SlideShare a Scribd company logo
1 of 124
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ THỊ PHẤN
VAI TRß CñA PH¸P LUËT §èI víi VIÖC X¢Y DùNG
§¹O §øC THÇY THUèC, THùC TR¹NG Vµ GI¶I PH¸P
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ THỊ PHẤN
VAI TRß CñA PH¸P LUËT §èI víi VIÖC X¢Y DùNG
§¹O §øC THÇY THUèC, THùC TR¹NG Vµ GI¶I PH¸P
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ DUYÊN THẢO
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Vũ Thị Phấn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI
VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THẦY THUỐC ....................................5
1.1. Khái quát về pháp luật và đạo đức, đạo đức thầy thuốc........................5
1.1.1. Pháp luật và đạo đức ..................................................................................5
1.1.2. Đạo đức người thầy thuốc ........................................................................15
1.2. Pháp luật với vai trò xây dựng đạo đức nghề nghiệp...........................24
1.3. Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc.........28
1.3.1. Pháp luật tạo lập nên các quy tắc hành vi của thầy thuốc..........................30
1.3.2. Pháp luật là cơ sở để các đơn vị y tế, các cơ quan chủ quản đánh giá
về đạo đức thầy thuốc ..............................................................................35
1.3.3. Pháp luật là công cụ để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đạo
đức thầy thuốc..........................................................................................37
1.3.4. Pháp luật góp phần định hướng dư luận xã hội, xây dựng ý thức pháp
luật về đạo đức thầy thuốc trong đời sống pháp lý....................................39
Tiểu kết chương 1................................................................................................42
Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THẦY THUỐC.............................................44
2.1. Tác động tích cực của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc....44
2.1.1. Pháp luật đã quan tâm đến xây dựng hành lang pháp lý cho việc tạo
lập nên các quy tắc hành vi của thầy thuốc...............................................44
2.1.2. Pháp luật đã bước đầu hình thành được cơ sở để các đơn vị y tế, các
cơ quan chủ quản đánh giá về đạo đức thầy thuốc...................................49
2.1.3 Pháp luật đã là một trong những công cụ hữu hiệu để xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật về đạo đức thầy thuốc..............................................52
2.1.4. Pháp luật và việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đã góp phần định
hướng dư luận xã hội, xây dựng ý thức pháp luật về đạo đức thầy
thuốc trong đời sống pháp lý....................................................................56
2.2. Tác động tiêu cực và những hạn chế của pháp luật đối với việc
xây dựng đạo đức thầy thuốc.................................................................59
2.2.1. Những quy định của pháp luật còn nhiều thiếu sót, hạn chế, quy định
rải rác và nhiều chưa thực sự hợp lý đã có tác động tiêu cực đến việc
xây dựng đạo đức người thầy thuốc..........................................................59
2.2.2 Những quy định về xử lí, xử phạt còn chưa đủ mạnh, chưa thực sự có tác
động răn đe, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật, vi phạm quy chuẩn y đức....64
2.2.3. Cơ chế xác định thẩm quyền, xử lý vi phạm, quy trách nhiệm còn hạn
chế, bộc lộ nhiều yếu kém. Thiếu hụt cơ chế cam kết trách nhiệm giữa
cơ quan, tổ chức, cá nhân khám chữa bệnh với người bệnh......................66
2.2.4 Những quy định về nghiên cứu y khoa trong pháp luật Việt Nam còn nhiều
hạn chế ảnh hưởng tới việc đánh giá y đức và hình thành nên quy chuẩn y đức.....71
2.2.5 Cơ chế điều tra, kiểm tra, giám sát chưa phát huy được hiệu quả, việc
thực hiện kiểm tra giám sát của cơ quan hữu quan còn yếu kém...............73
2.2.6. Tác động một phía của truyền thông, pháp luật, của dư luận xã hội có
ảnh hưởng lớn đến đạo đức người thầy thuốc...........................................74
2.3. Nguyên nhân của những tác động tích cực và tác động tiêu cực trên .......75
2.3.1. Nguyên nhân của những tác động tích cực ...............................................75
2.3.2. Nguyên nhân dẫn tới những tác động tiêu cực, hạn chế của pháp luật
đối với việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc và nguyên nhân dẫn
đến sự xuống cấp của đạo đức thầy thuốc hiện nay...................................77
2.4. Một số vấn đề đang đặt ra về vai trò của pháp luật đối với việc
xây dựng đạo đức thầy thuốc ở Việt Nam.............................................84
Tiểu kết chương 2................................................................................................87
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAI TRÒ CỦA PHÁP
LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THẦY THUỐC.... 89
3.1. Yêu cầu nâng cao vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo
đức thầy thuốc.......................................................................................89
3.2. Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao vai trò của pháp luật
trong xây dựng đạo đức thầy thuốc.......................................................93
3.2.1. Những giải pháp nhằm xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và
hoàn chỉnh...............................................................................................94
3.2.2 Một số giải pháp nhằm xây dựng môi trường, điều kiện thuận lợi cho
người thầy thuốc cống hiến và ngăn chặn những nguyên nhân dẫn đến
vi phạm đạo đức.......................................................................................98
3.2.3. Ban hành những quy định pháp luật hướng đến xây dựng đạo đức
thầy thuốc mang tính nền tảng, bền vững ...............................................104
Tiểu kết chương 3..............................................................................................108
KẾT LUẬN........................................................................................................109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................111
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Một số hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp
được phản ánh 51
1
MỞ ĐẦU
Trong đời sống nhân loại, sức khỏe con người chưa bao giờ là một vấn đề bị
xem nhẹ vì thế nghề y luôn là một nghề cao quý được nể trọng trong suốt chiều dài
lịch sử, là nghề hội tụ hài hòa của những giá trị y lý, y thuật, y đức. Và người thầy
thuốc, với tài năng thôi chưa đủ, đức độ là điều mà cả xã hội mong muốn và đòi hỏi
từ họ, đặc biệt là trong xã hội phức tạp và hiện đại ngày nay.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe gia tăng chính là cơ hội lớn để phát triển ngành
y tế, để ngành này trở thành một trong những ngành quan trọng và phát triển hàng
đầu, mang lại sự tin tưởng cho người dân. Trong khi đó, thực tế là cũng chưa khi
nào mà người dân lại lo ngại khi phải đến bệnh viện, các cơ sở y tế như hiện nay.
Bởi lẽ, trong hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ thầy thuốc đã xuất hiện những biểu
hiện tiêu cực, làm mờ nhạt bản chất nhân đạo tốt đẹp của y đức truyền thống, gây
mất lòng tin trong cộng đồng. Điều này còn khiến cho nhiều người hoang mang tự
hỏi về nguyên nhân sự xuống cấp của đạo đức người thầy thuốc và pháp luật đã và
đang làm gì để điều chỉnh vấn đề này?
Y đức là một vấn đề của đạo đức, đạo đức con người và đạo đức nghề
nghiệp, trong khi đó pháp luật lại mang tính quy phạm, là công cụ để thực hiện
quyền lực nhà nước. Tuy nhiên mối quan hệ giữa hai khái niệm tưởng như không
liên quan này thực tế lại rất chặt chẽ, và pháp luật - có thể nói là đóng một vai trò
rất quan trọng trong việc xây dựng đạo đức của người thầy thuốc.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tháng 10 năm 2013, cả nước xôn xao về một vụ việc xảy ra tại thẩm mỹ viện
Cát Tường (Hà Nội) khi bác sĩ đứng đầu trung tâm thẩm mỹ này đã vi phạm nghiêm
trọng các quy định y tế trong thực hiện nghề nghiệp khiến cho bệnh nhân tử vong,
sau đó bác sĩ này đã mang vứt xác phi tang tại sông Hồng. Đồng thời, những vụ
việc liên quan đến hàng loạt trẻ sơ sinh chết sau khi tiêm vắc-xin, các trường hợp
sản phụ bị tử vong do sự bất cẩn, tắc trách của đội ngũ y bác sĩ thu hút sự chú ý đặc
biệt của xã hội, hay trên mạng Internet lan truyền với tốc độ chóng mặt những đoạn
clip ngắn quay lại cảnh bác sĩ quát mắng, sách nhiễu người nhà bệnh nhân.Tất cả
2
những sự việc đó làm sôi sục lên trong cả xã hội một mối quan ngại sâu sắc về đạo
đức của những một bộ phận không nhỏ thầy thuốc trong xã hội hiện nay, những
người được đào tạo nhiều năm trong các trường đại học hàng đầu của cả nước và
thuộc lòng lời dạy của Bác Hồ "lương y phải như từ mẫu".
Đi tìm câu trả lời cho mối quan tâm mang tên y đức, người ta nghĩ ngay đến
việc tìm đến pháp luật như một nguyên nhân lí giải cho những thực trạng trước mắt
và cũng như một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề nan giải này của xã hội.
Pháp luật Việt Nam hiện hành, với một số những quy định liên quan đến việc
xây dựng đạo đức của người thầy thuốc đã phần nào định hướng, điều chỉnh và
khắc chế được những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên những hạn chế
trong quy định, hệ thống hóa và điều chỉnh vấn đề này còn khá rõ rệt, cần thiết phải
có những quy định rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ hơn trong việc xây dựng đạo đức
thầy thuốc.
Để mang tới một cái nhìn cụ thể và hoàn chỉnh hơn về vấn đề này với hy
vọng đóng góp vào việc nâng cao vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức
người thầy thuốc, tôi sau đây sẽ đi vào nghiên cứu đề tài: Vai trò của pháp luật đối
với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp.
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật, đạo đức, đạo đức thầy thuốc, mối quan hệ
giữa pháp luật và đạo đức.
- Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm trở lại đây, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề đạo đức người thầy thuốc như cuốn “Đạo đức và y đức Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Văn Hiền, NXB y học, xuất bản năm 1992 đã góp phần làm rõ mối quan hệ
giữa đạo đức với đạo đức nghề y, đưa ra yêu cầu chủ yếu về đạo đức và những
phương pháp căn bản để rèn luyện đạo đức cho người thầy thuốc. Cuốn “đạo đức y
học” của giáo sư Hoàng Đinh Cầu, trường đại học Y Hà Nội xuất bản năm 1991,
nêu lên một số nhiệm vụ cụ thể của người thầy thuốc trong quan hệ với người bệnh.
Năm 2008, giáo sư Phạm Thị Minh Đức đã công bố đề tài: Nghiên cứu, khảo sát
3
việc thực hành y đức tại một số bệnh viện và mới đây, năm 2011, tiến sĩ Lê Thị Lý
cũng đã chọn đạo đức người thầy thuốc làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình với
tiêu đề “nâng cao đạo đức người thầy thuốc trong điều kiện hiện nay ở nước ta”
Tuy nhiên, nghiên cứu về đạo đức người thầy thuốc dưới góc độ pháp luật thì
lại có rất ít bài viết viết về chủ đề này, hiếm hoi có thể kể đến bài viết của tác giả
Nguyễn Thị Tố Uyên đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 155, 2005 với tựa
đề Pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực y học ở Việt Nam; bài Luận đàm về y đức và
pháp luật của Nguyễn Minh Tuấn trên một trang mạng cá nhân và một bài báo đăng
trên báo Người Lao Động số tháng 3 năm 2014 của tác giả Ngọc Dung về ý kiến
Luật hóa y đức.
Như vậy, thực tế là chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề vai trò
của pháp luật trong xây dựng đạo đức thầy thuốc một cách công phu, đầy đủ, tâm
huyết và toàn diện.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là mang tới một cái nhìn tổng quan về mặt lý
luận và pháp lí về vai trò của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức của người thầy
thuốc. Đồng thời chỉ ra những điểm đáng ghi nhận và những điểm còn thiếu sót, tồn
tại trong thực trạng vấn đề y đức hiện nay và những ảnh hưởng của pháp luật trong
vấn đề này. Từ đó đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao đạo đức người
thầy thuốc và hoàn thiện pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo vai trò của pháp luật
trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc.
Mục đích trên được cụ thể trong việc khái quát những nhiệm vụ chính của
luận văn là:
Thứ nhất, làm sáng tỏ về mặt lý luận mối quan hệ và vai trò của pháp luật đối
với đạo đức của người thầy thuốc.
Thứ hai, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan để làm sáng
tỏ vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng nên đạo đức của người thầy thuốc.
Thứ ba, thông qua việc nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành và việc
áp dụng pháp luật trong thực tế để đưa ra các đánh giá về thực trạng vai trò của
pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc.
4
Thứ tư, đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao vai trò của pháp
luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cũng như nhiều khoa học pháp lý khác, trong quá trình tìm hiểu và nghiên
cứu đề tài, luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác
Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như quan điểm đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước về xây dựng ngành y tế phát triển toàn diện làm cơ sở phương
pháp luận cho việc tìm hiểu nghiên cứu đánh giá vấn đề theo một quan điểm đúng
đắn, biện chứng và khoa học.
Trong từng nội dung cụ thể, luận văn sử dụng các phương pháp khác nhau
một cách có hệ thống và nhất quán nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu như sử
dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát,.... Luận văn
cũng sử dụng phương pháp so sánh các quy định trong pháp luật của một số quốc
gia điển hình, thu thập kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong việc quy
định và áp dụng các vấn đề liên quan đến xây dựng đạo đức người thầy thuốc. Từ
đó, rút ra những ưu và nhược điểm, xem xét tính phù hợp với điều kiện của Việt
Nam để hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật trong xây dựng đạo đức
người thầy thuốc và cuối cùng là hướng tới nâng cao đạo đức người thầy thuốc.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn về đề tài Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy
thuốc, thực trạng và giải pháp ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức
thầy thuốc
Chương 2: Thực trạng vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức
thầy thuốc.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò của pháp luật đối với việc
xây dựng đạo đức thầy thuốc.
5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THẦY THUỐC
1.1. Khái quát về pháp luật và đạo đức, đạo đức thầy thuốc
1.1.1. Pháp luật và đạo đức
1.1.1.1. Pháp luật
Để tổ chức và quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội, có nhiều công
cụ, phương tiện được sử dụng, trong đó pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan
trọng. Là một hiện tượng xã hội phức tạp, cho nên ngay từ khi mới ra đời cũng như
trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, pháp luật luôn là đối tượng được quan tâm,
nghiên cứu và trở thành vấn đề gây tranh cãi với nhiều quan điểm trái chiều, không
thống nhất giữa các trường phái và thay đổi theo từng giai đoạn.
Ở xã hội cộng sản nguyên thủy, không có pháp luật nhưng lại tồn tại những
quy tắc ứng xử chung thống nhất, đó là những tập quán và các tín điều tôn giáo. Khi
chế độ tư hữu xuất hiện, trong điều kiện xã hội có phân chia giai cấp và mâu thuẫn
giai cấp không thể điều hòa được. Nhà nước ra đời, để duy trì trật tự thì nhà nước
cần có pháp luật như một công cụ để điều chỉnh hành vi con người nhằm duy trì trật
tự xã hội. Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, không tách rời nhà nước và đều là sản
phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Quan điểm của Mác –Lênin trước đây được nhắc đến như là một quan điểm
nhận được nhiều sự đồng tình về hiện diện khách quan của pháp luật trong đời sống
xã hội có giai cấp. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do
nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo
mục tiêu, định hướng cụ thể. Luật không chỉ đơn giản là sự hiện hữu bằng hệ thống
quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác nữa: các
nguyên tắc pháp luật, khung pháp luật, chính sách pháp luật, văn bản áp dụng pháp
luật và các học thuyết pháp lý. Tiếp theo, pháp luật là một hiện tượng xã hội vừa
mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội. Tính giai cấp của pháp luật biểu hiện
thông qua nhà nước, tư tưởng của giai cấp thống trị được thể chế hóa thành luật
6
pháp. Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã
hội. Do đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.
Bên cạnh tính giai cấp, pháp luật còn mang tính xã hội. Pháp luật do nhà
nước đại diện chính thức cho toàn xã hội - ban hành. Vì vậy, một mặt, pháp luật thể
hiện ý chí và lợi ích của các giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội; mặt khác,
với tính cách là những quy tắc xử sự chính trong xã hội, pháp luật và thực trạng của
hệ thống pháp luật còn là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, bảo lưu, thừa kế
những giá trị tốt đẹp của văn hóa và văn minh truyền thống.
Tuy nhiên, theo quan niệm về pháp luật hiện đại thì những quan điểm trên đã
bộc lộ nhiều hạn chế. Nhìn vào pháp luật, về bản chất nguyên gốc là mối tương
quan giữa con người với con người, giữa con người với tập thể, lâu dần trở thành
quy tắc xử sự, mỗi người phải tuân thủ khi giao tiếp với nhau cũng như giao tiếp với
xã hội, sau này trở thành một định chế, trở thành khoa học được mọi người tuân
theo, được bảo đảm thực hiện và có chế tài khi có sự vi phạm. Vì vậy, pháp luật,
hiện nay được hiểu là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con
người, là đại lượng của công bằng, công lý, nó chứa đựng và thể hiện các giá trị của
đạo đức và hơn nữa, pháp luật là đại lượng chứa đựng, bảo vệ và thể hiện các giá trị
quyền con người, dân chủ. Cụ thể:
Thứ nhất, pháp luật được yêu cầu phải là đại lượng của công bằng, công lý.
Có thể nói, đây là một quan niệm không phổ biến trước đây bởi không phải hệ
thống pháp luật nào cũng được xây dựng nhằm hướng tới sự công bằng, công lý cho
xã hội mà nó tập trung vào phục vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị, là công cụ
để giai cấp cầm quyền quản lý xã hội. Chính vì vậy, những mâu thuẫn giai cấp,
những xung đột về lợi ích và sự bất công bằng luôn hiện hữu khi mà pháp luật
không phải là công cụ bảo vệ quyền lợi cho mọi giai tầng. Thay thế quan niệm
nhiều hạn chế đó, quan niệm về pháp luật hiện đại hướng tới đại chúng, đến sự công
bằng và công lý. Công lý thì không có giai cấp và công bằng không quan tâm đến
giai tầng, pháp luật nên là và phải là cán cân công lý để đảm bảo công bằng xã hội.
Đó là điều mà một hệ thống pháp luật cần hướng tới và đạt được.
Thứ hai, pháp luật phải thể hiện và chứa đựng các giá trị đạo đức. Đạo đức là
7
một hình thái ý thức xã hội ra đời từ rất lâu trước khi con người có ý niệm về pháp
luật. Và trong tiến trình phát triển của mình, đạo đức chưa bao giờ bị thay thế hay
triệt tiêu bởi một hình thái ý thức xã hội nào khác bởi tầm quan trọng và những giá
trị mà nó mang lại. Vì thế mà bất kì một hệ thống pháp luật nào, bao giờ cũng ra
đời, tồn tại và phát triển trên nền tảng đạo đức nhất định. Đạo đức là môi trường cho
tồn tại và phát triển của pháp luật, là một trong những chất liệu làm nên các quy
định trong hệ thống pháp luật, những quan điểm, quan niệm, chuẩn mực đạo đức
đóng vai trò là tiền đề tư tưởng, chỉ đạo việc xây dựng pháp luật. Và một hệ thống
pháp luật muốn tồn tại và được chấp nhận thì điều tiên quyết là nó không trái với
đạo đức và hơn nữa, pháp luật trong quan niệm hiện đại phải là những quy định bao
chứa những quy tắc, chuẩn mực và thể hiện những giá trị của đạo đức
Thứ ba, pháp luật phải là đại lượng chứa đựng, bảo vệ và thể hiện các giá trị
quyền con người, quyền dân chủ. Nếu không có sự thừa nhận của xã hội thông qua
pháp luật thì quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành quyền thực sự.
Các quyền đó được pháp luật hóa và mang tính bắt buộc, được xã hội thừa nhận,
bảo vệ. Pháp luật là công cụ sắc bén trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người và
là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của họ. Ở đây pháp luật được xem xét không chỉ với tư cách là công
cụ, phương tiện của Nhà nước mà còn là công cụ, vũ khí của mọi người trong xã hội
để thực hiện, bảo vệ quyền con người.
Trong một xã hội không còn đối kháng giai cấp thì Nhà nước là người đại
điện cho mọi tầng lớp, gia cấp. Cho nên, hoạt động của Nhà nước và hệ thống pháp
luật tự thân đã bao hàm trong đó ý nghĩa các giá trị chân chính là đại lượng của
công bằng, công lí và hướng tới bảo vệ các quyền lợi chính đáng của con người.
Việc thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo trên thực tế các quyền
thiêng liêng của con người, sự tôn trọng các giá trị xã hội và các giá trị đạo đức.
Với tư cách là phương tiện có vai trò quan trọng nhất để tổ chức và quản lý
đời sống xã hội, pháp luật có ba chức năng cơ bản sau:
Một là, chức năng điều chỉnh: đây là chức năng bảo đảm điều chỉnh các quan
8
hệ xã hội theo những quy phạm pháp luật. Hai là, chức năng bảo vệ: pháp luật đảm
bảo cho các quan hệ xã hội đã được xác lập không bị xâm hại bất luận từ hướng nào
bằng các chế tài pháp luật. Ba là, chức năng giáo dục: pháp luật được thể hiện thông
qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, hình thành ở con người
những tư tưởng tình cảm tốt đẹp. Pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa đề cao
chức năng này.
1.1.1.2. Đạo đức
Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, là sản phẩm của quá
trình phát triển lịch sử xã hội, phản ánh tồn tại xã hội về lĩnh vực đạo đức.
Danh từ đạo đức bất nguồn từ tiếng Latinh là mos (mois) - lề thói (morialis
nghĩa là có liên quan đến lề thói đạo nghĩa). Còn luân lý được xem như đồng nghĩa
với đạo đức có gốc từ tiếng Hi Lạp là ethicos - lề thói, tập tục. Khi nói đến đạo đức,
tức là nói đến lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong
sự giao tiếp hàng ngày.
Ở phương Đông, đạo đức là một trong những phạm trù quan trọng nhất của
triết học Trung Hoa cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, đường, về sau khái niệm
đạo đức được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo có nghĩa
là con đường sống của con người trong xã hội.
Khái niệm đạo đức lần đầu tiên xuất hiện trong Kim văn đời nhà Chu và từ
đó trở đi được người Trung Quốc sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân đức,
đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý.
Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Hoa cổ đại chính là những yêu cầu,
những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.
Ở phương Tây, từ lâu vấn đề đạo đức đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
tư tưởng. Cho đến nay người ta vẫn coi Xôcrát (469 - 399 tr.CN) là người đầu tiên
đặt nền móng cho khoa học đạo đức. Còn Arixtốt (384 - 322 tr.CN) đã viết bộ sách
Đạo đức học với 10 cuốn, trong đó ông đặc biệt quan tâm đến phẩm hạnh của con
người. Nội dung phẩm hạnh chính là ở chỗ biết định hướng đúng, biết làm việc thiện.
Ông nói: Chúng ta bàn đến đạo đức không phải để biết đức hạnh là gì mà để trở thành
9
con người có đức hạnh. Trong khi đó Êpiquya (341 - 271 tr.CN) lại là người đầu tiên
đưa phạm trù “lẽ sống” vào đạo đức học, và là một trong những người có công luận
giải về sự tự do của con người.
Từ đó đến nay, với bao biến cố, thăng trầm của lịch sử nhưng không bao giờ
nhân loại không quan tâm, không bàn luận về vấn đề đạo đức
Đạo đức là một vấn đề phức tạp, có nhiều mặt, mỗi khi đối tượng được định
nghĩa càng có nhiều mặt phải quan sát bao nhiêu, thì định nghĩa mà người ta đưa ra
trên cơ sở các mặt ấy càng khác nhau bấy nhiêu.Với ý nghĩa đó, khó có thể có một
định nghĩa đầy đủ, hoàn chỉnh về đạo đức.
Từ điển bách khoa Việt Nam cho rằng: Đạo đức là một trong những hình thái
sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi
con người trong quan hệ với toàn xã hội.
Trong khi đó, với thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa
trên sự kế thừa có chọn lọc những quan niệm về đạo đức trước đó, quan điểm Mác
xít cho rằng: đạo đức là sản phẩm của điều kiện kinh tế, xã hội. Trong đó nhân tố
quy định đạo đức là các quan hệ kinh tế, lợi ích là cái chi phối trực tiếp, là cơ sở
khách quan của đạo đức.
Dưới góc độ nhận thức luận, đạo đức là một hiện tượng tinh thần, một hình
thái đặc biệt của ý thức xã hội, là tính thứ hai so với tồn tại xã hội. Tính chất đặc
biệt của đạo đức thể hiện trong quá trình hình thành các quy tắc đạo đức, đó là do sự
thừa nhận của số đông trong xã hội hay sự thừa nhận của một giai cấp nhất định.
Dưới góc độ chức năng, đạo đức điều chỉnh hành vi của con người bằng
những chuẩn mực và quy tắc đạo đức theo yêu cầu của xã hội, mục đích là nhằm
đảm bảo lợi ích chung của xã hội hay lợi ích cơ bản của giai cấp đã đề ra chuẩn
mực, quy tắc đạo đức ấy. Với chức năng giáo dục, đạo đức giúp cho con người hình
thành những quan điểm, nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực cơ bản để đánh giá hành
động đạo đức xã hội và những hành vi đạo đức của bản thân mỗi con người.
Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên
tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, ra đời, tồn tại và biến đổi theo nhu cầu xã hội, nhằm
10
điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan
hệ với xã hội. Sự đánh giá hành vi của con người theo chuẩn mực và quy tắc đạo
đức biểu hiện thành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và
phi nghĩa. Chúng được thực hiện một cách tự nguyện tự giác, xuất phát từ nhận
thức, niềm tin cá nhân, truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Do vậy sự
điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện, xét về bản chất đạo đức là sự tự lựa chọn
của con người.
Đạo đức là hệ thống các giá trị. Hệ thống giá trị đạo đức chia thành giá trị
chung (lương tâm, bổn phận,…); giá trị riêng (trách nhiệm cá nhân, tính liêm
khiết,...). dưới góc độ tác động và tác dụng của giá trị người ta lại chia ra giá trị tích
cực (thiện, tốt, hạnh phúc,...) và giá trị tiêu cực (ác, xấu, bất hạnh,...).
Đặc trưng của giá trị đạo đức là chỗ nó cấu tạo bởi tính có ích, tính tự giác,
tính tự nguyện, và tính không vụ lợi của hành vi.
Các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định, hoặc
phủ định một lợi ích chính đáng, hoặc không chính đáng nào đó. Nghĩa là nó bày tỏ
sự tán thành hay phản đối trước thái độ hoặc hành vi ứng xử của các cá nhân, giữa
cá nhân với cộng đồng xã hội nhất định. Vì vậy, đạo đức là nội dung hợp thành hệ
thống giá trị xã hội. Sự hình thành, phát triển và hoàn chỉnh hệ thống giá trị đạo
đức không tách rời sự phát triển và hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều
chỉnh của ý thức đạo đức. Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển,
tiến bộ xã hội, thì hệ thống ấy có tính tích cực, nhân đạo. Ngược lại hệ thống ấy
mang tính tiêu cực, phản tiến bộ, phản nhân đạo.
1.1.1.3. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật
Lại nói về góc độ lịch sử phát triển, từ hình thức xã hội đầu tiên xã hội
cộng sản nguyên thủy, những chuẩn mực đạo đức và tín điều tôn giáo trở thành
những quy phạm xã hội, mọi người trong xã hội đều tuân theo một cách tự
nguyện do đó là những quy tắc mà họ cùng nhau đặt ra. Đến khi nhà nước ra đời
kéo theo sự ra đời của pháp luật thì kể từ đó, đạo đức và pháp luật song song tồn
tại cho đến ngày hôm nay.
11
Đạo đức và pháp luật có rất nhiều điểm khác biệt, từ sự hình thành, cách thức
ban hành, biện pháp bảo đảm thực hiện, đến trách nhiệm chủ thể phải chịu. Có thể
kể đến một vài điểm khác nhau cơ bản như sau:
Về con đường hình thành, pháp luật ra đời bằng con đường nhà nước, do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận. Trong khi đó đạo đức được hình thành một cách tự
do tự phát do nhận thức của cá nhân và cộng đồng khi họ cần có những quy tắc,
chuẩn mực chung để điều chỉnh, ổn định trật tự và điều hòa các mối quan hệ xã hội.
Về hình thức thể hiện, hình thức thể hiện của đạo đức đa dạng hơn so với
hình thức thể hiện của pháp luật, nó được biểu hiện thông qua dạng không thành
văn (văn hóa truyền miệng, phong tục, tập quán,…) và đa dạng thành văn (kinh,
sách, chính trị, tôn giáo, nghệ thuật,…) còn pháp luật lại biểu hiện chủ yếu dưới
dạng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (ở một số hệ thống pháp luật của
quốc gia trên thế giới thì còn có tiền lệ pháp và tập quán pháp).
Về tính chất quy phạm (khuôn mẫu) thì trong khi đạo đức mang tính chung
chung, định hướng còn pháp luật thì lại cụ thể, rõ ràng. Đạo đức chỉ nhằm định
hướng cho con người nên con người cần tự tìm tòi khám phá và qua dư luận mà
điều chỉnh hành vi một cách cụ thể.
Đạo đức có nguồn gốc giá trị lâu dài, khi con người ý thức hành vi, tự họ sẽ
điều chỉnh hành vi đó. Do sự điều chỉnh đó xuất phát tự tự thân chủ thể nên hành vi
đạo đức có tính bền vững. Ngược lại, pháp luật là sự cưỡng bức, tác động bên
ngoài, dù muốn hay không người đó cũng phải thay đổi hành vi của mình. Sự thay
đổi này có thể là không bền vững vì nó có thể lập lại ở nơi này hay nơi khác nếu
vắng bóng pháp luật.
Về biện pháp thực hiện, pháp luật đảm bảo bằng nhà nước thông qua các bộ
máy cơ quan như cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp, cảnh sát, còn đạo đức lại
được đảm bảo bằng dư luận và lương tâm con người.
Bên cạnh đó, sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật được thể hiện ở ba
điểm sau đây:
Thứ nhất, pháp luật và đạo đức đều có chung mục tiêu, đó là các quan hệ xã
12
hội và hành vi của con người. Pháp luật và đạo đức đều nhằm đảm bảo cho xã hội
tồn tại và phát triển một cách ổn định và trật tự, qua đó bảo vệ và định hướng những
quan hệ xã hội phù hợp với ý chí và lợi ích chung của cộng đồng xã hội và giai cấp
thống trị. Pháp luật và đạo đức còn là công cụ hướng hành vi của con người vào
những khuôn khổ trật tự nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội.
Thứ hai, đạo đức và pháp luật đều mang tính quy phạm phổ biến, chúng là
những khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của con người, tác động đến tất cả các
cá nhân, tổ chức trong xã hội và tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống.
Thứ ba, pháp luật và đạo đức đều phản ánh sự tồn tại của xã hội trong những
giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Chúng là kết quả của quá trình nhận thức
đời sống của chính mình. Pháp luật và đạo đức đều chịu sự chi phối, đồng thời tác
động lại đời sống kinh tế xã hội.
Trong mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, với những điểm khác biệt và
tương đồng như đã được đề cập ở trên thì đạo đức và pháp luật trong quá trình song
hành tồn tại chúng không mâu thuẫn, bài trừ nhau mà lại bổ sung, hỗ trợ và tác động
qua lại lẫn nhau, cùng nhau trở thành những quy tắc xã hội để điều chỉnh hành vi
của con người. Để hiểu được mối quan hệ khăng khít giữa đạo đức và pháp luật thì
cần hiểu được vai trò và tác động qua lại của đạo đức lên pháp luật và ngược lại.
Về mặt tác động của đạo đức đến pháp luật, đạo đức có vai trò rất quan trọng
đối với việc hình thành các quy định trong hệ thống pháp luật. Bất kì một hệ thống
pháp luật nào bao giờ cũng ra đời, tồn tại và phát triển trên một nền tảng đạo đức
nhất định. Những quan điểm, quan niệm, chuẩn mực đạo đức đóng vào trò là tiền đề
tư tưởng, chỉ đạo việc xây dựng pháp luật.
Thứ nhất, đạo đức tác động đến việc hình thành các quy định trong hệ thống
pháp luật.. Đạo đức là môi trường cho sự phát dinh tồn tại và phát triển của pháp
luật, là một trong những chất liệu làm nên các quy định trong hệ thống pháp luật.
Những quan điểm, quan niệm, chuẩn mực đạo đức đóng vào trò là tiền đề tư tưởng,
chỉ đạo việc xây dựng pháp luật.
Sự tác động của đạo đức tới việc hình thành các quy định trong pháp luật
13
diễn ra ở nhiều cấp độ. Ở cấp thấp nhất thì các quy phạm pháp luật được xây dựng
không trái với đạo đức xã hội, Ở cấp độ cao hơn thì các quy định được ban hành có
sự thống nhất, phù hợp với những quan điểm đạo đức. Ở cấp độ này thì đạo đức đã
ảnh hưởng tới việc hình thành quy định trong hệ thống pháp luật như thừa nhận một
tập tục, tập quán đạo đức thành tập quán pháp hay giải quyết một vấn đề, một vụ
việc cụ thể dựa trên quan niệm đạo đức trở thành tiền lệ pháp.
Trong đạo đức xã hội, đạo đức của giai cấp thống trị có ảnh hưởng đến pháp
luật mạnh mẽ nhất vì bộ máy nhà nước được cấu thành trước hết và chủ yếu từ các
thành viên trong giai cấp thống trị, hơn nữa giai cấp này còn có tiềm lực kinh tế, các
công cụ tuyền truyền, Những chuẩn mực đạo đức truyền thống cũng ảnh hưởng
mạnh mẽ tới pháp luật vì truyền thống làm nên bản sắc dân tộc, truyền thống là cơ
sở, động lực của phát triển.
Thứ hai, đạo đức tác động đến việc thực hiện pháp luật của các chủ thể. Sự
tác động này phụ thuộc vào hai yếu tố: sự phù hợp của đạo đức với pháp luật và ý
thức đạo đức của mỗi chủ thể các nhân trong xã hội.
Sự phù hợp của đạo đức và pháp luật ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc thực hiện
pháp luật. Nếu như pháp luật được xây dựng phù hợp với đạo đức thì nó sẽ được
công dân chấp hành nghiêm chỉnh. Nhưng nếu như có những điều lệ mà pháp luật
đưa ra trái với đạo đức thì nó sẽ khó đi vào cuộc sống của mọi người và từ đó sẽ
gây khó khăn trong việc thực hiện.
Thêm vào đó, chính ý thức đạo đức của mỗi cá nhân cũng ảnh hưởng tới việc
thực hiện pháp luật. Đạo đức là môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực
hiện pháp luật. Những người có ý thức đạo đức cao thì trong mọi trường hợp đều
nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Trái lại những người có ý thức đạo đức thấp,
sống trong môi trường đạo đức thấp thì dễ vi phạm pháp luật.
Kế đến là tác động của pháp luật tới đạo đức,
Thứ nhất, pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước đưa ra
những quan niệm đạo đức trở thành các chuẩn mực đạo đức chính thống trong xã
hội hay nói một cách khác, đó chính là pháp luật hóa các chuẩn mực đạo đức. Trong
14
chừng mực nhất định, nhà nước pháp luật hóa các quy phạm, nguyên tắc đạo đức
thành các quy phạm pháp luật những quy tắc xử sự tương đối cụ thể cho các chủ thể
trong xã hội, xác định rõ hành vi được phép thực hiện, các hành vi buộc phải thực
hiện, các hành vi bị ngăn cấm. Bằng cách này, pháp luật góp phần củng cố, giữ gìn,
và phát huy các giá trị đạo đức xã hội, bảo đảm cho đạo đức trở thành phổ biến hơn
trên toàn xã hội đồng thời nó góp phần hỗ trợ, bổ sung cho đạo đức, đảm bảo chúng
được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế thông qua những biện pháp tác động của
nhà nước. Ví như Bộ luật dân sự hiện hành của nước ta, tại Điều 131 đã quy định:
Những giao dịch dân sự trái với pháp luật và đạo đức thì bị coi là vô hiệu. Điều đó
có nghĩa là chủ thể khi xác lập giao dịch dân sự phải cân nhắc xem hành vi của
mình có hợp pháp và hợp đạo đức hay không.
Thứ hai, pháp luật giữ vai trò loại bỏ những quan niệm, tư tưởng đạo đức lạc
hậu, phản tiến bộ trong đời sống xã hội, đồng thời ngăn chặn sự tha hóa xuống cấp
của đạo đức hay việc hình thành những quan niệm đạo đức trái với thuần phong mĩ
tục của dân tộc và tiến bộ xã hội. Thông qua những quy định cụ thể, pháp luật
không cho phép hoặc cấm những hành vi thực hiện theo những quan niệm, tư tưởng
đạo đức xưa cũ, lạc hậu, không phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Thêm vào đó, xã hội ngày nay, khi những cánh cửa hội nhập đang mở rộng
mang theo những ảnh hưởng của kinh tế, chính trị, văn hóa, hoặc khi những giá trị
đạo đức truyền thống không còn được nhận thức đúng đắn, việc giáo dục đạo đức
trong gia đình và nhà trường bị coi nhẹ. Trong những trường hợp ấy, pháp luật là
phương tiện, là công cụ hữu hiệu nhất để diệt trừ cái ác, ngăn chặn sự băng hoại đạo
đức trong xã hội.
Pháp luật được xây dựng để trở thành công cụ quan trọng nhất của nhà nước
để quản lý các quan hệ xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta
đã khẳng định quan điểm: Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo
dục, nâng cao đạo đức.
Do được xây dựng trên cơ sở các quan điểm đạo đức của nhân dân, pháp luật
không nhưng thể hiện được tư tưởng đạo đức cách mạng, đạo đức truyền thống của
15
dân tộc,đạo đức tiến bộ mà còn thể hiện được ý chí, nguyện vọng và hướng tới lợi
ích của nhân dân lao động. Đồng thời, pháp luật phản ánh rõ nét tinh thần nhân đạo
tư tưởng đạo đức cơ bản của nhân dân ta.
Như vậy, đạo đức trong xã hội đã thực sự hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện cho
pháp luật, tạo điều kiện cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống. Ở
chiều ngược lại, pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy
các quan niệm đạo đức tốt đẹp, hình thành những tư tưởng đạo đức tiến bộ, ngăn
chăn sự thoái hóa xuống cấp của đạo đức, loại trừ những tư tưởng đạo đức cũ, lạc
hậu, phản tiến bộ.
Qua đó có thể thấy được, giữa đạo đức và pháp luật, dù chúng có sự khác biệt
rất lớn tuy nhiên xét về bản chất, chúng đều là những quy tắc, chuẩn mực chung được
thừa nhận rộng rãi nhằm điều chỉnh hành vi của con người và đảm bảo trật tự, lợi ích
cộng đồng, hướng tới sự phát triển của xã hội. Giữa chúng luôn có mối quan hệ mật
thiết, tác động qua lại lẫn nhau và đóng vai trò quan trọng đối với yếu tố còn lại.
1.1.2. Đạo đức người thầy thuốc
Người thầy thuốc theo cách hiểu phổ biến hiện nay là người hành nghề chữa
bệnh cứu người. Theo đó người thầy thuốc được hiểu tất cả những người hành nghề
y thuật, chữa bệnh cứu người bao gồm cả người bác sĩ tây y, đông y, người có
chứng chỉ, giấy phép hành nghề được đào tạo bài bản qua các trường đạo tạo về y
học, các lương y [49, Điều 2] và những người có bài thuốc gia truyền hoặc phương
pháp chữa bệnh gia truyền [49, Điều 2]. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của
luận văn này sẽ chỉ giới hạn đề cập đến khái niệm người thầy thuốc trong phạm vi
là những người hành nghề y thuật có chứng chỉ, giấy phép hành nghề.
Xét về bản chất, đạo đức thầy thuốc (thông thường còn được sử dụng tương
đương với khái niệm y đức) là một khái niệm nằm trong phạm trù đạo đức nghề
nghiệp hay nói cách khác là một loại hình đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề
nghiệp là những tiêu chuẩn, nguyên tắc trong hành nghề của một nghề nhất định,
được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi và mối quan hệ giữa người hành
nghề với nghề, với đồng nghiệp và với các đối tượng khác trong xã hội.
16
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, lịch sử tư tưởng đạo đức nói
riêng, y đức luôn luôn trở thành đối tượng quan tâm của nhiều thế hệ, trong nhiều
thời đại khác nhau. Ở Ấn Độ cổ đại, từ thế kỷ thứ V-III T.C.N trong tập thơ dân
gian Ana Vêda đã đề cập đến tiêu chuẩn của người làm nghề y tế. Đó là những
người: “Phải hết lòng chăm lo chạy chữa cho bệnh nhân, và cả đến lúc phải hi sinh
cuộc đời mình cũng không có quyền làm cho bệnh nhân đau đớn, không bao giờ
nên có trong đầu ý nghĩ làm phật lòng vợ kẻ khác, cũng như chà đạp lên của cải của
họ... Dù có tài cao học rộng, người thầy thuốc cũng không nên khoe khoang những
điều hiểu biết của mình” [24, tr.85].
Galen - Một trong những nhà y học nổi tiếng của La mã cổ đại, đã có
những quan điểm đạo đức tiến bộ. Ông đã gay gắt chỉ trích, lên án sự dốt nát
lòng tham lam đê tiện của một số thầy thuốc lúc bây giờ “chỉ săn sóc bọn giàu
sang, kẻ quyền thế... những kẻ khác thì cố gắng che dấu sự bất tài của mình
trước quần chúng bằng cái hào nhoáng của y phục, những kim cương đắt tiền
và những đồ trang sức xa hoa” [24, tr.85].
Ở Hi lạp cổ đại, danh y Hyppocrat đã để lại cho chúng ta lời thề bất tử. Lời
thề ấy chứa đựng yếu tố nhân đạo, nó là sự đòi hỏi, phải giữ gìn mình, là bổn phận
thái độ ứng xử sao cho có lương tâm, có trách nhiệm của con người với đồng loại,
với đồng nghiệp và với bệnh nhân rằng:
“Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Esculape thần Y học, trước
thần Hygic và Panacu và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần là
tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây.
Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi, khi
cần tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột
thịt của tôi và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà
cũng không dấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học
truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho con tôi, các con của thầy tôi và cho
tất các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời thề và lời cam kết đúng với y luật mà không
truyền dạy cho ai khác.
17
Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh, tuỳ theo khả năng và sự
phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả họ yêu cầu và cũng không tự
mình gợi ý cho họ, cũng như vậy, tôi cũng không trao cho bất cứ người nào những
thuốc gây sẩy thai.
Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mổ bàng quang mà dành công việc
đó cho những người chuyên.
Dù bất cứ giá nào tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi
xấu xa, cố ý và đồi bại, nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.
Dù có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và ngoài lúc hành nghề của
tôi. Tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ để lộ ra và coi sự kín đáo
trong trường hợp đó là một nghĩa vụ.
Nếu tôi làm tròn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ hưởng một cuộc
sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của con người.
Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội thì tôi sẽ chịu một số phận khổ sở
ngược lại” [80].
Như vậy, ngay từ buổi bình minh của lịch sử y học phương Tây Hyppocrat đã
đưa ra những quan điểm quan trọng, cốt lõi cho đạo đức của người thầy thuốc như
chữa bệnh cho người nghèo, tận tâm, tận lực, hết lòng vì người bệnh. Ngoài ra, lời
thề Y khoa (Amates Lusitanus) của Y sĩ Bồ Đào Nha gốc Do Thái năm 1568 cũng
để lại nhiều giá trị y đức tốt đẹp.
Còn ở phương Đông, y đức có nguồn gốc từ quan niệm cái đức của người
thầy thuốc phải rộng như biển cả, và tự mình phải minh. Nếu có cầu xin là cầu xin
tất cả những gì có thể cứu được bệnh nhân từ nước, lửa, cây cỏ như Vêda “Hãy cứu
sống kẻ này như các mẹ hiền và khi đó các thầy thuốc sẽ được trọng vọng như bậc
thần thánh” [24].
Phật giáo và thuyết nhân - quả luân hồi khuyên người thầy thuốc giỏi phải có
đức độ, vị tha như lời khuyên của phật “y đức là niết bàn”.
18
Theo Lão học và Đạo học thì bản chất của y khoa là cứu người, cái đức của
ông thầy thuốc là cứu người mà không thấy rằng mình cứu người, không nói rằng
mình cứu người.
Với lòng nhân ái cao cả “thương người như thể thương thân” nhân dân ta rất
quý trọng nghề y và tôn vinh những người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh mà các
bậc danh y như Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791) đều hết
sức chú trọng xây dựng và truyền đạt y đức tới người thầy thuốc.
Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác là một trong những tấm gương sáng về
y đức, y đạo, y thuật của y học cổ truyền Việt Nam. Ông đề cao y đức, đòi hỏi ở
người thầy thuốc:
Tôi đã hiến thân cho nghề thuốc nên lúc nào tôi cũng muốn dồn hết
khả năng trí óc thật rộng rãi để dựng lên ngọn cờ đỏ thắm giữa y trường. Tôi
thường thấm thía rằng: Thầy thuốc là người có nhiệm vụ bảo vệ sinh mạng
của người ta, lẽ sống chết, điều phúc hoạ điều ở trong tay mình xoay chuyển.
Lẽ nào người có trí thức không đầy đủ, hành động không chu đáo, tâm hồn
không thoáng đạt, trí quả cảm không thật trọng mà dám theo đòi bắt chước
nghề Y. Đạo làm thầy thuốc là nhân thuật, có nhiệm vụ là giữ gìn tính mạng
cho con người, chỉ lấy việc giúp mình mà không cầu lợi kể công. Vui cái vui
của người bệnh, lo cái lo của người bệnh, làm hết những việc đáng là để giúp
đỡ mọi người. Thế rồi lòng này không hổ thẹn với trời đất [56].
Từ những quan niệm đó ông đã đưa ra các chuẩn mực của người thầy thuốc
cần phải có: nhân, minh, trí, đức, thành, lượng, khiêm, cần. Theo đó:
Nhân là sự nhân từ bác ái cộng hưởng mọi người và quan tâm đến
người khác, không cá nhân ích kỷ.
Minh là phải hiểu biết rộng, sáng suốt minh bạch, không nhầm lẫn.
Trí là khôn khéo nhạy bén, để tâm lo nghĩ việc làm, không cẩu thả
tuỳ tiện.
Đức là phải có đạo đức nhân hậu, cốt làm điều lành để của đức về sau,
chống điều ác.
19
Thành là thành thật, ngay thẳng, trung thực vô tư, không dối trá
không thiên lệch.
Lượng là phải độ lượng, hoà nhã, đúng mức vừa phải.
Khiêm là phải chuyên cần học hỏi và phải thực sự cầu thị, không tự phụ
chủ quan.
Cần là phải chuyên cần nhẫn nại và cần cù chịu khó.
Ông cũng khuyên những người hành nghề y thuật rằng: không nên
thấy người giàu sang quyền quý thì hết lòng phục vụ, thấy người khổ tàn tật
thì thờ ơ.
Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn mà nơi đến trước, chỗ tới sau
hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình không thành thật thì
khó lòng thu được hiệu quả [57].
Theo ông, người thầy thuốc phải có lòng nhân, lòng nhân này là nhân ái vị tha,
phải có lương tâm nghề nghiệp. Khi người thầy thuốc khoanh tay trước một bệnh
hiểm nghèo thì đó là thầy thuốc chỉ nghĩ đến danh tiếng cá nhân. Chính vì sợ chết mà
bệnh nhân tìm đến thầy thuốc, bây giờ đứng trước tình trạng vô vọng mà người thầy
thuốc lại khoanh tay, thì thầy thuốc để làm gì. Người thầy thuốc phải có trí tuệ đầy
đủ, đó là yêu cầu của nghề nghiệp, vì trí là cơ sở để thực hiện điều nhân. Đạo làm
thầy thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của
người và phải vui cái vui của người, phải lấy việc cứu mạng người làm cái vui của
mình, không nên cầu lợi, không kể công, tuy không có báo ứng ngay nhưng để lại ân
đức cho đời sau. Người thầy thuốc là nơi để người ta gửi gắm tính mạng nên phải
nhiệt tình khám chữa bệnh, không phân biệt sang hèn, không cầu lợi kể công, không
đem nhân thuật làm chước lừa dối, đem lòng nhân ra đổi lòng mua bán.
Những đức tính của người thầy thuốc là yêu nghề, yêu người, nhân từ, khiêm
tốn lạc quan, thận trọng, biết cách đối xử. Hải Thượng Lãn Ông cho rằng khi chữa
cho ai khỏi bệnh rồi, chớ có mưu cầu quà cáp vì những người nhận của người khác
cho thường hay sinh ra nể nang, huống chi đối với những kẻ giàu sang, tính khí thất
thường, mà minh cầu cạnh hay sinh ra khinh rẻ. Còn việc tâng bốc người ta để cầu
lợi, thường hay sinh chuyện cho nên nghề thuốc là nghề thanh cao, ta càng phải giữ
20
khí tiết cho trong sạch. Đồng thời ông cũng đưa ra tám tội của người thầy thuốc mà
theo ông đó là biểu hiện suy đồi về đạo đức.
Tội lười: là chẩn đoán qua loa đại khái, ngại vất vả không chịu đế nơi
khám bệnh cho cẩn thận mà vội kê đơn, bốc thuốc cho xong.
Tội keo kiệt: Bủn xỉn, sợ bệnh nhân không có đủ tiền trả cho mình đủ
vốn mà không cho thuốc tốt, cần thiết.
Tội thâm: Là trường hợp bệnh nhân đã chết rõ ràng mà không báo thật
với gia đình mà nói lờ mờ để làm tiền.
Tội lừa dối: Là khi thấy người bệnh đã nói ngay là bệnh khó, bệnh
nặng, làm cho người bệnh sợ để lấy nhiều tiền.
Tội bất nhân: Là khi thấy bệnh khó, đáng lý nói thật rồi hết lòng cứu
chữa, nhưng sợ thất bại, không được lợi lộc gì nên từ chối cứu chữa để người
bệnh phải bó tay chịu chết.
Tội hẹp hòi: Là gặp trường hợp người bệnh ngày thường có chuyện
xích mích với mình, khi mắc bệnh phải nhờ cậy, vì nảy sinh thù oán mà
không chạy chữa bệnh hoặc chạy chữa không hết lòng.
Tội thất đức: Gặp người bệnh mồ côi, nghèo hèn, tàn tật không nơi
nương tựa từ chối chữa bệnh hoặc chữa bệnh không hết lòng.
Tội dốt: Là kiến thức còn non kém, kinh nghiệm ít, chẩn đoán bệnh lờ
mờ đã dùng thuốc, có khi dùng thuốc nhầm làm nguy hại cho người bệnh [57].
Đối với đồng nghiệp, Hải Thượng Lãn Ông luôn thể hiện đức tính của mình
trong việc kết thừa cũng như học hỏi giúp đỡ lẫn nhau. Khi gặp bạn đồng nghiệp
cần nên khiêm tốn hoà nhã, giữ gìn thái độ kính cẩn không khinh nhờn. Người hơn
tuổi mình thì kính trọng, người học giỏi thì coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì
nên nhân nhượng, người kém mình thì dìu dắt họ. Giữ được lòng đức hậu như thế sẽ
đem lại nhiều hạnh phúc cho mình.
Như vậy, có thể thấy rằng Hải Thượng Lãn Ông là một trong những danh y
nối tiếng trong lịch sử y học dân tộc ta, ông đã nêu ra những chuẩn mực sâu sách về
đạo nghề nghiệp mặc dù có những hạn chế về mặt lịch sử nhưng những giá trị
chung mà ông để lại là rất to lớn.
21
Kế thừa truyền thống y đức của ông cha, tiếp thu y đức của nhân loại, trên
cương vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và một nhà văn hoá lớn, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi và rèn luyện y đức. Người đã nhiều lần gửi
thư, trực tiếp gặp, thăm các cơ sở y tế và nói rõ quan điểm của Đảng và Chính phủ
ta về phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc.
Trong Thư gửi Hội nghị quân y tháng 8/1948, Bác viết: “Người thầy thuốc
chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần cho
những người ốm yếu. Người ta có câu Lương y kiêm từ mẫu nghĩa là người thầy
thuốc phải là người mẹ hiền” [42, tr.395].
Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc (tháng 6/1953) Người đã chỉ ra
những việc cán bộ y tế cần làm: Về chuyên môn; luôn luôn học tập, nghiên cứu để
luôn luôn tiến bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh
kháng chiến của ta hiện nay. Về chính trị; cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người
cán bộ trong chế độ dân chủ: yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua
học tập, thi đua công tác. Còn trong Thư gửi cán bộ y tế ngày 27/2/1955 một lần nữa
người nhắc nhở:
“Người bệnh phó thác tính mệnh nơi các cô, các chú, Chính phủ phó thác
cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ vẻ
vang, vì vậy, cán bộ phải thương yêu chăm sóc mgười bệnh như anh em ruột thịt
mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu” [43]
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghề thầy thuốc là một nghề đặc biệt, nó trực
tiếp quan hệ đế sức khoẻ, đến tính mệnh của con người. Người thầy thuốc phải như
mẹ hiền là một đòi hỏi khách quan trong việc thực hành y nghiệp. Thầy thuốc phải
giàu lòng nhân ái, chẳng những có nhiệm vụ chữa bệnh mà còn phải nâng cao tinh
thần của người bệnh, thương yêu người bệnh chăm sóc họ như anh em ruột thịt của
mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn. Theo Hồ Chí Minh y đức của người thầy
thuốc là lương tâm đạo đức, là tránh nhiệm bổn phận của người thầy thuốc.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã nâng nội dung y đức lên một bước: “Muốn hồng
phải chuyên sâu” tức là đòi hỏi phải thương yêu bệnh nhân và không ngừng nâng
22
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Lời dạy của Người có sức thuyết phục và sức
cảm hoá mạnh là vì Người đã nêu một tấm gương sáng về lòng thương yêu vô hạn
đối với nhân dân, với đức hi sinh cao cả, về lối sống giản dị, mẫu mực và trong sáng
Những quan điểm trên đây cho ta thấy rằng: y đức ở các thời đại khác nhau,
dù ở phương Đông hay phương Tây, nhân loại luôn luôn đề cao trách nhiệm và bổn
phận ở mỗi người thầy thuốc dù nó đã được ghi hay không được ghi trong văn bản
luật lệ thì nó vẫn có sức nặng hơn cả một công lý. Nội dung của y đức được nêu
trong lời thề của Hypprocrat hay trong các lời thề tương tự của thầy thuốc và cán bộ y
tế mới tốt nghiệp ở các nước. Các quy định của y đức thay đổi theo không gian và
thời gian, tùy theo các yếu tố tâm lý, tín ngưỡng, phong tục, tập quán sống của mỗi
cộng đồng xã hội, ràng buộc người thầy thuốc phải thực hiện trong khi hành nghề, vì
danh dự của tập thể, bản thân và quyền lợi của bệnh nhân.
Từ sự phân tích trên, bước đầu ta có thể hiểu: Đạo đức người thầy thuốc là
những quy tắc hay chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hoạt động của người thầy thuốc
có tính đặc thù nghề nghiệp trong quan hệ với người bệnh, đồng nghiệp, nghiên cứu
y khoa và với xã hội; được xã hội thừa nhận và phải được người hành nghề y tuân
thủ trong thực hành nghề nghiệp. Đó là thước đo lương tâm, trách nhiệm, bốn phận
của người thầy thuốc. Y đức của thầy thuốc thể hiện ở sự tuân thủ các quy định của
pháp luật, chẩn mực xã hội, trung thực trong chuyên môn, không man trá trong học
tập, nghiên cứu khoa học, không biến công lao động của người khác thành của
mình, dám nhận sai sót để sửa chữa; trung thực với chính mình và đồng nghiệp,
thầy thuốc không mang lòng kiêu ngạo, hách dịch, luôn tự học hỏi, tự bồi dưỡng
kiến thức và sự giúp đỡ của đồng nghiệp người thầy thuốc với bệnh nhân mang đầy
tính nhân đạo cao cả. Thầy thuốc luôn đặt lợi ích người bệnh lên trên hết, phục vụ
người bệnh vô điều kiện, thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt, với
tình thương như mẹ hiền. Người thầy thuốc luôn lấy tâm làm gốc, không phân biệt
đối xử thân, sơ, giàu, nghèo, quyền thế,...
Những yếu tố tác động nên đạo đức người thầy thuốc đến từ cả yếu tố chủ
quan và khách quan.
23
Về mặt chủ quan, đạo đức người thầy thuốc bị chi phối bởi đạo đức con
người trong mỗi cá nhân người thầy thuốc. Đạo đức cá nhân có ảnh hưởng tích cực
hay tiêu cực đến y đức là phụ thuộc vào phẩm chất đạo đức tốt hay xấu của người
thầy thuốc đó. Một người luôn chăm chỉ, cẩn thận và có trách nhiệm trong mọi việc
làm của đời sống thường nhật thì phẩm chất đạo đức tốt đẹp đó hiển nhiên cũng
được thể hiện trong thái độ hành nghề của họ. Ngược lại, một người trong cuộc
sống bình thường sống yếu kém về đạo đức, không biết yêu thương, tôn trọng người
khác thì sẽ không thể là người có y đức cao đẹp trong hành xử với bệnh nhân và
đồng nghiệp, hay một cá nhân là người luôn chạy theo đồng tiền mà bỏ qua những
giá trị khác trong cuộc sống thì cũng sẽ là người bị đồng tiền chi phối trong hành
nghề. Đạo đức người thầy thuốc cũng không nằm ngoài sự chi phối của pháp luật,
cụ thể ở đây là ý thức tuân thủ pháp luật của người thầy thuốc cũng là một nhân tố
chủ quan trọng yếu chi phối đến y đức của họ. Một người thầy thuốc không có ý
thức tuân thủ pháp luật, coi thường pháp luật thì như một kết quả, những tiêu chí
trong đạo đức nghề nghiệp của người đó sẽ không thể được hoàn thiện và tuân thủ.
Bên cạnh đó, với đặc thù của nghề y, một điểm khác biệt trong yếu tố chi phối đạo
đức nghề nghiệp của đạo đức người thầy thuốc so với các ngành nghề khác chính là
năng lực và trình độ của người thầy thuốc. Ở đây luận văn tiếp cận với góc độ y đức
bị tác động bởi sự phù hợp của năng lực, trình độ chuyên môn người thầy thuốc đối
với việc khám chữa bệnh và ý thức, thái độ không ngừng trau dồi nâng cao năng
lực, trình độ của người thầy thuốc. Thực tế, việc người thầy thuốc yếu kém về
chuyên môn nhưng vẫn hành nghề, hay tiến hành khám chữa bệnh vượt quá khả
năng của mình cũng là người yếu kém về y đức.
Về mặt khách quan, có thể nói đó chính là môi trường, môi trường làm việc
và môi trường xã hội - tổng hòa của các yếu tố từ pháp luật, cơ chế chính sách, quy
định nơi công tác đến những yếu tố con người như đồng nghiệp, bệnh nhân, gia
đình, và cả những quan niệm xã hội,… Yếu tố môi trường là đặc biệt quan trọng,
nếu môi trường tốt thì sẽ có tác động theo hướng tích cực, và ngược lại, môi trường
xấu thì tác động sẽ là theo hướng tiêu cực. Khi mà trong môi trường làm việc của
24
người thầy thuốc, vai trò của pháp luật là mờ nhạt, không có tính răn đe, ít có tác
động trong điều chỉnh hành vi con người hay khi tất cả những người xung quanh
thầy thuốc đều tiến hành những hành động vi phạm y đức ngày qua ngày, thường
xuyên, liên tục thì ít nhiều quan điểm và y đức của người thầy thuốc đó cũng sẽ bị
ảnh hưởng. Trong khi đó, ở một môi trường y học lành mạnh, tất cả thầy thuốc,
bệnh nhân đều cư xử đúng theo các chuẩn mực trong một môi trường xã hội tốt đẹp,
các giá trị đạo đức được đề cao, tuân thủ các quy định pháp luật, quy tắc chuẩn mực
chung thì mọi thành viên trong môi trường đó đều phải tự điều chỉnh để phù hợp và
tôn trọng, tuân thủ những quy tắc và giá trị chung đó.
Chuẩn mực đạo đức của người thầy thuốc được phản ánh trong sách báo, văn
bản chính trị, chuyên môn, văn hóa và giảng dạy đào tạo nhằm định hướng hành vi
của cá nhân người thầy thuốc hay của tập thể thầy thuốc trong điều kiện nhất định.
Những chuẩn mực này là phương tiện chủ yếu làm nhiệm vụ đánh giá tốt - xấu, cao
thượng - thấp hèn, công bằng - bất công, đạo đức- phi đạo đức trong các hoạt động
nghề nghiệp của họ.
1.2. Pháp luật với vai trò xây dựng đạo đức nghề nghiệp
Như đã đề cập ở trên, đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn, nguyên tắc
trong hành nghề của một nghề nhất định. Xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất
cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản.
Với vai trò của mình, pháp luật điều chỉnh và có tác động đến hầu hết các
lĩnh vực của đời sống xã hội, đạo đức nghề nghiệp cũng không phải là một ngoại lệ.
Về bản chất, việc pháp luật tác động đến việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp của
các ngành nghề trong đời sống không nằm ngoài những chức năng cơ bản của pháp
luật đó là chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ và chức năng giáo dục, Vì vậy,
vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp của các nghề
nghiệp khác nhau đều có điểm chung, đó chính là tác động vào việc định hướng
hành vi (giáo dục), điều chỉnh hành vi, và các biện pháp chế tài trừng phạt những
hành vi vi phạm (bảo vệ).
Nghề nào cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, song, có một số nghề có vị trí
quan trọng đặc biệt và mối quan hệ rộng rãi tới nhiều người trong xã hội như nghề
25
y, nghề báo, nghề luật sư, nghề cảnh sát,.. thì đạo đức nghề nghiệp được đặc biệt coi
trọng và pháp luật cũng có những tác động rõ nét hơn trong việc xây dựng lên đạo
đức nghề nghiệp của những ngành nghề này.Tuy nhiên, đối với mỗi nghề thì những
tiêu chuẩn, nguyên tắc trong đạo đức nghề nghiệp của nghề đó lại khác nhau và có
những điểm đặc trưng riêng. Vì thế, pháp luật cũng sẽ đóng những vai trò không
giống nhau đối với việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp của chúng.
Có thể kể đến việc pháp luật tác động đến việc xây dựng đạo đức nghề
nghiệp của nghề luật sư. Đạo đức nghề nghiệp của luật sư được quy định trong một
số văn bản như Luật luật sư, Điều lệ hoạt động của các đoàn luật sư, Quy tắc mẫu
về đạo đức nghề nghiệp luật sư do Bộ tư pháp ban hành và các quy tắc do Ban chủ
nhiệm của các đoàn luật sư soạn thảo [45].
Được rút ra từ các văn bản nói trên, các quy tắc về đạo đức hành nghề luật sư
ở Việt Nam bao gồm:
Về các yêu cầu chung: Luật sư phải giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp;
phải độc lập, trung thực và khách quan; phải có thái độ ứng xử đúng mực và tham
gia tích cực vào trợ giúp pháp lý miễn phí;
Về quan hệ với khách hàng: Luật sư chỉ nhận vụ việc phù hợp với khả năng
của mình; phải bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng; không chuyển vụ việc cho
luật sư khác làm thay nếu khách hàng không đồng ý; không cung cấp dịch vụ cho
khách hàng khác có xung đột lợi ích với khách hàng của mình; từ chối cung cấp
dịch vụ pháp lý nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật; phải giữ gìn bí mật thông
tin của khách hàng.
Về quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng: Luật sư không được móc nối, mua
chuộc, hối lộ cơ quan tiến hành tố tụng; không được cung cấp thông tin sai sự thật,
tạo dựng chứng cứ giả;
Về quan hệ với đồng nghiệp: Luật sư phải tôn trọng đồng nghiệp, không xúc
phạm, tìm cách hạ uy tín đồng nghiệp; không móc nối với đồng nghiệp để trục lợi
cá nhân gây thiệt hại cho quyền lợi của khách hàng.
Với những quy tắc đó, pháp luật đã định hướng và điều chỉnh các hành vi
của người luật sư theo những chuẩn mực chung theo yêu cầu đặc trưng của nghề.
26
Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định những chế tài nhằm xử lý những trường hợp
luật sư có hành vi vi phạm nhằm khắc chế chúng và những quy định về thẩm quyền
xử lý và trình tự, thủ tục cho việc xử lý những hành vi vi phạm. Có thể kể đến một
số quy định như tại Chương VIII Luật luật sư thì có 4 hình thức xử lý kỉ luật luật sư
như sau: khiển trách; cảnh cáo; tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ 6
đến 24 tháng; xóa tên khỏi danh sách Đoàn luật sư. Cũng theo luật này thì các tổ
chức đầu tiên có quyền hạn xem xét và đưa ra hình thức kỉ luật luật sư đều là các tổ
chức xã hội nghề nghiệp của luật sư chứ không có sự tham gia giải quyết của các cơ
quan nhà nước.
Như vậy, với đặc trưng của nghề luật sư là ngành nghề liên quan đến bảo vệ
quyền và lợi ích cho thân chủ và sự thực hiện pháp luật, hơn nữa lại hoạt động
trong lĩnh vực pháp luật, chính vì vậy những tác động của pháp luật trong việc xây
dựng đạo đức nghề nghiệp của nghề này lại tập trung chủ yếu vào việc hình thành
nên những quy định vi phạm về đạo đức nghề nghiệp mà người hành nghề luật sư
không được làm, ngăn chặn các hành vi vi phạm về đạo đức có thể xâm hại những
quyền lợi của những chủ thể là đối tượng hoạt động của nghề này nhằm đảm bảo sự
công khai, minh bạch và công bằng.
Ngoài ra, có thể kể đến những quy định của pháp luật trong xây dựng đạo
đức nghề báo. Những quy định này lại hướng tới tập trung xây dựng đạo đức nghề ở
một số điểm như: Trung thành với lý tưởng của đất nước, nhân dân và Đảng cộng
sản; phản ánh chân thật, khách quan; gần dân, yêu dân; có tinh thần phê bình và tự
phê bình; rèn luyện, học tập suốt đời [30]. khi nhiệm vụ của nghề này chính là
truyền thông và định hướng thông tin đến công chúng vì vậy những yếu tố liên quan
đến lý tưởng, sự trung thành hay sự chân thật được đặt lên hàng đầu và được thể chế
thành luật nhằm bảo đảm cho một nền báo chí chính thống giữ được bản chất chân
thực của thông tin và thực hiện vai trò truyền tải thông tin của mình.
Trong khi đó, với nghề y thì pháp luật trong vai trò xây dựng đạo đức của
người thầy thuốc thì lại có những điểm đặc trưng và khác biệt khá rõ so với các
nghề khác bởi vì nghề thầy thuốc là một nghề đặc biệt với sự liên hệ trực tiếp của
27
nghề này với cơ thể sinh học của con người tiền đề của sự sống, lao động và phát
triển của xã hội loài người. Hơn nữa, mỗi người chỉ có một mạng sống và bệnh tật
chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra những vụ tử vong vì vậy con người luôn coi
trọng mạng sống và sức khỏe của mình. Về đặc trưng của nghề này, có hai đặc
trưng cơ bản:
Thứ nhất, trong quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân. Y học xưa nay
nghiên cứu về cơ chế hoạt động của cơ thể người, cấu trúc cực kì phức tạp đòi hỏi
người hành nghề y phải có kiến thức nhất định về chuyên môn, bỏ nhiều công sức
đào sâu nghiên cứu, học hành nghiêm túc. Người bệnh luôn mong mỏi sự giúp đỡ
chuyên môn của thầy thuốc, tin tưởng tuyệt đối và hầu như không có khả năng phản
biện với những lời khuyên hay chỉ định của bác sĩ.
Thứ hai, trong mối quan hệ với chính mình mỗi thầy thuốc cần hiểu rằng
không có một nghề nào mà một lỗi lầm hay thiếu sót dù nhỏ nhất lại gây ra tai họa
lớn tới sức khỏe va tính mạng con người như nghề y. Hơn bất cứ ngành nghề nào
khác, nghề y không chấp nhận sự cẩu thả, sự bằng quan và chủ nghĩa hình thức.
Những lỗi lầm trong nghề y là không thể tha thứ vì mỗi người bệnh chỉ có một
mạng sống, họ không kịp tha thứ cho hoạt động của người thầy thuốc, hơn nữa, hậu
quả của những sai sót ấy diễn ra ngay trước mắt, buộc thầy thuốc phải chịu trách
nhiệm. Không chỉ là trách nhiệm chuyên môn, có khi thầy thuốc phải chịu những
nỗi ám ảnh khó có thể vượt qua, có khi phải bỏ nghề. Người theo, sống được và
thành công với nghề y nhất định phải có lòng yêu nghề có sự rèn luyện các đức tính
như sự cẩn trọng, khéo léo, tư duy sáng tạo hơn những người làm nghề khác [39].
Bởi những lí do đó, những quy chuẩn đạo đức mà nghề y đòi hỏi ở một
người thầy thuốc là rất đặc biệt khác so với những quy chuẩn của đạo đức nghề
nghiệp của ngành nghề khác, và cũng chính ở nghề này mà vai trò của pháp luật
trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Qua đó thể thấy, những chuẩn mực đạo đức được pháp luật đưa vào hệ
thống pháp luật thì đều được dựa trên những yêu cầu đặc trưng về đạo đức đối
với người làm nghề, giúp khẳng định lại những tiêu chuẩn ứng xử, hành vi phù
28
hợp, đúng đắn và được thừa nhận để một người có thể đảm nhận một nghề
nghiệp. Đồng thời cũng xây dựng nên những rào cản, ranh giới rõ ràng đối với
những hành vi không được làm và không thể làm khi thực hiện một nghề nghiệp
khi mà đạo đức không thành văn đôi khi không đủ sức để ngăn cản hay làm do
dự người làm nghề vượt quá ranh giới đó.
1.3. Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc
Từ góc độ lịch sử, một số quy định về y đức trong pháp luật quốc tế và ở một
số quốc gia khác trên thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử y
học, những khái niệm và quy định về đạo đức y học được điều chỉnh và dần được
hoàn thiện. Các tổ chức y tế của quốc tế và mỗi quốc gia lần lượt phê chuẩn và công
bố các quy định về đạo đức trong thực hành y học và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Đơn cử một ví dụ cho luận điểm này có thể lấy trường hợp hình thành văn
kiện quốc tế đầu tiên quy định về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là điều lệ
Nuremberg. Điều lệ này được ban hành năm 1947, sau vụ xét xử các bác sỹ Đức
quốc xã. Điều lệ này đưa ra 10 nguyên tắc cho các nghiên cứu được tiến hành thử
nghiệm trên con người. Từ điều lệ này đến tuyên ngôn Helsinki 1964, rồi đến các
hướng dẫn của WHO năm 1982, năm 2002, các quy định và hướng dẫn thực hiện
đạo đức trong nghiên cứu được điều chỉnh và hoàn thiện dần. Những văn bản này
nêu rõ các nguyên tắc cụ thể khi tiến hành một nghiên cứu thử nghiệm trên con
người, những việc cần làm trước, trong và sau các thử nghiệm nhằm đảm bảo lợi
ích cho các đối tượng nghiên cứu.
Một ví dụ nữa có thể kể đến, đó là trường hợp của các văn bản quy định về
đạo đức trong thực hành lâm sàng. Văn kiện đầu tiên công bố các quy định cho
người hành nghề y là tuyên ngôn Geneva được ban hành tại cuộc họp thứ hai của
Hội Y học thế giới tại Thụy Sĩ năm 1948, được bổ sung lần cuối tại cuộc họp hội
đồng của Hội Y học thế giới ở Thụy Điển năm 2005 và công bố năm 2006. Quyền
con người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc chấp nhận và tuyên bố vào tháng
10/1948 đề cập đến: Mọi người đều có quyền có cuộc sống phù hợp với sức khỏe,
hạnh phúc của bản thân, gia đình; bao gồm: ăn, mặc, nhà ở và các dịch vụ y tế và
29
dịch vụ xã hội và có quyền được bảo vệ trong trường hợp thất nghiệp, ốm đau, tàn
tật, tuổi già... Năm 1998, Hội đồng y đa khoa đưa ra các hướng dẫn về tìm kiếm sự
đồng ý của bệnh nhân. Sự đồng ý của bệnh nhân giúp việc điều trị có hiệu quả hơn
vì có sự hợp tác tích cực của bệnh nhân. Bản hướng dẫn cũng nêu rõ những trường
hợp nào cần tìm kiếm sự đồng ý của người bảo trợ cũng như có một số trường hợp
đặc biệt thì không cần có sự đồng ý của bệnh nhân. Năm 2000, Hội đồng y đa khoa
đưa ra các hướng dẫn về bảo mật và cung cấp thông tin: Bệnh nhân có quyền được
biết thông tin về các dịch vụ chăm sóc y tế dành cho họ; có quyền được biết thông
tin về tình trạng bệnh tật đang làm họ đau đớn. Năm 2005, Hội Y học thế giới công
bố quyền của bệnh nhân: Bệnh nhân có quyền tự quyết định, tự đưa ra quyết định
của bản thân, được nhận thông tin về bản thân họ và được thông tin về sức khỏe
của họ, bao gồm cả những thông tin y học chính xác về tình trạng bệnh [33].
Qua đó có thể thấy được, đạo đức con người được hình thành từ lâu đời,
những quy chuẩn, quy tắc của nó được thừa nhận rộng rãi tuy nhiên lại không có
tính bắt buộc thực hiện và một cách dễ dàng nó bị vi phạm. Cũng bởi vì sự ra đời và
bắt đầu của những sự vi phạm nghiêm trọng về đạo đức trong quá trình thực hiện
một nghề nghiệp, hay cụ thể ở đây là thực hành nghề y của người thầy thuốc đã làm
phát sinh những sự việc nghiêm trọng, làm nảy sinh những vấn đề buộc xã hội phải
điều chỉnh, ngăn chặn. Vì vậy, xã hội đã mang những quy định về đạo đức ấy, thể
chế thành những quy định trong luật pháp nhằm bảo vệ những lợi ích của con người
và xã hội như một quy định bắt buộc của pháp luật để bảo đảm những tiêu chuẩn
đạo đức đó được thực hiện và bảo đảm thực hiện.
Đó cũng chính là con đường để pháp luật hình thành nên những quy chuẩn
đạo đức nghề nghiệp và thể hiện những vai trò cụ thể của mình trong xây dựng đạo
đức người thầy thuốc.
Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản đề cập đến đạo
đức của người cán bộ y tế như: Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân 2003; Luật
Hoạt động chữ thập đỏ 2008; Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và
hiến, lấy xác 2006; Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn
30
dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006; Luật bảo hiểm y tế 2008. Năm 2009,
Quốc hội cũng đã thông qua Luật khám chữa bệnh quy định về nguyên tắc trong
hành nghề khám, chữa bệnh,..
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp nói chung đã được quy định tại Luật Phòng
chống tham nhũng như sau:
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc
thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong
việc hành nghề; Tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với hội
viên của mình theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc trong hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 3, Luật Khám, chữa bệnh
như sau: Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với
người bệnh; Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu,
trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên,
người có công với cách mạng, phụ nữ có thai; Bảo đảm đạo đức nghề
nghiệp của người hành nghề [50, Điều 42];
Cụ thể hơn, vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc
được thể hiện trên những phương diện sau:
1.3.1. Pháp luật tạo lập nên các quy tắc hành vi của thầy thuốc
Pháp luật tạo nên các quy tắc hành vi là việc bằng những quy định của mình
pháp luật tạo ra những quy chuẩn, chuẩn mực hành vi cho một chế định hay quan hệ
nhất định nhằm định hướng cho xã hội những hành vi nào là hành vi được cho phép,
nên thực hiện và được hướng dẫn thực hiện và hành vi nào là hành vi nên tránh, không
được làm hay bị cấm. Pháp luật thừa nhận, ghi nhận, chỉ rõ những hành vi đó một cách
cụ thể, rõ ràng, công khai và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
Các hành vi được ủng hộ, cho phép và hướng dẫn thực hiện trong các văn
bản pháp luật thường là những hành vi thể hiện được tính quy chuẩn chung, mẫu
mực, hướng tới các chuẩn mực của xã hội. Việc pháp luật quy định những hành vi
này một cách trực tiếp và cụ thể là nhằm mục đích định hướng rõ ràng cho các chủ
31
thể về những mẫu hành vi nên làm và phải làm thông qua việc quy định quyền và
nghĩa vụ cho các chủ thể trong các quan hệ xã hội trong các văn bản pháp luật.
Đồng thời, việc quy định một hành vi là được làm hay không được làm bên
cạnh việc được quy định rõ ràng trong luật thì còn có thể được ngầm định còn tùy
thuộc vào quy tắc và cách giải thích pháp luật của mỗi hệ thống pháp luật. Ở trường
hợp của Việt Nam thì cá nhân, tổ chức, ngoài có các quyền và nghĩa vụ như được
quy định trong luật thì còn có quyền làm mọi việc mà pháp luật không cấm.
Ngoài ra, pháp luật cũng thực hiện vai trò tạo lập quy tắc hành vi của mình
bằng cách đưa ra các quy định nghiêm cấm, ngăn chặn những hành vi có thể xâm
phạm đến lợi ích chung của xã hội, chủ thể khác bằng những quy định cấm và chế
tài cho hành vi vi phạm.
Lập nên quy tắc hành vi, định hướng hành vi chính là một vai trò đầu tiên và
quan trọng, làm tiền đề cho việc xây dựng và bảo vệ một chế định. Đối với vấn đề y
đức cũng vậy, pháp luật với rất nhiều quy định trong việc tạo lập nên những quy tắc
hành vi của người thầy thuốc được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật.
Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 tại chương II và chương III của luật
này đã đưa ra những quy định về quyền, nghĩa vụ của người bệnh và người hành
nghề khám chữa bệnh. Có thể lấy ví dụ quy định tại Điều 32 luật này quy đinh về
Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề đó là: Được từ chối
khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của
pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.
Tại Điều 40 của luật này cũng quy định cho người hành nghề khám chữa bệnh
có nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp “Người hành nghề có nghĩa vụ thực hiện
đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế”. Như vậy thực hiện đạo
đức nghề nghiệp đã được quy định trở thành một nghĩa vụ ghi nhận trong luật và bắt
buộc người hành nghề này phải tuân theo và Bộ Y tế đã ban hành công văn số
7131/BYT-KCB ngày 20/10/2010 về việc thực hiện điều luật này nhằm yêu cầu Giám
đốc các Sở Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành, Giám đốc các Bệnh viện và Viện có
giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế triển khai thực hiện nghiêm túc đạo đức nghề nghiệp.
32
Sau khi ban hành Quyết định số 29/QĐ-BYT ngày 18/8/2008 ban hành Quy
tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế ngày 06 tháng 11
nǎm 1996 cơ quan này đã ban hành quyết định số: 20881BYT-QĐ của Bộ trưởng
Bộ Y tế kèm với 12 điều y đức (Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế)
văn bản được ra đời như một văn bản chính thức công nhận đạo đức nghề nghiệp
của nghề y và mang tính pháp lý, ràng buộc các chủ thể là người làm công tác y tế.
Theo đó, những nội dung y đức được thừa nhận như sau:
(1) Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện
đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có
lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm
chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học
để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự
nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
(2) Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.
Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn
đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp
nhận của người bệnh.
(3)Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng
những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín
đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã
hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn,
lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh
toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
(4) Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận
tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải
thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị;
phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động
viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong
trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm
sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT

More Related Content

What's hot

GIÁM SÁT NGHIÊN CỨU VÀ BIẾN SỐ BẤT LỢI
GIÁM SÁT NGHIÊN CỨU VÀ BIẾN SỐ BẤT LỢIGIÁM SÁT NGHIÊN CỨU VÀ BIẾN SỐ BẤT LỢI
GIÁM SÁT NGHIÊN CỨU VÀ BIẾN SỐ BẤT LỢI
SoM
 
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễuKhái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
SoM
 

What's hot (20)

Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAYĐề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
 
Hướng dẫn tổng quan về Zotero 4.0
Hướng dẫn tổng quan về Zotero 4.0Hướng dẫn tổng quan về Zotero 4.0
Hướng dẫn tổng quan về Zotero 4.0
 
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đLuận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
 
Nguyen ly cua thu nghiem lam sang
Nguyen ly cua thu nghiem lam sangNguyen ly cua thu nghiem lam sang
Nguyen ly cua thu nghiem lam sang
 
Chăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết ápChăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết áp
 
GIÁM SÁT NGHIÊN CỨU VÀ BIẾN SỐ BẤT LỢI
GIÁM SÁT NGHIÊN CỨU VÀ BIẾN SỐ BẤT LỢIGIÁM SÁT NGHIÊN CỨU VÀ BIẾN SỐ BẤT LỢI
GIÁM SÁT NGHIÊN CỨU VÀ BIẾN SỐ BẤT LỢI
 
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễuKhái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
 
Sai sót trong sử dụng thuốc_TS.BS. Lý Quốc Trung
Sai sót trong sử dụng thuốc_TS.BS. Lý Quốc TrungSai sót trong sử dụng thuốc_TS.BS. Lý Quốc Trung
Sai sót trong sử dụng thuốc_TS.BS. Lý Quốc Trung
 
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
 
Ca lâm sàng hen phế quản
Ca lâm sàng hen phế quảnCa lâm sàng hen phế quản
Ca lâm sàng hen phế quản
 
Phân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấpPhân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấp
 
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y TếTài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
 
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
 
Ly thuyet ve hanh vi con nguoi
Ly thuyet ve hanh vi con nguoiLy thuyet ve hanh vi con nguoi
Ly thuyet ve hanh vi con nguoi
 
Nhóm kháng sinh carbapenem
Nhóm kháng sinh carbapenemNhóm kháng sinh carbapenem
Nhóm kháng sinh carbapenem
 
Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràngViêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng
 
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoaĐề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
 
Đề tài: Tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc BHYT
Đề tài: Tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc BHYTĐề tài: Tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc BHYT
Đề tài: Tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc BHYT
 
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
 

Similar to Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT

Similar to Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT (20)

Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo pháp luật quốc tế, Việt Nam
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo pháp luật quốc tế, Việt NamQuyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo pháp luật quốc tế, Việt Nam
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo pháp luật quốc tế, Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOTĐề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà Nam
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà NamLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà Nam
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà Nam
 
Từ biện pháp xử lý hành chính đến đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Từ biện pháp xử lý hành chính đến đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộcTừ biện pháp xử lý hành chính đến đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Từ biện pháp xử lý hành chính đến đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
 
Tiểu luận pháp luật đại cương Nguồn gốc bản chất vai trò của pháp luật
Tiểu luận pháp luật đại cương Nguồn gốc bản chất vai trò của pháp luậtTiểu luận pháp luật đại cương Nguồn gốc bản chất vai trò của pháp luật
Tiểu luận pháp luật đại cương Nguồn gốc bản chất vai trò của pháp luật
 
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa YLuận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
 
Luận văn: Văn hóa pháp luật của Luật sư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Văn hóa pháp luật của Luật sư ở Việt Nam, HAYLuận văn: Văn hóa pháp luật của Luật sư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Văn hóa pháp luật của Luật sư ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại bệnh viện ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại bệnh viện ở Hà Nội, HAYĐề tài: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại bệnh viện ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại bệnh viện ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công
Luận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện côngLuận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công
Luận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công
 
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOTĐề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
 
Kết hợp giáo dục pháp luật, đạo đức cho người chưa thành niên
Kết hợp giáo dục pháp luật, đạo đức cho người chưa thành niênKết hợp giáo dục pháp luật, đạo đức cho người chưa thành niên
Kết hợp giáo dục pháp luật, đạo đức cho người chưa thành niên
 
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOTLuận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
 
Luận văn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quyền an tử, HOT
Luận văn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quyền an tử, HOTLuận văn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quyền an tử, HOT
Luận văn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quyền an tử, HOT
 
Luận án: Pháp luật về viên chức trong trường ĐH ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về viên chức trong trường ĐH ở Việt Nam, HAYLuận án: Pháp luật về viên chức trong trường ĐH ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về viên chức trong trường ĐH ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học
Luận văn: Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại họcLuận văn: Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học
Luận văn: Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học
 
Luận văn: Pháp luật về viên chức trong trường đại học, HAY
Luận văn: Pháp luật về viên chức trong trường đại học, HAYLuận văn: Pháp luật về viên chức trong trường đại học, HAY
Luận văn: Pháp luật về viên chức trong trường đại học, HAY
 
Luận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt Nam
Luận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt NamLuận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt Nam
Luận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt Nam
 
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOTPháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAYLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đ
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đ
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ PHẤN VAI TRß CñA PH¸P LUËT §èI víi VIÖC X¢Y DùNG §¹O §øC THÇY THUèC, THùC TR¹NG Vµ GI¶I PH¸P LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ PHẤN VAI TRß CñA PH¸P LUËT §èI víi VIÖC X¢Y DùNG §¹O §øC THÇY THUèC, THùC TR¹NG Vµ GI¶I PH¸P Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ DUYÊN THẢO HÀ NỘI - 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Thị Phấn
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THẦY THUỐC ....................................5 1.1. Khái quát về pháp luật và đạo đức, đạo đức thầy thuốc........................5 1.1.1. Pháp luật và đạo đức ..................................................................................5 1.1.2. Đạo đức người thầy thuốc ........................................................................15 1.2. Pháp luật với vai trò xây dựng đạo đức nghề nghiệp...........................24 1.3. Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc.........28 1.3.1. Pháp luật tạo lập nên các quy tắc hành vi của thầy thuốc..........................30 1.3.2. Pháp luật là cơ sở để các đơn vị y tế, các cơ quan chủ quản đánh giá về đạo đức thầy thuốc ..............................................................................35 1.3.3. Pháp luật là công cụ để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đạo đức thầy thuốc..........................................................................................37 1.3.4. Pháp luật góp phần định hướng dư luận xã hội, xây dựng ý thức pháp luật về đạo đức thầy thuốc trong đời sống pháp lý....................................39 Tiểu kết chương 1................................................................................................42 Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THẦY THUỐC.............................................44 2.1. Tác động tích cực của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc....44 2.1.1. Pháp luật đã quan tâm đến xây dựng hành lang pháp lý cho việc tạo lập nên các quy tắc hành vi của thầy thuốc...............................................44 2.1.2. Pháp luật đã bước đầu hình thành được cơ sở để các đơn vị y tế, các cơ quan chủ quản đánh giá về đạo đức thầy thuốc...................................49
  • 5. 2.1.3 Pháp luật đã là một trong những công cụ hữu hiệu để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đạo đức thầy thuốc..............................................52 2.1.4. Pháp luật và việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đã góp phần định hướng dư luận xã hội, xây dựng ý thức pháp luật về đạo đức thầy thuốc trong đời sống pháp lý....................................................................56 2.2. Tác động tiêu cực và những hạn chế của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc.................................................................59 2.2.1. Những quy định của pháp luật còn nhiều thiếu sót, hạn chế, quy định rải rác và nhiều chưa thực sự hợp lý đã có tác động tiêu cực đến việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc..........................................................59 2.2.2 Những quy định về xử lí, xử phạt còn chưa đủ mạnh, chưa thực sự có tác động răn đe, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật, vi phạm quy chuẩn y đức....64 2.2.3. Cơ chế xác định thẩm quyền, xử lý vi phạm, quy trách nhiệm còn hạn chế, bộc lộ nhiều yếu kém. Thiếu hụt cơ chế cam kết trách nhiệm giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân khám chữa bệnh với người bệnh......................66 2.2.4 Những quy định về nghiên cứu y khoa trong pháp luật Việt Nam còn nhiều hạn chế ảnh hưởng tới việc đánh giá y đức và hình thành nên quy chuẩn y đức.....71 2.2.5 Cơ chế điều tra, kiểm tra, giám sát chưa phát huy được hiệu quả, việc thực hiện kiểm tra giám sát của cơ quan hữu quan còn yếu kém...............73 2.2.6. Tác động một phía của truyền thông, pháp luật, của dư luận xã hội có ảnh hưởng lớn đến đạo đức người thầy thuốc...........................................74 2.3. Nguyên nhân của những tác động tích cực và tác động tiêu cực trên .......75 2.3.1. Nguyên nhân của những tác động tích cực ...............................................75 2.3.2. Nguyên nhân dẫn tới những tác động tiêu cực, hạn chế của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc và nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của đạo đức thầy thuốc hiện nay...................................77 2.4. Một số vấn đề đang đặt ra về vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc ở Việt Nam.............................................84 Tiểu kết chương 2................................................................................................87
  • 6. Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THẦY THUỐC.... 89 3.1. Yêu cầu nâng cao vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc.......................................................................................89 3.2. Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức thầy thuốc.......................................................93 3.2.1. Những giải pháp nhằm xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh...............................................................................................94 3.2.2 Một số giải pháp nhằm xây dựng môi trường, điều kiện thuận lợi cho người thầy thuốc cống hiến và ngăn chặn những nguyên nhân dẫn đến vi phạm đạo đức.......................................................................................98 3.2.3. Ban hành những quy định pháp luật hướng đến xây dựng đạo đức thầy thuốc mang tính nền tảng, bền vững ...............................................104 Tiểu kết chương 3..............................................................................................108 KẾT LUẬN........................................................................................................109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................111
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Một số hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp được phản ánh 51
  • 8. 1 MỞ ĐẦU Trong đời sống nhân loại, sức khỏe con người chưa bao giờ là một vấn đề bị xem nhẹ vì thế nghề y luôn là một nghề cao quý được nể trọng trong suốt chiều dài lịch sử, là nghề hội tụ hài hòa của những giá trị y lý, y thuật, y đức. Và người thầy thuốc, với tài năng thôi chưa đủ, đức độ là điều mà cả xã hội mong muốn và đòi hỏi từ họ, đặc biệt là trong xã hội phức tạp và hiện đại ngày nay. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe gia tăng chính là cơ hội lớn để phát triển ngành y tế, để ngành này trở thành một trong những ngành quan trọng và phát triển hàng đầu, mang lại sự tin tưởng cho người dân. Trong khi đó, thực tế là cũng chưa khi nào mà người dân lại lo ngại khi phải đến bệnh viện, các cơ sở y tế như hiện nay. Bởi lẽ, trong hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ thầy thuốc đã xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, làm mờ nhạt bản chất nhân đạo tốt đẹp của y đức truyền thống, gây mất lòng tin trong cộng đồng. Điều này còn khiến cho nhiều người hoang mang tự hỏi về nguyên nhân sự xuống cấp của đạo đức người thầy thuốc và pháp luật đã và đang làm gì để điều chỉnh vấn đề này? Y đức là một vấn đề của đạo đức, đạo đức con người và đạo đức nghề nghiệp, trong khi đó pháp luật lại mang tính quy phạm, là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước. Tuy nhiên mối quan hệ giữa hai khái niệm tưởng như không liên quan này thực tế lại rất chặt chẽ, và pháp luật - có thể nói là đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng đạo đức của người thầy thuốc. 1. Tính cấp thiết của đề tài Tháng 10 năm 2013, cả nước xôn xao về một vụ việc xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường (Hà Nội) khi bác sĩ đứng đầu trung tâm thẩm mỹ này đã vi phạm nghiêm trọng các quy định y tế trong thực hiện nghề nghiệp khiến cho bệnh nhân tử vong, sau đó bác sĩ này đã mang vứt xác phi tang tại sông Hồng. Đồng thời, những vụ việc liên quan đến hàng loạt trẻ sơ sinh chết sau khi tiêm vắc-xin, các trường hợp sản phụ bị tử vong do sự bất cẩn, tắc trách của đội ngũ y bác sĩ thu hút sự chú ý đặc biệt của xã hội, hay trên mạng Internet lan truyền với tốc độ chóng mặt những đoạn clip ngắn quay lại cảnh bác sĩ quát mắng, sách nhiễu người nhà bệnh nhân.Tất cả
  • 9. 2 những sự việc đó làm sôi sục lên trong cả xã hội một mối quan ngại sâu sắc về đạo đức của những một bộ phận không nhỏ thầy thuốc trong xã hội hiện nay, những người được đào tạo nhiều năm trong các trường đại học hàng đầu của cả nước và thuộc lòng lời dạy của Bác Hồ "lương y phải như từ mẫu". Đi tìm câu trả lời cho mối quan tâm mang tên y đức, người ta nghĩ ngay đến việc tìm đến pháp luật như một nguyên nhân lí giải cho những thực trạng trước mắt và cũng như một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề nan giải này của xã hội. Pháp luật Việt Nam hiện hành, với một số những quy định liên quan đến việc xây dựng đạo đức của người thầy thuốc đã phần nào định hướng, điều chỉnh và khắc chế được những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên những hạn chế trong quy định, hệ thống hóa và điều chỉnh vấn đề này còn khá rõ rệt, cần thiết phải có những quy định rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ hơn trong việc xây dựng đạo đức thầy thuốc. Để mang tới một cái nhìn cụ thể và hoàn chỉnh hơn về vấn đề này với hy vọng đóng góp vào việc nâng cao vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc, tôi sau đây sẽ đi vào nghiên cứu đề tài: Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp. 2. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật, đạo đức, đạo đức thầy thuốc, mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức. - Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc 3. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm trở lại đây, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đạo đức người thầy thuốc như cuốn “Đạo đức và y đức Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Hiền, NXB y học, xuất bản năm 1992 đã góp phần làm rõ mối quan hệ giữa đạo đức với đạo đức nghề y, đưa ra yêu cầu chủ yếu về đạo đức và những phương pháp căn bản để rèn luyện đạo đức cho người thầy thuốc. Cuốn “đạo đức y học” của giáo sư Hoàng Đinh Cầu, trường đại học Y Hà Nội xuất bản năm 1991, nêu lên một số nhiệm vụ cụ thể của người thầy thuốc trong quan hệ với người bệnh. Năm 2008, giáo sư Phạm Thị Minh Đức đã công bố đề tài: Nghiên cứu, khảo sát
  • 10. 3 việc thực hành y đức tại một số bệnh viện và mới đây, năm 2011, tiến sĩ Lê Thị Lý cũng đã chọn đạo đức người thầy thuốc làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình với tiêu đề “nâng cao đạo đức người thầy thuốc trong điều kiện hiện nay ở nước ta” Tuy nhiên, nghiên cứu về đạo đức người thầy thuốc dưới góc độ pháp luật thì lại có rất ít bài viết viết về chủ đề này, hiếm hoi có thể kể đến bài viết của tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 155, 2005 với tựa đề Pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực y học ở Việt Nam; bài Luận đàm về y đức và pháp luật của Nguyễn Minh Tuấn trên một trang mạng cá nhân và một bài báo đăng trên báo Người Lao Động số tháng 3 năm 2014 của tác giả Ngọc Dung về ý kiến Luật hóa y đức. Như vậy, thực tế là chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức thầy thuốc một cách công phu, đầy đủ, tâm huyết và toàn diện. 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là mang tới một cái nhìn tổng quan về mặt lý luận và pháp lí về vai trò của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức của người thầy thuốc. Đồng thời chỉ ra những điểm đáng ghi nhận và những điểm còn thiếu sót, tồn tại trong thực trạng vấn đề y đức hiện nay và những ảnh hưởng của pháp luật trong vấn đề này. Từ đó đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao đạo đức người thầy thuốc và hoàn thiện pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc. Mục đích trên được cụ thể trong việc khái quát những nhiệm vụ chính của luận văn là: Thứ nhất, làm sáng tỏ về mặt lý luận mối quan hệ và vai trò của pháp luật đối với đạo đức của người thầy thuốc. Thứ hai, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan để làm sáng tỏ vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng nên đạo đức của người thầy thuốc. Thứ ba, thông qua việc nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành và việc áp dụng pháp luật trong thực tế để đưa ra các đánh giá về thực trạng vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc.
  • 11. 4 Thứ tư, đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc. 5. Phương pháp nghiên cứu Cũng như nhiều khoa học pháp lý khác, trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng ngành y tế phát triển toàn diện làm cơ sở phương pháp luận cho việc tìm hiểu nghiên cứu đánh giá vấn đề theo một quan điểm đúng đắn, biện chứng và khoa học. Trong từng nội dung cụ thể, luận văn sử dụng các phương pháp khác nhau một cách có hệ thống và nhất quán nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu như sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát,.... Luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh các quy định trong pháp luật của một số quốc gia điển hình, thu thập kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong việc quy định và áp dụng các vấn đề liên quan đến xây dựng đạo đức người thầy thuốc. Từ đó, rút ra những ưu và nhược điểm, xem xét tính phù hợp với điều kiện của Việt Nam để hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc và cuối cùng là hướng tới nâng cao đạo đức người thầy thuốc. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn về đề tài Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc Chương 2: Thực trạng vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc.
  • 12. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THẦY THUỐC 1.1. Khái quát về pháp luật và đạo đức, đạo đức thầy thuốc 1.1.1. Pháp luật và đạo đức 1.1.1.1. Pháp luật Để tổ chức và quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội, có nhiều công cụ, phương tiện được sử dụng, trong đó pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Là một hiện tượng xã hội phức tạp, cho nên ngay từ khi mới ra đời cũng như trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, pháp luật luôn là đối tượng được quan tâm, nghiên cứu và trở thành vấn đề gây tranh cãi với nhiều quan điểm trái chiều, không thống nhất giữa các trường phái và thay đổi theo từng giai đoạn. Ở xã hội cộng sản nguyên thủy, không có pháp luật nhưng lại tồn tại những quy tắc ứng xử chung thống nhất, đó là những tập quán và các tín điều tôn giáo. Khi chế độ tư hữu xuất hiện, trong điều kiện xã hội có phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Nhà nước ra đời, để duy trì trật tự thì nhà nước cần có pháp luật như một công cụ để điều chỉnh hành vi con người nhằm duy trì trật tự xã hội. Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, không tách rời nhà nước và đều là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Quan điểm của Mác –Lênin trước đây được nhắc đến như là một quan điểm nhận được nhiều sự đồng tình về hiện diện khách quan của pháp luật trong đời sống xã hội có giai cấp. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể. Luật không chỉ đơn giản là sự hiện hữu bằng hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác nữa: các nguyên tắc pháp luật, khung pháp luật, chính sách pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và các học thuyết pháp lý. Tiếp theo, pháp luật là một hiện tượng xã hội vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội. Tính giai cấp của pháp luật biểu hiện thông qua nhà nước, tư tưởng của giai cấp thống trị được thể chế hóa thành luật
  • 13. 6 pháp. Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Do đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp. Bên cạnh tính giai cấp, pháp luật còn mang tính xã hội. Pháp luật do nhà nước đại diện chính thức cho toàn xã hội - ban hành. Vì vậy, một mặt, pháp luật thể hiện ý chí và lợi ích của các giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội; mặt khác, với tính cách là những quy tắc xử sự chính trong xã hội, pháp luật và thực trạng của hệ thống pháp luật còn là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, bảo lưu, thừa kế những giá trị tốt đẹp của văn hóa và văn minh truyền thống. Tuy nhiên, theo quan niệm về pháp luật hiện đại thì những quan điểm trên đã bộc lộ nhiều hạn chế. Nhìn vào pháp luật, về bản chất nguyên gốc là mối tương quan giữa con người với con người, giữa con người với tập thể, lâu dần trở thành quy tắc xử sự, mỗi người phải tuân thủ khi giao tiếp với nhau cũng như giao tiếp với xã hội, sau này trở thành một định chế, trở thành khoa học được mọi người tuân theo, được bảo đảm thực hiện và có chế tài khi có sự vi phạm. Vì vậy, pháp luật, hiện nay được hiểu là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con người, là đại lượng của công bằng, công lý, nó chứa đựng và thể hiện các giá trị của đạo đức và hơn nữa, pháp luật là đại lượng chứa đựng, bảo vệ và thể hiện các giá trị quyền con người, dân chủ. Cụ thể: Thứ nhất, pháp luật được yêu cầu phải là đại lượng của công bằng, công lý. Có thể nói, đây là một quan niệm không phổ biến trước đây bởi không phải hệ thống pháp luật nào cũng được xây dựng nhằm hướng tới sự công bằng, công lý cho xã hội mà nó tập trung vào phục vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị, là công cụ để giai cấp cầm quyền quản lý xã hội. Chính vì vậy, những mâu thuẫn giai cấp, những xung đột về lợi ích và sự bất công bằng luôn hiện hữu khi mà pháp luật không phải là công cụ bảo vệ quyền lợi cho mọi giai tầng. Thay thế quan niệm nhiều hạn chế đó, quan niệm về pháp luật hiện đại hướng tới đại chúng, đến sự công bằng và công lý. Công lý thì không có giai cấp và công bằng không quan tâm đến giai tầng, pháp luật nên là và phải là cán cân công lý để đảm bảo công bằng xã hội. Đó là điều mà một hệ thống pháp luật cần hướng tới và đạt được. Thứ hai, pháp luật phải thể hiện và chứa đựng các giá trị đạo đức. Đạo đức là
  • 14. 7 một hình thái ý thức xã hội ra đời từ rất lâu trước khi con người có ý niệm về pháp luật. Và trong tiến trình phát triển của mình, đạo đức chưa bao giờ bị thay thế hay triệt tiêu bởi một hình thái ý thức xã hội nào khác bởi tầm quan trọng và những giá trị mà nó mang lại. Vì thế mà bất kì một hệ thống pháp luật nào, bao giờ cũng ra đời, tồn tại và phát triển trên nền tảng đạo đức nhất định. Đạo đức là môi trường cho tồn tại và phát triển của pháp luật, là một trong những chất liệu làm nên các quy định trong hệ thống pháp luật, những quan điểm, quan niệm, chuẩn mực đạo đức đóng vai trò là tiền đề tư tưởng, chỉ đạo việc xây dựng pháp luật. Và một hệ thống pháp luật muốn tồn tại và được chấp nhận thì điều tiên quyết là nó không trái với đạo đức và hơn nữa, pháp luật trong quan niệm hiện đại phải là những quy định bao chứa những quy tắc, chuẩn mực và thể hiện những giá trị của đạo đức Thứ ba, pháp luật phải là đại lượng chứa đựng, bảo vệ và thể hiện các giá trị quyền con người, quyền dân chủ. Nếu không có sự thừa nhận của xã hội thông qua pháp luật thì quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành quyền thực sự. Các quyền đó được pháp luật hóa và mang tính bắt buộc, được xã hội thừa nhận, bảo vệ. Pháp luật là công cụ sắc bén trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người và là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ở đây pháp luật được xem xét không chỉ với tư cách là công cụ, phương tiện của Nhà nước mà còn là công cụ, vũ khí của mọi người trong xã hội để thực hiện, bảo vệ quyền con người. Trong một xã hội không còn đối kháng giai cấp thì Nhà nước là người đại điện cho mọi tầng lớp, gia cấp. Cho nên, hoạt động của Nhà nước và hệ thống pháp luật tự thân đã bao hàm trong đó ý nghĩa các giá trị chân chính là đại lượng của công bằng, công lí và hướng tới bảo vệ các quyền lợi chính đáng của con người. Việc thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo trên thực tế các quyền thiêng liêng của con người, sự tôn trọng các giá trị xã hội và các giá trị đạo đức. Với tư cách là phương tiện có vai trò quan trọng nhất để tổ chức và quản lý đời sống xã hội, pháp luật có ba chức năng cơ bản sau: Một là, chức năng điều chỉnh: đây là chức năng bảo đảm điều chỉnh các quan
  • 15. 8 hệ xã hội theo những quy phạm pháp luật. Hai là, chức năng bảo vệ: pháp luật đảm bảo cho các quan hệ xã hội đã được xác lập không bị xâm hại bất luận từ hướng nào bằng các chế tài pháp luật. Ba là, chức năng giáo dục: pháp luật được thể hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, hình thành ở con người những tư tưởng tình cảm tốt đẹp. Pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa đề cao chức năng này. 1.1.1.2. Đạo đức Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử xã hội, phản ánh tồn tại xã hội về lĩnh vực đạo đức. Danh từ đạo đức bất nguồn từ tiếng Latinh là mos (mois) - lề thói (morialis nghĩa là có liên quan đến lề thói đạo nghĩa). Còn luân lý được xem như đồng nghĩa với đạo đức có gốc từ tiếng Hi Lạp là ethicos - lề thói, tập tục. Khi nói đến đạo đức, tức là nói đến lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong sự giao tiếp hàng ngày. Ở phương Đông, đạo đức là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học Trung Hoa cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, đường, về sau khái niệm đạo đức được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội. Khái niệm đạo đức lần đầu tiên xuất hiện trong Kim văn đời nhà Chu và từ đó trở đi được người Trung Quốc sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Hoa cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo. Ở phương Tây, từ lâu vấn đề đạo đức đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tư tưởng. Cho đến nay người ta vẫn coi Xôcrát (469 - 399 tr.CN) là người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học đạo đức. Còn Arixtốt (384 - 322 tr.CN) đã viết bộ sách Đạo đức học với 10 cuốn, trong đó ông đặc biệt quan tâm đến phẩm hạnh của con người. Nội dung phẩm hạnh chính là ở chỗ biết định hướng đúng, biết làm việc thiện. Ông nói: Chúng ta bàn đến đạo đức không phải để biết đức hạnh là gì mà để trở thành
  • 16. 9 con người có đức hạnh. Trong khi đó Êpiquya (341 - 271 tr.CN) lại là người đầu tiên đưa phạm trù “lẽ sống” vào đạo đức học, và là một trong những người có công luận giải về sự tự do của con người. Từ đó đến nay, với bao biến cố, thăng trầm của lịch sử nhưng không bao giờ nhân loại không quan tâm, không bàn luận về vấn đề đạo đức Đạo đức là một vấn đề phức tạp, có nhiều mặt, mỗi khi đối tượng được định nghĩa càng có nhiều mặt phải quan sát bao nhiêu, thì định nghĩa mà người ta đưa ra trên cơ sở các mặt ấy càng khác nhau bấy nhiêu.Với ý nghĩa đó, khó có thể có một định nghĩa đầy đủ, hoàn chỉnh về đạo đức. Từ điển bách khoa Việt Nam cho rằng: Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với toàn xã hội. Trong khi đó, với thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên sự kế thừa có chọn lọc những quan niệm về đạo đức trước đó, quan điểm Mác xít cho rằng: đạo đức là sản phẩm của điều kiện kinh tế, xã hội. Trong đó nhân tố quy định đạo đức là các quan hệ kinh tế, lợi ích là cái chi phối trực tiếp, là cơ sở khách quan của đạo đức. Dưới góc độ nhận thức luận, đạo đức là một hiện tượng tinh thần, một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, là tính thứ hai so với tồn tại xã hội. Tính chất đặc biệt của đạo đức thể hiện trong quá trình hình thành các quy tắc đạo đức, đó là do sự thừa nhận của số đông trong xã hội hay sự thừa nhận của một giai cấp nhất định. Dưới góc độ chức năng, đạo đức điều chỉnh hành vi của con người bằng những chuẩn mực và quy tắc đạo đức theo yêu cầu của xã hội, mục đích là nhằm đảm bảo lợi ích chung của xã hội hay lợi ích cơ bản của giai cấp đã đề ra chuẩn mực, quy tắc đạo đức ấy. Với chức năng giáo dục, đạo đức giúp cho con người hình thành những quan điểm, nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực cơ bản để đánh giá hành động đạo đức xã hội và những hành vi đạo đức của bản thân mỗi con người. Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, ra đời, tồn tại và biến đổi theo nhu cầu xã hội, nhằm
  • 17. 10 điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội. Sự đánh giá hành vi của con người theo chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa. Chúng được thực hiện một cách tự nguyện tự giác, xuất phát từ nhận thức, niềm tin cá nhân, truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Do vậy sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện, xét về bản chất đạo đức là sự tự lựa chọn của con người. Đạo đức là hệ thống các giá trị. Hệ thống giá trị đạo đức chia thành giá trị chung (lương tâm, bổn phận,…); giá trị riêng (trách nhiệm cá nhân, tính liêm khiết,...). dưới góc độ tác động và tác dụng của giá trị người ta lại chia ra giá trị tích cực (thiện, tốt, hạnh phúc,...) và giá trị tiêu cực (ác, xấu, bất hạnh,...). Đặc trưng của giá trị đạo đức là chỗ nó cấu tạo bởi tính có ích, tính tự giác, tính tự nguyện, và tính không vụ lợi của hành vi. Các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định, hoặc phủ định một lợi ích chính đáng, hoặc không chính đáng nào đó. Nghĩa là nó bày tỏ sự tán thành hay phản đối trước thái độ hoặc hành vi ứng xử của các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng xã hội nhất định. Vì vậy, đạo đức là nội dung hợp thành hệ thống giá trị xã hội. Sự hình thành, phát triển và hoàn chỉnh hệ thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát triển và hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh của ý thức đạo đức. Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển, tiến bộ xã hội, thì hệ thống ấy có tính tích cực, nhân đạo. Ngược lại hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản tiến bộ, phản nhân đạo. 1.1.1.3. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật Lại nói về góc độ lịch sử phát triển, từ hình thức xã hội đầu tiên xã hội cộng sản nguyên thủy, những chuẩn mực đạo đức và tín điều tôn giáo trở thành những quy phạm xã hội, mọi người trong xã hội đều tuân theo một cách tự nguyện do đó là những quy tắc mà họ cùng nhau đặt ra. Đến khi nhà nước ra đời kéo theo sự ra đời của pháp luật thì kể từ đó, đạo đức và pháp luật song song tồn tại cho đến ngày hôm nay.
  • 18. 11 Đạo đức và pháp luật có rất nhiều điểm khác biệt, từ sự hình thành, cách thức ban hành, biện pháp bảo đảm thực hiện, đến trách nhiệm chủ thể phải chịu. Có thể kể đến một vài điểm khác nhau cơ bản như sau: Về con đường hình thành, pháp luật ra đời bằng con đường nhà nước, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Trong khi đó đạo đức được hình thành một cách tự do tự phát do nhận thức của cá nhân và cộng đồng khi họ cần có những quy tắc, chuẩn mực chung để điều chỉnh, ổn định trật tự và điều hòa các mối quan hệ xã hội. Về hình thức thể hiện, hình thức thể hiện của đạo đức đa dạng hơn so với hình thức thể hiện của pháp luật, nó được biểu hiện thông qua dạng không thành văn (văn hóa truyền miệng, phong tục, tập quán,…) và đa dạng thành văn (kinh, sách, chính trị, tôn giáo, nghệ thuật,…) còn pháp luật lại biểu hiện chủ yếu dưới dạng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (ở một số hệ thống pháp luật của quốc gia trên thế giới thì còn có tiền lệ pháp và tập quán pháp). Về tính chất quy phạm (khuôn mẫu) thì trong khi đạo đức mang tính chung chung, định hướng còn pháp luật thì lại cụ thể, rõ ràng. Đạo đức chỉ nhằm định hướng cho con người nên con người cần tự tìm tòi khám phá và qua dư luận mà điều chỉnh hành vi một cách cụ thể. Đạo đức có nguồn gốc giá trị lâu dài, khi con người ý thức hành vi, tự họ sẽ điều chỉnh hành vi đó. Do sự điều chỉnh đó xuất phát tự tự thân chủ thể nên hành vi đạo đức có tính bền vững. Ngược lại, pháp luật là sự cưỡng bức, tác động bên ngoài, dù muốn hay không người đó cũng phải thay đổi hành vi của mình. Sự thay đổi này có thể là không bền vững vì nó có thể lập lại ở nơi này hay nơi khác nếu vắng bóng pháp luật. Về biện pháp thực hiện, pháp luật đảm bảo bằng nhà nước thông qua các bộ máy cơ quan như cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp, cảnh sát, còn đạo đức lại được đảm bảo bằng dư luận và lương tâm con người. Bên cạnh đó, sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật được thể hiện ở ba điểm sau đây: Thứ nhất, pháp luật và đạo đức đều có chung mục tiêu, đó là các quan hệ xã
  • 19. 12 hội và hành vi của con người. Pháp luật và đạo đức đều nhằm đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển một cách ổn định và trật tự, qua đó bảo vệ và định hướng những quan hệ xã hội phù hợp với ý chí và lợi ích chung của cộng đồng xã hội và giai cấp thống trị. Pháp luật và đạo đức còn là công cụ hướng hành vi của con người vào những khuôn khổ trật tự nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội. Thứ hai, đạo đức và pháp luật đều mang tính quy phạm phổ biến, chúng là những khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của con người, tác động đến tất cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội và tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Thứ ba, pháp luật và đạo đức đều phản ánh sự tồn tại của xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Chúng là kết quả của quá trình nhận thức đời sống của chính mình. Pháp luật và đạo đức đều chịu sự chi phối, đồng thời tác động lại đời sống kinh tế xã hội. Trong mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, với những điểm khác biệt và tương đồng như đã được đề cập ở trên thì đạo đức và pháp luật trong quá trình song hành tồn tại chúng không mâu thuẫn, bài trừ nhau mà lại bổ sung, hỗ trợ và tác động qua lại lẫn nhau, cùng nhau trở thành những quy tắc xã hội để điều chỉnh hành vi của con người. Để hiểu được mối quan hệ khăng khít giữa đạo đức và pháp luật thì cần hiểu được vai trò và tác động qua lại của đạo đức lên pháp luật và ngược lại. Về mặt tác động của đạo đức đến pháp luật, đạo đức có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành các quy định trong hệ thống pháp luật. Bất kì một hệ thống pháp luật nào bao giờ cũng ra đời, tồn tại và phát triển trên một nền tảng đạo đức nhất định. Những quan điểm, quan niệm, chuẩn mực đạo đức đóng vào trò là tiền đề tư tưởng, chỉ đạo việc xây dựng pháp luật. Thứ nhất, đạo đức tác động đến việc hình thành các quy định trong hệ thống pháp luật.. Đạo đức là môi trường cho sự phát dinh tồn tại và phát triển của pháp luật, là một trong những chất liệu làm nên các quy định trong hệ thống pháp luật. Những quan điểm, quan niệm, chuẩn mực đạo đức đóng vào trò là tiền đề tư tưởng, chỉ đạo việc xây dựng pháp luật. Sự tác động của đạo đức tới việc hình thành các quy định trong pháp luật
  • 20. 13 diễn ra ở nhiều cấp độ. Ở cấp thấp nhất thì các quy phạm pháp luật được xây dựng không trái với đạo đức xã hội, Ở cấp độ cao hơn thì các quy định được ban hành có sự thống nhất, phù hợp với những quan điểm đạo đức. Ở cấp độ này thì đạo đức đã ảnh hưởng tới việc hình thành quy định trong hệ thống pháp luật như thừa nhận một tập tục, tập quán đạo đức thành tập quán pháp hay giải quyết một vấn đề, một vụ việc cụ thể dựa trên quan niệm đạo đức trở thành tiền lệ pháp. Trong đạo đức xã hội, đạo đức của giai cấp thống trị có ảnh hưởng đến pháp luật mạnh mẽ nhất vì bộ máy nhà nước được cấu thành trước hết và chủ yếu từ các thành viên trong giai cấp thống trị, hơn nữa giai cấp này còn có tiềm lực kinh tế, các công cụ tuyền truyền, Những chuẩn mực đạo đức truyền thống cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới pháp luật vì truyền thống làm nên bản sắc dân tộc, truyền thống là cơ sở, động lực của phát triển. Thứ hai, đạo đức tác động đến việc thực hiện pháp luật của các chủ thể. Sự tác động này phụ thuộc vào hai yếu tố: sự phù hợp của đạo đức với pháp luật và ý thức đạo đức của mỗi chủ thể các nhân trong xã hội. Sự phù hợp của đạo đức và pháp luật ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc thực hiện pháp luật. Nếu như pháp luật được xây dựng phù hợp với đạo đức thì nó sẽ được công dân chấp hành nghiêm chỉnh. Nhưng nếu như có những điều lệ mà pháp luật đưa ra trái với đạo đức thì nó sẽ khó đi vào cuộc sống của mọi người và từ đó sẽ gây khó khăn trong việc thực hiện. Thêm vào đó, chính ý thức đạo đức của mỗi cá nhân cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật. Đạo đức là môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật. Những người có ý thức đạo đức cao thì trong mọi trường hợp đều nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Trái lại những người có ý thức đạo đức thấp, sống trong môi trường đạo đức thấp thì dễ vi phạm pháp luật. Kế đến là tác động của pháp luật tới đạo đức, Thứ nhất, pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước đưa ra những quan niệm đạo đức trở thành các chuẩn mực đạo đức chính thống trong xã hội hay nói một cách khác, đó chính là pháp luật hóa các chuẩn mực đạo đức. Trong
  • 21. 14 chừng mực nhất định, nhà nước pháp luật hóa các quy phạm, nguyên tắc đạo đức thành các quy phạm pháp luật những quy tắc xử sự tương đối cụ thể cho các chủ thể trong xã hội, xác định rõ hành vi được phép thực hiện, các hành vi buộc phải thực hiện, các hành vi bị ngăn cấm. Bằng cách này, pháp luật góp phần củng cố, giữ gìn, và phát huy các giá trị đạo đức xã hội, bảo đảm cho đạo đức trở thành phổ biến hơn trên toàn xã hội đồng thời nó góp phần hỗ trợ, bổ sung cho đạo đức, đảm bảo chúng được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế thông qua những biện pháp tác động của nhà nước. Ví như Bộ luật dân sự hiện hành của nước ta, tại Điều 131 đã quy định: Những giao dịch dân sự trái với pháp luật và đạo đức thì bị coi là vô hiệu. Điều đó có nghĩa là chủ thể khi xác lập giao dịch dân sự phải cân nhắc xem hành vi của mình có hợp pháp và hợp đạo đức hay không. Thứ hai, pháp luật giữ vai trò loại bỏ những quan niệm, tư tưởng đạo đức lạc hậu, phản tiến bộ trong đời sống xã hội, đồng thời ngăn chặn sự tha hóa xuống cấp của đạo đức hay việc hình thành những quan niệm đạo đức trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc và tiến bộ xã hội. Thông qua những quy định cụ thể, pháp luật không cho phép hoặc cấm những hành vi thực hiện theo những quan niệm, tư tưởng đạo đức xưa cũ, lạc hậu, không phù hợp với cuộc sống hiện đại. Thêm vào đó, xã hội ngày nay, khi những cánh cửa hội nhập đang mở rộng mang theo những ảnh hưởng của kinh tế, chính trị, văn hóa, hoặc khi những giá trị đạo đức truyền thống không còn được nhận thức đúng đắn, việc giáo dục đạo đức trong gia đình và nhà trường bị coi nhẹ. Trong những trường hợp ấy, pháp luật là phương tiện, là công cụ hữu hiệu nhất để diệt trừ cái ác, ngăn chặn sự băng hoại đạo đức trong xã hội. Pháp luật được xây dựng để trở thành công cụ quan trọng nhất của nhà nước để quản lý các quan hệ xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta đã khẳng định quan điểm: Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức. Do được xây dựng trên cơ sở các quan điểm đạo đức của nhân dân, pháp luật không nhưng thể hiện được tư tưởng đạo đức cách mạng, đạo đức truyền thống của
  • 22. 15 dân tộc,đạo đức tiến bộ mà còn thể hiện được ý chí, nguyện vọng và hướng tới lợi ích của nhân dân lao động. Đồng thời, pháp luật phản ánh rõ nét tinh thần nhân đạo tư tưởng đạo đức cơ bản của nhân dân ta. Như vậy, đạo đức trong xã hội đã thực sự hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện cho pháp luật, tạo điều kiện cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống. Ở chiều ngược lại, pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức tốt đẹp, hình thành những tư tưởng đạo đức tiến bộ, ngăn chăn sự thoái hóa xuống cấp của đạo đức, loại trừ những tư tưởng đạo đức cũ, lạc hậu, phản tiến bộ. Qua đó có thể thấy được, giữa đạo đức và pháp luật, dù chúng có sự khác biệt rất lớn tuy nhiên xét về bản chất, chúng đều là những quy tắc, chuẩn mực chung được thừa nhận rộng rãi nhằm điều chỉnh hành vi của con người và đảm bảo trật tự, lợi ích cộng đồng, hướng tới sự phát triển của xã hội. Giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau và đóng vai trò quan trọng đối với yếu tố còn lại. 1.1.2. Đạo đức người thầy thuốc Người thầy thuốc theo cách hiểu phổ biến hiện nay là người hành nghề chữa bệnh cứu người. Theo đó người thầy thuốc được hiểu tất cả những người hành nghề y thuật, chữa bệnh cứu người bao gồm cả người bác sĩ tây y, đông y, người có chứng chỉ, giấy phép hành nghề được đào tạo bài bản qua các trường đạo tạo về y học, các lương y [49, Điều 2] và những người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền [49, Điều 2]. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này sẽ chỉ giới hạn đề cập đến khái niệm người thầy thuốc trong phạm vi là những người hành nghề y thuật có chứng chỉ, giấy phép hành nghề. Xét về bản chất, đạo đức thầy thuốc (thông thường còn được sử dụng tương đương với khái niệm y đức) là một khái niệm nằm trong phạm trù đạo đức nghề nghiệp hay nói cách khác là một loại hình đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn, nguyên tắc trong hành nghề của một nghề nhất định, được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi và mối quan hệ giữa người hành nghề với nghề, với đồng nghiệp và với các đối tượng khác trong xã hội.
  • 23. 16 Trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, lịch sử tư tưởng đạo đức nói riêng, y đức luôn luôn trở thành đối tượng quan tâm của nhiều thế hệ, trong nhiều thời đại khác nhau. Ở Ấn Độ cổ đại, từ thế kỷ thứ V-III T.C.N trong tập thơ dân gian Ana Vêda đã đề cập đến tiêu chuẩn của người làm nghề y tế. Đó là những người: “Phải hết lòng chăm lo chạy chữa cho bệnh nhân, và cả đến lúc phải hi sinh cuộc đời mình cũng không có quyền làm cho bệnh nhân đau đớn, không bao giờ nên có trong đầu ý nghĩ làm phật lòng vợ kẻ khác, cũng như chà đạp lên của cải của họ... Dù có tài cao học rộng, người thầy thuốc cũng không nên khoe khoang những điều hiểu biết của mình” [24, tr.85]. Galen - Một trong những nhà y học nổi tiếng của La mã cổ đại, đã có những quan điểm đạo đức tiến bộ. Ông đã gay gắt chỉ trích, lên án sự dốt nát lòng tham lam đê tiện của một số thầy thuốc lúc bây giờ “chỉ săn sóc bọn giàu sang, kẻ quyền thế... những kẻ khác thì cố gắng che dấu sự bất tài của mình trước quần chúng bằng cái hào nhoáng của y phục, những kim cương đắt tiền và những đồ trang sức xa hoa” [24, tr.85]. Ở Hi lạp cổ đại, danh y Hyppocrat đã để lại cho chúng ta lời thề bất tử. Lời thề ấy chứa đựng yếu tố nhân đạo, nó là sự đòi hỏi, phải giữ gìn mình, là bổn phận thái độ ứng xử sao cho có lương tâm, có trách nhiệm của con người với đồng loại, với đồng nghiệp và với bệnh nhân rằng: “Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Esculape thần Y học, trước thần Hygic và Panacu và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây. Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi, khi cần tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không dấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho con tôi, các con của thầy tôi và cho tất các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời thề và lời cam kết đúng với y luật mà không truyền dạy cho ai khác.
  • 24. 17 Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh, tuỳ theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công. Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ, cũng như vậy, tôi cũng không trao cho bất cứ người nào những thuốc gây sẩy thai. Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết. Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mổ bàng quang mà dành công việc đó cho những người chuyên. Dù bất cứ giá nào tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại, nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ. Dù có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và ngoài lúc hành nghề của tôi. Tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó là một nghĩa vụ. Nếu tôi làm tròn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của con người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội thì tôi sẽ chịu một số phận khổ sở ngược lại” [80]. Như vậy, ngay từ buổi bình minh của lịch sử y học phương Tây Hyppocrat đã đưa ra những quan điểm quan trọng, cốt lõi cho đạo đức của người thầy thuốc như chữa bệnh cho người nghèo, tận tâm, tận lực, hết lòng vì người bệnh. Ngoài ra, lời thề Y khoa (Amates Lusitanus) của Y sĩ Bồ Đào Nha gốc Do Thái năm 1568 cũng để lại nhiều giá trị y đức tốt đẹp. Còn ở phương Đông, y đức có nguồn gốc từ quan niệm cái đức của người thầy thuốc phải rộng như biển cả, và tự mình phải minh. Nếu có cầu xin là cầu xin tất cả những gì có thể cứu được bệnh nhân từ nước, lửa, cây cỏ như Vêda “Hãy cứu sống kẻ này như các mẹ hiền và khi đó các thầy thuốc sẽ được trọng vọng như bậc thần thánh” [24]. Phật giáo và thuyết nhân - quả luân hồi khuyên người thầy thuốc giỏi phải có đức độ, vị tha như lời khuyên của phật “y đức là niết bàn”.
  • 25. 18 Theo Lão học và Đạo học thì bản chất của y khoa là cứu người, cái đức của ông thầy thuốc là cứu người mà không thấy rằng mình cứu người, không nói rằng mình cứu người. Với lòng nhân ái cao cả “thương người như thể thương thân” nhân dân ta rất quý trọng nghề y và tôn vinh những người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh mà các bậc danh y như Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791) đều hết sức chú trọng xây dựng và truyền đạt y đức tới người thầy thuốc. Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác là một trong những tấm gương sáng về y đức, y đạo, y thuật của y học cổ truyền Việt Nam. Ông đề cao y đức, đòi hỏi ở người thầy thuốc: Tôi đã hiến thân cho nghề thuốc nên lúc nào tôi cũng muốn dồn hết khả năng trí óc thật rộng rãi để dựng lên ngọn cờ đỏ thắm giữa y trường. Tôi thường thấm thía rằng: Thầy thuốc là người có nhiệm vụ bảo vệ sinh mạng của người ta, lẽ sống chết, điều phúc hoạ điều ở trong tay mình xoay chuyển. Lẽ nào người có trí thức không đầy đủ, hành động không chu đáo, tâm hồn không thoáng đạt, trí quả cảm không thật trọng mà dám theo đòi bắt chước nghề Y. Đạo làm thầy thuốc là nhân thuật, có nhiệm vụ là giữ gìn tính mạng cho con người, chỉ lấy việc giúp mình mà không cầu lợi kể công. Vui cái vui của người bệnh, lo cái lo của người bệnh, làm hết những việc đáng là để giúp đỡ mọi người. Thế rồi lòng này không hổ thẹn với trời đất [56]. Từ những quan niệm đó ông đã đưa ra các chuẩn mực của người thầy thuốc cần phải có: nhân, minh, trí, đức, thành, lượng, khiêm, cần. Theo đó: Nhân là sự nhân từ bác ái cộng hưởng mọi người và quan tâm đến người khác, không cá nhân ích kỷ. Minh là phải hiểu biết rộng, sáng suốt minh bạch, không nhầm lẫn. Trí là khôn khéo nhạy bén, để tâm lo nghĩ việc làm, không cẩu thả tuỳ tiện. Đức là phải có đạo đức nhân hậu, cốt làm điều lành để của đức về sau, chống điều ác.
  • 26. 19 Thành là thành thật, ngay thẳng, trung thực vô tư, không dối trá không thiên lệch. Lượng là phải độ lượng, hoà nhã, đúng mức vừa phải. Khiêm là phải chuyên cần học hỏi và phải thực sự cầu thị, không tự phụ chủ quan. Cần là phải chuyên cần nhẫn nại và cần cù chịu khó. Ông cũng khuyên những người hành nghề y thuật rằng: không nên thấy người giàu sang quyền quý thì hết lòng phục vụ, thấy người khổ tàn tật thì thờ ơ. Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn mà nơi đến trước, chỗ tới sau hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình không thành thật thì khó lòng thu được hiệu quả [57]. Theo ông, người thầy thuốc phải có lòng nhân, lòng nhân này là nhân ái vị tha, phải có lương tâm nghề nghiệp. Khi người thầy thuốc khoanh tay trước một bệnh hiểm nghèo thì đó là thầy thuốc chỉ nghĩ đến danh tiếng cá nhân. Chính vì sợ chết mà bệnh nhân tìm đến thầy thuốc, bây giờ đứng trước tình trạng vô vọng mà người thầy thuốc lại khoanh tay, thì thầy thuốc để làm gì. Người thầy thuốc phải có trí tuệ đầy đủ, đó là yêu cầu của nghề nghiệp, vì trí là cơ sở để thực hiện điều nhân. Đạo làm thầy thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người và phải vui cái vui của người, phải lấy việc cứu mạng người làm cái vui của mình, không nên cầu lợi, không kể công, tuy không có báo ứng ngay nhưng để lại ân đức cho đời sau. Người thầy thuốc là nơi để người ta gửi gắm tính mạng nên phải nhiệt tình khám chữa bệnh, không phân biệt sang hèn, không cầu lợi kể công, không đem nhân thuật làm chước lừa dối, đem lòng nhân ra đổi lòng mua bán. Những đức tính của người thầy thuốc là yêu nghề, yêu người, nhân từ, khiêm tốn lạc quan, thận trọng, biết cách đối xử. Hải Thượng Lãn Ông cho rằng khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi, chớ có mưu cầu quà cáp vì những người nhận của người khác cho thường hay sinh ra nể nang, huống chi đối với những kẻ giàu sang, tính khí thất thường, mà minh cầu cạnh hay sinh ra khinh rẻ. Còn việc tâng bốc người ta để cầu lợi, thường hay sinh chuyện cho nên nghề thuốc là nghề thanh cao, ta càng phải giữ
  • 27. 20 khí tiết cho trong sạch. Đồng thời ông cũng đưa ra tám tội của người thầy thuốc mà theo ông đó là biểu hiện suy đồi về đạo đức. Tội lười: là chẩn đoán qua loa đại khái, ngại vất vả không chịu đế nơi khám bệnh cho cẩn thận mà vội kê đơn, bốc thuốc cho xong. Tội keo kiệt: Bủn xỉn, sợ bệnh nhân không có đủ tiền trả cho mình đủ vốn mà không cho thuốc tốt, cần thiết. Tội thâm: Là trường hợp bệnh nhân đã chết rõ ràng mà không báo thật với gia đình mà nói lờ mờ để làm tiền. Tội lừa dối: Là khi thấy người bệnh đã nói ngay là bệnh khó, bệnh nặng, làm cho người bệnh sợ để lấy nhiều tiền. Tội bất nhân: Là khi thấy bệnh khó, đáng lý nói thật rồi hết lòng cứu chữa, nhưng sợ thất bại, không được lợi lộc gì nên từ chối cứu chữa để người bệnh phải bó tay chịu chết. Tội hẹp hòi: Là gặp trường hợp người bệnh ngày thường có chuyện xích mích với mình, khi mắc bệnh phải nhờ cậy, vì nảy sinh thù oán mà không chạy chữa bệnh hoặc chạy chữa không hết lòng. Tội thất đức: Gặp người bệnh mồ côi, nghèo hèn, tàn tật không nơi nương tựa từ chối chữa bệnh hoặc chữa bệnh không hết lòng. Tội dốt: Là kiến thức còn non kém, kinh nghiệm ít, chẩn đoán bệnh lờ mờ đã dùng thuốc, có khi dùng thuốc nhầm làm nguy hại cho người bệnh [57]. Đối với đồng nghiệp, Hải Thượng Lãn Ông luôn thể hiện đức tính của mình trong việc kết thừa cũng như học hỏi giúp đỡ lẫn nhau. Khi gặp bạn đồng nghiệp cần nên khiêm tốn hoà nhã, giữ gìn thái độ kính cẩn không khinh nhờn. Người hơn tuổi mình thì kính trọng, người học giỏi thì coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì nên nhân nhượng, người kém mình thì dìu dắt họ. Giữ được lòng đức hậu như thế sẽ đem lại nhiều hạnh phúc cho mình. Như vậy, có thể thấy rằng Hải Thượng Lãn Ông là một trong những danh y nối tiếng trong lịch sử y học dân tộc ta, ông đã nêu ra những chuẩn mực sâu sách về đạo nghề nghiệp mặc dù có những hạn chế về mặt lịch sử nhưng những giá trị chung mà ông để lại là rất to lớn.
  • 28. 21 Kế thừa truyền thống y đức của ông cha, tiếp thu y đức của nhân loại, trên cương vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và một nhà văn hoá lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi và rèn luyện y đức. Người đã nhiều lần gửi thư, trực tiếp gặp, thăm các cơ sở y tế và nói rõ quan điểm của Đảng và Chính phủ ta về phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Trong Thư gửi Hội nghị quân y tháng 8/1948, Bác viết: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần cho những người ốm yếu. Người ta có câu Lương y kiêm từ mẫu nghĩa là người thầy thuốc phải là người mẹ hiền” [42, tr.395]. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc (tháng 6/1953) Người đã chỉ ra những việc cán bộ y tế cần làm: Về chuyên môn; luôn luôn học tập, nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta hiện nay. Về chính trị; cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác. Còn trong Thư gửi cán bộ y tế ngày 27/2/1955 một lần nữa người nhắc nhở: “Người bệnh phó thác tính mệnh nơi các cô, các chú, Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ vẻ vang, vì vậy, cán bộ phải thương yêu chăm sóc mgười bệnh như anh em ruột thịt mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu” [43] Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghề thầy thuốc là một nghề đặc biệt, nó trực tiếp quan hệ đế sức khoẻ, đến tính mệnh của con người. Người thầy thuốc phải như mẹ hiền là một đòi hỏi khách quan trong việc thực hành y nghiệp. Thầy thuốc phải giàu lòng nhân ái, chẳng những có nhiệm vụ chữa bệnh mà còn phải nâng cao tinh thần của người bệnh, thương yêu người bệnh chăm sóc họ như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn. Theo Hồ Chí Minh y đức của người thầy thuốc là lương tâm đạo đức, là tránh nhiệm bổn phận của người thầy thuốc. Như vậy, Hồ Chí Minh đã nâng nội dung y đức lên một bước: “Muốn hồng phải chuyên sâu” tức là đòi hỏi phải thương yêu bệnh nhân và không ngừng nâng
  • 29. 22 cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Lời dạy của Người có sức thuyết phục và sức cảm hoá mạnh là vì Người đã nêu một tấm gương sáng về lòng thương yêu vô hạn đối với nhân dân, với đức hi sinh cao cả, về lối sống giản dị, mẫu mực và trong sáng Những quan điểm trên đây cho ta thấy rằng: y đức ở các thời đại khác nhau, dù ở phương Đông hay phương Tây, nhân loại luôn luôn đề cao trách nhiệm và bổn phận ở mỗi người thầy thuốc dù nó đã được ghi hay không được ghi trong văn bản luật lệ thì nó vẫn có sức nặng hơn cả một công lý. Nội dung của y đức được nêu trong lời thề của Hypprocrat hay trong các lời thề tương tự của thầy thuốc và cán bộ y tế mới tốt nghiệp ở các nước. Các quy định của y đức thay đổi theo không gian và thời gian, tùy theo các yếu tố tâm lý, tín ngưỡng, phong tục, tập quán sống của mỗi cộng đồng xã hội, ràng buộc người thầy thuốc phải thực hiện trong khi hành nghề, vì danh dự của tập thể, bản thân và quyền lợi của bệnh nhân. Từ sự phân tích trên, bước đầu ta có thể hiểu: Đạo đức người thầy thuốc là những quy tắc hay chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hoạt động của người thầy thuốc có tính đặc thù nghề nghiệp trong quan hệ với người bệnh, đồng nghiệp, nghiên cứu y khoa và với xã hội; được xã hội thừa nhận và phải được người hành nghề y tuân thủ trong thực hành nghề nghiệp. Đó là thước đo lương tâm, trách nhiệm, bốn phận của người thầy thuốc. Y đức của thầy thuốc thể hiện ở sự tuân thủ các quy định của pháp luật, chẩn mực xã hội, trung thực trong chuyên môn, không man trá trong học tập, nghiên cứu khoa học, không biến công lao động của người khác thành của mình, dám nhận sai sót để sửa chữa; trung thực với chính mình và đồng nghiệp, thầy thuốc không mang lòng kiêu ngạo, hách dịch, luôn tự học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức và sự giúp đỡ của đồng nghiệp người thầy thuốc với bệnh nhân mang đầy tính nhân đạo cao cả. Thầy thuốc luôn đặt lợi ích người bệnh lên trên hết, phục vụ người bệnh vô điều kiện, thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt, với tình thương như mẹ hiền. Người thầy thuốc luôn lấy tâm làm gốc, không phân biệt đối xử thân, sơ, giàu, nghèo, quyền thế,... Những yếu tố tác động nên đạo đức người thầy thuốc đến từ cả yếu tố chủ quan và khách quan.
  • 30. 23 Về mặt chủ quan, đạo đức người thầy thuốc bị chi phối bởi đạo đức con người trong mỗi cá nhân người thầy thuốc. Đạo đức cá nhân có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến y đức là phụ thuộc vào phẩm chất đạo đức tốt hay xấu của người thầy thuốc đó. Một người luôn chăm chỉ, cẩn thận và có trách nhiệm trong mọi việc làm của đời sống thường nhật thì phẩm chất đạo đức tốt đẹp đó hiển nhiên cũng được thể hiện trong thái độ hành nghề của họ. Ngược lại, một người trong cuộc sống bình thường sống yếu kém về đạo đức, không biết yêu thương, tôn trọng người khác thì sẽ không thể là người có y đức cao đẹp trong hành xử với bệnh nhân và đồng nghiệp, hay một cá nhân là người luôn chạy theo đồng tiền mà bỏ qua những giá trị khác trong cuộc sống thì cũng sẽ là người bị đồng tiền chi phối trong hành nghề. Đạo đức người thầy thuốc cũng không nằm ngoài sự chi phối của pháp luật, cụ thể ở đây là ý thức tuân thủ pháp luật của người thầy thuốc cũng là một nhân tố chủ quan trọng yếu chi phối đến y đức của họ. Một người thầy thuốc không có ý thức tuân thủ pháp luật, coi thường pháp luật thì như một kết quả, những tiêu chí trong đạo đức nghề nghiệp của người đó sẽ không thể được hoàn thiện và tuân thủ. Bên cạnh đó, với đặc thù của nghề y, một điểm khác biệt trong yếu tố chi phối đạo đức nghề nghiệp của đạo đức người thầy thuốc so với các ngành nghề khác chính là năng lực và trình độ của người thầy thuốc. Ở đây luận văn tiếp cận với góc độ y đức bị tác động bởi sự phù hợp của năng lực, trình độ chuyên môn người thầy thuốc đối với việc khám chữa bệnh và ý thức, thái độ không ngừng trau dồi nâng cao năng lực, trình độ của người thầy thuốc. Thực tế, việc người thầy thuốc yếu kém về chuyên môn nhưng vẫn hành nghề, hay tiến hành khám chữa bệnh vượt quá khả năng của mình cũng là người yếu kém về y đức. Về mặt khách quan, có thể nói đó chính là môi trường, môi trường làm việc và môi trường xã hội - tổng hòa của các yếu tố từ pháp luật, cơ chế chính sách, quy định nơi công tác đến những yếu tố con người như đồng nghiệp, bệnh nhân, gia đình, và cả những quan niệm xã hội,… Yếu tố môi trường là đặc biệt quan trọng, nếu môi trường tốt thì sẽ có tác động theo hướng tích cực, và ngược lại, môi trường xấu thì tác động sẽ là theo hướng tiêu cực. Khi mà trong môi trường làm việc của
  • 31. 24 người thầy thuốc, vai trò của pháp luật là mờ nhạt, không có tính răn đe, ít có tác động trong điều chỉnh hành vi con người hay khi tất cả những người xung quanh thầy thuốc đều tiến hành những hành động vi phạm y đức ngày qua ngày, thường xuyên, liên tục thì ít nhiều quan điểm và y đức của người thầy thuốc đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trong khi đó, ở một môi trường y học lành mạnh, tất cả thầy thuốc, bệnh nhân đều cư xử đúng theo các chuẩn mực trong một môi trường xã hội tốt đẹp, các giá trị đạo đức được đề cao, tuân thủ các quy định pháp luật, quy tắc chuẩn mực chung thì mọi thành viên trong môi trường đó đều phải tự điều chỉnh để phù hợp và tôn trọng, tuân thủ những quy tắc và giá trị chung đó. Chuẩn mực đạo đức của người thầy thuốc được phản ánh trong sách báo, văn bản chính trị, chuyên môn, văn hóa và giảng dạy đào tạo nhằm định hướng hành vi của cá nhân người thầy thuốc hay của tập thể thầy thuốc trong điều kiện nhất định. Những chuẩn mực này là phương tiện chủ yếu làm nhiệm vụ đánh giá tốt - xấu, cao thượng - thấp hèn, công bằng - bất công, đạo đức- phi đạo đức trong các hoạt động nghề nghiệp của họ. 1.2. Pháp luật với vai trò xây dựng đạo đức nghề nghiệp Như đã đề cập ở trên, đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn, nguyên tắc trong hành nghề của một nghề nhất định. Xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản. Với vai trò của mình, pháp luật điều chỉnh và có tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đạo đức nghề nghiệp cũng không phải là một ngoại lệ. Về bản chất, việc pháp luật tác động đến việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp của các ngành nghề trong đời sống không nằm ngoài những chức năng cơ bản của pháp luật đó là chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ và chức năng giáo dục, Vì vậy, vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp của các nghề nghiệp khác nhau đều có điểm chung, đó chính là tác động vào việc định hướng hành vi (giáo dục), điều chỉnh hành vi, và các biện pháp chế tài trừng phạt những hành vi vi phạm (bảo vệ). Nghề nào cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, song, có một số nghề có vị trí quan trọng đặc biệt và mối quan hệ rộng rãi tới nhiều người trong xã hội như nghề
  • 32. 25 y, nghề báo, nghề luật sư, nghề cảnh sát,.. thì đạo đức nghề nghiệp được đặc biệt coi trọng và pháp luật cũng có những tác động rõ nét hơn trong việc xây dựng lên đạo đức nghề nghiệp của những ngành nghề này.Tuy nhiên, đối với mỗi nghề thì những tiêu chuẩn, nguyên tắc trong đạo đức nghề nghiệp của nghề đó lại khác nhau và có những điểm đặc trưng riêng. Vì thế, pháp luật cũng sẽ đóng những vai trò không giống nhau đối với việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp của chúng. Có thể kể đến việc pháp luật tác động đến việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp của nghề luật sư. Đạo đức nghề nghiệp của luật sư được quy định trong một số văn bản như Luật luật sư, Điều lệ hoạt động của các đoàn luật sư, Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư do Bộ tư pháp ban hành và các quy tắc do Ban chủ nhiệm của các đoàn luật sư soạn thảo [45]. Được rút ra từ các văn bản nói trên, các quy tắc về đạo đức hành nghề luật sư ở Việt Nam bao gồm: Về các yêu cầu chung: Luật sư phải giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp; phải độc lập, trung thực và khách quan; phải có thái độ ứng xử đúng mực và tham gia tích cực vào trợ giúp pháp lý miễn phí; Về quan hệ với khách hàng: Luật sư chỉ nhận vụ việc phù hợp với khả năng của mình; phải bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng; không chuyển vụ việc cho luật sư khác làm thay nếu khách hàng không đồng ý; không cung cấp dịch vụ cho khách hàng khác có xung đột lợi ích với khách hàng của mình; từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật; phải giữ gìn bí mật thông tin của khách hàng. Về quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng: Luật sư không được móc nối, mua chuộc, hối lộ cơ quan tiến hành tố tụng; không được cung cấp thông tin sai sự thật, tạo dựng chứng cứ giả; Về quan hệ với đồng nghiệp: Luật sư phải tôn trọng đồng nghiệp, không xúc phạm, tìm cách hạ uy tín đồng nghiệp; không móc nối với đồng nghiệp để trục lợi cá nhân gây thiệt hại cho quyền lợi của khách hàng. Với những quy tắc đó, pháp luật đã định hướng và điều chỉnh các hành vi của người luật sư theo những chuẩn mực chung theo yêu cầu đặc trưng của nghề.
  • 33. 26 Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định những chế tài nhằm xử lý những trường hợp luật sư có hành vi vi phạm nhằm khắc chế chúng và những quy định về thẩm quyền xử lý và trình tự, thủ tục cho việc xử lý những hành vi vi phạm. Có thể kể đến một số quy định như tại Chương VIII Luật luật sư thì có 4 hình thức xử lý kỉ luật luật sư như sau: khiển trách; cảnh cáo; tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ 6 đến 24 tháng; xóa tên khỏi danh sách Đoàn luật sư. Cũng theo luật này thì các tổ chức đầu tiên có quyền hạn xem xét và đưa ra hình thức kỉ luật luật sư đều là các tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư chứ không có sự tham gia giải quyết của các cơ quan nhà nước. Như vậy, với đặc trưng của nghề luật sư là ngành nghề liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ và sự thực hiện pháp luật, hơn nữa lại hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, chính vì vậy những tác động của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp của nghề này lại tập trung chủ yếu vào việc hình thành nên những quy định vi phạm về đạo đức nghề nghiệp mà người hành nghề luật sư không được làm, ngăn chặn các hành vi vi phạm về đạo đức có thể xâm hại những quyền lợi của những chủ thể là đối tượng hoạt động của nghề này nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch và công bằng. Ngoài ra, có thể kể đến những quy định của pháp luật trong xây dựng đạo đức nghề báo. Những quy định này lại hướng tới tập trung xây dựng đạo đức nghề ở một số điểm như: Trung thành với lý tưởng của đất nước, nhân dân và Đảng cộng sản; phản ánh chân thật, khách quan; gần dân, yêu dân; có tinh thần phê bình và tự phê bình; rèn luyện, học tập suốt đời [30]. khi nhiệm vụ của nghề này chính là truyền thông và định hướng thông tin đến công chúng vì vậy những yếu tố liên quan đến lý tưởng, sự trung thành hay sự chân thật được đặt lên hàng đầu và được thể chế thành luật nhằm bảo đảm cho một nền báo chí chính thống giữ được bản chất chân thực của thông tin và thực hiện vai trò truyền tải thông tin của mình. Trong khi đó, với nghề y thì pháp luật trong vai trò xây dựng đạo đức của người thầy thuốc thì lại có những điểm đặc trưng và khác biệt khá rõ so với các nghề khác bởi vì nghề thầy thuốc là một nghề đặc biệt với sự liên hệ trực tiếp của
  • 34. 27 nghề này với cơ thể sinh học của con người tiền đề của sự sống, lao động và phát triển của xã hội loài người. Hơn nữa, mỗi người chỉ có một mạng sống và bệnh tật chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra những vụ tử vong vì vậy con người luôn coi trọng mạng sống và sức khỏe của mình. Về đặc trưng của nghề này, có hai đặc trưng cơ bản: Thứ nhất, trong quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân. Y học xưa nay nghiên cứu về cơ chế hoạt động của cơ thể người, cấu trúc cực kì phức tạp đòi hỏi người hành nghề y phải có kiến thức nhất định về chuyên môn, bỏ nhiều công sức đào sâu nghiên cứu, học hành nghiêm túc. Người bệnh luôn mong mỏi sự giúp đỡ chuyên môn của thầy thuốc, tin tưởng tuyệt đối và hầu như không có khả năng phản biện với những lời khuyên hay chỉ định của bác sĩ. Thứ hai, trong mối quan hệ với chính mình mỗi thầy thuốc cần hiểu rằng không có một nghề nào mà một lỗi lầm hay thiếu sót dù nhỏ nhất lại gây ra tai họa lớn tới sức khỏe va tính mạng con người như nghề y. Hơn bất cứ ngành nghề nào khác, nghề y không chấp nhận sự cẩu thả, sự bằng quan và chủ nghĩa hình thức. Những lỗi lầm trong nghề y là không thể tha thứ vì mỗi người bệnh chỉ có một mạng sống, họ không kịp tha thứ cho hoạt động của người thầy thuốc, hơn nữa, hậu quả của những sai sót ấy diễn ra ngay trước mắt, buộc thầy thuốc phải chịu trách nhiệm. Không chỉ là trách nhiệm chuyên môn, có khi thầy thuốc phải chịu những nỗi ám ảnh khó có thể vượt qua, có khi phải bỏ nghề. Người theo, sống được và thành công với nghề y nhất định phải có lòng yêu nghề có sự rèn luyện các đức tính như sự cẩn trọng, khéo léo, tư duy sáng tạo hơn những người làm nghề khác [39]. Bởi những lí do đó, những quy chuẩn đạo đức mà nghề y đòi hỏi ở một người thầy thuốc là rất đặc biệt khác so với những quy chuẩn của đạo đức nghề nghiệp của ngành nghề khác, và cũng chính ở nghề này mà vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Qua đó thể thấy, những chuẩn mực đạo đức được pháp luật đưa vào hệ thống pháp luật thì đều được dựa trên những yêu cầu đặc trưng về đạo đức đối với người làm nghề, giúp khẳng định lại những tiêu chuẩn ứng xử, hành vi phù
  • 35. 28 hợp, đúng đắn và được thừa nhận để một người có thể đảm nhận một nghề nghiệp. Đồng thời cũng xây dựng nên những rào cản, ranh giới rõ ràng đối với những hành vi không được làm và không thể làm khi thực hiện một nghề nghiệp khi mà đạo đức không thành văn đôi khi không đủ sức để ngăn cản hay làm do dự người làm nghề vượt quá ranh giới đó. 1.3. Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc Từ góc độ lịch sử, một số quy định về y đức trong pháp luật quốc tế và ở một số quốc gia khác trên thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử y học, những khái niệm và quy định về đạo đức y học được điều chỉnh và dần được hoàn thiện. Các tổ chức y tế của quốc tế và mỗi quốc gia lần lượt phê chuẩn và công bố các quy định về đạo đức trong thực hành y học và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đơn cử một ví dụ cho luận điểm này có thể lấy trường hợp hình thành văn kiện quốc tế đầu tiên quy định về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là điều lệ Nuremberg. Điều lệ này được ban hành năm 1947, sau vụ xét xử các bác sỹ Đức quốc xã. Điều lệ này đưa ra 10 nguyên tắc cho các nghiên cứu được tiến hành thử nghiệm trên con người. Từ điều lệ này đến tuyên ngôn Helsinki 1964, rồi đến các hướng dẫn của WHO năm 1982, năm 2002, các quy định và hướng dẫn thực hiện đạo đức trong nghiên cứu được điều chỉnh và hoàn thiện dần. Những văn bản này nêu rõ các nguyên tắc cụ thể khi tiến hành một nghiên cứu thử nghiệm trên con người, những việc cần làm trước, trong và sau các thử nghiệm nhằm đảm bảo lợi ích cho các đối tượng nghiên cứu. Một ví dụ nữa có thể kể đến, đó là trường hợp của các văn bản quy định về đạo đức trong thực hành lâm sàng. Văn kiện đầu tiên công bố các quy định cho người hành nghề y là tuyên ngôn Geneva được ban hành tại cuộc họp thứ hai của Hội Y học thế giới tại Thụy Sĩ năm 1948, được bổ sung lần cuối tại cuộc họp hội đồng của Hội Y học thế giới ở Thụy Điển năm 2005 và công bố năm 2006. Quyền con người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc chấp nhận và tuyên bố vào tháng 10/1948 đề cập đến: Mọi người đều có quyền có cuộc sống phù hợp với sức khỏe, hạnh phúc của bản thân, gia đình; bao gồm: ăn, mặc, nhà ở và các dịch vụ y tế và
  • 36. 29 dịch vụ xã hội và có quyền được bảo vệ trong trường hợp thất nghiệp, ốm đau, tàn tật, tuổi già... Năm 1998, Hội đồng y đa khoa đưa ra các hướng dẫn về tìm kiếm sự đồng ý của bệnh nhân. Sự đồng ý của bệnh nhân giúp việc điều trị có hiệu quả hơn vì có sự hợp tác tích cực của bệnh nhân. Bản hướng dẫn cũng nêu rõ những trường hợp nào cần tìm kiếm sự đồng ý của người bảo trợ cũng như có một số trường hợp đặc biệt thì không cần có sự đồng ý của bệnh nhân. Năm 2000, Hội đồng y đa khoa đưa ra các hướng dẫn về bảo mật và cung cấp thông tin: Bệnh nhân có quyền được biết thông tin về các dịch vụ chăm sóc y tế dành cho họ; có quyền được biết thông tin về tình trạng bệnh tật đang làm họ đau đớn. Năm 2005, Hội Y học thế giới công bố quyền của bệnh nhân: Bệnh nhân có quyền tự quyết định, tự đưa ra quyết định của bản thân, được nhận thông tin về bản thân họ và được thông tin về sức khỏe của họ, bao gồm cả những thông tin y học chính xác về tình trạng bệnh [33]. Qua đó có thể thấy được, đạo đức con người được hình thành từ lâu đời, những quy chuẩn, quy tắc của nó được thừa nhận rộng rãi tuy nhiên lại không có tính bắt buộc thực hiện và một cách dễ dàng nó bị vi phạm. Cũng bởi vì sự ra đời và bắt đầu của những sự vi phạm nghiêm trọng về đạo đức trong quá trình thực hiện một nghề nghiệp, hay cụ thể ở đây là thực hành nghề y của người thầy thuốc đã làm phát sinh những sự việc nghiêm trọng, làm nảy sinh những vấn đề buộc xã hội phải điều chỉnh, ngăn chặn. Vì vậy, xã hội đã mang những quy định về đạo đức ấy, thể chế thành những quy định trong luật pháp nhằm bảo vệ những lợi ích của con người và xã hội như một quy định bắt buộc của pháp luật để bảo đảm những tiêu chuẩn đạo đức đó được thực hiện và bảo đảm thực hiện. Đó cũng chính là con đường để pháp luật hình thành nên những quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và thể hiện những vai trò cụ thể của mình trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc. Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản đề cập đến đạo đức của người cán bộ y tế như: Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân 2003; Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008; Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006; Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn
  • 37. 30 dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006; Luật bảo hiểm y tế 2008. Năm 2009, Quốc hội cũng đã thông qua Luật khám chữa bệnh quy định về nguyên tắc trong hành nghề khám, chữa bệnh,.. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp nói chung đã được quy định tại Luật Phòng chống tham nhũng như sau: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc hành nghề; Tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với hội viên của mình theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 3, Luật Khám, chữa bệnh như sau: Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh; Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai; Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề [50, Điều 42]; Cụ thể hơn, vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc được thể hiện trên những phương diện sau: 1.3.1. Pháp luật tạo lập nên các quy tắc hành vi của thầy thuốc Pháp luật tạo nên các quy tắc hành vi là việc bằng những quy định của mình pháp luật tạo ra những quy chuẩn, chuẩn mực hành vi cho một chế định hay quan hệ nhất định nhằm định hướng cho xã hội những hành vi nào là hành vi được cho phép, nên thực hiện và được hướng dẫn thực hiện và hành vi nào là hành vi nên tránh, không được làm hay bị cấm. Pháp luật thừa nhận, ghi nhận, chỉ rõ những hành vi đó một cách cụ thể, rõ ràng, công khai và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. Các hành vi được ủng hộ, cho phép và hướng dẫn thực hiện trong các văn bản pháp luật thường là những hành vi thể hiện được tính quy chuẩn chung, mẫu mực, hướng tới các chuẩn mực của xã hội. Việc pháp luật quy định những hành vi này một cách trực tiếp và cụ thể là nhằm mục đích định hướng rõ ràng cho các chủ
  • 38. 31 thể về những mẫu hành vi nên làm và phải làm thông qua việc quy định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể trong các quan hệ xã hội trong các văn bản pháp luật. Đồng thời, việc quy định một hành vi là được làm hay không được làm bên cạnh việc được quy định rõ ràng trong luật thì còn có thể được ngầm định còn tùy thuộc vào quy tắc và cách giải thích pháp luật của mỗi hệ thống pháp luật. Ở trường hợp của Việt Nam thì cá nhân, tổ chức, ngoài có các quyền và nghĩa vụ như được quy định trong luật thì còn có quyền làm mọi việc mà pháp luật không cấm. Ngoài ra, pháp luật cũng thực hiện vai trò tạo lập quy tắc hành vi của mình bằng cách đưa ra các quy định nghiêm cấm, ngăn chặn những hành vi có thể xâm phạm đến lợi ích chung của xã hội, chủ thể khác bằng những quy định cấm và chế tài cho hành vi vi phạm. Lập nên quy tắc hành vi, định hướng hành vi chính là một vai trò đầu tiên và quan trọng, làm tiền đề cho việc xây dựng và bảo vệ một chế định. Đối với vấn đề y đức cũng vậy, pháp luật với rất nhiều quy định trong việc tạo lập nên những quy tắc hành vi của người thầy thuốc được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật. Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 tại chương II và chương III của luật này đã đưa ra những quy định về quyền, nghĩa vụ của người bệnh và người hành nghề khám chữa bệnh. Có thể lấy ví dụ quy định tại Điều 32 luật này quy đinh về Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề đó là: Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp. Tại Điều 40 của luật này cũng quy định cho người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp “Người hành nghề có nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế”. Như vậy thực hiện đạo đức nghề nghiệp đã được quy định trở thành một nghĩa vụ ghi nhận trong luật và bắt buộc người hành nghề này phải tuân theo và Bộ Y tế đã ban hành công văn số 7131/BYT-KCB ngày 20/10/2010 về việc thực hiện điều luật này nhằm yêu cầu Giám đốc các Sở Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành, Giám đốc các Bệnh viện và Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế triển khai thực hiện nghiêm túc đạo đức nghề nghiệp.
  • 39. 32 Sau khi ban hành Quyết định số 29/QĐ-BYT ngày 18/8/2008 ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế ngày 06 tháng 11 nǎm 1996 cơ quan này đã ban hành quyết định số: 20881BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế kèm với 12 điều y đức (Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế) văn bản được ra đời như một văn bản chính thức công nhận đạo đức nghề nghiệp của nghề y và mang tính pháp lý, ràng buộc các chủ thể là người làm công tác y tế. Theo đó, những nội dung y đức được thừa nhận như sau: (1) Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. (2) Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh. (3)Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. (4) Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.