.
39,97%
60,03%
Năm 2011
46,63%
53,37%
Năm 2012
47,94%
52,06%
Năm 2013
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
37
Bảng 2.2. Sự biến động của tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011
(1)
Năm 2012
(2)
Năm 2013
(3)
Chênh lệch giữa
(1) và (2)
Chênh lệch giữa
(2) và (3)
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Tuyệt đối
Tƣơng
đối
(%)
Tuyệt đối
Tƣơng
đối
(%)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 5.135.155.725 17,61 5.307.523.371 22,26 7.137.396.211 32,19 172.367.646 3,36 1.829.872.840 34,48
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
368.184.168 1,26 1.980.182.337 8,30 5.670.879.418 25,58 1.611.998.169 437,82 3.690.697.081 186,38
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
3.216.951.642 11,03 1.888.492.648 7,92 22.789.025 0,10 (1.328.458.994) (41,30) (1.865.703.623) (98,79)
IV. Hàng tồn kho 1.496.745.415 5,13 1.350.048.886 5,66 1.443.727.768 6,51 (146.696.529) (9,80) 93.678.882 6,94
V.Tài sản ngắn hạn khác 53.274.500 0,18 88.799.500 0,37 0 0,00 35.525.000 66,68 (88.799.500) (100,00)
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 24.031.307.474 82,39 18.538.019.383 77,74 15.033.404.566 67,81 (5.493.288.091) (22,86) (3.504.614.817) (18,91)
I. Tài sản cố định 22.014.751.279 75,48 16.982.949.225 71,22 11.906.770.193 53,70 (5.031.802.054) (22,86) (5.076.179.032) (29,89)
IV. Tài sản dài hạn khác 2.016.556.195 6,91 1.555.070.158 6,52 3.126.634.373 14,10 (461.486.037) (22,88) 1.571.564.215 101,06
TỔNG TÀI SẢN 29.166.463.199 100,00 23.845.542.754 100,00 22.170.800.777 100,00 (5.320.920.445) (18,24) (1.674.741.977) (7,02)
A.NỢ PHẢI TRẢ 18.998.290.656 65,14 13.682.004.190 57,38 12.009.772.805 54,17 (5.316.286.466) (27,98) (1.672.231.385) (12,22)
I. Nợ ngắn hạn 7.593.354.930 26,03 6.379.245.682 26,75 5.756.911.802 25,97 (1.214.109.248) (15,99) (622.333.880) (9,76)
II. Nợ dài hạn 11.404.935.726 39,10 7.302.758.508 30,63 6.252.861.003 28,20 (4.102.177.218) (35,97) (1.049.897.505) (14,38)
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 10.168.172.543 34,86 10.163.538.564 42,62 10.161.027.972 45,83 (4.633.979) (0,05) (2.510.592) (0,02)
I. Vốn chủ sở hữu 10.168.172.543 34,86 10.163.538.564 42,62 10.161.027.972 45,83 (4.633.979) (0,05) (2.510.592) (0,02)
TỔNG CỘNG NV 29.166.463.199 100,00 23.845.542.754 100,00 22.170.800.777 100,00 (5.320.920.445) (18,24) (1.674.741.977) (7,02)
(Trích: Bảng CĐKT Công ty Cổ phần Bưu điện Hoàng Thành năm 2011, 2012, 2013)
Thang Long University Library
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ

More Related Content

What's hot

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
haiha91
 
Văn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp pptVăn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp ppt
Vita-Share
 
Chương 6 chính sách giá cả. marketing căn bản
Chương 6   chính sách giá cả. marketing căn bảnChương 6   chính sách giá cả. marketing căn bản
Chương 6 chính sách giá cả. marketing căn bản
Khanh Duy Kd
 
Bài tiểu luận marketing marketing sản phẩm trà thảo mộc dr.thanh
Bài tiểu luận marketing marketing sản phẩm trà thảo mộc dr.thanhBài tiểu luận marketing marketing sản phẩm trà thảo mộc dr.thanh
Bài tiểu luận marketing marketing sản phẩm trà thảo mộc dr.thanh
tulipviet
 

What's hot (20)

Mo hinh ARDL
Mo hinh ARDLMo hinh ARDL
Mo hinh ARDL
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Giáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lượcGiáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lược
 
Ma trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty Dược
Ma trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty DượcMa trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty Dược
Ma trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty Dược
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Văn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp pptVăn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp ppt
 
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 
[BÀI TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH UEH]-PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMI...
[BÀI TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH UEH]-PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMI...[BÀI TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH UEH]-PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMI...
[BÀI TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH UEH]-PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMI...
 
Chương 6 chính sách giá cả. marketing căn bản
Chương 6   chính sách giá cả. marketing căn bảnChương 6   chính sách giá cả. marketing căn bản
Chương 6 chính sách giá cả. marketing căn bản
 
Bài tiểu luận marketing marketing sản phẩm trà thảo mộc dr.thanh
Bài tiểu luận marketing marketing sản phẩm trà thảo mộc dr.thanhBài tiểu luận marketing marketing sản phẩm trà thảo mộc dr.thanh
Bài tiểu luận marketing marketing sản phẩm trà thảo mộc dr.thanh
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Bài-tập-Tài-chính-doanh-nghiệp-có-đáp-án.pdf
Bài-tập-Tài-chính-doanh-nghiệp-có-đáp-án.pdfBài-tập-Tài-chính-doanh-nghiệp-có-đáp-án.pdf
Bài-tập-Tài-chính-doanh-nghiệp-có-đáp-án.pdf
 
đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng
 
Chuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptChuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.ppt
 
Chuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptChuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.ppt
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
 
Môi trường quản trị
Môi trường quản trịMôi trường quản trị
Môi trường quản trị
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
 

Viewers also liked

Viewers also liked (6)

Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty vận tải đường sắt, 2018
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty vận tải đường sắt, 2018Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty vận tải đường sắt, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty vận tải đường sắt, 2018
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần TDC, , RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần TDC, , RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần TDC, , RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần TDC, , RẤT HAY
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cơ điện, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cơ điện, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cơ điện, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cơ điện, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sản xuất thương mại và du lịch,...
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sản xuất thương mại và du lịch,...Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sản xuất thương mại và du lịch,...
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sản xuất thương mại và du lịch,...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng,  ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng,  ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng, ĐIỂM 8
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 

Similar to Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ

Similar to Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ (20)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
 
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
 
luan van phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty xay dung, hay
luan van phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty xay dung, hayluan van phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty xay dung, hay
luan van phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty xay dung, hay
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmiPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An TrungĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dungGiải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BƯU ĐIỆN HOÀNG THÀNH SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN PHƢƠNG LAN MÃ SINH VIÊN : A19079 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BƯU ĐIỆN HOÀNG THÀNH Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Vũ Lệ Hằng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phƣơng Lan Mã sinh viên : A19079 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Vũ Lệ Hằng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Quản lý, các thầy cô giáo trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này của em sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung thêm của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Sinh viên Nguyễn phương Lan
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong khóa luận là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả khóa luận Nguyễn Phương Lan Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.........................................1 1.1. Khái quát chung về vốn lƣu động .....................................................................1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp ........................11.1.1. Phân loại vốn lưu động................................................................................21.1.2. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ..........31.1.3. Vai trò của VLĐ............................................................................................41.1.4. Nhu cầu vốn lưu động và các yếu tố ảnh hưởng........................................51.1.5. VLĐ ròng ......................................................................................................61.1.6. 1.2. Các phƣơng pháp xác định nhu cầu VLĐ........................................................6 Phương pháp trực tiếp..................................................................................61.2.1. Phương pháp gián tiếp – phương pháp phần trăm theo doanh thu ..........71.2.2. 1.3. Nội dung quản lí vốn lƣu động..........................................................................8 Chính sách quản lí vốn lưu động ................................................................81.3.1. Quản lí tiền và các khoản tương đương tiền...............................................91.3.2. Quản lí các khoản phải thu........................................................................121.3.3. Quản lí hàng tồn kho..................................................................................151.3.4. 1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lí và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp........................................................................................................................17 Khái niệm về hiệu quả quản lí và sử dụng VLĐ.......................................171.4.1. Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn lưu động1.4.2. ...............................................................................................................................17 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.............................211.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành1.4.4. vốn lưu động .........................................................................................................23 1.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động..................24 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BƢU ĐIỆN HOÀNG THÀNH .............................27 2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần dịch vụ Hoàng Thành ......................27
  • 6. Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................272.1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty........................................................................272.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty.........................282.1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty .............................................292.1.4. 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần dịch vụ bƣu điện Hoàng Thành giai đoạn 2011 – 2013......................................................30 2.3. Thực trạng sử dụng vốn lƣu động tại công ty Cổ phần Dịch vụ Bƣu điện Hoàng Thành............................................................................................................33 Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013 .............332.3.1. Cơ cấu TSNH của công ty..........................................................................382.3.2. Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty ...............................................................402.3.3. Nội dung quản lí vốn lưu động của công ty..............................................422.3.4. Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ...........................432.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ...........................................492.3.6. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các bộ phận cấu thành VLĐ 512.3.7. 2.4. Đánh giá việc sử dụng VLĐ.............................................................................53 Những kết quả đạt được.............................................................................532.4.1. Hạn chế và nguyên nhân ...........................................................................542.4.2. CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BƢU ĐIỆN HOÀNG THÀNH........56 3.1. Phƣơng hƣớng của Công ty trong thời gian tới.............................................56 Đánh giá môi trường kinh doanh của công ty..........................................563.1.1. Phương hướng của Công ty trong sản xuất kinh doanh..........................573.1.2. 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lƣu động .........................58 Quản lí tiền và các khoản tương đương tiền.............................................583.2.1. Quản lí các khoản phải thu........................................................................593.2.2. Quản lí hàng tồn kho..................................................................................613.2.3. Một số kiến nghị mang tính hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn3.2.4. lưu động ................................................................................................................62 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt VLĐ DN HTK HĐSXKD TSNH TSDH NVNH NVDH VCSH TNDN BCTC TSCĐ Tên đầy đủ Vốn lưu động Doanh nghiệp Hàng tồn kho Hoạt động sản xuất kinh doanh Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn Nguồn vốn dài hạn Vốn chủ sở hữu Thu nhập doanh nghiệp Báo cáo tài chính Tài sản cố định
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng .............................................................13 Bảng 1.2. Sử dụng và không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng ....................................14 Bảng 2.1. Sự biến động về hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011- 2013......................32 Bảng 2.2. Sự biến động của tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011-2013 ........................37 Bảng 2.3. Cơ cấu TSNH của Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu điện Hoàng Thành giai đoạn 2011-2013 .............................................................................................................39 Bảng 2.4. Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu điện Hoàng Thành 41 Bảng 2.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán................................................44 Bảng 2.6. Bảng chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời .....................................................45 Bảng 2.7. Phân tích ROA và ROE theo phương pháp Dupont .....................................47 Bảng 2.8. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lí tài sản ..........................................47 Bảng 2.9. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lí nợ ................................................48 Bảng 2.10. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ .............................................49 Bảng 2.11. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các bộ phận cấu thành VLĐ.........51 Bảng 3.1. Bảng xét cấp tín dụng cho khách hàng .........................................................60 Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Chính sách quản lí vốn lưu động.....................................................................8 Đồ thị 1.1. Mức dự trữ tiền mặt.....................................................................................10 Đồ thị 1.2. Định mức dự trữ tiền mặt tối ưu..................................................................10 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ................................................................28 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011 – 2013 .......................................34 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản dài hạn giai đoạn 2011 – 2013 ..........................................35 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nợ phải trả giai đoạn 2011-2013...................................................36 Hình 2.1. Chính sách quản lí vốn lưu động của công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu điện Hoàng Thành ................................................................................................................ 42 Biểu đồ 2.4. VLĐ ròng qua nguồn vốn ngắn hạn và TSNH giai đoạn 2011-2013 .......43
  • 10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định. Quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, đã phát sinh các luồng tiền tệ gắn liền với hoạt động đầu tư và kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp, bao gồm các luồng tiền tệ đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính trong doanh nghiệp. Chính vì thế công tác quản trị tài chính doanh nghiệp được chú trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp, góp phần quản lý chặt chẽ, tăng hiệu quả sử dụng vốn và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Vốn được đầu tư vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của doanh nghiệp, nhưng vấn đề là doanh nghiệp phải làm như thế nào để tăng thêm giá trị cho vốn. Vốn lưu động là một bộ phận cấu thành quan trọng của nguồn vốn doanh nghiệp, việc quản trị vốn lưu động cũng là một nhiệm vụ quan trọng với bất cứ doanh nghiệp nào muốn đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản ngán hạn trong doanh nghiệp (nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm…) là các yếu tố không ngừng hoạt động qua các giai đoạn của chu kì kinh doanh: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình này diễn ra liên tục và thường xuyên tạo thành chu kì tuần hoàn của vốn lưu động. Trong chu kì tuần hoàn này, các yếu tố của vốn lưu động thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Vậy nên việc quản lý vốn lưu động là công tác quan trọng, đòi hỏi sự chặt chẽ, sát sao để đảm bảo lượng vốn được chu chuyển liền mạch, không bị ứ động, tốc độ luân chuyển nhanh chóng, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng, vốn lưu động mang những đặc thù riêng. Hàng tồn kho thường là những công trình lớn, thời gian thi công kéo dài. Điều đó đặt ra cho các doanh nghiệp ngành xây dựng phải có một lượng vốn lưu động lớn hơn các ngành khác, thời gian chu chuyển vốn lưu động cũng dài hơn. Chính vì vậy, công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp sao cho hiệu quả cũng là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Điều đó cũng cho thấy ý nghĩa lý luận, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành”. Thang Long University Library
  • 11. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành giai đoạn 2011 – 2013 nhằm đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty này. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoá luận là phương pháp phân tích, tổng hợp, giải thích dựa trên các số liệu được cung cấp và điều kiện thực tế của công ty. 4. Kết cấu khóa luận Chƣơng I: Những vấn đề lý luận chung về vốn lƣu động và hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong doanh nghiệp Chƣơng II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty Cổ phần dịch vụ bƣu điện Hoàng Thành Chƣơng III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty Cổ phần dịch vụ bƣu điện Hoàng Thành Để hoàn thành được khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Vũ Lệ Hằng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian qua cùng toàn thể gia đình, bạn bè đã ủng hộ em. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Phương Lan
  • 12. 1 CHƢƠNG 1. NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát chung về vốn lƣu động Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp1.1.1. Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tài sản dài hạn (TSDH) còn phải có các tài sản ngắn hạn (TSNH). Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng TSNH nhất định. Do vậy, để hình thành nên TSNH, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động. Vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên TSNH nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được thực hiện thường xuyên và liên tục. Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, vốn lưu động chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết thúc quá trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện và vốn lưu động được thu hồi. Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hình thái khác nhau qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý vốn lưu động có một vai trò quan trọng. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên VLĐ cũng vận động liên tục, chuyển hóa từ hình thái này qua hình thái khác có thể được mô tả qua sơ đồ sau: T – H …. sản xuất… H’ – T’ - Giai đoạn 1 (T – H): khởi đầu vòng tuần hoàn, VLĐ được tồn tại dưới nhiều hình thái tiền tệ được dùng để mua các đối tượng lao động để dự trữ cho sản xuất. Ở giai đoạn này, VLĐ từ hình thái tiền tệ chuyển sang vốn vật tư để sản xuất. Sức lao động Tư liệu sản xuất Thang Long University Library
  • 13. 2 - Giai đoạn 2 (H – SX – H’): doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm, các vốn vật tư dần được đưa vào sản xuất. Trong giai đoạn này, VLĐ chuyển từ hình thái vốn vật tư sang vốn sản phẩm dở dang tiếp đó là vốn thành phẩm. - Giai đoạn 3 (H’ – T’): Doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền. VLĐ đã từ hình thái vốn thành phẩm sang vốn tiền tệ, trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn. Vòng tuần hoàn kết thúc. So sánh giữa T và T’: - Nếu T > T’, có nghĩa là doanh nghiệp có lãi vì VLĐ đưa vào quá trình sản xuất đã tăng thêm khi kết thúc quá trình. - Nếu T < T’, có nghĩa là doanh nghiệp đã bị lỗ, VLĐ không được bảo toàn. - Nếu T = T’, có nghĩa là doanh nghiệp hoàn vốn. Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách về nhiệm tài chính, sự vận động của vốn lưu động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vòng quay của vốn càng được quay nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được vốn, giảm chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên chức của doanh nghiệp. Phân loại vốn lưu động1.1.2. Phân loại tài sản ngắn hạn giúp doanh nghiệp có biện pháp theo dõi và hoạch định nhu cầu các loại tài sản ngắn hạn khác nhau, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Để phân loại tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp có thể dựa vào tiêu chí hình thái của tài sản ngắn hạn hoặc nguồn hình thành vốn lưu động. 1.1.2.1. Dựa theo vai trò vốn lưu động trong quá trình tái sản xuất - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu đóng gói, công cụ, dụng cụ. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm tự chế, chi phí trả trước… - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu,… 1.1.2.2. Dựa theo hình thái biểu hiện - Vốn vật tư hàng hóa là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như là: vốn nguyên, nhiên vật liệu; vốn sản phẩm dở dang; vốn hàng thành phẩm, hàng tồn kho; vốn chi phí trả trước. - Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: phân loại theo cách này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
  • 14. 3 - Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn 1.1.2.3. Dựa theo nguồn hình thành Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động được hình thành bằng vốn của doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quy định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn. Có thể chia vốn lưu động thành hai loại dựa theo nguồn hình thành: - Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối và định đoạt, bao gồm: nguồn ngân sách; liên doanh, liên kết; nguồn vốn cổ phần, tự bổ sung… - Nợ phải trả: nguồn vốn đi vay, nguồn vốn trong thanh toán. 1.1.2.4. Dựa theo quan hệ sở hữu về vốn TSNH sẽ được tài trợ bởi hai nguồn vốn đó là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ. - VCSH là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà VCSH có thể là: Vốn đầu tư từ Ngân hàng Nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra, vốn góp cổ phần,… - Các khoản nợ là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán… Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng các khoản nợ này trong thời hạn nhất định. 1.1.2.5. Dựa theo thời gian huy động và sử dụng vốn Theo cách này, nguồn VLĐ được chia thành nguồn VLĐ tạm thời và nguồn VLĐ thường xuyên - Nguồn VLĐ tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng cho nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác. - Nguồn VLĐ thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên TSNH thường xuyên, cần thiết. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ1.1.3. Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng thành phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu động tại 1 thời điểm nhất định. Kết cấu VLĐ phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 15. 4 Trong các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ trọng vốn lưu động - Đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: chu kì sản xuất kinh doanh càng ngắn thì thời gian quay vòng tiền càng ngắn, giúp khả năng huy động nợ ngắn hạn tăng đảm bảo khả năng thanh toán và tiết kiệm chi phí - Quy mô của công ty: các công ty nhỏ thường có tỉ trọng VLĐ cao hơn các công ty lớn - Tốc độ tăng (giảm) doanh thu: khi doanh thu tăng thông thường phải thu khách hàng cũng tăng một lượng tương đối, kéo theo sự gia tăng của phải trả người bán, vì vậy cũng ảnh hưởng tới lượng VLĐ trong doanh nghiệp - Mức độ linh hoạt mà doanh nghiệp mong muốn: doanh nghiệp muốn duy trì độ linh hoạt thì phải duy trì nợ ngắn hạn ở mức thấp khiến rủi ro người cho vay thấp, giúp doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng hơn. Có ba nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới kết cấu VLĐ của doanh nghiệp: - Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp. - Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất. - Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán giữa các doanh nghiệp. Vai trò của VLĐ1.1.4. Để tiến hành sản xuất, ngoài TSDH như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.
  • 16. 5 Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra. Nhu cầu vốn lưu động và các yếu tố ảnh hưởng1.1.5. 1.1.5.1. Khái niệm Nhu cầu VLĐ của DN là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết DN phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ HTK và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kì Công thức xác định: Nhu cầu VLĐ = Mức dự trữ HTK + Khoản phải thu từ khách hàng - Khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chu kì 1.1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng - Những yếu tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh như: chu kì kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh doanh…. Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến số VLĐ mà DN ứng ra và thời gian ứng vốn - Yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Khoảng cách giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa; Sự biến động về giá cả của các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng trong HĐSXKD; Khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường bán hàng; Điều kiện và phương tiện vận tải,… Thang Long University Library
  • 17. 6 - Chính sách của DN trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chức thanh toán: Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của DN ảnh hưởng trực tiếp đến kì hạn thanh toán quy mô các khoản phải thu VLĐ ròng1.1.6. Đây là chỉ tiêu giúp đánh giá doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và TSDH có được tài trợ vững chắc bàng nguồn vốn dài hạn không. Công thức: VLĐ ròng = Nguồn vốn dài hạn - TSDH = TSNH – Nguồn vốn ngắn hạn - VLĐ ròng > 0 phản ánh khả năng thanh toán tốt, thừa NVDH, có thể mở rộng kinh doanh - VLĐ ròng < 0 phản ánh doanh nghiệp đã dùng một phần vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSDH. Tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ không mang lại sự ổn định và an toàn cho doanh nghiệp. Đồng thời xem xét, xác định nguyên nhân về sự biến động TSDH và TSNH, NVNH và NVDH như: do chính sách tài trợ, đầu tư, chính sách khấu hao,lập dự phòng,… 1.2. Các phƣơng pháp xác định nhu cầu VLĐ Nhu cầu về vốn lưu động phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động sàn xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải dựa vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh để chọn phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thích hợp. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể áp dụng 1 số phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động đơn giản sau: Phương pháp trực tiếp1.2.1. Nội dung phương pháp này là trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến VLĐ trong từng khâu ( dự trữ, sản xuất, lưu thông) để xác định nhu cầu VLĐ trong từng khâu. Sau đó tổng hợp lại để xác định nhu cầu VLĐ trong năm kế hoạch. Công thức tổng quát: Mij * Nij) Trong đó: V: Tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp M: Mức tiêu dùng bình quân một ngày của loại vốn tiêu dùng được tính N: Số ngày luân chuyển của loại vốn được tính i: Số khâu của quá trình sản xuất (i=1,k)
  • 18. 7 j: Loại vốn được sử dụng (j=1,n) Mức tiêu dùng bình quân một ngày của một loại vốn trong từng khâu được tính bằng tổng mức tiêu dùng trong kì (theo chi phí) chia cho số ngày trong kì. Số ngày luân chuyển của một loại vốn được xác định dựa trên các nhân tố liên quan về số ngày luân chuyển của loại vốn đó trong khâu tương ứng. Ưu điểm của phương pháp này là xác định được cụ thể nhu cầu VLĐ trong từng khâu của sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện tốt cho quản lí và sử dụng vốn theo từng loại của mỗi khâu. Tuy nhiên, việc tính toán theo phương pháp này đòi hỏi sự phân tích phức tạp, mất nhiều thời gian do có nhiều loại vật tư và nhiều khâu sản xuất. Phương pháp gián tiếp – phương pháp phần trăm theo doanh thu1.2.2. Phương pháp này dựa vào kết quả thống kê về VLĐ bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và khả năng tăng tốc độ luân chuyển của VLĐ năm kế hoạch để xác định nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch. Công thức tính: V1 = V0 * F0 * (1+t) F1 Trong đó: V1: Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch V0: Số dư bình quân VLĐ năm báo cáo F1, F0: Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo t: Tỉ lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo Tổng mức luân chuyển VLĐ phản ánh tổng giá trị luân chuyển vốn của doanh nghiệp thực hiện trong kì, được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi các khoản thuế gián thu và các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại,… Tỉ lệ tăng hoặc giảm số ngày luân chuyển VLĐ trong năm kế hoạch so với năm báo cáo được tính theo công thức: t = K1 - K0 * 100% K0 Trong đó: K1, K0: Kì luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo Trên thực tế, để đơn giản, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính nhu cầu VLĐ dựa trên tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay VLĐ dự tính cho năm kế hoạch theo công thức: Thang Long University Library
  • 19. 8 Nhu cầu vốn lưu động = Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch 1.3. Nội dung quản lí vốn lƣu động Chính sách quản lí vốn lưu động1.3.1. Chính sách VLĐ là mô hình tài trợ cho VLĐ mà DN theo đuổi. Chính sách quản lí VLĐ của DN có thể được nhận biết thông qua mô hình quản lí TSNH và mô hình quản lí nợ ngắn hạn của DN. Kết hợp 2 mô hình trên, ta có 3 kiểu chính sách: chính sách cấp tiến, chính sách thận trọng và chính sách dung hòa. Hình 1.1. Chính sách quản lí vốn lƣu động Chính sách quản lí vốn cấp tiến - Chính sách VLĐ cấp tiến được tạo nên bởi sự kết hợp giữa mô hình quản lí tài sản cấp tiến và quản lí nợ cấp tiến. Với chính sách này, DN đã sử dụng một phần NVNH để tài trợ TSDH - Ưu điểm: chi phí huy động vốn thấp hơn, thời gian quay vòng tiền được rút ngắn - Nhược điểm: Sự ổn định của nguồn không cao do nguồn ngắn hạn được sử dụng nhiều, khả năng thanh toán ngắn hạn cũng không được đảm bảo - Tóm lại chính sách này đem lại thu nhập cao và rủi ro cao Chính sách quản lí vốn thận trọng Chính sách này là sự kết hợp giữa mô hình quản lí tài sản thận trọng và quản lí nợ thận trọng. DN đã sử dụng một phần NVDH để tài trợ cho TSNH. Cấp tiến Thận trọng Dung hòa TSNH NVNH TSNH NVNH TSNH NVNH TSDH NVDH TSDH NVDH TSDH NVDH
  • 20. 9 Ưu điểm: Khả năng thanh toán được đảm bảo, tính ổn định của nguồn vốn cao và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh Nhược điểm: Mất chi phí huy động vốn cao hơn do lãi suất dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn, thời gian quay vòng tiền dài Tóm lại với chính sách này, DN có mức rủi ro thấp nhưng mang lại thu nhập thấp Chính sách quản lí vốn dung hòa Chính sách này là sự kết hợp giữa quản lí tài sản thận trọng với nợ cấp tiến hoặc kết hợp giữa quản lí tài sản cấp tiến với quản lí nợ thận trọng. Chính sách này dựa trên cơ sở nguyên tắc tương thích: TSNH được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn ngắn hạn và TSDH được tài trợ bằng nguồn dài hạn. Quản lí tiền và các khoản tương đương tiền1.3.2. Quản lí vốn bằng tiền của DN gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một DN tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tiền tương xứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của DN ở trạng thái bình thường. Chính vì thế việc quản lí vốn bằng tiền là vấn đề hết sực quan trọng trong công tác quản lí tài chính DN Nội dung chủ yếu bao gồm các vấn đề chính sau: - Xác định vốn dự trữ tiền mặt một cách hợp lí Để xác định mức tồn trữ tiền mặt hợp lí có nhiều cách như có thể dựa vào mô hình EOQ (mô hình Baumol). Mô hình Baumol: Giả định : Tình hình thu-chi tiền ổn định, đều đặn Không tính đến tiền thu trong kì hoạch định Không có dự trữ tiền cho mục đích an toàn Do thu – chi tiền mặt tại công ty là đều đặn nên lượng tiền mặt biến thiên như sau: Thang Long University Library
  • 21. 10 Đồ thị 1.1. Mức dự trữ tiền mặt Đồ thị 1.2. Định mức dự trữ tiền mặt tối ƣu Chi phí giao dịch (TrC): TrC = T * F C Trong đó: T: Tổng nhu cầu về tiền trong năm C: Quy mô một lần bán chứng khoán F: Chi phí cố định của một lần bán chứng khoán
  • 22. 11 Chi phí cơ hội (OC): OC = C * K 2 Trong đó: C/2: Mức dự trữ tiền mặt trung bình K: Lãi suất đầu tư chứng khoán Tổng chi phí (TC): TC = TrC + OC = T/C * F + C/2 *K Từ đó ta tính được mức dự trữ tối ưu: C* = Theo mô hình Baumol, khi vốn bằng tiền xuống thấp, DN bán chứng khoán để thu tiền về, từ đó DN phải mất chi phí giao dịch cho mỗi lần bán chứng khoán. Ngược lại, khi DN dự trữ vốn bằng tiền thì DN sẽ mất khoản tiền thu được do không đầu tư chứng khoán hay gửi tiết kiệm. Do mô hình Baumol áp dụng với những giả định nhất định nên không phù hợp với các DN mang tính chất thời vụ, có lượng vốn bằng tiền phát sính không đều. - Quản lí chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền DN cần phải xây dưng các nội quy chế về quản lí các khoản thu, chi, đặc biệt là các khoản thu chi bằng tiền mặt để tránh sự mất mát, lạm dụng tiền của DN để mưu lợi cho cá nhân - Tất cả các khoản thu chi bằng tiền mặt phải được thông qua quỹ, không được chi tiêu ngoài quỹ - Phải có sự phân định rõ ràng trong quản lí tiền mặt giữa nhân viên kế toán tiền mặt và thủ quỹ - Tăng tốc quá trình thu tiền và làm chậm đi quá trình chi tiền. Dự đoán được thời gian chi trả, DN có thể tận dụng lượng tiền mặt trôi nổi trên một số dư tiền mặt nhỏ hơn - Cần quản lí chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt. Xác định rõ đối tượng tạm ứng, các trường hợp tạm ứng, mức độ và thời hạn được tạm ứng. - Thương xuyên đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho DN Để chủ động trong thanh toán, DN phải thực hiện tốt việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ. Trên cơ sở đó có biện pháp thích ứng nhằm đảm bảo sự cân bằng thu chi vốn bằng tiền của DN và nâng cao khả năng sinh lời Thang Long University Library
  • 23. 12 Quản lí các khoản phải thu1.3.3. Trong các khoản mục phải thu của DN, phải thu khách hàng đóng vai tro quan trọng nhất. Phải thu khách hàng là khoản mục xuất hiện trong quan hệ mua bán trả chậm giữa các DN, hay còn gọi là khoản tín dụng thương mại. Khi DN bán hàng trả chậm cho khách hàng nghĩa là DN cấp tín dụng thương mại cho khách hàng. Để quản lí khoản phải thu khách hàng, DN cần chú ý một số biện pháp sau: Xác định chính sách tín dụng thương mại: Nợ phải thu từ khách hàng của DN chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa, dịch vụ bán chịu cho khách hàng và thời hạn bán chịu. Vì vậy, để quản lí khoản phải thu khách hàng trước hết cần xem xét, đánh giá các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách bán chịu của DN như: - Mục tiêu mở rộng thị trường, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của DN - Tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ của một số sản phẩm - Tình trạng cạnh tranh: cần xem xét tình trạng bán chịu của các đối thủ cạnh tranh để có chính sách bán chịu thích hợp và có lợi. - Tình trạng tài chính của DN: Không thể mở rộng việc bán chịu cho khách hàng khi DN đã có nợ phải thu ở mức cao và có sự thiếu hụt lớn về vốn bằng tiền mặt trong cân đối thu chi bằng tiền Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: Để thấm định độ rủi ro trong việc cấp tín dụng cho khách hàng cần có sự phân tích đánh giá khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, nhất là với những khách hàng tiềm năng. Trên cơ sở đó quyết định hình thức hợp đồng (thực hiện trên tài khoản mua bán chịu, lệnh phiếu, hối phiếu thương mại, tín dụng thư không hủy ngang hay bán có điều kiện) Phân tích, đánh giá các khoản tín dụng mà khách hàng đề nghị Sau khi phân tích năng lực tín dụng của khách hàng, DN sẽ xem xét các khoản tín dụng mà khách hành đề nghị dựa vào chỉ tiêu NPV Một số mô hình mà DN thường sử dụng: - Quyết định tính dụng khi xem xét một phương án cấp tín dụng: Mô hình cơ bản: NPV = CFt /k – CF0 CFo = VC * S * ACP / 365 CFt = [S * (1-VC) – S * BD] * (1-T) Trong đó: VC: Tỉ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu
  • 24. 13 S: Doanh thu dự kiến mỗi kì ACP: Thời gian thu tiền trung bình tính theo ngày BD: Tỉ lệ nợ xấu trên dòng tiền vào từ bán hàng CD: Luồng tiền ra tăng thêm của bộ phận tín dụng T: Thuế suất cận biên của doanh nghiệp k: Tỉ lệ thuế thu nhập Sau khi tính toán NPV, DN đưa ra quyết định trên cơ sở: NPV > 0: Cấp tín dụng NPV = 0: Bàng quan NPV < 0: Không cấp tín dụng - Quyết định tín dụng khi xem xét 2 phương án cấp tín dụng Bảng 1.1. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng Chỉ tiêu Không cấp tín dụng Cấp tín dụng Số lượng bán (Q) Q0 Q1 (Q1 > Q0) Giá bản (P) P0 P1 (P1 > P0) Chi phí sản xuất bình quân (AC) AC0 AC1 (AC1 > AC0) Xác suất thanh toán 100% h (h =<100%) Thời hạn nợ 0 T Tỉ suất chiết khấu 0 R Không cấp tín dụng khi: NPV0 = P0Q0 – AC0Q0 Cấp tín dụng khi: NPV1 = P1Q1h - AC1Q1 (1+R) DN đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV và NPV1 NPV > NPV1: Cấp tín dụng NPV = NPV1: Bàng quan NPV < NPV1: Không cấp tín dụng - Quyết định tín dụng kết hợp thông tin rủi ro Thang Long University Library
  • 25. 14 Bảng 1.2. Sử dụng và không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng Chỉ tiêu Không sử dụng thông tin rủi ro Sử dụng thông tin rủi ro Số lượng bán (Q) Q1 Q1h Giá bản (P) P1 P1 Chi phí sản xuất bình quân (AC) AC1 AC1 Chi phí thông tin rủi ro 0 C Xác suất thanh toán h 100% Thời hạn nợ T T Tỉ suất chiết khấu R R Không sử dụng thông tin rủi ro: NPV1 = P1Q1h - AC1Q1 (1 + R) Sử dụng thông tin rủi ro: NPV2 = P1Q1h - AC1Q1h - C (1 + R) DN đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV1 và NPV2 NPV1 > NPV2: Cấp tín dụng NPV1 = NPV2: Bàng quan NPV1 < NPV2: Không cấp tín dụng Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng. Thường xuyên kiểm soát để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ. Cần thường xuyên xem xét đánh giá tình hình nợ phải thu, dự đoán nợ phải thu từ khách hàng theo công thức: Npt = Sd * Kpt Trong đó: Npt: Nợ phải thu dự kiến trong kì Sd: Doanh thu bán hàng tính theo giá thanh toán bình quân một ngày trong năm Kpt: Kiof thu tiền bình quân trong năm
  • 26. 15 Để tránh tình trạng mở rộng việc bán chịu quá mức, cần xác định giới hạn bán chịu qua hệ số nợ phải thu. Công thức xác định: Hệ số nợ phải thu = Nợ phải thu từ khách hàng Doanh thu hàng bán Thường xuyên theo dõi và phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian. Xác định trọng tâm quản lí nợ phải thu để có biện pháp quản lí chặt chẽ. Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn - Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kì hạn thanh toán. Thực hiện kịp thời các thủ tục thanh toán. Nhắc nhở khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn - Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn - Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các khoản nợ quá hạn - Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn VLĐ Quản lí hàng tồn kho1.3.4. Hàng tồn kho là khoản mục có tính thanh khoản thấp nhất trong số các khoản mục của VLĐ. Tích trữ HTK bên cạch giúp cho HĐSXKD của DN được liên tục còn làm giảm khả năng thanh toán nhanh hay khả năng thanh toán tức thời của DN nếu chúng chiếm tỉ lệ quá lớn trong VLĐ. Trong công tác quản lí HTK, các phương thức thường được sử dụng đó là: Mô hình EOQ (the Economic Order Quantity model) Mô hình EOQ là mô hình xác định lượng đặt hàng tối ưu (Q*) sao cho tổng chi phí là thấp nhất. Các giả định của mô hình: - Nhu cầu về HTK là ổn định - Không có biến động giá, hao hụt, mất mát trong khâu dự trữ - Không xảy ra thiếu hụt hàng tồn kho nếu đơn đặt hàng được thực hiện đúng hạn Trong mô hình EOQ, tổng chi phí bao gồm: Chi phí đặt hàng: Chi phí đặt hàng = S * O Q Thang Long University Library
  • 27. 16 Chi phí dự trữ HTK: Chi phí dự trữ = Q * C 2 Trong đó: S: lượng hàng cần đặt trong năm O: chi phí một lần đặt hàng Q/2: mức tồn kho trung bình C: chi phí dự trữ kho trên một đơnvị HTK trong năm - Tổng chi phí: Tổng chi phí = Q * C + S * O 2 Q Lượng đặt hàng tối ưu hay mức dự trữ kho tối ưu là: Q* = Điểm đặt hàng: OP = thời gian chờ đặt hàng * S/365 + Qan toàn (*) nếu không có dự trữ an toàn thì Qan toàn = 0 Mô hình ABC Là mô hình quản lí HTK dựa trên cơ sở áp dụng mức độ quản lí khác nhau với các nhóm lưu kho có giá trị cao thấp khác nhau. Phương pháp phân tích ABC chia các loại vật tư thành 3 nhóm chính: - Nhóm A: chiếm 10% về mặt số lượng nhưng chiếm 50% giá trị đầu tư vào HTK - Nhóm B: chiếm 30% về mặt số lượng nhưng chiếm 35% giá trị đầu tư vào HTK - Nhóm C: chiếm 60% về mặt số lượng nhưng chiếm 15% giá trị đầu tư vào HTK Phương pháp phân tích ABC cho phép ra những quyết định quan trọng liên quan đến dự trữ: - Những sản phẩm thuộc nhóm A sẽ là đối tượng được đầu tư, lập kế hoạch thận trọng hơn về nhu cầu - Những sản phẩm thuộc nhóm B có thể kiểm soát bằng cách kiểm kê liên tục - Những sản phẩm thuộc nhóm C kiểm kê định kì
  • 28. 17 Phương pháp ABC cho phép ra những quyết định quan trọng liên quan đến nhà cung ứng: những sản phẩm thuộc nhóm A phải được mua từ nhà cung cấp có kinh nghiệm, nhóm C có thể giao cho nhà cung cấp mới. Phân tích ABC còn giúp doanh nghiệp xây dựng thời gian kiểm tra dữ liệu HTK: nhóm A là 1 lần/ tháng, nhóm B là 1 lần/ quí, nhóm C là 1 làn/ năm. Phương pháp cung cấp đúng lúc Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là DN chỉ sản xuất một lượng hàng hóa đúng bằng số lượng mà công đoạn tiếp theo cần đến. Các nguyên vật liệu, hàng hóa cần thiết trong quá trình sản xuất và phân phối được dự báo, lên kế hoạch chi tiết sao cho qui trình tiếp theo có thể thực hiện ngay sau khi quá trình hiện thời chấm dứt. từ đó, mỗi công đoạn chỉ sản xuất ra một số lượng cần thiết và cả hệ thống chỉ sản xuất ra đúng số lượng mà khách hàng cần. Do vậy, chi phí tồn kho và dư thừa tồn kho giữa các công đoạn từ sản xuất đến phân phối được giảm xuống mức thấp nhất có thể. 1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lí và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp Khái niệm về hiệu quả quản lí và sử dụng VLĐ1.4.1. Hiệu quả sử dụng VLĐ là chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được từ HĐSXKD với số VLĐ bỏ ra trong kì. Hiệu quả sử dụng VLĐ phản ánh trình độ quản lí và sử dụng VLĐ của DN nhằm tối đa hóa kết quả lợi ích và thời gian sử dụng theo các điều kiện cụ thể, phù hợp với mục tiêu kinh doanh của DN. Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn lưu động1.4.2. 1.4.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Các chỉ tiêu này đo lường khả năng đáp ứng các ràng buộc pháp lí về tài chính của doanh nghiệp. Để tính toán khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, DN thường sử dụng 3 chỉ tiêu: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền. Khả năng thanh toán ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi trong ngắn hạn các TSNH thành tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn, phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng TSNH. Công thức xác định: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng TSNH và đầu tư ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Thang Long University Library
  • 29. 18 Chỉ tiêu này cao phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của DN tốt. Tuy nhiên, không phải hệ số này càng cao là tốt vì có thể gây ứ đọng vốn và tạo ra chi phí cơ hội không cần thiết khi dự trữ TSNH quá nhiều thay vì đầu tư sinh lời. Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này đo lường khả năng thanh toán nhanh chóng đáp ứng của VLĐ trước các khoản nợ ngắn hạn, do đó mà HTK được loại trừ do đây là khoản mục có tính thanh toán thấp nhất trong số các TSNH, phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng TSNH mà không sử dụng đến HTK. Công thức tính: Khả năng thanh toán nhanh = Tổng TSNH – HTK Tổng nợ ngắn hạn Độ lớn hay nhỏ của hệ số này tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể mới có thể kết luận là tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá nhỏ, DN sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán nợ. Khả năng thanh toán bằng tiền (khả năng thanh toán tức thời): Công thức: Khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền mặt + đầu tư tài chính ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Nếu chỉ tiêu này cao, DN có khả năng thanh toán nợ nhanh chóng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp, DN sẽ mất nhiều thời gian để đáp ứng các khoản nợ. 1.4.2.2. Khả năng quản lí tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ( số vòng quay tổng tài sản): Là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỉ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho DN bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Công thức tính: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Bình quân tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Tỉ số này cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn tạo ra cho DN bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
  • 30. 19 Công thức tính: Hiệu suất sử dụng TSNH = Doanh thu thuần Tổng TSNH Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Tỉ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định (TSCĐ) tạo ra cho DN bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Công thức tính: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Tổng TSCĐ 1.4.2.3. Khả năng quản lí nợ Tỉ số nợ trên tổng tài sản Công thức: Tỉ số nợ trên tổng tài sản = Nợ phải trả Tổng tài sản Tỉ số này cho biết 1 đồng nguồn vốn thì có bao nhiêu đồng đến từ nợ. Tỉ số này nhỏ, chứng tỏ DN vay ít. Điều này có thể hàm ý DN có khả năng tự chủ tài chính cao. Ngược lại, tỉ số này mà cao thì hàm ý DN không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh nên mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. Tỉ số nợ trên VCSH: Là chỉ tiêu tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lí nợ của doanh nghiệp. Công thức tính: Tỉ số nợ trên VCSH = Nợ phải trả VCSH Tỉ số này càng nhỏ chứng tỏ DN càng ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, DN chịu độ rủi ro thấp. Nó cũng có thể chứng tỏ DN chưa biết cách vay nợ để kinh doanh. Tỉ số khả năng trả lãi: Là chỉ tiêu tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất kinh doanh để trả lãi các khoản mà công ti đã vay. Thang Long University Library
  • 31. 20 Công thức: Tỉ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi Chi phí lãi vay Tỉ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ti hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay. 1.4.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời - Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu (ROS): đo khả năng tạo lợi nhuận từ doanh thu, phản ánh 1 đồng doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợ nhuận. ROS càng cao chứng tỏ DN quản lí chi phí hiệu quả. ROS = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần - Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): đo khả năng tạo lợi nhuận đầu tư từ tài sản, phản ánh 1 đồng đầu tư vào tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Theo phương pháp DuPont thì ROA được tính bằng: ROA = Lợi nhuận sau thuế * Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản Như vậy, ROA chịu tác động của hai yếu tố là ROS và vòng quay tài sản. Để tăng ROA, DN cần thay đổi hợp lí hai yếu tố trên. - Chỉ số lợi nhuận trên VCSH (ROE): đo khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông, phản ánh 1 đồng vốn cổ đông có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROE càng cao chứng tỏ khả năng cạnh tranh của DN càng mạnh. ROE = Lợi nhuận sau thuế VCSH ROE còn được tính bằng: ROE = Lợi nhuận sau thuế * Doanh thu * Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản VCSH Như vậy, ROE chịu tác động của ROS, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính. Muốn đẩy mạnh ROE cần thay đổi thích hợp các yếu tố trên.
  • 32. 21 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động1.4.3. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu sau đây: Mức sinh lợi của VLĐ Các nhà quản lý tài chính quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mức sinh lợi của vốn lưu động xem một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong kỳ. Công thức tính: Tỉ suất sinh lợi của VLĐ = Tổng lợi nhuận trước thuế VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Tỉ suất lợi nhuận VLĐ càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động. - Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vòng mà vốn lưu động quay được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Công thức tính toán như sau: L = M VLĐ Trong đó: L: Vòng quay của vốn lưu động M: Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ VLĐ: Vốn lưu động - Kì luân chuyển VLĐ là chỉ tiêu phản ánh số ngày để thực hiện 1 vòng quay của VLĐ Công thức: K = 360 L Trong đó: K: kỳ luân chuyển vốn lưu động L: Vòng quay của vốn lưu động Kỳ luân chuyển càng ngắn thì trình độ sử dụng VLĐ càng tốt và ngược lại. Thang Long University Library
  • 33. 22 Giữa kỳ luân chuyển và vòng quay của vốn lưu động có quan hệ mật thiết với nhau và thực chất là một bởi vì vòng quay càng lớn thì kỳ luân chuyển càng ngắn và ngược lại. Mức tiết kiệm vốn lưu động Mức tiết kiệm là số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp tăng tổng mức luân chuyển mà không cần tăng thêm vốn lưu động hoặc tăng với quy mô không đáng kể. Mức tiết kiệm vốn lưu động là lượng VLĐ mà doanh nghiệp tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển của VLĐ, bao gồm: - Mức tiết kiệm tuyệt đối: nếu quy mô kinh doanh không đổi, việc tăng tốc độ luân chuyển VLĐ đã giúp cho DN tiết kiệm được một lương VLĐ rút ra khỏi luân chuyển dùng cho việc khác. Công thức tính: VLĐTK1 = M0 - M0 V1 V0 - Mức tiết kiệm tương đối: nếu quy mô kinh doanh được mở rộng, việc tăng tốc độ luân chuyển VLĐ đã giúp DN không cần tăng thêm VLĐ hoặc bỏ ra số VLĐ ít hơn so với trước. Công thức xác định: VLĐTK2 = M1 - M0 V1 V0 Trong đó: VLĐtk: VLĐ tiết kiệm tuyệt đối/ tương đối M0, M1: Doanh thu thuần kì trước và kì này (M1 > M0) V0, V1: Vòng quay VLĐ kì trước và kì này ( V1 > V0) Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Hiệu suất sử dụng VLĐ = Doanh thu thuần VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu được tạo ra trên vốn lưu động bình quân là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
  • 34. 23 Hệ số đảm nhiệm VLĐ Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân Doanh thu thuần Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn1.4.4. lưu động Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu của DN thành tiền mặt và được xác định bằng công thức: Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu càng lớn cho thấy DN thu hồi càng nhanh các khoản vốn bị chiếm dụng. Kì thu tiền bình quân (ACP): Kì thu tiền bình quân = 365 Vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân để DN thu hồi được các khoản nợ phải thu. Kì thu hồi nợ càng ngắn thể hiện chính sách thu hồi công nợ của DN càng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu kì thu tiền bình quân quá ngắn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, do khách hàng sẽ giảm mua hàng của DN. Vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho phép đánh giá hiệu quả quản lí HTK của DN. Hệ số này càng lớn thì tốc độ quay vòng của HTK càng nhanh và ngược lại. Công thức xác định: Vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán HTK Thời gian quay vòng hàng tồn kho Thời gian quay vòng HTK phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay HTK. Chỉ tiêu này càng nhỏ, số vòng quay HTK càng lớn, việc kinh doanh của DN càng hiệu quả Thang Long University Library
  • 35. 24 Công thức tính: Thời gian quay vòng HTK = 365 Vòng quay HTK Vòng quay các khoản phải trả: Vòng quay các khoản phải trả là chỉ tiêu đo lường tốc độ thu hồi nợ của DN Công thức xác định: Vòng quay các khoản phải trả = Giá vốn hàng bán + chi phí chung, chi phí bán hàng, quản lí Phải trả người bán + lương, thưởng, thuế phải trả Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tốc độ thu hồi nợ của DN càng cao và ngược lại. Kì trả tiền bình quân: Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân mà DN chiếm dụng vốn của nhà cung cấp thông qua mua hàng trả chậm trước khi thanh toán nợ. Công thức tính: Kì trả tiền bình quân = 365 Vòng quay các khoản phải trả Chỉ tiêu này dài phản ánh khả năng chiếm dụng vốn từ các DN khác tốt. Tuy vậy, không phải kì trả tiền bình quân càng dài càng tốt, vì khi đó nhà cung cấp bị thiệt hại và có thể ảnh hưởng không tốt cho mối quan hệ giữa DN với các đối tác. Thời gian quay vòng tiền mặt: phản ánh khoảng thời gian kể từ khi DN thanh toán tiền mua hàng hóa đầu vào cho tới khi thu được tiền về. Công thức tính: Thời gian quay vòng tiền mặt = Kì thu tiền bình quân + Thời gian quay vòng HTK - Kì trả tiền bình quân Các DN luôn mong muốn có thời gian quay vòng tiền ngắn. Để làm được điều đó các DN buộc phải cung cấp chính sách tín dụng thương mại thắt chặt, đồng thời tăng khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng không tốt trong mối quan hệ giữa DN với các đối tác. 1.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau. Chính vì vậy để đưa ra một quyết định tài chính, nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải xác định được và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề cần giải quyết từ đó mới đưa ra các biện pháp thích hợp.
  • 36. 25 Cũng như vậy, trước khi đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Có thể chia các nhân tố đó dưới 2 giác độ nghiên cứu: 1.5.1.1. Các nhân tố khách quan Đây là các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và viêc sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng. Nhóm các nhân tố khách quan là những nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. - Chính sách quản lí vĩ mô của nhà nước Chính sách vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung, từng ngành kinh tế nói riêng và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Những chính sách đó có thể tác động đến nguồn tài trợ cho tài sản ngắn hạn, ví dụ như nguồn vốn vay ngân hàng, tăng hay giảm phụ thuộc vào lãi suất cho vay của các ngân hàng. Nhà nước có thể đưa ra những chính sách ảnh hưởng đến việc mua sắm các nguyên liệu đầu vào, việc dự trữ hàng hoá. - Môi trường cạnh tranh Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào đều có đối thủ cạnh tranh. Khi nền kinh tế phát triển, có sự mở rộng về các loại hình doanh nghiệp cũng như lĩnh vực hoạt động, thì yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến tính cạnh tranh khi lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng dự trữ nguyên vật liệu chỗ thừa, chỗ thiếu, ách tắc trong khâu lưu thông. Khi thị trường ngày càng cạnh tranh, việc đưa ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh lượng hàng tiêu thụ, khiến doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng cũng làm cho việc quản lí các khoản phải thu khó khăn. Sự phát triển hay suy thoái của đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của công ty. - Sự phát triển của khoa học công nghệ Xã hội càng phát triển thì ngày càng có nhiều tiến bộ khoa học công nghệ ra đời, góp phần giảm các nguồn lực cần thiết cho sản xuất như sức người, sức của, thời gian. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn giúp doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm có tính ưu việt hơn, giúp doanh nghiệp đánh bại các đối thủ, thu hút khách hàng từ đó tăng hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn. 1.5.1.2. Các nhân tố chủ quan Trong cùng một môi trường kinh doanh khách quan như nhau, trong khi một số doanh nghiệp phát triển thì không ít doanh nghiệp kinh doanh trì trệ, thậm chí phá sản. Vậy nguyên nhân thất bại ở đây chính là do bản thân doanh nghiệp. Những nhân tố chủ quan xuất phát từ chính doanh nghiệp nên các nhân tố này có thể khắc phục được. Thang Long University Library
  • 37. 26 - Trình độ nguồn nhân lực Đây là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng to lớn đến việc quản lí tài sản lao động của doanh nghiệp. Chính những con người này sẽ là yếu tố quyết định đến chính sách quản lí tài sản ngắn hạn, việc đưa ra những quyết định quản lí đúng đắn hay sai lầm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác nhau, khả năng về tài chính và năng lực kinh doanh khác nhau sẽ có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khác nhau. Vào kì sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ sử dụng lượng nguyên vật liệu, hàng hoá lớn nên dự trữ tăng lên. Hoặc khi doanh nghiệp chuẩn bị cho công tác lưu thông thì công tác bán hàng được chú trọng, lượng hàng gửi bán tăng lên thì tài sản ngắn hạn cũng tăng lên. - Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Đây có thể coi là một nhân tố quan trọng, một doanh nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng (trụ sở làm việc, các cơ sở sản xuất, chi nhánh, hệ thống bán hàng ..) được bố trí hợp lí sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn một cách có hiệu quả hơn. Ví dụ như, một kho chứa hàng tốt sẽ tránh được các khấu hao trong khi chứa hàng hoá. Khi làm việc ở một môi trường thuận lợi, đảm bảo an toàn lao động thì hiệu quả làm việc sẽ cao hơn, máy móc đựơc trang bị tiên tiến cũng đem lại những sản phẩm tốt với tốc độ nhanh hơn.
  • 38. 27 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BƢU ĐIỆN HOÀNG THÀNH 2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần dịch vụ Hoàng Thành Quá trình hình thành và phát triển2.1.1. - Tên công ty: Công ty cổ phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành - Tên giao dịch: Công ty cổ phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành - Địa chỉ trụ sở: Số 335, Đường Trần Phú, Phường Dữu lâu, Việt trì, Phú Thọ - Điện thoại: 0210 940 885 - Fax: 04 775 6488 - Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 18 03 000 096 cấp ngày 28-05-2009 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp - Vốn điều lệ: 8.000.000.000 đồng - Mã số thuế: 2600288270 - Đại diện pháp lí: Giám đốc Lại Văn Lịch Công ty cổ phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành được thành lập và hoạt động vào ngày 18/06/2003 theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 18 03 000 096 cấp ngày 28/05/2009 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp. Công ty cổ phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong số vốn công ty quản lí, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung được mở tại Ngân hàng theo qui định của Nhà nước. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, công ty là một trong những doanh nghiệp tư vấn, thiết kế, xây dựng về công trình kỹ thuật dân dụng có uy tín trên địa bàn tỉnh cũng như các vùng lân cận ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước, Công ty tiếp tục tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới trang thiết bị công nghệ, đầu tư nguồn lực để thực hiện các dự án lớn hơn, chất lượng tốt hơn, nhằm cung cấp dịch vụ kỹ thuật tốt nhất cho khách hàng, góp phần nâng cao thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, xây dựng công ty phát triển bền vững. Cơ cấu tổ chức của công ty2.1.2. Thang Long University Library
  • 39. 28 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (Nguồn: Phòng Kế toán) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty2.1.3. Giám đốc Đứng đầu công ty là giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty, là người đưa ra quyết định cuối cùng trong hoạt động kinh doanh, đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong công ty, là người đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật. Giám đốc là người điều hành cao nhất trong nội bộ công ty, có quyền triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường xuyên hoặc đột xuất cũng như có quyền thông qua những chủ trương, phương hướng của công ty. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý, ký kết hợp đồng nhân danh, các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty. Phó Giám đốc Thay mặt cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc. Chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động. Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Marketing Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng kỹ thuật
  • 40. 29 Phòng Marketing: Định hướng chiến lược các hoạt động Marketing tại công ty; sáng tạo các hình thức Marketing phù hợp với đặc tính của thương hiệu; tạo mối quan hệ với các khách hàng trung gian để thúc đẩy doanh số. Phòng kinh doanh - Đảm bảo luôn có nguồn cung ứng với chất lượng tốt, thời gian đáp ứng nhanh, giá cả cạnh tranh trên thị trường. Tìm hiểu thị trường trong nước và quốc tế để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh; - Thực hiện các hợp đồng kinh doanh, tạo cho khách hàng một sự an tâm, tín nhiệm qua hoạt động tư vấn, chăm sóc khách hàng; Phòng kế toán - Lập và phân tích các báo cáo tài chính và tham mưu cho giám đốc để chủ động các nguồn vốn; bảo mật số liệu nhằm đảm bảo cho các chiến lược kinh doanh của công ty. - Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, tiền vốn, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của công ty. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí vi phạm chế độ và quy định của công ty. Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý hoạt động khoa học kỹ thuật – công nghệ, công tác đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ và công tác an toàn bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ,... Chủ trì lập và kiểm soát quá trình thiết kế kỹ thuật - dự toán; xây dựng và kiểm soát các quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; các hoạt động ứng dụng, cải tiến công nghệ trong quá trình sản xuất sản phẩm. Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu điện Hoàng Thành có cơ cấu tổ chức theo chức năng. Bộ máy công ty phù hợ với loại hình công ty Cổ phần. Các phong ban có thể phối hợp với nhau làm việc một cách linh hoạt và hiệu quả. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty2.1.4. Công ty cổ phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng. Thông qua quá trình kinh doanh, công ty nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu thị trường về phát triển các công trình kĩ thuật dân dụng, tăng tích lũy cho ngân sách, cải thiện đời sống cho công nhân viên. Thang Long University Library
  • 41. 30 Ngành nghề kinh doanh: thiết kế, thi công và bảo trì các công trình dân dụng cũng như tự nhiên như cầu, đường, đường hầm, nhà ở, tòa nhà... Với định hướng đúng đắn và mục tiêu phấn đấu vì sự phát triển chung, trong quá trình làm việc công ty đã khẳng định được vị trí, năng lực của mình trên lĩnh vực xây đựng công trình kĩ thuật dân dụng. Công ty tin tưởng rằng trong tương lai sẽ đóng góp được nhiều hơn nữa công ích của mình cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và ngành công nghiệp xây dựng nói riêng. 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần dịch vụ bƣu điện Hoàng Thành giai đoạn 2011 – 2013 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không ổn định. Năm 2012 tăng gần 14.631 triệu đồng, tương đương 105,95% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 con số này lại giảm khá nhiều, giảm 16.071 triệu đồng tương đương 56,51% so với năm 2012. Do thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, nền kinh tế trong nước chưa ổn định khiến cho việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. - Khoản giảm trừ doanh thu năm 2012 do các công trình xây dựng không có sự cố đáng tiếc nào liên quan đến vấn đề kĩ thuật nên khoản giảm trừ doanh thu là 0 đồng giảm 100% so với năm 2011 là 72 triệu đồng, nhưng đến năm 2013 con số này lại tăng lên đến 203 triệu đồng. Việc này là do một vài sự cố nhỏ về kĩ thuật trong dự án xây dựng của công ty, cho thấy việc quản lí, giám sát, kiểm tra vật liệu xây dựng của công ty chưa được tốt. - Doanh thu thuần năm 2012 là 28.441 triệu đồng tăng 14.703 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với 107,02%. Cùng với sự gia tăng của doanh thu bàn hàng và cung cấp dịch vụ, cũng như khoản giảm trừ doanh thu bằng 0 nên doanh thu thuần tăng mạnh. Năm 2013 doanh thu thuần chỉ còn 12.166 triệu đồng giảm 16.274 triệu đồng tương đương 57,22% so với năm 2012. Điều này là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 và các khoản giảm trừ doanh thu cũng tăng lên khá nhiều. - Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 12.900 triệu đồng tương đương 114,95% so với năm 2011. Điều này là do giá nguyên vật liệu tăng, cũng như việc công ty nhận nhiều công trình xây dựng hơn so với năm 2011. Tuy vậy đến năm 2013 do tình hình kinh doanh không được tốt nên giá vốn hàng bán cũng giảm khá nhiều, giảm 15.355 triệu đồng, tương đương 63,66% so với năm 2012. - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 4.318 triệu đồng tăng 1.802 triệu đồng tương đương 71,64% so với năm 2011 do qui mô doanh thu thuần tăng mạnh vào năm 2012. Đến năm 2013 chỉ tiêu này đã giảm 919 triệu đồng tương
  • 42. 31 đương 21,27% so với năm 2013. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp năm 2013 giảm là do những chỉ tiêu về doanh thu thuần, giá vốn hàng bán đều giảm khá nhiều trong năm 2013, do những khó khăn cũng như cơ cấu quản lý và các chính sách hoạt động của công ty chưa thực sự tốt. - Doanh thu hoạt động tài chính: doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty có được là từ khoản tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng, chiết khấu thanh toán công ty được hưởng khi mua hàng. Từ năm 2011 đến năm 2013 chỉ tiêu này tăng liên tục. Năm 2012 tăng nhẹ 2 triệu đồng tương đương 24,95% so với năm 2011. Đến năm 2013, chỉ tiêu này tiếp tục tăng đáng kể, tăng 9 triệu đồng tương đương 81,71% so với năm 2012. - Chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay. Năm 2012 chi phí này tăng lên đáng kể, tăng 430 triệu đồng, tương đương 139,14% so với năm 2011 do hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao nên công ty cần vay vốn để đầu tư vào các TSNH. Nhưng đến năm 2013 lại giảm mạnh 705 triệu đồng tương đương 95,47%. Điều này là do việc công ty đã trả một phần nợ cả lãi và gốc vào năm 2013, cũng như việc tình hình kinh doanh năm 2013 của công ty không được khả quan nên số vốn vay ngân hàng sẽ ít đi. - Chi phí quản lí kinh doanh bao gồm chi phí lương cho bộ phận quản lí, chi phí thiết bị văn phòng cho công tác quản lí. Năm 2012 khoản mục này tăng khoảng 1.434 triệu tương đương 67,83% so với năm 2011, mức tăng này khá cao cho thấy việc quản lí chi phí trong kì chưa hợp lí và có thể gây ảnh hưởng xấu đến doanh thu đạt được trong kì. Đến năm 2013, khoản mục này giảm nhẹ 197 triệu đồng tương đương giảm 5,54% so với năm 2012. Đây là một tín hiệu đáng mừng, bởi Công ty đã tiết kiệm được trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng cao so với lợi nhuận gộp điều này làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Do các chi phí khá cao cũng như những khó khăn trong việc kinh doanh khiến cho lợi nhuận thuần từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng giảm. Cụ thể: năm 2012 giảm 59 triệu đồng, tương đương 58,24% so với năm 2011 (giảm từ 101 triệu đồng xuống còn 42 triệu đồng). Đến năm 2013 tiếp tục giảm nhẹ 9 triệu đồng tương đương 20,1% so với năm 2012. - Chi phí khác: chi phí của cả 2 năm 2013 và 2011 của công ty không có. Điều này là do việc thanh lý TSDH không tốn khoản chi phí nào. Tuy nhiên năm 2012 công ty đã chịu một khoản 14 triệu đồng cho việc thanh lí TSDH. Điều này làm cho lợi nhuận khác của công ty bị âm trong năm 2012 trong khi năm 2011 và 2013 không có thay đổi gì. - Lợi nhuận trước thuế thay đổi không đều. Năm 2012 giảm mạnh 73 triệu đồng tương đương 72% so với năm 2011. Điều này là do các khoản chi phí trong năm 2012 tăng lên khá nhiều , thêm vào đó là việc phát sinh thêm chi phí khác nên lợi nhuận trước Thang Long University Library
  • 43. 32 thuế bị giảm mạnh. Đến năm 2013 thì khả quan hơn khi lợi nhuận trước thuế đã tăng nhẹ 5 triệu đồng tương đương 19,16% so với năm 2012 nhưng vẫn chưa thể đạt được cột mốc trên 100 triệu như năm 2011. - Chi phí thuế TNDN của năm 2011 là 18 triệu đồng trong khi năm 2012 vào 2013 là bằng không. Do tác dụng của lá chắn thuế lãi vay (do năm 2012 công ty phát sinh chi phí vay lớn nên công ty được giảm thu nhập chịu thuế diễn ra trong kỳ đó hoặc lùi thu nhập chịu thuế sang các năm sau). - Lợi nhuận sau thuế thay đổi không đều giống như lợi nhuận trước thuế. Năm 2012 giảm khá mạnh, giảm 55 triệu đồng tương đương 66,06% so với năm 2011 (giảm từ 84 triệu đồng xuống còn 28 triệu đồng). Đến năm 2013 thì khả quan hơn khi lợi nhuận sau thuế đã tăng nhẹ 5 triệu đồng tương đương 19,16% so với năm 2012. Tuy vậy qui mô tăng này là khá nhỏ so với việc giảm lợi nhuận sau thuế năm 2012. Do đó trong những năm tiếp theo công ty nên có những chính sách hiệu quả hơn. Bảng 2.1. Sự biến động về hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011- 2013 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch giữa (1) và (2) Chênh lệch giữa (2) và (3) (1) (2) (3) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 13.810 28.441 12.370 14.631 105,95 (16.071) (56,51) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 72 0 203 (72) (100,00) 203 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 13.738 28.441 12.166 14.703 107,02 (16.274) (57,22) 4. Giá vốn hàng bán 11.222 24.122 8.767 12.900 114,95 (15.355) (63,66) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.516 4.318 3.400 1.802 71,64 (919) (21,27) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 9 11 20 2 24,95 9 81,71 7. Chi phí tài chính 309 738 33 430 139,14 (705) (95,47) 8. Chi phí quản lý kinh doanh 2.114 3.548 3.352 1.434 67,83 (197) (5,54) 9. Lợi nhuận thuần 101 42 34 (59) (58,24) (9) (20,10) 10. Thu nhập khác 0 0 0 0 0 11. Chi phí khác 0 14 0 14 (14) (100,00) 12. Lợi nhuận khác 0 (14) 0 (14) 14 (100,00) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 101 28 34 (73) (72,00) 5 19,16 14. Chi phí thuế TNDN 18 0 0 (18) (100,00) 0 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 84 28 34 (55) (66,06) 5 19,16 (Nguồn: BCTC của công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu điện Hoàng Thành)
  • 44. 33 2.3. Thực trạng sử dụng vốn lƣu động tại công ty Cổ phần Dịch vụ Bƣu điện Hoàng Thành Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011 – 20132.3.1. Tài sản: Qua bảng 2.2, ta thấy qui mô tổng tài sản tại công ty Cổ phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành trong năm 2012 giảm xấp xỉ 5.321 triệu, tương đương giảm 18,24% so với năm 2011, giảm từ 29.166.463.199 đồng (năm 2011) xuống 23.845.542.754 đồng (năm 2012). Đến năm 2013, qui mô tổng tài sản tiếp tục giảm khá mạnh ở mức xấp xỉ 1.675 triệu đồng so với năm 2012, tương đương 7,02% Để thấy được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi qui mô tài sản trong giai đoạn này, ta đi vào phân tích các khoản mục tài sản của công ty. Tài sản ngắn hạn: Do tài sản chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản nên sự thay đổi về qui mô tổng tài sản không ảnh hưởng nhiều đến qui mô TSNH. Năm 2011, TSNH đạt xấp xỉ 5.135 triệu đồng chiếm 17,61% tổng tài sản, bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, HTK và các TSNH khác. Năm 2012, TSNH tăng xấp xỉ 172 triệu, tương đương 3,36% so với năm 2011 và chiếm 22,26% tổng tài sản. Đến năm 2013, TSNH tiếp tục tăng 1.830 triệu, tương đương 34,48% và chiếm 32,19% tổng tài sản. Việc tăng khá nhanh TSNH là do sự biến động khá lớn trong cơ cấu TSNH. Từ biểu đồ 2.1, ta thấy khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng đột biến từ chiếm 7,17% TSNH năm 2011 lên 37,31% năm 2012 rồi nhảy vọt lên 79,45% năm 2013 (tổng cộng tăng 72,28% từ năm 2011 đến năm 2013). Vì năm 2012, công ty vay Ngân hàng với số tiền tương đối lớn khiến cho chi phí lãi vay tăng cao nên công ty phải tích trữ nhiều tiền mặt để trả lãi và một phần gốc, tránh tình trạng bị nợ xấu. Điều này cho thấy công ty tích trữ khá nhiều tiền mặt để tăng khả năng thanh toán, nhưng điều này sẽ làm ứ đọng nguồn vốn, làm tăng chi phí cơ hội. Khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh qua các năm từ 62,65% năm 2011 xuống còn 0,32% năm 2013. Điều này do công ty đã thu hồi được nợ từ phía khách hàng, cho thấy việc thu hồi vốn của công ty rất hiệu quả. Hàng tồn kho giảm nhẹ qua các năm từ 29,15% năm 2011 xuống còn 20,23% năm 2013. Do các công trình lớn, thi công kéo dài của công ty đã được bào giao, bán lại cho đối tác. Sự thay đổi này cho thấy hàng hóa công ty được luân chuyển ngày càng tốt lên, sản phẩm có sức hút trên thị trường. Thang Long University Library
  • 45. 34 Khoản mục TSNH khác thay đổi không đều. Năm 2012 tăng 0,63% từ 1,04% năm 2011 lên 1,67% năm 2012, tương đương xấp xỉ 35 triệu, nhưng đến năm 2013, khoản mục này lại giảm xuống còn 0%. Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011 – 2013 (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC) Tài sản dài hạn: tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng lớn trong qui mô tổng tài sản nên sự thay đổi trong qui mô TSDH khá giống với sự thay đổi qui mô tổng tài sản. TSDH trong năm 2012 giảm xấp xỉ 5.493 triệu tương đương giảm 22,86% so với năm 2011. Đến năm 2013, TSDH tiếp tục giảm gần 3.505 triệu tương đương 18,91% so với năm 2012. Sự biến động TSDH chủ yếu là do sự thay đổi về giá trị TSCĐ. Dựa vào biểu đồ 2.2, ta có thể thấy rằng TSCĐ chiếm phần lớn giá trị TSDH. Năm 2012, TSCĐ giảm xấp xỉ 5.032 triệu tương đương 22,86% so với năm 2011 do công ty thanh lí nhiều máy móc, thiết bị. Đến năm 2013, TSCĐ tiếp tục giảm xấp xỉ 5.076 triệu tương đương 7,17% 62,65% 29,15% 1,04% Năm 2011 37,31% 35,58% 25,44% 1,67% Năm 2012 79,45% 0,32% 20,23% 0,00% Năm 2013 I. Tiền và các khoản tương đương tiền III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V.Tài sản ngắn hạn khác
  • 46. 35 29,89% so với năm 2012 do công ty tiếp tục thanh lí máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu dư thừa, không dùng đến. Trong khi đó, khoản mục TSDH khác thì tăng khá nhanh trong cơ cấu TSDH, tăng từ 8,39% năm 2011 lên 20,8% năm 2013, tăng 12,41%. Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản dài hạn giai đoạn 2011 – 2013 (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC) Nguồn vốn: Nguồn vốn tại công ty bao gồm nợ phải trả và VCSH. Trong đó tỉ trọng nợ phải trả cao hơn so với VCSH, nhưng tỉ trọng này đang có xu hướng giảm qua các năm, từ 65,14% năm 2011 xuống còn 54,17% vào năm 2013. Nợ phải trả: Qui mô nợ phải trả giảm dần qua các năm. Năm 2012 giảm gần 5.316 triệu tương đương 27,98% so với năm 2011. Đến năm 2013, qui mô này tiếp tục giảm gần 1.672 triệu, tương đương 12,22% so với năm 2012. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt của công ty trong năm 2012 và 2013 liên tục tăng nhanh giúp công ty có số tiền để trả các khoản nợ vay. 91,61% 8,39% Năm 2011 91,61 % 8,39% Năm 2012 79,20% 20,80% Năm 2013 I. Tài sản cố định IV. Tài sản dài hạn khác Thang Long University Library
  • 47. 36 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nợ phải trả giai đoạn 2011-2013 (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC) Nhìn vào biểu đồ 2.3, ta thấy từ năm 2011 đến năm 2013 ta thấy tỉ trọng nợ ngắn hạn trong cơ cấu nợ phải trả của công ty tăng từ 39,97% năm 2011 lên 47,94% năm 2013, tăng 7,97%. Tỉ trọng nợ dài hạn trong cơ cấu nợ phải trả giảm dần từ 60,03% năm 2011 xuống còn 52,06% năm 2013. Mặc dù nợ dài hạn và nợ ngắn hạn đều giảm (lần lượt là 9,76% và 14,38% năm 2013) nhưng do nợ dài hạn giảm mạnh hơn nên khiến tỉ trọng nợ ngắn hạn trong cơ cấu nợ phải trả tăng. Vốn chủ sở hữu: VCSH của doanh nghiệp được cấu thành từ nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu được huy trì ở múc 10 tỉ đồng, một phần thuộc các quĩ thuộc VCSH và lợi nhuận chưa phân phối. Năm 2012, VCSH giảm nhẹ 4.633.979 đồng tương đương 0,05% so với năm 2011. Đến năm 2013, con số này tiếp tục giảm 2.510.592 đồng tương đương 0,02% xuống còn 10.161.027.972 đồng. Nguyên nhân là do lợi nhuận chưa phân phối liên tục giảm từ năm 2011 đến năm 2013, giảm từ 154.874.717 đồng năm 2011 xuống còn 152.040.738 đồng vào năm 2012 và năm 2013 con số này còn 147.430.146 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đang giảm dần. 39,97% 60,03% Năm 2011 46,63% 53,37% Năm 2012 47,94% 52,06% Năm 2013 I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn
  • 48. 37 Bảng 2.2. Sự biến động của tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2011 (1) Năm 2012 (2) Năm 2013 (3) Chênh lệch giữa (1) và (2) Chênh lệch giữa (2) và (3) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 5.135.155.725 17,61 5.307.523.371 22,26 7.137.396.211 32,19 172.367.646 3,36 1.829.872.840 34,48 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 368.184.168 1,26 1.980.182.337 8,30 5.670.879.418 25,58 1.611.998.169 437,82 3.690.697.081 186,38 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 3.216.951.642 11,03 1.888.492.648 7,92 22.789.025 0,10 (1.328.458.994) (41,30) (1.865.703.623) (98,79) IV. Hàng tồn kho 1.496.745.415 5,13 1.350.048.886 5,66 1.443.727.768 6,51 (146.696.529) (9,80) 93.678.882 6,94 V.Tài sản ngắn hạn khác 53.274.500 0,18 88.799.500 0,37 0 0,00 35.525.000 66,68 (88.799.500) (100,00) B. TÀI SẢN DÀI HẠN 24.031.307.474 82,39 18.538.019.383 77,74 15.033.404.566 67,81 (5.493.288.091) (22,86) (3.504.614.817) (18,91) I. Tài sản cố định 22.014.751.279 75,48 16.982.949.225 71,22 11.906.770.193 53,70 (5.031.802.054) (22,86) (5.076.179.032) (29,89) IV. Tài sản dài hạn khác 2.016.556.195 6,91 1.555.070.158 6,52 3.126.634.373 14,10 (461.486.037) (22,88) 1.571.564.215 101,06 TỔNG TÀI SẢN 29.166.463.199 100,00 23.845.542.754 100,00 22.170.800.777 100,00 (5.320.920.445) (18,24) (1.674.741.977) (7,02) A.NỢ PHẢI TRẢ 18.998.290.656 65,14 13.682.004.190 57,38 12.009.772.805 54,17 (5.316.286.466) (27,98) (1.672.231.385) (12,22) I. Nợ ngắn hạn 7.593.354.930 26,03 6.379.245.682 26,75 5.756.911.802 25,97 (1.214.109.248) (15,99) (622.333.880) (9,76) II. Nợ dài hạn 11.404.935.726 39,10 7.302.758.508 30,63 6.252.861.003 28,20 (4.102.177.218) (35,97) (1.049.897.505) (14,38) B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 10.168.172.543 34,86 10.163.538.564 42,62 10.161.027.972 45,83 (4.633.979) (0,05) (2.510.592) (0,02) I. Vốn chủ sở hữu 10.168.172.543 34,86 10.163.538.564 42,62 10.161.027.972 45,83 (4.633.979) (0,05) (2.510.592) (0,02) TỔNG CỘNG NV 29.166.463.199 100,00 23.845.542.754 100,00 22.170.800.777 100,00 (5.320.920.445) (18,24) (1.674.741.977) (7,02) (Trích: Bảng CĐKT Công ty Cổ phần Bưu điện Hoàng Thành năm 2011, 2012, 2013) Thang Long University Library